THANH LIÊM TRẦN * MỘT NGÀY TRONG TÙ
Một ngày trong trại tù cải tạo.
Anh tổ trưởng sau khi họp xong trở về tập trung tất cả trong tổ dể phân công tác như thường lệ. Một cách chẫm rải anh nói :
- Tất cả những vòng mây và đòn gánh đã chuẩn bị xong, ngày mai tất cả
anh em sẻ giúp cho toán « cưa sẻ » chuyển cây vào trại.Chúng ta không đi
rừng để chặt cây hay cắt tranh như thường lệ.
Chỉ tóm tắt có vài lời, tổ trưởng chấm đứt phân công và mọi người giải tán đi ngũ.
Nằm trên giường bụng đói cồn cào tôi không thể nào ngũ được dù suốt một
ngày lao động cực nhọc, tôi nhủ trong lòng ngày mai sẽ cắt hết đám rau
lang còn sót lại phía hong nhà ăn cho đở đói; tôi thiếp đi lúc nào không
biết trong đêm. Trong khi còn miên man trong giấc ngũ, tôi nghe anh tổ
trưởng giọng uể oải báo một ngày mới bất đầu.
-Nào các anh em thức dậy tập hể dục !
Mọi người lòm còm bò dậy ra phía hông nhà làm vệ sinh rồi tập họp giữa
sân trại nằm giũa 4 dãy nhà dài của cải tạo. Vì thiếu dinh dưỡng nên
bệnh phù thủng ghẻ lở hoành hành tất cả tù cải tạo. Mình mẩy tôi nhất là
tay chân đày ghẻ lở loét, nhưng mà còn đở hơn những anh em bị phù
thủng, họ di chuyển như những bóng ma. Một anh hướng dẩn những động tác
đứng giữa đếm 1,2,3, múa tay múa chân . Các anh em khác nhìn và làm
theo. Nhũng bàn tay, bàn chân đưa lên đưa xuống chập chạp, ngặt nghẻo
không đúng nhịp tạo nên một vũ điệu quái dị của những thây ma mới đội mồ
sống dậy. Buổi tập thề dục trở thành buổi dạ vũ trong nghĩa địa mà
những cải tạo là những bóng ma chập chờn !
Sau đó chúng tôi lấy dụng cụ làm việc theo anh vệ binh ra ngoài cổng
trại . Trước cổng trại là một chòi gác cao khõang 3 mét mà tất cả mọi
người ra khỏi trại đề phả xin phép. Kế bên chòi gác là một hố sâu chừng 2
mét dùng để nhốt những cải tạo phạm lổi như không chấp hành lao động,
vi phạm nội quy hay trốn trại vv…Vừa ra tới cổng trại bổng tôi thấy một
anh cải tạo đứng trước hố sâu, hai chân bị xiềng bằng xích sắt và hai
tay bị cột phía sau, kế bên anh một tên vệ binh cầm súng lăm lăm như sẳn
sàng nhả đạn.
Hôm qua tôi đã nghe tin có một anh cải tạo trốn trại bị bắt trở lại và
đang bị biệt giam và nghe đâu anh ta là phi công onh tạc cơ F5. À thì ra
là anh , tôi đi chậm ngang qua anh mà trong lòng cãm thấy xót xa vì anh
không được may mắn. Ánh mắt anh nhìn tôi như muốn nói một lời gì đó !
Cuối cùng chúng tôi cũng có mặt tại nơi làm việc. Môt thân cây cổ thụ đã
được đốn ngã dài khoãng 10 mét, vòng thân cây hai người ôm không hết
nằm dài trên lớp lá mục ẫm ướt . Để chuyển cây về trại chúng tôi phải
dùng những vòng mây đã dược kết sẩn quấn chung quanh thân cây và mổi hai
người ổ hai đầu một đòn gánh sỏ ngang giây mây, tất cả có 10 đòn gánh
và 20 người phân dều trên thân cây.
Anh vệ binh cầm súng đi tới đi lui quát tháo :
- Nào, các anh phải khẩn trương lên chứ. Các anh còn những 3 cây phải tải về « láng » ngày hôm nay đấy.
Mấy anh đội trưởng tổ trưởng động viên anh em đếm 1,2,3. Cứ mổi lần chấp
dứt số 3 thì tất cả mọi người cùng nhóm người một lượt chuyển cây đi
bằng những bước nặng nhọc, thường thì đi khoảng 5,10 bước là phải bỏ
xuống vì cây quá nặng. Thân cây chuyển động như một con rết nhiều chân
mệt mỏi. Tôi cố gắng kê vai vào cây đòn gượng đứng lên theo nhịp đếm và
bước chuệnh choạng về phía trước, mình mẩy tôi tắm đẳm mồ hôi và mắt hoa
lên. Khoãng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, tiếng anh trưởng toán vang lên :
- Thôi anh em nghĩ 5 phút rồi chúng ta lại tiếp tục !
Tôi ngã người bên gốc cây mắt chợt nhìn về một căn nhà mái mới lợp còn
xanh màu cỏ tranh . Hai anh cán bộ đang ngồi hai bên chiếc bàn đặt giữa
nhà nhấm nháp trà mà tôi nghĩ là « hà thủ ô » một loãi lá mọc lá đác
trong những trảng tranh có vị lờ lợ khi uống và hút thuốc lào nhìn về
phía chúng tôi.
Bổng chúng tôi nghe vài tiếng súng nổ phía bộ chỉ huy tiểu đòan. Anh em
thì thầm : như vậy là cây chuối sẽ mất đi một nải. ! ( Anh em có trồng
một cây chuối ở trên đường vào trại và buồng chuối anh em dành cho nhũng
người nằm xuống. Nải chuối là món cúng cuối cùng cho người chết đở tẻ
lạnh mà khi còn sống có thèm lắm cũng không được ăn )
………..
Ánh nắng buổi sáng ngập ngừng bên bờ xi-măng phía trước cửa dẫn vào trại
giam. Căn nhà hình lục giác chung quanh xây bằng kiếng trong suốt nằm
ngay trong lối đi vào trại. Nơi đây trưởng trại giam và sỉ quan điều
hành có thể nhìn thấy mọi biến chuyển bên ngoài. Tòa nhà là là phòng
điều hành và cũng là phòng tiếp khách của trưởng trại giam.Thiếu
tá trưởng trại và sỉ quan điều hành là chổ quen biết, tôi hay thường
đến tán gẩu và hẹn hò đi chơi vào cuối tuần. Thiếu tá Thân giáng người
nhỏ nhắn như sinh viên khuôn mặt sáng suốt và hiền hậu cầm trên tay lon
bia họp đưa cho tôi và nói :
- Lâm, uống thử lon bia nầy coi, tôi mới mua hôm qua, loại bia nầy thật là ngon
Tôi nói cám ơn rồi cầm lon bia uống một ngụm dài .Chất nước lạnh đắng
của bia làm mát cả người nhất là những tia nắng rực lửa bắt đầu đốt cháy
mọi vật, tôi khen :
- Thật là ngon, chút nữa xin thiếu tá vài lon đem về nhà .
Đại úy Danh ngồi kế bên phì phà thuốc lá trả lời dùm :
-Khỏi cần lo, chút nữa tôi để lại cho bạn một thùng. Tôi có mua 2,3 thùng hôm thứ bảy vừa rồi để cần khi có bạn bè đến chơi.
Tôi bước đến bắt tay đại úy Danh nói cám ơn, rồi đến ngồi ở salon đặt
lon bia trên bàn. Tôi mồi điếu thuốc phả khói trên trần nhà nghĩ đến
buổi ăn chiều nay.
Ngoài sân một đoàn tù cứ mổi 2 người gánh một thùng trong có vẽ thật
nặng vì quay gánh quằng cong và họ di chuyển thật chậm về phía cuối trại
dưới ánh nắng gay gắt, mình trần đẫm ướt mồ hôi. Tôi thấy lạ, quay qua
hỏi :
- Mấy người kia đang gánh gì mà xem có vẽ nặng quá vậy ?
Trung úy Phú nảy giờ ngồi im nghe nhạc quay qua tôi giải thích :
-À, tụi tù đang làm vệ sinh trong trại. Đó là những thùng phân và rác rưởi trong nhà giam.
Giọng nói đại úy Danh lôi tôi lại hiện tại.
- Sao, tối nay bạn định đãi tiệc ở đâu đây ?
-Mình đi ăn ở ngoài bảỉ biển đi, tôi có biết một quán khá lắm, nhớ là các anh phải dẩn bà xã đi theo nha. Tôi trả lời.
………..
-Nào chúng ta khẩn trương lên, sắp tối rồi. Anh khối trưởng vổ tay và đốc thúc :
Tôi chợt quay về thực tại, uể oải đứng dậy đưa vai vào thân đòn, chuẩn bị tư thế cùng những anh em khác chuyển cây về trại.
Chấm dứt một ngày lao động cực nhọc chúng tôi có may mắn trong bửa ăn
chiều nay mổi người một miếng cá khô bằng 2 ngón tay và một chén cơm
hẫm. Dù sau cũng đở hơn cả tuần nay ăn cơm với vài hạt muối biển xám xịt
!
Sau khi ăn cơm xong chúng tôi được gọi tập hơp ra hội trường tiểu đoàn
để được cán bộ quản giáo lên lớp. Chúng tôi lủ lượt hơn 500 người kéo
nhau ra hội trường nằm sát hàng rào trại. Hội trường là một căn nhà dài
mà chúng tôi vùa mới xây xong bề ngang chừng 20 mét và bề dài chừng 50
mét chỉ cóo mái lá . Phía trước hôi trường được xây cao và được kê chiếc
bàn dài cho ban chỉ huy và cán bộ quản giáo. Phía dưới có những thân
cây dài dùng làm ghế ngồi cho cãi tạo viên. Hai chiếc đèn dầu trên bàn
tỏa ánh sáng yếu ớt cho thấy những khuôn mặt nhợc nhạc của kẻ chiến
thắng.
Tiếng loa bổng vang lên :
-Nào, các anh đã ổn định chưa? Chúng ta bắc đầu
Mọi tiếng xì xào im bặt. Tên Chính trị viên tiểu đòan tằng hắng 1,2 tiềng rồi nói :
-Tôi báo cho các anh biết thì nà Cách mạng rất khoan hồng cho các anh đi
học tập cải tạo, tạo điều kiện cho các anh trở thành con người tốt
trong một xã hội chủ nghĩa ưu việt. Vì vậy các anh phải phấn đấu nao
động học tập, theo đúng nội quy của trại. Ngày về của các anh không phải
nà 10 ngày hay một tháng mà tùy thuộc vào các anh, có thể nà 1 lăm, 10
lăm hay không bao giờ về.
Sáng nay có tên giặc nái được điều nên tiểu đoàn nàm việc . Nó đã bỏ
chạy nần lửa. Ló đã trốn trại một nần rồi, không muốn học tập để trở
thành người tốt. Các anh vệ binh đã phải phí đi mấy viên đạn
Tên cán bộ còn nói nhiều nữa nhưng tai tôi bổng lung bùng. Khuôn mặt của
một bạn tù mà tôi không biết tên, ánh mắt của anh như thầm bảo tôi :
Hãy nhắn dùm vợ con tôi là tôi không còn trở về nữa !
Những ngày tháng dài nơi đây, ngoài nhũng công việc lao động cực nhọc
chúng tôi còn bị dày xéo bởi cơn đói thường trực. Tôi với Khải, thằng
bạn cùng đi trình diện học tập cải tạo chung chọn nằm gần nhau để giúp
đở nhau trong những lúc khó khăn. Sau khi về trại tôi nói với Khải :
-Khải, bạn rửa mấy lá khoai lang tôi mới cắt hồi chiều, tôi đi nhóm bếp. Bụng cồn cào quá chịu hết nổi !
Chúng tôi thương ăn lá khoai lang hay sương sâm vào buổi tối trước khi
đi ngũ nếu không với cái bụng cồn cào không thể nào nhắm mắt được, dù
biết rằng trong đêm phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu. Chúng tôi rán
nuốt những lá khoai luột nhờn nhợn và lạt lẻo trong miệng vì không có
muối.
Trong khi chờ đợi Khải luột rau tôi nằm trên giuờng miên mang sống lại ngày nào…
…..
Tôi nằm dài trên giường nghe nhạc phát ra từ chiếc máy cassette đặt trên
góc phòng bổng tôi nghe tiếng bước chân người bước lên lầu. Tôi đứng
dây thì vừa lúc nhận ra Trâm đến sớm hơn giờ hẹn
Trâm ôm tôi nói :
-Chừ mà em nhớ anh quá !
- Vậy hả, phải không đó ? Tôi làm bộ hỏi.
Tôi hôn lên đôi môi hồng thấm của nàng. Nụ hôn kéo dài như bất tận và
không gian như tỏa ngát hương thơm. Trâm mặc một chiếc áo dài màu tím
nhạt thật mỏng làm nổi bật bộ ngược căn tròn.
-Em mặc chiếc áo nầy thật kiêu sa và hấp dẩn. Tôi nói
-Răng mà anh khen em thật không ? Trâm nủng nịu hỏi.
-Sao mà không thật,.Em ngồi đây chờ anh đi tìm nước uống.
Nói xong tôi tôi đi ra ngoài góc đường trước tòa án mua 1 chai nước cam
và 1 lon bia cùng 1 gói thuốc lá 555. Chúng tôi ngồi ngoài balcon nói
chuyện. Giọng nói của em tíu tít như chim hót, em kể đủ thứ chuyện
tronng ttòa hành chánh mà em đang làm. Giọng Huế của em đả thu hút tôi
trong ngày đầu gặp gở. Giọng nói nằng nặng dịu dàng vương vấng chút buồn
của một cố đô đã chịu bao nhiêu tang thương và biến đổi ! Giọng nói nhả
nhạc làm ngây ngất lòng tôi.
Ngoài trời nhửng tia nắng nhuộm màu vàng nhạt, thỉnh thoảng vài cơn gió
nhẹ đong đưa những chiếc lá lao sao. Khoãng 1 giờ sau, tôi nói với Trâm :
- Thôi mình đi nghe em, còn sớm nhưng mình đi dạo một vòng rồi đến chổ hẹn.
Chúng tôi đi bộ vì chổ tôi làm không xa mấy chổ hẹn, nơi bải biển. Con
đường Hoàng tử Cảnh tuyệt đẹp, hai hàng cây song song thẳng tấp chạy dài
ra tới bải biển, những tàn lá đan vào nhau thành một vòng cung che mát
mọi vật, vài tia nắng nhảy múa với những chiếc lá rơi lả tả trên mặt
đường. Chúng tôi quyện lấy nhau đi chậm rải trong không gian sào sạt lá
me bay.
Khi chúng tôi đến chổ hẹn thì anh em đã đông đủ. Chúng tôi ngồi bên
ngoài quán vì trời thật đẹp. Gió biển hiu hiu thổi lào xào bên hàng
dương thưa lá dọc theo bãi biển. Bải cát mịn màng trấng xóa chạy dài ra
xa ngâm mình trong nhửng lọn sóng biển rì rào. Xa tít ngoài khơi biển và
trời hòa hợp mở ra một khoãng trống mênh mông vô cùng tật.
Mấy em tiếp viên thật duyên dáng, mang đến cho chúng tôi bia, rượu và
những món đặc sản vùng biển. Món chả cá ở Nha Trang thật là đặc sắc,
thịt cá tươi từng miếng mỏng được xếp thành hình trôn ốc trên dĩa tròn,
chén nước sốt vàng óng ả như chờ đợi.Thiếu tá Thân cầm ly bia giơ cao
nói :
- Nào tất cả anh em uống hết ly bia chúc mừng anh Lâm vừa thăng chức và nhận nhiệm vụ mới.
Tất cả cùng à lên một tiếng và nói chúc mừng ..chúc mừng ..Tôi quay qua mấy bà nói :
- Mời các chị, dù là uống coca nhưng cũng phải cạn ly nha !
Trâm gấp một miếng cá chấm nước sốt bỏ vào chén rồi đưa cho tôi nói :
-Ăn đi anh, còn nóng như chừ ăn mới ngon.
Tôi gấp miếng cá tươi bỏ vào miệng, vị ngọt và hương thơm tự nhiên của cá thật là tuyệt diệu.
……..
-Canh rau nấu xong rồi Lâm, bạn ra ăn rồi chúng ta còn đi ngủ.
Tiếng nói Khải kéo tôi về thực tại và tôi cãm thấy bụng cồn cào đói, món
chả cá ngày nào chỉ còn là kỷ niệm ! Mong rằng tối nay sau khi húp tô
canh rau tôi không phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu.
T .T.L.
9/1977
Anh tổ trưởng sau khi họp xong trở về tập trung tất cả trong tổ dể phân công tác như thường lệ. Một cách chẫm rải anh nói :
- Tất cả những vòng mây và đòn gánh đã chuẩn bị xong, ngày mai tất cả
anh em sẻ giúp cho toán « cưa sẻ » chuyển cây vào trại.Chúng ta không đi
rừng để chặt cây hay cắt tranh như thường lệ.
Chỉ tóm tắt có vài lời, tổ trưởng chấm đứt phân công và mọi người giải tán đi ngũ.
Nằm trên giường bụng đói cồn cào tôi không thể nào ngũ được dù suốt một
ngày lao động cực nhọc, tôi nhủ trong lòng ngày mai sẽ cắt hết đám rau
lang còn sót lại phía hong nhà ăn cho đở đói; tôi thiếp đi lúc nào không
biết trong đêm. Trong khi còn miên man trong giấc ngũ, tôi nghe anh tổ
trưởng giọng uể oải báo một ngày mới bất đầu.
-Nào các anh em thức dậy tập hể dục !
Mọi người lòm còm bò dậy ra phía hông nhà làm vệ sinh rồi tập họp giữa
sân trại nằm giũa 4 dãy nhà dài của cải tạo. Vì thiếu dinh dưỡng nên
bệnh phù thủng ghẻ lở hoành hành tất cả tù cải tạo. Mình mẩy tôi nhất là
tay chân đày ghẻ lở loét, nhưng mà còn đở hơn những anh em bị phù
thủng, họ di chuyển như những bóng ma. Một anh hướng dẩn những động tác
đứng giữa đếm 1,2,3, múa tay múa chân . Các anh em khác nhìn và làm
theo. Nhũng bàn tay, bàn chân đưa lên đưa xuống chập chạp, ngặt nghẻo
không đúng nhịp tạo nên một vũ điệu quái dị của những thây ma mới đội mồ
sống dậy. Buổi tập thề dục trở thành buổi dạ vũ trong nghĩa địa mà
những cải tạo là những bóng ma chập chờn !
Sau đó chúng tôi lấy dụng cụ làm việc theo anh vệ binh ra ngoài cổng
trại . Trước cổng trại là một chòi gác cao khõang 3 mét mà tất cả mọi
người ra khỏi trại đề phả xin phép. Kế bên chòi gác là một hố sâu chừng 2
mét dùng để nhốt những cải tạo phạm lổi như không chấp hành lao động,
vi phạm nội quy hay trốn trại vv…Vừa ra tới cổng trại bổng tôi thấy một
anh cải tạo đứng trước hố sâu, hai chân bị xiềng bằng xích sắt và hai
tay bị cột phía sau, kế bên anh một tên vệ binh cầm súng lăm lăm như sẳn
sàng nhả đạn.
Hôm qua tôi đã nghe tin có một anh cải tạo trốn trại bị bắt trở lại và
đang bị biệt giam và nghe đâu anh ta là phi công onh tạc cơ F5. À thì ra
là anh , tôi đi chậm ngang qua anh mà trong lòng cãm thấy xót xa vì anh
không được may mắn. Ánh mắt anh nhìn tôi như muốn nói một lời gì đó !
Cuối cùng chúng tôi cũng có mặt tại nơi làm việc. Môt thân cây cổ thụ đã
được đốn ngã dài khoãng 10 mét, vòng thân cây hai người ôm không hết
nằm dài trên lớp lá mục ẫm ướt . Để chuyển cây về trại chúng tôi phải
dùng những vòng mây đã dược kết sẩn quấn chung quanh thân cây và mổi hai
người ổ hai đầu một đòn gánh sỏ ngang giây mây, tất cả có 10 đòn gánh
và 20 người phân dều trên thân cây.
Anh vệ binh cầm súng đi tới đi lui quát tháo :
- Nào, các anh phải khẩn trương lên chứ. Các anh còn những 3 cây phải tải về « láng » ngày hôm nay đấy.
Mấy anh đội trưởng tổ trưởng động viên anh em đếm 1,2,3. Cứ mổi lần chấp
dứt số 3 thì tất cả mọi người cùng nhóm người một lượt chuyển cây đi
bằng những bước nặng nhọc, thường thì đi khoảng 5,10 bước là phải bỏ
xuống vì cây quá nặng. Thân cây chuyển động như một con rết nhiều chân
mệt mỏi. Tôi cố gắng kê vai vào cây đòn gượng đứng lên theo nhịp đếm và
bước chuệnh choạng về phía trước, mình mẩy tôi tắm đẳm mồ hôi và mắt hoa
lên. Khoãng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, tiếng anh trưởng toán vang lên :
- Thôi anh em nghĩ 5 phút rồi chúng ta lại tiếp tục !
Tôi ngã người bên gốc cây mắt chợt nhìn về một căn nhà mái mới lợp còn
xanh màu cỏ tranh . Hai anh cán bộ đang ngồi hai bên chiếc bàn đặt giữa
nhà nhấm nháp trà mà tôi nghĩ là « hà thủ ô » một loãi lá mọc lá đác
trong những trảng tranh có vị lờ lợ khi uống và hút thuốc lào nhìn về
phía chúng tôi.
Bổng chúng tôi nghe vài tiếng súng nổ phía bộ chỉ huy tiểu đòan. Anh em
thì thầm : như vậy là cây chuối sẽ mất đi một nải. ! ( Anh em có trồng
một cây chuối ở trên đường vào trại và buồng chuối anh em dành cho nhũng
người nằm xuống. Nải chuối là món cúng cuối cùng cho người chết đở tẻ
lạnh mà khi còn sống có thèm lắm cũng không được ăn )
………..
Ánh nắng buổi sáng ngập ngừng bên bờ xi-măng phía trước cửa dẫn vào trại
giam. Căn nhà hình lục giác chung quanh xây bằng kiếng trong suốt nằm
ngay trong lối đi vào trại. Nơi đây trưởng trại giam và sỉ quan điều
hành có thể nhìn thấy mọi biến chuyển bên ngoài. Tòa nhà là là phòng
điều hành và cũng là phòng tiếp khách của trưởng trại giam.Thiếu
tá trưởng trại và sỉ quan điều hành là chổ quen biết, tôi hay thường
đến tán gẩu và hẹn hò đi chơi vào cuối tuần. Thiếu tá Thân giáng người
nhỏ nhắn như sinh viên khuôn mặt sáng suốt và hiền hậu cầm trên tay lon
bia họp đưa cho tôi và nói :
- Lâm, uống thử lon bia nầy coi, tôi mới mua hôm qua, loại bia nầy thật là ngon
Tôi nói cám ơn rồi cầm lon bia uống một ngụm dài .Chất nước lạnh đắng
của bia làm mát cả người nhất là những tia nắng rực lửa bắt đầu đốt cháy
mọi vật, tôi khen :
- Thật là ngon, chút nữa xin thiếu tá vài lon đem về nhà .
Đại úy Danh ngồi kế bên phì phà thuốc lá trả lời dùm :
-Khỏi cần lo, chút nữa tôi để lại cho bạn một thùng. Tôi có mua 2,3 thùng hôm thứ bảy vừa rồi để cần khi có bạn bè đến chơi.
Tôi bước đến bắt tay đại úy Danh nói cám ơn, rồi đến ngồi ở salon đặt
lon bia trên bàn. Tôi mồi điếu thuốc phả khói trên trần nhà nghĩ đến
buổi ăn chiều nay.
Ngoài sân một đoàn tù cứ mổi 2 người gánh một thùng trong có vẽ thật
nặng vì quay gánh quằng cong và họ di chuyển thật chậm về phía cuối trại
dưới ánh nắng gay gắt, mình trần đẫm ướt mồ hôi. Tôi thấy lạ, quay qua
hỏi :
- Mấy người kia đang gánh gì mà xem có vẽ nặng quá vậy ?
Trung úy Phú nảy giờ ngồi im nghe nhạc quay qua tôi giải thích :
-À, tụi tù đang làm vệ sinh trong trại. Đó là những thùng phân và rác rưởi trong nhà giam.
Giọng nói đại úy Danh lôi tôi lại hiện tại.
- Sao, tối nay bạn định đãi tiệc ở đâu đây ?
-Mình đi ăn ở ngoài bảỉ biển đi, tôi có biết một quán khá lắm, nhớ là các anh phải dẩn bà xã đi theo nha. Tôi trả lời.
………..
-Nào chúng ta khẩn trương lên, sắp tối rồi. Anh khối trưởng vổ tay và đốc thúc :
Tôi chợt quay về thực tại, uể oải đứng dậy đưa vai vào thân đòn, chuẩn bị tư thế cùng những anh em khác chuyển cây về trại.
Chấm dứt một ngày lao động cực nhọc chúng tôi có may mắn trong bửa ăn
chiều nay mổi người một miếng cá khô bằng 2 ngón tay và một chén cơm
hẫm. Dù sau cũng đở hơn cả tuần nay ăn cơm với vài hạt muối biển xám xịt
!
Sau khi ăn cơm xong chúng tôi được gọi tập hơp ra hội trường tiểu đoàn
để được cán bộ quản giáo lên lớp. Chúng tôi lủ lượt hơn 500 người kéo
nhau ra hội trường nằm sát hàng rào trại. Hội trường là một căn nhà dài
mà chúng tôi vùa mới xây xong bề ngang chừng 20 mét và bề dài chừng 50
mét chỉ cóo mái lá . Phía trước hôi trường được xây cao và được kê chiếc
bàn dài cho ban chỉ huy và cán bộ quản giáo. Phía dưới có những thân
cây dài dùng làm ghế ngồi cho cãi tạo viên. Hai chiếc đèn dầu trên bàn
tỏa ánh sáng yếu ớt cho thấy những khuôn mặt nhợc nhạc của kẻ chiến
thắng.
Tiếng loa bổng vang lên :
-Nào, các anh đã ổn định chưa? Chúng ta bắc đầu
Mọi tiếng xì xào im bặt. Tên Chính trị viên tiểu đòan tằng hắng 1,2 tiềng rồi nói :
-Tôi báo cho các anh biết thì nà Cách mạng rất khoan hồng cho các anh đi
học tập cải tạo, tạo điều kiện cho các anh trở thành con người tốt
trong một xã hội chủ nghĩa ưu việt. Vì vậy các anh phải phấn đấu nao
động học tập, theo đúng nội quy của trại. Ngày về của các anh không phải
nà 10 ngày hay một tháng mà tùy thuộc vào các anh, có thể nà 1 lăm, 10
lăm hay không bao giờ về.
Sáng nay có tên giặc nái được điều nên tiểu đoàn nàm việc . Nó đã bỏ
chạy nần lửa. Ló đã trốn trại một nần rồi, không muốn học tập để trở
thành người tốt. Các anh vệ binh đã phải phí đi mấy viên đạn
Tên cán bộ còn nói nhiều nữa nhưng tai tôi bổng lung bùng. Khuôn mặt của
một bạn tù mà tôi không biết tên, ánh mắt của anh như thầm bảo tôi :
Hãy nhắn dùm vợ con tôi là tôi không còn trở về nữa !
Những ngày tháng dài nơi đây, ngoài nhũng công việc lao động cực nhọc
chúng tôi còn bị dày xéo bởi cơn đói thường trực. Tôi với Khải, thằng
bạn cùng đi trình diện học tập cải tạo chung chọn nằm gần nhau để giúp
đở nhau trong những lúc khó khăn. Sau khi về trại tôi nói với Khải :
-Khải, bạn rửa mấy lá khoai lang tôi mới cắt hồi chiều, tôi đi nhóm bếp. Bụng cồn cào quá chịu hết nổi !
Chúng tôi thương ăn lá khoai lang hay sương sâm vào buổi tối trước khi
đi ngũ nếu không với cái bụng cồn cào không thể nào nhắm mắt được, dù
biết rằng trong đêm phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu. Chúng tôi rán
nuốt những lá khoai luột nhờn nhợn và lạt lẻo trong miệng vì không có
muối.
Trong khi chờ đợi Khải luột rau tôi nằm trên giuờng miên mang sống lại ngày nào…
…..
Tôi nằm dài trên giường nghe nhạc phát ra từ chiếc máy cassette đặt trên
góc phòng bổng tôi nghe tiếng bước chân người bước lên lầu. Tôi đứng
dây thì vừa lúc nhận ra Trâm đến sớm hơn giờ hẹn
Trâm ôm tôi nói :
-Chừ mà em nhớ anh quá !
- Vậy hả, phải không đó ? Tôi làm bộ hỏi.
Tôi hôn lên đôi môi hồng thấm của nàng. Nụ hôn kéo dài như bất tận và
không gian như tỏa ngát hương thơm. Trâm mặc một chiếc áo dài màu tím
nhạt thật mỏng làm nổi bật bộ ngược căn tròn.
-Em mặc chiếc áo nầy thật kiêu sa và hấp dẩn. Tôi nói
-Răng mà anh khen em thật không ? Trâm nủng nịu hỏi.
-Sao mà không thật,.Em ngồi đây chờ anh đi tìm nước uống.
