CHIẾN TRANH THỨ III
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ I)
Với những gì đã và đang diễn ra trong thời gian gần đây - từ khẩu chiến tới những động thái quân sự của Mỹ và Trung Quốc, nhiều người cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III, và “hạt nổ” là Biển Đông.
Bởi cho đến nay cả Mỹ và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định “giá trị
cốt lõi” tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông - một trong
những tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới hiện nay, và chẳng ai muốn
xuống thang trong vấn đề này.
Và lĩnh vực này đã được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề cập trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc (được phát hành tháng 5/2011 tại Mỹ).
Trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc của Tiến sỹ Henry Kissinger, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. (công ty tư vấn quốc tế), tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề, từ sự cầm quyền của Mao Trạch Đông, vai trò của Đặng Tiểu Bình, uy quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người; tới cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với Moskva và Washington...
Vì từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975), người thiết kế và tạo dựng nên mối quan hệ Mỹ-Trung bằng thông cáo Thượng Hải năm 1972, nên ông Henry Kissinger hiểu khá rõ về đất nước với gần 9,6 triệu km2, có biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam). Do đó những nhận định của người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Bởi ông Henry Kissinger đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu trực diện giữa Washington và Bắc Kinh, bất chấp việc 8 đời Tổng thống Mỹ và 4 đời lãnh đạo Trung Quốc đã và đang duy trì mối quan hệ “hòa bình trong tranh chấp” hiện nay.
Và một lần nữa họ sẽ phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ đang phải thực hiện hiện nay - xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó cả 2 đều là thành phần quan trọng. Do đó, một cuộc đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới với những hậu quả không thể lường trước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho rằng, việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là hiện tượng bất thường.
Nó chỉ bất thường nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới không biến sức mạnh kinh tế của mình thành năng lực quân sự bổ sung. Nếu Mỹ coi sự tiến bộ trong phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc là hành động thù địch, họ tất phải có biện pháp ứng phó.
Bởi cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức được ranh giới mong manh giữa năng lực phòng thủ và tấn công, cũng như những hậu quả khi phát động chạy đua vũ trang.
Thứ nhất, quan hệ Trung-Mỹ không nên trở thành một trò chơi có tổng bằng 0.
Và lĩnh vực này đã được cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đề cập trong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc (được phát hành tháng 5/2011 tại Mỹ).
Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.
Kỳ I: Kiến giải của Tiến sỹ Henry KissingerTrong cuốn “On China” - Bàn về Trung Quốc của Tiến sỹ Henry Kissinger, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. (công ty tư vấn quốc tế), tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề, từ sự cầm quyền của Mao Trạch Đông, vai trò của Đặng Tiểu Bình, uy quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người; tới cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với Moskva và Washington...
Vì từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975), người thiết kế và tạo dựng nên mối quan hệ Mỹ-Trung bằng thông cáo Thượng Hải năm 1972, nên ông Henry Kissinger hiểu khá rõ về đất nước với gần 9,6 triệu km2, có biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam). Do đó những nhận định của người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Bởi ông Henry Kissinger đã cảnh báo về nguy cơ đối đầu trực diện giữa Washington và Bắc Kinh, bất chấp việc 8 đời Tổng thống Mỹ và 4 đời lãnh đạo Trung Quốc đã và đang duy trì mối quan hệ “hòa bình trong tranh chấp” hiện nay.
Mao Trạch Đông và Kissinger
Tiến sỹ Henry Kissinger cho rằng, nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì
mình phải làm để đảm bảo an ninh của họ, nên trong một cuộc xung đột
thực tế, cả 2 đều sẽ giáng đòn hủy diệt lên đối phương.Và một lần nữa họ sẽ phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ đang phải thực hiện hiện nay - xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó cả 2 đều là thành phần quan trọng. Do đó, một cuộc đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới với những hậu quả không thể lường trước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho rằng, việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là hiện tượng bất thường.
Nó chỉ bất thường nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới không biến sức mạnh kinh tế của mình thành năng lực quân sự bổ sung. Nếu Mỹ coi sự tiến bộ trong phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc là hành động thù địch, họ tất phải có biện pháp ứng phó.
Bởi cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức được ranh giới mong manh giữa năng lực phòng thủ và tấn công, cũng như những hậu quả khi phát động chạy đua vũ trang.
Henry Kissinger, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông
Theo nhận định của Tiến sỹ Henry Kissinger, Trung Quốc phải đối mặt với
Nga ở phía Bắc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Đông, Việt Nam và Ấn Độ ở
phía Nam. Và đây là những quốc gia có truyền thống quân sự lâu đời, có
khả năng tạo ra những cản trở đáng kể nếu lãnh thổ của họ bị đe dọa.
Do đó, chính sách ngoại giao thiên về quân sự của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh
sự hợp tác giữa tất cả, hay ít nhất là với một số quốc gia gợi nhớ lại
“cơn ác mộng” trong lịch sử với Trung Quốc.
Ngoài ra, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng Mỹ còn cho rằng, Mỹ-Trung
không nên đẩy căng thẳng thành “trò chơi lưỡng bại câu thương” - cũng
như sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng, mạnh mẽ không thể bị coi
là thất bại chiến lược của Mỹ.
Và theo Tiến sỹ Henry Kissinger, Mỹ-Trung đều phải chịu những rủi ro lớn
nếu đối đầu trực diện. Cả 2 đều phải tập trung điều chỉnh những phức
tạp bên trong, và trên thế giới, cũng như chẳng ai có khả năng hạn chế
sự phát triển trong nước.
Nỗi sợ hãi chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là một hoặc nhiều cường quốc
triển khai quân sự xung quanh phạm vi biên giới Trung Quốc, có khả năng
xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc.
Và khi cho rằng đang phải đối mặt với mối đe dọa như vậy, Trung Quốc đã
khai chiến: tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, tại Ấn Độ năm 1962, dọc
biên giới phía Bắc với Liên Xô năm 1969 và với Việt Nam năm 1979.
Mỹ -Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 2)
Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc. cho rằng, sự trỗi dậy của Trung
Quốc không phải là kết quả từ sức mạnh quân sự của họ, mà là phản ánh
sự sụt giảm trong cạnh tranh của Mỹ, được thể hiện bằng cơ sở lạc hậu,
sự chú ý không đều dành cho phát triển.
Kỳ II: Những khuyến cáo
Do đó, làm sao giải quyết được những vấn đề này đòi hỏi sự khéo léo và
quyết tâm của Mỹ - cần sự quyết đoán hơn trong tương lai, thay vì oán
trách một kẻ thù mặc định. Một chiến lược dựa trên sự đối đầu sẽ khiến
cả Mỹ và Trung Quốc đều rơi vào tình trạng tồi tệ nhất, thậm chí tình
huống khiến cả 2 không thể kiểm soát nổi.
Điều đáng nói là lãnh đạo Mỹ-Trung đều thể hiện quyết
tâm của mình tại châu Á-Thái Bình dương. Và những quốc gia trong khu
vực này đều muốn quan hệ tốt với cả 2 cường quốc kể trên, không muốn
phải lựa chọn hoặc Mỹ, hoặc Trung Quốc.
Tiến sỹ Henry Kissinger nhấn mạnh, không chỉ có Trung Quốc và Mỹ, mà
nhiều quốc gia đều có lợi ích tại Thái Bình Dương, do đó sự phát triển
hòa bình của khu vực này phụ thuộc vào tất cả các quốc gia kể trên, đặc
biệt là Bắc Kinh và Washington.
Theo ông Henry Kissinger, khái niệm “một cộng đồng Thái Bình Dương",
được hình thành sau Đại chiến thế giới thứ II, đã phản ánh thực tế, Mỹ
là một cường quốc ở châu Á và điều này là câu trả lời cho “tham vọng về
vai trò toàn cầu của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng cho rằng, không có nhiều khả năng
hình thành một cộng đồng như vậy trên đại dương lớn nhất thế giới, và
việc Mỹ-Trung Quốc có thể trở thành đối tác là một vấn đề không đơn
giản.
Thông qua cuốn “On China”, ông Henry Kissinger đưa ra một số giải pháp
để Mỹ-Trung không bị rơi vào vòng xoáy căng thẳng, tránh đi theo vết xe
đổ của Anh và Đức hồi Đại chiến thế giới thứ I.
Henry Kissinger lúc còn trẻ
Thứ nhất, quan hệ Trung-Mỹ không nên trở thành một trò chơi có tổng bằng 0.
Thứ hai, Mỹ không nên tìm cách thay đổi bản chất của nhà nước
Trung Quốc bởi Washington không có khả năng này - Trung Quốc là quốc
gia quá lớn, quá kiêu hãnh và quá độc lập đối với các tác động từ bên
ngoài. Và nếu Mỹ có khả năng này thì cái giá phải trả là gì.
Ông Henry Kissinger nhiều lần nói, Trung Quốc có hơn 1.000 năm áp dụng
hệ thống quan lại và các quan được tuyển từ những cuộc thi mang tính
cạnh tranh; do đó hệ thống này thâm nhập và điều chỉnh mọi khía cạnh
của đời sống kinh tế-xã hội. Nên cách hiểu của người Trung Quốc về trật
tự thế giới hoàn toàn khác biệt với phương Tây.
Và chưa bao giờ quan hệ với nước khác trên cơ sở bình đẳng, bởi Trung
Quốc tự cho họ đóng vai trò đặc biệt và cách nghĩ này tuy đối lập với
các nước khác, nhưng lại có nét tương đồng với Mỹ - muốn đứng đầu thế
giới, do đó xung đột là điều khó tránh.
Tiến sỹ Henry Kissinger quan tâm đến binh pháp Tôn Tử và viết khá tỉ mỉ
về cờ vây, trò chơi trí tuệ lâu đời nhất của người Trung Quốc và theo
ông, có sự khác biệt giữa cờ tướng, cờ vua và cờ vây. Trong khi cờ
tướng, cờ vua quan tâm tới việc tiêu diệt từng quân của đối phương, thì
cờ vây tiêu hao sức mạnh chiến lược của đối thủ - Bắc Kinh muốn chiến
thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là đối đầu trực tiếp.
Việc dành gần 9 chương trong tổng số 18 chương của cuốn “On China” để
viết về Mao Trạch Đông, đủ thấy Tiến sỹ Henry Kissinger có ấn tượng sâu
sắc như thế nào đối với người có công thành lập nên nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa. Và theo ông các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong lịch sử
không củng cố quyền lực dựa vào kỹ năng diễn thuyết hay giao tiếp với
công chúng, và Đặng Tiểu Bình là nhân vật điển hình.
