THƠ NAM TRÂN
Đẹp và Thơ
( Cô gái Kim Luông ) Nam Trân
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết,
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến: cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang giọt nước gieo.
Đăm đăm mắt mỏi vì chèo,
Chèo cô quấy nước trong veo giữa giòng.
Biết không cô hỡi biết không?
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao?
(Huế đẹp và thơ)
BACK
Trước chùa Thiên Mụ
Nam Trân
Êm êm giòng nướcHương giang chảy,
Xúm xít thuyền con chỗ bảy ba.
Tiếng hát ngư ông đẫm bóng cây,
Như luồng khói nhẹ lên lên mãi,
Tháp cao nhòm nưóc: vết meo trôi.
Đồi thấp sừng trăng dõi dõi soi,
Mờ ớ, xa xa ,gà gáy sáng...
Trong chùa cảnh cảnh tiếng chuông hồi.
HUẾ ĐÊM HÈ
( Cô gái Kim Luông ) Nam Trân
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết,
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến: cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang giọt nước gieo.
Đăm đăm mắt mỏi vì chèo,
Chèo cô quấy nước trong veo giữa giòng.
Biết không cô hỡi biết không?
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao?
(Huế đẹp và thơ)
BACK
Trước chùa Thiên Mụ
Nam Trân
Êm êm giòng nướcHương giang chảy,
Xúm xít thuyền con chỗ bảy ba.
Tiếng hát ngư ông đẫm bóng cây,
Như luồng khói nhẹ lên lên mãi,
Tháp cao nhòm nưóc: vết meo trôi.
Đồi thấp sừng trăng dõi dõi soi,
Mờ ớ, xa xa ,gà gáy sáng...
Trong chùa cảnh cảnh tiếng chuông hồi.
HUẾ ĐÊM HÈ
Trời nóng băm bốn độ.
Đèn, sao khắp đế đô,
Mặt trăng vàng, trỏn trẻn
Nấp sau nhánh phượng khô.
Ba dịp cầu Trường Tiền
Đứng dày người hóng mát;
Ngọn gió Thuận An lên,
Áo quần kêu sột sạt.
Đủng đỉnh chiếc thuyền nan
Qua, lại bến sông Hương...
Tiếng đờn chen tiếng hát,
Thánh thót điệu Nam Bường.
Hai tay xách hai vịm,
Một vài mụ le te,
Tiếng non rao lảnh lói:
Chốc chốc: "Ai ăn chè?"
HUẾ NGÀY HÈ
Tặng Hà Xuân Tế
Lửa hạ bừng bừng cháy,
Làn ma trốt trốt bay.
Tiếng ve rè rè mãi
Đánh đổ giấc ngủ ngày.
Đường sá ít người đi,
Bụi cây lắm kẻ núp,
Xơ xác quán nước chè,
Ra vào người tấp nập.
Phe phẩy chiếc quạt tre,
Chú nài ngồi đầu voi
Thỉnh thoảng giơ tay bẻ
Năm ba chùm nhãn còi.
Huê phượng như giọt huyết,
Giỏ xuống phủ lề đường.
Mặt trời gay gay đỏ
Nhuộm đỏ góc sông Hương.
HUẾ MƯA DẦM
Tặng Nguyễn Lân
Đã quá nửa tháng rồi
Mà mưa, mưa chẳng dứt.
Lúng túng cảnh nhà pha,
Ai ai xem cũng bực.
Rải rác, chú phu xe
Co ro thân mèo ướt,
Lóng ngóng các ngã ba,
Lù xù như gà xước.
Con bạc họp tứ tung
Tha hồ xe, pháo, mã.
Rét mướt đánh càng hay:
Được tiền mua áo dạ.
Đạo đức các cụ ta
Giở chuyện cũ ra bàn.
Dưới nhà, cô nổi lửa:
Lốp - đốp nhả ngô rang.
Đã quá nửa tháng rồi
Mà mưa, mưa chẳng dứt.
Lúng túng cảnh nhà pha,
Ai ai xem cũng bực.
Rải rác, chú phu xe
Co ro thân mèo ướt,
Lóng ngóng các ngã ba,
Lù xù như gà xước.
Con bạc họp tứ tung
Tha hồ xe, pháo, mã.
Rét mướt đánh càng hay:
Được tiền mua áo dạ.
Đạo đức các cụ ta
Giở chuyện cũ ra bàn.
Dưới nhà, cô nổi lửa:
Lốp - đốp nhả ngô rang.
PHAN LẠC TIẾP * NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN TÀU
Người Đàn Bà Trên Tàu 502
Phan Lạc Tiếp
Tới
gần trưa ngày 30 tháng 4, ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cả tàu
mấy ngàn người xốn xang, cuống quýt. Có những tiếng khóc vỡ oà đâu
đó. Một buổi họp khẩn cấp để đi đến quyết định : Bằng mọi giá phải
thoát ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Phải ra đi cho bằng được. Toán thợ
máy kết hợp lạ lùng cố sửa chữa. Máy tàu nổ, một máy. Tàu ra được
ngoài khơi, lết đến gần Côn Sơn, gặp được hạm đội mình ở đó.
Lệnh từ Soái Hạm HQ 3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang giây, lại vớt thêm người. Đêm xuống, hải đăng Vũng Tàu loé lên từng đợt như thách thức, như mời gọi,như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe doạ của kẻ thù : ". . . quân, cán chính của nguỵ quân Sài Gòn mau mau ra trình diện ". Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ VNCH lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang mà rất đớn đau. Lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ bacï màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, gìa, trẻ, nam, nữ cất lên, vừ a hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà :" Oái, con ơi, con ơi. . ." .
Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao-su. Cái khe này hun hút đen thẳm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết xò hến, tác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây. . .Mới thoáng nghỉ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Đứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên : " Con tôi, con tôi rơi . . . rồi. Oái con ơi là con ơi..." . Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tam gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẳm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xẩy ra. Đêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tầu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo : tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân. Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì " nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người..." Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa : " Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ.
Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bôm cứu hoả chưa ráp. Bình cứu hoả CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xương. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại". Biết bao nhiêu la trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Giây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xẩy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói : " Thế ra gia đình tao cùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5000 người. Khiếp thật !". Anh Ng., chồng chị N. nói:" Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không.
Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40. . ." Lòng tôi như có điện giựt. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà :" con tôi, con tôi rơi rồi. . Oái con ơi là con ơi." Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho đươc người đàn bà ấy.
Bà D. t. L, qua điện thoại kể lể :". . .một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu : mẹ L. . .. Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không.
Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì . Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu của cháu : Mẹ L. ơi ... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng oà khóc và kêu lên . . ."Vẫn lời kể của bà L. :" Lúc ấy cháu T t. P. được 6 tuổi rưỡi.
Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Aâm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Đức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào đấng thiêng liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à."
Vẫn lời kể của bà L. : "Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng : nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói : thôi con không qua Mỹ đâu.
Đã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi hiện ở Mỹ. Anh này hiện học nghề Đông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối sử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin sỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm".
Vẫn theo lời kể của bà L. :
" Bà này giầu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Đứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh.
Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng : bà làm phước nuôi dùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt : đi Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ."
Vẫn lời của bà L. :"Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông-y-sỹ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Đấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà."
Vẫn lời của bà L. :" Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Oâng bác sĩ nói rằng : Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi.
Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên đấng thiêng liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào đấng linh thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Ba ønhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi.
Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Oâng mất cũng là tại tôi một phần. Oâng cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm : sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Đành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hoá như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót sa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi trên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào đấng linh thiêng, Đức Quan Thế Aâm khi trước và bây giờ là Đức Mẹ Maria. Đêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn."
Vẫn lời bà L. :"Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thơ,ø tôi bảo : Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xoè ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế.
Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Đi giầy thì hai ngón chân cái ép lại. Để chân không, nó lại xoè ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói : tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó địch thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy-lang-Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xoè ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy-lang-Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hoà. Thằng P. ôm tôi và nói : con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo : " Sao trước đây bà không cho tôi biết tên nó trước đây là P.."