Nói xong tôi tôi đi ra ngoài góc đường trước tòa án mua 1 chai nước cam
và 1 lon bia cùng 1 gói thuốc lá 555. Chúng tôi ngồi ngoài balcon nói
chuyện. Giọng nói của em tíu tít như chim hót, em kể đủ thứ chuyện
tronng ttòa hành chánh mà em đang làm. Giọng Huế của em đả thu hút tôi
trong ngày đầu gặp gở. Giọng nói nằng nặng dịu dàng vương vấng chút buồn
của một cố đô đã chịu bao nhiêu tang thương và biến đổi ! Giọng nói nhả
nhạc làm ngây ngất lòng tôi.
Ngoài trời nhửng tia nắng nhuộm màu vàng nhạt, thỉnh thoảng vài cơn gió
nhẹ đong đưa những chiếc lá lao sao. Khoãng 1 giờ sau, tôi nói với Trâm :
- Thôi mình đi nghe em, còn sớm nhưng mình đi dạo một vòng rồi đến chổ hẹn.
Chúng tôi đi bộ vì chổ tôi làm không xa mấy chổ hẹn, nơi bải biển. Con
đường Hoàng tử Cảnh tuyệt đẹp, hai hàng cây song song thẳng tấp chạy dài
ra tới bải biển, những tàn lá đan vào nhau thành một vòng cung che mát
mọi vật, vài tia nắng nhảy múa với những chiếc lá rơi lả tả trên mặt
đường. Chúng tôi quyện lấy nhau đi chậm rải trong không gian sào sạt lá
me bay.
Khi chúng tôi đến chổ hẹn thì anh em đã đông đủ. Chúng tôi ngồi bên
ngoài quán vì trời thật đẹp. Gió biển hiu hiu thổi lào xào bên hàng
dương thưa lá dọc theo bãi biển. Bải cát mịn màng trấng xóa chạy dài ra
xa ngâm mình trong nhửng lọn sóng biển rì rào. Xa tít ngoài khơi biển và
trời hòa hợp mở ra một khoãng trống mênh mông vô cùng tật.
Mấy em tiếp viên thật duyên dáng, mang đến cho chúng tôi bia, rượu và
những món đặc sản vùng biển. Món chả cá ở Nha Trang thật là đặc sắc,
thịt cá tươi từng miếng mỏng được xếp thành hình trôn ốc trên dĩa tròn,
chén nước sốt vàng óng ả như chờ đợi.Thiếu tá Thân cầm ly bia giơ cao
nói :
- Nào tất cả anh em uống hết ly bia chúc mừng anh Lâm vừa thăng chức và nhận nhiệm vụ mới.
Tất cả cùng à lên một tiếng và nói chúc mừng ..chúc mừng ..Tôi quay qua mấy bà nói :
- Mời các chị, dù là uống coca nhưng cũng phải cạn ly nha !
Trâm gấp một miếng cá chấm nước sốt bỏ vào chén rồi đưa cho tôi nói :
-Ăn đi anh, còn nóng như chừ ăn mới ngon.
Tôi gấp miếng cá tươi bỏ vào miệng, vị ngọt và hương thơm tự nhiên của cá thật là tuyệt diệu.
……..
-Canh rau nấu xong rồi Lâm, bạn ra ăn rồi chúng ta còn đi ngủ.
Tiếng nói Khải kéo tôi về thực tại và tôi cãm thấy bụng cồn cào đói, món
chả cá ngày nào chỉ còn là kỷ niệm ! Mong rằng tối nay sau khi húp tô
canh rau tôi không phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu.
T .T.L.
9/1977
TRẦN VĂNN KHOẺ * LAO TÙ và VƯỢT BIỂN
LAO TÙ và VƯỢT BIỂN
MX Trần Văn Khỏe
Sài
Gòn những năm cuối thập niên 70, nhà nhà vượt biển, người người tìm
đường vượt biên. Người Sài Gòn những năm đó có câu “Cây cột đèn có chưn
nó cũng đã đi rồi.” Đường biển thì đi bằng tàu, đường bộ thì vượt biên
giới qua Cămbốt, Lào để đến Thái Lan. Những câu chuyện vượt biên vượt
biển được truyền nhau bí mật, truyền cho nhau kinh nghiệm trong chỗ bạn
bè, thân nhân ruột thịt. Nhưng cũng có những câu chuyện thương tâm bị
cướp biển Thái Lan hảm hiếp, bắt về bán cho các động mãi dâm ở Thái. Năm
1979 có những chuyến đi “bán chánh thức”, người Hoa bị xua đuổi về Tàu.
Người ta đóng ghe công khai, có những nguời dắt mối, mỗi đầu người 9
cây…những từ ngữ trở thành quen thuộc “Yanma Đầu Bạc” “ba lốc, bốn lốc”
(block). Rạch Chanh ở Long An là một trong nhiều chỗ đóng ghe đi bán
chánh thức. Có người bị gạt, cũng có người đi được, cũng có những chuyến
bị “bán” và bể khi ra khỏi cửa sông làm mồi cho cá. Một dạo, có một
chuyến đi bán chánh thức từ BiênHòa, đến khi vào sông Lòng Tảo bị bể tàu
và người chết, xác nổi lên tấp vào bến phà Cát Lái, Nhơn Trạch, người
ta đi vớt xác cũng có, mà người ta đi vớt của cũng không thiếu. SàiGòn
vượt biên…những câu chuyện vượt biên không kém phần hấp dẫn như tiểu
thuyết.
ooOoo
Trốn tù ra trong những ngày cuối tháng sáu 1979. Đã hơn 4 năm cách
ly thế giới bên ngoài, tinh thần tôi khủng hoảng và sợ sệt, tôi về tịnh
dưỡng dưới quê nhà anh rể tôi vùng Rạch Kiến. Được vài tháng quen cách
sống bình dân, tôi trở lên lại Saigon liên lạc được một số bạn bè cũ,
biết được Phan văn Đuông thằng bạn cùng khóa chung TD5/TQLC, cũng lỳ đòn
trốn trại tù như tôi nên tìm nhau để dựa lưng vào nhau, có tình đồng
đội thì dù tiền tuyến hay hậu phương, dù trong lòng địch thì chúng tôi
vẫn thấy an tâm hơn.
Len lỏi sống qua ngày, Đuông thi bơm hộp
quẹt ga chợ Sai Gòn, tôi vá bánh xe đạp khu Hải Quân Công Xưởng, kiếm
ăn, đồng thời nghe ngóng tin tức để tìm đường vượt biển.
Vài tháng
sau, gặp được Nguyễn văn Phải cũng khóa 4/71 bên Binh Chủng Nhảy Dù được
VC thả về trước ba năm, bà me già về quê để lại căn nhà nhỏ bên hông
trường “Đại Học Sư Phạm”, thấy bạn bè không nơi nương tựa, Phải kéo một
đám về cho tá túc hằng đêm, sau này có thêm Sơn, Lâm BĐQ tất cả độ
khoảng trên dưới năm bảy thằng toàn là SQ trong 3 binh chủng
TQLC,ND,BQĐ.
Ban ngày tủa ra đường kiếm ăn, đêm thì
ghé lưng được vài ba tiếng, chúng tôi thường giành nhau chỗ ngủ trên gác
gần máng xối, để khi đêm về có động tỉnh thì hồn ai nấy giữ, trổ máng
xối chui ra mà chạy.
Tháng ngày trôi qua, ngoài cái đói và
phập phòng lo sợ hàng đêm, những thằng trốn tù như tôi và Đuông phải nổ
lực ráo riết tìm đường vượt biển.
Nghe Phải nói về tổ chức
vượt biên của anh Sáu (Khoái Th/tá ND). Đuông và tôi thì trên răng dưới
vế tìm đâu ra một, hai cây vàng mà đi? Nhưng tôi cũng bậm gan nhờ Phải
hỏi dùm "đi trước trả sau” may ra thì anh Sáu đồng ý. Vài tuần sau,
nghe được trả lời, còn một chỗ cho tôi đi trong chuyến “Chín Thu”
Tôi không biết mặt anh Sáu nhưng tôi thằm phục môt vị đàn anh,
cảm thông và giúp đỡ đàn em trong cảnh khốn cùng, như một tia sáng vươn
lên hòa lẫn trong niềm hy vong. Vài hôm sau, ngày đổ bãi đã đến, tôi
được anh Hai Nhất tới dẫn đi về Vĩnh Long. Trên xe đò, tôi tò mò hỏi:
- "Hai Nhất có phải tên thật của anh không? Và “Chín Thu” là ai?
Mấy anh gọi nhau bằng ám danh tôi không hiểu ra tên ai hết".
- Tôi là HSQ đàn em của anh Sáu, tôi thường hay đi trước nên mệnh danh Hai Nhất.
Tôi hỏi tiếp, như vậy còn Chín Thu, anh hai Nhất trã lời:
- Chín Thu là anh Th/tá Mai B.T, chồng cũ ca sĩ K. L, hiện anh
đang giữ con "cá Lớn", là bạn thân của anh Sáu, yên chí đi.
Tôi thầm nghỉ số tôi quá ư là may mắn, tên Mai B.T vang bóng một thời
nổi tiếng dân chơi của Biệt Đoàn…, nay được anh tới đón là điều không
thể tưởng.
Tới Vĩnh Long đã chiều, anh Hai Nhất và
tôi ăn vội dĩa cơm lót dạ, rồi đón xe lôi chạy thẳng về điểm hẹn... Tôi
không còn nhớ rõ nơi nào, một căn nhà nhỏ độ vài mươi mét vuông, cạnh bờ
rạch nhỏ , vào bên trong nhà, tôi ngã lưng trên chiếc võng sau nhà. Anh
hai Nhất đi tìm người liên lac. Giờ phút đến theo dự trù khoảng độ 10
giờ đêm, tôi hồi họp chờ đợi, rồi 11 giờ tôi thấy anh hai Nhất lầm lũi
trở về trong bực tức anh chửi thề “ ĐM.. thằng Chín Thu chỉ rướt đám Ca
sĩ Ngọc M.., bỏ lại bên cánh mình ” Lòng buồn vô hạn, nhưng cũng an ủi
,vì đâu đã mất tiền, có lẽ đây là cách chơi của bậc đàn anh... Trong
khoảng gần cuối năm 1979, chuyến vượt biên đầu coi như hoàn toàn thất
bại, tôi lểu thểu trở lại Saigon .
Thời điểm bấy
giờ, vượt biên, vượt biển là đề tài chính. Lường gạc, lừa đảo lẫn nhau
là chuyện bình thường. Vợ tôi khi tới Úc cũng cực khổ, cố gắng làm gởi
tiên về gia đình nhưng chỉ đủ cho thằng em trai tuổi nghĩa vụ đóng tiền
vượt biển.
Đầu năm 1980, tôi tình cờ gặp anh Phan thành
Nam trước kia anh là Đ/úy trưởng phòng truyền tin Phủ Tổng Thống ở chung
trại tù lúc còn ở Trảng Lớn, anh bây giờ đồng cảnh ngộ như tôi, nhưng
anh may mắn hơn có được Chị Thu người vợ rất lanh lẹ và quán xuyến công
việc mọi đàng.
Anh Nam cho biết đã đóng tiền một chỗ
đi rất tin tưởng,chiếc ghe đang kéo lên ụ tàu Cầu Rạch Ong sửa chữa, sẽ
được xuống nước trong thời gian ngắn. Làm cách nào tôi đào ra 2 cây
vàng để đưa cho chủ ghe để được có phần trong chuyến đi cùng anh Nam sắm
tới.
Tôi liên lạc với má vợ tôi thường xuyên, bà rất thương tôi,
chạy lòng vòng vài chỗ hỏi mượn cho tôi đến khi vợ tôi gởi tiền về thì
hoàn trã lại, cũng may có người bạn cùng xóm của vợ tôi cho mượn.
Được
2 cây vàng lòng mừng không diễn tả được, nhưng bấy giờ lại sợ bị mất
tiền. Tôi đòi hỏi thấy chiếc tàu đồng thời được làm thủy thủ. Người chủ
tàu đồng ý lời tôi. Khi đưa xong vàng, đi sâu vào nội bộ thì biết ra có 2
phe cánh đang giành giựt nhau làm chủ, một bên chủ máy và một nửa của
chủ vỏ ghe.
Cuối cùng bên bỏ tiền mua máy tàu làm chủ,
vì chủ vỏ ghe đã lấy quá nhiếu vàng. Tôi và anh Nam cũng may được hai
bên đồng ý cho làm thủy thủ đoàn vì họ đang cần người chăm sóc chiếc
ghe. Với tôi thêm một chỗ ngủ mới cho tôi thay đổi, trong thời gian di
động. Tôi thường phụ thợ máy mỗi khi làm hộp số. Khi rảnh rổi thì tới
nhà Diệp Phi Hùng tìm anh Sơn để học hỏi lý thuyết về cách lái ghe, khi
gặp sóng biển lớn, và những ký hiệu phao nỗi ngoài cửa biển. Anh Sơn chỉ
vẽ rất tân tình vì trước kia anh là dân lái gian thuyền PCF, anh Sơn
luôn căn dặn:
- Nhớ lúc nào cũng đi sóng 6/4 hay 7/3, không bao giờ chẽ sóng 5/5
Những danh từ thường dùng cho dân HQ, tôi chưa bao giờ nghe, rồi anh giải thích.
-
Sóng 6/4 là mũi ghe và sóng biển với góc 60 độ và 40 độ, 7/3 là 70 và
30 độ, còn 5/5 là Sóng biển và mũi ghe góc vuông 90 độ, phải nên tránh
trường hợp này.
Tôi cẩn thân ghi chép từng đoạn, vẽ hình
từng loại phao đặt ngoài cửa biển. Trước đây khi còn trong tù, tôi cũng
học hỏi sơ qua của mấy thằng bạn Hải Quân chung trại nhưng có bao giờ
nghĩ tới có dịp thực hiện bao giờ.
Khoảng tháng 3 năm 1980
chiếc ghe hạ thủy, với 14m dài, gần 3 m chiều ngang, vỏ nghe đi sông
biến thành ghe biển. Lúc đang chờ hợp đồng tôi và anh Nam lấy ghe chạy
thử, lái thì dễ nhưng cập bến là vấn đề khó khăn, hơn nữa tôi nghỉ đâu
phải là trách nhiệm của tôi. Vài tuần sau, khi có giấy phép hợp đồng chở
cát về xã Lý Nhơn thuộc Quận Nhà Bè, cũng là dịp để thử chiếc ghe, thì
đám tài công chính xuất hiện, một Th/Sĩ HQ làm tài công chính, một Ch
/úy và hai người khác tôi không nhớ rõ, tất cả đều là phe ta Quân đội
cũ, có lẽ ngoài tài công ra, đoàn thủy thủ này toàn bộ Amateur như tôi
và anh Nam.
Sau ba chuyến đi hợp đồng coi như suông
sẻ, qua sông Nhà Bè rồi tới xã Lý nhơn. Kế hoach bàn thảo sẽ đổ quân
vào chuyến thứ tư với hợp đồng nước đá Huyện Cần Giờ, nhưng khi ra cửa
sông lớn lái gần bên phải bốc quân bên Vàm Láng.
Vào cuối
tháng Tư, theo dự trù sẽ tất cả chờ trên cá nhỏ (ghe nhỏ), sẳn sàng
ngoài cửa sông Vàm Láng, chờ khi trời sụp tối cá lớn (ghe lớn) đến bốc
rồi thẳng ra cửa biển trong đêm. Mỗi nhóm một phận sự trên bờ ông chủ
ghe điều động bốc người, phần chúng tôi là làm thế nào để đưa ghe lớn
“cá lớn” tới điểm hẹn an toàn và bốc người đầy đủ.
Ghe rời ụ xuất phát khoảng lúc 8 giờ sáng, chạy sang cầu chử Y rước bà
chủ ghe, lúc chờ đợi tôi lội xuống kiểm soát chân vịt lần cuối. Ghe bắt
đầu rời bến, lúc đi hợp đồng thì không gì lo sợ, không hiểu lúc này sao
lại run chân, chạy ra khỏi vùng sông Saigon, rồi khu vực Nhà Bè xuyên
qua những con rạch nhỏ, lúc này tôi không còn đinh hướng được vì qua các
khúc rạch quằn quèo. Tôi vào cabin nhìn qua tấm hải đồ định hướng. Anh
Th/sĩ tài công chỉ vào Hải đồ tôi thấy đã hơn nửa đoạn đường, chúng tôi
cho ghe chậm lại lúc đó độ hơn 1 giờ trưa, lòn lách trong những con rạch
nhỏ solo một mình. Tôi không hiếu tại sao anh tài công lại đi đường
tắc này rất dễ dàng lộ diện. Nếu là tôi lái thì sẽ đi con đường chính
diện, cũng may là không ai phát giác, tà tà chạy tới, con sông bắt đầu
rộng dần, rồi tới rộng lớn mênh mong anh tài công lái ra chính giữa,
nhìn qua hai bên bờ quá xa, cả đoàn thủy thủ trên ghe mừng hớn hở, hy
vọng đã vươn cao, gần tới chỗ bốc người, trời cũng xế chiều.
Bỗng nhiên hàng loạt AK50 bắn ròn rã vào hướng ghe chúng tôi
đang chạy. Biết bị lộ, trên ghe cả đám mất tinh thần, lúc này tôi như ra
lệnh cứ tiếp tục chạy như không nghe biết gì, anh Th/Sĩ cũng nghe theo
chạy thẳng qua hướng về Vàm Láng. Tiếng AK50 nổ dòn và giữ dội hơn kèm
theo M79, nổ ầm ầm trước sau con tàu. Bà chủ ghe quá sợ, kêu gọi chúng
tôi quay vào, còn lây quây suy nghỉ thì 2,3 trái M79 nổ ầm, ầm sát bên
ghe. Anh tài công hốt hoảng quay mũi tàu hướng về phía Công An. Rồi
nghe tiếng AK bắt đầu bớt lại, khi thấy ghe chúng tôi hướng thẳng vào
bờ.
Cửa biển quá rộng mà tôi lại lội không rành, làm sao
tôi dám nhảy sông, nghĩ bụng đợt này mình chết chắc, bao nhiêu lần may
đều thoát nạn giờ thì đã hết vận may. Có thể trong đoàn thủy thủ tôi là
người tội nặng nhất, trốn tù, giấy tờ giả, thêm tội vượt biên. Cả đoàn
thủy thủ mỗi người ngồi một góc, có thể họ cũng đang tìm lời đối đáp với
bọn công an.
Chiếc ghe từ từ lũi vào chỗ cạn, một
đám công an lội sình cầm súng nhảy lên ghe, trói tay tất cả, bắt lội
sình vào trong xã, rồi quỳ một hàng như những tội phạm đang đợi giờ xử
bắn.
Bà chủ ghe cũng bi đưa vào trong đó hỏi cung, và trình giấy hợp đồng bà đang giử.
Tên công an xã quát lên:
- Hợp đồng buôn nước đá này là giả, hợp đồng vượt biên thì đúng hơn.
Bà chủ ghe cũng cãi lại:
- Trên ghe không bằng chứng vượt biên
Tên công an cười mĩm rồi nói tiếp:
-
Bà có biết ai tên là Nguyễn Thị Quí không? chủ máy của chiếc ghe này,
chính bà ấy lên tận sở công an thành phố thưa bà đó. Công văn, công điện
chúng tôi nhận được từ lúc 12 giờ trưa hôm nay, và bà ấy đã cho biết bà
Lê thị Hồng cướp ghe vượt biển. Ghe này có phải mang số: SS0167 không?
Nói xong tên công an quăng ra bản công điện nhận từ Sở công an
Thành Phố, trên đó có ghi rỏ tên chủ ghe, chủ máy, và những lời tố cáo
hợp đồng giả mạo để vượt biên, nên bà chủ ghe cứng họng.
Chờ trời vừa sụp tối, chúng tôi được lệnh giải giao về huyện Cần
Giờ đoạn đường này phải mất cả đêm. Tôi không còn nhớ tên xã là gì nhưng
biết là xã cuối cùng của huyện. Sáu tên công an áp tải với 3 khẩu AK47,
2 khẩu M16 và 1 cây M79. Nhìn những khẩu súng trên tay 6 tên công an
đang giữ, trong số các loại này tôi chỉ sợ khẩu M79.
Chúng
tôi được mở trói lúc đẩy trở lại ghe, và tất cả bị đẩy xuống hầm tàu chỉ
chừa lại một tài công điều khiển. Ghe chạy được một đoạn ngắn, anh tài
công buồn chán nản, cho gọi tôi lên điều khiển con tàu. Tôi nhảy lên
phòng lái, nhanh mắt quan sát, thấy cách công an bố trí, rồi thoáng nghĩ
chắc đời mình hết chạy, một tên công an ngồi trên mũi ghe, một sau lái,
một trên nóc, 2 bên hong và một ngồi cạnh bên tài công để hướng dẫn
đường. Như con chim bị nhốt trong lòng, cố tìm lỗ trống bay ra, cầm tay
lái nhưng đầu tôi luôn suy nghĩ.
Hơn 8 giờ đêm, trên
trời mặt trăng lưỡi liềm lơ lững, ánh sáng chiếu trắng bon tàu. Bỗng
tên công an ngồi canh tôi lên tiếng hỏi.
- Trên ghe các anh có gì ăn không?
Tôi suy nghĩ một chút và trả lời:
- Trên ghe có gạo, muối, khô sặc, khô đuối, nếu các anh đói
bụng thì tôi đi nấu cơm. Không đợi tên CA trả lời, tôi cúi đầu xuống hầm
tàu gọi thằng đàn em lên cầm lái thế tôi.
- Cứ giữ tay lái
thế này, bẻ qua, bẻ lại như lái xe hơi; cố giữ cho chiếc ghe đi thẳng.
Tôi đi bắt nồi cơm. Khi bước ra sau ghe gặp tên công an sau lái hỏi.
- Anh làm gì đi ra đàng sau này?
Tôi trả lời.
- Đi nấu cơm, anh ngồi trong phòng lái bảo tôi đi nấu cho tất các anh ăn.
Tên công an này yên lặng, thì ra tên công an trong phòng lái
với tôi là trưởng toán. Nấu cơm xong tôi nướng cá khô sặc kèm theo khô
cá đuối. Mùi cá khô làm thơm phức cả tàu, tôi thấy cả mấy tên đói bụng
đang chờ ăn. Tôi vừa nấu cơm, nướng khô, nhưng đầu óc quay cuồng tìm
cách thoát. Nấu cơm, nướng cá khô xong đã hơn 9 giờ đêm, tôi dọn ra phía
trước mũi giữa bon tàu, rồi mời tất cả vào ăn một lượt. Sáu tên công an
tụm lại ngồi ăn.
Bầu trời mờ mờ ánh trăng, mặt
sông loang loáng ánh sáng. Tôi không thể xác định được điểm đứng, đây là
nơi nào… Hai bên bờ mờ mờ trong sương đêm, nhưng đây là dịp ngàn năm
một thuở, bằng mọi giá tôi phải thoát khỏi con tàu này. Trở vào phòng
lái dặn dò thằng đàn em Ch/úy, nói vắn tắt cho anh ta hiểu hoàn cảnh
hiện tại của tôi. Và tôi dặn anh ta cố gắng giữ cho con tàu ép về bên
phải.
- Tao phải đi, bằng mọi giá phải đi.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của tôi, nên anh đã làm như lời tôi dặn. Con
sông rộng độ chừng 100m, tôi thì quờ quạng không lội xa.
Ghe bắt đầu lạng dần về bên phải, tôi ra sau lái, thấy Đ/úy Nam trưởng
phòng truyền tin PTT nằm ngoài cạnh bon tàu. Tôi nói nhỏ vào lỗ tai anh
ấy.
- Trốn không? Đã tới lúc.
Anh trả lời với giọng buồn thiu:
- Bạn đi đi, giấy tờ tôi đầy đủ, hơn nữa giờ này vợ con tôi không biết ra sao ngoài cửa biển, good luck...!!
Biết anh không đi, tôi vội vàng lòn qua khung cửa sổ bên hông
tàu, chùi mình qua cửa, rôì thả nhẹ đôi chân, mình trầm xuống nước. Nước
lạnh, có gió, tôi rùng mình, tự nhủ thầm “Nhứt chin nhì bù”. Tôi nhoài
mình cố gắng lặn ra xa; cánh quạt chân vịt phía sau tàu giúp đẩy thẳng
tôi ra một đoạn, cố nín thở, lặn sâu xuống nước, nhưng không hiểu sao
lúc này đầu cứ lại trồi lên. Tôi hụp xuống và lặn ra xa cách chiếc ghe
độ chừng 10 mét, tiếng máy ghe cứ nổ đều đều, không một chút nghi ngờ,
trên ghe vẫn yên tỉnh. Thật cám ơn thằng Ch/uy đàn em. Tôi nín thở cắm
đầu lặn tiếp, lặn mấy hơi, trồi lên thở mà vẫn thấy chiếc ghe còn rất
gần. Tôi than thầm trong bụng; không còn đầu óc để tính toán, suy luận.
Trong đầu chỉ còn một ý niệm “thoát hay là chết”. Lấy hơi, vừa lặn tôi
vừa bơi về bên phải để vào bờ. Lúc này, tôi sợ nhất là khẩu M79, khi
chúng phát giác có người trốn chúng sẽ dùng khẩu đó để bắn chụp xuống
sông, chắc tôi sẽ bỏ xác vì tức nước, AK47 và M16 thì tôi đã biết rõ tầm
tác hại, xui lắm tôi mới dính đạn này. Cám ơn Thủy Quân Lục Chiến. Cám
ơn Quảng Trị chiến trường. Kinh nghiệm đó tôi lấy làm căn bản. Để đối
phó cùng thực tế đêm nay.
Tôi vẫn cố sức sãi vào
bờ, ghe vẫn chạy đều đều trong đêm trăng sáng, khi tôi bám được bờ thì
tiếng máy đã xa dần. Nhảy lên bờ, việc đầu tiên là tìm chỗ ẩn núp, phòng
khi phát giác, bọn chúng sẽ cho ghe trở lại tìm kiếm. Nằm yên lặng
trong mấy gốc tràm hơn nửa tiếng với quần xà lỏn áo thun, bây giờ tôi
mới thấy đói và lạnh. Tôi cố tìm một khoảng trống bằng mặt để nghỉ lưng,
nhưng tìm mãi vẫn không sao có được, cuối cùng phải đành nằm trên đống
rễ tràm lồi lõm. B52 (muỗi) bắt đầu quần thảo khi đã đánh hơi, chịu
không nổi với đám muỗi rừng quần thảo, tôi trầm mình xuống nước để giải
vây, vừa đứng yên tay chân không quậy nước, một đàn tàu ngầm (cá lòng
tong) bay vào phập tới tấp vào chân tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ cá cắn
đau như vậy. Tôi sợ một hồi nó phập luôn “thằng nhỏ” nên nhảy phóng lên
bờ chịu đựng B52. Không chiu nổi B52 thì cho tàu lặn cắn. Tôi loay hoay
đối phó với bọn “địch” không chợp mắt chút nào từ 10 giờ đêm tới 4,5 giờ
sáng.
Ánh sáng mờ mờ từ hướng đông, chung quanh
thật yên tĩnh. Lạnh và đói, tôi chợt thèm ly rượu đế ấm lòng. Tôi bâng
khuâng nhớ lại những đêm lạnh nước ngập trung đội đi tiền đồn ở thôn Gia
Đẳng, nhớ lại đêm trốn trại ở Bù Gia Phúc năm rồi trong rừng Phước
Long. Nhưng rừng cao nguyên khác xa rừng tràm ngập mặn của vùng Rừng
Sát. Những ngày đó, tôi còn đồng đội, còn anh em. Bây giờ đứng đây, một
mình, “tứ đầu thọ địch”. Tôi đứng lên định hướng, bỗng tôi nghe đàng xa
trong bờ rừng bên phải từng hồi kẻng vang lên, loại kẻng này với tôi
không lạ. Tôi di chuyển về hướng ngược lại, đi dần về hướng tây. Một hồi
kẻng khác lại vang lên. Tránh đầu này thì nghe kẻng đầu kia. Biết mình
bị lọt vào khu vực trại cải tạo nữa rồi, nhưng tôi không biết được nó là
ở nơi nào. Tôi xác định, điều trước hết là phải lội qua bên kia sông
rồi tính tiếp. Nhìn ra sông, con sông ngày hôm qua chiếc ghe tôi đi qua.
Sông rất rộng, tôi đi tới đi lui một hồi tìm không ra khúc sông hẹp,
đang tìm kiếm thì trời mờ sáng, cảnh vật rõ dần, tôi áng chừng khúc sông
nầy rộng gần 100m. Nhìn dọc theo mé song, từ đàng xa tôi thấy một ông
già ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, phản ứng tự nhiên, tôi thụp đầu xuống núp
vào một lùm cây. Làm gì bây giờ? Ông ta là ai? Gấn đây có xóm nhà? Hay
là cán bộ trong trại vừa đánh kẻng? Rối mù với hàng trăm câu hỏi. Tôi
định thần nhìn thật kỹ, ông già đang ngồi trên chếc xuống nhỏ, chung
quanh đó là đàn vịt đang bì bỏm lặn hụp tìm mồi. A! Ông già chăn vịt.
Tôi quyết định đi về phía ông lão. Khi thấy tôi ổng liền hỏi.
