HÀ THÚC SINH * PHỞ HÁCH
Hà Thúc Sinh
Phở Hách
Hiệu phở nằm như một thách thức trong khu phố phần
lớn
hàng quán là của người Mỹ. Bên ngoài mặt tiền xập xệ, không tô điểm sơn
phết gì nhiều, nhưng tấm bảng hiệu viết vài chữ đơn sơ có chọc nọc lắm bạn đồng
nghiệp trong vùng:
Phở Hách
Mở 9 giờ sáng, đóng 4 giờ chiều
Chẳng rõ có bí quyết gia truyền gì mà đi tới đâu mở phở hiệu của lão Hách luôn luôn đắt khách. Điều này nếu có ai tò mò cũng vô phương tìm biết. Người ở đây chỉ biết sau ngày hoàng phái rủi thua xích phái, lão Hách cũng bỏ hết cơ ngơi - một xe phở nức tiếng đường Công Lý - chạy giặt sang Mỹ.
Dĩ nhiên sang đây lão không thể tiếp tục chiếm một góc phố, chơi một xe phở, để sáng trưa chiều tối ngụp lặn trong khói phở thơm lừng, vừa đẩy những đường dao thiện nghệ vào khúc thịt bò mềm mại, vừa nhai vài câu Kiều lẩy cho nổi bật thêm phần cá tính; hoặc có lúc tự tin chõ mồm góp vài nhận định thời cuộc với đám thực khách, thường toàn giới cổ cồn cà vạt, thừa quyền lực xã hội đến ho một cái đời lão đã có thể mềm ra như sợi bánh phở.
Điều kiện mở hiệu ăn nơi xứ Mỹ văn minh quả có rất nhiều điểm xâm phạm nghiêm trọng đến quy luật, đến văn phạm phở. Phòng máy lạnh được trần thiết sang trọng, bàn ghế đều và đẹp như lính duyệt binh, thảm trải trong ngoài như dinh quốc khách đều là những thứ vô duyên và thừa nhất trên đời đối với phở. Nó dị như ăn thịt chó chấm với Maggie. Mà thế thật! Trong suốt mười bốn năm qua, điều kiện mở hiệu ăn nơi đây quả có đánh tàn rụi ý chí nhiều tổ sư chính phái phở có tự trọng, muốn trở lại phục vụ khẩu vị người đồng hương.
Riêng lão Hách thì khác. Năm năm đầu lão ngậm miệng lăn lưng vào làm đủ thứ việc để tích luỹ tư bản. Nếu một ông tướng nhất định không chịu sống cảnh vợ đẹp con khôn với nghề sơn nhà xứ người, quyết bỏ tất cả về lập chiến khu cho đúng với tầm vó lịch sử của ông, thì lão Hách cũng nuôi ý chí tương tự. Làm sao một người như lão lại có thể chui mãi dưới sàn tàu, hàn xì quanh năm để miệng lưỡi ăn toàn cứt sắt? Hoặc ngày tám tiếng dúi mũi vào đống hồ sơ, giải quyết mấy chuyện nhảm nhí trong những văn phòng bảo hiểm lừa lọc, hay trên một bàn giấy cán sự xã hội cùn mằn? Nếu ông nhà văn trời đày vắt óc đến chết để cung cấp món ngon bổ cho tim óc con người, thì lão cũng mang nỗi dằn vặt tương tự. Lão mơ ngày nào sẽ trở lại chốn giang hồ, động dao động thớt phục vụ những người đồng hương khốn khổ, đang ngày đêm bị phường hắc đạo đầu độc bằng những thùng nước dùng đầy bột ngọt rẻ tiền.
Sau năm năm tích luỹ được chút vốn tạm đủ, lão Hách sang lại cửa tiệm pizza sắp chết của một anh Ý già nơi góc đường Winona và Õrange, rồi động viên cả nhà vào công tác tu sửa. Không mang trong người căn bệnh bi quan của các đồng nghiệp, lão nghiên cứu kỹ để biến mọi khuyết điểm thành ưu điểm cho hiệu phở tương lai.
Mọi chi tiết trong việc bố trí một hiệu phở đều có quy luật cả. Bạn tưởng đôi ba cánh ruồi vo ve là điều đáng trách? Nhầm, vui tai và mang nhiều đặc trưng dân tộc ra phết đấy! Nó hợp lý hơn việc nhồi nhét vào tai thực khách những bài nhạc rên rỉ của một Sài Gòn vô phúc tiền 75, hay loại nhạc phim bộ kiểu Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải của một tập đoàn con buôn mất trí hậu 75.
Còn nhiều tiểu tiết khác cần phải xem xét kỹ. Chẳng hạn loại tăm. Chớ tưởng trong hiệu phở tăm nào cũng dùng được. Phải là tăm tre. Mà sao phải là tăm tre? Thưa vì trong lúc ngồi đợi, rất có thể một thực khách buồn tính lấy tăm xỉa chơi, và như thế tăm gỗ thông vuốt nhọn hai đầu lắm khi thua đấy. Loại này giòn, dễ gãy. Chẳng may ông khách là người khó tính, bị gãy một mẫu tăm trong chân răng, sau một lúc loay hoay mãi không lấy ra được, ai cấm ông bực bội đứng lên bước khỏi hiệu vừa khi bạn khệ nệ bưng bát phở đến phục vụ? Người ta không ăn bắt bò người ta được à? Hiệu phở còn trăm thứ bà lang Trọc khác nữa. Chắc bạn đã đọc tùy bút Phở của Nguyễn Tuân? Tuyệt, nhưng lão Hách bảo rằng nghề phở còn lắm cái tẩn mẩn khác mà cỡ tay chơi họ Nguyễn cũng chẳng biết rành, chẳng hạn cái vịt nước mắm.
Theo lão Hách nước mắm trong hiệu phở phải đựng trong vịt thủy tinh hai mỏ. Đây là loại vịt truyền thống. Đừng dùng loại nào khác. Xịt, rắc, bơm... đều không đúng bí quyết. Tại sao? Lão bảo trong cái bầu không khí ngột ngạt mùi phở, mắt trái bận ngó quanh xem có ai quen, ngóc đầu đảo mắt phải liếc ké hàng tít báo hấp dẫn của thằng cha ngồi kế cận, tay ơ hờ cầm lên vịt nước mắm, tai lơ đãng lắng nghe dòng nước thơm vị mồ hôi công chúa Tiên Dung chảy xuống bát phở bốc khói, chợt như hoảng hốt nhớ ra điều gì, khách dựng phắt vịt nước mắm lên, hai mắt quay về lục lọi trong bát phở. Tâm tư xao xuyến. Tim lỗi đến mấy nhịp đập. Sâu trong thâm tâm khách dâng lên niềm hối hận như vừa phạm một điều cấm kỵ trong đạo phở là sự kém nghiêm chỉnh. Khách thốt lên một tiếng "chết"!, chỉ thế rồi chú mục vào tô phở như nhà khảo cổ tìm một vết nứt trên chiếc trống đồng Ngọc Lũ. Dùng đũa đảo ngược phần bánh phở. Run tay cầm thìa múc tí nước dùng dí trên đầu lưỡi. Khói nước dùng làm tăng độ nặng khiến những giọt mồ hôi trên trán vỡ ra, chảy nhòa vì ba đường nhăn đột ngột biến đi, để lại một vầng trán thảnh thơi vô tư lự. Khách mỉm nhẹ một nụ cười, nói khẽ: "May quá, phúc bảy mươi đời!" Chỉ một tiếng thầm thì như thế nhưng dưới con mắt tinh quái của lão Hách, lão biết chắc vị thực khách khởi sự thành kính bước vào đạo phở.
Không có vịt nước mắm hai mỏ đố cách gì tạo nổi cho khách có một giây phút kỳ thú thế ấy. Nó tương tự như một anh mê vợ, nằm mơ mất vợ và khi choàng dậy vẫn thấy có vợ.
Đối với lão Hách bí quyết phục vụ các tín đồ của lão còn nhiều. Như chuyện tương ớt cũng là điều hệ trọng. Ta phải bỏ nó vào một liễn nhỏ, đừng bỏ vào mấy cái ống bóp. Nhiều lúc thực khách chỉ thích nước dùng có tí màu thẹn thùng trên má con gái; cầm ống tương ớt lên, khách bóp cái phẹt, cả một vòi ớt dài như con giun đỏ lòm rúc vào bát phở, ngoáy một cái, chửi thầm một tiếng, hào khí của khách biến mất năm mươi phần trăm khi bát phở trở màu đỏ au giống một bát riêu cua. Rồi nào còn tiêu, rau mùi, húng, chanh, ớt... Nói tóm mọi thứ đều là vấn đề cần phải được quan tâm, cân nhắc và thực hiện ở mức toàn hảo cả.
Hộ pháp cho đạo phở khổ lắm nhưng mấy ai biết. Bốn mươi năm trong nghề lão thừa kinh nghiệm về sự thưởng thức hời hợt đến vô ơn của người đời. Họ đâu biết trong mớ rau mùi kia không một lá úa, trong những cọng húng kia toàn lá đương thì. Sự tẩn mẩn công khó gần như cướp đi quá bán những giấc ngủ ngon say của cuộc đời lão. Nhưng lão vẫn giữ được kiêu hãnh đắng cay. Ăn hay không ăn, cả đời lão chưa năn nỉ ai cả. Nhưng đã vào ăn, lão muốn các tín đồ phải nghiêm chỉnh ở một mức độ tương kính. Sự săn sóc của lão dựa trên sự tương kính này. Dù sao lão đâu phải là Phật!
Còn nhớ hồi mới khai trương có một vị khách nằng nặc đòi giá sống, lão đã nhỏ nhẹ đến ba lần rằng "Thưa ông bổn hiệu với lối dùng phở cổ truyền không cung cấp giá sống", nhưng lời nhỏ nhẹ không được đáp ứng. Ông khách với tấm thân to lớn ngồi phịch xuống ghế. Giọng như lệnh vỡ, ông đảo cặp mắt lồi tấy đỏ như mới trải qua một trận xập xám thâu đêm, nhìn vào những thực khách chung quanh, giơ một cánh tay lông lá lên rao giảng:
- Ăn phở phải có giá sống, phải có một dzĩa bành ki như dzậy nè. Bóp, bóp, bóp". Ông vừa nói vừa bóp nghiến bàn tay to lớn trên không từng chặp, rồi tiếp: "Bóp như dzậy từng nắm, từng nắm cho đến hết dzĩa giá bỏ vào tô phở.
Lần ấy lão Hách đã nuốt cơn điên vào bụng như nuốt miếng da bò sống. Lão cố bình tĩnh đến gần ông khách, nhỏ nhẹ chỉ ra cửa:
- Ông thứ lỗi cho, thực lòng nhà cháu muốn giới thiệu với ông quán Đào Viên mì gia nằm bên kia đường, họ có món hủ tíu rất khá và có cả giá sống!
Nói xong lão tủm tỉm quay trở lại với dao với thớt, với câu Kiều lẩy ư ử trước nỗi kinh ngạc đến uất người của một tín đồ không rành lẽ đạo.
Thế mà phở Hách vẫn đông như thường. Phường chuyên trị phở đã lắm kẻ gièm pha, thậm chí giả dạng thường dân mon men vào hiệu nghiên cứu đối phương, khi chuồn họ cố đưa ra một phán đoán sao cho ông bằng, rằng phở mình phở lão giỏi lắm một chín một mười, vì đâu lão đông khách như vậy?
Thực mà nói sự phán đoán gọi là công bằng ấy vẫn đầy chất chủ quan, ngoan cố nữa. Cái gì một chín một mười khả bắt khả vượt, chứ phở thì vô phương, khác nào anh gạo Đỏ so với anh gạo Tám. Đó là định phận và thánh cũng khó hoán chuyển. Để lằn phấn không thể xóa bỏ, lão Hách đánh thêm một đòn tối hậu. Đòn này sờ sờ trước mắt mà sao lắm anh chuyên trị phở ở Mỹ không nhìn ra! Lão quyết định bằng mọi giá phải cho khách nhìn bếp phở, nhìn thấy nồi nước dùng bốc khói, nhìn thấy chủ nhân bình thản chững chạc điều dao khiển thớt, với thịt tái chín treo lủng lẳng, với những bó hành hoa xanh tươi. Nói tóm, dù sau một khung kính, phải cho khách sống lại cảm giác đang ngồi trong một hiệu phở thật, không phải là hiệu phở mà mọi thứ đã được làm sẵn đâu từ tuần trước, tháng trước theo cái đạo ẩm thực hết sức phổ thông và sa đọa ở nước này. Phải cho khách đói thắt ruột bằng mắt trước đã.
Lão Hách từng khẳng định yếu tố này đánh tan những khuyết điểm máy lạnh, thảm trải, bàn ghế bóng lộng; vả, theo lão ví von, hiệu phở nom sẽ vô duyên như một cô em suôn đuột nếu không thấy bếp phở!
Phở Hách
Mở 9 giờ sáng, đóng 4 giờ chiều
Chẳng rõ có bí quyết gia truyền gì mà đi tới đâu mở phở hiệu của lão Hách luôn luôn đắt khách. Điều này nếu có ai tò mò cũng vô phương tìm biết. Người ở đây chỉ biết sau ngày hoàng phái rủi thua xích phái, lão Hách cũng bỏ hết cơ ngơi - một xe phở nức tiếng đường Công Lý - chạy giặt sang Mỹ.
Dĩ nhiên sang đây lão không thể tiếp tục chiếm một góc phố, chơi một xe phở, để sáng trưa chiều tối ngụp lặn trong khói phở thơm lừng, vừa đẩy những đường dao thiện nghệ vào khúc thịt bò mềm mại, vừa nhai vài câu Kiều lẩy cho nổi bật thêm phần cá tính; hoặc có lúc tự tin chõ mồm góp vài nhận định thời cuộc với đám thực khách, thường toàn giới cổ cồn cà vạt, thừa quyền lực xã hội đến ho một cái đời lão đã có thể mềm ra như sợi bánh phở.
Điều kiện mở hiệu ăn nơi xứ Mỹ văn minh quả có rất nhiều điểm xâm phạm nghiêm trọng đến quy luật, đến văn phạm phở. Phòng máy lạnh được trần thiết sang trọng, bàn ghế đều và đẹp như lính duyệt binh, thảm trải trong ngoài như dinh quốc khách đều là những thứ vô duyên và thừa nhất trên đời đối với phở. Nó dị như ăn thịt chó chấm với Maggie. Mà thế thật! Trong suốt mười bốn năm qua, điều kiện mở hiệu ăn nơi đây quả có đánh tàn rụi ý chí nhiều tổ sư chính phái phở có tự trọng, muốn trở lại phục vụ khẩu vị người đồng hương.
Riêng lão Hách thì khác. Năm năm đầu lão ngậm miệng lăn lưng vào làm đủ thứ việc để tích luỹ tư bản. Nếu một ông tướng nhất định không chịu sống cảnh vợ đẹp con khôn với nghề sơn nhà xứ người, quyết bỏ tất cả về lập chiến khu cho đúng với tầm vó lịch sử của ông, thì lão Hách cũng nuôi ý chí tương tự. Làm sao một người như lão lại có thể chui mãi dưới sàn tàu, hàn xì quanh năm để miệng lưỡi ăn toàn cứt sắt? Hoặc ngày tám tiếng dúi mũi vào đống hồ sơ, giải quyết mấy chuyện nhảm nhí trong những văn phòng bảo hiểm lừa lọc, hay trên một bàn giấy cán sự xã hội cùn mằn? Nếu ông nhà văn trời đày vắt óc đến chết để cung cấp món ngon bổ cho tim óc con người, thì lão cũng mang nỗi dằn vặt tương tự. Lão mơ ngày nào sẽ trở lại chốn giang hồ, động dao động thớt phục vụ những người đồng hương khốn khổ, đang ngày đêm bị phường hắc đạo đầu độc bằng những thùng nước dùng đầy bột ngọt rẻ tiền.
Sau năm năm tích luỹ được chút vốn tạm đủ, lão Hách sang lại cửa tiệm pizza sắp chết của một anh Ý già nơi góc đường Winona và Õrange, rồi động viên cả nhà vào công tác tu sửa. Không mang trong người căn bệnh bi quan của các đồng nghiệp, lão nghiên cứu kỹ để biến mọi khuyết điểm thành ưu điểm cho hiệu phở tương lai.
Mọi chi tiết trong việc bố trí một hiệu phở đều có quy luật cả. Bạn tưởng đôi ba cánh ruồi vo ve là điều đáng trách? Nhầm, vui tai và mang nhiều đặc trưng dân tộc ra phết đấy! Nó hợp lý hơn việc nhồi nhét vào tai thực khách những bài nhạc rên rỉ của một Sài Gòn vô phúc tiền 75, hay loại nhạc phim bộ kiểu Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải của một tập đoàn con buôn mất trí hậu 75.
Còn nhiều tiểu tiết khác cần phải xem xét kỹ. Chẳng hạn loại tăm. Chớ tưởng trong hiệu phở tăm nào cũng dùng được. Phải là tăm tre. Mà sao phải là tăm tre? Thưa vì trong lúc ngồi đợi, rất có thể một thực khách buồn tính lấy tăm xỉa chơi, và như thế tăm gỗ thông vuốt nhọn hai đầu lắm khi thua đấy. Loại này giòn, dễ gãy. Chẳng may ông khách là người khó tính, bị gãy một mẫu tăm trong chân răng, sau một lúc loay hoay mãi không lấy ra được, ai cấm ông bực bội đứng lên bước khỏi hiệu vừa khi bạn khệ nệ bưng bát phở đến phục vụ? Người ta không ăn bắt bò người ta được à? Hiệu phở còn trăm thứ bà lang Trọc khác nữa. Chắc bạn đã đọc tùy bút Phở của Nguyễn Tuân? Tuyệt, nhưng lão Hách bảo rằng nghề phở còn lắm cái tẩn mẩn khác mà cỡ tay chơi họ Nguyễn cũng chẳng biết rành, chẳng hạn cái vịt nước mắm.
Theo lão Hách nước mắm trong hiệu phở phải đựng trong vịt thủy tinh hai mỏ. Đây là loại vịt truyền thống. Đừng dùng loại nào khác. Xịt, rắc, bơm... đều không đúng bí quyết. Tại sao? Lão bảo trong cái bầu không khí ngột ngạt mùi phở, mắt trái bận ngó quanh xem có ai quen, ngóc đầu đảo mắt phải liếc ké hàng tít báo hấp dẫn của thằng cha ngồi kế cận, tay ơ hờ cầm lên vịt nước mắm, tai lơ đãng lắng nghe dòng nước thơm vị mồ hôi công chúa Tiên Dung chảy xuống bát phở bốc khói, chợt như hoảng hốt nhớ ra điều gì, khách dựng phắt vịt nước mắm lên, hai mắt quay về lục lọi trong bát phở. Tâm tư xao xuyến. Tim lỗi đến mấy nhịp đập. Sâu trong thâm tâm khách dâng lên niềm hối hận như vừa phạm một điều cấm kỵ trong đạo phở là sự kém nghiêm chỉnh. Khách thốt lên một tiếng "chết"!, chỉ thế rồi chú mục vào tô phở như nhà khảo cổ tìm một vết nứt trên chiếc trống đồng Ngọc Lũ. Dùng đũa đảo ngược phần bánh phở. Run tay cầm thìa múc tí nước dùng dí trên đầu lưỡi. Khói nước dùng làm tăng độ nặng khiến những giọt mồ hôi trên trán vỡ ra, chảy nhòa vì ba đường nhăn đột ngột biến đi, để lại một vầng trán thảnh thơi vô tư lự. Khách mỉm nhẹ một nụ cười, nói khẽ: "May quá, phúc bảy mươi đời!" Chỉ một tiếng thầm thì như thế nhưng dưới con mắt tinh quái của lão Hách, lão biết chắc vị thực khách khởi sự thành kính bước vào đạo phở.
Không có vịt nước mắm hai mỏ đố cách gì tạo nổi cho khách có một giây phút kỳ thú thế ấy. Nó tương tự như một anh mê vợ, nằm mơ mất vợ và khi choàng dậy vẫn thấy có vợ.
Đối với lão Hách bí quyết phục vụ các tín đồ của lão còn nhiều. Như chuyện tương ớt cũng là điều hệ trọng. Ta phải bỏ nó vào một liễn nhỏ, đừng bỏ vào mấy cái ống bóp. Nhiều lúc thực khách chỉ thích nước dùng có tí màu thẹn thùng trên má con gái; cầm ống tương ớt lên, khách bóp cái phẹt, cả một vòi ớt dài như con giun đỏ lòm rúc vào bát phở, ngoáy một cái, chửi thầm một tiếng, hào khí của khách biến mất năm mươi phần trăm khi bát phở trở màu đỏ au giống một bát riêu cua. Rồi nào còn tiêu, rau mùi, húng, chanh, ớt... Nói tóm mọi thứ đều là vấn đề cần phải được quan tâm, cân nhắc và thực hiện ở mức toàn hảo cả.
Hộ pháp cho đạo phở khổ lắm nhưng mấy ai biết. Bốn mươi năm trong nghề lão thừa kinh nghiệm về sự thưởng thức hời hợt đến vô ơn của người đời. Họ đâu biết trong mớ rau mùi kia không một lá úa, trong những cọng húng kia toàn lá đương thì. Sự tẩn mẩn công khó gần như cướp đi quá bán những giấc ngủ ngon say của cuộc đời lão. Nhưng lão vẫn giữ được kiêu hãnh đắng cay. Ăn hay không ăn, cả đời lão chưa năn nỉ ai cả. Nhưng đã vào ăn, lão muốn các tín đồ phải nghiêm chỉnh ở một mức độ tương kính. Sự săn sóc của lão dựa trên sự tương kính này. Dù sao lão đâu phải là Phật!
Còn nhớ hồi mới khai trương có một vị khách nằng nặc đòi giá sống, lão đã nhỏ nhẹ đến ba lần rằng "Thưa ông bổn hiệu với lối dùng phở cổ truyền không cung cấp giá sống", nhưng lời nhỏ nhẹ không được đáp ứng. Ông khách với tấm thân to lớn ngồi phịch xuống ghế. Giọng như lệnh vỡ, ông đảo cặp mắt lồi tấy đỏ như mới trải qua một trận xập xám thâu đêm, nhìn vào những thực khách chung quanh, giơ một cánh tay lông lá lên rao giảng:
- Ăn phở phải có giá sống, phải có một dzĩa bành ki như dzậy nè. Bóp, bóp, bóp". Ông vừa nói vừa bóp nghiến bàn tay to lớn trên không từng chặp, rồi tiếp: "Bóp như dzậy từng nắm, từng nắm cho đến hết dzĩa giá bỏ vào tô phở.
Lần ấy lão Hách đã nuốt cơn điên vào bụng như nuốt miếng da bò sống. Lão cố bình tĩnh đến gần ông khách, nhỏ nhẹ chỉ ra cửa:
- Ông thứ lỗi cho, thực lòng nhà cháu muốn giới thiệu với ông quán Đào Viên mì gia nằm bên kia đường, họ có món hủ tíu rất khá và có cả giá sống!
Nói xong lão tủm tỉm quay trở lại với dao với thớt, với câu Kiều lẩy ư ử trước nỗi kinh ngạc đến uất người của một tín đồ không rành lẽ đạo.
Thế mà phở Hách vẫn đông như thường. Phường chuyên trị phở đã lắm kẻ gièm pha, thậm chí giả dạng thường dân mon men vào hiệu nghiên cứu đối phương, khi chuồn họ cố đưa ra một phán đoán sao cho ông bằng, rằng phở mình phở lão giỏi lắm một chín một mười, vì đâu lão đông khách như vậy?
Thực mà nói sự phán đoán gọi là công bằng ấy vẫn đầy chất chủ quan, ngoan cố nữa. Cái gì một chín một mười khả bắt khả vượt, chứ phở thì vô phương, khác nào anh gạo Đỏ so với anh gạo Tám. Đó là định phận và thánh cũng khó hoán chuyển. Để lằn phấn không thể xóa bỏ, lão Hách đánh thêm một đòn tối hậu. Đòn này sờ sờ trước mắt mà sao lắm anh chuyên trị phở ở Mỹ không nhìn ra! Lão quyết định bằng mọi giá phải cho khách nhìn bếp phở, nhìn thấy nồi nước dùng bốc khói, nhìn thấy chủ nhân bình thản chững chạc điều dao khiển thớt, với thịt tái chín treo lủng lẳng, với những bó hành hoa xanh tươi. Nói tóm, dù sau một khung kính, phải cho khách sống lại cảm giác đang ngồi trong một hiệu phở thật, không phải là hiệu phở mà mọi thứ đã được làm sẵn đâu từ tuần trước, tháng trước theo cái đạo ẩm thực hết sức phổ thông và sa đọa ở nước này. Phải cho khách đói thắt ruột bằng mắt trước đã.
Lão Hách từng khẳng định yếu tố này đánh tan những khuyết điểm máy lạnh, thảm trải, bàn ghế bóng lộng; vả, theo lão ví von, hiệu phở nom sẽ vô duyên như một cô em suôn đuột nếu không thấy bếp phở!
° ° °
Đừng tưởng cứ phải làm cách mạng giải phóng, hoặc tìm
đồng chí lập đảng, tìm chân tay lập chính phủ người ta mới cần tới đôi mắt biết
nhìn người. Thành thật mà nói đứng bán phở
như lão Hách
cũng phải có đôi mắt như vậy. Nhiều khi đôi mắt ấy còn phải biến
thành thiên lý nhãn khi cần, đứng một
chỗ mà vẫn phải nhìn ra hết những chiêu pháp lén lút của bọn hắc ma giở quẻ hại
mình.
Tới đây bạn có thể bỉm môi: Làm cái gì mà ghê thế! Nhưng quả thế đấy bạn ạ. Với vợ con anh em trong nhà, lão Hách thường dặn dò: "Sống trên đời hơn người đã là một cái tội. Ngồi yên không có kẻ thù, nhưng đã vẽ chuyện làm thì phải cẩn thận, vì đó là lúc ta khởi sự có thù trong giặc ngoài. Một anh chủ báo lá cải hẹp bụng có thể đổ mắm tôm vào thanh danh ta nhiều khi chỉ vì ta từ chối một cái quảng cáo. Một tên du đãng nghiện ngập có máu liều có thể nhảy ngang vào hiệu đông khách dí dao xin tì tiền lẻ. Một bạn đồng nghiệp có thể bỏ nhẹ một lượng thuốc xổ vào thùng nước dùng dự trữ của ta trên đường đi xuống nhà cầu. Mọi việc đều cần nhìn thấy trước để kịp hóa giải, kể cả việc phán đoán cho chuẩn xác khi từ chối hay chấp thuận đóng góp tí tiền cho một tổ chức lạc quyên của đồng hương".
Còn nhiều, theo lão Hách còn rất nhiều điều lắt léo mà một chủ hiệu phở, dù bận đến không kịp thở, vẫn phải giương mắt lên nhìn cho xa để tránh họa lỗ nhỏ đắm thuyền.
Nhưng dù sao việc nhìn người cấp thiết vẫn là nhìn đám tín đồ thường ngày.
Ba thằng new wave tóc xanh tóc đỏ, ăn mặc như quỷ sứ yêu tinh, vừa bước vào ngồi bàn 12 coi thế chứ không nguy hiểm. Thứ mặt búng ra xì-ke mà đòi ăn diện thường không dám hỗn giữa ban ngày. Ngữ đó giỏi lắm chỉ dám ban đêm rình rập trong một xó bãi đậu xe, chờ dịp dí súng gỗ lột tí tiền lẻ của một bà già tàn tật không may. Các cậu này đổ nước vo gạo vào bánh phở thiu cho ăn vẫn thấy ngon.
Cái nhà cô phụ giáo bên trường Jackson, không mặc váy mà luôn phải mặc quần vì đi dép gai chống tê thấp, tóc chải kiểu công nương Diana, đang ngồi nơi bàn số 4 gần cửa kính trước quầy, là người khó tính. Ngày đông tìm được một chỗ ngồi đã khó, nhưng cô vẫn lãnh đạm lắc đầu nếu chỗ ấy xét ra không vừa ý. Dù sao lão Hách tha cho cô cái tính khó khăn này. Đàn bà con gái ăn coi nồi ngồi coi hướng vẫn là điều đáng khuyến khích.
Cái ông có bắp thịt không to nhưng đôi kính dâm thì to, ngồi yên như tượng dưới bức tranh lợn gà còn ai ngoài gã Tám Tàng? Gã là một tay anh chị bự. FBI có thừa báo cáo nhưng vô phương vồ được gã thu thuế quả tang. Tám Tàng có thể xấu với cái xã hội bát nháo nhưng chơi được với phở Hách. Bạn chớ vội nghĩ "chơi được" ở đây như là thu thuế nhiều ít. Dân giang hồ thứ thiệt nhiều tay điệu ra phết. Tám Tàng là một tín đồ chính thống của đạo phở, không cúng thì thôi dám mà đến thu thuế thánh địa này. Có thể nói không mấy ai bỏ típ bảnh như Tám Tàng. Ăn tô phở uống ly cà phê sữa đá sáu đô, gã ném trên mười đô và nghiêm chỉnh nói với cô em chạy bàn: "Giữ lấy tiền lẻ, em gái hậu phương!" Típ như thế Mỹ trắng chơi không lại. Nhưng đổi lại tô phở cho Tám Tàng phải toàn hảo. Thịt đừng nhiều quá ít quá, hành tây đừng lộn lõi, nhất là nước phải trong. Tô phở đem ra mà có những loang mỡ béo vẽ địa đồ trên mặt nước dùng là điều gã rất phiền lòng. Lão Hách hách đúng, không hách xì xằng, cho nên lão không tiếc công khi hầu anh bạn này cẩn trọng hơn nhiều người khác. Thường khi ăn xong ra về, gã hay thò đầu vào gian bếp, nhếch môi khen lão một câu thông lệ "Ngày càng tiến bộ đấy, ông chủ!"; rồi như sợ dư chữ, gã khoan thai đi thẳng ra ngoài.
Kìa, đang bước vào là cặp vợ chồng chủ hiệu ăn Con Chim Xanh dưới khu Nam. Ông chồng gầy như que tăm bơi trong bộ com-lê quá khổ, trông thảm như con hạc xệ cánh đứng chịu mưa; ấy vậy mà bà vợ lại béo như cái lu, phủ bên ngoài một bộ đồ màu mè quá đáng. Buồn cười nhất là chính hiệu ăn của họ cũng có nấu phở, nhưng không trưa chủ nhật nào họ không dẫn nhau đến đây làm một chầu. Lão H6ch chưa bắt chuyện với cặp vợ chồng này lần nào, thậm chí chưa biết cả tên thật, nhưng thế hóa hay. Nghề nấu phở, nghề ca sĩ, nghề mở phòng mạch hay nghề báo có khác gì nhau, quen lại đâm khó giấu những hòn đá lúc nào cũng có sẵn trong túi. Với cặp vợ chồng này, bát phở chỉ cần đánh đến sáu phần công lực đã đủ thắng lớn. Không phải họ không biết ăn, nhưng chính vì việc họ làm đã giết chết nhiều phần vị giác và khứu giác của họ. Họ mở hiệu ăn với những món táp nham, mục đích chỉ để moi tiền mấy ông bà Mỹ mà kiến thức về món ăn Việt Nam chỉ có mỗi chữ "chả giò".
Thực khách còn khối loại người trong cộng đồng Việt Nam nơi đây. Chỉ riêng một xế trưa chủ nhật như hôm nay, có muốn lão Hách cũng không đủ thì giờ kể hết tiểu sử từng người. Lão chỉ có thể nói vắn gọn vài người trong tín đồ đã tụ vào hiệu lão và hiện chia làm hai phe rõ rệt. Một phe chiếm được chỗ ngồi, đang xì xụp húp nước phở, hoặc ngâm tăm, hoặc xem báo, hoặc tán gẫu chờ tới lượt được phục vụ; phe kia là đám người lổn ngổn đứng nơi cửa ra vào với những đôi mắt lơ láo, rình rập như những kẻ đang tham dự một cuộc chiến kiểu lấn đất giành dân.
Bất giác lão Hách nhăn mặt, rồi lại thản nhiên trở lại với một nụ cười bí hiểm trên môi.
Tới đây bạn có thể bỉm môi: Làm cái gì mà ghê thế! Nhưng quả thế đấy bạn ạ. Với vợ con anh em trong nhà, lão Hách thường dặn dò: "Sống trên đời hơn người đã là một cái tội. Ngồi yên không có kẻ thù, nhưng đã vẽ chuyện làm thì phải cẩn thận, vì đó là lúc ta khởi sự có thù trong giặc ngoài. Một anh chủ báo lá cải hẹp bụng có thể đổ mắm tôm vào thanh danh ta nhiều khi chỉ vì ta từ chối một cái quảng cáo. Một tên du đãng nghiện ngập có máu liều có thể nhảy ngang vào hiệu đông khách dí dao xin tì tiền lẻ. Một bạn đồng nghiệp có thể bỏ nhẹ một lượng thuốc xổ vào thùng nước dùng dự trữ của ta trên đường đi xuống nhà cầu. Mọi việc đều cần nhìn thấy trước để kịp hóa giải, kể cả việc phán đoán cho chuẩn xác khi từ chối hay chấp thuận đóng góp tí tiền cho một tổ chức lạc quyên của đồng hương".
Còn nhiều, theo lão Hách còn rất nhiều điều lắt léo mà một chủ hiệu phở, dù bận đến không kịp thở, vẫn phải giương mắt lên nhìn cho xa để tránh họa lỗ nhỏ đắm thuyền.
Nhưng dù sao việc nhìn người cấp thiết vẫn là nhìn đám tín đồ thường ngày.
Ba thằng new wave tóc xanh tóc đỏ, ăn mặc như quỷ sứ yêu tinh, vừa bước vào ngồi bàn 12 coi thế chứ không nguy hiểm. Thứ mặt búng ra xì-ke mà đòi ăn diện thường không dám hỗn giữa ban ngày. Ngữ đó giỏi lắm chỉ dám ban đêm rình rập trong một xó bãi đậu xe, chờ dịp dí súng gỗ lột tí tiền lẻ của một bà già tàn tật không may. Các cậu này đổ nước vo gạo vào bánh phở thiu cho ăn vẫn thấy ngon.
Cái nhà cô phụ giáo bên trường Jackson, không mặc váy mà luôn phải mặc quần vì đi dép gai chống tê thấp, tóc chải kiểu công nương Diana, đang ngồi nơi bàn số 4 gần cửa kính trước quầy, là người khó tính. Ngày đông tìm được một chỗ ngồi đã khó, nhưng cô vẫn lãnh đạm lắc đầu nếu chỗ ấy xét ra không vừa ý. Dù sao lão Hách tha cho cô cái tính khó khăn này. Đàn bà con gái ăn coi nồi ngồi coi hướng vẫn là điều đáng khuyến khích.
Cái ông có bắp thịt không to nhưng đôi kính dâm thì to, ngồi yên như tượng dưới bức tranh lợn gà còn ai ngoài gã Tám Tàng? Gã là một tay anh chị bự. FBI có thừa báo cáo nhưng vô phương vồ được gã thu thuế quả tang. Tám Tàng có thể xấu với cái xã hội bát nháo nhưng chơi được với phở Hách. Bạn chớ vội nghĩ "chơi được" ở đây như là thu thuế nhiều ít. Dân giang hồ thứ thiệt nhiều tay điệu ra phết. Tám Tàng là một tín đồ chính thống của đạo phở, không cúng thì thôi dám mà đến thu thuế thánh địa này. Có thể nói không mấy ai bỏ típ bảnh như Tám Tàng. Ăn tô phở uống ly cà phê sữa đá sáu đô, gã ném trên mười đô và nghiêm chỉnh nói với cô em chạy bàn: "Giữ lấy tiền lẻ, em gái hậu phương!" Típ như thế Mỹ trắng chơi không lại. Nhưng đổi lại tô phở cho Tám Tàng phải toàn hảo. Thịt đừng nhiều quá ít quá, hành tây đừng lộn lõi, nhất là nước phải trong. Tô phở đem ra mà có những loang mỡ béo vẽ địa đồ trên mặt nước dùng là điều gã rất phiền lòng. Lão Hách hách đúng, không hách xì xằng, cho nên lão không tiếc công khi hầu anh bạn này cẩn trọng hơn nhiều người khác. Thường khi ăn xong ra về, gã hay thò đầu vào gian bếp, nhếch môi khen lão một câu thông lệ "Ngày càng tiến bộ đấy, ông chủ!"; rồi như sợ dư chữ, gã khoan thai đi thẳng ra ngoài.
Kìa, đang bước vào là cặp vợ chồng chủ hiệu ăn Con Chim Xanh dưới khu Nam. Ông chồng gầy như que tăm bơi trong bộ com-lê quá khổ, trông thảm như con hạc xệ cánh đứng chịu mưa; ấy vậy mà bà vợ lại béo như cái lu, phủ bên ngoài một bộ đồ màu mè quá đáng. Buồn cười nhất là chính hiệu ăn của họ cũng có nấu phở, nhưng không trưa chủ nhật nào họ không dẫn nhau đến đây làm một chầu. Lão H6ch chưa bắt chuyện với cặp vợ chồng này lần nào, thậm chí chưa biết cả tên thật, nhưng thế hóa hay. Nghề nấu phở, nghề ca sĩ, nghề mở phòng mạch hay nghề báo có khác gì nhau, quen lại đâm khó giấu những hòn đá lúc nào cũng có sẵn trong túi. Với cặp vợ chồng này, bát phở chỉ cần đánh đến sáu phần công lực đã đủ thắng lớn. Không phải họ không biết ăn, nhưng chính vì việc họ làm đã giết chết nhiều phần vị giác và khứu giác của họ. Họ mở hiệu ăn với những món táp nham, mục đích chỉ để moi tiền mấy ông bà Mỹ mà kiến thức về món ăn Việt Nam chỉ có mỗi chữ "chả giò".
Thực khách còn khối loại người trong cộng đồng Việt Nam nơi đây. Chỉ riêng một xế trưa chủ nhật như hôm nay, có muốn lão Hách cũng không đủ thì giờ kể hết tiểu sử từng người. Lão chỉ có thể nói vắn gọn vài người trong tín đồ đã tụ vào hiệu lão và hiện chia làm hai phe rõ rệt. Một phe chiếm được chỗ ngồi, đang xì xụp húp nước phở, hoặc ngâm tăm, hoặc xem báo, hoặc tán gẫu chờ tới lượt được phục vụ; phe kia là đám người lổn ngổn đứng nơi cửa ra vào với những đôi mắt lơ láo, rình rập như những kẻ đang tham dự một cuộc chiến kiểu lấn đất giành dân.
Bất giác lão Hách nhăn mặt, rồi lại thản nhiên trở lại với một nụ cười bí hiểm trên môi.
° ° °
Đó là chuyện công tác mắt. Nhưng nghề phở còn đòi hỏi hơn thế.
Mồm, chân tay, mắt mũi đều có công tác tuốt tuột, đặc biệt lỗ tai. Ngoài việc
phải nghe khách gọi, cự,mắng, khen... là chuyện dĩ nhiên, lão Hách còn phải nghe
cả những chuyện lắm khi chả ăn nhập chi tới việc buôn bán của lão.
Người ta bảo chỉ cần hai cô em với một con cá thối đã đủ họp thành một cái chợ; hoặc chỉ cần ba ông anh với một bát phở đã biến ngay ra một hội đoàn, hai tổ chức và ba võ đài. Khám phá trên được chứng nghiệm nơi phở Hách.
Mỗi ngày, từ sáng tới chiều, trong hiệu phở có mười hai bàn mỗi bàn bốn chỗ ngồi, đổ đồng mười đợt khách thì vị chi lỗ tai lão Hách đã được nghe đến bốn trăm tám mươi đề tài giang hồ đem vào đây mà tranh luận, thậm chí có lúc thượng cẳng chăn hạ cẳng tay với nhau để giành chân lý về phía mình.
Đứng nơi bếp phở lão nghe những gì?
Bàn 4 có hai ông, một bác sĩ và một nha sĩ. Hai ông này lão Hách quen mặt quá. Ông nha sĩ đang cạy miếng gân kẹt trong chân răng, bảo:
- Tờ ấy nó chửi lão ta quá, lôi tới ba đời bốn kiếp ra.
Chắc hẳn ông nha sĩ đang đề cập đến một quan đốc bạn, lâu nay bị một tờ báo địa phương dùng làm thuốc bồi, bắn phá tan nát thành trì một số quan đốc tị nạn vốn có đời sống không được lương thiện lắm ở đủ các mặt gia đình, xã hội và chính trị nữa. Ông bác sĩ mặt lạnh lùng:
- Cháy đứa nào đỡ đứa đó. Phe ta giảm thiểu dân số là vừa. Cứ đà này đến nhân mãn!
Bàn 3 có ba người đẹp. Các cô đều là ca sĩ. Một cô nói về một cô thứ tư vắng mặt. Có lẽ cô thứ tư đang là một tai họa sắp tới cho cả ba cô, nên được nhắc đến với giọng đầy báo động:
- Bả sang tới Bidong rồi đó!
Cô tóc dài nhất vén nhẹ mấy sợi tóc mai, cười khẩy:
- Nhằm nhò gì, đánh một đòn là tiêu ngay khi vừa cặp bến Cờ Hoa!
