SINH NGUYỄN * MỸ ĐẾN NGỤY VỀ
Vái cho Mỹ đến,
vái cho "Ngụy" về?
Có phải cái thời "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" đã qua... Bây giờ đến "Vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về"?
.
Cái triết lý: "Tất cả rồi cũng sẽ qua đi và tất cả sẽ không là mãi mãi" Và "Tất cả đều không có thể và tất cả đều có thể".
Ngẫm suy hai câu này thấy thấm. Đúng lắm chứ, vì trên đời này có gì
trường tồn mãi đâu! Có ai ngờ ông Obama là người da màu lại làm Tổng
Thống Mỹ. Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng, Tàu cộng hung hãn và ngang
ngược thế này, làm sao chơi thế đu dây được nữa. Bây giờ đến lúc lãnh
đạo CSVN phải "vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về"là
cấp bách lắm rồi. Không biết vái lạy lắm lắm mà Mỹ họ có đến và "Ngụy"
họ có về không đây? Lo lắm! Vì Mỹ đến, "Ngụy" về, hy vọng biên cương
biển đảo nước Việt của chúng ta sẽ không rơi vào tay Tàu cộng.
Mấy
ngày nay, trên các trang tin tức, đã cho chúng ta thấy, tình hình biển
Đông đang nóng lên như ngọn núi lửa sắp phun trào, có lý do nào khác
ngoài sự hung hăng ngang ngược của bọn Tàu cộng đòi chiếm lấy gần 90%
biển đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Tổ Quốc ta,
mà chúng đã chiếm gần hết. Mỹ đã bỏ chiến trường Uraina, gấp rút đem
tàu chiến, máy bay đến biển Đông, chính phủ Úc sẵn sàng tiếp tay với Mỹ,
Nhật thì có sẵn hiệp định đồng minh với Mỹ và một số nước khác cũng
đang chuẩn bị tham gia cùng Mỹ. Để làm gì? Để cắt đứt cái lòng tham lam
ngang ngược của Tàu Cộng đang diễn biến ở biển Đông, để băm nát cái
máu bành trướng Đại Hán. Còn Việt Nam cộng sản của "đảng ta" phải làm gì
bây giờ? Im lặng rồi dâng hiến tổ quốc này cho Tàu Cộng chăng?
Không... không thể. Phải vái cho Mỹ đến và vái cho "Ngụy" về càng nhanh
càng tốt. Chỉ có thế mà thôi.
Mỹ
là ai? Là kẻ thù khắc cốt ghi xương của CSVN trước đây, trong lớp trẻ
học cấp 1 cấp 2 bây giờ, các cháu đã được CSVN nhồi sọ: "đời đời căm
thù đế quốc Mỹ" v.v... Nhiều lắm, nhiều lắm. Tôi chỉ ghi một điều là họ
nhồi sọ đến độ các cháu xem Mỹ là quân cướp nước. Đầu óc non nớt chúng
có hiểu thế nào được, đến lúc vào đại học, qua sự trưởng thành, trí
não phát triển, đọc tin tức và tài liệu qua mạng, chúng có tầm suy luận
sâu hơn, cao hơn, chúng mới hiểu ra Mỹ có phải là kẻ cướp nước hay
không? Chúng sẽ hiểu vì sao VN ta lại có chiến tranh? mà là cuộc chiến
tranh cốt nhục tương tàn. Riêng tôi và quý vị chắc cùng khẳng định Mỹ
không phải là kẻ muốn cướp nước VN, chỉ giúp miền Nam VN chống lại làn
sóng xâm lăng của CS từ miền Bắc, cũng như Mỹ đã giúp Nam Hàn chống
lại CS Bắc Hàn, xong rồi Mỹ có chiếm Nam Hàn đâu? ngược lại còn giúp
Nam Hàn trở thành một nước phát triển hùng mạnh về kinh tế trên thế
giới. Thực tế trên thế giới này Mỹ có cướp nước nào đâu? Trái lại nước
nào theo Mỹ và là đồng minh của Mỹ đều giàu mạnh về kinh tế, quốc
phòng, chả có nước nào khác dám làm gì. Phải chi VN là đồng minh của
Mỹ, thì bố thằng Tàu Cộng dám hó hé và VN ta đâu có mất Hoàng Sa, một
số đảo của Trường Sa...
Bây
giờ thì Mỹ đã thật sự đem máy bay tàu chiến đến ngăn cản Tàu Cộng,
không cho Tàu Cộng làm sân bay, bến cảng, lập căn cứ quân sự trên các
đảo mà Tàu cộng đã dùng vũ lực chiếm lấy của VN ta. Điều này không phải
vì Mỹ yêu thương gì VN đâu, trước nhất cũng vì lợi ích của quốc gia họ,
thứ hai, họ là một cường quốc, bá chủ thế giới, họ phải tỏ ra mình là
đấng trượng phu, không để một thằng gian manh như Tàu Cộng, hiên ngang
hống hách, ỷ mạnh hiếp đáp và cướp giật lãnh thổ của nước yếu như VN
ta và Philippines v.v... Tôi nghĩ, lãnh đạo CSVN phải biết điều này,
và phải chịu ơn Mỹ. Trước đây là kẻ thù còn bây giờ là ân nhân cứu
nguy cho Tổ Quốc ta đấy, các ông lãnh đạo CSVN ạ... Nếu lãnh đạo CSVN
còn một chút lương tri, vì Tổ Quốc hơn vì đảng, thì các lãnh đạo đảng
"Vái cho Mỹ đến" là đúng thôi.
"Ngụy"
là ai? Là người VN, không theo chế độ CS, là người của chính phủ VNCH ở
miền Nam VN. Họ luôn luôn tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền, họ đa
nguyên đa đảng chứ không độc tài đảng trị như đảng CSVN. Bây giờ
những người mà CSVN cho là "Ngụy" đó ở đâu? họ là người thế nào? CS miền
Bắc sau khi chiếm lấy miền Nam VN, hơn một triệu anh "Ngụy" và đồng bào
miền Nam đã tìm mọi cách chạy trốn chế độ CS này, họ trốn ra nước
ngoài bằng mọi cách và bằng mọi giá, họ trốn bằng đường rừng, họ vượt
biển, không biết bao nhiêu người đã bỏ xác ngoài biển khơi, làm mồi cho
cá dữ. Gần một triệu người là quân nhân, là cảnh sát là cán bộ công
chức, đã bị CSVN bắt đầy vào các trại tập trung cải tạo, có người không
chịu nổi gian lao cực hình, đã bỏ xác giữa rừng sâu nước độc, gia đình
họ cũng phải chịu liên lụy và trừng phạt, đa phần họ bị tịch thu nhà
cửa, con cái họ mang lý lịch là con "Ngụy" thì bị cắt đứt đường học
vấn, lý lịch là gia đình "Ngụy" thì phải vào chốn rừng sâu nước độc, tự
tìm kế sinh nhai, gọi là đi kinh tế mới, thật ra là bị đi đày. CSVN
xem những người "Ngụy" này như cỏ rác...
Thế thì bây giờ, tại sao CSVN lại "vái cho Ngụy về"?
Vì... thứ nhất, họ là những người yêu nước, họ yêu tự do, yêu dân chủ, họ không độc tài cai trị, họ tam quyền phân lập hẳn hoi, họ đa nguyên đa đảng, đảng này dở thì dân có quyền bầu đảng khác lên điều hành đất nước, chứ đâu phải như đảng CSVN, cứ khư khư ôm chặt lấy đảng, ôm chặt chủ nghĩa Mac-Lênin, XHCN, từ cái sai này đến cái sai khác, mà mỗi lần đảng CSVN sai là đi tong vài triệu dân vô tội VN. Nào là đấu tố trong chủ trương cải cách ruộng đất, rồi đánh tư sản mại bản, vì sợ mất lòng đảng, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, đạo đức con người cũng vì theo đảng mà băng hoại, xã hội suy đồi, cái chủ nghĩa Mác vô thần ấy nó khiến đảng dẹp bỏ đình chùa miếu mạo, dẹp bỏ thờ cúng tổ tiên... Khi đảng nhận ra sai thì xã hội này đã băng hoại biết dường nào? Rồi đảng nhận sai, sửa đổi, rút kinh nghiệm... cứ ói ra cho đã rồi liếm lại, rồi huề cả làng, rồi đảng cứ lãnh đạo, cứ ngạo mạn, kiêu ngạo đảng ta sáng suốt, đảng ta thần thánh, cứ tự sướng này đến tung hô khác, dân vẫn lầm than, đất nước cứ trì trệ, tụt hậu.
Tính đến thời điểm này, Lào và Campuchia đã vượt mặt, thế mà lãnh đạo CSVN cũng không biết xấu hổ về sự lãnh đạo của mình, cứ mãi đảng quang vinh muôn năm, cứ mị dân rằng đảng vì nước vì dân, vì nước vì dân hay vì các ông hả CSVN? Có thể một phút giây nào đó, các ngài lãnh đạo CSVN cũng hé hé, chút chút thấy bọn Tàu cộng quá xảo quyệt, dùng mọi thủ đoạn để cướp nước ta, nhất là lúc này, sự việc của Tàu cộng nó rõ như ban ngày, cả thế giới đều biết, chả lẽ các ngài không biết?
Thứ hai "vái cho Ngụy về" là vì một số "Ngụy" qua định cư nước ngoài, có nhiều người thành đạt, con cháu họ học vấn thâm cao, phải vái họ về, vì khi họ về thì họ mang tiền bạc và trí tuệ về để cứu nước. Tôi dùng từ "vái cho Ngụy về" chứ CSVN thực sự là họ vái lậy đấy nhưng bản chất CS mà, họ kiêu ngạo lắm, họ xảo quyệt ngọt bùi, họ vái nhưng lại dùng từ: "Kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc".
"Ngụy" họ khôn lắm, họ sẽ không về hoặc chưa về, vì họ không bao giờ tin những gì CS nói, cũng như lời TT Nguyễn Văn Thiệu dã nói "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ nhưng gì CS làm". Bây giờ CSVN có vái có lạy cho "Ngụy" họ về thì CSVN phải làm đã. Mà làm cái gì? tức là phải dẹp bỏ đảng CS đi, bỏ cái XHCN đi, phải tự do dân chủ, phải thực lòng vì nước vì dân. Họ sẽ về hợp lực cùng nhân dân đánh đuổi bọn bành trướng Bắc Kinh, chắc sẽ thắng, vì lịch sử VN ta từ ngàn xưa là vậy, khi toàn dân một lòng thì dù có trăm ngàn vạn địch, dân ta vẫn đánh tan.
Ngày 30/04 vừa qua, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đọc diễn văn chữi Mỹ, ngày khai mạc và bế mạc hội nghị 11 dù trong diễn văn ông Trọng cứ giọng cũ mèm là luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định tiến lên XHCN, nhưng trước cảnh dầu sôi lửa bỏng này, trước sự việc Tàu Cộng đã ngang ngược tuyên bố cướp nước ta (vì chúng tuyên bố 90% biển Đông là của chúng) chúng quyết lấy bằng được, thế thì đã rõ, tự nhiên sao tôi lại nảy sinh một niềm tin, ông Trọng và ông Dũng sẽ đổi thay. Vì sao đổi thay? Vì các ông là người VN, cũng đang mang dòng máu đỏ và da vàng, cũng còn dòng máu của bà Trưng bà Triệu, cũng chung dòng máu của Lý Thường Kiệt, của Quang Trung và các ông là CS, mà CS là nói một đàng làm một nẻo, cho nên dù ông Dũng có chửi Mỹ, ông Trọng có kiên định Mác-Lênin, tôi vẫn đặt một chút niềm tin: trong lòng các ông vẫn có ý: "Vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về". Vì như tôi đã nói ở trên: "Tất cả đều không thể và tất cả đều có thể".
19.05.2015
Sinh Nguyễn Pr.
Thế thì bây giờ, tại sao CSVN lại "vái cho Ngụy về"?
Vì... thứ nhất, họ là những người yêu nước, họ yêu tự do, yêu dân chủ, họ không độc tài cai trị, họ tam quyền phân lập hẳn hoi, họ đa nguyên đa đảng, đảng này dở thì dân có quyền bầu đảng khác lên điều hành đất nước, chứ đâu phải như đảng CSVN, cứ khư khư ôm chặt lấy đảng, ôm chặt chủ nghĩa Mac-Lênin, XHCN, từ cái sai này đến cái sai khác, mà mỗi lần đảng CSVN sai là đi tong vài triệu dân vô tội VN. Nào là đấu tố trong chủ trương cải cách ruộng đất, rồi đánh tư sản mại bản, vì sợ mất lòng đảng, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, đạo đức con người cũng vì theo đảng mà băng hoại, xã hội suy đồi, cái chủ nghĩa Mác vô thần ấy nó khiến đảng dẹp bỏ đình chùa miếu mạo, dẹp bỏ thờ cúng tổ tiên... Khi đảng nhận ra sai thì xã hội này đã băng hoại biết dường nào? Rồi đảng nhận sai, sửa đổi, rút kinh nghiệm... cứ ói ra cho đã rồi liếm lại, rồi huề cả làng, rồi đảng cứ lãnh đạo, cứ ngạo mạn, kiêu ngạo đảng ta sáng suốt, đảng ta thần thánh, cứ tự sướng này đến tung hô khác, dân vẫn lầm than, đất nước cứ trì trệ, tụt hậu.
Tính đến thời điểm này, Lào và Campuchia đã vượt mặt, thế mà lãnh đạo CSVN cũng không biết xấu hổ về sự lãnh đạo của mình, cứ mãi đảng quang vinh muôn năm, cứ mị dân rằng đảng vì nước vì dân, vì nước vì dân hay vì các ông hả CSVN? Có thể một phút giây nào đó, các ngài lãnh đạo CSVN cũng hé hé, chút chút thấy bọn Tàu cộng quá xảo quyệt, dùng mọi thủ đoạn để cướp nước ta, nhất là lúc này, sự việc của Tàu cộng nó rõ như ban ngày, cả thế giới đều biết, chả lẽ các ngài không biết?
Thứ hai "vái cho Ngụy về" là vì một số "Ngụy" qua định cư nước ngoài, có nhiều người thành đạt, con cháu họ học vấn thâm cao, phải vái họ về, vì khi họ về thì họ mang tiền bạc và trí tuệ về để cứu nước. Tôi dùng từ "vái cho Ngụy về" chứ CSVN thực sự là họ vái lậy đấy nhưng bản chất CS mà, họ kiêu ngạo lắm, họ xảo quyệt ngọt bùi, họ vái nhưng lại dùng từ: "Kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc".
"Ngụy" họ khôn lắm, họ sẽ không về hoặc chưa về, vì họ không bao giờ tin những gì CS nói, cũng như lời TT Nguyễn Văn Thiệu dã nói "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ nhưng gì CS làm". Bây giờ CSVN có vái có lạy cho "Ngụy" họ về thì CSVN phải làm đã. Mà làm cái gì? tức là phải dẹp bỏ đảng CS đi, bỏ cái XHCN đi, phải tự do dân chủ, phải thực lòng vì nước vì dân. Họ sẽ về hợp lực cùng nhân dân đánh đuổi bọn bành trướng Bắc Kinh, chắc sẽ thắng, vì lịch sử VN ta từ ngàn xưa là vậy, khi toàn dân một lòng thì dù có trăm ngàn vạn địch, dân ta vẫn đánh tan.
Ngày 30/04 vừa qua, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đọc diễn văn chữi Mỹ, ngày khai mạc và bế mạc hội nghị 11 dù trong diễn văn ông Trọng cứ giọng cũ mèm là luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định tiến lên XHCN, nhưng trước cảnh dầu sôi lửa bỏng này, trước sự việc Tàu Cộng đã ngang ngược tuyên bố cướp nước ta (vì chúng tuyên bố 90% biển Đông là của chúng) chúng quyết lấy bằng được, thế thì đã rõ, tự nhiên sao tôi lại nảy sinh một niềm tin, ông Trọng và ông Dũng sẽ đổi thay. Vì sao đổi thay? Vì các ông là người VN, cũng đang mang dòng máu đỏ và da vàng, cũng còn dòng máu của bà Trưng bà Triệu, cũng chung dòng máu của Lý Thường Kiệt, của Quang Trung và các ông là CS, mà CS là nói một đàng làm một nẻo, cho nên dù ông Dũng có chửi Mỹ, ông Trọng có kiên định Mác-Lênin, tôi vẫn đặt một chút niềm tin: trong lòng các ông vẫn có ý: "Vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về". Vì như tôi đã nói ở trên: "Tất cả đều không thể và tất cả đều có thể".
19.05.2015
Sinh Nguyễn Pr.
MX.MAIVĂN TẤN * NHÂN QUẢ
MX.MAIVĂN TẤN * NHÂN QUẢ
Những ngày tháng ở trại tù cải tạo
(trại 2 liên trại 2) Hoàng Liên Sơn, gần bản Mường Côi thuộc huyện
Nghiã lộ. Ngày ngày đoàn tù lao động như lấy gỗ, chặt giang, nứa, củi…
hoặc đi nhận thực phẩm ở Phù Yên đều đi ngang qua các nhà của dân chúng ở
hai bên đường. Họ là thành phần bị chỉ định cư trú mà CS gọi là “Khu
Kinh Tế Mới“. Có những người từng làm việc hoặc ở trong quân đội của
chính phủ Pháp. Những người sống dưới chế dộ cộng sản nhưng không đúng
đường lối hoặc quan điểm. Tóm lại những người mà chế độ cho là nguy
hiểm, xét lại hay có hại đối với chế độ, thêm vào đó là người dân bản
xứ.
Ðặc biệt mỗi lần ngang qua nhà anh Trung
(anh bị thương ở tay cử động khó khăn, VC gọi là Trung Khều làm nghề thợ
may), quản giáo và vệ binh (danh từ VC) hay ghé lại nhà anh ngồi nghỉ,
uống nước chè hút thuốc lào và tán gẫu. Nhân tiện những người tù cũng
ngồi la liệt hai bên đường trước cửa nhà anh để nghỉ. Anh hay đem thuốc
lào và nước để anh em dùng. Thời gian này anh em nghiện thuốc lào bất
đắc dĩ vì không có thuốc lá. Mặc dầu trong bụng lúc nào cũng cồn cào vì
cái đói triền miên, nhưng thuốc lào hình như cần thiết hơn.
Thấy sự đối xử anh Trung rất khác biệt với những người khác. Ðó là điều hiếm hoi trong một chế độ lấy lừa dối làm chính, xem mạng người như cỏ rác và đầy hận thù. Các con của anh cũng khác xa với “cháu ngoan bác hồ” [mất dạy không chỗ nào nói nổi], không bao giờ gọi chúng tôi là “thằng tù”.
Thấy sự đối xử anh Trung rất khác biệt với những người khác. Ðó là điều hiếm hoi trong một chế độ lấy lừa dối làm chính, xem mạng người như cỏ rác và đầy hận thù. Các con của anh cũng khác xa với “cháu ngoan bác hồ” [mất dạy không chỗ nào nói nổi], không bao giờ gọi chúng tôi là “thằng tù”.
Một
lần chúng tôi ngồi nghỉ trước nhà anh trên lề đường để uống nước và hút
thuốc lào do con anh mang đến. Nội quy cấm không được tiếp xúc với dân,
nếu vi phạm sẽ bị cùm trong nhà kỷ luật vì vậy mọi sự tiếp xúc phải lén
lút đừng để bọn cán bộ bắt gặp. Nhân tiện tôi hỏi cháu sao không gọi
các chú là “thằng tù“ giống như các đứa trẻ khác. Cháu trả lời “Bố cháu
dạy các bác các chú là thành phần học thức miền Nam, vì vận nước phải đi
tù chứ không có tội tình gì cả.
Các con phải đối xử lễ độ với họ và tôn trọng họ“. Thấy sự việc càng ngày xẩy ra không đơn giản, phải có nguyên do sâu xa nào đó mà tôi chưa biết. Trong đầu tôi tự hỏi mãi “tại sao”, mà chính tôi chưa bao giờ trả lời được. Lúc bấy giờ trong trại khoảng 300 tù nhân chỉ có 2 người là TQLC, tôi và anh Nguyễn Văn Ðốc. Nhưng anh Ðốc làm thợ rèn không bao giờ ra khỏi trại, chỉ một mình tôi TQLC lao động ngoài trại (Anh Ðốc đã mất vài năm nay tại Houston.)
Các con phải đối xử lễ độ với họ và tôn trọng họ“. Thấy sự việc càng ngày xẩy ra không đơn giản, phải có nguyên do sâu xa nào đó mà tôi chưa biết. Trong đầu tôi tự hỏi mãi “tại sao”, mà chính tôi chưa bao giờ trả lời được. Lúc bấy giờ trong trại khoảng 300 tù nhân chỉ có 2 người là TQLC, tôi và anh Nguyễn Văn Ðốc. Nhưng anh Ðốc làm thợ rèn không bao giờ ra khỏi trại, chỉ một mình tôi TQLC lao động ngoài trại (Anh Ðốc đã mất vài năm nay tại Houston.)
Mãi đến ngày gần Tết năm 78, tôi được
trại giao công tác lấy lá dong mang về trại để gói bánh chưng cho bộ đội
lẫn tù nhân. Tôi đi ngang qua nhà anh, thấy anh ra hiệu tôi xuống suối
trước cửa nhà anh, rồi anh đi theo xuống gặp tôi và lại ngồi gần tôi.
Một lúc rất lâu anh không nói năng gì cả. Tôi thấy anh ngồi trầm tư và
suy nghĩ, đôi mắt nhìn tôi chăm chú. Tôi ngồi im lặng tôn trọng sự suy
nghĩ cuả anh. Một lúc sau anh bắt đầu kể với giọng trầm buồn.
- “Năm 73 sau ngày ngưng chiến, một buổi
sáng nhiều sương mù, tôi đi theo bờ biển để tìm cua, ốc tại thôn Gia
Ðẳng. Vì không kiểm soát được nên tôi lọt qua phòng tuyến của anh và bị
các anh bắt được. Tôi rất lo ngại là sẽ bị các anh đánh đập, nhưng ngoài
sức tưởng tượng của tôi, các anh đã đưa thuốc cho tôì hút và tử tế đưa
tôi về BCH của các anh.
Tôi được một anh lính Thủy đánh bộ mang quân hàm Thượng úy hay Ðại úy gì đó, tôi không biết chắc chắn lắm, dẫn tôi ra Huế để ăn uống và xem chiếu bóng bằng xe ôtô con. Thú thật anh, trong lòng tôi vô cùng cảm xúc cách đối xử tử tế của các anh. Nhưng tôi không thể ở lại với các anh mặc dù tôi rất muốn, vì các anh cũng biết tôi còn gia đình hiện đang sống bên kia và sẽ bị trù dập nếu tôi là hàng binh.
Sau một ngày đi chơi rất thoải mái tôi được các anh trả về đơn vị tôi. Từ đơn vị của các anh tôi chạy về đơn vị tôi. Thú thật tôi không ngờ các anh không bắn theo tôi mà thực sự có ý định thả tôi. Tôi về phải làm tờ kiểm điểm và phải nói lên sự đối xử tàn ác của các anh. Thú thật anh lương tâm tôi rất xẩu hổ nhưng không viết như vậy không được.
Tôi được một anh lính Thủy đánh bộ mang quân hàm Thượng úy hay Ðại úy gì đó, tôi không biết chắc chắn lắm, dẫn tôi ra Huế để ăn uống và xem chiếu bóng bằng xe ôtô con. Thú thật anh, trong lòng tôi vô cùng cảm xúc cách đối xử tử tế của các anh. Nhưng tôi không thể ở lại với các anh mặc dù tôi rất muốn, vì các anh cũng biết tôi còn gia đình hiện đang sống bên kia và sẽ bị trù dập nếu tôi là hàng binh.
Sau một ngày đi chơi rất thoải mái tôi được các anh trả về đơn vị tôi. Từ đơn vị của các anh tôi chạy về đơn vị tôi. Thú thật tôi không ngờ các anh không bắn theo tôi mà thực sự có ý định thả tôi. Tôi về phải làm tờ kiểm điểm và phải nói lên sự đối xử tàn ác của các anh. Thú thật anh lương tâm tôi rất xẩu hổ nhưng không viết như vậy không được.
Rồi đến ngày “Giải phóng miền Nam“, tôi
bị phục viên và được chỉ định đem gia đình về đây sinh sống. Tôi nghĩ
chế độ nào dù bạo tàn hay nhân đạo theo thời gian cũng phải thay đổi,
con người dù sống một thế kỷ rồi cũng mai một đi. Chỉ có tình người là
trường tồn vĩnh cửu, mặc dầu chế độ và xã hội hiện tại rất hiếm hoi.
“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng“. Ngày hôm nay tôi đối xử tử tế
với các anh là vì tôi nhớ mãi sự tử tế của các anh đối xử với tôi, mà
trong tư tưởng tôi luôn luôn bị nhồi nhét các anh là thành phần ăn gan
uống máu đồng loại. Tôi nghe bộ đội nói tên anh và cho tôi biết anh là
“Lính Thủy đánh bộ“ trốn trại vừa bị bắt lại còn đang kỷ luật.
Ngày hôm nay tôi kể cho anh nghe câu
chuyện này mà tôi đã giấu kín từ lâu. Tôi biết anh là lính thủy đánh bộ
nên thổ lộ cảm nghĩ của tôi vì tôi tin anh cùng đơn vị đã bắt tôi cũng
đã biết hoặc đã nghe chuyện này. Tôi muốn nói với anh lời cuối, anh nên
giữ gìn sức khoẻ, đừng có trốn trại mà sẽ không bao giờ thoát được mà
chỉ thiệt thân, hãy chờ đợi ngày về với gia đình. Tôi không biết thời
gian nào nhưng tôi nghĩ rằng sẽ lâu lắm. Ðiều tiên quyết là anh phải còn
sống mới về sum họp với gia đình, anh nên nhớ điều hết sức quan trọng
này.”
Sau khi nói xong anh đưa tôi gói xôi và
trở lại nhà, và nói “Anh ăn đi tôi không có gì hơn để giúp anh.” Trong
khi vừa ăn xôi vừa nghĩ lại những lời tâm sự của anh.
Ðúng là năm 73 sau khi có lệnh ngưng
chiến tại chỗ đơn vị của Thiếu Tá Trần Quang Duật, Tiểu Ðoàn Phó
TÐ1/TQLC có bắt được 1 tù binh đi lạc vào tuyến phòng thủ của TÐ1 ở thôn
Gia Ðẳng. Sau khi giải giao về BCH/LÐ/258 đang đóng ở Hội yên. Lữ đoàn
Trưởng Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh đã xin lệnh cấp trên để đưa anh ra thị xã Huế
ăn uống vui chơi mong tìm hiểu thêm tin tức và mong anh ta hồi chánh.
Tôi được cấp xe, tiền để đưa anh ra Huế ăn uống và xem chiếu bóng.
Tôi không hỏi tên anh vì tôi nghĩ anh sẽ nói tên giả. Ðầu tiên ăn phở anh ăn ngon lành như chưa từng được ăn ngon như thế, được uống cà phê, hút thuốc lá và đi xem chiếu bóng. Trước khi về tôi đưa anh ra quán chè ở cồn Hến để anh giải lao và nhìn đồng bào ta nhộn nhịp qua lại. Anh đăm chiêu và tận hưởng những gì được ưu đãi, chắc anh nghĩ trong đời anh khó có dịp được hưởng lần nữa. Một lúc anh nói với tôi: “Các anh tử tế lắm, ăn uống rất ngon và thành phố tấp nập.
Tôi thích lắm, nhưng tôi không ở lại với các anh được vì tôi còn gia đình đang sống bên kia”. Trên đường trở về tôi được lệnh trả anh về cho TÐ1/TQLC để đơn vị này thả anh tại nơi bắt anh để anh trở về đơn vị.
Tôi không hỏi tên anh vì tôi nghĩ anh sẽ nói tên giả. Ðầu tiên ăn phở anh ăn ngon lành như chưa từng được ăn ngon như thế, được uống cà phê, hút thuốc lá và đi xem chiếu bóng. Trước khi về tôi đưa anh ra quán chè ở cồn Hến để anh giải lao và nhìn đồng bào ta nhộn nhịp qua lại. Anh đăm chiêu và tận hưởng những gì được ưu đãi, chắc anh nghĩ trong đời anh khó có dịp được hưởng lần nữa. Một lúc anh nói với tôi: “Các anh tử tế lắm, ăn uống rất ngon và thành phố tấp nập.
Tôi thích lắm, nhưng tôi không ở lại với các anh được vì tôi còn gia đình đang sống bên kia”. Trên đường trở về tôi được lệnh trả anh về cho TÐ1/TQLC để đơn vị này thả anh tại nơi bắt anh để anh trở về đơn vị.
Biết rõ và nhớ rất rõ từng chi tiết theo
lời tâm sự của anh. Nhưng suốt thời gian nghe anh tâm sự, ngồi lặng yên
tôi lắng nghe. Không xác nhận cũng như không nói lời nào cả. Ở tù với CS
một thời gian tôi thấm thiá sự gian trá lừa lọc và tàn ác của họ. Năm
1979 khoảng tháng 7 trời rất là nóng bức từng cơn gió Lào làm cháy da
thịt. Tôi xuống suối để rửa mặt cho đỡ nóng bức. Anh xuống theo và gặp
tôi.
Anh Trung đưa cho tôi 2 củ khoai lang đã chín, vài viên kẹo, một nắm thuốc lào và nói: “Tôi chỉ có thể giúp anh bấy nhiêu, anh cũng biết là mọi người rất nghèo, không dư dả như miền Nam của các anh. Tôi nghe 5 người trốn trại sẽ được di chuyển đến trại khác vào ngày mai. Tôi chúc anh may mắn, và tôi nghĩ chúng ta khó có ngày gặp lại. Mong anh giữ gìn sức khoẻ”.
Anh Trung đưa cho tôi 2 củ khoai lang đã chín, vài viên kẹo, một nắm thuốc lào và nói: “Tôi chỉ có thể giúp anh bấy nhiêu, anh cũng biết là mọi người rất nghèo, không dư dả như miền Nam của các anh. Tôi nghe 5 người trốn trại sẽ được di chuyển đến trại khác vào ngày mai. Tôi chúc anh may mắn, và tôi nghĩ chúng ta khó có ngày gặp lại. Mong anh giữ gìn sức khoẻ”.
Tôi suy nghĩ sự chuyển trại là một tin
không bao giờ cho tù nhân biết, nếu tiết lộ sẽ có biện pháp kỷ luật
ngay. Chắc là anh tin tôi mới cho tôi biết. Tôi bèn nói nhanh với anh vì
ngập ngừng thì tôi sẽ không bao giờ dám nói: “Người Lính Thủy Ðánh Bộ
mà anh kể chính là tôi”. Nói xong tôi chào anh và quay lưng lên đường
nhập chung với đội. Ðúng ngày
mai, 5 người chúng tôi chuyển về liên trại nhập chung với những người
trốn trại ở các trại khác di chuyển về trại Phú Sơn 4 Bắc Thái để công
an quản lý. Tôi nhớ mãi hành động cũng như cách cư xử thân thiết và tử
tế của anh. Tôi nguyện trong lòng một ngày nào đó, nếu còn sống sót để
trở về với gia đình tôi sẽ tìm gia đình anh để thăm.
Mãi đến cuối năm 87 tôi mới được thả ra
khỏi trại cải tạo về với gia đình. Về đến nhà bao nhiêu chuyện phải lo:
lo ăn, lo mặc, lo chỗ ở, lo kiếm tiền để sinh sống cho chính mình và gia
đình mình. Sau đó phải lo giấy tờ hồ sơ để xuất cảnh. Bao nhiêu chuyện
phải gánh vác không còn thì giờ nghĩ đến gia đình anh Trung cho đến khi
gia đình tương đối ổn định sau khi được định cư ở Hoa Kỳ.
Năm 1994, nhân một chuyến làm ăn ở Kuala
Lumpur (Malaysia) với 1 người Hoa quốc tịch Mã Lai. Trong khi chờ đợi
hợp đồng với 1 xưởng mộc, anh ta hỏi tôi có muốn về thăm viếng VN hay
không. Tôi không có ý định về VN vì chế độ CS còn tồn tại, cha mẹ tôi đã
qua đời, hơn nữa tôi mới rời đất nước một thời gian ngắn khoảng 4 năm,
không có lý do để về VN. Bỗng tôi nghĩ đến anh Trung tôi đổi ý muốn về
VN một chuyến. Sau vài ngày ở Saigon, tôi tìm cách đi ra miền Bắc đến
tỉnh Hoàng Liên Sơn tìm gia đình anh Trung. Ðáng tiếc cảnh vật cũng như
người đã thay đổi, không có cách gì tìm lại được gia đình anh.
Tôi trở lại Saigon trong lòng vô cùng hối tiếc và ân hận. Nhưng tôi nghĩ mọi việc đều được thượng đế an bài, tôi cố công đi tìm nhưng không gặp được cũng là do ý trời. Lý luận như thế để lường gạt lương tâm được yên ổn không còn bứt rứt nữa.
Tôi trở lại Saigon trong lòng vô cùng hối tiếc và ân hận. Nhưng tôi nghĩ mọi việc đều được thượng đế an bài, tôi cố công đi tìm nhưng không gặp được cũng là do ý trời. Lý luận như thế để lường gạt lương tâm được yên ổn không còn bứt rứt nữa.
Vài ngày sau đó không có chuyện gì để
làm, hơn nữa Saigon nóng bức và chật chội, tôi có ý định về miền Tây
chơi. Tôi ra bến xe Tân cảng Phú lâm mua vé xe về Cần thơ.
Trong khi chờ đợi xe khởi hành, tôi ngồi
quán uống nước nhìn người qua lại tấp nập và vội vã hình như thời gian
không đủ đối với họ. Bỗng nghe 2 anh khuân vác giành mối gây nhau bằng
giọng Bắc mà theo kinh nghiệm xương máu của tôi đúng là giọng Bắc Kỳ năm
75.
Hai anh cãi nhau nhiều, nhưng chỉ một câu
làm tôi chú ý và ngạc nhiên. “Mày, con Trung Khều, bố con mày là thành
phần phản động phải sống ở vùng núi, không được sống vùng đồng bằng như
gia đình tao, tao không xem mày ra gì c...” Câu nói này làm trong đầu óc
tôi hiện lên hình ảnh quen thuộc xa xưa, nhưng không biết chắc đúng hay
không.
Ðợi 2 anh cãi xong lại gần anh bị anh kia
mắng, tôi hỏi: “Anh quê ở đâu mà vào Nam làm nghề khuân vác”. Anh nhìn
tôi ngỡ ngàng và đôi chút ngạc nhiên. Tôi bèn mời anh lại chỗ tôi ngồi
và gọi nước cho anh.
Một lúc sau anh ta tâm sự, “Gia đình tôi
trước ở Mường Côi tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau đó cả gia đình di chuyển về
Phủ Lý tỉnh Nam Ðịnh để sinh sống. Nhưng cuộc sống quá khổ thiếu thốn đủ
thứ, gia đình quá nghèo nên tôi định vào Saigon để kiếm tiền giúp gia
đình.”
Tôi bèn hỏi “Hồi nẫy tôi nghe anh kia nói bố anh là Trung Khều phải không?”
Anh nhìn tôi và nói: “Bố tôi là bộ đội phục viên, tay bị thương nên mang tật”.
Tôi bèn nói bố anh làm nghề thợ may phải không?
Anh ngạc nhiên hỏi vì sao tôi biết. Anh nhìn tôi chăm chú và nói “Bác là Việt kiều ở nước ngoài về phải không?”
Tôi hỏi tại sao anh lại đoán chắc như
thế. Anh bèn chỉ đôi giầy tôi đang mang và nói “Ða số người ta chỉ mang
dép mà bác lại mang giầy Adidas”.
Tôi mỉm cười nói với anh ta “Tôi cũng ở Mường Côi Hoàng Liên Sơn 3 năm”.
Anh cười nói “Bác nói giọng Nam rặt sao lại ở Hoàng Liên Sơn?”.
Tôi bèn nói tôi ở tù cải tạo ở đó. Anh ta
mừng rỡ nói, “Bác ở trại tù 9 căn bị cháy hết đó phải không?” Tôi nói
phải, anh nhớ dai lắm.
Anh ta nói thêm: “Các bác các chú ở trong
trại đó lao động ngang qua nhà cháu, hay nghỉ hai bên đường trước cửa
nhà để uống nước và hút thuốc lào”.
Tôi liền nghĩ: “Khổ công lặn lội đi tìm
không được, tình cờ lại gặp cố nhân”. Tôi bèn hỏi thăm bố mẹ anh ta. Anh
ta kể: “Bố cháu bây giờ yếu lắm, di chuyển đi lại khó khăn, không làm
gì cả. Chỉ có mẹ cháu buôn bán ngoài chợ Phủ Lý nhưng không đủ ăn. Không
có vốn làm sao kiếm tiền được. Gia đình cháu rất vất vả và nghèo khổ.”
Tôi lấy 200 đồng (Dollars) để giúp anh và
gia đình anh và gửi lời hỏi thăm bố mẹ anh… Tôi nói tên tôi cho anh
biết và nghĩ rằng bố anh có lẽ còn nhớ. Tôi viết địa chỉ cho anh để sau
này anh có thể liên lạc được với tôi.
Sau 7 ngày lang thang ở VN, tôi trở lại
Malaysia để tiếp tục công việc làm ăn... Trong lòng tôi thực sự thơ
thới, hân hoan cũng như tràn đầy hạnh phúc, như vừa trút bỏ gánh nặng
ngàn cân trên vai và đã thực hiện được điều tâm nguyện của mình. Mọi
việc lặng lờ trôi vào quá khứ và tôi quên bẵng đi một thời gian.
Năm 1995 khoảng tháng 5, tôi nhận được
một lá thư. Lời lẽ trong thư là lời lẽ của một anh bộ đội miền Bắc đã
phục viên. Tôi muốn gìn giữ từ ngữ của anh dùng để người đọc có ý niệm
rõ chứ tôi không có ý dùng từ ngữ VC…..
“Tôi được con tôi kể lại, anh tặng cho nó
và gia đình tôi một số tiền quá lớn đối với trí tưởng tượng của tôi.
Tôi nghĩ trong chế độ xã hội hiện nay rất thiếu tình người, không ai cho
tôi một số tiền lớn lao như thế và đối xử tử tế như anh vậy. Nhờ đó vợ
tôi có số vốn buôn bán, cuộc sống đỡ hơn trước nhiều lắm. Thật sự bây
giờ tôi không thể nào hình dung được hình ảnh của anh, hình như thời
gian đã làm cho tôi quên mất. Nhưng việc làm của anh đã giúp cho tôi
“một ấn tượng bức xúc” không bao giờ tôi quên được. Tôi rất mừng cho anh
và gia đình anh đã thoát khỏi sự cùng cực đau khổ. Là nạn nhân của một
chế độ bất nhân, tàn bạo và hận thù nhưng mọi người trên thế giới mở
rộng vòng tay giúp đỡ. Chế độ đó, tôi đã phục vụ cả cuộc đời tôi và hy
sinh xương máu để bảo vệ.
Cuối cùng tôi xin nói với anh rằng. Thuyết
nhân quả của nhà Phật đã đánh tan bức tường vô thần trong đầu óc tôi.
Bây giờ sự suy nghĩ của tôi vào giờ phút còn lại của cuộc đời hoàn toàn
thay đổi hẳn. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào câu nói của nhà Phật “Gieo
nhân nào hưởng quả nấy”
Tôi thành thật cảm ơn anh. Sự tử tế của anh đã làm biến đổi con người tôi thành người tốt như hiện nay, theo ý tôi nghĩ…
NGUYỄN VỸ * THẾ LỮ
Thế Lữ (1907 - 1989)
NGUYỄN VỸ
Tôi không quen biết Thế Lữ, không gặp chàng lần nào, mãi đến hôm chàng đến thăm thôi, với một máy hình xách tay.
Một thời gian trước đó khá lâu, Thế Lữ đã viết hai bài trong báo Phong Hóa, kích bác tôi hết sức tàn nhẫn. Trong tuần báo Đông Phương của Lan Khai, tôi có đáp lại về quan điểm Thơ, còn những lời Thế Lữ mạt sát, thì tôi gác ra một bên, không đề cập. Tôi không muốn gây với Thế Lữ một cuộc bút chiến, vì trong các bài đả kích tôi Thế Lữ có chủ tâm rõ rệt là “đập cho chết không cho ngóc đầu dậy được nữa”, chứ không cố tình trao đổi quan điểm văn chương.
Một thời gian trước đó khá lâu, Thế Lữ đã viết hai bài trong báo Phong Hóa, kích bác tôi hết sức tàn nhẫn. Trong tuần báo Đông Phương của Lan Khai, tôi có đáp lại về quan điểm Thơ, còn những lời Thế Lữ mạt sát, thì tôi gác ra một bên, không đề cập. Tôi không muốn gây với Thế Lữ một cuộc bút chiến, vì trong các bài đả kích tôi Thế Lữ có chủ tâm rõ rệt là “đập cho chết không cho ngóc đầu dậy được nữa”, chứ không cố tình trao đổi quan điểm văn chương.
Vi Huyền Đắc, một nhà soạn kịch ở Hải Phòng, hiện nay ở Sài Gòn, và quen thân với Thế Lữ, có kể chuyện cho tôi nghe rằng một hôm Thế Lữ xuống Hải Phòng thăm anh, anh hỏi chàng: “Vì sao công kích Nguyễn Vỹ như thế?” thì đại khái Thế Lữ trả lời “Đập cho nó chết”. Vi Huyền Đắc liền bảo: “Trong vườn Văn học nước ta hiện đang khô khan nghèo nàn, Nguyễn Vỹ cũng là kẻ đã gieo hạt giống mới như các anh, sao anh không để cho hạt giống ấy mọc lên mà lại muốn nó chết đi?”
Vi Huyền Đắc lúc bấy giờ chưa quen biết tôi, tôi càng cảm động khi nghe anh kể lại câu chuyện ấy. Nhưng nói với Thế Lữ về triết lí xã hội, hay lí tưởng văn học, thật chẳng ích lợi gì.
*
Tôi vẫn chưa hiểu với mục đích gì bữa trưa hôm ấy Thế Lữ đến thăm tôi.Bấy giờ gần 3 giờ, một buổi chiều Chủ nhật nắng gắt. Tôi ở một mình trên gác trọ một nhà buôn nước mắm ở Khâm Thiên gần Ô Chợ Dừa. Cửa phòng tôi vẫn mở toang ra, nắng và gió lùa vào ngập cả căn phòng quạnh quẽ. Tôi đang ở trần, ngồi xem sách.Bỗng một chàng từ dưới cầu thang bước lên, tiến vô cửa. Đi với chàng có một cậu, trán dồ. Chàng là ai, tôi chưa quen: mặt lưỡi cày, màu da bềnh bệch, vai hơi gù, người gầy, không cao không thấp, đôi mắt ranh mãnh. Tôi thấy khách lạ, vội vàng chạy vào sau màn, bức màn ngăn phòng khách và bàn viết của tôi, mặc áo ra tiếp. Chưa kịp hỏi, chàng đã cười, tự giới thiệu:
- Thế Lữ.
Tôi mỉm cười, đưa tay bắt tay chàng:
- Hân hạnh.
Chàng quay lại giới thiệu chú trán dồ:
- Anh Vũ Đình Liên, Cao đẳng Luật.
Tôi mời khách ngồi.
Câu chuyện hàn huyên về gia đình, đời sống, rồi nói chuyện văn nghệ, kéo dài độ một tiếng đồng hồ. Thế Lữ cho tôi biết anh là cựu học sinh trường Bách Nghệ Hải Phòng (như trường Kĩ Thuật Cao Thắng ở Sài Gòn hiện giờ). Tên anh là Nguyễn Thứ Lễ, nói lái thành ra Thế Lữ. Chữ “Lễ” là Lê ngã, thành ra “Lê Ta”. Trước, anh có đăng thơ rải rác trên vài tờ báo nhưng ít ai để ý. Anh nổi tiếng nhờ báo Phong Hóa “lancer”, do một bài của Nhất Linh giới thiệu. Lúc gặp Thế Lữ, tôi mới 23 hay 24 tuổi gì đó. Thế Lữ lớn hơn tôi 4, 5 tuổi, theo lời anh nói.
Ngồi ghế đối diện với tôi, chính là kẻ đã nói xấu tôi và chửi thơ tôi tơi bời trên báo Phong Hóa, nhưng tôi muốn quên chuyện khó chịu đã qua, để tiếp một người khách có nhã ý đến gặp mình và hôm nay nói với mình toàn những lời vui vẻ, bông đùa, lịch sự. Thế Lữ không ngần ngại khen vài ba bài thơ của tôi vừa đăng trên hai tờ báo Văn Học tạp chí và Phụ Nữ…
Tôi cảm kích đáp lại:
- Cảm ơn anh quá khen. Tôi làm thơ giải trí, đâu hay bằng thơ anh được.
- Thơ Pháp văn của anh, các bạn tôi và tôi cũng công nhận có mấy bài hay.
- Tôi chỉ làm bậy bạ chơi chớ người mình làm sao làm thơ Tây! Vả lại dạo này tôi hết làm thơ Tây rồi.
Trương Tửu tới. Cậu cũng tình cờ lần đầu tiên gặp Thế Lữ. Tôi vừa giới thiệu xong, mặt Trương Tửu bỗng đỏ bừng lên như người vừa uống một hũ rượu. Nhưng chàng cũng ngồi ghế, vui vẻ chuyện trò.
Không được một tách trà đãi khách, Trương Tửu khát nước, ra chum đựng nước mưa ngoài sân, múc vào một bình đầy, rót ra bốn tách, ai nấy uống ngon lành.
Tôi không đá động đến hai bài của Thế Lữ chửi tôi trên Báo Phong Hóa. Nhưng Trương Tửu cười khàn khàn, với giọng hơi khiêu khích, bảo Thế Lữ rằng tên tôi không phải Vĩ là đuôi, mà Vĩ có bộ nhân đứng một bên, có nghĩa khác. Phong Hóa xuyên tạc cả cái tên của người để mà cười thi có ý nghĩa gì?
Thế Lữ bào chữa:
- Trong Phong Hóa vẽ khôi hài cũng như chế giễu để đùa chơi cho vui thế thôi, không có ác ý. Đối với nhân vật nào cũng thế. Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Tiến Lãng, Cụ Nguyễn Văn Tố, cũng bị Phong Hóa chế nhạo, các ông ấy có giận chúng tôi đâu.
Trước khi ra về, Thế Lữ tỏ ý muốn chụp vài tấm hình Trương Tửu và tôi để dán album của chàng, nhưng Vũ Đình Liên xem máy ảnh thấy hết phim.
Tuần lễ sau, nhân buổi sáng đến nhà trọ của Lưu Trọng Lư chơi, ở một ngôi Chùa trên trại Hàng Hoa, lúc về, Tửu rủ tôi ghé thăm Thế Lữ, để trả lễ xã giao. Tôi đồng ý. Vì không có đồng hồ và đi chơi lang thang không biết giờ khắc gì cả, nên hai đứa tôi đến nhà Thế Lữ, thấy cả nhà đang ngủ trưa. Có lẽ đã một giờ, hay một giờ rưỡi. Chúng tôi cũng quên rằng chúng tôi chưa ăn cơm trưa. Theo lời Thế Lữ đã chỉ nhà, ở gần Sở Thú, nơi góc đường Sơn Tây, ngó qua Kho Đạn của Nhà Binh. Thế Lữ ở trên gác. Hai đứa tôi leo cầu thang vừa lên đến gác, ngó phía tay phải, thấy ba bốn chàng nằm dài trên bục gỗ, ngủ ngáy khó khò. Tôi biết mặt trong đám có một cậu học trường Cao đẳng Luật Khoa, tên là Vũ Đình Liên, trước đó là bạn học Anh ngữ, cùng lớp với tôi, ở nhà một bà người Anh, Bà Guezennei.
Thế Lữ nằm lim lim trên bục, nghe tiếng giày Tây cồm cộp của tụi tui (Trương Tửu đi mạnh lắm), anh ngồi dậy, vồn vã ra đón tiếp. Salon kê nơi góc phòng, ngay chỗ cầu thang bước lên. Nhưng bây giờ mình đến chơi giữa giấc ngủ trưa của người ta, bất tiện quá, tụi tôi nói chuyện qua loa rồi cáo từ. Thế Lữ cố giữ lại, để lấy máy hình chụp chúng tôi ba tấm, và chụp riêng cho tôi một tấm.
Tấm hình này, Thế Lữ có gởi biếu tôi một, chính là tấm hình mang kính đen, mà Hoài Thanh in trong quyển Thi nhân Việt Nam. Tôi ngạc nhiên khi thấy bức ảnh đó trong sách của Hoài Thanh.
Có điều mâu thuẫn buồn cười, là trong sách, ông Hoài Thanh chê tôi “y phục lố lăng” mà chính tấm hình in trong sách ông thì đầu mới hớt tóc, chải Brilantine láng bóng, áo quần bằng nỉ serge màu nước biển (do một ông bạn ở Khâm Thiên may cho) và cravate mới, không có gì lố lăng.
Không hiểu sao Hoài Thanh thấy “lố lăng”? Trong tấm hình đó, tôi mang kính đen, vì hôm đi với Trương Tửu ghé nhà Thế Lữ, trời nắng chói chang, chúng tôi đứa nào cũng có mang kính đen.
*
Thế Lữ và tôi gặp nhau lần ấy là lần thứ hai và cũng là lần chót.Phong Hóa không viết bài mạt sát tôi nữa, tuy thỉnh thoảng vài trang, vài số đặc biệt Xuân, báo ấy vẫn vẽ tôi, bằng nét hài hước để độc giả Phong Hóa cười chơi.
Đến khi tôi xuất bản quyển sách Pháp văn “Grandeurs et Servitudes…” (1937), các báo Việt và Pháp ở Hà Nội đều có lời giới thiệu rất tử tế, riêng trên báo Phong Hóa tuyệt nhiên không có một dòng giới thiệu.
Tôi có gởi hai quyển tặng riêng Thế Lữ và Khái Hưng để tỏ lòng cám ơn Thế Lữ và Khái Hưng đã đề tặng tôi các quyển thơ và tiểu thuyết của hai ông. Nhưng Thế Lữ không hề có một lời, một chữ, dù là giới thiệu qua loa sách tôi trên báo Phong Hóa. Chỉ có Khái Hưng viết thơ riêng cảm ơn và khen tặng.
Ngồi ăn chả cá với tôi ở Phố Hàng Cân, Trương Tửu đỏ mặt, nốc hai li rượu đế, rồi hét lên như Trương Phi:
- Bọn “Văn Phiệt” ấy thật là tồi!
Bài phê bình của Lê-Ta[1]
(Bài này, nhiều người nói đến lắm, nhưng ít ai được đọc vì đã lâu quá. Nay tôi xin rút nguyên văn trong Phong Hóa số 127 ngày 7.12.1934).
“Nhà thi sĩ Nguyễn Vỹ, tác giả Tập thơ đầu là một nhà thơ có nhiều tài, nhiều tình cảm, mà lòng tự ái lại nhiều hơn. Cho nên, khi ông ra mắt quốc dân, mắt đầy lệ, cây bút cầm tay, ông không muốn ai khinh ông cả. Ấy thế mà Nhất Linh lại bảo Tập thơ đầu của người tên là “đuôi” kia không có ruột!
Muốn khỏi mất lòng thi sĩ, tôi phải nói chữa hộ Nhất Linh, thơ ông Nguyễn Vỹ có ruột đấy chứ, chả tin cứ giở quyển sách của ông ra mà xem. Chỉ tiếc cái ruột ấy đặc quá, mà khốn một nỗi là người ta lại không biết nó đựng những gì.
Về phần thơ Pháp thì tôi thấy Nàng Thơ của ông là một chị chàng sướt mướt, ẻo lả, khóc khóc, mếu mếu như con mẹ điên, mà lại nói ngọng nữa. Bởi thế khi nàng ấy ca, người Nam không ai chịu được, còn người Tây thì… tôi khuyên cả nàng lẫn ông đừng có cho họ nghe.
Đến phần thơ ta, nàng thơ của ông Vỹ khi nói tiếng ta thì ngô nghê, ngơ ngẩn, mà lải nhải nhiều lời… chẳng khác gì một cô “đầm” lắp bắp nói tiếng dân bản xứ:
Các người đã biết cái hôn yêu đầu tiên chưa?
Cái hôn dịu dàng vô hạn, mà nơi vắng vẻ,
Cặp môi âu yếm hãy còn rụt rè e lệ,
In lên trên mắt các người?
(Những đêm trằn trọc).
Tôi chưa thấy vị thánh thần nào to lớn như ngài!
Ngài ngồi giữa gian chùa chật, cao nghiêm, chễm chệ trên ngai!
Trong cung vắng mờ tối ấy, không ẩn mình một con muỗi!
Da thịt ngài đều bằng đồng, Ngài trạc năm sáu mươi tuổi.
…
Mũi ngài lớn, miệng ngài to, đầu bóng nhoáng và đen mun,
Răng đỏ san sát dưới nửa làn môi, thêm vẻ hãi hùng.
(Đức Thánh Đồng Đen)
Cả một vần thơ của ông Nguyễn Vỹ đều một giọng như thế hết. Không biết nhà thi sĩ của tôi định chế ai? Nếu đem chắp những tiếng kì quặc như thế mà thành nhà thơ được, từ năm xưa tôi cũng là “thi sĩ” đứt đi rồi. Vì năm xưa tôi ngứa làm thơ cũng có bài thơ nghe tương tự như thế. Bài thơ ấy đây này:
Cái đồng hồ
Một tháng về trước, tôi có một cái đồng hồ
Cái đồng hồ ấy là của người anh mua cho
Tôi xem ra nó là vật tốt lắm,
Và nó cũng không nhanh, và nó cũng không chậm.
Nhưng tôi không dám đem xuất bản, và khi đọc nó cho người bạn nghe, thì anh ta bò ra cười, rồi ghé tai tôi nói thầm, bảo tôi rằng: “Anh nên tìm chỗ nào rất kín mà chôn nó đi, không thiên hạ hóa điên mất”.
*
Phong Hóa số 129
Ngày 28.12.1934, Lê Ta chế giễu:
“Ông Nguyễn Vỹ là một nhà học rộng. Bàn về thi ca, ông đã cho chúng ta biết nhiều điều mới lạ. Ông hiểu rõ được hết các âm điệu thơ, khuôn phép thơ, mĩ thuật của thơ, tuy ông không hiểu thơ là cái gì, và tuy ông thấy mình là thi sĩ.