- Cậu làm gì ở đây?
Tôi phải đành nói thật: - “Dạ cháu đi vượt biên bị bắt khi ghe chạy tới đây rồi nhảy trốn”.
- À thì ra chiếc ghe chạy qua đây hồi tối.
Tôi vội hỏi thăm dò tiếng kẻng. Ông trả lời
- Đây là "Đặc Khu Rừng Sát” chung quanh đây toàn trại cải tạo “Phục hồi nhân phẩm của người xì ke ma túy”.
- Vậy bên kia sông có trại cải tạo nào không Bác.
- Không, chỉ bên này thôi.”
- Bác làm ơn đưa cháu qua sông được không, vì cháu lội không rành.
- Không được, không được, cậu có thấy một đàn vịt gần 2000 con
tôi đang chăn, đưa cậu qua sông đàn vịt của tôi thất lạc biết đâu mà
tìm. Thôi cậu ráng mà lội qua đi.”
Lòng buồn thất
vọng, nhưng cũng hiểu cho ông vì đàn vịt đó là sự sống của ông hằng
ngày. Tôi đi tới, đi lui vài lần dọc theo bờ sông, sình, bùn, cỏ lác
trộn lẫn những gốc tràm và nước ngập tới gối, tôi cố tìm chổ nào hẹp
nhất để lội qua, nhưng dường như không khác chổ nào. Dòng sông nước chảy
xiết rộng chừng gần 100 mét. Tôi lội được hơi xa từ lúc dự định trốn tù
nhưng chỉ lội tới lui trong con suối nhỏ, giờ đụng phải con sông quá
rộng, lúc này tôi ước gì lội được như thằng Sinh, thằng Mỹ hai đứa nó
dạy tôi lội lúc rảnh rỗi buổi chiều. Suy nghỉ bâng quơ một hồi trời sáng
hẳn, đã tới lúc tôi phải quyết định lội qua, bằng mọi giá phải rời xa
khu cải tạo.
Nhớ lời thằng Sinh nói, điều quan trọng
nhất là khi mệt phải thả ngữa,chân đạp nhe nhàn, đừng để vộp bẽ, khi đở
mệt thì trở người qua lội tiếp. Tôi lấy lời thằng Sinh như bài kinh cho
mình để vượt qua con sông này.
Lấy hết bình tĩnh, tôi bắt đầu
lội, lúc đầu còn khỏe, thì lội sải cố gắng lắm được khoảng 20 mét, nước
sông chảy xiết, quá mệt tôi thả ngửa mặc cho dòng nước đẩy, hơi đỡ mệt
tới phần lội nhái, cứ sải, ngửa, rồi nhái tới được giữa sông, thả ngửa
nghỉ mệt.
Nghỉ tới vợ và đứa con gái còn chưa thấy mặt,
nhưng dẩu sao vợ con tôi đã đến được bên bờ tự do, có biết tôi đang sắp
chết đuối để đi tìm. Tiềm thức cũ, cứ lần lược tung ra trong lúc đó, có
lẽ là dấu hiệu của những người sắp vĩnh viễn ra đi.
Bỗng nhiên tôi
sực nhớ tới câu truyện “Anh Phải Sống” của Khái Hưng hai vợ chồng chèo
xuồng ra giữa sông vớt củi, trời mưa, sóng lớn, rồi bị lật xuồng. Vợ
chịu chết đuối, cho chồng sống nuôi 3 con “Thằng Bò, cái Bé, cái Lớn”
“Anh Phải Sống” không lẽ tôi bị chết chìm như người vợ trong câu truyện
này.
Ý chí tôi trở nên mạnh hơn “Tôi phải sống để tìm Tự Do”.
Trở người lại, tôi sải thêm một đoạn, rồi nhái, ngửa, liên tục hai ba
lần thi sắp tới bờ bên kia… Thả ngửa, nghỉ mệt lần cuối rồi lội thẳng
vào bờ. Gần tới bờ tôi quá mệt, với nắm được cành tre nằm thòng đưa ra
ngoài mé, mừng quá tôi đu lên để kéo người vào bờ cho lẹ. Cành tre không
chụi nổi sức nặng thân tôi, gãy kêu rôm rốp.
Nghe tiếng động, tôi
chợt thấy 3 dáng người chạy thẳng vào hướng tôi. Vội vàng, tôi lặn xuống
chui vào gốc tre lẫn trốn, rồi ngóc đầu quan sát. Thấy 3 thanh niên với
trang phục áo quần bộ đội, tôi mất hồn định lặn trốn xa, thì tôi nghe
tiếng của một thanh niên trong đám.
- Đã thấy anh rồi, đừng sợ, tui em trốn nghĩa vu, không phải bộ đội.
-
Nghe tiếng nói của người miền Nam, khi nhìn thấy tụi nó trẻ, chắc là
nói thật. Tôi liều mạng lội ra bò lên bờ. Ba thanh niên dẫn tôi tới căn
chòi nó đang ngồi ăn cơm và bắt đầu phỏng vấn.
- Anh làm gì ở đây?
- Đi vượt biên ghe anh bị bắt ngoài cửa biển, bị công an giải giao về huyện Cần Giờ, khi chạy tới đây anh nhảy trốn.
- Em có nghe tiếng ghe chạy ngang đây đêm qua nhưng không nghĩ là ghe bị bắt.
Thanh niên ngồi đối diện tôi nói:
-
Anh này gan thiệt, anh có biết đây là “Đặc Khu Rừng Sát” nổi tiếng cá
sấu trên con sông này không? Tuần vừa rồi có đàn trâu lội ngang sông, có
một con trâu nghé bị cá sấu cắn đứt một giò.
Tôi trố mắt hỏi lại
“thiệt hôn” vậy mà từ tối qua tới giờ anh cứ lên xuống nước liền liền,
có biết đâu mà sợ. Quả thật là số tôi vẫn còn may mắn đúng là điếc không
sợ súng, nghĩ lại rùng mình. Hồi lúc nhỏ khi chưa đi lính tôi thường
nghe nói về “Đặc Khu Rừng Sát" này, nhưng không nghĩ đươc ra là địa thế
quằn quèo và hiểm trở như thế này, rất lý tưởng cho VC dễ dàng bị phục
kích.
Thấy mấy đứa ăn cơm với vài cục muối hột, tôi quá đói không mắc cở để mở lời.
- Cho anh xin nửa chén cơm được hôn.
- Được, người ngồi bên cạnh bới cho tôi gần một chén cơm nguội.
Tôi
đớp ngon lành, cắn hột muối mà tưởng như cục đường khi nhai cơm một hồi
trở thành quá ngọt, cảm giác này chưa có trong đời. Vừa ăn tôi vừa hỏi
chuyện, tụi em ở đây từ bao lâu rồi?
- Hơn sáu tháng
- Có về thành phố chơi không? Nhà ở đâu? Tôi hỏi
- Thỉnh thoảng nhớ nhà, ra cửa sông lớn có giang ghe vê nhà bè, trốn về chơi vài ngày rồi trở lại.
- Anh muốn về cầu Rạch Ong thì làm sao đi?
Thanh niên ngồi cạnh tôi bên trái nói.
-
Cách đây không xa lắm, tui em biết có một bà nhà ở gần khu cầu Rạch Ong
xuống đây giăng câu, nhưng lâu lâu bà ấy mới về. Tụi em dẫn anh tới đó
cho anh năn nỉ, may ra bà ấy về sớm.
Nói chuyện với ba đứa thanh niên
trẻ, tôi tìm hiểu để rõ thêm khu vực này. Gần mười giờ sáng, ba đứa dẫn
tôi đi, qua những đoạn rừng tràm, lên đê, xuống ruộng, rồi bờ rừng
chừng hơn 2 cây số, tôi nhìn thấy xa kia bắt đầu tới cánh đồng ruộng
chạy dọc theo những đường kinh nhỏ, và căn chòi nhỏ mập mờ. Tôi hỏi có
phải căn chòi đó không?
- Đúng rồi, tụi em dẫn anh tới đó rồi quay về.
- Cám ơn mấy em nhiều lắm. Nếu không gặp tụi em thì anh biết ai mà nhờ, làm sao anh biết được khu vực này.
Tới khúc đê quẹo vào trong chòi, 2 đứa đứng lại còn một dẫn tôi đi thẳng vào trong để hỏi.
- Dì Tư, có anh nầy muốn quá giang về cầu Rạch Ong khi nào Dì về giúp dùm.
Tôi trình bày sơ qua cây chuyện vượt biên của tôi cho Dì Tư rõ.
Rồi thanh niên quay lại chào tôi “Thôi em về”. Sau khi mấy thanh niên vừa khuất cua quẹo căn chòi..
Dì Tư nhìn tôi rồi nói với giọng hốt hoảng.
-
Thôi chết tôi rồi cậu ơi, ba đứa đó là điềm chỉ viên của công an thôn
này. Chúng muốn hại tôi nên đưa cậu đến nhờ tôi, rồi đi báo công an để
bắt luôn tôi. Thôi cậu đi tìm chỗ khác đi, tôi sợ lắm.
Biết đâu mà đi bây giờ, cả khu vực này chỉ thấy có căn chòi một, tôi tiếp tục năn nỉ dì. Thấy tôi năn nỉ quá, dì tư xiêu lòng.
-
Thôi được, tôi sẽ giúp cho có giang về cầu Rạch Ong nhưng cũng phải vài
hôm nữa, và bây giờ thì cậu không được ở trong chòi mà phải ra bờ rừng
mà ở khi nào tôi về sẽ cho thằng con ra kêu như vậy an toàn cho cậu và
cũng an toàn cho tôi.
Rồi Dì Tư chỉ hứơng trước mặt chòi là
khu rừng chàm dầy đặt cách đó độ vài trăm thước, tôi nghe dì nói cũng có
lý nên nghe theo; hơn nữa cũng không còn cách khác. Có người nhận giúp
lúc này là vô cùng ơn phước lớn. Tôi vội vàng cám ơn Dì Tư rồi đi tiến
về rừng. Đi gần tới đám rừng chàm tôi nghe tiếng động rào rào dưới mặt
đất phía trước mặt, đưa mắt nhìn xuống tôi thấy hàng ngàn con còng đỏ
chạy chui vào hang lẫn trốn khi nghe tiếng động của chân tôi bước đi đạp
lên trên đám lá khô. Vào bờ rừng chừng năm ba thước, tôi lựa chổ mát
nhất trong đám tràm khô, nằm kê đầu vào nhánh rể lớn. Mệt lã, tôi nằm
yên thiêm thiếp, tưởng là xác chết, một đám còng bò ùa ra cấu xé tay
chân tôi. Tôi vùng dậy đám còng văng ra tứ phía, tưởng rằng đâu chúng sợ
khi biết tôi không là xác chết. Khi thiếp đi thì chúng nó lại xông vào
cắn tiếp, chẳng ngủ yên được với đám còng đỏ này.
Cả đêm ngâm
nước, giờ thì trời nắng chang chang trong người tôi bắt đầu lên cơn
sốt, lạnh run cầm cập giữa buổi trưa, nhắm mắt nằm co rút như con tôm
cho đỡ lạnh. Nghe có tiêng động trên nhánh chàm nho nhỏ, tôi mở mắt nhìn
lên thấy một con rắn lớn bằng cườm tay đang cuộn mình bò xuống. Tôi
nhắm mắt nằm yên không nhúc nhích, để mặc con rắn cắn hay mổ gì cũng
được. Con rắn lớn bò qua cạnh đầu tôi rồi chui vào đám rác.
Nằm
ngoài rừng được vài ba tiếng, tôi nghĩ lúc đó đô khoảng 2 giờ trưa. Chịu
hết nổi cơn sốt tôi đi liều trở vào chòi. Dì Tư thấy tôi vào vội hỏi:
- Cậu vào đây làm gì? Đã nói cậu phải ở ngoài rừng.
- Cháu bị sốt lạnh, ngoài đó nắng quá chịu không nổi, rồi tôi tiếp tục năn nỉ dì tư.
Suy nghĩ một hồi rồi Dì Tư nói
-
Tôi có thể giúp, đưa cậu tới xã Lý Nhơn, rồi từ đó đi bộ dọc theo đê
chừng 5, 7 cây số, qua phà, rồi đón xe về câu Rạch Ong, nhưng đưa qua
cửa biển rộng này phải mất hơn 2 tiếng.
- Cháu trong mình còn vỏn vẹn
80 đồng, vừa nói tôi vừa móc trong túi quần sọt đưa dì hết 80 đồng. Dì
tư cầm lấy nhưng không hài lòng lắm, thấy mắt nhìn chiếc nhẫn cưới vàng
18K tôi đang đeo trên ngón tay áp út, hiểu ý Dì Tư tôi tuột nhẫn ra đưa.
Ngay sau đó, thái độ dì đổi khác.
- Thôi được, để tôi kêu 2
cháu chuẩn bị ghe đưa cậu về xã Lý Nhơn. Nhưng nè nghe tôi dặn. Khi tới
xã, đi xuyên qua rồi cập trên đê mà đi qua phà chỉ tốn 3 đồng, đón xe về
Rạch Ong 5 đồng là tám. Đây tôi cho lại cậu.
Dì Tư cho tôi lại đúng 8 đồng, tôi vội vàng cám ơn Dì.
Hai
thằng con tuổi chạc 13, 15 đã chuẩn bi xuồng xong, rồi vào dẫn tôi ra
con kinh nhỏ. Tôi thấy chiếc xuồng 3 lá, cùng đống lá chuối bên cạnh
xuồng. Tôi vừa bước xuống ngồi yên trên xuồng, thì hai đứa nhỏ nói:
- Anh nằm xuống đi, để tụi em phủ lên người lớp lá chuối, để ra ngoai kia công an không để ý, tưởng tụi em đi chở ghe lá chuối.
Tôi nằm xuống theo lời hai đứa nhỏ, rồi nó phủ lên người mình mười mấy tấm lá chuối tươi.
Thằng anh chèo mũi, đứa em chèo lái. Chiếc xuồng nhỏ chở tôi luồn từ
kinh này qua kinh khác, hơn nửa tiếng mới qua hết đoạn kinh nhỏ trong
khu rừng sát. Khi ra tới cửa con sông lớn, chiếc xuồng nhỏ bắt đầu gặp
sóng đi chậm dần, thấy hai anh em đứa nhỏ tôi vô cùng tội nghiệp, giá
tôi còn tiền cũng đưa hết cho hai em. Thỉnh thỏang tôi ngóc đầu lên nhìn
xem còn bao lâu nữa.
Thằng em sau mũi nói: - “ đã hơn nửa đường, còn gần một tiếng nữa mới tới xã Lý Nhơn”
- Tụi em có thường chèo ra khu vực này không? tôi hỏi chuyện
- Thỉnh thoảng qua đây bán cá tiện đường về thành phố mua nhưng món đồ cần thiết.
- Tụi em chèo xuồng có mệt không?
-
Quen rồi ngày nào mà không chèo, giăng câu, đi chợ, chèo về nhà mỗi
tuần còn xa gắp bao nhiêu lần đoạn đường chở anh đi. Trò chuyện với hai
đứa nhỏ một hồi thì xuồng đã tới xã Lý Nhơn.
Hai đứa nhỏ nói:
- Anh ngồi dậy đi tới nơi rồi đó.
Tôi chỉ nó cho tôi xuống chỗ tôi đỗ Cát hai tuần trước đó. Rồi chiếc xuồng chèo thẳng tới nơi. Trước khi xuống hai em căn dặn:
- Anh cứ đi thẳng trên đường đê này 5, 7 cây số sẽ gặp bến phà, qua phà rồi đón xe về cầu Rạch Ong đừng sợ lạc anh cứ đi.
- Cám ơn hai đứa em nhiều lắm, thôi hai đứa trở về nhà đi.
Lúc
này đã hơn bốn giờ chiều, trong túi được Dì Tư cho lại 8 đồng, cũng hồi
hợp sợ không đủ tiền xe. Bước đi trên đê có một mình đơn độc, về tới
đây tôi cũng bớt sợ rồi, quần sọt, áo thun, đi chân không như người làm
ruộng, phóng đi thật lẹ, được vài cây số vẫn không thấy bóng người. Tôi
đâm ra lo sợ nhưng cũng phải bước đi, được vài cây số nữa thì từ xa tôi
nhìn thấy được một dãy nhà, thật mừng rỡ có lẽ là tới bến phà. Khi đến
gần thì quả thật vài chiếc ghe xuồng trước mặt đợi chở khách qua sông
lấy giá 3 đồng. Quả thật Dì tư nói đúng. Trả 3 đồng qua sông là tới nhà
Bè, tới bến xe Lam về cầu Rạch Ong tôi hỏi đúng giá 5 đồng. Tôi phóng
lên ngồi cận bên bác tài, khi nhìn tôi lạ ông tài xế hỏi
- Đi đâu mà chân không, quần xà lỏn, áo thun vậy?
-
Ghe đi hợp đồng bị bể hộp số ở xã Lý Nhơn, tôi phải lội bộ về nhà kêu
thợ máy. Thấy có lý bác tài không hỏi nữa. Khi xe chạy đến ngang cầu
Rạch Ong tôi xin xuống. Hết tiền, tôi liều quắc đại Honda ôm kêu chở
thẳng về ngã sáu chỗ nhà bạn thân của thằng em, là một trong những nơi
tôi thường tá túc. Về tới nhà cũng may, tôi xin được 10 đồng đem trả
tiền xe.
Tá túc một đêm, sáng hôm sau đi sớm đón xe thẳng về Rạch
Kiến, Long An, quê chồng bà chị hai tôi, trú ẩn. Nơi đây, với tôi coi
như một căn cứ an toàn để tái phối trí, khi có sức rồi xuất quân đánh
tiếp.
Mất hết tiền trong chuyến đi này nhưng an ủi là tôi
vẫn còn mạng sống. Vượt biên quả thật là không đơn giản. Sau này khi trở
lại Saigon để tìm đương vượt biển chuyến thứ ba. Mới vỡ lẽ cũng vì lòng
chủ tham nên chuyến thứ hai của tôi hoàn toàn thất bại.
Văn
viết không hay, hơn 32 năm đã bao lần tôi định viết lại chuyến trốn tù,
để cháu con tôi hay đời sau được biết, nguồn gốc ở đâu và vì sao chúng
được tới nơi này.
Nhờ Lý Khải Bình cho tôi dịp gặp đuợc 2 NT trong
buổi tiệc tân gia. Cám ơn NT Tô Văn Cấp, NT Phan Nhật Nam đã khuyến
khích tôi cứ viết lên những gì tôi nghĩ, nên đã hoàn thành xong câu
chuyện trốn tù. Và đây chuyên thứ hai là đề tài vượt biển.
Chuyến trốn thứ ba của đời tôi vô cùng ngoạn mục, cũng là chuyến cuối cùng tôi giã biệt địa ngục XHCNVN.
San Jose 25-3-2012
MX Trần Văn Khỏe
LAO TÙ và VƯỢT BIỂN
MX Trần Văn Khỏe
Sài Gòn những năm cuối thập niên 70, nhà nhà vượt biển, người người tìm đường vượt biên. Người Sài Gòn những năm đó có câu “Cây cột đèn có chưn nó cũng đã đi rồi.” Đường biển thì đi bằng tàu, đường bộ thì vượt biên giới qua Cămbốt, Lào để đến Thái Lan. Những câu chuyện vượt biên vượt biển được truyền nhau bí mật, truyền cho nhau kinh nghiệm trong chỗ bạn bè, thân nhân ruột thịt. Nhưng cũng có những câu chuyện thương tâm bị cướp biển Thái Lan hảm hiếp, bắt về bán cho các động mãi dâm ở Thái. Năm 1979 có những chuyến đi “bán chánh thức”, người Hoa bị xua đuổi về Tàu. Người ta đóng ghe công khai, có những nguời dắt mối, mỗi đầu người 9 cây…những từ ngữ trở thành quen thuộc “Yanma Đầu Bạc” “ba lốc, bốn lốc” (block). Rạch Chanh ở Long An là một trong nhiều chỗ đóng ghe đi bán chánh thức. Có người bị gạt, cũng có người đi được, cũng có những chuyến bị “bán” và bể khi ra khỏi cửa sông làm mồi cho cá. Một dạo, có một chuyến đi bán chánh thức từ BiênHòa, đến khi vào sông Lòng Tảo bị bể tàu và người chết, xác nổi lên tấp vào bến phà Cát Lái, Nhơn Trạch, người ta đi vớt xác cũng có, mà người ta đi vớt của cũng không thiếu. SàiGòn vượt biên…những câu chuyện vượt biên không kém phần hấp dẫn như tiểu thuyết.
ooOoo
Trốn tù ra trong những ngày cuối tháng sáu 1979. Đã hơn 4 năm cách ly thế giới bên ngoài, tinh thần tôi khủng hoảng và sợ sệt, tôi về tịnh dưỡng dưới quê nhà anh rể tôi vùng Rạch Kiến. Được vài tháng quen cách sống bình dân, tôi trở lên lại Saigon liên lạc được một số bạn bè cũ, biết được Phan văn Đuông thằng bạn cùng khóa chung TD5/TQLC, cũng lỳ đòn trốn trại tù như tôi nên tìm nhau để dựa lưng vào nhau, có tình đồng đội thì dù tiền tuyến hay hậu phương, dù trong lòng địch thì chúng tôi vẫn thấy an tâm hơn.
Len lỏi sống qua ngày, Đuông thi bơm hộp quẹt ga chợ Sai Gòn, tôi vá bánh xe đạp khu Hải Quân Công Xưởng, kiếm ăn, đồng thời nghe ngóng tin tức để tìm đường vượt biển.
Vài tháng sau, gặp được Nguyễn văn Phải cũng khóa 4/71 bên Binh Chủng Nhảy Dù được VC thả về trước ba năm, bà me già về quê để lại căn nhà nhỏ bên hông trường “Đại Học Sư Phạm”, thấy bạn bè không nơi nương tựa, Phải kéo một đám về cho tá túc hằng đêm, sau này có thêm Sơn, Lâm BĐQ tất cả độ khoảng trên dưới năm bảy thằng toàn là SQ trong 3 binh chủng TQLC,ND,BQĐ.
Ban ngày tủa ra đường kiếm ăn, đêm thì ghé lưng được vài ba tiếng, chúng tôi thường giành nhau chỗ ngủ trên gác gần máng xối, để khi đêm về có động tỉnh thì hồn ai nấy giữ, trổ máng xối chui ra mà chạy.
Tháng ngày trôi qua, ngoài cái đói và phập phòng lo sợ hàng đêm, những thằng trốn tù như tôi và Đuông phải nổ lực ráo riết tìm đường vượt biển.
Nghe Phải nói về tổ chức vượt biên của anh Sáu (Khoái Th/tá ND). Đuông và tôi thì trên răng dưới vế tìm đâu ra một, hai cây vàng mà đi? Nhưng tôi cũng bậm gan nhờ Phải hỏi dùm "đi trước trả sau” may ra thì anh Sáu đồng ý. Vài tuần sau, nghe được trả lời, còn một chỗ cho tôi đi trong chuyến “Chín Thu”
Tôi không biết mặt anh Sáu nhưng tôi thằm phục môt vị đàn anh, cảm thông và giúp đỡ đàn em trong cảnh khốn cùng, như một tia sáng vươn lên hòa lẫn trong niềm hy vong. Vài hôm sau, ngày đổ bãi đã đến, tôi được anh Hai Nhất tới dẫn đi về Vĩnh Long. Trên xe đò, tôi tò mò hỏi:
- "Hai Nhất có phải tên thật của anh không? Và “Chín Thu” là ai? Mấy anh gọi nhau bằng ám danh tôi không hiểu ra tên ai hết".
- Tôi là HSQ đàn em của anh Sáu, tôi thường hay đi trước nên mệnh danh Hai Nhất.
Tôi hỏi tiếp, như vậy còn Chín Thu, anh hai Nhất trã lời:
- Chín Thu là anh Th/tá Mai B.T, chồng cũ ca sĩ K. L, hiện anh đang giữ con "cá Lớn", là bạn thân của anh Sáu, yên chí đi.
Tôi thầm nghỉ số tôi quá ư là may mắn, tên Mai B.T vang bóng một thời nổi tiếng dân chơi của Biệt Đoàn…, nay được anh tới đón là điều không thể tưởng.
Tới Vĩnh Long đã chiều, anh Hai Nhất và tôi ăn vội dĩa cơm lót dạ, rồi đón xe lôi chạy thẳng về điểm hẹn... Tôi không còn nhớ rõ nơi nào, một căn nhà nhỏ độ vài mươi mét vuông, cạnh bờ rạch nhỏ , vào bên trong nhà, tôi ngã lưng trên chiếc võng sau nhà. Anh hai Nhất đi tìm người liên lac. Giờ phút đến theo dự trù khoảng độ 10 giờ đêm, tôi hồi họp chờ đợi, rồi 11 giờ tôi thấy anh hai Nhất lầm lũi trở về trong bực tức anh chửi thề “ ĐM.. thằng Chín Thu chỉ rướt đám Ca sĩ Ngọc M.., bỏ lại bên cánh mình ” Lòng buồn vô hạn, nhưng cũng an ủi ,vì đâu đã mất tiền, có lẽ đây là cách chơi của bậc đàn anh... Trong khoảng gần cuối năm 1979, chuyến vượt biên đầu coi như hoàn toàn thất bại, tôi lểu thểu trở lại Saigon .
Thời điểm bấy giờ, vượt biên, vượt biển là đề tài chính. Lường gạc, lừa đảo lẫn nhau là chuyện bình thường. Vợ tôi khi tới Úc cũng cực khổ, cố gắng làm gởi tiên về gia đình nhưng chỉ đủ cho thằng em trai tuổi nghĩa vụ đóng tiền vượt biển.
Đầu năm 1980, tôi tình cờ gặp anh Phan thành Nam trước kia anh là Đ/úy trưởng phòng truyền tin Phủ Tổng Thống ở chung trại tù lúc còn ở Trảng Lớn, anh bây giờ đồng cảnh ngộ như tôi, nhưng anh may mắn hơn có được Chị Thu người vợ rất lanh lẹ và quán xuyến công việc mọi đàng.
Anh Nam cho biết đã đóng tiền một chỗ đi rất tin tưởng,chiếc ghe đang kéo lên ụ tàu Cầu Rạch Ong sửa chữa, sẽ được xuống nước trong thời gian ngắn. Làm cách nào tôi đào ra 2 cây vàng để đưa cho chủ ghe để được có phần trong chuyến đi cùng anh Nam sắm tới.
Tôi liên lạc với má vợ tôi thường xuyên, bà rất thương tôi, chạy lòng vòng vài chỗ hỏi mượn cho tôi đến khi vợ tôi gởi tiền về thì hoàn trã lại, cũng may có người bạn cùng xóm của vợ tôi cho mượn.
Được 2 cây vàng lòng mừng không diễn tả được, nhưng bấy giờ lại sợ bị mất tiền. Tôi đòi hỏi thấy chiếc tàu đồng thời được làm thủy thủ. Người chủ tàu đồng ý lời tôi. Khi đưa xong vàng, đi sâu vào nội bộ thì biết ra có 2 phe cánh đang giành giựt nhau làm chủ, một bên chủ máy và một nửa của chủ vỏ ghe.
Cuối cùng bên bỏ tiền mua máy tàu làm chủ, vì chủ vỏ ghe đã lấy quá nhiếu vàng. Tôi và anh Nam cũng may được hai bên đồng ý cho làm thủy thủ đoàn vì họ đang cần người chăm sóc chiếc ghe. Với tôi thêm một chỗ ngủ mới cho tôi thay đổi, trong thời gian di động. Tôi thường phụ thợ máy mỗi khi làm hộp số. Khi rảnh rổi thì tới nhà Diệp Phi Hùng tìm anh Sơn để học hỏi lý thuyết về cách lái ghe, khi gặp sóng biển lớn, và những ký hiệu phao nỗi ngoài cửa biển. Anh Sơn chỉ vẽ rất tân tình vì trước kia anh là dân lái gian thuyền PCF, anh Sơn luôn căn dặn:
- Nhớ lúc nào cũng đi sóng 6/4 hay 7/3, không bao giờ chẽ sóng 5/5
Những danh từ thường dùng cho dân HQ, tôi chưa bao giờ nghe, rồi anh giải thích.
- Sóng 6/4 là mũi ghe và sóng biển với góc 60 độ và 40 độ, 7/3 là 70 và 30 độ, còn 5/5 là Sóng biển và mũi ghe góc vuông 90 độ, phải nên tránh trường hợp này.
Tôi cẩn thân ghi chép từng đoạn, vẽ hình từng loại phao đặt ngoài cửa biển. Trước đây khi còn trong tù, tôi cũng học hỏi sơ qua của mấy thằng bạn Hải Quân chung trại nhưng có bao giờ nghĩ tới có dịp thực hiện bao giờ.
Khoảng tháng 3 năm 1980 chiếc ghe hạ thủy, với 14m dài, gần 3 m chiều ngang, vỏ nghe đi sông biến thành ghe biển. Lúc đang chờ hợp đồng tôi và anh Nam lấy ghe chạy thử, lái thì dễ nhưng cập bến là vấn đề khó khăn, hơn nữa tôi nghỉ đâu phải là trách nhiệm của tôi. Vài tuần sau, khi có giấy phép hợp đồng chở cát về xã Lý Nhơn thuộc Quận Nhà Bè, cũng là dịp để thử chiếc ghe, thì đám tài công chính xuất hiện, một Th/Sĩ HQ làm tài công chính, một Ch /úy và hai người khác tôi không nhớ rõ, tất cả đều là phe ta Quân đội cũ, có lẽ ngoài tài công ra, đoàn thủy thủ này toàn bộ Amateur như tôi và anh Nam.
