Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 17 December 2016

NHẠC THIÊN THU=TRẦN TIÊU=TRẦN HOÀI THƯ=BÀNG BÁ LÂN=THANH TỊNH

NHẠC THIÊN THU

tình thien thu


THƠ THIÊN THAI

Tình thiên thu3
Tặng người tình y khoa

Nhớ ai- nhớ cả một trời
Dáng hình - ai giết nửa đờì về sau.
Lại yêu giọng nói ngọt ngào
Như ru tôi ngủ- đưa vào Thiên Thai.
Những khi khúc khích ai cười,
Tôi như chết lịm- mặc đời về đâu?
Về đâu cho mặc về đâu
Trăm năm cứ đợi, bao lâu vẫn chờ
Thiên Thai

ETERNAL LOVE
I love you, a sky of missing you
Killing me softly with your,silhouette- the later half of my life
How I miss your sweet voice,
Bringing me into Paradise
How I miss your laughter
Am I in Heaven on Earth?
Whatever will be, will be,
I will forever be waiting.
Translated by Nguyen Hanh 12-22-1999
 BACK

TRẦN TIÊU * AI PHẢI

TRẦN TIÊU  * AI PHẢI



    Ngót một tháng nay, Khoản trông có dáng băn khoăn, tư lự. Chiều nào cũng vậy, xong công việc đồng áng, dắt trâu, vác cầy về giao trả nhà chủ, hắn đi thơ thẩn trên con đường làng, hai tay vắt sau lưng hoặc đưa lên cằm mím môi lại nhổ râu, mặt cúi gằm, cặp mắt chăm chú nhìn xuống đất như đếm từng bước, hoặc ngửng lên nhìn vơ vẩn. Trong trí hắn đương mải so sánh nhà mình với mấy nhà bên cạnh. Hắn bực tức. Kể cũng bực thật. Mấy nhà ấy trước kia cũng bình thường như nhà hắn. Cũng cầy thuê, cuốc mướn, cũng thuê vườn, thuê ruộng của người, cùng chăm chỉ, cần cù đến như hắn là cùng. Họ cũng chẳng tài giỏi gì hơn. Không những thế họ còn con cái đầy đàn, ăn tiêu có phần tốn hơn. Hắn trơ trọi có hai vợ chồng. Mãi năm ngoái mới thêm được mụn con giaị Thế mà không hiểu sao, họ làm ăn cứ mỗi ngày một khá. Nay họ đã tậu thêm người vài sào, người một mẫụ Còn vợ chồng hắn thì từ khi ở riêng đến giờ vẫn quanh quẩn một cái nhà gianh tường vách, một cái nhà bếp lụp xụp như túp lều, một cái sân đất nhỏ xíu, và đằng sau nhà, một cái vườn rộng chưa đầy một sào với cái ao con quanh năm chỉ thả bèo để nuôi một con lợn, cái vốn độc nhất của vợ chồng hắn. Cố tìm tòi xem họ có bí thuật gì, hắn vẫn chẳng thấy gì khác. Vì thế hắn lại càng bực tức. Một lần ăn cơm xong, hai vợ chồng ra ngồi xỉa răng, uống nước trên thềm, hắn đã thổ lộ ý nghĩ ấy thì vợ hắn trả lời gọn lỏn bằng một câu ca dao: "Mình này: Số giầu đem đến dửng dưng; Lọ là con mắt tráo trưng mới giầu". Hắn cáu kỉnh đứng dậy, vùng vằng đi lại võng:
    - Phải, số. Cứ nằm dài ra mà ăn, mà chơi rồi đợi số.
    Không để ý đến nỗi bực dọc của chồng, vợ tủm tỉm cười trả lời tiếp luôn bằng một câu ca dao nữa: "Này mình ơi! Số giầu lấy khó cũng giầu; Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo". Nói rồi, vợ vào trong nhà ẵm lấy đứa bé lên hai nằm trên phản, đi đi lại lại, hát ru bằng mấy câu ca dao ban nãỵ Giọng trầm bổng buồn buồn ngân trong mấy gian nhà tĩnh mịch. Chồng nằm võng thở dài, rồi đưa tít đi, cố để tiếng kẽo kẹt làm lấp tiếng hát của vợ... Một lúc lâu, chiếc võng đưa đi đưa lại chậm dần, chồng thiu thiu ngủ, đứa con nằm trong lòng mẹ cũng lim dim mắt. Vợ tươi tỉnh đi lại sát võng, định đặt đứa con lên ngực chồng:
    - Này, mình bế con tí, nó ngoan ngoãn thế này chả đủ sướng hay sao, tội gì mà cứ nghĩ vẩn nghĩ vơ cho thêm phiền.
    Chồng đang lúc buồn bực, lấy tay gạt cả vợ lẫn con ra, giọng gắt gỏng: "Hừ! Người ta đang khó chịu đây".
    Vợ không giận, ẵm con lại giường nói nựng: "Bố cu kêu khó chịụ Việc gì mà khó chịu, nhỉ cu nhỉ. úi nao ôi! Chỉ sằng cu tôi nà ngoan nắm sôi, nó chẳng khó chịu tí nào sất".
    Chồng càng bực mình, thở dài, gắt: "Im đi! Khó chịu lắm".
    Không mấy chiều là Khoản không băn khoăn bực dọc như vậỵ Nhưng chiều hôm nay, đi gặt thuê tận trên Hu về, hắn vui vẻ cất tiếng hát nghêu ngao ngay từ đầu xóm. Ai trông thấy nét mặt hắn hớn hở cũng biết hắn đương sung sướng một cách bồng bột.
    Vợ gẩy rạ ngoài sân gọn lại thành đống, thấy chồng vui vẻ khác hẳn mọi ngày, lấy làm lạ, tươi tỉnh hỏi: "Này, mình ơi, mình đắc chí cái gì thế? ước gì lúc nào mình cũng vui vẻ thế nhỉ!"
    - Hoài của, tiếc quá mình ạ!
    - Tiếc cái gì cơ mình?
    Nói xong vợ nhoẻn miệng cười, biết chắc chồng đương ưng ý sự gì.
    - Tiếc thật mình ạ! Giá cánh mình nghĩ ngay từ độ ấy thì chẳng giầu cũng khá rồi, đâu đến nỗi vất vơ vất vưởng.
    Vợ lườm chồng:
    - Mình chỉ nói dở. Việc gì mà vất vơ vất vưởng? Nhưng mình nghĩ ra cái gì mới được chứ? Từ nãy chẳng hiểu mình định nói cái gì.
    - Để lát nữa tôi sẽ bảọ Tiếc quá!
    - Thì bảo người ta ngay bây giờ có được không? Khéo ỡm ờ lắm. Rồi lại chẳng có cái gì cho mà xem.
    - Có chứ. Nhưng mà để lát nữạ Bây giờ thì hãy uống bát nước chè nóng, hút điếu thuốc đã. Nhà có chè nóng không mình?
    - Có, nhưng không được nóng lắm mình ạ. Hay để tôi đi đun ấm khác cho mình.
    - Thôi, âm ấm cũng được.
    Lát sau, hai vợ chồng ngồi trên thềm, chân rủ xuống sân. Đứa trẻ thức dậy ngồi trong lòng mẹ, giằng tay mẹ ra, bò đi bò lại từ chỗ mẹ đến chỗ bố, từ chỗ bố đến chỗ mẹ bốn năm lượt, mồm luôn luôn kêu: "Bà bà" chán rồi nó ngồi, lấy tay di dãi của nó rỏ xuống đất.
    - Bẩn nào! Quái ở đâu ấy!
    Vừa quát, Khoản vừa vươn tay ra kéo thằng bé vào lòng. Hai vợ chồng cùng vui vẻ. Vợ bắt đầu vào chuyện:
    - Thế nàỏ Mình vừa bảo nghĩ ra cái gì?
    - Cũng không phải tôi nghĩ ra, mình ạ. Tôi lên Hu, gặt cho một nhà cũng vào bậc khá. Tốt quá! Cây nào cây ấy xanh mơn mởn. Chủ nhà là một người đàn ông khỏe mạnh, lực lưỡng trông có vẻ xuềnh xoàng như mình. Dáng chừng thuở hàn vi ông ta cũng là một anh canh điền. Thấy tôi khen, ông ta thích chí kể lai lịch hai thửa vườn quý hóa của ông. Hai thửa vườn ấy, ông ta kể, trước kia chỉ bỏ hoang cho cỏ mọc vì đất vừa chua vừa rắn như đá, chẳng khác thửa vườn của chúng mình tí nàọ Sau có người đến mách lấy bùn ao ngay liền đấy phủ lên vài lớp mà giồng chè, giồng cải thì tha hồ tốt. Còn cái ao họ khuyên nên thả cá lợi hơn thả bèo nhiềụ Ông ta làm theo, bây giờ mới khấm khá được thế. Mình ạ, giá chúng ta nghĩ ra ngay từ trước thì cũng đã khá rồị
    - Thế thì tiếc thật nhỉ. Hay bây giờ cánh mình bắt đầu làm.
    - ừ đã cố nhiên. Nhưng mà...
    Vợ ngắt lời:
    - Số cánh mình đấy, mình ạ. Tôi còn nhớ nhời thày bói bảo mình năm băm nhăm mới khấm khá.
    Chồng nhầm tưởng tướng mình chỉ vào vợ, thở dài:
    - Thế thì mãi mười năm nữa mới khấm khá cơ à? Lâu quá nhỉ?
    Vợ hất hàm về phía chồng cười nói:
    - Là thày bói xem tôi mà đoán tuổi đằng ấy đấy chứ. Năm nay đằng ấy đã ba mươi rồi, còn có năm năm nữa thôị
    Chồng sung sướng tủm tỉm cười:
    - Có lẽ đúng đấy, mình ạ.
    Đêm ấy, hai vợ chồng không nằm yên, cùng mơ tưởng đến cách làm giầụ
    Chốc một hoặc vợ hoặc chồng lại nhắc đến câu chuyện ban chiềụ
    Chiều hôm sau, vợ chồng đã sốt sắng vào công việc tát nước ì õm cho đến mãi nửa đêm. Chưa đầy ba hôm cái ao đã cạn sạch. Chồng nghỉ việc ở nhà lấy bùn đổ lên mặt vườn. Vợ vẫn có nghề bán bún riêụ Sáng chiều gánh đi các chợ hoặc ngồi ở đầu quán. Sáng nay bán vừa xong gánh hàng đã tất tưởi về cho chóng, đặt vội gánh vào một chỗ, ẵm con ra đứng bờ ao ngắm chồng làm việc:
    - Cu ơi, cu có thương thày không? Cu có quý thầy cu không? Thầy làm giầu cho cu đấy cu có biết không? Nàng ôm con trong cánh tay, vừa nựng vừa nâng lên hạ xuống làm cho thằng bé thích chí, cười sằng sặc.
    Chồng, vai gánh đôi gầu sòng như hình nửa chiếc thuyền thúng nhỏ, hẹp lòng và đầy bùn đen nháy, bước từng bước nặng nhọc lên những bực thang làm tạm bợ bằng những nhát cuốc bập xuống rìa bờ.
    Đi qua trước mặt vợ, anh chàng vừa thở vừa khoe: "Bùn này phải biết. Cây nào cũng phải tốt". Vợ ngắm nghía những đống bùn như những cái chảo úp xếp hàng lũ lượt trên mặt vườn, mừng:
    - Tốt thật! Hoài! Giá có vải nâu mà nhuộm để may sồng thì tha hồ mà đen.
    - ừ nhỉ! Hay bu nó mua lấy mươi mười lăm vuông về nhuộm kẻo hoàị
    - Nói thể chứ tiền đâu... Với lại mình cũng đủ mặc rồi, mua làm gì cho phí.
    Công việc tát ao lấy bùn đã xong. Hai vợ chồng chỉ còn đợi cho bùn trở nên đất ải là khởi đầu việc giồng giọt. Cái ao chỉ còn đợi trời mưa xuống vài trận là có nước thả cá và nếu mộng tưởng tốt đẹp ấy đi xa độ vài ba năm nữa thì nương chè đã xanh um những lá non, lá già; cái ao đã đầy ứ những cá mè, cá chép. Con nào con ấy thi nhau mà nhớn mà béo mập. Thế là giầụ Thì ra biết cách làm giầu cũng không lấy gì làm khó.
    Nhưng mà được hơn tuần lễ, Xã Cỏn, bên kia, tự nhiên bị đau mắt. Hai hôm sau đến thằng con giai cả. Rồi đến đứa con gái lớn. Rồi đến thằng ở chăn trâu, rồi đến vợ bác. Trong vòng có mươi hôm mà gần hết cả nhà cùng bị. Lạ thật! Chắc là động địa gì ở đâu đây chứ khi nào lại gần hết cả nhà cùng đau mắt bao giờ; chả còn cách gì hơn là đi xem bóị Chỉ thày bói mới tìm được nguyên do cái tai nạn nàỵ Bác Xã gái nghĩ vậỵ Cứ gì bác. Ai mà không phải nghĩ vậy...
    Nghĩ vậy, bác liền đi chợ Hạ Am, lần đến ông thầy Tiên, một thầy bói giỏi nhất vùng. Vừa gieo xong quẻ, thầy đã báo cho bác biết về phía Đông có người đào ngòi xẻ rãnh nên động đến mả ông tam đạị Bác Xã ngẩn người ra nghĩ... Bác nghĩ đến cái ao của nhà Xã Khoản: - ừ, đúng thật. (Tuy cái ao ấy về phía Bắc...) Chết chửa! Thế mà không đi xem bói, cứ thuốc men rịt chữa mãi có khốn không!
    Bác thưởng thêm cho thày một hào rồi đứng dậy không kịp mua bán, đi thẳng về mách chồng.
    Cả nhà sợ thất điên bát đảọ Bác Xã giai vội chay sang bác Khoản. Bấy giờ vào độ chín mười giờ sáng. Vợ Khoản đi bán bún riêu chưa về. Khoản ẵm con trên lòng nằm võng sẽ đá đưa...
    Thấy Xã Cỏn hớt hơ hớt hải ở sân đi vào, anh bế con đứng dậy hỏi:
    - Kìa bác Xã. Có việc gì thế bác?
    - Tôi, tôi...
    - Việc gì thì bác hãy ngồi xuống đây uống với tôi chén nước đã nàọ Bác đã đỡ đau chưả Tôi nghe thấy nói hai bác và các cháu cùng đau mắt. Tôi bận quá, không lúc nào rỗi sang thăm các bác được. Bác đã đỡ rồi đấy chứ?
    Xã Cỏn thở dài:
    - Bác trông mắt tôi đây nàỵ Khỏi được đã phúc. Vừa nói, Xã Cỏn vừa lấy mấy ngón tay nhấc miếng vải màn dầy cộp những dử: "- Chả giấu gì bác, tôi sang đây cũng chỉ vì việc ấy thôi".
    Khoản còn đương ngẩn người ra chưa hiểu thì Xã Cỏn tiếp luôn: "- Bác ạ, việc này tôi phải nhờ đến bác mới xong."
    - Nhờ đến tôỉ
    - Vâng phải nhờ đến bác. Ngoài bác ra, chẳng thuốc thang nào trị nổị Thôi thì anh em xa không bằng láng giềng gần, bác nên thương tình tôi, thương cả nhà cả ổ tôi mà...
    - Chết! Sao bác lại nói thế?
    - Không, thật đấy mà. Bác thương đến chúng tôi, lấp cái ao cho cả nhà chúng tôi nhờ, không có thì nguy cho cả nhà chúng tôi mất. Tôi chắc bác chẳng nỡ vì một cái ao mà để cho cả nhà chúng tôi bị hạị Hay là bác có thiệt thòi, vất vả khó nhọc mất mấy hôm thì tôi xin nộp bác hai đồng, bác bằng lòng vậỵ
    Khoản đã nghe ra, vội chống chế:
    - Bác cứ dậy thế, chứ khi nào tôi lấy tiền của bác. Nhưng mà tôi thiết tưởng cái ao nhà tôi nó có can hệ, động chạm gì đến nhà bác đâu mà...
    - ối giời ơi! Bác lại bảo không động chạm gì đến nhà tôi! Bác không coi lời thầy bói vào đâu à? Bác không biết chứ, bao nhiêu người ốm đau, khốn khổ, mất cơ mất nghiệp vì những cái rãnh, cái hồ đào phạm vào hướng nhà, vào năm tuổi, vào mồ mả, đất cát của người ta đấỵ
    Khoản ngồi đăm đăm nhìn ra sân, trí đương theo đuổi công việc làm giàụ
    Không thấy Khoản trả lời, Xã Cỏn cho là Khoản đã xiêu lòng bèn đứng dậy kết câu:
    - Câu chuyện của tôi quanh đi quẩn lại chỉ có thế, bây giờ tôi xin phép bác tôi về. Bác nhớ giúp tôị Tôi không dám quên ơn bác. à, mà thế này thì tiện hơn. Mai tôi cho thằng ở nó sang hộ bác.
    Nể quá, không lẽ chối từ thẳng ngay, Khoản đứng dậy tiễn khách, trả lời nước đôi:
    - Bác hãy thong thả, để tôi còn bàn lại với nhà tôị Có thế nào, mai tôi sẽ... Nhưng mà tôi cho lão thầy bói nói láo chứ khi nào cái ao của tôi lại dính dáng đến nhà bác... Vả lại tôi có đào đâụ Tôi chỉ lấy bùn lên... Đào khác, lấy bùn khác.
    Xã Cỏn đã bước xuống sân, quay lại vái lia lịa:
    - Tôi van bác, tôi lạy bác. Bác đừng nên tiếc rẻ ít bùn mà nói thế, mất cả tình hàng xóm láng giềng. Ông thầy Tiên nổi tiếng thế nào bác đã biết đấỵ
    Thằng bé ngồi một mình, lê ra mép phản, ngã khóc òa lên. Khoản vớ được dịp tốt, chạy vào ẵm lấy nó, dỗ.
    Xã Cỏn còn khẩn khoản thêm một câu nữa mới đi hẳn.
    Gần trưa vợ về. Khoản thuật lại câu chuyện của Xã Cỏn. Vợ tức giận bĩu môi nói:
    - Gớm! Dễ nghe nhỉ. Họ cho chúng mình như con nợ của họ không bằng... Thế đằng ấy có bằng lòng không?
    - Tôi thấy hắn khẩn khoản chí thiết quá nên không nỡ từ chối ngaỵ Tôi có bảo hắn ta hãy thong thả để tôi còn hỏi ý mình xem đã.
    Vợ nói gắt:
    - Sao mình không chối phắt ngay bây giờ có được không, nể với nang gì. Thế mình túng bấn thì họ có cưu mang mình không? Được, để mai tôi bảọ
    Sáng hôm sau, thằng ở chăn trâu vác cuốc sang định làm giúp. Vợ Khoản bế con đứng trên thềm nói ra:
    - Này em, về nói với các bác bên ấy rằng: việc bên này làm không có can thiệp động chạm gì đến bên ấy nhé.
    Thằng bé lủi thủi vác cuốc về. Vợ Khoản nói thật to cốt để bên kia nghe rõ:
    - Sao mà họ có cái ý tưởng lạ đời thế! Giá phỏng thầy bói bảo động vì cái nhà bên mình có lẽ họ cũng bắt mình dỡ nhà đi chắc. Nói thế mà nghe được.
    Tưởng rồi hai bên chỉ giận nhau, không đi lại nhà nhau nữa là cùng. Ai ngờ, chiều, vợ Xã Cỏn đi chợ về, nổi cơn tam bành lên; xắn váy chạy ra cổng, chõ mồm sang nhà Khoản chửi bóng chửi gió thậm tệ:
    - Cha con đẻ ra mẹ nó chứ! Nó đào tổ ông tổ cha nó lên để làm hại nhà bà. Cha...
    Vợ Khoản nghe rõ mồm một cũng vén váy chạy ra cổng chửi đổng:
    - Cha con bà nhà nó chứ! Bà đào ao đào chuôm nhà bà, bà có đào tổ ông tổ cha nhà nó lên đâu mà...
    Vợ Xã Cỏn chạy sấn lại:
    - à, con này giỏi thực, mày chửi bà đấy hử?
    Rồi bất thình lình tát đánh đét một cái vào má vợ Khoản. Hai bên cùng túm tóc nhau dúi xuống. Một lũ con cái nhà Xã Cỏn ùa ra đánh hôị Khoản gái kêu la rầm rĩ:
    - ối làng nước ôi! Chúng nó đánh chết tôi!
    Nghe thấy tiếng vợ, Khoản giai đặt vội con xuống thềm, chạy ra cứụ Vốn tay lực điền khỏe như vâm, hắn xông vào đấm túi bụị Trong lúc loạn đám thằng con cả Xã Cỏn thủ hòn gạch trong tay nện vào đầu Khoản. Vợ thấy chồng máu mê chảy ròng xuống trán sợ quá, kêu: "ối làng nước ôi! Nó đánh chết chồng tôi rồi!" Hàng xóm đổ ra can. Hai bên cùng bị thương. Xã Cỏn thâm tím cả mặt mày, trán biêu lên bằng quả ổị Hai người đàn bà không đau lắm nhưng xống áo cũng rách bươm. Họ không cấu xé nhau nữa, nhưng cùng phân bua, viện lẽ phải cho nhà mình với những hàng xóm đứng xúm xít chung quanh. Chốc chốc họ lại xói nhau bằng những lời thô bỉ tục tằn. Chán rồi nhà nào về nhà nấỵ Ngõ xóm chỉ còn sót vài ba người vô công rồi nghề đứng dồn lại bàn tán, kẻ đỗ lỗi tại bên này, kẻ đổ lỗi tại bên kiạ
    Khoản giai đã rửa sạch những vết máu trên mặt và rịt chỗ đau bằng nắm lá nhọ nồị Hắn ngồi trên thềm, hai khuỷu tay chống gốị Hắn vẫn còn căm tức, lẩm bẩm chửi rủa luôn mồm.
    Khoản gái để nguyên áo rách ẵm con ngồi cạnh, xui chồng ra đình nhờ các cụ phân xử.
    - Được rồi, ngày kia có việc làng. Tôi phải đem việc này ra trình các cụ. Nó tưởng nhà nó đông người muốn ức hiếp người ta thế nào cũng được à? Tức thật!
    Bên kia Xã Cỏn cũng cho mình là phải, lăm le đợi ngày đi thưạ Cũng như Khoản, hắn ngồi trên thềm nhà lẩm bẩm:
    - Chuyến này mày sẽ biết tay ông. Mày tưởng ao của mày, mày muốn đào ông đào cha mày thế nào cũng được hẳn?
    Ba hôm sau, các cụ họp việc làng, không phải để phân xử việc của hai bác hàng xóm (hai bác là thứ gì mà được các cụ họp việc làng?) nhưng để bàn nhau đặt lại thể lệ khao vọng. Vì có nhiều ông Chánh, Phó lý cựu ghen tỵ với một ông vừa được Bát phẩm. Họ dám tị cả với một ông Hàn mớị
    Họ phao đi khắp làng rằng: cái anh Bát vừa rồi ra trình làng chẳng đáng ngồi trên họ chút nàọ Chữ nghĩa vị tất đã bằng họ. Kể họ ghen tị cũng phảị Họ tốn công, tốn của để rồi cứ thụt lùi xuống mỗi khi có một ông Bát, ông Cửu, ông Hàn, ông hiếc nào ở đâu mò về, bỏ ra một trăm hay trăm rưỡi nộp tiền khao vọng chay cho làng. Không, không khi nào họ chịu lép thế!
    Nhưng đến khi ra việc làng, các ông đều ngồi ngậm tăm, không ông nào dám đả động. Các ông sợ phạm đến các cụ chức sắc bên trên. Chỉ có Lý Cúc, một tay lý cựu bướng bỉnh, gân guốc, lý sự, dám đứng lên nói: "Trên có các quan, các cụ và đông đủ mặt làng. Tôi xin thưa vài lời, hay thì các quan, các cụ để, mà có nhầm lời thì các cụ cũng đại xá." Trong lúc đợi các cụ cho phép, ông đằng hắng mấy cái để lấy giọng, đoạn ông nói tiếp:
    - Thưa, ông Hàn, ông Bát vừa rồi có nộp lệ làng theo thứ bực. Nhưng tôi thiết tưởng, Hàn năm bảy hạng Hàn, Bát năm bảy hạng Bát. Hàn như các cụ là chân khoa mục hay ấm tử ấm tôn, học rộng tài cao thì lại đi một nhẽ. Đằng này các ông ấy chữ nghĩa chẳng có gì, đi làm đi liếc ở đâu, tự nhiên vác cái phẩm hàm về đòi ăn trên ngồi trốc, chúng tôi nghĩ như thế không được công bằng. Vậy xin các quan, các cụ xét lại cho các đàn em chúng tôị
    Nói rồi, Lý Cúc ngồi xuống, để lại sự ngạc nhiên trong óc các ông dút dát. Ông Hàn, ông Bát mới đều không có đấỵ Một ông trong họ đứng dậy cãi hộ. "Thưa, trên có các quan, các cụ cùng đông đủ mặt làng, ông Lý tôi nói thực vô lý. Tôi trộm nghĩ: chức hàn, chức Bát là phẩm tước của nhà Vua ban, ai mà không phải trọng. Khoa cử, chữ nghĩa lại là việc khác. Còn như ông ta bảo: chẳng công cán gì với làng, nhưng đã có công với nước. Ông Hàn, ông Bát tôi cũng vậy, nếu không sao được hàn lâm, bát phẩm của Triều đình ban chỏ"
    Hai bên đấu khẩụ Bên xin tăng tiền khao lên gấp đôị Bên xin cứ giữ giá cũ, kẻ nói đi người nói lại, từ sáng đến gần ngọ vẫn chưa ngã ngũ ra saọ Các cụ ngồi lâu đã nóng ruột, bàn đến phiên việc làng hôm rằm này, có quan tiên chỉ về chủ tọa mới nhất định thể lệ được. ý các cụ cũng muốn gấp đôi tiền khao vọng, hoặc vừa khao chay vừa khao mặn cho đàn anh, đàn em khắp làng cùng hưởng. Nhưng việc khí hệ trọng, các cụ chưa dám thổ lộ rạ Có lẽ rồi cũng phải đến thế mới yên với bọn Chánh, Phó lý cựụ
    Các cụ ra lệnh giải tỏa, sắp đứng dậy về... Khoản nấp sau ông Lý Hiểu, một đàn anh trong họ nhà hắn, lấy tay sẽ bấu lưng để nhắc ông về việc của hắn. Ông Lý Hiểu bèn đứng lên thưa: "Xin các cụ hãy bớt ít thời giờ ngồi lại để phân xử về việc của tên Khoản, kẻo oan ức hắn lắm." Rồi ông kể từ đầu chí cuối câu chuyện lôi thôi của Khoản với Xã Cỏn, kết luận: "Nhà ai có ao mà chả có lúc lấy bùn đổ ruộng hay đổ vườn cho tốt đất. Thế mà tên Xã Cỏn dám vin cớ vì tên Khoản đào ao làm cho nhà hắn động, sinh ra đau mắt cả nhà rồi lại sinh sự đem cả nhà ra đánh đập vợ chồng tên Khoản. Thật là bạo ngược vô lý quá. Xin các cụ bắt lỗi tên Cỏn để làm gương cho kẻ khác." Lý sự ông có phần chắc chắn, song lời ông vừa sẽ vừa rè rè, nghe mất cả hùng hồn. Ông vừa dứt lời thì bên kia, Lý Tảo, bác ruột Xã Cỏn, một bực lão, đạo mạo, có vai vế trong làng, đứng phắt dậy cãi hộ cháụ
    - Thưa các cụ, ông Lý tôi nói rất hồ đồ. Ông ấy chỉ nghe tên Khoản thuật chuyện lại, thưa, thưa các cụ, chính tôi đã mục kích sở thị. Tên Khoản cứ lấy bùn thôi thì ai nói làm gì. Nhưng tên ấy đã lấy đi mấy lượt bùn rồi, lại khoét thêm đất cho sâu ao xuống nữa, vì thế mới động đến nhà Xã Cỏn. Sự còn rành rành ra kia; Xã Cỏn đâu, ra trình diện để các cụ xem.
    Xã Cỏn đứng sau Lý Tảo, dạ một tiếng thật to rồi ra đứng trước mặt các cụ, mặt phủ vuông vải màn.
    Lý Tảo truyền lệnh: "Nhấc cái khăn lên!" rồi quay sang phía các cụ nói: "Thưa các cụ, tên Khoản đào ao được bốn năm hôm thì, khốn nạn! Cả nhà Xã Cỏn cùng bị đau mắt dữ dội như thế đó! Nếu không có nhờ thầy bói, chắc các cụ cũng biết tiếng thầy bói Tiên, nếu không có ông ta thì có biết đâu mà rờ. Các cụ rủ lòng thương mà xét cho nhà hắn nhờ. Khốn nạn! Vợ chồng con cái, cả đến thằng ở cũng bị. Không động thì khi nào lại có sự lạ lùng như thế." Tiếng ông nói oang oang. Chức vị cao quý của ông lại càng làm cho lý sự ông thêm vững như bàn thạch.
    Các cụ còn phân vân. Cánh đằng Xã Cỏn nấp dưới oai quyền Lý Tảo nhao nhao lên cãi hộ. Một ông trong đảng đứng lên thưa:
    - Bẩm các cụ, cụ Lý chúng tôi nói phải lắm. Nếu ai cũng viện lẽ của nhà mình, muốn đào ngang đào dọc thế nào cũng được thì rồi làng ta sẽ động to mất. Lý Tảo, nhân câu ấy, tìm ra được lẽ nữa, đứng dậy nói:
    - Thưa các cụ, nếu tên Khoản mà tự do đào được, thì xin lỗi các cụ, tôi đây có thửa vườn ngay trước cửa đình, tôi đây cũng có thể đào được.
    Ông nói thế là vì ông đã biết cái vườn của ông thuộc vào kiểu địa lý tối can hệ của làng. Đắp cao lên còn được, chứ mà đào sâu xuống độ thép mai, chỉ một thép mai thì phải biết, cả làng động.
    Nghe đến cái lý ghê gớm ấy, các cụ không còn phân vân nữa, liền kết án: bắt tên Khoản lập tức phải gánh bùn đổ xuống ao, đem giầu cau ra đình tạ tội và sửa lễ gà xôi tạ ông Thổ cai quản cánh đồng có ngôi mộ tam đại nhà Xã Cỏn.
    Phép vua còn thua lệ làng, mà lệ làng ở như mồm các cụ đặt ra, Khoản chỉ còn cách cúi đầu vâng theo mệnh lệnh. Cả ngày hôm ấy, Khoản hỳ hục gánh bùn đổ xuống ao, bồ hôi, bồ kê tuôn ra đầm đìạ Trên gò má những giọt... không biết bồ hôi hay nước mắt...
    Vợ Khoản ẵm con đứng thừ ra nhìn chồng làm việc, chốc một lại thở dài, thâm gan tím ruột vì các cụ. Có lúc uất quá, chị ta ứa nước mắt, lẩm bẩm nói một mình: "Các cụ xử ức thật. Những lúc này, muốn bỏ mẹ nó làng mà đi biệt cho rảnh."
    Nửa tháng sau, cơn tức của vợ chồng Khoản hình như vẫn chưa nguôi hẳn. Xã Cỏn bên kia mắt vẫn còn đỏ như mắt cá róị Có lẽ vì nốc nhiều rượu quá. Hắn vốn nghiện rượu, ngày chén hai, ba, bốn bữa không chừng. Đứa gái lớn đã khỏi, nhưng mắt thành lông quặm. Vành mắt và kẽ mắt lúc nào cũng đỏ hoe và ướt nhòẹ
    Vợ Khoản nhiều lúc nựng con, nói có ý rủa bên hàng xóm: "Cu ơi! Cu nhớn lên, cu đừng có ăn hà ăn hiếp người ta lắm, nên giời làm cho toét mắt, chẳng ma nào nhìn. Rồi thì còn thong manh, còn đui mù nữa ấy cu ạ."
    Hình như rủa được thế, lòng chị ta hả hê. Chị ta xốc nách thằng bé, nhấc bổng lên. Thằng bé thích chí, đập hai chân xuống quãng không, cười reo vang nhà. Chị ta âu yếm ôm chặt con trong lòng, vừa hôn hít vào hai bên má vừa nói đợt ra từng tiếng: "Hự! Hự! Bây giờ thì con tôi ngoan lắm đâỵ Hự! Hự! Nhớn lên con ăn ở có nhân có nghĩa, có thủy có chung. Hự! Hự! Để giời thương thánh độ chứ chả khi nào lại vô phúc như lũ chúng nó, nhỉ con tôi nhỉ!" Sau mỗi cái hít là có hai tiếng "hự, hự" tiếp theọ Đoạn chị ta bồng con như đưa võng, hát ru:
    "A, a... Bồng bống bông. Có tài đừng cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần..."
    