Hai cô kia nhìn bạn với nét nghi ngờ. Cô tóc dài lại tiếp: "Bả cũng biên thư cho em, hỏi bên này đi show thế nào. Em tình ngay trả lời dạ có năm thước một sô!"
Một cô rú khẽ:
- Trời, tiền mã à?
Cô tóc dài lại cười khẩy:
- Thì thế, cứ sang đây đòi năm thước một sô, đến khi hiểu ra năm bò một sô cũng không ma nào trả là vừa đủ thì giờ đi áp-lai một chức át-xăm-lờ!
- Nước béo hành trần đây chứ!
Tiếng réo từ chiếc bàn gần cửa nhắn vào gây nhiễu âm lớn trong tai lão Hách. Cô em chạy bàn nghe réo vội dừng cặp chân tất bật, ngửa cổ đáp vọng lên trần:
- Nước béo hành trần một bát có ngay!
Tiếng hỏi đáp như vô tình có giá trị giống phát súng lệnh cho một cuộc nổi dậy èo uột cấp làng xã. Đôi ba ông lão lụ khụ ngồi nơi bàn số 6 góp tiếng cự nự sự chậm trễ. Gì chứ dẹp cuộc cách mạng cỡ này là phần vụ của các cô cậu chạy bàn, lão Hách bình chân như vại.
Bàn số 1 có hai đôi thanh niên nam nữ vào ngồi. Họ ăn mặc đồng phục màu xanh dương, ra dáng có tính đoàn tịch chi đó, và còn tha thêm một cây guitar nhét dưới gầm bàn. Một thanh niên đập tờ báo đang đọc xuống bàn, chửi đổng:
-Tiên sư chúng nó, xé rào nhiều quá!
Cô gái có mái tóc dài ngạc nhiên hỏi:
- Xé gì cơ?
Cô bên cạnh huých bạn, gắt khẽ:
- Là về chơi với VC ấy!
Anh thanh niên thứ hai gạt đi:
- Mình sắp dùng phở, lại là phở Hách, xin tạm gác mấy chuyện tởm ấy lại để dùng phở cho ngon.
Chữ được chữ không nhưng lão Hách đã nghe thấy câu "lại là phở Hách", lão nảy một nụ cười y như của Cai Xanh. Nếu Cai Xanh kết thúc tiếng cả cười của gã bằng câu hợm hĩnh "Mấy chú em bán quán ở vùng này cũng đã biết rõ đến ta ư", thì lão Hách lại ngừng tay dao, gõ chiếc thìa vào một cái ly ba tiếng cạch cạch cạch. Đây là ám hiệu triệu hồi khẩn cấp một cô em chạy bàn. Đúng thế, chỉ sau tiếng gõ vài giây một cô bé chạy vào. Lão Hách tay xắt đều như máy trên một miếng nạm giòn, hất mặt ra ngoài bảo:
- Ưu tiên bốn tô đặc biệt cho bàn số 1!
Dư biết đây là một sự đao lộn trật tự bất thường của ông chủ, cô bé dạ ngoan một tiếng và bê phở đi. Lão Hách nhìn theo bốn tô phở vui vui trong bụng: Một câu nói hay cả bầy được thưởng! Còn cô chạy bàn vừa bưng vừa nhìn nội dung bốn tô phở. Cô chắc hẳn bốn cô cậu bàn 1 phải là bà con ruột thịt chi đó của ông chủ tiệm.
Quên ngay bàn số 1, lão Hách nhìn vào thùng nước dùng đã cạn đến lòi xẩu dưới đáy. Lão kéo lên một sô nhỏ đổ ồng ộc vào thùng lớn, xong thò tay điều chỉnh ngọn lửa ga. Vừa cầm dao cạo lớp mùn trên thớt lão vừa nhìn thăm dò phía ngoài một vòng. Lão đếm thật nhanh số thực khách còn lại: "Cân," lão nói khẽ.
Bàn 11 có cặp vợ chồng ăn mặc bảnh như dân địa ốc. Sau màn chụm đầu thầm thì họ buông nhau ra, ngó quanh với khí thế như muốn tiếp tục cuộc nổi dậy ở bàn số 6 ban nãy. Bốn ánh mắt hằn học cùng chiếu vào lão Hách. Nhưng êm ngay. Một cô em đã kịp bưng bến trước mặt họ hai bát "tái nạm gầu gân hành trần nước béo" như họ đã gọi mười phút trước đó.
Thêm một âm mưu nổi dậy bị dập tắt trong hiệu phở Hách!
- Số 5 số 7 tính tiền!
Bà Hách béo trắng ngồi sau quầy tính tiền. Tiếng gầm của bà khiến mấy cô cậu chạy bàn lúng túng, họ hè nhau rống lên:
- 5, 7 tính tiền!
- 5, 7 tính tiền có ngay!
- 5, 7 có bill đây rồi!
Một cậu chạy bàn cầm hai chiếc đĩa nhựa nhỏ đựng giấy tính tiền chạy đến bàn số 5 trước. Ông khách vừa móc bóp phơi, vừa nhìn anh thanh niên, giọng ngạc nhiên hẳn:
- Ủa Tấn, mày ra trường rồi mà?
Anh thanh niên cũng vừa nhận ra người quen. Lưng anh thẳng lên và giọng có lớn hơn một cách khác thường:
- Dạ chú Năm, chú mạnh giỏi? Cháu ra kỹ sư năm rồi, có điều lóng rày xưởng sập nhiều quá, mà cháu thì... trời ơi...
Anh ta khoa cái đĩa thứ hai lên trời rồi chạy tấp tới bàn số 7.
Chiếc đồng hồ quả lắc hiệu Quartz do chính lão Hách mua, nhưng nhờ vận động, từ ngày khai trương nó vẫn mang bên dưới hàng chữ "Phòng Thương Mại Cộng Đồng Thân Tặng" vừa từ tốn buông mấy tiếng điểm ba giờ trưa.
Sắp tới giờ nghỉ, lão nghỉ bụng. Bốn giờ là đóng cửa, lão đã viết rành rẽ trên bảng hiệu. Lão sẽ chẳng sợ mích lòng ai, dù hiện trong hiệu vẫn đày những tiếng húp phở, tiếng kéo ghế, tiếng va chạm xin lỗi nhau, tiếng gọi phở, tiếng thúc giục, tiếng năn nỉ của cô em chạy bàn, tiếng nước sôi, chuyện gửi quà, chuyện bang giao...
Lão Hách vói tay lấy bó hành hoa đặt trên thớt, tay trái giữ chặt bó hành, tay phải ấn mạnh một đường giao, hơn mười củ hành với tóc tai râu ria lăn long lóc như cuộc xử tập thể cải cách ruộng đất. Lão nhìn ra ngoài, nghĩ bụng còn phải làm thêm ít ra mươi tô nữa.
Người ta bảo chỉ cần hai cô em với một con cá thối đã đủ họp thành một cái chợ; hoặc chỉ cần ba ông anh với một bát phở đã biến ngay ra một hội đoàn, hai tổ chức và ba võ đài. Khám phá trên được chứng nghiệm nơi phở Hách.
Mỗi ngày, từ sáng tới chiều, trong hiệu phở có mười hai bàn mỗi bàn bốn chỗ ngồi, đổ đồng mười đợt khách thì vị chi lỗ tai lão Hách đã được nghe đến bốn trăm tám mươi đề tài giang hồ đem vào đây mà tranh luận, thậm chí có lúc thượng cẳng chăn hạ cẳng tay với nhau để giành chân lý về phía mình.
Đứng nơi bếp phở lão nghe những gì?
Bàn 4 có hai ông, một bác sĩ và một nha sĩ. Hai ông này lão Hách quen mặt quá. Ông nha sĩ đang cạy miếng gân kẹt trong chân răng, bảo:
- Tờ ấy nó chửi lão ta quá, lôi tới ba đời bốn kiếp ra.
Chắc hẳn ông nha sĩ đang đề cập đến một quan đốc bạn, lâu nay bị một tờ báo địa phương dùng làm thuốc bồi, bắn phá tan nát thành trì một số quan đốc tị nạn vốn có đời sống không được lương thiện lắm ở đủ các mặt gia đình, xã hội và chính trị nữa. Ông bác sĩ mặt lạnh lùng:
- Cháy đứa nào đỡ đứa đó. Phe ta giảm thiểu dân số là vừa. Cứ đà này đến nhân mãn!
Bàn 3 có ba người đẹp. Các cô đều là ca sĩ. Một cô nói về một cô thứ tư vắng mặt. Có lẽ cô thứ tư đang là một tai họa sắp tới cho cả ba cô, nên được nhắc đến với giọng đầy báo động:
- Bả sang tới Bidong rồi đó!
Cô tóc dài nhất vén nhẹ mấy sợi tóc mai, cười khẩy:
- Nhằm nhò gì, đánh một đòn là tiêu ngay khi vừa cặp bến Cờ Hoa!
Hai cô kia nhìn bạn với nét nghi ngờ. Cô tóc dài lại tiếp: "Bả cũng biên thư cho em, hỏi bên này đi show thế nào. Em tình ngay trả lời dạ có năm thước một sô!"
Một cô rú khẽ:
- Trời, tiền mã à?
Cô tóc dài lại cười khẩy:
- Thì thế, cứ sang đây đòi năm thước một sô, đến khi hiểu ra năm bò một sô cũng không ma nào trả là vừa đủ thì giờ đi áp-lai một chức át-xăm-lờ!
- Nước béo hành trần đây chứ!
Tiếng réo từ chiếc bàn gần cửa nhắn vào gây nhiễu âm lớn trong tai lão Hách. Cô em chạy bàn nghe réo vội dừng cặp chân tất bật, ngửa cổ đáp vọng lên trần:
- Nước béo hành trần một bát có ngay!
Tiếng hỏi đáp như vô tình có giá trị giống phát súng lệnh cho một cuộc nổi dậy èo uột cấp làng xã. Đôi ba ông lão lụ khụ ngồi nơi bàn số 6 góp tiếng cự nự sự chậm trễ. Gì chứ dẹp cuộc cách mạng cỡ này là phần vụ của các cô cậu chạy bàn, lão Hách bình chân như vại.
Bàn số 1 có hai đôi thanh niên nam nữ vào ngồi. Họ ăn mặc đồng phục màu xanh dương, ra dáng có tính đoàn tịch chi đó, và còn tha thêm một cây guitar nhét dưới gầm bàn. Một thanh niên đập tờ báo đang đọc xuống bàn, chửi đổng:
-Tiên sư chúng nó, xé rào nhiều quá!
Cô gái có mái tóc dài ngạc nhiên hỏi:
- Xé gì cơ?
Cô bên cạnh huých bạn, gắt khẽ:
- Là về chơi với VC ấy!
Anh thanh niên thứ hai gạt đi:
- Mình sắp dùng phở, lại là phở Hách, xin tạm gác mấy chuyện tởm ấy lại để dùng phở cho ngon.
Chữ được chữ không nhưng lão Hách đã nghe thấy câu "lại là phở Hách", lão nảy một nụ cười y như của Cai Xanh. Nếu Cai Xanh kết thúc tiếng cả cười của gã bằng câu hợm hĩnh "Mấy chú em bán quán ở vùng này cũng đã biết rõ đến ta ư", thì lão Hách lại ngừng tay dao, gõ chiếc thìa vào một cái ly ba tiếng cạch cạch cạch. Đây là ám hiệu triệu hồi khẩn cấp một cô em chạy bàn. Đúng thế, chỉ sau tiếng gõ vài giây một cô bé chạy vào. Lão Hách tay xắt đều như máy trên một miếng nạm giòn, hất mặt ra ngoài bảo:
- Ưu tiên bốn tô đặc biệt cho bàn số 1!
Dư biết đây là một sự đao lộn trật tự bất thường của ông chủ, cô bé dạ ngoan một tiếng và bê phở đi. Lão Hách nhìn theo bốn tô phở vui vui trong bụng: Một câu nói hay cả bầy được thưởng! Còn cô chạy bàn vừa bưng vừa nhìn nội dung bốn tô phở. Cô chắc hẳn bốn cô cậu bàn 1 phải là bà con ruột thịt chi đó của ông chủ tiệm.
Quên ngay bàn số 1, lão Hách nhìn vào thùng nước dùng đã cạn đến lòi xẩu dưới đáy. Lão kéo lên một sô nhỏ đổ ồng ộc vào thùng lớn, xong thò tay điều chỉnh ngọn lửa ga. Vừa cầm dao cạo lớp mùn trên thớt lão vừa nhìn thăm dò phía ngoài một vòng. Lão đếm thật nhanh số thực khách còn lại: "Cân," lão nói khẽ.
Bàn 11 có cặp vợ chồng ăn mặc bảnh như dân địa ốc. Sau màn chụm đầu thầm thì họ buông nhau ra, ngó quanh với khí thế như muốn tiếp tục cuộc nổi dậy ở bàn số 6 ban nãy. Bốn ánh mắt hằn học cùng chiếu vào lão Hách. Nhưng êm ngay. Một cô em đã kịp bưng bến trước mặt họ hai bát "tái nạm gầu gân hành trần nước béo" như họ đã gọi mười phút trước đó.
Thêm một âm mưu nổi dậy bị dập tắt trong hiệu phở Hách!
- Số 5 số 7 tính tiền!
Bà Hách béo trắng ngồi sau quầy tính tiền. Tiếng gầm của bà khiến mấy cô cậu chạy bàn lúng túng, họ hè nhau rống lên:
- 5, 7 tính tiền!
- 5, 7 tính tiền có ngay!
- 5, 7 có bill đây rồi!
Một cậu chạy bàn cầm hai chiếc đĩa nhựa nhỏ đựng giấy tính tiền chạy đến bàn số 5 trước. Ông khách vừa móc bóp phơi, vừa nhìn anh thanh niên, giọng ngạc nhiên hẳn:
- Ủa Tấn, mày ra trường rồi mà?
Anh thanh niên cũng vừa nhận ra người quen. Lưng anh thẳng lên và giọng có lớn hơn một cách khác thường:
- Dạ chú Năm, chú mạnh giỏi? Cháu ra kỹ sư năm rồi, có điều lóng rày xưởng sập nhiều quá, mà cháu thì... trời ơi...
Anh ta khoa cái đĩa thứ hai lên trời rồi chạy tấp tới bàn số 7.
Chiếc đồng hồ quả lắc hiệu Quartz do chính lão Hách mua, nhưng nhờ vận động, từ ngày khai trương nó vẫn mang bên dưới hàng chữ "Phòng Thương Mại Cộng Đồng Thân Tặng" vừa từ tốn buông mấy tiếng điểm ba giờ trưa.
Sắp tới giờ nghỉ, lão nghỉ bụng. Bốn giờ là đóng cửa, lão đã viết rành rẽ trên bảng hiệu. Lão sẽ chẳng sợ mích lòng ai, dù hiện trong hiệu vẫn đày những tiếng húp phở, tiếng kéo ghế, tiếng va chạm xin lỗi nhau, tiếng gọi phở, tiếng thúc giục, tiếng năn nỉ của cô em chạy bàn, tiếng nước sôi, chuyện gửi quà, chuyện bang giao...
Lão Hách vói tay lấy bó hành hoa đặt trên thớt, tay trái giữ chặt bó hành, tay phải ấn mạnh một đường giao, hơn mười củ hành với tóc tai râu ria lăn long lóc như cuộc xử tập thể cải cách ruộng đất. Lão nhìn ra ngoài, nghĩ bụng còn phải làm thêm ít ra mươi tô nữa.
° ° °
Gần bốn giờ, khách tự động ngớt rồi chấm dứt hẳn. Lão
Hách cười khẽ. Lão hãnh diện mình có những thực khách khôn ngoan và tự trọng.
Nhưng cái me xừ nhà văn kia thì không tự trọng
tí nào. Phong thái ông ta có vẻ cũng ăn uống cầu kỳ đấy, nhưng ông
luôn luôn là một thực khách muộn màng! Gần như thế, từ ngày mở tiệm đến nay, lão
nhớ ông nhà văn gần như chỉ được phục vụ đâu
với hai phần ba phần công lực vớt vát. Hôm nay bất giác lão thấy áy náy trong
lòng. Nhìn ông nhà văn ngồi khổ hạnh mà ngay ngắn để
ăn bát phở cuối cùng của hiệu, lão muốn lân la nói một đôi câu cho lương tâm
thảnh thơi nhưng không kịp nữa. Vợ lão đã dọn cơm ra. Mâm cơm gồm một liễn cơm,
một đĩa đậu phụ rán, một bát tương Cự Đà "cụ Chí" và một đĩa cải luộc. Giữa khi
lão theo dõi đôi bàn tay mập trắng của vợ xới cơm ra bát - bàn tay có những ngón
mềm với chiếc nhẫn cưới lẫn vào trong htịt - thì có tiếng hỏi:
- Ủa ông chủ, sẵn phở sao không làm luôn một tô mà lại vẽ vời cơm nước?
Lão ngước lên thấy ông nhà văn đang ngó đăm đăm vào mâm cơm đạm bạc, miệng như phà ra mùi mỡ bò. Lão lắng tai nghe sâu trong bếp. Lão tin đến chín mươi chín phần trăm có cô cậu nào vừa làm mẻ một cái tô. Lão nhìn ông khách, và dường như một ngày mệt ngất đã đủ cho giọng lão đằm xuống, gần với sự hiền hòa, lão nói:
- Từ nào vẫn thế bác ạ, bỏ nước đi mười bốn năm qua chúng tôi nào đã được một bữa phở!
-...!?
- Đành kiếm cơm sống qua ngày.
Như không cho khách chen vào, lão thở dài tiếp ngay:
- Mà bác cứ xem, sang đây quả có thừa mứa đấy, nhưng bánh thì thế kia, thịt thà thế kia, rau rác thế kia, nhất là người, là cảnh thế kia thì thử hỏi làm sao có được tô phở, hưởng được bữa phở cho đúng cái đạo phở?
Ơ hờ tiếp lấy bát cơm từ tay vợ, lão chép miệng:
- Có nhúng tay vào làm mỗi ngày chẳng qua để đỡ nhớ nhà đấy thôi, bác văn sĩ ạ.
- Ủa ông chủ, sẵn phở sao không làm luôn một tô mà lại vẽ vời cơm nước?
Lão ngước lên thấy ông nhà văn đang ngó đăm đăm vào mâm cơm đạm bạc, miệng như phà ra mùi mỡ bò. Lão lắng tai nghe sâu trong bếp. Lão tin đến chín mươi chín phần trăm có cô cậu nào vừa làm mẻ một cái tô. Lão nhìn ông khách, và dường như một ngày mệt ngất đã đủ cho giọng lão đằm xuống, gần với sự hiền hòa, lão nói:
- Từ nào vẫn thế bác ạ, bỏ nước đi mười bốn năm qua chúng tôi nào đã được một bữa phở!
-...!?
- Đành kiếm cơm sống qua ngày.
Như không cho khách chen vào, lão thở dài tiếp ngay:
- Mà bác cứ xem, sang đây quả có thừa mứa đấy, nhưng bánh thì thế kia, thịt thà thế kia, rau rác thế kia, nhất là người, là cảnh thế kia thì thử hỏi làm sao có được tô phở, hưởng được bữa phở cho đúng cái đạo phở?
Ơ hờ tiếp lấy bát cơm từ tay vợ, lão chép miệng:
- Có nhúng tay vào làm mỗi ngày chẳng qua để đỡ nhớ nhà đấy thôi, bác văn sĩ ạ.
THƠ DƯ THỊ DIỄM BUỒN
TÔI ĐÃ KHÓC thơ Dư Thị Diễm Buồn
✻
“Biến-Loạn Miền Trung” không phải là:
Vụ “Bàn Thờ Phật Xuống Đường” năm 1966
Vụ “Thảm Sát ở Huế Tết Mậu Thân” năm 1968
“Biến-Loạn Miền Trung” là:
Tài-liệu lịch-sử nêu đich-danh những ai là tội-phạm đã trực-tiếp và hữu-hiệu giết chết Việt-Nam Cộng-Hòa.
LÂM CHƯƠNG * QUỶ LOẠN
Quỷ Loạn
Lê Ðiệt, người làng Phước Trạch, huyện Gò Dầu, lúc nhỏ học hành chăm chỉ thông minh, đậu bằng tiểu học, bằng cấp thấp nhất trong ngành giáo dục thời bấy giờ. Khi tuyển sinh vào trường tỉnh, tên của Lê Ðiệt đứng đầu bảng niêm yết kết qủa, nức tiếng học giỏi. Một lần, Ðiệt đi chơi với đám bạn, ngang qua miếu Thành Hoàng, vô tình, Ðiệt quay măt vào cửa miếu mà đái. Thần quở, về nhà, Ðiệt bệnh mấy ngày, bộ phận sinh dục đau buốt. Cha mẹ Ðiệt biết chuyện, sắm sưœa nhang đèn, hoa quaœ mang đến miếu tạ tội cho con. Ðiệt khỏi bệnh. Một lần khác, Ðiệt đi ngang qua miếu, đứng lại nhìn vào và nói: “Làm thần thụ hưởng hương khói, không lo vun bồi công đức, phù trì dân làng, chỉ gây nỗi sợ hã lấy sự hành tội người khác làm điều linh hiển. Mai sau, ta thành đạt, sẽ ra lệnh phá boœ miếu này!” Năm hai mươi tuổi, Ðiệt thi tú tài bị hỏng, về nhà đóng cửa, ôn luyện bài vở, quyết tiến thân theo đường khoa bảng. Chữ nghĩa làm Ðiệt mờ mắt, phải mang kính cận. Người làng khen Ðiệt ý chí săt đá. Năm nào mở khoa thi, Ðiệt cũng thi, và cũng hỏng. Lê Ðiệt có đứa cháu gái. Lúc Ðiệt thi tú tài lần đầu, nó còn bé, vừa lên đệ thất. Mãi đến khi nó thành thiếu nữ, chú cháu cùng vào trường thi tú tài, nó đậu, Ðiệt vẫn hỏng. Nổi giận, Ðiệt quăng bút, xé sách, chửi cả quan trường giám khảo. Ðiệt thề không bao giờ thi nữa. Ðời Thiệu Nguyễn năm thứ tư, giặc giả nổi lên như châu chấu, bao nhiêu sinh mạng cung ứng cho chiến trường cũng không. Lệnh tổng động viên ban ra, biện pháp gắt gao, đón đường bắt lính. Túng thế, Ðiệt chui vào cưœa tu hành, núp bóng từ bi, trốn lính. Ba năm sau, Ðiệt bỏ ra ngoài, luôn mồm chửi rủa. Có người hỏi lý do, Ðiệt nói: “Chỉ là những thứ dung tục, thối ta, không ngửi nổi. Giáo chủ đã chết mấy ngàn năm rồi, bọn đệ tử đang lao đầu về địa ngục.” Ðiệt lất phất lang bang, khinh đời, ngạo thế. Ðang dự định trở về làng cũ, ẩn thân làm người sằn dã thì bị tóm cổ lôi vào quân trường. Tập cách bắn giết sơ sơ vài tháng, Ðiệt bị đẩy ra trận mạc. Chưa bắn được viên nào, Ðiệt đào ngũ. Xã hội không chấp nhận con người bất mãn kinh niên. Ðiệt lại bị bắt, và lần này không phaœi vào quân trường nữa, người ta đưa Ðiệt vào tù. * * *
Cuối tháng Tư năm Ất Mão, giặc tràn lên
như nước vỡ bờ, phất cờ đỏ khắp nơi. Quan quân Thiệu Nguyễn xẻ nghé tan
đàn, đạp lên nhau mà chạy ra biển. Một số chết chìm, xác thân làm mồi
kình ngạc. Những kẻ chậm chân lần lượt bị xô xuống hầm tai vạ. Nhà tù
chế độ cũ bị phá cửa. Tù cũ thoát ra ngoài, trong đó có Ðiệt. Cánh cửa
tù mau chóng khép lại vớ những người tù mới. Dân gian thời ấy đã khóc
hết nước mắt cho nỗi nghiệt ngã kinh thiên của tù mới.
Khí thế “cách mạng” như dầu sôi. Cuộc đổi đời diễn ra nhanh như cướp cạn. Nền tảng xã hội bị bứng tận gốc. Vô lại, đày tớ, ăn mày... nhảy lên làm ông chủ . Trí phú, địa hào... bỗng chốc hóa thành tên đầu đường xó chợ. Sấm ký rao truyền quỷ loạn. Nhà nhà đóng cửa. Ðêm nghe tiếng ma tru rợn tóc. Qủy đỏ hiện giữa ban ngày, quấy nhiễu. Dân tình ta thán, ám khí xung thiên, mây mù vần vũ, mống trời vắt ngang đỉnh núi. Ðiềm báo thiên tai, chết chóc. Ðiệt kinh hoàng, muốn tìm chỗ ẩn thân. Trước kia, có thể lẩn trốn tu hành. Bây giờ, tất caœ đều bị quét sạch, chui xuống đất, trốn trong lùm bụi cũng không khỏi. Người chết còn không yên mồ mả, nói chi người sống. Phá mả tìm vàng Cạy nắp áo quan Huyệt sâu chấn động hồn thiên cổ Gỗ đá còn đau nhức thấu xương. Ðiện bị bắt trong đợt truy quét tàn dư Mỹ Ngụy, phải đi học tập chính sách mới một tuần, chủ yếu là tự giác làm tờ khai ba đời lý lịch. Ðiệt khai: Ðời ông, không biết rõ. Ðời cha, không theo thực dân Pháp. Và đời của Ðiệt, bị bắt đi lính nhưng đào nguœ để tỏ rõ tinh thần phản chiến. Thời “cách mạng” mới vào, ban ngày lo lùng bắt tàn dư Mỹ Ngụy, việc tra hỏi thường diễn ra vào ban đêm. Một đêm, Ðiệt được gọi lên phòng làm việc. “Phản chiến nghĩa là gì?” “Chống chiến tranh!” “Láo! Phản động! Chống cách mạng hả!” “ Không chống cách mạng.” “Lý luận một cách logic, cách mạng làm đấu tranh giải phóng. Chống chiến tranh là chống cách mạng! Chống cách mạng là bảo vệ Mỹ Ngụy! Ngươi là ai?” “Lê Ðiệt!” “Lê Ðiệt là ai?”Là ta!” “Quân xả lá! Hãy trả lời nghiêm túc! Ta là ai?” “....” “Câm hả? Là Ngụy! Hiểu chưa?” *****
Ðiệt được trả về làng cũ, bắt đi làm xâu
công trường thủy lợi. Thót bụng cháo rau, khoai sắn, suốt ngày quần quật
giữa chốn đầm lầy nước đọng. Muỗi, đỉa hoành hành hút máu. Keœ đói lao
nhao. Thuốc thang không đến tay người bệnh. Thiên tai, mất mùa, lại
thêm sưu cao, thuế nặng. Dân lành kêu rên khôn xiết. Khổng Khâu viết
Hoàng Thiên hữu nhãn, mà Lão Ðam lại nói Thiên Ðịa bất nhân. Làm người
chẳng biết tin ai, kêu trời không thấu, đau khổ nhìn nhau, không dám
khóc. Thời ấy, có ông thi sĩ tên Chu Vương Miện, làm thơ tả oán, còn
truyền lại đến sau này:
Ta đến đó vùng đất phèn vàng xậm Cuốc đất cằn trên lớp cỏ tai heo Ngày mười tiếng khom lưng cùng nước đục Nào bùn non beng xeœng mũ tai bèo Yêu quê hương không gì hơn đào kinh Dẫn nước biển vào đồng bằng phá lúa Ôi một thuở gạo cơm thành sỏi đá Ðời văn thơ đi vỡ núi be bờ Ta ở đó ba năm dài sáu tháng Ðến tình cờ và ra đi chẳng tiển đưa Quần áo rách phơi ra lòng no ấm Chút tự do như cơm sấy trên lò... Thời Tần Thủy Hoàng, kẻ trọng tội bị khắc chữ lên mặt đày đi xây Vạn Lý Trường Thành đến chết. Thời “cách mạng”, ai mang tiếng Ngụy, ba đời con cháu không ngóc đầu lên được. Ðiệt còn độc thân, quyết không lấy vợ, tuyệt đường con cái, khỏi chịu cái di họa đời sau. Ðiệt nói với người đồng cảnh: “Ta hối, xưa kia hai thế đối đầu còn đang tranh chấp, ta không chịu tiếp tay diệt lũ vô thần. Bây giờ đã muộn. Ta không thiết sống nữa!” Người ấy sợ hãi, lãng đi, không dám nghe. Một ngày, Ðiệt đang cầm xẻng đắp đê. Có hai đốc công đến gần. Bất ngờ Ðiệt vung xẻng chém tét đầu một tên chết tốt. Ðiện bị tên thứ hai bắn gục. Lôi trong túi áo Ðiệt, có một bức thư ngắn như một lời nguyền: “Ta chết, thề làm ma báo oán kẻ phủ nhận thiên địa qủy thần.” Ðiệt chết bảy ngày, miếu Thành Hoàng bị phá bỏ. Và không lâu sau đó, những kẻ phá miếu bỗng nằm lăn ra hộc máu tươi mà chết. Có người nói, chúng ăn uống bị trúng độc. Cũng có người nói, chúng bị hồn ma của Ðiệt vật chết. |
VÕ PHIẾN * MƯA ĐÊM CUỐI NĂM
Mưa Đêm Cuối Năm -
Võ Phiến
Võ Phiến
Ngọc và Lung ngồi trên một tảng đá lớn, đã nghe thấy lạnh. Trăng sáng trên cái mênh
mông ngun ngút của núi rừng. Nhìn xuống sườn núi dài thăm thẳm, cuối
tầm mắt là hơi khói toả mờ mờ trên ngọn cây. Bóng hai người như hai con
quạ đen kỳ quái ngả dài trên đá.
Ngọc nói:
- Mai đồng chí đi ?
- Sáng mai phải đi thì chiều mười tám mới đến Ân Hiệp kịp hẹn.
- Thạo đường đi Ân Hiệp chưa ?
- Vừa mới nói ban chiều rằng đây là lần đầu đi về vùng ấy.
- Mình thì xa ba năm rồi, nhưng chắc về Ân Hiệp mình không quên một con đường nào. Nghĩa là mình nhớ từng gia đình , quen từng nhà...
Lung không nói, y biết Ngọc đang ngập ngừng trước một câu hỏi mà anh ta đã nhắc lại hai lần rồi:"Tại sao mình lại không được phân công đi Ân Hiệp hả ?". Lần này thì Ngọc chùng lại kịp, không thốt ra câu hỏi. Nhưng anh ta mất trớn nói chuyện, ngồi yên lặng.
Lung nghĩ đến những làng thượng du sẽ đi ngang qua. Ðêm nay ở hang Tà Léc. Chiều mai có thể đến Nước Dòng , đêm mai nếu tình hình khá có thể ngủ bên một bếp lửa...Y quay lại nói với Ngọc:
- Này...kiểu nhà sàn người thượng bên Nước Dòng ngộ lắm. Cửa lớn ngó lên ngọn núi. Về phía chân núi có một cái cửa sổ nho nhỏ. Mình ở dưới nhìn lên thường thường trông thấy trẻ con thập thò ló đầu ra giống như những con thỏ con nhốt trong chuồng, xinh xinh...Ðồng chí đã đến Nước Dòng lần nào chưa nhỉ ?
Ngọc không đáp. Lung ngả lưng nằm ngửa, khoanh hai tay vòng lên đầu làm gối, nhìn bạn. Lung không có cảm tình với vẻ mặt ấy. Hai con mắt của Ngọc sâu mà nhanh nhẹn quá. Có một cái gì không thẳng thắng trong cái nhìn của anh ta. Lung có cảm tưởng như thế, vì Ngọc không chịu đựng nổi một khi bị người khác nhìn lại. Những lúc ấy anh ta hoảng hốt, tránh trớ tháo lui, vội vàng ngó lảng ra phía khác. Cằm anh ta nhọn, hai môi mỏng, gương mặt gầy, lưỡng quyền nhô cao. Nhất là cái nước da ngâm ngâm và trơn bóng lên của anh ta. Lung thấy ghét lạ. Lúc này nằm ngửa nhìn lên, Lung tò mò ngắm gò má bên phải của anh ta sáng lên một đường viền dưới trăng. Trán của anh ta có bề rộn nhưng lại thấp, rất thấp, và có hai lằn nhăn trông cộc lốc. Lung nghĩ:"Một tư tưởng thiển cận nào đã có cơ hội in sâu vào những nét nhăn ấy thì thực khó bề mà đuổi cho đi khỏi ". Ngọc không có những ý nghĩ sâu sắc, tế nhị, nhưng anh ta thật dai dẳng , đã húc đầu vào một tư tưởng nào thì cứ như bấu riết vào đấy, không tài nào gỡ ra được. Tuy vậy, nếu bị công kích, hay chỉ bị chỉ trích xa xôi, anh ta vội vàng tháo lui, lảng trốn như bỏ trận chạy dài. Thế rồi công kích xong, đâu lại vào đó, anh ta lại trở về với tư tưởng của mình, rón rén, lặng lẽ, tuồng như là vụng trộm , nhưng mà rất ương ngạnh. Anh ta có những biểu lộ thiếu tự tin ở cặp mắt, nhưng ương ngạnh, thiển cận vì cái trán.
Bỗng Ngọc lên tiếng hỏi Lung:
- Ðồng chí có thấy tôi nhút nhát lắm không ? Tôi thật là nhút nhát...nghĩa là tôi hành động không cương quyết gì cả. Nhiều lần tôi tự kiểm thảo thấy rằng chỉ vì e dè, do dự, thiếu mạnh dạn mà tôi hỏng việc rất nhiều. Nghĩa là tôi rất sợ người. Ðồng chí hiểu không ?...Nghĩa là khi nào đối tượng của hành động tôi không phải là sự vật mà là một con người thì tự nhiên tôi e ngại, rình từng phản ứng của đối tượng, sinh ra ngập ngừng, rụt rè, rồi làm hỏng việc. Ðồng chí hiểu chứ ? Thí dụ thế này: nếu cấp trên giao cho tôi vận chuyển một tấn lúa đi năm cây số, tôi có thể làm được, nếu bảo tôi tìm ra khuyết điểm của một cây súng xấu để sửa chửa , tôi có thể tìm tòi ra được, vì tôi chỉ đối đầu với những khó khăn vật chất. Nhưng nếu phải đi thương lượng với một nghiệp đoàn xe ngựa để họ bằng lòng giáo dục các đoàn viên về thái độ nhã nhặn và nhường thêm ít nhiều quyền lợi cho cán bộ thì tôi khó đi tới kết quả tốt đẹp. Nghĩa là tôi dè dặt, tôi khó tạo ra được một không khí hiểu biết lẫn nhau giữa đại diện nghiệp đoàn với mình, tôi cứ rụt rè, trịnh trọng, làm cho không khí nặng nề, khó chịu. Ðồng chí hiểu chứ, nghĩa là....
- Tôi hiểu...
- Vâng, nghĩa là ví dụ thế, chứ bây giờ, giai đoạn nầy thì không có công tác gì với nghiệp đoàn xe ngựa.
Lung bật cười. Ngọc quay lại nhìn lo lắng và vội vàng tiếp tục:
- Không, không ! Ðồng chí nên hiểu đó là một trường hợp tâm lý rất kỳ quặc, một trường hợp tàn phế về tâm lý. Hỏng lắm, hỏng lắm. Tôi tiếp xúc với một người lạ khó khăn, đau khổ hơn đạp phải lửa. Sợ đồng loại là nghĩa lý gì ? Vô lý thế mà không sao sửa chửa được. Tôi thường tự nhắc với mình luôn luôn rằng người ta ai cũng giống nhau, cứ tự nhiên, đừng trịnh trọng, nhất định đừng tạo ra cái không khí trịnh trọng, cứ vượt khỏi những câu nói, những cử chỉ lễ mễ xã giao lúc đầu, là ta gặp một con người y như mình. Thế mà tôi không vượt qua được khỏi. Tôi thấy có những kẻ giao thiệp rất tự nhiên, họ tiến ấp ngay đến những cái vỗ vai, bá cổ, những câu đùa giỡn , không có gì khó khăn cả. Còn tôi, tôi đến tiếp xúc với một người lạ, làm quen với một đồng loại mà y như kẻ rụt rè, bước vào một biệt thự sang trọng, rón rén từng bước chân, nín từng tiếng ho, ngại ngùng đủ chuyện, thật là khổ sở, khổ sở. Một người khách mà mình rót nước đưa thuốc ra mời, với người bạn nằm chung một giường, gác chân lên mình nhau mà ngủ, có gì khác nhau đâu, họ giống như nhau cả. Ai cũng muốn nói những câu tự do, có những cử chỉ tư nhiên đối với nhau, ai cũng thích đối đãi thân mật, muốn có thể vui vẻ cãi um lên với nhau để xem ổi ngon hơn xoài, quít ngon hơn đu đủ hay trái lại, xem bơi lội thú hơn hay đá bóng sướng hơn, ai cũng ghét trịnh trọng , ghét những câu mời mọc xã giao, những câu đối đáp lễ phép, lạt lẽo vô vị cả. Chỉ cần bạo dạn xô ngã cái bức tường ngăn cách giả tạo một cái là ta ùa đến ôm nhau nói cười. Thế mà tôi không làm được. Nghĩa là, đồng chí hiểu chứ ?
- Tôi hiểu. Nhưng tại sao đêm nay đồng chí lại nghĩ về chuyện đó ?
- Không, nghĩa là thế nầy. Ðồng chí đừng cười chế giễu như thế. Tôi có nghĩ về chuyện đó nhiều lắm đâu. Không !...
Lung nín cười, vẫn nằm ngửa, nhìn lên, tò mò ngắm cái vẻ lúng túng trên gương mặt trơn bóng của Ngọc. Anh ta lại chạy tránh. Giống như con chim nhát gan, nghe một chiếc lá rơi nhẹ vội nhảy lung tung trong lồng.
- Tôi không bảo đồng chí nghĩ về chuyện đó là có gì khuyết điểm. Ðồng chí có thể nghĩ về vấn đề ấy chứ....
- Không, không có lý do gì cả, không có lý do gì làm cho tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề đó cả. Nhưng nghĩa là thế nầy, tôi lấy một ví dụ: tôi chắc người con gái nào khi đã gần gũi với mình rồi cũng thích được hôn hít cả, cũng có thể nói những câu vớ vẩn, ríu ra ríu rít bàn tán với mình những chuyện vu vơ, nghĩa là cũng một người đàn bà tầm thường như nhau cả. Vậy thôi. Thế mà khi còn cách biệt, khi mà mình chưa làm quen, chưa phá đổ được bức tường trịnh trọng ngăn cách , chưa nói được câu thân mật đầu tiên, thì xung quanh họ, chao ôi là... huyền bí. Mùi hương thơm của họ phất qua cũng khiến mình nghĩ ngợi liên miên, chạm được cái tà áo của họ một lần cũng bao nhiêu là xúc động, và nhớ và nghĩ, như một kỷ niệm quan trọng. Một chút gì đó cũng có ý nghĩa cả. Và bởi vì mình vẽ vời tưởng tượng ra nhiều ý nghĩa quá cho nên mình lại càng dè dặt từng cử chỉ, lời nói của mình, cho nên lại khó tự nhiên, thân mật. Nghĩa là cũng như khi mình tiến tới trong một căn phòng lộng lẫy quá thì mình không dám khua động sỗ sàng đấy mà. Tôi chắc rằng những kẻ gọi là giỏi tán gái chính là những kẻ không thấy những cửa chỉ ngôn ngữ, những cái ngó cái nhìn của con gái có "nhiều ý nghĩa" quá đáng, là những kẻ có thể tầm thường hoá được hết mọi phụ nữ. Cứ tự nhiên mạnh dạn thẳng thắn phá vỡ cái lớp vỏ trang trọng do cuộc sống xã hội bọc quanh mỗi ngưòi, vào trực tiếp với cuộc sống thân mật, bản năng của họ, thì...thì...như nhau cả...giống nhau, có thể gần nhau lắm...hà hà...
Ngọc nhìn Lung cười nhăn nhở . Lung nhìn hai đường ánh sáng mỏng viền quanh hai vành tai anh ta rất ngộ nghĩnh. Lung nói:
- Tôi muốn đồng chí đưa một ví dụ cụ thể hơn nữa. Một trường hợp có người có việc có tên có tuổi rõ ràng...
- Không, không ! Nghĩa là tôi ví dụ thế. Ðồng chí nên hiểu tổng quát chung cho cả sự giao thiệp giữa người và người, chứ không riêng giữa nam nữ. Những người công tác dân vận có hiệu quả là...
- Tôi phá vỡ cái vỏ của đồng chí đây ! Hãy tiến vào cuộc sống thân mật: tôi chắc đồng chí đang nghĩ đến những chuyện ái tình không may mắn của chính đồng chí ?
- Không, không ! Nghĩa là tôi nói tổng quát thế ...
Lung phá lên cười, gác một chân lên đùi Ngọc và giơ tay phát mạnh vào lưng anh ta:
- Nói thế chứ ai ép cung khai đâu. Nhưng việc gì mà giấu ?
- Nghĩa là nói tổng quát thế. Chứ riêng trường hợp tôi thì hồi còn công tác hai năm liền ở Ân Hiệp...
- À! Ở Ân Hiệp! Hèn nào...
- Không , nghĩa là không nhiều đâu. Chỉ có một vấn đề thôi.
- Vấn đề ?
