GS. VŨ QUỐC THÚC * HIỂM HỌA BẮC THUỘC
HIỂM HỌA BẮC THUỘC
Giáo sư Vũ Quốc Thúc
Giáo sư Vũ Quốc Thúc
Việc nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội cắt đất và nhường một phần lãnh hải cho Trung Hoa đã gây nên một chấn động tâm lý cực kỳ mãnh liệt trong tất cả các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Nếu ở quốc nội chế độ công an toàn trị khiến cho các công dân yêu nước không dám công khai bày tỏ sự phẫn nộ của mình - ngoại trừ một thiểu số đảng viên lão thành và trí thức dũng cảm, thì trái lại, ở hải ngoại, nhờ ở hoàn cảnh tự do ngôn luận và mạng lưới thông tin điện tử, phong trào chống đối đã lan tràn mau chóng ở khắp nơi có đông Việt kiều cư trú. Các quan sát viên ngoại quốc có thể nhận thấy dễ dàng là sự nhất trí đã đạt được trong mọi thế hệ, mọi thành phần xã hội, mọi xu hướng chính trị cũng như mọi tín ngưỡng... Các nhà báo, nhà văn, học giả, thi sĩ... đã đưa ra nhiều bài bình luận, nhiều cuộc khảo cứu rất giá trị cũng như nhiều lời hiệu triệu thống thiết khiến cho những kẻ thường nhật vẫn thờ ơ nay cũng phải động tâm. Đây quả là một hiện tượng rất đáng để ý.
Tuy nhiên, trong sự phản ứng mau lẹ đối với hành động phản dân tộc của nhà cầm quyền cộng sản, ta dễ có xu hướng chú trọng hoàn toàn vào những gì xảy ra trước mắt - chẳng hạn việc cắm mốc biên giới, việc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên ải Nam Quan - mà không lưu tâm đến những gì không nhìn thấy vì bị che giấu, hoặc chưa nhìn thấy vì chỉ có thể xảy ra trong tương lai. Chính những cái đó mới vô cùng quan trọng vì có ảnh hưởng quyết định đối với tiền đồ của dân tộc Việt. Ở đây, chúng tôimuốn nói tới hiểm họa Bắc Thuộc.
1) Trước hết, ta phải nhìn nhận một sự thật phũ phàng là nếu không có cái lễ cắm mốc biên giới được tổ chức long trọng ngày 27 - 12 - 2001 với sự tham dự của đại diện cấp cao nhất của hai chính quyền Hà Nội và Bắc Kinh thì có lẽ cho tới nay chúng ta cũng chưa biết gì về những cuộc điều đình đã được tiến hành giữa 2 chính quyền này suốt từ tháng 7 năm 1991 để bình thường hóa bang giao, sau hơn 10 năm va chạm (1979 - 1990). Sau buổi lễ ngưới ta mới khám phá rằng: Cách đó 2 năm, ngày 30 tháng 12 năm 1999,
một hiệp ước phân định biên giới trên đất liền đã được ký kết tại Hà Nội giữa Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Truyền, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Hoa và Hiệp ước này đã được Văn Phòng Thường Vụ Quốc Hội VN phê chuẩn trong tháng 6 năm 2000. Khỏi cần nói là lúc đó nhiều người - đặc biệt là những đảng viên lão thành - chua xót cảm thấy họ đã bị các cấp lãnh đạo bưng tai bịt mắt, không cho biết một tí gì về quốc sự. Họ đã bày tỏ sự bất mãn trong những bản kiến nghị được kín đáo gửi lên thượng cấp và dĩ
nhiên không ai trả lời họ! Họ đành phải dùng phương pháp “sang tai” để lôi cuốn thật nhiều người về phe mình - trong đó có những Việt kiều hải ngoại và các phóng viên ngoại quốc là những người có thể tự do nói và viết.
Trước tình trạng ngày càng nghiêm trọng, nhóm cầm quyền cộng sản biết rằng không thể che giấu mãi sự thật: Họ tìm cách trấn an dư luận, biện minh cho hành động của họ trong một cuộc phỏng vấn do chính họ dàn cảnh. Cơ quan phỏng vấn là một tổ chức thông tin do Đảng kiểm soát mang tên Vasc Orient còn kẻ trả lời là Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng, một nhân viên chính quyền tuy cao cấp nhưng có tính cách chuyên gia nhiều hơn là chính trị. Hình thức cũng như nội dung cuộc phỏng vấn chứng tỏ rằng nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội muốn gây ấn tượng là hiệp ước ký kết với Bắc
Kinh chỉ là một hành động ngoại giao bình thường: “Thỏa hiệp này phù hợp với thực trạng của cư dân vùng biên giới Hoa Việt như vậy có thể coi là công bằng”! Những lời giải thích của Lê Công Phụng, thay vì trấn an dư luận đã có hậu quả như đổ thêm dầu vào ngọn lửa: Trước phong trào phản đối đang lớn mạnh nhanh chóng ở hải ngoại cũng như ở quốc nội, nhóm cầm quyền cộng sản Hà Nội vội vã thi hành chính sách quen thuộc của họ là đàn áp. Ngoài việc ngăn chặn không cho bất cứ phóng viên báo chí nào lên thăm vùng biên giới Hoa Việt, họ đã bắt giam hai nhân vật “to tiếng nhất” trong vụ này là các Ông Trần Khuê và Lê Chí Quang. Đồng thời, trên hai tờ báo “Tuổi Trẻ” và “Quân Đội Nhân Dân”, họ lên án những kẻ chỉ trích bản hiệp định là tay sai hoặc ít nhất cũng là đồng lõa của các “lực lượng thù nghịch”. Dĩ nhiên đó là những lời đe dọa bán nước chính thức: ta thấy rõ nhóm lãnh tụ cộng sản Hà Nội e ngại là sẽ có nhiều thanh thiếu niên và quân nhân tại ngũ nổi loạn trước hành động phản dân tộc của họ.
Một câu hỏi cần được nêu ngay: Tại sao nhóm lãnh tụ cộng sản Hà Nội đã cố ý bưng bít việc điều đình với Trung Hoa về vấn đề biên giới - và cả về vấn đề lãnh hải trong Vịnh Bắc Việt - như ta vừa thấy? Chính vì họ đã có ý định nhượng bộ Bắc Kinh NGAY TỪ LÚC ĐẦU: Nếu họ quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải - trong thế yếu của một nước nhược tiểu trước một đại cường - cách xử sự hợp lý nhất là đưa vụ tranh chấp ra trước công luận, để còn có thể dùng áp lực của dư luận nhân dân cũng như
cảm tình của quốc tế để cưỡng lại đối phương. Họ đã không hành động như vậy. Họ chấp nhận phương châm do Giang Trạch Dân, Chủ Tịch Trung Quốc kiêm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung Hoa, đưa ra tóm tắt trong 16 chữ “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng về tương lai “. Khỏi cần nói là dựa trên 16 chữ vừa rồi, láng giềng khổng lồ Trung Quốc có thể đưa ra nhiều yêu sách, trong nhiều lãnh vực. Chẳng lẽ những lãnh tụ cộng sản Việt Nam lại ngu muội đến độ không ý thức được điều này? Nếu có người đưa ra giả thuyết là họ đã bị Bắc Kinh chi phối rất chặt chẽ, thì cũng không phải hoàn toàn vô lý. Chi phối như thế nào? Ta hy vọng là rồi đây với các tài liệu dần dần tiết lộ, kẻ viết sử sẽ tìm được câu trả lời. Tạm thời, chúng ta chỉ cần nhận định là khi âm thầm nhượng bộ Trung Quốc, nhóm cầm quyền ở Hà Nội đã tỏ ra BẤT XỨNG. Họ không đáp ứng được sự tín nhiệm của quốc dân. Ở bất cứ nước nào, dưới bất cứ chế độ nào, những kẻ bất xứng như vậy có bổn phận từ nhiệm để quốc dân xét định có thể lưu nhiệm họ không. Nếu họ nhất định bám víu chính quyền thì rõ ràng họ hành động như những tay sai của ngoại bang, dựa vào thế lực của ngoại nhân để “đè đầu cưỡi cổ” đồng bào ruột thịt!
2) Việc tiết lộ đại cương của Hiệp ước ngày 30.12.1999 về phân dịnh biên giới Hoa Việt trên đất liền cũng như hiệp ước ngày 25.12.2000 về phân định lãnh hải trong vịnh Bắc Việt cho ta ý thức một thực trạng rất nguy hiểm cho tiền đồ của dân tộc Việt. Đóù là những kẽ hở quan trọng trong thể chế hiện thời ở nước nhà. Lợi dụng những kẽ hở ấy, chỉ cần một nhóm nhỏ, nắm được đa số trong Chính Trị Bộ đảng Cộng Sản, là có thể phản bội dễ dàng những quyền lợi tối thượng của dân tộc. Chúng ta không khỏi thắc mắc: Ngoài các hiệp ước mới bị tiết lộ, nhóm cầm quyền Hà Nội có còn ký kết với ngoại bang những hiệp ước bí mật nào khác không? Dưới chế độ độc tài do Đảng Cộng Sản Việt Nam thiết lập từ ngày chiếm được chính quyền, nhân dân chỉ được biết những gì Đảng cho biết mà thôi. Quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do xuất bản... hoàn toàn không có. Thiểu số cầm quyền dù bất lực, tham nhũng, hay cấu kết với ngoại bang phản bội dân tộc, quốc dân vẫn bị bó tay không có cách nào chống đối trong khuôn khổ luật lệ hiện hành. Đến lúc biết rõ sự thật thì quá muộn rồi! Mối lo ngại của chúng tôi không phải vô cớ vì mới đây Giang Trạch Dân chính thức sang thăm Việt Nam. Theo các thông cáo rất vắn tắt và mơ hồ của chính quyền Hà Nội, thì trong cuộc viếng thăm chính thức này, hai bên đã bàn về các đề tài:
a/ Hợp tác trong các lãnh vực quốc phòng và an ninh;
b/ Tăng cường công tác tư tưởng và cải thiện nền giáo dục;
c/ Tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Về đề tài thứ nhất, theo tin tức được tiết lộ, thì Giang Trạch Dân đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam đừng để cho một nước nào có thể xử dụng hải cảng Cam Ranh làm điểm tựa ngõ hầu tấn công Trung Quốc, sau khi Nga rút khỏi cảng này. Rõ ràng là họ Giang ám chỉ Hoa Kỳ, vì hiện thời chỉ có Hoa Kỳ chú ý đến cảng nước sâu này. Và cũng chỉ có Hoa Kỳ là đã xung đột với Trung Hoa, ngoài khơi Đông Dương, trong thời gian gần đây mà thôi (Thí dụ: vụ Không quân Trung Hoa bắt buộc một máy bay thám thính Hoa Kỳ phải đáp xuống đảo Hải Nam, chỉ chịu trả lại chiếc máy bay này sau khi đã khám xét kỹ càng và Hoa Kỳ chịu điều đình). Ngoài vấn đề Cam Ranh, họ Giang có còn yêu sách điều nào khác không? Với thái độ “sẵn sàng khuất phục” của nhóm lãnh tụ cộng sản Hà Nội, chúng tôi vô cùng lo ngại vì mấy chữ “hợp tác trong lãnh vực quốc phòng” có thể đưa đến nhiều cam kết rất nguy hiểm cho ta. Những người thuộc thế hệ kẻ viết bài này chưa quên là năm 1940, sau khi chính phủ Pétain lên cầm quyền ở Pháp, Đại sứ Pháp ở Tokyo, Ô. Arsène Henry, đã phải ký kết với ngoại trưởng Nhật Bản Matsuoka một bản hiệp ước hợp tác quốc phòng liên can đến Đông Dương. Dựa trên bản hiệp ước này, quân đội Nhật Bản đã có thể đổ bộ ở Bắc Kỳ, rồi Nam Kỳ, dùng nước ta làm bàn đạp để sau đó tấn công các nước trong vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện... Tôi cũng chưa quên là Bắc Kinh từng phổ biến một bản địa đồ “Đại Trung Hoa” trong đó toàn thể bán đảo Đông Dương cũng như Thái Lan, Mã Lai và một phần Đảo Bornéo đều bị coi là nằm trong lãnh thổ Trung Quốc! Phải chăng với tham vọng xây dựng bá quyền trên toàn vùng Đông Nam Á, Bắc Kinh đang muốn thực hiện cái mộng bất thành của chính quyền quân phiệt Nhật
Bản thời Thế Chiến II? Đề nghị thiết lập giữa Trung Hoa và các nước Đông Nam Á “một thị trường chung” do đại diện chính quyền Bắc Kinh đưa ra trong Hội Nghị ASEAN họp ở Brunei cách đây mấy tháng đã không khỏi làm cho nhiều quan sát viên thắc mắc. Ta cũng không thể yên tâm khi Bắc Kinh đòi tham gia Ủy Ban Quốc Tế Cửu Long Giang và nêu giả thuyết là Trung Hoa có thể xây đập trên vùng thượng nguồn con sông quốc tế này khiến cho các nước ở vùng hạ lưu như Thái Lan, Lào Quốc, Campuchia và Việt Nam không còn đủ nước để canh tác!
Nếu những hậu quả của sự hợp tác về quốc phòng giữa Trung Hoa và Việt Nam hãy còn nằm trong lãnh vực suy luận - nói khác là giả tưởng - thì hậu quả của sự hợp tác về an ninh đã cụ thể hóa trong dịp Giang Trạch Dân viếng thăm Việt Nam: Họ Giang yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phải tìm cách chấm dứt ngay phong trào chống đối các hiệp định đã ký kết về việc phân định biên giới Hoa Việt trên đất liền và lãnh Hải trong Vịnh Bắc Việt. Để thi hành “chỉ thị” này, Hà Nội có thể bắt giam những người ở
trong nước như Trần Khuê và Lê Chí Quang. Nhưng đối với Việt Kiều hải ngoại Hà Nội làm chi nổi? Điều này cho ta thấy rõ vai trò tối quan trọng của cộng đồng Việt Kiều hải ngoại trong giai đoạn lịch sử hiện thời...
Về đề tài “Tăng cường công tác lý luận”, ngay trước khi Giang Trạch Dân sang thăm nước ta, trong khóa họp vừa qua của Trung Ương Đảng Cộng Sản, Nông Đức Mạnh đã nêu cao tính bức thiết của công tác này. Ta có quyền tin chắc rằng nhân dịp gặp Mạnh, họ Giang đã yêu cầu Đảng Cộng Sản Việt Nam theo đúng mô thức xã hội chủ nghĩa Trung Hoa, trong đó tuy có thị trường nhưng Đảng Cộng Sản vẫn giữ vai chủ đạo qua các xí nghiệp công và cả những doanh nghiệp tư do các đảng viên làm chủ. Tương lai sẽ
cho chúng ta biết mô thức này đưa tới đâu. Trước mắt, ta chỉ nên ghi nhận rằng Đảng Cộng Sản Trung Hoa có xu hướng bá quyền, giống hệt Đảng Cộng Sản Liên Xô xưa kia: Trong khối Xã Hộị Chủ nghĩa chỉ có một mô thức duy nhất do “đàn anh” quyết định, mọi sự dị biệt đều bị lên án là “chệch hướng”, là “tả khuynh” hay “hữu khuynh”.
Muốn giữ vững địa vị thì các “đàn em” phải đạt lý, tôn ti trật tự. Trái lại nếu cứng đầu cứng cổ, tưởng rằng “ trứng có thể khôn hơn vịt”, thì coi chừng! hãy nhớ lại trường hợp của một số lãnh tụ đã thất sủng!
Về việc cải thiện đường lối giáo dục thanh thiếu niên, một tin được tiết lộ - rất có thể do chính các đảng viên cộng sản cao cấp - cho biết là Giang Trạch Dân yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải duyệt lại các sách giáo khoa, đừng để cho tình hữu nghị giữa Trung Hoa và ta bị thương tổn vì những chuyện cũ. Nói trắng ra là họ Giang muốn Việt Nam phải viết lại lịch sử đừng tôn vinh những anh thư chống Trung Hoa như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, những anh hùng cứu quốc khỏi sự đô hộ của Bắc Triều như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... , đừng ca tụng những chiến thắng xa xưa như các trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Và tại sao không phục hồi danh dự cho những nhân vật thân Trung Hoa như: Lý Cầm, Lý Tiến, cha con nhà Mạc, Lê Chiêu Thống v.v.? Có lẽ, họ Giang hãy còn thấy ngượng miệng nên chưa dám đề nghị tái lập “An Nam đô hộ phủ” dưới một hình thức hiện đại hơn, chẳng hạn:
Liên Hiệp Hoa Việt theo kiểu Liên Hiệp Pháp hồi cuối thập niên 1940!
Còn về việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa Trung Hoa và Việt Nam, ta khỏi cần nhắc lại là hiện thời hàng Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt nam, nhà cầm quyền Hà Nội bó tay không ngăn chặn nổi!
Tóm lại chúng ta thấy hiểm họa Bắc Thuộc không còn là một chuyện viễn vông nữa.Nó đang nhanh chóng biến thành thực tại, nếu chính quyền vẫn bị thiểu số lãnh tụ thân Trung Cộng tiếp tục nắm giữ. Đường sống của dân tộc Việt là phải thực hiện một cuộc “tái cấu trúc” và dân chủ hóa giống như ở Liên Xô năm 1991. Không biết các đảng viên Cộng sản Việt Nam có đủ sáng suốt và dũng cảm để làm công việc này không? Nếu không, bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục lăn và nghiến nát những kẻ ươn hèn hay ngu muội...
Paris, tháng 4 năm 2002
Gs Vũ Quốc Thúc
VÕ KỲ ĐIỆN * LÊ THÀNH NHƠN
Vài kỷ niệm với LÊ THÀNH NHƠN
Võ Kỳ Điền
Tôi và Lê Thành Nhơn là bạn từ thưở ấu thơ, chúng tôi lớn lên ở xóm chợ Thủ Dầu Một thuộc thị xã Phú Cường. Hai đứa học trường Tư Thục Trung Học Nguyễn Trãi tọa lạc trên đường Võ Tánh. Cũng trên con đường nầy cách trường năm chục thước có con hẽm nhiều cây xanh, đầu hẽm là tiệm hủ tiếu Cây Dừa, đi sâu tuốt vô hẽm là nhà Nhơn, căn nhà bằng cây lá đơn sơ, cạnh con rạch nhỏ, bên kia là cầu đúc phía nhà thuốc Võ Văn Vân.
Thưở đó mỗi ngày có buổi học tôi thường la cà, lang thang từ nhà, băng ngang qua khu phố chợ, đến nhà Nhơn để rủ đi học chung. Thưở nhỏ, tôi cũng có nhiều bạn nhưng không biết tại sao tôi lại thích cùng Nhơn đi chung hơn là các bạn khác. Có lẽ tánh tình Nhơn hiền lành và ưa chiều chuộng bạn bè. Tôi là thằng nhỏ dễ buồn dễ vui, lại ưa hờn mát, giận lẫy, khó có bạn nào chơi lâu cho được ngoài Nhơn.… Bây giờ nhớ lại từ thời con nít đó cho đến bây giờ, hình như hai đứa chưa hề gây lộn hay đáùnh lộn lần nào.
Đến chơi nhà Nhơn có nhiều thú vị lắm. Nhà tuy nghèo nhỏ và đơn sơ, nhưng tôi đâu để ý mấy thứ đó làm chi. Cái tôi thích nhứt là mỗi lần đến, là Nhơn thường bày ra nhiều trò chơi ngộ nghĩnh. Những ngày nghỉ học tôi cùng Nhơn lội xuống rạch bên hông nhà để móc đất sét xám đen dẽo quánh lên phơi khô để nắn tượng. Tôi và Nhơn tha hồ mà nắn trâu, bò, gà, vịt, chó, heo, ông già, con nít… Trò chơi thiệt là vui và kỳ lạ. Tôi vốn làm biếng và thích ở dơ, nên việc vọc bùn vọc đất tay chưn mặt mũi tèm lem tuốt luốt thiệt là hạp.
Con người Nhơn toát ra một vẻ gì đặc biệt kỳ lạ lắm, tôi không giải nghiã được. Nhơn có thân hình lực lưỡng, xương to và lộ, da đen mun, mắt lộ, kiểu mắt ốc bươu, ánh mắt sáng quắt và mạnh. Đầu to, tóc quăn xoắn đuôi rùa và xương quay hàm bạnh hẳn ra, mặt vuông hình chữ điền, răng Nhơn trong sáng và đẹp. Không biết vì cạp mía hay cắn vật gì cứng rắn, răng cửa của Nhơn bị mẻ một miếng to, tôi thường nhìn cái răng mẻ như một thói quen khi nói chuyện với bạn. Mỗi lần nhớ tới Nhơn là tôi nhớ cái răng cửa mẻ đó. Thoạt trông Nhơn rất gồ ghề, bậm trợn và gân guốc, vóc dáng bề ngoài dễ sợ như vậy nhưng tánh tình bên trong lại hiền khô.
Tuy chơi thân và đến nhà Nhơn mỗi ngày, tôi chỉ biết mẹ Nhơn là một bà già tóc bạc với dáng vẻ phúc hậu. Bà ít nói và sống trầm lặng, tôi hoàn toàn không gặp cha Nhơn lần nào, nghe nói là ông đi làm xa, làm gì tôi không biết, thỉnh thoảng mới đem tiền về để gia đình chi dụng. Nhà có ba anh em trai, hao hao giống nhau, cũng to lớn, mập mập và đen đen. Tên của cả ba thiệt là lạ và hay. Anh Lê Chơn Thành, rồi Lê Thành Nhơn và cậu em út tên Lê Nhơn Thiện. Tên của người nầy lấy làm chữ lót của người kia, tên người kia lấy làm chữ lót cho người nọ… Tôi thích cách đặt tên của ba anh em nhà nầy lắm, rõ là cha mẹ muốn con cái liên kết nhau, ràng buộc gắn bó mà thương yêu nhau hoài hoài. Cũng do cách đặt tên nầy, tôi đoán ba má Nhơn tuy nghèo nhưng chắc chắn phải là người có học thức và có đời sống nội tâm cao.
Lúc đó, học sinh Việt Nam còn phải học chương trình thuộc địa, giáo sư dạy môn Sử Địa của chúng tôi là nhạc sĩ Lê Thương (Phạm Đình Hộ) với các bài giảng về cuộc Chiến tranh Thập Tự Giá Một Trăm Năm, Thời Trung Cổ, Thời Phục Hưng…bên Aâu Châu, cuộc Cách Mạng Tựï Do Dân Chủ 1979, thầy giảng say mê bằng tiếng Pháp giọng Bắc nghe ngộ lắm và chúng tôi học cũng say mê. Tôi cố gắng học bài để được điểm tốt, thi cho đậu cao mà không chịu khó hiểu cho tường tận và ứng dụng được điều gì trong các bài học ở mấy cái xứ gì lạ hoắc đó.
Trái lại Lê Thành Nhơn khác tôi. Sau thời gian vọc đất nắn tượng, không biết do đâu và đọc thêm sách nào, Nhơn lại đâm ra say mê môn hội hoạ. Nhà bạn bây giớ lại đầy giấy trắng, thuốc màu và cọ. Tôi lại thấy Nhơn say mê với cọ với màu, và câu chuyện giửa tôi và Nhơn không còn là chuyện đá cá lia thia, đá gà, câu cá, lội sông như thưở trước nữa mà là nghe Nhơn miên man nói về mấy ông hoạ sĩ lạ hoắc như Renoir, Gaugin, Matisse, Van Gogh… gì đó. Mỗi lần nói về trường phái Tượng Trưng, trường phái Siêu Thực, Dã Thú, Lập Thể, Aán Tượng… Nhơn nói say sưa, tôi lắng nghe bạn nói, mà không hiểu gì hết trơn. Tôi cũng tin rằng Nhơn biết tôi không hiểu, nhưng mà Nhơn vẫn nói, hình như Nhơn nói cho chính Nhơn nghe. Nói ra được điều mình yêu thích cũng là một thứ hạnh phúc, cần gì người hiểu hay không hiểu. Đến bây giờ thì tôi hiểu được một chút, nói là một nhu cầu và bộc bạch, thố lộ tâm sự là một nhu cầu cần thiết. Bên trong con người Nhơn chất chứa từ đời nào, có thể từ kiếp trước, một thứ đam mê nghệ thuật, rất to, thiệt là to, khó mà hiểu được…
Quả tình tôi có chịu khó lắng nghe… mà không cần phải hiểu và quả tình Nhơn có một sở thích mà tôi chưa từng thích bao giờ. Lúc đó cái tôi thích khác hẳn bạn mình. Tôi ngâm nga, ư ử suốt ngày các bài thơ có trong tay, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính… Tôi âm thầm nắn nót chép tay các bài thơ tình trong tập giấy trắng nõn, để tặng cho con nhỏ có cặëp mắt thiệt to, học lớp Đệ Nhị Niên (deuxième année) mà tim đập thình thịch. Làm quen với con gái thiệt là khó và run muốn chết, tôi mắc cở mà thú thật với Nhơn như vậy..
Nhơn biết được chuyện đó và cười cho tôi tầm thường. Nhơn đôi khi nói với tôi, đời người ngắn ngủi và vô thường, được sống làm người thì phải làm cái gì hữu ích cho xã hội, nhưng đã làm thì phải làm cho vĩ đại, đừng chấp nhận sự tầm thường, hèn mọn… rồi sau đó những mẫu người vĩ đại của Nhơn là Van Gogh, Matisse….lại ào ào tuôn ra. Bạn thường nói với tôi những thành công rực rỡ, những viễn ảnh cao xa, những sung sướng khi mình thực hiện được hoài bảo. Nhơn thường chê trách những kẻ sống không lý tưởng, chỉ cố học cho cao dùng bằng cấp kiếm tiền cho nhiều, sống giàu sang sung sướng bên vợ đẹp, con khôn….
Tôi biết rồi, chuyện vĩ đại mà bạn mình nói là tạo nên những công trình đồ sộ cho nghệ thuật, nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật điêu khắc…. Tôi nghĩ thầm, Nhơn và tôi ở tỉnh nhỏ, lại còn là con nít, học hành đâu có bao nhiêu, nhà lại nghèo thì làm sao làm chuyện gì cho vĩ đại được. Những nhà danh hoạ, điêu khắc mà Nhơn thường ôm ấp trong lòng, thường nhắc tới đó, coi là thần tượng đó, nghe nói họ sống nghèo khổ lắm, không vợ, không con, và chết trong hiu quạnh cô đơn. Những tác phẩm của họ chỉ nổi tiếng sau khi họ đã chết. Cũng như thầy Nhan Hồi, đức Khổng Tử đã từng khen ngợi - sống trong hẽm nhỏ, một giỏ cơm, một bầu nước mà vui với đạo lý, quên đi cái nghèo.
Nhà tôi vốn buôn bán và khá giả, tôi không hiểu và thiệt tình không hiểu, thiếu thốn, nghèo khổ làm sao mà vui được, thầy Nhan Hồi hay mấy ông Renoir, Gaugin gì đó... có thiệt là vui không, mà chết rồi, nổi tiếng sau khi chết, thì dù ông đạt được cái danh, họ cũng đâu có biết, sướng ích gì đâu,… Tôi nghĩ như vậy, thương cho bạn và thấy bạn thuộc mẫu người không tưởng, mơ mộng, xa xôi , hão huyền…
Sau khi cả hai đậu Trung Học xong, tôi phải xuống Sài Gòn tiếp tục học các lớp cao hơn. Nhơn lại thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một, sau đó nhờ học giỏi thi đậu vào Cao Đẳng Mỹ Nghệ Gia Định… Rồi những nhu cầu cơm áo, những hệ lụy nhân sinh, tôi và Nhơn xa nhau biền biệt lúc nào không nhớ. Năm 1963 sau cuộc đảo chánh Ngô triều, tôi bất ngờ gặp Nhơn trong công viên Tao Đàn, trong phòng triển lãm rộng lớn, trình bày những hình ảnh Pháp nạn của Phật Giáo, Nhơn chỉ cho tôi bức tranh sơn dầu thật lớn, choáng đầy cả bức vách, hình ảnh những nạn nhân của chế độ đang rên siết oằn oại, vươn lên những cánh tay khẳng kheo như muốn bám víu một chút hy vọng, một chút tình thương, màu sơn đỏ bầm, tím nâu như màu máu, màu lửa, màu đấu tranh… tôi đọc được chữ ký tên Lê Thành Nhơn bằng sơn vàng ở góc phải. Cái to lớn vĩ đại của bức tranh cũng làm tôi chú ý.
