QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
DÂN HƯNG YÊN KÉO BỪA THAY TRÂU
mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng
Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Người
dân ở Hưng Yên tận dụng sức người để cuốc, bừa ruộng. (nguồn: Tiền
Phong)
Ông
Kháng buộc sợi dây thừng vào hai đầu chiếc bừa, sau đó vòng qua bụng
con trai ông, hai tay nắm nắm chặt dây, kéo bừa đi. (nguồn: Tiền phong)
Do khoảnh ruộng nhỏ, thuê máy bừa vừa tốn tiền, vừa hỏng bờ, nên hai bố con dùng sức người cho tiện. (nguồn: Tiền phong) |
Cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. (nguồn: Tiền phong) |
Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn. (nguồn: Tiền phong) |
Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt, 4 người phụ nữ này vẫn kéo cày thay trâu. (nguồn: Tiền phong) |
Trong thời gian rét đậm, rét hại, bà con còn phải lo ngày lo đêm, lo làm sao để có 1 vụ mùa bội thu. (nguồn: Bee.net) |
|
Nhiều em học sinh tranh thủ ra đồng giúp bố mẹ . (nguồn: Bee.net) |
Không quản mưa rét, người nông dân vẫn cần mẫn với cánh đồng gieo sạ. (nguồn: Bee.net) Hà Linh (tổng hợp) |
Tiếng rao hàng của người Việt thời Pháp thuộc cũng đi vào lịch sử của đất nước ta.
Những
tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn
có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các
giác quan của chúng ta.
Tiếng rao của những người bán hàng rong
khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh
động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị.
Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.
Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi). Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuôn nhạc minh hoạ.
Những hình vẽ minh hoạ trong ấn
bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô
Ngọc Vân – người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam –
thực hiện.
Dưới đây là bản scan của một cuốn “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.
Lời nói đầu của tác giả F. Fénis.
Phần lớn các tiếng rao ở Hà Nội
là dành cho các loại bánh làm từ gạo. Bên cạnh đó cũng có các món
ăn dạng sợi như bún, phở, các loại hoa quả, đồ uống v..v. Cũng có
một số tiếng rao không liên quan đến việc ăn uống như tiếng rao
của các hàng thu mua chậu, bát sứ vỡ, giẻ rách sắt vụn…
“Ai dâu chín của nhà ra mua”.
“Bánh giò bánh dày”.
“Ai bánh chưng bánh cốm ra mua”.
Gánh hàng tào phớ.
Gánh hàng tào phớ.
“Chum chậu bát sứ vỡ hàn không”.
“Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào”.
Những người bán hàng rong tụ tập ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.
“Ai bánh Tây ra mua”.
“Nước vối nóng ăn thuốc không”.
“Ai mua ngô rang hạt dẻ ra mua”.
“Ai bánh cuốn ra mua”.
“Ai cháo đậu xanh ra mua”. ‘Ai cháo đậu xanh chè đậu đen ra mua”.
“Le bánh cuốn”.
“Ai mua bánh vừng không”.
“Bánh giò bánh giày”.
Chè hạt sen.
“Ai mía ra mua”
Ai bánh Tây ra mua.
“Ai có chai cốc vỡ bán không”.
“Ai kẹo vừng kẹo lạc kẹo bột trạm ô mai ra mua”.
Lời giới thiệu về các món ăn ở trên.
“Ai lạc rang ra mua”.
“Ai nem sốt mua”. “Ai nem mua đi”.
“Trung Bắc, Thực Nghiệp, Khai Hoá” (tên của 3 tờ báo thời thuộc địa).
(tổng hợp từ BELLE INDOCHI)
Những bức ảnh Việt Nam
Dưới góc máy lạ, những cảnh đẹp quen thuộc của Việt Nam trở nên kỳ ảo và đẹp hơn bao giờ hết.
1. Sapa mùa tuyết trắng
2. Phan Xi Păng mây mù
Nóc nhà Đông Dương như đang bơi trong lớp mây mù, không khác gì một bức tranh thủy mặc sống động. Ảnh: Kenh 14
Phóng to | ||||
Khung cảnh đẹp ngỡ ngàng Sapa những ngày tuyết phủ trắng |
Cả Sapa trông như một thành phố châu Âu mùa này |
Phóng to | |
Nét đẹp hiện đại, lạ lẫm của Sapa mùa đông năm 2013. Ảnh: hachi8 |
Chia sẻ kỷ niệm du lịch Việt, nhận giải 30 triệu đồng
Nóc nhà Đông Dương như đang bơi trong lớp mây mù, không khác gì một bức tranh thủy mặc sống động. Ảnh: Kenh 14
Phóng to
Dù nhìn gần hay nhìn xa thì những đám mây luôn ôm lấy đỉnh núi. Ảnh: Kenh 14
Núi bồng bềnh trong biển sương tạo nên cảnh quan kỳ ảo vô cùng. Ảnh: Kenh 14
3. Biển Cổ Thạch, Phan Thiết
Hình dạng và màu sắc độc đáo của đá nơi đây trở thành một điểm thu hút du khách vì không chỉ đơn thuần một màu đen hay xám mà có nhiều màu sắc khác nhau, như: nâu, vàng, tím, xanh lam, trắng…với những đường vân rất đẹp. Dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất. Ảnh: Dzung Le Viet
4. Trang trại cừu Phan Rang
Bãi biển Cổ Thạch tọa lạc tại một nơi vắng vẻ thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Pha |
Phóng to |
Bức ảnh như được chụp ở các vùng cao nguyên Tây Tạng, đẹp ngỡ ngàng và khá lạ lẫm. Ảnh: Đinh Bảo Lê
Những hình ảnh chăn cừu đậm chất du mục ở một trang trại cừu tại Phan Rang. Phan Rang là vùng đất chăn cừu có lịch sử trăm năm và cũng là vùng đất hình thành giống cừu duy nhất ở Việt Nam. Ảnh:
Dân Việt
5. Bãi Hang Rái - Ninh Thuận
Nằm ở phía Nam của vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang chừng 35 km, bãi Hang Rái giống như “một nàng công chúa đang ngủ yên” giữa các địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Ninh Thuận đang chờ người đến “đánh thức”. Bãi Hang Rái không chỉ có địa thế núi chắn sóng, chất chồng lên nhau tạo nên những hang động đẹp mắt mà còn là khu vực sinh sống của loài rái cá. Ảnh: Aka
Nóc nhà Đông Dương như đang bơi trong lớp mây mù, không khác gì một bức tranh thủy mặc sống động. Ảnh: Kenh 14 |
|
Dù nhìn gần hay nhìn xa thì những đám mây luôn ôm lấy đỉnh núi. Ảnh: Kenh 14 |
Núi bồng bềnh trong biển sương tạo nên cảnh quan kỳ ảo vô cùng. Ảnh: Kenh 14 |
Bãi biển Cổ Thạch tọa lạc tại một nơi vắng vẻ thuộc địa phận xã Bình
Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết
khoảng 90km, mặc dù đã được đưa vào khai thác nhưng biển nơi đây vẫn giữ
nguyên nét hoang sơ. Ảnh: Dzung Le Viet
|
|
Hình dạng và màu sắc độc đáo của đá nơi đây trở thành một điểm thu hút
du khách vì không chỉ đơn thuần một màu đen hay xám mà có nhiều màu sắc
khác nhau, như: nâu, vàng, tím, xanh lam, trắng…với những đường vân rất
đẹp. Dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu
lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất. Ảnh: Dzung Le Viet
|
|
Bức ảnh như được chụp ở các vùng cao nguyên Tây Tạng, đẹp ngỡ ngàng và khá lạ lẫm. Ảnh: Đinh Bảo Lê |
Phóng to |
Những hình ảnh chăn cừu đậm chất du mục ở một trang trại cừu tại Phan Rang. Phan Rang là vùng đất chăn cừu có lịch sử trăm năm và cũng là vùng đất hình thành giống cừu duy nhất ở Việt Nam. Ảnh: Dân Việt |
|
Nằm ở phía Nam của vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang chừng 35 km, bãi Hang Rái giống như “một nàng công chúa đang ngủ yên” giữa các địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Ninh Thuận đang chờ người đến “đánh thức”. Bãi Hang Rái không chỉ có địa thế núi chắn sóng, chất chồng lên nhau tạo nên những hang động đẹp mắt mà còn là khu vực sinh sống của loài rái cá. Ảnh: Aka |
Hang Rái thực sự là địa điểm dành cho những người đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh. Ảnh: Aka 6. Đà Lạt
|
Ví-Giặm xứ Nghệ được UNESCO vinh danh
Trọng Thành/RFI
Tối 27/11/2014, trong cuộc họp tại Paris, Pháp, Ủy ban UNESCO đã chính
thức công nhận dân ca Ví – Giặm xứ Nghệ là “di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại”, cùng với 34 di sản khác của thế giới. Trong bối cảnh các
hoạt động kinh tế nông nghiệp truyền thống - môi trường làm nên sức
sống của Ví-Giặm cổ truyền -, ngày càng mai một, nếu không muốn nói là
gần như biến mất ở nhiều nơi, hai loại hình dân ca xứ Nghệ đã tìm thấy
đất sống trong các sinh hoạt cộng đồng mới.
Ví-Giặm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được vinh
danh, tiếp theo Đờn ca tài tử, Tục thờ Hùng vương Phú Thọ, Hát Xoan Phú
Thọ, Hội Gióng Hà Nội, Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung
đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên.
Ví-Giặm là hai lối hát dân dã không nhạc đệm được các cộng đồng dân cư ở
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo và truyền thụ trong các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt truyền thống. Tên gọi của các làn điệu Ví-Giặm cổ
truyền gắn với các hoạt động như : ví phường vải, phường võng, phường
nón, phường củi, ví trèo non, ví đò đưa, ví ghẹo, ví mục đồng, giặm ru,
giặm kể, giặm xẩm... Hai lối hát nói trên tuy có một số đặc điểm khác
nhau, nhưng do từ một số thập niên gần đây thường xuyên được hát đan xen
với nhau, nên cũng thường được ghép chung với tên gọi dân ca Ví-Giặm
hay Ví-Dặm.
Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế nông nghiệp truyền thống ngày càng
mai một, môi trường làm nên sức sống của Ví-Giặm cổ truyền, với các thể
thức và quy cách, trước đây bị thu hẹp hết sức rõ rệt, nếu không muốn
nói là gần như biến mất, hai loại hình dân ca xứ Nghệ đã tìm thấy đất
sống trong các sinh hoạt cộng đồng mới, đặc biệt là các câu lạc bộ, các
nhóm nghiệp dư, không nhiều thì ít thường được chính quyền khuyến khích.
Giống như đa số các loại hình dân ca cổ truyền, trừ ca trù trong một
thời gian dài, Ví-Giặm được chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này khuyến khích phát triển, các làn điệu
dân ca Ví-Giặm được giới nghệ sĩ khai thác để phát triển nhiều sáng tác
âm nhạc mới mang hơi thở dân ca, chinh phục được trái tim của đông đảo
công chúng, trước hết là người dân xứ Nghệ.
Lời ca Ví-Giặm nhìn chung thường dễ hiểu, các làn điệu thường đơn giản,
được đông đảo người dân thuộc các lứa tuổi thưởng thức và ứng tác. Khác
với Ví-Giặm cổ truyền, ngày càng có nhiều người hát dân ca với sự hỗ trợ
của nhạc đệm truyền thống hay hiện đại. Ví-Giặm dưới hai hình thức, cổ
truyền và cải biên, được thực hành tại 75 nhóm dân ca, với khoảng 1.500
thành viên, trong đó có hơn 800 nghệ nhân, theo một cuộc điều tra vào
năm 2012. Tuy nhiên, số người ít nhiều có hát Ví-Giặm ắt hẳn nhiều hơn
con số chính thức nói trên.
Nhân dịp Ví-Giặm xứ Nghệ được UNESCO vinh danh, nhận lời mời của Tạp chí
Xã hội của RFI, Giáo sư Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải (Paris), cùng
Nhạc sĩ Thanh Lưu và Nghệ nhân Phan Thế Phiệt (Nghệ An) có đôi lời chia
sẻ với quý vị thính giả về những cảm nghĩ riêng trước sự kiện này, cũng
như một số hiểu biết căn bản về các di sản văn hóa của một vùng đất có
một vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam và văn hóa Việt Nam.
Trước hết mới quý vị nghe chia sẻ của Giáo sư Trần Quang Hải, người từng tham gia hỗ trợ hồ sơ Ví-Giặm xứ Nghệ trình UNESCO.
“Tôi có dịp đi về Việt Nam hai năm liên tiếp, tham gia vào chuẩn bị
hồ sơ của hát ví dặm Nghệ Tĩnh. Tôi thấy rằng, có sự chuẩn bị rất chu
đáo. Có sự đóng góp của tất cả những câu lạc bộ của hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh. Đồng thời Gs Nguyễn Chí Bền dầy công thu góp tất cả những tài
liệu lại và làm đúng theo tôn chỉ của UNESCO. Thành ra họ thấy rằng sức
sống của hát Ví-Giặm đã được hồi sinh và hy vọng rằng trong tương lai sẽ
được tiếp nối và sẽ được quảng bá rộng rãi hơn.”
Ví là gì ? Giặm là gì ?
Nhạc sĩ Thanh Lưu, nguyên Trưởng đoàn Dân ca Nghệ An, người dầy công sưu tầm dân ca xứ Nghệ và được coi là một “người đặt nền móng cho kịch hát dân ca xứ Nghệ” nhận xét về tính phổ cập của Ví-Giặm (so sánh Ví-Giặm với Quan họ Bắc Ninh của ông có thể gây bàn thảo - ndr).
“Ví-Giặm nó có tính phổ cập. Như Quan họ chẳng hạn chỉ có 49 làng
Quan họ, và trong những làng ấy, chỉ có một số liền anh, liền chị hát.
Và người ta cũng chủ yếu hát ở Hội Lim thôi. Còn Ví-Giặm là hát ở tất cả
mọi không gian, mọi thời gian, và già trẻ, trai gái ai cũng có thể hát
được. Cái nữa là ta thấy Ví-Giặm có tính biểu cảm đa dùng, tức là một
điều Ví-Giặm chẳng hạn chuyển tải được rất nhiều sắc thái tình cảm. Đề
cập tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống”.
Từ thời các nhà nho đến dân ca “câu lạc bộ”
Ví-Giặm là sản phẩm của một vùng đất nơi sinh ra nhiều danh nhân thời
văn minh Nho giáo. Theo cố Giáo sư Ninh Viết Giao (xem bài "Về ba loại hình dân ca Hò, Ví, Giặm"),
người đã dành cả cuộc đời để sưu tầm dân ca xứ Nghệ, trong đó đặc biệt
phải kể đến hát ví phường vải, được coi là một đỉnh cao của dân ca Ví
một thời. Theo ông, thi hào Nguyễn Du, nhà thơ Nguyễn Huy Tự, ông hoàng
ca trù Nguyễn Công Trứ, chí sĩ Phan Bội Châu đã từng “tắm gội” trong nền dân ca quê nhà. “Phải nói hát ví, hát giặm có giá trị như thế nào mời hấp dẫn, mới lôi cuốn các danh sĩ, chí sĩ, nho sĩ tham gia” để rồi “thầm lặng giúp đỡ họ” “sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ”.
Dòng sông lịch sử không ngừng chuyển động. Ví-Giặm ngày nay có còn giữ
được như xưa ? Nhạc sĩ Thanh Lưu kể lại trải nghiệm của ông về những
việc đã làm để chuyển giao Ví-Giặm cho thế hệ trẻ :
“Trong cuộc hát phường vải, có người ‘bẻ’, có người hỏi, có người
đáp, và trong đó có thể có những nhà nho có tên tuổi. Những trí giả này
đặt ra những câu đối, câu đáp mang tính rất thâm thúy, làm cho tính bác
học trong Ví-Giặm cũng rất sâu sắc. Bây giờ thì khác, môi trường không
như ngày xưa nữa. Bây giờ có ai đi quay xa, dệt vải, ai đi tuốt lúa, bây
giờ máy móc cả rồi. Mà chúng tôi muốn làm thế nào để bảo tồn cái đó,
thì một mặt mình phải đi sưu tập ở các làng quê, rồi các cụ nghệ nhân
hát cho mình ghi lại, phục chế lại những cảnh đó thôi, chứ còn những
cảnh tự nhiên như ngày xưa bây giờ là không có. Nhưng còn một hình thức
khác, đó là các câu lạc bộ phường xã, câu lạc bộ hát dân ca, người ta sử
dụng những bài bản cũ. Mặt khác nữa, để phản ánh được hiện thực mới,
thì người ta lại lấy cái làn điệu cũ, biên soạn nội dung mới vào, để
phản ánh cuộc sống đương đại. Cái hình thức câu lạc bộ không chỉ hát
trong thôn xóm, mà cứ định kỳ như thế, có các cuộc liên hoan cấp cơ sở,
từ phường xã cho đến cấp tỉnh. Như thế, các câu lạc bộ ở các phường xã
cũng đua nhau tham gia các hội diễn, các cuộc liên hoan ấy…. Rồi ở trong
trường học chúng tôi cũng phổ cập cho học sinh phổ thông, tập huấn cho
tất cả các giáo viên phổ thông trong toàn tỉnh. Song đó rồi, các nhà
giáo lại phổ biến cho học sinh của mình trong toàn tỉnh, rồi định kỳ tổ
chức cuộc thi cho toàn trường…. Rồi chúng tôi dạy trên sóng phát thanh
truyền hình. Rồi còn có việc in các tập nhạc dân ca, in các băng đĩa để
trao truyền. Đấy là tôi không nói chuyện sâu khấu hóa. Sân khấu hóa là một chuyện khác”.
Ví là ngâm vịnh, ví von, nhưng đồng thời trong các sinh hoạt cổ truyền
Ví cũng là lối hát dân ca hướng đến sự giao hòa : Ví là Với, bên nam hát
cùng bên nữ. Hát Ví còn có nghĩa là hát Vói, một bên ở đường, ngoài ngõ
“hát vói” vào sân, người ở ruộng này “hát vói” sang ruộng kia, người đi đường “hát vói”
với người dưới ruộng… Vói là dùng lời hát để giao tiếp trong một
không gian rộng. Giáo sư Trần Quang Hải quan sát thấy một hiện tượng
mới trong thực hành hát Ví-Giặm hiện nay :
Ví-Giặm cũng thể hiện được những kịch tính ghê gớm
Về phần mình, Nghệ nhân Phan Thế Phiệt nhấn mạnh đến sự thu hẹp của
không gian dân ca cổ truyền, đổi lại là ảnh hưởng gia tăng của dân ca
sân khấu hóa :
“Cái không gian Ví-Giặm giao lưu bây giờ có thu hẹp lại. Và bây giờ
rầm rộ hơn cả là biểu diễn. Biểu diễn sân khấu làng nào thôn nào cũng
có. Nó cũng là một cách đưa đời sống vào dân ca Ví-Giặm…. Theo tôi nghĩ
đó cũng là thích hợp, chứ không thể giữ nguyên xi được như hồi trước
được đâu.
Trước kia, hát là trao đổi nghề nghiệp tâm tình thế thôi. Nhưng bây
giờ, dân ca Nghệ An được lên sân khấu, nó có sức truyền tải, nó (trở
thành) có sức chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong xã hội, ví dụ như những
'tệ nạn xã hội', như nghiện hút, tham ô, lợi dụng chức quyền, cuộc đấu
tranh nẩy lửa giữa cái thiện, cái ác. Dân ca Nghệ Tĩnh vẫn có được những
làn điệu, sử dụng được để thể hiện những cung bậc tình cảm như thế. Ví
dụ thì có nhiều, như vở 'Cô gái sông Lam' (tác phẩm chèo do Nguyễn Trung
Phong sáng tác, được chuyển thể sang Ví-Giặm). Nó là vở diễn sân khấu
dài hơi, rất phức tạp, kịch tính ghê gớm, nhưng sang dân ca Nghệ Tĩnh
vẫn có sức thể hiện được một cuộc đấu tranh giữa cường quyền áp bức,
giữa đế quốc, phong kiến, và hoạt động cách mạng rất cam go. Thế mà vẫn
truyền tải được”.
RFI : Thưa ông, đấy là chuyện của thời cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Còn về những nội dung mà ông nói nhưng gần đây hơn thì có không ?
"Gần đây thì rất nhiều… Các tệ nạn ma túy, mãi dâm nó đều thể hiện
được cả. Rồi cuộc đấu tranh trong bà con thôn xóm để đi lên xây dựng
'Nông thôn mới'. Cuộc đấu tranh ngay từ trong gia đình, trong cộng đồng.
Xây dựng Nông thôn mới có việc hiến đất cũng rất là cam go…. là xương
máu của bà con từ bao đời để lại, bây giờ lại hiến đất cho xã, để mở
đường cho rộng, cho làng xóm khang trang. Đó cũng là cuộc đấu tranh rất
là nan giải đối với người nông dân. Dân ca Nghệ Tĩnh vẫn cứ lên sân
khấu, có rất nhiều vở lên sâu khấu. Gia đình có vở 'Gian nan một lời
hứa', về chống ma túy có 'Khoảnh khắc của một đời', rồi lên án chất độc
da cam, có vở 'Nhân chứng sống'…"
« Giận mà thương » : khi sáng tác hóa thành di sản
“Một số những nhạc sĩ trong một thời gian nào đó đã đi vào nghiên cứu
và thấy có những làn điệu. Thí dụ như có bài nổi tiếng bây giờ ai cũng
hát. ‘Giận mà thương’’ trở thành làn điệu được hát nhiều. Ngoài ra những
lời mới dựa trên cái làn điệu đó được phổ biến khắp nơi rồi. Tôi đã
nghe được gần như mười mấy bài tương tự. Nghe lên, mình có thể biết
được, định rõ được đó là giai điệu ấy...”
Vừa rồi là nhận xét của Giáo sư Trần Quang Hải về làn điệu « Giận mà thương
», một trong những làn điệu phổ biến nhất của dân ca Ví-Giặm, không chỉ
trong xứ Nghệ, mà trên toàn quốc. Trong thời gian gần đây, ngày càng
phổ biến các thông tin về làn điệu vốn được coi là dân ca cổ truyền,
thực ra do một nhà biên kịch, ông Nguyễn Trung Phong sáng tác – trên cơ
sở cải biên các làn điệu Ví và Giặm cổ truyền -, trong vở kịch dân ca
mang tên « Khi ban đội đi vắng » (năm 1967). « Giận mà thương » hay « Ví giận thương » sau này còn được nhiều nghệ sĩ lấy cảm hứng để sáng tác các ca khúc, như Đỗ Nhuận với bài « Trồng cây lại nhớ đến Người », sau khi lãnh đạo Việt Nam, ông Hồ Chí Minh qua đời, hay Đỗ Quý Doãn/ Trần Hoàn với bài « Giữa Mạc tư khoa nghe câu hò xứ Nghệ » (năm 1981).
Hai mặt của sự tôn vinh
Trong hơn nửa thế kỷ qua, dân ca Ví-Giặm Nghệ Tĩnh đã biến đổi rất
nhiều. Có nhà nghiên cứu ghi nhận hai thay đổi rất lớn của hát Ví-Giặm,
từ lối hát trao duyên trong các phường nghề chuyển sang lối hát chơi của
các nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian, rồi tiến đến sự hình thành của một sân
khấu hay kịch dân ca Ví-Giặm (xin tham khảo bài nghiên cứu “Những bước chuyển đổi trong dân ca Ví-Dặm”
của nhạc sĩ Đặng Hoành Loan). Trong bài viết trên, nhạc sĩ Đặng Hoành
Loan cảnh báo việc đẩy tính kịch trong sân khấu Ví-Dặm lên khiến "điệu hát Ví-Dặm sân khấu không còn giữ tính hồn nhiên trong ca hát, phóng khoáng trong lối chơi của dân ca Ví-Dặm".
Tác động của sân khấu Ví-Giặm, cũng như các hình thức sinh hoạt Ví-Giặm
mang tính Nhà nước - hoặc ít, hoặc nhiều - đến các sinh hoạt dân ca
Ví-Giặm được lưu truyền trong cộng đồng như thế nào hiện là một thực tế
còn ít được chú ý. Hiện tượng “Giận mà thương”, thường được xem
như làn điệu cổ, nhưng thực ra là làn điệu cải biên (được đánh giá là
rất thành công), mà gần đây được nói đến nhiều, chỉ là bề nổi của một
hiện thực vô cùng phong phú.
Không ít người lo ngại, cũng như trong nhiều lĩnh vực văn hóa, tín
ngưỡng khác tại Việt Nam, phong trào tôn vinh di sản dường như mang tính
hai mặt. Một mặt, nó cho phép nâng niu trân trọng hơn đối với những gì
có giá trị đích thực, nhưng mặt khác, nó cũng có thể dung dưỡng cho sự
áp đặt một cách nhìn duy nhất đối với quá khứ, một xu hướng Nhà nước hóa văn nghệ, về lâu dài làm thui chột những sáng tạo đích thực.
Tạp chí Xã hội của RFI xin chân thành cảm ơn Giáo sư Trần Quang Hải, Nhạc sĩ Thanh Lưu và Nghệ nhân Phan Thế Phiệt.
Dân ca VN.. "Ví Dặm" được Unesco công nhận là di sản văn hóa...
Cơ quan văn hóa LHQ Unesco công nhận điệu dân ca VN.... "Ví-Dặm" là di sản văn hóa.....Xin mời nghe một bài ví dặm và bài viết về thể lọai dân ca ví dặm...
https://www.youtube.com/watch?v=FemLo0kcSRU
Về ba loại hình dân ca Hò, Ví, Giặm
A. PHÁC QUA VÀI NÉT VỀ BA LOẠI HÌNH DÂN CA HÒ, VÍ, GIẶM
I. Hát ví
1. Hát ví là gì?
Nhiều người cho rằng Ví là ví von, như câu:
Em như hoa nở trên cành,
Anh như con bướm lượn vành khát khao.
Lại có người cho rằng Ví là với, bên nam hát với bên nữ. Nhiều người lại cho rằng hát ví là hát vói, bên nam đứng ngoài ngõ ngoài đường "hát vói" vào sân, vào nhà với các cô gái đang kéo vải, hoặc đám con gái đang cấy lúa ở đỗi ruộng này "hát vói" sang đỗi ruộng bên cạnh với đám con trai đang nhổ mạ. Ý kiến thứ ba này cần chú ý hơn.
2. Hát ví ở xứ Nghệ.
Các loại hình và sự ra đời.
Cũng như các địa phương khác, hát ví ở xứ Nghệ cũng là lối hát giao
duyên giữa trai và gái. Ở xứ Nghệ này nói hát ví là hát chung. Loại hình
lao động nào cũng có hát ví. Người chèo thuyền trên sông nước có ví đò
đưa, ví trên sông; người đan lát rổ rá có ví phường đan, người đi củi có
ví phường củi, người kéo vải có ví phường vải,... Cứ theo các loại hình
lao động chúng ta còn thấy có hát ví phường vàng, hát ví phường nón,
hát ví phường cấy, hát ví phường gặt, hát phường chắp gai đan lưới,...
Như vậy ngay cái tên của nó, cũng đã gắn với nhiều nghề nghiệp với lao
động rồi. Trong các loại hình hát ví nói trên, hát ví phường vải nổi
trội hơn cả.
Như vậy nguồn gốc của hát ví là do lao động, do nhu cầu sinh hoạt về mặt tinh thần của nhân dân trong lúc lao động. Nhân dân lao động xứ Nghệ đã sáng tạo ra hát ví. Nó là một phương tiện sinh hoạt văn nghệ tự túc của nhân dân. Có lẽ nó ra đời đã lâu lắm rồi, nhưng năm tháng nào thì chưa rõ, ít nhất cũng vào đầu thế kỉ XVIII.
3. Các đặc điểm của hát ví
Hát ví xứ Nghệ có các đặc điểm sau:
3.1. Không kể thời gian:Không như hát quan họ ở Bắc Ninh, hát xoan ở Phú
Thọ, hát cửa đình ở một số nơi khác, quanh năm trên đất Nghệ, lúc nào
cũng có tiếng hát ví, không hát ví đò đưa, ví phường vải thì có ví
phường củi, ví phường măng, ví phường bện võng,...
3.2. Hát ví xứ Nghệ, nhất là ví phường vải có quy cách hẳn hoi
Quy cách hát ví thể hiện ở một thủ tục nhất định - thủ tục một cuộc hát
thường có ba chặng. Chặng một có hát dạo, hát chào, hát mừng và hát
hỏi. Chặng hai là hát đố hoặc hát đối. Chặng ba gồm hát mời, hát xe kết
và hát tiễn. Thủ tục trên mang tính lịch sự của một cuộc hát. Phải qua
một quá trình phát triển như thế nào mới hình thành được một thủ tục như
vậy.
- Không những có thủ tục mà còn có quy cách. Con trai mới đến hát phải
đứng ngoài đường ngoài ngõ. Vượt được cái chặng hát dạo, hát chào, hát
mừng, hát hỏi mời là bước đầu. Phải qua được cái cầu hát đố, nhất là hát
đối mới được mời vào nhà. Mời vào nhà rồi còn phải đối đáp những câu
hát mời uống nước, mời ăn trầu, mời hút thuốc, mới đến cái bước hát xe
kết.
- Ngoài ra còn cách hát. Ví như hát ví phường vải, trước khi hát một
câu, bên nam gọi bên nữ: "ơ này, chị em phường vải ơi!". Bên nữ đáp "ơ
này, thưa chi!" rồi bên nam mới hát. Hát hay, bên nữ khen: "Hay, ơ rằng
hay" hoặc "Hay, hỡi rằng cân", Còn hát không hay, câu văn lủng củng các
cô nói "Hay, răng chưa cân", "Ơ rằng chưa xinh". Bên nữ trước khi hát
câu nào cũng phải gọi bên nam: "Ơ, người đi nhởi ơi!". Đó là lúc đầu.
Còn khi đã đằm thắm gắn bó với nhau thì phải gọi "ơ là bạn, người ơi!",
hoặc "ơ, là bạn tình ơi!", ...
3.3. Có nhà nho tham gia
Không phải hát ví nào nhà nho cũng tham gia. Các nhà nho thường tham gia
ví phường vải, ví phường nón, ví phường vàng,... tham gia hát ví đa số
là các nhà nho bình dân, xuất thân từ quần chúng lao động, những cũng
không ít các danh sĩ như Nguyễn Du, các nhà khoa bảng như Đinh Viết
Thận, các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu,... Tham gia hát ví, họ
thường làm "thầy bày", "thầy gà" cho bên nam hoặc bên nữ. Một số người
cũng trực tiếp cất giọng. Có nho sĩ tham gia, nên bao giai thoại về hát
ví có liên quan đến họ còn truyền lại mãi ngày nay.
3.4. Ca từ hát ví
Hầu hết được sáng tác theo thể lục bát, một số câu theo thể song thất
lục bát hay còn gọi là lục bát biến thể. Vì đã trải qua một thời gian
dài, lại có nhà nho tham gia, nên ca từ hát ví nhất là hát ví phường
vải, nhiều câu hát ví khá chải chuốt, khá điêu luyện. Nhiều câu hay đến
mức kinh điển, ví như các câu:
Sự đời nước mắt soi gương
Càng yêu mến lắm, càng thương nhớ nhiều
Thấy anh như thấy mặt trời,
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
3.5. Làn điệu hát ví
Giọng hát ví cất lên nghe trầm trầm, tha thiết, lắng sâu vào lòng người,
nghe như có gì nấc nghẹ trong lòng, đè nặng lên tâm tư, quấn quýt vấn
vương bên mình, đứng gần nghe như nhắn nhủ, như nỉ non tâm sự, đứng xa
nghe man mác, bâng khuâng, tưởng như người hát, hát cho người khác nghe
thì ít mà hát để bộc lộ nỗi lòng của mình thì nhiều. Suốt đêm bà con chỉ
hát một làn điệu. Có thay đổi chăng là giọng thấp, giọng cao, giọng dí
dỏm hài hước, giọng giận hờn, trách móc, giọng da diết yêu thương,...
cho phù hợp với nội dung câu hát và tâm trạng của mình, với môi trường
hoàn cảnh xung quanh, với thời gian ngày đêm, không gian núi đồi, sông
nước, làng mạc, ruộng đồng hay chỉ trong một cái sân nhỏ, một căn nhà
tranh,... phù hợp với công việc đang làm, chứ làn điệu trước sau chỉ là
một. Là một song biến hóa vô cùng về âm sắc nên một số nhạc sĩ cho rằng
làn điệu hát ví "rất phong phú" hay "khá phong phú".
3.6. Không gian văn hóa của hát ví
Như vừa nói trên, người Nghệ hát ví mọi nơi, mọi môi trường, mọi không gian. Riêng hát ví phường vải thì:
a) Không gian văn hóa của nó:
Lúc đầu, trong nhà - ngoài ngõ; về sau trong nhà hoặc trong một mảnh sân của một nhà nào đó.
b) Thời gian văn hóa:
Thường từ chập tối đến nửa đêm.
c) Công cụ sinh hoạt:
Bên nữ: Xa quay kéo vải, gắn liền với lao động;
Bên nam: Không làm gì, chỉ đứng hát, hay ngồi hát.
d) Con người (cả hai bên):
- Người cất giọng hát;
- Người đỡ giọng (có thể là một, hai hay ba người);
- Thầy bày, hay còn gọi là thầy gà;
- Thính giả tự nguyện.
đ) Nội dung sinh hoạt:
Hát giao duyên, trong đó có:
- Hát qua - Hát lại (theo ý, theo lời);
- Hát hỏi - Hát đáp;
- Hát đố - Hát giảng;
- Hát đối - Hát chọi;
- Hát xe kết, kể cả hát tiễn (cũng hát qua hát lại).
e) Thủ tục cuộc hát:
Bảy bước - ba chặng như đã nói trên.
Với đặc điểm này và năm đặc điểm trên, ở xứ Nghệ khi trai gái hát ví giao duyên với nhau thì rõ ràng nó mang tính chất nguyên hợp của Folkore.
II. Hát giặm
1. Hát giặm là gì?
Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp
bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn
trong một bài hát giặm, tức là trong một bài hát có nhiều đoạn nhiều
khúc. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như giắm lúa,
điền nan (trong một cái rổ). Ý kiến này căn cứ những câu láy lại trong
một bài hát giặm. Thực ra những ý kiến trên chưa thuyết phục hoàn toàn
đối với những người muốn tìm hiểu về hát giặm.
Thật ra, theo tôi nó là tiếng vang lại của giọng nói nơi núi rừng. Nhất
là khi chúng ta đi vào những khu núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp
cheo leo. Khi nói một câu chúng ta thường nghe lại những tiếng của chính
mình. Câu láy lại trong một đoạn hay một khúc có thể là tiếng vọng đó
của con người thời xa xưa. Ý kiến trên của tôi mới có tính chất tương
đối mà thôi, nhưng đã được một số người cho là có tính chất khám phá.
2. Các đặc điểm của hát giặm
2.1. Hát giặm xứ Nghệ có hai hình thức:
- Hát giặm nam nữ.
- Hát giặm vè (tức vè sáng tác theo thể hát giặm)
Ở đây xin chỉ nói về hát giặm nam nữ. Cũng như hát ví, người xứ Nghệ hát
giặm quanh năm, không kể mùa xuân hay mùa hạ, nam nữ gặp nhau hễ có dịp
cùng nhau lao động, tổ chức thành phường hát đơn giản là có thể ca hát
giặm nam nữ. Nó khác hát ví ở chỗ, hát ví thịnh hành khắp xứ Nghệ, còn
hát giặm chỉ thịnh hành ở phía Nam Hà Tĩnh, cụ thể là các huyện Kỳ Anh,
Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ,...
2.2. Thủ tục hát giặm: Hát giặm xứ Nghệ cũng có thủ tục như hát ví, song
không chặt chẽ như hát ví, nó có ba bước cơ bản là hát dạo, hát đố và
hát xe kết. Trong bước hát dạo, có khi hát chào, hát mừng, hát hỏi thay
cho hát dạo. Còn hát đối hầu như vắng bóng, có chăng chỉ là thưa thớt.
Đã thế qui cách hát cũng đơn giản.
2.3. Vai trò nhà nho: Ít có hoặc không có nhà nho tham gia hát giặm. Nhà
nho tham gia hát giặm là những người thích hát, biết hát giặm, tự hát
được những bài hát giặm. Còn làm thầy bày, thầy gà thì khó lắm. Vì hát
giặm nam nữ, có bài ba bốn chục câu, thậm chí có bài năm sáu chục câu
mà người hát phải hát liền một mạch thì bày hoặc gà thế nào được.
2.4. Về ca từ: Nếu như hát ví hầu hết là những câu lục bát và lục bát
biến thể thì ca từ hát giặm hầu hết là những câu năm chữ hoặc bốn chữ.
Trong một khổ hay một đoạn của bài hát giặm thường bốn hay năm câu. Thí
dụ một đoạn:
Canh khuya nghe tiếng trống
Nhớ bạn cũ ghe tằng
Chung buồng hương mới thoả
Hợp một nhà mới thoả
(Trông cho liễu gặp đào)
Như vậy câu đầu là trắc, câu cuối và câu láy là trắc. Hai câu giữa là bằng. Hai câu giữa này có khi mở rộng lên chín, mười câu hoặc nhiều chục câu.
Về ca từ chúng ta chú ý:
a. Câu láy
Không phải khổ hay đoạn vè nào trong một bài vè hát giặm cũng có câu láy
lại. Ý nghĩa chính của câu láy lại là để nhấn mạnh cái ý của đoạn hay
khổ vừa nói. Nhưng chúng tôi cho rằng, đó là tiếng vang vọng (écho) của
núi rừng. Điều này cắt nghĩa, hát giặm xứ Nghệ ra đời từ xa xưa, khi con
người còn sống ở nơi núi rừng có nhiều vách đá cheo leo, như đã nói
trên.
b. Câu mở đầu và câu kết thúc
Nhiều bài hát giặm mở đầu bằng câu lục bát rồi mới tiếp theo là những câu 5 chữ hoặc 4 chữ. Thí dụ như bài "Nghe tiếng tài hát giặm"
Cây cỏ lá đề,
Nghe tiếng tài hát giặm
Bạn mới về tới đây,
Ngồi ghế trúc, ghế mây,
Ngồi ghế tàu chạm lộng.
Kết thúc cũng thế, có bài câu cuối cũng vẫn 5 chữ, có bài câu cuối cùng sáu, bảy, tám chữ, có bài là câu lục bát.
2.5. Làn điệu hát giặm
Thường có hai làn điệu là: hát ngâm và hát nói: Hát nói là cơ bản, phần chủ yếu của âm nhạc hát giặm. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cảm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:
Dại nhất là thổi tù và,
Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.
Mặc dù nó vẫn có vần, có âm, có tiết. Nó là một loại dân ca ở trình độ
còn thô sơ, chưa đến mức độ điêu luyện, uyển chuyển, phản ánh cuộc sống
phong phú, nhiều màu sắc của con người ở nơi đồng bằng trù mật, đô hội
như hát ví. Cách hát của hát giặm thường chỉ ngân mà không rung, nét
mặt, khuôn miệng khi hát không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm, nên
phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: "Hát giặm đồng đội, mặt to như cái nồi,
còn ngồi hát giặm". Do đó, phải có hát ngâm.
Tuy là thứ yếu nhưng nó làm bài hát giặm đỡ khô khan, đỡ nhàm chán. Hát
ngâm thường là câu lục bát và khi cắt giọng cũng gần như hát ví.
Đổng Chi cho rằng hát giặm "phản ánh tính chất một thứ lao động nào đó
tương đối nhọc mệt, đều đều như đi đường, leo núi, giã gạo, v.v... hoặc
phải chăng nó chịu ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ,
đơn điệu ở chỗ núi rừng". Điều này Giáo sư đã thống nhất với chúng tôi
qua phần ý nghĩa của câu láy lại đã nói trên.
2.6. Về không gian văn hóa và thời gian văn hóa của hát giặm
Cũng tương tự như hát ví, khác chăng là không có thầy bày, thầy gà;
không có hát đối - hát chọi, và thủ tục cuộc hát không chặt chẽ như hát
ví, nói tóm lại là đơn giản hơn nhiều, câu văn mộc mạc hơn nhiều.
Trên đây là khái quát những nét cơ bản về hát ví và hát giặm xứ Nghệ.
III. HÒ
1. Hò là gì?
Hò là hô lên trong lúc làm một công việc gì đó nặng nhọc như kéo gỗ, kéo đá, đẩy xe bò lên dốc, gánh nặng đi đường xa, v.v...
Chức năng chủ yếu của hò là phục vụ công việc lao động, trợ ứng cho lao
động. Lúc lao động nặng nhọc, người ta rất cần nhịp điệu và tiết tấu
mang tính tập thể, tính cộng đồng để công việc được nhẹ nhàng hơn, đỡ
sức cơ bắp hơn. Do đó mà cần phải có hò.
2. Hò ra đời từ bao giờ?
Các nhà nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian đều cho rằng: "Hò là những
bài ca lao động, trợ ứng cho lao động, ra đời từ thời kỳ phát triển rất
sớm của nhân loại và đóng vài trò quyết định trong việc xuất hiện của
sáng tác thơ ca" (K.Biukhơ). Những bài ca lao động như hò được sản sinh
ra một cách trực tiếp từ quá trình lao động, gắn liền với nhịp điệu lao
động và cảm hứng lao động. Trong lao động, nhịp điệu rất quan trọng.
Nhịp điệu là đặc trưng của động tác lao động.
3. Các loại hò ở xứ Nghệ
Có thể kể:
- Hó kéo gỗ, kéo đá.
- Hò leo núi.
- Hò bơi thuyền.
- Hò khoan đi đường.
- Hò kéo lưới.
- Hò ra khơi, còn gọi là hò ruốc tôm canh.
- Hò nện đất hay còn gọi là hò đầm đất.
- v.v...
4. Cách thức hò
Có 2 phần:
- Phần "Kể" hay "Xướng". Phần này thường là một câu ca do một người xướng lên, hát lên.
- Phần "dô" là một tiếng hoặc một câu ngắn do tập thể những người cùng lao động hưởng ứng mà "hò lên", như "hự", "dô ta", "hò khoan", "ấy mời hò khoan", v.v...
5. Lời ca của hò
Như vừa nói trên thường là câu lục bát hay những câu 4 chữ, 5 chữ. Nội
dung những câu này thường thích hợp với loại hình lao động, hoàn cảnh
lao động. Nhưng Biukhơ trong cuốn "Lao động và nhịp điệu" khi phân tích
những bài ca lao động thường chú trọng vào ý nghĩa thuần túy sinh lý của
nhịp điệu tức là những câu hát. Ông cho rằng, chính những câu như vậy
mới gây cảm hứng lao động, tăng sức mạnh cho cơ bắp. Dân ta kéo gỗ
thường hò câu:
Kéo gỗ thì phải có đà,
Đàn ông dập xuống, đàn bà ưỡn lên.
Chính qua lời ca của hò mà phát sinh thêm chức năng của hò, của những
bài ca lao động như chức năng tố cáo, chức năng đấu tranh. Ví như câu:
Có ông bang tá xã ta,
Thấy dân kéo gỗ đi qua nghe hò.
Hò rằng bang mủng bang mo,
Thấy cô vú dảnh, bang mò ăn đêm.
Chẳng thế mà hò có câu:
Thiên lý quan san, vạn lý quan san,
Câu hò "khoản ấy" gỗ băng ngàn gỗ đi.
Và ở xứ Nghệ ở đâu có hò kéo đá, kéo gỗ thì người đi xem rất đông. Họ đi xem để nghe câu hò "khoản ấy", rất nhiều câu đụng đến ông nọ bà kia trong làng xã.
Về hò tôi xin dừng lại ở đây.
B. GIÁ TRỊ CỦA DÂN CA HÒ, VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ
1. Dân ca ví, giặm và hò: Đặc biệt ví, giặm là một tài sản văn hoá phi
vật thể cổ truyền, lâu đời; một thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ. Nó do nhân
dân xứ Nghệ sáng tạo ra. Nó là dân ca lao động, dân ca nghề nghiệp, dân
ca trữ tình. Nhân dân Xứ Nghệ đã luôn sử dụng, phổ biến, lưu truyền và
phát huy rộng rãi trong toàn vùng xứ Nghệ. Nó mang âm hưởng và sắc thái
rõ ràng của xứ Nghệ. Khi làn điệu hát ví, hát giặm được cất lên thì
không chỉ người xứ Nghệ mà người các địa phương khác trong toàn quốc đều
biết ngay đó là của nhân dân xứ Nghệ. Ta có thể khẳng định: Bản quyền
sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và phát huy dân ca ví, giặm là nhân dân xứ
Nghệ trong trường kì lịch sử. Đó là niềm tự hào của nhân dân xứ Nghệ.
Điều đó là một chân lí, không cần tranh cãi.
2. Nhân dân xứ Nghệ trong quá khứ cũng như hiện tại đã nắm chắc lấy nó,
coi nó là một phương tiện văn nghệ tự túc, để vui chơi giải trí, một tài
sản tinh thần vô giá để thể hiện các quan niệm về cuộc sống về đấu
tranh, chống các thế lực hắc ám; về thể hiện các mối quan hệ xã hội,
quan hệ với tự nhiên; thể hiện ý chí, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm,
nhất là hạnh phúc lứa đôi của mình,vv...
3. Dân ca ví, giặm xứ Nghệ như đã nói trên là phương tiện sinh hoạt văn
nghệ tự túc của nhân dân lao động xứ Nghệ, nhưng bao danh sĩ, chí sĩ yêu
nước, bao nhà khoa bảng có tên tuổi, bao trí thức bình dân trên đất
Hồng Lam này, đã từng thức thâu đêm, tham gia hát ví, hát giặm với quần
chúng lao động.
Có thể kể: đại thi hào Nguyễn Du, tiến sĩ Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Quýnh, danh sĩ Nguyễn Huy Hổ, ông hoàng tài ba trong làng ca trù Nguyễn Công Trứ, nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu, chí sĩ Vương Thúc Quý. Tắm gội với sinh hoạt văn nghệ quần chúng, họ đã làm sang trọng hai loại dân ca ví, giặm của quê hương, nhưng lại hấp thu được hương phấn của hai loại dân ca đó, nói cách khác là hai loại dân ca đó đã thầm lặng giúp đỡ họ và nhiều tác giả khác, sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ, làm sáng rực lâu đài văn học dân tộc, như Truyện kiều của Nguyễn Du, Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự, Mai Đình mộng kí của Nguyễn Huy Hổ, những bài hát ca trù phóng khoáng của Nguyễn Công Trứ, các bài văn, bài hát giặm vè động viên lòng yêu nước của Phan Bội Châu, vv...
Phải nói hát ví, hát giặm có giá trị như thế nào mới hấp dẫn, mới lôi cuốn các danh sĩ, chí sĩ, nho sĩ tham gia để sáng tạo nên các tác phẩm nói trên. Trong toàn quốc chưa thấy địa phương nào có loại hình dân ca lôi cuốn đông đảo các danh sĩ, chí sĩ, các nhà khoa bảng tham gia sinh hoạt như dân ca ví, giặm xứ Nghệ.
Có thể kể: đại thi hào Nguyễn Du, tiến sĩ Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Quýnh, danh sĩ Nguyễn Huy Hổ, ông hoàng tài ba trong làng ca trù Nguyễn Công Trứ, nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu, chí sĩ Vương Thúc Quý. Tắm gội với sinh hoạt văn nghệ quần chúng, họ đã làm sang trọng hai loại dân ca ví, giặm của quê hương, nhưng lại hấp thu được hương phấn của hai loại dân ca đó, nói cách khác là hai loại dân ca đó đã thầm lặng giúp đỡ họ và nhiều tác giả khác, sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ, làm sáng rực lâu đài văn học dân tộc, như Truyện kiều của Nguyễn Du, Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự, Mai Đình mộng kí của Nguyễn Huy Hổ, những bài hát ca trù phóng khoáng của Nguyễn Công Trứ, các bài văn, bài hát giặm vè động viên lòng yêu nước của Phan Bội Châu, vv...
Phải nói hát ví, hát giặm có giá trị như thế nào mới hấp dẫn, mới lôi cuốn các danh sĩ, chí sĩ, nho sĩ tham gia để sáng tạo nên các tác phẩm nói trên. Trong toàn quốc chưa thấy địa phương nào có loại hình dân ca lôi cuốn đông đảo các danh sĩ, chí sĩ, các nhà khoa bảng tham gia sinh hoạt như dân ca ví, giặm xứ Nghệ.
4. Trước cách mạng chưa rõ, từ sau Cách mạng tháng Tám, hai loại dân ca
ví, giặm xứ Nghệ, về mặt nhạc điệu đã được nhiều nhạc sĩ khai thác chất
liệu và âm hưởng của làn điệu, sáng tác nên nhiều ca khúc có giá trị,
được nhiều ca sĩ, nhiều đoàn văn công và đông đảo quần chúng mến mộ như:
- Xa khơi của Nguyễn tài Tuệ;
- Tiếng hò trên đất Nghệ An của Tân Huyền;
- Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàn;
- Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh của Nguyễn Văn Tý;
- Nghe giọng đò đưa nhớ Bác của An Thuyên;
- Trông cây lại nhớ đến Người của Đỗ Nhuận;
- V.v...
Các ca khúc ấy luôn vang lên trên các đài phát thanh truyền hình, các sân khấu nghệ thuật, các lễ hội và hội diễn văn nghệ, các làng mạc phố phường, nói tóm lại là khắp các nẻo đường đất nước. Có được những ca khúc tài ba ấy, làn điệu ví, giặm xứ Nghệ cũng đã thầm lặng giúp đỡ các nhạc sĩ.
5. Ngọn nguồn sáng tạo làn điệu là nhân dân mà ngọn nguồn sáng tạo ca từ
tức phần lời cũng là nhân dân. Năm nọ qua năm kia, nơi này hoặc nơi kia
hát, những lời ca đặt tại chỗ, ứng khẩu tại chỗ để hát ví, hát giặm;
câu nào bài nào dở thì trôi đi, câu nào hay bài nào hay thì còn lại và
được truyền tụng. và đã trở thành ca dao. Nguồn sáng tạo vô cùng về ca
từ đó được lưu truyền mãi, để tôi (với sự giúp đỡ của học sinh, của
nhiều người khác) đã sưu tập được hàng ngàn câu ca dao, hàng ngàn bài
hát giặm nam nữ, hát giặm vè, trong đó có những câu những bài nói về
lịch sử, về địa lí, về dân tộc, về triết lí cuộc sống, về phong tục
tập quán ngoài đa số câu, đa số bài nói về tình yêu trai gái, về hạnh
phúc gia đình. Đó là Kho tàng ca dao và Kho tàng vè xứ Nghệ mà bây giờ
là cứ liệu của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.
6. Nếu như trước Cách mạng Tháng 8 dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh xuất hiện
loáng thoáng trong một số vở chèo do người xứ Nghệ sáng tác như chèo
Kiều, chèo Đặng Xuân, chèo Thội Thao thì sau Cách mạng Tháng 8 dân ca
Ví, Giặm xứ Nghệ và cả Hò nữa đã được một số người am hiểu sử dụng để
sáng tác thành những vở kịch hát ngắn gọn mà ta thường gọi là tiểu phẩm
như:
- Không phải tôi của Nguyễn Trung Giáp (1970);
- Khi ban đội đi vắng của Nguyễn Trung Phong (1971);
- Đầu bến sông của Trần Hữu Thung (1975);
- V.v...
