SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Cái Lon, Chiếc Nón & Nùi Giẻ Rách
Bây giờ, trừ cái labtop, tôi rất ít để ý đến những vật dụng
khác quanh mình. Sau tháng 4 năm 1975 – có lúc – tôi cũng không
bận tâm đến bất cứ một thứ gì, ngoài cái lon Guigoz.
Tôi bắt đầu làm quen với nó vào mùa mưa năm 1975, trong trại cải
tạo. Chịu đói là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học, và đây cũng
là bài học kéo dài suốt khóa.
Ở vào hoàn cảnh này mà vớ được mấy củ khoai đào sót, một con
ếch chậm chân, một nắm rau rừng cấu vội, hay một vốc gạo thừa – vét
được sau những lần tạp dịch dọn kho – mà có sẵn cái lon Guigoz bên
mình thì tiện lắm. Cất dấu tang vật rất dễ, và chỉ cần rất
ít nhiên liệu trong việc nấu nướng.
Hằng đêm chúng tôi đều được nghe giảng dậy về một cuộc sống mới
không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột người, mọi sản phẩm
đều là của chung, làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu...
Chúng tôi cũng được động viên cứ yên tâm học tập, không phải
bận tâm gì về thân nhân hay gia quyến. Cả nước đang đi từ giai
đoạn ăn no mặc ấm, sang ăn sang mặc đẹp. Còn cả thế giới thì đang
chuẩn bị bước vào thế giới đại đồng.
Chúng tôi tiếp thu tốt, thảo luận tốt, viết thu hoạch tốt,
nhất trí rất cao về tất cả mọi vấn đề. Sau đó – sau giờ học
tập – mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ “cải thiện” được
trong ngày, bỏ vào lon Guigoz, lúi húi tìm một góc riêng đun nấu,
để “sột sệt” cho đỡ đói.
Cái lon Guigoz đối với chúng tôi (những kẻ thuộc bên thua cuộc) không chỉ là một vật dụng thiết thân mà còn trở thành một kỷ vật, với những kỷ niệm rất buồn. Điều tôi không ngờ là nó cũng rất thân thiết, và cũng là một kỷ vật buồn (không kém) đối với những người thuộc bên thắng cuộc:
Nhớ thằng bạn cùng đơn vị xưa kia kể lại, bà mẹ của cậu ta cứ nắc nỏm
ao ước tìm đâu ra một chiếc hộp sắt để đựng kim chỉ khâu hay đựng thuốc
cảm cúm, nhức đầu… Tìm đâu ra vài chiếc bình, chiếc chai thật đẹp để
tích lạc, đựng vừng phòng ngày mưa gió, lụt lội. Vừa khô ráo, vừa tiện
lợi, bày biện chỗ nào cũng sáng cả một góc nhà. Bà mẹ tơ tưởng vậy thôi,
chứ đang thời bom rơi đạn nổ, mọi người chỉ sống nhờ vào mấy chiếc tem
đậu phụ, tem thịt, vào những viên gạch xếp hàng giữ chỗ thay người trước
một xe bán rau, trước cửa hàng bán nước mắm mậu dịch…, bới đâu ra
chiếc hộp, chiếc chai bà ưng ý?
Ấy vậy mà hôm tiễn thằng bạn tôi vào chiến trường, không hiểu bằng
cách nào, bà mẹ đã tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz đặt vào một bên túi
cóc của cậu con trai. Nhờ cái vỏ hộp sữa ấy – chống được ẩm mốc, mưa
nắng – cái ba lô lính của thằng bạn tôi thực sự trở thành một cái chạn
di động. Không gặp thì chớ, hễ gặp nhau y như rằng nó sẵn sàng khoản
đãi tôi đủ thứ “cao lương mỹ vị”: thịt nai sấy khô, mắm ruốc cá, thịt
cheo sào gừng, sả… Tất cả chứa trong chiếc hộp sữa Guigoz đó!
Bạn tôi hy sinh ở Bàu Bàng cuối năm 1969. Nhận được giấy báo tử người
con trai đâu đó chín tháng hay một năm, bà mẹ ngã bệnh qua đời. Mãi hơn
hai mươi năm sau, những đội viên Hội Chữ thập Đỏ phường Mã Mây mới tìm
ra nơi chôn cất thằng bạn tôi. Họ kể lại, di vật của người hy sinh đã ẩm
mục, rã rữa hết, chỉ còn tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz. Hôm đưa hài
cốt bạn tôi về với bà mẹ cậu ta ở một khu phố cổ Hà Nội, người ta đã đặt
chiếc vỏ hộp sữa bên cạnh bó hài cốt bạn tôi trước bàn thờ bà mẹ. Đủ lệ
bộ ngay ngắn, họ mới thắp hương báo với bà con trai bà đã về. (“Nỗi Buồn Lâu Qua” – Tô Hoàng).