Tôi hiểu ngay, những đường nét, màu sắc, khuôn khổ bạn tôi thể hiện cho tác phẩm không bao giờ có sự tầm thường và bạn tôi, tác giả, cũng không tầm thường. Con đại bàng lúc còn non thì cũng là đại bàng, không bao giờ là chim sẻ.
Lê Thành Nhơn rời Bình Dương mà bay nhảy tận chưn trời góc biển nào. Đời sống vật chất bạn ra sao, tôi không biết, vợ con bạn ra sao, nghề nghiệp ra sao, tôi không biết. Cuộc chiến lúc đó dữ dội và tàn khốc quá mà. Thời gian trước tháng tư, 1975 chừng vài tháng, Lê Thành Nhơn lái một chiếc xe Huê Kỳ lộng lẫy trở về Bình Dương kiếm tôi, không phải để đi rủ rê đi chơi mà bàn công chuyện. Tôi mừng cho bạn và ngạc nhiên hết sức. Bạn muốn tôi giới thiệu với ông bác, sui gia ba tôi ở Búng, thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Tôi nhìn Nhơn ngạc nhiên và hỏi -bạn muốn tôi giới thiệu với bác Đạo để làm chi. ?
Nhơn lấy ra một hoạ đồ kiến trúc thật lớn để lên bàn và giải thích cho tôi hiểu. Khu vực xa lộ từ Búng lên Bình Dương có những ngọn đồi cao thấp thật đẹp, tại sao lại phí phạm đem trồng củ sắn với khoai lang, khoai mì, mình phải biến nó thành một công viên quốc gia với đầy đủ các tượng danh nhân, những người có công góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu nầy như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu… để con cháu noi gương yêu nước.
Tôi nhìn sững Nhơn - lập một công viên quốc gia, tiền ở đâu, ai cho, và làm như vậy để được cái gì, đất nước đang chiến tranh tàn khốc, làm sao mà thực hiện. Khả năng Nhơn tới đâu và công trình nầy đâu phải là một người có thể làm. Hàng trăm câu hỏi trong đầu, chuyện nầy Nhơn nói thiệt hay nói chơi và tôi chợt hỏi- tại sao bạn lại nhờ tôi giới thiệu với bác Đạo, bác Đạo có liên hệ gì tới vụ nầy ?
Nhơn nói cho tôi biết là Nhơn đã gặp ông xã Nhu làng Hưng Thạnh, cũng như đã nghiên cứu kỹ sổ địa bộ của vùng nầy, biết được những trái đồi đó thuộc sở hữu của bác Đạo, công trình nầy là tầm mức quốc gia, chớ không còn thuộc tỉnh hay địa phương nữa... Rồi Nhơn nói miên man những công trình mà Nhơn đã thực hiện ở Huế, ở Đà Nẵng, ở Phan Thiết, những phù điêu trang trí dinh Độc Lập, những cuộc triển lãm quốc tế, những huy chương vàng bạc nhận được và cuối cùng những phác hoạ đẹp đẽ trong tương lai cho Bình Dương chúng tôi -thung lũng xanh bên nầy phải là công viên cây cao rủ bóng, bên kia là suối reo, bên nọ là rừng thưa nuôi những đàn nai ngơ ngác, có những con đường trải sỏi cho những cặp tình nhân yêu nhau hò hẹn, dọc theo các đường mình dựng tượng… Tôi nghe mà như nằm chiêm bao, mới có chừng mười năm xa cách mà Nhơn đã khác lạ quá mức tưởng tượng trong tôi, thiệt tình tôi không ngờ, quả là không ngờ được…
Sau đó, Nhơn gặp bác Đạo trình bày, bàn cãi, thảo luận nhiều ngày về phương cách thực hiện dự án nầy. Lúc đó tôi mới bật ngửa, chuyện thiệt tình chớ không phải chuyện nói chơi, con đại bàng đã đủ lông cánh,…
*
Khi nghe tin Nhơn bịnh rồi biết tin Nhơn mất, tôi cảm thấy thật trống vắng và đâm nhớ miên man những ngày xưa. Chết hay sống là chuyện hiển nhiên đời người, có tụ thì phải có tan, có thành thì có hoại, Lê Thành Nhơn đã thấy rất rõ, rất rõ, bạn sẵn sàng ra đi yên vui, đời bạn đẹp quá, có gì phải tiếc nuối.
Ôm ấp những giấc mơ Renoir, Van Gogh… nhiều hay ít bạn đã thực hiện đượïc. Lê Thành Nhơn bây giờ và mãi mãi sẽ là những Renoir, Van Gogh của những người yêu mến nghệ thuật. Sống một đời trọn vẹn cho những lý tưởng của mình, như vậy chẳng thoả nguyện sao ?
Cái nhân ngày trước và cái quả bây giờ, không phải do một sớm một chiều mà có được. Nhơn ơi, ở một góc trời thiệt xa, tôi bồi hồi nhớ thương bạn và ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nhìn thấy bạn sẽ là con đại bàng và thời gian đã chứng minh đúng y như vậy, nhìn những tác phẩm của bạn để lại cho đời, khiến tôi hãnh diện và sung sướng. Bạn đã trở về được cõi trăng sao và màu sắc.
Võ Kỳ Điền (10 Feb 03)
Võ Kỳ Điền
Tôi và Lê Thành Nhơn là bạn từ thưở ấu thơ, chúng tôi lớn lên ở xóm chợ Thủ Dầu Một thuộc thị xã Phú Cường. Hai đứa học trường Tư Thục Trung Học Nguyễn Trãi tọa lạc trên đường Võ Tánh. Cũng trên con đường nầy cách trường năm chục thước có con hẽm nhiều cây xanh, đầu hẽm là tiệm hủ tiếu Cây Dừa, đi sâu tuốt vô hẽm là nhà Nhơn, căn nhà bằng cây lá đơn sơ, cạnh con rạch nhỏ, bên kia là cầu đúc phía nhà thuốc Võ Văn Vân.
Thưở đó mỗi ngày có buổi học tôi thường la cà, lang thang từ nhà, băng ngang qua khu phố chợ, đến nhà Nhơn để rủ đi học chung. Thưở nhỏ, tôi cũng có nhiều bạn nhưng không biết tại sao tôi lại thích cùng Nhơn đi chung hơn là các bạn khác. Có lẽ tánh tình Nhơn hiền lành và ưa chiều chuộng bạn bè. Tôi là thằng nhỏ dễ buồn dễ vui, lại ưa hờn mát, giận lẫy, khó có bạn nào chơi lâu cho được ngoài Nhơn.… Bây giờ nhớ lại từ thời con nít đó cho đến bây giờ, hình như hai đứa chưa hề gây lộn hay đáùnh lộn lần nào.
Đến chơi nhà Nhơn có nhiều thú vị lắm. Nhà tuy nghèo nhỏ và đơn sơ, nhưng tôi đâu để ý mấy thứ đó làm chi. Cái tôi thích nhứt là mỗi lần đến, là Nhơn thường bày ra nhiều trò chơi ngộ nghĩnh. Những ngày nghỉ học tôi cùng Nhơn lội xuống rạch bên hông nhà để móc đất sét xám đen dẽo quánh lên phơi khô để nắn tượng. Tôi và Nhơn tha hồ mà nắn trâu, bò, gà, vịt, chó, heo, ông già, con nít… Trò chơi thiệt là vui và kỳ lạ. Tôi vốn làm biếng và thích ở dơ, nên việc vọc bùn vọc đất tay chưn mặt mũi tèm lem tuốt luốt thiệt là hạp.
Con người Nhơn toát ra một vẻ gì đặc biệt kỳ lạ lắm, tôi không giải nghiã được. Nhơn có thân hình lực lưỡng, xương to và lộ, da đen mun, mắt lộ, kiểu mắt ốc bươu, ánh mắt sáng quắt và mạnh. Đầu to, tóc quăn xoắn đuôi rùa và xương quay hàm bạnh hẳn ra, mặt vuông hình chữ điền, răng Nhơn trong sáng và đẹp. Không biết vì cạp mía hay cắn vật gì cứng rắn, răng cửa của Nhơn bị mẻ một miếng to, tôi thường nhìn cái răng mẻ như một thói quen khi nói chuyện với bạn. Mỗi lần nhớ tới Nhơn là tôi nhớ cái răng cửa mẻ đó. Thoạt trông Nhơn rất gồ ghề, bậm trợn và gân guốc, vóc dáng bề ngoài dễ sợ như vậy nhưng tánh tình bên trong lại hiền khô.
Tuy chơi thân và đến nhà Nhơn mỗi ngày, tôi chỉ biết mẹ Nhơn là một bà già tóc bạc với dáng vẻ phúc hậu. Bà ít nói và sống trầm lặng, tôi hoàn toàn không gặp cha Nhơn lần nào, nghe nói là ông đi làm xa, làm gì tôi không biết, thỉnh thoảng mới đem tiền về để gia đình chi dụng. Nhà có ba anh em trai, hao hao giống nhau, cũng to lớn, mập mập và đen đen. Tên của cả ba thiệt là lạ và hay. Anh Lê Chơn Thành, rồi Lê Thành Nhơn và cậu em út tên Lê Nhơn Thiện. Tên của người nầy lấy làm chữ lót của người kia, tên người kia lấy làm chữ lót cho người nọ… Tôi thích cách đặt tên của ba anh em nhà nầy lắm, rõ là cha mẹ muốn con cái liên kết nhau, ràng buộc gắn bó mà thương yêu nhau hoài hoài. Cũng do cách đặt tên nầy, tôi đoán ba má Nhơn tuy nghèo nhưng chắc chắn phải là người có học thức và có đời sống nội tâm cao.
Lúc đó, học sinh Việt Nam còn phải học chương trình thuộc địa, giáo sư dạy môn Sử Địa của chúng tôi là nhạc sĩ Lê Thương (Phạm Đình Hộ) với các bài giảng về cuộc Chiến tranh Thập Tự Giá Một Trăm Năm, Thời Trung Cổ, Thời Phục Hưng…bên Aâu Châu, cuộc Cách Mạng Tựï Do Dân Chủ 1979, thầy giảng say mê bằng tiếng Pháp giọng Bắc nghe ngộ lắm và chúng tôi học cũng say mê. Tôi cố gắng học bài để được điểm tốt, thi cho đậu cao mà không chịu khó hiểu cho tường tận và ứng dụng được điều gì trong các bài học ở mấy cái xứ gì lạ hoắc đó.
Trái lại Lê Thành Nhơn khác tôi. Sau thời gian vọc đất nắn tượng, không biết do đâu và đọc thêm sách nào, Nhơn lại đâm ra say mê môn hội hoạ. Nhà bạn bây giớ lại đầy giấy trắng, thuốc màu và cọ. Tôi lại thấy Nhơn say mê với cọ với màu, và câu chuyện giửa tôi và Nhơn không còn là chuyện đá cá lia thia, đá gà, câu cá, lội sông như thưở trước nữa mà là nghe Nhơn miên man nói về mấy ông hoạ sĩ lạ hoắc như Renoir, Gaugin, Matisse, Van Gogh… gì đó. Mỗi lần nói về trường phái Tượng Trưng, trường phái Siêu Thực, Dã Thú, Lập Thể, Aán Tượng… Nhơn nói say sưa, tôi lắng nghe bạn nói, mà không hiểu gì hết trơn. Tôi cũng tin rằng Nhơn biết tôi không hiểu, nhưng mà Nhơn vẫn nói, hình như Nhơn nói cho chính Nhơn nghe. Nói ra được điều mình yêu thích cũng là một thứ hạnh phúc, cần gì người hiểu hay không hiểu. Đến bây giờ thì tôi hiểu được một chút, nói là một nhu cầu và bộc bạch, thố lộ tâm sự là một nhu cầu cần thiết. Bên trong con người Nhơn chất chứa từ đời nào, có thể từ kiếp trước, một thứ đam mê nghệ thuật, rất to, thiệt là to, khó mà hiểu được…
Quả tình tôi có chịu khó lắng nghe… mà không cần phải hiểu và quả tình Nhơn có một sở thích mà tôi chưa từng thích bao giờ. Lúc đó cái tôi thích khác hẳn bạn mình. Tôi ngâm nga, ư ử suốt ngày các bài thơ có trong tay, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính… Tôi âm thầm nắn nót chép tay các bài thơ tình trong tập giấy trắng nõn, để tặng cho con nhỏ có cặëp mắt thiệt to, học lớp Đệ Nhị Niên (deuxième année) mà tim đập thình thịch. Làm quen với con gái thiệt là khó và run muốn chết, tôi mắc cở mà thú thật với Nhơn như vậy..
Nhơn biết được chuyện đó và cười cho tôi tầm thường. Nhơn đôi khi nói với tôi, đời người ngắn ngủi và vô thường, được sống làm người thì phải làm cái gì hữu ích cho xã hội, nhưng đã làm thì phải làm cho vĩ đại, đừng chấp nhận sự tầm thường, hèn mọn… rồi sau đó những mẫu người vĩ đại của Nhơn là Van Gogh, Matisse….lại ào ào tuôn ra. Bạn thường nói với tôi những thành công rực rỡ, những viễn ảnh cao xa, những sung sướng khi mình thực hiện được hoài bảo. Nhơn thường chê trách những kẻ sống không lý tưởng, chỉ cố học cho cao dùng bằng cấp kiếm tiền cho nhiều, sống giàu sang sung sướng bên vợ đẹp, con khôn….
Tôi biết rồi, chuyện vĩ đại mà bạn mình nói là tạo nên những công trình đồ sộ cho nghệ thuật, nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật điêu khắc…. Tôi nghĩ thầm, Nhơn và tôi ở tỉnh nhỏ, lại còn là con nít, học hành đâu có bao nhiêu, nhà lại nghèo thì làm sao làm chuyện gì cho vĩ đại được. Những nhà danh hoạ, điêu khắc mà Nhơn thường ôm ấp trong lòng, thường nhắc tới đó, coi là thần tượng đó, nghe nói họ sống nghèo khổ lắm, không vợ, không con, và chết trong hiu quạnh cô đơn. Những tác phẩm của họ chỉ nổi tiếng sau khi họ đã chết. Cũng như thầy Nhan Hồi, đức Khổng Tử đã từng khen ngợi - sống trong hẽm nhỏ, một giỏ cơm, một bầu nước mà vui với đạo lý, quên đi cái nghèo.
Nhà tôi vốn buôn bán và khá giả, tôi không hiểu và thiệt tình không hiểu, thiếu thốn, nghèo khổ làm sao mà vui được, thầy Nhan Hồi hay mấy ông Renoir, Gaugin gì đó... có thiệt là vui không, mà chết rồi, nổi tiếng sau khi chết, thì dù ông đạt được cái danh, họ cũng đâu có biết, sướng ích gì đâu,… Tôi nghĩ như vậy, thương cho bạn và thấy bạn thuộc mẫu người không tưởng, mơ mộng, xa xôi , hão huyền…
Sau khi cả hai đậu Trung Học xong, tôi phải xuống Sài Gòn tiếp tục học các lớp cao hơn. Nhơn lại thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một, sau đó nhờ học giỏi thi đậu vào Cao Đẳng Mỹ Nghệ Gia Định… Rồi những nhu cầu cơm áo, những hệ lụy nhân sinh, tôi và Nhơn xa nhau biền biệt lúc nào không nhớ. Năm 1963 sau cuộc đảo chánh Ngô triều, tôi bất ngờ gặp Nhơn trong công viên Tao Đàn, trong phòng triển lãm rộng lớn, trình bày những hình ảnh Pháp nạn của Phật Giáo, Nhơn chỉ cho tôi bức tranh sơn dầu thật lớn, choáng đầy cả bức vách, hình ảnh những nạn nhân của chế độ đang rên siết oằn oại, vươn lên những cánh tay khẳng kheo như muốn bám víu một chút hy vọng, một chút tình thương, màu sơn đỏ bầm, tím nâu như màu máu, màu lửa, màu đấu tranh… tôi đọc được chữ ký tên Lê Thành Nhơn bằng sơn vàng ở góc phải. Cái to lớn vĩ đại của bức tranh cũng làm tôi chú ý.
Tôi hiểu ngay, những đường nét, màu sắc, khuôn khổ bạn tôi thể hiện cho tác phẩm không bao giờ có sự tầm thường và bạn tôi, tác giả, cũng không tầm thường. Con đại bàng lúc còn non thì cũng là đại bàng, không bao giờ là chim sẻ.
Lê Thành Nhơn rời Bình Dương mà bay nhảy tận chưn trời góc biển nào. Đời sống vật chất bạn ra sao, tôi không biết, vợ con bạn ra sao, nghề nghiệp ra sao, tôi không biết. Cuộc chiến lúc đó dữ dội và tàn khốc quá mà. Thời gian trước tháng tư, 1975 chừng vài tháng, Lê Thành Nhơn lái một chiếc xe Huê Kỳ lộng lẫy trở về Bình Dương kiếm tôi, không phải để đi rủ rê đi chơi mà bàn công chuyện. Tôi mừng cho bạn và ngạc nhiên hết sức. Bạn muốn tôi giới thiệu với ông bác, sui gia ba tôi ở Búng, thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Tôi nhìn Nhơn ngạc nhiên và hỏi -bạn muốn tôi giới thiệu với bác Đạo để làm chi. ?
Nhơn lấy ra một hoạ đồ kiến trúc thật lớn để lên bàn và giải thích cho tôi hiểu. Khu vực xa lộ từ Búng lên Bình Dương có những ngọn đồi cao thấp thật đẹp, tại sao lại phí phạm đem trồng củ sắn với khoai lang, khoai mì, mình phải biến nó thành một công viên quốc gia với đầy đủ các tượng danh nhân, những người có công góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu nầy như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu… để con cháu noi gương yêu nước.
Tôi nhìn sững Nhơn - lập một công viên quốc gia, tiền ở đâu, ai cho, và làm như vậy để được cái gì, đất nước đang chiến tranh tàn khốc, làm sao mà thực hiện. Khả năng Nhơn tới đâu và công trình nầy đâu phải là một người có thể làm. Hàng trăm câu hỏi trong đầu, chuyện nầy Nhơn nói thiệt hay nói chơi và tôi chợt hỏi- tại sao bạn lại nhờ tôi giới thiệu với bác Đạo, bác Đạo có liên hệ gì tới vụ nầy ?
Nhơn nói cho tôi biết là Nhơn đã gặp ông xã Nhu làng Hưng Thạnh, cũng như đã nghiên cứu kỹ sổ địa bộ của vùng nầy, biết được những trái đồi đó thuộc sở hữu của bác Đạo, công trình nầy là tầm mức quốc gia, chớ không còn thuộc tỉnh hay địa phương nữa... Rồi Nhơn nói miên man những công trình mà Nhơn đã thực hiện ở Huế, ở Đà Nẵng, ở Phan Thiết, những phù điêu trang trí dinh Độc Lập, những cuộc triển lãm quốc tế, những huy chương vàng bạc nhận được và cuối cùng những phác hoạ đẹp đẽ trong tương lai cho Bình Dương chúng tôi -thung lũng xanh bên nầy phải là công viên cây cao rủ bóng, bên kia là suối reo, bên nọ là rừng thưa nuôi những đàn nai ngơ ngác, có những con đường trải sỏi cho những cặp tình nhân yêu nhau hò hẹn, dọc theo các đường mình dựng tượng… Tôi nghe mà như nằm chiêm bao, mới có chừng mười năm xa cách mà Nhơn đã khác lạ quá mức tưởng tượng trong tôi, thiệt tình tôi không ngờ, quả là không ngờ được…
Sau đó, Nhơn gặp bác Đạo trình bày, bàn cãi, thảo luận nhiều ngày về phương cách thực hiện dự án nầy. Lúc đó tôi mới bật ngửa, chuyện thiệt tình chớ không phải chuyện nói chơi, con đại bàng đã đủ lông cánh,…
*
Khi nghe tin Nhơn bịnh rồi biết tin Nhơn mất, tôi cảm thấy thật trống vắng và đâm nhớ miên man những ngày xưa. Chết hay sống là chuyện hiển nhiên đời người, có tụ thì phải có tan, có thành thì có hoại, Lê Thành Nhơn đã thấy rất rõ, rất rõ, bạn sẵn sàng ra đi yên vui, đời bạn đẹp quá, có gì phải tiếc nuối.
Ôm ấp những giấc mơ Renoir, Van Gogh… nhiều hay ít bạn đã thực hiện đượïc. Lê Thành Nhơn bây giờ và mãi mãi sẽ là những Renoir, Van Gogh của những người yêu mến nghệ thuật. Sống một đời trọn vẹn cho những lý tưởng của mình, như vậy chẳng thoả nguyện sao ?
Cái nhân ngày trước và cái quả bây giờ, không phải do một sớm một chiều mà có được. Nhơn ơi, ở một góc trời thiệt xa, tôi bồi hồi nhớ thương bạn và ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nhìn thấy bạn sẽ là con đại bàng và thời gian đã chứng minh đúng y như vậy, nhìn những tác phẩm của bạn để lại cho đời, khiến tôi hãnh diện và sung sướng. Bạn đã trở về được cõi trăng sao và màu sắc.
Võ Kỳ Điền (10 Feb 03)
NGUYỄN THIÊN THỤ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Nhân văn và giai phẩm
NGUYỄN THIÊN THỤ
NGUYỄN THIÊN THỤ
Sau khi trở về Hà Nội , một nhóm văn nghệ sĩ đoàn kết với nhau cùng chống đảng. Họ gồm có Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Phùng Cung, Trần Duy, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo. Tạ Hữu Thiện, Hữu Loan, Chu Ngọc, Như Mai. Họ tranh đãu với mục đích xây dựng đảng, chỉ trích những sai lầm của đảng, mà quan trọng nhất là đòi dân chủ hóa trong đảng, đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.
I. NGUYÊN NHÂN
A. Những nguyên nhân xa
1.Cuộc hạ bệ Staline ( 1879- 1953)
Đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô đã làm cho nhân dân Xô Viết và thế giới kinh ngạc vì bản báo cáo của Khrushchev đọc đêm 24 rạng ngày 25 tháng hai năm 1956 lên án Staline vi phạm sinh hoạt dân chủ, phạm nhiều tội ác và bày ra việc tôn sùng cá nhân.
Tội ác của Staline thì rất nhiều. Bản báo cáo mật của Khrushchev cho biết:
- Năm 1934, đại hội XVII bầu ra 139 ủy viên trung ương, đến dại hội XX đã có 98 vị bị bắn và tống giam. Trong số 1.956 đại biểu dự đại hội XVII đã có 1.108 người bị kết án phản cách mạng, bi giết và bị giam, hàng vạn đảng viên khác, hàng triệu dân chúng bị tù đày và bị giết.
- Staline đã lưu đầy các dân tộc thiểu số.
- Staline đã giêt hàng ngàn sĩ quan của Hồng Quân.
- Staline đã ngu si trước hiểm họa Đức quốc, không biết điều khiển đất nước nhất là lãnh đạo chiến tranh.
Đại hội ngoài việc chống sùng bái cá nhân còn bãi bỏ luận thuyết của Staline :’cách mạng nhất thiết phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đãu tranh giai cấp càng quyết liệt.’
2. Phong Trào đồng khởi tại Đông Âu
Các dân tộc bị áp bức luôn luôn tìm cách vùng dậy. Nhận thấy Khrushchev dễ hơn Staline, dân chúng Đông Âu vùng lên chống độc tài.
Sau vụ Poznan ( 28-6-1956), nhân dân Ba Lan nổi lên chống đảng, tinh thần ái quốc của Ba Lan bùng lên. Đảng cộng sản Ba Lan đưa Gomulka từ nhà tù về nắm chính quyền. Liên Xô nuốt giận làm lành.
Tháng 10-1956, Hung Gia Lợi vùng lên, đưa Imre Nagy lên lãnh đạo. Nga bèn đưa quân qua đàn áp xâm chiếm.
3.Trăm Hoa Đua Nở tại Trung quốc
Từ đó phát sinh ra chủ trương xét lại trong thế giới cộng sản. Mao Trạch Đông tức giận Khrushchev vì ông đã làm mất thần tượng Staline của họ, và gây ra phong trào xét lại làm lung lay địa vị của họ. Nhưng mệnh lệnh của Liên Xô bắt Trung Quốc phải xét lại, họ phải miễn cưỡng tuân theo. Ngày 25-5-1956, Lục Định Nhất, cục trưởng cục tuyên huấn tuân lệnh Mao triệu tập các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ đến viện Hoài Nhân Đường ở Bắc Kinh để nghe ông đọc một bài diễn văn nhan đề là Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tranh Minh ( trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Họ Lục bảo tám chữ trên do Mao sưu tầm văn học cổ và giao cho ông giải thích. Nói tóm gọn, Mao cho phép dân chúng phê bình đảng. Năm 1957, nhóm La Long Cơ, Hồ Phong khởi dậy chống đảng. Chịu không nổi phê bình của dân, Mao bắt nhốt những ai chống đối. Độc tài đảng trị laĩ hoàn đảng trị độc tài.
B. những nguyên nhân gần
1.Việt Nam
Năm 1956, Liên Xô cử Mikoyan sang Việt Nam giải thích về đường lối xét lại của cộng đảng Liên Xô. Ông Hồ tìm cách thoái thác bảo rằng cuộc cải cách ruộng đất đang dở, nếu tuân theo ‘tân chính sách’ của Liên Xô thì hỏng hết. Do đó, đến tháng 8 năm 1956, đảng cộng sản Việt Nam mới phổ biến tân chính sách của đại hội cộng đảng XX của Liên Xô. Khi công việc cải cách ruộng đất đã xong, đã giết được những ai muốn giết, đã cướp được những tài sản muốn cướp, Hồ Chí Minh mới bắt đầu đóng vở tuồng khóc lóc xin lỗi đồng bào, và ra lệnh sửa sai. Lợi dụng chính sách sửa sai, ông Hồ dùng một ná bắn hai chim, vừa lấy lòng đồng bào, vừa trừ Trường Chinh, một Khruschev thứ hai có thể hạ ông trong hiện tại hay trong tương lai khi ông nhắm mắt. Do đó ông quy tội cho Trường Chinh về cải cách ruộng đất và bãi chức Tổng bí thư của ông. Một mặt ông thả 12 ngàn đảng viên bị tù, vì quy sai, trả lại danh tiết cho các đảng viên bị xử tử, nhưng ruộng đất của nông dân thì không trả lại, và bần cố nông vẫn nắm quyền hành ở các nơi từ địa phương cho đến trung ương. Từ đây, các thủ hạ của Trường Chinh từ Hồ Viết Thắng trở xuống thì bi khai trừ hoặc bị giết, bị giam. Việc này cũng xảy ra cho Võ Nguyên Giáp sau này ở thời Lê Duẩn. Các công nhân Nam bộ tập kết nổi loạn tại bót cảnh sát Bờ Hồ, Hà Nội để giải thoát cho một số tập kết bị giam nơi đây. Uy tín của đảng bị sứt mẻ, quần chúng căm giận nổi lên như vụ Quỳnh Lưu (11-1956) khiến đảng phải đưa xe tăng đến để đàn áp.
2.Vật chất thiếu thốn
Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung quốc rất nặng. Trung quốc Mao Trạch Đông cũng là một loại phong kiến và thực dân. Cán bộ, sĩ quan của họ rất phân biệt nào là áo bốn túi, áo hai túi, cơm đại tái, tiểu táo. Từ 1950, cố vấn Trung cộng sang VIệt Nam, từ đây Việt Nam theo quy chế Trung Quốc. Bề ngoài là dân chủ, bình đẳng, nhưng bên trong đã hình thành một giai cấp mới, và đã có sự phân biệt giai cấp. Đây là một tính quốc tế cộng sản chứ không riêng gì Việt Nam. Trong chiến khu, cấp trung ương và cấp tướng, tá ở riêng, dân chúng và cán bộ không đuợc thấy, nhưng về Hà Nội thì mọi sự đều phô bày ra ánh sáng.
Vũ Thư Hiên viết về sự hưởng thụ của cng sản ngay từ ngày đầu về Hà Nội:
Kỳ cục nhất, buồn cười nhất là chuyện quy định về sử dụng xe cộ. Cấp cục,vụ được đi chung xe Mốt- Cô-Vích ( Moskovich). Cấp thứ, bộ trưởng được đi xe Pobeda (Pobeda), đi riêng, với rèm che hai kính hông. Cấp ủy viên trung ương đi xe có che thêm rèm ở kính hậu. Còn các ủy viên bộ chính trị, ban Bí thư đi xe Von- ga(Volga), thêm rèm ở hai hai kính cửa trước. Lãnh tụ tối cao, Tổng bí thư sang hơn nữa, có Chai-ka (Tsaika). Khi tiếp khách hoặc trong dịp khánh tiết thì dùng xe Din(Zil) bọc thép có kính chống đạn.