Sau đó nó đã được sân khấu hóa thành một kịch chủng, cũng gọi là kịch
hát dân ca Nghệ Tĩnh tức là chuyển hóa từ hình thức diễn xướng dân gian
lên hình thức diễn xướng chuyên nghiệp, có đạo diễn, có sân khấu với ánh
sáng, hóa trang, trang phục.... trong một kịch bản mang tính chất tổng
hợp có giá trị nghệ thuật cao hơn.
Từ ngày có kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh nhiều vở đã được công diễn ở Thành
phố Vinh, ở Hà Nội, Hà Tĩnh, ở khắp làng quê xứ Nghệ, trên đài PTTH
Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội; nổi tiếng là các vở:
- Cô gái Sông Lam của Nguyễn Trung Phong (1981);
- Đốm lửa núi Hồng của Thế Kỷ (1980);
- Mai Thúc Loan của Phan Lương Hảo (1984);
- Bão táp cửa Kỳ Hoa của Phạm Ngọc Côn (1986);
- V.v...
7. Dân ca ví giặm xứ Nghệ đã để lại bao nghệ nhân có tên tuổi. Họ là những người hát hay, sáng tác giỏi, ứng đối tài. Chúng tôi đã tạm chia nghệ nhân dân gian trong làng hát ví, hát giặm làm ba loại.
- Loại 1: là những nghệ nhân đã bước qua cửa Khổng sân Trình như Nguyễn Du, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Hổ, Phan Bội Châu, Đinh Viết Thận, Tạ Quang Diệm, Phó bảng Trần Tiến Kỷ, Trần Thức Canh (Cả Canh), Đầu huyện Hiến,... Họ đều để lại những giai thoại tốt đẹp, một số người là danh nhân văn hóa dân tộc.
- Loại 2: là những sĩ phu yêu nước như Trần Tấn, Đặng Như Mai, Cao
Thắng, Đề Kiểu, Đề Nam, Vương Thúc Quý, Bùi Chánh Lộ, Đặng Văn Bá,...
Người nổi trội hơn cả vẫn là Phan Bội Châu. Họ đi chơi hát ví, hát giặm
ngoài mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn nghệ, còn dùng câu hát để
khêu gợi lòng yêu nước trong nhân dân.
- Loại 3: là những nghệ nhân thuần túy như bà Chánh Diên, Cô Nhẫn, ông Hàn Sách, ông Bộ Thân, bà Cháu Ban, Dái Kình, Hoàng Thị Lượng, Can Giạ, Tiu Hào, Sĩ Đường...
Chính họ là những người tài hoa đã diễn xướng giỏi, thường làm nòng cốt cho bao cuộc hát và đã truyền dạy cho bao lớp cháu con về hát ví hát giặm. Chúng ta quá lơ là về họ, gần đây Hội VNDG Nghệ An mới làm đơn xin công nhận và tôn vinh tám cụ nghệ nhân hát phường vải ở Nam Đàn. Còn Hà Tĩnh mới được bốn cụ.
8. Thấy rõ giá trị và sức sống của nó, về sưu tập nghiên cứu dân ca ví giặm xứ Nghệ đã có các công trình:
1. Hát giặm Nghệ Tĩnh của cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi, Nxb. Tân Dân, Hà Nội, 1943, (300 trang). Công trình ra đời năm 1963, 1964 được Nxb Khoa học, nay là Nxb KHXH tái bản dày 900 trang (2 tập), có sự cộng tác của Ninh Viết Giao.
2. Hát ví Nghệ Tĩnh của Nguyễn Chung Anh, Nxb Văn Sử Địa - Hà Nội, 1958 (146 trang). Công trình này bước đầu giới thiệu khái quát về Hát ví Nghệ Tĩnh.
3. Hát phường vải của Ninh Viết Giao, Nxb Văn học - Hà Nội, 1961, đã tái bản đến lần thứ năm (483 trang). Công trình này đi sâu nghiên cứu một loại hát ví đặc sắc ở xứ Nghệ như tên của nó là Hát phường vải.
- Loại 3: là những nghệ nhân thuần túy như bà Chánh Diên, Cô Nhẫn, ông Hàn Sách, ông Bộ Thân, bà Cháu Ban, Dái Kình, Hoàng Thị Lượng, Can Giạ, Tiu Hào, Sĩ Đường...
Chính họ là những người tài hoa đã diễn xướng giỏi, thường làm nòng cốt cho bao cuộc hát và đã truyền dạy cho bao lớp cháu con về hát ví hát giặm. Chúng ta quá lơ là về họ, gần đây Hội VNDG Nghệ An mới làm đơn xin công nhận và tôn vinh tám cụ nghệ nhân hát phường vải ở Nam Đàn. Còn Hà Tĩnh mới được bốn cụ.
8. Thấy rõ giá trị và sức sống của nó, về sưu tập nghiên cứu dân ca ví giặm xứ Nghệ đã có các công trình:
1. Hát giặm Nghệ Tĩnh của cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi, Nxb. Tân Dân, Hà Nội, 1943, (300 trang). Công trình ra đời năm 1963, 1964 được Nxb Khoa học, nay là Nxb KHXH tái bản dày 900 trang (2 tập), có sự cộng tác của Ninh Viết Giao.
2. Hát ví Nghệ Tĩnh của Nguyễn Chung Anh, Nxb Văn Sử Địa - Hà Nội, 1958 (146 trang). Công trình này bước đầu giới thiệu khái quát về Hát ví Nghệ Tĩnh.
3. Hát phường vải của Ninh Viết Giao, Nxb Văn học - Hà Nội, 1961, đã tái bản đến lần thứ năm (483 trang). Công trình này đi sâu nghiên cứu một loại hát ví đặc sắc ở xứ Nghệ như tên của nó là Hát phường vải.
4. Âm nhạc dân gian xứ Nghệ của Lê Hàm, Hoàng Thọ, Thanh Lưu, Lê Hàm chủ biên. Hội VNDG Nghệ An ấn hành năm 2000 (550 trang) trong đó có ví, giặm, hò.
5. Hát phường vải ở Trường Lưu của Vi Phong và Phan Thư Hiền, Sở VH - TT
nay là Sở VH - TT - DL Hà Tĩnh ấn hành năm 1993 (163 trang). Công trình
này cũng đi sâu nghiên cứu giới thiệu ví phường vải ở làng Trường Lưu,
huyện Can Lộc.
Tóm lại, với giá trị đích thực, tốt đẹp, bền vững của nó; dân ca hát ví,
hát giặm xứ Nghệ đã được nhân dân xứ Nghệ tôn trọng, bảo tồn và phát
huy bằng nhiều cách. Cái gia tài văn hóa phi vật thể này vẫn lưu lại
không chỉ trên cửa miệng, trên sách báo, trên các phương tiện thông tin
đại chúng mà trong hơi thở, trong máu của người Xứ Nghệ.
NguyenDacSongPhuong
vua Tao Đàn Thanh Hải
Tinh túy nhạc cổ truyền Việt Nam tại Paris
Hội Về Nguồn đưa đờn ca tài tử đến Paris
Những hình ảnh về thành phố Cần Thơ năm 2012 của Le Thanh Hoang Dan
Cần Thơ: Hình ảnh bến Ninh Kiều buổi tối
Xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh bến Ninh Kiều vào buổi tối. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của Cần Thơ. Người Việt Nam mình có hai câu thơ sau đây về bến Ninh Kiều:
Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.
Bến Ninh Kiều buổi tối rất vui. Tài tử giai nhân Cần Thơ đua nhau đi dạo dọc bờ sông Hậu, gió sông thổi hiu hiu mát mẻ dễ chịu. Đặc biệt ở đây có nhiều gánh hàng rong, vui lắm.
Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.
Bến Ninh Kiều buổi tối rất vui. Tài tử giai nhân Cần Thơ đua nhau đi dạo dọc bờ sông Hậu, gió sông thổi hiu hiu mát mẻ dễ chịu. Đặc biệt ở đây có nhiều gánh hàng rong, vui lắm.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 341
Saturday, December 6, 2014
NGUYỄN CHÍ THIỆN * TỘI ÁC CỘNG SẢN
Nguyễn Chí Thiện:
Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng VC đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng (6/2009)
Bài phát biểu của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện được thu âm Chủ Nhật ngày 28.6.2009 tại phòng Paltalk của Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406 (search room "8406"). Ông Nguyễn Chí Thiện là, tác giả tập hồi ký Hoả Lò và tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, với khoảng 700 bài thơ nổi danh viết từ nhà tù cộng sản tàn bạo đã giam cầm ông suốt 27 năm. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện
Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Việt Cộng đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng
(Quý vị bấm nghe âm thanh) http://vietlinhweb.com/Diendan/index.php?s=b6958d6dfe6f1d2ecc7870a8ca2d5fea&showtopic=9118
Hải ngoại ngày 28 tháng 6, 2009
Xin kính chào tất cả các bạn hiện diện hôm nay.
Đề tài của chúng ta hôm nay là nói về nhân vật lịch sử Hồ chí minh.
Đề tài này, thực sự mà nói, nhiều người nắm vững rồi. Nhưng tôi
muốn thêm vào những chi tiết cho sáng tỏ.
Tôi xin khởi đầu từ năm 1911, khi mà lúc bấy giờ Hồ chí minh tên là Nguyễn tất Thành, rời Việt Nam, làm bồi tàu, để đi sang bên Pháp. Việc đầu tiên Hồ chí minh làm là xin vào học trường thuộc địa Pháp, École Coloniale, trường đó đào tạo những người sau này về cai trị lại nước thuộc địa. Việc này chứng tỏ Hồ chí minh không hề có mục đích to lớn là cứu nước, như vẫn được tuyên truyền. Vì đã cứu nước thì không bao giờ xin vào học cái trường thuộc địa để sau này trở về làm quan.
Sau này các nhà sử gia ngoại quốc có nói rằng Mỹ cũng như Pháp đã bỏ nhiều cơ hội để lôi kéo Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản. Theo tôi hiểu, vấn đề đó hoàn toàn lầm. Thực sự mà nói, cơ hội duy nhất có thể lôi Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản thì chính là vào 1911, khi Hồ chí minh làm đơn xin vào học trường thuộc địa. Giả sử lúc bấy giờ Pháp chấp nhận cho Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn tất Thành học trường đó, thì Pháp sẽ có một người quan lại nô bộc rất là giảo quyệt, rất là trung thành với mẫu quốc Pháp. Đó là cơ hội duy nhất có thể lôi kéo Hồ chí minh về với quốc gia, đại cương như thế, xa rời hẳn đế quốc Cộng sản Nga sô lúc bấy giờ.
Hồ chí Minh mật báo cho Pháp bắt Phan Bội Châu năm 1925
Sau đó cuộc đời Hồ chí minh lưu lạc rất là nhiều nơi. Khi thì sang Anh, sang Nga, sang Tàu. Tôi nghĩ cái tội đầu tiên Hồ chí minh phạm phải là khi Hồ chí minh qua Mạc Tư Khoa rồi trở về Trung Quốc làm nhiệm vụ tổ chức đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam. Thực sự mà nói, đây mới là vấn đề vẫn còn gây ra tranh cải, là việc báo cho Pháp bán đứng cụ Phan Bội Châu năm 1925.
Việc cụ Phan Bội Châu bị bắt từ Thượng Hải, giải về Việt Nam và cuối cùng thì xử tù, do đồng bào đấu tranh nên được ân xá về ở Huế, đó là sự việc lịch sử, không ai có thể chối cãi được. Khi mà bán cụ Phan Bội Châu như vậy, sở mật thám đã chi ra số tiền rất lớn. Khoản tiền này trị giá vào độ 150 ngàn tiền franc Pháp. Các bạn phải nhớ rằng vào năm 1925 thì trị giá tiền to lắm. Mua một con trâu ở Việt Nam thì giá chỉ có 5 franc, 5 phật lăng mà thôi. Đây là tới 150,000 franc, thì giá tiền ấy là rất to !
Có nguồn tin loan truyền sau này cho rằng vụ bán Cụ Phan Bội Châu đó là do Hồ chí minh và Lâm Đức Thụ, một tay chân đàn em của Hồ chí minh lúc bấy giờ đang sống ở Quảng Châu Trung Quốc. Tất cả những cái đó, theo tôi nghĩ, nhiều cái cũng không có bằng cớ, nhưng có 3 nhân vật đáng tin hơn hết.
Nhân vật thứ nhất, là nhà văn Nhượng Tống, người bạn đồng chí thân thiết với Nguyễn Thái Học. Vào năm 1927, ông Nhượng Tống lúc bấy giờ có viết một quyển sách nhan đề "Ai bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu?". Ông Nhượng Tống nêu đích danh người bán cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy. Mà Lý Thụy lúc bấy giờ là tên của Hồ chí minh hoạt động lúc bấy giờ ở bên Tàu.
Lúc bấy giờ Lý Thụy không hề nổi tiếng, không ai biết Lý Thụy là ai cả. Không ai biết Lý Thụy là Nguyễn ái Quốc là Cộng sản. Lúc đó Việt Nam Quốc Dân Đảng trong đó có Nguyễn Thái Học có Nhượng Tống cũng không hề biết Lý Thụy là ai hết. Lúc bấy giờ VNQDD cộng tác với Cộng sản, nó có cái rắc rối như vậy, vì mấy ông cứ ngỡ những người Cộng sản cũng là những người yêu nước.
Điều đó chứng tỏ cái gì ? Khi Nhượng Tống Việt rằng Lý Thụy bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu, đó là một sự thật, vì lúc ấy chưa mang tính tuyên truyền chống cộng, vì Đảng Cộng sản vào năm 1930 mới thành lập. Cũng không hề có ý bôi nhọ Hồ chí minh sau này, mãi sau này Hồ chí minh mới nổi lên. Lúc bấy giờ thì Hồ chí minh là một nhân vật vô danh thôi. Tôi coi lời viết của ông Nhượng Tống là trung thực.
Sau này, có lẽ vì bài viết đó, vào năm 1949-1950 khi tôi đang ở Hà Nội, Nhượng Tống lúc bấy giờ 30 năm rồi không làm chính trị nữa. Tất cả các hoạt động ông đều ngừng. Ông chỉ làm thầy thuốc ở nhà để chữa bệnh thôi. Vào khoảng 8 giờ tối ở nhà ông Nhượng Tống lập tức bị giết chết ngay. Đây có thể là do kết quả bài viết của ông Nhượng Tống vào năm 1927, cho nên ông NT đã bị thủ tiêu và giết chết ngay giữa Hà Nội.
Người thứ hai, đáng tin cậy nữa, là cụ Hoàng Thân Cường Để, cũng xác nhận rằng người bán Cụ Phan Bội Châu là Lâm Đức Thụ, là một tay nhân rất tin cẩn của Hồ chí minh. Đầu tiên thì Lâm Đức Thụ còn chối cãi quanh co, là rằng không phải mình bán Cụ Phan Bội Châu. Nhưng sau khi thấy cụ Cụ Phan Bội Châu được ân xá, được về sống an nhàn ở Huế, có một số tiền lớn và nhân lúc cụ PBC bị tù thì tinh thần yêu nước của đồng bào ở trong nổi lên rất cao. Cụ Phan lúc bấy giờ trở thành nhân vật rất nổi tiếng, kích thích lòng ái quốc của người Việt Nam, thì Lâm đức Thụ có đi khoe khoang với mọi người ở bên Tàu lúc bấy giờ rằng chính bạn ông ta là Lý Thụy tức Hồ chí minh lúc bấy giờ đã bán cụ Cụ Phan Bội Châu.
Nhà vua Cường Để và nhà văn Nhượng Tống là hai nhân vật theo tôi thì rất là khả tín. Nhân vật thứ ba, là cụ Lê Dư, cũng nói rằng chính Lý Thụy đã bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Cụ Lê Dư bút hiệu là Sở Cuồng, cũng hoạt động ở bên Tàu, cho nên biết rất rõ chuyện. Cụ Lê Dư, nhà văn Sở Cuồng, là bố vợ của 3 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam.
Thứ nhất là bố vợ của tướng Nguyễn Sơn là Cộng sản đấy, thời 47-48 cai quản vùng Thanh Nghệ. Người thứ hai là nhà văn Vũ Ngọc Phan, cũng lấy con gái cụ Lê Dư là bà Hằng. Người thứ ba là cụ Hoàng Văn Chí. Chính bố vợ của cụ Hoàng Văn Chí kể lại cho cụ Hoàng văn Chí biết rằng: người điềm chỉ Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy.
Ba nhân vật uy tín đã xác quyết như vậy. Cái tội lỗi Hồ chí minh bán cụ Cụ Phan Bội Châu, thì chúng ta có thể tin là chuyện có thực. Muốn tìm thêm bằng chứng, thì những nhà sử học Việt Nam ở Pháp nên làm sao tìm hồ sơ của mật thám Pháp vào thời đó. Vì cái việc Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là lớn lắm. Coi tìm ra được chứng tích gì không, để xác minh thêm. Đó là tội đầu tiên mà Hồ chí minh phạm phải, đối với dân tộc Việt Nam, là đã bán rẽ cụ Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp.
Nhiều người nói cụ Cụ Phan Bội Châu là người yêu nước, mà Hồ chí minh cũng tôn kính cụ Cụ Phan Bội Châu, thế thì tại lại bán đứng một nhà lãnh đạo có uy tín lớn như vậy ?
Tôi xin mạn phép trả lời thế này: đối với chúng ta người dân Việt Nam, thì cụ Cụ Phan Bội Châu là một người yêu nước, là một người rất là đáng kính. Thế nhưng mà đối với Hồ chí minh thì hoàn toàn không phải là thế. Hoàn toàn không phải là thế. Vì ngay từ 1947, khi mà viết "Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ chủ tịch" ký tên là Trần dân Tiên, thì Hồ chí minh coi cụ Cụ Phan Bội Châu không ra gì cả. Hồ chí minh có nói rõ trong quyển sách đó: cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, chỉ là kẻ đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau. Hồ chí minh rất coi rẻ cụ Cụ Phan Bội Châu.
Điểm thứ hai, khi bán cụ Cụ Phan Bội Châu xong, Hồ chí minh có điều kiện thâu tóm tất cả các nhân vật ở Trung Quốc về với mình, là vì uy tín cụ Cụ Phan Bội Châu lớn quá, nếu cụ còn sống, thì Hồ chí minh không thể nào ngoi lên được.
Hồ chí minh và đảng CS thủ tiêu nhiều người quốc gia
Sau này trong cuộc đời Hồ chí minh, chính những người Cộng sản như Hà Huy Tập, Trần Phú cũng đều tố giác HCM cái tội đã làm cho hàng trăm đảng viên Cộng sản bị thực dân Pháp bắt, mà người ta nghi là HCM đã chỉ điểm cho bọn Pháp. Có lẽ vì những việc như vậy, cho nên từ những năm 1933-38, Hồ chí minh bị giam lỏng ở bên Nga, không làm gì cả. Đó là những năm không có một tin tức gì về Hồ chí minh hết.
Sau này, đến khi "cách mạng tháng 8" thành công, thì chúng ta thấy HCM và đảng Cộng sản đã tiêu diệt tất cả những người quốc gia như thế nào, chúng ta cũng đã nắm vững. Rất nhiều người trong giai đoạn đó, từ những học giả như Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, Lan Khai, Tạ Thu Thâu, những người tôn giáo như Đức Huỳnh Phú Sổ, Đảng trưởng Duy Dân, ông Lý Đông A vân vân cũng bị Cộng sản thủ tiêu.
Tất cả những tội lỗi đó, bây giờ nó có những bằng chứng rất rõ rệt, chúng ta không cần gì phải tranh cải nữa, phải không nào! Không cần phải tranh cải về vấn đề đó nữa. Tiếp sau đó, đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều người quốc gia, nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia mà không đi theo Cộng sản, cũng bị thủ tiêu, tù đày và chết chóc. Rất là nhiều.
Cải Cách Ruộng Đất:Tội Ác Diệt Chủng !
Sau khi ký Hiệp định Genève rồi, tiếp đến là Cải Cách Ruộng Đất (www.vlink.com/caicachruongdat). CCRD tôi có thể có thể nói là một cuộc diệt chủng quy mô. Là vì theo tài liệu của chính Cộng sản, thì trong cuộc cải cách điền địa này, 172 ngàn (172,000) người đã bị giết oan. Con số nó lớn quá. Với con số do chính cộng sản nói, thì chúng ta phải thấy rằng là chỉ riêng với cái tội đó thôi, thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, những người trong Bộ chính trị, là đủ để đưa họ ra một tòa án quốc tế.
Nếu mà có một toà án công minh xét xử, thì tôi nghĩ là Hồ Chí Minh cũng như là toàn thể bộ chính trị của nó, đều phải treo cổ chúng nó mà thôi. Không có bàn luận gì khác cả. Cái tội đó quá lớn! Mà các sử gia thế giới bây giờ cũng phải công nhận đó là tội ác diệt chủng. Tội ác diệt chủng!
Những người nào bây giờ còn bênh vực ông Hồ, còn bàn luận ông ta có phải là người ái quốc hay không, ông ta có yêu nước hay không, ông ta là người quốc gia hay là người cộng sản, cái nào nhiều hơn nào ít hơn…..thì tất cả những bàn luận đó đều vô nghĩa! Nếu mà xét xử công minh, thì riêng cái tội Cải Cách Ruộng Đất thôi đã phải treo cổ Hồ Chí Minh và toàn thể Bộ Chính Trị Đảng CS. Không để sót một ai cả ! Đấy nó là sự thật của lịch sử, nói theo tinh thần rất là vô tư của luật pháp, chứ không phải do vì hận thù gì hết.
Nhân văn Giai Phẩm và Đánh Tư Sản ở miền Bắc
Sau vụ Cải Cách Ruộng Đất rồi, thì tiếp đến là vụ Nhân Văn Giai Phẩm, đàn áp văn hóa như thế nào. Tất cả mọi tiếng nói đều bị bóp nghẹt. Tất cả những văn nghệ sĩ đều phải sống rất là hèn, đánh mất mình, làm tôi tớ làm công cụ cho dảng cộng sản. Những người nào mà suy nghĩ độc lập một tí, thì bị trù dập, bị đi tù. Toàn bộ nhân dân Việt Nam, toàn bộ văn nghệ sĩ Việt Nam đều mất hết quyền tự do sáng tác. Báo chí các thứ đều nằm trong bàn tay sắt của Đảng.
Thì tiếp theo đó là vụ Đánh Tư Sản ở miền Bắc, thì cũng đã gây ra không biết bao nhiêu là cảnh chết oan! Biết bao nhiêu cảnh tù đày! Sự thật mà nói, sau năm 1954, thì những người giàu có ở Hà Nội thì đa phần đều di cư vào Nam rồi. Còn lại đều toàn là những người vừa phải thôi, không giàu có, thì cũng bị đánh ngay vào tư sản. Có nhiều người tự tử ở trong tù. Có nhiều người nhảy lầu chết. Có nhiều người bị bắt đi tù và bị cướp hết tài sản. Thì đấy cũng lại là một tội lỗi nữa.
HCM ban hành Nghị Quyết 49 tập trung cải tạo không xét xử
Sau này, đến năm 1961, vào ngày 2 tháng 6 năm 1961, thì Quốc Hội CS Việt Nam do Trường Chinh làm chủ tịch lúc đó theo lệnh của Hồ, có ban hành một sắc lệnh, gọi là Nghị Quyết 49. Nghị quyết này cho phép công an và chính quyền địa phương có thể cho đi tập trung cải tạo 3 năm bất cứ một thành phần nào gọi là bất mãn. Không cần đem ra xét xử. Vì qua thực tế ở miền Bắc mà tôi thấy, thì hàng mấy trăm ngàn người bị tập trung cải tạo như vậy, không xét xử! Vào tù chỉ ba bốn hôm sau là đi trại ngay. Không có hỏi cung nữa. Thì những người này thật sự có làm gì đâu mà hỏi cung! Thì khi mà bị bắt như vậy, thì biết bao nhiêu là gia đình tan nát.
Cho nên vào dịp đó, chúng tôi gọi là mùa xuân gieo khiếp kinh, phá tan nát không biết bao nhiêu là gia đình. Bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra ở miền bắc ở lúc đó! Đây là sắc lệnh đặt toàn thể nhân dân Việt Nam ra ngoài vòng pháp luật! Đặt toàn thể nhân dân miền Bắc ra ngoài vòng pháp luật! Sau này đến năm 1975, thì cái sắc lệnh đó, sắc lệnh tập trung cải tạo đó lại được áp dụng ở miền Nam đối với những sĩ quan và những người trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa! Điều này tương đối rõ rệt rồi phải không ?
Coi Nhân Dân như Súc Vật!
Tất cả những cái đó nó xảy ra liên tiếp như vậy cho đến khi HCM chết. Thì cả cái xã hội miền Bắc có thể nói là khủng khiếp: người dân mất hết tất cả quyền làm người, đấy là về mặt tinh thần. Trí thức trở thành tôi tớ, nhân dân trở thành quá súc vật!
Tôi xin nêu thí dụ thế này: thời HCM còn sống, khi Phạm văn Đồng đem gạo ngon của Việt Nam mình đem sang các nước Nga Ấn Độ đổi lấy loại bo bo hay mì mọt, thì nói dối với các nước đó rằng chúng tôi đổi các loại hạt này về là để chăn nuôi. Tức là để nuôi gia súc đấy! Nhưng trên thực tế thì để bán cho nhân dân Việt Nam, nuôi dân Việt Nam! Mà ngay những bo bo và mì mọt đó, cũng phải có tem phiếu thì mới có thể mua được.
Câu nói mà chúng tôi dùng cho việc đổi hạt này, đổi bo bo về nuôi súc vật, coi nhân dân mình như súc vật, không phải là giống Người nữa. Cái này thì những người sống ở miền Bắc thời đó đều thấy thấm thía vô chừng! Ngay cả bo bo cũng không có mà ăn nữa. Cuộc sống nó thê lương đến mức như thế. Đấy là nói về dưới thời Hồ chí Minh.
Bắt bớ tràn lan. Đến nỗi bộ trưởng bộ công an lúc bấy giờ là Trần Quốc Hoàng cũng tuyên bố rõ rệt rằng: Bắt không tính đến lượng! Hễ bắt vào tù càng nhiều bao nhiêu, thì càng có lợi cho Đảng và Nhà Nước bấy nhiêu! Hắn tuyên bố như vậy. Vì người tù làm ra của cải nhiều, mà nuôi họ không là bao nhiêu cả. Nhà tù là nơi sản xuất bội thu, có lợi cho đảng rất nhiều.
Khủng bố xã hội làm cho người dân rất sợ mà khuất phục đảng! Thì đấy là chính sách vô cùng thâm độc của đảng. Thế thì tất cả những cái đó nó xảy ra. Tiếc rằng miền Nam chúng ta cũng như thế giới hồi đó thì rất ít người biết về những chuyện đó. Nghe kể lại thì cũng không tin. Vì không thể ngờ, không thể tưởng tượng được là có cái xã hội quái gỡ như thế phải không nào ?
Những điều tôi nói đó là xảy ra dưới thời Hồ chí Minh. Thế mà chúng nó còn gây chiến, gây chiến tranh với miền Nam! Để theo lệnh của Tàu Nga để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, làm thiệt hai năm sáu triệu sinh mạng. Từ những năm 1960 là bắt đầu gây chiến ở miền Nam cho đến 1975. Theo thống kê, thống kê thì chưa đủ đâu, kể cả Nam Bắc, dân thường và cả những binh lính chết, thì con số lên đến 4 triệu. Khủng khiếp, không thể nào tưởng tượng nổi phải không nào?
Hồ Chí Minh không hề bị mất quyền
Tôi muốn nói thêm: với tất cả những tội ác như vậy, thì nhiều người biết quá rồi. Cho nên gần đây có những luận điệu nói rằng Hồ Chí Minh là bị mất quyền với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã tước bỏ mọi quyền hành, chỉ còn ngồi chơi xơi nước thôi. Cái luận điệu này càng ngày càng lộ ra, có thể một phần là để gỡ tội cho HCM. Nhưng mà sự thật lịch sử đã trả lời rõ rệt là những luận điểm như vậy không đứng vững được.
Tôi sống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt trong vòng từ thời trước 1954 cho đến năm 1995, thì thường nghe thấy HCM bị giết rồi, Lê Đức Thọ nắm quyền (……đoạn này audio không nghe rõ….) cần vũ khí hiện đại đánh nhau với Mỹ. Trung Quốc lúc bấy giờ có đại loạn. Cách Mạng Văn Hóa năm 1966 kéo dài đến tận 10 năm sau, thì những người lãnh đạo của Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân vân vân, các nguyên soái như Hạ Long, Bành Đức Hoài vân vân lần lượt bị tù bị giết. Thành ra gây ra cảnh xáo trộn rất lớn ở Trung Quốc.
Thế là sự viện trợ cho Việt Nam do cách mạng văn hoá Trung Quốc, có bị giảm sút. Việt Nam lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào Nga, nhưng mà vẫn phải đóng vai là thân với Trung Quốc, chứ không dám công khai chửi bới Trung Quốc. Lúc bấy giờ thì HCM và đảng cộng sản Việt Nam thiên về Nga.
Khi đó, tháng 10 năm 1967, lúc bấy giờ Tố Hữu rất là ghét Trung Quốc, có làm một bài thơ để nói xỏ xiên Mao Trạch Đông. Trong bài thơ đó đại cương kể lại tích Mỵ Châu và Trọng Thủy, nói Mao Trach Đông "trái tim nhằm chỗ để lên đầu, nên nổi cơ đồ xuống vực sâu, chợ trời chân lý không phân biệt, tình nghĩa anh em cũng thiếu thừa", ý nói Mao Trạch Đông mê Giang Thanh yêu Giang Thanh quá cho nên đến nỗi trái tim nhằm chỗ để lên đầu, chỉ gây ra đại loạn khi lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa lúc bấy giờ, do nhóm Dương Thanh cầm đầu.
Bài thơ đó đăng trên báo Nhân Dân thì Hoàng Văn Hoan có viết lại. HCM đọc bài thơ đó trên báo vào buổi sáng, liền lập tức ra lệnh thuộc hồi toàn bộ số báo Nhân Dân lại. Hoàng Văn Hoan viết thêm, khi thu hồi báo Nhân Dân lại sao kịp nữa, 9 giờ sáng mà sau khi phát hành. Cái này tai hại đến quan hệ Việt Trung. HVH viết kể như vậy. Ngay việc như vậy, tháng 10 năm 1967, một người mà "ngồi chơi xơi nước" mất hết quyền hành, liệu có đủ tư thế, đủ quyền uy để mà ra lệnh thu hồi toàn bộ báo Nhân Dân đã phát hành không ?
Chúng ta phải khẳng định mà trả lời một câu rằng không phải tư thế một người ngồi chơi xơi nước mất quyền, bị tước đoạt hết tất cả mọi quyền lực. Đấy là theo nhận xét của tôi. Mà đấy là một chứng cớ để nói rằng HCM chưa mất quyền năm 1967.
Sau đó, bắt đầu sắp sữa bước qua năm 1968, lúc bấy giờ đang chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân ở miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công Mậu Thân này, theo thư ký riêng của HCM, Vũ Kỳ, có viết lại, thì HCM đi máy bay về Việt Nam về trước hàng tháng rồi. Ra sân bay đón thì có Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Khi về đến chủ tịch phủ, HCM chuẩn bị làm bài chúc Tết. Bài chúc Tết này cũng đồng thời như là cái khẩu lệnh để tổng tấn công vào dịp Tết, mà miền bắc Việt Nam đổi cả lịch nữa, ăn Tết trước một ngày. Để mà tấn công vào dịp Tết Mậu Thân.
Thì mấy câu thơ đó chỉ có 4 câu thôi. Nhưng 4 câu ấy là một khẩu lệnh tấn công. HCM phải cặm cụi sữa chữa hàng mấy tháng trời mới xong. 4 câu thơ đó đại cương kêu gọi đồng bào phải nổi dậy, để mà đánh thắng toàn thể miền Nam Việt Nam. Chỉ có câu thơ ngắn gọn thôi mà mất 5 tháng.
Sau khi về Việt Nam, họp bàn với Bộ chính trị, chuẩn bị tấn công xong xuôi đâu vào đấy rồi. Mà toàn là do HCM chủ tọa các cuộc họp đấy nhé. Thì Vũ Kỳ có kể lại mà. Xong đâu đấy rồi, thì HCM lại trở về Trung Quốc. HCM trở về Trung Quốc thì cũng sắp sửa Tết đến. Chuyện Mậu Thân sắp sữa diễn ra.
Thì lúc bấy giờ, để hỏi ý kiến cuối cùng, để nhận lệnh cuối cùng, thì Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ tuy là mất quyền cũng đã gọi điện thoại cho HCM, mất 2 tiếng đồng hồ trên điện thoại, để bàn về việc đánh Mậu Thân như thế nào. Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức lúc bấy giờ là tay chân đắc lực của Lê Duẫn, cũng bay sang tận Bắc Kinh để gặp HCM, nhận những chỉ thị cuối cùng như thế nào.
Đêm hôm đó là đêm giao thừa, Vũ Kỳ có kể lại, đêm giao thừa hôm ấy, 2 bác cháu ngồi mở radio ra nghe. Vũ Kỳ kể rằng khi bài thơ chúc Tết của ông Hồ vang lên, mắt ông Hồ sáng lên và rất phấn khởi và vui vẻ nói lên rằng giờ này toàn thể nhân dân miền Nam đang vùng lên, đã nổi dậy!
Tất cả những bằng cớ như vậy cho chúng ta thấy: không phải HCM là người ngồi ở tư thế bù nhìn ngồi chơi xơi nước như mấy ông bạn "xét lại". Một người ngồi chơi xơi nước không bao giờ có cái tư thế như thế cả.
Có người nói rằng HCM không chủ trương đánh miền Nam mà chủ trương hòa bình. Tất cả cái đó càng sai nữa! Chính ông ta đọc bài thơ chúc Tết là cái khẩu lệnh! Khi bài thơ chúc Tết được đọc lên, mắt ông ta còn sáng lên vì sung sướng nữa mà!
Không thể nói ông ta không có chủ trương gây chiến tranh ở miền Nam! Trong tất cả những lời kêu gọi từ năm 1966-1967 mà HCM nói trên đài Radio, mà chúng tôi được nghe hết rằng: phải quyết tâm dù có đốt cháy cả rặng Trường Sơn, cũng phải là đánh chiếm cho bằng được miền Nam! Đó là những bằng chứng hùng hồn, nói lên điều mà tôi có thể khẳng định là ông HCM không hề mất quyền!
Đành rằng có thể là trong vài năm cuối cùng của cuộc đời, do có ốm yếu, nên vài việc nhỏ thì bọn Lê Duẫn Lê Đức Thọ Trường Chinh Phạm văn Đồng qua mặt ông ta. Nhưng về những vấn đề cơ bản, thì HCM vẫn phải chịu trách nhiệm, vì ông ta vẫn là người trực tiếp lãnh đạo toàn bộ công cuộc đánh nhau với miền Nam, cho tới khi ông ta tắt hơi thở cuối cùng!
Với những chứng cớ như thế, không thể nào nói rằng ông Hồ đã bị Lê Đức Thọ Lê Duẫn gạt ra ngoài không cho nắm quyền nữa!
Hồ Chí Minh chuẩn bị trước chuyện ướp xác
Một điểm nữa tôi muốn nói về cuộc đời HCM. Sự thật mà nói, ngay việc ướp xác không phải một sớm một chiều mà nó xảy ra đâu! Ngay từ năm 1967 đã mới các phái đoàn chuyên gia của Liên sô sang để chuẩn bị ướp xác rồi. Họ biết ông Hồ không sống lâu nữa, cho nên chuẩn bị ướp xác. Chính báo Phụ nữ của Việt Nam có đăng đấy, khi ông Hồ chết rồi ấy mà, thì chuyên viên Liên Sô muốn mang xác của HCM về Mạc Tư Khoa để ướp, vì nó có đủ điều kiện hơn.
Lúc bấy giờ phái đoàn chủ tịch Liên Sô sang Việt Nam, báo Phụ Nữ và chính các chuyên gia LS có kể lại, khi mà muốn mang xác của Hồ về Mạc Tư Khoa, thì Lê Duẫn khóc, nói rằng không thể để mang xác của Hồ đi được, mà phải để ở Việt Nam để làm các việc ướp xác. Vì vậy cho nên phái đoàn LS mới mang tất cả các trang thiết bị sang Việt Nam cấp tốc, để ướp xác cho HCM.
Tất cả những việc này đều có bàn luận và tính toán từ trước cả. Thế còn cái chuyện "sau khi tôi chết, thiêu xác tôi đi" đều là những cái bài vở nói ra mà thôi. Còn cái việc chuẩn bị ướp xác thì HCM biết từ mấy năm trước. Đấy là phái đoàn ướp xác của Liên sô kể lại trên báo chí. Tôi muốn nói cuộc đời HCM nó huyền hoặc, có nhiều cái người ta thêu dệt thêm vào. Nhưng thực chất như thế nào thì chúng ta cứ nói như thế thôi!
Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh, về đời tư HCM, chúng ta không cần bàn đến lắm đâu, vì cuộc đời con người, cái chuyện trai gái, theo tôi nghĩ, là cái chuyện bình thường thôi. Ông Hồ hay ông Mác hay ông Lênin cũng đều là những con người bình thường như mọi người thôi, rất dễ sa vào những thú vui như vậy. Thế nhưng riêng có một việc, chúng ta không thể bỏ qua được. Chuyện ông ta lăng nhăng với Nguyễn thi Minh Khai là vợ Lê Hồng Phong này, lăng nhăng với mấy bà người Nga người Pháp, mấy cô Thái Tàu, Tăng Tuyết Minh vân vân, chúng ta có thể bỏ qua được hết phải không nào.Vì đấy nó là những chuyện sinh hoạt bình thường.
Thế nhưng, riêng cái chuyện đối với công Nông Thị Xuân, là cô gái Tề, mà bây giờ có hình ảnh hẳn hoi, ảnh lúc bấy giờ có hai mươi mấy tuổi đầu thôi, mà được HCM đưa về Hà Nội, có con với HCM. Đứa con bây giờ là Nguyễn Tất Trung đang sống ở Hà Nội.
Cô Nông Thị Xuân bị chết thảm như thế nào? Chuyện đó, HCM ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn giết, thì chúng ta cần đưa ra ánh sáng. Nó không còn là chuyện tình ái đơn thuần nữa, mà nó là chuyện giết người! Giết người ! Mà cô Xuân bị giết, vì cô ấy dại dột, cứ đòi công khai hoá cuộc hôn nhân của mình với ông Hồ. Mà công khai hoá làm sao được! Cô Xuân dựa vào đứa con là Nguyễn Tất Trung, đòi công khai hoá như vậy, cho nên cô ta đã phải chuốc lấy một cái chết rất là bi thảm.
Và những người bạn của cô ta, họ hàng cô ta cũng bị giết chết! Thí dụ cô Nông Thị Vàng, Nông Thị Nguyệt đều là bị giết chết tất cả! Những cái này là một vụ án mạnh rất lớn, của một ông chủ tịch nước, phải không ! Cô con gái đáng thương ở tận Cao Bằng về để phục vụ sinh lý cho ông Hồ, có con với ông Hồ, rồi cuối cùng bị giết thảm như vậy!
Cái này, sau này, khi Việt Nam có dân chủ tự do rồi, thì cần phải điều tra, để lôi đích danh thủ phạm ra, chứ không thể bỏ qua được! Những việc này tôi tin chắc 100% là chuyện thật, vì anh Nguyễn Tất Trung còn sống ở Việt Nam, ảnh cô Nông thị Xuân còn. Mồ cô Nông Thị Xuân còn. Cái xác cô Nông Thị Xuân nếu chưa bị phá huỷ, đào lên bây giờ, thì vẫn còn nhìn thấy vết búa đập lên đầu như thế nào trên xương sọ bị ảnh hưởng. Tôi hoàn toàn tin đó là sự thật.......(...)
Đã rõ nét, không còn cái gì để tranh luận, đi đến kết luận duy nhất đúng là HCM là một tên tội phạm của dân tộc Việt Nam, không hơn không kém!
xem phim Sự Thật về Hồ Chí Minh
www.freevietnews.com
Không nên bàn ông ta là người yêu nước hay không! Không nên bàn ông là là quốc gia nhiều hay cộng sản nhiều! Ông ta có tinh thần dân tộc hay không? Không nên bàn những cái đó nữa! Những sử gia ngoại quốc họ u mê đã đành rồi, nhưng người Việt Nam không được phép như vậy!
Bảo rằng một người có tinh thần dân tộc, thế mà vừa về đến Việt Nam, sau bao nhiêu năm xa nước, năm 1941 về đến Cao Bằng, ở hang Pắc Bó ấy, thì đã làm ngay mấy câu thơ "kia suối Lênin đây núi Mác, hai tay gây dựng một cơ đồ". Bao nhiêu danh nhân Việt Nam, sao không đặt tên, mà đặt têh Mác với Lênin ? Thì đủ hiểu cái tâm hồn của ông ta lúc nào cũng chỉ Mác Lê mà thôi !
Và đến khi ông ta trút hơi thở cuối cùng, ổng cũng ước mong là được về với Mác Lê! Chứ không được về với Vua Hùng, với Trần Hưng Đạo hay được về với Lê Lợi Quang Trung gì cả! Mà ước mơ được về gặp ông Mác ông Lê ! Con người như vậy, thì làm sao còn bàn ông ta là cộng sản hay quốc gia nữa ! Có tinh thần dân tộc, hay ông ta theo cộng sản ? Các bàn luận thành ra trở nên vô nghĩa phải không?
Hơn nữa, chúng ta nói thêm, những người cộng sản bao giờ cũng có cái đặc tính là họ nói như thánh, và đề cao mình như thánh như thần, nhưng thực sự ra, cuộc sống của họ như súc vật! Phải nói thẳng như vậy ! Thí dụ, ai đến Đức mà xem, đều hiểu rõ ông Mác là người thế nào! Xin lỗi các bạn, sử sách còn ghi rõ, Các Mác là người chuyên đi chơi gái điếm! Ngay cả cô con ở, ông Mác cũng làm cho cô ta có con. Nhưng mà để cho bà vợ Các Mác đỡ ghen, thì ông Engels là bạn, phải nhận là con của mình!
Thế Marx với Engels là những người như thế nào? Họ đề ra "chủ nghĩa cộng sản bình đẵng bác ái, mọi người như nhau, dân tộc bốn bể là nhà, không biên giới, vô sản là anh em tất cả", nhưng thực tế, trong những văn bản bị loại bỏ, Marx với Engels là những người rất là phân biệt chủng tộc, nói xấu Do Thái, coi dân tộc Slaves Bulgary Rumani kể cả người Nga, coi những dân tộc châu Phi châu Úc rất là hèn kém.....
Nguyễn Chí Thiện
Quý vị bấm audio-link này nghe tiếp toàn bộ audio phát biểu của
thi sĩ Nguyễn Chí Thiện trên
Paltalk ngày 28 tháng 6, 2009
http://vietlinhweb.com/Diendan/index.php?s=b6958d6dfe6f1d2ecc7870a8ca2d5fea&showtopic=9118
Nếu rời ngươi, dù cụt mất một chân
Chặt nốt một tay, ta cũng không cần
Mà coi đó là điều may mắn nhất
Vì sống gần ngươi là ta mất tất
Vì sống gần ngươi ta thành súc vật.
--- Nguyễn Chí Thiện 1967
Tuổi Già Đất Khách
Huy Phương / Người Việt 24/01/2011
(Hình : Huy Phương / Người Việt)
Trong chúng ta, đến tuổi xế chiều, nhiều người đang sống với con, còn vợ, còn chồng bên cạnh còn thấy buồn, nhưng nghĩ đến những vị cao niên, cô độc trong những căn nhà già thiếu sinh khí, nhiều khi không nghe một tiếng nhạc, không nghe một tiếng nói, một tiếng cười trẻ thơ, nỗi buồn ấy càng lớn biết bao !
Ông già cô độc : 27 năm tù, 25 năm xa xứ
Toà nhà màu hồng 11 tầng mang số 901 nằm ở góc đường First-Flower, thành phố Santa Ana, như những bao diêm xếp đều đặn, trông có vẻ thiếu sinh khí, buồn nản. Cũng như những chung cư dành cho người cao niên khác, trong những toà nhà này, vì sống đơn lẻ một mình, nhiều người đã qua đời mà không ai hay biết. Hầu hết chủ nhân những căn phòng trong cư xá là người Việt Nam, một ông hay bà đơn độc hơn là có đũa có đôi. Ðây là loại “nhà già” cho những người cao niên còn đủ sức khoẻ, không cần người hỗ trợ hay chăm sóc về y tế hằng ngày. Qua phòng khách, tôi thấy có 4 bà đều là dân Nam Mỹ, đang ngồi móc hoặc đan len với nhau.
Chúng ta ít thấy người Việt tụ tập trò chuyện hay ngồi với nhau trong phòng khách, hình như người mình thích sống một mình và có những sinh hoạt riêng tư, thường đi ra ngoài hay ở trong phòng một mình. Trên đường lên thang máy, tôi gặp một bà cụ đi walker chậm rãi, yên lặng trên dẫy hành lang đèn sáng. Hành lang dẫn đến những căn phòng trải thảm sạch sẽ, không kém gì những khách sạn hạng sang ở Las Vegas, đèn đuốc sáng trưng, nhưng im lìm, vắng lặng.
Ở chung cư Flower Park Plaza này có một ông già người Việt đơn độc, sống ở đây đã hơn 5 năm ở tầng lầu thứ 10. Ông không có gia đình, con cái hay thân thích ở quanh đây, tuổi già đau yếu, lại sống một mình trên đất khách, ông mang nỗi buồn tha hương, dù là sống giữa một cộng đồng người Việt đông đúc nhất nước Mỹ.
Tôi muốn nhắc tên một người mà độc giả có lẽ ai cũng biết hay đã từng gặp ông, đó là ông Nguyễn Chí Thiện, một người làm thơ và đã trải qua một đoạn đường cay đắng, chông gai, không có tuổi thanh xuân, không có tình yêu và ngay cả những ngày cuối cuộc đời khi ông được đến Mỹ, xứ sở của tự do, Nguyễn Chí Thiện cũng phải chịu nhiều cơn sóng gió, vùi dập ông như một cánh bèo trôi giạt trên sông những ngày mưa bão.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Ông chưa bao giờ lập gia đình như những người bình thường khác, vì năm 22 tuổi đã vào tù lần đầu 2 năm rưỡi, lần thứ hai 11 năm rưỡi, lần thứ ba khi Trung Cộng đánh vào biên giới Việt Bắc, chính sách tập trung những người nguy hiểm đã đưa ông vào lại nhà tù thêm 14 năm nữa, tổng cộng 27 năm. Thuộc thành phần phản động, chống chế độ, lại bệnh tật thường xuyên, cuộc đời của ông không hề có chỗ cho một cuộc hôn nhân, có quyền được một mái gia đình riêng êm ấm. Ông Nguyễn Chí Thiện thổ lộ, ông chẳng còn thời gian để yêu ai, mà trên đời này cũng chẳng có ai đem lòng yêu ông. Tấm thân ông, cuối đời lại lang bạt quê người, liệu còn ai cô đơn hơn ông nữa.
Trong những thời gian cách khoảng khi ông không ở trong nhà tù là những ngày đói khổ phải lo miếng ăn, mơ ước chuyện vượt biên vào Nam, nhưng phương tiện không có, nghìn người ra đi thì may ra chỉ có một người bơi được qua sông trót lọt. Ý nghĩ của ông Nguyễn Chí Thiện ngày đó là một người đang sống mất tự do không khác gì hơn là một người đang bị chôn sống.
Ra tù năm 1991, bốn năm sau ông được người anh ruột là cựu trung tá ngành tình báo Nguyễn Công Giân, bị tù « cải tạo » 13 năm, đi Mỹ theo chương trình H.O. bảo lãnh cho ông đến Virginia. Năm 1998, cùng với nhà văn Vũ Thư Hiên, ông được cơ quan Nghị Viện Quốc Tế Các Nhà Văn ( International Parliamentary Writers) đài thọ sang “bồi dưỡng” để lấy lại sức khoẻ ba năm tại Paris. Cuốn hồi ký Hoả Lò được viết trong thời gian này.
Năm 2001, ông Nguyễn Chí Thiện trở về Virginia với gia đình ông Giân, nhưng khí hậu ở đây không thích hợp với bệnh tật kinh niên của ông là bệnh phổi, nên ông quyết định về sinh sống tại Nam Cali, nói rõ hơn la tại vùng Little Saigon. Ông trôi nổi đời ở trọ từ căn nhà nhỏ của nhạc sĩ Hồ Văn Sinh, rồi tới căn Mobilhome với nhà văn Phan Nhật Nam, rồi trở lại với Hồ Văn Sinh, ở đâu cũng có một chiếc giường nhỏ, cái TV và cái bàn viết. Ông tự giặt giũ và thổi cơm lấy cho hai bữa ăn của mình, lẽ cố nhiên là đơn giản đến mức như một người chay tịnh. Cuối năm 2009, ông Nguyễn Chí Thiện được về trú ngụ trong căn chung cư này trên đường First, một căn studio, sở hữu một cái tủ lạnh và tiện nghi bếp núc, phòng tắm riêng cho mình.
Một ngày của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
06 giờ sáng đã thức giấc, nhưng đến 09 giờ mới ra khỏi giường, vì đêm nào cũng phải phải ba giờ sáng ông mới ngủ được. Làm vệ sinh cá nhân xong, pha cho mình một bình trà, ông ngồi vào máy computer đọc báo và nhận gởi thư tín cho đến trưa. Khoảng 13:00 ông mới vo gạo nấu nồi cơm điện rồi hâm thức ăn đã làm sẵn để trong tủ lạnh. Tí bắp cải, tí cà chua, chút cá, chút trứng cho qua bữa, nhiều khi mệt mỏi, buồn bã ông không muốn gượng dậy vào bếp để nấu và ăn cho xong bữa cơm.
Tôi đến thăm ông lúc 15:00 giờ, vào căn bếp để quan sát ông ăn uống ra sao, cho bài phóng sự, chứ không phải tò mò nhìn vào nếp sống riêng tư của ông. Bên bếp chỉ có một nồi cơm nhão khoảng một « cup », chưa có dấu cơm được bới ra, trên bếp là một chiếc « xoong » nhôm để không, còn sạch sẽ. Như vậy là hôm nay, từ sáng ông chưa ăn gì, chỉ mới gượng gạo vò cúp gạo, nấu nồi cơm, rồi ... để đó. Nhà báo chưa đám mở tủ lạnh ra để xem chiều nay ông có gì để ăn không.
Ông cho rằng bây giờ ăn chỉ còn là « nghĩa vụ », không còn thấy thích, vì vậy mỗi ngày phải thường uống thêm nhiều thứ thuốc bổ và ăn bột protein. Ăn trưa xong thì ông đọc sách hay mặc áo quần thật ấm, xuống đường đi bộ loanh quanh vài vòng cho giãn gân cốt. Ông có nhiều bạn bè trong giới văn chương còn nhớ đến ông, thinh thoảng ghé qua chở ông đi dự một hai sinh hoạt cộng đồng cần thiết hay ra ngoài ăn bát phở để thay đổi không khí tù túng của một căn phòng chật hẹp.
Những lúc cần đi mua ít thức ăn, ông xuống đường, lấy chuyến xe bus trên đường First đi về hướng West xuống chợ ABC mua ít thức ăn rồi trở về. Ông cũng chọn bác sĩ gia đình và nhà thuốc ngay trên tuyến đường này.
Từ xưa đến nay, ông chưa bao giờ lái hay sở hữu một chiếc xe hơi vì mắt ông rất kém. Mười lăm năm nay, ông chỉ đi nhờ xe bạn bè, dùng xe bus hay cuốc bộ.