Ngày trở về của chiếc nón cối thì ồn ào, và hoành tráng hơn nhiều:
Ảnh: AP
Năm 1968, người lính trẻ Hoa Kỳ là John Wast, khi lục soát trận địa
tìm vũ khí, tài liệu, bất chợt trông thấy một chiếc nón cối có vết đạn,
vẽ hình con chim bồ câu. Anh ta buộc chiếc nón vô ba-lô, và khi hồi
hương vào năm tháng sau đó, anh ta mang theo làm kỷ niệm chiến tranh và
đặt trên cái giá sách trong phòng.
Có một cựu chiến binh làm công tác từ thiện đến gặp anh lính cũ và
hỏi anh ta có muốn trả lại chiếc nón về nơi cũ chăng, bởi vì năm tháng
qua đi, cũng chẳng còn khơi lại những đau thương nhức nhối nữa. Một phái đoàn có tên là “Đoàn phát triển kinh phí thiện nguyện tại Việt Nam” tìm ra gia đình anh bộ đội Bùi Đức Hùng, bị tử thương, nhưng hài cốt không bao giờ được thu hồi.
Vào ngày Thứ Ba, bốn cựu chiến binh Hoa Kỳ mang hoàn trả chiếc nón
cối cho gia đình anh Hùng qua một nghi lễ tại một ngôi làng cách Hà Nội
70 cây số; với nghĩa cử đề cao nhu cầu hòa bình và hòa giải.
Ông Bùi Đức Dục, 52 tuổi, là cháu của liệt sĩ Hùng phát biểu, “Đây thật là giây phút thiêng liêng đối với gia quyến chúng tôi.”
Ông Dục bật khóc khi chiến nón cối được mang đặt lên bàn thờ gia tộc, trước sự chiêm bái của những cựu chiến
binh Hoa Kỳ, khoảng 100 dân làng và viên chức xã có mặt. Trong căn
phòng cũng đặt một bức tượng ông Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo cuộc
chiến tranh thắng lợi.
Ảnh: AP
Ông Dục ngỏ lời “Chúng tôi coi chiếc mũ này như chính một phần thân
thể chú tôi, và sẽ bảo tồn nó để nhắc nhở cho thế hệ tiếp nối của gia
tộc chúng tôi.”
Hơn ba triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh qua thời gian
Hoa Kỳ phải hành động để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại Đông Nam Á. Ông Wast, nay đã 67 tuổi,
là người dân vùng Toledo, bang Ohio, chưa từng du lịch Việt Nam. Lời
nói của ông ta đã ghi và phát lại qua buổi lễ cho biết rằng liệt sĩ Hùng
đã chiến đấu thành thạo và ngoan cường... (“46 years on, Vietnamese helmet returned.” Tran Van Minh. AP. Trans Y.Y).
Trường hợp của ông Nguyễn Chánh Nhường thì hơi khác, theo bản tin (“Sau 40 năm, liệt sỹ trở về thành hộ nghèo”) của báo Lao Động, số ra ngày 1 tháng 2 năm 2015:
Một sự kiện hy hữu vừa diễn ra tại xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu
(Nghệ An) khi ông Nguyễn Chánh Nhường, đã có giấy báo tử và được công
nhận Liệt sỹ tròn 40 năm bỗng trở về trước sự ngỡ ngàng của người thân
và bà con xóm giềng. Ông Nhường hiện trí nhớ suy giảm, sức khỏe yếu được
chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo.
Vào ngày 10.4.2014, gia đình ông Nguyễn Chánh An, xóm 19 xã Quỳnh Lâm
hết sức ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, dáng vẻ
tiều tụy, khắc khổ xuất hiện trước cửa nhà. Sau phút định thần, gia đình
ông An bàng hoàng nhận ra đây là ông Nguyễn Chánh Nhường, người anh em
ruột của gia đình, đi bộ đội và được báo tử, truy điệu Liệt sỹ vào năm
1974, vừa tròn 40 năm.
Ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, quê quán xã Quỳnh Lâm, lớn lên
theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong lên đường nhập
ngũ. Sau một thời gian bặt tin tức, vào năm 1974, cả gia đình ông chết
lặng khi nhận được giấy báo tử của đơn vị gửi về, thông báo ông đã hi
sinh ngày 6.4.1973. Địa phương và các tổ chức đoàn thể đến thăm hỏi,
động viên gia đình và tổ chức lễ truy điệu. Gia đình ông được phát bằng
Tổ quốc ghi công số DE 145, được lưu giữ trang trọng tại nhà ông anh cả
Nguyễn Chánh Nghiệm...
"Liệt sỹ" Nguyễn Chánh Nhường trở về sau 40 năm báo tử. Ảnh và chú thích: Lao Động
Bà Bùi Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm cho biết: “Sau khi
nghe tin có ông Nhường trở về, chúng tôi đã thành lập đoàn xác minh
thông tin. Kết quả cho thấy người trở về chính là ông Nguyễn Chánh
Nhường, đã được công nhận Liệt sỹ cách đây 40 năm. Ông Nhường không có
giấy tờ gì, trí nhớ cũng không còn minh mẫn, ngay cả nói cũng không mạch
lạc…
Bà Hường nói:“Chúng tôi chưa thăm, tặng quà ông Nhường, nhưng đã có
kế hoạch tặng quà và đề xuất UBND huyện tặng quà cho ông trong dịp Tết
Nguyên đán Ất Mùi. Đây là một trường hợp hết sức hi hữu, mong rằng các
cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết chế độ phù hợp cho một người đã
từng đi bộ đội, tham gia chiến đấu và được công nhận là Liệt sỹ.”
Ông Nhường trở về ngày 18 tháng 3 năm 2014, gần một năm sau (hôm 1
tháng 2 năm 2015) bà Phó Chủ Tịch UBND xã Quỳnh Lâm tuy vẫn chưa đến
thăm nhưng đã có “kế hoạch” và “đề xuất UBND huyện tặng quà”
rồi. Chả biết “đề xuất” này có được chấp thuận hay không nhưng
(“tiếng chào cao hơn mâm cỗ”) thế cũng qúi hoá lắm rồi.
Nếu ông Nguyễn Chánh Nhường đi luôn, và chỉ có cái lon Guigoz
hay chiếc nón cối trở về (thôi) thì việc tiếp đón – chắc chắn
– sẽ long trọng và đình đám hơn nhiều. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Đã đi chinh chiến mà còn (ráng) trở về làm chi nữa, cho nó thêm rách việc!
NGUYỄN THIÊN THỤ * CHẢ VÀ NEM
CHẢ VÀ NEM
NGUYỄN THIÊN THỤ
I. CHẢ GIÒ
Nem rán hay còn gọi là chả giò, chả cuốn, chả ram, chả nem là món ăn ngon, nổi tiếng của người Việt và được chế biến từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện không phức tạp.Nem rán, cũng được gọi tắt là nem, là cách gọi phổ biến ở miền Bắc (một số nơi ở tỉnh Nam Định gọi là chả). Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là chả cuốn (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả), còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Loại nem gói theo kiểu miền Nam được người Bắc gọi là nem Sài Gòn.
Thịt: Thịt nạc dăm, thịt cua (có thể thay bằng tôm tươi),
Trứng gà hoặc trứng vịt,
Rau: chọn khoảng 2-3 loại trong các loại: cà rốt, khoai môn, khoai lang, đậu phụ, củ đậu, giá đỗ, su hào.
Miến, bánh đa nem (bánh tráng).
các gia vị khác: hành lá, muối, mộc nhĩ, nấm bào ngư hoặc các loại nấm khác như: nấm đông cô, nấm hương, hành khô, tỏi khô.
Nhân nem: Thái nhỏ thịt rồi xay hoặc bằm nhuyễn. Rau thái sợi, cắt khúc vừa quấn cuộn. Miến (đã được ngâm qua nước), mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước (nếu nấm tươi không cần ngâm), rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành băm nhỏ. Tất cả trộn đều với trứng và gia vị (nên cho vào rất ít muối vì bánh tráng đã có sẵn vị mặn).