THƠ NGUYỄN VĂN TÀI

nhớ mái trường xưa
Nguyễn Văn Tài
Trường làng tôi, nằm trong thị xã,
Cạnh xóm làng, có lũy tre xanh.
Trước sân có hàng cây rợp lá,
Phía sau xa, con rạch uốn quanh.

Hè về phượng nở khoe màu đỏ,
Có tiếng ve sầu dưới nắng hanh.
Ngôi trường đóng cửa.mang niềm nhớ,
Tiếng hát học trò, điệp khúc xanh!
Lưu bút trao nhau vài tấm ảnh,
Thời gian thấm thoắt lướt qua nhanh.
Tựu trường gặp lại, bao tâm sự,
Hàn huyên mọi nỗi, chuyện ngày xanh.
Bốn mươi năm, tôi xa trường cũ,
Bạn bè xưa trôi dạt nơi nào?
Cuộc chiến tương tàn như thác lũ,
Gây bao tang tóc với thương đau!

Một ngày nào đất nưóc tự do,
Nhân dân ta thoát khỏi ngục tù.
Tôi sẽ trở về mùa phượng nở,
Thăm bạn bè, thăm mái trường xưa!,

THƠ NGÔ MINH HẰNG

TRĂM NĂM
Song Châu Diễm Ngọc Nhân

Đêm nay trời buồn không trăng không sao
Anh ơi, anh đâu? Tìm anh phương nào?
Anh như chim trời.Anh như vầng mây,
Em chờ mong anh buồn lên mi gầy.
Em chờ mong anh mà nghe tâm tư,
Mông mênh muôn phương từng cơn đau nhừ.
Giờ này anh đâu, mà đây mình em?
Trời đêm u buồn, trời đêm màu đen!
Nghe không anh ơi? em kêu tên anh
Trong niềm đau thương âm vang không thành.
Hình như cung sầu bay cao cùng mây
Khi anh xa rồi, tình không còn đây!
Dư âm vang vang, ai cười pha lê
Người trong tay người anh quên đường về?
Người trong tasy người, tròn vui không anh?
Ai hay trăm năm là câu vô tình!
 BACK

TRẦN HOÀI THƯ * NGƯỜI VÚ CŨ

Người vú cũ


Lời tác giả: Bài văn này là những trang đầu của hồi ký Cảm Tạ Văn Chương, đang  được  viết dở dang  (THT)