Sau ba chuyến đi hợp đồng coi như suông sẻ, qua sông Nhà Bè rồi tới xã Lý nhơn. Kế hoach bàn thảo sẽ đổ quân vào chuyến thứ tư với hợp đồng nước đá Huyện Cần Giờ, nhưng khi ra cửa sông lớn lái gần bên phải bốc quân bên Vàm Láng.
Vào cuối tháng Tư, theo dự trù sẽ tất cả chờ trên cá nhỏ (ghe nhỏ), sẳn sàng ngoài cửa sông Vàm Láng, chờ khi trời sụp tối cá lớn (ghe lớn) đến bốc rồi thẳng ra cửa biển trong đêm. Mỗi nhóm một phận sự trên bờ ông chủ ghe điều động bốc người, phần chúng tôi là làm thế nào để đưa ghe lớn “cá lớn” tới điểm hẹn an toàn và bốc người đầy đủ.
Ghe rời ụ xuất phát khoảng lúc 8 giờ sáng, chạy sang cầu chử Y rước bà chủ ghe, lúc chờ đợi tôi lội xuống kiểm soát chân vịt lần cuối. Ghe bắt đầu rời bến, lúc đi hợp đồng thì không gì lo sợ, không hiểu lúc này sao lại run chân, chạy ra khỏi vùng sông Saigon, rồi khu vực Nhà Bè xuyên qua những con rạch nhỏ, lúc này tôi không còn đinh hướng được vì qua các khúc rạch quằn quèo. Tôi vào cabin nhìn qua tấm hải đồ định hướng. Anh Th/sĩ tài công chỉ vào Hải đồ tôi thấy đã hơn nửa đoạn đường, chúng tôi cho ghe chậm lại lúc đó độ hơn 1 giờ trưa, lòn lách trong những con rạch nhỏ solo một mình. Tôi không hiếu tại sao anh tài công lại đi đường tắc này rất dễ dàng lộ diện. Nếu là tôi lái thì sẽ đi con đường chính diện, cũng may là không ai phát giác, tà tà chạy tới, con sông bắt đầu rộng dần, rồi tới rộng lớn mênh mong anh tài công lái ra chính giữa, nhìn qua hai bên bờ quá xa, cả đoàn thủy thủ trên ghe mừng hớn hở, hy vọng đã vươn cao, gần tới chỗ bốc người, trời cũng xế chiều.
Bỗng nhiên hàng loạt AK50 bắn ròn rã vào hướng ghe chúng tôi đang chạy. Biết bị lộ, trên ghe cả đám mất tinh thần, lúc này tôi như ra lệnh cứ tiếp tục chạy như không nghe biết gì, anh Th/Sĩ cũng nghe theo chạy thẳng qua hướng về Vàm Láng. Tiếng AK50 nổ dòn và giữ dội hơn kèm theo M79, nổ ầm ầm trước sau con tàu. Bà chủ ghe quá sợ, kêu gọi chúng tôi quay vào, còn lây quây suy nghỉ thì 2,3 trái M79 nổ ầm, ầm sát bên ghe. Anh tài công hốt hoảng quay mũi tàu hướng về phía Công An. Rồi nghe tiếng AK bắt đầu bớt lại, khi thấy ghe chúng tôi hướng thẳng vào bờ.
Cửa biển quá rộng mà tôi lại lội không rành, làm sao tôi dám nhảy sông, nghĩ bụng đợt này mình chết chắc, bao nhiêu lần may đều thoát nạn giờ thì đã hết vận may. Có thể trong đoàn thủy thủ tôi là người tội nặng nhất, trốn tù, giấy tờ giả, thêm tội vượt biên. Cả đoàn thủy thủ mỗi người ngồi một góc, có thể họ cũng đang tìm lời đối đáp với bọn công an.
Chiếc ghe từ từ lũi vào chỗ cạn, một đám công an lội sình cầm súng nhảy lên ghe, trói tay tất cả, bắt lội sình vào trong xã, rồi quỳ một hàng như những tội phạm đang đợi giờ xử bắn.
Bà chủ ghe cũng bi đưa vào trong đó hỏi cung, và trình giấy hợp đồng bà đang giử.
Tên công an xã quát lên:
- Hợp đồng buôn nước đá này là giả, hợp đồng vượt biên thì đúng hơn.
Bà chủ ghe cũng cãi lại:
- Trên ghe không bằng chứng vượt biên
Tên công an cười mĩm rồi nói tiếp:
- Bà có biết ai tên là Nguyễn Thị Quí không? chủ máy của chiếc ghe này, chính bà ấy lên tận sở công an thành phố thưa bà đó. Công văn, công điện chúng tôi nhận được từ lúc 12 giờ trưa hôm nay, và bà ấy đã cho biết bà Lê thị Hồng cướp ghe vượt biển. Ghe này có phải mang số: SS0167 không?
Nói xong tên công an quăng ra bản công điện nhận từ Sở công an Thành Phố, trên đó có ghi rỏ tên chủ ghe, chủ máy, và những lời tố cáo hợp đồng giả mạo để vượt biên, nên bà chủ ghe cứng họng.
Chờ trời vừa sụp tối, chúng tôi được lệnh giải giao về huyện Cần Giờ đoạn đường này phải mất cả đêm. Tôi không còn nhớ tên xã là gì nhưng biết là xã cuối cùng của huyện. Sáu tên công an áp tải với 3 khẩu AK47, 2 khẩu M16 và 1 cây M79. Nhìn những khẩu súng trên tay 6 tên công an đang giữ, trong số các loại này tôi chỉ sợ khẩu M79.
Chúng tôi được mở trói lúc đẩy trở lại ghe, và tất cả bị đẩy xuống hầm tàu chỉ chừa lại một tài công điều khiển. Ghe chạy được một đoạn ngắn, anh tài công buồn chán nản, cho gọi tôi lên điều khiển con tàu. Tôi nhảy lên phòng lái, nhanh mắt quan sát, thấy cách công an bố trí, rồi thoáng nghĩ chắc đời mình hết chạy, một tên công an ngồi trên mũi ghe, một sau lái, một trên nóc, 2 bên hong và một ngồi cạnh bên tài công để hướng dẫn đường. Như con chim bị nhốt trong lòng, cố tìm lỗ trống bay ra, cầm tay lái nhưng đầu tôi luôn suy nghĩ.
Hơn 8 giờ đêm, trên trời mặt trăng lưỡi liềm lơ lững, ánh sáng chiếu trắng bon tàu. Bỗng tên công an ngồi canh tôi lên tiếng hỏi.
- Trên ghe các anh có gì ăn không?
Tôi suy nghĩ một chút và trả lời:
- Trên ghe có gạo, muối, khô sặc, khô đuối, nếu các anh đói bụng thì tôi đi nấu cơm. Không đợi tên CA trả lời, tôi cúi đầu xuống hầm tàu gọi thằng đàn em lên cầm lái thế tôi.
- Cứ giữ tay lái thế này, bẻ qua, bẻ lại như lái xe hơi; cố giữ cho chiếc ghe đi thẳng. Tôi đi bắt nồi cơm. Khi bước ra sau ghe gặp tên công an sau lái hỏi.
- Anh làm gì đi ra đàng sau này?
Tôi trả lời.
- Đi nấu cơm, anh ngồi trong phòng lái bảo tôi đi nấu cho tất các anh ăn.
Tên công an này yên lặng, thì ra tên công an trong phòng lái với tôi là trưởng toán. Nấu cơm xong tôi nướng cá khô sặc kèm theo khô cá đuối. Mùi cá khô làm thơm phức cả tàu, tôi thấy cả mấy tên đói bụng đang chờ ăn. Tôi vừa nấu cơm, nướng khô, nhưng đầu óc quay cuồng tìm cách thoát. Nấu cơm, nướng cá khô xong đã hơn 9 giờ đêm, tôi dọn ra phía trước mũi giữa bon tàu, rồi mời tất cả vào ăn một lượt. Sáu tên công an tụm lại ngồi ăn.
Bầu trời mờ mờ ánh trăng, mặt sông loang loáng ánh sáng. Tôi không thể xác định được điểm đứng, đây là nơi nào… Hai bên bờ mờ mờ trong sương đêm, nhưng đây là dịp ngàn năm một thuở, bằng mọi giá tôi phải thoát khỏi con tàu này. Trở vào phòng lái dặn dò thằng đàn em Ch/úy, nói vắn tắt cho anh ta hiểu hoàn cảnh hiện tại của tôi. Và tôi dặn anh ta cố gắng giữ cho con tàu ép về bên phải.
- Tao phải đi, bằng mọi giá phải đi.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của tôi, nên anh đã làm như lời tôi dặn. Con sông rộng độ chừng 100m, tôi thì quờ quạng không lội xa.
Ghe bắt đầu lạng dần về bên phải, tôi ra sau lái, thấy Đ/úy Nam trưởng phòng truyền tin PTT nằm ngoài cạnh bon tàu. Tôi nói nhỏ vào lỗ tai anh ấy.
- Trốn không? Đã tới lúc.
Anh trả lời với giọng buồn thiu:
- Bạn đi đi, giấy tờ tôi đầy đủ, hơn nữa giờ này vợ con tôi không biết ra sao ngoài cửa biển, good luck...!!
Biết anh không đi, tôi vội vàng lòn qua khung cửa sổ bên hông tàu, chùi mình qua cửa, rôì thả nhẹ đôi chân, mình trầm xuống nước. Nước lạnh, có gió, tôi rùng mình, tự nhủ thầm “Nhứt chin nhì bù”. Tôi nhoài mình cố gắng lặn ra xa; cánh quạt chân vịt phía sau tàu giúp đẩy thẳng tôi ra một đoạn, cố nín thở, lặn sâu xuống nước, nhưng không hiểu sao lúc này đầu cứ lại trồi lên. Tôi hụp xuống và lặn ra xa cách chiếc ghe độ chừng 10 mét, tiếng máy ghe cứ nổ đều đều, không một chút nghi ngờ, trên ghe vẫn yên tỉnh. Thật cám ơn thằng Ch/uy đàn em. Tôi nín thở cắm đầu lặn tiếp, lặn mấy hơi, trồi lên thở mà vẫn thấy chiếc ghe còn rất gần. Tôi than thầm trong bụng; không còn đầu óc để tính toán, suy luận. Trong đầu chỉ còn một ý niệm “thoát hay là chết”. Lấy hơi, vừa lặn tôi vừa bơi về bên phải để vào bờ. Lúc này, tôi sợ nhất là khẩu M79, khi chúng phát giác có người trốn chúng sẽ dùng khẩu đó để bắn chụp xuống sông, chắc tôi sẽ bỏ xác vì tức nước, AK47 và M16 thì tôi đã biết rõ tầm tác hại, xui lắm tôi mới dính đạn này. Cám ơn Thủy Quân Lục Chiến. Cám ơn Quảng Trị chiến trường. Kinh nghiệm đó tôi lấy làm căn bản. Để đối phó cùng thực tế đêm nay.
Tôi vẫn cố sức sãi vào bờ, ghe vẫn chạy đều đều trong đêm trăng sáng, khi tôi bám được bờ thì tiếng máy đã xa dần. Nhảy lên bờ, việc đầu tiên là tìm chỗ ẩn núp, phòng khi phát giác, bọn chúng sẽ cho ghe trở lại tìm kiếm. Nằm yên lặng trong mấy gốc tràm hơn nửa tiếng với quần xà lỏn áo thun, bây giờ tôi mới thấy đói và lạnh. Tôi cố tìm một khoảng trống bằng mặt để nghỉ lưng, nhưng tìm mãi vẫn không sao có được, cuối cùng phải đành nằm trên đống rễ tràm lồi lõm. B52 (muỗi) bắt đầu quần thảo khi đã đánh hơi, chịu không nổi với đám muỗi rừng quần thảo, tôi trầm mình xuống nước để giải vây, vừa đứng yên tay chân không quậy nước, một đàn tàu ngầm (cá lòng tong) bay vào phập tới tấp vào chân tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ cá cắn đau như vậy. Tôi sợ một hồi nó phập luôn “thằng nhỏ” nên nhảy phóng lên bờ chịu đựng B52. Không chiu nổi B52 thì cho tàu lặn cắn. Tôi loay hoay đối phó với bọn “địch” không chợp mắt chút nào từ 10 giờ đêm tới 4,5 giờ sáng.
Ánh sáng mờ mờ từ hướng đông, chung quanh thật yên tĩnh. Lạnh và đói, tôi chợt thèm ly rượu đế ấm lòng. Tôi bâng khuâng nhớ lại những đêm lạnh nước ngập trung đội đi tiền đồn ở thôn Gia Đẳng, nhớ lại đêm trốn trại ở Bù Gia Phúc năm rồi trong rừng Phước Long. Nhưng rừng cao nguyên khác xa rừng tràm ngập mặn của vùng Rừng Sát. Những ngày đó, tôi còn đồng đội, còn anh em. Bây giờ đứng đây, một mình, “tứ đầu thọ địch”. Tôi đứng lên định hướng, bỗng tôi nghe đàng xa trong bờ rừng bên phải từng hồi kẻng vang lên, loại kẻng này với tôi không lạ. Tôi di chuyển về hướng ngược lại, đi dần về hướng tây. Một hồi kẻng khác lại vang lên. Tránh đầu này thì nghe kẻng đầu kia. Biết mình bị lọt vào khu vực trại cải tạo nữa rồi, nhưng tôi không biết được nó là ở nơi nào. Tôi xác định, điều trước hết là phải lội qua bên kia sông rồi tính tiếp. Nhìn ra sông, con sông ngày hôm qua chiếc ghe tôi đi qua. Sông rất rộng, tôi đi tới đi lui một hồi tìm không ra khúc sông hẹp, đang tìm kiếm thì trời mờ sáng, cảnh vật rõ dần, tôi áng chừng khúc sông nầy rộng gần 100m. Nhìn dọc theo mé song, từ đàng xa tôi thấy một ông già ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, phản ứng tự nhiên, tôi thụp đầu xuống núp vào một lùm cây. Làm gì bây giờ? Ông ta là ai? Gấn đây có xóm nhà? Hay là cán bộ trong trại vừa đánh kẻng? Rối mù với hàng trăm câu hỏi. Tôi định thần nhìn thật kỹ, ông già đang ngồi trên chếc xuống nhỏ, chung quanh đó là đàn vịt đang bì bỏm lặn hụp tìm mồi. A! Ông già chăn vịt. Tôi quyết định đi về phía ông lão. Khi thấy tôi ổng liền hỏi.
- Cậu làm gì ở đây?
Tôi phải đành nói thật: - “Dạ cháu đi vượt biên bị bắt khi ghe chạy tới đây rồi nhảy trốn”.
- À thì ra chiếc ghe chạy qua đây hồi tối.
Tôi vội hỏi thăm dò tiếng kẻng. Ông trả lời
- Đây là "Đặc Khu Rừng Sát” chung quanh đây toàn trại cải tạo “Phục hồi nhân phẩm của người xì ke ma túy”.
- Vậy bên kia sông có trại cải tạo nào không Bác.
- Không, chỉ bên này thôi.”
- Bác làm ơn đưa cháu qua sông được không, vì cháu lội không rành.
- Không được, không được, cậu có thấy một đàn vịt gần 2000 con tôi đang chăn, đưa cậu qua sông đàn vịt của tôi thất lạc biết đâu mà tìm. Thôi cậu ráng mà lội qua đi.”
Lòng buồn thất vọng, nhưng cũng hiểu cho ông vì đàn vịt đó là sự sống của ông hằng ngày. Tôi đi tới, đi lui vài lần dọc theo bờ sông, sình, bùn, cỏ lác trộn lẫn những gốc tràm và nước ngập tới gối, tôi cố tìm chổ nào hẹp nhất để lội qua, nhưng dường như không khác chổ nào. Dòng sông nước chảy xiết rộng chừng gần 100 mét. Tôi lội được hơi xa từ lúc dự định trốn tù nhưng chỉ lội tới lui trong con suối nhỏ, giờ đụng phải con sông quá rộng, lúc này tôi ước gì lội được như thằng Sinh, thằng Mỹ hai đứa nó dạy tôi lội lúc rảnh rỗi buổi chiều. Suy nghỉ bâng quơ một hồi trời sáng hẳn, đã tới lúc tôi phải quyết định lội qua, bằng mọi giá phải rời xa khu cải tạo.
Nhớ lời thằng Sinh nói, điều quan trọng nhất là khi mệt phải thả ngữa,chân đạp nhe nhàn, đừng để vộp bẽ, khi đở mệt thì trở người qua lội tiếp. Tôi lấy lời thằng Sinh như bài kinh cho mình để vượt qua con sông này.
Lấy hết bình tĩnh, tôi bắt đầu lội, lúc đầu còn khỏe, thì lội sải cố gắng lắm được khoảng 20 mét, nước sông chảy xiết, quá mệt tôi thả ngửa mặc cho dòng nước đẩy, hơi đỡ mệt tới phần lội nhái, cứ sải, ngửa, rồi nhái tới được giữa sông, thả ngửa nghỉ mệt.
Nghỉ tới vợ và đứa con gái còn chưa thấy mặt, nhưng dẩu sao vợ con tôi đã đến được bên bờ tự do, có biết tôi đang sắp chết đuối để đi tìm. Tiềm thức cũ, cứ lần lược tung ra trong lúc đó, có lẽ là dấu hiệu của những người sắp vĩnh viễn ra đi.
Bỗng nhiên tôi sực nhớ tới câu truyện “Anh Phải Sống” của Khái Hưng hai vợ chồng chèo xuồng ra giữa sông vớt củi, trời mưa, sóng lớn, rồi bị lật xuồng. Vợ chịu chết đuối, cho chồng sống nuôi 3 con “Thằng Bò, cái Bé, cái Lớn” “Anh Phải Sống” không lẽ tôi bị chết chìm như người vợ trong câu truyện này.
Ý chí tôi trở nên mạnh hơn “Tôi phải sống để tìm Tự Do”. Trở người lại, tôi sải thêm một đoạn, rồi nhái, ngửa, liên tục hai ba lần thi sắp tới bờ bên kia… Thả ngửa, nghỉ mệt lần cuối rồi lội thẳng vào bờ. Gần tới bờ tôi quá mệt, với nắm được cành tre nằm thòng đưa ra ngoài mé, mừng quá tôi đu lên để kéo người vào bờ cho lẹ. Cành tre không chụi nổi sức nặng thân tôi, gãy kêu rôm rốp.
Nghe tiếng động, tôi chợt thấy 3 dáng người chạy thẳng vào hướng tôi. Vội vàng, tôi lặn xuống chui vào gốc tre lẫn trốn, rồi ngóc đầu quan sát. Thấy 3 thanh niên với trang phục áo quần bộ đội, tôi mất hồn định lặn trốn xa, thì tôi nghe tiếng của một thanh niên trong đám.
- Đã thấy anh rồi, đừng sợ, tui em trốn nghĩa vu, không phải bộ đội.
- Nghe tiếng nói của người miền Nam, khi nhìn thấy tụi nó trẻ, chắc là nói thật. Tôi liều mạng lội ra bò lên bờ. Ba thanh niên dẫn tôi tới căn chòi nó đang ngồi ăn cơm và bắt đầu phỏng vấn.
- Anh làm gì ở đây?
- Đi vượt biên ghe anh bị bắt ngoài cửa biển, bị công an giải giao về huyện Cần Giờ, khi chạy tới đây anh nhảy trốn.
- Em có nghe tiếng ghe chạy ngang đây đêm qua nhưng không nghĩ là ghe bị bắt.
Thanh niên ngồi đối diện tôi nói:
- Anh này gan thiệt, anh có biết đây là “Đặc Khu Rừng Sát” nổi tiếng cá sấu trên con sông này không? Tuần vừa rồi có đàn trâu lội ngang sông, có một con trâu nghé bị cá sấu cắn đứt một giò.
Tôi trố mắt hỏi lại “thiệt hôn” vậy mà từ tối qua tới giờ anh cứ lên xuống nước liền liền, có biết đâu mà sợ. Quả thật là số tôi vẫn còn may mắn đúng là điếc không sợ súng, nghĩ lại rùng mình. Hồi lúc nhỏ khi chưa đi lính tôi thường nghe nói về “Đặc Khu Rừng Sát" này, nhưng không nghĩ đươc ra là địa thế quằn quèo và hiểm trở như thế này, rất lý tưởng cho VC dễ dàng bị phục kích.
Thấy mấy đứa ăn cơm với vài cục muối hột, tôi quá đói không mắc cở để mở lời.
- Cho anh xin nửa chén cơm được hôn.
- Được, người ngồi bên cạnh bới cho tôi gần một chén cơm nguội.
Tôi đớp ngon lành, cắn hột muối mà tưởng như cục đường khi nhai cơm một hồi trở thành quá ngọt, cảm giác này chưa có trong đời. Vừa ăn tôi vừa hỏi chuyện, tụi em ở đây từ bao lâu rồi?
- Hơn sáu tháng
- Có về thành phố chơi không? Nhà ở đâu? Tôi hỏi
- Thỉnh thoảng nhớ nhà, ra cửa sông lớn có giang ghe vê nhà bè, trốn về chơi vài ngày rồi trở lại.
- Anh muốn về cầu Rạch Ong thì làm sao đi?
Thanh niên ngồi cạnh tôi bên trái nói.
- Cách đây không xa lắm, tui em biết có một bà nhà ở gần khu cầu Rạch Ong xuống đây giăng câu, nhưng lâu lâu bà ấy mới về. Tụi em dẫn anh tới đó cho anh năn nỉ, may ra bà ấy về sớm.
Nói chuyện với ba đứa thanh niên trẻ, tôi tìm hiểu để rõ thêm khu vực này. Gần mười giờ sáng, ba đứa dẫn tôi đi, qua những đoạn rừng tràm, lên đê, xuống ruộng, rồi bờ rừng chừng hơn 2 cây số, tôi nhìn thấy xa kia bắt đầu tới cánh đồng ruộng chạy dọc theo những đường kinh nhỏ, và căn chòi nhỏ mập mờ. Tôi hỏi có phải căn chòi đó không?
- Đúng rồi, tụi em dẫn anh tới đó rồi quay về.
- Cám ơn mấy em nhiều lắm. Nếu không gặp tụi em thì anh biết ai mà nhờ, làm sao anh biết được khu vực này.
Tới khúc đê quẹo vào trong chòi, 2 đứa đứng lại còn một dẫn tôi đi thẳng vào trong để hỏi.
- Dì Tư, có anh nầy muốn quá giang về cầu Rạch Ong khi nào Dì về giúp dùm.
Tôi trình bày sơ qua cây chuyện vượt biên của tôi cho Dì Tư rõ.
Rồi thanh niên quay lại chào tôi “Thôi em về”. Sau khi mấy thanh niên vừa khuất cua quẹo căn chòi..
Dì Tư nhìn tôi rồi nói với giọng hốt hoảng.
- Thôi chết tôi rồi cậu ơi, ba đứa đó là điềm chỉ viên của công an thôn này. Chúng muốn hại tôi nên đưa cậu đến nhờ tôi, rồi đi báo công an để bắt luôn tôi. Thôi cậu đi tìm chỗ khác đi, tôi sợ lắm.
Biết đâu mà đi bây giờ, cả khu vực này chỉ thấy có căn chòi một, tôi tiếp tục năn nỉ dì. Thấy tôi năn nỉ quá, dì tư xiêu lòng.
- Thôi được, tôi sẽ giúp cho có giang về cầu Rạch Ong nhưng cũng phải vài hôm nữa, và bây giờ thì cậu không được ở trong chòi mà phải ra bờ rừng mà ở khi nào tôi về sẽ cho thằng con ra kêu như vậy an toàn cho cậu và cũng an toàn cho tôi.
Rồi Dì Tư chỉ hứơng trước mặt chòi là khu rừng chàm dầy đặt cách đó độ vài trăm thước, tôi nghe dì nói cũng có lý nên nghe theo; hơn nữa cũng không còn cách khác. Có người nhận giúp lúc này là vô cùng ơn phước lớn. Tôi vội vàng cám ơn Dì Tư rồi đi tiến về rừng. Đi gần tới đám rừng chàm tôi nghe tiếng động rào rào dưới mặt đất phía trước mặt, đưa mắt nhìn xuống tôi thấy hàng ngàn con còng đỏ chạy chui vào hang lẫn trốn khi nghe tiếng động của chân tôi bước đi đạp lên trên đám lá khô. Vào bờ rừng chừng năm ba thước, tôi lựa chổ mát nhất trong đám tràm khô, nằm kê đầu vào nhánh rể lớn. Mệt lã, tôi nằm yên thiêm thiếp, tưởng là xác chết, một đám còng bò ùa ra cấu xé tay chân tôi. Tôi vùng dậy đám còng văng ra tứ phía, tưởng rằng đâu chúng sợ khi biết tôi không là xác chết. Khi thiếp đi thì chúng nó lại xông vào cắn tiếp, chẳng ngủ yên được với đám còng đỏ này.
Cả đêm ngâm nước, giờ thì trời nắng chang chang trong người tôi bắt đầu lên cơn sốt, lạnh run cầm cập giữa buổi trưa, nhắm mắt nằm co rút như con tôm cho đỡ lạnh. Nghe có tiêng động trên nhánh chàm nho nhỏ, tôi mở mắt nhìn lên thấy một con rắn lớn bằng cườm tay đang cuộn mình bò xuống. Tôi nhắm mắt nằm yên không nhúc nhích, để mặc con rắn cắn hay mổ gì cũng được. Con rắn lớn bò qua cạnh đầu tôi rồi chui vào đám rác.
Nằm ngoài rừng được vài ba tiếng, tôi nghĩ lúc đó đô khoảng 2 giờ trưa. Chịu hết nổi cơn sốt tôi đi liều trở vào chòi. Dì Tư thấy tôi vào vội hỏi:
- Cậu vào đây làm gì? Đã nói cậu phải ở ngoài rừng.
- Cháu bị sốt lạnh, ngoài đó nắng quá chịu không nổi, rồi tôi tiếp tục năn nỉ dì tư.
Suy nghĩ một hồi rồi Dì Tư nói
- Tôi có thể giúp, đưa cậu tới xã Lý Nhơn, rồi từ đó đi bộ dọc theo đê chừng 5, 7 cây số, qua phà, rồi đón xe về câu Rạch Ong, nhưng đưa qua cửa biển rộng này phải mất hơn 2 tiếng.
- Cháu trong mình còn vỏn vẹn 80 đồng, vừa nói tôi vừa móc trong túi quần sọt đưa dì hết 80 đồng. Dì tư cầm lấy nhưng không hài lòng lắm, thấy mắt nhìn chiếc nhẫn cưới vàng 18K tôi đang đeo trên ngón tay áp út, hiểu ý Dì Tư tôi tuột nhẫn ra đưa. Ngay sau đó, thái độ dì đổi khác.
- Thôi được, để tôi kêu 2 cháu chuẩn bị ghe đưa cậu về xã Lý Nhơn. Nhưng nè nghe tôi dặn. Khi tới xã, đi xuyên qua rồi cập trên đê mà đi qua phà chỉ tốn 3 đồng, đón xe về Rạch Ong 5 đồng là tám. Đây tôi cho lại cậu.
Dì Tư cho tôi lại đúng 8 đồng, tôi vội vàng cám ơn Dì.
Hai thằng con tuổi chạc 13, 15 đã chuẩn bi xuồng xong, rồi vào dẫn tôi ra con kinh nhỏ. Tôi thấy chiếc xuồng 3 lá, cùng đống lá chuối bên cạnh xuồng. Tôi vừa bước xuống ngồi yên trên xuồng, thì hai đứa nhỏ nói:
- Anh nằm xuống đi, để tụi em phủ lên người lớp lá chuối, để ra ngoai kia công an không để ý, tưởng tụi em đi chở ghe lá chuối.
Tôi nằm xuống theo lời hai đứa nhỏ, rồi nó phủ lên người mình mười mấy tấm lá chuối tươi.
Thằng anh chèo mũi, đứa em chèo lái. Chiếc xuồng nhỏ chở tôi luồn từ kinh này qua kinh khác, hơn nửa tiếng mới qua hết đoạn kinh nhỏ trong khu rừng sát. Khi ra tới cửa con sông lớn, chiếc xuồng nhỏ bắt đầu gặp sóng đi chậm dần, thấy hai anh em đứa nhỏ tôi vô cùng tội nghiệp, giá tôi còn tiền cũng đưa hết cho hai em. Thỉnh thỏang tôi ngóc đầu lên nhìn xem còn bao lâu nữa.
Thằng em sau mũi nói: - “ đã hơn nửa đường, còn gần một tiếng nữa mới tới xã Lý Nhơn”
- Tụi em có thường chèo ra khu vực này không? tôi hỏi chuyện
- Thỉnh thoảng qua đây bán cá tiện đường về thành phố mua nhưng món đồ cần thiết.
- Tụi em chèo xuồng có mệt không?
- Quen rồi ngày nào mà không chèo, giăng câu, đi chợ, chèo về nhà mỗi tuần còn xa gắp bao nhiêu lần đoạn đường chở anh đi. Trò chuyện với hai đứa nhỏ một hồi thì xuồng đã tới xã Lý Nhơn.
