Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 26 October 2016

BIỂN ĐÔNG - HÀ THANH - THƠ

TS. NGUYỄN BÁ LONG * TRUNG CỘNG ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG

CON ĐƯỜNG ĐANG ĐI CỦA TRUNG CỘNG ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG & ĐỐI SÁCH PHẢI CÓ CỦA MỸ, CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ, VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

TS Nguyễn Bá Long
Học Giả Chuyên Về Lý Thuyết Cách Mạng
Tổng Đại Diện Kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000

Hi`nh xem attachment - Ba`i 1, trang 1 D-L 167

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống Trung Quốc, chống Nguyễn Tấn Dũng, chống chế độ độc tài Cộng sản bên ngoài Hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần đầu tổ chức tại Sunnylands, CA - Hoa Ky (15-16/2/2016)ø. Ngoc Lan photo


I. SƠ LƯỢC CÁC BƯỚC "ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG" CỦA TC:
Ý muốn bành trướng của Đại Hán ra Thái Bình Dương có lâu rồi. Mao Trạch Đông từng tiết lộ tầm ngắm đến nhiều nước Đông Nam Á (bước đầu) và Thái Bình Dương (1). Dĩ nhiên, TC muốn biến Biển Đông thành "Ao Nhà", qua Đường Lưỡi Bò hay Đường Chín Đoạn. Ý muốn đó dẫn từ một đề xuất của Trung Hoa Quốc Dân Đảng trước 1949 (trước thời kỳ tháo chạy ra Đài Loan). Nhưng Trung Hoa QDĐ chỉ mới nói mà không làm gì được để hiện thực hóa giấc mộng ngông cuồng của mình, vì thế giới tỏ thái độ như là đối với một thằng điên trước một đề xuất trái luật lệ quốc tế như vậy, nhất là ở thời kỳ sau Thế Chiến Thứ II. Từ những năm đầu thế kỷ 21, Bắc Kinh lại đem đề xuất của Trung Hoa Quốc Dân Đảng ra dùng, và tìm mọi cách áp đặt chủ quyền hầu biến "Đường Chín Đoạn" thành hiện thực. Gần đây lại đưa thêm ý "Đường Mười Đoạn" hầu liếm hết lãnh hải của các nước như là Indonesia, khiến cho Indonesia từ một nước tỏ ra trung lập trước đây, gần đây cũng đã bắt đầu có thái độ đối với TC. Còn các nước như Mã Lai đã tỏ thái độ vài năm nay rồi. Chuyện "Hải Dương Nam Tiến" của TC đã được cổ vũ từ lâu, nhưng bây giờ mới tới giai đoạn thực hiện cụ thể, mà bước trước nhất là "ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG". Kế hoạch xa hơn của TC là tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để TRANH BÁ với Mỹ. Nhưng trong bài này, ta nói về kế hoạch "ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG" trước.

Trở lại năm 2014 là cái mốc quyết định của TC để kế hoạch "ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG" trở thành hiện thực [kế hoạch "Chiếm Biển Đông" đã nãy sinh từ lâu (từ thập niên 50 đến thập niên 70, 80 thế kỷ 20, qua tuyên bố của Quốc Vụ Viện TC thời Chu Ân Lai ngày 4-9-1958 về chiều rộng lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý, bao gồm cả các đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Vụ này có liên hệ đến Công Hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng; rồi các trận hải chiến để chiếm Hoàng Sa của VNCH vào ngày 17-1-1974 và Trường Sa năm 1988); nhưng hành động quyết đoán để hiện thực hóa kế hoạch "ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG" trong giai đoạn quyết định là từ năm 2014 đến 2016, với các diễn biến sau đây:
- "Dương Đông Kích Tây" bằng cách điều Giàn Khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào vùng lãnh hải của VN, phiá nam đảo Tri Tôn, sâu 80 hải lý trong thềm lục địa VN, chỉ cách Đảo Lý Sơn chưa đầy 120 hải lý và hoạt động ở đó trong hơn 2 tháng, từ 2 tháng 5 đến giữa tháng 7-2014. Trong khi đó, đẩy mạnh việc bồi đắp và tân tạo Đảo Gạc Ma và các đảo khác chiếm phi pháp của VN năm 1988 thành các hòn đảo có khả năng sử dụng làm cơ sở quân sự và cảng biển (vào thời gian đó, tác giả đã có bài viết nói về kế hoạch "Dương Đông Kích Tây" của TC liên hệ đến việc điều Giàn Khoan 981 vào lãnh hải của VN, và cho rằng TC muốn lái sự chú ý của thế giới vào vụ Giàn Khoan 981 xâm nhập lãnh hải của VN mà lơ là việc bồi đắp và xây dựng các hòn đảo chiếm của VN. Kỳ thật trọng tâm của TC là bồi đắp và tạo dựng các hòn đảo đã chiếm của VN ở Biển Đông thành các cơ sở quân sự; và tác giả nhấn mạnh rằng kế hoạch xây dựng các đảo của TC ở Trường Sa là rất nguy hiểm cho an ninh quốc phòng và an ninh biển đảo của VN, hơn vấn đề giàn khoan rất nhiều! Đến nay, ý kiến này đã tỏ ra xác đáng và đúng với ý đồ của TC.
- Từ Mùa Xuân 2014 đến nay, TC đã bồi đắp và xây dựng tất cả là 7 hòn đảo ở khu vực Trường Sa, với một diện tích nới rộng kinh hồn là từ các đảo đá chìm hoặc chỉ nổi lên một chút khi triều xuống; bây giờ TC đã có 7 đảo rộng gấp bội song song với việc tạo lập các phi trường quân sự, cảng biển, hải đăng, ra đa v.v. đủ để đáp ứng các nhu cầu quân sự quan trọng, như phi trường quân sự dài trên 3000m ở Đá Chữ Thập, hải đăng trên đảo Gạc Ma, và ra đa, cơ sở đồn trú và quân sự trên các đảo còn lại (xin xem thêm tài liệu tham khảo bên dưới).
- Biến cố quan trọng có tính cách quân sự hóa Biển Đông là vào lúc diễn ra hội nghị Thượng Đỉnh Sunnylands, California ngày 15 và 16/2/2016 giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Obama và các lãnh đạo ASEAN, TC đã cho điều các đơn vị hỏa tiển đất đối không Hồng Kỳ HQ-9 có tầm bắn xa 200km bố trí trên Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa chiếm đóng phi pháp của VNCH hồi tháng 1-1974. Biến cố này đã khiến cho thế giới phản ứng gay gắt, nhưng TC vẫn cứ lì lợm nói rằng Hoàng Sa (TC gọi là Tây Sa) là lãnh thổ của TC và TC có quyền phòng thủ.
- Đã điều hỏa tiển HQ-9 ra Hoàng Sa thì trước sau gì khi TC hoàn tất xây dựng tại 7 đảo và bãi đá ở Trường Sa; chúng cũng sẽ điều hỏa tiển đến đó và lập lại lý luận y như trường hợp quân sự hóa Hoàng Sa: TC có quyền phòng thủ bất cứ nơi nào là lãnh thổ của mình.

Bước kế tiếp của TC sau khi quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa (dự liệu cuối năm 2016) sẽ là gì?

Đó là Bắc Kinh sẽ bắt đầu thử nghiệm Vùng Nhận Dạng Phòng Không trên Biển Đông và bắt tàu bè cũng như phi cơ các nước phải xin phép khi đi qua vùng này. Hiện mới đầu năm 2016 mà VN đã bắt đầu gặp rắc rối với việc TC vi phạm Vùng Thông Báo Bay TP HCM, do phi cơ TC hạ cánh và khởi phát từ Đá Chữ Thập, trên đường bay dài hơn 3000m đang được TC xây dựng tại đây. Giới chức phụ trách hàng không liên hệ của VN đã la làng như sau:

"Ngày 8-1, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết từ ngày 1 đến sáng 8-1, Trung Quốc liên tiếp thực hiện nhiều chuyến bay qua vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đảo đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bỏ qua tất cả quy định, quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay; bay vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam, không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm Kiểm soát đường dài HCM " (Báo Người Lao Động, "Máy bay Trung Quốc uy hiếp vùng bay TP HCM", 9/1/2016, 05.00).

Sự nguy hiểm và sự thiệt hại cho VN về việc TC vi phạm Vùng Thông Báo Bay TP HCM đã quá rõ ràng, nhưng giới chức hàng không của VN chỉ biết la làng, chứ lãnh đạo VN cũng không thấy ai nói gì? Mới đầu năm 2016 mà con đường CHẾT cho VN vì mất Biển Đông đã quá rõ ràng!

