XUÂN VŨ * GIẤC NGỦ 30 NĂM
Giấc Ngủ 30 Năm
Tôi là trung tá Hồng Long, bí thư Võ Đại Tướng. Năm 1952, tôi được gửi
vào Nam để làm chính ủy Tiểu đoàn 307 ở Nam Bộ. Đáng lý ra chức vụ của
tôi chỉ là chính trị viên Tiểu đoàn (Trung đoàn trở lên mới có Chính ủy)
nhưng vì tính chất quan trọng của đơn vị nên Bộ tư lệnh miền Tây đặc
cách cho nó một chính ủy cũng như Trung đoàn 99, mà tiền thân là Chi đội
19 do Đại đoàn phó Đồng Văn Cống chỉ huy vậy. Trong trận đánh với bộ
đội Ba Cụt ở Chắc-Cà-Đao năm 1954, trước một ngày hiệp định giơnevơ được
ký kết, viên đạn mồ côi lạ lùng của trận chiến bay vào một cành cây và
văng tạt trúng cột sống tôi. Một nửa người từ lưng quần trở xuống bị bại
hoàn toàn.
Ra Hà Nội tôi được hầu hết các danh y Đông Tây chữa trị nhưng vẫn không
khỏi bệnh. Tôi được để nằm trên một chiếc giường lót thạch cao để nuôi
dưỡng tủy xương sống hầu ngăn chặn sự tê liệt của phần trên thân người
tôi.
Quả thật, nhờ vậy đầu óc tôi vẫn sáng suốt và hai tay tôi vẫn hoạt động
như thường. Tôi buồn vô cùng. Là một cán bộ luôn luôn hoạt động, một
chiến sĩ chiến đấu liên tục, một thanh niên được kết nạp đảng vào tuổi
19, tôi luôn luôn vươn tới những mục tiêu cao cả của cách mạng do đảng
lãnh đạo. Bây giờ vừa hòa bình xong, biết bao nhiêu hoạt động ngoài đời
tôi lại nằm trong bệnh viện, một bước không đi được. Nhiều đêm nằm nhớ
lại những kỷ niệm trong cuộc kháng chiến cực kỳ vinh quang và anh dũng
của dân tộc tôi không cầm được nước mắt.
Bỗng tôi nhớ lời thề khi vào đảng: "hy sinh chiến đấu tới hơi thở cuối
cùng". Tôi lấy lại được niềm vui: Mình còn khối óc và hai bàn tay, vậy
còn có thể cống hiến cho đảng tim óc của mình.
Tôi vẽ ngay ra một kế hoạch học tập trên giường bệnh. Nó gồm có hai
phần: Đọc sách và học tiếng Liên Sô. Tôi nhờ bệnh viện mượn cho tôi
trước nhất những quyển sách viết về Hồ Chủ tịch gồm có "Những mẩu chuyện
về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của Trần Dân Tiên, "Bác Hồ của chúng
ta" của các nhà văn Việt Nam được vinh dự gặp Bác, "Giấc ngủ Mười Năm"
của Trần Lực. Mục đích của tôi là học tập gương phấn đấu chiến thắng
nghịch cảnh của Hồ Chủ tịch. Phần học tiếng Liên Sô thì hơi khó thực
hiện vì tôi không đến trường được. Tiếng Liên Sô không phải gốc Latin
nên không giống tiếng Pháp hay tiếng Việt. Phát âm lại khó hơn các thứ
tiếng này. Nhưng tôi quyết chí học cho bằng được cái ngôn ngữ của một
dân tộc đã làm nên cuộc cách mạng tháng Mười lừng danh thế giới.
Trong bốn năm liền, nhờ sự cố gắng hết mức và sự giúp đỡ của các đồng
chí chuyên gia hoặc tùy viên văn hóa Liên Sô tôi đã có thể dịch được
tiếng ta ra tiếng Liên Sô và ngược lại. Tôi bắt đầu dịch quyển "Nữ Anh
Hùng Dôi A", người con gái Nga bị phát xít Đức bắt, bị hành hình nhưng
vẫn anh dũng mắng kẻ địch chứ không bị mua chuộc hoặc đầu hàng. Quyển
sách dịch ra tiếng ta xong, được nhà xuất bản Kim Đồng nhận in liền. Sau
khi sách được phát hành xong, có cả một buổi lễ long trọng cử hành tại
bệnh viện để tuyên dương công trạng của tôi với danh hiệu anh hùng quân
đội. Đại tướng Tổng tư lệnh đã đến tận giường, bắt tay tôi và gắn huân
chương Chiến công hạng ba cho tôi. Nhiều đồng chí Liên Sô đến tặng quà,
chụp hình tôi, bảo là sẽ đem về Mạc Tư Khoa in lên báo. Còn vợ tôi thì
được lãnh tiền nhuận bút của nhà xuất bản để sống. Con trai tôi đến khoe
với tôi chiếc khăn quàng đỏ nó vừa nhận được của trường.
Thế là tôi toại nguyện vô cùng. Tôi cảm thấy cuộc đời của mình còn có ý
nghĩa cho cách mạng chứ không đến đổi là một vật phế thải. Ở Liên Sô
cũng có một nhà văn trẻ viết trên giường bệnh. Ông ta viết lại chính
cuộc đời cách mạng của mình và đã thành công to lớn. Tác phẩm của ông ta
đã góp phần giáo dục lý tưởng Cộng sản cho hàng chục triệu thanh niên
Liên Sô. Nhà văn này tên là Ốt-trốp-xư-ki. Trong truyện ông ta tự cho
mình tên Paven Cóoc-sa-ghin. Cả hai tên đều khó đọc, khó nhớ, nhưng tôi
đã thuộc lòng từ khi đọc lần thứ nhất. Quả thật là một người anh hùng
suốt đời phấn đấu cho chủ nghĩa Cộng sản và phấn đấu chống bệnh tật của
bản thân mình mà tác phẩm của ông, Thép Đã Tôi, là một biểu hiện tuyệt
vời. Tôi có ý định dịch quyển này ra tiếng mẹ đẻ để cống hiến lứa tuổi
thanh niên ngõ hầu thúc giục họ sống theo kiểu Paven. Nhưng tôi vừa
chuẩn bị thì đã có nhà xuất bản đã in ra rồi. Tôi bèn quay sang tìm
quyển khác để dịch. Đó là quyển "Giấc Ngủ Mười Năm" của Trần Lực. Tác
giả là ai tôi không được biết nhưng bút danh Trần Lực đã khá quen thuộc
trong hàng ngũ cán bộ ở Việt Bắc từ 1946. Lúc được lệnh vào Nam tôi có
mang theo một cuốn.
Vào đến Nam Bộ tôi đưa cho phòng Chính trị Bộ Tư lệnh tái bản. Trong
truyện tác giả kể lại rằng có một anh chiến sĩ đánh giặc bị thương hồi
năm 1946, được đem vào nhà thương chích thuốc mê để chữa trị. Vết thương
đã lành nhưng có lẽ hệ thống thần kinh bị hỏng nhẹ nên anh ta đã ngủ
một giấc mê man. Khi tỉnh ra thì thấy cảnh vật và con người đều thay
đổi. Đất nước đã không còn bom đạn, cuộc sống phì nhiêu và người dân ta
giàu có tươi đẹp lạ lùng như cảnh thiên đàng mặt đất. Hỏi ra thì mới
biết thời gian trôi qua là mười năm. Do đó tác giả đặt tên quyển truyện
là "Giấc Ngủ Mười Năm". Tác giả hàm ý rằng cuộc trường kỳ kháng chiến
chống Pháp của dân tộc ta sẽ kết thúc trong vòng mười năm và từ đó toàn
dân sẽ sống cảnh thiên đàng.
Nhà văn Trần Lực đã tiên tri trúng phóc.
1945-1955 không mười năm là gì? Phải chăng ông ta là Khổng Minh tái thế?
Phải khó khăn lắm tôi mới tìm lại được quyển truyện này. Nó được một cán
bộ giữ kỷ trong ba lô mang từ Việt Bắc về thủ đô và Viện Bảo tàng Cách
mạng đã chiếm giữ ngay để trình bày trong viện. Tôi phải nhờ Cục Tuyên
huấn Quân Đội can thiệp và bảo đảm mới được mượn quyển sách quý giá này
và chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ Cục Tuyên huấn phải mang trả lại. Tôi
vồ lấy quyển sách đọc lại, quên cả cơm nước. Những dòng chữ ngày xưa đã
từng chạy dưới mắt tôi như một cuộc hành quân thần tốc, nay lại hiện ra
như những đoàn thiếu nữ xinh tươi đáng yêu vô cùng. Xương máu mười năm
kháng chiến đổ ra, trong đó có máu của tôi, đã không uổng. Tôi phải trả
lại quyển sách một cách lưu luyến như lúc từ biệt vợ tôi để vào Nam hồi ở
Việt Bắc. Tôi thấy đất nước hiện ra huy hoàng như một vườn hoa muôn màu
mà người làm vườn là đảng. Thằng con trai tôi sinh năm tôi chia tay vợ
tôi nay đã lên 7. Hồng phước của gia đình! Cho nên tôi đặt cho nó cái
tên là Hồng Sơn. Cũng như tôi, khi vào đảng lấy bí danh là Hồng Long,
tức là con rồng đỏ, với ý nghĩa vừa là dân tộc vừa là đảng. Nằm trên
giường bệnh tôi ngẫm nghĩ thấy cái tên của mình thật hay.
Tôi nổi tiếng nhanh chóng như một anh hùng lập được một kỳ tích trong
thời kỳ hòa bình. Nhân dân Thủ đô đều đến thăm tôi hàng ngày. Nhiều đoàn
thể của nhà máy, đảng bộ v.v.. chẳng những đến thăm, biếu quà mà còn
tặng cho tôi những chức vụ danh dự của đoàn thể, cơ quan họ. Tôi đếm
được,bên cạnh chức vụ Trung tá, anh hùng quân đội chính thức của tôi,
trên 100 chức vụ hàm, nghĩa là có chức nhưng không làm gì hết.
Năm 1960, một danh dự lớn đến với tôi. Tôi được đoàn thanh niên cộng sản
Kôm-Xô-Môn Mạc Tư Khoa tặng cho tước hiệu "đoàn viên danh dự", với cấp
bằng và tượng đồng Lê Nin. Tôi đưa cho vợ tôi đem về treo ở nhà.
Cũng năm này, một lần vào thăm tôi, vợ tôi đã báo cho tôi một tin mừng
khác rằng: thằng Hồng Sơn được chọn đi học Liên Sô cùng với đoàn con em
của liệt sĩ anh hùng có công với cách mạng. Ngồi bên đầu giường, vợ tôi
kể lại sinh hoạt bên ngoài bệnh viện. Mặc dù tôi có đọc báo Nhân Dân
hàng ngày và nghe đài hàng giờ (bằng chiếc đài của sứ quán Liên Sô tặng)
nhưng nghe tin từ miệng vợ tôi, tôi vẫn cảm nhận được bên ngoài cụ thể
hơn, giá một lạng thịt, một ký gạo, một bó rau muống, một cái đùi gà
v..v..
Đặc biệt là sự biến chuyển to lớn trong guồng máy kinh tế: ở nông thôn
đảng đã xóa hết những sai lầm cũ và đưa nông thôn lên hợp tác xã trung
cấp. Nhiều nơi, theo báo Nhân Dân, đã có hợp tác xã cao cấp. Tôi vui
mừng nghĩ là sẽ chẳng bao lâu những hợp tác xã này trở thành những
Kholkhoz gương mẫu. Nông thôn ta 80 năm bùn lầy nước đọng sẽ chỉ nở rợp
lúa vàng, nhân dân sẽ đời đời ấm no hạnh phúc như dân Liên Sô. Lại cũng
vào năm này, ở đại hội thứ 20 đảng cộng sản Liên Sô đồng chí Khơ-rút-sốp
dõng dạc tuyên bố cùng nhân loại trên cả địa cầu, - có lẽ lời tuyên bố
làm giật mình cả thần thánh đang ngự trị trên Trăng Sao, - rằng: "Thế hệ
thanh niên này sẽ được sống trong chủ nghĩa cộng sản trên đất nước họ".
Như vậy là Liên Sô sẽ là thiên đàng đầu tiên trên mặt đất: giấc mơ ngàn
đời của nhân loại được thực hiện.
Ít lâu sau, vợ tôi lại vào thăm tôi và cho biết rằng ở ngã tư Tràng
Tiền, vừa dựng xong một tấm áp phích chạy dài suốt một khu phố mặt ngó
ra bờ Hồ, người vẽ to bằng người thật, toàn là dân Liên Sô, nhảy múa
tưng bừng để minh họa câu tuyên bố trên kia của đồng chí Khơ-rút-sốp.
Thôi vậy là xong rồi. Mình chẳng còn gì để mơ ước thêm. Chết cũng yên
tâm. Đang lúc tôi dịch quyển "Giấc Ngủ Mười Năm" ra tiếng Liên Sô xong
thì bệnh tôi trở nặng. Nhà nước đã hết lòng chạy chữa nhưng tôi vẫn cứ
chết như thường. Ô, cái chết nhẹ nhõm thảnh thơi của một người dâng trọn
đời mình cho dân tộc. Tôi nghe rõ tiếng đinh đóng vào hòm tôi và tiếng
than khóc của đồng bào đồng đội cùng là vợ con tôi. Nằm trong hòm tôi
mỉm cười, tự bảo:
- Tôi chỉ ngủ một giấc ngủ dài năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa rồi sẽ
mở mắt ra nhìn quê hương mình đổi mới gấp trăm lần!
Với vợ tôi, tôi muốn bảo: "Anh không chết! Bởi vì Hồng Long tái sinh
trong Hồng Sơn!
Màu hồng sẽ không bao giờ tắt trên cuộc đời này."
Tôi được chôn cất rất trọng thể với lễ nghi an táng một anh hùng nơi
nghĩa trang quân đội, tổ ấm cuối cùng của hàng vạn đồng đội và đồng chí
của tôi.
Không, tôi không bị vùi xác ở nghĩa trang, tôi đang sống giữa lòng dân
tộc! Không, tôi không chết, tôi chỉ ngủ một giấc ngủ dài, giấc ngủ của
ông Trần Lực. Chính tôi là nhân vật của ông Trần Lực. Khi liệm thân xác
tôi, người ta không quên đem theo quyển truyện cho tôi làm việc tiếp ở
dưới mồ. Do đó tôi vẫn còn nhớ và tự nhắc mình chỉ nên ngủ mười năm rồi
thức giấc để ngẩng lên xem quê hương đổi mới.
Hôm nay, tôi lại thức giấc, đúng vào ngày... tháng... năm 1990. Từ ngày
lìa trần tôi chỉ ngủ có ba giấc, mỗi giấc đúng mười năm. Nếu như ngày
tháng ở cõi tiên và thế gian khác nhau như trong truyện Lưu Nguyễn lạc
Thiên Thai thì đất nước tôi bây giờ đã sống trong giàu có sung túc nhung
lụa gấm hoa, bởi vì Lưu Nguyễn vào động đào nguyên chỉ có một ngày mà
khi trở về quê cảnh thổ quê hương đều thay đổi: những đứa trẻ đều đã trở
thành cụ già lọm khọm. Hóa ra trên tiên một ngày bằng trăm năm dưới
thế. Huống chi tôi đã nằm trong nghĩa trang 30 năm. Thì trên quê hương
tôi ắt hẳn là bao nhiêu trăm năm đã qua. Và như vậy là chủ nghĩa cộng
sản đã ban phước cho hàng mấy chục thế hệ rồi. Tôi xin phép Diêm Vương
về thăm quê và được chuẩn y ngay, không phải hối lộ. Diêm Vương lại còn
dán cho tôi lá bùa sau lưng nên tôi đi đứng được bình thường. Tôi về đến
Hà Nội thì trời sẩm tối. Cảnh vật mập mờ dưới những ngọn đèn đường tù
mù. Để khỏi lạc tôi đến ngã tư Bờ Hồ là nơi thị tứ nhất thủ đô để rồi từ
đó tôi tìm hướng về nhà hoặc đi đâu thì đi.
Sực nhớ ra tấm áp phích về chủ nghĩa cộng sản dựng ở đây, tôi ngẩng lên
tìm. Một khoảng mênh mông trên đầu tôi. Đoàn người giả đã biến khỏi cuộc
đời thật. Những tấm áp phích tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản không
còn cần thiết nữa bởi vì cuộc đời thật chắc còn đẹp hơn nhiều.
Tôi bách bộ về nhà. Đi qua những hàng bách hóa cửa đóng im ỉm, tôi nghĩ
thầm chắc bên trong đầy ắp những nhu yếu phẩm. Giá thịt lợn, thịt gà và
tiền lương cán bộ công nhân đã tiến bộ nhảy vọt để mọi người có thể sống
trong cảnh làm tùy sức hưởng tùy nhu cầu.
Tôi vừa đi đến cuối phố Tràng Tiền thì một chiếc xích lô rà lại sát bên
tôi. Lâu quá tôi mới thấy lại chiếc xích lô thật. Cũng thứ xe thời Pháp
thuộc khi tôi còn đi học nhưng có phần ọc ạch hơn. Nhìn nó, tôi hơi ngạc
nhiên: Vậy ra sinh hoạt có gì thay đổi?
- Nhưng bỗng một chiếc xe hòm đen nhánh vụt qua. Rồi hàng chục chiếc
khác nối đuôi nhau chạy qua mặt tôi. Tôi tự nhủ thầm: Có thế chứ! Nhân
dân ta bây giờ đã làm chủ được những chiếc xe hơi đẹp đẽ. Tôi đang đứng
ngẩn người ra thì anh xích lô hỏi:
- Bác có muốn đi "tươi mát" không?
- Tươi mát là nghĩa gì? Tôi hỏi.
Sự thực, tiếng ấy chẳng có gì là lạ tai. Trước kia tôi đã từng nghe
trong các buổi phát thanh, từng đọc báo và cũng từng nói không biết bao
nhiêu lần, nhưng lần này nghe có gì là lạ trong giọng của anh xích lô.
Thấy tôi lừng khừng, anh ta tiếp:
- Tối nay có "múa đôi" thi đua. Có nhiều "phò" đẹp lắm. Bác muốn "tàu
nhanh, tàu chậm" đều được cả. Đến mau kẻo hết vé. Khách quốc tế đông như
kiến cỏ.
- "Phò" là gì?
- Đến đó sẽ biết. Bác ở đâu lạc đến mà có vẻ quê một cục vậy?
- À á... tôi ở thành phố Bác mới ra! Tôi nhanh trí đẩy cây làm quen.
- Ở trong đó có Đường Sơn Quán, ngoài này có khách sạn Xuân Hồng chư bộ
thua à?
Tôi tự trách mình lạc hậu. Mà lạc hậu là phải. Đã "đi" xa Hà Nội 30 năm
rồi còn gì nữa. Cứ gì phải Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai trở về mới thấy
cuộc đời đã qua trăm năm. Mà sống ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa ta
vẫn thấy điều đó. "Một ngày bằng hai mươi năm!" Thủ Tướng Phạm Văn Đồng
đã không nói thế trước kia là gì! cho nên bây giờ Hà Nội đã đổi khác,
đổi từ ngôn ngữ trở đi. Thành phố Bác tức là Vinh, nay lại có Đường Sơn
Quán? Đường Sơn Quán là gì? Cái tên nghe lạ quá! Quê hương Bác đã to đẹp
hơn xưa nhiều.
- Có ba bốn chỗ. Giảng Võ, Phú Gia, Câu lạc bộ Quốc tế? Bác muốn đi chỗ
nào? Gã xích lô nhấp nhấp bàn đạp xe có vẻ sốt ruột và tiếp: - Ở Câu lạc
bộ Quốc tế thì giá vé đắt nhưng chất lượng cao hơn các nơi khác.
Tôi quyết định đi lên Câu lạc bộ Quốc tế để xài tiếng Liên Sô lâu nay
không dùng chắc quên bộn. Gã xích lô quay vút đầu xe ra đường và đạp
nhanh như gió. Đến đầu đường Cột Cờ thì gã dừng xe lại. Ở đây có một anh
chàng đầu chải tém đít vịt đứng bên chiếc xe máy hút thuốc. Đóm lửa rít
lên có vẻ như sốt ruột chờ tình nhân, vừa trông thấy chiếc xe đã kêu
lên:
- Mau mau. Tớ vừa "chặt" một cậu ấm được hai trăm.
- Đây là khách Đường Sơn Quán! - Gã xích lô thắng gấp xe sát nghiến lề
đường phóng xuống đất và nói với tôi - Bác đi với ông này. Đây là ông
trưởng ban tiếp tân động Thiên Thai!
- Ồ vậy thì còn gì bằng? Đất nước mình đã có thiên thai thiệt, cần gì
phải mơ ước như Lưu Nguyễn? Ông trưởng ban tiếp tân nổ máy xe và bảo như
ra lệnh cho tôi:
- Ta đi Câu lạc bộ Quốc tế mới có nhiều cú "phăng", Thiên Thai lạc hậu
rồi!
Đi thì đi! Tôi nghĩ thầm. Chốc nữa sẽ về nhà cũng chẳng muộn. Xe chạy
như tên bắn. Đến đường Hoàng Văn Thụ hắn tốp bớt để rẽ phải. Thừa lúc
máy xe nổ nhỏ, hắn nói:
- Ở Hà Nội cũng có kém gì thành phố Bác. Bác muốn gì có nấy. "Phò" trẻ
lắm. Toàn dưới 20 cả. Bác muốn trường múa cũng có.
- Tôi vô trường múa làm gì? Tôi cãi lại.
- Cái ông này, bộ ông chưa đi Câu lạc bộ Quốc tế lần nào hả?
Tôi ngồi lặng im, không đối đáp nữa vì sợ bị chê nhà quê.
Chập sau xe đến đường Quan Thánh. Hắn trỏ về phía ánh đèn xanh lét chói
lòa, bảo:
- Mười ngàn một tích kết. Giờ này họa lắm mới còn. Bác có "xín" đó
không?
- "Xín" là gì?
- Cái này này, để "bỉ" cho các "nhót".
Tôi không hiểu hắn nói gì nhưng cũng gật bừa.
- Giá đặc biệt 15 ngàn một cái, ô kê?
- Cái Ô kê là cái gì mà đắt dữ vậy?
- Vào đi! Rồi biết! Hắn thắng xe đổ tôi xuống, khóa xe và dắt tôi vào,
và bảo tôi đưa xín. Thì ra tôi mới hiểu xín là tiền. Cũng may, lúc cho
phép tôi đi Diêm Vương có lì xì tôi một số đô la. Có lẽ, ngài biết thứ
giấy này rất có giá trị ở xứ tôi. Tôi vội vã móc ra một mớ đưa cho hắn.
Hắn vồ lấy ngay và rên rĩ:
- Đế quốc tư bản muôn năm! Không sợ tôi bắt tội mất lập trường, hắn đưa
mấy tờ giấy bạc lên mũi hít hít và nói như những tờ giấy bạc biết nghe -
Anh đợi em ba mươi năm đời ta có đảng. Với một phần mười của số tiền ấy
hắn mua được một tấm vé màu đỏ có in ngôi sao vàng trên cùng nhỏ hơn
giá tiền ở góc dưới. Hắn vung tay la to, át cả tiếng nhạc rập rình eo
éo.
- Khách quý từ thành phố Bác đây các... cháu!
Nãy giờ nghe danh từ thành phố Bác, ngỡ là Vinh, bây giờ ngẫm ra có lẽ
không phải. Tôi vừa định hỏi thì một tốp bốn năm thiếu nữ ăn mặc lạ lùng
ùa đến vây quanh tôi làm tôi hồn bất thủ xác. Ông trưởng ban tiếp tân
lôi tất cả ngồi vào chiếc bàn gần nhất và giới thiệu từng cô:
- Đây là Hồng Hoa sinh viên sinh lý học của Sở Vật lý trị liệu thành
phố, đây là Thanh Tùng học sinh lớp 10 sắp lên đại học thể dục thể thao
uốn dẽ...ẽo, đây là Điêu Huyền cán bộ Tài chánh Sở Giáo Dục Phổ thông,
còn đây là Nguyên Trinh học sinh lớp Tám phổ thông ở Thanh Hóa mới ra Hà
Nội thăm bà con! Bác muốn giúp đỡ em nào cũng tốt cả. Bác cứ áp dụng
năm quy luật duy vật biện chứng pháp và sáu cặp phạm trù thì đúng ngay
chóc, chẳng có phải sửa sai cái lập trường quá cứng hay quá mềm đối với
các em, cả đối với kẻ thù truyền kiếp hoặc đối với bọn bành trướng tân
thời. Hà hà...
Một gã đàn ông mặc theo kiểu cách của Bác hồi thời đảng Cộng Sản Đông
Dương còn trứng nước bên Tây, với chiếc khăn lông trắng nuốt trên tay,
từ đâu mọc ra, trong mặt mũi rất trí thức, quần áo sang trọng mà cử chỉ
thì lại bồi bàn. Gã rạp mình đúng 45 độ như lễ nghi quân đội có phấn quá
lố.
- Các vị dùng món chi?
- Có gì đặc biệt? Ông trưởng ban tiếp tân hất hàm.
- Dạ bia Lênin, rượu mạnh Tiểu Bình, phở Gan Bác. Còn nếu muốn đặc biệt
hơn thì có tiết canh Ruma, dưa mận Thiên An vừa nhập cảng qua hữu nghị
quan ạ.
Ông trưởng ban uy nghi:
- Được rồi! Còn khai vị có gì?
- Dạ có bia hơi Đổi Mới đi với lòng lợn luộc Cởi Mở! Hai món này đi với
rau muống ODP thì tuyệt ạ! Trước kia thì có ngò ba lá Cải Tạo nhưng món
ấy phải kèm với rau muống giống mới này ạ.
- Ăn xong có chỗ ngồi để khách tâm tình với "phò" không?
- Dạ cái vụ đó thì có rư đấy ạ! Chúng tôi sẽ mời quý khách ra sau vườn
Sọ ngồi trên những mảnh tường Bá Linh vừa được đồng chí Hônéccơ gởi tặng
đồng chí Nguyễn Không Linh nhà ta nhân dịp đồng chí sang dự lễ quốc
khánh cuối cùng của nước cộng hòa phi dân chủ Đức đấy ạ!
Ông trưởng ban lên giọng lãnh tụ con:
- Sao những vật quý báu như vậy lại đặt ở đây mà không để ở Bảo tàng Hồ
Chí Minh
hoặc Bảo tàng Cách mạng ở bờ sông, hả?
- Dạ đồng chí Linh bảo là hai cái bảo tàng đó bây giờ chẳng có ai coi.
Dân chúng đi vào các động Thiên Thai nhiều hơn ạ. Ở bảo tàng chưng toàn
đồ ngụy tạo của một đám cán bộ chuyên nghiệp sang học lóm bên Nga rồi về
sáng tác ra từ cái quần tiều của Bác đến cái cây bút chì của đồng chí
Trần Phú dùng viết luận cương của đảng Cộng Sản Đông Dương, rồi bây giờ
bày ra cây tầm vông của Nam Bộ kháng chiến, chiếc khăn rằn của bà Định
chứ đâu có món nào thứ thiệt. Gần đây là di chúc của Bác họ cũng phịa
ra, bây giờ không có thứ gì là thiệt cả. Chỉ có những mảnh tường Bá Linh
mà đồng chí Không Linh tặng cho Câu lạc bộ Kháng chiến... của Câu lạc
bộ Quốc tế của chúng tôi là thiệt mà thôi.
- Sao chắc là thiệt?
- Dạ những mảnh tường này có dính tóc vàng hoe và máu đỏ tươi của dân
vượt tường. Đồng chí Nguyễn Không Linh muốn để những mảnh tường ở đây
cho những ai lăm le muốn vượt biên thấy sẽ trở lại con đường Bác Hồ đã
chọn.
- Cậu đã đi lạc đề rồi.
- Vâng, xin ông làm ơn làm phước đưa tôi trở lại.
- Vấn đề tàu nhanh, tàu chậm ở đây như thế nào?
Ngồi nghe hai bên đối thoại với nhau tôi hoàn toàn không hiểu gì hết. Từ
những danh từ, những địa danh và những sự kiện này nọ đều xa lạ với
tôi. Bà Định là ai và chiếc khăn rằn của bả tại sao được để vào Bảo Tàng
Cách Mạng? Di chúc của Bác có hồi nào và ai dám phịa ra nó v..v.. Tôi
cố lắng tai nghe để đoán già đoán non nhưng không mò ra. Quả thật cách
mạng đã đổi mới đất nước, da thịt lẫn tim gan.
Nhìn những ông đi qua, những bà đi lại, toàn quần là áo lượt, cà vạt đỏ,
nơ đen, giày bé-ca-na bóng loáng, cười nói râm rang, rượu nổ bôm bốp,
tiếng Tây, xen lẫn tiếng Anh, tiếng Nga, tóc vàng, tóc quăn lượn quanh
tóc đen tóc mướt... và âm nhạc nữa! Những bản Chiến Thắng Điện Biên,
Người Hà Nội, Tiến Về Hà Nội, Thăng Long Hành Khúc... có lẽ đã lạc hậu
nên chẳng nghe ở đây. Cả tôi nữa, tôi cũng không còn thích hợp với những
khung cảnh đổi mới của đất nước ngày hôm nay. Một ngày bằng hai mươi
năm. Ba mươi năm, bao nhiêu ngày là bấy nhiêu hai mươi năm! Đất nước đã
sống trong chủ nghĩa Cộng Sản hàng bao nhiêu thế hệ rồi. Trong kia, toàn
dân nhảy múa, toàn dân ăn uống no say, thức ăn thừa mứa trên các bàn
trải thảm trắng tinh, rượu uống không hết người ta đổ lên đầu nhau, vài
người ăn no quá, chạy ra cửa gần chỗ tôi ngồi, nôn thốc nôn tháo ra rồi
trở vào tiếp tục gọi những món mới, ăn tiếp. Quang cảnh bây giờ khác với
ba mươi năm trước. Không còn cảnh xếp hàng mua ký gạo, lạng thịt, bao
diêm như hồi tôi còn nằm trong bệnh viện. Tôi bất giác quay sang ông
trưởng ban tiếp tân:
- Cậu làm gì trong cơ quan?
- Cơ quan gì ạ?
-Cơ quan nhà nước, cơ quan đảng chứ cơ quan gì!
- Dạ bây giờ đâu còn nhà nước, đâu còn đảng điếc gì nữa đâu! Tất cả đều
tan ra nước. Ông trưởng ban thấy có một bàn tay ngoắc lia nên vội vã
đứng dậy chạy đi.
Tôi đã đoán đúng mà! Nước ta đã sống trong cộng sản chủ nghĩa từ lâu nên
không còn nhà nước. Đến đảng là cái lõi mà cũng đã tan ra nước. Bây giờ
nhân dân tự quản lý. Không cần cả cảnh sát. Chung quanh đây có đồng chí
áo vàng nào đâu!
Ông trưởng ban trở lại ngồi vào ghế và trịnh trọng cất giọng nói với
tôi:
- Bây giờ bác nên quyết định đi. Giải khát món nào, khai vị món nào...
để cho các nữ đồng chí ta phục vụ.
- Món nào cũng được! Tôi đáp như máy.
- Còn vấn đề tàu nhanh tàu chậm, bác thích thứ nào?
Tôi đoán hắn muốn biết chốc nữa khi về nhà tôi sẽ đi tàu điện chậm rì
hay là hắn đèo cho nhanh hơn. Quả thật tôi ớn cái kiểu hắn chạy bạt mạng
lúc nãy nên đáp:
- Cho tôi đi tàu chậm, để tôi có thể ngắm núi Nùng sông Nhị thích hơn!
Cả bọn phá lên cười. Các cô cười thích thú nhất. Cô Hồng Hoa và cô Điêu
Huyền cười khoe cả răng lẫn lợi. Cô Nguyên Trinh thì nghiêng mặt và che
tay cười sau vai Hồng Hoa. Còn cô Thanh Tùng há mồm mà không ra tiếng
nên tôi không biết cô khóc hay cười.
- Trông bác còn khỏe ra phết! Ông trưởng ban vuốt.
- Tôi bị thương hồi trước đình chiến mới vừa khỏi đây thôi!
- Bác đi tàu chậm để ngắm nghía núi đồi sông lạch mới thú chớ còn đi
nhanh chỉ dăm phút chẳng kịp biết gì hết. Nhoáng cái là xong, phí của
giời! Bác có biết đồi cao lũng cạn gì đâu!
- Tôi xa Hà Nội có ba chục năm nên không còn nhớ cảnh thổ quê hương nữa,
nhớ chú em hướng dẫn dùm để khỏi mò mẫm mất thì giờ.
- Bác đi tàu chậm thì không phải lo, thua trận này gầy trận khác. 24
tiếng tha hồ nằm, ngồi, đứng, nằm nghiêng, muốn gì mà không được. Chỉ
phải cái là đắt lắm.
- Bao nhiêu!
- 200!
- Gì chứ trả 200 mà đi vòng quanh 24 tiếng thì tôi sẵn sàng.
- Nhưng bốn em này bác bắt em nào?
- Bắt đi đâu và để làm gì ạ?
- Thì đem về phòng bác để chạy. Phải có ít nhất một em thì tàu bác mới
chạy được chứ, nếu không bác chạy vô đâu? Hay bác muốn cả bốn?
Tôi nhìn các cô, cô nào cũng đẹp cả và chưa đáng tuổi con tôi.
Cô Hồng
Hoa mặc váy ngắn màu hồng khoe cả đùi non, cô Điêu Huyền thì hở nửa ngực
và đôi bắp tay trần sát nách. Còn cô Nguyên Trinh thì mặc váy dài hở
lưng kín ngực nhưng vải mỏng như cánh chuồn nhìn thấu giai cấp cơ bản.
Riêng cô Thanh Tùng thì mặc áo sơ mi bỏ vô quần tây trắng.
- Bác cứ đi cả đi! Các cô đều chất lượng cả. Cô Hoa là con của Cục
trưởng Tuyên Huấn Quân Đội, cô Huyền là cháu của ông Kẹ gộc, còn cô
Trinh, cô Tùng là cháu họ xa với đồng chí Bộ Trưởng Bộ Bị Gậy đấy. Cả
bốn cô đều chuẩn bị đi Liên Sô tu dưỡng nghiệp vụ dài hạn ở bờ biển Bát
Tích hay Bình Tích gì đấy nhưng vì dân Lita-Nha lộn xộn sao đó nên nước
bạn không nhận du học sinh sang nữa, thành ra các cô tu trong nước, tạm
thời làm tiên nữ trong động này. Khách buộc boa bao nhiêu các cô nhận
cả, ngoài ra còn lãnh lương cao hơn Thủ Tướng
- Vậy là đúng lý tưởng "ăn ngon mặc đẹp" của đảng ta rồi!
Ông ta quay lại các cô:
- Các cháu vô chuẩn bị phòng đi, để bác khai vị xong, bác sẽ vô - rồi
nói nhỏ với tôi - Bác có cần dùng thuốc rượu Minh Mạng không, để "đi"
tàu cho khỏi nhọc.
-
Làm thế mất lập trường! Mình không nên xài đồ của phong kiến đế quốc.
- Vậy dùng Xá Xị Bành Trướng, Tôm khô Xét Lại với Dưa chua Giáo Điều để
săn gân trước khi lên tàu nhé! Các cháu hiếu chiến lắm đấy.
Tôi lờ lợ không hiểu đầu cua tai nheo gì cả, nhưng khách đông hỏi han
bất tiện. Ai nấy có vẻ chú ý nhìn tôi như một kẻ ngờ nghệch, ngơ ngáo,
ngớ ngẩn ở giữa nơi lạ lùng này. Vả, tôi cũng có chút tự ái nên không
chịu hỏi dò cho kỹ trước khi gật hay lắc. Hồi kháng chiến chống Pháp,
cán bộ gọi đó là bệnh "dấu dốt". Lần này tôi nhất định tìm biết Xá Xị
Bánh Trướng là Xá Xị gì? Nó có bà con với nước ngọt Hồng Hà mà Bác Hồ đã
mời đồng chí Dương Bạch Mai một chai qua tay cô chiêu đãi viên ở ngoài
hành lang buổi họp khoáng đại Quốc Hội tại Ba Đình năm trước không? Uống
có ba hớp, đồng chí ta ngả lăn hộc máu chết tươi. Vừa định hỏi thì một
người đàn ông trên 40 đầu chải bảy ba, láng đến mức "ruồi đậu phải chống
gậy" ở đâu xấn xả đi vào ngơ ngáo nhìn quanh:
- Có cậu "ấm" Hủi vô đây không?
Ông trưởng ban tiếp tân cười khè khè, có lẽ đã nhận ra người quen:
- Thằng ấy nó lủi vô động Phú Gia chứ đâu?
- Tớ đã vào đó lục lọi khắp xó mà không thấy!
-
Đằng ấy có đến Cung Việt Sô Hữu Nghị không? Nó đang trốn học ở Liên Sô
về bố nó bắt trở sang nên nó chui vào đó nấp gấu váy mấy con "phò" vừa
chỉ huy vừa chạy mối cho đám "phò" non mới nhảy rào - Gã tiếp - Phải gọi
hắn là cậu ấm quỵt mới đúng. Vừa rồi nó đi tàu nhanh con người ta, nó
bảo quên đem tiền để về nhà lấy, nó đi tuốt không chường mặt nữa, làm
tôi mất uy tín với mấy em đằng Cung Hữu Nghị, lâu nay tôi không dám tới
đó.
Người kia vuốt mồ hôi trán:
- Mất uy tín sao bằng tôi bữa nay.
- Uy tín gì mà mất dữ vậy?
- Số là một cậu ấm Bò hẹn tôi xỏ mũi con nghé quê còn quàng khăn đỏ! Hắn
hứa để một cây.
- Bố chúng nó có đứa lận lưng một phát cả trăm cây.
- Thằng này hứa lấy rồi không đến. Con nghé này mới u cặp sừng con còn
khờ quá!
- Ngữ ấy thì biết trò trống gì?
- Tớ cho uống thuốc kích dục chớ ạ!
- Cậu mổ bao nhiêu?
- Còn tùy thằng mua.
- Công thức 50/50 hay 6/4?
- 75/25.
Tớ 75. Con bé 25. Mẹ nó đau cần thuốc. Nhà thương không nhận vì
không đóng đủ tiền nhập viện. Anh nó bán cho tớ với giá trên, nhưng tớ
hấp cho thằng ấm Bò một cây. Tớ bảo tớ chỉ lấy cây hoặc 500 đô, không
lấy rúp lô can. Mối mang xong cả rồi lại hỏng.
- Tụi cán cối đàng trong ra đây chơi bạo lắm. Nhốt kỹ để đó tớ tìm mối
Nam cho.
- Tụi đó ra Hà Nội là để hội nghị nhì nhằng đâu có sẵn đô. Có chăng,
toàn cụ, chán lắm. Thứ ấy các động không xài.
- Cậu nhầm! Có một đám giám đốc lấy xe nhà nước đi trao đổi văn hóa
xuyên qua Hữu Nghị Quan, chúng nó toàn là xài đô và cây thôi. Chúng
thường tấp vào đây nghỉ ở khách sạn Xuân Hồng bên cầu Long Biên. Bọn đó
chi đẹp nhất. Bao nhiêu bi, tiền bạc không thành vấn đề. Con nghé cậu
cất ở đâu đưa tôi hấp cho.
- Theo công thức nào?
- 3 - 3 - 3, được không?
- Cụp ngay! Người lạ gật và chạy biến đi.
HÀ THÚC SINH * NGƯỜI TÙ
NGƯỜI TÙ
Hà Thúc Sinh
Xe về tới Sài Gòn vào một chiều cuối năm, đến ngã ba rẽ vào Khám Lớn thì kẹt. Người tù bấn loạn vì mót tiểu tiện. Biết xin xỏ lúc này vô ích, anh cắn răng chịu cho đến lúc ướt hết đũng quần. Cái hỉnh mũi khó chịu làm giảm nét vô cảm trên khuôn mặt người công an trẻ áp giải. Nhưng chắc đã quen với phía trái "thiên đường," anh ta yên lặng.
Người tù nhìn ra dòng đời ngoài ô cửa lưới. Nắng chiều óng cơn mưa nhỏ, khói đè thấp mái quán, bước chân người như dính lối đi. Xa quá, tách biệt quá, cảnh đời không hàm chứa một khơi dậy nào cho anh, dẫu là sự tò mò gần với bản năng, thậm chí chút buồn. Anh quay vào như tránh nhìn một tấm gương vừa soi rõ thân anh như hòn sỏi, quen đến lỳ sự trầm tích dưới sức nặng thời gian. Hai mươi mốt năm hết nhà tù này sang nhà tù nọ, anh tự hỏi sao lòng dửng dưng, đến nỗi buồn cũng trắng? May, có thế chứ! Anh vừa nghe đâu sâu trong tâm khảm máy động chút luyến tiếc những năm đầu tù tội. Ôi tuổi trẻ đâu cũng là tuổi trẻ, dù tuổi trẻ trong tù. Thân xác màu mỡ ngày ấy gánh nặng đời chưa đè nổi hạt mầm hy vọng. Đó là khoảng thời gian anh còn chia xẻ được với các bạn bóng lồng lộng một người nữ không có thực, còn ăn ngon lành món ăn tưởng tượng sợ chưa từng hưởng trong đời, còn mơ được loài chim cánh rộng phủ mát bầu trời ngoài khung cửa hẹp, một đốm lửa đầu thuốc nghĩ ra cả một đám cháy lớn, nghe ra tiếng chấn động càn khôn của chú dế đêm tưởng là nhỏ bé lạc loài.
Lao tù tiêu hoang đời anh nhưng anh không chận tay nó được. Hết rồi, mơ mộng ấy sẽ không bao giờ còn nữa?
"Ỉa đấy à?"
"Dạ không."
"Thối quá!"
Anh tính nói lâu rồi anh đã xa lạ mùi thơm nhưng yên lặng. Người công an áp giải đốt thuốc hút một mình, một lát lại ngứa miệng hỏi, kiểu mông lung:
"Cuối năm sao chuyển trại mỗi mình ha?"
"Dạ đâu biết."
"Phản động tội to như cột đình, va sưng trán thế kia mà cứ không biết. Trước nghề gì?"
"Tôi dạy học."
"À, trí thức..."
Người công an bỏ lửng nhưng anh hiểu. Nén lắm anh mới không bật cười. Từ bình minh nhân loại trai săn bắn gái hái lượm, lời ca ngợi bộ óc chế ra lưỡi dao, mũi tên, cái thúng, cái rổ lớn mãi theo quá trình thăng tiến, dè đâu có lúc bị chận đứng ở cuối thế kỷ 20. Bộ óc hoá thành đối tượng cần thủ tiêu của chế độ. Cũng tốt thôi! Nhưng không nên nói điều đúng hơn vào tai kẻ vốn đã tin lời y là đúng nhất, anh dặn lòng, rồi anh tự xoa dịu bằng ý nghĩ y coi mình là tội phạm nguy hiểm nhưng cấm sao được mình coi y là một nạn nhân đáng thương.
Hà Thúc Sinh
Xe về tới Sài Gòn vào một chiều cuối năm, đến ngã ba rẽ vào Khám Lớn thì kẹt. Người tù bấn loạn vì mót tiểu tiện. Biết xin xỏ lúc này vô ích, anh cắn răng chịu cho đến lúc ướt hết đũng quần. Cái hỉnh mũi khó chịu làm giảm nét vô cảm trên khuôn mặt người công an trẻ áp giải. Nhưng chắc đã quen với phía trái "thiên đường," anh ta yên lặng.
Người tù nhìn ra dòng đời ngoài ô cửa lưới. Nắng chiều óng cơn mưa nhỏ, khói đè thấp mái quán, bước chân người như dính lối đi. Xa quá, tách biệt quá, cảnh đời không hàm chứa một khơi dậy nào cho anh, dẫu là sự tò mò gần với bản năng, thậm chí chút buồn. Anh quay vào như tránh nhìn một tấm gương vừa soi rõ thân anh như hòn sỏi, quen đến lỳ sự trầm tích dưới sức nặng thời gian. Hai mươi mốt năm hết nhà tù này sang nhà tù nọ, anh tự hỏi sao lòng dửng dưng, đến nỗi buồn cũng trắng? May, có thế chứ! Anh vừa nghe đâu sâu trong tâm khảm máy động chút luyến tiếc những năm đầu tù tội. Ôi tuổi trẻ đâu cũng là tuổi trẻ, dù tuổi trẻ trong tù. Thân xác màu mỡ ngày ấy gánh nặng đời chưa đè nổi hạt mầm hy vọng. Đó là khoảng thời gian anh còn chia xẻ được với các bạn bóng lồng lộng một người nữ không có thực, còn ăn ngon lành món ăn tưởng tượng sợ chưa từng hưởng trong đời, còn mơ được loài chim cánh rộng phủ mát bầu trời ngoài khung cửa hẹp, một đốm lửa đầu thuốc nghĩ ra cả một đám cháy lớn, nghe ra tiếng chấn động càn khôn của chú dế đêm tưởng là nhỏ bé lạc loài.
Lao tù tiêu hoang đời anh nhưng anh không chận tay nó được. Hết rồi, mơ mộng ấy sẽ không bao giờ còn nữa?
"Ỉa đấy à?"
"Dạ không."
"Thối quá!"
Anh tính nói lâu rồi anh đã xa lạ mùi thơm nhưng yên lặng. Người công an áp giải đốt thuốc hút một mình, một lát lại ngứa miệng hỏi, kiểu mông lung:
"Cuối năm sao chuyển trại mỗi mình ha?"
"Dạ đâu biết."
"Phản động tội to như cột đình, va sưng trán thế kia mà cứ không biết. Trước nghề gì?"
"Tôi dạy học."
"À, trí thức..."
Người công an bỏ lửng nhưng anh hiểu. Nén lắm anh mới không bật cười. Từ bình minh nhân loại trai săn bắn gái hái lượm, lời ca ngợi bộ óc chế ra lưỡi dao, mũi tên, cái thúng, cái rổ lớn mãi theo quá trình thăng tiến, dè đâu có lúc bị chận đứng ở cuối thế kỷ 20. Bộ óc hoá thành đối tượng cần thủ tiêu của chế độ. Cũng tốt thôi! Nhưng không nên nói điều đúng hơn vào tai kẻ vốn đã tin lời y là đúng nhất, anh dặn lòng, rồi anh tự xoa dịu bằng ý nghĩ y coi mình là tội phạm nguy hiểm nhưng cấm sao được mình coi y là một nạn nhân đáng thương.
Xe lại chuyển bánh. Thấp thoáng xa xa cánh cổng dẫn vào Khám Lớn. Những hàng gòn, trứng cá xanh quanh năm bên đàng không giúp anh nhớ rõ anh đã trở lại chốn cũ bao lần. Nhưng khác gì nhau dù chỗ này chỗ nọ, khi mà chỗ nào cũng chỉ phản ảnh mặt tiêu cực nhất của sự căm thù vô lối? Đó là chỗ cũng con người cho ăn mới được ăn, cho ngủ mới được ngủ, cho sống được sống, bắt chết phải chết; chỗ con người trở lại sự trần truồng không ngượng ngập buổi đầu đời, và sự sống hoàn toàn tuỳ thuộc như trẻ sơ sinh, có hiện tại mong manh và tương lai là điều bất khả ý thức.
Xe đậu. Người công an áp giải chà tay trên báng súng, đột ngột lên tiếng, "Thế nào chả gặp lại đồng cảnh cũ, vui nhá!" Anh tính nói "tôi có hàng triệu đồng cảnh, đâu chả gặp," nhưng thôi. Người công an nhìn ra ngoài sân nhốn nháo những đồng nghiệp, nhớ cả ngày đường tên tù không làm phiền điều gì, anh ta buột miệng gia ân cho tí tin vui:
"Lúc này thả nhiều đấy, nếu được thả tính làm gì nào?"
"Sẽ dạy đốt."
"Hả?"
"Cái di sản u tối kiên cố kia."
Người công an trẻ biến sắc. Anh ta mở cửa, nói nhỏ với mấy đồng nghiệp, kế hất mũi súng ra lệnh cho anh bước xuống. "Đ.m. mày tính thiêu sống các ông đấy!" Anh lầm lũi bước theo một cai tù già có bộ mặt hằn học vừa chửi xéo anh. Đầu anh nảy ý nghĩ vui vui: Hoá ra lão ta chưa vô cảm.
Rời phòng giám thị lão khua xâu chìa khoá dẫn anh về khu giam, giữa đường nghĩ sao, bảo:
"Dám sắp được về đấy, giữ lấy mồm mép."
"..."
"Mà này, nếu được đi nước ngoài, đi không?"
Anh đáp, lời như đã hờm sẵn từ lâu:
"Không."
"Điên à?"
Giọng anh hơi đanh:
"Đi hết ai dạy trẻ?"
"Dạy gì?"
"Thì dạy đốt."
"Nữa!"
"Thế đấy, đốt sạch lao tù đã giam cầm hết tuổi trẻ chúng ta."
Cánh cửa sắt khép lại. Trí nhớ anh khi không hồi phục, ít ra đủ để anh nhớ những lần trước nó sập cách thô bạo, lạnh lùng; lần này nhẹ, hơi lưỡng lự nữa. Anh nhủ lòng biết đâu có người cai tù vừa hiểu ra ngọn lửa không tàn ác của một người tù.
Rồi anh nằm xuống gối tay trong bóng tối, thoáng chốc mơ lại giấc mơ vẫn thơm cuộc đời dẫu đã trộn mùi nước mắt, có tiếng cười tuổi trẻ bất chấp ran ran, có loài chim tung khung cửa hẹp phủ cánh mát trời, có lửa cháy và nhất là có hạt hy vọng nảy mầm vào một bình minh mới. Tiếng dế lại vang vang, chấn động. Anh xoay nghiêng, mở mắt cười vào góc tối, nói khẽ, "Mày, vẫn y nguyên, không suy suyển chút nào!
Alhambra 10-95
QUẢNG THUẬN * TRẢ LẠI SAIGON
TRẢ LAI. DÂN TÔI TÊN PHỐ SÀI GÒN
Trả lại dân tôi tên phố Sài Gòn
Hòn Ngọc Viễn Đông một thời vang bóng
Thành Phố Cảng thủ đô đầy sức sống
Sài Gòn Lục Tỉnh vựa lúa ngập đồng
Nước phù sa cuồn cuộn khắp giòng sông
Đã một thời vượt xa các lân quốc.
Trả lại dân tôi tên phố Sài Gòn
Vườn hoa muôn sắc trăm hoa đua nở
Không nhiễm máu cờ buá liềm man rợ
Cho tự do dân chủ toả rợp trời
Hảy trả lại tên Sài Gòn muôn thua?
Cho moi. người sống tươi vui hăm hở.
Trả lại dân tôi tên Cảng Sài Gòn
Ngọn hải đăng cho dân chủ sống còn
Sánh vai cùng Đông Nam Á khắp nơi
Sài Gòn cùng nhau công góp xây đời
Cho tự do, dân chủ , quyền con người
Cho Việt Nam ngẫng cao mặt với đời.
Từ thành phố cảng mang tên Sài Gòn
Mọi tầng lớp chung sức sống hòa đồng
Không độc tài không áp bức bất công
Cùng chiêm ngưởng gương Quang Trung, Phù Đỗng
Cùng tận hưởng tia nắng ấm trời Đông
Cùng chung sống dưới ngọn cờ Dân Tộc.
Quảng Thuận
28/3/2001
Trả lại dân tôi tên phố Sài Gòn
Hòn Ngọc Viễn Đông một thời vang bóng
Thành Phố Cảng thủ đô đầy sức sống
Sài Gòn Lục Tỉnh vựa lúa ngập đồng
Nước phù sa cuồn cuộn khắp giòng sông
Đã một thời vượt xa các lân quốc.
Trả lại dân tôi tên phố Sài Gòn
Vườn hoa muôn sắc trăm hoa đua nở
Không nhiễm máu cờ buá liềm man rợ
Cho tự do dân chủ toả rợp trời
Hảy trả lại tên Sài Gòn muôn thua?
Cho moi. người sống tươi vui hăm hở.
Trả lại dân tôi tên Cảng Sài Gòn
Ngọn hải đăng cho dân chủ sống còn
Sánh vai cùng Đông Nam Á khắp nơi
Sài Gòn cùng nhau công góp xây đời
Cho tự do, dân chủ , quyền con người
Cho Việt Nam ngẫng cao mặt với đời.
Từ thành phố cảng mang tên Sài Gòn
Mọi tầng lớp chung sức sống hòa đồng
Không độc tài không áp bức bất công
Cùng chiêm ngưởng gương Quang Trung, Phù Đỗng
Cùng tận hưởng tia nắng ấm trời Đông
Cùng chung sống dưới ngọn cờ Dân Tộc.
Quảng Thuận
28/3/2001
THƠ HỮU LOAN
-
Ngày mai
March20Khi nắng chiều tắt thởTừ khóa: Chiến tranh, Người lính, Tình yêu
Trên hàng cau úa vàng
Bóng từng đoàn nạng gỗ
Đi kêu trên đường làng
Đàn ai
Trong chiều tàn
Tiếng âm rơi
Tan vỡ
Có đem dư hưởng về
Xa thẳm
Em đến
Mồ xưa biếc cỏ vàng
Em hiền như chị
Mắt ngời xanh lam
Em mang trong tóc
Nắng thơm hoa ngàn
Em là đôi mắt
Xưa ngời xanh lam
Của chàng lính trẻ
Say em hát
Ngồi lặng hình dung
Mắt một nàng
Em là chân mất
Là tay mất
Của một chàng trai
Của một chàng
Áo quần loang vết mủ
Vết thương nhày
Hôi tanh
Em đem về giặt giũ
Chong đèn
Vá thâu canh
Mai những người vui
Có áo lành
Bờ ao vang tiếng cú
Một bông hoa
Lìa cành
Kim chùng
Tay rớm máu
Long lanh
Ngày mai em đi khỏi
Ai thương người
Thương binh?
Rằng:
- Em từ đâu lại?
Mắt lam màu
Xa vời
Ngày xưa có
Chuyện đẹp
Nàng tiên đi
Thử người!
-
Đèo Cả
March19Núi cao vútTừ khóa: Chiến tranh, Quê hương, Việt Nam
Mây trời Ai Lao
sầu
đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Bên quán Hồng Quân
người
ngựa
mỏi
Nhìn dốc ngồi than
thương ai
lên đường
Chầy ngày
lạc
giữa suối
Sau lưng
suối vàng
xanh
tuôn
Dưới khe
bên suối độc
cheo leo
chòi canh
ven rừng hoang
Những người
đi
Nam Tiến
Dừng lại đây
giữa
đèo núi quê hương
Tóc tai
trùm
vai rộng
Không nhận ra
người làng
Rau khe
cơm vắt
áo
pha màu
sa trường
Ngày thâu
vượn hót
Đêm canh
gặp hùm
lang thang
Gian nan lòng không nhợt
Căm hờn trăm năm xa
Máu thiêng trôi dào dạt
Từ nguồn thiêng ông cha
Giặc
từ trong
tràn tới
Giặc
từ Vũng Rô
bắn qua
Đèo Cả
vẫn
giữ vững
Chân đèo
máu giặc
mấy lần
nắng khô
Sau mỗi trận thắng
Ngồi bên suối đánh cờ
Kẻ hái cam rừng ăn nheo mắt
Người vá áo thiếu kim mài sắt
Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu
Suối mang
bóng người
Trôi những về đâu….
HOÀNG NGỌC LIÊN * ÔNG GIÀ MƯỜNG CƠI
Ông Già Mường Cơi
Kính tặng Lão Ông và gia đình
từ Thái Lan về làng Mường Cơi (Sơn La)
Tôi không bao giờ quên được ông già Mường Cơi. Tôi nghĩ rằng ông cũng chưa quên tôi. Mặc dù ông và tôi không hề biết tên tuổi của nhau, nhưng ông đã đối xử với tôi bằng một sự quan tâm thật chân thành.
Tôi gọi ông là Ông Già Mường Cơi, chỉ vì ông “định cư” ở làng này chứ ông không phải người thiểu số. Cũng như chúng tôi, khoảng giữa năm 1976, ông và gia đình được di chuyển bằng tàu thủy ra “miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa”. Nhưng ông lại khởi hành từ miền đông bắc Thái Lan!
Gia đình ông được “cổ vũ” về quê hương “xây dựng đất nước”, sau mấy chục năm ở xứ người! Ông đã hỏi đi hỏi lại “cán bộ” là có chắc chắn gia đình ông được về lại quê cũ, làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên không, thì “cán bộ” vui vẻ gật đầu:
-Dĩ nhiên. Đất nước đã độc lập, thống nhất, sạch bóng quân thù. Đồng bào sẽ đem tất cả tài sản về sinh sống tại quê nhà. Có hạnh phúc, tự do!
Ông bà bùi tai. Nghĩ mình đã lớn tuổi, con cái thành tài, ở đâu cho bằng nơi quê cha đất tổ.
Thế rồi chuyến tàu chở nhiều gia đình cập bến Vũng Tàu, rồi đi Hải Phòng, chuyển lên xe lửa chạy trên đường Hải Phòng - Hà Nội. Nhưng tàu không ngưng lại ga Hưng Yên mà chạy tuốt ra... Yên Báy!
Ông bà ngơ ngác nhìn cảnh lạ ngoài khung cửa sổ tàu. “Cán bộ” mất... tích, không còn ai để hỏi cho ra lẽ. Người ta hướng dẫn gia đình ông bà xuống phà, qua bên kia sông Hồng rồi lên xe hàng... đến ven một khu rừng thuộc làng Mường Cơi này.
Bao nhiêu tài sản do công lao dành dụm của ông bà và con cháu từ mấy chục năm qua, không còn thấy vết tích gì nữa.
Tiền Thái Lan đã được đổi thành vàng ròng. Trước khi tàu nhổ neo về quê, “cán bộ” đã ký nhận của từng gia đình. không những vàng, mà cả các “phương tiện sản xuất” như máy cày, máy bơm nước, máy phát điện, máy may...; các phương tiện chuyên chở như xe hơi, xe gắn máy...; các tiện nghi sinh hoạt như máy thu thanh, TV, Cassette..., quạt máy, máy lạnh... cũng đều được ký nhận. Cán bộ cho xếp trước tất cả xuống hầm tàu. Chừng nào về đến quê cũ, biên nhận nào trả theo vật dụng đó. Mất mát đi đâu được mà sợ! “Nhà Nước” giàu có vô cùng, đời nào lấy ba cái “lặt vặt” của đồng bào đem từ “nước ngoài” về!
Trong khi chờ đợi “làm đơn” xin lại tài sản (!), trước mắt, gia đình ông bà được cấp một khu đất để tự túc cất lấy nhà mà ở. Rừng vầu, tre, nứa... không thiếu thứ gì để làm nhà. Lá buông, tranh trên rừng, rạ ngoài đồng; muốn lợp nhà bằng gì tuỳ ý. Vậy lao động là ... vinh quang”, ông bà và con cháu muốn về quê hương để lao động xây dựng đất nước thì nay đã được như nguyện. Khỏi cần mơ ước thêm gì nữa. Mọi người... tự do sống thoải mái trong khu rừng này. Có điều chỉ là hơi... cách biệt với thế giới bên ngoài. Thư viết gửi đi các nơi chẳng bao giờ có hồi âm, kể cả thư về Hưng Yên - mà trước đây ông bà vẫn có tin họ hàng. Nói gì đến thư gửi qua Thái Lan!
Ông già Mường Cơi đặt ly nước chanh trước mặt tôi rồi nói tiếp:
- Nếu sau này, có bao giờ ông đi được đâu đó, làm ơn nhắn giùm đồng bào mình ở Thái, đừng bao giờ dại dột tình nguyện về quê...
Tôi ngượng ngùng:
- Thưa ông, nếu có duyên may nhắn được như vậy, tôi xin hết lòng. Chỉ ngại là không còn cơ hội đi phà qua hữu ngạn sông Hồng nữa!
Thấy đã đến giờ phải gánh hai bó tranh đến Trại 2 cho anh em lợp nhà - trước đó, trại này đã bị bà hỏa thiêu rụi -, tôi đứng lên từ giã ông già:
- Cảm ơn ông cho uống nước chanh giải khát. Thật không ngờ trên đường đi mệt, khát, lại được gặp may. Xin cầu chúc ông và gia đình sức khỏe để thích ứng với cuộc sống này. Cũng xin chia sẻ với ông về tình trạng sinh sống tồi tệ ở đây. Mong sẽ có ngày ông và gia đình được trở về xuôi!
Ông già cầm tay tôi:
- Chúng ta gặp nhau trong khoảnh khắc, nhưng là cái duyên trong vòng tao ngộ. Cũng xin chúc quí ông sớm thoát cảnh tù khổ sai này.
Tôi xiết chặt tay ông già:
-Cảm ơn ông. Xin từ giã ông!
Đi được một quãng, lúc đến ngã ba quẹo lên Trại 2, tôi còn nhìn lại căn nhà tường nứa, mái tranh của ông già Mường Cơi.