Tôi hỏi ông, là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, có ai ưu ái, thấy ông sống một mình, không vợ không con, đem thức ăn đến nuôi ông không. Ông Thiện cho biết có vài vợ chồng đến thăm, cũng như một cô cháu xa, thấy ông vụng chuyện nấu nướng nên thỉnh thoảng mang lại cho một món ăn, chứ không có « bà già » nào thuộc « diện tình cảm » cả.
Buổi chiều, mệt mỏi, ông Nguyễn Chí Thiện lên giường khoảng 10, 11 giờ nhưng không ngủ được trước ba giờ đêm. Trong câu chuyện không lúc nào tôi không thấy ông cười. Ông có vẻ mệt mỏi, gầy yếu, da xanh mướt và hình như ông đang có một nỗi buồn lớn lao nào đó chế ngự tâm hồn ông. Tuổi già đất khách : "Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn ! "
Ông Nguyễn Chí Thiện không có bệnh tật gì trầm trọng, cũng cao máu, cao mỡ như những vị cao niên khác, nhưng cuộc đời ông đã phải 27 năm nằm trong nhà tù, mà lại nhà tù Cộng Sản, 15 năm ra hải ngoại sống một mình, ăn uống thất thường, tình cảm lại cô đơn, lúc nào ông cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Về Mùa Ðông, ông lại hay bị cảm, chóng mặt, nhưng có lẽ tinh thần làm ông xuống sức. Ðó là nỗi buồn dai đẳng theo ông.
Không những thấy buồn, ông Nguyễn Chí Thiện tâm sự lúc nào lòng cũng thấy bồn chồn lo lắng, phải chăng đó là dấu hiệu của bệnh trầm uất, nhất là của một người sống một mình, không có ai bên cạnh để chia sẻ nỗi vui buồn, và càng ngày càng đắm chìm trong nỗi buồn riêng tư ấy. Có khi người ta buồn những cái buồn vô cớ, nhưng cũng có những nỗi buồn có tên đeo đẳng chúng ta suốt cuộc đời. Ðối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông canh cánh bên lòng nỗi buồn về quê hương.
Năm 1991 khi Liên Bang Xô Viết tan rã, ông Thiện tiên đoán “chậm lắm là năm 2001, nghĩa là 10 năm sau, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đi vào bóng tối và Việt Nam sẽ được dân chủ hoá”.
Bây giờ đã năm 2011, chưa có dấu hiệu gì đất nước thoát khỏi sự cai trị của đảng Cộng Sản, mà thân nhân, bà con, bạn bè lần lượt ra đi. Việc hy vọng có một ngày nào được trở lại để thăm làng quê, mồ mả, thân quyến họ hàng càng ngày càng xa, trong lúc đó, tuổi càng ngày càng cao, sức khoẻ mỗi ngày một yếu. Cả một thời tù đày, vất vả, ngay cả miền Bắc ông cũng không biết nhiều, cả cố đô Huế cũng chưa được đến. Nhưng lẽ cố nhiên, nhà thơ chống Cộng này sẽ trở lại Việt Nam khi đất nước có được dân chủ tự do, nhưng với tuổi đời và bệnh tật của ông, hy vọng này càng ngày càng mong manh, vì vậy mà nỗi buồn lớn vẫn còn.
Nhận định về tình hình tranh đấu dân chủ trong nước, ông Nguyễn Chí Thiện cho rằng, cá nhân thì có, nhưng tạo được một phong trào quần chúng thì chưa. Nói về những công việc trước mắt và những chuyện chưa làm được, cá nhân nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mong sẽ hoàn thành cuốn hồi ký, nhưng chỉ cô đọng trong vòng 300 trang. Trở ngại là khi ông ngồi trước máy computer lâu để đọc hay viết, mắt đau nhức và ông có cảm tưởng như mắt bị lồi ra.
Ðời sống của một người già ở Mỹ được săn sóc thuốc men, trợ cấp, nhà cửa, thực phẩm đầy đủ, nói chung là không còn phải lo đến cái ăn, cái mặc, nhưng về mặt tinh thần, một người già sống xa quê hương, không gia đình, bà con, thân thích như ông, phải nói là đơn độc, buồn nản. Ðêm nào khó ngủ, ông cũng buồn như nỗi buồn thế sự của nhà thơ Trần Tế Xương : “Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn !”.
Cũng chịu cảnh tù đầy 27 năm, Nelson Mandela của Nam Phi ra tù, ông có đủ gia đình, vợ con và danh vọng của một tổng thống. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng ở tù vì tranh đấu chống cường quyền, ra tù, ông chịu cảnh lưu vong, ốm đau và cô đơn trên xứ người.
THƯ CỦA TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
07/12/2014
Thư của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Trước đây không lâu, trên mạng, tôi đã có một số kiến nghị về việc chuẩn
bị và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII, không biết có đến được lãnh
đạo không. Gần đây có đồng chí trong Ban lãnh đạo khuyên tôi gửi trực
tiếp cho Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị. Ngày 06/11/2014, tôi
có gửi bản kiến nghị này bằng thư chuyển phát nhanh đến Ban chấp hành
trung ương và Bộ Chính trị. Đến nay đã gần một tháng mà không được hồi
âm, nên tôi đưa lên mạng để các cấp ủy và các đảng viên biết.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Kính thưa:
Ban chấp hành trung ương,
Bộ Chính trị,
Trước thềm Đại hội XII, tôi xin mạnh dạn đề đạt một số ý kiến sau đây để Ban chấp hành và Bộ Chính trị xem xét.
Chưa bao giờ tình hình đất nước ta thể hiện nhiều mặt tiêu cực, yếu kém như hiện nay.
Hàng vạn doanh nghiệp phá sản, công nhân viên mất việc làm, ngân sách
mất nguồn thu, tham ô lãng phí khủng khiếp, tài nguyên mất nhiều mà thu
được rất ít, tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ, thất thoát lớn, nợ xấu
ngân hàng quá nhiều, nợ công cả trong nước, ngoài nước chồng chất đến
mức nguy hiểm, kinh tế lệ thuộc nước ngoài, mọi mặt xã hội xuống cấp,
tình hình sa sút nghiêm trọng, tụt hậu xa so với các nước xung quanh...
Kết quả là tài nguyên phong phú mà dân nghèo nước yếu.
Thực trạng này do sự quản lý, điều hành kém cỏi của người đứng đầu Chính phủ, đồng thời cũng do đường lối của Đảng có sai lầm.
Thử nhìn lên phương Bắc để thấy sai lầm của ta.
Với đầu óc thực dụng và khá sáng suốt, khi ông Đặng Tiểu Bình phát biểu:
"Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt" là ông ta đã từ
bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, bắt tay với Mỹ và
rẽ sang con đường khác, tuy vẫn nêu "Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc". Nhờ đường lối Đặng Tiểu Bình mà Trung Quốc phát triển vượt
bậc, sau vài ba thập kỷ đã trở thành một cường quốc giàu mạnh.
Mới rồi trong thông cáo của Hội nghị trung ương IV khóa 18 lại xuất hiện
đoạn "Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng
Tiểu Bình, tư tưởng ba đại diện làm nguyên tắc chỉ đạo...". Đấy chỉ là
để thỏa mãn phái bảo thủ và phái Giang Trạch Dân trên văn bản
nhằm giữ đoàn kết, còn trên thực tế thì ông Tập Cận Bình chủ yếu vẫn làm
theo lý luận Đặng Tiểu Bình. Cao hơn thế, tham vọng của ông Tập là thực
hiện giấc mơ Trung Hoa, phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, xây dựng Trung Quốc thành một thứ Đế chế Trung Hoa mới, bá chủ thiên hạ.
Còn Việt Nam ta vẫn trung thành thực hiện mô hình xã hội chủ nghĩa như
Liên Xô nên cũng như Cu Ba, Triều Tiên, đều nghèo; thậm chí, đến khi mô
hình xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã mà ta vẫn cố níu
xây dựng xã hội chủ nghĩa không theo mô hình tiêu chí, nguyên tắc nào,
rất mơ hồ; vẫn chủ trương "Đất đai là sở hữu toàn dân", thực tế là sở
hữu của các cấp chính quyền, muốn bán thì bán, muốn chia chác cho nhau
cũng được, muốn thu hồi thì thu hồi; nắm một loạt tập đoàn kinh tế nhà
nước với ý tứ là thực hiện kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, nhưng phần lớn các tập đoàn thua lỗ, thất thoát, kinh tế Nhà nước không chủ mà cũng chẳng đạo được.
Do đường lối sai lầm nên đất nước không phát triển được. Về công nghiệp,
chủ yếu chỉ là gia công, lắp ráp... đến 2020 có lẽ cũng chưa thực hiện
được công nghiệp hóa, chưa thực hiện được hiện đại hóa nông nghiệp. Về
thương mại thì sản phẩm xuất không đủ bù hàng hóa thiết bị máy móc phải
nhập.
Thêm vào đó, bộ máy Nhà nước quá cồng kềnh, mỗi bộ rất nhiều thứ trưởng,
rất nhiều cục vụ, cục vụ lại có nhiều phòng, đều có trưởng phó nên khối
lượng biên chế phình rất to. Ngoài ra lại bao cấp các tổ chức quần
chúng: Công, Nông, Thanh, Phụ,... con số cũng không nhỏ. Lẽ ra các đoàn
thể phải tự thu, chi do đóng góp hội phí, đoàn phí của hội viên, đoàn
viên. Vài năm lại đây, lại phong rất nhiều tướng. Tổng số người nhà nước
phải chi lương rất lớn, khối lượng tiền vô cùng lớn, ngân sách nào chịu
nổi, tiền thuế thu của dân biết đến bao nhiêu cho đủ!
Đề nghị Đảng suy nghĩ thay đổi đường lối, chủ trương, chính sách cho phù
hợp. Trước nên thôi không nói "Theo chủ nghĩa Mác - Lênin" nữa vì "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại... tiến lên thế giới đại đồng" như Mác nêu lên là không hiện thực. Thực hiện chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp..." như Lênin chủ trương không phù hợp với nước ta, nó trái ngược với tư tưởng Hồ Chí Minh là "Đại đoàn kết dân tộc".
Chỉ nên nêu "Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam" là đủ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có cả cái gì đúng, thích hợp với Việt Nam
của Mác, Lênin, cái gì là tiến bộ văn minh của thế giới, cái gì là hay
là tốt của đạo Thiên chúa, đạo Phật, của Khổng tử, của Tôn Trung Sơn...
và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Không đặt vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa mà chỉ nên nêu thực hiện: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
như nghị quyết Đảng đã từng nêu là thích hợp, vì nói xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhưng theo mô hình nào, tiêu chí, nguyên tắc nào, nội dung là gì
không rõ, thật là mơ hồ, chỉ nói để mà nói thôi.
Đề nghị Đảng thực hiện dân chủ trong Đảng cũng như đối với nhân dân,
lắng nghe ý kiến của Đảng viên ở cơ sở, lắng nghe dư luận của nhân dân,
lắng nghe và tiếp thụ ý kiến của các chuyên gia giỏi, của các nhà trí
thức tâm huyết với sự tiến bộ của đất nước, có chủ trương, chính sách
đúng phát triển nội lực để tiến lên, dần thoát khỏi sự lệ thuộc và chèn
ép của nước ngoài. Như thế Đảng sẽ lấy lại được lòng tin của dân, dân
theo là sức mạnh của Đảng.
Trong cấu tạo nhân sự của nhiệm kỳ mới, mong rằng không có tệ "mua quan
bán chức" len vào, Đảng sẽ thể hiện tinh thần chí công vô tư, đặt lợi
ích của nước của dân lên trên hết. Ban chấp hành trung ương mới phải bao
gồm những Đảng viên ưu tú hơn cả trong Đảng, có lòng vì nước vì dân,
không nên "chia phần" có đủ các tỉnh, thành, vùng, miền. Thành viên Bộ
Chính trị phải là những Đảng viên xuất sắc hơn cả trong Ban chấp hành
trung ương, cũng không phân chia vùng, miền vì Đảng là thống nhất, không
phải là Đảng của ba mảng. Trong Bộ Chính trị cũng như trong Ban chấp
hành, ai có khả năng phụ trách vị trí nào tốt nhất thì phân công đảm
nhiệm chức vụ ấy, bất kể là người thuộc miền nào, đồng chí chủ trì phải
là người có uy tín cao, có năng lực, có tinh thần độc lập tự chủ được
nhân dân tin tưởng.
Trên đây là những ý kiến thẳng thắn, chân thành tôi đề xuất để Đảng xem
xét, tôi không có lợi ích nào khác là muốn Đảng được dân tin, Tổ quốc
giữ được độc lập, chủ quyền và tiến lên giàu mạnh.
Hà Nội. ngày 05 tháng 11 năm 2014
Kính
Nguyễn Trọng Vĩnh
TB: Nhân đây, tôi đề nghị dừng khai thác Bauxit Tây Nguyên.
Vì, mọi người đều biết càng lao vào càng lỗ. Xe tải 40 tấn hàng ngày
cày nát đường vận chuyển, tiền đâu mà sửa và xây lại cho được. Những hồ
bùn đỏ trên cao nguyên ai biết được lúc nào sẽ gieo thảm họa cho hàng
triệu đồng bào miền Nam Trung bộ và miền Đông Nam bộ trong điều kiện
biến đổi khí hậu nắng mưa bất thường khó lường. Có ý kiến nói chế biến
bùn đỏ sẽ thu được sắt; thử tính tốn bao nhiêu tiền điện mới ra được 1
cân sắt?
Theo đuổi đến cùng dự án có thể mất không mỏ bauxite, môi trường Tây Nguyên bị phá nát mà Nhà nước không thu được gì.
****
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc gửi BVN
NGUYÊN THẠCH * CỘNG SẢN LỲ LỢM
Ai là những con người trơ trẽn và lì lợm?
Nguyên Thạch (Danlambao) - Khi
đề cập về những người cộng sản cùng cái cơ chế của nó, người ta chẳng
những không có được sự thán phục hay ngưỡng mộ mà ngược lại là thái độ
thù ghét cũng như rất khinh bỉ bởi những cái trơ trẽn lì lợm và hạ đẳng
từ những con người cộng sản này gây nên.
Chính vì những chứng cớ cơ bản này mà thế kỷ trước, ai đó đã phát biểu cảm tưởng của mình để định giá về cộng sản: "Sự kiện quan trọng nhất của Thế kỷ 20 là ghi nhận sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng đánh dấu sự suy vong của nó".
Những biến cố vào thập niên 80, 90 từ Đông âu đến Liên Sô, từ Ba Lan đến
sự sụp đổ của bức tường ô nhục Đông Đức đã không ít ảnh hưởng đến tư
duy của những người cộng sản có chút kiến thức ở VN. Một số trong họ có
suy nghĩ đặt lại toàn bộ vấn đề về cương lĩnh, đường lối cũng như một
hướng đi nhưng chính nguyên nhân không có trình độ kiến thức để tìm ra
lối thoát khả dĩ nên phần lớn với thái độ lì lợm, bảo thủ bám víu vào
những gì đã có với mục đích duy nhất là được tồn tại sự cai trị.
Với khả năng vận hành đất nước rất kém cỏi, họ là những người không được
đào tạo và trang bị những trình độ căn bản phải có và đủ để vận hành
một guồng máy quốc gia trên nguyên tắc phải phát triển đi lên và bảo đảm
ổn định về mọi mặt cần thiết phải có, đó là Dân Chủ, Nhân Quyền và pháp
luật công minh. Nghĩ cho cùng, trong hoàn cảnh như thế, họ không còn
một sự lựa chọn nào khác là bám víu vào những gì đã đạt được trong sự
cầu âu. Đây là nét tóm gọn trong tầm nhìn về một đất nước hoàn toàn bị
bế tắc về mọi mặt.
Nếu sự việc được diễn đạt theo từ ngữ của cộng sản thì đây là một sự
"lô-gic" hay còn gọi là "tất yếu". Làm sao có thể phát triển được đất
nước khi giới lãnh đạo không có trình độ?. Khi một đảng phái chính trị
hoàn toàn độc quyền và tuyệt đối không có sự cạnh tranh?. Từ thực tế
này, đảng là tất cả, đứng cả trên pháp luật và hệ quả của nó là sự toàn
trị, đưa ra một cơ chế độc tài, nắn ra những cái vòng kim cô mà trong đó
mọi người bị đặt vào vị thế tự trói mình và trói buộc lẫn nhau trong
cái gọi là "bạo lực cách mạng chuyên chính"!.
Duy trì một hệ thống với quân đội đông đảo dưới sự cầm nắm của các tướng
lãnh ù lì cùng não trạng qui phục quì gối trước bọn lãnh đạo tăm tối
nhận thức và trước giặc ngoại bang. Duy trì một hệ thống côn an mật vụ
cực kỳ dầy đặc, hiện trạng này chính là sự bào mòn tiềm lực quốc gia,
đưa đến khủng hoảng về năng lực tài chánh và nợ nần. Những chi trả cho
quân đội, côn an cộng guồng máy cầm quyền cồng kềnh, bên cạnh phải bao
nuôi một lượng gần 4 triệu đảng viên, đây thật là một gánh nặng cực kỳ
cho cả một đất nước dựa trên cơn bản nông nghiệp, hoàn toàn vắng mặt kỹ
nghệ, công nghiệp cao để cạnh tranh với cộng đồng thế giới.
Ngạn ngữ có nói: "Nghèo túng sinh khốn khó, bần cùng sinh đạo tặc". 40
năm bám víu vào những thứ gần như là bế tắc, xã hội Việt Nam hôm nay là
một bức tranh lem luốt, nhạt nhòa toàn diện. Mạnh quan, quan cướp, mạnh
dân, dân lừa. Con người ta tự tranh gianh dẫm đạp lên nhau cho sự sinh
tồn trong khi hố vong nô ngày càng lún sâu trong vực thẳm vô vọng. Một
xã hội được xem là tụt hậu, suy đồi toàn diện.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy bọn lãnh đạo này, nay nhốt nhà Dân
Chủ này, mai bắt nhà đấu tranh khác để dùng chính dân mình làm những
vật trao đổi cho những mục đích thấp hèn hạ đẳng.
Dựa trên nền tảng của một chủ nghĩa hoang tưởng, bế tắc, dựa trên những
năng lực và trình độ trống rỗng của những người tự cho mình được quyền
lãnh đạo!. Với bối cảnh vô vọng như thế, người cộng sản không còn phương
cách nào khác hơn là lì lợm, trơ trẽn và ngày càng trở nên hung bạo hầu
nắm giữ độc quyền cai trị được ngày nào hay ngày đó, cho đến khi tức
nước vỡ bờ, người dân sẽ đồng hành vùng dậy dẹp bỏ một chế độ hoàn toàn
bế tắc về mọi mặt. Ngày ấy bao giờ mới đến? Câu trả lời sớm hay muộn là
tùy ở toàn dân Việt Nam.
HUỲNH TÂM * MẬT NGHỊ THÀNH ĐÔ
Huỳnh Tâm (Danlambao) -
Hầu Hạc Tường (Hou Hexiang) gửi cho chúng tôi bài viết của phóng viên Bổn Khan Tấn (Ben Kanxun) nội dung cuộc phóng vấn Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Duy Niên sau khi đã ký kết những thỏa thuận. Ông đồng ý trả lời, phỏng vấn liên quan đến "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ", "Việt Nam-Trung Quốc tăng cường tin cậy lẫn nhau" và "thúc đẩy quan hệ song phương, hợp tác đóng góp toàn diện".[1]
Những dối trá của đảng "Bác" chưa hề tiết lộ.
Phóng viên MSS Bổn Khan Tấn thân mật nhập đề:
− Trong tháng, ngày 15 tháng 6 năm 2004. Ban Tuyên Giáo của đảng ta có
loan tải trên "Nhật báo Nhân Dân" một cuộc phỏng vấn khá quan trọng và
nhạy cảm về Vịnh Bắc Bộ, trong Đại hội đảng XI, phê chuẩn 4 thỏa thuận
"Thỏa thuận lãnh hải Vịnh Bắc Bộ", "Thỏa thuận vùng đặc quyền kinh tế"
và "Thỏa thuận phân định thềm lục địa", và "Thỏa thuận hợp tác nghề đánh
cá", tất cả 4 thỏa thuận này gọi tắt là "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc
Bộ", tuy nhiên vào ngày 30 tháng 6 năm 2004) chính thức phê chuẩn văn
kiện "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ", và đã chính thức công bố hiệu
lực. [2]
Hôm nay, tôi muốn cuộc phỏng vấn này có nội dung sâu sắc, ngài cho nhân
dân hiểu nhiều hơn về tình hình Việt Nam và công thức thương lượng nào
đưa đến thành công cả 4 thỏa thuận chung một sự kiện và ký cùng một
ngày, nhân dịp hôm nay Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Niên
nhận lời phát biểu, chúng tôi mượn thông điệp này gửi đến đồng nghiệp
của ngài một tin vui. Thưa ngài Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Niên,
xin trả lời về nguyên tắc thỏa thuận và mô tả quá trình thương lượng,
chủ yếu những phần quan trọng có ý nghĩa như phương thức thỏa thuận.
Nguyễn Duy Niên gật gù phát biểu:
− Đảng cách mạng của chúng ta sinh ra đã có "tình đồng chí và tình anh
em" đối với lân bang cũng thế, do đó dễ dàng thông qua 4 thỏa thuận
trong một công thức tổng quát của "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ",
Vịnh Bắc Bộ có quá trình thương lượng đối với ngành Ngoại giao của chúng
tôi kinh qua rất bình thường, cũng cho thấy thể hiện cái năng động của
nó, thực chất trước sau Vịnh Bắc Bộ cũng trong tay Trung Quốc, Việt Nam
hay Trung Quốc tuy hai vẫn là một, ngoài mặt là cửa trong ruột là nhà.
Bổn Khan Tấn: Xin Bộ trưởng hãy cho biết về vị trí những đặc điểm tầm quan trọng của Vịnh Bắc Bộ.
Nguyễn Duy Niên: Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về quốc
phòng an ninh, kinh tế của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ là một nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú của "địa phương", đặc biệt là hải sản, dầu mỏ và
khí đốt. Có nhiều cảng thủy sản lớn ở Vịnh Bắc Bộ, cung cấp hải sản quan
trọng đối với đời sống của nhân dân "Ta" (Trung Cộng).
Chính phủ Ta đã dự đoán dưới lòng biển Vịnh Bắc Bộ có triển vọng về tài
nguyên dầu mỏ và khí đốt. Vịnh Bắc Bộ Việt Nam từ lâu đã là hàng đầu cửa
ngõ giao lưu của thế giới để phát triển sự nghiệp nền kinh tế của Trung
Quốc, thương mại quốc tế và an ninh Trung Quốc. Nó có một ý nghĩa đặc
biệt đối với khu vực phía Nam và một vị trí quan trọng của Trung Quốc.
Vì vậy, hai nước chú trọng đến việc quản lý, sử dụng và phát triển Vịnh
Bắc Bộ.
Bổn Khan Tấn: Tại sao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành các cuộc "thương lượng" và ký kết "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ"?
Nguyễn Duy Niên: Trong một thời gian dài, Trung Quốc chưa bao giờ được
chia hải phận trong Vịnh Bắc Bộ. Điều này là do một số các thực tế khách
quan như sau: Từ trước những năm 1950, luật biển quốc tế vẫn chưa được
phát triển, các nước ven biển của thời kỳ đó có chủ quyền lãnh thổ chỉ 3
dặm rộng của biển (12 km), tất cả nằm ngoài lãnh hải được coi là hải
phận quốc tế, không thuộc về bất cứ nước nào. Trong bối cảnh này, Hiệp
ước (Pháp-Thanh 1887), trước đó nhà Thanh chỉ tập trung giải quyết việc
phân định ranh giới trên đất liền giữa hai nước và hai quốc gia nằm ở
phía Bắc Vịnh biển đảo chủ quyền từ sông Bắc Luân.
Ngày nay, mới đưa ra phân định mở rộng Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt, các hải
phận của Việt Nam và Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, là cơ sở vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa, nhưng vào giữa những năm 1950 thế kỷ trước,
sau khi luật quốc tế phát triển về biển có một số tiến bộ. Theo luật
pháp quốc tế hiện đại của biển, các quốc gia ven biển được hưởng đến 12
hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở và lên đến
350 hải lý của thềm lục địa. Bởi vì cả hai nước gần bờ biển đối diện
với nhau, cũng không đến 200 hải lý tại điểm rộng nhất của nó, do đó,
hai bên chồng chéo lên nhau ở các vùng biển Vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa,
cần phải được chia lại, để hai nước xác định lãnh hải của mình, cũng
như vùng đặc quyền kinh tế và biên giới của thềm lục địa.
Thực tế đã chứng minh rằng trong Vịnh Bắc Bộ là không có đường ranh giới
rõ ràng và biên giới biển giữa hai nước, thường tranh chấp đánh bắt hải
sản và thăm dò dầu khí rất phức tạp, không ổn định có ảnh hưởng xấu đến
quan hệ song phương, hạn chế phát triển bền vững và hiệu quả nguồn lực ở
phía Vịnh Bắc Bộ.
Do đó, Việt Nam và Trung Quốc đàm phán để giải quyết phân định mở rộng
Vịnh Bắc Bộ xác định rõ ràng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và ranh
giới thềm lục địa, đã trở thành một nhu cầu tất yếu để xây dựng và phát
triển sự nghiệp của Trung Quốc, còn để tăng cường quan hệ láng giềng hữu
nghị giữa hai nước hầu thực hiện đóng góp tốt. Chỉ có ở phía Bắc Vịnh
của hai nước đã đồng ý để có được một ranh giới rõ ràng và phù hợp với
luật pháp quốc tế, đường biên giới biển giữa hai nước phải có đầy đủ cơ
sở pháp lý cho việc quản lý các nguồn tài nguyên của vùng Vịnh Bắc Bộ,
sử dụng, phát triển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Hiệp ước (Pháp Thanh 1887) đã có cơ sở pháp lý quá rõ ràng, chủ quyền
của Việt Nam tại vùng Vịnh Bắc Bộ và toàn phần quần đảo có khoảng 2318
hòn đảo và rạn san hô, đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) lớn nhất. Trong khi
ấy Hiệp ước (Pháp Thanh 1887) đã qui định cắt nhượng cho nhà Thanh chỉ
một mõm đá nhỏ chưa đầy 200 m² (Cap Paklung có dấu chấm đỏ), trong khi
đó đảo Bạch Long Vĩ có gần 10 km². Thế mà ngày nay Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Duy Niên trả lời với phóng viên Bổn Khan Tấn (本刊讯) rằng: Hiệp ước
(Pháp Thanh 1887) chỉ tập trung giải quyết việc phân định ranh giới
trên đất liền giữa hai nước. Trung Quốc chưa bao giờ được chia hải phận
trong Vịnh Bắc Bộ, cho nên ngày nay Trung Quốc được chủ quyền 46,77% tại
Vịnh Bắc Bộ, cho thấy đảng "Bác" chưa bao giờ biết lịch sử của Vịnh Bắc
Bộ. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Bổn Khan Tấn: Đàm phán phân định lãnh thổ và lãnh hải của các biên giới
giữa các quốc gia là một vấn đề rất phức tạp, thông thường sau một thời
gian rất dài để đơm hoa kết trái. Vui lòng mô tả ngắn gọn về quá trình
phân giới cắm mốc của các cuộc đàm phán Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam và
Trung Quốc.
Nguyễn Duy Niên: Nguyên tắc phân giới cắm mốc biên giới và sự phân chia
biên giới biển, bởi vì nó liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán, lợi
ích quốc gia của nhà nước của các đại dương, do đó là một vấn đề rất
quan trọng và phức tạp. Vì vậy, nhiều cuộc đàm phán có thể kéo nhiều
thập kỷ hoặc thậm chí nhiều thế hệ. Chúng tôi có thể trích dẫn những ví
dụ về các bộ phận của thềm lục địa ở Indonesia: hai nước kể từ đầu những
năm 70 của thế kỷ trước đã bắt đầu các cuộc đàm phán, nhưng đến năm
2003 đã được giải quyết.
Giữa hai nước, Việt Nam-Trung Quốc đàm phán phân định ranh giới Vịnh Bắc
Bộ, bao gồm cả năm 1974, có 3 cuộc đàm phán chính thức 1977-1978 và
1992-2000, kéo dài 27 năm. 1974 (tháng 8 năm 1974 - tháng 11 năm 1974)
và 1977-1978 (tháng 10 năm 1977 - tháng 6 năm 1978). Ngoài ra giữa hai
nước có 2 cuộc đàm phán cấp Chính phủ vì vậy không còn xa ngày "đơm hoa
kết trái". Sau khi bình thường hóa quan hệ song phương giữa hai nước
trong năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã quyết định giải quyết các vấn
đề biên giới thông qua "thương lượng", bao gồm cả việc phân định mở rộng
Vịnh Bắc Bộ. Từ năm 1992 đến năm 2000 có chín 9 năm đàm phán, còn có 7
cuộc đàm phán cấp Chính phủ. Đứng đầu những phái đoàn và nhóm đã trải
qua 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên và cấp chuyên khảo sát, lập bản đồ
Bản đồ toàn diện của vùng Vịnh Bắc Bộ và chuyên gia đã gặp gỡ các nhóm
v.v... (tổng cộng 49 cuộc thương lượng, trung bình 5 lần so với hàng
năm. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung
Quốc trong thỏa thuận tại Bắc Kinh, phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ đã
được ký kết, kết thúc 9 năm thương lượng giữa hai nước.
Bổn Khan Tấn: Các cuộc đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ và cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là gì?
Nguyễn Duy Niên: Trong quá trình thương lượng, hai bên đã thống nhất phù
hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là trong ánh sáng của
những nguyên tắc và quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1982 về
hai nước đã ký kết để giải quyết phân định Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Phương
pháp của luật pháp quốc tế và Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc,
nhiều quốc gia khác liên quan đến tình hình chung kết nối bờ biển hoặc
các trường hợp bắt buộc tương đối phân rẽ nước tiếp giáp trong các vùng
biển.
Công ước Luật biển 1982 (Điều 15). Quy định với lãnh hải rằng, nhiều
quốc gia khác không có quyền mở rộng ra ngoài lãnh thổ của đường trung
tâm và các cơ sở là khoảng cách tương tự từ điểm gần nhất để tính chiều
rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi một thỏa thuận ngược lại. Tuy
nhiên, nếu vì một lý do này hay lãnh thổ lịch sử đặc khác biệt, hai nước
cần phải được sự đồng thuận trên cơ sở của lãnh hải của các ranh giới
phân chia theo cách khác.
Đối với các vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, Công ước Luật Biển
1982 (Điều 74 và Điều 83) quy định rằng nhiều quốc gia đồng ý theo cách
tiếp cận pháp luật quốc tế được chia để đạt được một giải pháp công
bằng. Nếu bạn thất bại trong việc đạt được một sự đồng thuận, nó sẽ phải
sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước (thông qua Tòa
án Quốc tế về Luật biển được thành lập theo quy định của Công ước, các
Tòa án quốc tế, hội đồng trọng tài hoặc tòa án trọng tài đặc biệt).
Theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc và thông lệ quốc tế, nước
ta và Trung Quốc đồng ý thương lượng biên giới phân chia Vịnh Bắc Bộ,
thực hiện giải quyết các nguyên tắc là: "Với tham chiếu đến luật pháp
quốc tế và thực tiễn quốc tế, "thương lượng" phân chia khu vực phía Bắc
Vịnh" và "theo nguyên tắc công bằng, tính đến tất cả các lãnh thổ Vịnh
Bắc Bộ có liên quan lại, để đạt được một giải pháp công bằng".
Bổn Khan Tấn: Ông có thể nói về nội dung chính của Hiệp định phân định
mở rộng Vịnh Bắc Bộ" và có sự bình luận phân chia Vịnh Bắc Bộ về kết quả
của các cuộc thương lượng?
Nguyễn Duy Niên: Việc ký kết các "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" là
kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện sự nỗ lực của cả Việt
Nam và Trung Quốc, thiện chí và sự chăm sóc thích hợp của các lợi ích
cho cả hai bên, phù hợp với luật pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của
Vịnh Bắc Bộ.
"Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" là thỏa thuận ba ranh giới đã ký kết
giữa Trung Quốc và các nước láng giềng lần thứ hai (năm 1997 tại Thái
Lan và năm 2003 tại Indonesia), nhưng nó là thỏa thuận đầu tiên với một
tính chất chung được ký kết giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phân
định rõ ranh giới của đường biên giới chung Việt Nam và lãnh hải của
Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Cả hai bên đã đồng ý về phía Nam từ cửa miệng của Vịnh Bắc Bộ và sông
Bắc Luân để thiết lập một đường biên giới lãnh hải tổng cộng 21 điểm đảo
trong vùng biển, và đếm từ điểm đầu tiên đến 9 điểm đảo hay 11 điểm đảo
của biển tiếp giáp với biên giới (người ta gọi là đường lưỡi bò), từ 9
điểm đầu tiên đến 21 điểm là ranh giới chung của vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa. Theo thỏa thuận này, Việt Nam được hưởng 53,23% tổng
diện tích của Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc được hưởng 46,77%.
Đường phân định đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) có 15 dặm xa biển, đó là, đảo Bạch Long Vĩ có 12 dặm lãnh hải, 3 dặm (25% của lợi ích) của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) là một đảo nhỏ của Việt Nam (diện tích khoảng 2,5 km vuông), và nằm gần trung tâm của khu vực Vịnh Bắc Bộ (khoảng 110 km ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, khoảng 130 km từ bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc), trong đó tạo ra một môi trường đặc biệt, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, (để tận hưởng những lợi ích của một thời gian giới hạn) chỉ có một phần phân giới cắm mốc.
Đường phân định đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) có 15 dặm xa biển, đó là, đảo Bạch Long Vĩ có 12 dặm lãnh hải, 3 dặm (25% của lợi ích) của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) là một đảo nhỏ của Việt Nam (diện tích khoảng 2,5 km vuông), và nằm gần trung tâm của khu vực Vịnh Bắc Bộ (khoảng 110 km ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, khoảng 130 km từ bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc), trong đó tạo ra một môi trường đặc biệt, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, (để tận hưởng những lợi ích của một thời gian giới hạn) chỉ có một phần phân giới cắm mốc.
Hòn Cỏ là một hòn đảo nhỏ, nhưng nằm gần một bờ biển Việt Nam (từ bờ
biển khoảng 13 dặm biển), do đó, một hiệu suất 50% trong việc phân chia
Vịnh Bắc Bộ có con dấu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đó là một
kết quả công bằng trong các cơ sở pháp lý và hoàn cảnh cụ thể của Vịnh
Bắc Bộ đạt được (đường bờ biển của chúng tôi dài hơn bờ biển của Trung
Quốc, đất nước của chúng tôi so với Vịnh Bắc Bộ mở rộng của Trung Quốc
trên đảo, đặc biệt là ở phần phía bắc của Vịnh gần trung tâm cũng như
phần đuôi Bạch Long Vĩ (Island).
Trong thỏa thuận, hai bên cam kết sẽ tôn trọng lãnh hải của nhau ở phía
Bắc Vịnh, chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và quyền chủ
quyền và quyền tài phán. Theo đó, các bên có thể sở hữu các nguồn tài
nguyên khoáng sản của thềm lục địa trong phạm vi thăm dò và phát triển
được thực hiện độc lập. Trên khắp các đường phân chia cho một đơn vị dầu
khí, khí đốt, khoáng sản các kết cấu khác, hai bên thông qua hiệp
thương hữu nghị để phát triển phân phối hiệu quả nhất và công bằng các
lợi ích đạt được của sự phát triển, sự đồng thuận. Ngoài ra, thỏa thuận
cũng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh học và phát triển bền vững
ở khu vực phía Bắc Vịnh, bảo vệ, quản lý, sử dụng tài nguyên và sinh
vật trong vùng đặc quyền kinh tế của hợp tác giữa hai nước đã có những
quy định này.
Bổn Khan Tấn: Trong thời điểm Việt Nam-Trung Quốc ký kết "Thỏa thuận
phân định Vịnh Bắc Bộ", nguyên nhân nào cùng lúc ký thêm "Hiệp ước hợp
tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ"?
Nguyễn Duy Niên: Những hợp tác nghề cá là một nội dung được đề cập trong
nhiều yếu tố phân định Vịnh Bắc Bộ của quá trình thương lượng, vì nó
liên quan đến chế độ pháp lý điều chỉnh các vùng đặc quyền kinh tế. Từ
xa xưa, người Việt Nam và ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt cá trong vùng
biển hải sản ngoài lãnh hải của hai nước. Trong những năm 1950 và 1960
của thế kỷ trước, Việt Nam và Trung Quốc đã ký một số Hiệp ước hợp tác
nghề cá Vịnh Bắc Bộ.
Theo các thỏa thuận này, các bên sẽ có tàu đánh bắt xa bờ biển và hải đảo ba dặm biển, "Thỏa thuận đánh bắt cá năm 1957", (1957 niên phàm thuyền bộ ngư hiệp định), ký bổ sung 6 hải lý "Thỏa thuận đánh bắt cá 1957, bổ sung Nghị định thư 1961", (1961 niên đối 1957 niên phàm thuyền bộ ngư hiệp định đích bổ sung nghị định thư), và cuối cùng hiệp ước 12 hải lý, "Thỏa thuận hợp tác đánh cá 1963", (1963 niên bắc bộ loan bộ ngư hợp tác hiệp định). Lãnh hải trong vịnh bắc Bộ ngoài phạm vi nêu trên của các vùng biển khác, cả hai bên đang đánh cá miễn phí, tại thời điểm đó, luật pháp quốc tế đã xác định. Kể từ đó, các hiệp định trong năm 1970 bị mất hết giá trị, khi Liên Hợp Quốc đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một bộ luật mới của Công ước Biển, sự hình thành các đặc khu kinh tế. Theo thông lệ quốc tế, có rất nhiều quốc gia đã ký kết "Thỏa thuận hợp tác song phương về nghề cá biển".
Theo các thỏa thuận này, các bên sẽ có tàu đánh bắt xa bờ biển và hải đảo ba dặm biển, "Thỏa thuận đánh bắt cá năm 1957", (1957 niên phàm thuyền bộ ngư hiệp định), ký bổ sung 6 hải lý "Thỏa thuận đánh bắt cá 1957, bổ sung Nghị định thư 1961", (1961 niên đối 1957 niên phàm thuyền bộ ngư hiệp định đích bổ sung nghị định thư), và cuối cùng hiệp ước 12 hải lý, "Thỏa thuận hợp tác đánh cá 1963", (1963 niên bắc bộ loan bộ ngư hợp tác hiệp định). Lãnh hải trong vịnh bắc Bộ ngoài phạm vi nêu trên của các vùng biển khác, cả hai bên đang đánh cá miễn phí, tại thời điểm đó, luật pháp quốc tế đã xác định. Kể từ đó, các hiệp định trong năm 1970 bị mất hết giá trị, khi Liên Hợp Quốc đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một bộ luật mới của Công ước Biển, sự hình thành các đặc khu kinh tế. Theo thông lệ quốc tế, có rất nhiều quốc gia đã ký kết "Thỏa thuận hợp tác song phương về nghề cá biển".
Sau khi Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc liên quan đến vùng đặc quyền
kinh tế, các quy định của vùng biển kín và nửa kín hợp tác quốc gia có
liên quan, việc sử dụng và phát triển của khu vực phía Bắc Vịnh của các
quá trình và các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Bắc Vịnh nguồn tài
nguyên biển, nhằm giải quyết đúng đắn các lợi ích của cả hai bên ngư dân
trong vùng Vịnh Bắc Bộ, chúng ta đều đồng ý với nhau tại cùng một thời
gian đàm phán ký kết "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ", nhưng cũng đã
đàm phán và ký kết các thỏa thuận về hợp tác nghề cá.
Ngày 25 tháng 12 năm 2000, "Thỏa thuận hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ",
cùng với các "Thỏa thuận phân định ranh giới vùng Vịnh Bắc Bộ" đã ký
cùng một lúc. Tuy nhiên, "Thỏa thuận phân định khác nhau, "Thỏa thuận
hợp tác nghề cá" giá trị 12 năm, hết thời gian hiệu quả tự động gia hạn
lại 3 năm "Sau 12 năm tự động gia hạn thêm thời gian ba năm", (12 niên
hòa 3 niên tự động diên trường kì) giá trị pháp lý do Chính phủ cấp.
Bổn Khan Tấn: Sau khi ký kết thỏa thuận biên giới đất liền năm 1999.
Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký kết song phương, Bộ trưởng có cảm giác
thế nào về "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ"?
Nguyễn Duy Niên: Việc ký kết "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" để mở ra
quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam là một sự kiện quan
trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và duy trì sự ổn định
của phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ, tăng sự tin tưởng giữa hai bên và thúc đẩy
hợp tác toàn diện giữa hai nước. Và giải quyết các vấn đề ranh giới lãnh
thổ, ký kết "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" cho việc "củng cố hòa
bình và ổn định trong nước của chúng tôi" để làm cho một đóng góp tích
cực cho khu vực xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và
phát triển đất nước.
Việt Nam và Trung Quốc lần đầu tiên có một giá trị về khoa học luật pháp
quốc tế và cả hai bên đã đồng ý và chấp nhận của hai nước ở phía vùng
lãnh hải Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngoài khơi
đường phân chia rõ ràng.
Điều này xác định rõ ranh giới trên biển giữa các nước để bảo vệ phát
triển riêng, sử dụng, quản lý, phát triển và phạm vi kinh tế của các
nước trong Vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa của họ, và đã tạo ra một
khuôn-khổ pháp lý rõ ràng quốc tế và điều kiện thuận lợi, đồng thời,
nhưng cũng cho hai bên có một nền tảng để thúc đẩy hợp tác và tạo điều
kiện cho sự mở rộng phát triển bền vững Vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổn định
của vùng mở rộng Vịnh Bắc Bộ, tăng cường sự phát triển toàn diện của
quan hệ song phương và sự tin cậy giữa hai nước.
Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết, và một lần nữa phản ánh
chính sách quốc gia của chúng tôi một cách chính xác và thiện chí. Đất
nước tôi luôn sẵn sàng với các bên hữu quan, tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với cơ sở luật pháp quốc tế và thực
tiễn, thông qua thương lượng để giải quyết các vấn đề biên giới, quan hệ
hữu nghị và hợp tác với tất cả các quốc gia trên lãnh thổ liên quan,
các vùng biển và thềm lục địa, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực
và đóng góp trên thế giới.
Bổn Khan Tấn: Bộ trưởng có thể miêu tả sự khó khăn trong lúc đàm phán
trong "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" và sẽ có hiệu lực như thế nào?
Nguyễn Duy Niên: Theo Điều 11 của "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" giữa
hai nước kể từ ngày có sự chấp thuận trao đổi tài liệu, hiệp ước này sẽ
có hiệu lực. Để thực hiện các "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" sẽ có
hiệu lực vào cuối tháng sáu năm nay. Việt Nam và Trung Quốc đã được phù
hợp với pháp luật của nước mình để xử lý các thủ tục pháp lý, và trong
ngày 30 tháng 6 năm 2004 trao đổi văn bản phê chuẩn.
Sau khi có hiệu lực của "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ", mỗi cơ quan
của Nhà nước phù hợp với năng lực của mình sẽ cần phải được sửa đổi, bổ
sung và cải thiện nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công cộng, nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ở
phía bắc Vịnh.
Kết luận.
Đồng thời, đảng ta cần phải tuyên truyền, loan tải, phổ biến sâu rộng về
nội dung "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Thỏa thuận hợp tác nghề
cá", đến cho các tầng lớp xã hội, từng người dân, từng cán bộ trong
ngoài đất nước cùng hiểu biết, đặc biệt những địa phương giao tiếp ven
biển phía Bắc và vùng Vịnh Bắc Bộ, thực hiện đúng nghĩa vụ công dân tốt.
Bổn Khan Tấn: Cảm ơn Ngoại trưởng.
Phía bờ Vịnh Bắc của Việt Nam có khoảng 2318 hòn đảo và rạn san hô,
đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) lớn nhất trong quần đảo ở giữa vĩ độ, 20
độ phút 08 vĩ độ bắc, kinh độ 107 độ phút 43 đông. Tài liệu ảnh lưu:
Huỳnh Tâm.
Người viết bài này chưa có ý phản biện những lời phát biểu của ông Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Niên, mà chỉ giới thiệu tham khảo phần lịch
sử hình thành Vịnh Bắc Bộ hầu chứng minh cho đảng "Bác" nhận thức được
sự dối trá quá đáng của mình, tại sao không nói sự thật để nhân dân
biết. Nếu tình trạng của đảng "Bác" lê thê mãi như Nguyễn Duy Niên đã
phát biểu trên, chẳng khác nào cướp cạn, bán nước hay xa hơn phản quốc,
cũng không ngoa lắm, bởi đảng "Bác" đã tạo ra mảng mùa đen cho đất nước,
mới có hậu quả như ngày nay.
Lịch sử địa lý hình thành Vịnh Bắc Bộ.
Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam có quần đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei), thuộc
Bắc Bộ là một vịnh lớn có danh mục trên thế giới, diện tích khoảng
128.250 km² (38.000 dặm vuông) tại điểm rộng nhất của nó là 310 km về
phía Bắc của Vịnh (176 nm), điểm hẹp nhất 207,4 km (112 nm). Vịnh Bắc Bộ
Việt Nam với tổng chiều dài 763 km bờ biển, trong đó có 10 thành phố
ven biển; có tổng chiều dài 695 km bờ biển, về phía Trung Quốc mở rộng
Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Hải Nam và Quảng Tây. Vịnh Bắc Bộ có hai
cổng: Đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam nằm giữa eo biển Quỳnh Châu, chiều
rộng 35,2 km (19 hải lý) tính từ Việt Nam đến Trung Quốc, cổng phía Bắc
chính giữa Vịnh Bắc Bộ và đảo Hải Nam có chiều rộng khoảng 207,4 km (112
nm).
Trung tâm đảo Bạch Long Vĩ cách khoảng 91 km tính từ đất liền Hải Phòng
Việt Nam. Phía bờ của Hải Nam Trung Quốc tính từ đất liền cách khoảng
135 km. Những đảo ở trong vùng này gọi chung là quần đảo Bạch Long Vĩ
(Bailongwei), kể cả đảo nhỏ Lôi Châu và Hải Nam, sau 1955 Trung Cộng
chiếm đảo Hải Nam thành lập huyện đảo.
Đảo Bạch Long Vĩ nhô lên từ biển, là một hòn đảo lục tam giác. Phía
chiều dài về hướng Tây Nam có 3.1km, phía Nam chiều dài mặt 2.3km, chiều
dài phía Đông 2.2km, đường bờ biển dài 7.5km, khu vực thủy triều cao
khoảng 1,78 km², diện tích đất canh tác 2,33 km², khu vực hướng Đông
Bắc, thủy triều thấp 3,05 km², tổng cộng diện tích đảo gần 10 km².
Đảo Bạch Long Vĩ đã bao đời chủ quyền của Việt Nam, ngày nay Trung
Quốc tranh chấp nguyên nhân Hồ Chí Minh đã ký Vạn Niên trao đổi vũ khí.
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Về địa hình đồi núi trung ương cao 61.5m, độ dốc 62,5% các khu vực có độ
dốc ít hơn 5 độ, các phía Đông ven biển cao 10-15m. Hình thành nền tảng
mặt bằng bãi biển của đảo và vùng bãi thủy triều rộng 13.000 km². Mùa
mưa mỗi năm vào tháng 8, tháng 3-10 mùa khô. Nhiệt độ trung bình là
khoảng 23,3°, lượng mưa trung bình hàng năm là 1031mm. Gió mạnh hay bão
vận chuyển trung bình một lần hoặc hai lần một năm.
Năm 1887, Chính phủ nhà Thanh-Pháp ký "Hiệp ước Thiên Tân 1887" (tục
nghị giới vụ chuyên điều), tại điểm kinh độ 108 độ 3 phút và 13 giây,
thành hình phân định lãnh hải biển đảo Vịnh Bắc Bộ, trong quần đảo Bạch
Long Vĩ (Bailongwei) tất cả thuộc sở hữu của Pháp.
Năm 1937, có một đơn vị của Pháp đồn trú.
Năm 1943, Nhật Bản chiếm đóng các đảo này.
Năm 1946, chiến tranh thế giới II, một lần nữa quân Pháp trở lại đồn trú.
Năm 1954, sau trận Điện Biên Phủ, Pháp ký hiệp ước Geneva, lập lại Đông
Dương và trả lại cho Việt Nam vịnh Bắc Bộ bao gồm quần đảo Bạch Long
Vĩ.
Năm 1955, quân đội nhân dân Bắc Việt đồn trú.
Năm 1957, Hồ Chí Minh ký nhượng đảo Bạch Long Vĩ 10.000 năm cho Trung Quốc.
Năm 1992, sau Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, chính phủ Việt Nam tách
biệt đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) nhượng cho Trung Quốc kiến thiết xây
dựng thị xã thủy sản trước mặt Hải Phòng. [3]
Những năm 1950, đã đánh dấu trên bản đồ quần đảo ở Biển Đông, đảo Bạch
Long Vĩ (Bailongwei) lớn nhất trong vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Cuộc
nội chiến của Việt Nam, có một hội nghị bí mật tại Hải Phòng Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã đồng ý nhượng lãnh thổ của mình, giao cho Chủ tịch Mao
Trạch Đông và Chu Ân Lai đổi lấy vũ khí làm phương tiện chiến tranh nhằm
tiến chiếm miền Nam Việt Nam.
Sau khi "đàm phán bí mật Thành Đô 1990" người dân Trung Quốc ồ ạt nhập
cư vào quần đảo Bạch Long Vĩ. Năm 2001, Việt Nam thực hiện cam kết (Kỷ
yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990) hoàn thành cơ bản phân định Vịnh Bắc
Bộ. Năm 2000, Việt Nam đã ký "Hiệp ước phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ",
Trung Cộng đã chính thức khẳng định chủ quyền tại vùng Vịnh Bắc Bộ. Năm
2009, dân Trung Hoa chính thức định cư trên đảo Bạch Long Vĩ tổng dân
số 402 người. Ngày 27 tháng 3 năm 2013 Trung Quốc vẽ lại hải đồ toàn
vùng Vịnh Bắc Bộ, đưa đến nhiều sự kiện Trung Quốc cướp tàu, nổ súng vào
ngư dân Việt Nam, cho rằng vi phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc. Bộ
Ngoại giao Việt Nam không biện minh hay bác bỏ sự trịch thượng của Trung
Quốc, trái lại tuyên bố tăng cường kiểm soát tránh xâm phạm lợi ích của
Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ.
Tình hình chung đảo Bạch Long Vĩ.
Giới thiệu.
Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo lớn nhất trong khu vực Biển Đông, có diện
tích 9,96 km², gấp đôi đảo Ba Bình, bốn lần Vĩnh Hưng và Bạch Long Vĩ là
một hòn đảo lục địa, có ngọn núi, rừng rậm và suối, nằm ở góc phía Tây
Bắc của vị trí trung tâm Đông đảo Biển. Năm 1950 Trung Quốc cho in và
phát hành bản đồ tiêu chuẩn, gọi là đảo Bạch Long Vĩ đảo nổi.
Tiến hóa của đảo Bạch Long Vĩ.