II. KHÔNG CHỈ CHUẨN BỊ VỀ MẶT TRẬN QUÂN SỰ HÓA ĐỂ ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG, TC CHUẨN BỊ HÓA GIẢI MẶT TRẬN PHÁP LÝ & DƯ LUẬN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG CÁCH THIẾT LẬP "TRUNG TÂM TƯ PHÁP HÀNG HẢI QUỐC TE"Á, CHUẨN BỊ ÁP ĐẶT LUẬT QUỐC GIA CỦA TC TRÊN LUẬT QUỐC TẾ


Sự ngông cuồng và liều lĩnh của chế độ Tập Cận Bình không dừng lại ở việc dùng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền; chế độ này còn đang tính đến nước cờ áp đặt luật quốc gia trên luật quốc tế để hóa giải vụ kiện của Philippines đối với TQ liên hệ đến Đường Chín Đoạn và sự xâm chiếm Biển Đảo của Phi Luật Tân bởi TC.
Một bản tin quốc tế ngày 18-3-2016 (Trọng Nghiã) cho biết như sau:
"Ngày 13/03/2016, ngay trước Quốc Hội đang họp, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Quốc Chu Cường cho biết sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế, mà mục tiêu là « bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác của Trung Quốc ». Theo giới phân tích, ý đồ của Bắc Kinh trong quyết định thành lập cơ chế này là nhằm áp đặt luật lệ của Trung Quốc lên trên luật pháp quốc tế, trong bối cảnh phán quyết sắp được Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đưa ra về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ bất lợi cho Bắc Kinh." (xem thêm Tài Liệu Tham Khảo bên dưới về bản tin này).

Xưa nay chưa có nước nào dám đưa ra một luật quốc gia để bác bỏ luật quốc tế, vì nó đi ngược lại với khuôn mẫu thông thường của thế giới là luật quốc gia phải theo sát luật quốc tế, và nếu cần thì phải sửa đổi; nhất là trong trường hợp quốc gia lại là thành viên của luật quốc tế liên hệ (ví dụ TC đã phê chuẩn Luật Biển 1982 của LHQ). Trong trường hợp này mà lại ra luật quốc gia đi ngược lại luật quốc tế mà quốc gia đó là thành viên; thì chuyện này chưa từng xảy ra trong lịch sử hiện đại.

Với sự liều lĩnh và ngông cuồng này của TC (áp đặt mọi cách dù là điên cuồng để "ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG" cho bằng được) thì quốc tế, LHQ, Hoa Kỳ, và các quốc gia liên hệ -- đặc biệt các quốc gia Đông Nam Á và Nhật, Ấn, Úc cần phảiå làm gì để đảo ngược lại cuồng vọng của TC?

Khảo hướng và đường lối hành động sau đây được đề nghị:

1. Trên mặt trận chính trị, pháp lý và ngoại giao quốc tế; thành lập một LIÊN MINH GẦN NHƯ TOÀN THẾ GIỚI đứng sau lưng LHQ và Hoa Kỳ áp lực TC phải tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế tại La Haye, mà đang sắp sửa đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với TC đã áp đặt Đường Chín Đoạn để chiếm biển đảo của Philippines, buộc TC phải trả lại Biển Đảo cho Phi.

Đây cũng là tiền đề quan trọng để VN đòi lại Biển Đảo bị TC đánh cướp trong các năm 1974, 1988... sau này.

2. Trên mặt trận quân sự và quốc phòng, tiến hành một liên minh kiểu như NATO của Tây Phương tại Khu Vực Biển Đông và Thái Bình Dương, gồm các nước Nhật, Hoa Kỳ, Ấn, Úc, Nam Hàn, và các nước ASEAN để chuẩn bị đối đầu với TC khi TC không tuân thủ luật quốc tế và áp đặt những luật lệ và quy định của TC trên luật quốc tế. Việc xây dựng một NATO cho vùng Biển Đông và Thái Bình Dương từng được đề cập bởi GS TS Nguyễn Phúc Liên một hai năm trước đây.

Tổng thống mới của Hoa Kỳ phải là người thật quyết đoán và sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh để đối đầu với con hỗ điên muốn vượt hàng rào quốc tế để thành TRUNG TÂM VŨ TRỤ, BÁ CHỦ THẾ GIỚI, không màng đến an nguy của các quốc gia lân cận cũng như lương tâm và đạo lý của con người.

Khi một kẻ đã đẻ ra những thứ như "Đường Chín Đoạn", "Trung Tâm Tư Pháp Hàng Hải Quốc Tế" v.v. để áp đặt ý muốn của mình lên cộng đồng quốc tế nhằm thành BÁ CHỦ THẾ GIỚI, thì thế giới có nên để yên cho những kẻ như vậy muốn làm gì thì làm, biến tham vọng của mình thành ĐẠI HỌA của nhân loại (nhất là các nước xung quanh) hay không?.

Nhân dân VN bây giờ phải làm gì và bắt đầu từ đâu để thoát khỏi thảm họa diệt vong và rơi vào vòng Bắc Thuộc? Cái bước đầu tiên hơn hết và tất yếu là nhân dân VN phải ĐỨNG LÊN CHẤM DỨT CỘNG SẢN và loại trừ đám Thái Thú Bắc Kinh để bước vào giòng chủ lưu thời đại. Không TIÊU DIỆT CỘNG SẢN thì chắc chắn Dân Tộc VN sẽ phải chết về tay kẻ thù truyền kiếp là Tàu Cộng.

Dẹp CS chính là tự cứu mình.

Trong số tới tác giả sẽ nói về cuộc CÁCH MẠNG VIỆT NAM để tự cứu mình. Đây không phải là cuộc cách mạng đổ máu mà liên hệ đến Ý THỨC DÂN TỘC nhiều hơn. Không thức tỉnh đứng lên là Dân Tộc VN sẽ chết!

Hải Ngoại ngày 20 tháng 3 năm 2016
(Mùa Quốc Hận thứ 41)




Tiến Sĩ NGUYỄN BÁ LONG
Học Giả Chuyên Về Lý Thuyết Cách Mạng
Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000
Chủ Nhiệm Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
(1) Cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua"của Nhà xuất bản Sự Thật công bố 14/10/1979, có ghi lại về mưu đồ của Mao Trạch Đông đối với Đông Nam Á, như sau:
"Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ."…" Đường vẽ chấm là "biên giới" của Trung Quốc theo quan điểm bành trướng, những vùng đánh số là những lãnh thổ mà nhà cầm quyền Bắc Kinh cho là đã bị nước ngoài "chiếm mất" bao gồm: một phần lớn đất vùng Viễn Đông và Trung Á của Liên Xô (số 1, 17, 18), Át Xam (số 6), Xích Kim (số 4), Butan (số 5), Miến Điện (số 7), Nêpan (số 3), Thái Lan (số 10), Việt Nam (số 11), Lào, Campuchia…" và "Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:
"Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapore… Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…"



NGUYỄN KHẮP NƠI * HÀ THANH

HÀ THANH

NGUYỄN KHẮP NƠI

Danh ca tài sắc Hà Thanh, nàng thơ của rất nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn trước 1975 như Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Đức Sơn, Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng,.. Bà là một trong những giọng ca xuất sắc nhất của Sài Gòn trước 1975 với chất giọng Huế nhẹ nhàng thanh thoát không lẫn vào đâu được. Bà nổi tiếng nhất với nhiều ca khúc của Nguyễn Văn Đông (chiều mưa biên giới, Hải ngoại thương ca, Mấy dặm sơn khê, khúc tình ca hàng hàng lớp lớp...), Phạm Duy (Hoa xuân, Khúc hát thanh xuân, Người về., Vợ chồng quê..)
Hà Thanh sinh ngày 25 tháng 7 năm 1937 tại quê ngoại là làng An Đô, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nguyên quán là Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà (nay thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Hà Thanh là một người theo đạo Phật thuần thành, quy y với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết với Pháp danh Tâm Tú và tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử Hương Từ tại Huế. Ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng nói học sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.

Năm 1953, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 14 tuổi, do không đủ tuổi tham dự nên Lục Hà đã khai thêm 1 tuổi. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài "Dòng sông xanh" (tiếng Đức: An der schönen blauen Donau, nhạc của Johann Strauss II), và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của bà: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.


Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn để thâu thanh cho hãng Sóng Nhạc, bà được nhạc sĩ Mạnh Phát giới thiệu rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông muốn gặp gỡ và mời bà đến hát với ban nhạc Tiếng thời gian. Phần trình bày ca khúc "Về mái nhà xưa" của bà khiến toàn ban hài lòng. Sau đó, bà lại về Huế. Không muốn để tài năng của Hà Thanh bị tàn phai, Nguyễn Văn Đông bèn viết thư mời bà trở vào Sài Gòn cộng tác với hãng đĩa Continental. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội... Bà rất thành công với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như "Hàng hàng lớp lớp", "Chiều mưa biên giới"... Nhạc sĩ nhận xét: "Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát của tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. (...) Hà Thanh có giọng hát thiên phú, cô hát rất thoải mái, dễ dàng, không cầu kỳ, không cường điệu, không gò bó nhưng nó cuốn hút ta đi trong cái bềnh bồng không gò ép đó." Năm 1969, ca sĩ Hà Thanh là một trong những nghệ sĩ được chính phủ miền Nam Việt Nam cử sang biểu diễn tại Pháp[5].

Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Bùi Kim Huyên.
Sau năm 1975, chồng Hà Thanh bị bắt đi học tập cải tạo. Năm 1984, bà cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990, vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên,và lần cuối cùng cô xuất hiện trên trung tâm Asia.Thúy Nga và có ghi âm một số CD.


Sau một thời gian bị ung thư máu, ca sĩ Hà Thanh qua đời vào lúc 19h30' ngày 1 tháng 1 năm 2014 (giờ Boston) tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.Lễ an táng được tổ chức vào gần trưa ngày 12 tháng 1 năm 2014 tại chùa Việt Nam (Vietnamese Pagoda), Roslindale, quận Suffolk, Massachusetts.
Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Thái Kim Lan, Trần Vấn Lệ và Tôn Nữ Hỷ Khương đã sáng tác thơ để tưởng nhớ ca sĩ Hà Thanh.
bnguyen


Mấy Dậm Sơn Khê, nhạc và lời Nguyễn Văn Đông, tiếng hát Hà Thanh, PPS Liên Như


ANH ĐẾN THĂM, ÁO ANH MÙI THUỐC SÚNG.

NGUYỄN KHẮP NƠI.
1. Người Xa Về Thành Phố



Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ bốn mươi năm về trước.
Người Việt Nam Tự Do ở Miền Nam đã mất quê hương đúng bốn mươi năm rồi.
Mặc dù đã chọn nước Úc là Quê Hương mới, nhưng mỗi năm, cứ đến Tháng Tư là tôi cũng như bạn đều cảm thấy bồn chồn, nhớ lại quê hương xưa, nhớ thành phố cũ, nhớ từ ngôi trường Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, nhớ Quân Trường Thủ Đức, nhớ Quân Trường Dục Mỹ, nhớ núi đồi Pleiku, nhớ người bạn đã cùng một thời chiến đấu, có người còn đó, có người đã mất đi:


Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Xa nửa địa cầu thương nhớ mãi
Ôi những tàn xương ở cố hương..!
(Thục Vũ.)
Để hồi tưởng lại quá khứ, chúng ta thường mở lại những giòng thơ, những bản nhạc cũ. Đó là lý do tôi đi dự buổi “Chiều Nhạc Thính Phòng – Tưởng Niệm 40 năm – 1975 – 2015”
Bạn ạ, bản nhạc mà tôi thích nghe nhất, lời nhạc gợi lại cho tôi nhiều nhớ nhung nhất, tôi mời bạn cùng nghe lại với tôi:


“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng . . .
Chỉ một câu hát đó thôi, đã làm cho tôi vẽ ra hình ảnh oai hùng, lãng mạn, tình tứ và nên thơ của người lính trẻ, đã chiến đấu oai hùng nơi trận tuyến. Khi chiến trận vừa kết thúc, được thưởng vài ngày phép để về thăm nhà, anh không kịp tắm rửa thay bộ chiến y mới, chỉ kịp tháo bỏ sợi giây ba chạc, nhờ bạn bè cất khẩu súng vào kho, anh đã vội vàng lên đường ngay cho kịp chuyến xe tiếp tế vừa mới lên hồi sáng.
Về đến nhà, người yêu nghe tiếng gọi của anh, đã thật là ngạc nhiên, hớn hở ra mừng đón . . . ôm lấy anh . . . áo anh còn đầy mùi thuốc súng . . .
Hào Hùng thay! Lãng mạn thay!

Chỉ cần một lời thơ, một câu hát, mà người nhạc sĩ đã vẽ lên hình ảnh của một người Lính Trẻ, vừa làm tròn bổn phận người Trai Thời Chiến, vừa làm vừa lòng người yêu nhỏ ở hậu phương.
Tại sao tôi biết người Lính đó còn trẻ?
Đó là vì, anh đã hối hả đến thăm người yêu, mặc dù:
“Ngoài trời mưa lê thê, qua ngàn chốn sơn khê . . .”
Nếu người lính đã lớn tuổi, và đã có vợ con rồi, anh ta không có vội vã như vậy. Trời đang mưa tầm tã, đường về lại cong queo qua ngàn chốn sơn khê, về làm chi cho mệt, lỡ tài xế lạc tay lái, đạn bắn không chết, lại chết vì xe lật lãng nhách! Hãy đi tắm rửa thay quần áo cho khỏe rồi sáng mai tàn tàn đi về nhà có phải là có lý hơn không!
Tôi ngồi im lặng như chưa bao giờ im lặng như vậy (Nhạc thính phòng mà! Phải im lặng mới nghe được từng lời ca tiếng nhạc chứ!) để tiếp tục nghe bản nhạc tuyệt vòi này. Người ca sĩ, chị Dương Hòa, với giọng hát trong trẻo, uốn theo từng lời ca nốt nhạc, giọng chị cao vút lên:


“Anh như làn gió . . . bay ngược xuôi,
Theo đường mây . . . tóc tơi bời . . . lộng gió bốn phương . . .”
Người lính trẻ về thăm người yêu được vài giờ ngắn ngủi rồi lại phải ra đi như một làn gió, bay ngược, bay xuôi, theo đường của mây trôi, mái tóc bồng lên vì lộng gió bốn phương. Nhưng dù có bay ngược bay xuôi, dù có gió lộng mưa nguồn, người trai vẫn chỉ có một tấm lòng yêu nước non và chung thủy với người yêu:
“Nước non còn đó, một tấm lòng,
Không mờ phai . . . cùng năm tháng . . .”


Người nhạc sĩ nào mà lại tài ba quá như vậy! Nhạc vừa hay, lúc thì cao vút lên tận trời mây, lúc thì chùng xuống mãi tận đáy của con sông, ngọn suối. Lời ca lại vừa tình tứ lại vừa oai hùng như vậy?
Người nhạc sĩ này phải là một người Lính!
Không những là Lính, anh phải là một người Lính Chiến Đấu, ở nơi trận tiền.
Đúng! Bạn đoán đúng rồi đó.
Người nhạc sĩ tài hoa này là Đại Tá Nguyễn Văn Đông, là nhà thơ Phượng Linh, Phương Hà, nhà viết tuồng cải lương Đông Phương Tử . . .
2. NguyenVanDong-nguoilinh


Nguyễn Văn Đông, với ba lô nón sắt hành quân.

Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932, tại Quận Nhất, Sài Gòn.
Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tầu (14 tuổi). Tại đây, ông vừa học làm lính, vừa được học nhạc với các giáo sư âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn sau, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay, bản nhạc “Thiếu sinh quân hành khúc” đã được chọn làm bài hát chính thức của Trường Thiếu Sinh Quân.
Sau khi tốt nghiệp trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, năm 1951, ông được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Sĩ quan Vũng Tàu và tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy vào năm 1952. Năm sau, ông được cử đi học khóa huấn luyện “Ðại đội trưởng” tại Trường Võ Bi Đà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Đoàn Trưởng” tại Trường Chiến Thuật Hà Nội. Ra trường, ông nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trọng pháo 553, trở thành Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia Việt Nam khi mới 24 tuổi.

Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, ông được chuyển vào Nam, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trung úy Trưởng phòng Hành quân. Thời gian này, ông còn kiêm nhiệm chức Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của Phân khu, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là, tham gia Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu 1956 do Tướng Dương Văn Minh làm Tư lệnh chiến dịch.
Những bài hát như Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê đều đã được ông sang tác ở nơi trận tiền miền Bắc và Đồng Tháp Mười miền Nam, khi ông còn rất trẻ, mới có người yêu, vì thế, những bản nhạc này mới đầy . . . Mùi Lính, lãng mạn và chứa đầy tình quê hương đất nước.
Hai MC chính trong buổi văn nghệ, một là Quốc Việt, một người mà đa số dân tỵ nạn chúng ta đều biết anh là ai, không cần nhìn mặt, chỉ cần nghe cái giọng trầm ấm phát lên là chúng ta đã biết chàng là ai. Lần này, anh không đọc thông tin nữa, mà giới thiệu từng bài hát với lời lẽ thật là chau chuốt mà trước đây, chỉ có Hà Huyền Chi, Văn Quang, Phan Nhật Nam viết mà thôi.
Người MC thứ hai, có thể đã xuất hiện nhiều lần rồi nhưng tôi ít đi đó đây, nên đây là lần đầu tiên tôi được nghe giọng nói của chị. Giọng của chị là giọng Bắc, hơi cao, thật là đặc biệt. Cái giọng này . . . hình như tôi đã được nghe từ lâu lắm rồi:
“Người lính trưởng thành theo nhịp độ gia tăng của cuộc chiến, đầu đội nón sắt, vai mang ba lô, tay siết chặt khẩu súng, anh bước đi mòn vẹt đế giày saut trên khắp mọi nẻo đường để canh giữ quê hương.