Và phong cách lãnh đạo kín đáo với công chúng này tiếp tục được duy trì
tới ngày nay - rất khó nắm bắt Trung Quốc sẽ động thủ ra sao để phòng
ngừa. Nhiều chính trị gia tuyên bố, chính sách ngoại giao mỉm cười đã
chấm dứt và tham vọng sức mạnh của Trung Quốc đã rất rõ ràng. Và sự mất
tin tưởng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng sâu sắc.
Tiến sỹ Henry Kissinger từng nhận xét, việc đưa Trung Quốc vào trật tự
toàn cầu thậm chí còn khó khăn hơn việc đưa Đức vào một thế kỷ trước
đây. Bởi không ở đâu mà sự đối địch vừa mới bắt đầu đã gay gắt như giữa
các lực lượng vũ trang của Mỹ với các lực lượng vũ trang của Trung Quốc
đang hiện đại hóa nhanh chóng.
Mỹ tuy vẫn vượt trội hơn trên phạm vi toàn cầu, nhưng ở các lãnh hải
của Trung Quốc thì Washington không còn có khả năng chiến thắng dễ dàng.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải từng khuyến cáo, Mỹ có
thể phải trả giá đắt cho những tính toán sai lầm mang tính chiến lược ở
Biển Đông.
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 3)
http://hoangsa.net/my-trung-chuan-bi-khai-hoa-dai-chien-the-gioi-thu-iii-ky-3/
Kỳ III: Trung Quốc sẽ thống trị thế giới?
Đầu năm 2010, tại Trung Quốc xuất hiện cuốn “Trung Quốc mộng” của Đại tá Lưu Minh Phúc, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội Trung Quốc. Và cuốn sách này đã gây tiếng vang trong và ngoài Trung Quốc. Bởi tác giả đã đưa ra những so sánh, phân tích về những bước đi để Trung Quốc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa.
Cuốn sách có 8 chương, trong đó đặt câu hỏi lớn, Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào để trở thành “số một thế giới”. Và trong lịch sử thế giới cận đại 500 năm trở lại đây, trung bình cứ 100 năm lại thay đổi vị trí quốc gia đứng đầu. Sau khi Bồ Đào Nha chiếm lĩnh vị trí này trong thế kỷ 16, Hà Lan đã thay thế ở thế kỷ 17 và Anh nắm cương vị này trong 2 thế kỷ 18 và 19. Đến thế kỷ 20, Mỹ là siêu cường số 1 thế giới. Trung Quốc muốn trở thành quốc gia đứng đầu thế giới trong thế kỷ 21.
Và để làm việc này phải định vị lại quan hệ Trung-Mỹ, tạo ra mô hình cạnh tranh Trung-Mỹ mới. Bên cạnh đó phải có những bước đi để Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành siêu cường số một. Muốn vậy phải có tư duy chiến lược, không được ảo tưởng về chiến lược. Và khi tiến hành đương nhiên Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc, lúc đó sẽ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp…
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger
Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin từng khuyến cáo Trung Quốc phải nói rõ ý đồ của việc xây đảo nhân tạo và triển khai tên lửa trái phép tại vùng có tranh chấp ở Biển Đông để giúp tình hình ổn định hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, Trung Quốc đang đi trước Mỹ một bước ở Biển Đông và Bắc Kinh có nhiều lợi thế hơn Washington trong cuộc đối đầu tại vùng biển này.
Theo kiến nghị của hãng RAND (tổ chức cố vấn cho Lầu Năm Góc), trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công với độ chính xác ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn sẽ gây tổn thất lớn cho các căn cứ không quân của Mỹ. Và Mỹ sẽ tận dụng các căn cứ dự phòng ở Thái Bình Dương để đề phòng trường hợp các căn cứ chính trong khu vực trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng tên lửa nếu xảy ra đối đầu với Trung Quốc.
Bởi các căn cứ không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương không còn an toàn trước nguy cơ một cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột. Từ tháng 9/2015, Trung Quốc đã ra mắt tên lửa đạn đạo DF-26 có thể tấn công căn cứ Andersen ở đảo Guam, cách Trung Quốc gần 4.800km. Do đó, Lầu Năm Góc đã đề xuất sử dụng căn cứ không quân Tinian mở rộng cho tình huống dự phòng.
Giới quân sự khuyến cáo, tàu sân bay Mỹ đang mất thế bất khả xâm phạm trước Trung Quốc. Trung tâm an ninh nước Mỹ mới (CNAS) cũng từng cho rằng, Các mối đe dọa tầm trung và tầm xa mà CNAS đề cập bao gồm máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D và DF-26. Lầu Năm Góc từng hé lộ kế hoạch cải tạo các máy bay cỡ lớn cũ thành những “kho vũ khí bay”, song hành với các chiến đấu cơ tàng hình, nhằm giành thế áp đảo trong các cuộc đối đầu trên không trong khu vực.
Hiện kế hoạch này đang được Văn phòng Năng lực Chiến lược (SCO) của Lầu Năm Góc nghiên cứu. Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson từng thừa nhận, Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng tiết lộ, hải quân Mỹ đã yêu cầu được cấp 2 tỉ USD để mua 4.000 tên lửa hành trình Tomahawk trong năm tài chính 2017.
Tờ The Financial Times từng dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ phải đầu tư nhiều nguồn lực công nghệ hơn để đối phó với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng tuyên bố, Mỹ phải chuẩn bị đối phó với những kẻ thù cao cấp, chuẩn bị cho một thời đại mới – thời đại “cạnh tranh nước lớn”. Năm 2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Walker tuyên bố, không còn nghi ngờ gì nữa, ưu thế công nghệ của quân đội Mỹ đã bắt đầu giảm đi.
Ngày 7/12/2015, Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm USS Zumwalt – tàu khu trục tàng hình lớn nhất từ trước tới nay do nước này chế tạo. USS Zumwalt có tổng kinh phí khoảng 4,3 tỷ USD và phải mất 4 năm mới đóng xong. Theo giới quân sự, Mỹ cần 720 máy bay chiến đấu để nắm quyền kiểm soát trên không ở Biển Đông.
Giới quân sự cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc không có khả năng theo dõi tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển loại vũ khí laser chưa từng thấy trong thực tế – chỉ trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star War).
(Xem tiếp kỳ sau)
Đầu năm 2010, tại Trung Quốc xuất hiện cuốn “Trung Quốc mộng” của Đại tá Lưu Minh Phúc, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội Trung Quốc. Và cuốn sách này đã gây tiếng vang trong và ngoài Trung Quốc. Bởi tác giả đã đưa ra những so sánh, phân tích về những bước đi để Trung Quốc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa.
Cuốn sách có 8 chương, trong đó đặt câu hỏi lớn, Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào để trở thành “số một thế giới”. Và trong lịch sử thế giới cận đại 500 năm trở lại đây, trung bình cứ 100 năm lại thay đổi vị trí quốc gia đứng đầu. Sau khi Bồ Đào Nha chiếm lĩnh vị trí này trong thế kỷ 16, Hà Lan đã thay thế ở thế kỷ 17 và Anh nắm cương vị này trong 2 thế kỷ 18 và 19. Đến thế kỷ 20, Mỹ là siêu cường số 1 thế giới. Trung Quốc muốn trở thành quốc gia đứng đầu thế giới trong thế kỷ 21.
Và để làm việc này phải định vị lại quan hệ Trung-Mỹ, tạo ra mô hình cạnh tranh Trung-Mỹ mới. Bên cạnh đó phải có những bước đi để Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành siêu cường số một. Muốn vậy phải có tư duy chiến lược, không được ảo tưởng về chiến lược. Và khi tiến hành đương nhiên Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc, lúc đó sẽ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp…
Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin từng khuyến cáo Trung Quốc phải nói rõ ý đồ của việc xây đảo nhân tạo và triển khai tên lửa trái phép tại vùng có tranh chấp ở Biển Đông để giúp tình hình ổn định hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, Trung Quốc đang đi trước Mỹ một bước ở Biển Đông và Bắc Kinh có nhiều lợi thế hơn Washington trong cuộc đối đầu tại vùng biển này.
Theo kiến nghị của hãng RAND (tổ chức cố vấn cho Lầu Năm Góc), trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công với độ chính xác ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn sẽ gây tổn thất lớn cho các căn cứ không quân của Mỹ. Và Mỹ sẽ tận dụng các căn cứ dự phòng ở Thái Bình Dương để đề phòng trường hợp các căn cứ chính trong khu vực trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng tên lửa nếu xảy ra đối đầu với Trung Quốc.
Bởi các căn cứ không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương không còn an toàn trước nguy cơ một cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột. Từ tháng 9/2015, Trung Quốc đã ra mắt tên lửa đạn đạo DF-26 có thể tấn công căn cứ Andersen ở đảo Guam, cách Trung Quốc gần 4.800km. Do đó, Lầu Năm Góc đã đề xuất sử dụng căn cứ không quân Tinian mở rộng cho tình huống dự phòng.
Giới quân sự khuyến cáo, tàu sân bay Mỹ đang mất thế bất khả xâm phạm trước Trung Quốc. Trung tâm an ninh nước Mỹ mới (CNAS) cũng từng cho rằng, Các mối đe dọa tầm trung và tầm xa mà CNAS đề cập bao gồm máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D và DF-26. Lầu Năm Góc từng hé lộ kế hoạch cải tạo các máy bay cỡ lớn cũ thành những “kho vũ khí bay”, song hành với các chiến đấu cơ tàng hình, nhằm giành thế áp đảo trong các cuộc đối đầu trên không trong khu vực.
Hiện kế hoạch này đang được Văn phòng Năng lực Chiến lược (SCO) của Lầu Năm Góc nghiên cứu. Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson từng thừa nhận, Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng tiết lộ, hải quân Mỹ đã yêu cầu được cấp 2 tỉ USD để mua 4.000 tên lửa hành trình Tomahawk trong năm tài chính 2017.
Tờ The Financial Times từng dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ phải đầu tư nhiều nguồn lực công nghệ hơn để đối phó với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng tuyên bố, Mỹ phải chuẩn bị đối phó với những kẻ thù cao cấp, chuẩn bị cho một thời đại mới – thời đại “cạnh tranh nước lớn”. Năm 2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Walker tuyên bố, không còn nghi ngờ gì nữa, ưu thế công nghệ của quân đội Mỹ đã bắt đầu giảm đi.