Gia đình ông bị “Cán bộ” cho vào xiếc. Còn khuya mới xin lại được tài sản mà cán bộ “quản lý” giùm, trên đường hồi hương! Tôi biết chắc chắn rằng những trường hợp “ông già Mường Cơi” sẽ chẳng bao giờ còn có dịp trở về quê cũ, trừ phi lại có chuyện đổi đời, mà trong những tháng năm trong tù, chúng tôi thật chẳng thấy tia sáng nào trong màn đêm dày đặc.
Năm 1979, chúng tôi được “chuyển trại” về huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
Bước chân xuống phà, tôi được nghe ông lão “phụ trách phà” nói nhỏ với mấy anh em đứng gần:
-Lão “đứng phà” bốn chục năm nay. Chưa bao giờ thấy ai đi qua bên này sông mà còn trở lại bên kia sông. Hôm nay quí ông được trở lại, vậy là sống rồi! Xin có lời mừng!
Nhìn người “đứng phà”, tôi sực nhớ lại ông già Mường Cơi! Tôi thầm cầu nguyện cho gia đình ông có dịp qua được bên kia bờ sông... T
Hoàng Ngọc Liên
(Trích Viên Đạn Cuối Cùng)
Kính tặng Lão Ông và gia đình
từ Thái Lan về làng Mường Cơi (Sơn La)
Tôi không bao giờ quên được ông già Mường Cơi. Tôi nghĩ rằng ông cũng chưa quên tôi. Mặc dù ông và tôi không hề biết tên tuổi của nhau, nhưng ông đã đối xử với tôi bằng một sự quan tâm thật chân thành.
Tôi gọi ông là Ông Già Mường Cơi, chỉ vì ông “định cư” ở làng này chứ ông không phải người thiểu số. Cũng như chúng tôi, khoảng giữa năm 1976, ông và gia đình được di chuyển bằng tàu thủy ra “miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa”. Nhưng ông lại khởi hành từ miền đông bắc Thái Lan!
Gia đình ông được “cổ vũ” về quê hương “xây dựng đất nước”, sau mấy chục năm ở xứ người! Ông đã hỏi đi hỏi lại “cán bộ” là có chắc chắn gia đình ông được về lại quê cũ, làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên không, thì “cán bộ” vui vẻ gật đầu:
-Dĩ nhiên. Đất nước đã độc lập, thống nhất, sạch bóng quân thù. Đồng bào sẽ đem tất cả tài sản về sinh sống tại quê nhà. Có hạnh phúc, tự do!
Ông bà bùi tai. Nghĩ mình đã lớn tuổi, con cái thành tài, ở đâu cho bằng nơi quê cha đất tổ.
Thế rồi chuyến tàu chở nhiều gia đình cập bến Vũng Tàu, rồi đi Hải Phòng, chuyển lên xe lửa chạy trên đường Hải Phòng - Hà Nội. Nhưng tàu không ngưng lại ga Hưng Yên mà chạy tuốt ra... Yên Báy!
Ông bà ngơ ngác nhìn cảnh lạ ngoài khung cửa sổ tàu. “Cán bộ” mất... tích, không còn ai để hỏi cho ra lẽ. Người ta hướng dẫn gia đình ông bà xuống phà, qua bên kia sông Hồng rồi lên xe hàng... đến ven một khu rừng thuộc làng Mường Cơi này.
Bao nhiêu tài sản do công lao dành dụm của ông bà và con cháu từ mấy chục năm qua, không còn thấy vết tích gì nữa.
Tiền Thái Lan đã được đổi thành vàng ròng. Trước khi tàu nhổ neo về quê, “cán bộ” đã ký nhận của từng gia đình. không những vàng, mà cả các “phương tiện sản xuất” như máy cày, máy bơm nước, máy phát điện, máy may...; các phương tiện chuyên chở như xe hơi, xe gắn máy...; các tiện nghi sinh hoạt như máy thu thanh, TV, Cassette..., quạt máy, máy lạnh... cũng đều được ký nhận. Cán bộ cho xếp trước tất cả xuống hầm tàu. Chừng nào về đến quê cũ, biên nhận nào trả theo vật dụng đó. Mất mát đi đâu được mà sợ! “Nhà Nước” giàu có vô cùng, đời nào lấy ba cái “lặt vặt” của đồng bào đem từ “nước ngoài” về!
Trong khi chờ đợi “làm đơn” xin lại tài sản (!), trước mắt, gia đình ông bà được cấp một khu đất để tự túc cất lấy nhà mà ở. Rừng vầu, tre, nứa... không thiếu thứ gì để làm nhà. Lá buông, tranh trên rừng, rạ ngoài đồng; muốn lợp nhà bằng gì tuỳ ý. Vậy lao động là ... vinh quang”, ông bà và con cháu muốn về quê hương để lao động xây dựng đất nước thì nay đã được như nguyện. Khỏi cần mơ ước thêm gì nữa. Mọi người... tự do sống thoải mái trong khu rừng này. Có điều chỉ là hơi... cách biệt với thế giới bên ngoài. Thư viết gửi đi các nơi chẳng bao giờ có hồi âm, kể cả thư về Hưng Yên - mà trước đây ông bà vẫn có tin họ hàng. Nói gì đến thư gửi qua Thái Lan!
Ông già Mường Cơi đặt ly nước chanh trước mặt tôi rồi nói tiếp:
- Nếu sau này, có bao giờ ông đi được đâu đó, làm ơn nhắn giùm đồng bào mình ở Thái, đừng bao giờ dại dột tình nguyện về quê...
Tôi ngượng ngùng:
- Thưa ông, nếu có duyên may nhắn được như vậy, tôi xin hết lòng. Chỉ ngại là không còn cơ hội đi phà qua hữu ngạn sông Hồng nữa!
Thấy đã đến giờ phải gánh hai bó tranh đến Trại 2 cho anh em lợp nhà - trước đó, trại này đã bị bà hỏa thiêu rụi -, tôi đứng lên từ giã ông già:
- Cảm ơn ông cho uống nước chanh giải khát. Thật không ngờ trên đường đi mệt, khát, lại được gặp may. Xin cầu chúc ông và gia đình sức khỏe để thích ứng với cuộc sống này. Cũng xin chia sẻ với ông về tình trạng sinh sống tồi tệ ở đây. Mong sẽ có ngày ông và gia đình được trở về xuôi!
Ông già cầm tay tôi:
- Chúng ta gặp nhau trong khoảnh khắc, nhưng là cái duyên trong vòng tao ngộ. Cũng xin chúc quí ông sớm thoát cảnh tù khổ sai này.
Tôi xiết chặt tay ông già:
-Cảm ơn ông. Xin từ giã ông!
Đi được một quãng, lúc đến ngã ba quẹo lên Trại 2, tôi còn nhìn lại căn nhà tường nứa, mái tranh của ông già Mường Cơi.
Gia đình ông bị “Cán bộ” cho vào xiếc. Còn khuya mới xin lại được tài sản mà cán bộ “quản lý” giùm, trên đường hồi hương! Tôi biết chắc chắn rằng những trường hợp “ông già Mường Cơi” sẽ chẳng bao giờ còn có dịp trở về quê cũ, trừ phi lại có chuyện đổi đời, mà trong những tháng năm trong tù, chúng tôi thật chẳng thấy tia sáng nào trong màn đêm dày đặc.
Năm 1979, chúng tôi được “chuyển trại” về huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
Bước chân xuống phà, tôi được nghe ông lão “phụ trách phà” nói nhỏ với mấy anh em đứng gần:
-Lão “đứng phà” bốn chục năm nay. Chưa bao giờ thấy ai đi qua bên này sông mà còn trở lại bên kia sông. Hôm nay quí ông được trở lại, vậy là sống rồi! Xin có lời mừng!
Nhìn người “đứng phà”, tôi sực nhớ lại ông già Mường Cơi! Tôi thầm cầu nguyện cho gia đình ông có dịp qua được bên kia bờ sông... T
Hoàng Ngọc Liên
(Trích Viên Đạn Cuối Cùng)
NGUYỄN THIÊN THỤ * VẠN HẠNH THIỀN SƯ
Vån Hånh thiŠn sÜ quê ª làng C° Pháp ( ñình bäng, phû TØ SÖn, tÌnh B¡c Ninh), vÓn h† NguyÍn, gia Çình th© PhÆt lâu Ç©i, còn Ngài tinh thông Nho, Lão PhÆt. Thuª nhÕ thông minh xuÃt chúng, næm 20 tu°i xuÃt gia cùng ñÎnh HuŒ thiŠn sÜ theo h†c ThiŠn Ông ñåo Giä. ThiŠn Ông cÛng là ngÜ©i C° Pháp , tu ª chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phû Thiên ñÙc, tÎch næm k› mão, niên hiŒu Thái Bình Ç©i ñinh Tiên Hoàng (979), th† 78 tu°i.
Vån Hånh tu ª chùa Løc T°, chuyên tu pháp môn T°ng trì Tam Ma ñÎa sau khi ThiŠn Ông ñåo Giä mÃt. M‡i l©i nói cûa Ngài ÇŠu thành sÃm ng» rÃt Ùng nghiŒm. Vua Lê ñåi Hành thÜ©ng m©i Ngài t§i hÕi viŒc nܧc. Niên hiŒu Thiên Phúc nguyên niên ( 980), tܧng TÓng là Hàu Nhân Bäo sang xâm læng, quân ÇÎch Çóng CÜÖng Giáp, (Lång SÖn ), vua m©i Ngài ljn hÕi viŒc quân, Ngài Çáp: ‘Ba bäy, lúc m¥t tròi ÇÙng bóng, quân gi¥c thua.’
Khi vua muÓn Çi Çánh Chiêm Thành, Ngài khuyên vua nên Çánh gÃp thì th¡ng , quä nhiên ta Çåi th¡ng. Lê Long ñÌnh tàn ác, Ngài bi‰t trܧc Lš Công UÄn s¡p lên ngôi nên Ngài bäo hai anh em Ngài r¢ng: Thiên tº thæng hà, chÌ vài ngày n»a Lš Thân VŒ tÃt Ç܆c thiên hå.
蓋三月之內,
親衛登住社稷。
落茶印國字,
十口水土去,
遇聖號天德。
Thân vệ đăng trụ xã tắc.
親衛登住社稷。
落茶印國字,
十口水土去,
遇聖號天德。
Lạc trà ấn quốc tự,
Thập khẩu thuỷ thổ khứ,
Ngộ thánh hiệu Thiên Đức.
Trong vòng ba tháng nữa,
Thân vệ lên nối ngôi.
Cây đa in chữ "quốc",
Đất Cổ Pháp này thôi,
Gặp thánh hiệu Thiên Đức.
Thân vệ lên nối ngôi.
Cây đa in chữ "quốc",
Đất Cổ Pháp này thôi,
Gặp thánh hiệu Thiên Đức.
Ngài biết Đỗ Ngân mưu hại ngài cho nên ngài có thơ:
寄杜銀
土木相生艮畔金,
為何謀我蘊靈襟。
當時五口秋心絕,
直至未來不恨心。
Ký Đỗ Ngân
為何謀我蘊靈襟。
當時五口秋心絕,
直至未來不恨心。
Ký Đỗ Ngân
Thổ mộc tương sinh cấn bạn câm
Vị hà mưu ngã uẩn linh khâm?
Đương thì ngũ khẩu thu tâm tuyệt,
Trực chí vị lai bất hận tâm.
Gửi Đỗ Ngân
"Kim cấn" liền đôi như "thổ mộc",
Cớ sao toan chước hại nhau ngầm?
Thoạt nghe, bụng tớ "rầu" khôn xiết,
Nhưng thực về sau chẳng bận tâm.
Cớ sao toan chước hại nhau ngầm?
Thoạt nghe, bụng tớ "rầu" khôn xiết,
Nhưng thực về sau chẳng bận tâm.
Ngày r¢m tháng giêng næm thÙ chín niên hiŒu ThuÆn Thiên (1018), Ngài không bÎnh mà tÎch . Vua Lš Thái t° và các ÇŒ tº hÕa táng rÒi Çem tro xây tháp Ç‹ th©. TrÜÖc khi tÎch, Ngài có bài kŒ:
示弟子
身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯。
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪。
THỊ ĐỆ TỬ
萬木春榮秋又枯。
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪。
THỊ ĐỆ TỬ
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Thân như bóng chớp, có rồi không,Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
DẠY ĐỆ TỬ
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
(Ngô Tất Tố dịch)
Các thiền sư thường chăm lo việc thiền định tu tập, it khi làm thơ. Nếu có làm thơ cũng chỉ một hai bài ngắn gọn, súc tích, trình bày tư tửng của mình cho các đệ tử. Trong bài thơ trên, Ngài đa nêu lên vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo. Thế giới là vô thường, vạn vật là vô thường. Đời sống con người vô cùng ngắn ngủi nếu đem so sánh với núi sông, và vũ trụ. Đời người chỉ là ánh chớp lóe lên rồi tắt. Cây cỏ có lúc xanh tuơi, có lúc cằn khô. Đó là quy luật của tự nhiên. Chúng ta phải biết rõ quy luật đó, đừng bao giờ lo già, sợ chết. Đừng bao giờ mong mình đẹp mãi, giàu mãi, vinh hoa phú quý đời đời. Chúng ta phải thản nhiên chấp nhận, biết an nhiên tự tại thì ta hạnh phúc, ta vui vẻ. Còn lo âu, sợ hãi, đau khổ thì suốt đời sẽ sống trong địa ngục.
Vua Lý Nhân tông ( 1072- 1127) có bài thơ ca tụng Ngài:
追贊萬行禪師
萬行融三際,
真符古讖詩。
鄉關名古法,
拄錫鎮王畿。
Truy tán thiền sư Vạn Hạnh
真符古讖詩。
鄉關名古法,
拄錫鎮王畿。
Truy tán thiền sư Vạn Hạnh
Vạn Hạnh dung tam tế,
Chân phù cổ sấm thi.
Hương quan danh Cổ Pháp,
Trụ tích trấn vương kỳ.
Vạn Hạnh thông ba cõi,
Lời ông nghiệm sấm thi.
Quê hương làng Cổ Pháp,
Chống gậy trấn kinh kỳ.
Lời ông nghiệm sấm thi.
Quê hương làng Cổ Pháp,
Chống gậy trấn kinh kỳ.
Vua Lš Nhân Tông Çã ca tøng Ngài rÃt m¿c. Quä thÆt, Vån Hånh thiŠn sÜ là m¶t bÆc Çåi trí thÙc cûa ÇÃt nܧc ta th©i bÃy gi©, Çåi thiŒn tri thÙc cûa PhÆt giáo, là rÜ©ng c¶t cûa PhÆt giáo và t° quÓc ViŒt Nam.
(1) Tam t‰: TØ này có nhiŠu
nghïa.
Tam
tài: thiên, ÇÎa ,nhân.
Tam th‰: quá khÙ, hiŒn tåi, tÜÖng lai
Tam giáo: Nho, Lão,
PhÆt.
ACHARA * ANTI HANOI ACTIVISTS
Anti-Hanoi activist
gets day in court to
explain leaflet assault
Vietnam 'too late' to participate in probe
Achara Ashayagachat
The former Vietnamese army fighter pilot who hijacked a plane to dump
anti-Hanoi leaflets in Vietnam will testify in Rayong on April 18.
Ly Tong, 52, who hijacked the two-engine plane and its pilot in November
during the visit to Vietnam of former US president Bill Clinton, will be
represented in court by Somsak Samrej.
Mr Somsak told the Bangkok Post the US citizen had yet to sign
documents formally appointing him as his lawyer.
The hijacker was admitted to Niti Jitwet (Forensic Psychiatric) Hospital on
Bhuddhamonthon 4 road in March after he went on hunger strike, sources
said. Bail was refused because of the seriousness of the crime.
Ly Tong entered Thailand on Nov 14 and hired a four-seat two-engine
plane from Hua Hin for the Nov 16-17 mission. He forced the pilot, Teera
Sukying, to fly the plane through Cambodia and into Ho Chi Minh City, and
was subsequently arrested by Thai police on his return.
In January, police charged the Vietnam War veteran with hijacking,
unauthorised control of outbound aviation, forcing others to commit an
offence, and travelling out of Thailand through unpermitted ports.
According to 1978 Aviation Act, he could be sentenced to death, life
imprisonment, or 10-20 years behind bars if found guilty of hijacking.
For unauthorised control of aviation out of the country, he could be fined
50,000 baht or sentenced to 10 years imprisonment, according to the 1954
Aviation Act.
Article 309 of the Criminal Act could put him behind bars for three years or
exact a fine of 6,000 baht or both if he is found guilty of forcing others to
commit a crime.
For travelling out of the country through non-permitted ports, he could be
imprisoned for two years, or fined up to 20,000 baht, according to the 1989
Immigration Act.
The US embassy provided Ly Tong with a list of lawyers but he has not
decided to appoint anyone yet.
"Our position is to ensure he receives basic welfare as a United States
citizen but we will not give him any special treatment or get involved in the
judicial process," a US embassy official said in a statement.
Ly Tong had been taking fluids and fruits and was no longer considered in
danger, the official said.
"He has gained weight and seems to be in good humour. He has also
received lots of visitors, mail and magazines, and is probably planning his
own defence."Hanoi has taken the case seriously and regards Ly Tong's
actions as a threat to the country's sovereignty and national security.
Ly Tong escaped from a Vietnam "re-education" camp in 1981. After
gaining US citizenship, he hijacked a Vietnam Airlines plane in Bangkok in
1992 and forced the pilots to dump anti-communist leaflets on Ho Chi Minh
City. He was imprisoned in Vietnam for 20 years but released after six
years.
Vietnam's request for participation in the investigation came too late, said
Foreign Minister Surakiart Sathirathai, during his March 7 visit to Hanoi.
Police had already completed the process and prosecutors brought the case
to court in early February.
Hanoi has yet to decide what further action to take other than seek his
extradition.
Thailand would be willing to co-operate with Vietnam on the basis of
reciprocity, even though the two countries do not have an extradition
agreement, a ministry source said.
BANGKOK POST
gets day in court to
explain leaflet assault
Vietnam 'too late' to participate in probe
Achara Ashayagachat
The former Vietnamese army fighter pilot who hijacked a plane to dump
anti-Hanoi leaflets in Vietnam will testify in Rayong on April 18.
Ly Tong, 52, who hijacked the two-engine plane and its pilot in November
during the visit to Vietnam of former US president Bill Clinton, will be
represented in court by Somsak Samrej.
Mr Somsak told the Bangkok Post the US citizen had yet to sign
documents formally appointing him as his lawyer.
The hijacker was admitted to Niti Jitwet (Forensic Psychiatric) Hospital on
Bhuddhamonthon 4 road in March after he went on hunger strike, sources
said. Bail was refused because of the seriousness of the crime.
Ly Tong entered Thailand on Nov 14 and hired a four-seat two-engine
plane from Hua Hin for the Nov 16-17 mission. He forced the pilot, Teera
Sukying, to fly the plane through Cambodia and into Ho Chi Minh City, and
was subsequently arrested by Thai police on his return.
In January, police charged the Vietnam War veteran with hijacking,
unauthorised control of outbound aviation, forcing others to commit an
offence, and travelling out of Thailand through unpermitted ports.
According to 1978 Aviation Act, he could be sentenced to death, life
imprisonment, or 10-20 years behind bars if found guilty of hijacking.
For unauthorised control of aviation out of the country, he could be fined
50,000 baht or sentenced to 10 years imprisonment, according to the 1954
Aviation Act.
Article 309 of the Criminal Act could put him behind bars for three years or
exact a fine of 6,000 baht or both if he is found guilty of forcing others to
commit a crime.
For travelling out of the country through non-permitted ports, he could be
imprisoned for two years, or fined up to 20,000 baht, according to the 1989
Immigration Act.
The US embassy provided Ly Tong with a list of lawyers but he has not
decided to appoint anyone yet.
"Our position is to ensure he receives basic welfare as a United States
citizen but we will not give him any special treatment or get involved in the
judicial process," a US embassy official said in a statement.
Ly Tong had been taking fluids and fruits and was no longer considered in
danger, the official said.
"He has gained weight and seems to be in good humour. He has also
received lots of visitors, mail and magazines, and is probably planning his
own defence."Hanoi has taken the case seriously and regards Ly Tong's
actions as a threat to the country's sovereignty and national security.
Ly Tong escaped from a Vietnam "re-education" camp in 1981. After
gaining US citizenship, he hijacked a Vietnam Airlines plane in Bangkok in
1992 and forced the pilots to dump anti-communist leaflets on Ho Chi Minh
City. He was imprisoned in Vietnam for 20 years but released after six
years.
Vietnam's request for participation in the investigation came too late, said
Foreign Minister Surakiart Sathirathai, during his March 7 visit to Hanoi.
Police had already completed the process and prosecutors brought the case
to court in early February.
Hanoi has yet to decide what further action to take other than seek his
extradition.
Thailand would be willing to co-operate with Vietnam on the basis of
reciprocity, even though the two countries do not have an extradition
agreement, a ministry source said.
BANGKOK POST
SƠN TRUNG * THE XANIEN
I don’t know if this word comes from the
Chinese or Cambodian language, but it means the wild
person..
In my country, some persons who go in the
forest to look for sandalwood, which is as precious as gold, have to put “ ngai”
- a kind of magic grass in their mouth.
Thanks to this medicine, they feel healthy,
not hungry nor thirsty. But they must go home on time. If they do not obey
this instruction, by losing their way, or by forgetting the due date, they will
become wild persons, unconscious
and dumb, with long hair covering the
body.
After 1975, the Communists occupied the
South of Viet Nam, a lot of Vietnamese
became wild persons wandering in the towns and countries, without clothes and
food, crying and shouting because they
lost their children, their husbands,
their wives and their property. Maybe they did not remember where their houses
or what their names
were.
And after 1975, a number of
Vietnamese escaped the Communists by passing through the forest
or by crossing the ocean. The boat people could be drowned in the sea or arrested by the
communist policemen on their way to freedom. The women were gathered concentration camps. They were inspected and touched everywhere on their bodies by the communists
who were looking for gold or diamonds. The policemen robbed all their golden rings, watches, money and
clothes .
They must work hard in the field or in the
forest without clothes as the primitive people in prehistory
!
One evening, in the sunset, I went home from
Phu Lam, a country side of Saigon, and I saw a naked woman with the sun burnt
body and the long black hair running on the rice field toward the town. Was she a ” xanien”? No!
Although I was a long distance from
her, I saw she was very young and healthy. She ran as quickly as an
athlete in a cross country race. I thought that she was a
woman just escaping from the prison and now she was on the way
home.
On my way home, I always asked
myself:
-“ Where is her
house?”
-” What about her
family?”
-” Do they still remain at the usual address
or did they move?”
-” Did she get home safely
?”
Son Trung
TỔNG MỤC TẠP CHÍ SÁNG TẠO
Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Phần cuối)
Posted on 12.05.2012 by postlitviet
(Tiếp theo chương 4)
TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ SÁNG TẠO (bộ cũ: 1956-1959; bộ mới: 1959-1960)
Tạp chí Sáng Tạo (bộ cũ): tạp chí văn nghệ xuất bản hàng tháng, Mai Thảo chủ trương biên tập. Đây là bảng mục lục từng số tạp chí từ số 1 phát hành tháng 10 năm 1956 đến số 31 tháng 9 năm 1959.
———-
SÁNG TẠO số 1 tháng 10 năm 1956
Nội dung:
MAI THẢO Sàigòn , thủ đô văn hóa Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Kiến thức rộng và chuyên môn | trang 6
LÊ VĂN SIÊU Quán cháo lú | trang 13
MẶC ĐỖ Công việc dịch văn | trang 19
LÊ THƯƠNG Xét qua nguyên-lý âm nhạc trong căn bản ngôn ngữ | trang 25
VŨ KHẮC KHOAN Sân khấu và vấn đề xây dựng con người | trang 32
THÁI TUẤN Một vài nhận xét về nghệ thuật | trang 36
NGUYỄN SỸ TẾ Một quan niệm nhận thức Nguyễn Du | trang 44
———-
SÁNG TẠO số 2 tháng 11 năm 1956
Nội dung:
LÊ VĂN SIÊU Thử định nghĩa văn hóa | trang 1
VŨ KHẮC KHOAN Ba người bạn | trang 8
TRẦN THANH HIỆP Say những chuyến mùa đi-Chắp nối-Bài thơ yêu | trang 21
DUY THANH Trường hợp Picasso | trang 24
QUÁCH THOẠI Xanh | trang 28
HOÀNG THÁI LINH Giáo dục: Áp bức hay giải phóng | trang 29
THANH TÂM TUYỀN Sự tầm thường cần thiết của ngày khai trường | trang 35
TÔ KIỀU NGÂN Mùa xuân nhớ người | trang 38
NGUYÊN SA Tự do | trang 41
DOÃN QUỐC SỸ Đi tìm dân tộc tính trong những chuyện cổ tích
Việt Nam | trang 42
MẶC ĐỖ Đọc La Chute của A. Camus | trang 51
NGUYÊN SA Kinh nghiệm Hemingway | trang 52
———-
SÁNG TẠO số 3 tháng 12 1956
Nội dung:
LÊ VĂN SIÊU Thử định nghĩa văn hóa | trang 1
MAI THẢO Những ngón tay bắt được của trời | trang 7
QUÁCH THOẠI Cờ dân chủ | trang 15
NGUYÊN SA Hồ Xuân Hương người lạ mặt | trang 17
LÊ THƯƠNG Tìm đường sống cho âm nhạc | trang 21
DUY THANH Khép cửa | trang 28
THANH TÂM TUYỀN Hơi thở ngực tôi | trang 38
ĐÀO SỸ CHU Hội họa Trung Hoa | trang 40
NGUYỄN SỸ TẾ Ý thức siêu nhân trong thơ văn Nguyễn Công Trứ | trang 47
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: HÀM THẠCH: Tôi không còn cô độc – thơ Thanh Tâm Tuyền (52); NGUYÊN SA: | trang Tử tinh hoa – Khảo luận của Nguyễn Duy Cần (54); TRẦN LÊ NGUYỄN: Thành Cát Tư Hãn kịch của Vi Huyền Đắc (53); TRƯỜNG GIANG: Hội nghị quốc tế về thơ tại Bruxelles (55)
———-
SÁNG TẠO số 4 tháng 1 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Thần trí và hồn tính của dân tộc Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Tôi sẽ sang thăm em – Nước ngọt – Tiễn biệt | trang 6
TRẦN THANH HIỆP Hai lần nhìn một Calcutta | trang 9
TÔ THÙY YÊN Tình anh em | trang 14
TRẦN VĂN HIẾN MINH Vấn đề thống nhất ngôn ngữ | trang 15
THÁI TUẤN Siêu thực và ấn tượng | trang 17
THANH TÂM TUYỀN Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest | trang 23
NGUYÊN SA Cái chết của người thi sĩ | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Xây dựng một nền đại học Việt thuần túy | trang 29
THÁI BẠCH Ca dao miền Nam | trang 35
TRẦN THANH HIỆP Đêm phố Delhi – Mahatma Mahatma- Gautama Gautama | trang 42
TÔ KIỀU NGÂN Khảo về hò Huế | trang 43
TẠ TỴ Thu trên đất Lào | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: DUY THANH: Triển lãm hội họa và sơn mài do Hội văn hóa Việt Nam tổ chức (52); HÀM THẠCH: Sợ Lửa của Doãn Quốc Sỹ (53); TRẦN LÊ NGUYỄN: Kịch từ nước ngoài đến nước mình (56); TRƯỜNG GIANG: Giải thưởng văn chương 1956 (53); Hội liên hiệp những nhà văn tự do (54); Giải thưởng nghệ thuật quốc tế tại Venise (55)
———-
SÁNG TẠO số 5 tháng 2 năm 1957. SỐ MÙA XUÂN
Nội dung:
SÁNG TẠO Lời tòa soạn gửi bạn đọc | trang 1
DOÃN QUỐC SỸ Cánh đồng xanh | trang 2
THANH TÂM TUYỀN Bài ngợi ca tình yêu | trang 16
THANH NAM Người trong tranh | trang 21
ĐINH HÙNG Khi mới nhớn | trang 33
NGUYÊN SA Lớp học mùa xuân | trang 35
DUY THANH Đống rác | trang 43
TRẦN THANH HIỆP Himalaya | trang 51
QUÁCH THOẠI Giấc ngủ đêm xuân | trang 53
TÔ KIỀU NGÂN Hội mùa xuân | trang 55
TRẦN LÊ NGUYỄN Các em đi vào mai sau | trang 63
TẠ TỴ Người trước cửa | trang 65
VŨ HOÀNG CHƯƠNG Bao giờ có nguyệt | trang 73
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Sự bí mật của đời nàng | trang 74
NGUYÊN SA Bài hát Cửu Long | trang 82
MẶC ĐỖ Khung cửa mở | trang 83
HUY QUANG Đất quê hương | trang 89
———-
SÁNG TẠO số 6 tháng 3 năm 1957
Nội dung:
LÊ VĂN SIÊU Phong độ văn hóa | trang 1
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Trời xanh con chim nhỏ | trang 6
NGUYÊN SA Hãy đưa tôi ra bờ sông | trang 7
TÔ THÙY YÊN Tuyên ngôn | trang 8
DOÃN QUỐC SỸ Chiếc chiếu hoa cạp điều | trang 9
NGUYỄN SỸ TẾ Khuynh hướng siêu thoát trong văn chương Việt Nam| trang 16
LÝ HOÀNG PHONG Cái nhìn | trang 26
NGUYÊN SA Triết học là gì? | trang 33
THANH TÂM TUYỀN Thức giấc | trang 39
LANGSTON HUGHES Nostalgic Blues (Thanh Tâm Tuyền dịch) | trang 39
QUÁCH THOẠI Tôi quét | trang 40
MẶC ĐỖ Nem hiaba haltak meg | trang 41
TRẦN THANH HIỆP Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn trường tân thanh | trang 44
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: HÀM THẠCH: Tiếu lâm tân thời của Ba Vui (53); TRẦN LÊ NGUYỄN: Xem phim Đất lành (54); TRƯỜNG GIANG: Các giải thưởng văn nghệ quốc tế (55); THÁI TUẤN: Vài nhận xét về triển lãm hội họa Tạ Tỵ (56)
———-
SÁNG TẠO số 7 tháng 4 năm 1957
Nội dung:
TRẦN THANH HIỆP Vấn đề định nghĩa triết học | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Bao giờ | trang 7
QUÁCH THOẠI Đường tự do | trang 8
DUY THANH Hoang | trang 9
MAI THẢO Cửa hiệu tạp hóa | trang 10
DOÃN QUỐC SỸ Cái chết của một người | trang 16
THANH TÂM TUYỀN Trèo lên cây bưởi hái hoa | trang 21
TẠ TỴ Nửa đêm về sáng | trang 25
THÁI TUẤN Hội họa sẽ đi về đâu? | trang 33
NGUYỄN SỸ TẾ Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương | trang 36
NGUYÊN SA Đẹp | trang 47
TÔ THÙY YÊN Cánh đồng con ngựa chuyến tàu | trang 48
NGUYỄN PHỤNG Giáo dục âm nhạc | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Phê bình Vượt Sóng của Phan Minh Hồng (53); DUY THANH: Triển lãm của Shungo Sekiguchi (54); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm hội họa và thời đại (55) – Nổi danh sau khi chết (55); MAI THẢO: Phê bình Chữ Tình truyện ngắn của Võ Phiến (55)
———-
SÁNG TẠO số 8 tháng 5 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Vấn đề phân chia thời đại và khuynh hướng
văn học Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Tôi sẽ bỏ đi rất xa | trang 8
CUNG TRẦM TƯỞNG Đà Giang | trang 9
TÔ THÙY YÊN Tôi lên tiếng | trang 10
NGUYÊN SA Vấn đề triết học căn bản | trang 11
LÝ HOÀNG PHONG Con sông | trang 17
VĨNH LỘC Mái nhà | trang 25
DUY THANH Nói về hội họa | trang 30
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Người bỏ quên | trang 35
TRẦN THANH HIỆP Vài điểm gợi ý về thơ tự do | trang 41
THANH TÂM TUYỀN Bài ngợi ca tình yêu | trang 48
TÔ KIỀU NGÂN Về một ánh nắng | trang 50
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Phê bình Xác lá rừng thu, thơ Diên Nghị (53); TRƯỜNG GIANG: Tranh áp phích và các giải thưởng – Chung quanh cuộc đời Van Gogh (54); Triển lãm Picasso (55); THANH NAM: Một ý kiến về U Hoài của Doãn Quốc Sỹ (55); HẦU ANH: Nhà văn Herve Bazin và một triệu quan – Đại hội điện ảnh lần thứ 18 tại Venise (56)
———-
SÁNG TẠO số 9 tháng 6 năm 1957
Nội dung:
NGUYÊN SA Con đường triết học | trang 1
THẠCH CHƯƠNG Tôi khóc hôm nay | trang 7
NGUYỄN SỸ TẾ 1802 | trang 9
MAI THẢO Những vị sao thứ nhất | trang 15
DUY THANH Em đã nghe gì trong bài thơ hôm nay | trang 23
CUNG TRẦM TƯỞNG Khoác kín | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Gìn vàng giữ ngọc | trang 25
NGUYỄN VĂN MÙI Nguyễn Khuyến thi sĩ của đồng quê nước Việt | trang 38
NGUYỄN PHỤNG Dân ca, một yếu tố nhân loại của việc giáo dục | trang 44
NGUYÊN SA Có phải em về đêm nay | trang 47
THÁI TUẤN Hội họa cổ điển | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Giới thiệu sách mới: Một nhân chứng của Vương Văn Quảng – Chiều cuối năm của Đỗ Tấn (54); TRƯỜNG GIANG: 9 bức tranh mới của Cézanne – Một cuộc triển lãm hội họa Á Châu (55); HẦU ANH: Triển lãm tranh kiếng của Văn Huê; NGUYỄN ĐĂNG: Thực hiện cuốn phim Tiếng chuông Thiên Mụ (56)
———-
SÁNG TẠO số 10 tháng 7 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Tinh thần văn học đời Lê Thánh Tôn | trang 1
NGUYÊN SA Lò luyện người | trang 7
THANH TÂM TUYỀN Khai từ của một bản anh hùng ca | trang 13
HOÀNG THÁI LINH Văn chương và siêu hình học | trang 19
DOÃN QUỐC SỸ Trạng Quỳnh đi sứ | trang 25
LÊ VĂN SIÊU Chôn sống các tôn thất nhà Lý | trang 34
LÊ CAO PHAN Sự tiến triển của ngành âm nhạc thiếu nhi | trang 44
VĨINH LỘC Mùa thu lá vàng | trang 50
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Thơ Bàng Bá Lân – Người đi qua lô cốt, tiểu thuyết của Tô Kiều Ngân (54) Đường thi của Trần Trọng San (55); TRƯỜNG GIANG: Qua các cuộc triển lãm ở Saigon (56)
———-
SÁNG TẠO số 11 tháng 8 năm 1957
Nội dung :
DOÃN QUỐC SỸ Nền đại học văn khoa Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Triết học của Kant | trang 11
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Chuyến xe lô | trang 17
VŨ KHẮC KHOAN Một khía cạnh tâm sự của Ôn Như Hầu | trang 25
THANH TÂM TUYỀN Một chỗ trên ôtô buýt | trang 30
DUY THANH Bài thư tình số 13 | trang 30
CUNG TRẦM TƯỞNG Tôi còn yêu , còn yêu , tôi còn yêu | trang 32
LÝ HOÀNG PHONG Ngoài hàng dậu | trang 33
THÁI TUẤN Nhận xét về hội họa trừu tượng | trang 43
TÔ THÙY YÊN Tại sao không? – Tôi | trang 44
TRẦN THANH HiỆP Cảm xúc | trang 45
THANH TÂM TUYỀN Sớm mai | trang 46
KIÊM MINH Con thuyền giấy | trang 48
TRẦN THANH HIỆP Nguồn rung cảm trong văn nghệ Ấn Độ | trang 50
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Xưởng kịch của những người yêu kịch (54); QUAN SƠN: Thêm một ý kiến về cuốn Văn học Việt Nam thời Lý của Lê Văn Siêu (54); TRƯỜNG GIANG: Khai mạc xưởng họa Tú-Duyên – Triển lãm tranh thuốc nước và bột mầu của bà Wainright (55); HẦU ANH: Con bọ hung vàng, truyện của Edgar Poe – Nghệ thuật nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Dân (56)
———-
SÁNG TẠO số 12 tháng 9 năm 1957
Nội dung:
TÁM TÁC GIẢ Bản lên tiếng của tám tác giả Việt Nam | trang 1
Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh – Mai Thảo
Mặc Đỗ – Nguyễn Sỹ Tế – Thanh Tâm Tuyền
Trần Thanh Hiệp – Vũ khắc Khoan
HOÀNG THÁI LINH Thông cảm | trang 2
NGUYÊN SA Triết học của Kant II | trang 9
TÔ THÙY YÊN Đám cưới | trang 13
NGUYÊN SA Bài thơ ngắn | trang 15
SAO BĂNG Trắng | trang 15
THỦY THỦ Một mình | trang 16
DUY THANH Khung cửa – Giòng sông | trang 17
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Người lữ khách trong thành phố chúng ta | trang 18
DOÃN QUỐC SỸ Trăng sao | trang 25
THÁI TUẤN Thái độ cần thiết khi xem tranh | trang 33
LÊ VĂN SIÊU Biên kinh trên lá chuối | trang 38
THANH NAM Con mèo hoang | trang 42
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: MAI THẢO: Ai có qua cầu, tâm bút của Hoai Dồng Vọng (53); HẦU ANH: Tặng phẩm của trùng dương của Anne Morrow Lindbergh (53); MẶC ĐỖ: Đọc Nam et Sylvie của Nam Kim (54); NGUYỄN ĐĂNG: Chống Mác Xít của Nguyễn Kiên Trung (56)
———-
SÁNG TẠO số 13 tháng 10 năm 1957
Nội dung:
MAI THẢO Một vài ý nghĩ gửi bạn đọc | trang 1
NGUYÊN SA Tâm sự | trang 9
DOÃN QUỐC SỸ Góp ý kiến xây dựng quốc học | trang 10
NGUYÊN SA Triết học và ngôn ngữ | trang 15
THANH TÂM TUYỀN Isabelle | trang 25
TRẦN THANH HIỆP Điện ảnh quốc tế và Việt Nam | trang 35
NGY CAO UYÊN Tự họa | trang 39
THẠCH TRÂN Cung thầm | trang 39
NGUYỄN THANH GIÁ Cho tôi nói một điều | trang 40
VƯƠNG TÂN Chúng mình | trang 41
NGUYỄN SỸ TẾ Sự tích Đông phương | trang 42
NGUYỄN PHỤNG Ca khúc bình dân và dân ca | trang 47
LÔI TAM Cách biệt | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: HÀM THẠCH: Bức tranh Cây văn hiến của Lê Văn Siêu và Tú Duyên (54); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm của Trần Văn Thọ (54); NGUYỄN ĐĂNG: Nội cỏ của thiên đường, truyện dịch của Vĩnh Sơn Lang (55) Chiếc áo thiên thanh, truyện ngắn chọn lọc của nhà xuất bản Trùng Dương – Số Phụng Sự, đặc san văn nghệ quân đội – Chiếc áo cưới màu hồng của Nguyễn Vỹ (56)
———-
SÁNG TẠO số 14 tháng 11 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Văn chương cổ điển Việt Nam | trang 1
THÁI TUẤN Tìm hiểu hội họa mới: Trường biểu hiện | trang 8
HÀN SINH Người bạn cũ | trang 13
TRẦN THANH HIỆP Những người đi trong tình cờ | trang 17
NGUYÊN SA Gọi em | trang 22
VƯƠNG TÂN Đổi thay | trang 23
SAO BĂNG Màu trắng | trang 23
THẠCH TRÂN Tôi còn sống giữa đời | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn quân xung phong | trang 25
NGUYÊN SA Nhận định đại cương về triết học hiện hữu | trang 34
MẶC ĐỖ Một buổi họp mặt | trang 41
THAO TRƯỜNG Hương gió lướt đi | trang 46
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Tiếng võng dưa, thơ Bàng Bá Lân – Tình hương dạ lý của nhà xuất bản Hướng Dương (52) Tuyển tập Tình thương của U.B.C.Đ. C.D.T.C. Bộ quốc phòng (53); MAI THẢO: Đi tìm một căn bản tư tưởng của Nghiêm Xuân Hồng (54); HẦU ANH: Triển lãm Thuận Hồ; TRƯỜNG GIANG: Trưng bày họa phẩm ở hội chợ triển lãm Thị Nghè (55)
———-
SÁNG TẠO số 15 tháng 12 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Văn chương cổ điển Việt Nam | trang 1
THÁI TUẤN Loại tranh mộc bản Việt Nam | trang 8
PHẠM NGUYÊN VŨ Nước mắt | trang 13
THÁI BẠCH Thơ trào phúng miền Nam | trang 21
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn quân xung phong II | trang 25
LÊ VĂN SIÊU Trả lời ông Ngô Quân về sách Nếp sống tình cảm của người Việt Nam | trang 36
TÔ THÙY YÊN Hú tim – Bọt nước | trang 43
DUY THANH Bài thơ nga | trang 43
PHẠM NGUYÊN VŨ Và tiếng nói | trang 44
NHỊ Chưa | trang 45
NGUYÊN SA Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do | trang 46
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: TRƯỜNG GIANG: Các cuộc triển lãm hội họa ở Sàigon (54) – Lập một phòng triển lãm thường trực ( 55); NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Bốn mươi của Mặc Đỗ – Người nữ danh ca và Hồng Ngọc của Thanh Nam (55) – Đoàn kết luận của Thái Lăng Nghiêm (56)
———-
SÁNG TẠO số 16 tháng 1 năm 1958
Nội dung:
NGUYÊN SA Vấn đề thượng đế trong văn chương V.N. | trang 1
DUY THANH Nói về hội họa | trang 8
THANH TÂM TUYỀN Thoại ơi ! Thoại ơi ! Không biết khóc | trang 12
QUÁCH THOẠI Thơ | trang 16
LỮ HỒ Thơ, tục: Hồ Xuân Hương | trang 20
DOÃN QUỐC SỸ Căn nhà hoang | trang 25
THÁI BẠCH Đỗ Minh Tâm, một nhà thơ trào phúng | trang 33
THAO TRƯỜNG Hai thế kỷ | trang 38
NGUYỄN ĐÌNH HÒA Phương pháp học và dạy sinh ngữ | trang 43
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: QUAN SƠN: Nguồn sáng mới của Trí Siêu Tuệ Quang (51); Huỳnh Văn Phẩm: Triển lãm thường niên hội họa và sơn mài của Hội văn hóa Việt Nam (51) – Triển lãm Thái Tuấn (53) – Triển lãm BéKy (54); NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Người tù của Võ Phiến – Bão rừng của Nguyễn Văn Xuân – Những năm trưởng thành của Van wick Brooxs, bản dịch của Từ An Tùng (55-56)
———-
SÁNG TẠO số 17 tháng 2 năm 1958. Số Mùa Xuân Mậu Tuất
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Kinh thành | trang 5
NGUYÊN SA Người con gái trong truyện Liêu trai | trang 15
VŨ HOÀNG CHƯƠNG Tuổi xanh | trang 26
QUÁCH THOẠI Chiều tiễn biệt – Trăng thiếu phụ | trang 27
TRẦN LÊ NGUYỄN Ngày tháng rời của cửa cuộc đời | trang 29
TRẦN THANH HIỆP Tuổi trẻ | trang 36
ĐINH HÙNG Thảo dã xuân tình – Gửi Thạch Lam | trang 41
MAI THẢO Căn nhà vùng nước mặn | trang 43
THANH TÂM TUYỀN Ba chị em | trang 49
KIÊM MINH Về trường hợp một đôi môi | trang 64
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Nhớ biển | trang 69
DUY THANH Thơ của một người – Những bài thơ chữ một | trang 75
VĨNH LỘC Ánh trăng trên sông | trang 77
DOÃN QUỐC SỸ Hồ Thùy Dương | trang 83
VƯƠNG TÂN Làm thi sỹ không tên không tuổi | trang 112
TÔ THÙY YÊN Ký thác | trang 113
SAO BĂNG Đôi mắt – Hai mươi lăm | trang 114
DUY THANH Giấc ngủ | trang 115
THANH NAM Người đóng kịch | trang 122
PHẠM NGUYÊN VŨ Ngoài vườn xuân | trang 127
TRẦN LÊ NGUYỄN Giao duyên | trang 137
HUY QUANG Sau mười năm | trang 139
TÔ KIỀU NGÂN Thư quê hương | trang 143
TRẦN THANH HIỆP Bài chiến ca ánh sáng | trang 147
LÝ HOÀNG PHONG Tình ca | trang 150
LỮ HỒ Chung quanh một tin vặt | trang 157
TÔ THÙY YÊN Sàigòn, ngày … | trang 165
TẠ TỴ Cuốn sách tặng | trang 172
HỌA PHẨM Thôn nữ: THÁI TUẤN
Chiều ngoài khuôn của: TẠ TỴ
Thiếu nữ: DUY THANH
Ngoại ô: NGỌC DŨNG
———-
SÁNG TẠO số 18 tháng 3 năm 1958
Nội dung:
MAI THẢO Về một hiện tượng trưởng thành của nghệ thuật | trang 1
VĨNH LỘC Giấc ngủ buổi chiều | trang 10
LÝ HOÀNG PHONG Những giờ cuối cùng của Thoại | trang 17
NGUYỄN SỸ TẾ Sĩ phu V.N. trước cuộc xâm lăng của người Pháp | trang 24
PHẠM NGUYÊN VŨ Hành khúc | trang 32
TẠ TỴ Những viên sỏi | trang 33
THANH TÂM TUYỀN Những bài thơ của tháng chạp đau buồn | trang 46
LỮ HỒ Bài ca của một cuồng sĩ | trang 51
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 61
THÁI TUẤN Đường nét và màu sắc | trang 73
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Đọc Vũ nữ Sàigon của Hoàng Hải Thủy (78) – Khúc nhạc màu xanh thơ Tuấn Giang (79); MAI THẢO: Đọc Trên vỉa hè Sàigon của Triều Đẩu (78) – Thần Tháp Rùa, truyện ngắn của Vũ Khắc Khoan (79)
———-
SÁNG TẠO số 19 tháng 4 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Chủ thuyết siêu thực | trang 1
LÊ VĂN SIÊU Hà Ô Lôi, tiếng hát giết người | trang 12
QUÁCH THOẠI Những tiếng giày | trang 29
TUẤN GIANG Ánh mắt | trang 29
THẠCH TRÂN Ngậm ngùi | trang 30
ĐOÀN ĐÌNH QUỲNH Cầu nguyện | trang 31
SAO BĂNG Yêu | trang 31
TÔ THÙY YÊN Dù sao | trang 32
LÔI TAM Phía mặt trời mọc | trang 33
THÁI BẠCH Một nữ sĩ miền nam | trang 38
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 41
NGUYỄN PHỤNG Hệ thống âm nhạc Nhật Bản | trang 60
TẠ TỴ Bài thơ của một người | trang 65
MAI THẢO Chiếc xe đạp cũ | trang 67
NGUYÊN SA Con người trong triết học hiện đại | trang 72
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Xóm nghèo, tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Vinh – Bốn truyện ngắn Anh Văn chọn lọc, bản dịch của Võ Hà Lang (78); NGUYỄN TRUNG: Một ý kiến về triển lãm Duy Thanh (79); MAI THẢO: Lịch trình diễn tiến của Phong trào quốc gia Việt Nam của Nghiêm Xuân Hồng (80)
———-
SÁNG TẠO số 20 tháng tháng 5 năm 1958
Nội dung:
MAI THẢO Vấn đề sân khấu Việt Nam | trang 1
NGUYỄN DUY DIỄN Phân tích nghệ thuật | trang 11
VÕ PHIẾN Kể trong đêm khuya | trang 15
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Chuyến xe chiều – Nghẹn ngào
Khúc hát một búc tranh | trang 27
NGỌC DŨNG Đêm | trang 27
NGUYÊN SA Ngỏ ý | trang 28
LỮ HỒ Vấn đề dạy văn quốc ngữ | trang 29
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 33
THÁI BẠCH Bạch mai thi xã | trang 49
HOÀNG BẢO VIỆT Đi tìm thế giới trẻ con | trang 53
TÔ THÙY YÊN Trong vườn địa đàng | trang 58
NGUYỄN ĐÌNH HÒA Thân thế thi sĩ H.W. Longfellow | trang 62
THẠCH TRÂN Trăng đốm đèn | trang 67
NGUYÊN SA Sự cô độc thiêt yếu | trang 71
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: TRẦN THANH HIỆP: Ban ca vũ nhạc Huế trình diễn ca vũ nhạc cổ Việt Nam (77); NGUYỄN TRUNG: Triển lãm hội họa Nguyễn Văn Quế (78); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm Đình Trọng và Huy Tường (79); NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Trăng Nước Đồng Nai của Nguyễn Hoạt (80)
———-
SÁNG TẠO số 21 tháng 6 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Bàn về văn học sử Việt Nam | trang 1
TRẦN THANH HIỆP Chúng ta hình thành văn nghệ | trang 9
QUÁCH THOẠI Đêm | trang 16
THẠCH CHƯƠNG Đòi sống | trang 17
LÔI TAM Tôi cúi đầu đi đêm nay | trang 18
VÕ PHIẾN Kể trong đêm khuya | trang 19
THÁI BẠCH Khái luận về đặc tính của văn nghệ miền Nam | trang 33
DUY THANH Thằng Khởi | trang 38
LÊ CAO PHAN Sáng tác nhạc thiếu nhi | trang 44
PHẠM NGUYÊN VŨ Tình bằng hữu chiến đấu | trang 49
TIÊU HÀ Hải đăng | trang 52
TÔ THÙY YÊN Tội nghiệp – Cảm giác | trang 52
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 53
NGUYÊN SA Kinh nghiệm thi ca | trang 65
VƯƠNG TÂN Bản hành ca số một | trang 73
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: MẠC SƠN: Đọc sách: Những vấn đề của Đông Nam Á của Tạ Văn Nho (75); NGUYỄN TRUNG: Triển lãm Hà Hồng Liên (77); THÁI TUẤN: Xem triển lãm hội họa Phi Luật Tân (78); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm Stephane Magnard (79); NGUYỄN ĐĂNG: Đọc sách Nhận định của Nguyễn Văn Trung – Triển lãm hội họa của Nghi Cao Uyên tại Phi Luật Tân (80)
———-
SÁNG TẠO số 22 tháng 7 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Vấn đề xác định một thời hiện đại
trong văn học Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA | trang – Đêm mưa | trang 8
THANH TÂM TUYỀN Dạ khúc | trang 17
TRẦN THANH HIỆP Tôi còn gì nữa | trang 17
TÔ THÙY YÊN Bi hành khúc – Bài học về vạn vật | trang 19
NGUYỄN DUY DIỄN Xây dựng | trang 20
NGUYỄN THIỆU LÂU Một thành tích của một quân nhân Việt Nam | trang 22
DUY THANH Cầu thang | trang 25
HÒNG THÁI LINH Trường hợp Francoise Sagan | trang 33
MAI TRUNG TĨNH Hạnh phúc | trang 46
VƯƠNG TÂN Chiều | trang 47
THÁI TUẤN Hình thể trong hội họa | trang 48
DOÃN QUỐC SỸ Sách ước | trang 52
NGUYỄN DUY DIỄN Cao Bá Quát , một chiến sĩ cách mạng | trang 71
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: MẠC SƠN: Đọc sách: Đem tâm tình viết lịch sử của Nguyễn Kiên Trung (76); THÁI TUẤN: Triển lãm hội họa của các em học sinh (77); HẦU ANH: Triển lãm Phạm Huy Tường – Triển lãm Văn Đen (78) – Giải thưởng văn chương văn hóa vụ 1957 (78); MAI THẢO: Đọc sách: Những thiên đường lỡ của Triều Đẩu (79)
———-
SÁNG TẠO số 23 tháng 8năm 1958
Nội dung:
MƯỜI TÁC GIẢ Chúng tôi thành lập ban kịch: Đêm Hà Nội | trang 1
THAO TRƯỜNG Đàn ông | trang 4
PHAN VĂN DẬT Bài thơ khóc Thị Bằng không phải của
vua Nguyễn dực Tông | trang 8
HOÀNG BẢO VIỆT Thầm hiểu | trang 17
MAI TRUNG TĨNH Khi anh đến | trang 18
DUY THANH Điệu buồn | trang 19
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Quyển sách | trang 20
THÁI BẠCH Nữ sĩ Trần Kim Phụng | trang 27
THANH TÂM TUYỀN Tư | trang 33
LÊ HUY OANH Khảo về thơ Beaudelaire | trang 42
TRẦN LÊ NGUYỄN Phương 2 | trang 54
VƯƠNG TÂN Cô liêu | trang 55
TRẦN THANH HIỆP Sân khấu | trang 56
QUÁCH THOẠI Hương Giang dạ nguyệt | trang 57
LỮ HỒ Định mệnh văn học | trang 58
DOÃN QUỐC SỸ Khu vườn bên cử sổ | trang 65
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: Bá cáo của Viện Đại Học Huế (76); MAI THẢO: Tìm về sinh lộ, truyện dài của Kỳ Văn Nguyên (76); THÁI TUẤN: Triển lãm của Thuận Hồ – Triển lãm Trần đình Thụy (77); VỊ XUYÊN: Xây dựng một ban kịch tuyên truyền của Nguyễn Hoài Văn (79)
———-
SÁNG TẠO số 24 tháng 9 năm 1958
Nội dung:
THANH TÂM TUYỀN Những người đã chết đều có thực | trang 1
TÔ THÙY YÊN Nhân nói về một danh từ | trang 10
DUY THANH Câu hỏi – Thu | trang 10
MAI TRUNG TĨNH Bao giờ – Buổi sáng | trang 11
NGUYỄN DUY DIỄN Sáng thế kỷ | trang 13
TUẤN HUY Hành trình ngày mai | trang 14
NGƯỜi SÔNG THƯƠNG Con đường | trang 15
LÊ HUY OANH Khảo về thơ Beaudelaire | trang 23
DOÃN QUỐC SỸ Khu vườn bên cửa sổ | trang 33
VƯƠNG TÂN Mênh mang – Vời vợi | trang 44
TRẦN LÊ NGUYỄN Anh | trang 45
VŨ NGUYÊN Mùa xuân xa | trang 47
TÔ THÙY YÊN Những ý nghĩ vào buổi chiều | trang 48
VIỆT TỬ Cao bá Quát | trang 49
LỮ HỒ Có chăng một bà Hồ Xuân Hương | trang 67
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: THÁI TUẤN: Triển lãm Nguyễn văn Phương (75) –Triển lãm sơn dầu của họa sỹ Bon Nguyên (76); THANH NAM: Hoa bên vườn cũ của Trần Phương Như (76); DUY THANH: Triển lãm Phạm kim Khải – Triển lãm Võ Minh Nghiêm (78); HỒ NAM: Thuyền thơ – thi tập của Đông Xuyên (79)
————
SÁNG TẠO số 25 tháng 10 năm 1958. Kỷ niệm đệ nhị chu niên – số đặc biệt Hà Nội
Nội dung:
SÁNG TẠO Gửi bạn đọc | trang 1
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Chị tôi | trang 2
TRẦN THANH HIỆP Bài ca của những người – Tiếng nói | trang 4
THANH TÂM TUYỀN Thành phố – Tên người yêu dấu | trang 6
NGỌC DŨNG Ngoại ô | trang 9
TRẦN THANH HIỆP Ý nghĩa | trang 10
MAI THẢO Quê hương trong trí nhớ | trang 19
TRƯỜNG DZI Tuổi trẻ | trang 26
DOÃN QUỐC SỸ Tiền kiếp | trang 33
VƯƠNG TÂN Về cái chết của một người bạn | trang 43
DUY THANH Bài thơ trong phố vắng | trang 48
MAI TRUNG TĨNH Lịch sử | trang 49
TRẦN LÊ NGUYỄN Nguyện ước | trang 50
VƯƠNG TÂN Tâm sự | trang 51
TÔ THÙY YÊN Thủ đô | trang 53
THANH NAM Quyên | trang 56
TÔ KIỀU NGÂN Phố Hàng Khay | trang 62
THANH TÂM TUYỀN Cuối đường | trang 65
VĨNH LỘC Mưa lúc hoàng hôn | trang 72
DUY THANH Tím | trang 80
Những lá thư Hà Nội | trang 82
PHẠM NGUYÊN VŨ Tiếng động dưới cỏ | trang 90
TÔ THÙY YÊN Vẻ buồn của tình yêu – Và hội họa | trang 100
HUY TRÂM Điệp khúc | trang 101
HOÀNG BẢO VIỆT Nước trôi về nguồn | trang 102
MAI TRUNG TĨNH Trước ngày lên đường | trang 110
ĐINH HÙNG Bao giờ em lấy chồng | trang 116
DUY NĂNG Nguồn | trang 118
Đ. MINH Bài ca hai mươi | trang 120
NGUYỄN SỸ TẾ Mái đầu những Hà Nội | trang 122
———-
SÁNG TẠO số 26 tháng 11 năm 1958
Nội dung:
MAI THẢO Họp mặt ngày giỗ bạn | trang 1
TRẦN THANH HIỆP Thế giới Quách Thoại | trang 9
VƯƠNG TÂN Ở lại | trang 16
NGỌC DŨNG Bài thơ hoang | trang 17
HOÀNG BẢO VIỆT Tìm em | trang 17
NGUYỄN SỸ TẾ Tạp luận | trang 21
DUY THANH Sợi giây | trang 25
THANH TÂM TUYỀN Nhân nghĩ về hội họa | trang 33
TÔ THÙY YÊN Thân phận thi sĩ | trang 39
TRẦN DẠ TỪ Có ai – Mộng đầu – Bước đi | trang 41
DUY THANH Thời gian – Đêm | trang 43
HỒ NAM Thơ Nhật Bản | trang 44
NGUYỄN THIỆU LÂU Một công tác kiến thiết | trang 47
THAO TRƯỜNG Đò dọc | trang 50
THÁI BẠCH Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa | trang 56
HUY QUANG Người Hà Nội | trang 62
THỦY THỦ Nỗi buồn trên đất liền | trang 66
LỮ HỒ Truyện Kiều hấp hối | trang 69
HOÀNG KHANH Hà Nội còn nữa | trang 75
DUY NĂNG Tâm hồn | trang 75
VƯƠNG TÂN Hiu quạnh | trang 76
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN THỤY: Giàn nhạc đại hòa tấu của V.N.N.H. (77); MẠC SƠN: Duy thức học thông luận của Thạc Đức (77); VƯƠNG TÂN: Giải thưởng Nobel văn chương 1958 (78); NGUYỄN ĐĂNG: Tiếng bên trời của Hà Liên Tử (79) – Gõ đầu trẻ truyện ngắn của Nguyên Sa (80)
———-
SÁNG TẠO số 27 tháng 12 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Triết lý đoạn trường | trang 1
HỒ NAM Khái luận về thi ca Việt Nam | trang 9
VÕ PHIẾN . Dừng chân – Tâm sự | trang 14
NHẬT HƯƠNG Gục đầu | trang 15
NGỌC DŨNG Số hai | trang 16
NGUYỄN THIẾU LĂNG Hờn lưu lạc | trang 16
VƯƠNG TÂN Tĩnh vật – Ngoài phố | trang 17
THẾ HOÀI Mầu mắt người yêu | trang 19
LỮ HỒ Nghĩ về Nguyễn Công Trứ | trang 27
DOÃN QUỐC SỸ Bão vũ trụ | trang 33
NGUYỄN QUANG ĐÀM Vài ý kiến về trường đại học | trang 39
THÁI BẠCH Bộ mặt Đồng Tháp | trang 45
CAO THIÊN LƯƠNG Mây đầu núi | trang 51
TRẦN DẠ TỪ Một bài thơ – Và chủ nhật – Mỏi | trang 55
MAI TRUNG TĨNH Nửa đêm | trang 57
VĨNH LỘC Những chiều mưa | trang 58
TRẦN PHONG Đôi mắt | trang 60
TÔ THÙY YÊN Để phục hồi hội họa | trang 68
NGỌC BÍCH Câu truyện khiếm đề | trang 72
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: THÁI TUẤN: Triển lãm sơn dầu và sơn mài của Văn Thịnh và Lê Thy (77) – Phòng tranh của bà Hồ thị Linh (78); THANH MỴ: Triển lãm H. Hưu (78) –Triển lãm Phạm Tòng (79); HỒ NAM: Juan Ramon Zimenez (80)
———-
SÁNG TẠO số 28 – 29 tháng 1 – 2 năm 1959. Giai phẩm mùa xuân Kỷ Hợi
Nội dung:
SÁNG TẠO Gửi bạn đọc | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Đêm | trang 2
LỮ HỒ Hoa muộn | trang 11
NGUYỄN SỸ TẾ Nghĩ thầm | trang 17
TRẦN THANH HIỆP Ngày cũ | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Hương nhân loại | trang 30
HOÀNG ANH TUẤN Điệu nhạc tắt đèn | trang 39
THÁI TUẤN Sáng tạo | trang 42
QUANG NINH Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh | trang 43
LAN ĐÌNH Thương nhau thì về | trang 49
HOÀNG BẢO VIỆT Tình yêu , thình bạn , mùa xuân | trang 59
NGUYÊN SA Đằng sau | trang 66
MAI TRUNG TĨNH Những hạt ba dăng của Niêm | trang 71
TRẦN DẠ TỪ Bài kỷ niệm | trang 80
VƯƠNG TÂN 30 tháng chạp – Ngày đầu năm – Đi trốn | trang 84
THÁI BẠCH Lân Sài goong | trang 87
THAO TRƯỜNG Xác chết | trang 92
VƯƠNG TÂN Mùa xuân căn gác đầy người | trang 97
PHẠM NGUYÊN VŨ Thơ cho Helena Okavitch | trang 103
THẠCH CHƯƠNG Đối thoại | trang 105
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Rươu , chưa đủ | trang 109
NGUYÊN SA Tương tư – Mời | trang 119
DUY THANH Xuân – Một mình – Giản đơn | trang 121
MAI THẢO Những ngày tháng mới | trang 122
———-
SÁNG TẠO số 30 tháng 5 năm 1959
Nội dung:
THẠCH CHƯƠNG Sonnet | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Barbara (dịch thơ Jacques Prevert) | trang 1
DIÊN NGHỊ Thương nhớ | trang 3
HOÀNG BẢO VIỆT Hy vọng | trang 4
SAO BĂNG Người ở đâu | trang 7
NGUYỄN SỸ TẾ Chờ sáng | trang 15
SONG LINH Bức tranh | trang 19
MAI TRUNG TĨNH Ao ước | trang 27
LAN ĐÌNH Hàng xóm | trang 28
PHẠM NGUYÊN VŨ Dạ khúc | trang 29
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn người hóa khỉ | trang 33
VIỆT TƯ Nguyễn công Trứ | trang 43
THẠCH CHƯƠNG Một đóa hồng cho Emily | trang 50
LÔI TAM Cơn mưa | trang 59
NGUYỄN THIỆU LẬU Tìm hiể non nước nhà | trang 65
THAO TRƯƠNG Riêng tư | trang 70
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN SỸ TẾ: Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên (76); TRẦN THANH HIỆP: Để hiểu Đạo Phật của Phương Bối (77); THANH TÂM TUYỀN: Trí thức làm dáng (78); HỒ NAM: Giòng thơ sang mùa của Hà Phương – Kịch Buôn M”Rong (80)
———-
SÁNG TẠO số 31 tháng 9 năm 1959
Nội dung:
THANH TÂM TUYỀN Nỗi buồn trong thơ hôm nay | trang 1
NGUYÊN SA 20 – Tháng sáu trời mưa | trang 7
TRẦN LÊ NGUYỄN Đôi mắt | trang 10
TÔ THÙY YÊN Trời mưa đêm xa nhà | trang 11
CUNG TRẦM TƯỞNG Nghĩa địa – Ngủ | trang 12
THAO TRƯỜNG Làm quen | trang 13
CUNG THƯ Nhân những vấn đề về chủ âm tính trong
âm nhạc Tây phương | trang 22
TRẦN LÊ NGUYỄN Nhật ký | trang 35
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Tiếng nói | trang 41
TẠ TỴ Nếu một ngày nào | trang 51
LÊ HUY OANH Verlaine , nhà thơ tượng trưng | trang 54
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn người hóa khỉ | trang 72
Tạp chí Sáng Tạo (bộ mới, 7 số)
Diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay. Tạp chí xuất bản ngày mùng 1 mỗi tháng, Chủ nhiệm: MAI THẢO, Quản lý: ĐẶNG LÊ KIM
BAN BIÊN TẬP: Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh – Mai Thảo – Nguyễn Sỹ Tế – Thái Tuấn – Thanh Tâm Tuyền – Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 1 tháng 7 năm 1960
Nội dung:
Bộ biên tập Lời nói đầu | trang 1
Tám tác giả Thảo luận: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh – Mai Thảo
Nguyễn Sỹ Tế – Thanh Tâm Tuyền – Trần
Thanh Hiệp – Tô Thùy Yên – Thái Tuấn | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Mặt trời tìm thấy | trang 19
DUY THANH Chiếc lá | trang 26
DOÃN QUỐC SỸ Đại học xá | trang 33
THẠCH CHƯƠNG Sự chán chường trong việc phê bình văn nghệ | trang 52
TÔ THÙY YÊN Niềm bí ẩn trong cái chết của một thanh niên | trang 61
LÊ HUY OANH Giòng sông | trang 77
MAI THẢO Sau tám tháng im lặng | trang 87
TRẦN THANH HIỆP Để chúng ta được thấy mặt nhau | trang 100
NGUYỄN SỸ TẾ Giữa hai giấc ngủ | trang 107
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 2 tháng 8 năm 1960
Nội dung:
Mười tác giả NÓI CHUYỆN VỀ THƠ BÂY GIỜ
Cung Trầm Tưởng – Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh
Mai Thảo – Lê Huy Oanh – Nguyễn Sỹ Tế – Thanh
Tâm Tuyền – Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Buổi sáng ngoài bãi biển | trang 18
TÔ THÙY YÊN Ba dấu chân trên một quãng sầu | trang 31
THÁI TUẤN Đứng trước giá vẽ hôm nay | trang 36
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 41
MAI THẢO Về chuyến viễn du bí mật cuối cùng | trang 52
THẠCH CHƯƠNG Thơ – Thơ dịch | trang 68
SAO TRÊN RỪNG Ngàn khơi | trang 75
DUY THANH Lớp gió | trang 81
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Tiếng động trên da thú | trang 90
THANH TÂM TUYỀN Thơ | trang 100
TRẦN THANH HIỆP Sự thưởng ngoạn nghệ thuật bây giờ | trang 103
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 3 tháng 9 năm 1960
Nội dung:
Chín tác giả Nói chuyện: NGÔN NGỮ MỚI TRONG HỘI HỌA
Duy Thanh – Huỳnh Văn Phẩm – Mai Thảo
Ngọc Dũng – Nguyễn Sỹ Tế – Thái Tuấn
Thanh Tâm Tuyền – Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp | trang 1
NGUYỄN SỸ TẾ Lên đèn | trang 22
TRẦN THANH HIỆP Độc thoại | trang 31
THANH TÂM TUYỀN Nghệ thuật đen | trang 35
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 49
LÊ HUY OANH Miếu âm hồn | trang 58
NGỌC DŨNG Biên giới của người điên | trang 66
THẠCH CHƯƠNG Trình bay và phê bình hai quan niệm nổi loạn
của Albert Camus | trang 68
DUY THANH Bài thơ sầu tám khúc | trang 89
TÔ THÙY YÊN Người đánh bạc | trang 93
MAI THẢO Những cái đích phóng về trước mặt | trang 100
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 4 tháng 10 năm 1960
Nội dung:
Tám tác giả Nói chuyện:
NHÌN LẠI VĂN NGHỆ TIỀN CHIẾN Ở VIỆT NAM
Duy Thanh – Mai Thảo – Ngọc Dũng
Nguyễn Sỹ Tế – Thanh Tâm Tuyền – Thái Tuấn
Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Nguyên | trang 17
DUY THANH Chân dung | trang 21
THẠCH CHƯƠNG Tinh cầu | trang 23
NGUYỄN SỸ TẾ Ý thức nghệ thuật | trang 32
THAO TRƯỜNG Mầu và sắc | trang 42
VIÊN LINH Đời rút xuống | trang 47
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 49
LÊ HUY OANH Mưa trên thành phố | trang 59
FRANZ KAFKA Trầm tưởng ( Thạch Chương dịch) | trang 69
THANH TÂM TUYỀN Thềm sương mù | trang 72
DUY THANH Nói chuyện với Kazuo Kobagashi | trang 93
TRẦN THANH HIỆP Giưa hai người | trang 98
CUNG TRẦM TƯỞNG Thoát sác | trang 100
MAI THẢO Người lính Lê dương | trang 102
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 5 tháng 11 năm 1960
Nội dung:
Bảy tác giả KỶ NIỆM QUÁCH THOẠI
Thanh Tâm Tuyền – Trần Thanh Hiệp
Duy Thanh – Hồ Man – Ngọc Dũng
Lý Hoàng Phong – Mai Thảo | trang 1
LÊ HUY OANH Sáu bài thơ dịch | trang 14
THÁI TUẤN Bồng lai | trang 21
QUÁCH THOẠI Những bài thơ tình đầu tiên | trang 33
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 39
VIÊN LINH Trong giấc mộng tàn | trang 56
THANH TÂM TUYÊN Thềm sương mù | trang 59
ALBERTO MORAVIA Hai người bạn | trang 75
CUNG TRẦM TƯỞNG Tật nguyền | trang 80
VĨNH LỘC Khoảng lộ trình cũ | trang 82
THẠCH CHƯƠNG Giới thiệu một nhận thức siêu thực về nghệ thuật | trang 97
NGUYỄN SỸ TẾ Chết trong tâm hồn | trang 103
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 6 tháng 12 năm 1960 và tháng 1 năm 1961
Nội dung:
MAI THẢO Con đường trở thành và tiến tới
của nghệ thuật hôm nay | trang 1
SAO TRÊN RỪNG Nỗi mệt mỏi của kiếp người | trang 16
DOÃN QUỐC SỸ Người ôm mùa xuân nguyên vẹn | trang 25
LÊ HUY OANH Hồi chuông báo tử | trang 41
ALBERT CAMUS Người đàn bà ngoại tình | trang 49
VIÊN LINH Sáu bài thơ lục bát | trang65
THANH TÂM TUYỀN Thềm sương mù | trang 69
TRẦN DẠ TỪ Buổi trưa về Thị Nghè | trang 86
VĨNH LỘC | trang 4 | trang 88
TRẦN LÊ NGUYỄN Màu đen | trang 95
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Làm thân con gái | trang 99
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 7 tháng 9 năm 1961
Nôi dung:
MAI THẢO Nghệ thuật , sự báo đông khẩn thiết
và thường trực của ý thức | trang 1
TRẦN THY NHÃ CA Rồi đôi chân của núi | trang 17
NGUYỄN ĐĂNG Đời sống trong biệt thự | trang 21
LAN ĐÌNH Hai mùa xuân hai cuộc đời | trang 32
VĨNH LỘC Chặp tối | trang 49
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Buồn vàng | trang 59
VIÊN LINH Còn gì | trang 65
SAO TRÊN RỪNG Những ngày xuân hoang vu | trang 70
THẠCH CHƯƠNG Mắt nhọn | trang 78
THANH TÂM TUYỀN Thềm sương mù | trang 81
TRẦN DẠ TỪ Khúc dĩ vãng | trang 96
VƯƠNG TÂN Hai mươi | trang 100
TRƯỜNG DUY Những ngày ở biển | trang 102
———-
Tạp chí Sáng Tạo số 7 bộ mới tháng 9 năm 1961 là số báo cuối cùng. Hết bảng mục lục của tạp chí Sáng Tạo: 31 + 7 = 38 số
SÁCH BÁO THAM KHẢO
NGƯỜI VIỆT – Tuần báo – số 1 xuất bản ngày 27/8/1955 tới số 4 ngày 15/10/1955. Chủ bút Doãn Quốc Sỹ.
