TRỌNG ĐẠT * CHIẾN SỰ 30-4
30-4 : Những Trận Đánh Cuối Cùng
– Trọng Đạt
Đăng trong: Tháng Tư 28, 2012 | Tác giả: muoisau | Filed under: Human Right | Tags: Hồi Ký |3 Comments »
6 Votes
Từ trái sang: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, các tướng Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai và Phạm Văn Phú. (link tiểu sử)
Bài đọc suy gẫm: 30-4 :
Những Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ, tác giả Trọng Đạt tổng kết
một số diễn biến và những trận đánh của những ngày cuối. Hình ảnh chỉ
có tính cách minh họa.Nhân dịp tháng tư về với nhiều hoài niệm. Blog 16 xin mời quý bạn đọc nghe audio link: “32 Năm Người Mỹ và Tôi” do chính tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân thực hiện, chứa đựng nhiều biến chuyển chính trị cho cả một thế hệ, một giai đoạn tang thương của đất nước liên quan đến người Việt và người Hoa Kỳ.
…Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.
Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan rã.
Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan rã, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.
Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân
Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đã bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.
BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.
- Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.
-Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài Gòn. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh còn nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ý dịnh củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đình binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.
Phù hiệu Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị Tư Lệnh cuối cùng của sư doàn 18 BB. Ông cũng là vị Tư Lệnh chiến trường của mặt trận Xuân Lộc. Trong những ngày tháng Tư, chỉ huy Sư Đoàn 18 và các Lực Lượng bạn đánh một trận đánh để đời tại Long Khánh, Xuân Lộc. Dù bị lép vế với số quân áp đảo của quân chủ lực cộng sản, chiến thuật biển người, nhưng các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham chiến đã anh dũng can trường, bẽ gãy mọi mưu toan tấn công của địch. Xuân Lộc vẫn oai hùng đứng vững hiên ngang cho tới khi thay đổi chiến thuật.
Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xã bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đã phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mãnh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ngòi nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.
Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xã, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xã nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến phòng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đã pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mãnh không lùi một bước.
Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.
- Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.
- Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đã có kế hoạch cho di tản gia đình binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.
Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.
Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức phòng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.
Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu còn có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.
Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long bình. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.
Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ còn 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”
Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.
Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.
Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, còn lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.
Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.
Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.
Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.
Người phi công chiến đấu cuối cùng. Hình dưới: Phi Cơ AC-119K của Không Lực VNCH bị rớt trong ngày 29-4-1975.
30-4 Binh sĩ VNCH ngăn địch trên cầu xa lộ (Tân Cảng)
Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.
Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Võ Đông Giang bác bỏ.
Tại Biên Hòa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.
Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.
Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.
Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía nam, mặc dù bị VC tấn công.
Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.
Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.
Mặt trận Ngã Tư Bảy Hiền, Tổng Tham Mưu, những chiến sĩ Biệt Kích 81 Dù bắn cháy xe tăng cộng sản ngay tại cổng Phi Long (cổng vô phi trường Tân Sơn Nhất), Lăng Cha Cả. Hình dưới: Các chiến sĩ binh chủng Biệt Động Quân được điều động trấn giữ tại mặt trận Phú Lâm.
Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh tơi bời phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.
Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần vì thấy phòng tuyến của ta đã sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo kích của địch, chúng đã vào sát thành phố không hy vọng cứu vãn được tình thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.
Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến “cứ tiến thẳng vào Sài Gòn tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.” Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An , họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.
Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS. Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người cấp bậc cao nhất là một Đại tá ký giả chiến trường (journaliste de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín. Báo chí VC năm 76 đăng tấm hình ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh.
“Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành.”
Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên văn.
“Các ông còn cái gì nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện”.
Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân và ba sư đoàn BB chủ lực. Vì là một bọn nhà quê, VC không biết một tí gì về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ ký giấy đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.
“Các anh phải hàng hết.”
Chúng ta thấy rõ các thanh niên xuất thân từ một xã hội bán khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.
Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5 tự sát.
Một vị sĩ quan với nhiều suy tư sau khi nghe lịnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh qua radio. Hình bên: Cảnh trong sân Dinh Độc Lập sau khi việt cộng vào.
Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam thì, trước khi tự sát ông đã thắp nhang lễ vái trước bàn thờ Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.
Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ, của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử vì chán chường thất vọng khi thấy đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra còn nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47 (sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không còn lối thoát.
Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4 tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái trước bàn thờ Phật tại văn phòng.
“Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm.”
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.
Di tản tại Bến Bạch Đằng. Sau ngày 30-4, đất nước toàn bộ rơi vào tay cộng sản. Những cuộc vượt biên, vượt biển kinh hoàng, liều chết đi tìm Tự Do của người dân Việt Nam cũng bắt đầu.
Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ý với quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài Gòn thất thủ cả tuần hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng Minh đầu hàng phản bội!.
Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp tình huống vì dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân cho mình và đi bầu Quốc Hội VC thì thật là thiếu tự trọng, một người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như vậy được. Trong khi có những Tướng lãnh, quân nhân… tự sát để giữ danh dự cho QĐVNCH thì lại có những nhà quân sự, công chức cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó còn huyênh hoang tuyên bố chỉ trích người này người nọ.
Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của ta đã hoàn toàn sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng.”
Như thế mọi việc đã được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đã đến tay mà ông không phất được thì chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “cái núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.
Phần thì ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn Cộng quân, phần vì đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa trong hàng lãnh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác đã “tẩu vi thượng sách”, cha chung không ai khóc… Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân thù.
Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót.
Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã gần 30 năm.
Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.
Trọng Đạt
Tài Liệu Tham Khảo
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam, 2000.
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.
Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.
Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.
Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, nhà xuất bản Quân Đôi Nhân Dân, Hà Nội 2005.
Dương Đình Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.
The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.
Stanley Karnov: Vietnam – A History, Penguin books 1991.
Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.
Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.
Trần Việt Đại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2002.
Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm NHìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn Nhỏ Dallas 28-4-2006.
Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.
NgườiMỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.
Lâm Lễ Trinh: Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.
Hồ Đinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Đội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.
Lewis Sorley, Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.
Cao Văn Viên: Tuyến Đầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mõ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.
Mường Giang: Tiểu Khu Bình Thuận Và Tháng 4-1975 Đẫm Máu Và Nước Mắt, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.
Hồ Đinh: Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (RVNAF 1968-1975, Bill Laurie) , Nguyễn Tiến Việt dịch, Con Ong Việt số 71, tháng 5 -2006.
Trần Trung Đạo: 30 Năm Nhìn lại, Con Ong Việt số 60, tháng 5-2005.
Hải Triều, Trung Nghĩa: Bán Tiểu Đội Biệt Cách Dù & Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30-4-75, Sài Gòn Nhỏ, cuối tháng 4-2006.
Nguyễn Văn Lục: Đi Tìm Thời Gian Đánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài Gòn Nhỏ Dallas, 6-4-2007.
Lê Ngọc Danh: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, (bút ký của sĩ quan tuỳ viên Tướng Nguyễn Khoa Nam), Bút Việt 28-4-2006.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
THƠ BÍCH KHÊ
Huế đa tình -
Bích Khê
Hoàng cung chừng đã hơi hương bay dồn
Thuận An khuất bóng hoàng hôn
Gió bao giờ thổi lại hồn tràng giang
Nơi đây rụng đổ lá vàng
Lăng vua xa lắm, dặm đàng hạt xanh
Dòng Hương in gái nguyên lành
Lá thuyền du khách thanh thanh tiếng đờn.
Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn
Biết che cần trúc không buồn mà say
Non xa trăng đã tròn đầy
Em ơi để mọc lòng gây lên mùa...
---Bích Khê---
THƠ ĐÔNG HỒ
Trong đôi mắt Huế
- Đông Hồ
Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
Mơ mộng giai nhân buông mắt nhìn
Lâu đài cung điện bóng xa in
Trên nền rực rỡ vinh quang cũ
Cờ biển nghìn xưa bóng khải triền
Ngùi ngậm giai nhân khẽ thở dài
Nắng chiều ngả tía sắc lâu đài
Gượng cười trong nét vàng son cũ
Như ả cung tần tuổi nhạt phai
Lá liễu lơ thơ mưa thúy dịch
Bông đào e ấp gió đan đình
Vàng xây ngọc dựng nền vương bá
Một ánh tàn xuân nổi mỏng manh.
---Đông Hồ---
THƠ VĂN CAO
MỘT ĐÊM ĐÀN LẠNH TRÊN SÔNG HUẾ
Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp đôi
Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi
Này em hát khúc tương tư nhé
Ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời
Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi
Này em hát khúc tương tư nhé
Ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru.
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru.
Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha
Em nghe anh dạo khúc thu xa.
Thuyền xuôi về bến mô thuyền bỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà.
Em nghe anh dạo khúc thu xa.
Thuyền xuôi về bến mô thuyền bỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà.
Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi.
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi.
Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thủy gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương.
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thủy gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương.
Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh.
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
làm úa những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Chỉ những câu thơ là vẫn còn xanh
Chỉ những bài hát là vẫn còn xanh
Và đôi mắt em
..hai giếng nước.
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh.
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
làm úa những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Chỉ những câu thơ là vẫn còn xanh
Chỉ những bài hát là vẫn còn xanh
Và đôi mắt em
..hai giếng nước.
---Văn Cao---
THƠ NGUYỄN BÍNH
Giời mưa xứ Huế - Nguyễn Bính
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Giời mờ ngao ngán một loài mây .
Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầy.
Đò vắng khách chơi nằm bát úp
Thu về lại giở gió heo may ...
Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày
Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
Để rồi nằm mốc ở nơi đây
Thuốc lào hút mãi người ra khói
Thơ đọc suông tình hết cả hay
Túi rỗng nợ nần hơn Chúa Chổm
Áo quần trộm mượn, túng đồ thay .
Hàng xóm có người con gái lẻ
Ý chừng duyên nợ với nhau đây
Chao ơi! ba bốn tao ân ái
Đã đủ tan tành một kiếp trai .
Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ!
Đành phụ nhau thôi, kẻo đến ngày
Khăn gói gió đưa sang xứ lạ
Ai cười cho được lúc chia tay ?
Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ ?
Mà nhớ mà thương đến thế này !
Cố nhân chẳng khóa buồng xuân lại
Vung vãi ân tình khắp đó đây.
Mưa chiều, nắng sớm, người ta bảo
Cả đến ông giời cũng đổi thay
Gia đình thiên cả lên thành thị
Buôn bán loanh quanh bỏ cấy cày
"Anh em cánh nhạn người Nam Bắc
Tâm sự hồn quyên lệ ngắn dài ..."
Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
Hai đứa bàn nhau uống rượu say
Nón lá áo tơi ra quán chợ
Trơ vơ trên bến nước sông đầy
Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả
Chén ứa men lành lạnh ngón tay .
Ôn lại những ngày mưa gió cũ
Những chiều quán trọ, những đêm say
Người quen nhắc lại từng tên một
Kể lại từng nơi đặt dấu giầy
Trôi dạt dám mong gì vấn vít
Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây
Tỉ tê gợi tới niềm tâm sự
Cúi mặt soi gương chén rượu đầy
Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ
Đôi lòng hòa một vị chua cay
Đứa thương cha yếu thằng thương mẹ
Cha mẹ chiều chiều ... con nước mây
Không hiểu vì đâu hai đứa lại
Chung lưng làm một chuyến đi đầy ?
Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày ...
---Nguyễn Bính---
XÓM NGỰ VIÊN
Lâu nay có một người du khách
Gió bụi mang về xóm Ngự Viên
Giậu độ dây leo suồng sã quá
Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
Gió bụi mang về xóm Ngự Viên
Giậu độ dây leo suồng sã quá
Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
Xóm vắng rêu xanh những lối hèn
Khách du lần dở trang hoài cổ
Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên.
Xóm vắng rêu xanh những lối hèn
Khách du lần dở trang hoài cổ
Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên.
Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng phấn,
Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ quyên.
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng phấn,
Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ quyên.
Đức vua một sớm đầu xuân ấy.
Lòng đẹp theo trời, dạo Ngự viên
Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
Theo gót nhà vua nở gót sen.
Lòng đẹp theo trời, dạo Ngự viên
Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
Theo gót nhà vua nở gót sen.
Hương đưa bát ngát ngoài trăm dặm
Cung nữ đa tình vua thiếu niên
Một đôi công chúa đều hay chữ
Hoàng hậu nhu mì không biết ghen.
Cung nữ đa tình vua thiếu niên
Một đôi công chúa đều hay chữ
Hoàng hậu nhu mì không biết ghen.
Đất rộng can chi mà đổi chác
Thời bình đâu dụng chước hòa Phiên
Mẫu đơn nở đỏ nhà vua nhớ
Câu chuyện : "Hô lai bất thượng thuyền".
Thời bình đâu dụng chước hòa Phiên
Mẫu đơn nở đỏ nhà vua nhớ
Câu chuyện : "Hô lai bất thượng thuyền".
Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
Gót son bước nhẹ lầu Tôn nữ
Ngựa bạch buông chùng áo Trạng nguyên.
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
Gót son bước nhẹ lầu Tôn nữ
Ngựa bạch buông chùng áo Trạng nguyên.
Mười năm vay mượn vào kinh sử
Đã trả xong rồi nợ bút nghiên
Quan trạng tân khoa tàn yến tiệc
Đi xem hoa nở mấy hôm liền.
Đã trả xong rồi nợ bút nghiên
Quan trạng tân khoa tàn yến tiệc
Đi xem hoa nở mấy hôm liền.
Đường hoa, má phấn tranh nhau ngó
Nhạc ngựa vang lừng khắp bốn bên
Thắp hương Tôn nữ xin Trời Phật:
"Phù hộ cho con được phỉ nguyền".
Nhạc ngựa vang lừng khắp bốn bên
Thắp hương Tôn nữ xin Trời Phật:
"Phù hộ cho con được phỉ nguyền".
Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý
Quả cầu nho nhỏ bói lương duyên.
Tay ai ấy nhỉ gieo cầu đấy
Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn.
Quả cầu nho nhỏ bói lương duyên.
Tay ai ấy nhỉ gieo cầu đấy
Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn.
Trạng bắt sai rồi, lầu rũ sáo
Có người đêm ấy khóc trăng lên
Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?
Có người đêm ấy khóc trăng lên
Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?
Khách du buồn nỗi buồn sông núi
Núi lở sông bồi cảnh biến thiên
Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên.
Núi lở sông bồi cảnh biến thiên
Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên.
Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
Trời đem hoa cỏ trả vườn tiên
Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
Dân thường qua lại lối đi quen.
Trời đem hoa cỏ trả vườn tiên
Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
Dân thường qua lại lối đi quen.
Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
Mụ vợ Bắc Nam người tứ xứ
Anh chồng tay trắng lẫn tay đen.
Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
Mụ vợ Bắc Nam người tứ xứ
Anh chồng tay trắng lẫn tay đen.
Đổi tình thay nghĩa như cơm bữa
Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên.
Nhọc nhằn tiếng cửi trong canh vắng
Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn...
Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên.
Nhọc nhằn tiếng cửi trong canh vắng
Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn...
Hôm nay có một người du khách
Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên.
Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên.
---Nguyễn Bính---
(Xóm Ngự Viên ở cạnh đường Gia Hội (Huế) ngày xưa là khu vườn Thượng Uyển)
THƠ SƠN TRUNG
THƯƠNG VỀ XỨ HUẾ BÃO LỤT
Gia Hội Lụt từ Đông Ba, lụt qua Gia Hội,
Lụt từ thành nội , lụt đến ngã ba Tuần.
Từ Đồng Hới cho đến Qui Nhơn,
Nhà trôi, người chết nhân dân khổ nàn.
Anh chị em ta nay hãy kết đoàn,
Góp tiền, góp của cứu dân phen này.
Thương dân nên gửi tận tay,
Đừng để cộng sản cướp ngày cướp đêm.
VÔ DANH * HƯƠNG VỊ HUẾ
Hương vị Huế qua Thơ Ca và Ca Dao
Huế là vùng đất có nhiều của ngon vật lạ, các đặc sản từng nổi tiếng khắp bốn phương trời này không những làm lưu luyến du khách dù chỉ mới một lần đến Huế mà ngay cả trong lòng người dân chốn Thần kinh cũng luôn xao xuyến đến mùi hương của chén rượu ngon, chiếc bánh ngọt - tất cả thể hiện rõ qua những câu ca dao của dân gian và ở câu thơ của những người tương tư Huế. Thường vào những lúc gia đình quây quần sum họp như các dịp Tết, lễ, kỵ, giỗ tổ tiên hoặc lúc bè bạn gặp gỡ liên hoan thân mật đều luôn có chén rượu chung vui. Ở Huế có rất nhiều loại rượu ngon nổi tiếng nhưng người sành điệu lại mê rượu làng Chuồn. Nhà thơ Hồng Nhu đã hân hoan viết: Rượu Chuồn này chén trăng bơi Uống cùng em với cuộc chơi sang ngày Đặc sắc của rượu làng Chuồn là khi ta uống vào sẽ cay tê lưỡi, xé họng nhưng lại ngọt lịm tận đáy lòng, nét độc đáo này đã làm cho người xa Huế lâu ngày cứ tơ tưởng mãi về vị ngọt quê nhà: Nếp làng Chuồn ngọt thơm vò rượu Huế trở lại bình yên nắng mới trong lành (Hồ Đắc Thiếu Anh) Nhà thơ Nguyễn Bính đã từng da diết hơn với niềm thưong nỗi nhớ khôn nguôi: Mai đây bỏ Huế rồi quên Huế Quên được làm sao bữa rượu này Huế còn có rượu Vinh Thanh cũng từng làm ngẩn ngơ, xao xuyến bao mối tình thơ mộng một thuở: Anh và em gặp nhau trong mắt Nghiêng nón em vành che men bất chợt Rượu Vinh Thanh nhóm lửa tình đầu
Trong điệu lý
giao duyên ( hay còn gọi lý huê tình ), người dân Huế đã ưu ái mời du
khách thưởng thức đặc sản được xem như đôi bạn tình chung thuỷ: nem An
Cựu-rượu Phủ Cam:
Nhắc đến nghe thèm tiếng nem An Cựu, Ngon ngọt chua giòn với chén rượu Phủ Cam Về hoa trái, Huế có nhiều loại đặc biệt như quýt Hương Cần,thanh trà Nguyệt Biều, cam Mỹ Lợi, cau Nam Phổ…và ở Kim Long vang tiếng ngày nào không những "có gái mỹ miều" mà có dâu ngon ngọt: Đường Kim Long dâu ngọt kết từng chùm. (Hồ Đắc Thiếu Anh) Không chi thích thú bằng khi đến mùa dâu, trong cặp sách của bất cứ cô nữ sinh nào cúng có một vài chùm để cùng bạn bè ăn vụng trong lớp học, hết ruột tới vo,û không lãng phí một tí gì. Gần Kim Long còn có Long Hồ, Ngọc Hồ cũng ngân vang âm hưởng lời ru mẹ về cây trái quê nhà: Đưa em cho tới làng Hồ Em mua trái mít em bồ trái thơm Trái thơm là trái thơm non Bỏ vô hũ mắm ăn chon như dừa Huế của một thời vua chúa lắm thức ăn quý hiếm và ca dao Huế hãy còn lưu truyền lại về loại gạo de ngon lành ở vùng An Cựu mà khi nấu chín từng hạt trắng ngần thơm phức: Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
Món điểm tâm ở
Huế nổi tiếng có bún bò và nhiều thức ăn khác nữa nhưng tô cơm hến của
người bình dân vẫn dược lắm thực khách sang trọng ưa thích, đây là món
khoái khẩu của nhiều người và có ở riêng Huế thôi, ai đó nếu có thòm
thèm thì ngoài Huế ra không thể tìm thấy được ở đâu món độc chiêu này,
vì con hến sinh sống dưới sông Hương có cái vị riêng của nó. Du khách
đến Huế mà chưa thưởng thức cơm hến thì xem chuyến du lịch ấy chưa trọn
vẹn và thấy kém phần thi vị. Sở
dĩ cơm hến có nét riêng như vậy bởi nhờ tổng hợp nhiều hương vị: ngọt
của hến, của ruốc (mắm tôm), bùi của đậu phụng (lạc), chua của khế, cay
của ớt.
Người ta bảo cách dọn cơm hến như trẻ con chơi bán hàng, mỗi thứ một ít, trông rất vui mắt. Một nhà thơ xứ Huế mê cơm hến đã mời khách rất chân thành: Đã mê ớt đỏ cay nồng Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành Mời nhau buổi sáng chân thành món quê (Lục bát đặc sản Huế-Võ Quê) Bánh để ăn vào bữa lỡ (xề chiều) ở Huế rất phong phú chủng loại, chiếc bánh nào cũng bé tí, đĩa bánh luôn bày biện in ít thôi, có phải vì thế mà người ta bảo người Huế ăn chỉ lấy hưong lấy hoa hay chính đây là một nghệ thuật trong ăn uống của Huế – để gây cảm giác cho thực khách dù đã ăn – chỉ như nhấm nháp, chưa thấm vào đâu nên thấy quá ngon và muốn được ăn thêm lần nữa. Dân gian Huế giới thiệu món bánh bèo rất thú vị: Con quạ hắn đậu chuồng heo Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa? Bánh bèo Huế đúng nghĩa với nguyên ý chữ "bèo" bỡi mỗi chiéc bánh như một cánh bèo, đây là món ăn làm gợi nhớ những buổi trưa hè tỉnh giấc, giữa tiếng ve kêu, được mẹ cho đĩa bánh bèo thật thích thú biết bao! Tôm chấy hồng thắm cánh bèo Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương Hai ta ngồi quán ven đường Bánh bèo kết mối tơ vương đôi lòng (Bánh Bèo - Quỳ Lê ) Bánh bột lọc là thứ bánh được giới trẻ chuộng nhất vì vừa dai vừa dẻo lại vừa mềm và dân gian mô tả thật sinh động, đúng thực tế với nghĩa cái duyên con gái ăn hàng: Bột lọc mà bọc nhuỵ tôm Hai tay bóc lá cái mồm há ra Đây là một loại bánh ăn vào buổi xế chiều rất tuyệt, tuy chưa no nhưng cũng tạm ấm lòng, bánh chấm với nước mắm ớt càng cay càng khoái khẩu, khi ăn phải nghe tiếng xuýt xoa hít hà mới đúng điệu: Bột trong bọc thịt tôm hồng Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu Bánh ngon nước mắm cay nhiều Anh ơi dùng tạm bữa chiều cùng em
Còn đây đặc sản của các vùng được quảng cáo rất thú vị
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm Muốn ăn bôn súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm Biên Hòa có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh Gò Công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi Sài Gòn vui lắm em ơi Lấy chồng về đó một đời sướng thân
Ca Dao Món Ăn Ngày Tết
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh Bấy nhiêu thôi mà tạo nên cả một không khí xuân, sắc màu xuân và hương vị xuân. Và nó cũng trở thành nỗi nhớ của người đi xa quê hường, người thương : Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng, dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao Dù có đi xa, anh vẫn nhớ em. Nỗi nhớ về em mộc mạc và giản dị như nỗi nhớ về cà, về tương. Nỗi nhớ ấy không nguôi hình ảnh tảo tần, đảm đang sớm khuya không quản ngại. Lạ thật, có bao món ăn ngon khác lại không gợi lên cho người ta nỗi nhớ bằng những thứ mộc mạc như cà, như tương. Phải chăng hình ảnh quê hương đã ẩn mình trong đó. Nói về tình cảm đối với cha mẹ, có câu: Trời mưa cho ướt lá dừa Cho tươi liếp cải cho vừa lòng em Cho em hái đọt rau dền Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già Còn đây nữa, tình cảnh mẹ ghẻ con chồng: Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng Mà cũng thật thâm thúy khi nói với nhau rằng: Rủ nhau xuống biển mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi , chua ngọt đã từng Non xanh , nước biếc xin đừng quên nhau Trình độ "tỉnh tò" của các anh ngày nay còn thua kém các cụ xa: Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon Ai dám bảo con gái ngày xưa là "khuê môn bất xuất"? Khi yêu thì cũng: Đói lòng ăn một trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương Chuyện đời sống vợ chồng trong xã hội xưa, tam thê tứ thiếp là điều khó tránh khỏi, vì vậy "cuộc chiến" không kém phần "tương tàn", không khéo thì sẽ lâm vào cảnh: Cá nục nấu với dưa hồng Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi Tuy nhiên, không phải người vợ nào cũng có máu "hà đông", cũng có nhưng người theo kiểu "lạt mềm buộc chặt" Chàng ơi, giận thiếp mà chi Thiếp như cơm nguội phòng khi đói lòng Và cũng có người rất ư chiều chồng: Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi Tuy nhiên, lắm khi gặp cảnh dở dang, đành phải thú thật rằng: Nước mắm ngon dằm con cá liệt Em có chồng nói thiệt anh hay
Không rõ tác giả
Nguồn: Bạn đọc cung cấp
|
HOÀNG LONG HẢI * MẬU THÂN
Ngày Tết, Kể Chuyện Tết Mậu Thân ở HuếHoàng Long Hải, ThepDenCom
2009/01/24
1. Tấn Công Bất
Ngờ
Trước khi bắt đầu niên khoá 1967-1968, tôi
dọn về ở số 11 đường Phạm Hồng Thái, Huế. Nhà nầy gần ngã tư Nguyễn Tri Phương
và Phạm Hồng Thái. Trước mặt nhà tôi là doanh trại của đại đội Cảnh Sát Dã Chiến
(CSDC) thuộc Ty Cảnh Sát Thừa Thiên - Huế. Toàn bộ khu vực nầy, từ phía trước
nhà tôi đến đường Duy Tân (An Cựu - cầu Trường Tiền), phía trước trường trung
học Nguyễn Tri Phương, phía toà Khâm Sứ cũ sát bờ sông, là khu quân sự gồm khách
sạn Thuận Hoá, tức MAC-V, trại Phan Sào Nam tức tiểu khu Thừa Thiên - Huế, ty
Cảnh Sát. Khoảng một năm nay, đây là mục tiêu pháo kích của Việt Cộng. Có điều
đáng nói là Việt Cộng pháo kích trúng mục tiêu thì ít mà trật ra ngoài thì
nhiều. Đã có vài nhà dân trúng đạn, có người chết, bị thương. Vì vậy, khi thấy
tôi dọn về đây, vài người bạn đến chơi, cằn nhằn : “Dọn về đây chi cho nguy
hiểm”. Tôi nói đùa : “Khi nào nghe pháo kích khách sạn Thuận Hoá thì tới đưa tao
đi nhà thương”.
Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân, tức là đêm 30/01/1968, Việt Cộng pháo kích trật mục tiêu thật, và trúng ngay nhà tôi.
Tôi đang ngủ với đứa con gái lớn, 6 tuổi, thì giật mình vì những tiếng nổ lớn, hơi xa xa và nghe tiếng đạn đi. Trong phút chốc, tôi nghĩ : “Chết cha ! Đạn đang tới ngay mình”. Tôi từng chạy tản cư và có ít nhiều kinh nghiệm về súng đạn, mặc dù hồi ấy tôi mới 10 tuổi. Hễ đạn cà-nông, nghe tiếng đạn đi thì yên tâm. Đạn sẽ nổ ở xa. Còn tiếng đạn súng cối réo bên tai là nổ ngay chính chỗ của mình.
Và rồi viên đạn nổ ngay phía ngoài bức tường gạch dưới chân giường tôi. Tiếng nổ làm rung chuyển cả ngôi nhà. Nhà lợp ngói liệt nên khi ngói vỡ, cát từ trên mái tuôn xuống rào rào. Cửa trước bị giựt tung ra, thấy rõ bên ngoài. Ngoài đó đạn vẫn tiếp tục nổ ở sân trước, ngoài đường lộ, chớp sáng loé lên, cảnh tượng ngoài ấy trông rõ lắm nhưng tắt đi rất nhanh. Điện bị cắt.
Tôi ngồi dậy, tung chăn. Đứa con gái tôi cũng dậy. Tôi nói với con : “Con vô hầm đi”. Vì vùng nầy, như đã nói, dễ bị pháo kích nên tôi có làm một cái hầm bằng bao cát ở căn phòng trống giữa phòng khách và nhà bếp. Con tôi chạy đi. Tôi đi qua phía giường vợ tôi, đặt ở phía sau cái tủ đựng áo quần, tủ có kính soi. Tôi nghe có tiếng vợ tôi kêu cứu hơi xa xa, mơ hồ, có lẽ do cát đổ xuống phủ đầy chăn đáp. Thêm nữa, cái tủ đựng áo quần bị hất tung lên, đè lên vợ tôi, lúc ấy đang có bầu khoảng 8 tháng, cùng đứa con gái thứ nhì và đứa con trai xuống dưới. Không hiểu sao lúc đó tôi mạnh lắm. Nhờ ánh sáng đạn pháo kích đang nổ nên thấy rõ cảnh vật, tôi cần hai cái chân tủ hất sang một bên, kéo chăn và kéo vợ cùng 2 đứa con ra. Chợt ngó lại, tôi thấy đứa con gái đầu thay vì chạy vào hầm, lại đang đứng sát bên chân tôi. Tôi hỏi : “Răng không vô hầm đi ?” Con bé trả lời, khá rõ : “Con xệ (sợ) quá !”.
Vừa khi ấy thì đứa giúp việc : Con Thơ lớn nhứt, đã 20 tuổi. Hai đứa kia nhỏ hơn thì một là con Lụt, em ruột con Thơ và con Nguyệt, nhỏ nhứt, ngủ dưới nhà bếp chạy lên. Con Thơ nói : “Con vô hầm rồi, không chộ (thấy) cậu mợ nên chạy ra ni”. Tôi bảo con Thơ dắt mấy đứa nhỏ vào hầm, tôi dẫn vợ tôi chạy theo.
Suốt trong thời gian ấy đạn pháo kích vẫn nổ ở sân trước và sân bên hông nhà, không trúng nhà tôi nữa. Vậy mà cả gia đình nhỏ của tôi không ai hề hấn gì, ngồi chen chúc trong cái hầm chật. Tôi ngồi phía ngoài, ngay cửa hầm.
Thằng con trai của tôi vẫn cứ khóc lè nhè từ nãy đến giờ. Tôi cứ ngỡ nó đau chân nên khóc. Thằng bé mới 2 tuổi, dễ thương và rất đẹp trai. Trước Tết mấy hôm, anh Ky, người cháu của vợ tôi, đang học Y Khoa ở Huế, đến chơi, thấy thằng bé kháu quá bèn bỏ nó lên xe vélo chở đi lòng vòng. Được một lúc thì thằng bé thọc chân vô căm xe, sưng vù, tôi phải đem đi bệnh viện bó bột và chích thuốc. Từ bữa đó đến giờ, vì cái chân bột nên thằng bé hay khóc. Không ngờ một lúc sau, vợ tôi nói : “Anh ! Thằng cu Bảo bị thương, máu chảy sau đầu”. Con Thơ thường nhóm bếp nên bao giờ cũng thủ sẵn một cái bật lửa trong túi, lấy ra bật lên cho vợ tôi xem chỗ thằng bé bị thương. Xong, vợ tôi nói : “Rách một đường sau đầu, hết ra máu rồi, chắc không can chi !” Nghe vợ giải thích, tôi yên tâm.
Bây giờ thì hết pháo kích nhưng đạn súng nhỏ nổ rền trời như người ta đang đốt pháo vậy. Tiếng đạn nổ lốp bốp nghe lạ tai, không phải thứ đạn như Garant M-1 mà tôi có bắn thực tập hồi còn học Cao Đẵng Quân Sự. Thỉnh thoảng, tiếng lựu đạn nổ chen vào như người ta đốt pháo giây có kèm theo pháo tống vậy. Lựu đạn nổ gần lắm, ngay phía ngoài cửa trước nhà tôi. Nhờ cái hầm nằm ở căn phòng chếch qua một bên phòng khách nên không can gì, chỉ mỗi khi lựu đạn nổ thì cái hầm nhỏ của tôi rung rinh dữ dội. Sáng ra, tôi mới biết là Việt Cộng núp trong sân nhà tôi, tấn công vào cái “lô-cốt” (blockhaus) của Cảnh Sát Dã Chiến bên kia đường. CSDC phản công, bắn M-79 vào ngay sân nhà tôi mới ra cớ sự như vậy.
Súng nổ ran từng chặp rồi nghỉ khoảng nửa tiếng. Nửa giờ sau, có 3 phát súng lệnh, súng đạn lại nổ rền, đợt tấn công mới lại bắt đầu. Lựu đạn của CSDC lại bắn vào sân nhà tôi.
Sau khoảng vài ba đợt tấn công thì có tiếng tù và thổi.
Con Thơ nói :
- “Rứa là họ rút lui đó cậu mợ”.
- “Răng mi biết ?” Tôi hỏi.
Con Thơ giải thích :
- “Dưới làng con đánh dau (nhau), khi mô thổi tù và hay thổi còi là họ rút lui”.
Quả thật Việt Cộng rút. Trời sáng dần, mờ mờ.
Tôi bỗng nghe có tiếng người la to phía sân trước, hướng về phía trại CSDC :
- “Đừng bắn nữa nhé ! Đừng bắn nữa nhé, tôi ra hàng nhé !”.
Có tiếng mấy người lính CSDC bên kia đường la to, đáp lại :
- “Bỏ súng xuống ! Bỏ súng xuống”.
Tôi cố lắng nghe tiếng người ra hàng để biết họ là người xứ nào. Đây là tiếng Bắc, không rõ tỉnh nào, nhưng ít ra cũng từ Thanh Hoá đổ ra. Sở dĩ tôi chú ý việc nầy vì năm ngoái, quân Việt Cộng tấn công vào thị xã Quảng Trị, thất bại, họ rút lui. Con đường tiến vào và rút lui là con đường hẻm phía sau nhà tôi. Ông anh tôi sợ Việt Cộng leo lên núp trên mái nhà, nghe họ vừa di chuyển vừa nói với nhau. Tôi hỏi :
- “Họ nói giọng gì ?”.
Anh tôi cười, trả lời :
- “Bùi Xuân Lục”.
Bùi Xuân Lục là tên một người rể của dì tôi, quê ở Hà Tĩnh. Bà con bên ngoại tôi thường nhái giọng Hà Tĩnh để ghẹo anh ấy chơi. Tiếng Quảng Trị không nhẹ gì nhưng so với giọng Hà Tĩnh cũng còn đỡ hơn nhiều.
Thấy dứt tiếng súng, vợ chồng con cái chúng tôi ra khỏi hầm.
Việc trước tiên là vợ tôi ra tủ đựng bông băng lấy nước rửa vết thương cho con, xức thuốc và dán băng keo vào đó. Con Thơ xuống bếp, chuẩn bị nấu ăn. Nó hỏi vợ tôi : “Nước máy không có, nước trong lu dớp (nhớp) lắm. Không có nước a mợ !”.
Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân, tức là đêm 30/01/1968, Việt Cộng pháo kích trật mục tiêu thật, và trúng ngay nhà tôi.
Tôi đang ngủ với đứa con gái lớn, 6 tuổi, thì giật mình vì những tiếng nổ lớn, hơi xa xa và nghe tiếng đạn đi. Trong phút chốc, tôi nghĩ : “Chết cha ! Đạn đang tới ngay mình”. Tôi từng chạy tản cư và có ít nhiều kinh nghiệm về súng đạn, mặc dù hồi ấy tôi mới 10 tuổi. Hễ đạn cà-nông, nghe tiếng đạn đi thì yên tâm. Đạn sẽ nổ ở xa. Còn tiếng đạn súng cối réo bên tai là nổ ngay chính chỗ của mình.
Và rồi viên đạn nổ ngay phía ngoài bức tường gạch dưới chân giường tôi. Tiếng nổ làm rung chuyển cả ngôi nhà. Nhà lợp ngói liệt nên khi ngói vỡ, cát từ trên mái tuôn xuống rào rào. Cửa trước bị giựt tung ra, thấy rõ bên ngoài. Ngoài đó đạn vẫn tiếp tục nổ ở sân trước, ngoài đường lộ, chớp sáng loé lên, cảnh tượng ngoài ấy trông rõ lắm nhưng tắt đi rất nhanh. Điện bị cắt.
Tôi ngồi dậy, tung chăn. Đứa con gái tôi cũng dậy. Tôi nói với con : “Con vô hầm đi”. Vì vùng nầy, như đã nói, dễ bị pháo kích nên tôi có làm một cái hầm bằng bao cát ở căn phòng trống giữa phòng khách và nhà bếp. Con tôi chạy đi. Tôi đi qua phía giường vợ tôi, đặt ở phía sau cái tủ đựng áo quần, tủ có kính soi. Tôi nghe có tiếng vợ tôi kêu cứu hơi xa xa, mơ hồ, có lẽ do cát đổ xuống phủ đầy chăn đáp. Thêm nữa, cái tủ đựng áo quần bị hất tung lên, đè lên vợ tôi, lúc ấy đang có bầu khoảng 8 tháng, cùng đứa con gái thứ nhì và đứa con trai xuống dưới. Không hiểu sao lúc đó tôi mạnh lắm. Nhờ ánh sáng đạn pháo kích đang nổ nên thấy rõ cảnh vật, tôi cần hai cái chân tủ hất sang một bên, kéo chăn và kéo vợ cùng 2 đứa con ra. Chợt ngó lại, tôi thấy đứa con gái đầu thay vì chạy vào hầm, lại đang đứng sát bên chân tôi. Tôi hỏi : “Răng không vô hầm đi ?” Con bé trả lời, khá rõ : “Con xệ (sợ) quá !”.
Vừa khi ấy thì đứa giúp việc : Con Thơ lớn nhứt, đã 20 tuổi. Hai đứa kia nhỏ hơn thì một là con Lụt, em ruột con Thơ và con Nguyệt, nhỏ nhứt, ngủ dưới nhà bếp chạy lên. Con Thơ nói : “Con vô hầm rồi, không chộ (thấy) cậu mợ nên chạy ra ni”. Tôi bảo con Thơ dắt mấy đứa nhỏ vào hầm, tôi dẫn vợ tôi chạy theo.
Suốt trong thời gian ấy đạn pháo kích vẫn nổ ở sân trước và sân bên hông nhà, không trúng nhà tôi nữa. Vậy mà cả gia đình nhỏ của tôi không ai hề hấn gì, ngồi chen chúc trong cái hầm chật. Tôi ngồi phía ngoài, ngay cửa hầm.
Thằng con trai của tôi vẫn cứ khóc lè nhè từ nãy đến giờ. Tôi cứ ngỡ nó đau chân nên khóc. Thằng bé mới 2 tuổi, dễ thương và rất đẹp trai. Trước Tết mấy hôm, anh Ky, người cháu của vợ tôi, đang học Y Khoa ở Huế, đến chơi, thấy thằng bé kháu quá bèn bỏ nó lên xe vélo chở đi lòng vòng. Được một lúc thì thằng bé thọc chân vô căm xe, sưng vù, tôi phải đem đi bệnh viện bó bột và chích thuốc. Từ bữa đó đến giờ, vì cái chân bột nên thằng bé hay khóc. Không ngờ một lúc sau, vợ tôi nói : “Anh ! Thằng cu Bảo bị thương, máu chảy sau đầu”. Con Thơ thường nhóm bếp nên bao giờ cũng thủ sẵn một cái bật lửa trong túi, lấy ra bật lên cho vợ tôi xem chỗ thằng bé bị thương. Xong, vợ tôi nói : “Rách một đường sau đầu, hết ra máu rồi, chắc không can chi !” Nghe vợ giải thích, tôi yên tâm.
Bây giờ thì hết pháo kích nhưng đạn súng nhỏ nổ rền trời như người ta đang đốt pháo vậy. Tiếng đạn nổ lốp bốp nghe lạ tai, không phải thứ đạn như Garant M-1 mà tôi có bắn thực tập hồi còn học Cao Đẵng Quân Sự. Thỉnh thoảng, tiếng lựu đạn nổ chen vào như người ta đốt pháo giây có kèm theo pháo tống vậy. Lựu đạn nổ gần lắm, ngay phía ngoài cửa trước nhà tôi. Nhờ cái hầm nằm ở căn phòng chếch qua một bên phòng khách nên không can gì, chỉ mỗi khi lựu đạn nổ thì cái hầm nhỏ của tôi rung rinh dữ dội. Sáng ra, tôi mới biết là Việt Cộng núp trong sân nhà tôi, tấn công vào cái “lô-cốt” (blockhaus) của Cảnh Sát Dã Chiến bên kia đường. CSDC phản công, bắn M-79 vào ngay sân nhà tôi mới ra cớ sự như vậy.
Súng nổ ran từng chặp rồi nghỉ khoảng nửa tiếng. Nửa giờ sau, có 3 phát súng lệnh, súng đạn lại nổ rền, đợt tấn công mới lại bắt đầu. Lựu đạn của CSDC lại bắn vào sân nhà tôi.
Sau khoảng vài ba đợt tấn công thì có tiếng tù và thổi.
Con Thơ nói :
- “Rứa là họ rút lui đó cậu mợ”.
- “Răng mi biết ?” Tôi hỏi.
Con Thơ giải thích :
- “Dưới làng con đánh dau (nhau), khi mô thổi tù và hay thổi còi là họ rút lui”.
Quả thật Việt Cộng rút. Trời sáng dần, mờ mờ.
Tôi bỗng nghe có tiếng người la to phía sân trước, hướng về phía trại CSDC :
- “Đừng bắn nữa nhé ! Đừng bắn nữa nhé, tôi ra hàng nhé !”.
Có tiếng mấy người lính CSDC bên kia đường la to, đáp lại :
- “Bỏ súng xuống ! Bỏ súng xuống”.