Ngày 7/12/2015, Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm USS Zumwalt – tàu khu trục tàng hình lớn nhất từ trước tới nay do nước này chế tạo. USS Zumwalt có tổng kinh phí khoảng 4,3 tỷ USD và phải mất 4 năm mới đóng xong. Theo giới quân sự, Mỹ cần 720 máy bay chiến đấu để nắm quyền kiểm soát trên không ở Biển Đông.
Giới quân sự cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc không có khả năng theo dõi tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển loại vũ khí laser chưa từng thấy trong thực tế – chỉ trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star War).
(Xem tiếp kỳ sau)
Theo Đông Ngàn-Từ Sơn
PetroTimes
CHIẾN TRANH THỨ BA
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 4)
Tạp chí The Economist từng đăng loạt bài phân tích với chủ đề “The dangers of rising China”, bàn về những ảnh hưởng đang gia tăng của Bắc Kinh và phản ứng của Mỹ cũng như các nước khác đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 3) |
Kỳ IV: Những kế hoạch dự phòng
Khi mới quay lại nắm quyền và tiến hành cải cách nền kinh tế vào cuối
năm 1978, Đặng Tiểu Bình đề cao vấn đề hòa bình, tập trung phát triển
kinh tế bởi tại thời điểm này Trung Quốc quá yếu cả quân sự lẫn kinh tế
để có thể thách thức Mỹ. Nhưng hiện Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của
Mỹ, là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, nên Bắc Kinh có thể ra
tay với bất cứ nước nào, nếu muốn.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger |
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan khi vừa nhậm chức (thượng tuần tháng
11/2015) đã tuyên bố, sẽ nỗ lực xây dựng một quân đội giàu sức mạnh, đặc
biệt là lực lượng hải quân lớn hơn, đồng thời cho rằng, việc mở rộng
của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông là mối đe dọa tiềm tàng và
Washington sẽ phải bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở khu vực này.
Ông Paul Ryan cũng cho rằng, việc cắt giảm chi tiêu đồng nghĩa với việc
Mỹ có một lực lượng hải quân yếu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ I.
Giới quân sự cho rằng, Mỹ lo ngại bị tàu Trung Quốc bủa vây ở Biển Đông.
Được biết, hải quân Mỹ đang xem xét tăng cường sức mạnh tấn công cho
chiến hạm tác chiến ven bờ LCS-1 và LCS-4, bằng cách nâng cấp và trang
bị tên lửa hạm đối hạm OTH.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng cảnh báo, giảm chi tiêu quốc
phòng của Mỹ sẽ phát đi "thông điệp sai lầm vào thời điểm sai lầm", bởi
diễn ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đều phát triển các công nghệ
quốc phòng. Do đó, Mỹ cần thay đổi chiến lược quân sự nếu Lầu Năm Góc
không thể tăng ngân sách để đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên.
Trong bài viết trên tờ The National Interest của Mỹ, nhà nghiên cứu Ryan
Pikrell thuộc Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, Trung Quốc cho rằng,
quan hệ Mỹ-Trung chắc chắn sẽ dẫn tới bùng phát, cho dù 2 nước có thể sẽ
có cách giải quyết các xung đột hoặc về quân sự hoặc về ngoại giao. Và
nếu Mỹ tiến hành “chiến dịch tự do hàng hải” ở Biển Đông có thể xảy ra
chạm trán lần đầu tiên giữa các cường quốc tại một trong những điểm nóng
nhất thế giới.
Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation đã so sánh tương quan quân sự
Mỹ-Trung trong một cuộc chiến giả định dài 430 trang, và cuộc chiến giả
định sẽ diễn ra trong năm 2017 tại 2 vùng lãnh thổ là Trường Sa và Đài
Loan.
Theo đó, tại thời điểm năm 1997, Trung Quốc chỉ sở hữu ít tên lửa tấn
công tầm gần, nhưng con số này đã tăng đột biến và kho tên lửa của Bắc
kinh hiện có gần 1.400 đơn vị, có thể dễ dàng phá tan căn cứ không quân
Kadena của Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản). Trong khi đó, các loại vũ khí tầm xa
của Mỹ có khả năng khống chế khoảng 40 căn cứ không quân của Trung Quốc
trong vòng 8 tiếng (nếu hoạt động từ Đài Loan) và tại thời điểm 2017,
sẽ tăng lên 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã bổ sung một số lượng lớn hệ thống tên lửa đất
đối không (SAM) kể từ năm 1997 và với gần 200 đơn vị SAM cùng các hệ
thống radar phòng không đang sở hữu, máy bay Mỹ sẽ gặp khó khăn trong
tác chiến do khoảng cách từ Đài Loan đến Đại lục khá gần. Nhưng trong
kịch bản Trường Sa thì máy bay tàng hình Mỹ có thể chiếm ưu thế vì quần
đảo này cách Trung Quốc khoảng 800 dặm. Khi đó Washington sẽ phải sử
dụng tàu sân bay nếu cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông và tên lửa chống hạm
(ASBM) của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn. Và súng laser năng lượng cao
của Mỹ có thể áp đảo chương trình không gian của Trung Quốc. Cuối cùng
là lực lượng hạt nhân - kho vũ khí hạt nhân của Mỹ so với Trung Quốc là
13/1. Đó là so sánh của giai đoạn 1997-2007, và những thông số kể trên
hiện đã có thay đổi. Tuy nhiên, nếu xảy ra chiến tranh, cả 2 đều thiệt
hại nặng nề, do đó họ đều phải cân nhắc kỹ trước khi khai hỏa.
Giới chuyên môn cho rằng, Trung Quốc có thể dùng đảo nhân tạo ở Biển
Đông để ngăn cản Mỹ. Và Bắc Kinh đang cải tổ quân đội theo mô hình giống
Mỹ. Theo đánh giá của nhà phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov, hệ
thống phòng không của Trung Quốc chỉ có thể đánh chặn được từ 4 đến 5
tên lửa chống hạm và nếu thực chiến, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ chỉ có thể
đánh chặn được khoảng 3 tên lửa chống hạm của Mỹ. Và nếu các tàu khu
trục Mỹ khai hoả từ 30 đến 40 tên lửa chống hạm ở khoảng cách 600km thì
cụm tàu sân bay Liêu Ninh chỉ phóng được 30 tên lửa. Khả năng Trung Quốc
tránh được các đợt tấn công của Mỹ là 20%-30%, trong khi Mỹ chỉ thiệt
hại 7%-15% nếu bị tấn công.
(Xem tiếp kỳ sau)
Đông Ngàn-Từ Sơn
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 5)
- Ngày đăng 01-04-2016
- Theo PetroTimes
Kỳ V: Những điểm “nổ”
Phó đô đốc Joseph Aucoin cho biết, chương trình OASuW II sẽ so sánh tên
lửa chống hạm tầm xa (LRASM) với loại tên lửa Tomahawk Block IV mới.
Giới quân sự cho rằng, bất kể Tomahawk Block IV hay LRASM có ưu thế hơn
trong cuộc thử nghiệm thì mục tiêu mà hải quân và không quân Mỹ mong
muốn vẫn là giành lại thế chủ động chiến thuật và sức mạnh áp đảo về tên
lửa so với đối thủ nặng ký nhất ở Thái Bình Dương.
Nữ tiến sĩ nghiên cứu tại trường Đại học Quốc tế Mỹ Eleni Ekmektsioglou
cho rằng, kế hoạch phát triển và triển khai tên lửa siêu thanh giữa
Washington và Bắc Kinh, đang đặt ra những thử thách lớn trong khu vực.
Đồng thời nhấn mạnh, cuộc đua tên lửa siêu thanh có thể mở đầu cho leo
thang căng thẳng giữa các bên trong khu vực Đông Á, gây bất ổn và nguy
cơ bùng nổ chiến tranh. Và mấu chốt nằm ở việc theo đuổi công nghệ định
vị toàn cầu (CPGS) có độ chính xác cao - có thể tấn công mục tiêu tại
bất cứ nơi nào trên thế giới trong khoảng 60 phút. Bắc Kinh coi chương
trình của Washington nhằm kiềm chế nước này; và để cân bằng Trung Quốc
đã khởi động dự án tên lửa siêu thanh của mình.
Ông Peter Singer, một nhà tương lai học ở Quỹ Nước Mỹ mới cảnh báo,
chiến tranh thế giới thứ 3 đang đến gần - Washington có thể phải đối mặt
với các cuộc không chiến và những xung đột trên biển hoàn toàn khác
biệt với những gì Mỹ đã từng chứng kiến kể từ Thế chiến thứ II. Và một
trong những lỗ hổng lớn nhất của Mỹ là không gian mạng - nguy cơ về một
“Trân Châu cảng trên mạng” ngày càng hiện hữu.
Theo một khảo sát do Fox News tiến hành hồi hạ tuần tháng 6/2015 cho
thấy, người dân Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa thứ hai, sau IS. Trung
Quốc trở thành mối lo ngại thứ hai đối với an ninh quốc gia Mỹ bởi những
động thái gần đây tại Biển Đông và an ninh mạng liên tục bị tấn công và
đánh cắp thông tin mật.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Walker cũng từng tiết lộ, Lầu Năm Góc
chuẩn bị thiết lập một trung tâm chỉ huy liên hợp mới để phối hợp tốt
hơn khi các tài sản quân sự vũ trụ của Mỹ bị tấn công. Trung tâm này
thuộc một phần của chương trình an ninh vũ trụ trị giá 5 tỷ USD do Bộ
Quốc phòng Mỹ yêu cầu tăng trong ngân sách tài khóa năm 2016.
Giới truyền thông cho rằng, mối quan tâm của Washington về khả năng xảy
ra chiến tranh với Trung Quốc đã lặng lẽ làm thay đổi suy nghĩ của quân
đội Mỹ - trên nhiều phương diện, quân đội Mỹ đã khôi phục trạng thái
giống như “sự kiện 11-9-2001”.
Theo đó, hải quân tiếp tục phát triển tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp
Gerald Ford thế hệ mới, máy bay chiến đấu F-35 sẽ gia nhập không quân,
hải quân và thủy quân lục chiến trước năm 2019. Không quân Mỹ sẽ mua
khoảng 100 máy bay ném bom tầm xa, có thể tấn công các mục tiêu mặt đất
và trên biển ở cự ly xa. Máy bay tiếp dầu trên không thế hệ mới KC-46
sẽ gia tăng phạm vi tác chiến trên không của Mỹ ở Âu-Á và Thái Bình
Dương. Xe bọc thép Stryker mua sắm trong thời gian chiến tranh Iraq đang
được nâng cấp, thay súng 12,7 mm bằng pháo 30 mm...