Tuổi thơ của tôi lớn lên, từ một gia đình chẳng ruột rà, từ một quê hương chẳng bao giờ biết được dấu vết, từ một đất nước loạn lạc nhiễu nhương. Thành phố vào những năm đầu của thập niên 50, chiến tranh ngày một cận kề vòng đai. Từ đồn binh ở vòng đai phía con sông Cái, đêm nào tiếng nổ nghe rất gần như ở bên kia bờ sông.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng, người đi đường phát giác một thi thể nằm chết bên đường, kèm theo bản án. Và có đêm, cả nhà phải chui xuống gầm giường, gầm phản vì từ đồn binh, súng nã xuống xóm như mưa. Có thể nói xóm Rộc là mục tiêu để hứng những trận mưa đạn mỗi khi đám lính ở đồn nghi ngờ có quân kháng chiến ẩn núp. Có khi đường đạn nghe rít rất gần. Để sáng ra lỗ đạn chi chít trên vách nhà. Có khi giữa lòng đêm, tôi nghe những bước chân chạy rầm rập. Đó là những người bên kia sông. Có lẽ họ vừa đánh đồn, và rút đi. Thỉnh thoảng lính trên đồn tung xuống xóm và những vùng phụ cận những cuộc bố ráp, sau đó tập trung người ở khu đất cạnh đồn để thanh lọc. Trong khi ấy, đêm đêm ngọn đèn pha từ đồn cứ tiếp tục quét bóng tối, hay ngừng lại dưới Rộc. Con mắt ác thú ấy đã khiến đám trẻ không còn dám ra ngoài đêm để chơi trò bắn súng đạp lon nữa.
Rõ ràng, người dân trong xóm phải sống trong nỗi đe dọa thường trực.
Không biết tại sao mà bác lại định cư tại xóm này. Nó chỉ là một cái trũng lớn, nằm bên quốc lộ 1. Đặc biệt rộc chỉ trồng toàn rau muống. Rau muống suốt năm. Khi đứng trên đường nhìn xuống, ta chỉ thấy một vùng rau muống xanh bát ngát trải dài từ xóm dưới đến xóm trên. Với những ô ruộng vuông vắn. Chiều chiều những chiếc gàu nan, gàu sòng tưới nước, những tia nước rót xuống, đan nhau thành hình vòng cung, rải đều khắp thửa ruộng. Dưới ánh nắng hoàng hôn, những tia nước lóng lánh trông hết sức đẹp mắt.
Chỉ có ban đêm, theo gió, mùi thúi nồng nặc của nước phân chuồng tưới rau bay về. Nhưng riết rồi cũng quen.
Thời ấy làm gì có phân hóa học.
Đặc biệt vào mùa hè là cả một thinh không vang lừng tiếng dế. Dế rất thích rau non nên qui tụ về đây rất nhiều. Có điều bọn trẻ chúng tôi phải chịu thua, vì không đứa nào dám dẫm trên rau để dò xem chỗ ẩn trú của dế. Chỉ khi ruộng cắt xong, chờ một mùa rau mới, thì đó là dịp để chúng tôi tha hồ. Chúng tôi đổ nước vào những hang nghi ngờ hay vạch những gốc rau. Thế nào cũng có một vài chú xuất đầu lộ diện.
Vì là một trũng thấp so với mặt đường nên cứ sau vài cơn mưa lớn, Rộc lại bị ngập nước mênh mông. Lụt lội quá quen thuộc, và là một dịp để đám trẻ tha hồ vùng vẫy. Có khi nước dâng rất mau, khi ngủ nước chưa vào nhà, đến khi thức thì nước đã dâng lên tận mép giường.
Dù là dân Rộc, tuy nhiên dượng không sống bằng nghề trồng rau muống. Nghe nói ngôi nhà mà chúng tôi đang ngụ cũng không phải là của bác nữa. Mà của một gia đình đã tản cư chưa về. Khác với các gia đình dưới rộc, nhà dượng có xe riêng. Chiếc xe của thời xa xưa mà ta thường thấy trên phim vua hề Charlot thủ diễn. Điều này chứng tỏ là bác thuộc thành phần khá giả. Trước khi mẹ gặp bác, tôi nghe nói là bác mở tiệm phở. Sau này bác làm nghề thầu xây cất nhà cửa. Chuyện này là chuyện của người lớn. Tôi chỉ nghe nói lại. Hơn nữa, trong gia đình ấy, tôi không phải là một phần tử, thì cần gì mà để ý. Tôi cũng chẳng cần thắc mắc tại sao tôi lại bị buộc gọi tiếng « bác » thay vì tiếng « dượng » khi mà bác là cha ghẻ của tôi.
Từ thất bại này đến thất bại khác làm bác sa sút thấy rõ. Từ đấy bác buồn tình uống rượu.
Không ai có thể giúp bác. Trừ mẹ. Nghĩ lại chưa bao giờ tôi thấy mẹ  hy sinh cho bác như lúc này. Bác cần vốn cho một cuộc làm ăn mới, thì mẹ chạy đôn chạy đáo, hốt hụi kiếm tiền. Rồi sau đó, cuộc làm ăn lại thất bại, lại thêm một lần nữa, mẹ bị thiên hạ nguyền rủa. Làm sao tôi có thể quên được những lần mẹ sai tôi đi đòi tiền hụi. Có lần tôi đến vào bữa cơm tối, nói: “Mẹ con bảo con đến lấy tiền đóng hụi.” Chưa nói hết câu, người chồng trừng mắt, rồi quăng chén cơm xuống đất: “Cút đi thằng con hoang, bộ hết lúc, lại lựa vào lúc tao đang ăn cơm…” Tôi lại lủi thủi về lại nhà, báo lại mẹ. Cái cảnh đòi nợ hụi đã làm tôi chịu đựng cùng nỗi tủi nhục vô bờ. Nhưng tôi biết mẹ cần tiền. Tiền là tất cả. Gắng cắn răng, gắng đừng khóc để mang những tờ giấy bạc về nhà, để mẹ đưa cho dượng, hay nuôi các miệng ăn. Ít khi những người chơi hụi trả liền. Họ khất, họ hẹn. Họ làm khó dễ. Và tôi như một kẻ đến gieo tai họa cho họ. Ngoài tôi ra, mẹ biết nhờ ai. Riết rồi cũng chai lì. Bất hạnh này đến bất hạnh khác, nếu không chai lì thì chỉ còn cách là gục xuống để thiên hạ đạp lên.
Cuối cùng, mẹ bỏ đứa con còn bé cho tôi giữ, lao vào con đường buôn gánh bán bưng. Mẹ già thấy rõ. Đôi vai giờ gánh khối nặng của một cái nghiệp hẩm hiu đến muốn khóc. Vì sao? Chắc là vì quá yêu dượng. Tôi biết vậy vì không ngày nào, mẹ đưa tiền cho tôi để tôi xuống chợ Đầm mua một lít rượu trắng. Mẹ bận nên ít để ý đến tôi hơn. Ngày thì ở chợ, đi rảo khắp các khu, mua hột gà, chuối, thanh long từ các người ở dưới quê lên rồi bán lại. Nhất là hột gà. Mẹ có mối giao cho một nhà hàng Tây ở  cạnh bờ biển. Vì cam kết phải giao đúng hạn và đầy đủ  số lượng, nên mẹ càng vất vả hơn bao giờ. Làm sao mà có đủ trứng cho nhà hàng mỗi ngày? Mẹ phải rảo khắp chợ, hay về vùng xa, tìm trứng. Và đêm về, mẹ phải dùng chanh đánh bóng từng quả một. Để vỏ láng bóng, có thể quyến dụ người mua  dễ dàng hơn. Mẹ nói thế. Những quả hư, vữa hay lộn, mẹ đều dành cho tôi. Như là phần thưởng. Riêng những nải chuối còn xanh, mẹ bỏ chúng vào trong hũ gạo, đốt nhang để vỏ chuối mau vàng. Và khi gà vừa gáy, mẹ thức dậy. Bóng mẹ in trên vách. Mẹ xếp những nải chuối vào hai thúng. Và bỏ trứng gà vào chiếc giỏ mây. Đó là phần việc mà mẹ giao phó cho tôi. Tôi sẽ mang nó tại nhà bếp của nhà hàng Tây dưới biển.
Sau đó, tôi bị đánh thức dậy, lấy bài học. Thỉnh thoảng mẹ dạy tôi vài ba tiếng Pháp như le chien là con chó le chat con mèo, la maison cái nhà… Mẹ biết nhiều tiếng Pháp. Mẹ nói giọng như bà đầm mà tôi vẫn hay gặp ở nhà hàng. Tôi không thể ngờ một người đàn bà mỗi ngày gánh chiếc đòn gánh với hai thúng trái cây nặng trĩu như vậy lại có một số vốn về chữ nghĩa như thế. (Sau này tôi được biết mẹ có bằng Primaire vào khoảng năm 1915, 1916 gì đó).
Mẹ dậy rất sớm. Thường ở ngoài trời vẫn còn tối đen như mực. Cả nhà vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Mẹ kêu tôi dậy học bài. Rồi bà thổi lửa, nấu nước sôi đổ vào bình thủy để dượng uống trà. Sau đó, mẹ chiên cơm nguội, dành cho tôi một bát. Ngọn lửa cháy, củi reo lách tách, vui tai. Trong chái nhà nhỏ hẹp, chỉ có hai mẹ con. Tôi thì ê a. Mẹ thì tiếp tục chuẩn bị cho phiên chợ sớm. Mẹ ốm, răng nhuộm đen, tóc đen lắm. Có điều, trong đôi mắt kia, tôi thấy cả một bể lệ, khi mẹ nhìn đâu đâu. Những lúc như thế, tôi và mẹ trở nên gần gũi nhau. Mẹ hay vạch áo tôi, xem những vết roi bầm và thêm một lần lấy dầu xoa, và luôn luôn dặn: Con người ta là con vàng con ngọc. Con đừng chọc chúng. Thấy con đau mẹ cũng khổ lắm.  Tôi phân trần: Tại chúng cứ chọc con là đứa con không cha. Chúng nói con là con hoang nữa…
Sau đó mẹ lao vào bóng đêm về sáng. Có khi đôi thúng mẹ gánh đi trước, tôi mang một bị giỏ lẽo đẽo theo sau. Đàng sau mẹ là ngôi nhà vẫn đang chìm trong giấc ngủ. Chiếc hồ bốc sương, nước đục ngầu bởi trăm ngàn thứ dơ bẩn trút xuống. Vì là trũng, nên sương bốc lên, dày dặc. Con  đường quốc lộ một đầu chạy ra cầu Hà Ra, một đầu dẫn về trường Tàu. Phía bên kia đường, cũng là một trũng rau muống, nhưng nhỏ hơn. Chính trũng này tôi vẫn men theo con đường ruộng để đến trường. Khi qua bến xe ngựa gần trường Tàu, mẹ thường hay nhìn, ngẩn ngơ. (Sau này tôi mới biết là trước đó, mẹ khá giả lắm, có nuôi cả một đàn ngựa để kéo xe). Mẹ đến chợ, tìm một chỗ quen thuộc ngoài trời, dành cho khu bán trái cây. Trong lồng chợ thường là chỗ để bán tạp hóa vải vóc. Sau đó, mẹ bảo tôi ngồi giữ chỗ, để bà đi rảo khắp chợ tìm mua đi bán lại những hột gà, chuối, mãng cầu, thơm từ các người từ dưới quê lên. Trong thời gian chờ bà trở lại, tôi vẫn thường lấy bài ôn lại lần chót.
Sau đó mẹ trở về, tôi mới bắt đầu đi đến trường.
Ở chợ, tôi càng hiểu thế nào là những giọt mồ hôi gian khổ của mẹ. Đó là nỗi đau thật, nỗi đau làm bà mau già, làm phận bà hạ xuống, trước bao kẻ mua người bán giữa chợ đời. Người ta trả giá, chê bai, nhún vai, lắc đầu. Có khi ế ẩm, những nải chuối mốc chuối xiêm, hay những trái bưởi, thanh long, thơm vẫn còn nằm ngủ buồn hiu, thì nỗi đau lại càng tê tái. Tiền bạc bỏ ra, mà chẳng thu lại vốn. Và thêm một lần nữa, chính tôi là kẻ phụ trợ bà để giải quyết những đồ ế ẩm này. Chuối ế lại luộc. Bưởi hay thơm ế lại được xẻ ra. Thêm chén muối ớt. Thêm những miếng lá chuối. Và thằng con riêng của bà lại thêm một lần được bà kêu mang rổ rảo khắp nơi trong thành phố. Từ bến xe, đến sân vận động, rạp hát. Tôi phải giành khách cùng với những tay bán hàng khôn lanh già dặn khác. Thường thường vào dịp có đá banh hay hội chợ, là cơ hội tôi hốt được nhiều tiền.
Trái lại, lúc mưa hay trời lạnh, thì ế ẩm quá chừng. Có nghĩa là phần này mẹ cho tôi hay các em tôi thanh toán.
Đó, cái lai lịch nguồn gốc của tôi là thế. Cám ơn đời, vì đời quá khắc nghiệt để đôi mắt thằng bé nhìn nó, không phải màu xanh mà trái lại màu xám màu đen. Cám ơn loài người, vì con tim nhân đạo để thằng bé tiếp tục có mặt, hai chân gầy tong teo, mắt trũng vì nước mắt đã đổ ra quá nhiều. Cái tôi của tôi là thế. Xin đừng tội nghiệp dùm tôi. Tôi vui lắm mà. Tôi có những chú chim trên núi, có những chú còng dưới biển. Không biết có bao nhiêu ngọn sóng đã thấy tôi nô đùa, tim như ngừng đập khi chờ chúng lù lù tiến vào bờ. Và nắng và mặt trời chói lọi, đã làm làn da tôi sạm đen. Biển đã bao bọc tôi khi tôi buồn, đêm nằm trên bãi cát nhìn lên bầu trời mà tìm một vì sao. Người ta nói mỗi  người có một vì sao chiếu mạng, tôi cứ nghĩ trên ấy là một thế giới khác, với những bà tiên hiền dịu, khác với thế giới khắc nghiệt mà tôi hiện đang sống… Cát lạnh, gió lạnh, đêm càng tối đen, để sao càng thấp xuống. Chòm đại hùng tiểu hùng hay chòm thần nông hay người cấy lúa, tôi miên man tìm. Rồi ngoài khơi, thuyền câu đêm san sát, tạo thành một vệt dài ánh sáng lung linh trên mặt biển đêm như một chuỗi kim cương. Và trong cõi im ắng, chỉ có lời biển ru, đưa trí tưởng tượng thằng bé bay cao, bay xa… Ôi những giấc mơ tuổi nhỏ. Những giấc mơ tội nghiệp. Giấc mơ đưa tôi bay đến những hoang đảo như trong truyện Robinson Crusoe hay qua bên kia sông Cái, đến tận những dãy núi mịt mùng. Nơi đó là chiến khu như lời mẹ tôi vẫn hay hát khi bà ru đứa con bà: Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều. Êm đềm tiếng suối reo ngàn thông réo… Hay những bài học dạy thời nhỏ dại của Bằng Phong: Họ là những anh hùng không tên tuổi… Tôi mơ một ngày tôi sẽ vượt qua sông Cái, để trở thành một người lính bộ đội đánh Tây. Tôi mơ một ngày có mặt dưới cánh rừng phia cuối trời, mà tiếng hát của mẹ mỗi ngày cứ đẩy trí tưởng tôi bềnh bồng cùng giòng suối, cùng chim muông, cùng những anh hùng vô danh…
Mẹ lại tiếp tục đẻ con. Lần này là con gái. Cả nhà mừng lắm. Kể cả bà vợ lớn của bác. Vì tất cả con của bác toàn là con trai.
Tôi lại một phen cực thêm.  Ngày mẹ nằm nhà hộ sinh, tôi xách cơm nuôi mẹ. Và sau khi mẹ về nhà, tạm thời chưa dám làm việc nặng, tôi lại thay bà gánh nước, nấu nước sôi, hay mua rượu cho bác. Sau đó. mẹ trở lại với hai đôi thúng trĩu nặng. Tôi lại phải thay mặt mẹ bồng, ẵm em giúp mẹ khi mẹ bận bịu ngoài chợ.
oOo
Mùa đông ấy trời giá rét hơn mọi khi. Một trận lụt vừa dứt. Làng xóm trở nên tiêu điều. Những hồ rau muống ngập nước bùn, những cọng rau xanh bò lan trên mặt nước. Những gốc cây dừa, xoài, ổi, mít vẫn còn thấy một màu xám của đất bùn còn sót lại. Con đường từ xóm lên đường quốc lộ trở nên nhão nhẹt. Bầu trời u ám lạ lùng. Mưa phùn tạt vù vù cùng với gió buốt da buốt thịt. Mưa đã giam cầm bước chân hoang đàng của tôi. Tôi đứng trước hiên nhà, hai chân thúc thủ. Mẹ đang cho con bú. Nơi này là thế giới của mẹ con chúng tôi. Bên kia là cửa hông đóng kín mít. Cùng là một nhà, nhưng ở bên đó là thế giới khác. Một thế giới hoàn toàn trái ngược với cái thế giới ở đây, với chiếc giường tre, với những thúng, những gánh, những nải chuối bồ hương, những trái thanh long, những rổ hột gà cùng cái phản mà tôi ngủ.
Bỗng nhiên tôi nghe tiếng chó sủa. Mưa tạt vào mặt khiến rất khó để nhận ra người lạ mặt. Tôi chỉ thấy lờ mờ một người đàn bà khoác chiếc tơi lá đứng bên hàng giậu. Gió và mưa làm át tiếng nói của người đàn bà.
- Em ơi, cho tôi hỏi thăm. Có phải đây là nhà bà Án?
Tôi trả lời. La thì đúng hơn:
- Bà tìm lộn nhà rồi. Ở đây không có bà nào là bà Án hết!
Bỗng có tiếng mẹ ở phía trong nhà:
- Cái gì thế Tý?
Tôi quay đầu lại, nói:
- Có một bà hỏi bà Án. Con nói không có ai tên Án hết.
Nhưng mẹ đã bước ra ngoài sân, dưới mưa. Mẹ nói:
- Phải, tôi là Án đây!
Có tiếng mừng kêu:
- Thưa bà. Tôi là Bảy đây!
- Bà Bảy. Sao bà tại biết tôi ở đây?
- Chú Tuất chỉ. Chú ấy bảo bà làm công ở tiệm phở Ngọc Lợi dưới chợ Đầm…
Mẹ quay sang tôi, ra lệnh:
- Con mang vở học bài đi. Để má nói chuyện.
- Cậu nào đó, thưa bà?