SÁNG TẠO – Tạp chí xuất bản hàng tháng. Từ số 1 (tháng 10/1956) tới số 31 (tháng 9/1959. Bộ mới từ số 1 (tháng 7/1960) tới số 7 (tháng 9/1961). Chủ trương biên tập: Mai Thảo.
HIỆN ĐẠI – Tạp chí xuất bản hàng tháng. Từ số 1 ( tháng 4/1960) tới số 9 (tháng 12/1960). Chủ trương biên tập: Nguyên Sa.
THẾ KỶ HAI MƯƠI – Tập san khảo luận sáng tác phê bình văn nghệ. Từ số 1 (tháng 7/1960) tới số 6 (tháng 12/1960). Giám đốc: Nguyễn Cao Hách. Chủ trương biên tập: Nguyễn Khắc Hoạch.
NIÊN LỊCH CÔNG ĐÀN 1960-1961. Chủ biên: Nguyễn Ngọc Linh.
THẾ GIỚI – Báo hàng tuần xuất bản ngày thứ bảy. Từ số 1 (ngày 20 tháng 10 năm 1949), tới số 14 (ngày 21/1/1950) Xuân Canh Dần. Chủ nhiệm: Lê Hoài Lang. Thư ký tòa soạn: Dương Tử Giang.
VĂN – Giai phẩm số tháng 11 năm 1973 – chủ biên Nguyễn Đình Vượng.
VĂN HÓA NGÀY NAY – Giai phẩm – tập 8 – 1959. Chủ trương biên tập: Nhất Linh.
HỢP LƯU – Tập san văn học nghệ thuật biên khảo số 24 tháng 8 & 9 năm 1995 – Chủ biên: Khánh Trường – Hoa Kỳ
THẾ KỶ 21 – Tạp chí ra hàng tháng – số 204 tháng Tư 2006 – Số Tưởng Niệm Thanh Tâm Tuyền – Hoa Kỳ.
ĐỌC KINH – đoản văn của Vũ Khắc Khoan – An Tiêm xuất bản tại Paris 1990.
THẢO LUẬN – của 12 tác giả – Sáng Tạo xuất bản – Sài gòn 1965.
VĂN HỌC MIỀN NAM TỔNG QUAN của Võ Phiến. Văn Nghệ xuất bản lần thứ 3 tại Hoa Kỳ.
TUYỂN TRUYỆN SÁNG TẠO – Nguyệt san Tân Văn số 29 tháng 9 năm 1970.
NGHỆ THUẬT – tuần báo – Chủ nhiệm, Chủ bút: Mai Thảo. Thư ký toàn soạn: Viên Linh.
TỪ ĐIỂN VĂN HỌC bộ mới – Nhà xuất bản THẾ GIỚI – Hà Nội – 2004
TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ SÁNG TẠO (bộ cũ: 1956-1959; bộ mới: 1959-1960)
Tạp chí Sáng Tạo (bộ cũ): tạp chí văn nghệ xuất bản hàng tháng, Mai Thảo chủ trương biên tập. Đây là bảng mục lục từng số tạp chí từ số 1 phát hành tháng 10 năm 1956 đến số 31 tháng 9 năm 1959.
———-
SÁNG TẠO số 1 tháng 10 năm 1956
Nội dung:
MAI THẢO Sàigòn , thủ đô văn hóa Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Kiến thức rộng và chuyên môn | trang 6
LÊ VĂN SIÊU Quán cháo lú | trang 13
MẶC ĐỖ Công việc dịch văn | trang 19
LÊ THƯƠNG Xét qua nguyên-lý âm nhạc trong căn bản ngôn ngữ | trang 25
VŨ KHẮC KHOAN Sân khấu và vấn đề xây dựng con người | trang 32
THÁI TUẤN Một vài nhận xét về nghệ thuật | trang 36
NGUYỄN SỸ TẾ Một quan niệm nhận thức Nguyễn Du | trang 44
———-
SÁNG TẠO số 2 tháng 11 năm 1956
Nội dung:
LÊ VĂN SIÊU Thử định nghĩa văn hóa | trang 1
VŨ KHẮC KHOAN Ba người bạn | trang 8
TRẦN THANH HIỆP Say những chuyến mùa đi-Chắp nối-Bài thơ yêu | trang 21
DUY THANH Trường hợp Picasso | trang 24
QUÁCH THOẠI Xanh | trang 28
HOÀNG THÁI LINH Giáo dục: Áp bức hay giải phóng | trang 29
THANH TÂM TUYỀN Sự tầm thường cần thiết của ngày khai trường | trang 35
TÔ KIỀU NGÂN Mùa xuân nhớ người | trang 38
NGUYÊN SA Tự do | trang 41
DOÃN QUỐC SỸ Đi tìm dân tộc tính trong những chuyện cổ tích
Việt Nam | trang 42
MẶC ĐỖ Đọc La Chute của A. Camus | trang 51
NGUYÊN SA Kinh nghiệm Hemingway | trang 52
———-
SÁNG TẠO số 3 tháng 12 1956
Nội dung:
LÊ VĂN SIÊU Thử định nghĩa văn hóa | trang 1
MAI THẢO Những ngón tay bắt được của trời | trang 7
QUÁCH THOẠI Cờ dân chủ | trang 15
NGUYÊN SA Hồ Xuân Hương người lạ mặt | trang 17
LÊ THƯƠNG Tìm đường sống cho âm nhạc | trang 21
DUY THANH Khép cửa | trang 28
THANH TÂM TUYỀN Hơi thở ngực tôi | trang 38
ĐÀO SỸ CHU Hội họa Trung Hoa | trang 40
NGUYỄN SỸ TẾ Ý thức siêu nhân trong thơ văn Nguyễn Công Trứ | trang 47
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: HÀM THẠCH: Tôi không còn cô độc – thơ Thanh Tâm Tuyền (52); NGUYÊN SA: | trang Tử tinh hoa – Khảo luận của Nguyễn Duy Cần (54); TRẦN LÊ NGUYỄN: Thành Cát Tư Hãn kịch của Vi Huyền Đắc (53); TRƯỜNG GIANG: Hội nghị quốc tế về thơ tại Bruxelles (55)
———-
SÁNG TẠO số 4 tháng 1 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Thần trí và hồn tính của dân tộc Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Tôi sẽ sang thăm em – Nước ngọt – Tiễn biệt | trang 6
TRẦN THANH HIỆP Hai lần nhìn một Calcutta | trang 9
TÔ THÙY YÊN Tình anh em | trang 14
TRẦN VĂN HIẾN MINH Vấn đề thống nhất ngôn ngữ | trang 15
THÁI TUẤN Siêu thực và ấn tượng | trang 17
THANH TÂM TUYỀN Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest | trang 23
NGUYÊN SA Cái chết của người thi sĩ | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Xây dựng một nền đại học Việt thuần túy | trang 29
THÁI BẠCH Ca dao miền Nam | trang 35
TRẦN THANH HIỆP Đêm phố Delhi – Mahatma Mahatma- Gautama Gautama | trang 42
TÔ KIỀU NGÂN Khảo về hò Huế | trang 43
TẠ TỴ Thu trên đất Lào | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: DUY THANH: Triển lãm hội họa và sơn mài do Hội văn hóa Việt Nam tổ chức (52); HÀM THẠCH: Sợ Lửa của Doãn Quốc Sỹ (53); TRẦN LÊ NGUYỄN: Kịch từ nước ngoài đến nước mình (56); TRƯỜNG GIANG: Giải thưởng văn chương 1956 (53); Hội liên hiệp những nhà văn tự do (54); Giải thưởng nghệ thuật quốc tế tại Venise (55)
———-
SÁNG TẠO số 5 tháng 2 năm 1957. SỐ MÙA XUÂN
Nội dung:
SÁNG TẠO Lời tòa soạn gửi bạn đọc | trang 1
DOÃN QUỐC SỸ Cánh đồng xanh | trang 2
THANH TÂM TUYỀN Bài ngợi ca tình yêu | trang 16
THANH NAM Người trong tranh | trang 21
ĐINH HÙNG Khi mới nhớn | trang 33
NGUYÊN SA Lớp học mùa xuân | trang 35
DUY THANH Đống rác | trang 43
TRẦN THANH HIỆP Himalaya | trang 51
QUÁCH THOẠI Giấc ngủ đêm xuân | trang 53
TÔ KIỀU NGÂN Hội mùa xuân | trang 55
TRẦN LÊ NGUYỄN Các em đi vào mai sau | trang 63
TẠ TỴ Người trước cửa | trang 65
VŨ HOÀNG CHƯƠNG Bao giờ có nguyệt | trang 73
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Sự bí mật của đời nàng | trang 74
NGUYÊN SA Bài hát Cửu Long | trang 82
MẶC ĐỖ Khung cửa mở | trang 83
HUY QUANG Đất quê hương | trang 89
———-
SÁNG TẠO số 6 tháng 3 năm 1957
Nội dung:
LÊ VĂN SIÊU Phong độ văn hóa | trang 1
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Trời xanh con chim nhỏ | trang 6
NGUYÊN SA Hãy đưa tôi ra bờ sông | trang 7
TÔ THÙY YÊN Tuyên ngôn | trang 8
DOÃN QUỐC SỸ Chiếc chiếu hoa cạp điều | trang 9
NGUYỄN SỸ TẾ Khuynh hướng siêu thoát trong văn chương Việt Nam| trang 16
LÝ HOÀNG PHONG Cái nhìn | trang 26
NGUYÊN SA Triết học là gì? | trang 33
THANH TÂM TUYỀN Thức giấc | trang 39
LANGSTON HUGHES Nostalgic Blues (Thanh Tâm Tuyền dịch) | trang 39
QUÁCH THOẠI Tôi quét | trang 40
MẶC ĐỖ Nem hiaba haltak meg | trang 41
TRẦN THANH HIỆP Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn trường tân thanh | trang 44
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: HÀM THẠCH: Tiếu lâm tân thời của Ba Vui (53); TRẦN LÊ NGUYỄN: Xem phim Đất lành (54); TRƯỜNG GIANG: Các giải thưởng văn nghệ quốc tế (55); THÁI TUẤN: Vài nhận xét về triển lãm hội họa Tạ Tỵ (56)
———-
SÁNG TẠO số 7 tháng 4 năm 1957
Nội dung:
TRẦN THANH HIỆP Vấn đề định nghĩa triết học | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Bao giờ | trang 7
QUÁCH THOẠI Đường tự do | trang 8
DUY THANH Hoang | trang 9
MAI THẢO Cửa hiệu tạp hóa | trang 10
DOÃN QUỐC SỸ Cái chết của một người | trang 16
THANH TÂM TUYỀN Trèo lên cây bưởi hái hoa | trang 21
TẠ TỴ Nửa đêm về sáng | trang 25
THÁI TUẤN Hội họa sẽ đi về đâu? | trang 33
NGUYỄN SỸ TẾ Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương | trang 36
NGUYÊN SA Đẹp | trang 47
TÔ THÙY YÊN Cánh đồng con ngựa chuyến tàu | trang 48
NGUYỄN PHỤNG Giáo dục âm nhạc | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Phê bình Vượt Sóng của Phan Minh Hồng (53); DUY THANH: Triển lãm của Shungo Sekiguchi (54); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm hội họa và thời đại (55) – Nổi danh sau khi chết (55); MAI THẢO: Phê bình Chữ Tình truyện ngắn của Võ Phiến (55)
———-
SÁNG TẠO số 8 tháng 5 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Vấn đề phân chia thời đại và khuynh hướng
văn học Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Tôi sẽ bỏ đi rất xa | trang 8
CUNG TRẦM TƯỞNG Đà Giang | trang 9
TÔ THÙY YÊN Tôi lên tiếng | trang 10
NGUYÊN SA Vấn đề triết học căn bản | trang 11
LÝ HOÀNG PHONG Con sông | trang 17
VĨNH LỘC Mái nhà | trang 25
DUY THANH Nói về hội họa | trang 30
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Người bỏ quên | trang 35
TRẦN THANH HIỆP Vài điểm gợi ý về thơ tự do | trang 41
THANH TÂM TUYỀN Bài ngợi ca tình yêu | trang 48
TÔ KIỀU NGÂN Về một ánh nắng | trang 50
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Phê bình Xác lá rừng thu, thơ Diên Nghị (53); TRƯỜNG GIANG: Tranh áp phích và các giải thưởng – Chung quanh cuộc đời Van Gogh (54); Triển lãm Picasso (55); THANH NAM: Một ý kiến về U Hoài của Doãn Quốc Sỹ (55); HẦU ANH: Nhà văn Herve Bazin và một triệu quan – Đại hội điện ảnh lần thứ 18 tại Venise (56)
———-
SÁNG TẠO số 9 tháng 6 năm 1957
Nội dung:
NGUYÊN SA Con đường triết học | trang 1
THẠCH CHƯƠNG Tôi khóc hôm nay | trang 7
NGUYỄN SỸ TẾ 1802 | trang 9
MAI THẢO Những vị sao thứ nhất | trang 15
DUY THANH Em đã nghe gì trong bài thơ hôm nay | trang 23
CUNG TRẦM TƯỞNG Khoác kín | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Gìn vàng giữ ngọc | trang 25
NGUYỄN VĂN MÙI Nguyễn Khuyến thi sĩ của đồng quê nước Việt | trang 38
NGUYỄN PHỤNG Dân ca, một yếu tố nhân loại của việc giáo dục | trang 44
NGUYÊN SA Có phải em về đêm nay | trang 47
THÁI TUẤN Hội họa cổ điển | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Giới thiệu sách mới: Một nhân chứng của Vương Văn Quảng – Chiều cuối năm của Đỗ Tấn (54); TRƯỜNG GIANG: 9 bức tranh mới của Cézanne – Một cuộc triển lãm hội họa Á Châu (55); HẦU ANH: Triển lãm tranh kiếng của Văn Huê; NGUYỄN ĐĂNG: Thực hiện cuốn phim Tiếng chuông Thiên Mụ (56)
———-
SÁNG TẠO số 10 tháng 7 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Tinh thần văn học đời Lê Thánh Tôn | trang 1
NGUYÊN SA Lò luyện người | trang 7
THANH TÂM TUYỀN Khai từ của một bản anh hùng ca | trang 13
HOÀNG THÁI LINH Văn chương và siêu hình học | trang 19
DOÃN QUỐC SỸ Trạng Quỳnh đi sứ | trang 25
LÊ VĂN SIÊU Chôn sống các tôn thất nhà Lý | trang 34
LÊ CAO PHAN Sự tiến triển của ngành âm nhạc thiếu nhi | trang 44
VĨINH LỘC Mùa thu lá vàng | trang 50
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Thơ Bàng Bá Lân – Người đi qua lô cốt, tiểu thuyết của Tô Kiều Ngân (54) Đường thi của Trần Trọng San (55); TRƯỜNG GIANG: Qua các cuộc triển lãm ở Saigon (56)
———-
SÁNG TẠO số 11 tháng 8 năm 1957
Nội dung :
DOÃN QUỐC SỸ Nền đại học văn khoa Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA Triết học của Kant | trang 11
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Chuyến xe lô | trang 17
VŨ KHẮC KHOAN Một khía cạnh tâm sự của Ôn Như Hầu | trang 25
THANH TÂM TUYỀN Một chỗ trên ôtô buýt | trang 30
DUY THANH Bài thư tình số 13 | trang 30
CUNG TRẦM TƯỞNG Tôi còn yêu , còn yêu , tôi còn yêu | trang 32
LÝ HOÀNG PHONG Ngoài hàng dậu | trang 33
THÁI TUẤN Nhận xét về hội họa trừu tượng | trang 43
TÔ THÙY YÊN Tại sao không? – Tôi | trang 44
TRẦN THANH HiỆP Cảm xúc | trang 45
THANH TÂM TUYỀN Sớm mai | trang 46
KIÊM MINH Con thuyền giấy | trang 48
TRẦN THANH HIỆP Nguồn rung cảm trong văn nghệ Ấn Độ | trang 50
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Xưởng kịch của những người yêu kịch (54); QUAN SƠN: Thêm một ý kiến về cuốn Văn học Việt Nam thời Lý của Lê Văn Siêu (54); TRƯỜNG GIANG: Khai mạc xưởng họa Tú-Duyên – Triển lãm tranh thuốc nước và bột mầu của bà Wainright (55); HẦU ANH: Con bọ hung vàng, truyện của Edgar Poe – Nghệ thuật nhiếp ảnh Nguyễn Mạnh Dân (56)
———-
SÁNG TẠO số 12 tháng 9 năm 1957
Nội dung:
TÁM TÁC GIẢ Bản lên tiếng của tám tác giả Việt Nam | trang 1
Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh – Mai Thảo
Mặc Đỗ – Nguyễn Sỹ Tế – Thanh Tâm Tuyền
Trần Thanh Hiệp – Vũ khắc Khoan
HOÀNG THÁI LINH Thông cảm | trang 2
NGUYÊN SA Triết học của Kant II | trang 9
TÔ THÙY YÊN Đám cưới | trang 13
NGUYÊN SA Bài thơ ngắn | trang 15
SAO BĂNG Trắng | trang 15
THỦY THỦ Một mình | trang 16
DUY THANH Khung cửa – Giòng sông | trang 17
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Người lữ khách trong thành phố chúng ta | trang 18
DOÃN QUỐC SỸ Trăng sao | trang 25
THÁI TUẤN Thái độ cần thiết khi xem tranh | trang 33
LÊ VĂN SIÊU Biên kinh trên lá chuối | trang 38
THANH NAM Con mèo hoang | trang 42
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: MAI THẢO: Ai có qua cầu, tâm bút của Hoai Dồng Vọng (53); HẦU ANH: Tặng phẩm của trùng dương của Anne Morrow Lindbergh (53); MẶC ĐỖ: Đọc Nam et Sylvie của Nam Kim (54); NGUYỄN ĐĂNG: Chống Mác Xít của Nguyễn Kiên Trung (56)
———-
SÁNG TẠO số 13 tháng 10 năm 1957
Nội dung:
MAI THẢO Một vài ý nghĩ gửi bạn đọc | trang 1
NGUYÊN SA Tâm sự | trang 9
DOÃN QUỐC SỸ Góp ý kiến xây dựng quốc học | trang 10
NGUYÊN SA Triết học và ngôn ngữ | trang 15
THANH TÂM TUYỀN Isabelle | trang 25
TRẦN THANH HIỆP Điện ảnh quốc tế và Việt Nam | trang 35
NGY CAO UYÊN Tự họa | trang 39
THẠCH TRÂN Cung thầm | trang 39
NGUYỄN THANH GIÁ Cho tôi nói một điều | trang 40
VƯƠNG TÂN Chúng mình | trang 41
NGUYỄN SỸ TẾ Sự tích Đông phương | trang 42
NGUYỄN PHỤNG Ca khúc bình dân và dân ca | trang 47
LÔI TAM Cách biệt | trang 49
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: HÀM THẠCH: Bức tranh Cây văn hiến của Lê Văn Siêu và Tú Duyên (54); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm của Trần Văn Thọ (54); NGUYỄN ĐĂNG: Nội cỏ của thiên đường, truyện dịch của Vĩnh Sơn Lang (55) Chiếc áo thiên thanh, truyện ngắn chọn lọc của nhà xuất bản Trùng Dương – Số Phụng Sự, đặc san văn nghệ quân đội – Chiếc áo cưới màu hồng của Nguyễn Vỹ (56)
———-
SÁNG TẠO số 14 tháng 11 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Văn chương cổ điển Việt Nam | trang 1
THÁI TUẤN Tìm hiểu hội họa mới: Trường biểu hiện | trang 8
HÀN SINH Người bạn cũ | trang 13
TRẦN THANH HIỆP Những người đi trong tình cờ | trang 17
NGUYÊN SA Gọi em | trang 22
VƯƠNG TÂN Đổi thay | trang 23
SAO BĂNG Màu trắng | trang 23
THẠCH TRÂN Tôi còn sống giữa đời | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn quân xung phong | trang 25
NGUYÊN SA Nhận định đại cương về triết học hiện hữu | trang 34
MẶC ĐỖ Một buổi họp mặt | trang 41
THAO TRƯỜNG Hương gió lướt đi | trang 46
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Tiếng võng dưa, thơ Bàng Bá Lân – Tình hương dạ lý của nhà xuất bản Hướng Dương (52) Tuyển tập Tình thương của U.B.C.Đ. C.D.T.C. Bộ quốc phòng (53); MAI THẢO: Đi tìm một căn bản tư tưởng của Nghiêm Xuân Hồng (54); HẦU ANH: Triển lãm Thuận Hồ; TRƯỜNG GIANG: Trưng bày họa phẩm ở hội chợ triển lãm Thị Nghè (55)
———-
SÁNG TẠO số 15 tháng 12 năm 1957
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Văn chương cổ điển Việt Nam | trang 1
THÁI TUẤN Loại tranh mộc bản Việt Nam | trang 8
PHẠM NGUYÊN VŨ Nước mắt | trang 13
THÁI BẠCH Thơ trào phúng miền Nam | trang 21
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn quân xung phong II | trang 25
LÊ VĂN SIÊU Trả lời ông Ngô Quân về sách Nếp sống tình cảm của người Việt Nam | trang 36
TÔ THÙY YÊN Hú tim – Bọt nước | trang 43
DUY THANH Bài thơ nga | trang 43
PHẠM NGUYÊN VŨ Và tiếng nói | trang 44
NHỊ Chưa | trang 45
NGUYÊN SA Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do | trang 46
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: TRƯỜNG GIANG: Các cuộc triển lãm hội họa ở Sàigon (54) – Lập một phòng triển lãm thường trực ( 55); NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Bốn mươi của Mặc Đỗ – Người nữ danh ca và Hồng Ngọc của Thanh Nam (55) – Đoàn kết luận của Thái Lăng Nghiêm (56)
———-
SÁNG TẠO số 16 tháng 1 năm 1958
Nội dung:
NGUYÊN SA Vấn đề thượng đế trong văn chương V.N. | trang 1
DUY THANH Nói về hội họa | trang 8
THANH TÂM TUYỀN Thoại ơi ! Thoại ơi ! Không biết khóc | trang 12
QUÁCH THOẠI Thơ | trang 16
LỮ HỒ Thơ, tục: Hồ Xuân Hương | trang 20
DOÃN QUỐC SỸ Căn nhà hoang | trang 25
THÁI BẠCH Đỗ Minh Tâm, một nhà thơ trào phúng | trang 33
THAO TRƯỜNG Hai thế kỷ | trang 38
NGUYỄN ĐÌNH HÒA Phương pháp học và dạy sinh ngữ | trang 43
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: QUAN SƠN: Nguồn sáng mới của Trí Siêu Tuệ Quang (51); Huỳnh Văn Phẩm: Triển lãm thường niên hội họa và sơn mài của Hội văn hóa Việt Nam (51) – Triển lãm Thái Tuấn (53) – Triển lãm BéKy (54); NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Người tù của Võ Phiến – Bão rừng của Nguyễn Văn Xuân – Những năm trưởng thành của Van wick Brooxs, bản dịch của Từ An Tùng (55-56)
———-
SÁNG TẠO số 17 tháng 2 năm 1958. Số Mùa Xuân Mậu Tuất
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Kinh thành | trang 5
NGUYÊN SA Người con gái trong truyện Liêu trai | trang 15
VŨ HOÀNG CHƯƠNG Tuổi xanh | trang 26
QUÁCH THOẠI Chiều tiễn biệt – Trăng thiếu phụ | trang 27
TRẦN LÊ NGUYỄN Ngày tháng rời của cửa cuộc đời | trang 29
TRẦN THANH HIỆP Tuổi trẻ | trang 36
ĐINH HÙNG Thảo dã xuân tình – Gửi Thạch Lam | trang 41
MAI THẢO Căn nhà vùng nước mặn | trang 43
THANH TÂM TUYỀN Ba chị em | trang 49
KIÊM MINH Về trường hợp một đôi môi | trang 64
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Nhớ biển | trang 69
DUY THANH Thơ của một người – Những bài thơ chữ một | trang 75
VĨNH LỘC Ánh trăng trên sông | trang 77
DOÃN QUỐC SỸ Hồ Thùy Dương | trang 83
VƯƠNG TÂN Làm thi sỹ không tên không tuổi | trang 112
TÔ THÙY YÊN Ký thác | trang 113
SAO BĂNG Đôi mắt – Hai mươi lăm | trang 114
DUY THANH Giấc ngủ | trang 115
THANH NAM Người đóng kịch | trang 122
PHẠM NGUYÊN VŨ Ngoài vườn xuân | trang 127
TRẦN LÊ NGUYỄN Giao duyên | trang 137
HUY QUANG Sau mười năm | trang 139
TÔ KIỀU NGÂN Thư quê hương | trang 143
TRẦN THANH HIỆP Bài chiến ca ánh sáng | trang 147
LÝ HOÀNG PHONG Tình ca | trang 150
LỮ HỒ Chung quanh một tin vặt | trang 157
TÔ THÙY YÊN Sàigòn, ngày … | trang 165
TẠ TỴ Cuốn sách tặng | trang 172
HỌA PHẨM Thôn nữ: THÁI TUẤN
Chiều ngoài khuôn của: TẠ TỴ
Thiếu nữ: DUY THANH
Ngoại ô: NGỌC DŨNG
———-
SÁNG TẠO số 18 tháng 3 năm 1958
Nội dung:
MAI THẢO Về một hiện tượng trưởng thành của nghệ thuật | trang 1
VĨNH LỘC Giấc ngủ buổi chiều | trang 10
LÝ HOÀNG PHONG Những giờ cuối cùng của Thoại | trang 17
NGUYỄN SỸ TẾ Sĩ phu V.N. trước cuộc xâm lăng của người Pháp | trang 24
PHẠM NGUYÊN VŨ Hành khúc | trang 32
TẠ TỴ Những viên sỏi | trang 33
THANH TÂM TUYỀN Những bài thơ của tháng chạp đau buồn | trang 46
LỮ HỒ Bài ca của một cuồng sĩ | trang 51
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 61
THÁI TUẤN Đường nét và màu sắc | trang 73
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Đọc Vũ nữ Sàigon của Hoàng Hải Thủy (78) – Khúc nhạc màu xanh thơ Tuấn Giang (79); MAI THẢO: Đọc Trên vỉa hè Sàigon của Triều Đẩu (78) – Thần Tháp Rùa, truyện ngắn của Vũ Khắc Khoan (79)
———-
SÁNG TẠO số 19 tháng 4 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Chủ thuyết siêu thực | trang 1
LÊ VĂN SIÊU Hà Ô Lôi, tiếng hát giết người | trang 12
QUÁCH THOẠI Những tiếng giày | trang 29
TUẤN GIANG Ánh mắt | trang 29
THẠCH TRÂN Ngậm ngùi | trang 30
ĐOÀN ĐÌNH QUỲNH Cầu nguyện | trang 31
SAO BĂNG Yêu | trang 31
TÔ THÙY YÊN Dù sao | trang 32
LÔI TAM Phía mặt trời mọc | trang 33
THÁI BẠCH Một nữ sĩ miền nam | trang 38
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 41
NGUYỄN PHỤNG Hệ thống âm nhạc Nhật Bản | trang 60
TẠ TỴ Bài thơ của một người | trang 65
MAI THẢO Chiếc xe đạp cũ | trang 67
NGUYÊN SA Con người trong triết học hiện đại | trang 72
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN ĐĂNG: Xóm nghèo, tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Vinh – Bốn truyện ngắn Anh Văn chọn lọc, bản dịch của Võ Hà Lang (78); NGUYỄN TRUNG: Một ý kiến về triển lãm Duy Thanh (79); MAI THẢO: Lịch trình diễn tiến của Phong trào quốc gia Việt Nam của Nghiêm Xuân Hồng (80)
———-
SÁNG TẠO số 20 tháng tháng 5 năm 1958
Nội dung:
MAI THẢO Vấn đề sân khấu Việt Nam | trang 1
NGUYỄN DUY DIỄN Phân tích nghệ thuật | trang 11
VÕ PHIẾN Kể trong đêm khuya | trang 15
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Chuyến xe chiều – Nghẹn ngào
Khúc hát một búc tranh | trang 27
NGỌC DŨNG Đêm | trang 27
NGUYÊN SA Ngỏ ý | trang 28
LỮ HỒ Vấn đề dạy văn quốc ngữ | trang 29
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 33
THÁI BẠCH Bạch mai thi xã | trang 49
HOÀNG BẢO VIỆT Đi tìm thế giới trẻ con | trang 53
TÔ THÙY YÊN Trong vườn địa đàng | trang 58
NGUYỄN ĐÌNH HÒA Thân thế thi sĩ H.W. Longfellow | trang 62
THẠCH TRÂN Trăng đốm đèn | trang 67
NGUYÊN SA Sự cô độc thiêt yếu | trang 71
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: TRẦN THANH HIỆP: Ban ca vũ nhạc Huế trình diễn ca vũ nhạc cổ Việt Nam (77); NGUYỄN TRUNG: Triển lãm hội họa Nguyễn Văn Quế (78); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm Đình Trọng và Huy Tường (79); NGUYỄN ĐĂNG: Sách mới: Trăng Nước Đồng Nai của Nguyễn Hoạt (80)
———-
SÁNG TẠO số 21 tháng 6 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Bàn về văn học sử Việt Nam | trang 1
TRẦN THANH HIỆP Chúng ta hình thành văn nghệ | trang 9
QUÁCH THOẠI Đêm | trang 16
THẠCH CHƯƠNG Đòi sống | trang 17
LÔI TAM Tôi cúi đầu đi đêm nay | trang 18
VÕ PHIẾN Kể trong đêm khuya | trang 19
THÁI BẠCH Khái luận về đặc tính của văn nghệ miền Nam | trang 33
DUY THANH Thằng Khởi | trang 38
LÊ CAO PHAN Sáng tác nhạc thiếu nhi | trang 44
PHẠM NGUYÊN VŨ Tình bằng hữu chiến đấu | trang 49
TIÊU HÀ Hải đăng | trang 52
TÔ THÙY YÊN Tội nghiệp – Cảm giác | trang 52
DOÃN QUỐC SỸ Dòng sông định mệnh | trang 53
NGUYÊN SA Kinh nghiệm thi ca | trang 65
VƯƠNG TÂN Bản hành ca số một | trang 73
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: MẠC SƠN: Đọc sách: Những vấn đề của Đông Nam Á của Tạ Văn Nho (75); NGUYỄN TRUNG: Triển lãm Hà Hồng Liên (77); THÁI TUẤN: Xem triển lãm hội họa Phi Luật Tân (78); TRƯỜNG GIANG: Triển lãm Stephane Magnard (79); NGUYỄN ĐĂNG: Đọc sách Nhận định của Nguyễn Văn Trung – Triển lãm hội họa của Nghi Cao Uyên tại Phi Luật Tân (80)
———-
SÁNG TẠO số 22 tháng 7 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Vấn đề xác định một thời hiện đại
trong văn học Việt Nam | trang 1
NGUYÊN SA | trang – Đêm mưa | trang 8
THANH TÂM TUYỀN Dạ khúc | trang 17
TRẦN THANH HIỆP Tôi còn gì nữa | trang 17
TÔ THÙY YÊN Bi hành khúc – Bài học về vạn vật | trang 19
NGUYỄN DUY DIỄN Xây dựng | trang 20
NGUYỄN THIỆU LÂU Một thành tích của một quân nhân Việt Nam | trang 22
DUY THANH Cầu thang | trang 25
HÒNG THÁI LINH Trường hợp Francoise Sagan | trang 33
MAI TRUNG TĨNH Hạnh phúc | trang 46
VƯƠNG TÂN Chiều | trang 47
THÁI TUẤN Hình thể trong hội họa | trang 48
DOÃN QUỐC SỸ Sách ước | trang 52
NGUYỄN DUY DIỄN Cao Bá Quát , một chiến sĩ cách mạng | trang 71
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: MẠC SƠN: Đọc sách: Đem tâm tình viết lịch sử của Nguyễn Kiên Trung (76); THÁI TUẤN: Triển lãm hội họa của các em học sinh (77); HẦU ANH: Triển lãm Phạm Huy Tường – Triển lãm Văn Đen (78) – Giải thưởng văn chương văn hóa vụ 1957 (78); MAI THẢO: Đọc sách: Những thiên đường lỡ của Triều Đẩu (79)
———-
SÁNG TẠO số 23 tháng 8năm 1958
Nội dung:
MƯỜI TÁC GIẢ Chúng tôi thành lập ban kịch: Đêm Hà Nội | trang 1
THAO TRƯỜNG Đàn ông | trang 4
PHAN VĂN DẬT Bài thơ khóc Thị Bằng không phải của
vua Nguyễn dực Tông | trang 8
HOÀNG BẢO VIỆT Thầm hiểu | trang 17
MAI TRUNG TĨNH Khi anh đến | trang 18
DUY THANH Điệu buồn | trang 19
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Quyển sách | trang 20
THÁI BẠCH Nữ sĩ Trần Kim Phụng | trang 27
THANH TÂM TUYỀN Tư | trang 33
LÊ HUY OANH Khảo về thơ Beaudelaire | trang 42
TRẦN LÊ NGUYỄN Phương 2 | trang 54
VƯƠNG TÂN Cô liêu | trang 55
TRẦN THANH HIỆP Sân khấu | trang 56
QUÁCH THOẠI Hương Giang dạ nguyệt | trang 57
LỮ HỒ Định mệnh văn học | trang 58
DOÃN QUỐC SỸ Khu vườn bên cử sổ | trang 65
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: Bá cáo của Viện Đại Học Huế (76); MAI THẢO: Tìm về sinh lộ, truyện dài của Kỳ Văn Nguyên (76); THÁI TUẤN: Triển lãm của Thuận Hồ – Triển lãm Trần đình Thụy (77); VỊ XUYÊN: Xây dựng một ban kịch tuyên truyền của Nguyễn Hoài Văn (79)
———-
SÁNG TẠO số 24 tháng 9 năm 1958
Nội dung:
THANH TÂM TUYỀN Những người đã chết đều có thực | trang 1
TÔ THÙY YÊN Nhân nói về một danh từ | trang 10
DUY THANH Câu hỏi – Thu | trang 10
MAI TRUNG TĨNH Bao giờ – Buổi sáng | trang 11
NGUYỄN DUY DIỄN Sáng thế kỷ | trang 13
TUẤN HUY Hành trình ngày mai | trang 14
NGƯỜi SÔNG THƯƠNG Con đường | trang 15
LÊ HUY OANH Khảo về thơ Beaudelaire | trang 23
DOÃN QUỐC SỸ Khu vườn bên cửa sổ | trang 33
VƯƠNG TÂN Mênh mang – Vời vợi | trang 44
TRẦN LÊ NGUYỄN Anh | trang 45
VŨ NGUYÊN Mùa xuân xa | trang 47
TÔ THÙY YÊN Những ý nghĩ vào buổi chiều | trang 48
VIỆT TỬ Cao bá Quát | trang 49
LỮ HỒ Có chăng một bà Hồ Xuân Hương | trang 67
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: THÁI TUẤN: Triển lãm Nguyễn văn Phương (75) –Triển lãm sơn dầu của họa sỹ Bon Nguyên (76); THANH NAM: Hoa bên vườn cũ của Trần Phương Như (76); DUY THANH: Triển lãm Phạm kim Khải – Triển lãm Võ Minh Nghiêm (78); HỒ NAM: Thuyền thơ – thi tập của Đông Xuyên (79)
————
SÁNG TẠO số 25 tháng 10 năm 1958. Kỷ niệm đệ nhị chu niên – số đặc biệt Hà Nội
Nội dung:
SÁNG TẠO Gửi bạn đọc | trang 1
NGƯỜI SÔNG THƯƠNG Chị tôi | trang 2
TRẦN THANH HIỆP Bài ca của những người – Tiếng nói | trang 4
THANH TÂM TUYỀN Thành phố – Tên người yêu dấu | trang 6
NGỌC DŨNG Ngoại ô | trang 9
TRẦN THANH HIỆP Ý nghĩa | trang 10
MAI THẢO Quê hương trong trí nhớ | trang 19
TRƯỜNG DZI Tuổi trẻ | trang 26
DOÃN QUỐC SỸ Tiền kiếp | trang 33
VƯƠNG TÂN Về cái chết của một người bạn | trang 43
DUY THANH Bài thơ trong phố vắng | trang 48
MAI TRUNG TĨNH Lịch sử | trang 49
TRẦN LÊ NGUYỄN Nguyện ước | trang 50
VƯƠNG TÂN Tâm sự | trang 51
TÔ THÙY YÊN Thủ đô | trang 53
THANH NAM Quyên | trang 56
TÔ KIỀU NGÂN Phố Hàng Khay | trang 62
THANH TÂM TUYỀN Cuối đường | trang 65
VĨNH LỘC Mưa lúc hoàng hôn | trang 72
DUY THANH Tím | trang 80
Những lá thư Hà Nội | trang 82
PHẠM NGUYÊN VŨ Tiếng động dưới cỏ | trang 90
TÔ THÙY YÊN Vẻ buồn của tình yêu – Và hội họa | trang 100
HUY TRÂM Điệp khúc | trang 101
HOÀNG BẢO VIỆT Nước trôi về nguồn | trang 102
MAI TRUNG TĨNH Trước ngày lên đường | trang 110
ĐINH HÙNG Bao giờ em lấy chồng | trang 116
DUY NĂNG Nguồn | trang 118
Đ. MINH Bài ca hai mươi | trang 120
NGUYỄN SỸ TẾ Mái đầu những Hà Nội | trang 122
———-
SÁNG TẠO số 26 tháng 11 năm 1958
Nội dung:
MAI THẢO Họp mặt ngày giỗ bạn | trang 1
TRẦN THANH HIỆP Thế giới Quách Thoại | trang 9
VƯƠNG TÂN Ở lại | trang 16
NGỌC DŨNG Bài thơ hoang | trang 17
HOÀNG BẢO VIỆT Tìm em | trang 17
NGUYỄN SỸ TẾ Tạp luận | trang 21
DUY THANH Sợi giây | trang 25
THANH TÂM TUYỀN Nhân nghĩ về hội họa | trang 33
TÔ THÙY YÊN Thân phận thi sĩ | trang 39
TRẦN DẠ TỪ Có ai – Mộng đầu – Bước đi | trang 41
DUY THANH Thời gian – Đêm | trang 43
HỒ NAM Thơ Nhật Bản | trang 44
NGUYỄN THIỆU LÂU Một công tác kiến thiết | trang 47
THAO TRƯỜNG Đò dọc | trang 50
THÁI BẠCH Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa | trang 56
HUY QUANG Người Hà Nội | trang 62
THỦY THỦ Nỗi buồn trên đất liền | trang 66
LỮ HỒ Truyện Kiều hấp hối | trang 69
HOÀNG KHANH Hà Nội còn nữa | trang 75
DUY NĂNG Tâm hồn | trang 75
VƯƠNG TÂN Hiu quạnh | trang 76
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN THỤY: Giàn nhạc đại hòa tấu của V.N.N.H. (77); MẠC SƠN: Duy thức học thông luận của Thạc Đức (77); VƯƠNG TÂN: Giải thưởng Nobel văn chương 1958 (78); NGUYỄN ĐĂNG: Tiếng bên trời của Hà Liên Tử (79) – Gõ đầu trẻ truyện ngắn của Nguyên Sa (80)
———-
SÁNG TẠO số 27 tháng 12 năm 1958
Nội dung:
NGUYỄN SỸ TẾ Triết lý đoạn trường | trang 1
HỒ NAM Khái luận về thi ca Việt Nam | trang 9
VÕ PHIẾN . Dừng chân – Tâm sự | trang 14
NHẬT HƯƠNG Gục đầu | trang 15
NGỌC DŨNG Số hai | trang 16
NGUYỄN THIẾU LĂNG Hờn lưu lạc | trang 16
VƯƠNG TÂN Tĩnh vật – Ngoài phố | trang 17
THẾ HOÀI Mầu mắt người yêu | trang 19
LỮ HỒ Nghĩ về Nguyễn Công Trứ | trang 27
DOÃN QUỐC SỸ Bão vũ trụ | trang 33
NGUYỄN QUANG ĐÀM Vài ý kiến về trường đại học | trang 39
THÁI BẠCH Bộ mặt Đồng Tháp | trang 45
CAO THIÊN LƯƠNG Mây đầu núi | trang 51
TRẦN DẠ TỪ Một bài thơ – Và chủ nhật – Mỏi | trang 55
MAI TRUNG TĨNH Nửa đêm | trang 57
VĨNH LỘC Những chiều mưa | trang 58
TRẦN PHONG Đôi mắt | trang 60
TÔ THÙY YÊN Để phục hồi hội họa | trang 68
NGỌC BÍCH Câu truyện khiếm đề | trang 72
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: THÁI TUẤN: Triển lãm sơn dầu và sơn mài của Văn Thịnh và Lê Thy (77) – Phòng tranh của bà Hồ thị Linh (78); THANH MỴ: Triển lãm H. Hưu (78) –Triển lãm Phạm Tòng (79); HỒ NAM: Juan Ramon Zimenez (80)
———-
SÁNG TẠO số 28 – 29 tháng 1 – 2 năm 1959. Giai phẩm mùa xuân Kỷ Hợi
Nội dung:
SÁNG TẠO Gửi bạn đọc | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Đêm | trang 2
LỮ HỒ Hoa muộn | trang 11
NGUYỄN SỸ TẾ Nghĩ thầm | trang 17
TRẦN THANH HIỆP Ngày cũ | trang 24
DOÃN QUỐC SỸ Hương nhân loại | trang 30
HOÀNG ANH TUẤN Điệu nhạc tắt đèn | trang 39
THÁI TUẤN Sáng tạo | trang 42
QUANG NINH Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh | trang 43
LAN ĐÌNH Thương nhau thì về | trang 49
HOÀNG BẢO VIỆT Tình yêu , thình bạn , mùa xuân | trang 59
NGUYÊN SA Đằng sau | trang 66
MAI TRUNG TĨNH Những hạt ba dăng của Niêm | trang 71
TRẦN DẠ TỪ Bài kỷ niệm | trang 80
VƯƠNG TÂN 30 tháng chạp – Ngày đầu năm – Đi trốn | trang 84
THÁI BẠCH Lân Sài goong | trang 87
THAO TRƯỜNG Xác chết | trang 92
VƯƠNG TÂN Mùa xuân căn gác đầy người | trang 97
PHẠM NGUYÊN VŨ Thơ cho Helena Okavitch | trang 103
THẠCH CHƯƠNG Đối thoại | trang 105
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Rươu , chưa đủ | trang 109
NGUYÊN SA Tương tư – Mời | trang 119
DUY THANH Xuân – Một mình – Giản đơn | trang 121
MAI THẢO Những ngày tháng mới | trang 122
———-
SÁNG TẠO số 30 tháng 5 năm 1959
Nội dung:
THẠCH CHƯƠNG Sonnet | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Barbara (dịch thơ Jacques Prevert) | trang 1
DIÊN NGHỊ Thương nhớ | trang 3
HOÀNG BẢO VIỆT Hy vọng | trang 4
SAO BĂNG Người ở đâu | trang 7
NGUYỄN SỸ TẾ Chờ sáng | trang 15
SONG LINH Bức tranh | trang 19
MAI TRUNG TĨNH Ao ước | trang 27
LAN ĐÌNH Hàng xóm | trang 28
PHẠM NGUYÊN VŨ Dạ khúc | trang 29
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn người hóa khỉ | trang 33
VIỆT TƯ Nguyễn công Trứ | trang 43
THẠCH CHƯƠNG Một đóa hồng cho Emily | trang 50
LÔI TAM Cơn mưa | trang 59
NGUYỄN THIỆU LẬU Tìm hiể non nước nhà | trang 65
THAO TRƯƠNG Riêng tư | trang 70
QUA CÁC BỘ MÔN VĂN NGHỆ: NGUYỄN SỸ TẾ: Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên (76); TRẦN THANH HIỆP: Để hiểu Đạo Phật của Phương Bối (77); THANH TÂM TUYỀN: Trí thức làm dáng (78); HỒ NAM: Giòng thơ sang mùa của Hà Phương – Kịch Buôn M”Rong (80)
———-
SÁNG TẠO số 31 tháng 9 năm 1959
Nội dung:
THANH TÂM TUYỀN Nỗi buồn trong thơ hôm nay | trang 1
NGUYÊN SA 20 – Tháng sáu trời mưa | trang 7
TRẦN LÊ NGUYỄN Đôi mắt | trang 10
TÔ THÙY YÊN Trời mưa đêm xa nhà | trang 11
CUNG TRẦM TƯỞNG Nghĩa địa – Ngủ | trang 12
THAO TRƯỜNG Làm quen | trang 13
CUNG THƯ Nhân những vấn đề về chủ âm tính trong
âm nhạc Tây phương | trang 22
TRẦN LÊ NGUYỄN Nhật ký | trang 35
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Tiếng nói | trang 41
TẠ TỴ Nếu một ngày nào | trang 51
LÊ HUY OANH Verlaine , nhà thơ tượng trưng | trang 54
DOÃN QUỐC SỸ Đoàn người hóa khỉ | trang 72
Tạp chí Sáng Tạo (bộ mới, 7 số)
Diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay. Tạp chí xuất bản ngày mùng 1 mỗi tháng, Chủ nhiệm: MAI THẢO, Quản lý: ĐẶNG LÊ KIM
BAN BIÊN TẬP: Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh – Mai Thảo – Nguyễn Sỹ Tế – Thái Tuấn – Thanh Tâm Tuyền – Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 1 tháng 7 năm 1960
Nội dung:
Bộ biên tập Lời nói đầu | trang 1
Tám tác giả Thảo luận: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh – Mai Thảo
Nguyễn Sỹ Tế – Thanh Tâm Tuyền – Trần
Thanh Hiệp – Tô Thùy Yên – Thái Tuấn | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Mặt trời tìm thấy | trang 19
DUY THANH Chiếc lá | trang 26
DOÃN QUỐC SỸ Đại học xá | trang 33
THẠCH CHƯƠNG Sự chán chường trong việc phê bình văn nghệ | trang 52
TÔ THÙY YÊN Niềm bí ẩn trong cái chết của một thanh niên | trang 61
LÊ HUY OANH Giòng sông | trang 77
MAI THẢO Sau tám tháng im lặng | trang 87
TRẦN THANH HIỆP Để chúng ta được thấy mặt nhau | trang 100
NGUYỄN SỸ TẾ Giữa hai giấc ngủ | trang 107
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 2 tháng 8 năm 1960
Nội dung:
Mười tác giả NÓI CHUYỆN VỀ THƠ BÂY GIỜ
Cung Trầm Tưởng – Doãn Quốc Sỹ – Duy Thanh
Mai Thảo – Lê Huy Oanh – Nguyễn Sỹ Tế – Thanh
Tâm Tuyền – Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Buổi sáng ngoài bãi biển | trang 18
TÔ THÙY YÊN Ba dấu chân trên một quãng sầu | trang 31
THÁI TUẤN Đứng trước giá vẽ hôm nay | trang 36
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 41
MAI THẢO Về chuyến viễn du bí mật cuối cùng | trang 52
THẠCH CHƯƠNG Thơ – Thơ dịch | trang 68
SAO TRÊN RỪNG Ngàn khơi | trang 75
DUY THANH Lớp gió | trang 81
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Tiếng động trên da thú | trang 90
THANH TÂM TUYỀN Thơ | trang 100
TRẦN THANH HIỆP Sự thưởng ngoạn nghệ thuật bây giờ | trang 103
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 3 tháng 9 năm 1960
Nội dung:
Chín tác giả Nói chuyện: NGÔN NGỮ MỚI TRONG HỘI HỌA
Duy Thanh – Huỳnh Văn Phẩm – Mai Thảo
Ngọc Dũng – Nguyễn Sỹ Tế – Thái Tuấn
Thanh Tâm Tuyền – Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp | trang 1
NGUYỄN SỸ TẾ Lên đèn | trang 22
TRẦN THANH HIỆP Độc thoại | trang 31
THANH TÂM TUYỀN Nghệ thuật đen | trang 35
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 49
LÊ HUY OANH Miếu âm hồn | trang 58
NGỌC DŨNG Biên giới của người điên | trang 66
THẠCH CHƯƠNG Trình bay và phê bình hai quan niệm nổi loạn
của Albert Camus | trang 68
DUY THANH Bài thơ sầu tám khúc | trang 89
TÔ THÙY YÊN Người đánh bạc | trang 93
MAI THẢO Những cái đích phóng về trước mặt | trang 100
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 4 tháng 10 năm 1960
Nội dung:
Tám tác giả Nói chuyện:
NHÌN LẠI VĂN NGHỆ TIỀN CHIẾN Ở VIỆT NAM
Duy Thanh – Mai Thảo – Ngọc Dũng
Nguyễn Sỹ Tế – Thanh Tâm Tuyền – Thái Tuấn
Tô Thùy Yên – Trần Thanh Hiệp | trang 1
THANH TÂM TUYỀN Nguyên | trang 17
DUY THANH Chân dung | trang 21
THẠCH CHƯƠNG Tinh cầu | trang 23
NGUYỄN SỸ TẾ Ý thức nghệ thuật | trang 32
THAO TRƯỜNG Mầu và sắc | trang 42
VIÊN LINH Đời rút xuống | trang 47
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 49
LÊ HUY OANH Mưa trên thành phố | trang 59
FRANZ KAFKA Trầm tưởng ( Thạch Chương dịch) | trang 69
THANH TÂM TUYỀN Thềm sương mù | trang 72
DUY THANH Nói chuyện với Kazuo Kobagashi | trang 93
TRẦN THANH HIỆP Giưa hai người | trang 98
CUNG TRẦM TƯỞNG Thoát sác | trang 100
MAI THẢO Người lính Lê dương | trang 102
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 5 tháng 11 năm 1960
Nội dung:
Bảy tác giả KỶ NIỆM QUÁCH THOẠI
Thanh Tâm Tuyền – Trần Thanh Hiệp
Duy Thanh – Hồ Man – Ngọc Dũng
Lý Hoàng Phong – Mai Thảo | trang 1
LÊ HUY OANH Sáu bài thơ dịch | trang 14
THÁI TUẤN Bồng lai | trang 21
QUÁCH THOẠI Những bài thơ tình đầu tiên | trang 33
DOÃN QUỐC SỸ Vỡ bờ | trang 39
VIÊN LINH Trong giấc mộng tàn | trang 56
THANH TÂM TUYÊN Thềm sương mù | trang 59
ALBERTO MORAVIA Hai người bạn | trang 75
CUNG TRẦM TƯỞNG Tật nguyền | trang 80
VĨNH LỘC Khoảng lộ trình cũ | trang 82
THẠCH CHƯƠNG Giới thiệu một nhận thức siêu thực về nghệ thuật | trang 97
NGUYỄN SỸ TẾ Chết trong tâm hồn | trang 103
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 6 tháng 12 năm 1960 và tháng 1 năm 1961
Nội dung:
MAI THẢO Con đường trở thành và tiến tới
của nghệ thuật hôm nay | trang 1
SAO TRÊN RỪNG Nỗi mệt mỏi của kiếp người | trang 16
DOÃN QUỐC SỸ Người ôm mùa xuân nguyên vẹn | trang 25
LÊ HUY OANH Hồi chuông báo tử | trang 41
ALBERT CAMUS Người đàn bà ngoại tình | trang 49
VIÊN LINH Sáu bài thơ lục bát | trang65
THANH TÂM TUYỀN Thềm sương mù | trang 69
TRẦN DẠ TỪ Buổi trưa về Thị Nghè | trang 86
VĨNH LỘC | trang 4 | trang 88
TRẦN LÊ NGUYỄN Màu đen | trang 95
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Làm thân con gái | trang 99
———-
SÁNG TẠO bộ mới số 7 tháng 9 năm 1961
Nôi dung:
MAI THẢO Nghệ thuật , sự báo đông khẩn thiết
và thường trực của ý thức | trang 1
TRẦN THY NHÃ CA Rồi đôi chân của núi | trang 17
NGUYỄN ĐĂNG Đời sống trong biệt thự | trang 21
LAN ĐÌNH Hai mùa xuân hai cuộc đời | trang 32
VĨNH LỘC Chặp tối | trang 49
DƯƠNG NGHIỄM MẬU Buồn vàng | trang 59
VIÊN LINH Còn gì | trang 65
SAO TRÊN RỪNG Những ngày xuân hoang vu | trang 70
THẠCH CHƯƠNG Mắt nhọn | trang 78
THANH TÂM TUYỀN Thềm sương mù | trang 81
TRẦN DẠ TỪ Khúc dĩ vãng | trang 96
VƯƠNG TÂN Hai mươi | trang 100
TRƯỜNG DUY Những ngày ở biển | trang 102
———-
Tạp chí Sáng Tạo số 7 bộ mới tháng 9 năm 1961 là số báo cuối cùng. Hết bảng mục lục của tạp chí Sáng Tạo: 31 + 7 = 38 số
SÁCH BÁO THAM KHẢO
NGƯỜI VIỆT – Tuần báo – số 1 xuất bản ngày 27/8/1955 tới số 4 ngày 15/10/1955. Chủ bút Doãn Quốc Sỹ.