Anh đi qua những địa danh trên đất nước mình mà nghe sao xa lạ: Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, trong rừng già trùng điệp, giữa ban ngày giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Anh băng mình dưới lửa đạn thù phủ chụp Cồn Tiên, Ái Tử; nằm phục kích bên ven phá Tam Giang nghe tiếng hò Nam Ai vẳng trên đầm nước mênh mông theo gió lướt về nghe thảm đến não lòng … Anh lặn lội ngày đêm trong bùn lầy ngập nửa thân mình nơi những cánh rừng Tràm, rừng Ðước, ở Ðồng Tháp Mười, ở U Minh để nghe muỗi vo ve như sáo thổi, thấy đỉa lội như bánh canh ….
Trong hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn cỏ đẫm sương mai . Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm đen, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá.

Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ. Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn, đem hy vọng cuộc đời đặt trên nòng súng thân quen.
Anh đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc . . .“

3. Linh Hà


Người xướng ngôn viên nào đã nói lên những nỗi cơ cự, hiểm nguy của đời Lính rồi sau đó mời người Lính nghe một bản nhạc đầy tình quê hương . . . bạn có nhớ được ai chưa . . .?
DẠ LAN!


Đúng rồi, bạn ạ!
Người xướng ngôn viên đang đứng trước mặt tôi, trên sân khấu, đang giới thiệu bài hát, đã có giọng đọc giống như Dạ Lan, người điểu khiển “Chương Trình Dạ Lan, tiếng nói của người Em Gái Hậu Phương gởi cho người anh nơi tiền tuyến“.
Thời còn làm lính, tôi chưa hề được hân hạnh giáp mặt Dạ Lan, và cô cũng ít khi nào xuất hiện trước hàng binh. Những người lính như tôi, như bạn, chỉ có dịp nghe tiếng nói của cô trên làn sóng điện, và nhận được những tấm hình của cô do Nha Tâm Lý Chiến hoặc Chiến Tranh Chính Trị gởi tới chúc Tết đầu xuân mà thôi. Qua tới bên Úc rồi, qua sự giới thiệu của nhà văn Hoàng Hải Thủy, tôi mới có dịp nói truyện trực tiếp với cô, qua điện thoại. Dạ Lan 1 hiện còn ở Việt Nam, Dạ Lan 2 đang ở bên Mỹ, nên cả hai đều không có thể xuất hiện ở đây được, mãi đến khi chị tự giới thiệu tên, tôi mới biết đó là chị Linh Hà. Trước 1975, chị Hà đã từng là xướng ngôn viên của đài phát thanh Đà Nẵng, nên chị đã có thật nhiều kinh nghiệm trong công việc của một người xướng ngôn viên.



Chị NiNi, chủ nhân của nhà hàng Candelles và anh Châu Xuân Hùng đã rất hãnh diện chỉ cho tôi thấy . . . Bức Tượng Thương Tiếc do ban tổ chức (Quốc Việt, Châu Xuân Hùng, Kiều Tiến Dũng và Nguyễn Quỳnh Châu) đã dựng lên, ơ góc trái của sân khấu, phỏng theo bức tượng chính “Thương Tiếc“ của Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, đặt tại Nghĩa Trang Biên Hòa.
4.Thương Tiếc


Cũng vì cảm động về tấm lòng Thương Lính của ban tổ chức, mà chị NiNi đã góp phần bằng cách không lấy lệ phí mướn nhà hàng, tặng luôn cả tiền điện, tiền ga sưởi ấm, để . . . ấm lòng người chiến sĩ.


Cũng vì mục đích cao đẹp nói trên của ban tổ chức, mà các cựu quân nhân và đồng hương tham dự buổi nhạc thính phòng đã tự nguyện đóng góp một số tiền lớn, mà sau khi trừ mọi chi phí nhỏ, ban tổ chức đã có được số tiền lên đến $18, 385. Ban tổ chức đã tuyên bố, chia hết số tiền này ra làm hai phần bằng nhau để trao tặng lại cho Hội Vietnamese American Foundation (VAF) để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Hội Tình Thương Foundation (TTF) để tặng lại cho các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa còn lại ở Việt Nam.


CHUYỆN XƯA NGÀY ẤY THÁNG TƯ.


Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc bốn mươi năm qua rồi, vết thương do chiến tranh tạo ra tưởng chừng như đã được phương thuốc thời gian xóa nhoà đi rồi. Thế nhưng, vì bọn Việt cộng xâm lược đã không ngừng tạo ra quá nhiều tang thương máu lửa cho đất nước, cho người dân Việt, cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa, làm cho người dân Việt, người Lính Cộng Hòa không thể nào quên được những hành vi giết chóc, trả thù dã man, những hành động cướp đất cướp nhà, mà lúc nào chúng cũng mở miệng ra là đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc nơi thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa.


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một điển hình, sau ngày mất nước, ông và hầu hết những người Lính Cộng Hòa đã bị bắt đi tù trong cái nhà tù mà bọn Việt cộng gọi là “Trại Học Tập Cải Tạo”, nhưng mục đích chính của chúng là để cho người Lính Cộng Hòa chết dần chết mòn giữa rừng sâu nước độc. Kết quả là sau hơn 9 năm ở trong tù, vì bị làm việc lao động quá sức, vì bệnh tật mà chúng không cho thuốc men điều trị, vì bị khủng bố tinh thần, Đại Tá Đông chỉ còn da bọc xương, chờ chết. Tới lúc đó, bọn chúng mới gọi người nhà lãnh ông về để chờ đem chôn. Khi được chính phủ Hoa Kỳ nhận cho đi định cư theo chương trình HO, ông đã không thể nào nhúc nhích tay chân, nên đành xin ở lại chờ chết trên quê hương nơi ông sinh ra. Khi thuốc tây không trị bệnh cho ông được, gia đình ông không còn con đường nào khác ngoài việc uống đại liều Thuốc Bắc, Thuốc Nam, đằng nào cũng chết. Nhưng, may mắn thay, căn bệnh thấp khớp, co quắp bắp thịt làm cho tay chân ông không cử động được, đã từ từ bớt đi, cho đến nay, mặc dù tính mạng ông không còn bị đe dọa nữa, ông cũng chỉ có thể đi đứng chút đỉnh mà thôi, và không bao giờ có thể sáng tác nhạc trở lại nữa (Tài liệu lấy trên nhiều nguồn internet).

Trở lại ngày 30 tháng tư năm ấy, 1975, chúng ta đang ở đâu? Làm gì? Suy nghi gì? Bạn và tôi chắc chắn không bao giờ quên.


Anh Cảnh, Khóa 8/68 Đồng Đế (vì Thủ Đức quá đông) nhớ lại ngày đó như sau:
Lúc đó, tôi giữ chức Trung Đội Trưởng Pháo Đội B của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Phòng Không, đóng tại Nhà Bè, để bảo vệ cho kho xăng của các hãng dầu Shell, Caltex và Mobil. Pháo đội của tôi, sau khi tham dự chiến trường Tây Ninh Trảng Lớn, đã được đưa về Nhà Bè từ tháng 3/1975. Pháo đội của tôi có hỏa lực rất mạnh, gồm 6 khẩu đội, mỗi khẩu đội trang bị bốn dàn đại liên Swatt bốn nòng, mỗi dàn được gắn trên một xe GMC Cargo 5 tấn. Trên xe, ngoài pháo tháp đại liên, chung quanh chứa cả trăm thùng đạn.
Để bảo vệ kho xăng Nhà Bè, ngoài pháo đội B của tôi, còn có toán Thám Sát Điện Tử (dùng các thiết bị điện tử để đo hơi nóng, chấn động và từ trường) và đoàn Quân Khuyển nữa. Bên ngoài kho xăng, còn có Đặc Khu Rừng Sát của Hải Quân và Địa Phương Quân trú đóng nữa.
Với hỏa lực pháo binh hùng hậu như vậy, với đầy đủ quân lính trang bị đầy đủ, tinh thần vững chắc, tôi không bao giờ tin rằng Miền Nam có thể thất trận, mặc dù lúc đó đã có nhiều tin tức xấu dồn dập từ Miền Trung gởi về. Qua đến Tháng Tư, có nhiều đơn vị báo cáo tình trạng bỏ ngũ, tôi cảnh giác đơn vị minh, tập họp anh em, tuyên bố:
“Hỏa lực của chúng ta còn đầy đủ, Quân Đoàn III còn đây, đơn vị bạn còn đó, chúng ta không thể nào thua. Tôi còn đây với anh em, anh em hãy bền tâm, cố gắng chiến đấu, chu toàn nhiệm vụ bảo vệ kho xăng, bảo vệ đồng bào và đất nước minh.”
Đến ngày 29/4, tôi mất liên lạc với Đại Đội, với Tiểu Đoàn, nhưng với máy truyền tin nội bộ, tôi được biết tất cả pháo binh của Quân đoàn và các binh chủng khác đã tập trung về Trường Đua Phú Thọ để yểm trợ cho những toán quân bạn, nhất là cho anh em Nhẩy Dù, Biệt Động Quân và Sư Đoàn 18 còn đang chiến đấu thật can trường ở khu Biên Hòa Long Khánh. Đêm 29, tôi tự quyết định cho gom hết 6 khẩu đội đại liên lên xe để sáng sớm mai trực chỉ Phú Thọ, tiếp tục chiến đấu cùng với anh em pháo binh khác.