Hai đứa nhỏ nói:
- Anh ngồi dậy đi tới nơi rồi đó.
Tôi chỉ nó cho tôi xuống chỗ tôi đỗ Cát hai tuần trước đó. Rồi chiếc xuồng chèo thẳng tới nơi. Trước khi xuống hai em căn dặn:
- Anh cứ đi thẳng trên đường đê này 5, 7 cây số sẽ gặp bến phà, qua phà rồi đón xe về cầu Rạch Ong đừng sợ lạc anh cứ đi.
- Cám ơn hai đứa em nhiều lắm, thôi hai đứa trở về nhà đi.
Lúc này đã hơn bốn giờ chiều, trong túi được Dì Tư cho lại 8 đồng, cũng hồi hợp sợ không đủ tiền xe. Bước đi trên đê có một mình đơn độc, về tới đây tôi cũng bớt sợ rồi, quần sọt, áo thun, đi chân không như người làm ruộng, phóng đi thật lẹ, được vài cây số vẫn không thấy bóng người. Tôi đâm ra lo sợ nhưng cũng phải bước đi, được vài cây số nữa thì từ xa tôi nhìn thấy được một dãy nhà, thật mừng rỡ có lẽ là tới bến phà. Khi đến gần thì quả thật vài chiếc ghe xuồng trước mặt đợi chở khách qua sông lấy giá 3 đồng. Quả thật Dì tư nói đúng. Trả 3 đồng qua sông là tới nhà Bè, tới bến xe Lam về cầu Rạch Ong tôi hỏi đúng giá 5 đồng. Tôi phóng lên ngồi cận bên bác tài, khi nhìn tôi lạ ông tài xế hỏi
- Đi đâu mà chân không, quần xà lỏn, áo thun vậy?
- Ghe đi hợp đồng bị bể hộp số ở xã Lý Nhơn, tôi phải lội bộ về nhà kêu thợ máy. Thấy có lý bác tài không hỏi nữa. Khi xe chạy đến ngang cầu Rạch Ong tôi xin xuống. Hết tiền, tôi liều quắc đại Honda ôm kêu chở thẳng về ngã sáu chỗ nhà bạn thân của thằng em, là một trong những nơi tôi thường tá túc. Về tới nhà cũng may, tôi xin được 10 đồng đem trả tiền xe.
Tá túc một đêm, sáng hôm sau đi sớm đón xe thẳng về Rạch Kiến, Long An, quê chồng bà chị hai tôi, trú ẩn. Nơi đây, với tôi coi như một căn cứ an toàn để tái phối trí, khi có sức rồi xuất quân đánh tiếp.
Mất hết tiền trong chuyến đi này nhưng an ủi là tôi vẫn còn mạng sống. Vượt biên quả thật là không đơn giản. Sau này khi trở lại Saigon để tìm đương vượt biển chuyến thứ ba. Mới vỡ lẽ cũng vì lòng chủ tham nên chuyến thứ hai của tôi hoàn toàn thất bại.
Văn viết không hay, hơn 32 năm đã bao lần tôi định viết lại chuyến trốn tù, để cháu con tôi hay đời sau được biết, nguồn gốc ở đâu và vì sao chúng được tới nơi này.
Nhờ Lý Khải Bình cho tôi dịp gặp đuợc 2 NT trong buổi tiệc tân gia. Cám ơn NT Tô Văn Cấp, NT Phan Nhật Nam đã khuyến khích tôi cứ viết lên những gì tôi nghĩ, nên đã hoàn thành xong câu chuyện trốn tù. Và đây chuyên thứ hai là đề tài vượt biển.
Chuyến trốn thứ ba của đời tôi vô cùng ngoạn mục, cũng là chuyến cuối cùng tôi giã biệt địa ngục XHCNVN.
San Jose 25-3-2012
MX Trần Văn Khỏe
Thursday, March 24, 2016
BS.PHÙNG VĂN HẠNH * ĐÀ NẴNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐÀ NẴNG NGÀY CUỐI CÙNG
Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
Sau khi thỏa hiệp Paris ký kết, Mỹ xuống thang chiến tranh. Dân sự bị
thương cũng giảm. Các bác sĩ AMA giảm dần. Ban mê Thuột rồi Pleiku mất.
Cao nguyên di tản. Quảng trị, Thừa thiên mất. Những ngày cuối tháng ba,
1975, Đà- nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm
người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng
tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn
về đầy đường. Tôi gặp một tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật
lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi
hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào
thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ
lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ
Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường. Một thiếu phụ
gia tài chỉ là đôi thúng gánh trên vai. Trong mỗi thúng là một em bé 2
đến 4 tuổi. Rất nhiều gia đình đã đi bộ vượt đèo Hải vân 20 km đường dốc
núi. Bên Sơn Chà xe nhà binh nghẹt đường. Ngoài bờ biển, bến cảng mọi
người ùn ra tìm ghe để có thể ra tàu lớn đậu ngoài khơi. Gia đình tôi
lên phi trường. Lúc gần đến, gặp cả đoàn xe cộ của một ông tướng sư đoàn
cũng chạy giặc, phải tránh ra bên đường, nhường cho họ qua. Ngay cổng
phi trường, xe dân sự sắp hàng dài hai bên đường. Chỉ đi bộ vào cổng.
Một ký giả ngoại quốc chận tôi lại phỏng vấn. Tôi đã nói gì, bây giờ
chẳng nhớ. Song một người bạn ở Thụy sĩ lúc đó có thấy tôi xuất hiện
trên truyền hình. Máy bay hàng không dân sự đã ngừng bay. Một nhóm người
thiện chí đứng ra liên lạc với Saigon. Họ tổ chức ra máy bay trong trật
tự. Có hai chuyến cất cánh suông sẻ. Song Việt cộng bắt đầu pháo kích
vào phi trường. Mọi người tìm chỗ núp, rồi ùn ùn rời phi trường vì
Saigon cho biết là máy bay không ra nữa. Chúng tôi đi bộ về nhà. Nửa
đường gặp xe của một nha sĩ bạn. Anh ta chở gia đình tôi về đến nhà.
Súng lính vất lại, nghẹt cả đường cống sâu trước nhà. Vào nhà, vợ tôi
chia cho mỗi đứa con một xách áo quần và một ít tiền. Tất cả quì xuống
trước bàn thờ Chúa. Nhà tôi dặn: “đang loạn lạc như thế nầy, chúng ta có
thể bị ly tán. Nếu may ra các con đi chung với nhau, nhớ đứa lớn che
chở đứa bé. Anh em nhớ yêu thương nhau”. Thấy cảnh đau lòng, tôi rời nhà
lên bệnh viện, định phi tang những bài viết chống cộng mà tôi bỏ lại ở
văn phòng, trong ấy có một bài đả kích Hồ chí Minh. Vào hành lang, thấy
người ta nằm la liệt. Kẻ thủng bụng, ruột lòng thòng. Người bể đầu, gảy
tay chân, băng quấn sơ sài, đẫm máu. Một bạn giáo sư trung học, ôm chầm
lấy năn nỉ:
“vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai
chăm sóc”. Lúc ấy nhà thương không còn một bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn
phòng làm việc trống trơn, huỷ diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu
miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào
nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn
tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác
lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm
tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng
nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn
khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa
lên làm thị trưởng Đà-Nẵng trong những ngày cuối tháng ba, 1975(đài BBC
có loan tin).
Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng
gỏ cửa phòng mổ và nói: “có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng
mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hởi ôi, thế
là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào
nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm
đầu tiên mà sau nầy tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung
chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ
cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã
giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản
Đà-nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.
Các bác sĩ
bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm
hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng
giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc
để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình
những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì
giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương
trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu
mất lúc 10 giờ sáng. Tìm không ra. Sau nầy hỏi ra mới biết đó là thói
quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói,
phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở
Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen
ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thứ trái cây ngon như thế. Một anh khác
kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng một gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ.
Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền
là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ
khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ
thiệt đẹp và tốt.
Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC
trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành
chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà-Nội vào. Về giải phẫu thì
họ chỉ đứng xem Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mỗ với các bác sĩ lưu
dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bực Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống
chân vỡ nát vì mìn. (Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay
đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V. Phải mất ba giờ
và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mỗ, đáng lý nói: ca nầy
khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca nầy khó ác ôn
côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều
sững sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau nầy không thấy
ai nhắc đến chuyện đó.
Trong suốt hơn một năm làm việc với CS,
tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên
để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu, Những tháng kế tiếp là mổ cho dân
quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh,
vướn phải mìn hay đạn ca- nông chôn dưới đất. Giải phẩu tái tạo tiếp
theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra. Ngoài ra nào
giao ban, nào học chính trị mỗ tuần vài lần. Làm việc trong không khí u
uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ, lắm chế độ hà
khắc, kiểm soát tư tưởng, việc làm, những tranh cải lý thuyết v.v..
Bất
hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS,
lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ
con lên phi trương để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng
cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ ba năm nay, hậu
chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là
gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà
phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi
trường trở về, hai ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi.
Hai ngày sau cha tôi chết êm thắm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ.
Buổi sáng mẹ tôi mang sửa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động,
tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã
ngưng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù
mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma
tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cửu ra
nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca, trong khó khăn hiện tại. Cha ơi,
xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.
Lúc say sưa làm việc những
năm chiến tranh, theo lời khuyên của một bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ
các ca chữa thương vơí đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi
một máy ảnh, và tôi thuê một thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh
nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái
khám. Hồ sơ được lưu trử trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định
khi nào rảnh rổi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra
những kết luận hữu ích. Hai tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi
xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết
là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân, vì thiếu củi đun,
nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu
cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.
Tôi
có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong
đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” ( économie
et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng
lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia xẻ đời
sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỷ sư nông
nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác
xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư..mong
cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan,
thôn quê không còn an ninh. Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp
có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm
chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người
thiện chí, cố nổ lực tối đa để trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tất
cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có
nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn
bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy,
đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành
hậu thuẩn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình
bày trong một bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài
“Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào
Sài-gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì
họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền
Nam suy sụp quá nhanh. Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập
công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài
lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn
viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt
cháy ra tro.
Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở
Bệnh viện Đà-nẵng, nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với
tôi: “người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè
phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”
Kể ra cũng tại
số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lở nhiều dịp
may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà-Nẵng muốn có một nhà thương
riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán đưỡng đường của tôi với giá 20
triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ
trích ra độ một triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học
rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.
Cuối 1974,
nhân có người cháu, Đại uý lái phi cơ trưc thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển
về không đoàn I. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sữa chữa trực thăng, vì
thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh
ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sữa chữa thật tốt một
trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình
tôi đi Sài gòn hoặc Thái Lan, khi Đà- Nẵng có nguy cơ mất. Hôm
27-03-75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam
Đà-Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành
riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài-gòn ra, tôi đến
thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua
ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị
lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà-Nẵng
mất. Nó nói: “con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng
không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì
cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình
và ra ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng
chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng,
người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả hai gia đình chúng
tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng
vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần đường
băng chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau nầy gặp lại ở Mỹ, nó
tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài-gòn mà không có gia
đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.
Cơ hội chót là ngày
29-03-75 vẫn còn một bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà-Nẵng làm từ lâu,
với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc
truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội
Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. Hai lính
Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chôi. Khi thấy tôi
đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu
hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không
muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi. Sang Mỹ
trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua
sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ
là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.
Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
ĐÀ NẴNG NGÀY CUỐI CÙNG
Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
Sau khi thỏa hiệp Paris ký kết, Mỹ xuống thang chiến tranh. Dân sự bị
thương cũng giảm. Các bác sĩ AMA giảm dần. Ban mê Thuột rồi Pleiku mất.
Cao nguyên di tản. Quảng trị, Thừa thiên mất. Những ngày cuối tháng ba,
1975, Đà- nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm
người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng
tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn
về đầy đường. Tôi gặp một tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật
lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi
hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào
thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ
lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ
Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường. Một thiếu phụ
gia tài chỉ là đôi thúng gánh trên vai. Trong mỗi thúng là một em bé 2
đến 4 tuổi. Rất nhiều gia đình đã đi bộ vượt đèo Hải vân 20 km đường dốc
núi. Bên Sơn Chà xe nhà binh nghẹt đường. Ngoài bờ biển, bến cảng mọi
người ùn ra tìm ghe để có thể ra tàu lớn đậu ngoài khơi. Gia đình tôi
lên phi trường. Lúc gần đến, gặp cả đoàn xe cộ của một ông tướng sư đoàn
cũng chạy giặc, phải tránh ra bên đường, nhường cho họ qua. Ngay cổng
phi trường, xe dân sự sắp hàng dài hai bên đường. Chỉ đi bộ vào cổng.
Một ký giả ngoại quốc chận tôi lại phỏng vấn. Tôi đã nói gì, bây giờ
chẳng nhớ. Song một người bạn ở Thụy sĩ lúc đó có thấy tôi xuất hiện
trên truyền hình. Máy bay hàng không dân sự đã ngừng bay. Một nhóm người
thiện chí đứng ra liên lạc với Saigon. Họ tổ chức ra máy bay trong trật
tự. Có hai chuyến cất cánh suông sẻ. Song Việt cộng bắt đầu pháo kích
vào phi trường. Mọi người tìm chỗ núp, rồi ùn ùn rời phi trường vì
Saigon cho biết là máy bay không ra nữa. Chúng tôi đi bộ về nhà. Nửa
đường gặp xe của một nha sĩ bạn. Anh ta chở gia đình tôi về đến nhà.
Súng lính vất lại, nghẹt cả đường cống sâu trước nhà. Vào nhà, vợ tôi
chia cho mỗi đứa con một xách áo quần và một ít tiền. Tất cả quì xuống
trước bàn thờ Chúa. Nhà tôi dặn: “đang loạn lạc như thế nầy, chúng ta có
thể bị ly tán. Nếu may ra các con đi chung với nhau, nhớ đứa lớn che
chở đứa bé. Anh em nhớ yêu thương nhau”. Thấy cảnh đau lòng, tôi rời nhà
lên bệnh viện, định phi tang những bài viết chống cộng mà tôi bỏ lại ở
văn phòng, trong ấy có một bài đả kích Hồ chí Minh. Vào hành lang, thấy
người ta nằm la liệt. Kẻ thủng bụng, ruột lòng thòng. Người bể đầu, gảy
tay chân, băng quấn sơ sài, đẫm máu. Một bạn giáo sư trung học, ôm chầm
lấy năn nỉ:
“vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai chăm sóc”. Lúc ấy nhà thương không còn một bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn phòng làm việc trống trơn, huỷ diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa lên làm thị trưởng Đà-Nẵng trong những ngày cuối tháng ba, 1975(đài BBC có loan tin).
Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng gỏ cửa phòng mổ và nói: “có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hởi ôi, thế là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm đầu tiên mà sau nầy tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản Đà-nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.
Các bác sĩ bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu mất lúc 10 giờ sáng. Tìm không ra. Sau nầy hỏi ra mới biết đó là thói quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói, phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thứ trái cây ngon như thế. Một anh khác kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng một gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ. Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ thiệt đẹp và tốt.
Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà-Nội vào. Về giải phẫu thì họ chỉ đứng xem Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mỗ với các bác sĩ lưu dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bực Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống chân vỡ nát vì mìn. (Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V. Phải mất ba giờ và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mỗ, đáng lý nói: ca nầy khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca nầy khó ác ôn côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều sững sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau nầy không thấy ai nhắc đến chuyện đó.
Trong suốt hơn một năm làm việc với CS, tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu, Những tháng kế tiếp là mổ cho dân quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh, vướn phải mìn hay đạn ca- nông chôn dưới đất. Giải phẩu tái tạo tiếp theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra. Ngoài ra nào giao ban, nào học chính trị mỗ tuần vài lần. Làm việc trong không khí u uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ, lắm chế độ hà khắc, kiểm soát tư tưởng, việc làm, những tranh cải lý thuyết v.v..
Bất hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS, lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ con lên phi trương để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ ba năm nay, hậu chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi trường trở về, hai ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi. Hai ngày sau cha tôi chết êm thắm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ. Buổi sáng mẹ tôi mang sửa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động, tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã ngưng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cửu ra nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca, trong khó khăn hiện tại. Cha ơi, xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.
Lúc say sưa làm việc những năm chiến tranh, theo lời khuyên của một bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ các ca chữa thương vơí đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi một máy ảnh, và tôi thuê một thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái khám. Hồ sơ được lưu trử trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định khi nào rảnh rổi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra những kết luận hữu ích. Hai tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân, vì thiếu củi đun, nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.
Tôi có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” ( économie et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia xẻ đời sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỷ sư nông nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư..mong cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan, thôn quê không còn an ninh. Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người thiện chí, cố nổ lực tối đa để trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tất cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy, đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành hậu thuẩn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình bày trong một bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài “Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào Sài-gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền Nam suy sụp quá nhanh. Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt cháy ra tro.
Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở Bệnh viện Đà-nẵng, nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với tôi: “người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”
Kể ra cũng tại số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lở nhiều dịp may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà-Nẵng muốn có một nhà thương riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán đưỡng đường của tôi với giá 20 triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ trích ra độ một triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.
Cuối 1974, nhân có người cháu, Đại uý lái phi cơ trưc thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển về không đoàn I. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sữa chữa trực thăng, vì thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sữa chữa thật tốt một trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình tôi đi Sài gòn hoặc Thái Lan, khi Đà- Nẵng có nguy cơ mất. Hôm 27-03-75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam Đà-Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài-gòn ra, tôi đến thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà-Nẵng mất. Nó nói: “con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình và ra ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng, người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả hai gia đình chúng tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần đường băng chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau nầy gặp lại ở Mỹ, nó tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài-gòn mà không có gia đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.
Cơ hội chót là ngày 29-03-75 vẫn còn một bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà-Nẵng làm từ lâu, với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. Hai lính Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chôi. Khi thấy tôi đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi. Sang Mỹ trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.
Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
“vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai chăm sóc”. Lúc ấy nhà thương không còn một bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn phòng làm việc trống trơn, huỷ diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa lên làm thị trưởng Đà-Nẵng trong những ngày cuối tháng ba, 1975(đài BBC có loan tin).
Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng gỏ cửa phòng mổ và nói: “có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hởi ôi, thế là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm đầu tiên mà sau nầy tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản Đà-nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.
Các bác sĩ bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu mất lúc 10 giờ sáng. Tìm không ra. Sau nầy hỏi ra mới biết đó là thói quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói, phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thứ trái cây ngon như thế. Một anh khác kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng một gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ. Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ thiệt đẹp và tốt.
Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà-Nội vào. Về giải phẫu thì họ chỉ đứng xem Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mỗ với các bác sĩ lưu dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bực Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống chân vỡ nát vì mìn. (Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V. Phải mất ba giờ và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mỗ, đáng lý nói: ca nầy khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca nầy khó ác ôn côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều sững sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau nầy không thấy ai nhắc đến chuyện đó.
Trong suốt hơn một năm làm việc với CS, tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu, Những tháng kế tiếp là mổ cho dân quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh, vướn phải mìn hay đạn ca- nông chôn dưới đất. Giải phẩu tái tạo tiếp theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra. Ngoài ra nào giao ban, nào học chính trị mỗ tuần vài lần. Làm việc trong không khí u uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ, lắm chế độ hà khắc, kiểm soát tư tưởng, việc làm, những tranh cải lý thuyết v.v..
Bất hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS, lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ con lên phi trương để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ ba năm nay, hậu chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi trường trở về, hai ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi. Hai ngày sau cha tôi chết êm thắm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ. Buổi sáng mẹ tôi mang sửa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động, tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã ngưng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cửu ra nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca, trong khó khăn hiện tại. Cha ơi, xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.
Lúc say sưa làm việc những năm chiến tranh, theo lời khuyên của một bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ các ca chữa thương vơí đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi một máy ảnh, và tôi thuê một thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái khám. Hồ sơ được lưu trử trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định khi nào rảnh rổi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra những kết luận hữu ích. Hai tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân, vì thiếu củi đun, nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.
Tôi có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” ( économie et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia xẻ đời sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỷ sư nông nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư..mong cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan, thôn quê không còn an ninh. Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người thiện chí, cố nổ lực tối đa để trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tất cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy, đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành hậu thuẩn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình bày trong một bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài “Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào Sài-gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền Nam suy sụp quá nhanh. Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt cháy ra tro.
Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở Bệnh viện Đà-nẵng, nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với tôi: “người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”
Kể ra cũng tại số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lở nhiều dịp may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà-Nẵng muốn có một nhà thương riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán đưỡng đường của tôi với giá 20 triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ trích ra độ một triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.
Cuối 1974, nhân có người cháu, Đại uý lái phi cơ trưc thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển về không đoàn I. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sữa chữa trực thăng, vì thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sữa chữa thật tốt một trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình tôi đi Sài gòn hoặc Thái Lan, khi Đà- Nẵng có nguy cơ mất. Hôm 27-03-75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam Đà-Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài-gòn ra, tôi đến thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà-Nẵng mất. Nó nói: “con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình và ra ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng, người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả hai gia đình chúng tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần đường băng chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau nầy gặp lại ở Mỹ, nó tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài-gòn mà không có gia đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.
Cơ hội chót là ngày 29-03-75 vẫn còn một bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà-Nẵng làm từ lâu, với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. Hai lính Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chôi. Khi thấy tôi đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi. Sang Mỹ trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.
Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
ROBERT D.KAPLAN * TÌNH TRẠNG HỖN LOẠN VÔ CHÍNH PHỦ
TÌNH TRẠNG HỖN LOẠN VÔ CHÍNH PHỦ SẮP DIỄN RA TRÊN LỤC ĐỊA Á- ÂU
Posted by adminbasam on 06/03/2016
Trong khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dự tính sự đáp trả thái
độ thù địch ngày càng gia tăng của Bắc kinh và Moscow thì nhiệm vụ đầu
tiên của họ là tránh khiêu khích một cách không cần thiết các siêu cường
cực kỳ nhạy cảm và đang suy tàn bên trong. Có nghĩa là họ không được
đứng làm ngơ khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và các
hải phận. Câu trả lời sẽ là gì ? Washington cần đặt ra lằn ranh đỏ một
cách rõ ràng, liên lạc kín đáo và sẵn sàng hỗ trợ bằng sức manh quân sự
nếu cần thiết.
___
Viet-studies
Tác giả: Robert D. Kaplan
Dịch giả: Phạm Gia Minh
Tháng 3/4-2016
Những rủi ro đến từ sự yếu đi của Trung Quốc và Nga
Tác giả: Robert D. Kaplan, Trung tâm nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ. Tác giả
nhiều cuốn sách và bài báo nổi tiếng. Khi mà Trung Quốc quả quyết tự
khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lân cận và nước Nga tiến hành
cuộc chiến ở Syria, Ukraine thì người ta dễ nghĩ rằng hai siêu cường với
lãnh thổ rộng lớn bao phủ lục địa Á-Âu đang đưa ra những tín hiệu về
sức mạnh mới được củng cố của mình. Thế nhưng điều ngược lại mới đúng:
Trung Quốc và Nga càng ngày càng cố trương cơ bắp không phải vì họ mạnh
mà chính vì đang yếu. Khác với nước Đức Nazi phát xít, sức mạnh trong
nước của nó vào những năm 1930 đã tiếp nhiên liệu cho hành động xâm lược
quân sự ở nước ngoài. Còn những thế lực xét lại của ngày hôm nay thì
đang trải qua hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga tình trạng bất
ổn trong nước đang nuôi dưỡng tâm lý hiếu chiến. Điều này đánh dấu một
bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi bức tường Béc linh sụp đổ Hoa
Kỳ lại thấy mình đang cạnh tranh với các siêu cường.
Thực trạng kinh tế ở cả Trung Quốc và Nga đều đang xấu đi một cách không
cưỡng lại được. Kể từ khi giá năng lượng sụt giảm vào năm 2014 nước Nga
liền bị cuốn vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trung Quốc trong khi
đó đã bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ được hứa hẹn sẽ là một cuộc
chuyển đổi dữ dội để chia tay với tốc độ tăng trưởng GDP hai con số; sự
đổ vỡ của thị trường chứng khoán vào mùa hè năm 2015 và tháng Giêng 2016
chắc chắn chỉ là một sự nếm trải đôi chút trước khi bước vào những cuộc
đổ vỡ tài chính sắp diễn ra.
Khả năng xảy ra những bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng ở cả hai quốc
gia nêu trên đã khiến cho vấn đề ổn định chính trị nội bộ của chúng
không còn là chuyện mặc nhiên nữa. Trong kỷ nguyên của truyền thông xã
hội và những cuộc thăm dò ý kiến không ngớt trên mạng thì ngay cả những
nhân vật chuyên quyền như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống
Nga Vladimir Putin vẫn cảm thấy cần sự ủng hộ của quần chúng. Các vị
lãnh tụ đó chắc chắn có cảm giác bất an sâu sắc bởi lẽ đất nước của họ
từ xa xưa hầu như luôn bị bao vây bởi kẻ thù, những đội quân xâm lược
lăm le vượt qua các vùng bình nguyên rộng mở. Trên thực tế họ đang thấy
khó khăn hơn trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ bao la của mình khi có
những phiến quân tiềm tàng hình thành trên những vùng đất xa xôi
Thế giới đã chứng kiến hình thức hỗn loạn, vô chính phủ khi mà các cuộc
xung đột sắc tộc, chính trị, giáo phái có thể gây ra trong các quốc gia
với quy mô vừa và nhỏ. Thế nhưng triển vọng gần như là hỗn loạn và vô
chính phủ tại hai siêu cường đang vật lộn về những vấn đề kinh tế lại là
điều đáng lo ngại hơn nhiều. Khi tình hình ở trong nước xấu đi Trung
Quốc và Nga chắc chắn sẽ gia tăng xu hướng xuất khẩu các rắc rối của
mình với hy vọng rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ đánh lạc hướng những công dân
đang bất bình và giúp tập hợp quần chúng. Hình thái hiếu chiến này đã
tạo ra một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với các quốc gia phương Tây. Ở
những nơi mà chiến tranh xâm lược được dẫn dắt bởi sức mạnh trong nước
thì cuộc chiến đi theo chiến lược có phương pháp luận và được lên kế
hoạch kỹ lưỡng cho nên các quốc gia khác có thể giải thích và có đối
sách phù hợp. Thế nhưng nếu cuộc chiến đó lại được châm ngòi bởi khủng
hoảng nội bộ thì hành vi của nó vừa táo bạo, mang tính phản ứng, hấp tấp
bốc đồng nên rất khó dự đoán và đối phó.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dự tính sự đáp trả thái
độ thù địch ngày càng gia tăng của Bắc kinh và Moscow thì nhiệm vụ đầu
tiên của họ là tránh khiêu khích một cách không cần thiết các siêu cường
cực kỳ nhạy cảm và đang suy tàn bên trong. Có nghĩa là họ không được
đứng làm ngơ khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và các
hải phận. Câu trả lời sẽ là gì ? Washington cần đặt ra lằn ranh đỏ một
cách rõ ràng, liên lạc kín đáo và sẵn sàng hỗ trợ bằng sức manh quân sự
nếu cần thiết.
Mối hiểm nguy ở Moscow
Một phần cũng vì các vấn đề kinh tế của nước Nga nghiêm trọng hơn của
Trung Quốc rất nhiều nên chính sách gây hấn của Nga cũng trắng trợn hơn.
Sau thời kỳ cầm quyền đầy hỗn loạn của Tổng thống Yeltsin chấm dứt vào
năm 1999 Putin đã củng cố quyền lực trung ương. Do giá năng lượng tăng
vọt nên Putin đã có thể khai thác nền kinh tế giàu tài nguyên dầu mỏ để
hình thành vùng ảnh hưởng tại các quốc gia thuộc Liên xô cũ và khối quân
sự Vácsava. Mục tiêu của Putin rất rõ ràng: đó là phục hồi đế quốc
trước đây.
Nhưng bởi vì trực tiếp cai trị thông qua các đảng cộng sản đã cho thấy
cái giá phải trả là quá cao nên Putin thiên về một loại hình thức gián
tiếp của chủ nghĩa đế quốc. Thay vì gửi quân đội tới những lãnh địa cũ
trước đây, Putin cho xây dựng mạng lưới hoành tráng các đường ống dẫn
dầu, hỗ trợ các nhà chính trị ở các quốc gia láng giềng theo nhiều cách,
tiến hành các chiến dịch tình báo và sử dụng bên thứ ba để mua chuộc và
kiểm soát truyền thông địa phương. Chỉ mới gần đây Putin mới hành động
không úp mở trên một số mặt trận, chắc chắn cũng vì được khuyến khích
bởi sự thiếu vắng hành động đáp trả của phương Tây đối với chiến dịch
quân sự của Nga tại Gruzia năm 2008. Hồi đầu năm 2014 các lực lượng quân
đội Nga chiếm Crimea và các lực lượng dân quân vũ trang ủy nhiệm của
Nga đã khởi phát cuộc chiến tranh vùng phía Đông Ucraina. Cuối năm 2015
Putin đưa quân đội Nga tham gia cuộc nội chiến ở Syria chủ yếu là để
giải cứu chế độ của Basha al- Assad nhưng cũng vì một mục tiêu rộng lớn
hơn đó là phục hồi lại vị thế của Moscow ở Levant và tìm kiếm thế đòn
bẩy với khối EU bằng cách gây ảnh hưởng qua dòng người tỵ nạn đến châu
Âu.