Bà Bảy hỏi.
- Thằng Tý đó.
- Cậu Tý đó sao? Chao ơi là lớn!
Mẹ nói:
- Nó hoang nghịch lắm, bà Bảy ơi. Không ai dạy nó được.
Tôi chẳng bận tâm gì đến lời trách của mẹ. Với tôi bây giờ là người đàn bà lạ, tại sao lại quá quen thuộc với mẹ, tại sao bà lại gọi mẹ là bà Án.
Rồi mẹ nói thêm:
- Bà Bảy là vú của con đó.
Tôi không hiểu:
- Vú là gì, hở má?
- Vú là người bồng ẵm con giúp dùm má khi con còn nhỏ.
Bà Bảy gạt nước mắt. Xem bà rất nể trọng mẹ.
Tôi lấy vở học bài, tuy nhiên lòng tôi không yên. Tai tôi vẫn nghe tiếng rầm rì to nhỏ của hai người đàn bà, và tiếng khóc tấm tức của bà mà mẹ nói là vú nuôi tôi. Căn chái đèn điện mờ in bóng hai người trên vách. Bên ngoài trời vẫn mưa lớn. Tôi nghe mơ hồ cái tên Thanh xa lạ nào đó mà hai người trao đổi. Nhưng tôi chẳng bận tâm. Mẹ lúc nào cũng bí ẩn như gỗ đá. Ngay cả lai lịch của tôi mẹ cũng không bao giờ mẹ cho biết nữa. Huống hồ là mẹ.
Đêm hôm  ấy, vú Bảy ngủ chung với tôi. Lần đầu tiên tôi mới được một người khác giúp tôi giăng mùng, trải chiếu. Tôi đã mất sự săn sóc ấy rất lâu, không, chẳng có đâu để nói mà mất. Sự săn sóc ấy làm tôi cảm thấy ngượng. Và khi mùng giăng ra rồi, bà lại soi đèn đập muỗi nữa. Đó là chuyện hết sức lạ. Tôi không thể hiểu tại sao bà lại bận tâm đến những con muỗi tí ti như thế. Thì chúng hút máu thật. Nhưng đâu có nghĩa lý gì so với cả vòi máu cam đã no nê tuôn ra khỏi mũi khi mẹ tát ngay sóng mũi của tôi. Tôi lại để cho nó chảy, không cần ra bể nước hít vào thành xi măng hay dùng lá trầu quấn và nhét vào lỗ mũi để cầm lại. Tôi muốn người ta thấy. Tôi chẳng cần ai thương hại tôi hết.
Rồi vú Bảy nằm bên cạnh tôi. Vú thầm thì:
- Con thương má con không?
Tôi im lặng. Tại sao vú lại hỏi một câu vô duyên đến thế. Mẹ đâu có thương tôi sao tôi lại thương mẹ. Nhưng có khi tôi thương mẹ ghê gớm. Lúc mà mẹ lật áo lên để xoa dầu khuynh diệp hay xát muối vào vết roi bầm trên lưng tôi. Lúc ấy mẹ nói như khóc: Con có biết mỗi lần đánh con đau, má khổ lắm không. Con người ta là con vàng con ngọc. Con đừng chọc chúng…
Đó là lúc tôi thương mẹ tôi nhất. Cố gắng cắn răng để khỏi bật khóc, nhưng cớ sao tôi lại khóc mùi. Lúc này bà chính là mẹ đích thật của tôi. Lúc này đôi cánh của con gà mái đã phủ xuống để che chở con khỏi loài diều hâu dữ dằn. Tôi nói, để biện hộ hành động của mình: Tại nó cứ bảo vì con là thằng con không cha nên mất dạy…
Thấy tôi im lặng, vú Bảy tấm tức khóc:
- Ngày xưa con được cưng chiều, có người hầu kẻ hạ. Ngày xưa, vú bồng đút cơm, đút cháo, thay áo thay quần cho con. Ngày xưa, vú ở bên con suốt ba năm, con nói con thương vú hơn thương má… Bây giờ, thấy má, thấy con khổ, vú đau lòng lắm.
- Vú nói ngày xưa nhà mẹ giàu?
- Phải. Nhà mẹ giàu lắm.
- Con có ba không?
- Ơ, thằng này nói lạ kỳ. Không có ba sao lại có con.
- Sao bọn nó nói con là con hoang không cha?
- Không phải. Con có cha có mẹ. Nhà có người ở. Có chú Tuất giúp làm vườn. Đất rộng nuôi cả bầy ngựa lận. Ngày xưa con hay đòi chú Tuất cho con cưỡi ngựa. Có lần con ngựa lồng lên, khiến con bị té, gãy cả xương tay. Từ đó, mẹ không cho con cưỡi ngựa nữa.
Chợt vú vuốt tóc tôi:
- Con còn nhỏ chưa hiểu đâu. Lớn lên rồi con sẽ hiểu.
- Sao vú lại kêu mẹ con là bà Án? Mẹ tên khác mà?
- Án là tên ba con. Ông giàu lắm. Cả thành phố đều biết tên ba con.
- Sao ba  mẹ không chịu ở với nhau, hở vú?
- Tại cái số hết con à. Rồi lớn lên con sẽ hiểu. Con nên thương mẹ, con đừng ghét mẹ con.
Rồi giọng bà sụt sùi:
- Ngày xưa vú không cửa không nhà, được mẹ mang về giúp đỡ. Vú không thể quên ơn nghĩa ấy đâu.
Chợt có tiếng của mẹ vọng sang:
- Bà Bảy ơi, để nó ngủ ngày mai còn phải dậy sớm nữa.
oOo
.
Như vậy, qua vú Bảy, tôi được biết phần nào nguồn gốc của gia đình và một phần nào lai lịch mình. Có nghĩa là tôi được sinh trưởng trong một gia đình khá giả, được kẻ hầu người hạ, được chú Tuất cho cưỡi ngựa trong trang trại rộng mênh mông. Nhất là tôi có ba. Ba hay cha. Cái tiếng mà tuổi thơ của tôi không được diễm phúc có được. Cái tiếng mà tôi mơ ước, để nuớc mắt phải lạnh cả má, cả mặt phản gụ. Cái tiếng đã làm cuộc đời tôi bị dìm xuống dưới tận bùn sình dơ bẩn. Ba. Cha. Ông đã bỏ tôi, để lại nơi mái nhà này một con ngựa con côi cút, giữa một thế giới loài người ác độc. Cái tiếng cả mọi đứa bé trên cõi đời này để hãnh diện, nhưng chỉ riêng một mình tôi là không có. Tôi lại càng phản kháng nhiều hơn, ương ngạnh nhiều hơn. Có lần mẹ bắt tôi phải xin lỗi tôi cắn chặt môi, như cố chịu những cơn đau vô tận, không chịu mở miệng. Tôi lì lợm tránh đỡ những lằn roi tới tấp. Mẹ thấy vậy, càng điên cuồng, càng tìm cách để tôi phải nghe lời bà. Tự ái của bà càng bốc lửa. Đến nỗi bà trói tôi lại, khi tôi cố gắng vùng vẫy muốn chạy thoát. Có khi mẹ buộc hai tay tôi vào hai cột trụ của cây xích đu ngoài sân. Có khi đầu tôi bị cạo trọc. Xin cho tôi ngừng thở ở đây. Không phải tôi viết ra đây để trút hết nỗi hận lên trên trang giấy. Tôi muốn nói là tất cả lỗi là do tôi, chính tôi đem cho mẹ tôi sự phiền não. Cái phận làm hầu làm bé đã làm bà bị tủi nhục, thêm thằng con riêng ương ngạnh này nữa, làm sao bà lại không trút hết cơn giận xuống đầu tôi?  Hở?
Có khi tôi thoát được, lao vào trong bóng tối. Tôi ẩn mình trong vườn mía của nhà bác Sĩ gái. Tiếng mẹ thất thanh trong đêm, như tiếng gọi tuyệt vọng từ một kẻ bất hạnh: Tý ơi, mày đâu rồi, con đâu rồi, sao tôi khổ như thế này hả trời?
Tôi nghe mà khóc. Trên cao, xuyên qua kẽ lá mía, những vì sao nhòa nhạt. Chúng cũng mờ nước mắt như tôi. Cả người tôi run. Lạnh và đau bầm cả thân thể. Tôi muốn rời khỏi cái địa ngục này lập tức. Tôi muốn đi thật xa, thật xa. Tôi chẳng luyến tiếc gì cái mảnh đất mà người ta gọi là thiên đường tuổi nhỏ này. Bên ngoài đám người xách đèn bão đi tìm tôi. Chắc là bác bắt họ đi tìm. Bác sợ tôi rồ dại bỏ nhà chạy trốn chăng. Tôi càng im thin thít. Phải, tôi ao ước, vú Bảy có mặt bên tôi lúc này. Vú ơi, chỉ có vú mới thương con, mới hiểu con. Chỉ có vú mới an ủi con. Nhưng vú thì ở xa, vú có nghe con nói không.
Sau đó, tôi bò ra khỏi vườn, tìm xuống ruộng rau muống, và chạy bừa trên ruộng rau. Tôi nhắm hướng phố mà chạy. Chạy đến nhà ga. Tôi sẽ trốn theo con tàu mà rời khỏi căn nhà địa ngục này. Không cần biết đi đâu về đâu. Không cần biết chỗ nào để tạm trú. Cứ đi. Đến trạm ga cuối cùng, rồi xuống. Rồi tìm một vỉa hè, một góc phố.. miễn là thoát khỏi.
Nhưng tàu không thấy đâu, chỉ thấy đám lính Lê Dương say rượu la hét inh ỏi. Tôi lại bước đi. Gió đêm làm châu thân tôi lạnh cóng. Lúc này, trận đòn đã bắt đầu thấm đến xương tủy. Tôi tìm đến một ngôi nhà mập mờ đèn xanh đỏ mà sau này tôi mới biết đó là nhà thổ để đám lính Lê Dương tìm đến giải trí. Tôi thấy lũ trẻ đánh giày. Có  đứa trạc tuổi tôi. Những người đàn bà má phấn môi son đỏ chót ngồi trên lòng mấy gã Tây trắng Tây đen. Một vài gã Tây duỗi chân, để giày trên thùng gỗ. Một thằng đánh giày đang dùng giẻ đánh bóng. Miệng nói xi xô. Gã Tây phá lên cười, rồi vuốt đầu thằng nhỏ.
Bỗng  nhiên, tôi bị ai lôi. Người gác cửa đã phát giác tôi. Gã nạt:
- Thằng nhóc, mày biết chỗ này là chỗ gì không?
Thật sự tôi không biết. Gã lại nói tiếp:
- Con nít chưa có lông  mà bầy đặt. Bộ mày muốn thèm vào trong đó hay sao?
Rồi gã đuổi tôi đi chỗ khác.
Tôi lại tiếp tục đi mà không biết đi đâu nữa. Thành phố giới nghiêm, tôi chợt nhớ. Tôi đã làm một việc mà từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ làm. Tôi đã bỏ đi. Nhưng bây giờ càng hiểu tôi cần mái nhà. Tôi cần chiếc mền, chiếc chiếu. Tôi cần chịếc áo ấm mặc đỡ lạnh. Tôi cần ánh đèn để tôi học bài. Thầy Minh sẽ không tha bất cứ đứa nào làm biếng. Nhưng hình ảnh thằng bé đánh giày trạc tuổi, đã ghi khắc vào tâm trí. Nó sướng hơn tôi nhiều, Có ngày tôi cũng phải như nó. Thà cam khổ, nhưng ít ra, cũng thoát khỏi cái căn nhà địa ngục.
Cuối cùng, tôi lại lủi thủi trở về. Tôi sẽ xin lỗi mọi người. Dạ, con trót dại con hứa sẽ không tái phạm nữa.
oOo
Sau lần vú Bảy gặp mẹ tôi, mẹ hình như có  điều gì không ổn. Một hôm mẹ mang về cả một giỏ thuốc Tây, được ngụy trang trên mặt là trứng gà. Bắt đầu từ đây, bà có những chuyến đi bất thường, bí mật. Và những người lạ mặt mà đa số là đàn bà xuất hiện một lần ở góc đường, góc chợ rồi sau đó biến đi. Thời bấy giờ, thành phố chỉ có một nhà thuốc Tây duy nhất. Mẹ hay sai tôi đến để mua những viên kí ninh hay Aspirin. Chẳng những thế, bà còn nhờ đám trẻ con trong xóm mua dùm, và thưởng chúng vài đồng bạc cắc… Trong buồng tối của nhà, mẹ giấu đầy thuốc Tây. Có khi mẹ giả làm một người đàn bà có bầu, để qua mặt những mật thám công an trong thành phố. Có khi mẹ rời nhà vào ban đêm. Mẹ đi đâu, tôi nào có biết.
Căn nhà ngày xưa có cột trụ chính là bác, bây giờ là mẹ. Bác buồn vì thất bại này sang thất bại khác nên cứ ngồi ủ rũ suốt buổi bên chai rượu trắng. Phần tôi, bây giờ càng lớn càng hiểu thân phận của mình. Tôi hẩm hiu cùng chén cơm nguội và nỗi buồn trước tuổi. Tôi hay khóc thầm. Đến nỗi mắc thêm chứng bệnh khóc đêm. Đêm nào tôi cũng khóc. Phản gụ lạnh đẫm cả nước mắt. Tiếng côn trùng, ếch nhái ngoài đêm càng làm tăng thêm nỗi buồn.
Một ngày, tôi vẫn còn nhớ, một chiếc xe díp sơn màu xanh, phía sau bít bùng, bỗng nhiên đậu lại trước nhà. Vài kẻ lạ nhảy xuống xe, ào vào nhà. Họ vào buồng, lục lọi sau đó lôi ra những bao, giỏ đựng đầy thuốc Tây và cả bọc luơng khô mà tôi đã bí mật giấu. Và họ bắt mẹ dẫn ra xe. Tôi chạy theo bà. Họ cản lại. Bé Thương, em gái cùng mẹ khác cha với tôi, khóc ré lên. Nó vẫn còn đang trong thời kỳ bú sữa. Mẹ quay lại nói với tôi: Con gắng săn sóc em dùm mẹ nghe con.
Rõ ràng, những lọ aspirin, hay trụ sinh không phải để cứu người nhưng là những mầm tai ách.
Không ai có thể cứu mẹ tôi. Không ai có thể giúp bà thoát khỏi những trận đòn tra tấn. Tôi không hề thấy lũ mật thám tra khảo bà, nhưng mỗi lần đến nhà lao Nha Trang để thăm nuôi, tôi vẫn thấy cả gương mặt của bà bầm tím, tóc tai rũ rượi. Tôi từng nghe những vụ tra tấn người tại nhà lao Nha Trang. Những kỹ thuật tra tấn quá sức dã man như chạy điện, đổ nước vào mồm, tra khảo, treo ngược, dí điếu thuốc cháy vào đầu vú hay cửa mình… Đó là chưa kể những cảnh thủ tiêu người như bỏ bao bố nhận chìm dưới sông… Không biết có dân tộc nào trên thế giới này lại sản sinh ra một nghệ thuật tra tấn cao độ, siêu việt như ở xứ sở này không. Người ta thường kể nơi này nhiều ma vì bọn mật thám tra tấn người đến chết rồi dập xác ở khu đất kế cận. Ban đêm, những oan hồn kéo về đòi mạng, khóc lóc thảm thiết. Tiếng hét thảm khốc vẫn thường nghe từ căn lầu nằm giữa bốn bờ thành cao cắm đầy miểng chai và chằng chịt hàng rào dây kẽm, bên con đường ra bờ biển khiến lũ trẻ chúng tôi sợ phải qua đó. Bây giờ mẹ tôi lại bước vào ải ngục ghê rợn ấy. Ai làm cho mẹ tôi phải bị đày đọa đến thế này. Ai cứu bà, ai giúp tôi khỏi bồng ẵm đứa em mới mấy tháng, một tay kia xách chiếc cà-men cơm mỗi ngày đến để nhìn bà tơi tả tả tơi sau những song sắt?  Tôi đưa miệng con bé áp vào trong song sắt, và bà kê vú bà ra ngoài song cho con bú. Mắt bà thâm quầng.Trời ơi, tại sao bà lại chọn con đường này? Sau này, tôi vẫn mang câu hỏi: Không hiểu vì bà muốn cứu giúp gia đình trong cơn nghiệt ngã, hay tại tấm lòng yêu nước của bà ? Tại sao bà cứ hát ru hoài những lời ca tụng chiến khu, kháng chiến khi ru các em tôi ngủ: Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều. Êm đềm tiếng suối reo ngàn thông réo…Mà mỗi lần như thế, tôi như bị mê đắm theo lời hát đầy xúc cảm của bà. Mê đắm đến độ cứ mơ một ngày vượt qua bên kia sông Cái, về phía những rặng núi chìm trong mây, nơi mà người ta gọi là chiến khu. Ở đó, họ phải cam khổ và thiếu thốn lắm. Bởi vậy tôi đã giấu mẹ, dành dụm, góp nhặt những phần gạo, hay khô, cả bút mực, gói một bọc bằng giấy dầu, ngoài viết: “Gởi anh bộ đội”, chờ dịp.  Tôi nghĩ mẹ sẽ biết và sẽ giúp chuyển dùm tôi.
Nhưng tôi làm sao ngờ chính bọc ấy lại là một tai vạ. Bởi vì nó là một cớ để buộc tội mẹ tôi tiếp tay với phe kháng chiến khi đám mật thám xét cái buồng tối mà mẹ giấu rất nhiều thuốc Tây.
Như vậy, xin đừng đánh đập mẹ tôi. Tôi đã khóc khi van những người có mặt trong nhà lao Nha Trang. Tại sao họ lại bắt mẹ, khi bà chỉ mua bán thuốc Tây. Mẹ không chứa súng ống, chất nổ, hay chứa chấp quân kháng chiến, đàng này mẹ góp phần trong việc cứu người, sao lại bắt bà. Trời ơi, làm sao tôi có thể hiểu được. Tay tôi nặng vì phải bồng ẵm em Thương, và một tay kia thì xách cà-men cơm. Đó, mẹ giúp cả nhà, mẹ cam khổ để mang tiền bạc về, để mỗi ngày có những bữa cơm hay lít rượu trắng, nhưng khi mẹ gặp nạn thì chẳng ai có thể giúp bà. Em Thương khóc vì khát sữa. Tôi dỗ. Tôi bồng nó chạy cho mau. Tôi chạy từ Rộc Rau muống, lên tận Nhà Đèn, rẽ trái về phía biển. Tôi chạy, đôi chân gầy, khẳng khiu, không nhìn thấy bầu trời xanh  mà chỉ nghe tiếng khóc đòi đoạn. Tôi chạy giữa hàng muồng vàng thắm ở gần Nhà Đèn và hàng me keo đầy trái chín. Tiếng khóc của em tôi như làm vỡ cả tim tôi. Tôi không thể dỗ nó cho nín mỗi khi nó đòi sữa. Không ai có thể thay mẹ để dỗ nó được. Và cứ thế, một tay xách cà-men thăm nuôi, một tay bồng nách đứa em, tôi đã  thay mặt mẹ để làm vú nuôi giữ trẻ từ dạo ấy.