- Không, chỉ có một câu chuyện. Nghĩa là một câu chuyện ái tình thôi. Không đi đến kết quả . Nghĩa là không có thì giờ để đi đến kết quả. Vì chúng tôi yêu nhau vô cùng, tha thiết lắm...
Ngọc ngó Lung có vẻ vừa ngờ vực, vừa bối rối:
- Nghĩa là Cúc và tôi hiểu nhau rồi, hiểu là yêu nhau rồi. Chỉ còn chờ một cơ hội mạnh dạn phá một màn ngăn cách rất giả tạo, một thái độ dè dặt của cả hai bên rất vô lý, giả dối, chỉ còn chờ một cử chỉ, một câu nói thành thực là xô được cái màn cách biệt rất mong manh đó để...yêu nhau thực sự. Vậy mà như đồng chí biết đấy chứ, vâng, đồng chí đã hiểu là tôi không có tài tạo ra cơ hội ấy. Thực là vô lý. Nhưng tôi có thể nói chắc là suốt đời cả hai đứa không bao giờ quên được nhau. Nghĩa là nếu đồng chí hỏi lấy gì làm bằng chứng thì tôi không thể kể ra một câu thề thốt nào, một lời hứa, một câu nói nào cả, nhưng đồng chí nghĩ coi: làm thế nào có thể sống trong không khí sôi nổi của hai tâm hồn tha thiết yêu nhau mà không cảm thấy điều đó được ? Không có một bằng chứng gì cụ thể rõ rệt cả, nhưng tôi nhất định rằng thời gian đó tôi được yêu. Một người mù , hoàn toàn mù, không trông thấy được ánh sáng, nhưng từ trong nhà mát bước ra ngoài sân nắng họ vẫn cảm thấy cái không khí bao bọc quanh mình thay đổi hẳn. Tôi có cảm tưởng chắc chắc đã bước vào trong phạm vi ánh nắng tình yêu của Cúc, cái ánh nắng gắt gao vây quanh tôi, một thứ nắng làm ta say sưa ngây ngất như một ngày xuân đẹp trời...
- Ðã lâu lắm tôi không được nghe những câu lãng mạn như thế.
Ngọc nhìn Lung, lo lắng, không hiểu ý bạn nói. Chợt anh ta như vừa nghĩ ra, xấu hổ, lúng túng.
- Không, không. Nghĩa là đồng chí nên hiểu rằng chúng tôi đã yêu nhau hơn một năm trời. Tình yêu của chúng tôi như con vịt con đã thành hình trong trứng, chỉ còn đưa mỏ ra mổ xé một cái màn mỏng là thoát khỏi vỏ. Thế nhưng đồng chí đã biết rằng tôi tàn tật...
- Tôi biết...
- Không, nghĩa là Cúc đẹp lắm, trời ơi, đẹp lắm, mới mười bảy tuổi. Năm đó Cúc mười bảy tuổi. Tôi tin chắc đồng chí mà quen biết Cúc thì cũng phải...cho là đẹp.
- Ý đồng chí muốn nói cũng đâm mê cô ta chớ gì ? Thôi..Chúng ta còn phải ở núi lâu dài. Ðề nghị chưa nên nói chuyện gái, chuyện sắc đẹp...Này ! Ðồng chí có thấy đói không ? Chúng ta nhóm lửa lên thui mớ nấm còn lại ấy ăn cho hết. Mai sáng đồng chí sẽ kiếm mới khác. Ðược không ? Tôi nhất định quanh gốc cây si ấy còn có thể tìm ra được nhiều nấm nữa.
Có tiếng lá sột soạt gần bên. Cả hai người đều ngoảnh mặt nhìn về phía tiếng động: hai con nai con vừa ở đâu đến, đứng cách hai người không đầy mười thước, vểnh đầu nhìn sững. Ngọc nhìn cặp mắt hai con nai mở to mà bình tĩnh, thản nhiên. Rồi chúng thong thả bước đi, không để ý đến hai người. Những cái bóng lá loang lổ lấp loáng lướt qua trên mình chúng rồi rơi nằm xuống đất.
Trong lúc ấy tiếng một con rắn lục rít lên, lướt dài như thoảng qua ngang đầu.
Lung nhìn lại Ngọc thì vẻ mặt anh ta đã xa vắng. Lung có cảm tưởng như mình vừa lơ đễnh, quên theo dõi một con cá lờ đờ nổi gần mặt nước, để cho nó nguẩy đuôi lặn biến xuống sâu lúc nào không hay. Và cả Lung cả Ngọc đều không nhớ đến chuyện mớ nấm nữa. Lung nằm im, nghĩ đến nhiều người con gái. Tuy rằng y đã hãm câu chuyện của bạn lại nhưng chính y cũng đang xao động, nghe chỗi dậy nhiều nhớ nhung thèm khát lờ mờ .
Y vùng đứngdậy , đi vào trước cửa hang, thổi lửa, dụm ba bốn cây gộc to cho ngọn lửa bốc cao, rồi sửa soạn đống lá khô lót trong hang để nằm. Ánh lửa chập chờn, nhiều mảng bóng đen nhảy múa trong hang, chồm chồm lên nhau như xô đuổi, vật lộn nhau, lộn xộn. Lung nhắm mắt lại. Nhưng trong trí y vẫn còn cái cảnh ấy: trước đây một năm, đã có lần y nằm với một người đàn bà thượng du trong hang nầy suốt ngày. Người đàn bà thượng du, y dẫn từ dưới làng Nước Nhỉ lên . Và y với người đàn bà vật nhau, giỡn nhau chờn vờn trong cái hang lờ mờ như những tảng bóng tối hỗn độn đêm nay. Và hai người cười sặc sụa, gìỡn la chí choé như những con thú tự do khoái trá giữa chỗ núi rừng vắng vẻ. Người đàn bà đó bây giờ ra sao? Y đoán chắc đó là một người thượng du lai, vì khuôn mặt, mũi và miệng có nhiều nét giống người kinh. Nhưng sợi tóc vàng hoe dính trên áo y, và cái mùi khét nắng mà y mường tượng còn ngửi thấy quanh mình mấy hôm sau, làm cho y không muốn tìm về Nước Nhỉ nữa.
Có tiếng một con chim gì vỗ cánh bay rất nặng nề qua trước cửa hang.
Một lúc lâu, y ngủ. Ngọn lửa hạ thấp lần, thấp lần. Rồi chỉ còn những cái lưỡi lửa, xanh có, vàng có, liếm loanh quanh trên những cây củi gộc to . Quá nửa đêm, Lung mơ màng thức giấc , thấy như có cảm giác mơn man nhẹ nhàng trên khắp người. Y nằm im, thoát dần ra khỏi tình trạng lơ mơ, y chú ý thấy cảm giác được mơn man tập trung trên một cánh tay phải. Cuối cùng y tỉnh táo hẳn, mở lim dim hai mắt trong bóng tối, và thấy Ngọc đã vào nằm bên y không biết từ lúc nào. Anh ta đang dùng tay trái nâng niu đỡ cánh tay phải của y lên. Còn tay phải của Ngọc thì vuốt ve nhẹ nhàng trên tay y, xoa lên xoa xuống rất âu yếm mơn trớn . Y không kịp ngượng, nhìn theo cái cử chỉ kỳ dị ấy, như chờ đợi một kết cuộc lạ lùng . Y chăm chú theo dõi bàn tay phải của Ngọc úp xuống, lum lum ôm lấy cánh tay y, lướt phớt qua trên da thịt y, âm ấm. Ba phút rồi, Ngọc vẫn cứ tiếp tục một cử động ấy .
Lung nhìn lần lần lên mặt bạn. Y kinh ngạc hết sức : hai con mắt của Ngọc vẫn nhắm tít như mắt một người ngủ kỹ. Y không tin, mở dần mắt của mình ra để nhìn, thì vẫn quả như thế . Ngọc nhắm mắt như đang ngủ. Nhưng có lẽ anh ta không ngủ: hai bên gốc chân mày của anh ta nhíu nổi lên, vẻ mặt anh ta diễn tả một sự chăm chú, thiết tha đê mê, đồng thời một băn khoăn gần như khổ sở. Vẻ mặt của anh ta không phải là vẻ mặt của một người đang ngủ. Nhưng tại sao y nhắm mắt và cử động như trong một giấc mơ ? Lung lạ lùng, nhìn chăm Ngọc, không cử động. Năm phút, mười phút qua, dần dần Lung thiu thiu, mắt y mờ và khép lại như ngọn lửa lặng lẽ tắt trên một cây củi gộc trước cửa hang. Trong cảm giác lơ mơ trước giấc ngủ, y vẫn còn nghe bàn tay của Ngọc lướt nhẹ nhàng trên cánh tay y.
Sáng hôm sau y thức dấy thì Ngọc đã đi đâu, không còn trong hang nữa. Y mở túi xem lại hành lý và tài liệu, chuẩn bị ra đi. Lúc y sắp đi thì Ngọc vừa về. Anh ta nói:
- Ðêm qua con heo một lại đi ngang qua đây. Tôi vừa theo dấu chân, thấy nó loanh quanh ở đây có lẽ lâu lắm.
- Ðêm mai đồng chí ráng sức mà bắn, ta còn nhiều tên thuốc độc, cả mớ tên của tôi để lại đồng chí lấy mà dùng. Bao giờ về sẽ tạo mớ khác.
Ngọc bước lại gần:
- Ðồng chí đi đấy à ?
- Ði.
- À ..à..
Anh ta ngập ngừng băn khoăn. Lung đặt tay lên gáy anh ta, thân mật đẩy đi theo mình một đoạn đường. Anh ta nói, khó khăn:
- Ðồng chí đi Ân Hiệp lần này, nếu có thể, nghĩa là nếu đồng chí gặp dịp, vâng, nghĩa là không có gì phiền hà thì đồng chí tìm gặp Cúc và bảo rằng tôi vẫn còn sống ở đây và có lời nhắn thăm Cúc...Thế thôi. Vâng, có thế thôi.
- Chỉ có thế thôi à ?
Ngọc cười theo Lung, không đáp lại câu chế giễu. Anh ta sực nhớ một điều, nói thêm:
- Ðồng chí có thể tìm ra dễ dàng, mà không phải hỏi đến tên Cúc. Anh ruột cô ấy, anh Hiếu, cũng là đồng chí, nghĩa là trước kia, bây giờ thế nào đồng chí về đến Ân HIệp cũng biết ngay. Có lẽ đồng chí có cơ hội tìm gặp dễ dàng.
Lung ngồi núp dưới lòng suối khô, chờ đợi. Ðêm đã khuya. Y ngẫm nghĩ băn khoăn: người con gái có cái bí danh là Thu sắp sửa đến gặp y đêm nay đã "thông cảm vấn đề" chưa? đã được giải thích trước chưa? Hay là người ta chỉ bố trí một cơ hội thuận tiện rồi để mặc Lung , sự thoả thuận chắc chắn sẽ đến? Mặt mũi Thu ra sao nhỉ? Trời tối thế này làm sao y có thể trông thấy được mặt cô ta?
Y nhớ laị nét mặt trông thấy một buổi chiều, cách năm hôm nay, trong nhà người đảng viên có bí danh là Sơn. Hôm đó trời mưa, sân hè ướt bầy nhầy. Lung lẻn vào nhà lúc ba giờ chiều mà trong nhà tối mờ mờ. Sơn với y ngồi đối diện nhau trước một cái bàn thấp đặt ở giữa nhà trên. Tất cả cửa lớn thông ra ngoài sân đều đóng, và biết vì trời mưa, ngoài đường vắng vẻ ít người qua lại, nên cả hai người cũng yên lòng.
Sơn kể lại với y về tình hình xóm làng, tinh thần của những người đảng viên cũ. Trong khi nghe anh ta kể, Lung để ý đến cái chõng tre đặt dài phía trong hàng cửa, trong bóng tối. Trên chõng, một cụ già răn rúm, hình vóc nhỏ nhu đứa trẻ mười bốn tuổi, đầu trùm một chiếc khăn đỏ điều, chân mang đôi tất của quân đội, đắp chiếc mền đã cũ, nằm ngủ. Không biết ông cụ ngủ giấc gì vào nửa buổi chiều, và đến bao giờ mới dậy, mà suốt một giờ đồng hồ nói chuyện với Sơn, Lung không thấy ông ta trở mình, cựa quậy . Lung tò mò nhìn những sợ râu ngắn xơ xác của ông ta vểnh lên. Dần dần Lung để ý đến một thứ tiếng rì rầm ở phía trong buồng . Một giọng đàn bà không còn trẻ nữa thì thầm có vẻ giận dữ day dứt như một giọng mắng nhiếc, nhưng cố hãm thấp xuống. Lung nhìn nét mặt của Sơn thấy anh ta thản nhiên như không biết có việc gì xảy ra; anh ta hoàn toàn không quan tâm đến cụ già nằm ngủ sát bên cạnh và tiếng nhiếc móc day dứt nổi lên phía trong buồng. Thái độ lãnh đạm thản nhiên hoàn toàn đó càng làm cho tình trạng khó hiểu thêm. Vừa theo dõi lời trình bày của Sơn, Lung vừa nghĩ ngợi quanh quẩn . Tiếng rì rầm phía trong buồng có lúc nổi mạnh lên như hằn học giận dữ, như một ngón tay xỉa xói uất ức, rồi lại hạ xuống, tiếp diễn đều đều. Cứ như thế kéo dài hàng giờ đồng hồ .
Thình lình Lung nghe tiếng cửa buồng mở ra kêu kèn kẹt . Một người con gái trên dưới hai mưoi tuổi từ trong buồng ra, đi ngoặc xuống bếp. Tiếng rì rầm nhiếc móc im bặt. Lung ngạc nhiên về vẻ mặt hoàn toàn thản nhiên dửng dưng của người con gái, cái thản nhiên khó hiểu, như chối phắt những điều vừa xảy ra trong buồng.
Giữa các sự việc trong nhà của Sơn lúc đó có cái gì thiếu mạch lạc, thiếu liên quan làm cho Lung tự thấy tưng hửng .
Năm phút sau, người con gái lại từ dưới bếp đi lên, ngoặc vào buồng, nét mặt vẫn lạnh lùng và đẹp kỳ dị. Khuôn mặt ấy có một vẻ gì bình tĩnh, tự tin, nhưng mà tươi vui hấp dẫn. Cánh cửa buồng vừa khép lại, tiếng rì rầm lại nổi lên.
Lúc Lung bước ra đến hè, anh còn quay lại một lần nữa nhìn vào cánh cửa buồng vẫn đóng kín.
Ðêm nay trong lúc chời đợi một nữ đồng chí chưa từng biết mặt y laị nghĩ đến người con gái ở nhà Sơn. Người đàn bà ở trong buồng rì rầm mắng nhiếc suốt buổi chiều hôm đó là gì với Sơn, với người con gái ? Tại sao những lời ấy không có một tác động gì cả, chỉ như tiếng mưa xối xuống sân đều đều không ai chú ý ? Thế nghĩa lý gì ? Trong những tháng sống trên núi cao, xa cuộc sống xã hội, y không biết đến những ý nghĩ như thế . Và hôm nay, sự bận rộn của trí óc về những việc không đâu xung quanh cuộc sống phức tạp của con người thế này lại làm cho y thấy có cảm giác ấm áp, dễ chịu.
Những giờ phút chờ đợi của y thực là hồi hộp, băn khoăn. Chủ trương của địa phuơng đã nhận định được nhu cầu tình cảm và sinh lý của y, quyết định rằng trong thời kỳ công tác ở đây sẽ bố trí cho y tiếp xúc với một người con gái đáng tin cậy . Chốc nữa đây y sẽ hành động ra sao ? Người ấy mặt mũi ra thế nào ? đến đây chỉ biết có nhiệm vụ liên lạc, hay đã được "xây dựng" trước về ý định bố trí ấy ?
Nhưng khi nghe tiếng chân bước tới thì những việc xảy ra và tâm trạng của y giản dị không ngờ . Ðể cho cái bóng người mặc đồ đen đi quá vài ba bước, y búng tay đánh "chóc" một tiếng. Người con gái dừng lại .Y nhìn lên, trông thấy một khuôn mặt trắng giữa nền trời. Y gọi:
- Ðồng chí Thu ?
Người con gái không trả lời, ngồi xuống. Trong lúc trao đổi vài câu mật hiệu vắn tắt để nhận nhau, y để ý đến cái giọng của cô ta, không thanh và cao như giọng nói thường của đàn bà, mà laị trầm, ấm . Nhận xong ba tờ giấy nhỏ mà Thu vừa lấy ra trao cho, y cất vào bọc rồi hỏi:
- Ðồng chí ra đi có chắc không bị để ý theo dõi ?
- Không hề gì. Có thể ngồi đây được nửa giờ.
Y đang chọn lựa một câu hỏi thì Thu nói:
- Tôi bi quan về tình hình lắm.
Trong lúc Thu ngừng lại, y nhìn lên, nói chậm rãi như dò xét:
- Trong lúc nầy có nhiều đồng chí thiếu tin tưởng.
Thu vụt chận ngang:
- Ðồng chí xem chủ trương của cấp trên đề ra trong giai đoạn gần đây và nhận định thế nào ? Về tổ chức thì thu hẹp lại, đình chỉ hoạt động và giải tán nhiều cơ sở quần chúng. Về đường lối thì không giải bày chính sách của ta, không tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa của ta, mà nhắm chỉ trích những thực hiện chủ trương kinh tế, những công tác giai đoạn của đối phương , nặng nề về sự khai thác những lầm lẫn thối nát của cán bộ đối phương. Như thế làm sao các đồng chí ta khỏi nản lòng ? Khi chúng ta được lệnh không nói về chủ nghĩa cộng sản nữa, mà chỉ lao nói xấu chế độ quân dịch, chế độ quân cấp công điền, việc thu thuế của đối phương, những vụ biển thủ , chim chuột của cán bộ đối phương, thì chúng ta chỉ làm loạn chứ chúng ta thôi lãnh đạo một đường lối chính trị nữa rồi.
Lung mãi chú ý đến cái giọng ấm áp không chăm chú theo dõi câu nói. Tuy vậy, y cũng kịp hiểu và trả lời:
- Chắc đồng chí cũng phải nhận rằng tập hợp quần chúng xung quanh những mối bất mãn đối với sự thực hiện chính sách của đối phương nhất định dễ dàng hơn là tấp hợp quần chúng xung quanh một lý tưởng chủ nghĩa, dù là chủ nghĩa cộng sản.
- Tôi nhận thấy hai điều bất lợi. Một là chính sách của đối phương, dù thực hiện thế nào, trên thực tế cũng có điều kiện để đem lại đời sống tốt đẹp hơn chính sách của ta trong thời kỳ kháng chiếng vừa qua . Hai là ta bỏ qua phần tuyên truyền chủ nghĩa trong khi đối phương tập trung đả kích ta trên phương diện lý luận chủ nghĩa, thì toàn thể đồng chí sẽ nhận thấy một sự lùi bước trên mặt lý thuyết và dao động tinh thần.
Lung lẵng lặng ngồi im, trông cái bóng người con gái trước mặt. Vấn đề đã được đặt ra nhiều lần trong các cuộc thảo luận trên mật khu . Kể ra khó giải thích vắn tắt. Nhưng đây là ý kiến cá nhân của cô ta, hay là phản ảnh một thắc mắc phổ biến trong hàng ngũ đảng viên ? Lung có vẻ suy nghĩ. Cuối cùng y nói:
- Ðồng chí không để ý rằng tình trạng tinh thần của quần chúng trong giai đọan nầy không thuận lợi cho sự tuyên truyền lý thuyết, bất cứ là lý thuyết nào sao ? Trước kia họ đang quyết tin vào những tiêu chuẩn đạo đức phong kiến của Khổng Mạnh thì thình lình bị chủ nghĩa ta công kích triệt để , công kích cả những lề lối tập tục sinh hoạt cổ truyền được coi như dĩ nhiên. Rồi chúng ta gây cho họ một tin tưởng mới, hướng dẫn họ tôn sùng những nhân vật, những anh hùng mới, làm cho họ thấy đó là những cái gì tối thiêng liêng. Ðùng một cái, đối phương phỉ nhổ thoá mạ cực lực vào những cái bất khả xâm phạm đó, gây thành phong trào quần chúng ồ ạt dày xéo chà đạp lên những cái đó. Bấy nhiêu công chuyện xảy ra trong vòng mười năm làm cho bây giờ khó mà khiến cho quần chúng chịu tin tưởng vào một lý tưởng nào nữa . Nếu ta cố công vớt vát, củng cố lại sự tin tưởng vào chủ nghĩa ta, thì công sức nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu .
- Làm thế nào có thể chủ trương rằng đảng viên có thể tiếp tục hoạt động mà không được củng cố tin tưởng ?
- Tôi nói tình hình quần chúng chứ không phải nói những đồng chí đang hoạt động. Tình trạng tinh thần ấy khó khăn cho ta mà cũng đồng thời là một khó khăn cho đối phương.
Người con gái vẫn không hề nhúc nhích. Lung không thể dò xét được tác động của lời nói mình như thế nào. Bỗng nhiên cô ta bỏ lửng câu chuyện, nói:
- Tôi về . Ðồng chí nghiên cứư các báo cáo vừa nhận được ấy, lần gặp sau đồng chí cho biết ý kiến .
Cô ta sắp sửa đứng lên, Lung vội nói:
- Có thể ngồi nán thêm một lát nữa không ? Có lẽ không có gì đáng ngại ...đồng chí vừa bảo thế ? Ðã lâu, ở trên núi chúng tôi ao ước được gặp các đồng chí dưới nầy để nói chuyện .
Thu không trả lời, cười và đứng dậy. Lung cũng đứng theo. Y nói:
- Ngày ami nếu có gặp lại chúng ta vẫn còn nguyên là những người lạ hoàn toàn.
Thu nhìn thẳng vào y, có ý chưa hiểu. Y tiếp:
- Nghĩa là tôi chưa biết mặt đồng chí ra sao cả. Một lát nữa gặp nhau trong ánh sáng cũng không biết nhau.
Có tiếng Thu cười nho nhỏ . Y thấy phấn khởi, thích thú nói tiếp:
- Nhưng cái giọng nói của đồng chí thì thật không bao giờ quên được. ..Chúng ta ngồi lại được một lúc nữa chứ ?
Y đặt tay lên vai Thu, tự nhiên và thân mật đè xuống. Nhưng Thu bước nhích ra, nói:
- Ðừng. Tôi về.
Rồi cô ta bước đi. Cái bóng đen nhoà, biến nhanh trong tối . Thình lình Lung thấy nóng bừng bừng hai bên mặt, thẹn điếng người. Y vụt thấy Thu hiểu rõ dụng ý bố trí của đoàn thể, hiểu rõ ý định của Lung, và sự từ chối của cô ta thật là vắn tắt lạnh nhạt. Y nhắc đi nhắc lại trong trí:" Không thể nghi ngờ gì nữa. Hiển nhiên là hắn hiểu hết. Thật là trơ trẽn...trơ trẽn. Như thế mà gọi là bố trí được à ? " Y bước đi dưới lòng suối, không kịp để ý vẹt những nhánh cây sà thấp . Nhiều giọt sương tụ ở đuôi lá rù rì bị quẹt rụng vào cổ y.
Ba hôm sau, đúng trưa, y lại ngồi ở chỗ cũ, chờ Thu. Y đã bình tĩnh, tự bảo rằng nếu lần này Thu lại cứ đến thì sự sắp đặt của địa phương được tuân theo nghiêm chỉnh, y không nên e ngại .Y nghĩ ngợi bâng quơ, lấy làm lạ rằng mới nửa tháng chạp mà lòng suối đã khô ráo quá. Trận mưa tám hôm trước không còn lưu lại được vũng nước nào.
Thu hiện ra. Cô ta cười ngay:
- Lúc ra đi thì trong nhà đang có mấy người hàng xóm đến chơi nên tôi không dám mặc đồ tử tế, phải giả vờ như đi quanh nhà. Nếu thay áo, người ta hỏi đi đâu, lại thêm chuyện dối quanh quất nguy hiểm .
Lung hiểu là Thu phân bua về việc cô ta mặc áo cánh cụt tay. Y lấy trong túi ra năm tờ truyền đơn bằng chữ đánh máy đưa cho Thu.
- Ðồng chí cho phổ biến những tin tức này. Tuần sau các đồng chí phụ trách phổ biến sẽ chuyển lại tôi các tờ truyền đơn và báo cáo danh sách những người đã đọc được.
- Vẫn chuyền tay ?
- Chuyền tay. Y như lần trước. Không bao giờ tung vãi nữa. À: Ðồng chí có chắc rằng đối phương đang nghi cho cán bộ ta điều khiển những dư luận phao đồn các điều dị đoan về kinh thánh đại quan không ?
Y chợt nhìn chăm vào mặt Thu và kinh ngạc..Thu cười xoà ranh mãnh . Thôi đúng rồi, đúng là người con gái y đã trông thấy ở nhà Sơn hôm nọ. Nét mặt ấy không thể quên được. Mí mắt mở lên chậm chạp, bình tĩnh, nhưng khi đôi mắt ấy chiếu về đâu là như reo vui lên ngay. Y hỏi:
- Ðồng chí là ..cô là em đồng chí Sơn ?
Thu chỉ cười mà không trả lời.
Trưa đó y ngồi bên cạnh người con gái được khá lâu. Có một lúc y chú ý đến hai cánh tay tròn và trắng muốt, trên đó óng ánh những sợi lông vàng. Một con kiến chạy loanh quanh hấp tấp trên cánh tay ấy, thỉnh thoảng chợt dừng lại , lưỡng lự quơ hai sợi râu. Y lẵng lặng nhìn, nhớ lại cái ám ảnh trong giấc mơ của Ngọc đêm cuối cùng trên hang núi Tà Léc. Y muốn đưa tay ra xoa vuốt cánh tay ấy, xoa vuốt, mơn man ! Thu ngồi im, vẻ cam chịu.
Lung bị bắt vào lúc hai giờ chiều. Trời âm u suốt hôm ấy. Bầu trời im lặng và nặng nề, mây xê dịch chậm chạp. Không có một hơi gió. Dừa khắp xóm rũ lá đứng yên.
Khi Lung vào đến khoảng sân vôi, y để ý thấy có mấy hạt mưa li ti rời rạc rơi trên má. Và có tiếng con chích choè kêu lớn , bên một bờ rào rất gần.
Lung bước vào trong nhà thì mấy người lính bảo an quay lại chận đám đồng bào kéo theo xem, yêu cầu giải tán. Trong nhà hơi tối, nhưng trông thấy sự bày biện của năm sáu viên chức ngồi lúi húi làm việc , y đã đoán ra đây là trụ sở của nha đại diện hành chánh miền thượng du nầy.
Vẫn chưa ngừng lại, y bị xua luôn lên một thang gác chật và tối. Hai tay bị trói, y không sờ soạng được, đi rất khó khăn. Nhưng y cố giữ cho thẳng người.
Ngồi chờ y trên gác là một người tầm vóc nhỏ , tuổi gần năm mươi , hai mắt sáng và sâu, nhưng linh động, cử chỉ nhanh nhẹn và hơi nóng nẩy. Ông ta ra lệnh mở trói và mới y ngồi đối diện với ông trên cái chiếc ghế lùn trước một cái bàn tròn.
Câu nói đầu tiên của ông ta có vẻ trịnh trọng như đã chuẩn bị từ lâu:
- Anh về hoạt động trong vùng nầy thế nào cũng đã tìm hiểu thái độ và những hành động, chủ trương của tôi. Và chắc anh cũng dư biết rằng đã phụ trách miền nầy tất nhiên từ lâu nay tôi đã theo dõi hành vi tông tích của anh rồi.Kết quả như thế nào, anh đã thấy. Chắc chắn anh phải công nhận rằng những người dân vệ bắt gặp anh hôm nay không phải là trong một trường hợp tình cờ. Trái lại chính những đồng đảng của anh đã cho tôi biết rõ nhất cử nhất động của anh từ lâu rồi. Anh chưa tin điều đó? Tôi đưa một bằng chứng : cái muy-dét hiện anh đang mang bên hông ấy từ trước đến nay anh vẫn giữ sát bên mình không rời ra bao giờ, tôi có thể nói ngay rằng trong số những đồ vật chứa trong ấy có một con dao cạo, một ống bê-vi-tin , hai thước ka-ki xanh...Anh nên tin rằng những điều mà anh cho là bí mật, chúng tôi đã hiểu rõ trước khi bố trí bắt anh. Vậy cho nên trước khi anh tiếp xúc với cơ quan có trách nhiệm hỏi cung, tôi khuyên anh nên thành khẩn. Anh sẽ không che giấu được gì ích lợi cho đồng đảng đâu, nếu anh muốn quanh co. Trái lại, nếu anh thành thực , tôi tin chánh phủ có thể có một thái độ khoan hồng.
Lung cố nói vắn tắt. Y chưa dò ra ý tứ thế nào, chưa biết công việc của y bị vỡ lở đến đâu. Chợt một câu nói của ông ta làm y giật mình :
- Trong lúc anh ngồi đây chúng tôi còn cho đi bắt một số người nữa , chẳng hạn như hai anh em tên Trần Hiếu và Trần thị Cúc, để thu lại số tài liệu và truyền đơn mà anh giao cho phổ biến. Anh không nên giấu giếm che chở cho ai nữa...
Y nhìn ông đại diện ngạc nhiên, nhưng bình tĩnh :
- Hiếu và Cúc?
- Ðúng rồi. Bí danh là Sơn và Thu.
Lung tưng hửng và kinh hãi. Cho đến lúc này y vẫn vô tình không ngờ đến chuyện ấy. Trong lúc ông đại diện tiếp tục nói, y vẫn cứ loanh quanh nghĩ về Cúc và Hiếu. Y đã gặp Cúc Ân Hiệp của Ngọc ba lần mà y không biết !
Ông đại diện bắt đầu dò hỏi vài điều về sự hoạt động của y và đồng đảng . Y trả lời rất dè dặt. Có một lúc y ngờ rằng người thanh niên ngồi lúi húi viết ở góc phòng kia là một anh thư ký đang ghi chép những lời cung khai của y. Nhưng sau y lại quả quyết là không phải. Người ấy vào khoảng ba mươi tuổi, nhưng ốm yếu, mặt không còn đầy đặn nữa. Tóc anh ta khô, nhưng mềm , không bù xù. Quần áo không còn lằn ủi. Trước mặt anh ta là một cái đèn bóng hột vịt, một ly nước, một đĩa cam chỉ còn lại hai miếng chưa ăn. Từ lúc Lung bước vào đến giờ anh ta vẫn cắm cúi viết, không để ý đến sự hiện diện của y. Viết xong một đoạn dài anh ta dừng lại, cầm một miếng cam cúi mặt xuống ăn vội vàng, nhai ngốn ngấu ngon lành, phun hột xuống sàn. Anh ta lại nhe răng nhằn miếng vỏ cam. rồi ngẩng lên, anh ta nhìn về phía hai người. Ông đại diện giới thiệu :
- Đây là tên Mai, tỉnh uỷ viên cộng sản. Tôi đã nói chuyện với anh hồi tháng trước đấy mà.
Mai là tên giả của Lung. Người thanh niên đứng dậy, bước đến nhìn Lung vẻ chú ý, mắt nheo nheo lại như nhìn vào ánh sáng, miệng hơi nhếch cười thú vị, như đang tò mò ngắm một con két đẹp leo trèo trong lồng. Sự sỗ sàng của anh ta ta có vẻ tự nhiên, ngây thơ. Anh ta hỏi Lung:
- Anh ở trên núi ba năm rồi hả?...Tại sao anh chống lại chúng tôi. Người ta để anh lại với nhiệm vụ chống một chính quyền thực dân, phải không? Anh đã thấy chúng tôi không phải là một chính quyền như thế , tại sao anh lại chống với chúng tôi?
Anh ta nghẻo đầu chờ câu trả lời nầy của y, vẫn với cái tò mò ngây thơ. Nhưng khi Lung chưa nói xong ba câu thì anh ta đã hết chú ý , và y chưa kịp dừng lại thì anh ta đã quay lưn đi sang phòng bên cạnh.
Lúc ông đại diện cũng đứng dậy rời Lung thì trời đã chiều, trong phòng âm tối, trông không rõ mặt nhau nữa. Có lẽ bên ngoài trời đang mưa. Không khí ỉu xìu. Ban đầu y ngửi một mùi thoang thoảng mát, có lẫn thứ mùi khét đất. Dần dần nghe ngọt ngào mát rượi rồi lành lạnh.
Y lại ngồi gần cửa sổ, nhìn ra ngoài. Bầy trời ảm đạm , một màu trắng đục lờ đờ. Khắp xóm, tàn dừa la liệt, dày âm u, đứng yên lặng. Không có tí gió. Trong hoàng hôn nhá nem mưa nhẹ hột cứ hạ xuống dịu dàng thơm cay cay của lá bưởi lá cam xông lên với mùi nước mưa man mát. Nhưng rồi chú ý chờ đợi lại không thấy gì nữa. Y cho rằng mình đã nhìn xuống đám cây bưởi cây cam dưới vườn và tưởng tượng quá xa. Y ngoái lại nhìn người lính bảo an đứng ở đầu thang gác, trong bóng tối. Ngọn đèn hột vịt đặt trên chiếc bàn con ở góc phòng chỉ soi sáng y mờ mờ mà không chiếu đến người lính. Y không có một cảm tưởng gì về cảnh đó cả. Y đang nghĩ về Cúc.
Bỗng y chú ý đến câu nói ở phòng bên cạnh. Thì ra người thanh niên đãng trí vừa rồi đang nói chuyện về y với ông đại diện hành chánh và hình như là họ đang ăn cơm. Anh ta vẫn không hề để ý đến sự hiện diện của y ở bên phòng bên nầy , cười nói tự do :
-...Hả? Bác ngại gì những tên còn ở lại trên núi? Nếu bác không bắt được thì dần dần chúng sẽ hoá ra khỉ hết chứ có gì đáng ngại? Có gì đâu nào? Bác chỉ lo giữ vững dân tâm ở dưới này thôi. Khi một bọn cán bộ hoạt động chính trị đã tách ra khỏi dân chúng mà chạy lui dần lên núi thì.....thôi rồi! Cứ để cho chúng hoá khỉ.
Anh ta phá lên cười , vui vẻ.Ông đại diện nói nho nhỏ , Lung không nghe được. Anh ta lại trả lời :
- Tôi cho là tại cái ngoan cố của triết học. Bác xem: khoa học kỹ thuật thì tiến quá nhanh , tình trạng xã hội do đó cũng thay đổi theo nhanh chóng quá sức , mà tư tưởng chúng ta thì cứ khư khư với những định kiến cũ . Xài cái đồng hồ đeo tay kiểu cũ, đi cái xe du lịch kiểu xưa thì người ta lấy làm buồn; đánh giặc bây giờ mà Mỹ để cho Nga vượt mình một năm về kỹ thuật chế tạo hoả tiển thì nguy hiểm. Thế nhưng bàn về tư tưởng chỉ đạo đời sống thì ta vui vẻ bới nát sách của Lão tử, Khổng tử ra ,và lấy làm hãnh diện mà đọc một câu nói cách đây hai mươi lăm thế kỷ. Mỗi một thay đổi trong địa hạt kỹ thuật ảnh hưởng đến bộ mặt đời sống và phải tác động đến quan niệm của ta về xã hội , về cuộc đời chứ. Khi phải xới đất từng nhát cuốc , cấy từng cây mạ, ta có một quan niệm về sức lao động, về tổ chức xã hội khác với khi mà ta dùng máy cày hàng mấy chục mẫu đất một giờ rồi dùng phi cơ gieo lúa giống chứ? Hả? Khác chứ? Khi phải đi cáng, suốt ngày không đầy ba mươi cây số, ta có một quan niệm về quốc gia, về chủng tộc, về thế giới khác với khi ta có máy bay đi vòng quanh địa cầu trong ba bốn hôm, hay là có thứ hoả tiễn khứ hồi lên mặt trăng trong mười giờ chứ? Vậy mà khoa học mỗi ngày mỗi phát minh, đời sống mỗi ngày mỗi đổi mới, còn những tư tưởng chỉ đạo cuộc sống thì hàng năm mười thế kỷ hoạ may mới có một lần thay đổi. Có khi tệ hơn nữa...
Có tiếng phản đối của ông đại diện.Lung vẫn không nghe rõ tiếng ông ta.Rồi lại nổi lên giọng nói của người thanh niên:
- Phải, phải. Tôi đồng ý rằng quan niệm của mọi người có dần dà thay đổi. Các nhà tư tưởn cũng cố gắng đuổi theo thời đại. Nhưng có điều lạ là những quan niệm mới không ảnh hưởng đến xã hội mấy. Học thuyết chính thống bao giờ cũng cũ kỹ. Người ta cứ căn cứ mãi trên những quan niệm lỗi thời để làm cơ sở lý thuyết xây dựng xã hội. Mặc cho bao nhiêu xáo trộn suốt hàng mươi thế kỷ ở Á Châu chúng ta vẫn quan niệm cuộc đời theo Khổng tử, tổ chức xã hội theo Khổng học. Đến thế kỷ nầy học thuyết của Mác lại lăm le muốn tranh đoạt cái địa vị ấy. Sinh ra đã một thế kỷ rồi, chiếm được địa bàn tung hoành ở một vài nước lớn rồi, cái học thuyết ấy ạli cứng đầu cứng cổ đòi tiếp tục phát triển bất chấp những biến chuyển của hoàn cảnh xã hội ngày nay cho nên tình hình mới gay go đến thế này. Tùu khi có nghiệp đoàn, có quyền đình công, tương quan giữa chủ và thợ đã khác xưa bao nhiêu; từ khi kỹ thuật đem đến những phương thức sản xuất mới , sự phân phối lợi tức ở các nước tư bản đổi khác khiến cho ngày nay viên giám đốc một xưởng máy ở Mỹ mà lãnh được số lương bằng mười lương người thợ kém nhất cũng hiếm có , trong khi một kẻ thư lại được ưu đãi trong xưởng máy của Nga xô có thể hưởng số lương gấp tám mươi lần lương thợ ; tình trạng ấy khiến cho thợ thuyền ở các nước có kỹ nghệ tiếng bộ xa dần đảng cộng sản , thế mà học thuyết kia cứ khư khư cho rằng tư bản càng phát triển càng mau đào lỗ chôn mình. Xã hội tư bản càng sung túc và bình đẳng hơn các nước cộng sảng, chủ nghĩa cộng sản cũng cứ đòi được thực hiện, và cũng cứ còn khối người đòi chết cho sự thực hiện chủ nghĩa ấy. Tôi e rằng khi những phi cơ liên hành tinh cho phép đổ bộ xuống quả địa cầu những sinh vật dữ tợn như ma vương quỉ sứ tràn chiếm hết đất đai thì chủ nghĩa ấy cũng cứ quả quyết rằng cuộc tranh đấu gay cấn nhất vẫn là tranh đấu giữa người và người. Phải nhiều thế kỷ lắm mới đuổi đi được một học thuyết lỗi thời. Học thuyết thỉ có nhiều, có nhiều lắm. Nhưng phần lớn thì như lảng vảng xung quanh đám đông , chỉ có một đôi học thuyết nhào vào , thâm nhập được quần chúng đông đảo. Và thế là xong, như con đại bàng cắp được công chúa rồi, đuổi đi không đi, đánh không nổi, rứt không khỏi , giằng co đến rách thịt toé máu mới xong.
Ông đại diện nói rì rầm rất lâu. Có tiếng khua chén bát, có lẽ người ta đã thu dọn bàn ăn. Rồi im lặng ở phòng bên cạnh. Lung chờ bữa cơm của mình. Nhưng bỗng người thanh niên lại nói:
- Tôi không tin rằng rồi đây một quan niệm tổ chức xã hội sẽ thay đổi cuộc đời có hiệu quả bằng những phát kiến của khoa học. Bác nghĩ sao? Nếu nay mai người ta chế tạo máy bay dễ dàng, ai nấy đều mua xài như mua xe đạp, nếu phạm vi cư trú của loài người mở rộng bao gồm thêm vài hành tinh nữa trong vũ trụ , thì có phải điều kiện sinh sống của mỗi người trong chúng ta sẽ đổi mới nhiều hơn là thực hiện bất cứ một chế độ chính trị nào chăng? Kỷ nguyên này là của kỹ thuật. Cá cnhà tư tưởng chậm chạp lắm, không nên can thiệp vào. Bác bảo làm sao họ không chậm được? Một người thợ gặt, người quét đường ngày nay làm việc khác với đồng nghiệp của họ thế kỷ trước, họ có máy giúp đở, họ hưởng thụ được lợi ích của kỹ thuật mới. Nhà khoa học bây giờ làm việc với bao nhiêu là máy móc, phương tiện tinh xảo hơn một thế kỷ trước , họ có thể dùng một cái máy tính ba trăm ngàn con số trong một giây, nhanh hơn óc họ gấp triệu lần. Còn nhà tư tưởng thì lề lối và phương tiện làm việc vẫn như xưa. Ngày nay viết được một câu như trong kinh Xuân Thu cũng không nhanh chóng và dễ dàng hơn hồi thời Khổng tử một mảy may. Đọc sách vẫn mang kính lên mắt, một phút vẫn chỉ có thể đọc ngần ấy chữ , viết ra một câu văn vẫn chừng ấy suy nghĩ, công phu, không có cái máy nào tính cách chuyển mạch , dứt câu và chấm, phảy giúp họ. Lề lối làm việc của họ còn hoàn toàn thủ công nghiệp như xưa. Trên thế giới tiến bộ này thiệt thòi nhất là nhà tư tưởng. Tôi thương nhất là nhà tư tưởng , nhà văn , nhà triết học.