Năm 2014 giá dầu tụt dốc, các nước Trung và Đông Âu tiếp tục cự tuyệt
mua khí đốt Nga, mức tăng trưởng toàn cầu thấp làm giảm nhu cầu tiêu thụ
nhiên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác của Nga. Thêm vào đó là
chính sách cấm vận gây nhiều thương tổn cho Nga do phương Tây đưa ra.
Kết quả là sự bùng nổ toàn diện của một cuộc khủng hoảng kinh tế với
việc đồng Rúp mất gần một nửa giá trị so với đồng Đôla kể từ năm 2014.
Năm nay, GDP của Nga tăng trưởng gần 0 % và tính đến tháng 3 năm 2015
nền kinh tế bị co lại hơn 4%. Tám tháng đầu năm 2015 lượng đầu tư giảm
6% và khối lượng xây dựng giảm 8%.
Không phải tình cờ mà những cuộc phiêu lưu quân sự lại diễn ra cùng lúc với xu hướng đảo chiều rõ nét của sức mạnh kinh tế Nga.
Các vấn đề kinh tế của Nga đã lún sâu trong khủng hoảng khiến các nhà
lãnh đạo có ít lựa chọn dễ dàng để khắc phục. Đã nhiều thập kỷ Nga chỉ
dựa vào xuất khẩu tài nguyên và ngành sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ
thị trường nội địa (bởi vì có ít người nước ngoài muốn mua các sản phẩm
phục vụ dân sự của Nga). Trừ một vài loại tài sản có tính khoe khoang
thì khu vực dịch vụ của Nga vẫn còn ở tầm mức kém phát triển. Bởi lẽ
Putin và nhóm cố vấn chưa bao giờ quan tâm xây dựng các thể chế công dân
và xã hội dân sự hay kinh tế thị trường đích thực nên tham nhũng và nền
kinh tế được dẫn dắt bởi mafia ở nước Nga hôm nay cho thấy một sự tương
đồng kỳ quái với nền kinh tế Xô viết cũ.
Quay trở lại những năm 1980 khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng Mikhail
Gorbachev đã ứng phó bằng cách cởi mở hệ thống chính trị và điều này bị
trả giá bằng tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ và sụp đổ của đế chế Nga.
Putin đã thấm thía bài học đó nên quả quyết làm điều ngược lại: đóng
chặt cửa hệ thống chính trị đồng thời hướng sự quan tâm của công chúng
vào những màn khoa trương sức mạnh Nga ở các vùng ngoại biên lân cận.
Putin là một cựu sĩ quan tình báo mà không phải là một quan chức bàn
giấy, do đó mặc dù vẫn ấp ủ nỗi ác cảm và hận thù liên quan tới vị thế
của nước Nga trên thế giới ông ta đã không tự lừa dối mình về những vấn
đề nội bộ của nước Nga. Khi mà nền kinh tế Nga tiếp tục sa sút, Putin
hiểu rõ rằng để có được sự ủng hộ trong nước thì chính sách đối ngoại
của ông ta phải tỏ ra sáng tạo và có tính toán hơn, thậm chí mang tính
hòa giải một cách lừa dối tùy vào từng thời điểm. Thời gian trước mắt sẽ
hãy nhìn vào viễn cảnh ông ta phá hoại khối NATO và EU ngay cả khi Nga
cam kết giúp đỡ phương Tây chống nhà nước Hồi giáo ISIS. Càng nhiều hỗn
loạn ở nước ngoài mà Putin tạo ra thì sự ổn định trong nước rất có giá
trị đối với nhà nước chuyên chế lại càng có thêm cơ hội xuất hiện. Người
dân Nga có thể biết trên lý thuyết một cách trừu tượng rằng xã hội tự
do thì vẫn được ưa thích hơn nhưng họ lại sợ những rủi ro của một sự
chuyển đổi.
Cố gắng tới mức có thể được nhưng Putin không có khả năng che chắn cho
chế độ của ông ta khỏi bụi phóng xạ của sự sụp đổ kinh tế. Sự thất vọng
sẽ nuôi cấy mầm mống của tình trạng lục đục đấu đá nội bộ hàng ngũ lãnh
đạo cấp cao trong việc chia chác nguồn bổng lộc dồi dào.Sự thiếu vắng
các thể chế đủ mạnh hiện nay cũng như bản chất tập trung cao độ nhưng
bấp bênh, dễ đổ vỡ của chế độ khiến một cuộc lật đổ cung đình như đã xảy
ra với Nikita Khrushchev năm 1964 là không thể và nước Nga xét về
phương thức quản trị vẫn là một nhà nước Xô viết.
Đất nước này từng trải qua quá trình tan vỡ của chế độ chuyên chế diễn
ra tiếp theo sau tình trạng hỗn loạn (trong và sau cuộc Cách mạng tháng
10), và có thể giờ đây khi sự rối loạn lên cao đến mức nào đó sẽ đủ để
chia tách nó lần nữa. Khu vực Bắc Kavkaz chịu ảnh hưởng nặng của Hồi
giáo, cùng với những vùng đất ở Siberia và Viễn Đông thuộc Nga ở xa
trung tâm lại từng chịu gánh nặng của các chính sách tàn bạo, đẫm máu có
thể sẽ nới lỏng mối quan hệ với Moscow khi tình trạng mất ổn định diễn
ra ngay chính bên trong điện Kremlin. Hậu quả có thể là một kịch bản
kiểu Nam tư cũ: bạo lực và chủ nghĩa ly khai bắt đầu từ một chỗ sau đó
lan ra khắp nơi. Khi mà Moscow mất kiểm soát thì phong trào Hồi giáo
Jihadist sẽ tận dụng cơ hội để lấp chỗ trống và sẽ tiến vào những vùng
xa trung tâm của nước Nga và cả Trung Á nữa.
Nghe đã thấy tồi tệ nhưng sự việc có thể còn xấu hơn nữa. Trở lại với
năm 1991 nhà trí thức Balan Adam Michnik đã tiên đoán rằng các nhà lãnh
đạo tương lai của Nga và Đông Âu sẽ lấp đầy khoảng trống do sự sụp đổ
của CNCS để lại bằng một thứ "chủ nghĩa dân tộc thô thiển và sơ khai”.
Putin trong những năm gần đây đã theo đuổi thứ chủ nghĩa đó và đã rất
ranh mãnh, quỷ quyệt chống lưng cho phong trào đòi ly khai ở Abkhazia,
Donbas, Nagorno- Karabakh, Nam Ossetia và Transnistria để tạo ra những
cuộc xung đột dễ dàng phủ nhận. Kết quả là đã hình thành các “tiểu nhà
nước" (statelets) kiểu như sứ quân. Trong những năm tới Putin rất có thể
sẽ kích động một cách có lựa chọn các cuộc xung đột được gọi là “xung
đột đóng băng“ (frozen conflict) và lần này sẽ là các quốc gia vùng
Baltic thành viên NATO (những quốc gia này có đông người Nga sinh sống
và vẫn được Moscow coi là những tỉnh bị mất). Trong khi đó, Putin sẽ nỗ
lực chơi con bài châu Âu cần Nga ủng hộ ở Syria thì sẽ buộc phải công
nhận việc sáp nhập Crimea và quyền kiểm soát của ông ta ở Đông Ukraine
như một sự đã rồi.
Tuy nhiên đúng lúc cần phải có câu trả lời mạnh mẽ nhất thì dường như
Châu Âu lại không thể làm như vậy. Theo một góc độ nào đó thì cuộc khủng
hoảng ở Nga cũng đang song hành với khủng hoảng ở Châu Âu và cũng khiến
châu lục này bị phân chia thành các khu vực trung tâm và phụ cận.
Mặc dù đã có sự điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng các
biện pháp khác, thời điểm tăng trưởng thấp toàn cầu xảy ra cùng với sự
bất lực của châu Âu tiến hành các cải cách mang tính nền móng đã cho
thấy cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của Châu Âu sẽ còn kéo dài.
Bằng việc làm cho các quốc gia hoảng sợ mà củng cố lại đường biên giới,
cuộc khủng hoảng người nhập cư và chủ nghĩa khủng bố cũng sẽ làm cho sự
chia rẽ EU thêm trầm trọng và không tránh khỏi là chính khối NATO.
Một sự không thống nhất như vậy sẽ khiến cho nỗ lực ngăn chặn Nga của
Châu Âu trở nên ngập ngừng và thiếu tổ chức hơn những gì hôm nay đang
được thực hiện. Khi mà NATO suy yếu đi các quốc gia trước kia là thành
viên của khối quân sự VACSAVA sẽ quay sang Hoa Kỳ vì sự an toàn của
mình. Các quốc gia đó cũng sẽ phân chia thành các nhóm nhỏ như đã biết
đó là: Balan, các nước Baltic và Scandinavia đang thành lập liên minh có
tính chất ngăn chặn sự xâm lược của Nga. Nhóm Visegrad bao gồm Cộng hòa
Czech, Hungary, Balan và Slovakia đang hình thành ngày một rõ nét hơn
theo góc độ hiệp thương chính trị và quân sự. Một sự chia rẽ nữa đó là
đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 dự kiến đi xuyên qua biển Baltic từ
Nga tới thẳng Tây Âu mà không qua Trung và Đông Âu. Tại tất cả các quốc
gia đó, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ thúc đẩy các phong trào dân tộc chủ
nghĩa của cả cánh tả lẫn cánh hữu như là những nạn nhân của các kỳ vọng
kinh tế không được thỏa mãn.
Bắc kinh trên bờ vực thẳm
Tốc độ tăng trưởng thấp cũng khiến Bắc kinh tìm cách đẩy các mâu thuẫn
phát sinh do những yếu kém nội bộ ra bên ngoài. Từ giữa những năm 1990
Bắc kinh đã nỗ lực xây dựng quân đội trang bị công nghệ cao, coi trọng
phát triển các tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo hiện đại
cùng các đơn vị chiến tranh tin học. Cũng giống như Hoa Kỳ đã nỗ lực đẩy
các cường quốc Châu Âu ra khỏi vùng biển Caribe vào thế kỷ XIX, Trung
Quốc hiện nay đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi biển Hoa Đông và biển Nam
Trung Hoa (Biển Đông – ND). Láng giềng của Trung Quốc ngày càng trở nên
lo ngại: Nhật Bản coi sự bành trướng của hải quân Trung Quốc là mối đe
dọa hiện hữu nên đã quyết định từ bỏ chủ nghĩa hòa bình (theo đuổi từ
sau bại trận trong Đại chiến Thế giới II – ND) và nâng cấp các lực lượng
vũ trang. Malaysia, Philippines, Singapore và Việt nam đều tiến hành
hiện đại hóa quân đội của mình. Có điều gì đó đã khuấy động vùng biển
từng tương đối yên tĩnh và là nơi Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong suốt
thời Chiến tranh Lạnh. Một môi trường hàng hải ổn định nơi từng chỉ có
một thế lực kiểm soát nay đã bắt đầu trở nên bất ổn và đa cực.
Cũng giống như Nga, sự hung hăng của Trung Quốc ngày càng thể hiện não
trạng của giới chóp bu quyền lực khi mà nền kinh tế đã khựng lại sau mấy
thập kỷ thăng tiến. GDP hàng năm đã giảm từ 2 chữ số là con số thịnh
hành trong suốt 10 năm đầu của thế kỷ này xuống con số chính thức 6,9%
trong quý III năm 2015, tất nhiên con số thực không nghi ngờ sẽ phải
thấp hơn. Tình trạng bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán đã
bắt đầu vỡ bung cùng vô số những mất cân đối khác trong nền kinh tế sử
dụng quá mức các đòn bẩy, đặc biệt là khu vực ngân hàng thiếu minh bạch.
Trong khi đó các căng thẳng sắc tộc ngày một gia tăng tại quốc gia rộng
lớn này. Ở một mức độ nhất định, Trung Quốc – đất nước do người Hán
chiếm đa số là một nhà tù đối với các sắc tộc khác, trong đó có người
Mông cổ, người Tibet và Uighur và tất cả họ đều chống đối lại sự kiểm
soát của trung ương với các cấp độ khác nhau. Hiện nay các chiến binh
Uighur là mối đe dọa ly khai trực tiếp nhất, một số đã được đào tạo ở
Iraq, Syria và vì họ có liên lạc với phong trào Jihadist toàn cầu nên
mối nguy sẽ ngày một gia tăng. Trong những năm gần đây đã bùng phát các
vụ đánh bom có liên quan tới chủ nghĩa ly khai Uighur ở tỉnh Quảng Tây –
một điểm trung chuyển trên con đường buôn lậu dẫn đến Việt nam chứng tỏ
chủ nghĩa khủng bố sẽ không còn bị giới hạn trong các vùng dân tộc
thiểu số ở phía Tây Trung Quốc nữa. Bắc kinh đã nỗ lực xoa dịu các phong
trào đó bằng sự phát triển kinh tế, ví dụ như con đường tơ lụa vành đai
kinh tế của Trung Quốc đi qua Trung Á đang được đề xuất nhằm làm xói
mòn nền móng của chủ nghĩa ly khai Uighur nơi đây.Tuy nhiên nếu như dự
án khổng lồ này bị đuối sức do bản thân nền kinh tế Trung Quốc suy giảm
thì chủ nghĩa ly khai có thể sẽ bùng phát thành bạo lực mạnh hơn.
Còn hơn cả Putin, họ Tập từng trải qua nhiều năm công tác đảng ở vùng
nội Mông nên hẳn còn nuôi dưỡng một số ảo tưởng về những vấn đề kinh tế
trầm trọng của Trung Quốc. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là ông ta biết
cách giải quyết chúng. Họ Tập đã đối phó lại tình trạng kinh tế trở nên
hỗn loạn bằng cách dựa vào chủ trương chống tham nhũng. Quả thực chiến
dịch này (đả hổ, diệt ruồi – ND) đã chủ yếu diễn ra như một cuộc thanh
trừng chính trị lớn giúp Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực về an ninh quốc
gia. Vì giờ đây các quyết định không còn do tập thể thông qua như trước
kia nữa nên họ Tập có toàn quyền hướng những bất ổn trong nước ra bên
ngoài dưới hình thức xâm lược. Trong 3 thập kỷ vừa qua lãnh đạo Trung
Quốc đã tỏ ra tương đối dễ đoán nhận, không thích mạo hiểm và mang tính
tập thể. Thế nhưng hiện nay tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc đã trở
nên rất không an lành như xưa.
Những tham vọng của Trung Quốc còn vươn xa hơn tham vọng của Nga nhưng
lại không khiến phương Tây lo ngại bởi lẽ chúng được đưa ra một cách tao
nhã, khéo léo.Trong khi Putin đưa đội quân côn đồ đeo mặt nạ trượt
tuyết đột kích và cướp bóc miền Đông Ukraine thì sự xâm lược của họ Tập
lại diễn ra với quy mô nhỏ hơn nhiều, tăng dần theo từng bước một khiến
Hoa Kỳ khó điên đầu khi đối phó để làm sao không bị coi là phản ứng quá
mức cần thiết. Họ Tập phái lực lượng hải giám cùng tàu thuyền thương mại
(chứ không phải toàn lực lượng hải quân) để quấy rối tàu chiến
Philippines, đưa dàn khoan vào vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và
Việt nam (nhưng chỉ trong vài tuần lễ), thực hiện các dự án cải tạo mở
rộng đảo chiếm đóng trái phép và các bãi đá ngầm (tất cả đều không có
người ở). Và kể từ khi các hành động nguy hiểm đó diễn ra trên biển
không thấy thấy chúng gây ra những nỗi gian khó cho thường dân và trên
thực tế đã không có thiệt hại về binh lính (thực tế Trung Quốc đã gây ra
nhiều thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt nam. Đó là
những hành động của cướp biển và việc tác giả Robert Kaplan chưa thấy
hết tính nghiêm trọng của tình trạng này phải chăng cũng có phần trách
nhiệm của thông tin đối ngoại Việt nam thời gian qua đã bỏ ngỏ mặt trận
vận động sự ủng hộ quốc tế ? – ND).
Những động thái khác của Trung Quốc thì ít khéo léo và tinh tế hơn.
Ngoài việc gia tăng các yêu sách về hàng hải, Trung Quốc đang xây cầu,
đường sắt và đường ống dẫn dầu dẫn sâu vào vùng Trung Á đồng thời hứa
hẹn đầu tư hàng chục tỷ Đô la vào hành lang giao thông kéo dài từ miền
Tây Trung Quốc đi qua Pakistan để tới Ấn độ dương, nơi mà Trung Quốc đã
tham gia vào các dự án cảng biển từ Tanzania cho tới Myanmar. Nhưng một
khi các khó khăn kinh tế ngày một trầm trọng thì sự tao nhã của hành vi
xâm lăng có thể bị lột bỏ và được thay thế bởi những hành động thô bạo
và hấp tấp, nóng nảy hơn. Họ Tập sẽ khó cưỡng lại sự cấp thiết phải sử
dụng các tranh chấp hàng hải ở Châu Á để tiếp thêm nhiên liệu cho chủ
nghĩa dân tộc – sức mạnh đem lại giải pháp gắn kết một xã hội đang bị đe
dọa trở nên chia rẽ.
Nhiều khả năng nguy cơ của khủng hoảng đang ngày một hiển hiện tại các
quốc gia Trung Á: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và
Uzbekistan. Trạng thái ổn định kéo dài của các quốc gia chuyên chế này
đã giúp Trung Quốc dễ dàng kiểm soát những cộng đồng thiểu số Trung Á
của mình hơn. Tuy nhiên thời thế có thể đang thay đổi. Một vài chế độ
trong số đó kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc vẫn còn đang được dẫn
dắt bởi những Ban chấp hành Trung ương kiểu thời kỳ Brezhnev. Các lãnh
tụ đó nay đã già nua, câu hỏi về tính pháp lý của những chế độ đó đang
được đặt ra trong khi kinh tế của chúng vẫn bị cột chặt vào các cỗ máy
đang giảm tốc là Trung Quốc và Nga, dân số thì ngày càng bị Hồi giáo
hóa. Vùng Trung Á, nói theo một cách khác, có thể đang chín muồi cho một
sự bùng nổ theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập.
Cùng đối mặt với suy thoái kinh tế và những đe dọa mang tính địa- chính
trị, Trung Quốc và Nga có khả năng tạo dựng mối quan hệ mang tính đồng
minh chiến thuật dựa trên những tương đồng giữa hai nhà nước chuyên chế,
hướng tới quản lý vấn đề các vùng biên giới để cùng chống lại phương
Tây. Kết quả của quá trình này là vào tháng 11 năm ngoái, hai bên cuối
cùng đã giải quyết được cuộc tranh cãi từ lâu nay về biên giới với việc
Nga trả lại cho Trung Quốc một giải đất nhỏ vùng Viễn Đông mà Trung Quốc
vẫn nêu yêu sách. Tuy nhiên quá trình chuyển giao đã gây nên công phẫn ở
cả hai nước: người dân thường Nga phản đối sự nhu nhược của điện
Kremlin còn nhiều người Trung Quốc than phiền rằng họ đòi được ít đất
quá. Ở đây một lần nữa ý kiến đám đông có thể ép buộc các chế độ chuyên
chế, trong trường hợp này nó đã ngăn cản khả năng hai nhà nước chuyên
chế hình thành một liên minh trục lợi.
Sự hỗn loạn sắp diễn ra
Quyền lực tập trung – ai có nó và ai thực thi nó là một vấn đề mang tính
địa – chính trị thời nay. Chế độ chuyên chế tập trung bao trùm một vùng
rộng lớn vốn là một vấn đề cần phải bàn và hơn nữa nó lại hiện diện
trong một không gian mà ý thức về sắc tộc, tôn giáo và cá nhân đang ngày
một được nâng cao, đồng thời truyền thông điện tử có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thể hiện những nỗi bất bình, bức xúc mang tính riêng
biệt. Không có gì là ngạc nhiên khi khu vực lục địa Á-Âu đang trở nên
ngày một phức tạp hơn trước.
Các nhà hoạch định chính sách ở Washington có lẽ tốt hơn hết là nên bắt
đầu lên kế hoạch để đối phó với những hỗn loạn tiềm tàng sắp diễn ra:
đảo chính ở Kremlin, một bộ phận của nước Nga sẽ tách ra, phong trào
khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Tây Trung Quốc, cuộc đấu tranh phe phái
quyền lực ở Bắc kinh và những lộn xộn về chính trị ở Trung Á, mặc dù
hiện nay thì chưa chắc nhưng tất cả đều trở nên ngày càng có thể. Bất kể
hình thái hỗn loạn nào xảy ra thì chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ buộc phải
vật lộn khó khăn với các vấn đề mới phát sinh hoặc kiểu này hoặc kiểu
kia. Ai sẽ quản lý kho vũ khí hạt nhân của nước Nga nếu như ban lãnh đạo
của quốc gia này chia rẽ? Hoa Kỳ sẽ bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc như
thế nào khi chế độ này đàn áp sự nổi dậy từ bên trong?
Hoạch định chính sách để đối phó với những điều bất ngờ như thế khác với
lên kế hoạch cuộc chiến giải phóng Iraq. (Nếu như Trung Quốc và Nga một
khi nào đó có chính phủ dân chủ hơn thì người dân của họ sẽ tự đóng góp
vào sự thay đổi). Tuy vậy điều này không có nghĩa là khả năng xảy ra
hỗn loạn sẽ được giảm thiểu. Và để ngăn chặn cuộc khủng hoảng về an ninh
hãi hùng có khả năng xảy ra đó Washington sẽ cần phải đề ra một lằn
ranh đỏ rõ ràng. Bất kỳ khi nào cần thiết đều có thể liên lạc theo lằn
ranh đó một cách riêng tư mà không mang tính tranh dành quyền lực. Mặc
dù những kẻ gây rắc rối ở Quốc hội Hoa Kỳ dường như không thực thi điều
này nhưng Hoa Kỳ sẽ chẳng được lợi gì từ việc dùng những lời nhục mạ để
chọc tức các chế độ đang lo sợ bị mất mặt ở trong nước.
Trong trường hợp nước Nga, Hoa Kỳ yêu cầu dừng khởi xướng các cuộc” xung
đột đóng băng”. Khi mà Putin có ý định phân tán sự chú ý của người dân
Nga khỏi các vấn đề kinh tế khó khăn thì ông ta sẽ thấy hấp dẫn hơn việc
kích động tình trạng lộn xộn ở các nước láng giềng. Lithuania và
Moldova có thể đứng đầu danh sách các mục tiêu tiềm năng được Putin ngắm
đến do nạn tham nhũng và sự non yếu của các chính phủ dân chủ nơi
đây.(Moldova đã gần tới tình trạng hỗn loạn về chính trị, tham nhũng ở
Lithuania tuy vậy còn kém xa Moldova- ND). Cả hai quốc gia này đều có
giá trị chiến lược về địa- chính trị: Moldova có thể là cửa ngõ cho Nga
tiếp cận vùng Balkan còn Lithuania là cầu nối trên bộ dẫn đến thành phố
Kaliningrad thuộc Nga nhưng lại nằm tách biệt. Đối với Putin các cuộc
xung đột đóng băng có lợi thế ở chỗ đó là cuộc chiến không tuyên bố nên
giảm thiểu khả năng đáp trả mạnh mẽ của phương Tây. Chính vì vậy cần có
hành động đáp trả phù hợp: nếu Putin đứng đằng sau các biến cố ở
Lithuania và Moldova thì phương Tây cần tăng cường các biện pháp chế tài
trừng phạt Nga và gia tăng nhịp độ của các cuộc tập trận ở Trung và
Đông Âu.
Cuối cùng, đó là NATO phải nâng cao đáng kể tầm quan trọng của việc chia
sẻ thông tin tình báo giữa các quốc gia Đông Âu và sẵn sàng triển khai
nhanh chóng hơn phi cơ, các lực lượng mặt đất và các lực lượng đặc nhiệm
tới vùng này. Hàng trăm binh lính Hoa Kỳ, nhân viên hàng hải và lính
thủy thay phiên nhau đóng quân tại các quốc gia ở tuyến đầu của NATO
trước đây từng tham gia khối quân sự VARSAVA tuy chỉ là một sự hiện diện
khiêm tốn nhưng chắc chắn sẽ ngăn chặn sự gây hấn của Nga. Có thể chỉ
cần đến vài tiểu đoàn hoặc một lữ đoàn. Nói rộng ra thì Hoa Kỳ sẽ cần
phải tạo ra những “cái bẫy dây” quân sự có nhiệm vụ báo động nhằm ngăn
chặn Nga triển khai các cuộc tấn công qua biên giới nhưng lại không gây
ra bất kỳ một khủng hoảng nào. Và như vậy, cách mà Hoa Kỳ đối phó với
năng lực chống tiếp cận ngày càng gia tăng của Nga ở vùng Baltic đông
dân cư cần phải tinh vi hơn là đối với Trung Quốc ở vùng biển Nam Trung
hoa có phần trống trải hơn.
Washington cũng cần đặt ra lằn ranh đỏ đối với Trung Quốc. Ở vùng biển
Nam Trung Hoa. Mỹ không cho phép các dự án cải tạo đảo và bãi ngầm để
tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ, nơi mà Trung Quốc tự
cho mình quyền cấm các máy bay nước ngoài bay qua như họ đã tuyên bố ở
biển Hoa Đông năm 2013. Diễn biến này là một phần của chiến lược nhập
nhằng, mập mờ nhưng với chủ đích đã được tính toán kỹ: càng tạo ra
khoảng cách mù mờ, phức tạp về quân sự thì vị thế bá chủ của hải quân
Hoa Kỳ càng bị đe dọa. Nếu như Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên vùng biển
Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND) thì Washington phải đáp trả bằng cách đẩy
mạnh các hoạt động của hải quân ở các vùng phụ cận và tăng viện trợ
quân sự cho đồng minh của mình trong khu vực. Vừa qua tàu chiến của Hoa
Kỳ đã thực hiện các hoạt động tự do dịch chuyển còn yếu ớt trong vùng 12
hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nếu các
hoạt động này không trở nên thường xuyên và dứt khoát thì Trung Quốc sẽ
không cảm thấy bị ngăn cản.
Thời điểm của sức mạnh
Chưa bao giờ câu cách ngôn trước đây của Tổng thống Theodore Roosevelt
mà ngày nay đã trở thành khuôn mẫu “Nói khẽ nhưng mang theo cây gậy to”
lại có tính ứng dụng cao như hiện nay. Cây gậy to có thể ngăn chặn được
hành động gây hấn, xâm lược bất kể chúng khởi phát từ sức mạnh hay sự
suy yếu. Tuy vậy, tuyên bố nhẹ nhàng vẫn đặc biệt phù hợp hơn khi mà sự
gây hấn khởi phát từ tình trạng suy yếu, bởi lẽ những ngôn từ gây ấn
tượng chói tai sẽ kích động một cách không cần thiết các nhà lãnh đạo
đang bị dồn tới chân tường. Thực ra, điều quan trọng đối với Hoa Kỳ lúc
này là tăng cường sự hiện diện của lực lượng quân đội ở các quốc gia
vùng Baltic và biển Nam Trung Hoa (biển Đông – ND) hơn là công khai lên
án Moscow và Bắc kinh vì hành động của họ ở những nơi đó.
Cây gậy to có nghĩa là nhanh chóng phục hồi ngân sách quốc phòng sau khi
nó bị tiêu tán và kìm hãm. Quân đội Hoa Kỳ có gần 570.000 quân lính vào
năm 2010 và dự tính sẽ giảm còn 450.000 vào năm 2017. Hoa Kỳ đang đồn
trú 33.000 quân mặt đất ở Châu Âu sau khi giảm từ 200.000 thời Chiến
tranh lạnh. So sánh với lực lượng tàu chiến và máy bay thì các lực lượng
bộ binh tạo nên hình ảnh đáng tin cậy hơn về quân đội Hoa Kỳ bởi lẽ
chúng đưa ra một thông điệp thể hiện ý chí quốc gia sẵn sàng đổ máu để
tôn trọng những điều đã cam kết. Vì hiện nay chiến tranh ngày càng trở
nên không quy ước cho nên Hoa Kỳ không cần thiết phải đồn trú một lực
lượng lớn quân mặt đất ở Châu Âu như thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng vẫn
cần bố trí lực lượng trên diện rộng. Nói về lực lượng hải quân, biển
Baltic là quá chật chội để có thể sử dụng tối ưu nhóm tàu sân bay tiêm
kích cho nên Hoa Kỳ nên gửi tới đó nhiều tàu ngầm hơn.