Ông lại khéo nói nữa. Khéo nói lắm, khéo nói quá! Ông bênh vực ông một cách rất có duyên, rất chu đáo, mà không phản đối ông lại còn chu đáo gấp đôi, Tập thơ đầu của ông là một tập thơ có khuynh hướng cải cách bằng lối riêng của ông. Ông bỏ cái gông cùm biền ngẫu với phép hạn chế phá, thừa, trạng, luận, kết, của bài thơ Tàu, để mang cái gông cùm mới của luật thơ Tây.
Thơ của ông Nguyễn Vỹ thiếu cái gì kia, chứ “chân thơ” (pieds) thì đủ lắm. Xin đọc ít câu sau này:
Những cặp môi xinh đẹp, mà ta thấy thoáng qua
Ban ngày, lúc ta thủng thỉnh đi trên đường phố,
Bây giờ một mình ta trằn trọc trong đêm tối,
Lại hiện ra, yêu kiều, duyên dáng, trước mắt ra…
(Lối thơ mười chân)
…
Hai bàn chân linh thiêng ấy! Những ngày rằm và ngày hội,
Tôi được nhìn rất cảm động, những trẻ mồ côi vô tội,
Những bà già, và những cô thiếu nữ xinh đẹp ngây thơ
Hôn hít hai bàn chân Thạch, hoặc lấy tay vuốt ve sờ,
Hay với chiếc khăn mùi soa, vạt áo, miếng nhung, miếng vóc,
Mà họ áp hôn vào môi hoặc họ xoa lên đầu tóc
…
(Lối thơ 12 chân)
Soi đến kính hiển vi cũng không thiếu một chân nào. Thơ ông quả thật không phải thơ quê. Nhưng quả thật là ngô nghê.
Đeo so sánh thơ ông Vỹ với bài thơ Đồng Hồ của tôi ông không bằng lòng là phải, vì nó không đủ chân.
Tôi lấy hết can đảm để đọc đi đọc lại, lúc thì lẩm nhẩm, lúc thì cất giọng ngâm nga, mà buồn thay cho tôi, tôi nghe nó vẫn làm sao ấy. Nhưng đối với tác giả thì nhiều thi vị lắm. Nó có một thú thi vị ngầm, cũng như người đàn bà xấu số ở trong phong dao có duyên thầm được chồng yêu quí:
Lỗ mũi em tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Ông Vỹ có quyền yêu thơ của ông lắm.
Am hiểu âm luật, biết nói đến những chữ trật tự, qui tắc, biết chế sự hỗn độn, hồ đồ, tại biết ghét những cái ngớ ngẩn, ngây ngô, mà viết ra những thơ như trên kia thì viết làm gì.
Tôi là người bạn ham đọc thơ, mà chỉ mong đợi được đọc thơ hay. Không hay lắm thì vừa vừa cũng được. Lúc trông thấy tập sách xinh xinh, bìa in sạch sẽ của ông Vỹ tôi có bụng mừng rằng sẽ được hoan nghênh một tác phẩm có giá trị. Vì xin thú thực, ngòi bút bông đùa của tôi cũng đã chán ngấy sự châm chích những văn chương không ra gì rồi. Có phải lỗi ở tôi đâu.
Ông bảo tôi có ý mạt sát ông. Ông lại bảo Thế Lữ muốn dìm ông. Tôi cũng như Thế Lữ, không bao giờ mạt sát riêng ai. Giá người ta cứ làm văn hay đi. Thơ văn người ta viết không lúng túng ở trong cái thể văn chật hẹp, buồn cười, thì tôi là người đầu tiên hết lòng ca tụng. Còn như ý muốn dìm ông, trời ơi! Đời nào chúng tôi lại đang tâm thế. Vả lại còn dìm ông thế nào được nữa. Văn thơ kia chưa đủ nói xấu ông rồi ư?”
Lê Ta
Hai bài trích trên đây được đăng trên báo Phong Hóa liên tiếp hai kì. Mục đích, như chính Thế Lữ đã nói với Vi Huyền Đắc, là “đánh cho chết Nguyễn Vỹ”.
Nhưng Thế Lữ không ngờ phản ứng của hai bài đó rất mạnh trong giới văn nghệ Hà Thành và giới Sinh viên Cao đẳng. Dư luận xôn xao, chờ bài trả lời của tôi. Tôi viết trong tuần báo Đông Phương của Lan Khai một “lời phi lộ”, trong đó tôi chỉ trình bày quan điểm của tôi về Thơ, - ngoài ra không đá động tới những lời kích bác và mạt sát của Thế Lữ. Đồng thời, trong l’Annam Nouveau của Nguyễn Văn Vĩnh, trong Văn học Tạp chí 1935 của Dương Tụ Quán, Hà Nội báo của Lê Tràng Kiều, cũng có những bài đả kích lại luận điệu “phê bình” của Thế Lữ. Sau đó, Thế Lữ im luôn.
Tôi xin trích một bài của Lê Trang Kiều trả lời Thế Lữ, trong Hà Nội báo.
Bài của Lê Tràng Kiều đáp lại Thế Lữ
Kể bây giờ mà nói đến Nguyễn Vỹ đã là chậm lắm rồi, người ta nói đến Nguyễn Vỹ nhiều lắm, nhiều quá…
Chỉ một cái được người ta nói tới nhiều, cũng đủ vinh dự cho nhà thi sĩ, vì vô duyên nhất, đau đớn nhất cho kẻ hao tổn không biết bao nhiêu tâm trí, biết bao ngày giờ để làm nên một bài thơ, in nên một cuốn sách mà không ai nói tới. Đã đành rằng những lời nói tới đó chẳng đẹp lòng ông Nguyễn Vỹ, nhưng… “Người ta công kích ta, chỉ chứng rằng ta sống”.
Thơ ông Nguyễn Vỹ đã là một cái đần để cho người ta viết, một câu chuyện cho người ta bàn, thơ Nguyễn Vỹ đã sống một cách đầy đủ ở trên mặt các tờ báo…
Quyển Tập thơ đầu, mới ló đầu ra đã bị ông Lê Ta ở Báo Phong Hóa, công kích một cách tàn tệ… Cũng lại chỉ vì ông Lê Ta Thế Lữ cũng làm thơ mà ông Nguyễn Vỹ cũng làm thơ đó thôi! Chứ công kích như cái kiểu ông Lê Ta, trong cái thời kì văn học đang phôi thai này, có nhà văn nào, có tác phẩm nào là không đáng công kích? Cứ theo cái phương pháp phê bình của ông Lê Ta Thế Lữ, thì ông Thái Can, ông Lưu Trọng Lư, ông Huy Thông, cả ông Thế Lữ, trong những văn thơ của các ông ấy, ta cũng thấy nhan nhản những điều đáng công kích, nếu người ta muốn công kích. Phê bình mà chỉ tìm một vài cái kém, cái dở chưa hẳn là phê bình. Một nhà phê bình có tiếng đã nói: “Cố yêu để mà hiểu lấy tác giả…” Vì lẽ rằng không có cái gì hoàn toàn ở đời này ta hãy tìm lấy trong cái thiếu kém một viên gạch, một miếng vôi để mà góp vào sự xây đắp cái tòa lầu Nghệ thuật, cái tòa lầu ấy không thể do độc một người mà xây nổi, vì nó phải dầu dãi nhiều mưa gió, chịu sự vùi dập bao thế kỉ. Cái tòa lầu ấy phải là công xây dựng của quá khứ, của hiện tại, của tương lai.
Ông Nguyễn Vỹ đưa lại cho sự xây đắp ấy, một mảnh vôi nhỏ, cũng đã là nhiều lắm rồi.
Thật là không biết người biết của vậy! Giá như tôi đưa cả quyển Mấy vần thơ của ông Thế Lữ, tôi bỏ ra ngoài vài ba bài thơ “được”, rồi tôi lại cứ đưa những bài “lủng ca lủng củng” đầy dẫy ở trong sách ra mà bắt, mà bẻ (điều ấy khó mà làm được), thì chừng ấy, ông Thế Lữ còn gì mà lên mặt “thi sĩ” với đời?
*
Ai đã thấy Nguyễn Vỹ một lần rồi, đã có gặp ông ấy một lần nào ở trong cái nhà ấy, thì sẽ không ngạc nhiên chút nào, khi thấy văn thơ của ông ấy nhiễm đầy một vẻ buồn não nùng! Cái cuộc đời buồn thảm của ông đi qua, để lại trên cái mặt ông cũng như ở trong văn thơ của ông, những vết sầu, những nếp răn đã đánh dấu hiệu cho ông ở trong đám người chen chúc ở chợ trần, đám người mà ông mang một lòng khinh thị không bờ bến…
Cứ mỗi hôm, lối 9, 10 giờ đi qua xóm Khâm Thiên, vừa khỏi những phố cô đầu rực rỡ ánh điện, và lộng lẫy những cô tiên, gần đến Ô Chợ Dừa, ta ngẩng lên sẽ thấy một cái gác nhỏ… mù mờ dưới một ngọn đèn liu hiu. Trong cái gác ấy có một bóng đen đi đi lại lại, cầm một cái que gõ vào tường như muốn làm nẩy ở trong cái vật vô tri, một cái tư tưởng linh động, mấy câu thơ, một cái linh hồn.
Cái bóng ấy là cái bóng của một thi sĩ.
Cái que ấy là cái quản bút thân yêu của thi sĩ.
Cái gác nửa sáng nửa tối ấy là cái tâm hồn của thi sĩ.
Cái tâm hồn ấy là một bể sầu não.
Những “giọt thơ” từ đấy rơi ra là những giọt sầu não, những tư tưởng ở đấy bay ra đều có đôi cánh đen, đen một màu đen thảm đạm, như đôi cánh quạ.
Con quạ đen ấy đã hơn một lần, đưa lại sự buồn não cho thi sĩ đương triền miên trong giấc mộng ái tình:
Lần đầu hai ta hôn nhau,
Đứng so đôi trên cành dâu,
Một cặp bồ câu trắng gáy,
Em buồn… và em ngẩn ngơ.
Hỏi anh: “Mình yêu em ơi,
Ngày ta yêu nhau được mấy?”
*
Hai ta yêu nhau lần đầu,
Lần đầu hai ta hôn nhau,
Một cặp bồ câu trắng gáy,
Ái tình ru bên tai ta,
Ta sẽ yêu nhau đến già,
Như cặp bồ câu trắng ấy.
(Nguyễn Vỹ – Tiếng quạ kêu)
Đương vui, đương say sưa trong cái lạc thú êm ái của ái tình, cặp tình nhân ấy bỗng giật mình và nghĩ đến chuyện đâu đâu, cõi lòng đương sáng bỗng tối lại:
Nhưng em vẫn cứ không vui,
Em bảo anh: “Mình yêu ơi,
Ái tình sẽ tang thương lắm.
Em không muốn cặp bồ câu
Cùng nhau gáy trên cành dâu,
Lúc hai ta yêu đằm thắm!”
*
Rồi khi hai ta biệt li,
Ôm vào nhau và lâm li
Em khóc, mà anh cũng khóc,
Dầu non nước cách nghìn trùng,
Hai tâm hồn vẫn ở chung
Khăng khít một lời tơ tóc.
Vì đâu mà mộng tình vơ vẩn. Phải chăng là vì chợt thấy cái bóng quạ đen vừa liệng trong trí… Cái bóng ấy đã ấn mạnh vào tâm linh một vết đen không còn nhìn được nữa.
… Từ hôm ấy đến hôm nay,
Cặp bồ câu trắng đã bay.
Anh chờ mà chim không lại,
Hôm qua, tự nhiên anh buồn.
Thầm thì suốt lệ ứa tuôn
Như tràn cả ra sơn hải!*
Bây giờ anh đã hiểu rồi,
Ôi vong hồn Lang em ôi!
Lời em thiêng chi lắm nhé!
Anh không ngờ cuộc tình duyên
Rất khắng khít của chúng mình,
Cũng đảo điên như dâu bể!
(Nguyễn Vỹ – Tiếng quạ kêu)
Rồi từ đó cái bóng đen ấy không còn rời nhà thi sĩ ra nữa, nhà thi sĩ đi đâu nó cũng đi theo, làm gì nó cũng làm với. Sự lãng mạn của Nguyễn Vỹ có lẽ quá đáng, nhưng biết làm thế nào được? Ta có quyền gì cấm một người khác đừng buồn, đừng khóc, nhất là khi người ấy là một nhà thi sĩ? Nhà thi sĩ ngồi trước mắt ta, đương cười cười, nói nói vui vẻ, hai giọt nước mắt, lẻn tuôn ra trên đôi má, mà nhà thi sĩ cũng như ta có hay những giọt nước mắt ấy đã ứa ra tự hồi nào!
Sự buồn thảm ấy không phải là vô lí mà cũng không phải là vô cớ. Cái cớ làm cho Nguyễn Vỹ phải buồn thảm vẫn là cái cớ đã làm bận lòng biết bao thi sĩ.
Đấy là một sự vô lí đã làm cho nhà thi sĩ lẩn quẩn mãi với những cái lẩn quẩn. Mặc dầu nhà thi sĩ đặt tay lên trán, gõ quản bút vào vách, cái vô lí ấy vẫn là một sự “vô lí”, nhà thì sĩ vẫn thấy mình sống ở đời như một đứa trẻ con, khóc những cái biết rằng sẽ tan như bột xà phòng, mà vẫn cứ yêu, cứ khóc!...
Trong cái khoảng trời đất bao la, thi sĩ không muốn đi vẫn cứ đi. Giờ nào, phút nào, cũng như có vẻ trầm tư mặc tưởng, muốn tìm một cái gì… Cái gì đó, hoặc là một mảnh tro tàn, hoặc là một cái hương thừa, hoặc một chút ái ân đã nguội, hoặc một quãng đời quá khứ vừa qua… Nhưng là một huyễn tượng! Nhà thi sĩ bao giờ có tìm thấy một cái gì đâu.
- Hỡi thi sĩ! Đêm khuya mưa gió,
Ta tìm ta trong đám cỏ xanh.
Mỗi chiều tan cuộc ái ân,
Chút xuân ta cũng tan dần mất thôi.
Cùng người yêu ta vui chốc lát,
Mãn cơn vui xờ xạc cơn buồn!
Còn gì trên cỏ xanh um
Mà ta chẳng để lệ tuôn luôn dòng?
Vừa lúc chiều ta cùng tri kỉ
Trên cỏ xanh rủ rỉ gần đêm
Những lời tình tự êm đềm,
Bây giờ phút ấy còn tìm thấy đâu?
Bàn tay yên, nưng niu ve vuốt,
Nụ hôn yêu dính ướt trên môi,
Lả lơi bộ đứng dáng ngồi,
Lúc chiều gần đấy mà giờ đâu xa?
Một ngày xuân của ta rơi rụng.
Bao lệ xuân ứa đượm trên cành.
Ngó qua đã thấy khó tàn,
Nhìn đến chỉ thấy mơ màng tình duyên.
Sáng ngày mai xuân còn tươi lại,
Nhưng xuân nay tê tái cả rồi!
Mấy lần xuân nữa thì thôi!
Thì tan tác nốt cái đời xuân ta?
(Nguyễn Vỹ – Tìm gì)
Nếu chỉ có thế thì sự buồn não của thi sĩ nó thanh thú biết bao! Khốn nỗi, nhà thi sĩ ngày ngày còn phải chung đụng với người thế, sống giữa một chốn đông đúc mà bao giờ cũng hiu quạnh, lạnh lẽo như kẻ bị đày, bao giờ cũng tưởng như mình lạc loài vào một chốn hang hùm nọc rắn. Đời không bạc bẽo mà nhà thi sĩ cứ nhất định tưởng đời là bạc bẽo. Đời không xấu xa, nhà thi sĩ vẫn tưởng nó xấu xa!
Thật là một cảnh thương tâm, đau đớn. Nhưng biết thế nào mà lột hết cả những cái thành kiến ấy cho nhà thi sĩ?
Làm thế nào được?
…
“Ta không mong ai thương ta, vì ta buồn bã khốn cùng
Lê la trong sương, trong gió, trong bóng lạc mịch mông lung,
một tâm hồn vô thừa nhận…
(Nguyễn Vỹ – Hỏi người yêu không quen biết)
Biết mình khổ cho nên nhà thi sĩ mang một lòng khinh dể vô hạn đối với những cảnh yên ấm giàu sang bên mình, những cảnh đang mai mỉa nhà thi sĩ một cách cay độc.
Cảnh khốn cùng hay tìm đến cảnh khốn cùng.
Cảnh buồn não hay tìm đến cảnh buồn não:
Thương thay! Bây giờ đêm đã khuya vắng,
Mà tiếng ăn mày còn kêu văng vẳng!
Bây giờ mà còn lê la ngoài đường,
Bây giờ còn ai thừa chút lòng thương!
… Nín im đi thôi, hỡi người cơ khổ!
Ta đã nghe thấy tiếng người nức nở,
Bi đát, não nùng, vụt lên một hơi,
Chạm phải cái vòm u khí của trời,
Rồi vỡ nát tan, tả tơi, từng mảnh,
Và rơi trong im, và trong đêm lạnh!
Trên đầu nhà nguơi, một vùng sương mù
Trong lòng nhà ngươi, một hố thâm u,
Tiếng kêu của ngươi xé tim bay bổng.
Để trong lòng người vết thương trống rỗng.
Rồi ngươi, than ôi! Ngã lăn trên đường
Mà tiếng của ngươi cũng tắt trong sương!
…
(Nguyễn Vỹ – Người ăn mày trong sương lạnh)
Cái buồn não của những kẻ bất hạnh, của kẻ nghèo khổ ở đời này thật là vô cùng, đến nỗi khi ta thấy một kẻ ăn sung mặc sướng trước mắt ta, kẻ ấy biến thành một tội nhân.
Không những Nguyễn Vỹ và tri kỉ của nghèo đói lang thang ở dọc đường xó chợ, cái nghèo đói mỏi miệng kêu gào mà chẳng kẻ đoái hoài. Nguyễn Vỹ còn là thi sĩ của cái nghèo đói lê la ở cái thế giới những người chết: thân xác chết mà cái nghèo đói vẫn theo bên u hồn.
Nguyễn Vỹ là thi sĩ của những vong hồn cơ khổ dắt nhau từng đàn, từng lũ, thất thểu trong đêm tối, trong các miếu đền, trong gò cây, bên lạch nước… để kiếm miếng ăn:
Đến ngày nay cảnh non sông đã phủ mấy lớp sương mù,
Mà còn rên dưới rễ cỏ những vết hận lòng lai láng!
Ta hãy bước vào khe khẽ trong cái im lặng nặng nề,
Của nấm mả, của gò cây, của đền đài lăng miếu cũ,
Ta sẽ gõ đầu quản bút trên miếng gạch, trên cành tre,
Gọi nỗi bi tình mênh mông của những linh hồn vô chủ.
Ta hãy ngồi ven lạch nước dò nghe những tiếng véo von,
Của lòng đá, của bọng cây, của những khe mồ, kẻ núi,
Mà một hơi gió thoáng qua làm gãy nát bao điệu đờn,
Và động lớp sóng âm ba đang gợn đùa trong nắng bụi…
(Nguyễn Vỹ – Gửi một thi sĩ của nước tôi)
Một người như thế, bảo họ không buồn não thì họ còn biết làm gì được? Ta có trách người ấy làm gì, vì trời sinh hắn ra như vậy. Để cho hắn khóc, thì thuận lẽ Trời. Buộc hắn phải cười thì hắn sẽ điên mất.
Đêm đã về khuya. Vài hạt sương gieo nặng ở trên cành… theo điệu sương những cái mảnh lòng của nhà thi sĩ cũng rơi vào trong cái rỗng không vô đề…
Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu…
*
Nhưng hơi
Gió bấc
Lạnh lùng
Hiu hắt
Thấm vào
Em ơi
Trong lòng
Hạt sương
Thành một
Vết thương!...
*
Rồi hạt
Sương trong
Tan tác
Trong lòng,
Tả tơi
Em ơi!
Từng giọt
Thánh thót,
Từng giọt
Điêu tàn
Trên nấm
Mồ hoang!...
*
Rồi sương
Cành dương
Liễu ngả
Gió mưa
Tơi tả
Từng giọt
Thánh thót
Từng giọt
Tơi bời
Mưa rơi
Gió rơi
Lá rơi,
Em ơi.
(Nguyễn Vỹ – Sương rơi)
Đó là những hạt sương ư?
Những mảnh lòng tan vỡ ư?
Những hạt lệ rơi thánh thót ư?
Không, đó là tất cả!
Đó là cái nhạc điệu thiên nhiên của những vật vô hình và hữu hình ở trong vũ trụ lúc đêm khuya, những vật ấy, nối tiếp nhau mà tan vỡ thành từng giọt.
“Từng giọt thánh thót
từng giọt điêu tàn”…
*
Một người đã tìm được một cái nhạc điệu mới như thế, há chỉ “xứng” để cho người ta dìm xuống? Làm ra được một bài như bài Sương rơi cũng đã nhiều lắm rồi, cũng đủ cho ta quên hết những cái sơ xuất của nhà thi sĩ trong lúc mới ra đời.
Lê Tràng Kiều
(Hà Nội – Báo số 26, ngày 1.7.1936)
Nguồn: Văn thi sĩ tiền chiến. “Chứng dẫn một thời đại” của Nguyễn Vỹ. NXB Văn học, 2007.
1. Lê Ta là bút hiệu của Thế Lữ, mà trong bài thơ này Thế Lữ không dám công khai nhìn nhận.
LÊ NGỌC TRÁC * NGUYỄN VỸ
Qua
tác phẩm của những nhà thơ, nhà văn, chúng ta thấy họ là những nhân
chứng của thời đại. Nhà thơ Nguyễn Vỹ là một trong những nhân chứng của
một thời đại mà ông đã từng sống.
Nguyễn
Vỹ sinh năm 1910, trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước ở
làng Tân Phong (Tân Hội), huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyễn Vỹ là
một người đa tài, suốt đời sống bằng nghề văn và báo chí. Ông ký nhiều
bút danh: Tân Phong, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền, Tâm Trí... Từ những năm đầu
thập niên 30 của thế kỷ 20, Nguyễn Vỹ đã xuất hiện trên văn đàn, tham
gia viết trên tạp chí Văn học, Tiểu thuyết thứ Năm, Hà nội báo, Phụ
nữ... ở Hà Nội. Và, là một cây bút chính luận sắc sảo trên các tờ báo
thời bấy giờ như: Le Sygne, L'ami du peuple, La patrie Annamite...
Thừa
hưởng truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ, Nguyễn Vỹ đã thể
hiện tư tưởng chống Pháp, chống phong kiến và chống cả Nhật Bản trong
những bài báo của mình. Chính vì vậy, năm 1937, ông bị nhà cầm quyền bắt
giam 6 tháng tù ở Hà Nội vì một bài báo chống Pháp. Năm 1940, ông lại
bị Nhật Bản bắt cầm tù ở Phú Yên. Năm 1945 mới được tự do. Từ năm 1946,
ông sống ở Sài Gòn. Nguyễn Vỹ đã sáng lập và điều hành nhiều tờ báo: Dân
ta, Bông lúa, Tạp chí Phổ thông, Tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm...
Nguyễn
Vỹ bị tai nạn giao thông tại Long An, qua đời vào ngày 4/2/1971. Ông để
lại cho đời nhiều tác phẩm với nhiều thể tài phong phú, đa dạng, phải
nói là đồ sộ: Về thơ có: Tập thơ đầu – Premières Poésies (1934, thơ Việt – Pháp), Hoang vu (1962). Truyện ngắn: Vinh và nhục của Nguyễn Văn Nguyên (1936). Tiểu thuyết gồm có: Đứa con hoang (1938), Người yêu của hoàng thượng (1938), Thi sĩ Kỳ Phong (1938), Chiếc bóng (1941), Dây bí rợ (1957), Chiếc áo cưới màu hồng (1957), Hai thiêng liêng (1957), Mồ hôi nước mắt (1965). Chính luận viết bằng tiếng Pháp: Kẻ thù là Nhật Bản (1938), Cái họa Nhật Bản (1938), Tấn kịch Việt – Pháp (1947). Biên khảo: Những người đàn bà lừng danh trong lịch sử (1970). Chứng tích thời đại: Tuấn, chàng trai nước Việt (1970), Văn thi sĩ tiền chiến (1970).
Nguyễn Vỹ là nhà thơ, nhà văn và là nhà báo lão thành trong làng báo miền Nam.
Ông được người đời công nhận là một nhà báo dám nói lên sự thật. Về
văn, Nguyễn Vỹ chuyên viết tiểu thuyết xã hội. Nhà văn – Nhà phê bình
văn học Vũ Ngọc Phan nhận định về tiểu thuyết của Nguyễn Vỹ như sau: "Ông là một người giàu tình cảm, nhìn cuộc đời bằng con mắt bi quan, trái tim ông rung động khá nhiều...".
Cùng với tiểu thuyết và các thể tài khác, Nguyễn Vỹ trước sau vẫn là
một nhà thơ. Ông thật sự nổi tiếng về thơ. Từ năm 1941, mặc dù có những
nhận định có phần khắt khe về Nguyễn Vỹ, nhưng cả Hoài Thanh – Hoài Chân
và Vũ Ngọc Phan đều phải công nhận: "Nguyễn Vỹ là người có tài về thơ".
Nhiều thế hệ yêu thích bài "Sương rơi" và "Gởi Trường Tửu"
của Nguyễn Vỹ. Hoài Thanh – Hoài Chân cho rằng 2 bài thơ này thật sự là
kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Hai bài thơ trên Nguyễn Vỹ viết với phong cách
khác nhau. Ông đã tạo ra nhạc điệu riêng trong "sương rơi". Với bài "Gởi Trường Tửu", theo thể thất ngôn trường thiên, Nguyễn Vỹ viết trong cơn say với tâm trạng bi phẫn, u uất:
"...
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương..."
Lời thơ thống thiết, nói lên nỗi khổ của văn thi sỹ và những người làm báo trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp cai trị.
Trên con đường thi ca, Nguyễn Vỹ đã từng viết:
"Ta hãy truyền một thi hứng mới cho thế kỷ hai mươi
Ta hãy ký thác trong vần thơ những tình sâu ý hiếm".
Hai
câu thơ trên như một tuyên ngôn về thơ của Nguyễn Vỹ. Và, ông đã có
những sáng tạo mới lạ, đầy táo bạo trong thơ. Nguyễn Vỹ là người đề
xướng trường phái thơ Bạch Nga trên tạp chí tiểu thuyết Thứ Năm ở Hà Nội
trong thập niên 30 của thế kỷ 20. Nguyễn Vỹ đã viết những câu thơ 2 chữ
và 12 chữ (Có người gọi là câu thơ 12 chân). Sau này trên tạp chí Phổ
Thông xuất bản ở Sài Gòn, Nguyễn Vỹ tiếp tục đề xướng trường phái thơ
Bạch Nga và thể thơ hình đối xứng. Bài thơ mang dạng hình học, các hình
ảnh ngộ nghĩnh, đầy mới lạ (Thơ hình đối xứng là lấy câu giữa của bài
thơ làm trục đối xứng của những câu thơ theo thứ tự đầu và cuối của toàn
bài thơ. Những bài thơ, nhìn toàn bài sau khi viết hoặc in trên giấy
giống như những bức họa, hoặc có hình lục lăng, tứ giác, hình thoi...).
Trường phái mới lạ này đã thoát ly khỏi những quy tắc thể thơ cổ truyền.
Sau Nguyễn Vỹ, chúng ta còn bắt gặp nhiều bài thơ "lạ" như thế của Phan Phụng Văn, Ngô Hữu Đoàn và nhiều cây bút khác.
Trước khi bị tai nạn giao thông qua đời đúng một năm, Nguyễn Vỹ viết bài thơ "Quảng Ngãi, quê hương tôi".
Lời thơ tha thiết, ý thơ hùng hồn, Nguyễn Vỹ đã khắc họa được những nét
đặc trưng tiêu biểu về đất và người quê hương núi Ấn sông Trà:
"...
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Nhiệm màu guồng xe nước
Tha thướt chập chùng
Lên men đồng lúa mướt
Lả lướt mênh mông
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Thương thương làn mây trôi
Mơn cảnh đồi Thiên Ấn
Vương vương sầu tơ nắng
Nút Bút vùng phương khôi
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Dòng sông rạo rực
Lưng Rồng uốn khúc
Rực rỡ ánh dương ngời
Trùng trùng gấm vóc
Huyết lệ sử dân Hời
Từ Chiêm Thành khai quốc
Dâng về ngôi Đại Việt
Trọn ân tình Chúa, Tôi
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Dân tình bất ly
Dân trí bất nhược
Dân đức bất suy
Dân tâm bất khuất
Khí thiêng nung đúc
Văn chương kiệt phách hào hoa
Bất chấp cường quyền, uy vũ
..."
Cùng với sự nghiệp thơ, có một tác phẩm của Nguyễn Vỹ được nhiều người yêu thích và đánh giá cao, đó là tác phẩm "Tuấn, chàng trai nước Việt".
Tác phẩm này trước khi in thành sách trọn bộ 2 tập được đăng tải từng
kỳ trên tạp chí Phổ Thông đã thu hút được đông đảo người đọc. Hình minh
họa trong tác phẩm là một người thanh niên khôi ngô, tuấn tú, mặc chiếc
áo dài cổ truyền, đầu đội mũ cối rộng vành đã trở thành thân thuộc với
người đọc thời bấy giờ. Theo Nguyễn Vỹ thì tác phẩm "Tuấn, chàng trai nước Việt"
không phải là tiểu thuyết, không phải là hồi ký, cũng không phải là tự
truyện. Nguyễn Vỹ đã viết về những con người, những sự kiện chân thật
với tư cách là nhân chứng khách quan của thời đại. Chính vì vậy, ông gọi
tác phẩm của mình là "chứng tích thời đại".
Ông viết về xã hội Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 đến năm 1945,
viết về chân dung cuộc sống của một thế hệ cùng thời với ông, mà ông đã
gọi là "thế hệ Tuấn – chàng trai nước Việt". Nguyễn Vỹ đã ghi chép một
cách đầy sáng tạo các sự kiện; phải nói là ngồn ngộn sự kiện, đầy hấp
dẫn, phong phú và đầy chân thật trong "Tuấn, chàng trai nước Việt".
Ông trở thành người kể chuyện tài hoa, hấp dẫn. Từ chuyện ăn mặc, thời
trang, tóc tai, học hành, thi cử, chuyện làng xã, chính trị... Từ đời
sống sinh hoạt của một vùng đất, của một đất nước chuyên sống bằng nông
nghiệp lạc hậu, tiếp xúc với những phương tiện hiện đại, cơ giới, máy
móc tự động của phương Tây; đến tình cảm và suy nghĩ của một thế hệ đối
với đất nước và dân tộc.
Đọc tác phẩm này của Nguyễn Vỹ, chúng ta thấy rõ hoàn cảnh, cuộc sống của Việt Nam
từ trong thời kỳ phong kiến, thuộc địa đến thời kỳ bùng nổ dân chủ,
giành độc lập. Chúng ta hiểu rõ tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, cũng
như những tập quán xã hội của nước ta trong thời kỳ đầu thế kỷ 20. Tác
phẩm "Tuấn, chàng trai nước Việt"
đã trở thành nguồn tư liệu quý giá giúp rất nhiều cho những nhà nghiên
cứu, biên soạn, trích dẫn những phong tục tập quán, những sinh hoạt
trong đời sống, những chuyển biến lịch sử của đất nước Việt Nam trong
thời kỳ đầu của thế kỷ 20.
Với tác phẩm "Tuấn, chàng trai nước Việt", nhà thơ Nguyễn Vỹ là nhân chứng của một thời đại.
Tài liệu tham khảo & trích dẫn:
- Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942)
- Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân (1942)
- Nguyễn Vỹ - Nhân tích của một vùng đất và một thời đại
của Đỗ Lai Thúy (Tạp chí VHNT số 7/2007)
TRẦN TUẤN KIỆT * NGUYỄN VỸ
NGUYỄN VỸ VỚI THƠ VÀ BÁO
Nhà báo Nguyễn Vỹ sinh năm 1912 tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, và năm 1945 lại đổi tên Phổ Phong), thuộc huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Tuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng do chống Pháp nên đã từ chức, còn mẹ ông là bà Trần Thị Luyến. Ngoài ra ông có người bác là Nguyễn Thuyên từng bị quân Pháp đày Côn Đảo, anh họ là Nguyễn Nghiêm, thủ lĩnh phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Quảng Ngãi năm 1930 sau bị giết hại tại tỉnh nhà.
Nguyễn Vỹ từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Qui Nhơn 1924–1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ra miền Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.
Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu. Tập thơ này gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Tập thơ đầu in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà. Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt Pháp lấy tên là Le Cygne, tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ còn có nhà văn nổi tiếng bấy giờ là Trương Tửu
cộng tác.
Sau do Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của Pháp nên tờ báo rút giấy phép xuất bản vĩnh viễn. Còn bản thân ông bị qui kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia. Kết quả ông bị tòa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3000 quan tiền phạt. Ông mãn tù năm 1939, lúc Pháp thất trận khi quân Nhật vào chiếm đóng. Nguyễn Vỹ lại tranh đấu chống Nhật, ông dùng ngòi bút cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật là : Kẻ thù là Nhật bản; Cái họa Nhật-Bản.
Sau do Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của Pháp nên tờ báo rút giấy phép xuất bản vĩnh viễn. Còn bản thân ông bị qui kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia. Kết quả ông bị tòa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3000 quan tiền phạt. Ông mãn tù năm 1939, lúc Pháp thất trận khi quân Nhật vào chiếm đóng. Nguyễn Vỹ lại tranh đấu chống Nhật, ông dùng ngòi bút cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật là : Kẻ thù là Nhật bản; Cái họa Nhật-Bản.
Lần này, Nguyễn Vỹ lại bị quân Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê (sau này trong tạp chí Phổ thông bộ mới, Nguyễn Vỹ có kể lại những ngày sống trong tù ngục với tựa bài Người tù 69).
Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài Gòn,
trong ấy có những bài công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu
sau, báo này bị đóng cửa. Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Ðại. Tồn tại chẳng bao lâu, đến lượt tờ báo trên cũng bị đình bản.
Năm 1952, một nhật báo khác cũng do Nguyễn Vỹ chủ trương là tờ Dân ta, sống được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước. Mãi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam. Ngoài ra, ông còn cho ra tuần báo Bông Lúa, Tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm…
Năm 1956,
Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ, nhưng chỉ
ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản
nhật báo Dân ta (bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 19674 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)- Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi. Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương tạp chí Phổ Thông mà thôi.
Tác phẩm : Tập thơ đầu – Premières poésies (Thơ Việt và Pháp), xuất bản tại Hà Nội, 1934 – Đứa con hoang (tiểu thuyết) Nxb Minh Phương, Hà Nội, 1936 – Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (tập truyện ngắn Việt Nam bằng Pháp văn) Nxb Đông Tây, Hà Nội, 1937 – Kẻ thù là Nhật Bản (luận đề chính trị), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1938 – Cái họa Nhật Bản (luận đề chính trị), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1938 – Đứng
trước thảm kịch Việt Pháp – Devant le drame Franco Vietnamien, (luận đề
chính trị bằng Việt và Pháp văn) xuất bản ở Đà Lạt 1947– Hào quang Đức Phật (luận đề tôn giáo) tác giả xuất bản, Đà Lạt 1948 – Thi sĩ Kì Phong (tiểu thuyết, 1938) – Chiếc Bóng (tiểu thuyết) Nxb Cộng Lực, Hà Nội 1941 – Chiếc áo cưới mầu hồng (tiểu thuyết), Nxb Dân Ta, Sàigòn 1957 – Người yêu của hoàng thượng (tiểu thuyết) Nxb Minh Phương, Hà Nội 1958) – Giây bí rợ (tiểu thuyết), Nxb Dân Ta, Sàigòn 1957 – Hai thiêng liêng I & II (tiểu thuyết), Nxb Dân Ta, Sàigòn 1957 – Hoang vu (thơ) Nxb Phổ Thông, Sàigòn 1962 – Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết), Nxb Sống Mới, Sàigòn 1965 – Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo), Nxb Sống Mới, Sàigòn 1970 – Tuấn, chàng trai nước Việt I & II, (chứng tích thời đại), Nxb Triêu Dương, Sàigòn, 1970 – Văn thi sĩ tiền chiến (ký ức văn học), Nxb Khai Trí, sàigòn, 1970 – Buồn muốn khóc lên (thơ) 1970 – Mình ơi (văn hóa tổng quát) 1970 – Thơ lên ruột (thơ trào phúng) 1971
Bên cạnh những tập sách biên khảo có giá trị như Văn thi sĩ tiền chiến, Tuấn – chàng trai nước Việt…
Nguyễn Vỹ còn viết nhiều bộ tiểu thuyết, nhưng được đánh giá là không
thành công. Riêng về thơ, ông nhận được nhiều lời khen chê. Trong Tập thơ đầu
(1934), Nguyễn Vỹ có đăng vài bài theo lối 12 chân (alexandrins), một
lối thơ mới trên thi đàn Việt Nam, nhưng không lạ gì đối với thi đàn
Phương Tây.
Mà còn rên dưới rễ cỏ những vết hận lòng lai láng…
(Gửi một thi sĩ của nước tôi, Hà Nội báo, số 23, 1936)
Chính vì lẽ đó, ông bị Thế Lữ cho rằng ông có ý định toan lòe và bịp mọi người[4], còn Vũ Ngọc Phan thì viết : Với thời gian, không một ai có thể bị cám dỗ mãi về những cái tầm thường, chỉ cầu kỳ có bề mặt. Và Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết về Nguyễn Vỹ như sau :
Nguyễn Vỹ đã đến giữa làng thơ với
chiêng trống, xập xoèng inh cả tai. Chúng ta đổ nhau xem. Nhưng chúng ta
lại tưng hửng trở vào vì ngoài cái lối ăn mặc và những điệu bộ lố lăng,
lúc đầu ta thấy con người ấy không có gì…
Chê bai, nhưng ngay sau đó hai ông cũng phải nhìn nhận:
Một bài như bài “sương rơi” được rất
nhiều người thích. Người ta thấy Nguyễn Vỹ đã sáng tạo ra một nhạc điệu
riêng để diễn tả một cái gì đương rơi. Cái gì đó có thể là những giọt
lệ…Nhưng “sương rơi” còn có vẻ một bài văn. “Gửi Trương Tửu” mới thực là
kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dãi nỗi bi phẫn
cho cả một hạng người.
Khác với những ý trên, Lan Khai trong báo Đông Phương, Phạm Huy Thông trong báo L’Annam nouveau (báo của Nguyễn Văn Vĩnh), Lê Tràng Kiều trong Hà Nội báo (số 23, ngày 10 tháng 6 năm 1936) lại hết sức khen ngợi thơ Nguyễn Vỹ. Và trong quyển Hồn Thơ nước Việt thế kỷ XX. có ghi lời của Lam Giang (tác giả Khảo luận thơ mới, NXB Hà nội, 1940) như sau :
Phê bình Nguyễn vỹ, Hoài Thanh phát
biểu một ý kiến võ đoán : “Nguyễn Vỹ chí lớn mà tài nhỏ nên hay lập dị,
chứ thật sự ít có thành tích văn chương”. Tôi thiết tưởng cái công du
nhập đầu tiên lối thơ nhạc vào thi đàn Việt Nam, giữa lúc rất nhiều
người chỉ chăm lo đả kích Luật Đường, chứ chưa sáng tạo được một thể
điệu gì mới, cũng đáng cho chúng ta nhìn tác giả với một nhãn quang
nhiều thiện cảm hơn.
Năm 1962, tập thơ thứ nhì mang tên Hoang vu ra đời. Bình luận về tập thơ này, nhà văn Thiết Mai trong Sáng dội miền Nam viết :
Nguyễn Vỹ đã nếm mùi tân khổ, gian
lao…lại ở vào cảnh giao thời của hai thế hệ, trong tình trạng bi đát
nhất của lịch sử nước nhà, nên Nguyễn Vỹ đã trở thành con người rắn rỏi,
yếm thế…rồi đi đến tâm trạng căm hờn, biếm nhạo, khắc khe, chua
chát…Nhưng lúc trở lại với bẩm tính vốn có, chúng ta thấy ông hiền dịu,
đa tình, đa cảm, thiết tha với một đời sống êm đềm…
Về tài thơ, ta thấy thơ của ông được
cấu tạo đễ dàng, không gò ép…Điều đáng chú ý là ông như muốn đưa những
thể mới, có tác dụng gây xúc cảm, có âm điệu du dương, hợp tình để gợi
tình và tả chân mạnh hơn. Thể mới ấy được thấy trong các bài thơ: Sương
rơi, Mưa rào, Tiếng chuông chùa…
Về ý thơ, Nguyễn Vỹ đã có nhiều ý tưởng, nhiều câu văn táo bạo (Hai người điên, Hai con chó, Trăng, Chó, Tù, Đêm trinh…).
Điều này khiến thơ của ông thoát ra khỏi lối thường tình, cổ điển và
cũng chứng tỏ ông là con người có nội tâm cứng rắn, thành thật, dám biểu
lộ tâm tư mình bằng những hình ảnh thiết thực do lòng mình suy tưởng…
Nguyễn Vỹ góp mặt vào làng thơ tiền
chiến từ năm 1934, thời kỳ thơ mới đang hồi phát triển mạnh mẽ. Trong
giai đoạn này, phần đông thi sĩ thường đem khung cảnh lãng mạn, chuyện
tình ái vào thi ca…Nhưng với Nguyễn Vỹ, có thể nói nhà thơ không lấy
tình yêu làm đối tượng, vì thế thơ ông có một đường nét độc đáo riêng
biệt.
Đọc Nguyễn Vỹ, người ta cảm nhận
những điều mỉa mai, chua chát…là sự tức tối như muốn phá vỡ cái gì trong
hiện tại đang bị dồn ép, uất ức để nói lên nỗi thống khổ của kiếp
người…
Thời tiền chiến, thân phận Nguyễn Vỹ
đã thế, nhưng với ý chí phục vụ văn nghệ, trung thành đường hướng vạch
sẵn, ông, một nhà thơ từng chịu nhiều cam go trên đường tạo lập văn
nghiệp, đã kiên trì xây dựng lại Trường thơ Bạch Nga trong bán nguyệt
san Phổ Thông từ Trung thu năm 1962 và được nhiều bạn đọc hưởng ứng,
chứng tỏ lời nói trước kia của Lê tràng Kiều là đúng: “Người ta công
kích ta, chỉ chứng tỏ là ta sống”…. Vậy, Nguyễn Vỹ ngày nay hãy yên ổn
với trường phái của mình.”
Nguyễn Vỹ là một nhà thơ có thực
tài.Ông có cái nhìn thường xuyên vào thực trạng xã hội, theo dõi những
màu sắc biến đổi của nhịp sống dân tộc đã chịu nhiều thảm họa; hòa lẫn
vào đấy là tình thương yêu đồng loại. Tiếng thơ của Nguyễn Vỹ là tiếng
nói chân thành phát xuất tự con người còn nghĩ đến quê hương.
(Trong Wikipedia)
TAO ĐÀN BẠCH NGA CỦA NGUYỄN VỸ
Thuở còn bé ở Sa đéc, tôi ở với người cậu Năm là một nhà trí thức mới ở tỉnh nhà. Nhà nghèo nhưng sách vở không thiếu quyển gì, nhất là báo chí của thời kỳ đó. Thường thì tôi lén lấy xem trong lúc cậu tôi đi làm ở tòa hòa giải Sa Đéc. Tôi coi hết các báo trong đó có tờ Phổ thông bán nguyệt san khá mỏng với những nhà văn như Lê Tràng kiều, Thượng Sỹ…
Thời gian qua, sách vở xưa hầu như rêu
mốc cả, cậu tôi đi quân dịch rồi đi luôn. Tôi với bà ngoại phải lên
Saigon ở nương náu nhà người cậu Tư, nhưng không ở lâu được tôi bỏ nhà
ra đi bụi đời từ năm mười lăm, mười sáu tuổi.
Tôi nhớ lại năm 1963, ông Nguyễn Vỹ có
cho tôi ba ngàn đồng tiền riêng để tôi in tập thơ đầu tiên Thơ Trần Tuấn
Kiệt do Bùi Giáng đề tựa và Nguyễn Trung vẽ bìa.
Thời kỳ sung túc nhất của báo Phổ Thông
sau này khác với Phổ Thông bán nguyệt san thời xưa, thời tiền chiến. Báo
quy tụ hầu hết các nhân vật tên tuổi, các nhà văn hóa từ Bắc di cư vào
và các nhà văn miền Nam như Thiếu Sơn, ông Triệu Công Minh là chồng bà
Ái Lan tên tuổi lẫy lừng thời đó.
Tôi không làm hẳn ở Phổ Thông, chỉ đến
chơi với Nguyễn Thu Minh và vợ là Phương Duyên. Hai người này đều có
chân trong tao đàn của Nguyễn Vỹ. Đó là thi đàn Bạch Nga lấy tờ nguyệt
san Phổ Thông làm diễn đàn. Tao đàn Bạch Nga có Nguyễn Vỹ làm chủ soái.
Nguyễn Thu Minh làm thư ký và rất đông các thi sĩ đương thời góp mặt như
cô Thu Nhi, Tôn Nữ Hỷ Khương, Minh Đức Hoài Trinh (Pháp), Ngọc Hân,
Phương Đài, Thùy Dương Tử, Tuệ Mai, bác sĩ Nguyễn Tuấn Phát và tôi.
Lúc này tôi đồng ý vào tao đàn Bạch Nga
với Nguyễn Vỹ làm thơ 2 chữ, 10 chữ, 12 chữ, tất nhiên là còn các loại
thơ khác. Mỗi năm Tao đàn Bạch Nga mở cuộc thi sáng tác thơ tự do. Tôi
phụ trách chấm thi hầu hết các giải này, nhờ thế tôi khám phá ra nhà thơ
Thùy Dương Tử ở Quảng Nam làm thơ thật hay để chấm anh giải nhất của
Tao đàn Bạch Nga.
Sở dĩ ông Nguyễn Vỹ không bắt buộc các
nhà thơ làm thơ làm thơ 2 cước, 8 cước, 12 cước như ông để tránh bị phản
đối kịch liệt như thơ tiền chiến. Thời đó ông ở nhóm Hàn Thuyên có Đặng
Thái Mai, Nguyễn Đức Quỳnh… theo thuyết xã hội thường phê phán các tác
phẩm của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chủ trương Tự Lực văn đoàn. Nổi bật
nhất là cụ Thượng Sỹ đưa ra nhiều bài phê bình các tác giả thời đó, tất
nhiên là bị nhóm Tự lực văn đoàn tấn công lại dữ dội.
Nguyễn Vỹ nêu lên cách làm thơ hai chữ,
mười hai chữ như Tây. Người công kích ông nhiều nhất là Hoài Chân, Hoài
Thanh trong Thi nhân Viêt Nam cho Nguyễn Vỹ là bất tài, khua chiêng
trống rùm beng mà thôi. Tôi cũng một thời gian chịu ảnh hưởng sự công
kích ấy nên sau này khi soạn Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, sách dầy 1300
trang do nhà Khai Trí in và tái bản vài lần ở Mỹ, tôi cũng lên tiếng chỉ
trích. Công tâm nhận xét thì ông Nguyễn Vỹ đã cố gắng phổ biến Tao đàn
Bạch Nga, cổ súy cho thơ từ 2 chữ đến 12 chữ theo Âu châu cũng là ý kiến
tốt, muốn đổi mới nghệ thuật thơ mới vì thơ cũ ở VN thời đó đã khá
nhàm. Thi phẩm Hoang Vu của ông có giá trị ngang hàng với tất cả những
thi nhân đương thời và cả ngày nay.
Phong cách Âu châu, tư tưởng cấp tiến của ông thời đó đã làm xốn con mắt của nhiều người đương thời nhất là Hoài Chân, Hoài Thanh trong khi quyển thi nhân VN của Hoài Chân Hoài Thanh tái bản luôn mà không sửa đổi gì cả. Thế ra cái án văn chương này vẫn còn tiền lệ tạo ra sự coi thường nhà thơ Nguyễn Vỹ bất công đến bao giờ.
Trong bài thơ nổi tiếng Gửi Trương Tửu, Nguyễn Vỹ đã than thở : Nhà văn An Nam khổ như chó.
Quả vậy, Vita tác giả Mây Ngàn chết vì lao bên Pháp, Vũ Trọng Phụng
chết vì lao ở VN, Anh Hợp chết bên đống rác hay Hàn Mặc Tử lẩn lút đau
thương trọn đời về bệnh cùi. Lê Văn Trương do anh em chôn cất lúc đó
Nguyễn Vỹ lo liệu gần hết, chôn xong thì căn nhà của Lê Văn Trương vừa
bán ở đường Trần Hưng Đạo phải giao cho người ta.
Cụ Tam Ích tuy được gia đình lo cho đầy đủ nhưng có lần ngồi quán ở Cao Thắng với TTKiệt, cụ cũng nói :
Cụ Tam Ích tuy được gia đình lo cho đầy đủ nhưng có lần ngồi quán ở Cao Thắng với TTKiệt, cụ cũng nói :
– Mày đi mua cho thày mấy viên aspirin.
Bài thơ của Nguyễn Vỹ đã lột lên chân
tướng xã hội của các nhà văn đương thời. Ta thử nhìn lại loại thi ca
thời tiền chiến, Xuân Diệu ca ngợi ân tình quên đi những kiếp người khốn
khổ. Bài thơ Lời Kỹ Nữ có có cái thi hứng phong lưu thời đại hơn là lột
trần ra sự cùng khổ thời đại như Victor Hugo, Chế Lan Viên ca ngợi đất
nước Chiêm Thành cũ và nói về sự vong quốc, Quách Tấn ảnh hưởng nặng nề
của Trung quốc, Vũ Hoàng Chương viết Kinh Kha sang Tần… Thời đại ấy làm
thơ viết văn tả thực dường như chỉ có Gởi Trương Tửu là tiêu biểu nhất.
Thế mà Hoài Thanh Hoài Chân đã phớt lờ hay nhắc rất ít lời. Quả nhiên là
có nhiều vị kỷ, thiên kiến mà ra vậy.
Mặc dù thời trai trẻ than thở Nhà văn An nam khổ như chó
nhưng đến trung niên thì đất nước chia đôi. Các nhà thơ di cư vào Nam,
xuất bản sách vở báo chí ra được nhiều độc giả chào đón nồng nhiệt. Báo
Phổ thông lúc bán chạy nhất lên đến hai mươi lăm ngàn số. Nguyễn Vỹ rất
nhiệt tình giúp đỡ các nhà văn cũ như Lê Tràng Kiều, Vũ Bằng. Một nhà
văn lão thành là cụ Đàm Quang Thiện đã dịch Thần thoại Hy Lạp cho Phổ
thông, cả Thẩm Thệ Hà, Thanh Việt Thanh và nhất là Lê Văn Trương khi còn
sống.
Tao đàn Bạch Nga rất đông vui, lúc nào
cũng có các thi sĩ trẻ đến chơi và nhập đoàn. Phạm Công Thiện cũng dịch
cho báo. Nguyễn Vỹ gây dựng được thanh thế và giàu có. Ông sắm xe hơi
đắt tiền, mướn lầu ở gần Cầu Kho đầy đủ mọi phương tiện. Nhưng có tài
thì có tật, đó là điều người đời dị nghị về ông nhiều. Ngoài gái gọi mà
tôi thường gặp ở căn lầu đó, nhiều phụ nữ khác đến với ông vì chuộng
danh tiếng tài năng của ông. Vì thế sự ganh tỵ về bè nhóm cũng không
phải là ít.
Một hôm tại nhà của bà chị thi sĩ Bích
Khê (Tinh Huyết thi phẩm) giữa lúc đông có cả Đinh Hùng, Đinh Cường, ông
Nguyễn Vỹ cầm tập Thơ Trần Tuấn Kiệt mới xuất bản và dường như có giới
thiệu tôi là một thiên tài mới xuất hiện. Sau đó một năm, tôi cho in
quyển Thơ Nai và gởi tặng nhà thơ Đinh Hùng ở ban Tao Đàn trên đài Phát
thanh Saigon. Lúc này cụ Lam Giang Nguyễn Quang Trứ có đề xuất tôi cộng
tác cho Đài Phát thanh, giám đốc là nhà thơ Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng
Nhân.
– Mày có nghe chương trình Tao đàn chưa ?
– Tao không nghe. Có gì không ?
Nghiêu Đề nói :
– Hồi tối Tao đàn đọc thơ mày trên đài nhưng có vẻ tấn công mày.
Tôi nổi dóa, lập tức đi lên Đài phát thanh ghé vào văn phòng Hà Thượng Nhân hỏi :
– Đêm hôm qua Đinh Hùng tấn công thơ tôi trên đài, ông có biết không ?
Hà Thượng Nhân từ tốn nói :
– Tôi có nghe, mà Đinh Hùng đâu có chê gì đâu ?
– Để tôi lấy bài viết của Đinh Hùng cho ông xem lại.
Tôi bỏ đi xuống lầu, đến chỗ ngăn để bài,
lấy ngay bài của Đinh Hùng trong ngăn mục Tao đàn ra xem qua, lên trao
Hà Thượng Nhân rồi bỏ về nhà.
Từ khi tôi in Thơ Trần Tuấn Kiệt và Thơ
Nai, các báo chí đều viết khen ngợi, không ai chê cả nên nên tạo cho
tuổi trẻ của tôi lúc đó sự kiêu hãnh. Nay đọc bài viết của Đinh Hùng nói
thơ Trần Tuấn Kiệt chịu ảnh hưởng Haikai, tanka… của Nhật bản. Tôi bực
bội bèn viết một bài trả lời Đinh Hùng đem đến Phổ Thông. Trong đó tôi
tấn công dữ dội Tao Đàn, trả lời cho Đinh Hùng biết loại thơ nhỏ vài ba
câu do tôi sáng tạo chứ không hề chịu ảnh hưởng gì của Nhật cả. Thơ Nhật
ngoài thi hào Basho, ít có thi sĩ làm thơ hay, kém cả thơ Tàu, thơ Tây
nhiều, không thể nói tôi chịu ảnh hưởng thơ Nhật được. Tôi tấn công Đinh
Hùng là vọng ngoại và thách ông đấu thơ với tôi ở bất cứ nơi nào.
Nguyễn Vỹ thấy trầm trọng quá nên lưỡng
lự không dám đăng. Một là sợ xảy ra bút chiến, hai là thế lực Đinh Hùng
rất mạnh. Ông này là bạn của cố vấn Ngô Đình Nhu, thường nằm hút chung
mâm đèn với cố vấn. Chỉ cần cố vấn gặc cái dọc tẩu xuống mâm đèn, ra
lệnh một tiếng thì Nguyễn Vỹ và tôi bị mật vụ hỏi thăm sức khỏe ngay.