Đối với 2 ngàn năm trước, ngư dân Việt Nam đã sống tại trung tâm của
Vịnh Bắc Bộ trên quần đảo Bạch Long Vĩ, người dân sinh cư lao động hài
hòa, hành nghề thủy sản thư thái, đánh bắt cá thong dong trong vịnh qua
đời thường tự tại. Hàng năm có những cơn bão tố ngư dân Trung Hoa trôi
giạt vào đảo, người dân Việt ra tay cứu sống và cho nương nhờ cho qua
cơn bão, tuy rằng Việt-Hán mặt trời và mặt trăng khác ánh sáng nhưng
nhân đạo của người Việt xem việc cứu người hệ trọng. Trái lại lòng bành
trướng Trung Quốc khác thường nổi cơn điên muốn cướp đảo Bạch Long Vĩ,
vì Trung Quốc thấy đặc thù quần đảo Bạch Long Vĩ có trên 2300 đảo san hô
lớn nhỏ, là nơi biển lành của "Bào ngư" phát triển mạnh, giá trị cao,
có thể nói là một bí danh "Bào ngư Bạch Long Vĩ", thiên nhiên ưu đãi cho
Việt Nam.
Đảo Bạch Long Vĩ, địa lý và vị trí.
Đảo Bạch Long Vĩ tính theo hướng Tây Bắc Vịnh, tại vị trí cửa sông Bắc
Luân và Eo biển Quỳnh Châu với vĩ độ, 20 độ 08 phút vĩ độ bắc, 107 độ
kinh đông 43 phút. Từ vịnh Hải Phòng Việt Nam cách khoảng 91 km, và đảo
Hải Nam của Trung Quốc cách khoảng 135 km. Quần đảo thuộc hướng Đông Bắc
- hướng Tây Nam, chiều dài 3 km, rộng 1,5 km, với tổng diện tích gần 10
km². Trung tâm của một ngọn đồi nhỏ 58 mét trên mực nước biển, được bao
quanh bởi những vách đá, chu vi 6,5 km. Đảo bầu dục, 4,5 km trục dài và
từ bắc tới nam trục dài 2,1 km².
Đảo Tây, phía Nam đất bằng phẳng được khoanh vùng canh tác, phía Đông
Bắc vách núi, điểm cao nhất 53 mét, một phần núi cây rừng và thảo mộc.
Rạn san hô gần bờ tạo thành bãi biển cạn, môi trường sống của thủy sản,
bào ngư phong thú. Bên ngoài đảo nước cạn là ngư trường lớn vô tận, một
mẽ lưới kéo lên cá hồi đỏ, mực, cá mú và những loại cá có giá trị cao.
Con người và đảo biển.
Vào năm 1950 dân số Việt Nam trên đảo có 628 người (382 nam, 246 nữ),
năm 1955, dân số tăng lên 745 người. Cùng năm có khoảng 28 người Hoa đến
từ các đảo lân cận như đảo Đàm Châu, khởi đầu họ xin thường trú. Dân cư
xây dựng được một ngôi làng nhỏ, sinh hoạt "tan hôn tương tế". Chủ yếu
sinh kế dựa trên nghề cá và sản xuất hàng bào ngư khô, bán cho đại lục
Trung Quốc, đổi lấy thực phẩm và nhu yếu phẩm. Nông nghiệp phụ, bởi đảo
chỉ có hơn 500 ha đất canh tác, trồng lúa, khoai lang, lúa miến, đậu,
rau, dưa hấu.
Tranh tụng chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ.
Năm 1887, triều đại nhà Thanh và Pháp đã ký một hiệp ước biên giới, phân
chia biên giới lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Đông Dương thuộc
Pháp. Nhà Thanh vì lợi ích kinh doanh đổi lấy hai huyện Giang Bình Chu
(Jiang Ping Chow) và Hoàng Trúc, (Wong Chuk) hai vùng đất này của Việt
Nam. Đối lại việc phân chia ranh giới trên biển, người Pháp lấy quần đảo
Bạch Long Vĩ tại điểm 108 độ 03 phút kinh độ Đông từ cửa sông Bắc Luân
rộng xuống phía Nam thuộc vùng biển đảo vịnh Bắc Bộ. Nhà Thanh thừa nhận
tất cả quần đảo Bạch Long Vĩ của Pháp.
Trung Quốc tráo trở chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ.
Năm 1950, Hồ Chí Minh nhượng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Hải Nam,
một cách gián tiếp, đóng mặt biển trợ chiến đất liền, Trung Quốc gửi
quân đồn trú lên đảo. Năm 1954, theo thỏa thuận "Geneva", Việt Nam đối
mặt với 17 độ bắc vĩ tuyến như là ranh giới. Thực dân Pháp trong tháng 8
năm 1954 còn quản lý đảo Bạch Long Vĩ có 475 người Việt Nam.
Đến vào năm 1955, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc trở lại chiếm
đóng đảo theo lời mời của Hồ Chí Minh, và thành lập các cơ quan chính
quyền trên đảo, thuộc quản lý của hành chính Hải Nam tỉnh Quảng Đông.
Việt Cộng-Trung Cộng cùng đồn trú trên đảo Bạch Long Vĩ.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Bắc Việt tăng cường phòng thủ
cho Hải Phòng và Hà Nội. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao và Chu Ân Lai, đồng ý
chuyển quân Trung Cộng đến đảo Bạch Long Vĩ đồn trú và bao gồm cả lãnh
thổ Bắc Việt Nam, tại đảo xây dựng các giàn radar, các vị trí phòng
không, trạm thông tin liên lạc. Sinh hoạt giống như quân đội Trung Quốc
tại Đại lục vào Việt Nam, binh sĩ Việt Nam có nhiệm vụ cải trang đảo
thành chiến lũy duy nhất trên lãnh hải. Tháng 3 năm 1957 Trung Quốc và
Mỹ tránh đối đầu quân sự trực tiếp trên đảo. Hồ Chí Minh thấy người anh
cả rộng tay hào phóng chi viện tối đa, tuyên bố: "đảo Bạch Long Vĩ là
một phần của Trung Quốc". Từ đó các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam
hoạt động ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ đều bị Trung Quốc cài vào cái tội đánh
bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển. Những năm gần đây Trung Quốc tăng
cường hành vi, vi phạm quyền và lợi ích của nhân dân Việt Nam ở Biển
Đông. Hành động của Trung Quốc không cần biết hợp lý hay không. Trung
Quốc chưa bao giờ xem trọng và trân trọng lãnh hải của lân bang.
Đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ.
Tháng 12 năm 1973, khi chính phủ Bắc Việt Nam mong muốn thông qua các
khu vực thăm dò dầu khí, đầu tiên công ty dầu khí của Ý trúng thầu tại
Bắc Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc nhạy cảm buộc phải ngưng lập tức các cuộc
đấu thầu và khai thác, với lý do trong vùng biển có tài khoản dầu của
Trung Quốc. Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tham
dự đàm phán, một lần nữa chính phủ Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đình chỉ
các cuộc đàm phán với các nước thứ ba có công ty thăm dò dầu khí. Ngày
15 tháng 8 năm 1974, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức vòng đàm phán đầu
tiên tại Bắc Kinh.
Năm 1980 Việt Nam mở lại các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc. Việt Nam
công nhận quyền đánh bắt cả của ngư dân Trung Hoa vào hoạt động trong
quần đảo Bạch Long Vĩ sâu 15 hải lý.
Năm 1991, Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ song phương,
được coi là cần thiết để giải quyết các vấn đề biên giới, bao gồm cả
vịnh Bắc Bộ, những ngày đầu thành lập hội đồng đàm phán biên giới, cấp
cao của chính phủ bao gồm Ngoại giao, Quốc phòng, Thủy sản, và ban lập
bản đồ. Bắt đầu 3 cuộc đàm phán phân định ranh giới lãnh hải tại Vịnh
Bắc Bộ. Từ năm 1992 đến năm 2000, hai bên đã tổ chức tổng cộng 7 cuộc
đàm phán cấp cao đứng đầu Chính chính phủ gặp nhau 3 lần, 18 cuộc họp
nhóm công tác chung.
Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Việt Nam đã ký "Hiệp định phân định Vịnh Bắc
Bộ" và ký "thỏa thuận hợp tác Vịnh Bắc Bộ thủy sản". Sau ba năm đàm
phán, ngày 29 tháng 4 năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam ký một giao thức
bổ sung tại Bắc Kinh về "thỏa thuận hợp tác nghề cá". Theo thỏa thuận
nghề cá, diện tích hoạt động hơn 30.000 cây số vuông của khu vực đánh cá
chung xuyên qua biên giới, có nghĩa gồm cả trong thềm lục địa của Việt
Nam, trừ của biển và cửa sông trong Vinh chưa ký kết khai thác. Thời
hạng sau 15 năm, hai đội ngư thuyền được phép nhập lại một (Trung Quốc
ăn sống ngư nghiệp VN). Ngoài các khu vực đánh bắt cá chung tại phía Bắc
Vịnh Bắc Bộ. Chuyển tiếp 4 năm, sắp xếp lại các vùng nước đánh bắt cá,
Trung Quốc chủ động vẽ lại một đường xuyên biên giới biển, có nghĩa được
quyền đánh bắt cá tại cửa biển và cửa sông của Việt Nam. (như đã thấy,
ngày 19 tháng 6. năm 2013 Trương Tấn Sang đã ký 10 hiệp ước tại Bắc
Kinh, bán trọn gói cửa biển-sông cho Trung Cộng.
Trung Quốc cướp Bạch Long Vĩ.
Vịnh Bắc Bộ chỉ có một đảo Bạch Long Vĩ không có hai: Trung Quốc âm mưu
tung hô đánh tráo, đặt cho một đảo nhỏ có tên "Bạch Long Vĩ-kì nhất
nghiễm tây phòng thành cảng", và cho đó là đảo Bạch Long Vĩ nổi, đảo này
trước năm 1955 của Việt Nam, có đơn vị quân đội Trung Hoa quốc gia
chiếm đóng, năm (1955) chiến tranh Việt Nam nổ ra, các đơn vị Quốc Dân
Đảng rút đi. Năm 1957, chính phủ Trung Cộng chọn đảo này làm căn cư
duyên hải.
Đi đêm bán Vịnh Bắc Bộ.
Vịnh Bắc Bộ có diện tích khoảng 128.000 km², trong lịch sử của Trung
Quốc không có Vịnh Bắc Bộ. Trước thế kỷ 20, trong suốt những năm 1960,
Trung Cộng và Việt Cộng công bố chung bề rộng của Vịnh Bắc Bộ, thực chất
một hình thức bán lãnh hải, họ lập quyền tài phán lãnh thổ của việc
chia sẻ chung các nguồn tài nguyên trong vùng Vịnh theo tinh thần "tình
đồng chí và tình anh em". Ngày 14/9/1958, Phạm Văn Đồng thừa nhận biển
của Trung Quốc. Vào năm 1957, năm 61 và năm 63 chính Hồ Chí Minh ký kết 3
hiệp định về nghề cá xa bờ (6-12 dặm). Điều này có nghĩa rằng 6-12 hải
lý biển, ngư dân hai bên được tự do đánh bắt cá.
Kể từ đầu những năm 1970, với sự phát triển của các hệ thống hiện đại
của luật biển, và Việt Nam chia các vùng biển phía Bắc vịnh lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vấn đề được trình bày. Theo mở để
ký vào năm 1982, "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển," có hiệu lực vào
năm 1994 như là cốt lõi của hệ thống hàng hải hiện đại, các quốc gia
ven biển có thể có chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý và tối đa không quá 350 hải lý của thềm lục địa. Chủ
quyền đối với vùng lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng các tàu của các
nước khác có thể đi qua vô hại. Như các vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa, các quốc gia ven biển không có chủ quyền, nhưng được hưởng các
quyền chủ quyền độc quyền đối với thăm dò tài nguyên thiên nhiên, phát
triển, bảo tồn và quản lý các thuộc tính của nó. Điều này có nghĩa rằng
một quốc gia không thể vào vùng đặc quyền kinh tế của nước đó để câu cá,
trừ khi có sự đồng ý của cả nước. Vịnh Bắc Bộ là một vịnh hẹp, chiều
rộng khoảng từ 110-180 dặm. Trung Quốc và Việt Nam là bên "UNCLOS"
trong. Theo "Công ước", hai chồng lên nhau ở tất cả các vùng biển Vịnh
Bắc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phải được giải quyết thông
qua các ranh giới.
Tình hình thực tế cũng cho thấy rằng trong quá khứ, sự vắng mặt của một
đường phân chia rõ ràng giữa khu vực phía Bắc Vịnh, sự xuất hiện của các
tranh chấp giữa hai nước thường xuyên, làm mất ổn định tác động của các
mối quan hệ song phương. Vì vậy, hai nước đàm phán về vịnh Bắc là cả
hai bộ phận tất yếu của sự phát triển hệ thống hàng hải quốc tế, mà còn
là nhu cầu thực tế của tình hình vùng Vịnh Bắc Bộ.
Phân định biển của lợi ích quốc gia và tình cảm quốc gia, chủ quyền liên
quan, quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia, nó là vấn đề
rất quan trọng và phức tạp. Vịnh Bắc Bộ đàm phán phân định ranh giới
thông qua những nỗ lực của nhiều thế hệ, và phải mất 27 năm, trong ba
giai đoạn. Đầu tiên, vào năm 1974, thứ hai 1977-1978 và thứ ba
1992-2000. Bởi vì hai vị trí đầu tiên của các bên tham gia đàm phán cho
đến nay, không có kết quả. Sau năm 1991, khi bình thường hóa quan hệ
song phương, hai bên tin tưởng rằng nó là cần thiết để giải quyết các
vấn đề biên giới, bao gồm Vịnh Bắc Bộ, bao gồm cả việc thành lập ban đầu
của một cuộc đàm phán biên giới phái đoàn chính phủ bao gồm các vấn đề
đối ngoại, quốc phòng, thủy sản, lập bản đồ, chính quyền địa phương và
các cơ sở, bắt đầu Vịnh Bắc Bộ ba cuộc đàm phán phân định ranh giới. Kể
từ năm 1992, khi năm 2000 lịch 9 năm, hai bên đã tổ chức một cuộc đàm
phán chính phủ bảy cấp, người đứng đầu phái đoàn chính phủ gặp nhau ba
lần, 18 cuộc họp nhóm công tác chung và nhiều vòng của cuộc họp nhóm
chuyên gia, tổ chức vào ngày 5 trung bình hàng năm khác nhau đàm phán
hoặc đàm phán.
Các cuộc đàm phán, hai bên đã đồng ý trên nguyên tắc phân chia ranh giới, cụ thể là: Theo luật pháp quốc tế và thực hành, bao gồm các nguyên tắc và quy định của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển" năm 1982, có tính đến tình hình thực tế ở Vịnh Bắc Bộ, và phân chia công bằng và bình đẳng của Vịnh Bắc. Hai nhà lãnh đạo đã cho các cuộc đàm phán liên quan để thúc đẩy sự tiến bộ của các cuộc đàm phán. Sau khi đàm phán phức tạp một cách kiên nhẫn và các bộ trưởng Việt Nam cuối cùng ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh đã ký kết các "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ".
Các cuộc đàm phán, hai bên đã đồng ý trên nguyên tắc phân chia ranh giới, cụ thể là: Theo luật pháp quốc tế và thực hành, bao gồm các nguyên tắc và quy định của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển" năm 1982, có tính đến tình hình thực tế ở Vịnh Bắc Bộ, và phân chia công bằng và bình đẳng của Vịnh Bắc. Hai nhà lãnh đạo đã cho các cuộc đàm phán liên quan để thúc đẩy sự tiến bộ của các cuộc đàm phán. Sau khi đàm phán phức tạp một cách kiên nhẫn và các bộ trưởng Việt Nam cuối cùng ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh đã ký kết các "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ".
Tài liệu "Bác" bán vùng đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ, đàm phán
tháng 7 năm 1952-1957 theo thỏa thuận giá trị 10.000 năm, gọi là "Hiệp
ước nhượng lãnh hải và Vịnh Bắc Bộ Vạn Niên". Hồ sơ này còn cho biết, ý
của "Bác" mở ra hành trình mới cho dân tộc Việt Nam hóa thân Bắc Hán.
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Phơi bày mọi sự thật của Việt Cộng.
Đã từ lâu bành trướng ngắm nghía Vịnh Bắc Bộ bởi vị trí chiến lược quan
trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế, Vịnh Bắc Bộ còn cho nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú v.v.... Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam Nguyễn Duy Niên đại diện cho đảng "Bác" tuyên bố:
"Vịnh Bắc Bộ chỉ có giá trị tài nguyên địa phương", thay vì ông Niên nói
bằng thực tế tài nguyên của quốc gia. Ông nói tiếp "đảo Bạch Long Vĩ là
một hòn đảo nhỏ của Việt Nam có diện tích khoảng 2,5 km²", như vậy tại
Vịnh Bắc Bộ có bao nhiêu ngư dân sinh sống trong một diện tích đảo quá
hẹp, trong khi ấy phía Trung Cộng tuyên bố có trên 30.700 hộ ngư dân
người Hoa sinh cư trên đảo Bạch Long Vĩ. Sau đó Trung Cộng thấy bị hố
đính chính lại chỉ có 1200 người Hoa, cho thấy Việt Cộng-Trung Cộng đều
bố láo. Và chính ông Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng "đảo Bạch
Long Vĩ có diện tích 2,5 km²", theo hồ sơ của Hiệp ước Thiên Tân 1987,
đo đạt thực địa của đảo Bạch Long Vĩ có diện tích 10 km², thế thì 7,5
km² của đảo, đảng Cộng sản Việt Nam đã di dời đảo lấp biển ở nơi nào?
Nguyễn Duy Niên còn tuyên bố: "Trung tâm đảo Bạch Long Vĩ cách khoảng
110 km bờ biển của Việt Nam, bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc cách
khoảng 130 km", thay vì ông Niên phải tham khảo hồ sơ Pháp-Thanh để nắm
con số thực tế phía Việt Nam cách 91 km và phía Trung Quốc cách 135 km.
Vịnh Bắc Bộ có giá trị và địa thế chiến lược an ninh hàng đầu phòng thủ
phía Bắc của Quốc gia. Những lời tuyên bố của Nguyễn Duy Niên có nhiều
âm mưu khó hiểu, chỉ vì bán nước dùng mọi thủ đoạn lừa bịp nhân dân. Nếu
công bố đúng sự thật, ắt nhiên không thể tránh né điểm yếu hồ sơ của Hồ
Chí Minh đã bán cho bành trướng 35% Vịnh Bắc Bộ, xóa mất đường ranh
giới biển của Hiệp ước Pháp-Thanh (Thiên Tân 1887).
Chính kẻ "Bác" mở cửa cho phép bành trướng nuôi hy vọng và ý niệm to lớn ngó thẳng vào tiềm lực kinh tế Việt Nam, đã bành trướng không thể ngồi yên trước một miếng mồi Vịnh Bắc Bộ quá hấp dẫn, không may cho Việt Nam đúng thời điểm kẻ trong, người ngoài, thân thuộc một nhà với bành trướng quạt gió nổi cơn phong ba. Việt Nam bị hệ lụy Cộng sản đẩy đưa cả dân tộc vào đường hoạn nạn, tránh không khỏi nhưng lòng dân có ý chí giữ nước hay không đó là điều quan trọng, nếu người dân bất cần đất nước Việt ắt nhiên mai một, như các nước cựu chư hầu biến mất trong lịch sử Trung Quốc.
Chính kẻ "Bác" mở cửa cho phép bành trướng nuôi hy vọng và ý niệm to lớn ngó thẳng vào tiềm lực kinh tế Việt Nam, đã bành trướng không thể ngồi yên trước một miếng mồi Vịnh Bắc Bộ quá hấp dẫn, không may cho Việt Nam đúng thời điểm kẻ trong, người ngoài, thân thuộc một nhà với bành trướng quạt gió nổi cơn phong ba. Việt Nam bị hệ lụy Cộng sản đẩy đưa cả dân tộc vào đường hoạn nạn, tránh không khỏi nhưng lòng dân có ý chí giữ nước hay không đó là điều quan trọng, nếu người dân bất cần đất nước Việt ắt nhiên mai một, như các nước cựu chư hầu biến mất trong lịch sử Trung Quốc.
Đảng Cộng sản có bán nước hay không chỉ cần thảo luận lời tuyên bố của
Nguyễn Duy Niên, mọi sự kiện sẽ được giải mã dưới tấm màn âm mưu phản
quốc. Ví dụ: Hai từ "thỏa thuận" thay vì "hiệp ước", và "thương lượng"
thay vì "đàm phán". Lý do nào giữa hai quốc gia lại manh nha dùng từ
"thỏa thuận" khi ấy trong văn kiện có tính quốc gia, theo ý nghĩa thuận
chịu có tính cách gia đình và bạn bè trao đổi, mua bán một vật nào đó,
thỏa thuận phân chia sản phẩm tùy theo giá trị của nó, cho nên hai từ
"Hiệp ước" có tính chính đáng của quốc tế bị loại trừ không có chỗ đứng
trong những văn kiện bán Vịnh Bắc Bộ. Và hai từ "đàm phán" đảng "Bác"
cho thay vào đó hai từ "thương lượng", có nghĩa khi nào cần Trung Cộng
đề nghị thương lượng lại.
Ngày nay, đảng vẫn phải thực hiện theo chính sách của Hồ Chí Minh đã định, tuân thủ quan hệ song phương hữu nghị truyền thống giữa hai đảng Trung Cộng-Việt Cộng. Rồi đảng sẽ tiếp tục thương lượng nhượng lãnh hải vùng Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông không thông qua 3 thủ tục "Chủ quyền và quyền tài phán Vịnh Bắc Bộ", "Tố tụng giải quyết tranh chấp" và thủ tục công nhận pháp lý "Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc".
Ngày nay, đảng vẫn phải thực hiện theo chính sách của Hồ Chí Minh đã định, tuân thủ quan hệ song phương hữu nghị truyền thống giữa hai đảng Trung Cộng-Việt Cộng. Rồi đảng sẽ tiếp tục thương lượng nhượng lãnh hải vùng Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông không thông qua 3 thủ tục "Chủ quyền và quyền tài phán Vịnh Bắc Bộ", "Tố tụng giải quyết tranh chấp" và thủ tục công nhận pháp lý "Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc".
Những hóc búa trên của Chủ nghĩa Xã hội Việt Cộng làm tai hại đến mất
nước, trong những văn kiện từ xưa đến nay đã ký với Trung Cộng không bao
giờ đề cập đến pháp lý của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp
Quốc. Tuy nhiên khi có dịp đảng "Bác" lập tức tuyên bố vung vãi từ ngữ
nào cũng vỗ lớn tiếng, dân quyền, nhân quyền, tự do báo chí, tự do thành
lập hội, tự do tín ngưỡng, bảo vệ tư hữu của nhân dân v.v... những
người quốc tế vừa đi qua Việt Nam "cưỡi ngựa xem hoa", tưởng chừng quyền
của người dân còn rộng hơn những nước dân chủ Phương Tây, thế nhưng về
đêm thì sao, nó hiện ra quyền con người đen tối hơn mõm chó, hãy đọc qua
lời tuyên bố của Nguyễn Duy Niên để thấy những điều đảng "Bác" thực
hiện cho dân tộc này! Còn quá nhiều vấn đề lợn cợn khác mà Việt Cộng cố ý
lờ vờ, gạt bỏ sự sống còn của đất nước trước sự bàng quan Vịnh Bắc Bộ!
Do đó tại Bắc Kinh mỗi phút-giờ trong ngày không biết xuất hiện cái gọi
"Việt Cộng" từ bao giờ trên báo chí truyền thông Trung Hoa loan truyền
khắp cả nước.
Nguyễn Duy Niên đại diện cho đảng "Bác" thêm một lần chạy tội, tuyên bố:
"Vì ngư dân Việt Nam thường bắt hải sản, thăm dò dầu khí làm mất ổn
định quan hệ song phương, cho nên có tranh chấp ảnh hưởng xấu đến "tình
đồng chí và tình anh em" giữa Việt Nam-Trung Quốc và Ta muốn mở rộng
phát triển bền vững có hiệu quả không chi bằng hạn chế ngư dân Việt Nam
hoạt động trong vùng Vịnh Bắc Bộ".
Cho thấy lời tuyên bố trên của Nguyễn Duy Niên, mới ngồi vào bàn đàm
phán đã đưa ra dấu hiệu đầu hàng, chưa chi đảng "Bác" muốn đập nồi cơm
của nhân dân, đổi lấy "quan hệ song phương". Và cho rằng "ký kết, thỏa
thuận phân định Vịnh Bắc Bộ, củng cố hòa bình và ổn định trong nước của
chúng tôi...". Đồng nghĩa Trung Cộng đứng ra làm bảo mẫu cho Việt Cộng.
Đảng "Bác" và bành trướng chỉ thị Nguyễn Duy Niên sử dụng quả đấm cắt
vùng Vịnh Bắc Bộ dâng cho Bắc Kinh, thách thức cả dân tộc Việt Nam có
hay biết điều này không? Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Nguyễn Duy Niên không ngần ngại tuyên bố lố lăng:
"− Theo thỏa thuận này, Việt Nam được hưởng 53,23% tổng diện tích của
vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc được hưởng 46,77%. Đó là một kết quả công bằng
trong các cơ sở pháp lý và hoàn cảnh cụ thể của Vịnh Bắc Bộ....".
Nói chung, những học trò đời thứ mấy của đảng "Bác" tuy có tráo trở vẫn
không bằng "Bác" bởi Vịnh Bắc Bộ mà "Bác" bán trước 35%, không cần hóa
đơn, cũng đã thể hiện "Môi hở răng lạnh", nay Nguyễn Duy Niên thay mặt
đảng công bố bán thêm 12,77%, nâng lên tổng số 46,77% cũng chỉ vì xem
trọng "quan hệ song phương....".
"Kỷ yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990", mà Nguyễn Văn Linh đã ký kết có 5 qui ước Việt Cộng phải tuân thủ thực hiện:
1 - Xác định chủ quyền vùng đảo Bạch Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ.
2 - Laoshan thuộc về lãnh thổ Trung Cộng.
3 - Xác định chủ quyền biên giới Trung-Việt từ đất liền đến Biển Đông.
4 - Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam.
5 - Kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.
Từ đó Việt Cộng tiến hành mạnh mẽ, chuyển nhượng toàn bộ vùng đảo Bạch
Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ, lườn đáy bành trướng là nơi tiếp nhận tài sản
Việt Cộng gửi vào. Cộng sản vững mạnh rộng quyền độc trị có súng đạn,
nhà tù, công an mọi hành động không cần thông báo trước cho nhân dân
đặng biết, hiện tại đã bán nước mở rộng cửa gọi mời bành trướng tràn vào
quản lý lãnh hải Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, người dân cả nước nào có ai
hay! bởi mọi chi tiết bán nước nhà nước công bố, đặc biệt tại bờ biển
Vịnh Bắc Bộ, cho đến nay người dân Việt Nam nếu có biết cũng lờ mờ khó
hiểu, và mấy ai đã được đọc 2 hiệp ước sơ khởi "Thỏa thuận phân định mở
rộng Vịnh Bắc Bộ" và "Thỏa thuận hợp tác nghề đánh cá". Trong khi đó
nhân dân Trung Quốc từ trẻ đến già đầu phải đọc thuộc lòng những thỏa
thuận trên.
Dữ liệu hình: Lục địa đảo Bạch Long Vĩ (Bailongwei) một phần của Biển
Đông, diện tích 9,96 km², núi rừng rậm, bao phủ một quần thể đảo san
hô. Nằm ở góc phía tây Bắc Vịnh vị trí trung tâm, nằm giữa bờ biển Hải
Phòng Việt Nam cách 91km, cách đảo Hải Nam 135 km. Năm 1950, trên bản đồ
hàng hải Trung Quốc không có đảo Bạch Long Vĩ. Năm 1957, Chính phủ Hồ
Chí Minh bán vùng đảo này cho Trung Quốc giá trị 10.000 năm. (1957 niên,
Hồ Chí Minh thị chánh phủ tương cai đảo mại cấp trung quốc vạn niên).
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Đặc biệt trong nội dung của "Thỏa thuận hợp tác nghề cá", Việt Cộng cho
Trung Cộng thuê bờ biển của Việt Nam, lần đầu ký giá trị 12 năm, đến khi
hết hạn định, tự động đáo hạn lại 3 năm.....". Trên thế giới chưa có
quốc gia nào áp dụng pháp lý ngu ngơ, cho quốc gia khác thuê bờ biển và
ký hiệp ước tự động đáo hạn theo luật Việt Cộng 3 năm!
Một điều rất quan trọng khác chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của đất nước
chưa được công bố trước quốc tế và "Công ước về luật biển 1982 của Liên
Hợp Quốc", như các quốc gia khác đã thực hiện. Việt Cộng không mặn mà
với sức cạnh tranh chủ quyền, bởi còn tiếp tục bán từng phần bờ biển cho
Trung Cộng.
Trong bài phát biểu của Nguyễn Duy Niên chỉ có mỗi câu kết luận, đọc qua
rất thu phục lòng dân: "Đồng thời, đảng ta cần phải tuyên truyền, loan
tải, phổ biến sâu rộng về nội dung "Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ" và
"Thỏa thuận hợp tác nghề cá", đến cho các tầng lớp xã hội, từng người
dân, từng cán bộ trong ngoài đất nước cùng hiểu biết, đặc biệt những địa
phương giao tiếp ven biển phía Bắc và vùng Vịnh Bắc Bộ, thực hiện đúng
nghĩa vụ công dân tốt".
Thế nhưng vì lý do gì không phổ biến những chuyện quốc gia đại sự để
nhân dân cùng chia sẻ với nhà nước, như những sự kiện của "Bác" nhượng
đất, nhượng biển cho Trung Quốc đã 57 năm (1957-2014), những cuộc chiến
tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã trôi qua 35 năm (1979-2014), Việt
Nam-Trung Quốc Hội nghị bí mật tại Thành Đô 24 năm (1990-2014), Việt
Nam-Trung Quốc phân định lãnh hải, lãnh thổ 14 năm (2000-2014), gần đây
nhất ngày 10 tháng 11 năm 2013, Trương Tấn Sang bí mật ký 10 hiệp ước
khai thác toàn diện. Tất cả sự kiện trên cho đến nay người dân vẫn không
hay biết đảng hoạt động kết quả là bao ?
Người dân trông chờ thể hiện tình yêu nước đã đến lúc quá truyệt vọng,
nhân dân lo ngại tình hình đất nước buộc lòng phải lên tiếng "Chúng Tôi
Muốn Biết", và tiếp theo 61 đảng viên cao cấp, ký thư ngỏ vào ngày 2
tháng 9 năm 2014, đề nghị đảng cho biết về "Kỷ yếu Thành Đô 1990" và họ
đưa ra 5 điểm chính đáng cần biết, cho đến nay nhà nước vẫn không trả
lời. Bây giờ biết tin ai?
Nhớ lại trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam có cố tổng thống VNCH Nguyễn
Văn Thiệu phát biểu: "Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những
gì cộng sản làm".
___________________________________________
Chú thích:
[1] (Bắc Bộ loan hoa giới hiệp định vi tăng gia Việt Nam hòa Trung Quốc
đích tương hỗ tín nhậm hòa xúc tiến song phương đích toàn diện hợp tác
quan hệ tác xuất cống hiến).
[2] (Việt Nam xã hội chủ nghĩa cộng hòa quốc hòa Trung Hoa nhân dân cộng
hòa quốc quan vu lưỡng quốc tại bắc bộ loan lĩnh hải), (chuyên chúc
kinh tể khu hòa đại lục giá đích hoa giới hiệp định), (dĩ hạ giản xưng
vi bắc bộ loan hoa giới hiệp định) và (Bắc Bộ loan hoa giới hiệp định).
[3] (1957年,中国政府将该岛交给越南-1957 niên, trung quốc chánh phủ tương cai đảo giao cấp việt nam).
Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 9)
Lo ngại cho tương lai Việt Nam
Chúng ta cần biết nhiều về đối phương Bành trướng chọn lấy ngoại giao
"quan hệ song phương" và "ích lợi quyền lực chung", họ quyết định dùng
phương thức đàm phán cho đến năm 2020, của một giao đoạn hòa nhập trong
thế kỷ 21. Hai đảng Cộng sản tiến hành nhịp độ "mịn", cùng ăn chung trên
một mẫu bánh Việt Nam. Khởi đầu ăn từ Vịnh Bắc Bộ vào năm 1991 sau khi
Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt đến Bắc Kinh.
Sau 9 năm đàm phán Việt Cộng ký kết mở rộng diện tích lãnh hải vùng đảo Bạch Long Vĩ cho Trung Cộng, từ đây lãnh hải của Việt Nam bị thu nhỏ lại, quyền hoạt động ngư nghiệp của người dân Việt Nam giới hạn ven bờ Vịnh Bắc Bộ. Đoạn nửa còn lại xây dựng kế hoạch áp dụng mô hình cho đàm phán biên giới đất liền, vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông Việt Nam-Trung Quốc. Giai đoạn sau khi ký những hiệp ước trên thành công, Trung Cộng tung ra những nhóm đàm phán dưới sự chi phối của gián điệp xây dựng quốc gia, chiến tranh, chính trị, phản gián, kinh tế, và quốc phòng để nhập Việt Nam vào đại lục Trung Quốc.
Sau 9 năm đàm phán Việt Cộng ký kết mở rộng diện tích lãnh hải vùng đảo Bạch Long Vĩ cho Trung Cộng, từ đây lãnh hải của Việt Nam bị thu nhỏ lại, quyền hoạt động ngư nghiệp của người dân Việt Nam giới hạn ven bờ Vịnh Bắc Bộ. Đoạn nửa còn lại xây dựng kế hoạch áp dụng mô hình cho đàm phán biên giới đất liền, vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông Việt Nam-Trung Quốc. Giai đoạn sau khi ký những hiệp ước trên thành công, Trung Cộng tung ra những nhóm đàm phán dưới sự chi phối của gián điệp xây dựng quốc gia, chiến tranh, chính trị, phản gián, kinh tế, và quốc phòng để nhập Việt Nam vào đại lục Trung Quốc.
Nội dung "Kỷ yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990" Trung Cộng đã tiến hành
được đến 4%. Đất nước đã đến hồi nguy cơ, hy vọng, những người yên nước,
những tổ chức chính trị có cương lĩnh sáng suốt quá trình hoạt động
tình tự dân tộc "Tự do Dân chủ Đa nguyên" và những thành viên đảng Cộng
sản thức tỉnh, từ bây giờ cùng hiệp lực tiến hành cuộc cách mạng thế kỷ
21.
Nếu đảng Cộng sản Việt Nam không vì lệ thuộc bành trướng hãy cùng với
nhân dân xây dựng lại chế độ mới, thực sự phục vụ vì dân tộc Việt Nam để
đối phó âm mưu của Trung Cộng. Nếu mãi mê làm tay sai, "tiếp nối khôi
phục lại chính sách Trung Quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", chấp nhận
"quan hệ song phương hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước" như
BCT/TW Nguyễn Văn Linh đã thề nguyện trước đảng Trung Cộng tại hội nghị
bí mật Thành Đô, đã từng tuyên bố: "Chúng tôi quyết tâm sửa chữa những
sai lầm của các chính sách trước đây, chưa bao giờ vô ơn Trung Cộng",
thay cho lời công bố trước nhân dân hai nước từ đây Việt Nam chấp nhận
nô lệ theo kế sách chiến thuật của Trung Cộng đề ra Việt Nam thi hành.
Ngày nay, nhân dân Việt Nam cần phải thấy Trung Cộng tiến hành cướp Việt
Nam bằng chiến sách "mịn", âm thầm mất nước từng đoạn, chứ không phải
mất nước theo phương tiện chiến tranh, mà người ta cứ ngồi chờ đến năm
2020.
Hình thành một cuộc đấu tranh cần phải tập hợp con người, tài liệu chính
trị, thúc đẩy động lực, sáng tạo ngọn cờ, nguyên nhân chính đáng, vận
động quần chúng, nhân lực truyền thông, thu hút dư luận và khởi điểm
xuống đường v.v...từ lúc hoạt động công khai với tinh thần bất bạo động,
thông báo nhân dân biết hoạt động của mình và kêu gọi người dân hướng
về chủ quyền đất nước. Nếu mọi điều đó hợp với lòng dân sẽ có những hổ
trợ vô biên. Những điều vừa mới nêu ra ắt quyết mọi người yêu nước đã
chuẩn bị. Nhân dịp này chúng tôi có thêm một tài liệu nữa chứng minh quá
rõ ràng Việt Cộng đã lấy quyết định bán nước.
Trung Cộng đã hành động, Việt Nam mất nước trong yên tĩnh
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn đàm phán chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ Việt
Nam-Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Vương Nghị (Wang Yi-王毅) và người
đứng đầu Ủy ban đàm phán ranh giới của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao
Vũ Dũng (Wuyong) đồng chấp thuận trả lời.
Việt Nam-Trung Quốc nhấn mạnh đàm phán ranh giới phân định lãnh hải,
lãnh thổ. Tuy cả hai không nói ra nhượng biển Đông nhưng trên thực tế ở
trong điểm then chốt Việt Cộng đã đồng ý bán một phần lãnh hải cho bành
trướng, mới có định nghĩa "mở rộng diện tích" trong "Hiệp định phân định
mở rộng Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá" đồng nghĩa Việt
Cộng "hợp tác toàn diện" theo suy nghĩ của hiệp định bành trướng là hòa
nhập, Việt Cộng trao ngư dân Việt Nam cho tộc Hán quản lý như "Hiệp định
hợp tác nghề cá" trong vùng Vịnh Bắc Bộ đã mô tả, sau khi ký hiệp định
hợp tác ngư dân trong vùng Vịnh Bắc Bộ trở thành công nhân thủy sản Bành
trướng, có trên 2721 ngư dân phản đối phương thức phối hợp Hán-Việt,
ngư dân tự ý từ bỏ ghe-tàu lên bờ, vào đất liền sinh kế bằng những ngành
nghề khác, số còn lại chỉ vì cuộc sống phải tuân luật biển phi lý của
người Hán.
Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 2004, trong buổi ký kết công bố hiệu lực 2
hiệp ước trên. [1] Nhân dịp đánh dấu thành quả, Tân Hoa Xã vào cho biết:
Người đứng đầu phái đoàn Ngoại giao Thứ trưởng Vương Nghị, cùng với Thứ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng sẽ gặp riêng hội ý nhiều điểm quan
trọng, thúc đẩy ký kết những hiệp ước khác càng sớm càng tốt.
Trong lúc này người dân Việt Nam cần phải biết những "dây mơ rễ má" của
mối quan hệ thân thiện với bành trướng, nay Việt Cộng đã hoàn toàn qui
phục ngoại giao theo chính sách của Hồ Chí Minh, chấp nhận "tình đồng
chí và tình anh em", như thể một tín đồ quá trung thành với một bề trên
có nhiền hành vi khả hoại đức tin, tự nó trở thành nô lệ đánh mất chất
tính trung thực của con người, Việt Cộng cũng thế vì Trung Quốc đánh mất
tính dân tộc Việt Nam và xem đồng bào như một thứ cỏ rác để phục vụ cho
bành trướng.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi-王毅)
và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Vũ Dũng (Wuyong).
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Vũ Dũng (Wuyong).
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Thứ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) trả lời cuộc phỏng vấn "Hiệp định
phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định về hợp tác nghề cá"
Tại sao phải phân chia Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam?
Vương Nghị cho biết:
- Vịnh Bắc Bộ có một bán đảo Bạch Long Vĩ giữa Trung Quốc và Việt Nam
bao quanh bởi một diện tích khoảng 128.000 km² và có tự bao giờ trong
lịch sử đã được chia. Giữa những năm 70 của thế kỷ trước, hai nước đã
bắt đầu đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ mở rộng. 80 năm sau, luật hàng
hải mới dần dần hình thành, Trung Quốc và Việt Nam, tương ứng, thông
qua "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển" vào năm 1994 và 1996. Theo cơ
chế pháp lý mới này, ngoài 12 hải lý có ven biển ở với Việt Nam, cũng có
một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Nhưng ở phía Bắc
Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, biển chỉ chia sẻ khoảng 180 dặm biển ở điểm
rộng nhất của nó. Nói cách khác, toàn bộ phía Bắc Vịnh Bắc Bộ nằm trong
lợi ích của khu vực chồng lấn lên nhau một yêu sách, và điều này đòi hỏi
hai nước thông qua đàm phán để vẽ ranh giới rõ ràng.
Với hệ thống phân vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia để thúc đẩy
tác động dần dần của các quyền đánh cá truyền thống, tại Vịnh Bắc Bộ,
hai bên tranh chấp đánh cá ngày càng tăng, không chỉ gây thiệt hại đến
lợi ích của ngư dân, nhưng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển "mịn" của
quan hệ song phương, khách quan và tình hình mới đòi hỏi cả hai bên để
giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt xác định ranh giới, và thành lập mới
cơ chế hợp tác nghề cá.
Trung Quốc như thế nào để đánh giá các kết quả phân giới cắm mốc?
Vương Nghị đáp rằng:
- Ranh giới của các nước tại Vịnh Bắc Bộ có liên quan đến chủ quyền lãnh
thổ, chính phủ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã luôn luôn
chú trọng đến các thành phần của đoàn đàm phán của cơ quan có thẩm quyền
để tham gia, thông qua cẩn thận, nghiên cứu khoa học, phát triển một
giải pháp thực tế. Việt Nam cũng là sự thật. Tiến hành đàm phán, đặc
biệt là vào các cuộc đàm phán thực chất từ đó, dưới sự chăm sóc cá nhân
và khuyến mãi của hai nhà lãnh đạo, hai bên phù hợp với các nguyên tắc
đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có "Công ước Liên hợp
quốc về Luật biển", trong việc xem xét đầy đủ của tất cả các trường hợp
trên cơ sở "mở rộng Vịnh Bắc Bộ", theo nguyên tắc công bằng, "tinh thần
hiểu biết lẫn nhau, tinh thần tham vấn thân thiện", đàm phán lâu dài,
phức tạp và sự kiên nhẫn, và cuối cùng đã hoàn thành công tác phân giới
cắm mốc.
Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 2004 ký kết
"Hiệp định phân định mở rộng diện tích Vịnh Bắc Bộ".
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
"Hiệp định phân định mở rộng diện tích Vịnh Bắc Bộ".
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
"Hiệp định phân định mở rộng diện tích Vịnh Bắc Bộ", thiết lập ranh giới
các vùng biển ở phía Bắc Vịnh, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,
theo phía Trung Quốc hai nước trong một địa lý chính trị của Bắc Vịnh,
mối quan hệ tổng thể điểm cơ bản tương đối cân bằng, hai bên đã thực
hiện một vùng biển khoảng phân loại một kết quả khá công bằng, mà còn để
đạt được một phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên trong vùng Vịnh Bắc
Bộ. Đây là thứ tự của hai bên gặp gỡ theo luật mới của biển, một giải
pháp công bằng để thực hành thành công của phân định biển, và cũng cho
thấy hai bên là hoàn toàn có khả năng, thông minh, thông qua hiệp thương
hữu nghị để giải quyết lâu dài mối quan hệ song phương chưa được giải
quyết. Cách đây không lâu, Quốc hội Nhân dân của Trung Quốc và Quốc hội
Việt Nam được coi phân định lại biên giới là tốt và đã được phê duyệt
thỏa thuận này, cho thấy các kết quả phân giới cắm mốc được hiểu rộng
rãi và được hỗ trợ bởi tất cả các thành phần của nhân dân hai nước.
Tác động của sự phân định Vịnh Bắc Bộ sử dụng tài nguyên thủy sản?
Vương Nghị cho biết:
- Vịnh Bắc Bộ là một ngư trường truyền thống của tỉnh Quảng Tây Trung
Quốc, Quảng Đông và Hải Nam (khu vực) ngư dân. Phân định là có liên quan
trực tiếp đến lợi ích quan trọng của việc phân bổ và sử dụng nguồn tài
nguyên thủy sản của đa số ngư dân. Để kết thúc này, sự khởi đầu của cuộc
đàm phán, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của ngư dân. Trung Quốc muốn làm mọi cách để cho phân
biệt rõ ràng về vấn đề nghề cá và phải được giải quyết đúng đắn, xác
định và thỏa thuận thủy sản phải được ký kết thỏa thuận hợp tác, trong
khi chờ đợi thời điểm có hiệu lực. Phân định Vịnh Bắc Bộ cần phải đặt
một đại dương mới, thiết lập sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực thủy sản.
Chính thẩm quyền Việt Nam đã đưa ra một sự hiểu biết đầy đủ, cuối cùng
hai bên đã ký một thỏa thuận phân chia ranh giới trong cùng một ngày,
cùng với việc ký kết "Hiệp định hợp tác nghề cá" Vịnh Bắc Bộ. Sau 3 năm
đàm phán hai bên có được hợp tác nghề cá, để phát triển các biện pháp cụ
thể và thực hiện được thỏa thuận thủy sản.
Cả hai bên đều tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán trên cơ sở phân
định hai chiếc thuyền lớn có thể nhập vào khu vực đánh cá chung qua biên
giới, bao gồm gần như phần lớn các khu vực đánh bắt cá có năng suất cao
ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (VN), thời hạn 15 năm, còn người kia (VN) ở phía
Bắc, nhưng chỉ thỏa thuận đánh cá chung từ 4-5 năm, sau đó thỏa thuận
chuyển tiếp, cho phép hai tàu hợp tác đánh bắt cá chung xuyên biên giới.
Trong khi đó, thỏa thuận cũng rõ ràng quy định rằng các bên cùng có
tinh thần lợi chung, trong vùng nghề đánh bắt cá chung, hợp tác lâu dài.
Hai bên nhất trí hợp tác với nhau để phát triển bảo tồn, quản lý và sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh học, các biện pháp để bảo vệ ngư
dân hoạt động nghề cá bình thường. Hai bên cũng nhất trí thành lập một
ủy ban chung để thực hiện hợp tác nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ có liên quan
cụ thể.
Chúng tôi có thể nói rằng những thỏa thuận được bảo vệ đầy đủ quyền lợi hợp pháp của ngư dân dọc theo Vịnh, càng đánh dấu sự khởi đầu của mô hình hợp tác nghề cá mới, cũng làm cho quá trình chuyển đổi để các luật mới về chế độ lãnh hải Biển Đông. Mặc dù nghề cá Vịnh Bắc Bộ giàu tài nguyên, nhưng nó giới hạn, trong những năm qua một số lượng lớn cá có ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên tái tạo. Ký kết hợp đồng, nhưng cũng có lợi cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản trong vịnh.
Chúng tôi có thể nói rằng những thỏa thuận được bảo vệ đầy đủ quyền lợi hợp pháp của ngư dân dọc theo Vịnh, càng đánh dấu sự khởi đầu của mô hình hợp tác nghề cá mới, cũng làm cho quá trình chuyển đổi để các luật mới về chế độ lãnh hải Biển Đông. Mặc dù nghề cá Vịnh Bắc Bộ giàu tài nguyên, nhưng nó giới hạn, trong những năm qua một số lượng lớn cá có ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên tái tạo. Ký kết hợp đồng, nhưng cũng có lợi cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản trong vịnh.
Việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ý nghĩa là gì?
Vương Nghị nói rằng:
- Việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề
cá là một thành tựu quan trọng trong năm 1999, sau khi ký kết hiệp ước
biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc giải
quyết các vấn đề lịch sử được thực hiện. Ký kết các thỏa thuận phù hợp
với lợi ích chung của hai nước và nhân dân hai nước và có lợi cho việc
đạt được hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy
phát triển lâu dài ổn định quan hệ Trung-Việt có ý nghĩa lớn.
Là một bộ phận mới của sự đóng góp Vịnh Bắc Bộ để hòa bình và ổn định
khu vực. Trung Quốc với Việt Nam cùng đối diện hoạt động chung trong
lãnh hải, đang phải đối mặt với các vấn đề phân định biển. Vịnh Bắc Bộ
đường ranh giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đầu tiên cần đàm
phán phân định biên giới trên biển, nó cho thấy rằng phía Trung Quốc
giải quyết vấn đề phân định ranh giới hàng hải thông qua hòa bình các
cuộc đàm phán chân thành, mà còn đối với Trung Quốc và các nước láng
giềng khác trong tương lai thông qua các cuộc đàm phán biên giới biển
chia được những tích lũy kinh nghiệm. Điều này không chỉ giúp tăng cường
tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, mà còn có lợi
cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Sau khi có hiệu lực của hai thỏa thuận, hai bên cũng như các công việc tiếp theo phải làm gì?
Vương Nghị cho biết:
- Trước hết, hai bên cần đồng ý và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt
động khai thác theo hệ thống mới, theo như luật pháp để bảo vệ các hoạt
động bình thường của ngư dân. Thứ hai, tăng cường bộ phận hành chính và
công tác vận động ngư dân địa phương, do đó chúng tôi có thể hiểu được
tinh thần và nội dung chính của thỏa thuận, có ý thức duy trì và thực
hiện theo thỏa thuận. Thực hiện các thoả thuận yêu cầu một giai đoạn
điều chỉnh, đặc biệt là trong những ngày đầu có hiệu lực, có thể gặp một
số tình huống mới và những vấn đề mới. Điều này đòi hỏi cả hai bên xuất
phát từ tình hình chung của quan hệ song phương, trong một tinh thần
hiểu biết và hợp tác và xử lý đúng cách. Trong ngắn hạn, hai bên sẽ có
hiệu lực hai thỏa thuận như một cơ hội để đưa "tòa nhà vào một đường
ranh giới mới của hòa bình", hữu nghị và quan hệ hợp tác có lợi cho nhân
dân hai nước.
Phỏng vấn nhóm đàm phán cấp Chính phủ phía Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng (Wuyong) trả lời:
- Kết thúc cuộc đàm phán biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
trên danh nghĩa phê chuẩn "Thỏa thuận phân định mở rộng diện tích Vịnh
Bắc Bộ", "Hiệp định đặc quyền kinh tế thềm lục địa và nghề cá". Hai cơ
quan ngoại giao có chức năng đối ngoại giữa Việt Cộng-Trung Cộng, trao
đổi công bố chính thức hiệu lực. "Hiệp định hợp tác thủy sản tại Vịnh
Bắc Bộ".
Trước đó Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan đi đêm gặp riêng Vương Nghị
(Wang Yi), Vũ Khoan bí mật tiết lộ: "Việt Nam nhất định thỏa thuận trao
đổi văn kiện phê chuẩn và có hiệu lực trong hai hiệp định trên, xem đó
là sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ song phương, không chỉ để
tạo ra một môi trường hòa bình và ổn định trong Vịnh Bắc Bộ, mà còn thúc
đẩy sự phát triển của mối quan hệ láng giềng tốt và hợp tác toàn diện
giữa hai nước để tạo ra các điều kiện của Việt Nam".
Vương Nghị nói rằng:
- Việc ký kết và có hiệu lực của hai thỏa thuận, do hai Chính phủ biết
lãnh đạo, chăm sóc và hướng dẫn, kết quả của nỗ lực chung có lợi cho hòa
bình và ổn định ở biên giới với các khu vực Vịnh Bắc Bộ giúp hai bên
thúc đẩy phát triển và quan hệ song phương. Vương Nghị nói tiếp:
- Cả hai bên hợp tác trong sự tin tưởng tốt, cùng nhau thực hiện hai
thỏa thuận, và xử lý đúng đắn tình hình mới xuất hiện và sớm đưa vào
hiệu lực của Hiệp định, những vấn đề mới".
Trong khi đàm phán Việt Nam có ý định thể hiện tinh thần phục tùng đã ký
vào một lúc các văn bản hiệp ước "Hiệp định phân định mở rộng diện tích
Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác thủy sản Vịnh Bắc Bộ giữa Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa-Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Hội đồng Nhà
nước Trung Quốc và chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các hiệp định, đồng
nhất trí công bố hiệu lực hai hiệp định trên, vào ngày 30 tháng 6 năm
2004.