Tôi cố lắng nghe tiếng người ra hàng để biết họ là người xứ nào. Đây là tiếng Bắc, không rõ tỉnh nào, nhưng ít ra cũng từ Thanh Hoá đổ ra. Sở dĩ tôi chú ý việc nầy vì năm ngoái, quân Việt Cộng tấn công vào thị xã Quảng Trị, thất bại, họ rút lui. Con đường tiến vào và rút lui là con đường hẻm phía sau nhà tôi. Ông anh tôi sợ Việt Cộng leo lên núp trên mái nhà, nghe họ vừa di chuyển vừa nói với nhau. Tôi hỏi :
- “Họ nói giọng gì ?”.
Anh tôi cười, trả lời :
- “Bùi Xuân Lục”.
Bùi Xuân Lục là tên một người rể của dì tôi, quê ở Hà Tĩnh. Bà con bên ngoại tôi thường nhái giọng Hà Tĩnh để ghẹo anh ấy chơi. Tiếng Quảng Trị không nhẹ gì nhưng so với giọng Hà Tĩnh cũng còn đỡ hơn nhiều.
Thấy dứt tiếng súng, vợ chồng con cái chúng tôi ra khỏi hầm.
Việc trước tiên là vợ tôi ra tủ đựng bông băng lấy nước rửa vết thương cho con, xức thuốc và dán băng keo vào đó. Con Thơ xuống bếp, chuẩn bị nấu ăn. Nó hỏi vợ tôi : “Nước máy không có, nước trong lu dớp (nhớp) lắm. Không có nước a mợ !”.
Tôi đi xuống bếp, xem lại lu nước. Cát
ngói từ trên mái nhà đổ vào lu. Tôi nói : “Gạn nước nầy mà nấu, đừng đi ra ngoài
đường nghe không !” Con Thơ nghe lời tôi, gạn nước nấu cơm.
Trong khi đó thì vợ tôi lo dọn dẹp nhà cửa. Vì đêm qua đạn nổ, rung rinh căn nhà, nên chén bát, quần áo đổ nhào xuống nền nhà, cái bể, cái dơ, phải gom hết lại. Mấy cái mền (chăn) đắp tối hôm qua phải rũ bụi sạch để dùng lại, chưa giặt được. Cái chăn tôi đắp chung với con gái đầu thủng một lỗ ở giữa. Mảnh đạn đi vào giữa hai cha con, không đụng nhằm ai cả. Vợ tôi mừng nói :
- “Hú vía anh ơi ! Mảnh đạn chui vô vầy mà không ai bị thương”.
Cái tủ áo quần có tấm gương soi, thì tấm gương bị bể nát. Có lẽ một miếng kính vỡ bay ra đụng nhằm thằng bé nên nó bị cắt một đường phía sau đầu. Cũng may, vết cắt không sâu.
Được một lúc, ông Hà Nguyên Chi, phó ty Cảnh Sát, nhà phía bên kia ngã tư, mang súng đi bộ qua nhà tôi. Ông ta hỏi :
- “Khi hôm nghe bên ni súng nổ dữ lắm. Có ai can chi không ?”.
Tôi cám ơn và trả lời không ai việc gì cả. Trước khi ra về, ông ta còn dặn :
- “Đừng ra ngoài đường, Việt Cộng còn ở trên lầu trường Nguyễn Tri Phương”.
Một lúc, vợ tôi có việc gì đó, đi ra cái sân bên hông nhà. Khi vào nhà, vợ tôi nói :
- “Có miếng thịt mắc nơi cây bông hường”.
- “To hay nhỏ ?” Tôi hỏi.
- “Cỡ 20 đồng”. Vốn thực tế, vợ tôi nói.
Tôi thấy cũng buồn cười nhưng không nói gì. Thịt người chớ có phải thịt heo, bò ở chợ đâu mà ví như thế.
Hôm đó, tôi hơi buồn, cứ thắc mắc : “Mình bị pháo kích như thế nầy mà chẳng thấy anh bạn nào đến thăm cả. Ngoài đường có tiếng người lao xao một lúc, không biết người ta chạy loạn hay bọn trẻ tò mò đạp xe chạy quanh quan sát chơi.
Buổi chiều 30 tết, tôi tổ chức ăn tất niên tại nhà. Trước đó một tuần lễ, một anh học trò nhà ở Vĩ Dạ, nói với tôi :
- “Năm ni ba em hạ một con bò thui. Thầy muốn mua thì em đem lên nhà cho thầy”.
Có bò thui và biết rằng sẽ được thịt ngon, tôi hỏi vợ tôi rồi mua mấy ký, tổ chức ăn tết với bạn bè. Trong các bạn tôi mời, có anh Hoàng Văn X, bạn đồng nhiệp nhưng tôi kính mến như người anh, tôi mời cả hai vợ chồng ông nầy. Vợ chồng anh bạn nối khố từ khi mới lên trung học : Lê Trọng A, hiện làm hiệu trưởng trường trung học Tây Lộc, một bà trung tá, chồng đang du học ở Mỹ, bạn của vợ tôi, và anh Đoàn Công L, trưởng ty Cảnh Sát, quen thân vợ chồng tôi.
Tối hôm đó, anh L đến trễ lắm. Tôi đã tính không chờ nhưng các bạn biểu rán một chút. Ông trưởng ty mà ăn sau thì cũng kỳ ! Anh L tới thì vào bàn ngay. Trước khi cầm đũa, anh ấy xin lỗi đến trễ vì họp với bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 lâu quá - do Đại Tá Ngô Quang Trưởng chủ toạ - Lúc ấy tướng Trưởng còn mang lon Đại Tá. Anh L cũng cho biết là có tin Việt Cộng sẽ tấn công, không rõ mục tiêu ở đâu. Nghe vậy thì cũng hay vậy, không ai ngờ tối hôm sau, mồng một tết, Việt Cộng tấn công vào Huế. Ngay khi anh L nói chuyện đó thì Việt Cộng cũng đã đột nhập vào thành phố đông lắm rồi. Vậy mà không ai biết cả hay sao ? ! Đánh giặc gì mà kỳ cục vậy. Tình báo ở đâu ? !
Mới tiệc tùng vui vẻ đó mà bây giờ chẳng thấy ai, tôi nghĩ vậy và cũng hơi buồn.
Tối hôm đó, mới tối chúng tôi đã vào hầm, không dám ngủ ở bên ngoài. Trời sập tối một lúc lâu thì lại nghe ba phát súng lệnh, súng nhỏ và lựu đạn nổ rền trời. Khoảng một giờ đồng hồ thì dứt tiếng súng. Rồi lại có ba phát súng lệnh, mở đầu đợt tấn công mới.
Lần nầy vì Việt Cộng tấn công từ đầu hôm, không bắt đầu lúc quá nửa khuya như tối hôm trước, trận đánh kéo dài quá nên tôi lo lắng và thấy bực bội lắm. Suốt đêm ngồi bó rọ trong hầm như thế nầy lại súng đạn rền trời thì chịu đời sao thấu. Tối nay lại có tiếng máy bay bay phía trên và có tiếng súng từ trên máy bay bắn xuống. Đó là loại máy bay Hoả Long. Máy bay Hoả Long bắn suốt đêm cho tới sáng bạch, ngay trên lầu trường trung học Nguyễn Tri Phương. Cứ sau đêm tấn công, ban ngày Việt Cộng rút về ẩn núp ở đây. Súng Hoả Long 6 nòng, bắn dữ dội nên trường Nguyễn Tri Phương bị trốc hết mái.
Cũng gần tới sáng, lại có tiếng tù và thổi như đêm trước, tôi thấy khỏe, yên lòng một chút.
Trời sáng, chúng tôi lại chui ra khỏi hầm, dọn dẹp nhà cửa.
Đêm nay, Việt Cộng không núp trong nhà tôi mà sát ngoài hàng rào phía trước, cách nhà khá xa nên chúng tôi khỏi lâm vào cảnh bị lựu đạn nổ như đêm trước, không còn pháo kích nên nhà cửa cũng không bị hư hại gì thêm. Tôi nói với vợ tôi :
- “Mình chạy lánh nạn chỗ khác đi. Đêm nào cũng đánh nhau vậy, chịu không thấu đâu”.
Nghe lời tôi, vợ tôi chuẩn bị chạy giặc. Nửa giờ sau, chúng tôi bồng bế nhau ra khỏi nhà.
Tôi cõng bé Diễm, 4 tuổi, đứa con gái thứ 3 (Kể theo trong Nam) trên lưng, tay dắt đứa thứ 2, chị cả. Vợ tôi có bầu, bụng đã to nhưng tay cũng bế thằng con trai. Con Thơ gánh một gánh đồ ăn đem theo, phòng bị đói. Hai con nhỏ kia, mỗi đứa một ôm mền mùng và quần áo cho cả gia đình.
Ra tới sân, thấy cảnh tượng ở đó, vợ tôi níu lấy tôi, không chịu đi, rên rỉ : “Ghê quá anh ơi !” Tôi nói với vợ : “Gắng lên, qua khỏi đây là hết. Không can chi !”. Tôi nắm tay vợ, trong khi tay kia đã nắm đứa con nhỏ, cùng đi nhanh. Trong sân, ngay gốc dừa là xác một chiến binh Việt Cộng, mặc quần áo bà ba đen, không có áo ấm, áo mưa gì hết. Tôi cũng không để ý có súng hay không. Phía ngoài cổng, sát hàng rào là 3 xác chết khác, cũng nằm co quắp, ngoài bộ bà ba đen, không có áo ấm, áo mưa gì cả. Tôi thắc mắc : Bộ đánh giặc nóng lắm hay sao mà không ai mặc áo ấm cả vậy trời. Hay họ không có áo ấm để mặc. Tôi nhớ năm 1947, hồi mới chạy tản cư, thỉnh thoảng, tôi có thấy Vệ Quốc Đoàn mặc áo trấn thủ, đâu có phong phanh cái áo bà ba như mấy anh Việt Cộng nầy.
Vừa ra khỏi ngõ, tôi lại thấy có mấy anh lính CSDC đứng bên hông “lô cốt”. Có người nói :
- “Thầy có chi cho tụi em ăn với. Hai ngày nay đói lắm”.
Sở dĩ họ gọi tôi bằng thầy vì trong số đồng đội của họ, không ít người là học trò cũ của tôi.
Vợ tôi nói :
- “Có bánh tét, mấy em ăn không ?”.
- “Tốt lắm, tốt lắm cô. Cô cho vài đòn nghe !” Vợ tôi biểu con Thơ bỏ gánh xuống, lấy hai đòn bánh đi tới sát hàng rào, quăng vào cho họ.
Dự tính chạy về Chợ Cống, ngoại ô, tá túc nhà mấy người bạn, nên tôi hỏi :
- “Về Chợ Cống được không ?”
- “Không được mô ! Việt Cộng chiếm rồi thầy ơi !” Có người trả lời.
- “Vô thành nội được không ?” Tôi lại hỏi.
- “Không được. Việt Cộng cũng chiếm rồi”. Lại có tiếng trả lời.
Không kịp suy nghĩ, tôi nói với vợ tôi : “Về Hàng Me”.
Đường Hàng Me cách nhà tôi hiện ở không xa, chưa tới nửa cây số. Chúng tôi lúp xúp chạy, đường vằng hoe. Tới ngã tư có đường về sân vận động Tự Do, tôi thấy bên cạnh đường, kế gốc cây là xác hai người lính Việt Nam Cộng Hoà. Sau mới biết rằng hai người nầy về nhà ăn tết, nửa đêm nghe súng nổ, mặc quần áo đi bộ vào trại. Tới ngã tư nầy thì họ bị Việt Cộng bắn chết. Gia đình thân nhân chưa hay biết gì cả nên chưa chôn cất.
Tới đường Hàng Me, tôi ghé nhà bác Xưởng, quen biết từ năm trước. Bác cũng có đứa con, học trò trường của tôi chứ không phải học trò tôi. Trước đây một năm, tôi cũng từng ở xóm nầy nên cũng quen biết nhau. Bác ấy làm Công An (Cảnh Sát Đặc Biệt). Khu đường Hàng Me, vì trái đường, xa doanh trại quân đội nên chẳng có đánh chác gì ở đây cả. Vì không đánh nhau, bộ đội chưa tới thì cán bộ Việt Cộng cũng chưa mò tới dây, tình hình khác với chỗ khác là vậy.
Vợ bác Xưởng và mấy bà hàng xóm đang ngồi đánh tứ sắc. Thấy chúng tôi tới, họ nghỉ đánh bài, lấy đồ ăn dọn ra cho chúng tôi ăn. Vợ chồng con cái chúng tôi và mấy đứa ở lần lượt thay nhau tắm rửa, thay quần áo, thấy khỏe khoắn và ăn ngon.
Nghĩ cũng buồn cười. Hai nơi cách nhau chưa được nửa cây số, nơi của tôi thì đánh nhau liền hai ngày đêm, điện nước không có, lại còn phải chui vào hầm trốn súng đạn suốt cả đêm. Nơi đây thì chẳng có gì hết. Súng đạn chỉ nghe xa xa vọng lại, giống như một xứ sở thanh bình, chẳng biết chiến tranh là gì cả.
Quá trưa, bác Xưởng qua nhà bên cạnh, hỏi thuê tạm cho gia đình tôi một chỗ trú chân. Nhà nầy chính là ngôi nhà tôi đã ở năm vừa qua.
Nói chuyện với chủ nhà xong, bác Xưởng nói với tôi :
- “Tui hỏi giúp anh chị lấy tạm một phòng nhà bên kia. Tối qua bên đó ngủ cho thoải mái”.
Được vậy, vợ chồng tôi mừng lắm, bèn mang đồ đạc qua nhà bên đó. Tôi vào hỏi thăm chủ nhà cho phải phép.
Vào tới nhà ông, tôi lại thấy buồn cười. Người đứng ra thay mặt chủ nhà cho thuê là ông Hoành, ông nầy làm sở Mỹ nên trông cũng khá giả, thoải mái. Khi tôi tới, ông đang ngồi ở sa-lông chơi với đứa con trai, miệng ngậm ống vố, hút thuốc Seventy-Nine thơm lừng. Tôi tự trách thầm. Học hành như ông nầy, chẳng tới đâu mà sướng vậy. Còn như mình, làm thầy giáo, chẳng bao giờ giàu, chỉ đủ ăn, giặc giã chạy loạn, tay dắt tay ôm, sao mà khổ thế !
Cũng vì ý nghĩ đó nên sau Mậu Thân, nhập ngũ rồi, ra đơn vị, tôi cũng học thói mỗi khi có thì giờ thì ngồi vếch đốc củ tỏi mà hút ống vố, thuốc Seventy-Nine thơm phức cho khỏe với đời một chút vậy !
Tối hôm đó, tôi ngủ ngon, mặc dù vẫn còn nghe súng nổ ở phía nhà cũ. Súng nổ xa, biết đạn sẽ không tới chỗ mình nên yên giấc suốt đêm.
Trong khi đó thì vợ tôi lo dọn dẹp nhà cửa. Vì đêm qua đạn nổ, rung rinh căn nhà, nên chén bát, quần áo đổ nhào xuống nền nhà, cái bể, cái dơ, phải gom hết lại. Mấy cái mền (chăn) đắp tối hôm qua phải rũ bụi sạch để dùng lại, chưa giặt được. Cái chăn tôi đắp chung với con gái đầu thủng một lỗ ở giữa. Mảnh đạn đi vào giữa hai cha con, không đụng nhằm ai cả. Vợ tôi mừng nói :
- “Hú vía anh ơi ! Mảnh đạn chui vô vầy mà không ai bị thương”.
Cái tủ áo quần có tấm gương soi, thì tấm gương bị bể nát. Có lẽ một miếng kính vỡ bay ra đụng nhằm thằng bé nên nó bị cắt một đường phía sau đầu. Cũng may, vết cắt không sâu.
Được một lúc, ông Hà Nguyên Chi, phó ty Cảnh Sát, nhà phía bên kia ngã tư, mang súng đi bộ qua nhà tôi. Ông ta hỏi :
- “Khi hôm nghe bên ni súng nổ dữ lắm. Có ai can chi không ?”.
Tôi cám ơn và trả lời không ai việc gì cả. Trước khi ra về, ông ta còn dặn :
- “Đừng ra ngoài đường, Việt Cộng còn ở trên lầu trường Nguyễn Tri Phương”.
Một lúc, vợ tôi có việc gì đó, đi ra cái sân bên hông nhà. Khi vào nhà, vợ tôi nói :
- “Có miếng thịt mắc nơi cây bông hường”.
- “To hay nhỏ ?” Tôi hỏi.
- “Cỡ 20 đồng”. Vốn thực tế, vợ tôi nói.
Tôi thấy cũng buồn cười nhưng không nói gì. Thịt người chớ có phải thịt heo, bò ở chợ đâu mà ví như thế.
Hôm đó, tôi hơi buồn, cứ thắc mắc : “Mình bị pháo kích như thế nầy mà chẳng thấy anh bạn nào đến thăm cả. Ngoài đường có tiếng người lao xao một lúc, không biết người ta chạy loạn hay bọn trẻ tò mò đạp xe chạy quanh quan sát chơi.
Buổi chiều 30 tết, tôi tổ chức ăn tất niên tại nhà. Trước đó một tuần lễ, một anh học trò nhà ở Vĩ Dạ, nói với tôi :
- “Năm ni ba em hạ một con bò thui. Thầy muốn mua thì em đem lên nhà cho thầy”.
Có bò thui và biết rằng sẽ được thịt ngon, tôi hỏi vợ tôi rồi mua mấy ký, tổ chức ăn tết với bạn bè. Trong các bạn tôi mời, có anh Hoàng Văn X, bạn đồng nhiệp nhưng tôi kính mến như người anh, tôi mời cả hai vợ chồng ông nầy. Vợ chồng anh bạn nối khố từ khi mới lên trung học : Lê Trọng A, hiện làm hiệu trưởng trường trung học Tây Lộc, một bà trung tá, chồng đang du học ở Mỹ, bạn của vợ tôi, và anh Đoàn Công L, trưởng ty Cảnh Sát, quen thân vợ chồng tôi.
Tối hôm đó, anh L đến trễ lắm. Tôi đã tính không chờ nhưng các bạn biểu rán một chút. Ông trưởng ty mà ăn sau thì cũng kỳ ! Anh L tới thì vào bàn ngay. Trước khi cầm đũa, anh ấy xin lỗi đến trễ vì họp với bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 lâu quá - do Đại Tá Ngô Quang Trưởng chủ toạ - Lúc ấy tướng Trưởng còn mang lon Đại Tá. Anh L cũng cho biết là có tin Việt Cộng sẽ tấn công, không rõ mục tiêu ở đâu. Nghe vậy thì cũng hay vậy, không ai ngờ tối hôm sau, mồng một tết, Việt Cộng tấn công vào Huế. Ngay khi anh L nói chuyện đó thì Việt Cộng cũng đã đột nhập vào thành phố đông lắm rồi. Vậy mà không ai biết cả hay sao ? ! Đánh giặc gì mà kỳ cục vậy. Tình báo ở đâu ? !
Mới tiệc tùng vui vẻ đó mà bây giờ chẳng thấy ai, tôi nghĩ vậy và cũng hơi buồn.
Tối hôm đó, mới tối chúng tôi đã vào hầm, không dám ngủ ở bên ngoài. Trời sập tối một lúc lâu thì lại nghe ba phát súng lệnh, súng nhỏ và lựu đạn nổ rền trời. Khoảng một giờ đồng hồ thì dứt tiếng súng. Rồi lại có ba phát súng lệnh, mở đầu đợt tấn công mới.
Lần nầy vì Việt Cộng tấn công từ đầu hôm, không bắt đầu lúc quá nửa khuya như tối hôm trước, trận đánh kéo dài quá nên tôi lo lắng và thấy bực bội lắm. Suốt đêm ngồi bó rọ trong hầm như thế nầy lại súng đạn rền trời thì chịu đời sao thấu. Tối nay lại có tiếng máy bay bay phía trên và có tiếng súng từ trên máy bay bắn xuống. Đó là loại máy bay Hoả Long. Máy bay Hoả Long bắn suốt đêm cho tới sáng bạch, ngay trên lầu trường trung học Nguyễn Tri Phương. Cứ sau đêm tấn công, ban ngày Việt Cộng rút về ẩn núp ở đây. Súng Hoả Long 6 nòng, bắn dữ dội nên trường Nguyễn Tri Phương bị trốc hết mái.
Cũng gần tới sáng, lại có tiếng tù và thổi như đêm trước, tôi thấy khỏe, yên lòng một chút.
Trời sáng, chúng tôi lại chui ra khỏi hầm, dọn dẹp nhà cửa.
Đêm nay, Việt Cộng không núp trong nhà tôi mà sát ngoài hàng rào phía trước, cách nhà khá xa nên chúng tôi khỏi lâm vào cảnh bị lựu đạn nổ như đêm trước, không còn pháo kích nên nhà cửa cũng không bị hư hại gì thêm. Tôi nói với vợ tôi :
- “Mình chạy lánh nạn chỗ khác đi. Đêm nào cũng đánh nhau vậy, chịu không thấu đâu”.
Nghe lời tôi, vợ tôi chuẩn bị chạy giặc. Nửa giờ sau, chúng tôi bồng bế nhau ra khỏi nhà.
Tôi cõng bé Diễm, 4 tuổi, đứa con gái thứ 3 (Kể theo trong Nam) trên lưng, tay dắt đứa thứ 2, chị cả. Vợ tôi có bầu, bụng đã to nhưng tay cũng bế thằng con trai. Con Thơ gánh một gánh đồ ăn đem theo, phòng bị đói. Hai con nhỏ kia, mỗi đứa một ôm mền mùng và quần áo cho cả gia đình.
Ra tới sân, thấy cảnh tượng ở đó, vợ tôi níu lấy tôi, không chịu đi, rên rỉ : “Ghê quá anh ơi !” Tôi nói với vợ : “Gắng lên, qua khỏi đây là hết. Không can chi !”. Tôi nắm tay vợ, trong khi tay kia đã nắm đứa con nhỏ, cùng đi nhanh. Trong sân, ngay gốc dừa là xác một chiến binh Việt Cộng, mặc quần áo bà ba đen, không có áo ấm, áo mưa gì hết. Tôi cũng không để ý có súng hay không. Phía ngoài cổng, sát hàng rào là 3 xác chết khác, cũng nằm co quắp, ngoài bộ bà ba đen, không có áo ấm, áo mưa gì cả. Tôi thắc mắc : Bộ đánh giặc nóng lắm hay sao mà không ai mặc áo ấm cả vậy trời. Hay họ không có áo ấm để mặc. Tôi nhớ năm 1947, hồi mới chạy tản cư, thỉnh thoảng, tôi có thấy Vệ Quốc Đoàn mặc áo trấn thủ, đâu có phong phanh cái áo bà ba như mấy anh Việt Cộng nầy.
Vừa ra khỏi ngõ, tôi lại thấy có mấy anh lính CSDC đứng bên hông “lô cốt”. Có người nói :
- “Thầy có chi cho tụi em ăn với. Hai ngày nay đói lắm”.
Sở dĩ họ gọi tôi bằng thầy vì trong số đồng đội của họ, không ít người là học trò cũ của tôi.
Vợ tôi nói :
- “Có bánh tét, mấy em ăn không ?”.
- “Tốt lắm, tốt lắm cô. Cô cho vài đòn nghe !” Vợ tôi biểu con Thơ bỏ gánh xuống, lấy hai đòn bánh đi tới sát hàng rào, quăng vào cho họ.
Dự tính chạy về Chợ Cống, ngoại ô, tá túc nhà mấy người bạn, nên tôi hỏi :
- “Về Chợ Cống được không ?”
- “Không được mô ! Việt Cộng chiếm rồi thầy ơi !” Có người trả lời.
- “Vô thành nội được không ?” Tôi lại hỏi.
- “Không được. Việt Cộng cũng chiếm rồi”. Lại có tiếng trả lời.
Không kịp suy nghĩ, tôi nói với vợ tôi : “Về Hàng Me”.
Đường Hàng Me cách nhà tôi hiện ở không xa, chưa tới nửa cây số. Chúng tôi lúp xúp chạy, đường vằng hoe. Tới ngã tư có đường về sân vận động Tự Do, tôi thấy bên cạnh đường, kế gốc cây là xác hai người lính Việt Nam Cộng Hoà. Sau mới biết rằng hai người nầy về nhà ăn tết, nửa đêm nghe súng nổ, mặc quần áo đi bộ vào trại. Tới ngã tư nầy thì họ bị Việt Cộng bắn chết. Gia đình thân nhân chưa hay biết gì cả nên chưa chôn cất.
Tới đường Hàng Me, tôi ghé nhà bác Xưởng, quen biết từ năm trước. Bác cũng có đứa con, học trò trường của tôi chứ không phải học trò tôi. Trước đây một năm, tôi cũng từng ở xóm nầy nên cũng quen biết nhau. Bác ấy làm Công An (Cảnh Sát Đặc Biệt). Khu đường Hàng Me, vì trái đường, xa doanh trại quân đội nên chẳng có đánh chác gì ở đây cả. Vì không đánh nhau, bộ đội chưa tới thì cán bộ Việt Cộng cũng chưa mò tới dây, tình hình khác với chỗ khác là vậy.
Vợ bác Xưởng và mấy bà hàng xóm đang ngồi đánh tứ sắc. Thấy chúng tôi tới, họ nghỉ đánh bài, lấy đồ ăn dọn ra cho chúng tôi ăn. Vợ chồng con cái chúng tôi và mấy đứa ở lần lượt thay nhau tắm rửa, thay quần áo, thấy khỏe khoắn và ăn ngon.
Nghĩ cũng buồn cười. Hai nơi cách nhau chưa được nửa cây số, nơi của tôi thì đánh nhau liền hai ngày đêm, điện nước không có, lại còn phải chui vào hầm trốn súng đạn suốt cả đêm. Nơi đây thì chẳng có gì hết. Súng đạn chỉ nghe xa xa vọng lại, giống như một xứ sở thanh bình, chẳng biết chiến tranh là gì cả.
Quá trưa, bác Xưởng qua nhà bên cạnh, hỏi thuê tạm cho gia đình tôi một chỗ trú chân. Nhà nầy chính là ngôi nhà tôi đã ở năm vừa qua.
Nói chuyện với chủ nhà xong, bác Xưởng nói với tôi :
- “Tui hỏi giúp anh chị lấy tạm một phòng nhà bên kia. Tối qua bên đó ngủ cho thoải mái”.
Được vậy, vợ chồng tôi mừng lắm, bèn mang đồ đạc qua nhà bên đó. Tôi vào hỏi thăm chủ nhà cho phải phép.
Vào tới nhà ông, tôi lại thấy buồn cười. Người đứng ra thay mặt chủ nhà cho thuê là ông Hoành, ông nầy làm sở Mỹ nên trông cũng khá giả, thoải mái. Khi tôi tới, ông đang ngồi ở sa-lông chơi với đứa con trai, miệng ngậm ống vố, hút thuốc Seventy-Nine thơm lừng. Tôi tự trách thầm. Học hành như ông nầy, chẳng tới đâu mà sướng vậy. Còn như mình, làm thầy giáo, chẳng bao giờ giàu, chỉ đủ ăn, giặc giã chạy loạn, tay dắt tay ôm, sao mà khổ thế !
Cũng vì ý nghĩ đó nên sau Mậu Thân, nhập ngũ rồi, ra đơn vị, tôi cũng học thói mỗi khi có thì giờ thì ngồi vếch đốc củ tỏi mà hút ống vố, thuốc Seventy-Nine thơm phức cho khỏe với đời một chút vậy !
Tối hôm đó, tôi ngủ ngon, mặc dù vẫn còn nghe súng nổ ở phía nhà cũ. Súng nổ xa, biết đạn sẽ không tới chỗ mình nên yên giấc suốt đêm.
2. Tập
Trung
Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy thì trời đã
sáng hẳn. Quang cảnh thật yên lặng, có tiếng người ngoài sân nhưng ngoài đường
thì vắng. Tôi đi ra sân.
Ông cụ Chất, thân sinh của tướng Toàn, nhà
ở bên kia hàng rào xi măng, đang kéo một ống giây nylon cho nước dùng qua sân
chúng tôi vì cụ thấy bên phía nhà tôi nhiều người đang chéo réo về việc nước máy
không có. Ông cụ là người tốt bụng, sinh sống ở đây đã lâu, mọi người đều kính
mến.
Trong khi nhiều người đang loay hoay lấy
nước thì có đứa trẻ nói : “Việt Cộng kìa !” Tay đứa trẻ chỉ lên hướng sau, phía
đường Đội Cung, trường Kiểu Mẫu. Người mẹ, tôi đoán vậy, rầy đứa con : “Chỉ chỏ
nó thấy nó bắn cho bây giờ”.
Thật ra, cũng không đáng lo như vậy. Tên
Việt Cộng đang lom khom bò trên nóc dãy nhà dài hơi xa sân nhà tôi. Đó là dãy
nhà cho thuê, ngó ra đường Đội Cung. Tên Việt Cộng bò ra tới cuối nóc nhà thì
ngừng lại. Có lẽ từ chỗ đó y quan sát phía bờ sông, chỗ bến cảng mới của lính
Mỹ. Bỗng có tiếng súng lớn từ phía bờ sông bắn lên, có cả đạn lửa nên tôi thấy
rõ đạn đạo bay về phía tên Việt Cộng. Anh ta vội vàng chạy tháo lui. Không rõ
anh ta đi dò thám lính Mỹ hay thất lạc đơn vị.
Sau khi ăn sáng xong, tôi nói với vợ tôi :
- “Để coi yên yên, anh về nhà lấy cái TV”.
Vợ tôi hốt hoảng :
- “Thôi anh ! Nguy hiểm lắm, không đi được
đâu !”
- “Để chút nữa coi tình hình ra sao !” Tôi
nói. “Nếu có người ta đi thì mình đi. Còn như đường vắng lắm thì thôi”. Ngưng
một chút, tôi nói : “Về lấy cái TV cho con nó coi. Nhà không cửa nẻo gì hết,
người ta lấy mất thì biết bao giờ mới mua lại được”.
Cách đây mấy tháng, khi Huế bắt đầu có đài
TV, tôi cùng vợ đi mua một cái TV hiệu Denon, 20 inches, về cho các con coi.
Lương thầy giáo như tôi, với cái TV giá 4 chục ngàn là to lắm. Vợ tôi phải tiết
kiệm lắm mới mua được. Vừa mua cái xe Vespa, lại mua thêm cái TV, tình hình tài
chính chúng tôi kẹt lắm. Vả lại, từ khi có TV, không khí trong gia đình cũng
vui. Tối lại, cơm nước xong, chuẩn bị giường chiếu rồi cả nhà xúm nhau lại ở
phòng khách mà coi TV. Chương trình tuy không dài vì đài TV mới có, cũng đủ cho
cả nhà giải trí mỗi đêm. Bên cạnh đó, thằng con trai hai tuổi của tôi rất mê TV.
Hễ thấy trời tối thì thằng bé trèo lên ghế xa lông ngồi, miệng nói : “Mở Vi
choi”. (Mở TV coi). Có những buổi tối, hai vợ chồng tôi đi vắng, mấy đứa nhỏ
cùng mấy con ở coi TV với nhau. Anh Khôi, người chúng tôi cho thuê một phòng ở
phía ngoài, đi chơi về thấy mấy đứa con tôi ngồi coi TV, anh rất vui. Có lần anh
ấy nói : “Về thấy mấy đứa nhỏ ngồi xalông coi TV chăm chú, tôi có cảm tưởng như
cảnh bên Tây. Đời sống văn minh hiện đại sướng thật !”.
Tôi kể lại chuyện “Mở Vi choi” cho vợ
nghe, để thuyết phục cô ấy để tôi về nhà lấy cái TV đem theo kẻo sợ bị lấy mất.
Tới trưa, thấy ngoài đường có người đi
lại, nói với vợ xong, tôi bèn gọi con Thơ đi theo tôi lấy cái TV về. Nó cầm theo
cây đòn gánh. Thấy vậy, tôi hỏi :
- “Mi cầm theo đòn gánh làm chi ?”
- “Dạ, con gánh TV về”. Con Thơ
trả lời.
Tôi nói :
- “Cầm theo cái đòn gánh, lính
tráng hay Việt Cộng ở xa xa, nó tưởng mầy cầm cây súng, ria cho một băng là xong
đời. Ngu ! Đem cất đi”.
Nó đi theo tôi về nhà. Nhà
trống hoắc, không cửa nẻo gì cả vì hôm đầu tiên đạn pháo kích làm bung cửa hết
cả rồi. Cũng may, hôm dọn dẹp nhà cửa sau đêm đầu tiên Việt Cộng tấn công, vợ
tôi đã tháo 4 cái chân TV, còn cái TV thì lấy mền bọc lại. Tôi chỉ việc buộc
giây rồi lấy cây tre thọc ngang. Con Thơ phía trước, tôi phía sau, khiêng cái TV
về.
Ra tới ngõ, tôi tránh không
đụng nhằm mấy “cục xà bông” nằm ngay giữa ngõ. Thật ra, đó không phải là xa-bông
mà chính là chất nổ, có màu hơi vàng như xa-bông cục, mềm. Có một miếng bị bánh
xe đạp cán lên, xà-bông lòi ra. Có khoảng ba bốn tấm xà-bông như vậy, mỗi tấm
dài khoảng 3 tấc vuông, dày cở 4 phân, bên ngoài bọc nylon màu xanh. Mỗi tấm
được chia làm bốn phần bằng nhau, mỗi phần có một ngòi nổ. Ngòi nổ lớn bằng đầu
đũa, dài gần ngón tay. Bên cạnh đó, lại có thêm 2 xác Việt Cộng nữa, vừa chết
đêm qua. Tôi đoán thầm là mấy tên nầy dự tính đem chất nổ đến phá cái lô-cốt bên
kia đường. Chưa kịp xung phong thị họ đã bị CSDC bắn chết ở đây. Mấy tấm xà-bông
nầy mà nổ được thì cái lô-cốt kia coi như không còn gì, những ngôi nhà quanh đầy
không sập thì cũng đổ vách, nứt tường, không ít người chết, bị thương. Chuyện
mới xảy ra tối qua, khi gia đình tôi đã chạy khỏi đây rồi. Hú vía !
Sau biến cố, tôi bỏ nhà nầy,
không dọn về ở nữa. Tôi biết vợ tôi vốn nhát gan, thấy cảnh Việt Cộng chết nằm
đầy ngoài sân, bên gốc dừa, ngay cửa ngõ, bên lề đường như vậy thì đêm nào cũng
có ác mộng, không thể có sự bình an tâm lý được, nên phải kiếm nhà khác mà ở
vậy.
Những gia đình trong khu vực,
sau khi tình hình yên ổn, lục tục kéo về. Bấy giờ hệ thống nước máy bị hỏng chưa
sửa chữa kịp, nhiều nhà dùng nước mưa. Nước hứng từ mái nhà bà cụ già ở ngay
chính giữa thấy có mùi hôi, không dùng được. Để tìm hiểu, người ta mới trèo lên
mái nhà xem. Té ra có xác một anh Việt Cộng nằm chết ở đấy, giữa hai mái nhà
trước và nhà sau gặp nhau, chỗ nầy có cái máng xối. Đạn trúng ngay đầu anh ta.
Có lẽ anh ta trèo lên mái nhà để bắn sang phía bên kia đường. Bên kia bắn lại,
đạn trúng ngay đầu khiến anh ta chết ngay tại chỗ. Gia chủ phải thuê người dọn
xác, đem chôn.
Tôi về tới nhà trọ mới được một
lúc thì có máy bay bay trên không, phát thanh lời kêu gọi của tướng Lãm, yêu cầu
đồng bào hãy tập trung về trường Kiểu Mẫu để được quân đội bảo vệ.
Thế là ai nấy ùn ùn kéo nhau
đi. Tất cả dân chúng ở xóm tôi đi lên trường Kiểu Mẫu, không ai dám đi theo
đường bờ sông (đường Lê Lợi). Việt Cộng ở bên kia sông, (đường Trần Hưng Đạo) hễ
thấy bóng người bên nầy, không phân biệt là ai, họ bắn qua. Có lẽ binh lính Việt
Cộng không ai có bằng xạ thủ nên may mắn không ai trúng đạn, chết hay bị thương
cả.
Vậy nên dân chúng đi con đường
trong, con đường đi vào Ty Cảnh Sát, tôi không nhớ tên đường nầy. Ty Cảnh Sát
phải đập vỡ một khúc tường phía sau để đồng bào sau khi vào Ty Cảnh Sát thì theo
chỗ tường vỡ đó mà qua trường Kiểu Mẫu. Khi đi ngang cái vọng gác ngay cổng ty,
chúng tôi thấy có một tên Việt Cộng nằm chết trong đó. Tình thật, tôi nói :
“Thằng Việt Cộng mập dữ”. Vợ tôi trả lời ngay : “Chết mấy ngày sình lên chớ mập
chi !”
Vào tới trường Kiểu Mẫu, lúc
ấy, trường thì rộng, người chưa đông, nên dễ kiếm chỗ nghỉ. Chúng tôi chọn một
lớp học ở tầng lầu hai, vào dọn chỗ nghỉ ở đó. Mấy người quen cũng dần dần kéo
vào, càng lúc càng đông. Người đi tới, kẻ đi lui, nói chuyện, náo nhiệt.
Tôi dặn cả nhà cứ ở trong
phòng, đừng ra ngoài, đề phòng Việt Cộng ở bên sông bắn qua hay pháo kích. Chiều
lại, con Thơ cùng một đứa nhỏ khác theo giúp, xuống giếng, - Cái giếng cũ, khá
lớn, đào từ hồi Tây còn đô hộ - lấy nước, vo gạo, nấu cơm. Cũng may, khi chạy
giặc, phòng xa, vợ tôi có biểu mấy con ở đem theo một cái lò nấu bằng dầu
hôi.
Chiều lại, cơm nước xong, trời
tối dần. Người đi lại đã thưa, rồi im lặng hẳn, ai nấy đã đi ngủ. Bình
yên.
Sau nửa khuya, tôi nghe một
tiếng nổ rất lớn, hơi xa, không biết là chuyện gì. Một lát sau, có tiếng người
ngoài hành lang nói : “Cầu Trường Tiền sập rồi”. (Đây là đề tài để sau nầy nhạc
sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác bài hát “Chuyện một cây cầu đã gãy”.)
Tôi đi ra hành lang, thấy có
mấy người đang đứng ở đó, nhìn về hướng cây cầu trên sông Hương. Tuy trời tối,
nhưng cũng trông thấy được : Cầu Trường tiền có sáu vài, hai vài giữa, chỗ nối
nhau đã rơi xuống sông. Tôi nghĩ thầm, mai mốt lấy chi mà hai bên qua lại.
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh kêu
gọi toàn dân kháng chiến, cầu đã bị giật sập một lần, cũng chính là hai vài cầu
ấy. Sau khi Tây chiếm lại thành phố Huế, hai vài sập được bắt tạm bằng cầu sắt
Eiffel, hẹp hơn, lót ván, xe cộ qua lại hai chiều không được, phải chờ nhau ở
đầu vài cầu hẹp. Khoảng năm 1953, cầu đã được sửa chữa lại, bằng hai vài cầu
mới, rộng như cũ, đúc xi măng. Việc giao thông trở lại bình thường. Bấy giờ cầu
được đặt tên mới là cầu Nguyễn Hoàng. Phần đông người Huế biết ông Nguyễn Hoàng
là ai nhưng chẳng ai gọi nó là cầu Nguyễn Hoàng. Người ta cứ tên cũ : Trường
Tiền mà gọi.
Nếu kể xưa hơn nữa thì hồi trận
bão năm Thìn (1902), cầu Trường Tiền hồi đó không biết làm bằng gì mà bão thổi
bay mất, sau làm mới như bây giờ, đúc sàn bằng xi măng. Vì vậy, sau trận bão năm
ấy, Huế có câu ca dao :
Chợ Đông Ba đem ra ngoài dại,
Cầu Trường Tiền đúc lại xi
măng.
Chợ Đông Ba ngày xưa nằm phía
ngoài cửa Đông Ba, chỗ sau nầy gọi là vườn hoa Đông Ba. Sau trận bão ấy, chợ dời
ra ở ngã ba sông Hương và sông đào Hàng Bè. Còn chuyện “đúc lại xi măng” thì như
trên, tôi đã kể.
Khi thấy cầu sập, đám người
đang đứng ở hành lang lúc ấy, bàn chuyện và tỏ ý buồn. Tuy nhiên, có ai đó nói
một câu được coi như an ủi, làm phấn chấn. Người ấy nói : “Việt Cộng thua
rồi”.
Nghe câu nói ấy, tôi cũng thấy
vui một chút vì “Việt Cộng thua”. Tôi thấy được cái lý lẽ của câu nói. Một lúc
sau, đi ngủ lại, tôi nằm bên vợ tôi. Vợ tôi hỏi : “Chi vậy anh ?”
- “Cầu Trường Tiền sập rồi !”
Tôi nói.
Vợ tôi chưng hững :
- “Cái gì ? Cầu Trường Tiền sập
? Việt Cộng giựt sập ?”
Tôi an ủi vợ :
- “Việt Cộng giựt sập. Họ cũng
sắp thua, chắc họ rút sớm thôi !”
Vợ tôi hỏi tới :
- “Răng anh biết ?”
Tôi giải thích cho vợ nghe
:
- “Nếu họ trên đà chiến thắng,
họ giựt sập cầu làm chi ! Giựt sập cầu là sợ quân mình bên nầy tiến
qua”.
Nghe tôi nói có lý, vợ tôi làm thinh, ngủ
tiếp.
Gần sáng thì người đi lại xôn xao ngoài
hành lang, bàn tán ồn ào về chuyện cầu Trường Tiền bị sập.
Con Thơ lại thức dậy, xuống giếng lấy nước
đem lên cho các con tôi rửa mặt, rồi nấu mì gói cho cả nhà. Trong khi đó thì vợ
tôi lo thay quần áo cho các con.