SÁNG TẠO – Tạp chí xuất bản hàng tháng. Từ số 1 (tháng 10/1956) tới số 31 (tháng 9/1959. Bộ mới từ số 1 (tháng 7/1960) tới số 7 (tháng 9/1961). Chủ trương biên tập: Mai Thảo.
HIỆN ĐẠI – Tạp chí xuất bản hàng tháng. Từ số 1 ( tháng 4/1960) tới số 9 (tháng 12/1960). Chủ trương biên tập: Nguyên Sa.
THẾ KỶ HAI MƯƠI – Tập san khảo luận sáng tác phê bình văn nghệ. Từ số 1 (tháng 7/1960) tới số 6 (tháng 12/1960). Giám đốc: Nguyễn Cao Hách. Chủ trương biên tập: Nguyễn Khắc Hoạch.
NIÊN LỊCH CÔNG ĐÀN 1960-1961. Chủ biên: Nguyễn Ngọc Linh.
THẾ GIỚI – Báo hàng tuần xuất bản ngày thứ bảy. Từ số 1 (ngày 20 tháng 10 năm 1949), tới số 14 (ngày 21/1/1950) Xuân Canh Dần. Chủ nhiệm: Lê Hoài Lang. Thư ký tòa soạn: Dương Tử Giang.
VĂN – Giai phẩm số tháng 11 năm 1973 – chủ biên Nguyễn Đình Vượng.
VĂN HÓA NGÀY NAY – Giai phẩm – tập 8 – 1959. Chủ trương biên tập: Nhất Linh.
HỢP LƯU – Tập san văn học nghệ thuật biên khảo số 24 tháng 8 & 9 năm 1995 – Chủ biên: Khánh Trường – Hoa Kỳ
THẾ KỶ 21 – Tạp chí ra hàng tháng – số 204 tháng Tư 2006 – Số Tưởng Niệm Thanh Tâm Tuyền – Hoa Kỳ.
ĐỌC KINH – đoản văn của Vũ Khắc Khoan – An Tiêm xuất bản tại Paris 1990.
THẢO LUẬN – của 12 tác giả – Sáng Tạo xuất bản – Sài gòn 1965.
VĂN HỌC MIỀN NAM TỔNG QUAN của Võ Phiến. Văn Nghệ xuất bản lần thứ 3 tại Hoa Kỳ.
TUYỂN TRUYỆN SÁNG TẠO – Nguyệt san Tân Văn số 29 tháng 9 năm 1970.
NGHỆ THUẬT – tuần báo – Chủ nhiệm, Chủ bút: Mai Thảo. Thư ký toàn soạn: Viên Linh.
TỪ ĐIỂN VĂN HỌC bộ mới – Nhà xuất bản THẾ GIỚI – Hà Nội – 2004
bài mới
- Nguyễn Quốc Chánh – Quyết tử cho cái cẳng quyết sinh
- Lưu Thuỷ Hương – Làng thổ phỉ
- Trần Thiên Thị – Đổ thừa buồn
- Thường Quán – Litany
- nguyễn man nhiên – Ảo cảnh đô thị
- Ưu Đàm Nguyễn – Love-In-The-Make
- Helen Jennifer Zhao & Ưu Đàm Nguyễn – “Fuck Buttons” khám phá những hình thái của dục tính thế kỷ 21
- Nguyễn Quốc Chánh – Xi nê bãi sau
- Nguyễn Tấn Cứ – Marguerite của H. Thơ từ một bài hát cũ
- Nguyễn Thu Thanh – Lucas khốn nạn
- César Moro – André Breton
- nguyễn man nhiên – oldies #2
- Âu Thị Phục An – Thu, thu em
- Nguyễn Quốc Chánh – Gần 500 dặm tới Tam Sa Ngư Trường
- Phan Nhiên Hạo – Thiên niên văn [t]hiến (Bài thơ 1000 chữ Hán)
- Đinh Cường – Duy Thanh, trái tim đang cười
- Chân Phương – Marina Blues. Coda cho sỏi cuội
- Trần Minh Quân – Tôi chữa bệnh bằng tình yêu và người đàn bà có hai cái âm hộ
- Khương Hà – Simply Look
- Trần Phương Kỳ – Trăng rìa vực. Của một bình minh khác. Vô danh
- Âu Thị Phục An – Tôi làm thơ trên cái gối
- Thận Nhiên – Dấu mộc trên cuộc đời của mỗi chúng ta
- S. K. Kelen – Một thành phố
- Phan Nhiên Hạo – Radio mùa hè
- Vũ Dân Tân – “Metal dress”
- Đỗ Hoàng Diệu, nguyễn hương, Hồ Đình Nghiêm, Thuận – Bàn tròn văn xuôi
- Iola Lenzi – Nghệ thuật của Vũ Dân Tân, tiếng nói của bản năng giới và sự bất tuân
- Nguyễn Tấn Cứ – Đừng vội bỏ tuổi thanh xuân. Kẻ lang thang trên con đường phủ nhận
- Robert Bly – 3 bài thơ
- Viên Linh – Nguyễn Xuân Hoàng, từ thơ đến văn
Blog at WordPress.com. Theme: Customized Digg 3 Column by WP Designer.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 042
NGUYỄN LƯƠNG VỴ * THANH TÂM TUYỀN
Thanh Tâm Tuyền – Âm vang khác
Posted: 30/05/2012 in Biên Khảo / Phê Bình, Nguyễn Lương VỵThẻ:Thanh Tâm Tuyền
Nguyễn Lương Vỵ
Nhân kỷ niệm lần thứ 76, ngày sanh [15.03] và lần thứ 6 ngày mất [22.03] của Thanh Tâm Tuyền.
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền – Đinh Cường
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền (15.03.1936 – 22.03.2006,) một trong những thành viên sáng lập trụ cột của Tạp Chí Sáng Tạo (1956 – 1960,) một trong những thi tài tầm cỡ nhất của thi ca miền Nam (1954 – 1975,) với 2 thi tập tiêu biểu: Tôi Không Còn Cô Độc (NXB Người Việt, 1956), Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (NXB Sáng Tạo, 1964.) Là người tiên phong của phong trào Thơ Tự Do, một phong cách thơ phóng khoáng, cách tân, hiện đại và đầy tính sáng tạo. “Tôi đi tìm tiếng nói/Cho cổ họng của tôi.” Thanh Tâm Tuyền đã tạo được ảnh hưởng và nguồn cảm hứng thơ khá lớn đối với giới cầm bút trẻ lúc bấy giờ và kể cả sau nầy.
Điều đáng kể trong thơ Thanh Tâm Tuyền là tính đột phá về ngôn ngữ thơ và cấu trúc thơ rất mới, rất lạ. Ngôn ngữ thơ luôn biến ảo, phơi mở, giàu hình ảnh, đẹp một cách tự nhiên. Cấu trúc thơ luôn ở trạng thái động, phân ly, gấp gãy, gập ghềnh. Đó cũng chính là sức quyến rũ, lực hấp dẫn của thơ Thanh Tâm Tuyền: Niềm khát khao cách tân, sáng tạo với nỗ lực khai phá quyết liệt, thường trực, bền bỉ.
Bài viết nầy, không có tham vọng đọc, nghe và cảm nhận một cách toàn diện về cõi thơ Thanh Tâm Tuyền, mà chỉ giới thiệu một “Âm Vang Khác” của thi sĩ: Bài thơ “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” (đã được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn, tại Sài Gòn, số ra ngày 27 tháng 11 năm 1972). Bài thơgồm 6 biến khúc, 160 câu (“6 biến khúc quanh một đề thơ cổ.”. Thi sĩ ghi ngay dưới tựa đề bài thơ.)
Trước khi giới thiệu nội dung bài thơ, xin trích một đoạn trong bức thư ngày 30 tháng 9 năm 1972, thi sĩ viết gửi cho “Mon ile” [1] có đoạn:
“…Đã hết tháng chín. Thêm bài “Ngôi nhà đỏ” nữa. Thế có lãng mạn quá không? Bài thơ thứ ba, thứ tư nếu kể cả bài Đảo. Hình như còn nữa. Giống như họa sĩ đứng trước ngôi nhà vẽ vài chục bức, với màu sắc ánh sáng bố cục thay đổi. Giống như nhạc sĩ có một cái “thème” và nhiều “variations”. Chưa bao giờ anh nghe mình du dương lạ thế. Anh nghe vang hoài “ngôi nhà đỏ trăng hồng…” và anh chỉ việc thêm vào chữ chót rồi theo rõi cả ngày, cả tuần những lúc quạnh hiu. Đã có trăng hồng hạ, trăng hồng lạ, trăng hồng lả… Còn những trăng hồng gì nữa anh sẽ thấy. Có thể anh viết hết cả xấp giấy này cho những bài trăng hồng chưa chừng…”
…
“Mấy bài thơ về ngôi nhà này chừng đăng anh sẽ đề là “Biến điệu quanh một bài thơ cổ” Anh nhớ bài thơ của Thôi Hộ [2]:
Tích niên kim nhật thử môn trung
Phấn diện đào hoa tương ánh hồng
Phấn diện kim niên hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.” [3]
Như vậy, bài thơ của Thôi hộ đã gợi hứng cho “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” của thi sĩ. Nhưng, thay vì trích 4 câu thơ trên của Thôi Hộ vào đầu bài thơ, thi sĩ lại trích dẫn 6 câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, đoạn nói về lúc Kim Trọng trở lại vườn Thúy (đúng ra là hiên Lãm Thúy, nơi Kim Trọng trọ học trước đây, thường làm nơi hẹn hò với Thúy Kiều.) Kim Trọng trở lại, nhưng chốn cũ còn đây, người xưa (Thúy Kiều) không còn nữa. Trong 6 câu thơ nầy, có 1 câu được chuyển dịch từ thơ Thôi Hộ:
“Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.(*)
Xập xòe én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc dầy
Đi về này những lối này năm xưa…”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(*) Chuyển dịch từ câu: “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” của Thôi Hộ.
Với 6 biến khúc, mỗi biến khúc lặp lại câu mở đầu, chỉ thay đổi vài ba chữ ở cuối câu:
Câu mở đầu, biến khúc 1 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ.
Câu mở đầu, biến khúc 2 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lạ.
Câu mở đầu, biến khúc 3 (36 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lả.
Câu mở đầu, biến khúc 4 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng đuối nhớ
Câu mở đầu, biến khúc 5 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng vằng vặc.
Câu mở đầu, biến khúc 6 (28 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng khỏa.
NGÔI NHÀ ĐỎ, TRĂNG HỒNG [4]
Biến khúc 1
Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ.
Hạ nồng nàn quyến rũ môi hôn,
Gọi mưa mùa tắm gội xanh cỏ lá,
Dập tắt sầu thiêu đốt, phả du dương.
Mưa ngày qua, mưa ngày nay, xám ngắt.
Cửa đóng cài, cửa ẩm mốc cô đơn.
Gõ lên đi ngón tay cung khờ khạo.
Nép đầu say, tóc rối mộng thầm.
Ngồi xuống ghế mộc bầy riêng lẻ.
Chiều bên vườn gợn sóng nắng sơ thu.
Im tượng gỗ. Tiếng chân ai thoát chạy.
Bỗng bâng khuâng thang cấp lượn mơ hồ.
Trèo dốc đứng, vội vàng hơi thở hụt.
Bậc đá mòn rợp lối phân vân.
Hồn đá nín thiên thu chót vót.
Ghì ôm sâu chớp sấm non ngàn.
Theo lối khác. Giẫm dấu chân người lạ.
Đất trượt trơn. Cây cối rõi trông tìm.
Trăng hồng sáng ngân nga lửa lạnh.
Nhà lao đao. Đồi rào rạt ngoan nằm.
Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức,
Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim.
Đồi giông gió lay trăng hồng lả thiếp.
Và hàm hồ buột giấc khóc êm.
Đồi trăng hồng hạ, nhưng là cuối hạ đang chuyển sang sơ thu, với không gian “Hạ nồng nàn, quyến rũ môi hôn. ”Người xưa, nay như là “kẻ lạ mặt” trở về chốn cũ, mà chốn cũ thì “Cửa đóng cài, cửa ẩm mốc cô đơn.” “Chiều bên vườn gợn sóng nắng sơ thu.” “Bậc đá mòn rợp lối phân vân.” Ấn tượng nhất là sau khi ngắm nhìn, cảm nhận và bằng những động tác dò dẫm, làm quen lúc ban đầu trở về như: Nép đầu – ngồi xuống ghế – trèo dốc đứng – giẫm dấu chân người lạ thì “Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức,/Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim./Đồi giông gió lay trăng hồng lả thiếp./Và hàm hồ buột giấc khóc êm.” Bốn câu thơ cuối của biến khúc bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của “kẻ lạ mặt”. “Thấy ngôi nhà bằng bặc cháy như tim.” Nỗi nhớ dậy lên như lửa cháy. Ngôi nhà là một trời kỷ niệm. Ảnh chiếu của ngoại giới đi vào tâm cảnh. Biến khúc dạo đầu cuốn hút ngay người đọc.
Biến khúc 2
Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lạ.
Chiều úa tàn, trời tím buổi tinh sương,
Nắng hớn hở – nắng trong veo như mắt –
Mỉm cười xa, phố thấp, vẫy chàng.
Mái nghiêng cúi, ngói nâu đời cũ xỉn.
Trổ bông xưa, phơi đoá mộng dị kỳ.
Mộng vời vợi, chuỗi mưa điên xối xả.
Xuôi theo mưa giọt lệ chia lìa.
Tường ấp ủ hơi dồn nghìn giấc chết.
Nắng như trăng nhóm lửa bơ vơ.
Gương mặt héo chập chờn sau giậu đổ
Khuất dung nhan trong dáng ơ hờ.
Thềm quạnh quẽ gọi chân ai hồi tưởng
Gót cô đơn nghe rảo tận hiên ngoài.
Quãng trống trải, lịm say trăng thố lộ
Những âm vang cùng thẳm cuối trời.
Đèn vẫn thắp. Cửa sổ kia vẫn mở.
Loé sáng mù như một đốm sao.
Đêm dần lụn. Bướm đen vờn nghiêng ngả.
Đâu người ngồi nhập kiếp chiêm bao?
Trăng lợt lạt. Nhà im. Đồi rét mướt.
Tiếng sáo khuya rong ruổi u hoài.
Đường trơn dốc đẩy chân trì níu.
Nhà lênh đênh theo trận lũ rã rời.
Biến khúc như một bức tranh lung linh sắc màu, đẹp cô liêu. Gam màu chính là đồi trăng hồng lạ, hòa quyện cùng với các màu trời tím buổi tinh sương, màu nắng trong veo, màu nắng như trăng, màu ngói nâu, màu lóe sáng mù, màu bướm đen, màu trăng lợt lạt. Trầm mình trong sắc màu lung linh ấy, “kẻ lạ mặt” lại nuối mộng với chuỗi mưa điên xối xả đầy tâm trạng. Nuối mộng, nhưng vẫn hiện hữu trong cõi thực: “Tường ấp ủ hơi dồn nghìn giấc chết./Nắng như trăng nhóm lửa bơ vơ.” Vẫn ám ảnh: “Gương mặt héo chập chờn sau giậu đổ/Khuất dung nhan trong dáng ơ hờ.” Dấu hỏi trong cơn u mộng ảnh “Đâu người ngồi nhập kiếp chiêm bao?” “Kẻ lạ mặt” đã: “Xuôi theo mưa giọt lệ chia lìa.” Còn ngôi nhà thì: “lênh đênh theo trận lũ rã rời.” Biến khúc với những nhịp ngắt chậm, u trầm, rồi buông dài trong khổ thơ cuối, chuẩn bị chuyển sang biến khúc tiếp theo, dồn dập cao trào.
Biến khúc 3
Ngôi nhà ở trên đồi trăng hồng lả.
Trời vàm sông, bến quạnh gió mù tăm.
(Nước thao thức lòng sâu cuồn cuộn hút)
Nàng trở về lạc nẻo đêm rằm.
Những trận mưa, những trận mưa tầm tã
Đẩy trôi trăng ra biển im hơi.
Những giọt sương, những giọt sương giả lả
Lá khép thu, nương náu, kinh lời.
Bậc đá nổi. Ảo giác buông. Lối ẩn.
Thềm nào đây trải rộng giấc hoang vu.
“Chàng đâu? Chàng đâu? Riêng mình ngơ ngác.”
Chốn tình si thoang thoảng giọng cười mờ.
Trong thớ mủn mưa hắt đầm lạnh lẽo
Nắng muộn màng, nhợt nhạt reo vui
Trên cửa khoá, phô vết thương loang lở
Gỗ xác xơ. Mắt khép bùi ngùi.
Trên hàng hiên động tiếng mòn. Cửa mở.
“Nàng là ai?” Âm dội vẳng quanh vòm
Phút tối ám. Ngoài kia trời đục xoá.
“Nàng là ai?”Hoảng hốt cánh dơi đêm.
Đừng khêu lửa. Chân mập mờ bước sóng.
Buồng tim ta lửa ngún phủ thê lương.
Đừng khêu lửa. Ngọn lắt lay toả bóng.
Buồng tim ta sáng quắc ánh băng.
Hai tay giá trườn quanh hương nồng vắng.
Tường ẩm rêu. Ghế bụi. Ôi mùa hè.
Gió lùa thổi, nắng bay. Bàn quên lãng.
Những đốm hoa nhảy nhót ham mê.
Khuôn cửa sổ, gương chìm không hắt ảnh
“Nàng là ai?” Chàng dưới thấp sau gương
Phố khuya lạc, mờ như đang thu muộn
“Nàng là ai?” như thể lối vô cùng.
Níu chặt song, dáng cây sầu khô trụi,
Trong vườn xưa nàng khóc cạn đêm nay.
Trăng thất sắc lánh xa. Ngày sợ rạng.
Đồi chập chờn. Cỏ rối tưởng heo may.
Trong khung cảnh: “Ngôi nhà ở trên đồi trăng hồng lả./Trời vàm sông. Bến quạnh gió mù tăm.” Thì bỗng nhiên, như một giấc liêu trai ma mị: “Nàng trở về lạc nẻo đêm rằm.” Sau câu hỏi thảng thốt từ cõi hư ảo của Nàng:“Chàng đâu? Chàng đâu? Riêng mình ngơ ngác.” Tôi cảm thấy lành lạnh, ngậm ngùi khi đọc chậm, rõ và cao giọng những câu thơ sau:
“Nàng là ai?” Âm dội vẳng quanh vòm
“Nàng là ai?”Hoảng hốt cánh dơi đêm.
“Nàng là ai?” Chàng dưới thấp sau gương
“Nàng là ai?” như thể lối vô cùng.
Ở giữa bốn câu hỏi kia là tiếng hồi đáp bi thương của Chàng, vọng lên trong tâm tưởng. Tôi tiếp tục đọc chậm, rõ và cao giọng:
Đừng khêu lửa. Chân mập mờ bước sóng.
Buồng tim ta lửa ngún phủ thê lương.
Đừng khêu lửa. Ngọn lắt lay tỏa bóng
Buồng tim ta sáng quắc ánh băng.
Những câu thơ đồng hiện trong Âm, Hình và Bóng. Nhịp ngắt, chấm câu, buông câu, làm cho âm vực vừa rộng vừa sâu như nỗi lòng thảng thốt của ai kia đang la thầm trong hư vắng. Đẹp và lạnh rưng rưng!
Biến khúc với nhịp thơ dồn dập , hình ảnh đồng hiện ảo và thực, tâm trạng đầy cảm xúc, tình huống đầy kịch tính. Theo tôi, đây là biến khúc cao trào nhất, hay nhất, đẹp nhất của bài thơ, gồm 36 câu, dài nhất trong 6 biến khúc. Phải đọc chậm lại, rõ từng câu, từng chữ và nghe kỷ lại, nhìn sâu vào từng câu thơ, từng chữ thơ, thì mới cảm thấu được cái hay, cái đẹp của biến khúc nầy.
Biến khúc 4
Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng đuối nhớ
Thở hơi sương run rẩy. Ngã trong trời
Nhòe gió bấc, ngựa mây dồn gấp vó
Tiếng nhạn đen. Thả bổng quạnh hiu rơi.
Đồi bập bềnh trôi trên lũng biển trắng
Mái nhà ôm, nhô nóc hú gào người.
Người gắng gượng rõi dáng hình lãng đãng.
Đêm như hồn lóng cóng. Cắn môi.
Những bực đá lấp chìm. Đá rét mướt
Dâng dưới chân. Đợt sóng nổi chông chênh.
Người hẳn tiếc những khuya trời ngỏ thoáng
Đá nhún mình nâng gót nhẹ thênh.
Bụi hoa trắng ngó tìm trên đầu dốc.
Hoa ngời trông. Rạng hiện lối đơn sơ.
Hoa thù nghịch. Cười ý sầu điên đảo.
Rũ rượi hong cánh ướt. Quãng mờ.
Đèn vàng lụn như đầu diêm xoè tắt
Lửa thuyền xa, đom đóm dạt phiêu bồng.
Tình rầu rĩ kêu tiếng trầm cắn đắng
Bóng vang hư, thoáng lịm như không.
Kìa tóc sũng, tựa gờ tường đay nghiến.
Bám vịn trên cửa gỗ sượng sùng.
Thềm hiên gió rập rờn xô huyễn hoặc.
Đầu buốt mê nhịp gõ kinh hoàng.
Biến khúc lan tỏa một không gian, một cấu trúc phân ly, song song, gấp gãy, gập ghềnh trong những chuỗi từ ngữ đầy hình ảnh (hơi sương run rẩy – ngựa mây dồn gấp vó,/ đồi bập bềnh – lũng biển trắng,/ nhà ôm – nóc hú,/ đá lấp chìm – đá rét mướt – đá nhún mình,/ hoa trắng ngó – hoa ngời trông – hoa thù nghịch,/ đèn vàng lụn – đầu diêm xòe tắt,/ lửa thuyền xa – đom đóm dạt,/ bóng vang hư – tóc sũng,/ cửa gỗ sượng sùng – đầu buốt mê.) Một không gian vừa thực, vừa huyễn hoặc. Biến khúc chuyển động những âm vang dìu dặt, mênh mang cảm xúc trầm tư, hồi tưởng. Những âm trắc cuối câu vút nhẹ niềm bi mẫn, ánh lên những đốm sáng nhấp nháy không lời. Từng cặp đôi trong mỗi khổ thơ bốn câu, khi đọc lên và lóng nghe, âm vang chảy song song với bóng hình, rồi hòa quyện vào nhau. Một cấu trúc lạnh, đẹp, hắt hiu. kết thúc bằng chuỗi âm nhói lên cơn đau thấm từ ngoài vào trong, sâu, lắng, trôi theo “nhịp gõ kinh hoàng,” bất tận.
Biến khúc 5
Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng vằng vặc.
Cửa thiên thanh. Mái xoãi ngủ sậm nâu.
Cây biếc lục. Trời tím than. Núi sững.
Phố tuôn vàng huyên náo dưới triền sâu.
Hạ đen thẳm ngỡ ngàng đuôi mắt sắc.
Cơn sốt ngày. Nắng trải thảm ham mê.
Mở tung cửa nhốt thời gian ủ dột,
Gió mơn man, lùa rạng rỡ đêm hè.
Chàng thở vội hương bay trên đầu dốc.
Ngực cồn cào. Trống hụt những âm quên.
Bực đá gọi – ngát một mùa thảo mộc –
Gọi trắng trong. Phấp phới. Chuông rền.
Trên lối nhớ đứng ngây. Tuôn lệ.
Trời đêm xưa, gió lộng cũng về thăm.
Tường giãi im. Nàng ngửa đầu chợp mộng,
Thềm hoang đầy, xanh miết miết trăng.
Chốt lỏng gãy. Cửa bỏ không. Mờ hoặc.
“Chàng là ai?” Ghế mộc quỵ rời chân.
Trăng rọi lối quanh co. Ngách lắng tiếng.
“Chàng là ai?” Chim kêu lạc. Tần ngần.
Nàng hớt hải ngoài vườn. Ngày huyễn ảo.
Góp lượm cành. Đốt lửa. Xốn xang trăng.
Nhà quay tít trên vòng quay đám hội
Gió khắp đồi. Lửa chói sáng biển băng.
Bốn câu thơ trong khổ đầu của biến khúc như một bức tranh toàn cảnh, đẹp long lanh, lung linh. Ba câu thơ đầu ánh lên nét trầm tư, tĩnh mặc. Câu thơ cuối “Phố tuôn vàng huyên náo dưới triền sâu” hình ảnh linh động, huyền ảo để rồi chuyển sang khổ thơ tiếp theo,“Hạ đen thắm” – “đuôi mắt sắc” đồng hiện tâm trạng, cảm xúc ngỡ ngàng của cảnh và người, của người và cảnh. Ngày – lên cơn sốt. Nắng – trải thảm ham mê. Để làm gì đây? “Mở tung cửa nhốt thời gian ủ dột,/Gió mơn man, lùa rạng rỡ đêm hè.” Đêm lại trở về. Chàng và Nàng hiện ra hư hư thực thực trong 2 khổ thơ tiếp sau. “Chàng thở vội hương bay trên đầu dốc./Ngực cồn cào. Trống hụt những âm quên.” – “Tường giãi im. Nàng ngửa đầu chợp mộng,/Thềm hoang đầy, xanh miết miết trăng.” Đồng hiện ảnh thực, ảnh ảo đầy tâm trạng! Trong biến khúc nầy, Nàng “lên tiếng,” hay là ảo thanh của nàng: “Chàng là ai?” “Chàng là ai?” Không lời hồi đáp. Đêm liêu trai ma mị đã qua. Bóng ngày hiện ra, ẩn hiện đâu đó hình ảnh:“Nàng hớt hải ngoài vườn. Ngày huyễn ảo,/Góp lượm cành. Đốt lửa. Xốn xang trăng./Nhà quay tít trên vòng quay đám hội/Gió khắp đồi.Lửa chói sáng biển băng.”
Nếu như biến khúc 3 ở trên đầy cao trào, kịch tích với nhịp thơ dồn dập, hình ảnh đồng hiện liên tục giữa ảo và thực, thì biến khúc 5 ở đây, âm vang nhịp thơ trôi chậm lại, dặt dìu, rồi lắng xuống, nhưng hình ảnh hiu hắt, cô liêu hơn.
Biến khúc 6
Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng khoả.
Trời sương lam. Núi ngây rừng gió lạ.
Cây ngà say. Đêm heo hút lặng khơi.
Mùa trở gió. Rười rượi buồn cỏ lá.
Im. Rớt im. Nhánh khô ròn. Bước động.
Ngói lệch xô, bàng hoàng, che khuất mộng.
Chàng quay lưng mỏi mệt ngắm phố chìm.
Cửa đóng bít. Rào vây. Mắt hoắc trống.
Trăng chợp lay. Nhỏ to vắng tiếng hát.
Mùa hạ vàng rực rỡ, tuôn bát ngát.
Đêm ơi đêm còn khúc điệu nào chăng
Vỗ về chàng? Trời yếu đau ngăn ngắt.
Mỗi bực cấp bước leo dầm hiu quạnh.
Thở chênh chao. Hồn tả tơi sóng sánh.
Đá mòn ơi, thấm thía dấu lãng quên.
Lối mờ tỏ. Mưa giông khuya ngất tạnh.
Hãy đắm đuối. Chàng Orphée si dại.
Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Bờ bụi.
Tủa gai, vườn hoang phế. Bóng ảnh nàng
Trôi tan tác trong hành lang thẳm tối.
Cửa ngõ chết, nỗi mù dằng dặc
Hoa trông vời khép niềm riêng nghi hoặc.
Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Chàng ơi.
Trăng ngỡ sáng. Trăng ngậm sương trầm mặc.
Mùa ngã độc. Nhà nín hơi lẩn lút.
Đồi sượng sần. Cây lìa cành, lá trút.
Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu.
Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.
Nàng vắng bặt, biến mất, chẳng biết đi đâu, về đâu! Ngôi nhà đỏ nổi hẵn lên giữa màu trăng hồng khỏa. Ba câu thơ cuối của khổ thơ đầu ngắt nhịp đều 3-5, 3-5, 3-5: “Trời sương lam. Núi ngây rừng gió lạ./Cây ngà say. Đêm heo hút lặng khơi./Mùa trở gió. Rười rượi buồn cỏ lá.” Tôi đọc chẫm rãi, nhỏ giọng, rõ chữ, ngắt câu theo từng dấu phẩy, dấu chấm của 3 khổ thơ tiếp theo: Không gian của một đêm “Im. Rớt im.” Nghe được hết “ Nhánh khô ròn.” “ Bước động.””Ngói lệch xô.” “phố chìm.” Thể xác, thần hồn của Chàng mỏi mệt, vừa bước đi, vừa quay lại ngoái nhìn “phố chìm” – “cửa đóng bít” – “rào vây” bằng “mắt hoắc trống.” “ Im.Rớt im”. Quạnh hiu đặc quánh, quắt queo. Cực điểm cô liêu:“Trăng chợp lay. Nhỏ to vắng tiếng hát.” Đẹp ngất cô liêu: “Mùa hạ vàng rực rỡ, tuôn bát ngát.”
Hãy nhìn bóng dáng của Chàng: “Mỗi bực cấp bước leo dầm hiu quạnh./Thở chênh chao. Hồn tả tơi sóng sánh.” Chỉ còn biết bày tỏ, tâm sự với: “đá mòn,” “ lối mờ tỏ,” “ mưa giông khuya.” Vọng lại từ cõi im vắng mơ hồ: “Hãy đắm đuối. Chàng Orphée si dại.” Chàng thi sĩ Orphée [5] rất mực tài hoa, rất mực hào hoa của xứ sở Hy Lạp phiêu bồng thần thoại! Nàng Eurydice kiều diễm , người yêu dấu của Orphée, đã chết lần thứ hai vì cái ngoái nhìn si dại (do Orphée quên mất lời Diêm Vương dặn dò). Từ câu chuyện của Orphée, vang lên tiếng vọng cảnh báo cho Chàng: “Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Chàng ơi.” “Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu./Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.” Nhưng, cảnh báo cũng bằng thừa, vì, dẫu cho Chàng có ngoái nhìn, thì Nàng đã là, vẫn chỉ là một ảnh ảo, mơ hồ, lãng đãng khói sương, huyền hoặc mà thôi! Toàn bộ biến khúc gieo vần theo âm trắc ở cuối câu, khắc khoải, tiếc nhớ, trống vắng, heo hút.
Trong bức thư thi sĩ viết tại Đà Lạt, gửi cho “Đảo xa,” ngày 27 tháng 10 năm 1972, có đoạn:
“Anh có được nghe một bộ đĩa quý gồm những tác phẩm của Bach do Casals tình cờ lục kiếm thấy, một mình Pablo đàn và thỉnh thoảng nghe nổi giọng ngâm nga của Pablo theo tiếng đàn của mình. Tuyệt. Em có thích tiếng đại hồ cầm không? Anh mê. Đêm qua anh đã thu vào băng 7 biến khúc cho Piano và đại hồ cầm của Beetho trên một thème của Mozart nhưng lại phải xóa đi vì thiếu chỗ. Nếu em thích lần sau anh mua cuốn băng 90 và sẽ thu cho em nghe những khúc đại hồ cầm của Beeth. Anh cũng có một cuốn băng ru mình ngủ. Pablo Casals độc tấu những điệu ru ngắn.
Khúc thứ 3 – Sleepers awake – cũng như khúc trám sau Sonate của Beetho – Jesus, Joy of Man’s desiring – có tính cách tôn giáo. Tuy nhiên nghe thoáng, bỗng, mát mẻ và trầm tĩnh nhường nào. Có phải không em? Nhưng tuyệt nhất là khúc Toccata and Fugue. Anh nghe hoài không chán những Fugue của Bach. Tuyệt đỉnh nghệ thuật của Bach và cách viết Fugue (nghĩa là có bao nhiêu giọng đều cùng trổi hết vẻ của mình, tưởng như ganh đua hỗn độn mà hòa hợp tài tình) là cái Bach mang đến cho âm nhạc. Nghe Fugue mới thấy tràn trề, yêu đời, nồng nàn, cởi mở nghĩa là đúng như em nghĩ ” hạnh phúc túy lúy”. Nhưng em nhớ, Bach mập lắm “túy lúy” mà vẫn vững vàng oai vệ không hề “lảo đảo” “hụt hơi” “chân nam đá chân xiêu” thảm hại đâu. Em nghe kỹ xem.
Trước khúc Toccata and Fugue, là Little Suite. Đúng là little. Nhỏ nhẹ, dễ thương, gọn gàng, giản dị hết sức. Nhưng đâu có kém đằm thắm. Bach thường viết ngay lập tức dễ dàng những exercices để dậy con. Chắc đây cũng là bài Bach viết buông bút, không chút cầu kỳ.” [6]
Đoạn thư trích dẫn trên đây cho thấy, thi sĩ cũng là người rất đam mê và rất sành điệu về âm nhạc cổ điển Tây phương, nhất là nhạc giao hưởng. “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” hình như đã được “tấu” lên trong một cảm xúc mê đắm, trào dâng trên nền nhạc của những biến tấu lung linh, huyền ảo. Một bài thơ rất phong phú về nhạc tính, biến đổi liên tục từ đầu đến cuối. Phải chăng giống như “7 biến khúc cho piano và đại hồ cầm của Beethoven” như thi sĩ đã tâm sự trong bức thư vừa trích dẫn ở trên?
Xin nói thêm về những bức thư của thi sĩ viết gửi “Mon ile” cũng như gửi “Đảo xa.” Tôi đã đọc đi đọc lại khá nhiều lần, rồi bâng khuâng tự hỏi: Vì sao thi sĩ tự ví mình như một Crusoe thất lạc nơi hoang đảo? (nhân vật bi hùng Robinson [Crusoe,] cũng là nhan đề cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn người Anh, Daniel Defoe.) Phải chăng, gửi “Mon ile,” gửi “Đảo xa,” là gửi cho Crusoe thất lạc? Tức là gửi cho chính mình? Gửi cho cõi cô độc riêng tây của chính mình? Như vậy, viết thư, như là một cách độc thoại. Một Cruoe thất lạc, tôi nghĩ, thi sĩ đã cảm nhận từ rất lâu cái mệnh hệ cô độc riêng tây ấy của đời mình. Cảm nhận, nhưng không cần nói ra, không cần bày tỏ với bất cứ ai, bởi cái phong cách kiêu bạt, bởi trò chơi ẩn ngôn khinh khoái của thi sĩ? Tự hỏi, rồi tự trả lời một cách tự tin: Đúng vậy! Những khoảng lặng ngân dài. Thi sĩ lắng nghe trong im vắng: “Chưa bao giờ anh nghe mình du dương lạ thế. Anh nghe vang hoài Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng…” Đó cũng chính là niềm hứng khởi từ cô liêu vọng lại để thi sĩ cảm ứng với Thôi Hộ, tấu lên “Sáu biến khúc quanh một đề thơ cổ.”
“Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” là câu chuyện tình hư hư thực thực không có kết thúc. Hãy chịu khó đọc lại hai câu thơ cuối trong biến khúc 6, cũng là 2 câu thơ cuối cùng của bài thơ:
Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu.
Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.
Chỉ còn một mình chàng với bóng đêm huyền ảo: “Phơ phất khói sương thu.” “Trăng khỏa thân xanh mướt.” Vậy thì, bảo chàng “Đừng ngoái nhìn” là tại sao? Để làm gì? Nàng đã đi đâu về đâu chẳng biết. Nàng đã tan vào cõi không hư. Phải chăng, Chàng muốn tự an ủi mình rằng Nàng vẫn còn ở đâu đó, có thể Nàng đang ẩn hiện trong làn khói sương thu phơ phất, có thể Nàng đang ẩn hiện trong ánh trăng khỏa thân xanh mướt. Vì sợ rằng, nếu Chàng ngoái nhìn, Nàng sẽ lập tức tan biến đi? Lời khuyên kia, thật ra, cũng là từ tâm thức Chàng dấy lên, vừa đinh ninh, vừa mơ hồ. Nàng vừa là ảnh thực, vừa là ảnh ảo trong tâm thức Chàng. Đây cũng chính là sự giằng xé, niềm ray rức khôn nguôi suốt đời của thi sĩ. Mượn một câu chuyện tình để nói lên thân phận mồ côi, bơ vơ của kiếp người. Câu hỏi không lời đáp. Lời đáp nằm ngay trong câu hỏi. Thôi Hộ, sau khi than vãn bên thân xác Nàng đã chết, chỉ còn chút hơi ấm, nhưng điều kỳ diệu đã giúp Nàng hồi sinh và trùng phùng, tái hợp với Thôi Hộ trọn đời. Nhưng câu chuyện ấy cũng chỉ là một huyền thoại. Ảo!!! Orphée sau khi bị đám nữ thần lên cơn ghen tức đâm chết, mới “gặp” lại Erydice ở cõi “bên kia” và “sống” với nhau trọn đời. Cũng chỉ là thần thoại. Ảo!!! Hai câu chuyện có hậu của huyền thoại và thần thoại, chỉ để làm thỏa lòng người nghe chuyện. Trở lại “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” câu chuyện tình hư hư thực thực từ đầu đến cuối, mở ra nhưng không khép lại, không có hậu. Chàng là “kẻ lạ mặt”, Nàng là một ảnh ảo, rất mơ hồ, đang quẩn quanh, đâu đó. Chàng và Nàng ẩn hiện, bay, lướt, chìm, tan trong âm vang và sắc màu miên man bất tận. Sáu biến khúc “Thế có lãng mạn quá không?” – Câu hỏi đầy cảm xúc, hứng khởi của thi sĩ. Tôi thầm nhủ: “Quá đi chứ! Và còn rất, rất siêu thực nữa.” Một cảm xúc, hứng khởi trên cả tuyệt vời. “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” với một thủ pháp cấu trúc, ngôn ngữ thơ thuộc loại bậc thầy! Đúng là một “Âm Vang Khác” rất lung linh, huyền ảo, rất Thanh Tâm Tuyền.
Thi tập “Thơ Ở Đâu Xa” (Trầm Phục Khắc xuất bản, 1990, Hoa Kỳ,) cũng là một“Âm Vang Khác” của Thanh Tâm Tuyền. Những bài thơ làm trong chốn tù ngục, đọa đày khắc nghiệt, nhưng tâm hồn, thần thái của thi sĩ vẫn ung dung, tự tại, an nhiên chịu đựng bi kịch, tai ách, tuyệt không thù hận, oán than. Thơ trong tù được nghiền ngẫm trong trí nhớ, được lưu giữ trong óc, trong tim, mà vẫn mài sắc, cô đọng ý tứ, gây nhiều cảm xúc cho người đọc. Cái tầm, cái tâm của thi sĩ thật đáng kính nễ. Cuộc đời trần thế của thi sĩ tuy đã khép lại, nhưng phẩm cách con người, tâm hồn Thanh Tâm Tuyền, thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn mãi đẹp, như chính mong ước, khát vọng của ông:
“Sẽ chết như sao rơi vào bất tận,
Sẽ mãi yêu như giọt nước hân hoan.”
Nguyễn Lương Vỵ
Calif., 03 – 04.03.2012
Nguồn: Tác giả gửi
Chú thích:
Về thân thế và sự nghiệp của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, đã có rất nhiều tạp chí văn học nghệ thuật, rất nhiều trang mạng đăng tải, nên xin được phép không ghi chú trong bài viết nầy.
[1], [6] Nguồn: http/phannguyenartist.blogspot.com/2011/12/thanh-tam-tuyen. (Vừa qua, trang mạng phannguyenartist.blogspot.com, trong chủ đề “Mượn Dấu Thời Gian,” đã công bố, lần đầu tiên, di cảo, gồm một số thư từ và một số bài thơ của thi sĩ (vào các ngày 22.12.2011 – 08.01.2012 – 30.01.2012 – 07.02.2012 – 20.02.2012 – 25.02.2012 – 01.03.2012.) Xin trân trọng giới thiệu trang mạng nói trên, để bạn đọc nào chưa biết, có dịp thưởng thức và cảm nhận thêm những “Âm Vang Khác” của Thanh Tâm Tuyền.)
[2] Thôi Hộ, tự Ân Công, thi sĩ đời nhà Trung Đường, bên Tàu, Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Thôi Hộ mà Thanh Tâm Tuyền trích trong bức thư trên có nhan đề là “Đề Đô Thành Nam Trang” (Đề [Thơ] Tại Trang [Trại] Phía Nam Thành Đô.) Thành Đô, tức Trường An, kinh đô nhà Đường. Bài thơ của Thôi Hộ, theo truyền thuyết, được kể lại, đại ý như vầy: “Một lần nhân tiết Thanh Minh, Thôi Hộ dạo chơi phía nam Thành Đô, nhân thấy một khu vườn trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng vào xin nước uống. Lát sau, lại thấy một thiếu nữ rất đẹp e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi. Đến năm sau, cũng trong tiết Thanh Minh, chàng trở lại chốn cũ, nhưng cửa đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ rồi dán trên cửa, ra đi. Thời gian lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra, rồi thấy một ông lão xuất hiện, hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không, và cho biết, con gái của ông lão sau khi đọc xong bài thơ, đã bi lụy sầu thương, bỏ cả ăn uống, và đã chết, xác vẫn còn quàng ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người thiếu nữ, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn hơi ấm và mặt mày vẫn tươi nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng.” Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc như một huyền thoại. Bất luận thực hư thế nào chẳng biết, nhưng chỉ biết đây là một bài thơ tình thuộc loại hiếm và đẹp của Thôi Hộ, ý tứ phiêu bồng bảng lảng, niềm hoài cảm mang mang, âm hưởng đẹp dịu dàng.
[3] Tạm dịch nghĩa bốn câu thơ trên của Thôi Hộ:
“Ngày này năm ngoái tại cửa nầy
(Sắc diện) hoa đào và gương mặt người cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt (người xưa) không biết giờ đây (năm nay) đã ở nơi chốn nào
(Sắc diện) hoa đào vẫn như cũ, đang cười với gió đông.”
[4] Nguồn: tienve.org
[5] Tóm lược Chuyện Tình Của Orphée và Eurydice:
Thần thoại Hy Lạp kể rằng, Orphée là một thi sĩ tài hoa, con của vua xứ Thrace, có tài đàn hát tuyệt vời. Giọng ca của chàng đã quyến rũ tất cả thần thánh, thiên nhiên, con người , ma quỷ và cả những sinh vật khác.
Orphée và nữ thần Eurydice đã yêu nhau thắm thiết như tri âm, tri kỷ của nhau. Họ đã chung sống rất hạnh phúc. Rồi một ngày Orphée đi vắng, Eurydice cảm thấy cô đơn và nhớ nhà, nên quyết định trở về thăm nhà. Khi đi ngang qua một khu rừng, Eurydice đã bị một con rắn độc cắn chết.
Orpheé đau đớn chôn cất Eurydice và quyết định ra đi, tìm đến Diêm Vương để mong cứu được Eurydice.
Orpheé gặp Diêm Vương, cất giọng hát để bày tỏ tình yêu của mình với Eurydice, làm cho Diêm Vương động lòng thương cảm, trắc ẩn. Diêm Vương hứa sẽ cho Eurydic sống lại, trở về sống với Orphée, với điều kiện là Orphée không được quay lại ngoái nhìn Eurydice. Do quá nôn nóng, lo sợ Eurydice lạc dấu trên đường về, Orphée quên lời dặn của Diêm Vương, đã quay lại ngoái nhìn. Eurydice tan biến dần trong đêm khuya tĩnh mịch. Nàng đã chết lần thứ hai!
Quá đau khổ, Orphée tìm cách trở lại âm phủ, nhưng đã tuyệt lộ. Chàng trở về sống với lòng hoài niệm khôn nguôi hình bóng của Eurydice. Một hôm, có một đoàn nữ thần uống rượu, trong cơn say, bắt gặp Orphée đang than thở mối tình tuyệt vọng của mình. Do ghen tức với Eurydice tột độ, họ nổi giận ném đá giết chết Orphée. Linh hồn Orphée trở xuống Âm Phủ và gặp lại Eurydice. Họ đã đoàn tụ, mãi mãi sống bên nhau với mối tình tuyệt đẹp.
Nhân kỷ niệm lần thứ 76, ngày sanh [15.03] và lần thứ 6 ngày mất [22.03] của Thanh Tâm Tuyền.
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền – Đinh Cường
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền (15.03.1936 – 22.03.2006,) một trong những thành viên sáng lập trụ cột của Tạp Chí Sáng Tạo (1956 – 1960,) một trong những thi tài tầm cỡ nhất của thi ca miền Nam (1954 – 1975,) với 2 thi tập tiêu biểu: Tôi Không Còn Cô Độc (NXB Người Việt, 1956), Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (NXB Sáng Tạo, 1964.) Là người tiên phong của phong trào Thơ Tự Do, một phong cách thơ phóng khoáng, cách tân, hiện đại và đầy tính sáng tạo. “Tôi đi tìm tiếng nói/Cho cổ họng của tôi.” Thanh Tâm Tuyền đã tạo được ảnh hưởng và nguồn cảm hứng thơ khá lớn đối với giới cầm bút trẻ lúc bấy giờ và kể cả sau nầy.
Điều đáng kể trong thơ Thanh Tâm Tuyền là tính đột phá về ngôn ngữ thơ và cấu trúc thơ rất mới, rất lạ. Ngôn ngữ thơ luôn biến ảo, phơi mở, giàu hình ảnh, đẹp một cách tự nhiên. Cấu trúc thơ luôn ở trạng thái động, phân ly, gấp gãy, gập ghềnh. Đó cũng chính là sức quyến rũ, lực hấp dẫn của thơ Thanh Tâm Tuyền: Niềm khát khao cách tân, sáng tạo với nỗ lực khai phá quyết liệt, thường trực, bền bỉ.
Bài viết nầy, không có tham vọng đọc, nghe và cảm nhận một cách toàn diện về cõi thơ Thanh Tâm Tuyền, mà chỉ giới thiệu một “Âm Vang Khác” của thi sĩ: Bài thơ “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” (đã được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn, tại Sài Gòn, số ra ngày 27 tháng 11 năm 1972). Bài thơgồm 6 biến khúc, 160 câu (“6 biến khúc quanh một đề thơ cổ.”. Thi sĩ ghi ngay dưới tựa đề bài thơ.)
Trước khi giới thiệu nội dung bài thơ, xin trích một đoạn trong bức thư ngày 30 tháng 9 năm 1972, thi sĩ viết gửi cho “Mon ile” [1] có đoạn:
“…Đã hết tháng chín. Thêm bài “Ngôi nhà đỏ” nữa. Thế có lãng mạn quá không? Bài thơ thứ ba, thứ tư nếu kể cả bài Đảo. Hình như còn nữa. Giống như họa sĩ đứng trước ngôi nhà vẽ vài chục bức, với màu sắc ánh sáng bố cục thay đổi. Giống như nhạc sĩ có một cái “thème” và nhiều “variations”. Chưa bao giờ anh nghe mình du dương lạ thế. Anh nghe vang hoài “ngôi nhà đỏ trăng hồng…” và anh chỉ việc thêm vào chữ chót rồi theo rõi cả ngày, cả tuần những lúc quạnh hiu. Đã có trăng hồng hạ, trăng hồng lạ, trăng hồng lả… Còn những trăng hồng gì nữa anh sẽ thấy. Có thể anh viết hết cả xấp giấy này cho những bài trăng hồng chưa chừng…”
…
“Mấy bài thơ về ngôi nhà này chừng đăng anh sẽ đề là “Biến điệu quanh một bài thơ cổ” Anh nhớ bài thơ của Thôi Hộ [2]:
Tích niên kim nhật thử môn trung
Phấn diện đào hoa tương ánh hồng
Phấn diện kim niên hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.” [3]
Như vậy, bài thơ của Thôi hộ đã gợi hứng cho “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” của thi sĩ. Nhưng, thay vì trích 4 câu thơ trên của Thôi Hộ vào đầu bài thơ, thi sĩ lại trích dẫn 6 câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, đoạn nói về lúc Kim Trọng trở lại vườn Thúy (đúng ra là hiên Lãm Thúy, nơi Kim Trọng trọ học trước đây, thường làm nơi hẹn hò với Thúy Kiều.) Kim Trọng trở lại, nhưng chốn cũ còn đây, người xưa (Thúy Kiều) không còn nữa. Trong 6 câu thơ nầy, có 1 câu được chuyển dịch từ thơ Thôi Hộ:
“Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.(*)
Xập xòe én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc dầy
Đi về này những lối này năm xưa…”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(*) Chuyển dịch từ câu: “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” của Thôi Hộ.
Với 6 biến khúc, mỗi biến khúc lặp lại câu mở đầu, chỉ thay đổi vài ba chữ ở cuối câu:
Câu mở đầu, biến khúc 1 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ.
Câu mở đầu, biến khúc 2 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lạ.
Câu mở đầu, biến khúc 3 (36 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lả.
Câu mở đầu, biến khúc 4 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng đuối nhớ
Câu mở đầu, biến khúc 5 (24 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng vằng vặc.
Câu mở đầu, biến khúc 6 (28 câu): Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng khỏa.
NGÔI NHÀ ĐỎ, TRĂNG HỒNG [4]
Biến khúc 1
Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ.
Hạ nồng nàn quyến rũ môi hôn,
Gọi mưa mùa tắm gội xanh cỏ lá,
Dập tắt sầu thiêu đốt, phả du dương.
Mưa ngày qua, mưa ngày nay, xám ngắt.
Cửa đóng cài, cửa ẩm mốc cô đơn.
Gõ lên đi ngón tay cung khờ khạo.
Nép đầu say, tóc rối mộng thầm.
Ngồi xuống ghế mộc bầy riêng lẻ.
Chiều bên vườn gợn sóng nắng sơ thu.
Im tượng gỗ. Tiếng chân ai thoát chạy.
Bỗng bâng khuâng thang cấp lượn mơ hồ.
Trèo dốc đứng, vội vàng hơi thở hụt.
Bậc đá mòn rợp lối phân vân.
Hồn đá nín thiên thu chót vót.
Ghì ôm sâu chớp sấm non ngàn.
Theo lối khác. Giẫm dấu chân người lạ.
Đất trượt trơn. Cây cối rõi trông tìm.
Trăng hồng sáng ngân nga lửa lạnh.
Nhà lao đao. Đồi rào rạt ngoan nằm.
Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức,
Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim.
Đồi giông gió lay trăng hồng lả thiếp.
Và hàm hồ buột giấc khóc êm.
Đồi trăng hồng hạ, nhưng là cuối hạ đang chuyển sang sơ thu, với không gian “Hạ nồng nàn, quyến rũ môi hôn. ”Người xưa, nay như là “kẻ lạ mặt” trở về chốn cũ, mà chốn cũ thì “Cửa đóng cài, cửa ẩm mốc cô đơn.” “Chiều bên vườn gợn sóng nắng sơ thu.” “Bậc đá mòn rợp lối phân vân.” Ấn tượng nhất là sau khi ngắm nhìn, cảm nhận và bằng những động tác dò dẫm, làm quen lúc ban đầu trở về như: Nép đầu – ngồi xuống ghế – trèo dốc đứng – giẫm dấu chân người lạ thì “Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức,/Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim./Đồi giông gió lay trăng hồng lả thiếp./Và hàm hồ buột giấc khóc êm.” Bốn câu thơ cuối của biến khúc bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của “kẻ lạ mặt”. “Thấy ngôi nhà bằng bặc cháy như tim.” Nỗi nhớ dậy lên như lửa cháy. Ngôi nhà là một trời kỷ niệm. Ảnh chiếu của ngoại giới đi vào tâm cảnh. Biến khúc dạo đầu cuốn hút ngay người đọc.
Biến khúc 2
Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lạ.
Chiều úa tàn, trời tím buổi tinh sương,
Nắng hớn hở – nắng trong veo như mắt –
Mỉm cười xa, phố thấp, vẫy chàng.
Mái nghiêng cúi, ngói nâu đời cũ xỉn.
Trổ bông xưa, phơi đoá mộng dị kỳ.
Mộng vời vợi, chuỗi mưa điên xối xả.
Xuôi theo mưa giọt lệ chia lìa.
Tường ấp ủ hơi dồn nghìn giấc chết.
Nắng như trăng nhóm lửa bơ vơ.
Gương mặt héo chập chờn sau giậu đổ
Khuất dung nhan trong dáng ơ hờ.
Thềm quạnh quẽ gọi chân ai hồi tưởng
Gót cô đơn nghe rảo tận hiên ngoài.
Quãng trống trải, lịm say trăng thố lộ
Những âm vang cùng thẳm cuối trời.
Đèn vẫn thắp. Cửa sổ kia vẫn mở.
Loé sáng mù như một đốm sao.
Đêm dần lụn. Bướm đen vờn nghiêng ngả.
Đâu người ngồi nhập kiếp chiêm bao?
Trăng lợt lạt. Nhà im. Đồi rét mướt.
Tiếng sáo khuya rong ruổi u hoài.
Đường trơn dốc đẩy chân trì níu.
Nhà lênh đênh theo trận lũ rã rời.
Biến khúc như một bức tranh lung linh sắc màu, đẹp cô liêu. Gam màu chính là đồi trăng hồng lạ, hòa quyện cùng với các màu trời tím buổi tinh sương, màu nắng trong veo, màu nắng như trăng, màu ngói nâu, màu lóe sáng mù, màu bướm đen, màu trăng lợt lạt. Trầm mình trong sắc màu lung linh ấy, “kẻ lạ mặt” lại nuối mộng với chuỗi mưa điên xối xả đầy tâm trạng. Nuối mộng, nhưng vẫn hiện hữu trong cõi thực: “Tường ấp ủ hơi dồn nghìn giấc chết./Nắng như trăng nhóm lửa bơ vơ.” Vẫn ám ảnh: “Gương mặt héo chập chờn sau giậu đổ/Khuất dung nhan trong dáng ơ hờ.” Dấu hỏi trong cơn u mộng ảnh “Đâu người ngồi nhập kiếp chiêm bao?” “Kẻ lạ mặt” đã: “Xuôi theo mưa giọt lệ chia lìa.” Còn ngôi nhà thì: “lênh đênh theo trận lũ rã rời.” Biến khúc với những nhịp ngắt chậm, u trầm, rồi buông dài trong khổ thơ cuối, chuẩn bị chuyển sang biến khúc tiếp theo, dồn dập cao trào.
Biến khúc 3
Ngôi nhà ở trên đồi trăng hồng lả.
Trời vàm sông, bến quạnh gió mù tăm.
(Nước thao thức lòng sâu cuồn cuộn hút)
Nàng trở về lạc nẻo đêm rằm.
Những trận mưa, những trận mưa tầm tã
Đẩy trôi trăng ra biển im hơi.
Những giọt sương, những giọt sương giả lả
Lá khép thu, nương náu, kinh lời.
Bậc đá nổi. Ảo giác buông. Lối ẩn.
Thềm nào đây trải rộng giấc hoang vu.
“Chàng đâu? Chàng đâu? Riêng mình ngơ ngác.”
Chốn tình si thoang thoảng giọng cười mờ.
Trong thớ mủn mưa hắt đầm lạnh lẽo
Nắng muộn màng, nhợt nhạt reo vui
Trên cửa khoá, phô vết thương loang lở
Gỗ xác xơ. Mắt khép bùi ngùi.
Trên hàng hiên động tiếng mòn. Cửa mở.
“Nàng là ai?” Âm dội vẳng quanh vòm
Phút tối ám. Ngoài kia trời đục xoá.
“Nàng là ai?”Hoảng hốt cánh dơi đêm.
Đừng khêu lửa. Chân mập mờ bước sóng.
Buồng tim ta lửa ngún phủ thê lương.
Đừng khêu lửa. Ngọn lắt lay toả bóng.
Buồng tim ta sáng quắc ánh băng.
Hai tay giá trườn quanh hương nồng vắng.
Tường ẩm rêu. Ghế bụi. Ôi mùa hè.
Gió lùa thổi, nắng bay. Bàn quên lãng.
Những đốm hoa nhảy nhót ham mê.
Khuôn cửa sổ, gương chìm không hắt ảnh
“Nàng là ai?” Chàng dưới thấp sau gương
Phố khuya lạc, mờ như đang thu muộn
“Nàng là ai?” như thể lối vô cùng.
Níu chặt song, dáng cây sầu khô trụi,
Trong vườn xưa nàng khóc cạn đêm nay.
Trăng thất sắc lánh xa. Ngày sợ rạng.
Đồi chập chờn. Cỏ rối tưởng heo may.
Trong khung cảnh: “Ngôi nhà ở trên đồi trăng hồng lả./Trời vàm sông. Bến quạnh gió mù tăm.” Thì bỗng nhiên, như một giấc liêu trai ma mị: “Nàng trở về lạc nẻo đêm rằm.” Sau câu hỏi thảng thốt từ cõi hư ảo của Nàng:“Chàng đâu? Chàng đâu? Riêng mình ngơ ngác.” Tôi cảm thấy lành lạnh, ngậm ngùi khi đọc chậm, rõ và cao giọng những câu thơ sau:
“Nàng là ai?” Âm dội vẳng quanh vòm
“Nàng là ai?”Hoảng hốt cánh dơi đêm.
“Nàng là ai?” Chàng dưới thấp sau gương
“Nàng là ai?” như thể lối vô cùng.
Ở giữa bốn câu hỏi kia là tiếng hồi đáp bi thương của Chàng, vọng lên trong tâm tưởng. Tôi tiếp tục đọc chậm, rõ và cao giọng:
Đừng khêu lửa. Chân mập mờ bước sóng.
Buồng tim ta lửa ngún phủ thê lương.
Đừng khêu lửa. Ngọn lắt lay tỏa bóng
Buồng tim ta sáng quắc ánh băng.
Những câu thơ đồng hiện trong Âm, Hình và Bóng. Nhịp ngắt, chấm câu, buông câu, làm cho âm vực vừa rộng vừa sâu như nỗi lòng thảng thốt của ai kia đang la thầm trong hư vắng. Đẹp và lạnh rưng rưng!