Phân giới cắm mốc biên giới Trung-Việt trong Vịnh Bắc Bộ
Với ranh giới pháp lý của Vịnh Bắc và phân định các vấn đề thủy sản.
Đại diện hai nhà nước chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng ký kết Hiệp định về ngày 25 tháng 12 năm 2000
tại Bắc Kinh một bản gồm cả 2 tiếng Hoa và tiếng Việt,
cả hai văn bản giá trị như nhau. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa 2 Chính phủ nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Duy trì
và phát triển quan hệ láng giềng truyền thống tốt giữa hai chế độ, sau
đây 2 bên đã ký kết sử dụng và bảo tồn bền vững các vùng biển phía Bắc
Vịnh Bắc Bộ, "Hiệp định tài nguyên sinh vật biển" tăng cường "hợp tác
song phương" trong thủy Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc cầm nhầm luật quốc tế,
không theo qui định có liên quan "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển
ngày 10 tháng 12 năm 1982 ". Trung Cộng tự cho mình có quyền mở rộng
diện tích khai thác Vùng đặc quyền kinh tế, phía Việt Cộng chấp nhận
thỏa thuận vô thời hạn sử dụng (6 nguyên tắt) 1 - Phân định Hiệp định
Vịnh Bắc Bộ, 2 - Thông qua tham vấn thân thiện, 3 - Tôn trọng chủ quyền
trong vùng Vịnh Bắc Bộ, 4 - Quyền tài phán quốc gia, 5 - Trên cơ sở bình
đẳng và cùng có lợi, 6 - Đã thoả thuận theo hiệp ước:
Phần 1 tổng thể hiệp ước
Điều khoản 1
Một phần của các vùng biển của Hiệp định này áp dụng đối với phần phía
Bắc của các nước vùng Vịnh và vùng đặc quyền kinh tế của họ tiếp giáp
với lãnh hải (sau đây gọi là "vùng nước Hiệp định").
Điều khoản 2
Các Bên ký kết sẽ tôn trọng chủ quyền của nhau, quyền chủ quyền và quyền
tài phán trên cơ sở hợp tác trong thỏa thuận thủy sản vùng biển. Điều
này không ảnh hưởng đến các quyền khác của hợp tác nghề cá giữa hai quốc
gia và vùng lãnh thổ tương ứng của họ trong vùng đặc quyền kinh tế
thích ứng từng phần.
Phần 2 của đánh cá chung
Điều khoản 3
Điều 1 Các bên đồng ý về phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ niêm phong lãnh hải,
phía Nam 20 độ vĩ bắc, từ ranh giới phía Bắc thỏa thuận phân định ranh
giới xác định Vịnh (sau đây gọi là "Dòng") mỗi 30,5 hải lý vùng đặc
quyền kinh tế của hai nước thiết lập một kế hoạch phổ biến khu vực đánh
bắt cá.
Điều 2 Phạm vi cụ thể của vùng trong Vịnh Bắc Bộ, lần lượt đánh bắt cá
theo điểm nối với nhau bằng một đường thẳng, tỏa ra những điểm bao quanh
bởi những vùng biển đã ký kết sau đây:
1 - vĩ độ 17 độ 23 phút 38 giây kinh độ đông 107 độ 34 phút 43 giây của các điểm
2 - vĩ độ 18 độ 09 phút 20 giây kinh độ đông 108 độ 20 phút 18 giây của các điểm
3 - vĩ độ 18 độ 44 phút 25 giây kinh độ đông 107 độ 41 phút 51 giây của các điểm
4 - vĩ độ 19 độ 08 phút 09 giây kinh độ đông 107 độ 41 phút 51 giây của các điểm
5 - vĩ độ 19 độ 43 phút 00 giây kinh độ đông 108 độ 20 phút 30 giây của các điểm
6 - vĩ độ 20 độ 00 phút 00 giây kinh độ đông 108 độ 42 phút 32 giây của các điểm
7 - vĩ độ 20 độ 00 phút 00 giây kinh độ đông 107 độ 57 phút 42 giây của các điểm
8 - vĩ độ 19 độ 52 phút 34 giây kinh độ đông 107 độ 57 phút 42 giây của các điểm
9 - vĩ độ 19 độ 52 phút 34 giây kinh độ đông 107 độ 29 phút 00 giây của các điểm
10 - vĩ độ Bắc và 20 độ 00 phút 00 giây kinh độ đông 107 độ 29 phút 00 giây của các điểm
11 - vĩ độ Bắc và 20 độ 00 phút 00 giây kinh độ đông 107 độ 07 phút 41 giây của các điểm
12 - vĩ độ Bắc và 19 độ 33 phút 07 giây kinh độ đông 106 độ 37 phút 17 giây của các điểm
13 - vĩ độ 18 độ 40 phút 00 giây kinh độ đông 106 độ 37 phút 17 giây của các điểm
14 - vĩ độ 18 độ 18 phút 58 giây kinh độ đông 106 độ 53 phút 08 giây của các điểm
15 - vĩ độ Bắc và 18 độ 00 phút 00 giây kinh độ đông 107 độ 01 phút 55 giây của các điểm
16 - vĩ độ Bắc và 17 độ 23 phút 38 giây kinh độ đông 107 độ 34 phút 43 giây của các điểm
Trung Quốc tung hoành trong vùng Vịnh Bắc Bộ,
lần lượt đánh bắt cá theo điểm nối với nhau bằng một đường thẳng,
tỏa ra những điểm bao quanh bởi những vùng biển
đã ký xác định. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
lần lượt đánh bắt cá theo điểm nối với nhau bằng một đường thẳng,
tỏa ra những điểm bao quanh bởi những vùng biển
đã ký xác định. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Điều khoản 4
Bên ký kết phù hợp với tinh thần cùng có lợi, vùng đánh cá chung trong hợp tác nghề cá lâu dài.
Điều khoản 5
Bên ký kết theo đánh cá chung của điều kiện môi trường tự nhiên, đặc
điểm của các nguồn tài nguyên sinh học, phát triển bền vững và nhu cầu
bảo vệ môi trường và tác động của các hoạt động đánh bắt cá đối với các
bên để cùng nhau phát triển khu vực đánh cá chung của việc bảo tồn các
nguồn tài nguyên sinh học, quản lý và các biện pháp sử dụng bền vững.
Điều khoản 6
Ký kết các bên phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, dựa
vào nguồn lợi thủy sản chung thường xuyên trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu xác định trong số lượng có thể tác động đối với các bên và hoạt động
đánh bắt cá, và sự cần thiết cho sự phát triển bền vững, phù hợp với
Hiệp định này theo Điều XIII Ủy ban Liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ được
thành lập theo quyết định số lượng tàu thuyền đánh cá mỗi năm các bên
trong khu vực đánh cá chung.
Điều khoản 7
Điều 1 - Đối với các bên trong những tàu đánh cá chung tham gia vào hoạt
động đánh bắt cá trong hệ thống phải có giấy phép đánh bắt cá thực tế
của chính mình. Giấy phép đánh cá phải phù hợp với số lượng của Ủy ban
Hỗn Thủy sản Vịnh Bắc Bộ xác định rằng năm cấp tàu cá và tên tàu đánh cá
được cấp phép thông báo cho bên kia ký kết biết. Các bên ký kết hợp
đồng có nghĩa vụ để nhập ngư dân đánh cá chung tham gia vào các hoạt
động đánh bắt cá trong giáo dục và đào tạo.
Điều 2 - Những người bước vào tàu đánh cá chung tham gia vào các hoạt
động đánh bắt cá có thẩm quyền của cơ quan chính phủ của họ phải nộp một
ứng dụng, và sau khi nhận được giấy phép đánh cá trước khi vào đánh cá
chung tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá. Bên ký kết để vào tàu đánh
cá chung tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá cần phải được xác định
phù hợp với quy định của Ủy ban hỗn hợp thủy sản Vịnh Bắc Bộ.
Điều khoản 8
Bên ký kết tham gia các hoạt động đánh bắt cá và tàu cá theo Ủy ban Liên
hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong
việc thực hiện các quy định của hoạt động khai thác, phù hợp với yêu cầu
của Ủy ban hỗn hợp thủy sản Vịnh Bắc Bộ vào nhật ký đánh bắt cá và đúng
điều chung chuyển cho các cơ quan chính phủ quốc gia trong thời gian
quy định cho phép.
Điều khoản 9
Điều 1 - Theo Ủy ban chung về khu vực đánh bắt thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ phải
phù hợp với đặc điểm chung và tuân thủ của hai nước trên cơ sở bảo tồn
và quản lý nguồn lợi thủy sản về việc xây dựng quy định pháp luật trong
nước, các bên có thẩm quyền phổ biến điều các bên ký kết cho các công
dân và cả giám sát, thanh tra.
Điều 2 - Các Bên ký kết có thẩm quyền và tàu thuyền đánh bắt cá trong
khu vực của các vùng biển chung trong phạm vi quy định của Uỷ ban Hỗn
hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ, được hưởng các quy định của Ủy ban hỗn hợp thủy
sản Vịnh Bắc Bộ, để các hành vi vi phạm được xử lý và trách nhiệm bằng
cách Ủy ban Hỗn hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ thống nhất đối phó với tình hình
và kết quả kịp thời thông báo cho Bên kia. Bắt giữ tàu cá và thuyền
viên, khi được phát hiện kịp thời.
Điều 3 - Nếu cần thiết, cơ quan hợp đồng có thể ủy quyền cho các bên hợp
tác với nhau để Uỷ ban Hỗn hợp về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản
cung cấp cho chế biến giám sát chung và kiểm tra một vùng đánh cá chung
cho các hành vi vi phạm ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Điều 4 - Các bên có quyền pháp luật trong nước của mình mà không có một
giấy phép để nhập các vùng biển đánh bắt cá chung trong lĩnh vực phụ của
mình, mặc dù các hoạt động đánh bắt cá giấy phép đủ điều kiện, thuyền
đánh cá chung vào các hoạt động thủy sản bên ngoài không được tham gia
vào các hoạt động trừng phạt.
Điều 5 - Các bên ký kết sẽ tạo điều kiện cho việc có được một giấy phép
để các tàu thuyền đánh cá chung của các Bên ký kết khác. Lạm dụng chức
quyền, không được ủy quyền cho các bên để cản trở các Bên ký kết khác để
có được giấy phép cho các công dân và các tàu đánh bắt cá trong vùng
đánh cá chung trong hoạt động nghề cá bình thường. Bên ký kết nhận thấy
các cơ quan Đảng ký kết kia có thẩm quyền các biện pháp quản lý nếu
không phù hợp với Ủy ban hỗn hợp thủy sản đồng Vịnh Bắc Bộ sẽ thành lập
cơ quan hành pháp, quyền yêu cầu một lời giải thích của các nhà tài trợ,
và nếu cần thiết, có thể được trình lên Ủy ban hỗn hợp về nghề cá Vịnh
Bắc Bộ được thảo luận và giải quyết .
Điều khoản 10
Bên ký kết trong khuôn khổ khu vực đánh cá chung kích thước vùng biển
của mình, bạn có thể dùng bất cứ hình thức hợp tác quốc tế hoặc liên
doanh. Tất cả các giấy phép đủ điều kiện trong khu vực hợp tác nghề cá
thông thường hoặc liên doanh tàu cá hoạt động đánh bắt cá phải tuân thủ
vào việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản tại Ủy ban hỗn Thủy sản
Vịnh Bắc Bộ thành lập do việc đình chỉ giấy phép bên ký phù hợp với các
quy định của Vịnh Bắc Bộ mở rộng Ủy ban hỗn hợp thủy sản được xác định,
trong giấy phép đánh cá chung do các bên ký kết và bên tham gia các hoạt
động đánh bắt cá trong vùng biển.
Trung Cộng vẽ bản đồ độc quyền đánh bắt cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ.
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Phần 3 của các thỏa thuận chuyển tiếp
Điều khoản 11
Điều 1 - Các bên tham gia thch ứng với diện tích phổ biến phía bắc (vĩ
độ 20 độ kể từ khi bắt đầu) các hoạt động đánh bắt cá hiện có trong vùng
đặc quyền kinh tế của bên ký kết khác để làm cho thỏa thuận chuyển
tiếp. Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, các thỏa thuận chuyển
tiếp thực hiện. Bên ký kết sẽ có những biện pháp để giảm dần các hoạt
động đánh bắt cá. Thỏa thuận chuyển tiếp từ thời điểm có hiệu lực của
Hiệp định này được ký kết trong vòng bốn năm.
Điều 2 - Trên vùng biển trong phạm vi của thỏa thuận chuyển tiếp và thỏa
thuận chuyển tiếp được xây dựng bởi các Bên ký kết sẽ được cung cấp các
hình thức của giao thức bổ sung, bổ sung Nghị định thư phần không tách
rời của Hiệp định này.
Điều 3 - Sau khi kết thúc các thỏa thuận chuyển tiếp, các Bên ký kết sẽ
được ưu tiên trong cùng điều kiện cho phép các bên khác trong vùng đặc
quyền kinh tế được vào vùng tranh chấp thủy sản.
Phần 4 tàu thuyền đánh cá nhỏ đệm trong vùng.
Điều khoản 12
Điều 1 - Để tránh một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đi lạc, các bên ký lãnh
hải vùng biển tranh chấp, các bên ranh giới rộng về phía nam dọc theo
phần liền kề 10 hải lý từ đường biên của điểm ranh giới đầu tiên giữa
hai nước kể từ lãnh hải, ra khỏi ranh giới phạm vi tương ứng của 3 hải
lý việc thành lập các mạch máu nhỏ trong bộ đệm, phạm vi cụ thể của các
điểm sau đây lần lượt được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các vùng
nước:
1, vĩ độ 21 độ 28 phút 12,5 giây, kinh độ 108 độ 06 phút 04.3 giây của điểm
2, vĩ độ 21 độ 25 phút 40,7 giây, kinh độ 108 độ 02 phút 46,1 giây của điểm
3, vĩ độ 21 độ 17 phút 52,1 giây, kinh độ 108 độ 04 phút 30,3 giây của điểm
4, vĩ độ 21 độ 18 phút 29,0 giây, kinh độ 108 độ 07 phút 39,0 giây của điểm
5, vĩ độ 21 độ 19 phút 05.7 giây, kinh độ 108 độ 10 phút 47,8 giây của điểm
6, vĩ độ 21 độ 25 phút 41,7 giây, kinh độ 108 độ 09 phút 20,0 giây của điểm
7, vĩ độ 21 độ 28 phút 12,5 giây, kinh độ 108 độ 06 phút 04.3 giây của điểm
Điều 2 - Các bên ký kết hợp đồng thông báo tàu đánh cá nhỏ được tìm thấy
ở vùng biển vùng đệm với hoạt động đánh bắt cá, có thể được cảnh báo và
các biện pháp cần thiết để làm cho nó rời khỏi vùng biển, nhưng nó phải
được kiềm chế: không bị giam giữ, không bị bắt, không trừng phạt hoặc
sử dụng vũ lực. Nếu một hoạt động nghề cá liên quan đến tranh chấp xảy
ra, nên được báo cáo Uỷ ban Hỗn hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ mở rộng để được
giải quyết, như tranh chấp liên quan đến hoạt động khai thác diễn ra bên
ngoài, được phép của cơ quan chức năng có liên quan của hai nước sẽ
được giải quyết theo quy định của pháp luật trong nước.
Phần 5 Ủy ban Liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ.
Điều khoản 13
Điều 1 - Để thực hiện Hiệp định này, các bên quyết định thành lập "Uỷ
ban Hỗn hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ" (sau đây gọi tắt là "COFI"). COFI do
hai chính phủ chỉ định đại diện và một số thành viên.
Điều 2 - COFI sẽ làm cho các quy định cụ thể đối với cơ chế hoạt động của họ.
Điều 3 - trách nhiệm COFI cụ thể như sau:
(A) việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong vùng nước đàm phán các hiệp
định liên quan đến các vấn đề và sử dụng bền vững, và đề nghị với Chính
phủ hai nước;
(B) đàm phán các hiệp định song phương về các vấn đề liên quan đến hợp tác nghề cá nước, và đề nghị với Chính phủ hai nước;
(C) Theo Điều V của Hiệp định này, việc xây dựng bảo tồn và quản lý các quy định thủy sản và thực hiện nguồn đánh cá chung;
(D) Theo Điều VI của Hiệp định này, các bên tham gia vào mỗi năm để xác định số lượng cá thông thường của tàu cá;
(E) tư vấn và quyết định về các vấn đề khác liên quan đến các khu vực đánh cá chung;
(F) thực hiện chức năng của mình theo thỏa thuận chuyển tiếp Nghị định thư bổ sung;
(G) giải quyết các bộ đệm xảy ra trong tranh chấp đánh cá nhỏ liên quan đến hoạt động thuỷ sản;
(H) trong phạm vi chức năng của mình để giải quyết tranh chấp đánh cá và hướng dẫn tai nạn hàng hải;
(I) để đánh giá việc thực hiện Hiệp định này, hai chính phủ phải báo cáo;
(J) trong sự tôn trọng của Hiệp định, bổ sung các phụ kiện và sửa đổi
Hiệp định Nghị định thư sẽ kiến nghị với Chính phủ hai nước;
(K) các vấn đề khác của các bên cùng quan tâm để thương lượng.
Điều 4 - Tất cả các khuyến nghị và quyết định phải chịu sự đồng ý của COFI thay mặt cho các Bên ký kết.
Điều 5 - Họp COFI tổ chức một lần hoặc hai lần một năm, luân phiên tại
hai nước. Khi cần thiết, các bên đồng ý tổ chức các cuộc họp đột xuất.
Phần 6 Các quy định khác.
Điều XIV
Để đảm bảo an toàn hàng hải, duy trì trật tự và an ninh tại biển đánh
cá, và một thỏa thuận xử lý nhanh chóng và kịp thời vùng biển tai nạn
hàng hải, các bên lưu ý với các công dân của họ và hướng dẫn tầu cá,
giáo dục pháp luật và các biện pháp cần thiết khác.
Điều XV
Điều 1 - Khi một bên ký kết và đánh cá ở phía biển của một vụ đắm tàu,
hoặc trường hợp khẩn cấp khác cần sự giúp đỡ, thì bên kia có nghĩa vụ
giải cứu và bảo vệ tình hình một cách nhanh chóng thông báo cho cơ quan
chức năng của các Bên ký kết.
Điều 2 - Công dân Bên ký kết và đánh cá do thời tiết khắc nghiệt hoặc
trường hợp khẩn cấp khác yêu cầu sơ tán, theo các quy định của Hiệp định
này, phụ kiện và COFI, được liên lạc với các Bên ký kết khác để tị nạn
bên kia. Các công dân và cả cho các đối tượng của pháp luật có liên quan
và các quy định của Bên ký kết kia, và có thể ký hợp đồng với ban quản
lý bên kia.
Điều XVI
Các bên ký kết để đảm bảo quyền của người dân đánh cá thông qua và điều
hướng phương tiện tàu cá theo quy định của các Bên ký kết khác "UNCLOS"
của 10 tháng 12 năm 1982.
Điều XVII
Điều 1 - Các bên sẽ hợp tác trong các thỏa thuận về nghề cá vùng biển nghiên cứu khoa học và bảo tồn các nguồn hải sản.
Điều 2 - các bên có thể tiến hành hợp tác nghiên cứu thỏa thuận đánh cá quốc tế ở khía cạnh riêng của một bên.
Phần VII Điều khoản cuối cùng.
Điều XVIII
Mọi tranh chấp về việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, phát sinh
giữa các bên được giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị.
Điều XIX
Các phụ lục của Hiệp định và Nghị định thư bổ sung Hiệp định để hình thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều XX
Sau khi tham khảo ý kiến, các Bên ký kết Hiệp định có thể, để Hiệp định và Nghị định thư bổ sung Hiệp định sửa đổi.
Điều khoản 21
Tọa độ đánh cá chung Hiệp định và Điều III, khoản 2 của Điều XII của
Hiệp định đánh cá nhỏ tọa độ địa lý đệm từ đoạn đầu tiên được thỏa thuận
phân định Vịnh Bắc Bộ, bản vẽ đầy đủ của Vịnh Bắc Bộ và số lượng bản đồ
cảng Bắc Lôn chuyên đề.
Điều 22
Điều 1 - Hiệp định này sau khi các Bên ký kết thực hiện đầy đủ các thủ
tục pháp lý trong nước tương ứng của họ, kể từ ngày trao đổi công hàm
giữa Chính phủ hai nước đã đồng ý để có hiệu lực.
Điều 1 - Thỏa thuận này có giá trị trong hai năm, sau đó sẽ tự động gia
hạn ba năm. Sau khi hết thời hạn kéo dài, tiếp tục hợp tác thoả thuận
của các bên ký kết hợp đồng thông qua thương lượng.
Hiệp định về ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh đã ký một bản sao
trong đó có cả tiếng Hoa và tiếng Việt, cả hai văn bản giá trị như nhau.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đại diện hai nhà nước đồng ký kết
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
Trần Diệu Bang (Chen Diệu Bang)
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Việt Nam
Tạ Quang Ngọc (Xie Guangyu)
Đính kèm File:
Quy định cho sơ tán khẩn cấp
Đối với việc thực hiện các quy định của Hiệp định này, đoạn thứ hai của Điều XV:
Điều 1 - Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được liên lạc chỉ
định cho Biển Đông Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và giám sát ngư chánh ngư
cảng. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được liên lạc
cho các Sở Thuỷ sản Dịch vụ Bảo tồn nghề cá.
Điều 2 - Việc sơ tán khẩn cấp phương tiện liên lạc của các Bên ký kết thông báo cho nhau về các tập đoàn ngư nghiệp (COFI).
Điều 3 - các nơi tạm trú liên lạc khẩn cấp bao gồm: tên, ký cuộc gọi,
khi vị trí của tàu (vĩ độ, kinh độ), cảng đăng ký, tổng trọng tải, chiều
dài, tên đội trưởng, số lượng thuyền viên, căn cứ tị nạn, yêu cầu điểm
đến tị nạn, thời gian dự kiến đến và thông tin liên lạc.
Bảo vệ đất nước hay chấp nhận sự hao mòn và kiệt lực trước năm 2020 ?
Tranh chấp đánh bắt cá giữa Trung Cộng và Việt Cộng là một tranh chấp
quan trọng nhất tại Vịnh Bắc Bộ, Trung Cộng buộc Việt Cộng phải nhượng
mở rộng diện tích biển cho phía Trung Cộng, ngoài việc phân định ranh
giới, sắp xếp lại quyền đánh bắt cá của ngư nghiệp Trung Cộng, đối với
Trung Cộng lãnh hải là một phần quan trọng đàm phán biên giới miền Bắc
Vịnh của Việt Nam. Đưa đến phân định ranh giới giữa hai nước và cách
thức giải quyết các vấn đề ngư nghiệp dài hạn lợi ích cho Trung Cộng,
cuối cùng Việt Nam ký kết thỏa hiệp phi lý nhất trong lịch sử nhân loại,
như "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ". Sau khi có hiệu lực các hiệp ước, Trung Cộng tạo ra điều
kiện phát triển theo ý riêng của "Hiệp định hợp tác nghề cá".
Việc ký kết các thỏa thuận, vì lợi ích hơn là ổn định biên giới giữa
Trung Quốc và Việt Nam. Trung Cộng không ngại chiếm lấy khu vực Vịnh Bắc
Bộ. Chữ ký chưa ráo mực Trung Cộng di chuyển hơn 6.000 tàu thuyền đánh
cá tiến vào phía Tây vùng biển Vịnh Bắc Bộ, và bây giờ họ đã cướp luôn
phần phía Đông của vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Vấn đề phân định ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, bao gồm cả đất
liền, Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc chủ động
thành hình 4 lịch trình âm mưu "mịn":
1 - Từ ngày 30 tháng 12 năm 1999. Việt Nam đàm phán biên giới đất liền kéo dài trong 22 năm.
2 - Đầu năm 2003, Việt Nam ký kết "Hiệp ước biên giới lãnh thổ
Trung-Việt". Hơn một nửa trong số các quá trình phân giới cắm mốc đã
được dựng lên.
3 - Cuối năm 2003, xác định hai bên xây dựng đặt cột mốc nửa còn lại của biên giới.
4 - Năm 2020 hoàn tất đàm phám và ký kết hiệp định chư hầu.
Cho đến nay, các vùng lãnh thổ và lãnh hải có tranh chấp quan trọng nhất
tại Biển Đông, các chuyên gia Trung Cộng-Việt Cộng trên biển đã thương
lượng ngầm (bán). Vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa chỉ còn lại hình
thức. Hiện nay tư vấn hàng hải thường đặt ra những câu hỏi "phân định
lãnh hải phía Việt Nam sẽ mất chủ quyền Biển Đông". Trung Cộng tranh thủ
các cơ chế không theo nguyên tắc của hiệp ước đã ký, chủ yếu tìm kiếm
sự đồng thuận trong đàm phán với Việt Nam là chính, tạo ra mọi giải pháp
thích hợp nhất cho phép Trung Cộng thôn tính từng mảnh đất Việt Nam cho
đến năm 2020.
____________________________________
Chú thích:
Chú thích:
NGUYỄN QUANG LẬP
Công an bắt giữ Nhà văn Blogger Nguyễn Quang Lập
Đông đảo công an đã khám xét nhà riêng của ông Nguyễn Quang Lập trong
vài giờ và sau đó áp giải ông đi. AFP trích lời bà Hồ Thị Hồng vợ ông
Nguyễn Quang Lập cho biết Công an cáo buộc chồng bà đưa các bài viết
chống Đảng và Nhà nước lên mạng.
Nhà văn Blogger Nguyễn Quang Lập, 58 tuổi là hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam. Ông là nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam, blog Quê Choa có số
lượng hàng triệu người truy cập, còn trang facebook cá nhân của ông có
15.000 người chia sẻ. Một ngày trước khi nhà văn Nguyễn Quang Lập bị
bắt, bạn đọc đã không thể truy cập blog Quê Choa.
Trên Blog Quê Choa, Nhà văn Nguyễn Quang Lập có những bài viết của
ông và những bài của các blogger khác. Đề tài các bài viết vạch trần các
vấn nạn trong đời sống chính trị xã hội của Việt Nam. Nhiều bài trên
blog Quê Choa cũng phản ánh quan điểm chống lệ thuộc Trung Quốc của đại
đa số nhân sĩ trí thức Việt Nam.
Hồi thứ bảy tuần trước, Công an TP.HCM cũng đã bắt giữ Blogger Hồng
Lê Thọ 65 tuổi một Việt kiều hồi hương cũng với cáo buộc phát tán bài
viết chống Đảng và nhà nước. Theo Tổ chức Phong viên không biên giới,
Chính quyền Việt Nam đang giam giữ ít nhất 34 blogger.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/second-vn-blogger-arrested-on-anti-state-charges-12062014073950.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/12/141206_nguyenquanglap_wife
'Chồng tôi bị bắt khi đang liệt nửa người'
6 tháng 12 2014 Cập nhật lúc 18:26 ICT
Vợ
của nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập, bà Hồ Thị Hồng, nói với BBC rằng
chồng của bà bị công an bắt trong khi ông đang bị liệt nửa người và
phải cần thuốc điều trị.
Trao đổi với BBC hôm
thứ Bảy, 06/12/2014 từ Sài Gòn, bà Hồng nói đầu giờ sáng cùng ngày một
số công an đã ập vào nhà của vợ chồng bà mà lúc đầu lý do đưa ra là
'kiểm tra hệ thống chống cháy'.
Bà nói: "Sáng nay lúc 9 giờ có một đoàn người bảo là công an bấm chuông gọi vào nhà, có một ông bảo vệ bảo là 'cô ơi, cho xem cái phòng chống chữa cháy nhà cô.
"Sau đó thấy 5, 6 người hùng hục chạy vào cơ, tôi nói 'có chuyện gì mà chạy vào hối hả thế', một lúc sau họ bảo là bọn tôi bên công an điều tra xét hỏi cần khám xét và có lệnh bắt anh Lập."
"Trên blog của anh Lập có một số bài vở coi như là có ý đồ chống lại đảng và nhà nước, cho nên bọn tôi phải kiểm tra máy móc."
Bà thuật lại: "Anh Lập nói đấy các anh, tất cả bài vở của tôi đều nằm trong máy, các anh, mời các anh vào kiểm tra ở trong máy chứ ngoài ra không có ở đâu hết."
"Họ vào kiểm tra và in ra một số bài, khám đến đó xong họ xét hỏi, xét hỏi anh Lập thời gian từ 9 giờ đến 2 giờ (chiều) thì họ bảo là bây giờ anh Lập phải bắt đi đến Phòng Điều tra xét hỏi của Công an Thành phố để cho họ làm việc và mang theo áo quần và các thứ cá nhân."
Bà Hồng nói về tình trạng sức khỏe của chồng bà khi bị bắt:
"Hiện tại là ông cũng bị liệt nửa người, đang uống thuốc, đi theo là mang theo một đống thuốc to tướng luôn, vì người anh cũng không được khỏe, đi thì cứ đi thôi chứ chẳng biết làm sao."
Khi được hỏi sức khỏe, bệnh tật của ông Lập sẽ được chăm sóc ra sao khi bị bắt, bà Hồng nói:
"Bên phía công an họ cũng bảo là vào đấy có y tá với bác sỹ họ chăm sóc chứ không lo đâu."
Bà Hồng cho BBC hay gia đình trước mắt sẽ 'chờ đợi' xem bên công an sẽ làm gì, nhưng bà cho hay những gì blogger 58 tuổi dặn lại gia đình, người thân trước khi bị các cơ quan chức năng bắt đi theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Bà nói: "Anh Lập dặn dò với gia đình bảo là trước mắt anh đi khoảng 9 ngày, để cho họ điều tra, xét cung, xét hỏi.
"Sau đó khoảng độ 9 ngày mà anh không về thì có lẽ 3 năm sau gặp lại, anh Lập chỉ dặn thế thôi," vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập nói với BBC.
Bà nói: "Sáng nay lúc 9 giờ có một đoàn người bảo là công an bấm chuông gọi vào nhà, có một ông bảo vệ bảo là 'cô ơi, cho xem cái phòng chống chữa cháy nhà cô.
"Sau đó thấy 5, 6 người hùng hục chạy vào cơ, tôi nói 'có chuyện gì mà chạy vào hối hả thế', một lúc sau họ bảo là bọn tôi bên công an điều tra xét hỏi cần khám xét và có lệnh bắt anh Lập."
"Trên blog của anh Lập có một số bài vở coi như là có ý đồ chống lại đảng và nhà nước, cho nên bọn tôi phải kiểm tra máy móc."
Bình tĩnh, hợp tác
Theo bà Hồng, chồng của bà, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã tỏ ra bình tĩnh, hợp tác trước sự việc.Bà thuật lại: "Anh Lập nói đấy các anh, tất cả bài vở của tôi đều nằm trong máy, các anh, mời các anh vào kiểm tra ở trong máy chứ ngoài ra không có ở đâu hết."
"Họ vào kiểm tra và in ra một số bài, khám đến đó xong họ xét hỏi, xét hỏi anh Lập thời gian từ 9 giờ đến 2 giờ (chiều) thì họ bảo là bây giờ anh Lập phải bắt đi đến Phòng Điều tra xét hỏi của Công an Thành phố để cho họ làm việc và mang theo áo quần và các thứ cá nhân."
Bà Hồng nói về tình trạng sức khỏe của chồng bà khi bị bắt:
"Hiện tại là ông cũng bị liệt nửa người, đang uống thuốc, đi theo là mang theo một đống thuốc to tướng luôn, vì người anh cũng không được khỏe, đi thì cứ đi thôi chứ chẳng biết làm sao."
Khi được hỏi sức khỏe, bệnh tật của ông Lập sẽ được chăm sóc ra sao khi bị bắt, bà Hồng nói:
"Bên phía công an họ cũng bảo là vào đấy có y tá với bác sỹ họ chăm sóc chứ không lo đâu."
Bà Hồng cho BBC hay gia đình trước mắt sẽ 'chờ đợi' xem bên công an sẽ làm gì, nhưng bà cho hay những gì blogger 58 tuổi dặn lại gia đình, người thân trước khi bị các cơ quan chức năng bắt đi theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Bà nói: "Anh Lập dặn dò với gia đình bảo là trước mắt anh đi khoảng 9 ngày, để cho họ điều tra, xét cung, xét hỏi.
"Sau đó khoảng độ 9 ngày mà anh không về thì có lẽ 3 năm sau gặp lại, anh Lập chỉ dặn thế thôi," vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập nói với BBC.
Tặng nhà văn Nguyễn Quang Lập
Sat, 12/06/2014 - 10:41 — nguyenthituhuy
Tôi viết mấy dòng ngắn ngủi này, hôm nay, khi biết tin anh Nguyễn Quang Lập bị bắt.
Xin kể ra đây một chi tiết chỉ có anh Lập và tôi biết. Tôi nghĩ, bây giờ mọi người nên biết.
Ngày 16/3/2014, tôi gửi tác giả của blog Quê Choa bài « Bao giờ anh
thôi sống hèn ? », để nhờ anh công bố. Bài đó mở đầu bằng lời mào đầu
(chapeau) sau đây :
« Tôi gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập, một người đàn ông không hèn mà tôi biết, bài viết này, nhờ anh giới thiệu trên blog Quê Choa. »
Khi đọc bài đăng trên blog của anh, tôi thấy anh đã cắt bỏ lời mào
đầu này. Cử chỉ ấy của anh Lập cho tôi biết rằng anh thực sự là một
người đàn ông không chấp nhận sống hèn. Quả thật anh Lập là một trong
những người đàn ông Việt Nam ít ỏi không hèn mà tôi biết (điều này có
nghĩa là còn có những người khác nữa không hèn mà tôi chưa biết).
Vì không chịu sống hèn mà anh bị bắt.
Hết người này rồi người khác vào tù.
Chín mươi triệu người Việt Nam còn ở ngoài nhà tù nhỏ, bao giờ chúng ta quyết định sẽ thôi sống hèn ?
Paris, 6/12/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
Dưới đây, xin giới thiệu lại bản đầy đủ của bài « Bao giờ anh thôi
sống hèn ? » với cái chapeau có thay đổi chút ít, để nhắn với nhà văn
Nguyễn Quang Lập rằng vẫn còn có những người ở bên anh.
Bao giờ anh thôi sống hèn ?
Tặng Nguyễn Quang Lập, một người đàn ông không hèn mà tôi biết
Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này :
và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố
là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải
thay trâu kéo cày, như thế này :
Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?
Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp
mọi vùng miền trên đất nước này : « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh, hạnh phúc » ?
Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết
và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của
mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì
hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là
của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày),
chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ
đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị
Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế
nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc
mừng mỹ miều cho phụ nữ.
Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những
dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này
vào Trung Quốc.
Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ
có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái
toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì
đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết,
không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm
mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại.
Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này :
« Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn ? »
Hậu mồng tám tháng ba
Nguyễn Thị Từ Huy
TRẺ RANH * CHUYỆN NƯỚC NON
Chuyện Nước Non
TRẺ RANH
Truyện dài đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN
Đáng lẽ hội nghị 10 ban chấp hành trung ương Đảng CSVN diễn ra vào tháng
10 năm2014 ,nhưng vì cái quyết nghị của phe thân Trung Quốc trong Bộ
Chánh Trị Đảng CSVN quyết định giớithiệu ủy viênbộ chánh trịĐại tương
Công an Trần Đai Quangbộ trưởng bộ Công An là ứng viên chức vụ Tổng bí
thư Đảng CSVN ngoài ra nghị quyết cũng yêu cầu các nhân vật Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng,chủ tịch nước Trương Tấn Sang,thủ tướng chính phủNguyễn
Tấn Dũng,thường trưc ban bí thư Lê Hồng Anh nghỉ hưu từ khóa 12.
Các nhân vật bị nghị quyết yêu cầu về hưu đã phản ứng quyết liệt nên Bộ
Chánh TrịĐảng CSVN thấy tình hình gay go đã phải tìm cách trì hoãn hội
nghị 10 để vận động và sắp xếp sao cho cái nghị quyết này đươc hội
nghị ban chấp hànhlần thứ 10 thông qua. Đòn đầu tiên phe thân Trung
Quốc trong Bộ Chánh TrịĐCSVN thưc hiện là trao cho Nguyễn Sinh Hùng
dùng trò bỏ phiếu tín nhiệmđưa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên
""thớt"",không ngờ phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới thấy Nguyễn Sinh
Hùng ho he là đã xuống tay liền cho thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn
Văn Bình luận tội Hà văn Thắm chủ tịch HộiĐồng Quản Trị Ngân Hàng Đai
Dương rồi cho lệnh Công An khởi tố bắt giam Hà Văn Thắm[ nguồn tiền của
NguyễnSinh Hùng ]và báo hiệu có thể sẽ ""cum"" luôn Nguyễn Hồng Phương
em gái Nguyễn Sinh Hùng người phụ tá của Hà Văn Thắm,
Thế là Nguyễn Sinh Hùng phải xuống nước với Nguyễn Tấn Dũng. Đồng thời
dịp này bà quả phụ cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nhũ danh Phan Lương Cầm ra
tay khiến Thủ Tướng Dũng tăng mức tín nhiệmcao trong cuộc lấy phiếu tín
nhiệm ở quôc hội.
Hội nghị trung ương 10 tháng 11 vẫn chưa họp,ông Đinh Thế Huynh ủy viên
Bộ Chính trị trưởng ban tuyên giáo phó ban văn kiện đai hội 12,người
thân với phe thủ tướng Dũng đã thân chinh cầm đầu một đoàn chuyên
viên củaban văn kiện đai hội 12 đi 63 tỉnh thành lấy ý kiến các nơi về
các văn kiện đai hội 12 nhưng thưc ra là vận động cho Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng tranh cử chức Tổng bí thư Đảng CSVN trong đai hồi12.
Như vậy hội nghị 10 hứa hẹn nhiều pha cụplạc trong nội bộ Đảng CSVN sẽ bùng nổ vì xuất hiện nhiều nhân tố mới như ông Lê Thanh Hải ủy viên bộ chánh trị bí thư Thành ủy TPHCM, sau khi đươc bà Trương Mỹ Hoa chị vợ khuyến khích đã quyết định sẽ ra tranh cữ chưc Tổng bí thư ĐCSVN khóa 12 và chủ tich nước Trương Tấn Sang quyết định không tranh cử chưc Tổng bí thư và ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tranh cử chức này với điều kiện thủ tướng Dũng ủng hộ ông ở lại chưc chủ tịch nươc.
Như vậy là chức Tổng bí thư tại đại hồi sẽ có các ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng,Trần Đại Quang,PhạmQuang Nghị, Lê Thanh Hải.Tin mới nhất tiết lộ ông Nguyễn Sinh Hùng""ê càng""đã quyết định hạ cánh an toàn không tranh cử chưc vụ gì trong đai hội 12.
Bia tưởng niệm nhà văn hóa PhạmQuỳnh Như vậy hội nghị 10 hứa hẹn nhiều pha cụplạc trong nội bộ Đảng CSVN sẽ bùng nổ vì xuất hiện nhiều nhân tố mới như ông Lê Thanh Hải ủy viên bộ chánh trị bí thư Thành ủy TPHCM, sau khi đươc bà Trương Mỹ Hoa chị vợ khuyến khích đã quyết định sẽ ra tranh cữ chưc Tổng bí thư ĐCSVN khóa 12 và chủ tich nước Trương Tấn Sang quyết định không tranh cử chưc Tổng bí thư và ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tranh cử chức này với điều kiện thủ tướng Dũng ủng hộ ông ở lại chưc chủ tịch nươc.
Như vậy là chức Tổng bí thư tại đại hồi sẽ có các ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng,Trần Đại Quang,PhạmQuang Nghị, Lê Thanh Hải.Tin mới nhất tiết lộ ông Nguyễn Sinh Hùng""ê càng""đã quyết định hạ cánh an toàn không tranh cử chưc vụ gì trong đai hội 12.
Ông Phạm Quỳnh chủ bút tạp chí Nam Phong người bị cộng sản thủ tiêu năm
1945 ngày 22tháng 11 vừa rồi đã đươc con cháu lập bia tưởng niệm tại quê
nhà xã LươngNgọc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.Ly kỳ là vụ dựng bia
này đươc báo Đai Đoàn Kết cơ quan ngôn luận của Mặt Trận Tổ Quôc VN đăng
tải kèmtheo hình ảnhCuối cùng thìnhà văn hóa PhạmQuỳnh đã được vinh
danh dù bị Cộng Sản thủ tiêu và lên án bao nhiêu năm.
Nhà văn Dương thu Hương gửithư cho Stephent Young
Ông Stephent Young người chủ trương VN chỉ Dân Chủ Tư Do khi thoát khỏi
ảnh hưởng Trung Quốc vừa nhận đươc thư ngỏ của nhà văn Dương Thu Hương
ngỏ ý tán thành chũ trương này nhưng nhà văn Dương Thu Hương lại cho
rằng điều quan không phải thoát ảnh hưởng Đảng CS Trung Quốc mà là phải
làmsaodẹp được cái Đảng này,việc đó chỉ Mỹ làmđược.
Gíaosư Hồng Lê Thọ bị bắt giam
Gíao sư Hồng Lê Thọ[Lê Hồng Thọ]môt trí thức từng thành đạt ở Nhật về
nươc hoạt động vừa bị công an VN bắt giamvà truy tố về vi phạmđiều 258
bộ luât hình sự.Gíao sư Thọ là ngươi chủ trương báođiện tử Ngươi lót
gạch,tờ báo chuyên đăng những bài gópý với Đảng CSVN
ANTV lại tuyên dương nhà văn HoàngHảiThủy
ANTV trong mục Những trang vàng truyền thống của Công An VNngày 11 tháng
11 năm 2014 đã một lần nữa tuyên dương nhà văn Hoàng Hải Thủy là
cây bút đầu tiên ở trong nước sau ngày 30 tháng tư 1975 đã làm nhiều
ca dao tố cáo tội ác cộng sản VN gửisang Mỹđăng báo.Không chỉ
làmca dao Hoàng Hải Thủy còn viết truyện rồi cả làmthơ viếttạpghi
chống Cộng quyết liệtgửisang Mỹ đăng trên báochí Việt ngữ ở hải
ngoại.Vì thế mà công an Cộng Sản đã ""vồ"" Hoàng Hải Thủy ngày 11 tháng
11 năm 1977 bắt giamvà đưa ra tòa phạt tù.Tuy nhiên ra tù
Hoàng Hải Thủy lại cùng Doãn Quôc Sỹ Dương Hùng Cương tiếptục làmca
dao viêt truyện viết tạp ghi gửi sang Mỹ đăng báo và lại vàotù nữa,nhưng
ra tù thì Hoàng Hải Thủy đươc cơ quan thông tinHoa Kỳ bảolãnh sang
Mỹtừ thập niên 90thế kỷ trước và vi vút viết lách ở Mỹ chođến nay
Sửa xe boc thép chế xe thiêt giáp đươc tặng huy chương""Đại tướngquân""
Hai cha con ông nông dân Trần Quôc Hải,Trần Quốc Thanh ở Tây Ninh là
những người chế ra đươc tầu bay trưc thăng ở VNnhưng bị nhà nươc
CHXHCNVN cấmbay đành bán máy bay trưc thăng tự chề cho một tổ chức ở Mỹ
để họ sưu tầmtriển lãm cho thiên hạ coi chơi,mới đây cha con ông Hải
sang Căm pu chia chữa máy thu hoạch khoai mì do họ chế ra bán ở Căm pu
chia nhìn thấy những cái xe thiết giáp của Liên xô viện trợ cho Căm pu
chia thủa nàobị bỏ trong bải rác phế liệu họ đã bỏ ra
25.000usd[tiền cha con ông Hải bán chiếc trưc thăng tư chế cho một
ViệnBảoTàng ở Mỹ] mua vật liệu sửa chữa ,và sửa chữa được hàng loạt xe
thiết giápvà còn cải tiếnthành những chiếc xe thiết giáp chữa đươc thêm
tình năng cũng như hoạt động tốt hơn trước. Thế là nhà vua Căm pu chia
tặng huy chương Đai tương quân tặng biệt thự cho cha con ông Hải Đúng la
2 bụt chùa nhà không thiêng.
Hội nhà văn hay Hội mật thám
Nhà văn Pham Thanh có tậptruyện dài tựa đề"" Cò hồn Xã Nghĩa""gửi dự thi
trong một cuộc thi văn chương mà Hội Nhà văn VN do ông Hữu Thỉnh
làmchủ tịch,bỗng nhiên ông nhận đươc giấy triêutập của Công An Văn hóa
mời tới làmviệc.Nhà văn Phạm Thanh té ngửa vì không ngờ Hội nhà văn của
ông chủ tịch Hữu Thỉnh đã đembản thảo cuốn truyện dài""Cò hồn Xã Nghĩa""
gửi cơ quan công an Văn hóa tố cáo cuốn tiểu thuyết này phản động và
yêu cầu cơ quan Công An truy tố ông Thanh,nhưng cơ quan an ninh chỉ
thẩmvấn ông Thanh chứ không truy tô.Thế là ông Thanh làm ầm lên Hội Nhà
Văn phơi cái mặt mo ra là hội mật thám.
Luật sư Trần Lâm không còn nữa
Luật sư Trần Lâm nguyên là thẩm phán tòa án tối cao nước CHXHCNVN,về hưu
ông đi làm luật sư và không ngại bào chữa cho những nhân vật bất đồng
chánh kiến như luật sư Nguyễn Văn Đài luật sư Lê Thị Công Nhân
Luật sư Trần Lâmqua đời các nhân vật từng đươc ông bênh vưc trước tòa
nhưNguyễn Văn Đài ,Lê Thị Công Nhân đi đámbị nhân viên an ninh nhà nước
ném đá vào xe hơi,nghĩa tử là nghĩa tận của Đảng CSVN với người bất đồng
chính kiến là như vậy sao
Báo Điện Tử Hội Nhân Sĩ Diên Hồng Hải Ngoại
Nhà văn Chu Tấn và nhà báo Đô Thi Thuần đã quyêt định ra tờ báo điện tử http://hội nhân sĩ diên hông hải ngoai .org để phổ biến
bài vở và tin tức về hoạt độngcủa Diên Hồng Thời Đai.Hi vong báođiện tử này sẽ đươc nhân dân VN trong ngoài nươc vô coi đông
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở cờ
Tổng bí thư Đảng CSVN,ông Nguyễn Phú Trọng sau khibị Tổng bí thư kiêmchủ
tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa TậpCận Bình""nghỉ chơi"" đã vội
vàng sang Nga tìm""bồ mới"" là ông Tổng Thống Nga Pu Tin.Ông Putin người
từng tuyên bố""chỉ những kẻ ngu dốt mớitheoCộng Sản'""nhưng vì chiến
lươc chiến thuật vẫn mở cửa đón ""bồ mới""Kiếm""bồ mới"" là kẻ coi
thương chủ nghĩa Cộng Sản như ông Putin không biết ông Tổng Trọng sẽ
đươc cái gì đây
Chỉ biết ông Putin lúc này đang"" kẹt"" vì vụ Nga chiếmbán đảo Kờ rim
của Ukơ ren na và còn gây rối ở phía Đông nước này nữa bị Eu và Mỹ
cấmvận thiệt hại 40 tỷ USD thêm bị Mỹ làmgiá dầu thô thế giới giảm 27
phần trăm thiệt 100 tỷ USD[hiện giá dầu thô thế giới đã giảmtới 40
phần trăm chắc Nga còn thiệt hại thêm nữa]
Viêt Namđang""ngápngáp""vì dầu thô rớt giá
Theo các chuyên gia kinh tế thế giới thì ngân sách chính phủ VN một phần
ba trông cậy vào nguồn tiền xuất khẩu dầu thôđem lại,thế mà tự nhiên
giá dâu thô trên thế giới rớt từ trên 100usd thùng xuống dươi60 usd
thùngvà còn hưa hẹn xuống 40usd thìnhiều nước xuất khẩu dầu thô phải
khóc thét và chới với.CHXHCNVN một phần ba ngân sách trông vào việc
xuất khẩu dầu thô nay nợ công đang ở mức báo độngđã phải phát hành trái
phiếu chính phủ để cứu nguy,nay chăc chắn sẽ thê thảm hơn nhiều nữa
Bí mật vụ dầu thô thế giới xuốnggiá
Theo những nguồn tin thông thạo thì Mỹ là nước làmchogiá dầu thô thế
giới giảmgiá phi mã.Vẫn theo nguồn tin này thì Mỹ đã qua mặt ArẫpSau di
về sản xuât dầu thô nhờ có công nghệ mới và nguồn mỏ dấu thô dồi dào.Mỹ
khaithác dầu thô tốiđavới công nghệ mới nên thu nhập lợi nhuận cao.Các
nước sản xuất đầu thô trên hành tinh nnày có tên gọi Opec bị Nga và
Venezula áp lưc giảmsản lương để giá dầuthô lên trở lại 100 usd thùng
nhưng Opec đã từ chốivà giá dầu thô tụt dưới 70usd thùng hứa hẻn xuống
40usd thùng.Vụ giá dầu thô giảmđang làmtrật tự thế giới đảo lộn
và vai trò của Mỹ leothang vai trò vcủa Nhật nhiều hứa hẹn.
Chịu chơi
Luật sư Trần Quôc Thuận nguyên phó chủ nhiệmvăn phòng quốc hội của nước
CHXHCNVNvừa đưa ra kiếnnghị yêu cấu Đảng CSVN nên công khai tài sản của
các nhân vật Tổng bí thưvà Ủy viên bộ chánh trị,chưa thấy ban chấphành
Đảng CSVN động tĩnh gì
Vụ Thu Tứ đã kết thúc
Sau khi Thu Tứ[Đoàn Thế Phúc]con trai nhà văn Võ Phiến Đoàn Thế
Nhơn""đâu tố"" cha,nhà văn Võ Phiến và vợ đã tới văn phòng luật sư
ở Mỹ làmthủ tục truất quyền thừa kế văn chương của Thu Tứ[Đoàn thế Phúc
]và quyết định người được thừa kế`` là một ngươi con khác của ông bà Võ
Phiến tên Đoàn Giao Liên.Thật ra thì quyền thừa kế văn chương Võ
Phiến đã ghi rõ ràng trong di chúc là Thu Tứ Đoàn Thế Phúc chỉ được
hưởng sau khi ông bà Võ Phiến qua đời nhưng Thu Tứ Đoàn Thế Phúc
đã làmbậy khi sửa văn chương Võ Phiến cho in ở Việt Nam,rồi
""đâu tố"" cha trên báo.
Võ văn Ái tố cáotrước Liên HiệpQuốc VN kiểm duyệt tiểu thuyết viết về Phạm xuân Ẩn
Nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái đã lên diễn đàn Liên HiệpQuôc tố cáoCHXHCNVN vi phạmnhân quyền trầmtrọng khi duy trì chế
độ kiểmduyệt vănchương ông dẫn chứng bản dịch tiếng Việt cuốn sách X6
Điệpviên hoàn hảo của Larry Berman xuất bản ở VN đã bị kiểmduyệt bỏ cả
trămđoạn
TRẺ RANH
NGUYỄN THIÊN THỤ * AI LÀ HỒ CHÌ MINH?
AI LÀ HỒ CHÌ MINH?