Anh ta cười ầm lên ở trong phòng bên cạnh. Rồi họ kéo nhau bước xuống thang gác. Xung quanh Lung hoàn toàn vắng vẻ.
Ngồi nhìn đêm tối qua khung cửa kính, y bồn chồn lo lắng. Và rất buồn. Bên ngoài mưa cứ dịu dàng hạ xuống xóm làng , xuống đám dừa đen âm u, xuống ngọn đèn đỏ giữa xóm, xuống cuộc sống thân mật, yên lành. Trong im lặng mát mẻ một giọng hát ru con mệt mỏi cất lên:
Một à mai con à cá hoá mai,
Con à chim hoá liễu a..đậu hai tùng nhánh tùng
Y bắt đầu thấy đói bụng. Không biết người ta có nghĩ đến bữa cơm chiều của y chăng? Bao giờ thì ông đại diện trở lại? Mà rồi ông ta có tiếp tục cuộc thẩm vấn nữa không? Tại sao đang hỏi y, tự dưng ông ta bỏ ngang đi ăn, bỏ y cho mấy người lính gác? Ông đại diện già này làm việc có vẻ luộm thuộm nhưng y biết ông ta là một kẻ mưu cơ.
Y công tác bên quận Hoài Ân nhưng lại bị bắt trên địa phận nha đại hành chánh An Lão. Nha đại diện là đơn vị hành chánh trung ương với cấp quâng, nhưng là một thứ quận đặc biệt chuyên trách về các sắc dân thiểu số miền thượng du. Viên chức đứng đầu nha đại diện thường không xuất thân từ trường Quốc Gia Hành Chánh, không phải là những người trẻ tuổi, học thức. Ông đại diện này chảng hạn là một nhân sĩ địa phương. Y chưa từng biết mặt ông ta , nhưng quả y có điều tra, tìm hiểu: ông ta không học hành mấy , nhưng rất am tường về vùng nầy, ông hiểu dân tình , địa thế, biết rõ từng làng từng xóm , lại được sự tinh cậy của dân thượng du.
Còn người trẻ tuổi vừa rồi là ai, y hoàn toàn chưa biết chút gì. Anh ta nói giọng Quảng, bộ điệu trông rõ ràng không phải là thuộc cấp dưới quyền ông đại diên. Có lẽ là một viên chức từ cấp trên , từ trên tỉnh, có thể từ Huế hay Sài gòn, vừa ghé qua đây vì một công tác nào đó. Một viên chức trẻ, học thức, ưa lý luận xa vời, không có ý niệm gì về các vấn đề cụ thể của địa phương. Một mẫu người trái ngược với ông đại diện. Không biết hai người lúc này kéo nhau đi đâu, họ có đang bàn tính về y , về những chuyện liên quan đến số phận y ?
Cảm giác đói mỗi lúc mỗi mạnh. Bây giờ Lung lại thấy khát nước nữa. Có lúc cơn đói làm y thấy nhược hẳn người. Những xúc động sau khi bị bắt làm y quên chuyện cơm nước qua mấy giờ liền, bây giờ cái dạ dày nó đòi hỏi....Có người bước lên cầu thang. Một người đàn ông , mang trên tay cây đèn toạ đăng đang cháy sáng. Người đàn ông ông nhìn qua y , cứ đi thẳng đến bàn giấy ông đại diện, đặt cây đèn giữa bàn, rồi bước nhanh về phía góc phòng, cúi xuống thổi tắt ngọn đèn hột vịt, đoạn xách bình nước trà đã cạn nước quay lại bước xuống cầu thang, sau khi liếc nhìn Lung bằng một khoé mắt rất nhanh.
Nhìn quanh gian phòng dưới ánh đèn sáng , bây giờ y chợt nhớ lại căn gác ở nhà cậu y. Đúng thế, căn nhà nầy cất theo kiểu nhà người cậu mà mẹ y vẫn dẫn y về hồi nhỏ, vào các ngày kỵ giỗ, vì ông bà ngoại đã qua đồi trước khi mẹ đi lấy chồng.. Đây cũng là kiểu thức chung chung cho các nhà giàu miền núi ở vùng ngày ngày xưa. Nhà xây tường bằng đá ong, có một tầng gác. Tầng gác ấy không thực sự cần thiết để sinh sống, nhung xây cất vì nhu cầu phòng vệ. Số là ở đầy xưa kia thiếu hẳn an ninh: thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ dân thiểu số thượng du thình lình kéo về cướp làng , vét của cải, bắt trâu bò , bắt luôn cả đàn bà con gái đem lên núi. Vì thế nhà có cũa làm nhà lầu, tích sẳn đá cục trên phòng , khi có cướp đến thì đóng chặt cửa tầng dưới, kéo nhau lên gác, nấp trong cửa sổ ném đá và bắn tên xuống, chống nhau với kẻ cướp.
Nha đại diện hành chánh này chưa xây được trụ sở riêng hãy còn đặt văn phòng tại ngôi nhà mượn của một đồng bào khá giả. Lung nghĩ lan man: Ông đại diện này hàng ngày chung sống với gia chủa, văn phòng làm việc của ông cũng là nhà trọ. Ông ta làm việc trong một khung cảnh gia đình thân mật, khung cảnh quen thuộc từ lâu đời đối với Lung, và cả đối với ông ta. Một khung cảnh đặc biệt địa phương , liên hệ mật thiết với cuộc sống miền quê này từ nhiều đời nhiều kiếp. Ông đại diện, chính ông già ấy, có lẽ suốt đời cũng chưa từng rời xa địa phương , suốt thời kháng chiến vừa qua cũng chỉ sống loanh quanh ở vùng này, dưới cùng một chế độ mà y đã từng sống. Y lại nghĩ đến lời ông ta khuyến dụ: thành khẩn sẽ được khoan hồng. Chính ông ta cũng trót quen với luận điệu phổ biến trong xã hội cộng sản. Dưới chế độ bên này, tội trạng của y sẽ do tư pháp định đoạt: một viên chức hành chánh có thể hứa hẹn gì đâu !
Lung lại nghĩ đến những ngày sắp tới của mình. Lại lo lắng chơi vơi. Tiếng guốc dép và tiếng trò chuyện ở tầng dưới bỗng im bặt đi một lúc. Rồi lại nghe như có đôi ba người vừa mới kéo nhau vào nhà , vừa đi vừa đùa giỡn.
Lung xoay người, quay lưng hẳn về phía ánh sáng, úp mặt vào khung cửa sổ, nhìn ra ngoài đêm.
Dưới sân có người đàn bà đội nón lá vừa hấp tấp tiến ra cổng. Người đi không guốc, đi như một cái bóng, không có tiếng chân khua động. Sau đó, hồi lâu không có dấu hiệu hoạt động nào khác. Ngoài tròoi mưa rơi êm. Trong xóm, bóng đêm càng dầy. Giọng hát ru con lại cất lên, và lại trở về với câu đã nghe qua lúc nãy :
Một à mai con à cá hoá mai
Con à chim hoá liễu à...đậu hai tùng nhánh tùng
Lần này y tò mò để ý đến cái nghĩa ngộ nghĩnh của câu hát. Giọng hát buồn buồn cổ truyền của người đàn bà Việt Nam đã lột hết vẻ tân kỳ quái lạ của ý nghĩa câu thơ, khiến cho từ lâu rồi , y vẫn thản nhiên nghe câu ấy, yên trí rằng con cá hoá mai cũng không lạ lùng hơn con cá hoá ra mắm trong vại. Những hình ảnh của cuộc sống đêm nay tràn ngập cảm quan y là những hình ảnh quen thuộc lâu đời. Cuộc sống xưa cũ tầm thường bỗng nhiên đối với y sao thân thiết quá. Y tự hỏi : thực y đã từng hoạt động để tạo nên một xã hội khác, hoạt động để xoá sạch nếp sống thân mật đó sao? Thực tình y đã từng quả quyết như thế sao? Mùi đất ướt , lá ướt, tiếng hát ru con, tiếng mưa nhẹ nhàng trong đêm tối sao mà quyến rũ quá, sao mà ngọt ngào quá, khiến y bồn chồn. Y bồn chồn như chưa từng sống tha thiết đến thế bao giờ.
Y nhớ lại nét mặt đau khổ và bàn tay của Ngọc xoa lên tay y trong một đêm khuya ở hang đá Tà Léc, cặp mắt thản nhiên của hai con nai, y nhớ ông cụ trùm khăn đỏ ngủ trong gian nhà tối của Sơn , nhớ giọng mắng nhiếc rì rầm hằn học mà mãi đến bây giờ y cũng không hiểu là thế nào, y nhớ những sự kiện rời rạc vô nghĩa, cùng nhau góp lại thành ra cái thú vị u ẩn của cuộc sống.
Y nhớ cái mùi thơm cay cay nồng nồng trên ngực áo của Cúc. Cúc mà y đã ôm trong tay, đã xô y ra, nhưng nhất định sẽ là của y , nếu y không bị bắt sau lần gặp gỡ thứ ba. Y băn khoăn tự hỏi: y đã đến chờ Cúc với cái tâm trạng của kẻ đến chờ thoả mãn một nhu cầu , còn Cúc đã đến với y với ý nghĩ gì? Thân thể của Cúc có lúc mềm yếu đi là vì rung động hay vì phục tùng? Dù sao thì Cúc cũng có gì phức tạp hơn những ý nghĩ hăm hở và đơn giản của Lung lúc ấy, ý nghĩ cộc lốc đến một nhu cầu...
Trên mười đầu ngón tay của Lung như còn cái cảm giác trơn trơn êm dịu của lúc áp trên lần áo lụa. Y nghĩ đến sự đau khổ của Ngọc, đến sự lầm lộn tình cờ, đến con kiến len lỏi trên cánh tay Cúc, giữa những sợi lông vàng óng ánh...Sao đến lúc này y mới thấy tha thiết đến cuộc sống tầm thường , đến những tình cờ, những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc đời đến thế...Còn mấy hôm nữa là y đã ba mươi mốt tuổi. Và y sẽ xa cuộc đồi không biết đến bao lâu nữa. Y sẽ bị tù bao lâu nhỉ? Rồi Ngọc ở trên hang núi cao kia, đang nhớ đời da diết , Ngọc cũng sẽ mò về và cũng sẽ như y hôm nay. Y vụt nhớ đến những câu nói xô bồ của người thanh niên đãng trí ở phòng bên cạnh vừa rồi, có cảm tưởng như cả xã hội đã nhao nhao thốt ra cái câu hất hủi và tàn nhẫn: "Để cho chúng hoá khỉ !"
Giọng hát dưới xóm vừa dứt. Hơi mưa nhẹ nhàng hạ xuống , nhận chìm dư âm câu hát trong đêm tối mát mẻ.
1956
Võ Phiến
Ngọc nói:
- Mai đồng chí đi ?
- Sáng mai phải đi thì chiều mười tám mới đến Ân Hiệp kịp hẹn.
- Thạo đường đi Ân Hiệp chưa ?
- Vừa mới nói ban chiều rằng đây là lần đầu đi về vùng ấy.
- Mình thì xa ba năm rồi, nhưng chắc về Ân Hiệp mình không quên một con đường nào. Nghĩa là mình nhớ từng gia đình , quen từng nhà...
Lung không nói, y biết Ngọc đang ngập ngừng trước một câu hỏi mà anh ta đã nhắc lại hai lần rồi:"Tại sao mình lại không được phân công đi Ân Hiệp hả ?". Lần này thì Ngọc chùng lại kịp, không thốt ra câu hỏi. Nhưng anh ta mất trớn nói chuyện, ngồi yên lặng.
Lung nghĩ đến những làng thượng du sẽ đi ngang qua. Ðêm nay ở hang Tà Léc. Chiều mai có thể đến Nước Dòng , đêm mai nếu tình hình khá có thể ngủ bên một bếp lửa...Y quay lại nói với Ngọc:
- Này...kiểu nhà sàn người thượng bên Nước Dòng ngộ lắm. Cửa lớn ngó lên ngọn núi. Về phía chân núi có một cái cửa sổ nho nhỏ. Mình ở dưới nhìn lên thường thường trông thấy trẻ con thập thò ló đầu ra giống như những con thỏ con nhốt trong chuồng, xinh xinh...Ðồng chí đã đến Nước Dòng lần nào chưa nhỉ ?
Ngọc không đáp. Lung ngả lưng nằm ngửa, khoanh hai tay vòng lên đầu làm gối, nhìn bạn. Lung không có cảm tình với vẻ mặt ấy. Hai con mắt của Ngọc sâu mà nhanh nhẹn quá. Có một cái gì không thẳng thắng trong cái nhìn của anh ta. Lung có cảm tưởng như thế, vì Ngọc không chịu đựng nổi một khi bị người khác nhìn lại. Những lúc ấy anh ta hoảng hốt, tránh trớ tháo lui, vội vàng ngó lảng ra phía khác. Cằm anh ta nhọn, hai môi mỏng, gương mặt gầy, lưỡng quyền nhô cao. Nhất là cái nước da ngâm ngâm và trơn bóng lên của anh ta. Lung thấy ghét lạ. Lúc này nằm ngửa nhìn lên, Lung tò mò ngắm gò má bên phải của anh ta sáng lên một đường viền dưới trăng. Trán của anh ta có bề rộn nhưng lại thấp, rất thấp, và có hai lằn nhăn trông cộc lốc. Lung nghĩ:"Một tư tưởng thiển cận nào đã có cơ hội in sâu vào những nét nhăn ấy thì thực khó bề mà đuổi cho đi khỏi ". Ngọc không có những ý nghĩ sâu sắc, tế nhị, nhưng anh ta thật dai dẳng , đã húc đầu vào một tư tưởng nào thì cứ như bấu riết vào đấy, không tài nào gỡ ra được. Tuy vậy, nếu bị công kích, hay chỉ bị chỉ trích xa xôi, anh ta vội vàng tháo lui, lảng trốn như bỏ trận chạy dài. Thế rồi công kích xong, đâu lại vào đó, anh ta lại trở về với tư tưởng của mình, rón rén, lặng lẽ, tuồng như là vụng trộm , nhưng mà rất ương ngạnh. Anh ta có những biểu lộ thiếu tự tin ở cặp mắt, nhưng ương ngạnh, thiển cận vì cái trán.
Bỗng Ngọc lên tiếng hỏi Lung:
- Ðồng chí có thấy tôi nhút nhát lắm không ? Tôi thật là nhút nhát...nghĩa là tôi hành động không cương quyết gì cả. Nhiều lần tôi tự kiểm thảo thấy rằng chỉ vì e dè, do dự, thiếu mạnh dạn mà tôi hỏng việc rất nhiều. Nghĩa là tôi rất sợ người. Ðồng chí hiểu không ?...Nghĩa là khi nào đối tượng của hành động tôi không phải là sự vật mà là một con người thì tự nhiên tôi e ngại, rình từng phản ứng của đối tượng, sinh ra ngập ngừng, rụt rè, rồi làm hỏng việc. Ðồng chí hiểu chứ ? Thí dụ thế này: nếu cấp trên giao cho tôi vận chuyển một tấn lúa đi năm cây số, tôi có thể làm được, nếu bảo tôi tìm ra khuyết điểm của một cây súng xấu để sửa chửa , tôi có thể tìm tòi ra được, vì tôi chỉ đối đầu với những khó khăn vật chất. Nhưng nếu phải đi thương lượng với một nghiệp đoàn xe ngựa để họ bằng lòng giáo dục các đoàn viên về thái độ nhã nhặn và nhường thêm ít nhiều quyền lợi cho cán bộ thì tôi khó đi tới kết quả tốt đẹp. Nghĩa là tôi dè dặt, tôi khó tạo ra được một không khí hiểu biết lẫn nhau giữa đại diện nghiệp đoàn với mình, tôi cứ rụt rè, trịnh trọng, làm cho không khí nặng nề, khó chịu. Ðồng chí hiểu chứ, nghĩa là....
- Tôi hiểu...
- Vâng, nghĩa là ví dụ thế, chứ bây giờ, giai đoạn nầy thì không có công tác gì với nghiệp đoàn xe ngựa.
Lung bật cười. Ngọc quay lại nhìn lo lắng và vội vàng tiếp tục:
- Không, không ! Ðồng chí nên hiểu đó là một trường hợp tâm lý rất kỳ quặc, một trường hợp tàn phế về tâm lý. Hỏng lắm, hỏng lắm. Tôi tiếp xúc với một người lạ khó khăn, đau khổ hơn đạp phải lửa. Sợ đồng loại là nghĩa lý gì ? Vô lý thế mà không sao sửa chửa được. Tôi thường tự nhắc với mình luôn luôn rằng người ta ai cũng giống nhau, cứ tự nhiên, đừng trịnh trọng, nhất định đừng tạo ra cái không khí trịnh trọng, cứ vượt khỏi những câu nói, những cử chỉ lễ mễ xã giao lúc đầu, là ta gặp một con người y như mình. Thế mà tôi không vượt qua được khỏi. Tôi thấy có những kẻ giao thiệp rất tự nhiên, họ tiến ấp ngay đến những cái vỗ vai, bá cổ, những câu đùa giỡn , không có gì khó khăn cả. Còn tôi, tôi đến tiếp xúc với một người lạ, làm quen với một đồng loại mà y như kẻ rụt rè, bước vào một biệt thự sang trọng, rón rén từng bước chân, nín từng tiếng ho, ngại ngùng đủ chuyện, thật là khổ sở, khổ sở. Một người khách mà mình rót nước đưa thuốc ra mời, với người bạn nằm chung một giường, gác chân lên mình nhau mà ngủ, có gì khác nhau đâu, họ giống như nhau cả. Ai cũng muốn nói những câu tự do, có những cử chỉ tư nhiên đối với nhau, ai cũng thích đối đãi thân mật, muốn có thể vui vẻ cãi um lên với nhau để xem ổi ngon hơn xoài, quít ngon hơn đu đủ hay trái lại, xem bơi lội thú hơn hay đá bóng sướng hơn, ai cũng ghét trịnh trọng , ghét những câu mời mọc xã giao, những câu đối đáp lễ phép, lạt lẽo vô vị cả. Chỉ cần bạo dạn xô ngã cái bức tường ngăn cách giả tạo một cái là ta ùa đến ôm nhau nói cười. Thế mà tôi không làm được. Nghĩa là, đồng chí hiểu chứ ?
- Tôi hiểu. Nhưng tại sao đêm nay đồng chí lại nghĩ về chuyện đó ?
- Không, nghĩa là thế nầy. Ðồng chí đừng cười chế giễu như thế. Tôi có nghĩ về chuyện đó nhiều lắm đâu. Không !...
Lung nín cười, vẫn nằm ngửa, nhìn lên, tò mò ngắm cái vẻ lúng túng trên gương mặt trơn bóng của Ngọc. Anh ta lại chạy tránh. Giống như con chim nhát gan, nghe một chiếc lá rơi nhẹ vội nhảy lung tung trong lồng.
- Tôi không bảo đồng chí nghĩ về chuyện đó là có gì khuyết điểm. Ðồng chí có thể nghĩ về vấn đề ấy chứ....
- Không, không có lý do gì cả, không có lý do gì làm cho tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề đó cả. Nhưng nghĩa là thế nầy, tôi lấy một ví dụ: tôi chắc người con gái nào khi đã gần gũi với mình rồi cũng thích được hôn hít cả, cũng có thể nói những câu vớ vẩn, ríu ra ríu rít bàn tán với mình những chuyện vu vơ, nghĩa là cũng một người đàn bà tầm thường như nhau cả. Vậy thôi. Thế mà khi còn cách biệt, khi mà mình chưa làm quen, chưa phá đổ được bức tường trịnh trọng ngăn cách , chưa nói được câu thân mật đầu tiên, thì xung quanh họ, chao ôi là... huyền bí. Mùi hương thơm của họ phất qua cũng khiến mình nghĩ ngợi liên miên, chạm được cái tà áo của họ một lần cũng bao nhiêu là xúc động, và nhớ và nghĩ, như một kỷ niệm quan trọng. Một chút gì đó cũng có ý nghĩa cả. Và bởi vì mình vẽ vời tưởng tượng ra nhiều ý nghĩa quá cho nên mình lại càng dè dặt từng cử chỉ, lời nói của mình, cho nên lại khó tự nhiên, thân mật. Nghĩa là cũng như khi mình tiến tới trong một căn phòng lộng lẫy quá thì mình không dám khua động sỗ sàng đấy mà. Tôi chắc rằng những kẻ gọi là giỏi tán gái chính là những kẻ không thấy những cửa chỉ ngôn ngữ, những cái ngó cái nhìn của con gái có "nhiều ý nghĩa" quá đáng, là những kẻ có thể tầm thường hoá được hết mọi phụ nữ. Cứ tự nhiên mạnh dạn thẳng thắn phá vỡ cái lớp vỏ trang trọng do cuộc sống xã hội bọc quanh mỗi ngưòi, vào trực tiếp với cuộc sống thân mật, bản năng của họ, thì...thì...như nhau cả...giống nhau, có thể gần nhau lắm...hà hà...
Ngọc nhìn Lung cười nhăn nhở . Lung nhìn hai đường ánh sáng mỏng viền quanh hai vành tai anh ta rất ngộ nghĩnh. Lung nói:
- Tôi muốn đồng chí đưa một ví dụ cụ thể hơn nữa. Một trường hợp có người có việc có tên có tuổi rõ ràng...
- Không, không ! Nghĩa là tôi ví dụ thế. Ðồng chí nên hiểu tổng quát chung cho cả sự giao thiệp giữa người và người, chứ không riêng giữa nam nữ. Những người công tác dân vận có hiệu quả là...
- Tôi phá vỡ cái vỏ của đồng chí đây ! Hãy tiến vào cuộc sống thân mật: tôi chắc đồng chí đang nghĩ đến những chuyện ái tình không may mắn của chính đồng chí ?
- Không, không ! Nghĩa là tôi nói tổng quát thế ...
Lung phá lên cười, gác một chân lên đùi Ngọc và giơ tay phát mạnh vào lưng anh ta:
- Nói thế chứ ai ép cung khai đâu. Nhưng việc gì mà giấu ?
- Nghĩa là nói tổng quát thế. Chứ riêng trường hợp tôi thì hồi còn công tác hai năm liền ở Ân Hiệp...
- À! Ở Ân Hiệp! Hèn nào...
- Không , nghĩa là không nhiều đâu. Chỉ có một vấn đề thôi.
- Vấn đề ?
- Không, chỉ có một câu chuyện. Nghĩa là một câu chuyện ái tình thôi. Không đi đến kết quả . Nghĩa là không có thì giờ để đi đến kết quả. Vì chúng tôi yêu nhau vô cùng, tha thiết lắm...
Ngọc ngó Lung có vẻ vừa ngờ vực, vừa bối rối:
- Nghĩa là Cúc và tôi hiểu nhau rồi, hiểu là yêu nhau rồi. Chỉ còn chờ một cơ hội mạnh dạn phá một màn ngăn cách rất giả tạo, một thái độ dè dặt của cả hai bên rất vô lý, giả dối, chỉ còn chờ một cử chỉ, một câu nói thành thực là xô được cái màn cách biệt rất mong manh đó để...yêu nhau thực sự. Vậy mà như đồng chí biết đấy chứ, vâng, đồng chí đã hiểu là tôi không có tài tạo ra cơ hội ấy. Thực là vô lý. Nhưng tôi có thể nói chắc là suốt đời cả hai đứa không bao giờ quên được nhau. Nghĩa là nếu đồng chí hỏi lấy gì làm bằng chứng thì tôi không thể kể ra một câu thề thốt nào, một lời hứa, một câu nói nào cả, nhưng đồng chí nghĩ coi: làm thế nào có thể sống trong không khí sôi nổi của hai tâm hồn tha thiết yêu nhau mà không cảm thấy điều đó được ? Không có một bằng chứng gì cụ thể rõ rệt cả, nhưng tôi nhất định rằng thời gian đó tôi được yêu. Một người mù , hoàn toàn mù, không trông thấy được ánh sáng, nhưng từ trong nhà mát bước ra ngoài sân nắng họ vẫn cảm thấy cái không khí bao bọc quanh mình thay đổi hẳn. Tôi có cảm tưởng chắc chắc đã bước vào trong phạm vi ánh nắng tình yêu của Cúc, cái ánh nắng gắt gao vây quanh tôi, một thứ nắng làm ta say sưa ngây ngất như một ngày xuân đẹp trời...
- Ðã lâu lắm tôi không được nghe những câu lãng mạn như thế.
Ngọc nhìn Lung, lo lắng, không hiểu ý bạn nói. Chợt anh ta như vừa nghĩ ra, xấu hổ, lúng túng.
- Không, không. Nghĩa là đồng chí nên hiểu rằng chúng tôi đã yêu nhau hơn một năm trời. Tình yêu của chúng tôi như con vịt con đã thành hình trong trứng, chỉ còn đưa mỏ ra mổ xé một cái màn mỏng là thoát khỏi vỏ. Thế nhưng đồng chí đã biết rằng tôi tàn tật...
- Tôi biết...
- Không, nghĩa là Cúc đẹp lắm, trời ơi, đẹp lắm, mới mười bảy tuổi. Năm đó Cúc mười bảy tuổi. Tôi tin chắc đồng chí mà quen biết Cúc thì cũng phải...cho là đẹp.
- Ý đồng chí muốn nói cũng đâm mê cô ta chớ gì ? Thôi..Chúng ta còn phải ở núi lâu dài. Ðề nghị chưa nên nói chuyện gái, chuyện sắc đẹp...Này ! Ðồng chí có thấy đói không ? Chúng ta nhóm lửa lên thui mớ nấm còn lại ấy ăn cho hết. Mai sáng đồng chí sẽ kiếm mới khác. Ðược không ? Tôi nhất định quanh gốc cây si ấy còn có thể tìm ra được nhiều nấm nữa.
Có tiếng lá sột soạt gần bên. Cả hai người đều ngoảnh mặt nhìn về phía tiếng động: hai con nai con vừa ở đâu đến, đứng cách hai người không đầy mười thước, vểnh đầu nhìn sững. Ngọc nhìn cặp mắt hai con nai mở to mà bình tĩnh, thản nhiên. Rồi chúng thong thả bước đi, không để ý đến hai người. Những cái bóng lá loang lổ lấp loáng lướt qua trên mình chúng rồi rơi nằm xuống đất.
Trong lúc ấy tiếng một con rắn lục rít lên, lướt dài như thoảng qua ngang đầu.
Lung nhìn lại Ngọc thì vẻ mặt anh ta đã xa vắng. Lung có cảm tưởng như mình vừa lơ đễnh, quên theo dõi một con cá lờ đờ nổi gần mặt nước, để cho nó nguẩy đuôi lặn biến xuống sâu lúc nào không hay. Và cả Lung cả Ngọc đều không nhớ đến chuyện mớ nấm nữa. Lung nằm im, nghĩ đến nhiều người con gái. Tuy rằng y đã hãm câu chuyện của bạn lại nhưng chính y cũng đang xao động, nghe chỗi dậy nhiều nhớ nhung thèm khát lờ mờ .
Y vùng đứngdậy , đi vào trước cửa hang, thổi lửa, dụm ba bốn cây gộc to cho ngọn lửa bốc cao, rồi sửa soạn đống lá khô lót trong hang để nằm. Ánh lửa chập chờn, nhiều mảng bóng đen nhảy múa trong hang, chồm chồm lên nhau như xô đuổi, vật lộn nhau, lộn xộn. Lung nhắm mắt lại. Nhưng trong trí y vẫn còn cái cảnh ấy: trước đây một năm, đã có lần y nằm với một người đàn bà thượng du trong hang nầy suốt ngày. Người đàn bà thượng du, y dẫn từ dưới làng Nước Nhỉ lên . Và y với người đàn bà vật nhau, giỡn nhau chờn vờn trong cái hang lờ mờ như những tảng bóng tối hỗn độn đêm nay. Và hai người cười sặc sụa, gìỡn la chí choé như những con thú tự do khoái trá giữa chỗ núi rừng vắng vẻ. Người đàn bà đó bây giờ ra sao? Y đoán chắc đó là một người thượng du lai, vì khuôn mặt, mũi và miệng có nhiều nét giống người kinh. Nhưng sợi tóc vàng hoe dính trên áo y, và cái mùi khét nắng mà y mường tượng còn ngửi thấy quanh mình mấy hôm sau, làm cho y không muốn tìm về Nước Nhỉ nữa.
Có tiếng một con chim gì vỗ cánh bay rất nặng nề qua trước cửa hang.
Một lúc lâu, y ngủ. Ngọn lửa hạ thấp lần, thấp lần. Rồi chỉ còn những cái lưỡi lửa, xanh có, vàng có, liếm loanh quanh trên những cây củi gộc to . Quá nửa đêm, Lung mơ màng thức giấc , thấy như có cảm giác mơn man nhẹ nhàng trên khắp người. Y nằm im, thoát dần ra khỏi tình trạng lơ mơ, y chú ý thấy cảm giác được mơn man tập trung trên một cánh tay phải. Cuối cùng y tỉnh táo hẳn, mở lim dim hai mắt trong bóng tối, và thấy Ngọc đã vào nằm bên y không biết từ lúc nào. Anh ta đang dùng tay trái nâng niu đỡ cánh tay phải của y lên. Còn tay phải của Ngọc thì vuốt ve nhẹ nhàng trên tay y, xoa lên xoa xuống rất âu yếm mơn trớn . Y không kịp ngượng, nhìn theo cái cử chỉ kỳ dị ấy, như chờ đợi một kết cuộc lạ lùng . Y chăm chú theo dõi bàn tay phải của Ngọc úp xuống, lum lum ôm lấy cánh tay y, lướt phớt qua trên da thịt y, âm ấm. Ba phút rồi, Ngọc vẫn cứ tiếp tục một cử động ấy .
Lung nhìn lần lần lên mặt bạn. Y kinh ngạc hết sức : hai con mắt của Ngọc vẫn nhắm tít như mắt một người ngủ kỹ. Y không tin, mở dần mắt của mình ra để nhìn, thì vẫn quả như thế . Ngọc nhắm mắt như đang ngủ. Nhưng có lẽ anh ta không ngủ: hai bên gốc chân mày của anh ta nhíu nổi lên, vẻ mặt anh ta diễn tả một sự chăm chú, thiết tha đê mê, đồng thời một băn khoăn gần như khổ sở. Vẻ mặt của anh ta không phải là vẻ mặt của một người đang ngủ. Nhưng tại sao y nhắm mắt và cử động như trong một giấc mơ ? Lung lạ lùng, nhìn chăm Ngọc, không cử động. Năm phút, mười phút qua, dần dần Lung thiu thiu, mắt y mờ và khép lại như ngọn lửa lặng lẽ tắt trên một cây củi gộc trước cửa hang. Trong cảm giác lơ mơ trước giấc ngủ, y vẫn còn nghe bàn tay của Ngọc lướt nhẹ nhàng trên cánh tay y.
Sáng hôm sau y thức dấy thì Ngọc đã đi đâu, không còn trong hang nữa. Y mở túi xem lại hành lý và tài liệu, chuẩn bị ra đi. Lúc y sắp đi thì Ngọc vừa về. Anh ta nói:
- Ðêm qua con heo một lại đi ngang qua đây. Tôi vừa theo dấu chân, thấy nó loanh quanh ở đây có lẽ lâu lắm.
- Ðêm mai đồng chí ráng sức mà bắn, ta còn nhiều tên thuốc độc, cả mớ tên của tôi để lại đồng chí lấy mà dùng. Bao giờ về sẽ tạo mớ khác.
Ngọc bước lại gần:
- Ðồng chí đi đấy à ?
- Ði.
- À ..à..
Anh ta ngập ngừng băn khoăn. Lung đặt tay lên gáy anh ta, thân mật đẩy đi theo mình một đoạn đường. Anh ta nói, khó khăn:
- Ðồng chí đi Ân Hiệp lần này, nếu có thể, nghĩa là nếu đồng chí gặp dịp, vâng, nghĩa là không có gì phiền hà thì đồng chí tìm gặp Cúc và bảo rằng tôi vẫn còn sống ở đây và có lời nhắn thăm Cúc...Thế thôi. Vâng, có thế thôi.
- Chỉ có thế thôi à ?
Ngọc cười theo Lung, không đáp lại câu chế giễu. Anh ta sực nhớ một điều, nói thêm:
- Ðồng chí có thể tìm ra dễ dàng, mà không phải hỏi đến tên Cúc. Anh ruột cô ấy, anh Hiếu, cũng là đồng chí, nghĩa là trước kia, bây giờ thế nào đồng chí về đến Ân HIệp cũng biết ngay. Có lẽ đồng chí có cơ hội tìm gặp dễ dàng.
Lung ngồi núp dưới lòng suối khô, chờ đợi. Ðêm đã khuya. Y ngẫm nghĩ băn khoăn: người con gái có cái bí danh là Thu sắp sửa đến gặp y đêm nay đã "thông cảm vấn đề" chưa? đã được giải thích trước chưa? Hay là người ta chỉ bố trí một cơ hội thuận tiện rồi để mặc Lung , sự thoả thuận chắc chắn sẽ đến? Mặt mũi Thu ra sao nhỉ? Trời tối thế này làm sao y có thể trông thấy được mặt cô ta?
Y nhớ laị nét mặt trông thấy một buổi chiều, cách năm hôm nay, trong nhà người đảng viên có bí danh là Sơn. Hôm đó trời mưa, sân hè ướt bầy nhầy. Lung lẻn vào nhà lúc ba giờ chiều mà trong nhà tối mờ mờ. Sơn với y ngồi đối diện nhau trước một cái bàn thấp đặt ở giữa nhà trên. Tất cả cửa lớn thông ra ngoài sân đều đóng, và biết vì trời mưa, ngoài đường vắng vẻ ít người qua lại, nên cả hai người cũng yên lòng.
Sơn kể lại với y về tình hình xóm làng, tinh thần của những người đảng viên cũ. Trong khi nghe anh ta kể, Lung để ý đến cái chõng tre đặt dài phía trong hàng cửa, trong bóng tối. Trên chõng, một cụ già răn rúm, hình vóc nhỏ nhu đứa trẻ mười bốn tuổi, đầu trùm một chiếc khăn đỏ điều, chân mang đôi tất của quân đội, đắp chiếc mền đã cũ, nằm ngủ. Không biết ông cụ ngủ giấc gì vào nửa buổi chiều, và đến bao giờ mới dậy, mà suốt một giờ đồng hồ nói chuyện với Sơn, Lung không thấy ông ta trở mình, cựa quậy . Lung tò mò nhìn những sợ râu ngắn xơ xác của ông ta vểnh lên. Dần dần Lung để ý đến một thứ tiếng rì rầm ở phía trong buồng . Một giọng đàn bà không còn trẻ nữa thì thầm có vẻ giận dữ day dứt như một giọng mắng nhiếc, nhưng cố hãm thấp xuống. Lung nhìn nét mặt của Sơn thấy anh ta thản nhiên như không biết có việc gì xảy ra; anh ta hoàn toàn không quan tâm đến cụ già nằm ngủ sát bên cạnh và tiếng nhiếc móc day dứt nổi lên phía trong buồng. Thái độ lãnh đạm thản nhiên hoàn toàn đó càng làm cho tình trạng khó hiểu thêm. Vừa theo dõi lời trình bày của Sơn, Lung vừa nghĩ ngợi quanh quẩn . Tiếng rì rầm phía trong buồng có lúc nổi mạnh lên như hằn học giận dữ, như một ngón tay xỉa xói uất ức, rồi lại hạ xuống, tiếp diễn đều đều. Cứ như thế kéo dài hàng giờ đồng hồ .
Thình lình Lung nghe tiếng cửa buồng mở ra kêu kèn kẹt . Một người con gái trên dưới hai mưoi tuổi từ trong buồng ra, đi ngoặc xuống bếp. Tiếng rì rầm nhiếc móc im bặt. Lung ngạc nhiên về vẻ mặt hoàn toàn thản nhiên dửng dưng của người con gái, cái thản nhiên khó hiểu, như chối phắt những điều vừa xảy ra trong buồng.
Giữa các sự việc trong nhà của Sơn lúc đó có cái gì thiếu mạch lạc, thiếu liên quan làm cho Lung tự thấy tưng hửng .
Năm phút sau, người con gái lại từ dưới bếp đi lên, ngoặc vào buồng, nét mặt vẫn lạnh lùng và đẹp kỳ dị. Khuôn mặt ấy có một vẻ gì bình tĩnh, tự tin, nhưng mà tươi vui hấp dẫn. Cánh cửa buồng vừa khép lại, tiếng rì rầm lại nổi lên.
Lúc Lung bước ra đến hè, anh còn quay lại một lần nữa nhìn vào cánh cửa buồng vẫn đóng kín.
Ðêm nay trong lúc chời đợi một nữ đồng chí chưa từng biết mặt y laị nghĩ đến người con gái ở nhà Sơn. Người đàn bà ở trong buồng rì rầm mắng nhiếc suốt buổi chiều hôm đó là gì với Sơn, với người con gái ? Tại sao những lời ấy không có một tác động gì cả, chỉ như tiếng mưa xối xuống sân đều đều không ai chú ý ? Thế nghĩa lý gì ? Trong những tháng sống trên núi cao, xa cuộc sống xã hội, y không biết đến những ý nghĩ như thế . Và hôm nay, sự bận rộn của trí óc về những việc không đâu xung quanh cuộc sống phức tạp của con người thế này lại làm cho y thấy có cảm giác ấm áp, dễ chịu.
Những giờ phút chờ đợi của y thực là hồi hộp, băn khoăn. Chủ trương của địa phuơng đã nhận định được nhu cầu tình cảm và sinh lý của y, quyết định rằng trong thời kỳ công tác ở đây sẽ bố trí cho y tiếp xúc với một người con gái đáng tin cậy . Chốc nữa đây y sẽ hành động ra sao ? Người ấy mặt mũi ra thế nào ? đến đây chỉ biết có nhiệm vụ liên lạc, hay đã được "xây dựng" trước về ý định bố trí ấy ?
Nhưng khi nghe tiếng chân bước tới thì những việc xảy ra và tâm trạng của y giản dị không ngờ . Ðể cho cái bóng người mặc đồ đen đi quá vài ba bước, y búng tay đánh "chóc" một tiếng. Người con gái dừng lại .Y nhìn lên, trông thấy một khuôn mặt trắng giữa nền trời. Y gọi:
- Ðồng chí Thu ?
Người con gái không trả lời, ngồi xuống. Trong lúc trao đổi vài câu mật hiệu vắn tắt để nhận nhau, y để ý đến cái giọng của cô ta, không thanh và cao như giọng nói thường của đàn bà, mà laị trầm, ấm . Nhận xong ba tờ giấy nhỏ mà Thu vừa lấy ra trao cho, y cất vào bọc rồi hỏi:
- Ðồng chí ra đi có chắc không bị để ý theo dõi ?
- Không hề gì. Có thể ngồi đây được nửa giờ.
Y đang chọn lựa một câu hỏi thì Thu nói:
- Tôi bi quan về tình hình lắm.
Trong lúc Thu ngừng lại, y nhìn lên, nói chậm rãi như dò xét:
- Trong lúc nầy có nhiều đồng chí thiếu tin tưởng.
Thu vụt chận ngang:
- Ðồng chí xem chủ trương của cấp trên đề ra trong giai đoạn gần đây và nhận định thế nào ? Về tổ chức thì thu hẹp lại, đình chỉ hoạt động và giải tán nhiều cơ sở quần chúng. Về đường lối thì không giải bày chính sách của ta, không tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa của ta, mà nhắm chỉ trích những thực hiện chủ trương kinh tế, những công tác giai đoạn của đối phương , nặng nề về sự khai thác những lầm lẫn thối nát của cán bộ đối phương. Như thế làm sao các đồng chí ta khỏi nản lòng ? Khi chúng ta được lệnh không nói về chủ nghĩa cộng sản nữa, mà chỉ lao nói xấu chế độ quân dịch, chế độ quân cấp công điền, việc thu thuế của đối phương, những vụ biển thủ , chim chuột của cán bộ đối phương, thì chúng ta chỉ làm loạn chứ chúng ta thôi lãnh đạo một đường lối chính trị nữa rồi.
Lung mãi chú ý đến cái giọng ấm áp không chăm chú theo dõi câu nói. Tuy vậy, y cũng kịp hiểu và trả lời:
- Chắc đồng chí cũng phải nhận rằng tập hợp quần chúng xung quanh những mối bất mãn đối với sự thực hiện chính sách của đối phương nhất định dễ dàng hơn là tấp hợp quần chúng xung quanh một lý tưởng chủ nghĩa, dù là chủ nghĩa cộng sản.
- Tôi nhận thấy hai điều bất lợi. Một là chính sách của đối phương, dù thực hiện thế nào, trên thực tế cũng có điều kiện để đem lại đời sống tốt đẹp hơn chính sách của ta trong thời kỳ kháng chiếng vừa qua . Hai là ta bỏ qua phần tuyên truyền chủ nghĩa trong khi đối phương tập trung đả kích ta trên phương diện lý luận chủ nghĩa, thì toàn thể đồng chí sẽ nhận thấy một sự lùi bước trên mặt lý thuyết và dao động tinh thần.