Đến gần trưa, vợ tôi nói :
- “Mình về thôi anh. Ở đây phức tạp quá
!”.
Tôi không đồng ý, hỏi :
- “Tối lại thì sao ?”
- “Nếu êm thì mình ngủ ở nhà, thấy không
êm thì mình lại vô đây”.
Chiều ý vợ, chúng tôi xếp đặt đồ đạc, ra
về.
Lần nầy, chúng tôi về bằng đường bờ sông
(đường Lê lợi) không đi đường qua ty Cảnh Sát như trước. Bây giờ, đường nầy
người đi lại cũng đã đông. Khi đi ngang bến tàu của Mỹ, có chiếc trực thăng đang
bay phía trên đầu, bắn hoả tiễn vào vị trí Việt Cộng bên kia sông, chỗ ngôi miếu
ngay ngã ba sông Hương và sông đào Hàng Bè, bên phía Gia Hội. Tiếng hoả tiễn xịt
lửa ngay trên đầu đã thấy ghê mà tiếng nổ ở bên sông rất dữ dội. Vợ tôi kinh hãi
quá, níu lấy tôi, rên rỉ : “Sợ quá anh ới ! Ghê quá anh ới !” Tôi quan sát và
thấy việc trực thăng bắn hoả tiễn bên sông, không ảnh hưởng gì tới bên nầy, bèn
an ủi vợ : “Họ bắn bên sông, có can gì tới mình đâu !” Rồi tôi đưa cả gia đình
tôi về ngôi nhà mới thuê. Chiều hôm đó, thấy không yên tâm ngủ ở ngoài nầy,
chúng tôi lại vào trường Kiểu Mẫu, trở lại chỗ cũ.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 017
NHẬT BÁO TIME * MẬU THÂN
Cuộc Thảm Sát Tại Huế Nhật Báo Time 31/10/1969
(nguyên văn bài báo Time phía dưới)
Năm nay, đánh dấu 40 năm biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Ðể
tưởng nhớ đến các đồng bào đã bị thảm sát tại Cố Ðô Huế, chúng tôi xin gởi đến
quý vị bài báo của tạp chí TIME đăng ngày 31/10/1969.
"Lúc đầu thì họ không dám
bước xuống giòng suối", một trong những người thuộc toán tìm kiếm kể lại. “Nhưng
mặt trời đang lặn và cuối cùng thì chúng tôi bước xuống nước, cầu nguyện cùng
những người chết xin hãy thông cảm cho chúng tôi”. Những người thuộc toán tìm
kiếm, khảo sát giòng suối cạn trong một khe núi ở phía nam thành phố Huế đã cầu
nguyện cho sự thông cảm vì những người chết nằm ở đây đã không được chôn cất
suốt 19 tháng trời, mà theo tín ngưỡng Việt Nam thì linh hồn của họ bị trừng
phạt phải vất vưởng ở thế gian do hậu quả đó. Trong giòng suối, toán tìm kiếm đã
tìm thấy những gì mà họ đang tìm kiếm, khoảng 250 xương sọ và một đống xương
người. “Các tròng mắt thì sâu và đen, và nước suối chảy tràn qua các xương
sườn”, một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết.
Sự khám phá kinh khiếp này
vào hồi cuối tháng trước đã nâng tổng số lên khoảng 2300 xác của đàn ông, đàn bà
và trẻ con được đào lên chung quanh thành phố Huế. Tất cả đã bị cộng sản hành
quyết vào khoảng thời gian 25 ngày tấn công mãnh liệt vào thành phố, trong cuộc
tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Những xác chết trong giòng suối ở Nam Hòa
thuộc về 398 người đàn ông ở quận Phủ Cam một khu vực của thành phố Huế. Vào
ngày thứ 5 của cuộc tấn công, bộ đội cộng sản xuất hiện tại nhà thờ chính tòa
Phủ Cam, nơi những người đàn ông này trú ẩn cùng gia đình họ, và dẫn họ đi. Bộ
đội cộng sản nói rằng những người đàn ông sẽ được tuyên truyền học tập và cho
phép trở về, nhưng gia đình họ đã không bao giờ nghe gì về họ nữa. Tại chân núi
Nam Hòa, cách mười dặm từ nhà thờ chính tòa, những người bị bắt đã bị bắn hoặc
đập cho đến chết.
Những ngôi mộ lộ thiên.
Khi cuộc tấn công vào Huế chấm dứt ngày 24/02/1968, khoảng 3500 thường dân bị
mất tích. Một số rõ ràng là bị chết trong lúc loạn lạc và nằm chôn vùi dưới
những đống gạch đổ nát. Nhưng khi dân chúng và quân đội chính quyền bắt đầu việc
dọn dẹp, thì họ gặp phải nhiều ngôi mộ tập thể được chôn vội vàng ở phía tây
Thành Nội, là một cổ thành bao bọc hoàng cung cũ của Huế. Khoảng 150 xác người
được đào lên từ nấm mồ tập thể đầu tiên, nhiều xác bị cột lại với nhau bằng dây
kẽm và bằng dây lạt tre. Một số bị bắn, còn số khác thì rõ ràng là đã bị chôn
sống. Hầu hết các nạn nhân là viên chức chính phủ hoặc những người làm việc cho
Mỹ, bị bắt đi trong một cuộc lục xoát từng cửa nhà người dân do cán binh cộng
sản có cầm theo những danh sách đen với đầy đủ chi tiết. Nhiều ngôi mộ tương tự
đã tìm thấy bên trong thành phố và ở phía tây nam, gần khu vực lăng tẩm của các
hoàng đế Việt Nam. Trong số các xác được đào lên có thi hài của 3 vị bác sĩ
người Ðức làm việc tại Viện Ðại học Huế.
Chiến dịch tìm kiếm. Trong suốt năm đầu tiên sau biến cố Tết Mậu Thân, có nhiều tin đồn dai dẳng cho rằng có nhiều sự kinh khiếp đã xảy ra trong những đụn cát ở phía tây nam thành phố. Hồi tháng 3 năm ngoái, một nông dân đã vướng chân vào một sợi dây kẽm, khi ông ta lôi kéo sợi dây kẽm thì một mảnh xương tay lòi lên khỏi đống cát. Chính quyền lập tức phát động một chiến dịch tìm kiếm. “Có một số giải dất nơi mà cỏ mọc dài và rất xanh tươi một cách bất bình thường”, phóng viên thường trực William Marmon của tạp chí TIME tường trình hồi tuần trước tại Huế. “Bên dưới những chùm cỏ dại tươi tốt một cách bí hiểm này là những nấm mồ tập thể, cứ 20 đến 40 xác vào một mộ. Khi tin tức về sự khám phá này trở nên rõ ràng, thì công việc làm ăn được tạm ngưng và từng đoàn người kéo ra Phú Thứ để tìm kiếm thân nhân mất tích đã lâu, sàng lọc qua từng mớ quần áo giầy dép và vật dụng cá nhân. Hình như họ hy vọng rằng họ sẽ tìm được ai đó và đồng thời cũng hy vọng rằng họ sẽ không tìm được người nào”, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Cuối cùng thì 24 địa điểm đã được đào lên và thi hài của 809 người đã được tìm thấy.
Chiến dịch tìm kiếm. Trong suốt năm đầu tiên sau biến cố Tết Mậu Thân, có nhiều tin đồn dai dẳng cho rằng có nhiều sự kinh khiếp đã xảy ra trong những đụn cát ở phía tây nam thành phố. Hồi tháng 3 năm ngoái, một nông dân đã vướng chân vào một sợi dây kẽm, khi ông ta lôi kéo sợi dây kẽm thì một mảnh xương tay lòi lên khỏi đống cát. Chính quyền lập tức phát động một chiến dịch tìm kiếm. “Có một số giải dất nơi mà cỏ mọc dài và rất xanh tươi một cách bất bình thường”, phóng viên thường trực William Marmon của tạp chí TIME tường trình hồi tuần trước tại Huế. “Bên dưới những chùm cỏ dại tươi tốt một cách bí hiểm này là những nấm mồ tập thể, cứ 20 đến 40 xác vào một mộ. Khi tin tức về sự khám phá này trở nên rõ ràng, thì công việc làm ăn được tạm ngưng và từng đoàn người kéo ra Phú Thứ để tìm kiếm thân nhân mất tích đã lâu, sàng lọc qua từng mớ quần áo giầy dép và vật dụng cá nhân. Hình như họ hy vọng rằng họ sẽ tìm được ai đó và đồng thời cũng hy vọng rằng họ sẽ không tìm được người nào”, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Cuối cùng thì 24 địa điểm đã được đào lên và thi hài của 809 người đã được tìm thấy.
Vụ khám phá ở giòng suối
thuộc quận Nam Hòa không xảy ra cho đến hồi tháng trước, sau một lời khai báo
của một cán binh cộng sản về hồi chánh. Giòng suối và cái bí mât khủng khiếp đã
được dấu kín dưới tàn cây rừng rất rậm rạp cho đến nỗi các bãi đáp phải được dọn
dẹp bằng chất nổ trước khi trực thăng có thể đáp xuống để thả các toán tìm kiếm.
Trong 3 tuần lễ, thi hài của các nạn nhân được để trên các kệ dài trong một
trường học gần đó, và hàng trăm người dân Huế đã đến để nhận diện thân nhân mất
tích của họ
Sự tuyên truyền lơ là. Ðiều gì đã khiến cộng sản gây ra cuộc thảm sát ? Nhiều người dân Huế cho rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng xuống từ Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ một cách chắc chắn, đơn giản hơn là cộng sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, thì rõ ràng là cộng sản đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân.
Chính quyền Sài Gòn, cho rằng cộng sản đã giết chết 25000 thường dân từ năm 1957 và bắt cóc thêm 46000 người khác, đã lơ là trong việc dùng vụ thảm sát để tuyên truyền. Tại Huế thì không phải cần đến chuyện đó. Theo Ðại tá Lê Văn Thân, tỉnh trưởng địa phương, thì “Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mọi người đều biết rằng Việt cộng sẽ giết họ, không cần biết đến lập trường chính trị”. Nỗi suy nghĩ sợ hãi đó đã ám ảnh nhiều người dân miền Nam, nhất là những người làm việc cho chính phủ của họ hoặc cho người Mỹ. Với sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ đang bắt đầu, vụ thảm sát tại Huế có lẽ đã đưa ra một thí dụ rùng rợn của những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai” ...
Sự tuyên truyền lơ là. Ðiều gì đã khiến cộng sản gây ra cuộc thảm sát ? Nhiều người dân Huế cho rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng xuống từ Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ một cách chắc chắn, đơn giản hơn là cộng sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, thì rõ ràng là cộng sản đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân.
Chính quyền Sài Gòn, cho rằng cộng sản đã giết chết 25000 thường dân từ năm 1957 và bắt cóc thêm 46000 người khác, đã lơ là trong việc dùng vụ thảm sát để tuyên truyền. Tại Huế thì không phải cần đến chuyện đó. Theo Ðại tá Lê Văn Thân, tỉnh trưởng địa phương, thì “Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mọi người đều biết rằng Việt cộng sẽ giết họ, không cần biết đến lập trường chính trị”. Nỗi suy nghĩ sợ hãi đó đã ám ảnh nhiều người dân miền Nam, nhất là những người làm việc cho chính phủ của họ hoặc cho người Mỹ. Với sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ đang bắt đầu, vụ thảm sát tại Huế có lẽ đã đưa ra một thí dụ rùng rợn của những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai” ...
* * * * *
The Massacre Of Hue
Friday, Oct. 31, 1969
The Massacre Of Hue
Friday, Oct. 31, 1969
AT first the men did not
dare step into the stream," one of the searchers recalled. "But the sun was
going down and we finally entered the water, praying to the dead to pardon us”.
The men who were probing the shallow creek in a gorge south of Hue prayed for
pardon because the dead had lain unburied for 19 months; according to Vietnamese
belief, their souls are condemned to wander the earth as a result. In the creek,
the search team found what it had been looking for—some 250 skulls and piles of
bones. "The eyeholes were deep and black, and the water flowed over the ribs,"
said an American who was at the scene.
The gruesome discovery late last month brought to some 2,300 the number of bodies of South Vietnamese men, women and children unearthed around Hue. All were executed by the Communists at the time of the savage 25-day battle for the city, during the Tet offensive of 1968. The dead in the creek in Nam Hoa district belonged to a group of 398 men from the Hue suburb of Phu Cam. On the fifth day of the battle, Communist soldiers appeared at Phu Cam cathedral, where the men had sought refuge with their families, and marched them off. The soldiers said that the men would be indoctrinated and then allowed to return, but their families never heard of them again. At the foot of the Nam Hoa mountains, ten miles from the cathedral, the captives were shot or bludgeoned to death.
Shallow Graves. When the battle for Hue ended Feb. 24, 1968, some 3500 civilians were missing. A number had obviously died in the fighting and lay buried under the rubble. But as residents and government troops began to clean up, they came across a series of shallow mass graves just east of the Citadel, the walled city that shelters Hue's old imperial palace. About 150 corpses were exhumed from the first mass grave, many tied together with wire and bamboo strips. Some had been shot, others had apparently been buried alive. Most had been either government officials or employees of the Americans, picked up during a door-to-door hunt by Viet Cong cadres who carried detailed blacklists. Similar graves were found inside the city and to the southwest, near the tombs where Viet Nam's emperors lie buried. Among those dug out were the bodies of three German doctors who had worked at the University of Hue.
Search Operation. Throughout that first post-Tet year, there were persistent rumors that something terrible had happened on the sand flats southeast of the city. Last March, a farmer stumbled on a piece of wire; when he tugged at it, a skeletal hand rose from the dirt. The government immediately launched a search operation. "There were certain stretches of land where the grass grew abnormally long and green," TIME Correspondent William Marmon reported last week from Hue. "Beneath this ominously healthy flora were mass graves, 20 to 40 bodies to a grave. As the magnitude of the finds became apparent, business came to a halt and scores flocked out to Phu Thu to look for long-missing relatives, sifting through the remains of clothes, shoes and personal effects. They seemed to be hoping they would find someone and at the same time hoping they wouldn't,' said an American official”. Eventually, about 24 sites were unearthed and the remains of 809 bodies were found.
The discovery at the creek in Nam Hoa district did not come until last month—after a tip from three Communist soldiers who had defected to the government. The creek and its grisly secret were hidden under such heavy jungle canopy that landing zones had to be blasted out before helicopters could fly in with the search team. For three weeks, the remains were arranged on long shelves at a nearby school, and hundreds of Hue citizens came to identify their missing relatives. "They had no reason to kill these people," said Mrs. Le Thi Bich Phe, who lost her husband.
Negligible Propaganda. What triggered the Communist slaughter ? Many Hue citizens believe that the execution orders came directly from Ho Chi Minh. More likely, however, the Communists simply lost their nerve. They had been led to expect that many South Vietnamese would rally to their cause during the Tet onslaught. That did not happen, and when the battle for Hue began turning in the allies' favor, the Communists apparently panicked and killed off their prisoners.
The Saigon government, which claims that the Communists have killed 25000 civilians since 1957 and abducted another 46000, has made negligible propaganda use of the massacre. In Hue it has not had to. Says Colonel Le Van Than, the local province chief: "After Tet, the people realized that the Viet Cong would kill them, regardless of political belief”. That fearful thought haunts many South Vietnamese, particularly those who work for their government or for the Americans. With the U.S. withdrawal under way, the massacre of Hue might prove a chilling example of what could lie ahead
The gruesome discovery late last month brought to some 2,300 the number of bodies of South Vietnamese men, women and children unearthed around Hue. All were executed by the Communists at the time of the savage 25-day battle for the city, during the Tet offensive of 1968. The dead in the creek in Nam Hoa district belonged to a group of 398 men from the Hue suburb of Phu Cam. On the fifth day of the battle, Communist soldiers appeared at Phu Cam cathedral, where the men had sought refuge with their families, and marched them off. The soldiers said that the men would be indoctrinated and then allowed to return, but their families never heard of them again. At the foot of the Nam Hoa mountains, ten miles from the cathedral, the captives were shot or bludgeoned to death.
Shallow Graves. When the battle for Hue ended Feb. 24, 1968, some 3500 civilians were missing. A number had obviously died in the fighting and lay buried under the rubble. But as residents and government troops began to clean up, they came across a series of shallow mass graves just east of the Citadel, the walled city that shelters Hue's old imperial palace. About 150 corpses were exhumed from the first mass grave, many tied together with wire and bamboo strips. Some had been shot, others had apparently been buried alive. Most had been either government officials or employees of the Americans, picked up during a door-to-door hunt by Viet Cong cadres who carried detailed blacklists. Similar graves were found inside the city and to the southwest, near the tombs where Viet Nam's emperors lie buried. Among those dug out were the bodies of three German doctors who had worked at the University of Hue.
Search Operation. Throughout that first post-Tet year, there were persistent rumors that something terrible had happened on the sand flats southeast of the city. Last March, a farmer stumbled on a piece of wire; when he tugged at it, a skeletal hand rose from the dirt. The government immediately launched a search operation. "There were certain stretches of land where the grass grew abnormally long and green," TIME Correspondent William Marmon reported last week from Hue. "Beneath this ominously healthy flora were mass graves, 20 to 40 bodies to a grave. As the magnitude of the finds became apparent, business came to a halt and scores flocked out to Phu Thu to look for long-missing relatives, sifting through the remains of clothes, shoes and personal effects. They seemed to be hoping they would find someone and at the same time hoping they wouldn't,' said an American official”. Eventually, about 24 sites were unearthed and the remains of 809 bodies were found.
The discovery at the creek in Nam Hoa district did not come until last month—after a tip from three Communist soldiers who had defected to the government. The creek and its grisly secret were hidden under such heavy jungle canopy that landing zones had to be blasted out before helicopters could fly in with the search team. For three weeks, the remains were arranged on long shelves at a nearby school, and hundreds of Hue citizens came to identify their missing relatives. "They had no reason to kill these people," said Mrs. Le Thi Bich Phe, who lost her husband.
Negligible Propaganda. What triggered the Communist slaughter ? Many Hue citizens believe that the execution orders came directly from Ho Chi Minh. More likely, however, the Communists simply lost their nerve. They had been led to expect that many South Vietnamese would rally to their cause during the Tet onslaught. That did not happen, and when the battle for Hue began turning in the allies' favor, the Communists apparently panicked and killed off their prisoners.
The Saigon government, which claims that the Communists have killed 25000 civilians since 1957 and abducted another 46000, has made negligible propaganda use of the massacre. In Hue it has not had to. Says Colonel Le Van Than, the local province chief: "After Tet, the people realized that the Viet Cong would kill them, regardless of political belief”. That fearful thought haunts many South Vietnamese, particularly those who work for their government or for the Americans. With the U.S. withdrawal under way, the massacre of Hue might prove a chilling example of what could lie ahead
THIỆN ANH LẠC * MẬU THÂN
Bà Lão Tết Mậu Thân
Thiện Anh Lạc, 20/01/2004
http://www.quangduc.com/xuan/107tetmauthan.html
Thiện Anh Lạc, 20/01/2004
http://www.quangduc.com/xuan/107tetmauthan.html
Nhân chi sơ, tánh bổn thiện –
Viết lên
sáu câu này để nhớ lại thời tôi còn bé ở quê nhà, chỉ biết học và chơi thôi vì
“Ăn chưa no, lo chưa tới” nên đời sống thật là hạnh phúc, an lạc biết
bao, nên mỗi khi thấy ai đau khổ tôi đều thương cảm ... Tôi chưa biết và thấy gì
về chiến tranh, về hậu quả của cuộc chiến đem đến sự chia lìa, chết chóc ... Cho
đến mùa Xuân năm ấy ... tôi chứng kiến cảnh đau lòng này
...
Tết Mậu Thân năm nào, tôi còn nhớ rõ, rất rõ
... Ấn tượng kinh hoàng khi ngày mùng một, Việt Cộng đã “thừa nước đục thả
câu” bằng tiếng pháo nổ, âm thầm tấn công vào Huế (các thành phố
khác, kể cả nhiều khu vực tại Saigon), bắn giết, gây bao đau thương, tang tóc và
còn chôn sống tập thể những người dân lành vô tội. Khi ấy, chúng tôi ở trung tâm
Sài Gòn vẫn bình yên, tuy không còn vui Xuân nữa. Mùng một, chúng tôi ăn Tết
tưng bừng, náo nhiệt, pháo nổ vang rền khắp nơi từ Giao Thừa đến gần sáng.
Bỗng nhiên sáng mùng hai, đài phát thanh loan tin dữ là Việt Cộng tấn công nhiều
nơi. Chính phủ ra lệnh cấm đốt pháo, đặt cả thành phố trong tình trạng giới
nghiêm 24/24 cho đến khi có lệnh mới.
Nhà tôi cách nhà ông bà nội và cô ruột tôi
chỉ có hai căn nên tôi thường hay chơi đùa với ba đứa em họ đồng lứa tuổi. Trong
khu chúng tôi ở, chỗ ngã ba đường Trần Hưng Ðạo, Phát Diệm và Cao Bá Nhạ là một
cửa hiệu lớn chuyên nhập cảng và bán xe Honda. Nơi này, có một mái hiên che mưa
nắng khá rộng nên rất mát, còn là nơi lý tưởng để chúng tôi hẹn nhau ra đấy đánh
vũ cầu ...
Theo phong tục Tết Việt, hăm ba tháng Chạp là
ngày đưa ông Táo về Trời. Bất cứ nhà nào có bàn thờ ông Táo, cho dù xài lò than,
lò dầu hôi hay lò ga, cũng phải cúng một mâm cơm có thèo lèo cứt chuột, cò bay
ngựa chạy làm phương tiện vận chuyển đưa ông táo về trời. Oâng sẽ tường trình
lên Ngọc Hoàng Thượng Ðế tình hình một năm trong gia đình ông coi sóc dưới trần
gian, ai thiện ai ác ... Riêng tôi, tôi không tin điều này nên hay đùa là ông
được nghỉ phép thường niên một tuần để đi nghỉ mát. Sau đó, đến ba mươi Tết, lại
làm mâm cơm rước ông táo về, nhà nào thờ ông bà tổ tiên còn rước cả ông bà, tổ
tiên về ăn Tết. Sau ba ngày Tết, chiều mùng ba là ngày “hoá vàng” tiễn ông bà
đi, còn ông Táo phải ở lại suốt năm trong nhà. Hai bên Nội Ngoại nhà tôi đều
theo phong tục này nên chúng tôi phải về cả hai nơi để lễ lạy ông bà tổ tiên và
dự lễ, trưa nhà nội, tối nhà ngoại. Tết năm ấy, tuy tình hình bất ổn nhưng nhà
ông bà nội tôi vẫn cúng, vì ở gần, chỉ vài ba bước qua nhà ông bà tôi liền. Lệnh
giới nghiêm dường như chỉ áp dụng cho người đi xe thôi, còn đi bộ thì dân chúng
vẫn đi lại, ra đường hóng mát như thường. Chợ cũng họp lén thưa thớt, một số bà
con đi bộ về nhà ông bà tôi cúng vì ông tôi là trưởng tộc. Năm ấy, cúng xong là
xế trưa, ăn uống no nê một bụng, chúng tôi mỗi đứa được một chiếc bánh bích qui
Lu, bỏ túi để dành lát nữa ăn. Hí hững chạy đến chỗ thường nhật chơi đánh cầu
thì ... ôi thôi ... chỗ ấy đã bị chiếm cứ rồi ... Chúng tôi thật ngỡ ngàng khi
thấy biết bao người nằm, ngồi trên vỉa hè ấy, dáng điệu còn hoảng hốt, sợ hãi,
áo quần tuy đẹp nhưng xốc xếch, dơ bẩn, dính cả máu, bao bị, mền chiếu, nồi
niêu, thực phẩm để bừa bãi khắp nơi. Họ là những người chạy giặc từ Huế vào, mới
được xe lính đổ xuống sáng nay nên ở tạm nơi này. Chưa bao giờ nhìn thấy cảnh ấy
nên chúng tôi sợ hãi quá độ, bèn “ba chân bốn cẳng” chạy tuốt về nhà.
Chạy chưa xa, tôi đã bị một bà lão nắm ống quần kéo khiến tôi phải ngừng lại,
mấy đứa em tôi chạy sau cũng ngừng theo. Bà lão dáng người nhỏ thó, đầu quấn
khăn nhung rối bù, răng nhuộm đen, gương mặt nhăn nheo lộ nét kinh hoàng chưa
dứt, nói giọng Huế đặc, khó hiểu. Bà mặc chiếc áo cộc màu trắng đã cáu bẩn, lốm
đốm vài giọt máu, chiếc quần sa teng đen đã sỉn màu, rách rưới, một chiếc bị vải
nhỏ và chiếc áo dài nhung ở bên cạnh bà . Chúng tôi bớt sợ, ngồi xuống quanh
bà. Bà ngồi trên bực thềm trước cửa một nhà gần đấy, có lẽ bà giành không nổi
chỗ tốt với những người kia nên phải ở tạm nơi này. Tôi lễ phép hỏi bà: “ Bà
kéo cháu lại có việc gì cơ ạ ?”. Bà lão thều thào: “Bà đói quá, đã không
có gì ăn từ mấy ngày rồi”. Tôi áy náy: “Cháu cũng đâu có gì cho bà
ăn”. Bà tiu nghỉu, buồn thiu, tôi cũng buồn theo vì không có gì cho bà ăn,
rồi chợt nhớ đến miếng bánh bích qui trong túi áo và nhớ đến câu đã học thuộc
lòng đem ra áp dụng liền, tôi đưa bà: “Bánh nè, Bà ăn đi, một miếng
khi đói, bằng gói khi no, cháu sẽ về nhà lấy cơm cho bà nhé”. Bà lão tay run
rẩy cầm lấy chiếc bánh ăn dè dặt, ngon lành. Chúng tôi ngồi vây quay bà trố mắt
ra nhìn ái ngại, ăn xong chiếc bánh, bà lão nói: “bây giờ bà mới thấy câu này
thật đúng”. Mấy đứa em họ tôi học chương trình Pháp từ nhỏ nghe không hiểu
gì nên hỏi tôi: ”Mẹ nói chị Bé Tí hay nói văn hoa, vậy nghĩa là gì ? Chị nói
cho tụi em nghe đi”. Chẳng hiểu hơn gì tụi nó, nhưng vì học chương trình
Việt, đã học qua câu ấy, tôi được dịp vênh váo, cắt nghĩa:”Là khi đói, ăn
miếng bánh nhỏ cũng thấy ngon, còn no bụng cái gì ngon cũng không ăn nổi. Còn có
câu ...này ... chị đọc được đằng sau mấy bao nhang, còn có vẽ cái tháp mấy tầng
... là ... dù xây chín ... gì đó ... đồ ... không bằng làm phước giúp một
người ...”.Tôi nói như con vẹt nhưng hiểu lõm bõm chín việc gom lại không
tốt bằng một việc. Bà lão sửa sai tôi “dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm
phước giúp cho một người”. Tôi trộm nghĩ “chín đợt phù đồ là cái gì? tôi
không hiểu, mà đến chín lận làm cũng không nổi, nhưng làm phước giúp cho một
người thì tôi có thể làm được”. Thơ ngây nghĩ vậy xong, tôi liền ra
lệnh:”A lê hấp, lấy hết bánh trong túi ra cho bà lão ăn đi”. Trong bọn,
tuy nhỏ hơn một đứa đến hai tuổi, bằng một đứa và lớn hơn đứa chót một tuổi,
nhưng chúng nó nghe tôi răm rắp, vì tôi “ma lanh, ma bùn” hơn và có vai
chị họ thật oai phong. Bà lão ăn hết bốn chiếc bánh bích qui xong vẫn còn đói.
Dĩ nhiên, thấm thía gì mấy chiếc bánh này. Tôi lôi tiền lì xì trong túi áo ra
cho bà, rồi kêu tụi nó làm theo, bà lắc đầu không lấy vì bà không đi mua thức ăn
được, lý do là bà đang bị thương. Bà kể lại gia đình bà chết hết vì bị pháo
kích, oái ăm thay, chỉ có bà là sống sót, được giúp đỡ lê thân già vào Nam.
Chúng tôi quay về nhà lấy thức ăn và nước uống cho bà lão. Thấy chúng tôi vào
bếp lục lọi, u già hỏi chúng tôi: ”Các cháu chưa ăn à? Ðể u lấy cơm cho các
cháu ăn nhé”. Bà tôi ngồi đấy cũng tán thành. Chúng tôi ú ớ giả bộ gật đầu
lia lịa, lại còn xin thêm mỗi đứa một chai nước ngọt để mang ra cho bà lão. Bà
lão ăn cơm thật ngon lành nhưng chỉ ăn một bát, còn thừa, bà nhất định không để
dành mà bảo chúng tôi đem cho những người khác ở gần đấy ăn, bà không quên cám
ơn và chúc phúc lành cho chúng tôi. Tôi nghĩ đến bà nội tôi ở nhà đang ngồi trên
ghế bố nhai trầu bỏm bẻm, vui vẻ xem con cháu ăn uống, dọn dẹp, hết lớp này sang
lớp khác, còn bà lão này thì đói lạnh ngoài đường. Ðiểm đặc biệt nơi bà lão mà
tôi vẫn nhớ hoài là trước khi ăn, bà chắp tay lại khấn vái, lầm thầm chi đó rồi
mới ăn thong thả. Ðêm hôm ấy, tiết tháng giêng, tuy ở Sài Gòn nhưng trời se se
lạnh, tôi ngủ không được vì nhớ đến bà lão, không biết bà có lạnh không. Trở
mình thì thấy mẹ tôi đang chấp tay niệm Phật, tôi cũng bắt chước mẹ, chắp tay
niệm Phật cầu xin cho bà lão rồi thiếp đi. Chúng tôi không còn chỗ nô đuà nữa,
thay vào đấy là đi thăm bà lão có vẽ hấp dẫn hơn. Gia đình chúng tôi không hay
biết chúng tôi có quan hệ này, ngày ngày, chúng tôi vẫn lén đem cơm nước ra cho
bà lão ăn khi nhà ngủ trưa, nhưng bà lão ngày một yếu dần vì tình trạng sức khoẻ
và hoàn cảnh sống khắc nghiệt nên cứ nằm bẹp trên bực thềm. Bọn chúng tôi, đâu
ai dám xin người lớn đem bà lão về nhà? Vả lại nghe loáng thoáng người lớn nói
chuyện thì Saigon cũng không yên ổn và dường như chúng tôi sẽ đi xa. Lệnh Giới
nghiêm chỉ còn vào ban đêm để ban ngày dân chúng họp chợ, buôn bán vì cuộc chiến
vẫn còn kéo dài. Sau đó, chúng tôi theo gia đình đi Cấp lánh nạn bỏ bà lão ở
lại. Trước khi đi, tôi có “ăn trộm” của mẹ tôi mấy lon gạo, vài cặp lạp xưởng và
đập “con lợn” đất lấy tiền đưa cho bà lão để bà sống qua ngày, bà khóc không lấy
tiền nhưng tôi vẫn để đấy cho bà, cầm chặt tay tôi như người thân duy nhất, bà
có linh cảm là không bao giơø gặp lại tôi. Tuy háo hức sắp được đi Cấp tắm biển
nhưng tôi cũng buồn sắp xa bà, nắm chặt bàn tay gầy guộc của bà, biết rằng tôi
sẽ không bao giờ gặp lại bà lần nữa trong đời.
Mấy ngày đầu ở Cấp, tôi cũng hay băn khoăn
nhớ nghĩ đến bà rồi nhắc với mấy đưá em họ. Dần dà, ngày nào cũng đi biển đi
núi chơi thoải mái, gặp những bạn trẻ khác, chúng tôi bị ngoại cảnh chi phối do
môi trường, đời sống mới nên hình ảnh bà lão mờ dần trong ký ức, dù sao, chúng
tôi vẫn còn nhỏ, mau quên.
Chiến tranh chấm dứt khi Việt Cộng bị đẩy lui
khỏi Huế, ai về nhà nấy, chúng tôi cũng vậy, rời Cấp về Sài Gòn để tiếp tục đi
học. Vừa đến nhà, tôi đã chạy nhanh ra đầu ngõ xem bà còn đấy không ? Tất cả mọi
người đã hồi hương, đường phố, vỉa hè vắng tanh, không còn ai hết. Bà lão bây
giờ ở đâu? sống chết ra sao? Có ai lo cho bà không? Chỗ ở của bà đã được chủ
nhà quét tước, chà rửa sạch sẽ. Tôi không dám hỏi vì họ cũng mới ở quê ăn Tết
về, sợ phải nghe chuyện không hay. Cứ để chuyện sống chết của bà lão theo dòng
đời lững lờ trôi như thế đi ...
Ðã ba con giáp trôi qua, xuân Giáp Thân làm
tôi chợt nhớ lại chuyện ngày trước mà viết lên câu chuyện thời thơ ấu của tôi.
Các em họ tôi đều ở Âu Châu, tuy bận rộn với cuộc sống gia đình nhưng không quên
chuyện cũ. Mỗi lần gaëp tôi chúng đều nhắc lại chuyện “củ tỉ lông
nheo” từ thời thơ ấu chơi chung rồi xúm nhau cười giòn nhưng lạ thật,
chưa ai dám nhắc đến chuyện bà lão hồi Tết Mậu Thân. Thiết nghĩ ...bây giờ, bà
lão đã ra đi rồi mà vẫn còn hình bóng trong tim tôi, mong sao bà về nơi an lạc.
Tôi thầm cảm ơn Bố Mẹ đã thương tôi, sợ tôi học cực khổ nên chọn chương trình
Việt cho tôi học để hấp thụ nền văn hoá Việt Nam. Có như thế, từ nhỏ, tôi đã
học thuộc được những câu ca dao, tục ngữ, tuy bình dân, giản dị nhưng thấm nhuần
lòng từ bi, nhân ái để tôi có thể áp dụng, thực hiện được những lợi ích nho nhỏ,
đem lại một kỷ niệm đẹp và niềm vui vĩnh cữu cho tôi trong
đời.
NGUYỄN ĐỨC CUNG * MẬU THÂN
VỤ TẾT MẬU THÂN (1968), BÓNG TỐI LỊCH
SỬ ÐÃ SÁNG DẦN ? (2)
Nguyễn Ðức Cung
Nguyễn Ðức Cung
3.- Tết Mậu Thân, vấn đề tình báo, tương quan tổn thất và các mặt trận chính.
Cuộc TCK-TKN của CSBV diễn ra từ khi khai hỏa đến lúc kết thúc khoảng 25 ngày tại Huế và trong khoảng thời gian ngắn, vài ngày hoặc vài giờ tại một số trên 40 tỉnh và thị xã toàn Miền Nam. Hai địa điểm mà CS lựa chọn để tiến hành cuộc TCK-TKN tức là tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng là đô thành Sài Gòn và thành phố Huế, cho nên ở đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về hai mặt trận Sài Gòn và Huế mà đề cập rất khái quát các nơi khác.
3.1. Vấn đề tin tức tình báo trong biến cố TMT.
Theo giáo sư Lê Xuân Khoa, tình báo quân sự Mỹ được tin tức về những vụ chuyển quân của cộng sản và dự đoán sẽ có những cuộc tấn công trước hay sau Tết nhưng không lượng định được rằng đây là trận đánh quyết định ở mức toàn diện. 33 Như vậy, người Mỹ không có đủ dữ kiện để khẳng định rằng các cuộc chuyển quân đó là để tấn công vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân.
Trong một cuốn sách viết về Võ Nguyên Giáp có tên Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, tác giả Cecil B. Currey cho rằng cơ quan MACV đã ước tính sai lầm khi dự đoán rằng cuộc hưu chiến Tết Mậu Thân là dịp để Cộng quân chuyển vận các vật dụng hậu cần vào miền Nam hơn là tung ra các cuộc tấn công. 34
Trong bài báo trên Tạp chí Thế Kỷ 21 có tên Tóm lược về Tết Mậu Thân 1968, tác giả Trọng Ðạt cho biết: “Thiếu tá Cảnh sát Liên Thành, cựu Phó ty cảnh sát Thừa Thiên 1968, cho biết trước Tết ta đã nhận được nhiều dấu hiệu cho thấy VC sẽ tấn công, tiểu đoàn đặc công K1 của VC đã đột nhập Huế, ông bèn trình lên Tỉnh trưởng rồi cả ông và Tỉnh trưởng cùng đến Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 trình bày Tướng Trưởng nhưng tin tức không được chú ý. Tại Quân khu 1, sáng mồng 1 Tết (30-1) Ðại tá Nguyễn Duy Hinh, Xử lý thường vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 đã nhấc điện thoại báo cáo Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Vùng 1 khi VC pháo kích gần tư thất ông nhưng Tướng Lãm không tin cắt ngang cuộc điện đàm. Ngoài ra Trung Tướng Stone Tư lệnh Sư đoàn 4 BB Mỹ ở Cao Nguyên thu được tài liệu của VC nói về kế hoạch tấn công Pleiku, ông vội thông báo cho Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng 2 nhưng ông này không tin và bỏ về Sài Gòn ăn Tết.” 35
Trong tác phẩm Vietnam at war, the history 1946-1975, sử gia Philip B. Davidson cho biết rằng: “Trong một luận văn viết năm 1978, một đại tá của miền Nam, ông Hoàng Ngọc Lung từng phục vụ nhiều năm ở cơ quan J-2 JGS đã nói rằng: ‘Một tuần lễ trước khi xảy ra cuộc tổng tiến công, quân lực VNCH bất ngờ đã có được một tài liệu tình báo từ trước đến nay chưa hề có trong người một tù nhân cấp cao. Ông ta tên Nam Ðông, chính ủy của đơn vị MR-6 (MR-6 là Chủ Lực Miền 6 gồm cả Sài Gòn và vùng phụ cận) bị bắt trong một cuộc phục kích khi ông ta trên đường trở về sau một cuộc họp của Trung ương Cục miền Nam. Sau một cuộc thẩm vấn căng thẳng kéo dài trong vài tuần lễ, Nam Ðông đã tiết lộ rằng Bắc Việt đã nhanh chóng chuyển chiến lược của họ từ cuộc chiến tranh trường kỳ sang tổng tiến công – tổng nổi dậy...”36
Tiết lộ của Hoàng Ngọc Lung cũng có đôi chỗ làm cho sử gia Philip B. Davidson băn khoăn khi ông muốn hỏi rằng Nam Ðông nói cho những kẻ bắt ông về kế hoạch tiến công vào dịp Tết trước hay sau khi xảy ra các trận đánh. Chúng ta cũng thấy rằng Nam Ðông bị bắt một tuần lễ trước Tết và nếu cuộc thẩm vấn kéo dài đến vài tuần lễ thì khi ông này tiết lộ thì sự việc tấn công đã xảy ra cả tuần lễ rồi.
Một số những điều Philip B. Davidson nhắc đến ở trên là do Hoàng Ngọc Lung, cựu Trưởng Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu viết trong luận văn Tổng tấn công 1968-69; ông cũng xác định tình báo quân đội VNCH có bản “nghị quyết 13 của bộ chính trị cộng sản Việt Nam” và ngày 25/10 1967 có thêm một tài liệu khác (“Tài liệu hướng dẫn để hiểu rõ tình hình mới và công tác mới của ta”) thu được ở Tây Ninh. Phe đồng minh ngày 03.11.1967 thu được tại Dakto tài liệu của chiến trường B-3 nhằm tấn công vào cao nguyên, ngày 04.01.1968, quân báo Mỹ lại bắt được tài liệu “Lệnh hành quân số 1”:Tấn công Pleiku trước Tết. Giữa tháng Giêng 1968, một tài liệu khác của Trung đoàn 273, Sư doằn 9 cộng sản thu được ở vùng III chiến thuật: Kế hoạch tấn công Phú Cường, Bình Dương v.v... (Trần Giao Thủy, Web Ðàn Chim Việt, ngày 16.03.2008).
Một tác giả Hoa Kỳ, James J. Wirtz, đã viết cuốn The Tet offensive, Intelligence failure in war gần 300 trang để chứng minh rằng các cơ quan tình báo Việt Mỹ đã thất bại trong việc tiên đoán khả năng tấn công của VC trong Tết Mậu Thân. Ở đầu chương 6 (Reacting to the Tet Offensive), ông này viết rằng: “Mặc dù nhiều người Mỹ tính trước chuyện CS tấn công vào đêm 30-31 tháng Giêng, nhưng rõ ràng họ đã không nhìn thấy trước cường độ, khuôn khổ và bản chất của cuộc tiến công.”37
Trong một đoạn khác, tác giả Wirtz cũng khẳng định rằng: “Lịch sử cũng chứng tỏ rằng các tổ chức tình báo Hoa Kỳ đã thất bại trong việc ước đoán một cách chính xác và đúng lúc ý đồ và khả năng của kẻ thù trước khi xảy ra cuộc chiến.” 38
Trong cuốn hồi ký Công và tội, tác giả Nguyễn Trân cho biết: “Tháng 11 năm 1967, Tướng Abrams báo cáo bắt được tài liệu gần Dak-Tô nói đến một nỗ lực tấn công phối hợp trên toàn cõi miền Nam, trong lúc Sư đoàn Dù 101 bắt được một tài liệu nói về một tấn công quy mô giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến...” 39.
Cũng ở đoạn dưới ông Nguyễn Trân ghi
thêm: “Ngày 28 tháng 1, An
ninh Quân đội lục soát một nhà gần Qui Nhơn bắt được 11 Việt Cộng
với máy ghi âm. Chúng thú nhận sẽ đánh Qui Nhơn và các thị trấn khác
trong ngày Tết. Các băng ghi âm thúc giục dân chúng nổi dậy và kêu
gọi quân đội theo “lực lượng nhân dân chiến đấu cho hòa bình và chủ
quyền quốc gia để hạ phát-xít Thiệu Kỳ”40
.