Sáng sớm, anh em chúng tôi đã cơm nước sẵn sàng, lên xe mở máy đi về Trường Đua Phú Thọ, máy truyền tin nội bộ vẫn mở 24/24 để liên lạc với anh em, tôi mở thêm cái radio để theo dõi tin tức. Bất chợt, tôi nghe giọng Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố: Đầu hàng vô điều kiện, anh em binh sĩ đâu ở đó, chờ bàn giao.”
Tôi dựt mình luống cuống, không biết làm sao, cho đoàn xe dừng lại, tập họp anh em binh sĩ. Mọi người vào hàng, đứng nghiêm chỉnh chờ lệnh. Tôi cho tất cả anh em, ai có radio cũng mở hết lên để nghe lại, có phải là Tổng Thống ra lệnh đầu hàng hay không?
Nghe lại lần thứ hai . . . thứ ba . . . vẫn là đầu hàng vô điều kiện, ai ở đâu ở đó, chờ bàn giao.
Những người lính của tôi, họ bật khóc, gào lên đầy tức tối, không tin được những gì minh nghe là sự thật:
“Đầu hàng? Tại sao lại đầu hàng? Lính minh còn đây, pháo binh đầy những đạn, tại sao không chiến đấu tới cùng mà lại đầu hàng? Lại đầu hàng vô điều kiện nữa? Rồi anh em chúng ta ra sao?”

Tôi nói lời cuối cùng với anh em trong trung đội:
“Tôi và anh em đã ỏ lại đơn vị, đã đồng lòng về Phú Thọ chiến đấu tới cùng, nhưng tiếc thay, Tổng Thống của chúng ta đã đầu hàng giặc rồi, chúng ta đành phải buông súng mà rã ngũ. Anh em hãy cùng tôi, chào lá Quốc Kỳ lần cuối, rồi tan hàng, ai về nhà nấy, không bàn giao, nhục lắm.”


Chúng tôi cùng đứng nghiêm chào lá Quốc Kỳ, rồi từ từ hạ nó xuống, tôi cuộn lại đem vào trong phòng, thay đồ dân sự, cất lá cờ vào trong túi. Ngoài kia, anh em lính tráng đang tháo cơ bẩm của tất cả các khấu đại liên, liệng đi tứ phía rồi vừa khóc vừa ra đi.
Tôi bước ra ngoài, còn hai người lính đứng đó: Một Thượng Sĩ và một Binh nhì của Tiểu Đoàn 3 Phòng Không từ Quân Đoàn II về tăng cường cho trung đội, cả hai đều không có bà con thân thích gì ở đây cả, họ đứng chờ tôi cho họ đi theo. Ba anh em chúng tôi đi bộ, đi xe lam, xe ôm về nhà tôi ở Sài Gòn, sáng sớm hôm sau, anh em chúng tôi ăn chung với nhau bữa ăn sáng cuối cùng, rồi tôi đưa hai anh ra bến xe Miền Trung để về quê quán, anh em chúng tôi ôm nhau khóc ròng, không biết tới bao giờ mới được đoàn tụ.

Anh Nguyễn Thành Vinh, khóa 6/68 kể lại: Ra trường, tôi được chỉ định về Tiểu Khu Phong Dinh, rồi về Trung Đội 3, Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21. Sau một thời gian chiến đấu, tôi được đưa về học khóa 4/71 Hành Chánh Tài Chánh rồi về lại Trung đoàn làm việc. Ngồi văn phòng chán quá, tôi xin ra Trinh sát, mới được hơn một tháng thì lại có công lệnh gọi về làm ở Ban Lương Bổng, trực thuộc Tổng Nha Tài Chánh.

Đến ngày 30 tháng Tư, tôi vẫn còn đi làm, gặp anh Nghĩa, bạn cùng khóa, anh cho biết, Tướng Lê Văn Hưng vẫn còn đó, ông vừa cho lệnh anh em đi lấy lương khô chuẩn bị hành quân, ông nói với anh em:

“An Lộc tôi không bỏ anh em, thì lúc này tôi cũng càng không thể bỏ anh em mà đi.“

Tới sáng hôm sau, Nghĩa tới nhà tôi, mặt mày trắng nhợt:

“Tướng Hưng tự sát rồi. Ổng chết hồi 6 giờ gì đó, tối hôm qua. Xác đã đem qua Quân Y Viện Phan Thanh Giản rồi. Tao với mày phải đi mua đồ để liệm cho ổng rồi đem chôn.”


Tôi bàng hoàng xúc động, thương cho đât nước, thương ông Tướng đã không bỏ anh em mà đi. Tôi khóc một hồi cho vận nước, rồi hỏi Nghĩa:

“Mày . . . có tiền hông?”

“Hổng còn dồng cắc, vừa cho anh em Lính để họ về quê quán hết rồi.”

“Tao có chút ít, nhưng chắc không đủ để mua đồ.”

“Thôi, chờ tao một chút, tao đi kiếm.”


Một hồi sau, Nghĩa trở lại, nói “Ông Nam Hòa, chủ lò bánh mì đi quyên góp bà con được $70,000 đây”. Tôi xách chiếc Vespa chở Nghĩa đi mua đồ, không biết mua gì, tôi ghé nhà Trung Tá Bia hỏi thăm, ông chỉ nơi mùa trà và vài liệm. Mua xong, chúng tôi tới Quân Y Viện, đi ngang Phòng Lựa Thương, thấy xác của Tướng Nguyễn Khoa Nam còn nằm đó, đang có người lo. Tới nơi đặt xác Tướng Hưng, chị Hoàng tắm rửa thân xác ông lần cuối rồi thay quần áo, bỏ ông vào trong quan tài, tụi tôi quấn vải liệm cho ông, đặt vào trong quan tài, rải trả chung quanh rồi ra ngoài mướn xe lam đem quan tài ông đi chôn ở khu đất đường Nguyễn Viết Thanh.


Thưa bạn, vào giờ đó, ngày đó, tháng đó, năm đó,bạn đang ở đâu? Làm gì? Nghĩ gì? Bạn có thể cho tôi và mọi người cùng biết, hay không?


NGUYỄN KHẮP NƠI.





VƯỜN THƠ

 



CHÚA PHỤC SINH

Chiều nay anh tìm về nước Chúa
trong lễ Phục Sinh của Người .
Có một người quen mà lạ:
em lạc trong dàn đồng ca .
Chúng mình không nhận ra nhau
vì Chúa đã trị vì tất cả:
buồng tim trản đấy nước Chúa,
chẳng còn khoang nào cho anh.
Anh chờ trước cổng thánh đường,
chút hy vọng cuối cùng anh nhóm thành ngọn nến.
Nhưng em đã tan vào cộng đoàn dân Chúa;
cô đơn anh về với đêm...
Chúa dạy con chiên hãy mở tim cho người
rồi yêu thương đồng loại .
Trái tim con chỉ đủ sức yêu nàng,
Và trong khoảnh khắc này, nàng có yêu con?
Chúa phục sinh, em cũng phục sinh.
Biết ngày mai em có trở lại đời thường
với buồn vui của cuộc
đời trần thế
để nhận ra nhau sau giấc mộng thiên đường?...
    NGUYỄN NGUYÊN THANH
                                     (Đức-quốc)

JESUS RESURRECTED
This evening I searched my way to God’s range
Where they were celebrating Easter, his morale.
There I found the one familiar but now strange:
That was you who had strayed into the chorale.
 
We did not recognize one another at this hour:
Everything God had reserved the right to oversee.
Your ventricles were saturated in God’s power,
Not a tiny cavity in your heart was saved for me.
 
I waited for you at the gate in front of the church
With a glimmer of my hope I kindled a candle;
But you had already dissolved in the lambs herd;
I returned into the night my loneliness to handle.
 
God has taught his disciples: thou open thy heart
To love thy fellow humans all to live in chime.
Well, my heart is able only to love her, how tart!
Oh Lord, but does she love me right at this time?
 
Jesus was resurrected, and you were too tonight.
I wondered if tomorrow, to revert, you would deem
To recognize in life, with vicissitudes though trite,
One another, ourselves, after the paradise dream?
   