**
Phan Lạc Tiếp
Chuyến
di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang
trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong
Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29 tháng 4 năm 1975 với bao nhiêu là khó
khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu như trên mười năm sau đó, đã định cư ở
Mỹ an toàn, nhiều đêm ngủ, thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt
hoảng kinh hoàng bởi chuyến đi này. Trong những giấc mơ kinh dị đó,
tôi vẫn thấy rất rõ rừng người đặc nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì
đen thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của những chiếc trực thăng vần vũ,
nặng nề bay qua bay lại. Những đám cháy sáng rực bùng lên ở mấy góc
trời. Kho xăng Nhà Bè trắng xoá, lấp loáng dưới ánh lửa đang cuồn
cuộn bốc cao từ Căn Cứ Hải Quân .Những tiếng nổ oà vỡ bên tai, kéo
theo những tiếng rít của những trái đạn rời nòng từ hai khẩu đại bác
của Đặc Khu Rừng Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để vào nhánh sông
Soi Rạp, bò ra cửa biển.
Sáng ngày 30 tháng tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở
trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía
Sài Gòn túa ra. Nhũng chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu,
thấp hơn chiều cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng.
Chúng tôi thấy trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy
bà già hướùng về chiến hạm, quy,ø cúi gập người, chấp hai tay mà lễ.
Trong khi đó viên phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một
giọng nói đầy khấp thiết :" Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với.
Chúng tôi được lệnh bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm
hẹn chỉ thấy biển mông mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về.
Tàu tôi chỉ còn 5 phút xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ
tôi..."Không cầm lòng được, Hạm Trướng Nguyễn văn Tánh và " Ban Tham
Mưu " chấp nhận những khó khăn, bất chắc, đồng ý là cho trực thăng
đáp xuống sân chiến hạm. Sân chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng
những chiếc mền đủ màu căng ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu
oi ả. Tất cả phải giải toả cấp kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến
xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc.
Lại một chiếc nữa. . .
Lệnh từ Soái Hạm HQ 3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang giây, lại vớt thêm người. Đêm xuống, hải đăng Vũng Tàu loé lên từng đợt như thách thức, như mời gọi,như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe doạ của kẻ thù : ". . . quân, cán chính của nguỵ quân Sài Gòn mau mau ra trình diện ". Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ VNCH lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang mà rất đớn đau. Lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ bacï màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, gìa, trẻ, nam, nữ cất lên, vừ a hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà :" Oái, con ơi, con ơi. . ." .
Trong tập
bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu
thảng thốt, lạ lùng này. Taiï sao tôi lại không ghi những tiếng kêu
khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi
không trả lời đươc. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này,
tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động
viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn
nào. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu . Có những hình
ảnh tuy mờ nhoà, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong
trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật
rõ. Tôi hiểu tại sao tôi lại ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi
từ từ nhớ lại.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Đằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn " rồng rắn" của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí một. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ giòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khoá với tôi làm Hạm Trưởng, Hải Quân Trung Tá Nguyễn văn Tánh.
Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thuỷ triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn.
Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng chĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay sách cái va-ly nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, tôi khiến trượt chân. Cái va-ly trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi giây cable, cái va-ly rơi tòm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng.
Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Đặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lai " quân số " gia đình. Đủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm.
Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần văn Tâm, ( nhà văn Trần quán Niệm ), anh Nguyễn hưng Quảng, anh Nguyễn đa Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyền, bế bao nhiêu là con trẻ ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-ly của tôi đâu cả.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Đằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn " rồng rắn" của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí một. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ giòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khoá với tôi làm Hạm Trưởng, Hải Quân Trung Tá Nguyễn văn Tánh.
Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thuỷ triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn.
Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng chĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay sách cái va-ly nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, tôi khiến trượt chân. Cái va-ly trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi giây cable, cái va-ly rơi tòm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng.
Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Đặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lai " quân số " gia đình. Đủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm.
Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần văn Tâm, ( nhà văn Trần quán Niệm ), anh Nguyễn hưng Quảng, anh Nguyễn đa Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyền, bế bao nhiêu là con trẻ ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-ly của tôi đâu cả.
Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao-su. Cái khe này hun hút đen thẳm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết xò hến, tác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây. . .Mới thoáng nghỉ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Đứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên : " Con tôi, con tôi rơi . . . rồi. Oái con ơi là con ơi..." . Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tam gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẳm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xẩy ra. Đêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tầu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo : tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân. Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì " nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người..." Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa : " Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ.
Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bôm cứu hoả chưa ráp. Bình cứu hoả CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xương. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại". Biết bao nhiêu la trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Giây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xẩy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói : " Thế ra gia đình tao cùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5000 người. Khiếp thật !". Anh Ng., chồng chị N. nói:" Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không.
Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40. . ." Lòng tôi như có điện giựt. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà :" con tôi, con tôi rơi rồi. . Oái con ơi là con ơi." Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho đươc người đàn bà ấy.
Bà D. t. L, qua điện thoại kể lể :". . .một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu : mẹ L. . .. Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không.
Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì . Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu của cháu : Mẹ L. ơi ... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng oà khóc và kêu lên . . ."Vẫn lời kể của bà L. :" Lúc ấy cháu T t. P. được 6 tuổi rưỡi.
Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Aâm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Đức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào đấng thiêng liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à."
Vẫn lời kể của bà L. : "Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng : nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói : thôi con không qua Mỹ đâu.
Đã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi hiện ở Mỹ. Anh này hiện học nghề Đông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối sử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin sỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm".
Vẫn theo lời kể của bà L. :
" Bà này giầu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Đứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh.
Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng : bà làm phước nuôi dùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt : đi Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ."
Vẫn lời của bà L. :"Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông-y-sỹ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Đấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà."
Vẫn lời của bà L. :" Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Oâng bác sĩ nói rằng : Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi.
Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên đấng thiêng liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào đấng linh thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Ba ønhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi.
Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Oâng mất cũng là tại tôi một phần. Oâng cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm : sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Đành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hoá như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót sa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi trên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào đấng linh thiêng, Đức Quan Thế Aâm khi trước và bây giờ là Đức Mẹ Maria. Đêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn."
Vẫn lời bà L. :"Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thơ,ø tôi bảo : Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xoè ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế.
Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Đi giầy thì hai ngón chân cái ép lại. Để chân không, nó lại xoè ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói : tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó địch thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy-lang-Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xoè ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy-lang-Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hoà. Thằng P. ôm tôi và nói : con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo : " Sao trước đây bà không cho tôi biết tên nó trước đây là P.."
Vẫn lời bà L. :" Bà dược sĩ nói rằng : hàng
ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ.Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó đều
kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ
lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt
không. Tôi đáp ngay : mông đít nó có một vết chàm. Thế là chúng hai
chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ dành dọt
nói : Đúng thằng Mỹ đây, khi bé có trên là P. Nó đích thực là con
bà. Tôi dàn dụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau
thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó.
Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên : Oâi, con ơi, con ơi. . ." Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chấp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật .Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Oâng ơi, tôi tìm thấy con. . . rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói : Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói : Con xin đa tạ mẹ…. . . Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng."
Cho đến khi chúng tôi viết những giòng này thì Bà L. dã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết, PO Box 888, La Jolla, Ca 92088. Đt : (858) 484-9193.
E Mail tphan2@san.rr.com Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Phan lạc Tiếp
---------------------------------
Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên : Oâi, con ơi, con ơi. . ." Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chấp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật .Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Oâng ơi, tôi tìm thấy con. . . rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói : Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói : Con xin đa tạ mẹ…. . . Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng."
Cho đến khi chúng tôi viết những giòng này thì Bà L. dã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết, PO Box 888, La Jolla, Ca 92088. Đt : (858) 484-9193.