Trong khi đó, Trung Quốc đang đều đặn tăng cường trang thiết bị quân sự
cho các lực lượng vũ trang, đặc biệt là hải quân và có thể sẽ đóng 415
tàu hải quân (99 tàu ngầm, 4 tàu sân bay, 102 tàu khu trục hạm và khu
trục nhỏ, 26 tàu hộ vệ, 73 tàu tấn công đổ bộ và 111 tàu tên lửa dẫn
đường) cho đến năm 2030. Và đây là đợt tăng cường sức mạnh hải quân lớn
của Trung Quốc. Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc thách thức Mỹ bằng
chiến lược quân sự hướng ra biển.
Tờ Thời báo Hoàn cầu từng tuyên bố, chiến tranh là không thể tránh khỏi
giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu Washington tiếp tục cản trở Bắc Kinh tại Biển
Đông. Còn trong một bài viết cho tờ The Commentator, Giáo sư Michael
Auslin, từng đưa ra 3 tình huống có thể dẫn tới xung đột Mỹ-Trung.
Thứ nhất, tai nạn máy bay trên không phận Biển Đông, tương tự như vụ một
chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay trinh sát của hải quân Mỹ đụng
nhau ngoài khơi đảo Hải Nam trước đây. Thứ hai, Trung Quốc cố tình tạo
điều kiện cho một vụ đối đầu bằng cách để máy bay theo sát máy bay Mỹ,
tăng nguy cơ xảy ra xung đột. Thứ ba, Trung Quốc chặn đầu máy bay đồng
minh của Mỹ như Philippines. Cách tiếp cận của Mỹ và Trung Quốc từng
được 1 quan chức cấp cao Indonesia than thở rằng: Đừng bỏ rơi, nhưng
đừng bắt chúng tôi phải lựa chọn.
Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 6)
- Ngày đăng 02-04-2016
- Theo Petrotimes
Là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc., nên Tiến sỹ Henry Kissinger
đương nhiên hiểu thuật ngữ “bẫy Thucydides”, nhưng trong tuyên bố hôm
19-3 (tại Hội nghị cấp cao kinh tế năm 2016 "Diễn đàn phát
triển Trung Quốc"), cựu Ngoại trưởng Mỹ lại cho rằng, Trung-Mỹ
không tồn tại “bẫy Thucydides”.
Kỳ VI: Xung đột khó tránh
Giáo sư Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer của trường Đại học
Havard, khi nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua nhận thấy,
trong 16 trường hợp khi một cường quốc mới trỗi dậy tìm cách “soán ngôi”
của một cường quốc khác và thay đổi trật tự đã được thiết lập, thì 12
trường hợp có hồi cục chiến tranh.
Và từ góc độ lịch sử, Giáo sư Graham Allison có lý do để không lạc quan
về chiều hướng phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Trong 50 năm tới, Trung
Quốc được coi là thế lực lớn nhất đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ. Và
liệu Mỹ-Trung có rơi vào “bẫy Thucydides” hay không là câu hỏi đang
được nhiều giới đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, có nhiều báo
cáo đến từ các Viện và Trung tâm nghiên cứu có uy tín của Mỹ như CNAS
(Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới), CSIS (Trung tâm nghiên cứu an
ninh và chiến lược), CFR (Hội đồng Đối ngoại); cùng sách và bài viết
trên các tạp chí tên tuổi như Foreign Affairs, Foreign Policy, The
National Interests… xuất hiện với tần suất dày đặc, luận bàn về quan hệ
Trung-Mỹ. Trong khi đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy “bẫy
Thucydides” nguy hiểm đang rình rập và tìm mọi cách để thoát ra.
Nhưng dư luận chung cho rằng, Biển Đông đang là tâm điểm của “bẫy
Thucydides” trong quan hệ Trung-Mỹ, cả 2 nước đều quyết không nhân
nhượng và nguy cơ khai hỏa tại vùng biển này là điều “đã được dự báo”.
Kể từ năm 2000 đến nay, Mỹ-Trung đã có một số lần đụng độ trên Biển
Đông. Tháng 4-2001, chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc đã va vào máy bay do
thám EP-3E của Mỹ tại Biển Đông, khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng,
chiếc J-8 rơi xuống biển, còn máy bay Mỹ bị hỏng nặng, buộc phải hạ cánh
khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Tháng 3-2009, tàu khảo sát hải dương của
hải quân Mỹ USNS Impeccable bị 5 tàu Trung Quốc (1 tàu do thám hải quân,
2 tàu tuần tra và 2 tàu cá) áp sát.
Ngày 5-12-2013, tàu tuần dương mang tên lửa USS Cowpens đã buộc phải
chuyển hướng để tránh đâm vào một tàu đổ bộ Trung Quốc. Ngày 26-8-2014,
chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay nhào lộn xung quanh máy bay tuần biển và
săn ngầm P-8 Poseidon của hải quân Mỹ. Ngày 11 và 12-5-2015, tàu tuần
tra USS Fort Worth của Mỹ bị tàu hộ vệ tên lửa lớp Diêm Thành (Type
054A) của Trung Quốc đeo bám.
Ngày 20-5-2015, hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo xua đuổi máy bay
tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony
Blinken từng cảnh báo, việc Trung Quốc ráo riết cải tạo một số bãi đá ở
Biển Đông đang làm xói mòn lòng tin trong khu vực, có nguy cơ kích động
căng thẳng, thậm chí dẫn tới xung đột.
Giới chuyên môn đã đưa ra nhiều kịch bản có thể dẫn tới va chạm trên
Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc, và khả năng nào cũng đều có nguy cơ trở
thành hiện thực. Và nếu Trung-Mỹ khai chiến ở Biển Đông, sẽ làm tê liệt
thương mại quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và tổn thất có thể
lên tới 500 tỷ USD. Nhiều người cho rằng, ngưỡng giới hạn Mỹ đặt ra với
Trung Quốc là không được thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)
tại Biển Đông. Nhưng với những gì đang diễn ra, người ta cho rằng, lằn
ranh giới này sẽ sớm bị bỏ qua, và khi đó quan hệ Mỹ-Trung sẽ rơi vào
trạng thái “không trọng lượng”.
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch sẽ tiến hành 20 sứ mệnh nghiên cứu vũ
trụ trong năm 2016 (chủ yếu là phóng tên lửa Long March 7 và Long March
5). Bắc Kinh hiện chi khoảng 2 tỷ USD cho chương trình nghiên cứu vũ trụ
mỗi năm. James Andrew Lewis, Giám đốc Chương trình công nghệ chiến lược
thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ (CSIS) cho rằng,
điều này cho thấy Trung Quốc đang tiến dần tới vị thế các quốc gia đi
đầu trong nghiên cứu vũ trụ nhằm củng cố quyền lực của Bắc Kinh.
Theo tờ Duowei News, Trung Quốc sẽ dùng bom neutron tiêu diệt quân đội
Mỹ - một quả bom neutron có thể tiêu diệt cả xe tăng chủ lực M1A2 Abrams
của Mỹ, cũng như xe chiến đấu bộ binh M2A3 Bradley, cùng toàn bộ binh
sĩ mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào tới các loại xe
này. Bởi khi được thả xuống, một quả bom neutron sẽ phát ra lượng tia X
và luồng neutron rất mạnh, có thể xuyên qua các vật cản và gây sát
thương cho các binh sĩ.
Ông William Perry, khi làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng nói, Bắc Kinh
phải biết Washington sở hữu lực lượng quân sự mạnh nhất và nắm vị trí
hàng đầu ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng mối tương quan lực lượng này đang
thay đổi. Tuy sức mạnh tổng hợp của quân đội Trung Quốc vẫn phải mất
nhiều năm nữa mới cân bằng với Mỹ, nhưng những tiến bộ Bắc Kinh đạt được
thời gian qua khiến Washington không thể coi thường. Đô đốc Dennis
Blair, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng từng tuyên bố,
Mỹ có vị trí ưu việt nhưng bây giờ nếu hành động như thế thì sẽ có
chuyện.
TRUNG CỘNG DẰN MẶT MỸ
TQ “dằn mặt” Mỹ: Hãy cẩn thận ở Biển Đông!
- Ngày đăng 02-04-2016
- Theo PetroTimes
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua (31/3) đã tuyên bố cảnh báo Hải
quân Mỹ hãy “cẩn thận” ở Biển Đông và phản ứng gay gắt với thỏa thuận
quốc phòng vừa được ký kết giữa Washington và Manila.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Bắc Kinh, đề cập đến một báo
cáo gần đây về các chuyến tuần tra trong khuôn khổ chiến dịch thực thi
tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung
Quốc Dương Vũ Quân đã lên giọng “đề nghị” các tàu Mỹ hoạt động ở Biển
Đông hãy cẩn thận.
Đáp trả các cáo buộc thường xuyên của Mỹ về việc Trung Quốc xây dựng
đường băng và triển khai vũ khí đến các đảo, bãi ngầm mà nước này chiếm
đóng và bồi đắp trái phép ở Biển Đông, gia tăng quân sự hóa khu vực và
tạo mối đe dọa cho hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, ông Dương quy
kết: “Bây giờ, Mỹ đã trở lại và đang củng cố sự hiện diện quân sự của
mình trong khu vực này và thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông”.
Không chỉ tỏ thái độ “cay cú” đối với hoạt động tuần tra tự do hàng hải
của Mỹ ở Biển Đông – nơi Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền với gần như
toàn bộ vùng biển này, Bắc Kinh còn “bất mãn” với thỏa thuận gần đây
giữa Washington và Manila. Theo thỏa thuận đó, Philippines cho phép lực
lượng Mỹ tiếp cận 5 căn cứ quân sự của nước này để phục vụ hoạt động
luân chuyển máy bay, tàu thuyền, trang thiết bị và binh sỹ, trong đó có
một số căn cứ rất gần với Biển Đông – nơi Philippines và Trung Quốc đang
tranh chấp căng thẳng.
Khi được hỏi về thỏa thuận này, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Dương Vũ Quân cho biết: “Tăng cường liên minh quân sự là một sự phản
ánh của tâm lý chiến tranh lạnh. Đó là hướng ngược lại với xu hướng hòa
bình, phát triển và hợp tác của thời đại”.
Ông Dương cũng cảnh báo rằng: “Hợp tác quân sự song phương không nên làm suy yếu lợi ích của bên thứ ba”.