NGUYỄN THIÊN THỤ
I. VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ĐẦU THẾ KỶ XX
Trước khi đi sâu vào bài này, chúng ta nên ôn lại tình hình Việt Nam và
thế giới. Năm 1904, Nhật Nga chiến tranh, Nhật thắng lợi khiến cho
những nước bị thực dân, đế quốc Anh, Pháp đô hộ nức lòng tin tưởng công
cuộc canh tân. Trong thời gian này, Phan Bội Châu khởi xướng phong trào
Duy Tân và Đông Du. Các chiến sĩ cách mạng sang Nhật, Trung Quốc, Thái
Lan và Pháp hoạt động cách mạng. Lúc này tình thần quốc gia lên cao,
chưa có mầm móng cộng sản, cho nên chưa có sự phân biệt Quốc Cộng như
sau này.
Cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm là những người nhân nghĩa, có tinh thần quốc gia, xem những người đồng hương là đồng chí. Hơn nữa bọn cộng sản khéo nịnh hót, lợi dụng tình đồng hương, ăn dầm ở dề, và sống bám vào các cụ, vốn cũng chẳng giàu có gì. Thương hại chúng, và cũng vì tình đồng bào, các cụ cưu mang chúng, xem Nguyễn Tất Thành như con cháu, cho nên bị Nguyễn Tất Thành tiếm danh hiệu Nguyễn Ái Quốc của các cụ. Sau này, Nguyện Tất Thành sang Trung Quốc làm tay sai cho đệ tam quốc tế, và đồng bọn cộng sản Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp lưu manh, lường gạt, xâm nhập nội bộ rồi phá hoại tổ chức cách mạng của Cường Để, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm.
Cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm là những người nhân nghĩa, có tinh thần quốc gia, xem những người đồng hương là đồng chí. Hơn nữa bọn cộng sản khéo nịnh hót, lợi dụng tình đồng hương, ăn dầm ở dề, và sống bám vào các cụ, vốn cũng chẳng giàu có gì. Thương hại chúng, và cũng vì tình đồng bào, các cụ cưu mang chúng, xem Nguyễn Tất Thành như con cháu, cho nên bị Nguyễn Tất Thành tiếm danh hiệu Nguyễn Ái Quốc của các cụ. Sau này, Nguyện Tất Thành sang Trung Quốc làm tay sai cho đệ tam quốc tế, và đồng bọn cộng sản Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp lưu manh, lường gạt, xâm nhập nội bộ rồi phá hoại tổ chức cách mạng của Cường Để, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm.
Tôn Dật
Tiên làm tổng thống nhưng bị Viên Thế Khải chiếm quyền, sau Tôn Dật Tiên
lập Trung Hoa Cách Mạng đảng, trở lại làm Tổng thống. Năm 1914, Nhật
xâm chiếm Sơn Đông của Trung Quốc, Năm 1919, Tôn Dật Tiên tái lập Quốc
Dân đảng, năm 1920, Tôn Dật Tiên muốn đựa vào Nga để củng cố quyền lực,
mà Liên Xô cũng muốn biến Quốc Dân đảng thành công cụ của Cộng sản.
Năm
1923 một tuyên bố chung giữa Tôn Dật Tiên và đại diện Liên Xô tại
Thượng Hải cam kết sự hỗ trợ của Liên Xô cho quá trình thống nhất Trung
Quốc. Các cố vấn Xô viết — người nổi tiếng nhất là một thành viên của
Quốc tế Cộng sản III, Mikhail Borodin — bắt đầu tới Trung Quốc năm 1923
để giúp đỡ tái tổ chức và củng cố Quốc Dân Đảng theo hình thức Đảng Cộng
sản Liên Xô. Vì vậy mà sau này, Tôn Dật Tiên bắt tay với Cộng đảng Xô
Viết, con Tưởng Giới Thạch và các viên chức cao cấp của Quốc Dân đảng
sang học tại Liên Xô, và các đảng viên Cộng Sản Trung Quốc giữ chức vụ
quan trong Quốc Dân đảng.
Năm
1923, Tôn Dật Tiên cử Tưởng Giới Thạch, một trong những trợ thủ của Tôn
Dật Tiên từ ngày Đồng Minh hội, tới học quân sự trong nhiều tháng ở
Moskva. Sau khi Tưởng Giới Thạch trở về vào cuối năm 1923, ông tham gia
vào việc thành lập Trường Võ bị Hoàng Phố bên ngoài Quảng Châu, là khu
vực chính phủ thuộc liên minh của Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng. Nhưng
thời kỳ hoà hợp hòa giải, Quốc Cộng đoàn kết, hợp tác không tồn tại lâu
dài vì năm 1925, Tôn Văn mất, năm 1927, Tưởng Giới Thạch càn quét Cộng sản. Từ đây hai phe Quốc
Cộng chống đối nhau dữ dội mặc dầu Mỹ ve vuốt cả hai, viện trợ cho cả
hai để kháng Nhật. Những sự kiện này có liên quan mật thiết tới cách
mạng Việt Nam. Năm 1937, Nhật tấn công Trung Quốc, Năm 1938, Quốc Cộng tạm thời
hòa hoãn. Năm 1941, chấm dứt mặt trận thống nhất chống Nhật.
Trong
thời gian hoạt động tại
Trung Quốc, Nguyễn Tất Thành dùng nhiều tên như Công Nhân, Vícto, V,
K, Đông
Dương, Quac.E. Wen, K.V, Tống Văn Sơ, New Man, Li Nốp, Teng Man Huon,
Hồ Quang, D.C. Lin, Lâm Tam Xuyên, Ông Trần, Bình Sơn, Đi Đông; Cúng
Sáu Sán, Già Thu... Cộng sản nói Nguyễn Ái Quốc là Hồ Chí Minh và tên này được
dùng từ 1942. (1) Tuy nhiên, vài tài liệu nói tên Hồ Chí Minh được dùng
từ 1940, xin trình bày sơ lược.
II. SỰ TỒN VONG CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH
Từ
lâu, cuộc đời hoạt động của
Nguyễn Tất Thành có nhiều bí ẩn, có nhiều sự kiện, nhiều năm tháng không
rõ ràng, không phải vài năm mà mười năm từ 1931-1941 cho nên Sophie
Quinn Judge gọi là "the missing years" (những năm mất tích). Có hai
thuyết chính về sự tồn vong của Nguyễn Tất Thành -Nguyễn Ái Quốc:
-Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc còn sống sau 1932
-Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc ) đã chết .
A. NGUYỄN ÁI QUỐC LÀ HỒ CHÍ MINH-Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc còn sống sau 1932
-Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc ) đã chết .
1. ĐẢNG CỘNG SẢN
2. HOÀNG VĂN CHÍ
Về lai lịch và nhân dạng Hồ Chí Minh, trong tác phẩm " TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN, Hoàng văn Chí viết về vụ Nguyễn Ái Quốc mất tích:
Về lai lịch và nhân dạng Hồ Chí Minh, trong tác phẩm " TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN, Hoàng văn Chí viết về vụ Nguyễn Ái Quốc mất tích:
Về
phần ông Hồ thì ông bị người Anh bắt ở Hồng Kông cuối năm 1931. Được
tha, có lẽ là vào khoảng năm 1932 (không có tài liệu đích xác về ngày
ông được tha) ông đi Singapore, bị bắt tại đấy rồi điệu trở về Hồng
Kông. Vì bị bệnh lao, hoặc khai là vậy, ông được đưa về bệnh viện rồi
đột nhiên ông mất tích. Chính quyền Anh ở Hồng Kông không hề tuyên bố về
việc ông Hồ đã biến mất trong trường hợp như thế nào, nhưng có dư luận
ngờ rằng ông đã bí mật thoả thuận với mật thám Anh là nếu để ông thoát,
ông sẽ giúp họ một việc quan trọng nào đó.
Việc này cũng rất có thể vì trước kia ông Hồ đã từng thoả thuận như vậy với mật thám Pháp (Chương 2). Báo Daily Worker, cơ quan của Đảng Cộng sản Anh đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn cộng sản Việt Nam đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông. Không ai biết ông Hồ đi đâu, nhưng có điều chắc là từ ngày ông biến khỏi Hồng Kông cho đến năm 1941 ông im hơi lặng tiếng trên trường chính trị, không hề liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương . (Phần II, ch.3)
Việc này cũng rất có thể vì trước kia ông Hồ đã từng thoả thuận như vậy với mật thám Pháp (Chương 2). Báo Daily Worker, cơ quan của Đảng Cộng sản Anh đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn cộng sản Việt Nam đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông. Không ai biết ông Hồ đi đâu, nhưng có điều chắc là từ ngày ông biến khỏi Hồng Kông cho đến năm 1941 ông im hơi lặng tiếng trên trường chính trị, không hề liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương . (Phần II, ch.3)
Hoàng
Văn Chí cũng nói đến việc Nguyễn Ái Quốc đến nhà Nguyễn Khánh Toàn năm
1941. Người ta cũng đưa giả thuyết là ông Hồ đã bị “cấm cố” tại một địa
điểm nào đó trong nội địa Liên Xô từ 1933 đến 1941. ..(Phần II, ch.3)
Hoàng Văn Chí đã nói đến nhân dạng của ông Hồ theo mật thám Pháp:
Dư
luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong
tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng
muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải
chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới
của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản
Việt Nam”.
Khi
nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đã lập tức lục lại hồ sơ để tìm ảnh
Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức thì Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng
Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đã phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc
với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới
biết họ Nguyễn vẫn còn sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đã trở
lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám
Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm
gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều.
Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi......Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại”. (Phần II, Ch.3)
Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi......Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại”. (Phần II, Ch.3)
3. CAO VĂN LUẬN
Trong hồi ký " BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1945-1965, linh mục Cao Văn Luận dẫn lời mật thám Pháp
"Nếu
tôi nhớ không lầm thì hình như ông này tên là Paul Arnoux, từng làm
chánh sở mật thám tại Đông Dương dưới thời quan toàn quyền Decoux. Ông
có một trí nhớ phi thường. Những phạm nhân quan trọng một lần qua mắt
ông đủ để ông nhớ mãi. Sau này để xác nhận Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc
chỉ là một, chính quyền Pháp đã nhờ đến ông đi nhìn mặt Hồ Chí Minh.
Cái chi tiết làm cho ông Arnoux cam đoan Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh,
Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Văn Ba, Lão Woong, bác Trần
chỉ là một người, là cái tai của họ Hồ.".( 1. Những cái mốc lịch sử)
B. NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT
1. SOPHIE QUINN JUDGE
.Sophie Quinn Judge có viết trong tác phẩm ‘HCM - những năm tháng mất tích 1919-1941’ đặc biệt trong chương 6 lấy thẳng chuyện HCM "chết ở HongKong và được chôn ở Mạc tư Khoa " làm tựa, đưa ra nghi vấn đối với "điều bí ẩn trong sự sống và chết của HCM".
Nghi
vấn của Sophie Quinn Judge có y cứ vào những thông tin từ báo chí
truyền thông thời bấy giờ không thể xác định được vì chẳng hề có tư liệu
bằng chứng nào cả. Song, năm ấy thật sự có những tờ báo của đảng CS
quốc tế, thay nhau loan bố tin NAQ chết vì lao phổi. Như là báo Chân Lí
của đảng CS quốc tế, báo Nhân Đạo của đảng CS Pháp, báo Công nhân của
đảng CS Anh quốc và nhóm sinh viên VN của đại học Đông Phương ở Mạc tư
khoa còn cử hành lễ truy điệu NAQ từ trần, đảng CS quốc tế phái cả đại
biểu đến chia buồn.
2 . TƯỞNG VĨNH KINH
Trang 74-75 trong sách "HCM tại TQ" của giáo sư sử học Đài Loan Tưởng Vĩnh Kính có chép: Đầu năm 1932 Nguyễn Ái Quốc đến Singapore, lại bị chính quyền Anh bắt đưa về lại HongKong rồi từ đó mất tích, chính quyền Anh không hề nói ra tình trạng mất tích, Sau khi mất tích, báo chí khắp nơi loan bố NAQ bệnh phổi nặng và chết trong ngục. Những tờ báo này, bao gồm luôn cả báo của chính quyền Pháp Việt thực dân lúc bấy giờ, cùng với các cơ quan báo chí của các nước CS …(các tờ báo như trên) đều tuyên truyền NAQ đã bệnh chết.
3. WILLIAM DUIKER
.Sách HCM Truyện (HCM - a Life) của giáo sư William Duiker trang 209 và 212 ghi: Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932 CS quốc tế trong tờ Công nhân nhật báo phát hành ở London loan tin NAQ đã chết trong tù. ……
III . AI LÀ HỒ CHÍ MINH? .Sách HCM Truyện (HCM - a Life) của giáo sư William Duiker trang 209 và 212 ghi: Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932 CS quốc tế trong tờ Công nhân nhật báo phát hành ở London loan tin NAQ đã chết trong tù. ……
A. HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ HỌC LÃM ( 1883?-1942)
1. PHƯƠNG LAN NỮ SĨ.
Người đầu tiên vạch mặt
gian trá của Nguyễn Tất Thành là bà Phương Lan trong tác phẩm "Anh Thư
Nước Việt Từ Lập Quốc Đến Hiện Đại", Khai trí, Saigon xuất bản 1969, dày
288 trang. Trong quyển "Anh Thư Nước Việt Từ Lập Quốc Đến Hiện Đại"
tác giả Phương Lan viết về một vị anh thư tham gia cách mạng vào đầu thế
kỷ 20 là bà Ngô Thị Khôn Nghi như sau:
“Bà
Ngô Thị Khôn Nghi, con gái cụ Ngô Quảng, một nhà Tiền bối cách mạng,
một tướng lãnh xuất sắc trong nghĩa quân Cần Vương và Quang Phục ở làng
Tam Đa, tổng Vạn Trình, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bao phen vào sanh
ra tử, qua nhiều lần thất bại, cụ Ngô Quảng phải bôn tẩu qua Xiêm rồi
thất lộc ở đó. Cụ qua Xiêm đặng một năm, thì cụ có được hai người con,
một trai một gái. Chị gái tức là Khôn Nghi, em trai tên Ngô Chính Học,
được đoàn thể cách mạng đem sang Tàu cả hai”.
Trong
cái chương của sách đã dẫn, tác giả Phương Lan cẩn thận đặt phụ đề là
Ngô Thị Khôn Nghi Vợ Cụ Hồ Chí Minh Thật và viết tiếp: “Bà Khôn Nghi qua
Tàu cũng vào trường học, sau đó kết duyên cùng cụ Hồ Học Lãm. Bao nhiêu
năm cụ Lãm hoạt động cách mạng Việt Nam, ở Tàu bao nhiêu năm thì bà
Khôn Nghi cùng hoạt động cách mạng ở bên cạnh chồng và nhiều đồng chí
khác. Nhóm làm cách mạng Việt Nam ở Tàu, không ai không biết gia đình
này, từ người quốc gia cho tới người Cộng sản.”
Cụ
Hồ Chí Minh thật đó, tức là Hồ Học Lãm, là con của Án Sát Hồ Bá Ôn,
người đã hy sinh như một Liệt Sĩ Dân Tộc vì đã chiến đấu đến cùng khi
Pháp đánh thành Nam Định năm 1883. Hồ Học Lãm tham gia phong trào Đông
Du và Duy Tân do Phan Bội Châu lãnh đạo, sang Nhật du học rồi trở về
Tàu, gia nhập Quân đội Trung Hoa QDĐ, mang quân hàm trung tá, là thành
viên sáng lập VNCMĐMH năm 1936. Khi Hồ Học Lãm qua đời, thì nhân vật
Nguyễn Tất Thành Nguyễn Ái Quốc xử dụng ba chứng minh thư của Hồ Học Lãm
mang tên Hồ Chí Minh để che dấu tông tích cộng sản của mình, để tiện
việc di chuyển trên đất Tàu và xài luôn tên Hồ Chí Minh (vì vào lúc đó,
Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đã từ bỏ chính
sách Liên Nga Dung Cộng nên không chấp nhận cộng sản ( Phương Lan. Khai Trí,1969, tr. 238.).
2 .WIKIPEDIA : thân thế Hồ Học Lãm:
Hồ Học Lãm ( 1883?-1942), tự Hinh Sơn, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông có họ hàng gần với nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu, là cháu đích tôn của cụ Hồ Bá Ôn. Ông nội là Hồ Bá Ôn, án sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong trận đánh chống Pháp giữ thành Nam Định. Con cả của cụ Hồ Bá Ôn là Hồ Bá Kiện tham gia phong trào Văn Thân, bị Pháp bắt giam rồi bắn chết ở Lao Bảo. Con thứ hai là Hồ Thúc Linh đậu cử nhân, cũng hưởng ứng phong trào chống Pháp nên bị thực dân Pháp bắt giam và tra tấn. Ông Hồ Học Lãm là con của liệt sĩ Hồ Bá Trị và bà Trần Thị Trâm, Thân phụ mất sớm vì bị thực dân Pháp giết hại năm 1885, ông và người anh Hồ Xuân Kiên do một tay thân mẫu nuôi nấng và giáo dục.
Bà
vốn là con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực, Tri phủ Vĩnh Tường; là một nhà
hoạt động nổi tiếng từ thời Cần Vương, một cánh tay đắc lực của Phan
Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Vụ Quang, từng cùng với chí sĩ Thân Sơn
Ngô Quảng sang Xiêm La mua súng cho nghĩa quân kháng Pháp. Do bà thường
sắm vai buôn lụa để hoạt động nên có tên là "bà Lụa". Bà cũng là mẹ đỡ
đầu của cô Chiêu Thanh (tức Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất
Thành).
Do
ảnh hưởng từ sự giáo dục của thân mẫu, ông sớm ý thức về lòng yêu nước,
năm 1908, hưởng ứng phong trào Đông du, phong trào Duy tân, ông du học
sang Nhật. Khi các du học sinh Việt Nam ở Nhật bị trục xuất, ông sang
Trung Quốc vào học Trường Võ bị Bắc Kinh. Tốt nghiệp, trở thành một sĩ
quan cao cấp trong quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng Cục Tác chiến Bộ
Tổng tham mưu, nhưng trong lòng ông vẫn hướng về tổ quốc. Nhà ông là cơ
sở đón tiếp các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đến bàn việc cứu nước, giải
phóng dân tộc. Một số nhà cách mạng từng lưu trú tại nhà ông như Hoàng
Văn Hoan, Lê Thiết Hùng...
Năm
1936, ông tham gia tổ chức Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội của
hoàng thân Cường Để , và năm 1937, lấy bí danh Hồ Chí Minh và dùng tiền
riêng để ra một tờ tạp chí nhỏ bằng chữ Hán lấy tên là Việt Thanh. Năm
1938, Lý Thụy lấy bi danh Hồ Quang sai bọn đàn em là Lâm Bá Kiệt (Phạm
Văn Đồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp), Lý Quang Hoa (Hoàng Văn
Hoan) len lõi để phá hoại.
Năm
1940, Hồ Học Lãm ốm nặng, phải nằm bệnh viện tại Quế Lâm. Lý Thụy thấy
danh Hồ Chí Minh , Hồ Quang và tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội là
có ảnh hưởng lớn trong các nhà cách mạng và quốc dân Việt Nam cho nên
Lý Thụy cũng tiếm danh Hồ Chí Minh và Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội.
3. HOÀNG VĂN HOAN
Trong " Giọt Nước Trong Biển Cả" đã thuật việc ông buổi đầu sang TrungQuốc đã tìm đến nhà ông Hồ Học Lãm:
Nguyên
ông Hồ Học Lãm là người cùng làng với tôi, cháu cụ Hồ Bá ôn, án sát
tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong khi chống Pháp để giữ thành Nam
Định. Ông cũng là chú của đồng chí Hồ Tùng Mậu, và mẹ ông là bà Lụa, một
người tích cực tham gia cách mạng trong thời kỳ Văn Thân, đã từng bị
bắt giam và bị tra tấn rất tàn nhẫn mà vẫn không chịu khuất phục. Lúc
16, 17 tuổi, tôi thường hay đến nhà bà cụ, nghe chuyện cách mạng, vì vậy
tình hình trong nhà đó, tôi rất hiểu biết. Khi gặp ông Hồ Học Lãm là tự
nhiên nói đến tình hình gia đình, tình hình làng xóm, tình hình trong
nước và sự dặn dò của bà cụ trong trường hợp đi ra ngoài có dịp gặp ông.
Qua một hồi trò chuyện, ông Hồ đã biết rõ về tôi và khuyên tôi cứ yên
tâm ở nhà ông....Ông không phải là cộng sản, điều này Quốc dân đảng
Trung Quốc biết rõ trăm phần trăm. Ông đứng ra lập Việt Minh trong lúc
này đối với chúng ta mà nói là một sự che chở rất có hiệu lực.....
Vào
khoảng tháng 10 năm 1940, khi chúng tôi đến Quế Lâm thì Bác đã ở đó.
Ông Hồ Học Lãm cũng đã được xếp đặt đến chữa ở bệnh viện Quế Lâm rồi.
Chúng tôi thường bí mật gặp Bác ở Biện sự xứ Bát lộ quân để báo cáo và
xin chỉ thị về cách hoạt động.
Vấn
đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động? Bác chủ trương
lấy danh nghĩa Việt Nam độc lập đồng minh hội, và mời ông Hồ Học Lãm
đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào nó mà hoạt động. Chủ trương đó xuất
phát từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học
Lãm không phải là cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta, nếu ông
đứng ra sẽ được nhiều điều thuận lợi....Để biểu thị sự hoạt động tích
cực của Việt Minh, ông Hồ Học Lãm tự xuất tiền, ra một tờ tạp chí nhỏ
bằng chữ Trung Quốc lấy tên là Việt Thanh, số lượng phát hành chỉ độ một
trăm cuốn, cốt để gửi cho các cơ quan Quốc dân đảng Trung Quốc ở Nam
Kinh, cũng có gửi cho Việt kiều ở Quảng Châu và Côn Minh độ vài chục
cuốn. Việc ông Hồ Học Lãm đứng ra lập Việt Minh là một việc có tác dụng
rất quan trọng. (HOÀNG VĂN HOAN * HỒI KÝ, III. Sinh hoạt và đấu tranh ở Nam Kinh)
Lời
của Hoàng Văn Hoan cho ta biết bọn ông ăn dầm nằm dề tại nhà cụ Hồ Học
Lãm, tuy nhiên, Hoàng Văn Hoan đề cao Nguyễn Tất Thành, nói xấu tổ chức
cách mạng quốc gia, và không nói rõ việc cộng sản xâm nhập và tiếm danh
tên Hồ Chí Minh và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội và Việt Minh của cụ Hồ
Học Lãm.
4. LS. NGUYỄN VĂN CHỨC
LS. Nguyễn Văn Chức cho biết: Ngày 20/06/1940, Pháp bị Đức đánh bại ở Âu Châu, Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại hội đảng tại Côn Minh, sửa soạn về nước cướp chính quyền.
LS. Nguyễn Văn Chức cho biết: Ngày 20/06/1940, Pháp bị Đức đánh bại ở Âu Châu, Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại hội đảng tại Côn Minh, sửa soạn về nước cướp chính quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại : tại Trung Hoa lúc đó, có những tổ chức cách mạng sau đây của người Việt quốc gia lưu vong :
(1). Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do cụ Hồ Học Lãm chủ trì.
(2.) Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội do cụ Trương Bội Công chủ trì.
(3). Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, do cụ Nguyễn Hải Thần chủ trì.
Mượn danh nghĩa chống Pháp dành độc lập, Nguyễn Ái Quốc đã xâm nhập
được những tổ chức nói trên. Thành công ngoạn mục nhất của y là đã cướp
danh xưng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (của cụ Hồ Học Lãm) để đặt tên
cho một tổ chức cộng sản của y. Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của cụ
Hồ Học Lãm đã bị bỏ mất chữ Hội, để trở thành Việt Nam Độc Lập Đồng
Minh, gọi tắt Việt Minh, một tổ chức võ trang tuyên truyền với võ khí do
Trung Cộng cấp phát và cán bộ do Trung Cộng đào tạo.
Về vụ thành lập mặt trận Việt Minh, Võ Nguyên Giáp viết như sau :“Tháng
05/1941, Người chủ trì Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8 [...] Hội Nghị đề
ra chủ trương thành lập mặt trận rộng rãi lấy tên là Mặt Trận Việt Nam
Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Mặt Trận Việt Minh” (Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Con Đuờng Cách Mạng VN, tr. 32). (Nguyễn Văn Chức, HCM,CXXXII)
5. TRẦN GIA PHỤNG
Trần Gia Phụng theo Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí,( sđd. t. 168) và Chính Đạo, Hồ Chí Minh, ( tập 2, Houston : Nxb. Văn Hoá, 1993, tr 281) đi đến nhận định: Nguyên tại Nam Kinh (Tàu), Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam, đã lập ra Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh. Khi đến Hồ Nam năm 1937, Hồ Học Lãm lấy bí danh là Hồ Chí Minh .Năm 1938,
Trần Gia Phụng theo Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí,( sđd. t. 168) và Chính Đạo, Hồ Chí Minh, ( tập 2, Houston : Nxb. Văn Hoá, 1993, tr 281) đi đến nhận định: Nguyên tại Nam Kinh (Tàu), Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam, đã lập ra Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh. Khi đến Hồ Nam năm 1937, Hồ Học Lãm lấy bí danh là Hồ Chí Minh .Năm 1938,
Nguyễn
Sinh Cung, lúc đó lấy bí danh là Hồ Quang, từ Liên Xô qua Tàu lần thứ
ba. Theo lệnh của Hồ Quang, những đảng viên cộng sản như Lâm Bá Kiệt
(Phạm Văn Đồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp), Lý Quang Hoa (Hoàng
Văn Hoan) ... len lỏi vào hàng ngũ của Hồ Học Lãm. Hồ Học Lãm già yếu,
ít hoạt động. Các đảng viên cộng sản liền núp dưới danh hiệu Việt Minh
để hoạt động cho đảng CS, rồi dần dần chiếm dụng danh xưng nầy. Thủ lãnh
Hồ Quang, cũng chiếm dụng luôn bí danh thủ lãnh Hồ Chí Minh từ năm
1942. (HCM, LXXII)
Chính Hoàng Văn Hoan trong Giọt Nước Trong Biển Cả, 3
cũng nói năm 1936, ông Hồ Học Lãm lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội,
gọi tắt là Việt Minh , đứng đầu là Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, rồi
trình cho Trung Hoa Quốc Dân đảng. Hội lấy tờ Việt Thanh làm cơ quan
ngôn luận.
6. TRẦN TRỌNG KIM
Theo Trần Trọng Kim, khi cụ Hồ Học Lãm già yếu, đám cộng sản như Lý Thụy, Hoàng Văn Hoan thao túng VNDLDM hội, cho nên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cấm cộng sản hoạt động, lập ra VNDLDM hội mới vào năm 1942 với các nhân vật chủ chốt như sau:
Theo Trần Trọng Kim, khi cụ Hồ Học Lãm già yếu, đám cộng sản như Lý Thụy, Hoàng Văn Hoan thao túng VNDLDM hội, cho nên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cấm cộng sản hoạt động, lập ra VNDLDM hội mới vào năm 1942 với các nhân vật chủ chốt như sau:
1) .Việt Nam Phục Quốc Ðồng Minh Hội, có Hoàng Lương và Hồ Học Lãm làm đại biểu.
2) .Việt Nam Quốc Dân Ðảng, có Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ làm đại biểu.
3)
.Vô đảng phái, có Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Trần Báo, Trương
Trung Phụng làm đại biểu. Lúc này Lý Thụy bị bắt giam, VNDLDM hội xin
tha, và cho gia nhập hội.
4)
.Các đại biểu trước hết lập thành một ủy ban trừ bị do Nguyễn Hải
Thần chủ tọa để xếp đặt mọi việc. Sau Hoàng Lương bị chính phủ Trung Hoa
Dân quốc bắt giam.Bởi vậy ủy ban chấp hành chỉ có những người này:
Trương Bội Công, chủ tọa.Trần Ðình Xuyên.
Nguyễn Hải Thần.
Vũ Hồng Khanh, ủy viên.
Bồ Xuân Luật.
Trương Trung Phụng.
Nông Kính Du.
Hồ Chí Minh được cử làm hậu bổ ủy viên và Trần Báo làm Tổng cán sự.
Việt
Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội vừa thành lập chưa được bao lâu thì đã có
sự bất hòa trong nhóm ủy viên, do cộng sản gây ra nên chủ tọa là Trương
Bội Công từ chức và bỏ về Vân Nam rồi mất ở đấy. Hội cử ông Nguyễn Hải
Thần lên làm chủ tọa. ( Một Cơn Gió Bụi, tr.21)
VNDLDM
hội đã bị cộng sản xâm nhập. Trần Trọng Kim nhận định:"Những người ấy
tuy nói là đảng nọ phái kia, nhưng kỳ thực không có sự tổ chức gì ra
trò. Bọn ông Hồ Chí Minh biết như thế nên mới lợi dụng danh hiệu Việt
Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội để che đậy công việc làm (sđd,22).
Sau 1945, HCM lại tiếm danh VNDLDM hội là chuyện dễ hiểu.
Tài
liệu của Việt Cộng cũng xác nhận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội là một
tổ chức của người Việt tay sai Tưởng, họ ép HCM là phó chủ tịch tổ chức
này. Hồ Chí Minh bị bắt, bị giam ở Trung Quốc, khi được thả ra, tướng
Trương Phát Khuê không cho Người về mà đưa người vào hoạt động trong một
tổ chức người Việt, tay sai của Tưởng, đó là tổ chức Mặt trận mang tên:
Việt Nam cách mạng đồng minh hội. Người đã nhận chức phó chủ tịch của
tổ chức này trên danh nghĩa.
Chính "bác "Trần Dân Tiên đã thú nhận rằng VNDLDMH là một tổ chức tại Liễu Châu có trước khi ông bị tù, và lãnh tụ là Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần. Trong nhà tù này ông Hồ được biết ở Liễu Châu có tổ chức “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội”. Ông được biết rằng mình bị cầm tù lâu hơn nữa vì người ta nghi ông sang Trung Quốc để phá tổ chức đó. Cách mạng Đồng minh Hội có hai lãnh tụ: Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần, cả hai đều đã ở Trung Quốc bốn mươi năm nay. (HCM,XI,58)
Biết
đó là tổ chức của phản động , tại sao " bác " lại lấy danh hiểu của họ?
"Bác " không biết đó là một hành động man trá, vô đạo đức! Hay là trong
lịch sử đời bác, không hề có chữ " đạo đức", và " lương thiện"? VNDLDMH
là tổ chức của tay sai Tưởng, sao HCM lại dùng danh hiệu của tay sai
Tưởng? Rõ ràng là tiếm danh của kẻ thù vì cái danh này quá lớn.
Trước
đây, Nguyễn Tất Thành đã ăn ở nhà cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường
rồi lừa đảo các cụ. Lần này, bọn Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Tất Thành cũng
ăn ở nhà cụ Hồ Học Lãm, xâm nhập tổ chức của cụ Hồ Học Lãm rồi tiếm danh
hiệu của cụ và tổ chức của cụ. Và sau đó, họ ăn ở nhà bà Cát Thanh Long
(Thái Nguyên) rồi giết bà ấy. Toàn là làm những viết bất nghĩa, bất
nhân của bọn cướp bóc, côn đồ, chứ không phải là nhà cách mạng như họ
từng vỗ ngực xưng xe!
Tóm
lại, Nguyễn Tất Thành đã lợi dụng lòng yêu nước của người quốc gia để
làm lợi cho ông và đảng cộng sản. Quả thật Nguyễn Tất Thành một đời tiếm
danh, đoạt lợi và lừa dối nhân dân Việt Nam.
Theo
Trần Quốc Vượng, như đã nói ở chương trước về gia tộc Nguyễn Sinh Cung,
Nguyễn Sinh Cung là cháu dòng Hồ Sĩ Tạo cho nên ông lấy họ Hồ. Cũng có
giả thuyết nói ông yêu Nguyễn Thị Minh Khai nên lấy tên Hồ Chí Minh.
Nguyễn Sinh Cung không lãng mạn và không có óc gia tộc, tổ tiên như
người ta tưởng. Nhất là sau này, một Nguyễn Tất Thành giả thì lại không
cần đến những điều ấy! Cái quan trọng của ông là danh lợi, là thủ đoạn
cướp quyền, cướp danh, cướp hiệu của người khác để lòe bịp thiên hạ. Như
vậy là hai lần, Nguyễn Tất Thành và cộng sản đã tiếm danh của các bậc
tiền bối hữu danh.
B . HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC
GS. Lê Hữu Mục, nguyên giáo sư trường Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa
Saigon trước 1975 đưa ra nhận định này. Nguyên quốc tế do UNESCO dự
định năm 1990 làm lễ tôn vinh Hồ Chí Minh. GS. Lê Hữu Mục bèn viết các
bài tố cáo sự đạo văn của ông Hồ về quyển Ngục Trung Nhật Ký đăng từng
kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách
"Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90).Tác
phẩm này cũng có tên là "Huyễn Thoại hay Huyền Thoại". Trong tác phẩm
này, GS cho rằng tác giả Ngục Trung Nhật Ký là một người Trung Quốc mà
các đạo chích và văn nô Hà Nội nhận xằng là của lãnh tụ anh minh của họ.
Kết quả, UNESCO bỏ việc tôn vinh Hồ Chí Minh một kẻ đạo chích.
Tập khảo luân của GS được đăng trong Tài Liệu về Hồ Chí Minh, số 128 * LÊ HỮU MỤC*TỐ CÁO NTNK, tại Gia Hội Thư Trang, địa chỉ: http://giahoithutrang.blogspot.com
GS
Lê Hữu Mục đưa ra các chứng cớ sau để phủ nhận Hồ Chí Minh là tác giả
Ngục Trung Nhật Ký. Chúng tôi xin tóm lược vài điểm quan trọng.
(1). Lai lịch bất minh
GS
LHM ghi lại lời giới thiệu của nhà xuất bản : "Sau 1945 có một người từ
miền núi về Thủ Đô run run giao cho nhà cầm quyền một cuốn sổ tay bìa
xanh đã bạc màu, bảo đó có lẽ là tập thơ của một chiến sĩ cách mạng nào
đó. Cuốn sổ được trao lại cho Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam cất giữ
tại Phòng Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế và Mặt Trận Việt Minh.
GS. LHM chỉ trích tài đóng tuồng của Văn công Hà Nội:
GS. LHM chỉ trích tài đóng tuồng của Văn công Hà Nội:
-Tác phẩm viết chữ Hán sao không đưa về Bắc Kinh?
-Tác
phẩm không đề tên Hồ Chí Minh sao anh nông dân kia lại đưa về Thủ Đô Hà
Nội, và tại sao Việt Cộng lại đưa vàoViện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam,
và sau này lại công bố là tác phẩm của Hồ Chí Minh?
Quả
thật lai lịch NTNK bất minh, xung quanh nó là sương mù dày đặc. Khi
NTNK được in ra nó là một huyền thoại vì không ai rõ nguồn gốc nó từ đâu
mà ra. Phong Lê cho biết chính ông cũng lạc lối. Ông thú nhận ông đã tự
mình đặt câu hỏi "Ngục trung nhật ký từ đâu đến?" hay nói cho cụ thể
hơn "trước khi đến Bảo tàng Cách mạng, Ngục trung nhật ký nằm ở đâu?",
tôi đều tìm cách tránh câu trả lời, có khi chỉ trả lời cho qua chuyện.
Ðại loại là có ai đó đã lưu giữ hoặc phát hiện ra Ngục trung nhật ký và
đưa vào Viện Bảo tàng Cách mạng" (Phong Lê. 70 năm Ngục trung nhật ký. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/70-nam-nguc-trung-nhat-ky-20130129085516827.htm )
Chính
ông cũng công nhận NTNK có lai lịch mờ ám, cho việc tìm kiếm vẫn cứ
nên tiếp tục, dẫu có thể cuối cùng không tìm ra được địa chỉ xác thực,
với những giả thuyết không còn gây hồ nghi, của người giữ và người gửi.
Và nếu vậy thì xin trả địa chỉ ấy về cho nhân dân, cho một người dân nào
đó đã trở nên vô danh trong đồng bào các dân tộc miền núi Việt Bắc thân
yêu của Bác, và của tất cả chúng ta. (Phong Lê.Trở lại hành trình của
nguyên tác Ngục trung nhật ký .http://www.thivien.net/H%E1%BB%93-Ch%C3%AD-Minh/Ng%E1%BB%A5c-trung-nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD/group-mz8hO4-xm_bQYO5dbc_rLg
Năm
2008, Phong Lê viết thế nhưng ông lại nói rằng tác phẩm trên không do
một nông dân miền núi đưa về Hà Nội mà là do ông Hoàng Quảng Uyên đi tìm
tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký.
Đến
đầu 2004, báo Lao động đăng bài “Nhật ký trong tù”, số phận và lịch sử,
trên hai kỳ báo, số 65 (5-3-2004) và 66 (6-3-2004); và tiếp đó, bài thứ
hai: Trở lại số phận “Nhật ký trong tù” trên số 92 (1-4-2004) của tác
giả Hoàng Quảng Uyên. Hai bài kể lại hành trình của ông đi tìm cho được
những người có khả năng lưu giữ cuốn sổ tay của Bác, trên hành trình từ
1943 đến 1955, là năm cuốn sổ về được địa chỉ Văn phòng Phủ Chủ tịch; và
từ sau 1955 cho đến 1960, khi bản dịch NKTT được Viện văn học ấn hành.
Một
trong các địa chỉ mà ông tin cậy tìm đến, đó là ông Hoàng Đức Triều
(1900 - 1985), tham gia cách mạng từ năm 1928, vào Đảng năm 1932, Chủ
nhiệm Việt Minh xã Lam Sơn, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng hồi Tiền khởi
nghĩa...ông Hoàng Đức Triều đã có thời gian ở cùng Bác, và được Bác xem
như “một bạn thơ tri kỷ, tri âm”. Bởi ông có biết chữ Hán và thích làm
thơ. Ông Hoàng Đức Triều có cái lán trên hang Pạc Tẻng, để gia đình sơ
tán khi có biến, nơi Bác có ghé ở vài ngày...
Ông Triều đã chứng kiến những giây phút Bác “thăng hoa cùng thơ’, và rất tâm đắc với bài Khán thiên gia thi hữu cảm “chép trong cuốn sổ tay giấy mềm”, ông được Bác trao cho đọc….Ông Triều đã tìm thấy cuốn sổ sau khi Bác rời Lam Sơn, về Tân Trào; và giữ cuốn sổ này cho đến năm 1950, thì mới nhờ người con trai thứ ba là nhà thơ Hoàng Triều Ân (sinh năm 1931) lúc này đang công tác ở 372 (tức Văn phòng tỉnh ủy Cao Bằng) chuyển cho Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng là ông Dương Công Hoạt, để nhờ ông Hoạt chuyển cho Bác...
Ông Triều đã chứng kiến những giây phút Bác “thăng hoa cùng thơ’, và rất tâm đắc với bài Khán thiên gia thi hữu cảm “chép trong cuốn sổ tay giấy mềm”, ông được Bác trao cho đọc….Ông Triều đã tìm thấy cuốn sổ sau khi Bác rời Lam Sơn, về Tân Trào; và giữ cuốn sổ này cho đến năm 1950, thì mới nhờ người con trai thứ ba là nhà thơ Hoàng Triều Ân (sinh năm 1931) lúc này đang công tác ở 372 (tức Văn phòng tỉnh ủy Cao Bằng) chuyển cho Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng là ông Dương Công Hoạt, để nhờ ông Hoạt chuyển cho Bác...
Và
nếu sự kiện đó là đúng thì ông Hoạt đã giữ cuốn sổ của Bác cho đến giữa
năm 1955, mới chuyển cho Văn phòng Phủ Chủ tịch, theo đường Bưu điện,
mà không đề tên người gửi...Một ngày nào đó vào giữa năm 1955, Văn phòng
Phủ Chủ tịch do đồng chí Tạ Quang Chiến phụ trách nhận được một bì thư
dày hơn bình thường, trong có một cuốn sổ tay mang tên Ngục trung nhật
ký của Bác, không có địa chỉ người gửi.
Trong
bài trên, Phong Lê viết tiếp:" Trong bài của ông Hoàng Quảng Uyên thì
không có địa chỉ Viện Bảo tàng Cách mạng mà chỉ có địa chỉ Phòng lưu trữ
của Trung ương Đảng. Và con đường từ nguyên tác NTNK đến bản dịch NKTT
có gì đó như là ngẫu nhiên. Ông dựa vào bài của cụ Trần Đắc Thọ in trên
Tạp chí Hán Nôm số 1 (46) - 2001, để cho biết: Cuốn sổ được để trong
“một góc buồng tối” lẫn lộn nơi “một đống sách chữ Hán” của Phòng lưu
trữ. Và người phát hiện ra nó là ông Phạm Văn Bình, Trưởng Ban giáo vụ
Trường Nguyễn Ái Quốc, do có nhiệm vụ giảng dạy phần lịch sử cách mạng
từ 1939 – 1945, nên phải vào kho lưu trữ tìm tài liệu, “tình cờ”, “sau
một lúc lục lọi” mà moi ra được."
Quyển
sách của "Bác" quý như thế, và được nhận lại vào năm 1955 chứ không
phải là đồ " vô thừa nhận ", sao lại bỏ lăn lóc trong xó tối, và lại
phải do ông hạm Văn Bình phát hiện?
Viết như vậy, song Phong Lê vẫn cho thuyết trên không ổn!
-Sao
một cuốn sổ tay quý như thế, là một kỷ vật giá trị như thế, với Bác; và
chỉ là một cuốn sổ nhỏ 9,5x12,5cm, 82 tờ, không có gì cồng kềnh, nặng
nề… mà Bác lại không thể mang theo bên mình ? Hoặc nếu không thể mang
theo thì sao không gửi lại cho một ai tin cậy mà phải dắt lên mái nhà
tranh? Vậy tình huống gì đặc biệt đã xảy ra với Bác? Mái tranh, qua nắng
mưa thì có gì an toàn ? Mà lại là mái tranh ở một cái lán sơ tán khuất
nẻo, thỉnh thoảng mới có người đến ở, thì khả năng bị bỏ quên càng
nhiều.
-
Thời gian ông Triều giữ cuốn sổ từ 1944 đến 1950 là 6 năm; rồi chuyển
sang ông Hoạt từ năm 1950 đến 1955 là 5 năm. Trong thời gian này cả hai
vị đều là người lãnh đạo ở địa bàn Cao - Bắc -Lạng. Riêng ông Hoạt sau
năm 1954 có rất nhiều điều kiện để về Hà Nội, không kể thời gian ông làm
Phó Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc Trung ương. Vậy sao ông không thể có cách
chuyển cuốn sổ tay đến tay Bác một cách trực tiếp và sớm hơn, mà phải
chờ đến giữa năm 1955, qua Bưu điện, và không đề địa chỉ người gửi
(Phong Lê.-Trở lại hành trình của nguyên tác Ngục trung nhật ký.
Vì
thấy không ổn, Phong Lê lại đưa ra một " giải pháp cứu nguy " khác.
Năm 2013, ông kể rằng ông Lê Tùng Sơn trên báo Đồng minh số ra ngày
6-6-1946 viết rằng ông được ông Hồ cho xem tập Ngục Trung Nhật Ký. Và
ông Hoàng Điền trong hồi ký Những ngày sống gần Bác (Nxb. Lao động,
1997) cũng cho biết ông đã được Hồ Chủ tịch cho xem cuốn nhật ký bằng
thơ của mình. (Phong Lê. Trở lại hành trình của nguyên tác “Ngục trung
nhật ký” bản dịch “Nhật ký trong tù”.
Không
ai biết ông Lê Tùng Sơn với báo Đồng Minh, ông Hoàng Điền là thật hay
giả vì họ chuyên môn chế tạo hàng giả như Tố Hữu đã tự hào về tài làm đồ
giả của ông và đảng ông:" Giả mà như thiệt khó chi mô"! Sau này có
nhiều người đưa ra nhiều chuyện khác về lai lịch quyển NTNK như Trần Đắc
Thọ chứng minh rằng trong năm 1943 ông Hồ Đắc Thành đã được ông Hồ
cho xem Ngục Trung Nhật ký. Những điều ta chưa biết về Ngục trung nhật
ký cũng như về quá trình dịch thơ Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3384%3Anhng-iu-ta-cha-bit-v-ngc-trung-nht-ky-cng-nh-v-qua-trinh-dch-th-ngc-trung-nht-ky-ca-ch-tch-h-chi-minh&catid=63%3Avn-hc-vit-nam&Itemid=106&lang=vi.
Nhiều
tác giả trong đó có Trần Đắc Thọ (trong bài viết trên) lại nói quyển
NTNK do Hồ Viết Thắng giữ, sau trao lại cho Bác. Và người ta còn bịa
nhiều chuyện khác nữa về lai lịch NTNK. TS. Phạm Văn Lực, Khoa
Sử – Địa, Trường Đại học Tây Bắc, lại nói rằng quyển NTNK nằm sẵn
trong balô bác Hồ và do Vũ Kỳ tìm thấy Thấy Bác có cuốn vở học sinh
cũ, chữ viết bằng bút chì, một lần tò mò, đồng chí giở ra xem thì đó là
những bài thơ bằng chữ Hán, Bác làm trong thời gian bị tù đày trong nhà
tù của Tưởng Giới Thạch.
Đồng chí Vũ Kỳ đọc, các đồng chí sống bên Bác đọc, thấy khẳng khái, tràn đầy ý chí, nghị lực và những bài học về rèn luyện, tu dưỡng, những vần thơ về con người và yêu thương con người, thậm chí có cả những ý tưởng, những định hướng chiến lược cách mạng, văn hóa… Mọi người đề nghị Bác cho in ra để nhiều người đọc. Bác cười bảo rằng: Nhật ký là những tâm sự riêng của Bác, chứ không phải cho mọi người. Sau nghe các đồng chí xin nhiều lần, Bác đồng ý cho in, nhưng phải chọn lọc những bài thật cần thiết mới được xuất bản.( NTNK một văn kiện lịch sử vô giá.
http://fhg.utb.edu.vn/index.php/hoatdong/nghiencuukhoahoc/25-nh-t-ky-trong-tu-m-t-van-ki-n-l-ch-s-vo-gia) Đồng chí Vũ Kỳ đọc, các đồng chí sống bên Bác đọc, thấy khẳng khái, tràn đầy ý chí, nghị lực và những bài học về rèn luyện, tu dưỡng, những vần thơ về con người và yêu thương con người, thậm chí có cả những ý tưởng, những định hướng chiến lược cách mạng, văn hóa… Mọi người đề nghị Bác cho in ra để nhiều người đọc. Bác cười bảo rằng: Nhật ký là những tâm sự riêng của Bác, chứ không phải cho mọi người. Sau nghe các đồng chí xin nhiều lần, Bác đồng ý cho in, nhưng phải chọn lọc những bài thật cần thiết mới được xuất bản.( NTNK một văn kiện lịch sử vô giá.
Sự thật chỉ có một. Nhiều giải thích quá ắt là bịa đặt.
(2). Bìa sách
Điều này thì rõ ràng nhất. GS LHM viết:" Ta thử nhìn cuốn sổ tay gần hơn, tờ bìa màu xanh đã bạc màu, vào năm 1945 mà nó đã bạc màu thì cuốn sổ này, nếu là của Hồ chí Minh, thì nó phải ở trong tay ông đã lâu, ít nhất là phải mười, mười lăm năm về trước. Trong đầu cuốn sổ ghi bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký dưới bốn chữ này là hai hàng số 29.8.1932/10.9.1933, không biết là tác giả hay ai ghi, ở dưới hai hàng số là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt vần trắc, kèm theo một hình vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ lên cao.
Cái
bìa sách đã tố cáo sự gian dối của Việt Cộng. Hàng trên ghi
29.8.1932/10.9.1933 nhưng Hà Nội lại bảo năm tháng đó sai mà phải là
1942-1943. Không chắc ông Hồ ngồi tù từ 1942 đến 1943. GS.LHM viết rằng
giả thiết Hồ chí Minh bị bắt ở Phố Túc Vinh, Trấn Thiên Bảo vào ngày
29.8.1942 như các nhà nghiên cứu cộng sản đã qui định, thì trước ngày
5.2.1943 một hai tháng, tức cuối năm 1942, họ Hồ đã được Tướng Trương
Phát Khuê tha về. Như vậy, theo Võ nguyên Giáp, Hồ chỉ bị bắt giam ba
hay bốn tháng chứ không hơn. Nếu như vậy, Đặng thai Mai suy nghĩ, Bác Hồ
không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký được, vì thời gian trong
tập thơ này kéo dài mãi đến tháng 8, tháng 9.1943 mới chấm dứt.
Đặng
Thai Mai đã hỏi ông Hồ về năm 1932-1933 nhưng ông Hồ im lặng. Sau cũng
có người hỏi, ông Hồ trả lời xuôi xị:" Ai muốn hiểu sao thì hiểu". Có
người hỏi nữa, ông đáp ghi như thế để đánh lừa đich quân! Đúng là " danh
bất chính thì ngôn bất thuận". Thật ra ông Hồ cũng chỉ là nạn nhân, mà
người gieo tai họa cho ông là Cục Tình báo Hoa Nam đã đeo tròng vào cổ
ông. Không riêng ông khổ tâm mà cả bọn Tuyên giaó Việt Công điêu đứng
vì phải xách nước chữa cháy mà chữa không được. Ai bảo Tình báo Hoa Nam
tài giỏi? Xin xem đoạn dưới do Huỳnh Tâm nói về Ngục Trung Nhật Ký.
(3). Sửa chữa lung tung
Nếu
tác phẩm đó là của ông Hồ thì tại sao Việt Cộng phải sửa đi sửa lại?
Sửa chữa là có mờ ám như Việt Cộng đã sửa di chúc ông Hồ. Các cụ xưa mà
nghe việc này tất nổi lôi đình:" Quân bố láo, quân phản nghịch, chúng
dám sửa văn chương lãnh tụ!Tội khi quân, đáng chém dầu!" Trần Đắc Thọ
-trong bài trên- đã cực lực chỉ trích việc ban Tuyên giáo, ban dịch
thuật đã sửa chửa thơ văn của lãnh tụ. Ông viết: " Kể từ năm 1960, hàng triệu bản đã được ấn hành để dùng trong các
trường Phổ thông trung học và Đại học, song nội dung vẫn sử dụng bản
dịch năm 1960 nên vẫn còn những chỗ thiếu, chỗ dịch sai... thậm chí có
chỗ còn sửa văn của Bác. Đó là một điều không thể chấp nhận về mặt văn
bản học".
(4). Nội dung NTNK
- Hán gian:
Ông Hồ là người Việt, phải gọi là Việt gian, còn Hán gian là người Trung Quốc. Tác giả bài này là người Trung Quốc.
Trung thành, ta vốn lòng không thẹn,
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian!(bài số 7)
-Ngày Song Thập là ngày quốc khánh của dân Trung Hoa, không phải của người Việt Nam:
Nhà nhà hoa kết với đèn chưng,
Quốc khánh vui reo cả nước mừng.(bài 26)
-
Chữ đoàn viên trong bài Trung thu I (bài số 22) và khóm từ ngọc sàng
cẩm trướng trong bài Nạn hữu đích chỉ bị (bài 43) cũng cho ta hiểu rằng
khi người này gợi ra sự sum họp ở nhà (Sum họp ở nhà ăn uống Tết, Chớ
quên trong ngục kê âu sầu), hay kêu gọi tình thương của những người no ấm nơi trướng gấm giuờng ngà
(Trướng gấm giường ngà ai có biết,
Trong tù bao kẻ ngủ không yên),
chính là lúc anh nói chuyện với đồng bào người Hoa của anh, chứ nếu anh là người Việt Nam sống lạc lõng ở đất Quảng Tây và ông Hồ có anh có gia đình nào đâu mà kêu gọi lòng thương xót của họ!