E Mail tphan2@san.rr.com Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Phan lạc Tiếp
---------------------------------
Vài hàng về nhà văn Phan lạc Tiếp
Ông Phan lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5000 đồng bào thoát được ra khơi. Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn hữu Xương thành lập Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ( Boat People SOS Committee ). Liên tục trong 11 năm hoạt động, Uỷ Ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra Biển Đông, cứu vớt được 3103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết :
California State Assembly Certificate Of Recognition presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of Your Hard Work and Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is Greatly Apprreciated
Ông Phan lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5000 đồng bào thoát được ra khơi. Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn hữu Xương thành lập Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ( Boat People SOS Committee ). Liên tục trong 11 năm hoạt động, Uỷ Ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra Biển Đông, cứu vớt được 3103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết :
California State Assembly Certificate Of Recognition presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of Your Hard Work and Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is Greatly Apprreciated
**
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * PHÊ BÌNH
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Mario Vargas
Llosa,
người
đọc Flaubert
(kỳ chót)
Trong
phân tích Sarrasine, Barthes đánh số phân chia ra 561
bộ, với năm mã đã xuất hiện ngay ở nhan
đề và câu mở đầu truyện ngắn này. Nhà
phê bình ghi nhận một hay nhiều mã ở những
bộ kế tiếp, với 93 tiết, hai phản
đề/Antithèse ở tiết 14 và 27, hai nghi
nghĩa/équivoque ở tiết 62 và 69, hai khả
độøc/Lisible ở tiết 66 và 77. Trong các từ hoa,
Barthes cho phản đề là cái bền vững nhất, có
chức năng biểu kiến của một danh từ,
một đối tượng siêu ngữ cống hiến
hay thuần hóa sự phân chia những tương phản.
Nghi nghĩa I như trong câu nói: anh không thể liều
với đối thủ, hàm hai nghĩa 'vì được
yêu' hoặc vì 'tán tỉnh một người yếm
hoạn’; nghi nghĩa II nhằm tiết lộ chủng (tôi
bị tước danh tịch) hoặc ỉm loại
đi (tôi là tên yếm hoạn) như một nói dối hoán
dụ. Khả độc theo Barthes bị nguyên tắc không
mâu thuẫn chi phối, trong câu “mọi sự có quan hệ
với nhau” , diễn ngôn khả độc. Khả
độc II hàm ngụ luật giá trị của khả
độc, nghĩa là hoàn tất những khâu nhân quả,
mỗi tất định cũng là bị xác định.
Vị
trí của câu nói đến ở trên được
thể nghiệm trong tiểu luận viết về Flaubert
và câu văn của Barthes [in Nouveaux essais critiques],
ông nhận xét công việc văn phong đối với
Flaubert là “một nỗi thống khổ không thể tả
xiết, đau đớn tuyệt đối, vô cùng, vô
dụng, như vĩnh biệt biền biệt với
cuộc đời”, Flaubert nhốt mình vì dâng mình cho
chuyện văn phong, khác với Proust cũng giam kín mình cho
đối tượng là phục hoạt toàn diện tác
phẩm, vì có quá nhiều điều để nói, hối
hả vì cái chết, còn Flaubert muốn sửa văn
đến vô tận (gạch xóa, trở lại từ
số không). Theo Barthes, văn rõ ràng đưa toàn hiện
hữu của nhà văn nhập cuộc, vì lẽ đó có
thể gọi nó như thể một chữ nghĩa:
viết tức là sống, như Flaubert nói: Một
quyển sách luôn luôn đối với tôi mà một cách
sống đặc biệt. Chữ nghĩa là chính
cứu cánh của tác phẩm. Flaubert đã đem lại
một hiện hữu kỹ thuật và siêu hình của
một lực không gì sánh bằng, đó chính là câu văn. Có
thể nói ông đã trải cuộc đời để
dựng lên những câu văn, làm thành lịch sử cho tác
phẩm, thâu gồm văn phong, lao động và
đời sống. Câu văn của Flaubert là một
sự vật, có một lịch sử đến từ
chính ngôn ngữ, như trong thư tín bất hủ, ông
đã viết; làm việc để kết thúc câu văn,
như thể mâu thuẫn với điều ông hô hoán,
không bao giờ kết thúc. Barthes ghi nhận, câu văn
Flaubert là dấu vết của mâu thuẫn này.
Barthes
không là một Flaubertiste. Vargas Llosa là một Flaubertiste, tuy
nhiên khi ông phân tích Madame Bovary ông đã thực
hiện cùng lúc hai mục tiêu: nói chuyện với nhân
vật/ảo như chính tự thân và giải đáp
vấn đề tiểu thuyết như một nhà
thuyết thoại học.
Trong
mục tiêu thứ nhất, đã có trong lịch sử
tư tưởng, một triết học Bôvarít của
Jules de Gaultier (1858-1942) và tranh luận của Georges Palante
(1862-1925). Mối tương quan giữa Gaultier và Galante
đi từ chỗ đồng cảm đến ác
cảm, ở thời kỳ đầu 1912 là sự
ngưỡng mộ từ một trung gian là tư
tưởng Nietzsche, dẫn khởi những bí mật
của thiên tài đời sống và thiên tài tri thức;
ở thời kỳ sau 1925 là sự thất vọng
trước xu hướng phản lý hay giả lý. Tuy nhiên,
cả hai cùng khởi hứng từ một vũ trụ
Bôvarít của Flaubert, như chính Palante diễn giải:
chủ nghĩa Bôvarít là cha đẻ của ảo tưởng
về tự thân đi trước và đồng
bước với ảo tưởng về tha nhân và
thế giới; tuy nhiên không phải chỉ là một quy
luật tâm lý cá thể hay tập thể, nhưng còn
chuyển biến thành một nguyên lý siêu hình, một mô
thức chủ yếu của Hữu phổ quát, nghĩa
là có thể từ góc nhìn thể nghiệm và vai trò sinh
lực, như một hiện tượng nhân tính.
Một
người Flaubertiste như Jean Bruneau, nghĩa là chuyên
khảo Flaubert, khi phê phán và phản biện lại Sartre
trong L'Idiot de la famille [q. I, tr. 485 nêu ba vấn
đề căn bản với Bruneau chung quanh truyện
kể l'Anneau du Prieur của Flaubert] đã dẫn câu
văn quan trọnbg của Flaubert là con người ông “có
hai đời sống hiện hữu khá phân biệt;
những sự biến ngoại tại là biểu
tượng chung cuộc của cuộc đời
trước và khai sinh ra cuộc đời sau”.
Khi
giới thiệu tác phẩm L'Orgie perpétuelle (Flaubert et
Madame Bovary) của Vargas Llosa, tôi không có ý phê phán quyển
sách, mà chỉ đưa ra những lời thích nghĩa
(commentaires, hiểu theo nghĩa của W. Benjamin, là phân
biệt với phê phán ở chỗ chỉ chú ý đến
vẻ đẹp và nội dung tích cực của bản
văn/mit der Schönheit und dem positiven Gehalt seines Textes). Sự
khu biệt giữa thích nghĩa và phê phán ở đây còn hàm
ngụ vị thế của hai người đọc
quyển tiểu thuyết của Flaubert. Vargas Llosa
đọc Madame Bovary để nói chuyện thân tình
với Emma Bovary, đương nhiên là nói nhiều về
ông hơn là về nàng. Như Harry Levin khi viết A Literary
Enormity: Sartre on Flaubert, nhận xét: Chúng ta biết ít về
Flaubert hơn là về Sartre; như Benjamin F. Bart cũng
biểu đồng tình: đọc quyển sách của
Sartre không thấy điều gì về con người mang
tên Gustave Flaubert.