Trong cuốn sách Gọng kìm lịch sử, ông Bùi Diễm, cựu Ðại sứ VNCH tại Hoa Kỳ đã cho biết: “Cũng vào thời gian ấy, tin tức tình báo cho biết rằng Bắc Việt đang chuyển quân trên đường mòn Hồ Chí Minh. Phối kiểm những tin đó với những trận đánh ở Lộc Ninh và Dakto, các chuyên viên phân tích tình hình quân sự ở Sài Gòn và Hoa Thịnh Ðốn tiên đoán rằng Bắc Việt đang sửa soạn một cuộc tấn công đị quy mô và đưa ra nhiều dự đoán về kế hoạch của địch. Tướng Westmoreland thì cho rằng địch sẽ tấn công với số quân tập trung ở miền phi quân sự ngay trên vĩ tuyến 17 và xâm nhập trên đường mòn Hồ Chí Minh và thung lũng Khe Sanh, địch quân sẽ tấn công miền Trung. Ðể đề phòng, ông cho tăng cường lực lượng Hoa Kỳ đặc biệt ở Khe Sanh bằng những đơn vị thiện chiến của thủy quân lục chiến. Song cấp hữu trách quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam hầu như không để ý gì đến một số tài liệu tịch thu được sau một cuộc hành quân ở miền Trung. Những tài liệu này cho thấy địch quân sửa soạn một cuộc tấn công hoàn toàn khác hẳn những tiên liệu của phía Việt Mỹ, một cuộc tấn công đại quy mô vào tất cả những đô thị trên khắp lãnh thổ miền Nam, phối hợp với một cuộc tổng khởi nghĩa của dân chúng miền Nam. Chiến lược đó đã được trù hoạch táo bạo và liều lĩnh đến mức độ khó tin. Nhưng mãi đến tết Mậu Thân, các nhà chức trách quân sự Việt Mỹ mới nhận là địch quân đã hành động đúng như các tài liệu bắt được cho thấy rõ.” 41
3.2. Tương quan tổn thất tổng quát và mặt trận Sài Gòn.
Trong cuộc TCK-TKN, Hà Nội điều động khoảng 100 tiểu đoàn chia ra như sau: 35 tiểu đoàn và 18 đại đội tại Vùng I, 28 tiểu đoàn tại Vùng II, 15 tiểu đoàn tại Vùng III, 19 tiểu đoàn tại Vùng IV, tổng cộng 84,000 người hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Cuộc tổng tấn công TMT xảy ra trên phạm vi 44 tỉnh và thành phố Miền Nam, ở đâu cũng có sự tổn thất của địch và của ta với sự ghi nhận tổng quát của Bộ Tổng Tham Mưu QCVNCH. Trong tháng 2-1968:
+ VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ
17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ
9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công
kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và
Ðồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại.
+ Phía VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất
tích, 15,097 người bị thương. Phía Ðồng minh có 4,120 người tử trận,
19,265 người bị thương, 600 người mất tích , về vũ khí ta mất hơn
2,000 khẩu súng, 63 máy bay bị tiêu hủy, 154 cái bị hư hại nặng, 99
chiếc bị hư hại nhẹ.
+ Ðồng minh có 60 máy bay bị tiêu hủy, 60 cái bị hư
hại nặng, 116 cái hư hại nhẹ.
+ Thường dân chết trên toàn quốc có tới 14,300 người,
bị thương 24 ngàn, tị nạn 627 ngàn người 42.
Tại Sài Gòn, mặt trận nổ ra từ 2 giờ
sáng ngày mồng 2 Tết tức 31-1-1968 và chấm dứt đầu tháng 2 Âm lịch
28-2-1968 gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn một: Từ mồng 2 Tết đến 9
Tết (31-1 đến 7-2) đặc công đánh dinh Ðộc Lập, Tòa Ðại sứ Mỹ, Ðài
phát thanh, Bộ TTM, Phi trường Tân Sơn Nhất, các lực lượng chủ lực
không kết hợp được với đặc công.
- Giai đoạn hai: từ 7-2 đến 28-2 VC đưa các đơn vị chủ lực vào trận chiến, nhưng lúc này ta đã chuẩn bị kỹ càng đánh trả ác liệt.
- Giai đoạn hai: từ 7-2 đến 28-2 VC đưa các đơn vị chủ lực vào trận chiến, nhưng lúc này ta đã chuẩn bị kỹ càng đánh trả ác liệt.
Lực lượng VC chỉ độ một nửa so với VNCH và Ðồng minh, hỏa lực thua kém, chúng không có vũ khí nặng như xe tăng đại bác, tuy nhiên VC được trang bị vũ khí cá nhân tối tân như AK, B-40. Ðịch có ưu thế chủ động tấn công, mặt trận Sài Gòn là trọng điểm. Phạm Hùng bí thư Trung Ương Cục miền Nam chỉ định Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc làm bí thư toàn vùng. Võ Văn Kiệt phó bí thư. Các đơn vị CS tham gia gồm Công trường 9 có 3 Trung đoàn, Công trường 7, 3 Trung đoàn, Công trường 5 có 2 Trung đoàn.
- Tại Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ, 19 tên đặc công bắn thủng tường tràn vào, bị các quân cảnh Mỹ phản công hạ sát hết.
- Tại dinh Ðộc lập, 18 tên đặc công
dùng B-40 đánh sập cổng tràn vào sân bị Cảnh sát, an ninh bắn hạ.
- Tại Bộ TL Hải quân, 16 đặc công
tiến sát vào hàng rào nhưng bị binh sĩ hải quân tràn ra bắn hạ 10
tên, bắt sống 2 tên, 4 tên chạy thoát.
- Tại Bộ TTM, 27 đặc công tấn công bị
đẩy lui, chúng lẩn vào chùa Long hoa và bị tiêu diệt hết. Một tiểu
đoàn VC tấn công Bộ TTM , chiếm trường Sinh ngữ Quân đội, bị Dù đánh
bật ra khỏi trận địa. Hai tiểu đoàn địch tấn công Trung tâm Huấn
luyện Quang Trung nhưng bị quân phòng vệ nay lui, giết 40 tên bỏ xác
tại trận.
- Tại Gò Vấp, Trung đoàn Quyết thắng
CS tấn công trại Phù Ðổng (thiết giáp), trại Cổ Loa (pháo binh),
quân ta chỉ có 40 người bị chiếm dễ dàng.
- Tại mặt trận phía Ðông, VC tấn công
Trường Bộ binh Thủ Ðức, Hàng Xanh.
- Tại mặt trận phía tây, phi trường
Tân Sơn Nhất, 2 tiểu đoàn VC tới bà Quẹo đặt bộ chỉ huy tại hãng dệt
Vinatexco tràn qua bãi đất trống đầu phi đạo nhưng bị một đại đội Dù,
một số sĩ quan Không quân dùng hai chiến xa M-48 chận địch lại.
- Tại phía Nam, hai tiểu đoàn VC tiến
vào ngoại vi quận 7, quận 8, dân chúng bỏ chạy lánh nạn ồ ạt.
43
Sau đây là nhận định của Giáo sư Lê Xuân Khoa: “Trận công kích Sài Gòn bị thất bại mau chóng vì giới lãnh đạo Bắc Việt quá chủ quan, tin tưởng quân giải phóng sẽ chiếm giữ hay phá hủy được những cơ sở trọng yếu về hành chánh và quân sự của VNCH và Hoa Kỳ, nhất là chiếm được Dinh Ðộc Lập và tòa Ðại sứ Mỹ để gây tiếng vang quốc tế, trong khi dân chúng thủ đô sẽ ồ ạt xuống đường biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng chống ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Tất cả những mục tiêu của cuộc tấn công đều không đạt được, trừ việc đốt phá một phần kho đạn ở Long Bình, cách Sài Gòn khoảng 20 dặm. Quân giải phóng không lọt được vào Dinh Ðộc Lập, toán tấn công Tòa Ðại sứ quán Mỹ thì bị tiêu diệt khi mới lọt vào sân trước. Trung đoàn 101 chiếm được kho dự trữ Gò Vấp, nhưng các chiến xa ở đây đã được chuyển đi nới khác. Mười hai cỗ súng đại bác 105 ly để lại không sử dụng được vì bộ phận khai hỏa đã bị quân VNCH tháo ra đem đi mất. Những toán quân đã lọt vào thành phố không liên lạc được với nhau và bị tiêu diệt hay phải rút lui vào Chợ Lớn. Một trung đội C-10 chiếm được Ðài phát thanh có chuyên viên đem theo cuộn băng thâu sẵn của Bộ chỉ huy chiến dịch TCK-TKN nhưng không phát thanh được vì tuyến truyền thanh đã bị chuyên viên kỹ thuật của đài vô hiệu hóa bằng tín hiệu từ xa. Tại Chợ Lớn, quân giải phóng chiếm được trường đưa ngựa Phú Thọ làm trung tâm chỉ huy các cuộc chiến đấu với các lực lượng phòng vệ thủ đô, nhưng đến ngày 7 tháng Ba cũng phải bỏ chạy.” 44
3.3. Mặt trận Huế và các cuộc thảm sát.
Chỉ đạo mặt trận Huế là Khu Ủy Trị Thiên với hai trung đoàn chủ lực E6 và E9, 4 tiểu đoàn bộ binh của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, 4 tiểu đoàn đặc công và các lực lượng pháo binh, công binh. Lực lượng này còn quá yếu nên Trung đoàn 9 được tăng cường. Gần ngày Tết, Trung Ương lại tăng cường thêm Trung đoàn 2 của Sư đoàn 324, Trung đoàn 8 của Sư đoàn 325, rồi thêm Trung đoàn 3/325 và Trung đoàn 1/325. Sau khi chiếm được Huế, Bộ cho tăng cường thêm Trung đoàn 141. Như vậy Trung Ương đã tăng cường cho Huế 5 Trung đoàn với quân số khoảng 7,500 quân. 45
Tư lệnh Quân Khu Trị Thiên-Huế là Thiếu Tướng Trần Văn Quang, Phụ tá kiêm Trưởng ban An ninh là Ðại Tá Lê Minh, Phó Bí thư Khu Ủy trị Thiên Huế được cử làm Chính Ủy là Lê Chưởng.
3.3.1. Diễn tiến mặt trận sơ khởi và các tổ chức chính trị – hành chính – an ninh.
- Mặt trận Bắc Huế: Ðặc công phá cửa Chiùnh tây cho một tiểu đoàn chính qui CS vào thành nội đêm mồng một Tết. Cộng quân tấn công vào đồn Mang Cá nơi đóng bản doanh Bộ Tư lệnh Sư Ðoàn I, sân bay Tây Lộc, khu cột cờ Ðại Nội, khu Gia Hội, khu chợ Ðông Ba. VC gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của lực lượng trú phòng Ðồn Mang Cá nên không làm gì được.
- Mặt trận Thành Nội do Ðại Tá Lê
Trọng Ðấu chỉ huy.
- Mặt trận Quận Nhì (tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh chỉ huy.
- Mặt trận Nam Huế: Do Tướng Thân Trọng Một chỉ huy thuộc hữu ngạn sông Hương, Nguyễn Vạn làm chính ủy. Ðơn vị này tiến chậm vì bị phi cơ thám thính Mỹ phát hiện và bị pháo kích.
Trong thời gian đầu bị tấn công bất
ngờ, QLVNCH vẫn giữ được Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn I, cơ sở MACV, Tiểu Khu
Thừa Thiên, Ðài phát thanh Huế, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải quân.
* Về tổ chức chính trị, ngày mồng 3
Tết (tức 1-2-1968)
Hà Nội cho công bố thành lập Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình tại
Huế do Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch với Phó chủ tịch là bà Tuần
Chi (tên thật là Ðào Thị Xuân Yến, chị vợ
của Nguyễn Cao Thăng),
Hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Ðồng Khánh và Hòa Thượng Thích Ðôn
Hậu, đương kim Chánh đại diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh. Tổng thư ký
của Liên Minh là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thành phần cốt cán trong đó
gồm có: Nguyễn Ðóa (cựu giám thị Trường
Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc
Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất
Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh...
Liên Minh của Lê Văn Hảo là một bộ phần nằm trong Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của Trịnh Ðình Thảo.
* Về guồng máy hành chính, Khu Ủy Trị Thiên – Huế cho thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng và giao cho Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, bà Tuần Chi (tức Ðào Thị Xuân Yến) và Hoàng Phương Thảo, Thường vụ Thành ủy, làm Phó Chủ tịch. Mọi quyền hành ở trong tay Hoàng Phương Thảo, còn các người kia chỉ là bù nhìn.
Ủy ban Nhân dân trong Thành Nội gồm
hai quận: Quận I do Nguyễn Hữu Vấn (giáo sư âm nhạc) làm Chủ tịch,
quận 2 do Nguyễn Thiết (sinh viên đại học
luật khoa) làm Chủ tịch.
Tại phía hữu ngạn, VC chỉ lo lùng bắt giết các cán bộ, công chức của chính quyền VNCH nên chưa kịp tổ chức Ủy Ban Nhân dân.
Tại phía hữu ngạn, VC chỉ lo lùng bắt giết các cán bộ, công chức của chính quyền VNCH nên chưa kịp tổ chức Ủy Ban Nhân dân.
* Về hệ thống an ninh, gồm các đại đội đặc công, võ trang tuyên truyền và các toán an ninh dưới sự điều động của Ðại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu.
Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Ðình Bảy (tức là Bảy Khiêm) mà địa bàn tổng quát được chia ra 4 Khu:
Khu I tức Thành Nội
(quận I);
Khu 2 là quận 2 thuộc tả ngạn sông
Hương (từ cầu Gia Hội kéo lên hướng tây,
qua cầu Bạch Hổ, xuống An Vân;
Khu 3 tức quận 3 thuộc hữu ngạn sông
Hương gồm luôn giáo xứ Phủ Cam thuộc quận hương Thủy;
Khu 4 từ cầu Gia Hội đến Cồn Hến.
Tống Hoàng Nguyên phụ trách Khu I và
Khu 2, Nguyễn Ðình Bảy phụ trách Khu 3 và Nguyễn Ðắc Xuân phụ trách
Khu 4.
***
Sau đây là một số nét tổng quát về nỗ
lực phản công của QLVNCH và Ðồng Minh.
Ngày mồng 3 Tết, đã bắt đầu diễn ra cuộc phản công của QLVNCH và Ðồng Minh. Ngày mồng 5 Tết, binh chủng Nhảy Dù tái chiếm cửa An Hòa, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ Bến tàu Hải quân. VC sợ cánh quân Hoa Kỳ kéo từ hữu ngạn sang tả ngạn nên ngày mồng 9 Tết đã đánh sập cầu Trường Tiền. Quân đội VNCH và Hoa Kỳ phản công mãnh liệt. Ngày 14-2 tình hình hữu ngạn được ổn định, bộ chỉ huy của Thân Trọng Một lẩn tránh tại vùng lăng Tự Ðức cho đến ngày 25-2. Ngày 12-2 lực lượng Việt Mỹ đổ bộ lên bến Bao Vinh, trên bờ sông đào dọc đường Huỳnh Thúc Kháng gần đồn Mang Cá, mở chiến dịch Sóng Thần. Ngày 18-2, TQLC Hoa Kỳ chiếm được cửa Ðông Ba. Ngày 8 Tết, cộng quân thấy rõ thất bại nên tính chuyện rút lui. Ngày mồng 8 Tết (6-2), cộng sản bắt đầu di chuyển thương binh, chiến lợi phẩm ra khỏi Huế. Ngày 15-2, Hà Nội gửi công điện cho Cộng Sản tại Thừa Thiên nội dung “Phải giữ Thành Nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước.” 46
Ngày 22-2, hai tiểu đoàn BÐQ của QLVNCH giải tỏa khá trễ khu vực Gia Hội nên Cộng Sản có cơ hội tàn sát đồng bào nhiều nhất tại nơi đây.
3.3.2. Các cuộc thảm sát và số nạn nhân tại Huế.
Trong cuốn Công và tội ông Nguyễn Trân cho biết: “Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt Cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hôi đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hàng trăm thanh niêntuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Ðồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Ðức và vợ, và một số người Phi Luật Tân.”47
Trong Encyclopedia of the Vietnam War, David Zabecki cho biết số nạn nhân tìm được trong các hố chôn tập thể là 2.810 người và hàng ngàn người bị mất tích.
Trong cuốn The Vietcong Massacre at Hue (Vintage, New York, 1976), một nhân chứng có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, Bác sĩ Elje Vannema cho biết tài liệu kiểm kê được qua 22 mồ chôn tập thể, số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người, chia ra như sau:
- Trường Gia Hội : 203 người;
- Chùa Theravada
[Gia Hội]: 43;
- Bãi Dâu [Gia
Hội] 26;
- Cồn Hến (Gia
Hội): 101;
- Tiểu Chủng Viện: 6;
- Quận Tả Ngạn: 21;
- Phía đông Huế: 25;
- Lăng Tự Ðức và Ðồng Khánh: 203;
- Cầu An Ninh: 20;
- Lăng Gia Long: 200;
- Chùa Từ Quang: 4;
- Ðồng Di: 110;
- Vinh Thái: 135;
- Phù Lương: 22;
- Phú Xuân: 587;
- Thượng Hòa: 11;
- Thủy Thanh – Vinh Hưng: 70;
- Khe Ðá Mài: 428.
Trong cuốn Vietcong Strategy of Terror, Giáo sư Douglas Pike cho biết qua vụ Tết Mậu Thân ở Huế, có khoảng 7.600 nạn nhân của Cộng Sản, trong đó 1.946 người bị mất tích.
Tạp chí Time ngày 31-10-1969 trong số nạn nhân bị giết tại Khe Ðá Mài có 390 người là giáo dân Phủ Cam.
Tư liệu của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi cho thấy hành vi bạo tàn, độc ác của VC đối với người dân vô tội lọt vào tay chúng cũng không thua gì bọn Phát xít Ðức đối với người Do-Thái trong Thế chiến II. Khi kiểm soát được Huế, Cộng quân đã áp dụng nhiều hình thức để giết người, trước hết đó là trả thù cá nhân vì những chuyện ân oán ngày trước và muốn giết là giết liền không cần chứng cớ hoặc tòa án. Ða số các nạn nhân bị đánh bằng cán cuốc, bị đâm bằng lưỡi lê, nhất là bị chôn sống, rất ít người hưởng ân huệ được bắn vì theo lời tên Hồ Ty tức Sơn Lâm bị ta bắt đã nói rằng: “Các anh phải biết rằng, chúng tôi không có đạn, đạn phải để dành để đánh nhau với các anh chứ đạn đâu mà bắn tù, lệnh trên bảo dùng phương tiện cuốc sẻng, dao búa để thanh toán.”48
Có trường hợp nạn nhân bị tùng xẻo như Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Ðoàn Trưởng Tỉnh Ðoàn Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên, đảng viên Ðại Việt Cách Mạng trốn trên mái nhà nên vợ con ông bị đe dọa nếu ông không ra trình diện thì vợ con sẽ bị bắn ngay. Thiếu Tá Kháng bèn ra hàng. Ông bị cột vào một chiếc cọc đóng giữa sân nhà và bị Cộng Sản dùng dao cắt tai, xẽo mũi cho đến khi nạn nhân chết. 49
Trường hợp khác là ông Trần Ngọc
Lộ, Bí thư Ðại Việt Cách Mạng quận bộ Phú Thứ, võ sư Thất Sơn
Thần Quyền bị bắt và bị giết cùng toàn gia đình vợ con tại một
xã ở quận này. Có khoảng 300 đảng viên Ðại Việt Cách Mạng bị bắt
giết tại Huế cùng với vài chục đảng viên của VNQDÐ.
Cũng có trường hợp một vài cá nhân được ra trước cái gọi là tòa án nhân dân nhưng cũng chỉ là hình thức trước khi nhận bản án tử hình cũng là một cách gọi là có ra trước tòa án. Tất cả các nạn nhân trước khi bị giết đã bị CS lừa một lần nữa bằng cách tự lột tất cả tư trang của họ như vàng bạc, đồng hồ, nhẫn cưới, dây chuyền “gởi cho Cách Mạng giữ dùm” theo tư liệu của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi ghi lại theo lời kể của một nhân chứng đã thoát chết.
Những tên nằm vùng CS như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, v.v... vốn là những cán bộ CS núp trong hàng ngũ Phật Giáo trong cuộc biến động miền Trung năm 1964 và 1966. Sau khi bị chính quyền VNCH lùng bắt năm 1966, bọn chúng bỏ trốn lên núi theo VC và nay chúng bám chân bọn cán binh BV trở lại thành phố Huế nên đã có trong tay một số danh sách những người chúng biết là nhân vật trong chính quyền, đảng phái quốc gia hay cán bộ XDNT.
Bên cạnh đó còn có những tên CS nằm vùng làm đủ mọi thứ nghề nghiệp nhưng đa số là nghề lao động tay chân đã có thì giờ mai phục, len lỏi khắp các phường khóm trong thành phố như trường hợp tên Bé vô học có nghề thợ nề được đưa lên làm chủ tịch khu phố Gia Hội, hay tên Linh, người Quảng Ngãi làm nghề thầy bói.
Thực hiện chính sách thà giết lầm hơn bỏ sót mà tên VC Hồ Ty đã nói thẳng với Phó Ty Cảnh Sát Liên Thành ở Huế, Cộng quân bắt giết ba linh mục VN là cha Nguyễn Phúc Bửu Ðồng, cha Hoàng Ngọc Bang, cha Lê Văn Hộ, ba linh mục người Pháp là Guy, Cressonnier, Valour, giết sư huynh Dòng Thánh Tâm Huế, Mai Thịnh (Martin, thầy dạy của tác giả bài này khi còn ở Ðồng Hới, Quảng Bình năm 1953 đến khi vào Huế năm 1954), tu sĩ Héc-man, và Bá Long thuộc Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tu viện Phường Ðức, và một số thầy đại chủng sinh như Nguyễn Văn Thứ (bạn tu cùng lớp Tiểu Chủng Viện Huế năm 1955 với người viết bài này), Phạm Văn Vụ và Nguyễn Lương, hai sư huynh dòng Lasan là Agribert và Sylvestre.
Ngoài ra VC còn giết một số các giáo sư đại học người Ðức mà chúng nghi là CIA như Bác sĩ và bà Hort Gunther Krainick, Bác sĩ Raimund Discher, và Bác sĩ Alois Alterkoster.
Trong tác phẩm Tet, the turning point in the Vietnam War, Don Oberdorfer đã ghi lại câu trả lời của Tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn là bộ trưởng quốc phòng năm 1969, khi được hỏi về biến cố Tết Mậu Thân: “Chúng tôi không dính gì tới chuyện đó. Chuyện đó do Mặt Trận [Dân Tộc Giải Phóng] thực hiện.”(We had nothing to do with it. The [National Liberation] put it on). 50
Giải thích về hành động giết người tập thể của VC tại Huế, nhà báo Bùi Tín, nguyên Ðại tá quân đội cộng sản BV, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật trước năm 1990, đã viết rằng: “Cho nên những vụ tàn sát có tính chất tập thể có thể đã xảy ra ở các tiểu đoàn đang hành quân rút lui. Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút lui... Một số đơn vị nảy ra hành động thủ tiêu tù binh để bảo đảm không lộ bí mật, không bị nguy hiểm, “nhẹ gánh”, “khỏi vướng chân”, “sẽ chết cả nut”... Cuối cùng cũng còn một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào ham hố, khuân vác... một số về sau được thả về.”51
Nói như vậy thì nhà báo Bùi Tín giải thích như thế nào về các hố chôn tập thể xảy ra khắp trong thành phố Huế (tại Gia Hội) và phía nam Nam Giao khi chưa có lệnh rút lui?
Trong cuộc phỏng vấn dành cho bà Thụy Khê, Hoàng Phủ Ngọc Tường “lên án” vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế: “Ðó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.”52
Xin lấy một vài ý kiến của ông Trần Gia Phụng để vạch trần luận điệu giải thích chạy tội của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Một là: cuộc chiến tranh do cộng sản gây ra không phải là “chiến tranh cách mạng” nhưn là cuộc chiến ý thức hệ do tham vọng quyền lực và bành trướng của cộng sản BV.
Hai là: cách đổ lỗi cho cấp dưới để chạy tội cho cấp trên là thói thường trong xã hội cộng sản không thể chấp nhận được.
Ba là: không nơi nào cộng sản chiếm lâu như Huế để có thể xảy ra như Huế. Cộng sản đã giết biết bao tín hữu Cao Ðài ở Quảng Ngãi, chôn sống nhóm Ðệ tứ Quốc tế ở vùng Lòng Sông tỉnh Bình Thuận, giết Cao Ðài, Hòa Hảo ở trong Nam, giết người vô tội mà có tài để trừ hậu hoạn (mà CS gọi là “giết tiềm lực”). 53
Trong một bài viết có tên Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường của Ngô Minh biện hộ cho Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng ông bị họa vì ông quá nổi tiếng nên bị ghét từ nhiều phía nhất là dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại. Ngô Minh viết rằng: :”Từ gần 20 năm nay, một số cây bút ở hải ngoại không biết do thù oán, hay do ganh tỵ tiếng tăm với Hoàng Phủ khi anh đã nổi tiếng ở trong nước, đã viết bài đổ tội cho Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Văn Hảo, Nguyễn Ðắc Xuân với những lời lẽ vô cùng đao búa như gọi là “đồ tể giết 2000 người Huế trong dịp Tết Mậu Thân, “thủ phạm chính của cuộc tàn sát”, “các hung thần can dự tới bữa tiệc máu.”54
Năm 1968, ông Ngô Minh tuổi tác bao nhiêu chúng tôi không biết nhưng có một điều chắc chắn chúng tôi biết là ở hải ngoại chẳng có ai dư thì giờ để “ganh tỵ tiếng tăm” với Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trình độ của Tường thì cũng “thường thường bậc trung”, viết lách cũng “tàm tạm” nếu không nói là rất thiên lệch trong chiều hướng “tán cộng”. Rất nhiều ông thầy dạy Tường còn sống tại Âu châu, Mỹ và chắc chắn họ không phải là những kẻ ganh tỵ với Tường. Nhân chứng vụ Mậu Thân còn sống rất nhiều ở trong nước, tại Huế và hải ngoại, đã chứng kiến tận mắt việc làm của những người mà ông Ngô Minh muốn làm thầy cãi dùm.
Bí thư Thừa Thiên – Huế , Lê Minh đã thú nhận việc giết tù binh và tàn sát thường dân ở Huế là có thật và ông tuyên bố nhận trách nhiệm nhưng chống chế rằng cộng quân “đã ở trong một hoàn cảnh quá khó khăn, đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo”. Chẳng cần phải có hoàn cảnh thô bạo thì công sản mới hành động thô bạo. Bản chất sản sinh, hoàn cảnh nuôi dưỡng, chính sách hướng dẫn cộng sản đều mang tính chất thô bạo nên cộng sản luôn luôn hành động thô bạo.
Theo Trần Gia Phụng, năm 1988 Lê Minh có xuất bản cuốn hồi ký nói nhiều về Mậu Thân, sách bị thu hồi, bản thân ông bị thất sủng, cô lập.
XUÂN HOÀNG * BÚN BÒ HUẾ
Bún Bò HuếXuân Hoàng 2010/10/26Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”.
Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn,... ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng.. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch).
Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha.
Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.
Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngủ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc.
Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là "mình cảm thấy..." mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa...
Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas . Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh Bà Bún.
Suốt cả thời thơ ấu, tôi sống ở làng, quanh năm chỉ có “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên...” là đẹp nhất.
Hàng năm, sau dịp Tết, người trong làng lại bắt đầu chuẩn bị lễ đầu năm. Mẹ tôi lễ vào ngày 19 tháng giêng để kịp ngày 20 đi coi giò gà và dự lễ tế Bà Bún tại làng Vân Cù.
Mỗi năm, tôi được ăn bún khá nhiều lần nhưng hai lần trọng đại nhất và ngon nhất là trong dịp lễ đầu năm của mẹ tôi và trong ngày lễ tế Bà Bún tại Vân Cù.
Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai mươi tháng giêng. Từ sáng tinh mơ còn lạnh cóng, mẹ tôi đã cẩn trọng nhúng bộ giò gà khô queo trong tô rượu trắng, gói trong giấy bổi, lâm râm cầu nguyện rồi chuẩn bị lên đường bói quẻ đầu năm.. Tôi là con trai út, nên được thương nhất nhà và thường bị gọi là “cái đuôi của mạ” vì mẹ tôi đi đâu tôi cũng lon ton dòi chạy theo.
Sau vụ coi giò gà tại nhà thầy Kiên ở Hương Cần thì mặt trời đã lên quá đọt tre. Mẹ tôi tiếp tục cuộc hành hương cuốc bộ đầu năm về làng Vân Cù. Từ Hương Cần về Vân Cù phải qua một cánh đồng lúa rộng, tôi phải chạy lúp xúp theo mẹ mướt mồ hôi, mặc dầu trời tháng giêng trên quê tôi lạnh đến nỗi “giêng hai cắn tay không ra máu!”. Sau nầy tôi bỗng khám phá ra thêm một bí mật về cái ngọn tuyệt vời của bún xáo Vân Cù trong ngày lễ Bà Bún một phần cũng là do cánh đồng trống nầy vì vượt qua cho được dặm trường thiên lý nầy thì cái bụng đã trống trơn.
Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Thiếu một trong hai là kể như có Adam mà không có Eva, có Phạm Lãi mà thiếu Tây Thi! Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù..
Làng Vân Cù nằm cạnh sông Bồ, là con sông ăn thông với sông Hương qua nhánh sông Đào. Vân Cù cách Huế chừng 10 cây số về phía Tây Bắc. Từ xưa, Vân Cù là lò bún tập thể cung cấp bún cho cả Huế, Thừa Thiên, ra tới Quảng Trị và có khi vào đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Hầu hết người làng Vân Cù tuy sống về nghề nông nhưng ai cũng có lò bún trong nhà.
Cũng như rất nhiều nghề thủ công khác ở Huế như nghề Thợ Rèn ở Làng Hiền Lương, nghề Đan Thúng Mủng ở làng Bồ La, nghề Thợ Vàng ở làng Kế Môn, nghề Nuôi Tằm ở làng Dương Sơn, nghề Chằm Nón ở làng Hương Cần, nghề Đan Nôi Bội ở làng Liễu Hạ, nghề Gạch Ngói ở làng Nam Thanh... nghề Làm Bún ở làng Vân Cù là một công việc làm ăn truyền thống và độc đáo riêng của từng đơn vị sản xuất gia đình trong làng, có tính cách cha truyền con nối từ đời nầy qua đời khác. Tất cả dây chuyền sản xuất đều làm bằng tay với những dụng cụ thô sơ, nhưng thành phẩm thường đạt đến mức tinh luyện mà người khác làng khó lòng bắt chước nổi.
Thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, tục gọi là Bà Bún. Thời gian đã xoá nhòa danh sách của những người muôn năm cũ nên chẳng còn ai nhớ tên thật của Bà Bún. Trong những câu chuyện dân gian truyền miệng về cuộc đời của Bà Bún, tôi còn nhớ mãi chuyện kể của bác Cửu Am với mẹ tôi rằng:
Vào một thời xa lắc xa lơ, khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong vùng những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau nầy có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyên Hương Điền. Trong số đó có một người thiếu nữ đẹp, có lẽ cũng mắt lá răm, môi cắn chỉ, má lúm đồng tiền... nên rất được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người chuyên sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ nầy miệt mài chuyên nghề làm bún. Bún nàng ngon quá hay vì nàng xinh quá mà làm cho bao người ăn quên cả đường về. Rượu không say bún say mới ngại... Vì vậy nên nhiều người ganh tỵ. Rồi một dạo dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm. Người ta cúng, tế cầu thần linh cứu giúp. Gặp cơ hội nầy, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là nhà nông bắt đầu nổi giận. Hội Đồng Thị Tộc của làng họp bàn và ra lệnh cho Cô Bún phải bỏ nghề làm bún hay sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng Cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi.
Vì bản chất hiền lương và thuần hậu nên Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của Cô đi một chặng đuờng cho đến khi mệt đuối sức thì người khác tới thay cho đến hết người thứ năm là vùng đất mới của Cô Bún. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo sông Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau nầy. Nơi đây đã trở thành “đất lành chim đậu” cho Bà Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc..
Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn vào Huế. Chim đã về núi, Bà đã về dất nhưng Bún Huế vẫn còn tươi rói với nhân gian như có người đã hát nửa chơi, nửa thiệt: “Hoành sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”.
Một “xưởng bún” điển hình ở làng Vân Cù thường bao gồm một cái xay để xay bột, một cái cối có chày đạp, lò nấu , chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đong, đựng bột và bún trong từng chặng đường sản xuất.
Từ hột gạo măng tơ biến ra con bún nõn nà cũng phải cần đến bàn tay, không phép mầu nhưng cũng phải khéo léo và cần cù, của bà tiên lao động. Sợi bún bắt đầu từ hột gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm sẽ “mục” ra và được đem xay hay giã nhuyễn thành bột. Tiếp theo, bột gạo được “rây” để lọc ra phần mịn nhất tinh bột của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được luộc chín sơ, rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 30 lon gạo (khoảng 10 ki-lô), trộn với 2 ki-lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo và bột lọc nầy lại được giã, trộn rất nhuyễn cho tới khi trái bột đạt tới mức “vừa đai, vừa đẻo” là đuợc. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép, những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún, rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra, xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn.
Bún tự nó đã là một món ăn thanh đạm của người Huế, nhất là vùng quê. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: Bún con, bún lá và bún mớ.
Bún con hay bún vắt là một lọn bún quấn lại với nhau, dài vừa nắm tay như cuộn chỉ thêu, rất tiện lợi cho việc ăn uống đơn giản và đạm bạc trên nương, ngoài đồng, giữa đường. Chỉ cần một chút nước mắm ớt và năm, bảy con bún vắt thì bác nông phu trên đường về, chị chủ quán rộn ràng giữa chợ, em bán hàng rong lang thang... có thể tay cầm con bún chấm vào nước mắm ăn ngon lành ngay trên “hiện trường” vừa ngon miệng, vừa ấm lòng, vừa khỏi lơ là công việc..
Bún lá là một lớp bún trải trên lá chuối tươi, cuộn tròn cỡ bằng cái bánh tráng trung bình. Bún trắng nổi trên lá xanh mang vẻ đẹp trinh nguyên nên vừa bắt mắt, vừa bắt miệng. Bún lá thường là đơn vị bún cho cá nhân và gia đình: Mỗi người một rá, mỗi lá một tô.
Bún mớ, còn gọi là bún “ngảo” hay bún kí-lô. “Ngảo” là cái rổ nhỏ thường dùng như một đơn vị đo lường ở các vùng quê của Huế trong khi “kí lô” là đơn vị đo lường mới xuất hiện sau này. Bún mớ là bún sản xuất đại trà với số lượng lớn để buôn bán, đổi chác trên thị trường.
Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc.... Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò... và bún bò giò heo. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị... đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ.
Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ. Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas .
Trước 1975, tôi có một người ông bà con, quê ở làng Lương Quán, Nguyệt Biều. Mọi người kêu ông là “Ôn Tứ”, có lẽ vì ông làm quan tứ phẩm của triều đình. Cứ một năm vài ba lần, ông sai tôi chở qua cung An Định để vấn an “Đức Từ”, đó là bà Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại. “Ôn Tứ” tuổi trên 70 mà vẫn còn đẹp lão như một tiên ông với da dẻ hồng hào và tóc trắng như mây, nhưng hễ cứ mỗi lần tôi khen ông là ông lại nói với giọng nửa như tự hào, nửa như ăn năn:
- Ôn sống thọ đây là tại trời đày vì tội phạm thượng, dám ăn đồ ăn của vua!
Ai cũng biết thuở trước, ông là người hầu cận thân tín của vua Bảo Đại từ Việt Nam qua đến Pháp.. Tôi nghe lạ, hỏi ông, ông giải thích:
- Ngài Ngự làm vua, nhưng là người Tây học. Ngài xử sự công bằng và lịch sự với tất cả mọi người. Hồi còn ở trong Đại Nội, thường có các cận thần hay hoàng thân quốc thích nấu đủ món sơn hào hải vị dâng lên Ngài ăn khuya. Ngài nhận, nhưng sau đó sợ bị mập nên Ngài cứ đưa hết cho ôn ăn. Con coi, ôn ăn hoài cao lương mỹ vị của hoàng đế, “tội to” như rứa mà Trời không phạt răng được!
Trong những lần ngồi đợi ông vấn an đức Từ Cung, trong cái mát lạnh thâm u của cung An Định, tôi có dịp nghe các cuộc mạn đàm của giới thân cận cung đình về các món ăn Huế mà giới quý tộc quan tâm.
Bún bò Huế vẫn thường được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là cuộc thi nấu các thức ăn đem ra đấu xảo tại chợ Tết Gia Lạc có từ thời Minh Mạng, do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra. Chợ Gia Lạc nằm giữa chợ Mai và chợ Nam Phổ ngày nay và cũng là vùng đất có Tùng Thiện Vương và Tuy LýVương, hai vị hoàng thân nghệ sĩ đã vang bóng một thời.
Lúc đầu chợ chỉ mở ra cho các người trong thân nhân phủ đệ, sau thấy đông vui hấp dẫn, dân thường trong vùng lân cận như Dương Nổ, Nam Phổ, Thế Lại, Ngọc Anh... tìm đến và cũng được các ông hoàng bà chúa cho vào tham gia buôn bán và tổ chức các trò chơi. Hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp, chợ Mai đông buổi sáng và chợ Nam Phổ đông buổi chiều để nhường chỗ cho chợ Gia Lạc tưng bừng vui hội Tết. Đông vui và nhộn nhịp nhất là trong ba ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Nguyên Đán. Đây là phiên chợ của hàng con vua cháu chúa, nhưng đồng thời cũng mở rộng ra cho bàng dân thiên hạ đến vui Xuân.
Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và p hổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.
Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, "bún bò Mụ Rớt".
“Bún bò Mụ Rớt có nêm sâm nhung quế phụ vô hay răng mà ngon dữ rứa?”. Một lần nào đó đã có người tò mò lên tiếng. Rồi cũng có người đáp lại, “Có chi mô, mụ Rớt cũng ra chợ Đông Ba mua rau, mua thịt như mình nhưng mụ nấu ngon vì có hoa tay”. Hoa tay? Hoa tay của ông đồ Vũ Đình Liên là để thảo những nét chữ như rồng bay, phượng múa, nhưng hoa tay của mụ Rớt là để nấu những tô bún bò thanh nhã, ngọt ngào “ăn ngậm mà nghe”.
Chừ ri hỉ....!
Cứ tưởng tượng mình đang ở Huế.
Vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa, một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, có cu gáy và bướm vàng nữa chứ... Và, có tiếng ve đất cuối mùa kêu sau vườn nhưng nghe như xa lắc. Nắng xế cuối mùa của Huế thường phai như màu tóc muối tiêu. Rồi có tiếng xe đạp của ai đó phanh lại trước sân, ba bốn đứa bạn thân rủ nhau đi ăn bún. Con đường Chi Lăng dẫn về Gia Hội chen giữa hai hàng phố cũ với những căn nhà xưa kiểu Tàu pha một căn hai chái, cột mệ cột con đề huề trông thâm nghiêm nhưng thấp bé một cách tội tình. Trước khi rẽ qua đuờng Ngự Viên đi ngang "mả ông trạng" sau lưng chùa Diệu Đế, hãy ghé lại một căn nhà dãy phố bên phải: Đó là tiệm bún bò Mụ Rớt. Huế làm ăn theo lối "hữu xạ tự nhiên hương", không bảng hiệu, không quảng cáo mà chỉ cần nghe tiếng tìm vào.
Khách vô tiệm tự nhiên và lặng lẽ như ghé lại bến đò. Cứ tìm bàn nào trống, ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu không có chỗ dựa lưng, ngó một loáng bâng quơ người quen và người lạ, sẽ có người hỏi:
- Mấy o, mấy cậu thời bún chi?
Khách chỉ có lựa chọn giữa bún khô và bún nước:
- Dạ, cho mấy tô bún nước
Lát sau, mấy tô bún bò giò heo bốc khói, mùi thơm tỏa ra dìu dịu, được bưng ra đặt trên bàn. Bún được nấu nướng từ sau bức tường của dãy nhà ngang trông vào có vẻ phòng the hơn là bếp núc.
Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soãi vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.
Trên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗng sành, nước mắm, ớt tương và rau hành chanh múi. Một dĩa nhỏ hành củ trắng phau và hành lá, rau thơm xanh mưót điểm thêm ngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tô bún cho thêm nồng nàn hương vị. Rau hành của bún không phải là rau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai trò “nước hoa” cho tô bún. Trên một góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cái cay của ướt tươi là đậm đà, mọng nước, đủ sức khống chế những cao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó là dĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyết dụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớt cũng được liệt vào hàng "gia vị bún bò bắc đẩu", nhìn thì có cái vẻ mềm như nhung với màu đỏ sẫm, điểm những hột ớt vàng hoe nhưng nếm vào mới biết thế nào là cái “hiền” của Huế. Gắp một tí ớt tương đầu múi đũa bỏ vào tô là ớt từ từ bung ra như nhụy hoa trên mặt nước bún. Hoa hồng thường có gai, nên nhụy hoa bún cũng làm cho biết bao người cay giọt ngắn, giọt dài!
Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen... là những biểu hiện thường tình trước tô bún.
Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm... đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”.
Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.
Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình.. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn dấu lắm công phu.
Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ... Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.
Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.
Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.
Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.
Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá.
Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.