Biến khúc với nhịp thơ dồn dập , hình ảnh đồng hiện ảo và thực, tâm trạng đầy cảm xúc, tình huống đầy kịch tính. Theo tôi, đây là biến khúc cao trào nhất, hay nhất, đẹp nhất của bài thơ, gồm 36 câu, dài nhất trong 6 biến khúc. Phải đọc chậm lại, rõ từng câu, từng chữ và nghe kỷ lại, nhìn sâu vào từng câu thơ, từng chữ thơ, thì mới cảm thấu được cái hay, cái đẹp của biến khúc nầy.
Biến khúc 4
Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng đuối nhớ
Thở hơi sương run rẩy. Ngã trong trời
Nhòe gió bấc, ngựa mây dồn gấp vó
Tiếng nhạn đen. Thả bổng quạnh hiu rơi.
Đồi bập bềnh trôi trên lũng biển trắng
Mái nhà ôm, nhô nóc hú gào người.
Người gắng gượng rõi dáng hình lãng đãng.
Đêm như hồn lóng cóng. Cắn môi.
Những bực đá lấp chìm. Đá rét mướt
Dâng dưới chân. Đợt sóng nổi chông chênh.
Người hẳn tiếc những khuya trời ngỏ thoáng
Đá nhún mình nâng gót nhẹ thênh.
Bụi hoa trắng ngó tìm trên đầu dốc.
Hoa ngời trông. Rạng hiện lối đơn sơ.
Hoa thù nghịch. Cười ý sầu điên đảo.
Rũ rượi hong cánh ướt. Quãng mờ.
Đèn vàng lụn như đầu diêm xoè tắt
Lửa thuyền xa, đom đóm dạt phiêu bồng.
Tình rầu rĩ kêu tiếng trầm cắn đắng
Bóng vang hư, thoáng lịm như không.
Kìa tóc sũng, tựa gờ tường đay nghiến.
Bám vịn trên cửa gỗ sượng sùng.
Thềm hiên gió rập rờn xô huyễn hoặc.
Đầu buốt mê nhịp gõ kinh hoàng.
Biến khúc lan tỏa một không gian, một cấu trúc phân ly, song song, gấp gãy, gập ghềnh trong những chuỗi từ ngữ đầy hình ảnh (hơi sương run rẩy – ngựa mây dồn gấp vó,/ đồi bập bềnh – lũng biển trắng,/ nhà ôm – nóc hú,/ đá lấp chìm – đá rét mướt – đá nhún mình,/ hoa trắng ngó – hoa ngời trông – hoa thù nghịch,/ đèn vàng lụn – đầu diêm xòe tắt,/ lửa thuyền xa – đom đóm dạt,/ bóng vang hư – tóc sũng,/ cửa gỗ sượng sùng – đầu buốt mê.) Một không gian vừa thực, vừa huyễn hoặc. Biến khúc chuyển động những âm vang dìu dặt, mênh mang cảm xúc trầm tư, hồi tưởng. Những âm trắc cuối câu vút nhẹ niềm bi mẫn, ánh lên những đốm sáng nhấp nháy không lời. Từng cặp đôi trong mỗi khổ thơ bốn câu, khi đọc lên và lóng nghe, âm vang chảy song song với bóng hình, rồi hòa quyện vào nhau. Một cấu trúc lạnh, đẹp, hắt hiu. kết thúc bằng chuỗi âm nhói lên cơn đau thấm từ ngoài vào trong, sâu, lắng, trôi theo “nhịp gõ kinh hoàng,” bất tận.
Biến khúc 5
Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng vằng vặc.
Cửa thiên thanh. Mái xoãi ngủ sậm nâu.
Cây biếc lục. Trời tím than. Núi sững.
Phố tuôn vàng huyên náo dưới triền sâu.
Hạ đen thẳm ngỡ ngàng đuôi mắt sắc.
Cơn sốt ngày. Nắng trải thảm ham mê.
Mở tung cửa nhốt thời gian ủ dột,
Gió mơn man, lùa rạng rỡ đêm hè.
Chàng thở vội hương bay trên đầu dốc.
Ngực cồn cào. Trống hụt những âm quên.
Bực đá gọi – ngát một mùa thảo mộc –
Gọi trắng trong. Phấp phới. Chuông rền.
Trên lối nhớ đứng ngây. Tuôn lệ.
Trời đêm xưa, gió lộng cũng về thăm.
Tường giãi im. Nàng ngửa đầu chợp mộng,
Thềm hoang đầy, xanh miết miết trăng.
Chốt lỏng gãy. Cửa bỏ không. Mờ hoặc.
“Chàng là ai?” Ghế mộc quỵ rời chân.
Trăng rọi lối quanh co. Ngách lắng tiếng.
“Chàng là ai?” Chim kêu lạc. Tần ngần.
Nàng hớt hải ngoài vườn. Ngày huyễn ảo.
Góp lượm cành. Đốt lửa. Xốn xang trăng.
Nhà quay tít trên vòng quay đám hội
Gió khắp đồi. Lửa chói sáng biển băng.
Bốn câu thơ trong khổ đầu của biến khúc như một bức tranh toàn cảnh, đẹp long lanh, lung linh. Ba câu thơ đầu ánh lên nét trầm tư, tĩnh mặc. Câu thơ cuối “Phố tuôn vàng huyên náo dưới triền sâu” hình ảnh linh động, huyền ảo để rồi chuyển sang khổ thơ tiếp theo,“Hạ đen thắm” – “đuôi mắt sắc” đồng hiện tâm trạng, cảm xúc ngỡ ngàng của cảnh và người, của người và cảnh. Ngày – lên cơn sốt. Nắng – trải thảm ham mê. Để làm gì đây? “Mở tung cửa nhốt thời gian ủ dột,/Gió mơn man, lùa rạng rỡ đêm hè.” Đêm lại trở về. Chàng và Nàng hiện ra hư hư thực thực trong 2 khổ thơ tiếp sau. “Chàng thở vội hương bay trên đầu dốc./Ngực cồn cào. Trống hụt những âm quên.” – “Tường giãi im. Nàng ngửa đầu chợp mộng,/Thềm hoang đầy, xanh miết miết trăng.” Đồng hiện ảnh thực, ảnh ảo đầy tâm trạng! Trong biến khúc nầy, Nàng “lên tiếng,” hay là ảo thanh của nàng: “Chàng là ai?” “Chàng là ai?” Không lời hồi đáp. Đêm liêu trai ma mị đã qua. Bóng ngày hiện ra, ẩn hiện đâu đó hình ảnh:“Nàng hớt hải ngoài vườn. Ngày huyễn ảo,/Góp lượm cành. Đốt lửa. Xốn xang trăng./Nhà quay tít trên vòng quay đám hội/Gió khắp đồi.Lửa chói sáng biển băng.”
Nếu như biến khúc 3 ở trên đầy cao trào, kịch tích với nhịp thơ dồn dập, hình ảnh đồng hiện liên tục giữa ảo và thực, thì biến khúc 5 ở đây, âm vang nhịp thơ trôi chậm lại, dặt dìu, rồi lắng xuống, nhưng hình ảnh hiu hắt, cô liêu hơn.
Biến khúc 6
Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng khoả.
Trời sương lam. Núi ngây rừng gió lạ.
Cây ngà say. Đêm heo hút lặng khơi.
Mùa trở gió. Rười rượi buồn cỏ lá.
Im. Rớt im. Nhánh khô ròn. Bước động.
Ngói lệch xô, bàng hoàng, che khuất mộng.
Chàng quay lưng mỏi mệt ngắm phố chìm.
Cửa đóng bít. Rào vây. Mắt hoắc trống.
Trăng chợp lay. Nhỏ to vắng tiếng hát.
Mùa hạ vàng rực rỡ, tuôn bát ngát.
Đêm ơi đêm còn khúc điệu nào chăng
Vỗ về chàng? Trời yếu đau ngăn ngắt.
Mỗi bực cấp bước leo dầm hiu quạnh.
Thở chênh chao. Hồn tả tơi sóng sánh.
Đá mòn ơi, thấm thía dấu lãng quên.
Lối mờ tỏ. Mưa giông khuya ngất tạnh.
Hãy đắm đuối. Chàng Orphée si dại.
Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Bờ bụi.
Tủa gai, vườn hoang phế. Bóng ảnh nàng
Trôi tan tác trong hành lang thẳm tối.
Cửa ngõ chết, nỗi mù dằng dặc
Hoa trông vời khép niềm riêng nghi hoặc.
Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Chàng ơi.
Trăng ngỡ sáng. Trăng ngậm sương trầm mặc.
Mùa ngã độc. Nhà nín hơi lẩn lút.
Đồi sượng sần. Cây lìa cành, lá trút.
Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu.
Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.
Nàng vắng bặt, biến mất, chẳng biết đi đâu, về đâu! Ngôi nhà đỏ nổi hẵn lên giữa màu trăng hồng khỏa. Ba câu thơ cuối của khổ thơ đầu ngắt nhịp đều 3-5, 3-5, 3-5: “Trời sương lam. Núi ngây rừng gió lạ./Cây ngà say. Đêm heo hút lặng khơi./Mùa trở gió. Rười rượi buồn cỏ lá.” Tôi đọc chẫm rãi, nhỏ giọng, rõ chữ, ngắt câu theo từng dấu phẩy, dấu chấm của 3 khổ thơ tiếp theo: Không gian của một đêm “Im. Rớt im.” Nghe được hết “ Nhánh khô ròn.” “ Bước động.””Ngói lệch xô.” “phố chìm.” Thể xác, thần hồn của Chàng mỏi mệt, vừa bước đi, vừa quay lại ngoái nhìn “phố chìm” – “cửa đóng bít” – “rào vây” bằng “mắt hoắc trống.” “ Im.Rớt im”. Quạnh hiu đặc quánh, quắt queo. Cực điểm cô liêu:“Trăng chợp lay. Nhỏ to vắng tiếng hát.” Đẹp ngất cô liêu: “Mùa hạ vàng rực rỡ, tuôn bát ngát.”
Hãy nhìn bóng dáng của Chàng: “Mỗi bực cấp bước leo dầm hiu quạnh./Thở chênh chao. Hồn tả tơi sóng sánh.” Chỉ còn biết bày tỏ, tâm sự với: “đá mòn,” “ lối mờ tỏ,” “ mưa giông khuya.” Vọng lại từ cõi im vắng mơ hồ: “Hãy đắm đuối. Chàng Orphée si dại.” Chàng thi sĩ Orphée [5] rất mực tài hoa, rất mực hào hoa của xứ sở Hy Lạp phiêu bồng thần thoại! Nàng Eurydice kiều diễm , người yêu dấu của Orphée, đã chết lần thứ hai vì cái ngoái nhìn si dại (do Orphée quên mất lời Diêm Vương dặn dò). Từ câu chuyện của Orphée, vang lên tiếng vọng cảnh báo cho Chàng: “Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Chàng ơi.” “Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu./Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.” Nhưng, cảnh báo cũng bằng thừa, vì, dẫu cho Chàng có ngoái nhìn, thì Nàng đã là, vẫn chỉ là một ảnh ảo, mơ hồ, lãng đãng khói sương, huyền hoặc mà thôi! Toàn bộ biến khúc gieo vần theo âm trắc ở cuối câu, khắc khoải, tiếc nhớ, trống vắng, heo hút.
Trong bức thư thi sĩ viết tại Đà Lạt, gửi cho “Đảo xa,” ngày 27 tháng 10 năm 1972, có đoạn:
“Anh có được nghe một bộ đĩa quý gồm những tác phẩm của Bach do Casals tình cờ lục kiếm thấy, một mình Pablo đàn và thỉnh thoảng nghe nổi giọng ngâm nga của Pablo theo tiếng đàn của mình. Tuyệt. Em có thích tiếng đại hồ cầm không? Anh mê. Đêm qua anh đã thu vào băng 7 biến khúc cho Piano và đại hồ cầm của Beetho trên một thème của Mozart nhưng lại phải xóa đi vì thiếu chỗ. Nếu em thích lần sau anh mua cuốn băng 90 và sẽ thu cho em nghe những khúc đại hồ cầm của Beeth. Anh cũng có một cuốn băng ru mình ngủ. Pablo Casals độc tấu những điệu ru ngắn.
Khúc thứ 3 – Sleepers awake – cũng như khúc trám sau Sonate của Beetho – Jesus, Joy of Man’s desiring – có tính cách tôn giáo. Tuy nhiên nghe thoáng, bỗng, mát mẻ và trầm tĩnh nhường nào. Có phải không em? Nhưng tuyệt nhất là khúc Toccata and Fugue. Anh nghe hoài không chán những Fugue của Bach. Tuyệt đỉnh nghệ thuật của Bach và cách viết Fugue (nghĩa là có bao nhiêu giọng đều cùng trổi hết vẻ của mình, tưởng như ganh đua hỗn độn mà hòa hợp tài tình) là cái Bach mang đến cho âm nhạc. Nghe Fugue mới thấy tràn trề, yêu đời, nồng nàn, cởi mở nghĩa là đúng như em nghĩ ” hạnh phúc túy lúy”. Nhưng em nhớ, Bach mập lắm “túy lúy” mà vẫn vững vàng oai vệ không hề “lảo đảo” “hụt hơi” “chân nam đá chân xiêu” thảm hại đâu. Em nghe kỹ xem.
Trước khúc Toccata and Fugue, là Little Suite. Đúng là little. Nhỏ nhẹ, dễ thương, gọn gàng, giản dị hết sức. Nhưng đâu có kém đằm thắm. Bach thường viết ngay lập tức dễ dàng những exercices để dậy con. Chắc đây cũng là bài Bach viết buông bút, không chút cầu kỳ.” [6]
Đoạn thư trích dẫn trên đây cho thấy, thi sĩ cũng là người rất đam mê và rất sành điệu về âm nhạc cổ điển Tây phương, nhất là nhạc giao hưởng. “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” hình như đã được “tấu” lên trong một cảm xúc mê đắm, trào dâng trên nền nhạc của những biến tấu lung linh, huyền ảo. Một bài thơ rất phong phú về nhạc tính, biến đổi liên tục từ đầu đến cuối. Phải chăng giống như “7 biến khúc cho piano và đại hồ cầm của Beethoven” như thi sĩ đã tâm sự trong bức thư vừa trích dẫn ở trên?
Xin nói thêm về những bức thư của thi sĩ viết gửi “Mon ile” cũng như gửi “Đảo xa.” Tôi đã đọc đi đọc lại khá nhiều lần, rồi bâng khuâng tự hỏi: Vì sao thi sĩ tự ví mình như một Crusoe thất lạc nơi hoang đảo? (nhân vật bi hùng Robinson [Crusoe,] cũng là nhan đề cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn người Anh, Daniel Defoe.) Phải chăng, gửi “Mon ile,” gửi “Đảo xa,” là gửi cho Crusoe thất lạc? Tức là gửi cho chính mình? Gửi cho cõi cô độc riêng tây của chính mình? Như vậy, viết thư, như là một cách độc thoại. Một Cruoe thất lạc, tôi nghĩ, thi sĩ đã cảm nhận từ rất lâu cái mệnh hệ cô độc riêng tây ấy của đời mình. Cảm nhận, nhưng không cần nói ra, không cần bày tỏ với bất cứ ai, bởi cái phong cách kiêu bạt, bởi trò chơi ẩn ngôn khinh khoái của thi sĩ? Tự hỏi, rồi tự trả lời một cách tự tin: Đúng vậy! Những khoảng lặng ngân dài. Thi sĩ lắng nghe trong im vắng: “Chưa bao giờ anh nghe mình du dương lạ thế. Anh nghe vang hoài Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng…” Đó cũng chính là niềm hứng khởi từ cô liêu vọng lại để thi sĩ cảm ứng với Thôi Hộ, tấu lên “Sáu biến khúc quanh một đề thơ cổ.”
“Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” là câu chuyện tình hư hư thực thực không có kết thúc. Hãy chịu khó đọc lại hai câu thơ cuối trong biến khúc 6, cũng là 2 câu thơ cuối cùng của bài thơ:
Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu.
Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.
Chỉ còn một mình chàng với bóng đêm huyền ảo: “Phơ phất khói sương thu.” “Trăng khỏa thân xanh mướt.” Vậy thì, bảo chàng “Đừng ngoái nhìn” là tại sao? Để làm gì? Nàng đã đi đâu về đâu chẳng biết. Nàng đã tan vào cõi không hư. Phải chăng, Chàng muốn tự an ủi mình rằng Nàng vẫn còn ở đâu đó, có thể Nàng đang ẩn hiện trong làn khói sương thu phơ phất, có thể Nàng đang ẩn hiện trong ánh trăng khỏa thân xanh mướt. Vì sợ rằng, nếu Chàng ngoái nhìn, Nàng sẽ lập tức tan biến đi? Lời khuyên kia, thật ra, cũng là từ tâm thức Chàng dấy lên, vừa đinh ninh, vừa mơ hồ. Nàng vừa là ảnh thực, vừa là ảnh ảo trong tâm thức Chàng. Đây cũng chính là sự giằng xé, niềm ray rức khôn nguôi suốt đời của thi sĩ. Mượn một câu chuyện tình để nói lên thân phận mồ côi, bơ vơ của kiếp người. Câu hỏi không lời đáp. Lời đáp nằm ngay trong câu hỏi. Thôi Hộ, sau khi than vãn bên thân xác Nàng đã chết, chỉ còn chút hơi ấm, nhưng điều kỳ diệu đã giúp Nàng hồi sinh và trùng phùng, tái hợp với Thôi Hộ trọn đời. Nhưng câu chuyện ấy cũng chỉ là một huyền thoại. Ảo!!! Orphée sau khi bị đám nữ thần lên cơn ghen tức đâm chết, mới “gặp” lại Erydice ở cõi “bên kia” và “sống” với nhau trọn đời. Cũng chỉ là thần thoại. Ảo!!! Hai câu chuyện có hậu của huyền thoại và thần thoại, chỉ để làm thỏa lòng người nghe chuyện. Trở lại “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” câu chuyện tình hư hư thực thực từ đầu đến cuối, mở ra nhưng không khép lại, không có hậu. Chàng là “kẻ lạ mặt”, Nàng là một ảnh ảo, rất mơ hồ, đang quẩn quanh, đâu đó. Chàng và Nàng ẩn hiện, bay, lướt, chìm, tan trong âm vang và sắc màu miên man bất tận. Sáu biến khúc “Thế có lãng mạn quá không?” – Câu hỏi đầy cảm xúc, hứng khởi của thi sĩ. Tôi thầm nhủ: “Quá đi chứ! Và còn rất, rất siêu thực nữa.” Một cảm xúc, hứng khởi trên cả tuyệt vời. “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” với một thủ pháp cấu trúc, ngôn ngữ thơ thuộc loại bậc thầy! Đúng là một “Âm Vang Khác” rất lung linh, huyền ảo, rất Thanh Tâm Tuyền.
Thi tập “Thơ Ở Đâu Xa” (Trầm Phục Khắc xuất bản, 1990, Hoa Kỳ,) cũng là một“Âm Vang Khác” của Thanh Tâm Tuyền. Những bài thơ làm trong chốn tù ngục, đọa đày khắc nghiệt, nhưng tâm hồn, thần thái của thi sĩ vẫn ung dung, tự tại, an nhiên chịu đựng bi kịch, tai ách, tuyệt không thù hận, oán than. Thơ trong tù được nghiền ngẫm trong trí nhớ, được lưu giữ trong óc, trong tim, mà vẫn mài sắc, cô đọng ý tứ, gây nhiều cảm xúc cho người đọc. Cái tầm, cái tâm của thi sĩ thật đáng kính nễ. Cuộc đời trần thế của thi sĩ tuy đã khép lại, nhưng phẩm cách con người, tâm hồn Thanh Tâm Tuyền, thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn mãi đẹp, như chính mong ước, khát vọng của ông:
“Sẽ chết như sao rơi vào bất tận,
Sẽ mãi yêu như giọt nước hân hoan.”
Nguyễn Lương Vỵ
Calif., 03 – 04.03.2012
Nguồn: Tác giả gửi
Chú thích:
Về thân thế và sự nghiệp của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, đã có rất nhiều tạp chí văn học nghệ thuật, rất nhiều trang mạng đăng tải, nên xin được phép không ghi chú trong bài viết nầy.
[1], [6] Nguồn: http/phannguyenartist.blogspot.com/2011/12/thanh-tam-tuyen. (Vừa qua, trang mạng phannguyenartist.blogspot.com, trong chủ đề “Mượn Dấu Thời Gian,” đã công bố, lần đầu tiên, di cảo, gồm một số thư từ và một số bài thơ của thi sĩ (vào các ngày 22.12.2011 – 08.01.2012 – 30.01.2012 – 07.02.2012 – 20.02.2012 – 25.02.2012 – 01.03.2012.) Xin trân trọng giới thiệu trang mạng nói trên, để bạn đọc nào chưa biết, có dịp thưởng thức và cảm nhận thêm những “Âm Vang Khác” của Thanh Tâm Tuyền.)
[2] Thôi Hộ, tự Ân Công, thi sĩ đời nhà Trung Đường, bên Tàu, Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Thôi Hộ mà Thanh Tâm Tuyền trích trong bức thư trên có nhan đề là “Đề Đô Thành Nam Trang” (Đề [Thơ] Tại Trang [Trại] Phía Nam Thành Đô.) Thành Đô, tức Trường An, kinh đô nhà Đường. Bài thơ của Thôi Hộ, theo truyền thuyết, được kể lại, đại ý như vầy: “Một lần nhân tiết Thanh Minh, Thôi Hộ dạo chơi phía nam Thành Đô, nhân thấy một khu vườn trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng vào xin nước uống. Lát sau, lại thấy một thiếu nữ rất đẹp e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi. Đến năm sau, cũng trong tiết Thanh Minh, chàng trở lại chốn cũ, nhưng cửa đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ rồi dán trên cửa, ra đi. Thời gian lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra, rồi thấy một ông lão xuất hiện, hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không, và cho biết, con gái của ông lão sau khi đọc xong bài thơ, đã bi lụy sầu thương, bỏ cả ăn uống, và đã chết, xác vẫn còn quàng ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người thiếu nữ, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn hơi ấm và mặt mày vẫn tươi nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng.” Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc như một huyền thoại. Bất luận thực hư thế nào chẳng biết, nhưng chỉ biết đây là một bài thơ tình thuộc loại hiếm và đẹp của Thôi Hộ, ý tứ phiêu bồng bảng lảng, niềm hoài cảm mang mang, âm hưởng đẹp dịu dàng.
[3] Tạm dịch nghĩa bốn câu thơ trên của Thôi Hộ:
“Ngày này năm ngoái tại cửa nầy
(Sắc diện) hoa đào và gương mặt người cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt (người xưa) không biết giờ đây (năm nay) đã ở nơi chốn nào
(Sắc diện) hoa đào vẫn như cũ, đang cười với gió đông.”
[4] Nguồn: tienve.org
[5] Tóm lược Chuyện Tình Của Orphée và Eurydice:
Thần thoại Hy Lạp kể rằng, Orphée là một thi sĩ tài hoa, con của vua xứ Thrace, có tài đàn hát tuyệt vời. Giọng ca của chàng đã quyến rũ tất cả thần thánh, thiên nhiên, con người , ma quỷ và cả những sinh vật khác.
Orphée và nữ thần Eurydice đã yêu nhau thắm thiết như tri âm, tri kỷ của nhau. Họ đã chung sống rất hạnh phúc. Rồi một ngày Orphée đi vắng, Eurydice cảm thấy cô đơn và nhớ nhà, nên quyết định trở về thăm nhà. Khi đi ngang qua một khu rừng, Eurydice đã bị một con rắn độc cắn chết.
Orpheé đau đớn chôn cất Eurydice và quyết định ra đi, tìm đến Diêm Vương để mong cứu được Eurydice.
Orpheé gặp Diêm Vương, cất giọng hát để bày tỏ tình yêu của mình với Eurydice, làm cho Diêm Vương động lòng thương cảm, trắc ẩn. Diêm Vương hứa sẽ cho Eurydic sống lại, trở về sống với Orphée, với điều kiện là Orphée không được quay lại ngoái nhìn Eurydice. Do quá nôn nóng, lo sợ Eurydice lạc dấu trên đường về, Orphée quên lời dặn của Diêm Vương, đã quay lại ngoái nhìn. Eurydice tan biến dần trong đêm khuya tĩnh mịch. Nàng đã chết lần thứ hai!
Quá đau khổ, Orphée tìm cách trở lại âm phủ, nhưng đã tuyệt lộ. Chàng trở về sống với lòng hoài niệm khôn nguôi hình bóng của Eurydice. Một hôm, có một đoàn nữ thần uống rượu, trong cơn say, bắt gặp Orphée đang than thở mối tình tuyệt vọng của mình. Do ghen tức với Eurydice tột độ, họ nổi giận ném đá giết chết Orphée. Linh hồn Orphée trở xuống Âm Phủ và gặp lại Eurydice. Họ đã đoàn tụ, mãi mãi sống bên nhau với mối tình tuyệt đẹp.
HOÀNG HẢI THỦY * TRỞ LẠI SÔNG ĐÀO
Lời Mở Ðầu của LÁ BỐI
Hôm nay – Ngày 24 Tháng Năm, 2011 – 30 năm sau ngày “Tắm Mát Sông Ðào” ra đời ở Paris, tôi – một người có bài trong Tập – sống những ngày cuối đời ở Xứ Hoa Kỳ, mở tập “Tắm Mát Sông Ðào” xem lại những bài viết xưa, nhớ lại những cảm nghĩ xưa khi viết, nhớ lại cảm xúc bồi hồi khi được cầm trên tay bản ”Tắm Mát Ngọn Sông Ðào” do anh bạn Trần Tam Tiệp từ Paris gửi về Sài Gòn. Nhớ lại và viết ra những cảm nghĩ hôm nay của tôi về tác phẩm đã ra đời 30 năm trước.
Trần Kha tên thật là Thanh Tâm Tuyền. Năm 1981 khi Tắm Mát Sông Ðào được xuất bản ở Paris, ông Thanh Tâm Tuyền đang bị tù Ngụy Quân ở đất Bắc Xã Hội Chủ Nghiã. Nghe nói khi ở tù về Nhà Thơ cho biết năm ấy có người bạn sĩ quan của ông, đi tù về Sài Gòn năm 1980, gửi mấy bài Thơ Tù của ông ra nước ngoài, không phải ông gửi đi mấy bài Thơ ấy.
Con Trai Bà Cả Ðọi : Hoàng Hải Thủy.
Hồ Khanh : Doãn Quốc Sĩ. Có bài Hồ Khanh đổi là Hành Khô.
Linh Thoại : Không biết là ai.
Yên Ba : Hoàng Hải Thủy.
Hồng Ngọc: Không biết có phải là Nguyễn Ðình Toàn?
Thích Cao Ðăng : Thích Quảng Ðộ.
“Tắm Mát Ngọn Sông Ðào” được anh bạn Trần Tam Tiệp ở Paris gửi về Sài Gòn cho chúng tôi. Anh bạn Dương Hùng Cường giữ sách. Tháng Năm 1984 bọn Công An P 25 đến nhà bắt Dương Hùng Cường, vớ được Tuyển Tập này. Hai anh Dương Hùng Cường, Trần Tam Tiệp đã qua đời. Dương Hùng Cường chết trong sà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, năm 1986.
Bọn Công An P 25 rất thù Trần Tam Tiệp. Năm 1984, 1985 khi bọn chúng tôi bị thẩm vấn ở Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, có một công an Trưởng Toán. Anh này đi qua các phòng thẩm vấn, ngồi lại mỗi phòng một lúc theo dõi việc khai báo. Tôi không biết tên anh ta. Khi trao đổi với tôi vài câu, mấy lần anh hằn học nói:
“Thằng Tiệp..! Thằng Tiệp..!”
Anh kết tội TT Tiệp “súi” anh em chúng tôi viết bài bôi xấu cái gọi là “chính quyền cách mạng.”
Những năm 1982, 1983 Trần Tam Tiệp ở Paris – hình như – anh xin được Hội PEN – Văn Bút Quốc Tế – một khoản tiền để cứu dói một số văn nghệ sĩ ở quê nhà – nghe nói Hội PEN Intern. không có quỹ cứu trợ, các vị hội viên PEN dự đại hội thường niên đã góp tiền cứu trợ Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn – hay TT Tiệp quyên được tiền từ những ông bà người Việt có lòng thương xót đám văn nghệ sĩ Sài Gòn kẹt giỏ, thường cứ ba tháng TT Tiệp gửi về cho anh em chúng tôi mỗi người một hộp thuốc Tây. Tôi không biết có bao nhiêu văn nghệ sĩ Sài Gòn năm ấy được TT Tiệp gửi thuốc Tây, tôi biết trong số có Nhã Ca, Dương Hùng Cường và tôi. Trong một thư gửi cho vợ chồng tôi, Tiệp viết:
“Alice thì phải sống ở Ville de Paris, sao lại ở Thành phố Hồ Chí Minh?»
Viết cho rõ: Hai mươi năm cơ cực ở Sài Gòn, không một lần tôi được các ông gọi là “Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại ” ở Hoa Kỳ gửi cho một đô-la nào. Tôi chắc các vị văn nghệ sĩ kẹt ở Sài Gòn cũng chẳng ông nào được ơn mưa móc của “Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại” ở Hoa Kỳ. Năm 1995 tôi sang được Hoa Kỳ, gặp ông bạn kể có lần ông ghé nhà ông văn nghệ sĩ nọ, thấy trong nhà có một số thuốc Mỹ để trong mấy cái hộp carton, ông văn nghệ sĩ nói: “Ðây là thuốc gửi về nước cho các bạn văn nghệ.” Ông bạn kể tiếp: “Nghe nói đồ gửi cho các ông, tôi góp một khoản tiền vào tiền cước.”
Khi nghe ông bạn kể chuyện đó, tôi nghĩ: “Anh em ông ấy giao du với các ông Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Phùng Cung ở Hà Nội. Các ông ấy gửi quà cho các ông văn nghệ Hà Nội, các ông ấy đâu thèm chơi với bọn gà què kẹt giỏ Sài Gòn bại trận chúng tôi.” Tôi nghĩ vậy nhưng tôi không nói gì cả.
“..Mình được gọi là kim cương bất hoại..! Hách quá ta. Nhưng mình mà kim cương bất hoại cái gì? Mình mềm như đậu hũ..” Năm nay, 2011, ở xứ người, trở lại những trang “Tắm Mát Sông Ðào,” tôi thấy và tôi viết:
Tuy không phải là “kim cương bất hoại,” những tác giả Tắm Mát Sông Ðào là những người can đảm: họ dám viết gửi ra nước ngoài những bài diễn tả những nỗi sầu buồn của họ, những bài kể về cuộc sống ảm đạm, tuyệt vọng của họ và của đồng bào ho ngay từ năm 1980. Người dân chỉ than thở thôi trong những năm 1980-1985, bọn VC đã cho đó là những tội phản động nặng. Những kẻ viết than thở và gửi những bài than thở ra nước ngoài đã bị bắt giam, bị kết tội gián điệp, bị tù năm, bẩy năm. Bọn Công An VC – như bọn Công An Nga Cộng, bọn Công An Tàu Cộng – thù nhất những người sống trong kìm kẹp của chúng mà viết những bài kể tội chúng gửi ra nước ngoài.
Tất cả những bài trong Tắm Mát Sông Ðào đều là những bài than thở, thương nhớ, tả cảnh Chợ Trời, mua đồ cũ, cảnh người đi tù về, vài bài Thơ viết về đời tù, trong Thơ Thích Cao Ðăng có vài bài chửi bọn VC ngu dzốt. Chỉ phất phơ vậy thôi. Nhưng hãy nhớ thời gian những năm đó là những năm 1980.., những năm u tối nhất của người dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Những năm ấy bọn Bắc Cộng xâm lăng coi Quốc Gia VNCH như một nước ngoại quốc bị chúng chiếm, coi những người dân VNCH như người dân một nước bị chúng cai trị, những người sống không có chút nhân phẩm, quyền hạn.
Không nhớ đúng vào năm nào, có thể là năm 1976 trước khi tôi bị bắt tù lần thứ nhất, có thể là năm 1981 hay năm 1982, những năm trước năm tôi bị bắt tù lần thứ hai, một tối ông bạn tôi chở tôi trên chiếc xe Brisgedstone của ông chạy trên đường Trần Quốc Toản, ông bạn tôi giữ được cái xe gắn máy Nhật này có lẽ vì nó quá nát, bán không được bao nhiêu tiền. Ông đi xe đạp nhưng lâu lâu có khoản tiền còm, ông đổ lít xăng vỉa hè, đến chở tôi đi ăn uống mạt rệp rượu đế, lạc rang, hột vịt lộn ở những tiệm nghèo vỉa hè chỉ sau 5 giờ chiều mới dọn ra. Lúc ấy khoảng 9 giờ tối, xe chạy trên đường Trần Quốc Toản, qua Trường Quốc Gia Hành Chính, Viện Hóa Ðạo, qua tiệm Sống Trên Ðời. Khu này tối om, thành phố “quang vinh mang tên Bác, thành phố rực rỡ tên vàng” cúp điện. ông bạn tôi bỗng nói:
“Thằng nào giỏi chửi cộng sản ở ngay đây này. Sang Pháp, sang Mỹ, thằng nào chửi cộng sản chẳng được.”
Ngồi sau ông tôi nghe lời ông mà tê tái cả người. Ông nói đúng. Thằng nào giỏi chửi cộng sản ngay ở Sài Gòn này, sang Paris, ở Cali, thằng nào chửi cộng mà không được? Ở Paris, ở Washington DC anh người Việt lưu vong nào cũng có thể chửi cộng sản được. Nhưng làm sao ở Sài Gòn những năm 1980 người ta có thể chửi cộng sản? Chưa chửi nó, nó đã cho đi tù năm, bẩy niên, ở đó mà chửi nó.
Năm 1995 ở Hoa Kỳ, tôi tìm được trên một tờ báo Việt lời ông Nhà Văn Solhjhenitsyn, tác giả Tầng Ðầu Ðịa Ngục:
“Khi nghe thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo, nếu ta không có can đảm đứng lên nói nó nói láo, ta phải có can đảm đi ra khỏi chỗ nó nói láo, nếu ta không có can đảm đi ra, ta phải ở lại nghe nó nói láo, ta sẽ không nói lại với người khác những lới nó nói láo.”
Khi đọc được câu nói đó, tôi thấy Ông Nhà Văn hay quá, ông thật tuyệt, ông là người kể trong tiểu thuyết Tầng Ðầu Ðịa Ngục:
“Ở nước Nga người ta cho rằng người dân Nga nào cũng phải đi tù một lần trong đời. Vì vậy ở trong tù, các tù nhân thường tranh luận về vấn đề đi tù lúc trẻ hay đi tù lúc già người tù đỡ khổ hơn.”
Nhưng sau phút xúc động và thán phục ông Nhà Văn Nga, tôi nghĩ:
“Làm sao sống trong kìm kẹp của bọn cộng sản tôi có thể khi nghe một thằng cộng sản nói láo, đứng lên nói nó nói láo? Tôi chưa đứng lên, nó đã còng tay tôi nó đưa tôi đi tù mút chỉ. Còn ở những nơi khi thằng cộng sản nói láo, tôi có thể đứng lên nói nó nói láo, không chỉ nó, bố nó, ông nội nó, Bác Hồ của nó, đến ông Sít của nó cũng không nói láo được. Ở những chỗ tôi có thể kê tủ đứng vào mồm thằng cộng, ở những chỗ tôi có thể chửi nó: “Mày nói láo..!” không cần phải ông chỉ dậy, cũng không đến lượt tôi, các bà Việt Nam nạn nhân cộng sản đã xông tới đè thằng cộng đó xuống, các bà nhét những cái gì vào mồm nó. Sức mấy đến lượt tôi đứng lên nói nó nói láo!”
Những năm 1980 năm bẩy văn nghệ sĩ Sài Gòn đã viết và gửi những bài diễn tả cuộc sống khổ cực của nhân dân trong gông cùm Bắc Cộng ra nước ngoài. Cũng những năm ấy bọn văn nghệ sĩ Hà Nội nín khe. Trong những năm từ 1945 đến năm 1989 khi Tượng Lenin, tượng Sít bị dân Nga kéo đổ, cho ra nằm ở vệ đường, miệng cống, toàn thể bọn văn nghệ sĩ Bắc Cộng chỉ biết ca tụng Ðảng, Bác, không một tên nào dám viết tí gì về đời sống khổ cực của nhân dân. Báo chí Pháp trong chiến tranh Việt Nam vì kỵ Mỹ nên có cảm tình với bọn Hà Nội, những năm 1990 gọi bọn báo chí Bắc Cộng là “la presse vietnamiene muselée: nền báo chí bị rọ mõm.”
Bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn bắt đi tù ngay Thượng Tọa Thích Thiện Minh. Không ai biết TT. Thiện Minh bị giam ở đâu, chết ngày nào, vì sao mà chết. Bọn Bắc Cộng bắt giam Linh Mục Nguyễn Văn Vàng. Linh Mục chết trong tù. Rồi chúng bắt giam các Thượng Toạ Quảng Ðộ, Huyền Quang.
Tôi trích vài bài Thơ trong “Tắm Mát ngọn Sông Ðào”:
Bài Hát Tự Do. Thơ Trần Kha Thanh Tâm Tuyền.
Thơ Trần Kha “Gửi P.L,P, ở Lán 15”:
Thơ Thích Cao Ðăng Thích Quảng Ðộ.
Những giai đoạn khó khăn của đất nước dù có kéo dài cách mấy cũng
không làm tiêu hao được niềm tin của chúng ta nơi khả năng của dân tộc,
của cả một dân tộc. Ðành rằng chiến tranh, tình trạng áp bức và nghèo
khổ có làm băng hoại đi nhiều giá trị tinh thần nhưng không phải vì vậy
mà những viên kim cương bất hoại không tiếp tục được phát hiện giữa lòng
dân tộc. Ngày mai khi đất nước lại đi vào một giai đoạn sáng sủa mới,
ta lại thấy được khả năng và tiềm lực của truyền thống giống nòi. Sống
xa quê hương, ta không thấy và không cảm được một cách trực tiếp và
thường xuyên những nỗi đau, niềm thương của người trong
nước, vì vậy ta cần phải thỉnh thoảng trở về tắm lại trong dòng sông
dân tộc để tự hào lấy mình, để tự mình đừng đánh mất mình và như thế
cũng là để có thể đóng góp được phần mình vào sức sống đi lên của dân
tộc. Văn nghệ sĩ trong nước chính là những người có
thể giúp ta rung cảm cái rung cảm của dân tộc, bởi họ chính là một
trong những thành phần dễ bị rung cảm nhất bởi cái rung cảm chung. Đọc
họ, nghe họ, ta có cảm tưởng được chia xẻ những nỗi đau, niềm thương của
dân tộc, và như thế ta cũng có cảm tưởng được đất nước đưa hai cánh tay
cứu chuộc ta về.
Muốn tắm mát thì lên ngọn con sông Ðào
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh.
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh.
Nước mát ngọn con sông Ðào và trái sim chín ở rừng xanh bao giờ
cũng còn đó đợi ta. Ta có tắm mát và có ăn sim chín thì ta mới có thể
còn là người Việt Nam, dám nói,
dám làm cho đất nước, cho dân tộc. Một nhà văn quốc nội có mặt trong tập
này đã đặt niềm tin nơi giuới trí thức Việt Nam ở quốc ngoại. Ông nói: “Chấm xám thất thoát ra ngoài, nhưng chất xám đó còn là chất xám Việt Nam.” Nhà văn ấy có hy vọng quá đáng không? Sao lại phải đợi đến ngày mai? Sao nhiều người từ
lâu vẫn ngậm tăm, không hề lên tiếng về những khổ đau hiện tại của dân
tộc và không hề dám đề cập đến những sai lầm của giới lãnh đạo đất nước
hiện tại?
Phải chăng đó chỉ vì một vài cái bã quyền lợi thực tế nho nhỏ, một vài
cái chức vị nho nhỏ? Hoặc giả vì nước mát ngọn sông Ðào và trái sim chín
trong rừng xanh đã nghiễm nhiên trở thành đồ quốc cấm?
Những tác phẩm Lá Bối trình bày trong tập này đều phát xuất từ
quốc nội, trong đó nhiều bài đã được đem ra từ chốn lao tù. Bạn đọc sẽ
dễ dàng nhận ra sự kiện này. Một điều nữa mà ta nhận thấy khi đọc là các
tác giả đã chứng tỏ một sức kiên nhẫn và chịu đựng lớn lao; nhiều người đã
biết nhìn bằng con mắt từ bi hơn là nhìn bằng con mắt căm thù. Chính ưu
điểm là ở chỗ đó. Sức mạnh của một dân tộc không nằm ở sự giận dữ hung
hăng bên ngoài mà ở mà nằm ở khả năng bền bỉ chịu đựng và ý chí thắng
vượt hoàn cảnh.
Mong rằng những giọt nước, những dòng lệ và những tiếng cười của họ có thể giúp chúng ta vượt thoát trạng thái vô tâm thụ động và quên lãng, đồng thời giúp ta phương tiện cứu chuộc lấy chính chúng ta.
Quí bạn vừa đọc Lời Mở Ðầu của Nhà Xuất Bản Lá Bối đăng nơi trang nhất Tuyển Tập “Tắm Mát Ngọn Sông Ðào.”
Tuyển Tập gồm những bài viết từ trong nước gửi ra – từ Sài Gòn – do Nhà
Lá Bối xuất bản ở Paris năm 1981. Tuyển Tập 180 trang, có những bài
viết của “Trần Kha – Con Trai Bà Cả Ðọi – Hồ Khanh – Linh Thoại – Yên Ba – Hồng Ngọc – Thích Cao Ðăng.”Hôm nay – Ngày 24 Tháng Năm, 2011 – 30 năm sau ngày “Tắm Mát Sông Ðào” ra đời ở Paris, tôi – một người có bài trong Tập – sống những ngày cuối đời ở Xứ Hoa Kỳ, mở tập “Tắm Mát Sông Ðào” xem lại những bài viết xưa, nhớ lại những cảm nghĩ xưa khi viết, nhớ lại cảm xúc bồi hồi khi được cầm trên tay bản ”Tắm Mát Ngọn Sông Ðào” do anh bạn Trần Tam Tiệp từ Paris gửi về Sài Gòn. Nhớ lại và viết ra những cảm nghĩ hôm nay của tôi về tác phẩm đã ra đời 30 năm trước.
Bút danh và Tên Thật:
Tất nhiên tất cả những bài trong “Tắm Mát Sông Ðào” đều ký bút danh – gọi là “bí danh” hay “tên rởm” đúng hơn – nhưng người đọc quen với tác giả có thể đoán biết tên thật của tác giả qua văn phong, văn từ. Tôi kể tên thật của những tác giả “Tắm Mát..” với sự không dzè dzặt thường lệ; tôi chẳng bao giờ théc méc tác giả đó tên thật là gì, khi có thể hỏi được các ông, tôi đã không hỏi.Trần Kha tên thật là Thanh Tâm Tuyền. Năm 1981 khi Tắm Mát Sông Ðào được xuất bản ở Paris, ông Thanh Tâm Tuyền đang bị tù Ngụy Quân ở đất Bắc Xã Hội Chủ Nghiã. Nghe nói khi ở tù về Nhà Thơ cho biết năm ấy có người bạn sĩ quan của ông, đi tù về Sài Gòn năm 1980, gửi mấy bài Thơ Tù của ông ra nước ngoài, không phải ông gửi đi mấy bài Thơ ấy.
Con Trai Bà Cả Ðọi : Hoàng Hải Thủy.
Hồ Khanh : Doãn Quốc Sĩ. Có bài Hồ Khanh đổi là Hành Khô.
Linh Thoại : Không biết là ai.
Yên Ba : Hoàng Hải Thủy.
Hồng Ngọc: Không biết có phải là Nguyễn Ðình Toàn?
Thích Cao Ðăng : Thích Quảng Ðộ.
“Tắm Mát Ngọn Sông Ðào” được anh bạn Trần Tam Tiệp ở Paris gửi về Sài Gòn cho chúng tôi. Anh bạn Dương Hùng Cường giữ sách. Tháng Năm 1984 bọn Công An P 25 đến nhà bắt Dương Hùng Cường, vớ được Tuyển Tập này. Hai anh Dương Hùng Cường, Trần Tam Tiệp đã qua đời. Dương Hùng Cường chết trong sà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, năm 1986.
Bọn Công An P 25 rất thù Trần Tam Tiệp. Năm 1984, 1985 khi bọn chúng tôi bị thẩm vấn ở Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, có một công an Trưởng Toán. Anh này đi qua các phòng thẩm vấn, ngồi lại mỗi phòng một lúc theo dõi việc khai báo. Tôi không biết tên anh ta. Khi trao đổi với tôi vài câu, mấy lần anh hằn học nói:
“Thằng Tiệp..! Thằng Tiệp..!”
Anh kết tội TT Tiệp “súi” anh em chúng tôi viết bài bôi xấu cái gọi là “chính quyền cách mạng.”
Những năm 1982, 1983 Trần Tam Tiệp ở Paris – hình như – anh xin được Hội PEN – Văn Bút Quốc Tế – một khoản tiền để cứu dói một số văn nghệ sĩ ở quê nhà – nghe nói Hội PEN Intern. không có quỹ cứu trợ, các vị hội viên PEN dự đại hội thường niên đã góp tiền cứu trợ Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn – hay TT Tiệp quyên được tiền từ những ông bà người Việt có lòng thương xót đám văn nghệ sĩ Sài Gòn kẹt giỏ, thường cứ ba tháng TT Tiệp gửi về cho anh em chúng tôi mỗi người một hộp thuốc Tây. Tôi không biết có bao nhiêu văn nghệ sĩ Sài Gòn năm ấy được TT Tiệp gửi thuốc Tây, tôi biết trong số có Nhã Ca, Dương Hùng Cường và tôi. Trong một thư gửi cho vợ chồng tôi, Tiệp viết:
“Alice thì phải sống ở Ville de Paris, sao lại ở Thành phố Hồ Chí Minh?»
Viết cho rõ: Hai mươi năm cơ cực ở Sài Gòn, không một lần tôi được các ông gọi là “Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại ” ở Hoa Kỳ gửi cho một đô-la nào. Tôi chắc các vị văn nghệ sĩ kẹt ở Sài Gòn cũng chẳng ông nào được ơn mưa móc của “Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại” ở Hoa Kỳ. Năm 1995 tôi sang được Hoa Kỳ, gặp ông bạn kể có lần ông ghé nhà ông văn nghệ sĩ nọ, thấy trong nhà có một số thuốc Mỹ để trong mấy cái hộp carton, ông văn nghệ sĩ nói: “Ðây là thuốc gửi về nước cho các bạn văn nghệ.” Ông bạn kể tiếp: “Nghe nói đồ gửi cho các ông, tôi góp một khoản tiền vào tiền cước.”
Khi nghe ông bạn kể chuyện đó, tôi nghĩ: “Anh em ông ấy giao du với các ông Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Phùng Cung ở Hà Nội. Các ông ấy gửi quà cho các ông văn nghệ Hà Nội, các ông ấy đâu thèm chơi với bọn gà què kẹt giỏ Sài Gòn bại trận chúng tôi.” Tôi nghĩ vậy nhưng tôi không nói gì cả.
o O o
Năm 1982, khi đọc Lời Mở Ðầu của Nhà Lá Bối, thấy câu: “..những viên kim cương bất hoại..,” tôi lỉm rỉm nghĩ:“..Mình được gọi là kim cương bất hoại..! Hách quá ta. Nhưng mình mà kim cương bất hoại cái gì? Mình mềm như đậu hũ..” Năm nay, 2011, ở xứ người, trở lại những trang “Tắm Mát Sông Ðào,” tôi thấy và tôi viết:
Tuy không phải là “kim cương bất hoại,” những tác giả Tắm Mát Sông Ðào là những người can đảm: họ dám viết gửi ra nước ngoài những bài diễn tả những nỗi sầu buồn của họ, những bài kể về cuộc sống ảm đạm, tuyệt vọng của họ và của đồng bào ho ngay từ năm 1980. Người dân chỉ than thở thôi trong những năm 1980-1985, bọn VC đã cho đó là những tội phản động nặng. Những kẻ viết than thở và gửi những bài than thở ra nước ngoài đã bị bắt giam, bị kết tội gián điệp, bị tù năm, bẩy năm. Bọn Công An VC – như bọn Công An Nga Cộng, bọn Công An Tàu Cộng – thù nhất những người sống trong kìm kẹp của chúng mà viết những bài kể tội chúng gửi ra nước ngoài.
Tất cả những bài trong Tắm Mát Sông Ðào đều là những bài than thở, thương nhớ, tả cảnh Chợ Trời, mua đồ cũ, cảnh người đi tù về, vài bài Thơ viết về đời tù, trong Thơ Thích Cao Ðăng có vài bài chửi bọn VC ngu dzốt. Chỉ phất phơ vậy thôi. Nhưng hãy nhớ thời gian những năm đó là những năm 1980.., những năm u tối nhất của người dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Những năm ấy bọn Bắc Cộng xâm lăng coi Quốc Gia VNCH như một nước ngoại quốc bị chúng chiếm, coi những người dân VNCH như người dân một nước bị chúng cai trị, những người sống không có chút nhân phẩm, quyền hạn.
Không nhớ đúng vào năm nào, có thể là năm 1976 trước khi tôi bị bắt tù lần thứ nhất, có thể là năm 1981 hay năm 1982, những năm trước năm tôi bị bắt tù lần thứ hai, một tối ông bạn tôi chở tôi trên chiếc xe Brisgedstone của ông chạy trên đường Trần Quốc Toản, ông bạn tôi giữ được cái xe gắn máy Nhật này có lẽ vì nó quá nát, bán không được bao nhiêu tiền. Ông đi xe đạp nhưng lâu lâu có khoản tiền còm, ông đổ lít xăng vỉa hè, đến chở tôi đi ăn uống mạt rệp rượu đế, lạc rang, hột vịt lộn ở những tiệm nghèo vỉa hè chỉ sau 5 giờ chiều mới dọn ra. Lúc ấy khoảng 9 giờ tối, xe chạy trên đường Trần Quốc Toản, qua Trường Quốc Gia Hành Chính, Viện Hóa Ðạo, qua tiệm Sống Trên Ðời. Khu này tối om, thành phố “quang vinh mang tên Bác, thành phố rực rỡ tên vàng” cúp điện. ông bạn tôi bỗng nói:
“Thằng nào giỏi chửi cộng sản ở ngay đây này. Sang Pháp, sang Mỹ, thằng nào chửi cộng sản chẳng được.”
Ngồi sau ông tôi nghe lời ông mà tê tái cả người. Ông nói đúng. Thằng nào giỏi chửi cộng sản ngay ở Sài Gòn này, sang Paris, ở Cali, thằng nào chửi cộng mà không được? Ở Paris, ở Washington DC anh người Việt lưu vong nào cũng có thể chửi cộng sản được. Nhưng làm sao ở Sài Gòn những năm 1980 người ta có thể chửi cộng sản? Chưa chửi nó, nó đã cho đi tù năm, bẩy niên, ở đó mà chửi nó.
Năm 1995 ở Hoa Kỳ, tôi tìm được trên một tờ báo Việt lời ông Nhà Văn Solhjhenitsyn, tác giả Tầng Ðầu Ðịa Ngục:
“Khi nghe thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo, nếu ta không có can đảm đứng lên nói nó nói láo, ta phải có can đảm đi ra khỏi chỗ nó nói láo, nếu ta không có can đảm đi ra, ta phải ở lại nghe nó nói láo, ta sẽ không nói lại với người khác những lới nó nói láo.”
Khi đọc được câu nói đó, tôi thấy Ông Nhà Văn hay quá, ông thật tuyệt, ông là người kể trong tiểu thuyết Tầng Ðầu Ðịa Ngục:
“Ở nước Nga người ta cho rằng người dân Nga nào cũng phải đi tù một lần trong đời. Vì vậy ở trong tù, các tù nhân thường tranh luận về vấn đề đi tù lúc trẻ hay đi tù lúc già người tù đỡ khổ hơn.”
Nhưng sau phút xúc động và thán phục ông Nhà Văn Nga, tôi nghĩ:
“Làm sao sống trong kìm kẹp của bọn cộng sản tôi có thể khi nghe một thằng cộng sản nói láo, đứng lên nói nó nói láo? Tôi chưa đứng lên, nó đã còng tay tôi nó đưa tôi đi tù mút chỉ. Còn ở những nơi khi thằng cộng sản nói láo, tôi có thể đứng lên nói nó nói láo, không chỉ nó, bố nó, ông nội nó, Bác Hồ của nó, đến ông Sít của nó cũng không nói láo được. Ở những chỗ tôi có thể kê tủ đứng vào mồm thằng cộng, ở những chỗ tôi có thể chửi nó: “Mày nói láo..!” không cần phải ông chỉ dậy, cũng không đến lượt tôi, các bà Việt Nam nạn nhân cộng sản đã xông tới đè thằng cộng đó xuống, các bà nhét những cái gì vào mồm nó. Sức mấy đến lượt tôi đứng lên nói nó nói láo!”
Những năm 1980 năm bẩy văn nghệ sĩ Sài Gòn đã viết và gửi những bài diễn tả cuộc sống khổ cực của nhân dân trong gông cùm Bắc Cộng ra nước ngoài. Cũng những năm ấy bọn văn nghệ sĩ Hà Nội nín khe. Trong những năm từ 1945 đến năm 1989 khi Tượng Lenin, tượng Sít bị dân Nga kéo đổ, cho ra nằm ở vệ đường, miệng cống, toàn thể bọn văn nghệ sĩ Bắc Cộng chỉ biết ca tụng Ðảng, Bác, không một tên nào dám viết tí gì về đời sống khổ cực của nhân dân. Báo chí Pháp trong chiến tranh Việt Nam vì kỵ Mỹ nên có cảm tình với bọn Hà Nội, những năm 1990 gọi bọn báo chí Bắc Cộng là “la presse vietnamiene muselée: nền báo chí bị rọ mõm.”
Bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn bắt đi tù ngay Thượng Tọa Thích Thiện Minh. Không ai biết TT. Thiện Minh bị giam ở đâu, chết ngày nào, vì sao mà chết. Bọn Bắc Cộng bắt giam Linh Mục Nguyễn Văn Vàng. Linh Mục chết trong tù. Rồi chúng bắt giam các Thượng Toạ Quảng Ðộ, Huyền Quang.
Tôi trích vài bài Thơ trong “Tắm Mát ngọn Sông Ðào”:
Bài Hát Tự Do. Thơ Trần Kha Thanh Tâm Tuyền.
Sáng nay mệt chết giấc trên đồi
Vẳng quanh tiếng cuốc bổ liên hồi.
Ðào huyệt chôn tù? Ơi chúng bạn
Cứ để yên người tù xác phơi.
Vẳng quanh tiếng cuốc bổ liên hồi.
Ðào huyệt chôn tù? Ơi chúng bạn
Cứ để yên người tù xác phơi.
Nhìn xem gương mặt hắn thanh thản
Lộng nắng như say chợp ngủ vùi.
Người mong giam hãm để bêu riếu
Hắn dầm thân chấp nhận cuộc chơi.
Lộng nắng như say chợp ngủ vùi.
Người mong giam hãm để bêu riếu
Hắn dầm thân chấp nhận cuộc chơi.
Bởi Tình chung thủy đã kết buộc
Hắn tự chôn theo gió đáy trời.
Năm năm trước ngày Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện đến Virginia, Thơ Tù Trần Kha, Thơ Tù Thích Cao Ðăng đã tới Paris – 30 năm sau đó Thằng Hèn Hà Nội mới đến Bolsa.Hắn tự chôn theo gió đáy trời.
Thơ Trần Kha “Gửi P.L,P, ở Lán 15”:
Nhớ bạn như đang nhớ thuốc Lào
Ðường gần nhưng cách trở biết bao.
Mấy năm không gặp nhau rồi nhỉ?
Râu tóc long đong hẳn bạc phau.
“Ðằng ấy” còn chăng nét tiếu ngạo”
“Tớ đây” vẫn giữ vẻ tiêu dao.
Mong ngày xum họp nằm chung chiếu
Tán gẫu qua đêm như độ nào.
Bài thơ làm Tháng 9 năm 1979. Người được tặng Thơ P.L.P. là ông Phan Lạc Phúc. Ông Trần Kha Thanh Tâm Tuyền đã qua đời ở Hoa Kỳ, ông Phan Lạc Phúc hiện sống ở Sydney, Úc Quốc.Ðường gần nhưng cách trở biết bao.
Mấy năm không gặp nhau rồi nhỉ?
Râu tóc long đong hẳn bạc phau.
“Ðằng ấy” còn chăng nét tiếu ngạo”
“Tớ đây” vẫn giữ vẻ tiêu dao.
Mong ngày xum họp nằm chung chiếu
Tán gẫu qua đêm như độ nào.
Thơ Thích Cao Ðăng Thích Quảng Ðộ.
Ðêm Phật Ðản
Ánh trăng rằm huyền ảo
Khắp không gian như toả ngát mùi hương.
Tinh tú ba ngàn tu lại một phương
Ðể chào đón Ðấng Siêu Nhiên xuất thế.
Nơi ngục thất
Tôi nhìn vào hiện thế
Khắp quanh tôi tràn ngập bóng vô minh
Từ xa xưa
Vì nghiệp lực chúng sinh
Ðã tạo dựng nhân gian thành địa ngục
Tôi cười vang trong đêm trường u tịch
Bốn bức xà-lim như sụp đổ dưới chân tôi.
Ôi.. đau thương
Ðây thế giới sa-bà
Cực lạc, Niết bàn
Cũng là đây hiện thực.
Ánh đạo rọi giữa lòng tôi sáng rực
Bao ưu phiền trút sạch tựa mây tan.
Khi gông cùm xiềng xích cảnh trần gian
Trong khoảnh khắc cháy tan thành tro bụi.
Tôi vận dụng sức “Hiện tiền tam muội.”
Ngồi an nhiên như sen ở giữa than hồng.
Thời gian trôi lặng lẽ
Ðã hừng đông.
Tôi bừng tỉnh thấy bình minh ló rạng.
Thế giới ngày mai mùa xuân tươi sáng
Ðạo Từ Bi nhuộm thấm khắp năm châu.
Khắp không gian như toả ngát mùi hương.
Tinh tú ba ngàn tu lại một phương
Ðể chào đón Ðấng Siêu Nhiên xuất thế.
Nơi ngục thất
Tôi nhìn vào hiện thế
Khắp quanh tôi tràn ngập bóng vô minh
Từ xa xưa
Vì nghiệp lực chúng sinh
Ðã tạo dựng nhân gian thành địa ngục
Tôi cười vang trong đêm trường u tịch
Bốn bức xà-lim như sụp đổ dưới chân tôi.
Ôi.. đau thương
Ðây thế giới sa-bà
Cực lạc, Niết bàn
Cũng là đây hiện thực.
Ánh đạo rọi giữa lòng tôi sáng rực
Bao ưu phiền trút sạch tựa mây tan.
Khi gông cùm xiềng xích cảnh trần gian
Trong khoảnh khắc cháy tan thành tro bụi.
Tôi vận dụng sức “Hiện tiền tam muội.”
Ngồi an nhiên như sen ở giữa than hồng.
Thời gian trôi lặng lẽ
Ðã hừng đông.
Tôi bừng tỉnh thấy bình minh ló rạng.
Thế giới ngày mai mùa xuân tươi sáng
Ðạo Từ Bi nhuộm thấm khắp năm châu.
Phật Lịch 2519.
Tôi sẽ vài lần nữa “Trở Lại Sông Ðào” .Like this:
Be the first to like this.
Filed under: Viết Ở Rừng Phong
HỒ TRƯỜNG AN * CÁC TIẾNG HÁT
Thái Thanh :
Tiếng hát dâng hiến tâm tình
Sau khi gặp lại Thái Thanh lần đầu vào năm 1992 tại rạp Maubert Mutualité ở Paris, tác giả có những nhận xét như sau:
Thái Thanh suốt 15 năm hành nghề ca
hát theo kiểu gạo chợ nuớc sông ở quê nhà, dưới chánh thể Cộng Sản. Cô mang
tiếng hát ra hải ngọai bằng sự tự tin thấy rõ, dù làn hơi tiếng hát đã hao hụt
chút ít, chuỗi ngân không còn nhỏ mức và đều đặn, nhưng âm sắc vẫn còn lảnh lót,
vẫn còn loé những ngân vang sáng rỡ.
Lúc hát cô vẫn hăng hái quăng mình trọn vẹn vào phút giây đùa bỡn với tiết điệu và âm thanh. Dù chuỗi ngân có thô rít, nhưng cô vẫn không nao núng, vẫn kéo dài làn hơi để cho làn hơi gợn sóng.