Ở
đây đối với Vargas Llosa là kết thúc của
chuyện tình của ông. Trong chương Một nỗi
đam mê không được phản hồi ông
viết: Mỗi lần, ở nỗi buồn và sầu
muộn lẫn lộn một cảm xúc an ủy kỳ lạ
và kết quả của cuộc lễ từng trải là
sự ngưỡng mộ và nhiệt tình cho tôi: Emma tự
vãn để cho tôi sống. Trong những dịp
tương phản khác, thất vọng hay gỉan dị
chỉ là rầu rĩ, tôi lai cầu cứu đến
phương thuốc này và hầu như luôn luôn có một
kết quả thông lợi như vậy. Kinh nghiệm này
và những kinh nghiệm tương tự thuyết
phục tôi về trạng huống tranh cãi những lý luận
bảo vệ một nền văn chương khuyến
thiện theo những kết quả của nó. Không
nhất thiết là những câu chuyện hạnh phúc và
với đạo lý lạc quan nâng đỡ tinh thần
lên và làm trái tim người đọc vui vẻ; trong
nhiều trường hợp, như trường hợp
của tôi, cũng có thể đạt kết quả
ấy, trong cái vẻ đẹp u buồn của chúng,
với những câu chuyện cũng khổ sở và bi quan
như chuyện nàng Emma Bovary. Thật hiếm thấy
người đọc nào yêu nhân vật say đắm
như Vargas Llosa với Emma vậy.
Trong
phân tích Madame Bovary, Vargas Llosa rõ ràng chịu ảnh
hưởng những trào lưu tư tưởng văn
chương hiện đại và những khoa học liên
hệ (ngữ nghĩa học, thuyết thoại luận,
hiện tượng luận, ký hiệu học v.v..). Ở
những yếu tố bổ khuyết, ông chú ý phân tích
thời tính, dựa trên cấu trúc ngữ pháp của Pháp
ngữ như những thì bán khứ, quá khứ đơn
giản và hiện tại chỉ định khi xác
định thời gian hư cấu không bao giờ
đồng nhất với cái thực. Georges Poulet trong Etudes
sur le temps humain 1950 khi luận về Flaubert chú ý
đến phương thức tri giác đối
tượng, quan năng tri giác, những cảm giác khoái
lạc khi nhìn sự vật trình bày trong Thư tín
của nhà văn, nhận xét Flaubert trải qua kinh
nghiệm toàn diện về tự thức trong những
thời khoảng ông đắm mình để đồng
nhất với đối tượng của tri giác này.
Poulet xem đó là một chuyển tải sáng tạo của
học thuyết Spinoza, trong cái sâu thẳm bất biến
của Bao la, của đời sống vũ trụ,
của kinh nghiệm huyền nhiệm phiếm thần. Cho
nên ông xác định bản thể của hiện tại
sinh động là thời gian của những ký ức
cấu thành, không phải của những kinh nghiệm giác
quan. Hiện tại là nơi tận cùng của những
ảnh tượng gom lại, những ảnh
tượng giác quan; chẳng hạn , trong những ngày
không nắng khi tinh thần không mở ra đón nắng
hiện tại, mà mở ra với mù sương vàng óng
vẫn tỏa ra từ nắng đã nhận
được từ lâu rồi. Những ký ức thời
niên thiếu, như trong Thư tín mô tả nhẩy múa
như hình xoắn ốc. Poulet cũng dẫn những
đoạn văn trong Madame Bovary minh họa những
kỷ niệm với người cha qua lá thư của
ông , rồi từ ảnh tương đầu này,
từng bước, ký ức như chặng đường
của cuộc đời dẫn đến khoảnh
khắc hiện tại:
“hạnh phúc nào…đầy
những ảo tượng…giờ đây không còn gì giữ
lại. Nàng dùng chúng để ngược trở lại
những kinh nghiệm ngẫu nhiên trong trí nàng, qua mọi
hoàn cảnh kế tiếp…liên tục đánh mất trong
suốt cuộc đời dài này, như người
lữ khách bỏ lại một chút gì của cải
nơi quán trọ dọc đường…”
“rồi, cuốn theo những
ký ức của nàng như thể dâng lên từ giòng
nước lũ đầy bọt, nàng nhớ ngay
đến những ngày qua…”
Poulet
nhận xét, khác với Balzac là nhà văn viết tiểu
thuyết về cái đang xác định, Flaubert là nhà
văn tiểu thuyết của cái đã xác định,
kinh nghiệm của người khi viết một câu
văn, từ mệnh đề điều kiện
đến mệnh đề hiển nhiên, những yếu
tố khác nhau được phối trí sáng tạo trong
một tổng hợp trồi lên, rơi xuống,
đến lúc hoàn tất, mang lại khám phá trong câu đã
viết ra từ một thống nhất bất biến,
trong đó mọi sự trở thành hiện tại.
Vấn đề thời gian đơn giản chỉ là
một vấn đề của văn phong.
Đối
với triết gia hiện tượng luận Paul Ricœur,
trong Temps et récit 1983, khi khảo những nan
đề về kinh nghiệm thời gian qua quyển XI
bộ Confessions của Augustin và ssắp đặt
tình tiết của kịch bản, văn bản qua
đọc Poétique của Aristote, đã liên kết hai
nghiên cứu độc lập như một gỉa
thuyết căn bản, nghĩa là giữa hoạt
động của kể một lịch sử với
thời tính của kinh nghiệm con người, có một
quan hệ giao hỗ không thuần túy ngẫu nhiên, mà
tạo thành một hình thái tất yếu xuyên văn hóa. Ông
viết: thời gian trở thành thời gian của con
người trong khuôn khổ nó được tiết
hợp trên một phương thức thuyết thoại,
và truyện kể đạt tới ý nghĩa toàn diện
khi trở thành một điều kiện của hiện
hữu thời tính.
Những
nan đề về kinh nghiệm thời gian của Augustin
không phải hoạt động kể một câu
chuyện, còn phân tích tình tiết kịch bản hư
Aristote đã làm thì không là lý luận thời gian mà từ
vật lý học. Cho nên Ricœur đề nghị phải có
trung gian làm đạo tuyến để khai thác quan hệ
thời gian với truyện kể, qua lý giải ba
thời khoảng, mà ông đặt tên là mimèsis/biểu
tượng mô phỏng 1, 2 và 3; ông coi mimèsis 2
như cơ sở của phân tích. Phương pháp phân tích
của ông dựa trên ký hiệu học bản văn là
khoa học có thể thành lập trên trừu tượng
hóa mimèsis 2 và chỉ xét đến những quy luật
nội tại của tác phẩm văn chương, song,
đảo lại, nhiệm vụ của thông diễn
học nhằm tái tạo toàn bộ khai triển để
dựa vào đó kinh nghiệm thực tiễn có thể
tiếp cận tác phẩm, tác giả và người
đọc. Cơ sở khai triển bộ ba mimèsis
này theo một quá trình, từ vận hội của một
thời gian biểu thị trước đến một
thời gian tái biểu thị qua trung gian của một
thời gian dịnh hình. Những chiều kích thời gian
được xác định, như qua cấu trúc không
điều hòa-điều hòa của thời gian theo Augustin
trên bình diện phản tư đã vạch ra một
số những nét nghịch lý mà chỉ có hiện
tượng luận hành động mới chỉ ra
được phác thảo đầu tiên; khi nói không có
thời vị lai, qua khứ và hiện tại, có nghĩa
là chỉ có bộ ba thời hiện tại (một
hiện tại của những sự vật tương
lai, một hiện tại của những sự vật
quá khứ và một hiện tại của những sự
vật hiện tại). Ông nại tới Heidegger trong phân
tích hiện hữu đóng một vai trò quyết
định khi chỉ ra cấu trúc của nội-thời
tính (Innerzeitigkeit) là cách tốt hơn để xác
định thời tính của hành động, từ
một hiện tượng luận về tự ý/bất
tự ý sang một ngữ nghĩa học về hành
động.
Cấu
trúc thời gian qua bốn bình diện của Vargas Llosa,
đã nói đến trước đây, cấu tạo thành
một thể thống nhất bất hoại. Ông ví nhà
văn như người nhạc trưởng điều
khiển và phối trí những nhạc cụ (là những
dữ liệu bốn thời mà Vargas Llosa đã phân tích).
Harald Weinrich trong Tempus: Besprochene und erzählte Welt (Thời:
Tranh biện và thế giới truyện kể 1964)
đã liệt kê chỉ trong một chương của
tiểu thuyết Madame Bovary đã có hơn bốn
mươi câu văn sử dụng trạng từ thời
gian. Những thảo luận này sẽ nói đến ở
một chỗ khác.