THƠ BÀNG BÁ LÂN


>


 
KIẾP SAU VÍ LẠI GẶP MÌNH
(Tặng Phạm Kim Thuần, người bạn đời của tôi)

Còn nhớ mãi mùa đông năm Tuất
Về Bắc Giang xem mặt hỏi mình.
Yêu mình vì nụ cười xinh,
Yêu mình dáng dấp hiền lành dễ thương.
Tuổi mình mới tròn gương có lẻ,
Về cùng ta, ôi bé bỏng sao!
Khi ăn ở, lúc ra vào,
Nết na, thùy mị, ai nào không ưa.
Mình cũng có ít mơ nho nhỏ,
Những mong ta sẽ cố thực hành...
Thương ôi! Ta để tan tành,
Vì ta vốn kiếp trời sinh hững hờ:
Suốt ngày trắng ngẩn ngơ ngơ ngẩn,
Chỉ mơ màng thơ thẩn không đâu!
Không nghèo song cũng không giầu,
Nên chi chẳng có nhà lầu, xe hơi.
Nhưng mình chẳng nửa lời mong muốn,
Yên vui cùng đồng ruộng nông thôn;
Thả vài lứa lợn con con,
Đầy sân gà vịt sớm hôm vui vầy.
Mình rất thích trồng cây gây trái,
Thích nuôi tằm, chăm hái dâu xanh.
Đôi bàn tay trắng mịn xinh
Giờ đây hằn nổi gân xanh mấy đường.
Nghĩ lắm lúc mà thương mà xót,
Cũng toan ra gánh vác với đời,
Để cho mình được thảnh thơi,
Môi hồng nở mãi nụ cười vô tư.
Nhưng cái bệnh làm thơ đeo đẳng,
Ngày càng thêm trầm trọng. Ôi buồn!
Mải mê vui thú ruộng vườn,
Ngược xuôi chán ngắt con đường lợi danh.
Đã thế lại đa tình lắm mối,
Khiến việc nhà càng rối bòng bong,
Nhiều cô má phấn môi hồng
Thường xen vào những chuyện lòng đôi ta!
Cũng có lúc chén xô bát vỡ,
Lời gắt gay chồng vợ eo sèo;
Vì ta điêu đứng đã nhiều,
Nhưng mình vẫn một lòng yêu mặn nồng.
Hỏi: "Có ghét lấy chồng thi sĩ ?"
Không nói năng, mình chỉ lắc đầu,
Thế ra trăm khổ ngàn đau
Mình không than thở gì đâu, hở mình ?
Kiếp sau ví gặp lại mình,
Thì ta lại kết mối tình cùng... thơ!

(13-5-1957)

 

 CÔ GÁI ĐỒNG NAI
 
Em là con gái Đồng Nai
Hàm răng em trắng, khổ người em duyên
Em cười, em nói hồn nhiên
Tình em như trái sầu riêng đậm đà
Ta về ta nhớ đêm qua...
Nhớ ai nhớ cả món quà Đồng Nai
Món quà ai gởi cho ai
Kèm theo thăm hỏi đôi lời thương thương
Yêu em, yêu cả con đường
Đưa ta về chốn ruộng vườn phì nhiêu
Cần Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu
Rằng thương rằng nhớ rằng yêu lạ lùng
Cô em má đỏ hồng hồng
Buôn xuôi bán ngược, có chồng hay chưa?
Xe đò ai đón ai đưa?
Mà em đi sớm về trưa một mình
Em cười, ô, xỉnh xình xinh
Hỏi em, em chỉ lặng thinh... mỉm cười.











THƠ TRẦN HOÀNG ANH


 
TH÷ TR„N HOàng ANH
MÜa


Mưa mưa rơi ngàn cây,
Sấm vang vang buồn thay.
Tiếng đêm đi trầm tịch
Em yêu, chàng có hay?

Mưa mưa rơi ngoài sân
Yêu chàng dài vô tận...

tỏ tình
Hôn em trong vườn thơm hoa bưởi
Hương sương đêm
Và hương thân thể em
Anh thì thầm
Qua làn tóc mềm
Yêu em.



tình yêu cho một thành phố
Thành phố nhỏ như một cái hộp nhiều ngăn,
Không chưá nổi tôi khi tôi vừa lớn,
Không tha thứ được tôi khi tôi nổi loạn vì trưởng thành.
Thành phố nhỏ như một tấm lòng chật hẹp
Không dung túng tôi phóng khoáng trêu đùa,
Không chấp nhận tình yêu vượt thói lề khuôn sáo.
Thành phố nhỏ như một tấm gương
Người ta tha hồ ngắm nghía khen chê
Quên rằng có cả mình trong đó.
Thành phó, tôi cứ yêu thành phố,
Thành phố nuôi tôi lớn lên và ôm chặt lấy tôi
Thành phố có thân nhân và người tình chen chúc sống.
Thành phố, tôi cứ yêu thành phố,
Thành phố dạy dỗ và trừng trị
Vâng , tôi cứ yêu thành phố,
Vì từ đó người lữ hành bắt đầu khởi bước ra đi.
(Thơ Trần Hoàng Anh) 