                         Translation by THANH-THANH
                              (Vietnamese Choice Poems)

LỆ CHÂU

Đã mấy xuân rồi, hả bể dâu ?
Những hình bóng cũ nay về đâu ?
Có ai đốt lại lò hương ấy
Mà nhớ vô cùng, hỡi Lệ Châu !
Ta nhớ em như nhớ tháng ba (1):
Ngày giờ có đó, nghĩ không ra!
Chính ta chẳng hiểu mơ hay tỉnh;
Ta ở đây mà nhớ chính ta!
(1) 29/03/1975: Đà Nẵng (thủ-phủ Miền Trung) thất-thủ.
Ta nhớ ta là một tiếng im,
Con thuyền không bến, máu không tim,
Không hoa cho một làn hương quyện,
Không tổ nương nhờ một cánh chim!
Ta có đầu ta – một thánh-thư:
Biết đường, đâu ngại ngã ba, tư!
Lòng ta có lửa mà không bếp,
Như thiếu trùng dương cho hải-ngư!
Thiếu một thần-giao, một cảm-thông;
Đời không tri-kỷ, không tâm đồng;
Bơ-vơ như trận kình-nghê-chiến:
Biển cả tung-hoành một lão-ông!
Rồi bỗng đâu đây giữa gió khơi
Có em bỗng gọi, có ta "ơi!"
Thuyền như nhắm bến, chim tìm tổ,
Đêm muốn hừng đông, hận muốn vơi ...
Em đến – gần mà như muôn trùng,
Không tên, không lấy cả hình dung...
Nhưng em đã đến, bằng xương thịt,
Đã sưởi lòng ta ...  ấm la.-lùng!
Em có là tiên... hay là... ma
Thì em cũng đã có yêu ta!
Tình em là một nguồn thi-hứng:
Bút rỉ mười năm... lại nở hoa!
Em đã theo ta mỗi bước chân,
Hòa trong hơi thở, nhập trong gân!
Có em là bạn... nên từ đó
Ta có niềm vui tự bản-thân...
Nhưng, bỗng tư bề nổi bão đêm:
Kình-ngư còn lại bộ xương lem!
Đất thành hoang đảo! dân thành rợ!
Ngư-phủ vào tù, lạc dấu em...
Nỗi nước khôn khuây, lại nỗi nhà,
Nỗi mình khắc-khoải một mình ta!
Bao nhiêu kỷ-niệm vào tro bụi
Như những kê vàng, quá-khứ xa ...
Ôi! Những ngày xanh, những ước mơ
Tan như ảo-ảnh mống trời mưa!
Thời-gian liệm lấp vào quên-lãng
Những mộng vàng son hóa mộng hờ!
Rồi có hôm nào như hôm nay:
Gió nào gợn sóng, lá nào bay ...
Cho ta gợi lại trong tâm-tưởng
Một thoáng ân-tình, thoáng rượu say ...
           Trại Kho Đạn (Đà Nẵng), 1980-81
                     THANH-THANH






NGƯỜI CHIẾN SĨ

Từ vô thỉ đến muôn đời muôn kiếp
Nhất tâm tu là trả nghiệp trần gian
Kẻ bần cùng cho đến bậc cao sang
Miếng chung đỉnh, ai không màng không đợi

Người trần tục lòng tham không biên giới
Lợi cho mình mặc thiên hạ hại thân
Tiếng dữ lành đồn đại khắp xa gần
Mua danh lợi tựa phù vân bọt biển

Rồi áo mão, cân đai rồi chinh chiến
Chiến sĩ gục đầu ca khúc biệt ly
Vĩnh biệt người thân nhẹ bước ra đi
Hồn sông núi nghe lặng thầm tức tưởi

Từ ghềnh đá từ đèo cao dốc núi
Chốn rừng thiêng, sỏi đá vượt trùng dương
Bao gian nan, thống khổ với đoạn trường
Người chiến sĩ phơi gan cùng tuế nguyệt

Khi lià đời có mấy ai thương tiếc
Vành khăn sô tê liệt một thời xuân
Cha hận, Mẹ buồn, vợ khóc, con than
Người chiến sĩ dọc ngang còn đâu nữa !

Những chiến công vượt hầm chông đạn lửa
Anh Dũng Bội Tinh, Dương Liễu Sao Vàng
Ðể làm chi cho kẻ mất giang san
Thêm tủi hổ cho hồn hoang nước Việt

Dưới mộ sâu, người anh hùng có biết ?
Một nửa cơ đồ đẫm máu tiền nhân
Một nửa sanh linh rũ áo bụi trần
Còn một nửa là tha nhân phiêu bạt …

Họ đang sống với xa hoa đài các
Hay từng đêm mưa lệ đổ từng cơn
Gửi niềm riêng trên đôi mắt căm hờn
Nuốt bể hận cho qua ngày đoạn tháng

Nhìn mái tóc vội pha màu sương trắng
Nét tinh anh, oai dũng có còn đâu
Ðoạn trường qua với cơ cực dãi dầu
Thêm nặng kiếp nơi thiên đàng tục lụy

Thương các anh, lòng đau tôi chạnh nghĩ
Phải chi mình là chiến sĩ tài ba
Vượt chín tầng mây nơi hải đảo xa
Xin phép nhiệm mầu cứu nguy nhân loại

Tiền thân mãn kiếp còn đang khắc khoải
Dưới mục ngôn kềm kẹp chốn a tỳ
Người dương gian mang mãi nỗi ai bi
Sầu viễn xứ, sầu cố hương đôi ngả !

nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
Nguyện Trời Phật xin cứu đời vất vả
Cầu yên bình ngự trị khách ly hương
Trút bỏ đi bao buồn bã chán chường
Tu một kiếp cho tròn bao nhiêu kiếp …




CON MẮT LINH HỒN

Một con mắt mở một lần
Hai con mắt mở hai lần cả hai

Ðôi tay buông thỏng thật dài
Với lên chẳng tới lâu đài tình yêu

Một con mắt nhắm cô liêu
Hai con mắt nhắm thấy chiều hoàng hôn

Ðôi tay giữ lấy linh hồn
Buông xuôi ngày ấy nửa hồn vỡ tan

Một con mắt mở ngỡ ngàng
Hai con mắt mở phũ phàng chứng nhân

Ðôi tay vươn đến thật gần
Nhưng rồi cũng muộn, một lần buông xuôi

Một con mắt nhắm ngậm ngùi
Hai con mắt nhắm mù đui linh hồn

Ðôi tay quờ quạng hoàng hôn
Hư không còn lại nửa hồn thương đau !...

nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com




CƠN BÃO MÙA XUÂN

Hoa lá mùa xuân đang thắm tươi
Dừa xanh ven biển khóe môi cười
Tình lên cung nhạc trăng vờn nước
Tha thướt em về bến hẹn vui

Mây xám từ đâu khóa kín trời
Cuồng phong xô giạt lá hoa rơi
Nửa đời mộng tưởng hồn giông bão
Một kiếp u hoài dạ khó nguôi

Anh vẫn đi ôm mộng nước trời
Em còn kỷ niệm, lệ chưa vơi
Quê hương yêu dấu xa vời vợi
Sóng vẫn theo bờ chốn biển khơi

Giông bão trong anh khiến nghẹn lời
Muôn ngàn mong nhớ bởi đôi nơi
Mơ ngày hạnh ngộ xanh hy vọng
Ta có nhau rồi … xuân nối ngôi

Em có anh rồi gió bão thôi
Xuân thu ngà ngọc thắm làn môi
Nụ hôn thần thoại nhòa nhân ảnh
Cây cỏ thì thầm chuyện lứa đôi …

nguyễn phan ngọc an - 2016
 An Nguyen

 




DƯ ÂM XƯA

Tôi vẫn đi về phía đông phương
Tìm trong cỏ lá dư âm xưa
Để nghe vang động từng thổn thức
Đã bao năm phong rũ gió mùa

Tôi đã mang theo lệ của người
Của từng buổi đó đến phương trời
Quá xa xôi nhưng cũng quá gần gũi
Vì lệ người còn đẫm trên môi!


Dư âm xưa theo bóng đêm mưa
Như đêm thâu, kín những trang thư
Thời gian có làm mờ đôi mắt
Nhưng hình ảnh người luôn trong tâm tư


Chiêm bao trong sương gió lang thang
Nghe mưa chìm đắm mái hiên tan
Người hởi đừng bao giờ hỏi nửa
Qua sông tôi tìm những mùa trăng


Tôi vẫn đi về phía quê hương
Dù chưa gặp người ở cuối đường
Nhưng bao kí ức làm tôi nhớ
Người vẫn là người chung nhớ thương!

NGHIÊU MINH



Saturday, March 26, 2016

BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG

 


Bàn cờ chiến lược tại Biển Đông

  • 25 tháng 3 2016



 

Image copyright Google

Trong vùng Biển Đông tranh chấp, Trung Quốc thời gian qua sử dụng biện pháp bồi đắp đảo đá nhân tạo và quân sự hóa như triển khai tàu chiến, tên lửa đất đối không và radar tần số cao.
Viễn cảnh tương lai gần, liệu Trung Quốc sẽ ngưng chiến lược quân sự hóa để mặc cả và thương lượng với các nước láng giềng? Hay Bắc Kinh sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền trên các hòn đảo đã bồi đắp với tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của hải quân Mỹ có được các nước trong khu vực chào đón> Đâu là chiến lược tốt nhất cho các nước ASEAN trước khả năng đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc?

Trung Quốc thắng chiến thuật, thua chiến lược?