Washington phải làm yên tâm các đồng minh của mình bằng cách hạn chế bớt
những tuyên bố ồn ào về các vấn đề đa quốc gia,toàn cầu, chẳng hạn như
biến đổi khí hậu và nên chỉ dùng chúng ở những nơi thật sự phù hợp. Tổng
thống không bao giờ có thể mong đợi người dân Israel, Balan hay Đài
Loan chẳng hạn lại tin tưởng ông hơn chỉ vì ông đi đầu trong vấn đề biến
đổi khí hậu; người dân ở những nơi đó muốn Tổng thống nêu rõ những các
vấn đề địa- chính trị tiến thoái lưỡng nan, khó xử của họ. Mặc dù vấn đề
bệnh dịch, mực nước biển dâng hay những thách thức toàn cầu khác là
hiện hữu nhưng Hoa Kỳ có điều kiện xa hoa để quan tâm tới chúng chủ yếu
là do vị trí địa lý khá an toàn của mình. Nhiều đồng minh của Hoa Kỳ,
nếu đem so sánh thì họ đang phải sống trong sự nguy hiểm do ở quá gần
Trung Quốc và Nga nên buộc phải đối phó với các nguy cơ có quy mô hẹp và
mang tính truyền thống hơn. Với hiện trạng vị trí địa lý bi kịch và bất
hạnh của mình, các quốc gia Châu Á mong muốn thấy nhiều tàu chiến Hoa
Kỳ hơn trong vùng biển của họ. Cũng như Trung và Đông Âu đều mong muốn
một sự cam kết (từ phía Hoa Kỳ – ND) mạnh mẽ và rõ ràng đối với nền quốc
phòng của họ. Chưa bao giờ như hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa và
cách mạng truyền thông yếu tố địa lý ngày một trở nên liên thông và gắn
kết. Uy tín quyền lực của Tổng thống Hoa Kỳ sẽ chịu rủi ro tại một nơi
này nếu ở nơi khác ông không thể đáp trả lại hành động gây hấn, xâm lược
một cách xứng đáng.
Năm 1959 nhà khoa học chính trị Robert Strausz- Hupé đã định nghĩa “
cuộc xung đột kéo dài” như là trạng thái kình địch trường kỳ có lợi cho
bên nào tỏ ra vừa nhẫn nại lại vừa biết cách“ trở nên thịnh vượng hơn
nhờ xung đột như một điều kiện bình thường của thế kỷ XX“. Hupé còn viết
đại ý: “lối tư duy của phương Tây chỉ nhìn thấy công cụ của hòa bình mà
không thấy lợi thế biến lưỡi cày thành thanh gươm nếu nhìn từ khía cạnh
khác của sự vật“. Chính chủ nghĩa CS kiểu Trung Quốc và Liên Xô đã là
đối tượng phản ánh hiện thực của Straus- Hupé. Tuy nhiên, Hoa Kỳ rút cục
cũng đã có thể tự vệ trước những đối thủ của mình bằng chính sách kềm
chế theo kiểu cuộc xung đột kéo dài.
Kềm chế không chỉ là cản trở, hạn chế như nhiều người vẫn nghĩ mà đó còn
là chủ động có tính toán để can dự vào các hoạt động gây hấn và nhất
quán bảo vệ các đồng minh. Suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh các Tổng thống
Hoa Kỳ đã hiểu rõ và thuyết phục rằng trong khi muốn tránh một cuộc
chiến tranh hạt nhân thì tình trạng đối đầu và xung đột (có kềm chế –
ND) thay vì hòa bình là điều bình thường.
Ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc và Nga gia tăng các cuộc xung đột kéo
dài thì các vị Tổng thống trong tương lai của Hoa Kỳ cần phải nhận thức
sự thật đó. Và họ cũng phải phối hợp một tỷ lệ hợp lý giữa sức mạnh và
sự cảnh giác, đề phòng bởi lẽ họ đã bỏ lại xa mấy thập kỷ tương đối yên
bình của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và Hậu Chiến Tranh Lạnh để chuẩn bị
bước vào giai đoạn hỗn loạn của lục địa Á- Âu đang tách ra từng phần.
Thăng long- Hà nội 2/3/2016
Bản dịch của Phạm Gia Minh
Dịch giả gửi cho viet-studies ngày 3-3-16
TÌNH TRẠNG HỖN LOẠN VÔ CHÍNH PHỦ SẮP DIỄN RA TRÊN LỤC ĐỊA Á- ÂU
Posted by adminbasam on 06/03/2016
Trong khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dự tính sự đáp trả thái độ thù địch ngày càng gia tăng của Bắc kinh và Moscow thì nhiệm vụ đầu tiên của họ là tránh khiêu khích một cách không cần thiết các siêu cường cực kỳ nhạy cảm và đang suy tàn bên trong. Có nghĩa là họ không được đứng làm ngơ khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và các hải phận. Câu trả lời sẽ là gì ? Washington cần đặt ra lằn ranh đỏ một cách rõ ràng, liên lạc kín đáo và sẵn sàng hỗ trợ bằng sức manh quân sự nếu cần thiết.
___
Viet-studies
Tác giả: Robert D. Kaplan
Dịch giả: Phạm Gia Minh
Tháng 3/4-2016
Những rủi ro đến từ sự yếu đi của Trung Quốc và Nga
Tác giả: Robert D. Kaplan, Trung tâm nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ. Tác giả nhiều cuốn sách và bài báo nổi tiếng. Khi mà Trung Quốc quả quyết tự khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lân cận và nước Nga tiến hành cuộc chiến ở Syria, Ukraine thì người ta dễ nghĩ rằng hai siêu cường với lãnh thổ rộng lớn bao phủ lục địa Á-Âu đang đưa ra những tín hiệu về sức mạnh mới được củng cố của mình. Thế nhưng điều ngược lại mới đúng: Trung Quốc và Nga càng ngày càng cố trương cơ bắp không phải vì họ mạnh mà chính vì đang yếu. Khác với nước Đức Nazi phát xít, sức mạnh trong nước của nó vào những năm 1930 đã tiếp nhiên liệu cho hành động xâm lược quân sự ở nước ngoài. Còn những thế lực xét lại của ngày hôm nay thì đang trải qua hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga tình trạng bất ổn trong nước đang nuôi dưỡng tâm lý hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi bức tường Béc linh sụp đổ Hoa Kỳ lại thấy mình đang cạnh tranh với các siêu cường.
Thực trạng kinh tế ở cả Trung Quốc và Nga đều đang xấu đi một cách không cưỡng lại được. Kể từ khi giá năng lượng sụt giảm vào năm 2014 nước Nga liền bị cuốn vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trung Quốc trong khi đó đã bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ được hứa hẹn sẽ là một cuộc chuyển đổi dữ dội để chia tay với tốc độ tăng trưởng GDP hai con số; sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán vào mùa hè năm 2015 và tháng Giêng 2016 chắc chắn chỉ là một sự nếm trải đôi chút trước khi bước vào những cuộc đổ vỡ tài chính sắp diễn ra.
Khả năng xảy ra những bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng ở cả hai quốc gia nêu trên đã khiến cho vấn đề ổn định chính trị nội bộ của chúng không còn là chuyện mặc nhiên nữa. Trong kỷ nguyên của truyền thông xã hội và những cuộc thăm dò ý kiến không ngớt trên mạng thì ngay cả những nhân vật chuyên quyền như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cảm thấy cần sự ủng hộ của quần chúng. Các vị lãnh tụ đó chắc chắn có cảm giác bất an sâu sắc bởi lẽ đất nước của họ từ xa xưa hầu như luôn bị bao vây bởi kẻ thù, những đội quân xâm lược lăm le vượt qua các vùng bình nguyên rộng mở. Trên thực tế họ đang thấy khó khăn hơn trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ bao la của mình khi có những phiến quân tiềm tàng hình thành trên những vùng đất xa xôi
Thế giới đã chứng kiến hình thức hỗn loạn, vô chính phủ khi mà các cuộc xung đột sắc tộc, chính trị, giáo phái có thể gây ra trong các quốc gia với quy mô vừa và nhỏ. Thế nhưng triển vọng gần như là hỗn loạn và vô chính phủ tại hai siêu cường đang vật lộn về những vấn đề kinh tế lại là điều đáng lo ngại hơn nhiều. Khi tình hình ở trong nước xấu đi Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gia tăng xu hướng xuất khẩu các rắc rối của mình với hy vọng rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ đánh lạc hướng những công dân đang bất bình và giúp tập hợp quần chúng. Hình thái hiếu chiến này đã tạo ra một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với các quốc gia phương Tây. Ở những nơi mà chiến tranh xâm lược được dẫn dắt bởi sức mạnh trong nước thì cuộc chiến đi theo chiến lược có phương pháp luận và được lên kế hoạch kỹ lưỡng cho nên các quốc gia khác có thể giải thích và có đối sách phù hợp. Thế nhưng nếu cuộc chiến đó lại được châm ngòi bởi khủng hoảng nội bộ thì hành vi của nó vừa táo bạo, mang tính phản ứng, hấp tấp bốc đồng nên rất khó dự đoán và đối phó.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dự tính sự đáp trả thái độ thù địch ngày càng gia tăng của Bắc kinh và Moscow thì nhiệm vụ đầu tiên của họ là tránh khiêu khích một cách không cần thiết các siêu cường cực kỳ nhạy cảm và đang suy tàn bên trong. Có nghĩa là họ không được đứng làm ngơ khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và các hải phận. Câu trả lời sẽ là gì ? Washington cần đặt ra lằn ranh đỏ một cách rõ ràng, liên lạc kín đáo và sẵn sàng hỗ trợ bằng sức manh quân sự nếu cần thiết.
Mối hiểm nguy ở Moscow
Một phần cũng vì các vấn đề kinh tế của nước Nga nghiêm trọng hơn của Trung Quốc rất nhiều nên chính sách gây hấn của Nga cũng trắng trợn hơn. Sau thời kỳ cầm quyền đầy hỗn loạn của Tổng thống Yeltsin chấm dứt vào năm 1999 Putin đã củng cố quyền lực trung ương. Do giá năng lượng tăng vọt nên Putin đã có thể khai thác nền kinh tế giàu tài nguyên dầu mỏ để hình thành vùng ảnh hưởng tại các quốc gia thuộc Liên xô cũ và khối quân sự Vácsava. Mục tiêu của Putin rất rõ ràng: đó là phục hồi đế quốc trước đây.
Nhưng bởi vì trực tiếp cai trị thông qua các đảng cộng sản đã cho thấy cái giá phải trả là quá cao nên Putin thiên về một loại hình thức gián tiếp của chủ nghĩa đế quốc. Thay vì gửi quân đội tới những lãnh địa cũ trước đây, Putin cho xây dựng mạng lưới hoành tráng các đường ống dẫn dầu, hỗ trợ các nhà chính trị ở các quốc gia láng giềng theo nhiều cách, tiến hành các chiến dịch tình báo và sử dụng bên thứ ba để mua chuộc và kiểm soát truyền thông địa phương. Chỉ mới gần đây Putin mới hành động không úp mở trên một số mặt trận, chắc chắn cũng vì được khuyến khích bởi sự thiếu vắng hành động đáp trả của phương Tây đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Gruzia năm 2008. Hồi đầu năm 2014 các lực lượng quân đội Nga chiếm Crimea và các lực lượng dân quân vũ trang ủy nhiệm của Nga đã khởi phát cuộc chiến tranh vùng phía Đông Ucraina. Cuối năm 2015 Putin đưa quân đội Nga tham gia cuộc nội chiến ở Syria chủ yếu là để giải cứu chế độ của Basha al- Assad nhưng cũng vì một mục tiêu rộng lớn hơn đó là phục hồi lại vị thế của Moscow ở Levant và tìm kiếm thế đòn bẩy với khối EU bằng cách gây ảnh hưởng qua dòng người tỵ nạn đến châu Âu.
Năm 2014 giá dầu tụt dốc, các nước Trung và Đông Âu tiếp tục cự tuyệt mua khí đốt Nga, mức tăng trưởng toàn cầu thấp làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác của Nga. Thêm vào đó là chính sách cấm vận gây nhiều thương tổn cho Nga do phương Tây đưa ra. Kết quả là sự bùng nổ toàn diện của một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc đồng Rúp mất gần một nửa giá trị so với đồng Đôla kể từ năm 2014. Năm nay, GDP của Nga tăng trưởng gần 0 % và tính đến tháng 3 năm 2015 nền kinh tế bị co lại hơn 4%. Tám tháng đầu năm 2015 lượng đầu tư giảm 6% và khối lượng xây dựng giảm 8%.
Không phải tình cờ mà những cuộc phiêu lưu quân sự lại diễn ra cùng lúc với xu hướng đảo chiều rõ nét của sức mạnh kinh tế Nga.
Các vấn đề kinh tế của Nga đã lún sâu trong khủng hoảng khiến các nhà lãnh đạo có ít lựa chọn dễ dàng để khắc phục. Đã nhiều thập kỷ Nga chỉ dựa vào xuất khẩu tài nguyên và ngành sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa (bởi vì có ít người nước ngoài muốn mua các sản phẩm phục vụ dân sự của Nga). Trừ một vài loại tài sản có tính khoe khoang thì khu vực dịch vụ của Nga vẫn còn ở tầm mức kém phát triển. Bởi lẽ Putin và nhóm cố vấn chưa bao giờ quan tâm xây dựng các thể chế công dân và xã hội dân sự hay kinh tế thị trường đích thực nên tham nhũng và nền kinh tế được dẫn dắt bởi mafia ở nước Nga hôm nay cho thấy một sự tương đồng kỳ quái với nền kinh tế Xô viết cũ.
Quay trở lại những năm 1980 khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng Mikhail Gorbachev đã ứng phó bằng cách cởi mở hệ thống chính trị và điều này bị trả giá bằng tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ và sụp đổ của đế chế Nga. Putin đã thấm thía bài học đó nên quả quyết làm điều ngược lại: đóng chặt cửa hệ thống chính trị đồng thời hướng sự quan tâm của công chúng vào những màn khoa trương sức mạnh Nga ở các vùng ngoại biên lân cận. Putin là một cựu sĩ quan tình báo mà không phải là một quan chức bàn giấy, do đó mặc dù vẫn ấp ủ nỗi ác cảm và hận thù liên quan tới vị thế của nước Nga trên thế giới ông ta đã không tự lừa dối mình về những vấn đề nội bộ của nước Nga. Khi mà nền kinh tế Nga tiếp tục sa sút, Putin hiểu rõ rằng để có được sự ủng hộ trong nước thì chính sách đối ngoại của ông ta phải tỏ ra sáng tạo và có tính toán hơn, thậm chí mang tính hòa giải một cách lừa dối tùy vào từng thời điểm. Thời gian trước mắt sẽ hãy nhìn vào viễn cảnh ông ta phá hoại khối NATO và EU ngay cả khi Nga cam kết giúp đỡ phương Tây chống nhà nước Hồi giáo ISIS. Càng nhiều hỗn loạn ở nước ngoài mà Putin tạo ra thì sự ổn định trong nước rất có giá trị đối với nhà nước chuyên chế lại càng có thêm cơ hội xuất hiện. Người dân Nga có thể biết trên lý thuyết một cách trừu tượng rằng xã hội tự do thì vẫn được ưa thích hơn nhưng họ lại sợ những rủi ro của một sự chuyển đổi.
Cố gắng tới mức có thể được nhưng Putin không có khả năng che chắn cho chế độ của ông ta khỏi bụi phóng xạ của sự sụp đổ kinh tế. Sự thất vọng sẽ nuôi cấy mầm mống của tình trạng lục đục đấu đá nội bộ hàng ngũ lãnh đạo cấp cao trong việc chia chác nguồn bổng lộc dồi dào.Sự thiếu vắng các thể chế đủ mạnh hiện nay cũng như bản chất tập trung cao độ nhưng bấp bênh, dễ đổ vỡ của chế độ khiến một cuộc lật đổ cung đình như đã xảy ra với Nikita Khrushchev năm 1964 là không thể và nước Nga xét về phương thức quản trị vẫn là một nhà nước Xô viết.
Đất nước này từng trải qua quá trình tan vỡ của chế độ chuyên chế diễn ra tiếp theo sau tình trạng hỗn loạn (trong và sau cuộc Cách mạng tháng 10), và có thể giờ đây khi sự rối loạn lên cao đến mức nào đó sẽ đủ để chia tách nó lần nữa. Khu vực Bắc Kavkaz chịu ảnh hưởng nặng của Hồi giáo, cùng với những vùng đất ở Siberia và Viễn Đông thuộc Nga ở xa trung tâm lại từng chịu gánh nặng của các chính sách tàn bạo, đẫm máu có thể sẽ nới lỏng mối quan hệ với Moscow khi tình trạng mất ổn định diễn ra ngay chính bên trong điện Kremlin. Hậu quả có thể là một kịch bản kiểu Nam tư cũ: bạo lực và chủ nghĩa ly khai bắt đầu từ một chỗ sau đó lan ra khắp nơi. Khi mà Moscow mất kiểm soát thì phong trào Hồi giáo Jihadist sẽ tận dụng cơ hội để lấp chỗ trống và sẽ tiến vào những vùng xa trung tâm của nước Nga và cả Trung Á nữa.
Nghe đã thấy tồi tệ nhưng sự việc có thể còn xấu hơn nữa. Trở lại với năm 1991 nhà trí thức Balan Adam Michnik đã tiên đoán rằng các nhà lãnh đạo tương lai của Nga và Đông Âu sẽ lấp đầy khoảng trống do sự sụp đổ của CNCS để lại bằng một thứ "chủ nghĩa dân tộc thô thiển và sơ khai”. Putin trong những năm gần đây đã theo đuổi thứ chủ nghĩa đó và đã rất ranh mãnh, quỷ quyệt chống lưng cho phong trào đòi ly khai ở Abkhazia, Donbas, Nagorno- Karabakh, Nam Ossetia và Transnistria để tạo ra những cuộc xung đột dễ dàng phủ nhận. Kết quả là đã hình thành các “tiểu nhà nước" (statelets) kiểu như sứ quân. Trong những năm tới Putin rất có thể sẽ kích động một cách có lựa chọn các cuộc xung đột được gọi là “xung đột đóng băng“ (frozen conflict) và lần này sẽ là các quốc gia vùng Baltic thành viên NATO (những quốc gia này có đông người Nga sinh sống và vẫn được Moscow coi là những tỉnh bị mất). Trong khi đó, Putin sẽ nỗ lực chơi con bài châu Âu cần Nga ủng hộ ở Syria thì sẽ buộc phải công nhận việc sáp nhập Crimea và quyền kiểm soát của ông ta ở Đông Ukraine như một sự đã rồi.
Tuy nhiên đúng lúc cần phải có câu trả lời mạnh mẽ nhất thì dường như Châu Âu lại không thể làm như vậy. Theo một góc độ nào đó thì cuộc khủng hoảng ở Nga cũng đang song hành với khủng hoảng ở Châu Âu và cũng khiến châu lục này bị phân chia thành các khu vực trung tâm và phụ cận.
Mặc dù đã có sự điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng các biện pháp khác, thời điểm tăng trưởng thấp toàn cầu xảy ra cùng với sự bất lực của châu Âu tiến hành các cải cách mang tính nền móng đã cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của Châu Âu sẽ còn kéo dài. Bằng việc làm cho các quốc gia hoảng sợ mà củng cố lại đường biên giới, cuộc khủng hoảng người nhập cư và chủ nghĩa khủng bố cũng sẽ làm cho sự chia rẽ EU thêm trầm trọng và không tránh khỏi là chính khối NATO.
Một sự không thống nhất như vậy sẽ khiến cho nỗ lực ngăn chặn Nga của Châu Âu trở nên ngập ngừng và thiếu tổ chức hơn những gì hôm nay đang được thực hiện. Khi mà NATO suy yếu đi các quốc gia trước kia là thành viên của khối quân sự VACSAVA sẽ quay sang Hoa Kỳ vì sự an toàn của mình. Các quốc gia đó cũng sẽ phân chia thành các nhóm nhỏ như đã biết đó là: Balan, các nước Baltic và Scandinavia đang thành lập liên minh có tính chất ngăn chặn sự xâm lược của Nga. Nhóm Visegrad bao gồm Cộng hòa Czech, Hungary, Balan và Slovakia đang hình thành ngày một rõ nét hơn theo góc độ hiệp thương chính trị và quân sự. Một sự chia rẽ nữa đó là đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 dự kiến đi xuyên qua biển Baltic từ Nga tới thẳng Tây Âu mà không qua Trung và Đông Âu. Tại tất cả các quốc gia đó, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ thúc đẩy các phong trào dân tộc chủ nghĩa của cả cánh tả lẫn cánh hữu như là những nạn nhân của các kỳ vọng kinh tế không được thỏa mãn.
Bắc kinh trên bờ vực thẳm
Tốc độ tăng trưởng thấp cũng khiến Bắc kinh tìm cách đẩy các mâu thuẫn phát sinh do những yếu kém nội bộ ra bên ngoài. Từ giữa những năm 1990 Bắc kinh đã nỗ lực xây dựng quân đội trang bị công nghệ cao, coi trọng phát triển các tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo hiện đại cùng các đơn vị chiến tranh tin học. Cũng giống như Hoa Kỳ đã nỗ lực đẩy các cường quốc Châu Âu ra khỏi vùng biển Caribe vào thế kỷ XIX, Trung Quốc hiện nay đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi biển Hoa Đông và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND). Láng giềng của Trung Quốc ngày càng trở nên lo ngại: Nhật Bản coi sự bành trướng của hải quân Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu nên đã quyết định từ bỏ chủ nghĩa hòa bình (theo đuổi từ sau bại trận trong Đại chiến Thế giới II – ND) và nâng cấp các lực lượng vũ trang. Malaysia, Philippines, Singapore và Việt nam đều tiến hành hiện đại hóa quân đội của mình. Có điều gì đó đã khuấy động vùng biển từng tương đối yên tĩnh và là nơi Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Một môi trường hàng hải ổn định nơi từng chỉ có một thế lực kiểm soát nay đã bắt đầu trở nên bất ổn và đa cực.
Cũng giống như Nga, sự hung hăng của Trung Quốc ngày càng thể hiện não trạng của giới chóp bu quyền lực khi mà nền kinh tế đã khựng lại sau mấy thập kỷ thăng tiến. GDP hàng năm đã giảm từ 2 chữ số là con số thịnh hành trong suốt 10 năm đầu của thế kỷ này xuống con số chính thức 6,9% trong quý III năm 2015, tất nhiên con số thực không nghi ngờ sẽ phải thấp hơn. Tình trạng bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán đã bắt đầu vỡ bung cùng vô số những mất cân đối khác trong nền kinh tế sử dụng quá mức các đòn bẩy, đặc biệt là khu vực ngân hàng thiếu minh bạch.
Trong khi đó các căng thẳng sắc tộc ngày một gia tăng tại quốc gia rộng lớn này. Ở một mức độ nhất định, Trung Quốc – đất nước do người Hán chiếm đa số là một nhà tù đối với các sắc tộc khác, trong đó có người Mông cổ, người Tibet và Uighur và tất cả họ đều chống đối lại sự kiểm soát của trung ương với các cấp độ khác nhau. Hiện nay các chiến binh Uighur là mối đe dọa ly khai trực tiếp nhất, một số đã được đào tạo ở Iraq, Syria và vì họ có liên lạc với phong trào Jihadist toàn cầu nên mối nguy sẽ ngày một gia tăng. Trong những năm gần đây đã bùng phát các vụ đánh bom có liên quan tới chủ nghĩa ly khai Uighur ở tỉnh Quảng Tây – một điểm trung chuyển trên con đường buôn lậu dẫn đến Việt nam chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố sẽ không còn bị giới hạn trong các vùng dân tộc thiểu số ở phía Tây Trung Quốc nữa. Bắc kinh đã nỗ lực xoa dịu các phong trào đó bằng sự phát triển kinh tế, ví dụ như con đường tơ lụa vành đai kinh tế của Trung Quốc đi qua Trung Á đang được đề xuất nhằm làm xói mòn nền móng của chủ nghĩa ly khai Uighur nơi đây.Tuy nhiên nếu như dự án khổng lồ này bị đuối sức do bản thân nền kinh tế Trung Quốc suy giảm thì chủ nghĩa ly khai có thể sẽ bùng phát thành bạo lực mạnh hơn.
Còn hơn cả Putin, họ Tập từng trải qua nhiều năm công tác đảng ở vùng nội Mông nên hẳn còn nuôi dưỡng một số ảo tưởng về những vấn đề kinh tế trầm trọng của Trung Quốc. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là ông ta biết cách giải quyết chúng. Họ Tập đã đối phó lại tình trạng kinh tế trở nên hỗn loạn bằng cách dựa vào chủ trương chống tham nhũng. Quả thực chiến dịch này (đả hổ, diệt ruồi – ND) đã chủ yếu diễn ra như một cuộc thanh trừng chính trị lớn giúp Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực về an ninh quốc gia. Vì giờ đây các quyết định không còn do tập thể thông qua như trước kia nữa nên họ Tập có toàn quyền hướng những bất ổn trong nước ra bên ngoài dưới hình thức xâm lược. Trong 3 thập kỷ vừa qua lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra tương đối dễ đoán nhận, không thích mạo hiểm và mang tính tập thể. Thế nhưng hiện nay tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc đã trở nên rất không an lành như xưa.
Những tham vọng của Trung Quốc còn vươn xa hơn tham vọng của Nga nhưng lại không khiến phương Tây lo ngại bởi lẽ chúng được đưa ra một cách tao nhã, khéo léo.Trong khi Putin đưa đội quân côn đồ đeo mặt nạ trượt tuyết đột kích và cướp bóc miền Đông Ukraine thì sự xâm lược của họ Tập lại diễn ra với quy mô nhỏ hơn nhiều, tăng dần theo từng bước một khiến Hoa Kỳ khó điên đầu khi đối phó để làm sao không bị coi là phản ứng quá mức cần thiết. Họ Tập phái lực lượng hải giám cùng tàu thuyền thương mại (chứ không phải toàn lực lượng hải quân) để quấy rối tàu chiến Philippines, đưa dàn khoan vào vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt nam (nhưng chỉ trong vài tuần lễ), thực hiện các dự án cải tạo mở rộng đảo chiếm đóng trái phép và các bãi đá ngầm (tất cả đều không có người ở). Và kể từ khi các hành động nguy hiểm đó diễn ra trên biển không thấy thấy chúng gây ra những nỗi gian khó cho thường dân và trên thực tế đã không có thiệt hại về binh lính (thực tế Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt nam. Đó là những hành động của cướp biển và việc tác giả Robert Kaplan chưa thấy hết tính nghiêm trọng của tình trạng này phải chăng cũng có phần trách nhiệm của thông tin đối ngoại Việt nam thời gian qua đã bỏ ngỏ mặt trận vận động sự ủng hộ quốc tế ? – ND).
Những động thái khác của Trung Quốc thì ít khéo léo và tinh tế hơn. Ngoài việc gia tăng các yêu sách về hàng hải, Trung Quốc đang xây cầu, đường sắt và đường ống dẫn dầu dẫn sâu vào vùng Trung Á đồng thời hứa hẹn đầu tư hàng chục tỷ Đô la vào hành lang giao thông kéo dài từ miền Tây Trung Quốc đi qua Pakistan để tới Ấn độ dương, nơi mà Trung Quốc đã tham gia vào các dự án cảng biển từ Tanzania cho tới Myanmar. Nhưng một khi các khó khăn kinh tế ngày một trầm trọng thì sự tao nhã của hành vi xâm lăng có thể bị lột bỏ và được thay thế bởi những hành động thô bạo và hấp tấp, nóng nảy hơn. Họ Tập sẽ khó cưỡng lại sự cấp thiết phải sử dụng các tranh chấp hàng hải ở Châu Á để tiếp thêm nhiên liệu cho chủ nghĩa dân tộc – sức mạnh đem lại giải pháp gắn kết một xã hội đang bị đe dọa trở nên chia rẽ.
Nhiều khả năng nguy cơ của khủng hoảng đang ngày một hiển hiện tại các quốc gia Trung Á: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Trạng thái ổn định kéo dài của các quốc gia chuyên chế này đã giúp Trung Quốc dễ dàng kiểm soát những cộng đồng thiểu số Trung Á của mình hơn. Tuy nhiên thời thế có thể đang thay đổi. Một vài chế độ trong số đó kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc vẫn còn đang được dẫn dắt bởi những Ban chấp hành Trung ương kiểu thời kỳ Brezhnev. Các lãnh tụ đó nay đã già nua, câu hỏi về tính pháp lý của những chế độ đó đang được đặt ra trong khi kinh tế của chúng vẫn bị cột chặt vào các cỗ máy đang giảm tốc là Trung Quốc và Nga, dân số thì ngày càng bị Hồi giáo hóa. Vùng Trung Á, nói theo một cách khác, có thể đang chín muồi cho một sự bùng nổ theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập.
Cùng đối mặt với suy thoái kinh tế và những đe dọa mang tính địa- chính trị, Trung Quốc và Nga có khả năng tạo dựng mối quan hệ mang tính đồng minh chiến thuật dựa trên những tương đồng giữa hai nhà nước chuyên chế, hướng tới quản lý vấn đề các vùng biên giới để cùng chống lại phương Tây. Kết quả của quá trình này là vào tháng 11 năm ngoái, hai bên cuối cùng đã giải quyết được cuộc tranh cãi từ lâu nay về biên giới với việc Nga trả lại cho Trung Quốc một giải đất nhỏ vùng Viễn Đông mà Trung Quốc vẫn nêu yêu sách. Tuy nhiên quá trình chuyển giao đã gây nên công phẫn ở cả hai nước: người dân thường Nga phản đối sự nhu nhược của điện Kremlin còn nhiều người Trung Quốc than phiền rằng họ đòi được ít đất quá. Ở đây một lần nữa ý kiến đám đông có thể ép buộc các chế độ chuyên chế, trong trường hợp này nó đã ngăn cản khả năng hai nhà nước chuyên chế hình thành một liên minh trục lợi.
Sự hỗn loạn sắp diễn ra
Quyền lực tập trung – ai có nó và ai thực thi nó là một vấn đề mang tính địa – chính trị thời nay. Chế độ chuyên chế tập trung bao trùm một vùng rộng lớn vốn là một vấn đề cần phải bàn và hơn nữa nó lại hiện diện trong một không gian mà ý thức về sắc tộc, tôn giáo và cá nhân đang ngày một được nâng cao, đồng thời truyền thông điện tử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thể hiện những nỗi bất bình, bức xúc mang tính riêng biệt. Không có gì là ngạc nhiên khi khu vực lục địa Á-Âu đang trở nên ngày một phức tạp hơn trước.
Các nhà hoạch định chính sách ở Washington có lẽ tốt hơn hết là nên bắt đầu lên kế hoạch để đối phó với những hỗn loạn tiềm tàng sắp diễn ra: đảo chính ở Kremlin, một bộ phận của nước Nga sẽ tách ra, phong trào khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Tây Trung Quốc, cuộc đấu tranh phe phái quyền lực ở Bắc kinh và những lộn xộn về chính trị ở Trung Á, mặc dù hiện nay thì chưa chắc nhưng tất cả đều trở nên ngày càng có thể. Bất kể hình thái hỗn loạn nào xảy ra thì chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ buộc phải vật lộn khó khăn với các vấn đề mới phát sinh hoặc kiểu này hoặc kiểu kia. Ai sẽ quản lý kho vũ khí hạt nhân của nước Nga nếu như ban lãnh đạo của quốc gia này chia rẽ? Hoa Kỳ sẽ bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc như thế nào khi chế độ này đàn áp sự nổi dậy từ bên trong?
Hoạch định chính sách để đối phó với những điều bất ngờ như thế khác với lên kế hoạch cuộc chiến giải phóng Iraq. (Nếu như Trung Quốc và Nga một khi nào đó có chính phủ dân chủ hơn thì người dân của họ sẽ tự đóng góp vào sự thay đổi). Tuy vậy điều này không có nghĩa là khả năng xảy ra hỗn loạn sẽ được giảm thiểu. Và để ngăn chặn cuộc khủng hoảng về an ninh hãi hùng có khả năng xảy ra đó Washington sẽ cần phải đề ra một lằn ranh đỏ rõ ràng. Bất kỳ khi nào cần thiết đều có thể liên lạc theo lằn ranh đó một cách riêng tư mà không mang tính tranh dành quyền lực. Mặc dù những kẻ gây rắc rối ở Quốc hội Hoa Kỳ dường như không thực thi điều này nhưng Hoa Kỳ sẽ chẳng được lợi gì từ việc dùng những lời nhục mạ để chọc tức các chế độ đang lo sợ bị mất mặt ở trong nước.
Trong trường hợp nước Nga, Hoa Kỳ yêu cầu dừng khởi xướng các cuộc” xung đột đóng băng”. Khi mà Putin có ý định phân tán sự chú ý của người dân Nga khỏi các vấn đề kinh tế khó khăn thì ông ta sẽ thấy hấp dẫn hơn việc kích động tình trạng lộn xộn ở các nước láng giềng. Lithuania và Moldova có thể đứng đầu danh sách các mục tiêu tiềm năng được Putin ngắm đến do nạn tham nhũng và sự non yếu của các chính phủ dân chủ nơi đây.(Moldova đã gần tới tình trạng hỗn loạn về chính trị, tham nhũng ở Lithuania tuy vậy còn kém xa Moldova- ND). Cả hai quốc gia này đều có giá trị chiến lược về địa- chính trị: Moldova có thể là cửa ngõ cho Nga tiếp cận vùng Balkan còn Lithuania là cầu nối trên bộ dẫn đến thành phố Kaliningrad thuộc Nga nhưng lại nằm tách biệt. Đối với Putin các cuộc xung đột đóng băng có lợi thế ở chỗ đó là cuộc chiến không tuyên bố nên giảm thiểu khả năng đáp trả mạnh mẽ của phương Tây. Chính vì vậy cần có hành động đáp trả phù hợp: nếu Putin đứng đằng sau các biến cố ở Lithuania và Moldova thì phương Tây cần tăng cường các biện pháp chế tài trừng phạt Nga và gia tăng nhịp độ của các cuộc tập trận ở Trung và Đông Âu.
Cuối cùng, đó là NATO phải nâng cao đáng kể tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tình báo giữa các quốc gia Đông Âu và sẵn sàng triển khai nhanh chóng hơn phi cơ, các lực lượng mặt đất và các lực lượng đặc nhiệm tới vùng này. Hàng trăm binh lính Hoa Kỳ, nhân viên hàng hải và lính thủy thay phiên nhau đóng quân tại các quốc gia ở tuyến đầu của NATO trước đây từng tham gia khối quân sự VARSAVA tuy chỉ là một sự hiện diện khiêm tốn nhưng chắc chắn sẽ ngăn chặn sự gây hấn của Nga. Có thể chỉ cần đến vài tiểu đoàn hoặc một lữ đoàn. Nói rộng ra thì Hoa Kỳ sẽ cần phải tạo ra những “cái bẫy dây” quân sự có nhiệm vụ báo động nhằm ngăn chặn Nga triển khai các cuộc tấn công qua biên giới nhưng lại không gây ra bất kỳ một khủng hoảng nào. Và như vậy, cách mà Hoa Kỳ đối phó với năng lực chống tiếp cận ngày càng gia tăng của Nga ở vùng Baltic đông dân cư cần phải tinh vi hơn là đối với Trung Quốc ở vùng biển Nam Trung hoa có phần trống trải hơn.
Washington cũng cần đặt ra lằn ranh đỏ đối với Trung Quốc. Ở vùng biển Nam Trung Hoa. Mỹ không cho phép các dự án cải tạo đảo và bãi ngầm để tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ, nơi mà Trung Quốc tự cho mình quyền cấm các máy bay nước ngoài bay qua như họ đã tuyên bố ở biển Hoa Đông năm 2013. Diễn biến này là một phần của chiến lược nhập nhằng, mập mờ nhưng với chủ đích đã được tính toán kỹ: càng tạo ra khoảng cách mù mờ, phức tạp về quân sự thì vị thế bá chủ của hải quân Hoa Kỳ càng bị đe dọa. Nếu như Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND) thì Washington phải đáp trả bằng cách đẩy mạnh các hoạt động của hải quân ở các vùng phụ cận và tăng viện trợ quân sự cho đồng minh của mình trong khu vực. Vừa qua tàu chiến của Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động tự do dịch chuyển còn yếu ớt trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nếu các hoạt động này không trở nên thường xuyên và dứt khoát thì Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị ngăn cản.
Thời điểm của sức mạnh
Chưa bao giờ câu cách ngôn trước đây của Tổng thống Theodore Roosevelt mà ngày nay đã trở thành khuôn mẫu “Nói khẽ nhưng mang theo cây gậy to” lại có tính ứng dụng cao như hiện nay. Cây gậy to có thể ngăn chặn được hành động gây hấn, xâm lược bất kể chúng khởi phát từ sức mạnh hay sự suy yếu. Tuy vậy, tuyên bố nhẹ nhàng vẫn đặc biệt phù hợp hơn khi mà sự gây hấn khởi phát từ tình trạng suy yếu, bởi lẽ những ngôn từ gây ấn tượng chói tai sẽ kích động một cách không cần thiết các nhà lãnh đạo đang bị dồn tới chân tường. Thực ra, điều quan trọng đối với Hoa Kỳ lúc này là tăng cường sự hiện diện của lực lượng quân đội ở các quốc gia vùng Baltic và biển Nam Trung Hoa (biển Đông – ND) hơn là công khai lên án Moscow và Bắc kinh vì hành động của họ ở những nơi đó.
Cây gậy to có nghĩa là nhanh chóng phục hồi ngân sách quốc phòng sau khi nó bị tiêu tán và kìm hãm. Quân đội Hoa Kỳ có gần 570.000 quân lính vào năm 2010 và dự tính sẽ giảm còn 450.000 vào năm 2017. Hoa Kỳ đang đồn trú 33.000 quân mặt đất ở Châu Âu sau khi giảm từ 200.000 thời Chiến tranh lạnh. So sánh với lực lượng tàu chiến và máy bay thì các lực lượng bộ binh tạo nên hình ảnh đáng tin cậy hơn về quân đội Hoa Kỳ bởi lẽ chúng đưa ra một thông điệp thể hiện ý chí quốc gia sẵn sàng đổ máu để tôn trọng những điều đã cam kết. Vì hiện nay chiến tranh ngày càng trở nên không quy ước cho nên Hoa Kỳ không cần thiết phải đồn trú một lực lượng lớn quân mặt đất ở Châu Âu như thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng vẫn cần bố trí lực lượng trên diện rộng. Nói về lực lượng hải quân, biển Baltic là quá chật chội để có thể sử dụng tối ưu nhóm tàu sân bay tiêm kích cho nên Hoa Kỳ nên gửi tới đó nhiều tàu ngầm hơn.
Washington phải làm yên tâm các đồng minh của mình bằng cách hạn chế bớt những tuyên bố ồn ào về các vấn đề đa quốc gia,toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và nên chỉ dùng chúng ở những nơi thật sự phù hợp. Tổng thống không bao giờ có thể mong đợi người dân Israel, Balan hay Đài Loan chẳng hạn lại tin tưởng ông hơn chỉ vì ông đi đầu trong vấn đề biến đổi khí hậu; người dân ở những nơi đó muốn Tổng thống nêu rõ những các vấn đề địa- chính trị tiến thoái lưỡng nan, khó xử của họ. Mặc dù vấn đề bệnh dịch, mực nước biển dâng hay những thách thức toàn cầu khác là hiện hữu nhưng Hoa Kỳ có điều kiện xa hoa để quan tâm tới chúng chủ yếu là do vị trí địa lý khá an toàn của mình. Nhiều đồng minh của Hoa Kỳ, nếu đem so sánh thì họ đang phải sống trong sự nguy hiểm do ở quá gần Trung Quốc và Nga nên buộc phải đối phó với các nguy cơ có quy mô hẹp và mang tính truyền thống hơn. Với hiện trạng vị trí địa lý bi kịch và bất hạnh của mình, các quốc gia Châu Á mong muốn thấy nhiều tàu chiến Hoa Kỳ hơn trong vùng biển của họ. Cũng như Trung và Đông Âu đều mong muốn một sự cam kết (từ phía Hoa Kỳ – ND) mạnh mẽ và rõ ràng đối với nền quốc phòng của họ. Chưa bao giờ như hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa và cách mạng truyền thông yếu tố địa lý ngày một trở nên liên thông và gắn kết. Uy tín quyền lực của Tổng thống Hoa Kỳ sẽ chịu rủi ro tại một nơi này nếu ở nơi khác ông không thể đáp trả lại hành động gây hấn, xâm lược một cách xứng đáng.
Năm 1959 nhà khoa học chính trị Robert Strausz- Hupé đã định nghĩa “ cuộc xung đột kéo dài” như là trạng thái kình địch trường kỳ có lợi cho bên nào tỏ ra vừa nhẫn nại lại vừa biết cách“ trở nên thịnh vượng hơn nhờ xung đột như một điều kiện bình thường của thế kỷ XX“. Hupé còn viết đại ý: “lối tư duy của phương Tây chỉ nhìn thấy công cụ của hòa bình mà không thấy lợi thế biến lưỡi cày thành thanh gươm nếu nhìn từ khía cạnh khác của sự vật“. Chính chủ nghĩa CS kiểu Trung Quốc và Liên Xô đã là đối tượng phản ánh hiện thực của Straus- Hupé. Tuy nhiên, Hoa Kỳ rút cục cũng đã có thể tự vệ trước những đối thủ của mình bằng chính sách kềm chế theo kiểu cuộc xung đột kéo dài.
Kềm chế không chỉ là cản trở, hạn chế như nhiều người vẫn nghĩ mà đó còn là chủ động có tính toán để can dự vào các hoạt động gây hấn và nhất quán bảo vệ các đồng minh. Suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh các Tổng thống Hoa Kỳ đã hiểu rõ và thuyết phục rằng trong khi muốn tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân thì tình trạng đối đầu và xung đột (có kềm chế – ND) thay vì hòa bình là điều bình thường.
Ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc và Nga gia tăng các cuộc xung đột kéo dài thì các vị Tổng thống trong tương lai của Hoa Kỳ cần phải nhận thức sự thật đó. Và họ cũng phải phối hợp một tỷ lệ hợp lý giữa sức mạnh và sự cảnh giác, đề phòng bởi lẽ họ đã bỏ lại xa mấy thập kỷ tương đối yên bình của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và Hậu Chiến Tranh Lạnh để chuẩn bị bước vào giai đoạn hỗn loạn của lục địa Á- Âu đang tách ra từng phần.
Thăng long- Hà nội 2/3/2016
Bản dịch của Phạm Gia Minh
Dịch giả gửi cho viet-studies ngày 3-3-16
Tuesday, March 22, 2016
BÙI BẢO TRÚC * ĐÒN NHU ĐẠO
Một đòn nhu đạo
Bùi Bảo Trúc
Một buổi tối sau một ngày làm việc với rất nhiều “sì trét,” như
lối nói nghe thấy rất nhiều ở trong nước ngày nay, tôi đi ăn ở một tiệm
ăn quen. Tiệm lúc ấy đang đông khách, tôi và người bạn được đưa tới ngồi
ở một bàn gần góc tiệm. Nhưng vừa kéo ghế ngồi xuống thì tôi đã thấy
ngay là không ổn, bữa tối có nhiều phần sẽ không yên lành. Cách bàn của
chúng tôi một bàn khác có 5 hay 7 khách người lớn và thêm vào đó là 3
thiếu niên. Những thiếu niên này chừng 8 hay 9 tuổi, rất ồn ào. Chuyện
ồn ào là chuyện rất thường trong các tiệm ăn mà những thành phần gây ồn
ào lại không phải là các thiếu niên như trong tiệm ăn tối hôm ấy. Thường
là những người lớn. Không hiểu những người này tại sao không biết điều
chỉnh cái volume to nhỏ của họ như trong các máy khuếch âm. Lúc nào
những cái ampli ấy cũng được mở to hết cỡ như những chương trình tiếp
vận cải lương hồi trước hào phóng cho cả xóm nghe. Trong những lần được
nghe chuyện miễn phí như thế, nhiều người trong chúng ta thường chỉ biết
cố gắng chịu đựng cho qua cơn... cơ cực, ăn cho nhanh rồi về nhà đau
khổ tiếp. Quyền của chúng ta, quyền được bình an cho xong bữa ăn như ông
Trời cũng tránh không ra đòn trong lúc đang dùng bữa.
Ông
Trời đã nương tay với chúng ta biết bao nhiêu lần trong khi nhiều, rất
nhiều, người khác chung quanh chúng ta thì lại không nhẹ nhàng với chúng
ta bao giờ cả.
Người lớn nhiều người như vậy đó. Còn 3 đứa
trẻ trong tiệm ăn hôm ấy cũng không một chút nhẹ tay với đám khách chút
nào. Ba đứa gồm 2 trai và một gái, không phải chỉ to tiếng cời đùa la
thét, mà còn nhảy lên nhảy xuống, coi góc tiệm như chỗ chơi đùa của
chúng. Tôi quay sang ngó những người lớn ngồi ở bàn. Chắc họ cũng thấy
khuôn mặt khó chịu của tôi mà tôi phải tập luyện nhiều năm mới có được.
Tôi nhìn họ. Họ nhìn tôi. Như thế là có “eye contact,” không có ai né ai
hết. Lũ trẻ vẫn tự nhiên đùa nghịch như ở nhà của chúng. Chúng tôi đọc
menu và gọi mấy món cho bữa tối. Lũ trẻ thì vẫn “business as usual,” vẫn
bình thản ồn ào. Tôi nghĩ chắc những người lớn dùng bữa cũng sắp xong
nên cố chịu đựng thêm ít phút nữa, cả bàn sẽ ra về, và “bình an dưới
thế” sẽ đến với “người thiện tâm.”
Nhưng khi nhà hàng đem
thức ăn đến bàn chúng tôi thì “bình an dưới thế” vẫn chưa chịu đến.
Chúng tôi bắt đầu ăn. Tiếng la hét, tiếng cười nói rất lớn vẫn làm xao
động cả một góc tiệm ăn. Tôi và người bạn muốn nói với nhau vài ba
chuyện mà cũng không được. Tiếng ba đứa bé vẫn ào ào lấn sang, át giọng
chúng tôi. Chúng vẫn nhảy lên nhảy xuống như đang ở nhà hay đang ở sân
chơi. Ngồi chịu đựng thêm một lúc thì tôi thấy sự chịu đựng của tôi cũng
chỉ có hạn. Tôi quyết định phải làm một cái gì thay vì “suffer in
silence” như các nhà quí phái Ăng Lê, để “carry on,” đau đớn chịu đựng
để và chịu trận một cách theo kiểu các “British gentlemen.” Tôi muốn cứu
vãn bữa ăn tối của chúng tôi, không thể ngồi tiếp để “keep calm and
have a cup of tea” như tôi đã học được của người Anh mấy chục năm trước.
Tôi không thể có một “cuppa” để chịu đau khổ (suffer in silence) trong
im lặng được. Sức người có hạn.
Tôi đứng dậy, bước tới bàn của mấy thiếu niên nọ, và nói (hơi lớn một chút) : “Hey kids! Be quiet will you?”
Lũ trẻ im ngay. Cả một góc tiệm không còn một tiếng động nào. Tôi trở lại bàn và tiếp tục bữa tối.
“Bình
an dưới thế” đã đến với “người thiện tâm (?).” Khoảng ít phút sau, tôi
thấy những người khách ở bàn đó ra về. Tôi biết cả bàn đi ngang qua bàn
chúng tôi. Tự nhiên tôi tưởng tượng những người ấy có thể ghé lại bàn
của chúng tôi và... cho tôi một trận. Có thể lắm chứ. Họ có thể rất bực
bội về chuyện tôi to tiếng với mấy đứa nhỏ. Họ thấy bị xúc phạm khi tôi
lớn tiếng la mắng, dậy dỗ con của họ, việc mà họ nghĩ chỉ có họ mới có
quyền làm. Họ đi qua bàn chúng tôi ngồi, ra quầy trả tiền. Tôi nghĩ như
thế là xong chuyện. Không có gì rắc rối như tôi đã nghĩ. Như thế là xong
một bữa tối. Tôi nói lên được sự bực bội của tôi. Gia đình của mấy đứa
bé bị tôi... cho một trận đáng đời. Tưởng như thế là hết chuyện.
Nhưng
bỗng một người đàn ông tuổi trạc ngoài bốn mươi tiến đến bàn chúng tôi.
Ông chào tôi, gọi tôi bằng “chú,” xin lỗi về chuyện ồn ào của mấy đứa
nhỏ làm phiền tôi trong bữa ăn. Tôi cầm tay, vỗ vai ông nói với ông là
không có chi. Tôi xin lỗi đã (hơi) lớn tiếng với lũ nhỏ trước mặt ông.
Tôi nghĩ đáng lẽ ông đã gây sự với tôi, cự nự việc tôi la mắng các con
của ông. Nếu thế, chắc chắn tôi đã phải đôi ba lời phải quấy với ông.
Nhưng việc đó bỗng trở thành không cần thiết. Tôi thấy hơi ngượng trước
mấy câu nói của ông. Chúng tôi ngồi ăn tiếp mặc dù tôi bắt đầu thấy tiếc
về sự to tiếng của tôi. Đúng lúc ấy thì một người đàn ông khác, cũng từ
cái bàn ấy đến bàn của chúng tôi và cũng nói đôi ba lời giống hệt như
người đàn ông trước đó. Và tôi cũng đứng dậy, nói với ông là tôi tiếc là
đã (hơi) lớn tiếng với mấy đứa nhỏ.
Tôi ngồi xuống tiếp tục
bữa tối, lòng nhẹ nhàng hẳn. Những người trong cái bàn ấy đi về. Những
bực bội tan biến hết. Bữa tối bình yên trở lại cho “người thiện tâm.”
Ít
phút sau, ông chủ nhà hàng lại bàn chúng tôi và cho biết những người
khách đó đã “mời” chúng tôi và đã trả tiền cho bữa tối của chúng tôi!
Tôi
thấy nghẹn ở cổ. Những lời xin lỗi của hai người đàn ông ấy đã quá đủ,
đã làm cho người đàn ông đáng tuổi cha chú của hai ông ân hận biết bao
nhiêu về cái thái độ to tiếng đó. Hai ông không cần phải giáng thêm một
đòn khác mà người đàn ông này không cách chi đỡ được.
Trong
nhu đạo, tôi là người ra đòn. Đối phương đã không trả đòn, chỉ né nên
đòn của tôi chỉ đánh vào thinh không. Một bàn tay làm sao vỗ thành
tiếng.
Quê cùng mình và xấu hổ hết sức. Tôi không hỏi để biết
tên hai ông để cám ơn hai ông. Nhu đạo là nhu thắng cương. Tôi ra đòn,
hai ông dùng nhu khiến tôi thua liểng xiểng nhớ đời. Bài học thật khủng
khiếp.
Thì ra vẫn còn nhiều người tử tế chung quanh chúng ta.
Một đòn nhu đạo
Bùi Bảo Trúc
Một buổi tối sau một ngày làm việc với rất nhiều “sì trét,” như lối nói nghe thấy rất nhiều ở trong nước ngày nay, tôi đi ăn ở một tiệm ăn quen. Tiệm lúc ấy đang đông khách, tôi và người bạn được đưa tới ngồi ở một bàn gần góc tiệm. Nhưng vừa kéo ghế ngồi xuống thì tôi đã thấy ngay là không ổn, bữa tối có nhiều phần sẽ không yên lành. Cách bàn của chúng tôi một bàn khác có 5 hay 7 khách người lớn và thêm vào đó là 3 thiếu niên. Những thiếu niên này chừng 8 hay 9 tuổi, rất ồn ào. Chuyện ồn ào là chuyện rất thường trong các tiệm ăn mà những thành phần gây ồn ào lại không phải là các thiếu niên như trong tiệm ăn tối hôm ấy. Thường là những người lớn. Không hiểu những người này tại sao không biết điều chỉnh cái volume to nhỏ của họ như trong các máy khuếch âm. Lúc nào những cái ampli ấy cũng được mở to hết cỡ như những chương trình tiếp vận cải lương hồi trước hào phóng cho cả xóm nghe. Trong những lần được nghe chuyện miễn phí như thế, nhiều người trong chúng ta thường chỉ biết cố gắng chịu đựng cho qua cơn... cơ cực, ăn cho nhanh rồi về nhà đau khổ tiếp. Quyền của chúng ta, quyền được bình an cho xong bữa ăn như ông Trời cũng tránh không ra đòn trong lúc đang dùng bữa.
Ông Trời đã nương tay với chúng ta biết bao nhiêu lần trong khi nhiều, rất nhiều, người khác chung quanh chúng ta thì lại không nhẹ nhàng với chúng ta bao giờ cả.
Người lớn nhiều người như vậy đó. Còn 3 đứa trẻ trong tiệm ăn hôm ấy cũng không một chút nhẹ tay với đám khách chút nào. Ba đứa gồm 2 trai và một gái, không phải chỉ to tiếng cời đùa la thét, mà còn nhảy lên nhảy xuống, coi góc tiệm như chỗ chơi đùa của chúng. Tôi quay sang ngó những người lớn ngồi ở bàn. Chắc họ cũng thấy khuôn mặt khó chịu của tôi mà tôi phải tập luyện nhiều năm mới có được. Tôi nhìn họ. Họ nhìn tôi. Như thế là có “eye contact,” không có ai né ai hết. Lũ trẻ vẫn tự nhiên đùa nghịch như ở nhà của chúng. Chúng tôi đọc menu và gọi mấy món cho bữa tối. Lũ trẻ thì vẫn “business as usual,” vẫn bình thản ồn ào. Tôi nghĩ chắc những người lớn dùng bữa cũng sắp xong nên cố chịu đựng thêm ít phút nữa, cả bàn sẽ ra về, và “bình an dưới thế” sẽ đến với “người thiện tâm.”
Nhưng khi nhà hàng đem thức ăn đến bàn chúng tôi thì “bình an dưới thế” vẫn chưa chịu đến. Chúng tôi bắt đầu ăn. Tiếng la hét, tiếng cười nói rất lớn vẫn làm xao động cả một góc tiệm ăn. Tôi và người bạn muốn nói với nhau vài ba chuyện mà cũng không được. Tiếng ba đứa bé vẫn ào ào lấn sang, át giọng chúng tôi. Chúng vẫn nhảy lên nhảy xuống như đang ở nhà hay đang ở sân chơi. Ngồi chịu đựng thêm một lúc thì tôi thấy sự chịu đựng của tôi cũng chỉ có hạn. Tôi quyết định phải làm một cái gì thay vì “suffer in silence” như các nhà quí phái Ăng Lê, để “carry on,” đau đớn chịu đựng để và chịu trận một cách theo kiểu các “British gentlemen.” Tôi muốn cứu vãn bữa ăn tối của chúng tôi, không thể ngồi tiếp để “keep calm and have a cup of tea” như tôi đã học được của người Anh mấy chục năm trước. Tôi không thể có một “cuppa” để chịu đau khổ (suffer in silence) trong im lặng được. Sức người có hạn.
Tôi đứng dậy, bước tới bàn của mấy thiếu niên nọ, và nói (hơi lớn một chút) : “Hey kids! Be quiet will you?”
Lũ trẻ im ngay. Cả một góc tiệm không còn một tiếng động nào. Tôi trở lại bàn và tiếp tục bữa tối.
“Bình an dưới thế” đã đến với “người thiện tâm (?).” Khoảng ít phút sau, tôi thấy những người khách ở bàn đó ra về. Tôi biết cả bàn đi ngang qua bàn chúng tôi. Tự nhiên tôi tưởng tượng những người ấy có thể ghé lại bàn của chúng tôi và... cho tôi một trận. Có thể lắm chứ. Họ có thể rất bực bội về chuyện tôi to tiếng với mấy đứa nhỏ. Họ thấy bị xúc phạm khi tôi lớn tiếng la mắng, dậy dỗ con của họ, việc mà họ nghĩ chỉ có họ mới có quyền làm. Họ đi qua bàn chúng tôi ngồi, ra quầy trả tiền. Tôi nghĩ như thế là xong chuyện. Không có gì rắc rối như tôi đã nghĩ. Như thế là xong một bữa tối. Tôi nói lên được sự bực bội của tôi. Gia đình của mấy đứa bé bị tôi... cho một trận đáng đời. Tưởng như thế là hết chuyện.
Nhưng bỗng một người đàn ông tuổi trạc ngoài bốn mươi tiến đến bàn chúng tôi. Ông chào tôi, gọi tôi bằng “chú,” xin lỗi về chuyện ồn ào của mấy đứa nhỏ làm phiền tôi trong bữa ăn. Tôi cầm tay, vỗ vai ông nói với ông là không có chi. Tôi xin lỗi đã (hơi) lớn tiếng với lũ nhỏ trước mặt ông. Tôi nghĩ đáng lẽ ông đã gây sự với tôi, cự nự việc tôi la mắng các con của ông. Nếu thế, chắc chắn tôi đã phải đôi ba lời phải quấy với ông. Nhưng việc đó bỗng trở thành không cần thiết. Tôi thấy hơi ngượng trước mấy câu nói của ông. Chúng tôi ngồi ăn tiếp mặc dù tôi bắt đầu thấy tiếc về sự to tiếng của tôi. Đúng lúc ấy thì một người đàn ông khác, cũng từ cái bàn ấy đến bàn của chúng tôi và cũng nói đôi ba lời giống hệt như người đàn ông trước đó. Và tôi cũng đứng dậy, nói với ông là tôi tiếc là đã (hơi) lớn tiếng với mấy đứa nhỏ.
Tôi ngồi xuống tiếp tục bữa tối, lòng nhẹ nhàng hẳn. Những người trong cái bàn ấy đi về. Những bực bội tan biến hết. Bữa tối bình yên trở lại cho “người thiện tâm.”
Ít phút sau, ông chủ nhà hàng lại bàn chúng tôi và cho biết những người khách đó đã “mời” chúng tôi và đã trả tiền cho bữa tối của chúng tôi!
Tôi thấy nghẹn ở cổ. Những lời xin lỗi của hai người đàn ông ấy đã quá đủ, đã làm cho người đàn ông đáng tuổi cha chú của hai ông ân hận biết bao nhiêu về cái thái độ to tiếng đó. Hai ông không cần phải giáng thêm một đòn khác mà người đàn ông này không cách chi đỡ được.
Trong nhu đạo, tôi là người ra đòn. Đối phương đã không trả đòn, chỉ né nên đòn của tôi chỉ đánh vào thinh không. Một bàn tay làm sao vỗ thành tiếng.
Quê cùng mình và xấu hổ hết sức. Tôi không hỏi để biết tên hai ông để cám ơn hai ông. Nhu đạo là nhu thắng cương. Tôi ra đòn, hai ông dùng nhu khiến tôi thua liểng xiểng nhớ đời. Bài học thật khủng khiếp.
Thì ra vẫn còn nhiều người tử tế chung quanh chúng ta.
No comments:
Post a Comment