Người
Trung Hoa ấy là ai? GS.LHM đoán là già Lý, người bạn từ của Nguyễn Ái
Quốc trong thời gian 1932-1933. Hồ chí Minh kể lại sau này. Cuốn sổ tay
màu xanh bạc màu là cuốn sổ tay của hai người dùng chung, trong đó già
Lý đã viết nhiều bài thơ kể lại đời sống hào hùng của cụ khi còn trẻ
hoạt động ở những vùng rừng núi. Già Lý làm chúa một dãy núi (Trần dân
Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,tr.78) [1] .
Nhưng việc gặp già Lý thì vào năm 1932-1933 lúc ông Hồ bị giam tại Hương
Cảng chứ không phải năm 1942-1943 tại Quảng Châu. -
- CẢNH ĐỒNG QUÊ (bài số 35)
Hồi ta đi đến lúa còn xanh.
Vụ gặt mùa này nữa đã thành,
Khắp chốn nhà nông cười hớn hở,
Ruộng đồng bát ngát tiếng ca thanh.
Bài này là của một người Trung Quốc thường qua lại nơi này, là dân địa phương, làm khi còn tự do không phải của một người hai năm sống trong tù.
-HÀNG CHÁO (bài số 36).
Mép lộ, dưới lùm cây bóng mát,
Lều tranh một túp, ấy "nhà hàng '’
Thực đơn: cháo nguội, muối ăn trắng,
Năng đến ngơi đây, khách quá giang.
Bài
này cũng là của một người Trung Quốc ở vùng này, sáng tác khi còn tự
do, có thói quen ăn uống, nhậu nhẹt ở quán bình dân, không phải là sáng
tác của một tù nhân hai năm sống trong tù.
GS.
LHM đi đến nhận định: " Đặng Thai Mai đã nói ra được một cách công khai
cảm nghĩ chân thành của ông về khả năng sáng tác Ngục Trung Nhật Ký của
Hồ chí Minh. Ông đã thẳng thắn xác nhận, với một lý luận hết sức thuyết
phục, là Hồ chí Minh không đủ kiến thức Hán văn để viết nên một tập thơ
như Ngục Trung Nhật Ký. Tập thơ ấy là của một người khác.”
Sau này Huỳnh Tâm ( xem đoạn dưới viết về Huỳnh Tâm) cho biết Tổ chức gián điệp Trung Cộng đưa Hồ Quang tức Hồ Tập Chương giả làm Hồ Chí Minh, bèn đưa một tập Ngục Trung Nhật Ký của kẻ vô danh mà bảo là của Hồ Chí Minh để quảng cáo một HCM bị Quốc dân đảng đày đọa, và một HCM cótài thơ Trung văn.
Tập thơ đề 1942-1943 nhưng theo Huỳnh Tâm lúc này ông Hồ sống nhởn nhơ và bình an tại vùng Việt Bắc giáp biên giới tư trị của người Choong.(Bài 1)
Ông cũng cho biết giai đoạn 1940 là lúc HCM nằm vùng bên cạnh Trương Phát Khuê, xin làm vệ tinh cho Quốc Dân đảng. Trương Phát Khuê lúc này theo chủ trương Quốc Cộng liên minh kháng Nhật nên đồng ý cho HCM về mở rộng Việt Nam Độc Lâp Đồng Minh Hội, và đưa cho HCM một số tiền để lập quân đội, lập chiến khu. HCM ẵm tiền về vùng Choong Việt Bắc ung dung xài phí. Ông cũng dẫn lời Mao Trạch Đông cho biết HCM không bị ngồi tù ngày nào. Hơn nữa, chính Trần Trọng Kim cũng nói khoảng 1940, HCM hợp tác với Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần. Trần Trọng Kim cho biết HCM bị bắt nhưng Nguyễn Hải Thần xin cho ông ra tù. Có thể tin này sai lầm, nếu HCM bị tù thì cũng ngắn hạn vì trong năm 1942 đã ngồi cùng Trương Phát Khuê rồi. chứ không phải từ 1942 đến 1943 Như vậy là lập luận của GS Lê Hữu Mục rất xác đáng. Chính Huỳnh Tâm cũng phải công nhận.(Bài 1)
C. HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẬP CHƯƠNG
Sau này Huỳnh Tâm ( xem đoạn dưới viết về Huỳnh Tâm) cho biết Tổ chức gián điệp Trung Cộng đưa Hồ Quang tức Hồ Tập Chương giả làm Hồ Chí Minh, bèn đưa một tập Ngục Trung Nhật Ký của kẻ vô danh mà bảo là của Hồ Chí Minh để quảng cáo một HCM bị Quốc dân đảng đày đọa, và một HCM cótài thơ Trung văn.
Tập thơ đề 1942-1943 nhưng theo Huỳnh Tâm lúc này ông Hồ sống nhởn nhơ và bình an tại vùng Việt Bắc giáp biên giới tư trị của người Choong.(Bài 1)
Ông cũng cho biết giai đoạn 1940 là lúc HCM nằm vùng bên cạnh Trương Phát Khuê, xin làm vệ tinh cho Quốc Dân đảng. Trương Phát Khuê lúc này theo chủ trương Quốc Cộng liên minh kháng Nhật nên đồng ý cho HCM về mở rộng Việt Nam Độc Lâp Đồng Minh Hội, và đưa cho HCM một số tiền để lập quân đội, lập chiến khu. HCM ẵm tiền về vùng Choong Việt Bắc ung dung xài phí. Ông cũng dẫn lời Mao Trạch Đông cho biết HCM không bị ngồi tù ngày nào. Hơn nữa, chính Trần Trọng Kim cũng nói khoảng 1940, HCM hợp tác với Trương Phát Khuê và Nguyễn Hải Thần. Trần Trọng Kim cho biết HCM bị bắt nhưng Nguyễn Hải Thần xin cho ông ra tù. Có thể tin này sai lầm, nếu HCM bị tù thì cũng ngắn hạn vì trong năm 1942 đã ngồi cùng Trương Phát Khuê rồi. chứ không phải từ 1942 đến 1943 Như vậy là lập luận của GS Lê Hữu Mục rất xác đáng. Chính Huỳnh Tâm cũng phải công nhận.(Bài 1)
C. HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẬP CHƯƠNG
1. HỒ TUẤN HÙNG
Năm 2008, Hồ Tuấn Hùng đã xuất bản tác phẩm " HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO"
do Bạch Tượng Văn Hoá ở Đài Loan xuất bản lần thứ nhất tháng 11 năm
2008, tổng cộng 342 trang với nhiều hình ảnh, nội dung khẳng định Hồ Chí
Minh (1890-1969), người Khách Gia, ở Đài Loan giả dạng người Việt lãnh
đạo đảng Cộng Sản. Người Hẹ, Khách Gia, hay Hakka, là một tộc người
Hán có tổ tiên được cho là gốc gác ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở
miền bắc Trung Quốc cách đây 2700 năm. Sau họ đã di cư xuống phía nam
tập trung ở các tỉnh Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam,
Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan.
Gần đây có người đưa ra thuyết lý cho rằng người Đài Loan, Quảng Đông
đều thuộc giống Bách Việt.
Gia đình họ Tống, Tôn Văn đều là người Khách Gia. Hồ Tuấn Hùng xác nhận điều trên vì ông cùng Hồ Tâp chương thuộc một gia đình. Ông cung cấp cho ta các hình HCM và HTC cùng những người thân ở Đài Loan. Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1948, người Miêu Lật, Đài Loan, tốt nghiệp ban Sử trường đại học quốc gia Đài Loan, đã từng dạy học gần 30 năm.Tác phẩm gồm 6 thiên:
Gia đình họ Tống, Tôn Văn đều là người Khách Gia. Hồ Tuấn Hùng xác nhận điều trên vì ông cùng Hồ Tâp chương thuộc một gia đình. Ông cung cấp cho ta các hình HCM và HTC cùng những người thân ở Đài Loan. Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1948, người Miêu Lật, Đài Loan, tốt nghiệp ban Sử trường đại học quốc gia Đài Loan, đã từng dạy học gần 30 năm.Tác phẩm gồm 6 thiên:
Thiên
thứ nhất: Màn kịch thay long đổi phượng. Sự thật về cái chết của Nguyễn
Ái Quốc Nguyên uỷ của việc Nguyễn Ái Quốc chết rồi sống lại
Thiên thứ hai: Việc thật giả của kế Kim Thiền Thoát Xác .
Thiên thứ ba: Những năm tháng phiêu bạt giang hồ (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt)
Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh tại Trung Quốc) (1938-1945)
Thiên thứ tư: Khúc tình ca nhân duyên đầy đau khổ (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)
Thiên thứ năm: Bản văn Nhật Ký Trong Tù và bản di chúc.
Thiên thứ sáu: Lời kết.
Trước tiên, Hồ Tuấn Hùng giới thiệu lai lịch Hồ Tập Chương. Hồ Tập
Chương sinh năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34 của Đài Loan) ngày 11 tháng 10
âm lịch. (trang 103) Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (hai
người cách nhau 11 tuổi). Phụ thân Hồ Tập Chương là Hồ Dần Lượng, những
năm đầu Quốc dân cũng từng mở trường dạy học tại quê nhà.Vào đầu năm
1939, Hồ Tập Chương gặp người em ruột là Hồ Tập Dưỡng lần cuối cùng, sau
đó thì không nhận được tin tức gì của gia đình nữa. Nhân vì nhiệm vụ
công tác (của HTC) với NAQ rất trùng nhau, lại đã từng tham gia trong
việc trù bị thành lập đảng CSVN.
Đảng CS quốc tế mới yêu cầu HTC thay thế thân phận của NAQ, tiếp tục tham dự vận động giải phóng của đảng CSVN. Hồ Tập Chương với bí danh P.C Lin từng thọ 5 năm giáo dục cải tạo của đảng CS quốc tế, có bí danh Hồ Quang, mà Nguyễn Ái Quốc cũng có bí danh P.C.Lin và Hồ Quang. Hồ Tuấn Hùng cũng đưa ra các tấm hình của Nguyễn Ái Quốc, (hình 1 và 2 từ trái sang phải) Hồ Tập Chương và gia đình Hồ Tập Chương.và Hồ Tuấn Hùng có những nhận xét sau:
Đảng CS quốc tế mới yêu cầu HTC thay thế thân phận của NAQ, tiếp tục tham dự vận động giải phóng của đảng CSVN. Hồ Tập Chương với bí danh P.C Lin từng thọ 5 năm giáo dục cải tạo của đảng CS quốc tế, có bí danh Hồ Quang, mà Nguyễn Ái Quốc cũng có bí danh P.C.Lin và Hồ Quang. Hồ Tuấn Hùng cũng đưa ra các tấm hình của Nguyễn Ái Quốc, (hình 1 và 2 từ trái sang phải) Hồ Tập Chương và gia đình Hồ Tập Chương.và Hồ Tuấn Hùng có những nhận xét sau:
(hình 3,4,5 và 6 từ trái dọc xuống và sang cột phải là hình 6 của HCM trước năm 1933, phần chú thích ở dưới)(Trang 108)
[Theo
tác giả]: Nếu từ diện mạo bên ngoài của bức ảnh để phân biệt thân phận
của một người thì theo nhận xét chủ quan của cá nhân tôi, nhất là khi
tấm ảnh cách nhau một hai thập kỷ, muốn phân biệt Nguyễn Ái Quốc và Hồ
Chí Minh là hai người khác nhau thì có lẽ rất khó khăn, đặt biệt là khi
người phương tây nhìn người phương đông càng không dễ dàng gì (thấy sự
khác biệt).
Khuôn
mặt bề ngoài của một người dù theo thời gian có đổi thay nhiều đi chăng
nữa nhưng hình dạng và đường cong của đôi tai tuyệt đối không dễ thay
đổi. Riêng về các đường cong và phần trái tai của Nguyễn Ái Quôc và Hồ
Chí Minh thổ lộ nhiều điểm khác nhau rất rõ ràng, và có thể dùng đó làm
bằng chứng rằng hai người thân phận khác nhau. Mời độc giả xem kỷ và
nhận dạng.
Tấm
ảnh trong hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc phía bên phải (William Duiker, Hồ
Chí Minh truyện) chưa ghi rõ thời gian xuất xứ. Còn trong cuốn "Các
nguyên thủ quốc gia nước ngoài tại Trung Quốc trong cuộc chiến chống
Nhật" của sử gia Trung Quốc Tào Tấn Kiệt có ghi chú là ảnh chụp tại
Quảng Châu vào mùa xuân năm 1925. Tấm ảnh này cùng với tấm ảnh của Hồ
Tập Chương phía bên trái thường xuyên xuất hiện bên nhau để hỗ trợ cho
sự liên kết diện mạo bên ngoài của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập
Chương).
Như
hình trên: bên trái là Nguyễn Ái Quốc, bên phải là Hồ Chí Minh (Hồ Tập
Chương) [hình trang 109 đầu tiên trong entry này]. Người viết cho rằng
tấm ảnh này của Nguyễn Ái Quốc thật ra là tấm ảnh giả, đặc biệt là tai
bên trái sự sai lệch rất rõ ràng. Vì ý đồ muốn tạo sự liên kết giữa
Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (để cho thấy hai người) là một nên mượn
dùng tấm ảnh của Hồ Tập Chương chụp tại Mạc Tư Khoa năm 1934. Song qua
sự đối chiếu so sánh từ nhiều tấm ảnh của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh
(Hồ Tập Chương) thấy được hai người diện mạo bên ngoài có nhiều khác
biệt. (coi hình 1 và 2 + chú thích)
Chú thích hình ảnh trang 109, 110
1. Bức ảnh này được chụp ở Pháp, 1923, sách về HCM của William J. Duiker
2. Như trên tại Liên bang Nga Sô
3. Tấm này có nghi vấn, không ghi chú thời gian xuất xứ. do William chụp
4. Tấm ảnh này của NAQ chụp lại từ Viện triển lãm HCM tại VN
5. Tranh vẽ của thân phụ của NAQ - Nguyễn Sinh Huy - từ cuốn Cuộc đời HCM của William J. Duiker.
6.
Tấm ảnh này chụp tại Liên bang Nga Sô năm 1924 từ sách HCM những năm
tháng mất tích 1919-1941 (HCM the missing year 1919-1941) của thẩm phán
Sophie Quinn.
(hình HCM sau năm 1933, hình 1,2,3 và 4 từ cột trái dọc xuống rồi sang phải) Trang 111
1.Tấm ảnh này từ sách của William J. Duiker, HCM chụp tại Mạc tư khoa năm 1934.
2. Ảnh Thân phụ của Hồ Tập Chương, Hồ Dần Lượng (do người nhà cung cấp)
3. Ảnh này do Andred Roth chụp tại Bắc Việt năm 1946, trong sách Tân Việt Nam.
4. Ảnh này chụp tại Bắc Việt năm 1954 trong sách "Vĩ nhân chính trị khai sáng thời đại - HCM, bản tiếng Trung.
Hai câu dưới đây là thông tin nhi trích thêm để mọi người biết xíu xiu về tuổi tác HTC với NAQ.
(Trang
100) - Hồ Tập Chương sinh năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34 của Đài Loan)
ngày 11 tháng 10 âm lịch. (Trang 103) Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng 5
năm 1890 (hai người cách nhau 11 tuổi) ( Thiên I, ch.1)
Hồ Tuấn Hùng đưa ra những chứng cớ sau:
(1).Vào năm 1933, người từ Hạ Môn (Xiamen) đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là một người khác.
(2).
Bệnh lý khác nhau: Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) bị bệnh lao, HCM
bị bệnh tim. Hồ Tuấn Hùng nhận định rằng dù trốn thoát hay được bí mật
thả ra, trong tình trạng y tế, thuốc men thời 1930, với sự bôn tẩu, đào
tị không được an dưỡng thì NAQ khó sống: Ho lao ra máu trong tình trạng
thuốc men khoảng 1930 tại Nga là một xứ vô cùng lạnh lẽo, thì khó mà
sống. Nhất là sau khi trốn thoát, phải ẩn náu, phải liên tiếp đi nhiều
thì vô cùng bất lợi cho một kẻ bị bệnh lao, vốn cần an tĩnh, cần bác sĩ
săn sóc và cần có đầy đủ thuốc men.(Chương I)
(3).Nguyễn
Ái Quốc kém Hoa văn, phải lấy vợ người Hoa để học ngôn ngữ Trung Quốc,
và cònn nhờ các yếu nhân Trung Quốc dạy Hoa ngữ, còn HCM (HTC) giỏi
Trung Văn, có thể viết đại tự (Thiên IV, Chương 1), có thể làm thơ Hán
Văn và viết nghị luận bằng Hoa văn. Hồ Tuấn Hùng dẫn các tài liệu để
minh chứng.
William
J. Duiker trong Truyện Hồ Chí Minh, trang 143, lại viết: “Mùa xuân năm
1927, NAQ ở lại Quảng Châu hơn nửa năm, việc trước mắt là ổn định sinh
hoạt, sau đó tìm một người vợ địa phương để học tiếng Trung Quốc”.
Trong
cuốn Chu Ân Lai và Trung Quốc hiện đại do Han Suyin (Hàn Tú Anh) viết,
Trương Liên Khang dịch, trang 84, 85 có đoạn: “Mùa thu năm 1925, có một
thanh niên Việt Nam gầy yếu, tự xưng là Nguyễn Ái Quốc, sau này là Hồ
Chí Minh... Lúc ấy Thái Sướng và chồng là Lý Phú Xuân đang ở Quảng Châu,
do đó hai người đều quan tâm đến HCM. Lý Phú Xuân và Đặng Dĩnh Siêu sắp
xếp chỗ ăn ở cho HCM rất chu đáo, đồng thời còn dạy Hồ tiếng Trung
Quốc. Không lâu sau, HCM có thể giao thoại được những câu đơn giản”.
(Thiên IV, Chương 1),
(4).
Ngục Trung Nhật Ký là của HCM (HTC). Ngục Trung Nhật Ký là tác phẩm của
một Khách gia vì nó mang ngôn ngữ địa phương Đài Loan và lịch sử Đài
Loan. Hồ Tuấn Hùng đã nhấn mạnh điểm này:
Có
khá nhiều bài thơ trong Nhật ký trong tù được tác giả sử dụng tiếng
Khách Gia (trong hệ thống Hán ngữ) sáng tác. Những bài thơ này, nếu dùng
tiếng Khách Gia đọc diễn cảm, người nghe sẽ nhanh chóng lĩnh hội được
nội dung biếu đạt lẫn tình ý hàm chứa trong đó, chứng tỏ trình độ Hán
học của tác giả khá uyên bác, không thể chỉ đọc sách vài ba năm mà viết
được. Lại nữa, một số bài thơ, nhất là vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng
Đài Loan, phải là người từng cư trú tại địa bàn Khách Gia, thấm nhuần tư
tưởng, tình cảm cộng đồng dân tộc, mới viết được những câu thơ hàm súc
mang đặc trưng văn hóa Khách Gia như vậy.(Thiên V)
(5).
Khi sang Liên Xô, HCM học chữ Pháp và Quốc ngữ. NAQ không cần phải học
Quốc ngữ. Năm 1929, lúc ấy HTC 29 tuổi, rời Đài Loan đến Thượng Hải,
trình độ đọc và viết chữ Hán không thể sai sót, có khả năng viết thư
pháp, nói tiếng Khách Gia-Quảng Đông và tiếng Mân Nam-Phúc Kiến lưu
loát, còn việc đọc và viết tiếng Anh thì khỏi cần nói đến. Thời kỳ đầu
năm 1933, HTC tiếp tục học 5 năm, đã qua lớp huấn luyện đọc và viết
tiếng Việt cơ sở và tiếng Pháp cơ sở. Trở lại ý kiến trên, giả thiết
thời kỳ tiếp tục học tập này là của NAQ, liệu NAQ có nhu cầu học tập
tiếng Việt và tiếng Pháp không? Hiện tại, hồ sơ lưu trữ ở Mạc Tư Khoa
chỉ có các bản sao tiếng Việt và tiếng Pháp mà không tìm thấy các bản
sao chữ Hán hoặc các bản nháp luyện tập thư pháp chữ Hán.
Điều
này có thể chứng thực, từ năm 1933 đến năm 1938, người lưu lại tại Mạc
Tư Khoa là Hồ Tập Chương chứ không phải Nguyễn Ái Quốc. Huống hồ, thời
kỳ này, không thấy NAQ sử dụng Trung văn trong các bài viết đã được công
bố, đồng thời cũng chưa từng phát hiện thấy bất cứ một bản thư pháp chữ
Hán nào còn lưu lại. Vì sao, từ năm 1938, sau khi rời Mạc Tư Khoa về
Trung Quốc, đột nhiên NAQ lại sử dụng Trung văn một cách phổ biến qua
hàng loạt bài báo. Chưa hết, ông ta còn làm thơ và viết thư pháp nữa.
Nhật ký trong tù và Lư Sơn hảo là hai trong những ví dụ được kể
đến.(Thiên V. ch.1)
2. HUỲNH TÂM
Năm 2014, HUỲNH TÂM cho ra nhiều loạt bài viết về Hồ Chí Minh đăng trên Dân Làm Báo và các diễn đàn khác:
-Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo, 16 bài .
-Giặc Hán đốt phá nhà Nam, 13 bài.
Tất cả những tài liệu này chúng tôi tàng trữ tại Sơn Trung Thư Trang, địa chỉ sontrung.blogspot.com
Đọc Giặc Hán đốt phá nhà Nam, ta thấy ông là sinh
viên người Hoa, bị động viên phải vào quân đội sang Việt Nam chiến đấu
trong khoảng 1965. Các bài viết của ông lấy tài liệu của Cơ quan Tình
báo Hoa Nam thì rất có giá trị. Ông cho biết có hai người Hoa đóng vai
Hồ Chí Minh.
(1). LAI LỊCH HỒ CHÍ MINH
a. HỒ CHÍ MINH 1-HỒ TẬP CHƯƠNG (1940-56)
Trong tài liệu Hồ Chí Minh một gián điệp hoàn hảo" (GĐ) , ông viết rằng Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương
đúng 40 tuổi (1892-1932). Người thân tên Нгуен Винь (Hồ Vinh-Nguyễn
Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù đem đi hỏa táng.
Tro cốt của Nguyễn Tất Thành (mã số-000567...) lưu trữ tại nghĩa trang
Kuntsevo Moscow. (Kuntsevo Cemetery, Moscow, Russian Federation). (HUỲNH TÂM I. bài 1)
Theo Huỳnh Tâm trong Giặc Hán đốt phá nhà Nam (GH), ông nói khá rõ về thân thế Hồ Tập Chương.
Hồ sơ HTC4567, lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc, ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương. Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học Viện Hoàng Phố, Vân Nam. Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Sau đó Hồ Tập Chương thay tên đổi họ nhảy vào chiến trường chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam, và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chi Minh làm chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trung cộng đào tạo Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1), cải trang thành con nhà quí tộc, hoạt động trên mọi lãnh vực, thương nghiệp, văn hoá, quânsự. Đến năm 1927, đảng cộng sản Trung Quốc dùng ông ta vào vũ đài chính trị với vai tuồng Hồ Chí Minh đội hồn xác của Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc) từ đó thay đổi vận mệnh của Hồ Tập Chương, nhất nhất trung thành vớiđảng trưởng Diên An (延安).[Nguồn: Tình báo Hoa Nam] (GH, IX)
Huỳnh Tâm cho biết trước 1923 chưa có tên Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó khoảng 1927, Nguyễn Sơn (1908-1956) Hoàng Văn Hoan và Hồ Chí Minh cùng học khóa IV tình báo tại trường Võ bị Hoàng Phố, kết thúc 3- 1926. Năm 1948, ông được HCM phong hàm thiếu tướng nhưng ông không nhận, vì ông cho rằng ông giỏi hơn Võ Nguyên Giáp. Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc. Nam 1955, Mao phong Nguyễn Sơn lên hàm Thiếu tướng còn Hồ Chí Minh năm 1927 là hàm Thiếu tá (GH, XV).
Trong sổ tay của điệp viên Hồng Thủy túc tướng Nguyễn Sơn ( Vũ Nguyên Bác ) có ghi những giòng chữ sau đây:
‒ Thời điểm 1923, chưa có cái tên nào xuất hiện gọi là Hồ Chí Minh (胡志明) tại Quảng Châu. Một điệp viên trong hay ngoài nước đều phải có song lý lịch, một gia phả giả và một gia phả thực. Người đó phải biết đánh lừa thiên hạ bằng cách đem gia phả giả biến thành thực. Bí danh luôn luôn phái thay đổi, đó là điều tất nhiên. Học viện Quân sự Hoàng Phố giáo dục mỗi điệp viên sống phải biết lừa bịp và bịa ra thân phận của mình cho thật tinh vi. Điệp viên phải biết tạo nên những sự kiện và hòa mình vào trong đó để xuất hiện trước thiên hạ và lừa bịp dư luận. Ví dụ như lớp bồi dưỡng "Thanh niên cách mạng Việt Nam" tại Quảng Châu, mà người ta nói do Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là một hình thức bịp dùng "Minh khóa"chính trị để dự phóng cho tương lai.
Ngoài ra còn có một chi tiết khác đáng ghi nhớ là Hoàng Văn Hoan (黄文欢-Huang Huan) tâm sự với người bạn thân Khuất Tựu (屈就), rằng:
‒ Minh khóa bồi dưỡng chính trị "Thanh niên cách mạng Việt Nam", do đảng ta (Trung Quốc) tổ chức, sau đó mới mang nặng đẻ đau sinh ra một câu chuyện về một người mang tên Hồ Chi Minh mà từ trước tới nay không ai biết đến. Tôi cũng chưa bao giờ tham dự sinh hoạt trong tổ chức này bao giờ.
Những ngày đầu nhập học khóa 4, tại Học Viện Quân Sự Hoàng Phố. Tân binh Hồ Chí Minh mặc đồng phục màu đen, làm trưởng nhóm A. Ảnh: Lưu trữ Học Viện Quân Sự Hoàng Phố, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng
Ở thời điểm này, Hoàng Văn Hoan (黄文欢-Huang Huan), được vào Học viện Quân sự Hoàng Phố khóa 4 (黄埔军校第四期) tại Vân Nam, gồm có 41 người. Năm sau một số sĩ quan, tự động kết thân gồm những Hồng Thủy (洪水), La Vinh Hoàn (罗荣桓-Ronghuan), La Thụy Khanh (罗瑞卿-Luo Yang), Dương Thành Vụ (杨成武Chengwu), Trương Ái Bình (张爱萍Zhang Aiping), Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao),Thái Sướng (蔡畅Cai Chang) kể cả Hồ Chí Minh (胡志明).Cuối tuần họ hội họp để trao đổi học tập quân sự và chính trị. Mao Trạch Đông (毛泽东)hay Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇) thường xuyên đến thăm viếng.
Khóa 4 kết thúc vào tháng 3 năm 1926. Những tân sĩ quan của Học Viện Quân Sự Hoàng Phố chụp chung một tấm hình lưu niệm gồm có Hồng Thủy (洪水), La Vinh Hoàn (罗荣桓-Ronghuan), La Thụy Khanh (罗瑞卿-Luo Yang), Dương Thành Vụ (杨成武Chengwu), Trương Ái Bình (张爱萍Zhang Aiping), Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao),Thái Sướng (蔡畅Cai Chang) và Hồ Chí Minh (胡志明) người có ghi chú vòng tròn màu đỏ. Khóa 4, đào tạo được 41 sĩ quan tình báo. Ảnh: Hồ sơ lưu trữ của Cục 2 tình báo Hoa Nam, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng. ( Điệp viên bí danh Hồng Thủy là ai - Kỳ 1 (Huỳnh Tâm) . http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=4962:di-p-vien-bi-danh-h-ng-th-y-la-ai-ky-1-huynh-tam&catid=65:phong-s )
Trung Cộng đã chọn ra năm nhân vật sau để đóng vai Hồ Chí Minh. Đó là năm (5) nhân vật bí mật như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Quang, Hồ Tập Chương và Hồ Chí Minh, cũng như điệp viên Lâm Y Lan khẳng định "Năm (5) nhân vật này đều do Hoa Nam tạo ra lý lịch, đã là việc giả như thực, chỉ có Trung Cộng mới bạo phổi như thế, đối với Trung Cộng cái gì là thực-giả khó phân biệt, chính tôi cũng đã nhiều lần bị nhầm lẫn ôm vào lòng Hồ thực Hồ giả". (五(5)字符由中国南方创建未能恢复, 因为真正的作者是中国唯一的新润肺这种暴力行为, 对于什么是真正的中国伪别无二致, 在我也有很多次被混淆抱嗬嗬实际作者). (GD, X)
Theo Huỳnh Tâm trong Giặc Hán đốt phá nhà Nam (GH), ông nói khá rõ về thân thế Hồ Tập Chương.
Hồ sơ HTC4567, lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc, ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương. Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học Viện Hoàng Phố, Vân Nam. Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Sau đó Hồ Tập Chương thay tên đổi họ nhảy vào chiến trường chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam, và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chi Minh làm chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trung cộng đào tạo Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1), cải trang thành con nhà quí tộc, hoạt động trên mọi lãnh vực, thương nghiệp, văn hoá, quânsự. Đến năm 1927, đảng cộng sản Trung Quốc dùng ông ta vào vũ đài chính trị với vai tuồng Hồ Chí Minh đội hồn xác của Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc) từ đó thay đổi vận mệnh của Hồ Tập Chương, nhất nhất trung thành vớiđảng trưởng Diên An (延安).[Nguồn: Tình báo Hoa Nam] (GH, IX)
Huỳnh Tâm cho biết trước 1923 chưa có tên Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó khoảng 1927, Nguyễn Sơn (1908-1956) Hoàng Văn Hoan và Hồ Chí Minh cùng học khóa IV tình báo tại trường Võ bị Hoàng Phố, kết thúc 3- 1926. Năm 1948, ông được HCM phong hàm thiếu tướng nhưng ông không nhận, vì ông cho rằng ông giỏi hơn Võ Nguyên Giáp. Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc. Nam 1955, Mao phong Nguyễn Sơn lên hàm Thiếu tướng còn Hồ Chí Minh năm 1927 là hàm Thiếu tá (GH, XV).
Trong sổ tay của điệp viên Hồng Thủy túc tướng Nguyễn Sơn ( Vũ Nguyên Bác ) có ghi những giòng chữ sau đây:
‒ Thời điểm 1923, chưa có cái tên nào xuất hiện gọi là Hồ Chí Minh (胡志明) tại Quảng Châu. Một điệp viên trong hay ngoài nước đều phải có song lý lịch, một gia phả giả và một gia phả thực. Người đó phải biết đánh lừa thiên hạ bằng cách đem gia phả giả biến thành thực. Bí danh luôn luôn phái thay đổi, đó là điều tất nhiên. Học viện Quân sự Hoàng Phố giáo dục mỗi điệp viên sống phải biết lừa bịp và bịa ra thân phận của mình cho thật tinh vi. Điệp viên phải biết tạo nên những sự kiện và hòa mình vào trong đó để xuất hiện trước thiên hạ và lừa bịp dư luận. Ví dụ như lớp bồi dưỡng "Thanh niên cách mạng Việt Nam" tại Quảng Châu, mà người ta nói do Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là một hình thức bịp dùng "Minh khóa"chính trị để dự phóng cho tương lai.
Ngoài ra còn có một chi tiết khác đáng ghi nhớ là Hoàng Văn Hoan (黄文欢-Huang Huan) tâm sự với người bạn thân Khuất Tựu (屈就), rằng:
‒ Minh khóa bồi dưỡng chính trị "Thanh niên cách mạng Việt Nam", do đảng ta (Trung Quốc) tổ chức, sau đó mới mang nặng đẻ đau sinh ra một câu chuyện về một người mang tên Hồ Chi Minh mà từ trước tới nay không ai biết đến. Tôi cũng chưa bao giờ tham dự sinh hoạt trong tổ chức này bao giờ.
Những ngày đầu nhập học khóa 4, tại Học Viện Quân Sự Hoàng Phố. Tân binh Hồ Chí Minh mặc đồng phục màu đen, làm trưởng nhóm A. Ảnh: Lưu trữ Học Viện Quân Sự Hoàng Phố, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng
Ở thời điểm này, Hoàng Văn Hoan (黄文欢-Huang Huan), được vào Học viện Quân sự Hoàng Phố khóa 4 (黄埔军校第四期) tại Vân Nam, gồm có 41 người. Năm sau một số sĩ quan, tự động kết thân gồm những Hồng Thủy (洪水), La Vinh Hoàn (罗荣桓-Ronghuan), La Thụy Khanh (罗瑞卿-Luo Yang), Dương Thành Vụ (杨成武Chengwu), Trương Ái Bình (张爱萍Zhang Aiping), Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao),Thái Sướng (蔡畅Cai Chang) kể cả Hồ Chí Minh (胡志明).Cuối tuần họ hội họp để trao đổi học tập quân sự và chính trị. Mao Trạch Đông (毛泽东)hay Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇) thường xuyên đến thăm viếng.
Khóa 4 kết thúc vào tháng 3 năm 1926. Những tân sĩ quan của Học Viện Quân Sự Hoàng Phố chụp chung một tấm hình lưu niệm gồm có Hồng Thủy (洪水), La Vinh Hoàn (罗荣桓-Ronghuan), La Thụy Khanh (罗瑞卿-Luo Yang), Dương Thành Vụ (杨成武Chengwu), Trương Ái Bình (张爱萍Zhang Aiping), Cảnh Biểu (耿飚Geng Biao),Thái Sướng (蔡畅Cai Chang) và Hồ Chí Minh (胡志明) người có ghi chú vòng tròn màu đỏ. Khóa 4, đào tạo được 41 sĩ quan tình báo. Ảnh: Hồ sơ lưu trữ của Cục 2 tình báo Hoa Nam, lầu đầu tiên được loan tải trên mạng. ( Điệp viên bí danh Hồng Thủy là ai - Kỳ 1 (Huỳnh Tâm) . http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=4962:di-p-vien-bi-danh-h-ng-th-y-la-ai-ky-1-huynh-tam&catid=65:phong-s )
Trung Cộng đã chọn ra năm nhân vật sau để đóng vai Hồ Chí Minh. Đó là năm (5) nhân vật bí mật như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Quang, Hồ Tập Chương và Hồ Chí Minh, cũng như điệp viên Lâm Y Lan khẳng định "Năm (5) nhân vật này đều do Hoa Nam tạo ra lý lịch, đã là việc giả như thực, chỉ có Trung Cộng mới bạo phổi như thế, đối với Trung Cộng cái gì là thực-giả khó phân biệt, chính tôi cũng đã nhiều lần bị nhầm lẫn ôm vào lòng Hồ thực Hồ giả". (五(5)字符由中国南方创建未能恢复, 因为真正的作者是中国唯一的新润肺这种暴力行为, 对于什么是真正的中国伪别无二致, 在我也有很多次被混淆抱嗬嗬实际作者). (GD, X)
Ông cũng nhận định rằng Hồ Tập Chương đóng vai Hồ Chí Minh để lèo lái
đảng Cộng sản làm nô lệ cho Trung Cộng. Hồ Tập Chương là một gián điệp
của Trung Cộng (GĐ, V, IX), Ông có 218 bí danh, biệt danh, bút danh (GD. I, V), trong các bản báo cáo về Tổ Chức Tình báo Hoa
Nam ông thường ghi bí danh Nhân Thụy (人瑞), La Liêu (拉寮). và Nhược Đái
Lệ (弱戴丽), ( GD,II , III ), Trong vài công văn gửi trung
ương tình báo Hoa Nam, ông ghi rõ bí danh cùng tên Hồ Hồ Chí Minh gián
điệp như Công văn mã số 15, ngày 20 tháng 2 năm 1948.
Chính ông đã đưa lịch sử Việt Nam 74 năm (1940-2014) lệ thuộc Trung Cộng. HCM thuộc quyền nhóm tình báo "thú rừng số 5" (中国情报机构如神秘野兽5). Nhóm này bí mật dựng lên sân khấu cộng sản tại Việt mà nòng cốt là Ban Tuyên Giáo Trung Ương điều hành nội bộ, phụ trach về tư tưởng, văn hóa, giáo dục kế hoạch và an ninh Tình báo ( GĐ.V).
Trong thời gian hoạt động tình báo, HCM đã có khoảng 345 công văn, báo cáo (GD, IV) ) về cho Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, và hồ sơ còn lưu ở Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh bút pháp của nguyên bản "Nhật ký trong tù" vô chủ kia và phiên bản, dĩ nhiên bút pháp của Hồ Chí Minh trội hơn trăm lần. Huỳnh Tâm cũng nói rõ diễn tiến từ việc biến Hồ Quang ra Hồ Tập Chương rồi thành ra Hồ Chí Minh thay cho Nguyễn Ái Quốc.
Ai là Hồ Quang?
Sổ tay bà Lâm Y Lan, ghi chú:
Kính gửi : Quân ủy Trung ương Trung Cộng Quốc (CPC).
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Công văn mã số 15.
Ngày 20 tháng 2 năm 1948.
Đảng cộng sản Việt Nam trung thành Đại quốc Trung Cộng.
Kính thưa: Mao Chủ tịch quý mến, Hồ nhất định tuân chỉ thị "tình đồng chí, tình anh em" (战友情谊, 兄弟情谊).
Kính thông báo: Trung ương Trung Cộng Quốc.
Năm nay, CS Việt Nam lấy quyết định vào tháng 8 năm 1948, đại hội toàn
quốc. Tuy trong thời gian này đảng ta (Trung Cộng Quốc) còn có nhiều khó
khăn về cách mạng giải phóng toàn quốc và vẫn còn tiếp tục đối đầu với
địch, cho nên trong đại hội đảng chuẩn bị chương trình nghị sự vận động
nhân dân hổ trợ kháng chiến.
Đã chuyển thông báo này, mời quý đại biểu Cộng sản đảng Quốc tế, chuẩn
bị cử những đại biểu tham dự, gồm Liên Xô, và 4 đồng chí đảng (4 quốc
gia), Nhật Bổn, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương. Hy vọng thuận thông cho
những phái viên, đại diện đảng tham dự.
Khi quý đồng chí đại biểu lên đường đi qua 2 hướng, thứ nhất đến Thâu
Năm (tên địa phương) tại Hồng Kông, và chuyển hướng thứ hai đến Bangkok
(Thái Lan), sau đó đến Việt Nam bằng đường bộ. Tất cả di chuyển đều
thông qua hướng dẫn viên (tình báo làm giao liên).
Nay kính.
Ký tên
Gián điệp Hồ Chí Minh (间谍胡志明)
Trung Ương Việt Minh
(Ngày 20 tháng 2 năm 1948)
Nơi gửi:
‒ Điện đài Việt Minh gửi đi từ Hà Nội.
Nơi nhận.
‒ Kính mời, Trung ương Trung Cộng; đề nghi gửi đại biểu tham gia đại hội Việt cộng vào tháng 8/1948.
‒ Lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Cộng Quốc.(GD,IV)
Chính ông đã đưa lịch sử Việt Nam 74 năm (1940-2014) lệ thuộc Trung Cộng. HCM thuộc quyền nhóm tình báo "thú rừng số 5" (中国情报机构如神秘野兽5). Nhóm này bí mật dựng lên sân khấu cộng sản tại Việt mà nòng cốt là Ban Tuyên Giáo Trung Ương điều hành nội bộ, phụ trach về tư tưởng, văn hóa, giáo dục kế hoạch và an ninh Tình báo ( GĐ.V).
Trong thời gian hoạt động tình báo, HCM đã có khoảng 345 công văn, báo cáo (GD, IV) ) về cho Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, và hồ sơ còn lưu ở Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh bút pháp của nguyên bản "Nhật ký trong tù" vô chủ kia và phiên bản, dĩ nhiên bút pháp của Hồ Chí Minh trội hơn trăm lần. Huỳnh Tâm cũng nói rõ diễn tiến từ việc biến Hồ Quang ra Hồ Tập Chương rồi thành ra Hồ Chí Minh thay cho Nguyễn Ái Quốc.
Sổ tay bà Lâm Y Lan, ghi chú:
"Năm 1939. Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC), bí mật đề cử Hồ Quang (胡光) tham gia hoạt động Đảng Cộng sản ở nước ngoài, gọi tắt (Đông Dương). Cùng năm, nhóm tình báo Long Đàm (龙潭),
bí mật tung ra con người Hồ Quang (胡光), một tiểu sử mới trùng hợp với
Nguyễn Tất Thành bị bắt giữ bởi chính quyền Anh, và đã chết tại Hồng
Kông vào năm 1933. Long Đàm dựng lên một Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn mới,
bắt đầu tráo đổi Hồ Quang, đến Hồ Tập Chương và cuối cùng sử dụng cái
tên Hồ Chí Minh đi vào lịch sự Trung Cộng. Trên danh nghĩa một phóng
viên của báo đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đầu năm 1940. Hồ Chí Minh cùng nhóm tình báo Long Đàm (龙潭)
đến Việt Nam để điều nghiên tình hình Việt Nam và thiết lập những căn
cứ chiến lược, gần biên giới bên này khu tự trị người dân tộc Choong,
phía Bắc của núi Pắc Bó bên kia tỉnh Cao Bằng.(GĐ , XI)
Huỳnh Tâm cho biết lý do HCM (Hồ Quang) được thâu nhận vào tổ chức gián điệp Trung Cộng:
Đặc biệt những tình báo ưu tú thực hiện những đặc vụ xâm nhập vào cơ sở chính trị và quốc phòng của đối phương, nằm vùng chờ thời điểm tốt nhất cướp chính quyền. Hồ Quang là một trong những tên được chọn vào danh sách tình báo ưu tú. Sự chọn người thi hành mệnh lệnh của đảng rất quan trọng, phải có lý lịch gốc Hán 100%. Lời tuyên thệ trước Mạo Trạch Đông hay trước chân dung và tất nhiên được tổ chức công nhận ghi vào hồ sơ lý lịch của tổ đảng nơi giới thiệu kết nạp MSS. ( GD XIII)
Huỳnh Tâm cho biết lý do HCM (Hồ Quang) được thâu nhận vào tổ chức gián điệp Trung Cộng:
Đặc biệt những tình báo ưu tú thực hiện những đặc vụ xâm nhập vào cơ sở chính trị và quốc phòng của đối phương, nằm vùng chờ thời điểm tốt nhất cướp chính quyền. Hồ Quang là một trong những tên được chọn vào danh sách tình báo ưu tú. Sự chọn người thi hành mệnh lệnh của đảng rất quan trọng, phải có lý lịch gốc Hán 100%. Lời tuyên thệ trước Mạo Trạch Đông hay trước chân dung và tất nhiên được tổ chức công nhận ghi vào hồ sơ lý lịch của tổ đảng nơi giới thiệu kết nạp MSS. ( GD XIII)
HCM và Tăng Tuyết Minh
Chính Lâm Y Lan (林依兰) vợ của HCM, thường qua lại Hanôdung dăng dung dẻ với HCM, là một nữ điệp viên Quốc tế Cộng sản đã khẳng định sự thật: "Hồ Chí Minh không phải người Việt Nam" (表面的理由是胡志明说过越南不). Và chính Mao Trạch Đông đã khẳng định rằng: "Hồ Chí Minh lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam" (胡志明越南革命领袖中国).(GD, IX )
b. HỒ CHÍ MINH 2, MỘT NGƯỜI HOA KHÁC
Hoan lộ của Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1) không được lâu dài, ân hưởng
quyền cao, phú quí chấm dứt sớm, bởi Mao Trạch Đông triệu hồi về Bắc
Kinh làm vật phế thải. Ông đóng vai tuồng Hồ Chí Minh được 16 năm
(1940-1956... Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hà Nội. Hồ Chí Minh (1) đọc bản Tuyên ngôn độc
lập. Ông mặc bộ veston màu đen, chất liệu cao cấp thuộc mùa Thu rất hợp
với thời trang quí tộc Pháp, áo sơ mi trắng, thắt nơ con bướm màu xanh
biển, đội nón cối mùa thu Paris, đi xe sang trọng nhất thế giới vào thời
điểm 1945, loại xebọc thép do Liên Xô chế tạo, hiệu "Mạc Tư
Khoa-Москва". Đặc biệt Liên Xô chỉ sản xuất 5 chiếc xe bọc thép Москва,
dành riêng cho những nguyên thủ quốc gia trong khối cộng sản.Nguồn: Báo
cáo của tình báo Hoa Nam. ..
Trung
Quốc đã chọn đến hai (2) người Hán thay phiên đóng chung một vỡ kịch
nhiều hồi, qua nhân vật chính Hồ Chí Minh. Đầu năm 1956, Hồ Chí Minh bis
đến Việt Nam, lên ngôi chủ tịch nhà nước,
thay thế tên Hồ Tập Chương. Đặc biệt Hồ bis nhập vai kiệt xuất, tất cả
những thói hư, tật xấu của Hồ Tập Chương, nay Hồ bis phải thực hiện như
thật. Cộng với cá tính riêng của Hồ bis, mọi việc khởi đầu bằng phấn đấu
giữa cái thực và cái giả cho đồng nhất, Hồ bis phải nhất quán và tự hòa
trộn hai cá tính vào với nhau, đôi lúc Hồ bis cũng bị lố bịch, do tự
dối lòng quá độ.
Ví dụ: Hồ Tập Chương hút thuốc tự tay vấn lấy, còn Hồ bis thích hút thuốc Bastos Luxe thượng hảo hạng, loại thuốc lá này sản xuất tại Thượng Hải...Khi Hồ bis hoạt động tại Việt Nam, thường để trong túi một bao thuốc lá, kỳ quái có hai (2) ngăn, dụng ý bần tiện này khó ai phát hiện. Ngăn 1, đựng thuốc lá vấn tay hương vị thuốc lá nông dân để mời Bộ Chính Trị hay mỗi khi đi kinh lý địa phương nào đó, ông ta mời nông dân cùng hút thuốc lá, và khi Hồ bis hút thuốc láBastos Luxe, điều hợp hơi thuốc không sâu tránh hương vị thuốc lá bay xa.
Hồ bis đã chứng tỏ được trước nhân dân ông mới là người cần kiệm, liêm chính và lương thiện, cũng không để người khác phát hiện Hồ bis đóng tuồng thay thế cho Hồ Tập Chương, đương nhiên Hồ bis phải nhập vai kiệt xuất. Ngăn 2, đựng thuốc lá Bastos Luxe chỉ để một mình ông ta hút, dần dà Bộ Chính Trị phát hiện Hồ bis chơi trò đểu. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ rất cay cú bị Hồ bis lừa bịp, thuốc lá Bastos Luxe giả, từ chuyện nhỏ thuốc lá, sau này Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khám phá Hồ bis có một kho đụn đểu cáng, nhờ vớ được cuốn sách Hậu Hắc Học của tác giả Lý Tôn Ngô [4], còn chuyện đểu cáng truyền miệng trong dân gian không có giá trị gì đối với đại anh hùng Hồ bis cha già của dân tộc Việt Nam.( GH. I )
Ví dụ: Hồ Tập Chương hút thuốc tự tay vấn lấy, còn Hồ bis thích hút thuốc Bastos Luxe thượng hảo hạng, loại thuốc lá này sản xuất tại Thượng Hải...Khi Hồ bis hoạt động tại Việt Nam, thường để trong túi một bao thuốc lá, kỳ quái có hai (2) ngăn, dụng ý bần tiện này khó ai phát hiện. Ngăn 1, đựng thuốc lá vấn tay hương vị thuốc lá nông dân để mời Bộ Chính Trị hay mỗi khi đi kinh lý địa phương nào đó, ông ta mời nông dân cùng hút thuốc lá, và khi Hồ bis hút thuốc láBastos Luxe, điều hợp hơi thuốc không sâu tránh hương vị thuốc lá bay xa.
Hồ bis đã chứng tỏ được trước nhân dân ông mới là người cần kiệm, liêm chính và lương thiện, cũng không để người khác phát hiện Hồ bis đóng tuồng thay thế cho Hồ Tập Chương, đương nhiên Hồ bis phải nhập vai kiệt xuất. Ngăn 2, đựng thuốc lá Bastos Luxe chỉ để một mình ông ta hút, dần dà Bộ Chính Trị phát hiện Hồ bis chơi trò đểu. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ rất cay cú bị Hồ bis lừa bịp, thuốc lá Bastos Luxe giả, từ chuyện nhỏ thuốc lá, sau này Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khám phá Hồ bis có một kho đụn đểu cáng, nhờ vớ được cuốn sách Hậu Hắc Học của tác giả Lý Tôn Ngô [4], còn chuyện đểu cáng truyền miệng trong dân gian không có giá trị gì đối với đại anh hùng Hồ bis cha già của dân tộc Việt Nam.( GH. I )
D. TÀI LIỆU KHÁC
Nhiều tài liệu khác nhau viết về giờ cuối của HCM. Trước tiên là
báo Việt Nam nói về phút cuối của HCM. Họ đề cao HCM yêu dân ca, yêu
nước Việt Nam .
1. QUỲNH HOA
Một nhạc nô mang tên nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Hoa viết trong bài"Tình yêu Bác Hồ giành cho những khúc dân ca" viết rằng giờ cuối ông Hồ yêu cầu nghe nhạc Việt cổ. Cô y tá Ngô Thị Hoa hát bài quan họ "Người ơi người ở đừng về". (HCM, XXIV)
1. QUỲNH HOA
Một nhạc nô mang tên nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Hoa viết trong bài"Tình yêu Bác Hồ giành cho những khúc dân ca" viết rằng giờ cuối ông Hồ yêu cầu nghe nhạc Việt cổ. Cô y tá Ngô Thị Hoa hát bài quan họ "Người ơi người ở đừng về". (HCM, XXIV)
2. BÁO TRUNG CỘNG
Cũng viết về giờ phút cuối của HCM, báo Trung Quốc trong bài "CỰU ĐẠI SỨ TQ TỪNG NHƯ THƯ KÝ RIÊNG VÀ Ở BÊN HỒ CHÍ MINH ĐẾN CUỐI ĐỜI"
Người đó là Trương Đức
Duy,phiên dịch tiếng Việt có thâm niên của nước ta, sinh năm 1930 ở
Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tập tại Việt Nam.Năm 1954, tham gia
thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch
và điều tra nghiên cứu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt
Nam.Ông này chức vụ to như thế mà lại ở cạnh HCM săn sóc như một y tá và
đầu bếp cho đến khi HCM chết. Sự kiện này cho ta thấy ông ông Trung
Cộng như thế mà làm d0ầy tớ chio HCM,vậy HCM là người Trung Quốc hay
Việt Nam? Chắc chắn chủ của Trương Đức Duy phải là người Trung Cộng, cấp
bậc cao hơn ông Đặc sứ ! Báo Trung Quốc viết như sau về phút cuối của
HCM:
Bắt đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên
tiếp 2 tốp chuyên gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các
loại thuốc cấp cứu và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc
Trung Quốc thay phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã
dùng một loạt các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.
“Tôi còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra
rất yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh,
có lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy hộ lý Trung Quốc
đứng bên giường còn yêu cầu các cô hát.
Hai
cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc
với mọi người. Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm
vào giấc ngủ.
(Nguồn: “Báo
Pháp chế buổi chiều”) (HCM, XXIII )
3. MẸ NẤM
Gần đây, một người lớn
lên trong thiên đàng XHCN đã viết cảm xúc của mình trong ngày " bác đi
xa" . Đó là Mẹ Nấm trong bài "Đâu Mới Là Sự Thật?"
Trong năm
học cuối cấp 2, mình có một buổi ngoại khóa tìm hiểu về dân
ca - ca dao Việt Nam, cô giáo mình đã hát và giới thiệu bài
hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" - của nhạc sỹ Trần Hoàn -
để làm ví dụ minh họa cho giá trị tinh thần vô giá của kho
tàng ca dao - tục ngữ - dân ca Việt Nam.