Những tuyên bố này của Bắc Kinh phát đi trong bối cảnh tình hình Biển
Đông đang liên tiếp xảy ra những động thái và diễn biến mới rất phức
tạp.
Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên đường tới Washington tham
dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàn cầu, hôm 30/3/2016, Trợ
lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ông Robert Work chính thức cho biết Mỹ sẽ
không chấp nhận tính hợp pháp của “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra.
Ông Robert Work cũng khẳng định Washington đã nói “hoàn toàn rành rẽ”
với phía Trung Quốc là Mỹ sẽ không công nhận “vùng đặc quyền” mà Trung
Quốc thiết lập trên Biển Đông và coi hành động đó của Bắc Kinh là “gây
mất ổn định” ở khu vực.
Để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng
Philippines đề nghị mua tàu ngầm trang bị cho Hải quân. Nếu được Quốc
hội nước này thông qua thì đây là lần đầu tiên Hải quân Philippines sở
hữu tàu ngầm.
Trước vụ khoảng 100 tàu cá Trung Quốc với sự hộ tống của 1 tàu Cảnh
sát biển Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Malaysia giữa tuần trước,
Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết đã triệu kiến Đại sự Trung Quốc tại
Kuala Lumpur đến để giải trình, cũng như để làm nổi bật mối quan tâm của
Malaysia về vụ việc này.
Trong một động thái khác cũng liên quan đến “hạm đội tàu cá”
Trung Quốc xâm nhập trái phép, vơ vét tài nguyên trong vùng đặc
quyền kinh tế nước khác men theo đường lưỡi bò, Bloomberg ngày
31/3 đưa tin, Indonesia đã quyết định triển khai chiến đấu cơ F-16
đến quần đảo Natuna để săn "kẻ trộm".
Bộ Quốc phòng Indonesia đã quyết định điều động F-16 đến Natuna
chưa đầy 2 tuần sau khi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc vào tận
lãnh hải đảo Natuna, tông vào tàu kiểm ngư Indonesia để giải
cứu tàu cá Trung Quốc vi phạm đang bị bắt giữ.
Trong khi đó, đầu tuần này, Trung Quốc thừa nhận đã đưa nhiều hệ thống
tên lửa chống hạm loại YJ-62 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974) và bao biện
cho hành vi phi pháp này là để “phòng thủ”.
Bắc Kinh cũng vừa kéo giàn khoan Hải Dương 943 ra khoan thăm dò ở vùng
biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, trong khu vực Việt Nam và Trung Quốc chưa
đàm phán phân định – một động thái bị Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích
là “làm phức tạp thêm tình hình và không có lợi cho việc đàm phán phân
định tại vùng biển này”.
VŨ KHIÊU ĐIẾU NGUYẼN TẤN DŨNG
“Đương đại quốc sư” Vũ Khiêu viết điếu văn cho Nguyễn Tấn Dũng?
Bạn đọc Danlambao - Theo trang web Nguyễn Tấn Dũng,
nhân dịp tết nguyên đán vừa qua, ông “giáo sư – anh hùng lao động” Vũ
Khiêu tiếp tục làm trò cười cho thiên hạ khi tiếp tục chấp bút tặng hai
cặp câu đối cho vị thủ tướng vừa thất thế.
Hai cặp câu đối được ông Vũ Khiêu viết tặng Nguyễn Tấn Dũng kèm theo thủ bút như sau:
“Ái Quốc Thân Dân, Một Tấm Trung Can Trời Phật Tỏ.
Hùng Tâm Tráng Chí, Ngàn Thu Sự Nghiệp Núi Sông Ghi”
“Nội Trị Anh Minh, Giữ Vững Sơn Hà Cho Vạn Đại
Ngoại Giao Chính Nghĩa, Kết Thân Bằng Hữu Khắp Năm Châu”
Tuy đã bước sang tuổi 100, nhưng tài năng nịnh bợ của “đương đại quốc
phụ” Vũ Khiêu đã đạt tới mức thượng thừa, khó có đảng viên cộng sản nào
sánh kịp.
Theo sau sự thất thế của Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội 12, hai cặp câu đối
nịnh bợ như trên cũng có thể được coi là một điếu văn cho ngày cáo
chung của triều đại Nguyễn Tấn Dũng.
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN THẾ GIỚI
Biển Đông : Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift cảnh báo tình hình căng thẳng ở Biển Đông, 06/10/2015.REUTERS/David Gray/Files
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông gia tăng qua
những tuyên bố mới nhất của các lãnh đạo và quan chức hai nước. Theo Tân
Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua, 31/03/2016, bên lề cuộc họp thượng
đỉnh thế giới tại Washington về an ninh hạt nhân, chủ tịch Tập Cận Bình
tuyên bố với tổng thống Barack Obama rằng Bắc Kinh sẽ « kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền có liên hệ của Trung Quốc » trên vùng biển này.
Mặc dù nói rằng Bắc Kinh « tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không » ở Biển Đông, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận việc lấy cớ tự do hàng hải « để xâm phạm chủ quyền và các lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc ».
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố như trên với tổng thống Obama vào lúc hải
quân Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tuần tra ở vùng biển Đông nhằm bảo vệ « tự do hàng hải »,
nhất là ở khu vực gần các đảo đang tranh chấp, những đảo mà Bắc Kinh
tiếp tục bồi đắp. Đáp lại hành động của Mỹ, gần đây Trung Quốc đã triển
khai tên lửa địa đối không trên đảo Phú Lâm, đảo lớn của quần đảo Hoàng
Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974, nhưng bị Việt Nam và một số
nước khác tranh chấp chủ quyền.
Các quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại là những hành động của Trung Quốc ở
Biển Đông không đúng với lời cam kết của chủ tịch Tập Cận Bình vào năm
ngoái tại Nhà Trắng rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa vùng biển mang
tính chiến lược này. Đây cũng là điều mà ông Ben Rhodes, cố vấn cao cấp
của tổng thống Obama về chính sách ngoại giao, nhắc lại trước cuộc gặp
gỡ giữa hai lãnh đạo Mỹ Trung.
Nhưng cũng trong ngày hôm qua, một phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ là nên « thận trọng » trên
vấn đề Biển Đông, tiếp theo sau tuyên bố của thứ trưởng Quốc phòng Mỹ
Robert Work là Washington sẽ không tôn trọng một vùng nhận dạng phòng
không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập ở vùng biển đang tranh chấp
này.
Publicite, fin dans 7 secondes
Ngày 30/03/2016, ông Robert Work đã nhấn mạnh rằng việc thiết lập vùng
nhận dạng phòng không ở Biển Đông không hề có một cơ sở nào về mặt luật
pháp quốc tế và theo ông, việc thiết lập một vùng như vậy sẽ « gây mất ổn định » khu vực.
Đáp lại tuyên bố của thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, phát ngôn viên bộ Quốc
phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân hôm qua, 31/03 đã lên án Hoa Kỳ vẫn giữ « tâm lý Chiến tranh lạnh » và « đi ngược lại xu hướng hòa bình, phát triển và hợp tác ».
Hôm nay, 01/04, đến lượt phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng
Lỗi chỉ trích tuyên bố của ông Robert Work, khẳng định việc thiết lập
vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông không có liên hệ gì đến các tranh
chấp lãnh thổ ở vùng biển này. Ông Hồng Lỗi cũng bác bỏ tuyên bố của
thứ trưởng
Quốc phòng Mỹ rằng việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
là không có cơ sở về mặt luật pháp quốc tế. Phát ngôn bộ Ngoại giao
Trung Quốc đặt câu hỏi : « Khi thiết lập vùng nhận dạng phòng không, Hoa Kỳ đã dựa trên cơ sở nào về luật quốc tế ? ».
Các cuộc đấu khẩu nói trên giữa lãnh đạo và quan chức hai nước Mỹ Trung
cho thấy Biển Đông là vấn đề gây bất đồng ngày càng khó giải tỏa giữa
hai siêu cường quốc này. Bắc Kinh thì kiên quyết bảo vệ « chủ quyền », còn Washington thì dứt khoát bảo vệ « tự do hàng hải », hai khái niệm ngày càng đối chọi, làm gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ giữa hai bên ở vùng biển chiến lược này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160401-bien-dong-cang-thang-my-trung-gia-tangĐông Âu : Mỹ chuẩn bị triển khai xe tăng vì đe dọa đến từ Nga
Trụ sở của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, tại Bỉ.REUTERS/Francois Lenoir
Kể từ tháng 02/2017, một lữ đoàn thiết giáp sẽ được Mỹ triển khai thường trực ở Đông Âu. Sự kiện được Lầu Năm Góc tiết lộ ngày 30/03/2016 được xem là một dấu hiệu răn đe mạnh, nhằm ngăn ngừa mọi mưu toan tấn công của Nga, sau khi lực lượng nổi dậy thân Nga chiếm đóng một phần lãnh thổ Ukraina. Đây sẽ là một biểu tượng quan trọng, vì như vậy, chiến xa Mỹ sẽ hiện diện thường trực trở lại trên lãnh thổ Châu Âu, sau khi đã được rút dần trong hai thập niên sau ngày khối Xô Viết sụp đổ.
Bộ trưởng Quốc Phòng Látvia một quốc
gia Baltic trong NATO đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Mỹ, cho
đấy là minh chứng cụ thể cho chính sách không thay đổi của tổng thống
Obama đối với các đối tác đông Âu của NATO. Ông Bergmamis nhắc lại lời
của tổng thống Mỹ tháng 9 năm 2014, nói rằng « Tallin, Riga và Vilnius
cũng cần được bảo vệ không kém gì Berlin, Paris hay Luân Đôn ».
Kế hoạch triển khai cần được chi tiết hóa
Lầu Năm Góc và NATO đã gợi lên việc triển khai xoay vòng của các lữ đoàn thiết giáp, bao gồm 4.200 lính ở Đông Âu, nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Việc triển khai này nằm trong một loạt các biện pháp đề ra từ năm 2014, để trấn an các đồng minh Đông Âu như mở các trung tâm hậu cần, đưa thiết bị, chiến đấu cơ đến các quốc gia Baltic hay triển khai thêm tàu ở biển Baltic và Hắc Hải.