Bên cạnh kỹ thuật và kinh nghiệm của người nấu, chất liệu cũng đóng một vai trò quan trọng cho hương vị của tô bún Huế. Chẳng hạn như thịt heo nấu bún Huế thường lấy từ thịt heo cỏ. Đó là giống heo nhỏ nuôi bằng rau, chuối nấu với cám gạo cốt để vừa lấy phân, vừa lấy thịt. Heo càng lớn càng dài ra và thịt rắn lại chứ không phát triển “sồ sề” như giống heo mẹo nuôi trong kỹ nghệ lấy thịt sau nầy. Giò heo do đó vừa chắc, vừa thơm, vừa ít mỡ. Giò heo lý tưởng cho tô bún là giò sau: “Nấu giò sau, cho nhau giò trước”.
Ngoài ra, rau hành, gia vị... thường được các bà Huế nêm theo kiểu “luyện công” nên mọi thứ đều được tính toán chi li vừa đủ phân lượng cần thiết. Có dịp nhìn một bà Mỹ vào bếp với dáng kích động như muốn nhảy “Disco” với soong chảo, một bà Nam nếm đồ ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn.... mới thấy được hình ảnh tay cầm đũa, mắt đăm đăm, môi chút chíp nêm đi nếm lại như đang “truyền tâm ấn” của một bà Huế trước nồi bún đang sôi là “thục nữ thần kinh”. Chính yếu tố địa phương, hoàn cảnh và tâm lý đã làm cho tô bún bò Huế trở thành ngon và độc đáo hơn vì nó được chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức trong mức độ vừa đủ về lượng cũng như về phẩm.
Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu.
Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”. Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”:
“Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!” (Việt IX - 95). Ông Đinh Miên thuộc về trường phái “chịu chơi” khi luận về bún Huế. Ông cởi mở đón nhận sự chuyển mình của tô bún với vẻ cười cợt hồn nhiên như người đã biết là không thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Cũng có người muốn “ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” lên tiếng cho rằng, tại sao những món ăn truyền thống của thế giới như Pizza của Ý, Kabob của Ba Tư, Taco của Mễ, Kentucky Fried Chicken của Mỹ, Mì Triều Châu của Tàu... đi đâu cũng nghe cùng một hương vị, mà Bún Bò Huế lại có người nấu Sở kẻ nêm Tần như vậy, sợ một ngày kia “mất giống” tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó vì món ăn là một phần của văn hóa mà gốc của văn hóa là con người. Khi đất nước và con người còn đó thì ngại gì tô bún đổi thay.
Tuổi già của Huế thích lui về sống ẩn dật với quê hương, gần gũi với bà con làng xóm và mồ mã tổ tiên, nhưng tuổi trẻ lại thích bay xa tới những phương trời mơ ước. Niềm ước mơ của một đứa trẻ lớn lên sau lũy tre làng như tôi là làm sao được lên Huế học. Thành phố Huế cách làng tôi chưa đầy một giờ đi xe đạp nhưng đối với tôi thời nhỏ nó vừa thực vừa mộng như một vùng đất hứa. Có những buổi chiều đứng đầu ngõ nhìn những người lên Huế sắm hàng với các món đồ gói trong giấy, trong hộp đầy màu sắc gọi là “đi Dinh mới về”, tôi ước chi mình sẽ được lên Dinh
Tuy không có quy định thành văn nhưng con đường duy nhất để được lên Dinh ăn học đối với tuổi trẻ ở làng như tôi là phải thi đậu “Càng Cua” (concours) trước đã, đó là kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất trường công mà trong toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có thành phố Huế mới có. Mẹ tôi thường nhắn gởi: “ Chuyến ni mà con thi đậu "càng cua", cực mấy mạ cũng gắng lo cho con lên Dinh học”.
Mẹ tôi dắt tôi lên Huế hai ngày trước khi thi “càng cua”, đi qua đi lại trước trường Hàm Nghi (ngày xưa là Quốc Tử Giám) nhiều lần cho quen đường đi nước bước. Tôi ở lại nhà chị Quyến tôi nơi đường Ô Hồ. Buổi sáng ngủ dậy, chị kêu gánh bún vào ăn điểm tâm.. Gánh bún õng ẹo trên đôi vai o gánh bún, có khói và hơi bốc nhè nhẹ xung quanh như một đầu máy xe lửa xuống đèo. Nghe chị đặt hàng, tôi có cảm giác hơi là lạ:
- O múc cho tô “trung”, bún vừa, nước xắp xắp thôi. Cho giò nạc búp, thêm cái ngoéo. Đổi huyết lấy bò bắp xắt vô. Khoát bớt ớt màu, bỏ hành rau răm rươi rươi thôi, ớt tương nước mắm bỏ riêng...
Người bán bún chừng như đã quá quen thuộc với lối đặt hàng rắc rối đó nên làm thinh múc bún. Nồi bún nóng thân tròn, miệng uốn trông như chiếc lư đồng cổ không nắp không chân, đặt trên lò lửa riu riu đỏ. Tay o cầm cái vá cán dài, quây một vòng trong nồi bún với dáng tay nhẹ nhàng và điệu nghệ như cô vũ nữ Thái múa điệu cánh sen. Cái vá dừng ở đâu trong nồi nước bún là “bắt” được ngay miếng thịt, miếng giò đang cần, chính xác như ra-đa tìm thủy lôi.
Một lát sau o mới hỏi:
- Ai ăn rứa?
Chị tôi trả lời một cách hãnh diện:
- Thằng em tôi dưới làng lên ở lại thi “càng cua”.
Tự nhiên o bán bún coi bộ quan tâm:
- Nì, nói chuyện vô duyên chơ học trò đi thi không nên ăn giò búp: búp hoài không nở thì mần ăn chi nữa. Để tui múc cho một cặp giò ngoéo: ngoéo trước, ngoéo sau thì rớt đi mô được, thi đậu chắc nụi!
Chị tôi coi bộ cảm động ra mặt vì gặp được “Thầy”... bún, nên nhiệt liệt ủng hộ ngay:
- May có o nhắc chớ không thì khổ em tui rồi. Rứa! Múc ngoéo vô đi o!
Thật tôi không ngờ bún Huế “linh” như vậy, nên hôm đó ăn tô bún Huế mà cảm thấy trân trọng và ngất ngây như uống rượu thánh.
Về làng, tôi thường ăn bún với nước mắm ớt.. Mẹ tôi có mấy lu ruốc bự bành ky để ở nhà dưới, nước mắm nhĩ trong vắt nằm một lớp trên mặt. Đem lúa đổi lấy bún vắt hay bún lá, rồi múc nước mắm nhĩ từ trong lu ruốc, ra vườn hái ớt xé vào. Bún tươi chấm với nước mắm nhĩ pha thêm ớt trái mùa Xuân ăn ngon “nhức răng”. Thêm vào đó, một năm đôi ba lần được ăn bún với nước xáo lòng gà, thịt bò nên chú bé quê trong tôi cũng đã bằng lòng lắm với cuộc đời đầy đãi ngộ nầy rồi. Nay được ăn tô bún Huế với những thịt thà thơm phức, với cách nấu bún công phu, cách múc bún điệu nghệ... làm cho tôi cảm thấy được “lây” cái văn minh sang cả của người thành phố.
Ngày đi thi, tôi dậy sớm trước khi gà gáy lại, hồi hộp chờ trời sáng để tới trường thi, nhưng trong lòng cũng cảm thấy thinh thích khi nghĩ đến tô bún Huế với cặp giò ngoéo có lớp da mềm mềm bao quanh những thớ gân dòn tan như ăn ổi đỏ ở làng. Hình như mới có hai buổi sáng trôi qua mà tôi nghe như đã bị phố phường cám dỗ. Buổi sớm tôi nghe mẹ tôi bàn bạc to nhỏ với chị tôi, rồi tiếp theo đó có người gánh gánh xôi vào trước hiên. Nhìn dĩa xôi đậu xanh chấm muối mè bày ra trước mặt, tôi bắt đầu hoang mang. Mẹ tôi hối:
- Ráng ăn xôi đậu muối mè đi con!
Khi tôi ngao ngán ngáp dài kêu mệt quá và muốn ăn bún chứ xôi đậu, muối mè khô khan quá nuốt không vô, mẹ tôi dịu dàng an ủi:
- Con thi xong rồi, ưng ăn bún cả gánh mạ cũng cho. Con di thi “càng cua” mà ăn bún vô trơn, nói trời không nghe lỗ miệng, chớ nó truột di thì thi hỏng mất! Lúc trước mấy cậu con thi chi hỏng nấy là vì không nghe lời mệ ngoại, cứ dè ngày thi cử mà ăn bún không kiêng cử nên thi trợt tuốt luốt, phải xếp sách vở về quê đi cày. Chừ con gắng ăn xôi đậu, xôi muối mè dính mô chắc nấy, trời mới cho con đậu.
Tôi rướn cổ nuốt cho hết dĩa xôi mè vì thương mẹ hơn là sợ thi trượt. Tới ngày treo bảng, nghe loa đọc tên nhưng tôi không tin là mình đậu “càng cua” thứ nhì trường Hàm Nghi trong số hơn một nghìn thi sinh dự tuyển và có hai trăm trúng tuyển năm đó.
Suốt một đời, tôi không làm sao quên được hình ảnh mẹ tôi với hai hàng nước mắt sung sướng chảy dài trên đôi má phong trần vì lặn lội gieo neo nuôi con. Mẹ tôi nói như đã nắm được bí mật cuộc đời:
- Chộ chưa! Con nghe lời mạ, ăn xôi đậu nên mới thi đậu. Còn thằng Tý xóm Bàu, thằng Rô xóm Cụt, Thằng Lúi lò rèn to béo xắp hai con, nghe nói mỗi đứa ăn hai tô bún để đi thi nên trượt tuốt luốt..
Tôi muốn nói cho mẹ tôi biết bọn thằng Tý, thằng Rô, thằng Lúi... suốt cả mùa Xuân trốn học, thu sách vở trong bụi tre lá ngà đầu làng đi chơi; trong khi tôi học thuộc cháo sách Sử Ký của Trần Đinh, giải hết 1000 bài toán đố của Một Nhóm Giáo Viên, đọc nhuyễn 50 Bài Luận Mẫu và Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh... Thế nhưng nghỉ sao tôi lại thôi, vì mẹ cũng có một khung trời riêng của mẹ mà tôi chỉ dám núp sau áo mẹ để lặng im chiêm ngưỡng chứ không dám thả cánh chim lý luận làm huyên náo khung trời đó và làm mẹ buồn lòng.
Từ đó về sau nầy, tôi thường cố “cữ” ăn bún mỗi lần có thi cử. Ngay cả hơn 30 năm sau, khi tóc đã điểm bạc trên bước đường lưu lạc ở quê người, có những lần đi thi chuyên môn, đi phỏng vấn việc làm, đi thi tốt nghiệp trong trường đại học Mỹ, tôi vẫn “kiêng” ăn bún nhưng chỉ tìm cách né tránh âm thầm chứ không dám nói ra vì sợ bị chọc quê. Thật ra, mỗi lần đụng đến thi cử là tôi lại nhớ mẹ đến quặn lòng, nên tôi cử ăn bún để được cái cảm giác ấm áp thiêng liêng như hôm đó mình đang có mẹ thật gần
Đến khi lên Huế học, những huyền thoại về bún bò Huế càng có vẻ mọc cành mọc lá sum sê hơn. Thế giới học trò cũng nhỏ bé và xinh xinh như thành phố. Phía sau trường Hàm Nghi của tôi là Viện Bảo Tàng và nhà thờ Nguyễn Phước Tộc hay là Tôn Nhân Phủ.. Bên kia đường là cửa Hiển Nhơn vào Đại Nội. Kế đó, có hai trường văn nghệ nhất Huế, đó là trường Quốc Gia Âm Nhạc và Cao Đẳng Mỹ Thuật mà lũ học sinh nghịch ngợm của chúng tôi thường chọc mấy anh chị sinh viên bằng cách gọi là “Trường Kèn” và “Trường Cọ”. Sinh viên hai trường Kèn Cọ thường la cà ở quán cà phê Tôn, nơi đó, thật ra chỉ là một chiếc xe kiểu xe sinh tố đặt mé trái trước Tôn Nhân Phủ do vợ chồng bác Tôn đứng bán bún bò và cà phê. Giới nghệ sĩ lang thang thường bàn luận một cách công khai rằng, ngày nào vợ chồng bác Tôn không cãi nhau là ngày đó bún bò không ngon vì thiếu đi cái “tinh thần hào sảng” của cặp vợ chồng bác Tôn khi nấu bún.
Giới văn nghệ sĩ cà phê Tôn còn đi xa hơn khi kháo nhau rằng nếu lỡ một mai kia, lịch sử thành thơ đưa họ lên làm lãnh tụ, thì họ sẽ đặt tên con đưòng từ Vỹ Dạ lên Ga Huế là "Đường Cơm Hến" và đường từ cầu An Cựu lên cầu Trường Tiền là "Đại Lộ Bún Bò" vì mỗi buổi sáng tinh sương, dọc trên con đường nầy có cả đoàn bún gánh phát xuất từ An Cựu tỏa ra khắp thành phố Huế. Khói xanh đun nồi bún bay phơ phất trên đường như một sự mời gọi êm đềm: Bún bò An Cựu, cơm hến Đò Cồn, trứng lộn Chợ Dinh, bánh canh Nam Phổ... Cũng may hay cũng buồn, lịch sử không phải là thơ nên tuy Huế có những con đường tình cảm mang tên kỷ niệm và giai nhân bất thành văn như đường Hàng Me, đường Áo Trắng, nhưng vẫn chưa có tên đại lộ Bún Bò.
Bản thân tôi từ một vùng quê ruộng đồng lên tỉnh học, sau mấy năm học đòi văn hóa Huế, cũng bị nhiễm bún bò rất nặng.. Tôi đã ưu tư nhiều về sự hiện diện của bún bò giò heo kể từ khi làm quen với một cô hàng xóm nhân dịp cô đi xe đạp, vạt áo dài tung bay phất phới và cuốn theo chiều gió mà quấn vào trong giây "sên", trong "ổ líp". Tôi bèn ra tay cứu khổn phò nguy gỡ áo em ra và không quên bôi thêm dầu sên lên tay lên mặt cho ra vẻ lẫm liệt, can trường. Tên cô là Mộng Hoàng, tất nhiên có cái họ đi trước rất chi là thế gia vọng tộc. Chỉ mới cái tên thôi cũng đủ biến tôi thành Trương Chi bên cạnh Mỵ Nương đi xe đạp mất rồi. ễ làng, tôi đi từ xóm trong ra xóm ngoài để sưu tầm những tên giai nhân đẹp nhất thì cũng chỉ có những Nguyễn Thị Gái, Trần Thị Chắt, Lê Thị Dẹp... đào đâu ra có Mộng, có Hoàng.
Những buổi sáng, tôi và Hoàng vẫn đạp xe đạp song song chung đường từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, rồi Hoàng vào Đồng Khánh và tôi vào Quốc Học. Đôi ba lần Hoàng quay sang phía tôi cười, một phiến ớt màu bún bò tí ti đỏ chói nằm trong góc chiếc răng khểnh trắng nõn nà của Hoàng. Tự nhiên tôi cảm thấy hơi mất đi cái cảm giác thanh thoát khi nhìn sự hiện diện vô duyên của ớt màu nằm trên chiếc răng khểnh duyên dáng đã làm tôi xao xuyến bao lần. Tôi lên tiếng, nhẹ nhàng như nắng, sợ làm vỡ những giọt sương tình cảm long lanh. Rồi cả hai đứa dừng lại, đứng khuất sau gốc cây long não, tôi xé mảnh giấy trắng nhất trong tập vở học trò, vo lại thành cây tăm và nín thở khêu chút ớt màu bún bò vô tình nằm chênh vênh không đúng chỗ. Hai đứa nói nhỏ như ngại hàng long não đứng nghe.. Hoàng vùng vằng sợ tôi nhìn sâu hơn đáy mắt:
- Ngó dữ chưa tề, dị chết!
Tôi thanh minh như Vương Tử Trực:
- Coi tề, không ngó chộ mô mà khêu!
Khi lên xe đạp đi tiếp, Hoàng phàn nàn, cái phàn nàn mà tôi cho rằng đáng lẽ ra là một sự biết ơn:
- Me phiền dễ sợ! Sáng mô cũng bắt Hoàng ăn bún bò ớn phát sợ luôn.
Cái "ớn phát sợ" của Hoàng lại là cái ước mơ ngoài tầm tay của đám học trò nghèo như tôi. Cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng, khi trời Huế còn lành lạnh mà được ăn một tô bún bò giò heo, có váng mỡ vàng mơ ngã hồng trên mặt, nêm thêm một "múi đũa" ớt tương màu huyết dụ chắc sẽ sáng mắt sáng lòng mà học một nhớ mười. So với một chén cháo gạo với muối trắng của tôi hay một chén cơm chan chút nước mắm ớt của tụi bạn cùng hoàn cảnh ăn điểm tâm trước khi đi học, tự nhiên một cảm giác hơi buồn buồn pha chút tủi thân lặng lẽ dâng lên trong lòng. Bún bò tự nó không có giai cấp, nhưng giai cấp tự nó có bún bò: Phận nghèo bấm bụng nằm co. Giàu thời nem chả, bún bò giò heo!
Tuổi trẻ của Huế êm đềm và dễ hòa diệu sống như giòng sông Hương. Tôi đã quên rất nhanh hình ảnh tô bún bò của Hoàng và chén cháo gạo của tôi. Hai đứa chưa bao giờ dám nói thương nhau mà chỉ lửng lơ nói chuyện đã cùng "thương con đường đi học".. Mỗi cô gái Huế đều có một bà chúa trong hồn và mỗi cậu con trai Huế đều có một ông hoàng trong bụng. Bà chúa thì thích sang mà ông hoàng thì thích ngọt, cho nên tôi đã nhẹ dạ nghe Hoàng dỗ ngọt mà hẹn hò lần đầu lên chùa Thiên Mụ và về ăn bún bò Kim Long. Chúng tôi đã phạm vào hai điều tối kỵ làm tan vỡ bao nhiêu mối tình đầu đẹp như mơ của Huế: Đó là hẹn hò lần đầu không được lên chùa Thiên Mụ và không được ăn bún.
Đồi Linh Mụ là đất thần kinh, nơi để chiêm bái chứ không phải là nơi tính chuyện ân tình hò hẹn.. Tình cảm trai gái chớm mầm trên đất thánh thì sẽ không bén rễ trong tim người. Còn ăn bún là trơn tru, không níu kéo như gừng cay muối mặn, nên cuộc tình rồi cũng theo bún mà trôi đi! Rất có thể bà Linh Mụ đã nhìn thấy tôi và Hoàng hò hẹn, cho nên mới "xui" về Kim Long ăn bún. Bởi vậy, nên tới Hè, Hoàng giã từ Đồng Khánh, chuyển qua Jeanne d'Arc để chuẩn bị đi Tây.
Kỷ niệm chia tay cũng êm đềm mà nhức buốt như những cơn mưa phùn tháng Giêng của Huế. Hoàng gởi cho tôi cuốn sổ lưu bút có giấy pơ-luya màu xanh, màu trắng, màu hồng; có thắt nơ tím với câu thơ tiếng Tây quá quen thuộc với tuổi học trò của Huế ghi nắn nót ở trang đầu: "Partir, c'est mourir un peu!... Ra đi là chết trong lòng một ít. Biết nói sao bây giờ?!". Tôi là học trò ban B (Toán - Lý Hóa toàn ròn) nên trong đầu lúc nào cũng lùng bùng ròng những đạo hàm và ẩn số của thầy Trần Tuệ và thầy Hồng Giũ Lưu.
Huế lại là vùng đất ưa hò vay trả. Đào đâu cho ra chút văn chương man mác nòi tình mà đáp lại cho Hoàng đây. Tôi bỏ cả việc đi trại Hè để cố đào cho ra dăm câu thơ nếu không “ác liệt” thì ít ra cũng có vẻ môn đăng hộ đối với Hoàng. Bên tê dẫn thơ Tây thì bên ni phải trích thơ Mỹ. Tôi vô thư viện, tìm mục thơ tình lãng mạn để kiếm vài câu làm thuốc.
Thơ tình chết tiệt rủ nhau trốn đâu mất cả. Bí quá, bỗng vớ được vài câu thơ đề tựa cuốn sách của Helen Steiner Rice, tôi thấy như mở cờ trong bụng: “Somebody loves you than you know. And will always be with you wherever you go!” (Ai nào thấu hết tình ai.. Chân mây góc biển thương hoài ngàn năm). Và, để phụ đề Việt ngữ tôi chọn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, đọc đi đọc lại đắc ý nổi da gà: “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!”.
Kèm với thơ thẩn là cái lược bằng gỗ trầm hương, vật kỷ niệm của mẹ, tôi xin và tặng lại cho Hoàng mà bỗng tự cảm thấy mình sâu sắc như một người tình trong chuyện thần thoại;Năm 1992 về lại con đường cũ, đọc thơ Xuân Hoàng mà nhớ bâng khuâng đốm ớt bún bò và nét cười răng khểnh:
Tôi đi trên đường Lê Lợi dọc sông Hương
Nắng trong suốt lọc qua hai hàng long não
Đất nước đổi thay qua bao mùa giông bão
Con đường xưa vẫn dáng dấp diệu kỳ...
Hơn mười năm, tôi mới có dịp trở lại chen chân trên đường phố Huế vào một buổi chiều 29 Tết. Đi trong nắng cuối Đông dìu dịu thương quen của Huế mà cứ ngỡ như mình mới xa Huế hôm qua. Nghĩ đến mai xa Huế tự nhiên tôi có cảm gíác như mình là kẻ phụ tình với Huế. Huế vẫn lặng lẽ chờ đợi như người tình trăm năm mà tôi thì cứ dứt áo ra đi lang bạt kỳ hồ.
Rồi quả đất cũng tròn và thế giới nầy cũng nhỏ nên “những kẻ phụ tình với Huế” vẫn có lúc gặp nhau ở quê người như một sự tình cờ của định mệnh.
Hơn 30 năm sau, rất tình cờ, tôi gặp lại Mộng Hoàng ở Little Sàigòn, Quận Cam Ca-li. Tôi nhận ra Hoàng, bà chủ tiệm ăn có tên vừa Tây vừa Huế, nhờ chiếc răng khểnh "thương bắt chết" vẫn tô điểm cho nụ cười duyên dáng ngày xưa. Tất nhiên, tôi từ phương xa ghé vào đây cũng vì món "bún bò Huế chính gốc". Nhắc chuyện cũ, cả hai đứa cùng cười ngặt nghẽo. Giọng Hoàng tuy phảng phất một chút âm vang trời Tây nhưng vẫn chưa phai màu Huế:
- Thời nớ, răng tụi mình dễ thương dễ sợ hí!
Tôi cười cười nhắc lại:
-Sau nớ, còn ai khêu ớt trên răng cho Hoàng nữa không?
Mắt Hoàng bỗng thoáng một chút trầm tư "nhắc làm chi sương khói thuở xa xăm" và ánh lên màu kỷ niệm:
- Lạ chưa tề. Nhắc chi nữa, dị chết!
Tôi nhìn Hoàng. Mắt bâng quơ đậu trên vài ba sợi tóc loà xòa điểm bạc. Hoàng biết và ngúng nguẩy che đi. Hoàng nói thật bất ngờ, giọng trang đài như đọc câu thơ tình thời cổ:
- Chải lược trầm hương nên sớm thành tóc bạc!Tôi hiểu Hoàng nói gì nhưng phản ứng như anh học trò cả ngố:
- Thơ của ai rứa Hoàng?Hoàng trả lời “mần đày”:
-Thơ ai? Thơ ông cai bến đò!
Đàn bà Huế mà đã “mần đày” thì Tần Thủy Hoàng cũng phải biết rằng mình đã lỡ vô tình, cần lẳng lặng chui vào ổ rơm nằm ngủ qua đêm.
Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.
Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật.... Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng.
Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc
Xuân Hoàng
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 017
WIKIPEDIA * HUẾ
Huế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huế
| ||
---|---|---|
Thành phố trực thuộc tỉnh | ||
Biểu trưng | ||
Sông Hương và cầu Trường Tiền | ||
Địa lý | ||
Tọa độ: 16°27′45″B 107°35′07″Đ / 16.462622, 107.585217 | ||
Diện tích | 83,30 km² | |
Dân số năm 2010 | ||
Tổng cộng | 338.994[1] | |
Mật độ | 4.048 người/km² | |
| ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Tỉnh | Thừa Thiên-Huế | |
Đô thị loại I | 24 tháng 8 năm 2005 | |
Chính quyền | ||
Chủ tịch UBND | Phan Trọng Vinh | |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Kim Dũng | |
Trụ sở UBND | 23 - 25 Lê Lợi | |
Phân chia hành chính | 27 phường | |
Web: huecity.gov.vn |
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Thành phố có 2 Di sản văn hoá thế giới, có dòng sông Hương chảy qua tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ về quang cảnh thiên nhiên. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).
Mục lục[ẩn] |
[sửa] Địa lý
[sửa] Vị trí địa hình
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.Diện tích tự nhiên 83,3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Mật độ dân số gần 4200 người/km2 [2].
Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh...
[sửa] Khí hậu
Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.
[sửa] Lịch sử và tên gọi
[sửa] Thuận Hóa
Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Rí làm sính lễ.Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.[3]
- Xem thêm bài Thuận Hóa, Huyền Trân Công Chúa.
[sửa] Phú Xuân
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh[3]. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" [4].[sửa] Địa danh "Huế"
[sửa] Sự xuất hiện của địa danh "Huế"
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:- Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế[5], thuyền tám tầm chở đã vạy then" [6].
- Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế[7].
- Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện [8].
- Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué[9].
- Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ [10].
- Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này [11].
- Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
- Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
- Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế...
[sửa] Một số kiến giải về địa danh "Huế"
Hiện nguồn gốc tên gọi này được một số nhà "Nghiên cứu Huế" kiến giải như sau:- Học giả Thái Văn Kiểm kiến giải:
- Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa[12].
- Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị- vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế. [13].
- Kiến giải của Cadière: Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa. Huế đã bắt đầu có từ thời Huế-Kim Long với cái tên là Hóa [14]
- BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa[15]..
- Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. [16].
- Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình...Sự hiện hữu của hai âm "hóa", "huế" về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué [3]...
[sửa] Thị xã Huế
Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắc và miền Nam. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị"[17].
Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết" [18]
Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) [19].
[sửa] Thành phố Huế
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.
Năm 1981, thành phố Huế được mở rộng địa giới, sáp nhập các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hoà sáp nhập về huyện Hương Phú), một phần xã Hương Chữ (các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu) của thuộc huyện Hương Điền, các xã Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, một phần xã Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) thuộc huyện Hương Phú. Thành phố Huế sau khi được mở rộng bao gồm các phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Thuận, Phú Hoà, Phú Cát, Phú Hiệp, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và các xã Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ Xuân, Xuân Long, Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình, Hương Thọ, Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuỷ Phú (gồm cả xóm Đông Giáp), Hương Lưu (gồm cả xóm Cồn Trầu và xóm Cổ Thành), Hương Hồ (gồm cả các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ)[20].
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính Trị Khoá X ngày 25/5/2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á[21]
Ngày 30/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.[22]
Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.
[sửa] Hành chính
Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính. Gồm 27 phường:
|
|
[sửa] Kinh tế thương mại
Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và nổi tiếng toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: Chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền Plaza(siêu thị Coop mart), Phong Phú Plaza(Big C).[sửa] Văn hóa Huế
- Bài chi tiết: Quần thể di tích cố đô Huế
Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...
[sửa] Kiến trúc
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.[sửa] Lễ nhạc cung đình
Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.- Chi tiết xem thêm bài Nhã nhạc cung đình Huế"
[sửa] Vũ khúc cung đình
Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.[sửa] Ca Huế
Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
- Chi tiết xem thêm bài Ca Huế"
[sửa] Nghệ thuật tuồng
Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.- Bài chi tiết: Tuồng Huế
[sửa] Mỹ thuật, mỹ nghệ
Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên[25] (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.[sửa] Lễ hội
Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.[sửa] Festival Huế
Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 6 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.[sửa] Ẩm thực
Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.- Chi tiết xem bài viết về Ẩm thực Huế
[sửa] Võ thuật
Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ nổi tiếng, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, thiếu lâm,...[sửa] Giáo dục
Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử 50 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung và cả Việt Nam. Đại học Huế bao gồm:- Trường Đại học Nghệ thuật Huế
- Trường Đại học Sư phạm Huế
- Trường Đại học Khoa học Huế
- Trường Đại học Y Dược Huế
- Trường Đại học Nông lâm Huế
- Trường Đại học Ngoại ngữ Huế
- Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khoa Luật
- Khoa Giáo dục thể chất
- Khoa du lịch
- Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế
- Học viện Âm nhạc Huế
- Trường Đại học Phú Xuân
- Trường Đại học Xanh Á Châu
- Trường Cao đẳng Y tế Huế
- Trường Cao đẳng Sư phạm Huế
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế
- Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
- Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh
- Trường Đào tạo cán bộ tài chính
- Trường Trung học Giao thông vận tải Huế
- Trường THPT Quốc Học
- Trường THPT Hai Bà Trưng (tức là Trường Đồng Khánh cũ)
- Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ Thành Nội cũ)
- Trường Huế Star
- Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- Trường TH&THCS Chi Lăng
[sửa] Danh lam thắng cảnh
[sửa] Thiên nhiên
[sửa] Kiến trúc cổ
[sửa] Chùa
[sửa] Nhà thờ
- Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế.
- Thánh đường chính toà Phủ Cam.
[sửa] Thánh thất
[sửa] Ảnh về Huế
[sửa] Xem thêm
[sửa] Tham khảo
- Huế - Trong ta một thời
- Tuổi thơ với Huế
- Tour du lịch Huế
[sửa] Chú thích
- ^ Dân số thành phố Huế năm 2009, Theo Niên giám thống kê 2009
- ^ Theo nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam[liên kết hỏng]
- ^ a b c Xem "Huế" có tự khi mô của Võ Hương An, đăng trong tập "Huế của một thời", Nam Việt xuất bản năm 2006
- ^ Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư
- ^ Chữ Hóa trong Thuận Hóa là chữ Hán, còn chữ Huế là chữ Nôm. Cả hai chữ viết trên đều có một lối ký tự giống nhau là 化, và tùy ngữ cảnh mà đọc Hóa hay Huế (giải thích của Võ Hương An trong bài "Huế" có tự khi mô, đăng trong tập Huế của một thời, Nam Việt xuất bản năm 2006
- ^ Thơ Văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981, tr. 134
- ^ Xem Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại www.honosoft.com, các trang 172,199,215,216,217
- ^ Từ trang 254 trở đi của tập II mới có, khi nói về những sự kiện liên quan đến Pháp
- ^ Xem BAVH., No.4, 1918, tr.285; BAVH., No.1, 1922, tr. 53
- ^ BOUDET & MASSON, Iconographie Historique de l’Indochine Française, Paris, 1931, Pl. XVI
- ^ CADIÈRE, Les Français au service de Gia Long, XII. Correspondance, BAVH., No.4, 1929, tr. 364
- ^ Xem bài "Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, 1997, tr. 147-149
- ^ Xem bài "Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, 1997, tr. 147-149
- ^ CADIÈRE, Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué, BAVH., No.3, 1915, tr. 231
- ^ Xem "Huế" có tự khi mô của Võ Hương An, đăng trong tập "Huế của một thời", Nam Việt xuất bản năm 2006
- ^ Trích trong bài "Qua truông Nhà Hồ", Đặc san Quảng Trị, Xuân Tân Tỵ 2001, Virginia, USA, tr.142
- ^ Rapport du Coma à S.M. l'Empereur d'Mnnam, en date du 6 du 9 mois de la 10 année de Thanh Thai (20 Octobre 1898)- Journal officiel de l' Indo-chine française (JOIC). 1902,p.150
- ^ Ordonnace en date du 5 du 6 mois de la 11 année de Thanh Thai (12 Juillet 1899)- JOIC. 1902, p.150
- ^ L' Arrêté du 30 aout 1899, Le Gouverneur Général de I' Indo-chine-JOIC. 1902, p.147
- ^ Quyết định số 64/HĐBT ngày 11/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Hương Phú, Bến Hải, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
- ^ [http://ketluan48.thuathienhue.gov.vn/default.asp?sel=detail&id=10004 Thừa Thiên Huế quyết tâm phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương].
- ^ Quyết định 143/2007/QĐ-TTg, Nguyễn Sinh Hùng, 30/8/2007
- ^ Thành phố Huế có thêm 3 phường mới, Hà Phương, 26/3/2010
- ^ Nghị quyết 14/NQ-CP, Nguyễn Tấn Dũng 25/3/2010
- ^ Xem bài "Văn Hóa Huế", mục Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế[liên kết hỏng]
Huế
From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Hue Thành phố Huế | |
---|---|
The Citadel of Hue | |
Coordinates: 16°28′00″N 107°34′45″E / 16.4666667°N 107.57917°E | |
Country | Vietnam |
Province | Thua Thien – Hue province |
Population | |
• Total | 340,000 |
Contents[hide] |
[edit] History
See also: Phú Xuân
Huế originally rose to prominence as the capital of the Nguyễn Lords, a feudal dynasty which dominated much of southern Vietnam from the 17th to the 19th century. In 1775 when Trịnh Sâm captured it, it was known as Phú Xuân. In 1802, Nguyễn Phúc Ánh (later Emperor Gia Long) succeeded in establishing his control over the whole of Vietnam, thereby making Huế the national capital.[2]Minh Mạng (14 February 1791 – 20 January 1841; born Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽, also known as Nguyễn Phúc Kiểu 阮 福 晈) was the second emperor of the Nguyễn Dynasty, reigning from 14 February 1820 (his 29th birthday) until his death, on 20 January 1841. He was a younger son of Emperor Gia Long, whose eldest son, Crown Prince Cảnh, had died in 1801. Minh was well known for his opposition to French involvement in Vietnam, and for his rigid Confucian orthodoxy.
Huế was the national capital until 1945, when Emperor Bao Dại abdicated and a communist government was established in Hà Nội (Hanoi), in the north.[3] While Bảo Đại was briefly proclaimed "Head of State" with the help of the returning French colonialists in 1949 (although not with recognition from the communists and the full acceptance of the Vietnamese people), his new capital was Sài Gòn (Saigon), in the south.[4]
In the Vietnam War, Huế’s central position placed it very near the border between North Vietnam and South Vietnam; however, the city was located in South Vietnam. In the Tết Offensive of 1968, during the Battle of Huế, the city suffered considerable damage not only to its physical features, but its reputation as well, most of it from American firepower and bombings on the historical buildings as well as the massacre at Huế committed by the communist forces. After the war’s conclusion, many of the historic features of Huế were neglected because they were seen by the victorious regime and some other Vietnamese as "relics from the feudal regime"; the Vietnamese Communist Party doctrine officially described the Nguyễn Dynasty as "feudal" and "reactionary." There has since been a change of policy, however, and many historical areas of the city are currently being restored.
[edit] Geography and climate
The city is located in central Vietnam on the banks of the Sông Hương (Perfume River), just a few miles inland from the Biển Đông. It is about 700 km (438 mi.) south of the national capital of Hanoi and about 1100 km (690 mi.) north of Hồ Chí Minh City, the country’s largest city, formerly known as Saigon.Huế features a Tropical monsoon climate under the Köppen climate classification. The dry season is from March to August, with high temperatures of 35–40 °C. The rainy season is from August to January, with a flood season from October, onwards. The average rainy season temperature is 20 °C, sometimes as low as 9 °C. And Spring lasts from January to late February.[5]
[hide]Climate data for Huế | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Month | Jan | Feb | Mar | Apr | May | Jun | Jul | Aug | Sep | Oct | Nov | Dec | Year |
Average high °C (°F) | 24 (75) | 25 (77) | 27 (81) | 31 (88) | 33 (91) | 34 (93) | 33 (91) | 33 (91) | 32 (90) | 29 (84) | 26 (79) | 24 (75) | 29.3 (84.7) |
Average low °C (°F) | 18 (64) | 19 (66) | 20 (68) | 23 (73) | 24 (75) | 25 (77) | 26 (79) | 25 (77) | 24 (75) | 23 (73) | 21 (70) | 19 (66) | 22.3 (72.1) |
Rainfall mm (inches) | 131 (5.16) | 44 (1.73) | 50 (1.97) | 47 (1.85) | 85 (3.35) | 96 (3.78) | 98 (3.86) | 113 (4.45) | 351 (13.82) | 520 (20.47) | 445 (17.52) | 250 (9.84) | 2,230 (87.8) |
Source: World Climate Guide |
[edit] Historic monuments
Complex of Huế Monuments * | |
---|---|
Country | Vietnam |
Type | Cultural |
Criteria | iv |
Reference | 678 |
Region ** | Asia-Pacific |
Inscription history | |
Inscription | 1993 (17th Session) |
* Name as inscribed on World Heritage List ** Region as classified by UNESCO |
Roughly along the Perfume River from Huế lie myriad other monuments, including the tombs of several emperors, including Minh Mạng, Khải Định, and Tự Đức. Also notable is the Thiên Mụ Pagoda, the largest pagoda in Huế and the official symbol of the city.[7]
A number of French-style buildings lie along the south bank of the Perfume River. Among them are Quốc Học High School, the oldest high school in Vietnam, and Hai Ba Trung High School.
The Hue Royal Antiquities Museum on 3 Le Truc Street also maintains a collection of various artifacts from the city.
[edit] Administrative divisions
Huế comprises 27 administrative divisions, including 27 phường (urban wards)[edit] Urban wards
[edit] Culture
Located in the center of Vietnam, Hue was the capital city of Vietnam for approximately 150 years during feudal time (1802–1945),[8] and the royal lifestyle and customs have had a significant impact on the characteristics of the people of Huế, even long afterwards.[citation needed][edit] Name-giving
See also: Minh Mang's imperial succession poem
Historically,
the qualities valued by the royal family were reflected in its
name-giving customs, which came to be adopted by society at large.[citation needed] As a rule, royal family members were named after a poem written by Minh Mang, the second king of Nguyễn Dynasty. The poem, Đế hệ thi",[9]
has been set as a standard frame to name every generation of the royal
family, through which people can know the family order as well as the
relationship between royal members. More importantly, the names reflect
the essential personality traits that the royal regime would like their
offspring to uphold. This name-giving tradition is proudly kept alive
and nowadays people from Hue royal family branches (normally considered
'pure' Hue) still have their names taken from the words in the poem.[citation needed][edit] Clothing
The design of the modern-day áo dài, a Vietnamese national costume, evolved from an outfit worn at the court of the Nguyễn Lords at Huế in the 18th century. A court historian of the time described the rules of dress as follows: Outside court, men and women wear gowns with straight collars and short sleeves. The sleeves are large or small depending on the wearer. There are seams on both sides running down from the sleeve, so the gown is not open anywhere. Men may wear a round collar and a short sleeve for more convenience.[nb 1] This outfit evolved into the áo ngũ thân, a five-paneled aristocratic gown worn in the 19th and early 20th centuries. Inspired by Paris fashions, Nguyễn Cát Tường and other artists associated with Hanoi University redesigned the ngũ thân as a modern dress in the 1920s and 1930s; later, in the 1950s, Saigonese designers tightened the fit to produce the version widely worn by Vietnamese women today.[10] While the áo dài and nón lá are generally seen as a symbol of Vietnam as a whole, the combination is seen by Vietnamese as being particularly evocative of Hue. Violet-coloured áo dài are especially common in Huế, the color having a special connection to the city's heritage as an ancient capital.[11][12][edit] Cuisine
The cuisine of Huế draws from throughout Vietnam, but one of the most striking differences is the prominence of vegetarianism in the city. Several all-vegetarian restaurants are scattered in various corners of the city to serve the locals who have a strong tradition of eating vegetarian twice a month, as part of their Buddhist beliefs. Another feature of Huế dishes that sets them apart from other regional cuisines in Vietnam is the relatively small serving size with refined presentation, a vestige of its royal cuisine. Finally, another feature of Huế cuisine is that it is often very spicy.[13][edit] Religion
In Huế, Buddhism is taken a bit more seriously than elsewhere in Vietnam, with more monasteries than anywhere else and the nation's most famous monks. Famously in 1963, Thích Quảng Đức drove to Saigon to protest anti-Buddhist policies of the South Vietnamese government and set himself on fire on a Saigon street.[14]Thich Nhat Hanh, world famous Zen master, originates from Huế.
[edit] Tourism
In Addition to the various touristic attractions in Hué itself, the city also offers day-trips to the Demilitarized Zone lying approximately 70 km north, showing various war settings like The Rockpile, Khe Sanh Combat Base or the Vinh Moc Tunnels.[edit] See also
[edit] References
- Notes
- ^ "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (from Đại Nam Thực Lục [Records of Đại Nam])
- References
- ^ Avenell census 2011
- ^ Woodside, Alexander (1988). Vietnam and the Chinese model: a comparative study of Vietnamese and Chinese government in the first half of the nineteenth century. Harvard Univ Asia Center. p. 127. ISBN 978-0-674-93721-5.
- ^ Boobbyer, Claire; Spooner, Andrew; O'Tailan, Jock (2008). Vietnam, Cambodia & Laos. Footprint Travel Guides. p. 122. ISBN 978-1-906098-09-4.
- ^ Stearns, Peter N.; Langer, William Leonard (2001). The Encyclopedia of world history: ancient, medieval, and modern, chronologically arranged. Houghton Mifflin Harcourt. p. 1036.
- ^ Ishizawa, Yoshiaki; Kōno, Yasushi; Rojpojchanarat, Vira; Daigaku, Jōchi; Kenkyūjo, Ajia Bunka (1988). Study on Sukhothai: research report. Institute of Asian Cultures, Sophia University. p. 68.
- ^ Along the world heritage path: Hue. Thanh Nien News. 12 December 2005.
- ^ Pham, Sherrise; Emmons, Ron; Eveland, Jennifer; Lin-Liu, Jen (2009). Frommer's Southeast Asia. Frommer's. p. 318. ISBN 978-0-470-44721-5.