NHÃ CA * RẮN HỒNG

Rắn Hồng
háng Bẩy năm Quí Mùi (1883), đời vua Hiệp Hòa, hải quân Pháp do tướng Courbet và Toàn quyền Harmand chỉ huy tiến đánh cửa Thuận An. Trong ba ngày, từ 15 tới 18 tháng 7, thành Trấn Hải vỡ. Quan trấn thành là Lê Sỹ cùng Lê Chuẩn tử trận. Hai ông Lâm Hoành và Trần Thúc Nhẫn thì nhẩy sông tự tử.
Trận chiến thất thủ Trấn Hải Đài đưa tới việc triều đình Huế phải ký hòa ước Quí Mùi 23 tháng 7, dâng trọn nước Nam cho người Pháp, chỉ được sử sách ghi sơ lược như trên. Riêng ngư dân Cửa Thuận, hơn nửa thế kỷ sau, còn bảo nhau: đêm đêm, nhìn lên Trấn Hải Đài, vẫn thấy quan trấn thành Lê Sỹ cưỡi một con "hồng xà" đôn đốc ba quân xáp chiến với giặc trên bờ thành.
Sao ông Lê Sỹ không cưỡi ngựa hồng mà lại cưỡi rắn hồng?
Cô bé Mi Ki, từng sống thời thơ ấu ngay trong khu Trấn Hải Đài, nói:
"Đâu thấy con ngựa nào. Chỉ toàn rắn là rắn. Chính mệ Ủy cũng gọi rắn là ngựa hồng của mệ."
Mệ Ủy từng là "bạn già" của cô bé. Thời ông Lê Sỹ đã có mệ. Thời Pháp, thời Nhật, thời Việt Minh lên rồi lính Tây trở lại, đều có mệ cả. Có hồi cô bé còn nghe người ta nói mệ Uỷ chính là rắn, con rắn biết lột vỏ sống đời, vì mệ sống lâu cả trăm tuổi.
...
Nhà mệ Ủy nằm sát phía bờ ngoài của thành lũy bao quanh Trấn Hải Đài. Ngay cạnh nhà, có cây bồ đề mọc chòi lên bờ thành. Cây cũng cổ thụ lắm, rễ đâm từ trên thân xuống từng chùm, quấn quít, quằn quại, nhìn xa như một ổ rắn khổng lồ.
Căn nhà tuy cũ kỹ, thấp, tối, nhưng có những cột gỗ lim chạm trổ hình rồng phượng. Cột to bằng cả vòng tay người lớn ôm. Bên này câu liễn, bên kia câu đối sơn son thiếp vàng. Bàn thờ lớn, chiếm hết căn giữa, bày chi chít bài vị, trùm một loạt khăn đỏ khăn vàng, lâu đời rồi, cái sờn cái rách. Nhà cửa tối tăm nhưng loại này khi xưa, cũng là hạng giàu có, quan gia chi đây.
Mệ Ủy sống với một người con trai cũng đã già, tóc râu điểm muối tiêu, nhưng dáng người vạm vỡ, mặt vuông, hồng hào, có nét uy nghiêm mà cũng có nét phúc hậu. Có năm, đoàn hát bội về diễn tích Quan Công, dân làng đi coi, chê: Để cho anh Ủy đóng Quan Công mới là hợp. Người con trai tên Ủy, không thấy có vợ con, người trong làng lớn nhỏ gì cũng gọi là anh Ủy, còn bà già, gọi là mệ Ủy. Có phải là dân các Mệ trong nội ra không? Liên hệ gì giòng dõi hoàng tộc mà kêu bằng mệ. Đâu ai biết!
Làng Thuận An là một dải đất bao quanh phá, sông, biển. Cả vùng đất ẩm, chỉ duy nhất một ngọn đồi Trấn Hải Đài cao ráo. Chim chóc cũng nhiều, làm tổ trên các cành cao cành thấp, trứng chim cun cút, thứ chim lủi trong bụi như gà, không bay cao. Các loài chim, trứng chim là thức ăn bỗ dưỡng cho rắn. Thôi thì đủ loại rắn, cắc kè, thằn lằn, làm như hàng trăm ngàn loài bò sát đều dồn lên khu đồi Trấn Hải.
Suốt cả con đường rộng dẫn tới làng, hai bên đều đất đồi hoang soai soải, chỉ duy nhứt có căn nhà của mệ Ủy, không hiểu sao lại lọt vào đây.
Dân làng đồn rằng, ông Lê Sĩ chết vào giờ thiêng nên linh lắm. Dân chài ra biển từ nửa khuya, nhìn lên, thấy trên cửa thành ông Lê Sĩ cưỡi con hồng xà đốc quân xáp chiến, hai bên quân lính đánh nhau, còn nghe cả tiếng binh khí va chạm chát chát. Đó là những đoàn quân đã thành ma, đến giờ thiêng thì sống lại. Có thể vì ông Lê Sĩ cưỡi con Hồng Xà, nên dân làng không dám giết rắn, nhất là rắn trong cổ thành. Nhưng mệ Ủy thì khác. Dân làng kháo nhau là bà ta ăn thịt rắn mà sống!
Mệ Ủy là khắc tinh của loài rắn. Không biết từ bao lâu và bằng cách nào, mệ Ủy bắt rất nhiều rắn, nhốt vào những lồng kín, giao hàng cho một số ghe chài từ các nơi ghé nhận.
Người ta đồn, mệ Ủy đã bắt được một con hồng xà, mình thon, nhỏ mà dài hơn thước, trên lưng, chạy từ cổ tới đuôi một lằn dài đỏ hồng như lửa than cháy sáng. Đúng là loại rắn quí ông Lê Sỹ cưỡi thay chiến mã. Vậy mà mệ Uỷ vẫn lột da, bằm thịt, nấu nướng bằng được. Dọn lên, hai mẹ con cùng ăn. Mệ Uỷ ăn thì không sao, nhưng anh Ủy ăn xong, trợn trắng mắt, ngã vật xuống. Lúc cứu tỉnh thì anh méo miệng, đơ lưỡi, ú ớ mà không phát ra tiếng người được nữa. Càng ngày người anh càng rút nhỏ lại, và nằm liệt một chỗ.
Từ đó, vào những đêm trăng sáng, có bóng người cao lêu khêu, trắng toát, xõa tóc cầm chiếc thanh la đi quanh bờ thành mà gõ. Đó là mệ Ủy, bà gõ thanh la cho con hồng xà đực có vồng lửa than hồng trên lưng phải ngóc đầu lên, bò ra cho bà bắt. Mệ Ủy quả quyết hồng xà có cặp. Máu thịt con mái trong người anh Uỷ đang... động đực. Chỉ cần lấy máu con hồng xà đực là Mệ sẽ cứu được anh Ủy. Rắn thì vẫn vô số đó. Nhưng không thấy con hồng xà đực. Phải làm cho nó bà trở nên điên loạn, giữa đêm trăng bà thường kêu la:
"Ngựa hồng ta đâu. Bớ ngựa hồng..."
Vậy là con rắn hồng đã biến thành ngựa hồng. Chiếc thanh la cùng gào lên với mệ Uỷ. Nhưng đêm thì vẫn đui vẫn điếc.
...
Trấn Hải Đài nằm trên ngọn đồi cao, phía trước nhìn xuống cái vịnh nhỏ, phía sau, đồi trườn soai soải dẫn tới một khúc sông cụt. Tiếp nữa là bãi cát và rừng đương xanh rì, nối liền hai làng Thái Dương Thượng, Thái Dương Hạ, xuống tận làng Eo, làng Hà, làng Trài, chạy dọc song song với con đê cao ngăn sóng mùa bão lụt. Qua con đê, là bãi cát trắng phau, soải dài đón những đợt sóng liếm láp ngày đêm.
Pháp đi, Nhật tới. Trấn Hải Đài không còn là đồn binh mà thành Sở Công Chánh. Có hồi chiến tranh lộn xộn, sở công chánh rút về thành phố Huế. Cả một Trấn Hải Đài mênh mông, chỉ còn để lại gia đình một nhân viên ở lại trông coi. Ông chồng được gọi là thầy Thông, vì ông ta làm thông ngôn thời Pháp, cả thời Nhật, và là một trắc họa viên của Sở Công Chánh. Ông bà Thông có hai con, một trai, một gái. Mi Ki chính là đứa con gái, hồi đó mới chừng năm sáu tuổi. Cả nhà, chỉ có bốn mạng kể trên, hàng ngày sống trong khu thành Trấn Hải đầy rắn.
Cả làng không có lấy một trường tiểu học, đa số người già, có chút đỉnh chữ Nôm cũng không dùng làm gì giữa lúc giao thời này. Cho nên đơn trương, khai sanh, khai tử, các thứ giấy cho thủ tục hành chánh, dân làng Thuận An thời đó đều nhờ thầy Thông giúp. Dứt liên lạc với Sở một thời gian lâu, gia đình thầy Thông vẫn sống khá sung túc. Giúp dân làng nay giấy mai tờ, tuy thầy Thông không chịu nhận thù lao, nhưng dân làng biết ơn lắm. Đi chài về có con cá ngon, đem "kỉnh" thầy Thông, lưới được mớ tôm cá còn nhảy nhảy, cũng nhớ tới ơn nghĩa.
Đất đai trong Trấn Hải Đài mênh mông, có khu dùng trồng bắp, có khu trồng khoai lang, khoai mì, rau cải. Quanh bờ thành, ngoài những cổ thụ rậm ri, còn chen vào những cây ăn trái, nhãn, thanh trà, ổi, cây hồng quân nên hoa lợi quanh năm.
Vậy là trong bờ thành, chỉ có gia đình thầy Thông. Ngoài thành, chỉ có nhà Mệ Ủy. Năm con bé Mi Ki lên sáu thì mệ Ủy đã ngót chín mươi.
Sống trong Trấn Hải Đài, con bé gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Bước ra khỏi nhà, là con bé thấy rắn. Có rắn hổ, rắn mai, rắn đeo kính, rắn học trò, rắn lồng, rắn màu xanh, màu vàng, màu lục. Leo lên lầu, mở cửa ra phía sau có một rừng thông, xuống bực cấp, đôi khi trợt chân vì đạp phải một con rắn đang khoanh tròn, ngóc đầu nhìn. Leo lên một ngáng cây muốn coi trộm tổ chim, đã thấy tổ chim còn toàn vỏ và lúc nhúc trong ổ không biết bao nhiêu rắn con.
Có bữa, rắn khoanh tròn chắn trước cửa, không ai dám đi ra, người nhìn rắn, rắn nhìn người, có khi rắn bò đi, có khi nằm ỳ tỉnh queo. Riết rồi người với rắn như đã quen hơi nhau, con bé Mi Ki bắt cả rắn con chơi, cho đeo qua vòng tay, nựng nịu, trìu mến. Những con rắn con màu hồng, non nẻo, miệng nhỏ chút xíu chưa biết mổ, cũng quấn quít hơi người. Lần nào con bé đùa giỡn với rắn con chán cũng thả xuống bậc thang cho rắn con nằm. Quay đi một lát, trở lại không thấy, rắn mẹ đã tha con về ổ. Người không hại rắn, rắn không thù người. Con bé đạp nhằm rắn hoài nhưng chưa bao giờ bị rắn cắn.
Ngược lại, có một vài người dân làng bạo gan, men theo đường hào dưới thành, bám rễ cây leo lên trộm cắt tranh, hái trái, đào củ, có người đã bị rắn cắn mà bỏ mạng.
Con đường dẫn ra cửa thành hai bên trồng toàn cây bạc hà cao vút, lúp xúp phía dưới là hai hàng cây sả. Sả vừa bán có tiền, mọc như cỏ dại, không phải chăm sóc mà còn kỵ rắn, coi như là một ranh giới đường đi giữa người với rắn không bên nào phạm bên nào. Thiệt vậy, đi trên con đường dẫn ra cửa Đài, con bé Mi Ki chưa bao giờ thấy một con rắn nào nằm chặn đường như ở các nơi khác.
Con bé thường một mình cố chạy cho hết con đường, tới hai cánh cửa sắt. Đu lên cửa, có thể nhìn thấy con đường dài dẫn tới làng. Dưới đó, có người ta, có nhà cửa, có chợ, có đình làng, và trẻ con, nhiều trẻ con lắm. Con bé cứ đu trên cánh cửa, nhìn ra mà thòm thèm, mơ ước. Đồ chơi của con bé là cái bong bóng lợn không bao giờ dám thổi căng vì sợ nứt bể và da rắn lột lượm ở bờ bụi, khi rắn lột da để lại, con bé hay quấn vài vòng nơi cổ và thả lòng thòng trước ngực.
Thình lình một vật gì trơn ướt, lành lạnh quấn sau cổ con bé. Rắn. Con bé la lên, vùng vẫy. Vòng da rắn lột bị bứt ra, rơi nằm ụ dưới đất. Con bé ngoái cổ lại. Không phải rắn mà là một bà già. Chính là mệ Ủy.
Chưa bao giờ con bé mặt đối mặt với bà già này. Ba má thường dặn khi gặp mệ Ủy thì phải tránh đi. Con bé hỏi tại sao, người lớn nói tại vì bà điên, nguy hiểm lắm.
Bà có dễ sợ như người lớn nói không? Có, coi mặt mũi bà nhăn nhúm, tóc tai rũ rượi mà cặp mắt dài, nhỏ, nhìn hiêng hiếng, coi giống như mắt một loài rắn nào mà con bé đã gặp qua. Móng tay mệ để dài, cong quắp lại như móng con diều hâu mà anh trai của con bé đang tập vẽ, hay vẽ trên giấy.
Có nên bỏ chạy không? Chạy cũng không kịp nữa. Bà già điên đã đứng sát bên cạnh, đôi mắt nhìn con bé như loài rắn biết thôi miên người. Con bé đơ người lại, muốn kêu, muốn la, làm như cái lưỡi bị trụt rồi, không kêu ra tiếng.
"Đừng sợ. Mệ không mần chi con mô."
Chết cha. Bàn tay có những ngón nhọn hoắt đưa ra, có móc vô cổ con bé không? Con bé nhảy xuống khỏi bậc cửa đang đu. Mấy cái móng tay lùa nhẹ lên mái tóc tơ mịn, đỏ hoe vì dang nắng của con bé.
"Con dễ thương chi lạ. Có phải con Mi Ki không?"
Con bé mặt tái xanh như tàu lá chuối, cố gắng gật đầu. Bà già lấy trong túi áo ra mấy cái kẹo đập gói trong miếng giấy súc đen điu.
"Mệ cho con nì."
Ba dặn, không được lấy gì của ai cho nếu không được ba má cho phép. Con bé thích thứ kẹo đập này lắm, nó làm bằng đường với bột, trộn gừng. Ngậm trong miệng lâu tan lắm, vừa ngọt vừa thơm mùi gừng quyện với mùi đường vừa cháy tới, ngon rít cả răng. Bà già điên vẫn nhét vô tay con bé.
"Cầm đi, mệ thương."
Lưỡi con bé đã trở lại bình thường, nó nói:
"Con sợ ba má con đập chết. Ba má con chưa gật đầu, con không dám mô."
Mấy cái móng tay nhọn lại lùa vô mái tóc con bé.
"Con giỏi. Mệ cho thì lấy, mệ cho ba má con không la mô. Ba má con nể mệ lắm, con hỏi coi thì biết."
Mi Ki có biết rồi. Ba bị bịnh suyển, người ta nói ăn cháo nấu hột đủ đủ tía một vài lần thì hết. Ba nói mệ Ủy nói không dứt hết được, nếu mệ Ủy không cho thêm một thứ lá gì đó. Ba nghe theo, bệnh suyển dứt hẳn.
Không biết học nghề thuốc hồi nào mà mệ Ủy có tài chữa bệnh. Con nít sài đẹn, ghẻ lở, người lớn bị đinh râu hay mụt nhọt, hoặc bịnh thúi tai, thúi mũi, mệ Ủy chỉ có một thứ thuốc là thứ bột màu xám tro. Ghẻ lở thì xức, đau bụng thì hòa với nước uống, thúi tai thì bỏ thuốc vô tờ giấy bản quấn như loa kèn, một đầu nhọn nhét vô lỗ tai, một đầu miệng loa thì đốt, khói theo ống loa chui vô trong lỗ tai. Anh con bé bị đau má chàm bàm, mệ Ủy cũng thoa thứ bột đó lên giấy, quấn lại và đốt xông lỗ tai, bịnh lành lẹ lắm. Người ta nói thứ thuốc của mệ Ủy chỉ là mấy cái vỏ rắn lột xác bỏ lại, đem sao chín, tán thành bột cùng với những lọai lá gì không ai biết. Mệ cũng có một thứ thuốc gia truyền gì đó, bằng lá, giã nhỏ xoa vào người, nên mới bắt rắn dễ dàng.