Khi
bàn về tiểu thuyết hiện đại, Vargas Llosa
đã đối chiếu Brecht với Flaubert, sự
tương phản giữa yêu/ghét con người, nhà dân
chủ giáo dục/nhà hoài nghi song lại tôn trọng tự
do của người đọc - nhưng khởi từ
một điểm chung: vấn đề đạo lý và
xã hội. Ricœur trong Temps et récit 3 1985 cũng đưa
ra nhận xét là tác phẩm như Madame Bovary có ảnh
hưởng nhiều đến phong hóa xã hội hơn là
những can thiệp hay tố cáo về mặt luân lý
của những nhà văn mệnh danh là nhập cuộc: “sự
vắng mặt mọi đáp án cho những lưỡng
luận đạo đức của một thời
đại có lẽ là vũ khí hữu hiệu nhất cho
văn chương hành xử trên những phong tục xã
hội và biến đổi thực tiễn. Một
trực tuyến đi từ Flaubert đến Brecht”. [sdt,
ch. 7, chú thích 52].
Thật
sự, Brecht là một hiện tượng khó hiểu (Bert
Brecht ist eine schwìerige Erscheinung), như Benjamin nhận xét
trong Versuche über Brecht. Ngay từ những năm 30
của thế kỷ XX, ông đã nói “người bôn-sê-vích
chẳng biết làm thế nào để phát triển
văn chương”, tỉnh mộng trước chính sách
văn hóa của Xô viết, những năm sau đó là
cuộc lưu đày. Những nghịch lý trong kịch và
thơ Brecht, muốn giáo dục quần chúng song lại
gặp những trở ngại, những nan đề xã
hội, điều Vargas Llosa không thể hiểu.
Phụ
chú:
1.Những
vấn đề nêu trong phần trình bày trên đây là
một phần của khai triển Khái luận về phê
bình lý trí văn chương.
2.
Gustave Flaubert: sinh năm 1821 tại Rouen và mất năm 1880
ở Croisset, lớn lên trong một nhà thương (vì thân
phụ ông là y sĩ trưởng khoa giải phẫu
của Hôtel-Dieu de Rouen). Ông mang thể chất yếu
đuối nên phải gián đoạn việc theo học
luật. Ngay từ thuở thiếu niên, ông đã bị
cuốn hút trong những chủ đề khai triển sau
này, những bút ký tản mạn như lam bản của
những tác phẩm ông viết ra La Tentation de saint Antoine,
l'Education sentimentale, Madame Bovary, Bernard et Pécuchet, Salammb6, le
Candidat (kịch)những bản văn như Mémoires d'un fou
1938, Novembre 1841, Correspondance 13 q. đã hoàn tất và xuất
bản sau khi ông mất. Những bài ký trong du
lịch như Par les champs et par les grèves.
Có
thể tham khảo tiểu sử của ông qua những tác
giả như R. Dumesnil : Flaubert, l'homme et l'œuvre ; Jean Bruneau : Les
Débuts littéraires de Gustave Flaubert.
3.
Những tên như Léon, Charles, Rodolphe, Lheureux, Homais là nhân
vật trong tiểu thuyết Madame Bovary, xuất hiện
trên Revue de France năm 1856 và xuất bản thành sách năm
1857 : câu chuyện bắt đầu từ chỗ Charles
Bovary, nguời học sinh mới nhập lớn trong
một trường trung học tỉnh lỵ. Y học
tập hăm chỉ và thi đậu để trở
thành y sĩ. Từ đó, y lập nghiệp ở Tostes,
gần với Rouen và theo lệnh mẹ cưới một
bà góa lớn tuổi nhưng giàu có. Trong một dịp
đi khám bệnh, Bovary si mê thiếu nữ con một trang
chủ, tên Emma Rouault, và khi vợ mới qua đời, y
cầu hôn được nàng. Emma là người ham mê
những mơ mộng tiểu thuyết ngay lúc còn học
nội trú trường đạo, và luôn luôn mơ mộng
hôn nhân này sẽ thực hiện những giấc mơ
của nàng. Song nàng mau vỡ mộng với đời
sống lứa đôi bình dị, chẳng giống như
những khung cảnh đam mê, say đắm như trong
tiểu thuyết. Khi họ di chuyển đến ở
một thị trấn sang cả hơn, Yonville-l'Abbaye, nàng
vẫn gặp lại bầu không khí tầm thường
như trước, với những người như
Homais, nhà dược sĩ chống tăng lữ và Binet,
viên chức thuế vụ khật khùng. Sau khi sinh con gái
đầu lòng, nàng gặp gỡ được Léon Dupuis,
viên lục sự có dáng dấp như hình ảnh trong
mộng của nàng. Tuy Leon chinh phục được tinh
thần nàng, song y lại ngỡ nàng không đáp ứng, nên
rời bỏ Yonville. Emma thất tình, nên một thân sĩ
giàu có Rodolphe Boulanger dễ dàng quyến rũ
được nàng. Emma tưởng bỏ di theo Rodolphe,
song y ngại tai tiếng đã bỏ rơi nàng. Ở
Rouen, Emma gặp lại Léon trong một chuyến đi Paris
và trở thành tình nhân của y. Một kỷ nguyên sung
sướng bắt đầu, Emma đắm chìm trong những
dục vọng sang cả, thiếu nợ và sa vào tay
một lái buôn, Lheureux ; gã sở khanh này đòi những món
nợ nàng thiếu, và khi cầu cứu Léon không thành, Emma
đã dùng thạch tín tự vận. Charles chỉ biết
thốt lời : đó là lỗi của số mệnh !
Đặng
Phùng Quân
©
gio-o.com 2011
NHÃ CA * BÀ BẮC VÔ NAM TÌM CHỒNG
Nhã Ca
Bà Bắc Vô Nam Tìm Chồng
Đó là
một bà vợ Bắc kỳ có chồng tập kết từng một thời quen mặt với khu phố Tự
Do- Lê Thánh Tôn. Không ai cần biết tên bà ta là gì, nghe nói giọng Bắc
thì gọi là bà Bắc. Bà ta nhỏ thó, gầy gò, khuôn mặt nhọn hoắt vì hai gò
má cao quá, có hàm răng hô khó khép miệng, lúc nào cũng như cười mà
không phải cười.
Thời đánh Mỹ cứu nước,
ông chồng tập kết của bà phải trở lại miền Nam. Đại thắng mùa xuân, ổng
về thành phố gặp lại vợ cũ, vậy là cặp lại, bà vợ Bắc kỳ ra rìa.
Đôi
vợ chồng cũ được cấp hai phòng lớn trên một tòa bin-đinh góc đường Tự
Do-Lê Thánh Tôn. Vợ cũ còn tài sản, mua cho chồng chiếc xe Honda kiểu
đàn bà. Bà vợ Bắc Kỳ vô Nam dành chồng, bà đã ở lì khu xóm này cả năm,
đi kiện, ăn vạ, làm đủ kiểu, chửi xiên xỏ, nói móc nghéo, cả hai vẫn trơ
trơ. Rồi chính bà ta phải lặng lẽ biến mất.
Bẵng
đi một thời gian, bà Bắc xuất hiện lại trên đường Tự Do. Vẫn chiếc quần
đen, chỉ cũ hơn, sờn rách hơn và cái áo nâu thêm nhiều miếng vá hơn,
vải có co rút mà người mặc càng lúc càng thấy rộng, chỉ là bà đã gầy tới
không còn cách nào để gầy hơn. Khuôn mặt, hàm răng hô như mái hiên tơi
tả, thêm nỗi đau không khép miệng được, và thay vì cái mếu, thì nó đã
trơ răng ra, mới nhìn, thoạt giống cái miệng cười !
Một buổi sáng cuối năm, khi chị Mùi mở cửa lấy thùng rác vào thì đã thấy bà Bắc ngồi lù lù trước cửa.
"Mèn ơi, dì vô khi nào vậy ?"