Gói nem: Bánh đa nem ủ mềm, cắt mép cứng, rồi cắt nhỏ vừa với độ dài dự định của nem, thường khoảng 3 đốt (lóng) tay; cho nhân vào cuốn tròn lại (chú ý không cuốn chặt tay)
Rán nem: Bỏ vào chảo dầu nóng (dầu vừa mặt nem, không nên cho quá nhiều, nem sẽ bị nổ mặt và bung mép), để nhỏ lửa, trở đều tay cho đến khi nem chín vàng đều, vớt ra ăn nóng cùng với nước mắm pha chế gồm chanh (vớt bỏ hột để nước chấm không bị đắng, tỏi, ớt (bỏ hột, bằm nhuyễn), lượng đường cho vào hòa tan trong nước và nước mắm cho tới khi ớt và tỏi nổi hết lên trên bề mặt) và các loại rau thơm: ngò, tía tô, quế, rau răm, diếp cá, húng, đặc biệt là rau kinh giới và húng lủi (húng chó), xà lách. Có thể ăn kèm với bún sợi nhỏ.
Để tránh gây ung thư, không nên dùng dầu đã sử dụng để chiên; Khi cho thêm tiêu món ăn càng hấp dẫn, ngon miệng, nhưng khi chiên ở nhiệt độ cao tiêu sẽ tạo ra chất gây ung thư.
Người miền Nam ưa cho thêm chút đường.
Bí quyết để nước chấm ngon: Nước chấm muốn có màu đẹp tự nhiên, nên cho vào một ít ớt chín đỏ giã nhỏ (ớt bỏ hột để tránh hại dạ dày). Cho thêm một múi chanh đã tách rời các tép, nước chấm sẽ rất hấp dẫn. Khi rót nước mắm vào bát nước chấm (đã cho đường, nước sạch, bột ngọt, chanh, tỏi, ớt) nên để cho nước mắm chảy từ từ vào chén (bát) để gia vị nổi đều lên mặt mới đẹp.
Để pha nước chấm ngon, nên pha nước chấm bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước.
Ngoài nem nhân thịt lợn, cua, hải sản,... miền Bắc còn có thêm món nem ốc. Nguyên liệu gồm ốc, thịt nạc dăm, lá lốt, lá ngải cứu, hành hoa băm nhỏ, trứng gà.
Ở miền Nam còn rất nhiều loại nem khác như: chả giò trái cây, chả giò chay, chả giò hải sản, chả giò gói bằng hoành thánh, chả giò rế, chả ram (miền Trung - cuốn tròn bằng ngón tay cái) nhưng dù sao cũng phải tùy theo nguyên liệu chính mà chọn các phụ gia và rau làm cho món ăn đậm đà và hợp khẩu vị. Chả giò Việt Nam nổi tiếng sau phở. Hồi ở Việt Nam, lính Mỹ rất thích chả giò.
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976, có biệt danh "Vua Giò Chả". Nghe lời Việt Cộng dụ dỗ , năm 1987, ông đem tiền về Việt Nam đầu tư. Vào thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã rất thành công, mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Sai gon, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tới khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Sau đó, ông bị cộng sản lột sạch, và kết tội về "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai" và tội "đưa hối lộ". Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. (Theo Wikipedia)
III. NEM
Người
Việt Nam ta có câu:“Ông ăn chả, bà ăn nem”. Thật ra nem và chả khác
nhau. Có hai loại nem: nem chua và nem nướng. Huế nổi tiếng nem chua. .
1. Nem chua
Nem chua Huế gồm có thịt bò, thịt heo, bì heo, tỏi, sung, ớt, tiêu…Tất cả vật liệu tr ên đem lót nilon sạch trên một cái đĩa sâu lòng rồi cho thịt vào nilon, ấn chặt thịt xuống và xoay thịt sao cho thịt vừa chặt và mặt trên thịt bằng phẳng. Rắc ớt và tỏi lát lên bề mặt thịt rồi lấy màng thực phẩm bọc kín. Lót nilon sạch trên một cái đĩa sâu lòng rồi cho thịt vào nilon, ấn chặt thịt xuống và xoay thịt sao cho thịt
vừa chặt và mặt trên thịt bằng phẳng. Rắc ớt và tỏi lát lên bề mặt thịt rồi lấy màng thực phẩm bọc kín. Để nem chua sau một ngày là bạn có thể dùng được.Sau một ngày, bạn hãy cất nem vào tủ lạnh để ăn dần hoặc gói riêng vào lá chuối/lá rong để biếu người thân
Nem chua
Nem chua Thủ Đức đã một thời có hàng trăm nhà làm nem tại gia đình. Nem chua Thủ Đức đã từng độc chiếm Sài Gòn và các tỉnh miền Đông, miền Tây một thời. Có những quán nem lừng lẫy một thời như Tư Liên, Sáu Trọc, Bảy Khá, Mười Sồi, Phước Tường Phát, Thiên Hương Viên… Người Thủ Đức vốn tự hào: "Ở đâu mà chẳng biết ta, Ta ở Thủ Đức, vốn nhà làm nem". Có người cho rằng, có lẽ những lò lâu đời trên dưới trăm năm đã xuất ngoại rồi. Và hiện giờ, lò nem nổi tiếng và lâu đời nhất, chừng 40 năm.