Khi hát tới chổ khá cao hay khi xuống chổ khá thấp lọt ra khỏi âm vực của tiếng hát mình, cô vẫn cứ đưa tiếng hát của mình lướt tới, vẫn quả cảm chuyển giọng, tới đâu thì tới, không sợ tiếng hát gãy vụn hoặc vỡ bể hay sa lầy. Nhìn và lắng nghe cô hát, tôi ngậm ngùi trước sự thành khẩn thiết tha của cô trong lúc cô dâng hiến tiếng hát của mình cho khán giả và nhất là cho lý tưởng của mình mà không cần nhìn lại tuổi đời đang đè nặng trên lưng trên vai mình, không quan tâm cái sinh lực trong tiếng hát của mình đã bị thời gian làm vơi cạn đi ít nhiều.
Tuy nhiên, hôm đó giọng hát của cô chỉ hơi rạn nứt chút ít ở một vài chỗ, phải tinh lắm mới nhận ra. Nhưng mà, đó vẫn còn là một giọng hát đẹp gợi nên vết da rạn quý giá trên nền men bóng của chiếc độc bình.
Hôm đó, cô hát bài "Dòng Sông Xanh" của Johan Strauss, vẫn hứng khởi ngân bằng nguyên âm và vẫn nhún nhảy theo nhịp điệu Valse xôn xao.
Sau đó, Thái Thanh xuất hiện tại Washington D.C và tôi đã nghe vài lời bình phẫm ở lối trình diễn điệu đà và sự diễn tả quá mức của cô.
Tại nơi đây, khi bước ra sân khấu, cô
mặc áo chóang lộn như y quan của gánh Hồ Quảng, lại khóac áo chòang như người
dơi; lúc hát cô lắc lư hơi nhiều, rồi nhảy loi choi, vung vãi quá nhiều nhiệt
tình, nhiều điệu bay bướm thừa thãi. Song dù gì đi nữa, cô vẫn ghi vào ấn tượng
mọi người một nghệ sĩ hát bằng tâm tình dâng hiến, bằng trái tim mẫn cảm, bằng cái đẹp muôn màu muôn vẻ của tâm
hồn.
Thái Thanh hát hay, điều đó dĩ nhiên rồi, ai mà dám cãi được. Nhưng Thái Thanh còn hát giỏi nữa , bởi vì cô có kỹ thuật hát khá tinh vi. Nhưng tiếc thay, khi hát ở những chỗ hơi cao, cô thường nhốt sâu tiếng hát trong cuống họng nên tiếng hát thanh thì có thanh, nhưng chua ơi là chua.
Từ Thái Thanh lúc đó cô trở thành Thái Chanh một cách ngon ơ. Đây là nhược điểm của cô. Bởi tự luyện tập giọng hát theo lối chầu văn, hát chèo với cách ngoai mồm bẻ miệng nên cô không nắm bắt cách luyện tập theo phương pháp chân truyền của ca sĩ Tây Phương.
Từ lúc đầu, cô không tập rống khi lên cao để tiếng hát được dàn rộng, không mất âm lượng và có thể giữ được âm sắc ngọt ngào. Trong băng nhạc " Thái Thanh : Tiếng Hát Vượt Thời Gian", cô có hát bài Sérénade của Schubert, từ đầu tới cuối, cô xài tòan giọng óc, chua tới rùng rợn luôn.
Nhưng khi hát ở những chỗ không quá cao hoặc không quá thấp, tiếng hát cô đẹp tuyệt hẳn lên, như khối ngọc giữ màu trong vẻ sáng, không tỳ vết, không lỗi lầm. Ở những nốt nhạc hơi trầm, tiếng cô đầy và ấm hẵn lên, thập phần quyến rũ.
Qua tiếng hát Thái Thanh, người nghe có cảm tưởng đến ngắm một lạch nước trong chảy thao thao vào một vùng thôn dã thuộc miền trung du của quê Bắc vào thuở tiền chiến. Nơi đó, có những hình ảnh tiêu biểu như lũy tre xanh rậm bọc quanh làng làm cho khung cảnh ấm cúng và thân mật. Có mảnh ao làng lênh láng nước trong veo, ngày ngày có những cô gái quê đến gánh nước hoặc rửa rau và vo gạo. Có ngôi đình làng dành cho các cuộc tế lễ thành hòang. Có ngôi chùa, am mây, miếu mạo...dành cho những khách hành hương. Lại còn thêm bóng đa, bóng chuối, bóng na, những cây cau, những nương khoai..làm cho khung cảnh thêm xanh mát, thêm bóng râm êm ả trong nắng trưa.
Thái Thanh hát hay, điều đó dĩ nhiên rồi, ai mà dám cãi được. Nhưng Thái Thanh còn hát giỏi nữa , bởi vì cô có kỹ thuật hát khá tinh vi. Nhưng tiếc thay, khi hát ở những chỗ hơi cao, cô thường nhốt sâu tiếng hát trong cuống họng nên tiếng hát thanh thì có thanh, nhưng chua ơi là chua.
Từ Thái Thanh lúc đó cô trở thành Thái Chanh một cách ngon ơ. Đây là nhược điểm của cô. Bởi tự luyện tập giọng hát theo lối chầu văn, hát chèo với cách ngoai mồm bẻ miệng nên cô không nắm bắt cách luyện tập theo phương pháp chân truyền của ca sĩ Tây Phương.
Từ lúc đầu, cô không tập rống khi lên cao để tiếng hát được dàn rộng, không mất âm lượng và có thể giữ được âm sắc ngọt ngào. Trong băng nhạc " Thái Thanh : Tiếng Hát Vượt Thời Gian", cô có hát bài Sérénade của Schubert, từ đầu tới cuối, cô xài tòan giọng óc, chua tới rùng rợn luôn.
Nhưng khi hát ở những chỗ không quá cao hoặc không quá thấp, tiếng hát cô đẹp tuyệt hẳn lên, như khối ngọc giữ màu trong vẻ sáng, không tỳ vết, không lỗi lầm. Ở những nốt nhạc hơi trầm, tiếng cô đầy và ấm hẵn lên, thập phần quyến rũ.
Qua tiếng hát Thái Thanh, người nghe có cảm tưởng đến ngắm một lạch nước trong chảy thao thao vào một vùng thôn dã thuộc miền trung du của quê Bắc vào thuở tiền chiến. Nơi đó, có những hình ảnh tiêu biểu như lũy tre xanh rậm bọc quanh làng làm cho khung cảnh ấm cúng và thân mật. Có mảnh ao làng lênh láng nước trong veo, ngày ngày có những cô gái quê đến gánh nước hoặc rửa rau và vo gạo. Có ngôi đình làng dành cho các cuộc tế lễ thành hòang. Có ngôi chùa, am mây, miếu mạo...dành cho những khách hành hương. Lại còn thêm bóng đa, bóng chuối, bóng na, những cây cau, những nương khoai..làm cho khung cảnh thêm xanh mát, thêm bóng râm êm ả trong nắng trưa.
Thái Thanh hát những ca khúc âm hưởng dân ca miền Bắc như "Tình Ca", "Tình Nghèo", "Tình Tự Tin", Nụ Tầm Xuân", "Tình Hòai Hương" và "Chú Cuội" của Phạm Duy, "Kiếp Cuội Già" và "Khúc Giao Duyên" của Phạm Đình Chương, "Tình Quê Hương" của Đan Thọ, "Các Anh Đi", "Nhớ Bến Đà Giang" của Văn Phụng đều truyền cảm, đều gợi cái trong trẻo êm đềm của lạch nước mùa xuân, cái tịch mạc thật thơ mộng của cảnh thôn dã nơi quê Bắc.
Vì hát theo lối nhấn từng chữ như lối chầu văn nên cô hát những bài nhạc ngọai quốc như "Célèbre Valse" của Brahms, "Sérénade" của Schubert, "Rêveries" của Robert Schumann đã được đổi thành lời Việt thì lại không sành điệu bằng Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Tuyết Hằng, Mai Hương và Quỳnh Giao.
Riêng tôi, tôi chưa thấy ca sĩ nào diễn tả trọn vẹn ý tình qua các ca khúc của Phạm Đình Chương và nhất là của Phạm Duy bằng Thái Thanh.
Ở bài "Tình Ca", khi hát tới câu hát
"Tôi yêu tiếng xa mờ", giọng cô sắc vút lên như xuyên vào mối cảm hòai người
nghe bằng một luồng gió mạnh, reo xao xuyến trong nội giới chúng ta rất lâu.
Nấc làm người nghe bàng hòang dao động cả tâm hồn; chưa có ca
sĩ nào diễn tả tuyệt vời cảm xúc như cô ở tiếng đó. Hình như trời sinh Phạm Duy ra để sọan ca khúc cho Thái Thanh
hát. Trong phút hiển linh của thần trí sáng tạo, ông viết những dòng nhạc
truyền cảm tột độ mà chỉ có Thái Thanh diễn tả mới đi đến chổ cùng tận của ý
tình. Cho nên khi hát bài "Bà Mẹ Gio Linh", Thái Thanh cất tiếng "Hò ơi ới ơi
hò", tiếng hò cô ở chổ đó như banh gan xé ruột người nghe, như khơi dậy một vết
thương rướm máu của họ.
Tiếng hò sao
mà thảm thiết một cách thần tình, làm sao có ai hò vượt qua cô dẫu đương sự có
ăn một trăm, một ngàn cót thóc đi nữa. Ngoài ra, bản
"Tình Không Biên Giới" của Văn Lương, "Mấy Dặm Sơn Khê" của Nguyễn Văn Đông,
"Sao Đêm" của Lê Trọng Nguyễn, "Tiếng Thời Gian" và "Trở Về Dĩ Vãng" của Lâm
Tuyền đều được cô trình bày bằng một tình cảm vừa phải, nhưng rất truyền cảm,
rất nghệ thuật.
Nghe Thái Thanh hát các ca khúc âm hưởng dân ca miền Bắc, chúng ta có cảm tưởng được ngắm những bức tranh mộc bản hoặc những bức tranh dân gian bày bán ở chợ quê trong dịp Tết. Những bức tranh dân gian ấy tô màu loè loẹt và suồng sã, nhưng hàm nhuận ý tình thật mộc mạc, thật thân thương: đỏ như ruột dưa hấu, xanh như mực học trò, vàng như nghệ, lục biếc như đọt chuối hay như lá mạ, tím như nước cốt trái mồng tơi...
Qua tiếng hát Thái Thanh, chúng ta có thể mường tượng đến tiếng sáo diều vi vút vào buổi chiều quê, khi mà ánh tà dương không còn trải trên mặt ao đầm, và sương mỏng bắt đầu theo bóng chiều lan khắp đó đây. Lúc đó, tàn cây, khóm chuối biến dần thành những khối bóng đậm đen như tô bằng mực tàu trong thứ ánh sáng lu lít mù mờ vào lúc chạng vạng. Tiếng sáo mỏng và thanh cứ vi vút từ đầu bửa cơm chiều dưới ánh đèn dầu cho tới khi trăng lên rọi lóng lánh mặt ao đầm mà vẫn chưa tắt.
Nghe Thái Thanh hát các ca khúc âm hưởng dân ca miền Bắc, chúng ta có cảm tưởng được ngắm những bức tranh mộc bản hoặc những bức tranh dân gian bày bán ở chợ quê trong dịp Tết. Những bức tranh dân gian ấy tô màu loè loẹt và suồng sã, nhưng hàm nhuận ý tình thật mộc mạc, thật thân thương: đỏ như ruột dưa hấu, xanh như mực học trò, vàng như nghệ, lục biếc như đọt chuối hay như lá mạ, tím như nước cốt trái mồng tơi...
Qua tiếng hát Thái Thanh, chúng ta có thể mường tượng đến tiếng sáo diều vi vút vào buổi chiều quê, khi mà ánh tà dương không còn trải trên mặt ao đầm, và sương mỏng bắt đầu theo bóng chiều lan khắp đó đây. Lúc đó, tàn cây, khóm chuối biến dần thành những khối bóng đậm đen như tô bằng mực tàu trong thứ ánh sáng lu lít mù mờ vào lúc chạng vạng. Tiếng sáo mỏng và thanh cứ vi vút từ đầu bửa cơm chiều dưới ánh đèn dầu cho tới khi trăng lên rọi lóng lánh mặt ao đầm mà vẫn chưa tắt.
Thái Thanh có giọng hát thiên phú quý báu như thế, nhưng theo tin đồn thì cô chẳng thận trọng giữ gìn. Cô không kiêng khem trong việc ăn uống. Hễ gặp trái chua là cô ăn mê tơi, ăn ngấu nghiến. Gặp trái chát nhu sung sung để ăn cặp với bún riêu, như mít đẹt nổi mụn cám vàng cô liền cất giấu ngay trong bụng là chỗ không trời không đất... cho gọn ! (NGHE TẢ KHÚC NÀY SAO GIỐNG ĐÔNG CUNG QUÁ CHỜI VẦY NÈ)
Hồi ở bên quê nhà, Kiều Chinh và Thái Thanh là hai nữ nghệ sĩ trình diễn thích giao du với các nghệ sĩ bên sáng tác nổi tiếng trí thức.
Qua ông anh nhạc sĩ Phạm Đình Chương của
mình, Thái Thanh ưa giao du với nhóm Cái Bang trong đó có kịch tác gia Vũ Khắc
Khoan, nhà văn Mai Thảo, kỷ giả Lô- Răng Phan Lạc Phúc, nhà văn Thanh Nam, nhà
văn Thanh Tâm Tuyền... Lại thêm có ca sĩ Anh Ngọc, anh bạn
đồng nghiệp của cô. Giờ đây Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo,
Phạm Đình Chương và Thanh Nam đã từ trần. Thanh Tâm
Tuyền định cư trên vùng vạn hồ thuộc tiểu bang Minnesota. Còn Phan Lạc Phúc
ở tận bên Úc. Trong chuổi ngày tàn bóng xế, cô cùng
nghệ sĩ dương cầm Nghiêm Phú Phi mở lớp luyện ca.
Từ năm 1995, làn hơi
trong tiếng hát Thái Thanh giảm sút quá nhiều. Cô không
còn ngân nga được nữa. Nhưng từ cái gốc của cô, có hai
chồi măng mới mọc ra, trong thời gian chẳng bao lâu mà trở thành hai cây trúc
tương phi yểu điệu xinh tươi.
Mỗi khi lớp lớp sóng nhạc hiện thành
cơn gió lướt qua, trúc reo lao xao những tiếng hát làm
rung cảm khách mộ điệu khắp bốn phương trời hải ngoại. Đó là nữ ca sĩ Ý Lan và nữ ca sĩ Quỳnh Hương, hai ái nữ của Thái Thanh và minh
tinh điện ảnh Lê Quỳnh.
Duy Trác : Tiếng
Hát Đại Hồ Cầm
Tôi đã nghe tiếng hát Duy Trác sau một vài năm thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà ở miền Nam Việt Nam. Cũng có thể trước đó, anh đã có hát trên làn sóng điện đài Sài Gòn.
Thuở đó, Duy Trác đã cộng tác với nhiều ban nhạc. Những giọng hát bên nam giới mà tôi thích gồm có: Anh Ngọc, Ngọc Long, Ngọc Quang, Ngọc Giao, Đỗ Tuấn, Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn Khanh), Nhật Bằng, Hồng Phúc và Duy Trác. Anh Ngọc có giọng hát điêu luyện vào bậc nhất. Trần Ngọc có giọng nhẹ như khói tỏa sương lan. Ngọc Quang hát dân ca cực kỳ truyền cảm. Nhật Bằng hát nhạc biệt thể có phong độ rất Hoa Kỳ. Hồng Phúc có giọng mềm như mây, đẹp như ráng chiều. Ngọc Long và Duy Trác có giọng trầm gợi cảm tuyệt vời.
Thuở còn là học sinh, sinh viên, Duy
Trác có một âm sắc đẹp và trầm hùng trong giọng hát, không phải là ở những lúc
ông hát những bài hành khúc mà ngay lúc ông hát những bài tình cảm. Âm sắc trầm rền và dội sâu đó cùng với làn hơi phong phú của ông làm
cho người nghe có cảm tưởng đó là tiếng âm u huyền bí của miền thâm sơn hoang
dã. Nó như vọng mang mang khắp bãi sú bờ hoang của dãi Trường Giang, hay
dội bập bùng vào hang thẳm hay trên vách đá dựng, vách cổ thành. Và ta cũng cảm tưởng đó là tiếng trống từ một thế giới vào thời thái
cổ hồng hoang nào vọng lại.
Tiếng hát ông chứa
một tiềm lực bền bỉ, một sinh lực dồi dào. Chuỗi ngân của ông rõ nét sóng
thu, không nhỏ mức như chuỗi hạt cườm, mà cũng không
nhọn sắc răng cưa. Duy Trác không xấu không đẹp. Vầng
trán ông sáng sủa, sóng mủi không thanh mà cũng không thô.
Khuôn mặt ông tràn vẻ nam tính, hơi khắc khổ một chút làm hiển lộ tràn đầy cái nghị lực bẫm sinh của ông. Cái defaut trên khuôn mặt ông là hàm răng trên hơi vẩu, cặp răng nanh khi ông lớn tuổi hơi dài nên môi trên không che kín miệng ông một cách tự nhiên. Cho nên khi ông ngậm miệng thì cặp môi ông có vẻ buồn bã, không được thoải mái. Song cái nhìn tự tin của ông, khuôn mặt trí thức của ông tạo cho ông một vẻ thư thái, nhàn tĩnh.
Nhưng tiếng hát Duy Trác chẳng những không phải là tiếng hát tài tử mà là tiếng hát nhà nghề cực kỳ điêu luyện, một giọng tinh túy được gạn lọc hết những cái tạp chất giữa một số đông giọng danh tiếng đương thời hoặc đi sau ông.
Nếu Duy Trác hát ở một thính phòng ấm cúng hoặc ở phòng trà nho nhỏ, dù giàn nhạc không có cây đại hồ cầm (contrebasse), tiếng hát ông vẫn có thể gợi dư âm dư hưỡng của tiếng đại hồ cầm ấy. Tiếng hát trầm của ông càng xuống thấp càng chắc nịch, như vọng âm rền rền vào những ngõ ngách kín đáo của trái tim của thính giả, vào những hẽm hóc huyền bí của tâm hồn thính giả.
Khuôn mặt ông tràn vẻ nam tính, hơi khắc khổ một chút làm hiển lộ tràn đầy cái nghị lực bẫm sinh của ông. Cái defaut trên khuôn mặt ông là hàm răng trên hơi vẩu, cặp răng nanh khi ông lớn tuổi hơi dài nên môi trên không che kín miệng ông một cách tự nhiên. Cho nên khi ông ngậm miệng thì cặp môi ông có vẻ buồn bã, không được thoải mái. Song cái nhìn tự tin của ông, khuôn mặt trí thức của ông tạo cho ông một vẻ thư thái, nhàn tĩnh.
Nhưng tiếng hát Duy Trác chẳng những không phải là tiếng hát tài tử mà là tiếng hát nhà nghề cực kỳ điêu luyện, một giọng tinh túy được gạn lọc hết những cái tạp chất giữa một số đông giọng danh tiếng đương thời hoặc đi sau ông.
Nếu Duy Trác hát ở một thính phòng ấm cúng hoặc ở phòng trà nho nhỏ, dù giàn nhạc không có cây đại hồ cầm (contrebasse), tiếng hát ông vẫn có thể gợi dư âm dư hưỡng của tiếng đại hồ cầm ấy. Tiếng hát trầm của ông càng xuống thấp càng chắc nịch, như vọng âm rền rền vào những ngõ ngách kín đáo của trái tim của thính giả, vào những hẽm hóc huyền bí của tâm hồn thính giả.
Những bài có chỗ xuống trầm như "Nhắn
Gió Chiều" của Nguyễn Thiện Tơ, "Chung Thủy" của Văn Phụng, "Đừng Xa Nhau" của
Phạm Duy là những chỗ để ông biểu diễn cái thiên phú, cái mê hoặc, cái quyến rũ
trong giọng hát ông. Và từ đó, chúng ta có cảm tưởng mình đứng
trên chiếc thạch kiều cong vòng và cao vút ngó xuống dòng sông huyền ảo chảy
thiêm thiếp dưới chân cầu.
Sông trải mặt nước đen lóng lánh như mực Long Tể mới mài trong nghiên đá và in bóng viền trăng mỏng cùng muôn ngàn tinh tú lấp lánh. Cứ mỗi tiếng trầm trong câu hát của ông như bốc ra một làn u hương ngây ngất đậm đà như hương dạ lý ở bờ rào, như hương nguyệt quý trong khu vườn chập chùng bóng lá.
Sông trải mặt nước đen lóng lánh như mực Long Tể mới mài trong nghiên đá và in bóng viền trăng mỏng cùng muôn ngàn tinh tú lấp lánh. Cứ mỗi tiếng trầm trong câu hát của ông như bốc ra một làn u hương ngây ngất đậm đà như hương dạ lý ở bờ rào, như hương nguyệt quý trong khu vườn chập chùng bóng lá.
Nhiều ca sĩ tài tử tưởng bở
rằng khi hát bằng giọng ngực uồm uồm như trâu gầm bò rống là mình có giọng trầm
như Duy Trác. Nhưng giọng ngực chỉ có khàn mà không rền
xa, không dội sâu như giọng trầm. Lại nữa, ai đó xài giọng ngực nhiều quá
chỉ tổ làm cho thính giả cảm thấy ran ran ở ngực họ.
Giọng trầm tự nó có
chất ngọt đậm, chất nồng nàn, càng nghe thính giả càng thấy dễ chịu, còn giọng
ngực khi xuống trầm chằng những không thông mà còn làm cho thính giả cảm thấy
nghèn nghẹt ở cổ. Ở trong ca trường nhạc giới của chúng
ta xưa giờ chỉ có bốn ca sĩ có giọng trầm là Ngọc Long, Hòai Bắc, Sĩ Phú và Duy
Trác.
Nhưng trong bốn ca sĩ ấy, Duy Trác có giọng trầm điêu luyện và quyến rũ nhất.
Nhưng trong bốn ca sĩ ấy, Duy Trác có giọng trầm điêu luyện và quyến rũ nhất.
Kim Tước: Tiếng Hát Trắng Ngần Bông
Huệ
Vào giữa thập niên 50, tiếng hát Kim Tước khá cao, ở chặng giữa giọng kim (soprano) và bán kim (mezzo soprano). Nếu dùng giọng thật thì giọng cô cao hơn giọng Thái Thanh. Thái Thanh lên hơi cao là chẻ qua giọng óc. Còn Kim Tước khi lên cao dùng làn hơi bụng để đẩy cao tiếng hát, để phù trợ cho tiếng hát bớt mỏng và cho chuỗi ngân thêm mượt mà và thêm dài.
Cũng như Mộc Lan và Châu Hà, khi hát
Kim Tước vo tròn cái miệng, đưa tiếng hát xóay tròn trong khẩu cái, chuyển hơi
từ bụng đưa lên khẩu cái và giàn trải làn hơi vào từng câu hát rất điệu nghệ.Họ
biết dè sẻn làn hơi để khi lên cao khỏi bị hao hụt.
Vào thuở còn son
giá, giọng Kim Tước thanh tao, mỏng mịn, dẻo mềm. Khi
phải hát nốt nhạc cao là cô dùng thần lực của mình để giọng hát mình thêm vang
lộng, tuy không rống để dàn trải làn hơi dũng mảnh, nhưng không ai có thể bắt
gặp giọng cô mỏng lét và bở rẹt bao giờ.
Trong bộ ba Kim Tước, Mộc Lan và Châu Hà, chỉ có Kim Tước là biết tô cho giọng hát đôi chút màu sắc, trong khi đó Mộc Lan và Châu Hà hát một cách trong suốt và đơn giản. Thế có nghĩa là Kim Tước biết đưa vào giọng hát mình một chút tình cảm, biết làm điệu làm duyên đôi chút để cho giọng hát mình thấm nhuần âm sắc đầy nữ tính yêu kiều cộng với tính chất cao sang quý phái đã có sẵn.
Song cô là kẻ ôn hòa và sáng suốt. Cô diễn tả giọng hát mình bằng thứ tình cảm kín đáo, bằng chút điệu đà phơn phớt, không sướt mướt, không vun vãi tình cảm quá trớn, không để cho anh hoa phát tiết xả láng ra ngòai. Do đó mà qua tiếng hát của cô, người ta liên tưởng đến bông huệ có vẻ đẹp trong trắng tinh anh, có mùi hương bát ngát và không ô nhiễm các mùi hương tạp nhạp khác.
Tiếng hát của Kim Tước đến với chúng ta trước hết bằng kỹ thuật thâm hậu. Cô hát đúng trường độ và cao độ một nốt nhạc và dàn trải làn hơi rất nghề. Để rồi từ từ sau đó, chúng ta mới ngấm dần dần vào tình ý của cô trong tiếng hát. Tình ý ấy không bộc lộ suồng sã, không gay gắt đậm nồng. Nó dịu nhẹ như mạch nước ngọt trong vắt và mát rượi thấm sâu vào từng sớ tim, từng góc xó tối tăm của tâm khảm chúng ta. Và một khi đã ngấm được rồi, nó mắc kẹt luôn trong cõi nội tâm huyền bí đó, khó tháo gỡ ra được.
Khi còn son giá, Kim Tước hát những bản có chỗ lên cao đều trót lọt và rất điệu nghệ. Đó là các bản "Tạ Từ" của Tô Vũ, "Vọng Ngày Xanh" của Khánh Băng, "Mộng Đẹp Ngày Xanh" của Hòang Trọng, "Xuân Ly Hương" của Phó Quốc Lân, "Tiếng Dương Cầm" và "Mưa Trên Phím Ngà" của Văn Phụng, "Xa Quê Hương" của Đan Thọ, "Giấc Mơ Hồi Hương" của Vũ Thành. Khi lên ở những chỗ cao vút, giọng cô không rạng ngời nắng đẹp, không tỏa hào quang như giọng Ánh Tuyết vì giọng Ánh Tuyết là giọng kim càng lên cao càng lảnh lót vang dội. Nhưng bù lại, cô ngân nga rập rờn thỏai mái trong khi đó, chuỗi ngân của Ánh Tuyết sắc nhọn như răng cưa.
Trong bộ ba Kim Tước, Mộc Lan và Châu Hà, chỉ có Kim Tước là biết tô cho giọng hát đôi chút màu sắc, trong khi đó Mộc Lan và Châu Hà hát một cách trong suốt và đơn giản. Thế có nghĩa là Kim Tước biết đưa vào giọng hát mình một chút tình cảm, biết làm điệu làm duyên đôi chút để cho giọng hát mình thấm nhuần âm sắc đầy nữ tính yêu kiều cộng với tính chất cao sang quý phái đã có sẵn.
Song cô là kẻ ôn hòa và sáng suốt. Cô diễn tả giọng hát mình bằng thứ tình cảm kín đáo, bằng chút điệu đà phơn phớt, không sướt mướt, không vun vãi tình cảm quá trớn, không để cho anh hoa phát tiết xả láng ra ngòai. Do đó mà qua tiếng hát của cô, người ta liên tưởng đến bông huệ có vẻ đẹp trong trắng tinh anh, có mùi hương bát ngát và không ô nhiễm các mùi hương tạp nhạp khác.
Tiếng hát của Kim Tước đến với chúng ta trước hết bằng kỹ thuật thâm hậu. Cô hát đúng trường độ và cao độ một nốt nhạc và dàn trải làn hơi rất nghề. Để rồi từ từ sau đó, chúng ta mới ngấm dần dần vào tình ý của cô trong tiếng hát. Tình ý ấy không bộc lộ suồng sã, không gay gắt đậm nồng. Nó dịu nhẹ như mạch nước ngọt trong vắt và mát rượi thấm sâu vào từng sớ tim, từng góc xó tối tăm của tâm khảm chúng ta. Và một khi đã ngấm được rồi, nó mắc kẹt luôn trong cõi nội tâm huyền bí đó, khó tháo gỡ ra được.
Khi còn son giá, Kim Tước hát những bản có chỗ lên cao đều trót lọt và rất điệu nghệ. Đó là các bản "Tạ Từ" của Tô Vũ, "Vọng Ngày Xanh" của Khánh Băng, "Mộng Đẹp Ngày Xanh" của Hòang Trọng, "Xuân Ly Hương" của Phó Quốc Lân, "Tiếng Dương Cầm" và "Mưa Trên Phím Ngà" của Văn Phụng, "Xa Quê Hương" của Đan Thọ, "Giấc Mơ Hồi Hương" của Vũ Thành. Khi lên ở những chỗ cao vút, giọng cô không rạng ngời nắng đẹp, không tỏa hào quang như giọng Ánh Tuyết vì giọng Ánh Tuyết là giọng kim càng lên cao càng lảnh lót vang dội. Nhưng bù lại, cô ngân nga rập rờn thỏai mái trong khi đó, chuỗi ngân của Ánh Tuyết sắc nhọn như răng cưa.
Bỏ qua những bài hát có chỗ lên cao,
còn những bài "Thuyền Mơ" của Dương Thiệu Tước, "Chiều Bên Giáo Đường" và "Sao
Đêm" của Lê Trọng Nguyễn, "Một Chiều Đông" của Tuấn Khanh, "Ngày Đó Chúng Mình"
và "Dạ Lai Hương" của Phạm Duy và một vài bài của Vũ Thành như "Gửi Áng Mây
Hàng" và "Nhặt Ánh Sao Rơi", là những ca khúc được Kim Tước diễn tả bằng một
phong cách đài các vương giả đưa tâm trí chúng ta vào một cảnh mộng rất Tây
Phương có bóng giáo đường kiến trúc theo kiểu Gothique, có lâu đài soi bóng bên
hồ nước, có những bóng con thiên nga trắng lướt trên mặt ao trải gương
xanh.
Trên tuần san Sinh Họat Nghệ Thuật vào 2 năm chót của thập niên 60, Thái Thanh đã từng tuyên bố:
"Ai cũng nghĩ tôi hát mọi ca khúc của Phạm Duy đều đạt.
Thật ra, có nhiều bài do Kim Tước hát đạt hơn tôi."
Đúng vậy, nghe Kim Tước hát bài "Tình Quê" của Phạm Duy (phổ bài thơ cùng tựa của Hàn Mặc Tử), chúng ta mới cảm được chất thơ, chất mộng và bóng dáng diễm ảo của bài thơ trộn vào bài hát.
Trên tuần san Sinh Họat Nghệ Thuật vào 2 năm chót của thập niên 60, Thái Thanh đã từng tuyên bố:
"Ai cũng nghĩ tôi hát mọi ca khúc của Phạm Duy đều đạt.
Thật ra, có nhiều bài do Kim Tước hát đạt hơn tôi."
Đúng vậy, nghe Kim Tước hát bài "Tình Quê" của Phạm Duy (phổ bài thơ cùng tựa của Hàn Mặc Tử), chúng ta mới cảm được chất thơ, chất mộng và bóng dáng diễm ảo của bài thơ trộn vào bài hát.
Gần đây, trong dĩa nhạc "Tìm Nhau Bốn
Mùa", Kim Tước cùng Quỳnh Giao và Mai Hương khi thì đơn ca khi thì tam ca. Kim
Tước đơn ca bài "Con Chim Lạc Bạn" của Phạm Văn Chung và bản "Thu Chiến Trường"
của Phạm Duy bằng một giọng nồng ấm và phong phú chưa từng có làm cho giới sành
điệu phải bàng hòang mê cảm. Đúng là gừng càng già càng cay,
đúng là gỗ cẩm lai quý giá càng để lâu càng lên nước bóng ngời như gương soi
mặt.
Sĩ Phú: Tiếng Hát Vọng Lời Âu Yếm Trong
Mơ
Tôi không nhớ rõ tôi được xem Sĩ Phú hát trên Đài Truyền Hình Việt Nam vào năm nào. Anh xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với bộ quân phục thuộc binh chủng không quân, mang lon thiếu tá.
Khuôn mặt Sĩ Phú không phải là khuôn
mặt đẹp trai, nhưng đó là khuôn mặt khá khôi vĩ và có
sức lôi cuốn mạnh đối với phụ nữ. Ông chinh phục phụ nữ không phải ở vẻ đẹp trai
mà ở cái hấp lực ở nhân diện, vóc dáng, cử chỉ, giọng nói, cách ăn nói mà đấng
Hóa Công chỉ dành cho một số rất ít đàn ông, cả nghìn người chưa chắc đã có một
người.
Ca sĩ Sĩ Phú có hàng ria mép tỉa mỏng và đen lánh như vuốt bằng sáp, có nụ cười thật tươi, thật , phơi bày hàm răng ngọc trai đều đặn và khít khao. Có nhiều phụ nữ say mê Sĩ Phú không hẳn chỉ hoàn tòan ở giọng hát nhung mềm của ông mà ở cái vẻ hào hoa khôi vĩ, ở cái vẻ trai lơ quyến rũ của ông.
Ca sĩ Sĩ Phú có hàng ria mép tỉa mỏng và đen lánh như vuốt bằng sáp, có nụ cười thật tươi, thật , phơi bày hàm răng ngọc trai đều đặn và khít khao. Có nhiều phụ nữ say mê Sĩ Phú không hẳn chỉ hoàn tòan ở giọng hát nhung mềm của ông mà ở cái vẻ hào hoa khôi vĩ, ở cái vẻ trai lơ quyến rũ của ông.
Tiếng hát của ông không hẳn là điêu
luyện, nhưng đó là một giọng không rơi xuống hàng ngũ
dành cho quần chúng hỗn tạp. Nó có nét nhà nghề, khi lên cao
hơi mỏng nhưng mịn màng như phớt lớp phấn tuyết nhung, khi ở chổ ngang thì êm ái
như rơi vào đáy thẳm của giấc mộng và khi xuống trầm thì khá rền và khá dội
sâu. Ở chỗ rền, tiếng hát tóat chất nam tính cực kỳ rực
rỡ của ông và như thỏang cái ấm áp của khói nhang đêm trừ
tịch.
Các bà các cô mê Sĩ Phú hơn tài tử
điện ảnh Trần Quang, vốn cũng có bộ ria mép và vẻ khôi
vĩ trai lơ như Sĩ Phú. Bởi sao?
Trần Quang xuất thân là một dân sự,
trong khi đó Sĩ Phú là một sĩ quan cao cấp, lại thuộc binh chủng Không quân vốn
là một binh chủng ưu tú trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lại
nữa, cái lẵng của Trần Quang bộc lộ, còn cái lẵng của Sĩ Phú thâm trầm sâu sắc
hơn.
Tiếng hát của Sĩ Phú ngự trị ngay trong lòng các cô kiều nga tố nữ có tâm hồn sẵn sàng rung động với nhạc tình cảm có phẫm chất quý báu. Nó đi sâu vào ngõ ngách trái tim của phụ nữ hơn là đi sâu vào nội giới của các bậc râu mày.
Giọng của Sĩ Phú không phải là giọng được kỷ thuật đào luyện đến mức thuần thục như giọng Duy Trác hay giọng của Ạnh Ngọc và của Phượng Bằng. Về âm sắc, đây là gọng mê hoặc làm chúng ta nghĩ đến giọng ca của các người đàn ông có sức lôi cuốn phụ nữ rất mạnh, một giọng đa tình lẫn trữ tình. Về kỷ thuật, thì đây là giọng như xôi rượu chưa được dậy men sung mãn, như trái cây chưa giấm cho thật chín mềm. Trong tiếng hát của ông có một chút gì hơi sống sượng. Đó là một cách dàn trải làn hơi đôi khi không được mượt mà lắm.Và khi ở chổ hóc búa, nó có một chút gì hơi trắc trở như một cái thắt nút của một sợi tơ tằm óng chuốt. Chuỗi ngân của ông không được đều đặn và không được dài lắm, nhưng nó cũng không vụng, không sượng chai. Tuy nhiên người nghe có cảm tưởng ông cố tình ngân nga, cố tình nắn nót từng lượn âm ba chớ không phải ông kéo dài làn hơi để cho làn hơi gợn sóng một cách tự nhiên. Cho nên chuỗi ngân ấy tuy không nổi nét răng cưa, nhưng nó không vẽ lên những né thu ba uyển chuyển dịu dàng; mổi một lượn ngân hơi nhọn, hơi thô rít, không được tự nhiên trơn ngọt lắm. Song đây là một giọng đẹp và mùi kinh khủng. Mỗi tiếng trầm của nó như hơ ấm những tâm hồn giá lạnh của một số phụ nữ cô đơn bằng những thóang ấm áp bàng hòang. Lúc đó, nó như sưởi nóng hồng huyết cầu và con tim của họ bằng men rượu bồ đào, bằng khói hương thơm của tách trà.Mỗi tiếng ngang ngang của nó như mơn man da thịt nhạy cảm của họ từng cái vuốt ve ân cần và tình tứ. Đây là một giọng gợi cảm từ bản chất, không bị cái sướt mướt lố lăng làm ngần đục những cặn bã.
Đôi lúc Sĩ Phú cố tình hát hơi nứt rạn như một thóang nghẹn ngào ở chổ láy thật nhẹ, giọng hát nhờ đó mà thêm nét duyên dáng mặn nồng. Khi hát,Sĩ Phú có một khuôn mặt trầm tỉnh điểm một nụ cười điềm đạm.
Ông không tỏ vẻ bất cần đời mà cũng không lộ vẻ tha thiết với cuộc đời. Ông như lắng sâu vào cái mầu nhiệm và kỳ ảo của âm thanh, của sóng nhạc. Chính ở điểm này, ông toát ra một hấp lực đặc biệt, một từ trường kỳ ảo.
Tiếng hát của Sĩ Phú ngự trị ngay trong lòng các cô kiều nga tố nữ có tâm hồn sẵn sàng rung động với nhạc tình cảm có phẫm chất quý báu. Nó đi sâu vào ngõ ngách trái tim của phụ nữ hơn là đi sâu vào nội giới của các bậc râu mày.
Giọng của Sĩ Phú không phải là giọng được kỷ thuật đào luyện đến mức thuần thục như giọng Duy Trác hay giọng của Ạnh Ngọc và của Phượng Bằng. Về âm sắc, đây là gọng mê hoặc làm chúng ta nghĩ đến giọng ca của các người đàn ông có sức lôi cuốn phụ nữ rất mạnh, một giọng đa tình lẫn trữ tình. Về kỷ thuật, thì đây là giọng như xôi rượu chưa được dậy men sung mãn, như trái cây chưa giấm cho thật chín mềm. Trong tiếng hát của ông có một chút gì hơi sống sượng. Đó là một cách dàn trải làn hơi đôi khi không được mượt mà lắm.Và khi ở chổ hóc búa, nó có một chút gì hơi trắc trở như một cái thắt nút của một sợi tơ tằm óng chuốt. Chuỗi ngân của ông không được đều đặn và không được dài lắm, nhưng nó cũng không vụng, không sượng chai. Tuy nhiên người nghe có cảm tưởng ông cố tình ngân nga, cố tình nắn nót từng lượn âm ba chớ không phải ông kéo dài làn hơi để cho làn hơi gợn sóng một cách tự nhiên. Cho nên chuỗi ngân ấy tuy không nổi nét răng cưa, nhưng nó không vẽ lên những né thu ba uyển chuyển dịu dàng; mổi một lượn ngân hơi nhọn, hơi thô rít, không được tự nhiên trơn ngọt lắm. Song đây là một giọng đẹp và mùi kinh khủng. Mỗi tiếng trầm của nó như hơ ấm những tâm hồn giá lạnh của một số phụ nữ cô đơn bằng những thóang ấm áp bàng hòang. Lúc đó, nó như sưởi nóng hồng huyết cầu và con tim của họ bằng men rượu bồ đào, bằng khói hương thơm của tách trà.Mỗi tiếng ngang ngang của nó như mơn man da thịt nhạy cảm của họ từng cái vuốt ve ân cần và tình tứ. Đây là một giọng gợi cảm từ bản chất, không bị cái sướt mướt lố lăng làm ngần đục những cặn bã.
Đôi lúc Sĩ Phú cố tình hát hơi nứt rạn như một thóang nghẹn ngào ở chổ láy thật nhẹ, giọng hát nhờ đó mà thêm nét duyên dáng mặn nồng. Khi hát,Sĩ Phú có một khuôn mặt trầm tỉnh điểm một nụ cười điềm đạm.
Ông không tỏ vẻ bất cần đời mà cũng không lộ vẻ tha thiết với cuộc đời. Ông như lắng sâu vào cái mầu nhiệm và kỳ ảo của âm thanh, của sóng nhạc. Chính ở điểm này, ông toát ra một hấp lực đặc biệt, một từ trường kỳ ảo.
Thanh Thúy: Tiếng Hát Khói Sương Chiêu
Niệm
Thanh Thuý là một nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây một ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân.
Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng
thuở xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thuý và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan
hiền và biết tự trọng nhất.
Ở trên chót vót đỉnh danh vọng mà cô
không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không bôi
bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí.
Cô có cái thông minh của cô gái sớm mồ côi, có cái uyễn chuyễn mềm mại của kẻ
sớm chạm trán với cuộc đời gai góc, có tư cách cao sang để dọn đường đi lên xã
hội thượng lưu.
Lần đầu tiên, vào năm 1959, tôi được xem Thanh Thuý đơn ca trong buổi đại nhạc hội do ban thoại kịch Kim Cương trình diễn tại rạp Aristo (đường Lê Lai) vào buổi xế. Thanh Thuý xuất hiện với chiếc áo dài trắng bằng lụa mềm mại và chiếc quần sa teng tuyết nhung trắng.
Cô hát bản "Chờ Anh Bên Đồi" của Xuân Tiên. Bản này hầu như không có chổ xuống trầm để Thanh Thúy biểu diễn giọng trầm và dội sâu của mình.
Cô chỉ có thể biểu diễn cái bẻ quặt giọng hát khi lên chổ hơi cao để giọng hát sắc vút lên một cách thống thiết. Sau đó, Thanh Thúy hát bài "Nhạt Nắng" của Xuân Lôi.Bài này có vài chổ xuống trầm để cô biểu diễn giọng alto (bán trầm) ấm áp và rền rền. Khi xuống trầm, giọng cô như từ chiếc bánh bèo xứ Huế mỏng dính và mát rượi được căn phồng sinh lực để hóa thân thành cái bánh ít trần miền Nam dầy cộm. Đã vậy, âm sắc của giọng quý báu kia thật nồng nàn, thật thắm đượm. Bài "Nhạt Nắng" cũng có chỗ khá cao để cô bẻ giọng làm phù thủy âm thanh, để diễn tả nổi đau đớn đến quằn quại như tích lũy từ bao đời tận đáy tâm khảm của cô. Chỗ xuống trầm là chỗ hát chân truyền, còn chỗ bẻ giọng là chỗ quái chiêu. Khán thính giả bị thôi miên bởi những chổ quái chiêu đó, tức là những cái fantaisies kỳ lạ do cô sáng tạo để lối trình diễn của mình trở nên độc đáo, nổi bật hơn lối trình diễn của các ca sĩ thời danh trước cô và đồng thời cùng cô.
Nhà thơ lớn Hoàng Trúc Ly đã cảm khái
về nhân dáng và về tiếng hát của Thanh Thúy qua những câu thơ lục bát như
sau:
Ngày em tiếng
hát lên trời
Tay xao dòng
tóc, tay mời âm thanh
Sợi buồn chẻ
xuống lòng anh
Lắng nghe
xương thịt tan thành hư vô
Tiếng hát Thanh Thúy khàn đục ở những chỗ ngang ngang và ở những chỗ xuống trầm. Khi lên cao, cô không rống để giữ nguyên vẹn âm lượng. Cô tét qua giọng ẻo lả ỏn thót để tạo một thứ thống thiết, để diễn tả tâm trạng đau khổ đến cực độ. Và ở chổ ngang ngang, cô củng làm cho rạn nứt để khán thính giả có cảm tưởng mỗi khe nứt rướm máu, rướm nước mắt. Cô cố tình nhuộm âm sắc của giọng hát cô một màu đen đậm.
Thanh Thúy dàn trải làn hơi không đều,
cho nên câu hát không dịu muốt như tháp bút. Nhưng khán thính
giả bị lối trình bày uốn éo, xóay quặn của cô kích thích và thôi miên vào cơn
đồng thiếp nên họ quên mất cái điểm then chốt đó. Cô là
một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọc âm thanh, bẻ vặn
tiết điệu, bỏ đứt nếp chân truyền trong lối hát. Chính
ở cách phá thể, ở những quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ. Chuỗi ngân của Thanh Thúy không đều, không gợn những nét mềm
dịu. Nhưng khán thính giả cũng đâu cần điều ấy.
Bắt đầu qua thập niên 60, đã có những Phương Dung, Thanh Tuyền, và sau nữa là
Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan và Giáng Thu, nào có ai biết ngân nga mà vẫn
nổi tiếng như cồn đó sao? Thanh Thúy dù ngân nga không vững
lắm, nhưng còn biết kéo dài trường độ một nốt nhạc để có những lượn sóng hiện ra
dù ít, dù hơi thô rít đi nữa.
Hai bản nhạc của Trúc Phương là "Nửa
Đêm Ngoài Phố" và "Tàu Đêm Năm Cũ" chỉ được Thanh Thúy hát vài lần là nổi tiếng.
Vào các thập niên 50,60,70, những bài hát theo thể điệu bolero của những nhạc sĩ
thời danh như Song Ngọc, Minh Kỳ, Lê Dinh, Anh Bằng, Hòai Linh, Anh Việt Thu do
cô diễn tả bằng cách tô đậm sắc tháim, bằng cách phá thể đều được khán thính giả
đón nhận nồng nhiệt say sưa.
Ngòai ra những nhạc phẫm có giá trị như của Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Lê Mộng Nguyên, Hoàng Trọng cũng được cô trình bày với phong cách gừng cay muối mặn, củng được hoan nghinh không kém. Cho nên liên tiếp ba năm, trong cuộc trưng bày ý kiến khán thính giả bốn phương do nhật báo Trắng Đen tổ chức, cô là nữ ca sĩ ăn khách nhất.
Ngòai ra những nhạc phẫm có giá trị như của Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Lê Mộng Nguyên, Hoàng Trọng cũng được cô trình bày với phong cách gừng cay muối mặn, củng được hoan nghinh không kém. Cho nên liên tiếp ba năm, trong cuộc trưng bày ý kiến khán thính giả bốn phương do nhật báo Trắng Đen tổ chức, cô là nữ ca sĩ ăn khách nhất.
Duy Khánh:
Tiếng Hát Đồng Vọng Từ Dãy Trường
Sơn
Tôi nhớ vào năm 1976 sau ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản , trong một cuốn băng nhạc nào đó , tôi có nghe tiếng hát của Duy Khánh qua bản " Tình Nước " của Võ Hòa Khánh và bài " Chiến Sĩ Vô Danh " của Phạm Duy. Có lẽ được thực hiện từ trước dưới chế độ cũ. Và có thể đây là cuốn băng lậu dưới chế độ đương thời.
Bài "Tình Nước
" vốn đã ngậm ngùi từ ý nhạc đến lời hát . Tôi nghĩ
chưa ai hát bài này bằng Duy Khánh. Dường như anh có mối giao cảm kỳ diệu
với tâm tình người sinh trưởng ở nơi nước mặn đồng chua
, đất cày lên sỏi đá. Duy Khánh vốn quê ở Quảng Trị, miền đất nghèo, ngày
ngày dân quê thường ăn cơm nấu bằng gạo đỏ trột hột mít
. Đất nghèo thường sinh sản nhân tài
.
Duy Khánh từ giữa thập niên 50, anh đã
đem giọng hát thật truyền cảm lẩn gợi cảm của mình vào Sài Gòn, trong một sớm
một chiều đã làm say lòng các thính giả chốn thủ đô Sài Gòn nói riêng , đi sâu xuống miền Tây để chan hòa khắp miền Nam Kỳ
Lục Tỉnh có chín nhánh sông Cửu Long chảy qua. Và hơn thế nữa
, tiếng hát của anh còn lan rộng khắp miền Đông Sài Gòn và trôi lên
phương Bắc để ra tận tới bên này sông Bến Hải .
Duy Khánh có giọng
khá cao nhưng không trầm lắm. Nó ngọt lịm sẵn rồi,
thông hơi và khoẻ khoắn lắm rồi. Những bản có chỗ lọt ra ngoài âm vực của
anh đôi chút vẫn được anh trình bày trơn tru như một kỵ sĩ phi ngựa xông lướt
phom phom , dẫm bừa gai góc , khe lách , nổng gò. Anh chơi fantaisie làm chi cho tiếng hát ô nhiễm những cái sướt mướt
quá trớn?
Giọng Duy Khánh đầy
âm vang lồng lộng. Nó gợi nên một thứ ngọc trong suốt
tỏa hào quang. Làn hơi của anh thật phong phú ,
càng nghe anh hát thính giả càng sảng khoái. Nó gợi lên con gói chướng vào lúc
thời tiết chớm xuân trên dải đất miền Nam , báo tin mùa xuân và cái tết sắp về , bông hoa vông đồng
sắp trổ sắc son tươi , những cây lạp mai đơm nụ sắp nở những bông hoa năm cánh
tròn xinh màu hoàng yến.
Khi vào tuổi hoa niên , lần đầu tiên nghe Duy Khánh hát bài " Nhớ Huế " của Lê
Mộng Nguyên , tôi tự nghĩ :
- Chàng ca sĩ này phải đượm nhuần chất Huế từ đầu tới chân , từ tim óc ra ngoài da . Nước sông hương phải chan hòa máu anh. Gió đỉnh Ngự Bình phải thấm nhuần hơi thở anh. Giọng anh sao mà ngọt như chè đậu ngự , chè khoai tím , mè xửng , kẹo cau , kẹo gương...Nhưng mà không, sinh quán của Duy Khánh thuộc tỉnh Quảng Trị ; nhưng mà Quảng Trị và Thừa Thiên nào có là bao xa ? Dù giọng dân Quảng Trị cứng hơn giọng Huế đôi chút , nhưng khi hát một bài hát âm hưởng ca Huế và lấy Huế làm chủ đề , có thể Duy Khánh chỉ cần tưởng tượng mình là dân Huế, được ở trong khung cảnh Huế và yêu Huế với cả mọi rung động của trái tim là anh hát đạt được tình ý của bài hát
Duy Khánh hát dân ca âm hưởng cổ nhạc Huế rất đạt, chẳng hạn như " Tiếng Sông Hương " của Phạm Đình Chương, " Tiếng Xưa ", " Đêm Tàn Bến Ngự " của Dương Thiệu Tước , " Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy " của Trầm Tử Thiêng , " Thôn Trăng " của Nguyễn Mạnh Bích , " Nước Non Ngàn Dặm Ra Di " của Phạm Duy và " Ai Ra Xứ Huế " của chính anh.
- Chàng ca sĩ này phải đượm nhuần chất Huế từ đầu tới chân , từ tim óc ra ngoài da . Nước sông hương phải chan hòa máu anh. Gió đỉnh Ngự Bình phải thấm nhuần hơi thở anh. Giọng anh sao mà ngọt như chè đậu ngự , chè khoai tím , mè xửng , kẹo cau , kẹo gương...Nhưng mà không, sinh quán của Duy Khánh thuộc tỉnh Quảng Trị ; nhưng mà Quảng Trị và Thừa Thiên nào có là bao xa ? Dù giọng dân Quảng Trị cứng hơn giọng Huế đôi chút , nhưng khi hát một bài hát âm hưởng ca Huế và lấy Huế làm chủ đề , có thể Duy Khánh chỉ cần tưởng tượng mình là dân Huế, được ở trong khung cảnh Huế và yêu Huế với cả mọi rung động của trái tim là anh hát đạt được tình ý của bài hát
Duy Khánh hát dân ca âm hưởng cổ nhạc Huế rất đạt, chẳng hạn như " Tiếng Sông Hương " của Phạm Đình Chương, " Tiếng Xưa ", " Đêm Tàn Bến Ngự " của Dương Thiệu Tước , " Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy " của Trầm Tử Thiêng , " Thôn Trăng " của Nguyễn Mạnh Bích , " Nước Non Ngàn Dặm Ra Di " của Phạm Duy và " Ai Ra Xứ Huế " của chính anh.
Có điều hơi uổng, đôi khi hát những
bài nhạc tình cảm có tiết điệu cao sang, anh cao hứng thả cái âm hưởng dân ca
miền Trung vào giọng hát , nếu chỉ thả sương sương, thả
phơn phớt, thả lờ lợ thôi thì giọng hát anh thêm mặn ý đậm tình , đằng này anh
thả không chút dè sẻn nên người sành điệu cảm thấy như đang ăn một món thanh tao
mà bị anh bỏ mắm nục mắm nêm quá tay vào món ấy.
Chuỗi ngân của Duy Khánh thật dễ dàng thoải mái. Nghe anh hát , anh ngân nga , chúng ta có cảm tưởng được ăn bát canh khoai mỡ , nuốt tới đâu trơn cổ tới đó. Tuy nhiên , chuỗi ngân đó không uốn theo nét thu ba mễm mại mà nó lượn nét răng cưa sắc nhọn.
Chuỗi ngân của Duy Khánh thật dễ dàng thoải mái. Nghe anh hát , anh ngân nga , chúng ta có cảm tưởng được ăn bát canh khoai mỡ , nuốt tới đâu trơn cổ tới đó. Tuy nhiên , chuỗi ngân đó không uốn theo nét thu ba mễm mại mà nó lượn nét răng cưa sắc nhọn.
Khi anh còn trẻ trung sung sức, nét răng cưa đó không lớn lắm nên khách sành điệu có thể
chấp nhận được. Nó người nghe liên tưởng đến nét lượn của dãy
Trương Sơn ven bờ biển Đông. Với làn hơi phong phú và với chuôi ngân ấy
khi hát nhac Jazz qua thể điệu blue đen anh gào rống thê thiết nghe sướng tai vô cùng! Bởi vậy khi anh hát những bản Blue như " Đường
Chiều " của Hông Duyệt , " Nhớ Thành Đô " của Hoàng Thi Thơ , " Những Chiều
Không Có Em "của Trường Hải , " Tôi Còn Yêu Tôi Cứ Yêu " của Phạm Duy , chúng ta
mới thấm thía cái đắng , cái thảm thiết oằn oại cảu loại Blue đen là như thế nào
.
Qua những bản nhạc kể trên , chúng ta có cảm tưởng Duy Khánh mở cho chúng ta buổi chiều thêm mênh mông , khơi cảnh dãy Trường Sơn với những nét lên cao xuống thấp thêm hùng vĩ. Và từ đó , gió từ biển khơi lướt qua đèo dội lại tiếng mang mang như tiếng gầm của sơn thần từ thời khai sơn phá thạch. Và ở những bài âm hưởng dân ca , tiếng hát anh gợi đến ánh nắng trữ tình thắp sáng những nh , những đèo của dãy Trường Sơn ấy , làm cho sắc thúy màu lam của nó thêm rạng rỡ để vẽ nét rồng uốn duyên dáng dưới vòm trời thiên thanh bát ngát.
Qua những bản nhạc kể trên , chúng ta có cảm tưởng Duy Khánh mở cho chúng ta buổi chiều thêm mênh mông , khơi cảnh dãy Trường Sơn với những nét lên cao xuống thấp thêm hùng vĩ. Và từ đó , gió từ biển khơi lướt qua đèo dội lại tiếng mang mang như tiếng gầm của sơn thần từ thời khai sơn phá thạch. Và ở những bài âm hưởng dân ca , tiếng hát anh gợi đến ánh nắng trữ tình thắp sáng những nh , những đèo của dãy Trường Sơn ấy , làm cho sắc thúy màu lam của nó thêm rạng rỡ để vẽ nét rồng uốn duyên dáng dưới vòm trời thiên thanh bát ngát.
Trên 15 năm sống oằn
oại sau bức màn tre bên quê nhà, Duy Khánh được ra hải ngoại để tiếp tục hành
nghề ca hát. Âm sắc tiếng hát của anh vẫn như
xưa. Nhưng anh ngân có hơi khó khăn, không còn trơn tru
với làn hơi cuồn cuộn như xưa.
Hồ Trường An
những
tiếng hát qua cảm nhận Hồ Trường An:
Thái Thanh:
tiếng hát dâng hiến tâm tình
Duy Trác:
tiếng hát đại hồ cầm
Kim Tước:
tiếng hát trắng ngần bông huệ
Sĩ Phú:
tiếng hát vọng lời âu yếm trong mơ
Thanh Thúy:
tiếng hát khói sương chiêu niệm
Duy Khánh:
tiếng hát đồng vọng từ dãy trường sơn
Hà Thanh:
tiếng hát thướt tha cành lệ liễu
Khánh Ngọc:
tiếng hát mềm đợt khói chiều
Nhật Trường: tiếng hát đẹp nét điêu khắc trên mặt gỗ quý
Nhật Trường: tiếng hát đẹp nét điêu khắc trên mặt gỗ quý
Túy Hồng:
tiếng hát phố vắng đèn khuya
Lệ Thu:
tiếng hát khởi phụng đằng giao
Mai Hương:
tiếng hát gợi nét thêu trên lụa
Quỳnh Giao:
tiếng ca mở nẻo lam kiều
Bích Thuận:
tiếng hát bền sắc tươi son
Hùng Cường:
tiếng hát của cuồng lưu
Anh Khoa:
tiếng ca mặn tình người duyên hải
Phương Dung:
tiếng hát gọi nhạn trong sương
Duy Quang:
tiếng ca man mác gió sơ thu
Hoàng Oanh:
tiếng hát thuở sân trường phượng thắm
Chế Linh:
tiếng hát khua động lòng cổ tháp trên đất hời
Jo Marcel:
tiếng hát gấm mượt nhung mềm
Anh Ngọc: tiếng
hát trắng nõn vóc tố Hoàn Tề
Khánh Ly: tiếng
hát đẹp man rợ
Kim Anh: tiếng hát mềm vóc lụa Tô Châu
Elvis Phương: tiếng hát của ngày xanh tuổi hồng
Trúc Mai: tiếng hát Trang Châu mơ hoa bướm
Bạch Yến: tiếng hát trải trên miền hoang phế
Họa Mi: tiếng ca đưa về bến lạnh hoàng hôn
Kim Anh: tiếng hát mềm vóc lụa Tô Châu
Elvis Phương: tiếng hát của ngày xanh tuổi hồng
Trúc Mai: tiếng hát Trang Châu mơ hoa bướm
Bạch Yến: tiếng hát trải trên miền hoang phế
Họa Mi: tiếng ca đưa về bến lạnh hoàng hôn
Sơn Ca: tiếng
hát của tháng giêng cỏ non
Kim Vui: tiếng ca trong trẻo của đóa lan vương giả
Kim Tuyến: tiếng ca lạc loài trong kịch giới
Giao Linh: tiếng hát tìm về bóng chim tăm cá
Kim Vui: tiếng ca trong trẻo của đóa lan vương giả
Kim Tuyến: tiếng ca lạc loài trong kịch giới
Giao Linh: tiếng hát tìm về bóng chim tăm cá
Trà Mi: tiếng
hát lấp lánh tia nắng mới
Thanh Lan: tiếng hát ngọt lịm mật ong
Elvis Phương:
tiếng hát của ngày xanh tuổi hồng
Băng Châu: tiếng hát cô đơn bên bóng đèn tà nguyệt
Hoài Trung và Hoài Bắc: hai tiếng hát hai dòng sông
Châu Hà: tiếng hát vọng trầm tiếng sóng tà dương
Băng Châu: tiếng hát cô đơn bên bóng đèn tà nguyệt
Hoài Trung và Hoài Bắc: hai tiếng hát hai dòng sông
Châu Hà: tiếng hát vọng trầm tiếng sóng tà dương
Thúy Nga: tiếng
ca mang nắng hạ trở về
Anh Tú: tiếng
hát trải nắng hắt hiu
Đôn Hồ: tiếng hát của mùa hè đôi lứa
Phi Khanh: tiếng hát rực nắng thủy tinh
Như Quỳnh: tiếng hát non mềm của đọt lá nụ hoa
Thùy Dương: tiếng ca mềm dẻo nhánh thùy dương
Hoàng Lan: tiếng ca đẹp màu cỏ nội hoa đồng
Thanh Hà: tiếng ca thì thầm với lá bạch dương trong gió
Sơn Tuyền: tiếng hát nở bừng bông trang bông điệp
Thái Tài: tiếng hát dệt nhung giát vàng
Tuấn Ngọc: tiếng hát mở trời rực rỡ trăng sao
Thái Hiền: tiếng hát lên dải ngân hà
Thanh Mai: tiếng hát trăng vừa tròn gương
Bích Thuần: tiếng hát tròn sáng theo trăng thượng huyền
Kiều Nga: tiếng hát hội trăng rằm
Trọng Nghĩa: tiếng ca thân quen trai tân trinh nữ
Diễm Chi: tiếng ca thục nữ ngoan hiền
Mỹ Huyền: tiếng ca gợi vẻ yêu kiều thục nữ
Lệ Quyên: tiếng ca của thục nữ đài các
Bảo Hân: tiếng hát của thanh nam kiều nữ
Ngọc Bích: tiếng hát từ miền thâm sơn hoang địa
Thế Sơn: tiếng ca đồng vọng lời nhắn gọi trong sương
Hương Lan: tiếng hát ngọt mát nước sông trong
Thanh Hùng: tiếng hát thác lũ sóng gầm
Mạnh Ðình: tiếng hát dạt dào tình sông ý biển
Ngọc Huệ: tiếng ca vọng lời tình tự của sóng biển
Trang Thanh Lan: tiếng hát tình tự quê hương
Đôn Hồ: tiếng hát của mùa hè đôi lứa
Phi Khanh: tiếng hát rực nắng thủy tinh
Như Quỳnh: tiếng hát non mềm của đọt lá nụ hoa
Thùy Dương: tiếng ca mềm dẻo nhánh thùy dương
Hoàng Lan: tiếng ca đẹp màu cỏ nội hoa đồng
Thanh Hà: tiếng ca thì thầm với lá bạch dương trong gió
Sơn Tuyền: tiếng hát nở bừng bông trang bông điệp
Thái Tài: tiếng hát dệt nhung giát vàng
Tuấn Ngọc: tiếng hát mở trời rực rỡ trăng sao
Thái Hiền: tiếng hát lên dải ngân hà
Thanh Mai: tiếng hát trăng vừa tròn gương
Bích Thuần: tiếng hát tròn sáng theo trăng thượng huyền
Kiều Nga: tiếng hát hội trăng rằm
Trọng Nghĩa: tiếng ca thân quen trai tân trinh nữ
Diễm Chi: tiếng ca thục nữ ngoan hiền
Mỹ Huyền: tiếng ca gợi vẻ yêu kiều thục nữ
Lệ Quyên: tiếng ca của thục nữ đài các
Bảo Hân: tiếng hát của thanh nam kiều nữ
Ngọc Bích: tiếng hát từ miền thâm sơn hoang địa
Thế Sơn: tiếng ca đồng vọng lời nhắn gọi trong sương
Hương Lan: tiếng hát ngọt mát nước sông trong
Thanh Hùng: tiếng hát thác lũ sóng gầm
Mạnh Ðình: tiếng hát dạt dào tình sông ý biển
Ngọc Huệ: tiếng ca vọng lời tình tự của sóng biển
Trang Thanh Lan: tiếng hát tình tự quê hương
Thái Hiền:
tiếng hát bay lên dải ngân hà
Quang Bình:
tiếng hát của sóng nước êm đềm
Lâm Thúy Vân: tiếng hát véo von trên bến xuân xanh
Lâm Thúy Vân: tiếng hát véo von trên bến xuân xanh
Mỹ Hòa: tiếng
ca sương khói trong ánh trăng
Linh Sơn: tiếng hát thoảng nhẹ khói hương trà
Thu Hương: tiếng hát tỏa nhẹ khói lam chiều
Tuấn Vũ: tiếng hát ngạt ngào trầm hương
Thái Thảo: tiếng hát thoảng áng sương mỏng khói mềm
Ý Nhi: tiếng hát tuôn khói trầm hương
Linh Sơn: tiếng hát thoảng nhẹ khói hương trà
Thu Hương: tiếng hát tỏa nhẹ khói lam chiều
Tuấn Vũ: tiếng hát ngạt ngào trầm hương
Thái Thảo: tiếng hát thoảng áng sương mỏng khói mềm
Ý Nhi: tiếng hát tuôn khói trầm hương
...