Có người nói mệ Ủy có tà trong người, biết thôi miên rắn. Nhưng từ ngày anh Ủy bị nằm liệt giường, mệ Ủy không thèm chữa bịnh cho ai nữa. Hồi trước chưa bị bịnh nằm một chỗ, anh Ủy cũng hay vô Đài giúp ba má đốn cái cây, sửa khoảng tường vôi bị vỡ... Hồi đó, mệ Ủy cũng chưa thấy dễ sợ như bây giờ.
Nhưng cửa khóa, móc cài phía trong, làm sao người đàn bà này vào bên trong được. Con bé thắc mắc mà không dám hỏi.
Tối hôm đó con bé đem hai cái kẹo đập đưa cho má coi. Hỏi ai cho, con bé nói là của mệ Ủy. Má nói, hai kẹo này ăn được, còn nếu mệ cho thứ khác thì phải hỏi người lớn, chớ không tự tiện ăn.
Nhưng mấy lần sau, cũng chỉ là kẹo đập. Con bé thấy không cần hỏi má nữa, coi như đã được phép. Nó ăn ngon lành. Đôi khi bà già điên còn lấy lá dừa thắt cho con bé những con vật như con châu chấu, con bọ dừa, con chim, và thắt được cả con rắn dài chừng hai gang tay rất đẹp. Mấy thứ này chỉ chơi, không ăn, con bé cũng không phải hỏi má.
Một già một trẻ, dần dà thân thiết. Người ngoài cửa thành, người trong cửa thành, chơi với nhau như đôi bạn.
"Bữa nay mình chơi chi."
"Đánh thẻ. Nẻ ô làng".
Bữa nào, mệ Ủy vô được trong cửa Đài bằng ngả nào không biết thì kéo nhau lên trên cửa thành. Chỗ này có bàn thờ ông Tướng giữ thành, có khoảng đất lát gạch bằng phẳng, đẹp đẽ thì chơi "căn cù u chịu, thượng hạ cấm câu, bể đầu ráng chịu." Mệ Ủy cũng chưa bể đầu, con bé Miki cũng không. Nhưng căn rớt xuống hào thì mất nhiều lắm. Lâu lâu, con bé thấy mệ Ủy, cũng không biết xuống dưới bằng cách nào, lượm đem lên trả lại một đống để chơi tiếp.
Nhưng rồi, không chỉ một già một trẻ bày trò chơi để qua thì giờ, mà dần dà, mụ Ủy rủ con bé đi lòng vòng quanh thành. Thường ngày, khi chơi đùa với con bé, mệ Uỷ hiền lành, có khi cười đùa tung tăng giống con bé. Nhưng có một lần mệ làm nó kinh hoảng.
Lần đó đang đi, mệ Uỷ dưa con bé tới cửa cái hầm dê. Đây là nơi con bé sợ nhất. Ba có lần kể khi quân Pháp chiếm thành, quân Nam và trai tráng trong làng bị lùa hết vào cái hầm dê đó để giết. Máu từ trong hầm chẩy ra đọng vũng ở cửa, lụt tới mắt cá chân. Chỉ nghe vậy thôi là con bé hết hồn, chưa bao giờ dám bén mảng tới đó.
Lôi con bé lại hầm dê, chẳng thèm chơi đùa gì, mệ Uỷ ngồi xụp xuống ngay khoảnh đất bên cửa hầm. Mệ ngồi lâu lắm, bất động. Rồi bỗng mệ quì lết trên nền đất, hướng vào trong hầm lạy lấy lạy để. Vừa lạy vừa la:
"Tui lạy ôn. Tui lạy ôn. Nó thật là con của ôn mà. Ôn sống khôn thác thiêng phù hộ tui cứu nó, chỉ đường cho tui đi bắt con hồng xà. Tui lạy ôn trăm lạy, ngàn lạy...
Mệ Uỷ lạy mãi, lạy mãi. Bỗng thình lình mệ bật dậy, túm lấy cổ tay con bé lôi nó chạy như bay. Khi con bé được mệ Uỷ buông ra, cả hai đã trở về cây bồ đề gần nhà mệ Uỷ. Nhìn gốc cổ thụ rễ cây lòng thòng, quấn quít như ổ rắn, mệ Uỷ lầm bầm:
"Ở đây. Nhứt định nó ở đây."
Con bé sợ hãi lùi ra xa mà ngó. Còn mệ Ủy, mệ lao tới gốc cây, rút trong người ra một cây sắt nhọn, mệ đâm loạn xạ vào mớ rễ cây quấn chùm chằng chịt. Mệ già rồi mà sao mạnh quá vậy, mệ đâm hoài, đâm không biết mệt.
"Rắn hồng. Rắn hồng. Rắn hồng..."
Rắn hồng ở đâu? Con bé chỉ thấy những rễ cây màu xám đất buông xuống từ thân cây, từ các cành nhánh lơ lửng trên cao. Không biết ở bên trong những chùm rễ kia, có ổ rắn nào không? Con bé sợ quá, chỉ muốn quay đầu chạy.
Sau này, nghe con bé kể lại chuyện hôm ấy, ba trầm ngâm giây lát rồi bảo:
"Mụ lạy "ông dôn" đó. Dôn mụ là Cai binh của quan trấn thành, bị Tây lùa giết trong hầm dê. Nghe kể hồi nớ mụ còn tuổi đôi hai, đang mang thai anh Uỷ."
"Ông dôn" tiếng địa phương có nghĩa là ông chồng.
Từ mùa thu năm đó, con bé không còn ở gần mệ Ủy nữa. Tháng Tám 45, Việt Minh về làng. Uỷ Ban Cách Mạng tiếp thu Trấn Hải Đài làm trụ sở. Gia đình thầy Thông bị đuổi ra ngoài, đi ở thuê một căn nhà nhỏ gần cầu Thương Cuộc, cây cầu gẫy bỏ không nằm ở khúc sông sâu nhất. Nhe nói nhiều cô gái thất tình hay chửa hoang đã nhảy sông tự tử ở đây, biến thành ma ra, mỗi đêm trăng thường hiện lên xõa tóc ngồi khóc.
Cầu nằm gần con đường làng, có cây đa rất lớn, xung quanh chất đầy bình vôi cũ. Các bà già ăn trầu cau, khi chết, con cháu thường đem bình vôi của người quá cố đặt dưới cây đa dâng tặng thần cây.
Nhờ cách mạng Mùa Thu, con bé Mi Ki không còn bị quản thúc chặt chẽ với cái thế giới đầy rắn rít bên trong Trấn Hải Đài. Nhà ra ngoài ở, con bé phải vào đội thiếu nhi, phải đi học hát, học múa, cả ngày, cả đêm, vui lắm.
Bọn con nít như Mi Ki được tập họp thành đội thiếu nhi cứu quốc. Thanh niên phụ nữ được hội họp suốt đêm, nhảy sôn-đố-mì. Tối nào dân làng cũng tụ tập ở bãi đất trống của khu chợ gần Phá Tam Giang để coi Hội Phụ Nữ diễn kịch, kịch nào cũng riễu mấy thằng Tây thực dân khát máu.
Mệ có nghề mới là bán bánh rán thịt. Mệ có một cái xe bằng gỗ, thấp, có bốn bánh. Chiếc xe kéo này do anh Ủy khi còn khỏe mạnh làm cho mệ. Giờ đây, mệ sắp bánh rán chiên dòn vô trong cái thúng, trên những miếng lá chuối rồi ủ bằng bao bố. Khi thanh niên, phụ nữ họp nhảy sôn-đố-mì, hay sau khi màn kịch ông Tây thực dân bị các anh du kích Việt Minh bắt trói, quỳ lạy, thì dân làng cười thôi là cười, vì vai đóng ông tây vào phút cuối lúc nào cũng rớt mũ giấy, rơi râu bắp, lòi ra mặt một chị bán cá hay vợ ông chủ tịch mới được bầu. Cười xong là đói bụng phải ăn. Những chiếc bánh rán thịt rắn của mệ Ủy vừa dòn vừa thơm phức, hạp khẩu lắm.
Trò nam nữ sôn đố mì đêm đêm quả là cách mạng thật. Độc lập tự do có khác, mấy cô tha hồ cho cái bụng phồng lên mà không còn sợ cảnh bị gọt đầu bôi vôi dẫn đi rêu rao khắp làng như thời phong kiến trước. Đêm đêm tha hồ tạp vô nhau.
Nhưng cũng trong đêm, nhiều nhà có tí máu mặt ở Cửa Thuận bị đập cửa, những kẻ tình nghi Việt Gian bị bịt mắt đưa đi. Sau những đêm sôn đố mì, sáng ra trên đường làng thường có cảnh thây người bị cưa ba khúc, đầu bị chặt rời bỏ vô một cái nón rách kèm theo tờ giấy ghi bản án tràng giang đại hải. Chẳng hiểu chữ nghĩa đâu ra mà lắm vậy. Dân Cửa Thuận thời này, cả những kẻ vừa bị chặt đầu, vốn ít người biết đọc.
Trấn Hải Đài nay đã là cơ sở cách mạng. Cũng giống thời Tây mới chiếm thành, cái hầm dê trong thành nghe đâu lại là nơi tập trung bọn Việt gian để hành hình tập thể.
Chẳng hiểu Việt Minh làm gì trong Trấn Hải Đài. Trụ sở Uỷ Ban Cách Mạng, đặt ở cái Lầu nghỉ mát của Vua hồi xưa ở sau rừng dương. Chính từ đây, phong trào đòi nợ địa chủ được phát động.
Giàu nhứt trong làng, có trâu, có ruộng, có chục ghe chài cho mướn là ông Hội Thượng. Kế đó, địa chủ thứ hai phải kể là Ông Trùm Trít, có lưới bán, lưới cho thuê, buồm, giây cột, chèo gỗ để phục vụ ngành chài lưới.
Chẳng hiểu vì sao mệ Uỷ bỗng trở thành người dẫn đầu đám bần cố nông đi hỏi tội địa chủ. Con nít trong làng không thiếu mặt, bu coi, sắp một dãy dài phía sau như đi hội làng.
Nhà ông Hội Thượng có sân lớn để phơi lúa. Đoàn người phá cổng rào, tràn vào trong sân. Một người la:
"Địa chủ hút máu nhân dân."
"Hút máu nhân dân"
Một chục người la, một trăm người la. Con nít chen chúc nhau, vừa la vừa chọi đá vô hai cánh cửa đóng im ỉm.
"Kéo đầu thằng địa chủ ra đây."
Anh du kích vác súng, nhưng không lấy xuống, vẫn trên vai, mỉm cười:
"Cách mạng sẽ không tha cho bọn hút máu nhân dân, ăn trên đầu trên cổ nhân dân."
Một ông hô:
"Phá cửa. Bắn nát đầu địa chủ bóc lột hãm hiếp..."
Không đợi dứt câu, nhiều người đồng thanh la:
"Hãm hiếp."
Bà thợ Rèn là người la lớn nhất. Trước đây, dân làng còn nhớ, chính bà ta đi đêm, chắc cũng đi nhảy sôn-đố-mì, bị hiếp nằm bất tỉnh sau đồng. Nhờ ông Hội Thượng đã kịp thời cho thuốc thang mà qua cơn. Còn anh Còm, làm nghề lưới, có con giữ trâu cho ông Hội Thượng, đã nghịch đu sừng trâu, bị té xóc chút xíu lòi ruột, ông Hội Đồng cũng thuê ghe cho đem lên nhà thương Huế cứu sống.
"Giết nó. Bà con ơi, giết nó."
"Xông vô."
Hô xông, hô giết ầm ĩ cả buổi vẫn không bắt được ai. Cả nhà ông Hội đã im như thóc, cửa chính đóng kín mít. Anh du lích làm ra vẻ hiền hòa:
"Cách mạng sẽ có cách để tên địa chủ này phải tự kể tội mình ra với nhân dân. Xin đồng bào trở về, chỉ cần để một vài người ở đây canh chừng, đừng để nó trốn đi..."
Mệ Ủy xung phong:
"Để tui. Tui nằm vạ ở cửa coi nó đi đằng trời. Nó sẽ không dám mở cửa..."
Nói là làm. Mệ Uỷ từ từ nằm dài ra sân, cởi cái quần đắp ngang người và phần dưới thì tênh hênh, chỉ thấy toàn da là da bọc xương, nhăn nhúm!
Người lớn cười, vỗ tay, con nít xúm trong xúm ngoài, coi, háo hức, hăm hở. Có đứa con nít nghịch, con tới gần, cúi xuống, sờ một cái:
"Có chi mô nà. Trụi lủi, nhớp quá."
Thằng nữa:
"Thúi hoắc. Mụ ni ba năm chưa tắm bây hè."
Người lớn kéo bọn con nít ranh ra. Nhưng đám đông vẫn đứng hoài, con nít thì vỗ tay la ó rầm trời.
Mệ Ủy không chỉ cởi quần hóng gió cho mát đâu. Mệ bắt đầu chửi, đào xới từ tông tích họ hàng nhà ông Hội. Sao mà mệ nhớ tên từ ông cố, ông sơ, tam họ tứ đại nhà ông Hội, kêu, chửi từng tên vanh vách, đào từ mồ cụ sơ, cụ Cố cho tới đứa cháu nội vừa chết non. Anh em, họ hàng ai ra sao, thằng nào léng phéng với con mụ nào trong làng, có con rơi con rớt, thằng nào nghèo mà nhờ làm việc thất đức mà xây nhà xây cửa, xây mồ xây mả cha ông. Ông Hội là nhiều tội nhứt, kể cả tội trời đánh không tha là đã làm cho một cô gái trong làng chửa hoang, không nhìn, cô gái ăn tim trái mạt sát mà chết.
Ngoài độn cát, chỉ mọc có mỗi thứ cây là cây mạt sát, trái hình thoi, tròn như trái cau, ở giữa có một đường tim màu vàng nhạt. Ăn trái không sao, nhưng đụng vào giải tim thì chỉ mươi phút sau là tắt thở.
Còn bà Hội, theo bài chửi của mệ Ủy, là một co gái đi mót lúa, bị tên địa chủ ác ôn đè cho năm lần bảy lượt ngoài ruộng mà phình bụng, bỏ làng trốn đi. Ba năm sau, cô ta bồng thằng con trai về, vô thẳng sân nhà ông Hội mà chửi, thề độc thề địa nếu không nhận, bà vặn cổ thằng con rồi tự tử chết cho cả nhà ông tuyệt tử tuyệt tôn. Bà làm ma ở ngay cái cây trước nhà để canh cho trong nhà không có một con đàn bà một đứa con nít nào vô lọt. Lấy vợ vì kẹt, ông Hội cũng có thêm hai ba nàng hầu.
Mệ Uỷ càng chửi càng hăng, toàn chuyện lạ tai chưa hề nghe nhưng khi nghe rồi thì cũng nhập vô người. Một bà:
"Mệ Ủy chửi đúng quá. Chuyện ni tui cũng có nghe."
Một bà già:
"Tui có chộ bữa nớ, chuyện xẩy ra trong sân nhà ni chớ mô."
"Thằng địa chủ ni nhứt dịnh phải trả nợ máu."
"Nợ máu."
"Bắn cái đùng."
"Đâm mù làm thằng chột."
"Lắt dái luôn cho rồi."
Bọn con nít được dịp nói tục cho sướng miệng.
Đám đông thay nhau, về rồi tới, tới rồi về, lúc nào cũng có người chạy rần rật ngược xuôi, bu coi mệ Ủy nằm vạ.
Ba ngày, mệ bất kể thằng con trai sống chết. Có người tới kể cho anh Ủy nghe. Tuy không nói được, nhưng anh ứa nước mắt. Anh vẫn thương mẹ anh vô cùng.
Sang ngày thứ tư thì đám đông kéo qua nhà ông Trùm Trít. Mệ cũng nằm vạ kiểu lột quần hóng mát. Người lớn con nít vẫn còn nô nức chờ. Nhưng chỉ tới chiều tối hôm đó là trời mưa. Vậy là hết chuyện!
Mùa mưa, rồi lụt lội, kéo dài mấy tháng trời. Cách mạng đụng mưa cũng xìu. Dân nghèo phải đem sắn khoai, mắm trữ trong lu ra ăn. Của nhà giàu, nhờ công lao mệ Ủy nằm vạ mà thu được thì lọt đi đâu mất, dân chỉ vỗ tay là sướng rồi. Nhiều người trong làng tự nhiên mất tích. Lâu lâu mưa xối, bỗng thấy một cái đầu, một cái chân, bàn tay người lòi ra khỏi cát. Ngoài sông, lâu lâu lại có vài ba xác nổi lên, tấp vào bờ.
Ngoài mệ Uỷ, ngay từ hồi còn trong Trấn Hải Đài, con bé còn có hai người bạn già, đó là ông Trùm Gà, ông Trùm Vịt ở tận Doi, chỗ miếng đất cụt doi ra sông. Hai anh em ruột chỉ làm nghề chài trên sông, không đi biển.
Chính ỏ doi đất lấn ra sông này, con bé đã nhìn thấy mệ Ủy giao những cái lồng bịt vải kín mít xuống ghe cho các lái buôn. Ông Trùm Gà cười, miệng móm xọm, chỉ còn một chiếc răng đung đưa, nói: "Rắn đó."