Phía Nga đã đều đặn lên tiếng cảnh cáo về sự hiện diện thường trực của lực lượng chiến đấu quan trọng các quốc gia trong NATO ở khu vực giáp giới Nga, bị Matxcơva cho là đi ngược lại với hiệp định căn bản quy định quan hệ Nga – NATO ký năm 1997. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc hôm 30/03/2016 đã xác định rằng lữ đoàn thiết giáp Mỹ không « đóng quân thường trực », mà đó là các đơn vị đóng ngoài châu Âu luân phiên đến Đông Âu.
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng nói rõ thêm là 6 quốc gia liên quan đến kế hoạch triển khai chiến xa này là Estonia, Látvia ; LitVa, cũng như Ba Lan, Rumani, Bulgari. Có điều là triển khai như thế nào thì chưa được thông báo. Quân đội Mỹ hiện đã có một đơn vị pháo binh Stryker đóng ở Vilseck (Đức), một lữ đoàn không vận ở Vicenza (Ý). Với đơn vị mới vừa được loan báo, quân đội Mỹ sẽ có khả năng có nguyên một sư đoàn sẵn sàng chiến đấu.
Ngay từ năm ngoái, quân đội Mỹ đã gởi đến Châu Âu đầy đủ trang thiết bị của một lữ đoàn thiết giáp, tức là 250 chiến xa, xe bọc thép, súng đại bác.
Trấn an đồng minh và răn đe Nga
Mục tiêu của Mỹ rõ ràng là để trấn an các nước Đông Âu, nhất là ba nước Liên Xô cũ ở vùng Baltic, bằng cách lưu trữ tại chỗ các thiết bị có thể nhanh chóng được sử dụng trong trường hợp có xung đột, và có thể được các lực lượng Mỹ sử dụng khi đến tập trận ở châu Âu.
Trong kế hoạch mới, thiết bị sẽ được quân đội Mỹ thu lại và tân trang, đưa trở lại Châu Âu để có thể cung cấp cho một lữ đoàn thứ tư trong trường hợp nổ ra tranh chấp. Việc Nga sáp nhập Crimée tháng 3/2014, và lực lượng thân Nga chiếm đóng một phần lãnh thổ Ukraina đã gây lo ngại cho phía phương Tây về tham vọng của Nga ở vùng Đông Âu. Một số chuyên gia Mỹ còn gợi lên kịch bản theo đó Nga tấn công vào các nước Baltic để phá tan tính gắn kết của NATO.
Kế hoạch triển khai cần được chi tiết hóa
Lầu Năm Góc và NATO đã gợi lên việc triển khai xoay vòng của các lữ đoàn thiết giáp, bao gồm 4.200 lính ở Đông Âu, nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Việc triển khai này nằm trong một loạt các biện pháp đề ra từ năm 2014, để trấn an các đồng minh Đông Âu như mở các trung tâm hậu cần, đưa thiết bị, chiến đấu cơ đến các quốc gia Baltic hay triển khai thêm tàu ở biển Baltic và Hắc Hải.
Phía Nga đã đều đặn lên tiếng cảnh cáo về sự hiện diện thường trực của lực lượng chiến đấu quan trọng các quốc gia trong NATO ở khu vực giáp giới Nga, bị Matxcơva cho là đi ngược lại với hiệp định căn bản quy định quan hệ Nga – NATO ký năm 1997. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc hôm 30/03/2016 đã xác định rằng lữ đoàn thiết giáp Mỹ không « đóng quân thường trực », mà đó là các đơn vị đóng ngoài châu Âu luân phiên đến Đông Âu.
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng nói rõ thêm là 6 quốc gia liên quan đến kế hoạch triển khai chiến xa này là Estonia, Látvia ; LitVa, cũng như Ba Lan, Rumani, Bulgari. Có điều là triển khai như thế nào thì chưa được thông báo. Quân đội Mỹ hiện đã có một đơn vị pháo binh Stryker đóng ở Vilseck (Đức), một lữ đoàn không vận ở Vicenza (Ý). Với đơn vị mới vừa được loan báo, quân đội Mỹ sẽ có khả năng có nguyên một sư đoàn sẵn sàng chiến đấu.
Ngay từ năm ngoái, quân đội Mỹ đã gởi đến Châu Âu đầy đủ trang thiết bị của một lữ đoàn thiết giáp, tức là 250 chiến xa, xe bọc thép, súng đại bác.
Trấn an đồng minh và răn đe Nga
Mục tiêu của Mỹ rõ ràng là để trấn an các nước Đông Âu, nhất là ba nước Liên Xô cũ ở vùng Baltic, bằng cách lưu trữ tại chỗ các thiết bị có thể nhanh chóng được sử dụng trong trường hợp có xung đột, và có thể được các lực lượng Mỹ sử dụng khi đến tập trận ở châu Âu.
Trong kế hoạch mới, thiết bị sẽ được quân đội Mỹ thu lại và tân trang, đưa trở lại Châu Âu để có thể cung cấp cho một lữ đoàn thứ tư trong trường hợp nổ ra tranh chấp. Việc Nga sáp nhập Crimée tháng 3/2014, và lực lượng thân Nga chiếm đóng một phần lãnh thổ Ukraina đã gây lo ngại cho phía phương Tây về tham vọng của Nga ở vùng Đông Âu. Một số chuyên gia Mỹ còn gợi lên kịch bản theo đó Nga tấn công vào các nước Baltic để phá tan tính gắn kết của NATO.
NS. TUẤN KHANH *TỘI ÁC CỘNG SẢN
Ai sẽ chịu trách nhiệm trên đất nước này?
Cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai phe phụ huynh vẫn không ngớt về nạn bắt
cóc trẻ em, hiện râm ran trong từng gia đình.Người ta kể về những chuyện
giành giật lại con cháu mình từ bọn bắt cóc ở ngã tư, có người may mắn,
có người thì chỉ còn khóc hận.
Cuộc tranh cãi dữ dội hơn, ngay sau khi có lời tuyên bố của trung tá Nguyễn Quang Thắng, phó phòng tham mưu Công an TPHCM rằng không thể có nạn bắt cóc tràn lan trên đường phố.
Theo ông Quang Thắng thì cơ quan công an điều tra chỉ tiếp nhận duy nhất một vụ như vậy mà thôi.
Thật đáng phân vân, một bên là lời đoan chắc của hệ thống công quyền, còn một bên là an nguy của chính mình.
Báo Phụ nữ Việt Nam thì khẳng định rằng nhiều trường đã ra thông báo cho phụ huynh về tình trạng này, mà nhiều nơi đang xảy ra như ở trường Đặng Thuỳ Trâm (quận 7, TPHCM), trường mầm non Anh Tú (quận Tân Bình), trường Phan Như Thạch (phường 9, Lâm Đồng)…
Thật bất ngờ khi trong những lời cảnh báo về nạn bắt cóc trẻ em, có cả thông báo chính thức của Bộ Giáo dục vào ngày 13/1. Vụ trưởng vụ Công tác học sinh sinh viên Ngũ Duy Anh đã kêu gọi các trường học phải đề cao cảnh giác, tăng cường đảm bảo an ninh cho các em.
Trên truyền hình, các bài học võ thuật cơ bản nhằm chống cướp con trên tay cũng xuất hiện.
Vậy thì ai đúng, ai sai? Trong một xã hội mà mỗi ngày càng có nhiều biến động, người ta không thể răn đe việc tán phát tin đồn trong sự bất an của dân chúng, mà phải có những phương pháp giải quyết khủng hoảng hợp lý và tích cực của chính quyền.
Việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chỉ làm mọi thứ thêm rối rắm, và cuối cùng chỉ có người dân là nạn nhân.
Xã hội Việt Nam nhận được rất nhiều các phát ngôn của các quan chức và chính quyền địa phương. Nhưng có vẻ như ít khi nào tìm thấy được ai thật sự là người chịu trách nhiệm trước mắt người dân, hoặc chịu trách nhiệm của bản thân mình.
Ngược lại, đôi khi người có trách nhiệm thường thoái thác rằng “bận họp” hoặc cúp máy đột ngột khi trả lời phỏng vấn. Dường như có ai đó phải chịu trách nhiệm, phải hành động trên đất nước này là điều mơ hồ, xa xôi.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại Hà Nội, bị một nhóm người lạ mặt tấn công dã man bằng gậy vào ngày 23/3 ngang nhiên như trong phim xã hội đen.
Vụ tấn công diễn ra giữa ban ngày, như một nỗi nhục của nền báo chí quốc gia mà cho đến khi kết thúc không hề có bóng dáng công an viên nào xuất hiện. Sau khi đi cấp cứu, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng phải tự mình ra công an của khu vực đó để trình báo.
Lúc này, có rất nhiều nhà báo, rất nhiều sinh viên truyền thông dõi theo sự kiện này với nỗi phập phồng về tương lai và nghề nghiệp của mình, nhưng có vẻ vụ án như “bế tắc”. Và không ai phải chịu trách nhiệm về việc mất an ninh kỳ quặc như vậy ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Trong sự kiện nữ học sinh Lê Thị Hà Vi, 15 tuổi ở Cư Kuin, Dăk Lăk bị bệnh viện địa phương chẩn đoán sai khiến phải cưa chân, ai cũng bất ngờ khi bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến động viên và nói “bác hứa sẽ giúp cho con thi đậu vào ngành y”.
Sự kiện tắc trách của ngành y tế khiến ai cũng đau lòng, khiến một nữ sinh phải tàn tật suốt đời, nhưng để “đền” cho chuyện đó, mà một nữ sinh có nguyện vọng học ngành công an, đột nhiên được động viên chỉ cần học một năm là sẽ được giúp đậu ngành y, khiến ai cũng ngạc nhiên.
Nguyên gốc câu nói đó có thể trở thành vấn đề của pháp luật. Thi cử và học vấn là vấn đề thiết yếu của quốc gia, không thể tuỳ tiện như vậy. Ở vị trí là một người có học và có trách nhiệm, bà Tiến không thể tuỳ tiện. Việc “hứa giúp” của bà Tiến có thể đặt vào thế bị Bộ Giáo dục Việt Nam khởi kiện.
Nhưng tiếc thay, có vẻ như Bộ Giáo dục Việt Nam cũng không có ai thấy mình có trách nhiệm để cần phải lên tiếng.
Trách nhiệm cá nhân là một phần quan trọng của đất nước, trong giai đoạn mà mọi thứ đang có vẻ dần vào rối ren bởi quá nhiều hư hỏng, quá nhiều tai ương… hiện ra, cho thấy đó là những quyết định sai lầm, vội vã hay tư lợi của những cá nhân, những nhóm người nhưng hôm nay thì thật khó tìm ra người chịu trách nhiệm.
Chỉ còn lại nhân dân là người phải gánh vác những hậu quả, từ nợ công cho đến sự sụp đổ một cây cầu, một con đường hay một hàng cây xanh.
Từ chuyện một đứa trẻ bị bắt cóc, cho đến chuyện của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục… rồi đến việc đánh đập nhà báo để bịt miệng công luận… mọi thứ cứ đi dần vào cõi u u mê mê của đời sống, vào tiếng thở dài của những người ngồi trên vỉa hè nhìn về tương lai đất nước với cảm giác rằng mọi thứ đang bị bỏ trôi, không có ai thật sự chịu trách nhiệm trên đất nước này.
Trách nhiệm luôn đi cùng danh dự và sự tồn vong của tổ quốc. Chúng ta sẽ mất cả, nếu không ai có đủ danh dự để chịu trách nhiệm trên đất nước mình, khởi đầu từ những điều nhỏ nhất.
Cuộc tranh cãi dữ dội hơn, ngay sau khi có lời tuyên bố của trung tá Nguyễn Quang Thắng, phó phòng tham mưu Công an TPHCM rằng không thể có nạn bắt cóc tràn lan trên đường phố.
Theo ông Quang Thắng thì cơ quan công an điều tra chỉ tiếp nhận duy nhất một vụ như vậy mà thôi.
Thật đáng phân vân, một bên là lời đoan chắc của hệ thống công quyền, còn một bên là an nguy của chính mình.
Báo Phụ nữ Việt Nam thì khẳng định rằng nhiều trường đã ra thông báo cho phụ huynh về tình trạng này, mà nhiều nơi đang xảy ra như ở trường Đặng Thuỳ Trâm (quận 7, TPHCM), trường mầm non Anh Tú (quận Tân Bình), trường Phan Như Thạch (phường 9, Lâm Đồng)…
Thật bất ngờ khi trong những lời cảnh báo về nạn bắt cóc trẻ em, có cả thông báo chính thức của Bộ Giáo dục vào ngày 13/1. Vụ trưởng vụ Công tác học sinh sinh viên Ngũ Duy Anh đã kêu gọi các trường học phải đề cao cảnh giác, tăng cường đảm bảo an ninh cho các em.
Trên truyền hình, các bài học võ thuật cơ bản nhằm chống cướp con trên tay cũng xuất hiện.
Vậy thì ai đúng, ai sai? Trong một xã hội mà mỗi ngày càng có nhiều biến động, người ta không thể răn đe việc tán phát tin đồn trong sự bất an của dân chúng, mà phải có những phương pháp giải quyết khủng hoảng hợp lý và tích cực của chính quyền.
Việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chỉ làm mọi thứ thêm rối rắm, và cuối cùng chỉ có người dân là nạn nhân.
Xã hội Việt Nam nhận được rất nhiều các phát ngôn của các quan chức và chính quyền địa phương. Nhưng có vẻ như ít khi nào tìm thấy được ai thật sự là người chịu trách nhiệm trước mắt người dân, hoặc chịu trách nhiệm của bản thân mình.
Ngược lại, đôi khi người có trách nhiệm thường thoái thác rằng “bận họp” hoặc cúp máy đột ngột khi trả lời phỏng vấn. Dường như có ai đó phải chịu trách nhiệm, phải hành động trên đất nước này là điều mơ hồ, xa xôi.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại Hà Nội, bị một nhóm người lạ mặt tấn công dã man bằng gậy vào ngày 23/3 ngang nhiên như trong phim xã hội đen.
Vụ tấn công diễn ra giữa ban ngày, như một nỗi nhục của nền báo chí quốc gia mà cho đến khi kết thúc không hề có bóng dáng công an viên nào xuất hiện. Sau khi đi cấp cứu, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng phải tự mình ra công an của khu vực đó để trình báo.
Lúc này, có rất nhiều nhà báo, rất nhiều sinh viên truyền thông dõi theo sự kiện này với nỗi phập phồng về tương lai và nghề nghiệp của mình, nhưng có vẻ vụ án như “bế tắc”. Và không ai phải chịu trách nhiệm về việc mất an ninh kỳ quặc như vậy ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Trong sự kiện nữ học sinh Lê Thị Hà Vi, 15 tuổi ở Cư Kuin, Dăk Lăk bị bệnh viện địa phương chẩn đoán sai khiến phải cưa chân, ai cũng bất ngờ khi bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến động viên và nói “bác hứa sẽ giúp cho con thi đậu vào ngành y”.
Sự kiện tắc trách của ngành y tế khiến ai cũng đau lòng, khiến một nữ sinh phải tàn tật suốt đời, nhưng để “đền” cho chuyện đó, mà một nữ sinh có nguyện vọng học ngành công an, đột nhiên được động viên chỉ cần học một năm là sẽ được giúp đậu ngành y, khiến ai cũng ngạc nhiên.
Nguyên gốc câu nói đó có thể trở thành vấn đề của pháp luật. Thi cử và học vấn là vấn đề thiết yếu của quốc gia, không thể tuỳ tiện như vậy. Ở vị trí là một người có học và có trách nhiệm, bà Tiến không thể tuỳ tiện. Việc “hứa giúp” của bà Tiến có thể đặt vào thế bị Bộ Giáo dục Việt Nam khởi kiện.
Nhưng tiếc thay, có vẻ như Bộ Giáo dục Việt Nam cũng không có ai thấy mình có trách nhiệm để cần phải lên tiếng.
Trách nhiệm cá nhân là một phần quan trọng của đất nước, trong giai đoạn mà mọi thứ đang có vẻ dần vào rối ren bởi quá nhiều hư hỏng, quá nhiều tai ương… hiện ra, cho thấy đó là những quyết định sai lầm, vội vã hay tư lợi của những cá nhân, những nhóm người nhưng hôm nay thì thật khó tìm ra người chịu trách nhiệm.
Chỉ còn lại nhân dân là người phải gánh vác những hậu quả, từ nợ công cho đến sự sụp đổ một cây cầu, một con đường hay một hàng cây xanh.
Từ chuyện một đứa trẻ bị bắt cóc, cho đến chuyện của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục… rồi đến việc đánh đập nhà báo để bịt miệng công luận… mọi thứ cứ đi dần vào cõi u u mê mê của đời sống, vào tiếng thở dài của những người ngồi trên vỉa hè nhìn về tương lai đất nước với cảm giác rằng mọi thứ đang bị bỏ trôi, không có ai thật sự chịu trách nhiệm trên đất nước này.
Trách nhiệm luôn đi cùng danh dự và sự tồn vong của tổ quốc. Chúng ta sẽ mất cả, nếu không ai có đủ danh dự để chịu trách nhiệm trên đất nước mình, khởi đầu từ những điều nhỏ nhất.
MẶC LÂM * KINH TẾ VIÊT NAM
Kinh tế hậu Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra sao?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
TT Nguyễn Tấn Dũng (đứng) tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 hôm 25/1/2016. AFP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi nhưng nền kinh tế nói theo nhiều chuyên
gia là “èo uột” thì vẫn ở lại chờ được người kế vị xử lý. Mặc Lâm phỏng
vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn kinh tế cho Bộ Kế hoạch Đầu tư, giám
đốc CIEM Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Để tìm hiểu thêm
nhận định của ông về vấn đề này.
Thời điểm quyết định của kinh tế VN
Mặc Lâm: Thưa TS như ông đã biết kết quả của Ban chấp hành
Trung ương khóa 12 cũng như Bộ chính trị đã có. Dư luận cho rằng Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi để lại một di sản về kinh tế rất èo uột và
có thể nói là nguy hiểm. Là một chuyên gia kinh tế ông nhận xét về ý
kiến này như thế nào, có trùng hợp với sự lo ngại của giới quan sát hay
không thưa TS?
TS Lê Đăng Doanh: Tình hình kinh tế Việt Nam thì năm 2015 có đạt
tăng trưởng cao 6,7 - 6,8% và đấy là tốc độ cao nhất kể từ năm 2009 cho
đến nay. Nhưng tốc độ tăng trưởng cao đó chủ yếu dựa vào nhà đầu tư nước
ngoài và nền kinh tế Việt Nam đúng là đang có nhiều điều đáng lo ngại.
Trước hết là mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu
thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số
chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công
bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ
vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt
ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh
nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.
Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn về mặt hội nhập nhưng về mặt thách thức thì cũng rất lớn mà nếu không cải cách thể chế thì có thể nói đây là một trong các thời điểm rất quyết định đối với kinh tế VN.-TS Lê Đăng Doanh
Điểm thứ hai nữa là cái thể chế của Việt Nam hiện nay nó đang kìm hãm và
kéo năng lực cạnh tranh xuống. Các thể chế bị xếp hạng đặt biệt trong
vấn đề tham nhũng, chi tiêu ngoài pháp luật thì được xếp hạn rất kém.
Diễn đàn kinh tế thế giới họ đã nâng năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ
68 bây giờ lên 56/140 nền kinh tế nhưng mà thể chế của Việt Nam và
những khoản chi tiêu ngoài pháp luật thì Việt Nam xếp thứ 115/140 nền
kinh tế tức là vào nhóm thấp nhất. Chính sự tham nhũng, chính sự chi
tiêu ngoài pháp luật và đòi hỏi doanh nghiệp gây cho doanh nghiệp Việt
Nam rất nhiều chi phí tốn kém về thời gian và tiền bạc và đấy là một
thách thức rất là to lớn.
Thứ ba nữa là Việt Nam đã hội nhập rất sâu và từ ngày 31 tháng 12 năm
2015 thì cộng đồng kinh tế ASEAN đã hoạt động. Ngày nay người ta thấy
hàng hóa của Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang tràn ngập thị trường
Việt Nam và đang cạnh tranh rất mạnh mẽ với doanh nghiệp Việt Nam. Câu
hỏi rất lớn là doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh như thế nào?
Điểm thứ tư là Ngân hàng Nhà nước thì công bố số nợ xấu đã giảm còn
khoảng 3% và đã có cải cách hệ thống ngân hàng nhưng các đánh giá của
các tổ chức đánh giá tài chính độc lập trên thế giới như Moody’s như
Fitch hay như Standard&Poor thì đều đánh giá số nợ công cao hơn con
số mà Ngân hàng Nhà nước công bố nhiều. Thật sự số nợ xấu mà Ngân hàng
Nhà nước công bố chưa được giải quyết một cách cơ bản mà người ta nói là
NHNN mới khóa cái nợ xấu đó trong kho của công ty VAMC chứ còn công ty
đó chưa giải quyết được thật là căn cơ nợ xấu. Vì vậy cho nên ai lên
tiếp tục vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì cũng phải đối mặt với
cái di sản này và hơn thế nữa nông nghiệp cũng đang đối mặt với rất
nhiều thách thức và nếu như không giải quyết căn bản những vấn đề về thể
chế như sở hữu đất đai và giải quyết vấn đề đền bù đất của người nông
dân thì việc mất ổn định người nông dân đang đối mặt với các thách thức,
rồi vấn đề biến đổi khí hậu, giá nông sản trên thế giới cũng là những
nhân tố rất đáng lo ngại.
Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn về mặt hội nhập nhưng về mặt
thách thức thì cũng rất lớn mà nếu không cải cách thể chế thì có thể
nói đây là một trong các thời điểm rất quyết định đối với kinh tế Việt
Nam.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 28/1/2016. AFP PHOTO.
Mặc Lâm: Theo như TS vừa giải thích thì nền kinh tế Việt Nam
có vẻ đáng lo ngại lắm thế nhưng người sắp thay thế ông Dũng là ông
Nguyễn Xuân Phúc thì rất mờ nhạt trong cách xử lý về kinh tế trước đây.
Theo TS thì ông Phúc cần một Ban cố vấn như thế nào để có thể vượt qua
nền kinh tế đang lúc khó khăn này?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi hiểu ông Nguyễn Xuân Phúc dự kiến làm
Thủ tướng vì ông ấy đã ở cương vị đó trong chính phủ và đã nắm bắt được
vấn đề của nền kinh tế. Vấn đề bây giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc phải nhìn
thẳng vào sự thật và cần có một nhóm cố vấn hiệu lực có những người có
đầu óc cải cách và nhóm này giống như Ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ
Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải trước đây. Phải bao gồm những con
người không màng đến lợi ích cá nhân, không chùn bước trước những sức ép
của các nhóm lợi ích, thẳng thắn đưa ra các vấn đề về lợi ích của dân
tộc, lợi ích của đất nước.
Nếu làm được như vậy thì tôi nghĩ ông Nguyễn Xuân Phúc có thể từng bước
giải quyết được các thách thức rất lớn của nền kinh tế của chúng ta.
Tín hiệu cho sự chuyển biến?
Mặc Lâm: Chúng tôi cũng nhận thấy là có hai Ủy viên Trung ương
bị trượt lần này cả hai đều là giám đốc của hai tập đoàn lớn như Than
và Khoáng sản và EVN. Đây có phải là một nỗ lực của Bộ Chính trị muốn
loại bỏ dần những thành viên chính phủ tỏ ra không hiệu quả trong quá
khứ hay không thưa TS?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi không rõ là Trung ương có giới thiệu hai vị
này hay không vì tôi không có thông tin nhưng việc hai vị này cũng như
một số người khác không được trúng cử thì chứng tỏ rằng Đại hội đã có
những nhận xét và đánh giá xuất phát từ thực tế và như ta cũng thấy là
khoảng 14 Bộ trưởng thành viên của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã không
được bầu lại vào Ban chấp hành Trung Ương. Đó là tín hiệu đánh dấu cho
sự chuyển biến và tôi hy vọng những người vào chức Bộ trưởng mới sẽ nắm
bắt ngay các vấn đề và bắt tay ngay vào công việc. Chậm tức là chết bởi
vì cộng đồng kinh tế ASEAN đã có hiệu lực rồi, nếu chúng ta không chuẩn
bị mạnh mẽ thì sẽ không nắm bắt được cơ hội khi vào TPP cũng như Hiệp
định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu.
Chậm tức là chết bởi vì cộng đồng kinh tế ASEAN đã có hiệu lực rồi, nếu chúng ta không chuẩn bị mạnh mẽ thì sẽ không nắm bắt được cơ hội khi vào TPP cũng như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu.-TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Thưa TS trong tình trạng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn
ngồi ghế TBT và vẫn thân thiện với Trung Quốc vì quan điểm cùng chung
chủ nghĩa Mác Lênin với Trung Quốc chẳng hạn. TS có nghĩ rằng Ban Chấp
hành Trung ương mới có thể tránh vết xe cũ, né tránh bớt việc nhập siêu
với Trung Quốc để vươn lên ở vị thế mạnh hơn hiện nay hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ việc Việt Nam cần có quan hệ giữ hòa
khí, hòa bình ở khu vực Biển Đông là một trong các yêu cầu chiến lược
của Việt Nam, còn Việt Nam phải đối phó với nhập siêu thì đó là một yêu
cầu rất cấp bách và tôi nghĩ chính ông Trọng và các thành viên chính phủ
đã nhận thức điều đó. Như vậy thì đây là một vấn đề có liên hệ đến lợi
ích nhóm. Thí dụ như việc buôn lậu rõ ràng là có sự bảo kê, đã có sự
phớt lờ thậm chí có nhóm lợi ích nhập hàng Trung Quốc vào Việt Nam rồi
dán mác đây là sản phẩm Việt Nam… việc này làm cho nhập siêu rất lớn.
Mặt khác trong số nhập siêu này cũng có vấn đề cấu trúc của nền kinh tế,
tức là Việt Nam phải nhập những sản phẩm đầu vào dệt may từ Trung Quốc
để gia công chế biến xuất khẩu và các đầu vào điện tử cũng là một trong
những đầu mối dẫn đến nhập siêu. Thứ ba nữa Việt Nam nhập khá nhiều
trang thiết bị của Trung Quốc và những trang thiết bị này được Trung
Quốc đưa vào xây dựng nhà máy điện chẳng hạn thì trang thiết bị quá kém,
chất lượng thấp.
Chẳng hạn như phụ tùng ô tô được lắp ráp ở Việt Nam được nhập từ Trung
Quốc thì các phụ tùng đó chất lượng rất thấp và người dân Việt Nam hiện
nay đang từ chối sử dụng chúng. Cụ thể ô tô nhập từ Ấn Độ hiện nay bán
chạy hơn rất nhiều so với ô tô được lắp ráp từ phụ tùng Trung Quốc. Cho
nên vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc là một vấn đề liên quan đến lợi ích
nhóm, liên quan đến tham nhũng và vấn đề đó phải được giải quyết trong
thời gian sắp tới. Không nên đánh đồng việc Việt Nam cần giữ mối quan hệ
hòa bình để xây dựng đất nước với việc nhập siêu.
Mặc Lâm: TS vừa nhắc tới lợi ích nhóm thì dư luận cho rằng các
nhóm lợi ích đa số hình thành từ thời chính phủ của ông Nguyễn Tấn
Dũng, như vậy sau khi ông Dũng ra đi liệu có sự thay đổi nào đó đáng kể
và có thể thấy được trong vài nhóm lợi ích tại Việt Nam hiện nay?
TS Lê Đăng Doanh: Đấy chắc chắn sẽ là một cuộc đấu tranh rất khó
khăn và gian khổ vì các nhóm lợi ích đã liên kết với nhau khá dày đặc và
nó có quá nhiều tầng nấc. Thí dụ như ở cấp địa phương thì có những
người đứng ra bảo kê taxi lộng hành, rồi vận tải lộng hành, rồi thì
karaoke cũng có thể lộng hành và cạnh tranh không bình đẳng. Còn cấp cao
hơn thì lại có công trình lớn đã được chỉ định thầu, rồi đường cao tốc
Việt Nam thì giá thành quá cao mà chất lượng rất thấp. Tất cả những vấn
đề đó cần một nỗ lực công khai minh bạch, phải có trách nhiệm giải trình
và phải có sự tham gia giám sát của người dân, của xã hội dân sự. Tôi
hy vọng sắp tới đây Việt Nam sẽ thực hiện các cải cách như thế này nếu
không thì Việt Nam sẽ trả bằng một giá rất đắt và có thể rất đau đớn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
L.Đ.D. – M-L.
Friday, April 1, 2016
THƯ BÙI MỸ DƯƠNG
Thư mừng cháu ngoại Quỳnh-An tốt nghiệp Trung-học.
Quỳnh-An ơi, hôm nay ta sung sướng quá khi nhận được thiệp mời sang Houston dự lễ tốt nghiệp Trung học của con.
Thời gian đi nhanh quá, mới ngày nào ta viết thư kể nỗi vui mừng khi con chào đời, mà
nay con đã hoàn tất một học trình dài 12 năm.
Quỳnh-An ơi, ta đã cùng con sớm tối có nhau, lo từng bầu sữa đến bát cháo, bátphở, bát cơm. Chúng ta đã từng đi nếm thức ăn Việt Nam ở Tiểu Sài-Gòn, rồi các thức ăn Mỹ quanh vùng như burger, pizza. Dẫn con đi học mẫu giáo, học bơi, học nhạc ...Con
còn nhớ những lần đi Mall cưỡi ngựa, ăn qùa ??? Bà cháu mình bận rộn vui đùa với nhau.
Thế rồi 7 tuổi con và gia đình đã rời California sang Sugar Land tiểu bang Texas, bà buồn, hụt hẫng và cô đơn, nhất là khi ông rời bỏ chúng ta.
Ở nước tân tiến, tình thương được hâm nóng bằng những chuyến bay dài, để rồi bà cháu mình lại gặp nhau. Ít tuần sang chơi ta lại tiếp tục dẫn con tới trường tiểu học, rồi lái xe đưa đón con ở trường Trung học.
Dạo này ta cũng gìa yếu nên chỉ sang chơi với gia đình con vào những dịp nghỉ lễ hay mùa hè. Ân cần, mỗi tối con mang gối đến ngủ với bà, con vẫn ngoan hiền, thương mến ta, con đã sưởi ấm lòng ta.
Cám ơn con đã cho ta niềm vui ngọt ngào, tình bà cháu, cho ta hãnh diện thêm về thành quả của học vấn: suất sắc .
Những năm đại học, con phải xa gia-đình ở nội trú, với tuổi 17.18 tuy còn non dại song bà biết con hiểu bổn phận, cố gắng cho tương lai. Con được nuôi dưỡng, dậy dỗ và ảnh hưởng của hai bên gia-đình nội ngoại: trọng đạo đức, giữ gìn lễ giáo.
Bà mong con luôn kiêu hãnh và tự trọng để trả ơn công sinh thành, dưỡng dục của Ba Mẹ và lòng thương mến của ta.
Thôi nhé chúc con hạnh-phúc, vui trong ngày Tốt-nghiệp. Thương nhiều và chung vui với gia đình con.
Bà ngoại Nguyễn như Chương & Mỹ Dương.
No comments:
Post a Comment