...
Hồ Trường An
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 042
THƠ PHÙNG QUÁN
| |||||||||||
| |||||||||||
|
THỤY KHUÊ * TÔ THÙY YÊN
| |||||||||||||||
|
QUỐC GIA HÀNH CHÁNH * NHỚ THANH TÂM TUYỀN
Nhớ Nhà Thơ Thanh Tâm
Tuyền
Từ Hoàng Liên Sơn, trong
hang "Tuyệt Tình Cốc" chúng tôi bị lùa lên xe chở về trại tù Hồng Ca, Yên Báy;
lúc khoảng 10 giờ sáng tháng 12 năm 1977. Ở đây, Quân Đội bàn giao cho Công An.
Kể từ ngày "trình diện" ở trường Petrus Ký, bị lùa lên Trảng Lớn, bị
đưa về Long Khánh, bị vụ nổ kho đạn tại Long Khánh rồi chuyển qua Long Giao,
ngồi tàu thủy bảy ngày ra Bắc, chui vô toa xe lửa chở xi măng lên Yên Báy, qua
phà Âu Lâu, chui vào hang "Tuyệt Tình"... Chúng
tôi đều ở dưới sự kèm kẹp của "Quân Đội Nhân Dân". Nhưng chuyến về lại Hồng
Ca Yên Báy kỳ nầy thì khác. Khi xe rẽ vào khu đất trống thì chúng tôi
thấy lố nhố toàn công an mặc đồng phục màu vàng. Lúc ấy là mùa đông, cho
nên họ trang bị quần áo mùa đông đủ bộ để trình diễn cũng như
"hù" rất ư là "tâm lý chiến"! Chúng tôi
được mở còng, xuống xe, đem hành lý trải dưới ra cho "cán bộ"
khám kỹ từng thứ. Lần đầu tiên gặp "áo vàng", có nghĩa là kể từ đây
chúng tôi không còn sống với bộ đội mà đã được giao qua cho Bộ Công An quản
lý. Kể từ cái ngày này, kỷ luật
của áo
vàng khác với áo xanh rất nhiều. Khi ở với áo xanh, hình như cũng là dân
"lính" nên đối xử với nhau cũng rất "lính". Nhưng khi áo vàng
đứng trước mặt thì... Hỡi ôi! đêm cô quạnh thảm sầu đã điểm!
Một hôm đang cuốc đất trên đồi để trồng bắp cải, xu hào cho cán bộ, tôi gặp một người trông rất quen, mà cũng là rất lạ. Trông quen vì hình như đã gặp ở đâu đó, lạ là vì anh ta không ở trong nhóm đi chung từ hang "Tuyệt Tình Cốc". Anh ta đang cúi xuống ôm cỏ cho vào hầm để làm "phân xanh". Anh gật đầu chào tôi, không nói, không quay lại lần thứ hai, xăm xăm bước về phía trước. Dáng gầy nghiêng nghiêng theo bó cỏ, chiếc nón lưỡi trai cũ, bên ngoài bộ áo tù màu xanh có sọc trắng là cái áo bằng bao cát, có lẽ anh mang từ trong Nam ra làm kỷ niệm. Hồi còn ở trong Nam, chúng tôi hay lấy bao cát may áo, may túi xách... Cũng nên nói qua về cái gọi là "phân xanh": Đó là tất cả cỏ, lá cây đem nhồi xuống một hầm, phủ đất lên trên, thời gian chừng ba tháng thì cỏ và lá cây thành phân. Người ta đào hầm phân xanh lên đem bón cây, phân màu đen xanh. Lúc chúng tôi ở Bắc, phân xanh trộn với phân Bắc (phân của tù thải ra buổi tối trong thùng, buổi sáng gánh ra đồng hòa với nước bón rau...) là độc nhất vô nhị để ta tự làm và tự ăn trở lại...
Trở lại cái anh chàng vừa lạ vừa quen kia; khi chiều tối, tôi hỏi thăm mấy anh em trong lán 2, có biết anh ta là ai mà sao quen quá. Nhiều người nói thường gặp anh ta đi lao động với lán 4 nhưng ít khi nói chuyện hay chào thân mật vì anh ta thường làm thinh và lánh mặt hay lảng tránh anh em tù ! Nhưng có một anh trong góc phòng lớn tiếng nói: "A! mấy anh hỏi cái ông ốm tong bên lán 4 hả! Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền chứ ai mà hỏi!" Cả lán 2 chúng tôi cùng "À" một tiếng. Có anh bên góc khác nói to: "Ủa! Sao lạ vậy cà! Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thì tôi biết mà sao kỳ nầy thấy khác quá không nhìn ra. Tánh ông ta là vậy đó, ít nói và cẩn thận lắm. Nhưng cũng có người cho là ngông. Thi sĩ có tài và có tiếng đều ngông và riêng Thanh Tâm Tuyền thì tự cao...!" Lại có tiếng nói khác: "Mầy thử lấy gương soi mặt mầy xem mầy có nhận ra mầy hay không mà biểu mình nhìn ra Thanh Tâm Tuyền sau bao nhiêu là nghiệt ngã... Vào trong nầy chẳng ai tin ai, thằng hay ông cũng thế! Ông ta chán đời không muốn giao thiệp thì thôi, trách làm gì!"
Mà quả là như thế! Đó là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Ngày hôm sau, khi anh ta ôm cỏ vượt qua chúng tôi, cả bọn đồng thanh: "Chào nhà thơ Thanh Tâm Tuyền!". Anh ta hơi bối rối quay lại chúng tôi, mỉm cười, cái đầu gật gật: " Chào! thơ với thẩn gì nữa!" Chỉ có thế rồi không gặp lại anh lần nào nữa trong thời gian chúng tôi cùng bị nhốt ở trại tù Hồng Ca Yên Báy. Đến khi cả một nửa số tù bị lên xe, hai người một cái còng sắt (còng do thợ rèn làm) di chuyển một ngày đường núi rừng trùng điệp ngoằn ngoèo để đến trại tù Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú thì Thanh Tâm Tuyền và chúng tôi mới được ở chung một lán. Ở phân trại K2 Tân Lập Vĩnh Phú, chúng tôi sinh hoạt với nhau lâu nhất cho đến khi anh bị lên xe chuyển trại vào một đem tối trời. Thanh Tâm Tuyền là một người anh hết sức điềm đạm, cẩn thận và hay... Đa nghi, có chút tự cao và kiêu hãnh; nhưng là đối với cán bộ trẻ, quản giáo hay dạy đời theo bài học thuộc lòng!. Có thể nói anh là mẫu người của Tình Báo chứ không phải là tay văn chương thơ phú! Anh rất kín đáo, tâm sự có chừng có mực, khuyên bảo đàn em có tình có lý nhưng lúc nào cũng gieo vào đầu đàn em mấy chữ: "Đừng tin cho đến khi thực tế!" Anh hút thuốc lào và có một ống điếu cầy khắc con rồng mang từ Nam ra. Mỗi khi đến chỗ anh nằm, lấy cái điếu treo trên vách, xin anh một bi, hít một hơi dài rồi xỉn lăn... Anh cười: " Chú mày còn trẻ, hãy cẩn thận sức khỏe còn về với vợ con. Anh già rồi..." Tôi trả lời: Anh hơn em chỉ có sáu tuổi thôi mà cứ như là ông lão tám mươi! Em là Hướng Đạo Sinh. Chỗ nào em cũng vui được, em không có buồn vì cả nước đi ở tù chứ đâu phải một mình ta! Anh nên thích ứng với hoàn cảnh để còn mai kia ta về làm lại vần thơ xưa..." Anh ngó tôi cười mỉm: "Chú mày hay nhỉ! vần thơ nay có không mà tìm thơ xưa!" Hai anh em cùng cười! Anh thường "được" cho ở trại không đi lao động để viết hàng mấy trăm tờ giấy về lý lịch và quá trình hoạt động của anh. Không hiểu sao anh cứ bị viết đi viết lại hoài. Ngồi một mình hút thuốc lào và viết cho đến chiều tối khi anh em lao động về mới được nghỉ...Anh Thanh Tâm Tuyền ngoài mặt có vẻ khinh đời như thế nhưng ở chốn riêng tư, anh là một người anh hết sức tuyệt vời. Anh hay dặn dò những điều mà đám sĩ quan trẻ hay xửng cồ cãi nhau với "bò vàng". Anh nói, mình đang nằm trong rọ, hãy kiên nhẫn và bắt chước Tôn Tẫn hay có khi cũng phải làm kẻ luồn trôn... Tóm lại, anh là một người anh rất mực kính quí của chúng tôi. Anh đổi trại một thời gian thì tôi được về. Trước khi cho về, họ chuyển tôi đến K5 là phân trại chỉ huy. Nơi đó tôi gặp lại Thanh Tâm Tuyền trong thiếu thốn, tiều tụy... thiếu cả thuốc lào!
Hôm trước khi nhận giấy ra trại, chúng tôi nghe anh bị một đội trưởng đội Lâm Sản tên là HĐĐ, Sĩ Quan Cảnh Sát thuộc Quận 10 Saigon, không biết lý do gì đánh anh Thanh Tâm Tuyền khi anh ta tìm vào chỗ của mấy người đó xin lửa hút thuốc lào(?) Chúng tôi bèn tìm đến nơi phòng ngủ của HĐĐ hỏi tội và nói là về Saigon sẽ báo cho vợ hắn biết về hành động làm chó săn, đánh anh em tù như thế nào... Nhưng khi nghe tin ấy, anh TTT tìm đến chúng tôi và khẩn cầu đừng làm to chuyện. Theo anh thì trong hoàn cảnh nầy đừng nên làm cho gia đình của họ đau lòng. Vì thế nên khi về Saigon, chúng tôi đã cho vụ đó chìm xuồng!
Sau này khi vô lại Nam và anh được trở về với gia đình, chúng tôi không có dịp gặp lại nhau cho đến khi nghe anh qua định cư ở Minnesota. Thăm hỏi nhau một vài lần, nhưng hình như về sau nầy anh không muốn giao du hay tâm sự gì về cái quá khứ sầu đau kia nữa nên chúng tôi ít liên lạc nhau. Rồi năm vừa qua 2005, nhóm anh em tù K2 Tân Lập họp mặt bỏ túi tại nhà anh Nguyễn Quyết Thắng ở Nam Cali, chúng tôi có bàn tới anh Thanh Tâm Tuyền về cái bệnh phổi của anh. Anh em nói vì trong tù anh Thanh Tâm Tuyền hút thuốc lào quá sức nên bị phổi. Tôi phản đối vì chẳng có ai trong tù mà không hút thuốc lào cả. Không biết sau nầy anh có bỏ hút hay không thì chúng tôi có ai biết được!
Nghe tin anh đã nằm xuống với cái tuổi 70 cũng là thọ rồi! Lúc vào tù chỉ có 40 tuổi thôi, cái tuổi đang lên như diều của một nhà thơ nổi tiếng và là một cây bút được cả nước ưa thích... Ôi! Thôi thì, chúng tôi, những đàn em từng đồng cam cộng khổ với anh trong các trại tù từ Nam ra Bắc; xin thắp nén hương lòng thành tâm cầu chúc anh trở về với những vần thơ của chính anh! Nếu có linh thiêng, xin phò trợ cho mọi người trong những ngày còn lại được vuông tròn. Anh hãy nhắm mắt lại yên nghỉ và cầu cho quê hương VN ta một tương lai như anh từng mong ước trong tù...!
Một hôm đang cuốc đất trên đồi để trồng bắp cải, xu hào cho cán bộ, tôi gặp một người trông rất quen, mà cũng là rất lạ. Trông quen vì hình như đã gặp ở đâu đó, lạ là vì anh ta không ở trong nhóm đi chung từ hang "Tuyệt Tình Cốc". Anh ta đang cúi xuống ôm cỏ cho vào hầm để làm "phân xanh". Anh gật đầu chào tôi, không nói, không quay lại lần thứ hai, xăm xăm bước về phía trước. Dáng gầy nghiêng nghiêng theo bó cỏ, chiếc nón lưỡi trai cũ, bên ngoài bộ áo tù màu xanh có sọc trắng là cái áo bằng bao cát, có lẽ anh mang từ trong Nam ra làm kỷ niệm. Hồi còn ở trong Nam, chúng tôi hay lấy bao cát may áo, may túi xách... Cũng nên nói qua về cái gọi là "phân xanh": Đó là tất cả cỏ, lá cây đem nhồi xuống một hầm, phủ đất lên trên, thời gian chừng ba tháng thì cỏ và lá cây thành phân. Người ta đào hầm phân xanh lên đem bón cây, phân màu đen xanh. Lúc chúng tôi ở Bắc, phân xanh trộn với phân Bắc (phân của tù thải ra buổi tối trong thùng, buổi sáng gánh ra đồng hòa với nước bón rau...) là độc nhất vô nhị để ta tự làm và tự ăn trở lại...
Trở lại cái anh chàng vừa lạ vừa quen kia; khi chiều tối, tôi hỏi thăm mấy anh em trong lán 2, có biết anh ta là ai mà sao quen quá. Nhiều người nói thường gặp anh ta đi lao động với lán 4 nhưng ít khi nói chuyện hay chào thân mật vì anh ta thường làm thinh và lánh mặt hay lảng tránh anh em tù ! Nhưng có một anh trong góc phòng lớn tiếng nói: "A! mấy anh hỏi cái ông ốm tong bên lán 4 hả! Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền chứ ai mà hỏi!" Cả lán 2 chúng tôi cùng "À" một tiếng. Có anh bên góc khác nói to: "Ủa! Sao lạ vậy cà! Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thì tôi biết mà sao kỳ nầy thấy khác quá không nhìn ra. Tánh ông ta là vậy đó, ít nói và cẩn thận lắm. Nhưng cũng có người cho là ngông. Thi sĩ có tài và có tiếng đều ngông và riêng Thanh Tâm Tuyền thì tự cao...!" Lại có tiếng nói khác: "Mầy thử lấy gương soi mặt mầy xem mầy có nhận ra mầy hay không mà biểu mình nhìn ra Thanh Tâm Tuyền sau bao nhiêu là nghiệt ngã... Vào trong nầy chẳng ai tin ai, thằng hay ông cũng thế! Ông ta chán đời không muốn giao thiệp thì thôi, trách làm gì!"
Mà quả là như thế! Đó là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Ngày hôm sau, khi anh ta ôm cỏ vượt qua chúng tôi, cả bọn đồng thanh: "Chào nhà thơ Thanh Tâm Tuyền!". Anh ta hơi bối rối quay lại chúng tôi, mỉm cười, cái đầu gật gật: " Chào! thơ với thẩn gì nữa!" Chỉ có thế rồi không gặp lại anh lần nào nữa trong thời gian chúng tôi cùng bị nhốt ở trại tù Hồng Ca Yên Báy. Đến khi cả một nửa số tù bị lên xe, hai người một cái còng sắt (còng do thợ rèn làm) di chuyển một ngày đường núi rừng trùng điệp ngoằn ngoèo để đến trại tù Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú thì Thanh Tâm Tuyền và chúng tôi mới được ở chung một lán. Ở phân trại K2 Tân Lập Vĩnh Phú, chúng tôi sinh hoạt với nhau lâu nhất cho đến khi anh bị lên xe chuyển trại vào một đem tối trời. Thanh Tâm Tuyền là một người anh hết sức điềm đạm, cẩn thận và hay... Đa nghi, có chút tự cao và kiêu hãnh; nhưng là đối với cán bộ trẻ, quản giáo hay dạy đời theo bài học thuộc lòng!. Có thể nói anh là mẫu người của Tình Báo chứ không phải là tay văn chương thơ phú! Anh rất kín đáo, tâm sự có chừng có mực, khuyên bảo đàn em có tình có lý nhưng lúc nào cũng gieo vào đầu đàn em mấy chữ: "Đừng tin cho đến khi thực tế!" Anh hút thuốc lào và có một ống điếu cầy khắc con rồng mang từ Nam ra. Mỗi khi đến chỗ anh nằm, lấy cái điếu treo trên vách, xin anh một bi, hít một hơi dài rồi xỉn lăn... Anh cười: " Chú mày còn trẻ, hãy cẩn thận sức khỏe còn về với vợ con. Anh già rồi..." Tôi trả lời: Anh hơn em chỉ có sáu tuổi thôi mà cứ như là ông lão tám mươi! Em là Hướng Đạo Sinh. Chỗ nào em cũng vui được, em không có buồn vì cả nước đi ở tù chứ đâu phải một mình ta! Anh nên thích ứng với hoàn cảnh để còn mai kia ta về làm lại vần thơ xưa..." Anh ngó tôi cười mỉm: "Chú mày hay nhỉ! vần thơ nay có không mà tìm thơ xưa!" Hai anh em cùng cười! Anh thường "được" cho ở trại không đi lao động để viết hàng mấy trăm tờ giấy về lý lịch và quá trình hoạt động của anh. Không hiểu sao anh cứ bị viết đi viết lại hoài. Ngồi một mình hút thuốc lào và viết cho đến chiều tối khi anh em lao động về mới được nghỉ...Anh Thanh Tâm Tuyền ngoài mặt có vẻ khinh đời như thế nhưng ở chốn riêng tư, anh là một người anh hết sức tuyệt vời. Anh hay dặn dò những điều mà đám sĩ quan trẻ hay xửng cồ cãi nhau với "bò vàng". Anh nói, mình đang nằm trong rọ, hãy kiên nhẫn và bắt chước Tôn Tẫn hay có khi cũng phải làm kẻ luồn trôn... Tóm lại, anh là một người anh rất mực kính quí của chúng tôi. Anh đổi trại một thời gian thì tôi được về. Trước khi cho về, họ chuyển tôi đến K5 là phân trại chỉ huy. Nơi đó tôi gặp lại Thanh Tâm Tuyền trong thiếu thốn, tiều tụy... thiếu cả thuốc lào!
Hôm trước khi nhận giấy ra trại, chúng tôi nghe anh bị một đội trưởng đội Lâm Sản tên là HĐĐ, Sĩ Quan Cảnh Sát thuộc Quận 10 Saigon, không biết lý do gì đánh anh Thanh Tâm Tuyền khi anh ta tìm vào chỗ của mấy người đó xin lửa hút thuốc lào(?) Chúng tôi bèn tìm đến nơi phòng ngủ của HĐĐ hỏi tội và nói là về Saigon sẽ báo cho vợ hắn biết về hành động làm chó săn, đánh anh em tù như thế nào... Nhưng khi nghe tin ấy, anh TTT tìm đến chúng tôi và khẩn cầu đừng làm to chuyện. Theo anh thì trong hoàn cảnh nầy đừng nên làm cho gia đình của họ đau lòng. Vì thế nên khi về Saigon, chúng tôi đã cho vụ đó chìm xuồng!
Sau này khi vô lại Nam và anh được trở về với gia đình, chúng tôi không có dịp gặp lại nhau cho đến khi nghe anh qua định cư ở Minnesota. Thăm hỏi nhau một vài lần, nhưng hình như về sau nầy anh không muốn giao du hay tâm sự gì về cái quá khứ sầu đau kia nữa nên chúng tôi ít liên lạc nhau. Rồi năm vừa qua 2005, nhóm anh em tù K2 Tân Lập họp mặt bỏ túi tại nhà anh Nguyễn Quyết Thắng ở Nam Cali, chúng tôi có bàn tới anh Thanh Tâm Tuyền về cái bệnh phổi của anh. Anh em nói vì trong tù anh Thanh Tâm Tuyền hút thuốc lào quá sức nên bị phổi. Tôi phản đối vì chẳng có ai trong tù mà không hút thuốc lào cả. Không biết sau nầy anh có bỏ hút hay không thì chúng tôi có ai biết được!
Nghe tin anh đã nằm xuống với cái tuổi 70 cũng là thọ rồi! Lúc vào tù chỉ có 40 tuổi thôi, cái tuổi đang lên như diều của một nhà thơ nổi tiếng và là một cây bút được cả nước ưa thích... Ôi! Thôi thì, chúng tôi, những đàn em từng đồng cam cộng khổ với anh trong các trại tù từ Nam ra Bắc; xin thắp nén hương lòng thành tâm cầu chúc anh trở về với những vần thơ của chính anh! Nếu có linh thiêng, xin phò trợ cho mọi người trong những ngày còn lại được vuông tròn. Anh hãy nhắm mắt lại yên nghỉ và cầu cho quê hương VN ta một tương lai như anh từng mong ước trong tù...!
Đại diện anh em tù K2 Tân Lập Vĩnh Phú VN
Lê Anh Dũng
Lê Anh Dũng
Thanh Tâm
Tuyền: Tên thật Dzư Văn Tâm (1936-2006) Sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh. Cựu sĩ quan VNCH định cư tại Minnesota Hoa Kỳ. Trước 1975, cùng Mai Thảo chủ trương tạp chí Sáng Tạo. Tác phẩm đã xuất bản: Tôi Không Còn Cô Độc (thơ,1955) Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (thơ,1964) Khuôn Mặt (truyện, 1964) Bếp Lửa (truyện) Dọc Đường (truyện, 1966) Ba Chị Em (truyện, 1967) Cát Lầy (truyện,1967) Mù Khơi (truyện, 1970) Tiếng Động (truyện,1970) Tạp Ghi (1970) Thơ Ở Đâu Xa (thơ, Hoa Kỳ) |
LUÂN HOÁN * MỘT THOÁNG BUỒN
Một Thoáng Buồn Bỗng Dưng
(tưởng tiếc nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên)
cứ tưởng rằng tôi đang tiễn người
bước năm mười bước, lại quay lui
đi quanh phòng khách, quay vô bếp
bước mỏi, không qua hết ngậm ngùi
người đã đi rồi, có thảnh thơi ?
ta vừa soi thấy trên vành môi
vết răng cố giữ đôi giọt máu
vừa rớt vào tim ta đó thôi
là lệ của người, không phải ta
nhưng sao thân mật cứ như là
trái tim đập mãi trên ngòi bút
vang tận một đời nỗi xót xa
thôi thế,thôi đành, bất lực thôi
lấy thơ thay đất tiễn chân người
nhói lòng hiểu rõ từng hồn chữ
không cõng giùm ta cạn hết lời
thôi thế, đành thôi, bất lực thôi
bước năm mười bước, khựng, quay lui
tiễn người chỉ gặp chân ta dẫm
một vũng buồn treo nặng kiếp nguời
Luân Hoán
(trích Mời Em Lên Ngựa)
nguồn: luanhoan.net
PHAN LẠC PHÚC * SÓI GIÀ CÔ ĐƠN
Con sói già cô đơn |
Con sói già cô đơn
Cổ nhân có câu "Cái quan định luật", có nghĩa rằng hãy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rốt ráo về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người vừa tạ thế trung tuần tháng bẩy qua tại Mỹ.
Khi ông còn sinh tiền, nói về ông có vẻ như tiếng chê nhiều hơn lời khen. Ở trong nước giữa thập niên 60,đang là tư lệnh phó không quân, ông nhẩy sang làm giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, kiêm Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Lúc đó làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (thủ tướng), còn ông Loan làm xếp chúa của ngành an ninh trật tự. Đây là thời kỳ rất nhiều biến động. Đệ Nhất Cộng Hòa vừa được xóa đi, thể chế mới chưa hình thành, tranh chấp được hiện ra ở mọi nơi,mọi lúc. Đây là thời gian kỷ lục về đảo chánh, về xuống đường,về bất ổn. Tướng này loại tướng kia, tôn giáo đụng chạm, sinh viên học sinh biểu tình đập phá, phật giáo đưa bàn thờ xuống đường.v.v... Chưa có lúc nào mà miền nam lại loạn như thế. Người mạnh tay dẹp những bất ổn ấy là ông Nguyễn Ngọc Loan. Sự mạnh tay của ông gồm có :cảnh sát dã chiến dàn chào,có hơi cay,có dùi cui,có việc giúp những phần tử trâu đánh, có đổ máu, có nhà tù. Ông Loan được gọi là độc tài, quân phiệt, phản cách mạng,là tay sai đế quốc... Nhưng ít có ai nghĩ ông Nguyễn Ngọc Loan đã đóng một vai trò tích cực trong việc ổn định tình thế, làm nền xây dựng cho một thể chế mới hợp hiến, hợp pháp Đệ Nhị Cộng Hoà.
Thời kỳ ấy ông được thăng Chuẩn Tướng. Nhưng người ta ít khi gọi theo cấp bậc, mà người ta quen gọi ông là Sáu Lèo. Sáu ở đây là quan sáu theo danh xưng bình dân thời Pháp gọi các quan võ, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc (thiếu úy vạch một vạch là ông một, trung úy vạch hai vạch là ông hai...). Chỉ có năm vạch là cũng (đại tá )tướng là đeo sao rồi. Nhưng dân gọi quan sáu là gọi theo hình tưỡngcung như dân ngoài bắc gọi dinh quan toàn quyền là dinh Ông Bẩy (còn trên ông sáu một bực). Nhưng sau chữ Sáu của ông Loan còn thêm tĩnh từ Lèo. Không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng khi nó đi vào ngôn ngữ dân gian thì nó mang một ý niệm bỉ thử, dèm pha, tiêu cực. Tiền lèo là tiền vô giá trị, hay là tiền chỉ có trong tưởng tượng. Hứa lèo là hứa xuông, hứa hão,hứa mà không thực hiện bao giờ. Vậy Sáu Lèo có nghĩa là một ông quan vô giá trị hay là một ông tướng hữu danh vô thực hay sao ? Sở dĩ cái danh xưng này đứng vững một phần là vì cái bề ngoài luộm thuộm của ông Loan. Ông rất ít khi mặc quân phục, mũ mãng cân đai, nghênh ngang giàn giá. Ông thường mặc quần Trây-di xộc xệch, không đeo lon lá gì, chân đi dép cao su lẹp xẹp. Ra ngoài thì ông ngồi xe jeep bình thường, không có mang cờ quạt, mà cũng không có xe mở đường, mô tô bảo vệ. Ông nhiều khi còn cỡi xe mobilet lạch xạch đi làm. Có khi ông còn một tay cầm chai lade, vừa chửi thề loạn xạ. Bề ngoài của ông tướng Loan đúng là xập xệ,là lèo,nhưng việc làm của ông thì lại không lèo một chút nào.
Một anh em kỳ cựu ở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia có kể lại rằng :Thời ông Loan,không có câu nệ lễ nghi quân cách, không nề hà hệ thống quân giai, mà ông cũng không xía vào việc của các phòng, sở, nhưng giao việc gì là phải làm cho đúng, cho xong. Cảnh sát thời ông Loan không đơn thuần làm công tác trị an, mà còn là một lực lượng xung kích hữu hiệu. Vấn đề nội an, phản gián cũng được nâng lên một mức vì ông nắm trong tay cùng một lúc Nha An Ninh Quân Đội và cơ Quan Trung Ương Tình Báo, nên công tác nó qui về một mối, nhịp nhàng hiệu quả hơn. Có bữa trực thăng đột ngột đậu xuống sân cờ Tổng Nha. Một số cán bộ phản gián đi xuống cùng một người bị bịt mắt. Nghe anh em nói lại đó là một cán bộ Việt Cộng cao cấp, bị bắt trên đường đi và gặp một nhân viên xịa gộc. Có lẽ ông Loan không muốn đồng minh lớn qua mặt mình trong địa hạt này, nên ông mới hốt tay trên, bắt cán bộ VC kia về Tổng Nha tra cứu. Ông sáu Lèo không được các đoàn thể Trâu Đánh, các nhà chính khách dấn thân ủng hộ, mà đồng minh lớn Huê Kỳ cũng không có thiện cảm với ông.
Khi giải kết ở Việt Nam bắt đầu từ cuộc tấn công Mậu thân, người Mỹ qua các phương tiện truyền thông của họ đưa ra những lời lẽ, nhung hình ảnh làm nản lòng chiến sĩ cũng như làm cho nhân dân Mỹ nghi ngờ, chán ghét chiến tranh Việt Nam. Một tờ báo Mỹ, tờ Newsweek gọi quân đội Miền Nam là thỏ đế, quân đội Việt Cộng là sư tử. Trong cuộc tấn công Mậu Thân khi phóng viên Eddie Adams chụp đuợc. Tấm hình ông Loan tự tay cầm súng lục bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng bị trói, thì ông tướng Loan từ đó đã trở thành biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Cuộc chiến của nhân dân miền nam, qua hình ảnh của ông Loan cũng trở nên phi nghĩa. Truyền thông Mỹ đã tóm được một cliché đắc ý. Nhà báo ảnh Eddie Adams cũng nhờ đó kiếm được một cái giải Pulitzer. Hình ảnh ấy cũng như cuốn phimghi lại cuộc xử bắn tại chỗ này là sự thực, nhưng tiếc thay chỉ là sự thực một nửa.Người ta không ghi lại hay là không cho biết vì sao ông tướng Loan lại làm như thế.
Là một người chịu trách nhiệm về trị an thủ đô Sài Gòn, Ông Loan biết rằng chiến thuật Việt Cộng là tấn công và nổi dậy. Quân đội giải phóng đi tới đâu là cán bộ nằm vùng nổi lên, diệt ác ôn hướng dẫn quân đội chiếm đóng các vị trí hiểm yếu, tiếp tế lương thực và tiến hành tổ chức ủy ban.Đầu mối của cuộc tấn công này là cán bộ nằm vùng, vì không có lực lượng này, quân tấn công sẽ như rắn mất đầu. Cho nên việc chính của lực lựơng cảnh sát sài Gòn là diệt nằm vùng, lực lượng Cảnh sát Dã Chiến bắt được một cán bộ Việt Cộng.Tên này vừa diệt ác ôn, hạ sát cả một gia đình sỹ quan cảnh sát thì bị bắt. Y đang thay chiếc áo đẫm máu bằng chiếc áo sọc rằn. Ông Loan liền cho mời báo chí tới thực hiện vụ hành quyết cảnh cáo nằm vùng mà nổi lên là bị bắn không tha. Ông nghĩ rằng sát nhất nhân, vạn nhân cụ và cũng để trả thù cho thuộc cấp của ông cùng gia đình vừa bị giết thảm thương.
Chiến tranh là như vậy, máu lại gọi máu. Truyền thông Mỹ chỉ chụp lại cảnh ông tướng Loan giơ tay bắn một tù binh bị trói, mà không cho biết trước đó tù binh Việt công kia đã làm gì, và sau đó quân đội gọi là giải phóng kia đã hành xử như thế nào?Một số quân nhân giải phóng đã tàn sát cả nhà trung tá thiết giáp Nguyễn tuấn, gồm tất cả 8 người trong đó có bà mẹ già đã 80 tuổi để hy vọng lấy được mật mã thiết giáp. Ở Huế, quân đội Việt Cộng không chỉ giết một người, một gia đình mà tàn sát hàng mấy nghìn người, lấp vội vàng trong những hố chôn tập thể, mà truyền thông Hoa Kỳ sau đó có nói năng gì đâu. Truyền thông báo chí Mỹ đã không trung thực trong việc tường trình cuộc chiến Việt Nam. Họ chỉ nói ra sự thực một nửa, sự thực nào có lợi cho họ. Nửa cái bánh mì thì vẫn là nửa cái bánh mì nhưng một nửa sự thực thì không còn là sự thực, hay sự thực đã biến dạng đi.
Ông tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người không giống ai.Ông hành đông theo những điều mà riêng ông cho là phải. Ông là người bất qui tắc (non conformist)cho nên ông được gọi là Sáu Lèo. Cho nên ông mới cho mời báo chí đến để trừng trị một tên Việt Cộng nằm vùng gây tội ác. Ông tưởng như vậy là có lợi cho đại cuộc, nhưng không ngờ nó phản tác dụng khiến cho Miền Nam bị tổn thương mà ông cũng thân bại danh liệt. Ông là tướng Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, việc của ông ngồi mà ra lệnh, tại sao ông phải đích thân cầm quân đi dẹp loạn để đến nỗi ông bị mang tiếng xấu, bị bắn què chân phải mang nạng suốt đời.
Nghe nói sau tháng tư đen, phải vất vả lắm ông mới vào được Mỹ. Người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người tàn bạo như ông.Làm tướng mà không có trương mục, tiền bạc nào đáng kể.Phải mở một quán ăn kiếm sống. Như vậy mà vẫn không yên, có người còn mang chuyện cũ của ông ra bới móc. Vào đầu khoảng thập niên 80,nhà văn Huy Quang, tức Trung Tá không quân Vũ Đức Vinh cùng với Mai Thảo,Thanh Nam và một số anh em ra tờ đất mới ở Seatle. Sau khi tờ báo đứng vững, đất mới có ra thêm phụ trương bằng tiếng Anh để hy vọng thẩm thấu vào dư luận Mỹ. Nhân ngày kỷ niệm Mậu Thân, Huy Quang có phone đến tướng Nguyễn Ngọc Loan, để xem ông có cần phải điều trần điều chi với người đọc Hoa Kỳ. Tướng Loan trả lời,Cảm ơn, tôi không có điều gì phải giải thích cả. Ông sống trong im lặng. Ông tự tin trong niềm im lặng của ông.
Từ lâu ông tướng Loan mắc bệnh trầm kha, và ông từ giã cõi đời vào trung tuần tháng 7 năm 1998 vừa qua . Biến cố Mậu Thân và tên tuổi ông tướng Nguyễn Ngọc Loan bỗng nhiên sống lại trong ký ức mọi người. Cái quan định luật nên nghĩ thế nào về ông Loan? phóng viên ảnh Eddie Adams người chụp bức hình xử bắn được giải Pulitzer đã đến gia đình ông xin lỗi. Khi được tin ông mất Eddie đã đích thân đến dự đám tang và nói : Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy. (The guy was a hero,America should be crying. I hate to see him go this way - Without people knowing anything about him).
Tại sao Eddie Adams bây gời mới nói ? Ông Loan đã chết rồi. Nói trước lúc khi ông mất có khi tên tuổi ông đỡ bị người đời đàm tiếu mà gia đình thân nhân cũng được ngẩng đầu. Nhưng giả sử ông tướng Loan còn sống không chắc ông đã cho Eddie Adams nói như thế đâu. Ông không cần giải thích với ai. Ông muốn nhấm nháp vết thương của ông trong im lặng. Ông là con sói già cô đơn và kiêu hãnh của A.de Vigny:
Gào khóc, kêu than đều hèn yếu - hãy dũng cảm làm cho xong công việc lâu dài và nặng nhọc của người, trên con đường mà số phận đã đặt định, rồi như ta, đau đớn, chết đi mà không nói một lời (Crier, pleuer,gémir c'est également lâche,fais énergiquement ta longue et loude tâche. Dans la voie òu le sourt a voulu t'appeler Puis comme moi,souffre et meurt sans parle)
Một dịp nào nếu tôi có dịp may đến viếng ông tướng Nguyễn Ngọc Loan tôi sẽ thắp hương, cúi đầu và khấn: Hãy an nghỉ, con sói già cô đơn và kiêu hãnh. Những người lính thuần thành xin được nghiêng mình trước hương linh thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Phan Lạc Phúc
XUÂN VŨ * CHIẾC ÁO MỘNG MƠ
Chiếc Áo Mộng Mơ
Bữa nay toàn trại đi công tác dã ngoại. Hắn được ở nhà với nhiệm vụ trực
ban. Đáng lý ra với cấp bậc Trung đội phó, hắn không được đeo băng tay
trực ban Tiểu đoàn, nhưng vì Ban chỉ huy Đại đội phải có đủ mặt ở thao
trường cho nên hắn được chỉ định tạm thời canh trại trong vài tiếng đồng
hồ. Cần gì đến vài tiếng đồng hồ! Cơ hội chỉ đến trong nháy mắt. Chỉ
nháy mắt là đủ thì giờ đễ tậu chiếc áo mộng mơ từ lâu. Đó là chiếc sơ mi
trắng loại vải xoàng. Người dân nào cũng có thể mua mặc được, nhưng ở
trong quân đội thì phải từ Tiểu đoàn trưởng trở lên mới có quyền xài.
Nói chi hắn. Hắn mới được đeo quân hàm một gạt trơn, không có tí sao sia
gì hết, còn lâu hắn mới được quân trang phát cho cái sơ mi trắng tay
măng-sét kia. Áo sơ mi trắng chỉ là áo lót bên trong áo đại cán, cũng
như áo cổ vuông màu cứt ngựa của lính. Lính nực nội thì cởi áo ba mươi
sáu đường gian khổ, lòi áo cổ vuông. Còn ông cán cởi áo đại cán thì lòi
sơ mi trắng. Không cần có cặp mắt tinh đời, các cô chỉ liếc sơ vào đám
ba quân thì cũng nhận ra ai là kẻ anh hào. Hắn mơ chiếc áo trắng kia từ
ngày hòa bình lập lại. Hắn mơ được mặc nó để về thăm quê một chuyến.
Chưa có chiếc áo đó thì ngày về quê còn xa lăng lắc vì hắn chưa dám nghĩ
tới. Đơn vị đã dời về ngoại ô Hà Nội, hằn cũng có thừa tiêu chuẩn nghỉ
phép rồi, thế nhưng hắn còn lần lữa vì chưa tậu được chiếc áo sơ mi
trắng. Tiền tiêu vặt không đủ mua kem đánh răng và xà phòng gội đầu, thì
có đâu đặt thợ đóng chiếc áo quý giá như thế. Đời lính mà mặc được áo
trắng thì xấu như ma lem cũng trở nên đẹp đẽ. Bao nhiêu đêm dài trằn
trọc, hắn nghĩ không ra kế hoạch. Thì hôm nay là cơ hội tốt lành cho hắn
đấy. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng mới bảo người cần vụ giặt phơi hai cái
áo trắng trên sào ở phía sau trại. Từ nhà bếp ngó ra thì khuất một cây
bưởi và hai cây táo. Không còn ngần ngại gì nữa, đồng chí ta bèn len
theo ven tường đến sào quơ ngay một chiếc, vò lọn cầm nơi tay. Đã có kế
hoạch sẵn, nếu có bị ai bắt gặp thì cứ nói là áo của đồng chí Tiểu đoàn
trưởng rơi xuống cát bẩn nên mình nhặt lên đem đi giặt giùm để tỏ lòng
tôn kính cán bộ.
Nhưng may quá, đồng chí thực hành ý định một cách nhanh chóng, đến đổi
khi chiếc áo còn ướt mèm được dồn vào ba lô rồi mà không ai hay tí nào.
Hắn không ngờ rằng công việc tậu chiếc áo mộng mơ quá dễ dàng như vậy.
Khi đơn vị đi thao trường về, ai lo việc nấy. Hắn trao trả nhiệm vụ canh
trại cho Đại đội trưởng. Hắn đứng nghiêm giơ tay chào Đại đội trưởng:
"Báo cáo đồng chí Đại đội trưởng, tôi là Trung đội phó X... hoàn thành
nhiệm vụ canh gác. Xin chờ lệnh Thủ trưởng!"
Đại đội trưởng gật đầu khen: "Tốt" gọn hơ. Hắn hồi hộp quá! Hình như anh
nuôi ngó hắn với cặp mắt là lạ. Hắn còn thấy cả Đại đội trưởng của hắn
hội ý rất lâu với Tiểu đoàn trưởng. Bỏ mẹ rồi, anh nuôi bắt được hắn rút
chiếc áo nên đã báo cáo với Đại đội trưởng rồi chớ gì. Hắn hối hận suýt
nữa lên văn phòng thú tội. Hắn muốn làm sao moi chiếc áo ra và vứt nó
đi bất cứ nơi nào, miễn là không ai thấy. Nhưng ở trại có cả trăm người
và sinh hoạt khít khao, hắn không có cách nào lôi cái của nợ đó ra được.
Chăn và ba lô buổi sáng đã sắp xếp theo đúng nội quy hết cả, muốn đụng
tới chúng phải có lý do. Muốn mở ba lô phải xin phép cán bộ, làm cách
nào phi tang cho được? Tới chiều, vụ mất áo sơ mi của Tiểu đoàn trưởng
mới vỡ lở ra. Các cán bộ đại đội nêu ý kiến là tập hợp đơn vị lại và cho
xét tất cả ba lô. Hắn điếng hồn, ăn nói lập cập, đi đứng luýnh quýnh
như đạp gai, nhưng hình như không ai tỏ vẻ nghi ngờ hắn. Ai lại đi nghi
ngờ anh Trung đội phó đã từng có thành tích đi vào Nam năm 1950 và từ
ngày hòa bình lập lại đến giờ nhất định bám lấy đơn vị, không về phép.
Tiểu đoàn trưởng là một người dễ dãi, không coi chiếc áo sơ mi trọng
lắm. Ông ta gạt phắt ý kiến của Đại đội, cho rằng làm như vậy rất xấu
mặt chiến sĩ của ông.
Hú vía! Hắn thở phào. Đêm đến, trong giờ tự tu, hắn ngồi trước quyển sổ
tay, cắn bút mãi không biết viết gì. Viết dối về tình cảm và hành động
của mình thì không viết được, còn viết sự thực ra thì không dám. Hắn nhổ
một ít cọng râu rồi xếp sổ đứng dậy. Liền sau đó, Đại đội trưởng hắn
đến. Tuy cái áo chẳng đáng giá nhiều, nhưng đây là một vấn đề quan trọng
về tư tưởng. Đại đội trưởng hỏi tới hỏi lui xem có ai ra vào khi đóng
quân lức hắn làm trực ban không? Hắn hơi nhột nên bịa ẩu rằng có mấy tên
khố rách áo ôm vào định xin cơm ở nhà bếp, nhưng hắn đuổi ra vì hắn
nghi là tụi địa chủ có nợ máu, sống vất vưởng nhờ lượng khoan hồng cách
mạng. Nghe hắn báo cáo, Đại đội trưởng mừng rỡ, cho rằng mình đã phăng
được mối. Đại đội trưởng liền cho người đi liên hệ với chính quyền địa
phương để biết xem ở vùng quanh đây có bao nhiêu địa chủ bị đấu, mấy tên
phải đi cải tạo, mấy tên còn lang thang ở làng. Đây là vấn đề giai cấp
đấu tranh chớ không phải một vụ cắp bình thường. Chi ủy phái người tới
cho Đại đội trưởng biết là có mấy tên địa chủ giả nghèo giả khổ để ăn
xin, rồi thừa cơ ăn cắp đồ đem ra bán ở chợ trời. Một vật giá mười đồng,
chúng chỉ lấy một đồng thôi. À ra thế! Cái chợ trời có nghĩa là thế đó.
Hắn nghe được lấy làm đắc chí. Hắn bèn xung phong đi truy lùng địa chủ.
Đến gần mười giờ đêm, sau khi đơn vị đã tắt lửa, hắn "tìm được" chiếc
áo sơ mi trắng còn ướt đem về nộp cho Đại đội trưởng. Đại đội trưởng
khen hắn lần nữa! "Tốt". Lần này kèm thêm tiếng "giỏi", rồi Đại đội
trưởng đem chiếc áo trao lại cho Tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn trưởng cám
ơn và khen Đại đội trưởng đã tích cực truy tận ổ bọn phản động. Hắn
thoát tội. Hắn trắng án, cái án ngầm không ai treo cho hắn mà chính tay
hắn tự buộc cho. Rồi hắn xin đi phép. Hắn rất thong dong thư thái. Hắn
đáp tàu điện Hà Nội đi luôn xuống phố Huế tìm lối vô chợ trời. Hắn ngó
trước ngó sau rồi đi xộc vào khu trung tâm. Giào ồi! Vô số áo trắng, áo
đen, áo dạ, áo "tây đi", và quần nữa, quần ga bạc đin, quần kaki... Nếu
hắn biết trước rằng ở chợ trời người ta bán buôn các thứ của quý này thì
hắn đã không vất vả.
Không hiểu hắn ham hố những thứ mà hắn không có quyền hưởng này từ hồi
nào? Ai lây cho hắn, hay tự nhiên sự ham muốn đó nẩy mầm và lớn lên
trong người hắn, như cái hạt cây gì đó rơi xuống đất tất có ngày mọc
lên? Có lẽ hồi 1950, hắn được gởi vào Nam Bộ.
... Một đoàn cán bộ gồm cả trăm người. Người nào cũng giữ giấy riêng
trong mình. Đồng chí Trưởng đoàn muốn vậy, đề phòng trường hợp có ai bị
hy sinh hoặc có sơ xuất thì không mất tất cả. Trong giấy cố nhiên có ghi
chức vụ từng người. Chức vụ được ghi bằng ký hiệu, chứ không bằng chữ.
Cho đúng kiểu nhà binh Trung Quốc chăng? Trên đường đi, một hôm hắn thấy
anh Đại đội phó lén sửa Đại đội phó thành Tiểu đoàn phó. Dễ lắm, chỉ
cần một gạch ngang trên ký hiệu thôi. Nó như thế này. Cấp Trưởng thì
vòng tròn, sổ đứng, một gạch ngang như trái cam có cuống và một lá, Phó
thì nửa vòng tròn, sổ đứng và một gạt ngang, như trái quít có cuống và
lá. Cho nên muốn lên chức thì cần thêm một cái lá. Một lá là Tiểu đội,
hai lá là Trung đội, ba lá là Đại đội, v.v.. Chỉ cần thêm lá là quơ được
khối uy tín và quyền lợi. Ở tận ngoài Bắc mò vô Nam, ai biết được ai
gốc gác là thằng cha căng chú kiết nào. Người có trách nhiệm cứ đếm lá
mà bắt hình dong thôi. Cái lá quít đó bao gồm cả lá đa. Chỉ có những
thằng ngu mới không gắn thêm lá cho cam quít mình tươi hơn. Hắn mới ra
trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn, nên cái cuống quít của hắn chỉ
được hai lá, còn trái quít thì trống đít. Khó gì cái sự đời ấy! Hắn bèn
kẻ thêm hai lá và chữa quít ra cam, thế là từ Trung đội phó lên Tiểu
đoàn phó, vọt một phát bốn bậc. Hắn dại gì không vọt? Chỉ cần một nét
bút thôi. Thế là hắn vọt.
Mà có riêng gì hắn đâu! Vô tới Nam Bộ thì anh nào cũng đã âm thầm thêm
cành thêm lá cho quả quít nhà cả rồi, từ Trưởng đoàn cho tới đoàn viên.
Cho nên anh nào cũng giữ tuyệt đối bí mật cái giấy giới thiệu của mình
đến lúc đoàn phân tán đi nhận công tác mỗi người mỗi tỉnh. Thực ra thì
họ cũng biết tẩy nhau cả, nhưng kín miệng là yêu nước. Họ có thừa lòng
yêu nước. Về sau, nếu đi chầu Thiên Tử, thấy bạn mình mũ cao áo rộng thì
cũng thông cảm theo kiểu hai ông mãnh biết tỏng nhau, lén mượn huy
chương đeo đi ăn tiệc, chẳng ngờ lại ngồi chung mâm.
Từ Trung đội phó hắn trở thành Tiểu đoàn trưởng!! Ở Nam Bộ lúc đó chỉ có
bốn năm Tiểu đoàn chánh thức, còn lại là Đại đội địa phương. Mà hắn là
Tiểu đoàn trưởng! Tiêu chuẩn: đi đâu có chiến sĩ chèo xuồng, được hội
nghị với Bộ tư lệnh, còn xin làm con nuôi cho mấy bà mẹ vốn sẵn lòng
"thương con xa nhà thiếu thốn tình cảm" thì mẹ nào nỡ lòng mà không
nhận, và tự phong em nuôi với mấy chị Phụ Nữ Cứu Quốc từ tỉnh đến xã,
thì chị nào lại từ chối cái sự bỗng dưng được một đứa "em" Tiểu đoàn
trưởng oai như trời!... Nhưng mà chưa ghê gớm lắm, hắn và Đại đội phó
của hắn chưa phải là những tay bán trời không mời Thiên Lôi! Có cả một
vị ở ngoài Bắc mang ba lô cho một ông kẹ nào đó vô Nam nói chiến thuật
Mao Trạch Đông vanh vách, và tự giới thiệu là Chánh ủy Trung đoàn Sông
Lô I. Có lẽ chưa oai lắm, ông Chánh ủy tự xưng luôn là Bí thư của Võ Đại
tướng. Ối giời! Còn ai bằng nữa. Cho nên Bộ tư lệnh miền Tây, vốn toàn
dân Bắc Kỳ, liền đá một anh Nam Kỳ đang ngồi ghế Chánh ủy Trung đoàn độc
nhất của miền Tây để kính cẩn mời ông "Bí thư Võ Đại tướng" đăng quang,
nhận chức Chánh ủy Trung đoàn... Cứt cọp trở thành cọp cũng dễ.
Khi đi họp ở Bộ tư lệnh, các ông cán gốc Việt Bắc đều tương ngộ bất kỳ,
những dịp để tự kiểm điểm thành quả cách mạng của "đằng mìn" tại đất Nam
Kỳ béo bở. Ông nào cũng gác đờ co, đi xuồng mui ống bốn chèo, quần áo
bảnh bao, túi giắt parker, tay đeo Movado, lưng mang sà cột, oai phong
lẫm liệt, anh em "đằng mìn" đều phớn phở lạc quan cách mạng quá mức yêu
cầu. Quả, đất Nam Bộ đãi người có khác. Cán Bắc vô Nam, vô sản trở thành
quan vô sản.
Vậy là hắn có tất cả những gì hắn mơ ước. Và cả những gì hắn chưa bao
giờ dám mơ ước tới. Trừ cái giò heo để giắt lưng. Vô súng ngắn bất thành
... cóc rác gì cả? Trong cách mạng có lắm đồ trang sức, có cả cái giò
heo này. Tiểu đoàn trưởng mà không có súng ngắn là nghĩa làm sao? Hắn
bảo lội qua suối đánh rơi. Dân Nam Kỳ vốn nhẹ dạ cả tin, nhất là tin
Trung ương, nên tin rằng ông Tiểu đoàn trưởng đánh rơi súng dưới suối.
Thời may, hắn gặp dịp. Dịp này không ai biết được rằng do hắn tạo nên
hay thời cơ dẫn xác đến nộp mạng cho hắn. Hắn thuổng được khẩu súng của
ông Tư lệnh khu. Nếu trên đời có lắm chuyện ly kỳ thì đây là chuyện ly
kỳ nhất. Hắn dấu súng kỹ trong ba lô và hôm sau hắn được phân công xuống
tỉnh. Hắn làm ra vẻ khiêm tốn "Tiểu đoàn trưởng này khác với các Tiểu
đoàn trưởng khác, không thèm đeo súng lục" cho thiên hạ biết mặt. Trận
trung rõ mặt anh hùng, hơn nhau cây súng giắt lưng quần mà chi!
Nhưng thấy có mòi êm tĩnh, một buổi trưa, hắn nổi hứng moi giò heo ra
lau chùi tỉ mỉ để cho anh em đồng chí trong Nam chiêm ngưỡng cái đức
tính khiêm tốn của cán bộ Trung ương. Cao hứng, hắn bèn đem khẩu súng
ra, tháo ráp, làm động tác giả, luôn tiện dạy cho các anh Nam Bộ cù lần
kia cách sử dụng súng lục. Rồi nổi hứng lên, bèn sáng tác ra luôn tiểu
sử của khẩu súng: "Nó là chiến lợi phẩm của mình thu được trong trận
đánh tan đoàn quân ứng chiến của Charton Lepage ở chiến dịch biên giới.
Do đó mà Bác đến tận nơi tặng thưởng luôn cho mình."
Trong đám khán giả Nam Kỳ, có một anh chúa cù lần. Chàng ta nghe xong
chuyện gật đầu lia lịa. Và khi chuyện dứt, chàng ta xin cầm cây súng để
xem cho biết nặng nhẹ. Xong lại đem cho nhiều người khác xem. Rồi gã giữ
luôn khẩu súng của hắn. Hắn có biết đâu cái chàng cù lần kia là cựu vệ
sĩ của ông Tư lệnh. Chàng ta từng lau chùi và thuộc nằm lòng những con
số, từng vết trầy trên bá súng và còn biết cả lai lịch của cây súng nữa.
Chính chàng ta đã từng mang khẩu súng này đến mòn cả xương hông đi theo
ông Tư lệnh tò tò như giữ tù mấy năm ròng. Và cũng chính chàng ta mơ
ước ngày nào đó mình sẽ được mang "giò heo" cho mình vì mình và của mình
chứ không phải cho ông, vì ông và của ông Tư lệnh. Để đáp nghĩa tớ thầy
bấy lâu, ông Tư lệnh đề bạt anh ta lên hai cấp và bổ cho về tỉnh công
tác. Ngoài ra còn tặng luôn cây súng lâu nay đã cạ mòn xương hông anh ta
nữa. Nhưng anh ta lơ lõng làm sao mà cây súng bị bối mất, khi về tỉnh,
anh ta chỉ mang theo có nửa cục oai, với sự cay cú kẻ nào đã ngoạm mất
nửa cục kia của mình.
Thiệt là đau vô cùng nhưng anh ta không dám nghi ngờ các đồng chí Tiểu
đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó, Đại đội trưởng Việt Bắc có mặt ở chiêu đãi
sở hôm đó, lúc anh ta được ông Tư lệnh mời vào từ giã (vào văn phòng
không được mang súng). Thì nay anh đã ngộ cố nhân rồi! Thiệt đáng nực
cười. Có lắm kẻ mặc áo chợ trời mà quên mất mình được nó ở đâu, và có
những kẻ hay thích đi mượn mề đay để đi dạ tiệc.
Chuyện mượn mề đay đi ăn tiệc bị lộ tẩy ngay tại bữa tiệc, thì chuyện
chộp súng của ông Tư lệnh sao lại không đến tai ông ta?
Cái anh Nam Kỳ cù lần lấy lại được nửa cục oai, đã vậy còn làm báo cáo
về Bộ Tư Lệnh. Thế là hắn tiêu tùng. Lá quít lá đa rụng sạch, chỉ còn
cành trơ. Hắn bị đưa đi bắt rận đề lao binh. Chuyện thật không ai ngờ.
Đã vậy người ta lại còn phanh phui ra các thứ giả mạo khác của hắn. Dậu
ngã bìm dại gì không leo! Nhưng cũng may, những tên gian dối lại gặp
nhiều cơ may hơn kẻ hiền lương.
Cái ông Bí thư Võ Đại tướng về mần Chánh ủy Trung đoàn kia một hôm gặp
hắn chèo xuồng cho một ông cán nọ (đã vô đề lao binh thì ai muốn sai bảo
gì cũng phải nghe, nữa là chèo xuồng cho cách mạng, vinh quang ra
phết!). Ông chánh ủy động lòng trắc ẩn bèn xin thằng em về chèo xuồng
cho mình. Ông chánh ủy muốn là đảng muốn! Đảng là Chánh ủy, Chánh ủy là
Đảng chớ ai trồng khoai đất này. Cho nên hắn thôi chèo xuồng kia để lại
chèo xuồng này. Nhưng chèo xuồng cho đồng hương đồng tịch đồng xuồng đỡ
khổ hơn. Hơn nữa, cái ông đồng hương này cũng đang có sự bí ẩn cần được
giấu kỹ như mèo giấu cứt. Để cho cái thằng em này bị đày đọa nhục mạ, nó
uất ức, nó khai ra thì Chánh ủy trở thành chánh quỷ, phe "đằng mìn" hết
phất nổi.
Ông Chánh ủy nghĩ vậy, nên khi về Trung đoàn, ông lại phục chức cũ
nguyên xi cho hắn. Nghĩa là cái cành đa lại đeo hai cái lá như xưa,
không được vẽ thêm. Mà vậy cũng là quới lắm rồi! Thằng lính từ được lãnh
chức cũ Trung đội phó thì còn mong gì nữa. Và lại được đưa xuống đơn vị
tác chiến để lập công chuộc tội. Lập công được vài năm thì hòa bình trở
lại. Tập kết ra Bắc! Lê Dương hồi hương. Hắn gặp lại những bạn cũ Nam
tiến năm xưa. Thằng nào cũng áo quần nhuỗm nha. Kịp khi phong quân hàm,
chúng đều lãnh áo trắng phau phau, giầy cộp đen lấp lánh trông rõ mặt
người. Riêng hắn thì giầy bố, áo cứt ngựa. Tủi thân quá! Hắn không dám
oán trách ai, kể cả cái gã Nam Kỳ cù lần năm xưa mà hắn gặp lại. Gã này
cũng đã lên giầy cộp đàng hoàng. Chắc chắn không phải vì lén thêm lá
quít.
Con người ta có lúc thịnh lúc suy, lúc vinh lúc nhục, mấy ai nhục suốt
đời, mấy ai vinh mãn kiếp, bởi vậy nên trời đã sinh ra voi lại còn sinh
ra chó. Hắn buồn, hắn khổ. Đi làm cách mạng cùng lứa, người ta vinh quy
bái tổ rần rần. Thư nhà gởi lên cho biết anh hùng quân đội "X" cùng đánh
trận Charton Lepage với hắn vừa về thăm làng, đèn treo sao chớp, hương
chức hội tề chường đủ mặt trong buổi đón tiếp trọng vọng, mấy nhà đụng
thịt chó ăn mừng tở mở. Đứa em gái của hắn cũng quyền cao lộc cả rồi nên
trách ông anh sao bạc bẽo, chẳng về thăm họ hàng để người nhà được vinh
quang lây tí chút.
Hắn trả lời rằng hắn bận lắm, cách mạng còn đang ở thế tiến công, cả một
trọng trách đè trỉu lên vai, nếu hắn về thăm nhà, không ai cáng đáng.
Thư em gái lại dộng lên hối thúc, còn cho biết thêm rằng chị Lý lấy
chồng nhưng chị Đào trước kia vẫn còn đợi anh đấy! Gái Việt Nam thủy
chung quá cỡ. Đã thế hắn không thể nào trì hoãn được nữa! Hắn đã mất một
cô em gái nuôi xinh như tranh ở Nam Bộ vì cái thằng thổ tả cù lần coi
súng kia, bây giờ cách mạng bù lại cho hắn một tấm thủy chung náo nức
đợi chờ thì trọng trách nặng mấy cho cân? Cô Đào, em Đào! Anh sẽ về cưới
em! Hắn thầm nhủ.