Lung lẵng lặng ngồi im, trông cái bóng người con gái trước mặt. Vấn đề đã được đặt ra nhiều lần trong các cuộc thảo luận trên mật khu . Kể ra khó giải thích vắn tắt. Nhưng đây là ý kiến cá nhân của cô ta, hay là phản ảnh một thắc mắc phổ biến trong hàng ngũ đảng viên ? Lung có vẻ suy nghĩ. Cuối cùng y nói:
- Ðồng chí không để ý rằng tình trạng tinh thần của quần chúng trong giai đọan nầy không thuận lợi cho sự tuyên truyền lý thuyết, bất cứ là lý thuyết nào sao ? Trước kia họ đang quyết tin vào những tiêu chuẩn đạo đức phong kiến của Khổng Mạnh thì thình lình bị chủ nghĩa ta công kích triệt để , công kích cả những lề lối tập tục sinh hoạt cổ truyền được coi như dĩ nhiên. Rồi chúng ta gây cho họ một tin tưởng mới, hướng dẫn họ tôn sùng những nhân vật, những anh hùng mới, làm cho họ thấy đó là những cái gì tối thiêng liêng. Ðùng một cái, đối phương phỉ nhổ thoá mạ cực lực vào những cái bất khả xâm phạm đó, gây thành phong trào quần chúng ồ ạt dày xéo chà đạp lên những cái đó. Bấy nhiêu công chuyện xảy ra trong vòng mười năm làm cho bây giờ khó mà khiến cho quần chúng chịu tin tưởng vào một lý tưởng nào nữa . Nếu ta cố công vớt vát, củng cố lại sự tin tưởng vào chủ nghĩa ta, thì công sức nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu .
- Làm thế nào có thể chủ trương rằng đảng viên có thể tiếp tục hoạt động mà không được củng cố tin tưởng ?
- Tôi nói tình hình quần chúng chứ không phải nói những đồng chí đang hoạt động. Tình trạng tinh thần ấy khó khăn cho ta mà cũng đồng thời là một khó khăn cho đối phương.
Người con gái vẫn không hề nhúc nhích. Lung không thể dò xét được tác động của lời nói mình như thế nào. Bỗng nhiên cô ta bỏ lửng câu chuyện, nói:
- Tôi về . Ðồng chí nghiên cứư các báo cáo vừa nhận được ấy, lần gặp sau đồng chí cho biết ý kiến .
Cô ta sắp sửa đứng lên, Lung vội nói:
- Có thể ngồi nán thêm một lát nữa không ? Có lẽ không có gì đáng ngại ...đồng chí vừa bảo thế ? Ðã lâu, ở trên núi chúng tôi ao ước được gặp các đồng chí dưới nầy để nói chuyện .
Thu không trả lời, cười và đứng dậy. Lung cũng đứng theo. Y nói:
- Ngày ami nếu có gặp lại chúng ta vẫn còn nguyên là những người lạ hoàn toàn.
Thu nhìn thẳng vào y, có ý chưa hiểu. Y tiếp:
- Nghĩa là tôi chưa biết mặt đồng chí ra sao cả. Một lát nữa gặp nhau trong ánh sáng cũng không biết nhau.
Có tiếng Thu cười nho nhỏ . Y thấy phấn khởi, thích thú nói tiếp:
- Nhưng cái giọng nói của đồng chí thì thật không bao giờ quên được. ..Chúng ta ngồi lại được một lúc nữa chứ ?
Y đặt tay lên vai Thu, tự nhiên và thân mật đè xuống. Nhưng Thu bước nhích ra, nói:
- Ðừng. Tôi về.
Rồi cô ta bước đi. Cái bóng đen nhoà, biến nhanh trong tối . Thình lình Lung thấy nóng bừng bừng hai bên mặt, thẹn điếng người. Y vụt thấy Thu hiểu rõ dụng ý bố trí của đoàn thể, hiểu rõ ý định của Lung, và sự từ chối của cô ta thật là vắn tắt lạnh nhạt. Y nhắc đi nhắc lại trong trí:" Không thể nghi ngờ gì nữa. Hiển nhiên là hắn hiểu hết. Thật là trơ trẽn...trơ trẽn. Như thế mà gọi là bố trí được à ? " Y bước đi dưới lòng suối, không kịp để ý vẹt những nhánh cây sà thấp . Nhiều giọt sương tụ ở đuôi lá rù rì bị quẹt rụng vào cổ y.
Ba hôm sau, đúng trưa, y lại ngồi ở chỗ cũ, chờ Thu. Y đã bình tĩnh, tự bảo rằng nếu lần này Thu lại cứ đến thì sự sắp đặt của địa phương được tuân theo nghiêm chỉnh, y không nên e ngại .Y nghĩ ngợi bâng quơ, lấy làm lạ rằng mới nửa tháng chạp mà lòng suối đã khô ráo quá. Trận mưa tám hôm trước không còn lưu lại được vũng nước nào.
Thu hiện ra. Cô ta cười ngay:
- Lúc ra đi thì trong nhà đang có mấy người hàng xóm đến chơi nên tôi không dám mặc đồ tử tế, phải giả vờ như đi quanh nhà. Nếu thay áo, người ta hỏi đi đâu, lại thêm chuyện dối quanh quất nguy hiểm .
Lung hiểu là Thu phân bua về việc cô ta mặc áo cánh cụt tay. Y lấy trong túi ra năm tờ truyền đơn bằng chữ đánh máy đưa cho Thu.
- Ðồng chí cho phổ biến những tin tức này. Tuần sau các đồng chí phụ trách phổ biến sẽ chuyển lại tôi các tờ truyền đơn và báo cáo danh sách những người đã đọc được.
- Vẫn chuyền tay ?
- Chuyền tay. Y như lần trước. Không bao giờ tung vãi nữa. À: Ðồng chí có chắc rằng đối phương đang nghi cho cán bộ ta điều khiển những dư luận phao đồn các điều dị đoan về kinh thánh đại quan không ?
Y chợt nhìn chăm vào mặt Thu và kinh ngạc..Thu cười xoà ranh mãnh . Thôi đúng rồi, đúng là người con gái y đã trông thấy ở nhà Sơn hôm nọ. Nét mặt ấy không thể quên được. Mí mắt mở lên chậm chạp, bình tĩnh, nhưng khi đôi mắt ấy chiếu về đâu là như reo vui lên ngay. Y hỏi:
- Ðồng chí là ..cô là em đồng chí Sơn ?
Thu chỉ cười mà không trả lời.
Trưa đó y ngồi bên cạnh người con gái được khá lâu. Có một lúc y chú ý đến hai cánh tay tròn và trắng muốt, trên đó óng ánh những sợi lông vàng. Một con kiến chạy loanh quanh hấp tấp trên cánh tay ấy, thỉnh thoảng chợt dừng lại , lưỡng lự quơ hai sợi râu. Y lẵng lặng nhìn, nhớ lại cái ám ảnh trong giấc mơ của Ngọc đêm cuối cùng trên hang núi Tà Léc. Y muốn đưa tay ra xoa vuốt cánh tay ấy, xoa vuốt, mơn man ! Thu ngồi im, vẻ cam chịu.
Lung bị bắt vào lúc hai giờ chiều. Trời âm u suốt hôm ấy. Bầu trời im lặng và nặng nề, mây xê dịch chậm chạp. Không có một hơi gió. Dừa khắp xóm rũ lá đứng yên.
Khi Lung vào đến khoảng sân vôi, y để ý thấy có mấy hạt mưa li ti rời rạc rơi trên má. Và có tiếng con chích choè kêu lớn , bên một bờ rào rất gần.
Lung bước vào trong nhà thì mấy người lính bảo an quay lại chận đám đồng bào kéo theo xem, yêu cầu giải tán. Trong nhà hơi tối, nhưng trông thấy sự bày biện của năm sáu viên chức ngồi lúi húi làm việc , y đã đoán ra đây là trụ sở của nha đại diện hành chánh miền thượng du nầy.
Vẫn chưa ngừng lại, y bị xua luôn lên một thang gác chật và tối. Hai tay bị trói, y không sờ soạng được, đi rất khó khăn. Nhưng y cố giữ cho thẳng người.
Ngồi chờ y trên gác là một người tầm vóc nhỏ , tuổi gần năm mươi , hai mắt sáng và sâu, nhưng linh động, cử chỉ nhanh nhẹn và hơi nóng nẩy. Ông ta ra lệnh mở trói và mới y ngồi đối diện với ông trên cái chiếc ghế lùn trước một cái bàn tròn.
Câu nói đầu tiên của ông ta có vẻ trịnh trọng như đã chuẩn bị từ lâu:
- Anh về hoạt động trong vùng nầy thế nào cũng đã tìm hiểu thái độ và những hành động, chủ trương của tôi. Và chắc anh cũng dư biết rằng đã phụ trách miền nầy tất nhiên từ lâu nay tôi đã theo dõi hành vi tông tích của anh rồi.Kết quả như thế nào, anh đã thấy. Chắc chắn anh phải công nhận rằng những người dân vệ bắt gặp anh hôm nay không phải là trong một trường hợp tình cờ. Trái lại chính những đồng đảng của anh đã cho tôi biết rõ nhất cử nhất động của anh từ lâu rồi. Anh chưa tin điều đó? Tôi đưa một bằng chứng : cái muy-dét hiện anh đang mang bên hông ấy từ trước đến nay anh vẫn giữ sát bên mình không rời ra bao giờ, tôi có thể nói ngay rằng trong số những đồ vật chứa trong ấy có một con dao cạo, một ống bê-vi-tin , hai thước ka-ki xanh...Anh nên tin rằng những điều mà anh cho là bí mật, chúng tôi đã hiểu rõ trước khi bố trí bắt anh. Vậy cho nên trước khi anh tiếp xúc với cơ quan có trách nhiệm hỏi cung, tôi khuyên anh nên thành khẩn. Anh sẽ không che giấu được gì ích lợi cho đồng đảng đâu, nếu anh muốn quanh co. Trái lại, nếu anh thành thực , tôi tin chánh phủ có thể có một thái độ khoan hồng.
Lung cố nói vắn tắt. Y chưa dò ra ý tứ thế nào, chưa biết công việc của y bị vỡ lở đến đâu. Chợt một câu nói của ông ta làm y giật mình :
- Trong lúc anh ngồi đây chúng tôi còn cho đi bắt một số người nữa , chẳng hạn như hai anh em tên Trần Hiếu và Trần thị Cúc, để thu lại số tài liệu và truyền đơn mà anh giao cho phổ biến. Anh không nên giấu giếm che chở cho ai nữa...
Y nhìn ông đại diện ngạc nhiên, nhưng bình tĩnh :
- Hiếu và Cúc?
- Ðúng rồi. Bí danh là Sơn và Thu.
Lung tưng hửng và kinh hãi. Cho đến lúc này y vẫn vô tình không ngờ đến chuyện ấy. Trong lúc ông đại diện tiếp tục nói, y vẫn cứ loanh quanh nghĩ về Cúc và Hiếu. Y đã gặp Cúc Ân Hiệp của Ngọc ba lần mà y không biết !
Ông đại diện bắt đầu dò hỏi vài điều về sự hoạt động của y và đồng đảng . Y trả lời rất dè dặt. Có một lúc y ngờ rằng người thanh niên ngồi lúi húi viết ở góc phòng kia là một anh thư ký đang ghi chép những lời cung khai của y. Nhưng sau y lại quả quyết là không phải. Người ấy vào khoảng ba mươi tuổi, nhưng ốm yếu, mặt không còn đầy đặn nữa. Tóc anh ta khô, nhưng mềm , không bù xù. Quần áo không còn lằn ủi. Trước mặt anh ta là một cái đèn bóng hột vịt, một ly nước, một đĩa cam chỉ còn lại hai miếng chưa ăn. Từ lúc Lung bước vào đến giờ anh ta vẫn cắm cúi viết, không để ý đến sự hiện diện của y. Viết xong một đoạn dài anh ta dừng lại, cầm một miếng cam cúi mặt xuống ăn vội vàng, nhai ngốn ngấu ngon lành, phun hột xuống sàn. Anh ta lại nhe răng nhằn miếng vỏ cam. rồi ngẩng lên, anh ta nhìn về phía hai người. Ông đại diện giới thiệu :
- Đây là tên Mai, tỉnh uỷ viên cộng sản. Tôi đã nói chuyện với anh hồi tháng trước đấy mà.
Mai là tên giả của Lung. Người thanh niên đứng dậy, bước đến nhìn Lung vẻ chú ý, mắt nheo nheo lại như nhìn vào ánh sáng, miệng hơi nhếch cười thú vị, như đang tò mò ngắm một con két đẹp leo trèo trong lồng. Sự sỗ sàng của anh ta ta có vẻ tự nhiên, ngây thơ. Anh ta hỏi Lung:
- Anh ở trên núi ba năm rồi hả?...Tại sao anh chống lại chúng tôi. Người ta để anh lại với nhiệm vụ chống một chính quyền thực dân, phải không? Anh đã thấy chúng tôi không phải là một chính quyền như thế , tại sao anh lại chống với chúng tôi?
Anh ta nghẻo đầu chờ câu trả lời nầy của y, vẫn với cái tò mò ngây thơ. Nhưng khi Lung chưa nói xong ba câu thì anh ta đã hết chú ý , và y chưa kịp dừng lại thì anh ta đã quay lưn đi sang phòng bên cạnh.
Lúc ông đại diện cũng đứng dậy rời Lung thì trời đã chiều, trong phòng âm tối, trông không rõ mặt nhau nữa. Có lẽ bên ngoài trời đang mưa. Không khí ỉu xìu. Ban đầu y ngửi một mùi thoang thoảng mát, có lẫn thứ mùi khét đất. Dần dần nghe ngọt ngào mát rượi rồi lành lạnh.
Y lại ngồi gần cửa sổ, nhìn ra ngoài. Bầy trời ảm đạm , một màu trắng đục lờ đờ. Khắp xóm, tàn dừa la liệt, dày âm u, đứng yên lặng. Không có tí gió. Trong hoàng hôn nhá nem mưa nhẹ hột cứ hạ xuống dịu dàng thơm cay cay của lá bưởi lá cam xông lên với mùi nước mưa man mát. Nhưng rồi chú ý chờ đợi lại không thấy gì nữa. Y cho rằng mình đã nhìn xuống đám cây bưởi cây cam dưới vườn và tưởng tượng quá xa. Y ngoái lại nhìn người lính bảo an đứng ở đầu thang gác, trong bóng tối. Ngọn đèn hột vịt đặt trên chiếc bàn con ở góc phòng chỉ soi sáng y mờ mờ mà không chiếu đến người lính. Y không có một cảm tưởng gì về cảnh đó cả. Y đang nghĩ về Cúc.
Bỗng y chú ý đến câu nói ở phòng bên cạnh. Thì ra người thanh niên đãng trí vừa rồi đang nói chuyện về y với ông đại diện hành chánh và hình như là họ đang ăn cơm. Anh ta vẫn không hề để ý đến sự hiện diện của y ở bên phòng bên nầy , cười nói tự do :
-...Hả? Bác ngại gì những tên còn ở lại trên núi? Nếu bác không bắt được thì dần dần chúng sẽ hoá ra khỉ hết chứ có gì đáng ngại? Có gì đâu nào? Bác chỉ lo giữ vững dân tâm ở dưới này thôi. Khi một bọn cán bộ hoạt động chính trị đã tách ra khỏi dân chúng mà chạy lui dần lên núi thì.....thôi rồi! Cứ để cho chúng hoá khỉ.
Anh ta phá lên cười , vui vẻ.Ông đại diện nói nho nhỏ , Lung không nghe được. Anh ta lại trả lời :
- Tôi cho là tại cái ngoan cố của triết học. Bác xem: khoa học kỹ thuật thì tiến quá nhanh , tình trạng xã hội do đó cũng thay đổi theo nhanh chóng quá sức , mà tư tưởng chúng ta thì cứ khư khư với những định kiến cũ . Xài cái đồng hồ đeo tay kiểu cũ, đi cái xe du lịch kiểu xưa thì người ta lấy làm buồn; đánh giặc bây giờ mà Mỹ để cho Nga vượt mình một năm về kỹ thuật chế tạo hoả tiển thì nguy hiểm. Thế nhưng bàn về tư tưởng chỉ đạo đời sống thì ta vui vẻ bới nát sách của Lão tử, Khổng tử ra ,và lấy làm hãnh diện mà đọc một câu nói cách đây hai mươi lăm thế kỷ. Mỗi một thay đổi trong địa hạt kỹ thuật ảnh hưởng đến bộ mặt đời sống và phải tác động đến quan niệm của ta về xã hội , về cuộc đời chứ. Khi phải xới đất từng nhát cuốc , cấy từng cây mạ, ta có một quan niệm về sức lao động, về tổ chức xã hội khác với khi mà ta dùng máy cày hàng mấy chục mẫu đất một giờ rồi dùng phi cơ gieo lúa giống chứ? Hả? Khác chứ? Khi phải đi cáng, suốt ngày không đầy ba mươi cây số, ta có một quan niệm về quốc gia, về chủng tộc, về thế giới khác với khi ta có máy bay đi vòng quanh địa cầu trong ba bốn hôm, hay là có thứ hoả tiễn khứ hồi lên mặt trăng trong mười giờ chứ? Vậy mà khoa học mỗi ngày mỗi phát minh, đời sống mỗi ngày mỗi đổi mới, còn những tư tưởng chỉ đạo cuộc sống thì hàng năm mười thế kỷ hoạ may mới có một lần thay đổi. Có khi tệ hơn nữa...
Có tiếng phản đối của ông đại diện.Lung vẫn không nghe rõ tiếng ông ta.Rồi lại nổi lên giọng nói của người thanh niên:
- Phải, phải. Tôi đồng ý rằng quan niệm của mọi người có dần dà thay đổi. Các nhà tư tưởn cũng cố gắng đuổi theo thời đại. Nhưng có điều lạ là những quan niệm mới không ảnh hưởng đến xã hội mấy. Học thuyết chính thống bao giờ cũng cũ kỹ. Người ta cứ căn cứ mãi trên những quan niệm lỗi thời để làm cơ sở lý thuyết xây dựng xã hội. Mặc cho bao nhiêu xáo trộn suốt hàng mươi thế kỷ ở Á Châu chúng ta vẫn quan niệm cuộc đời theo Khổng tử, tổ chức xã hội theo Khổng học. Đến thế kỷ nầy học thuyết của Mác lại lăm le muốn tranh đoạt cái địa vị ấy. Sinh ra đã một thế kỷ rồi, chiếm được địa bàn tung hoành ở một vài nước lớn rồi, cái học thuyết ấy ạli cứng đầu cứng cổ đòi tiếp tục phát triển bất chấp những biến chuyển của hoàn cảnh xã hội ngày nay cho nên tình hình mới gay go đến thế này. Tùu khi có nghiệp đoàn, có quyền đình công, tương quan giữa chủ và thợ đã khác xưa bao nhiêu; từ khi kỹ thuật đem đến những phương thức sản xuất mới , sự phân phối lợi tức ở các nước tư bản đổi khác khiến cho ngày nay viên giám đốc một xưởng máy ở Mỹ mà lãnh được số lương bằng mười lương người thợ kém nhất cũng hiếm có , trong khi một kẻ thư lại được ưu đãi trong xưởng máy của Nga xô có thể hưởng số lương gấp tám mươi lần lương thợ ; tình trạng ấy khiến cho thợ thuyền ở các nước có kỹ nghệ tiếng bộ xa dần đảng cộng sản , thế mà học thuyết kia cứ khư khư cho rằng tư bản càng phát triển càng mau đào lỗ chôn mình. Xã hội tư bản càng sung túc và bình đẳng hơn các nước cộng sảng, chủ nghĩa cộng sản cũng cứ đòi được thực hiện, và cũng cứ còn khối người đòi chết cho sự thực hiện chủ nghĩa ấy. Tôi e rằng khi những phi cơ liên hành tinh cho phép đổ bộ xuống quả địa cầu những sinh vật dữ tợn như ma vương quỉ sứ tràn chiếm hết đất đai thì chủ nghĩa ấy cũng cứ quả quyết rằng cuộc tranh đấu gay cấn nhất vẫn là tranh đấu giữa người và người. Phải nhiều thế kỷ lắm mới đuổi đi được một học thuyết lỗi thời. Học thuyết thỉ có nhiều, có nhiều lắm. Nhưng phần lớn thì như lảng vảng xung quanh đám đông , chỉ có một đôi học thuyết nhào vào , thâm nhập được quần chúng đông đảo. Và thế là xong, như con đại bàng cắp được công chúa rồi, đuổi đi không đi, đánh không nổi, rứt không khỏi , giằng co đến rách thịt toé máu mới xong.
Ông đại diện nói rì rầm rất lâu. Có tiếng khua chén bát, có lẽ người ta đã thu dọn bàn ăn. Rồi im lặng ở phòng bên cạnh. Lung chờ bữa cơm của mình. Nhưng bỗng người thanh niên lại nói:
- Tôi không tin rằng rồi đây một quan niệm tổ chức xã hội sẽ thay đổi cuộc đời có hiệu quả bằng những phát kiến của khoa học. Bác nghĩ sao? Nếu nay mai người ta chế tạo máy bay dễ dàng, ai nấy đều mua xài như mua xe đạp, nếu phạm vi cư trú của loài người mở rộng bao gồm thêm vài hành tinh nữa trong vũ trụ , thì có phải điều kiện sinh sống của mỗi người trong chúng ta sẽ đổi mới nhiều hơn là thực hiện bất cứ một chế độ chính trị nào chăng? Kỷ nguyên này là của kỹ thuật. Cá cnhà tư tưởng chậm chạp lắm, không nên can thiệp vào. Bác bảo làm sao họ không chậm được? Một người thợ gặt, người quét đường ngày nay làm việc khác với đồng nghiệp của họ thế kỷ trước, họ có máy giúp đở, họ hưởng thụ được lợi ích của kỹ thuật mới. Nhà khoa học bây giờ làm việc với bao nhiêu là máy móc, phương tiện tinh xảo hơn một thế kỷ trước , họ có thể dùng một cái máy tính ba trăm ngàn con số trong một giây, nhanh hơn óc họ gấp triệu lần. Còn nhà tư tưởng thì lề lối và phương tiện làm việc vẫn như xưa. Ngày nay viết được một câu như trong kinh Xuân Thu cũng không nhanh chóng và dễ dàng hơn hồi thời Khổng tử một mảy may. Đọc sách vẫn mang kính lên mắt, một phút vẫn chỉ có thể đọc ngần ấy chữ , viết ra một câu văn vẫn chừng ấy suy nghĩ, công phu, không có cái máy nào tính cách chuyển mạch , dứt câu và chấm, phảy giúp họ. Lề lối làm việc của họ còn hoàn toàn thủ công nghiệp như xưa. Trên thế giới tiến bộ này thiệt thòi nhất là nhà tư tưởng. Tôi thương nhất là nhà tư tưởng , nhà văn , nhà triết học.
Anh ta cười ầm lên ở trong phòng bên cạnh. Rồi họ kéo nhau bước xuống thang gác. Xung quanh Lung hoàn toàn vắng vẻ.
Ngồi nhìn đêm tối qua khung cửa kính, y bồn chồn lo lắng. Và rất buồn. Bên ngoài mưa cứ dịu dàng hạ xuống xóm làng , xuống đám dừa đen âm u, xuống ngọn đèn đỏ giữa xóm, xuống cuộc sống thân mật, yên lành. Trong im lặng mát mẻ một giọng hát ru con mệt mỏi cất lên:
Một à mai con à cá hoá mai,
Con à chim hoá liễu a..đậu hai tùng nhánh tùng
Y bắt đầu thấy đói bụng. Không biết người ta có nghĩ đến bữa cơm chiều của y chăng? Bao giờ thì ông đại diện trở lại? Mà rồi ông ta có tiếp tục cuộc thẩm vấn nữa không? Tại sao đang hỏi y, tự dưng ông ta bỏ ngang đi ăn, bỏ y cho mấy người lính gác? Ông đại diện già này làm việc có vẻ luộm thuộm nhưng y biết ông ta là một kẻ mưu cơ.
Y công tác bên quận Hoài Ân nhưng lại bị bắt trên địa phận nha đại hành chánh An Lão. Nha đại diện là đơn vị hành chánh trung ương với cấp quâng, nhưng là một thứ quận đặc biệt chuyên trách về các sắc dân thiểu số miền thượng du. Viên chức đứng đầu nha đại diện thường không xuất thân từ trường Quốc Gia Hành Chánh, không phải là những người trẻ tuổi, học thức. Ông đại diện này chảng hạn là một nhân sĩ địa phương. Y chưa từng biết mặt ông ta , nhưng quả y có điều tra, tìm hiểu: ông ta không học hành mấy , nhưng rất am tường về vùng nầy, ông hiểu dân tình , địa thế, biết rõ từng làng từng xóm , lại được sự tinh cậy của dân thượng du.
Còn người trẻ tuổi vừa rồi là ai, y hoàn toàn chưa biết chút gì. Anh ta nói giọng Quảng, bộ điệu trông rõ ràng không phải là thuộc cấp dưới quyền ông đại diên. Có lẽ là một viên chức từ cấp trên , từ trên tỉnh, có thể từ Huế hay Sài gòn, vừa ghé qua đây vì một công tác nào đó. Một viên chức trẻ, học thức, ưa lý luận xa vời, không có ý niệm gì về các vấn đề cụ thể của địa phương. Một mẫu người trái ngược với ông đại diện. Không biết hai người lúc này kéo nhau đi đâu, họ có đang bàn tính về y , về những chuyện liên quan đến số phận y ?
Cảm giác đói mỗi lúc mỗi mạnh. Bây giờ Lung lại thấy khát nước nữa. Có lúc cơn đói làm y thấy nhược hẳn người. Những xúc động sau khi bị bắt làm y quên chuyện cơm nước qua mấy giờ liền, bây giờ cái dạ dày nó đòi hỏi....Có người bước lên cầu thang. Một người đàn ông , mang trên tay cây đèn toạ đăng đang cháy sáng. Người đàn ông ông nhìn qua y , cứ đi thẳng đến bàn giấy ông đại diện, đặt cây đèn giữa bàn, rồi bước nhanh về phía góc phòng, cúi xuống thổi tắt ngọn đèn hột vịt, đoạn xách bình nước trà đã cạn nước quay lại bước xuống cầu thang, sau khi liếc nhìn Lung bằng một khoé mắt rất nhanh.
Nhìn quanh gian phòng dưới ánh đèn sáng , bây giờ y chợt nhớ lại căn gác ở nhà cậu y. Đúng thế, căn nhà nầy cất theo kiểu nhà người cậu mà mẹ y vẫn dẫn y về hồi nhỏ, vào các ngày kỵ giỗ, vì ông bà ngoại đã qua đồi trước khi mẹ đi lấy chồng.. Đây cũng là kiểu thức chung chung cho các nhà giàu miền núi ở vùng ngày ngày xưa. Nhà xây tường bằng đá ong, có một tầng gác. Tầng gác ấy không thực sự cần thiết để sinh sống, nhung xây cất vì nhu cầu phòng vệ. Số là ở đầy xưa kia thiếu hẳn an ninh: thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ dân thiểu số thượng du thình lình kéo về cướp làng , vét của cải, bắt trâu bò , bắt luôn cả đàn bà con gái đem lên núi. Vì thế nhà có cũa làm nhà lầu, tích sẳn đá cục trên phòng , khi có cướp đến thì đóng chặt cửa tầng dưới, kéo nhau lên gác, nấp trong cửa sổ ném đá và bắn tên xuống, chống nhau với kẻ cướp.
Nha đại diện hành chánh này chưa xây được trụ sở riêng hãy còn đặt văn phòng tại ngôi nhà mượn của một đồng bào khá giả. Lung nghĩ lan man: Ông đại diện này hàng ngày chung sống với gia chủa, văn phòng làm việc của ông cũng là nhà trọ. Ông ta làm việc trong một khung cảnh gia đình thân mật, khung cảnh quen thuộc từ lâu đời đối với Lung, và cả đối với ông ta. Một khung cảnh đặc biệt địa phương , liên hệ mật thiết với cuộc sống miền quê này từ nhiều đời nhiều kiếp. Ông đại diện, chính ông già ấy, có lẽ suốt đời cũng chưa từng rời xa địa phương , suốt thời kháng chiến vừa qua cũng chỉ sống loanh quanh ở vùng này, dưới cùng một chế độ mà y đã từng sống. Y lại nghĩ đến lời ông ta khuyến dụ: thành khẩn sẽ được khoan hồng. Chính ông ta cũng trót quen với luận điệu phổ biến trong xã hội cộng sản. Dưới chế độ bên này, tội trạng của y sẽ do tư pháp định đoạt: một viên chức hành chánh có thể hứa hẹn gì đâu !
Lung lại nghĩ đến những ngày sắp tới của mình. Lại lo lắng chơi vơi. Tiếng guốc dép và tiếng trò chuyện ở tầng dưới bỗng im bặt đi một lúc. Rồi lại nghe như có đôi ba người vừa mới kéo nhau vào nhà , vừa đi vừa đùa giỡn.
Lung xoay người, quay lưng hẳn về phía ánh sáng, úp mặt vào khung cửa sổ, nhìn ra ngoài đêm.
Dưới sân có người đàn bà đội nón lá vừa hấp tấp tiến ra cổng. Người đi không guốc, đi như một cái bóng, không có tiếng chân khua động. Sau đó, hồi lâu không có dấu hiệu hoạt động nào khác. Ngoài tròoi mưa rơi êm. Trong xóm, bóng đêm càng dầy. Giọng hát ru con lại cất lên, và lại trở về với câu đã nghe qua lúc nãy :
Một à mai con à cá hoá mai
Con à chim hoá liễu à...đậu hai tùng nhánh tùng
Lần này y tò mò để ý đến cái nghĩa ngộ nghĩnh của câu hát. Giọng hát buồn buồn cổ truyền của người đàn bà Việt Nam đã lột hết vẻ tân kỳ quái lạ của ý nghĩa câu thơ, khiến cho từ lâu rồi , y vẫn thản nhiên nghe câu ấy, yên trí rằng con cá hoá mai cũng không lạ lùng hơn con cá hoá ra mắm trong vại. Những hình ảnh của cuộc sống đêm nay tràn ngập cảm quan y là những hình ảnh quen thuộc lâu đời. Cuộc sống xưa cũ tầm thường bỗng nhiên đối với y sao thân thiết quá. Y tự hỏi : thực y đã từng hoạt động để tạo nên một xã hội khác, hoạt động để xoá sạch nếp sống thân mật đó sao? Thực tình y đã từng quả quyết như thế sao? Mùi đất ướt , lá ướt, tiếng hát ru con, tiếng mưa nhẹ nhàng trong đêm tối sao mà quyến rũ quá, sao mà ngọt ngào quá, khiến y bồn chồn. Y bồn chồn như chưa từng sống tha thiết đến thế bao giờ.
Y nhớ lại nét mặt đau khổ và bàn tay của Ngọc xoa lên tay y trong một đêm khuya ở hang đá Tà Léc, cặp mắt thản nhiên của hai con nai, y nhớ ông cụ trùm khăn đỏ ngủ trong gian nhà tối của Sơn , nhớ giọng mắng nhiếc rì rầm hằn học mà mãi đến bây giờ y cũng không hiểu là thế nào, y nhớ những sự kiện rời rạc vô nghĩa, cùng nhau góp lại thành ra cái thú vị u ẩn của cuộc sống.
Y nhớ cái mùi thơm cay cay nồng nồng trên ngực áo của Cúc. Cúc mà y đã ôm trong tay, đã xô y ra, nhưng nhất định sẽ là của y , nếu y không bị bắt sau lần gặp gỡ thứ ba. Y băn khoăn tự hỏi: y đã đến chờ Cúc với cái tâm trạng của kẻ đến chờ thoả mãn một nhu cầu , còn Cúc đã đến với y với ý nghĩ gì? Thân thể của Cúc có lúc mềm yếu đi là vì rung động hay vì phục tùng? Dù sao thì Cúc cũng có gì phức tạp hơn những ý nghĩ hăm hở và đơn giản của Lung lúc ấy, ý nghĩ cộc lốc đến một nhu cầu...
Trên mười đầu ngón tay của Lung như còn cái cảm giác trơn trơn êm dịu của lúc áp trên lần áo lụa. Y nghĩ đến sự đau khổ của Ngọc, đến sự lầm lộn tình cờ, đến con kiến len lỏi trên cánh tay Cúc, giữa những sợi lông vàng óng ánh...Sao đến lúc này y mới thấy tha thiết đến cuộc sống tầm thường , đến những tình cờ, những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc đời đến thế...Còn mấy hôm nữa là y đã ba mươi mốt tuổi. Và y sẽ xa cuộc đồi không biết đến bao lâu nữa. Y sẽ bị tù bao lâu nhỉ? Rồi Ngọc ở trên hang núi cao kia, đang nhớ đời da diết , Ngọc cũng sẽ mò về và cũng sẽ như y hôm nay. Y vụt nhớ đến những câu nói xô bồ của người thanh niên đãng trí ở phòng bên cạnh vừa rồi, có cảm tưởng như cả xã hội đã nhao nhao thốt ra cái câu hất hủi và tàn nhẫn: "Để cho chúng hoá khỉ !"
Giọng hát dưới xóm vừa dứt. Hơi mưa nhẹ nhàng hạ xuống , nhận chìm dư âm câu hát trong đêm tối mát mẻ.
1956
Võ Phiến
NGUYỄN HOÀI VĂN * TRẦN VĂN ÂN
Những hình ảnh không quên
Kỷ niệm cụ Trần Văn Ân
Nguyễn Hoài Vân
Những hình ảnh Lịch Sử: với Hoàng Đế Bảo Đại, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ
Tướng Trần Trọng Kim, Tướng Bảy Viễn, Thủ Tướng Trần Văn Hương, Quốc Trưởng
Phan Khắc Sửu, Cụ Dương Bá Trạc, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Bà Thân Mẫu
Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Hồ Hữu Tường, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật Sư Trần Văn
Tuyên và nhiều nhân vật khác ...
Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc vài hình ảnh về cụ Trần Văn Ân, mà những
người quý mến cụ khó mà quên được.
Một số hình được cụ treo trên tường phòng khách, như hình chiếc ghe cụ dùng để
đi buôn gạo, lúc bị thực dân bao vây kinh tế, không thể kiếm được việc làm:
2 | T r a n g
Di ảnh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc được treo ở một nơi trang trọng, cùng với
hình Đức Thày Huỳnh Phú Sổ, lá cờ Việt Nam của Sứ Bộ Việt Nam Cộng Hoà tại Paris
(về sau dùng một quốc kỳ nhỏ hơn), kiểu mẫu do chính cụ vẽ ra năm 1948, và hình một
số bạn bè đã quá vãng, như Nguyễn Văn Sâm, Châu Lực (Trung Hoa Quốc Dân Đảng,
tiếp đãi cụ suốt hơn 1 năm, nhân Quốc Dân Đảng Trung Hoa mời cụ sang tham dự “Đệ
Tam Thứ Toàn Quốc Đại Biểu Đại Hội, Nam Kinh, 1929), La Anh (La Quán Anh, gốc
Hoa, ký giả báo Viễn Đông) ...
Sau đây là hình với Đức Hộ Pháp (dường như là đang nói chuyện ở Việt Đoàn do
cụ thành lập năm 1949) :
Nguyễn Văn Sâm bị CS đệ tam với sự đồng loã của thực dân, bắn chết trên xe
buýt ở đường Cây Mai, ngày song thập 1947. Hai kẻ sát nhân cho biết được lệnh bắn
Sâm và Ân, nhưng hôm đó cụ Ân nán lại báo quán quán Quần Chúng làm việc. Hàng
năm ngày 10 tháng 10 cụ và phu nhân vẫn cúng giỗ nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm.
Sau đây là hình lễ giỗ Nguyễn Văn Sâm thời VNCH, với sự hiện diện của quý ông Trần
Văn Hương và Mai Thọ Truyền:
3 | T r a n g
Châu Lực mất trong biến loạn Trung Hoa năm 1949. Khi sang VN thăm cụ, ông mặc
khăn đóng áo dài để tỏ lòng kính trọng văn hoá Việt Nam, bức hình này đã bị mất.
La Anh mất trong tù cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 1978, cụ và phu nhân cũng
hàng năm cúng giỗ. Sau đây là hình bạn gốc Hoa tổ chức tiệc mừng sinh nhật cụ, mấy
trăm người hiện diện:
La Anh đứng bên phải cách cụ một người, không đeo kính, sát cột nhà. Trong những
người đứng gần có Mã Công Triết và Trần Vinh Giai.
Hình Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, chụp chung với cụ, rất nhiều, nhưng
đều bị mất hết qua các cuộc bố ráp thời Đệ Nhất Cộng Hoà và thời CS.
4 | T r a n g
Trên tường phòng khách còn có hình Quốc Trưởng Bảo Đại, tướng Lê Văn Viễn, Thủ
Tướng Nguyễn Văn Xuân, xuống thang lầu dinh Gia Long. Cụ đi sau Tướng Xuân:
Cuộc đời hoạt động đã đưa cụ đi đến nhiều nơi, trên các nẻo đường quê hưong và trên
khắp thế giới (Bắc Âu, Bỉ, Hoà Lan, Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật, Hoa Kỳ, Cao Miên, Thái Lan,
Singapore, Indonesia, v.v... không kể Trung Quốc và Pháp ở lại nhiều năm) xin ghi lại
vài nét qua hình ảnh.
Hình chụp với quý ông Dương Bá Trạc, Trần
Trọng Kim, Đặng Văn Ký, tại Fuji Hotel,
Singapore, khi người Nhật đưa cụ đi lánh
nạn CS và thực dân, trước nguy cơ bị sát hại
(người đáng lẽ đi cùng với cụ với tính cách
cộng sự viên là Diệp Ba, sau cụ quyết định
đem Đặng Văn Ký theo vì ông này có “vấn
đề” với mật thám Pháp - Cụ Dương Bá Trạc
sẽ từ trần ít lâu sau đó, vì bệnh phổi - cụ Ân
chăm sóc cụ Trạc như cha):
5 | T r a n g
Một vài người Nhật vẫn giữ thâm tình với cụ, như ông Micheo Kuga (Cửu Ngã), sĩ quan
liên lạc. Ngày 4 tháng 3 năm 1985 ông sang thăm cụ trước khi qua đời ngày 22 tháng 11
cùng năm, trên đường đi công tác tại Bangui, Phi Châu. Sau đây là hình chụp trong lần
hội ngộ cuối cùng, ở Rennes:
Năm 1948, với tính cách Tổng Trưởng Thông Tin cụ sang Hong Kong với sứ mạng gặp
Hoàng Đế Bảo Đại. Nhắc lại : “giải pháp Bảo Đại” được cụ quan niệm như một trong
những bước đầu hình thành “giải pháp Quốc Gia” chống lại CS. Từ trái qua : Trần Thiện
Vàng, Lưu Đức Trung, TV Ân, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Tuyên:
6 | T r a n g
Cụ cũng được “du lịch” Côn Sơn 9 năm, với tính cách tử tội chờ ngày hành quyết, với hai
năm còng chân, sáu tháng nhốt hầm ... Sau đây là vài tấm hình lúc sắp được phóng thích :
Trong hình có: Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi, Trịnh Khánh Vàng, Hồ Hữu Tường (sau
lưng cụ Ân), Nguyễn Thành Phưong, Phó Tỉnh Trưởng Tăng Tư, Nguyễn Văn Hớn ...
Hình với Hồ Hữu Tường, tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành, và Tỉnh Trưởng Côn Sơn:
7 | T r a n g
Trên con đường tìm lại tự do với bạn tù tử tội: (cụ chống gậy ở hình dưới)
Năm 1970 , kinh lý Kiến Hoà :
8 | T r a n g
Kinh lý Mỹ Tho :
Một cuộc hành hưong quan trọng, cụ Trần Văn Ân về quê bái mộ :
9 | T r a n g
Một cuộc hành hương quan trọng khác, tại Thánh Địa Phật Giáo Hoà Hảo, nhân lễ tưởng
niệm Đức Thày thọ nạn:
Hội kiến với Đức Bà và đại diện PGHH :
10 | T r a n g
Diễn thuyết tại Nhật 1967 (“tôi nói đây với tất cả tấc lòng chân thành của một người ái
quốc đau khổ vì chiến tranh xâm lược” – I speak with my heart ...) :
Tại Hoa Kỳ năm 1985, gần nhà chị Huỳnh Mai. Thân phụ chị, ông Nguyễn Long Thành
Nam là một bạn cố tri, ý hợp tâm đầu :
11 | T r a n g
Trong chuyến đi Hoa Kỳ này có nhiều cuộc nói chuyện, gặp gỡ chí hữu, đồng hương,
hình ảnh phải hỏi nơi huynh trưởng Đỗ Tiến Đức.
Sau đây là hình chụp với ông Phạm Nam Sách, một trong nhiều thân hữu cụ Trần Văn Ân
đã gặp gỡ trong dịp này:
Biểu tình tại Paris, 30 tháng 4 năm 1979 :
12 | T r a n g
Tết Hồn Nước, Tân Dậu 1981, Pháp Quốc :
Cầu nguyện tại tư gia, nhân anh em từ xa đến:
13 | T r a n g
Dặn dò tử đệ tại tư gia :
Ngồi bên cụ là BS Phạm Văn Hạt, cựu chủ tịch Hồng Thập Tự Việt Nam, cựu Nghị Sĩ,
phó chủ tịch Thượng Viện, cựu Chỉ Huy Trưởng Nha Quân Y và Trường Quân Y. Cụ Hạt
vô cùng thân thiết với cụ Ân, như anh em ruột. Một hôm cụ Ân bị mờ mắt do cataracte,
cụ Hạt bảo: “già thì bị vậy”. Cụ Ân nói :”anh cũng già sao anh không bị ?”. Cụ Hạt trả
lời: “tôi còn thiếu 10 năm”. Cụ Hạt nhỏ hơn cụ Ân dúng 10 tuổi, mất ngày 14 tháng 9
năm 2000.
Truy điệu liệt sĩ Trần Văn Bá tại Rennes 19 tháng 1 năm 1985:
14 | T r a n g
Trong suốt những năm dài lưu vong tại Pháp, rất nhiều thân hữu từ khắp nơi trên
thế giới đã thường xuyên đến viếng thăm cụ, nơi căn nhà nghèo nàn tại Rennes, dành cho
người có lợi tức kém, tiền nhà phần lớn do trợ cấp xã hội trả giúp.
Sau đây, là một phần nhỏ của những kỷ niệm thăm viếng đầy thân tình quý mến đó:
Đại Sứ Nguyễn Triệu Đan, từ Úc đến, chụp trước nhà:
Cựu Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân (thứ ba từ trái sang), ô Lê Quang Đạm, ô
Nguyễn Khương Mậu, BS Phạm Văn Hạt, và quý phu nhân:
15 | T r a n g
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, gần như năm nào cũng đến thăm:
Hình ông bà Nguyễn Long Thành Nam tại Rennes ngày 4 tháng 10 1986. GS Thành Nam
là một lãnh tụ PGHH thân cận Đức Thày, có nhiều công nghiệp đối với Đạo Pháp và
nước nhà trong những lãnh vực đấu tranh, tổ chức, cũng như khảo cứu.
16 | T r a n g
Tướng Nguyễn Văn Chức (mang khăn choàng – Huynh Trưởng Ng Văn Trần cầm tài
liệu) :
Tướng Chức, một lần khác :
17 | T r a n g
GS Bùi Chánh Thời, Ông Phạm Đăng Sum, Sứ Thần Việt Nam tại Nhật (cạnh BS Hạt
bên trái) :
Thẩm phán Trần Văn Liêm, Tối Cao Pháp Viện:
18 | T r a n g
Nhà báo Nguyễn Ang Ca năm 1989 (mất ngày 11 tháng 2 1991 tại Bỉ - trong hình có
Trần Sĩ Hội, con út cụ Ân, cũng đã qua đời) :
Bạn Duy Dân: cụ Nguyễn Tiến Đại :
19 | T r a n g
Bạn Duy Dân, các cụ Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Năng Lợi. Cụ Lợi đã tặng cho
người viết toàn bộ tài liệu biên soạn tư tưởng của Thiên Tài Lý Đông A, xin ghi lại để
nhớ ơn (hai người đứng là Sĩ Hội và Sĩ Tiến, con của cụ Ân):
Võ Sư Phạm Xuân Tòng, sáng lập môn phái Quan Khí Đạo (Quan Ki Do) (VS Tòng là
học trò cố võ sư Châu Quân Kỳ, người nước Hẹ, gốc Nga My và Đường Lang Quyền - cụ
Ân quen nhiều người nước Hẹ, nói thông thạo tiếng Hẹ)
20 | T r a n g
Nhà báo Phạm Thăng, từ Gia Nã Đại sang thăm:
Nhà văn Hồ Trường An (anh An ẵm cháu Mai, nay đã 16 tuổi, có vẻ có khiếu viết văn)
21 | T r a n g
Quý ông Trần Đức Thanh Phong và Phan Gia Ân. Cụ Ân làm bạn với thân phụ ông Trần
Đức Thanh Phong, là ông Trần Quốc Anh. Nghe nói chính ông Kuga (hình ở trước) đã
giúp đem ông Phong đi Nhật tránh biến loạn, yên ổn học hành (?)
Hình Trần Hùng Nam, cháu nội ông Trần Văn Thạch, đến thăm tại Rennes ngày 31 tháng
3 năm 1991. Ông Trần Văn Thạch, cùng với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn
Chánh, là bạn đấu tranh ruột thịt thân thiết của cụ Ân, và là những nhân vật lãnh đạo
của Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam. Họ đều bị CS đệ tam tàn sát cùng với hầu hết các chiến
sĩ Đệ Tứ khác. Công nghiệp và lòng ái quốc của họ trong cuộc đấu tranh chống thực dân,
đã được toàn dân ghi nhận. Lãnh tụ hiện nay của Phong Trào Đệ Tứ Việt Nam là cụ
Hoàng Khoa Khôi, hiện ở Paris.
22 | T r a n g
Đến ngày về nơi an nghỉ cuối cùng, thân phủ quốc kỳ Việt Nam:
(Thuận, Trần, Định, Thành, Vân, lúc hạ huyệt – Khi Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng,
Lê Hoàn Sơn được CSVN thả sau 6 năm tù, đến nhà người viết dùng cơm, cụ Ân lúc đó
đã rất yếu, không ai dám mời, nhưng cũng nhất định lặn lội đi 45 km, đêm hôm mò tới
thăm “bạn tù”)
Tử đệ bi ai :
23 | T r a n g
Kỷ niệm cụ Trần Văn Ân
Nguyễn Hoài Vân
Những hình ảnh Lịch Sử: với Hoàng Đế Bảo Đại, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ
Tướng Trần Trọng Kim, Tướng Bảy Viễn, Thủ Tướng Trần Văn Hương, Quốc Trưởng
Phan Khắc Sửu, Cụ Dương Bá Trạc, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Bà Thân Mẫu
Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Hồ Hữu Tường, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật Sư Trần Văn
Tuyên và nhiều nhân vật khác ...
Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc vài hình ảnh về cụ Trần Văn Ân, mà những
người quý mến cụ khó mà quên được.
Một số hình được cụ treo trên tường phòng khách, như hình chiếc ghe cụ dùng để
đi buôn gạo, lúc bị thực dân bao vây kinh tế, không thể kiếm được việc làm:
2 | T r a n g
Di ảnh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc được treo ở một nơi trang trọng, cùng với
hình Đức Thày Huỳnh Phú Sổ, lá cờ Việt Nam của Sứ Bộ Việt Nam Cộng Hoà tại Paris
(về sau dùng một quốc kỳ nhỏ hơn), kiểu mẫu do chính cụ vẽ ra năm 1948, và hình một
số bạn bè đã quá vãng, như Nguyễn Văn Sâm, Châu Lực (Trung Hoa Quốc Dân Đảng,
tiếp đãi cụ suốt hơn 1 năm, nhân Quốc Dân Đảng Trung Hoa mời cụ sang tham dự “Đệ
Tam Thứ Toàn Quốc Đại Biểu Đại Hội, Nam Kinh, 1929), La Anh (La Quán Anh, gốc
Hoa, ký giả báo Viễn Đông) ...
Sau đây là hình với Đức Hộ Pháp (dường như là đang nói chuyện ở Việt Đoàn do
cụ thành lập năm 1949) :
Nguyễn Văn Sâm bị CS đệ tam với sự đồng loã của thực dân, bắn chết trên xe
buýt ở đường Cây Mai, ngày song thập 1947. Hai kẻ sát nhân cho biết được lệnh bắn
Sâm và Ân, nhưng hôm đó cụ Ân nán lại báo quán quán Quần Chúng làm việc. Hàng
năm ngày 10 tháng 10 cụ và phu nhân vẫn cúng giỗ nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm.
Sau đây là hình lễ giỗ Nguyễn Văn Sâm thời VNCH, với sự hiện diện của quý ông Trần
Văn Hương và Mai Thọ Truyền:
3 | T r a n g
Châu Lực mất trong biến loạn Trung Hoa năm 1949. Khi sang VN thăm cụ, ông mặc
khăn đóng áo dài để tỏ lòng kính trọng văn hoá Việt Nam, bức hình này đã bị mất.
La Anh mất trong tù cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 1978, cụ và phu nhân cũng
hàng năm cúng giỗ. Sau đây là hình bạn gốc Hoa tổ chức tiệc mừng sinh nhật cụ, mấy
trăm người hiện diện:
La Anh đứng bên phải cách cụ một người, không đeo kính, sát cột nhà. Trong những
người đứng gần có Mã Công Triết và Trần Vinh Giai.
Hình Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, chụp chung với cụ, rất nhiều, nhưng
đều bị mất hết qua các cuộc bố ráp thời Đệ Nhất Cộng Hoà và thời CS.
4 | T r a n g
Trên tường phòng khách còn có hình Quốc Trưởng Bảo Đại, tướng Lê Văn Viễn, Thủ
Tướng Nguyễn Văn Xuân, xuống thang lầu dinh Gia Long. Cụ đi sau Tướng Xuân:
Cuộc đời hoạt động đã đưa cụ đi đến nhiều nơi, trên các nẻo đường quê hưong và trên
khắp thế giới (Bắc Âu, Bỉ, Hoà Lan, Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật, Hoa Kỳ, Cao Miên, Thái Lan,
Singapore, Indonesia, v.v... không kể Trung Quốc và Pháp ở lại nhiều năm) xin ghi lại
vài nét qua hình ảnh.
Hình chụp với quý ông Dương Bá Trạc, Trần
Trọng Kim, Đặng Văn Ký, tại Fuji Hotel,
Singapore, khi người Nhật đưa cụ đi lánh
nạn CS và thực dân, trước nguy cơ bị sát hại
(người đáng lẽ đi cùng với cụ với tính cách
cộng sự viên là Diệp Ba, sau cụ quyết định
đem Đặng Văn Ký theo vì ông này có “vấn
đề” với mật thám Pháp - Cụ Dương Bá Trạc
sẽ từ trần ít lâu sau đó, vì bệnh phổi - cụ Ân
chăm sóc cụ Trạc như cha):
5 | T r a n g
Một vài người Nhật vẫn giữ thâm tình với cụ, như ông Micheo Kuga (Cửu Ngã), sĩ quan
liên lạc. Ngày 4 tháng 3 năm 1985 ông sang thăm cụ trước khi qua đời ngày 22 tháng 11
cùng năm, trên đường đi công tác tại Bangui, Phi Châu. Sau đây là hình chụp trong lần
hội ngộ cuối cùng, ở Rennes:
Năm 1948, với tính cách Tổng Trưởng Thông Tin cụ sang Hong Kong với sứ mạng gặp
Hoàng Đế Bảo Đại. Nhắc lại : “giải pháp Bảo Đại” được cụ quan niệm như một trong
những bước đầu hình thành “giải pháp Quốc Gia” chống lại CS. Từ trái qua : Trần Thiện
Vàng, Lưu Đức Trung, TV Ân, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Tuyên:
6 | T r a n g
Cụ cũng được “du lịch” Côn Sơn 9 năm, với tính cách tử tội chờ ngày hành quyết, với hai
năm còng chân, sáu tháng nhốt hầm ... Sau đây là vài tấm hình lúc sắp được phóng thích :
Trong hình có: Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi, Trịnh Khánh Vàng, Hồ Hữu Tường (sau
lưng cụ Ân), Nguyễn Thành Phưong, Phó Tỉnh Trưởng Tăng Tư, Nguyễn Văn Hớn ...
Hình với Hồ Hữu Tường, tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành, và Tỉnh Trưởng Côn Sơn:
7 | T r a n g
Trên con đường tìm lại tự do với bạn tù tử tội: (cụ chống gậy ở hình dưới)
Năm 1970 , kinh lý Kiến Hoà :
8 | T r a n g
Kinh lý Mỹ Tho :
Một cuộc hành hưong quan trọng, cụ Trần Văn Ân về quê bái mộ :
9 | T r a n g
Một cuộc hành hương quan trọng khác, tại Thánh Địa Phật Giáo Hoà Hảo, nhân lễ tưởng
niệm Đức Thày thọ nạn:
Hội kiến với Đức Bà và đại diện PGHH :
10 | T r a n g
Diễn thuyết tại Nhật 1967 (“tôi nói đây với tất cả tấc lòng chân thành của một người ái
quốc đau khổ vì chiến tranh xâm lược” – I speak with my heart ...) :
Tại Hoa Kỳ năm 1985, gần nhà chị Huỳnh Mai. Thân phụ chị, ông Nguyễn Long Thành
Nam là một bạn cố tri, ý hợp tâm đầu :
11 | T r a n g
Trong chuyến đi Hoa Kỳ này có nhiều cuộc nói chuyện, gặp gỡ chí hữu, đồng hương,
hình ảnh phải hỏi nơi huynh trưởng Đỗ Tiến Đức.
Sau đây là hình chụp với ông Phạm Nam Sách, một trong nhiều thân hữu cụ Trần Văn Ân
đã gặp gỡ trong dịp này:
Biểu tình tại Paris, 30 tháng 4 năm 1979 :
12 | T r a n g
Tết Hồn Nước, Tân Dậu 1981, Pháp Quốc :
Cầu nguyện tại tư gia, nhân anh em từ xa đến:
13 | T r a n g
Dặn dò tử đệ tại tư gia :
Ngồi bên cụ là BS Phạm Văn Hạt, cựu chủ tịch Hồng Thập Tự Việt Nam, cựu Nghị Sĩ,
phó chủ tịch Thượng Viện, cựu Chỉ Huy Trưởng Nha Quân Y và Trường Quân Y. Cụ Hạt
vô cùng thân thiết với cụ Ân, như anh em ruột. Một hôm cụ Ân bị mờ mắt do cataracte,
cụ Hạt bảo: “già thì bị vậy”. Cụ Ân nói :”anh cũng già sao anh không bị ?”. Cụ Hạt trả
lời: “tôi còn thiếu 10 năm”. Cụ Hạt nhỏ hơn cụ Ân dúng 10 tuổi, mất ngày 14 tháng 9
năm 2000.
Truy điệu liệt sĩ Trần Văn Bá tại Rennes 19 tháng 1 năm 1985:
14 | T r a n g
Trong suốt những năm dài lưu vong tại Pháp, rất nhiều thân hữu từ khắp nơi trên
thế giới đã thường xuyên đến viếng thăm cụ, nơi căn nhà nghèo nàn tại Rennes, dành cho
người có lợi tức kém, tiền nhà phần lớn do trợ cấp xã hội trả giúp.
Sau đây, là một phần nhỏ của những kỷ niệm thăm viếng đầy thân tình quý mến đó:
Đại Sứ Nguyễn Triệu Đan, từ Úc đến, chụp trước nhà:
Cựu Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân (thứ ba từ trái sang), ô Lê Quang Đạm, ô
Nguyễn Khương Mậu, BS Phạm Văn Hạt, và quý phu nhân:
15 | T r a n g
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, gần như năm nào cũng đến thăm:
Hình ông bà Nguyễn Long Thành Nam tại Rennes ngày 4 tháng 10 1986. GS Thành Nam
là một lãnh tụ PGHH thân cận Đức Thày, có nhiều công nghiệp đối với Đạo Pháp và
nước nhà trong những lãnh vực đấu tranh, tổ chức, cũng như khảo cứu.
16 | T r a n g
Tướng Nguyễn Văn Chức (mang khăn choàng – Huynh Trưởng Ng Văn Trần cầm tài
liệu) :
Tướng Chức, một lần khác :
17 | T r a n g
GS Bùi Chánh Thời, Ông Phạm Đăng Sum, Sứ Thần Việt Nam tại Nhật (cạnh BS Hạt
bên trái) :
Thẩm phán Trần Văn Liêm, Tối Cao Pháp Viện:
18 | T r a n g
Nhà báo Nguyễn Ang Ca năm 1989 (mất ngày 11 tháng 2 1991 tại Bỉ - trong hình có
Trần Sĩ Hội, con út cụ Ân, cũng đã qua đời) :
Bạn Duy Dân: cụ Nguyễn Tiến Đại :
19 | T r a n g
Bạn Duy Dân, các cụ Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Năng Lợi. Cụ Lợi đã tặng cho
người viết toàn bộ tài liệu biên soạn tư tưởng của Thiên Tài Lý Đông A, xin ghi lại để
nhớ ơn (hai người đứng là Sĩ Hội và Sĩ Tiến, con của cụ Ân):
Võ Sư Phạm Xuân Tòng, sáng lập môn phái Quan Khí Đạo (Quan Ki Do) (VS Tòng là
học trò cố võ sư Châu Quân Kỳ, người nước Hẹ, gốc Nga My và Đường Lang Quyền - cụ
Ân quen nhiều người nước Hẹ, nói thông thạo tiếng Hẹ)
20 | T r a n g
Nhà báo Phạm Thăng, từ Gia Nã Đại sang thăm:
Nhà văn Hồ Trường An (anh An ẵm cháu Mai, nay đã 16 tuổi, có vẻ có khiếu viết văn)
21 | T r a n g
Quý ông Trần Đức Thanh Phong và Phan Gia Ân. Cụ Ân làm bạn với thân phụ ông Trần
Đức Thanh Phong, là ông Trần Quốc Anh. Nghe nói chính ông Kuga (hình ở trước) đã
giúp đem ông Phong đi Nhật tránh biến loạn, yên ổn học hành (?)
Hình Trần Hùng Nam, cháu nội ông Trần Văn Thạch, đến thăm tại Rennes ngày 31 tháng
3 năm 1991. Ông Trần Văn Thạch, cùng với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn
Chánh, là bạn đấu tranh ruột thịt thân thiết của cụ Ân, và là những nhân vật lãnh đạo
của Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam. Họ đều bị CS đệ tam tàn sát cùng với hầu hết các chiến
sĩ Đệ Tứ khác. Công nghiệp và lòng ái quốc của họ trong cuộc đấu tranh chống thực dân,
đã được toàn dân ghi nhận. Lãnh tụ hiện nay của Phong Trào Đệ Tứ Việt Nam là cụ
Hoàng Khoa Khôi, hiện ở Paris.
22 | T r a n g
Đến ngày về nơi an nghỉ cuối cùng, thân phủ quốc kỳ Việt Nam:
(Thuận, Trần, Định, Thành, Vân, lúc hạ huyệt – Khi Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng,
Lê Hoàn Sơn được CSVN thả sau 6 năm tù, đến nhà người viết dùng cơm, cụ Ân lúc đó
đã rất yếu, không ai dám mời, nhưng cũng nhất định lặn lội đi 45 km, đêm hôm mò tới
thăm “bạn tù”)
Tử đệ bi ai :
23 | T r a n g
NGUYỄN THỤY LONG * CÁI QUẦN
Cái quần - Nguyễn Thụy Long
Trời chiều nhọ mặt người.
Khi đôi mắt già nua không còn nhìn rõ lỗ mọt ở cái ruột xe đạp khách
đưa vá nữa. Chúng tôi dẹp hàng. Nói là cửa hàng xe đạp thì hơi quá, một
trạm hay một điểm sửa xe thô sơ dọc đường thì đúng hơn. Chúng tôi, tôi
và người bạn già, ngang nhiên chiếm một khoảng lòng lề đường để hành nghề sửa xe đạp kiếm chác qua ngày.
Tôi cũng như anh bạn đều không phải thợ chuyên nghiệp. Chúng tôi là những tay ngang, đói đầu gối phải bò, bỗng nhiên một ngày nào đó thấy mình trở thành thợ, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân bằng chính mồ hôi, sức lao động chân chính của mình. Điếu đó đủ mãn nguyện rồi.
Tôi không phải người đầu tiên hành nghề ở chỗ này, chính anh bạn già của tôi, cũng là bạn cải tạo ngày nào. Anh đã ngồi một mình ở lề đường một thời gian dài rồi tôi mới vô tình ngang qua.
Chúng tôi tay bắt mặt mừng, ngồi với nhau, uống với nhau ly nước, hút điếu thuốc lào, hàn huyên kỷ niệm tù cải tạo. Khi biết tôi vẫn thất nghiệp, không nhà cửa, không gia đình, không hộ khẩu, nghèo kiết xác anh đề nghị tôi hợp tác với anh.
Đúng khi đó có người đến bơm xe đạp, tôi ra bơm thay bạn, nhận tiền khách đưa anh. Anh đề nghị:
- Bây giờ cậu ở đây sửa xe với tôi, đừng ngại, rồi nghề dạy nghề thôi, chúng ta cùng chia nhau mà sống. Chịu không nào? Chịu quá đi thôi. Từ ngày ấy, tôi trở thành anh thợ phụ, có thể thay anh trong những lúc anh phải vắng mặt. Buổi trưa tôi có cơm ăn, dù đạm bạc và không no lắm, đủ cho thể lực cầm được cái kìm vặn con bù loong. Buổi sáng là ly cà phê đen hạng bét, bảnh thì thêm điếu thuốc lá làm thơm râu, nếu không, điếu thuốc lào cũng xong thôi. Tôi được cái nết chịu thương chịu khó, thật thà như đếm nên bạn thương quí. Chập tối như bây giờ, bạn già gom những đồng tiền kiếm được suốt ngày, đếm chia cho tôi một phần ba số tiền đó. Rất sòng phẳng, nhưng tôi vẫn thấy nét áy náy trong mắt anh:
- Đáng nhẽ tớ phải chia đôi với cậu, nhưng vì tớ còn phải nuôi mẹ tớ và thằng cu, cậu chỉ có một thân một mình, thông cảm nhé!
Tôi cười, nghĩ thật nhanh, thời buổi này trên đời dễ gì đã có người tốt với mình. Tôi có máu quân tử Tàu, bạn bè cần phải gìn vàng giữ ngọc cho nhau, bèn làm mặt giận, nói dỗi:
- Biết rồi, khổ lắm nói mãi! Mai mà cụ còn phát ngôn cái kiểu ấy là tôi bỏ cụ cô đơn, tôi lại đi bụi...
Nụ cười của người bạn hiền lành, anh dẹp đồ chất lên xe đạp, dặn với tôi:
- Mai nhớ đến sớm, mình kiếm tiền uống cà phê.
Tôi khoác túi lên vai, lững thững quay đi. Tất cả cơ nghiệp tôi trong cái túi này. Một bộ quần áo cải tạo tương đối lành lặn, hai chiếc quần đùi, một đang mặc, một để "sơ cua", khăn mặt rách ngang ngửa cái giẻ lau nhà, kem và bàn chải cùn đánh răng mang nhãn hiệu Cà Là Mèng, một cái ca nhựa mẻ miệng, một cái ve đựng đúng một xị rượu, một miếng ni lông nham nhở thay chiếu, một cái mền rách bươm mà ấm áp vì đụp vá lia chia.
Tôi có thể nằm ngủ ở bất cứ lề đường, hàng hiên nào, đúng cảnh màn trời chiếu đất mà chẳng sợ trộm cắp. Còn có gì đáng giá đâu mà sợ mất. Tôi, một người vô sản chân chính sống trong "thành phố mang tên Bác".
Tôi mở to mắt nhìn thành phố ban đêm, ánh sáng chan hòa khắp nơi. Những công viên, những cửa hàng ăn uống, những xe cộ đời cũ được tân trang đẹp đẽ nối đuôi nhau, những lời ca tiếng hát rộn lên từ những quán cà phê, quán bia ôm. Thành phố thời gian này đang ở cuối thời điểm đỉnh cao của bao cấp, sửa soạn đổi mới, rập rình mở cưa bước sang kinh tế thị trường.
Tôi giống như một hạt bụi lãng đãng bay trong cảnh thanh bình. Tôi bay theo một anh bạn bán kẹo kéo, quần áo xanh đỏ "mô đen" chợ trời, nơi bán toàn những tàn dư Mỹ Ngụy, chiếc xe đạp chở quầy kẹo kéo có máy cát sét phát luồng âm nhạc chói tai. Hình như điệu nhạc Lămbađa thì phải, đèn âm thanh chớp chớp nháy nháy xanh đỏ. Tôi bay theo cặp nhân ảnh vào công viên lén nghe những lời tỏ tình lãng nhách nhạt phèo. Tôi bay theo những vị giám đốc đầy quyền uy khạc ra lửa mửa ra tiền vào nhà hàng uống bia lon, nhậu đặc sản rắn chuột, có người đẹp son phấn phục vụ hẩu hạ đến nơi dện chốn. Hạt bụi tôi vật vờ lãng đãng dạo chơi khắp chốn khắp nơi như hồn ma quên siêu thoát
Cuối cùng thì hạt bụi tôi đậu lại một quán cóc quen thuộc của bà già trầu mắt toét ngồi sau cái bàn bầy lổn nhổn nghêu sò ốc hến và những con khô đủ loại. Cái lò than nhỏ xíu bốc mùi thơm con khô đang nướng. Cái bàn nhỏ gần đó có mấy anh em vô sản ngồi nhậu la hét chẳng văn hóa tí nào: "Dô! Dô! Trăm phần trăm", chén tình chén nghĩa. Tôi đưa cái ve không cho bà chủ quán, khi bà ta đang đập chí chát con khô cá thiều trên cục đá:
- Đế nếp Gò Đen nhé! Trăm bạc đậu phong đưa cay.
- Một xị thôi hả chú?
Bà già hỏi tôi câu thường lệ, tôi chẳng buồn trả lời Cái ve của tôi cũng chẳng thể đựng được hai xị. Có một cơn gió mát nào đó vừa thổi đến, cơn gió lành lạnh hơi nước. à, thì ra trời sắp mưa. Một tia chớp nháy lên ở cuối trời.
Cầm xị rượu và gói đậu phong mà tôi thấy sảng khoái. Tôi sẽ đỡ chán đời, rồi ngày mai ra sao thì hãy hay.
Tôi giống như một đứa trẻ ăn tham, phải tìm một xó xỉnh kín đáo, riêng biệt để chẳng ai làm phiền mình. Rượu dứt khoát tôi phải uống một mình. Cha mẹ ơi? Những lúc ấy tôi lại thích làm thơ, nếu nhớ không lầm tôi cũng có tí ti tâm hồn thơ, nhưng nhiều năm rồi tôi vẫn không răn được một câu nào ra hồn, đành phải đọc thơ người khác vậy, mà chỉ nhớ lõm bõm. Rồi thời gian cũng qua đi.
Tôi trở về nơi quen thuộc, nơi đó một mình tôi một cõi, không một tên ăn mày, đui què mẻ sứt, một tay bụi đời chán đời hành nghề nhặt bao m lông. Tôi dừng bước giang hồ dưới hàng hiên một cửa hàng thương nghiệp lớn nào đó, tôi chẳng cần biết, chẳng thèm để ý đến bảng hiệu nó mang tên gì. Tôi trải tấm m lông, vậy là thành cái chiếu. Cái túi xách để lên đầu làm gối, cái mền vá chằng vá đụp chống được muỗi mòng.
Phía bên kia đường lại đông đảo rộn rịp. ớ đó là một mái hiên rộng, dài nếu tôi nhớ không lầm thì nơi đó là cửa hàng ăn uống La Pagode xưa kia, nơi các anh nhà báo thường ngồi trao đổi tin tức cho nhau, mà họ dịch nôm ra là quán Cái Chùa. Nay tên La Pagode không còn nữa. Những khách hàng xưa đã biến, như biến khỏi thế gian. Có một sự liên kết bất thành văn, hay hẹn ước bằng mồm, người về trước hay sau đều giữ "nhà" cho nhau, không cho bất cứ kẻ "lạ mặt" nào chiếm "nhà" của hàng xóm mình. Cái đó gọi là tình làng nghĩa xóm cửa tầng lớp người ở đáy tận cùng xã hội.
Cho dù tôi ở bên này đường, chưa bao giờ liên hệ với họ. Từ khi tôi đến ngủ, cho tới nay, chưa có ai xí chỗ của tôi, dù ban đêm nhiều khi tôi về muộn. Một luật hè phố cho những khách bụi đời, trong đó có tôi. Tôi có tính xấu ít ai chịu nổi, khi uống rượu là rống lên đọc thơ. Tôi nói là đọc thơ, chứ không phải ngâm thơ, có rống lên thì cũng tiếng được tiếng không, ùếng còn àếng mất.
Ba bài thơ tôi thường rống lên là bài Hồ Trường, Tây Tiến, Hành Phương Nam, đôi khi bài Tống Biệt Hành mà tôi quên tiệt tên tác giả. Tôi cảm khái lố lăng đến độ tưởng mình là hiệp sĩ, kiếm sĩ, hay cái con khỉ khô gì của thuở xa xưa.
" Vỗ gươm mà hát... nghiêng bầu mà hỏi... Trời đất mênh mang ai người tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường... ý... a... "
Thối không chê được, khi tỉnh rượu, lúc tàn canh tôi mới nhận ra điều ấy. Khốn nạn thân tôi, một thằng già keo bẩn, rượu chỉ uống một mình mà chỉ có một xị, lấy đâu ra vò ra hồ trường để mời khách thập phương. Chẳng ai thèm để ý đến làm gì.
Biên giới của sự sống là cái chết. một bậc hiền nhân chán đời nào đã nói như thế. Tôi thấy có lý. cái thân khốn khổ của tôi sống muốn không nổi nữa thì chết có nhằm nhỏ gì. Nhưng còn ở lại thế gian ngày nào tôi vẫn phải sống cho ra trò. Tuy cái miệng tôi có láo lếu nhưng tôi tự biết mình là người hiền, nên sẽ được hưởng phú c.
Tôi vẫn nghĩ đến một đêm nào, một làn gió độc vô anh dạo chơi, trúng ngay tôi, thế là ngủ luôn giấc ngàn thu, hồn phiêu diêu miền cực lạc, hoặc Chúa đứng ở cửa Thiên Đàng vẫy gọi, thế là tôi bèn trút bỏ cái thân xác thối tha cho cát bụi lại trở về với cát bụi...
Tôi tợp một miếng đế cười khà khà, ném hạt đậu phong vào miệng đưa cay. Bữa cơm chiều của tôi có thế Trời bây giờ mới lất phất mưa. Tôi nhìn sang bên kia đường, nghiêng người hàng xóm của tôi lác đác tụ về. Qua màn mưa, tôi vẫn quan sát được họ: ông già cô đơn nằm cuối hàng hiên, gia đinh mẹ mìn nằm kế, có anh chồng đui què mẻ sứt. Tôi nghĩ gia đình ấy hành nghề mẹ mìn vì có cả "cô lếch xông" con nít san sát tuổi nhau, mỗi sáng tôi thấy có người tới lãnh đi suốt ngày, tối trả về cho chị ta, tiền thuê mướn sòng phẳng, đôi khi còn kèm theo quà cáp. Tối, chị điểm danh con, đếm như đếm vịt. Tối nay tôi nghe chị la lên:
- Còn đứa vắt chân lên cổ nữa, sao giờ này nó chưa trả tao? Trời ơi, muộn chút nữa là nó phải trả thêm tôi hai ngàn, không thì tôi...
Anh chồng chột mắt, cụt giò đang gầy bếp lửa nấu nướng chi đó, gắt lên:
- Làm chi mà ồn vậy, con nhỏ mới ra nghề nhưng coi bộ cũng đàng "giàng", mày thiệt... Chị vợ lồng lên với cơn ghen, chửi chồng không thiếu một câu tục tĩu nào. Đổ thừa cho thằng chồng mê con ăn mày mới. Anh chồng cho con vợ lắm mồm một cái bạt tai, xàng luôn một cây nạng gỗ, rồi mọi chuyện êm ru. Anh chồng uống rượu, cuối cùng chui vào chiếu làm gì lục đục trong đó (tôi không biết). Dăm phút sau anh ta chui ra chửi thề một câu:
- Lần này mà mày không đẻ thêm đứa nữa thì chết mẹ với tao nghen. Nhớ lúc nào cũng phải khai là mới sanh lần đầu, đừng quờ quạng khai đã sanh nhiều lần, nó đè ra đoạn sản là mất giống. Tao sẽ bỏ mày, tao lấy con khác liền một khi. Đ.M coi đứa nào hận đứa nào.
Mụ mẹ mìn nằm trong chiếu, thò đầu ra quác lên:
- Giỏi thì vô đây thằng đui què kia, đừng đổ thừa tao, tưởng bảnh hả?
Cùng lúc đó chị ăn mày bế thằng bé vắt chân lên cổ về. Chị ta moi tiền ra trả, nhưng mụ mẹ mìn không chịu:
- Đâu được mày, giờ này mày mới đưa con tao về dễ gì... Đưa thêm tao, chớ không mai mày đi mướn chỗ khác nghen...
- Thì em đưa thêm chị một ngàn roi.
Anh chồng tật nguyền đĩnh đạc ra vẻ một đàn anh đầu nậu chủ gia đình:
- Đâu được tao không binh vợ, nhưng bà ấy nói có lý. Vì thương mày mới ra nghề, vợ chồng tao giao "cục vàng " cho mày. Mày phải biết làm cái chân nó vắt lên cổ nghệ thuật được như thế không phải dễ. Tao mất bao nhiêu công phu uốn nắn còn hơn mấy cha nghệ nhân uốn cây kiểng. Khai đi, khai thiệt đi, mày trúng mánh ở "tác phẩm" này phải không? Biết điều mai tao lại cho bế cây vàng của tao đi nữa, còn không thì biến đi nghe mây.
Con ăn mày mới lưỡng lự:
Em có trúng mánh, nhưng không nhiều nhặn gì, thằng nhỏ và em có được đĩa thịt bò lúc lắc thừa, chút xíu tiền bố thí mà. Thằng què la lên:
- ở đâu? Ai?
- Dạ nhà hàng nổi ngoài bờ sông!
- Việt kiều hay du khách nước ngoài?
- Hổng biết nữa, họ đều là người...
- Thôi mày ơi, đúng là Việt kiều rồi, mày trúng mánh rồi, đưa đây, đưa thêm cho tao vài đô thôi.
- Anh chị xử ép em quá, nhưng thôi cũng được, anh chị lên giá "goài" thì em cũng chết. Bộ dễ gì, em cũng phải "ca" chớ bộ...
Thằng què cười hô hố, nhét tiền vào cạp quần, hỏi tiếp:
- Mày ca sao, có thảm không, nói nghe coi!
- Dạ, em ca thằng bé bị "chất độc màu da cam" nên chân nó vắt lên cổ.
Bên này đường, tôi cười bò lăn bò càng. Đến bây giờ nhớ lại, tôi còn cười. Tôi nghĩ ngay đến bài hát gì đó có câu chất độc màu da cam mà tôi không nhớ hết nội dung. Quả thật con nhỏ ăn mày là thiên tài, có đấu óc sáng tạo.
Cuối hàng hiên bên kia đường, chỗ khuất nhất, bóng đèn đường chỉ rọi tới lờ mờ là "nhà" của em. Nhưng tới giờ này em chưa về.
Tôi vốn là kẻ nòi tình nên thương người đồng điệu Em bận bon chen kiếm khứa ở công viên nào đó, hoặc một khúc đường vắng nào chăng?
Đêm mưa buồn lê thê như vầy có mấy ai ra đường, vui chơi, gái đứng đường ế độ, cho dù đóng vai con nhà lành, ngây thơ khờ dại lỡ độ đường hay gì đi nữa khứa vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Nhiều đêm tôi thấy thương cô ta. Chờ mãi chẳng thấy nàng về, tôi tưởng tượng ra đủ thứ, dù tôi chưa một lần nhìn rõ mặt nàng, không biết tên nàng. Tôi thấy mình là một tay chơi. Một tay chơi gặp khó khăn ở giữa thành phố sa hoa, nhưng lại gặp nàng ở một nơi khuất tất nhất, đèn đường bị lưu manh đập bể, tối đến độ không nhìn rõ mặt người con gái đối diện với mình, như trong một bài thơ của Jacques Prévert, mà tôi được đọc qua bản dịch, dùng làm giấy gói đậu phong: Ba que diêm trong đêm đánh từng que một
Que u nhìn trọn mọt em
Que thứ hai nhìn đôi mắt
Que cuối nhìn miệng em
Rồi tối hẳn cho anh nhớ lại
Tất cả nét yêu khi xiết chặt em vào lòng.
Một con điếm đứng đường được thăng hoa do một tay chơi có máu thi sĩ.
Nhưng điều đó quan trọng gì, tôi thấy hồn tôi bay bổng nghĩ đến nàng, khi tôi cô đơn, tàn xị rượu mỗi đêm thay cơm chiều.
Tôi ngả người nằm xuống, giấc ngủ chập chờn và hình như nghe thấy cả tiếng bước chân em về.
Lãng mạn ra phết. Tưởng tượng ra cái lưng ong thon thả của em ngả xuống vỉa hè.
Mưa rả rích, những hạt mưa loang loáng qua ánh đèn đường. Tôi kéo cái mền phủ lên đầu. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ bốc hơi men.
Tôi thức giấc không biết lúc ấy là mấy giờ đêm, mưa vẫn còn rả rích. Trong giấc ngủ vừa rồi tôi mơ thấy nàng, giấc mơ đẹp. Tôi và nàng cùng dạo chơi trong công viên và nói lời yêu đương chân thật, nhưng lời lẽ thế nào tôi đã quên ráo.
Bây giờ thì tôi tỉnh ngủ hẳn, tôi lại nghĩ đến nàng. Thế nằm của tôi xoay mặt vào tường, tôi muốn quay mặt trở ra. Nhưng hãy gượm nào, yêu mà, đi đâu mà vội. Con người như tôi chẳng nên làm chuyện gì hấp tấp, cứ từ từ rồi cũng có đêm tôi bò được qua bên kia đường.
Cũng một đêm mưa gió như đêm nay... Nghĩ đến mà tôi thấy nóng bừng cả mặt. Xây mộng đẹp mà nghĩ đến toàn chuyện ma bùn ma tịt thì thật chẳng còn ra làm sao nữa, nghiêm chỉnh chút coi. "Nhưng không, nàng phải bỏ ngay cái nghề đứng đường, phải sống trong sạch và lương thiện kia". Khi tôi xoay được nửa người, tôi cũng đã xây được nửa giấc mộng. Nàng là bà chủ một hàng. bán nước trà nóng ở ga xe lửa. Một cái điếu cày hút thuốc lào kêu thật giòn, trên một cái chiếu nàng ngồi giữa róc nước trà cho khách giang hồ. ở một góc gần đó, tôi đun nước cho nàng. Tiếng điếu thuốc lào rít lên xoe xoè, chuyện giang hồ nam bắc nổ như pháo ran. quanh chúng tôi. Tiếng còi tàu khởi hành rúc trong đêm. "Ôi chao, đời sống tuyệt vời và đơn giản biết bao".
Tiếng gió thổi vù vù, hình như có một vài giọt mưa hắt vào chỗ tôi nằm. Không biết giờ này nàng về chưa? Tôi xót sa và quay hẳn người hướng mặt sang bên kia đường. Tim tôi muốn đứng lại đập thình thinh. Rồi tôi thở, rồi vã mồ hôi.
Tôi chớp chớp mắt, banh to mắt ra mà nhìn. Giấc mơ đẹp được thành hình bây giờ như một làn khói thuốc lào tan loãng vào không khí. Tụ lại phía bên kia đường, ngay tại chỗ "con điếm" nằm. Nó nằm chình ình thõng thượt. Dáng điệu mời gọi cho hai bàn tay nhớp nhúa của gã cỡn trai ngồi cạnh lần mò. Con nhỏ ngủ say quá chăng, đến độ để cho trung lưu manh quờ quạng làm chuyện đồi bại? Hay nàng làm "ca đêm" bắt khứa về ổ kiếm chác ngoài giờ?
Những lời dự đoán xoay mòng mòng trong đầu tôi như dự đoán thời tiết.
Bên kia đường mọi chuyện cứ diễn ra nhịp nhàng. Một pha gay cấn sẽ xây ra trong ít phút nữa thôi. Tôi là người chứng kiến trọn vẹn.
Hai bàn tay nhớp nhúa của thằng khốn nạn "xoạng" loạn cào cào, thế mà con đượi vẫn ngủ say như chết.
Hay là mỗi tối khi nàng hành nghề xong nàng nốc vài viên "xì chọc xì kéo" hay "nốc tan nốc tiếc" gì đó, em "xỉn" nên không biết con mẹ gì nữa. Nếu quả vậy thì nàng đáng thương làm sao, ôi người tình một đời hư đốn.
Mắt tôi càng mở to hơn để nhìn rõ, quân khốn nạn kia bây giờ lần mò phần dưới thân thể nàng. Và rồi rất từ từ, rất thận trọng, hai bàn tay ma mãnh đụng vào dây lưng quần nàng. Cái quần được rút ra từ từ. Tôi quết nước bọt, tôi thấy hết. Đến đoạn nào đây, chắc sẽ tới ngay bây giờ. Ơ kìa, gã tuổi trẻ ấy thật từ tốn nắn vuốt cái quần vừa lột được gấp lại, lịch sự như Tây.
Rồi, thoắt một cái và nhanh như con sóc, gã co giò phóng. Nhanh hơn cả tiếng la của cô gái vừa nhỏm dậy. Gã đã biến dạng sau màn mưa bụi cuối đường. Cả khu xóm bên kia đường thức giấc, lao nhao. Chỉ riêng tôi còn nằm lặng người vì cảnh tượng vừa xảy ra. Cô gái bu lu ba loa chơi bới thằng khốn nạn. Rồi tiếng cười hô hố, khăng khắc của thmg chột què:
- Mẹ kiếp, ớ thúi, ngủ đến bị lột quần mà cũng không biết.