- ^ Nguyễn, Đắc Xuân (2009). 700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế. Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ.
- ^ http://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng[third-party source needed]
- ^ Ellis, Claire (1996), "Ao Dai: The National Costume", Things Asian, http://www.thingsasian.com/stories-photos/1083, retrieved 2 July 2008
- ^ Bửu, Ý (19 June 2004). "Xứ Huế Người Huế". Tuoi Tre. http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/38127/Xu-Hue-nguoi-Hue.html. Retrieved 29 April 2011.
- ^ "Ao dai – Hue’s piquancy". VietnamNet. 18 June 2004. http://english.vietnamnet.vn/news/2004/06/162188/. Retrieved 1 June 2011.
- ^ Ngoc, Huu; Borton, Lady (2006). Am Thuc Xu Hue: Hue Cuisine. Vietnam.
- ^ http://www.gonomad.com/market/0711/hue-food.html.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 017
NGUYỄN ĐỨC CUNG *CON NGƯỜI HUẾ
HUẾ
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
Nguyễn Đức
Cung.
Thân
tặng các bạn Huế của tôi.
Trong lịch sử cận đại Việt-Nam, có lẽ Huế là địa phương được nghiên cứu, biên khảo, tìm hiểu nhiều nhất và có sức quyến rũ mãnh liệt nhất đối với nhiều người đặc biệt là với các nhà nghiên cứu văn học, sử học, giới làm văn nghệ, du khách và là nơi xuất phát phong trào “Huế học” với sự xuất hiện của Tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hué 1 gọi tên là Tập San Đô Thành Hiếu Cổ xuất bản từ tháng giêng năm 1914 mà ảnh hưởng và tác động của nó còn tồn tại mãi về sau. Người ta biết đến Huế, tìm hiểu về Huế qua nhiều phương diện lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật âm nhạc, thi ca, kiến trúc v.v... Huế với những quần thể di tích hoàng thành, điện đài, lăng tẩm, chùa chiền, đền miếu đã được Tổ chức Unesco của Liên Hiệp Quốc công nhận là một di sản văn hóa quốc tế. Biết bao nhiêu công trình biên khảo viết về Huế xuất hiện ở hải ngoại và trong nước để vinh danh Huế, hoài niệm về chốn cố đô ngàn năm văn vật. Có biết bao tổ chức kỷ niệm Huế, thương nhớ Huế, hoài vọng Huế do những người sinh trưởng tại Huế hay thân hữu của Huế, các tổ chức đồng hương, đồng châu, các hội ái hữu các trường trung học Khải Định hay Quốc Học, Đồng Khánh xuất hiện qua các lễ lạc, các đặc san, báo chí, hệ thống truyền thanh, truyền hình hướng về Huế như một biểu tượng của quê hương thân thương. Bởi thế, theo dõi sự hình thành và phát triển của Huế qua trường kỳ lịch sử, tìm hiểu khái quát về các danh lam thắng tích để tìm thấy mối liên hệ giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người xứ Huế và từ đó nhìn ra một triển vọng tốt đẹp trong bối cảnh quê hương có dân chủ, tự do thiết tưởng cũng là điều cần thiết đối với mọi người chúng ta.
1.- Bối cảnh lịch sử và thiên nhiên
Vào thế kỷ XIII, biên giới Đại Việt với Chiêm Thành lấy giòng sông Thạch
Hãn (Quảng Trị) từ thượng nguồn đổ ra Cửa Việt làm biên giới thiên nhiên. Có
nhiều giai đoạn chiến tranh và hòa bình xảy ra giữa hai nước Việt và Chiêm. Năm
1282 và năm 1284 là những thời điểm quân Nguyên xâm lăng Đại Việt. Sử liệu cho
biết trong trận chiến năm 1284, lực lượng Chiêm Thành và Đại Việt đã cùng nhau
phối hợp để phá tan các trận tấn công của giặc Nguyên. Lực lượng Chiêm Thành lúc
bấy giờ do vua Chiêm là Chế Mân thống lĩnh. Chế Mân tức Thái tử Bổ Đích
(Harijit) là con của quốc vương Indravarman V lúc bấy giờ ông vua này đã già yếu
và Chế Mân đã lên thay. Hốt Tất Liệt, Nguyên thế tổ với mộng chinh phục toàn thế
giới, đã tổ chức một đạo thủy quân giao cho Toa Đô từ Quảng Châu xuất phát đánh
vào Champa tại cửa Thi Nại. Quốc vương Indravarman V và thái tử Bổ Đích bỏ kinh
đô Vijaya, vào rừng tổ chức du kích chiến đánh lại quân Nguyên. Quân Nguyên vốn
là một quân đội quen chiến đấu ở vùng bình nguyên bằng phẳng, sử dụng giỏi kỵ
binh, cho nên gặp thất lợi khi phải ra quân ở vùng rừng núi, lâu ngày cạn lương
thực nên phải tìm cách tiến ra miền bắc. Chiến tranh Nguyên-Việt giai đoạn
1282-85 kết thúc với việc nhà Trần đánh tan các trận tấn công của Thoát Hoan
khiến y phải rút về Tàu còn Toa Đô bị giết tại trận tuyến sông Cầu (24/6/1285).
Sử nhà Nguyên chép rằng trong giai đoạn này chính Đại Việt đã sai hai vạn quân
và năm trăm thuyền vào giúp cho Chiêm Thành. 2
Sau chiến tranh, năm 1301, vua Trần Nhân Tông tốn vị, nhường ngôi lại cho
con là Trần Anh Tôn và trong lần viếng thăm Chiêm Thành , Thái Thượng Hoàng Nhân
Tôn đã gặp Chế Mân và có lẽ cảm phục thái độ ân cần tiếp đón và nhất là tinh
thần mã thượng anh hùng của Chế Mân tỏ rõ trong công cuộc kháng Nguyên mà vua
Trần Nhân Tôn đã hứa gả công chúa Huyền
Trân
cho Chế
Mân.3
Năm 1306, Chế Mân sai sứ giả mang châu báu, vàng bạc ra kinh đô Đại Việt xin
cưới công chúa Huyền Trân nhưng vua Trần Anh Tông cùng triều thần do dự không
chịu gả. Sau đó Chế Mân lại xin dâng đất hai châu
Ô
và châu
Lý
làm sính lễ nên nhà Trần lúc bấy giờ mới chấp thuận lời cầu hôn. Tháng sáu năm
đó (bính ngọ, 1306), vua Anh Tôn tổ chức một phái đoàn đưa tiễn công chúa Huyền
Trân về Chiêm Quốc và tương truyền chính vua thân hành đưa tiễn, đến cửa biển Ô
Long cho đổi tên là Tư Dung (tức là dung mạo đoan trang của người con gái) . Từ
thời điểm này Huế chính thức nhập tịch vào giang sơn Đại Việt. Nhưng cuộc tình
Chế Mân và Huyền Trân không kéo dài được lâu. Năm sau, 1307 Chế Mân chết, và
theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu cũng phải lên dàn hỏa để chết theo vua.
Vua Trần Anh Tôn đã cho Trần Khắc Chung vốn là người tình cũ của công chúa Huyền
Trân vào tìm cách cứu công chúa về với mưu kế là đưa công chúa ra bờ biển thiết
lập đàn tế và sau đó dùng thuyền nhẹ cướp được công chúa đưa về
bắc.
Hai
châu Ô Lý vuông ngàn dặm
Một
gái Huyền Trân đáng mấy mươi?
4
(Hoàng
Cao Khải).
Lãnh
thổ Đại Việt rộng thêm nhờ sự hy sinh của một bậc quần hồng, mặc dù thế ngày xưa
vẫn có người châm biếm:
Tiếc
thay cây quế giữa rừng,
Để
cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.5
Hai
châu Ô và Lý còn được mang tên là Thuận châu và Hóa châu, từ đó có tên là Thuận
Hóa về sau cũng vốn là đất đai tranh chấp giữa hai dân tộc Chiêm Việt do những
chạm trán và thù hận giữa hai bên. Năm 1558, Nguyễn
Hoàng
được Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa và với chính sách thu dụng hào kiệt,
thương yêu nhân dân để nuôi dưỡng đại chí, Chúa Tiên đã biến đất từ phía nam Đèo
Ngang trở vào, trong đó có Huế, thành một nơi “vạn đại dung thân”.Lúc đầu các
chúa Nguyễn đóng đô ở Ái tử (1558- 1570), sau dời sang ở Trà bát (1570- 1600),
rồi Dinh cát (1600- 1687, ở Phước yên (1626- 1636). Từ năm 1636 đến 1687, phủ
chúa Nguyễn đặt ở Kim long rồi sau đó dời về Phú xuân. Từ năm 1653, giáo
sĩ Đắc-Lộ đã dùng từ kẻ
Huế
để nói về nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn. Tất cả công trình xây dựng Đàng
Trong của các chúa Nguyễn khởi đi từ Huế.
Trước
hết, bối cảnh sông núi là nền tảng của sự xây dựng một cơ đồ và sông Hương, núi
Ngự của Huế đô đã góp phần cho công cuộc xây dựng nền tảng
đó.
Sông
Hương
hay Hương giang mà người Pháp trước đây quen gọi là La
Rivière des Parfums
sở dĩ có tên như vậy tương truyền là tại thượng nguồn xuất phát từ Trường Sơn
của dòng sông này, hai bên tả hữu đôi bờ có một giống cỏ tên là Thạch
xương bồ
hoặc Ngoại
xương bồ,
tên khoa học là Acorus Gramineus Soland thuộc một loại thuốc trường sinh tỏa ra
mùi thơm đặc biệt. Loại cỏ này mọc đầy hai bên bờ khe suối đổ nước thơm vào dòng
sông khiến cho dòng sông có một hương vị thơm tho ngọt ngào nên tiền nhân chúng
ta mới đặt tên cho dòng sông là sông Hương, và cụ Vân Bình Tôn Thất Lương đã
khéo tả trong đoạn thơ sau đây:
Cỏ
thơm có giống thạch xương bồ,
Sanh
ở hai nguồn tả hữu trạch;
Hơi
thơm dầm nước trong veo,
Hợp
thành sông thơm chảy róc rách.
Quanh
co rộng hẹp vài muôn sãi,
Thấm
mát ruộng vườn gành với bãi.
Êm
đềm theo dọc tỉnh Thừa Thiên,
Chảy
về Thuận An ra Đông Hải.6
Cồn
Hến và cồn Dã Viên trên sông Hương nằm hai bên trái phải trước mặt hoàng thành
là tượng trưng cho “tả thanh long, hữu bạch hổ” đối với vị trí kinh thành
Huế.
Tiếng
hát ngư ông giữa sông Nhật Lệ,
Tiếng
kêu đàn nhạn trên áng Hoành Sơn.
Một
mình em ngồi giữa sông Hương,
Tiếng
ca theo khúc đoạn trường ai hay.
Núi
Ngự
hay núi Ngự Bình còn có tên là Bằng Sơn được coi như bức bình phong ở mặt nam
của kinh thành Huế, cách thành Huế khoảng 3 km, cao khoảng 105 mét, trên mặt
bằng phẳng, trồng nhiều thông, hình dáng được dân gian mô tả là “trước tròn sau
méo” trong câu hò “núi
Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong”,
và có thời cây thông trên núi bị đốn chặt bừa bãi cho đến nỗi có người lên tiếng
than thở: “Núi
Ngự không cây chim đậu đất, Sông Hương vắng khách đĩ kêu
trời”.
2.-
Kiến trúc xứ Huế qua thời gian.
Tính
cách địa linh của Huế cũng đã khởi đầu từ năm tân sửu (1601) khi chúa Nguyễn
Hoàng đến xã Hà khê, nay là xã An ninh thấy đồng bằng nổi đất cao như hình con
rồng ngảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sông cái, phía sau liền với hồ,
phong cảnh xinh đẹp, bèn hỏi chuyện dân địa phương thì được tâu rằng tương
truyền ngày xưa có một người dân trông thấy một bà già mặc áo đỏ quần lục ban
đêm ngồi trên gò đất nói rằng rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến dựng chùa ở đây
mà thu góp khí thiêng để giữ vững long mạch. Nói xong bà già biến mất nên dân
chúng gọi núi đó là núi Thiên Mụ 7. Chúa Nguyễn Hoàng
thấy đó là chỗ đất có linh khí nên cho lập một ngôi chùa gọi là chùa
Thiên Mụ,
trùng tu qua các thời đại. Hàng chục ngôi chùa khác mà nổi tiếng là các chùa Từ
Đàm, Diệu Đế, Thuyền Tôn, Trà Am, Từ Hiếu, Báo Quốc v.v... cũng được xây cất
khắp nơi tại Huế khiến cho Huế trở thành thủ đô Phật Giáo một thời vậy. Các chúa
nhà Nguyễn cũng như triều đại Tây Sơn về sau cũng đều coi vùng đất Phú Xuân là
thủ phủ của đất nước. Đây cũng là nơi đạo Công Giáo được truyền vào trước nhất
với bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ của chúa Nguyễn Hoàng, trở lại đạo Công Giáo
năm 1625. Bà này là mẹ của hoàng tử Nguyễn Phúc Khê, con thứ 10 của chúa Nguyễn
Hoàng. Các ngôi thánh đường ở Phước Yên, Phủ Cam, nhà thờ Phanxicô (còn gọi là
nhà thờ Nhà nước), nhà thờ Trung bộ, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp dần dần được xây lên.
Sau
khi thống nhất sơn hà, năm 1805, vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô, cho khởi
công xây cất kinh
thành Huế
8 theo kiểu Vauban gồm có ba lớp Phòng thành, Hoàng thành và
Tử Cấm thành. Phòng thành diện tích rộng 520 ha, chu vi gần 10.000m, cao 6,60m,
dày 21m (giữa đắp bằng đất, hai mặt tường trong và ngoài ốp bằng gạch), có trổ
10 cửa để ra vào, gần chân thành có đào một hệ thống hào (fossé) chạy quanh bốn
mặt thành, bên ngoài còn có một hệ thống sông sâu hơn gọi là Hộ thành hà. Hoàng
thành còn có tên là Đại nội chu vi 2450m có bốn cửa: Ngọ Môn (nam), Hòa Bình
(bắc), Hiển Nhơn (đông), Chương Đức (tây). Tử cấm thành là vòng thành trong cùng
có chu vi 1225m với 7 cửa ra vào, đây là nơi ở và làm việc của vua và gia đình,
hoàn toàn ngăn cách hẳn với thế giới bên ngoài.
Nhân
công được huy động vào công tác xây cất này lên khoảng 3 vạn gồm cả dân và lính,
kéo dài cho đến năm 1832. Kinh thành Huế với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp
mắt trong Đại Nội như điện Thái Hòa, điện Long An, Ngọ Môn v.v. là nơi hoàng đế
và hoàng gia cư ngụ và các phủ bộ, cơ quan để các triều thần làm việc. Nhờ việc
chọn Huế làm kinh đô mà lối sống của người dân ở đây cũng thăng tiến hơn và
trình độ trí thức, dân trí cũng nhờ đó mà có phần phát triển thuận lợi hơn các
nơi khác. Quan lại ở các nơi về kinh đô làm việc, các cơ sở giáo dục được xây
dựng, các khoa thi được tổ chức ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài, các của ngon
vật lạ được đưa về kinh đô dâng tiến, nhà cửa, dinh cơ, phủ đệ được xây dựng tạo
công ăn việc làm cho tầng lớp thợ thuyền, thủ công nghệ giỏi tay nghề và làm cho
khuôn mặt chốn kinh đô ngày càng rạng rỡ hơn. Huế cũng có Văn
miếu
thờ đức Khổng Tử, Mạnh Tử và các bậc tiền hiền của đạo Nho được xây cất năm 1808
gọi là Văn Thánh, có dựng 32 tấm bia trên đó khắc tên 293 vị tiến
sĩ đậu chánh bảng. Trường Quốc tử giám cũng được xây cất ở trong khu vực Văn
miếu. Ở trước hoàng thành còn có Phu
Văn Lâu
để xướng danh các tân khoa và niêm yết các chiếu chỉ của hoàng
đế.
Một
số kiến trúc khác như đàn
Nam giao
xây năm 1806 tại làng Dương Xuân gồm một khuôn viên dài 390m, rộng 265m với rất
nhiều công trình cấu trúc phụ là nơi nhà vua tế trời đất theo lệ ba năm một lần.
Nơi đây trồng rất nhiều thông hình ảnh tượng trưng cho người quân tử. Điện
Hòn
Chén
(Ngọc Trản) cũng được xây cất để thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na.
Hổ
Quyền
là nơi quyết đấu của voi và voi được xây cất làm nơi giải trí của nhà
vua.
Lăng
tẩm,
thế giới vĩnh hằng của các vua nhà Nguyễn đã góp công nhiều trong việc tạo cho
Huế có những giá trị lịch sử đã được các nhà làm công tác văn hóa trong nước và
trên thế giới đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt
Nam.
Nhận
xét khái quát về cảnh quan lăng tẩm ở Huế, học giả Phạm Quỳnh đã viết trên tạp
chí Nam Phong vào năm 1918 như sau: “Lăng
đây là gồm cả màu giời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi ngọn cây, suối reo
hang đá... Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ghép thêm một bức cảnh
nhân tạo tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy... Không
biết lấy nhời gì mà tả được cái cảm lạ, cái êm đềm vô cùng... Không đâu cái công
dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau
bằng ở đây, cung điện đình tạ cùng một màu, một sắc như núi non, cây
cỏ...”
9
Một
nhà Huế học, Phan Thuận An, cho biết: “Theo quan niệm “tức vị trị lăng”, phần
lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn ở ngai vàng. Hầu hết nhân
lực, vật lực của Nhà nước và năng lực chính của nhà vua nữa, đều được đổ ra
trong nhiều năm để thực hiện. Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ
án kiến trúc do vua duyệt khán, và chính nhà vua cũng thường đi giám sát thi
công.” 10 Hiện nay ở Huế có 7 khu lăng tẩm nằm vào một khu riêng biệt ở phía tây
Huế nhìn từ vị trí trung ương của Huế đô.. Đó là các
lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có mộ hai vua
Thành Thái, Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định.
Một
tác giả ngoại quốc, Jeannine Auboyer, trong quyển “Mỹ thuật Viễn Đông” có nhận
xét rằng: “Người
Việt Nam đã biết lựa chọn những khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp nhất để xây dựng
những công trình kiến trúc thờ phụng của mình. Điều này chứng thực rõ ràng nhất
qua nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm Huế...”
11
Tổng
giám đốc Unesco, Amadou-Mahtar-M’Bow, năm 1981, sau khi đến thăm lăng tẩm ở Huế,
đã nói: “Lăng
tẩm của các vua nhà Nguyễn... biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề
thống nhất. Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ
của nền kiến trúc cảnh vật hóa (architecture paysagée), và mỗi lăng tẩm khơi dậy
trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một
khu vườn thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản, lăng
Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm và lăng Tự Đức đem đến cho du khách một hồn êm thơ
mộng.”
12
3.-
Con người và những nét đặc trưng văn hóa chốn cố
đô.
Huế
là nơi bảo lưu một nền văn hóa dân tộc mới từ khi thế chính trị của đất nước
chia đôi giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài qua cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn từ nửa
đầu thế kỷ XVII.
Đầu
thế kỷ XV, vùng Thuận Hóa chỉ có khoảng 5.662 dân đinh canh tác khoảng 7.100 mẫu
ruộng, đến năm 1776 số dân đinh tăng lên 126.857 người và số ruộng tăng lên
265.507 mẫu. Từ buổi đầu dựng nghiệp của chúa Nguyễn, Thuận Hóa được coi như là
cơ sở căn bản của Đàng Trong một mặt lo đề phòng và chống trả lực lượng của chúa
Trịnh ở phương bắc, mặt khác lo xây dựng và phát triển lãnh thổ về phương nam.
Người dân Huế nói chung vừa lo chiến đấu để sinh tồn giữa bao nghịch cảnh lại
vẫn lo phát triển đời sống văn hóa, tinh thần thể hiện qua một số lãnh vực như
âm nhạc, văn học, nghệ thuật...
Nói
đến âm nhạc của xứ Huế, trước hết người ta hay nhắc đến ca Huế. Nhạc sĩ Phạm Duy
đã viết về Ca
Huế
như sau: “Nếu
người bình dân ở miền Trung có khá nhiều các điệu dân ca
như Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy,
Hò Thai, Hò Giã Gạo...
để hát thì, ngoài loại Nhạc Triều có
tính chất nhạc lễ nghi của vua chúa, giới quyền quý ở chốn kinh đô nhà Nguyễn có
Ca
Huế là
thú chơi tao nhã của các hoàng thân và quan chức trong triều. Mang tính chất ca
nhạc phòng (chamber music), dưới thời Tự Đức (1847- 1883) Ca Huế có
ít nhất là 25 bản đờn trong số đó có 10 bản có lời ca (9 bằng chữ Hán, 1 bằng
chữ Nôm). Đó là những bản: Lưu Thủy, Hồ Quảng, Kim
Tiên
(Tiên=không có dấu huyền), Xuân Phong, Xuân Tình,
Điểu Ngữ, Nam Xuân, Tư Mã Tương Như, Tiên Nữ Tống Lưu Nguyễn, Bá Nha Khấp Tử Kỳ,
Tự Trào, Tự Thán, Trường Thán...Cũng
như Hát Ả
Đào ở
miền Bắc, Ca Huế có
trình độ nghệ thuật rất cao vì đã có nhiều bàn tay nghệ sĩ góp công xây dựng mà
trong thế kỷ trước ta biết đích danh là ai, chẳng hạn Vua Tự Đức, Tuy Lý Vương,
Ông Cả Soạn, Nguyễn Quang Tồn v.v... Ca Huế
vào đầu thế kỷ 20 còn giữ lại một số bài cổ như Lưu Thủy, Kim
Tiền
(Tiền=với dấu huyền), Nam Xuân...và
có thêm một số điệu khác như Nam Ai, Nam Bình, Bình
Bán, Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh
v.v...Danh cầm thường là người trong hoàng tộc như Vĩnh Trân (con vua Thành
Thái), Vĩnh Phan và Bửu Lộc...Những bài ca Huế thường do các bực văn nhân nổi
tiếng soạn như Ông Hoàng Nam Sách, Thúc Giạ Thị Ưng Bình... Cụ Phan Bội Châu
cũng là tác giả của nhiều bài ca Huế có giá trị...”
13
Nhạc
Triều
mà Phạm Duy có nhắc đến ở trên là nhạc
cung đình
thường đi kèm với múa cung đình. Múa cung đình nhà Nguyễn có tính cách tập thể,
gồm có các điệu múa bát dật, hoa đăng, tam tinh chúc thọ, bát tiên hiển thọ,
trình tường tập khánh, đấu chiến thắng Phật, tứ linh, nữ tướng xuất quân, múa
quạt, tam quốc tây du, lục triệt hoa mã đăng... thường được trình diễn cho vua
và triều thần xem vào những dịp lễ lớn như hưng quốc khánh niệm (2-5 âm lịch),
vạn thọ (sinh nhật vua), thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), tiên thọ (sinh
nhật hoàng thái phi), thiên xuân (sinh nhật thái tử), thiên thu (sinh nhật hoàng
hậu), lễ tế giao, miếu, xã tắc, tiệc dạ yến, tiếp sứ ngoại quốc...
14.
Ngoài
dân gian cũng có nhiều thể loại âm nhạc như hò
Huế
gồm hò giã gạo, hò đưa linh, hò bài chòi (còn gọi là rao bài chòi hay hô bài
chòi), lý
Huế
thường lấy theo nội dung mà đặt tên ví dụ Lý mười thương, Lý con sáo, Lý chuồn
chuồn, Lý tình tang, Lý hoài nam, Lý quỳnh tương, Lý ngựa ô, Lý tiểu khúc, Lý tử
vi... góp thêm sự phong phú vào với các làn điệu cả nước.
Ca
dao Huế
rất phong phú thường đề cập đến các địa danh và kèm theo các biến cố lịch sử,
phong tục, tập quán của người dân địa phương.
Nói
tổng quát về xứ Huế thân thương, ca dao hạ mấy nét chấm phá
như:
Tỉnh
Thừa Thiên dân hiền cảnh lịch,
Non
xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng.
Tháp
bảy từng, Thánh Miếu, Chùa Ông,
Chuông
khua Diệu Đế, trống rung Tam Tòa.
Cầu
Trường Tiền, sáu nhịp bắc qua,
Tả
Thanh long, hữu Bạch hổ, đợi khách âu ca thái bình.
hoặc
về thổ sản địa phương:
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu em nuôi mẹ già.
hay
có khi vẻ những nét thủy mạc thanh tú:
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
hay:
Đông
Ba, Gia Hội hai cầu,
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Nói
về cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916, ca dao có
câu:
Chiều
chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai lấp ló bên sông,
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non!
Nói
về nổi khổ cực của nhân dân khi làm phu tạp dịch xây lăng tẩm cho vua chúa thì
có những câu như:
Vạn
Niên là Vạn Niên nào ?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân!
Huế
cũng là nơi sản sinh nhiều văn nhân thi sĩ quy tụ trong các tổ
chức xướng họa thi ca, thí du Tao
Đàn Thập Bát Thi Nhân
dưới triều vua Thiệu Trị, Mạc
Vân thi
xã
dưới triều vua Tự Đức của các ông Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương với những áng
thi văn trác tuyệt đã từng được vua Tự Đức khen là:
Văn
như Siêu, Quát vô Tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.
Hương
Bình thi xã
năm 1950 của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Thảo Am Nguyễn Khoa Vy, Hỷ Thần Nguyễn
Hy, Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy v.v...
Khi
phong trào thơ
mới
ra đời trước thế chiến II, những nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nam Trân, Thúc Tề cũng có những bài thơ hay nói về xứ
Huế.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ,
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên?
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
(Đây
Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử).
Lai
láng niềm trăng tuôn dạ nước,
Ngập
tràn sông trắng gợn bâng khuâng
(Đêm trăng trên sông Hương _ Thúc Tề).
hay:
Tôi
nghe xa lắm màu mây bạc
Rời
bóng kinh thành lửng thửng đi.
(Giao thừa – Trần Huyền Ân).
Một
vị giáo sư người Pháp, với hồn thơ lai láng cũng đã viết về thành quách Huế như
sau:
...Ô
cité, que le soleil qui tombe
Allume
à l’Occident le clair bucher de gloire
Pour
que revive un soir ton Passé de sa tombe !
(H.Cosserat: Hué)
Thành
đô đây, bóng tà dương sắp khuất
Ánh
trời tây sáng lạn lửa vinh quang
Một
chiều nọ từ lăng tẩm ẩn uất
Dĩ
vãng kia, bừng sáng dậy... hồi sinh.
(Võ Như Nguyện dịch) 15
Huế
là nơi mà các cơ
sở giáo dục
được xây dựng khá qui mô làm cơ sở cho nền Tây học được phát triển một cách tốt
đẹp. Năm 1896, do sáng kiến của cụ Ngô Đình Khả và được Hội đồng Cơ Mật Viện lúc
bấy giờ đứng đầu là Diên-Lộc Quận-Công Nguyễn Thân đỡ đầu, Trường Quốc Học được
thành lập tại Huế do Nghị định ngày 18-11-1896 của Toàn quyền Đông Dương A.
Rousseau. Về sau các trường Đồng Khánh, Pellerin, Providence lần lượt ra đời đào
tạo không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Tại Huế cũng có Phường Đúc do
Jean De La Croix thiết lập chuyên đúc các loại chuông chùa, súng thần công, các
đỉnh đồng trong đại nội với kỹ thuật tân kỳ tạo cho nền công nghệ bản xứ những
bước tiến vững vào trong nghề nấu kim loại. Các ngành thủ
công nghệ
như nghề chằm nón, tơ tằm, thuê thùa cũng phát triển khá.
Về
phương diện các hoạt động tín ngưỡng dân gian, Huế là nơi nở rộ các lễ
hội,
đình đám truyền thống như lễ giỗ tổ nghề kim hoàn ở phường Trường An, và phường
Phú Cát, lễ vật Làng Sình, lễ cúng âm hồn (23- 5 âm lịch) kỷ niệm ngày thất thủ
kinh đô, lễ rước hến ở làng Cồn Soi, phường Giang Hến, nay thuộc phường Vĩ Dạ,
lễ hội Làng Chuồn tức làng An Truyền, nơi có Đoàn Trưng, Đoàn Trực là hai anh em
thủ lãnh trong Giặc Chày Vôi âm mưu lật đổ vua Tự Đức đề đưa con của Hồng Bảo là
Đinh Đạo lên ngôi, lễ tế Hữu công bát vị khai canh bổn thổ làng Mỹ Lợi, lễ Cô
đàn làng Thủ Lễ ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, lễ hội tưởng niệm vị tổ sư
nghề điêu khắc làng Mỹ Xuyên thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, lễ hội làng
Thanh Phước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, lễ tế tổ ngành Ca nhạc Huế
vào ngày 16 tháng 10 âm lịch tại từ đường ở số 63/6 đường Nguyễn Trãi, phường
Thuận Hòa, lể thu tế làng Dương Nỗ, lễ tế tổ nghề rèn làng Hiền Lương nay thuộc
xã Phong Điền, huyện Phong Điền, lễ hội truyền thống làng Dạ Lê Thượng, lễ tế tổ
sư nghề thêu, lễ tế tổ sư thợ nề xóm Ngõa Tượng làng Địa linh, xã Hương vinh,
huyện Hương Trà...
Nét
văn hóa đặc trưng của Huế còn thể hiện trong các nhà
vườn
ở xa gần chốn kinh thành, thường là sở hữu của các dòng quý tộc thuộc triều
Nguyễn, với cốt cách trang trí thoáng mát, cột kèo chạm trổ tinh vi, cổ kính,
nhà lợp ngói liệt, rui mè toàn bằng gỗ quý, xung quanh vườn tược thường trồng đủ
các loại hoa như hoa dâm bụt, hoa hồng, nguyệt quế, mai tứ quý... và cây ăn trái
thí dụ như vườn Lạc Tịnh do nhà thơ Hồng Khẳng lập ra năm 1889 ở làng Dương Xuân
xưa, nay là số 65 Phan Đình Phùng, Huế, nhà vườn An Hiên ở thôn Xuân Hòa, xã
Hương Long với cổng nhà vườn xây theo hình vòm cổ kính, trong vườn sum suê cây
trái ngọt ngào, Tịnh Gia Viên ở số 20/3 đường Lê Thánh Tôn vốn của một vị công
chúa ngày xưa nay thuộc của giáo sư âm nhạc Nguyễn Hữu Ba với phong cách xây
dựng rất đẹp mắt có danh xưng là Tỳ Bà Trang, vườn nhà Ngọc Sơn công chúa, vườn
Ý Thảo v.v... 16
Vì
Huế là chốn kinh đô cho nên các vị đại thần xuất thân từ Huế hay ở các nơi xa về
trú ngụ mà dần dần xuất hiện các dòng tộc lớn như Nguyễn Khoa, Hà Thúc (làng La
Chữ), Thân Trọng (ở Nguyệt Biều), Hồ Đắc (ở An Truyền), Hoàng Trọng, bởi thế tục
ngữ địa phương có câu: “Họ
Thân không nhà, họ Hà không dân”
ý nói dòng họ Thân Trọng không có nhà riêng mà ở nhà của triều đình cấp cho, họ
Hà Thúc (làng La chữ) không có ai là dân thường cả, chỉ toàn người làm
quan...
Sau
hết, văn minh phong hóa của Huế còn thể hiện đặc biệt trong các món
ăn đặc sản
địa phương nổi tiếng qua các thế hệ. Tác giả Bùi Tùng trong bài “Triết
lý sống của người Huế: nghèo mà sang”
đã viết: “Một
trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Món ngon xứ
Huế là món ngon Chăm xưa kết hợp với món ngon Việt, món ngon dân gian Huế và món
ngon cả nước, do giao lưu, hòa quyện với linh khí đất Thuận Hóa mà
thành.”
Theo Bùi Tùng,
“Có tới 1.300 món ăn xứ Huế. Cuốn sách dạy nấu ăn của bà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vĩ
Dạ – người khơi nguồn cho bài thơ nổi tiếng Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – đã
giới thiệu công phu 60 thực đơn bốn mùa với 600 món ăn “nấu theo lối Huế” (125
món ăn chay, 300 món ăn mặn, 175 thứ chè, cháo, dưa, mắm...). Âu cũng dễ giải
thích, bởi Huế là nơi phủ chúa, cung vua, nơi hàng mấy trăm năm quy tụ tinh hoa
khắp mọi miền đất nước. Món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người tài, người
sành điệu xâm nhập cung vua phủ chúa, rồi được dọn lên bàn yến tiệc thành quốc
túy quốc hồn...”
Các món ngon Huế không chỉ ăn bằng miệng mà ăn bằng ngũ giác quan, món ăn không
áp đảo, chế ngự con người; bát đĩa đơm bày, đũa bát để ăn cơm cũng sử dụng theo
nguyên tắc hài hòa, không to quá, không “lấn” thức ăn. Cũng theo Bùi Tùng,
“các
món ăn Huế nổi tiếng như cơm hến, bún bò giò heo, nem Huế, tôm chua – thịt luộc
hay các loại bánh khoái Thượng Tứ, bánh nậm, bánh bèo... đều thể hiện một triết
lý sống của người Huế: nghèo mà sang! Nói cách khác, triết lý ẩm thực Huế là
nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hàng ngày trở thành những món ăn nổi
tiếng, quyến rũ với du khách bốn phương.”
17
Sau
biết bao tang thương của lịch sử đất nước, Huế vẫn hiện diện như một tượng trưng
cho vóc dáng Việt Nam, quý phái, thanh tân và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nỗ
lực nghiên cứu để viết về Huế, từ trong nước cũng như ở hải ngoại, tạo thành một
ngành nghiên cứu mệnh danh là Huế
học
ở khắp nơi. Các tuyển tập Nhớ
Huế
do Hội Thân Hữu Huế – Thừa Thiên của nhóm Võ Văn Tùng ở Cali, các đặc san
Lá
Thư Phượng Vỹ
của nhóm Huyền Tôn Nữ Quế Hương, Hoàng Thị Oanh ở Houston, nhóm
Huế vùng Hoa Thịnh Đốn
của Ngô Phi Đạm, Hoàng Thiện Căn, các Hội Đồng Hương Thừa Thiên Huế ở Atlanta,
Georgia của nhóm Hà Thúc Trình, Thái Quang Ty với các Giai
phẩm Hương Giang,
Hội Thừa Thiên Huế ở Florida, Nhóm 48-55 Khải Định của Nguyễn Tuệ, Tôn Thất
Quỳnh Tiêu ở Dallas cùng một số văn hữu ở Cali mà các niên san mang cùng tên đã
ghi lại các kỷ niệm cũ xứ Huế với nhiều cây bút nổi tiếng, các Nhóm Đồng Khánh –
Quốc Học ở Canada v.v... Một tác phẩm gần đây viết về Huế như Từ
Điển Tiếng Huế
của bác sĩ Bùi Minh Đức cũng có tiếng vang trong giới nghiên cứu văn học hải
ngoại. Tác phẩm Thuyền
Ai Đợi Bến Văn Lâu
của Nguyễn Lý Tưởng, xuất bản năm 2001 tại Cali cũng có nhiều sưu khảo hữu ích
cho những ai muốn tìm hiều về lịch sử Thuận Hóa. Ba tập Các
vua cuối nhà Nguyễn
của Vũ Ngự Chiêu, một số bài biên khảo có liên quan đến Huế trong
các tác phẩm của Trần Gia Phụng như Huế
qua những chặng đường,
hoặc Thi
cử tại Huế
, Những
Câu Chuyện Chung Quanh Điện Thái Hòa
v.v... hay Một
Thời Hoàng Tộc
của Bảo Thái hoặc Sau
Bức Cấm Thành Nhà Nguyễn
của Hứa Hoành cũng đã đóng góp nhiều tư liệu cho việc khảo cứu về xứ Huế.
Một
vài ghi nhận về các sách vở biên khảo ở trong nước của một số học giả gốc Huế
như Cố
Đô Huế
của Thái Văn Kiểm (in năm 1960) giáo sư Bửu Kế với tác phẩm Chuyện
Triều Nguyễn
(Nxb. Thuận Hóa 1990), các tài liệu biên khảo của giáo sư Phan Văn Dật, hoặc như
tác phẩm Phòng
Thành Huế,
và cuốn sách Kiến
Trúc Cố Đô Huế
(song ngữ Việt, Anh) của Phan Thuận An (xuất thân là sinh viên ngành sử tại Đại
học Văn khoa Huế 1962-65 với luận án Cao học Sử viết về kiến trúc kinh thành
Huế), tác phẩm 34
Năm Cầm Quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu
của Lê Đình Cai là sách có đề cập nhiều đến các cơ cấu chính trị, kinh tế, xã
hội Huế và Đàng Trong) do nhà xuất bản Đăng Trình in năm 1971 tại Huế, còn được
giới nghiên cứu sử học trong nước và hải ngoại sử dụng. Một tác giả khác, nhà sử
học Lê Ngọc Bích 18 mà hầu hết công trình của ông đều giành vào một chủ đề nhất
định là lịch sử đạo Công Giáo ở Việt Nam, trong bộ Nhân
Vật Giáo Phận Huế
gồm hai tập gần 700 trang, khổ lớn ấn hành năm 2000, cũng đã góp thêm một
cái nhìn rất phong phú, sâu sắc vào đời sống tôn giáo của Thừa Thiên, Huế và một
số tỉnh trong Địa phận Huế từ những buổi sơ khai và về sau. Ngoài ra cũng cần kể
thêm một vài tác giả mới như Hồ Vĩnh, Nguyễn Đắc Xuân, Duy Từ v.v... cũng có một
ít tập sách mỏng kể chuyện vua quan triều Nguyễn, đa số dùng lại tư liệu của một
số sách báo trước đây và cũng không đặt nặng vấn đề áp dụng phương pháp sử học
đứng đắn trong công tác biên soạn.
Trong
lịch sử nước nhà, Huế hiện ra như một khối lượng khổng lồ những quần thể di
tích, những đền đài miếu mạo, cung điện, phủ đệ, các kho thư tịch cổ chứa đầy
dấu ấn của quá khứ mà ba mươi năm tìm tòi, khảo cứu và công bố các công trình đã
biên khảo được, linh mục Léopold Cadière, sử gia uyên bác của Tạp chí
Bulletin
Des amis Du Vieux Hué
(Đô Thành Hiếu Cổ) 1914-1944, một nhà Huế học thời danh, đã viết trong phần dàn
bài sưu tầm dành cho “Những người bạn cố đô Huế” rằng: “Huế
đúng ra là công trình của người An-nam đã đem hết công sức sáng tạo ra và chính
ở đây người ta khắc lại một cách sâu sắc hơn nơi nào hết trong thời gian này về
cái dấu ấn quốc gia của họ..”
Bài học lịch sử thường có giá trị sâu sắc nhất là khi lịch sử bắt đầu từ chỗ
đáng bắt đầu, mà Huế chính là chỗ bắt đầu và phát triển của một quốc gia Việt
Nam thống nhất vậy.
Nguyễn Đức Cung
Jersey City 06/ 03/2003
CHÚ
THÍCH :
1.- Tạp chí biên tập cứ ba tháng xuất bản một kỳ, có tên là Bulletin
Des Amis Du Vieux Hué,
và tên Việt Nam là Đô
Thành Hiếu Cổ.
Gần đây nhà xuất bản Thuận hóa đã cho dịch ra Việt ngữ hầu hết các số báo này
xuất bản từ năm 1914 đến 1944, in thành 7 tập gồm hơn 15,000 trang bản
thảo.
2.- Trần Gia Phụng, Những
câu chuyện Vịệt sử, tập 2,
Huế
qua những chặng đường,
nxb Non Nước, Toronto, Canada, 1999, tr. 139. Một tài liệu đặt vấn đề nghi ngờ
sự kiện liên kết này. (Tài liệu - HYPERLINK
"http://www.hue.vnn.vn").
3.-
Các cuộc hôn nhân này, người Tây phương thường gọi là diplomatie matrimoniale
(ngoại giao hôn nhân).
4.-Toàn
bộ bài thơ của Thái Xuyên Hoàng Cao Khải như sau:
Đổi chác khen ai khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời.
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngớ ngẩn trông nhau mấy lũ Hời.
5.-
Câu thơ xuất phát từ ý thức kỳ thị chủng tộc trong thời đại phong kiến. Cụ Tiểu
Cao Nguyễn Văn Mại cho rằng câu thơ này ứng vào việc vua Lý Nhân Tông gả công
chúa Khâm Thánh cho tù trưởng Vị Long là Dương Tự Minh ở Thanh
Hóa.
6.-
Hương Giang Thái Văn Kiểm, Việt
Nam Tinh Hoa,
Mõ Làng xuất bản 1997, trang 133.
7.-
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại
Nam Nhất Thống Chí,
Nhà xb Thuận Hóa, Tập 1, 1997, trang 83.
8.-
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại
Nam Nhất Thống Chí,
Nxb. Thuận Hóa, Tập 1, 1997, trang 16-23. Phan Thuận An, Kiến
Trúc Cố Đô Huế,
Nxb. Thuận Hóa, trang 15-21.
9.-
Phan Thuận An, Sách đã dẫn, tr. 72.
10.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 70.
11.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 72.
12.- Phan Thuận An, Sđd, tr. 73.
13.- Phạm Duy, Tài liệu Internet, Ca nhạc phòng.
14.- Trần Gia Phụng, Sđd, trang 148.
15.- Nguyên Hương Nguyễn Cúc chủ biên, Tập san Tiếng
Sông Hương,
chủ đề Huế
đẹp – Huế thơ,
Dallas, 2001, bài Ngũ
sắc Huế trong thi ca,
Phương Anh Trang, trang 26.