Hắn phải về chứ! Có là sắt đá mới để cho người ta đợi mãi. Hắn phải vinh
quy bái tổ. Nhưng cái cổng chào dựng ở chợ trời, hắn phải luồn qua đó
trước khi về làng. Hắn đi một vòng các sạp. Ôi chao, những chiếc áo bị
căng tay như anh hùng rơm giữ dưa, phơi cả lưng lẫn ngực cho khách hàng
xem để đánh giá, những cái quần treo hai ống rộng suông như quan điểm
nhân dân không chấm đất, những chiếc áo pa-đờ-suy lính tẩy cúc vàng và
những đôi giầy bộ đội mới tinh của quân trang vừa nhảy dù, ghếch mõm nằm
đây thách thức thằng nào thử động chúng ông xem.
Hắn không thấy, hắn không cần thấy gì hết ngoài những chiếc áo sơ mi
trắng xinh xinh như mộng treo ở cuối chợ kia. Hắn đến ngay hỏi giá và
trả tiền lấy luôn một đôi, chiếc này giống hệt chiếc kia. Người chủ sạp
lấy tiền nên quên mất quan điểm nhân dân, xé đánh toạc tờ báo Nhân Dân
đang đọc cuộn liền hai cái áo. Tuy không kín nhưng chu đáo hơn các cô
mậu dịch viên nhiều. Nhưng hắn sực nhớ ra rằng áo mộng phải đi đôi với
giầy cộp. Hắn vụt đến các sạp bán giầy. Cả một lô như những đôi trâu hợp
tác xã không ai chăn đang chờ cỏ. Hắn cầm lấy một chiếc, ướm vào chân
rồi trả giá qua loa, mua ngay. Vì là giầy cũ nên người bán không gói.
Hắn không cần sự niềm nở hoặc sự chu đáo. Hắn ngồi xuống góc sạp tụt
dép, tra giầy mới, cởi luôn áo, mặc sơ mi trắng vào, rồi đứng dậy đi
nhanh, yên trí không ai thấy.
Hắn rời khỏi chợ trời một cách hộc tốc nhưng phấn khởi lạ lùng. Hắn ra
bến xe. Hắn về tới làng khi mặt trời chiều treo ở ngọn tre đầu làng. Năm
bảy năm trước, hắn từ giã họ hàng ở đây. Bây giờ hắn trở về. Người làng
vẫn còn nguyên đó, tuy trên mặt thêm vô số khía sâu. Họ là Xã viên hợp
tác, là Bí thư, là Chủ nhiệm. Còn hắn...? Hắn cũng đi trên đường cách
mạng chứ có kém ai.
Hắn diện áo trắng, kên giầy cộp, mặt mũi phương phi, khác hẳn mọi người ở
làng. Cái chàng trai quê mùa ngày xưa đã lột xác, trở thành một ông gì,
chắc phải là to lắm trong quân đội. Giầy cộp áo trắng! Mấy ai trong
làng đi mà về được như hắn. Bà con đến chào mừng người làng mình vinh
quy bái tổ làm rỡ ràng cho mảnh ruộng nghèo khó này. Người ta kháo với
nhau rằng ảnh của hắn đã đăng trên báo Nhân Dân, chụp trong kỳ lễ duyệt
binh khi đón Bác.
Đảng về thủ đô. Những cô gái tên Hồng tên Lý, xưa kia coi hắn là anh
chàng vô duyên, bây giờ đâm ra tiếc ngơ tiếc ngẩn. Họ đang đứng sau bụi
tre chưa dám chường mặt ra chào ông nghè cách mạng. Cả một sự rộn rịp
trên đường quê tóe ra trong buổi chiều oi ả. Có những người lôi nài hắn
về nhà uống nước chè xanh. Một bà có con gái dậy thì mời hắn sáng mai
đến nhà xơi bún riêu. Rối ra rối rít tíu ta tíu tít.
Hắn trôi theo đám người đang níu kéo tranh giành kỳ được hắn. Đường làng
đầy lổ chân trâu. Chắc áo trắng nâng hắn nhẹ như bông, như lắp cánh cho
hắn, còn đôi giầy thì chẳng khác đôi hia có phép thần. Hắn bước từng
bước, hắn nghe từng bước và hắn thích từng tiếng giầy nện. Nhưng tất cả
chỉ là một giấc mơ ngắn.
Thực tế thì hắn đang khổ sở vì đôi giày da đen cứng. Hắn không quen mang
loại này nên chỉ cuốc một quãng, gót chân phồng lên, hắn đi chậm lại,
rồi đi khập khễng. Gót bên trái đau hơn. Chiếc áo trắng mộng đã đẫm mồ
hôi như lưng xã viên kéo cày cho hợp tác xã.
Hắn cố lê tới gốc đa bên vệ đường và ngồi phệt xuống, tụt giầy cởi tất
ra xem. Mỗi gót chân đều phồng lên một bọc nước trong bóng như múi dâu
ta ở Nam Bộ. Hắn xuýt xoa, hắn nhăn nhói, hắn tắc lưỡi một mình. Vì đâu
nên nỗi?
Khẩu súng cầm nhầm bị bại lộ phải đi trại giáo hóa, rồi chiếc áo trắng
vo tròn đút ba lô suýt bị bắt, cũng đều do giấc mơ hiển vinh này đây.
Bây giờ thì đạt rồi. Giầy cộp áo trắng chợ trời nào ai truy được gốc.
Hắn định quảy đôi giày trên vai, lội chân không cho đỡ đau, khi về gần
tới nhà sẽ tra vào. Một bác nông dân đi làm về ngang chỉ ngó hắn rồi đi
thẳng chứ không hỏi han dường như biết tẩy hắn.
Thời may, từ đằng kia có một anh bộ đội đi lại. Anh này mặt còn non
choẹt, có lẽ lính nghĩa vụ sau hòa bình. Thấy hắn, anh lính niềm nỡ một
cách "tôn cán" ngay:
"Chào Thủ trưởng, Thủ trưởng làm sao thế?"
"À cậu, vết thương cũ nó hành tớ đấy mà!" Hắn đám một cách "ái binh" trở
lại.
"Thủ trưởng định đi đâu bây giờ?"
"Tôi về xã nhà giúp cho Ủy ban chút việc ấy mà. Còn cậu, cậu đi đâu?"
"Báo cáo, em về phép nhưng lỡ ham vui, chắc trễ xe. Em chạy nhanh ra
chợ, nếu may có gặp được xe mình thì quá giang kẻo trễ phép bị kỷ luật."
Anh lính tinh ý, nhìn thấy áo sơ mi trắng và giầy đen thì biết ngay đây
là cán bộ trung cấp nên tỏ vẻ lễ phép từ phút đầu: "Chào Thủ trưởng!"
Chả là trong điều lệnh nội vụ có ghi: "Cán bộ cấp trên ở đơn vị khác có
quyền khen thưởng hoặc hình phạt bằng phân nửa quyền hạn của Thủ trưởng
đơn vị chính", nghĩa là anh lính đi ra ngoài đơn vị mà lang bang thì cán
bộ bất cứ đơn vị nào cũng có quyền phạt anh ta. Nếu đáng năm ngày cơm
lạt thì chỉ phạt hai ngày rưỡi thôi, phần còn lại dành cho Thủ trưởng
của đơn vị anh ta.
Hắn thấy anh lính sợ bị kỷ luật thì xua tay bảo: "Cậu đừng lo. Để tôi
ghi giấy chứng nhận rằng xe hành khách bị sung công đắp đê Mai Lâm."
"Vâng ạ!" Anh lính mừng rỡ "Vậy em không phải vất vả nữa. Để em quảy ba
lô và xách hộ đôi giày cho Thủ trưởng. Em quê ở làng bên!"
Thế là hắn trở thành Thủ trưởng thật sự, có gác-đờ-co vác ba lô và xách
giầy. Anh lính được cái ân huệ bất ngờ và to lớn, muốn đền đáp ngay để
đời sau con cháu khỏi phải nợ, như nợ ơn Bác ơn Đảng, nên anh ta hết
lòng hết sức phụng sự Thủ trưởng, một tiếng "dạ", hai tiếng "vâng", coi
như chính vị chỉ huy của mình.
Cán binh đủng đỉnh đi trên đường làng, cán hãnh diện đi trước, binh lóm
thóm theo sau. Khi hai thầy trò về gần đến nhà, một cụ già nhận ra hắn
kêu toáng lên. Rồi cả xóm ùa ra. Anh lính cần vụ vênh váo: "Thủ trưởng
tôi đang bị vết thương cũ hành hạ đấy ạ!"
"Ấy chết! Đứa nào chạy kêu y tá? Xã mình có đội y tế mới về!" Cụ già sốt
sắng bảo.
Đây là bác ruột của hắn. Cụ đến bên hắn vuốt nếp áo trắng xuýt xoa:
"Đi theo cách mạng có khác. Thôn mình dễ được mấy người! Tiếc bố mày
không còn sống để nhìn con thế này."
Bà con trong xóm ào ra chật ngõ. Người nào cũng trầm trồ nào là nhà tốt
phước, nào là anh giống bố anh, nào anh là người có chí, đi những ngót
chục năm mà không sờn lòng... Thôi thì hoa vinh quang rắc đầy người.
Vinh quang lây cả đến anh lính cần vụ.
Một cậu bé, có lẽ em họ của nhà cán, biết đó là giầy của người nhà, nên
giành lấy để xách hộ. Một đứa khác nghịch ngợm hơn, giật ngay và xỏ chân
vào đi khập khểnh trên những tảng đá mấp mô đường làng. Mọi người trông
theo cười rộ vui vẻ. Ông cụ bảo:
"Đi làm cách mạng những mười tám năm giời và phải anh dũng chiến đấu lắm
mới được tiêu chuẩn cao thế đấy! Đâu phải ai cũng được...!"
Người danh giá về làng có khác. Làng xóm họ hàng chào đón niềm nở, tưng
bừng. Người ta nối đuôi nhau đi sau theo anh cán bộ cách mạng như một
đám rước, chỉ thiếu kèn trống, nhưng cái ngữ ấy là của phong kiến, cách
mạng không cần. Tiếng cười, tiếng khen của người lớn, tiếng kháo nhau
của trẻ con còn vui gấp mấy.
Sau cùng đến lượt bà mẹ của anh cán bộ. Bà đi làm đồng vừa về nhà, nghe
trẻ con mách: "Bà ra mau ngoài ngõ, con bà về, có cận vệ nạt đường, áo
trắng giầy cộp. Có cả xe ô tô! Nếu đường rộng và không đứt quãng nó đã
chạy vào thấu đây rồi!"
Bà tất tả chạy ra, đầu óc mường tượng hình dáng đứa con. Bà lầm thầm
trong miệng: "Ơn đảng, ơn Bác!" Bà lập lại câu ấy có đến chục lần, như
thầy cúng đọc thần chú mà không hiểu nghĩa gì.
Khi chạy ngang nhà cái Đào, bà ngoảnh vào gọi:
"Đào ơi! Chồng mày nó đã về đấy!"
Từ trong khóm chuối um tùm có tiếng đáp vọng ra:
"Anh ấy mới vừa đi sao lại về cụ?"
Bà mẹ sực nhớ ra..., bèn cắm cúi chạy đi. Bà con làng xóm đang công kênh
con bà đi về phía bà. Mắt bà mờ, chân bà dại hẳn, không bước được nữa.
Con đương làng mọi ngày bằng phẳng nay sao lồi lõm lắm thế. "Dễ thường
nó lập công to lắm!" Bà không dám nghĩ xa hơn nữa, sợ ngợp vinh quang.
Người ta không để cho con bà đi một bước. Người ta kiệu anh ta về đến
nhà mới chịu thả xuống.
Người cần vụ lẽo đẽo theo sau, khi đến nơi, kính cẩn đặt chiếc ba lô lên
phản giữa, rồi quát to làm như mình là cần vụ thiệt của ông cán bộ và
nhà này là đơn vị của ông.
"Đứa nào chạy đi đun nước!"
Đám trẻ dạ ran. Có lẽ chúng chưa bao giờ trông thấy một cán bộ áo trắng,
giầy cộp như thế về đến ngõ này, cái làng nghèo xác và đi Nam gần sạch
sau ngày hòa bình. Một đứa sáng trí hơn chạy sang nhà Đào. Thì Đào cũng
vừa đến nhưng còn lấp ló bên ngoài. Trông thấy người con gái, cả hai anh
bộ đội, cán lẫn binh, đều kêu lên cùng một lúc, bằng một tiếng âu yếm
như nhau: "Em!"
Đào đứng khựng lại sững sờ, môi mấp máy, mắt tròn xoe. Cả hai đều có cái
lý của mình khi âu yếm gọi Đào bằng tiếng ấy. Nhưng anh cán áo trắng
nhanh trí hiểu ngay sự đời biến chuyển theo duy vật duy tâm và cả chẳng
duy cái gì hết, nó biến chuyển lắm khi trật ngoài đường rầy xe lửa cách
mạng.
Hắn hẹn Đào từ lúc nàng mười sáu. Hắn vô Nam, quơ ngang bắt hụt biết bao
nhiêu là chị nuôi em nuôi. Người con gái như cái hoa tươi bị sương gió
mà héo dần; không thể chờ đợi một thằng thất tín. Nhưng hắn lại không
biết như vậy mà trách người không giữ lời hứa với mình. Hắn nảy ra ác ý.
Hắn hất hàm với anh lính.
"Cậu mở ba lô lấy mấy cái áo trắng ra hộ tôi. À, mà thôi, cậu lấy mấy
thước pô-pơ-lin ngoại ra hộ tôi, tôi mua về tặng cô hàng xóm... Mà này,
khoan đã, còn tí nắng ở bờ dậu, cậu đem vứt đôi giầy ra phơi kẻo lúc nãy
tôi dẫm vào chỗ nước bùn!" Hắn rối ra rối rít sai bảo anh "cần vụ" chạy
điên đầu mà vẫn chưa tha.
Đào cắm mặt đi xuống bếp đun nước. Rạ ẩm bốc khói không lên lửa ngọn,
Đào dụi mắt lia lịa. Nước mắt nàng cứ ràn rụa không cầm lại được. Nàng
ân hận. Giá nàng chậm đi một vài tháng đã hơn không? Nàng vụt nghĩ,
nhưng nàng sực tỉnh vì có tiếng gọi của chồng:"Em ơi, nước xong chưa,
đem lên cho Thủ trưởng?"
Ông cán bộ trung cấp đang ngồi trên ván giữa để hứng những câu khen tưới
lên đầu, chợt nghe anh cần vụ nhắc tới mình, bèn đứng dậy đi xuống bếp,
với giọng bề trên:
"Anh chị lấy nhau hồi nào thế hả? Đẹp đôi chứ!"
"Dạ mới đây thôi!" Anh cần vụ lễ phép đáp, còn cô vợ thì cúi mặt, lòng
nghe buốt đau.
SƠN TRUNG * NGÀY VỀ QUANG VINH
Tröôùc cuûa hoäi
tröôøng, côø ñoû, côø xanh, côø vaøng caám chaät ních nhö laø moät ngaøy leã
hoäi. Trong hoäi tröôøng tænh, quaït maùy chaïy vuø vuø. Hoäi tröôøng töong ñoái
roäng , coù khoaûng hôn 100 gheá ñöôïc baøy bieän ngay ngaén, lòch söï. Treân
töôøng, tröôùc maët hoäi tröôøng laø aûnh Hoà Chuû tòch vôùi haøng khaåu hieäu:”
Baùc Hoà soáng Maõi Trong Söï Nghieäp cuûa Chuùng Ta” , “ Quyeát Taâm Xaây
Döïng Xaõ Hoäi Chuû Nghóa Vaên Minh vaø Giaøu Maïnh” . Khaùch tham döï goàm coù
uûy ban nhaân daân tænh, hoäi ñoàng nhaân daân tænh, ñaûng uûy caáp tænh, coâng
an tænh, tænh ñoäi vaø caùc caùn boä tænh vaø huyeän. Daân chuùng ñöùng haøng
trong haøng ngoaøi coù ñeán vaøi traêm, trong ñoù coù hoïc sinh caùc tröôøng,
keå caû hoïc sinh lôùp maêng non ñaõ ñöoïc huy ñoäâng töø 6 giôø saùng. Khoaûng
möôøi giôø caùc caùn boä ñeán raûi raùc. Ñeán möôøi moät giôø hôn, ñoàng chí chu
û tòch uûy ban nhnân daân ñeán, roài ñoàng chí tænh uûy ñeán. Caùn boä caøng cao
thì ñeán caøng treã. Trong hoäi tröôøng cuõng nhö ngoaøi saân, coâng an ñöùng
ñaày, laêng xaêng chaïy qua chaïy laïi ra veû baän roän vaø tích cöïc. Ngoaøi
coång, hai haøng boä ñoäi boàng suùng chaøo raât trang troïng uy nghi nhö laø
ñeå ñoùn tieáp chuû tòch Hoà Chí Minh ñoäi moà trôû veà thaêm tænh.
Ngoài trong hoäi tröôøng, beân traùi laø ñoàng chí bí thö tænh uûy vaø beân phaûi laø ñoàng chí chuû tòch uûy ban nhaân daân tænh, Thìn caûm thaáy mình voâ cuøng vinh haïnh. Hình nhö caùi ñinh hoâm nay laø Thìn. Döôøng nhö caû maáy traêm, maáy ngaøn caëp maét ñeàu ñoå doàn vaøo chaøng, “ ngöôøi Vieät kieàu yeâu nöôùc” cuûa tænh. Chaøng trôû thaønh nhaân vaät soá moät cuûa caáp laõnh ñaïo tænh vaø cuûa nhaân daân tænh bôûi vì trong maáy naêm vöôït bieân roài soáng ôû Ñan Mach, chaøng nay ñaõ trôû thaønh trieäïu phuù. Chaøng ñöôïc toøa ñaïi söù Vieät Nam taïi Ñan Maïch toân laøm thöôïng khaùch, thöôøng môøi chaøng ñeán ñaõi tieäc vaø traân troïng môøi chaøng veà ñaàu tö. Trung öông Haø Noäi vaø Uyû ban Nhaân daân tænh ñeàu göûi thö môøi chaøng trôû veà ñoùng goùp taøi naêng vaøo coâng cuoäc döïng xaây chuû nghóa xaõ hoäi. Khi chaøng veà ñeán Noäi Baøi, chuû tòch tænh vaø bí thö tænh uûy cuøng moät luùc ñöa xe con ra ñoùn chaøng vaø ñöa chaøng veà taän nhaø. Hoï coøn ñeå xe laïi cho chaøng söû duïng. Hoï aân caàn heát söùc khieán cho chaøng caûm ñoäng. Ngaøy hoâm nay laø ngaøy leã caùch maïng thaùng taùm, maáy naêm nay vì khoùø khaên kinh teá, ngöôøi ta boû queân khoâng toå chöùc, nay chaøng veà, ngöôøi ta toå chöùc möøng chaøng ”y caåm hoài höông” vaø kyû nieäm caùch maïng thaùng taùm luoân theå. Sau phaàn nghi leã chaøo côø, suy toân Hoà chuû tòch, maëc nieäm chieán só traän vong, vieân tænh uûy leân ñoïc dieãn vaên, ca tuïng caùch maïng thaùng taùm vaø ca tuïng coâng cuoäc xaây döïng xaõ hoäi chuû nghóa, ñoàng thôøi keâu goïi ñoàng baøo trong nöôùc vaø haûi ngoaïi tích cöïc ñoùng goùp cho coâng cuoäc xaây döïng ñaát nöôùc giaøu maïnh. Tieáp tuïc, ñoàng chí chuû tòch uûy ban nhaân daân leân giôøi thieäu chaøng laø moät Vieät kieàu yeâu nöôùc, ñaõ tích cöïc hoaït ñoäng ôû nöôùc ngoaøi, ñöôïc toøa ñaïi söù Vieät Nam taïi Ñan Mach khen ngôïi, vaø ñuôïc ñaûng uûy caáp tænh vaø hoäi ñoàng nhaân daân tænh caáp phaùt vaên baèng Vieät kieàu yeâu nöôùc haïng danh döï. Thìn caûm ñoäng heát söùc, nöôùc maét chaûy hai haøng, ngheïn ngaøo khoâng noùi neân lôøi, tay run run khi leân nhaän baèng danh döï do chính tay chuû tòch tænh ban phaùt. Töø toå tieân chaøng ñeán cha oâng, khoâng ai ñöôïc vinh döï chaùnh toång ñeán nhaø, vaø môøi aên uoáng.
“ Con hôn cha laø nhaø coù phuùc”. Nay thì chaøng khoâng nhöõng ñöôïc huyeän, maø coøn tænh vaø trung öng ñeán thaêm taän nhaø, xöng hoâ ngoït ngaøo, lòch söï, môøi döï tieäc khaép nôi vôùi ñuû caùc moùn sôn haøo haûi vò maø ngay khi ôû nöôùc ngoaøi chaøng cuõng khoâng heà neám qua duø chaøng ñaõ trôû thaønh trieäu phuù. Chaøng thaáy soáng ôû Vieät Nam laø thaàn tieân, nhö laø bay boång treân chín taàng maây. Coøn ôû nöôùc ngoaøi, duø chaøng laø trieäu phuù hay tæ phuù cuõng chaúng ai bieát, ai quan taâm. Tieán só, kyõ sö, tyû phuù, anh thôï hoà, anh thôï moäc, anh haàu baøn… ñeàu laø nhöõng con kieán trong moät xaõ hoäi ñoâng ñuùc vaø xa laï, chaúng ai bieát ai. Nay veà Vieät Nam, chaøng ñi ñaâu cuõng ñöôïc treû con cho ñeán laõnh ñaïo cao caáp, ai cuõng traàm troà, khen ngôò, ca tuïng vaø chaøo ñoùn raât noàng haäu!
Chaøng laø ngöôøi lanh lôïi vaø coù soá heân. Boá meï chaøng laø noâng daân ngheøo taïi Nam Ñònh. Nhaø ngheøo khoâng aùo che thaân vaø khoâng ñuû aên hai böõa, chaøng phaûi aên caép, aên troäm vaët ñeå möu sinh. Chaøng bò coâng an tænh baét ñaùnh nhöø töû, nhoát vaøi ngaøy laïi thaû ra vì khoâng coù choã chöùa vaø khoâng coù löông thöïc cho chaøng. Bò coâng an theo doõi, heát ñaát laøm aên, chaøng theo ñaùm treû soáng buïi ñôøi, leân Haø Noäâi sinh soáng. Chaøng cuõng laøm ngheà cuõ, coäng theâm ngheà xeáp haøng mua gaïo toå. Giôø tan sôû, caùc con ñöôøng Haø Noäi ñeàu ngheõn loái ñi,ngöôøi ta phaûi chôø ñôïi haøng giôø môùi veà ñeán nhaø, nhöng vôùi taøi uoán laùch cuûa chaøng, chæ möôøi laêm phuùt hay nöûa giôø laø qua caàu Long Bieân caùi ruïp. Cuoái cuøng chaøng ñaõ xung phong ñi boä ñoäi luùc 16 tuoåi ñeå coù caùi maø soáng. Trong bao nhieâu naêm ñi boä ñoäi, chaøng cuõng ñaõ coù côm aên duø khoâng no, vaø aùo maëc duø laø chæ hai boä trong ngöôøi. Vì treû cho neân chaøng phaûi laøm moïi vieäc laët vaët trong quaân ñoäi, töø caáp döôõng cho ñeán chieán ñaáu taïi maët traän. Taïi ñaây chaøng ñaõ aên bôùt gaïo, aên caép ñöôøng söõa baùn ra ngoaøi laáy tieàn tieâu xaøi. Chaøng bò boïn chæ huy gheùt boû thöôøng baét giam chaøng vì caùi toäi tham oâ vaø huû hoùa. Hoï pheâ trong hoà sô chaøng laø “ voâ saûn löu manh”. Ñôn vò chaøng ñoàn truù taïi Moâng Caùy. Luùc baáy giôøVieät Nam vaø Trung quoác coù xung ñoät, ñaûng vaø nhaø nöôùc ñuoåi Hoa kieàu veà nuôùc. Chaøng nghe noùi caùc nöôùc tö baûn raát giaøu, sang ñöoäc beân ñoù duø ñi laøm cu ly vaãn no aám chöù khoâng nhö ôû xaõ hoäi chuû nghóa, lao ñoäng vinh quang suoát ngaøy nhöng bao töû vaãn leùp keïp. Chaøng nghe thieân haï laøm giaáy giaû theo naïn kieàu chaïy sang Trung quoác. Chaøng beøn laån vaøo trong ñaùm naïn kieàu vaø sang Trung quoác ngon laønh. Moät soá Hoa kieàu vaø ngöôøi Vieät xin ôû laïi Trung quoác, ñuôïc cho vaøo caùc noâng traiï . Moät soá xin ñi sang caùc nöôùc tö baûn. Chaøng cuõng theo hoï xin ñi ñeán moät quoác gia trung laäp vaø Ñan Maïch ñaõ nhaän chaøng.
Sang ñaây, chaøng gaëp moät thieáu nöõ ngöôøi Vieät, con gaùi cuûa moät gia ñình Vieät Nam, nhôø laøm giaáy giaû maïo Hoa kieàu neân sang ñöôïc Hoàng Koâng. ÔÛ ñaây ít laâu, gia ñình naøng ñuoïc Ñan Maïch nhaän cho cö nguï. Hai vôï choàng soáng haïnh phuùc. Hai vôï choàng xin laøm coâng nhaân xöôûng deät, löông boång cuõng töông ñoái khaù. Moät hoâm hai vôï choàng vaøo moät tieäm phôû ngöôøi Vieät, thaáy khaùch haøng vaøo ra taáp naäp. Hai vôï choàng baøn nhau ñem soá tieàn daønh duïm ñöôïc ñeå môû tieäm phôû vì nhaø naøng tröôùc kia ôû Vieät Nam cuõng ñaõ môû tieäm phôû. Coâng vieäc laøm aên ngaøy caøng khaám khaù. Hai vôï choàng môû theâm nhieàu chi nhaùnh. Ngoaøi baùn phôû, hai vôï choàng anh coøn laøm baùnh gioø, chaû luïa, chaû queá,baùnh bao. Nhöng trong caùc moùn, chaû gioø vaø phôû laø ñöôïc ngöôøi Vòeät vaø ngöôøi ngoaïi quoác yeâu thích nhaát. Anh phaûi thueâ haøng chuïc ngöôøi vöøa Vieät nam vöøa Ñan Maïch laøm phuï. Trong vaøi naêm, anh trôû thaønh trieäu phuùï. Anh ñaõ göûi tieàn veà cho boá meï xaây nhaø cöûa, Ngoâi nhaø tranh raùch naùt naêm xöa nay thaønh ngoâi bieät thöï raát khang trang. Anh cuõng ñaõ giuùp caùc anh chò em moãi ngöôøi moät soá tieàn laøm voán. Vaø luùc naøy, beân nhaø, chính saùch môû cöûa ñaõ baét ñaàu, caùn boä toaø ñaïi söù Vieät Nam ñaõ cho ngöôøi baét lieân laïc vôùi anh, môøi anh veà ñaàu tö. Hoï cho ngöôøi vaän ñoäng rieâng vôùi vôï anh, vaø cha meï vôï cuûa anh nöõa. Hoï ñöa ra bao höùa heïn . Anh ban ñaàu khoâng thích trôû veà Vieät Nam laøm aên vì anh ñaõ chaùn moät nöôùc Vieät Nam ngheøo khoå vaø ñaày raãy cöôøng haøo aùc baù maø anh ñaõ töøng laø naïn nhaân. Nhöng vì vôï anh, vaø boá meï vôï thuùc duïc, coäâng theâm anh em, cha meï beân nhaø tuaân theo chæ thò cuûa ñaûng, ñaõ lieân tieáp göûi thö thuùc duïc anh sôùm veà ñaàu tö keûo lôõ dòp. Khi veà, chính anh cuõng bò chinh phuïc vì thaùi ñoä thöong yeâu, noàng nhieät vaø côûi môû cuûa caùc caùn boä huyeän tænh ñoáùi vôùi khuùc ruoät thöøa xa ngaøn daëm queâ höông!
Sau khi tham khaûo yù kieán baïn beø, anh em, cha meï trong gia ñình, cuøng nghieân cöùu thò tröôøng vôùi söï tham gia chæ ñaïo cuûa caùc caùn boä cao caáp cuûa tænh, anh quyeát ñònh mua moät mieáng ñaát roäng lôùn cuûa tænh xaây moät nhaø khaùch boán taàng laàu, goàm 50 phoøng vôùi phí toån saùu traêm ngaøn myõ kim. Anh cuõng mua ñaát xaây moät cöûa haøng aên roäng raõi, coù theå chöaù 500 ngöôøi moät luùc, vôùi phí toån ba traêm ngaøn myõ kim. So vôùi beân Ñan Maïch, moïi thöù ñeàu reû. Anh hy voïng naêm du lòch Vieät kieàu vaø ngöôøi ngoaïi quoác seõ ñoå veà khoâng choãå ôû vaø nhaø khaùch cuûa anh seõ thu huùt moïi ngöôøi vì ñoù laø moät nhaø khaùch toái taân nhaát tænh Nam Ñònh. Anh cuõng hy voïng cöûa haøng aên cuûa anh coù theå laø nôi toå chöùc tieäc tuøng cöôùi gaû, hay nôi aên uoáng cuûa Vieät kieàu vaø ngoaïi quoác khi veà Nam Ñònh du lòch.
Vì Vieät kieàu khoâng ñöôïc pheùp kinh doanh hay mua nhaø ñaát, cho neân anh nhôø anh Hai ñöùng teân mua vaø xaây nhaø khaùch, coøn cöûa haøng aên thì nhôø anh Ba ñöùng teân hoä. Coøn vôï choàng coâ em gaùi thì anh giao ñöùng teân vaø troâng coi cöûa haøng kim khí ñieän maùy. Theo luaät nhaø nöôùc, muoán kinh doanh, caùc hoä phaûi coù tieàn maët boû vaøo ngaân haøng ít nhaát laø 50 ngaøn myõ kim. Ba cô sôû treân, anh ñaõ boû taát caû gaàn trieäu röôõi myõ kim chöa keå tieàn bieáu xeùn vaø ngoaïi giao traø nöôùc. Anh thaáy mình quaû vó ñaïi khoâng thua gì Hoà chuû tòch vì anh ñaõ xaây nhöõng cô sôû vaät chaát to ñeïp, toái taân cho tænh. Anh ñaõ ñem laïi coâng aên vieäc laøm cho baø con, cho nhaân daân. Dó nhieân baø con anh ñaõ ñöôïc thu nhaän vaøo laøm vieäc taïi caùc cô sôû cuûa anh. Ngoaøi ra nhöõng ngöôøi cuûa coâng an, uûy ban, tænh uûy cuõnng ñöoïc thaâu nhaän vaøo laøm vieäc. Anh thaáy anh laø ngöôøi nhaân haäu, quaûng ñaïi vì anh ñaõ thu nhaän taát caû moïi ngöôøi, baø con cuõng nhö khoâng baø con, nhaát laø nhöõng ngöôøi do chính quyeàn giôùi thieäu. Anh cuõng thaáy anh laø ngöôøi coù taøi xaõ giao roäng raõi, luoân luoân laøm vui loøng baø con cuõng nhö chính quyeàn. Anh laø nieàm kieâu haõnh cho boá meï, anh em vaø hoï haøng, laøng xoùm. Anh raát laø vui veû vì anh thaáy anh laø moät vò anh huøng , ít nhaát laø anh huøng cuûa tænh vì trong tænh khoâng ai giaøu baèng anh vaø yeâu nöôùc baèng anh!
Ngoài trong hoäi tröôøng, beân traùi laø ñoàng chí bí thö tænh uûy vaø beân phaûi laø ñoàng chí chuû tòch uûy ban nhaân daân tænh, Thìn caûm thaáy mình voâ cuøng vinh haïnh. Hình nhö caùi ñinh hoâm nay laø Thìn. Döôøng nhö caû maáy traêm, maáy ngaøn caëp maét ñeàu ñoå doàn vaøo chaøng, “ ngöôøi Vieät kieàu yeâu nöôùc” cuûa tænh. Chaøng trôû thaønh nhaân vaät soá moät cuûa caáp laõnh ñaïo tænh vaø cuûa nhaân daân tænh bôûi vì trong maáy naêm vöôït bieân roài soáng ôû Ñan Mach, chaøng nay ñaõ trôû thaønh trieäïu phuù. Chaøng ñöôïc toøa ñaïi söù Vieät Nam taïi Ñan Maïch toân laøm thöôïng khaùch, thöôøng môøi chaøng ñeán ñaõi tieäc vaø traân troïng môøi chaøng veà ñaàu tö. Trung öông Haø Noäi vaø Uyû ban Nhaân daân tænh ñeàu göûi thö môøi chaøng trôû veà ñoùng goùp taøi naêng vaøo coâng cuoäc döïng xaây chuû nghóa xaõ hoäi. Khi chaøng veà ñeán Noäi Baøi, chuû tòch tænh vaø bí thö tænh uûy cuøng moät luùc ñöa xe con ra ñoùn chaøng vaø ñöa chaøng veà taän nhaø. Hoï coøn ñeå xe laïi cho chaøng söû duïng. Hoï aân caàn heát söùc khieán cho chaøng caûm ñoäng. Ngaøy hoâm nay laø ngaøy leã caùch maïng thaùng taùm, maáy naêm nay vì khoùø khaên kinh teá, ngöôøi ta boû queân khoâng toå chöùc, nay chaøng veà, ngöôøi ta toå chöùc möøng chaøng ”y caåm hoài höông” vaø kyû nieäm caùch maïng thaùng taùm luoân theå. Sau phaàn nghi leã chaøo côø, suy toân Hoà chuû tòch, maëc nieäm chieán só traän vong, vieân tænh uûy leân ñoïc dieãn vaên, ca tuïng caùch maïng thaùng taùm vaø ca tuïng coâng cuoäc xaây döïng xaõ hoäi chuû nghóa, ñoàng thôøi keâu goïi ñoàng baøo trong nöôùc vaø haûi ngoaïi tích cöïc ñoùng goùp cho coâng cuoäc xaây döïng ñaát nöôùc giaøu maïnh. Tieáp tuïc, ñoàng chí chuû tòch uûy ban nhaân daân leân giôøi thieäu chaøng laø moät Vieät kieàu yeâu nöôùc, ñaõ tích cöïc hoaït ñoäng ôû nöôùc ngoaøi, ñöôïc toøa ñaïi söù Vieät Nam taïi Ñan Mach khen ngôïi, vaø ñuôïc ñaûng uûy caáp tænh vaø hoäi ñoàng nhaân daân tænh caáp phaùt vaên baèng Vieät kieàu yeâu nöôùc haïng danh döï. Thìn caûm ñoäng heát söùc, nöôùc maét chaûy hai haøng, ngheïn ngaøo khoâng noùi neân lôøi, tay run run khi leân nhaän baèng danh döï do chính tay chuû tòch tænh ban phaùt. Töø toå tieân chaøng ñeán cha oâng, khoâng ai ñöôïc vinh döï chaùnh toång ñeán nhaø, vaø môøi aên uoáng.
“ Con hôn cha laø nhaø coù phuùc”. Nay thì chaøng khoâng nhöõng ñöôïc huyeän, maø coøn tænh vaø trung öng ñeán thaêm taän nhaø, xöng hoâ ngoït ngaøo, lòch söï, môøi döï tieäc khaép nôi vôùi ñuû caùc moùn sôn haøo haûi vò maø ngay khi ôû nöôùc ngoaøi chaøng cuõng khoâng heà neám qua duø chaøng ñaõ trôû thaønh trieäu phuù. Chaøng thaáy soáng ôû Vieät Nam laø thaàn tieân, nhö laø bay boång treân chín taàng maây. Coøn ôû nöôùc ngoaøi, duø chaøng laø trieäu phuù hay tæ phuù cuõng chaúng ai bieát, ai quan taâm. Tieán só, kyõ sö, tyû phuù, anh thôï hoà, anh thôï moäc, anh haàu baøn… ñeàu laø nhöõng con kieán trong moät xaõ hoäi ñoâng ñuùc vaø xa laï, chaúng ai bieát ai. Nay veà Vieät Nam, chaøng ñi ñaâu cuõng ñöôïc treû con cho ñeán laõnh ñaïo cao caáp, ai cuõng traàm troà, khen ngôò, ca tuïng vaø chaøo ñoùn raât noàng haäu!
Chaøng laø ngöôøi lanh lôïi vaø coù soá heân. Boá meï chaøng laø noâng daân ngheøo taïi Nam Ñònh. Nhaø ngheøo khoâng aùo che thaân vaø khoâng ñuû aên hai böõa, chaøng phaûi aên caép, aên troäm vaët ñeå möu sinh. Chaøng bò coâng an tænh baét ñaùnh nhöø töû, nhoát vaøi ngaøy laïi thaû ra vì khoâng coù choã chöùa vaø khoâng coù löông thöïc cho chaøng. Bò coâng an theo doõi, heát ñaát laøm aên, chaøng theo ñaùm treû soáng buïi ñôøi, leân Haø Noäâi sinh soáng. Chaøng cuõng laøm ngheà cuõ, coäng theâm ngheà xeáp haøng mua gaïo toå. Giôø tan sôû, caùc con ñöôøng Haø Noäi ñeàu ngheõn loái ñi,ngöôøi ta phaûi chôø ñôïi haøng giôø môùi veà ñeán nhaø, nhöng vôùi taøi uoán laùch cuûa chaøng, chæ möôøi laêm phuùt hay nöûa giôø laø qua caàu Long Bieân caùi ruïp. Cuoái cuøng chaøng ñaõ xung phong ñi boä ñoäi luùc 16 tuoåi ñeå coù caùi maø soáng. Trong bao nhieâu naêm ñi boä ñoäi, chaøng cuõng ñaõ coù côm aên duø khoâng no, vaø aùo maëc duø laø chæ hai boä trong ngöôøi. Vì treû cho neân chaøng phaûi laøm moïi vieäc laët vaët trong quaân ñoäi, töø caáp döôõng cho ñeán chieán ñaáu taïi maët traän. Taïi ñaây chaøng ñaõ aên bôùt gaïo, aên caép ñöôøng söõa baùn ra ngoaøi laáy tieàn tieâu xaøi. Chaøng bò boïn chæ huy gheùt boû thöôøng baét giam chaøng vì caùi toäi tham oâ vaø huû hoùa. Hoï pheâ trong hoà sô chaøng laø “ voâ saûn löu manh”. Ñôn vò chaøng ñoàn truù taïi Moâng Caùy. Luùc baáy giôøVieät Nam vaø Trung quoác coù xung ñoät, ñaûng vaø nhaø nöôùc ñuoåi Hoa kieàu veà nuôùc. Chaøng nghe noùi caùc nöôùc tö baûn raát giaøu, sang ñöoäc beân ñoù duø ñi laøm cu ly vaãn no aám chöù khoâng nhö ôû xaõ hoäi chuû nghóa, lao ñoäng vinh quang suoát ngaøy nhöng bao töû vaãn leùp keïp. Chaøng nghe thieân haï laøm giaáy giaû theo naïn kieàu chaïy sang Trung quoác. Chaøng beøn laån vaøo trong ñaùm naïn kieàu vaø sang Trung quoác ngon laønh. Moät soá Hoa kieàu vaø ngöôøi Vieät xin ôû laïi Trung quoác, ñuôïc cho vaøo caùc noâng traiï . Moät soá xin ñi sang caùc nöôùc tö baûn. Chaøng cuõng theo hoï xin ñi ñeán moät quoác gia trung laäp vaø Ñan Maïch ñaõ nhaän chaøng.
Sang ñaây, chaøng gaëp moät thieáu nöõ ngöôøi Vieät, con gaùi cuûa moät gia ñình Vieät Nam, nhôø laøm giaáy giaû maïo Hoa kieàu neân sang ñöôïc Hoàng Koâng. ÔÛ ñaây ít laâu, gia ñình naøng ñuoïc Ñan Maïch nhaän cho cö nguï. Hai vôï choàng soáng haïnh phuùc. Hai vôï choàng xin laøm coâng nhaân xöôûng deät, löông boång cuõng töông ñoái khaù. Moät hoâm hai vôï choàng vaøo moät tieäm phôû ngöôøi Vieät, thaáy khaùch haøng vaøo ra taáp naäp. Hai vôï choàng baøn nhau ñem soá tieàn daønh duïm ñöôïc ñeå môû tieäm phôû vì nhaø naøng tröôùc kia ôû Vieät Nam cuõng ñaõ môû tieäm phôû. Coâng vieäc laøm aên ngaøy caøng khaám khaù. Hai vôï choàng môû theâm nhieàu chi nhaùnh. Ngoaøi baùn phôû, hai vôï choàng anh coøn laøm baùnh gioø, chaû luïa, chaû queá,baùnh bao. Nhöng trong caùc moùn, chaû gioø vaø phôû laø ñöôïc ngöôøi Vòeät vaø ngöôøi ngoaïi quoác yeâu thích nhaát. Anh phaûi thueâ haøng chuïc ngöôøi vöøa Vieät nam vöøa Ñan Maïch laøm phuï. Trong vaøi naêm, anh trôû thaønh trieäu phuùï. Anh ñaõ göûi tieàn veà cho boá meï xaây nhaø cöûa, Ngoâi nhaø tranh raùch naùt naêm xöa nay thaønh ngoâi bieät thöï raát khang trang. Anh cuõng ñaõ giuùp caùc anh chò em moãi ngöôøi moät soá tieàn laøm voán. Vaø luùc naøy, beân nhaø, chính saùch môû cöûa ñaõ baét ñaàu, caùn boä toaø ñaïi söù Vieät Nam ñaõ cho ngöôøi baét lieân laïc vôùi anh, môøi anh veà ñaàu tö. Hoï cho ngöôøi vaän ñoäng rieâng vôùi vôï anh, vaø cha meï vôï cuûa anh nöõa. Hoï ñöa ra bao höùa heïn . Anh ban ñaàu khoâng thích trôû veà Vieät Nam laøm aên vì anh ñaõ chaùn moät nöôùc Vieät Nam ngheøo khoå vaø ñaày raãy cöôøng haøo aùc baù maø anh ñaõ töøng laø naïn nhaân. Nhöng vì vôï anh, vaø boá meï vôï thuùc duïc, coäâng theâm anh em, cha meï beân nhaø tuaân theo chæ thò cuûa ñaûng, ñaõ lieân tieáp göûi thö thuùc duïc anh sôùm veà ñaàu tö keûo lôõ dòp. Khi veà, chính anh cuõng bò chinh phuïc vì thaùi ñoä thöong yeâu, noàng nhieät vaø côûi môû cuûa caùc caùn boä huyeän tænh ñoáùi vôùi khuùc ruoät thöøa xa ngaøn daëm queâ höông!
Sau khi tham khaûo yù kieán baïn beø, anh em, cha meï trong gia ñình, cuøng nghieân cöùu thò tröôøng vôùi söï tham gia chæ ñaïo cuûa caùc caùn boä cao caáp cuûa tænh, anh quyeát ñònh mua moät mieáng ñaát roäng lôùn cuûa tænh xaây moät nhaø khaùch boán taàng laàu, goàm 50 phoøng vôùi phí toån saùu traêm ngaøn myõ kim. Anh cuõng mua ñaát xaây moät cöûa haøng aên roäng raõi, coù theå chöaù 500 ngöôøi moät luùc, vôùi phí toån ba traêm ngaøn myõ kim. So vôùi beân Ñan Maïch, moïi thöù ñeàu reû. Anh hy voïng naêm du lòch Vieät kieàu vaø ngöôøi ngoaïi quoác seõ ñoå veà khoâng choãå ôû vaø nhaø khaùch cuûa anh seõ thu huùt moïi ngöôøi vì ñoù laø moät nhaø khaùch toái taân nhaát tænh Nam Ñònh. Anh cuõng hy voïng cöûa haøng aên cuûa anh coù theå laø nôi toå chöùc tieäc tuøng cöôùi gaû, hay nôi aên uoáng cuûa Vieät kieàu vaø ngoaïi quoác khi veà Nam Ñònh du lòch.
Vì Vieät kieàu khoâng ñöôïc pheùp kinh doanh hay mua nhaø ñaát, cho neân anh nhôø anh Hai ñöùng teân mua vaø xaây nhaø khaùch, coøn cöûa haøng aên thì nhôø anh Ba ñöùng teân hoä. Coøn vôï choàng coâ em gaùi thì anh giao ñöùng teân vaø troâng coi cöûa haøng kim khí ñieän maùy. Theo luaät nhaø nöôùc, muoán kinh doanh, caùc hoä phaûi coù tieàn maët boû vaøo ngaân haøng ít nhaát laø 50 ngaøn myõ kim. Ba cô sôû treân, anh ñaõ boû taát caû gaàn trieäu röôõi myõ kim chöa keå tieàn bieáu xeùn vaø ngoaïi giao traø nöôùc. Anh thaáy mình quaû vó ñaïi khoâng thua gì Hoà chuû tòch vì anh ñaõ xaây nhöõng cô sôû vaät chaát to ñeïp, toái taân cho tænh. Anh ñaõ ñem laïi coâng aên vieäc laøm cho baø con, cho nhaân daân. Dó nhieân baø con anh ñaõ ñöôïc thu nhaän vaøo laøm vieäc taïi caùc cô sôû cuûa anh. Ngoaøi ra nhöõng ngöôøi cuûa coâng an, uûy ban, tænh uûy cuõnng ñöoïc thaâu nhaän vaøo laøm vieäc. Anh thaáy anh laø ngöôøi nhaân haäu, quaûng ñaïi vì anh ñaõ thu nhaän taát caû moïi ngöôøi, baø con cuõng nhö khoâng baø con, nhaát laø nhöõng ngöôøi do chính quyeàn giôùi thieäu. Anh cuõng thaáy anh laø ngöôøi coù taøi xaõ giao roäng raõi, luoân luoân laøm vui loøng baø con cuõng nhö chính quyeàn. Anh laø nieàm kieâu haõnh cho boá meï, anh em vaø hoï haøng, laøng xoùm. Anh raát laø vui veû vì anh thaáy anh laø moät vò anh huøng , ít nhaát laø anh huøng cuûa tænh vì trong tænh khoâng ai giaøu baèng anh vaø yeâu nöôùc baèng anh!
Anh ñi
veà Ñan Maïch thaêm vôï con roài trôû laïi Vieät Nam. Ñaây laø laàn thöù ba anh
trôû laïi thaønh Nam. Anh ñöôïc Ban Vieät Kieàu trung öông môøi leân Haø Noäi tham
döï moät cuoäc hoïp ñaïi bieåu Vieät Kieàu yeâu nöôùc. Anh caûm thaáy voâ cuøng
vinh döï. Tieáng taêm cuûa anh khoâng nhöõng vang löøùng khaép tænh Nam maø con
vang doäi ñeán thuû ñoâ, vaø coù leõ seõ vang löøng khaép nuôùc vaø khaép hoaøn
caàu. Anh nghó ngöôøi ta cöng chieàu anh cuõng laø phaûi, vì anh laø ngöôøi ñaàu
tieân trôû veà ñaàu tö, hoï phaûi kính troïng anh ñeå loâi cuoán caùc Vieät
kieàu ôû Anh, Phaùp, Myõ.
ÔÛ Haø Noäi, sinh hoaït vôùi caùc caùn boä trung öông ñoä nöûa thaùng, moïi chi phí ñeàu do trung öông ñaøi thoï. Anh ñöôïc ñi xem laêng Hoà chuû tòch vaø ñi du lòch nhieàu nôi nhö hang Pac Boù laø caùi noâi cuûa caùch maïng,vaø baûi bieån Ñoà sôn laø nôi nghæ maùt cuûa caùc laõnh ñaïo trung öông.
Khi anh ôû Haø Noäi veà, moïi coâng vieäc kinh doanh ñaõ tieán haønh toát ñeïp. Nhaø khaùch, nhaø aên ñeàu coù khaùch ra vaøo, tuy chöa ñoâng ñaûo nhö yù muoán nhöng buoài sô khôûi theá laø toát laém roài.
Moät buoåi tröa, anh ngoài laøm vieäc taïi vaên phoøng nhaø khaùch thì moät coâ nhaân vieân böôùc vaøo phoøng. Sau caâu chaøo hoûi, coâ ta ngoài vaøo loøng cuûa anh, roài baït tai anh moät caùi. Anh xoâ coâ ta ra, coâ xoõa toùc, tuoät aùo ra laøm maát caû haøng nuùt aùo, roài keâu la aàm ó raèng anh ta haõm hieáp coâ ta. Ngay tieáng keâu ñaàu tieân cuûa coâ ta, caùc nhaân vieân nhaø khaùch vaø coâng an aäp vaøo, laøm bieân baûn, chuïp hình. Moïi ngöôøi ñeàu nhaát trí keát toäi anh ta haõm hieáp coâng nhaân nhaø khaùch vaø hoï tuyeân boá saün saøng ra toøa laøm chöùng vuï naøy.Coâng an baét anh leân truï sôû laøm vieäc., roài toáng giam. Trong luùc ñoù, moïi ngöôøi trong gia ñình cuûa anh ñöôïc goïi leân coâng an kinh teá laøm vieäc. Ba anh chò em cuûa anh ñeàu ñöôïc môøi leân truï sôû coâng an moät luùc nhöng laïi ñöôïc ngoài ôû ba vaên phoøng khaùc nhau do nhöõng coâng an goäc cuûa tænh thaåm tra.
Khi vôï choàng anh Hai cuûa anh böôùc vaøo, hoï nghieâm nghò chæ gheá cho anh chò cuûa anh ngoài xuoáng. Hoï oân toàn noùi:
- Vì gia ñình anh chò thuoäâc dieän kinh doanh cao caáp cho neân chuùng toâi môøi anh chò ñeán ñeå boå tuùc hoà sô theo luaät ñònh. Xin anh chò thaønh thöïc traû lôøi ñeå chuùng toâi laøm vieäc. Xin anh chò cho bieát teân hoï, dòa chæ, soá chöùng minh nhaân daân…
Anh thaønh thöïc trình baøy, vaø nhöõng lôøi khai cuûa anh ñöôïc moät uûy vieân thö kyù ghi cheùp ñaày ñuû.
-Xin anh cho bieát xaây nhaøkhaùch heát bao nhieâu ? Vaø tieàn ôû ñaâu maø anh coù?
-Thöa caùn boä, tieàn ñoù laø do ngöôøi em teân Thìn ñem veà ñeå xaây caát nhaø khaùch. Phí toån mua ñaát, xaây nhaø, vaø ñoà trang trí noäi thaát heát 800 ngaøn doâ la Myõ.
-Anh chò xaây nhaø khaùch, vaäy coù giaáy pheùp khoâng?
-Chuùng toâi chöa xin ñöôïc giaáy pheùp nhöng tænh uyû ñaõ khuyeán khích chuùng toâi cöù xaây, giaáy pheùp seõ veà sau.
Vieân coâng an ñoåi saéc maët quaùt thaùo:
-Laùo! Laøm nhaø phaûi coù giaáy pheùp, khoâng coù giaáy pheùp sao töï yù xaây caát? Anh laïi coøn vu khoáng cho tænh uûy aø?
Cuoái cuøng vôï choàng ngöôøi anh Hai phaûi kyù nhaän vaøo lôøi khai roài ra veà trong nöôùc maét. Hoaøn caûnh vôï choàng anh Ba vaø coâ Uùt cuõng khoâng khaùc gì hôn. Coù leõ hoï khaù hôn vôï choàng anh Hai vì vôï choàng anh Hai ñaõ rôi vaøo laõo Ba Buùa laø tay huøm xaùm Nam Ñònh. Coøn hoï ñuôïc vieân coâng an giaø ngoït ngaøo thuyeát phuïc, phaûi thaønh thöïc khai baùo thì ñuôïc troïng thöôûng, nhaø nöôùc raát toân troïng Vieät kieàu yeâu nöôùc, vaø gia ñình Vieät kieàu. Neáu keâ khai roõ raøng thì seõ ñöôc vónh vieãn laøm chuû moïi thöù ñaõ ñöôïc ñuùng teân. Nhöõng ngöôøi naøy tröôùc sau ñeàu thaønh thöïc khai raèng tieàn cuûa ñaàu tö, mua ñaát, xaây nhaø, mua saéùm maùy moùc laø cuûa ngöôøi em laø Leâ Vaên Thìn, Vieät kieàu yeâu nöôùc ôû Ñan Maïch veà. Hoï khai xong kyù teân vaøo bieân baûn vaø ra veà trong lo aâu, thaéc maéc, khoâng hieåu taïi sao. Caû boá meï Thìn cuõng ñöoïc keâu leân laøm vieäc. Hoï hoûi:
-Tieàn ñaâu cuï laøm nhaø?
-Daï thöa caùn boä, tieàn toâi laøm nhaø laø do con toâi teân Thìn mang veà.
-Khi mang tieàn vaøo Vieät Nam , anh Thìn coù xin giaáy pheùp khoâng? Coù khai baùo cho tænh hay huyeän bieát khoâng ?
-Thua caùn boä, vieäc ñoù thì toâi khoâng ñuôïc roõ.
Ngöôøi ta ñöa buùt cho hai cuï kyù vaø cho hai cuï ra ve trong cay ñaéng ngheïn ngaøo.
ÔÛ Haø Noäi, sinh hoaït vôùi caùc caùn boä trung öông ñoä nöûa thaùng, moïi chi phí ñeàu do trung öông ñaøi thoï. Anh ñöôïc ñi xem laêng Hoà chuû tòch vaø ñi du lòch nhieàu nôi nhö hang Pac Boù laø caùi noâi cuûa caùch maïng,vaø baûi bieån Ñoà sôn laø nôi nghæ maùt cuûa caùc laõnh ñaïo trung öông.
Khi anh ôû Haø Noäi veà, moïi coâng vieäc kinh doanh ñaõ tieán haønh toát ñeïp. Nhaø khaùch, nhaø aên ñeàu coù khaùch ra vaøo, tuy chöa ñoâng ñaûo nhö yù muoán nhöng buoài sô khôûi theá laø toát laém roài.
Moät buoåi tröa, anh ngoài laøm vieäc taïi vaên phoøng nhaø khaùch thì moät coâ nhaân vieân böôùc vaøo phoøng. Sau caâu chaøo hoûi, coâ ta ngoài vaøo loøng cuûa anh, roài baït tai anh moät caùi. Anh xoâ coâ ta ra, coâ xoõa toùc, tuoät aùo ra laøm maát caû haøng nuùt aùo, roài keâu la aàm ó raèng anh ta haõm hieáp coâ ta. Ngay tieáng keâu ñaàu tieân cuûa coâ ta, caùc nhaân vieân nhaø khaùch vaø coâng an aäp vaøo, laøm bieân baûn, chuïp hình. Moïi ngöôøi ñeàu nhaát trí keát toäi anh ta haõm hieáp coâng nhaân nhaø khaùch vaø hoï tuyeân boá saün saøng ra toøa laøm chöùng vuï naøy.Coâng an baét anh leân truï sôû laøm vieäc., roài toáng giam. Trong luùc ñoù, moïi ngöôøi trong gia ñình cuûa anh ñöôïc goïi leân coâng an kinh teá laøm vieäc. Ba anh chò em cuûa anh ñeàu ñöôïc môøi leân truï sôû coâng an moät luùc nhöng laïi ñöôïc ngoài ôû ba vaên phoøng khaùc nhau do nhöõng coâng an goäc cuûa tænh thaåm tra.
Khi vôï choàng anh Hai cuûa anh böôùc vaøo, hoï nghieâm nghò chæ gheá cho anh chò cuûa anh ngoài xuoáng. Hoï oân toàn noùi:
- Vì gia ñình anh chò thuoäâc dieän kinh doanh cao caáp cho neân chuùng toâi môøi anh chò ñeán ñeå boå tuùc hoà sô theo luaät ñònh. Xin anh chò thaønh thöïc traû lôøi ñeå chuùng toâi laøm vieäc. Xin anh chò cho bieát teân hoï, dòa chæ, soá chöùng minh nhaân daân…
Anh thaønh thöïc trình baøy, vaø nhöõng lôøi khai cuûa anh ñöôïc moät uûy vieân thö kyù ghi cheùp ñaày ñuû.
-Xin anh cho bieát xaây nhaøkhaùch heát bao nhieâu ? Vaø tieàn ôû ñaâu maø anh coù?
-Thöa caùn boä, tieàn ñoù laø do ngöôøi em teân Thìn ñem veà ñeå xaây caát nhaø khaùch. Phí toån mua ñaát, xaây nhaø, vaø ñoà trang trí noäi thaát heát 800 ngaøn doâ la Myõ.
-Anh chò xaây nhaø khaùch, vaäy coù giaáy pheùp khoâng?
-Chuùng toâi chöa xin ñöôïc giaáy pheùp nhöng tænh uyû ñaõ khuyeán khích chuùng toâi cöù xaây, giaáy pheùp seõ veà sau.
Vieân coâng an ñoåi saéc maët quaùt thaùo:
-Laùo! Laøm nhaø phaûi coù giaáy pheùp, khoâng coù giaáy pheùp sao töï yù xaây caát? Anh laïi coøn vu khoáng cho tænh uûy aø?
Cuoái cuøng vôï choàng ngöôøi anh Hai phaûi kyù nhaän vaøo lôøi khai roài ra veà trong nöôùc maét. Hoaøn caûnh vôï choàng anh Ba vaø coâ Uùt cuõng khoâng khaùc gì hôn. Coù leõ hoï khaù hôn vôï choàng anh Hai vì vôï choàng anh Hai ñaõ rôi vaøo laõo Ba Buùa laø tay huøm xaùm Nam Ñònh. Coøn hoï ñuôïc vieân coâng an giaø ngoït ngaøo thuyeát phuïc, phaûi thaønh thöïc khai baùo thì ñuôïc troïng thöôûng, nhaø nöôùc raát toân troïng Vieät kieàu yeâu nöôùc, vaø gia ñình Vieät kieàu. Neáu keâ khai roõ raøng thì seõ ñöôc vónh vieãn laøm chuû moïi thöù ñaõ ñöôïc ñuùng teân. Nhöõng ngöôøi naøy tröôùc sau ñeàu thaønh thöïc khai raèng tieàn cuûa ñaàu tö, mua ñaát, xaây nhaø, mua saéùm maùy moùc laø cuûa ngöôøi em laø Leâ Vaên Thìn, Vieät kieàu yeâu nöôùc ôû Ñan Maïch veà. Hoï khai xong kyù teân vaøo bieân baûn vaø ra veà trong lo aâu, thaéc maéc, khoâng hieåu taïi sao. Caû boá meï Thìn cuõng ñöoïc keâu leân laøm vieäc. Hoï hoûi:
-Tieàn ñaâu cuï laøm nhaø?
-Daï thöa caùn boä, tieàn toâi laøm nhaø laø do con toâi teân Thìn mang veà.
-Khi mang tieàn vaøo Vieät Nam , anh Thìn coù xin giaáy pheùp khoâng? Coù khai baùo cho tænh hay huyeän bieát khoâng ?
-Thua caùn boä, vieäc ñoù thì toâi khoâng ñuôïc roõ.
Ngöôøi ta ñöa buùt cho hai cuï kyù vaø cho hai cuï ra ve trong cay ñaéng ngheïn ngaøo.
Toøa aùn tænh tuyeân caùo anh phaïm nhieàu toäi nhöng nhöõng toäi
chính laø:
Thöù nhaát: chuyeån tieàn vaøo Vieät nam baát hôïp phaùp ( khoâng
keâ khai vaø xin pheùp.)
Thöù nhì: Ñaàu tö baát hôïp
phaùp ( Chính phuû chöa cho anh ñaàu tö maø anh ñaõ ñaàu tö gian laän baèng
caùch cho anh chò em ñöùng teân, ñoù laø moät hình thöùc gian laän, phaù hoaïi
kinh teá Xaõ hoäi chuû nghóa. Ñieàu naøy luaät ñaàu tö ñaõ noùi
roõ).
Thöù ba: Mua nhaø baát hôïp phaùp ( chính phuû chöa cho mua nhaø
maø ñaõ mua nhaø, cho anh chò em ñöùng teân, ñoù laø moät hình thöùc gian laän,
luaät nhaø ñaát cuõng ñaõ noùi ñeán vieäc naøy).
Thöù tö: chieám ñaát coâng,
xaây caát baát hôïp phaùp.
Thöù naêm: troán
thueá.
Thöù saùu: cöôõng hieáp nöõ coâng nhaân.
Hoï tuyeân aùn anh hai muôi
naêm tuø , phaït vaï hai trieäu myõ kim, tòch thu taát caû cöûûa haøng vaø taøi
saûn do anh xaây döïng, ngay caû ngoâi nhaø cuûa cha meï anh . Coøn caùc anh
chò em vì thaønh thöïc khai baùo neân moãi ngöôøi chæ bò tuø saùu
thaùng.
Moät saùng, ngöôøi ta thoâng baùo Thìn ñaõ töï töû . Moät soá
baûo raèng anh uaát öùc maø töï töû. Moät soá laïi xì xaøo baøn taùn raèng Thìn
ñaõ bò ngöôøi ta gieát bòt mieäng.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 042
No comments:
Post a Comment