Khi Internet xuất
hiện, mình có đọc ở đâu đó bản tin về việc "nghe nhạc trên
giường bệnh của Hồ Chí Minh, nó hoàn toàn trái ngược với
những gì mình được nghe, được học. Mình nhớ là mình có đem
việc này trao đổi với vài người lớn và họ bảo mình thật là
vớ vẩn khi đi tin vào mấy tờ báo "phản động".
Khi search trên Google sự ra đời của nhạc phẩm "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" nó ra thế này:
“Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa... Bác muốn nghe một đôi làn quan
họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ... Rồi căn phòng xao động trong nước
mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về...” -
Những ca từ trong bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sỹ
Trần Hoàn mỗi khi cất lên đã làm lay động hồn người bao thế hệ kể từ khi
Bác Hồ đi xa mãi mãi. Nhưng hẳn nhiều người còn chưa rõ, nhân vật “em
gái nhỏ” ngoài đời đó là ai?... Trong ca khúc của Trần
Hoàn có nhân vật “em gái nhỏ” đã hát khúc dân ca trong một hoàn cảnh đặc
biệt, chính là chị Ngô Thị Oanh, quê ở vùng đất bãi Yên Lạc - Vĩnh
Phúc, nguyên y tá Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội
108).
http://bbp.bienphong.com.vn/nd5/detail/trang-nhat/ho-so-tu-lieu/chuyen-ke-rang-truoc-luc-nguoi-di-xa/36888.001055.html Hôm qua, được đọc một bài báo cũng nói về "hoàn cảnh nghe nhạc" trước lúc ra đi của Hồ Chí Minh, trên trang Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, mình thấy phân vân quá.
Ba lần Bác cười trước lúc đi xa
QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7)
Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một
chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi
hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì
tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và
hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo.
Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng
tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười.
Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.
(NGUYỄN HÒA biên dịch.http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx.(HCM, XXV) 4.TIN ĐÀI LOAN
Ngoài ra có tin thông báo cháu của HCM về thăm Đài Loan:
Cháu Nội Hồ Chí Minh Thăm Đài Bắc.Đăng ngày: 04:52 24-01-2010
TAIPEI (VB, Trần Đông Đức) Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện
bí mật đối với các sở tình báo Trung Quốc, Đài Loan, Liên Xô. Điều này
đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở VN.
"Cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan" là bản tin đặc biệt của
nhà văn Trần Đông Đức, dịch từ công báo Đài Bắc Huyện Phủ, Trung Ương Xã
Đài Loan. Toàn văn bản tin như sau.
Lời giới thiệu: Trong lúc dân
Việt Nam trong nước chưa được quyền bàn tới những bí ẩn về chuyện Tổng
bí thư ĐCS Việt Nam Nông Đức Mạnh là con của Hồ Chí Minh, thì tại Đài
Loan - Nhân chuyến viếng thăm của Trần Phương, con ruột của Nông Đức
Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc
tế được báo chí Đài Loan đưa tin "Trần Phương, cháu nội của lãnh tụ Hồ
Chí Minh" một cách rất bình thản.
Bản tin của Trung Ương Xã, do ký giả Hoàng Húc Thăng tại Đài Bắc Huyện Phủ báo đề ngày 24/09/2004.
Cháu nội của Hồ Chí Minh, Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị.
http://vn.360plus.yahoo.com/theodore-roosevelt/article?mid=26&fid=-1
SBTN: Đài Loan Loan Tin Cháu Nội Hồ Chí Minh Thăm Đài Bắc
Date: Aug 05,2010 06:20 pm
Tin Đài Bắc - Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối
với các sở tình báo Trung Cộng, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết
trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở Việt Nam. Trong
tuần qua tờ Công báo Đài Bắc đã loan một tin cho biết cháu nội của Hồ
Chí Minh thăm viếng Đài Loan, khi cho rằng Trần Phương là con ruột của
Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường
vụ quốc tế đã đến thăm đảo quốc này, mà báo chí Đài Loan gọi họ Trần là
cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách rất bình thản.
http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=193&ArticleID=51194&Page=1 (HCM, XXXVI ) Tin này đã được đài SBTN và các blog loan báo, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam im lặng.
Qua các tài liệu trên, chúng ta sẽ thấy vô cùng phức tạp. HCM giờ cuối
nghe nhạc Việt hay nhạc Tàu? Tại sao người Trung Quốc "săn sóc" HCM cho
đến phút cuối? Điều này cho ta biết Hồ Chí Minh là người Trung Quốc cho
nên luônn luôn được Trung Quốc, săn sóc, bảo vệ để khỏi tiết lộ bí mật.
Có thể sau khi ông Hồ từ trần, các xác của ông đã được đem về Trung
Quốc. Các xác ở Ba Đình không biết là của ai. Tại sao Việt Nam lại nói
khác?Vì họ cũng phải giấu diếm. Việt Nam ta lúc này sống trong lãnh đạo
tập thể, làm ăn tập thể cho nên nói dối cũng là tập thể! Cả một tập thể
dối trá từ HCM, Trần Hoàn, Vũ Kỳ, Quỳnh Hoa,Ngô Thị Oanh và đảng...đều
là một tập thể dối trá, gian lận.Họ nói dối để che đây hành vị bán nước
của họ. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Trần Hòan..
lẽ nào không biết từ lâu chúng đã tôn một người Trung Cộng lãnh đạo
nước ta?Họ đã đồng mưu với Hồ Chí Minh dâng đất cho Trung Quốc và cam
phận nô lệ, phản bội công lao tiền nhân.
IV. THỦ ĐOẠN TRUNG CỘNG
1. GIẢ MẠO NGƯỜI
Đây là cách cài gián điệp. Hồ Tuấn Hùng gọi là " thâu long chuyển phượng ", còn Việt Nam ta gọi là lộn sòng.
Nhằm biến Việt Nam thành chư hầu của Trung Cộng, bọn Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đã đem người Hoa già làm Nguyễn Ái Quốc, mang tên là Hồ Chí Minh.
Trong Hồ Chí Minh gián điệp hoàn hảo kỳ II, theo phân tích bút tự, Huỳnh Tâm cho biết có bốn Hồ Chí Minh:
- Bút tich thứ nhất : Thư Nguyễn Tất Thành gửi cho Tổng Thống và Bộ Trưởng Thuộc địa Pháp năm 1911:
Nguồn: Trường thuộc địa Pháp.
- Bút tich thứ hai: Bút tich của HCM viết tay trên báo Thanh Niên 71-72 năm 1926 tại Quảng Châu:
Nguồn: Hoa Nam và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
Huỳnh Tâm nhận xét về hai bút tich trên như sau:
Chỉ cần so sánh bút tích trên hai tài liệu viết tay, gồm đơn xin học Trường Thuộc Địa Pháp của Nguyễn Tất Thành và bài viết trên tờ báo Thanh Niên số 71-72 của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ngay trước mắt hai bút tích khác nhau thể hiện nét chữ và cá tính của hai người khác nhau. Chính những nội dung trên đã hé lộ về tư duy và hành động của hai người này. Họ chưa bao giờ gặp nhau, và càng không cùng quan điểm chính trị, không những thế, 15 năm sau nét chữ của Hồ Chí Minh quá tệ, khác thường như những con giun đang bò, hoàn toàn khác biệt đối với nét chữ của Nguyễn Tất Thành...So sánh hai nét chữ trên, chúng ta thấy Nguyễn Tất Thành có nét chữ của một người có ít nhiều kiến thức, và thích làm sen Pháp, và nét chữ trên báo Thanh Niên, phát hành số 71 và 72 của Hồ Chí Minh quá ư thô kệch, mang nặng ngôn ngữ đại Hán.
- Bút tich thứ ba:
Di chuc Hồ Chí Minh
Huỳnh Tâm cho rằng đây là một người thứ ba đóng vai Hồ Chí Minh.
Các tài liệu cho biết thủ bút chữ Hán của HCM gửi cho Tăng Tuyết Minh , Huỳnh Tâm cho biết thủ bút của HCM trong các báo cáo gửi về Cục Tình Báo Hoa Nam (MSS), như thủ bút trong công văn 361 dưới đây nay lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC):
và một thủ bút của HCM đẹp hơn thủ bút Mao Trạch Đông đề ở Cổng Hữu Nghị:chỉ có hai người tuyệt vời thư pháp trên đất Hán là Hồ Chí Minh và Nguyên soái Trần Nghị (陈毅) đã phóng bút ba chữ "友谊关" (Cổng Hữu nghị) với đường nét ngạo nghễ, dán trên đầu dân tộc Việt Nam.
Huỳnh Tâm kết luận là có ba người đóng vai Hồ Chí Minh. so sánh với 3 nguyên bản nét chữ ở trên, hoàn toàn khác nhau, thực tế có đến 3 người do Hoa Nam phối tác thành một Hồ Chí Minh, dĩ nhiên nét chữ trên hai tờ báo Thanh Niên số 71 và 72 là thực, sau này có thêm nét chữ bản di chúc và bản công văn mã số 361 gọi là của Hồ Chí Minh.
2. GIẢ MẠO VẬT : NGỤC TRUNG NHẬT KÝ
Để quảng cáo cho Hồ Chí Minh giỏi Trung văn, bị khổ ải vì Quốc Dân đảng bắt giam , tình báo Hoa Nam bèn lấy Ngục Trung Nhật Ký của một kẻ vô danh gán cho Hồ Chí Minh. Nhưng sự gán ghép này vụng về vì văn chương và chữ viết trong NTNK non yếu, và ghi năm 1932-1934 chứ không phải là năm 1942-1943 như tuyên truyền của cộng sản.
Hồ Tuấn Hùng cho rằng NTNK là của Hồ Tập Chương
( Hồ CHí Minh) nhưng Huỳnh Tân lại nói là của một kẻ vô danh, học lực kém. Ông cho biết có hai bản Ngục Trung Nhật Ký 狱中日记 do hai thủ bút không phải là của HCM, là thủ bút của hai kẻ vô danh, so với thủ bút của HCM lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), Cục tình báo Hoa Nam (中国情报胸卡) cùng những thư pháp của Hồ lưu trữ tại Viện bảo tàng Cách mạng Hà Nội, và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chúng tôi khám phá cả hai (2) tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" (狱中日记) hay "Nhật ký trong tù" nguyên bản và sao lục, viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1932 đến ngày 10 tháng 9 năm 1933. Khẳng định rằng, hai tập thơ này hoàn toàn không phải thủ bút của Hồ Chí Minh, bởi chúng tôi có nguyên bản tập thơ, cùng những bản công văn, báo cáo viết từ năm 1940 đến tháng 6 năm 1968. ( GD, I)
Cục Tình báo Hoa Nam dùng NTNK để quảng cáo cho HCM cho nên họ cho là của HCM. Huỳnh Tâm viết Với một thủ đoạn mới, Hoa Nam dựng đứng nhân vật Nguyễn Tất Thành và cho sống lại, bằng cách Hồ Chí Minh tự nhận là Nguyễn Tất Thành vẫn sống và có sáng tác được một tập thơ Hán. Lương tâm của người bình thường không cho phép bóp méo mọi chân thực của một nhân vật khác, thế nhưng Hồ Chi Minh làm được, miễn sao người ta tin Nguyễn Tất Thành còn sống, chứng minh tác phẩm thơ "Nhật kí trong tù" đang có trên tay, ghi ngày, tháng, năm na ná trùng hợp năm Nguyễn Tất Thành sinh trưởng. Từ đó người chết, thơ vô chủ được cài cắm vào Hồ Chí Minh hứa hẹn đưa dân tộc Việt Nam vào một ngõ rẽ thống trị của Cộng sản phương Bắc. ( GD I)
Ông cho biết về hai bản NTNK như sau: Cũng nên chú ý một cách tường tận, sau khi tập thơ lên kế hoạch điệp vụ, Hoa Nam mới vẽ thêm đôi tay bị xiềng, nắm chặt lại đưa lên, do đó không có tính cảm xúc. Chi tiết hơn, nguyên bản và phiên bản "Nhật ký trong tù" hai hình bìa khác nhau. Nguyên bản, vẽ đôi tay bị xiềng màu mực nhạt, còn phiên bản màu mực đen đậm và nhiều nét hơn, cho thấy dù Hoa Nam có thừa khả năng cho mấy hay khéo suy tưởng cũng có những điểm sơ hở bởi dối trá không thể nào che giấu sự thật cả đời. ( GDI)
Tuy
nhiên họ tìm cách làm sống lại Nguyễn Tất Thành. Lưu THiếu Kỳ lấy tập
Ngục Trung Nhật Ký để quảng cáo dùng với tên giả Hồ Chí Minh.
Toàn
Cầu Báo Trung Quốc (中国俱乐部) bình luận về tập thơ "Nhật ký trong tù" vô
chủ và phiên bản mạo bút, tiếp theo Quân ủy Trung ương Trung
Quốc(中国中央军事委员会CPC) thời Lưu Thiếu Ký, tiết lộ:
"−
Hoa Nam, thực hiện một điệp vụ nan vấn, dàn dựng vở kịch đã đạt đến
đỉnh cao chiến lược, độc đáo nhất trong đoạn Hồ Chí Minh nhăn nhó, tỏ ý
không hài lòng 133 bài trong tập thơ "Nhật ký trong tù", viết từ ngày
29-8-1932 đến 10-9-1933, rất tiếc không đề xuất xứ, chỉ biết một lãng
nhân nào đó người Trung Hoa, đương nhiên đồng chí Hồ Chí Minh cầm nhầm
"Nhật ký trong tù", để rồi canh cánh bên mình một dấu ấn tiểu sử không
lấy gì làm đẹp cho lắm.
( GD .I).
( GD .I).
Sau đó đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh tạo dựng thêm một phiên bản hai mới hơn Hoa Nam nhưng không đúng thời gian tính:
‒
Phiên bản hai, "Nhật ký trong tù", sao lục bất minh, nội dung không
thay đổi, tuy nhiên thêm vào 1 bài thơ mới, tổng cộng 134. Vấp phải lỗi
lầm thay đổi năm xuất hiện tập thơ (29-8-1942 đến 10-9-1943), thay vì
29-8-1932 đến 10-9-1933. Thế là có đến 2 tập thơ phiên bản "sao y thất
bổn" bản mới, xuất hiện sau 10 năm, đưa đến thời gian không phù hợp cho
tập thơ "Nhật ký trong tù" cũng vào năm ấy Nguyễn Tất Thành ở trong tù
tại Hương Cảng. Tập thơ đề 1942-1943 nhưng theo Huỳnh Tâm lúc này ông Hồ
sống nhởn nhơ và bình an tại vùng Việt Bắc giáp biên giới tư trị của
người Choong.( GD.1)
Huỳnh Tâm cũng cho biết trong lúc này, HCM không hề bị bắt giam ở Quảng Tây, Quảng Đông mà đang đóng vai gián điệp bên cạnh Hồ Hán Dân, Trương Phát Khuê, xin cộng tác với Quốc Dân Đảng. Trương Phát Khuê lúc này đang theo tinh thần Quốc Cộng liên minh nên đồng ý cho Hồ tham dự Việt Nam Độc lập đồng minh hội, HCM nhân một số tiền lớn rồi về Cao Bằng lập chiến khu Cộng sản. sống thoải mái.
Huỳnh Tâm cũng cho biết trong lúc này, HCM không hề bị bắt giam ở Quảng Tây, Quảng Đông mà đang đóng vai gián điệp bên cạnh Hồ Hán Dân, Trương Phát Khuê, xin cộng tác với Quốc Dân Đảng. Trương Phát Khuê lúc này đang theo tinh thần Quốc Cộng liên minh nên đồng ý cho Hồ tham dự Việt Nam Độc lập đồng minh hội, HCM nhân một số tiền lớn rồi về Cao Bằng lập chiến khu Cộng sản. sống thoải mái.
Tướng Trương Phát Khuê (张发奎)
đưa đến tình thế lựa chọn người lãnh đạo trong cộng đồng Việt Nam sống
lưu vong tại Trung Quốc, để liên minh với Quốc Dân Đảng Việt Nam, một
sai lầm lớn vô tình tạo cơ hội tốt để cộng sản len lỏi rất tự nhiên vào
tổ chức chính trị của cộng đồng Việt Nam, một cách khác nó tự lôi kéo
vào để đồng tình ủng hộ chống Nhật Bản, chống Pháp, và sau đó có nhiều
tổ chức phản đối không đồng tình đường lối đấu tranh và chính trị của
"Việt Nam độc lập đồng minh hội" (越南独立同盟会) "Việt Minh", trong khi đó Quốc Dân Đảng tạo mọi điều kiện hổ trợ thành lập và chỉ đạo "Liên Minh".
Vào thời đó, cũng không thể nào, cho phép Trương Phát Khuê (张发奎)
lấy tình cảm cá nhân đặt lên trên nhu cầu vũ trang, bởi còn có Cộng sản
Diên An chia phần bánh cộng đồng Việt Nam lưu vong tại Trung Quốc. Trái
lại Hồ Chí Minh ra sức lũng đoạn chính trị cộng đồng, tìm ảnh hưởng để
cướp tổ chức, trong lúc phôi sinh cách mạnh.
Trung
Cộng lo ngại, Hồ dè dặt, sợ thời cuộc không cho Hồ bước vào lịch sử
Việt Nam, cuối cùng đèn xanh cho phép Hồ chấp nhận và yêu cầu Quốc Dân
Đảng hỗ trợ tối đa cuộc kháng chiến chống Nhật Bản, và Pháp. Hồ hứa sẽ
thực hiện đồng bộ với chính sách đối ngoại của Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Trương Phát Khuê vui mừng chấp nhận hỗ trợ mở chiến khu và huấn luyện
bốn ngàn binh sĩ (4.000) của Hồ Chí Minh (胡志明)
vào năm 1940. Khởi đầu Trương Phát Khuê đã có ý tưởng giúp Hồ leo lên
ngai vàng Việt Nam. Trương Phát Khuê chưa hề trù liệu sẽ có ngày nhận
hậu quả của Hồ Chí Minh ban tặng "tiêu diệt Quốc Dân Đảng Việt Nam".
Hồ
Chí Minh nhận được tín hiệu gửi từ đại lục Trung Quốc. "nhớ thương
những trái tim của tổ quốc bôn ba hải ngoại". Không bao lâu tình báo,
gián điệp ào ạt tham gia vào cộng đồng Việt Nam Hải ngoại tại Trung Quốc
dưới sự cố vấn của Hồ Quang.
Về phía Quốc Dân Đảng khuyết khích và bảo trợ người Việt Nam tham gia thành lập những hội đoàn, tổ chức cách mạng chống Nhật Bản, chống Pháp. Họ xôn xao hưởng ứng cùng nhau phất cờ như nấm mối "Giải phóng độc lập Việt Nam" (越南独立同盟会), "Giải phóng Liên đoàn Quốc gia Việt Nam", (越南民族解放同盟会), "Liên minh Cách mạng Việt Nam" (越南革命同盟会), "Độc Lập Đảng (独立党), "Việt Nam Thanh Hóa" (越南清化) của người Việt tỉnh Thanh Hóa. Riêng tổ chức "Hội Phục Hưng Việt Nam" (越南光复), đã hoạt động từ lâu, đăng ký tại Nam Kinh, hội theo mục đích chủ trương của Phan Bội Châu, do ông Hồ Học Lãm (胡学览) làm lãnh tụ và Tảo Mưu (早牟).
Về phía Quốc Dân Đảng khuyết khích và bảo trợ người Việt Nam tham gia thành lập những hội đoàn, tổ chức cách mạng chống Nhật Bản, chống Pháp. Họ xôn xao hưởng ứng cùng nhau phất cờ như nấm mối "Giải phóng độc lập Việt Nam" (越南独立同盟会), "Giải phóng Liên đoàn Quốc gia Việt Nam", (越南民族解放同盟会), "Liên minh Cách mạng Việt Nam" (越南革命同盟会), "Độc Lập Đảng (独立党), "Việt Nam Thanh Hóa" (越南清化) của người Việt tỉnh Thanh Hóa. Riêng tổ chức "Hội Phục Hưng Việt Nam" (越南光复), đã hoạt động từ lâu, đăng ký tại Nam Kinh, hội theo mục đích chủ trương của Phan Bội Châu, do ông Hồ Học Lãm (胡学览) làm lãnh tụ và Tảo Mưu (早牟).
Trong
những nhóm người Việt Nam yêu nước, lưu vong tại Trung Quốc, cũng có
những người thành danh, từng tốt nghiệp Học viện Quân sự Bảo Định (军校保定), đang phục vụ trong Quân đội Quốc Dân Đảng, như Hội đồng tham mưu trưởng Đại Tá Hồ Học Lãm (胡学览) và Tham mưu Ủy viên chính trị Tảo Mưu (早牟), sau này họ là đầu tàu của Quốc Dân Đảng Việt Nam.
Những
hoạt động của nhiều nhóm cách mạng khác nhau, cho thấy phản ánh lòng
dân Việt Nam ở Hải ngoại bồng bột, họ không tập hợp vào một chủ đích
chính trị rõ ràng, trái lại chỉ có tính cách chờ đợi chính trị và thời
cuộc, tuy có dấn thân lại thiếu khả năng lãnh đạo, không chịu nghiên cứu
chính trị, dù họ có sức mạnh trên quan hệ đồng tộc và xa quê hương.
Điểm yếu trong sinh hoạt của họ quá kém không có tờ báo chí nào đặc biệt
để thảo luận hay cập nhật thông tin, họ dư thừa tinh thần ái quốc,
nhưng thiếu bản lĩnh chính trị, thường gặp nhau chia sẻ cá nhân tình
hình thời sự tổng quan. Tổ chức với tên gọi quá nặng ký, không chặt lý
thuyết, mọi luận điểm sơ sài kém nổi trội.
Đến tháng 10 năm 1940. Các ông Lâm Bá Kiệt (林伯杰) Phạm Văn (范文) thành lập "Việt Nam độc lập vận động đồng minh hội" (越南独立运动同盟会),
tại Quế Lâm. Không bao lâu đổi danh hiệu mới "Liên minh Việt Nam độc
lập". Người Việt Nam ở Hải ngoại hưởng ứng tham gia rất đông, lúc này có
sự tham dự của Hồ Quang, lại thay da đổi thịt một lần nữa gọi là "Việt
Nam độc lập đồng minh hội" (越南独立同盟会), Văn phòng đặt tại Quảng Châu. Đến đây, có những chuyển biến mới, qui tụ được cả người Việt Nam-Hoa (华越南) lần đầu tiên người ta nói đến cách mạng chiến tranh Trung-Nhật-Pháp.
Khi chuyển đến miền Bắc Việt Nam, mới gọi tắt là "Việt Minh" (越盟). Kết cuộc những tổ chức cách mạnh của người Việt Nam bị tình báo, gián điệp của cả hai bên Cộng sản Diên An và Quốc Dân Đảng xâm nhập, người thu lợi nhiều nhật hiện thời là Hồ Quang đã thu tóm rác vào một góc rừng Việt Bắc....Hồ Quang âm thầm lật lọng, mời Hồ Học Lãm làm cố vấn trên danh nghĩa để học hỏi kinh nghiệm, Hồ Quang mới thực sự điều hành thu tóm "Liên Minh", xem xét mọi việc, hoạt động được, nhờ nguồn tài trợ lớn của Quốc Dân Đảng (中国国民党), thực chất mọi tổ chức nằm dưới lớp áo của "Đồng Minh Hội" (同盟会) của lãnh tụ "Tôn Trung Sơn" (孙中山). Được các quốc gia hổ trợ như Anh, Mỹ và Nga....
Trước ngày "Việt Minh" chuyển về biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Hồ Chí Minh ra tay trước thanh trừng những thành phần không đồng cánh trong tổ chức "Việt Nam độc lập đồng minh hội", chỉ để lại Quốc Dân Đảng. Hồ lừa đảo bằng phương thức "phát triển" tổ chức, mục đích "hòa tan" những tổ chức yêu nước khác chỉ còn lại một "Việt Minh" sau này Quốc Dân Đảng Việt Nam cũng là nạn nhân của Hồ. Hồ chuẩn bị mở màn, đánh những cú đấm mạnh tay "lừa đảo", qua chỉ thị, và ảnh hưởng các cuộc cách mạng của Trung Cộng. ( GD XI)
Khi chuyển đến miền Bắc Việt Nam, mới gọi tắt là "Việt Minh" (越盟). Kết cuộc những tổ chức cách mạnh của người Việt Nam bị tình báo, gián điệp của cả hai bên Cộng sản Diên An và Quốc Dân Đảng xâm nhập, người thu lợi nhiều nhật hiện thời là Hồ Quang đã thu tóm rác vào một góc rừng Việt Bắc....Hồ Quang âm thầm lật lọng, mời Hồ Học Lãm làm cố vấn trên danh nghĩa để học hỏi kinh nghiệm, Hồ Quang mới thực sự điều hành thu tóm "Liên Minh", xem xét mọi việc, hoạt động được, nhờ nguồn tài trợ lớn của Quốc Dân Đảng (中国国民党), thực chất mọi tổ chức nằm dưới lớp áo của "Đồng Minh Hội" (同盟会) của lãnh tụ "Tôn Trung Sơn" (孙中山). Được các quốc gia hổ trợ như Anh, Mỹ và Nga....
Trước ngày "Việt Minh" chuyển về biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Hồ Chí Minh ra tay trước thanh trừng những thành phần không đồng cánh trong tổ chức "Việt Nam độc lập đồng minh hội", chỉ để lại Quốc Dân Đảng. Hồ lừa đảo bằng phương thức "phát triển" tổ chức, mục đích "hòa tan" những tổ chức yêu nước khác chỉ còn lại một "Việt Minh" sau này Quốc Dân Đảng Việt Nam cũng là nạn nhân của Hồ. Hồ chuẩn bị mở màn, đánh những cú đấm mạnh tay "lừa đảo", qua chỉ thị, và ảnh hưởng các cuộc cách mạng của Trung Cộng. ( GD XI)
Huỳnh Tâm dẫn lời Mao Trạch Đông:"Mao Trạch Đông cho biết: "Trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Quang chưa từng có một lần giam cầm nào. Hồ
Chí Minh xuất bản tập thơ "Nhật ký trong tù", qua đó để thay cho một
tin nhắn, vượt lên tần chính trị Việt Nam. Chính bí danh "Lý Quang
Hoa" (李光华) tức Đại tá
Hoàng Văn Hoan cũng khẳng định rằng Hồ Quang cầm nhầm (Nhật ký trong tù), tôi
là người biết rõ điều đó". (GD.XI )
Lịch
sử Cộng đảng muốn chứng minh hai việc:Một là HCM là kẻ thù của QDĐ chứ
không phải là gián điệp Trung Cộng nằm trong QDĐ. Hai là NTNK là tác
phẩm của HCM khi ông nằm trong tù Quảng Châu của QDĐ Trung Quốc. Sự
thực như đã nói, ông không bị tù mà là thượng khách của Trương Phát
Khuê. Các địa danh trong tù là do Cộng đảng tô vẽ. Sau này lừa được
Trương Phát Khuê lấy một số tiền, ông về Cao Bằng sống phè phỡn.
Huỳnh Tâm viết:"Như thế “Nhật ký trong tù” ở Hương Cảng năm 29-8-1932 đến 10-9-1933, khác ngày sinh với “Nhật ký trong tù năm “29-8-1942 đến 10-9-1943 ở làng Ngằn Tẩy, cho thấy trí tuệ Hồ Chí Minh tưởng tượng phong phú vượt cả loài vượn. Trong khi ấy vào thời điểm trên “Bác” vẫn sống nhởn nhơ tại tỉnh Cao Bằng. Mỗi ngày, sáng, trưa, chiều, tối, sau lưng trước mặt đều có cần vụ đứng chầu chực, cơm lên ruợu rót, thịt kho, cá chiên, trà, bánh, thuốc lá và café liên tục đầy khay, ăn uống mứa thừa đến độ nhờ chim, thú rừng phi tang, gái gú đầy ra đó trong rừng Việt Bắc, đến đỗi trong dân gian có câu vè diễu “Bác” hạnh phúc quá độ. Cho thấy “Bác” và sử đảng không khớp sự kiện, trắng trợn lừa dối nhân dân Việt Nam, sự sai quấy này “Bác” đã vượt chỉ tiêu hơn 100% không phải một lần.( GD.1)
Huỳnh Tâm viết:"Như thế “Nhật ký trong tù” ở Hương Cảng năm 29-8-1932 đến 10-9-1933, khác ngày sinh với “Nhật ký trong tù năm “29-8-1942 đến 10-9-1943 ở làng Ngằn Tẩy, cho thấy trí tuệ Hồ Chí Minh tưởng tượng phong phú vượt cả loài vượn. Trong khi ấy vào thời điểm trên “Bác” vẫn sống nhởn nhơ tại tỉnh Cao Bằng. Mỗi ngày, sáng, trưa, chiều, tối, sau lưng trước mặt đều có cần vụ đứng chầu chực, cơm lên ruợu rót, thịt kho, cá chiên, trà, bánh, thuốc lá và café liên tục đầy khay, ăn uống mứa thừa đến độ nhờ chim, thú rừng phi tang, gái gú đầy ra đó trong rừng Việt Bắc, đến đỗi trong dân gian có câu vè diễu “Bác” hạnh phúc quá độ. Cho thấy “Bác” và sử đảng không khớp sự kiện, trắng trợn lừa dối nhân dân Việt Nam, sự sai quấy này “Bác” đã vượt chỉ tiêu hơn 100% không phải một lần.( GD.1)
3. MỤC ĐICH TRUNG CỘNG
Mục đich của Mao và bè lũ Trung Cộng là dùng HCM người Hoa để lèo lái Việt Nam trở thành nô lệ của Trung Cộng trong mục tiêu xâm lăng châu Á và thế giới. Để đạt mục đich to lớn này, Trung Cộng có các chiến lược cụ thể như sau:
+Làm suy yếu Việt Nam
Mục đích gần là làm suy yếu Việt Nam bằng chiến tranh , bằng các chính sách sắt máu như CCRD, và bằng khủng bố, giết và bỏ tù, bỏ đói nhân dân. Để thực hiện mục tiêu bán nước, hại dân, HCM trong báo cáo mã số 16, bí danh La Liêu (拉寮), chính là tên của Hồ Chí Minh, gửi về Bắc Kinh, trong nội dung có ghi chú một đoạn mật ngữ: “... 执行党的某些规范, 越南人民默默死去命令, 任何疾病的机制越南人民, 佩服党的量...” (chấp hành đảng đích mỗ ta quy phạm, Việt Nam nhân dân mặc mặc tử khứ mệnh lệnh, nhậm hà tật bệnh đích ki chế Việt Nam nhân dân, bội phục đảng đích lực lượng). Diễn nghĩa: (Nhất định thực hiện chỉ tiêu của đảng, lệnh của Trung Cộng Quốc muốn nhân dân Việt Nam chết từ từ âm thầm, chế tài nhân dân Việt không cho nổi loạn, hướng dẫn nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ sức mạnh của Trung Cộng Quốc).(GD. I)
+Gây chiến tranh liên tục: Đánh Pháp, đuổi Mỹ
Muốn chiếm Việt Nam, phải đánh đuổi người Pháp. Vì vậy, Mao đã ra lệnh cho HCM tiến hành cuộc chống Pháp mà Trung Cộng ở sau ủng hộ. Không phải quân Việt Cộng, không phải Võ Nguyên Giáp mà các tưóng lãnh và quân đội Trung Cộng đã đánh Pháp. Mao đã đưa sang các cố vấn ,quân đội và vũ khí, lương thực .
+Đổi người, vũ khí, lương thực lấy đất, biển
Trước đây, không có tài liệu nào nói về quân Trung Cộng đánh Pháp, Huỳnh Tâam đưa ra những chứng liệu quan trọng cho thấy đánh Pháp là do lực lượng quân đội và tướng tá Trung Cộng. Trung Cộng giúp Việt Công để biến Việt Cộng thành con nợ để họ xiết nợ. Huỳnh Tâm cho biết 20.000 Trung Cộng tiến sát biên giới trong trận biên giới khoảng 1948. (GD , VII) Ngày 26 tháng 3 năm 1947 , HCM gửi công văn mã số 380 xin viện trợ. Mao liền ra lệnh viện trợ cấp tốc. Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) nhanh chóng lấy quyết định viện trợ cho HCM dựa trên hướng dẫn của Mao Trạch Đông. Tiếp theo, gửi một phái đoàn cố vấn chiến lược đến Việt Nam để kiềm chế hoạt động của quân Pháp. Trong khi đó Trung Quốc gửi thêm 1.200 quân sĩ pháo binh đầy đủ vũ khí, một lượng súng máy khổng lồ trị giá 90.000 Bản Anh (余发英) và các thiết bị khác, đang bắt đầu vận chuyển đến chiến trường Việt Nam. Những nhóm tư vấn có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và thừa khả năng lý thuyết quân sự và chiến thuật, thành phần cụ thể chia thành 4 nhóm.
Quân
đội triển khai một bộ phận tương ứng (bao gồm Sư
đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn) mỗi bộ phận tư vấn có đầy đủ các cố vấn
quân sự và
cán bộ huấn luyện binh sĩ, cuối tháng 7 năm 1947, nhóm cố vấn quân sự
đến Việt
Nam, họ đã từng công tác tại Việt Nam, nay chính thức trở lại với nghĩa
vụ Quốc
tế. Riêng Vi Quốc Thanh (韦 国 清) đã đến Việt Nam nhiều lần
với tư cách bí mật, nay làm Trưởng phái đoàn cố vấn quân sự. Mai Gia
Sanh (梅 嘉 生), Phó trưởng đoàn tư vấn quân sự, Đặng Dật Phàm (邓逸凡) Phó
trưởng đoàn tư vấn chính trị, và Mã Tây Phu (马西夫) lãnh đạo đoàn tư vấn
hậu cần.
Vi Quốc Thanh (韦 国 清) được xem một nhà tư vấn
quân sự của Quân ủy Trung ương Việt Nam và lãnh đạo chỉ huy chiến trướng. Cùng
lúc Trung Cộng gửi sang Việt Nam những chủ lực mạnh gồm Sư đoàn 304, Sư đoàn
308, và Sư đoàn 312 phản công. ( GD, VIII)
Kết thúc vào tháng 3 năm 1968. Trung Quốc cho biết tổng cộng 32 triệu binh sĩ tham chiến ! Thời ấy miền Bắc Viện Nam với dân số 25 triệu. Chi phí chiến tranh trị giá 42 tỷ USD, một con số vay nợ khổng lồ, cao vòi vọi hơn trăm lần viện trợ từ 1940-1965, kể cả Điện Biên Phủ.( GH,I)
Quân đội Trung Quốc tử vong lên đến 123 nghìn người, bị thương 180 nghìn người. Việt Nam phải trả mọi chi phí bồi thường theo quân hàm cho mỗi chiến binh Trung Quốc, tử vong từ 20-400 ngàn USD, chiến binh bị thương tàn phế bồi thường từ 30-500 ngàn USD, tình hình chiến trang leo thang con số tỷ USD cũng theo chiều gió tăng bổ nhanh chóng. Mọi thanh toán theo qui định ký kết giữa Hồ và Mao tại Bắc Kinh, vào ngày 12 tháng 10 năm 1965.965. (GH, I)..Do đó Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phấn đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với phương cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của nhà nước Trung Quốc...(GH, I)
Ba mươi bốn (34) quân đoàn Trung Quốc đến từ Hoàng Phố, phần lớn trang bị quân phục áo giáp cỏ xanh, một số quân khác mặc đồng phục màu xanh hải quân, còn lại mặc đồng phục cỏ xanh, không cần phải nói họ là những lực lượng không quân, tất cả đều giả trang quân phục theo Cộng Sản Việt Namcủa Hồ Chí Minh. (GH, I)
Trung Quốc mượn đất và người Việt để ra quân theo kế hoạch làm giá với Hoa Kỳ thay vì Đài Loan. Trung Quốc xua quân đợt hai, vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Hạ trại, đóng quân tại Lào Cai, Cao Bằng, với một số quân 1,2 triệu quân, chuẩn bị lao vào đường mòn Hồ Chí Minh. (GH,I)
Tính đến năm 1996, Trung Quốc đã gửi qua Việt Nam 95 Sư đoàn, và 3 trung đoàn cảm tử quân, chưa kể tình báo bí mật quân sự và dân sự lên đến 3 Sư đoàn, và tình báo ngoài quân số. Học viện Khoa học Quân sự lưu trữ hồ sơ chiến tranh, tính đến năm 1996 có đến 17 triệu binh sĩ Trung Quốc tham chiến, đặc biệt không ai biết con số binh sĩ Trung Quốc còn hiện diện tại Việt Nam! (GH, VII )
Con số ngất ngưỡng, không biết đến đời thứ mấy thì trả xong nợ cho Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng?
Ai kiểm soát số tiền viện trợ, số binh sĩ Trung Cộng chết và bị thương? Sự thật một, Trung Cộng tính mười, HCM cũng gật đầu chịu! Đó là gian kế của Trung Cộng!
Mặc dù dân ta chịu chiến tranh đau khổ, kinh tế kiệt quệ nhưng HCM đã thu góp, cướp bóc vàng và đem những đồ vật quý báu của quốc gia cùng hải phận, biên cương dâng cho Trung Cộng để trả nợ. Từ 1945-1969, Hồ Chí Minh đã chuyển đến Trung Hoa trên 2.950 tấn vàng, trao cho Trung Cộng hơn "hai vạn" (20.000) chứng từ, gồm tài sản quốc gia, vật cổ lịch sử, chuyển nhượng đất đai tài nguyên tại các làng xã biên giới Bắc-Đông Việt, biển đảo Vịnh Bắc Bộ và danh sách đào tạo cán bộ lãnh đạo Việt Minh, ngoài ra còn có trên 345 bản "Công văn gián điệp" của Hồ, vẫn còn lưu trữ tại Bắc Kinh. ( GD,VI)
Ai là Hồ Chí Minh?
Do đó Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phấn đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với phương cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của nhà nước Trung Quốc.(GH,I )
Huỳnh Tâm cho biết tổng kết chiến tranh Việt Nam, Trung Cộng đổ máu hơn 320.000 binh sĩ và tính cho đến nay đã đổ viện trợ vào Việt Nam hơn 200 tỷ đô la .(GH, 16) Còn về quân số hai bên, ông ghi: Cũng vào thời điểm này (1963) miền Bắc đã có sự hiện diện của 1,4 triệu quân bành trướng Trung Quốc, thậm chí quân phục kaki màu cỏ úa của Trung Quốc đã nhuộm toàn bộ miền Bắc. Trong khi ấy miền Nam Việt Nam chỉ có 300.000 quân Mỹ, điều này cho thấy quân số Mỹ-Trung không đối xứng.(GH, XIII)
V. ĐẶC TÍNH HỒ CHÍ MINH
1. THAM DÂM, TÀN BẠO
Hồ Chí Minh tham dâm, mắc nhiều tội như nhi dâm, hiếp dâm và giết người. HCM là một kẻ dã man, mất nhân tính bạo dâm cho nên việc ông giết Nông Thị Xuân chỉ là một việc trong trăm việc khác. Trong Hồ Chií Minh một gián điệp hoàn hảo , kỳ X, Huỳnh Tâm nêu ra vài sách Trung Quốc đã viết về quá khứ rùng rợn của HCM.
-"Điểm đỉnh The Zenith" của tác giả Đoàn Châu Hồng (段珠红), một sử gia bất đồng chính kiến Trung Quốc đang lưu vong tại Pháp."Hồ Chí Minh, dùng kim tiêm thuốc độc, ám sát tình nhân!". Nội dung còn tiết lộ "long trời lở đất", "Bác Hồ" có lần hiếp dâm một em bé bốn (4) tuổi, tên là Tuyền (璇), và ăn ở người phụ nữ khác đã hạ sinh cho Hồ hai đứa con.Đoàn Châu Hồng cũng nói đến việcHCM giết Nông Thị Xuân.
-Quyển Hồ Chí Minh là ai, của tác giả: Lý Gia Trung (李家忠) Biên dịch, NXB: Tân Hoa Thư Điển (新华舒典), Xuất bản ngày 10/01/2003. Mã vạch sản phẩm: 9787501221486, ISBN: 7501221480. Nguồn: NXB: Tân Hoa Thư Điển (新华舒典) viết rằng HCM chuyên dùng thuốc kích dục.
Lâm Y Lan
- Năm 1938, phục vụ Bát lộ quân Trung Cộng, cánh quân của Hồ Quang tạm ẩn tại ngôi nhà nấu rượu của ông Khoáng Đạt (Kuangda). Qua đêm thứ hai, Hồ Quang cưỡng dâm đến chết bé gái Ngân Hà (Galaxy), vừa 8 tuổi, con gái độc nhất chủ nhà rượu Khoáng Đạt. Toán tình báo của phân bộ tác chiến, kịp thời phát hiện, thấy Hồ đang giúi đầu một thi thể vào thùng rượu để phi tang chạy tội, trong đêm bộ chỉ huy rất khó khăn mới điều giải được người dân trong thôn Lộ Mạc, đưa Hồ Quang về tổng tham mưu trình diện tướng Lý Khắc Nông. (GD XI)
-Mao Trạch Đông nhận định HCM là một kẻ tham dâm"Hồ Chí Minh, thằng chó cái phụ nữ hay thằng điếm đàn bà". Lời này của Mao Trạch Đông (胡志明的男孩婊子女子).( GD,X).
- Ông Hồ tham dâm , tàn bạo và giả dối khiến Lâm Y Lan cũng chán ghét và từ bỏ ông.
Điệp viên Lâm Y Lan (智能林依兰) ghi lại trong sổ tay: "Hồ tuyên bố: "Vì
cách mạng, sống độc thân không kết hôn". Từ khi ấy tôi lấy quyết định xa
Hồ Chí Minh, bởi Hồ mất trí, những ai mới nghe lời của Hồ, tưởng rằng
minh triết, nào ai có biết, cả đời Hồ một vũng bùn lầy lội, Hồ khó rửa
sạch quá khứ! Theo tôi Hồ không cần phải giả đạo đức, hay bề mặt giả
khắc khổ để tự phủ nhận sự thật của mình, con người Hồ đã như thế không
thể quay lưng lại với đời sống tự nhiên, đối với quan hệ tình dục mạnh
mẽ sẽ làm loạn, bại "thuần phong mỹ tục". Nếu một ngày nào đó hậu quả
đến, nhân dân Việt Nam khám phá không phải là "cha già dân tộc" mà "cha
già lừa đảo" một người Hán, tất cả mọi người sẽ gạt bỏ Hồ sang một bên
lề đường và từ chối loại cặn bã chế độ độc trị!( GD,X)2. GIAN TRÁ
HCM có hàng vạn viêc gian trá, ở đây chỉ nêu vài việc tiêu biểu.
a. BẾN NHÀ RỒNG
Huỳnh Tâm cho biết:Nguyễn Tất Thành đã khai man, cho rằng mình đã khởi hành từ bến Nhà Rồng, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên chiếc tàu buôn Latouche-Tréville. tàu tại cửa Nhà Rồng bởi tàu buôn Latouche-Tréville chỉ được phép vào cảng Hoàng Diệu, tháng 1 năm 1910 và nhổ neo tháng 3 cùng năm. Trên thực tế tàu Latouche-Tréville rời cảng Hoàng Diệu trước đó 16 tháng (1 năm 4 tháng). Nếu "Bác Hồ" khởi hành tại bến Nhà Rồng vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, ở thời điểm này bến Nhà Rồng của hãng Messagerie Maritimes mới xây dựng được một nửa công trình.Chúng tôi đã tìm Bộ sưu tập hàng hải của con tàu Latouche-Tréville, đăng bạ tại Đức Quốc không thấy hồ sơ của Hồ. Tuy nhiên trong tập tài liệu "Hồ Bí Mật" (们失去胡) có ghi chú: Hồ làm công, phụ bếp cho hãng tàu buôn Latouche-Tréville, tại cảng Marseilles, từ 1912 đến 1921. Hồ không chứng minh được hải trình đã đi qua những cảng Quốc tế, bởi mỗi khi thủy thủ đoàn muốn xuống đất phải trình giấy hộ chiếu thủy thủ đoàn, cho phép nhập cảnh và những con dấu đỏ của Quốc gia sở tại chứng thực. ( GD, V)
b. PHỤ BẾP
Huỳnh Tâm viết: Chúng tôi đã tìm Bộ sưu tập hàng hải của con tàu Latouche-Tréville, đăng bạ tại Đức Quốc không thấy hồ sơ của Hồ. Tuy nhiên trong tập tài liệu "Hồ Bí Mật" (们失去胡) có ghi chú: Hồ làm công, phụ bếp cho hãng tàu buôn Latouche-Tréville, tại cảng Marseilles, từ 1912 đến 1921. Hồ không chứng minh được hải trình đã đi qua những cảng Quốc tế, bởi mỗi khi thủy thủ đoàn muốn xuống đất phải trình giấy hộ chiếu thủy thủ đoàn, cho phép nhập cảnh và những con dấu đỏ của Quốc gia sở tại chứng thực. (GD,V5)
Theo thiển kiến, có thể ông Hồ chỉ làm ngắn hạn, hoặc tài liệu Hồ bí mật không đúng.
a. BẾN NHÀ RỒNG
Huỳnh Tâm cho biết:Nguyễn Tất Thành đã khai man, cho rằng mình đã khởi hành từ bến Nhà Rồng, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên chiếc tàu buôn Latouche-Tréville. tàu tại cửa Nhà Rồng bởi tàu buôn Latouche-Tréville chỉ được phép vào cảng Hoàng Diệu, tháng 1 năm 1910 và nhổ neo tháng 3 cùng năm. Trên thực tế tàu Latouche-Tréville rời cảng Hoàng Diệu trước đó 16 tháng (1 năm 4 tháng). Nếu "Bác Hồ" khởi hành tại bến Nhà Rồng vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, ở thời điểm này bến Nhà Rồng của hãng Messagerie Maritimes mới xây dựng được một nửa công trình.Chúng tôi đã tìm Bộ sưu tập hàng hải của con tàu Latouche-Tréville, đăng bạ tại Đức Quốc không thấy hồ sơ của Hồ. Tuy nhiên trong tập tài liệu "Hồ Bí Mật" (们失去胡) có ghi chú: Hồ làm công, phụ bếp cho hãng tàu buôn Latouche-Tréville, tại cảng Marseilles, từ 1912 đến 1921. Hồ không chứng minh được hải trình đã đi qua những cảng Quốc tế, bởi mỗi khi thủy thủ đoàn muốn xuống đất phải trình giấy hộ chiếu thủy thủ đoàn, cho phép nhập cảnh và những con dấu đỏ của Quốc gia sở tại chứng thực. ( GD, V)
Huỳnh Tâm viết: Chúng tôi đã tìm Bộ sưu tập hàng hải của con tàu Latouche-Tréville, đăng bạ tại Đức Quốc không thấy hồ sơ của Hồ. Tuy nhiên trong tập tài liệu "Hồ Bí Mật" (们失去胡) có ghi chú: Hồ làm công, phụ bếp cho hãng tàu buôn Latouche-Tréville, tại cảng Marseilles, từ 1912 đến 1921. Hồ không chứng minh được hải trình đã đi qua những cảng Quốc tế, bởi mỗi khi thủy thủ đoàn muốn xuống đất phải trình giấy hộ chiếu thủy thủ đoàn, cho phép nhập cảnh và những con dấu đỏ của Quốc gia sở tại chứng thực. (GD,V5)
Theo thiển kiến, có thể ông Hồ chỉ làm ngắn hạn, hoặc tài liệu Hồ bí mật không đúng.
VI. KẾT LUẬN
Bàn về Hồ Chí Minh, Huỳnh Tâm đưa ra nhận xét:
Trong chính trị Cộng sản không luận bàn nhân cách lương thiện, tình báo Hoa Nam cũng không ngoài mục đích cướp đoạt, một bộ phận vô luân lý với những xảo thuật bất minh không hề câu nệ (Xem Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô), cướp một tập thơ vô chủ tạo ra bút pháp hiện diện, sao chép lại nguyên bản tập thơ hoán đổi phụ bản, tập thơ rẻ tiền không giá trị đưa vào giáo dục nhân dân Việt Nam học văn hóa Hán, lấy một thể xác đã chết từ lâu, phẫu thuật lại tráo người sống, lấy một con giun Nguyễn Tất Thành hóa rồng Hồ Chí Minh của Đông Dương. .. . Ngoài ra còn có những con người Việt đáng khinh bỉ hơn cả Hoa Nam, họ đua nhau, ca tụng tập thơ "Nhật ký trong tù" để mưu cầu sự sống, vay mượn Hồ Chí Minh làm đầu mối sáng tác về những huyền thoại kỳ dị, dùng con chữ công phu thêu dệt, từ không tưởng mơ hồ, biến chúng thành ý tưởng chưa bao giờ hiện thực, vô hình chung biến những tác phẩm ấy thành phản tác dụng, thành những tác phẩm đần độn nhất, lưu truyền trong dân gian một thời đại để làm trò cười.
Một tội ác khác, tập đoàn Hoa Nam (Cộng sản Việt Nam) nhồi nhét đưa vào giáo trình học đường tẩy não tuổi trẻ Việt Nam, ngoài xã hội cả nước học tập bình thơ, theo hướng chỉ đạo của "Bác", quyết chí ngu dân... Rất tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không thấy được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ liễu, không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc Việt Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn: "Nhật kí trong tù - những giá trị trường tồn". Nguyễn Đăng Lâm: "Nhật ký trong tù, văn kiện lịch sử vô giá, tác phẩm văn học lớn".( GD,1)
Trước kia, một số tin ông Hồ là người Việt Nam yêu nước. Nay
thì ai cũng thấy ông Hồ và đảng Cộng sản bán nước hại dân. Và người ta
cũng hiểu âm mưu sâu độc của Trung Cộng nhằm chiếm Việt Nam để tiến về
phương Nam xuống Thái Lan, Malaysia, Phi Luật Tân, Ấn Độ...Vì mục tiêu
này, Trung Cộng đã cấy một số đông gián điệp người Hoa vào các cấp ,
trong đó đầu
sổ gián điệp là Hồ Chí Minh tức Hồ Tập Chương, người Miêu Lật, Đài
Loan. Nhân dân Vuiệt Nam đã bị Trung Cộng và Việt Cộng lường gạt. Xin
hãy thức tỉnh và vùng lên bảo vệ độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân
và đất nước Việt Nam.
_____
LƯU Ý
Các số hiệu ghi trên là lấy từ TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH
Tàng trữ tại GIA HỘI THƯ TRANG
http://giahoithutrang.blogspot.com
[1]. Trong các bản của Trần Dân Tiên hiện nay không có đoạn này, chắc bị cắt mất vì đoạn này tố cao bác nói láo, nhận vơ vì chính bác nhận NTNK là của già Lý vào năm 1932-1933 chứ không phải 1942-1943.Các bản sau thêm vào việc ông Hồ đọc một bài thơ trongNTNK để chứng minh ông Hồ là tác giả NTNK. .
LƯU Ý
Các số hiệu ghi trên là lấy từ TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH
Tàng trữ tại GIA HỘI THƯ TRANG
http://giahoithutrang.blogspot.com
[1]. Trong các bản của Trần Dân Tiên hiện nay không có đoạn này, chắc bị cắt mất vì đoạn này tố cao bác nói láo, nhận vơ vì chính bác nhận NTNK là của già Lý vào năm 1932-1933 chứ không phải 1942-1943.Các bản sau thêm vào việc ông Hồ đọc một bài thơ trongNTNK để chứng minh ông Hồ là tác giả NTNK. .
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment