SOI BIỂN * TÙ YÊN BÁY
CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI TÙ CẢI TẠO VỀ TỪ YÊN BÁI
Saigon 1988 – Đón người thân học tập “cải tạo” từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
Tôi còn nhớ là những Sĩ quan cấp bậc Trung tá phải trình diện tại Trường học Don Bosco, Gò Vấp trong ba ngày từ 14, 15 và 16 của tháng 6 năm 1975. Tôi trình diện ngày giữa để không sớm mà cũng không trễ.
Chúng tôi ngoan ngoãn như những con cừu non mang theo đủ số thuốc men, đồ đạc và tiền để học tập ba tháng rồi sẽ trở về với gia đình (Theo thông cáo). Vợ tôi đã khuyên tôi trốn về quê hoặc nơi nào khác một thời gian rồi sẽ tính sau. Nhưng vì sự đi đứng của tôi khó khăn (Chống gậy) và hơn nữa với 21 năm trong Quân đội và Hành chánh nên được nhiều người biết sẽ dễ bị lộ tông tích. Tôi cũng sợ liên lụy đến vợ con nếu tôi không ra trình diện.
Trong thời gian chờ thanh lọc, bọn CS nhốt chúng tôi tại trại Long Giao, căn cứ của Trung Ðoàn 48 thuộc Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Nơi đây tôi có gặp gỡ nhiều chiến hữu cùng cấp bực và nhiều vị Chỉ huy cũ của tôi như các cựu Ðại Tá Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thế Lương, Nguyễn Năng Bảo, NT Nguyễn Thành Trí, cựu Tư lệnh phó Sư đoàn, sau khi tôi đã rời Binh chủng.
Tôi vẫn còn nhớ một hình ảnh khó quên về cựu Ðại Tá Tôn Thất Soạn, một chiến đoàn trưởng TQLC đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thời gian ông chỉ huy các Tiểu đoàn TQLC hành quân trên 4 miền Chiến thuật. Sau cùng ông là Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa khi tôi làm Quận trưởng Ðức Hòa. Ông cũng được mọi thành phần Quân Cán Chính mến thương như lúc ông còn là Chiến đoàn trưởng vì tính hiền hậu và nhã nhặn của ông ấy. Tôi không bao giờ quên và tội nghiệp cho một anh hùng lỡ vận. Mới vài tháng trước đây ông là một vị Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa uy quyền, hôm nay thấy ông vác củi rừng và mặc bộ đồ Kaki vàng lượm được đâu đó đã rách tả tơi. Tôi rất xúc động và căm hờn. Tôi nghĩ rằng tinh thần của Ðại Tá Soạn cũng như tôi lúc bấy giờ còn tả tơi hơn bộ đồ Kaki rách rã rời này nữa. Ôi! một thời oanh liệt nay đã tiêu tùng theo vận nước!
Trước khi chở ra Bắc, bọn CS đưa tất cả Sĩ quan từ cấp Tướng đến cấp Tá về trại tù Suối Máu mà trước kia Chính quyền miền Nam giam tù phiến Cộng. Nơi đây trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, bọn chúng có giường ngủ, chăn màn đầy đủ.
Chúng được ăn uống theo tiêu chuẩn Quốc tế cho nên tên tù Việt Cộng nào cũng mập béo. Các phái đoàn Mỹ và ngoại quốc đến thăm viếng thường xuyên. Trại được xây cất nơi thờ phượng cho các Tôn giáo. Khi chúng tôi vào trại Suối Máu thì những căn trại trống không, phải nằm đất và cơm ngày hai bữa với canh rau nấu muối hột, thỉnh thoảng có chú cá loại rẻ tiền hôi tanh khó ngửi.
Có một lần bọn CS cho chúng tôi ăn hủ tiếu đã lâu ngày bị mốc meo nên hầu hết anh em tù đều bị kiết lỵ, một số người bị chết vì không có thuốc trị. Vấn đề vệ sinh rất là bẩn thỉu, tồi tệ. Nhưng chẳng thấy phái đoàn nào đến thăm chúng tôi. Tôi còn nhớ là vài tháng trước ngày 30 tháng 4, 1975, phái đoàn của Ni sư Huỳnh Liên, v.v… đã gây khó dễ với Chính quyền Tổng Thống Thiệu là phải được vào thăm bọn Việt Công bị giam tại Suối Máu. Khi chúng tôi vào trại này, các nơi thờ phượng đều bị bọn man rợ đập phá, các tượng Phật, tượng Chúa đều gẫy nát, không khác nào bị bọn ma quỷ phá nhà chay.
Mỗi buổi sáng chúng tôi cố phóng tầm mắt xa ra ngoài lộ xem có thấy bóng dáng vợ con mình lai vãng hay không cho thỏa lòng nhung nhớ! Vì CS đâu cho thăm nuôi.
Tại Suối Máu tôi rất mừng gặp lại một đồng nghiệp sau cùng ở tỉnh Hậu Nghĩa là cựu Trung Tá Bùi Văn Ngô, một vị Quận trưởng lâu năm ở đây. Tôi đã được thuyên chuyển từ Dĩ An về Hậu Nghĩa hơn một năm rồi lại được trở về Dĩ An một tháng cuối cùng. Nhưng tôi cũng biết ông là một Quận trưởng có khả năng, luôn nghĩ đến Binh sĩ và hiền hòa dễ mến. Tôi xin hết lòng cám ơn ông Ngô đã tận tình giúp bạn bè lúc khổ nhọc vì mỗi chiều sau giờ cơm ông hay rủ tôi cùng đi tắm để ông xách nước giếng giùm tôi vì bàn tay mặt của tôi đã bị tàn phế do thương tích. Ông Ngô và gia đình đi diện HO, các con nay đã thành gia thất và thành công trên xứ người. Vợ chồng chúng tôi xin chúc mừng hai ông bà và các cháu.
Tôi cũng không quên ơn Mũ Xanh Trung Tá Lê Văn Khánh ở tù chung trại 1 Yên Bái đã nhiều lần xách hộ tôi chiếc Valise đựng quần áo mỗi khi chuyển trại. Ông luôn giúp đỡ tôi vì chân tôi đi khập khểnh khó khăn. Nếu không có ông Khánh trợ giúp thì tôi có thể té nhào xuống sông bến Tân Cảng vì phải đi qua chiếc cầu rất nhỏ từ bến xuống tàu Sông Hương chở ra Bắc. Tôi còn nhớ có một người trong chuyến tàu này mang túi đồ nặng trĩu trên vai đã lọt xuống sông bị chìm mất dạng mà bọn bộ đội CS vẫn đứng trơ mắt nhìn không tiếp cứu.
Nơi xứ này mỗi khi anh em có dịp gặp nhau là kể cho nhau nghe về đơn vị cũ, chiến trường xưa và cũng không bỏ qua chuyện tù Cộng Sản vô cùng nhục nhã khó quên.
Ðoạn đường xuôi Nam
Sau một năm bị giam cầm trong Nam và hai năm ở miền Bắc, bọn CS thả những người tù già yếu và bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng thấy không còn lao động được nữa và bọn chúng nghĩ rằng có thả về nhà chúng tôi cũng sẽ chết thôi.
Trước khi được thả về, bọn bộ đội CS ban Chỉ huy trại tù Yên Bái trả lại quần áo mà chúng tôi mang theo lúc trình diện để học tập “ba tháng” theo thông cáo. Tôi lấy bộ đồ mà tôi đã mặc đi trình diện ở Gò Vấp mặc thử xem ra sao. Khi vừa mặc chiếc quần tây vào thì cái quần bị tuột xuống tới chân làm cho tôi sững sờ vì không ngờ tôi ốm tới thế này, và mấy anh bạn tù cùng lán cười rộ lên khi nhìn thấy cái thân người khỏa thân của tôi nó teo nhách từ trên xuống dưới! Trong mấy năm tù có nhìn thân mình trong kiếng soi bao giờ mà biết được cái độ gầy ốm của thân người mình ra sao? mặt mày của mình như thế nào? Mấy năm đầu bọn Cộng Sản không cho gia đình thăm nuôi và tiếp tế lương thực nên anh em tù bị đói tả tơi, có người không chịu nổi cái đói đến kiệt sức mà chết!
Những người mập mạp lại càng tiều tụy hơn chúng tôi nhiều và càng dễ chết do thiếu dinh dưỡng. Hôm ngày tập trung về Ðoàn để chuẩn bị trở về Nam, một cựu Ðại Úy LLÐB đến chào hỏi tôi mà tôi không thể nhìn ra ông ấy là ai. Ông ấy bèn nói rằng: Anh Năm (Colonel) không nhận ra em sao? Em là Ðại Úy M… mập đây. Lúc bấy giờ tôi mới nhớ ra ông, vì ngày xưa ông rất mập và bụng to đến đổi khi ông ngồi lái xe Jeep là cái bụng bệ vệ và nặng nề của ông đụng tới cái Volant xe.
Ông ta bèn giở áo lên cho tôi xem cái bụng của ông có nhiều miếng da xếp lại không khác nào cây đàn Accordéon. Gương mặt tròn trịa của ông năm xưa nay bị hóp lại trông thật não nề!
Mọi người tù đều ốm yếu như nhau nên tôi cũng không nhận định được thân người của tôi nó gầy ròm như thế nào? Khi đến đón tôi được thả về tại cổng thành Ông Năm, Gò Vấp, vợ tôi chỉ nhìn ra tôi nhờ tôi chống gậy đi khập khễnh từ sau ngày tôi bị thương tại vùng giới tuyến vào cuối năm 1966, lúc tôi còn là Tiểu đoàn phó TÐ 3 Thủy Quân Lục Chiến.
Toán đầu được thả ra là những Sĩ quan thuộc ngành chuyên môn như Hành chánh hay Kỹ thuật. Trong toán này có một anh Thiếu tá ngành Quân Nhu, khi vùa tới cổng trại anh nhìn thấy bà vợ đang ngơ ngác nhìn tám người tù đi ra mà không nhận dạng được chồng bà. Anh ấy bèn lên tiếng: Em! anh là T… đây. Bà vợ nhìn chồng quá tiều tụy và xúc động đến ngã quỵ.
Anh Thiếu Tá cũng khóc sụt sùi nức nở nên bị giữ lại cho trở vào trại để lên lớp cùng với chúng tôi đang mong chờ đợi phiên về kế tiếp.
Tên quản giáo nói rằng: “Đảng và nhà nước với chánh sách khoan hồng đã nuôi các anh ăn học rất chu đáo để trở thành công dân tốt, chứ nhà nước đâu có hành hạ mấy anh đâu mà tại sao các anh lại tủi thân mà khóc với vợ con?”. Tôi bực mình và nói thầm: “Chúng tao đâu có chém trâu đốt nhà như loài Cộng sản chúng mầy mà được bọn bây giáo dục để trở thành công dân tốt?” Nghe mấy câu nói nhàm tai này tôi càng tức sôi gan và tôi nghĩ rằng chắc quý vị cũng rất bực mình nghe tôi kể lại câu chuyện này.
Bọn Cộng sản thả những người trong nhóm chúng tôi làm năm đợt, mỗi đợt tám người và cách nhau mỗi đợt một tuần lễ.
Cứ sáng ngày Thứ Năm trong tuần là anh em tù hồi họp chờ đợi tên cán ngố đến gọi tên mình và dẫn ra cổng trại. Sống với bọn này lúc nào cũng hoang mang và đầu óc luôn luôn bị căn thẳng!
Một cựu Trung Tá Phòng Nhì, lúc bấy giờ đã bảy mươi hai tuổi còn bị giữ lại với tôi sau khi toán cuối cùng đã được về hai tuần qua rồi. Ðiều này làm cho ông và tôi rất đắn đo vì tên thủ trưởng trại chẳng cho biết lý do tại sao mà chúng tôi cũng chẳng dám hỏi. Ông ấy tự suy đoán và nói với tôi rằng: Có lẽ tôi là Nhân viên phòng Nhì còn cậu làm Quận trưởng lâu năm, chắc chúng mình thuộc thành phần “ác ôn” (Đây là danh từ của bọn Cộng sản gán ghép cho những người của chế độ miền Nam). Thật là nhức đầu với lối khủng bố tinh thần của lũ Cộng sản.
Về đến nhà tôi nhìn vào kiếng thấy người tôi chỉ còn da bọc xương, hai xương vai nhô ra, đưa bộ ngực Oméga sâu hõm, mặt mày xanh xao như tàu là chuối trông giống như người mắc bịnh Aids Disease mà bên Việt Nam gọi là bịnh Sida. Ðứa con trai út của tôi tám tuổi hỏi mẹ nó sao ba bây giờ không giống ba mấy năm trước vậy? Tôi buồn muốn rơi nước mắt vì tủi thân và nghĩ rằng không biết tôi có thể khỏe mạnh lại như xưa không? Khi đi trình diện tôi cân nặng 65 ký, bây giờ chỉ còn 40 ký. Tôi không biết rằng có được hồi phục sức khỏe để nuôi bản thân tôi và lo cho gia đình nổi không? Vì biết rằng tôi phải lao động cày cuốc theo chánh sách của bọn chúng (CS) khi được thả về với gia đình.
Lần này chúng tôi được chở về Nam bằng xe lửa từ Yên Bái đến Vinh, rồi từ Vinh đi bằng xe đò trong Nam ra đón chở thẳng về thành ông Năm, quận Hóc Môn. Tôi cũng xin nói rõ thêm là trên đoạn đường về Nam anh em chúng tôi được chuyên chở trong điều kiện thoải mái, không phải như lần ra Bắc bọn Cộng Sản nhốt chúng tôi dưới hầm tàu Sông Hương rất khổ sở từ bến Tân cảng Saigon ra Vinh rồi từ Vinh ra Yên Bái lại tiếp tục bị nhốt trong những toa sắt chở hàng hóa như súc vật.
Trên đoạn đường từ phía Nam cầu Hiền Lương ngay vĩ tuyến 17, về tới Saigon, tôi được nhìn thấy lại những phong cảnh và địa danh mà đơn vị TQLC chúng tôi đã hành quân qua trong những năm chinh chiến và không khỏi ngậm ngùi khi thấy và nhớ lại những mặt trận chạy dài theo Quốc lộ số 1 mà anh em Chiến sĩ cùng tôi đã một thời tung hoành, oanh liệt và đã cùng sống chết bên nhau trong các trận đánh đẫm máu với quân Cộng Sản Bắc Việt. Lúc bấy giờ tôi thật xúc động và buồn lắm! Còn một điều nữa làm cho tôi rất buồn và luyến tiếc là quê hương mình rất đẹp mà để quân Cộng sản vào gây chiến tranh tàn khốc và gây biết bao cảnh đổ nát điêu tàn, biết bao gia đình phải điêu linh!
Ðến thành phố Huế, hai “bộ đội” cho chúng tôi xuống xe để ăn trưa. Ðồng bào hay tin tù cảo tạo được về Nam từ các trại tù miền Bắc đã đổ xô tới bao vây chúng tôi. Các bà cụ già và các phụ nữ nhìn thấy chúng tôi mặt mày xanh xao hốc hác, bơ phờ và ốm gầy nên động lòng khóc nức nở. Chúng tôi bị cấm không cho tiếp xúc với đồng bào, nhưng khi nhìn qua ánh mắt của mấy bà tôi hiểu là các bà rất thương cảm chúng tôi và họ hình dung bóng dáng chồng con hay anh em của họ cũng tiêu điều như chúng tôi vậy, nên họ mủi lòng không cầm được nước mắt. Có một bà cụ chửi khe khẽ rằng: “Ðồ quân khốn nạn! Chúng bay đày đọa mấy người cải tạo ra nông nỗi này!” Một điều làm cho tôi luyến tiếc là phố Huế ngày xưa thanh bình thơ mộng, nay sao tôi thấy tiêu điều buồn tênh! Có lẽ phố Huế cũng buồn theo vận nước?
Anh em chúng tôi chia ra từng toán vào các quán ăn cạnh nhau trên một đường phố. Các người chủ quán đều không tính tiền và còn cho uống Beer và nước ngọt thật ngon lành vì mấy năm nay đâu được có những thứ này.
Ngồi trên xe đò đi tiếp về Saigon, chúng tôi nghe các anh lơ và tài xế chửi xỏ chửi móc chế độ Cộng sản thậm tệ bất cần hai “bộ đội” đi theo chúng tôi. Nhưng lúc ấy tinh thần chúng tôi bị sa sút sau mấy năm trong tù luôn bị đe dọa, bị khủng bố và hoang mang thành ra nhút nhát nên nghe họ chửi rủa anh em chúng tôi cũng ngại lắm. Một anh bạn tù cắt ngang những lời trách oán của anh lơ xe và hỏi anh lơ rằng: “Lúc này nước nhà được giải phóng và được thống nhất chắc là đồng bào mình có cuộc sống ấm no lắm phải không?” Tôi nghĩ là anh bạn tù này muốn hỏi để cho anh lơ ấy không chửi nữa vì sợ ảnh hưởng không tốt cho anh ta, chứ chúng tôi cũng biết dân miền Bắc khổ và đói rách lắm dưới sự cai trị của bọn bạo tàn cộng sản đã mấy mươi năm qua, làm gì mà dân Nam có được sung sướng? Nhưng anh lơ lại nói thêm: “Giải phóng cái con mẹ gì, giải phóng là phỏng… đó mấy ông ơi! Dân khổ chết cha đi mấy ông, muốn mua gạo ăn phải trình hộ khẩu và đăng ký, mua thứ gì cũng không có để mà xài, vật giá leo thang và đồng tiền rẻ mạt vì bị mất giá.”
Xe đò chở chúng tôi đi qua Thành phố Sài Gòn đến Gò Vấp rồi từ từ vào thành Ông Năm là trại giam Sĩ quan cấp Úy. Tôi rất ngậm ngùi khi thấy quang cảnh điêu tàn và buồn tẻ, các cửa hàng khang trang của Sài Gòn năm xưa đều đóng. Thủ đô Sài Gòn ngày nay không phải như trước năm 1975 mà lúc xưa được gọi là hòn ngọc Viễn Ðông.
Lòng mãi u buồn nhớ Sài Gòn.
Tên ấy không còn với nước non.
Sài Gòn mất tên trong sử sách.
Giặc Cộng vào bôi dấu bia son.
Sài Gòn trải qua cơn hỗn loạn.
Tự do, hạnh phúc cũng chẳng còn.
Hòn ngọc Viễn Ðông nay tan biến.
Lòng mãi u buồn tiếc Sài Gòn.
MC
Khi chúng tôi vừa mới tới thành Ông Năm, tên “thủ trưởng” trại chịu trách nhiệm toán chúng tôi nói rằng: “Các anh học tập tốt được Cách mạng cho về đây ăn học tiếp.” Tôi nói thầm: Tốt chỗ nào? Lao động khổ sai đói rét muốn bỏ mạng mà gọi là học tập, bọn chúng mầy lúc nào cũng nói láo. Ðầu óc chúng tôi rất hoang mang không biết còn phải ở tù thêm bao lâu nữa? Hay lại chuyện gì sẽ xảy ra đây, trong khi tên trưởng trại tù Yên Bái đã nói rằng chúng tôi được về sớm vì lý do già yếu, bịnh nặng gần chết và tàn phế, v.v… Thật là chánh sách của Đảng dạy bọn chúng mầy là nói láo, nói láo từ trên xuống dưới và nói láo từ nơi này đến nơi khác.
Trước khi chúng tôi được về có anh Trung Tá H… tùy viên quân sự của Tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại nước ngoài và một số tù cải tạo ở chung trại số 1 Yên Bái với tôi được chúng bảo chuẩn bị hành trang để được thả về. Nhưng một thời gian sau đó anh em đi vào rừng gặp lại anh H…đang lao động với anh em của trại khác. Một anh tù đã hỏi rằng: Sao anh H…còn ở đây? Chưa về với gia đình sao? Anh H…khe khẽ chửi thề: “Ðồ bọn nói láo, mấy anh đừng có tin chúng nó.”
Nhớ lại câu chuyện này tôi càng hoang mang lắm mặc dù đã về trong Nam rồi, nhưng tôi nghĩ rằng dù sao đi nữa về đây ở tù thêm cũng được gần gia đình và khí hậu ấm áp hơn.
Nỗi lo âu và tinh thần bị khủng hoảng khi về với gia đình.
Về nhà mừng vui được sum hợp gia đình nhưng không khí rất là ngộp thở vì những tên Công an Khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Lúc bấy giờ những tù cải tạo khi được thả về gia đình phải trình diện mỗi tuần hoặc hai tuần hoặc mỗi tháng một lần tùy ý của bọn công an địa phương. Vợ tôi phải đi báo cáo ngay cho công an khu vực khi vừa về tới nhà. Ngày hôm sau tôi phải trình diện đồn quân trấn Thủ Ðức và sau đó mỗi tuần một lần. Tôi nghe nói tên công an trưởng đồn quân trấn lúc trước là anh thợ vá vỏ xe đạp tại chợ Thủ Ðức. Tôi không bao giờ có ý chê bai hay khi dễ những người ít học. Tôi rất thông cảm hoàn cảnh sống nghèo khổ của mỗi người. Nhưng tôi rất bực mình thái độ đã vô học lại còn vô giáo dục với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn của quân Cộng sản như lũ chém trâu đốt nhà và ăn hại đồng bào.
Mỗi lần tôi trình diện, tên này luôn luôn có cái bản mặt mày hằn học với tôi lắm, vì theo giấy ra trại hắn biết tôi trước năm 1975 là Quận trưởng Dĩ An, Biên Hòa và quận Ðức Hòa, Hậu Nghĩa. Còn tên Công an Khu vực cứ mỗi ngày đến kiểm soát tôi và hắn ta nói rằng: “Tôi tới thăm anh Châu khỏe không? và tiến bộ ra sao sau khi Cách mạng nuôi ăn học một thời gian”.
Tôi tức căm hờn với những câu nói này vì bị bọn Cộng sản chúng nó đày đọa gần chết mà nói ăn học cái gì? Chúng tôi đã nhiều lần nghe những lời nói y rập một khuôn của bè lũ này từ lúc vào Long Giao đến trại Suối Máu rồi ra Yên Bái. Tên Công an Khu vực thường đến nhà đúng lúc vợ tôi đi chợ về là hắn lục lạo vào giỏ đi chợ xem vợ tôi đã mua thứ gì để theo dõi hằng ngày mình ăn món gì, nhưng hắn nói trớ là xem vợ tôi “có mua đủ thức ăn cho tôi bồi dưỡng không”, theo ngôn ngữ của bọn Cộng sản.
Trong thời gian tôi làm việc tại quận Dĩ An, anh em Chiến sĩ Địa phương chúng tôi đã không ngại gian khổ hành quân ngày đêm nên tiêu diệt gần hết thành phần hạ từng cơ sở trong Quận. Vài tên còn lại phải bỏ vùng hoạt động và ẩn náu giũa hai liên ranh Dĩ An và Tân Uyên. Cho nên sau hai tháng được miền Bắc thả về, bọn Việt Cộng địa phương đến bắt tôi lại để trả thù, nhưng chúng nói là tôi được Công an tỉnh Sông Bé và Biên Hòa mời tôi lên đó làm việc với chúng trong 10 ngày. Chúng nó cho tôi mười phút chuẩn bị đồ đạc và thuốc men đủ dùng trong hai tuần lễ.
Nhìn mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để trả thù hay sẽ làm nhục tôi trước dân chúng tại quận Dĩ An nơi tôi làm việc trước kia, cũng như chúng đã bắt vài Sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy chi khu của tôi đi quét đường và làm vệ sinh quanh khu phố. Tôi quyết định dùng thuốc tự sát thà chết tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng làm nhục trước công chúng. Tôi đoán chắc rằng bọn nó sẽ giết tôi và vùi xác nơi nào đó mà vợ con không hề biết được. Tôi bèn mở tủ thuốc lấy một ống Optalidon mang vào phòng tắm vì không muốn cho hai con gái lớn của tôi thấy và uống gần hết ống thuốc. Sau đó vài phút tôi bắt đầu xây xẩm mặt mày và biết chắc chắn rằng tôi sẽ chết. Không còn sợ chi nữa và rất bực tức, tôi trở ra phòng trước chửi bọn chúng dữ dội và nói rằng chánh sách của bọn chúng bây là nói láo, đừng hòng mà bắt tao lại để trả thù. Ngay lúc đó vợ tôi đi vắng nhà vừa về và tôi chỉ còn nói được ú ớ vài tiếng rồi ngã vào vòng tay của vợ tôi và ngất lịm luôn.
Sau khi tỉnh lại, được vợ tôi thuật rằng chúng muốn chở tôi đến Bệnh viện Sông Bé để bọn chúng lo. Vợ tôi đoán rằng bọn Cộng sản sẽ giết tôi nên nhứt quyết không cho chúng chở đi. Trước sự giằng co dữ dội của vợ con tôi cùng sự chứng kiến của người cùng xóm, bọn Việt Cộng đành để vợ con tôi đem tôi ra xe chở vào Bệnh viện Nguyễn Văn Học và đuổi theo chúng tôi sau đó. Tôi đã may mắn được người cháu là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Tùng đang là BS trực tận tình cứu tôi trong khi đó tên “BS” Cộng sản Trưởng khu cấp cứu nói rằng: Anh này đã chết rồi, anh Tùng không cần chạy chữa nữa. Tên “BS” Việt Cộng ra lịnh cho y tá rút ống dưỡng khí ra, nhưng vợ tôi và BS Tùng mạnh dạn kháng cự lại. Thật rõ ràng là bọn chúng muốn giết tôi chết. Tên này và bè lũ quả thật dã man, tàn ác. Trong thời gian này vợ tôi vất vả vô cùng vì sợ chúng giết tôi nên mỗi đêm phải nằm túc trực tại hành lang phòng hồi sinh để theo dõi và canh chừng tôi.
Sau ba ngày đêm nằm nơi phòng hồi sinh tôi tỉnh lại và tìm mọi lý do nằm thêm môt hai tuần nữa vì còn yếu sức để nghĩ ra mưu kế trốn thoát khỏi Bệnh viện vì vợ chồng chúng tôi được bà BS M…và cô Y tá A…, bạn học cũ Gia Long với vợ tôi, đã mật báo cho vợ tôi biết là mỗi buổi sáng khi bàn giao phiên trực, tên “BS thủ trưởng” đều lưu ý tất cả Nhân viên là hãy coi chừng và theo dõi một tên Trung Tá ngụy đang nằm chữa bệnh. Tôi đã biết là chúng nó sẽ bắt tôi tại bệnh viện. Lúc bấy giờ tôi cũng được hay tin có một số Sĩ quan về cùng lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không biết số phận của các ông ấy đã ra sao?
Những phút giây hồi hộp.
Vào một buổi sáng bà BS M… mật báo cho vợ tôi biết là tên “thủ trưởng sẽ ra lịnh cho tôi xuất viện lúc 4 giờ chiều ngày mai”. Vợ chồng chúng tôi hiểu ngay là bọn chúng sắp đặt âm mưu để bắt tôi lại khi tôi ra khỏi cửa nhà thương. Vợ chồng chúng tôi quyết định phải trốn khỏi bịnh viện vào lúc sáng sớm ngày hôm sau.
Thấy tình hình nguy kịch, chị cả của tôi là một Soeur của nhà dòng Vinh Sơn và cũng là Y tá trưởng của Khoa Nhi Ðồng đang làm việc tại đây đã cùng vợ tôi đến gặp vị Linh mục của nhà thờ nằm ngay phía sau của Bệnh viện Nguyễn Văn Học để cầu cứu. Chị tôi kể sự việc của tôi đã xảy ra cho Linh mục nghe và nói rằng: “Bọn Việt cộng sẽ bắt em tôi lại tại Bệnh viện này vào chiều ngày mai, vậy nhờ Cha cho chúng con dẫn em con đi qua cửa sau để tẩu thoát, nếu không sẽ nguy cho tánh mạng của em con lắm.”
Linh mục được biết hoàn cảnh nguy hiểm của tôi liền chấp nhận và nói rằng: Sáng mai từ lúc 5 giờ Cha sẽ chờ và sẵn sàng mở cửa sau khi các con tới. Chị tôi nay đã trên tám mươi và đã về hưu, còn vị Linh mục đã cứu giúp tôi không rõ còn sống hay không?
Lúc bấy giờ tôi còn quá yếu, mặc dù bà chị và vợ tôi dìu hai bên giúp tôi đi cho nhanh, nhưng tôi lê lết từ bước chân đi âm thầm, chậm rãi và thật hồi họp dưới ánh đèn lờ mờ vào khoảng gần 5 giờ sáng, lúc bệnh nhân còn ngủ nên không ai hay biết. Vừa đến cửa sau thì linh mục nhanh tay mở cửa ngay cho chúng tôi đi qua. Sau khi chúng tôi vào phòng khách của nhà dòng vợ tôi lập tức gọi xe Taxi chở thẳng về nhà ông bà ngoại của mấy cháu tại Chợ Lớn.
Thế là một lần nữa tôi được thoát khỏi gông cùm Cộng sản trong gang tấc. Tôi không quên ơn cháu BS Tùng hiện đang hành nghề tại thành phố Winnibeg, Canada, đã cứu sống tôi. Cám ơn bà BS M… và bà Y tá A… đã mật báo cho vợ chồng tôi biết trước những âm mưu của Cộng sản trong lúc tôi đang nằm điều trị. Những ơn nghĩa lớn lao này chúng tôi còn mang mãi trong lòng đến trọn đời.
Vừa về tới nhà cha mẹ vợ ở đường Trần Hoàng Quân thì cháu gái lớn của chúng tôi xuống nhà báo cho biết là bọn Công an đồn Quân trấn Thủ Ðức đến bao vây và xét nhà để tìm tôi. Bọn chúng hỏi cháu rằng tôi đã ra khỏi bệnh viện rồi, bây giờ ở đâu? Cháu đã được vợ tôi căn dặn trước là tôi sẽ trốn ra khỏi nhà thương nên cháu trả lời là không hay biết gì, vì hai tuần nay phải ở nhà trông nom các em nhỏ. Tên công an trưởng ra lịnh cho con tôi là sáng ngày hôm sau phải ra trình diện đồn Quân trấn Thủ Ðức.
Chúng tôi dư biết rằng bọn man rợ sẽ bắt giam con gái tôi để điều tra nên chúng tôi bảo sáu đứa nhỏ phải lén trốn khỏi nhà ở Thủ Ðức mà về ẩn náu tạm nơi nhà bà chị tôi ở Gia Ðịnh. Con gái lớn chúng tôi lúc đó mới được mười bốn tuổi cùng một cháu gái con của cựu Trung Tá Tiểng, Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, ở Cư xá Kiết Thiết giúp đỡ phải dẫn dắt năm em nhỏ âm thầm chạy trốn trong lúc trời còn mờ sương chưa sáng.
Sau đó vợ tôi đưa mấy cháu về Chợ Lớn sống nhờ với ông bà ngoại để vợ tôi rảnh tay mà đối phó với tình hình vô cùng nguy hiểm của tôi. Chú Thím Châu còn nhớ ơn của cháu Trang đã không ngại nguy hiểm để lo cho mấy em được an toàn.
Tôi ngẫm nghĩ lại chế độ Tự do của miền Nam chúng ta quá rộng lượng và quảng đại. Trong thời gian tôi làm Quận trưởng, từ cơ quan Chính quyền đến Quân đội, anh em chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu hay hành hạ thể xác hoặc tinh thần của gia đình bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong lòng bàn tay quyền lực của chúng tôi. Nếu thế cờ Quốc tế đảo ngược lại, miền Nam thắng và chế độ Cộng sản sụp đổ, chúng ta sẽ đối xử chúng với khí thế quân tử của đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau 30 tháng 4 năm 1975. Bọn Cộng sản chúng nó thật là quân hèn hạ và vô liêm sỉ!
Tôi còn nhớ trong thời gian tôi làm Quận trưởng Dĩ An, có một bà vợ bé của tên Tướng Việt Cộng Ðào Sơn Tây được chúng tôi để sống rất bình yên trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Tướng VC Ðào Sơn Tây này trước kia là Công nhân của sở Hỏa xa tại Dĩ An hồi thời Pháp thuộc.
Những ngày tháng buồn não nề trên gác trọ.
Sau khi trốn ra khỏi nhà thương, tôi tuyệt đối không tiếp xúc với bất cứ ai ngoài vợ tôi. Mỗi chiều tối vợ tôi phải lén lúc đến nơi tôi sống ẩn dật để tiếp tế. Trong người tôi chỉ có tờ giấy ra trại và giấy chứng nhận trình diện của đồn công an Thủ Ðức mà nay đã vô dụng rồi. Tôi phải dùng tờ giấy Chứng cử tri của em trai kế tôi. Nhờ trên hình của tờ giấy rất thô sơ không có đóng mộc, thành thử tôi chỉ thay tấm hình của tôi vào mà xài mỗi khi di chuyển hay đổi chỗ ở. Mỗi lần đi vượt biên cũng xài giấy Công nhân giả do bạn tôi chứng nhận tôi đi công tác sửa chữa máy đèn. Bây giờ nhớ lại cũng buồn cười là tôi chẳng có biết chút kinh nghiệm gì về việc sửa chữa máy đèn hay máy phát điện. Nhưng cũng nhờ bọn Công an ngu ngốc không biết hạch hỏi tôi hoặc là nếu chúng nó nhờ tôi sửa máy đèn thì tôi chẳng biết gì và sẽ bi lộ tẩy ngay là tôi xài giấy tờ giả mạo.
Trong hoàn cảnh tôi là tù vượt ngục ai cũng rất ngại ngùng sợ bị mang họa cho gia đình họ nếu tôi bị phát giác và bị chúng nó bắt lại. Sau hơn sáu tháng sống rày đây mai đó rồi tôi cũng liều mạng cứ trụ lại một chỗ tương đối kín đáo tại cư xá Lữ gia, Phú Thọ. Người chủ nhà là một Sĩ quan cấp bực Chuẩn úy bà con dám chứa chấp tôi ở luôn. Nhưng mỗi khi nghe tin Công an sẽ xét nhà tôi lập tức dời đi nơi khác. Có một lần ông chủ nhà toa rập với bọn Việt Cộng giữ kho sơn tẩu tán một số sơn bột của Mỹ và cất giấu trong nhà ông ta. Ðã nghèo lại mắc cái eo, nhận thấy tình hình nguy hiểm quá tôi phải dời đi nơi khác một thời gian vì sợ vụ buôn lậu bị bại lộ thì tôi cũng lộ mặt luôn.
Tôi sống âm thầm cô đơn trên từng gác trọ thật không khác nào kiếp sống tù, nhưng dù sao tôi cũng được no ấm hơn anh em còn kẹt lại trong các trại tù ngoài Yên Bái. Lúc bấy giờ tinh thần tôi bị khủng hoảng trầm trọng vì sợ bọn Cộng sản tìm ra tôi và bắt lại là đời tàn. Cứ vài ba tháng tôi lén lút về thăm các con đang sống nhờ nơi nhà ông bà ngoại mấy cháu. Có một đêm nhằm lúc tôi về, tên Công an Khu vực đến xét hộ khẩu, tôi phải thoát ra cửa sau ẩn trốn cạnh chuồng gà. Ôi! thật là nhục nhã cho cuộc đời lính bại trận.
Trong thời gian đó vợ tôi luôn tìm đường dẫn tôi vượt biển để bảo toàn tánh mạng. Trong hoàn cảnh trốn chui trốn nhủi tôi bắt buộc phải vượt biển đơn thân độc mã đi trước. Thật là đau đớn không khác nào ra đi mà bứt tim gan để lại vì không biết đến bao giờ mới gặp lại vợ con? Nhưng tôi quyết phải ra đi để tìm con đường sống rồi sẽ tính tới việc gia đình sau.
Mối căm thù này không phải chỉ của riêng tôi mà cũng là của biết bao nhiêu Chiến sĩ đồng đội của tôi trong cùng một hoàn cảnh. Tôi không bao giờ quên mối hận này được, cho nên mặc dù qua Mỹ đã lâu rồi và tôi rất thương nhớ Quê hương, nhớ vài anh chị em ruột thịt còn kẹt lại bên quê nhà, nhưng tôi thật sự không muốn trở về lúc này để nhìn thấy lại mặt mày bọn man ri, mọi rợ và tôi cũng không muốn thấy lá cờ máu hôi tanh của bọn chúng!
Xuân, Hạ, Thu, Ðông, đã mấy lần?
Sống kiếp lưu vong, buồn quốc hận!
Mong ngày nào trở về quê cũ.
Nước thanh bình, thỏa thích vui Xuân!?
(Trích bài thơ bốn Mùa Trên Quê Hương – N.M.Châu )
Sau hai lần ra Nha Trang mà chuyến đi không thành phải trở về. Lần thứ ba có chuyến vượt biển từ Cà Mau nhưng bị đình hoãn. Vợ chồng chúng tôi rất khổ sở vì chuyến đi bị đình hoãn nhiều ngày rồi lại bỏ cuộc, nên trong hai tuần lễ ăn ở chờ đợi đã hết tiền. Vợ tôi phải bán mấy bộ đồ chúng tôi mang theo để sống qua ngày, đến cuối cùng không còn gì để bán ngoài bộ đồ đang mặc. Thật là thất vọng vô cùng! vì chẳng quen biết ai nơi đây mà xin xỏ hay vay mượn tiền, và lúc này cuộc sống của mọi nhà đều rất khó khăn. Tôi nói đùa với vợ tôi rằng: không lẽ chúng mình bán hết cả bộ đồ đang mặc và mặc đồ tắm biển mà trở về Sàigòn hay sao? Chúng tôi chỉ còn đủ tiền đi quá giang xe chở gạo đến nhà thờ Phụng Hiệp, Cần Thơ, để xin tiền bà chị tôi lúc đó đã đổi về làm bà Nhứt tại một nhà dòng tu nhỏ nơi đây để xin tiền mới có đủ mà mua vé xe chợ đen về đến Saigon. Thật là khốn cùng!
Cứ mỗi lần đi không được tôi quá thất vọng và chán nản vì phải tiếp tục cuộc sống âm thầm lén lút trên gác trọ với bao nỗi lo âu! Muốn tìm mảnh đất Tự do để dung thân không phải là dễ dàng. Hai chữ “Tự Do” thật là quí giá vô cùng!
Vấn đề di chuyển vào những năm đó rất khó khăn vì xe đò bị kiểm soát và rất hạn chế. Trong những lần đi tìm đường vượt biển vợ chồng chúng tôi ngủ bến xe rất thường cũng như bao nhiêu hành khách phải nằm bến xe để dành ưu tiên “Đăng ký” mua vé, nếu chậm trễ là hết. Muốn di chuyển từ Saigon ra Nha Trang hay từ Sàigòn xuống tỉnh cũng phải vất vả như thế. Có những khi chúng tôi phải ngủ bờ ruộng hay ngủ gò mã vì không dám vào khách sạn dễ bị bọn Công an chú ý. Tôi đã quen những cảnh ngủ bờ ngủ bụi gian khổ như thế này trong những năm chinh chiến, nhưng trong cái thế hào hùng của người của người lính trận đi hành quân diệt giặc. Bây giờ trong hoàn cảnh của một kẻ tù vượt ngục và vượt biển thật là nhục nhã ê chề. Tôi thật thương vợ tôi vô cùng, tội nghiệp và xót xa cho vợ tôi phải chịu cảnh vất vả, đắng cay như thế này Cuối cùng tôi đi được an toàn đến bờ biển Thái Lan trên một chiếc thuyền con chỉ dài hơn chín thước. Sau khi được tin tức của tôi từ đất Thái, vợ tôi đã yên tâm và rãnh tay tự một mình hướng dẫn và lèo lái chiếc ghe nhỏ dẫn dắt sáu đứa con thơ đến bờ biển Mã Lai bình yên vô sự.
Thật là một ơn phước lớn của Thượng đế đã ban cho gia đình chúng tôi! Thế là từ đây một thời hoạn nạn khốn khổ của gia đình đã qua. Chúng tôi cũng nghĩ rằng mưu sự tại nhân và thành sự tại Thiên. Chúng tôi rất mang ơn Thượng đế đã giúp gia đình chúng tôi được sớm đoàn tựu và đã ổn định cuộc sống nơi xứ người.
Nhưng ngày nay lại rủi thay! với hoàn cảnh hiện tại tôi không hiểu rằng khi đất nước thật sự được Thanh bình và tự do dân chủ tôi có thể trở về lại quê nhà được không?!
Tôi xin ghi vài dòng thơ đơn giản nói lên một ước mơ ngày về thăm quê hương.
Nếu Tôi Về…
Nếu về, tôi xuống miền quê Cao Lãnh.
Viếng mồ cha mả mẹ ngủ thiên thu.
Ði trên đường đê, tìm ngôi trường cũ.
Thăm lớp học vỡ lòng thời thơ ấu.
Nếu về, tôi thăm Trà Vinh yêu dấu.
Nhớ lại một thời thiếu niên lận đận.
Sống đời côi cút, sống cảnh cơ bần.
Lao động, học hành, mong được tiến thân.
Nếu về, tôi thăm Gia định, người thân.
Tạ ơn anh, nuôi tôi sống an lành,
Nhớ chị, thay mẹ dạy dỗ thành danh.
Có một hành trang cho đời khôn lớn.
Nếu về, tôi thăm đồi Tăng Nhơn Phú.
Nơi đây được rèn binh thư, võ luyện.
Giúp tôi trở thành một người lính chiến.
Giữ yên bờ cõi, giữ vững giang san.
Nếu về, thăm vùng chinh chiến gian nan.
Tìm lại vết tích một thời oanh liệt.
Tìm kỷ niệm vui buồn đời lính chiến.
Và nhìn lại những danh lam thắng cảnh.
Nếu về, tôi đến Dĩ An đất lành.
Thăm các Chiến sĩ địa phương anh dũng.
Ðã cùng tôi diệt Cộng phỉ nằm vùng.
Gặp đồng bào, thăm xóm làng thân ái.
Nếu về, tôi sẽ lên miền Yên Bái.
Thăm bạn tù nằm giữa núi hoang vu.
Nơi bọn dã thú đày ải người tù.
Chỉ vì cái tội giúp dân cứu nước.
Nếu về, tôi đến Nghĩa Trang Quân Ðội.
Tìm lại hình bóng Pho Tượng Tiếc Thương.
Thăm những đồng đội gục ngã chiến trường.
Tưởng niệm anh hùng bỏ mình vì nước.
Những điều tôi muốn chỉ là mộng ước.
Vết đạn thù làm đời tôi nghiệt ngã.
Xe lăn bánh mỏi mòn trên đất lạ.
Chỉ mong ngày về trong đống tro tàn!
Nguyễn Minh Châu
TÐ3 Soibien
TRẦN MỘNG TÚ * SAIGON NGÀY XƯA
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi
Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười, rồi chia ly với Sài Gòn.
Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen
Tôi còn nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:
Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…
Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.
Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba. Sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.
Kỷ
niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe
mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái
bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới
hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối)
lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng,
hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn
điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt
hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò
than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục
than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây
thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, mà bà bán hàng trở qua,
lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng
rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em
đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không tham dự vào những sinh hoạt
của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra.
Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.
Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn. Đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác......
Trần Mộng Tú
Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.
Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn. Đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác......
Trần Mộng Tú
CÁNH CÒ * NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN
Khi nhà nước bôi nhọ nước nhà.
Thu, 03/24/2016 - 05:45 — canhco
Báo chí chính thống nổi lên các bài viết theo đơn đặt hàng của Tuyên
giáo vài ngày trước khi vụ án Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh mở ra, trong đó dựa
vào cáo buộc vi phạm điều 258 cho rằng anh Ba sàm đã bôi nhọ nhà nước
bằng những bài viết nhận định bi quan làm nản lòng người dân gây hình
ảnh xấu cho chế độ.
Và khi phiên tòa mở ra, trớ trêu thay chính nhà nước mới là người bôi nhọ nước nhà. Một câu trả lời đầy cảm hứng cho ai có ý định chuẩn bị hồ sơ vào con đường phản động.
Nhà nước, một tập thể được người dân tin tưởng bầu lên làm lãnh đạo cho họ, có nghĩa rằng thay họ giải quyết, điều hành công việc của quốc gia sao cho mọi người sống và làm việc trong tinh thần trật tự và tôn trọng luật pháp. Cái nhà nước ấy ngoài việc bảo vệ lãnh thổ và ngoại giao với nước ngoài để tăng cường khả năng hòa nhập với quốc tế còn mang trọng trách làm cho dân giàu nước mạnh, mà cụ thể là phác thảo kế hoạch kinh tế, giáo dục, an sinh và hàng trăm thứ khác để người dân yên tâm sống và làm việc. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, nhà nước phải cùng với nhân dân thượng tôn luật pháp vì nếu không thì nhà nước ấy không đủ chính danh để giữ bất cứ vai trò gì trong công việc điều hành đất nước, ngay một nhà nước cấp nhỏ nhất là cấp xã.
Từng cá nhân trong bộ máy cầm quyền được trả lương đầy đủ cho mọi đóng góp của họ qua đồng tiền thu được từ thuế, từ nhân dân, từ những nhân tố nhỏ bé của xã hội để nuôi sống họ, những con người mà Việt Nam khiêm nhượng gọi là đầy tớ của nhân dân. Vì vậy kể cả một thẩm phán, một chủ tọa phiên tòa, hay một viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng là người được dân trả lương để làm cái công việc bảo vệ pháp luật. Thẩm phán phải đủ năng lực và nhận thức để phân tích từng vụ án, con người, cũng như bằng chứng chống lại một bị cáo. Khi thẩm phán bị mua chuộc hay tệ hơn, bị ra lệnh mà không thể cưỡng lại thì cái nhà nước ấy thực sự có vấn đề. Vấn đề lớn, rất lớn, lớn hơn tham nhũng, hơn cửa quyền và hơn mọi thứ tiêu cực trong một nhà nước pháp trị.
Vì Việt Nam không là một nhà nước pháp trị nên việc ra lệnh cho thẩm phán là việc nhỏ, nhỏ nhất trong tất cả mọi tiêu cực hàng ngày.
Ra lệnh chưa chắc ăn, trong các vụ án lớn như vụ Ba sàm thu hút sự theo dõi quan sát của nước ngoài nhưng muốn cho người bị xử lãnh bản án cao nhất thì nhà nước phải cử một thẩm phán dốt nhất để điều hành phiên tòa vì nếu lỡ để một thẩm phán hay chủ tọa phiên tòa bỗng dưng nhận ra việc làm của mình là bất nhân, cãi lại lệnh trung ương rồi sau đó ra sao thì ra….thì bẽ mặt quá.
Phiên tòa của anh Ba sàm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy là chiếc sân khấu hiện đại và bi hài nhất trong cái được gọi là nhà nước Việt Nam. Tuy nó không có nhiều khán giả nhưng những hình ảnh, lời nói, cảm xúc của từng nhân vật đã được toàn thế giới biết tới qua các đại sứ quán Úc, Hoa Kỳ, Canada, EU…vì họ được tham dự và chứng kiến từ đầu.
Đoan Trang, một nhà báo, blogger nổi tiếng trong khi phiên tòa diễn ra chị ngồi nhà vẫn bị công an tới dẫn đi. Chị viết trên facebook của mình những giòng chữ nhẹ nhàng mà thắt ruột về cái ông chủ tọa phiên tòa hôm ấy, ông Nguyễn Văn Phổ:
“Có một chi tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm phán Nguyễn Văn Phổ, và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt về CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội...
Họ thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc được, ví dụ gmail được các ngài đọc thành “GỜ MAI”. Còn từ “wordpress” với họ thì quả là một thử thách.
Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một trí thức, một blogger đi tiên phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những thẩm phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc nổi cả từ “gmail”. Điều đó khiến tất cả những lập luận của ông Vinh và các luật sư, dù sắc sảo, dù hùng biện đến đâu, cũng thành vô nghĩa trước những bộ mặt ngớ ngẩn. Bảo mật hai lớp, quyền quản trị, chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử, quyền tự do thông tin, quyền riêng tư trên mạng... tất cả những cái đó có nghĩa là gì vậy?”
Trả lời cho chị Đoan Trang: Những cái đó là nhà nước đang quyết liệt bôi nhọ nước nhà.
Nhà nước, trong nhận thức của một thể chế dân chủ pháp trị là một nhóm người, một tập thể tuy nếp nghĩ và tư duy gần như khác nhau trong môi trường chính trị nhưng lại được vận hành trong khuôn phép của luật pháp. Họ được chọn lọc, tập họp lại để phục vụ người dân, cùng chịu trách nhiệm theo hệ thống và do đó, nhà nước không phải là nơi tập quyền có khả năng tự tung tự tác, xem hiến pháp chỉ là tờ giấy con con chỉ cốt khoe mẻ trong những quyết định trái khoáy, thất nhân tâm.
Vì Việt Nam là nhà nước toàn trị, tập quyền nên việc phân công một chủ tọa dốt nát điều hành phiên tòa khi cả thế giới đang theo dõi là chuyện bình thường. Trong khi bên trong như vậy thì bên ngoài một đám quân ô hợp còn dốt nát hơn bội phần được nhà nước cử ra để “điều hành” dư luận. Những tay an ninh, công an chìm nổi thậm chí cả dân phòng, côn đồ làm những việc mà chỉ cần 15 phút sau cả thế giối đều xem được trên kênh YouTube.
Vài giờ sau khi phiên tòa kết thúc, trang facebook của Người Việt Xấu Xí đưa lên một status đầy hình tượng như sau:
“Chuyện nhục quốc thể bên ngoài tòa Hà nội.
Tôi đứng trên vỉa hè cùng các phóng viên nước ngoài và bà con, chứng kiến cảnh cực kỳ ngu của đám dân phòng và công an :
- Một dân phòng khi thấy nữ phóng viên phương tây dùng I phone ghi hình thì nó cầm gậy chỉ, hua hua vào trước ống kính, mặt mũi bậm trợn : cấm chụp ảnh, cấm chụp ảnh.. ! Bọt mép văng tung tóe. Hai nữ pv nước ngoài vẫn lạnh lùng ghi hình, còn chĩa thẳng máy vào mặt tên dân phòng kia.
Cảnh đó được ghi trọn trong máy của một phóng viên khác cũng là người nước ngoài.
- Một công an bụng béo mỡ cầm cái biển cấm chụp ảnh chạy từ bên cổng tòa, mang sang đặt trước mặt nữ pv quốc tế, công an này không đeo biển tên, toàn bộ cảnh này cũng bị hai pv quốc tế ghi hình hết.
- Cảnh một tên mặt mũi ngổ ngáo, áo kẻ đứng trong đám 6 dân phòng, cứ rình huých trộm vào tay máy ảnh của ông JB Vinh và cậu pv Trung Nghĩa, sau khi bị ông Vinh tóm tay một công an áo xanh không thẻ yêu cầu tóm xem thằng đó ở đâu, là ai thì nó lủi .
Là người được chứng kiến toàn bộ cảnh đó mà thấy rát mặt, nó chỉ diễn ra trong vài chục giây, vì quá tập trung và bị hút vào kịch tính của diễn biến, hơn nữa kỹ năng , phản xạ của mình chưa chuyên nghiệp nên không kịp rút máy ra ghi lại, tiếc quá!”
Trả lời cho Người Việt Xấu Xí: nhà nước cố tình làm như vậy để bôi nhọ nước nhà thì không có gì phải tiếc. Sáng hôm nay các clip ấy đã xuất hiện đầy ở các kênh truyền thông nước ngoài, anh không cần phải ân hận.
Không cần phải sáng hôm nay, chiều ngày hôm qua vào lúc 5 giờ, bản án dành cho Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã phản ánh đầy đủ thái độ của nhà nước Việt Nam. Họ không những bôi nhọ nước nhà mà họ còn cực lực làm nhục cái gọi là tòa án xã hội chủ nghĩa.
Và khi phiên tòa mở ra, trớ trêu thay chính nhà nước mới là người bôi nhọ nước nhà. Một câu trả lời đầy cảm hứng cho ai có ý định chuẩn bị hồ sơ vào con đường phản động.
Nhà nước, một tập thể được người dân tin tưởng bầu lên làm lãnh đạo cho họ, có nghĩa rằng thay họ giải quyết, điều hành công việc của quốc gia sao cho mọi người sống và làm việc trong tinh thần trật tự và tôn trọng luật pháp. Cái nhà nước ấy ngoài việc bảo vệ lãnh thổ và ngoại giao với nước ngoài để tăng cường khả năng hòa nhập với quốc tế còn mang trọng trách làm cho dân giàu nước mạnh, mà cụ thể là phác thảo kế hoạch kinh tế, giáo dục, an sinh và hàng trăm thứ khác để người dân yên tâm sống và làm việc. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, nhà nước phải cùng với nhân dân thượng tôn luật pháp vì nếu không thì nhà nước ấy không đủ chính danh để giữ bất cứ vai trò gì trong công việc điều hành đất nước, ngay một nhà nước cấp nhỏ nhất là cấp xã.
Từng cá nhân trong bộ máy cầm quyền được trả lương đầy đủ cho mọi đóng góp của họ qua đồng tiền thu được từ thuế, từ nhân dân, từ những nhân tố nhỏ bé của xã hội để nuôi sống họ, những con người mà Việt Nam khiêm nhượng gọi là đầy tớ của nhân dân. Vì vậy kể cả một thẩm phán, một chủ tọa phiên tòa, hay một viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng là người được dân trả lương để làm cái công việc bảo vệ pháp luật. Thẩm phán phải đủ năng lực và nhận thức để phân tích từng vụ án, con người, cũng như bằng chứng chống lại một bị cáo. Khi thẩm phán bị mua chuộc hay tệ hơn, bị ra lệnh mà không thể cưỡng lại thì cái nhà nước ấy thực sự có vấn đề. Vấn đề lớn, rất lớn, lớn hơn tham nhũng, hơn cửa quyền và hơn mọi thứ tiêu cực trong một nhà nước pháp trị.
Vì Việt Nam không là một nhà nước pháp trị nên việc ra lệnh cho thẩm phán là việc nhỏ, nhỏ nhất trong tất cả mọi tiêu cực hàng ngày.
Ra lệnh chưa chắc ăn, trong các vụ án lớn như vụ Ba sàm thu hút sự theo dõi quan sát của nước ngoài nhưng muốn cho người bị xử lãnh bản án cao nhất thì nhà nước phải cử một thẩm phán dốt nhất để điều hành phiên tòa vì nếu lỡ để một thẩm phán hay chủ tọa phiên tòa bỗng dưng nhận ra việc làm của mình là bất nhân, cãi lại lệnh trung ương rồi sau đó ra sao thì ra….thì bẽ mặt quá.
Phiên tòa của anh Ba sàm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy là chiếc sân khấu hiện đại và bi hài nhất trong cái được gọi là nhà nước Việt Nam. Tuy nó không có nhiều khán giả nhưng những hình ảnh, lời nói, cảm xúc của từng nhân vật đã được toàn thế giới biết tới qua các đại sứ quán Úc, Hoa Kỳ, Canada, EU…vì họ được tham dự và chứng kiến từ đầu.
Đoan Trang, một nhà báo, blogger nổi tiếng trong khi phiên tòa diễn ra chị ngồi nhà vẫn bị công an tới dẫn đi. Chị viết trên facebook của mình những giòng chữ nhẹ nhàng mà thắt ruột về cái ông chủ tọa phiên tòa hôm ấy, ông Nguyễn Văn Phổ:
“Có một chi tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm phán Nguyễn Văn Phổ, và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt về CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội...
Họ thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc được, ví dụ gmail được các ngài đọc thành “GỜ MAI”. Còn từ “wordpress” với họ thì quả là một thử thách.
Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một trí thức, một blogger đi tiên phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những thẩm phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc nổi cả từ “gmail”. Điều đó khiến tất cả những lập luận của ông Vinh và các luật sư, dù sắc sảo, dù hùng biện đến đâu, cũng thành vô nghĩa trước những bộ mặt ngớ ngẩn. Bảo mật hai lớp, quyền quản trị, chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử, quyền tự do thông tin, quyền riêng tư trên mạng... tất cả những cái đó có nghĩa là gì vậy?”
Trả lời cho chị Đoan Trang: Những cái đó là nhà nước đang quyết liệt bôi nhọ nước nhà.
Nhà nước, trong nhận thức của một thể chế dân chủ pháp trị là một nhóm người, một tập thể tuy nếp nghĩ và tư duy gần như khác nhau trong môi trường chính trị nhưng lại được vận hành trong khuôn phép của luật pháp. Họ được chọn lọc, tập họp lại để phục vụ người dân, cùng chịu trách nhiệm theo hệ thống và do đó, nhà nước không phải là nơi tập quyền có khả năng tự tung tự tác, xem hiến pháp chỉ là tờ giấy con con chỉ cốt khoe mẻ trong những quyết định trái khoáy, thất nhân tâm.
Vì Việt Nam là nhà nước toàn trị, tập quyền nên việc phân công một chủ tọa dốt nát điều hành phiên tòa khi cả thế giới đang theo dõi là chuyện bình thường. Trong khi bên trong như vậy thì bên ngoài một đám quân ô hợp còn dốt nát hơn bội phần được nhà nước cử ra để “điều hành” dư luận. Những tay an ninh, công an chìm nổi thậm chí cả dân phòng, côn đồ làm những việc mà chỉ cần 15 phút sau cả thế giối đều xem được trên kênh YouTube.
Vài giờ sau khi phiên tòa kết thúc, trang facebook của Người Việt Xấu Xí đưa lên một status đầy hình tượng như sau:
“Chuyện nhục quốc thể bên ngoài tòa Hà nội.
Tôi đứng trên vỉa hè cùng các phóng viên nước ngoài và bà con, chứng kiến cảnh cực kỳ ngu của đám dân phòng và công an :
- Một dân phòng khi thấy nữ phóng viên phương tây dùng I phone ghi hình thì nó cầm gậy chỉ, hua hua vào trước ống kính, mặt mũi bậm trợn : cấm chụp ảnh, cấm chụp ảnh.. ! Bọt mép văng tung tóe. Hai nữ pv nước ngoài vẫn lạnh lùng ghi hình, còn chĩa thẳng máy vào mặt tên dân phòng kia.
Cảnh đó được ghi trọn trong máy của một phóng viên khác cũng là người nước ngoài.
- Một công an bụng béo mỡ cầm cái biển cấm chụp ảnh chạy từ bên cổng tòa, mang sang đặt trước mặt nữ pv quốc tế, công an này không đeo biển tên, toàn bộ cảnh này cũng bị hai pv quốc tế ghi hình hết.
- Cảnh một tên mặt mũi ngổ ngáo, áo kẻ đứng trong đám 6 dân phòng, cứ rình huých trộm vào tay máy ảnh của ông JB Vinh và cậu pv Trung Nghĩa, sau khi bị ông Vinh tóm tay một công an áo xanh không thẻ yêu cầu tóm xem thằng đó ở đâu, là ai thì nó lủi .
Là người được chứng kiến toàn bộ cảnh đó mà thấy rát mặt, nó chỉ diễn ra trong vài chục giây, vì quá tập trung và bị hút vào kịch tính của diễn biến, hơn nữa kỹ năng , phản xạ của mình chưa chuyên nghiệp nên không kịp rút máy ra ghi lại, tiếc quá!”
Trả lời cho Người Việt Xấu Xí: nhà nước cố tình làm như vậy để bôi nhọ nước nhà thì không có gì phải tiếc. Sáng hôm nay các clip ấy đã xuất hiện đầy ở các kênh truyền thông nước ngoài, anh không cần phải ân hận.
Không cần phải sáng hôm nay, chiều ngày hôm qua vào lúc 5 giờ, bản án dành cho Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã phản ánh đầy đủ thái độ của nhà nước Việt Nam. Họ không những bôi nhọ nước nhà mà họ còn cực lực làm nhục cái gọi là tòa án xã hội chủ nghĩa.
NS.TUẤN KHANH *CÁI ÁC
Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin
Image: All Lost is Hope by Kira Usagi
Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin
Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Tháng 9/2015, có một tai nạn kinh hoàng diễn ra ở thung lũng Mina, gần thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Một vụ ùn tắc nhỏ trong đám đông hàng chục ngàn người hành hương đã dẫn đến sự hỗn loạn, biến thành thảm kịch giẫm đạp lên nhau để thoát ra ngoài, gây nên 2000 người chết và bị thương. Đám đông hiền lành và đầy đức tin đó, trong tích tắc đầy hoảng sợ và không còn lối thoát đã trở thành những kẻ đạp lên đồng loại của mình một cách không thương tiếc, tìm cách sống sót, bất chấp mình có thể phải giết một ai đó.
Cái ác của người Việt trong cuộc sống, được nói tới lúc này, cũng như những kẻ hành hương mang trái tim hiền lương đi về phía trước, nhưng rồi bất ngờ phải tàn bạo để có thể sống sót.
Đức Phật nói con người hiền lương là con người mạnh mẽ nhất. Chúng ta đang bị đầu độc tư duy để làm suy nhược sự hiền lương của dân tộc này, đất nước này. Sự hiền lương vốn được chứng nhiệm ở đất nước Miến Điện, nơi chính quyền phải buông súng để nhường chỗ cho những cánh hoa sứ cài trên tóc. Sự hiền lương khiến họ cũng đủ niềm tin để gọi tên Trung Quốc là kẻ ác, và từ chối đánh mất mình
(Nguồn: từ Soha.vn)
Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin
Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời
rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng
không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm
thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua
hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không cí ham
muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền
lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu,
mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người
Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh,
thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người
Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình
mẫu khác và đânh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương.
Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang
hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có
đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm
này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán
đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người
giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video
đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường
vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng.
Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát
lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao?
Hãy nhớ lại cách đây không lâu, người Trung Quốc từng tố cáo các loại
thực phẩm độc hại, quảng bá các công ty, cá nhân ở Trung Quốc đang không
màng đến sống chết của người khác, miễn là được tư lợi. Thật nhanh
chóng, làn sóng này ập đến Việt Nam, quy mô hơn và ác hiểm hơn. Việt Nam
và Trung Quốc như trong trong câu chuyện thế giới song song của Nobieta
và Doraemon. Soi vào nhau, chúng ta đang thấy mọi thứ hiện ra của đường
trượt dài vào cái chết. Hãy tự hỏi mình là vì sao chỉ có Việt Nam và
Trung Quốc, chứ không có nơi nào khác sát đường biên như Thái Lan, Lào,
Campuchia hay thậm chí là Mông Cổ, Tây Tạng?
Người dân của đất nước Trung Hoa vĩ đại đang coi cuộc sống của mình trên
quê hương như những dự án ngắn hạn và tạm thời. Khi cảm thấy thu thập
đủ họ sẽ ra đi và để lại phần khốn khó nhất cho tất cả những người ở
lại, mà họ đã tàn hại và bóc lột được. Họ không còn niềm tin trên quê
hương mình ngoại trừ những kẻ đang vẫn còn được quyền lợi hay những kẻ
đang còn tận dụng những âm mưu để nạo vét đất nước mình. Khi ôm đủ những
đồng tiền đầy máu và rũ bỏ sự hiền lương, họ sẽ rời khỏi đất nước không
nuối tiếc. Người Việt cũng đang có những khuynh hướng không khác gì.
Những dự án ngắn hạn như vậy cũng đang hoành hành trên đất nước này. Có
thể nhiều người sẽ không có một cơ hội để ra đi nhưng ít ra, họ tự an ủi
rằng họ có thể sống sót ở một thế giới mà họ còn quá ít niềm tin.
Chắc sẽ có người nói rằng, dẫu sao thì người Việt cũng ác, nhưng cái ác
không tự sinh ra. Cái ác là một tập tính, tiếng vỗ tay và lời hò reo
hiểm độc từ các hàng ghế của bọn quan lại trong đấu trường Colesseum.
Cái ác của chúng ta và người bạn Trung Quốc, lúc này, cũng hết sức cá
biệt trên thế giới.Tháng 9/2015, có một tai nạn kinh hoàng diễn ra ở thung lũng Mina, gần thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Một vụ ùn tắc nhỏ trong đám đông hàng chục ngàn người hành hương đã dẫn đến sự hỗn loạn, biến thành thảm kịch giẫm đạp lên nhau để thoát ra ngoài, gây nên 2000 người chết và bị thương. Đám đông hiền lành và đầy đức tin đó, trong tích tắc đầy hoảng sợ và không còn lối thoát đã trở thành những kẻ đạp lên đồng loại của mình một cách không thương tiếc, tìm cách sống sót, bất chấp mình có thể phải giết một ai đó.
Cái ác của người Việt trong cuộc sống, được nói tới lúc này, cũng như những kẻ hành hương mang trái tim hiền lương đi về phía trước, nhưng rồi bất ngờ phải tàn bạo để có thể sống sót.
Đức Phật nói con người hiền lương là con người mạnh mẽ nhất. Chúng ta đang bị đầu độc tư duy để làm suy nhược sự hiền lương của dân tộc này, đất nước này. Sự hiền lương vốn được chứng nhiệm ở đất nước Miến Điện, nơi chính quyền phải buông súng để nhường chỗ cho những cánh hoa sứ cài trên tóc. Sự hiền lương khiến họ cũng đủ niềm tin để gọi tên Trung Quốc là kẻ ác, và từ chối đánh mất mình
(Nguồn: từ Soha.vn)
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Vô Cảm & (Giả Vờ) Hữu Cảm
Dù sống ở Mỹ đã lâu nhưng chả mấy khi có dịp đi đâu, và cũng
không mấy lúc tiếp xúc với người bản xứ nên tôi không được am
tường lắm về nhân tình/thế thái của nước Hoa Kỳ. May nhờ có net,
cùng nhiều vị thức giả chịu khó du hành (và ghi chép) nên
thỉnh thoảng tôi cũng biết thêm được đôi điều lý thú về xứ sở
này:
I came from Viet Nam. Và rất nhiều đêm, nếu không muốn nói là hàng đêm, tôi vẫn cứ lò dò trở về chốn cũ.
Tôi thường trở về Đà Lạt, nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ dại của Đồi Cù, và cả trăm loại hương hoa man dại.
Đôi lúc tôi trở lại Ngã Sáu, tần ngần đứng trước xe bò viên, chờ người bán mở nắp thùng nước lèo bốc khói. Không gian (của cả Sài Gòn) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy – nếu hoà nhẹ chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay có thể khiến cho đứa bé thơ trong tôi xuýt xoa mãi cho đến… khi tóc đã đổi mầu.
Có khi thì tôi trở lại những đồi trà, nương khoai, rẫy bắp ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù mệt lả, lếch thếch trong nắng chiều vàng, trên đường về trại Tân Rai – sau một ngày dài lao cải.
Cũng có lúc tôi ghé qua Rạch Giá, loanh quanh trong chợ Nhà Lồng – thơm nức mùi thức ăn, vào một sáng mưa mù trời vì biển động – mà lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang. Tôi đi thật chậm qua những bàn ăn thâm thấp, không dám mở miệng xin sỏ gì ráo trọi, chỉ chờ thực khách buông đũa là nhào đến húp vội phần thức ăn thừa (nếu) còn sót lại trong tô.
Hơn nửa đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống lơ mơ – theo kiểu “ngày ở / đêm về” – như thế. Và bởi thế, tôi biết rất ít về nước Mỹ và vẫn không ngớt ngạc nhiên về cách hành sử của người dân bản xứ:
- “Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội ...” (Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài – Nguyễn Quang Thiều).
- “Người Mỹ có lòng hảo tâm, thích giúp đỡ. Trên máy bay, khi chúng tôi đưa hành lý lên khoang chứa gặp khó khăn, lập tức người đứng cạnh làm giúp. Nhiều người cuối tuần đi giúp chăm sóc ở các nhà dưỡng lão. Có người chạy xe dọc theo các xa lộ để giúp đỡ những trường hợp xe bị sự cố, tai nạn.” (Mỹ Du Ký – Tiêu Dao Bảo Cự).
I came from Viet Nam. Và rất nhiều đêm, nếu không muốn nói là hàng đêm, tôi vẫn cứ lò dò trở về chốn cũ.
Tôi thường trở về Đà Lạt, nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ dại của Đồi Cù, và cả trăm loại hương hoa man dại.
Đôi lúc tôi trở lại Ngã Sáu, tần ngần đứng trước xe bò viên, chờ người bán mở nắp thùng nước lèo bốc khói. Không gian (của cả Sài Gòn) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy – nếu hoà nhẹ chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay có thể khiến cho đứa bé thơ trong tôi xuýt xoa mãi cho đến… khi tóc đã đổi mầu.
Có khi thì tôi trở lại những đồi trà, nương khoai, rẫy bắp ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù mệt lả, lếch thếch trong nắng chiều vàng, trên đường về trại Tân Rai – sau một ngày dài lao cải.
Cũng có lúc tôi ghé qua Rạch Giá, loanh quanh trong chợ Nhà Lồng – thơm nức mùi thức ăn, vào một sáng mưa mù trời vì biển động – mà lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang. Tôi đi thật chậm qua những bàn ăn thâm thấp, không dám mở miệng xin sỏ gì ráo trọi, chỉ chờ thực khách buông đũa là nhào đến húp vội phần thức ăn thừa (nếu) còn sót lại trong tô.
Hơn nửa đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống lơ mơ – theo kiểu “ngày ở / đêm về” – như thế. Và bởi thế, tôi biết rất ít về nước Mỹ và vẫn không ngớt ngạc nhiên về cách hành sử của người dân bản xứ:
Nỗ lực cứu một con ngựa bị rơi rơi xuống hố là chuyện tương đối dễ hiểu nhưng huy động đến cả lực lượng cứu hoả, và cảnh sát (chận cả một dòng xe đang chạy trên xa lộ) chỉ vì sinh mạng của một chú chó con – loài thú vẫn thường nhìn thấy treo lủng lẳng, ngược đầu, trong những quán nhậu ở quê mình – là điều khiến cho tôi hơi bị ...hoang mang! Tôi lại càng hoang (tợn) khi thấy hôm 22 tháng 2 năm 2016, trang Vietnamnet đưa tin: Hàng chục người đứng nhìn một thanh niên chết đuối!
Gần mười hôm sau, ngày 1 tháng 3 năm 2016, VTC ái ngại thêm tin: Thấy người thoi thóp bên đường, nhấn ga chạy nhanh...! Ký giả Đăng Đức
(báo Petro Times) gọi đây là “tình trạng vô cảm trong xã hội
hiện nay.” Ông cũng kể thêm vài trường hợp để làm rõ vấn đề:
-
Vụ “hôi của tập thể” ngày 16/10 vừa qua chẳng hạn, anh Vũ Trường
Chính (TP HCM) bị 4 tên đạo tặc móc trộm gói tiền 50 triệu đồng khi anh
đang dừng xe chờ đèn đỏ, anh phát hiện và giằng co với chúng khiến bọc
tiền rơi tung tóe ra đường. Trong lúc nạn nhân đang lo bắt cướp thì
người đi đường lại ào đến... nhặt tiền rồi bỏ chạy. Chính những người
điều khiển giao thông gây tai nạn cũng thể hiện một cách hành xử “máu
lạnh” không kém khi có không ít kẻ thay vì đến hỏi thăm, giúp đỡ người
bị nạn thì lại chọn giải pháp là bỏ trốn, rũ bỏ trách nhiệm...
Một biểu hiện rất rõ của chứng thờ ơ, vô cảm nữa là chuyện lên xe ôtô ở nơi công cộng, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung người khác, người ta cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình...
- Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn. Ảnh & chú thích:petrotimes
Để lý giải cho hiện tượng này, tác giả bài báo, dẫn lời của một chuyên gia – TS tâm lý Trịnh Trung Hoà: “Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái ‘tôi’ nên người ta thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ”.
Ủa, sao cũng “giữa nền kinh tế thị trường” mà thiên hạ lại tận tụy, hết lòng cứu mạng cả loài chó/ngựa còn “ta” thì thản nhiên nhìn đồng loại/đồng bào chết chìm hay thoi thóp – như vậy cà? Sự khác biệt, chả qua, chỉ vì cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” chăng? Cái định hướng này không chỉ làm cho con người trở thành vô cảm mà còn có thể biến họ trở thành hữu cảm (giả vờ) nữa – theo như nhận xét của blogger Phạm Trọng Thức:
“Khoảng 10h sáng hôm qua, 9/8, đi ngang qua Văn Miếu mình thấy đang có trò dàn cảnh để chụp ảnh cảnh sát giao thông dắt dân qua đường... Không rõ những người thiết kế cái chương trình đó nghĩ gì mà vẫn cứ làm một cái việc vừa giả dối vừa cũ rích, chỉ tổ trở thành mục tiêu cho bà con đàm tiếu... - Xong chưa cô ơi, cho tôi về nhà bế cháu! Ảnh & chú thích: Facebook Con Đường Việt Nam
Xin chỉ ra những điểm không chân thực và phản tuyên truyền trong bức ảnh:
Thứ nhất, hình ảnh cảnh sát giao thông quen thuộc là mấy ông mặt sắt đen xì, hách dịch, đôi khi hung hãn, chứ không phải là cô cảnh sát giao thông son phấn và đeo kính trắng.
Thứ 2, luật giao thông quy định trong đô thị người đi bộ sang đường ở nơi có biển báo, vạch sơn phù hợp. Thực tế thì mọi người sang đường bát nháo, muốn đi chỗ nào thì đi. Vậy bức ảnh chụp cô cảnh sát giao thông dắt dân qua đường ở nơi không có vạch, biển cho người đi bộ không khác gì tiếp tục đồng loã hoặc khuyến khích cho lối đi lại bát nháo.
Thứ 3, mặt khác bức ảnh không khác gì thừa nhận bất lực trong việc đưa tập quán giao thông vào khuôn khổ như phải đi đúng đèn, vạch sơn, biển báo, xe cộ nhường người đi bộ, v.v...
Nhưng điều quan trọng nhất là trong đời sống thật, việc cảnh sát giao thông thân thiện, giúp đỡ là quá ít ỏi so với các hoạt động ‘bẫy’ dân để phạt, thái độ trịnh thượng hạch sách, không giúp đỡ, ăn hối lộ, v.v... Khi những cái xấu, bất thường quá nhiều, thì cái bình thường lại trở nên cao quý. Nhưng ngay cả cái gọi là bình thường đó cũng phải dàn dựng mới có để mà chụp ảnh.”
Cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” chắc chắn sẽ qua. Tuy thế, di sản (cùng di hoạ) của nó e sẽ còn ở lại với chúng ta không biết cho đến bao giờ. Bao giờ thì người Việt thôi thản nhiên nhìn tha nhân bị móc túi, bị chết chìm, thôi làm bộ “dàn cảnh” tử tế, và có thể sống nhân từ với những con thú nhỏ bao quanh?
Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!
NGUYỄN THIÊN THỤ * NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG TỬ
NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG TỬ
NGUYỄN THIÊN-THỤ
Chúng tôi lúc trẻ đã đọc Khổng
giáo. Nay nửa thế kỷ sau muốn xem lại Khổng học. Chúng tôi không hoàn toàn ca
tụng Khổng Tử như các tiền bối ta thời Nho học, cũng không hoàn toàn phủ nhận
cổ học như những người cộng sản. Chúng tôi sẽ xem xét Khổng học với con mắt
khách quan hơn.
Điểm quan trọng nhất trong Khổng giáo là tam cương và ngũ thường. Khi làn sóng Tây học và cộng sản đổ ào vào Việt Nam, nhiều người cực lực phản đối quân chủ. và Nho học. Những đệ tử Khổng môn như Phan Chu Trinh, Phan Khôi, Phan Kế Bính... đã chống Nho học, một mình Tản Đà than thở: "Văn minh Đông Á trời thu sạch/ Này lúc cương thường đảo ngược ru?"
Thiết tưởng, phong trào dân chủ lan mạnh nhưng chỉ có một vài nước Âu Mỹ mới theo đúng tinh thần dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền, còn hầu hết các nước Á Phi thi hành những chính sách dân chủ giả mạo. Nhất là các nước cộng sản, Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot coi người dân như giun dế, tha hồ chém giết, bỏ tù, bỏ đói và bắt làm nô lệ. Bọn này xưng là " cách mạng", giải phóng giai cấp", chống áp bức, bóc lột nhưng sự thực, chúng áp bức, bóc lột tàn bạo hơn quân chủ và tư bản.
Chúng xưng xe "bài phong đả thực" nhưng thực sự chúng tham lam hơn phong kiến vì Nga xâm chiếm các nước nhỏ lập liên bang Xô Viết và tràn quân chiếm đóng Đông Âu. Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng, xâm chiếm một phần lãnh thổ và hải đảo Việt Nam và muốn chiếm 80% biển Đông theo bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc. Việt Nam là một tiểu quốc mà cũng đánh chiếm Miên Lào và đe dọa Thái Lan. Chúng huyênh hoang bài phong nhưng độc tài hơn vua quan , chính Stalin, Mao, Hồ đã theo tệ " sùng bái cá nhân", chúng lại theo lệ "cha truyền con nối" và kết bè đảng để nắm độc quyền, kinh tế, chinh trị... Bọn chính trị bộ, trung ương đảng và quốc hội chỉ là bù nhìn, tay sai khiếp nhược của tổng bí thư, một hoàng đế của chủ nghĩa cộng sản.
Những người theo cộng sản quá lạc quan, hoặc là tuyên truỳền khoác lác rằng chế độ cộng sản công bằng tuyệt đối, trật tự tuyệt đối, dân chủ tuyệt đối nên không cần vua quan, lính tráng, công an ... như quân chủ và tư bản. Quan niệm này đưa đến tư tưởng vô chính phủ của thời đầu cộng sản. Nhưng không lâu, dân chúng đã thấy sự tàn bạo , phản dân chủ của Lenin, Stalin, Mao, Hồ nhưng lúc đó thì đã muộn.
Thực tế thì xã hội nào cũng có vua quan mặc dầu danh xưng đổi khác và tính chất chế độ đổi khác.
Thành thử kinh qua cuộc sống bao thời đại, quan niệm tam cương của Nho gia" không sai. Nưoc nào chẳng có vua, nhà nào chẳng có cha mẹ, con cái, vợ chồng. Danh xưng khác nhau, cách đối đãi khác nhau tùy theo phong tục và bản tánh con người . Nước nào cũng có vua, chủ tịch hoặc tổng thống đứng đầu và dưới đó là thượng thư, bộ trưởng... Đừng chỉ trích quân chủ tôn quân, tinh thần quân chủ, ca tụng lãnh tụ càng rõ nét hơn hết trong chế độ cộng sản, cụ thể là Tố Hữu, và bọn văn thi nô hết ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, đến Kim Nhật Thành.. . Sau này, Khruschev tố cáo, người ta mới biết Stalin độc tài và tàn bạo hơn bạo chúa Trụ, Kiệt và Tần Thủy Hoàng! Stalin giết các đảng viên cao cấp để băt toàn đảng toàn dân phải cúi đầu làm nô lệ trong khi đó y và Lenin huyênh hoang rằng tự do của cộng sản tốt hơn trăm ngàn lần tư bản!
Các nước Tây phương đẩy mạnh nền dân chủ tự do nhưng cũng có nhyều nước theo quân chủ như Anh quốc, Hòa Lan nhưng quân chủ mà rất là dân chủ. Thành thử những ai lớn tiếng đả kích quân chủ phong kiến thì chỉ là cái loa cho cộng sản.
Nước nào mà chẳng chú trọng giáo dục, mà trọng giáo dục thì phải tôn trọng nhà giáo., tức là trọng sư phụ, giáo sư, giáo viên... Cộng sản coi khinh giáo dục, coi khinh nhà giáo bởi vì họ chọn sinh viên và người làm việc theo lý lịch, họ để giáo viên nam đói phải đạp xich lô, giáo viên nữ phải bán kẹo bánh trong lớp... Lại nữa tệ đoan bằng cấp giả lan tràn, tiến sĩ ma, thạc sĩ dỏm tràn ngập từ trung ương đến thôn xóm là do họa hại coi khinh giáo dục của cộng sản, xem " hồng hơn chuyên" , tiêu diệt trí thức, đày ải trí thức, đưa nông dân lên giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội. .
Và xã hội nào cũng quý trọng tình cha con, mẹ con. ngay cả loài vật. Do đó, Khổng tử đề cao vai trò cha mẹ , vợ chồng là đúng. Cộng sản muốn đoạt quyền cha mẹ, phá bỏ gia đình. Họ coi trai gái gần nhau như bầy thú hoang của thời cộng sản nguyên thủy , đẻ con ra đảng sẽ nuôi dạy nó ca tụng lãnh tụ và chém giết . Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần tam vô nên đã dạy đảng viên:" Trung với đảng, hiếu với dân" là như thế.
Nhưng chúng đã thất bại. Mao Trạch Đông đã phát phiếu cho thanh niên lao động tốt thì được vào trại nữ vui thú một đêm. Mao cũng lập nhà dưỡng nhi, lập trường dạy, phát sách, cho ăn miễn phí nhưng cuối cùng phải bỏ vì hao tốn quá. Việt Nam cũng theo đó mà ra lệnh ' bãi bỏ bao cấp", nghĩa là cộng sản phủi tay chủ nghĩa xã hội! Và từ đây cộng sản ra mặt bóc lột nhân dân, nhân dân phải nộp tiền học phí, viện phí, trong khi dưới chế độ quân chủ và tư bản, dân chúng được miễn phí nhiều thứ". Như thế là chủ nghĩa cộng sản phải trả con về cho cha mẹ chúng, vì đảng nuôi không nổi, mà trẻ cũng sống không nổi! Trẻ chịu sao thấu cảnh các quan lớn ăn cắp gạo, bỏ đất đá vào gạo bắt trẻ ăn sỏi đá, và anh chị nuôi ăn bớt thịt cá, đường, gạo khiến trẻ luôn luôn đói?
Sự thật thì người cộng sản chỉ trung thành với cá nhân họ, trung thành với tiền bạc, địa vi:" Bảng đỏ sao vàng, sang giàu bỏ đảng". Và họ cũng chẳng hiếu với dân vì họ giết dân, bỏ tù dân và cướp nhà cửa ruộng đất của nhân dân. Nhân dân hay giai cấp vô sản bây giờ trở thành những danh từ vô nghĩa trong trái tim và ngôn từ cộng sản. Hơn nữa, họ phản bội tổ quốc, theo lệnh Nga, Tàu, bán nước cho Nga Tàu để họa Trung Quốc xâm lược ngày nay.
Trong gia đình cũng vậy, nhiều người chỉ trích tam tòng, cho là lạc hậu. Trong gia đình, con còn nhỏ không theo cha mẹ thì theo ai? Luật Tây phương, con trẻ trên 18 tuổi mới có quyền độc lập. Khi lấy chồng, nhiều nước , vợ phải theo chồng, không theo chồng thì theo ai? Anh đưa nàng về dinh hay Em theo anh về nhà là nét đẹp văn hóa của ta, là hạnh phúc lứa đôi, sao lại chỉ trích? Thế nào đi nữa, khi yêu nhau , muốn đi đến sống chung thì phải ở chung, em theo anh hoặc là anh theo em. Đó là việc đương nhiên sao lại chê bai? Cái đáng chỉ trích là sau khi "tòng" và sống chung, người ta đối đãi với nhau như thế nào.
Tại vài nước chồng theo vợ, và tại Việt Nam cũng có lắm chàng trai ở rể. Trong gia đình cũng như trong cơ quan, trên một con tàu phải có người điều khiển. Từ xưa đàn ông là người chủ gia đình cho nên đàn ông chỉ huy cũng là việc thường. Tuy vậy, không phải là đàn bà vô quyền. Trong nhiều xã hội đàn bà nắm quyền, đàn bà uy hiếp đàn ông. Lẽ tất nhiên, chúng ta chống đối việc bất bình đẳng trong gia đình, nữ giới bị coi khinh, hoặc nam giới bị đối xử thô bạo.. Chúng ta phải công nhận trong thực tế, và trong nhiều xã hội, người chồng là trụ cột gia đình. Trong xã hội Việt Nam , xưa nay đa số đàn bà nắm kinh tế, và dân ta chủ trương bình đẳng và cộng tác:"Thuân vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn" dù một số ông chồng vẫn theo phong cách " chồng chúa vợ tôi".
Rồi khi chồng chết, người đàn bà phải nương nhờ vào con. Không nương nhờ con cái thì nhờ ai.? Một số tái giá, một số ở vậy. Đến khi già thì nhờ con là chuyện thường trong xã hội Việt Nam. Có những trường hợp khó khăn, người phụ nữ cô đơn phải nhờ vào bà con, làng xóm .Xã hội văn minh như Âu Mỹ, nhà nước lo cho người già thì là một lẽ!
Tóm lại , xã hội nào cũng tôn trọng mối tương quan giữa con người với gia đình , và giữa con người và xã hôi. Cái quan trọng là cách đối xử với nhau hợp tình, hợp lý hay không, có chính nghĩa hay không, có nhân ái, công bằng hay không.
Về ngũ thường thì nhân nghĩa lễ trí tín là năm điều tốt. Cộng sản chủ trương tàn sát và gian dối nên ghét nhân nghĩa lễ trí tín. Một số người cho rằng trong thương trường, chính trị làm sao mà có nhân nghĩa. Có chứ. Cách mạng Pháp 1789 mở đầu cho nền dân chủ thế giới. Năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ, và từ đó đến nay, người Mỹ đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, kết quả ngày nay , Obama một người da đen trở thành tổng thống Mỹ . Liên Hiệp Quốc đưa ra luật nhân quyền bảo đảm quyền tự do con người khắp nơi. Nếu kinh doanh mà gian trá thì sẽ bị khách hàng tẩy chay như hàng Trung Cộng có chất độc.
Nói tóm lại, tam cương, ngũ thường đều đúng.
Ở đây, chúng tôi không đi sâu và triết thuyết của Khổng Tử, chúng tôi chỉ trình bày vài tư tưởng của Khổng Tử trong Luận Ngữ. Chúng tôi sẽ nêu lên một vài ưu điểm , và vài điểm mà chúng tôi cho là sai lầm hoặc không thích hợp. Việc phê bình Khổng Tử đã có từ lâu như việc Khổng Tử thăm bà Nam Tử. Nhất là việc Lão Tử chê bai Khổng Tử hữu vi. Tại Việt Nam, Hồ Quý Ly đã viết thiên Bát Dật chỉ trích Khổng Tử, rất tiếc là trong cơn binh lửa, quân Minh đã thu sạch sách Việt Nam nên nay ta không còn giấu tích của họ Hồ.
Nhiều người không hiểu Khổng giáo, chỉ trích Khổng giáo. Họ thiếu suy nghĩ và quá khích. Trong bộ lạc, đất nước, gia đình, xí nghiệp, cơ quan, bộ, viện đều có người đứng đầu. Ta phải tôn trọng họ, tuân lệnh họ nếu họ làm đúng chức trách và đạo đức. Ta tuân hành kỷ luật nhưng không làm nô lệ. Người lính không thể cãi cọ và không chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy. Cũng vậy, người nhân viên phải tuân lệnh cấp trên. Tuân lệnh và làm trọn bổn phận chứ không nịnh hót và làm những hành động trái luật và trái đạo đức. Như vậy thì nước nào mà chẳng tôn quân. Tuy tôn quân, trọng chính phủ, người dân vẫn có quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình để tránh độc tài.
Khổng giáo tôn quân nhưng rất quý dân. Chính Khổng tử đã đặt nền tảng cho dân quyền sau này. Khổng Tử tuy tôn quân, nhưng Ngài không hoàn toàn sùng bái cá nhân vua, cúi đầu làm nô lệ cho cá nhân vua và triều đình hung bạo. Tình yêu tổ quốc là tình yêu hai chiều. Chính quyền phải thương dân thì dân mới ủng hộ chính quyền. Không ai có thể đè nép, áp bức dân chúng. Sức nén càng mạnh thì sức nổ càng lớn. Nước nâng thuyền thì nước cũng lật thuyền. Khổng Tử luôn nói đến đạo đức của vua. Vua phải nhân ái, công bằng, nghĩa là phải thương dân. Vua và triều đình tốt phải yêu nước thương dân, không tham nhũng, bóc lột, cướp đoạt thì dân chúng ủng hộ. Trong Luận Ngữ Thiên Vi Chính, Khổng Tử nói:Vi chánh dĩ đức , thí như bắc thần , cư kỳ sở , nhi chúng tinh cộng chi .為政以德、譬如北辰、居其所、而眾星共之(2.1)。("Dùng đức trong chính trị thì như như sao Bắc-Thần đứng một chỗ, mà các vì sao khác đều quay về chầu ) .
Và Ngài cũng nói rằng vua thi hành nhân nghĩa thì dân mến phục chứ không phải cai trị bằng công an : Đạo chi dĩ chánh , chi dĩ hình , dân miễn nhi vô sỉ . Đạo chi dĩ đức , chi dĩ lễ , hữu sỉ thả cách . 道之以政、齊之以刑、民免而無恥。【二節】道之以德、齊之以禮、有恥且格(2.3).(Nếu nhà cầm quyền theo pháp chính , chuyên dùng hình phạt, dân chúng sợ mà không phạm pháp, chứ chẳng phải là biết xấu hổ. Nếu nhà cầm quyền dùng đạo đức, theo lễ nghĩa thì dân biết liêm sỉ, và trở thành người có tư cách).
Theo Khổng Tử, làm chính trị nghĩa là theo chánh đạo, vương đạo. Trả lời Quý Khang tử, Khổng Tử nói : Chính dã, chính dã, 政者,正也, (12.16).
Khổng Tử đã nêu thuyết chính danh:" vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". Trong khi viết bộ Xuân Thu, Khổng tử đã dùng chữ khác nhau để phân biệt vua tốt và vua xấu. Ngài đã lộ rõ việc vua bạo ngược, dân giết đi là đúng ý trời. Đi xa hơn, sau Ngài, Mạnh Tử tiến lên một bước, nói rõ quyền lợi của dân chúng và đưa ra khẩu hiệu:" Dân vi qúy, xã tắc thứ chi., quân vi khinh " Ông cũng nói rằng vua mà tàn ác là giặc, dân có quyền giết đi. “ Tặc nhân giả vị chi tặc, tặc nghĩa dã, vị chi tàn. Tàn tặc chi nhân vị chi nhất phu; văn tru nhất phu Trụ hỉ, vị văn thí quân dã 「賊仁者謂之賊,賊義者謂之殘;殘賊之人,謂之一夫。聞誅一夫紂矣。未聞弒君也。」 ( Lương Huệ vương hạ)” ( Người làm hại nhân thì gọi là tặc, người hại nghĩa gọi là tàn . Tàn tặc là đứa không ra gì. Ta nghe dân giết tên Trụ chứ không nghe nói giết vua Trụ).
Về chữ hiếu, Khổng Tử dạy rằng con phải kính thờ cha mẹ bằng tấm lòng thành nhưng không phải cúi đầu tuân hành mọi mệnh lệnh và hành vi sai trái của cha mẹ. Con cái phải khuyên can cha mẹ,Khổng tử nói:" Đối với cha mẹ, lúc nào cũng phải giữ sắc mặt vui vẻ, hòa nhã; đó là việc khó mà làm được mới gọi là người con hiếu.[ 2.8]
Con cái có thể khuyên can cha mẹ nếu cha mẹ làm sai. .Khổng tử nói: thờ cha mẹ thì phải biết can gián cha mẹ với lời lẽ ngọt ngào ( khi cha mẹ có sai lầm). Như thấy cha mẹ không thuận lòng, thì vẫn phải cung kính, chứ đừng làm trái nghịch. Nếu cha mẹ giận, bắt mình làm việc nhiều thì đừng oán trách.[4.18]
Mạnh Tử còn nói rõ Vua Thuấn làm vua , nếu cha là Cổ Tẩu phạm pháp vẫn bị trừng trị theo tình thần "Pháp bất vị thân.". Sách Mạnh Tử, thiên Tận tâm thượng, có một chương rằng: “Đào Ứng hỏi rằng: Thuấn làm thiên tử, Cao Dao làm quan tòa, mà Cổ Tẩu giết người, thì làm thế nào? Mạnh Tử trả lời: - Cứ việc bắt đi mà thôi. - Thế thì Thuấn không cấm được ư? - Thuấn cấm sao được mà cấm? (Cái pháp luật của Cao Dao) là có chỗ chịu mà. (:桃應問曰:“舜為天子,皋陶為士,瞽瞍殺人,則如之何?孟子曰:“執之而已矣。” ..「然則舜不禁與?」 夫舜惡得而禁之?夫有所受之也。” [孟子·盡心上] .
Điểm quan trọng nhất trong Khổng giáo là tam cương và ngũ thường. Khi làn sóng Tây học và cộng sản đổ ào vào Việt Nam, nhiều người cực lực phản đối quân chủ. và Nho học. Những đệ tử Khổng môn như Phan Chu Trinh, Phan Khôi, Phan Kế Bính... đã chống Nho học, một mình Tản Đà than thở: "Văn minh Đông Á trời thu sạch/ Này lúc cương thường đảo ngược ru?"
Thiết tưởng, phong trào dân chủ lan mạnh nhưng chỉ có một vài nước Âu Mỹ mới theo đúng tinh thần dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền, còn hầu hết các nước Á Phi thi hành những chính sách dân chủ giả mạo. Nhất là các nước cộng sản, Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot coi người dân như giun dế, tha hồ chém giết, bỏ tù, bỏ đói và bắt làm nô lệ. Bọn này xưng là " cách mạng", giải phóng giai cấp", chống áp bức, bóc lột nhưng sự thực, chúng áp bức, bóc lột tàn bạo hơn quân chủ và tư bản.
Chúng xưng xe "bài phong đả thực" nhưng thực sự chúng tham lam hơn phong kiến vì Nga xâm chiếm các nước nhỏ lập liên bang Xô Viết và tràn quân chiếm đóng Đông Âu. Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng, xâm chiếm một phần lãnh thổ và hải đảo Việt Nam và muốn chiếm 80% biển Đông theo bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc. Việt Nam là một tiểu quốc mà cũng đánh chiếm Miên Lào và đe dọa Thái Lan. Chúng huyênh hoang bài phong nhưng độc tài hơn vua quan , chính Stalin, Mao, Hồ đã theo tệ " sùng bái cá nhân", chúng lại theo lệ "cha truyền con nối" và kết bè đảng để nắm độc quyền, kinh tế, chinh trị... Bọn chính trị bộ, trung ương đảng và quốc hội chỉ là bù nhìn, tay sai khiếp nhược của tổng bí thư, một hoàng đế của chủ nghĩa cộng sản.
Những người theo cộng sản quá lạc quan, hoặc là tuyên truỳền khoác lác rằng chế độ cộng sản công bằng tuyệt đối, trật tự tuyệt đối, dân chủ tuyệt đối nên không cần vua quan, lính tráng, công an ... như quân chủ và tư bản. Quan niệm này đưa đến tư tưởng vô chính phủ của thời đầu cộng sản. Nhưng không lâu, dân chúng đã thấy sự tàn bạo , phản dân chủ của Lenin, Stalin, Mao, Hồ nhưng lúc đó thì đã muộn.
Thực tế thì xã hội nào cũng có vua quan mặc dầu danh xưng đổi khác và tính chất chế độ đổi khác.
Thành thử kinh qua cuộc sống bao thời đại, quan niệm tam cương của Nho gia" không sai. Nưoc nào chẳng có vua, nhà nào chẳng có cha mẹ, con cái, vợ chồng. Danh xưng khác nhau, cách đối đãi khác nhau tùy theo phong tục và bản tánh con người . Nước nào cũng có vua, chủ tịch hoặc tổng thống đứng đầu và dưới đó là thượng thư, bộ trưởng... Đừng chỉ trích quân chủ tôn quân, tinh thần quân chủ, ca tụng lãnh tụ càng rõ nét hơn hết trong chế độ cộng sản, cụ thể là Tố Hữu, và bọn văn thi nô hết ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, đến Kim Nhật Thành.. . Sau này, Khruschev tố cáo, người ta mới biết Stalin độc tài và tàn bạo hơn bạo chúa Trụ, Kiệt và Tần Thủy Hoàng! Stalin giết các đảng viên cao cấp để băt toàn đảng toàn dân phải cúi đầu làm nô lệ trong khi đó y và Lenin huyênh hoang rằng tự do của cộng sản tốt hơn trăm ngàn lần tư bản!
Các nước Tây phương đẩy mạnh nền dân chủ tự do nhưng cũng có nhyều nước theo quân chủ như Anh quốc, Hòa Lan nhưng quân chủ mà rất là dân chủ. Thành thử những ai lớn tiếng đả kích quân chủ phong kiến thì chỉ là cái loa cho cộng sản.
Nước nào mà chẳng chú trọng giáo dục, mà trọng giáo dục thì phải tôn trọng nhà giáo., tức là trọng sư phụ, giáo sư, giáo viên... Cộng sản coi khinh giáo dục, coi khinh nhà giáo bởi vì họ chọn sinh viên và người làm việc theo lý lịch, họ để giáo viên nam đói phải đạp xich lô, giáo viên nữ phải bán kẹo bánh trong lớp... Lại nữa tệ đoan bằng cấp giả lan tràn, tiến sĩ ma, thạc sĩ dỏm tràn ngập từ trung ương đến thôn xóm là do họa hại coi khinh giáo dục của cộng sản, xem " hồng hơn chuyên" , tiêu diệt trí thức, đày ải trí thức, đưa nông dân lên giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội. .
Và xã hội nào cũng quý trọng tình cha con, mẹ con. ngay cả loài vật. Do đó, Khổng tử đề cao vai trò cha mẹ , vợ chồng là đúng. Cộng sản muốn đoạt quyền cha mẹ, phá bỏ gia đình. Họ coi trai gái gần nhau như bầy thú hoang của thời cộng sản nguyên thủy , đẻ con ra đảng sẽ nuôi dạy nó ca tụng lãnh tụ và chém giết . Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần tam vô nên đã dạy đảng viên:" Trung với đảng, hiếu với dân" là như thế.
Nhưng chúng đã thất bại. Mao Trạch Đông đã phát phiếu cho thanh niên lao động tốt thì được vào trại nữ vui thú một đêm. Mao cũng lập nhà dưỡng nhi, lập trường dạy, phát sách, cho ăn miễn phí nhưng cuối cùng phải bỏ vì hao tốn quá. Việt Nam cũng theo đó mà ra lệnh ' bãi bỏ bao cấp", nghĩa là cộng sản phủi tay chủ nghĩa xã hội! Và từ đây cộng sản ra mặt bóc lột nhân dân, nhân dân phải nộp tiền học phí, viện phí, trong khi dưới chế độ quân chủ và tư bản, dân chúng được miễn phí nhiều thứ". Như thế là chủ nghĩa cộng sản phải trả con về cho cha mẹ chúng, vì đảng nuôi không nổi, mà trẻ cũng sống không nổi! Trẻ chịu sao thấu cảnh các quan lớn ăn cắp gạo, bỏ đất đá vào gạo bắt trẻ ăn sỏi đá, và anh chị nuôi ăn bớt thịt cá, đường, gạo khiến trẻ luôn luôn đói?
Sự thật thì người cộng sản chỉ trung thành với cá nhân họ, trung thành với tiền bạc, địa vi:" Bảng đỏ sao vàng, sang giàu bỏ đảng". Và họ cũng chẳng hiếu với dân vì họ giết dân, bỏ tù dân và cướp nhà cửa ruộng đất của nhân dân. Nhân dân hay giai cấp vô sản bây giờ trở thành những danh từ vô nghĩa trong trái tim và ngôn từ cộng sản. Hơn nữa, họ phản bội tổ quốc, theo lệnh Nga, Tàu, bán nước cho Nga Tàu để họa Trung Quốc xâm lược ngày nay.
Trong gia đình cũng vậy, nhiều người chỉ trích tam tòng, cho là lạc hậu. Trong gia đình, con còn nhỏ không theo cha mẹ thì theo ai? Luật Tây phương, con trẻ trên 18 tuổi mới có quyền độc lập. Khi lấy chồng, nhiều nước , vợ phải theo chồng, không theo chồng thì theo ai? Anh đưa nàng về dinh hay Em theo anh về nhà là nét đẹp văn hóa của ta, là hạnh phúc lứa đôi, sao lại chỉ trích? Thế nào đi nữa, khi yêu nhau , muốn đi đến sống chung thì phải ở chung, em theo anh hoặc là anh theo em. Đó là việc đương nhiên sao lại chê bai? Cái đáng chỉ trích là sau khi "tòng" và sống chung, người ta đối đãi với nhau như thế nào.
Tại vài nước chồng theo vợ, và tại Việt Nam cũng có lắm chàng trai ở rể. Trong gia đình cũng như trong cơ quan, trên một con tàu phải có người điều khiển. Từ xưa đàn ông là người chủ gia đình cho nên đàn ông chỉ huy cũng là việc thường. Tuy vậy, không phải là đàn bà vô quyền. Trong nhiều xã hội đàn bà nắm quyền, đàn bà uy hiếp đàn ông. Lẽ tất nhiên, chúng ta chống đối việc bất bình đẳng trong gia đình, nữ giới bị coi khinh, hoặc nam giới bị đối xử thô bạo.. Chúng ta phải công nhận trong thực tế, và trong nhiều xã hội, người chồng là trụ cột gia đình. Trong xã hội Việt Nam , xưa nay đa số đàn bà nắm kinh tế, và dân ta chủ trương bình đẳng và cộng tác:"Thuân vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn" dù một số ông chồng vẫn theo phong cách " chồng chúa vợ tôi".
Rồi khi chồng chết, người đàn bà phải nương nhờ vào con. Không nương nhờ con cái thì nhờ ai.? Một số tái giá, một số ở vậy. Đến khi già thì nhờ con là chuyện thường trong xã hội Việt Nam. Có những trường hợp khó khăn, người phụ nữ cô đơn phải nhờ vào bà con, làng xóm .Xã hội văn minh như Âu Mỹ, nhà nước lo cho người già thì là một lẽ!
Tóm lại , xã hội nào cũng tôn trọng mối tương quan giữa con người với gia đình , và giữa con người và xã hôi. Cái quan trọng là cách đối xử với nhau hợp tình, hợp lý hay không, có chính nghĩa hay không, có nhân ái, công bằng hay không.
Về ngũ thường thì nhân nghĩa lễ trí tín là năm điều tốt. Cộng sản chủ trương tàn sát và gian dối nên ghét nhân nghĩa lễ trí tín. Một số người cho rằng trong thương trường, chính trị làm sao mà có nhân nghĩa. Có chứ. Cách mạng Pháp 1789 mở đầu cho nền dân chủ thế giới. Năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ, và từ đó đến nay, người Mỹ đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, kết quả ngày nay , Obama một người da đen trở thành tổng thống Mỹ . Liên Hiệp Quốc đưa ra luật nhân quyền bảo đảm quyền tự do con người khắp nơi. Nếu kinh doanh mà gian trá thì sẽ bị khách hàng tẩy chay như hàng Trung Cộng có chất độc.
Nói tóm lại, tam cương, ngũ thường đều đúng.
Ở đây, chúng tôi không đi sâu và triết thuyết của Khổng Tử, chúng tôi chỉ trình bày vài tư tưởng của Khổng Tử trong Luận Ngữ. Chúng tôi sẽ nêu lên một vài ưu điểm , và vài điểm mà chúng tôi cho là sai lầm hoặc không thích hợp. Việc phê bình Khổng Tử đã có từ lâu như việc Khổng Tử thăm bà Nam Tử. Nhất là việc Lão Tử chê bai Khổng Tử hữu vi. Tại Việt Nam, Hồ Quý Ly đã viết thiên Bát Dật chỉ trích Khổng Tử, rất tiếc là trong cơn binh lửa, quân Minh đã thu sạch sách Việt Nam nên nay ta không còn giấu tích của họ Hồ.
Nhiều người không hiểu Khổng giáo, chỉ trích Khổng giáo. Họ thiếu suy nghĩ và quá khích. Trong bộ lạc, đất nước, gia đình, xí nghiệp, cơ quan, bộ, viện đều có người đứng đầu. Ta phải tôn trọng họ, tuân lệnh họ nếu họ làm đúng chức trách và đạo đức. Ta tuân hành kỷ luật nhưng không làm nô lệ. Người lính không thể cãi cọ và không chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy. Cũng vậy, người nhân viên phải tuân lệnh cấp trên. Tuân lệnh và làm trọn bổn phận chứ không nịnh hót và làm những hành động trái luật và trái đạo đức. Như vậy thì nước nào mà chẳng tôn quân. Tuy tôn quân, trọng chính phủ, người dân vẫn có quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình để tránh độc tài.
Khổng giáo tôn quân nhưng rất quý dân. Chính Khổng tử đã đặt nền tảng cho dân quyền sau này. Khổng Tử tuy tôn quân, nhưng Ngài không hoàn toàn sùng bái cá nhân vua, cúi đầu làm nô lệ cho cá nhân vua và triều đình hung bạo. Tình yêu tổ quốc là tình yêu hai chiều. Chính quyền phải thương dân thì dân mới ủng hộ chính quyền. Không ai có thể đè nép, áp bức dân chúng. Sức nén càng mạnh thì sức nổ càng lớn. Nước nâng thuyền thì nước cũng lật thuyền. Khổng Tử luôn nói đến đạo đức của vua. Vua phải nhân ái, công bằng, nghĩa là phải thương dân. Vua và triều đình tốt phải yêu nước thương dân, không tham nhũng, bóc lột, cướp đoạt thì dân chúng ủng hộ. Trong Luận Ngữ Thiên Vi Chính, Khổng Tử nói:Vi chánh dĩ đức , thí như bắc thần , cư kỳ sở , nhi chúng tinh cộng chi .為政以德、譬如北辰、居其所、而眾星共之(2.1)。("Dùng đức trong chính trị thì như như sao Bắc-Thần đứng một chỗ, mà các vì sao khác đều quay về chầu ) .
Và Ngài cũng nói rằng vua thi hành nhân nghĩa thì dân mến phục chứ không phải cai trị bằng công an : Đạo chi dĩ chánh , chi dĩ hình , dân miễn nhi vô sỉ . Đạo chi dĩ đức , chi dĩ lễ , hữu sỉ thả cách . 道之以政、齊之以刑、民免而無恥。【二節】道之以德、齊之以禮、有恥且格(2.3).(Nếu nhà cầm quyền theo pháp chính , chuyên dùng hình phạt, dân chúng sợ mà không phạm pháp, chứ chẳng phải là biết xấu hổ. Nếu nhà cầm quyền dùng đạo đức, theo lễ nghĩa thì dân biết liêm sỉ, và trở thành người có tư cách).
Theo Khổng Tử, làm chính trị nghĩa là theo chánh đạo, vương đạo. Trả lời Quý Khang tử, Khổng Tử nói : Chính dã, chính dã, 政者,正也, (12.16).
Khổng Tử đã nêu thuyết chính danh:" vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". Trong khi viết bộ Xuân Thu, Khổng tử đã dùng chữ khác nhau để phân biệt vua tốt và vua xấu. Ngài đã lộ rõ việc vua bạo ngược, dân giết đi là đúng ý trời. Đi xa hơn, sau Ngài, Mạnh Tử tiến lên một bước, nói rõ quyền lợi của dân chúng và đưa ra khẩu hiệu:" Dân vi qúy, xã tắc thứ chi., quân vi khinh " Ông cũng nói rằng vua mà tàn ác là giặc, dân có quyền giết đi. “ Tặc nhân giả vị chi tặc, tặc nghĩa dã, vị chi tàn. Tàn tặc chi nhân vị chi nhất phu; văn tru nhất phu Trụ hỉ, vị văn thí quân dã 「賊仁者謂之賊,賊義者謂之殘;殘賊之人,謂之一夫。聞誅一夫紂矣。未聞弒君也。」 ( Lương Huệ vương hạ)” ( Người làm hại nhân thì gọi là tặc, người hại nghĩa gọi là tàn . Tàn tặc là đứa không ra gì. Ta nghe dân giết tên Trụ chứ không nghe nói giết vua Trụ).
Về chữ hiếu, Khổng Tử dạy rằng con phải kính thờ cha mẹ bằng tấm lòng thành nhưng không phải cúi đầu tuân hành mọi mệnh lệnh và hành vi sai trái của cha mẹ. Con cái phải khuyên can cha mẹ,Khổng tử nói:" Đối với cha mẹ, lúc nào cũng phải giữ sắc mặt vui vẻ, hòa nhã; đó là việc khó mà làm được mới gọi là người con hiếu.[ 2.8]
Con cái có thể khuyên can cha mẹ nếu cha mẹ làm sai. .Khổng tử nói: thờ cha mẹ thì phải biết can gián cha mẹ với lời lẽ ngọt ngào ( khi cha mẹ có sai lầm). Như thấy cha mẹ không thuận lòng, thì vẫn phải cung kính, chứ đừng làm trái nghịch. Nếu cha mẹ giận, bắt mình làm việc nhiều thì đừng oán trách.[4.18]
Mạnh Tử còn nói rõ Vua Thuấn làm vua , nếu cha là Cổ Tẩu phạm pháp vẫn bị trừng trị theo tình thần "Pháp bất vị thân.". Sách Mạnh Tử, thiên Tận tâm thượng, có một chương rằng: “Đào Ứng hỏi rằng: Thuấn làm thiên tử, Cao Dao làm quan tòa, mà Cổ Tẩu giết người, thì làm thế nào? Mạnh Tử trả lời: - Cứ việc bắt đi mà thôi. - Thế thì Thuấn không cấm được ư? - Thuấn cấm sao được mà cấm? (Cái pháp luật của Cao Dao) là có chỗ chịu mà. (:桃應問曰:“舜為天子,皋陶為士,瞽瞍殺人,則如之何?孟子曰:“執之而已矣。” ..「然則舜不禁與?」 夫舜惡得而禁之?夫有所受之也。” [孟子·盡心上] .
Tuy nhiên, Khổng Tử tỏ
ra rất tế nhị trong vấn đề công bằng, lẽ phải và luật pháp. Việc con tố cha
hoặc xử tội cha đều là nan đề, nên tránh. Diệp công nói với Khổng Tử rằng:
" Ở làng xóm tôi có những người rất ngay thẳng rất mực như ông kia ăn trộm
dê, con ra làm chứng khai thực. Đức Khổng Tử nói: " Ở xóm ta người ngay
thẳng cư xử có khác. Cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha, tình ngay thẳng
vẫn ngụ trong đó vậy".[13.8]. Bởi vậy, pháp luật xưa khi cha hay
con phạm tội thì phải theo luật hồi tị, nghĩa là tránh việc xử án, mà giao cho
người khác xử án .
Không biết ai đã nói: Quân xử thần tử,thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" nhưng xem ra Khổng Tử, Mạnh Tử không hề có ý tưởng này.
Sau đây, chúng tôi xin nêu lên một số tiêu cực trong tư tưởng và cuộc đời Khổng Tử qua Luận Ngữ.
Trước tiên là việc Khổng tử từ quan
rồi bỏ đi chu du thiên hạ. Thuở ấy, vua Tề nước láng giềng muốn làm suy yếu
nước Lỗ bèn đem tặng bộ nữ nhạc 80 người khiến vua quan Lỗ say mê nhạc , bỏ
triều chính, Khổng Tử bèn bỏ nước ra đi. Không hiểu trước khi đi, Khổng Tử có
cố gắng khuyên giải nhà vua không, không thấy tài liệu nào nói việc ông khuyên
giải như thế nào. Luận Ngữ ( 18.4) chỉ nói ông âm thầm bỏ ra đi! . Khổng Tử đã
được triều đình tôn trọng, vua Lỗ đã ban chức Trủng Tể cho ông, là một chức lớn
trong triều đình, tương đương với thừa tướng. Ông làm quan cũng khá lâu, it
nhất cũng bốn năm giữ chức Tư Khấu chứ it ỏi gì! Thế mà cuối cùng rủ áo ra đi!
Điều này cho thấy Khổng Tử quá lạc quan và có it nhiều tự hào khi nói:"
Nếu
có vị vua giao cho ta quyền cai trị trong nước, trong một năm thì quy mô đã
khá, trong ba năm thì thành tựu .
"Cổ ngạn có câu:" Nếu có bậc thánh nối nghiệp trị vì được trăm năm thì đủ khiến những kẻ tàn ác hoá thành hiền lành, và triều đình không cần án tử hình nữa. Lời ấy thành thật lắm thay!
"Như có bậc thánh nhân vâng mạng Trời cai trị thiên hạ, thì sau 30 năm, nền chính trị nhân đạo sẽ phổ cập khắp nơi. [13.10; 13-12].
Khổng tử nói rằng: Đời dùng (ta) thì ta hành động, đời bỏ (ta) thì ta ẩn dật. [7.10].
"Cổ ngạn có câu:" Nếu có bậc thánh nối nghiệp trị vì được trăm năm thì đủ khiến những kẻ tàn ác hoá thành hiền lành, và triều đình không cần án tử hình nữa. Lời ấy thành thật lắm thay!
"Như có bậc thánh nhân vâng mạng Trời cai trị thiên hạ, thì sau 30 năm, nền chính trị nhân đạo sẽ phổ cập khắp nơi. [13.10; 13-12].
Khổng tử nói rằng: Đời dùng (ta) thì ta hành động, đời bỏ (ta) thì ta ẩn dật. [7.10].
Và ngài cũng nói: "Quân tử thích điều nghĩa, tiểu
nhân tham điều lợi."[4.16].
" Giàu với sang ai chẳng ham muốn? Nhưng giàu sang mà trái đạo thì thì người quân tử chẳng tham. Nghèo với hèn thì ai mà ưa? Nhưng vì đạo mà nghèo hèn thì người quân tử chẳng từ khước. Người mà bỏ lòng nhân thì sao xứng danh quân tử? Người quân tử không bỏ lòng nhân dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn. Lúc vội vàng, lúc ngửa nghiêng vẫn giữ lòng nhân.[4.5].
" Giàu với sang ai chẳng ham muốn? Nhưng giàu sang mà trái đạo thì thì người quân tử chẳng tham. Nghèo với hèn thì ai mà ưa? Nhưng vì đạo mà nghèo hèn thì người quân tử chẳng từ khước. Người mà bỏ lòng nhân thì sao xứng danh quân tử? Người quân tử không bỏ lòng nhân dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn. Lúc vội vàng, lúc ngửa nghiêng vẫn giữ lòng nhân.[4.5].
Thành tín, ham học, chịu chết giữ đạo đức. Không nên vào
nước nguy, không nên ở nước loạn, thiên hạ hữu đạo thì ra làm quan, còn gặp
thời vô đạo thì nên ẩn dật mà tu đạo. Nước nhà hữu đạo ( thịnh trị) mà mình
chịu cảnh bần cùng là điều đáng xấu hổ. Nước nhà nguy vong mà mình giàu sang,
cũng là điều đáng thẹn thùng.[8.13].
Trong trường này, nước Lỗ đã suy
vong, thế mà ngài không ẩn dật, không an bần lạc đạo lại bỏ ra nước ngoài. Ngài
đi đâu? Chắc không phải tị thế, tị nhân tị nạn mà là cầu danh lợi ở các bậc vua
chúa. Ngài hy vọng các vua chúa sẽ dùng ngài vào chỗ chức trong quyền cao. Ngài
tới hầu bà Nam Tử dù bà nổi tiếng dâm đãng. Ngài đưa ra thuyết chính danh để
nhảy vào nước Vệ trong khi bà Nam Tử đã gây ra việc cha con giết nhau. Khổng tử
mưu đưa công tử Triếp nhưng giải pháp này nếu được công tử Triếp chấp thuận vẫn
lại lâm vào cảnh anh em giết nhau, chú cháu tranh nhau, không thực hiện được
thuyết chính danh.
Sau khi từ quan, Khổng Tử cũng đã muốn theo gương Quản Trọng đem tài để kiếm lợi, cho nên ông đã toan tính hợp tác với nhiều quyền thần, gian thần như Công Sơn Phất Nhiễu [17.5], Phật Bật [17.7], nhưng bị các học trò ngăn cản. Ngài tham danh tham lợi nhưng lại muốn che đậy bằng thuyết chính danh và lý tưởng phục vụ đất nước như trong vụ Công Sơn Phất Nhiễu , ngài nói: với Tử Lộ: " Người ta mời mình chẳng có lý do chánh đáng sao? Người ta dùng mình, mình há lại không làm cho đất nước ( Lỗ ) thịnh vượng như thời Đông Châu sao?"{17.5}. Đó cũng là lời Ngài nói với Tử Lộ:"Ta có tài nên dùng, há như trái bầu mà người ta treo mà không ăn sao?[17.7].
Sau khi từ quan, Khổng Tử cũng đã muốn theo gương Quản Trọng đem tài để kiếm lợi, cho nên ông đã toan tính hợp tác với nhiều quyền thần, gian thần như Công Sơn Phất Nhiễu [17.5], Phật Bật [17.7], nhưng bị các học trò ngăn cản. Ngài tham danh tham lợi nhưng lại muốn che đậy bằng thuyết chính danh và lý tưởng phục vụ đất nước như trong vụ Công Sơn Phất Nhiễu , ngài nói: với Tử Lộ: " Người ta mời mình chẳng có lý do chánh đáng sao? Người ta dùng mình, mình há lại không làm cho đất nước ( Lỗ ) thịnh vượng như thời Đông Châu sao?"{17.5}. Đó cũng là lời Ngài nói với Tử Lộ:"Ta có tài nên dùng, há như trái bầu mà người ta treo mà không ăn sao?[17.7].
Than ôi! Số Khổng Tử đến hồi suy
dù Ngài chịu đấm ăn xôi cũng không đưọc. Bà Nam Tử và Tề Cảnh Công đều chê
Ngài, nếu họ mời thì Ngài cũng sa vào danh lợi như những con người tầm thường
khác. !
Ngài hăng hái đi tìm lợi danh, tìm không được thì bi quan. Trước kia ngài nói: ". (Mình là người tài giỏi) Người đời không biết đến mình, mình cũng chẳng lấy làm buồn, như vậy chẳng phải là bậc quân tử sao?(1.1). Nhưng cuối đời thất bại, Khổng tử cũng kêu trời kêu đất : "Ôi đời chẳng biết ta!" [14.36].. Ngài đau khổ vì chim Phượng và Hà Đồ không tái xuất,[9.8] và Ngài bi quan muốn bỏ đi ở nơi rừng núi hoang vu và man dã [9.14].
Ngoài ra, việc chu du thiên hạ này cho thấy Khổng Tử nông nổi. Thời buổi loạn ly, nên ở nhà ẩn cư hay dạy học là hơn, Ngài không được ai giới thiệu, đi lang thang vô định, một mình hay vài người đã là khó, ngài lại dẫn đệ tử theo đông trong một thời gian trên 10 năm. Ngài và các đệ tử có nhiều vàng bạc không? Đi đông và thiếu tiền bạc, không bị đánh, cướp hoặc bị đói thì mới là chuyện lạ.
Chúng ta cũng thấy về chính trị, Khổng Tử rất non nớt, vụng về như vụ Trần Thành Tử. Trần Thành Tử ( đại phu nước Tề ) giết vua Giản công. Khổng Tử tắm gội xong, vào thưa với Lỗ Ai Công: "Trần Hằng ( tên Trần Thành Tử ) giết vua, xin chúa thượng đem binh trừng phạt. Vua Ai công bảo: " Khanh nên đến nói cho ba nhà đại phu nghe đi". Khổng Tử nói một mình: Ta tuy không còn làm quan, vẫn là đại phu, nghe chuyện tày trời đó không lẽ không tâu vua. Sao vua lại bảo ta đến cho ba nhà kia hay? Ngài bèn đến ba nhà đại phu, cả ba đều chẳng tán thành ý ngài. Khổng Tử bèn nói một mình: " Bởi ta là quan đại phu nên chẳng dám im lặng nên phải lên tiếng vậy"[14.21].
Rõ ràng là kiến thức của Khổng Tử thua Lỗ Ai Công và ba vị đại phu kia. Nước Lỗ vốn nhỏ, binh lực, tiền của được bao nhiêu? Đánh Tề có lợi gì? Nếu Lỗ là một cường quốc, và Khổng Tử là một Napoleon hay Thành Cát Tư Hãn thì thế giới lại càng bị đe dọa vì nạn thực dân, đế quốc xâm lược.
Chúng ta cũng nên xét về đạo hạnh của Khổng Tử trong vụ đối xử với Nguyên Nhưỡng. Nguyên Nhưỡng ngồi đợi Khổng Tử. Khổng Tử trách: " Hồi nhỏ, người không biết kính thuận bậc tôn trưởng, lớn lên chẳng làm được gì, đến già chẳng chết đi, chỉ làm giặc cỏ thôi! Ngài bèn lấy gậy gõ vào ống chân Nguyên Nhưỡng [14.43].
Dẫu sao, Nguyên Nhưỡng cũng là bạn già, có lẽ rất lâu mới gặp lại nhau. Dù gặp nhau hằng ngày, Khổng Tử không nên xỉ nhục và trách mắng người ta như thế. Hơn nữa, ở đây rõ ràng là Khổng Tử nói năng thô lỗ và có hành vi thô bạo. Nhân ái và lễ nghĩa không cho phép ta đối xử như thế dù đối với ai.
Nói tóm lại, Khổng Tử có một vài khuyết điểm mặc dầu bao thế kỷ Khổng tử được tôn sùng như một vị thánh.
No comments:
Post a Comment