– Ông không đăng bài tôi trả lời trên Phổ thông, tôi sẽ đăng báo khác.
Lúc đó một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp đi vào, cũng là thi sĩ của tao đàn Bạch Nga, chị Ngọc Hân nói với Nguyễn Vỹ :
– Đăng bài trả lời của anh Kiệt đi anh.
Nguyễn Vỹ nghe nói bèn chiều lòng nàng, bảo với tôi :
– Thôi anh đem bài cho chef typo sắp chữ
Lúc này anh Năm Ô tức thi sĩ Nguyễn
Vương, một người thợ sắp chữ và trình bày cho báo Phổ thông, sau đó là
báo Nghệ thuật của Mai Thảo, anh cùng quê với tôi ở Sa Đéc, lập tức chia
bài cho thợ xếp chữ ngay cho kịp số báo tới. Bài báo vô tình tạo ra một
hố ngăn cách và hiềm khích mãnh liệt giữa hai bên.
Tao đàn Bạch Nga ở được một thời gian khi
báo Phổ thông lên, rồi đến thời kỳ sa sút, Phổ thông bán ế dần cho đến
khi chỉ còn một ngàn số.
Đó là vì thời đại này có nhiều báo ra đời
như Văn hóa Ngày nay, Tân Phong của Nhất Linh , báo Văn do Trần Phong
Giao làm thư ký, Văn học, nhất là các báo Tiểu thuyết Thứ Bảy… lấy hết
độc giả của Nguyễn Vỹ, nhiều lần tôi đề nghị thay đổi từ nội dung cho
đến cách trình bày nhưng Nguyễn Vỹ là người kỳ cựu trong làng báo, không
khi nào nghe lời một thanh niên còn quá trẻ như tôi, ông trở thành bảo
thủ hơn nữa. Khi báo thất bại, Nguyễn Vỹ thường rủ anh em đến chùa Cổ
Sơn Môn chơi giải khuây.
Càng ngày có nhiều báo mới ra, nguyệt san
Thời Nay toàn dịch tài liệu trên báo ngoại quốc như Selection. Tờ này
lấy rất nhiều độc giả của Phổ Thông vì tin tức và bài vở ăn khách. Ngoài
ra còn Văn của Trần Phong Giao lấy bài của các tác giả cộng tác định kỳ
về in. Một vài báo của sinh viên như Huyền của Khưu Ban Lâm, Mai Vi
Phúc, Nguyễn Á Châu… tôi làm thư ký tòa soạn báo này.
Đáng kể là Văn hóa Ngày nay của Nhất
Linh, đối với tờ này là Sáng Tạo của nhóm Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo, Tô
Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Hoàng Bảo Việt, Vương Tân, Trần Dạ Từ… Họ
viết nhiều đến chủ nghĩa hiện sinh. Đó là thời của Hiện sinh, ai cũng
thích đọc và nghiên cứu về thi ca siêu thực của Breton và các tác giả
mới của văn hóa hiện đại. Có cả Văn Nghệ do anh ruột của thi sĩ Quách
Thoại là là Đoàn Tường trông nom.
Nguyễn Vỹ và tao đàn Bạch Nga như đóa hoa héo dần, sau này Phổ Thông in một ngàn số mà cũng rất khó bán. Nguyễn Vỹ còn cho ra đời nhật báo Dân Ta do Hải Âu làm tổng thư ký và ông Triệu Công Minh, chồng bà Ái Lan, mới ở Pháp về, hợp tác. Độc gỉả quên dần Phổ Thông để đọc các báo mới từ văn nghệ đến văn học nghệ thuật đều tân tiến.
Anh em chúng tôi làm báo Ngàn Khơi của
Nguyễn Hữu Đông rồi tạp chí Tiếng Nói của Trần Dạ Từ. Các báo Văn học,
Thế Kỷ Hai Mươi, Đại Học và rất nhiều báo khác tự do ra đời. Các tờ báo
như Giáo Dục dường như có bài của Kiêm Đạt. Giáo sư Nguyễn Duy Diễn được
giới học sinh và phụ huynh sốt sắng ủng hộ. Tân Phong, Thẩm Mỹ, Phụ Nữ
Diễn Đàn có nhiều độc giả, Bình Nguyên Lộc ra báo Vui Sống. Quá nhiều
sách báo in ấn thời đó phổ biến tư tưởng văn hóa Âu Mỹ ào ạt vào VN được
giới trẻ hưởng ứng.
Lần cuối cùng tôi gặp Nguyễn Vỹ và cụ Đàm
Quang Thiện, người dịch thần thoại Hy Lạp cho báo Phổ Thông ở Ngã Bảy
rồi sau đó Nguyễn Vỹ mất vì tai nạn xe ở Tân An lúc gần Tết. Ngọc Hân là
thi sĩ duyên dáng và vui tính trong tao đàn Bạch Nga, người đã nói
Nguyễn Vỹ đăng bài Trả Lời Đinh Hùng của tôi. Sau này chị làm nghề nhiếp
ảnh, có lần tôi gặp tại Thị Nghè, bây giờ con cháu đầy đàn cả rồi. Nhắc
lại thời Tao Đàn Bạch Nga, tôi và chị, ai nấy đều như luyến tiếc một
điều gì đó, một thời tự do của tuổi trẻ đã mất rồi.
Sa Giang – Trần Tuấn Kiệt
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 364
Tuesday, May 19, 2015
ĐỖ NGỌC THẠCH * NGUYỄN NHƯỢC PHÁP
Đỗ Ngọc Thạch
NGUYỄN NHƯỢC PHÁP - CÔ GÁI CHÙA HƯƠNG SỐNG MÃI TUỔI 15
Đỗ Ngọc Thạch
NGUYỄN NHƯỢC PHÁP - CÔ GÁI CHÙA HƯƠNG SỐNG MÃI TUỔI 15
Nhà thơ lớn người Avar xứ Daghestan Rasul Gamzatov (*) có viết : “Mặt đất tối sầm nếu không có thơ ca”. Đó là chân lý vĩnh cửu.
Song, ta hãy hình dung, nếu như Thi đàn Việt Nam vào đầu TK20 chỉ có những câu thơ quay cuồng say đảo: “Say đi em! Say đi em! / Say cho lơi lả ánh đèn, / Cho cung bậc ngả nghiêng. Điên rồ xác thịt, / Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!” của Vũ Hoàng Chương (1); hoặc chỉ có những câu thơ “sống gấp” “thà một phút huy hoàng rồi chợt tối” của Xuân Diệu (2): “…Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, / Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, / Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều /…Cho no nê thanh sắc của thời tươi: / - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”; hoặc chỉ có những câu thơ buồn đau tuyệt vọng của Chế Lan Viên (3): “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu: / Đem chi xuân lại gợi thêm sâu? /-Với tôi tất cả như vô nghĩa, / Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”,v.v…Nếu tình hình đó có thể xảy ra thì…giống nòi Việt đã bị tiệt chủng từ lâu! Song, nó đã không xảy ra bởi vì đã có những Thi nhân xuất hiện và cứu giống nòi thoát khỏi hiểm họa tiệt chủng đó! Đó là những Thi nhân của Hồn Việt trường sinh bất tử, mà một trong số đó là Nguyễn Nhược Pháp (**) - Thi sĩ “Sống mãi tuổi mười lăm” cùng Cô gái Chùa Hương!...
Tôi bỗng nhận ra rằng, bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp sở dĩ trẻ mãi không già mà sống mãi đến ngày hôm nay với chúng ta vì trong bài thơ có nhân vật trữ tình là cô gái mười lăm tuổi đi trẩy hội Chùa Hương. Và tôi cứ nghĩ, hãy trả bài thơ về với tên gọi lúc mới chào đời của nó là Cô gái Chùa Hương, bởi cảm xúc ban đầu bao giờ cũng tràn đầy thi hứng!...
Đêm nay chờ trăng mọc,
Ngồi thẩn thơ trong vườn,
Quanh hoa lá róc rách
Như đua bắt làn hương.
Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa,
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa.
Rồi bao nàng yểu điệu.
Ngấp nghé bay trên lầu;
Vừa leng keng tiếng ngựa,
Lẹ gót tiên gieo cầu.
Tay vơ cầu ngũ sắc,
Má quan Nghè hây hây.
Quân hầu reo chuyển đất,
Tung cán lọng vừa quay.
Trên lầu mấy thị nữ
Cùng nhau rúc rích cười:
"Thưa cô đừng thẹn nữa
Quan Nghè trông lên rồi".
Cúi đầu nàng tha thướt,
Yêu kiều như mây qua.
Mắt xanh nhìn man mác,
Mỉm cười vê cành hoa.
Ta còn đang luyến mộng,
Yêu bóng người vẩn vơ;
Tay ngà ai phủ trán ?
- Hiu hắt ánh trăng mờ...
(Ngày xưa)
*
Vẻ đẹp chân quê và khuôn mặt thánh thiện của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ khiến họ say mê ngắm nhìn mà quên đi hai cô bạn gái cùng đi. Nguyễn Nhược Pháp lại gần hỏi: “Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm phật nữa?”. Cô gái bối rối, thẹn thùng ... Hai người bạn gái gọi hai chàng thi sĩ để đi tiếp nhưng họ đâu còn nghe thấy gì ngoài tiếng niệm Phật của cô gái còn vương vất đâu đây! Hai người bạn gái giận dỗi, bỏ đi. Lúc bừng tỉnh, hai chàng thi sĩ không thấy các cô đâu, vội len lách đuổi theo qua dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu thấy? Mệt và ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con cũng đâu còn chỗ cũ? Họ đã lẫn vào dòng người nhộn nhịp kia, sao mà tìm?
Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp trằn trọc không nguôi. Hình ảnh cô gái chân quê đi chùa Hương khiến chàng trai xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu rực rỡ, hình ảnh tươi vui, tất cả cảnh tượng sống động của mùa trẩy hội chùa Hương ngày xưa hiện lên trên từng câu, từng chữ:
Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao...
Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Đục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Em bây giờ mới tuổi mười lăm
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Đến nay, bài thơ Chùa Hương đã 76 tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã qua đời được 72 năm, song Chùa Hương cùng tên tuổi nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp vẫn sống mãi với Chùa Hương, với thời gian, ở độ tuổi mười lăm!
CHÙA HƯƠNG
(Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa)
Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: "Thầy nó trông !
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá !
Bao giờ cô lấy chồng ?"
- Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm.
Ý đợi người tài trai.
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre.
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò.
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy,
Đưa cánh buồm lô nhô.
Mơ xa lại nghĩ gần.
Đời mấy kẻ tri âm ?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.
Người đâu thanh lạ nhường !
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương ?
Chàng ngồi bên me em,
Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ ?
Thuyền đông trời ôi chen !"
Chàng thưa vâng thuyền đông,
Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.
Dòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen hay, hay quá !
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Thuyền đi, bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói :
"Nam Mô A Di Đà !"
Réo rắt suối đưa quanh,
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho nhỏ:
Cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oán, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi,
Tới núi con Voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.
Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói tỏa mờ.
Hương như là sao lạc,
Lớp sóng người lô nhô.
Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong,
Quay về nhà ngang bảo :
"Mai mới vào chùa trong."
Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu :
"Mai ta vào chùa trong !"
Đêm hôm ấy em mừng !
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.
Em mơ, em yêu đời,
Mơ nhiều... Viết thế thôi,
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười.
Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.
Đường mây đá cheo leo,
Hoa đỏ, tím, vàng leo.
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Me bảo: "Đường có lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau"
Em ư ? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu)
Khi qua chùa Giải oan,
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay, lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.
Tấm tắc thầy khen hay,
Chữ đẹp như rồng bay.
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vào đây).
Ô ! Chùa trong đây rồi !
Động thắm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.
Me vui mừng hả hê:
"Tặc ! Con đường dài ghê !"
Thầy kêu mau lên nhé,
Chiều hôm nay ta về.
Em nghe bỗng rụng rời !
Nhìn ai luống nghẹn lời !
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi !
Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở !
Chàng ơi, chàng có hay ?
Đường dây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười,
Yêu nhau, yêu nhau mãi !
Đi, ta đi, chàng ơi !
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng.
(Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện). (Nguyễn Nhược Pháp).
Tác phẩm Thơ: Yêu đương (1933), Anh Nga (1934), Tiếng địch sông Ô (1935); Tần Ngọc (1937).
(5) Ba Giai - Tú Xuất: Xin xem Truyện cười Ba Giai - Tú Xuất (do nhà văn Nguyễn Nam Thông (5*) biên soạn, Tân Dân Thư Quán xuất bản năm 1934) NXB Hội Nhà văn tái bản, 2006.
Nhà văn Nguyễn Nam Thông (1906-1945) tên thật là Nguyễn Xuân Thông, người làng Động Dã, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông là tác giả: Ba Giai (1931), Tú Xuất (1930), Đàn bà dễ có mấy tay (1930), Thằng ăn mày giàu nhất tham nhất thế giới (1930), Trung - Nhật chiến tranh yếu nhân (1938), Vợ lẽ của tôi (dịch của Từ Trẩm Á - 1933)... Nhà văn Nguyễn Nam Thông từng làm chủ bút tờ Đông Tây tiểu thuyết (1937).
(6) Nhà thơ Tú Xương (1870-1907) tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Thơ văn của Tú Xương là một trường hợp như vậy. Thể xác của Tú Xương đến nay đã hơn 100 năm nát với cỏ cây. Nhưng sự nghiệp văn chương của ông thì vẫn như một chàng trai xinh đẹp, sung sức, bất chấp mọi thử thách thời gian: Kìa ai chín suối xương không nát / Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn. Người ta vẫn tin hai câu thơ này là của Nguyễn Khuyến viếng Tú Xương.
(7) Tú Mỡ, tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900 - 1976): sinh tại Hà Nội, là một nhà thơ trào phúng xuất sắc. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.
(8) Anatole France: tên thật là François-Anatole Thibault (1844 -1924) là nhà văn Pháp, đoạt giải Nobel Văn học năm 1921.
(9) Le livre de mon ami: Sách của bạn tôi -Hồi ký, 1885.
Phongdiep.net
NGUYỄN NHƯỢC PHÁP - CÔ GÁI CHÙA HƯƠNG SỐNG MÃI TUỔI 15
Đỗ Ngọc Thạch
NGUYỄN NHƯỢC PHÁP - CÔ GÁI CHÙA HƯƠNG SỐNG MÃI TUỔI 15
Nhà thơ lớn người Avar xứ Daghestan Rasul Gamzatov (*) có viết : “Mặt đất tối sầm nếu không có thơ ca”. Đó là chân lý vĩnh cửu.
Song, ta hãy hình dung, nếu như Thi đàn Việt Nam vào đầu TK20 chỉ có những câu thơ quay cuồng say đảo: “Say đi em! Say đi em! / Say cho lơi lả ánh đèn, / Cho cung bậc ngả nghiêng. Điên rồ xác thịt, / Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!” của Vũ Hoàng Chương (1); hoặc chỉ có những câu thơ “sống gấp” “thà một phút huy hoàng rồi chợt tối” của Xuân Diệu (2): “…Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, / Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, / Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều /…Cho no nê thanh sắc của thời tươi: / - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”; hoặc chỉ có những câu thơ buồn đau tuyệt vọng của Chế Lan Viên (3): “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu: / Đem chi xuân lại gợi thêm sâu? /-Với tôi tất cả như vô nghĩa, / Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”,v.v…Nếu tình hình đó có thể xảy ra thì…giống nòi Việt đã bị tiệt chủng từ lâu! Song, nó đã không xảy ra bởi vì đã có những Thi nhân xuất hiện và cứu giống nòi thoát khỏi hiểm họa tiệt chủng đó! Đó là những Thi nhân của Hồn Việt trường sinh bất tử, mà một trong số đó là Nguyễn Nhược Pháp (**) - Thi sĩ “Sống mãi tuổi mười lăm” cùng Cô gái Chùa Hương!...
Tôi bỗng nhận ra rằng, bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp sở dĩ trẻ mãi không già mà sống mãi đến ngày hôm nay với chúng ta vì trong bài thơ có nhân vật trữ tình là cô gái mười lăm tuổi đi trẩy hội Chùa Hương. Và tôi cứ nghĩ, hãy trả bài thơ về với tên gọi lúc mới chào đời của nó là Cô gái Chùa Hương, bởi cảm xúc ban đầu bao giờ cũng tràn đầy thi hứng!...
*
Mồ côi mẹ từ năm lên hai tuổi, nhưng chưa có ai biết họ tên thật cũng
như xuất xứ quê quán của thân mẫu nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp! Chỉ biết
khi ấy bà là một người đẹp có danh phận, là con gái yêu của một thổ ty
giàu có ở mạn ngược vùng Lạng Sơn? Tuy nhiên, cậu bé Nguyễn Nhược Pháp
may mắn được nằm trong vòng tay thân ái của bà vợ cả cụ Nguyễn Văn Vĩnh.
Cậu bé được cha mẹ coi sóc cẩn thận cho học hành tử tế. Bằng cớ là
Nguyễn Nhược Pháp sau khi đậu tú tài rồi vào trường Cao đẳng Luật Đông
Dương. Như là muốn nối chí hay có gien người cha, Nguyễn Nhược Pháp
không sung vào bất kỳ ngạch quan lại lẫn công chức nào mà đi làm văn làm
báo...và làm thơ. Chính vì thế chúng ta mới có nhà thơ Nguyễn Nhược
Pháp
Ngoài Chùa Hương, Nguyễn Nhược Pháp còn có bài thơ đặc sắc Tay Ngà và bài thơ dài Sơn Tinh Thủy Tinh.
Tay ngà đã làm sống lại cảnh tượng “Vinh quy bái tổ” của
các Quan Trạng ngày xưa - cái hình ảnh mà bất cứ chàng thư sinh nào cũng
mơ ước:
Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa,
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa.
Mơ lều chiếu ngày xưa,
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa.
Và đây mới là hình ảnh tươi tắn chỉ thấy ở thơ Nguyễn Nhược Pháp:
Trên lầu mấy thị nữ
Cùng nhau rúc rích cười:
"Thưa cô đừng thẹn nữa
Quan Nghè trông lên rồi".
Cúi đầu nàng tha thướt,
Yêu kiều như mây qua.
Mắt xanh nhìn man mác,
Mỉm cười vê cành hoa.
Cùng nhau rúc rích cười:
"Thưa cô đừng thẹn nữa
Quan Nghè trông lên rồi".
Cúi đầu nàng tha thướt,
Yêu kiều như mây qua.
Mắt xanh nhìn man mác,
Mỉm cười vê cành hoa.
Hoài Thanh nói Nguyễn Nhược Pháp lòng trong trắng như hồi còn thơ thì quả là không còn cách nói nào đúng hơn và hay hơn! Ta hãy đọc lại nguyên văn bài Tay ngà:
TAY NGÀ
Đêm nay chờ trăng mọc,
Ngồi thẩn thơ trong vườn,
Quanh hoa lá róc rách
Như đua bắt làn hương.
Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa,
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa.
Rồi bao nàng yểu điệu.
Ngấp nghé bay trên lầu;
Vừa leng keng tiếng ngựa,
Lẹ gót tiên gieo cầu.
Tay vơ cầu ngũ sắc,
Má quan Nghè hây hây.
Quân hầu reo chuyển đất,
Tung cán lọng vừa quay.
Trên lầu mấy thị nữ
Cùng nhau rúc rích cười:
"Thưa cô đừng thẹn nữa
Quan Nghè trông lên rồi".
Cúi đầu nàng tha thướt,
Yêu kiều như mây qua.
Mắt xanh nhìn man mác,
Mỉm cười vê cành hoa.
Ta còn đang luyến mộng,
Yêu bóng người vẩn vơ;
Tay ngà ai phủ trán ?
- Hiu hắt ánh trăng mờ...
(Ngày xưa)
*
Đối với những kiệt tác thi ca, người ta thường muốn truy tìm xuất xứ của
nó. Đó là một nhu cầu chính đáng. Và nhà thơ Nguyễn Vỹ đã cho chúng ta
biết xuất xứ của Chùa Hương trong cuốn Văn sĩ Thi sĩ Tiền chiếnHội
Chùa Hương năm 1934, Nguyễn Nhược Pháp cùng nhà thơ Nguyễn Vỹ và hai
người bạn nữ sinh Hà thành đi trẩy hội. Đến rừng mơ, hai Thi nhân gặp
một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng tròn vừa bước lên những bậc đá vừa
niệm Phật “Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát”.
Vẻ đẹp chân quê và khuôn mặt thánh thiện của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ khiến họ say mê ngắm nhìn mà quên đi hai cô bạn gái cùng đi. Nguyễn Nhược Pháp lại gần hỏi: “Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm phật nữa?”. Cô gái bối rối, thẹn thùng ... Hai người bạn gái gọi hai chàng thi sĩ để đi tiếp nhưng họ đâu còn nghe thấy gì ngoài tiếng niệm Phật của cô gái còn vương vất đâu đây! Hai người bạn gái giận dỗi, bỏ đi. Lúc bừng tỉnh, hai chàng thi sĩ không thấy các cô đâu, vội len lách đuổi theo qua dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu thấy? Mệt và ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con cũng đâu còn chỗ cũ? Họ đã lẫn vào dòng người nhộn nhịp kia, sao mà tìm?
Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp trằn trọc không nguôi. Hình ảnh cô gái chân quê đi chùa Hương khiến chàng trai xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu rực rỡ, hình ảnh tươi vui, tất cả cảnh tượng sống động của mùa trẩy hội chùa Hương ngày xưa hiện lên trên từng câu, từng chữ:
Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao...
Cô gái chùa Hương khi in vào tập Ngày Xưa thì hai chữ Cô gái bị bỏ đi,
chỉ còn Chùa Hương. Trước đây nhạc sĩ Trần Văn Khê đã phổ nhạc bài thơ
song dường như chưa bắt trúng nhạc điệu của Chùa Hương. Phải đợi đến
nghệ sĩ Trung Đức , gần 60 năm sau, qua lần đi Hương Sơn đã cộng cảm với
Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp mà phổ nhạc bài thơ, thêm bớt lời, để thành
bài hát Em đi chùa Hương. Ngay từ lần phát sóng đầu tiên, Em đi chùa
Hương đã được đông đảo thính giả ưa thích và nhanh chóng được phổ biến
rộng rãi:
Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Đục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Em bây giờ mới tuổi mười lăm
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Đến nay, bài thơ Chùa Hương đã 76 tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã qua đời được 72 năm, song Chùa Hương cùng tên tuổi nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp vẫn sống mãi với Chùa Hương, với thời gian, ở độ tuổi mười lăm!
CHÙA HƯƠNG
(Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa)
Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: "Thầy nó trông !
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá !
Bao giờ cô lấy chồng ?"
- Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm.
Ý đợi người tài trai.
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre.
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò.
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy,
Đưa cánh buồm lô nhô.
Mơ xa lại nghĩ gần.
Đời mấy kẻ tri âm ?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.
Người đâu thanh lạ nhường !
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương ?
Chàng ngồi bên me em,
Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ ?
Thuyền đông trời ôi chen !"
Chàng thưa vâng thuyền đông,
Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.
Dòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen hay, hay quá !
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Thuyền đi, bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói :
"Nam Mô A Di Đà !"
Réo rắt suối đưa quanh,
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho nhỏ:
Cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oán, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi,
Tới núi con Voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.
Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói tỏa mờ.
Hương như là sao lạc,
Lớp sóng người lô nhô.
Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong,
Quay về nhà ngang bảo :
"Mai mới vào chùa trong."
Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu :
"Mai ta vào chùa trong !"
Đêm hôm ấy em mừng !
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.
Em mơ, em yêu đời,
Mơ nhiều... Viết thế thôi,
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười.
Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.
Đường mây đá cheo leo,
Hoa đỏ, tím, vàng leo.
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Me bảo: "Đường có lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau"
Em ư ? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu)
Khi qua chùa Giải oan,
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay, lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.
Tấm tắc thầy khen hay,
Chữ đẹp như rồng bay.
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vào đây).
Ô ! Chùa trong đây rồi !
Động thắm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.
Me vui mừng hả hê:
"Tặc ! Con đường dài ghê !"
Thầy kêu mau lên nhé,
Chiều hôm nay ta về.
Em nghe bỗng rụng rời !
Nhìn ai luống nghẹn lời !
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi !
Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở !
Chàng ơi, chàng có hay ?
Đường dây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười,
Yêu nhau, yêu nhau mãi !
Đi, ta đi, chàng ơi !
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng.
(Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện). (Nguyễn Nhược Pháp).
*
Những lời bình thơ Nguyễn Nhược Pháp của Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam
dường như thoải mái, sảng khoái nhất bởi dường như là thơ Nguyễn Nhược
Pháp hợp với “gu thẩm mỹ” của nhà phê bình. Ở thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà
phê bình không phải cân nhắc đắn đo, không phải rào trước đón sau, cũng
không phải “vòng vo Tam quốc” mà thoải mái mở đầu rằng : “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp”, và bùi ngùi hạ bút câu kết rằng : “Người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ”.
Tưởng không còn có lời khen tặng nào hơn! Vì thế, để cảm nhận hết vẻ
đẹp của thơ Nguyễn Nhược Pháp, không gì bằng đọc lại lời bình của nhà
Phê bình có “Con Mắt Xanh” Hoài Thanh và đọc thêm vài bài trong tập Ngày xưa của Thi sĩ sống mãi tuổi mười lăm này:
“…Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp.
Không mến sao được? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Không phải cái thời xưa nặng nề của nhà sử học, cũng không phải cái thời xưa tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông (4), mà là một thời xưa gồm những màu sắc tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh. Thời xưa ở đây đã mất hết cái vẻ rầu rĩ cố hữu và đã biết cười, cái cười của những “thắt lưng dài đỏ hoe”, những đôi “dép cong” nho nhỏ. Những cảnh ấy vốn có thực. Nhưng dầu sự thực không có thì nhà thơ sẽ tạo ra, khó gì. Mặc cho những nhà khảo cổ cặm cụi tìm nguyên do câu chuyện hai vị thần dành nhau một nàng công chúa, thi nhân cứ cho là có thực và người thấy khi Thủy Tinh đã bắt quyết gọi mưa để khoe tài, thì Sơn Tinh chẳng chịu thua, liền:
Vung tay niệm chú: Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa.
Sáng hôm sau, Thủy Tinh cưỡi rồng vàng đến xin cưới:
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai. Nhưng chậm mất rồi. Sơn Tinh đã đến trước. Tức quá, Thủy Tinh liền ra lệnh cho bọn đồ đệ dương oai:
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao. Ai xem những cảnh ấy mà không buồn cười. Thi nhân cũng chỉ muốn thế: kiếm chuyện cười chơi.
Cũng có khi người cười những nhân vật chính người tạo ra, như cái cô bé đi Chùa Hương trong thiên ký sự chép những câu thật thà:
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giầu.
Có khi chẳng còn biết người muốn cười ai. Sau khi tả cái đẹp của Mỵ Nương, người thêm một câu:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ,
Người vờ ngơ ngẩn để kiếm cớ diễu mình chơi, hay người muốn diễu những kẻ đứng trước gái đẹp bỗng thấy hồn thơ lai láng?
Lại có khi không diễu mình không diễu người, thi nhân cũng cười: cười vì một cảnh ngộ. Như khi Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương, Hùng Vương sung sướng nhìn con:
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng cũng hơi nhiều.
Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất (5), Tú Xương (6), đến Tú Mỡ (7). Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật quý: với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm động trong lòng. Những cảnh, những người đã khiến thi nhân cười cũng là những cảnh, những người thi nhân mến. Người mến cô bé đi Chùa Hương và cùng cô bé san sẻ nỗi ước mơ, sung sướng, buồn rầu. Người mến nàng Mỵ Nương. Lúc Mỵ Nương từ biệt cha đi theo chồng, người thấy:
Lầu son nàng ngoái trông lần-nữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
rồi:
Nhìn quanh khói tỏa buồn man mác,
Nàng kêu: "Phụ Vương ôi! Phong-châu!
Một điều lạ là những câu tình tứ như thế ghép vào bên cạnh những câu đến buồn cười mà không chút bỡ ngỡ. Cái duyên của Nguyễn Nhược Pháp là ở đó.
Chắc Nguyễn Nhược Pháp không chịu ảnh hưởng A. France (8), nhưng xem Ngày Xưa tôi cứ nhớ đến cái duyên của tác giả Le livre de mon ami (9). Phải chăng Nguyễn Nhược Pháp cũng hay diễu đời và thương người như A. France? Không, nói diễu đời e không đúng. Nguyễn Nhược Pháp còn hiền lành hơn. Nguyễn Nhược Pháp chỉ muốn tìm những cảnh, những tình có thể mua vui. Dầu sao, tôi thấy Nguyễn Nhược Pháp già lắm, khác hẳn người bạn chí thân của người là Huy Thông. Người nhìn đời như một ông già nhìn đàn trẻ con rất ngộ nghĩnh mà cũng rất dễ yêu, mặc dầu người vẫn còn trẻ lắm. Người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ”.
“…Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp.
Không mến sao được? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Không phải cái thời xưa nặng nề của nhà sử học, cũng không phải cái thời xưa tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông (4), mà là một thời xưa gồm những màu sắc tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh. Thời xưa ở đây đã mất hết cái vẻ rầu rĩ cố hữu và đã biết cười, cái cười của những “thắt lưng dài đỏ hoe”, những đôi “dép cong” nho nhỏ. Những cảnh ấy vốn có thực. Nhưng dầu sự thực không có thì nhà thơ sẽ tạo ra, khó gì. Mặc cho những nhà khảo cổ cặm cụi tìm nguyên do câu chuyện hai vị thần dành nhau một nàng công chúa, thi nhân cứ cho là có thực và người thấy khi Thủy Tinh đã bắt quyết gọi mưa để khoe tài, thì Sơn Tinh chẳng chịu thua, liền:
Vung tay niệm chú: Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa.
Sáng hôm sau, Thủy Tinh cưỡi rồng vàng đến xin cưới:
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai. Nhưng chậm mất rồi. Sơn Tinh đã đến trước. Tức quá, Thủy Tinh liền ra lệnh cho bọn đồ đệ dương oai:
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao. Ai xem những cảnh ấy mà không buồn cười. Thi nhân cũng chỉ muốn thế: kiếm chuyện cười chơi.
Cũng có khi người cười những nhân vật chính người tạo ra, như cái cô bé đi Chùa Hương trong thiên ký sự chép những câu thật thà:
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giầu.
Có khi chẳng còn biết người muốn cười ai. Sau khi tả cái đẹp của Mỵ Nương, người thêm một câu:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ,
Người vờ ngơ ngẩn để kiếm cớ diễu mình chơi, hay người muốn diễu những kẻ đứng trước gái đẹp bỗng thấy hồn thơ lai láng?
Lại có khi không diễu mình không diễu người, thi nhân cũng cười: cười vì một cảnh ngộ. Như khi Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương, Hùng Vương sung sướng nhìn con:
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng cũng hơi nhiều.
Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất (5), Tú Xương (6), đến Tú Mỡ (7). Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật quý: với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm động trong lòng. Những cảnh, những người đã khiến thi nhân cười cũng là những cảnh, những người thi nhân mến. Người mến cô bé đi Chùa Hương và cùng cô bé san sẻ nỗi ước mơ, sung sướng, buồn rầu. Người mến nàng Mỵ Nương. Lúc Mỵ Nương từ biệt cha đi theo chồng, người thấy:
Lầu son nàng ngoái trông lần-nữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
rồi:
Nhìn quanh khói tỏa buồn man mác,
Nàng kêu: "Phụ Vương ôi! Phong-châu!
Một điều lạ là những câu tình tứ như thế ghép vào bên cạnh những câu đến buồn cười mà không chút bỡ ngỡ. Cái duyên của Nguyễn Nhược Pháp là ở đó.
Chắc Nguyễn Nhược Pháp không chịu ảnh hưởng A. France (8), nhưng xem Ngày Xưa tôi cứ nhớ đến cái duyên của tác giả Le livre de mon ami (9). Phải chăng Nguyễn Nhược Pháp cũng hay diễu đời và thương người như A. France? Không, nói diễu đời e không đúng. Nguyễn Nhược Pháp còn hiền lành hơn. Nguyễn Nhược Pháp chỉ muốn tìm những cảnh, những tình có thể mua vui. Dầu sao, tôi thấy Nguyễn Nhược Pháp già lắm, khác hẳn người bạn chí thân của người là Huy Thông. Người nhìn đời như một ông già nhìn đàn trẻ con rất ngộ nghĩnh mà cũng rất dễ yêu, mặc dầu người vẫn còn trẻ lắm. Người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ”.
Đi Cống
(**) Lệ cống thì phải chọn nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy toán số và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng các đồ sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu và các vật lạ.
Núi cao, lửa hồng reo chói lọi,
Đổ vàng cây cối um tùm xanh.
Khi lòe nắng lóa, khi thâm tối,
Sườn non con đường mềm uốn quanh.
Hiu hắt cờ bay tua phơ phất,
Binh lính hò reo gầm bốn phương.
Nón đỏ, bao vàng, chân dậm đất,
Một toán đạp rừng um dẫn đường.
Mặc áo bào xanh, ngồi ngựa trắng,
Sứ nghe nhạc lắc vang bên rừng.
Hai bên hai lọng vàng che nắng.
Giời, mây, trông non nước muôn trùng!
Mười xe bịt đồng, trâu mập kéo,
Bánh sắt khi kề lên sườn non,
Đá đổ ầm ầm như sấm réo,
Gầm nhảy xuống vực sâu kêu ròn.
Trên xe nào mâm vàng dát ngọc,
Châu báu, sừng tê và ngà voi;
Hai pho tượng vàng đỏ đòng đọc;
Bào nạm kim-cương, đai đồi-mồi.
Binh lính hò quanh hoa giáo mác
- Võ tướng khua đao to lầm lầm -
Hễ thấy đường chênh kề miệng thác,
Bỏ giáo lên xe xoay bánh, vần.
Thầy nho, thầy thuốc bên thầy bói,
Thợ thêu, thợ chạm cùng thợ nề,
Mỗi người đeo một cái khăn gói
Đỏ, buông cương ngựa theo gần xe.
Lúc ấy giời xanh không u ám,
Đầu non không tờ mờ bóng sương,
Làm sao họ âu sầu thảm đạm?
Buồn thay! người cố phận tha hương.
Xe đi mỗi lúc một thêm khó.
Hang thâu hổ đói rên vang lừng;
Những con trăn xám văng như gió,
Quật đuôi đè gẫy bẹp cây rừng.
Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ:
Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ!
Vợ con ở chân trời mây phủ,
Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ...
Hỡi ai đi thẩn thơ miền núi!
Nhìn ngọn cây xanh gió thổi ào,
Tưởng lại cờ xưa vàng chói lọi,
Nên yêu người cũ hồn trên cao.
(10-3-1933) Mỵ
Buồm nhô rẽ sóng, Mỵ mơ màng,
Tay cuốn mền hoa, khóc gọi chàng.
Thân liễu gieo đưa chìm vực biếc,
Lời thương bay lảnh động rừng vang.
Hoa trôi. Thành cũ vườn mây lửa,
Lau gợn. Chùa cao giỏ tiếng vàng.
Ủ lệ, tay ngà ôm ngực huyết,
Mỵ vờn theo sóng dạt bờ hoang.
(5-1933) Mỵ Châu
(Lẫy thần chàng đổi móng,
Lông ngỗng thiếp đưa đường.
- Nguyễn Khắc Hiếu -)
I
Đêm hôm gió khóc thổi ru cành:
Núi bạc âm thầm, bể uốn xanh.
Hiu hắt Mỵ-Châu nằm, trăng phủ.
Ầm ầm sóng thảm vỗ vờn quanh.
Cát vàng le lói muôn hàng châu:
Long lanh trai tuyết nhìn canh thâu.
Thương ai sao biếc thầm gieo lệ.
Sương mờ bay tỏa bạc ngàn lau.
Chân nàng hoa lả nhuốm màu sương.
Vừng trăng lạnh lẽo, chim kêu buồn.
Thân ngà tóc rủ vờn man mác,
Thiêm thiếp em chờ ai bên đường?
II
Bơ vơ Trọng-Thủy lạc rừng hoang,
Vời theo lông ngỗng rơi bên đàng;
Đau lòng mắt nặng rùng đêm lạnh
Thoảng tiếng trăng thưa chen lá vàng.
Lẫy thần trao móng, chàng đi xa.
Yêu nhau sao nỡ bạc nhau mà?
Chàng đi - cho bao giờ gặp gỡ! -
Phiên-ngung nước cũ, lệ chan hòa.
Nào lúc con thuyền sóng vỗ quanh,
Hiu hiu mây thoảng da trời xanh,
Xiêm bay theo gió, hồn vơ vẩn.
Gương biếc nàng xưa êm tô hình.
Nào lúc chiều hôm vang lửa hồng,
Chim bay tan tác, trời mênh mông.
Lẹ gót hài tiên nàng yểu điệu,
Bên lầu tựa cửa cuốn rèm trông.
Nào lúc đêm thanh mờ bóng trăng,
Nhìn thấy nàng gợi tiếng dương cầm.
Tóc liễu đua bay vờn má ngọc,
Lời ca thánh thót, chàng quên chăng?
Bơ vơ ngày cũ tưởng càng đau,
Tìm trông phương nào, hỡi Mỵ-Châu?
Lông ngỗng cầm tay nhòa ánh lệ,
Chàng đi man mác buồn, đêm thâu.
III
Thiêm thiếp ai bên đường, hỡi ôi!
Chàng ôm khóc nghẹn chẳng ra lời,
- Đầu non mây bạc êm đềm phủ,
Phơn phớt hồn em bay, ngậm cười...
(1-1933) Mây
Người xưa mơ, nhìn mây
Đen, đỏ, vàng đua bay,
Khi thấy nhiều ma quỷ,
Lời than giời lung lay;
Khi thấy hồn người thân
- Nhìn mây lệ khôn cầm! -
Trên bầy xe tứ mã,
Tiếng bánh lăn âm thầm;
Khi thấy muôn nàng tiên
- Lồng lộng mầu thanh thiên! -
Véo von trầm tiếng địch,
Lửa hồng vờn áo xiêm.
Ngày nay ta nhìn mây,
Mây đen luồng gió lay,
Hồn xưa tìm chẳng thấy
Tóc theo luồng gió bay...
(25-1-1934)
(**) Lệ cống thì phải chọn nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy toán số và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng các đồ sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu và các vật lạ.
Núi cao, lửa hồng reo chói lọi,
Đổ vàng cây cối um tùm xanh.
Khi lòe nắng lóa, khi thâm tối,
Sườn non con đường mềm uốn quanh.
Hiu hắt cờ bay tua phơ phất,
Binh lính hò reo gầm bốn phương.
Nón đỏ, bao vàng, chân dậm đất,
Một toán đạp rừng um dẫn đường.
Mặc áo bào xanh, ngồi ngựa trắng,
Sứ nghe nhạc lắc vang bên rừng.
Hai bên hai lọng vàng che nắng.
Giời, mây, trông non nước muôn trùng!
Mười xe bịt đồng, trâu mập kéo,
Bánh sắt khi kề lên sườn non,
Đá đổ ầm ầm như sấm réo,
Gầm nhảy xuống vực sâu kêu ròn.
Trên xe nào mâm vàng dát ngọc,
Châu báu, sừng tê và ngà voi;
Hai pho tượng vàng đỏ đòng đọc;
Bào nạm kim-cương, đai đồi-mồi.
Binh lính hò quanh hoa giáo mác
- Võ tướng khua đao to lầm lầm -
Hễ thấy đường chênh kề miệng thác,
Bỏ giáo lên xe xoay bánh, vần.
Thầy nho, thầy thuốc bên thầy bói,
Thợ thêu, thợ chạm cùng thợ nề,
Mỗi người đeo một cái khăn gói
Đỏ, buông cương ngựa theo gần xe.
Lúc ấy giời xanh không u ám,
Đầu non không tờ mờ bóng sương,
Làm sao họ âu sầu thảm đạm?
Buồn thay! người cố phận tha hương.
Xe đi mỗi lúc một thêm khó.
Hang thâu hổ đói rên vang lừng;
Những con trăn xám văng như gió,
Quật đuôi đè gẫy bẹp cây rừng.
Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ:
Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ!
Vợ con ở chân trời mây phủ,
Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ...
Hỡi ai đi thẩn thơ miền núi!
Nhìn ngọn cây xanh gió thổi ào,
Tưởng lại cờ xưa vàng chói lọi,
Nên yêu người cũ hồn trên cao.
(10-3-1933) Mỵ
Buồm nhô rẽ sóng, Mỵ mơ màng,
Tay cuốn mền hoa, khóc gọi chàng.
Thân liễu gieo đưa chìm vực biếc,
Lời thương bay lảnh động rừng vang.
Hoa trôi. Thành cũ vườn mây lửa,
Lau gợn. Chùa cao giỏ tiếng vàng.
Ủ lệ, tay ngà ôm ngực huyết,
Mỵ vờn theo sóng dạt bờ hoang.
(5-1933) Mỵ Châu
(Lẫy thần chàng đổi móng,
Lông ngỗng thiếp đưa đường.
- Nguyễn Khắc Hiếu -)
I
Đêm hôm gió khóc thổi ru cành:
Núi bạc âm thầm, bể uốn xanh.
Hiu hắt Mỵ-Châu nằm, trăng phủ.
Ầm ầm sóng thảm vỗ vờn quanh.
Cát vàng le lói muôn hàng châu:
Long lanh trai tuyết nhìn canh thâu.
Thương ai sao biếc thầm gieo lệ.
Sương mờ bay tỏa bạc ngàn lau.
Chân nàng hoa lả nhuốm màu sương.
Vừng trăng lạnh lẽo, chim kêu buồn.
Thân ngà tóc rủ vờn man mác,
Thiêm thiếp em chờ ai bên đường?
II
Bơ vơ Trọng-Thủy lạc rừng hoang,
Vời theo lông ngỗng rơi bên đàng;
Đau lòng mắt nặng rùng đêm lạnh
Thoảng tiếng trăng thưa chen lá vàng.
Lẫy thần trao móng, chàng đi xa.
Yêu nhau sao nỡ bạc nhau mà?
Chàng đi - cho bao giờ gặp gỡ! -
Phiên-ngung nước cũ, lệ chan hòa.
Nào lúc con thuyền sóng vỗ quanh,
Hiu hiu mây thoảng da trời xanh,
Xiêm bay theo gió, hồn vơ vẩn.
Gương biếc nàng xưa êm tô hình.
Nào lúc chiều hôm vang lửa hồng,
Chim bay tan tác, trời mênh mông.
Lẹ gót hài tiên nàng yểu điệu,
Bên lầu tựa cửa cuốn rèm trông.
Nào lúc đêm thanh mờ bóng trăng,
Nhìn thấy nàng gợi tiếng dương cầm.
Tóc liễu đua bay vờn má ngọc,
Lời ca thánh thót, chàng quên chăng?
Bơ vơ ngày cũ tưởng càng đau,
Tìm trông phương nào, hỡi Mỵ-Châu?
Lông ngỗng cầm tay nhòa ánh lệ,
Chàng đi man mác buồn, đêm thâu.
III
Thiêm thiếp ai bên đường, hỡi ôi!
Chàng ôm khóc nghẹn chẳng ra lời,
- Đầu non mây bạc êm đềm phủ,
Phơn phớt hồn em bay, ngậm cười...
(1-1933) Mây
Người xưa mơ, nhìn mây
Đen, đỏ, vàng đua bay,
Khi thấy nhiều ma quỷ,
Lời than giời lung lay;
Khi thấy hồn người thân
- Nhìn mây lệ khôn cầm! -
Trên bầy xe tứ mã,
Tiếng bánh lăn âm thầm;
Khi thấy muôn nàng tiên
- Lồng lộng mầu thanh thiên! -
Véo von trầm tiếng địch,
Lửa hồng vờn áo xiêm.
Ngày nay ta nhìn mây,
Mây đen luồng gió lay,
Hồn xưa tìm chẳng thấy
Tóc theo luồng gió bay...
(25-1-1934)
Sài Gòn, tháng 9-2010
Đỗ Ngọc Thạch
----
Chú thích:
(*) Rasul Gamzatov (1923-2003): Một trong những tên tuổi vĩ đại
nhất trong nền văn học Nga. Các tác phẩm của Gamzatov được viết bằng
tiếng Avar, ngôn ngữ của khoảng 500.000 người ở nước Cộng hoà tự trị
Daghestan, vùng Caucasus và ngay lập tức được dịch sang tiếng Nga. Những
bài thơ của ông khiến độc giả không chỉ ở Nga say mê bởi chúng giống
như những bài ca của người Avar xứ Daghestan. Ông được biết đến bởi
nhiều tập thơ (Trái tim tôi ở nơi những ngọn đồi, Đàn sếu, Bánh xe cuộc đời...). Nhiều
bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc. Ông cũng nổi
tiếng với nhiều tác phẩm văn xuôi và các bài báo. Độc giả Việt Nam đã
biết đến Rasul Gamzatov qua tác phẩm Daghestan của tôi do Phan Hồng Giang và Bằng Việt dịch.
(**) Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938): sinh tại Hà nội, là con của nhà văn, nhà báo, dịch giả, học giả Nguyễn Văn Vĩnh (**1),
quê quán: xã Phượng Dục, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Học tại
trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Làm thơ từ sớm và đã từng viết cho
các báo Annam Nouveau, Hà Nội Báo, Tinh hoa, Đông Dương Tạp chí.
Tác phẩm: Ngày xưa (1935) ; Người học vẽ (1936).
Muốn hình dung ra phần nào hình ảnh Nguyễn Nhược Pháp, cách tốt nhất là đọc trong cuốn Thi nhân Việt Nam, của Hoài Thanh và Hoài Chân: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp... Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa…Đọc
thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người
đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa
những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương, đến
Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có
một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật quý: với
Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm
động trong lòng…
Người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ”.
(**1) Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936): hiệu: Tân Nam Tử. Quê ở
xã Phượng Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Ông học
Trường Thông ngôn, lần lượt làm thư ký ở các Tòa Công sứ Lào Cai, Kiến
An, Bắc Ninh và Tòa Đốc lý Hà Nội.
Năm 1906, ông được cử đi dự hội chợ ở Marseille, trở về với quyết tâm
truyền bá quốc ngữ, ông xin thôi việc, mở nhà in, làm chủ bút nhiều tờ
báo: Đại Nam đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn và một số tờ báo tiếng Pháp Notre Journal (Tờ báo của chúng ta), Notre Revue (Tạp chí của chúng ta), l’Annam nouveau (An Nam mới).
Ông đã đóng góp rất nhiều trong việc phổ quát tiếng Việt qua tờ Đăng Cổ Tùng Báo (1907), tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ tại miền Bắc. Đáng kể nhất là việc khuyến khích dùng chữ Quốc Ngữ qua tờ Đông dương Tạp chí
(1913). Ngoài ra, ông còn nhiều công trình dịch thuật văn học như dịch
thơ ngụ ngôn La Fontaine, truyện cổ tích Perrault, kịch Molière từ tiếng
Pháp sang tiếng Việt. Bảng dich truyện Kiều sang Pháp văn của ông rất
đặc sắc.
(1) Vũ Hoàng Chương (1916-1976): quê Nam Định. Có bằng Tú tài Tây…Đã kinh qua Thanh tra sở hỏa xa miền Băc, dạy học tư… Tác phẩm:
Thơ say (1940); Mây (1943); Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948); Rừng
phong (1954); Hoa đăng (1959); Tâm sự kẻ sang Tần (1961); Lửa từ bi
(1963); Ta đợi em từ 30 năm (1970);Đời vắng em rồi say với ai
(1971);Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...Kịch thơ: Trương Chi
(1944); Vân muội (1944); Hồng diệp (1944).
(2) Xuân Diệu (1916 - 1985): quê quán làng Trảo Nha, huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là Thơ tình
làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng
về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức
sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938-1940)…
(3) Chế Lan Viên (1920-1989): Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan.
Sinh ở Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Tri, lớn lên và đi học ở Quy
Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Năm 17
tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của “Trường Thơ Loạn”. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.
(4) Phạm Huy Thông (1916-1988): Phạm Huy thông là hậu duệ thế hệ
thứ 24 của Phạm Ngũ Lão. Quê gốc ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên. Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí tuệ
uyên bác. Mới 16 tuổi Huy Thông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào
Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô.
Năm 21 tuổi ông đỗ cử nhân Luật. Sau đó ông tiếp tục theo học chương
trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính
trị.Sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương, năm
1937 ông sang Pháp du học. Năm 26 tuổi ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật
và Thạc sĩ sử địa tại Pháp, năm 31 tuổi ông được phong Giáo sư giữ chức
uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp. Năm 1946 tại Paris, ông được
chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ
Chí Minh ông đã có tư tưởng độc lập dân tộc.
Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội (1956-1967), Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội, Viện trưởng Viện
khảo cổ học (1968-1988), Tổng biên tập tạp chí Khảo cổ học.Tác phẩm Thơ: Yêu đương (1933), Anh Nga (1934), Tiếng địch sông Ô (1935); Tần Ngọc (1937).
(5) Ba Giai - Tú Xuất: Xin xem Truyện cười Ba Giai - Tú Xuất (do nhà văn Nguyễn Nam Thông (5*) biên soạn, Tân Dân Thư Quán xuất bản năm 1934) NXB Hội Nhà văn tái bản, 2006.
Nhà văn Nguyễn Nam Thông (1906-1945) tên thật là Nguyễn Xuân Thông, người làng Động Dã, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông là tác giả: Ba Giai (1931), Tú Xuất (1930), Đàn bà dễ có mấy tay (1930), Thằng ăn mày giàu nhất tham nhất thế giới (1930), Trung - Nhật chiến tranh yếu nhân (1938), Vợ lẽ của tôi (dịch của Từ Trẩm Á - 1933)... Nhà văn Nguyễn Nam Thông từng làm chủ bút tờ Đông Tây tiểu thuyết (1937).
(6) Nhà thơ Tú Xương (1870-1907) tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Thơ văn của Tú Xương là một trường hợp như vậy. Thể xác của Tú Xương đến nay đã hơn 100 năm nát với cỏ cây. Nhưng sự nghiệp văn chương của ông thì vẫn như một chàng trai xinh đẹp, sung sức, bất chấp mọi thử thách thời gian: Kìa ai chín suối xương không nát / Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn. Người ta vẫn tin hai câu thơ này là của Nguyễn Khuyến viếng Tú Xương.
(7) Tú Mỡ, tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900 - 1976): sinh tại Hà Nội, là một nhà thơ trào phúng xuất sắc. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.
(8) Anatole France: tên thật là François-Anatole Thibault (1844 -1924) là nhà văn Pháp, đoạt giải Nobel Văn học năm 1921.
(9) Le livre de mon ami: Sách của bạn tôi -Hồi ký, 1885.
Phongdiep.net
ĐỖ NGỌC THẠCH * NGUYẼN VỸ
Nguyễn Vỹ
Đỗ Ngọc Thạch
Nguyễn Vỹ
Khi Hoài Thanh viết bài giới thiệu tác giả Nguyễn Vỹ cùng hai bài thơ Sương rơi và Gửi Trương Tửu trong cuốn Thi Nhân Việt Nam vào Septembre 1941 (nhưng đến 1942 sách mới in xong) thì hai bài thơ này đã sống 8 năm trong đời sống văn học, bởi Nguyễn Vỹ in Tập thơ đầu từ năm 1934. Ngay từ khi mới trình Làng, Tập thơ đầu đã bị chê bai không ít: bị cho là rườm rà, "nhiều chân", tức những câu thơ có 12 chữ, ví dụ như:
Đến ngày nay cảnh non sông đã phủ mấy lớp sương mù
Mà còn rên dưới rễ cỏ những vết hận lòng lai láng...
(Gửi một thi sĩ của nước tôi, Hà Nội báo, số 23, 1936).
Thế Lữ cho rằng ông có ý định toan lòe và bịp mọi người, còn Vũ Ngọc Phan thì viết: Với thời gian, không một ai có thể bị cám dỗ mãi về những cái tầm thường, chỉ cầu kỳ có bề mặt.
Tuy nhiên, Lan Khai trong báo Đông Phương, Phạm Huy Thông trong báo L’Annam nouveau (báo của Nguyễn Văn Vĩnh), Lê Tràng Kiều trong Hà Nội báo (số 23, ngày 10 tháng 6 năm 1936) đều rất khen ngợi thơ Nguyễn Vỹ.
Trong bài viết giới thiệu Nguyễn Vỹ ở cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng chê sự kêu gọi đổi mới của Nguyễn Vỹ quá ồn ào và chỉ mang tính hình thức:
“Nguyễn
Vỹ đã đến giữa làng thơ với chiêng trống, xập xoèng inh cả tai. Chúng
ta đổ nhau xem. Nhưng chúng ta lại tưng hửng trở vào vì ngoài cái lối ăn
mặc và những điệu bộ lố lăng, lúc đầu ta thấy con người ấy không có gì. Táo bạo thì táo bạo thực, nhưng trong văn thơ táo bạo không đủ đưa người ta ra khỏi cái tầm thường. Khi Nguyễn Vỹ hô hào: Ta hãy truyền một thi hứng mới cho thế kỷ hai mươi, / Ta hãy ký thác trong văn thơ những tình sâu ý hiếm, / người có biết rằng trong
hai câu này không có lấy một chút “tình sâu ý hiếm” và mặc dầu cái lốt
mới rềnh ràng của chúng,chúng vẫn có thể nằm xếp hàng với những câu sáo
nhất xưa nay mà không chút…ngượng. Tránh tầm thường mà lại rơi vào tầm
thường là thế”.
Tuy nhiên, Hoài Thanh đã nhiệt tình thừa nhận thành công của Nguyễn Vỹ ở hai bài Sương rơi và Gửi Trương Tửu:
Một
bài như bài "Sương rơi" được rất nhiều người thích. Người ta thấy
Nguyễn Vỹ đã sáng tạo ra một nhạc điệu riêng để diễn tả một cái gì đương
rơi. Cái gì đó có thể là những giọt sương, cũng có thể là những giọt lệ
hay những giọt gì vẫn rơi đều đều, chầm chậm trong lòng ta mỗi lúc vẩn
vơ buồn ta đứng một mình trong lặng lẽ. Nhưng "Sương rơi" còn có vẻ một
bài văn. "Gửi Trương Tửu" mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Trong lúc
say, Nguyễn Vỹ đã quên được cái tật cố hữu của người, cái tật lòe đời.