Thời đầu cách mạng mùa thu, có bữa con bé Mi Ki theo hai ông Trùm đi coi mấy xác người vừa bị Việt Minh về xử tử đêm trước, khi thấy cái đầu người bị cắt treo trên cây, con bé bỗng sợ quá khóc ré lên. Ông Trùm Gà vội bịt mắt con bé, bồng nó lên, đem ra sau Sáo, chỗ doi đất mà người ta rào sáo là tre, từng hàng dưới nước để lùa cá.
"Đừng sợ. Đừng sợ có Ôn nì. Có ôn."
Con bé nép đầu vào ngực ông già. Ông có cái mùi hoai hoai, của làn da đồi mồi dơ, của thuốc rê, quần áo cũ rách, hòa với cái mùi già nua, mùn mục, nhưng với con bé đã thành cái mùi thân thuộc.
Thấy con bé thút thít lâu quá, ông Trùm Vịt bỏ con bé vô cái thúng lớn trét chai, bơi ra giữa sông bằng hai cái chèo ngắn. Còn ông Trùm Gà cũng ngồi trên cái thúng trét chai dân Thuận An thường dùng thay xuồng nhỏ, tay cầm hai cái dùi gỗ, gõ gõ: lóc cóc, lóc cóc. Cá nhảy vô, cá lùa vô... Ông Trùm Gà hát bài đám tang cá voi của dân làng mỗi khi có đám cá Ông....
"Hai con cá phướn dẫn đường Ông tấp vô sau Ới ông ơi, trời sầu đất thảm Gió mưa sụt sùi Ới Ông ơi, Ông đi mô mà bụng tui đau ruột tui thắt Ông ui là ông ui, hu hu hu hu....
Ê!
Bà nớ ơi, răng bà nằm chảng hảng chàng hang Tui giận tui xâu mũi mô mũi nấy bằng cái đùi chống cựa (chống cửa)....
Bài hát bằng cái giọng ngọng líu ngọng lo của ông Trùm Gà, vừa thảm thương vừa tục tĩu. Con bé hồi đó làm sao hiểu hết, nhe răng cười. Biển mặn gió muối nhuộm da con bé đen ròn, nắng phơi tóc con bé vàng hoe. Lóc cóc, lóc cóc. Cá lớn cá nhỏ...lóc cóc, lóc cóc...Một con rắn nước lội lăng quăng, ông trùm Gà đưa cái vợt vớt lên. Con rắn nước nhỏ, dài, mình xám, cổ hồng nhạt vùng vẫy muốn thoát. Ông trùm Gà cầm đầu con rắn, cái nọc thè ra. Ông nhứ nhứ để cho cái nọc con rắn mổ mổ tới trước và ông chơi với nó một hồi xong thả xuống nước. Con rắn lại bơi loăng quăng. Ông tiếp tục hát.
"Vè vè vè ve, nghe tui kể cái vè nói ngược Con chim làm tổ dưới nước Con cá làm tổ trên cây Người thác đi cày, người sống nằm dưới lỗ Thuyền thì chạy bộ, ngựa chạy dưới sông Một bầy chim cưỡng vẫy vùng dưới nước Ba mươi đời nói ngược ai đã dễ nghe Con voi ấp trứng sau hè Con gà cao vành đễ cượi (cưỡi) Con heo ăn cỏ Đồng Hới Con chim ăn cám trong chuồng Tháng ba múc nước lên nguồn Tháng tư đem bè chở lụt Thợ Rèn nấu xôi cúng Bụt Thầy tu đập sắt cả ngày Thợ mộc múa hát vỗ tay Vợ ông Ba lục đục vác gươm đi hầu Ông Ba ở nhà têm trầu đãi khách Ngoài đồng che phên che phách Trong nhà cắt cấy ùa ùa Con tôm ăn cả con cua Một bầy cá nhám nhảy ùa lên ăn Ăn rồi đạp trốt mèo săn Con chuột ngoẳng ngoảng muốn ăn con mèo Bao giờ cám lại ăn heo Chuột lại ăn mèo cỏ lại ăn trâu Gà con tha quạ diều hâu Gà con tha cả ghe câu lên trời...
Bài vè vẻ vè ve cứ thế, ông Trùm Vịt hát mãi, hát mãi, trở đi trở lại cho tới khi con bé nghẹo đầu, trong cơn mơ giữa giòng sông, nghe tiếng nước vỗ róc rách, róc rách, nghe tiếng gõ lóc cóc, lóc cóc và cá nhảy, cá nhảy... Con bé cũng mơ thấy giữa đàn cá có một con rắn nước, nhiều con rắn nước, bơi và nhảy theo. Rồi hồ cá mặt trăng, đàn cá trắng bóc, nhỏ li ti, nổi lên từng về đớp đớp ánh trăng vàng rực lóng lánh trên mặt nước... Mặt nước vỡ, ánh trăng vỡ, vì một con rắn nước đang lăng quăng bơi lội.
Con rắn nước màu hồng. Có phải là nó không, con ngựa hồng mệ Ủy đang tìm kiếm?
...
Rồi cách mạng mùa Thu tàn nhanh. Việt Minh rút ra bưng. Quân Pháp trở lại. Suốt mấy năm Trấn Hải Đài hoang tàn. Ngày bị Tây hành, lo trốn tránh không làm ăn gì được, đêm, mấy ông Việt Minh về giết chóc, thu thuế nên dân làng đói nhăn răng.
Trong Trấn Hải Đài có rắn, có cây củ, không phải nuôi, không phải trồng. Nhiều lối đi dưới hào thành, nhiều chỗ tường thành bị đục đẽo, lấy đá, hoặc làm đường bí mật cho trộm đạo. Duy nhứt cây bồ đề cổ thụ vẫn trơ trơ, không ai dám đụng.
Dân làng đồn, kẻ trộm giỏi nhứt, bạo gan nhứt làng là chú Nốt, đã dám cầm búa chặt rễ cây. Búa quặt lại chém một nhát chính ngay giữa trán, vết thương không phạm sâu, nhưng cứ làm mủ hoài, rịt đủ thứ thuốc cũng không lành mà còn biến dạng như cái đầu rắn ngóc lên mới ghê. Về sau nghe lời bà đồng, đem nhang đèn, bánh trái đặt dưới gốc cây mà khấn, dập đầu chịu tội. Lúc cúng có một con rắn từ trên cây bò xuống, bò ngang qua mâm lễ vật, rồi biến vào trong bụi cỏ tranh. Mấy ngày sau, vết thương chú Nốt khép miệng. Từ đó, không còn ai dám đụng tới cây bồ đề cổ thụ nữa.
Anh Ủy bệnh đã đến hồi hết thuốc chữa. Mỗi ngày anh lên cơn cỡ chục lần, lần nào cũng như con rắn, trợn mang phùng mắt, phun phì phì, cả thân hình lúc thường thì cứng đơ, lúc lên cơn thì quằn quại như muốn bò muốn trườn. Da thịt anh nổi vảy như da rắn.
Mỗi khi nhìn con trai lên cơn, mệ Ủy nghiến răng, gầm lên. Mệ nhất quyết phải tìm cho ra con hồng xà có lằn than đỏ cháy trên lưng. Trong làng có người trêu ngươi mệ, nói, con rắn bữa bò qua mân lễ vật anh Nốt cúng, đúng y như con rắn mệ kiếm tìm.
"Có vồng than hồng cháy trên lưng?"
"Có."
"Nhỏ và dài?"
"Y rứa."
"Mình vàng bụng trắng."
"Thì chộ rứa."
Vậy là mệ Uỷ lại lấy cây roi bằng đuôi cá đuối quất túi bụi vào đám rễ cây bồ đề, vừa quất vừa nguyền rủa.
Trời đã qua đông, xuân tới. Cây cỏ trong Trấn Hải Đài tuy bị phá tán cũng vẫn đâm chồi, nẩy nở tươi tốt. Nhưng bịnh tình anh Ủy thì đã tới phút cuối rồi. Mệ Ủy nấu cháo rắn cho anh. Cháo đút vô miệng thì trào ra. Anh phun phì phì một cái, tắt thở.
"Con bỏ mạ mà đi răng đành con ơi..."
Người ta phải trói mệ lại mới bỏ được anh Ủy vô hòm. Trong căn nhà cột gỗ lim, thấp, tăm tối, đã từ lâu rồi có hai cỗ quan tài gỗ, mệ Ủy sắm lúc còn tiền bạc dư giả, có lúc sa cơ lỡ vận, cũng không chịu bán mà ăn.
"Mệ nớ điên chi mà điên, mới tàng tàng thôi chơ khôn tổ cha".
Người làng cười cười khi nói về Mệ. Nhưng khi anh Ủy chết rồi thì mệ Ủy điên thật. Mệ thường quấn con rắn chết lòng thòng nơi cổ, vừa đi vừa ca hát dù giọng khào khào không ra hơi.
Một ngày nọ, dân làng nhìn thấy mệ cầm cái mác đứng trên thành, chặt tán loạn vào đám rễ cây bồ đề. Mệ ôm mớ rễ nhỏ chặt được đem về nhà. Người làng rình coi, thấy mệ chất đống rễ lên chiếc giường trước đây anh Ủy nằm bệnh, rồi mệ đi quanh, la lối:
"Hồng xà, trả con cho ta. Trả con cho ta... Úm ba la xi ma ta la, úm ba la...rắn hồng biến ngựa hồng chở con ta...Úm ba la xi ma ta bà cô la..."
Đêm đó, căn nhà bốc cháy. Mệ Ủy chạy ra ngoài, xõa tóc, tay cầm thanh la, tay cầm dùi gõ. Mệ không la tiếp cứu chữa lửa, mà chăm chăm nhìn ngọn lửa hừng hực chờ đợi.
"Bắt nó lại. Rắn hồng. Ngựa hồng..."
Bất chợt, mệ Uỷ la. Một con rắn từ đám lửa quăng mình lên tường thành, biến mất. Mệ Ủy chạy theo. Người ta giữ mệ lại. Có thể đó chính là con hồng xà đực cháy đỏ một vồng lửa trên lưng mà mệ vẫn lùng xục. Căn nhà không cứu chữa được, cột kèo gỗ lim, chiếc hòm còn lại, tất cả cháy ra tro. Mệ Ủy quả quyết bầy rắn hồng không cháy, thoát được. Mệ phải đi tìm chúng.
Chỗ ở sau cùng của mệ Ủy là ngay dưới hai cánh cửa thành khép kín với một ổ khóa câm lặng, không có mắt nhìn, không có tiếng nói. Một chiếc chiếu trải nằm, một cái chăn đắp và bị lát rách đựng mớ quần áo cũ người ta cho. Ban ngày, mệ đi từng nhà, đứng ngoài sân chìa tay xin, không hé miệng, cứ đứng hoài khi nào có cho đồ ăn mới đi. Ai cho chi ăn nấy, con nít nghịch bỏ lá, bỏ đất cát vào, cũng nhai, cũng nuốt.
Anh Uỷ mồ yên mả đẹp. Mệ Uỷ không còn sức phá phách. Cây bồ đề vẫn không ai dám đụng tới, những chùm rễ ngày càng chằng chịt hơn, bò đến cả mấy bậc cấp gần cột cờ, nơi có bệ thờ ông Lê Sỹ.
Con bé Mi Ki không còn lần nào được trở vô thăm lại Trấn Hải Đài. Năm đó, gia đình ông Thông rời Thuận An về Huế. Con bé chỉ được phép đi từ giã ông Trùm Gà, Trùm Vịt. Hai ông già khọm và một đứa bé nhỏ nhít ôm nhau.
"Con nhớ mấy Ôn."
"Hôn hóc. Hóc chi dị rứa. Bữa mô hai Ôn lên Huế thăm Miki."
Khóc dị lắm. Nhưng mắt hai ông trùm đỏ hoe. Hai ông cho con bé mấy cái vỏ ốc, dặn:
"Khi mô dớ biển thì kê lỗ tai vô sát mà nghe, có tiếng sóng biển nơi tề, sóng biển cũng có mà tiếng nước rào cũng có cho coi. Hí, dớ hí."
Hai ông trùm Gà trùm Vịt thiệt thà không biết nói dối.
Khi đã lớn, qua tuổi mười ba, mấy con ốc vẫn nằm trên bàn học. Nhớ Thuận An, nhớ hai ông Trùm, cô bé ghé sát tai vào vỏ ốc, nghe được tiếng sóng biển, tiếng sông nước rì rào.
Con bé nhớ khoảng sân rộng lát xi măng với hai cây sầu đông rất già, cành lá rậm rạp che bóng rợp không cho nắng chiếu xuống. Nhớ cái hầm dê ngập máu dân làng Thuận An, nhớ Vọng Hải Đài trên lầu ba, leo lên đó thì có thể nhìn thấy thuyền bè cả chục dặm xa ngoài mặt biển. Nhớ những ổ rắn con lúc nhúc, mềm, trơn, mầu hồng non xinh xắn, nhớ những con rắn không biết tên gì nằm khoanh tròn ở bậc cấp lim dim phơi nắng mà con bé chỉ cần tránh qua một bên là bước đi, không sợ bị cắn mổ.
Mười tám tuổi, những ngày lễ nghỉ học, đèo nhau bằng xe đạp về Thuận An tắm bể, Miki có vô làng thăm. Lính đã đóng trong Trấn Hải Đài, không cho vô. Ra sáo thăm hai ông Trùm, chỉ thăm hai cái mộ cát lúp xúp. Hai cô bạn ấu thơ là Kệ với Thụy đã lớn, vẫn nghèo. Có ra biển tìm, gói theo mấy củ khoai luộc, con khô mực nướng. Có vô làng ngủ đêm với hai cô bạn.
Đêm hè, trải chiếu nằm ở sân quay về phía bờ. Nước sông rì rào, rì rào nhắc. Nhớ ngoài Doi, Sáo, hai cái miệng cười méo mó của hai ông Trùm. Rồi ở sông, phía cầu Thương Cuộc có tiếng động, lắng nghe. Bên tai, Kệ cười khúc khích:
"Ma ra đó."
"Ừ, con ma ra nó nhảy lên cầu, ngồi khóc đó tề. Mở mắt là chộ liền."
Thụy gắt gỏng:
"Tầm bậy nữa đi. Lớn rồi mà còn sợ ma, tin chuyện ma nữa"
Mi Ki, chỉ chờ có dịp đó ôm chặt lấy hai đứa bạn nhà quê. Cô biết rất rõ, tiếng động đó chỉ là tiếng cá quẫy giỡn trăng trong đêm.
Quên, có hỏi mệ Ủy đâu không thấy. Kệ nói:
"Chết lâu rồi, cũng trên trăm tuổi lận."
Thụy:
"Rứa mà bữa đưa đám mệ Ủy đông quá sức. Nghe nói lúc đậy nắp áo quan có con rắn học trò bò vô nằm khoanh tròn dưới quan tài. Bởi nghe đồn rứa nên người ta ùn ùn đi coi."
"Ủa, mệ ủy có nhà."
"Về sau có. Cháu mệ đâu ở xa tìm tới, dựng lại cho mệ cái nhà tranh nhỏ ở trên miếng đất nớ."
"Mệ có đi bắt rắn nữa không?"
"Không biết."
"Có đi tìm mấy con ngựa hồng...à rắn hồng không?"
"Cũng không nghe noái đến mi nờ. Thằng cháu đó ở luôn với mệ, nghe noái cháu xa lắc mà thảo lắm. Thằng nớ mê con Lệt ở dưới làng Eo, năm ngoái mới cưới nhau, chừ ở cái túp nhà tranh nớ chớ mô."
Kệ:
"Rứa mà cái mụ Xoài đã tra rụi rồi mà còn tòe loe toét loét nói mệ Ủy bị rắn cắn chết. Rắn mô? Trong Đài lính ở, có con rắn mô còn sống sót cũng trốn chui trốn nhủi bây nờ."
Thiệt kỳ. Vậy ra chuyện hồi thơ ấu của ba đứa là chuyện cổ tích?
....................
Đó là chuyện con bé Mi Ki thời ở làng Thuận An. Lớn lên, tôi lại rất sợ rắn. Trường tổ chức đi trại ở Đồi Thiên An, tôi đã không dám bước vô những lùm cỏ vì sợ đạp nhằm rắn. Con bé Mi Ki đứng đâu đó, trước mặt, sau lưng, trong đầu, cười nhạo. Hình như chỉ có những con rắn của con bé ở Trấn Hải Đài Thuận An, mới là rắn hiền, rắn thân, rắn bạn. Còn những con rắn nơi khác, những con người nơi khác, như chính tôi, thật khó tin cậy nhau.
Đã xa quá xa, có thể không bao giờ còn nhìn thấy Trấn Hải Đài nữa. Ở Hoa Kỳ, sau mấy trận lụt vừa qua, tôi đọc báo thấy biển đã nuốt chửng mất khu rừng dương làng Hòa Duân. Lầu nghỉ mát nhà vua nay đã không còn. Con đê đã vỡ. Một phần Thuận An đã không còn. Một cửa biển mới đã mở ra, dài cả cây số. Chẳng biết Trấn Hải Đài bây giờ ra sao. Những con rắn hồng của mệ Ủy xa xưa có còn không?
Mệ Ủy chết, hai ông Trùm chết, ông Cửu Thượng, ông Trùm Trít chết. Nhiều người chết lắm, tôi biết. Nhưng rắn lột xác sống đời mà. Chúng đâu cả rồi? Sao từ lâu, ngay trong những giấc mơ, tôi cũng không thấy chúng?


No comments:

Post a Comment