Con vợ mẹ mìn dài cái mỏ, luận điệu "giậu đổ bìm leo, cây cứt chó cũng leo theo":
- Đĩ gặp điếm rồi, con ơi? ủa mà sao nó không biết gì vậy. Còn thằng đui què kia không nhìn nó nữa, tao thì móc luôn tròng mắt kia của mày bây giờ.
Thằng chột què vẫn cười ngặt nghẽo. Cô gái tức tưởi khóc phân bua:
- Tôi biết chớ sao không, biết ngay từ lúc đầu lận, nhưng...
- Nhưng mụ nội mày, vậy mà để...
- Tôi đâu có dè nó đểu như vậy.
Mụ mẹ mìn chửi toáng, ra vẻ hiểu đời:
- A thôi, tao hiểu rồi, mày là đồ "nứng" bậy.
Con nhỏ la lên vì bị xỉ vả chạm tự ái:
- Nói cho các người hay, con này kinh nghiệm đầy mình không có nứng bậy đâu, hôm nay trời mưa nên ế độ, về đây đang nằm thì thằng khốn nạn kia nhảy a thần phù vô, tưởng nó biết thông cảm sau khi xong chuyện, ai dè... Trời đất ơi, cái quần của tôi.
Cô gái lại khóc nức lên. Lão già cô đơn cũng bò dậy, chép miệng chán cho tình đời đen bạc:
- Thời buổi làm ăn khó khăn, nói chuyện giá cả đàng hoàng chớ con, ủa mà quần gì vậy nhỏ?
Cô gái càng trở nên uất ức, tức tưởi:
- Cha mẹ ơi, cái quần của tôi là quần "mô đen" mới, có nhiều "li", nhiều túi, ống túm, dây nhợ tùm lum chớ đâu phải quần thường.
Gã chột què thôi cười:
- A, tao thấy thứ quần đó, bây giờ ở thành phố này mặc thiếu gì, nội hay "ngoại", mà sao mày có được?
Cô gái gào lên:
- "Ngoại", quần "ngoại" đàng hoàng, mà tôi có đâu, tôi theo chị em đi mướn của người ta mới chết chứ. Làm sao mai tôi đền cho người ta đây, cả trăm ngàn...
Cô gái ở truồng ngồi bó gối khóc hu hu. Đám con mẹ mìn cũng thức giấc bò lổm ngổm như cua. Thằng bé vắt chân lên cổ, lết đến cạnh cô gái, thao láo mắt nhìn, thò tay gãi đít xành xạch. Nó cũng đang ở truồng, chỉ khác một điều là nó vắt chân lên cổ. Những ngón chân dị dạng quặp lấy một bên vành tai vít nghiêng cái đầu. Vợ chồng mẹ mìn, lão già cô đơn không còn để ý gì đến cô gái bị cởi truồng nữa.
Họ quay ra tranh cãi nhau về giá cả cái quần "mô đen". Ai cũng tự cho mình là người nắm vững giá thị trường. Giá trị cái quần, chỉ giá trị cái quần thôi mới là đáng kể.
Cô gái giẫy đành đạch khi thằng bé vắt chân lên cổ mất thăng bằng ngã lăn kềnh ra ngay dưới chân cô ta.
Mẹ mìn chồm lên xoe xoè chửi:
- A con đĩ thối không đáng một xu kia, mày kẹp đầu con tao hả, tao thì xé xác mày ra.
Thằng vắt chân lên cổ được mẹ nó xách lên như xách một gốc củi khô, liệng lại vào chỗ nlm cùng đám con nít bò lổn nhổn.
Một thằng bé trong đám con mẹ mìn, vỗ tay nhảy tưng tưng hát:
- á li ba ba... cái quần rách làm ba... á li ba ba...
Cô gái bị trấn lột quần khóc vang cả một góc phố đêm. Đã đến lúc tôi trở dậy ra đi, vì muốn ngủ tiếp cũng chẳng được.
Trời vẫn còn tối, cô gái vẫn ngồi đó, rúc vào một xó tối nhất Nhưng đêm sẽ không dài mãi để che chở cho thân xác trần truồng của nàng.
Còn một chút xíu nhân tính sót lại trong người, tôi không đành lòng khi thấy một người gặp chuyện khó khăn. Tôi hy sinh chiếc mền rách quáng lại cho nàng. Tôi ra đi, không nghĩ ngợi gì nữa và quên luôn chuyện ấy.
Thời gian sau, tôi nghe có người nói. Thấy một cô gái nhem nhuốc, cởi truồng đi rong vỗ tay hát như điên:
- A li ba ba... cái quần Hara mất đêm qua...
Tôi thầm nghĩ, chẳng biết có phải nàng không?
Tự nhiên tôi thấy xót xa. Lại thêm một dạng điên, một hình thức điên nữa. Điên phải bị một cú "sốc" nặng, và quan trọng nhất là phải có thì giờ hành nghề điên, không thì người ta nói là điên giả vờ. Khối kẻ muốn điên mà không được.
Nguyễn Thụy Long
Tôi cũng như anh bạn đều không phải thợ chuyên nghiệp. Chúng tôi là những tay ngang, đói đầu gối phải bò, bỗng nhiên một ngày nào đó thấy mình trở thành thợ, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân bằng chính mồ hôi, sức lao động chân chính của mình. Điếu đó đủ mãn nguyện rồi.
Tôi không phải người đầu tiên hành nghề ở chỗ này, chính anh bạn già của tôi, cũng là bạn cải tạo ngày nào. Anh đã ngồi một mình ở lề đường một thời gian dài rồi tôi mới vô tình ngang qua.
Chúng tôi tay bắt mặt mừng, ngồi với nhau, uống với nhau ly nước, hút điếu thuốc lào, hàn huyên kỷ niệm tù cải tạo. Khi biết tôi vẫn thất nghiệp, không nhà cửa, không gia đình, không hộ khẩu, nghèo kiết xác anh đề nghị tôi hợp tác với anh.
Đúng khi đó có người đến bơm xe đạp, tôi ra bơm thay bạn, nhận tiền khách đưa anh. Anh đề nghị:
- Bây giờ cậu ở đây sửa xe với tôi, đừng ngại, rồi nghề dạy nghề thôi, chúng ta cùng chia nhau mà sống. Chịu không nào? Chịu quá đi thôi. Từ ngày ấy, tôi trở thành anh thợ phụ, có thể thay anh trong những lúc anh phải vắng mặt. Buổi trưa tôi có cơm ăn, dù đạm bạc và không no lắm, đủ cho thể lực cầm được cái kìm vặn con bù loong. Buổi sáng là ly cà phê đen hạng bét, bảnh thì thêm điếu thuốc lá làm thơm râu, nếu không, điếu thuốc lào cũng xong thôi. Tôi được cái nết chịu thương chịu khó, thật thà như đếm nên bạn thương quí. Chập tối như bây giờ, bạn già gom những đồng tiền kiếm được suốt ngày, đếm chia cho tôi một phần ba số tiền đó. Rất sòng phẳng, nhưng tôi vẫn thấy nét áy náy trong mắt anh:
- Đáng nhẽ tớ phải chia đôi với cậu, nhưng vì tớ còn phải nuôi mẹ tớ và thằng cu, cậu chỉ có một thân một mình, thông cảm nhé!
Tôi cười, nghĩ thật nhanh, thời buổi này trên đời dễ gì đã có người tốt với mình. Tôi có máu quân tử Tàu, bạn bè cần phải gìn vàng giữ ngọc cho nhau, bèn làm mặt giận, nói dỗi:
- Biết rồi, khổ lắm nói mãi! Mai mà cụ còn phát ngôn cái kiểu ấy là tôi bỏ cụ cô đơn, tôi lại đi bụi...
Nụ cười của người bạn hiền lành, anh dẹp đồ chất lên xe đạp, dặn với tôi:
- Mai nhớ đến sớm, mình kiếm tiền uống cà phê.
Tôi khoác túi lên vai, lững thững quay đi. Tất cả cơ nghiệp tôi trong cái túi này. Một bộ quần áo cải tạo tương đối lành lặn, hai chiếc quần đùi, một đang mặc, một để "sơ cua", khăn mặt rách ngang ngửa cái giẻ lau nhà, kem và bàn chải cùn đánh răng mang nhãn hiệu Cà Là Mèng, một cái ca nhựa mẻ miệng, một cái ve đựng đúng một xị rượu, một miếng ni lông nham nhở thay chiếu, một cái mền rách bươm mà ấm áp vì đụp vá lia chia.
Tôi có thể nằm ngủ ở bất cứ lề đường, hàng hiên nào, đúng cảnh màn trời chiếu đất mà chẳng sợ trộm cắp. Còn có gì đáng giá đâu mà sợ mất. Tôi, một người vô sản chân chính sống trong "thành phố mang tên Bác".
Tôi mở to mắt nhìn thành phố ban đêm, ánh sáng chan hòa khắp nơi. Những công viên, những cửa hàng ăn uống, những xe cộ đời cũ được tân trang đẹp đẽ nối đuôi nhau, những lời ca tiếng hát rộn lên từ những quán cà phê, quán bia ôm. Thành phố thời gian này đang ở cuối thời điểm đỉnh cao của bao cấp, sửa soạn đổi mới, rập rình mở cưa bước sang kinh tế thị trường.
Tôi giống như một hạt bụi lãng đãng bay trong cảnh thanh bình. Tôi bay theo một anh bạn bán kẹo kéo, quần áo xanh đỏ "mô đen" chợ trời, nơi bán toàn những tàn dư Mỹ Ngụy, chiếc xe đạp chở quầy kẹo kéo có máy cát sét phát luồng âm nhạc chói tai. Hình như điệu nhạc Lămbađa thì phải, đèn âm thanh chớp chớp nháy nháy xanh đỏ. Tôi bay theo cặp nhân ảnh vào công viên lén nghe những lời tỏ tình lãng nhách nhạt phèo. Tôi bay theo những vị giám đốc đầy quyền uy khạc ra lửa mửa ra tiền vào nhà hàng uống bia lon, nhậu đặc sản rắn chuột, có người đẹp son phấn phục vụ hẩu hạ đến nơi dện chốn. Hạt bụi tôi vật vờ lãng đãng dạo chơi khắp chốn khắp nơi như hồn ma quên siêu thoát
Cuối cùng thì hạt bụi tôi đậu lại một quán cóc quen thuộc của bà già trầu mắt toét ngồi sau cái bàn bầy lổn nhổn nghêu sò ốc hến và những con khô đủ loại. Cái lò than nhỏ xíu bốc mùi thơm con khô đang nướng. Cái bàn nhỏ gần đó có mấy anh em vô sản ngồi nhậu la hét chẳng văn hóa tí nào: "Dô! Dô! Trăm phần trăm", chén tình chén nghĩa. Tôi đưa cái ve không cho bà chủ quán, khi bà ta đang đập chí chát con khô cá thiều trên cục đá:
- Đế nếp Gò Đen nhé! Trăm bạc đậu phong đưa cay.
- Một xị thôi hả chú?
Bà già hỏi tôi câu thường lệ, tôi chẳng buồn trả lời Cái ve của tôi cũng chẳng thể đựng được hai xị. Có một cơn gió mát nào đó vừa thổi đến, cơn gió lành lạnh hơi nước. à, thì ra trời sắp mưa. Một tia chớp nháy lên ở cuối trời.
Cầm xị rượu và gói đậu phong mà tôi thấy sảng khoái. Tôi sẽ đỡ chán đời, rồi ngày mai ra sao thì hãy hay.
Tôi giống như một đứa trẻ ăn tham, phải tìm một xó xỉnh kín đáo, riêng biệt để chẳng ai làm phiền mình. Rượu dứt khoát tôi phải uống một mình. Cha mẹ ơi? Những lúc ấy tôi lại thích làm thơ, nếu nhớ không lầm tôi cũng có tí ti tâm hồn thơ, nhưng nhiều năm rồi tôi vẫn không răn được một câu nào ra hồn, đành phải đọc thơ người khác vậy, mà chỉ nhớ lõm bõm. Rồi thời gian cũng qua đi.
Tôi trở về nơi quen thuộc, nơi đó một mình tôi một cõi, không một tên ăn mày, đui què mẻ sứt, một tay bụi đời chán đời hành nghề nhặt bao m lông. Tôi dừng bước giang hồ dưới hàng hiên một cửa hàng thương nghiệp lớn nào đó, tôi chẳng cần biết, chẳng thèm để ý đến bảng hiệu nó mang tên gì. Tôi trải tấm m lông, vậy là thành cái chiếu. Cái túi xách để lên đầu làm gối, cái mền vá chằng vá đụp chống được muỗi mòng.
Phía bên kia đường lại đông đảo rộn rịp. ớ đó là một mái hiên rộng, dài nếu tôi nhớ không lầm thì nơi đó là cửa hàng ăn uống La Pagode xưa kia, nơi các anh nhà báo thường ngồi trao đổi tin tức cho nhau, mà họ dịch nôm ra là quán Cái Chùa. Nay tên La Pagode không còn nữa. Những khách hàng xưa đã biến, như biến khỏi thế gian. Có một sự liên kết bất thành văn, hay hẹn ước bằng mồm, người về trước hay sau đều giữ "nhà" cho nhau, không cho bất cứ kẻ "lạ mặt" nào chiếm "nhà" của hàng xóm mình. Cái đó gọi là tình làng nghĩa xóm cửa tầng lớp người ở đáy tận cùng xã hội.
Cho dù tôi ở bên này đường, chưa bao giờ liên hệ với họ. Từ khi tôi đến ngủ, cho tới nay, chưa có ai xí chỗ của tôi, dù ban đêm nhiều khi tôi về muộn. Một luật hè phố cho những khách bụi đời, trong đó có tôi. Tôi có tính xấu ít ai chịu nổi, khi uống rượu là rống lên đọc thơ. Tôi nói là đọc thơ, chứ không phải ngâm thơ, có rống lên thì cũng tiếng được tiếng không, ùếng còn àếng mất.
Ba bài thơ tôi thường rống lên là bài Hồ Trường, Tây Tiến, Hành Phương Nam, đôi khi bài Tống Biệt Hành mà tôi quên tiệt tên tác giả. Tôi cảm khái lố lăng đến độ tưởng mình là hiệp sĩ, kiếm sĩ, hay cái con khỉ khô gì của thuở xa xưa.
" Vỗ gươm mà hát... nghiêng bầu mà hỏi... Trời đất mênh mang ai người tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường... ý... a... "
Thối không chê được, khi tỉnh rượu, lúc tàn canh tôi mới nhận ra điều ấy. Khốn nạn thân tôi, một thằng già keo bẩn, rượu chỉ uống một mình mà chỉ có một xị, lấy đâu ra vò ra hồ trường để mời khách thập phương. Chẳng ai thèm để ý đến làm gì.
Biên giới của sự sống là cái chết. một bậc hiền nhân chán đời nào đã nói như thế. Tôi thấy có lý. cái thân khốn khổ của tôi sống muốn không nổi nữa thì chết có nhằm nhỏ gì. Nhưng còn ở lại thế gian ngày nào tôi vẫn phải sống cho ra trò. Tuy cái miệng tôi có láo lếu nhưng tôi tự biết mình là người hiền, nên sẽ được hưởng phú c.
Tôi vẫn nghĩ đến một đêm nào, một làn gió độc vô anh dạo chơi, trúng ngay tôi, thế là ngủ luôn giấc ngàn thu, hồn phiêu diêu miền cực lạc, hoặc Chúa đứng ở cửa Thiên Đàng vẫy gọi, thế là tôi bèn trút bỏ cái thân xác thối tha cho cát bụi lại trở về với cát bụi...
Tôi tợp một miếng đế cười khà khà, ném hạt đậu phong vào miệng đưa cay. Bữa cơm chiều của tôi có thế Trời bây giờ mới lất phất mưa. Tôi nhìn sang bên kia đường, nghiêng người hàng xóm của tôi lác đác tụ về. Qua màn mưa, tôi vẫn quan sát được họ: ông già cô đơn nằm cuối hàng hiên, gia đinh mẹ mìn nằm kế, có anh chồng đui què mẻ sứt. Tôi nghĩ gia đình ấy hành nghề mẹ mìn vì có cả "cô lếch xông" con nít san sát tuổi nhau, mỗi sáng tôi thấy có người tới lãnh đi suốt ngày, tối trả về cho chị ta, tiền thuê mướn sòng phẳng, đôi khi còn kèm theo quà cáp. Tối, chị điểm danh con, đếm như đếm vịt. Tối nay tôi nghe chị la lên:
- Còn đứa vắt chân lên cổ nữa, sao giờ này nó chưa trả tao? Trời ơi, muộn chút nữa là nó phải trả thêm tôi hai ngàn, không thì tôi...
Anh chồng chột mắt, cụt giò đang gầy bếp lửa nấu nướng chi đó, gắt lên:
- Làm chi mà ồn vậy, con nhỏ mới ra nghề nhưng coi bộ cũng đàng "giàng", mày thiệt... Chị vợ lồng lên với cơn ghen, chửi chồng không thiếu một câu tục tĩu nào. Đổ thừa cho thằng chồng mê con ăn mày mới. Anh chồng cho con vợ lắm mồm một cái bạt tai, xàng luôn một cây nạng gỗ, rồi mọi chuyện êm ru. Anh chồng uống rượu, cuối cùng chui vào chiếu làm gì lục đục trong đó (tôi không biết). Dăm phút sau anh ta chui ra chửi thề một câu:
- Lần này mà mày không đẻ thêm đứa nữa thì chết mẹ với tao nghen. Nhớ lúc nào cũng phải khai là mới sanh lần đầu, đừng quờ quạng khai đã sanh nhiều lần, nó đè ra đoạn sản là mất giống. Tao sẽ bỏ mày, tao lấy con khác liền một khi. Đ.M coi đứa nào hận đứa nào.
Mụ mẹ mìn nằm trong chiếu, thò đầu ra quác lên:
- Giỏi thì vô đây thằng đui què kia, đừng đổ thừa tao, tưởng bảnh hả?
Cùng lúc đó chị ăn mày bế thằng bé vắt chân lên cổ về. Chị ta moi tiền ra trả, nhưng mụ mẹ mìn không chịu:
- Đâu được mày, giờ này mày mới đưa con tao về dễ gì... Đưa thêm tao, chớ không mai mày đi mướn chỗ khác nghen...
- Thì em đưa thêm chị một ngàn roi.
Anh chồng tật nguyền đĩnh đạc ra vẻ một đàn anh đầu nậu chủ gia đình:
- Đâu được tao không binh vợ, nhưng bà ấy nói có lý. Vì thương mày mới ra nghề, vợ chồng tao giao "cục vàng " cho mày. Mày phải biết làm cái chân nó vắt lên cổ nghệ thuật được như thế không phải dễ. Tao mất bao nhiêu công phu uốn nắn còn hơn mấy cha nghệ nhân uốn cây kiểng. Khai đi, khai thiệt đi, mày trúng mánh ở "tác phẩm" này phải không? Biết điều mai tao lại cho bế cây vàng của tao đi nữa, còn không thì biến đi nghe mây.
Con ăn mày mới lưỡng lự:
Em có trúng mánh, nhưng không nhiều nhặn gì, thằng nhỏ và em có được đĩa thịt bò lúc lắc thừa, chút xíu tiền bố thí mà. Thằng què la lên:
- ở đâu? Ai?
- Dạ nhà hàng nổi ngoài bờ sông!
- Việt kiều hay du khách nước ngoài?
- Hổng biết nữa, họ đều là người...
- Thôi mày ơi, đúng là Việt kiều rồi, mày trúng mánh rồi, đưa đây, đưa thêm cho tao vài đô thôi.
- Anh chị xử ép em quá, nhưng thôi cũng được, anh chị lên giá "goài" thì em cũng chết. Bộ dễ gì, em cũng phải "ca" chớ bộ...
Thằng què cười hô hố, nhét tiền vào cạp quần, hỏi tiếp:
- Mày ca sao, có thảm không, nói nghe coi!
- Dạ, em ca thằng bé bị "chất độc màu da cam" nên chân nó vắt lên cổ.
Bên này đường, tôi cười bò lăn bò càng. Đến bây giờ nhớ lại, tôi còn cười. Tôi nghĩ ngay đến bài hát gì đó có câu chất độc màu da cam mà tôi không nhớ hết nội dung. Quả thật con nhỏ ăn mày là thiên tài, có đấu óc sáng tạo.
Cuối hàng hiên bên kia đường, chỗ khuất nhất, bóng đèn đường chỉ rọi tới lờ mờ là "nhà" của em. Nhưng tới giờ này em chưa về.
Tôi vốn là kẻ nòi tình nên thương người đồng điệu Em bận bon chen kiếm khứa ở công viên nào đó, hoặc một khúc đường vắng nào chăng?
Đêm mưa buồn lê thê như vầy có mấy ai ra đường, vui chơi, gái đứng đường ế độ, cho dù đóng vai con nhà lành, ngây thơ khờ dại lỡ độ đường hay gì đi nữa khứa vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Nhiều đêm tôi thấy thương cô ta. Chờ mãi chẳng thấy nàng về, tôi tưởng tượng ra đủ thứ, dù tôi chưa một lần nhìn rõ mặt nàng, không biết tên nàng. Tôi thấy mình là một tay chơi. Một tay chơi gặp khó khăn ở giữa thành phố sa hoa, nhưng lại gặp nàng ở một nơi khuất tất nhất, đèn đường bị lưu manh đập bể, tối đến độ không nhìn rõ mặt người con gái đối diện với mình, như trong một bài thơ của Jacques Prévert, mà tôi được đọc qua bản dịch, dùng làm giấy gói đậu phong: Ba que diêm trong đêm đánh từng que một
Que u nhìn trọn mọt em
Que thứ hai nhìn đôi mắt
Que cuối nhìn miệng em
Rồi tối hẳn cho anh nhớ lại
Tất cả nét yêu khi xiết chặt em vào lòng.
Một con điếm đứng đường được thăng hoa do một tay chơi có máu thi sĩ.
Nhưng điều đó quan trọng gì, tôi thấy hồn tôi bay bổng nghĩ đến nàng, khi tôi cô đơn, tàn xị rượu mỗi đêm thay cơm chiều.
Tôi ngả người nằm xuống, giấc ngủ chập chờn và hình như nghe thấy cả tiếng bước chân em về.
Lãng mạn ra phết. Tưởng tượng ra cái lưng ong thon thả của em ngả xuống vỉa hè.
Mưa rả rích, những hạt mưa loang loáng qua ánh đèn đường. Tôi kéo cái mền phủ lên đầu. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ bốc hơi men.
Tôi thức giấc không biết lúc ấy là mấy giờ đêm, mưa vẫn còn rả rích. Trong giấc ngủ vừa rồi tôi mơ thấy nàng, giấc mơ đẹp. Tôi và nàng cùng dạo chơi trong công viên và nói lời yêu đương chân thật, nhưng lời lẽ thế nào tôi đã quên ráo.
Bây giờ thì tôi tỉnh ngủ hẳn, tôi lại nghĩ đến nàng. Thế nằm của tôi xoay mặt vào tường, tôi muốn quay mặt trở ra. Nhưng hãy gượm nào, yêu mà, đi đâu mà vội. Con người như tôi chẳng nên làm chuyện gì hấp tấp, cứ từ từ rồi cũng có đêm tôi bò được qua bên kia đường.
Cũng một đêm mưa gió như đêm nay... Nghĩ đến mà tôi thấy nóng bừng cả mặt. Xây mộng đẹp mà nghĩ đến toàn chuyện ma bùn ma tịt thì thật chẳng còn ra làm sao nữa, nghiêm chỉnh chút coi. "Nhưng không, nàng phải bỏ ngay cái nghề đứng đường, phải sống trong sạch và lương thiện kia". Khi tôi xoay được nửa người, tôi cũng đã xây được nửa giấc mộng. Nàng là bà chủ một hàng. bán nước trà nóng ở ga xe lửa. Một cái điếu cày hút thuốc lào kêu thật giòn, trên một cái chiếu nàng ngồi giữa róc nước trà cho khách giang hồ. ở một góc gần đó, tôi đun nước cho nàng. Tiếng điếu thuốc lào rít lên xoe xoè, chuyện giang hồ nam bắc nổ như pháo ran. quanh chúng tôi. Tiếng còi tàu khởi hành rúc trong đêm. "Ôi chao, đời sống tuyệt vời và đơn giản biết bao".
Tiếng gió thổi vù vù, hình như có một vài giọt mưa hắt vào chỗ tôi nằm. Không biết giờ này nàng về chưa? Tôi xót sa và quay hẳn người hướng mặt sang bên kia đường. Tim tôi muốn đứng lại đập thình thinh. Rồi tôi thở, rồi vã mồ hôi.
Tôi chớp chớp mắt, banh to mắt ra mà nhìn. Giấc mơ đẹp được thành hình bây giờ như một làn khói thuốc lào tan loãng vào không khí. Tụ lại phía bên kia đường, ngay tại chỗ "con điếm" nằm. Nó nằm chình ình thõng thượt. Dáng điệu mời gọi cho hai bàn tay nhớp nhúa của gã cỡn trai ngồi cạnh lần mò. Con nhỏ ngủ say quá chăng, đến độ để cho trung lưu manh quờ quạng làm chuyện đồi bại? Hay nàng làm "ca đêm" bắt khứa về ổ kiếm chác ngoài giờ?
Những lời dự đoán xoay mòng mòng trong đầu tôi như dự đoán thời tiết.
Bên kia đường mọi chuyện cứ diễn ra nhịp nhàng. Một pha gay cấn sẽ xây ra trong ít phút nữa thôi. Tôi là người chứng kiến trọn vẹn.
Hai bàn tay nhớp nhúa của thằng khốn nạn "xoạng" loạn cào cào, thế mà con đượi vẫn ngủ say như chết.
Hay là mỗi tối khi nàng hành nghề xong nàng nốc vài viên "xì chọc xì kéo" hay "nốc tan nốc tiếc" gì đó, em "xỉn" nên không biết con mẹ gì nữa. Nếu quả vậy thì nàng đáng thương làm sao, ôi người tình một đời hư đốn.
Mắt tôi càng mở to hơn để nhìn rõ, quân khốn nạn kia bây giờ lần mò phần dưới thân thể nàng. Và rồi rất từ từ, rất thận trọng, hai bàn tay ma mãnh đụng vào dây lưng quần nàng. Cái quần được rút ra từ từ. Tôi quết nước bọt, tôi thấy hết. Đến đoạn nào đây, chắc sẽ tới ngay bây giờ. Ơ kìa, gã tuổi trẻ ấy thật từ tốn nắn vuốt cái quần vừa lột được gấp lại, lịch sự như Tây.
Rồi, thoắt một cái và nhanh như con sóc, gã co giò phóng. Nhanh hơn cả tiếng la của cô gái vừa nhỏm dậy. Gã đã biến dạng sau màn mưa bụi cuối đường. Cả khu xóm bên kia đường thức giấc, lao nhao. Chỉ riêng tôi còn nằm lặng người vì cảnh tượng vừa xảy ra. Cô gái bu lu ba loa chơi bới thằng khốn nạn. Rồi tiếng cười hô hố, khăng khắc của thmg chột què:
- Mẹ kiếp, ớ thúi, ngủ đến bị lột quần mà cũng không biết.
Con vợ mẹ mìn dài cái mỏ, luận điệu "giậu đổ bìm leo, cây cứt chó cũng leo theo":
- Đĩ gặp điếm rồi, con ơi? ủa mà sao nó không biết gì vậy. Còn thằng đui què kia không nhìn nó nữa, tao thì móc luôn tròng mắt kia của mày bây giờ.
Thằng chột què vẫn cười ngặt nghẽo. Cô gái tức tưởi khóc phân bua:
- Tôi biết chớ sao không, biết ngay từ lúc đầu lận, nhưng...
- Nhưng mụ nội mày, vậy mà để...
- Tôi đâu có dè nó đểu như vậy.
Mụ mẹ mìn chửi toáng, ra vẻ hiểu đời:
- A thôi, tao hiểu rồi, mày là đồ "nứng" bậy.
Con nhỏ la lên vì bị xỉ vả chạm tự ái:
- Nói cho các người hay, con này kinh nghiệm đầy mình không có nứng bậy đâu, hôm nay trời mưa nên ế độ, về đây đang nằm thì thằng khốn nạn kia nhảy a thần phù vô, tưởng nó biết thông cảm sau khi xong chuyện, ai dè... Trời đất ơi, cái quần của tôi.
Cô gái lại khóc nức lên. Lão già cô đơn cũng bò dậy, chép miệng chán cho tình đời đen bạc:
- Thời buổi làm ăn khó khăn, nói chuyện giá cả đàng hoàng chớ con, ủa mà quần gì vậy nhỏ?
Cô gái càng trở nên uất ức, tức tưởi:
- Cha mẹ ơi, cái quần của tôi là quần "mô đen" mới, có nhiều "li", nhiều túi, ống túm, dây nhợ tùm lum chớ đâu phải quần thường.
Gã chột què thôi cười:
- A, tao thấy thứ quần đó, bây giờ ở thành phố này mặc thiếu gì, nội hay "ngoại", mà sao mày có được?
Cô gái gào lên:
- "Ngoại", quần "ngoại" đàng hoàng, mà tôi có đâu, tôi theo chị em đi mướn của người ta mới chết chứ. Làm sao mai tôi đền cho người ta đây, cả trăm ngàn...
Cô gái ở truồng ngồi bó gối khóc hu hu. Đám con mẹ mìn cũng thức giấc bò lổm ngổm như cua. Thằng bé vắt chân lên cổ, lết đến cạnh cô gái, thao láo mắt nhìn, thò tay gãi đít xành xạch. Nó cũng đang ở truồng, chỉ khác một điều là nó vắt chân lên cổ. Những ngón chân dị dạng quặp lấy một bên vành tai vít nghiêng cái đầu. Vợ chồng mẹ mìn, lão già cô đơn không còn để ý gì đến cô gái bị cởi truồng nữa.
Họ quay ra tranh cãi nhau về giá cả cái quần "mô đen". Ai cũng tự cho mình là người nắm vững giá thị trường. Giá trị cái quần, chỉ giá trị cái quần thôi mới là đáng kể.
Cô gái giẫy đành đạch khi thằng bé vắt chân lên cổ mất thăng bằng ngã lăn kềnh ra ngay dưới chân cô ta.
Mẹ mìn chồm lên xoe xoè chửi:
- A con đĩ thối không đáng một xu kia, mày kẹp đầu con tao hả, tao thì xé xác mày ra.
Thằng vắt chân lên cổ được mẹ nó xách lên như xách một gốc củi khô, liệng lại vào chỗ nlm cùng đám con nít bò lổn nhổn.
Một thằng bé trong đám con mẹ mìn, vỗ tay nhảy tưng tưng hát:
- á li ba ba... cái quần rách làm ba... á li ba ba...
Cô gái bị trấn lột quần khóc vang cả một góc phố đêm. Đã đến lúc tôi trở dậy ra đi, vì muốn ngủ tiếp cũng chẳng được.
Trời vẫn còn tối, cô gái vẫn ngồi đó, rúc vào một xó tối nhất Nhưng đêm sẽ không dài mãi để che chở cho thân xác trần truồng của nàng.
Còn một chút xíu nhân tính sót lại trong người, tôi không đành lòng khi thấy một người gặp chuyện khó khăn. Tôi hy sinh chiếc mền rách quáng lại cho nàng. Tôi ra đi, không nghĩ ngợi gì nữa và quên luôn chuyện ấy.
Thời gian sau, tôi nghe có người nói. Thấy một cô gái nhem nhuốc, cởi truồng đi rong vỗ tay hát như điên:
- A li ba ba... cái quần Hara mất đêm qua...
Tôi thầm nghĩ, chẳng biết có phải nàng không?
Tự nhiên tôi thấy xót xa. Lại thêm một dạng điên, một hình thức điên nữa. Điên phải bị một cú "sốc" nặng, và quan trọng nhất là phải có thì giờ hành nghề điên, không thì người ta nói là điên giả vờ. Khối kẻ muốn điên mà không được.
Nguyễn Thụy Long
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 032
LÂM CHƯƠNG * CHUỒNG NGƯỜI
chuồng
người
Lâm
Chương
Chỉ
còn vài ngày nữa là thu hoạch xong vụ mùa. Tôi được
miễn đi lao động, vì cái chân đau. Hôm qua lúc chuyển lúa vào bồ, tôi vô ý vấp ngã nơi bậc thềm nhà
kho. Mặc dù đã được nắn bóp, sửa trặc, nhưng khớp xương mắc cá chân vẫn
sưng đỏ, đau nhức.
Khi các đội đã xuất trại, tôi chống cây gậy ra cửa, đứng nhìn lên sân trại. Giữa sân có đặt ba cái thùng phuy, dùng chứa phân người. Sau một đêm bài tiết của anh em trong trại, phân được xúc từng gánh đem đổ vào thùng. Hàng ngày, người của đội rau xanh sẽ chuyển ba cái thùng này bằng xe cải tiến đến vườn rau. Ðổ phân xuống hố, lấp phủ lên một lớp đất. Ủ phân. Một thời gian sau, phân từ màu vàng như đất sét nhão, biến thành màu xám như bùn, đã tới lúc có thể dùng được, xúc lên làm phân bón rất tốt. Phân được chế biến kiểu này gọi là phân Bắc. Mới đầu, anh em đội rau xanh rất tởm phân Bắc, nhưng thời gian lâu dài, tiếp xúc mãi thành quen, thấy cũng không có gì đáng gớm ghiếc, và khám phá ra cái công dụng tuyệt vời của nó. Chỉ cần rau muống nếm một chút phân Bắc, rau trở nên xanh tốt, tăng trưởng rất nhanh.
Từ trong đội cải tạo hình sự, có hai tên cầm que đi đến thùng phuy. Nó bươi móc thứ gì trong đó. Một trong hai tên này, tôi quen. Hồi mới quen, tôi hỏi nó:
-Mày tên gì?
-Ný!
-Tên ngộ quá! Họ gì?
-Tên ngộ quá! Họ gì?
-Nê !
-Cái
gì? Làm gì có họ Nê?
-Có
chứ! Rất nhiều!Tên họ của cháu: Nê văn Ný
Tôi
chợt hiểu, bật cười:
-Mày
nói ngọng. Tên họ của mày là Lê văn Lý.
-Người
miền Nam của các chú thường nói thế. Ở đây
chúng cháu gọi Nê Văn Ný!
Từ
đó trở đi, tôi cũng gọi nó là thằng Ný.
Thấy
nó bươi móc trong thùng phuy, tôi kêu lớn:
-Ný! Mày làm cái gì
đó?
Nó quay lại nhìn tôi, rồi bỏ
cái que, đi lại gặp tôi.
-Hôm
nay sao chú được nghỉ?
-Tao
bị bong gân chân. Còn mày?
-Cháu
chờ để trưa gánh đồ ăn thông tầm cho đội!
-Mày
tìm gì trong thùng phân?
-Nhà
bếp vừa đổ rác trong ấy. Cháu kiếm chút rau cải vụn.
-Ăn uống dơ bẩn, có ngày bỏ mạng con ơi!
-Cháu
mang về rửa sạch, cho vào ca cống, đun sôi, vi trùng
nào chả chết!
Tôi nhìn thân hình gầy gò, cái mặt hốc hác của nó, và nghĩ đến mình. Tôi có khác nó gì đâu. Cùng một hoàn cảnh khốn khó, người ta không cần tỏ lòng trắc ẩn cho nhau.
Ðứng
tần ngần một lúc, nó hỏi:
-Chú
có thuốc nào, cho cháu xin một bi!
-Vô
đây!
Tôi
dẫn nó vào lán, ngắt trong cái bọc nhỏ, cho nó một bi thuốc
lào.
Rít xong hơi thuốc, nó nói:
-Hôm
nay, đội cháu có mấy thằng được chỉ định nên khung, mổ nợn cho cán bộ bồi dưỡng.
Cháu không được đi. Tiếc thật!
-Mổ
lợn đâu có gì thích mà mày tiếc?
-Thích
chứ! Ðược xơi thịt!
-Cán
bộ cho ăn hả?
-Không.
Làm gì có người tốt thế!
-Vậy
ăn bằng cách nào?
-Khi
được chỉ định đi mổ nợn, thằng nào cũng phải măc hai nớp quần. Nớp trong được bó
sát vào bìu dái như cái quần xì của người miền Nam. Ðến núc xẻ thịt thì xén vài cục, nén dấu vào quần, dưới bìu
dái. Trước khi về, cán bộ bắt đứng xếp hàng, mò xét
khắp ngườii, nhưng không mò dưới bìu dái. Thế nà thoát!
-Tụi
mày tài thật!
-
Cách này dùng mãi, bị phát giác. Chúng nó bắt cởi đồ, chỉ còn độc cái quần
trong, thò tay sờ vào quần, sờ nắn trong háng, nhột bỏ
mẹ. Bắt gặp có dấu thịt, chúng nó dần cho nát đòn và cùm vào
nhà kỷ nuật.
-Khó khăn, nguy hiểm như vậy, tụi mày không
sợ?
-Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo. Chúng cháu nghĩ ra được cách giấu thịt, chỉ có trời biết.
-Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo. Chúng cháu nghĩ ra được cách giấu thịt, chỉ có trời biết.
Nó
ngừng lại, chỉ tay vào túi tôi:
-Chú
cho cháu thêm bi thuốc!
-Mày
có tài thật, đang kể chuyện tới hồi gây cấn là ngừng lại, đòi thứ này, thứ
nọ.
Dù cằn nhằn nhưng tôi vẫn ngắt cho nó bi thuốc lào thứ hai. Nó cẩn thận cho bi thuốc vào nõ điếu, châm mồi lửa, rít một hơi dài...Tôi giục:
-Kể
tiếp đi. Cái mánh lới giấu thịt của mày!
-Thằng nào được chỉ định đi mổ lợn, khi trở về đội cũng phải nạp cho thằng đội trưởng hai cục thịt bằng ngón chân cái.Không có, nó thụi vào bụng cho thổ huyết!
-Tao không muốn nghe chuyện thằng đội trưởng của tụi mày. Hãy kể phương pháp dấu thịt mà mày cho rằng sáng tạo.
-Vâng! Phương pháp này không cần phải chuẩn bị đồ nghề gì cả. Lúc xẻo thịt, nếu cán bộ không để ý, cứ xén từng cục, cho vào mồm xơi tươi!
-Thằng nào được chỉ định đi mổ lợn, khi trở về đội cũng phải nạp cho thằng đội trưởng hai cục thịt bằng ngón chân cái.Không có, nó thụi vào bụng cho thổ huyết!
-Tao không muốn nghe chuyện thằng đội trưởng của tụi mày. Hãy kể phương pháp dấu thịt mà mày cho rằng sáng tạo.
-Vâng! Phương pháp này không cần phải chuẩn bị đồ nghề gì cả. Lúc xẻo thịt, nếu cán bộ không để ý, cứ xén từng cục, cho vào mồm xơi tươi!
-Ăn thịt sống hả?
-Vâng!
Xơi thịt sống thì đã có sao?
-Tụi
mày ăn uống như người tiền sử!
-Người tiền sử nà người xứ nào mà ăn uống như chúng cháu?
-Chẳng phải xứ nào cả! Ðó là tổ tiên của chúng ta nhiều triệu năm về trước. Khi chưa tìm ra lửa, loài người phải ăn thịt sống.
-Người tiền sử nà người xứ nào mà ăn uống như chúng cháu?
-Chẳng phải xứ nào cả! Ðó là tổ tiên của chúng ta nhiều triệu năm về trước. Khi chưa tìm ra lửa, loài người phải ăn thịt sống.
-Ðấy!
Họ vẫn khoþe mạnh, sinh tồn đến ngày nay. Cọp beo cũng
thế!
-Hãy
nói vấn đề lấy thịt. Tụi mày ăn tại chỗ, nhưng làm sao
lấy về cho thằng đội trưởng?
-Chúng
cháu xén sẳn vài cục, khi có nệnh về nà cho vào mồm nuốt ngay. Bọn cán bộ dù có
con mắt thánh cũng không bắt gặp. Xét xong, chúng cháu vội về
đội, móc họng, nôn ra niền, nạp đủ số cho thằng đội
trưởng.
-Rồi
thằng đội trưởng ăn bằng cách nào?
-Hắn rửa cục thịt sạch chất nhớt, cho vào ca cống, đun lên nà có được bữa ăn ngon.
-Hắn rửa cục thịt sạch chất nhớt, cho vào ca cống, đun lên nà có được bữa ăn ngon.
Nói xong, thằng Ný đứng dậy:
-Cháu
phải về gánh cơm cho đội thông tầm. Cái chân chú đau, không
nên đi đứng nhiều.
Nó quay lưng, ra khỏi lán.
Nhìn đôi vai gầy guộc của nó rút lại như đôi vai cuþa người bệnh ho lao, tôi gọi: -Ný! Mày trở lại lấy vài bi thuốc laòo, đêm nay hút cho đỡ lạnh!
Vào những ngày cuối năm, trời bỗng dưng trở lạnh. Mưa phùn lất phất trên những vòm cây. Ðồi nương ẩm đục. Ngày hai mưới chín tháng Chạp, được phép trại trưởng, các đội khỏi phaþi xuất trại lao động bên ngoài. Thay vào đó, anh em được giao công tác dọn dẹp và làm vệ sinh trong trại, chuẩn bị đón Tết.
Tôi đang ngồi nhổ cỏ dọc theo những chân tường ngăn chia các đội. Thăng Ný đi ra. Hôm nay nó mặc bộ đồ lành lặn, sạch, mặt hiện niềm vui. Tôi nói:
-Chưa Tết mà ngó mày, tao đã thấy mùa xuân!
Nó báo tin: - Cháu được mẹ từ Vĩnh Yên nên thăm. Bộ đồ này cháu mượn của thằng bạn, để mẹ cháu không nhìn thấy cháu rách. Cháu đang chờ cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi.
- Mày ngon rồi! Vừa có đồ ăn của trại, vừa được mẹ tiếp tế thêm. Tết này mày huy hoàng!
-Vâng! Huy hoàng thật! Cháu không ngờ may mắn đến thế!
Khoảng hai giờ chiều, cán bộ dẫn thằng Ný về trại, tay ôm bụng, mặt nhăn nhó, tái nhợt. Ngờ nó bị trúng gió, tôi theo nó vào lán. Nó năm vật lên sạp, lăn lộn, kêu đau bụng và lạnh. Tôi hỏi mượn mấy thằng bạn của nó ve dầu nóng để cạo gió.
Thằng đội trưởng hình sự đứng nhìn một lúc, nói:
-Chả phải trúng gió đâu! Nó bị bội thực đấy! Móc họng nôn ra là khỏi ngay!
Nhiều thằng khác lao nhao:
-Nôn ?đi! Nôn đi!
Thằng Ný trườn về bìa sạp, rướn cổ, thò đầu ra ngoài, cho ngón tay vào miệng. Có thăng la lớn:
-Hãy
khoan!
Và nó chạy ra ngoài, đem vô một cái thau bằng nhựa, bưng thau kề sát miệng thằng Ný:
-Hãy
nôn vào đây!
Thằng Ný móc họng, ụa mữa. Ðồ ăn lẫn nhớt dãi tuôn trào xuống thau. Thằng bưng thau bóc lên những miếng thịt còn dính lòng thòng nhớt dãi, đưa lên miệng ăn. Một thằng khác đang đói cũng ăn.
Có thằng nhăn mặt: - Gớm quá!
Thằng
bưng thau nói:
-Gớm gì? Từ bụng kia sang bụng nọ mà thôi!
Sáng mồng một Tết, mọi người quy tụ ra sân trại coi anh em văn nghệ trình diễn. Có đàn và trống xập xình vui tai. Tôi gặp thằng Ný đang lóng ngóng coi hát. Tôi hỏi:
-Mày khỏe hẳn chưa?
-Hôm
sau nà khỏe ngay!
-Mẹ
mày thăm nuôi, sao tao thấy mày đi vào tay không?
-Nhà cháu nghèo, không có tiền sắm sửa. Thăm nuôi là thăm cho có nệ thế thôi! Mẹ cháu chỉ mang cho cháu một con gà nuộc, và một cân xôi.
-Nhà cháu nghèo, không có tiền sắm sửa. Thăm nuôi là thăm cho có nệ thế thôi! Mẹ cháu chỉ mang cho cháu một con gà nuộc, và một cân xôi.
-Sao không đem vô trại, để dành ăn từ từ?
-Nếu
đem vô trại, mấy thằng đầu gấu, chúng nó giành giựt cả. Thế cháu mới xơi hết tại
chỗ!
Tôi trợn mắt:
-Mày
ăn hết một lần hết con gà và cân xôi?
-Vâng!
Không còn cách nào khác! Lúc thì dư thừa phải nôn ra, bây giờ
thì đói.
Nhìn thằng Ný, tôi thấy nó đang tàn tạ, khô héo dần. Nó không có mùa Xuân.
Lâm
Chương
GS.NGUYỄN VĂN PHÚ
TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINHVào thế kỷ thứ nhất, Vua Minh Đế nhà Hậu Hán bên Trung quốc sai người đi sứ sang Thiên Trúc (tức Ấn-Độ ngày nay) để thỉnh kinh Phật. Trong số kinh mà phái đoàn đã thỉnh được, cuốn Tứ Thập Nhị Chương Kinh tức là Kinh Bốn Mươi Hai Chương, chép những lời dạy của đức Thế Tôn khi Ngài mới đắc đạo. Các bộ kinh do một con ngựa bạch chở về; vua Minh Đế sai xây chùa và đặt tên là Bạch Mã Tự để chứa Kinh.Tứ Thập Nhị Chương Kinh là cuốn kinh đầu tiên truyền sang Trung quốc, và Bạch Mã Tự cũng là ngôi chùa chính thức đầu tiên tại Trung quốc.Xin trích ra đây vài Chương để quý đạo hữu học tập:CHƯƠNG THỨ 18. - Đức Phật dạy: “Pháp của ta là: Niệm mà không chấp nơi niệm, mới thật là niệm. Làm mà không chấp nơi làm, mới thật là làm. Nói mà không chấp nơi nói, mới thật là nói. Tu mà không chấp nơi tu, mới thật là tu. Tỉnh thì gần được, Mê thì cách xa. Ngôn ngữ dứt hết, không trói buộc vào sự vật. Nếu sai lệch một chút, sẽ mất ngay. ”Tuy chỉ có mấy dòng thôi, nhưng nếu chú ý ta sẽ thấy cả cuốn Kinh Kim Cương luận về cái Lý Chân Không trên đây. Thí dụ: “Bồ-tát trang nghiêm Phật độ, mà không nghĩ rằng mình trang nghiêm Phật độ, mới thật là trang nghiêm Phật độ ”. Thí dụ khác: “Tu-Bồ-Đề, phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các pháp đều hư vọng, tức là thấy được Như Lai. ” Và: “Tu-Bồ-Đề. Thật không có một pháp nào gọi là phát tâm bồ-đề. ”CHƯƠNG THỨ 37. – Đức Phật dạy: “ Đệ tử của ta tuy ở xa ta vài nghìn dặm mà luôn luôn nghĩ đến giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ở gần bên ta, tuy thường gặp, mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng cũng không chứng được đạo”.CHƯƠNG THỨ 38. - Đức Phật hỏi một sa-môn: “Mạng người ta được bao lâu?”Bạch rằng: “Chừng vài ngày. ”Đức Phật nói: “Nhà ngươi chưa biết Đạo.”Ngài lại hỏi một sa-môn khác: “Mạng người được bao lâu?”Bạch rằng: “Chừng một bữa cơm”.Đức Phật nói: “Nhà ngươi chưa biết Đạo”.Ngài lại hỏi một sa-môn khác: “Mạng người được bao lâu?”Bạch rằng: “Chỉ trong một hơi thở ra vào. ”Đức Phật nói: “Đúng vậy, nhà ngươi đã biết Đạo rồi đó. ”CHƯƠNG THỨ 40. - Đức Phật dạy: “Hành đạo chớ có như con bò kéo cái cối xay. Tuy rằng thân có hành đạo, mà tâm có hành đạo đâu. Nếu như tâm thực hành được đạo thì chẳng cần đến nghi thức hành đạo”.Cách đây 25 thế kỷ, đức Thế Tôn đã dạy như vậy rồi. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng nói:“Bồ-đề tự lòng tìm thấy, Nhọc chi ngoài tánh cầu huyềnNghe giảng tu hành theo đó, Thiên đường mắt thấy hiện tiền.”CHƯƠNG THỨ 22. - Đức Phật dạy: “ Đối với tiền tài và sắc đẹp, người ta rất khó buông xả; tiền tài và sắc đẹp ấy giống như chút mật dính trên lưỡi dao, chẳng đủ cho một bữa ăn ngon, đứa bé liếm lấy ắt mắc cái họa đứt lưỡi”.CHƯƠNG THỨ 24. - Đức Phật dạy: “ Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng nữ sắc. Lòng ham muốn sắc đẹp, to lớn không gì sánh bằng. May mà chỉ có một nó mà thôi, nếu có đến hai thứ như nó thì khắp thiên hạ, chẳng còn ai tu Đạo nổi nữa”.CHƯƠNG THỨ 25. - Đức Phật dạy: “ Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất sẽ mắc phải nạn cháy tay”.CHƯƠNG THỨ 26. - Thiên ma hiến ngọc nữ cho Phật, toan phá hoại ý chí của Ngài. Đức Phật nói: “ Những túi đồ da ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Đi ngay! Ta chẳng dùng đâu”.CHƯƠNG THỨ 9. - Đức Phật dạy: “Lấy sự nghe nhiều hiểu rộng mà yêu mến Đạo, thì khó mà hiểu thấu được Đạo. Nếu bền chí mà phụng sự Đạo, thì thấu hiểu Đạo rộng lớn.”CHƯƠNG THỨ 12. - (Nêu ra sự khó để khuyên tu) Đức Phật dạy: “ Người ta có hai mươi sự khó:1- Bần cùng mà bố thí là khó. 2- Hào quý mà học Đạo là khó.3- Bỏ thân mạng quyết chết là khó. 4- Được thấy kinh Phật là khó.5- Sanh mà gặp đời có Phật là khó. 6- Nhịn sắc, nhịn dục là khó.7- Thấy tốt mà chẳng mong cầu là khó. 8- Bị sỉ nhục mà chẳng tức giận là khó.9- Có thế lực mà không lạm dụng là khó. 10- Gặp việc mà vô tâm là khó.11- Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó. 12- Dẹp trừ tính ngã mạn là khó.13- Chẳng khinh người chưa học là khó. 14- Thực hành tâm bình đẳng là khó.15- Chẳng nói thị phi là khó. 16- Gặp được thiện tri thức là khó.17- Học Đạo, thấy được Tánh là khó. 18- Tùy duyên, hóa độ người là khó.19- Thấy cảnh mà không động là khó. 20- Khéo biết phương tiện là khó. □GHI CHÚ. Khi cho lên mạng BuddhaSasana bản dịch của sư Viên Giác, ông Bình Anson đã ghi chú như sau: Kinh Tứ Thập Nhị Chương là bản kinh Phật giáo đầu tiên được dịch sang tiếng Hán. Bản dịch thông dụng nhất hiện nay được nhiều người cho rằng do ngài Ca-Diếp Ma-Đằng và Trúc Pháp Lan dịch trong thời vua Minh Đế thời nhà Hậu Hán. Đây không phải là một bản kinh thuần túy ghi lại một bài giảng của đức Phật mà chỉ là một tuyển tập, trích dịch ngắn gọn các lời dạy của đức Phật từ nhiều bản kinh Phạn ngữ khác nhau, không biết nguồn gốc. Trong Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, quyển 1, chương 2, tác giả Nguyễn Lang viết rằng trải qua nhiều đời lưu truyền, nội dung và văn thể bản kinh này có nhiều thay đổi, các tư tưởng mới trong Thiền tông đại thừa Trung Hoa đã được pha trộn thêm vào bản kinh nguyên thủy (chẳng hạn như các quan niệm về vô niệm, kiến tánh học đạo, vô tu vô chứng ..)BuddhaSasana cũng đưa lên mạng bản dịch của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành, California, Hoa Kỳ và bản dịch ra Anh Ngữ lấy từ một mạng tiếng Anh, nhan đề The Sayings of the Buddha in Forty-Two Sections by Kasyapa Matanga and Gobharana. Lời mở đầu của bản tiếng Anh này cho biết: Kinh này được viết theo kiểu Kinh Thư của Khổng Tử để thích hợp với người Trung Hoa cho nên mỗi chương đều bắt đầu bằng “Đức Phật dạy”, giống như “Khổng Tử viết”...□
PHẬT DI GIÁO
KINH
Vua Đường Thái Tông nước Trung-Hoa sai người chép Phật Di Giáo Kinh (nghĩa là Kinh Di Giáo của đức Phật) để phát cho các quan từ ngũ-phẩm trở lên và thứ-sử các châu, mỗi người một cuốn. Nếu các quan đó thấy đức-hạnh của tăng ni không giống như lời đức Phật dạy trong Kinh, thì có thể lấy lẽ công và tư mà khuyến-cáo, khiến phải thi-hành.Kinh này chép lại vắn tắt lời đức Phật dạy các đệ-tử khi Ngài sắp nhập Niết-bàn, cho nên gọi là Kinh Di Giáo. [Kinh nói về thời-kỳ đức Thế-tôn gần nhập diệt, là Kinh Đại Bát-niết-bàn, gọi tắt làKinh Niết-bàn].Kinh này nguyên viết bằng chữ Phạn, được một nhà sư người Thiên Trúc (Ấn-Độ) ở Trung Hoa, tên là Đàm Vô Sấm, đời nhà Lương dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Một nhà sư khác, người Trung-Hoa, tên là Thích Pháp Hiển cũng dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, đời nhà Tấn. Bản dịch sau ngắn hơn bản dịch trước nhiều, vì chỉ có 19 phẩm thay vì 52 phẩm như bản trước.Hòa thượng Thích Tâm Châu đã dịch bản Hán-văn của Sa-môn Thích Pháp Hiển ra Việt Văn vào năm 1958.So với Kinh Đại Bát-Niết-bàn thì Kinh Di Giáongắn hơn nữa vì kinh sau chỉ ghi lời dạy của đức Phật vào lúc gần nhập Niết-bàn, chứ không ghi các lời thuyết giảng về Phật-tính và dạy các bồ-tát tu-hành bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh để đạt Đại Niết-bàn.KINH DI GIÁO gồm các phần sau đây:
1. Lời Tựa 2. Trì-giới 3. Chế-ngự Tâm 4. Tiết-thực 5. Giới ngủ nhiều 6. Giới hờn- giận 7. Giới kiêu-mạn 8. Giới nịnh-bợ 9. Ít ham muốn 10. Tri-túc 11. Lìa xa 12. Tinh-tấn 13. Không quên niệm 14. Thiền-định 15. Trí-huệ 16. Không nói đùa 17. Tự cố gắng 18. Quyết-nghi 19. Chúng-sinh được độ 20. Pháp-thân Phật thường còn 21. Kết-luận.Xem đầu-đề các phần ghi trên, chúng ta nhận thấy ngay tính-cách thực tế của lời dạy, ngắn gọn và dễ hiểu, cốt tóm lược cụ thể cách-thức tu hành. Lời dạy thiết thực, đơn giản làm chúng ta liên tưởng đến Kinh Pháp Cú.● Sau đây, xin trích đăng phần “TRÌ GIỚI” (lược dịch):“Hỡi các Tỳ-khưu. Sau khi Ta tịch diệt, cần phải tôn trọng Giới luật. Giới luật là đại sư của các ngươi; nếu Ta còn ở đời thì Ta và Giới luật không khác nhau.Kẻ biết giữ Tịnh giới, không ham buôn bán, sắm sửa nhà ruộng, nuôi nô tỳ, gia súc, tránh xa vật báu và cây cối trồng tỉa như xa tránh lửa, không chặt cây cày ruộng, không bốc thuốc, xem tướng, coi sao, đoán vận mạng, làm bùa chú, thuốc thánh, thuốc tiên. Cần phải giữ mình, ăn uống đúng bữa, dùng đồ thanh tịnh. Chẳng nên giao hảo với người sang, khinh chê người kém. Cần phải dùng tâm niệm đoan chính để mong giải thoát khỏi vòng sinh tử. Không được chứa giấu những kẻ xấu, không được phô tướng lạ để lừa gạt người. Đối với các thứ cúng dường, cần phải biết vừa đủ và chẳng nên tích lũy.Đó là nói về các hình thức Trì giới. Giới là gốc của Giải thoát. Nhờ Giới mà sinh Thiền định và Trí huệ diệt khổ.Vậy các tỳ-khưu phải trì Tịnh giới, đừng để thiếu xót, hủy hoại. Ai biết trì giới, thì người đó có pháp lành. Không trì giới thì không thể sinh công đức được. Vậy phải biết rằng Giới là nơi an trụ an ổn nhất của các công-đức”.● Tiếp theo là phần “CHẾ NGỰ TÂM”.“Hỡi các tỳ-khưu, khi đã an-trụ nơi Giới rồi, thì phải chế ngự ngũ căn, ngăn ngũ căn phóng dật, nhập vào ngũ dục, giống như người chăn bò, không để cho bò chạy bừa bãi làm hại lúa người ta.Nếu buông thả ngũ căn thì ngũ dục tăng lên vô hạn, không kiềm chế nổi, sẽ giống như ngựa dữ không cương, lôi người ta xuống hố. Ai bị cướp làm hại, thì chỉ khổ một đời thôi, còn ai bị ngũ căn làm hại thì bị tai ương nhiều đời. Ngũ ăn làm hại rất nặng, cho nên phải chế ngự ngũ căn như chế ngự giặc vậy.Nếu buông thả ngũ căn thì sớm muộn sẽ thấy sự tiêu diệt. Ngũ căn lại do cái tâm làm chủ, vậy các tỳ-khưu phải chế ngự cái tâm, nó đáng sợ hơn rắn độc, thú dữ, giặc cướp, nó hại hơn cả lửa cháy tràn-lan. Giống như người kia tay cầm bát mật, chỉ nhìn bát mật mà không thấy cái hố dưới chân, giống như con voi điên không có xiềng sắt, giống như con vượn thả, leo cây, mặc sức nhảy truyền, khó mà kiềm-chế được. Phải khuất phục cái tâm, đừng để tâm phóng dật. Buông thả cái tâm thì việc lành tiêu ma, chế ngự cái tâm thì mọi việc xong xuôi. Vì thế các tỳ-khưu phải chuyên cần tinh tấn, khuất phục cái tâm của mình!”● Sau đây là phần “ÍT HAM MUỐN”.“Hỡi các tỳ-khưu! Nên biết rằng người nhiều ham muốn, vì mong nhiều lợi nên nhiều khổ não. Người ít ham muốn, vì không cầu, không muốn, nên không bị cái khổ ấy. Ít ham muốn là một hạnh mà mình phải tu tập; hơn nữa hạnh này làm nẩy sinh ra các công đức nên lại càng phải tu tập. Người ít ham muốn chẳng cần phải nịnh bợ ai để lấy lòng người ta, và chẳng bị các căn lôi kéo. Người đó trong lòng thanh thản, không lo không sợ; đụng chạm đến việc gì cũng thấy dư giả, không thấy mình thiếu thốn. Người ít ham muốn ắt có cảnh Niết-bàn”.“Hỡi các tỳ khưu! Nếu muốn thoát khỏi mọi khổ não thì nên quán tưởng lẽ tri túc. Phép tri túc là chỗ giàu có, vui vẻ, yên ổn. Người tri túc dù nằm trên đất cũng thấy yên vui. Kẻ không tri túc dù có ở thiên đường cũng chưa vừa ý”. □
VIỆC PHÁ HỦY TƯỢNG PHẬT TẠI AFGANISTAN
cûa phe Taliban HÒi giáo
Tܮng
PhÆt cao
nhát th‰ gi§i
tåi Bamiyan cûa Afghanistan trù§c khi bÎ hûy diŒt. (AP)
tåi Bamiyan cûa Afghanistan trù§c khi bÎ hûy diŒt. (AP)
Thöôïng toaï Satyapal, cöïu tröôûng boä moân Phaät hoïc, Ñaïi hoïc Delhi, vaø laø toång thö kyù cuûa Hoäi Truyeàn Giaùo Tam Baûo (Buddha Triratna Mission) goïi söï kieän naøy laø "söï ñieân roà cuûa caùc phaàn töû Hoài giaùo cöïc ñoan" vaø thaáy roõ toaøn boä vaán ñeà trong boái caûnh chính trò. Thöôïng toaï nhaán maïnh: "Ñaây laø haønh ñoäng hoaøn toaøn chính trò vaø khoâng phaûi caùch thöùc vaên hoaù. Vaøi nhaø laõnh tuï Hoài giaùo do ñieân roà neân suy nghó raèng baèng caùch phaù huyû caùc töôïng Phaät coå, hoï seõ tieâu dieät ñöôïc ñaïo Phaät. Hoï hoaøn toaøn sai laàm."
Ñaïi ñöùc T. K. Lochan, thaønh vieân cuûa UÛy Ban Daân Toäc Thieåu Soá cuûa AÁn Ñoä soáng taïi New Delhi cho raèng haønh ñoäng naøy laø "voâ cuøng baát haïnh" vaø tieác nuoái raèng: "ñaây khoâng chæ laø ñieàu ñau buoàn cuûa ngöôøi Phaät töû; di saûn hôn 2000 naêm cuûa neàn vaên hoaù theá giôùi seõ maát vónh vieãn. Trong tình huoáng naøy, ngöôøi Phaät töû khoù coù theå laøm ñöôïc ñieàu gì [ñeå ngaên caûn hoï]. Ngöôøi Phaät töû chuùng toâi haún khoâng phaûn khaùng laïi moät caùch baïo ñoäng. Caû theá giôùi ñang vaø seõ coøn phaûn öùng. Neáu hoï khoâng laéng nghe tieáng noùi cuûa lyù trí vaø löông taâm thì thaät laø baát haïnh."
Sö coâ Lieãu Phaùp, nghieân cöùu sinh cuûa boä moân Phaät hoïc, ñaïi hoïc Delhi, khoâng theå hieåu ñöôïc giôùi chöùc Hoài giaùo seõ ñaït ñöôïc caùi gì töø haønh ñoäng huyû dieät caùc töôïng Phaät, ñaõ phaùt bieåu nhö sau: "toâi cho raèng coù theå hoï laø nhöõng ngöôøi "baát bình thöôøng" hoaëc ñaõ khoâng coøn kieàm cheá ñöôïc taâm trí. Nhöõng haïng ngöôøi nhö vaäy khoâng hieåu ñöôïc vaø khoâng caûm thoâng vôùi caùc phöông dieän haøi hoaø cuûa söï ñoàng toàn taïi giöõa caùc toân giaùo."
Tieán só Bhaswati, giaûng vieân laâu naêm cuûa boä moân Toân giaùo hoïc, ñaïi hoïc Panjabi ôû Patiala, nhaán maïnh ñeán caùc khaùc bieät veà nguyeân lyù toân giaùo trong ñaïo Hoài vaø caùc toân giaùo khaùc, phaùt bieåu raèng: "Ngöôøi Hoài giaùo coù theå choáng laïi tín ngöôõng hình töôïng nhöng ñieàu naøy seõ ñöôïc xem laø tín ñieàu ñeå ñaët ñeå caùc nguyeân lyù Hoài giaùo vaøo theá giôùi ngaøy nay, nôi maø caùc toân giaùo caàn phaûi toàn taïi trong haøi hoaø. Caùc phaàn töû Hoài giaùo cöïc ñoan naøy coù theå nghó raèng hoï laøm vieäc ñuùng ñaén nhöng rieâng baûn thaân toâi cho raèng caùc toân giaùo ñeàu daïy chuùng ta neân toân troïng caùc caûm xuùc toân giaùo cuûa ngöôøi khaùc."
Tieán só M.L. Sharma, phoù giaùo sö, boä moân Gandhi Hoïc, ñaïi hoïc Panjab, ôû Chandigarh voâ cuøng söûng soát tröôùc haønh ñoäng cöïc ñoan khoâng khoan nhöôïng naøy, ñaõ nhaán maïnh: "khoâng neân quan saùt haønh ñoäng naøy moät caùch bieät laäp; ngaøy mai, noù coù theå xaûy ra vôùi caùc toân giaùo khaùc, neáu nhö moïi ngöôøi ñeàu giöõ "im laëng." Söï khoâng khoan nhöôïng toân giaùo laø ñieàu voâ cuøng baát haïnh. Di saûn vaên hoaù Phaät giaùo khoâng thuoäc vaøo moät ñaát nöôùc hay vaøi quoác gia naøo, maø laø di saûn cuûa toaøn theå nhaân loaïi. Caàn phaûi khôi ñoäng quan ñieåm theá giôùi choáng laïi chuû nghóa cöïc ñoan toân giaùo ñeå traùnh caùc thaûm hoaï töông töï xaûy ra trong töông lai. Neáu chuû nghóa cöïc ñoan toân giaùo ñöôïc töï do phaùt trieån, noù seõ daãn ñeán moät ñích ñieåm khoâng coù choã döøng hay lui thoaùi. Ñaõ ñeán luùc chuùng ta caàn phaûi kieåm tra vaø kieàm cheá."
Anh Jitender Kaushik, nhaø baùo cuûa tôø nhaät baùo toaøn quoác AÁn Ñoä, Baûn Tin AÁn Ñoä, (The Times of India) cho raèng toaøn boä söï kieän treân laø haønh ñoäng cuûa "nhoùm quaù khích" trong soá caùc laõnh tuï Hoài giaùo ôû Afganistan: "Ñoù laø haønh ñoäng baån thæu vaø ñieân roà; moät khi noù baét ñaàu seõ khoâng bao giôø coù keát thuùc. Nhöng dieãn tieán naøy thaät laø nhaàm laãn neáu chuùng ta quan saùt söï kieän chính quyeàn Taliban ñaõ vaø ñang noã löïc laãn traùnh baùo chí vaø söï chuù yù cuûa coâng luaän töø 2 naêm qua; vaø baây giôø chính quyeàn naøy laïi haønh ñoäng [phaù huyû caùc töôïng Phaät] ñeå gaây chuù yù quoác teá. Raát coù cô hoäi nöôùc Myõ seõ doäi bom Afghanistan nhö ñaõ doäi bom Iraq."
Giaùo sö Lokesh Chandra toû ra baát maõn AÁn Ñoä trong caùch giaûi quyeát toaøn boä vaán ñeà. "AÁn Ñoä ñaõ haønh xöû quaù nhu nhöôïc, maëc cho caùc nöôùc Phaät giaùo khaån caàu mình coù nhöõng quyeát ñònh [kòp thôøi]. AÁn Ñoä moät laàn nöõa ñaõ bieåu loä ñaëc tính yeáu meàm cuûa mình vaø trôû thaønh "khaùn giaû thaàm laëng." Ñaát nöôùc cuûa chuùng toâi nhö laø moät "caây caø-rem meàm nhuõng ñang chaûy treân côn noùng böùc AÁn Ñoä." OÂng cuõng ñaõ nhìn söï kieän trong phaïm vi roäng hôn khi cho raèng ñaây laø daáu chæ cuûa caùc söï kieän toài teä nhaát dieãn ra nhaèm choáng laïi vaên hoaù AÁn Ñoä: "Ñaây chæ môùi laø baét ñaàu. Ñoù laø söï taán coâng choáng laïi Phaät giaùo vaø vaên hoaù AÁn Ñoä. Duïng yù cuûa hoï laø nhaèm tieâu dieät baát cöù caùi gì thuoäc neàn vaên hoaù AÁn Ñoä. Thaät ra ñoù chæ laø söï taán coâng man rôï choáng laïi xaõ hoäi vaên minh maø thoâi."
Phaàn lôùn moïi ngöôøi trôû neân baát maõn tröôùc chieàu höôùng tieâu dieät vaên hoaù naøy vaø caûm thaáy voâ voïng khi chính quyeàn quaân phieät Taliban khoâng saún loøng laéng nghe tieáng noùi cuûa lyù trí, löông taâm vaø thôø ô tröôùc yù kieán vaø aùp löïc cuûa theá giôùi. Tieán só Sharma noùi: "saùng nay khi ñoïc baûn tin caùc töôïng Phaät bò huyû dieät, toâi caûm thaáy buoàn, thöông toån vaø voâ voïng. Nhöng toâi seõ coá gaéng laøm heát mình – toâi seõ trình baøy vôùi baát kyø ai toâi coù dòp gaëp raèng ñaây laø haønh ñoäng sai laàm vaø caàn phaûi leân aùn."
Giaùo sö Chandra thoát leân raèng: "Toå chöùc Vaên Hoaù, Khoa Hoïc vaø Giaùo Duïc cuûa Lieân Hôïp Quoác (UNESCO) ñaõ chaúng laøm gì caû. Hoï chæ quan taâm ñeán caùc taám ngaân phieáu löông beùo bôû maø thoâi. Trong khaû naêng cuûa moät caù nhaân, toâi khoâng caûm thaáy voâ voïng, ñaát nöôùc cuûa toâi môùi laø voâ voïng – leõ ra AÁn Ñoä phaûi laøm moät ñieàu gì ñoù [ñeå choáng laïi haønh ñoäng tieâu dieät vaên hoaù naøy]."
Trong khi ñoù, Thöôïng toaï Thích Minh Ñöùc, giaûng vieân trong moät tröôøng College ôû Myõ phaùt bieåu: "toâi thaät söï ñau loøng khi bieát vieäc naøy. Toâi seõ loan baùo cho caùc ñoäng Phaät giaùo treân khaép theá giôùi nhö Vieät Nam, Nhaät Baûn, Trung Quoác, Trieàu Tieân v.v... khôi daäy söï uûng hoä quoác teá ñeå choáng laïi haønh ñoäng tieâu dieät vaên hoaù naøy. Toâi seõ coá gaéng heát mình."
Ñaïi ñöùc Thích Nhaät Töø nghieân cöùu sinh ôû AÁn Ñoä nhìn thaáy ñöôïc doøng tieáp noái lòch söû trong toaøn boä söï kieän—löôïn chaûy töø thôøi trung coå cho ñeán hieän taïi: "ñaây khoâng phaûi laø laàn ñaàu tieân caùc giôùi laõnh ñaïo Hoài giaùo cöïc ñoan ñaõ coá gaéng phaù huyû neàn vaên hoaù Phaät giaùo. Hoï ñaõ töøng laøm ñieàu naøy trong quaù khöù. Lòch söû laø nhaân chöùng khi nhöõng keû vua chuùa Hoài giaùo xaâm chieám vaø cai trò AÁn Ñoä, hoï ñaõ phaù huyû taát caû caùc thaùnh tích Phaät giaùo."
Veà ñoäng cô naèm sau cuoäc chieán "ñoät bieán" nhaèm tieâu dieät vaên hoaù Phaät giaùo cuûa chính quyeàn quaân phieät Taliban, ñaïi ñöùc Thích Nhaät Töø phaûn aùnh raèng: "ngöôøi ta khoâng neân laøm saùng laïng toân giaùo mình baèng caùch phaù huyû toân giaùo ngöôøi khaùc. Veà maët chính trò, toâi khoâng cho raèng chính quyeàn quaân phieät Taliban seõ gaët haùi ñöôïc söï chaáp nhaän cuûa theá giôùi veà söï hieän höõu cuûa noù, neáu noù vaän duïng phöông tieän tieâu dieät vaên hoaù Phaät giaùo nhö moät con côø."
Chính Quyeàn Taliban Baét Ñaàu Phaù Huyû caùc Töôïng Phaät (1)
Nguyeân taùc: Baûn tin AFP vaø Hindustan Times Correspondent
Thích Nhaät Töø dòch
"Coâng vieäc phaù huyû caùc töôïng Phaät ñaõ baét ñaàu töø 5 tieáng ñoàng hoà vöøa qua. Toâi khoâng bieát bao nhieâu töôïng Phaät ñaõ bò phaù huyû." Qudratullah Jamal, boä tröôûng boä Vaên Hoaù vaø Thoâng Tin Taliban cho bieát: "Taát caû caùc töôïng Phaät seõ bò phaù huyû baèng moïi caùch vaø moïi giaù." OÂng cuõng coøn cho bieát raèng quaân lính Taliban cuõng ñaõ vaø ñang phaù huyû caùc töôïng Phaät coå ôû caùc vieän baûo taøng taïi Kabul, Ghazni, Herat, Jalalabad vaø Kandahar.
Chæ duï cuûa laõnh tuï quaân phieät toái cao Mulla Mohammad Omar cuûa chính quyeàn Taliban ñaõ keâu goïi phaù huyû taát caû töôïng Phaät, theo tinh thaàn cuûa luaät leä Hoài giaùo, ñaõ gaây ra côn "soác" khaép theá giôùi.
Afghanistan laø queâ höông cuûa haøng loaït kho taøng lòch söû quyù giaù tieàn Hoài giaùo, maø vaøo thôøi ñoù, noù laø baûn leà cuûa con ñöôøng tô luïa coå ñaïi vaø coøn laø vuøng traän ñòa chieán löôïc cuûa nhöõng keû xaâm löôïc, ngay caû ñaïi ñeá Alexander.
Hai töôïng Phaät khoång loà [moät töôïng cao 50 meùt, moät töôïng cao 34.5 meùt, TNT chuù thích] treân vaùch nuùi gaàn thuû ñoâ tænh cuûa trung phaàn Afghanistan ñöôïc taïc vaøo khoaûng theá kyû thöù II sau TL.
Caùc nöôùc Myõ, Phaùp, Ñöùc, Thaùi Lan, Nhaät Baûn, Tích Lan, Iran vaø oâng toång thö kyù Lieân Hieäp Quoác Kofi Annan v.v... ñaõ keâu goïi chính quyeàn Taliban neân baûo toàn di saûn vaên hoaù naøy.
Koichiro Matsuura, ngöôøi ñöùng ñaàu toå chöùc Vaên Hoaù, Khoa Hoïc vaø Giaùo Duïc cuûa Lieân Hieäp Quoác (UNESCO) cho raèng vieäc phaù huyû caùc töôïng Phaät seõ gaây ra thaûm hoaï khoâng theå ñeàn buø ñöôïc ñoái vôùi moät di saûn vaên hoaù coù giaù trò phoå quaùt ngoaïi leä."
***
Taïi Thuû ñoâ AÁn Ñoä New Delhi: AÁn Ñoä ñang noã löïc khaáy ñoäng quan nieäm quoác teá choáng laïi saéc leänh cuûa chính quyeàn Taliban. OÂng Pramod Mahajan, boä tröôûng boä Coâng Söï Quoác Hoäi phaùt bieåu taïi quoác hoäi vieän raèng: "Chuùng toâi cho raèng caùc töôïng Phaät laø di saûn voâ giaù cuûa theá giôùi vaø chính phuû AÁn Ñoä ñang noã löïc heát mình, nhôø Lieân Hieäp Quoác can thieäp vaø chaän ñöùng chuû nghóa tieâu dieät vaên hoaù naøy."
Vaán ñeà treân cuõng ñöôïc oâng Vijay Kumar Malhotra, ñaûng vieân ñaûng BJP neâu ra taïi quoác hoäi vaøo luùc 0 giôø hoâm nay. OÂng cho raèng saéc leänh cuûa chính quyeàn Taliban ñe doaï maïng soáng cuûa moät di saûn vaên hoaù coù tuoåi thoï gaàn 2000 naêm. Caùc thaønh vieân quoác hoäi, oâng Ramesh Chennitala (ñaûng Quoác Ñaïi, Congress), Raghuvansh Prasad Singh (ñaûng RJD) vaø Ramdas Athawale (ñaûng Ind) cuõng ñaõ leân tieáng hoái thuùc chính phuû AÁn Ñoä neân vaän duïng caùc phöông tieän vaø ngoû ngaùch ngoaïi giao ñeå chaän ñöùng chính quyeàn Taliban khoâng thi haønh saéc leänh tieâu dieät vaên hoaù Phaät giaùo treân.
Chính Quyeàn Taliban Baét Ñaàu Phaù Huyû caùc Töôïng Phaät (2)
Nguyeân taùc: Baûn tin AFP vaø The Times of India
Thích Nhaät Töø dòch
Baát chaáp laøn soùng phaûn khaùng kòch lieät cuûa quoác teá, chính quyeàn daân quaân Hoài giaùo baïo haønh cuûa Afghanistan ñaõ baét ñaàu huyû dieät caùc töôïng Phaät treân khaép ñaát nöôùc naøy vaøo ngaøy thöù naêm, 1-3-2001, bao goàm luoân caû töôïng Phaät ñöùng cao 50 meùt, taïc treân vaùch nuùi, coù tuoåi thoï gaàn 2000 naêm. Vieäc laøm treân ñaõ gaây ra phaûn öùng maïnh meõ taïi AÁn Ñoä. Toå chöùc AÁn giaùo Vishwa Hindu Parishad (VHP) tuyeân boá seõ coù caùc phaûn öùng thích öùng choáng laïi saéc leänh tieâu dieät vaên hoaù treân taïi Ajmer thuoäc bang Rajasthan cuûa AÁn Ñoä.
Ñaøi truyeàn thanh Afhanistan trích laïi lôøi cuûa boä tröôûng boä Vaên Hoaù vaø Thoâng Tin Taliban, oâng Quadratullah Jamal, ñöa tin raèng chính quyeàn Taliban ñaõ baét ñaàu phaù huyû caùc töôïng Phaät ôû caùc vieän baûo taøng taïi Kandahar, Bamiyan, Herat vaø Kabul, sau saéc leänh gaàn ñaây nhaát cuûa nguyeân thuû cheá ñoä quaân phieät Taliban, oâng Mullah Omar. "Chuùng toâi seõ söû duïng taát caû caùc phöông tieän bao goàm suùng ñaïi baùc vaø xe taêng ñeå phaù huyû caùc töôïng Phaät." OÂng Jamal tuyeân boá raèng: "Vieäc phaù huyû nhieàu töôïng Phaät tieàn Hoài giaùo laø ñeå chaän ñöùng tín ngöôõng toân thôø caùc thaàn töôïng sai laàm treân toaøn ñaát nöôùc naøy."
OÂng coøn cho bieát löïc löôïng daân quaân ñaõ baét ñaàu taøn phaù caùc coâng trình vó ñaïi cuûa Phaät giaùo coù tuoåi thoï gaàn 2000 naêm taïi tænh trung taâm cuûa Bamiyan, bao goàm töôïng Phaät ñöùng cao nhaát theá giôùi: 50 meùt. Quaân lính Taliban cuõng ñang tieán haønh coâng vieäc phaù huyû caùc töôïng Phaät khaùc ôû caùc vieän baûo taøng taïi Kabul, Ghazni, Herat, Jalalabad vaø Kandahar.
OÂng boä tröôûng boä Thoâng Tin cho bieát saéc leänh phaù huyû caùc töôïng Phaät ñöôïc ban haønh sau khi tham vaán caùc laõnh tuï Hoài giaùo cuõng nhö toaø aùn Hoài giaùo toái cao cuûa chính quyeàn Taliban. Theo oâng, saéc leänh naøy ban haønh laø "vì caùc töôïng Phaät laø nôi thôø phöôïng cuûa ngöôøi ngoaïi ñaïo vaø ngöôøi khoâng theo ñaïo Hoài vaãn coøn toân thôø caùc töôïng naøy. . . Ñaáng Allah laø nôi toân thôø chaân chaùnh duy nhaát. . . Taát caû caùc nôi toân thôø sai laàm caàn phaûi ñöôïc ñaäp vôõ naùt."
Vaøo ngaøy thöù hai, 26-2-2001 vöøa qua, laõnh tuï toái cao cuûa chính quyeàn quaân phieät Mulla Mohammad Omar ra chæ duï keâu goïi phaù huyû taát caû caùc töôïng Phaät, theo luaät leä cuûa Hoài giaùo. Chæ duï naøy ñaõ taïo ra côn soác khaép nôi treân theá giôùi.
Hai töôïng Phaät khoång loà (moät töôïng cao 50 meùt, moät töôïng cao 34.5 meùt) chaïm khaéc treân vaùch nuùi ôû Bamiyan, gaàn thuû ñoâ tænh ôû trung phaàn Afghanistan, ñöôïc taïc vaøo khoaûng theá kyû thöù II sau TL.
Caùc nöôùc Myõ, Phaùp, Ñöùc, Thaùi Lan, Nhaät Baûn, Tích Lan vaø oâng toång thö kyù Lieân Hieäp Quoác, Kofi Annan v.v... ñaõ keâu goïi baûo toàn caùc töôïng Phaät voâ giaù naøy. Vaøo ngaøy thöù naêm, 1-3-2001, chính phuû AÁn Ñoä ñaõ bieät phaùi nguyeân toång thö kyù boä Ngoaïi giao ñeán Hoäi nghò do toå chöùc Vaên Hoaù, Khoa Hoïc vaø Giaùo Duïc cuûa Lieân Hieäp Quoác (UNESCO) baûo trôï ôû Paris ñeå thaûo luaän veà vaán ñeà naøy.
Koichiro Matsuura, ngöôøi ñöùng ñaàu toå chöùc UNESCO, cho raèng vieäc phaù huyû caùc töôïng Phaät seõ laø "thaûm hoaï vaên hoaù thaät söï" vaø seõ gaây ra söï maát maùt khoâng theå ñeàn buø ñöôïc cho moät di saûn vaên hoaù coù giaù trò phoå quaùt ngoaïi leä."
Boä tröôûng boä ngoaïi giao chính quyeàn Taliban, oâng Wakil Ahmad Mutawakel cho raèng chæ duï ñoù khoâng theå naøo thay ñoåi ñöôïc. OÂng coøn thaùch hoûi: "caùc baïn coù bao giôø chöùng kieán quyeát ñònh naøo cuûa tieåu vöông Hoài giaùo (Taliban) ñöôïc huyû boû hay ruùt laïi sau ñoù khoâng?"
Daân chuùng Afghanistan ñaàu tieân thì boái roái vôùi saéc leänh vaø nay vôùi söï thöïc thi chính saùch treân, ñaõ leân aùn haønh ñoäng tieâu dieät vaên hoaù Phaät giaùo moät caùch thaàm laëng vaø buoàn baõ: "Caùc thaønh phoá bò phaù huyû coù theå taùi oån ñònh nhöng moät khi caùc töôïng Phaät bò phaù huyû ñi, khoâng ai coù theå thay theá baèng töôïng khaùc ñöôïc."
(Ñaêng trong tôø nhaät baùo The Times of India, taïi thuû ñoâ AÁn Ñoä, ra ngaøy 2-3-2001, tr. 1)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 032
No comments:
Post a Comment