2. Nem nướng
Nem chua còn có nem nướng hay rán. Vật liệu cũng là bì heo, thịt bằm hay xay nhuyễn, xong để vào ngăn đá trong khoảng một giờ rồi mang ra xay lại một lần nữa. Sau đó, trộn thịt với nước mắm, đường, bột năng, tỏi, hạt tiêu rồi cho bì lợn vào trộn đều.
Dùng màng bọc thực phẩm gói nem thành những chiếc nhỏ, để vào tủ lạnh. Sau 1 ngày, các bạn lấy nem ra, dùng xiên tre xiên vào từng chiếc nem rồi nướng trên than hoa hoặc dùng lò nướng. Thường nước bằng than sẽ mang đến vị thơm cho nem.
III TRÉ.
Huế có Tré cũng là một loại nem nhưng có hương vị đặc biệt.
Tré Huế là một món ăn đặc biệt của Huế bởi sự tỉ mỉ và trau truốt trong khâu chế biến và trình diễn. Tré Huế đã trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển, để mang lại cho mọi người một món ăn tinh thần bình dị nhưng đậm đà.Thịt này làm tré phải ram da
Tỏi cựu, gừng non xắt sối ra
Thính, muối, mè, đường đều trộn bóp
Gói bằng lá ổi, bó tranh tra.
Đây chỉ là 1 trong số hàng trăm món ăn xứ Huế đã được bà Trương Đăng Thị Bích, con dâu của thi sĩ Tùng Thiện Vượng Miên Thẩm soạn sách Thực phổ Bách Thiên, dạy nấu 100 món ăn bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt vào cuối thế kỷ 19.
Tré Huế
Làm Tré không giống như Nem và Chả, nguyên liệu làm tré đều được làm chín và bao gồm nhiều vị. Muốn có lọn tré đậm đà cần phải có thịt bò rim cho thấm gia vị thơm của nước mắm và vị đậm ngọt của đường. Thịt ba chỉ cần ram vàng, thịt đầu luộc và làm sạch. Khi ăn tré Huế chắc hẳn các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt vì sự tinh tế của những gia vị làm nên Tré. riềng, thịt đầu luộc, thịt bò rim và ba chỉ ram tất cả đều được những bàn tay thuần thục và khéo léo sắt thành sợi. Đây là nét đặc trưng của Tré Đông Ba vì giữ được cách làm truyền thống, khi sắt bằng tay các nguyên vật liệu sẽ rất đẹp và không bị nát như khi sử dụng máy móc để làm.
Lọn tré thơm cay không thể thiếu tỏi vằm, tỏi phải được vằm sao cho vừa không to quá không quá nhỏ.Khi đã có tất cả các nguyên liệu cần thiết, ta dùng một thau sạch để tất cả các nguyên vật liệu gồm: thịt bò rim, thịt ba chỉ ram, thịt đầu luộc, riềng, tỏi, mè và gia vị vừa dùng trộn đều tất cả các nguyên vật liệu lại cho gia vị thấm đều.
Tré Huế
Tré ngày xưa gói bằng lá chuối ở trong và tranh ở ngoài, nhưng ngày nay Tré đa dạng hơn vế hình thức, ở lớp trong cùng là lá ổi, bao ngoài thêm lớp lá dong rồi đến lớp lá chuối ngoài cùng. Nếu như bạn muốn gọn gàng khi cần phải mang đi xa chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thẩu tré đậm chất Huế nhưng vẫn giữ được hương vị xưa của món ăn.
(Trích :NGUYỄN TJHIÊN THỤ * ĐỜI SỐNG VIỆT NAM -SẼ XUẤT BẢN)
No comments:
Post a Comment