16.- Hội Đồng Hương Thừa Thiên – Huế, Atlanta, Georgia,
Giai
Phẩm Hương Giang,
Xuân Quý Mùi 2003, trang 167.
17.- Hội Đồng Hương Thừa Thiên – Huế, Atlanta, Georgia, Giai
Phẩm Hương Giang,
Xuân Quý Mùi, 2003. Bùi Tùng, Triết
lý sống của người Huế: nghèo mà sang,
trang 112-113.
18.- Tác giả Lê Ngọc Bích (hiện sống ở Sài Gòn) sinh quán Phủ Cam, Huế,
tốt nghiệp ngành Sử Địa tại Đại Học Huế năm 1965, dạy học. Tác phẩm biên khảo
gồm có: Đã phát hành: Chủ
đề nhân vật tôn giáo.-
Tập một: Giáo
dân – Tu sĩ – Linh mục thế kỷ XVII;
Tập Ba: Nhân
vật chứng nhân đức tin
(1630-1895); Tập Bốn: Các
vị Giám mục một thời đã qua
(1933-1995); Tập đặc biệt: Nhân
Vật Giáo Phận Huế
(2 cuốn I, II.- Kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo Phận Huế 1850-2000). Sẽ phát
hành: Tập Hai: Giáo
dân – Tu sĩ – Linh mục thế kỷ XVIII-XIX-XX;
Tập Năm: Các
vị Thừa sai ngoại quốc truyền giáo tại Việt Nam
(Thế Kỷ XVI- 1975). Đang biên soạn: Địa
danh lịch sử Công giáo Việt Nam
(4 tập); Các
trại phong Việt-Nam:
NGUYỄN THIÊN THỤ * THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ
CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN (1968) TẠI HUẾ
Người dân Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng không bao giờ quên được Têt mậu thân, một cái Tết đầy máu lửa và tang tóc do cộng sản gây nên.
Đấy là một sự kiện lịch sử hiển nhiên mà chúng ta không nhiều thì ít cũng đã là nạn nhân, chứng nhân.. .
I. NGUYÊN NHÂN
Cuộc
chiến tại Việt Nam
ngày càng gia tăng khốc liệt. Ta có thể nói đó là mộtcuộc chiến tranh thế giới
bởi vì đã có nhiều nước tham gia như Liên Xô, Trung quốc, Mỹ.
1.Năm
1960 , cộng sản dựng lên Mặt Trận Giải Phóng và gây nên một cuộc chiến tranh mới
tại miền Nam.
Cuối năm 1961, Mỹ đem quân vào Việt Nam, 1965, Mỹ oanh tạc Bắc Việt.
Phía cộng sản cũng được Liên Xô , Trung cộng và các nước khác ủng hộ vũ khí, tiền
bạc và binh sĩ. Do đó, CS phản công, trả đủa.
2.Trong khoảng năm 1965, Mỹ đã đàm phán với Liên Xô và Trung quốc. Trong lúc này, Mỹ cũng muốn đàm phán với Bắc Việt. Năm 1966, Đại sứ Mỹ Henry Byrobe gặp lãnh sự Bắc Việt Vũ Hữu Bình tại Ngưỡng Quang, Miến Điện. Nỗ lực này thất bại. Mỹ lại nhờ nhà ngoại giao Canada là Chester Ronning, rồi lại nhờ Janusz Lewandoski, thành viên Ba lan trong Uỷ hội giám sát quốc tế, và đại sứ Y là Giovanni D Orlandi làm trung gian (1).
2.Trong khoảng năm 1965, Mỹ đã đàm phán với Liên Xô và Trung quốc. Trong lúc này, Mỹ cũng muốn đàm phán với Bắc Việt. Năm 1966, Đại sứ Mỹ Henry Byrobe gặp lãnh sự Bắc Việt Vũ Hữu Bình tại Ngưỡng Quang, Miến Điện. Nỗ lực này thất bại. Mỹ lại nhờ nhà ngoại giao Canada là Chester Ronning, rồi lại nhờ Janusz Lewandoski, thành viên Ba lan trong Uỷ hội giám sát quốc tế, và đại sứ Y là Giovanni D Orlandi làm trung gian (1).
Thấy
càng cường quốc đã dàn xếp, và nhất là thấy được ý hướng của Mỹ là rút lui khỏi
chiến tranh Việt Nam, Cộng sản Việt Nam quyết định mở những cuộc tấn công mạnh
để giành lấy những thắng lợi trên bàn hội nghj. Do đó, trong khoảng 1967, cộng
sản đã mở nhiều cuộc tấn công miền Nam. Sau vụ mậu thân, ngày 3-5-1968, Mỹ và Bắc Việt quyết
đinh lấy Paris
làm địa điểm thương nghị về Việt Nam.
II. DIỄN TIẾN CUỘC CHIẾN .
II. DIỄN TIẾN CUỘC CHIẾN .
1.Tình hình toàn miền nam trước tết mậu thân
(
1968 ).
Đầu
năm 1967, cộng sản đã có kế hoạch tấn công miền nam, và họ gọi đó là kế hoạch Tổng
công kích, Tổng Khởi nghĩa. Nghi quyết 13 tháng 3- 1967 của trung ương đảng kêu
gọi :Đồng khởi để giành thắng lợi quyết định trong thời gian càng ngắn càng tốt.
(2)
Khoảng
cuối năm 1967, quân đội Mỹ và Việt Nam đã bắt được nhiều tài liệu kêu
gọi tổng tấn công khắp miền nam.
Cuối
năm 1967, cộng sản mở chiến dịch đông xuân, tấn công vào lực lượng Việt Nam và đồng
minh : Lộc Ninh ( Bình Long ),Dakto ( Kontum ),
Cồn Tiên ( Quảng Trị ). Đặc biệt cuộc tấn công vào Khe Sanh từ tháng 4-1967 , Việt cộng muốn biến nó thành một Điện Biên phủ thứ hai .
Trong lúc này, nhân dịp Tết mậu thân, cộng sản đưa đề nghị ngưng chiến trong 36 giờ kể từ đêm giao thừa ( 30-1-1968 ) ,Việt Nam cộng hòa đồng ý ngưng bắn. Các binh sĩ VNCH được nghỉ phép gần một nửa.
2. Cuộc tấn công toàn miền nam .
Cồn Tiên ( Quảng Trị ). Đặc biệt cuộc tấn công vào Khe Sanh từ tháng 4-1967 , Việt cộng muốn biến nó thành một Điện Biên phủ thứ hai .
Trong lúc này, nhân dịp Tết mậu thân, cộng sản đưa đề nghị ngưng chiến trong 36 giờ kể từ đêm giao thừa ( 30-1-1968 ) ,Việt Nam cộng hòa đồng ý ngưng bắn. Các binh sĩ VNCH được nghỉ phép gần một nửa.
2. Cuộc tấn công toàn miền nam .
Lúc
12 giờ 35,ngày thứ ba 30-1-1968,
cộng sản phát động cuộc tấn công trên toàn miền nam. Vì lịch ở hai miền Bắc Nam
khác nhau, miền Bắc ăn tết trước miền Nam một ngày Đêm giao thừa Hà Nôi là ngày
29-1 dương lịch, còn đêm giao thừa miền Nam là ngày 30-1-1968 , cho nên cộng sản
quân khu 5 (Nha Trang, Quy Nhơn,Cao Nguyên ) đã nổ súng trước 24 giờ
Cộng
sản đã tung 97 tiểu đoàn và 18 đại đội biệt lập, quân số tổng cộng khoảng 84
ngàn , so với quân VNCH và đồng minh là 88.400 người, tấn công 25 trong số 44 tỉnh
lị, 5 trong số 6 thành phố lớn, 64 trong 242 quận lị cùng 50 xã ấp của VNCH ,
còn 19 tỉnh chỉ bị pháo kích hay quấy rối (3). Hai thành phố Huế và Sài gòn là
trọng điểm của cuộc tấn công.
3.Cuộc tấn công Huế.
Tại
Thừa Thiên,CS chiếm căn cứ A shau năm 1966, và từ đó trở thành căn cứ cộng sản,
và bàn đạp tấn công Huế. Lãnh đạo mặt trận Huế gồm 4 tên cộng sản gộc
+Tướng Trần Văn Quang , chỉ huy tổng quát.
+Chính ủy : Lê Chưởng.
+Tướng Nam Long, điều quân.
+Đại tá Lê Minh, điều quân. (4)
Cộng sản tấn công Huế vào đêm mồng một tết, sáng mồng hai tức ngày 31 -1-1968 lúc 3giờ40 phút. Cộng sản chia làm hai cánh quân.
Cánh phía bắc ( tả ngạn sông Hương ) là Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn K1, K2,K6 và tiểu đoàn 12 đặc công, đánh bộ tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh, phi trường Tây lộc, Đại nội.
Cánh
phía nam (hữu ngạn sông Hương ) Đoàn 5 gồm tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và tiểu đoàn
21 đặc công cùng đi với các lực lượng của thành độI Huế sẽ tấn công các cơ sở
hành chánh phía nam. Ngoài Đoàn 5 và 6 , cộng sản còn có đơn vị trừ bị là đoàn
9 gồm hai tiểu đoàn 418 và 419 sẽ dàn quân tại tây bắc thành phố. Ngoài ra còn
có một đon vị có bí danh là Đường 12 từ phía tây đến tiếp tế đạn dược và tải
thương.(5 )
Cộng
quân tấn công Huế vào lúc 3 giờ 40 phút đêm mồng một tết.
Ngày mồng 2 tết, cộng sản đã chiến đại nội, chợ Đông Ba, Gia Hội ,khu chùa Từ Đàm, Phú Cam , Bến Ngự và các miền lân cận. Tuy nhiên, cộng sản không chiếm được đồn Mang Cá, là bản doanh của bộ Tư lệnh sư đoàn 1, cơ quan MACV ,bộ chỉ huy tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh, trường Kiểu mẫu và cầu tàu Hải quân.
Ngày
hôm sau, chiến đoàn 1 dù gồm hai tiểu đoàn 2 và 7 cùng chi đoàn 3/7 Thiết kị đã
từ phía bắc tiến vào giải tỏa Huế. Chiều mồng 4 tết ( 2-2-68), tiểu đoàn 9 dù được trực thăng
vận từ Quảng trị tăng cường chiến đoàn 1 dù. Đến ngày 12-2, chiến đoàn A Thủy
quân lục chiến thay thế chiến đoàn 1 dù.
Quân đội Mỹ từ Phú Bài đã vào Huế tiếp viện cho trụ sở MACV. Ngày 19-2, chiến dịch Sóng Thần của quân lực VNCH và Đồng Minh bắt đàu. Quân cộng sản cố thủ thành nội .Ngày 22-2, quân ta tăng cường tiểu đoàn 21 và 39 Biệt động quân.Ngày 25-2, cộng quân đã im tiếng súng khi Biệt động quân chiếm khu Gia Hội.
Quân đội Mỹ từ Phú Bài đã vào Huế tiếp viện cho trụ sở MACV. Ngày 19-2, chiến dịch Sóng Thần của quân lực VNCH và Đồng Minh bắt đàu. Quân cộng sản cố thủ thành nội .Ngày 22-2, quân ta tăng cường tiểu đoàn 21 và 39 Biệt động quân.Ngày 25-2, cộng quân đã im tiếng súng khi Biệt động quân chiếm khu Gia Hội.
III . TỔNG KẾT CHIẾN CUỘC :
Theo
Douglas. Cộng sản đã huy động 16 tiểu đoàn, vớI quân số khoảng 12 ngàn trong
khi quân lực VNCH và đồng minh có 14 tiểu đoàn chiến đãu tại Huế (6). Lực lượng
cộng sản ở ven biên và phía tây thành phố, còn lực lượng VNCH và đồng minh giữ
ba mặt còn lại kể cả bờ phía nam sông Hương.
Quân đội Việt Nam và đồng minh dùng phi cơ, trọng pháo tấn công các cứ điểm cộng sản. Quân công sản cố thủ trong từng nhà, chúng phá tương đi xuyên nhà này qua nhà khác, nhất là chúng cố bám thành nội vì chúng biết quân ta đập chuột sợ bể đồ.
Đến tuần lễ thứ ba, quân VNCH và đồng minh đã xiềt chặt vòng vây quanh Huế. Ngày 22, quân cộng sản bắt đầu rút lui, chỉ để lại một số quân cầm cự .Sáng 24-2,binh sĩ sư đoàn 1 bộ binh hạ ngọn cơ CS ở thành nội đã treo suốt 24 ngày trước đó. Ngày 25, quân ta chiếm được khu Gia Hội , Huế đã được tự do. Tuy nhiên vẫn còn đụng độ lẻ tẻ ở ngoại ô.
Cộng quân chiếm Huế từ sáng 31-1 cho đến ngày 25-2, tổng cộng là 26 ngày nhân dân Huế phải sống trong cảnh máu lửa hãi hùng.
Bên cộng sản có 2500 quân bị giết, 2500 bị thương. Bên VNCH và đồng minh có 375 người tử trận. (7)
IV . TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN .
Quân đội Việt Nam và đồng minh dùng phi cơ, trọng pháo tấn công các cứ điểm cộng sản. Quân công sản cố thủ trong từng nhà, chúng phá tương đi xuyên nhà này qua nhà khác, nhất là chúng cố bám thành nội vì chúng biết quân ta đập chuột sợ bể đồ.
Đến tuần lễ thứ ba, quân VNCH và đồng minh đã xiềt chặt vòng vây quanh Huế. Ngày 22, quân cộng sản bắt đầu rút lui, chỉ để lại một số quân cầm cự .Sáng 24-2,binh sĩ sư đoàn 1 bộ binh hạ ngọn cơ CS ở thành nội đã treo suốt 24 ngày trước đó. Ngày 25, quân ta chiếm được khu Gia Hội , Huế đã được tự do. Tuy nhiên vẫn còn đụng độ lẻ tẻ ở ngoại ô.
Cộng quân chiếm Huế từ sáng 31-1 cho đến ngày 25-2, tổng cộng là 26 ngày nhân dân Huế phải sống trong cảnh máu lửa hãi hùng.
Bên cộng sản có 2500 quân bị giết, 2500 bị thương. Bên VNCH và đồng minh có 375 người tử trận. (7)
IV . TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN .
Huế là trọng tâm cuộc chiến cho nên cộng sản đã đưa vào đây gấp đôi quân số ở Sàigon. Cộng sản âm mưu chiếm đóng Huê lâu dài vì ở đây gần phía bắc mà xa thủ đô Sàigon.
Cộng sản luôn luôn gian trá và tàn ác. Trong gần một tháng chiếm đóng Huế, chúng đã gây ra bao tôi ác tày trời.
1.
Cộng sản đã gây thiệt hại vật chất cho đồng bào
.
Chưa có tài liệu nào cho biết tổn thất vật chất ở Huế lên đến bao triêu,bao tỷ mỹ kim. Nhưng cộng sản tấn công khắp nơi, chúng phá tường,phá nhà làm hào giao thông, chúng đưa chiến tranh vào nơi dân chúng ở, chúng bắn phá nhà dân chúng, chùa chiền, nhà thờ ,đền đài,lăng miếu .. . khiến cho nơi nào cũng bốc cháy, nơi nào cũng sụp đổ thảm thương .
2. CS làm cho đời sống dân chúng khốn khổ.
Chưa có tài liệu nào cho biết tổn thất vật chất ở Huế lên đến bao triêu,bao tỷ mỹ kim. Nhưng cộng sản tấn công khắp nơi, chúng phá tường,phá nhà làm hào giao thông, chúng đưa chiến tranh vào nơi dân chúng ở, chúng bắn phá nhà dân chúng, chùa chiền, nhà thờ ,đền đài,lăng miếu .. . khiến cho nơi nào cũng bốc cháy, nơi nào cũng sụp đổ thảm thương .
2. CS làm cho đời sống dân chúng khốn khổ.
Dân
chúng miền Trung xưa nay vẫn nghèo khổ, xứ Huế không có kinh tế phồn thịnh,
không có nông nghiệp thuận lợi như miền Nam, cho nên sau cuộc chiến,nhà tan cửa
nát, dân chúng lớp bị thương, lớp mất tiền bạc, lúa gạo cho nên chính phủ phải
ra sức cứu trợ. Chính phủ đã phải lập kế hoạch 90 ngày cứu trợ, đưa thực phẩnm,
quần áo, thuốc men, chăn màn,nơi tạm trú cho khoảng 116 ngàn dân tị nạn ( trong
tổng số 160 ngàn dân thành phố Huế ). Cho đến cuối năm thì tình hình đã tương đối
ổn định. (8)
3. Cộng sản tiêu hủy văn hóa dân tộc .
3. Cộng sản tiêu hủy văn hóa dân tộc .
Từ
1945 , cộng sản đã ra sức hủy diệt văn hóa dân tộc. Chúng bắt ta đào xới mồ mả
tổ tiên, chúng phá chùa chiền, đình miếu,nhà thờ ,chúng nghiêm cấm tôn giáo,
chúng lấy các cơ sở tôn giáo và văn hóa làm ủy ban,trường học ,hợp tác xã, kho
lương thực. Trong thời kháng chiến, chúng còn dở đình, chùa làm cầu cống, đường
sá. Sau 1975, chúng ngang nhiên lấy hoành phi câu đối trong cung điện làm chuồng
heo. Trong tết mậu thân, chúng đóng quân tại thành nội , đem chiến tranh vào
dân chúng , chúng lấy thành nội làm căn cứ chống lại quân đội quốc gia, chúng
muốn dùng chiến tranh để tiêu hủy lâu đài cung điện,là cái mà chúng gọi là tàn
tích phong kiến, khiến cho nơi đây có nhiều bảo vật đã bị tan nát .
Một
nhà văn quê ở Huế về Huế ăn tết đã ghi lại những hình ảnh bi thương của một Huế
tan nát vì khói lửa mà chánh phạm là cộng sản :
. ,. .Thành nội cổ kính., di tích cuối cùng của một thời lịch sử, với những cành vàng điện ngọc, với những chiếc bình bằng sú điểm hoa xưa cổ hàng trăm đời vua,với những chiếc ngai vàng bỏ không nữa. . .Thôi, súng Nga sô,Tiệp khắc, súng Mỹ đãsan bằng, dạp nát một thành phố cổ kính của lịch sử. Không bao giờ còn dựng lại được nữa. (9).
. ,. .Thành nội cổ kính., di tích cuối cùng của một thời lịch sử, với những cành vàng điện ngọc, với những chiếc bình bằng sú điểm hoa xưa cổ hàng trăm đời vua,với những chiếc ngai vàng bỏ không nữa. . .Thôi, súng Nga sô,Tiệp khắc, súng Mỹ đãsan bằng, dạp nát một thành phố cổ kính của lịch sử. Không bao giờ còn dựng lại được nữa. (9).
Một
chiến binh VNCH trong trận đánh tại thành nội dã ghi nhận hình ảnh đau thương của
cựu kinh đô Huế dưới cơn bom đạn chiến tranh do cộng sản gây nên :
Ở Huế cháy,gạch Bát tràng, ngói âm dương, tượng Di lạc, tượng Thích Ca, Kim cang, Thiện ác, lớp rêu trên viên đá , trường thành cây kiểng trồng từ đời Gia Long, Khải Định. . . Tất cả chúng nó đều có linh hồn, không phải là đất, là đá, là cây thuần túy, chúng có kỷ niệm, trong lòng chúng là vết tích hoài hoài mà chúng ta nhớ. Đó là cổng thành Decoux đã đi qua, đó là Phú văn lâu nơi xướng danh những người thi đỗ ,này cung của vua, lầu hoàng hậu, con đường đi có mái để đưa hậu về cung son. . . Huế rên từng tiếng não nùng, tiếng rên la gào thét của những mái cung điện, của những hàng cửa sổ trên ngọn lầu Ngọ môn. Vong linh tiền nhân còn có nơi đây ? Không còn ai! Chỉ còn bức tượng đá đăm chiêu nhìn ra một sân chầu bị trốc ngược. (10)
Ở Huế cháy,gạch Bát tràng, ngói âm dương, tượng Di lạc, tượng Thích Ca, Kim cang, Thiện ác, lớp rêu trên viên đá , trường thành cây kiểng trồng từ đời Gia Long, Khải Định. . . Tất cả chúng nó đều có linh hồn, không phải là đất, là đá, là cây thuần túy, chúng có kỷ niệm, trong lòng chúng là vết tích hoài hoài mà chúng ta nhớ. Đó là cổng thành Decoux đã đi qua, đó là Phú văn lâu nơi xướng danh những người thi đỗ ,này cung của vua, lầu hoàng hậu, con đường đi có mái để đưa hậu về cung son. . . Huế rên từng tiếng não nùng, tiếng rên la gào thét của những mái cung điện, của những hàng cửa sổ trên ngọn lầu Ngọ môn. Vong linh tiền nhân còn có nơi đây ? Không còn ai! Chỉ còn bức tượng đá đăm chiêu nhìn ra một sân chầu bị trốc ngược. (10)
4. Cộng sản phạm tội diệt chủng.
Cộng sản thường xuyên sát hại và khủng bố dân chúng. Từ 1945 đến nay,lúc
nào cộng sản cũng xử tử , bỏ tù , ám sát , pháo kích, giật mìn. . .gây thiệt hại
sinh mạng dân chúng.
Trong vụ mậu thân, cộng sản lại hiện nguyên hình quỷ
dữ khát máu
-Chúng bắn vào đám đông chạy trốn, bất kể người già,
đàn bà, trẻ thơ.
-Chúng đã lập danh sách những người làm việc cho
chính quyền quốc gia và Mỹ,và khi chúng vào Huế, chúng đến từng nhà lùng bắt và
giết cho dù những người này chỉ là thợ thuyền hay nhân viên phục dịch. Chúng
gán cho họ tội danh là thành phần bạo quyền và phản cách mạng , kẻ thù của nhân
dân Sụ kiện này chứng tỏ chúng có đường lối chính sách chứ không phải do thù cá
nhân. Nhũng sinh viên như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc
Tường. . . có lẽ đã có mặt tại hiện trường hay tại trung tâm chỉ huy cộng sản
trong cuộc thảm sát .
-Chúng đã giết hại nhân dân dù những người này không ở trong chính quyền, quân đội hay sở Mỹ. Đó là các giáo sư, sinh viên , tu sĩ như ông Stephen Miller, một nhà báo, bác sĩ người Đức Horst Gunther Krainick dạy tại đại học Y khoa Huế, hai linh mục ngườI Pháp, và linh mục Bửu Đông là một người đã treo ảnh ông Hồ trong nhà,và nuôi dưỡng cộng sản ( 11 ) . Chúng giết bất cứ ngừơi nào chúng không ưa thích như ông Võ Thành Minh, ngừơi đã thổi sáo bên hồ Leman trong hội nghị Geneve 1954 ,và bất cứ người nào không tuân lệnh chúng cầm súng,tải đạn hay đãu tố đồng bào
-Chúng đã giết hại nhân dân dù những người này không ở trong chính quyền, quân đội hay sở Mỹ. Đó là các giáo sư, sinh viên , tu sĩ như ông Stephen Miller, một nhà báo, bác sĩ người Đức Horst Gunther Krainick dạy tại đại học Y khoa Huế, hai linh mục ngườI Pháp, và linh mục Bửu Đông là một người đã treo ảnh ông Hồ trong nhà,và nuôi dưỡng cộng sản ( 11 ) . Chúng giết bất cứ ngừơi nào chúng không ưa thích như ông Võ Thành Minh, ngừơi đã thổi sáo bên hồ Leman trong hội nghị Geneve 1954 ,và bất cứ người nào không tuân lệnh chúng cầm súng,tải đạn hay đãu tố đồng bào
-Chúng chôn sống người , đánh dập tàn nhẫn ,trói
hàng xâu lại với nhau trước khi giết, chúng sát hại cả đàn bà mang thai. Nhiều
nhân chứng đã nghe cộng sản tra tấn đánh đập, đã nghe tiếng van xin, đã nghe tiếng
la thét hãi hùng, chứng tỏ những nạn nhân này không phải chết vì tên bay đạn lạc.
Sau
khi cộng sản rút lui khỏi thành phố Huế, đồng bào ta đổ đi khắp nơi tìm kiếm ngừơi
thân .Họ đã đào xới những đám đất mới và đã tìm thấy những nấm mộ tập thể trong
đó có thân nhân mình.
Steward Harris một người Anh đã đến Huế ngay sau khi Huế ngưng tiếng súng để điều tra về thảm sát mậu thân. Ông viết :
Steward Harris một người Anh đã đến Huế ngay sau khi Huế ngưng tiếng súng để điều tra về thảm sát mậu thân. Ông viết :
Vào một buổi chiều nắng đẹp , tại một thung lũng xanh cỏ ở vùng Nam Hòa,
cách phía nam Huế 10 dặm, tôi cùng chuẩn úy Ostara, một cố vấn quân sự của
VNCH, đứng trên sườn đồi đầy những lỗ vừa mới đào. Dưới chân đồi là những tấm
chiếu phủ trên bạt nylon. Ostara lật chiếu lên, tôi thấy hai xác người , tay họ
bị trói phía trên cùi chõ, giật ngược về phía sau. Nạn nhân bị bắn về phía sau
đầu ,đạn trổ ra đàng miệng. Khó mà nhận diện đưọc nạn nhân. Ngày hôm trước, 27
người đàn bà trong làng đã vác cuốc chim đi đào xới kiếm xác chồng con họ ở một
nơi cách làng ba dặm, sau khi nghe nói có ngườI nghe tiếng đào xới đất đá ở cạnh
con đường mà Việt cộng đã đi qua để đến Huế. Việt cộng đã bắt đi 27 người,
trong đó có vài người là viên chức trong làng , một số là thanh thiếu niên để
làm phu khuân vác, hay để sung vào bộ đội của chúng.
Bob Kelly, một cố vấn cao cấp
của tỉnh Thừa Thiên cho biết, các nạn nhân chỉ đơn giản bị tòa án nhân dân kết
tội một cách vội vã rồi bị xử tử với tội danh kẻ thù của nhân dân .Họ là những
viên chức xã ầp,thường là ở cấp thấp. Một số khác bị giết vì họ không còn hữu
ích cho Việt cộng, hoặc không cộng tác với chúng. Vài cộng tác viên của ông Bob
Kelly bị phanh thây một cách thảm khốc. Tuy nhiên Bob Kelly cho rằng những ngườI
này bị chặt ra từng khúc sau khi họ đã bị giết. Nạn nhân bị trói và bị bắn từ
phíasau đầu.
Ông Kelly đã giúp đào xới tìm xác một nạn nhân. Bob Kelly đã nói với người viết bài này một người Việt Nam mà ông hằng kính trọng cho biết một số nạn nhân đã bị chôn sống.
Ông Kelly đã giúp đào xới tìm xác một nạn nhân. Bob Kelly đã nói với người viết bài này một người Việt Nam mà ông hằng kính trọng cho biết một số nạn nhân đã bị chôn sống.
Trung úy Gregory Sharp, một cố vấn Hoa Kỳ của tiểu đoàn 21 Biệt động quân
cho tôi biết hôm 14-3 binh sĩ của ông ta đẵ tình cờ khám phá ra 25 ngôi mộ mớI
trong một nghĩa trang ở cách Huế 5 dặm về hướng đông. Trong số những ngôi mộ
đó, có 6, 7 nạn nhân bị chôn ngập đến cổ ,đầu nhô lên khỏi mặt đất. Theo trung
úy Sharp thì hình hài nặn nhân chẳng còn nguyên vẹn, vì bị kên kên và chó tranh
nhau xâu xé. Trung úy Sharp cho biết một số nạn nhân bị bắn vào đầu , một số
khác không bị bắn, mà bị chôn sống. Cũng theo viên trung úy này, thì ở một vài
nơi ông đã thấy những vệt kéo trên mặt cát, như thể nạn nhân cố bám vào mặt đất
khi bị kéo lê. Ở khu tả ngạn, 3 sĩ quan Úc đã tìm thấy 7 thi hài trong một hố
chôn. Những người này bị trói thúc ké và bị bắn từ phía sau đầu.
Ngay sau khi đến Huế, tôi đã dùng xe díp đi chung vớI ba sĩ quan Việt Nam để xem xét một vài địa diểm đang khai quật tìm kiếm thji hài nạn nhân của vụ thảm sát. Ủầu tiên chúng tôi đến trường trung học Gia Hội ở quận 2, phía đông Huế. Ở đó ngườI ta tìm thấy 22 hố chôn mới. Mỗi hố có từ 3 đến 7 nạn nhân. Không khí kinh hoàng vẫn baqo trùm khu vực này. Các sĩ quan cho tôi biết, các nạn nhân đều bị trói, bị bắn từ phía sau đầu, hoặc bị chôn sống như ở những nơi khác. ( 12)
Ngay sau khi đến Huế, tôi đã dùng xe díp đi chung vớI ba sĩ quan Việt Nam để xem xét một vài địa diểm đang khai quật tìm kiếm thji hài nạn nhân của vụ thảm sát. Ủầu tiên chúng tôi đến trường trung học Gia Hội ở quận 2, phía đông Huế. Ở đó ngườI ta tìm thấy 22 hố chôn mới. Mỗi hố có từ 3 đến 7 nạn nhân. Không khí kinh hoàng vẫn baqo trùm khu vực này. Các sĩ quan cho tôi biết, các nạn nhân đều bị trói, bị bắn từ phía sau đầu, hoặc bị chôn sống như ở những nơi khác. ( 12)
Louis A. Fanning viết về kết quả vụ thảm sát mậu thân như sau
Sau khi quân lực VNCH
và các lục lượng đồng minh tái chiếm thành phố, dân chúng Huế đã cấp tốc đi tìm
kiếm những người bị Việt cộngbắt đi trước đó. Họ đã tìm thấy hàng loạt những mồ
chôn tập thể các nạn nhân đó,, gốm 17 mồ tập thể tại Gia Hội,12 mồ tại chùa
Tăng Quang, 3 mộ ở Bãi Dâu, 20 mộ ở lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh. Cho đến giữa
năm 1970, người ta tìm thấy thi thể ,hài cốt của khoảng 4000 nạn nhân trong cuộc
thảm sát của Việt cộng tại Huế trong tết mậu thân. ( 13)
Nguyễn Đức Phưong viết
Nguyễn Đức Phưong viết
Một nhân chứng tại Huế đã ghi lại những hành động sát nhân này như sau :
Tôi đã thấy một anh sinh viên y khoa năm thứ tư ở Saì gòn về Huế ăn Tết,nằm chết
phơi thây trên đường Hàn Thuyên mãi đến mấy ngày sau người nhà mới dám đưa về
chôn trong một khu vườn. Chúng tôi đã thấy một người thợ sửa xe gắn máy bị bắn
gục trên đường Ngô Đức Kế gần chợ Xét và chiếc xe Vespa của anh gửi trước đó bị
sung công. Chúng tôi đã thấy một người đàn bà bán cháo bò mà chúng tôi thường gọi
vào để ăn trước khi đến trường mỗi sáng, bị bắn chết ngay thềm nhà của bà mặc
dù chồng con và người mẹ già già đến độ không thể già thêm nữa đã khóc lóc van
xin. Về sau này, chúng tôi còn thấy hành chục hầm chôn người, mỗi hầm từ 15, 20
mạng đến 100 ,200 mạng.trong số có những trẻ lên 9 lên 10, trong số có những
người đàn bà có mang mà khi thân nhân xin khai quật lên để nhận diện, người ta
thấy những thớ thịt lầy nhầy đỏ hỏn cùng một ít tóc thơ trên cái bụng còn dính
thòng lòng những ruột phèo đã bị banh rữa nồng nặc. Và cũng về sau này, chúng
tôi được một vị sư ở gần trường truờ ng học Gia Hội kể lại rằng : Một đêm nọ
lúc 9 giờ ,Ông nghe có nhiều tiếng chân người đi bên chùa. Hồi sau đó từ 10 giờ
đến 2giờ sáng,không ngớt có tiếng kêu khóc than van,xin xỏ là những tiếng hự ,
và tiếng uỵch , ực . Vị sư không hề nghe một tiếng súng nổ , nhưng đã có hàng
trăm người chết chung một cái hầm rộng. Rồi đến khi thất bại, cùng đường, cộng
sản đã lộ bộ mặt sát nhân với những mồ chôn tập thể tại thành phố Huế với số nạn
nhân lên đến 5000 người
( 14)
Theo Douglas Pike , tổng cộng dân chúng bị giết và bị
bắt là 5.800 người, hầu hết bị giết. Ông đã thâu thập khá đầy đủ hình ảnh một xứ
Huế bị thảm sát:
Cuộc khai quật đầu tiên thi thể các nạn nhân bị cộng sản sát hại là ở sân trường trung học Gia Hội vào ngày 26 -2. Người ta đã tìm thấy 170 thi hài ở đây.
Trong vài tháng sau đó, người ta đã khám phá thêm 18 vị trí khác chôn dấu thi hài các nạn nhân bị VC giết. Đáng kể là
Cuộc khai quật đầu tiên thi thể các nạn nhân bị cộng sản sát hại là ở sân trường trung học Gia Hội vào ngày 26 -2. Người ta đã tìm thấy 170 thi hài ở đây.
Trong vài tháng sau đó, người ta đã khám phá thêm 18 vị trí khác chôn dấu thi hài các nạn nhân bị VC giết. Đáng kể là
-Chùa Tăng Quang : 76 thi hài.
-Bãi Dâu : 77 thi hài.
-Chợ Thông : khoảng 100 thi hài.
-Lăng Tự Đức và Đồng Khánh: 201 thi hài.
-Thiên Hàm : khoảng 200 thi hài.
-Đồng Gi : khoảng 100 thi hài.
Tổng cộng có khoảng 1200 thi hài đã được tìm thấy trong những ngôi mộ tập
thể chôn vội vã, che dấu sơ sài.
Ít nhất trong một nửa thi hài nạn nhân đó, người ta thấy bằng chứng rành rành về cách giết người dã man của VC
Ít nhất trong một nửa thi hài nạn nhân đó, người ta thấy bằng chứng rành rành về cách giết người dã man của VC
-Các nạn nhân bị trói tay ngược ra phía sau lưng, miệng đầy giẻ, thi hài
co quắp nhưng không có vết thương nào ,chứng tỏ bị chôn sống.
-Số nạn nhân còn lại mình mẩy có dấu thương tích, nhưng không thể nào quyết
đoán là họ bị xử bắn hay bị đạn lạc trong lúc chiến tranh.
Nhóm thi hài quan trọng thứ hai được tìm thấy trong bảy tháng đầu năm
1969 ở quận Phú Thứ ( Cồn Cát, Lê Xá tây),Hương Thủy ( Xuân Hòa, Văn Dương )
vào cuối tháng ba và tháng tư.
Đến tháng 5, người ta tìm thấy thêm các mồ chôn ở quận VĨnh Lộc,và đến
tháng 7 thì khám phá thêm các mộ ở vùng Nam Hòa.
Số thi hài nạn nhân lớn nhất được tìm thấy trong nhóm này ở quận Phú Thứ)
Vĩnh Lưu, Lê Xá, Xuân Ô) gần bờ biển, với con số 800 thi hài.
Tại những nơi vừa kể,nạn nhân bị trói xâu thành từng nhóm từ 10 đến 20 người. Bị đưa đến trước miệng hố đào sẵn, rồi bị bắn bằng súng máy. Thường mỗi mồ chứa 3 hoặc 4 xác chung với nhau , khiến việc nhận ra tông tích cực kỳ khó khăn.
Đến ngày 19-9-1969, 3 cán binh hồi chánh cho sĩ quan tình báo của Lữ đoàn Không vận 101 Hoa Kỳ biết vào tháng hai năm 1968, chính họ chứng kiến cảnh VC giết hàng trăm người ở suối Đá Mài, cách phía nam Huế khoảng 10 dặm. Đây là một vùng hoang dã không ai lui tới. Toán tìm kiếm của Lữ đoàn không vận 101 đã tìm thấy một số lớn hài cốt ở đó.
Qua tổng hợp các tin tức, người ta biết đưọc những gì đã xảy ra tại Đá Mài.Vào ngày 5 tết tại quận Phú Cam. Khu này có khoảng 40 ngàn dân cư, mà 3/ 4 là người công giáo. Một số lớn đồng bào dù theo đạo hay không, lúc đó cũng chạy vào nhà thờ lánh nạn.
Một cán bộ chính trị VC đến nhà thờ ra lệnh cho khoảng 400 ngườI, một số được gọi đích danh, một số khác thì được gọi ra theo diện mạo ( thí dụ thấy có vẻ thuộc giới trung lưu giàu có chẳng hạn ) . Viên cán bộ này nói với nhóm người vừa kể ,là họ phải đi vào vùng giải phóng để học tập trong ba ngày, sau đó sẽ được tha về.
Tại những nơi vừa kể,nạn nhân bị trói xâu thành từng nhóm từ 10 đến 20 người. Bị đưa đến trước miệng hố đào sẵn, rồi bị bắn bằng súng máy. Thường mỗi mồ chứa 3 hoặc 4 xác chung với nhau , khiến việc nhận ra tông tích cực kỳ khó khăn.
Đến ngày 19-9-1969, 3 cán binh hồi chánh cho sĩ quan tình báo của Lữ đoàn Không vận 101 Hoa Kỳ biết vào tháng hai năm 1968, chính họ chứng kiến cảnh VC giết hàng trăm người ở suối Đá Mài, cách phía nam Huế khoảng 10 dặm. Đây là một vùng hoang dã không ai lui tới. Toán tìm kiếm của Lữ đoàn không vận 101 đã tìm thấy một số lớn hài cốt ở đó.
Qua tổng hợp các tin tức, người ta biết đưọc những gì đã xảy ra tại Đá Mài.Vào ngày 5 tết tại quận Phú Cam. Khu này có khoảng 40 ngàn dân cư, mà 3/ 4 là người công giáo. Một số lớn đồng bào dù theo đạo hay không, lúc đó cũng chạy vào nhà thờ lánh nạn.
Một cán bộ chính trị VC đến nhà thờ ra lệnh cho khoảng 400 ngườI, một số được gọi đích danh, một số khác thì được gọi ra theo diện mạo ( thí dụ thấy có vẻ thuộc giới trung lưu giàu có chẳng hạn ) . Viên cán bộ này nói với nhóm người vừa kể ,là họ phải đi vào vùng giải phóng để học tập trong ba ngày, sau đó sẽ được tha về.
Họ bi đưa đến một ngôi chùa cách đó 9 cây số, nơi VC
đặt bộ chỉ huy. Có 20 người bị gọi ra khỏi nhóm để bị kết tội trước tòa án. Họ
bị hành quyết, và xác được chôn ngay tại sân chùa. Số nạn nhân còn lại được đưa
qua sông, bàn giao cho đơn vị VC địa phương ( có biên nhận hẳn hoi).
Mãy ngày sau đó. các nạn nhân bị dẫn đến những vùng
xa xôi. Có những lúc cán bộ VC thấy cần phải loại bỏ các nhân chứng.Thế là các
nạn nhân bị dẫn đến suối Đá Mài để bị bắn hay đập vỡ sọ. Thân xác của họ bị bỏ
mặc dưới dòng nước chảy suốt 20 tháng qua. Con số nạn nhân này là bao nhiêu khó
mà biết được. Hài cốt của các nạn nhân không chì được tìm thấy ở bên dòng suối,
mà trong hẽm núi, cách suối Đá Mài khoảng 100 met là một bãi đầy sọ và xương
người.
Sau này viên chức chính quyền địa phưong cho biết
trong số hài cốt đó, qua khám nghiệm,họ đã xác nhận được hài cốt của 428 người
mà VC gọi là phản cách mạng. Trong số này có 25% là quân nhân ( 2 sĩ quan,số
còn lại là hạ sĩ quan,và binh sĩ),25% là sinh viên, và 50% còn lại là viên chức
xã ấp, công nhân. Đến tháng 10-1969, sau khi quân lực VNCH lùng diệt hết tàn
binh VC ở làng đánh cá Lương Viên, 700 dân làng ở đây sau 20 tháng im lặng vì sợ
VC trả thù, đã hướng dẫn các viên chức đi tìm kiếm các nạn nhân bị VC sát hại.
Căn cứ theo sự miêu tả của dân làng( không phải lúc nào cũng rõ rệt ), ngưòi ta
ươc lượng có ít nhất là 300 nạn nhân ở Phú Thứ.Và con số có thể lên đến 1000
người.
Cuộc tìm kiếm thi hài các nạn nhân vẫn chưa kết thúc. Nếu sụ ước lượng của các viên chức tại Huế khá chính xác, thì vẫn còn gần 2000 nạn nhân bị mất tich( sau này người ta biết hầu hết số này đã bị giết).
Tổng số thiệt hại sau biến cố mậu thân đưộc ước lượng như sau:
Cuộc tìm kiếm thi hài các nạn nhân vẫn chưa kết thúc. Nếu sụ ước lượng của các viên chức tại Huế khá chính xác, thì vẫn còn gần 2000 nạn nhân bị mất tich( sau này người ta biết hầu hết số này đã bị giết).
Tổng số thiệt hại sau biến cố mậu thân đưộc ước lượng như sau:
-Tổng số thường dân thương vong : 7.500 người.
-Số bị thương vì chiến tranh : 1.900 người.
-Số thường dân bị tử nạn vì chiến tranh : 844.
-Số thi hài tìm thấy trong đợt đầu.,ngay sau khi tái chiếm Huế : 1.173.
-Số bị thương vì chiến tranh : 1.900 người.
-Số thường dân bị tử nạn vì chiến tranh : 844.
-Số thi hài tìm thấy trong đợt đầu.,ngay sau khi tái chiếm Huế : 1.173.