Bà Bắc hỏi:
"Bà Muội dậy chưa?"
Bà
Bắc, trước đây hay "ngồi dính" mấy bậc cấp này để ngó cho rõ "kẻ đoạt
chồng", đã thường kể lể tâm sự với bà Muội. Khi còn cơm thừa, cá cặn, bà
Muội lén đem cho người đàn bà khốn khổ này.
"Dì hổng biết gì hết trơn sao ? Bà cháu ở riêng với cô Hợp rồi..."
Người đàn bà chưng hửng:
"Thế à ?"
"Dạ. Cô Hợp cháu lóng này ăn nên làm ra. Cô là ca sĩ nổi tiếng lắm, có hình đăng nhựt trình đó, dì..."
Có tiếng trong nhà réo gọi, bà Bắc nhìn vô, bóng dáng hai tiểu thư thấp thoáng, cô nào cũng nhớn quá là nhớn.
"Hở một chút là hổng được, kêu réo om sòm..."
Chị Mùi lắc đầu, kéo tấm cửa sắt lại.
Còn
lâu con đường này mới có sinh hoạt. Cũng còn lâu, bà Ba bán thuốc lá
mới khệ nệ bưng sạp ra, đặt trước cửa bin-đinh. Bà nhớ, ông thường đi
làm trễ. Ông vẫn làm ở cơ quan báo chí gì đó. Dáng người ông rắn rỏi,
tóc hoa râm, áo sơ mi trắng, quần xanh, trông cứ trẻ trung hoài. Thấy
ông dắt chiếc xe Honda nữ, sao mà giàu có sang trọng quá. Nhiều khi thấy
trên môi ông gắn điếu thuốc, khói bay vu vơ, bà hâm mộ quá, những lời
cay đắng không làm sao thốt ra được. Chỉ khi nào có con mẹ, quần xoa
đen, lót tót vội theo và nhảy ngồi đằng sau xe, lúc đó, máu ghen mới
dâng lên, bóp nghẹt cổ, và bà nói bậy nói bạ, chửi bới như con mẹ điên.
"Hê, bà Bắc vô khi nào dzậy ?"
Bảy cà tong đây mà. Còn hỏi nữa:
"Tính dàn trận nữa sao đây, bà."
Bà
Bắc lắc đầu. Thua lâu rồi. Chẳng qua, lết vô đây vì uất, vì hận, và
cũng vì ở ngoài không có công việc gì để sống nữa. Căn hộ được chia như
cái chuồng chim, tù túng, khi đứa con dâu có thêm một đứa con thì bà
không còn chỗ đặt chân.
"Đi đâu sớm thế ?"
"Đi làm. Thôi tui đi kẻo trễ xe buýt nghen chị."
Bảy
cà tong tất tưởi bước đi. Bà Bắc nhìn theo, cái miệng cười há hốc thèm
thuồng. Để vào được đến đây, lần này, bà ta đã phải ăn xin ngay từ trên
xe hỏa.
Bà Bắc tiếp tục thả bộ qua công
viên. Dân bụi đã đi kiếm sống, chỉ còn con Quê đang cho con bú bình sữa.
Con này chị biết, nó đã rà mòn đường Tự Do này rồi.
"Mày đẻ rồi hả ?"
Con
Quê nhìn lên. Người đàn bà này đâu xa lạ gì. Trước đây nó cũng không
thích bà ta. Lúc nào cũng thấy bà ta ngồi bệt xuống đất, trước, hoặc
cạnh bin-đinh, chửi xiên chửi xéo nhức cả đầu. Mà sao, mới đây, trông bà
đã bệ rạc tiều tụy vậy ?
"Giai hay gái, hả ? Thằng cu hay cái đĩ thế ?"
Nghe hỏi tới Bò Lai, con Quê thấy vui.
"Thằng cu, thím. Nè, thím ngó..."
"Ối giời ! Thằng cu kháu quá nhỉ ? Mà "lày", tớ hỏi không phải đừng “rận”, "ló nai” Tây gì thế ?"
"Biết đâu, thím."
Giọng người đàn bà có chút ghen thầm:
"Mày mà cũng "nấy" được Tây cơ à ?"
Con
Quê suýt cười lớn. Ối giời, chỉ mong là đừng dính, đừng đẻ, chớ để bình
thường thì đường Tự Do này mấy năm nay, con lai các nước chạy đầy như
cóc nhảy trời mưa ! Báu gì ! Nó hỏi:
"Thím muốn có một đứa hôn ? Muốn thì đẻ".
"Tao ? Mày nói cái gì thế ?"
"Phải, thím cũng hết đẻ được rồi !"
Thấy con Quê nói chuyện hay hay, bà Bắc ngồi xuống.
"Mày cho tao "bế" nó một chút. Kháu ơi "nà" kháu, xinh quá "nà" xinh chứ "nị"... Cho bà bế tí nào..."
Làm
như đứa con lai nó khác con người mình, bà phủi phủi vạt áo, chùi hai
tay vào nhau, rồi đưa tay ra. Bế cũng nhẹ thôi, không dám ôm siết, ngắm
nghía. Thằng bé không được mũm mĩm lắm, da trắng như trứng gà bóc, mắt
xanh mà lông mi thưa, màu vàng như tóc. Bà nghĩ, ở ngoài Bắc, nhà nước
nhồi nhét bắt nhân dân ghét thằng Mỹ, thử hỏi, ai ngoài miệng không phải
nói "ghét", nhưng nếu bà có một đứa cháu như thế này thì ước mười đời
cũng không có. Nghĩ cũng hãi, nếu con gái bà mà đẻ ra một thằng cu như
này, ngày trước ở Bắc thì có yên mà sống không đã nào, nói gì việc lo
cho cháu ? Mà thằng nhỏ chắc gì sống nổi mà lo !
"Nó đẹp quá "nà" đẹp... Cho bà hít một cái "lào". Bố đĩ nhà mày, biết cười chưa nào. Biết cười một cái cho bà ngắm, hả, hả...?"
Bà Bắc say sưa với thằng bé. Con Quê thấy bà nựng nịu con mình cũng bớt dần ác cảm.
"Thím mới vô ?"
"Ừ. ."
"Sao thím không ở ngoải cho khỏe, vô ra hoài tốn tiền lắm."
Đang vui vẻ nựng nịu thằng bé, mặt người đàn bà héo úa.
"Ở ngoài đó không biết lấy cái "rì" mà ăn."
"Vô đây cũng vậy, không nhà cửa, khổ lắm, thím biết ?"
Người đàn bà thở dài. Bà kể:
"Ở
ngoài đó, tao cũng khổ lắm, đói là đằng khác mầy ơi ! Có căn hộ ở quê,
phòng không ra phòng, con giai, con dâu, cháu, ba người đã không quay
trở được. Chúng nó cũng khổ, mà mày coi, cha chúng nó như thế, đi Hon-đa
đẹp "nà" đẹp", ăn mặc sang như lãnh đạo, mê con mẹ "cướp chồng" tao, có
màng gì đến con với cháu..."
"Hồi lấy bà có làm giấy tờ không ? Sao bà không đi kiện ?"
"Ối
giời ! Hồi đó đánh nhau gay lắm mầy ơi. Tao lấy ông là đám cưới tập
thể, có cơ quan chứng nhận đàng hoàng. Tao có hỏi cấp trên, họ trả nhời,
ông ấy cũng có hôn thú với người vợ trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ
nữa là do hoàn cảnh chiến tranh, “nà” đảng chỉ đạo. Nay thống nhất, ông
ấy không bị tội, mà kiện "rì" mày ơi, đời này đồng bạc đâm xoạt tờ giấy,
ai "nại nà" không biết."
Con Quê cảm thấy xót thương người đàn bà Bắc, mỗi người, mỗi nơi, khổ vì những cảnh ngộ khác nhau.
"Vô đây, thím lấy gì sống ?"
"Tao
cũng chưa biết lấy "rì" sống. Ở ngoài, tao nhờ viết cả chục đơn kiện
không ở đâu xử hết. Ức quá, tao vô đây, ‘nần này nà’ tao liều mạng... "
"Rồi thím ăn ngủ ở đâu ?"