Vừa về tới Hà Ni, mỗi vị lãnh tụ đã chiếm một dinh thự khang trang của tây hoặc của các nhà giàu bỏ chạy vào Nam, mỗi nhà là một hành dinh với đầy đủ các bộ phận phục vụ, thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ, cấp dưỡng. Các vị làm việc tại nhà, các thư ký, giao thông viên chạy như đèn cù giữa các hành dinh để các vị liên lạc với nhau (DGBN, 64-65).
Trong khi cán bộ sống sung sướng như thế, nhân dân và các văn nghệ sĩ sống rất thiếu thốn, cực khổ. Khi về Hà Nội, đưọc bạn bè đãi tiệc, cầm đũa chỉ vào dĩa thịt gà, Phan Khôi nói đùa:
''Chín năm nay tao mới lại gặp mày''
3. Tinh thần căng thẳng
Năm 1950, lòng người còn tin kháng chiến. Lúc này tại khu bốn, tướng Nguyễn Sơn rất tôn trọng các văn nghệ sĩ, đối đãi văn nghệ sĩ rất tốt. Nhưng sau 1950, Nguyễn Sơn bị đuổi về Trung quốc vì tội chống Võ Nguyên Giáp. Các người kế nhiệm khinh bỉ, coi thường văn nghệ sĩ cho nên họ không cộng tác. Nhất là sau 1950 trở đi, việc chỉnh huấn, cải tạo tư tưởng đã làm văn nghệ sĩ mất cảm hứng sáng tác, và mất cảm tình với đảng. Cuộc sống vật chất đã làm cho văn nghệ sĩ lo âu, cuộc sống tinh thần càng làm cho họ đau khổ. Thân thể đọa đầy, tương lai của họ rất đen tối vì có thể bị tù đày bất cứ lúc nào vì nạn văn minh chính ủy.
4. Bất công xã hội
Trong khi đại đa số quần chúng văn nghệ sĩ sốn thiếu thốn thì các lãnh tụ đảng và lãnh tụ văn nghê như Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân v.v.. có một đời sống vật chất cao sang chẳng khác những ông hoàng ngày xưa. Phan Khôi đã gọi những nhà văn trên là'' giai cấp lãnh đạo'', còn các văn thi sĩ nghèo và cô thế là ''quần chúng văn nghệ''. Nhiều người khác gọi trắng ra là '‘cai văn nghệ'’ và ‘' cu ly văn nghệ'’. Hai từ sau mới thật đúng. Một nhà văn Đông Âu đã gọi các lãnh đạo cộng sản là một giai cấp mới. Nay về Hà Nội, người ta mới thấy rõ bộ mặt thực của giai cấp mới. Nhưng thực tế, hiện tượng này đã có trong kháng chiến chống Pháp mà ít người biết. Trong khi bộ đội phải ăn uống kham khổ, nhiều người phải nhờ gia đình tiếp tế. Cán bộ đảng vẩn ăn uống bình thường như mọi người nhưng buổi trưa, buổi tối, họ viện cớ đi hội ý, hội báo, tới địa điểm riêng, không ai đưọc bén mảng, để ăn uống thức ngon vật lạ với nhau.
II. PHONG Trào phản kháng
Khi về Hà Nội, cộng sản đã phát động ngay chiến dịch ca tụng đảng, bác. Nhưng đa số đồng bào thờ ơ. Khi về Hà Nội, cộng sản còn lo việc nhà cửa, xe cộ, chưa có thì giờ để lo việc kiểm soát văn hóa. Hơn nữa, mới về Hà Nội, họ chưa muốn thi hành chánh sách tàn ác ra vội, cho nên trong mấy năm đầu tư nhân vẫn có quyền ra báo và xuất bản sách. Vì hòan cảnh tự do này, một số báo chí tư nhân đã ra đời.
1.Thời Mới
Đây là một tờ báo tư nhân còn sót lại, xưa nay vẫn phục tùng đảng, bỗng nhiên họ đặt vấn đề: ''Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không''? Ý bộ cao cấp (phi bốn túi bất thành phu phụ). Bài này không chỉ trích cán bộ nhưng đã làm cho uy tín đảng sứt mẻ. Sau Nhân Văn, Giai Phẩm công khai chống đảng Thời Mới cũng như Nhân Dân, Học Tập cũng công kích đảng.
2. Giai Phẩm ( Giai Phẩm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông)
Tháng 2- 1956, sau khi Khrushchev hạ bệ Staline, một số văn nghệ sĩ bấy lâu nay bất mãn, nghe tin này rất phấn khởi. Họ thấy đây là cơ hội vùng lên chống đối. Tháng 3-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956, trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài Ông Bình Vôi chỉ trích các lãnh tụ già. Tiếp theo đó là cuốn Giai Phẩm Mùa Xuân, cũng có tư tưởng phê bình đảng. Trần Dần bị bắt vì viết bài Nhất Định Thắng bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscou sai Mikoyan sang Hà Nỗi, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch ‘Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh’ , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo Giai Phẩm Mùa Thu ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội.
3.Nhân Văn
Tờ Nhân Văn ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố Hữu lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế đảng ngày càng xuống dốc thê thảm.
4.Đất Mới
Đây là tờ báo của sinh viên đại học. Ra được một số thi bị đóng cửa. chủ nhiệm tờ báo là sinh viên Bùi Quang Đoài bị đuổi học, sinh viênVăn Tâm cũng bị trừng phạt, giáo sư Phan Kế Hành là người có cảm tình với tờ báo sinh viên bị chuyển công tác.
5. Trăm Hoa
Tờ này của Nguyễn Bính, sau ‘trên’đem tiền bạc và phương tiện yểm trợ để chống lại Nhân Văn nhưng Nguyễn Bính ngang tàng không tuân theo lệnh mà còn chống lại. Tô Hoài viết:
''Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản giúp Trăm Hoa. Tôi được giao thuyết phục một báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn.. . .Tờ Trăm Hoa ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân Văn, như chẳng đi với ai. Trên nhận xét từng số, từng bài cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết. Tôi bàn lại với Nguyễn Bính, Nguyễn Bình cười:
''Trăm Hoa phải thế mới là Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Nếu không thì mày làm quách cho xong'' ( Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, 64).
6.Văn
Tháng 12-1956 đóng cửa Nhân Văn. Đảng chỉnh đốn hội Văn Nghệ, bầu ban chấp hành mới, loại các văn nghệ sĩ chống đối, cho ra tuần báo Văn do Nguyễn Công Hoan làm chủ bút, Nguyễn Tuân làm phó và Nguyên Hồng làm tổng thư ký. Tờ Văn không sốt sắng ca tụng đảng, một nửa số trang dịch tiểu thuyết Nga, một nửa viết về văn học Trung quốc. Thế là khôn, chỉ nói về văn học hai nước đàn anh thì tất là không va chạm ai. Nhưng quần chúng thờ ơ. và đảng lại chê họ. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân quay ra chống đảng. Trên tờ Văn, xuất hiện Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi. . .Tờ Văn ra được 36 số, tồn tại đến 1- 1958 với bài ''Ông Năm Chuột'' của Phan Khôi thì giao cho Nguyễn Đình Thi và đổi thành Văn Học.
III. Phương pháp tranh đãu
Thơ văn Nguyễn Chí Thiện là những cú đánh thẳng vào cộng sản. Các văn nghệ sĩ trong Nhân Văn, Giai Phẩm không dùng chiến thuật này đuợc, họ phải dùng chiến thuật khác. Họ thường dùng những chiến thuật sau đây:
- Nói bóng gió
Chế độ cộng sản dã man tàn bạo cho nên người văn nghệ sĩ phải viết kín đáo, tránh đng chạm thẳng với đối thủ để tránh thiệt haị. Phần lớn các tác phẩm trong Nhân Văn, Giai Phẩm đều viết theo lối ‘ Ông Bình Vôi’ và Tìm Ưu Điểm’.
- Nửa nạc nửa mỡ
Giả khen đảng, đứng vào lập trường đảng nhưng sự thực là công kích đảng, chống Mỹ ngụy nhưng bên trong là chống đảng, hay chống một số lãnh tụ như bài’ Cái Bụng’ của Xuân Diệu, Nhất Định Thắng của Trần Dần. Trần Dần gọi là ‘lối xôi đỗ’, nghĩa là đả kích xen ca ngợi. Đó cũng là trường hợp Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo.
- Đối thoại thẳng thắn
Đó là phương pháp nghiên cứu của các học giả, cụ thể là phương pháp của Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Sĩ Ngọc.
Phan Khôi dùng nhiều chiến thuật khác nhau. Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đôi khi cũng dùng phương pháp thứ hai.
IV. NộI dung phản kháng
Công cuộc phản kháng có nhiều mục tiêu. Sau đây là những mục tiêu chính:
1. Chống bất công xã hội:
Trước đây, bất công xã hội là một đề tài được cộng sản chú trọng khai thác để gây căm thù giàu nghèo và sách động quần chúng đi theo đảng chống thực dân, chống địa chủ và chống tư sản. Và đa số con người xua nay vẫn nghĩ rằng cộng sản tàn bạo nhưng công bằng vì tất cả bọn nhà giàu đã bị tiêu diệt. Không ngờ sau khi về Hà Nội, mọi người mới thấy được sự thực trần truồng: xã hi cng sản không có công bằng, vẫn vua quan, vẫn tồn tại giai cấp cai trị và giai cấp bị trị. Những lãnh đạo đảng trở thành những chủ nhân ông, những tên tư sản mới, ăn xài phung phí, chúng được hưởng thụ bao tiện nghi trong khi nhân dân khố khổ lại bị cùm kẹp khốn khổ hơn thời phong kiến và thực dân. Ngày xưa thơ văn cách mạng, thơ văn hiện thực là do bọn con nhà giàu ăn no rững mỡ, xót thương những người cùng khổ nên viết để tranh đãu cho người cùng khổ. Thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là nói chính nỗi khổ của họ và nỗi khổ của nhân dân lao động.
Hoàng Huế viết:
Ai cũng biết đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đây là một sự thật đáng buồn vẫn hàng ngay đập vào mặt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
Chúng ta không thắc mắc cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa, tủ kính và ánh đèn xanh đỏ, có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một tòa soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ, thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chỉ dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gửi đi rồi im lặng không nghe mt tiếng trả lời.
Sự thật đã có những nhà văn viết đem, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không thể nào mua đuợc dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng viết cho xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ. Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối của một gian nhà nhỏ ở ngoạo ô Hà Nội, khi không có tiếng vơ con kêu khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước có một ngọn đèn dầu để thức mà viết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con khóc mà đứt ruột. ( Trăm Hoa Đua Nở, 11-12).
Bài Chống Tham Ô Lãng Phí của Phùng Quán là một bản cáo trạng về sự phung phí của giai cấp cai trị trong khi quần chúng thiếu thốn, nghèo khổ. Bài thơ này rất hiện thực và rất thành thực. Mỗi câu, mỗi chữ là một nhát roi quất vào mặt các lãnh tụ và đảng viên cộng sản:
Chống Tham Ô Lãng Phí
Ta đã đi qua,
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt;
Tôi đã gặp,
Những bà mẹ già quấn dẻ rách.
Da đen như củi cháy giữa rừng.
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng,
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.
Tôi đã gặp,
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? Ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng,
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng Kiến An, Hồng Quảng,
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng.
Hai mùa lúa không có mt bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp,
Những đứa em còm cõi,
Lên năm, lên sáu tủi đầu
Cơm thòm thèm đn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mong đến tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày. . .
Tôi đã đi giữa Hà Nội
Giữa những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xăn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác.
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để dựng xây kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm,đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa
Như giấy trang kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào con tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
Đài xem lễ , họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi màu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn thịt da cách mạng
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ ‘đài xem lễ’ tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm, thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ to, cao,thấo, bép, gầy
Khắp mặt đất như ruồi như nhặng
Ở đâu cũng có
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân Dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt xé ngang chùi đít
Những người này không bao giờ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i tờ!
Tôi đã đến dự những phiên tòa
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mắc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi lấy đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng rỏ máu lấn vành đai!
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đi trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong!
(THDN, 117-119)
Những bài thơ này đã lột mặt nạ cộng sản tuyên truyền về một xã hội công bằng và cơm no áo ấm. Nhưng thực tế, trong chế độ cộng sản nhân dân càng khổ hơn, nhất là giới văn nghệ sĩ.
6. Chỉ trích lãnh tụ già nua bất tài nhưng độc ác
Các lãnh tụ cộng sản bắt dân chúng và văn nghệ sĩ suy tôn chúng nhưng dứơi mắt các văn nghệ sĩ yêu nuớc, họ chỉ là những kẻ bất tài, chỉ làm hại nhân dân. Bài thơ của Lê Đạt đã đánh vào các lãnh tụ cao cấp cộng sản, trong đó ông Hồ là người già nhất:
ÔNG BÌNH VÔI
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lâi
Phan Khôi cũng viết bài Ông Bình Vôi để giải thích bài thơ của Lê Đạt, và cũng có mục đích tố cáo các lãnh tụ:
.'' . . Cái bình vôi sao lại gọi bằng ông? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể làm haị mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm cũng gọi bằng ‘ông’.
Con cọp ăn thịt mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng’ Ông Trưởng’, con chuột cắn quần áo mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông Núc’, cái che , to, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng’ Ông Che’. Người Việt Nam từ sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn,,hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.'' (THDN, 75)
7. Chỉ trích nịnh hót
Cộng sản hô hào san bằng giai cấp, phá bỏ biên giới quốc gia nhưng người cọng sản lại có óc bè phái, óc cục bộ nặng nhất. Sự thực con người phần nhiều thích nịnh hót. Bên cạnh vua chúa ngày xưa thường có nịnh thần, nhưng cũng có trung thần. Bọn cộng sản bắt dân hoan hô, lâu ngày chúng sinh ra kiêu căng, độc tài và bệnh tôn sùng cá nhân. Bên cạnh lãnh đạo toàn là một lũ nịnh thần. Cộng sản luôn bắt nhân dân hoan hô đảng và tôn sùng lãnh tụ. Ai xu nịnh thì được hưởng quyền lợi, địa vị. Ai không chịu uốn lưng thì bị đày đọa.
Hữu Loan viết:
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ '‘Dân Chủ Cng Hòa'’
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống.
Không quần chùng áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng,
thang lưỡi,
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên:
‘Dạ, dạ, thưa anh. . .
Dạ, dạ, em, em’
Gải cổ
Gải tai:
‘. . . anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!’
Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay
(THDN, 17)
8. Chống bè phái
Cộng sản luôn nói tranh đãu cho công bằng, cho dân chủ nhưng đó là những lời tuyên truyền. Óc bè phái và thiên vị là một điều phổ biến trong chế động sản. Bài Tìm Ưu Điểm của Phan Khôi là một phê phán về các ‘ông trời’ trong xã hội cộng sản.
9. Đòi tự do dân chủ, dân chủ
Nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm một lần tranh đãu cho cả hai sự tự do. Một là tự do dân chủ cho toàn dân và một tự do dân chủ cho văn nghệ sĩ. Nhân dân Việt Nam dưới ách độc tài cộng sản mất hết mọi thứ tự do. Trần Duy viết bài Thành Thật Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ, đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11-1956, phần mở đầu như sau:
''Hội nghị lần thứ 10 của ban Chấp hành trung ương đảng Lao Đng Việt Nam có nhận định ở miền bắc chúng ta chưa thực hiện dầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đã thảo luận những biện pháp bổ khuyếtt cần thiết để đề nghị với chính phủ và quốc hội.
Chúng tôi hoan nghênh những nhận định ấy, và hy vọng những biện pháp bổ khuyết cần thiết trên sẽ mang lại cho báo chí, văn nghệ đời sống miền bắc một luồng gió mới. . . luồng gió tự do, dân chủ''.
Bắo Nhân Văn đãu tranh cho tự do dân chủ cũng không ngoài ý muốn nào khác là tự nguyện làm một tên lính tiền phong cùng đảng và nhân dân chiến đãu cho mt mục đích chung'' (THDN, 233).
Trần Đức Thảo, một triết gia đã nghe lời dụ dỗ của cng sản mà bị giam hãm trong ngục tù. Ông đã tranh đãu cho tự do, dân chủ trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956. Mở đầu, ông viết:
''Tự do của quảng đại quần chúng, đãy là một nội dung chân chính mà chế độ ta thực hiện về mặt căn bản và có điều kiện để phát triển không ngừng. Nhưng đây tổ chức của chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũng đoạn bởi những bệnh nặng nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân'' ( THDN, 289).
Người làm văn học nghệ thuật ở chế độ cộng sản bị khổ sở trăm bề. Họ bị kiểm duyệt, bị kiểm thảo phê bình, bị phạt, bị tù.. . nếu họ lỡ lời, lộ ý chống đảng. Người nghệ sĩ luôn bị bọn kiểm duyệt, bọn chính ủy lên lớp về lập trường , về chủ trương chính sách. Nguyễn Chí Thanh là một ông tướng võ biền cũng tỏ ra là một tay lý luân Mác xít. Những người này đã làm khổ văn nghệ sĩ. Nay, văn nghệ sĩ trong Giai Phẩm và Nhân Văn quyết tâm tranh đãu cho tự do sáng tác. Đó là mục tiêu chính của cuộc phản kháng. Phan Khôi đã viết ''Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ''
của ông đã đặt ra vấn đề tự do sáng tác. Ông viết:
''Phải nói rằng văn nghệ sĩ muốn được tự do, nhưng họ chỉ yêu cầu được tự do trong nghệ thuật'' (THDN, 64).
Ông cho rằng các cán bộ đảng cũng ‘ có thái độ kị húy trong văn chương của thời phong kiến’ và ‘ hai năm nay lãnh đạo văn nghệ đã đi quá trớn’ (THDN, 64).
Trên Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang viết về văn nghệ hiện thực:
''Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ đuợc nói đến xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa bị cướp áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm,thủ kho cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng''
Sĩ Ngọc có thái độ thẳng thắn hơn. Ông đòi hỏi cán bộ phải có vốn liếng chuyên môn. Số đông cán bộ cao cấp như Trường Chinh dốt mà vẫn lớn tiếng phê bình văn nghệ, nay ra chỉ thị này, mai ra chỉ thị kia. Ông viết bài ''Làm Cho Hoa Nở Bốn Mùa'' trên Giai Phẩm Mùa Đông có đoạn:
''Muốn lãnh đạo cái gì cần phải biết cái đó. Đó là tác phong lãnh đạo cách mạng. Phải hiểu biết nông thôn mới lãnh đạo được nông nghirệp, phải hiểu biết thành thị mới lãnh đạo được công nghiệp, phải hiểu nghệ thuật mới lãnh đạo được văn nghệ. Quan điểm ‘thành phần chủ nghĩa’ đã làm cho một số đông tưởng lầm rằng cứ là thành phần công nông thì cái gì cũng làm được. Họ đã đánh giá sai sự giác ngộ chính trị của người nghệ sĩ và không biết thực tế của nghệ thuật Việt Nam như thế nào'' (THDN, 260).
Đào Duy Anh trong bài ''Muốn Phát Triển Học Thuật'', đăng Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 năm 1956 đã kết ti đảng đã làm suy yếu việc phát triển học thuật vì dảng đã đem chính trị vào văn học:
''Theo tôi thiết nghĩ thì công tác chuyên môn căn bản phải do những nhà chuyên môn phụ trách.. . . Trong địa hạt khoa học tụ nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn. Trong địa hạt khoa học xã hội,
Thì mối tệ cũng không kém... thái dộ lũng đoạn học thuật do quan niệm hẹp hòi về lập trường gây nên, có thể tạo thành cái tác phong nghiên cứu hờI hợt, thiếu nghiêm túc và chính xác, rất có hại cho công cuộc nghiên cứu chân chính.. .. .Cái điều kiện cuối cùng mà không thể thiếu được, để cho học thuật tiến triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận''( THDN, 286).
Một thi sĩ vô danh đã đăng thơ lên báo Văn Nghệ số 24 ngày 10-10-1957 để chế riễu các‘mẹ chồng cay nghiệt’ của đảng:
Ông ‘Vỗ Ngực’
Học thuật, văn chương chửa sạch nghề,
Tập toè lên lên lớp cũng khen chê.
Giáo điều khó nuốt lèn thô bạo,
Lý luận không tiêu, kéo nặng nề.
Tình cảm khô khan như củi gc,
Phê bình nồng nặc tựa cơm khê.
Anh em vặn lại cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ đảng chực lòe (THDN, 13)
10. Phê bình các chính sách của Đảng
Các văn nghệ sĩ đã chú trọng đến việc phê bình chính sách của đảng. Cải cách ruộng đất là một trong những vấn đề hàng đầu. Những nhà trí thức bậc nhất của Việt Nam là Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã kết án cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
Trần Đức Thảo trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 đã nhấn mạnh ‘những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách rung đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa’ Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra ‘một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa’ là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .'' (THDN, 289- 290)
Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam:
''Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối vớI quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân ''( THDN, 291).
Nguyễn Mạnh Tường là một luật gia, ý kiến của ông rất xác đáng. Trong bài ''Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất'' đọc tại Mặt Trận Tồ Quốc Hà Nội ngày 30-10-1956, với tư cách đại diện trí thức Hà nội. Bài này được đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956. Nguyễn Mạnh Tường đứng trên quan điểm pháp luật nhận định về chính sách Cải Cách Ruộng Đất của đảng. Bài này gồm những điểm chính như sau :
- Lệnh Trường Chinh giết oan mười hơn bỏ sót một là quá tả và vô lý.
- Không được trừng phạt một tội đã phạm quá lâu.
- Trừng phạt một cá nhân phạm tội, không được trừng phạt vợ con.
-Muốn kết tội một người phải có bằng chứng.
- Phải điều tra, phải bảo đảm quyền lợi người bị tố.
Tiếp theo, ông nói đến những nguyên nhân đưa đến sai lầm.
- Quan điểm ta địch, bạn thù rất mơ hồ
- Hành động bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.
- Bất chấp chuyên môn.
Nguyễn Mạnh Tường còn nói rằng ‘chính trị đàn áp chuyên môn như thế nào; xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn.. . Và ông kết luận chính quyền ta thiếu dân chủ (THDN, 305)
Nguyễn Mạnh Tường đã phê bình khía cạnh pháp ký trong cải cách ruộng đất và trong sinh hoạt quốc gia. Nguyễn Hữu Đang cũng chỉ trích tòa án xã hội chủ nghĩa. Ông viết:
''Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử'' ( Nguyễn Văn Trấn, 274).
Hoàng Cầm đã viết bài thơ Em bé Lên Sáu Tuổi đã thương xót một em bé con nhà điạ chủ không cha mẹ, ( cha đã bị đảng giết, mẹ chạy trốn vào Nam) đi lang thang khắp nơi. Bài này rõ ràng là không có lập trường giai cấp. Tác giả đã không căm thù giai cấp lột mà còn đứng về phe địch:
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố cường hào nợ máu
Đã trả trước nông dân
. . . . . . . . . .
Có cụ già đói khổ
Lập cập đi mò cua
Bố mẹ nó không còn
Đứa bé này gầy còm
Bỗng thương tình côi cút
Cụ nhường cho miếng cơm
. . . . . . . . .
Chị bần nông cốt cán
Ứa nước mắt quay đi
- Nó là con địa chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy .
Chị đi bỗng lùi lại
Nhìn đứa bé mồ côi
Cố tìm vết thù địch
Chỉ thấy một con người
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đem khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo
Cà hai chị cán b này đã bị đảng trừng phạt vì tội cho đứa bé miếng ăn và tội mất lập trường. Cuối bài, Hoàng Cầm quy cho đảng về chính sách độc ác và con người không tim:
Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đường lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do b óc chảy lười
Chỉ mt màu sắt rỉ
Đã lâu năm ngủ kỹ
Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy,
Đầy gân thiếu trái tim ( THDN, 237- 238).
Bài thơ này có giá trị nhân bản vì tình yêu nhân loại của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng phản ánh một điều. Chính sách đảng sai lầm nhưng lòng dân sáng suốt, chính sách đảng độc ác nhưng lòng dân nhân từ. Đề tài người máy không tim là một đề tài được Minh Hoàng trong Đống Máy và Như Mai với Thi Sĩ Máy sử dụng làm ẩn dụ.
9. Đề cao tinh thần bất khuất
Trong bài Lời Mẹ Dặn, Phùng Quán kêu gọi văn nghệ sĩ hãy can đảm chiến đãu, nêu cao truyền thống bất khuất của tiền nhân:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu (THDN 121)
Một số quần chúng lúc này đã bị cộng sản làm cho mất ý chí và tình cảm.. Đảng bắt trung với đảng, tôn thờ lãnh tụ. Đảng bắt đãu cha, tố mẹ, đấu chồng, tố bạn và một số đã tuân theo. Họ không biết yêu, biết ghét. Họ trở thành cái máy, hay con vật theo lệnh đảng. Cùng một ý nghĩ như Phùng Quán, trong bài ''Tôi Tìm Em,'' Tạ Hữu Thiện viết:
Trên tất cả thành phần lý lịch
Trên cao sang, trên sắc đẹp diễm kiều
Em, trọn đời tôi kiếm gặp
Chỉ là người biết ghét, biết yêu
(THDN, 124)
10. Kêu gọi đứng dậy
Một phần quan trọng trong các thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là kêu gọi toàn dân đứng dậy.
Trần Dần kêu gọi:
Hãy đi mãi ! -
Dù khi cần thiết
người ta cần đói khát
vượt bình xa
Ta bỗng có thể nhịn lâu
hơn cả lạc đà
đi
đến tận những kinh thành no ấm
Hãy đi mãi!
Dù có phen chót ngã
Hãy bó đôi chân lầm lỡ
mà đi
Hãy tin chắc
rồi ta
xứng đáng
mt vòng hoa đỏ nhất
phủ quan tài
( Hãy Đi Mãi, THDN, 114)
Cuối bài Nhất Định Thắng, Trần Dần hô hào:
Tất cả!
Ra đường!
Đi!
hàng đoàn!
hàng đoàn!
Đòi lấy tương lai!
(THDN, 112)
IV. Kết cuộc
Nhân Văn, Giai Phẩm đã làm cho giai cấp thống trị miền Bắc điên cuồng. Chúng áp dụng chính sách khủng bố ngầm rồi khủng bố công khai.
- Họ không bán giấy in. Không mua được giấy mậu dịch, Nhân Văn chấp nhận mua giấy chợ đen.
- Họ khủng bố người phát hành. Kế này không thành, các văn nghệ sĩ và sinh viên đi bán báo.
- Khủng bố người đọc. Cán bộ đảng đến từng nhà vận đng tẩy chay Nhân Văn, song nhân dân thích đọc Nhân Văn.
- Vận động thợ in. Công nhân vẫn ủng hộ Nhân Văn.
Họ đã thi hành mọi thủ đoạn mà không thành công. Họ cho các tay chân viết bài vu khống Nhân Văn đủ thứ tội, trong đó có tội gián điệp. Họ vận đng 304 văn nghệ sĩ ký tên dâng kiến nghị trừng trị Nhân Văn, Giai Phẩm. Trong số này, có tên Thế Lữ, Tú Mỡ (Vũ Thư Hiên, 425). Báo Nhân Văn vẫn hăng hái chống trả, cho nên tháng ngày 15- 12-1956, Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh tước đoạt tự do ngôn luận của báo chí, bắt họ phải phục tùng đảng. Sắc lệnh trừng phạt từ 5 năm đến khổ sai chung thân, tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản. Đó chính là lúc họ đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới. Nguyên Hồng thuộc thành phần vô sản nên được tha thứ. Tờ Văn đổi thành Văn Học do Nguyễn Đình Thi điều khiển. Tháng 12- 1957 đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, các văn nghệ sĩ rút lui vào bóng tối. Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy lại xuất hiện trên tờ Văn. Tờ Văn tồn tại với 36 số đến 1- 1958 vì bài Ông Năm Chut của Phan Khôi thì đổi chủ, giao cho Nguyễn Đình Thi chủ nhiệm và đổi thành Văn Học. Chính lúc này, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm bị khủng bố tập thể. Không những các văn nghệ sĩ liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm bị đàn áp mà những người liên quan với các văn nghệ sĩ cũng bị vạ lây. Người đầu tiên bị đảng ra tay là Trần Dần, ông bị đưa vào Cải Hối thất. Trần Dần phẫn uất cắt cổ tự tử nhưng may cứu được, sau vẫn còn nguyên vết. Sau NGuyễn Sáng vẽ hình Trần Dần trên Văn với vết thẹo ở cổ. Cộng sản bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn. Như đã trình bày ở trên, chỉnh huấn là bắt các văn nghệ sĩ đầu hàng đảng, thú nhận mọi ti lỗi. Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An và Nguyễn Hữu Đang không đi chỉnh huấn. Họ bắt Thụy An và Nguyễn Hữu Đang vào nhà giam Hỏa Lò, Trương Tửu mất chức giáo sư đại học, Cụ Phan Khôi vì tuổi già được để yên vì có ‘quý tử’ là Phan Thao canh giữ thay đảng. Trần Đức Thảo biết cuc đời mình đã bế mạc cho nên đã tiễn đưa vợ về nhà bạn thân là viện sĩ Nguyễn Khắc Viện!