Người đã quên những câu thơ hai chữ và những câu thơ mười hai chữ. Người
dùng một lối thơ rất bình dị, rất xưa, lối thất ngôn tràng thiên liên
vận và liên châu. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dãi nỗi bi phẫn cho cả
một hạng người. Một hạng người nếu có tội với xã hội thì cũng có chút
công, một hạng người đã đau khổ nhiều lắm, hạng sống bằng nghề
văn…Nguyễn Vỹ đã làm bài thơ này trong một lúc vô cùng buồn giận vì cái
nghiệp văn chương. Những ai cùng một cảnh huống xem thơ tưởng có thể
khóc lên được. Trong lời văn còn chút nghênh ngang từ đời xưa lưu lại.
Nhưng ta đã xa lắm rồi cái kiêu ngạo phi thường của Lý Thái Bạch chỉ biết có văn chương còn khinh hết thảy:
Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt.
Sở vương đài tạ không sơn khâu.
Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc,
Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu.(*)
Với
Nguyễn Vỹ, chúng ta đã mất hẳn cái cười kiêu ngạo ấy và ngơ ngác thấy
xếp hàng cùng với…chó. Cái lối xếp hàng kỳ quái ấy đã làm phật ý Tản Đà.
Một hôm say rượu, Tản Đà trách Nguyễn Vỹ: “Sao anh lại ví nhà văn chúng
mình với chó? Anh không sợ xấu hổ à?”. Nguyễn Vỹ đáp lại, cũng trong
lúc say: “Tôi có ví như thế thì chó xấu hổ, chứ chúng ta xấu hổ nỗi
gì?”. (Thi Nhân Việt Nam, mục Nguyễn Vỹ, NXB Văn học, H.1988).
Lời
bình của Hoài Thanh thật tinh xảo và đã làm cho bức tranh bằng thơ của
Nguyễn Vỹ về nhà văn An Nam hiện lên rõ ràng, sắc nét đến từng chi tiết
nhỏ nhất!
*
Năm 1962, Nguyễn Vỹ xuất bản tập thơ thứ hai Hoang vu
ở Sài Gòn. Lúc này, Hoài Thanh không thể tiếp tục làm nhà phê bình cho
Nguyễn Vỹ được. Ta hãy đọc một vài nhà phê bình khác về Nguyễn Vỹ:
Bình luận về tập thơ Hoang vu, nhà văn Thiết Mai trong tờ Sáng dội miền Nam viết:
Nguyễn
Vỹ đã nếm mùi tân khổ, gian lao...lại ở vào cảnh giao thời của hai thế
hệ, trong tình trạng bi đát nhất của lịch sử nước nhà, nên Nguyễn Vỹ đã
trở thành con người rắn rỏi, yếm thế...rồi đi đến tâm trạng căm hờn,
biếm nhạo, khắt khe, chua chát...Nhưng lúc trở lại với bẩm tính vốn có,
chúng ta thấy ông hiền dịu, đa tình, đa cảm, thiết tha với một đời sống
êm đềm...
Về
tài thơ, ta thấy thơ của ông được cấu tạo dễ dàng, không gò ép...Điều
đáng chú ý là ông như muốn đưa những thể mới, có tác dụng gây xúc cảm,
có âm điệu du dương, hợp tình để gợi tình và tả chân mạnh hơn. Thể mới
ấy được thấy trong các bài thơ: Sương rơi, Mưa rào, Tiếng chuông chùa...
Về
ý thơ, Nguyễn Vỹ đã có nhiều ý tưởng, nhiều câu văn táo bạo (Hai người
điên, Hai con chó, Trăng, Chó, Tù, Đêm trinh...). Điều này khiến thơ của
ông thoát ra khỏi lối thường tình, cổ điển và cũng chứng tỏ ông là con
người có nội tâm cứng rắn, thành thật, dám biểu lộ tâm tư mình bằng
những hình ảnh thiết thực do lòng mình suy tưởng...
Khi nói đến Nguyễn Vỹ, trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển thượng) có đoạn:
Nguyễn
Vỹ góp mặt vào làng thơ tiền chiến từ năm 1934, thời kỳ thơ mới đang
hồi phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, phần đông thi sĩ thường đem
khung cảnh lãng mạn, chuyện tình ái vào thi ca...Nhưng với Nguyễn Vỹ,
có thể nói nhà thơ không lấy tình yêu làm đối tượng, vì thế thơ ông có
một đường nét độc đáo riêng biệt.
Đọc
Nguyễn Vỹ, người ta cảm nhận những điều mỉa mai, chua chát...là sự tức
tối như muốn phá vỡ cái gì trong hiện tại đang bị dồn ép, uất ức để nói
lên nỗi thống khổ của kiếp người...
Thời
tiền chiến, thân phận Nguyễn Vỹ đã thế, nhưng với ý chí phục vụ văn
nghệ, trung thành đường hướng vạch sẵn, ông, một nhà thơ từng chịu nhiều
cam go trên đường tạo lập văn nghiệp, đã kiên trì xây dựng lại Trường
thơ Bạch Nga trong bán nguyệt san Phổ Thông từ Trung thu năm 1962
và được nhiều bạn đọc hưởng ứng, chứng tỏ lời nói trước kia của Lê
tràng Kiều là đúng: "Người ta công kích ta, chỉ chứng tỏ là ta sống".
Vậy, Nguyễn Vỹ ngày nay hãy yên ổn với trường phái của mình.”
Nguyễn
Vỹ là một nhà thơ có thực tài. Ông có cái nhìn thường xuyên vào thực
trạng xã hội, theo dõi những màu sắc biến đổi của nhịp sống dân tộc đã
chịu nhiều thảm họa; hòa lẫn vào đấy là tình thương yêu đồng loại. Tiếng
thơ của Nguyễn Vỹ là tiếng nói chân thành phát xuất tự con người còn
nghĩ đến quê hương.
(Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển thượng). NXB. Sống Mới, Sài Gòn, 1968).
*
Nhìn khái quát, có thể nói Nguyễn Vỹ
là con người điển hình của thế hệ trí thức đầu thế kỷ. Ông là người yêu
nước chống Pháp ngay từ học sinh trung học và chống Nhật sau này. Ông
khát khao xây dựng một nền văn chương mới. Tham gia viết hầu hết các thể
loại, làm báo “từ A đến Z”, “thua keo này bày keo khác”, không bao giờ
dừng bước và đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, nhưng ông thành công
hơn cả với tư cách một nhà thơ.
Nguyễn Vỹ đã có những sáng tạo mới lạ, đầy táo bạo trong thơ. Nguyễn Vỹ là người đề xướng trường phái thơ Bạch Nga trên tạp chí tiểu thuyết Thứ Năm
ở Hà Nội trong thập niên 30 của thế kỷ 20. Nguyễn Vỹ đã viết những câu
thơ 2 chữ và 12 chữ (Có người gọi là câu thơ 12 chân). Sau này trên tạp chí Phổ Thông xuất bản ở Sài Gòn, Nguyễn Vỹ tiếp tục đề xướng Trường phái thơ Bạch Nga, thành lập Tao Đàn Bạch Nga (3). Thể thơ hình đối xứng được công bố trên thi đàn Bạch Nga. Bài thơ mang dạng hình học, các hình ảnh ngộ nghĩnh, đầy mới lạ (Thơ hình đối xứng
là lấy câu giữa của bài thơ làm trục đối xứng của những câu thơ theo
thứ tự đầu và cuối của toàn bài thơ. Những bài thơ, nhìn toàn bài sau
khi viết hoặc in trên giấy giống như những bức họa, hoặc có hình lục
lăng, tứ giác, hình thoi...). Trường phái mới lạ này đã thoát ly khỏi
những quy tắc thể thơ cổ truyền. Sau Nguyễn Vỹ, người ta còn bắt gặp
nhiều bài thơ "lạ" như thế của Phan Phụng Văn, Ngô Hữu
Đoàn và nhiều cây bút khác. Tuy nhiên, phải nghiêm khắc mà nói thì những
tìm tòi, cách tân đó của Nguyễn Vỹ và Tao Đàn Bạch Nga đã quá sa đà vào chủ nghĩa h́nh thức (mà ở phương Tây lúc đó chủ nghĩa Vị lai (4) đang rộ lên). Chẳng hạn bài thơ Mưa rào sau đây, nhìn thì “mới lạ” nhưng thực khó nói đó là bài thơ hay:
Mưa Rào
Mưa
Lưa thưa
Vài ba giọt ...
Ai khóc tả tơi,
Giọt lệ tình đau xót ? ...
Nhưng mây mù mịt gió đưa
Cây lá rụng xào xạc giữa trưa .
Mưa đổ xuống ào ạt, mưa, mưa, mưa !
Thời gian trôi tan tác theo tiếng mưa cười !
Không gian dập vùi tan tác theo tiếng mưa trôi,
Ðàn em thơ nhào ra đường, giỡn hớt chạy dầm mưa !
Cỏ hoa mừng nên vận hội, ngả nghiêng tắm gội say sưa !
Nhưng ta không vui, không mừng. Lòng không ca, không hát !
Ta đưa tay ra trời, xin dòng mưa thắm mát.
Tưới vết thương lòng héo hắt từ năm xưa !
Nhưng, ô kìa ! Mưa rụng chóng tàn chưa !
Trời xanh xanh, mây bay tan tác,
Ai còn ươm hạt mưa đào,
Lóng lánh trong tim Hoa ?
Ai ươm mơ sầu,
Ôi mong manh,
Trong tim
Ta !
(Sài Gòn, một chiều hè 1959)
*
Nguyễn Vỹ,
nhìn chung, sự nghiệp văn chương, sự nghiệp báo chí, so với những người
cùng thời, chưa phải là lớn , là đặc biệt nổi trội nhưng cũng có thể
xếp vào Top 10 nhà văn, nhà thơ - nhà báo Việt Nam đầu thế kỷ - thế kỷ
có cuộc biến thiên vĩ đại. Số lượng tác phẩm của Nguyễn Vỹ đã phần nào
thể hiện rõ điều đó:
- Tập thơ đầu - Premières poésies (Thơ Việt và Pháp), tác giả xuất bản, Hà Nội, 1934
- Đứa con hoang (tiểu thuyết) NXB Minh Phương, Hà Nội, 1936
- Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (tập truyện ngắn Việt Nam bằng Pháp văn) NXB Đông
Tây, Hà Nội, 1937
- Kẻ thù là Nhật Bản (luận đề chính trị), NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1938
- Cái họa Nhật Bản (luận đề chính trị), NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1938
- Đứng trước thảm kịch Việt Pháp - Devant le drame Franco Vietnamien, (luận đề chính trị bằng Việt và
Pháp văn) tác giả xuất bản, Đà Lạt 1947
- Hào quang Đức Phật (luận đề tôn giáo) tác giả xuất bản, Đà Lạt 1948
- Chiếc áo cưới màu hồng (tiểu thuyết), NXB Dân Ta, Sài Gòn 1957
- Giây bí rợ (tiểu thuyết), NXB Dân Ta, Sài Gòn 1957
- Hai thiêng liêng I
- Hai thiêng liêng II (tiểu thuyết), NXB Dân Ta, Sài Gòn 1957
- Hoang vu (thơ) NXB Phổ Thông, Sài Gòn 1962
- Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết), NXB Sống Mới, Sài Gòn 1965
- Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo), NXB Sống Mới, Sài Gòn 1970
- Tuấn, chàng trai nước Việt I
- Tuấn, chàng trai nước Việt II, (chứng tích thời đại), NXB Triêu Dương, Sài Gòn, 1970
- Văn thi sĩ tiền chiến (ký ức văn học), NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1970
- Buồn muốn khóc lên (thơ) 1970
- Mình ơi (văn hóa tổng quát) 1970
- Thơ lên ruột (thơ trào phúng) 1971
*
Vào những năm trước khi từ biệt cõi đời, có thời gian Nguyệt san Phổ thông bán chạy, tuy chưa thật ngất ngưởng “tôi Trạng Nguyên, anh Tể tướng” nhưng cũng không phải lâm vào cảnh “nhà văn An Nam khổ như chó”… “nhìn đàn chó đói gặm trơ xương / mà nhìn chúng mình hì hục viết / suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết…”.
Tuy vậy, Nguyễn Vỹ vẫn không thoát vượt ra khỏi tâm trạng chung của
“Thi sĩ tiền chiến” là đêm đêm phải đối diện với sự cô đơn vĩnh hằng:
Bao nhiêu đêm không bến bờ cô quạnh,
Ta âm thầm ôm khóc ánh sao rơi.
Nếu ta biết một khu trời Vạn hạnh
Trăng không tàn mà hoa cũng không trôi…
Ôi giếng thẳm biết bao giờ mới tạnh ?
Nắng muôn chiều đã chết lịm trên môi.
Tim đọng tuyết, rã rời tan những mảnh,
Ðêm sầu về tê lạnh lắm, đêm ôi !
(Đêm sầu về - Hoang vu)
Tôi với tôi,
Không hình, không bóng
Tôi với tôi,
Không thơ, không mộng.
Tôi với tôi,
Lồng lộng giữa Hoang Vu!
(Đêm Trinh – Hoang vu)
*
Mặc dù có nhiều người không tán đồng bài viết giới thiệu Nguyễn Vỹ của Hoài Thanh trên cuốn Thi Nhân Việt Nam, vì phần “phê” quá nặng, nhưng đến nay, trải qua thử thách của thời gian, phải thừa nhận rằng Hoài Thanh quả là người có Con mắt xanh và Nguyễn Vỹ quả là đã bị và được “đóng đinh” vào Thi Nhân Viêt Nam! Song điều đáng mừng là phần được nhiều hơn: Hai bài thơ Sương rơi và Gửi Trương Tửu
của Nguyễn Vỹ vẫn luôn là kiệt tác thơ ca không chỉ của riêng nhà thơ
Nguyễn Vỹ và là của cả nền thơ ca Việt Nam! Ngày hôm nay, đọc lại hai
bài thơ này, người đọc sẽ có được thêm một cảm giác là được đi ngược
thời gian với nhà thơ Nguyễn Vỹ về xem lại cái thời “Nhà văn An Nam khổ như chó!”. Nhân 100 năm năm sinh nhà thơ Nguyễn Vỹ, chúng ta hãy đọc lại hai bài thơ để đời này của ông:
Gửi Trương Tửu (5)
Nay ta thèm rượu nhớ mong ai!
Một mình rót uống chẳng buồn say!
Trước kia hai thằng hết một nậm,
Trò truyện dông dài, mặt đỏ sẫm,
Nay một mình ta, một be con:
Cạn rượu rồi thơ mới véo von!
*
Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác,
Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác,
Mà vẫn coi tiền như cái rác!
Kiếm được xu nào đem tiêu hoang,
Rủ nhau chè chén nói huynh hoang,
Xáo lộn văn chương với chả cá,
Chửi Ðông, chửi Tây, chửi tất cả,
Rồi ngủ một đêm mộng với mê,
Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê!
*
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó,
Nhà văn An Nam khổ như chó!
Mỗi lần cầm bút nói văn chương,
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương,
Và nhìn chúng mình hì hục viết,
Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết,
Mà thương cho tôi, thương cho anh,
Ðã rụng bao nhiêu mái tóc xanh!
Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng?
Tôi làm Trạng Nguyên, anh Tể Tướng,
Rồi anh bên Võ, tôi bên Văn,
Múa bút tung gươm hả một phen?
Cho bõ căm hờn cái xã hội
Mà anh thường kêu mục, nát, thối?
Cho người làm ruộng, kẻ làm công,
Ðều được an vui hớn hở lòng?
Bao giờ chúng mình gạch một chữ
Làm cho đảo điên pho Lịch sử!
Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa
Hất mồ nhổm dậy cười say sưa
Ðể xem hai chàng trai quắc thước
Quét sạch quân thù trên Ðất Nước ?
Ðể cho toàn thể dân Việt Nam
Ðều được Tự do muôn muôn năm?
Ðể cho muôn muôn đời dân tộc
Hết đói rét, lầm than tang tóc?
Chứ như bây giờ là trò chơi!
Làm báo làm bung chán mớ đời!
Anh đi che tàn một lũ ngốc,
Triết lý con tiều, văn chương cóc! (6)
Còn tôi bưng thúng theo đàn bà,
Ra chợ bán văn ngày tháng qua! (7)
*
Cho nên tôi buồn không biết mấy!
Ðời còn nhố nhăng, ta chịu vậy!
Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa,
Bực chí, thành say mấy cũng vừa!
Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ!
Chơi nước cờ cao lại gặp bĩ!
Rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ,
Rốt cục chỉ còn… mộng với mơ!
(Viết rồi hãy còn say)
(Phụ Nữ)
Sương
rơi
Sương rơi
Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu ...
Nhưng hơi
Gió bấc
Lạnh lùng
Hắt hiu
Thấm vào
Em ơi,
Trong lòng
Hạt sương
Thành một
Vết thương!...
Rồi hạt
Sương trong
Tan tác
Trong lòng
Tả tơi
Em ơi !
Từng giọt
Thánh thót,
Từng giọt
Điêu tàn
Trên nấm
Mồ hoang !...
Rơi sương
Cành dương
Liễu ngã
Gió mưa
Tơi tả
Từng giọt,
Thánh thót,
Từng giọt.
Tơi bời
Mưa rơi,
Gió rơi,
Lá rơi,
Em ơi !...
(Văn học Tạp chí,1935)
Sài Gòn, tháng 8-2010
Chú thích:
(*) Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu: Bốn câu thơ này Hoài Thanh trích từ bài Giang thượng ngâm của Lý Bạch. Nguyên văn (phiên âm Hán-Việt) cả bài như sau:
Giang thượng ngâm
Mộc lan chi duệ sa đường châu,
Ngọc tiêu kim quản tọa lưỡng đầu.
Mỹ tửu tôn trung trí thiên hộc,
Tái kỹ tuỳ ba nhiệm khứ lưu.
Tiên nhân hữu đãi thừa hoàng hạc, (*1)
Hải khách vô tâm tuỳ bạch âu.
Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt, (*2)
Sở Vương đài tạ không sơn khâu.
Hứng hàm lạc bút dao Ngũ Nhạc, (*3)
Thi thành tiếu ngạo lăng Thương Châu.
Công danh phú quí nhược trường tại,
Hán Thuỷ diệc ưng tây bắc lưu. (*4)
Dịch nghĩa:
KHÚC NGÂM TRÊN SÔNG
Con thuyền bằng gỗ sa đường, lái bằng gỗ mộc lan,
Có tiêu ngọc sáo vàng ở hai đầu.
Có ngàn hộc rượu ngon ở trên thuyền và chở thêm kỹ nữ mặc trôi theo sóng,
Ngày xưa có vị tiên chờ cưỡi hạc vàng bay đi,
Lại có người khách biển vô tâm đi theo chim âu trắng.
Từ phú của Khuất Bình sáng mãi với mặt trời mặt trăng,
Còn lâu đài của vua Sở khi xưa nay chỉ là núi gò.
Khi cảm hứng say sưa, hạ bút đề thơ làm rung chuyển năm ngọn núi lớn,
Lúc làm thơ xong, tiếng cười ngạo nghễ vang động Thương Châu.
Nếu như công danh phú quí tồn tại lâu dài,
Thì sông Hán Thuỷ phải chảy ngược dòng lên phía tây bắc.
(*1) Hoàng hạc : Tương truyền tiên nhân Tử An cỡi hạc qua chơi ghềnh đá Hoàng Hộc ở huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc; về sau có xây lầu Hoàng Hạc tại đây.
(*2) Khuất Bình : Tức là Khuất Nguyên, người nước Sở, thời Chiến Quốc, là tác giả bài phú Ly Tao nổi tiếng.
(*3) Ngũ Nhạc : Năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc là Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn và Tung Sơn.
(*4) Hán Thuỷ : Tên sông, bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây, chảy vào sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
(*3) Ngũ Nhạc : Năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc là Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn và Tung Sơn.
(*4) Hán Thuỷ : Tên sông, bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây, chảy vào sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
(1) Nhà thơ Nguyễn Vỹ
(1910-1971), quê làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, lại đổi là Phổ
Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Thời kỳ trước CM/8 1945, làm
báo, viết văn, làm thơ ở Hà Nội. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, tiếp
tục làm báo, viết văn, làm thơ ở miền Nam, chủ yếu là ở Sài Gòn.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tai nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (Long An) - Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.
(2) Trương Tửu ( 1913 - 1999) là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Các bút danh khác: Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên, T.T...
Trương Tửu
sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Gia Lâm (Hà Nội).
Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ
nghệ thực hành ở Hải Phòng , nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu
(2*) Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham
gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước
Phạm Tất Đắc (2**).. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài
Pháp Việt. Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương
(tương tự Tổng biên tập) NXB Hàn Thuyên , thuộc nhóm Hàn Thuyên
(2***). Thời kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt
Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên
đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân,
trường Dự bị đại học...Sau hiệp định Genève 1954, ông hồi cư về Hà Nội,
dạy Trường đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được
phong chức danh Giáo sư, cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần
Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường…Đầu năm 1958, bị buộc thôi việc vì dính líu
đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y.
Từ những năm 1930, ông đã cộng tác với nhiều báo, như: Đông Tây tuần báo, Loa, Ích Hữu, Tiếng Trẻ, Hà Nội báo, Mùa gặt mới, Văn mới…
Nguyễn Vỹ, bạn thân thiết của Trương Tửu, trong lúc say đã viết trong bài Gủi Trương Tửu rằng Tửu chỉ “triết lý con tiều, văn chương cóc”, nhưng lúc tỉnh đã nghiêm túc nhận xét:
Trương
Tửu thuộc về loại nhà văn tự học, nhờ đọc sách nhiều. Có lẽ một phần
nhờ trường Bách Nghệ huấn luyện, lại sẵn thiên tài Văn nghệ nên lí luận
của anh rất đanh thép, câu văn của anh như búa, như kềm. Lời nói anh
vang ra như tiếng đập sắt trên đe. Lúc nào cũng nẩy lửa, nghe lâu chát
cả tai..."
…Tuy
vậy, lí luận của anh là một dây chuyền ngôn ngữ phối trí chặt chẽ, liên
kết mạch lạc và rèn giũa với một nghệ thuật tinh vi, tế nhị…(Văn thi sĩ tiền chiến)
(2*) Lê Văn Siêu (1912-1995): là Nhà văn, nhà báo, sinh ở thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ học ở Hà Nội, tốt nghiệp trường Công nghệ thực hành ở Hải Phòng, năm 1932 làm việc tại sở công chánh Hà Nội (Đốc công nhà máy gạch Đáp Cầu). Những năm 40 cộng tác với nhóm Hàn Thuyên của Nguyễn Đức Quỳnh, cùng Trương Tửu, Đặng Thái Mai... Viết báo Tiếng Trẻ và một số sách về thanh niên và thực nghiệp do nhà Hàn Thuyên xuất bản trước Thế chiến II. Năm 1934 - 1936 làm chánh văn phòng nghiên cứu kĩ thuật Sở Hỏa xa Hồ Nam - Quảng Tây (TQ).
Khoảng các năm 1938-1944 ông chuyển về làm việc ở sở công chánh Hà Nội. Thời gian này ông hợp tác chặt chẽ với nhóm Hàn Thuyên viết các loại sách Tân văn hóa, giữ chức trưởng ban khánh tiết Hội truyền bá quốc ngữ Hải Phòng.
Năm 1949 chuyển vào sống ở Sài Gòn với nghề thầu khoán, đến năm 1952 ông làm chủ bút báo Mới của Phan Văn Tươi, rồi tuần báo Phương Đông cho đến hiệp định Genève. Từ năm 1959 chủ bút các báo Cách mạng Quốc gia, nguyệt san Sáng dội Miền Nam. Năm 1967 ông được mời dạy một số giờ tại Đại học Vạn Hạnh, Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm ở Sài Gòn...
(2**) Phạm Tất Đắc (1909 - 1935): quê làng Kim Dũng, tổng Công Xá, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 18 tuổi khi là sinh viên trường Bưởi ở Hà Nội, ông tham gia kêu gọi việc bãi khóa để đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh rồi nhà giáo Lương Văn Can. Hoạt động của ông khiến ông bị chính phủ Bảo hộ theo dõi. Sau đó ông cho in ra cuốn Chiêu hồn nước, một tập thơ với lời lẽ thống thiết dấy lên lòng yêu nước của người Việt trước cảnh nước nhà bị người Pháp đô hộ.
Với
tập thơ đó, ông bị kết tội tuyên truyền "vận động có tánh chất làm rối
sự an ninh công cộng và gây ra những sự rối loạn trầm trọng" rồi đem ra
xử. Vì ít tuổi nên ông bị đem giam ở trại giáo hóa Trị Cụ ở thượng du
cho đến khi 21 tuổi thì được thả. Vì bị giam lâu năm nên ông hay bệnh.
Ông mất ngày 24 Tháng 4 năm 1935, khi mới lúc 26 tuổi.
(2***) Nhóm Hàn Thuyên
gồm những nhà văn, nhà phê bình, nhà biên khảo có khuynh hướng mác-xít
như : Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Tế Mỹ, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Lạp,
Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Âu, Lương Đức Thiệp và Trương Tửu-Nguyễn Bách
Khoa.
Hàn
Thuyên chủ trương canh tân đất nước bằng con đường khác hai nhóm đương
thời. Không hoài cổ như Tri Tân, Hàn Thuyên đả phá quan niệm Khổng Mạnh.
Cũng không theo con đường Âu hoá như Thanh Nghị, Hàn Thuyên chủ trương «đi tìm một triết lý mới về nhân sinh có lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện tại của quốc dân Việt Nam» và qua tác phẩm của họ chúng ta thấy đó là triết học mác- xít. Hàn Thuyên lập nhóm Tân Văn Hoá, ra bán nguyệt san Văn Mới.
(3)Thi đàn Bạch Nga lấy tờ Nguyệt san Phổ Thông làm diễn đàn. Tao đàn Bạch Nga
có Nguyễn Vỹ làm chủ soái. Nguyễn Thu Minh làm thư ký và rất đông các
thi sĩ đương thời góp mặt như cô Thu Nhi, Tôn Nữ Hỷ Khương, Minh Đức
Hoài Trinh (Pháp), Ngọc Hân, Phương Đài, Thùy Dương Tử, Tuệ Mai, bác sĩ
Nguyễn Tuấn Phát và Trần Tuấn Kiệt.
Nguyệt san Phổ thông
lúc bán chạy nhất lên đến hai mươi lăm ngàn số. Nguyễn Vỹ rất nhiệt
tình giúp đỡ các nhà văn cũ như Lê Tràng Kiều, Vũ Bằng. Thời kỳ đầu, Tao
đàn Bạch Nga rất đông vui, lúc nào cũng có các thi sĩ trẻ đến chơi và
nhập hội. Nguyễn Vỹ gây dựng được thanh thế và giàu có. Ông sắm xe hơi
đắt tiền, mướn lầu ở gần Cầu Kho đầy đủ mọi phương tiện…
(4) Chủ nghĩa vị lai (CNVL) hay trường phái vị lai (tiếng Anh: Futurism, tiếng Pháp: Futurisme)
là một trào lưu văn học và nghệ thuật rộ lên vào đầu thế kỷ 20. Trường
phái này vứt bỏ truyền thống và tán dương thế giới hiện đại, đặc biệt là
văn minh đô thị, máy móc và vận tốc.
Một số nguyên tắc nghệ thuật của CNVL là:
-Hướng
về một nền “Nghệ thuật hiện đại độc đáo của tương lai”, ca ngợi cuộc
sống đô thị và sức mạnh của kĩ thuật máy móc với tính năng động phi nhân
cách, phi đạo đức.
-Vứt bỏ mọi truyền thống, mọi di sản văn hóa của quá khứ, thách thức và chống lại thị hiếu nghệ thuật truyền thống.
-Thiên về chủ nghĩa hình thức, không quan tâm đến nội dung của hình tượng nghệ thuật.
(5) Bài này đã đăng trong “Phụ nữ Tuần báo” Hà Nội, năm 1937, bị Hội đồng Kiểm duyệt thời bấy giờ bỏ vài đoạn. Nay in đúng nguyên văn lần đầu tiên. (Nguyễn Vỹ: Hoang vu (thơ). Phổ thông Tùng thư. Sài Gòn, 1962).
(6) Hồi bấy giờ Trương Tửu viết giúp báo Ích hữu của Lê Văn Trương;
(7) Nguyễn Vỹ giúp báo Phụ nữ của bà Nguyễn Thị Thảo.
(Hết)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 364
Monday, May 18, 2015
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN
Thông Điệp Phật Đản 2559 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, và Thông bạch Phật Đản của Hoà thượng Thích Thanh Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN
PARIS, ngày 18.5.2015 (PTTPGQT) – Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Hoà thượng Thích Thanh Quang,
Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(GHPGVNTN) vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris hai văn
kiện Phật Đản : Thông điệp Phật Đản 2559 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, và Thông bạch Phật Đản 2559 – 2015 của Viện Hoá Đạo.
Sau đây là nguyên văn hai bản Thông Điệp và Thông Bạch :
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2559 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni
Kính thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,
Kính thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,
Thưa quí liệt vị,
Phật Đản là ngày trọng đại hằng năm nhắc nhở Phật giáo đồ khắp năm châu
Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả và hùng tráng mà Đức Bổn sư
Thích Ca Mâu Ni phát nguyện gần ba nghìn năm trước.
Đạo Phật truyền vào nước ta đã trên hai nghìn năm, là truyền vào tinh
thần phục vụ chúng sinh, trải xuống đất nước con đường ngộ nhập Phật tri
kiến. Bất cứ ở đâu, thời đại nào, năm tháng sống của người con Phật là
nhịp đập thời gian của từng hơi thở chuyển hoá bản thệ độ sinh ấy.
Với truyền thống này mà người Phật tử cùng với nhân dân nước Việt đóng
góp đắp xây văn hiến, dựng nước và giữ nước thông qua hàng trăm cuộc
kháng chiến suốt mười thế kỷ đầu Bắc thuộc, để dựng lên một Quốc gia Đại
Việt tự chủ tự cường vào thời Lý.
Dân tộc Việt Nam thực hành đạo Phật vì đạo Phật là chìa khoá mở ra một
thế giới an lạc, hạnh phúc, với lòng bao dung, khoan hoà, và từ bi vô
hạn, mở ra một xã hội người, với sự tôn trọng, bảo vệ con người trong sự
chia sẻ đồng đều từ vật chất tới giác ngộ. Trên quan điểm con người tự
do, có văn hiến, Dân tộc và Phật giáo đã hợp thành thể thống nhất cho sự
bảo vệ và cứu độ con người.
Thế nhưng lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào
nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa
gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa
sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con
người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt
có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt
từ bốn mươi năm vẫn chưa có hoà bình và thống nhất trong lòng người. Bao
lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người
làm cứu cánh, thì dân tộc còn điêu linh, đất nước còn nô lệ.
Cho nên, ngày có hàng trăm triệu người trên thế giới tổ chức Đại lễ Phật
Đản, người Phật tử Việt Nam trong hay ngoài nước hãy lắng lòng Nhớ
Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả của Đức Bổn Sư, để biến mình thành
lực lượng HOÁ GIẢI.
Hoá Giải để nâng cao phẩm giá con người và tự chủ dân tộc
làm nền tảng cho sự phục hồi nhân cách và văn hoá, hầu đối phó với mọi
cuộc xâm lăng, từ lãnh thổ tới tư tưởng, đang làm tha hoá nhân tâm suốt
sáu mươi năm qua.
Xin chư liệt vị hãy tăng trưởng tín tâm, kiên trì giới hạnh, lấy tinh
thần Lục hoà dẹp phá những lục đục gây từ vô minh và vị ngã, để xây dựng
Đạo pháp và quê hương.
Trong giây phút thiêng liêng của ngày Đại lễ, xin chư tôn Giáo phẩm, Hoà
thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni, cùng toàn thể Phật giáo đồ trong
và ngoài nước, hãy dành một phút mặc niệm cho các vị Thánh Tử Đạo, và
những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền Dân tộc, xiển dương Đạo pháp.
Không lúc nào bằng lúc này, sự đoàn kết vị tha của Tăng, Ni, Phật tử sẽ
có yếu tố quyết định cho công cuộc Hoá Giải cứu khổ trừ nguy.
Nam Mô Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thanh Minh Thiền Viện, Saigon Ngày Phật Đản
Đệ Ngũ Tăng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Sa môn Thích Quảng Độ
Đệ Ngũ Tăng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Sa môn Thích Quảng Độ
THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN
Phật Lịch 2559 – 2015
————————————
QUYỀN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
QUYỀN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính gởi :
– Chư Tôn Hòa Thượng,
– Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
– Đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước.
– Chư Tôn Hòa Thượng,
– Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
– Đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính Bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quí Vị.
Kính thưa liệt Quí Vị.
Lại một mùa sen nở, một mùa Phật Đản lại về. Ánh sáng chân lý xuất hiện,
cõi kham nhẫn được giải thoát, thế giới Ta Bà được tắm gội trong chơn
lý giác ngộ của Thế Tôn đã qua trên 2550 năm.
Nhưng cũng trên 2550 năm ấy, vì nghiệp lực của chúng sanh, bao nhiêu chủ
thuyết phi nhân ra đời, bao nhiêu cuồng vọng ý thức hệ đã đưa tất cả
nhân loại vào hoang tàn đổ nát cả tinh thần lẫn vật chất trong đó hệ lụy
lớn nhất là Dân Tộc Việt Nam, nhưng Đạo Phật vẫn là suối nguồn từ bi và
trí tuệ, xoa dịu mọi đau khổ cho chúng sanh muôn loài trên trên cõi đời
ô trược.
Trên tinh thần đó, Bản Thông Điệp Phật Đản năm nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã minh định :
“Lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi
lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc
Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai
và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người
Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân
người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ 40
năm qua vẫn chưa có hòa bình và thống nhất trong lòng người . Bao lâu
một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người là cứu
cánh, thì Dân Tộc còn điêu linh, Đất Nước còn nô lệ”.
Thực hiện lời dạy của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống một cách tích cực nhất, Viện
Hóa Đạo kính xin trùng tuyên sự chỉ đạo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo thượng Như hạ Đạt trong các Mùa Phật Đản đã qua
nhưng giá trị đang còn mãi với thời cuộc nhiễu nhương như lời Sư Tử Hống
của bậc Long Tượng GHPGVNTN vừa khuất tịch :
“Khâm tuân Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, nhân
ngày Phật Đản, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khẩn
thiết kêu gọi lãnh đạo các Quốc gia trên thế giới, các Quốc gia trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Nhà NướcViệt Nam hãy lấy tinh
thần Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Đạo Phật làm vũ khí tối thượng để
giải quyết các tranh chấp đang đưa nhân loại vào một cuộc chiến tương
tàn và đưa Dân Tộc Việt Nam thành nạn nhân của một chế độ độc tài toàn
trị và và đang từ từ đi vào con đường nô lệ Bắc Phương.
“Cũng trên thực tế đó, Viện Hóa Đạo khẩn thiết kêu gọi Phật Tử các
giới nêu cao tinh thần Lục Độ mà Thiền Tổ Khương Tăng Hội đã xiển dương
để các thế hệ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Nguyên Thiều, Liễu
Quán tương tục đứng lên cùng Dân Tộc giữ nước, dựng văn. Và hôm nay các
Đức Tăng Thống Đệ Tam, Đệ Tứ, và Đệ Ngũ đang lãnh đạo người Phật Tử nêu
cao tinh thần vô úy, giải phóng tự kỷ và
tịnh hóa nhân gian tiếp bước đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một
khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng trước hiện tình của đất
nước. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng
trầm trong đại nguyện cứu khổ, đó là đưa con người đến bờ Tự Do và Giãi
Thoát.
“Và để đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát, chúng ta hãy bước
vào tinh thần Vô Úy như là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng Dân Tộc
mà người con Phật đã phát nguyện : Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
“Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã nói : “Đạo Pháp không thể nở hoa nơi
giang sơn nô lệ, Dân Tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”.
Muốn hoàn mãn Đại Nguyện nêu trên, người Phật Tử hãy nêu cao tinh thần
Thượng Báo Tứ Trọng Ân mà Đức Thế Tôn đã dạy, hãy ý thức rằng :
1/. Đối với ân đức của Tam Bảo, người Phật Tử phải tinh tấn tu học trong
tinh thần tự giác và giác tha để đưa Chánh Pháp vào thế gian nhằm loại
trừ chủ nghĩa ngoại lai, độc tài toàn trị, đã gieo rắc điêu linh khốn
khổ lên 90 triệu người dân Việt trên ba phần tư thế kỷ cho đến hôm nay.
2/. Đối với ân đức của Cha Mẹ, người Phật Tử phải phát huy tinh thần
Phật Hóa Gia Đình nhằm xây dựng một thế hệ tương lai đang đứng trên bờ
diệt vong của đạo đức và luân lý do chủ nghĩa duy vật cố tình nhấn chìm
truyền thống của tổ tiên.
3/. Đối với ân đức Quốc Gia Dân Tộc, người Phật Tử phải tích cực phát
huy tinh thần vô úy, noi gương các bậc tiền nhân … để dấn thân vào việc
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên Quốc Gia, bảo vệ các quyền căn bản
của con người, nhất là những người đang bị tù đày vì đấu tranh cho nhân
quyền, tự do và dân chủ, bảo vệ những người dân oan đang chịu cảnh lầm
than vì chủ nghĩa phi nhân mà trong đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất chúng ta cũng là một tập thể Dân Oan khốc liệt nhất.
4/. Đối với vạn loại chúng sanh, người Phật Tử phải thể hiện mối tương
quan tương duyên trong đời sống, phát huy Ngũ Giới, cương quyết bảo vệ
tài nguyên, môi trường mà những kẻ cầm quyền đang bán đứng cho ngoại
bang để trục lợi và làm giàu cho đảng phái thống trị, bỏ mặc sự khổ đau
của chúng sanh.
Kính thưa Chư Liệt Vị :
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa An Cư Kiết Hạ, là
duyên lành để Chư Tăng trưởng dưỡng thân tâm, nâng cao Giới Định Tuệ
xứng đáng là Trưởng Tử Như Lai trong đại nguyện hoằng Pháp lợi sinh.
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa hoan hỷ của giới Tại
Gia, thể hiện tâm thành cúng dường Chánh Pháp qua công cuộc hộ trì Chư
Tăng hoàn thành sứ mạng trong các giới trường thanh tịnh.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Kính thưa Quí Liệt Vị
Để tương tục mạng mạch GHPGVNTN, Viện Hóa Đạo quyết định như sau :
1/. Tại Trung Ương Giáo Hội :
– Lễ Đài Chính được tôn trí tại Văn Phòng Viện Hóa Đạo (Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên-Huế);
– Lễ Khai Kinh sẽ cử hành vào lúc 14 giờ ngày 08 tháng 4 năm Ất Mùi (25.5.2015 );
– Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh Tử Đạo vào lúc 16 giờ cùng ngày.
– Đại Lễ Phật Đản chính thức sẽ cử hành lúc 08 giờ ngày 15 tháng 4 năm Ất Mùi (01.6.2015) tại Lễ Đài Chính.
Viện Hóa Đạo thành kính cung Thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa,
Đại Đức Tăng, Ni và Đồng bào Phật Tử các giới tham dự đông đủ.
2/. Tại Văn Phòng II Viện Hóa Đạo :
– Thượng Tọa Chủ Tich Văn Phòng II tùy nghi chỉ đạo các Giáo Hội địa
phương thực hiện Đại Lễ Phật Đản theo tinh thần Thông Điệp Phật Đản của
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.
– Văn Phòng II tích cực vận động Phật Tử các giới đóng góp hằng tâm
hằng sản để tổ chức cứu trợ khẩn cấp đến đồng bào, và nhân dân Nepal đã
chịu quá đổi đau thương vì thảm họa kinh hoàng nêu trên.
3/. Tại Tổng Vụ Truyền Thông và Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế :
Viện Hóa Đạo ủy nhiệm GS Phát Ngôn Nhân Viện Hóa Đạo nhân danh Trung
Ương GHPGVNTN gởi lời chia buồn đến Chính Phủ và Nhân Dân Nepal nhất là
những nạn nhân của vụ thảm họa vừa qua.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Kính thưa Quí Liệt Vị
Mùa Phật Đản năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta
cảm nhận năng lượng Từ Bi của Đức Bổn Sư hóa giải mọi đau thương trước
sự ra đi đột ngột của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo,
thượng Như hạ Đạt, sự cảm thương tột cùng với với nạn nhân động đất
Nepal nơi đã lưu giữ bước chân Thế Tôn qua 2550 lịch sử. Nhưng
chúng ta cũng vô cùng tự hào là quê hương của Đức Phật cách tâm chấn
động đất chỉ 145 cây số nhưng tất cả đều bình yên vô sự. Vườn Lâm Tỳ Ni,
nơi Ngài Đản Sinh vẫn uy nghi như chưa hề có cuộc động đất kinh hoàng
xẩy ra. Những thắng tích còn lại của Thành Ca Tỳ La Vệ vẫn êm đềm soi
mình xuống hồ Puskarini như thuở Thế Tôn còn tại thế.
NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN, VÔ ƯU THỌ HẠBỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tu Viện Long Quang, mùa Phật Đản Phật Lịch 2559
Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Sa Môn THÍCH THANH QUANG
Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Sa Môn THÍCH THANH QUANG
Bản sao :
– Thành kính ngưỡng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống kính thẩm tường– Thành kính trình Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện kính tường– Kính gởi Thượng Tọa Chủ Tịch VPII Viện Hóa Đạo tri tường– Kính gởi GS Giám Đốc PTTPGQT tri tường và kính phổ biến– Bản lưu./.
LIÊN HÔI NHÂN QUYÊN VIÊT NAM
LIÊN HÔI NHÂN QUYÊN VIÊT NAM Ở THUY SI
May 17 at 7:25 PM
Bốn mươi năm Tội Ác cộng sản
Ở trong trái tim mỗi người Việt Nam chúng tôi,
mỗi ngày là Ngày 30 của Tháng Tư Đen*.
Bốn mươi năm trước, ngày 17 tháng Tư năm 1975, Phnom Penh rơi vào tay
cộngsản Khmers đỏ. Pol Pot và nhiều tên cầm đầu bọn sát nhân tập thể này
vốn là đồng chí, đàn em và học trò của Hồ Chí Minh từ năm 1953. Hai
nước trung lậpLào và Cam Bốt bị cộng sản Bắc Việt cài người, lấn chiếm,
biến đường mònthành xa lộ. Giao nửa phần đất nước cho Bắc Kinh ‘’bảo
hộ’’ và ‘’kinh doanh’’, các lãnh tụ Việt cộng đưa hết lính chính quy chủ
lực vào Nam, đóng dọc theo bên kia biên giới Lào-Cam Bốt. Được Trung
cộng đào tạo và võ trang, được Liên Sô cung cấp chiến xa và hỏa tiễn,
được chỉ huy bởi đông đảo cố vấn Trung-Sô. Đến ngày 30 Tháng Tư năm
1975, bộ đội cộng sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam, tiến vào Sài
Gòn. Báo cộng sản Pháp ngạc nhiên không thấy "nhân dân đồng khởi". Và
truy tìm không thấy một văn kiện nào của chínhquyền Việt Nam Cộng Hòa
chuyển nhượng hay bán đứng một phần đất nước cho Hoa Kỳ hoặc bất cứ một
nhà nước nào khác.
Cộng sản rao truyền rằng chúng lấy được miền Nam Việt Nam không có
‘’biển máu’’. Nhưng chúng tôi biết có nhiều con ‘’suối máu’’. Lịch sử
mai sau, những nhân chứng và chứng tích, tuyên thệ trước đất trời, sẽ
nói lên sự thật đầy đủ hơn. Người dân miền Nam bị lưu đày ngay trên quê
hương, trong nhà tù lớn nhứt thế giới. Chỉ vì yêu nước nhưng không theo
cộng sản, nhiều trí thức, triết gia, tu sĩ và người cầm bút,nhiều tài
năng quốc gia bị cộng sản sát hại, thủ tiêu. Hàng triệu người phải bỏ
nước ra đi. Bị công an bắt lại, câu lưu để tống tiền. Bị hải tặc cưỡng
hiếp và tàn sát. Bị xua đuổi, chết đuối, chết đói khát, chết vì kiệt
sức.
PEN Suisse Romand – Salon International du Livre et de la Presse de Genève
(pen.cevex.30.04.15)
Việt Nam bị chia cắt hồi tháng Bảy năm 1954. Khác với Nam Hàn và Tây
Đức, hòa bình và an ninh lâu dài không hề được quốc tế bảo đảm cho Việt
Nam Cộng Hòa cần có để xây dựng miền Nam. Cộng sản Bắc Việt không ngừng
phá hoại và khủng bố, chuẩn bị cuộc xâm lăng, từ Lào và Cam Bốt. Thủ
phạm của tấn đại bi thảm kịch cho cả dân tộc, không phân biệt Nam Bắc,
chính là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn
và đám cận thần, thân tín cộng sản. Họ cầm đầu đạo quân bản xứ, thứ
lính đánh thuê cho đế quốc cộng sản Trung Sô để thống trị bán đảo Đông
Dương. Cần phải xác quyết rằng cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam sau năm
1954 đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không
phải là một cuộc nội chiến. Lại càng không phải là cuộc chiến của Hoa Kỳ.
Chúng tôi biết ơn hơn năm vạn thanh niên Hoa Kỳ và những chiến hữu đồng
minh đã hy sinh để giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam chiến đấu tự vệ.
Dân chúng Việt Nam Cộng Hòa không bị lừa dối như một số đồng bào bất
hạnh miền Bắc. Vì vậy miền Nam mới có cuộc Kháng chiến chống cộng dù đơn
độc nhưng dũng cảm, chịu nhiều tổn thất đau thương, trước biển người
cuồng tín ‘’sinh Bắc tử
Nam’’. Hàng chục triệu thanh thiếu niên của cái gọi là Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã bị bọn lãnh tụ cộng sản lừa gạt, cưỡng bức, lùa vào cỏi chết
thảmkhốc.
Sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bất hợp pháp, tâm hồn và trí
tuệ của một dân tộc hiếu hòa, cởi mở và chân thật bị quản chế, biệt
giam, che mắt, bịt tai, bóp nghẹt tiếng nói. Nền văn hóa Việt Nam kết
tinh từ mấy ngàn năm bị thui chột bởi một ý thức hệ ngoại lai, độc ác và
không tưởng. Con người bị tẩy não, mất nhân tính, biến thành vong thân
vong bản. Bọn vệ binh đỏ Việt cộng đã tàn phá nhiều thư viện lớn, nhiều
tủ sách hiếm quý vô giá của miền Nam tự do. Vô số tác phẩm văn chương,
biên khảo triết học và tôn
giáo đã bị tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm đoán. Hàng trăm tác giả văn học
bị đấu tố, kết tội độc đoán. Hàng chục vạn tù chính trị, ngôn luận và
lương tâm bị nhục hình trong hàng trăm trại tù tập trung.
Lịch sử sẽ ghi đậm nét : ngụy quyền Việt cộng đóng đô ở Hà Nội đối xử
cực kỳ tàn ác, bất nhân với đồng bào miền Nam sau ngày 30 Tháng Tư năm
1975. Tồi tệ, kinh khiếp hơn thời thực dân Pháp. Dân cả nước cũng phải
gánh đại khổ nạn cộng sản. Nhưng dân miền Nam vì bất khuất, biết liêm sỉ
và ngay thẳng, bị cộng sản hành hạ, làm nhục, giết hại nhiều hơn hết.
Cả nước bị nghiền nát
dưới sức nặng của quân đội, công an và mật vụ. Bạo hành và trấn áp, thay
vì phục vụ nhân dân và bảo vệ tổ quốc, những lực lượng võ trang cộng
sản bị sử dụng để duy trì một chế độ độc tài hung ác và tham nhũng nhứt
thế giới. Kể sao cho hết những trường hợp người dân bị buộc tội là thù
nghịch, phản động,thuộc đủ mọi giới tính, tuổi tác và giai từng xã hội.
Bị tra tấn, biệt giam, bỏ đói và đau ốm nặng không thuốc men, đày xa gia
đình, nhiều nạn nhân đã chết cô đơn trong địa ngục cộng sản. Làm sao
quên được tình cảnh đồng bào bị chà đạp nhân phẩm, lao công là hàng xuất
cảng rẻ tiền, trẻ con và phụ nữ bị rao bán ra ngoại quốc làm nô lệ, các
bà mẹ dân oan bị chiếm nhà cướp đất.
Làm sao không phẩn nộ, đau xót khi những người yêu nước, nam nữ thanh
niên,sinh viên, văn nghệ sĩ, nhà báo, tu sĩ, luật sư bị công an đội lốt
côn đồ hành hung, đánh đập tàn nhẫn giữa ban ngày. Tội của họ chỉ là đã
dám tuần hành để bày tỏ sự bênh vực nhân quyền, tố cáo bất công, tham
nhũng. Và phản kháng hành vi xâm lược của Trung cộng, cùng thái độ khiếp
nhược, đầu hàng và đồng lõa của bạo quyền Việt cộng. Trong lúc đi triều
cống mới đây, các lãnh
tụ cộng sản Hà Nội cúi đầu nhìn xuống đất, không biết nhục nhã, hổ thẹn trước gót sắt của lãnh chúa đỏ Bắc Kinh kênh kiệu.
Tạm thay lời kết :
‘’Chế độ thực dân đã là xấu xa nhứt, nhưng bạo quyền Cộng Sản còn tệ hại hơn nhiều’’.
Đó là tựa đề lớn của một bài viết mà nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã
phổ biến và được nhiều nhựt báo ở Thụy Sĩ cho đăng nhân dịp kỷ niệm 50
năm ngày ký Hiệp định Genève năm 1954. Biến cố lịch sử đó đã khiến cho
hàng triệu đồng bào đã phải lìa bỏ miền Bắc, liều chết, tìm đường vào
miền Nam Quốc Gia, và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa. Nhà thơ Việt Nam lưu
vong đã viết từ 10
năm trước :
(…) Khi xưa, Hiệp định Munich cũng đem lại ‘’hòa bình’’ ! Thứ hòa bình
của Thần Chết trong các trại diệt chủng Auschwitz. Và tiếp theo là
‘’trật tự và ổn định’’, thứ trật tự và ổn định kiểu cộng sản tại
Varsovie, Bucarest, tại Sofia, tại Tirana và Belgrade. Rồi các cuộc
‘’tái lập trật tự và ổn định’’ đẫm máu của cộng sản tại Berlin 1953, Hà
Nội 1954, Budapest 1956, Lhassa 1959, tại Prague và Huế 1968, rồi
Vientiane, Phnom Penh và Sài Gòn 1975.
Tiếp theo là cuộc diệt chủng Cam Bốt với Khmers Đỏ !
(…) Theo Ân Xá Quốc tế, chế độ Việt cộng đứng hàng thứ hai tại Á Châu và
hạng tư quốc tế về thành tích hành quyết các tử tội. Những trò hề luật
pháp, các vụ bắt bớ bừa bãi và xử án nặng nề các văn thi sĩ, nhà báo,
nhạc sĩ, các vị tu sĩ, tín hữu các Giáo hội thầm lặng, độc lập và các
nhà tranh đấu cho Nhân Quyền được coi là vô địch trên diễn đàn thế giới.
(…) Theo Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù, nhiều nhà
văn,nhà báo và trí thức đã bị giam cầm vì bị cáo buộc "tuyên truyền, làm
gián điệp, gây phương hại cho an ninh quốc gia, lạm dụng các quyền dân
chủ hoặc phá rối trật tự công cộng". Rất quan tâm về tình trạng sức
khoẻ suy yếu tồi tệ của nhiều tù nhân và đặc biệt là nhà luật học Lê
Chí Quang 33 tuổi bị
bệnh thận nặng…
(…) Theo Tổ chức ‘’Minh Bạch Quốc tế ‘’ (Transparency International),
Việt cộng là một chế độ ‘’tham nhũng nặng nề’’, đứng hàng thứ 85 trên
102 quốc gia trong bảng xếp hạng các nước’’. Tại Á Châu chỉ có hai nước
Bangladesh và Nam Dương là tranh giành được thành tích này với Việt cộng
! Ít nhứt 35%
tiền viện trợ giúp đỡ để phát triển của quốc tế rơi vào túi tham nhũng.
Không thể biết bao nhiêu tỉ âu kim Euro hay mỹ kim USD thất thoát mỗi
năm. Nhưng ‘’Quốc sách tham nhũng’’ của đảng Việt cộng là một tội ác
kinh khiếp đối với nhân dân Việt Nam mà tỷ lệ đói nghèo chiếm từ 37 đến
50% trên tổng số dân. (…).
Những biến động xảy ra năm 1989 và năm 1991 khai mở cho các dân tộc Đông
Âu Và Liên Sô cũ nhiều lộ trình để giành lại Tự do và Nhân phẩm. Đứng
trước những biến cố lịch sử đó, cộng sản Hà Nội vẫn giữ nguyên chủ nghĩa
cực đoancuồng tín. Chúng tôn thờ Staline và Mao Trạch Đông làm kiểu
mẫu. Việt cộng còn lên án gắt gao Công đoàn Solidarność ở Ba Lan. Cho
nên, ông Raymond Aron đã lên tiếng tố cáo: "Việt Nam (cộng sản), là sự
áp bức đẩm máu đó". Phát biểu của triết gia Pháp nổi tiếng làm nhớ đến
câu nói của cựu bí thư đảng Xã hội Pháp, ông Jacques Huntzinger, đặc
trách Quan hệ Quốc tế: "Hà Nội là đảng khắc nghiệt nhứt và áp chế nhứt
trong tất cả các đảng Cộng sản". Và còn nữa,cựu tổng bí thư đảng Cộng
sản Ý, ông Enrico Berlinguer đã phê phán (các cựu
đồng chí đang thống trị bán đảo Đông dương): "Những người (lãnh đạo)
cộngsản Việt Nam là những tên đế quốc bẩn thỉu nhứt trong lịch sử các đế
quốc".
Nhân dân Lào và Cam Bốt sẽ làm chứng một ngày một tháng năm nào đó trước
tòa án quốc tế xét xử những tội ác của những kẻ cầm đầu đảng Việt cộng,
cùng vớiđàn em, đồng chí Pathet Lào và Khmers đỏ.(…).
Miền Nam Việt Nam bị bạo quyền Cộng sản tạm chiếm từ bốn mươi năm qua.
Gần hai mươi năm sau miền Bắc. Chúng tôi ra đi, biết chắc những người ở
lại, và Sài Gòn dung nhan yêu dấu, ngàn năm còn đứng trông. Ra đi, không
tìm quên hay bỏ trốn, Đi mở đường cứu lấy quê hương (NHBV). Chúng tôi
sẽ trở về quê
hương mà chân trời là biên giới mới, nơi chia tay giữa con người và bóng
tối, giữa yêu thương và tội ác. Cho nên, ở trong trái tim mỗi người
Việt Nam chúng tôi, mỗi ngày là Ngày 30 của Tháng Tư Đen.