"Thật
giời có mắt, cái bà Ba bán thuốc lá bên kia kìa, mày biết không, nói ra
"nà" người cùng "nàng" với tao khi xưa. Không có bà ấy tao "nàm" sao
dám vô đây. Ối này, nó bĩnh ra rồi đây, mày có ngửi thấy mùi "rì" không
?"
Con Quê đón lấy thằng nhỏ. Cái áo cũ
quấn đã muốn thấm ướt ra ngoài. Nó lấy đồ thay cho con. Coi, bả ngồi
chòm hỏm, mắt nhìn chăm chú soi mói. Bộ cứt con lai khác cứt con người
mình sao mà ngó dữ thần vậy, thiếu điều đưa ngón tay quẹt cho vào miệng
thử. Con Quê buồn cười sự thật thà của người đàn bà Bắc nên khi cúi
xuống gầm ghế đá, lôi ra ổ bánh mì thịt để nguội từ hôm qua, của thằng
Được gửi cho, nó bẻ ổ bánh ra làm đôi:
"Thím ăn một miếng đi. Đói bụng lắm phải hôn ?"
Bà Bắc cười, có chút ngượng ngập.
"Không... không thấy đói..."
"Nhìn thím là biết. Cái bụng xẹp lép hà... Thôi, cầm đi, còn ngượng gì chớ. Tui mời thiệt à nghen."
Vẫn còn cái thói giữ kẽ của người miền Bắc:
"Không dám đâu."
Con Quê xởi lởi kiểu miền Nam "ruột để ngoài da":
"Ăn đi mà, mời hoài mệt quá !"
Thì
ra vậy, không nề hà, không kiểu cách. Bà Bắc nhìn con bé cụt một tay,
bế đứa con lai trên cánh tay còn lại, mặt mày khắc khổ, thiếu ăn, ốm
đói, nhưng vẫn có một vẻ gì nhẫn nhịn, chịu đựng. Thương con bé, bà cầm
tay thằng nhỏ hít hít:
"Con mẹ mày tốt quá !"
"Bữa nào không có chỗ, thím qua đây ngủ với tui nghen."
"Tao sợ..."
"Sợ
gì ? Tui đây nè, cũng không nhà không cửa, tui ở đây ai làm gì tui.
Thím biết, nhà của trời, của đất cho mình chớ của ai mà sợ, thím."
Nói thì phải. Nhưng sự thật không có dễ vậy đâu, bà Bắc biết. Bà cảm kích con Quê lắm.
"Nuôi
thím thì không được, tụi này cũng đói lắm, nhưng chỗ ngủ thì tụi này
nhường. Tui bảo đảm cho thím, hổng sao đâu, đừng sợ."
Nhớ
ra, hồi trước nó ăn ở với một thằng. Bà ta có nhìn thấy, một đứa đi,
một đứa bò, giỡn hớt, đuổi nhau, cười cợt nối đuôi khít rịt trên đường
phố.
"Thằng kia đâu rồi ?"
Con Quê chưa kịp nhớ ra:
"Thằng nào, thím".
"Cái thằng nó chỉ bò. Sao không thấy nó đâu ?"
À,
thằng Bò. Con Quê nuốt một tiếng thở ra. Lại có người nhắc. Nó ở đâu,
có ông trời biết. Nó cũng từng ngửa mặt lên trời, kêu, xin giúp nó. Ông
cũng làm ngơ rồi. Còn có tin nó được đưa đi Mỹ chữa bệnh. Bệnh gì nó
chớ, có tật trời sinh thì còn chữa gì nữa. Chuyện hoang đường !
"Không biết, thím."
"Bộ nó bỏ mày hở ? Sao thằng đó độc thế ?"
"Không phải đâu thím ơi. Bị bắt. Công an bắt đó."
"Bị bắt ? "nàm" sao mà tin được. Giời ơi, nó "nàm rì" mà bị bắt chứ ? Bắt thì cũng phải thả..."
"Tui biết đâu, thím. Bị bắt, ai cũng thấy, chỉ không thấy về..."
Người
đàn bà thở dài. Sao cảnh ở đâu cũng vậy, trong này hay ngoài kia cũng
đầy người khổ như thế. Chịu thôi. Thấy con Quê cứ thở ra. Thở ra, nuốt
vô, đã quá thường đối với những người như chị.
*
Khi
bà Bắc trở lại góc đường Tự Do-Lê Thánh Tôn thì dì Ba đã dọn xong hộp
thuốc lá. Dì Ba ngồi đằng sau hộp thuốc, gác một chân lên kiểu "nước
lụt", ngó mông lung. Thấy người đàn bà bất thần hiện ra, khuôn mặt dì Ba
không được vui.
"Lại vào rồi hả ?"
"Vâng."
"Bà thiệt chưa tởn ? Người ta đã không ngó ngàng, làm cách chi cũng trơ trơ vậy thôi..."
Giọng dì Ba nửa Bắc nửa Nam.
"Ở ngoài đó sống không nổi..."
"Vô đây sống nổi ? Bà không biết thì thôi. Tui vì bà cũng bị cảnh cáo mấy lần. Lần này không yên với họ đâu."
Người đàn bà cúi đầu. Mấy sợi tóc bạc không ăn nếp trong vành khăn rung rung. Dì Ba lại thương cảm, thở dài:
"Đã
nói rồi, kiện tụng còn chưa đi tới đâu. Người ta làm lớn, nhà báo kia
đấy bà ạ... Gớm, hà tiện vắt cổ chày ra nước. Lâu lâu, ve chai cân báo
“Sài Gòn Giải Phóng”,, ghính một ghính đi không nổi. Tiền không đó. Bà
lấy cái gì ra mà so với người ta..."
Thấy người bạn cùng quê cúi đầu, khuôn mặt khổ ải, dì Ba lại sót, giận:
"Đã
nói ở ngoài đó cho yên. Làm cái gì được nữa mà ra với vô. Nó có sót có
thương gì không ? Tui thấy là... Còn nữa, con mẹ còn nói xỏ nói xiên
tui... a, dám chứa dân lậu, không giấy tờ, không hộ khẩu. Con này cũng
đừng tưởng, không vừa. Xăn quần, chống tay vặt lại liền.. vặt cho một
cái là im re, tưởng giỏi...Thấy bất bằng, không nhảy vô tức chết !"
Còn nữa, hễ thấy bà Bắc này là dì Ba nhớ quê:
"Ngoài ra sao, có khá hơn không ?"
"Ôi dào, khá cái "rì" mà khá. Chúng "ló" giàu lên, dân mới "nà" khổ nhiều chứ "nị"..."
"Ruộng ngoài đó, có máy cày chưa ?"
"Máy ? Máy "nà" cái "rì" ? Con trâu còn không có mà cày, người làm trâu cày thế thôi... "
Như sợ dì Ba không hiểu ra, bà tiếp:
"Mới đây, bên Tàu mua móng trâu giá cao lắm, vậy là ở quê mình, chặt, lột móng trâu đem qua biên giới bán, trâu còn mấy con !"
"Mua làm gì vậy ?"
"Tui "nàm" sao biết được. Chỉ biết giá cao lắm, bốn bộ móng chân mua giá nhời hơn bán một con trâu mới "nà nạ"..."
Lạ
quá ! Nhưng cả hai người đàn bà đều không hiểu. Họ nói qua chuyện khác.
Đến trưa, dì Ba mua bánh mì ăn, bà Bắc lại được nửa ổ.