Lúc này Nguyên Hồng cũng bị khốn đốn vì Văn. Trên tờ Văn do Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân phụ trách lại có Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi xuất hiện. Người ta đã ghét mấy người này lắm rồi, ngay cả Nguyên Hồng người ta cũng thấy ngứa mắt. Nguyên Hồng đã viết về truyện mt con hổ, họ nghi Nguyên Hồng ám chỉ họ. Tô Hoài biết rõ Nguyên Hồng và việc này, ông viết:
''Phường săn kia bắt được trong rừng mt con hổ bé tí tẹo. Con hổ đuợc đem về nuôi trong nhà. đến khi hổ to đùng. Hổ hiền lành bè bạn với con cún, con mèo, con gà. Nguyên Hồng đã kể cho tôi về nguồn gốc sáng tạo truyện này. Mẹ Nguyên Hồng đã ‘chấp bút’ đãy. Có lẽ cụ đã thấy từ thuở trẻ đến giờ, người con trai độc dinh của cụ quanh năm viết các truyện rồi đem bán được tiền, dễ quá. . . Một hôm cụ kể cho các cháu chép lại câu chuyện tại sao con hổ hóa ra con chó vàng nằm hiền lành trong xó cửa. Hổ đã như con chó rồi nhưng cả xóm ai cũng vẫn sợ. Bởi vì nó là con hổ chứ không phải con chó.Thế là các ông phường săn đem hổ thả lên rừng. Nhớ nhà, hổ lại lẩn th6ản về nhà, lại phải đem thả. Cụ đưa cái chuyện các cháu đã chép như thế cho Nguyên Hồng. Nguyên Hồng cặm cụi viết lại, đăng trang cuối báo Văn. Câu chuyện nguồn gốc con hổ, tức cười và thực bắt đầu như thế. Nhưng với cách đọc soi mói gạch bút chì đỏ thì lại không thấy thế. Đời nào mà người ta lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt. Ông này muốn nói cái gì. Nói ai? Xỏ xiên thế nào đây, không hiểu. Không hiểu tức là có vấn đề'' (86).
Họ làm tình làm tội ông. Tô Hoài tả lại cảnh Nguyên Hồng bị đãu tố:
''Nhiều cuộc phê bình Nguyên Hồng, tôi không thể đếm xiết lần nào cụ thể. Chỉ nhớ báo Văn đã hữu khuynh, bị lũng đoạn. Ở đâu họp tổ hay liên tổ hay liên hội trường, Nguyên Hồng từ từ, cẩn thận, trịnh trọng đặt tập báo trước mặt. Nguyên Hồng nói:
Tôi làm báo không kể giờ giấc, không quản thức đêm, thức hôm.. .
Như người ốp đồng, không biết đương còn tỉnh hay đã mê. Nguyên Hồng, một tay để lên chồng báo, to giọng đến bật khóc, vừa mếu máo vừa nói tiếp.. ''.(95)
Tôi ngồi cạnh Nguyên Hồng. Kiểm điểm Nguyên Hồng một buổi chưa xong. Một chồng báo Văn, như mọi hôm. Cả tổ với nhiều người tổ khác đến viện trợ cũng không hỏi thêm Nguyên Hồng một câu nào nữa. Bây giờ mà đụng đến, lại phân tích, lại bổ sung, lại ‘tôi xin góp’ thì chắc chắn lại như hôm qua, hôm kia,trông trước kia kìa Nguyên Hòng xoè bàn taylên chồng báo, vuốt vuốt mếu máo nói, nước mắt như trút. . tôi thức đêm thức hôm.. .tôi bỏ hết sáng tác. . .ngày đêm tôi chỉ nghĩ đến tờ báo. . . Rồi chẳng mấy chốc, Nguyên Hồng lại khóc hu hu'' (123).
Sau đó Nguyên Hồng tức giận xin hưu non và bỏ đi Nhã Nam, nhưng trước khi đi, ông đã mời Tô Hoài uống chén biệt ly. Trong bữa chén, Tô Hoài đưa cho Nguyên Hồng tờ Nhân Dân ngày 12-3-1958 có đăng bài Tô Hoài tự kiểm. Tô Hoài cũng vì viết hai bài ‘ Tổ Chức Phát Triển Lực Lượng Sáng Tác Truớc Nhất và bài ''Góp Ý Kiến Về Con Người Mới'' đăng trên Văn mà ni dung cũng nói về tự do ngôn luận và sự can thiệp của đảng trong văn học nghệ thuật nên bị kiểm thảo. Tô Hoài phải tự chửi rủa mình nên họ mới nương tay. Tô Hoài viết như sau:
Sai lầm của tôi đã gây nhiều tác hại. Lẽ dĩ nhiên nhiệm vụ của Hội Nhà Văn là phải tìm mọi cách phát triển sáng tác, nhưng vấn đề là phát triển sáng tác nào, theo phưong hướng tư tưởng nào? Không thể phát triển loại sáng tác mang những tư tưởng xấu, chống lại chủ nghĩa xã hội..'' .(129).
Đọc xong, Nguyên Hồng chửi Tô Hoài:
''Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không!''(133)
Đảng phát đng khủng bố, đàn áp. Trần Độ nhảy ra tố Nhân Văn, Giai Phẩm. Tố Hữu, Hoài Thanh cùng đồng thanh. Nhờ công trạng này, Trần Độ, Tố Hữu lên như diều gặp gió. Một số văn nghệ sĩ không tham gia như Thế Lữ, Tú Mỡ. . .có lẽ hai người này biết thân phận.
Nguyễn Hữu Đang vốn là linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ, cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Nguyễn Hữu Đang tổ chức. Sau ông làm Tổng Thanh tra Bình dân hoc vụ. Năm 1954 ông duợc mời làm bộ trưởng và vào đảng nhưng ông từ chối. Ông nói : nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng. Ông cộng tác với nhà xuất bản Minh Đức, trình bày cho báo Văn Nghệ rồi ra làm tờ Nhân Văn. Ông không cộng tác với họ, không chịu vào đảng, ông lại chỉ trích họ cho nên họ thẳng tay trả thù ông! Họ kết tội ông 17 năm đuợc 7 năm thì hội Nhân Quyền Quốc Tế can thiệp, ông được tha. Ra tù, ông đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám trẻ con. Hữu Loan đi làm chú thắc( Chợ Đệm gọi những người đi thiến heo). Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông ( Nguyễn Văn Trấn, 278-282)
Vũ Thư Hiên chú thích rằng Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, tham gia chống Pháp 1929, năm 1930 bị bắt, ra tòa 1931, nhưng vì nhỏ tuổi nên chỉ bị quản thúc. Tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương, viết báo Ngày Mới, Thời Báo và các báo Tin Tức, Đời Nay của cộng sản, tham gia hội Truyền Bá Quốc Ngữ với Nguyễn Văn Tố, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, đảng viên cộng sản từ 1943, năm 1945 là thứ trưởng bộ Thanh Niên, năm 1956 bị kết án 15 năm tù. Mãn hạn còn bị quản thúc 20 năm (117).
Trong cuộc chỉnh huấn, bọn văn nô hết sức tố các văn nghệ sĩ đối kháng. Họ xui nguyên dục bị, xuyên tạc và gây chia rẽ khiến cho người này nghi ngờ kẻ khác. Vũ Thư Hiên viết về chỉnh huấn như sau:
. . ''. những nhà lãnh dạo của ta rất gỉỏi xui nguyên dục bị. Sau trận đánh, hàng ngũ văn nghệ sĩ tan tác, người nọ sợ người kia, người này hận người khác, mọi người nói xấu nhau.. . . Trong không khí chỉnh huấn, con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong mt tập thể tự kỷ ám thị như trong cuc lên đồng ''( 116-117).
Hữu Loan cương quyết chống lại sự khủng bố và bắt bớ của cộng sản, ông cho rằng đảng và nước gian ngoan xảo trá:
''Khẩu hiệu ‘nói thẳng, nói thật, nói hết’ để xây dựng đảng không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nước mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì thế mới có Nhân Văn, Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính
( Nguyễn Văn Trấn, 273).
Đây là đoạn đầu trong bản kiểm điểm của Nguyễn Tuân đã được đăng trên Văn Nghệ số 12, tháng 5-1958.
''Trước cách mạng tháng tám và trước ngày kháng chiến, tôi sống tuyệt đối bằng tình cảm. chỉ dựa hoàn toàn vào những cảm xúc bản năng và phản ứng tình cảm để đánh giá cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Tôi nghĩ rằng thời kỳ ấy, tôi đã là người của thuyết hư vô, và nhiều lúc đã quan niệm một cách nguy hiểm rằng người trí thức chân chính là phải hoài nghi tất cả. Đối với vấn đề đảng phái và hoạt động đảng phái kể cả đảng ta, lúc ấy, tôi hết sức tránh, nghĩ sai rằng nghệ thuật là ngoài chính trị, và còn ở cả trên mọi chính trị, mọi hoạt động chính trị. Về những vấn đề lớn thuc về vận mệnh dân tộc, tôi nghĩ rằng cái biểu hiệu yêu nước của tôi ở tôi, tôi chỉ xin khung nó gọn vào vấn đề xây dựng tiếng nói dân tộc mà bản thân mình sẽ cố công đóng góp vào ít nhiều, qua những tìm tòi sáng tác văn học của bản thân mình. Trước mọi biểu tượng và mọi tương quan với cuộc sống chung quanh, tôi tự cho tôi là một đơn vị. Đối với chủ nghĩa cộng sản, con người duy tâm và tự do vô chính phủ của tôi đã là người tán thành cái thuyết viễn vông được làm người cng sản mà không ở trong tổ chức đảng.. .
. . . Có thể nói rằng tôi vẫn còn kéo dài cái sống phiêu lưu ngay cả sau thời kỳ cách mạng tháng tám đã thành công rồi, và sự cải tạo tư tưởng của tôi mới chỉ bắt đầu có từ ngày kháng chiến. Cuc đãu tranh võ trang khắp nước đã cho tôi những điều kiện khách quan và chủ quan để dần dần uốn nắn lại các nhân sinh quan đồi bại ở trong tôi, cụ thể là giải quyết bước đầu cho tôi về các mặt tư tưởng hoài nghi. Trong những năm kháng chiến, công tác và sáng tác của tôi tuy chưa có là bao nhiêu, nhưng đếu chứng minh cái kết quả bước đầu của cuc cải tạo đó. Và tôi thấy cần phải nói thêm rằng có được cái kết quả ấy, cũng là nhờ ở phần khách quan nhiều hơn là phần chủ quan., và nhất là nhờ cái phần đảng dìu dắt cho..'' .
Những người ngoan ngoản sau cuộc chỉnh huấn thì được thả về. Cũng có người phải ‘đi thực tế’ tức là về nông thôn hay vùng núi lao động để ‘giác ngộ cách mạng’ một thời gian ngắn . Những người tội nặng hoặc bướng bỉnh thì bị bách lao động trong những trại tập trung. Những văn nghệ sĩ bị giam một nơi đồng khô cỏ cháy, hoang vắng, không cây, không cỏ giống như những người tù. Họ phải cày bừa, giãi nắng dầm mưa như mt nông dân chính cống.
Trên báo Văn Học số 9 ngày 15-8-1958, Yến Lan , một người bị liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm kể lại những tháng ngày lao động cưỡng bách như sau:
''Đây là môt vùng đồi trọc. . .không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ. Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp mt kiểu.. . .Huyện lỵ trông bề ngoài thực nghèo khổ. Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn.. . Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số. Đi vào ngang qua những cánh đồng rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi.,. . Lúc mới về hỏi tình hình sinh hoạt , thấy thừa người lớn, vắng trẻ con ( ở đây đẻ nhiều, nuôi được tí), nhiều người chân phềnh ra như chân voi'' (THDN, 38).
Ở Việt Nam có nhiều hình thức tù. Là trại giam, trại vừa học vừa làm, trại cải tạo, trại cưỡng bách lao động, hình thức khác nhau tùy tội nặng nhẹ nhưng tất cả phải làm nô lệ như thời trung cổ. Ta hãy nghe lời kể của một trại viên trại cưỡng bách lao động để hiểu thân phận các trí thức chống đảng. Đây là truyện kể của Hoàng Chương, một cán b văn công khu V đi tập kết đã có dịp sống tại trại cưỡng bách lao động. Bài viết cũng đuợc đang trên số báo kể trên:
.'' . . Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc nhờ vui mà thích mau gặp bộ đội nên quên mệt. Cô Thu, người Hà Nội , trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt ai biết đó là một sinh viên Hà Nội'' (THDN, 38).
Sau khi ra tù, cuộc đời họ khốn khổ lắm. Họ là một loại người sống ngoài lề xã hội. Nguyễn Bính đã bị Thiết Vũ , cán bộ Sở Báo Chí, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đánh cho suýt chết vì tội dám chửi xỏ đảng. Nguyễn Bính về Nam Định sống lây lất. Không tiền bạc, không cơm áo, Nguyễn Bính bị bệnh, không ai dám lui tới thăm ông. Trước khi chết, ông bế con ra phố, cho không một người qua đường. Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Phùng Cung, Trần Dần bị tù. Nguyễn Hữu Đang bị tù 15 năm, mãn hạn bị quản thúc 20 năm. Phùng Cung bảy năm tù, Duy Lân vì cho Nguyễn Hữu Đang cái áo len mà bị 7 năm. Thanh Châu trước cộng tác với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, không viết cho Nhân Văn, Giai Phẩm nhưng có quan hệ với nhóm này bị treo bút. Khi đuợc phép viết lại thì ông đã già rồi ( Vũ Thư Hiên, 73) Phùng Quán suốt ngày chơi với con bú dù. Bạn bè hỏi tại sao. Ông đáp: Chơi với người chán lắm rồi, thành thử phải chơi với bú dù! Trần Dần bị đánh trở thành ít nói. Văn Cao tìm quên trong men rượu.
Cộng sản đã đày ải những người con yêu của tổ quốc, đã gây cho lòng người nghi kị nhau và một số sợ hãi. Nguyễn Tuân nói rằng ở dưới chế độ cộng sản phải học thuộc lòng cách chia vec bờ ''sợ''. . .Thuộc hết thì sống mới dể ( Vũ Thư Hiên 245). Chính vì sự khủng bố này làm cho văn nghệ sĩ phải im lặng, bất đắc dĩ phải viết một hai quyển lấy lệ cho có mặt, vì im lặng là tỏ thái độ chống đối.
Kiểm điểm lại những việc đã xảy ra, Văn Cao cho rằng hồi đó các văn nghệ sĩ tin đảng, nhiệt tình với đảng, và họ nghĩ rằng đảng sai lầm thì phải thành thật phê bình xây dựng, chứ không có mục đích lật đổ lãnh tụ. Theo Văn Cao, không phải do ông Hồ, do Tố Hữu mà do Trường Chinh đứng sau chủ trương khủng bố và đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm để chạy tội về Cải Cách Rung Đất . Chính Trường Chinh đã gọi Văn Cao và Nguyễn Tuân đến để chiêu hàng (Vũ Thư Hiên, 540-541).
Vũ Đình Huỳnh thì bảo rằng đảng giải quyết vụ Nhân Văn, Giai Phẩm trấn áp và hạ nhục nhiều trí thức và văn nghệ sĩ là những người có tâm huyết với đất nước. . .Đó là một vụ bày đặt. Nguyễn Hữu Đang đâu có ý định chống đảng. Anh ta chỉ muốn cách mạng tốt hơn. Vu oan giá họa cho người là không quân tử ''( Vũ Thư Hiên, 224).
Nguyễn Văn Trấn viết:
''Trần Dần chính là hậu thân của những người đã viết Vạn Ngôn Thư, Thất Trảm Thư. .. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng, đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái ti bôi đen. Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tộc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là cái án Nhân Văn. Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời Đảng gọi nói thật, nói thẳng, nói hết’ để xây dựng đảng, và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí , tự do ngôn luận, mong thực hiện tự do bầu cử vào quốc hi, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thực sự dân chủ nI dung của hiến pháp tađã là lý tưởng rồi '' ( Nguyễn Văn Trấn, 277).
Những văn nghệ sĩ trừ Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo là lớp già, còn đa số là thanh niên. Lớp trẻ thành thật tin đảng, yêu đảng mà phê bình. Nhưng mt số thanh niên và những người lón tuổi có lẽ đã quá bất bình về sự độc tài, xảo quyệt và ngu dốt của cng sản nên đã phải lên tiếng. Việc cộng sản bỏ tù, rút ‘phép thông công’ , bắt họ phải sống trong đau khổ, tủi nhục là một hành động tất yếu trong xã hội cộng sản. Trước đây hơn mười năm, chỉ vì một câu ca dao:
Trời làm mt trận gió trăng,
Ông trở xuống thằng, thằng trở nên ông.
mà có người bị giết. Những người vô tình mậc áo xanh đỏ cũng bị giết vì bị nghi là gián điệp của Pháp. Cộng sản luôn luôn ca tụng mình. Công sản luôn luôn tự hào, tự phụ. Cộng sản bao giờ cũng thích nghe người ta ca tụng mình và thù ghét những ai chỉ trích mình. Đó là tâm lý của những người ít hiểu biết, tâm hồn khép kín, bần tiện ,độc ác, và độc tài.Thành thử cộng sản rất căm thù những ai công kích họ dù là nói xa xôi, bóng bảy. Không phải riêng lãnh tụ căm thù mà cả bọn chân tay cũng căm thù vì chúng thấy thần tượng của họ đã bị bôi nhọ hay bêu xấu! Hơn nữa, đây là mt dịp để chúng nịnh hót, tâng công với lãnh tụ.Vả lại bản thân chúng cũng rất căm thù vì Nhân Văn, Giai Phẩm đã chỉ trích chúng như bài Cũng Những Thằng Nịnh Hót của Hữu Loan. Nói tóm lại, cả lãnh tụ như ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh.. .và bọn chân tay đều không tha thứ những kẻ đã viết bài Ông Bình Vôi, Nhất Định Thắng, Chống Tham Ô Lãng Phí, Con Ngựa Già của Chúa Trịnh, Cũng Những Thằng Nịnh Hót . . Không phải chỉ riêng Trường Chinh chủ trương tiêu diệt những văn nghệ sĩ trung trực, yêu nước, thương dân. Rất nhiều người, cả một hệ thống quốc tế đều dã man như thế từ Liên Xô qua Trung quốc, Bắc Hàn , Việt Nam, Cu Ba...
Vũ Thư Hiên cho rằng Mao Trạch Đông gài bẫy ‘ Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh’ để ‘cỏ dại’, ‘tiếng lạ’ lộ hình. Cuc vận đng này mở đầu cho cuc tấn công nhằm vào những người muốn thay đổi trật tự xã hi Trung quốc, gọI bất cứ ai không ưa Mao và không được Mao ưa là phần tử hữu khuynh chống đảng chống chủ nghĩa xã hội'' (105).
Nhờ có việc Khrushchev hạ bệ Stanine, các văn nghệ sĩ Việt Nam đã vùng lên tranh đãu chống đc tài. Công cuộc tranh đấu hoạt đng chưa đầy một năm thì bị khủng bố. Lại một trang sử vẻ vang đuợc viết bằng máu và nước mắt của những ngườI con yêu của tổ quốc. Phan Khôi và Nguyễn Hữu Đang bị cộng sản kết tội nặng nhất. Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Trần Duy, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Bính . . . là những kẻ bị đày đọa nhất.
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên Giai Phẩm, Nhân Văn, Trăm Hoa, Thời Mới, Đất Mới, Văn vào lịch sử quốc gia và lịch sử văn học.
Sau Cần vương, Văn thân, Đông Kinh Nghĩa Thục, lần nữa người trí thức đã anh dũng đứng lên tranh đãu cho tự do dân chủ, chống bất công, bóc lột và chống cường quyền. Cộng sản đã nhiều lần tàn sát và khủng bố nhưng tinh thần dân chúng , nhất là tinh thần các nhà trí thức và văn nghệ sĩ chân chính vẫn cương quyết tranh đãu cho tự do, dân chủ. Họ phải lui bước khi địch mạnh nhưng khi có cơ hi thuận tiện, họ vùng lên tranh đấu. Cứ như thế mãi. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại tiến lên cho đến khi thành công.
Những người liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới mà bị tù, bị trả thù thì nhiều. Quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc là một sưu tầm các bài báo của những tờ báo trên, nhưng sự sưu tầm này chưa đầy đủ. Chúng tôi dùng tài liệu này thử tạm làm một thư tịch Nhân Văn, Giai Phẩm để trình bày rõ thành tích của những văn nghệ sĩ đã đem xương máu tranh đãu cho tự do:
1. Phan Khôi. Phê bình lãnh đạo văn nghệ( Nghị Luận).GPMT,1.
2. ________. Tìm Ưu điểm ( Truyện). GPMD
3. ________ Ông bình vôi( Truyện).GPMT,1.
4 . _______ Ông Năm Chut( Truyện).Văn 36. 10-1-1958.
6.________. Nắng chiều( Truyện). Viết xong tháng 12-1957.Chưa xuất bản.
7. Trần Dần. Nhất định thắng( thơ). GPMX, 1-1956.
8.________ Hãy đi mãi (thơ). Văn.15-11-1957.
9. bút hiệu khác của Trần Dần. Nói thật ( Thơ)
10. ______ Nhân Văn làm lớn con người (thơ)
11._______ Mt bài thơ chưa có đề(thơ)
12._______ Chú bé làm văn ( Truyện)
13._______ Mâu thuẫn với cả nước( Truyện)
14._______ Lão Rồng( Truyện)
15._______ Anh Cò Lắm ( Truyện)
16. Phùng Quán. Chống tham ô lãng phí (thơ).GPMT,2,10-1956.
17.________ Lời mẹ dặn (thơ) Văn, 21. 27-9-57.
18. Tạ Hữu Thiện. Tôi tìm em. ( thơ). Trăm Hoa, 6-1-1957.
19. Bùi Quang Đoài. Mt câu truyện tình ( Truyện), Đất Mới, 1
20._______ . Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị ( nghị luận) NV4)
21. Minh Hoàng. Đống máy( Truyện,) Văn, 34,27.12.57
22. Phùng Cung. Con ngựa già của chúa Trịnh (Truyện) NV4.
23. Trần Lê Văn. Bức thư gửi mt người bạn cũ. GPMT 1
24. Hoàng Tích Linh. Xem mặt vợ (kịch) NV
25. __________ . Cơm mới (kịch) Văn 16, 17 ngày 13, 30-8-1957.
26 .Nguyễn Tuân. Phở ( tùy bút). Văn, 1&2,10-5& 17-5-57.
27._________ . Phê bình nhất định là khó.Văn,23,14-10-57.
28. Văn Cao. Anh có nghe không (thơ), GPMX,8-10-56
29. _______. Những ngày báo hiệu mùa xuân(thơ). GPMT, 2,10-1956.
30. Trần Duy. Những người khổng lồ( Truyện). GPMT, 2,1956.
31. ______ Thành thật đãu tranh cho tự do dân chủ. NV,4.5-11-56.
32. Hoàng Cầm. Em bé lên sáu tuổi.(thơ). GPMT
33. ________. Tiếng hát ( kịch thơ), Văn, 24,18-10-57.
34. Hữu Loan. Cũng những thằng nịnh hót (thơ), GPMT,2.
35.________. Ln sòng ( Truyện), GPMĐ,I. 12-1956.
36. Sĩ Ngọc. Làm cho hoa nở bốn mùa(nghị luận),GPMD.
37._______ . Bất mãn (Nghị luận). Nhân văn.
38. Chu Ngọc. Chúng ta gắng nuôi con.(kịch), GPMT,3,1956.
39. Như Mai. Thi sĩ máy. ( Truyện). NV, 5,20-11-56.
40. Đào Duy Anh. Muốn phát triển học thuật (nghị luận),GPMT,3,56.
41.Trần Đức Thảo. Ni dung xã hi và hình thức tự do( nghị luận),
GPMD,1, 1956.
42. _______. Nỗ lực phát triển tự do dân chủ.( nghị luận). NV 3,15-10-1956.
43. Nguyễn Mạnh Tường. Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất xây dựng
quan diểm lãnh đạo. NV,4, 5-11-1956.
44. ________. Vừa khóc vừa cười. (tùy bút).GPMT 3, 1956.
Tổng cộng 20 tác giả với 44 tác phẩm.
Ngoài ra những bức hí họa trên các báo Nhân Văn, Giai Phẩm rất đc đáo, và rất có giá trị. Vì cng sản bắt bớ, giam cầm các nhà văn, tịch thu các báo cho nên công cuộc sưu tầm gặp nhiều khó khăn, không thể thu thập đầy đủ tài liệu. Ở đây, chúng ta không thấy có bài của Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng. . . Nếu có đủ tài liệu, công cuộc nghiên cứu của chúng ta sẽ đầy đủ hơn.
Cuộc đãu tranh này và cuộc hạ bệ Staline làm cho cộng sản Việt Nam, nhất là ông Hồ Chí Minh sợ hãi. Do đó ông đã quyết tâm đánh tan các nhà trí thức và văn nghệ sĩ, và sau đó ông tìm cách đẩy Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi những chức vụ quan trọng vì hai người này có thể là những Khrushchev tương lai. Cũng vì lo củng cố địa vị, Hồ Chí Minh bất chấp nguyên tắc dân chủ, tự mình đưa Lê Duẩn, một đàn em mà địa vị còn kém xa nhiều người, ra làm Tổng bí thư, không qua bầu cử hay đồng ý của trung ương đảng, hay bộ chính trị. Mười năm sau, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vẫn sợ phong trào xét lại làm mất quyền lợi nên đã gây ra vụ thanh trừng lớn lao, bắt giam Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên. . .
Cộng sản có thể đóng cửa báo chí và sách vở nhưng chúng không tiêu trừ đuợc sự bất bình trong trái tim nhân dân. Cuc tranh đãu vẫn còn đó và những lớp sau sẽ kế tục.
Cuộc tranh đãu của Nhân Văn , Giai Phẩm đã làm cho nhân dân hai miền Nam Bắc thấy rõ bọ mặt thực của cộng sản và chính nghĩa quốc gia. Họ cũng làm cho thế giới hiểu tinh thần bất khuất, tinh thần tranh đãu anh dũng của nhân dân đối với cộng sản, nhất là tinh thần chống cng của những người đã theo cộng ngay trong lòng miền bắc và giữa thủ đô Hà Nội. Các văn sĩ ,thi sĩ đã cho chúng ta những vần thơ tuyệt diệu, đầy hình ảnh, và những câu truyện đầy thú vị và rất xúc đng. Còn những học giả như Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã tỏ ra là những người cao cả, có khí tiết của kẻ sĩ. Những bài viết của họ rất thẳng thắn, đầy đủ và trong sáng. Đây là văn chương của trái tim, nối dòng văn chương yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục, khác xa với văn chương tuyên truyền gượng ép, giả dối của cộng sản.
Cuộc tranh đãu đã cho ta những tác phẩm vô cùng quý giá đã được sáng tạo bằng những tài hoa tuyệt vời và những trái tim bốc lửa cùng với máu và nước mắt.
Trích LICH SỬ VĂN HOC VIÊT NAM
THƠ HÀ HUYỀN CHI
CŨNG ĐÀNH THÔI EM
Em gần hay xa
Em đi hay tới Để lại hồn ta Dấu xưa, vết mới Dấu xưa ngọt ngào Như hoa như bướm Lối mòn ca dao Khúc quanh gió chướng Vết mới vô chừng Lá gai cỏ sắc Ngất ngây hương rừng Ngổn ngang nghi hoặc Dấu mới, dấu xưa Ngủ sâu tiềm thức Gặp nhau tình cờ Lại đau trống ngực Em gần như trăng Soi ta phong trần Soi thừa bất hạnh Soi buồn chung thân Xa vời như quê Bao năm chưa về Xa từ quốc nạn Như loài thiên di Em tới, em đi Như cơn mưa núi Vui chẳng hạn kỳ Buồn thêm huyệt mới Em đi bất chợt Quên vẫy tay chào Như ta thuở trước Hơ hải bôn đào Em tới hồn nhiên Nồng nàn ân nghĩa Réo gọi mù quên Bao dung lượng bể Cũng đành thôi em Lại rừng oan khiên Lại đêm vùi nhớ Cho tình lên men.
SÓNG NGẦM
|
PHÙNG QUÁN * TRĂNG HOÀNG CUNG
Trăng Hoàng Cung
September22
- Em nán ngồi lại với tôi
Một phút nữa thôi…
- Ừ, hay xin em hai phút…
Ôi, trăng Hoàng Cung đêm nay đẹp đến não lòng!
Tôi sắp phải từ giã ngai vàng
Từ giã Hoàng Cung
Giã từ mộng tưởng
Giã từ em…
Phảng phất hương hoàng lan
Từ Tử Cấm Thành hoang tàn đổ nát
Tôi sắp phải trở lại cuộc đời cay cực
Qua cửa chính Ngọ Môn…
Ôi, có lẽ nào
Tất cả những gì đêm nay là có thật?…
Em với mái tóc đen dày che nửa mặt
Hồ sen như gấm trải quanh Hoàng Cung
Điện Thái Hoà
Cung Trường Sanh
Tàng Thư Lâu… Hiển Lâm Các
Sân Đại Triều mênh mông trăng…
Ôi, có lẽ nào
Tất cả những gì đêm nay là có thật?…
Không…
Tôi không tin…
Tất cả là do trăng bày đặt
Trăng thương tôi
Một đời lao lực
Một đời cay cực
Một đời thơ…
Vỗ về tôi
Như trẻ nhỏ
Trăng ru…
Như bà ngoại
Trăng dắt tôi vào cổ tích
Cô Tấm với nàng Bạch Tuyết
Hằng Nga ngủ trong rừng
Con yêu râu xanh…
Tôi biết
Trăng là một nhà bày đặt thiên tài
Lều tranh bày đặt thành cung điện
Vườn hoang thành vườn Thượng Uyển
Vũng nước tù bày đặt thành hồ sen…
Nhưng tôi không biết
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt ra em?…
…Một vùng tóc như một vùng biển tối
Vừng mắt em thăm thẳm tia nhìn
Những ngón tay ngón chân có mùi hoa dại
Cái cổ trần như rong dưới đáy sông Hương…
Giọng em nói
Tiếng em cười
Và nỗi buồn phảng phất trên làn môi…
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt?…
Trăng hoàng cung đêm nay ơi!
Trăng nhân hậu
Trăng thiên tài…
Cảm ơn Trăng thương tôi mà bày đặt
Nhưng cái tuổi tin vào cổ tích
Tôi đã qua rồi…
(Trích Trăng Hoàng Cung)
Một phút nữa thôi…
- Ừ, hay xin em hai phút…
Ôi, trăng Hoàng Cung đêm nay đẹp đến não lòng!
Tôi sắp phải từ giã ngai vàng
Từ giã Hoàng Cung
Giã từ mộng tưởng
Giã từ em…
Phảng phất hương hoàng lan
Từ Tử Cấm Thành hoang tàn đổ nát
Tôi sắp phải trở lại cuộc đời cay cực
Qua cửa chính Ngọ Môn…
Ôi, có lẽ nào
Tất cả những gì đêm nay là có thật?…
Em với mái tóc đen dày che nửa mặt
Hồ sen như gấm trải quanh Hoàng Cung
Điện Thái Hoà
Cung Trường Sanh
Tàng Thư Lâu… Hiển Lâm Các
Sân Đại Triều mênh mông trăng…
Ôi, có lẽ nào
Tất cả những gì đêm nay là có thật?…
Không…
Tôi không tin…
Tất cả là do trăng bày đặt
Trăng thương tôi
Một đời lao lực
Một đời cay cực
Một đời thơ…
Vỗ về tôi
Như trẻ nhỏ
Trăng ru…
Như bà ngoại
Trăng dắt tôi vào cổ tích
Cô Tấm với nàng Bạch Tuyết
Hằng Nga ngủ trong rừng
Con yêu râu xanh…
Tôi biết
Trăng là một nhà bày đặt thiên tài
Lều tranh bày đặt thành cung điện
Vườn hoang thành vườn Thượng Uyển
Vũng nước tù bày đặt thành hồ sen…
Nhưng tôi không biết
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt ra em?…
…Một vùng tóc như một vùng biển tối
Vừng mắt em thăm thẳm tia nhìn
Những ngón tay ngón chân có mùi hoa dại
Cái cổ trần như rong dưới đáy sông Hương…
Giọng em nói
Tiếng em cười
Và nỗi buồn phảng phất trên làn môi…
Từ chất liệu gì mà Trăng bày đặt?…
Trăng hoàng cung đêm nay ơi!
Trăng nhân hậu
Trăng thiên tài…
Cảm ơn Trăng thương tôi mà bày đặt
Nhưng cái tuổi tin vào cổ tích
Tôi đã qua rồi…
(Trích Trăng Hoàng Cung)
NGUYỄN THỤY KHA * PHÙNG CUNG
NẮNG TRONG THƠ PHÙNG CUNG
Posted on 27.06.2012 by nguyentrongtao
Rate This
NGUYỄN THỤY KHA
Phùng
Cung là một trong những nhà thơ ViệtNamđi theo con đường của nghệ thuật
tối giản. Thơ Phùng Cung đặc sắc bởi thi tứ, thi ảnh, thi từ, thi điệu,
thi pháp đậm đặc chất đồng bằng châu thổ Bắc. Bởi vậy, thế giới thơ
Phùng Cung rất cần thiết được nghiên cứu kỹ càng. Tuy nhiên, công việc
này đòi hỏi một thời gian dài lâu. Cảm nhận đầu tiên về thơ Phùng Cung
với riêng tôi, là cảm nhận ấn tượng khi gặp những cái nắng lạ trong
những câu thơ của ông. Cái nắng rất đa sắc
nhưng không phải của màu mà là của văn minh sông Hồng. Cái nắng lấp lánh
trong đêm mà Phùng Cung đã dẫn dắt mọi người cùng xem.
Đấy là cái “Nắng Âu Cơ” – cái
nắng từ tổ tiên thuở hồng hoang khi ông nghĩ về tổ quốc. Đấy là cái nắng
“Nhuộm hoàng hôn đỏ gạch” rơm rớm bên “Ao con”. Đấy là “sông chảy bồn
chồn hoa nắng” mùa lũ lên. Đấy là cái “nắng ngả tương” oai oải mùi hương
quê. Đấy là cái “nắng hẩy gió lên” để rồi bóng râm rẽ lối sang sông.
Đấy là “hạt nắng non” hồn nhiên rây qua kẽ lá như hạt ngô non khiến gà
nhầm rình mổ. Đấy là cái nắng “ấp úng rạng đông”, cái “nắng cũ” ngời
trong khóe mắt đồng chiêm, cái “nắng thả chào mào” nghiêng nghé căn nhà
lụp xụp tồi tàn, cái “nắng phơi rơm” bồng bềnh mùa gặt, cái “nắng vắt
ngọn tre đuôi én” mùa gieo mạ, cái nắng trong bước chân con vạc ăn ngày
“đạp cánh đồng xơ xác”. Đấy là những “chiều vừa đuối nắng” nơi con sông
vặn dòng, là cái “nắng vẽ” trên lưng cua đồng chài chã đời đời kiếp kiếp
lấm lem, là “trời thu thả nắng” bâng khuâng mùi ổi chín, là cái đuôi
nắng uể oải cuối chiều trong tiếng bò rống, là cái “nắng đồng trinh”
trong “chiều hoa râm” là cái “nắng hàn vi” mỏng mảnh hoa rau sam, là
“nắng hoa ngâu” se sém nỗi ong vàng chết điếng, là “cuối nắng” có con đò
lá tre lênh đênh. Đấy là “chút nắng thừa” trong chiều khây khẩy cơn sốt
rét run rảy mảnh chăn chiên, là “nắng thắm quết trầu dốc bến”, là “nắng
ánh cam” nhuộm nương ngô, là “nắng trôi lụa” xa xăm đẹp đến huyễn diệu
với cánh bướm vẫy. Viết về nắng mùa rươi “tháng chín đôi mươi- tháng
mười mồng năm” tài tình đến nhất mực: “Nắng đổ xanh chổi cốm hoa rươi”.
Đấy là chút “nắng ghé” trên mảnh rêu chiều mênh mang, là “hoa khế đỏ màu
cua chết nắng”, là gương mặt phong trần “chịu nắng”, là tia “nắng xéo”
mo cơm lủng lẳng sau lưng người tha phương. Đấy là “Nắng chiêm thành
quanh quất tháp hoang” đầy bi tráng, là “nắng dứ” đầu mùa đậm nhạt, là
tia “nắng tía” lay lay hàng râm bụt khúc khích tiếng cười, là cái nắng
có sợi tơ trời nghiêng bay, là màu “nắng son” đổ vụn trên ngưỡng cửa
trưa hè, là chút nắng hong khi mùa xuân đã vãn, là tia nắng hoang giữa
cánh rừng, là cái nắng dạt liệm vào chiều chia biệt bạn bè, là cái nắng
lạnh chuyển mùa chiều hưu hắt, là cái nắng hanh góc sân quê, là tia nắng
lay trên con đường gánh gồng thuê mướn lam lũ, là tia nắng chột trong
tiếng cóc ho, là cái nắng chói chang vắt kiệt đồng quê in dấu chân cua
trốn nắng, là tia nắng quái nhắm vàng trên hoa chua me đất, là nắng thơm
mật đồng mía, là tia nắng tắt tần ngần trên sào phơi váy.
Trước Phùng Cung, người yêu thơ
đã từng chím đắm trong cái nắng đầy âm thanh của Nguyễn Mỹ: “Đôi bên là
nắng- thu đã đượm vàng- nắng soi từng giọt nắng ngân vang- ở trong nắng
có một ngàn cái chuông”. Những cái nắng lạ trong thơ Phùng Cung khiến
ta nhận ra sự lấp lánh của phía bên kia bán cầu tưởng tượng mà người thơ
ngồi trong đêm phía bán cầu bên này hy vọng về một đời thường bình dị
mà quá đỗi khó khăn. Đời thường ấy hôm nay đã mất giữa một thời chao
đảo, thời mà con người chỉ được sống trong bóng đêm bí ẩn của chính
mình.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 056
VÕ KỲ ĐIỀN * CON CHÓ ĐI LẠC
Chuù Caân khaäp khieång chön thaáp chön cao ñi voâ nhaø beáp, caëp maét ngoù laùo lieâng. Caên beáp khaù roäng, ñoà ñaïc ngoån ngang. Chuù thaáy thaày An ñöông ngoài laët moät thuùng rau muoáng, laù heùo vaøng beân caïnh hoà nöôùc, vaùch ñaày reâu xanh. Laàn naøo cuõng vaäy, khi ñi ngang ñaây chuù cuõng thaáy maáy thaày giaùo laøm anh nuoâi, laët rau. Hoâm nay laïi tôùi phieân thaày An. Caùi oâng thaày naày daïy Söû maø laïi coù ngoùn ñôøn thaät ngoït. Maáy ngoùn tay oång laët rau, cuõng lanh nhö khi oång gaûy treân daây ñôøn. Thaày An thaáy chuù Caân loø doø tôùi, beøn hoûi:
-Chuù muoán kieám caùi gì vaäy ?
-Böõa hoåm toâi coù ñeå moät cuoän daây luoäc treân ñaàu tuû, böõa nay sao maát tieâu kieám
hoång ra ? Noùi roài chuù ñònh quay ñi. Caû ngöôøi chuù choaùn heát caùi khung cöûa caây nhoû xíu.
Trong nhaø beáp, ngoaøi noài neâu, soong chaûo, cheùn dóa, coøn coù moät ñoáng cuoác xeûng
cuûa ban lao ñoäng ñeå ngoån ngang beân vaùch. Thaày An ñöa tay chæ moät nuøi daây döøa
moùc treân caây coät ñen xaùm vì khoùi beáp:
-Phaûi chuù muoán kieám sôïi daây naày khoâng ?
Chuù möøng rôõ voùi tay laáy, mieäng traû lôøi:
-ÖØa, vaäy maø naõy giôø toâi kieám hoaøi hoång thaáy.
Caàm cuoän daây daøi trong tay, daùng vui veû chuù hoûi:
-Böõa nay thaày tröïc nhaø beáp haû ? Sao hoâm qua toâi cuõng thaáy thaày ôû ñaây ?
-Ñaùng leõ böõa nay tôùi phieân thaày Ñònh. Nhöng toâi khoâng thích daïy, beøn kieám caùch ñoåi vôùi thaåy... Laøm beáp cöïc nhöng khoûi phaûi nhöùc ñaàu. Noùi tôùi ñoù thaày beøn so saùnh:
-Laåm raåm vaäy maø toâi thaáy chuù ngon laønh. Caû caùi tröôøng naày coù chuù laø söôùng.
Treân thì coù anh Chín hieäu tröôûng, keá ñoù laø chuù...
Roài nhö sôï bò hieåu laàm, thaày An tieáp:
-ÔÛ thôøi naày khoâng dính líu tôùi nguïy quaân nguïy quyeàn, khoâng nhaø cöûa, ñaát ñai,
tieàn baïc maø laïi coù baø con caùch maïng laøm lôùn thì laø haïng nhöùt, phaûi khoâng chuù
Caân ?
Chuù Caân vöøa dôïm ñi, vöøa traû lôøi:
-Trong tröôøng ai cuõng noùi y nhö thaày maø toâi thaáy coù söôùng gì ñaâu. Thaùng naøo toâi
cuõng ñöôïc tuyeân döông caù nhaân tieân tieán...
Roài chuù haï thaáp gioïng, ngaäp ngöøng:
-Tieân tieán maø khoâng coù tieàn cuõng hoång söôùng...
Noùi xong chuù quay ra, caùi chön coù taät ñi khaäp khieãng, tay thaùo laàn cuoän daäy. Sôïi daây döøa nhoû baèng ngoùn tay uùt ñöôïc tuoân ra thaúng daøi keùo leät beät treân saøn xi
maêng. Chuù thaét moät moái ôû ñaèng ñaàu, laáy tay öôùm öôùm cho moái thaét chaët laïi.
Naéng ñaõ baét ñaàu nong noùng. Ngoaøi saân tröôøng aùnh saùng choùi chang. Caên phoøng
cuûa chuù Caân ôû cuoái saân, caïnh kho chöùa ñoà cuõ cuûa nhaø tröôøng, caùch nhaø beáp
moät khoaûng ñaát troáng coû moïc lan traøn. Chuù khoâng coù thì giôø ñeå laøm coû doïn deïp.
Töø saùng sôùm phaûi môû coång tröôøng, queùt lôùp queùt saân. Coâng vieäc beà boän keùo
daøi maõi cho ñeán chieàu toái, nhöùt laø cho ñeán maáy ngaøy gaàn Teát nhö luùc naày. Trong
lôùp ngoaøi saân choã naøo cuõng raùc ngaäp ñaàu. Chuù lo doïn deïp haèng maáy chuïc
phoøng hoïc vöøa ñuû heát hôi, coøn söùc ñaâu maø lo tôùi caùi phoøng rieâng nöõa. Caùi
phoøng chæ daønh ñeå nguû, coù ñöôïc moät caùi giöôøng vaø moät caùi baøn coøn duøng
ñöôïc. Beân vaùch ñeå moät ñoáng ñoà cuõ vuïn vaët goàm coù baøn hoïc troø, gheá ngoài gaõy
chön, baûng vieát luûng loå.
Hoài saùng naày luùc trôøi coøn lôø môø toái, chuù ñöông nguû boãng giöït mình vì nghe tieáng luïc ñuïc döôùi gaàm giöôøng. Cöù töôûng laø coù aên troäm, chuù naèm im ñeå laéng nghe. Coù tieáng quaøo roät roät ôû beân vaùch, hoài laâu coù tieáng gaâu gaâu nho nhoû. A, thì ra coù con choù ñi laïc voâ phoøng. Ñöông nguû bò phaù ñaùm ñaâm böïc mình, thuaän tay chuù vôùùi laáy thanh cuõi ñeå keá beân quaêng maïnh. Khuùc cuûi lôùn naëng, truùng caùi bòch treân löng, con choù keâu aúng aúng cong ñuoâi chaïy maát.
Chuù naèm coá nguû nöôùn theâm moät chuùt. Trôøi coøn toái moø moø, giaác nguû khoâng
chòu ñeán. Naèm treân giöôøng maø ñaàu oùc chuù nghó ngôïi lan man. Coøn maáy ngaøy nöõa
laø heát naêm. Laøm vieäc quaàn quaät maø vaãn khoâng dö moät ñoàng moät chöõ ñeå aên
Teát. Cuoäc ñôøi khoâng buoàn maø vaãn chöa thaáy gì vui. Ngaøy thaùng cöù laàn löôït qua,
teát nhöùt tôùi hoài naøo khoâng hay. Ñaõ treân hai möôi naêm giuùp vieäc cho tröôøng naày,
chuù quen maët haàu heát caùc thaày coâ giaùo. Coù ngöôøi ñoåi tôùi roài coù ngöôøi ñoåi ñi.
Rieâng naêm nay, môùi coù maáy thaùng maø tröôøng ñoåi tôùi ba oâng hieäu tröôûng. OÂng
hieäu tröôûng cuõ ngöôøi Baéc di cö, daùng nghieâm nghò, noùi naêng ñieàm ñaïm, chöõng chaït. Tuy vaäy coù nhieàu laàn oâng noùi chuù khoâng hieåu. Moät hoâm oâng nhôø chuù mua duøm goùi thuoác huùt. Chuù laáy tieàn roài ñi vuït ra cöûa. OÂng noùi :
-Khoâng gaáp, laøm gì maø cuoáng leân theá ?
Chuù nghe xong ngaïc nhieân quay trôû laïi, hoûi :
-OÂng noùi caùi gì toâi khoâng hieåu, cuoáng leân laø caùi gì ?
Thaáy caùi maët chuù ngô ngaùc, maáy oâng giaùo sö ngoài beân cöôøi aàm leân. Moät laàn
khaùc trong böõa tieäc taát nieân, oâng hieäu nhôø chuù mua theâm moät ít laïc rang. Chuù ngoù quanh ngoù quaát, cuoái cuøng kheàu kheàu thaày Ñònh hoûi nhoû:
-Laïc rang laø moùn gì vaäy ?
Ñeán khi ñöôïc thaày Ñònh giaûi nghiaõ cho bieát, chuù tiu nghæu:
-Sao oång hoång chòu noùi ñaäu phoïng, tui ñaâu coù hieåu tieáng Baéc !
Duø vaäy chuù vaãn kính neã oâng hieäu tröôûng vì oâng hoïc raát gioûi. Caùc thaày coâ giaùo
sö cuøng hoïc sinh cuõng kính troïng vaø thöông yeâu oâng laém. Rieâng ñoái vôùi chuù, oâng
hieäu raát vui veû, deã chòu. Thænh thoaûng oâng thöôøng cuøng chuù taâm söï. Chuù ít noùi
maø thích nghe. Coù moùn gì ngon oâng thöôøng ruû chuù cuøng aên. Tình thaày troø cuõng nhö tình anh em. Roài ngaøy caùch maïng veà, oâng hieäu cuûa chuù bò baét ñi hoïc taäp nôi khæ ho coø gaùy naøo cuõng khoâng bieát nöõa. Chuù buoàn laém. OÂng hieäu môùi tôùi ngöôøi Nam, nghe noùi luùc tröôùc laøm giaùo vieân beân tröôøng tieåu hoïc, coù theo Vieät Coäng moät thôøi gian. OÂng naày thì quaù toát ñoái vôùi chuù, noùi tieáng Vieät Nam deã nghe. Ngaøy oâng môùi veà tröôøng, trong buoåi hoïp hoäi ñoàng giaùo vieân, oâng ñaõ môøi chuù ngoài ôû haøng gheá danh döï roài ca tuïng chuù khoâng tieác lôøi. Chuù caûm ñoäng muoán khoùc. Ñaàu oùc suy nghó hoaøi maø cuõng khoâng hieåu taïi sao maáy oâng giaùo sö hoïc gioûi nhö vaäy maø laïi khoâng ñöôïc khen, trong khi ñoù söùc hoïc cuûa chuù coøn thua maáy ñöùa hoïc troø lôùp nhoû.
Chuù coù hoûi thaày An, thaày naày giaûi nghiaõ:
-Nhaø tröôøng xaõ hoäi chuû nghiaõ ñaët naëng troïng taâm lao ñoäng. Ngöôøi naøo lao ñoäng
gioûi thì ngöôøi ñoù ñöôïc khen. Chuù lao ñoäng gioûi nhöùt, nhieàu nhöùt ôû ñaây thì ñöôïc khen laø phaûi roài, thaéc maéc gì nöõa...
-UÛa, toâi töôûng laø tröôøng daïy ñoïc saùch vôùi laøm toaùn chôù. Ai ngôø baây giôø laïi daïy
lao ñoäng, ngoä quaù haû. Maø noùi vaäy ñi hoïc laøm chi, doát nhö tui coi boä söôùng hôn...
Thaày An gaät ñaàu noùi nho nhoû:
-Baây giôø tuïi toâi muoán doát heát maø khoâng ñöôïc. Lôû hoïc gioûi, khoå muoán cheát.
Chuù thaáy oâng hieäu cuûa mình khoâng ?
Roài cuõng khoâng bao laâu laïi ñoåi tôùi oâng hieäu môùi nöõa. OÂng naày cuõng ngöôøi
Baéc nhöng laø ñaûng vieân, taùnh tình laïi khoù chòu. Tieáng Baéc cuûa oâng laïi khaùc xa oâng hieäu cuõ. OÂng noùi nhieàu chöõ khoù hieåu quaù. Caùi gì maø "ñaïi boä phaän" "haï quyeát
taâm" "chuû yeáu "ø "ñoäng vieân" "quaûn lyù "... chuù hoaøn toaøn muø tòt . OÂng khoù taùnh
neân chuù khoâng daùm hoûi laïi. Phaàn lôùn chuù phaûi ñoaùn moø, nhieàu khi lònh moät ñaøng
maø laøm moät neûo. OÂng laïi öa raày la naït noä nhaân vieân. Thænh thoaûng coøn ñi voâ
phoøng chuù ngoù töø treân xuoáng döôùi, laáy moùn naày moùn kia ñem veà phoøng rieâng ñeå
duøng. Teát naày chaéc oâng ta ôû laïi tröôøng chôù laøm sao maø veà Baéc aên Teát cho
kòp... Nghó vaån nghó vô moät luùc chuù chôït nhôù tôùi con choù. Phaûi chi coù ñöôïc moät
con nhö vaäy cuõng ñuû vui vôùi baø con loái xoùm ba ngaøy Teát.
ÖØ, maø taïi sao chuù khoâng baéy laáy con choù ñoù laøm thòt ? Hình daùng con choù hoài
naûy hieän roõ trong ñaàu. Noù ñöùng gaàn caùi coät vuoâng, buïng thon löng daøi, boán caúng
cao cao, loâng vaøng vaøng, caùi ñuoâi choûng leân trôøi. Caùi loaïi choù vaøng naày coù haïng
laém chôù. OÂng giaø Saùu ôû cuoái xoùm trong nhöõng côn nhaäu ba nguø thöôøng ngaâm nga
caâu thieäu "nhöùt möïc, nhò vaøng, tam khoang, töù ñoám". Noù chæ thua coù con möïc, coøn loaïi choù ñoám, choù vaù, choù coø laø ñoà boû. Trôøi ôi, con choù ngon laønh ñöùng ngay tröôùc mieäng, vaäy maø chuù tính khoâng ra, ñaàu oùc toái taêm theá naøo maø laïi ñaùnh ñuoåi noù ñi. Thieät laø uoång cuûa trôøi. Coù caùi ngu naøo lôùn hôn caùi ngu cuûa chuù saùng hoâm nay hay khoâng ?
Chuù töùc mình laáy tay ñaäp xuoáng giöôøng roài choãi daäy. Röûa maët qua loa, chuù caàm
laáy caây choåi, baét ñaàu coâng vieäc cuûa moät ngaøy. Coâng vieäc nhaøm chaùn ñaõ hai
möôi naêm qua khoâng thay ñoåi. Töø caùc lôùp chuù queùt laàn ra ngoaøi haønh lang. Raùc reán ñaày khaép. Chuù phaûi ñem ra ñoå ôû hoá raùc nhieàu laàn. Maõi cho ñeán cuoái saân, trong aùnh saùng môø môø, chuù chôït thaáy con choù ñi vaån vô xung quanh goác ñieäp, caùi mình troøn laúng, caùi buïng thon thon. A, noù vaãn coøn ñaây. Chuù coá nhôù laïi ôû caùi xoùm naày, gaàn tröôøng hoïc ñaâu coù ai coù con choù gioáng con naày. Chaéc laø ôû xa ñi laïc, khoâng coù gì phaûi baän taâm. Chuù laïi gaàn laáy caây choåi ñaäp ñaäp, ñe doïa. Con choù quay ñaàu laïi nhìn, boán chön töø töø böôùc tôùi. Chuù luøa noù laàn veà phoøng. Khoâng ngôø con vaät laïi deã thöông ngoan ngoaûn ñeán nhö vaäy. Noù ñi töø töø maø khoâng chaïy. Con choù queân maát khuùc cuûi vaø ngöôøi quaêng. Ñeán khi noù loït voâ trong phoøng chuù ñoùng aäp cöûa laïi, khoaù kyõ roài yeân chí trôû ra tieáp tuïc coâng vieäc cho xong.
Buoåi saùng ñoù chuù queùt maáy caùi haønh lang daøi maø khoâng thaáy meät. Xong roài chuù
ñi laïi nhaø beáp ñeå kieám sôïi daây coät choù. Khi thaét xong caùi moái thì chuù ñaõ veà tôùi
tröôùc cöûa phoøng. Beân trong coù tieáng choù gaâu gaâu. Chuù môû khoaù, ñöa tay ñaåy nheï
cöûa. Con choù laï vaãn coøn ñöùng ôû ñaàu giöôøng nhìn chuù göø göø, maét ngô ngaùc. Con
choù daøi ñoøn maø maäp, boán caúng thon thon cao cao, caùi ñuoâi döïng ñöùng. Chuù laøm
boä khoâng ngoù tôùi noù, lo laøm moät vaøi coâng vieäc khaùc. Con vaät khoâng ñeà phoøng ñi
ñi laïi laïi bình thaûn, caùi ñuoâi nghieâng ngaû nhö caùi caùn côø. Chuù Caân naém chaéc sôïi
daây, xuaát kyø baát yù voøng voâ coå choù giöït maïnh. Con choù hoaûng hoát, toâng chaïy ra
cöûa. Caû thaân hình noù bò sôïi daây ghì maïnh, hai chön tröôùc bò giöït leân hoûng ñaát, hai chön sau khuïy xuoáng, coå bò xieát chaët. Boán chön noù cöïa ñaïp lung tung, mieäng keâu aêng aúng thieät lôùn nhöng tôùi luùc bò ngheït thì chæ nghe tieáng kheø kheø. Noù ñaønh chòu traän naèm im. Chuù Caân lui cui coät ñaàu daây coøn laïi voâ goác coät, mieäng cöôøi heå haû, trong buïng khoaùi chí. Ñuùng laø cuûa trôøi cho. Caùi soá ñöôïc aên ngon thì daãu naèm nhaø ñoà aên cuõng tôùi ngay mieäng.
Chuù Caân caøng suy nghó caøng sung söôùng. Chuù khoaùi chí xaùch caùi aám nöôùc baèng
nhoâm ñen thui ñi ngay ra nhaø beáp ñeå naáu moät bình nöôùc traø. Thaày An vaãn coøn ngoài ñoù nhöng ñang naáu côm cho buoåi aên tröa. Côm ñaõ gaàn chín. Chuù Caân laïi gaàn ñaët aámnöôùc ôû beáp keá caän: -Teát naày thaày coù veà Saøigoøn khoâng ?
-Veà chôù chuù. Mai laø toâi ñi. Muøng saùu môùi trôû leân.
Chuù Caân cöôøi cöôøi:
-Phaûi thaày khoâng veà, ôû laïi tröôøng aên Teát vôùi tui. Vui laém. Tui vöøa baét ñöôïc con
choù ngon laønh, ñònh ruû theâm vaøi ngöôøi baïn loái xoùm vôùi mua vaøi lít röôïu ñeá laø coù
moät caùi Teát huy hoaøng. Maø thaày coù thích aên thòt choù khoâng ?
-Tieác quaù, toâi chöa ñöôïc aên laàn naøo. Khoâng phaûi khoâng aên ñöôïc nhöng gia ñình
khoâng cho aên neân thoâi. Chôù raén ruøa, löôn, eách, chuoät, dôi gì toâi cuõng laøm raùo
naïo. Nhieàu khi cuõng muoán thöû moät laàn cho bieát nhöng chöa coù cô hoäi...
Chuù Caân höùng chí:
-ÔØ, ôø, coù dòp neân thöû moät laàn, ngon laém. Khoâng coù loaïi thòt naøo qua noåi. Thoâi
Teát naày ôû laïi ñaây ñi. Con naày möôøi ngöôøi aên cuõng khoâng heát. Thaày khoâng nghe
maáy oâng giaùo Baéc kyø noùi sao -"soáng treân ñôøi khoâng aên mieáng doài choù, cheát
xuoáng aâm phuû bieát coù hay khoâng" Toâi cam ñoan thaày aên thöû moät laàn thì meâ luoân.
Ngöôøi ta noùi nhö vaày -thòt choù dính voâ keû raêng queân khoâng xæa, ba ngaøy mieäng
vaãn coøn thôm !
Thaày An cöôøi ngaát:
-Thoâi thoâi, chuù Caân ôi ! Toâi tin roài, noùi nöõa nghe phaùt theøm. Teát naày toâi daùm ôû
laïi laém aø nghen... Theá naøo toâi cuõng phaûi aên moät laàn cho bieát. Maø chuù coù bieát
caùch laøm thòt khoâng?
Chuù Caân trôïn maét khoa tay:
-Ngheà ruoät cuûa toâi maø thaày. ÔÛ xoùm naày ai muoán" haï côø taây" laø phaûi nhôø toâi
ñoù. Laøm rieát roài ñaâm quen tay. Noäi caùi vuï coät boán chön cuõng phaûi coù caùch,
khoâng phaûi deã ñaâu. Neø nghe, tröôùc heát mình phaûi coät chaët mieäng noù laïi cho khoûi
caén. Roài coät hai chön sau laïi vôùi nhau. Hai chön tröôùc mình beû ngoaët leân treân löng roài môùi coät dính laïi. Coät nhö vaäy thì noù heát daõy duïa. Roài mình löïa caùi maïch maùu lôùn ôû treân coå maø caét. Khi naøo noù suøi boït meùp ra laø cheát...
-UÛa, chôù chuù khoâng boû voâ bao boá dìm xuoáng soâng cho cheát sao ?
-Laøm nhö vaäy thì deã hôn nhöng mình khoâng laøm moùn tieát canh ñöôïc. Tui laøm theo caùch cuûa ngöôøi Baéc, thòt noù traéng ngon hôn. Coøn nhaän nöôùc thì thòt ñoû baàm heát ngon. Coøn caùi vuï laøm loâng phaûi thui baèng rôm thieät kyõ, neáu khoâng vaäy thì hoâi, khoù aên. Luùc baét ñaàu laøm, phaûi naáu moät noài nöôùc soâi lôùn, khi caét tieát xong, laáy gaùo muùc nöôùc soâi xoái töø töø cho ñeàu. Khi nhoå loâng phaûi cho kheùo ñöøng ñeå tuoät da. Nhoå roài laáy rôm ñoát ñeå thui. Khoâng ñöôïc ñoát noùng quaù, ngoïn löûa phaûi ñeàu, laáy quaït quaït nheø nheï cho löûa taùp ñeàu ñaën vaøo thaân choù. Bao nhieâu loâng coøn soùt laïi ñeàu phaûi ñoát cho cho chaùy saïch. Da baét ñaàu vaøng töø töø. Nhöng phaûi traùnh ñöøng ñeå ngoïn löûa noùng haêng quaù, da nöùt heát. Khi naøo thaáy da vaøng ñeàu, môõ baét ñaàu chaûy ra boác muøi thôm laø ñöôïc. Haáp daãn laém thaày An ôi, luùc ñoù mình töï nhieân nghe ñoùi buïng roài laïi theøm moät ly ñeá nöõa...
-Uaû, vaäy laø chuù laøm moùn thòt choù nöôùng hay thòt choù quay haû ?
Chuù Caân cöôøi khoaùt tay:
-Ñaâu phaûi, naõy giôø laø tui chæ môùi laøm loâng thoâi. Coøn phaûi röûa laïi cho thieät saïch,
roài ñeå leân treân moät caùi nia loùt laù chuoái, laáy dao moå buïng, caét ñaàu, caét boán chön
ñeå rieâng. Coøn boä ñoà loøng phaûi laøm cho thieät kyõ. Ruoät non ñeå daønh laøm doài.
Ñöøng coù caét caùi bao töû vôùi ruoät, ñeå hai thöù dính nguyeân nhö vaäy. Caùi bao töû caét
phaân nöûa ôû treân, phaân nöûa döôùi dính vôùi ruoät phaûi xaùt muoái, caïo röûa cho thieät
saïch, loän voâ loän ra cho kyõ. Roài mình laáy caùi bao töû laøm caùi quaëng ñeå nheùt huyeát,
môõ, ñaäu xanh, rau thôm voâ roài luoäc. Neân nhôù nheùt löng löng thoâi. Vì khi naáu, ñaäu
xanh noù nôû ra, doàn cöùng quaù, khuùc doài noù beå thì hö heát. Nöôùc luoäc ñoù mình boû
voâ vaøi naém gaïo, moät lon ñaäu xanh, naáu chung vôùi tim, gan, pheøo phoåi, thì coù ñöôïc moät noài chaùo thöôïng haûo haïng. Chaùo baøo ngö ôû Chôï Lôùn cuõng khoâng baèng...
Caâu chuyeän ñeán hoài gay caán, caùi moùn thòt choù nghe maø sao haáp daãn nhö vaäy.
Ngöôøi noùi laãn ngöôøi nghe, caû hai ñeàu öùa nöôùc mieáng, buïng ñoùi coàn caøo. Chuù Caân
ñònh taû tieáp caùc moùn khaùc boãng thaáy anh Chín hieäu tröôûng chôït ñeán, chuù ngöng
ngang. Caùc giaùo vieân khaùc luïc tuïc keùo vaøo nhaø beáp. Anh Chín ñöùng ngay ôû khung cöûa heïp, hoûi gioïng haùch dòch:
-Saùng nay chuù laøm gì maø ñeå moät ñoáng raùc nguøn nguïn ôû giöûa saân theá kia ?
Chuù Caân bò hoûi baát thaàn, khoâng kòp chuaãn bò, lính quính traû lôøi laép baép:
-Taïi, taïi, con choù...
Anh Chín hoûi doàn:
-Con choù noù laøm ra ñöôïc ñoáng raùc ñaáy haû ? Maø chuù noùi con choù gì ñaáy ?
Chuù Caân thieät thaø khai ra:
-Daï, daï, saùng nay töï nhieân coù con choù noù chun raøo voâ tröôøng. Em chôø hoaøi
khoâng thaáy ai kieám neân bieát choù ñi laïc khoâng coù chuû, em môùi baét..
Anh Chín hieäu tröôûng nghe tôùi ñaây beøn söûa laïi ñieäu boä nghieâm troïng, ngoù löôùt qua caùc giaùo vieân ñöùng vaây quanh.
-Roài chuù ñeå noù ôû ñaâu, ñaõ laøm thòt chöa ?
-Daï, daï chöa. Em coøn coät noù ôû trong phoøng.
Anh Chín suy nghó thieät leï trong ñaàu roài cöôøi gaèn, mieäng noùi trôn tru:
-Chuù coù bieát con choù ñoù cuûa ai khoâng ? Toâi noùi cho bieát, noù laø cuûa toâi. Toái
hoâm qua toâi xin ñöôïc cuûa moät ngöôøi quen.
ròn ra laám taám treân maët. Hình aûnh con choù thui vaøng ngaäy chaäp chôøn. Muøi môõ thôm phaûng phaùt ñaâu ñaây. Nhöõng khuùc doài luoäc, nhöõng mieáng thòt nöôùng, thòt luoäc trong ba ngaøy Teát lôûn vôûn trong ñaàu. Chuù bieát laø anh Chín hieäu tröôûng noùi laùo ñeå giöït cho baèng ñöôïc con choù, nhöng bieát laøm sao baây giôø. Chuù ñaønh nuoát nöôùc mieáng... roài ngoù qua thaày An. Thaày An cuõng bieát roõ caâu chuyeän y nhö chuù vaäy nhöng ñaønh caâm mieäng, khoâng daùm coù yù kieán. Boä muoán ñi hoïc taäp boû vôï boû con cheát ñoùi sao maø daùm choïc giaän xeáp lôùn. Thaày ñaønh cöôøi cöôøi, daùng töï nhieân, khoâng loä veû binh ai. Tuy trong thaâm taâm thaày ñöùng veà phe chuù Caân, ñoàng thôøi cuõng töï thaáy tuûi nhuïc. Nhìn söï baát coâng maø khoâng daùm can thieäp thì thieät laø heøn. OÂi, caùi nôï côm aùo khieán ngöôøi ta ích kyû nhoû moïn.
Trong caùi giaây phuùt caêng thaúng ñoù, töï nhieân chuù Caân ñaâm noåi khuøng saúng gioïng:
-Anh Chín noùi laùo ñeå giöït con choù cuûa tui. Anh noùi con choù cuûa anh xin, vaäy chôù loâng noù maøu gì ? Choù möïc, choù coø, choù veän hay choù vaù, choù beïc-gieâ ? Anh noùi truùng, toâi traû lieàn.
Caùi phaûn öùng cuûa chuù Caân quaù döõ doäi, anh Chín hieäu tröôûng khoâng ngôø tôùi.
Ñaùm thaày giaùo thaáy tình hình caêng thaúng, ñeàu ñoå doàn laïi ñeå coi. Hoï thaáy caùi maët cuûa anh Chín töø maøu ñoû ñoåi sang maøu vaøng, töø vaøng ñoåi thaønh xanh, roài caùi moâi anh run run. Laøm ra daùng thaät töï nhieân, anh voå vai chuù Caân:
-Chuyeän khoâng coù gì, chuù ñöøng coù noùng. Toâi ñaõ laøm gì naøo. OÁi daøo, con choù
aáy hôû. Hoâm qua trôøi toái quaù, toâi nhìn khoâng roõ laém... hình nhö noù maøu traêng
traéng...
Anh noùi xong lieác nhanh qua maët chuù Caân. Thoaùng thaáy chuù nheách meùp veû tænh
taùo, anh nghó laø traät neân tieáp theo:
-Maø cuõng hôi vaøng vaøng.
Roài anh tieáp luoân cho chaéc aên:
-Cuõng coù vaøi ñoám ñen ñen.
Chöøng nhö caûm thaáy caâu traû lôøi chöa vöõng, beân ngoaøi coù tieáng maáy thaày coâ
giaùo xì xaøo, ñoái phöông coù veû chöa nao nuùng, anh Chín toû daùng thaân thieän:
-Thoâi toâi ñeà nghò vôùi chuù Caân theá naày nheù - mình thòt chung ruû anh em trong
tröôøng ñaùnh cheùn vôùi nhau moät böûa baèng thích. Con choù cuûa toâi cuõng nhö cuûa
chuù... maø cuõng laø cuûa chung heát caû thaåy anh em ôû ñaây. Ta cuøng nhaát trí nheù !
Chuù Caân laáy laïi bình tónh, khoâng coøn sôï haõi chuùt gì nöõa. Chuù gaèn gioïng:
-Anh noùi traät laát. Con choù gì maø maøu vaøng vaøng, ñen ñen, traéng traéng. Tui khoâng
traû. Anh laøm gì tui thì laøm. Ñi tôùi ñaâu tui cuõng tôùi...
Noùi xong chuù ñöùng daäy boû ñi ra, maët haàm haàm. Chuù Caân böõa nay ngon laønh
thieät. Chæ ñoä moät laùt, caû tröôøng töø thaày ñeán troø, ai cuõng bieát caùi tin soâi ñoäng
haáp daãn laø chuù Caân daùm chôi anh Chín hieäu tröôûng. Taát caû ñeàu haû heâ sung söôùng
vì ñöôïc ngöôøi thay mình maø traû haän duøm.
Nhöng caùi nieàm vui ñoù chæ keùo daøi ñöôïc cho tôùi chieàu. Gaàn giôø tan hoïc, ngöôøi ta
thaáy chuù Caân loâi con choù vaøng, caùi ñuoâi choûng leân trôøi, tay caàm maûnh giaáy leân
trình dieän treân ty, caùi maët meùo xeïo. Maûnh giaáy coù ghi maáy haøng chöõ vieát tay
ngueäch ngoaïc: "...coù con choù cuûa Ty Giaùo Duïc ñi laïc voâ Tröôøng Caáp Ba Thò Xaõ.
Yeâu caàu ñoàng chí hieäu tröôûng cho ngöôøi tìm kieám vaø giao hoaøn veà Ty ngay trong
chieàu nay...." Caùi mieáng giaáy ñaùng gheùt ñoù ôû beân döôùi laïi coù ñoùng daáu son ñoû
choùi vôùi chöõ kyù cuûa Saùu Vieät, tröôûng ty, roõ raøng. Chuù Caân laøm sao daùm caõi.
AÙnh naéng buoåi chieàu coøn vöông treân caùc ñoït caây ven ñöôøng. Caùi khoaûng caùch töø
tröôøng ñeán Ty böõa nay sao maø xa lô xa laéc !
Moïi ngöôøi ñaõ say ngaø ngaø. Ñaày baøn cheùn dóa ly taùch ngoån ngang. Trong phoøng muøi thòt nöôùng thôm phöùc, muøi röôïu ñeá cay noàng. Anh Chín hieäu tröôûng vôùi tay laáy moät caëp chaû, gôõ ra ñeå vaøo ñóa tröôùc maët anh Saùu:
-Môøi anh Saùu duøng thöû moät mieáng chaû nöôùng. Chaû naày nöôùng baèng than taøu,
quaït lieàn tay cho môõ roû xuoáng than roài noù boác khoùi, khoùi quyeän laáy vaøo mieáng
chaû... Anh ñeå yù nheù, noù thôm quaù ñi maát anh aï. OÂi chao, caùi muøi thôm phöng phöùc, thôm quaù laø thôm !
Saùu Vieät mieäng hôùp moät nguïm röôïu, tay tuoát gaép chaû, gaät guø:
-Ñuùng ñaáy, con choù beùo bôû nhö theá naày, phaûi daønh cho daân caùn boä Haø Noäi
chính coáng boïn mình boài döôõng môùi ñuùng. Chöù ñeå cho boïn Nam boä aáy maø thòt con caày naày thì phí laém. Tuïi noù coù laøm ra troø troáng gì. Giaù maø khoâng coù möu keá cuûa chuùng mình thì noù ñaõ loït vaøo tay caùi thaèng gì... gì aáy nhó, oâi chao hoûng beùt ! Cöù keå nhö laø vaát ñi....
Voõ Kyø Ñieàn
(trích trong Keû Ñöa Ñöôøng, 1986 )
NGUYỄN CHÍ THIỆN *TRĂNG NƯỚC SÔNG HỒNG
Trăng Nước Sông Hồng
Nguyễn Chí Thiện
Trích Tập Truyện Hỏa Lò
- Thôi vào buồng đi, để người khác còn ra vệ sinh, muộn rồi.
- Mới có dăm phút đã đuổi vào. "Dựa cột"* tới nơi rồi, tôi cũng
chẳng hít thở không khí được mấy nữa đâu. Không chừng ngày mai,
ngày kia là được ăn kẹo đồng. Đứng ngoài sân thoáng đãng, nhìn trời
mây, non nước. Một giờ nữa sẽ vào.
Tên quản giáo đấu dịu:
- Còn bao nhiêu người, thôi, anh chịu khó vào đi. Nếu không thì hết
cả buổi sáng, vệ sinh cũng chưa xong!
Gã thanh niên mang án tử hình, cởi trần, mặc chiếc quần đùi bộ đội,
đôi mắt sếch trợn lên, nói như quát:
- Mặc xác họ, tôi chưa vào! Họ còn sống lâu, tha hồ mà hưởng
không khí.
Nhìn thấy ở ngoài sân trại thấp thoáng một người mặc áo choàng tr
ắng, gã nghển cổ, gào toáng lên:
- Báo cáo y sĩ đao phủ, bố của mày xin thuốc từ hôm qua mà mày
không cho! A, mày lủi! Tiên sư y sĩ đao phủ! Tiên sư y sĩ dê cụ!
Tên y sĩ xuất hiện trước cửa sân khu xà-lim, nói ngọt như dỗ trẻ:
- Anh đau ngực phải không? Tôi sẽ cho người mang thuốc tới ngay.
Cứ bình tĩnh! Cứ bình tĩnh!
Dứt câu, hắn quay đi, chuồn thẳng.
Những chuỗi cười khúc khích của cả nam lẫn nữ từ các buồng xà-lim
bay ra, thích thú. Tên quản giáo hầm hầm đứng dậy, đập tay xuống
bàn, rầm một cái:
- Câm hết! Ông khoá mõm lại tất cả!
Mấy con nhặng xanh lè bay vo vo trong nắng sớm vàng mượt, lấp
lánh.
Tên quản giáo giơ tay xem đồng hồ, vẻ sốt ruột:
- Vào đi thôi, anh không thấy bao nhiêu người chờ đợi một mình anh
sao?
Gã tử tù cười hềnh hệch:
- Việc gì phải chờ tôi. Có mót, họ cứ tương vào bô của họ ấy. Tôi
cùm 24 trên 24. Cả ngày có mấy phút thoải mái. Vào để ông cùm
ngay lại à? Tôi cũng chỉ mong được "đòm" một cái là đi đoong, đỡ
khổ!
Tên quản giáo xua tay:
- Đừng quá bi quan. Anh đã làm đơn lên chủ tịch nước xin ân xá. Có
nhiều triển vọng lắm. Anh đã từng đi bộ đội chiến đấu...
Gã tử tù nhăn mặt, cắt ngang:
- Ông đừng động viên lừa tôi. Từ xưa tới nay, Đồng chí
Trường-Chinh kính mến có ân xá cho ai đâu! Nói thật với ông chứ,
giá viên đạn của bọn bành trướng Trung-Quốc bắn vào ngực tôi đây
này, mà lệch đi độ 3 phân nữa thì trúng tim, tôi đâu có phải kéo lê
cuộc sống đểu này đến bây giờ để những người như các ông ôm chặt
chữ thọ, không biết hưởng khói lửa chiến trường là gì, nay lại đuổi
vào bằng được, không cho cả thằng sắp lìa đời hưởng tí không khí
suông. Không khí của trời đất, chứ phải của riêng nhà các ông đâu!
Tôi còn đứng ngoài này hai tiếng nữa. Ông muốn làm gì thì làm!
Tên quản giáo không biết xử lý thế nào, rút điếu thuốc ra châm hút.
Lũ tử tù này mà khùng lên thì nguy lắm. Đã có lần, lão phó giám thị bị
một tên ụp cả bô phân lên đầu, làm trò cười cho cả Hỏa-Lò. Dây
vào đám cùi này chỉ thiệt.
Nghĩ vậy, tên quản giáo quay ra điều đình:
- Thôi, anh vào buồng đi. Khi nào tất cả vệ sinh xong, tôi mới cùm
anh. Quyền hạn của tôi chỉ có thể linh động cho anh được tới thế.
Đồng ý chứ?
Gã tử tù ngần ngừ một phút, rồi cúi xuống, cầm cái bô lên, vừa đi vào
buồng, vừa cười sằng sặc.
- Ông chiếu cố như vậy thì tôi vào. Tôi cũng không muốn để mấy
"Amie xanh tươi" phải nhăn nhó ôm bụng, cố nhịn vì tôi.
Tới trước cửa buồng kỷ niệm Hoàng-văn-Thụ, gã đứng lại nhìn vào,
chửi đổng:
- Đ... mẹ thằng Pháp thế mà nhân đạo! Phía sau buồng, cửa sổ toang
hoác, nắng gió tha hồ ùa vào. Phía trước lại có hai lỗ thông hơi to
đùng, trẻ con chui lọt! Bây giờ bịt kín tất. Tối như bưng, nóng như
nung!
Tên quản giáo xua xua chùm chìa khóa:
- Đừng phản tuyên truyền nữa, vào đi!
- Sự thực sờ sờ ngay trước mặt mà còn bảo là phản tuyên truyền.
Ông nhìn xem buồng kỷ niệm ông Trần-Đăng-Ninh kia kìa. Hồi Pháp
thế nào, giữ nguyên như vậy, giống như buồng này, thoáng đãng.
Thôi, nói với ông cũng bằng thừa!
Gã tử tù vào buồng, quăng chiếc bô xoảng một cái xuống sàn
xi-măng làm tên quản giáo giật mình. Tiếng cửa đóng rầm, tiếng khóa
lọc xọc.
Tên quản giáo mở buồng bên cạnh. Hai phụ nữ xanh nhớt, một trẻ
măng, một đứng tuổi, người cầm bô, người mang quần áo, khăn mặt,
cập rập bước ra.
- Hôm nay tôi bận họp. Mỗi buồng đúng năm phút. Khẩn trương lên!
Suốt trong khoảng một giờ đồng hồ, hơn một chục buồng lần lượt ra
vệ sinh. Tất cả vội vã, cuống quít. Tiếng quát tháo, tiếng thúc giục,
tiếng chân chạy uỳnh uỵch, tiếng nắp bô rơi loảng xoảng, tiếng cửa
buồng đóng, mở, ầm ầm liên tục. Rồi tất cả chìm trong yên lặng.
Tên quản giáo khóa cửa ngoài hành lang, lặng lẽ bỏ đi.
Mười phút sau, một anh tù nhà bếp, mập mạp, da xạm nắng, bộ quần
áo tù mầu xanh chật căng, gánh cơm vào sân xà-lim. Anh lặng lẽ đặt
xoong bột luộc xám xịt, xoong nước muối đen xì như nước cống
xuống chiếc bàn dài kê sát tường. Trên bàn, một chồng bát men, một
chồng đĩa men, một đống thìa. Tất cả đều han gỉ, sứt mẻ, bẩn thỉu.
Anh lầm lì làm công việc chia bôi, không hề liếc mắt về phía buồng
xà-lim, coi như không có ai.
Trong một buồng, gã phạm cán đứng ghé mắt nhìn qua khe mấy tấm
ván bịt cửa sổ, thông báo cho mọi người:
- Lại mì luộc, nước cống!
Những tiếng chửi tục bực bội, những tiếng chép miệng ngao ngán,
những tiếng thở dài cam phận...
- Này, anh hai cấp dưỡng, sắp có rau muống chưa?
- 19 tháng 8 này có "ăn tươi" (có thịt) không, anh hai?
- Bao giờ thì mới có gạo, cho đàn em biết một tí!
- Đ... mẹ mày, điếc, câm à?
Mặc những câu hỏi, câu chửi từ các buồng văng ra, anh nhà bếp vẫn
thản nhiên, lờ tịt, giữ đúng nội quy, không quan hệ, không liên lạc.
Xong việc, anh đặt mấy cái xoong không vào quang, toòng teng gánh
đi...
Gã tử tù cất giọng oang oang:
- Bố nó bị án chết mà bữa nào cũng chỉ nước cống với mấy miếng mì
luộc nhỏ như lưỡi mèo. Thời Tây, thằng Phạm-Hùng, thằng
Hoàng-văn-Thụ, sau khi tòa tuyên án tử hình là muốn ăn gì, có nấy,
hơn cả "bìa A" (bìa ăn cao cấp) ở Tôn-Đản! Còn các bố nó bây giờ,
cứ bị tử hình là cùm miết, cấm gặp luôn cả gia đình. Đ... mẹ cái chế
độ!
- Sao chú mày biết thời Tây, tử tù ăn uống sướng như vua chúa vậy?
Giọng miền Trung của gã phạm cán mỉa mai vọng sang.
- Sao biết à? Chính các ông ấy viết kể lại trong hồi ký cách mạng
"Nhân Dân Ta Rất Anh Hùng". Cứ hỏi ông Bộ-Trưởng Bộ Công An
Phạm-Hùng thì biết. Ông ấy được Tây ân xá tha chết, sống sót viết lại
đấy. Ông ấy còn kể là cả tử tù cướp của giết người muốn ăn gì thì ăn,
theo ý thích! Sáng nào cai ngục cũng cầm sổ, cầm bút vào tận xà-lim
án chém hỏi chúng muốn ăn gì. Thằng Thanh rỗ ở cùng với ông ấy đòi
gà sống thiến và thuốc xì gà. Còn ông Trần-Đăng-Ninh trước bị giam
ở cái buồng số 2 kia kìa, thì kể là Hoàng-văn-Thụ ăn mửa ra không
hết, thường đem cho các nữ phạm nhân. Mấy quyển sách này, thư
viện nào chả có!
Ở buồng 14, buồng năm 1925 cụ Phan-Bội-Châu đã từng nằm, cửa
sổ trông ra sân, gần ngay bàn chia cơm, xoang xoảng tiếng bô đập
vào mấy miếng ván bịt.
Gã tử tù cười khanh khách:
- Chú em ơi, đập vỡ bô thì lấy gì mà "Trút bầu tâm sự". Chuột
Hỏa-Lò nó không sợ cái trò ấy đâu. Cứ để nó ăn, nó đái, nó ỉa vào.
Ai chê, đưa tao. Tất cả có 14 suất, tao có thể một mình đớp sạch
một lúc. Không tin thì cứ thử một bữa!
Có tiếng giầy bộp bộp. Tên quản giáo lủng lẳng chùm chìa khóa trong
tay, đi vào. Ba, bốn con chuột cống béo múp, xám xịt, to như những
con mèo con, đương xục mõm vầy vò trên mấy đĩa bột luộc, hốt
hoảng nhẩy ào xuống đất, thoăn thoắt chui vào lỗ cống, mất hút...
Từng buồng lần lượt được mở cửa ra lấy suất ăn mang vào. Đến lượt
gã tử tù, tên quản giáo giọng tử tế:
- Đây, thuốc xoa ngực của anh đây. Từ nay trở đi, đến giờ này tôi
mới cùm anh. Nếu anh chấp hành tốt, không mất trật tự, tôi sẽ bảo
nhà bếp chia phần anh gấp đôi.
- Tôi không thèm ăn của người khác! Phần tôi tăng, thì những phần
khác rút đi. Cả cái xà-lim này sẽ chửi thầm tôi. Ông chỉ được cái của
người, phúc ta!
- Nếu anh sĩ diện hão, thì thôi.
Tên quản giáo ngượng nghịu nói, rồi lẳng lặng đi ra, quên cả hạch
xách những người tù khác như thường ngày y vẫn làm.
Đối với bọn tù Hỏa-Lò, ăn sáng xong là coi như hết buổi sáng. Họ lại
ngong ngóng đợi bữa chiều. Ăn chiều xong là coi như hết ngày. Lại
ngong ngóng đợi bữa hôm sau. Hai bữa ăn là hai cái mốc chính trong
đời của những người tù đói quặn, đói thắt, đói run, đói sa sẩm cả mặt
mày, đói tiêu hao cả máu thịt, ngày này sang ngày khác, tháng này
sang tháng khác, năm này sang năm khác.
Ngày hôm đó, sau bữa ăn chiều, đột nhiên trời đất đen ngòm, rồi gió
ầm ầm, mưa ào ào, sấm đùng đùng, dữ dội như trời long, đất lở. Mặc
cho cành gẫy, cây đổ, cột đèn nghiêng, mái nhà tung bay bên ngoài.
Tường xà-lim dầy nửa mét bằng bê-tông cốt sắt cứ trơ trơ!
Lũ tù hả hê, gào lên:
- Đã quá, cơn bão này giá trị hơn đĩa phở xào!
- Rôm sẩy khắp người sẽ lặn hết!
- Nóng thêm vài hôm nữa thời phát điên bố nó cả!
- Gió bão hãy thổi tung mẹ nó cái thế giới này đi!
Trùm lấp tất cả những tiếng la thét khác là tiếng gã tử tù rú lên, liên
hồi:
- Hoan hô Bác Hoàng-văn-Hoan!
- Hoan hô Đại Quân Trung Quốc!
- Giải phóng Việt-Nam!
Nhộn nhạo, ầm ĩ một hồi, tất cả dần dần thiếp đi, mê mệt. Hàng chục
hôm liền, không khí xà-lim như hơi nước sôi. Những mụn đỏ lăn tăn
nổi đầy người. Ngứa, rát. Mồ hôi lúc nào cũng ròng ròng. Rệp, muỗi
đua nhau đốt, cắn. Ai ngủ được! Hôm nay mát mẻ, chỉ một lúc là vật
ra ngủ cả, li bì.
Lúc gã tử tù bừng thức giấc thời bão đã tan, mưa đã tạnh từ lâu.
Toàn bộ Hỏa-Lò lặng ngắt. Trong xà-lim nghe rõ tiếng ngáy hồng
hộc, tiếng nghiến răng ken két từ mấy buồng vọng ra. Không biết
mấy giờ. Nhưng chắc đã khuya lắm. Gã ngồi dậy, dùng hai bàn tay
xoa mắt, xoa mặt một lúc cho tỉnh táo. Rồi gã lấy túi ni-lông nước,
ngửa cổ uống ừng ực, nước chảy cả xuống cổ, xuống ngực. Đặt túi
ni-lông vào góc cùm, gã đằng hắng mấy cái, rồi cất tiếng hát. Giọng
trầm, ấm, buồn. Trong đêm tù âm u, nghe ai oán, não nuột:
Mòn con mắt
Trông về Nam cánh nhạn lẻ loi...
Tình tang tình...
Ờ cô mình...Thấu chăng tình...
Gã ngừng hát, nghe ngóng. Buồng trước mặt vẫn im lìm. Chắc "Em"
ngủ. Gã mới chuyển từ xà-lim 2 sang xà-lim 1 này được hơn một
tuần. Từ mấy đêm nay, đoán chừng khi mọi người đã yên giấc, gã
vẫn dùng mấy câu hát này làm tín hiệu cho "Em" biết là "câu chuyện
tâm tình" có thể bắt đầu. Đợi một lúc không động tĩnh gì, gã nhoài
người, lấy tay đập vào cửa buồng thình thình mấy tiếng.
Buồng trước mặt vọng sang giọng một cô gái, nhỏ nhẹ, âu yếm như
ve vuốt:
- Sao hôm nay thức sớm thế, có ngủ được không?
- Ngủ được. Em có ngủ được không?
- Em chỉ nằm mơ mơ màng màng thôi. Lâu lắm rồi, không bao giờ
ngủ ngon cả. Mà cũng chẳng cần ngủ. Rồi sẽ tha hồ mà ngủ!
- Anh đang ngồi. Còn em đang nằm hay ngồi?
- Em đang nằm.
- Nằm nghiêng hay nằm ngửa?
- Nằm nghiêng về phía bên ngoài.
- Cùm mà nằm nghiêng được à?
- Em gầy đi nhiều. Cổ chân nhỏ đi, có thể xoay người được.
- Em có thích anh sang với em không?
- Vớ vẩn! Sang làm sao được? Chết đến nơi cả rồi, còn đùa!
- Anh không đùa. Anh hỏi nghiêm chỉnh là em có thích không?
- Ai mà chẳng thích! Giá chúng mình gặp nhau ở ngoài nhỉ!
- Em nói thế là anh thỏa lòng rồi. Cảm ơn ông Trời đã cho anh
chuyển sang đây gặp em, lại được nằm đối diện với buồng em.
- Anh cũng tin ở Trời à?
- Nói thế thôi, chứ Trời đất gì! Đời toàn bịp bợm, đểu cáng, dối trá.
Càng lương thiện, hiền lành, càng bị chúng nó bóp cổ đến phòi cả con
ngươi mắt ra. Từ lâu rồi, anh chẳng tin gì cả. Cả Trời, cả đất, cả
người! Chỉ riêng có em là anh tin thôi.
- Tại sao anh lại đi tin em?
- Ờ ờ...Cái này khó giải thích lắm. Lần đầu tiên chỉ thấp thoáng nhìn
thấy hình dáng em khi em đi làm vệ sinh thôi, anh đã thấy bồi hồi cả
lòng. Nghe tiếng guốc em kéo lê ngoài hành lang, mòn mỏi, buồn nản,
anh tự nhiên thấy thương cảm vô hạn. Rồi cái hôm trong giờ vệ sinh,
lợi dụng lúc thằng quản giáo đang đấu hót với con y tá ngoài bàn, anh
mở lỗ cửa gió buồng em. Nhìn thấy em xanh xao đang ngồi trên sàn,
chân trong cùm, thân gầy, tóc xõa ngang vai. Dưới ánh đèn vàng, vẻ
mặt em rầu rầu, nhưng thanh tú lắm. Em hơi giật mình khi nhìn thấy
anh. Em có đôi mắt quyến rũ lắm, hút được cả hồn người! Nhìn vào
mắt em, anh thấy xao động cả một trời mơ ước, một trời hạnh phúc...
Rồi tối hôm đó, em tìm cách quăng dây sang buồng anh, cho anh
đường, kẹo, bánh quy, kim, chỉ, tăm. Cả một hộp cao Sao Vàng
nữa. Từ khi thầy mẹ anh mất, đời anh chẳng được ai thương cảm
chăm sóc như thế cả. Đêm ấy anh khóc rất nhiều. Anh yêu em từ
buổi đó. Mà đã yêu thời phải tin nhau. Người ta gọi là "tin yêu" mà lại.
Hơn nữa, anh còn phục em.
- Em có gì đáng phục mà anh phục?
- Chuyện em "đánh hỏa công", dùng một can xăng đốt chết cả nhà
thằng công an hộ khẩu, trấn động cả Hà-Nội. Đáng phục quá đi chứ!
- Em ức quá đấy thôi. Em chỉ mua bán tem phiếu ở cửa mậu dịch để
kiếm sống, có hại ai đâu. Thằng hộ khẩu đó ở gần nhà em chuyên
môn ăn chạc, uống chạc, hút chạc của mấy hàng phở gánh, của mấy
bà bán nước, của mấy em bé bán thuốc lá. Thế mà nó tự tiện khám
nhà em nhiều lần. Lợi dụng khám cả người em! Em chửi nó. Nó đưa
em ra khu phố đấu tố. Mẹ em dạy học cũng bị nhà trường lôi ra kiểm
điểm. Em cố nhịn mãi. Tới khi vì nó mà em bị chính quyền bắt đi kinh
tế mới khai hoang, em không nén được nữa, mới ra tay. Còn anh, chỉ
mang tội "đột vòm"* thôi mà sao cũng bị tử hình nhỉ, lạ thật!
- Em không biết. Anh là đầu vụ. Bình thường ra thì chỉ mười năm tù là
tối đa. Nhưng bọn anh vô tình chơi phải kho thuốc tây của trung ương
Đảng ở phố Đinh-Liệt gần hồ Hoàn-Kiếm mới bỏ mẹ. Ông luật sư
Đỗ-xuân-Sảng, trước hôm xử, gặp bọn anh, đã nói trước: "Các cháu
dại lắm! Chết rồi. Các cháu dám sờ vào dái ngựa. Hết cứu. Bác đành
chịu!" Đời anh thực là khốn nạn. Đi bộ đội từ năm 17 tuổi. Đánh nhau
cả với Mỹ lẫn Trung-Quốc. Quăng quật trên chiến trường hàng chục
năm. Rút cuộc chỉ được một vết thương ở ngực, một vết thương ở
đùi, và phải giải ngũ. Anh sống bằng nghề thợ điện, có biết trộm cắp
là gì đâu. Chỉ vì anh mê một con văn công quân đội. Nó thích trưng
diện. Nhiều sĩ quan tặng quà cho nó. Anh nghèo lại muốn chơi trội,
định tặng nó một món thực sang. Thế là anh tổ chức đánh quả thuốc
tây này, và bị tử hình. Từ ngày anh bị bắt, nó lờ tịt, chẳng thăm hỏi gì.
Anh hận lắm. Nhiều bạn bè đã khuyên anh là đừng dính với bọn văn
công. Loại gái này không xài được. Họ bảo phải nhớ câu "giường
bệnh xá, má văn công". Anh hối hận là đã không nghe họ. Gặp em,
anh coi như mối tình đầu của anh đấy. Em đúng là người trong mộng
tưởng của anh. Nhưng anh tồi tệ như vậy, em có thương anh không?
- Hai đứa bị tử hình không thương nhau thời thương ai? Hôm anh nhìn
vào buồng em, thấy mặt anh ngây ra, buồn cười quá! Chắc chúng
mình có duyên nợ với nhau từ kiếp trước. Năm nay em 19 tuổi. Ở
ngoài, em chưa yêu ai đâu!
- Mười chín tuổi. Mới có trăng tròn lẻ bốn. Chưa một mảnh tình vắt
vai. Tuổi mới bước vào đời, mà đã phải bước ra. Tiếc thật. Giá anh
có thể chết thay cho em được thì tốt biết bao! Anh hơn em đúng một
giáp. Nhưng sao anh thấy em bình tĩnh thế. Không như anh, nhiều lúc
muốn điên loạn.
- Em bình tĩnh là vì em tin có linh hồn, có luân hồi. Con người không
phải chỉ có một cuộc đời, mà có nhiều cuộc đời. Miễn là sống cho
tốt, gieo nhân tốt, thì kiếp sau hái quả tốt. Mẹ em thương em, tiếp tế
cho em đủ ăn. Nhưng thấy các bạn tù ở đây nhiều người chỉ sống
bằng hai suất ăn của trại, đói khổ quá, em thương, em phân phát cả.
Em có gầy đi cũng chẳng sao. Béo, gầy, đằng nào cũng ngủ với giun
tới nơi. Bác già ở buồng cạnh em giảng giải cho em về lẽ sống, chết,
nên em mới hiểu và an tâm như vậy.
Lão già buồng bên vẫn nằm thẳng cẳng, hai tay buông xuôi, mắt nhắm
nghiền, hít thở đều đều. Nghe thấy nói tới mình, lão hơi mở mắt, rồi lại
nhắm ngay lại.
- Cái lão già phản cách mạng ấy nói thiên thối để an ủi em đấy. Anh
xông pha chiến trận, bao nhiêu người chết. Anh chẳng bao giờ thấy
linh hồn họ cả.
- Em cũng chưa thấy. Nhưng bác ấy là người từng trải, có tư cách,
không nói dối đâu. Bác ấy kể chuyện một số người đã chết, rồi lại
sống lại. Tất cả đều nói rằng khi linh hồn thoát khỏi xác thì bay tới
một vùng đầy hào quang, tưng bừng hương sắc, vui lắm, không ai
muốn trở lại. Nhưng vì số chưa hết, nên hồn bị trả về thể xác. Còn
chuyện đầu thai nữa, có nhiều bằng chứng được các nhà nghiên cứu
khoa học xác nhận. Bác ấy quả quyết là Thượng-đế tạo ra vũ trụ, tạo
ra muôn loài. Đơn giản như cái bát, cái thìa, cũng phải có người tạo ra
mới có. Huống chi con người, không thể tự nhiên mà có được đâu.
- Nghe có lý đấy. Mấy đêm trước, anh nằm mơ thấy thầy mẹ anh.
Hai "cụ vía" vui lắm, nói là sắp được đón anh. Kiếp sau hai đứa mình
sẽ chung sống nhé! Nhưng nếu đầu thai thì em với anh đầu thai vào
hẳn nước Mỹ cho nó sướng cái thân. Chớ có đầu thai vào cái nước
Việt Nam này, mà lại bỏ mẹ cả!
- Đợi kiếp sau lâu lắm, em không đợi được đâu. Sau khi chết, hai linh
hồn chúng mình gặp nhau ngay cơ! Chúng mình chọn một nơi thật thơ
mộng, như bên Hồ-Tây, trên đường Thanh-Niên ấy. Vào những đêm
trăng sáng, mặt nước Hồ-Tây bát ngát, êm ả, lấp loáng, gió thổi mơn
man. Chúng mình sẽ ngồi trên ghế đá. Em ngả đầu vào ngực anh. Anh
vuốt má em...
- Ý kiến hay quá! Nhưng bên Hồ-Tây có nhiều cặp lắm. Bọn "thanh
niên cờ đỏ" lại hay đi lùng sục, hạch hỏi, mất cả thú!
Cô gái cười khúc khích:
- Chúng mình là ma cơ mà. Chúng nó làm sao nhìn thấy được. Nếu
thấy, chúng cũng sợ chết ngất đi, làm sao có thể phá rối nổi tình yêu
chúng mình được.
- Theo ý anh, để tránh phiền phức, chúng ta gặp nhau ở trên đê sông
Hồng. Chỗ Đồn-Thủy đi thẳng ra ấy. Hồi mười bốn, mười lăm tuổi,
anh với bọn bạn thường nô đùa trên bãi cát, rồi bơi qua sông, sang bờ
bên kia, lủi vào các bãi ngô rậm rạp, bẻ trộm ngô, nướng ăn. Cảnh
trăng nước sông Hồng lồng lộng, đẹp lắm em ạ. Hoàn toàn thanh
vắng, trên tài* Hồ-Tây nhiều. Lại không bị bọn "thanh niên cờ đỏ"
quấy rầy. Em thấy thế nào?
- Thế mà em không nghĩ ra! Hồi bé, gia đình em ở chỗ đó. Mẹ em đẻ
em ở đó đấy. Vào những đêm trăng sáng, chúng ta cứ gặp nhau ở đó.
Có anh bên cạnh thì nơi nào em cũng thấy hạnh phúc. Ngay cả ở
trong cái xà-lim bẩn thỉu, đang bị cùm kẹp như thế này.
- Anh cũng vậy, sao ý nghĩ chúng mình giống nhau quá nhỉ ! Đúng là
có duyên số, có Trời dun dủi cho anh trước khi chết được gặp em,
được yêu em, được em yêu. Anh tin có Trời rồi em ạ. Cứ tưởng
tượng tới cảnh hai hồn ma chúng mình được ôm ấp, quay cuồng quấn
lấy nhau, trong cảnh trăng nước sông Hồng dạt dào, mênh mông, anh
sung sướng quá, không sợ chết nữa. Niềm tin và tình yêu mạnh hơn
cái chết!
- Này, nếu ở thế giới bên kia mà anh phụ em, em sẽ "hỏa thiêu" luôn
cả linh hồn anh đấy. Anh sẽ không được đầu thai nữa đâu!
- Trời đã thương anh, ban em cho anh. Anh mà phụ em nghĩa là phụ
cả ân đức của Trời rồi. Chẳng cần phải em hỏa thiêu. Trời sẽ cho sét
nổ lên đầu, đánh chết tươi anh ngay. Em ơi, anh muốn sang buồng em
quá. Nghĩ tới được ôm ấp em, vuốt ve em, anh run cả người lên đây
này.
- Em cũng muốn lắm. Mồ hôi em lấm tấm ở trán đây này. Hay là
chúng mình cứ tưởng tượng nằm bên nhau như vợ chồng đi. Từ nay
chúng mình là vợ chồng nhé, đêm nay là đêm tân hôn nhé.
Gã tử tù ngạc nhiên:
- Em cũng nghĩ tới chuyện cưới nhau, coi nhau như vợ chồng à? Anh
cũng đã nghĩ tới. Sao trùng hợp lạ thế nhỉ? Em có biết tại sao sáng
nay anh quậy thế không?
- Bình thường anh lầm lì. Sao sáng nay anh phá dữ thế? Tên quản
giáo sợ, cũng phải nhượng bộ.
- Không nhượng bộ thì anh sẽ cho nó ăn "mỹ kim"!
- Mỹ kim? Đô la mỹ à?
Gã cười hăng hắc:
- Anh làm gì có đô la Mỹ. Bọn anh gọi lê, dao là mỹ kim, nghĩa là kim
loại quý để trang sức. Anh đã mài một cái đinh bảy phân nhọn hoắt,
sáng quắc. Nếu nó hỗn với anh, anh sẽ "trang sức" vào mặt nó mấy
mũi để kỷ niệm suốt đời. Hoặc sơi nó một "pha", cho nó thành độc
nhỡn! Anh đã từng là đặc công, nhanh như sóc. Nó không đỡ nổi
đâu.
- Thế sáng nay anh quậy phá là để được thoải mái vài giờ chứ gì?
- Em đoán đúng. Buổi sáng, cả em cũng được thả cùm như anh phải
không?
- Ừ, tới lúc lấy cơm nó mới cùm em.
- Thế là đạt mục tiêu rồi!
Cô gái chép miệng:
- Thả cùm một, hai tiếng đồng hồ thì bõ bèn gì mà anh phải phí hơi
với nó.
- Mục tiêu không phải thế. Anh định thế này. Em tha lỗi cho anh
trước, anh mới dám nói.
- Đã là vợ chồng, có thể trao thân gửi phận cho nhau, có gì không nói
được mà phải giào đón như người xa lạ ấy.
Gã tử tù hạ thấp giọng, nói nhỏ bớt đi:
- Em đã thông cảm, thời anh mạnh dạn nói. Đêm qua nằm, anh nghĩ
anh sẽ đề nghị với em là chúng mình trở thành vợ chồng. Nhưng
chuyện động phòng là không thể được rồi. Anh chỉ muốn chúng mình
ngắm thân thể của nhau. Nhưng cả hai cùng bị cùm cả thì làm thế nào
đứng lên nhìn sang buồng nhau được. Vì vậy anh mới lập mưu để hết
giờ vệ sinh nó mới cùm chúng mình. Như thế, từ sáng mai, sau khi vệ
sinh vào, anh sẽ đứng lên cùm, nhìn sang buồng em. Đến lượt em, lại
đứng lên cùm, nhìn sang buồng anh. Nếu như chưa đủ cao để nhìn
được, em kê thêm cái chăn, cái bô. May mà giờ vệ sinh đèn lại chưa
tắt! Nhớ phải cởi hết ra đấy!
- Được, anh cũng phải thế đấy. Nếu có cơ hội, anh mở lỗ cửa gió
buồng em như hôm nọ. Em sẽ để môi ra cho anh hôn.
- Sáng kiến lắm! Anh sẽ hôn. Ờ... mà không phải hôn. Anh sẽ uống
linh hồn em!
- Em cũng uống linh hồn anh. Cho hai linh hồn chúng mình hòa với
nhau làm một!
Đột nhiên, nhiều tiếng giầy thình thịch đi vào sân. Rồi tiếng mở khóa
loảng xoảng.
Gã tử tù tim như ngừng lại, hốt hoảng:
- Có lẽ anh "đi" đấy!
Giọng cô gái hồi hộp:
- Có thể là em!
- Dù là ai, cũng bình tĩnh lại. Phải chết cho đàng hoàng. Anh đã chuẩn
bị đón giờ này từ lâu rồi.
- Em cũng thế.
- Tiếng cửa sắt rít lên. Tên quản giáo và bốn tên công an vũ trang rầm
rập bước vào hành lang xà-lim. Bọn tù ở các buồng dọc theo dẫy
hành lang đều ngồi nhỏm dậy, nín thở, nghe ngóng.
Tên quản giáo mở cửa buồng gã tử tù. Hai tên vũ trang xông vào,
quát:
- Ngồi im, không được cử động!
Chúng bẻ hai cánh tay gã tử tù ra sau lưng, dùng còng số 8 khóa lại.
Tên quản giáo bước vào mở khóa cùm.
Gã tử tù nói to:
- Anh đi trước, anh sẽ đợi em ở bờ sông Hồng. Nhớ trăng nước sông
Hồng, đừng sai hẹn!
Cô gái đập cửa buồng thình thình, gào lên:
- Xin các ông đưa tôi đi bắn cùng với anh ấy! Xin các ông!
Một tên công an vũ trang cười hà hà:
- Chúng nó sợ hóa điên cả rồi. Có gan ăn cướp thì phải có gan chịu
đòn chứ.
Một tên khác lấy mảnh vải bịt mắt gã tử tù lại, rồi đẩy gã ra khỏi
buồng:
- Đi!
Gã tử tù ra ngoài hành lang, hướng về buồng cô gái:
- Tạm biệt em. Có em, anh rất mãn nguyện. Đừng buồn. Hãy giữ lấy
tư cách. Đừng cầu xin chúng nó gì cả. Chắc chắn chúng mình sẽ gặp
nhau.
Tiếng cô gái nức nở:
- Anh ơi! Tạm biệt anh! Em thương anh quá! Em muốn đi cùng với
anh. Chúng mình phải gặp nhau! Trên bờ sông Hồng, em sẽ tới đó!
Gã tử tù thét to:
- Chào các bạn, vĩnh biệt các bạn! Tạm biệt em!
Tên quản giáo gằn giọng:
- Tiên sư mày, chết đến nơi rồi, còn mất trật tự! Trước khi ăn đạn,
ông phải cho mày ăn đòn hẵng!
- Ông mà động tới anh ấy, ông sẽ hối không kịp với tôi!
Tiếng cô gái thét lên.
- Giờ phút này mà ông còn định đánh người ta, ông mất hết tính người
rồi sao? Tôi sẽ báo việc này lên Trên!
Tiếng lão phản cách mạng sang sảng, nghiêm nghị, đĩnh đạc.
Hai tên vũ trang xốc nách gã tử tù, lôi mạnh:
- Đi! Đi!
Ra tới sân, gã ngoái cổ lại, kêu lớn:
- Em đừng buồn, anh đợi em! Anh đợi em!
- Anh đi trước! Em đi sau! Chúng mình nhất định sẽ gặp nhau, anh ơi!
Trong xà-lim, các tù nhân nữ thút thít khóc. Nhưng có một tiếng khóc
nấc lên từng hồi, thảm thiết, xé ruột, xé gan tất cả những ai còn là
người.
Xa xa, tiếng gã tử tù vọng lại, nhỏ dần, loãng dần...
- Trăng nước sông Hồng... Trăng nước... sông... Hồng... Trăng
nước... Em ơi........
Nguyễn Chí Thiện
Trích tập truyện Hỏa Lò
* Dựa cột: Bị xử bắn.
* Đột vòm: vào nhà hay nhà kho ăn trộm.
* Trên tài: vượt trội.
Trang Bìa Đầu trang
Nguyễn Chí Thiện
Trích Tập Truyện Hỏa Lò
- Thôi vào buồng đi, để người khác còn ra vệ sinh, muộn rồi.
- Mới có dăm phút đã đuổi vào. "Dựa cột"* tới nơi rồi, tôi cũng
chẳng hít thở không khí được mấy nữa đâu. Không chừng ngày mai,
ngày kia là được ăn kẹo đồng. Đứng ngoài sân thoáng đãng, nhìn trời
mây, non nước. Một giờ nữa sẽ vào.
Tên quản giáo đấu dịu:
- Còn bao nhiêu người, thôi, anh chịu khó vào đi. Nếu không thì hết
cả buổi sáng, vệ sinh cũng chưa xong!
Gã thanh niên mang án tử hình, cởi trần, mặc chiếc quần đùi bộ đội,
đôi mắt sếch trợn lên, nói như quát:
- Mặc xác họ, tôi chưa vào! Họ còn sống lâu, tha hồ mà hưởng
không khí.
Nhìn thấy ở ngoài sân trại thấp thoáng một người mặc áo choàng tr
ắng, gã nghển cổ, gào toáng lên:
- Báo cáo y sĩ đao phủ, bố của mày xin thuốc từ hôm qua mà mày
không cho! A, mày lủi! Tiên sư y sĩ đao phủ! Tiên sư y sĩ dê cụ!
Tên y sĩ xuất hiện trước cửa sân khu xà-lim, nói ngọt như dỗ trẻ:
- Anh đau ngực phải không? Tôi sẽ cho người mang thuốc tới ngay.
Cứ bình tĩnh! Cứ bình tĩnh!
Dứt câu, hắn quay đi, chuồn thẳng.
Những chuỗi cười khúc khích của cả nam lẫn nữ từ các buồng xà-lim
bay ra, thích thú. Tên quản giáo hầm hầm đứng dậy, đập tay xuống
bàn, rầm một cái:
- Câm hết! Ông khoá mõm lại tất cả!
Mấy con nhặng xanh lè bay vo vo trong nắng sớm vàng mượt, lấp
lánh.
Tên quản giáo giơ tay xem đồng hồ, vẻ sốt ruột:
- Vào đi thôi, anh không thấy bao nhiêu người chờ đợi một mình anh
sao?
Gã tử tù cười hềnh hệch:
- Việc gì phải chờ tôi. Có mót, họ cứ tương vào bô của họ ấy. Tôi
cùm 24 trên 24. Cả ngày có mấy phút thoải mái. Vào để ông cùm
ngay lại à? Tôi cũng chỉ mong được "đòm" một cái là đi đoong, đỡ
khổ!
Tên quản giáo xua tay:
- Đừng quá bi quan. Anh đã làm đơn lên chủ tịch nước xin ân xá. Có
nhiều triển vọng lắm. Anh đã từng đi bộ đội chiến đấu...
Gã tử tù nhăn mặt, cắt ngang:
- Ông đừng động viên lừa tôi. Từ xưa tới nay, Đồng chí
Trường-Chinh kính mến có ân xá cho ai đâu! Nói thật với ông chứ,
giá viên đạn của bọn bành trướng Trung-Quốc bắn vào ngực tôi đây
này, mà lệch đi độ 3 phân nữa thì trúng tim, tôi đâu có phải kéo lê
cuộc sống đểu này đến bây giờ để những người như các ông ôm chặt
chữ thọ, không biết hưởng khói lửa chiến trường là gì, nay lại đuổi
vào bằng được, không cho cả thằng sắp lìa đời hưởng tí không khí
suông. Không khí của trời đất, chứ phải của riêng nhà các ông đâu!
Tôi còn đứng ngoài này hai tiếng nữa. Ông muốn làm gì thì làm!
Tên quản giáo không biết xử lý thế nào, rút điếu thuốc ra châm hút.
Lũ tử tù này mà khùng lên thì nguy lắm. Đã có lần, lão phó giám thị bị
một tên ụp cả bô phân lên đầu, làm trò cười cho cả Hỏa-Lò. Dây
vào đám cùi này chỉ thiệt.
Nghĩ vậy, tên quản giáo quay ra điều đình:
- Thôi, anh vào buồng đi. Khi nào tất cả vệ sinh xong, tôi mới cùm
anh. Quyền hạn của tôi chỉ có thể linh động cho anh được tới thế.
Đồng ý chứ?
Gã tử tù ngần ngừ một phút, rồi cúi xuống, cầm cái bô lên, vừa đi vào
buồng, vừa cười sằng sặc.
- Ông chiếu cố như vậy thì tôi vào. Tôi cũng không muốn để mấy
"Amie xanh tươi" phải nhăn nhó ôm bụng, cố nhịn vì tôi.
Tới trước cửa buồng kỷ niệm Hoàng-văn-Thụ, gã đứng lại nhìn vào,
chửi đổng:
- Đ... mẹ thằng Pháp thế mà nhân đạo! Phía sau buồng, cửa sổ toang
hoác, nắng gió tha hồ ùa vào. Phía trước lại có hai lỗ thông hơi to
đùng, trẻ con chui lọt! Bây giờ bịt kín tất. Tối như bưng, nóng như
nung!
Tên quản giáo xua xua chùm chìa khóa:
- Đừng phản tuyên truyền nữa, vào đi!
- Sự thực sờ sờ ngay trước mặt mà còn bảo là phản tuyên truyền.
Ông nhìn xem buồng kỷ niệm ông Trần-Đăng-Ninh kia kìa. Hồi Pháp
thế nào, giữ nguyên như vậy, giống như buồng này, thoáng đãng.
Thôi, nói với ông cũng bằng thừa!
Gã tử tù vào buồng, quăng chiếc bô xoảng một cái xuống sàn
xi-măng làm tên quản giáo giật mình. Tiếng cửa đóng rầm, tiếng khóa
lọc xọc.
Tên quản giáo mở buồng bên cạnh. Hai phụ nữ xanh nhớt, một trẻ
măng, một đứng tuổi, người cầm bô, người mang quần áo, khăn mặt,
cập rập bước ra.
- Hôm nay tôi bận họp. Mỗi buồng đúng năm phút. Khẩn trương lên!
Suốt trong khoảng một giờ đồng hồ, hơn một chục buồng lần lượt ra
vệ sinh. Tất cả vội vã, cuống quít. Tiếng quát tháo, tiếng thúc giục,
tiếng chân chạy uỳnh uỵch, tiếng nắp bô rơi loảng xoảng, tiếng cửa
buồng đóng, mở, ầm ầm liên tục. Rồi tất cả chìm trong yên lặng.
Tên quản giáo khóa cửa ngoài hành lang, lặng lẽ bỏ đi.
Mười phút sau, một anh tù nhà bếp, mập mạp, da xạm nắng, bộ quần
áo tù mầu xanh chật căng, gánh cơm vào sân xà-lim. Anh lặng lẽ đặt
xoong bột luộc xám xịt, xoong nước muối đen xì như nước cống
xuống chiếc bàn dài kê sát tường. Trên bàn, một chồng bát men, một
chồng đĩa men, một đống thìa. Tất cả đều han gỉ, sứt mẻ, bẩn thỉu.
Anh lầm lì làm công việc chia bôi, không hề liếc mắt về phía buồng
xà-lim, coi như không có ai.
Trong một buồng, gã phạm cán đứng ghé mắt nhìn qua khe mấy tấm
ván bịt cửa sổ, thông báo cho mọi người:
- Lại mì luộc, nước cống!
Những tiếng chửi tục bực bội, những tiếng chép miệng ngao ngán,
những tiếng thở dài cam phận...
- Này, anh hai cấp dưỡng, sắp có rau muống chưa?
- 19 tháng 8 này có "ăn tươi" (có thịt) không, anh hai?
- Bao giờ thì mới có gạo, cho đàn em biết một tí!
- Đ... mẹ mày, điếc, câm à?
Mặc những câu hỏi, câu chửi từ các buồng văng ra, anh nhà bếp vẫn
thản nhiên, lờ tịt, giữ đúng nội quy, không quan hệ, không liên lạc.
Xong việc, anh đặt mấy cái xoong không vào quang, toòng teng gánh
đi...
Gã tử tù cất giọng oang oang:
- Bố nó bị án chết mà bữa nào cũng chỉ nước cống với mấy miếng mì
luộc nhỏ như lưỡi mèo. Thời Tây, thằng Phạm-Hùng, thằng
Hoàng-văn-Thụ, sau khi tòa tuyên án tử hình là muốn ăn gì, có nấy,
hơn cả "bìa A" (bìa ăn cao cấp) ở Tôn-Đản! Còn các bố nó bây giờ,
cứ bị tử hình là cùm miết, cấm gặp luôn cả gia đình. Đ... mẹ cái chế
độ!
- Sao chú mày biết thời Tây, tử tù ăn uống sướng như vua chúa vậy?
Giọng miền Trung của gã phạm cán mỉa mai vọng sang.
- Sao biết à? Chính các ông ấy viết kể lại trong hồi ký cách mạng
"Nhân Dân Ta Rất Anh Hùng". Cứ hỏi ông Bộ-Trưởng Bộ Công An
Phạm-Hùng thì biết. Ông ấy được Tây ân xá tha chết, sống sót viết lại
đấy. Ông ấy còn kể là cả tử tù cướp của giết người muốn ăn gì thì ăn,
theo ý thích! Sáng nào cai ngục cũng cầm sổ, cầm bút vào tận xà-lim
án chém hỏi chúng muốn ăn gì. Thằng Thanh rỗ ở cùng với ông ấy đòi
gà sống thiến và thuốc xì gà. Còn ông Trần-Đăng-Ninh trước bị giam
ở cái buồng số 2 kia kìa, thì kể là Hoàng-văn-Thụ ăn mửa ra không
hết, thường đem cho các nữ phạm nhân. Mấy quyển sách này, thư
viện nào chả có!
Ở buồng 14, buồng năm 1925 cụ Phan-Bội-Châu đã từng nằm, cửa
sổ trông ra sân, gần ngay bàn chia cơm, xoang xoảng tiếng bô đập
vào mấy miếng ván bịt.
Gã tử tù cười khanh khách:
- Chú em ơi, đập vỡ bô thì lấy gì mà "Trút bầu tâm sự". Chuột
Hỏa-Lò nó không sợ cái trò ấy đâu. Cứ để nó ăn, nó đái, nó ỉa vào.
Ai chê, đưa tao. Tất cả có 14 suất, tao có thể một mình đớp sạch
một lúc. Không tin thì cứ thử một bữa!
Có tiếng giầy bộp bộp. Tên quản giáo lủng lẳng chùm chìa khóa trong
tay, đi vào. Ba, bốn con chuột cống béo múp, xám xịt, to như những
con mèo con, đương xục mõm vầy vò trên mấy đĩa bột luộc, hốt
hoảng nhẩy ào xuống đất, thoăn thoắt chui vào lỗ cống, mất hút...
Từng buồng lần lượt được mở cửa ra lấy suất ăn mang vào. Đến lượt
gã tử tù, tên quản giáo giọng tử tế:
- Đây, thuốc xoa ngực của anh đây. Từ nay trở đi, đến giờ này tôi
mới cùm anh. Nếu anh chấp hành tốt, không mất trật tự, tôi sẽ bảo
nhà bếp chia phần anh gấp đôi.
- Tôi không thèm ăn của người khác! Phần tôi tăng, thì những phần
khác rút đi. Cả cái xà-lim này sẽ chửi thầm tôi. Ông chỉ được cái của
người, phúc ta!
- Nếu anh sĩ diện hão, thì thôi.
Tên quản giáo ngượng nghịu nói, rồi lẳng lặng đi ra, quên cả hạch
xách những người tù khác như thường ngày y vẫn làm.
Đối với bọn tù Hỏa-Lò, ăn sáng xong là coi như hết buổi sáng. Họ lại
ngong ngóng đợi bữa chiều. Ăn chiều xong là coi như hết ngày. Lại
ngong ngóng đợi bữa hôm sau. Hai bữa ăn là hai cái mốc chính trong
đời của những người tù đói quặn, đói thắt, đói run, đói sa sẩm cả mặt
mày, đói tiêu hao cả máu thịt, ngày này sang ngày khác, tháng này
sang tháng khác, năm này sang năm khác.
Ngày hôm đó, sau bữa ăn chiều, đột nhiên trời đất đen ngòm, rồi gió
ầm ầm, mưa ào ào, sấm đùng đùng, dữ dội như trời long, đất lở. Mặc
cho cành gẫy, cây đổ, cột đèn nghiêng, mái nhà tung bay bên ngoài.
Tường xà-lim dầy nửa mét bằng bê-tông cốt sắt cứ trơ trơ!
Lũ tù hả hê, gào lên:
- Đã quá, cơn bão này giá trị hơn đĩa phở xào!
- Rôm sẩy khắp người sẽ lặn hết!
- Nóng thêm vài hôm nữa thời phát điên bố nó cả!
- Gió bão hãy thổi tung mẹ nó cái thế giới này đi!
Trùm lấp tất cả những tiếng la thét khác là tiếng gã tử tù rú lên, liên
hồi:
- Hoan hô Bác Hoàng-văn-Hoan!
- Hoan hô Đại Quân Trung Quốc!
- Giải phóng Việt-Nam!
Nhộn nhạo, ầm ĩ một hồi, tất cả dần dần thiếp đi, mê mệt. Hàng chục
hôm liền, không khí xà-lim như hơi nước sôi. Những mụn đỏ lăn tăn
nổi đầy người. Ngứa, rát. Mồ hôi lúc nào cũng ròng ròng. Rệp, muỗi
đua nhau đốt, cắn. Ai ngủ được! Hôm nay mát mẻ, chỉ một lúc là vật
ra ngủ cả, li bì.
Lúc gã tử tù bừng thức giấc thời bão đã tan, mưa đã tạnh từ lâu.
Toàn bộ Hỏa-Lò lặng ngắt. Trong xà-lim nghe rõ tiếng ngáy hồng
hộc, tiếng nghiến răng ken két từ mấy buồng vọng ra. Không biết
mấy giờ. Nhưng chắc đã khuya lắm. Gã ngồi dậy, dùng hai bàn tay
xoa mắt, xoa mặt một lúc cho tỉnh táo. Rồi gã lấy túi ni-lông nước,
ngửa cổ uống ừng ực, nước chảy cả xuống cổ, xuống ngực. Đặt túi
ni-lông vào góc cùm, gã đằng hắng mấy cái, rồi cất tiếng hát. Giọng
trầm, ấm, buồn. Trong đêm tù âm u, nghe ai oán, não nuột:
Mòn con mắt
Trông về Nam cánh nhạn lẻ loi...
Tình tang tình...
Ờ cô mình...Thấu chăng tình...
Gã ngừng hát, nghe ngóng. Buồng trước mặt vẫn im lìm. Chắc "Em"
ngủ. Gã mới chuyển từ xà-lim 2 sang xà-lim 1 này được hơn một
tuần. Từ mấy đêm nay, đoán chừng khi mọi người đã yên giấc, gã
vẫn dùng mấy câu hát này làm tín hiệu cho "Em" biết là "câu chuyện
tâm tình" có thể bắt đầu. Đợi một lúc không động tĩnh gì, gã nhoài
người, lấy tay đập vào cửa buồng thình thình mấy tiếng.
Buồng trước mặt vọng sang giọng một cô gái, nhỏ nhẹ, âu yếm như
ve vuốt:
- Sao hôm nay thức sớm thế, có ngủ được không?
- Ngủ được. Em có ngủ được không?
- Em chỉ nằm mơ mơ màng màng thôi. Lâu lắm rồi, không bao giờ
ngủ ngon cả. Mà cũng chẳng cần ngủ. Rồi sẽ tha hồ mà ngủ!
- Anh đang ngồi. Còn em đang nằm hay ngồi?
- Em đang nằm.
- Nằm nghiêng hay nằm ngửa?
- Nằm nghiêng về phía bên ngoài.
- Cùm mà nằm nghiêng được à?
- Em gầy đi nhiều. Cổ chân nhỏ đi, có thể xoay người được.
- Em có thích anh sang với em không?
- Vớ vẩn! Sang làm sao được? Chết đến nơi cả rồi, còn đùa!
- Anh không đùa. Anh hỏi nghiêm chỉnh là em có thích không?
- Ai mà chẳng thích! Giá chúng mình gặp nhau ở ngoài nhỉ!
- Em nói thế là anh thỏa lòng rồi. Cảm ơn ông Trời đã cho anh
chuyển sang đây gặp em, lại được nằm đối diện với buồng em.
- Anh cũng tin ở Trời à?
- Nói thế thôi, chứ Trời đất gì! Đời toàn bịp bợm, đểu cáng, dối trá.
Càng lương thiện, hiền lành, càng bị chúng nó bóp cổ đến phòi cả con
ngươi mắt ra. Từ lâu rồi, anh chẳng tin gì cả. Cả Trời, cả đất, cả
người! Chỉ riêng có em là anh tin thôi.
- Tại sao anh lại đi tin em?
- Ờ ờ...Cái này khó giải thích lắm. Lần đầu tiên chỉ thấp thoáng nhìn
thấy hình dáng em khi em đi làm vệ sinh thôi, anh đã thấy bồi hồi cả
lòng. Nghe tiếng guốc em kéo lê ngoài hành lang, mòn mỏi, buồn nản,
anh tự nhiên thấy thương cảm vô hạn. Rồi cái hôm trong giờ vệ sinh,
lợi dụng lúc thằng quản giáo đang đấu hót với con y tá ngoài bàn, anh
mở lỗ cửa gió buồng em. Nhìn thấy em xanh xao đang ngồi trên sàn,
chân trong cùm, thân gầy, tóc xõa ngang vai. Dưới ánh đèn vàng, vẻ
mặt em rầu rầu, nhưng thanh tú lắm. Em hơi giật mình khi nhìn thấy
anh. Em có đôi mắt quyến rũ lắm, hút được cả hồn người! Nhìn vào
mắt em, anh thấy xao động cả một trời mơ ước, một trời hạnh phúc...
Rồi tối hôm đó, em tìm cách quăng dây sang buồng anh, cho anh
đường, kẹo, bánh quy, kim, chỉ, tăm. Cả một hộp cao Sao Vàng
nữa. Từ khi thầy mẹ anh mất, đời anh chẳng được ai thương cảm
chăm sóc như thế cả. Đêm ấy anh khóc rất nhiều. Anh yêu em từ
buổi đó. Mà đã yêu thời phải tin nhau. Người ta gọi là "tin yêu" mà lại.
Hơn nữa, anh còn phục em.
- Em có gì đáng phục mà anh phục?
- Chuyện em "đánh hỏa công", dùng một can xăng đốt chết cả nhà
thằng công an hộ khẩu, trấn động cả Hà-Nội. Đáng phục quá đi chứ!
- Em ức quá đấy thôi. Em chỉ mua bán tem phiếu ở cửa mậu dịch để
kiếm sống, có hại ai đâu. Thằng hộ khẩu đó ở gần nhà em chuyên
môn ăn chạc, uống chạc, hút chạc của mấy hàng phở gánh, của mấy
bà bán nước, của mấy em bé bán thuốc lá. Thế mà nó tự tiện khám
nhà em nhiều lần. Lợi dụng khám cả người em! Em chửi nó. Nó đưa
em ra khu phố đấu tố. Mẹ em dạy học cũng bị nhà trường lôi ra kiểm
điểm. Em cố nhịn mãi. Tới khi vì nó mà em bị chính quyền bắt đi kinh
tế mới khai hoang, em không nén được nữa, mới ra tay. Còn anh, chỉ
mang tội "đột vòm"* thôi mà sao cũng bị tử hình nhỉ, lạ thật!
- Em không biết. Anh là đầu vụ. Bình thường ra thì chỉ mười năm tù là
tối đa. Nhưng bọn anh vô tình chơi phải kho thuốc tây của trung ương
Đảng ở phố Đinh-Liệt gần hồ Hoàn-Kiếm mới bỏ mẹ. Ông luật sư
Đỗ-xuân-Sảng, trước hôm xử, gặp bọn anh, đã nói trước: "Các cháu
dại lắm! Chết rồi. Các cháu dám sờ vào dái ngựa. Hết cứu. Bác đành
chịu!" Đời anh thực là khốn nạn. Đi bộ đội từ năm 17 tuổi. Đánh nhau
cả với Mỹ lẫn Trung-Quốc. Quăng quật trên chiến trường hàng chục
năm. Rút cuộc chỉ được một vết thương ở ngực, một vết thương ở
đùi, và phải giải ngũ. Anh sống bằng nghề thợ điện, có biết trộm cắp
là gì đâu. Chỉ vì anh mê một con văn công quân đội. Nó thích trưng
diện. Nhiều sĩ quan tặng quà cho nó. Anh nghèo lại muốn chơi trội,
định tặng nó một món thực sang. Thế là anh tổ chức đánh quả thuốc
tây này, và bị tử hình. Từ ngày anh bị bắt, nó lờ tịt, chẳng thăm hỏi gì.
Anh hận lắm. Nhiều bạn bè đã khuyên anh là đừng dính với bọn văn
công. Loại gái này không xài được. Họ bảo phải nhớ câu "giường
bệnh xá, má văn công". Anh hối hận là đã không nghe họ. Gặp em,
anh coi như mối tình đầu của anh đấy. Em đúng là người trong mộng
tưởng của anh. Nhưng anh tồi tệ như vậy, em có thương anh không?
- Hai đứa bị tử hình không thương nhau thời thương ai? Hôm anh nhìn
vào buồng em, thấy mặt anh ngây ra, buồn cười quá! Chắc chúng
mình có duyên nợ với nhau từ kiếp trước. Năm nay em 19 tuổi. Ở
ngoài, em chưa yêu ai đâu!
- Mười chín tuổi. Mới có trăng tròn lẻ bốn. Chưa một mảnh tình vắt
vai. Tuổi mới bước vào đời, mà đã phải bước ra. Tiếc thật. Giá anh
có thể chết thay cho em được thì tốt biết bao! Anh hơn em đúng một
giáp. Nhưng sao anh thấy em bình tĩnh thế. Không như anh, nhiều lúc
muốn điên loạn.
- Em bình tĩnh là vì em tin có linh hồn, có luân hồi. Con người không
phải chỉ có một cuộc đời, mà có nhiều cuộc đời. Miễn là sống cho
tốt, gieo nhân tốt, thì kiếp sau hái quả tốt. Mẹ em thương em, tiếp tế
cho em đủ ăn. Nhưng thấy các bạn tù ở đây nhiều người chỉ sống
bằng hai suất ăn của trại, đói khổ quá, em thương, em phân phát cả.
Em có gầy đi cũng chẳng sao. Béo, gầy, đằng nào cũng ngủ với giun
tới nơi. Bác già ở buồng cạnh em giảng giải cho em về lẽ sống, chết,
nên em mới hiểu và an tâm như vậy.
Lão già buồng bên vẫn nằm thẳng cẳng, hai tay buông xuôi, mắt nhắm
nghiền, hít thở đều đều. Nghe thấy nói tới mình, lão hơi mở mắt, rồi lại
nhắm ngay lại.
- Cái lão già phản cách mạng ấy nói thiên thối để an ủi em đấy. Anh
xông pha chiến trận, bao nhiêu người chết. Anh chẳng bao giờ thấy
linh hồn họ cả.
- Em cũng chưa thấy. Nhưng bác ấy là người từng trải, có tư cách,
không nói dối đâu. Bác ấy kể chuyện một số người đã chết, rồi lại
sống lại. Tất cả đều nói rằng khi linh hồn thoát khỏi xác thì bay tới
một vùng đầy hào quang, tưng bừng hương sắc, vui lắm, không ai
muốn trở lại. Nhưng vì số chưa hết, nên hồn bị trả về thể xác. Còn
chuyện đầu thai nữa, có nhiều bằng chứng được các nhà nghiên cứu
khoa học xác nhận. Bác ấy quả quyết là Thượng-đế tạo ra vũ trụ, tạo
ra muôn loài. Đơn giản như cái bát, cái thìa, cũng phải có người tạo ra
mới có. Huống chi con người, không thể tự nhiên mà có được đâu.
- Nghe có lý đấy. Mấy đêm trước, anh nằm mơ thấy thầy mẹ anh.
Hai "cụ vía" vui lắm, nói là sắp được đón anh. Kiếp sau hai đứa mình
sẽ chung sống nhé! Nhưng nếu đầu thai thì em với anh đầu thai vào
hẳn nước Mỹ cho nó sướng cái thân. Chớ có đầu thai vào cái nước
Việt Nam này, mà lại bỏ mẹ cả!
- Đợi kiếp sau lâu lắm, em không đợi được đâu. Sau khi chết, hai linh
hồn chúng mình gặp nhau ngay cơ! Chúng mình chọn một nơi thật thơ
mộng, như bên Hồ-Tây, trên đường Thanh-Niên ấy. Vào những đêm
trăng sáng, mặt nước Hồ-Tây bát ngát, êm ả, lấp loáng, gió thổi mơn
man. Chúng mình sẽ ngồi trên ghế đá. Em ngả đầu vào ngực anh. Anh
vuốt má em...
- Ý kiến hay quá! Nhưng bên Hồ-Tây có nhiều cặp lắm. Bọn "thanh
niên cờ đỏ" lại hay đi lùng sục, hạch hỏi, mất cả thú!
Cô gái cười khúc khích:
- Chúng mình là ma cơ mà. Chúng nó làm sao nhìn thấy được. Nếu
thấy, chúng cũng sợ chết ngất đi, làm sao có thể phá rối nổi tình yêu
chúng mình được.
- Theo ý anh, để tránh phiền phức, chúng ta gặp nhau ở trên đê sông
Hồng. Chỗ Đồn-Thủy đi thẳng ra ấy. Hồi mười bốn, mười lăm tuổi,
anh với bọn bạn thường nô đùa trên bãi cát, rồi bơi qua sông, sang bờ
bên kia, lủi vào các bãi ngô rậm rạp, bẻ trộm ngô, nướng ăn. Cảnh
trăng nước sông Hồng lồng lộng, đẹp lắm em ạ. Hoàn toàn thanh
vắng, trên tài* Hồ-Tây nhiều. Lại không bị bọn "thanh niên cờ đỏ"
quấy rầy. Em thấy thế nào?
- Thế mà em không nghĩ ra! Hồi bé, gia đình em ở chỗ đó. Mẹ em đẻ
em ở đó đấy. Vào những đêm trăng sáng, chúng ta cứ gặp nhau ở đó.
Có anh bên cạnh thì nơi nào em cũng thấy hạnh phúc. Ngay cả ở
trong cái xà-lim bẩn thỉu, đang bị cùm kẹp như thế này.
- Anh cũng vậy, sao ý nghĩ chúng mình giống nhau quá nhỉ ! Đúng là
có duyên số, có Trời dun dủi cho anh trước khi chết được gặp em,
được yêu em, được em yêu. Anh tin có Trời rồi em ạ. Cứ tưởng
tượng tới cảnh hai hồn ma chúng mình được ôm ấp, quay cuồng quấn
lấy nhau, trong cảnh trăng nước sông Hồng dạt dào, mênh mông, anh
sung sướng quá, không sợ chết nữa. Niềm tin và tình yêu mạnh hơn
cái chết!
- Này, nếu ở thế giới bên kia mà anh phụ em, em sẽ "hỏa thiêu" luôn
cả linh hồn anh đấy. Anh sẽ không được đầu thai nữa đâu!
- Trời đã thương anh, ban em cho anh. Anh mà phụ em nghĩa là phụ
cả ân đức của Trời rồi. Chẳng cần phải em hỏa thiêu. Trời sẽ cho sét
nổ lên đầu, đánh chết tươi anh ngay. Em ơi, anh muốn sang buồng em
quá. Nghĩ tới được ôm ấp em, vuốt ve em, anh run cả người lên đây
này.
- Em cũng muốn lắm. Mồ hôi em lấm tấm ở trán đây này. Hay là
chúng mình cứ tưởng tượng nằm bên nhau như vợ chồng đi. Từ nay
chúng mình là vợ chồng nhé, đêm nay là đêm tân hôn nhé.
Gã tử tù ngạc nhiên:
- Em cũng nghĩ tới chuyện cưới nhau, coi nhau như vợ chồng à? Anh
cũng đã nghĩ tới. Sao trùng hợp lạ thế nhỉ? Em có biết tại sao sáng
nay anh quậy thế không?
- Bình thường anh lầm lì. Sao sáng nay anh phá dữ thế? Tên quản
giáo sợ, cũng phải nhượng bộ.
- Không nhượng bộ thì anh sẽ cho nó ăn "mỹ kim"!
- Mỹ kim? Đô la mỹ à?
Gã cười hăng hắc:
- Anh làm gì có đô la Mỹ. Bọn anh gọi lê, dao là mỹ kim, nghĩa là kim
loại quý để trang sức. Anh đã mài một cái đinh bảy phân nhọn hoắt,
sáng quắc. Nếu nó hỗn với anh, anh sẽ "trang sức" vào mặt nó mấy
mũi để kỷ niệm suốt đời. Hoặc sơi nó một "pha", cho nó thành độc
nhỡn! Anh đã từng là đặc công, nhanh như sóc. Nó không đỡ nổi
đâu.
- Thế sáng nay anh quậy phá là để được thoải mái vài giờ chứ gì?
- Em đoán đúng. Buổi sáng, cả em cũng được thả cùm như anh phải
không?
- Ừ, tới lúc lấy cơm nó mới cùm em.
- Thế là đạt mục tiêu rồi!
Cô gái chép miệng:
- Thả cùm một, hai tiếng đồng hồ thì bõ bèn gì mà anh phải phí hơi
với nó.
- Mục tiêu không phải thế. Anh định thế này. Em tha lỗi cho anh
trước, anh mới dám nói.
- Đã là vợ chồng, có thể trao thân gửi phận cho nhau, có gì không nói
được mà phải giào đón như người xa lạ ấy.
Gã tử tù hạ thấp giọng, nói nhỏ bớt đi:
- Em đã thông cảm, thời anh mạnh dạn nói. Đêm qua nằm, anh nghĩ
anh sẽ đề nghị với em là chúng mình trở thành vợ chồng. Nhưng
chuyện động phòng là không thể được rồi. Anh chỉ muốn chúng mình
ngắm thân thể của nhau. Nhưng cả hai cùng bị cùm cả thì làm thế nào
đứng lên nhìn sang buồng nhau được. Vì vậy anh mới lập mưu để hết
giờ vệ sinh nó mới cùm chúng mình. Như thế, từ sáng mai, sau khi vệ
sinh vào, anh sẽ đứng lên cùm, nhìn sang buồng em. Đến lượt em, lại
đứng lên cùm, nhìn sang buồng anh. Nếu như chưa đủ cao để nhìn
được, em kê thêm cái chăn, cái bô. May mà giờ vệ sinh đèn lại chưa
tắt! Nhớ phải cởi hết ra đấy!
- Được, anh cũng phải thế đấy. Nếu có cơ hội, anh mở lỗ cửa gió
buồng em như hôm nọ. Em sẽ để môi ra cho anh hôn.
- Sáng kiến lắm! Anh sẽ hôn. Ờ... mà không phải hôn. Anh sẽ uống
linh hồn em!
- Em cũng uống linh hồn anh. Cho hai linh hồn chúng mình hòa với
nhau làm một!
Đột nhiên, nhiều tiếng giầy thình thịch đi vào sân. Rồi tiếng mở khóa
loảng xoảng.
Gã tử tù tim như ngừng lại, hốt hoảng:
- Có lẽ anh "đi" đấy!
Giọng cô gái hồi hộp:
- Có thể là em!
- Dù là ai, cũng bình tĩnh lại. Phải chết cho đàng hoàng. Anh đã chuẩn
bị đón giờ này từ lâu rồi.
- Em cũng thế.
- Tiếng cửa sắt rít lên. Tên quản giáo và bốn tên công an vũ trang rầm
rập bước vào hành lang xà-lim. Bọn tù ở các buồng dọc theo dẫy
hành lang đều ngồi nhỏm dậy, nín thở, nghe ngóng.
Tên quản giáo mở cửa buồng gã tử tù. Hai tên vũ trang xông vào,
quát:
- Ngồi im, không được cử động!
Chúng bẻ hai cánh tay gã tử tù ra sau lưng, dùng còng số 8 khóa lại.
Tên quản giáo bước vào mở khóa cùm.
Gã tử tù nói to:
- Anh đi trước, anh sẽ đợi em ở bờ sông Hồng. Nhớ trăng nước sông
Hồng, đừng sai hẹn!
Cô gái đập cửa buồng thình thình, gào lên:
- Xin các ông đưa tôi đi bắn cùng với anh ấy! Xin các ông!
Một tên công an vũ trang cười hà hà:
- Chúng nó sợ hóa điên cả rồi. Có gan ăn cướp thì phải có gan chịu
đòn chứ.
Một tên khác lấy mảnh vải bịt mắt gã tử tù lại, rồi đẩy gã ra khỏi
buồng:
- Đi!
Gã tử tù ra ngoài hành lang, hướng về buồng cô gái:
- Tạm biệt em. Có em, anh rất mãn nguyện. Đừng buồn. Hãy giữ lấy
tư cách. Đừng cầu xin chúng nó gì cả. Chắc chắn chúng mình sẽ gặp
nhau.
Tiếng cô gái nức nở:
- Anh ơi! Tạm biệt anh! Em thương anh quá! Em muốn đi cùng với
anh. Chúng mình phải gặp nhau! Trên bờ sông Hồng, em sẽ tới đó!
Gã tử tù thét to:
- Chào các bạn, vĩnh biệt các bạn! Tạm biệt em!
Tên quản giáo gằn giọng:
- Tiên sư mày, chết đến nơi rồi, còn mất trật tự! Trước khi ăn đạn,
ông phải cho mày ăn đòn hẵng!
- Ông mà động tới anh ấy, ông sẽ hối không kịp với tôi!
Tiếng cô gái thét lên.
- Giờ phút này mà ông còn định đánh người ta, ông mất hết tính người
rồi sao? Tôi sẽ báo việc này lên Trên!
Tiếng lão phản cách mạng sang sảng, nghiêm nghị, đĩnh đạc.
Hai tên vũ trang xốc nách gã tử tù, lôi mạnh:
- Đi! Đi!
Ra tới sân, gã ngoái cổ lại, kêu lớn:
- Em đừng buồn, anh đợi em! Anh đợi em!
- Anh đi trước! Em đi sau! Chúng mình nhất định sẽ gặp nhau, anh ơi!
Trong xà-lim, các tù nhân nữ thút thít khóc. Nhưng có một tiếng khóc
nấc lên từng hồi, thảm thiết, xé ruột, xé gan tất cả những ai còn là
người.
Xa xa, tiếng gã tử tù vọng lại, nhỏ dần, loãng dần...
- Trăng nước sông Hồng... Trăng nước... sông... Hồng... Trăng
nước... Em ơi........
Nguyễn Chí Thiện
Trích tập truyện Hỏa Lò
* Dựa cột: Bị xử bắn.
* Đột vòm: vào nhà hay nhà kho ăn trộm.
* Trên tài: vượt trội.
Trang Bìa Đầu trang
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 056
No comments:
Post a Comment