Theo ông Richard J. Heydarian, đang dạy Chính trị học tại Đại học De La Salle, Philippines, việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo tại Biển Đông bao gồm cả hai mục đích dân sự và quân sự.
“Trung Quốc liên tục khẳng định mục đích dân sự của mình trong việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Nhưng các quốc gia khác đều lo ngại rằng Trung Quốc đang dần thiết lập chủ quyền trên thực tế một cách không chính thức trên những hòn đảo này,” ông nói.
Ông Heydarian nói với BBC rằng những đụng độ đẫm máu tại Biển Đông như trận Gạc Ma năm 1988 hiếm có cơ hội lặp lại. Mục tiêu hiện tại của Trung Quốc là gián đoạn khai thác năng lượng, hoạt động tuần tra trên biển, hay hoạt động đánh bắt của ngư dân các nước lân cận như Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Là tác giả cuốn sách Mặt trận mới ở Châu Á: Mỹ, Trung Quốc và xung đột tại Tây Thái Bình Dương, ông này cảnh báo “không thể phủ nhận so sánh lực lượng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á hiện tại là rất chênh lệch”.
Theo ông, các nước trong khu vực hoan nghênh sự hiện diện và chương trình bảo vệ tự do hàng hải (FONON) của hải quân Hoa Kỳ để đối trọng với Trung Quốc.
“Mặc dù Trung Quốc đang có lợi thế về mặt chiến thuật, nhưng lại đang thua về mặt chiến lược,” theo lời ông Richard J. Heydarian.

Nguyên nhân là do rất nhiều nước trong khu vực, e ngại sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông nên xoay trục gần hơn với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Sáng kiến Kết nối Hoa Kỳ-ASEAN, còn Nhật Bản cam kết cung cấp thêm 100 tỷ đô la cho những dự án phát triển tại Đông Nam Á.
Những động thái của các nước này, theo ông Haydrian, được coi là chính sách “chế ngự”, là sự kết hợp giữa “ngăn chặn” và “giao thiệp”.
Trong khi đó, ông Anders Corr, giám đốc Công ty tư vấn chính phủ Corr Analytics, nhận xét với BBC chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông là sự tiếp nối chủ nghĩa bành trướng của nước này.
“Trong lịch sử, Trung Quốc đã làm điều tương tự với Tân Cương và Tây Tạng; và nay tiếp tục chính sách này tại vùng Biển Hoa Đông, Biển Đông, và khu vực Himalaya”.
Theo ông, công bằng mà nói hiện tại Biển Đông đang bị quân sự hóa bởi tất cả các bên, không chỉ có Trung Quốc, bởi vì chủ quyền của những hòn đảo này vẫn đang bị tranh chấp.
Ông cũng cho rằng hoạt động hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ có lợi cho các nước ASEAN đang tranh chấp với Trung Quốc.
“Hoạt động này cho thấy Hoa Kỳ không chấp nhận hay ủng hộ lập trường của Trung Quốc về chủ quyền đường chín đoạn”, ông nói.
Bình luận về chiều hướng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, ông Corr nói “Tranh chấp này đã kéo dài nhiều thập niên và khó có thể có bước tiến đột phá trong thời gian tới. Nguyên nhân là do vẫn còn bế tắc trong cách giải quyết hợp lý cho tất cả các bên”.
Trong khi đó, nữ tiến sĩ Elena Atanassova-Cornelis, giảng viên chính trị Đông Á tại Bỉ, lo ngại về tính diễn biến trong ván bài quân sự ở biển Đông.
Bà đưa ra dẫn chứng: “Trung Quốc đã chỉnh sửa Sách trắng nước này vào năm 2015, trong đó cho phép tăng cường đầu tư quân sự mở rộng khả năng phòng thủ kiểm soát cả vùng thềm lục địa (biển gần) và ngoài khơi (biển xa)”.



Image copyright IEAS
Mục tiêu được cho là nhằm thiết lập các vùng cấm bay, cũng như củng cố chính sách “chống xâm nhập, chống tiếp cận”.
Về chính sách hiệu quả nhất cho các nước Đông Nam Á vào thời điểm này, bà Elena Atanassova-Cornelis gói gọn trong thuật ngữ “rào giậu kép”.
“Phần lớn các nước ASEAN muốn thi hành chính sách cân bằng và rào giậu với cả hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ. Đây là điều dễ hiểu.”
“Một mặt, ASEAN muốn hạn chế sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương trong trường hợp Hoa Kỳ bỏ rơi hoặc quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc ấm lên. Mặt khác, các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á cũng cần ngăn ngừa ưu thế vượt trội và các động thái không mong muốn của Trung Quốc,” bà giải thích.

Chiến lược lâu dài

Theo ông Anders Corr, chiến lược tốt nhất đối với các nước vừa và nhỏ ở Đông Nam Á là phát triển kinh tế và dân chủ hóa từng bước. Những hình mẫu tốt là Nhật Bản và Hàn Quốc, vì những quốc gia này là dân chủ và có nền kinh tế khá phát triển có thể hỗ trợ được cho lực lượng quân sự quốc gia.
Về việc liệu Trung Quốc có đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn , ông Corr nói Trung Quốc sẽ không muốn ảnh hưởng xấu tới quan hệ kinh tế với các quốc gia ASEAN do Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều và các mặt hàng xuất và nhập khẩu với các quốc gia này.
“Nền kinh tế của Trung Quốc có tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với nhiều nước Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ cũng không muốn leo thang căng thẳng với Trung Quốc vì hệ quả tốn kém và khả năng đứt quãng thương mại quốc tế.”
Các biện pháp cụ thể cho các nước Đông Nam Á, theo tiến sĩ Elena Atanassova-Cornelis, nhận định có thể chia thành ba hướng cơ bản.
Một là tăng cường khả năng tự vệ, đối thoại với Trung Quốc và sự cam kết của Hoa Kỳ tại khu vực.
Hai là đa dạng hóa chiến lược thể hiện ở chỗ thiết lập và củng cố các hiệp ước đối tác nâng cao khả năng thích nghi với biến đổi chiến lược.
Ba là củng cố các tổ chức đa phương và vai trò trung tâm của ASEAN.
Còn ông Anders Corr nhấn mạnh đến khả năng Trung Quốc thỏa hiệp được với tầng lớp tinh hoa và doanh nghiệp tại Hoa Kỳ quay sang ủng hộ Trung Quốc.
Ông nói: “Những nhà tài phiệt và tập đoàn kinh doanh lớn của Hoa Kỳ không muốn hy sinh lợi ích kinh tế với Trung Quốc, và họ có thể gây ảnh hưởng với chính phủ Mỹ thông qua bầu cử dân chủ”.
Năm 2015, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Quốc đạt mức kỷ lục là 590 tỷ đô la. Trung Quốc cũng có quan hệ thương mại rất tốt với các nước Châu Âu như Anh và Pháp.
“Như vậy, đến một thời điểm nào đó, Hoa Kỳ có thể không còn khả năng bảo vệ các quốc gia đồng minh thân cận nhất của mình tại châu Á”, ông này dự đoán. Đến lúc đó, Trung Quốc có thể sẽ đưa ra những động thái mạnh mẽ hơn về quân sự tại Biển Đông.
Sắp tới Hoa Kỳ chuẩn bị bước vào chuyển giao quyền lực thông qua kỳ bầu cử Tổng thống.
“Chính quyền Obama có chính sách tương đối mềm mỏng với Trung Quốc và Nga, vì thế hai nước này gần đây có được lợi thế trong các tranh chấp lãnh thổ. Tổng thống kế nhiệm có thể sẽ có đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc,” theo lời ông Corr.

Điểm mới trong tranh chấp Biển Đông?

  • 3 tháng 3 2016


 
Image copyright AFP
Image caption Giới chức địa phương của Philippines theo dõi bản đồ về địa điểm mà Philippines nói Trung Quốc điều tàu vào.
Bàn tròn Thứ Năm của BBC và các khách mời bình luận những điểm mới trong tranh chấp Biển Đông năm 2016 nhân việc tàu Trung Quốc vừa rút khỏi bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa mà cả Việt Nam, Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.
Tọa đàm của BBC được phát vào lúc 19h15-20h00 giờ Việt Nam, ngày thứ Năm, 03/3 trên kênh Youtube của BBC Việt ngữ tại đây.
Ngoại trưởng Philippines cho hay hôm 2/3 khi kiểm tra thì tàu Trung Quốc đã không còn ở bãi Hải Sâm thuộc Trường Sa.
Thông tin về hiện diện của nhiều tàu Trung Quốc tại nơi mà Philippines gọi là Đá Quirino đã làm dấy lên quan ngại rằng Trung Quốc đã chiếm kiểm soát bãi san hô này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói khi điều người ra kiểm tra thì không còn thấy tàu Trung Quốc nữa.
Ông del Rosario cũng nói thêm không rõ tàu nước láng giềng khổng lồ có quay trở lại hay không.
"Chúng có thể trở lại vào ngày mai, có thể không."
Tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích rằng Bộ Giao thông Trung Quốc đã điều tàu ra Trường Sa, mà nước này gọi là Nam Sa,để cứu một tàu cá mắc cạn gần bãi Hải Sâm từ cuối năm 2015, gây cản trở lưu thông.
Ông Hồng nói với các phóng viên rằng trong chiến dịch này, tàu Trung Quốc đã "thuyết phục các tàu cá [Philippines] rút lui để bảo đàm an toàn lưu thông hàng hải".
Ông cũng nói tàu Trung Quốc đã rút đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Gây chú ý và quan ngại