(* Ghi chép từ những cuộc nói chuyện của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt với các văn thi hữu và bạn đọc tại Hội Chợ Quốc Tế Sách Báo Genève những ngày cuối tháng Tư năm 2015).
Genève ngày 30 Tháng Tư năm 2015
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt
Con Đường Chúng Ta Đi
Ta có ngàn năm xưa dựng nước
Yêu Quê Hương và Quý Tự Do
Ta có ngàn năm để đuổi giặc
Nụ cười tiếng hát cho Tuổi Thơ
Ra đi làm chứng cho lịch sử
Ra đi làm chứng cho ngày mai
Dân tộc hành trình tìm đất hứa
Hơn bốn ngàn năm mới đến đây
Đi vẫn còn đi tìm lẽ sống
Tìm Tự do Nhân Ái Hòa bình
Hạnh phúc Việt Nam thật giản dị
Năm ngón tay trên một bàn tay
Trong thoáng nhìn có chùm hoa nở
Buồn vui phơi ra ánh mặt trời.
Cộng sản làm sao mà đổ nát
Đổ quê hương nát cả tình người
Khủng bố khoác mỹ từ 'Giải phóng'
Tù tập trung hầm tối khổ sai
Tuổi thơ bỏ học đi moi rác
Bụi đời mù mịt bóng tương lai
Đi vẫn còn đi tìm bằng hữu
Người ác hơn thú gọi ‘quang vinh’
Dắt dìu nhau băng rừng vượt biển
Mang theo năm mươi triệu tâm hồn
Đi vẫn còn đi qua cõi chết
Bãi mìn giặc cướp đáy vực sâu
Đi vẫn còn đi vì thế giới
Nhìn Việt Nam nhớ thân phận mình
Nhìn Lào Miên biết đâu địa ngục
'Thiên đường đỏ' đầy hố máu đen.
Mẹ yêu thương ơi không khóc nữa
Nước mắt dành cho mùa đoàn viên
Đau khổ nẩy mầm thành cây lúa
Các con về vàng chói cánh đồng
Cờ lau sẽ thay cờ liềm búa
Vươn lên từng mái ngói nóc tranh
Vươn lên những phố phường yêu dấu
Thăng Long Thần Kinh Gia Định Thành
Vươn lên chóp đỉnh trời xanh biếc
Niềm hân hoan tiếng chim sổ lồng
Hoa lan mọc kín mồ tập thể
Đàn trẻ thơ cười nói huyên thuyên
Bé chăn trâu ơi ngày trở lại
Đường quê không còn bóng hận thù.
Nhớ gương mặt buồn khi Tổ quốc
Nhìn vết thương trên trán đồng bào
Chiếc khăn tang phủ từng mái tóc
Vời trông tưởng chừng mây trắng bay
Đen tối nào hơn màu tuyệt vọng
Đêm tháng tư ác mộng kéo dài
Bạn ngã xuống chờ ta nối tiếp
Quang phục bình minh của đất trời.
Đi không tìm quên hay bỏ trốn
Đi mở đường cứu lấy quê hương
Ta hẹn gặp nhau ngày lịch sử
Sống một mùa Xuân, Xuân Việt Nam
Khắp ba miền vòng tay thân ái
Cao nguyên xuống đón ngàn khơi về...
Vững tay lái giữa vùng bão tố
Nhặt ánh sao để dệt niềm tin
Tin ở con người và đất nước
Biết xót thương cũng biết can trường
Qua tiếng sóng oan hồn nhắc nhở
Dân tộc hồi sinh có chúng tôi
Sấm sét bạo tàn không tắt được
Tiếng hát hò lơ trống ngũ liên
Đêm đêm thấy tấm lòng kẻ ở
Thắp sáng Trường Sơn soi biển Đông (1980)
Nguyên Hoàng Bảo Việt
Dấu Tích Phượng Hoàng
L’Empreinte du Phénix
(Bản tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên)
Bạn Văn - Paris 2008
TÔN NỮ HOÀNG HOA * THẤT VỌNG
Thất Vọng Hay Ngậm Ngùi ?
Bài 1
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Có một
lần, tôi gặp một người, mới đổi lạ thành quen thôi, thì tức tốc cô ta bộc lộ
ngay :"Ta nói chị là con cọp cái"
Tôi cười
và thầm nghĩ những bài viết của mình nói về những tên "Việt Cong" đã
có ảnh hưởng . Sở dĩ tôi gọi "Việt Cong" vì những người này đang làm những việc quanh
co không thẳng thớm hầu tranh thủ để được bọn Việt Cộng chấp nhận làm tay sai .
Do đó họ chưa thể được bọn VC cộng vào thành phần bán nước hại dân của chúng, nên chưa thể gọi họ là VC được.
Như chúng
tôi đã thường thưa với quí vị là bài viết của chúng tôi không chủ tâm đánh phá
cá nhân ai nhưng những tủi hờn đớn đau của quá khứ vẫn luôn tìm đến .
Từ những
cái chết bi thương trên dặm dài tìm đường vượt thoát hiễm họa cộng sản. Nhìn
hình ảnh người cha vuột tay để con rơi xuống biển cho sóng nước vô tình kéo đi
giữa hai bẹ thuyền sầm sập đập vào nhau. Người mẹ, người vợ, người cha đớn đau
trước những đòn thù của VC trong những trại giam của VC đối với các quân nhân Quân Lực VNCH thì làm sao có thể
quên nỗi thống khổ bi ai kia . Nhất là những gia đình cho đến nay vẫn còn cảm
thấy mất mác lớn lao của những cái chết của cha, của chồng, của anh em con cái họ.
Quá khứ
tủi hờn uất hận vẫn luôn luôn còn đó cho dẫu thời gian có đi qua, và những
khuôn mặt hung tàn kia vẫn còn đó Thành phố vẫn còn mang tên của một tội đồ dân
tộc . Cho nên mỗi lần nghĩ đến VN, những người Quốc gia không ai lại không trằn
trọc với quê hương với đồng bào đang cam phận sống dưới sự cai trị bạo tàn của
VC.
Ấy thế mà
lại có một số người đành tâm đánh mất mình để trở thành những tên "Việt
Cong" tiếp tay tuyên truyền cho bọn chúng ở hải ngoại trên mặt trận truyền
thông . Chính vì lẽ đó mà tôi tự nguyện tham gia vào mặt trận truyền thông
chống Việt Cộng và Việt Cong đang âm mưu thâu tóm Tập Thể Người Việt Quốc Gia
tại Hải Ngoại để tiếp tục tồn tại ở VN.
Vì thế,
có là "cọp cái" hay "ong chúa" thì tôi vẫn hãnh diện mình
là một phần tử của thành phần Quốc Gia trên con đường tiếp tục đấu tranh chống
bọn CS Việt Nam tại Hải Ngoại, nhất là
chống nhóm người đang tiếp tay tuyên truyền cho chúng.
Có một số
ngừơi tự hỏi tại sao nhóm người này tự cho mình là "dân ty nạn cs" mà
lại tiếp tay thi hành những kế hoạch gọi là "Hòa Hợp Hòa Giãi" qua
những lập luận của tên ngốc "đang ngồi trên một con bò đếm đàn bò rồi hốt
hoảng la lên thiếu một con"
Thật ra
không phải họ "ngốc" mà thực chất họ là những người đang
"khát".
Nếu bảo
họ khát nước thì chỉ cần núc một chai nuớc là hết khát ngay Nhưng ở chốn ta bà
áo não này thì phần đông con người "khát" tiền . Có tiền mua Tiên
cũng được. Một kẽ khi đã khát tiền thì sẵn sàng bán ngay cả mình cho dù được
giá hay mất giá, nói chi đến lý tưởng
hay cương lĩnh làm ngươi
Hiện nay
một số người khát tiền đã công khai ra mặt, công khai bán mình với discount 99%
off, còn một số khác đang khát mà lại giấu giếm. Nghĩ cũng tội đang chịu khát
mà lại giấu giếm nên bị cơn khát hoành hành mới đánh đồng trong những phương
tiện và mục đích để làm thay đổi dòng
lịch sử thương đau của dân tộc VN.
Họ không
biết chính họ đã đánh mất mình, đánh mất cả lương tri con người mà không cần
thiết mò mẫm kiếm mình trên mê lộ xem thử cái bản thể thất lạc tội nghiệp kia
đang chui rúc nơi xó xỉnh nào trong khi cái xác phàm thì nhân danh này, nhân
danh khác, liên minh này, liên minh kia đẻ ra những quái thai thời đại để tiến
hành con đường HOÀ HỢP HOÀ GIÃI cho tên VC Nguyễn Tấn Dũng mà không truy nguyên
được mình là ai?
Cái khao
khát của chùng là làm sao được lòng tên thủ lãnh của VC . Làm sao giăng ra cái
bẫy HOÀ HỢP HOÀ GIÃI cho tên thủ lãnh VC Nguyễn Tấn Dũng đạt được mục tiêu
chính trị
Hai mục
tiêu cần phải thúc đẩy để VC chiếm luôn hải ngoại :Đó là XOÀ BỎ NGÀY QUỐC HẬN
và chạy tội cho VC trong vụ thãm sát dân Huế trong Tết Mậu Thân
Nhóm
người muốn thực hiện xoá bỏ Ngày Quốc Hận giống như đám gà kiếm ăn trên đống
thóc. Người ta nhìn chúng tưởng là chúng chỉ mổ lấy mổ để nhưng thực chất chúng
muốn ăn cho đến lúc căng điều nhưng khổ nỗi bản chất vừa mổ lại vừa bới tung ra
như ta đây đang miệt mài dấn thân "cứu nước" đã cho người đời thấy sự
ngu ngốc của chúng
Từ bao
nhiêu năm qua hai chữ Quốc Hận làm cho bọn Việt Cong này mổ lui mổ tới :
Từ Diễn hành Cho Tự Do (Đảng Việt Tân), rồi
đến Ngày VNCH (Nguyễn Ngọc Bích)và bây giờ thì lại Hành Trình Tìm Tự Do (của
Ngô Thanh Hải với S.219). Chỉ từng ấy thôi cũng đủ cho Dân chửi . Ấy vậy mà cái
gọi là LIÊN MINH DÂN CHỬI đó từ Nguyễn Quốc Nam đến Ngô Thanh Hải và cả hai ông
LÊ PHÁT MINH CÙNG NGUYỄN TẤN TRÍ VẪN HÌ HỤC MỔ, VẪN HÌ HỤC BỚI ? Không lẽ cả
đời này quí ông chỉ muốn làm kiếp con gà vừa gáy vừa mổ vừa bới lung tung ??
Nên hiểu
cho rõ là chúng tôi không nói quí ông là con gà mà chỉ nói là không lẽ quí ông
muốn làm kiếp con gà, mà là kiếp gà mái, lại thích GÁY, mới điếc lỗ tai thiên
hạ. Đừng buồn nghe vì tôi không thể tìm con gì thanh cao hơn con gà trong cái
đám lục súc này. Đó cũng là vị tình quen biết cũ (??)
Đây là
những sự việc đã tuần tự tiến hành từ năm 2005 cho đến nay nhưng vẫn chưa đạt
được lòng Thủ Lãnh, do đó kế hoạch phải thay đổi theo chữ và nghĩa nhưng mỗi
lần mở màn trình diễn thì bị dân chửi quá không cất đầu lên nỗi
Thôi thì
tôi lạy mấy ông, nếu thấy khó quá không muốn làm con gà được thì đi làm con dã
tràng hay hơn? Con dã tràng chúng who cares thiên hạ ngày đêm tốn giấy tốn mực để đánh giá
cái việc làm vô bổ hoài công của chúng. Vậy mà, chúng vẫn miệt mài xe cho hết
cát để con nứơc trôi vào xóa sạch sẽ cái công việc vô bổ của chúng. Nhưng khổ
thay nếu không xe cát thì làm sao có con dã tràng phải không quí vị?
Theo như vậy
thì làm GÀ CŨNG KHÓ mà làm DÃ TRÀNG THÌ KHÓ HƠN. VẬY xin đề nghị quí vị BỎ CẢ
HAI CON “YÊU” ĐÓ ĐI MÀ HỌC SỐNG THEO KIỂU LÀM NGỪƠI. Học theo kiểu làm ngừơi
chưa chắc đã giống con ngừơi VẬY THÌ THÔI KHÔNG GIỐNG NGƯỜI,GIỐNG CÁI CHI CHI ĐÓ THÌ CHỈ CÓ TRỜI BIẾT MÀ THÔI cũng được,
miễn là đừng để DÂN CHỬI là VUI RỒI .
Bây giờ
đến chuyện chạy tội cho VC thãm sát dân Huế trong Tết Mậu Thân.
Bài này
viết hơi dài về một bộ mặt đang nỗi đình nỗi đám nhưng lại là kẽ vẫn giấu giếm,
âm thầm đi bên bên lề chủ nghĩa để có những bài viết chạy tội cho bọn VC trong
vụ thảm sát dân cố đô Huế trong Tết Mậu Thân
Vậy xin
mời quí vị đọc tiếp bài hai trong kỳ tới.
Tôn Nữ
Hoàng Hoa
17/5/2015
TS. MAI THANH TRUYẾT * VĂN HÓA CỘNG SẢN
Văn Hóa XHCN Ngày Nay
Vào thời điểm ngay sau ngày
30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc
hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng
thân mật không còn ứng hợp với câu “bà
con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ,
nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một
băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Chúng tôi, một nhóm giáo chức
của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS
Lê Trọng Vinh, GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn, và người viết (đã ở khu cư xá
57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành
động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”,
tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình cờ GS Nguyễn Hoàng
Duyên, một thành viên của Ban Hóa học của trường lái Honda đến. Tôi đề nghị với
các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai anh em đèo nhau trên chiếc
Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi
cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như
ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi
khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh
tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên
trình diện đi”.
Bước vào một phòng thí nghiệm
hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (hiện nay là Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm
“tp HCM”, người đã từng tuyên bố là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được
và tôi có con nối dòng(!)), một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ
trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn kính trọng như những
ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi lần đến văn phòng Phó
Khoa trưởng, cửa mở toang, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường
đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ
của GS LCC: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng
nay”.
Quan sát chung quanh sân trường,
tôi chí thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẻ mặt thể hiện nét thỏa
mản của kẽ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó
chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một
“cán bộ” hay “bộ đội” của Bắc Việt nào cả.
Tôi và Duyên đi về báo cho
các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Sau đó mọi người lên trường trình diện.
* * *
Một tháng sau, mọi sự đi dần
vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của
trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
- 1-
Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ
phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và
- 2-
Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng tôi bắt đầu chương
trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ
trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường
Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của
Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS”
Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn
nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được,
đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một
sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ nhiên những buổi học tập
trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của
đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các
câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng
họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm
thức nô lệ!
Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến
hôm nay sau 36 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ
cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương.
Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực
sự, tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy
luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chươc” túi sách cán bộ sau
lưng. Cô luồn kế cận “anh” Ba Trực của thành ủy. Trong thời gian nầy, Phượng
còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại, Phượng là một “tiến sĩ” làm việc
giữa Sài Gòn và Boston…
Tôi được xướng danh đọc bài
bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò
“ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác
Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết,
ráp nối trên 30 trang giấy…
Và trong suốt buổi đúc kết,
tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó,
sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của
tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh
được nói lên những điều ngược với lòng mình…
Trong suốt những ngày tháng gọi là “học
tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy
Cân, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.
Một hôm, tại giảng đường II
của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày
xưa” Xuân
Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ
cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa (?) Bắc Việt có những
thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông
Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bò ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da
cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp
BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân “quênh hoang” với luận điệu
của kẽ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó
là bài học …đầu tiên của tôi sau
“cách mạng” như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam,
giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không
có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm
chứng dùm cho tôi, kẻo
tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).
Sau 36 năm, nghiệm lại câu
nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha
thương một, thương ông thương mười”của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng
tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được
“cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Ba mươi sáu năm qua, bây giờ
cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng
minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức
suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò,
cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng,
chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến
sự đão lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước như hôm
nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu
36 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Kết luận của bài tản mạn nầy
cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô,
không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng
không còn gì có thể gậm nhấm được”.
Mai Thanh Truyết
Bài đầu tiên của thời “gác
kiếm”
8/2011
DỊCH THƠ PHÁP
L'AUTOMNE - LAMARTINE
*
Alphonse de LAMARTINE (1790-1869)
*
L'automne
*
Salut ! bois couronnés d'un reste de verdure !
Feuillages jaunissants sur les gazons épars !
Salut, derniers beaux jours ! Le deuil de la nature
Convient à la douleur et plaît à mes regards !
Feuillages jaunissants sur les gazons épars !
Salut, derniers beaux jours ! Le deuil de la nature
Convient à la douleur et plaît à mes regards !
*
Je suis d'un pas rêveur le sentier solitaire,
J'aime à revoir encor, pour la dernière fois,
Ce soleil pâlissant, dont la faible lumière
Perce à peine à mes pieds l'obscurité des bois !
J'aime à revoir encor, pour la dernière fois,
Ce soleil pâlissant, dont la faible lumière
Perce à peine à mes pieds l'obscurité des bois !
*
Oui, dans ces jours d'automne où la nature expire,
A ses regards voilés, je trouve plus d'attraits,
C'est l'adieu d'un ami, c'est le dernier sourire
Des lèvres que la mort va fermer pour jamais !
A ses regards voilés, je trouve plus d'attraits,
C'est l'adieu d'un ami, c'est le dernier sourire
Des lèvres que la mort va fermer pour jamais !
*
Ainsi, prêt à quitter l'horizon de la vie,
Pleurant de mes longs jours l'espoir évanoui,
Je me retourne encore, et d'un regard d'envie
Je contemple ses biens dont je n'ai pas joui !
Pleurant de mes longs jours l'espoir évanoui,
Je me retourne encore, et d'un regard d'envie
Je contemple ses biens dont je n'ai pas joui !
*
Terre, soleil, vallons, belle et douce nature,
Je vous dois une larme aux bords de mon tombeau ;
L'air est si parfumé ! la lumière est si pure !
Aux regards d'un mourant le soleil est si beau !
Je vous dois une larme aux bords de mon tombeau ;
L'air est si parfumé ! la lumière est si pure !
Aux regards d'un mourant le soleil est si beau !
*
Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
Peut-être restait-il une goutte de miel ?
Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
Peut-être restait-il une goutte de miel ?
*
Peut-être l'avenir me gardait-il encore
Un retour de bonheur dont l'espoir est perdu ?
Peut-être dans la foule, une âme que j'ignore
Aurait compris mon âme, et m'aurait répondu ? ...
Un retour de bonheur dont l'espoir est perdu ?
Peut-être dans la foule, une âme que j'ignore
Aurait compris mon âme, et m'aurait répondu ? ...
*
La fleur tombe en livrant ses parfums au zéphire ;
A la vie, au soleil, ce sont là ses adieux ;
Moi, je meurs; et mon âme, au moment qu'elle expire,
S'exhale comme un son triste et mélodieux
A la vie, au soleil, ce sont là ses adieux ;
Moi, je meurs; et mon âme, au moment qu'elle expire,
S'exhale comme un son triste et mélodieux
*
Alphonse de LAMARTINE (1790-1869)
*
*
Lamartine peint par Decaisne en 1839 (musée de Mâcon)
MÙA THU Alphonse de Lamartine (1790-1869)
*
Chia tay nhé cánh rừng xanh mơ mộng
Thảm cỏ non lác đát lá vàng rơi
Vẩy tay chào những tháng ngày thân ái
Niềm tiếc thương vương khoé mắt u buồn
*
Thảm cỏ non lác đát lá vàng rơi
Vẩy tay chào những tháng ngày thân ái
Niềm tiếc thương vương khoé mắt u buồn
*
Trong cô đơn lang thang từng bước nhẹ
Lòng bâng khuâng theo tia nắng chiều buông
Trời xuống thấp nhạt nhoà trong tỉnh mịch
Và trôi theo bóng tối cuối chân rừng
Lòng bâng khuâng theo tia nắng chiều buông
Trời xuống thấp nhạt nhoà trong tỉnh mịch
Và trôi theo bóng tối cuối chân rừng
*
Rồi những ngày mùa thu vàng lịm chết
Sương mù khơi che khuất mắt thu vàng
Lời tạm biệt cho nụ cười lần cuối
Bờ môi hồng héo hắt dáng thu xưa
Sương mù khơi che khuất mắt thu vàng
Lời tạm biệt cho nụ cười lần cuối
Bờ môi hồng héo hắt dáng thu xưa
*
Thôi hềt rồi mùa thu vàng rực rỡ
Lòng bâng khuâng theo ngấn lệ đầy vơi
Quay mặt lại nhìn cảnh đời tê tái
Mùa thu ơi ! ta còn được những gì !
Lòng bâng khuâng theo ngấn lệ đầy vơi
Quay mặt lại nhìn cảnh đời tê tái
Mùa thu ơi ! ta còn được những gì !
*
Cả đất trời dịu dàng và quyến rũ
Giọt nước mắt ngà đổ xuống hồn tôi
Tinh khiết quá mùi hương thơm của gió
Ánh dương hồng che kín nụ cười tươi
Giọt nước mắt ngà đổ xuống hồn tôi
Tinh khiết quá mùi hương thơm của gió
Ánh dương hồng che kín nụ cười tươi
*
Uống đi thôi , một ly này nốc cạn
Rượu thơm nồng thêm chút mật hương hoa .
Cõi thần tiên nằm tận cùng đáy cốc ,
Nốc cạn rồi hạnh phúc vẫn bay xa
Rượu thơm nồng thêm chút mật hương hoa .
Cõi thần tiên nằm tận cùng đáy cốc ,
Nốc cạn rồi hạnh phúc vẫn bay xa
*
Trong mộng tưởng anh vẫn còn hy vọng
Mơ một ngày em trở lại cùng anh .
Trong thế giới mông lung và huyền diệu
Gặp lại em bao thương nhớ vô cùng
Mơ một ngày em trở lại cùng anh .
Trong thế giới mông lung và huyền diệu
Gặp lại em bao thương nhớ vô cùng
*
Cánh hoa rơi , mùi hương bay trong gió
Giọt nắng hồng cho những buổi chia tay
Linh hồn tôi khi hết kiếp đoạ đày
Xin vĩnh biệt mùa thu buồn tê tái
Giọt nắng hồng cho những buổi chia tay
Linh hồn tôi khi hết kiếp đoạ đày
Xin vĩnh biệt mùa thu buồn tê tái
*
tôn thất phú sĩphỏng dịch
IL PLEURE DANS MON COEUR
Paul VERLAINE
Publié le 31/10/2013 à 15:52 par thophongdich
Tags : photo femme heureux lecture image blog centerblog amour roman coeur nature paysage poème
*
Paul VERLAINE (1844-1896)
PARIS
II pleut doucement sur la ville...
(Arthur Rimbaud)
(Arthur Rimbaud)
*
Il pleure dans mon coeur
Comme il pleut sur la ville;
Quelle est cette langueur
Qui pénètre mon coeur ?
*
Comme il pleut sur la ville;
Quelle est cette langueur
Qui pénètre mon coeur ?
*
Ô bruit doux de la pluie
Par terre et sur les toits !
Pour un coeur qui s'ennuie,
Ô le chant de la pluie !
*
Par terre et sur les toits !
Pour un coeur qui s'ennuie,
Ô le chant de la pluie !
*
Il pleure sans raison
Dans ce coeur qui s'écoeure.
Quoi ! nulle trahison ?...
Ce deuil est sans raison.
*
Dans ce coeur qui s'écoeure.
Quoi ! nulle trahison ?...
Ce deuil est sans raison.
*
C'est bien la pire peine
De ne savoir pourquoi
Sans amour et sans haine
Mon coeur a tant de peine !
De ne savoir pourquoi
Sans amour et sans haine
Mon coeur a tant de peine !
*
Paul Verlaine
Explication linéaire
1ère strophe :
Mélancolie de Verlaine en harmonie avec le paysage, dont la nature lui échappe (3 vers pour l'état d'âme, 1 vers pour le paysage)
Mélancolie de Verlaine en harmonie avec le paysage, dont la nature lui échappe (3 vers pour l'état d'âme, 1 vers pour le paysage)
2e strophe : (3 vers pour le paysage, 1 vers pour l'état d'âme)
Le bruit de l'eau s'est transformé en mélodie - Verlaine s'enchante de sa mélancolie et se laisse bercer par la mélodie des gouttes - la pluie peut influencer l'état d'âme ou être une projection de celle-ci (effet miroir)
Le bruit de l'eau s'est transformé en mélodie - Verlaine s'enchante de sa mélancolie et se laisse bercer par la mélodie des gouttes - la pluie peut influencer l'état d'âme ou être une projection de celle-ci (effet miroir)
3e strophe :
Tristesse absolue qui dépossède l'individu de lui-même
Rupture du rythme "Quoi !" le poète s'arrache à sa stupéfaction
Tristesse absolue qui dépossède l'individu de lui-même
Rupture du rythme "Quoi !" le poète s'arrache à sa stupéfaction
4e strophe :
Elle apporte une sorte de réponse aux interrogations du poète.
Intensité de la tristesse constante tout au long du poème et due à l'absence même de cause.
Elle apporte une sorte de réponse aux interrogations du poète.
Intensité de la tristesse constante tout au long du poème et due à l'absence même de cause.
MƯA RƠI TRONG LÒNG TÔI
*
*Mưa rơi rơi trong hồn
Mưa ướt mềm khu phố
Mưa rơi từ vạn cổ
Bềnh bồng trái tim côi
*
Mưa rơi rơi dịu dàng
Từ mái nhà rơi xuống
Từ nỗi lòng u uẩn
Bài ca sầu mênh mang
**
Mưa rơi rơi hững hờ
Cho tình tôi thổn thức
Cho tim tôi xao xuyến
Cho lòng tôi héo hon
*
*Mưa rơi rơi trong hồn
Mưa ướt mềm khu phố
Mưa rơi từ vạn cổ
Bềnh bồng trái tim côi
*
Mưa rơi rơi dịu dàng
Từ mái nhà rơi xuống
Từ nỗi lòng u uẩn
Bài ca sầu mênh mang
**
Mưa rơi rơi hững hờ
Cho tình tôi thổn thức
Cho tim tôi xao xuyến
Cho lòng tôi héo hon
*
Còn nỗi đau nào hơn
Làm sao mà biết được
Đời không thương không hận
Ai hiểu được tình tôi !
Làm sao mà biết được
Đời không thương không hận
Ai hiểu được tình tôi !
*
tôn thất phú sĩ
phỏng dịch
phỏng dịch
DEMAIN , DÈS L'AUBE
VICTOR HUGO
Statue Victor Hugo près de Villequie
Victor Hugo
Sinh ngày 26 tháng 2, 1802 tại Besançon
Mất ngày 22 tháng 5, 1885 tại Paris
Ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.
Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản:
Mất ngày 22 tháng 5, 1885 tại Paris
Ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.
Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản:
Người cùng khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris).
Leopoldiné,
con gái đầu lòng được Victor Hugo rất yêu quý. Khi cô lấy chồng, ông có
làm một bài thơ sâu sắc và cảm động, tặng cô dâu mới, bằng tấm lòng yêu
thương của người cha,. Đám cưới chưa được bao lâu thì hung tin đến:
trong một lần bơi thuyền trên sông, thuyền bị lật và không cứu được
Leopoldiné . Bốn năm trôi qua,Victor Hugo không nguôi đau buồn, ông cảm
thấy như con gái yêu còn đang hiện hữu, gọi ông, đợi ông... Ông hẹn sẽ
đến thăm con, ngôi mộ trên một ngọn đồi nhìn xuống sông Seine...
Demain, dès l'aube
*
Demain, dès l'aube, à l'heure où blanchit la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.
*
Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.
*
Je ne regarderai ni l'or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.
*
Victor Hugo
“ SÁNG SỚM NGÀY MAI ”
*
Ngày mai khi mặt trời vừa ló dạng
Tia nắng hồng nhuộm trắng cả đồng quê
Ba sẽ đi ... băng qua rừng qua núi
Và bên kia , con vẫn đợi BA về
Tia nắng hồng nhuộm trắng cả đồng quê
Ba sẽ đi ... băng qua rừng qua núi
Và bên kia , con vẫn đợi BA về
*
Chân rão bước mà hồn nghe đau nhói
Mắt mơ hồ nhìn hình bóng con thơ
Nỗi cô đơn trong khắc khoải từng giờ
Vòng tay rộng ôm cho tròn nỗi nhớ
Mắt mơ hồ nhìn hình bóng con thơ
Nỗi cô đơn trong khắc khoải từng giờ
Vòng tay rộng ôm cho tròn nỗi nhớ
*
Lòng mơ hồ theo nắng chiều rơi rụng
Cánh buồm xa thấm mệt gió muôn phương
Ôm mộ con thơm mùi hoa thạch thảo
Giọt nước mắt buồn rơi xuống Đại Dương
Cánh buồm xa thấm mệt gió muôn phương
Ôm mộ con thơm mùi hoa thạch thảo
Giọt nước mắt buồn rơi xuống Đại Dương
*
THÂN THỂ CON NGƯỜI
Loài rận trên mặt người
Demodex
folliculorum (D.folliculorum) và Demodex brevis (D.brevis) là hai
loài rận chuyên ký sinh trên da mặt người, có hình dáng giống
sâu nhưng thực chất là loài giáp xác như cua.
Rận D.follicurum quan sát dưới kính hiển vi điện tử, có
thân hình thuôn dài sống sâu, 8 chân ngắn gần đầu. Ảnh: BBC
|
Demodex có 8 chân ngắn mập mạp, mọc gần đầu. Cơ thể chúng thon
dài, giống con sâu. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy, khi di
chuyển, chúng như bơi qua bể dầu là các tuyến bã nhờn, với
tốc độ trung bình.
Hai loài này phân biệt nhờ khu vực sống. D.folliculorum thích
sống ở bề mặt da như chân lông và nang tóc, còn D.brevis thích
sống ở sâu dưới lớp biểu bì, trong tuyến nhờn bao quanh lỗ chân
lông.
So với các bộ phận khác trên cơ thể, da mặt có lỗ chân lông
rộng và nhiều tuyến bã nhờn hơn. Đó là lý do rận Demodex
thích sống ở đó. Tuy nhiên, chúng cũng ngụ cư ở một vài khu
vực khác như ngực và bộ phận sinh dục.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết đến loài rận này. Năm 1842,
người ta tìm thấy D.folliculorum trong ráy tai người ở Pháp. Song
phải đến năm 2014, các nhà khoa học mới tìm hiểu kỹ về loài
này.
Trong một nghiên cứu của trường đại học Bắc Carolina, Mỹ, các
nhà khoa học phát hiện loài rận này ký sinh trên 14% số người
tham gia nghiên cứu. Và trên da mặt tất cả những người tham gia,
đều phát hiện mẫu ADN của Demodex. Điều này cho thấy, tất cả
chúng ta đều có rận ký sinh trên mặt với số lượng khá lớn.
"Khó mà suy đoán hoặc xác định số lượng của chúng. Tuy nhiên,
một quần thể rận nhỏ có thể lên tới hàng trăm con," Thoemmes,
một nhà nghiên cứu của đại học Bắc Carolina, cho biết. Một
quần thể lớn có thể lên tới hàng nghìn con, hay nói cách
khác, cứ một sợi lông mi lại có hai con rận ký sinh.
Số rận trên mặt mỗi người mỗi khác. Thậm chí cùng một
người, nửa mặt bên này có thể nhiều hoặc ít rận hơn bên kia.
Lông mi người có rận D.folliculorum ẩn nấp trong các lỗ. Ảnh: BBC
|
Thức ăn và sinh sản
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ, loài rận này ăn gì
trên mặt chúng ta. "Một số cho rằng chúng ăn vi khuẩn sống trên
da, " Thoemmes nói. "Số khác lại cho rằng chúng ăn da chết,
hoặc ăn dầu từ tuyến bã nhờn." Hiện bà và các cộng sự đang
tìm hiểu các vi sinh vật sống trong ruột của loài này, từ đó
xác định thực phẩm chúng ăn.
Các nhà khoa học cũng chưa rõ cơ chế sinh sản của loài này.
Các loài rận khác có cơ chế rất đa dạng, nhưng Domodex có vẻ
"hiền lành" hơn một chút. "Chưa có ghi nhận chúng ăn thịt lẫn
nhau," Thoemmes cho biết. "Có vẻ như chúng chỉ ra ngoài vào ban
đêm để giao phối rồi quay lại lỗ chân lông."
Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ mới ghi hình được quá trình
loài này đẻ trứng. Con cái đẻ trứng quanh tổ, khu vực lỗ chân
lông mình sinh sống. Tuy nhiên, chúng không đẻ nhiều.
"Trứng khá lớn, to bằng một phần ba đến một nửa kích thước
con cái. Điều này đòi hỏi chúng phải tẩm bổ lại cho cơ thể,"
Thoemmes nhận xét, có lẽ mỗi lần chúng chỉ đẻ một trứng, vì
kích thước trứng quá lớn.
Loài rận này cũng không có hậu môn và theo quy luật, chúng vẫn
phải bài tiết. Do đó, có người nói rằng, đến cuối đời,
chúng sẽ nổ tung vì tích tụ quá nhiều các chất thải trong cơ
thể.
Tuy nhiên, đó chỉ là "một cách nói cường điệu," bà Thoemmes
cười nói. Cơ thể chúng tích lũy chất thải theo thời gian, cho
đến lúc chết. Do đó, khi một con Demodex chết đi, cơ thể chúng
sẽ khô lại, lưu chất thải khắp mặt người.
Liên quan đến chứng rối loạn da mãn tính
Các nhà khoa học phát hiện rận Demodex liên quan đến chứng rối
loạn da mãn tính (rosacea). Người bệnh ban đầu mặt ửng đỏ, sau
đó xuất hiện nhiều nốt đỏ đậm hơn, gây cảm giác ngứa ngáy
khó chịu. Trên da mặt người bị bệnh này, số lượng rận Deomodex
lên tới 10-20 con/ cm2, gấp hàng chục lần so với người thường,
chỉ 1-2 con.
Tuy nhiên, rận Demodex không phải là nguyên nhân gây bệnh. "Chúng
có liên quan tới chứng rối loạn da mãn tính, nhưng không phải
nguyên nhân gây bệnh," Kevin Kavanagh, trường đại học Maynooth,
Ireland cho biết. Trong một nghiên cứu công bố năm 2012, nguyên nhân
gây bệnh là da người thay đổi.
Da người thay đổi dần theo năm tháng, theo tuổi tác và thời
tiết. Điều này khiến các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều chất
béo hơn, để giữ ẩm cho da. Rận Demodex ăn chất béo này, kết
quả, dân số loài rận tăng vọt.
Ngoài ra, có thể lượng vi khuẩn từ chất thải của rận chết
cũng là yếu tố tác động tới chứng rối loạn da mãn tính. "Khi
rận chết, chúng giải phóng các chất trong cơ thể. Những chất
này chứa vi khuẩn và độc tố gây kích ứng và viêm tấy,"
Kavanagh cho biết.
Tuy nhiên, theo Thoemmes, số lượng Demodex có liên quan tới hội
chứng suy giảm miễn dịch ở người. Những người có hệ thống
miễn dịch kém vì nhiễm HIV hoặc bị ung thư, thường có lượng
lớn loài rận này sống trên da.
Trên thực tế, loài rận này và người có mối quan hệ hội sinh.
Có nghĩa là, cho dù chúng ăn thứ gì đó trên cơ thể người,
nhưng không gây hại cho người. Hoặc thậm chí, chúng còn có lợi
cho người, khi ăn hết da chết hoặc vi khuẩn có hại cho da.
Rận D.folliculorum (trái) và mô biểu bì da người (phải). Ảnh: BBC
|
Khó diệt rận vĩnh viễn
Mặc dù có nhiều liệu pháp diệt trừ rận Demodex, nhưng chúng ta
không thể vĩnh viễn loại trừ chúng. Chúng sẽ xuất hiện trở
lại sau 6 tuần. "Chúng ta lây rận khi tiếp xúc với người khác
hoặc từ chăn ga, gối đệm hay khăn tắm," Kavanagh khẳng định.
Theo các nhà khoa học, có gì đó đặc biệt trên mặt người hấp
dẫn rận Demodex. Ngay cả khi đã diệt trừ chúng, con người sẽ
lại bị nhiễm, bởi vì chúng có mặt ở khắp nơi và thích sống
trên mặt người.
Con người có thể nhiễm rận Demodex từ sớm. "Đã có nghiên cứu
phát hiện rận Demodex trên mô vú người," Thoemmes nói. Kết quả
là, loài rận này lây từ mẹ sang trẻ khi bú hoặc trẻ nhiễm từ
bộ phận sinh dục của mẹ lúc sinh.
Da người có các tuyến bã nhờn gắn với nang lông (trên) và
một nang tóc đầy D.follicorum ký sinh (dưới). Ảnh: BBC
|
Nguồn gốc
Bà Theommes suy đoán, có lẽ Demodex xuất hiện từ 20.000 năm
trước, cùng lúc với tổ tiên Hominidae (họ Người) của chúng ta.
Từ lâu, con người đã có mối quan hệ gần gũi với chó nhà và
chó sói. Thoemmes cho rằng, tổ tiên con người "sống gần gũi với
chúng để đi săn", và kết quả là bị lây rận từ chúng. D.brevis
gần giống với những loài ký sinh trên chó.
Rận Demodex, cũng giống như những loài động vật khác, có thể
tiết lộ rất nhiều mối quan hệ giữa con người với chúng. Gene
của chúng chứa những thông tin về lịch sử loài người.
Xét nghiệm ADN của rận cho thấy, chúng thu thập gene từ cộng
đồng người Hoa khác hẳn với người Bắc và Nam Mỹ. Do đó, nghiên
cứu về chúng sẽ giúp con người biết được cách tổ tiên di cư
khắp hành tinh.
"Chúng ta cũng có thể tìm ra những chủng người, mà chúng ta
chưa từng biết hoặc nhìn thấy trước đây," Thoemmes nói. Ngoài
ra, Demodex còn giúp chúng ta quay ngược lại thời gian, tìm hiểu
quá trình tiến hóa loài người.
"Chúng chắc chắn có ảnh hưởng đến chúng ta, và ngược lại,"
Thoemmes kết luận. Chúng đã sống cùng con người thời gian rất
dài, kết quả là thay đổi hệ miễn dịch của chúng ta. Do đó,
nghiên cứu về loài rận này còn giúp chúng ta tìm hiểu cách
con người phản ứng với bệnh tật.
Cho đến nay, những điều trên chỉ là suy đoán. Nhưng rận Demodex
nhắc nhở con người rằng, chúng ta không đơn giản là chính mình, mà
là nhà ở của vô số loài ký sinh khác như ve, bọ chét, vi
khuẩn, giun sán...
Hồng Hạnh (theo BBC)
10 Điều Tiếp Tục Diễn Ra Trên Cơ Thể Người Chết
Các chuyên gia vẫn còn tranh cãi về việc có tồn tại thế giới bên kia hay sự sống sau cái chết hay không. Tuy nhiên, họ đều nhất trí với nhau về một số thứ chắc chắn sẽ xảy ra với cơ thể của chúng ta sau khi "khổ chủ" qua đời.
Cơ thể bị chính các enzym bên trong ăn thịt
Trong
vòng 3 ngày sau khi chết, các enzym từng được dùng trong quá trình tiêu
hóa sẽ bắt đầu "ăn thịt" bạn. Các vi khuẩn trong dạ dày sẽ ngốn ngấu
các tế bào cơ thể bị cắt đứt do tình trạng axit gia tăng, bắt nguồn từ
sự tích tụ CO2.
Các tế bào da tiếp tục sống
Các
tế bào da có thể tiếp tục sống sót nhiều ngày sau khi "khổ chủ" chết.
Ngược lại, các tế bào não chết chỉ sau 3 phút thiếu oxy. Và các tế bào
cơ sống sót trong nhiều giờ đồng hồ sau đó.
Hồ máu tử thi (vết hoen tử thi)
Khi
trái tim ngưng đập và bơm máu, trọng lực kéo các tế bào hồng cầu xuống
phần thấp nhất của cơ thể. Máu bị đông lại gây ra các vệt màu tím,
thường được gọi là hồ máu tử thi hay vết hoen tử thi. Các điều tra viên
pháp y căn cứ vào những dấu hiệu này để xác định thời điểm chết của tử
thi.
Chất sáp mỡ
Một
số thi thể sẽ phát triển một lớp sáp giống như xà phòng nếu tiếp xúc
với đất lạnh hoặc nước. Chất sáp mỡ là một chất bảo quản tự nhiên, hình
thành do vi khuẩn phá vỡ các mô.
Cơ thể hóa xanh lục
Thi
thể chuyển sang màu xanh lục sau khi chết, do các vi khuẩn ở thành ruột
di chuyển vào da. Mất khoảng 3 - 4 ngày để các hemoglobin bắt nguồn từ
quá trình phân hủy tạo ra màu xanh lục cho tử thi.
Chất lỏng tinh khiết
Các
cơ quan có nguồn cung cấp máu lớn nhất sẽ hóa lỏng, trộn lẫn với máu và
rỉ ra từ các lỗ của cơ thể. Khi chất lỏng tích tụ, áp lực phá vỡ thành
bụng, làm ngập ngụa khắp thi thể.
Quá trình phân hủy
Tử
thi phân hủy trong nước nhanh gấp 2 lần so với ở trên mặt đất và nhanh
gấp 8 lần so với một thi thể được chôn cất. Da trên các thi thể bị bỏ
lại trong nước sẽ bắt đầu rụng ra theo các tảng dày.
Trương phình
Các
vi khuẩn trong cơ thể tạo ra một chất khí có mùi hôi, gây trương phình.
Bụng, bìu, bầu vú và lưỡi sẽ phình to, trong khi mắt lồi ra ngoài.
Đùn thai sau khi chết
Sự
tích tụ của các khí có thể trục xuất một thai nhi ra khỏi thi thể đang
phân hủy của một bà bầu đã qua đời. Điều này là do chúng khiến tử thi
phình to, tạo thành áp lực đẩy tử cung và đứa trẻ ra khỏi thi thể.
Sự cương dương sau khi chết
Sự
co bóp cơ do xác chết cứng đơ quanh vùng bìu có thể dẫn đến tình trạng
cương dương ở tử thi nam giới. Hiện tượng này thường được ghi nhận ở
những người đàn ông chết trong tư thế treo cổ, do thòng lọng tạo ra áp
lực lên vùng tiểu não.
Tuấn Anh(Theo AllTime10s)
TRUC GIANG * VƯƠNG PHI DIANA
Những Bí Mật Về Đời Sống Và Cái Chết Của Vương Phi Diana, Công nương Xứ Wales - Trúc Giang
1* Mở bài
Ngày
4-5-2015, lúc 8 giờ 34 phút, tại bịnh viện Saint Mary, London, một đứa
bé chào đời, là sự kiện làm trung tâm mà truyền thông loan truyền khắp
nơi trên thế giới. Vì bé gái đó là một thành viên của Hoàng tộc Anh, một
công chúa được xếp thứ tư trong danh sách những người sẽ kế vị làm vua
nước Anh.
Dân Anh chào mừng. Hàng trăm phát súng thần công nổ rền trong thủ đô London.
Anh
Quốc là một nước dân chủ. Rất dân chủ. Nhưng người Anh vẫn giữ truyền
thống tôn kính hoàng gia. Trong lời tuyên thệ khi nhập quốc tịch Anh, có
lời cam kết sẽ trung thành với Nữ Hoàng và những người sẽ kế vị.
Hoàng
gia Anh là một đề tài mà báo chí khai thác không bao giờ dứt. Cái chết
với nhiều giả thuyết bí ẩn của Công nương Diana các đây 18 năm, vẫn còn
được nhắc tới vì Công nương là Nữ hoàng trong trái tim của người Anh.
2* Hôn lễ của Thái tử Charles và Công nương Diana
2.1. Đám cưới thần tiên
Ngày 29-7-1981, đám cưới Thái tử Charles với Công nương Diana được truyền hình trực tiếp đến 750 triệu người xem trên toàn cầu.
Đôi
giày lụa thêu, mũ miện kim cương, một chiếc xe do ngựa kéo bằng thủy
tinh. 2,500 thiệp mời đóng tem vàng được gởi đến cho khách.
Hơn
6,000 quà tặng được chuyển đến cung điện St. James. Bộ áo cưới may tay
với 40 mét lụa, vải sợi được trồng và dệt tại nông trại nước Anh.
Nhẩn cưới 18karat chung quanh có đính 14 hạt kim cương, chiếc nhẩn trị giá 63,000 USD.
3* Mười lăm năm đau khổ
3.1. Ly thân
Một
năm sau hôn lễ, khi bóng tối sau cuộc hôn nhân được phơi bày, Diana cho
biết, ngay lúc bước chân lên đường đến nhà thờ làm lễ, Công nương đã
biết Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles. “Có tới ba
người trong cuộc hôn nhân nầy vì vậy chúng tôi cảm thấy hơi chật chội”
Một
năm sau đám cưới, khi hoàng tử William ra đời, cuộc hôn nhân đến lúc
căng thẳng vì Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles, vợ
của người bạn thân là Thiếu tá Andrew Parker Bowles.
Lui
về quá khứ, năm 1972 trong một bữa tiệc, Camilla tuyên bố một câu nổi
tiếng: “Bà cố của tôi là người tình của ông cố của anh, tôi cảm thấy
chúng ta có những thứ chung”. Bà cố và ông cố của hai người yêu nhau khi
cả hai đều có gia đình, đó là điểm giống nhau trong hiện tại của
Charles và Camilla.
Khi
mọi người thấy hạnh phúc của Diana và Charles không thể cứu vãn được
nữa, thì hành động của Diana khiến cho Hoàng gia nhận thấy Công nương là
con ngựa bất kham.
Diana
bị khủng hoảng tinh thần, rơi vào trầm cảm, kèm theo chứng rối loạn ăn
uống làm cho cô dâu 20 tuổi suy sụp tinh thần và giảm cân thê thảm.
Năm
1994, khi trả lời phỏng vấn của đài BBC, Thái tử Charles cho biết ông
và Camilla vẫn thường đi lại với nhau. Sau đám cưới với Diana, ông chỉ
chờ cho cuộc hôn nhân đổ vỡ để ông trở về với Camilla. Từ đó người ta
biết Charles chưa bao giờ yêu Diana cả. Bị ép cưới vợ vì muốn có con để
nối dòng.
Cuối
năm 1987, có một lúc cặp vợ chồng nầy không ở chung nhau liên tiếp đến
37 ngày. Đó là thời gian Diana cặp kè với những người đàn ông khác,
trong đó có bác sĩ người gốc Pakistan là Hasnat Khan. Họ xem như một thú
vui ngoài hôn nhân. “Ông ăn chả bà ăn nem”.
3.2. Năm nhân tình của Công nương Diana
Quản gia thân cận Paul Burrell * Ca sĩ Canada Bryan Adams * James Hewitt
Một
cựu thư ký của Diana là Michael Gibbins tiết lộ cho những nhân viên
điều tra về cái chết của Diana như sau. Công nương Diana có quan hệ tình
cảm với 5 người đàn ông khiến cho Hoàng gia không hài lòng. Đó là đội
trưởng đội bóng bầu dục Anh tên là Will Carling, vệ sĩ Barry Manakee, sĩ
quan kỵ binh James Hewitt, chuyên gia truyền thông James Gilbey và
thương gia Oliver Hoare.
Trong 5 người nầy thì chỉ có James Hewitt thừa nhận có quan hệ tình cảm với Công nương Diana.
Thư
ký riêng nầy cho biết, điện thoại của Diana có thể bị ghi âm. Diana và
Dodi bị ám sát vì nhân viên an ninh phát hiện Diana đã có thai.
Michael
Gibbins từng là thư ký riêng của Diana trong thời gian hơn một năm,
chịu trách nhiệm về điều hành văn phòng và tài chánh.
Công
nương Diana đã từng lên giường với quản gia Paul Burrell. Paul Burrell
là quản gia thân cận nhất suốt trên 10 năm của Diana. Người anh vợ của
Burrell cho biết anh ta thú nhận là đã có lên giường với Công nương
Diana, nhưng Burrell không nhận.
Ngoài
ra Bông hồng xứ Wales còn hò hẹn với ca sĩ người Canada là Bryan Adams
khiến cho mối tình 12 năm giữa Bryan với nữ diễn viên điện ảnh người Đan
Mạch Cecilie Thomsen phải tan vỡ.
Quản gia Paul Burrell của Diana tiết lộ rằng Công nương Diana có tất cả 9 người tình trong đó có ca sĩ Bryan Adams.
Thời
gian đó Hoàng gia rất quan ngại vì Diana giao du tự do phóng khoáng với
những con người “kỳ cục” không theo văn hóa truyền thống, như ca sĩ
đồng tính Elton John, nhà báo Stephen Twigg, nhà tranh đấu nữ quyền
Susie Orbach…mà nếp sống tự do phóng túng là đề tài tranh cãi trong xã
hội Anh.
3.3. Ly hôn
Năm 1992, Thái tử Charles và Diana ly thân. Đó là thời gian hòa giải để xem hai bên có thể tái hợp hay không.
Cuộc ly hôn chính thức ngày 28-8-1996.
Sau
những thương lượng hai bên về những điều kiện để thực hiện sau cuộc ly
dị thì Diana nhận được số tiền 23 triệu USD. Có tin cho rằng Diana đòi
75 triệu USD. Danh hiệu “Her Royal Highness” của Diana bị tước bỏ, chỉ
còn lại cái tên “Diana Công nương xứ Wales” (Diana Princess of Wales).
Theo
luật của Hoàng gia, vì Diana là mẹ của hai người kế vị (Hoàng tử
William và Harry) cho nên vẫn còn thuộc về gia đình Hoàng gia Anh.
Diana
được giữ toàn bộ nữ trang, giữ hai căn phòng ở điện Kensington nơi mà
Công nương đã ở đó. Còn được xử dụng hai văn phòng tại cung điện St.
James để tiếp tục điều hành các công tác từ thiện.
4* Mười lăm năm đau khổ
Ngay
sau khi ly hôn, Diana viết một bức thơ cho người quản gia là Paul
Burrell, trong đó cô nhắc đến việc cô “bị đánh đập và bạo hành suốt 15
năm”. Bên cạnh đó, kèm theo thơ là những thách thức gởi đến Thái tử
Charles: “Cám ơn Charles vì đã ném tôi vào địa ngục để từ đó tôi có cơ
hội học hỏi từ những tội ác mà Ngài đã gây cho tôi. Nhờ đó, tôi có đủ
nghị lực để tiến bước về phía trước”.
Đồng
thời Diana gởi những nhắn tin và thơ nặc danh đe dọa những người thân
tín của Thái tử Charles như thư ký riêng Patrick Jephson, người bảo mẫu
chăm sóc hai hoàng tử là Tiggy Legg-Bourke. Thậm chí Diana còn gọi điện
thoại vào lúc nửa đêm đe dọa Camilla: “Tôi đã cho người đến lấy mạng bà.
Họ đang đứng ngoài cửa, bà hãy nhìn ra xem”.
Tuy
nhiên, theo những thông tin mới nhất của tờ Daily Mail thì sự việc hoàn
toàn trái ngược. Theo đó, Thái tử Charles dặn dò các nhân viên thuộc
cấp rằng họ không được tung tin hay làm bất cứ việc gì có thể gây tổn
hại cho Diana vì Công nương là mẹ của hai hoàng tử.
Thái tử Charles thừa nhận rằng ông cảm thấy Diana như người mất hồn, khó có thể nói chuyện đàng hoàng với cô được.
Bên
ngoài, trước mắt quần chúng thì Charles và Diana tỏ ra mẫu mực của một
gia đình hoàn toàn hạnh phúc, ấm cúng. Nhưng bên trong là những màn trao
đổi những lời lẻ nặng nề qua lại giữa hai bên mà không ai biết.
Có lẻ vì thế mà đa số người Anh dành cho Diana trọn vẹn niềm tin và lòng cảm mến.
5* Mối tình vụng trộm của Công nương Diana
5.1. Diana ngoại tình.
“Ai là cha của Hoàng tử Harry?”. James Hewitt và Harry tóc đỏ giống nhau
Diana
có mối tình vụng trộm với Trung úy Kỵ binh James Hewitt. Vụ việc bùng
nổ trong dư luận khi vở kịch mang tựa đề “Diana, sự thật và dối trá”
(Truth-Lies-Diana) mà nội dung đáng chú ý nhất là “Ai là cha của Hoàng
tử Harry?”.
Vở kịch được trình diễn ở nhà hát Charing Cross, London từ ngày 9-1- 2015 đến 14-2-2015
Đối
thoại trong vở kịch. Nhân vật đóng vai James Hewitt trả lời nhân vật
đóng vai nhà báo: “Diana và tôi bắt đầu dan díu với nhau hơn một năm
trước khi Hoàng tử Harry ra đời”. Đó là đối thoại trong vở kịch.
Tác giả vở kịch cho biết, nội dung dựa trên những cuộc phỏng vấn sâu rộng, trong đó có James Hewitt.
Ở
ngoài đời thì James Hewitt cương quyết tuyên bố ông không phải là cha
của Hoàng tử Harry. Trả lời phỏng vấn của tờ báo The Sunday Mirror,
Hewitt cho biết: “Tôi và Diana có quan hệ tình cảm với nhau vào năm
1986, lúc đó Harry là một đứa bé 2 tuổi đang chập chững biết đi”. (When I
met Diana, he was already a toddler).
James Hewitt cho biết thêm mặc dù tôi và Hoàng tử Harry có tóc đỏ giống nhau nhưng tôi hoàn toàn không phải là cha của Harry.
Người
cận vệ của Công nương Diana là ông Ken Wharfe xuất bản một cuốn sách
cho rằng dư luận độc ác đó đã làm cho Diana phát khùng lên. Ông nói,
Hoàng tử Harry sanh ngày 15-9-1984, trong khi đó James và Diana gặp gỡ
nhau vào năm 1986. Lúc đó Harry 2 tuổi.
Về
phần James Hewitt thì khi mối tình vụng trộm suốt hai năm chấm dứt, ông
sanh ra buồn chán và có ý tự tử. Đó là kế hoạch thực hiện một chuyến đi
qua Pháp rồi tự sát bằng súng. Kế hoạch không thi hành được vì bà mẹ
của James cứ khăn khăn đòi đi theo cho được.
Năm 2003, James quyết định bán 64 bức thơ tình Diana gởi cho ông với giá 10 triệu bảng Anh.
Nữ
Công tước xứ York, Sarah cho rằng quyết định của James là một sự phản
bội niềm tin, bà nói: “Sự phản bội là một điều rất kinh khủng, kinh
khủng đối với bất cứ ai”.