-Số thi hài tìm thấy trong đợt 2 ( tại Cồn Cát từ tháng 3 đến tháng 7/68
: 428.
-Số hài cốt tìm thấy trong đợt 4 Lương Viễn : 300
-Sai số : 100
-Số người bị mất tich vĩnh viễn : 1946
- Tổng số nạn nhân bị CS sát hại : 4656 người. (15)
V. KÊT LUẬN :
V. KÊT LUẬN :
Cộng sản đã rêu rao rằng họ đã gặt hái nhiều thắng lợi trong cuộc tấn công mậu thân. Tuy nhiên, với chúng ta,vụ mậu thân là một thất bại lớn lao của cộng sản.
1.Chính trị
Cộng
sản đã đánh giá sai lạc tinh thần dân chúng và binh sĩ VNCH. Chỉ một số ít theo
cộng sản,đa số là nàm vùng hoặc thân cộng như Lê văn Hảo, một số đã theo cộng sản
ra bưng nay trở về như Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan,Hoàng Phủ Ngọc
Tường, còn tuyệt đại đa số thấy VC là sợ hãi, chạy trốn. Trong tết mậu thân,
dân chúng đã không vùng lên như cộng sản suy tính, và quân đội VNCH dù vớI nửa
số quân còn lại vẫn chiến đãu kiên cường, chứ không tan rã như chúng nghĩ.
Cuộc tấn công mậu thân với chính sách diệt chủng của
cộng sản chỉ làm cho nhân dân ta kinh sợ cộng sản, thù ghét cộng sản..Trước đây
nhân dân miền nam một số tin tưởng vào miệng lưỡi cộng sản, vụ mậu thân đã làm
cho dân chúng thấy rõ bộ mặt thực của CS. Vụ mậu thân cũng làm cho dân chúng thấy
tính chất xảo quyệt và độc ác của CS.
Cộng sản nói và làm khác nhau. Cộng sản kêu gọi ngưng chiến là để tấn công, cộng sản kêu gọi đi học tập chính trị nghĩa là bị giam cầm hoặc bị xử tử.
2.Quân sự :
Cộng sản nói và làm khác nhau. Cộng sản kêu gọi ngưng chiến là để tấn công, cộng sản kêu gọi đi học tập chính trị nghĩa là bị giam cầm hoặc bị xử tử.
2.Quân sự :
Cộng sản có lẽ đã đạt được yếu tố bất ngờ . Cộng sản
đã chiếm được Huế và các tỉnh trong mấy ngày đầu nhưng họ phải trả một giá rất
đắt. Gần một nủa quân số bị chết, bị thương tích và bị bắt , cộng sản vô nhân đạo,
không tiếc máu xương quân sĩ và đồng bào . Họ bắt con trai 15, 16 chưa đến tuổi
động viên đi chiến trường ( mượn tuổi ), xích chân lính vào xe tăng ( 16 ), chiếm
đóng và tấn công vào nơi dân chúng ở, bắn giết đồng bào vô tội.
3. Tổ chức :
Cộng sản thiệt hại nhân mạng lớn lao trong cuộc chiến , trên toàn miền Nam gần 70 ngàn binh sĩ VC bị giết và bị bắt. Nhưng thiệt hại lớn lao nhất là các cơ sở bí mật bị lộ và bị triệt hạ.
Chính
người CS cũng đã cho đó là một thất bại. Hoàng Văn Hoan viết trong Giọt Nước Mắt
Trong Biển Cả:
Lê Duẫn đánh giá sai lực lượng ta và lực lượng địch
trong chiến tranh mậu thân. Quân ta phải rút lui với một sự thiệt hại rất nặng
nề về người, về binh lực và vũ khí.
Trần
Văn Trà trong Những Chặng Đường Lịch Sử của B2 Thành Đồng,Kết Thúc Cuộc Chiến
30 Năm. :
Nếu chúng ta cân nhắc một cách kỹ lưỡng, kể cả cán cân lực lượng của hai phe, và xác định được các yêu cầu một cách chính xác, chiến thắng của ta đã to hơn, máu của đảng viên, bộ đội và nhân dân ta đã đổ ít hơn.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa nói rằng Tổng công kích mậu thân là một sai lầm nghiêm trọng.
Chế Lan Viên, nhà thơ của chế độ là đã viết về mậu thân bằng những lời thống hận:
Nếu chúng ta cân nhắc một cách kỹ lưỡng, kể cả cán cân lực lượng của hai phe, và xác định được các yêu cầu một cách chính xác, chiến thắng của ta đã to hơn, máu của đảng viên, bộ đội và nhân dân ta đã đổ ít hơn.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa nói rằng Tổng công kích mậu thân là một sai lầm nghiêm trọng.
Chế Lan Viên, nhà thơ của chế độ là đã viết về mậu thân bằng những lời thống hận:
Mậu thân, hai ngàn người xuống đồng bằng.
Chỉ một đêm còn sống có ba mươi!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó? Tôi!
Tôi- Người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình . . .
( Ai? Tôi!)
Mặc
dù nhiều tên cộng sản bênh vực cho thảm sát mậu thân, đổ tội là do sai lầm cấp
dưới, Lê Minh, bí thư thành ủy thành phố Huế đã thú nhận là rốt cuộc là đã có những ngườI bị xử
lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo,
trong đó có trách nhiệm của tôi... (17)
Trong các tài liệu, có lẽ bức thư của một bộ đội cộng sản để lại xứ Huế
là một tác phẩm rất có giá trị Khi tôi chết, tôi muốn gối đầu lên đất bắc,
dù chân tôi ở miền nam. Tôi đã gây cảnh đổ máu ở thành phố này,tôi phải để máu
của tôi lại để hòa cùng giòng máu oan ức của dân Huế, của dân tộc tôi. (18)
Cộng sản Việt Nam cũng giống như cộng sản Liên Xô, Trung quốc,Kampuchia. . .đã phạm tội diệt chủng nhưng người ta không muốn đề cập đến họ ngoại trừ trường hợp Pon Pot. Người ta làm rùm beng vụ tàn sát Mỹ Lai, vụ một em bé Tây ninh bị phỏng vì bom napal , vụ Nguyễn Ngọc Loan chĩa súng vào đầu một tên cộng sản, mà không hề đề cập đến hàng ngàn người bị giết , bị chôn sống trong những hầm tập thể tại Huế. Báo chí quốc tế quả đã bất công và thiếu khách quan trong khi làm nhiệm vụ truyền thông.
Thành
phố Huế là một thành phố rất đẹp,rất cổ kính., đã chứng kiến bao thăng trầm của
lịch sử.
Ngày 23 tháng năm năm ất dậu ( 1885), Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chống Pháp nhưng thất bại, rốt cuộc binh sĩ và dân chúng đã chết rất nhiều. Hằng năm,trong đêm 23 tháng năm, dân chúng thả đèn trên sông Hương để tưởng niệm binh sĩ và đồng bào tử nạn. Nay, cộng sản đã chiếm Việt Nam, chúng đã hủy những dấu tích tội ác của chúng, nhưng chúng không bôi xóa được vết nhơ của chúng muôn năm vẫn tồn tại trong lòng nhân dân Việt Nam. Mỗi khi nghĩ đến Huế, tôi lại nghĩ đến những ngày kinh đô thất thủ năm ất dậu, những ngày mậu thân và những ngọn nến đỏ trôi trên sông Hương. Xin hãy thắp một ngọn nến hồng cho những vong linh oan khuất của xứ Huế !
Ngày 23 tháng năm năm ất dậu ( 1885), Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chống Pháp nhưng thất bại, rốt cuộc binh sĩ và dân chúng đã chết rất nhiều. Hằng năm,trong đêm 23 tháng năm, dân chúng thả đèn trên sông Hương để tưởng niệm binh sĩ và đồng bào tử nạn. Nay, cộng sản đã chiếm Việt Nam, chúng đã hủy những dấu tích tội ác của chúng, nhưng chúng không bôi xóa được vết nhơ của chúng muôn năm vẫn tồn tại trong lòng nhân dân Việt Nam. Mỗi khi nghĩ đến Huế, tôi lại nghĩ đến những ngày kinh đô thất thủ năm ất dậu, những ngày mậu thân và những ngọn nến đỏ trôi trên sông Hương. Xin hãy thắp một ngọn nến hồng cho những vong linh oan khuất của xứ Huế !
__________________
CHÚ THÍCH
CHÚ THÍCH
1.Nguyễn
Đức Phương, Những trận đánh lịch sử trong chiến tranh Việt Nam 1963-1975,.Đại
Nam, USA,1993,tr.34.
2. như trên,tr. 187-189.
2. như trên,tr. 187-189.
3.Lực lượng
cộng sản được phân phối như sau :Quân khu 1 VNCH : 35 tiểu đoàn, 18 đại đội.
Quân khu
2 ; 28 tiểu đoàn.
Quân khu
3 : 15 tiểu đoàn.
Quân khu
4 : 19 tiểu đoàn.
19 tỉnh
chỉ bị uy hiếp nhẹ là : Ninh thuận, Phú Yên, Phú Bổn,Lâm đồng, Quảng Đức,Bình
Tuy, Tây ninh,Long an,Hău nghĩa, Bình Long,,Phước tuy,Phước Long, Kiến Phong,
Ba xuyên,Sa đec, Châu đốc, An xuyên, Chưong Thiện ,và An giang. Như trên ,tr.
39,189,196.
4.Lê Hưng, Vụ thảm sát mậu thân, Liên mạng thông tin chống văn hóa vận CSVN,bản tin tháng 4, 1998,tr.7.
5.Theo Douglas Pike, trong quyển The Terror of Viêt Cộng, tr.23-39 ,thì lực lượng chính của cộng sản gồm tiễu đoàn 800 và 802, sau tăng cường tiểu đoàn 804, quân số 12 ngàn, (LMTT,tr.14. )
4.Lê Hưng, Vụ thảm sát mậu thân, Liên mạng thông tin chống văn hóa vận CSVN,bản tin tháng 4, 1998,tr.7.
5.Theo Douglas Pike, trong quyển The Terror of Viêt Cộng, tr.23-39 ,thì lực lượng chính của cộng sản gồm tiễu đoàn 800 và 802, sau tăng cường tiểu đoàn 804, quân số 12 ngàn, (LMTT,tr.14. )
6.Theo
Nguyễn Đức Phương, tại Huế, quân VNCH có 11 tiểu đoàn ,Mỹ 4 tiểu đoàn Thủy quân
lục chiến, sđd,tr. 196.
7.Douglas
Pike , LMTT,tr.16.
Tổng kết
tình hình toàn quốc,tài liệu bộ Quốc phòng VNCH cho biết từ 30 tháng 1cho đến 31-3-1968 :
VNCH : 4954 chết, 15.097 bị thương , 926 mất tích.
Đồng minh : 4124 chết , 19.295 bị thương , 604 mất tích.
Cộng sản : 59.373 chết , ? bị thương , 9.461 tù binh
Dân chúng : 14.300 chết , 24.000 bị thương , 627.000 tị nạn. ( Nguyễn Đức Phương , sđd,tr. 197 )
8.Keith William Nolan,Presido Press,tr.183-184
VNCH : 4954 chết, 15.097 bị thương , 926 mất tích.
Đồng minh : 4124 chết , 19.295 bị thương , 604 mất tích.
Cộng sản : 59.373 chết , ? bị thương , 9.461 tù binh
Dân chúng : 14.300 chết , 24.000 bị thương , 627.000 tị nạn. ( Nguyễn Đức Phương , sđd,tr. 197 )
8.Keith William Nolan,Presido Press,tr.183-184
(
LMTT,tr.12.)
9.Nhã
Ca, Giải Khăn Sô Cho Huế, Đất Lành,Sàigòn, 1971,tr.395.
10. Phan Nhật Nam, Dãu binh lửa,Hiện Đại tái bản ,Saigon,1973,tr. 229.287.
10. Phan Nhật Nam, Dãu binh lửa,Hiện Đại tái bản ,Saigon,1973,tr. 229.287.
11.
Stanley Karnow, Viet Nam a history, The Viking Press,NY,1983,tr.530-531.
12. Steward Harris, An Efficient Massacre , Time,5-4-1968,tr.33. ( LMTT,tr.8-9.)
12. Steward Harris, An Efficient Massacre , Time,5-4-1968,tr.33. ( LMTT,tr.8-9.)
13.
Louis A. Fanning, Betray in Vietnam,
Arlington House Publishers,NY,tr.49-50 . LMTT.tr.10.)
14. Nguyễn
Đức Phương,sđd,tr.201-202.
15.Douglas
Pike, LMTT,tr. 16-18.
16.Nhã
Ca, sđd,tr.411
17.Nguyễn
Đức Phương,sđd,tr.201-208
18.Nhã
Ca, sđd, tr.411
VII. VIỆT NAM VÀ CAMBODGE
Thời Pháp thuộc,
Lào Miên và Việt Nam
cùng chung số phận. Hồ Chí Minh đã thu tóm các đảng cộng sản Đông Dương làm một.
Sau đó, trước áp lực của Quốc dân đảng Trung quốc, Hồ chí Minh đành giải tán đảng
Cộng sản Đông Dương, đổi thành đảng Lao Động Việt Nam. Việc này đã làm cho một số đảng
viên như Nguyễn Văn Trấn phản đối. Không phải riêng ông Hồ chủ trương nắm Đông
dương, mà là lệnh của quốc tế cộng sản, mà ông Hồ là tay sai của Liên Xô,nằm
trong bộ phận Đông Nam Á sự vụ của Quốc tế cộng sản.
Từ 1945, hai nuớc Miên Lào đã thần
phục Việt Nam,
nhất nhất đều tuân lệnh Việt Nam.
Trong thời gian chiến tranh Đông Dương, quân đội Cộng sản Việt Nam đã hoạt động
bí mật trên đất Lào Miên. Quân đội Việt Nam cộng hòa đã gặp rất nhiều khó
khăn trên những mặt trận giáp giới Lào Miên.
Đây là thời vàng son của cộng sản Việt
Nam.
Họ có một hậu phương rất lớn yểm trợ họ. Hậu phương lớn gồm Liên Xô, Trung quốc,
bao gồm một nủa diện tích thế giới với
2/3 dân số toàn cầu ! Hậu phương nhỏ là Miên ,Lào. Cộng sản lập căn cứ tại chiến
khu Dương Minh Châu, Đồng Tháp và tại Miên, Lào, mà chúng ta không thể đem quân
qua tiêu diệt tận gốc tại đó. Cái khó của chúng ta là Sihanouk trung lập mà
thân cộng,thành thử gây khó khăn cho ta đủ điều! Trong khi cán bộ Trung quốc
làm cố vấn cho Việt Nam,
thì Việt Nam
lại đem cán bộ làm cố vấn cho Miên Lào.
Trong hàng ngũ lính Miên Lào, có nhiều đơn vị quân đội cộng sản Việt Nam làm nghĩa vụ
quốc tế vô sản.
Sau khi hiệp định Paris ký kết 1973
, quân Việt Nam hoạt động mạnh tại Miên Lào và Miền Nam Việt Nam.Quân Việt Nam
đã tiến chiếm thủ đô Nam vang với hy vọng bắt sống Sihanouk để làm bù nhìn cho
họ, song Trung quốc biết trước nên đã đem Sihanouk đi trước một giờ. Những
chính sách đuổi người ra khỏi thành phố, giết hại đồng bào Miên đều do Việt Nam chủ trương
hoặc chấp thuận. Khi quốc tế kết án Khmer đỏ về việc tắm máu hai triệu dân Miên, cộng sản Việt Nam đã hết sức
bênh vực, cho đó là sự vu khống của bọn phản động. Sau đó vì hai ông thầy Trung
quốc và Việt Nam
xung đột, đám học trò một nửa theo thầy Trung quốc, một nửa theo thầy Việt Nam. Thầy Việt Nam khôn lanh
hơn nên đã hất chân thầy Trung quốc trên lãnh thổ Cambodge và Lào.
Việt Nam đã áp dụng các chính sách thâm
độc để xâm chiếm đất Miên theo đường lối thực dân:
1.Cộng sản Việt Nam trong một
vài ngày đi khắp chợ và quê, vét những người Miên gốc Việt tại Việt Nam đem về cho
giữ những chức lớn tại Cao Miên. Hun Sen là người Việt Nam, lấy vợ Việt
Nam,
có thời đã sinh sống tại Miên, sống lang thang tại Quảng Bình,Quảng Trị, được
đưa về làm lớn trong chính phủ bù nhìn tay sai Việt Nam.
2. Họ ra lệnh cán bộ lấy chồng vợ
Miên, học tiếng Miên, ăn ở theo Miên để che mắt quốc tế. Đây là chính sách tam
cùng ( cùng ăn, cùng ở, cùng làm ) mà họ
đã áp dụng trong thời kỳ đấu tố, trong khi cai trị dân miền núi, trong khi xâm chiếm Miên,Lào, và Nam Việt Nam)
.
3.Trong những năm 85, Việt Nam đem dân Bắc
sang Miên lập nghiệp. Con số có thể gần một triệu người. Những người này cũng lấy
người Miên, học tiếng Miên, ăn mặc theo Miên, chiếm Biển Hồ và các nơi khác, lập
thành những chiến khu hay làng chiến đấu mà dân Miên không được lui tới..
Từ 1985 cho đến 1995, mười năm ấy, số
người Việt tại Miên đã gần bằng hay nhiều hơn người dân bản xứ.
Người Miên dường như sinh sản ít chứ
không đúc như Việt Nam,Trung
quốc. Mông cổ và Miên đang lâm nạn sinh đẻ khó.Năm 1977, chúng tôi đến thăm một
ngôi chùa Miên tại đường Trương Minh Giảng,Sàigòn. Vị tăng già nói rằng dân Việt
Nam
hồi Pháp thuộc là hai mươi triệu, sau 30 năm chiến tranh, là 60 triệu. Còn dân Miên,thời Pháp thuộc có sáu triệu
dân , chiến tranh mất hai triệu, nay Pol Pot giết thêm hai triệu, chỉ
còn khoảng hai triệu. . .
Sau khi đuổi Pon Pot ra khỏi Nam vang, Việt Nam cai trị trực
tiếp Miên. Cộng sản bắt thanh niên Việt Nam đi lính sang Miên. Dân chúng miền
Nam
rất sợ hãi vì trong chiến tranh này, một số rất lớn thanh niên đã trở thành què
cụt một cách nhanh chóng. Cuộc chiến tranh Việt Miên đã có nhiều điểm đáng chú
ý:
1. Cộng sản bao giờ cũng bưng bít sự
thực. Khi họ phải công khai là lúc không thể che dấu được nữa. Trong bao năm,
sau 1975,dân chúng đã nghe những tin đồn về xung đột giữa Trung Hoa Việt Nam,
giữa Việt Nam và Cao Miên nhưng cộng sản
vẫn che dấu. Cho đến khi cuộc chiến bùng nổ mãnh liệt, cộng sản mới tuyên bố
trên báo chí.
2.Cuộc chiến tranh này cho ta biết
rõ cộng sản Việt Nam
cũng như cộng sản Liên Xô, Trung quốc đều là một bọn gian ác, một bọn thực dân,
đế quốc mà thôi.
3.Lê Đức Anh đem quân xâm chiếm
Cambodge. Vậy thì Cộng sản Việt Nam và cộng sản Miên phải chịu trách nhiệm về vụ
thảm sát hai triệu dân Miên và mấy chục
ngàn binh sĩ Việt Nam.( Cộng sản ở đây bao gồm Pol Pot , Hunsen., Lê Duẫn, Lê Đức
Thọ, Lê Đức Anh, . .)
4.Lê Đức Anh và thủ hạ đã cướp tài sản
dân Miên, phá hủy chùa chiền và tượng Phật bằng vàng trong khi chúng đuổi hết dân Miên ra khỏi
thành phố với hai bàn tay trắng.
5.Quân Trung quốc đã đánh tại Miền Bắc,
dạy cho Việt Nam
một bài học, đồng thời quân Pol Pot
(
với quân Trung quốc ) đánh phá các tỉnh biên giới miền Nam và các khu
kinh tế mới Việt Nam
. Do đó, những người tù Việt Nam cộng hòa được
đưa về trung du và miền nam, và dân miền Nam Việt Nam thoát nạn đi kinh tế mới!
Đây là một điều rất quan trọng. Chủ
trương của cộng sản Việt Nam
và Miên không khác nhau. Chỉ khác là một bên đuổi ồ ạt, một bên đuổi từ từ.
Khi chiếm Hà Nội, cộng sản đã đuổi
dân chúng ra khỏi thành phố trong đó có những biện pháp bắt giam, tịch thu nhà
cửa, ruộng đất, vàng bạc,và đuổi ra khỏi thành phố.Những ai lọt lưới thì được ở
lại một thời gian rồi cũng phải đi vì không có việc làm, vì sưu cao thuế nặng,
nhất là thuế nhà. Họ chỉ cho một nhà chỉ được ở vài thước vuông, diện tích còn lại phải đóng thuế rất
cao, mục đích của đảngcộng sản là làm cho họ không trả tiền thuế nổi để rồi nhà
nưóc tịch thu mà phân chia cho cán bộ.
Ở Sài gòn cũng vậy. Thành phố Sài
gòn cũng như Hà Nội là nơi quan trọng, chỉ để cho cộng sản ở mà thôi. Trước
tiên, họ đã đưa sĩ quan và các viên chức
cao cấp- của VNCH đi tù, sau đó sẽ
cho vợ con theo chồng cha ở nơi xa xôi hẻo lánh, là một trại tù khác. Tiếp đến
là các thương gia ,sau nữa là binh sĩ, viên chức VNCH, dân di cư, các tín đồ
tôn giáo, trí thức. . . Tất cả phải đi kinh tế mới. Công việc đang
tiến hành rầm rộ thì Pol Pot đánh vào các tỉnh Tây Ninh, Châu Đốc,Long An, phá
tan các khu kinh tế mới, cho nên cộng sản mới ngưng lại chương trình kinh tế mới.
6. Quân Pol Pot với cố vấn Trung quốc đã dùng mìn bẫy rất nhiều, mục đích không là
giết người mà gây thưong thích. Triết lý chiến tranh của Trung quốc là giết
ngưòi không bằng làm què cụt. Một người lính bị thương thì phải hai ba người
khiêng, như vậy họ loại được ít nhất ba tay súng. Khi về hậu phương, một người
bị thương sẽ đòi hỏi bao người phục vụ, lương thực, thuốc men . Khi xuất viện,
số thương binh này sẽ gây khó khăn về trợ cấp, việc làm, chỗ ở. Chính đám
thương phế binh này sẽ gây nhiều xáo trộn cho an ninh , xã hội cũng như tâm lý,
chính trị.
7.Quân cộng sản Việt Nam phải đối diện
với một trận chiến vô hình. Người cán bộ Việt Nam không dám đi đâu một mình. Lính
Việt Nam
không dám ngồi dựa vào gốc cây hai phút vì ở đâu cũng có súng tối tân, có ống
nhắm cẩn thận vào đầu họ. Người Miên nào cũng có thể giết họ, kể cả bọn Hun
Sen. Bọn chân tay Hun Sen cũng ghét Việt Nam vì từ thời các chúa Nguyễn cho
đến Trương Minh Giảng, quân Việt Nam đã cai trị
Miên. .
.
8. Trước và sau cuộc chiến tại Cao
Miên, lịch sử Việt Nam
đã có những biến chuyển bất ngờ :
Trong khoảng 1975-1976, quân cộng sản
đồn trú tại miền Nam
luôn bị tấn công ban đêm bởi lực lượng
kháng chiến VNCH. Người ta đồn rằng họ thấy nhiều đoàn quân từ biển kéo
lên núi, đi qua đồn VC nhưng VC im lặng. Chính một người em của tôi từ ngoài bắc
vào đóng tại Bình Dương đã cho biết đêm nào trại cũng bị tấn công.Và trong thời
gian này, tôi cùng Lê Quốc Quân đã tiếp xúc với đại diện của phe kháng chiến tại Sài gòn. Lê Quốc Quân đã đi tham quan mặt
trận tại những khu xa xôi bập bình trên sông nuớc hàng tháng trời.Và một ông
lão thợ rừng đã nói với tôi : nay và xưa cảnh vật trong rừng không khác nhau,
chỉ là đổi chủ mà thôi.Trước đây,vào rừng đốn gỗ, ông gặp Việt Cộng, nay vào rừng,ông
lại gặp quân Việt Nam. Ông sợ cộng sản kết tội ông liên lạc với phản động, nên
đành chịu thất nghiệp mà ở nhà, không lên rừng nữa.
Sau
khi VC tấn công Miên, tình hình đổi khác. Nghe nói các binh đoàn cộng hòa đã đi
sang Thái Lan,và chúng tôi không còn liên lạc với họ nữa.
W
W W
Muốn làm anh hai, muốn cai trị người
không phải dễ. Ta phải có tài, có tiền. Việt Nam thực sự là bất tài. Họ cũng chỉ
là tay sai của Liên Xô,Trung quốc, cũng ăn mày Liên Xô, Trung quốc từ cơm gạo,
thuốc men cho đến xe tăng, súng đạn. Việt Nam còn nghèo hơn Cao Miên. Dân miền
Bắc vào Nam
đã là một hình ảnh tả tơi thê thảm. Họ sang Cao Miên cũng thế. Một lũ đói nghèo
rách rưới, tham lam tàn bạo thì làm sao khiến cho đàn em kính phục? Muốn làm chủ
thì phải có tiền bạc của cải nuôi đầy tớ. Như người Pháp đến Việt Nam đã làm cho
một số người sung sướng :
“ Sao bằng đi học làm thông phán,
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò ! “ ( Trần Tế Xương )
Còn làm tay sai cho cộng sản được gì
? Bao nhiêu miếng ngon của miền Nam,
và Cao Miêm,cộng sản ăn hết hoặc xuất khẩu. Bao nhiêu nhà rộng, cộng sản ở hết.
Bao nhiêu công việc, từ giám đốc cho đến
thủ kho , quét rác cũng là anh em chúng nó từ bắc kéo vào .Dân Nam Việt
và dân Miên chỉ là đói khổ và thất nghiệp!
Người Miên đã tranh đấu bí mật như
ám sát . Và họ cũng tranh đấu ôn hòa. Họ
đi thẳng với Liên Xô. Họ chọn làm tôi thằng khôn hơn làm tớ thằng mọi! Khi Việt
Nam
sang Miên, Việt Nam
chiếm đóng khắp nơi, cầm quyền hết cả.Sau khi bắt tay với Liên Xô,mời cố vấn
Liên Xô qua, họ bắt đâu thuyết phục Việt Nam :
" Chúng tôi nay đã có Liên Xô
giúp đỡ khoa học kỹ thuật, kinh tế,tài chánh, vậy từ nay chúng tôi chỉ nhờ Việt
Nam
giúp quân sự mà thôi."
Thế là từ đó bao nhiêu chỗ bổ béo,
VC phải nhường cho quan thầy Liên Xô.
Sau một thời gian, người Miên lại
nói :
" Các anh canh phòng nơi quan
trọng, còn các chỗ bình thường thì chúng tôi lo liệu được."
Thế là từ đó Việt Nam chỉ canh giữ
các nơi trọng yếu, như dinh thủ tưóng, dinh
toàn quyền Việt Nam,
dinh các bộ trưởng, các kho hàng. Còn việc canh giữ thành phố thì giao cho quân
Miên. Lính Miên mở cửa cho dân chúng vào thành phố, tháo cửa gỗ, cửa sắt, nạy gạch bông, tháo đồng hồ điện,
đồng hồ nước đem bán. Họ bảo nhau :
"
Phá cho hết còn hơn để cho Việt Nam
ở ."
Sau một thời gian, họ nói: "
Các anh chỉ canh nơi quan trọng, còn các kho hàng nên để chúng tôi lo liệu."
Việt Nam
bất đắc dĩ phải giao lại cho Miên. Nội trong một đêm,bao nhiêu hàng hóa trong
các kho hàng đều biến hết. Họ bảo nhau :
"
Lấy cho hết, đừng để cho Việt Nam
xài."
Thế là công lao Việt Nam đổ xương
máu ,chỉ làm lợi cho Liên Xô !
Thật
là :
" Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông
Thương."
W
W W
Cuộc chiến tranh trên đất Miên kéo
dài đã lâu khiến cho dân Miên và dân Việt đau khổ. Liên Hiệp quôc đã đưa ra giải
pháp để các bên ngồi lại với nhau. Chương trình này cũng đẵ tốn hàng tỷ mỹ kim.
LHQ đẵ thành công phần nào trong việc tổ chưc
bầu cử khóa đầu tiên. Mọi người đã nghĩ
phe Việt Nam
sẽ thắng 99% vì VN có sẵn người và quen thủ đọan gian trá. Nhưng phương pháp của
chuyên gia LHQ đã nghIêng ngừa được phần nào gian lận.: Họ đã dùng một loại mực
đặc biệt bôi lên bàn tay người đi bầu khiến cho không ai có thể đi bầu nhiều lần. Nhưng nếu
như Miên gian tráo thùng phiếu, hay tráo kết quả bầu cử thì LHQ biết không ?
Theo thiển kiến, LHQ đã tỏ ra thất bại
trong việc tìm hòa bình cho Cao Miên.. Trươc đây,tại Trung quốc,người ta đã
dùng Quốc Cộng hòa hợp để chống Nhật. Và tại Việt Nam, đã bao lần hòa bình,hòa giải
thất bại,tại sao người ta vẫn đi theo lối
cũ ? Ngày nay,máu người Miên vẫn chảy, Việt Nam vẫn ở lại Cao Miên vơi số dân vằ
quân cán đông đảo. Hơn 10 năêm,hai mươi năm trôi qua, đủ cho một thếù hệ khác lớn
lên, sinh tại Miên, nói tiêng Miên sành sõi nếu cứ bầu cử vằ ứng cử thì Việt
Nam đã đủ đa số tuyệt đốâi rồi. Quân Việt Nam rút đi nhưng thực tê họ vẫn ở lại
trong những khu định cư Việt Nam
và trong núi rừng mà LHQ không thể nào biết được. Việc làm của LHQ chỉ có lợi
cho Việt Nam cộng sản, giúp Việt Nam rửa được cái tiếng xâm lược, và giúp VN
thuận tiện ở lại Cambodge.
Ngày nay Hunsen đẵ lật đổ Snarith.
Dù Sanarith có trở về làm thủ tướng cũng chỉ là bất lực xung quanh bầy thủ hạ
Hunsen hung hãn. Phải chăng người
Cambodge phải chờ đến khi người Quốc gia Việt Nam tiêu diệt cộng sản mới được tự do, hạnh phúc ?
Chúng ta có nhiều nghi vấn. Tại sao
LHQ hành động có lợi cho Việt Nam
? Nhiều người cho rằng Mỹ muốn thế. Mỹ muốn dùng Việt Nam ngăn chận
Trung quốc bành trướng. Mỹ muốn Hunsen lật Sanarith vì Sihanouk và con trai ông
đều là chân tay của Bắc Kinh, chân tay Pháp.
Thế thì tại sao Trung quốc bỏ rơi
Khmer đỏ, bỏ cho Pol Pot chết thảm thương như thế ? Trung quốc không muốn bành
trướng ư ? Không lẽ nào! Trung quốc muốn
hòa bình mà Pol Pot chống lại Trung quốc, cho nên bị bỏ rơi ư ? Nếu muốn bành
trướng, tại sao Trung quốc không giúp Khmer đỏ một cách tích cực ? Tại sao
Trung quốc không kết hợp Sihanouk với Khmer đỏ ? Hay Trung quốc đã thất bại
trong âm mưu bành trướng ? Và người Mỹ nghĩ sao nếu Việt Cộâng đi theo Trung quốc và chỉ phỉnh phờ, và lợi dụng túi tiền người
Mỹ mà thôi ?
Trước đây, 1945, Mỹ đã ủng hộ Hồ Chí
Minh
(
tại sao không ủng hộ lực lựng quốc gia ?), và sau đó Hồ Chí Minh theo Liên Xô
vàTrung hoa đỏ :
Thật là :
“Công
anh xúc tép nuôi cò,
Cò ăn cho béo cò dò lên cây !”
Label
ĐÊM TRĂNG
ThÃp thoáng HÜÖng giang m¶t cánh Çò,
Læn tæn g®n sóng nܧc tuôn b©.
Lung linh træng tÕa, sông huyŠn äo,
LÃt phÃt sÜÖng bay, ÇÃt tÕ m©.
Ti‰ng quÓc ven b© Çau då nܧc,
Hò ai dÆy sóng, chånh lòng tÖ.
Xa nghe chuông Ç° hÒi Thiên Mø,
Nghiêng mái sÀu riêng cõi xa mÖ.
Nguyễn Khắc Phê
(Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất nhà thơ Nam Trân) Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/2/1907, mất ngày 21/12/1967 là người quê Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng tên tuổi ông gắn bó với Huế hơn nửa thế kỷ nay không chỉ vì ông từng là học sinh Trường Quốc học Huế và sau khi đỗ tú tài làm tham tá tòa Khâm sứ Huế, mà chủ yếu vì tập thơ đầu tay "Huế Đẹp và Thơ" đã được các tác giả "Thi nhân Việt Nam" trân trọng đánh giá: "...tả cảnh Huế chưa ai bằng được Nam Trân."
Nguyễn Khắc Phê
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
THƠ VƯƠNG NGỌC LONG
ĐÊM TRĂNG
Tác Giả: Vương Ngọc Long
ThÃp thoáng HÜÖng giang m¶t cánh Çò,
Læn tæn g®n sóng nܧc tuôn b©.
Lung linh træng tÕa, sông huyŠn äo,
LÃt phÃt sÜÖng bay, ÇÃt tÕ m©.
Ti‰ng quÓc ven b© Çau då nܧc,
Hò ai dÆy sóng, chånh lòng tÖ.
Xa nghe chuông Ç° hÒi Thiên Mø,
Nghiêng mái sÀu riêng cõi xa mÖ.
HUẾ NGỌC
|
Huế có gì để tôi phải thương
Bên ni bên nớ mấy độ đường Hoa lá bâng khuâng tình tím dại Hồn nhiên trong trắng chẳng nhạt phai Mái tóc thề xõa trên bờ vai Cho tôi nhung nhớ tháng năm dài Nón lá nghiêng che đôi mắt ngọc Cho tôi thờ thẫn mộng thiên thu Đóa hồng tươi bờ môi son đỏ Mắt nhung huyền dài các mộng mơ Dáng hồn nhiên sơn ca tình ái Em mỉm cười ngây dại nắng vàng tơ Tuổi học trò êm đềm mây trắng Cho tôi tơ tưởng tháng năm chờ Con đường bóng phượng rợp ngàn hoa Thấp thoáng hàng cây ngỡ bóng nàng Huế có gì để tôi phải yêu Cho tôi mê đắm nhớ nhung nhiều Xao xuyến tâm tư chiều nắng hạ Tình xưa thơm ngát cả hồn tôi Huế có gì để tôi phải thương Bên ni bên nớ mấy độ đường Hoa lá bâng khuâng tình tím dại Ôi nghìn đời tôi vẫn mãi không quên |
CÁM ƠN HUẾ
Vương Ngọc Long
Cám ơn Huế, cám ơn đời,
Cám ơn quê ngoại cho tôi người tình
. Cám ơn một nụ cười xinh,
Người đi tôi nhớ bóng hình đâu đây.
Cám ơn bóng mát tàng cây,
Bên sân trường Luật ngất ngây từng giờ.
Cám ơn
đôi mắt huyền mơ,
Trong
khung trời nhỏ nắng tơ dịu hiền.
Cám ơn mấy
nhịp Trường Tiền,
Sông
Hương mái đẩy cánh thuyền đong đưa .
Cám ơn một
mái trường xưa,
Jean'd
Arc nội trú rào thưa cổng chờ.
Cám ơn
chiếc nón bài thơ,
Hồn thơ
trinh ngát bên bờ Tịnh Tâm.
Cám ơn
em, chiếc cài trâm,
Trâm cài
suối tóc, kiếp tằm tôi vương.
Huế xa
muôn dặm nẽo đường,
Trăm con
phố lạ.. . một phương chung tình!
Dấu Ngọc
Ngà
|
NGUYỄN KHẮC PHÊ * NAM TRÂN
(Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất nhà thơ Nam Trân) Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/2/1907, mất ngày 21/12/1967 là người quê Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng tên tuổi ông gắn bó với Huế hơn nửa thế kỷ nay không chỉ vì ông từng là học sinh Trường Quốc học Huế và sau khi đỗ tú tài làm tham tá tòa Khâm sứ Huế, mà chủ yếu vì tập thơ đầu tay "Huế Đẹp và Thơ" đã được các tác giả "Thi nhân Việt Nam" trân trọng đánh giá: "...tả cảnh Huế chưa ai bằng được Nam Trân."
"Huế
Đẹp và Thơ" xuất bản năm 1939, gồm gần 40 bài thơ, phần lớn là những
bài viết về con người và cảnh vật xứ Huế: Cô gái Kim Luông, Vườn cau Nam
Phổ, Huế mưa dầm, Núi Ngự sông Hương,Trước chùa Thiên Mụ, Mùa đông cánh
đồng An Cựu...Đầu đề các bài thơ và tên bạn bè mà tác giả ghi tặng -
những học giả, văn nghệ sĩ lừng danh như Nguyễn Tiến Lãng, Đào Duy Anh,
Tạ Quang Bửu, Thế Lữ, Nguyễn Lân, Phan Khôi, Đào Đăng Vỹ, Đoàn Phú
Tứ..., gợi chúng ta nhớ đến Huế một thời là nơi thu hút, đào luyện nhân
tài. Có thể nói đây cũng là một vẻ đẹp của Huế. Chính từ vẻ đẹp này, một
tài thơ xứ Quảng đã thành của Huế, đã tôn vinh Huế bằng nghệ thuật thơ
"biệt thành một lối" - như nhà phê bình Hoài Thanh đã ghi nhận.
Quả
thực, "Huế Đẹp và Thơ" rất phong phú về giọng điệu, chứng tỏ tác giả đã
thật công phu tìm tòi sáng tạo để hình thức thơ diễn đạt những điều
muốn nói một cách có hiệu quả nhất. Bài "Đẹp và Thơ" (hoặc là "Cô gái
Kim Luông"), mấy câu đầu, ông dùng thể "thất ngôn" để tả vẻ đẹp bên
ngoài một cách khách quan:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo
Thuyền qua đến bến cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo.
Bốn câu cuối bài, điệu thơ lục bát thật hợp với sự xao lòng của nhà thơ:
Đăm đăm mỏi mắt vì chèo
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng
Biết không?Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao!
Trong bài "Mùa đông cánh đồng An Cựu", những câu thơ chỉ một hai chữ như là những nốt lặng buồn:
Như lá bàng
Rụng.
Ôi! Đìu hiu
Cảnh chiều
Đông!
Ruộng ngập: mênh mông
Nước phẳng.
Cò bay, yên lặng,
Quang đồng.
Thơ
Nam Trân trung thực với lòng mình, không chiều theo khuôn mẫu nào, khi
cần ông dám viết những điều làm người khác bất bình. Đó là khi ông viết
"Giận khúc Nam Ai". "Ở Huế mà ghét Nam Ai, nội chừng ấy vẫn đã lạ."
("Thi nhân Việt Nam") Nhưng đọc thơ, ta hiểu ông:
Đừng kể nữa những mảnh tình tan tác.
Hãy đứng lên, Nhạc sĩ, với tôi, đi!
Tôi ghét anh mê giọng hát sầu bi
Và tung mãi tâm hồn thừa trụy lạc
Hãy đứng dậy! Vứt chiếc cầm ảo não!
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng...
Bài
thơ báo hiệu sự chuyển mình của nhà thơ và cũng là sự chuyển mình của
Huế trước khi cách mạng bùng nổ. Quả nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám
1945, ông đã sớm tham gia vào công cuộc kháng chiến, giữ nhiều chức vụ ở
Quảng Nam và Liên khu V. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tiếp tục sự
nghiệp văn học bằng những công trình dịch thuật nhiều tác phẩm lớn,
trong đó có tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai
tập "Thơ Đường". Nhờ học vấn uyên thâm kết hợp với tài thơ sẵn có, cho
đến nay, nhiều bài thơ dịch từ chữ Hán của ông vẫn là mẫu mực chưa ai
vượt qua, nên đã được dùng trong nhiều sách giáo khoa. Ví như bài thơ
"Ngắm trăng" ("Nhật ký trong tù") mà nhiều người biết là bản dịch của
Nam Trân:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Trân
trọng những đóng góp về nhiều mặt của nhà thơ-dịch giả Nam Trân, tháng
10/1997, lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất của ông đã được
tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Có một chi tiết, với riêng Huế, kể cũng là
điều đáng kể: Từ một năm trước, chuẩn bị tái bản tập thơ "Huế, Đẹp và
Thơ" vào dịp kỷ niệm, nhưng gia đình nhà thơ Nam Trân không tìm đâu ra
bản in ngày trước; cho đến lúc chị Nguyễn Thị Lệ - em gái nhà thơ, một
cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế viết thư cho tôi và tôi đã nhờ anh Hồ Tấn
Phan tìm được tập thơ in lần đầu. Nhờ đó, "Huế, Đẹp và Thơ" đã được tái
bản rất đẹp với trang bìa màu tím Huế, kịp đến với bạn đọc cả nước đúng
vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Nam Trân.
Huế, Tháng 12/1997
(Báo "Thừa Thiên - Huế", Tháng 12/1997)
Trong Hiện thực & sáng tạo tác phẩm văn nghệ.NXB Hội Nhà Văn- 2006
Nguyễn Khắc Phê
THƠ HÀN MẶC TỬ
Đây thôn Vĩ Dạ
Tác giả: Hàn Mặc Tử
February11
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 017
s:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 017
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 17
No comments:
Post a Comment