 
Image copyright AMTI
Image caption Trung Quốc đã triển khai hệ thống Radar ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Từ đầu năm 2016 tới nay, Trung Quốc gây chú ‎ý và quan ngại ở Biển Đông với một số các quốc gia có lợi ích liên quan, sau khi có một loạt động thái như cho phi cơ hạ cánh thử nghiệm ở quần đảo Trường Sa, tiến hành nhiều chục chuyến phi cơ dân sự hạ cánh, triển khai dàn tên lửa đất đối không và Radar ở khu vực, trong khi được cho là vẫn tiếp tục củng cố các khu đảo nhân tạo gây tranh cãi.
Trước đó, ngư dân Việt Nam cũng đưa ra cáo buộc là nhiều tàu cá của họ tiếp tục bị các tàu của Trung Quốc đe dọa, tấn công thậm chí bắn phá, mặc dù truyền thông chính thức của Việt Nam trong nhiều vụ chỉ gọi đây là ‘tàu lạ’.
Liên quan tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines tại bãi Hải Sâm, hồi năm 2011, tàu chiến Trung Quốc từng nổ súng gây hấn với ba tàu cá của Philippines cũng tại bãi Hải Sâm khiến các tàu này phải cắt neo chạy trốn.
Manila đang kiện tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh ra tòa trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi vào tháng Năm tới.
Hôm thứ Ba 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter lặp lại yêu cầu Trung Quốc không có hành động "hung hăng" trong khu vực và cảnh báo "hậu quả" nếu tiến trình quân sự hóa Biển Đông tiếp diễn.



 
Image copyright EPA
Image caption Người dân Philippines biểu tình phản đối các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
Về phần mình, Bắc Kinh hết sức giận dữ trước các chuyến tuần tra "bảo vệ tự do lưu thông" của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ và các vị khách mời cùng nhìn lại các diễn biến và sự kiện ở Biển Đông, cũng như các động thái, phản ứng của các bên liên quan, và thử dự đoán xem ít nhất từ nay tới cuối năm 2016, Trung Quốc và các bên liên quan sẽ có những bước đi, động thái nào khác đáng chú ý.
Tham gia Bàn tròn, có Đại sứ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Ngoại giao, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao Quốc tế từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo Nhật Bản và nhà báo Vincent Ni, từ Ban BBC Tiếng Trung.
Mời quý vị theo dõi Tọa đàm tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=IQholJOECzo
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160303_hangout_southchinasea_2016

 



Biển Đông : Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc chọc mù


media 

Ảnh minh họa - Vệ tinh SMOS.AFP/ESA/AOES Medialab
Cho đến nay, uy lực quân sự của Mỹ được cho là chủ yếu dựa trên các loại công nghệ và vũ khí, kết nối với nhau qua màng lưới vệ tinh. Thế nhưng, đây chính là « tử huyệt » mà các đối thủ của Mỹ, cụ thể là Trung Quốc và Nga, có thể đánh vào.
 Trong một bài viết ngày 07/02/2016, nhà báo Dan Lamothe, chuyên trách vấn đề quân sự và quốc phòng của nhật báo Mỹ The Washington Post, đã nêu bật nguy cơ này trong bài « Giới phân tích hối thúc Hoa Kỳ chuẩn bị cho chiến tranh không gian với Nga, Trung Quốc ».
Bài báo mở đầu bằng một kịch bản thảm họa đối với Hải Quân Mỹ trên Biển Đông : Một chiến đấu cơ Trung Quốc vô tình đâm vào một máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải Quân Mỹ khi đang tuần tra trên Biển Đông, làm phi hành đoàn của cả hai bên thiệt mạng. Lo sợ sự trả đũa của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã dùng biện pháp khá bất ngờ : Sử dụng tên lửa địa đối không để liên tiếp bắn hạ nhiều vệ tinh của Hoa Kỳ trên không trung.
Hậu quả rất tức thời : Hải Quân Mỹ trên Thái Bình Dương bị buộc phải tự mình di chuyển mà không còn được hệ thống định vị GPS trợ giúp, trong lúc thông tin liên lạc bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nên tình thế hỗn loạn và bất ổn. Các cuộc tấn công của Trung Quốc cũng đã triệt hạ một số khả năng điều khiển kho vũ khí dẫn đường chính xác của Lầu Năm Góc.
Kịch bản này chưa hề xảy ra, nhưng cho thấy rõ sự lệ thuộc của Lầu Năm Góc vào không gian và vào công nghệ quân sự gắn với không gian. Trong nhiều thập kỷ qua, số lượng vệ tinh được phóng lên khí quyển của trái đất đã tăng vọt, cung cấp cho Hoa Kỳ một lợi thế rất lớn về mặt quân sự, ngay cả khi kho vũ khí thông thường mà các đối thủ của Mỹ có trong tay rất ghê gớm.
Theo nhà báo Dan Lamothe, một báo cáo mới đây của Trung Tâm An Ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security) đã nhấn mạnh đến các lỗ hổng mà Lầu Năm Góc để lộ trong không gian, và kêu gọi Mỹ thay đổi chiến lược để bảo vệ và chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh không gian.
Tác giả bản phúc trình là ông Elbridge Colby, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung Tâm, nguyên là thành viên trong ban vận động tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa Mitt Romney. Theo bản báo cáo, các đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Trung Quốc và Nga đã nhận thấy rõ mức độ lệ thuộc nặng nề của Hoa Kỳ vào « kiến trúc không gian » - tức là các hệ thống vệ tinh quân sự - và đã bắt đầu tìm cách chống phá.
Đối với ông Colby, các mối đe dọa nhắm vào các vệ tinh không chỉ đến từ các tên lửa, mà còn đến từ không gian mạng với các cuộc tấn công tin học và điện tử có tác dụng vô hiệu hóa các vệ tinh. Báo cáo ghi rõ : « Không gian đang trở thành một địa bàn giống như bất kỳ một địa bàn nào khác - không trung, đất liền, biển khơi, và điện từ - nơi mà Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực chống lại các mưu toan truy cập và khai thác, chứ không chỉ là bảo đảm quyền sử dụng và tự do qua lại an toàn ».
Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, Lầu Năm Góc đã bắt đầu chuẩn bị đối phó.
Vào năm ngoái chẳng hạn, bộ trưởng Quốc Phòng Ashton B. Carter đã chỉ đạo cho quân đội Mỹ là phải bắt đầu xem xét việc giảm sự lệ thuộc vào các vệ tinh GPS, và đã gợi lên trong một podcast (tức là bài ghi âm truyền qua internet) rằng Bộ Quốc Phòng có thể sẽ không còn đặt mua vệ tinh GPS trong vòng 20 năm nữa.
Ông nói : « Đây là một suy nghĩ đồng thời là một đề xuất cho quý vị : Tôi ghét GPS... Ý tưởng theo đó chúng ta đều phải bám víu vào một cái vệ tinh – từng được tôi miễn cưỡng đặt mua – quay trong một quỹ đạo bán đồng bộ, nhưng lại không vận hành được trong những hoàn cảnh nhất định, trong nhà hoặc trong các thung lũng ở Afghanistan, ý tưởng đó thật là lố bịch ».
Theo ông Colby, dù có làm gì đi nữa, thì Mỹ không bao giờ có lại ưu thế tuyệt đối trong không gian. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải xem xét vấn đề là phải làm gì khi một vệ tinh của mình bị tấn công.
Theo nhà nghiên cứu này, thì trong Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ từng đe dọa là sẽ đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công nào trong không gian bằng một đòn hủy diệt. Do vậy, ông Colby cho rằng Mỹ nên áp dụng một quy định mới, theo đó các cuộc tấn công trong không gian có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa ngoài không gian, chẳng hạn như các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bộ...
Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, ông Colby nhận xét rằng không gian là một ví dụ hoàn hảo về các thách thức nhắm vào ưu thế quân sự của Mỹ. Không có lý do để nghĩ rằng Trung Quốc và Nga sẽ tự kiềm chế trong không gian, và điều đó đã khiến ông nêu lên các câu hỏi về việc Lầu Năm Góc làm thế nào để tránh chiến tranh trong không gian trong tương lai...
Theo ông Colby, ngay cả khi Trung Quốc hay Nga không bắn hạ vệ tinh Mỹ, họ cũng sẽ tìm cách gây nhiễu và ngăn chặn việc sử dụng : « Không gian sẽ là một địa bàn dễ bị tổn thương, vì vậy chúng ta sẽ phải nghĩ ra cách để giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu những mối đe dọa đó ».

No comments:

Post a Comment