6* Mối tình sâu đậm ít người biết
Công nương Diana và bác sĩ Hasnat Ahmed Khan
Dư
luận nói nhiều về về cuộc hôn nhân của Công nương Diana với Thái tử
Charles. Cũng có nhiều người biết đến quan hệ tình cảm của Diana với tỷ
phú Dodi Al-Fayed, nhưng ít có ai biết đến mối tình sâu đậm và kín đáo
của Diana với bác sĩ Hasnat Ahmed Khan, người Anh gốc Pakistan.
6.1. Tiếng sét ái tình
Tạp
chí Vanity Fair cho biết, Công nương Diana và bác sĩ giải phẩu tim tên
Hasnat Ahmed Khan gặp nhau một cách rất tình cờ tại phòng chờ đợi của
bịnh viện Hoàng gia Royal Brompton Hospital vào ngày 1-9-1995.
Hình
ảnh bất chợt của người bác sĩ bổng nhiên in sâu vào nội tâm tình cảm
của Diana. Cho đó là tiếng sét ái tình (Love at the first sight).
Đó
là thời gian Diana sống cô đơn trong lâu đài Kensington sau khi ly thân
với Thái tử Charles vào năm 1992. Diana phải giữ kín mọi hành vi để
tránh sự giám sát của đám mật vụ Hoàng gia và phóng viên của những tờ
báo lá cải. Số điện thoại luôn thay đổi. Mỗi lần ra ngoài phải trùm tóc
giả và mang kiếng đen.
6.2. Mối tình sâu đậm
Bạn
bè kể lại, sau cuộc gặp gỡ bất ngờ đó, dường như mỗi ngày Diana đều đến
bịnh viện để được thấy mặt bác sĩ Hasnat Khan. Cô tâm sự: “Tôi nghĩ
mình đã gặp được chàng trai tuyệt vời của cuộc đời. Hasnat có cặp mắt
nâu đen mà người ta muốn được chìm sâu vào trong đó”.
6.3. Chìm đắm trong men say tình ái
Hai tuần lễ sau, cái hẹn gặp mặt đầu tiên trong cuộc viếng thăm người chú của Hasnat ở ngoại ô London.
Sau đó hai người đi ăn tối trước khi về London.
Tháng
11 năm 1995, Diana nghịch ngợm gởi một lẵng hoa đến bịnh viện, tặng cho
bác sĩ Hasnat mà không có kèm theo danh thiếp tên người gởi, nhưng bác
sĩ nầy biết người đó là ai.
Nhân
viên bịnh viện thấy bác sĩ Hasnat ôm bó hoa một cách nâng niu triều mến
nên họ tò mò gọi điện thoại đến cửa hàng bán hoa, mạo danh là thân nhân
của bác sĩ Hasnat và đe dọa sẽ trả lại bó hoa nếu không cho biết tên
người gởi. Cửa hàng hoa cho biết đó là quà tặng từ điện Kensington.
Tin tức nầy lập tức bay đến cánh báo chí lá cải (Tabloid).
Năm
2004, bác sĩ Hasnat nói với nhân viên điều tra về cái chết của Công
nương Diana như sau: “Nhóm báo chí lá cải tìm mọi cách để moi tin tức về
tôi. Họ gặp bạn bè cũ, trường y khoa mà tôi theo học và cả đến những
giáo sư đã nghỉ hưu.
6.4. Diana chưa chạm thực tế đời sống
Ở
bên cạnh Diana, bác sĩ Hasnat nhận ra rằng Diana không sống theo cách
thức bình thường của những con người bình thường. Mà rất xa thực tế.
Có
lần chúng tôi đi quán bar để nghe nhạc, Diana hỏi xem cô ta có thể gọi
đồ uống hay không vì cô ta chưa làm điều đó bao giờ cả. Cô hứng thú trò
chuyện vui vẻ với cô gái bán bar.
Một
lần khác, khi chúng tôi đang đứng xếp hàng trước câu lạc bộ trình diễn
nhạc jazz, cô bổng thấy một người quen và kêu tên cô ta một cách mừng
rỡ: “Tôi không ngờ gặp được nhiều người khi đứng xếp hàng như thế nầy”.
Có
lần bác sĩ Hasnat đang ở Tây Ban Nha, Diana cho biết cô muốn bay sang
đó để gặp ông. Bác sĩ nầy nói với cô ta rằng cô sẽ bị nhận ra thân phận
trước khi lên máy bay. Diana đáp, tôi sẽ mang tóc giả để che giấu lý
lịch.
Cô ấy không biết rằng tóc giả sẽ không giống với hình trong giấy thông hành, và tên họ của cô không thể che giấu được ai cả.
Diana
tính tới việc kết hôn và sẽ sanh một đứa con gái cho Hasnat. Bác sĩ
Hasnat cho biết họ có thể sống bình yên ở Pakistan vì nơi đó báo chí
không làm phiền họ.
Diana tính toán rất kỹ về việc nầy. Cô bay sang người anh ở Nam Phi rồi sang Úc để xem nơi nào thích hợp cho đời sống của họ.
Tình
yêu cuồng nhiệt đó khiến cho Diana trở nên ngớ ngẩn, thiếu suy nghĩ, xa
rời thực tế, nhất là đó là lúc mà Công nương Diana đang bị khủng hoảng
tinh thần và trầm cảm.
Năm
1996, dù đang sống trong tình trạng ly thân, đang đau đầu trong cuộc
thương lượng những điều kiện để ly hôn, nhưng cô vẫn còn tâm sức về việc
kết hôn, cô bay sang Pakistan để gặp gia đình Khan.
Tháng
10 năm 1996, hồ sơ ly hôn chính thức công bố, và ngay sau đó tờ Sunday
Mirror đăng những bài nói về mối tình giữa bác sĩ Hasnat và Công nương
Diana.
Phóng
viên Richard Kay của tờ The Daily Mail, người thường tháp tùng những
chuyến công tác từ thiện, đã bắt liên lạc với Diana, và cô cho biết tin
tức đăng trên Sunday Mirror là nhảm nhí.
Ngày
hôm sau, báo Daily Mail đăng bài binh vực Diana, cho rằng: “Diana vô
cùng tức giận” vì bài báo đã làm tổn thương hai hoàng tử William và
Harry.
Vì thế, bác sĩ Hasnat cảm thấy bị tổn thương, nhưng vì muốn bảo vệ danh dự cho người yêu nên ông im lặng.
7* Công nương Diana gặp Dodi Al-Fayed
Tỷ phú Ai Cập Mohamed Al-Fayed * Diana và người tình Dodi al Fayed
Sau
khi chính thức ly hôn với Thái tử Charles, Diana nhận lời mời của tỷ
phú người Ai Cập là Mohamed Al-Fayed, sang nghỉ mát tại villa của ông ở
St Tropez, phía nam nước Pháp. Ở đó cô được giới thiệu với đại gia Dodi
Al-Fayed.
Ngày
17-7-1997, Diana và bác sĩ Hasnat gặp nhau lần cuối cùng, và Diana cho
biết quyết định chấm dứt quan hệ tình cảm giữa hai người.
Thời
gian đó, Diana bắt đầu đi du lịch không ngừng. Diana cặp kè với Dodi.
Những tấm hình Diana chụp chung trên du thuyền xuất hiện lan tràn trên
mặt báo chí. Tấm hình hai người ôm nhau trên du thuyền kèm theo những
lời nghi vấn về mối tình lãng mạn của Diana.
Tháng
10 năm 2007, bác sĩ Hasnat được yêu cầu cung cấp tin tức về quan hệ của
hai người. Ông âm thầm rời Anh Quốc trở về Pakistan với mối tình thầm
kín.
Bác
sĩ Hasnat, sinh ngày 1-4-1959 (47 tuổi) kết hôn với một phụ nữ Pakistan
28 tuổi tên Hadia Sher Ali, nhưng đã ly hôn sau 18 tháng vì tận đáy
lòng của ông vẫn còn hình ảnh của Công nương Diana.
8* Tai nạn chết người
Cửa vào đường hầm cây cầu Pont d’Alma, Paris (Pháp)
Lúc
1:00 giờ rạng sáng ngày 31-8-1997, sự hiện diện của Công nương Diana và
Dodi tại nhà hàng khách sạn Ritz do cha của Dodi làm chủ, không che
giấu được đám săn ảnh (Paparazzi). Họ vây quanh trước cửa. Nhân viên bảo
vệ khách sạn ra yêu cầu giải tán nhưng họ không đi.
Để
tránh đám người săn ảnh, Diana và người yêu Dodi cùng với viên bảo vệ
khách sạn là Trevor Rees-Jones đi ngã sau lên xe do nhân viên bảo vệ
khách sạn là Henri Paul lái xe.
Đám săn ảnh gần một chục người bám theo xe của Diana và Dodi.
Chiếc Mercedes-Benz W140 chui vào đường hầm gần cây cầu Pont d’Alma, Paris (Pháp) để về căn biệt thự của Dodi ở Paris.
Cố
tránh đám săn ảnh, chiếc Mercedes tăng tốc độ lên tới 112 km/giờ. Chiếc
xe đâm vào một trụ bê tông trong đường hầm. Đầu xe bể nát.
Dodi
và người lái xe là Henri Paul chết ngay tại chỗ. Lúc đó là 1:10 phút
rạng sáng ngày 31-8-1997. Diana và cận vệ Trevor Rees-Jones bị thương
nặng, được chở vào bịnh viện Pitié Salpétrière. Diana chết vào lúc 4 giờ
sáng. Cận vệ còn sống nhưng bị chấn thương sọ não nên không nhớ việc gì
đã xảy ra cả.
9* Đám tang Công nương Diana
Quan tài với thi thể Công nương Diana được mang vào bên trong Tu viện Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Nữ hoàng Elizabrth II, hai hoàng tử William và Harry, Thái tử Charles
Quan tài phủ cờ Hoàng gia được Thái tử Charles và hai người chị của Diana đưa về London vào ngày 31-8-1997.
Sau cuộc khám nghiệm tử thi, quan tài được đưa vào bên trong nhà thờ Hoàng gia Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Trong
lúc nầy Nữ hoàng Elizabeth II và hai hoàng tử William (15 tuổi) và
Harry (12 tuổi) đang ở Balmoral, vì Nữ hoàng không muốn hai hoàng tử
phải chứng kiến cảnh đau thương đang tràn ngập cả nước Anh. Đồng thời
tránh báo chí soi mói vào họ.
Nhiều
câu hỏi được đặt ra như: Vì sao không có thành viên viên nào của Hoàng
gia đến tiễn biệt Công nương tại nhà thờ Hoàng gia?. Vì sao trong số họ
không có ai viết vào sổ tang?.
Từ
5 giờ sáng, người dân lần lượt đến đặt hoa tưởng niệm tại các cửa chung
quanh cung điện. Số lượng hoa tăng lên rất nhanh, trở thành một biển
hoa khiến cho vòng đai an ninh phải thay đổi vị trí nhiều lần.
Bên
trong, ca sĩ Elton John hát bài “Ngọn nến trong gió” (Candle in the
Wind). Phóng viên trong và ngoài nước hiện diện rất đông.
Bên ngoài cung điện, Nữ hoàng và Thái tử Charles đi đến trước đám đông, trò chuyện và lắng nghe những lời chia buồn của họ.
Tang lễ có hai triệu người theo dõi bằng trực tiếp truyền hình.
10* Cuộc điều tra không phải để tìm ra thủ phạm
10.1. Kết luận của ban điều tra
Do
cáo buộc của tỷ phú Mohamed Al-Fayed, cho rằng Hoàng gia âm mưu giết
Diana và con ông là Dodi, ngày 2-10-2007, một cuộc điều tra lớn đã mở ra
do Hầu tước Stevens làm trưởng ban.
Sau
sáu tháng, với chi phí lên tới 10 triệu bảng Anh, ban điều tra đã đưa
đến kết luận cuối cùng, đó là cái chết của Diana và Dodi do sự bất cẩn
của người lái xe tên Henri Paul. (Paul lái xe trong tình trạng say rượu,
mức độ cồn trong máu cao gấp ba lần cho phép của luật nước Pháp).
Diana và Dodi chết trong tai nạn do sự rượt đuổi gắt gao của những tay săn ảnh. Cả hai đều không có thắt dây an toàn.
Kết
luận nầy của ban điều tra bị nhiều người phản đối khiến cho ban điều
tra phải mất 4 ngày tranh cãi về việc phản đối nầy, tuy nhiên kết luận
vẫn giữ nguyên như cũ.
10.2. Một người Pháp gốc Việt trong tai nạn chết người nầy
Nhật
báo The Mail ra ngày 31-12-2006 tiết lộ đã tìm ra người bí mật trong vụ
tai nạn gây ra cái chết cho Diana và Dodi vào ngày 31-8-1997.
Bài
báo cho biết người nầy là một thanh niên 31 tuổi (2006) người Pháp gốc
Việt tên là Lê Văn Thanh, lái chiếc Fiat Uno màu trắng đã quẹt vào phía
sau đuôi bên phải của chiếc Mercedes chở Diana và Dodi, khiến chiếc xe
phải đâm vào tường của đường hầm làm chết ba người trên xe.
Bài
báo cho biết tiếp, Lê Văn Thanh đã bị cảnh sát Pháp thẩm vấn, khi các
chuyên viên xác nhận rằng màu trắng của loại xe Fiat Uno do anh Thanh
lái phù hợp với màu trắng còn in lại trên vết trầy phía sau đuôi của xe
Mercedes.
Các
thám tử Pháp cho biết, ông François Lê, cha của Lê Văn Thanh, xác nhận
rằng con trai của ông có dính dáng đến tai nạn xảy ra ngày 31-8-1997,
lúc đó Thanh chỉ mới 22 tuổi. Thanh quá sợ hải nên tìm cách che giấu
bằng chứng, là đem sơn xe màu trắng thành màu đỏ.
Ông
François Lê thuật lại, vào đêm đó Thanh về nhà với vẻ hốt hoảng và sợ
hải nhưng không thuật lại điều gì với ông cả, mà thì thầm to nhỏ với
người em là Dũng Lê, một thợ máy của công ty Fiat, rồi hai anh em ra
khỏi nhà vào lúc nửa đêm để sơn lại chiếc xe cũ 15 năm. Hai anh em dùng
sơn xịt biến màu trắng thành màu đỏ trong hai tiếng đồng hồ.
Điều quan trọng là người em của Thanh là Dũng Lê đã vắng mặt suốt hai tháng sau tai nạn.
Cảnh
sát Pháp cho các nhà điều tra Anh biết địa chỉ của hãng xe mà Dũng Lê
đang làm việc nhưng họ không đến đó để xác nhận sự vắng mặt của Dũng.
Tờ
The Mail nói rằng Hầu tước Stevens cho biết cuộc điều tra của ông không
phải là tìm ra thủ phạm, mà mục đích là chống lại cáo buộc của Mohamed
Al-Fayed mà thôi.
Riêng
về phần Lê Văn Thanh, anh không muốn tiếp xúc với ai nói về vụ tai nạn
đó cả. Cho rằng tai nạn đã làm đảo lộn cả cuộc đời của anh. Giờ đây anh
làm nghề lái taxi, lập gia đình và đã có con.
Nhiều nhân vật quan trọng tìm đến nhờ anh giúp đỡ tìm ra sự thật, nhưng anh nói đó không phải là công việc của anh.
Nếu
câu chuyện về Lê Văn Thanh do tờ báo The Mail nêu ra là đúng sự thật
thì đầu mối gây ra tai nạn chết người chính là Lê Văn Thanh. Vậy muốn
biết có âm mưu giết Công nương Diana hay không thì phải điều tra Lê Văn
Thanh.
Khi nhận xét tổng quát về mọi “chi tiết Lê Văn Thanh” thì thấy có lẻ Thanh không nằm trong tổ chức hay âm mưu nào cả.
Cũng vẫn còn là một bí mật vì chưa tìm ra bí mật, nếu có.
11* Vở kịch gây bão tố nước Anh
11.1. Những tiết lộ động trời làm chấn động nước Anh
Nước
Anh bị một cú sốc nặng bởi những thông tin mới nhất về cuộc đời và cái
chết của Công nương Diana. Đó là vở kịch mang tên West End được trình
diễn từ ngày 9-1-2015 đến 14-2-2015 tại rạp hát Charing Cross, London.
Vở kịch mang chủ đề “Truth, Lies, Diana” tạm dịch là “Diana, Sự thật và dối trá”.
Nội
dung vở kịch được lấy trong cuốn sách của nhà văn John Morgan, mới xuất
bản tên là “How They Murdered Princess Diana” (Họ ám sát Công nương
Diana bằng cách nào).
Vở
kịch nêu những chi tiết động trời làm chấn động nước Anh như, Thái tử
Charles không phải là cha của Hoàng tử Harry, Công nương Diana bị ám sát
vì đã mang thai với Dodi, và xác của Diana được ướp một cách bí mật.
Hoàng gia Anh bị cáo buộc là đứng đàng sau những vụ đó.
11.2. Tiết lộ của tác giả cuốn sách
Tác
giả John Morgan cho biết, ông đã dầy công xem xét 7,000 trang tài liệu
về báo cáo của cảnh sát, về những hồ sơ y tế và về cái chết của Diana
với người tình Dodi Fayed vào ngày 31-8-1997 tại Paris, Pháp.
11.3. Nhưng sự thật ra sao?
Kịch
nghệ là một bộ môn nghệ thuật, không phải là một báo cáo chính thức của
giới chức có thẩm quyền, cho nên không thể căn cứ vào vở kịch để xác
nhận thật, giả, đúng sai, vì trong kịch tác giả có quyền tạo ra hư cấu.
Nó chỉ là một dư luận không có giá trị đáng tin cậy về mặt pháp lý.
Phóng
viên Sue Ried của tờ Daily Mail viết: “Để kiểm tra mức độ chính xác và
thực tế của vở kịch, chính tôi đã điều tra sự kiện nầy bằng cách phỏng
vấn những nhân chứng sống, từ phía cảnh sát Anh đến cảnh sát Pháp, bạn
bè của Diana và của Dodi, thậm chí các bác sĩ và những người đã từng cố
gắng cứu bà sáng hôm đó”.
Mặc
dù cái chết của Diana và Dodi rõ ràng là chiếc xe bị tai nạn trong
đường hầm do tài xế mất kiểm soát khi xe ở tốc độ cao, vì anh ta đang ở
trong tình trạng say rượu. Tòa án cũng xác nhận như thế nhưng dư luận
cho rằng Diana bị ám sát và Hoàng gia Anh đứng sau những hành động đó.
Phóng viên Sue Ried cũng bó tay.
11.4. Những nội dung gây ồn ào trong vở kịch
1). Công nương Diana bị ám sát vì mang thai
Trong
vở kịch, nhân vật đóng vai Mohamed Al-Fayed, cha của Dodi nói rằng:
“Bọn chúng đang chuẩn bị đính hôn để làm đám cưới vì Dianas lúc đó đang
mang thai. Nhưng vì họ không muốn một người Á Rập Hồi giáo “làm vua”
nước Anh nên ám sát cả hai”.
Đối
chiếu với thực tế ngoài đời, tại các cuộc điều tra về cái chết, gia
đình Dodi đã cho biết rằng anh ta đã mua một biệt thự ven biển ở miền
Nam nước Pháp để đến ở sau khi kết hôn. Biệt thự đó trước kia do nữ tài
tử Julie Andrews ở Malibu, California làm chủ.
Trong
tấm hình Diana chụp tại St Tropez vào ngày 7-7-1997, chỉ trước khi chết
một tháng, cho thấy rõ ràng là cái bụng của Diana đã lớn lên rất nhiều.
Và từ đó, dư luận cho rằng Diana đã mang thai.
Sau đó vào năm 2003, một nhà điều tra Pháp khẳng định Công nương Diana đang mang thai khi chết. Tờ Independent đưa tin như thế.
2). Xác Công nương Diana được ướp để phi tang chứng cớ đã mang thai.
Vở
kịch West End nhắc lại việc nầy như thế. Sau khi bịnh viện Pháp Pitié
Salpétrière tuyên bố Công nương đã chết, thì xác được một nữ bác sĩ Pháp
bí mật tiêm chất hóa học formaldehyde vào lúc 2 giờ trưa, tức là 3
tiếng đồng hồ trước khi Thái tử Charles đến nhận xác Diana.
Chất
formaldehyde luôn luôn cho kết quả dương tính đối với thai nhi. Thông
thường thì các phép thử cho âm tính khi phụ nữ mang thai.
Xác được tiêm thêm một lần nữa sau khi cuộc khám nghiệm tử thi hoàn tất tại nhà xác Fulham ở London.
Ai đã ra lịnh tiêm thuốc vẫn còn là một bí mật. Hoàng gia im lặng thì càng gây thêm nghi ngờ nữa.
12* Chuyện tình 35 năm của Thái tử Charles
12.1. Lễ kết hôn của Thái tử Charles và bà Camilla
Chú rễ 57 tuổi, cô dâu 58 tuổi
Ngày
9-4-2005, Thái tử Charles và bà Camilla Rosemary tổ chức một lễ kết hôn
kín đáo, chỉ có 30 người gồm bạn thân và gia đình tham dự, tại tòa thị
chánh địa phương, Windsor Town Hall.
Mặc
dù cách 8 năm sau khi Công nương Diana thiệt mạng, Thái tử công khai
kết hôn với bà Camilla nhưng nhiều người cho rằng ông là người bạc tình
và bà Camilla là kẻ phá hoại. Phá vỡ hạnh phúc gia đình của Diana và đưa
đến cái chết của Công nương vào năm 1997 trong tai nạn xe hơi ở Pháp.
Báo chí cho rằng “Hai đám cưới một đám ma”.
12.2. Mối tình chớm nở
Mối tình 35 năm của Thái tử Charles và bà Camilla
Thái
tử Charles gặp bà Camilla lần đầu tiên trong một trận khúc côn cầu
(Hockey) vào mùa hè năm 1970. Hai người ý hợp tâm đầu nên yêu nhau.
Khi mối tình chớm nở thì Thái tử Charles phải gia nhập vào Hải quân Hoàng gia đi làm nhiệm vụ ở vùng Caribbean.
Hai năm sau, khi Charles trở về thì bà Camilla đã kết hôn với Andrew Parker Bowles hồi tháng 7 năm 1973.
Sau đó tuy Camilla đã có chồng và Charles đã có vợ nhưng hai người vẫn tiếp tục lén lút đi lại với nhau.
Công
nương Diana phát hiện và nổi cơn ghen. Trong nhà lời qua tiếng lại đến
to tiếng với nhau. Năm 1986, trong cơn ghen Diana đã thét vào mặt chồng,
gọi Camilla là “con chó cái đó đã nằm trên giường của tôi”. Tình hình
căng thẳng mãi, đưa đến kết cuộc là ly thân rồi ly hôn.
Trước
đám cưới của Thái tử Charles, những người mến mộ Diana đã gởi hàng trăm
ngàn lá thơ, email, gọi phone để xỉ vả và đe dọa giết bà Camilla, khiến
Thái tử Charles phải bỏ tiền túi hàng chục ngàn bảng Anh để lập đội bảo
vệ an ninh 24/24 giờ cho Camilla. Vì lúc đó bà Camilla chưa có liên hệ
gì đến Hoàng gia nên không thể cử nhân viên chính phủ đến giữ an ninh
cho bà.
Thái
tử Charles mong muốn cho bà Camilla sẽ làm hoàng hậu khi ông lên ngôi
vua nhưng chưa suôn sẻ vì người vợ thứ hai nầy có nhiều khuyết điểm,
nhất là về mặt đạo đức. Trước hết bà chưa được cảm tình của quần chúng
và khuyết điểm lớn nhất là không thể phong hoàng hậu cho người phụ nữ đã
từng phản bội người chồng trước là Andrew Parker Bowles, ngoại tình
thường trực với Thái tử Charles trước khi ly dị.
13* Vài nét tổng quát về Công nương Diana xứ Wales
13.1. “Công chúa của công chúng”
Công
nương Diana sinh ngày 1-7-1961, mất ngày 31-8-1997. Diana trở nên nổi
tiếng sau khi kết hôn với Thái tử Charles. Cuộc sống của Diana trở thành
đề tài chú ý của công chúng do địa vị hoàng gia, sắc đẹp và các hoặc
động từ thiện.
Từ
lúc kết hôn với Thái tử Charles năm 1981 cho đến lúc thiệt mạng năm
1997, hình ảnh của Công nương Diana được xuất hiện ở vị trí trung tâm
trên sân khấu thế giới. Được mệnh danh là người phụ nữ được chụp hình
nhiều nhất thế giới. (The world’s most photographed woman).
Được nổi danh là do Vương phi của Hoàng gia, do sắc đẹp và nhất là lòng nhân hậu trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
Công nương ước mong được trở thành nữ hoàng trong trái tim của mọi người. (I’d to be a queen of people’s hearts)
Hạnh phúc gia đình tan vỡ, yểu mệnh ở tuổi 36, Công nương Diana đã đi sâu vào tình thương yêu của thần dân Vương quốc Anh.
Năm 1999, tên của Công nương Diana được tạp chí Time ghi vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ XX.
Năm
2002, đài BBC tổ chức cuộc bình chọn “10 người Anh vĩ đại nhất”, thì
Công nương Diana được xếp thứ 3 trong danh sách 10 người vĩ đại nhất
nước Anh.
13.2. Các hoạt động từ thiện
Diana trò chuyện với bệnh nhân AIDS Waye Taylor tại một bệnh viện dành cho bệnh nhân AIDS ở Toronto năm 1991. (Ảnh AP)
Công nương Diana đã bảo trợ cho 100 tổ chức từ thiện, trong đó có tổ chức Hồng Thập Tự.
Theo
ước nguyện của Công nương khi còn sống, một Quỹ The Diana, Princess of
Wales Fund” hoạt động góp tiền cho các tổ chức từ thiện. Trong suốt 10
năm, quỹ nầy đã dành 180 triệu USD cho 350 tổ chức từ thiện thế giới.
Năm
2007, hai Hoàng tử William và Harry tổ chức một buổi hòa nhạc kỷ niệm
46 năm sinh nhật của Công nương (1-7-1961 – 2007). Toàn bộ số tiền được
đưa vào quỹ từ thiện.
Năm
1987, bức ảnh Công nương cầm tay một người đàn ông đã gây xúc động cả
thế giới, người đàn ông đó không phải là một nhân vật quan trọng, mà là
một người bị nhiễm AIDS. Đặc điểm của tấm hình là Công nương không mang
bao tay như nhiều người khác đã làm. Dư luận ghi nhận Diana làm việc từ
thiện với tấm chân tình chớ không mang tính ngoại giao hay trình diễn.
Mớm
cơm cho trẻ em bịnh tật, bước đi trên cánh đồng đầy mìn ở Angola với
chiếc áo chống đạn…Những người hâm mộ gọi Công nương là “Công chúa của
công chúng”.
Tổng
Thống Bill Clinton nói về Công nương Diana như sau: “Năm 1987, Diana đã
ngồi bên giường một người bị AIDS và cầm tay anh ấy đầy thương cảm. Cô
ấy chỉ cho thế giới thấy rằng những người nhiễm AIDS rất xứng đáng được
nhận lòng trắc ẩn và sự tử tế của mọi người”.
14* Kết luận
Khi
cô giáo tiểu học Diana bước chân lên xe hoa về làm dâu Hoàng gia Anh
thì một viễn ảnh vô cùng rực rỡ của đời sống hạnh phúc vương giả hiện
ra. Cô sẽ trở thành Hoàng hậu của nước Anh. Nhưng đáng tiếc, nó không
thành hiện thực.
Tiếp
theo là thời gian sống trong đau khổ suốt 15 năm đoạn trường, khiến cho
Công nương phải thốt lên là “bị đánh đập và bạo hành suốt 15 năm” . Có
lẻ trong cơn khủng hoảng thần kinh và trầm cảm nên mới cường điệu hóa
cuộc sống như vậy, nhưng dù sau đó cũng là thời gian đau khổ nhất của
cuộc đời. Hoàng gia Anh luôn luôn là mục tiêu mà truyền thông nhắm vào,
vì thế cho nên luôn luôn có một tấm màn bí mật bao trùm.
Sống
trong đau khổ, chết yểu ở tuổi 36, xem như là hồng nhan bạc phận. Nhưng
hình ảnh Công nương Diana đã ăn sâu vào lòng của người dân Anh. Đúng là
“Công chúa của công chúng” theo ước nguyện của bà là sẽ trở thành nữ
hoàng trong trái tim của mọi người.
Quần
chúng Anh đã xếp Công nương Diana vào một trong 10 người vĩ đại nhất
của nước Anh, và một trong 100 người quan trọng nhất của thế kỷ XX.
Chứng tỏ họ quý mến Công nương như thế nào.
Trúc Giang
Minnesota ngày 14-5-2015
Sunday, May 17, 2015
TRUNG QUỐC ĐẤU ĐÁ
Bức tranh sinh động và toàn vẹn về cuộc đấu đá nội bộ của ĐCS Trung Quốc
Hiện nay dư luận thế giới đều
quan tâm đến chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc, những con “hổ”
to nhất tưởng chừng như không thể xâm phạm là ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh
Khang, hay như cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đều lần lượt ngồi
tù và bị quản thúc nội bộ.
Khi các con “hổ” lớn đều lần lượt vào tù
thì người ta đồn đoán rằng, con “hổ” lớn nhất đang bị rơi vào tầm ngắm
chính là “siêu hổ” Giang Trạch Dân.
Còn “ruồi” thì rất nhiều, hàng ngàn quan
chức lớn nhỏ bị điều tra và ngồi tù. Các quan chức trốn ra nước ngoài
cũng không yên khi cảnh sát Trung Quốc phối hợp với Interpol lên danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài để truy bắt.
Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc? Thực chất của hết thảy những điều đó là gì? Liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thực tâm chống tham nhũng hay không?
Câu trả lời rằng chiến dịch chống tham
nhũng mà ông Tập Cận Bình đang phát động, thực chất là một cuộc đấu giữa
hai phe phái lớn nhất tại Trung Quốc, cụ thể là phe của ông Tập Cận
Bình nhắm vào phe ông Giang Trạch Dân.
1. Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân?
Từ trước Đại hội Đảng lần thứ 17 (năm
2007), ông Giang Trạch Dân đã lo tính đến việc tìm người của mình kế vị
ông Hồ Cẩm Đào, và Giang Trạch Dân đã chọn ông Bạc Hy Lai, với mong muốn
đưa Bạc Hy Lai lên làm Phó Thủ Tướng rồi sau sẽ thay Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia bảo lại
thẳng thừng gạt Bạc Hy Lai, ông đã đưa ra lý do mà không ai có thể phản
đối được, đó là vì ông Bạc Hy Lai đã bị tòa án quốc tế tại Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công,
phải đối mặt với sự dẫn độ nếu đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ
với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực
thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước
thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.\
Vì thế ông Bạc Hy Lai không thể ra nước
ngoài được, mà trọng trách của Phó Thủ tướng đòi hỏi phải có công du
nước ngoài. Do vậy Bạc Hy Lai dần bị loại khỏi ứng viên kế nhiệm, hơn
nữa ông Hồ Cẩm Đào lại thích bạn của mình là Lý Khắc Cường lên nắm
quyền.
Những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy các
lãnh đạo đã về hưu đều tỏ ra thích ông Tập Cận Bình, người vốn rất thận
trọng trong những việc làm của mình. Vì thế ông Tập Cận Bình đã đột
ngột nổi lên trong Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 17.
Để ngăn ông Tập Cận Bình lên nắm quyền
thay Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người
thân cận đã lên kế hoạch ép Tập Cận Bình rời bỏ quyền lực giống như
ngày xưa Đặng Tiểu Bình đã ép Hoa Quốc Phong về hưu.
Kế hoạch này được giao cho Bạc Hy Lai và
Chu Vĩnh Khang tiến hành hết sức trôi chảy, thì đúng lúc đó phát sinh
sự kiện làm đảo lộn tất cả, đó là vào ngày 6/2/2012 cánh tay phải của
Bạc Hy Lai là Giám đốc Công an tỉnh Trùng Khánh Vương Lập Quân phải chạy
trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để bảo toàn mạng sống, ông Bạc Hy
Lai hốt hoảng hạ lệnh đuổi gấp với 70 xe cảnh sát và bọc thép, đây cũng
chính là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu đá quyền lực cấp cao nhất của
ĐCSTQ.
Vậy ông Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ
tài liệu gì? Đó là một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình
trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết
kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản Tập Cận
Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch hoàn chỉnh để công kích Tập Cận
Bình, dự tính thực thi sau Tết Nguyên đán 2012. Kế hoạch là thông qua
truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán ông Tập Cận
Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp ông Bạc
Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp. Sau khi nắm
được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai cùng Chu Vĩnh
Khang sẽ thừa cơ cưỡng bức Tập Cận Bình trao quyền.
Trong các tài liệu mà ông Vương Lập Quân
giao Chính phủ Mỹ, không chỉ có tài liệu về sự hủ bại của các quan chức
cấp cao ĐCSTQ, hay tài liệu nội tình về sắp đặt chính biến, mà còn bao
gồm một lượng lớn tài liệu về đàn áp Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật nội bộ về mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Ông Giang Trạch Dân để đàn áp Pháp Luân
Công đã sắp xếp tay chân của mình vào các vị trí trọng yếu, ai mà tích
cực đàn áp Pháp Luân Công đều sẽ được tưởng thưởng thăng quan tiến chức.
Vì thế các tay chân của Giang Trạch Dân như Tăng Khánh Hồng, La Cán,
Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều tích cực đàn áp Pháp Luân Công để thăng
quan tiến chức, kể cả tội ác to lớn nhất trong lịch sử nhân loại là mổ cắp nội tạng người đang sống. Ông Bạc
Hy Lai là mẫu đàn em điển hình của Giang Trạch Dân nhờ tích cực phạm
tội ác đàn áp Pháp Luân Công mà càng được ông Giang Trạch Dân tin tưởng
giao cho các chức vụ ngày càng cao.
Sau đại hội lần thứ 18, ông Tập Cận Bình
lên nắm quyền, ông ta hiểu rằng để thực sự nắm quyền thì phải chặt đứt
sự tháo túng của Giang Trạch Dân. Vì thế ông Tập Cận Bình lên kế hoạch
tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân .
Vậy Giang Trạch Dân có điểm yếu gì? Ông Tập Cận Bình tìm ra 3 điểm yếu của Giang Trạch Dân, mà điểm yếu nào cũng là tử huyệt.
Tham nhũng
Từ khi ông Giang Trạch Dân còn đang nắm
quyền, để có sự trung thành của đàn em, Giang Trạch Dân đã làm lơ tất cả
các tham nhũng của các quan chức, nhưng đổi lại họ phải phục vụ ông ta
thật trung thành.
Vì thế các quan chức tay chân của Giang Trạch Dân đều có chung đặc điểm là tham nhũng.
Giang Trạch Dân xuất thân gia đình Hán gian, bán đất cho Nga
Cha đẻ của ông ta là Giang Thế Tuấn (còn
được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm
việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng, đảm nhiệm chức Phó Bộ
trưởng Tuyên truyền kiêm Chủ tịch Ủy ban Xã luận của chính phủ bù nhìn
Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Ông Giang Trạch Dân cũng từng theo học trường
ĐH Trung ương Nam Kinh được điều hành bởi Nhật Bản. Ông Giang Trạch Dân
cũng bịa ra là được chú của ông ta nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực
đã qua đời vào thời gian ấy.
Sau khi nắm quyền trong Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân đã giấu kín xuất thân Hán gian của
mình, và để có thể leo cao, ông ta bắt đầu ngụy tạo hồ sơ, bịa đặt rằng
mình được người chú là đảng viên cộng sản Giang Thượng Thanh nuôi từ năm
mới 13 tuổi (mặc dù trên thực tế lúc ấy Giang Thượng Thanh đã qua đời).
Vậy là từ một tên Hán gian ông ta đã trở thành “cháu của một liệt sĩ
cách mạng”; thủ đoạn này có lẽ ông ta đã học được từ lớp đào tạo đặc
vụ(?)
Ông Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại
học vào tuổi 21, vậy ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21
tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh là bà Giang Trạch Huệ đã từng nói
rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” . Nếu là
như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại
một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam
Kinh? Ai là người đã chi trả để ông Giang học nghệ thuật và âm nhạc
trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho
ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học? Nói cách
khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu ông
Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm
được vậy không?
Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian ông
Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga
và trở thành một điệp viên cho KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia), khi có
quyền lực, ông Giang Trạch Dân cũng bán rẻ một phần đất ở phương bắc cho
Nga.
Đàn áp Pháp Luân Công
Từ năm 1992 Pháp Luân Công bắt đầu được
phổ truyền tại Trung Quốc, đây là môn khí công với 5 bài công pháp (rèn
luyện thân thể), và sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn (tu luyện tâm
tính) được dân chúng theo tập rất đông, đến năm 1999 ước tính có đến 100
triệu người theo tập.
Ông Giang Trạch Dân vốn là người đã quen
nghe người khác ca ngợi bản thân mình. Nhưng thời điểm đó, đi đâu ông
ta cũng đều nghe nói về sự tốt đẹp do tập Pháp Luân Công. Đọc báo hay
nghe tin đều thấy nhiều tấm gương người tốt việc tốt là các học viên
Pháp Luân Công. Điều này khiến sự đố kỵ của ông ta dâng cao.
Ông Giang Trạch Dân cảm thấy tầm ảnh
hưởng của ông ta đối với người dân Trung Quốc càng ngày càng giảm dần,
trong khi ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân ngày
càng tăng cao.
Ông Giang Trạch Dân quyết định phải đàn áp Pháp Luân Công bất
chấp sự phản đối của 6 vị Thường ủy trong Bộ Chính trị, cũng như các
quan chức cấp cao khác như Thủ tướng Chu Dung Cơ, Hà Kiều Thạch.
Ngày 20/7/1999 theo lệnh của Giang Trạch
Dân tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo chí đang ca ngợi
Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu khống đả kích môn tập này để
dọn đường cho cuộc đàn áp.
Đến nay sau 16 năm đàn áp, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn được phổ biến khắp 114 nước trên thế giới.
Trong khi đó ông Giang Trạch Dân cùng
các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa án quốc
tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công.
Với 3 tử huyệt này của Giang Trạch Dân thì ông Tập Cận Bình chọn đánh vào tử huyệt nào?
Việc Giang Trạch Dân xuất thân từ gia đình Hán gian có thể xem là con át chủ bài sẽ được dùng trong tình huống cần thiết.
Việc đàn áp Pháp Luân Công là một việc
quá lớn, và ảnh hưởng mạnh đến từng người dân, nếu công khai việc này,
thì uy tín của ĐCSTQ sẽ bị mất hết, vì một Đảng để một cá nhân thao túng
là không thể. Việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả ĐCSTQ cũng bị
sụp đổ theo, vì thế Tập Cận Bình không dám chọn cách này.
Cuối cùng chỉ còn việc chống tham nhũng là tốt nhất, vì tay chân của ông Giang Trạch Dân ai cũng tham nhũng cả, chống tham nhũng cũng chính là tiêu diệt phe cánh của Giang Trạch Dân. Đồng thời việc chống tham nhũng cũng dễ dàng được người dân ủng hộ.
Sau này sự thật về đàn áp Pháp Luân Công
nếu dân chúng có biết được, thì ông Tập Cận Bình cũng xem như là có
công vì đã đứng ra tiêu diệt phe cánh Giang Trạch Dân, nhất cử lưỡng
tiện.
2. Diễn biến cuộc chiến
Sau khi Tập Cận Bình tuyên bố chống tham
nhũng đến cùng, phe cánh Giang Trạch Dân từ “hổ” đến “ruồi” lần lượt
vào tù. Ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, đến Cựu Phó Chủ tịch nước là
Tăng Khánh Hồng lần lượt ngã ngựa vào tù, hay quản thúc nội bộ.
Còn “ruồi” bị bắt nhiều không kể xiết, số lượng quan chức tự tử và chết bất thường xảy
ra liên tục khiến dân chúng xôn xao. Chỉ tính riêng trong năm 2013 hơn
6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức
đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.
Ở Trung Quốc cũng xuất hiện một căn bệnh mới, đó là bệnh trầm cảm của các quan chức.
Khi đoàn thanh tra đến địa phương nào,
các quan chức nơi đấy đều hoảng hốt. Điển hình là ở thành phố Thượng
Hải, khi đoàn thanh tra đến đây, lập tức doanh số bán hàng điện thoại di
động có mã hóa tăng cao kỷ lục và phải huy động thêm hàng từ nơi khác
về để bán.
Các đơn đặt hàng điện thoại được mã hóa
chủ yếu là từ các cơ quan chính phủ của thành phố Thượng Hải, Ủy ban
Thành phố Thượng Hải, Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải, và Hội
nghị Hiệp thương Chính trị Thượng Hải.
3. Giang Trạch Dân phản công
Có rất nhiều các vụ khủng bố đẫm máu
xuất hiện tại Trung Quốc như vụ đánh bom tại chợ sáng ở Urumqi Tân Cương
năm 2014, vụ tấn công khủng bố bạo lực tại Ga tàu Côn Minh, nhiều cuộc
khủng bố đều do tập đoàn Giang Trạch Dân dàn dựng, mưu toán dùng máu
của dân chúng để khiến xã hội bất ổn, từ đó lấy lý do để lật đổ Tập Cận
Bình.
Sau cuộc khủng bố tại nhà ga Côn Minh,
có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc đã triển khai các bài
tập phòng ngừa bạo động và chống khủng bố.
Đặc biệt ở Bắc Kinh trong nửa tháng có 3 đợt tập chống khủng bố quy mô lớn.
Theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, trong
chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000
“cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra
thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm
2014.
Vào tháng 5/2014 trong tình trạng lo
lắng bị khủng bố, các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng
cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng
dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua
những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.
Đến nay cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung
Quốc đang tiếp diễn, kết cục của cuộc đấu đá này sẽ thế nào, phe nào sẽ
chiến thắng và giành quyền lực?
Dù kết cục có thế nào đi nữa, thì người
cất tiếng nói sau cùng không phải là Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân,
mà chính là người dân Trung Quốc. Khi người dân biết được sự thật và cất
tiếng nói của mình thì đó sẽ là thảm họa dành cho ĐCS Trung Quốc.
Ngọn Hải Đăng (ĐẠI KỶ NGUYÊN)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 364
Sunday, May 17, 2015
DAVID ARCHIBALLD * TRUNG QUỐC
Bảy lý do Trung Quốc sẽ phát động một cuộc chiến từ nay tới 2017
David Archibald
Thứ ba, 12 Tháng 5 2015
David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington. Bài viết được đăng trên American Thinker.
Đâu
là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc
phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch
bản này xảy ra?
1. Tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc
Tính
chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở sự cải thiện
liên tục về các điều kiện sống của phần lớn người dân Trung Quốc. Trong
trường hợp không có sự cải thiện về kinh tế, một số lý do khác phải được
đưa ra nhằm làm cho người dân tập hợp xung quanh sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho việc bất ngờ xây
dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa bắt đầu vào tháng 10/2014.
Nợ
công của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2007 lên 28.000 tỷ
USD vào năm 2014. Đây là khoản nợ của một nền kinh tế có GDP 10.000 tỷ
USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 7 năm qua chỉ đơn
giản là được xây dựng dựa trên tài trợ của các khoản nợ. Nền kinh tế
thực sự của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.
Chính
phủ Trung Quốc nhiều khả năng thấy được nền kinh tế của mình đang thu
hẹp và nhận ra rằng việc phát hành thêm nợ sẽ không có ảnh hưởng lên
việc duy trì hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các căn cứ đã được
đẩy nhanh nhằm cho phép lựa chọn phát động chiến tranh của họ. Đây là
vấn đề sống còn đối với giới tinh hoa lãnh đạo đảng. Họ đang đặt cược
tất cả vào điều này. Nếu canh bạc này không phát huy tác dụng thì sau đó
nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi chế độ khá hỗn loạn.
2. Vết thương chưa lành
Nhật
Bản đã đối xử với Trung Quốc như dân tộc nhược tiểu trong thời kỳ Chiến
tranh thế giới thứ hai. Trước đó, Nhật Bản bắt đầu xử tệ với Trung Quốc
bằng cách tấn công nước này vào năm 1895, không lâu sau khi Nhật Bản
bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa. Tiếp theo đó là 21 yêu cầu của Nhật
Bản đối với Trung Quốc vào năm 1915. Chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung
Quốc bắt đầu xác định ngày Quốc nhục vào những năm 1920. Tiếp theo đó là
sự kiện Mãn Châu (Mukden Incident) vào năm 1931 và Trung Quốc bắt đầu
tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1937.
Trong
suốt thời kỳ nghèo khó của những năm tháng dưới chế độ Mao Trạch Đông,
người Nhật Bản đã được tha thứ (về những hành động của họ trong Chiến
tranh thế giới thứ hai). Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là những con
người thực dụng. Hai người đã nói rằng Nhật Bản không thể bị trừng phạt
mãi mãi. Sự thịnh vượng của Trung Quốc gần đây đã cho phép xu hướng bài
Nhật sống lại như một hình thức tôn giáo của nhà nước. Ngày Quốc nhục
một lần nữa được xác định là ngày 18/9. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ
đạo truyền hình quốc gia nêu bật chủ đề về cuộc xâm lược của Nhật Bản.
Ngày nay, 70% thời lượng "giờ vàng" của truyền hình Trung Quốc là các bộ
phim về Chiến tranh thế giới thứ hai. Có ít nhất 100 bảo tàng ở Trung
Quốc được dành để trưng bày kỷ vật về sự xâm lược của Nhật Bản trong
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chế độ tại Trung Quốc đang tạo ra và duy trì tình cảm chống Nhật nhằm cho mình một lựa chọn để đi đến chiến tranh.
3. Được công nhận như là cường quốc số một
Trung
Quốc là một dân tộc đầy tự hào. Người dân Trung Quốc thực sự phẫn nộ
với thực tế rằng Mỹ được coi là quốc gia số một trên hành tinh. Trung
Quốc cũng nhận ra rằng để được công nhận là số một, họ phải đánh bại
quốc gia số một hiện tại trên chiến trường. Đây là lý do tại sao Trung
Quốc sẽ không chỉ từng bước leo thang gây hấn. Nước này cần một cuộc
chiến vì lý do tâm lý của riêng mình.
Điều
này có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vào cùng thời điểm mà nước
này tấn công Nhật Bản. Do các cuộc tấn công bất ngờ nhiều khả năng thành
công hơn nên cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là một cuộc tấn công bất
ngờ vào các căn cứ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, có lẽ còn xa hơn
thế. Cuộc tấn công này nhiều khả năng sẽ bao gồm các cuộc tấn công mạng
vào hệ thống tiện ích và thông tin liên lạc của Mỹ.
Trung
Quốc đã cơ cấu lực lượng vũ trang của mình để có khả năng đáp ứng một
cuộc chiến tranh ngắn, cường độ cao. So với bất kỳ quốc gia nào trên
hành tinh này, Trung Quốc có thể là nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất
cho chiến tranh. Nước này có dự trữ ngũ cốc đảm bảo tiêu dùng trong một
năm và thậm chí có cả dự trữ thịt lợn chiến lược. Trung Quốc vừa lấp đầy
dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình với trữ lượng khoảng 700 triệu thùng
dầu.
Cuộc
chiến tranh của Trung Quốc không liên quan gì đến việc đảm bảo các
nguồn tài nguyên hay duy trì an toàn cho các tuyến đường thương mại của
họ. Một số nhà phân tích phương Tây đã đưa ra các quan điểm đó nhằm giải
thích cho những gì mà Trung Quốc đang làm. Bản thân người Trung Quốc đã
không đưa ra lời bào chữa nào. Đối với Trung Quốc, sự toàn vẹn lãnh thổ
là trên hết. Điều đó là thiêng liêng và không phải là với lý do thương
mại tầm thường.
4. Làm bẽ mặt các nước láng giềng
Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa và yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc là nó phân chia châu Á.
Trung
Quốc tuyên bố rằng toàn bộ vùng biển nằm trong yêu sách của Trung Quốc
là lãnh thổ Trung Quốc mà không phải chỉ là những hòn đảo. Khi Trung
Quốc tìm cách thực thi tuyên bố đó, các tàu buôn và máy bay nước ngoài
sẽ phải xin phép để đi qua vùng biển này. Các tàu chiến và máy bay quân
sự không phải của Trung Quốc sẽ không được phép đi vào vùng biển này.
Yêu sách của Trung Quốc mở rộng xuống tới 4 độ Nam, gần như tới đường
xích đạo.
Quốc
gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Việt Nam, nước sẽ bị bao bọc trong
vòng 80 km của đường bờ biển của mình. Nhật Bản nhận ra rằng các tàu
thuyền của mình từ châu Âu và Trung Đông sẽ phải đi xa hơn về hướng Đông
trước khi chỉ hướng Bắc qua Indonesia và Đông Philippines. Singapore sẽ
bị ảnh hưởng xấu do thương mại qua nước này sẽ không còn.
Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây.
Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây.
Trung
Quốc xếp hạng các quốc gia trên thế giới trên phương diện sức mạnh tổng
hợp quốc gia, điều mà người Trung Quốc xem là sức mạnh để gây áp lực.
Đây là sự kết hợp của sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sự gắn kết
xã hội. Khi nó được thực thi, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc
sẽ gây rất nhiều áp lực lên các nước láng giềng của nước này.
5. Cửa sổ chiến lược
Các
chiến lược gia Trung Quốc nhìn thấy một cửa sổ cơ hội chiến lược cho
Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21, mặc dù họ không công khai chỉ ra cơ sở của
quan điểm đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm rõ điều này. Thứ nhất,
quan niệm chiến tranh là không thể tránh khỏi có ý nghĩa rất quan trọng
để chiến thắng các trận chiến. Trong bối cảnh Trung Quốc được coi là có
một nền kinh tế mạnh, đang tăng trưởng thì quan niệm về sự bất khả kháng
này dẫn đến các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc. Với nhận thức
đó, Trung Quốc phải tấn công trước khi nền kinh tế của nước này thu hẹp
do vỡ bong bóng bất động sản. Điều này giải thích sự gấp rút hiện nay
của Trung Quốc trong việc xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa.
Một
vấn đề khác đặt ra với Trung Quốc là sự hung hăng và gia tăng chi tiêu
quân sự đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc phải tái vũ trang
và thiết lập các liên minh. Sẽ là tốt hơn cho Trung Quốc nếu tấn công
trước khi các nước láng giềng của mình vũ trang ngày càng lớn hơn.
Một
khía cạnh cân nhắc khác là chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống
Obama được xem là một tổng thống yếu và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn
công trước khi nước Mỹ có tổng thống mới. Chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ đã
mất của Trung Quốc và nhận thức về cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc
vẫn còn khá phổ biến trong giới quân sự Mỹ. Tổng thống Obama đã gây ra
một số tranh cãi khi có một số chính sách không nhất quán dẫn đến hỗ trợ
Trung Quốc. Trong khi một nền kinh tế mạnh là cần thiết để chống lại
Trung Quốc thì chính quyền của ông Obama đang làm hết sức mình để bóp
nghẹt nền kinh tế Mỹ với các quy định về cắt giảm lượng khí thải CO2.
Tổng
thống Obama đã trải qua thời thơ ấu ở Indonesia và có thể đã chứng kiến
rất nhiều thái độ bài Hoa (người Trung Quốc đã và đang là các thương
gia và chủ tiệm thành công hơn) trong chính những năm tháng đầu đời.
Cũng giống như thời thơ ấu của Valerie Jarrett ở Iran, điều này sẽ ảnh
hưởng đến chính sách của ông.
6. Bệnh tự kỷ nước lớn
Đây
là một thuật ngữ được tạo ra bởi chiến lược gia Edward Luttwak để mô tả
một thực tế rằng Trung Quốc dường như không quan tâm gì về tác động của
các hành động của mình đối với các nước láng giềng. Trung Quốc tự coi
mình là trung tâm của thế giới và hoàn toàn nhìn qua lăng kính lợi ích
của riêng mình. Điều này dẫn đến hệ quả thực tế là Trung Quốc không thể
chấp nhận được khả năng của những điều không diễn ra theo cách mà nước
này muốn. Luttwak cũng cho rằng người Trung Quốc phóng đại tư duy chiến
lược của riêng mình.
7. Chủ tịch Tập Cận Bình
Mặc
dù việc chuẩn bị cho cuộc chiến này đã được bắt đầu vào những năm 1980,
song sự hung hăng gia tăng gần đây được thực hiện dưới sự chỉ đạo của
Chủ tịch Tập Cận Bình, người được coi là Thái tử đảng trong những năm
đầu sự nghiệp, đã bị ấn tượng bởi cách cuộc chiến tranh với Việt Nam năm
1979 đã được sử dụng để củng cố quyền lực trong Bộ Chính trị Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung được nhiều quyền lực
hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông
đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính
trị. Được biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ cầm quyền trong vòng
mười năm trước khi rời chính trường. Chỉ trong hai năm trên cương vị Chủ
tịch nước, những người ủng hộ Tập Cận Bình đã làm dấy lên khả năng phục
hồi vị trí chủ tịch đảng (từng bị bãi bỏ bởi Đặng Tiểu Bình nhằm không
để tái hiện một Mao Trạch Đông khác) nhằm giúp Tập Cận Bình có thể tiếp
tục cầm quyền từ vị trí đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải qua một thời
kỳ khắc nghiệt làm cho ông trở nên cứng rắn qua những sự từng trải trong
cuộc sống. Ở tuổi 15, ông được gửi đến sống và làm việc với nông dân
tại một vùng quê khô cằn sỏi đá sau khi cha của ông bị thanh trừng. Ông
sống trong một cái hang. Người chị của ông đã tự vẫn trước sức ép của
lực lượng Hồng vệ binh.
Nhật Bản
Nhật
Bản nhận thấy rằng cuộc chiến tranh này đang được đẩy về phía mình và
nước này đang tiếp cận nó với sự tiên lượng trước. Nhật Bản coi cuộc
chiến này là không thể tránh khỏi, mặc dù gần đây Thủ tướng Abe đã diễn
ra yêu cầu gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Indonesia. Cuộc gặp đã diễn ra
căng thẳng do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hàng chục nghìn người dân đất
nước của Thủ tướng Abe phải trả giá. Thủ tướng Abe đã phát biểu trước
lưỡng viện Quốc hội Mỹ như là một phần của nỗ lực của ông nhằm đảm bảo
rằng Mỹ và Nhật Bản sát cánh đối phó và đẩy lùi cuộc tấn công của Trung
Quốc.
Mỹ
Mỹ
tin rằng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cần phải được duy trì vì
an ninh và thịnh vượng toàn cầu, trong đó có thịnh vượng của riêng Mỹ,
vì điều đó dựa phần lớn vào thương mại thế giới. Vì vậy đối với Mỹ, cuộc
chiến này sẽ xoay quanh việc duy trì sự tiếp cận đối với các lợi ích
chung toàn cầu. Quân đội Mỹ đã không cập nhật cho công chúng nước này về
tất cả sự chuẩn bị của Trung Quốc đối với chiến tranh, có lẽ bởi vì họ
không muốn bị coi là làm leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ
không còn nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu một cuộc chiến. Vấn đề
chưa rõ chỉ là thời điểm.
Sự
hung hăng của Trung Quốc hóa ra lại là may mắn đối với Hải quân Mỹ, một
lực lượng trước đó đã thiếu một mối đe dọa đáng tin cậy và phải đối mặt
với sự cắt giảm liên tục. Hiện có một xu hướng nhấn mạnh đến tính hiệu
quả của các hệ thống vũ khí của đối phương. Người Trung Quốc có thể đã
đọc được các báo cáo của Hải quân Mỹ về các hệ thống vũ khí của họ, điều
có thể đã làm họ càng củng cố quyết tâm hơn nữa.
Cuộc chiến này sẽ được thực hiện như thế nào
Sẽ có hai chiến trường chính: Biển Hoa Đông ở phía Bắc của Đài Loan và Biển Đông ở phía Tây của Philippines.
Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (lần cuối cùng bị Nhật
Bản chiếm đóng khoảng 100 năm trước đây) và toàn bộ chuỗi Ryuku từ quần
đảo Yaeyama ở cực Nam tới đảo Okinawa ở phía Bắc. Nếu Trung Quốc chiếm
được quần đảo Senkaku, nước này cũng đồng thời có thể nắm giữ được quần
đảo Yaeyama. Để đạt được điều đó, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ
quân sự tại quần đảo Nam Kỷ cách quần đảo Senkaku khoảng 300 km về phía
Tây. Căn cứ này có thể tiếp nhiên liệu với 10 đường bay cho trực thăng
cất cánh. Điều này cho thấy cuộc tấn công khởi đầu sẽ do trực thăng thực
hiện bay vượt trên các tàu tuần duyên của Nhật Bản xung quanh quần đảo
Senkaku.
Trung
Quốc có một hạm đội tàu đánh cá khá lớn và tàu buôn với sức vận chuyển
lên tới 70 triệu tấn. Nước này đã sử dụng đội tàu đánh cá của mình để
quấy rối lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku và
tới tận phía Đông quần đảo Osagawa, trong đó có đảo Iwo Jima. Điều này
cho thấy các tàu đánh cá có thể được sử dụng để đổ bộ các lực lượng đặc
nhiệm của Trung Quốc nhằm tấn công các căn cứ của Nhật Bản trên một phạm
vi rộng, điều được coi là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Những
lực lượng này sẽ được sử dụng như vật hiến tế để gây ra tình trạng lộn
xộn tối đa nhằm làm nhụt chí lực lượng quốc phòng Nhật Bản. Ở phía Bắc,
cách thức của Trung Quốc sẽ là chiếm giữ và cầm cự chống lại sự phản
công của Nhật Bản và Mỹ.
Tại
Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng 7 pháo đài khổng lồ và một đường
băng. Các pháo đài được thiết kế với tháp pháo phòng không đứng ở các
góc nhằm giúp mỗi tháp pháo đều có phạm vi hỏa lực ít nhất là 270 độ.
Các pháo đài dường như được thiết kế nhằm tấn công trừng phạt với cường
độ lớn và cầm cự cho tới khi chúng được giải vây. Trung Quốc sẽ thắng
nếu vẫn giữ được các pháo đài này cho tới thời điểm cuối cuộc chiến.
Trung
Quốc nhiều khả năng sẽ bắt đầu cuộc chiến ở phía Nam với các cuộc tấn
công nhằm vào các căn cứ của các nước khác trong quần đảo Trường Sa cũng
như các căn cứ của Mỹ tại khu vực về phía Đông tới tận đảo Guam. Một
cuộc chiến kéo dài sẽ có hại cho Trung Quốc do trên tuyến đường tiếp vận
từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, tàu thuyền và máy bay rất dễ bị
tấn công. Việt Nam đã và đang nâng cấp hệ thống radar của mình và nước
này hy vọng tất cả các nước tham chiến không phải Trung Quốc sẽ chia sẻ
thông tin mục tiêu. Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ
tại Philippines sẽ có thể theo dõi các mục tiêu Trung Quốc được trao đổi
từ phía Việt Nam. Singapore nhiều khả năng sẽ vận hành các máy bay F-15
của mình ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc sẽ ở vào cuối tầm
bay khi tới được quần đảo Trường Sa.
Lực
lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã nâng số lượng các căn cứ tại Philippines
với mục đích gia tăng sức mạnh tấn công nhằm đánh bật Trung Quốc khỏi
các pháo đài mới xây dựng của họ. Một số hệ thống vũ khí của Mỹ như tàu
USS Zumwalt có thể sẽ phải được triển khai để đạt được mục tiêu này.
Trong
bức tranh lớn hơn, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ cố gắng để phong tỏa nhau,
chủ yếu là bằng lực lượng tàu ngầm của mỗi nước. Hải quân Nhật Bản có
chất lượng cao hơn Trung Quốc và rất nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng
trong cuộc chiến phong tỏa lẫn nhau này.
Ngành
công nghiệp trên toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến
này. Đặc biệt, ngành công nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị đình
trệ nhanh chóng, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Cuộc chiến
càng kéo dài thì vị thế tương đối của Trung Quốc sẽ càng tồi tệ. Thịt sẽ
biến mất khỏi khẩu phần ăn của người Trung Quốc. Đậu tương không bán
được sẽ chất đống trong các kho của Mỹ.
Việc
loại bỏ các căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa sẽ cho phép
một giải pháp hòa bình dành cho bất cứ ai cuối cùng cầm quyền ở Trung
Quốc. Đây sẽ là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa, ngu ngốc và
hủy diệt nhất trong lịch sử, song đó là những gì đang đến.
David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington. Bài viết được đăng trên American Thinker.
Văn Cường (gt)
Saturday, May 16, 2015
PHẠM GIA ĐẠI * MÀU THỜI GIAN
Mầu Thời Gian - Phạm Gia Đại
Nhiều khi chúng ta tự hỏi không biết thời gian mầu gì? Thời gian là trừu tượng, là sự trống không vô hình bao quanh chúng ta cả ngày lẫn đêm mà chúng ta không thể thấy được, vậy mà người ta vẫn gán cho thời gian thật nhiều mầu sắc. Những thương gia, kỹ nghệ, chính trị gia làm ăn thành công tiền rừng bạc biển, công thành danh toại thường nhìn thời gian qua một mầu hồng tươi sáng. Những mảnh đời ba chìm bẩy nổi long đong trên thương trường và lận đận trong tình cảm nhìn thấy thời gian là một mầu xám ảm đạm và u buồn. Ngược lại những cặp uyên ương đang dự tính dệt bao mộng ước cho tương lai thì thời gian là một mầu xanh ngọc biếc.
Đó là nói về con người đang sinh sống trên trái đất xoay vần này, nhưng về vũ trụ quan thì mầu gì sẽ dành cho một quốc gia khi đang đầy sức sống bỗng nhiên bị bức tử? Đó chính là một mầu đen tang tóc, một bóng đen ma quái chợt phủ ập xuống hết vạn vật xóa đi mọi mầu sắc tươi sáng và nhuộm đen toàn thể đất nước. Đó là một miền Nam sau ngày Sài Gòn sụp đổ đúng 40 năm trước. Một trận động đất và sóng thần kinh thiên động địa đã xẩy đến cho một miền Nam VN hiền hòa yêu người, yêu đời và yêu tự do công bình và bác ái. Người dân trong ngày tang thương chết chóc đó chỉ còn biết thúc thủ trước đại nạn của quê hương bởi vì chính họ cũng không hề biết rằng chẳng bao lâu nữa thì hàng triệu triệu người dân lớp bị giết hại bởi chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, lớp bị đầy ải trong gông cùm trong những nhà tù mọc lên như nấm trong một đất nước tự hào là “thống nhất” là “độc Lập, tự do”, lớp mất tích hay thiệt mạng trên đường vượt biên tìm tự do. Một quốc gia hùng mạnh thịnh vượng tự do dân chủ đầy tình nhân bản đã không còn nữa và một xã hội hoàn toàn đảo ngược đã được khai sinh để khai tử chế độ nhân bản trước đó.
Thời gian như một khối băng đảo vẫn lạnh lùng trôi và như thờ ơ với mọi biến đổi thăng trầm của dương thế. Nhìn trở lại 40 năm trước, sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, người dân Sài gòn không khỏi bàng hoàng và rúng động khi nghe lệnh đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh – Big Minh, vị tổng thống chỉ định tạm thời của chế độ cộng hòa cuối cùng của miền Nam, phát đi trên các làn sóng từ thủ đô Sài Gòn và cảm thấy như thế giới bỗng dưng sụp đổ dưới chân mình. Dù rằng trước đó viễn ảnh đen tối một ngày nào đó sắp đến cộng sản sẽ vào được thành phố vì quân đội Cộng Hòa đã hết súng đạn, máy bay không còn nhiên liệu và pháo binh đã lặng thinh khi không còn đạn pháo. Đồng minh Hoa Kỳ sau khi Tổng Thống Richard Nixon và cố vấn Henry Kissinger bắt tay với Chu ân Lai sau những yến tiệc linh đình dành cho các bậc cung đình vua chúa tại Bắc Kinh năm 1972 chính là ngày họ đã định thời điểm sẽ bức tử miền Nam.
Và một hiệp định Ba Lê được ký kết vội vàng giữa Mỹ và Bắc Việt ngày 27-01-1973 theo kế họach của Hoa Kỳ để tất cả các quân đội đồng minh và Mỹ đang trợ giúp miền Nam sẽ rút hết quân đội của họ về nước, bỏ lại QLVNCH một mình, thiếu vũ khí đạn dược, phải đương cự với cả một khối cộng sản hung bạo, sắt máu và thủ đoạn. Hiệp định Paris đã kéo dài nhiều năm không đi đến một kết quả nào vì phía Bắc Việt vẫn cố tìm những chiến thắng trên chiến trường để làm hậu thuẫn cho những đòi hỏi của họ tại bàn đàm phán. Nhưng thực tế, Bắc Việt đã không tìm được một chiến thắng nào trên chiến trường mà họ thua hết trong các trận chiến lớn, từ Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 khi hầu như toàn bộ lực lượng Việt Cộng của họ trong miền Nam đã bị tiêu diệt sau hai đợt tổng tấn công đó. Rồi hàng trăm căn cứ hậu cần lớn nhỏ tàng trữ vũ khí đạn dược, xăng dầu,v.v.. của Cục “R” tại Campuchia đã bị QLVNCH năm 1970 càn quét qua Miên phá hủy toàn bộ. Quân Bắc Việt cũng đại bại tại Đông Hà và QLVNCH đã tái chiếm lại cổ thành Quảng Trị năm 1972. Cũng cùng trong năm 1972, Hà Nội lại thảm bại tại trận chiến An Lộc, Bắc Việt đã mất gần hai sư đoàn sau 100 ngày vây hãm Sư Đòan 5 BB của QLVNCH và các đơn vị bạn trong quận lỵ An Lộc nhỏ bé. Tinh thần quyết chiến quyết tử của QLVNCH đã bẻ gẫy hết các chiến dịch Xuân Hè qua Thu Đông của Bắc Việt.
Tuy nhiên tại bàn đàm phán phe Bắc Việt vẫn liên tục gây khó khăn cho phái đoàn Hoa Kỳ, cho đến khi Lê Đức Thọ bỏ phòng họp làm yêu sách thì Hoa Kỳ không còn kiên nhẫn được nữa và trận dội bom 12 ngày đêm B-52 rải thảm trên thành phố Hà Nội và phong tỏa cảng Hải phòng vào dịp lễ giáng Sinh năm 1972 đã buộc Bắc Việt phải trở lại vòng đàm phán biết điều hơn và nghiêm chỉnh hơn. Sau đó thì một Hiệp Ước Paris đã ra đời song phương giữa Mỹ-Bắc Việt, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía chính phủ VNCH. Quy luật của chiến tranh là kẻ mạnh sẽ thắng và kẻ yếu sẽ thua nhưng nhìn kỹ trở lại lịch sử chiến tranh Quốc-Cộng trong hai thập niên (1954-1975) thì Bắc Việt không mạnh và QLVNCH không yếu nhưng miền Nam đã mất vì đồng minh đã bán đứng miền Nam cho Nga Tầu. Khi thấy quân lực miền Nam quá hùng mạnh thì “đồng minh” Hoa Kỳ đã cắt dần viện trợ, vào đầu năm 1975 từ một tỷ USD xuống còn 700 triệu và xuống 300 triệu rồi cuối cùng là zero USD để chế độ Cộng Hòa phải sụp đổ. Và khi thấy quân đội miền Nam vẫn can trường ngoài chiến địa và quân Bắc việt vẫn không thể chiến thắng được trên chiến trường và cuộc chiến tranh đã không kết thúc nhanh như người Mỹ mong muốn và chế độ Cộng Hòa vẫn vững vàng thì họ đã sử dụng lại Big Minh để ra lệnh đầu hàng ngay và bức tử ngay chế độ Cộng Hòa và dứt khóat ra đi vào sáng ngày 30-4-1975. Chuyến trực thăng trong đêm 29 về sáng 30 tháng 4-1975 là chuyến cuối cùng chở người di tản rời nóc tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn để bay ra Đệ Thất Hạm Đội và kế họach di tản “Frequent Wind” được loan báo đã hoàn tất. Trong thực tế người Mỹ ra đi nhưng đã để lại hầu như toàn bộ chế độ VNCH nòng cốt và những nhân viên ưu tú vào trong tay sinh sát của Cộng Sản Bắc Việt.
Nước Mỹ đã cố tìm cách quên đi 10 năm họ đã chiến đấu ở miền Nam, cố quên đi trên 58 ngàn lính Mỹ đã hy sinh vì lý tưởng tự do cho miền Nam VN và cho thế giới, cố quên đi để hướng tới phía trước với những hứa hẹn mầu hồng trong giao dịch thương mại với Hoa Lục. Nhưng dân miền Nam lại không thể quên được, hay nói cho đúng ra, dân chúng miền Nam bắt đầu phải ghi nhớ về một chặng đường lịch sử khổ đau mất mát kinh hoàng mới với đầy máu và nước mắt và khổ nhục đang mở ra khi những chiếc xe tăng T-54 của Nga chế tạo do lính Bắc Việt lái đang từ từ lăn bánh vào thành phố Sài Gòn thân yêu vào ngày lệnh đầu hàng được Big Minh tuyên bố. Khi người Mỹ rút đi, có thể họ biết nhưng cũng có thể không thể biết được rằng họ đã để lại một hệ lụy chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại khi hàng chục triệu người dân miền Nam bị cướp hết tài sản qua những chiến dịch đánh tư sản mại bản, qua hai lần đổi tiền, qua kế hoạch đẩy dân thành phố đi kinh tế mới để cán bộ địa phương lấy nhà cửa ruộng vườn ao cá của người dân, khi hàng triệu người phải đi “cải tạo” tập trung, hàng ngàn người bị giết hại ngay sau khi lệnh đầu hàng vừa ban ra, và hàng chục ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ đã gục ngã trong lao tù Cộng Sản. Và điều kinh hãi nhất là các giá trị nhân bản, nếp sống gia đình, lòng nhân ái yêu tự do dân chủ mà chế độ Cộng Hòa đã kiến tạo được tại miền Nam trong hai thập niên đã bị người Cộng Sản lấy chủ nghĩa giáo điều của họ vùi dập lên để xóa sạch các “di tích” của chế độ cũ.
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, vậy mà bốn thập niên hay 40 năm đã lạnh lùng trôi đi trên quê hương Việt Nam. Nhìn lại thì đau thương càng chồng chất, và bất hạnh càng phủ lên trên những khổ đau và chết chóc. Từ một Viên Ngọc Viễn Đông của Sài Gòn ngày trước với một nền kinh tế đang phát triển dù sơ khai nhưng đã vượt mặt các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, một miền Nam mà người Đại Hàn lúc đó mong mỏi được sánh vai, bây giờ sau 40 năm đang nằm ở gần dưới tận cùng của tất cả các thứ hạng và phương diện trong thống kê từ kinh tế, chính trị, văn hóa, cho đến tự do tôn giáo, nhân bản và nhân cách.
Có điều kỳ lạ là người Cộng Sản lúc nào cũng tự tôn với chủ nghĩa “anh hùng giải phóng” của họ và thần thánh hóa lãnh tụ của họ, người dân được mỹ tự hóa lên “làm chủ đất nước” nhưng không còn manh áo trong khi lãnh tụ “đầy tớ của dân” thì phút chốc từ trong hang Pắc Bó đi ra bỗng trở thành những kẻ trọc phú nắm trong tay hàng tỷ đô la Mỹ. “Đầy tớ của dân” thì ngồi ngất ngưởng chót vót trên chiếc ngai vàng đè đầu cưỡi cổ lên “người chủ đất nước” nằm dưới đất đen. Đó là hình ảnh rõ nét nhất của một miền Nam sau 40 năm dưới sự cai trị của Cộng Sản.
Chúng ta đừng lấy làm lạ tại sao báo chí Nhật Bản đã tố giác hàng trăm nhân viên phi hành của Việt Nam Cộng Sản và các con cháu các cán bộ gộc qua Nhật du học đã bị bắt vì buôn lậu hay ăn cắp hàng hóa. Đừng ngạc nhiên khi nhiều người Nhật và báo chí họ đã khinh khi người Việt qua nước họ như vậy. Có điều chúng ta cần phải minh xác với người Nhật và nước Nhật rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa cao và lâu đời vào bậc nhất thế giới; rằng những người hiện đang chiếm cứ Hà Nội năm 1954 và Sài Gòn năm 1975 không phải là người dân của Hà Thành lịch lãm và Sài Gòn văn minh ngày xưa; rằng họ, và con cháu họ sau này, là những người từ trong rừng đi ra thành phố cho nên vẫn áp dụng luật rừng.
Thời gian vẫn lạnh lùng trôi đi nhưng có bao giờ không, có khi nào không thời gian sẽ quay trở lại chốn cũ để cho tôi có một ngày nào đó được nhìn lại thành phố Sài Gòn thân yêu của tôi ngày nào, để lại được nhìn thấy mẹ tôi với đàn con quây quần chung quanh và thấy lại được niềm tin cho cuộc đời trên quê hương tôi.
Phạm Gia Đại
Posted by
NGUYỆT-SAN VIỆT-NAM
at
11:23
THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG
Mỹ không mời Trung Quốc dự hội nghị quân sự với các nước châu Á
Một chiếc tàu đổ bộ của quân đội Mỹ trong một cuộc huấn luyện và Huấn luyện và Sẵn sàng Hợp tác chiến đấu trên biển
16.05.2015
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tổ chức một hội nghị quy tụ
những chỉ huy từ những lực lượng đổ bộ nước ngoài được triển khai chủ
yếu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc không được mời
tới dự sự kiện này.
Đây là hội nghị đầu tiên thuộc loại này giữa Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ và các quan chức quân sự từ 23 nước, sẽ khai mạc ở Hawaii vào thứ Hai tuần sau. Hơn một nửa các nước tham dự là từ châu Á, trong đó có một số nước đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
Chương trình nghị sự bao gồm những chiến thuật tấn công đổ bộ, những cuộc tấn công từ tàu vào bờ, và một cuộc trình diễn những chiến thuật đổ bộ lên bờ.
Reuters cho biết một tài liệu hoạch định chương trình, mà hãng tin này đã xem qua, nói rằng Trung Quốc "không nên được mời" tham dự bởi vì nước này là "đối thủ cạnh tranh" với Mỹ và một số nước tham dự.
Khi được hỏi về việc loại bỏ Trung Quốc, phát ngôn viên của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết luật pháp của Mỹ cấm những hình thức trao đổi quân đội với quân đội với Trung Quốc tại những sự kiện như vậy.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói thêm rằng loại trừ sự tham gia của Trung Quốc khỏi một số hoạt động đào tạo do các lực lượng Mỹ tổ chức không phải là điều bất thường.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có bình luận ngay lập tức về việc này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bất cứ nước nào có quyền mời nước mà họ muốn tới dự một cuộc họp hoặc một sự kiện, miễn là điều đó có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Nguồn: Reuters
http://www.voatiengviet.com/content/my-khong-moi-tq-du-hoi-nghi-quan-su-voi-cac-nuoc-chau-a/2770726.html
Đây là hội nghị đầu tiên thuộc loại này giữa Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ và các quan chức quân sự từ 23 nước, sẽ khai mạc ở Hawaii vào thứ Hai tuần sau. Hơn một nửa các nước tham dự là từ châu Á, trong đó có một số nước đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
Chương trình nghị sự bao gồm những chiến thuật tấn công đổ bộ, những cuộc tấn công từ tàu vào bờ, và một cuộc trình diễn những chiến thuật đổ bộ lên bờ.
Reuters cho biết một tài liệu hoạch định chương trình, mà hãng tin này đã xem qua, nói rằng Trung Quốc "không nên được mời" tham dự bởi vì nước này là "đối thủ cạnh tranh" với Mỹ và một số nước tham dự.
Khi được hỏi về việc loại bỏ Trung Quốc, phát ngôn viên của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết luật pháp của Mỹ cấm những hình thức trao đổi quân đội với quân đội với Trung Quốc tại những sự kiện như vậy.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói thêm rằng loại trừ sự tham gia của Trung Quốc khỏi một số hoạt động đào tạo do các lực lượng Mỹ tổ chức không phải là điều bất thường.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có bình luận ngay lập tức về việc này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bất cứ nước nào có quyền mời nước mà họ muốn tới dự một cuộc họp hoặc một sự kiện, miễn là điều đó có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Nguồn: Reuters
http://www.voatiengviet.com/content/my-khong-moi-tq-du-hoi-nghi-quan-su-voi-cac-nuoc-chau-a/2770726.html
Ngoại trưởng Mỹ thảo luận chủ quyền lãnh thổ với phía Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm 16/5.
Trung
Quốc hôm thứ Tư bày tỏ 'quan ngại sâu sắc' về tin cho rằng Mỹ đang cân
nhắc việc gửi tàu và máy bay quân sự đến Biển Đông để thách thức tuyên
bố chủ quyền
16.05.2015
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry đang đi thăm Bắc Kinh hôm thứ Bảy rằng quyết tâm bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là "chắc như đá" và "không thể
lay chuyển."
Ông Vương đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, sau cuộc hội đàm của hai bộ trưởng ngoại giao bàn về một số vấn đề, bao gồm thương mại, chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và những căng thẳng âm ỉ về tranh chấp chủ quyền tại các khu vực ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry nói: "Chúng tôi lo ngại về tốc độ và quy mô của các dự án cải tạo đất của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông."
Ông kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, về những quy tắc ứng xử có ràng buộc để giải quyết những hành động gây tranh chấp trên biển.
Hoa Kỳ và hầu hết các nước ASEAN nghi ngờ hành động của Bắc Kinh xây cất trên những đảo nhỏ mà qua đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ngoại trưởng Vương đưa ra một chỉ dấu rằng trong lúc Trung Quốc chuẩn bị đối thoại, Bắc Kinh sẽ không dừng lại công việc xây cất trên Biển Đông, mà ông mô tả là "một nơi nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."
Ông Vương đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, sau cuộc hội đàm của hai bộ trưởng ngoại giao bàn về một số vấn đề, bao gồm thương mại, chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và những căng thẳng âm ỉ về tranh chấp chủ quyền tại các khu vực ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry nói: "Chúng tôi lo ngại về tốc độ và quy mô của các dự án cải tạo đất của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông."
Ông kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, về những quy tắc ứng xử có ràng buộc để giải quyết những hành động gây tranh chấp trên biển.
Hoa Kỳ và hầu hết các nước ASEAN nghi ngờ hành động của Bắc Kinh xây cất trên những đảo nhỏ mà qua đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ngoại trưởng Vương đưa ra một chỉ dấu rằng trong lúc Trung Quốc chuẩn bị đối thoại, Bắc Kinh sẽ không dừng lại công việc xây cất trên Biển Đông, mà ông mô tả là "một nơi nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."
Kerry: Mỹ quan ngại TQ trên Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói ông quan ngại trước tốc độ và quy mô của
các dự án cải tạo của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp tại Biển
Đông.
Ông Kerry đưa ra phát biểu này tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Bắc Kinh.
Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền gần như trên toàn bộ Biển Đông, dẫn đến chồng
chéo với Brunei, Đài Loan, Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Ông Vương nói rằng Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình.
Ông Kerry sắp có một số cuộc gặp gỡ với
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu khác của
chính phủ ở thủ đô Trung Quốc.
Giới chức Mỹ đã có thông báo trước
rằng ông Kerry theo kế hoạch sẽ đưa ra một thông điệp cứng rắn với Trung
Quốc về chiến dịch cải tạo quy mô lớn chung quanh một số rạn san hô
đang tranh chấp và các đảo mà nước này kiểm soát ở Biển Đông, theo phóng
viên John Sudworth của BBC News tường trình từ Thượng Hải.
'Đạo đức giả'
Tại
cuộc họp báo chung, ông Kerry nói rằng một trong những thế mạnh của mối
quan hệ Mỹ - Trung hiện đại là hai bên có thể nói chuyện thẳng thắn và
ông nói rằng ông đã thúc giục Trung Quốc hành động để giảm bớt căng
thẳng.
Mặc dù vậy, trước cuộc họp,
Trung Quốc đã đáp trả bất kỳ đề nghị nào cho rằng nước này nên giữ chừng
mực hành vi của mình, với việc truyền thông nhà nước cáo buộc Mỹ là
"đạo đức giả".
Các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn nhau trên Biển Đông, như quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã có từ nhiều thập niên gần đây.
Nhưng
quan ngại của Mỹ là các công trình mới của Trung Quốc, như đường băng
có khả năng sử dụng cho quân sự, sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực.
Phát
biểu sau cuộc họp với ông Vương, ông Kerry nói rằng ông đã "thúc giục
Trung Quốc ... có những hành động tham gia cùng với mọi người trong việc
giúp làm giảm căng thẳng và làm tăng triển vọng của một giải pháp ngoại
giao".
'Không lay chuyển'
Trung Quốc và Mỹ có nhiều lợi ích chung hơn là những khác biệt, hai bên hãy hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt
Ông Vương đã trả lời rằng "sự quyết tâm
của phía Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng
ta vững chắc như đá và không thể lay chuyển".
Ông mô tả các diễn tiến, xây cất ở Biển Đông "thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".
Nhưng
ông cũng nói rằng Trung Quốc và Mỹ có "nhiều lợi ích chung hơn là những
khác biệt" và kêu gọi cả hai bên "hành động trong tinh thần tôn trọng
lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt".
Giới chức Mỹ nói Trung Quốc đã khai hoang khoảng 810 ha đất (2.000 mẫu Anh) ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp kể từ năm 2014.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.
Hai bên đã ký kết các thỏa thuận thương mại và hợp tác kinh tế trị giá 22 tỷ USD ở Thượng Hải.
Hôm
thứ Sáu, ông Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói họ đã đồng ý
tìm kiếm một "giải pháp công bằng" cho các tranh chấp biên giới phát
sinh từ bất đồng biên giới.
\
aturday, May 16, 2015
NGUYỄN THIÊN THỤ *CÁC VĂN THI SĨ VIỆT NAM VIẾT VỀ CỘNG SẢN
CÁC VĂN THI SĨ VIỆT NAM VIẾT VỀ CỘNG SẢN
NGUYỄN THIÊN THỤ
Các văn thi sĩ ở đây gồm những người quê hương ở phía nam Bến Hải, và những người miền Bắc di cư vào miền Nam trong khoảng 1945-1975. Những người này đã có những cái nhìn về chủ nghĩa cộng sản rất thấu đáo và sáng suốt.( Đồng bào miền Băc bao gồm những văn nghệ sĩ cũng đã công khai và bí mật tranh đấu chống cộng cụ thể là phong trào Nhân Văn Giai phẩm và vụ vùng lên của nông dân Hướng Phương Quảng Bình (1955-1956) và Quỳnh Lưu Nghệ an (1956), nhưng việc này sẽ bàn ở bài khác.)
Từ trước tại Miền Nam đã có những người hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản như Huỳnh Giáo chủ, Phạm Công Tắc. Và trước đó là những Sư Vãi Bán Khoai, Tứ Thánh , Nguyễn Văn Thới.. . Tư tưởng cuả các vị này đã được thể hiện qua kinh sách Bửu Sơn Kỳ Hương truyền qua Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài.
Tứ Thánh là một cậu bé 9 tuổi được thánh nhập xác phàm, trong khoảng 1925 đã đọc những câu thơ tuyệt diệu truyền đời nói về tương laì Việt Nam. Lúc bấy giờ Việt Cộng chưa ra đời, Tứ Thánh đã thấy rõ mọi sự: Việt Cộng gian manh, làm nô lệ Tàu rồi thất bại vì mắc độc kế, và chiến tranh Đông Dương từ 1945 đến sau 1975.
Chiến tranh xảy ra giữa Pháp và Cộng sản:
Phiên bang đảng cộng đôi đàng.
Chiến tranh giành giựt xóm làng thác oan.
Pháp (cờ tam tài: ba màu), thất bại Điện Biên Phủ lui về Saigon rồi về nước. Mỹ ( quốc huy con ó) cũng giống nòi châu Âu, với Pháp là bà con, họ hàng, vào Việt Nam nhưng nửa chừng rút khỏi Việt Nam ( không phải thua mà như là làm biếng, không muốn tiến mà chủ trương thoái theo kế hoạch sâu xa của họ:
Ba màu phải chịu thớt thưa.
Cây cùng nòi giống sớm trưa giúp rày.
Thanh- long nối gót trổ tài.
Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân.
Kiếm chi khó nổi bền quân.
Rút về Gia- định ngăn chừng Đồng- nai.
Trời ôi ! sao ó biến (biếng) bay.
Xe kia biến (biếng) chạy tại ai xe ngừng.
Súng sao biến (biếng) nổ không chừng.
Chư bang thập bát ngập ngừng ngẩn ngơ.
Nhưng Mỹ sẽ trở lại một ngày trong thế chiến thứ ba để giải quyết Trung Công xâm lược:
Gầm trời ó cất cánh bay.
Nửa chừng dấp dới bằng nay dập dều.
Chiến tranh thú ba sẽ xảy ra tại biên giới Việt Miên, mà nặng nhất là Châu Đốc, Thất Sơn:
Đổi Châu-Đốc, đổi Tịnh-Biên.
Thất- sơn lại đổi Hoa liên Nhà-Bàn.
Qua liền năm nước chật đàng.
Qua lộ Văn giáo máu tràn như sông.
Đổi nhật, đổi nguyệt, đổi phong.
Đổi năm, đổi tháng, đổi trong ngày giờ.
Cộng sản thất bại:
Chó thấy trời mọc phải tru.
Thảm thương chú cộng công phu đợi chờ.
. . . . . . . .. ... ..... .. .. . ..
Thương công chú cộng chan dầm.
Vào sanh ra tử lại lầm kế ai.
Hội Long Hoa sẽ mở tại vùng Thất Sơn, thế giới hòa bình, Việt Nam thịnh trị.
Núi rừng trổ ngọc trổ ngà.
Long-hoa lại trổ trên tòa Thượng-nguơn.
Nam-bang một lá quế đơn.
Năm châu tựu hội Thất sơn đông đầy.
TỨ THÁNH
Bửu Sơn Kỳ Hương cũng có Sấm Trạng Trình (Giảng Xưa) nói về Việt Cộng ngu dốt và tàn ác:
Chừng nào thằng ngốc làm vua,
Thế gian cạo trọc, thầy chùa để râu.
Cuộc đời ai dễ biết đâu,
Yêu tinh đặng thế bóp đầu thằng kiên.
Quan làng ỷ thế, ỷ quyền,
Dầu khôn giả dại mới yên phận mình.
. .. . .... .... . .. ... ..... ...... . . . . . ..
http://thanhsi.org/samgiang-giangxua/SamTrangTrinh.mp3
hoặc:
BỬU SƠN KỲ HƯƠNG * SẤM TRẠNG TRÌNH (GIẢNG XƯA)
Ông Nguyễn Văn Thới (1866-1927) trong 9 quyển Kim Cổ Kỳ Quan viết trong khoảng từ 1907 đến 1926 đã nói rất rõ về tương lai thế giới và Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, khi cộng sản Việt Nam chưa ra đời, ông nói về Việt cộng làm tay sai Trung Quốc và bị Trung Quốc xâm lăng.Ông cũng kết tội Việt Cộng tàn ác, đối xử tàn bạo với nhân dân miền Nam.
Sau 1945, một số người theo Tàu, một số người theo Pháp, Mỹ. Ông Ba đã biết sự phân hóa trong đất nước Việt Nam:
Bầu Tây thêm vị bầu Tàu.
(TG, 231, 73)
Nước lộn xỏ rế Tây Tàu,
Đố ai biết đặng chỗ nào nước trong?
(TG, 202; 16)
Sau khi Pháp Mỹ về nước thì Việt Nam khốn khổ vì nghèo đói và độc tài:
Càng thấy khổ ngày càng túm rụm,
Tây về Tây người khó bụm khu . (KT 278, 19)
Tây về đói khát nằm dài
Đừng lo mắng lén chưởi xài người Tây(Thừa nhàn)
Ông kết tội Hồ Chí Minh và cộng sản là bọn " giật đồ", cướp bóc:
Mắc mưu chú Nhẫn chú Hồ ,
Truông mây chiếm cứ dực (giật) đồ ăn no
Giàu nghèo chưa chắc đừng lo
Hội nầy nhà ngói của kho chẳng còn
(Thừa nhàn)
Một lũ Trịnh Hồ dực (giật) đồ ải ải
Tào mang (man)
Bây lại xưng trung tứ tung lũ nịnh.
(Cáo thị)
Sống trong chế độ cộng sản, bọn cộng sản độc tài tham nhũng, làm cho con người bị tha hóa, mất tự do, không có dân chủ và công lý:
Dân xưa như thể gỗ tròn
Dân nay bát giác dạ còn lục lăng
Thương dân không cội không căn
Tây-phiên trấn thủ lo ăn bạc tiền
Đa ngân phá luật phản tiền
Tòa-sơ thầy kiện cải liền bạc trăm
Khiến dân bất chánh tà tâm
Người quấy mà có bạc trăm phải rồi
Đồng bạc bất chánh bại tồi
Mắt tham đồng bạc thôi rồi nghĩa nhân.
(Thừa nhàn)
Cộng sản Bắc Việt ( Bắc địa) phỉnh phờ, lừa dối. Chúng xuyên tạc lịch sử, chúng bắt văn nghệ sĩ ca tụng chúng theo chủ trương hiện thực xã hội chủ nghĩa nghĩa là theo chủ trương nói láo và nịnh hót. Ai nói thẳng, ai trung cang đảm lược phê bình chúng thì chúng bỏ tù hoặc trừng phạt nặng nề như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm :
Trách thay Bắc địa lộng tình
Tác thơ kinh sử bất bình trung cang
Đêm nằm nát một lá gan
Oán thù nịnh tặc chẳng an trong lòng.
(Thừa nhàn)
Tận nhà Hớn Bắc kinh á vị ấy làm vậy người cũng không ngờ
Nam kỳ địa bị vây thậm khổ
Biệt từ hải ngoại khứ mang mang
Trức (Trực) đáo lâm san an tỵ tử
Ta hồ hung dữ tử vô phân
Chư sự tùng tân vận ân chí
Hoàng thiên định lý ý vị ngoan.
(Bốn tuồng)
Sau 30- 4-1975, dân miền Nam từ nhân viên chính phủ, sĩ quan quân đội và nhân dân ( sát hại quân thần ) bị cộng sản giết hại, tù đày mặc dù họ chẳng có tội tình gì:
Kẻ không tội bắt giam ?
Còn người gian tham khỏi hại ?
Người khiến nhiều lẽ Nam kỳ tồn bại
(Ý người muốn)
Tuyệt kỳ hang sát hại quân thần
(Kim cổ)
Cộng sản (Tây phiên) bắt dân đi đào kinh và lao động không phân biệt dân thành thị, thôn quê, không phân trí thức và lao động
Bắc chiên nhiều người quên cười biếng khóc
Tây phiên nả tróc bắt tốc cường thọ trường dân bộ
Đa binh nhứt ngộ nhập mộ đa điền
Làng bắt đi liền kinh tiền Vỉnh Tế tận thế đa nhơn
Quan cựu vô phân hành đàn nhựt dạ.( Cáo thị)
Sau 1975, dân miền Nam bỏ nước ra đi. Sài gòn dân cư đông đúc, có lúc tan tác ( bể om). Dân chúng Sai gòn và các tỉnh phải bỏ nước vượt biển, các nước thấy dân ta bơ vơ nên thương xót ( cảm thương) mà giúp đỡ bằng cách cho định cư tại Mỹ,Pháp, Anh,Úc, Nhật, Đức. . .
Thương đông đảo là xứ Saì gòn,
Bể om việc trước, hao mòn khắp nơi.
Cũng như buồm ra biển chạy khơi,
Cám thương các nước không nơi cậy nhờ. (KT, 202, 47)
(Xứ Sài gòn : có thể hiểu là miền Nam)
Phe Cộng sản theo Trung Cộng và bị Trung Cộng lợi dụng để rồi chúng xâm chiếm Việt Nam:Bọn TC đã làm Thầy ( cố vấn) cho Việt Cộng, dạy chính trị, quân sự và cung cấp vũ khí cho Việt Cộng, Việt Cộng đắc chí, cam tâm làm nô lệ bưng trầu rót nước:
An Nam con chú bên Tàu,
Ra tài dao bảy dạ vào búa tay.
Nghề võ người thiệt tài hay,
Bưng mâm, bưng nước giỏi nay lạ lùng.
(TG218, 48)
Ông Ba biết trước việc Trung Cộng sau 1975 thay đổi bộ mặt, ló đuôi chồn, ra sức ép buộc Việt Nam, quấy rối, xâm phạm VN:
Nên muôn dân kẻ dọc người ngang,
Cũng vì bởi Tàu man quấy rối (KT, 278, 20)
Trung Cộng phạm nhiều tội với Trời Phật. Tội thứ nhất là xâm lăng Việt Nam. Chúng không chỉ quấy rối biên cương và hải đảo. Chúng sẽ đưa quân xâm chiếm Việt Nam, giết hại vô số người Việt:
Sát Nam địa Tàu nguy mới đáng
(KT 276, 20)
Vì dã tâm xâm chiếm Việt Nam mà Trung Cộng gặp thất bại đắng cay:
Bắc Kinh dương lụy cảm chuổi sầu,
Tại vì ai sớm dứt Nam lầu. (KT 260,131)
Pháp vì lòng tham chiếm Việt Nam rồi cũng phải bỏ. Tàu tham chiếm Việt Nam rồi cũng phải lui:
Tây tham tây chịu gian nan,
Tàu tham Tàu cũng chớ tham khúc tùng.
(TG 239, 90)
Ông Ba Thới đã thấy một ngày Trung Quốc sẽ bị mất nước và Việt Nam do đó mà phục quốc, đòi lại những đất đai đã mất, và không còn bị Trung Quốc lấn áp về kinh tế, chính trị:
Bắc kinh mất, nước Nam nhờ
(Tiềng giang, 209, 29)
Hiện nay Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới Việt Nam. Chúng dàn quân biển Đông. Chúng có đánh chiếm toàn quốc Việt Nam hay không? Theo văn nghĩa, các chữ" Sát Nam", " Qua nước Nam" , " dứt Nam lâu " thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đổ bộ, chiếm đánh và tàn sát người Việt từ Bắc chí Nam chứ không phải chỉ lấp ló ở biên cương và ngoài hải đảo.
Trong khi một số cộng sản theo TC, một số phản đối. Muốn có độc lập, tự do, Việt Cộng hay ai đó họ phải cầu viện Tây phương. Họ đã sang Âu Mỹ cầu viện, và được Âu Mỹ đồng ý viện trợ, nên khi trở về, thành công trong việc giành độc lập cho VN:
Qua Tây nhất bái cúi đầu,
Trở về Nam quốc lập lầu Nam bang ( Thừa nhàn)
Không những nước ta độc lập mà còn có mười tám nước " chư hầu". Có lẽ lúc bấy giờ địa lý thế giới biến cải, trật tự thế giới được lập lại, có mười tám tiểu quốc với nước ta trở thành một liên bang. Phải chăng vì tình hình chính trị, kinh tế và quân sự đòi hỏi, nước ta liên kết với Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Phi Luật Tân, Singapore và các nước nữa thành Liên bang Việt Nam hay liên bang Đông Dương, hoặc liên bang Đông Nam Á mà VN là nước đứng đầu.
Trước đó, Sư Vãi Bán Khoai đã nói:
Nước Nam như thể cái lầu/Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
Giảng Xưa của Đức Sư Vải Bán Khoai, phần IV.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_283_ArticleID_3516_.aspx
Ông Ba cũng có ý kiến tương tự và nhắc lại nhiều lần:
Nước Nam như thể cái chùa
Ngày sau các nước bốn mùa bán buôn
(Vân Tiên 2)
Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã thấy ngày cộng sản chiến thắng và thất bại, đã khuyên các đạo hữu:
Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lở lâm vào trong thế khó
Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả.
Cộng ngày sau sẽ tan rã không còn.
Khi dân tình khôi phục lại nước non
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh.
THÍCH THIỆN MINH * PHẠM CÔNG TẮC
Sau 1954, một số văn thi sĩ và học giả miền Bắc vào Nam đã tăng cường lực lượng chống cộng tại miền Nam. Người nhiệt tình nhất là tiểu thuyết gia, lý thuyết gia Nguyễn Mạnh Côn, bên cạnh đó còn có Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng là những kịch tác gia tích cực. Nổi bật nhất là Doãn Quốc Sỹ và nhóm Sáng Tạo.
Trước cuộc chiến tranh ý thức hệ, các thi sĩ đã lựa chọn chỗ đứng cho mình trong lòng dân tộc.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nói đến chiến tranh Việt Nam, đến cuộc tấn công mậu thân 1968 của Cộng sản tại miền Nam.
-Thế là con ác nhả sân bay rồi bỗng lên dần
Thế là bầy rắn nhổ neo vừa phun nọc độc
Thế là đoàn bọ hung sang số bay đi
Thế là cánh tay người buông rũ liệt
Thế là xong. . . là hết. . . .
Thế là không còn chi. . .
Ôi Chiến tranh làm biệt ly
Như bọt vỡ trên sông trên biển
Như bụi nát nhừ trên đường ra hỏa tuyến . .
(Thế là)
-Khổ đau tràn bốn cửa Thành
Dư ba chợ Bến, hồi thanh xóm Chùa
Ngựa Thời gian phá trường đua
Hí lên cho bước Giao Mùa nhịp theo
Đường Hai Mưoi lắng chuông gieo
Gối tay thế kỷ nằm heo hút buồn
Dưới kia thác lũ mưa nguồn
Lệ hay mạch nước ào tuôn vỡ bờ?
Lật coi giòng máu chưa mờ
Bạch thư dày mấy muôn tờ đất đen.
( Đào sâu trang sử)
Một số thi nhân Miền Nam đã ngồi tù trong đó có Vũ Hoàng Chương. Tô Thùy Yên đã nói lên nỗi đau khổ khi trở về nhà sau bao năm bị cộng sản giam cầm:
Hề, ta trở lại gian nhà cỏ
Sống tàn đời kẻ sĩ tàn mùa
Trên dốc thời gian, hòn đá cuội
Lăn dài kinh động cả hư vô ...
Hề, ta trở lại gian nhà cỏ
Tử tội mừng ơn lịch sử tha
Ba vách, ngọn đèn xanh, bóng lẻ
Ngày qua ngày, cho hết đời ta...
...Ta ngồi cho đến khi trời trắng
Đồng ruộng xanh đông đúc tiếng người
Ta rảo quanh làng hóng chuyện phiếm
Đời người cũng chuyện phiếm mà thôi...(Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ)
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay,
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi…
(Ta về)
Thanh Tâm Tuyền đã nói lên những ngày tháng khổ sai trong nhà tù cộng sản:
Tuột dốc té nhào trên hẽm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
Duỗi soài chân tay gối trên nứa
Ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
Tưởng chừng thi thể ai thối rữa
Hồn viễn vông chẳng chút oán sầu
Mưa giăng tấm lưới trắng dày khít
Làng xóm dưới núi ở phương nào?
Gió lạnh tái tê bó liệm chặt
Lã thiếp người quên bẵng xước đau
Đầm mình trong hạnh của ẩn mật
Mắt hoen nhòa thấm giọt thiên thâu
Dò dẫm lối về đêm tối mịt
Sông xa núi thẳm quê nhà đâu?
(Ngã trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa)
Du Tử Lê đã lên tiếng tố cáo cộng sản giết hại nhân dân, và làm cho đời sống nhân dân ngày càng thêm cơ cực:
Khi ở đây mới chiều
quê hương tôi đã sáng
buổi sáng, không áo quần
buổi sáng không miếng bánh
buổi sáng cố nuốt trôi
trăm ngàn đe dọa mới
Khi ở đây mới chiều
quê hương tôi đã sáng
buổi sáng chờ tin chồng
- chết rồi trong nhà ngục
buổi sáng chờ xác cha
lãnh về không nguyên vẹn
( Thơ Tình. buổi sáng quê hương tôi)
Vì cộng sản mà Du Tử Lê cùng hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ xứ ra đi liều thân trên biển cả để tìm tự do. Du Tử Lê đã tâm sự với người bạn ngoại quốc:
Anh nghe gì vọng lại?
Bên kia Thái bình dương
từ vùng tăm tối đó
đồng bào tôi lên đường
Ba năm vùng biển ấy
bao người đã tan thây
ba năm vùng Đông Á
ai đếm? Bao tù đầy.
Hãy hình dung hộ tôi
Tóc người trôi đầy biển
xác trẻ vữa như vôi
những tiệc người của cá
Nhưng họ vẫn ra đi
dù nhân gian ngoảnh mặt
nhưng họ vẫn an nhiên
ném thân vào cõi chết
Bởi mặt trời phương đông
đã không còn mọc nữa
và họ muốn làm người
nên chẳng còn cách khác
(Thơ Tình. bình minh nhân loại mới)
Thi sĩ Trần Hồng Châu đã nói đến nỗi khổ của nhân dân ta phải đi kinh tế mới và họ đã phải trở về sống đầu đường xó chợ ở Sài Gòn:
Ngã Sáu Sài Gòn có những bộ lạc về từ rừng sâu tiền sử
Từ kinh tế mới âu sầu mất hướng
Trại lưu đày dựng bên bờ đại lộ quê hương
Bên kim tự tháp rác rưởi trầm ngâm
Lửa hờn căm đốt sôi lòng nồi nhỏ
Sưởi ấm ruột gan rét cóng giữa trưa hè
Bằng những hạt cơm trừu tượng
Bằng vài lời hứa. . . thiên đường trần gian. . .
(Nửa Khuya Giấy Trắng. Tháng 4.. . Mưa Ngâu dầm dề)Thi sĩ đã chứng kiến bao cuộc sống của Sài Gòn đã bị vô sản hóa, bần cùng hóa sau 1975:
Tôi đi xe bus Sài Gòn
Xa cảng miền Tây
Xe Cây Mai Phú Thọ Hòa
Xe tã như giẻ rách
Trong lòng quê hương
Rách tơi bời!
Kính chiếu hậu vỡ từng mảng vụn
Như con ngươi mắt trợn trừng nhìn vào thực
tế phủ phàng
Mui xe gồ ghề mu rùa cong cong
Đập mạnh vào sọ não người tài xế già
theo nhịp bánh xe quay
. . . . . . . . . .
Xe nêm cối có đứa trẻ mồ côi
Mặt rầu rầu bán trái cóc với kẹo đồng đôi
Có anh thương phế binh gãy đàn tay trái
Chiều nay ta trở về bại tướng què chân. . .
Có thằng móc túi bị lôi phăng xuống bến
Vào trụ sở quân cướp ngày oai phong
Có hơi người nồng nặc giữa chiều đông
Có mùi rác rưởi trên xe gầy ốm tong teo
Đồng bào tôi áo chằng áo đụp
Mình võ vàng ngàn nỗi thiếu ăn
Đồng bào tôi đi về đâu chiều vô định
Giòng lịch sử lênh đênh chiếc bách
Đồng bào tôi có tội tình gì?
(Nhớ Đất ThươngTrời . Sài gòn xe bus nội ngoại thành)
Ông cũng tố cáo việc cộng sản bán dân:
Tin AFP rao truyền khắp năm châu bốn biển
''Trong năm năm gần đây 5000 (hay 50,000?) con gái Việt Nam đã được bán buôn dưới nhiều hình thức''
Những người con gái từng thấy trong ca dao
Trong thơ Nguyễn Bính chân quê
Trong thơ Hàn Mặc Tử chị ấy năm nay còn gánh
thóc dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
50 năm trước đây, thời thực dân mấy đời
bánh đúc có xương
Họ còn được là cô dâu trinh trắng nón quai thao về
nhà những chàng trai quan họ quần chùng
áo dài nguyên nếp tình quê
5000 ngưồi con gái VN ấy, hôm nay sau cơn mê sảng ý thức hệ,
mà họ không hề tạo nên,
đã là món hàng tươi sống xuất khẩu
1. Về những phường dạ lạc Hồng Kông
2. Về những xóm yên hoa Ma Cao
3. Về đảo quốc Đài Loan xả xui bằng chữ ngàn vàng
4. Về vùng Lưỡng Quảng chiều mưa biên giới em đi về đâu?
5. Về niềm tủi nhục ngửa nghiêng Vọng Các thủ đô
ổ nhện suốt sáng thâu đêm. . . .
( Hạnh Phúc Đến Từng Phút Giây. Mẹ Âu Cơ hôm nay khóc hay cười?)
Một đôi khi thi sĩ cũng châm biếm chủ nghĩa cộng sản:
Lằn đường, lane đường
Mù mịt tít mù
Chạy mút mùa như đời cải tạo không án lệnh
Chạy phân minh nhị nguyên
Như đường ranh tư bản dẫy chết. . . vẫn sống nhăn răng
Như đường ranh vô sản tiến nhanh tiến mạnh về thiên đường mù
(Hạnh Phúc đến Từng Phút Giây . Buổi chiều góc cạnh)
Thi sĩ tin tưởng một ngày kia dân Việt Nam sẽ vùng lên đập tan xích xiềng để giành lấy tự do:
nhất định
sấm sét cuồng phong sẽ vùng dậy
từ những đốm lửa nhỏ
từ những di động vi ba
Tần Thủy hoàng chết khô
Trong lửa đỏ Hàm Dương
phần thư! phần thư!
nhưng bài thơ vẫn tồn tại
trọn vẹn
ung dung
trên nẻo đường khai phá
nẻo đường tự do
(Hạnh Phúc đến Từng Phút Giây. Làm thơ sau cơn hồng thủy)
Phan Lạc Phúc trong Bạn Bè Gần Xa (2000) và Tuyển Tập Tạp Ghi (2002) đã tố cáo tội ác của cộng sản đối với các sĩ quan và viên chức VNCH. Các văn sĩ có ý thức chính trị thì rất đông đảo, nhất là sau 1975. Các tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan mang tính chất chính trị rất sâu sắc. Trong Gánh Xiếc, Doãn Quốc Sỹ đã so sánh gánh xiếc và cộng sản:
Khắp nơi báo chí đều đăng tin 'Một gánh xiếc làm trò quỷ thuật bị lộ tẩy'.
Ông kết luận bằng một suy tưởng về triết lý chính trị. Ông viết về cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào miền Nam:
Đó cũng là sự tích một gánh xiếc. Có điều khác là gánh xiếc ở Ấn Độ đến rồi phải đi , ở Bắc Việt hiện nay trái lại có gánh xiếc đến, chính dân chúng phải đi. Gánh xiếc chính quyền có khác!Và tôi nghĩ: nếu trong đám đông xem trò quỷ thuật chỉ cần một người tỉnh mà cả gánh xiếc phải tan thì trong khi những gánh xiếc chính quyền to nhỏ trên sân khấu quốc tế làm trò, số người tỉnh có khi là hầu khắp thế giới. Họ không thất bại sao được? (24)
Ông kết án cộng sản:
Sau sáu năm kháng chiến, rồi tới một ngày kia tỉnh ngộ lòng đau như cắt. Tâm chẳng tự hỏi vì quá vô tình hay quá thực thà chỉ biết tỉnh ngộ thì đã quá muộn, nhưng dù quá muộn còn hơn không (158).
Ghét thực dân và cộng sản, ông viết:
Ở thế giới Thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.''( Gìn Vàng Giữ Ngọc)
Chiến tranh là một thực tại vây phủ nước Việt trong bao thế kỷ cho nên các tác giả đã chú trọng đến các đề tài chiến tranh. Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Xuân Vũ, Kim Nhật cho chúng ta thấy chiến tranh xảy ra công khai trước mắt mọi người bằng súng đạn, bom, và mã tấu. Nhã Ca mang tâm trạng đau đớn của người dân đêm đêm sợ hãi khi nghe tiếng đại bác. Đại bác đã đến trong cơn mộng, và AK cũng đã hiện đến trước mắt bà với nhà tan, vườn cháy và xác người vương vãi khắp nơi trong Giải Khăn Sô cho Huế. . Nhã Ca đã nói đến sự sợ hãi và căm thù của nhân dân Huế đối với cộng sản và bọn tay sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân. . .
Xuân Vũ, Kim Nhật là những nhân vật từ thế giới bên kia bất chợt hiện đến kể cho chúng ta những câu chuyện bi thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh và mật khu Việt Cộng. Phan Nhật Nam, Phạm Huấn, viết về những trận đánh mà đại bác của địch vang rền suốt ngày đêm cho một tiền đồn heo hút. Phan Nghị, Phan Lạc Tiếp viết về những vùng đất xa với những nghĩa quân đang gìm nấc súng suốt ngày đêm trong hầm đầy bùn và nước lạnh .Trong số này, Xuân Vũ là người mạnh mẽ nhất đã nói lên sự gian dối và tàn bạo của cộng sản. Ông cũng nói lên óc thực dân và óc cục bộ của cộng sản miền Bắc đối với người Nam bộ tập kết ra Bắc.
Ông đã viết lời tựa cho quyển Đường Đi Không Đến , trong đó có đoạn:
Yêu nước thì phải thương dân, trước hết phải lo cho dân có cơm áo. Yêu nước nhất quyết không phải là mưu đồ sự nghiệp cá nhân, mặc cho dân chúng lầm than, quê hương tan nát. Yêu nước càng không phải là điên cuồng nhắm mắt đưa toàn dân vào con đường tranh đấu ngu xuẩn và vô vọng có thể mang tới hậu quả diệt quốc, diệt chủng. Yêu nước lại càng không phải là cưỡng bức nhân dân thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nhịn khát để tập trung tài nguyên nhân lực vào việc dùng vũ lực mưu toan áp đặt một nền nếp suy tư và những phương thức hành động đã được đúc khuôn mà dân chúng mong muốn (9).
Khắp truyện, chúng ta thấy biết bao cảnh đau khổ mà thanh niên nam nữ đủ hạng người phải chịu đựng dưới ách thống trị của cộng sản bạo tàn. Biết bao thanh niên nam nữ đã trở thành nạn nhân trên đuờng mòn Hồ Chí Minh. Họ đã đói khát, bệnh tật. Họ đã trở thành những bộ xương trắng trên Trường Sơn hoặc trở thành những con người tàn phế khi về đến chiến khu miền Nam. Họ là ai? Nếu lập một danh sách, chắc dài mấy tập. trong truyện này, ta chỉ thấy một số nhân vật tượng trưng cho những người Trường Sơn. Là Xuân Vũ, nhà văn; cô Thu, diễn viên múa; Chân , sinh viên Hà Nội, Ngạc , người Hà Đông, và một số người Nam Bộ như ông già Chín Sử; cậu Mai, liên lạc viên. Chúng ta phải kể đến những người Nam Bộ nằm trên Trường Sơn để phục vụ cho công việc xâm chiếm Lào mà không được về Nam như Thành, Tư Ớt. . .
Họ đã xem con người như một công cụ, một con vật. Họ đã coi Mạng người không bằng mạng kiến (150). Họ không tha một ai. Các cán bộ lãnh đạo nếu vào Nam thì đi bằng những con đường đặc biệt như đi máy bay qua ngả Kampuchia. Họ bắt thanh niên nam nữ đi bộ suốt Trường Sơn, nhất là đem cặp chân diễn viên múa mà trèo núi (95). Hy sinh có ý nghĩa khi tự nguyện. Trong chế độ cộng sản, hy sinh có nghĩa là bắt buộc. Ở đây chữ nghĩa đã hoàn toàn biến dạng.
Tác giả viết:
Sự hy sinh là một điều cao quý. Đến một mức độ mà con người còn chấp thuận thì nó còn là một sự cao quý nhưng một khi bắt buộc người ta phải chịu đựng quá sức thì nó trở thành một sự dã man (77).
Một khuynh hướng khác rất phong phú là văn chương tù đày. Các văn sĩ phần lớn là sĩ quan đã bị cộng sản giam giữ, sau khi ra nước ngoài đã viết lên những thiên hồi ký để tố cáo tội ác của cộng sản với thế giới bên ngoài. Các văn sĩ này rất đông như Trần Văn Thái (Trại Đầm Đùn) , Hà Thúc Sinh (Đại Học Máu), Phan Lạc Phúc (Bè Bạn Gần Xa), Hiếu Đệ ( Niềm Đau Bạc Tóc, Lưu Xứ U Minh), Lucien Trọng (ENFER ROUGE MON AMOUR, Hỏa Ngục Đỏ, Mối Tình Tôi); Trần Tri Vũ ( Những Năm Mất Trắng). . . . Trong "Đại Học Máu", Hà Thúc Sinh viết: Trong lời mở đầu Đại Học Máu, Hà Thúc Sinh viết rằng: Đại Học Máu không phải là một tác phẩm tiểu thuyết văn chương, cũng không thể nằm trong hình thức một hồi ký chính trị, hoặc một bút ký lao tù. . . (mà là) bản phúc trình của một người lính VNCH bị bỏ rơi, bị ở tù cộng sản, rồi thoát được ra ngoài, ngồi viết lại để kính gửi tới những ai còn thương yêu và còn quan tâm đến nước Việt Nam còn ở lại . . .
Một số tù nhân lại là gốc xã hội chủ nghĩa cũng đã đóng góp khá nhiều vào kho tàng văn học Việt Nam như Trần Dần, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Chí Thiện, Phùng Quán, Phùng Cung, Tuân Nguyễn. . .
Một số văn thi sĩ viết về chủ đề vượt biên như Võ Kỳ Điền, Đặng Phùng Quân, Hàn Song Tường, Uyên Giang. Năm 2003, Ngụy Vũ tại California đã đề xướng chương trình thi viết về những cuộc vượt biển. Số đông đã tham dự và gửi bài về khá đông đủ, phần lớn là do những người cầm bút không chuyên nghiệp. Kết quả, tháng 3-2003 đã xuất bản các tập “Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông”.
Trong tập truyện " Người Đưa Đường", Võ Kỳ Điền đã nói lên nỗi khổ của nhân dân miền Nam bị cộng sản bỏ tù và cướp nhà cửa:
Thằng Hai bị bắt đi học tập, vợ đã về quê Mõ Cày để sinh sống. Cái xe đò của thằng Ba bị lấy, tụi nó nói khéo là trưng dụng. Cái nhà bị ty Giao Thông Vận Tải Đường Bộ muợn làm văn phòng. Gia đình phải làm đơn xin xỏ lắm mới được ở tạm sau nhà xe. Tao thấy mấy đứa cháu nội đi lao động mà đứt ruột đứt gan.[.. .]. Thằng nhỏ dầm mưa trải nắng chịu không thấu, phần bị sốt rét nóng mê man được chở về. . .(43)
Một số văn thi sĩ như Nhã Ca, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Ngọc Ngạn , Võ Kỳ Điền . . . hướng về đề tài xã hội Việt Nam dưới thời cộng sản. Nhã Ca đã nói đến nỗi đau đớn của các văn nghệ sĩ và gia đình bà bị cướp tài sản và bắt đi kinh tế mới.
Sài Gòn Cười Một Mình dày 261 trang, gồm các truyện. Ở đâu chúng ta cũng thấy những cảnh đau khổ của nhân dân miền Nam sau 1975. Một phần lớn dân chúng miền Nam phải thất nghiệp, và phải chịu cảnh lao tù. Ở đâu, người dân cũng phải đương đầu với chế độ mới, và bọn công an phường khóm. Đây là những bản án dành cho chế độ cộng sản:
- Những gia đình rách nát đau khổ vì chồng, cha , con em đi ngồi tù vì tội ‘’ ngụy quân, ngụy quyền’’, và một số đã chết trong tù ( Chợ què, Vẫn có mùa xuân tới, Trong nhà ngoài phố ).
-Xã hội băng hoại vì trộm cướp giết người ( Chợ què ,Vẫn có mùa xuân tới, Gia đình chị Mười Một).
-Cán bộ lường gạt, cướp bóc dân chúng: cộng sản cướp nhà hàng chả giò Phú Hương ( Trong nhà ngoài phố, 90- 92)
-Học sinh bị bóc lột, phải đi lao động cực khổ ( Coi chừng cái búa)
-Dân chúng phải đóng góp quá nhiều: phải mua công trái, đóng tiền tiết kiệm, tiền mua sổ nhu yếu phẩm, quyên góp các nghĩa vụ, tiễn đưa thanh niên đi quân dịch, cứu trợ lụt lội, yểm trợ chiến sĩ, anh hùng lao động, anh hùng quân đội. . . ( Trong nhà ngoài phố, 90)
- Công an làm tiền ( Chợ què, Trong nhà ngoài phố, Gia đình chị Mười Một)
Ngoài ra, Sai Gòn Cười Một Mình là những bức tranh xã hội, tả các cảnh vật, các sinh hoạt của đủ hạng người tại miền Nam sau 1975 như chợ trời ( Chợ què), dân bụi đời Sài gòn ( Gia đình chị Mười Một, Một mảnh đêm đường Tự Do, Sài gòn), người tù cải tạo trốn trại (Vẫn có mùa xuân tới ) hay được tha về ( Sài gòn cười một mình ), xe đò, công viên, cùng cuộc sống của những người buôn hàng chuyến ( Của nợ).
Hồi Ký của Nhã Ca khá dày với 560 trang, viết về cuộc đời của bà sau 1975. Đó là một cuộc đời đầy đau khổ vì bị giam về tội văn hóa phản động,và bị đánh về tội tư sản. Và đó cũng là kiếp nạn của các văn nghệ sĩ và nhân dân ta, kẻ mất nhà, mất của, người bị tù cho đến chết trong các trại giam của cộng sản. Trong tác phẩm này, Nhã Ca đã tố cáo chế độ lao tù cộng sản và xã hội cộng sản. Cộng sản bắt nhà văn, vu cho tội phản động, cộng sản thù ghét Chu tử, bắt con gái, con rể Chu Tử và trẻ sơ sinh, cháu ngoại của Chu Tử sinh được bảy ngày vào nhà tù (19-36). Một số công an ở T 20 ( Đề lao Gia Định) đã tịch thu hộ khẩu của gia đình bà, sau khi bà về, họ bắt chuộc lại, mỗi cái 2 ngàn đồng tiền mới, nếu không chuộc sẽ bị tạt at xit (108). Con gái Chu Tử, Chu Vị Thủy, được thả về thì nhà bị chiếm trên cắt dưới. Khoảnh còn lại thì từng viên gạch bông cũng bị lật lên vì ngờ phía dưới chôn vàng ngọc (125), và việc Vũ Hạnh, phó chủ tịch hội nhà văn thành phố, cùng bọn văn nô theo dõi Chu Vị Thủy lúc mẹ con họ bán bún riêu tại đường Lê Thánh Tông (125).
Khuynh hướng đồng quê là một khuynh hướng mạnh trong văn học và âm nhạc Tây phương. Trước 1945, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh, Bùi Hiển. . .là những người đi tiên phong trong phong trào này.Trước 1975, Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên, Sơn Nam được coi như là những nhà văn Nam kỳ. Ngày nay, tại hải ngoại các nhà văn Nam Kỳ lục tỉnh đã vươn mình đứng lên, tạo thành một lực lượng đông đảo như Võ Kỳ Điền, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Trường An, Nguyễn Văn Ba,Võ Phước Hiếu. Một số nêu lên tội ác của cộng sản, nhất là Xuân Vũ ,Lê Xuyên và Võ Phước Hiếu.
Trong Như Nước Trong Nguồn, ông nói đến việc Việt Minh sát hại dân chúng trong 1945:
Phong trào bắt Việt gian làm nhiều người chết oan ức. Tám Thôi chưa kịp hoàn hồn sau vụ bắt cụ Bùi ở chùa Giác Hải bỗng nghe lũ trẻ la ó bắt được Việt gian sắp dẫn ngang nhà. . . Thì ra thằng Ba La, bạn chí thân của anh, bị trói thúc ké. (140-141).
Đó là cuộc đời của Tám Thôi. Sau 1945, thấy Sài Gòn đầy cảnh máu tanh, Tám Thôi lui về quê, dùng số tiền cần kiệm khi làm việc cho nhà thuốc Ông Tiên để cưới vợ và mua ruộng đất. Tám Thôi có hai đứa con lớn, sau 1975 phải đi ngồi tù, hai đứa con dâu phải về nương náu nhà ông. Tám Thôi phải quay về nghề câu tôm câu cá để nuôi sống gia đình. Cảnh khổ của ông cũng là cảnh khổ của đa số dân chúng xóm Rạch Rít khi cộng sản xâm chiếm miền Nam. Và con sông quê ông cũng mang số phận đau thương của dân tộc:
Bây giờ trong xóm ai cũng đổ bung ra sông ra rạch chăn ví, săn đuổi cá tôm, tranh nhau đắp đổi qua ngày. Tôm cá bây giờ càng hiếm hoi. Cuộc sống thêm vất vả buồn nôn (148).
Đó là cuộc đời của chú Năm Nghê con người vui vẻ nhưng sau 1975 bị ''ghép vào thành phần phản động chống chế độ'', họ cấm dân chúng tụ họp cho nên nhà chú không còn ai dám lai vãng, chú bệnh và chết trong cô đơn và nghèo khổ (73) .
Rồi bao biến cố xảy ra cho đất nước Việt Nam mà xóm Rạch Rít của Võ Phước Hiếu cũng không thoát khỏi cơn đại hồng thủy. Nào là học tập cải tạo, nào là sản xuất tập thể hóa nông nghiệp (146-147), .Hai ông giáo trong Như Nước Trong Nguồn là những con người bất khuất, có quá khứ chống Pháp , ông thầy Huế chết già, còn ông giáo Sử bị Việt Minh giết vì ông yêu tự do, không chịu khuất phục đảng vô sản, đảng của thiểu số người ngông cuồng không tưởng, rắp tâm muốn áp đặt bằng võ lực và hận thù (75).Trong Hùm Chết Để Da và Như Nước Trong Nguồn, tác giả đã nói về cuộc đời của tác giả và các bạn bè vì chịu không thấu khổ ách cộng sản phải bỏ nước mà đi:Tháng 6 năm 1979, sau thời gian mấy năm bị vùi dập trong những '' chiến dịch cải tạo'' , '' đánh tư sản mại bản'', '' kiểm kê công thương nghiệp'' và ''bài trừ văn hóa đồi trụy''. . . . tôi lặng lẽ cúi đầu tủi nhục, thấm thía bước xuống chiếc tàu cây định mệnh (Như Nước Trong Nguồn, 77).
Tóm lại, các văn thi sĩ miền Nam đã tích cực chống lại chủ nghĩa cộng sản tàn ác đã bán nước hại dân, tham nhũng, cướp tài sản nhân dân và tài sản quốc gia. Ngọn lửa thiêng này đã bừng lên trong các tôn giáo Miền Nam và trong dòng văn học hiện đại. Các văn thi sĩ và văn nghệ sĩ cũng như những người có đạo tâm, có ý thức dân chủ là tinh hoa của dân tộc, là những chiến sĩ tiền phong trong cuộc tranh đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng dân chủ cho tương lai gần đây./.
NguyễnThiênThụ
NGUYỄN THIÊN THỤ
Các văn thi sĩ ở đây gồm những người quê hương ở phía nam Bến Hải, và những người miền Bắc di cư vào miền Nam trong khoảng 1945-1975. Những người này đã có những cái nhìn về chủ nghĩa cộng sản rất thấu đáo và sáng suốt.( Đồng bào miền Băc bao gồm những văn nghệ sĩ cũng đã công khai và bí mật tranh đấu chống cộng cụ thể là phong trào Nhân Văn Giai phẩm và vụ vùng lên của nông dân Hướng Phương Quảng Bình (1955-1956) và Quỳnh Lưu Nghệ an (1956), nhưng việc này sẽ bàn ở bài khác.)
Từ trước tại Miền Nam đã có những người hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản như Huỳnh Giáo chủ, Phạm Công Tắc. Và trước đó là những Sư Vãi Bán Khoai, Tứ Thánh , Nguyễn Văn Thới.. . Tư tưởng cuả các vị này đã được thể hiện qua kinh sách Bửu Sơn Kỳ Hương truyền qua Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài.
Tứ Thánh là một cậu bé 9 tuổi được thánh nhập xác phàm, trong khoảng 1925 đã đọc những câu thơ tuyệt diệu truyền đời nói về tương laì Việt Nam. Lúc bấy giờ Việt Cộng chưa ra đời, Tứ Thánh đã thấy rõ mọi sự: Việt Cộng gian manh, làm nô lệ Tàu rồi thất bại vì mắc độc kế, và chiến tranh Đông Dương từ 1945 đến sau 1975.
Chiến tranh xảy ra giữa Pháp và Cộng sản:
Phiên bang đảng cộng đôi đàng.
Chiến tranh giành giựt xóm làng thác oan.
Pháp (cờ tam tài: ba màu), thất bại Điện Biên Phủ lui về Saigon rồi về nước. Mỹ ( quốc huy con ó) cũng giống nòi châu Âu, với Pháp là bà con, họ hàng, vào Việt Nam nhưng nửa chừng rút khỏi Việt Nam ( không phải thua mà như là làm biếng, không muốn tiến mà chủ trương thoái theo kế hoạch sâu xa của họ:
Ba màu phải chịu thớt thưa.
Cây cùng nòi giống sớm trưa giúp rày.
Thanh- long nối gót trổ tài.
Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân.
Kiếm chi khó nổi bền quân.
Rút về Gia- định ngăn chừng Đồng- nai.
Trời ôi ! sao ó biến (biếng) bay.
Xe kia biến (biếng) chạy tại ai xe ngừng.
Súng sao biến (biếng) nổ không chừng.
Chư bang thập bát ngập ngừng ngẩn ngơ.
Nhưng Mỹ sẽ trở lại một ngày trong thế chiến thứ ba để giải quyết Trung Công xâm lược:
Gầm trời ó cất cánh bay.
Nửa chừng dấp dới bằng nay dập dều.
Chiến tranh thú ba sẽ xảy ra tại biên giới Việt Miên, mà nặng nhất là Châu Đốc, Thất Sơn:
Đổi Châu-Đốc, đổi Tịnh-Biên.
Thất- sơn lại đổi Hoa liên Nhà-Bàn.
Qua liền năm nước chật đàng.
Qua lộ Văn giáo máu tràn như sông.
Đổi nhật, đổi nguyệt, đổi phong.
Đổi năm, đổi tháng, đổi trong ngày giờ.
Cộng sản thất bại:
Chó thấy trời mọc phải tru.
Thảm thương chú cộng công phu đợi chờ.
. . . . . . . .. ... ..... .. .. . ..
Thương công chú cộng chan dầm.
Vào sanh ra tử lại lầm kế ai.
Hội Long Hoa sẽ mở tại vùng Thất Sơn, thế giới hòa bình, Việt Nam thịnh trị.
Núi rừng trổ ngọc trổ ngà.
Long-hoa lại trổ trên tòa Thượng-nguơn.
Nam-bang một lá quế đơn.
Năm châu tựu hội Thất sơn đông đầy.
TỨ THÁNH
Bửu Sơn Kỳ Hương cũng có Sấm Trạng Trình (Giảng Xưa) nói về Việt Cộng ngu dốt và tàn ác:
Chừng nào thằng ngốc làm vua,
Thế gian cạo trọc, thầy chùa để râu.
Cuộc đời ai dễ biết đâu,
Yêu tinh đặng thế bóp đầu thằng kiên.
Quan làng ỷ thế, ỷ quyền,
Dầu khôn giả dại mới yên phận mình.
. .. . .... .... . .. ... ..... ...... . . . . . ..
http://thanhsi.org/samgiang-giangxua/SamTrangTrinh.mp3
hoặc:
BỬU SƠN KỲ HƯƠNG * SẤM TRẠNG TRÌNH (GIẢNG XƯA)
Ông Nguyễn Văn Thới (1866-1927) trong 9 quyển Kim Cổ Kỳ Quan viết trong khoảng từ 1907 đến 1926 đã nói rất rõ về tương lai thế giới và Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, khi cộng sản Việt Nam chưa ra đời, ông nói về Việt cộng làm tay sai Trung Quốc và bị Trung Quốc xâm lăng.Ông cũng kết tội Việt Cộng tàn ác, đối xử tàn bạo với nhân dân miền Nam.
Sau 1945, một số người theo Tàu, một số người theo Pháp, Mỹ. Ông Ba đã biết sự phân hóa trong đất nước Việt Nam:
Bầu Tây thêm vị bầu Tàu.
(TG, 231, 73)
Nước lộn xỏ rế Tây Tàu,
Đố ai biết đặng chỗ nào nước trong?
(TG, 202; 16)
Sau khi Pháp Mỹ về nước thì Việt Nam khốn khổ vì nghèo đói và độc tài:
Càng thấy khổ ngày càng túm rụm,
Tây về Tây người khó bụm khu . (KT 278, 19)
Tây về đói khát nằm dài
Đừng lo mắng lén chưởi xài người Tây(Thừa nhàn)
Ông kết tội Hồ Chí Minh và cộng sản là bọn " giật đồ", cướp bóc:
Mắc mưu chú Nhẫn chú Hồ ,
Truông mây chiếm cứ dực (giật) đồ ăn no
Giàu nghèo chưa chắc đừng lo
Hội nầy nhà ngói của kho chẳng còn
(Thừa nhàn)
Một lũ Trịnh Hồ dực (giật) đồ ải ải
Tào mang (man)
Bây lại xưng trung tứ tung lũ nịnh.
(Cáo thị)
Sống trong chế độ cộng sản, bọn cộng sản độc tài tham nhũng, làm cho con người bị tha hóa, mất tự do, không có dân chủ và công lý:
Dân xưa như thể gỗ tròn
Dân nay bát giác dạ còn lục lăng
Thương dân không cội không căn
Tây-phiên trấn thủ lo ăn bạc tiền
Đa ngân phá luật phản tiền
Tòa-sơ thầy kiện cải liền bạc trăm
Khiến dân bất chánh tà tâm
Người quấy mà có bạc trăm phải rồi
Đồng bạc bất chánh bại tồi
Mắt tham đồng bạc thôi rồi nghĩa nhân.
(Thừa nhàn)
Cộng sản Bắc Việt ( Bắc địa) phỉnh phờ, lừa dối. Chúng xuyên tạc lịch sử, chúng bắt văn nghệ sĩ ca tụng chúng theo chủ trương hiện thực xã hội chủ nghĩa nghĩa là theo chủ trương nói láo và nịnh hót. Ai nói thẳng, ai trung cang đảm lược phê bình chúng thì chúng bỏ tù hoặc trừng phạt nặng nề như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm :
Trách thay Bắc địa lộng tình
Tác thơ kinh sử bất bình trung cang
Đêm nằm nát một lá gan
Oán thù nịnh tặc chẳng an trong lòng.
(Thừa nhàn)
Tận nhà Hớn Bắc kinh á vị ấy làm vậy người cũng không ngờ
Nam kỳ địa bị vây thậm khổ
Biệt từ hải ngoại khứ mang mang
Trức (Trực) đáo lâm san an tỵ tử
Ta hồ hung dữ tử vô phân
Chư sự tùng tân vận ân chí
Hoàng thiên định lý ý vị ngoan.
(Bốn tuồng)
Sau 30- 4-1975, dân miền Nam từ nhân viên chính phủ, sĩ quan quân đội và nhân dân ( sát hại quân thần ) bị cộng sản giết hại, tù đày mặc dù họ chẳng có tội tình gì:
Kẻ không tội bắt giam ?
Còn người gian tham khỏi hại ?
Người khiến nhiều lẽ Nam kỳ tồn bại
(Ý người muốn)
Tuyệt kỳ hang sát hại quân thần
(Kim cổ)
Cộng sản (Tây phiên) bắt dân đi đào kinh và lao động không phân biệt dân thành thị, thôn quê, không phân trí thức và lao động
Bắc chiên nhiều người quên cười biếng khóc
Tây phiên nả tróc bắt tốc cường thọ trường dân bộ
Đa binh nhứt ngộ nhập mộ đa điền
Làng bắt đi liền kinh tiền Vỉnh Tế tận thế đa nhơn
Quan cựu vô phân hành đàn nhựt dạ.( Cáo thị)
Sau 1975, dân miền Nam bỏ nước ra đi. Sài gòn dân cư đông đúc, có lúc tan tác ( bể om). Dân chúng Sai gòn và các tỉnh phải bỏ nước vượt biển, các nước thấy dân ta bơ vơ nên thương xót ( cảm thương) mà giúp đỡ bằng cách cho định cư tại Mỹ,Pháp, Anh,Úc, Nhật, Đức. . .
Thương đông đảo là xứ Saì gòn,
Bể om việc trước, hao mòn khắp nơi.
Cũng như buồm ra biển chạy khơi,
Cám thương các nước không nơi cậy nhờ. (KT, 202, 47)
(Xứ Sài gòn : có thể hiểu là miền Nam)
Phe Cộng sản theo Trung Cộng và bị Trung Cộng lợi dụng để rồi chúng xâm chiếm Việt Nam:Bọn TC đã làm Thầy ( cố vấn) cho Việt Cộng, dạy chính trị, quân sự và cung cấp vũ khí cho Việt Cộng, Việt Cộng đắc chí, cam tâm làm nô lệ bưng trầu rót nước:
An Nam con chú bên Tàu,
Ra tài dao bảy dạ vào búa tay.
Nghề võ người thiệt tài hay,
Bưng mâm, bưng nước giỏi nay lạ lùng.
(TG218, 48)
Ông Ba biết trước việc Trung Cộng sau 1975 thay đổi bộ mặt, ló đuôi chồn, ra sức ép buộc Việt Nam, quấy rối, xâm phạm VN:
Nên muôn dân kẻ dọc người ngang,
Cũng vì bởi Tàu man quấy rối (KT, 278, 20)
Trung Cộng phạm nhiều tội với Trời Phật. Tội thứ nhất là xâm lăng Việt Nam. Chúng không chỉ quấy rối biên cương và hải đảo. Chúng sẽ đưa quân xâm chiếm Việt Nam, giết hại vô số người Việt:
Sát Nam địa Tàu nguy mới đáng
(KT 276, 20)
Vì dã tâm xâm chiếm Việt Nam mà Trung Cộng gặp thất bại đắng cay:
Bắc Kinh dương lụy cảm chuổi sầu,
Tại vì ai sớm dứt Nam lầu. (KT 260,131)
Pháp vì lòng tham chiếm Việt Nam rồi cũng phải bỏ. Tàu tham chiếm Việt Nam rồi cũng phải lui:
Tây tham tây chịu gian nan,
Tàu tham Tàu cũng chớ tham khúc tùng.
(TG 239, 90)
Ông Ba Thới đã thấy một ngày Trung Quốc sẽ bị mất nước và Việt Nam do đó mà phục quốc, đòi lại những đất đai đã mất, và không còn bị Trung Quốc lấn áp về kinh tế, chính trị:
Bắc kinh mất, nước Nam nhờ
(Tiềng giang, 209, 29)
Hiện nay Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới Việt Nam. Chúng dàn quân biển Đông. Chúng có đánh chiếm toàn quốc Việt Nam hay không? Theo văn nghĩa, các chữ" Sát Nam", " Qua nước Nam" , " dứt Nam lâu " thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đổ bộ, chiếm đánh và tàn sát người Việt từ Bắc chí Nam chứ không phải chỉ lấp ló ở biên cương và ngoài hải đảo.
Trong khi một số cộng sản theo TC, một số phản đối. Muốn có độc lập, tự do, Việt Cộng hay ai đó họ phải cầu viện Tây phương. Họ đã sang Âu Mỹ cầu viện, và được Âu Mỹ đồng ý viện trợ, nên khi trở về, thành công trong việc giành độc lập cho VN:
Qua Tây nhất bái cúi đầu,
Trở về Nam quốc lập lầu Nam bang ( Thừa nhàn)
Không những nước ta độc lập mà còn có mười tám nước " chư hầu". Có lẽ lúc bấy giờ địa lý thế giới biến cải, trật tự thế giới được lập lại, có mười tám tiểu quốc với nước ta trở thành một liên bang. Phải chăng vì tình hình chính trị, kinh tế và quân sự đòi hỏi, nước ta liên kết với Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Phi Luật Tân, Singapore và các nước nữa thành Liên bang Việt Nam hay liên bang Đông Dương, hoặc liên bang Đông Nam Á mà VN là nước đứng đầu.
Trước đó, Sư Vãi Bán Khoai đã nói:
Nước Nam như thể cái lầu/Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
Giảng Xưa của Đức Sư Vải Bán Khoai, phần IV.
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_283_ArticleID_3516_.aspx
Ông Ba cũng có ý kiến tương tự và nhắc lại nhiều lần:
Nước Nam như thể cái chùa
Ngày sau các nước bốn mùa bán buôn
(Vân Tiên 2)
Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã thấy ngày cộng sản chiến thắng và thất bại, đã khuyên các đạo hữu:
Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lở lâm vào trong thế khó
Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả.
Cộng ngày sau sẽ tan rã không còn.
Khi dân tình khôi phục lại nước non
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh.
THÍCH THIỆN MINH * PHẠM CÔNG TẮC
Sau 1954, một số văn thi sĩ và học giả miền Bắc vào Nam đã tăng cường lực lượng chống cộng tại miền Nam. Người nhiệt tình nhất là tiểu thuyết gia, lý thuyết gia Nguyễn Mạnh Côn, bên cạnh đó còn có Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng là những kịch tác gia tích cực. Nổi bật nhất là Doãn Quốc Sỹ và nhóm Sáng Tạo.
Trước cuộc chiến tranh ý thức hệ, các thi sĩ đã lựa chọn chỗ đứng cho mình trong lòng dân tộc.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nói đến chiến tranh Việt Nam, đến cuộc tấn công mậu thân 1968 của Cộng sản tại miền Nam.
-Thế là con ác nhả sân bay rồi bỗng lên dần
Thế là bầy rắn nhổ neo vừa phun nọc độc
Thế là đoàn bọ hung sang số bay đi
Thế là cánh tay người buông rũ liệt
Thế là xong. . . là hết. . . .
Thế là không còn chi. . .
Ôi Chiến tranh làm biệt ly
Như bọt vỡ trên sông trên biển
Như bụi nát nhừ trên đường ra hỏa tuyến . .
(Thế là)
-Khổ đau tràn bốn cửa Thành
Dư ba chợ Bến, hồi thanh xóm Chùa
Ngựa Thời gian phá trường đua
Hí lên cho bước Giao Mùa nhịp theo
Đường Hai Mưoi lắng chuông gieo
Gối tay thế kỷ nằm heo hút buồn
Dưới kia thác lũ mưa nguồn
Lệ hay mạch nước ào tuôn vỡ bờ?
Lật coi giòng máu chưa mờ
Bạch thư dày mấy muôn tờ đất đen.
( Đào sâu trang sử)
Một số thi nhân Miền Nam đã ngồi tù trong đó có Vũ Hoàng Chương. Tô Thùy Yên đã nói lên nỗi đau khổ khi trở về nhà sau bao năm bị cộng sản giam cầm:
Hề, ta trở lại gian nhà cỏ
Sống tàn đời kẻ sĩ tàn mùa
Trên dốc thời gian, hòn đá cuội
Lăn dài kinh động cả hư vô ...
Hề, ta trở lại gian nhà cỏ
Tử tội mừng ơn lịch sử tha
Ba vách, ngọn đèn xanh, bóng lẻ
Ngày qua ngày, cho hết đời ta...
...Ta ngồi cho đến khi trời trắng
Đồng ruộng xanh đông đúc tiếng người
Ta rảo quanh làng hóng chuyện phiếm
Đời người cũng chuyện phiếm mà thôi...(Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ)
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay,
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi…
(Ta về)
Thanh Tâm Tuyền đã nói lên những ngày tháng khổ sai trong nhà tù cộng sản:
Tuột dốc té nhào trên hẽm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
Duỗi soài chân tay gối trên nứa
Ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
Tưởng chừng thi thể ai thối rữa
Hồn viễn vông chẳng chút oán sầu
Mưa giăng tấm lưới trắng dày khít
Làng xóm dưới núi ở phương nào?
Gió lạnh tái tê bó liệm chặt
Lã thiếp người quên bẵng xước đau
Đầm mình trong hạnh của ẩn mật
Mắt hoen nhòa thấm giọt thiên thâu
Dò dẫm lối về đêm tối mịt
Sông xa núi thẳm quê nhà đâu?
(Ngã trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa)
Du Tử Lê đã lên tiếng tố cáo cộng sản giết hại nhân dân, và làm cho đời sống nhân dân ngày càng thêm cơ cực:
Khi ở đây mới chiều
quê hương tôi đã sáng
buổi sáng, không áo quần
buổi sáng không miếng bánh
buổi sáng cố nuốt trôi
trăm ngàn đe dọa mới
Khi ở đây mới chiều
quê hương tôi đã sáng
buổi sáng chờ tin chồng
- chết rồi trong nhà ngục
buổi sáng chờ xác cha
lãnh về không nguyên vẹn
( Thơ Tình. buổi sáng quê hương tôi)
Vì cộng sản mà Du Tử Lê cùng hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ xứ ra đi liều thân trên biển cả để tìm tự do. Du Tử Lê đã tâm sự với người bạn ngoại quốc:
Anh nghe gì vọng lại?
Bên kia Thái bình dương
từ vùng tăm tối đó
đồng bào tôi lên đường
Ba năm vùng biển ấy
bao người đã tan thây
ba năm vùng Đông Á
ai đếm? Bao tù đầy.
Hãy hình dung hộ tôi
Tóc người trôi đầy biển
xác trẻ vữa như vôi
những tiệc người của cá
Nhưng họ vẫn ra đi
dù nhân gian ngoảnh mặt
nhưng họ vẫn an nhiên
ném thân vào cõi chết
Bởi mặt trời phương đông
đã không còn mọc nữa
và họ muốn làm người
nên chẳng còn cách khác
(Thơ Tình. bình minh nhân loại mới)
Thi sĩ Trần Hồng Châu đã nói đến nỗi khổ của nhân dân ta phải đi kinh tế mới và họ đã phải trở về sống đầu đường xó chợ ở Sài Gòn:
Ngã Sáu Sài Gòn có những bộ lạc về từ rừng sâu tiền sử
Từ kinh tế mới âu sầu mất hướng
Trại lưu đày dựng bên bờ đại lộ quê hương
Bên kim tự tháp rác rưởi trầm ngâm
Lửa hờn căm đốt sôi lòng nồi nhỏ
Sưởi ấm ruột gan rét cóng giữa trưa hè
Bằng những hạt cơm trừu tượng
Bằng vài lời hứa. . . thiên đường trần gian. . .
(Nửa Khuya Giấy Trắng. Tháng 4.. . Mưa Ngâu dầm dề)Thi sĩ đã chứng kiến bao cuộc sống của Sài Gòn đã bị vô sản hóa, bần cùng hóa sau 1975:
Tôi đi xe bus Sài Gòn
Xa cảng miền Tây
Xe Cây Mai Phú Thọ Hòa
Xe tã như giẻ rách
Trong lòng quê hương
Rách tơi bời!
Kính chiếu hậu vỡ từng mảng vụn
Như con ngươi mắt trợn trừng nhìn vào thực
tế phủ phàng
Mui xe gồ ghề mu rùa cong cong
Đập mạnh vào sọ não người tài xế già
theo nhịp bánh xe quay
. . . . . . . . . .
Xe nêm cối có đứa trẻ mồ côi
Mặt rầu rầu bán trái cóc với kẹo đồng đôi
Có anh thương phế binh gãy đàn tay trái
Chiều nay ta trở về bại tướng què chân. . .
Có thằng móc túi bị lôi phăng xuống bến
Vào trụ sở quân cướp ngày oai phong
Có hơi người nồng nặc giữa chiều đông
Có mùi rác rưởi trên xe gầy ốm tong teo
Đồng bào tôi áo chằng áo đụp
Mình võ vàng ngàn nỗi thiếu ăn
Đồng bào tôi đi về đâu chiều vô định
Giòng lịch sử lênh đênh chiếc bách
Đồng bào tôi có tội tình gì?
(Nhớ Đất ThươngTrời . Sài gòn xe bus nội ngoại thành)
Ông cũng tố cáo việc cộng sản bán dân:
Tin AFP rao truyền khắp năm châu bốn biển
''Trong năm năm gần đây 5000 (hay 50,000?) con gái Việt Nam đã được bán buôn dưới nhiều hình thức''
Những người con gái từng thấy trong ca dao
Trong thơ Nguyễn Bính chân quê
Trong thơ Hàn Mặc Tử chị ấy năm nay còn gánh
thóc dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
50 năm trước đây, thời thực dân mấy đời
bánh đúc có xương
Họ còn được là cô dâu trinh trắng nón quai thao về
nhà những chàng trai quan họ quần chùng
áo dài nguyên nếp tình quê
5000 ngưồi con gái VN ấy, hôm nay sau cơn mê sảng ý thức hệ,
mà họ không hề tạo nên,
đã là món hàng tươi sống xuất khẩu
1. Về những phường dạ lạc Hồng Kông
2. Về những xóm yên hoa Ma Cao
3. Về đảo quốc Đài Loan xả xui bằng chữ ngàn vàng
4. Về vùng Lưỡng Quảng chiều mưa biên giới em đi về đâu?
5. Về niềm tủi nhục ngửa nghiêng Vọng Các thủ đô
ổ nhện suốt sáng thâu đêm. . . .
( Hạnh Phúc Đến Từng Phút Giây. Mẹ Âu Cơ hôm nay khóc hay cười?)
Một đôi khi thi sĩ cũng châm biếm chủ nghĩa cộng sản:
Lằn đường, lane đường
Mù mịt tít mù
Chạy mút mùa như đời cải tạo không án lệnh
Chạy phân minh nhị nguyên
Như đường ranh tư bản dẫy chết. . . vẫn sống nhăn răng
Như đường ranh vô sản tiến nhanh tiến mạnh về thiên đường mù
(Hạnh Phúc đến Từng Phút Giây . Buổi chiều góc cạnh)
Thi sĩ tin tưởng một ngày kia dân Việt Nam sẽ vùng lên đập tan xích xiềng để giành lấy tự do:
nhất định
sấm sét cuồng phong sẽ vùng dậy
từ những đốm lửa nhỏ
từ những di động vi ba
Tần Thủy hoàng chết khô
Trong lửa đỏ Hàm Dương
phần thư! phần thư!
nhưng bài thơ vẫn tồn tại
trọn vẹn
ung dung
trên nẻo đường khai phá
nẻo đường tự do
(Hạnh Phúc đến Từng Phút Giây. Làm thơ sau cơn hồng thủy)
Phan Lạc Phúc trong Bạn Bè Gần Xa (2000) và Tuyển Tập Tạp Ghi (2002) đã tố cáo tội ác của cộng sản đối với các sĩ quan và viên chức VNCH. Các văn sĩ có ý thức chính trị thì rất đông đảo, nhất là sau 1975. Các tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan mang tính chất chính trị rất sâu sắc. Trong Gánh Xiếc, Doãn Quốc Sỹ đã so sánh gánh xiếc và cộng sản:
Khắp nơi báo chí đều đăng tin 'Một gánh xiếc làm trò quỷ thuật bị lộ tẩy'.
Ông kết luận bằng một suy tưởng về triết lý chính trị. Ông viết về cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào miền Nam:
Đó cũng là sự tích một gánh xiếc. Có điều khác là gánh xiếc ở Ấn Độ đến rồi phải đi , ở Bắc Việt hiện nay trái lại có gánh xiếc đến, chính dân chúng phải đi. Gánh xiếc chính quyền có khác!Và tôi nghĩ: nếu trong đám đông xem trò quỷ thuật chỉ cần một người tỉnh mà cả gánh xiếc phải tan thì trong khi những gánh xiếc chính quyền to nhỏ trên sân khấu quốc tế làm trò, số người tỉnh có khi là hầu khắp thế giới. Họ không thất bại sao được? (24)
Ông kết án cộng sản:
Sau sáu năm kháng chiến, rồi tới một ngày kia tỉnh ngộ lòng đau như cắt. Tâm chẳng tự hỏi vì quá vô tình hay quá thực thà chỉ biết tỉnh ngộ thì đã quá muộn, nhưng dù quá muộn còn hơn không (158).
Ghét thực dân và cộng sản, ông viết:
Ở thế giới Thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.''( Gìn Vàng Giữ Ngọc)
Chiến tranh là một thực tại vây phủ nước Việt trong bao thế kỷ cho nên các tác giả đã chú trọng đến các đề tài chiến tranh. Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Xuân Vũ, Kim Nhật cho chúng ta thấy chiến tranh xảy ra công khai trước mắt mọi người bằng súng đạn, bom, và mã tấu. Nhã Ca mang tâm trạng đau đớn của người dân đêm đêm sợ hãi khi nghe tiếng đại bác. Đại bác đã đến trong cơn mộng, và AK cũng đã hiện đến trước mắt bà với nhà tan, vườn cháy và xác người vương vãi khắp nơi trong Giải Khăn Sô cho Huế. . Nhã Ca đã nói đến sự sợ hãi và căm thù của nhân dân Huế đối với cộng sản và bọn tay sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân. . .
Xuân Vũ, Kim Nhật là những nhân vật từ thế giới bên kia bất chợt hiện đến kể cho chúng ta những câu chuyện bi thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh và mật khu Việt Cộng. Phan Nhật Nam, Phạm Huấn, viết về những trận đánh mà đại bác của địch vang rền suốt ngày đêm cho một tiền đồn heo hút. Phan Nghị, Phan Lạc Tiếp viết về những vùng đất xa với những nghĩa quân đang gìm nấc súng suốt ngày đêm trong hầm đầy bùn và nước lạnh .Trong số này, Xuân Vũ là người mạnh mẽ nhất đã nói lên sự gian dối và tàn bạo của cộng sản. Ông cũng nói lên óc thực dân và óc cục bộ của cộng sản miền Bắc đối với người Nam bộ tập kết ra Bắc.
Ông đã viết lời tựa cho quyển Đường Đi Không Đến , trong đó có đoạn:
Yêu nước thì phải thương dân, trước hết phải lo cho dân có cơm áo. Yêu nước nhất quyết không phải là mưu đồ sự nghiệp cá nhân, mặc cho dân chúng lầm than, quê hương tan nát. Yêu nước càng không phải là điên cuồng nhắm mắt đưa toàn dân vào con đường tranh đấu ngu xuẩn và vô vọng có thể mang tới hậu quả diệt quốc, diệt chủng. Yêu nước lại càng không phải là cưỡng bức nhân dân thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nhịn khát để tập trung tài nguyên nhân lực vào việc dùng vũ lực mưu toan áp đặt một nền nếp suy tư và những phương thức hành động đã được đúc khuôn mà dân chúng mong muốn (9).
Khắp truyện, chúng ta thấy biết bao cảnh đau khổ mà thanh niên nam nữ đủ hạng người phải chịu đựng dưới ách thống trị của cộng sản bạo tàn. Biết bao thanh niên nam nữ đã trở thành nạn nhân trên đuờng mòn Hồ Chí Minh. Họ đã đói khát, bệnh tật. Họ đã trở thành những bộ xương trắng trên Trường Sơn hoặc trở thành những con người tàn phế khi về đến chiến khu miền Nam. Họ là ai? Nếu lập một danh sách, chắc dài mấy tập. trong truyện này, ta chỉ thấy một số nhân vật tượng trưng cho những người Trường Sơn. Là Xuân Vũ, nhà văn; cô Thu, diễn viên múa; Chân , sinh viên Hà Nội, Ngạc , người Hà Đông, và một số người Nam Bộ như ông già Chín Sử; cậu Mai, liên lạc viên. Chúng ta phải kể đến những người Nam Bộ nằm trên Trường Sơn để phục vụ cho công việc xâm chiếm Lào mà không được về Nam như Thành, Tư Ớt. . .
Họ đã xem con người như một công cụ, một con vật. Họ đã coi Mạng người không bằng mạng kiến (150). Họ không tha một ai. Các cán bộ lãnh đạo nếu vào Nam thì đi bằng những con đường đặc biệt như đi máy bay qua ngả Kampuchia. Họ bắt thanh niên nam nữ đi bộ suốt Trường Sơn, nhất là đem cặp chân diễn viên múa mà trèo núi (95). Hy sinh có ý nghĩa khi tự nguyện. Trong chế độ cộng sản, hy sinh có nghĩa là bắt buộc. Ở đây chữ nghĩa đã hoàn toàn biến dạng.
Tác giả viết:
Sự hy sinh là một điều cao quý. Đến một mức độ mà con người còn chấp thuận thì nó còn là một sự cao quý nhưng một khi bắt buộc người ta phải chịu đựng quá sức thì nó trở thành một sự dã man (77).
Một khuynh hướng khác rất phong phú là văn chương tù đày. Các văn sĩ phần lớn là sĩ quan đã bị cộng sản giam giữ, sau khi ra nước ngoài đã viết lên những thiên hồi ký để tố cáo tội ác của cộng sản với thế giới bên ngoài. Các văn sĩ này rất đông như Trần Văn Thái (Trại Đầm Đùn) , Hà Thúc Sinh (Đại Học Máu), Phan Lạc Phúc (Bè Bạn Gần Xa), Hiếu Đệ ( Niềm Đau Bạc Tóc, Lưu Xứ U Minh), Lucien Trọng (ENFER ROUGE MON AMOUR, Hỏa Ngục Đỏ, Mối Tình Tôi); Trần Tri Vũ ( Những Năm Mất Trắng). . . . Trong "Đại Học Máu", Hà Thúc Sinh viết: Trong lời mở đầu Đại Học Máu, Hà Thúc Sinh viết rằng: Đại Học Máu không phải là một tác phẩm tiểu thuyết văn chương, cũng không thể nằm trong hình thức một hồi ký chính trị, hoặc một bút ký lao tù. . . (mà là) bản phúc trình của một người lính VNCH bị bỏ rơi, bị ở tù cộng sản, rồi thoát được ra ngoài, ngồi viết lại để kính gửi tới những ai còn thương yêu và còn quan tâm đến nước Việt Nam còn ở lại . . .
Một số tù nhân lại là gốc xã hội chủ nghĩa cũng đã đóng góp khá nhiều vào kho tàng văn học Việt Nam như Trần Dần, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Chí Thiện, Phùng Quán, Phùng Cung, Tuân Nguyễn. . .
Một số văn thi sĩ viết về chủ đề vượt biên như Võ Kỳ Điền, Đặng Phùng Quân, Hàn Song Tường, Uyên Giang. Năm 2003, Ngụy Vũ tại California đã đề xướng chương trình thi viết về những cuộc vượt biển. Số đông đã tham dự và gửi bài về khá đông đủ, phần lớn là do những người cầm bút không chuyên nghiệp. Kết quả, tháng 3-2003 đã xuất bản các tập “Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông”.
Trong tập truyện " Người Đưa Đường", Võ Kỳ Điền đã nói lên nỗi khổ của nhân dân miền Nam bị cộng sản bỏ tù và cướp nhà cửa:
Thằng Hai bị bắt đi học tập, vợ đã về quê Mõ Cày để sinh sống. Cái xe đò của thằng Ba bị lấy, tụi nó nói khéo là trưng dụng. Cái nhà bị ty Giao Thông Vận Tải Đường Bộ muợn làm văn phòng. Gia đình phải làm đơn xin xỏ lắm mới được ở tạm sau nhà xe. Tao thấy mấy đứa cháu nội đi lao động mà đứt ruột đứt gan.[.. .]. Thằng nhỏ dầm mưa trải nắng chịu không thấu, phần bị sốt rét nóng mê man được chở về. . .(43)
Một số văn thi sĩ như Nhã Ca, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Ngọc Ngạn , Võ Kỳ Điền . . . hướng về đề tài xã hội Việt Nam dưới thời cộng sản. Nhã Ca đã nói đến nỗi đau đớn của các văn nghệ sĩ và gia đình bà bị cướp tài sản và bắt đi kinh tế mới.
Sài Gòn Cười Một Mình dày 261 trang, gồm các truyện. Ở đâu chúng ta cũng thấy những cảnh đau khổ của nhân dân miền Nam sau 1975. Một phần lớn dân chúng miền Nam phải thất nghiệp, và phải chịu cảnh lao tù. Ở đâu, người dân cũng phải đương đầu với chế độ mới, và bọn công an phường khóm. Đây là những bản án dành cho chế độ cộng sản:
- Những gia đình rách nát đau khổ vì chồng, cha , con em đi ngồi tù vì tội ‘’ ngụy quân, ngụy quyền’’, và một số đã chết trong tù ( Chợ què, Vẫn có mùa xuân tới, Trong nhà ngoài phố ).
-Xã hội băng hoại vì trộm cướp giết người ( Chợ què ,Vẫn có mùa xuân tới, Gia đình chị Mười Một).
-Cán bộ lường gạt, cướp bóc dân chúng: cộng sản cướp nhà hàng chả giò Phú Hương ( Trong nhà ngoài phố, 90- 92)
-Học sinh bị bóc lột, phải đi lao động cực khổ ( Coi chừng cái búa)
-Dân chúng phải đóng góp quá nhiều: phải mua công trái, đóng tiền tiết kiệm, tiền mua sổ nhu yếu phẩm, quyên góp các nghĩa vụ, tiễn đưa thanh niên đi quân dịch, cứu trợ lụt lội, yểm trợ chiến sĩ, anh hùng lao động, anh hùng quân đội. . . ( Trong nhà ngoài phố, 90)
- Công an làm tiền ( Chợ què, Trong nhà ngoài phố, Gia đình chị Mười Một)
Ngoài ra, Sai Gòn Cười Một Mình là những bức tranh xã hội, tả các cảnh vật, các sinh hoạt của đủ hạng người tại miền Nam sau 1975 như chợ trời ( Chợ què), dân bụi đời Sài gòn ( Gia đình chị Mười Một, Một mảnh đêm đường Tự Do, Sài gòn), người tù cải tạo trốn trại (Vẫn có mùa xuân tới ) hay được tha về ( Sài gòn cười một mình ), xe đò, công viên, cùng cuộc sống của những người buôn hàng chuyến ( Của nợ).
Hồi Ký của Nhã Ca khá dày với 560 trang, viết về cuộc đời của bà sau 1975. Đó là một cuộc đời đầy đau khổ vì bị giam về tội văn hóa phản động,và bị đánh về tội tư sản. Và đó cũng là kiếp nạn của các văn nghệ sĩ và nhân dân ta, kẻ mất nhà, mất của, người bị tù cho đến chết trong các trại giam của cộng sản. Trong tác phẩm này, Nhã Ca đã tố cáo chế độ lao tù cộng sản và xã hội cộng sản. Cộng sản bắt nhà văn, vu cho tội phản động, cộng sản thù ghét Chu tử, bắt con gái, con rể Chu Tử và trẻ sơ sinh, cháu ngoại của Chu Tử sinh được bảy ngày vào nhà tù (19-36). Một số công an ở T 20 ( Đề lao Gia Định) đã tịch thu hộ khẩu của gia đình bà, sau khi bà về, họ bắt chuộc lại, mỗi cái 2 ngàn đồng tiền mới, nếu không chuộc sẽ bị tạt at xit (108). Con gái Chu Tử, Chu Vị Thủy, được thả về thì nhà bị chiếm trên cắt dưới. Khoảnh còn lại thì từng viên gạch bông cũng bị lật lên vì ngờ phía dưới chôn vàng ngọc (125), và việc Vũ Hạnh, phó chủ tịch hội nhà văn thành phố, cùng bọn văn nô theo dõi Chu Vị Thủy lúc mẹ con họ bán bún riêu tại đường Lê Thánh Tông (125).
Khuynh hướng đồng quê là một khuynh hướng mạnh trong văn học và âm nhạc Tây phương. Trước 1945, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh, Bùi Hiển. . .là những người đi tiên phong trong phong trào này.Trước 1975, Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên, Sơn Nam được coi như là những nhà văn Nam kỳ. Ngày nay, tại hải ngoại các nhà văn Nam Kỳ lục tỉnh đã vươn mình đứng lên, tạo thành một lực lượng đông đảo như Võ Kỳ Điền, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Trường An, Nguyễn Văn Ba,Võ Phước Hiếu. Một số nêu lên tội ác của cộng sản, nhất là Xuân Vũ ,Lê Xuyên và Võ Phước Hiếu.
Trong Như Nước Trong Nguồn, ông nói đến việc Việt Minh sát hại dân chúng trong 1945:
Phong trào bắt Việt gian làm nhiều người chết oan ức. Tám Thôi chưa kịp hoàn hồn sau vụ bắt cụ Bùi ở chùa Giác Hải bỗng nghe lũ trẻ la ó bắt được Việt gian sắp dẫn ngang nhà. . . Thì ra thằng Ba La, bạn chí thân của anh, bị trói thúc ké. (140-141).
Đó là cuộc đời của Tám Thôi. Sau 1945, thấy Sài Gòn đầy cảnh máu tanh, Tám Thôi lui về quê, dùng số tiền cần kiệm khi làm việc cho nhà thuốc Ông Tiên để cưới vợ và mua ruộng đất. Tám Thôi có hai đứa con lớn, sau 1975 phải đi ngồi tù, hai đứa con dâu phải về nương náu nhà ông. Tám Thôi phải quay về nghề câu tôm câu cá để nuôi sống gia đình. Cảnh khổ của ông cũng là cảnh khổ của đa số dân chúng xóm Rạch Rít khi cộng sản xâm chiếm miền Nam. Và con sông quê ông cũng mang số phận đau thương của dân tộc:
Bây giờ trong xóm ai cũng đổ bung ra sông ra rạch chăn ví, săn đuổi cá tôm, tranh nhau đắp đổi qua ngày. Tôm cá bây giờ càng hiếm hoi. Cuộc sống thêm vất vả buồn nôn (148).
Đó là cuộc đời của chú Năm Nghê con người vui vẻ nhưng sau 1975 bị ''ghép vào thành phần phản động chống chế độ'', họ cấm dân chúng tụ họp cho nên nhà chú không còn ai dám lai vãng, chú bệnh và chết trong cô đơn và nghèo khổ (73) .
Rồi bao biến cố xảy ra cho đất nước Việt Nam mà xóm Rạch Rít của Võ Phước Hiếu cũng không thoát khỏi cơn đại hồng thủy. Nào là học tập cải tạo, nào là sản xuất tập thể hóa nông nghiệp (146-147), .Hai ông giáo trong Như Nước Trong Nguồn là những con người bất khuất, có quá khứ chống Pháp , ông thầy Huế chết già, còn ông giáo Sử bị Việt Minh giết vì ông yêu tự do, không chịu khuất phục đảng vô sản, đảng của thiểu số người ngông cuồng không tưởng, rắp tâm muốn áp đặt bằng võ lực và hận thù (75).Trong Hùm Chết Để Da và Như Nước Trong Nguồn, tác giả đã nói về cuộc đời của tác giả và các bạn bè vì chịu không thấu khổ ách cộng sản phải bỏ nước mà đi:Tháng 6 năm 1979, sau thời gian mấy năm bị vùi dập trong những '' chiến dịch cải tạo'' , '' đánh tư sản mại bản'', '' kiểm kê công thương nghiệp'' và ''bài trừ văn hóa đồi trụy''. . . . tôi lặng lẽ cúi đầu tủi nhục, thấm thía bước xuống chiếc tàu cây định mệnh (Như Nước Trong Nguồn, 77).
Tóm lại, các văn thi sĩ miền Nam đã tích cực chống lại chủ nghĩa cộng sản tàn ác đã bán nước hại dân, tham nhũng, cướp tài sản nhân dân và tài sản quốc gia. Ngọn lửa thiêng này đã bừng lên trong các tôn giáo Miền Nam và trong dòng văn học hiện đại. Các văn thi sĩ và văn nghệ sĩ cũng như những người có đạo tâm, có ý thức dân chủ là tinh hoa của dân tộc, là những chiến sĩ tiền phong trong cuộc tranh đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng dân chủ cho tương lai gần đây./.
NguyễnThiênThụ
No comments:
Post a Comment