Cả
buổi chiều, bà Bắc đi xuống đi lên con đường Tự Do, ngắm nhìn dãy phố
quen thuộc với những tiệm buôn. Đã thay đổi nhiều. Vài tiệm đóng cửa,
vài tiệm đã thay đổi mặt hàng khác. Xuống nữa là khách sạn, nhiều Tây Mỹ
ra vô quá. Bộ thằng Mỹ nó trở lại rồi sao ? Theo sự hiểu biết của bà
thì nhà nước thù thằng Mỹ lắm, đời nào để cho nó sang nước mình đi khơi
khơi như thế. Bà nhớ ở ngoài Bắc hồi đó, bắt được một thằng Mỹ giặc lái
là trói gô lại, dẫn đi khắp đường làng quê, hô hào, vận động bà con căm
thù, ném đá. Người vận động là ông chồng của bà chứ ai ? Bà nghe chồng,
đã ném đá, nhiều hòn đá đã ném trúng. .. mà kể cũng lạ, ném trúng mà bà
không thấy vui, còn thấy chùn tay... Không lẽ trở mặt nhanh như vậy,
chắc là mấy ông "Liên Xô" cố vấn vĩ đại thôi. Bà ngó hoài từng tốp đi ra
đi vô khách sạn, như con mán lạc chợ !
Bà
canh giờ trở lại chỗ bán thuốc lá của dì Ba. Trước giờ công nhân viên
đi làm về thì không trật được. Phải nhìn cho rõ coi con đàn bà giành
chồng ra làm sao, thằng đàn ông phụ bạc thế nào. Dì Ba hỏi chuyện, bà
không định tâm, trả lời tầm bậy tầm bạ. Dì Ba lắc đầu:
"Khổ, già hai thứ tóc mà còn chưa muốn yên. Ghen cái gì nữa mà ghen!"
Không
uổng công chờ. Chiếc xe Honda phụ nữ từ ngã tư Lê Thánh Tôn quẹo lại,
tấp vô lề. Ông đó. Bà run lên. Phải mà, con người đó, cánh tay đó, đã
từng ôm ấp bà suốt mười mấy năm với cuộc sống gian truân, cùng khổ. Vậy
mà bây giờ, con người đã khác đi, béo tốt, tươi tắn. Còn con đàn bà đâu
không thấy ? Chắc giờ này nó đang dọn mâm cơm ở trên lầu cao kia. Bà
đứng như trời trồng nhìn ông dẫn chiếc xe lên lề. Ông chợt nhìn thấy bà,
ánh mắt vừa thoáng gặp đã quay đi. Bà chạy lại:
"Ông..."
Ánh mắt quắc lên:
"Lại vô nữa, vô đây làm cái gì ?"
"Tui..."
"Hừ. Đừng có lải nhải…”
Lạnh lẽo, tàn nhẫn, ông dẫn chiếc xe vào bên trong nhà. Người đàn bà lùi lại đứng kéo vạt áo nâu rách lên chùi nước mắt.
Hôm
đó, bà Bắc lang thang cả buổi tối, buồn bã, thất thần. Bà cũng không
ngờ ma đưa lối quỷ dẫn đường gì mà khi gặp ông, miệng bà cứ gọi, cứ
hỏi... Bà còn biết con đường nào để đi. Về quê, con trai trăm bề vật lộn
với sinh kế, con dâu phàn nàn thêm một miệng ăn, thằng cháu thì có lần
chửi bà "Đéo mẹ mày, không bà nội bà ngoại gì hết”. Phân bua thì con
trai đấm ngực kêu trời, con dâu đay nghiến "Bà không ra bà, cháu nó mới
hỗn".
Đường phố buổi tối nhộn nhịp. Qua
một con đường, bà nghe tiếng nhạc inh tai nhức óc. Toàn là người ăn vận
lịch sự, con trai con gái từng tốp. Con gái ở trong này ăn mặc như vậy
sao ? Váy ngắn cũn cỡn, áo mỏng bày cả da, còn bá vai bá cổ con trai,
cười đùa, giỡn hớt. Bà thấy chói mắt, xót trong bụng quá... Bà lại lầm
lũi đi ngược trở lại, lúc băng qua đường ở nhà hát thành phố, suýt chút
bà bị một đoàn xe đạp đang đua tông phải. Bà nhảy được lên lề đường, mặt
tái xanh mà trống ngực đập liên hồi.
Đứng
một lúc cho cơn sợ giảm đi, bà mới lo đi tìm chỗ ngủ. Lúc này đã khuya,
chắc dì Ba ngon giấc lâu rồi. Bà nhớ tới con Quê, vội bước tới công
viên.
Khu công viên tối thui, bà con ngủ
cả rồi chứ gì? Càng hay, sẽ không ai nhìn thấy bà ta. Bà Bắc cẩn thận
bước lên mấy bậc cấp. Có mấy con gì nhúc nhích từng cục ở cạnh bụi cây?
Bà định thần nhìn xuống, suýt nữa kêu lên. Một cặp đang làm chuyện "bậy
bạ". Bà lắc đầu, bước tới nữa, lại đụng một bóng người đang đi tha thẩn:
"Con mẹ mày, ở đâu tới đây ?"
Bà Bắc đứng lại. Mũi bà thoáng ngửi một mùi thơm hăng hắc. Cô gái tóc xõa, gầy còm, lại nạt tiếp:
"ĐM. Cút xéo ngay... Mắt với mũi để đâu ?"
Bà đoán ra rồi, một cô gái "bán hoa" đây thôi. Bà cũng không vừa:
"Này, cái đĩ, tông người ta còn "na" cái "rì", hở ?"
"Nói ai là cái đĩ, con mụ kia..."
Trong bóng tối, một giọng:
"Nè, việc ai nấy làm, ồn ào nửa đêm nửa hôm... ĐM con nào đó..."
Cô gái lỉnh. Bà Bắc cũng nín khe. Một sự nhịn chín sự lành mà, mấy chục năm bà đã quen nhịn.
Lần đến chỗ con Quê, ghế đá bỏ trống. Bà ngồi xuống, rồi mệt mỏi, bà đặt lưng, và ngủ liền.
Ai kéo, ai đá bà bình bịch vậy. Bà trở dậy. Một người đàn bà bế đứa bé con.
"Ai cho nằm đây ngủ, đồ vô duyên..."
"Tui...."
"Kinh tế mới phải không ? Ở đây không còn chỗ chứa, tìm chỗ khác đi..."
"Tui không phải kinh tế mới đâu..."
"Không phải ? Ở tù ra phải không ? Biết mà, coi, kiểu này là mới ra khỏi tù. Tội gì ? Ăn cắp, lường gạt ? Vô gia cư há ?"
Tất
cả các tội người kia nói ra bà đều không có. Nói là "vô gia cư", bà có
một chỗ che mưa che nắng ở ngoài quê kia mà, nhưng giờ đây...
"Sao, hổng trả lời... Muốn gì nữa đây ? Tính ăn cắp gì đây ?"
Khó khăn lắm bà mới lên tiếng được.
"Tui tìm con cụt..."
Bà định nói "con cụt tay...", nhưng sợ chọc giận người đàn bà kia nên sửa lại:
"...con...Que. .."
"Ở đây không có ai là que, là nhánh gì hết trơn... Bà đừng có nói láo... Đi đi..."
Bà Bắc nhận ra đứa nhỏ trên tay chị đàn bà rồi, cái thằng bé lai mà lúc sáng bà đã bồng, đã ôm...
"Tui tìm gặp mẹ của thằng bé này này.
Người đàn bà là chị Thìn, ngó kỹ bà ta một lần nữa....
"Chị biết ?"
"Vâng, mẹ của nó... cụt một cánh tay..."
"Xì, cụt tay thì ăn nhằm gì chớ !"
"Vâng, vâng..."
Chị
Thìn ngần ngại. Lỡ họ quen biết nhau thì sao. Chị muốn gọi chị Bảy hỏi
cho ra lẽ, nhưng giờ này Bảy cà tong cũng đã ngủ. Tự nhiên chị thấy giận
con Quê. Giờ này còn chưa thấy về. Làm ăn thì cũng có chừng mực chớ.
Chết nghen con ! Nhưng rồi giọng chị vui mừng:
"Kia, con Quê nó dzìa..."
Con Quê tới, ngó bà Bắc:
"Thím phải không ? Tui tưởng ai..."
Chị Thìn:
"Tao cũng tưởng ai nên tới đuổi bả đi đó mày..."
"Hiểu
lầm hết. Nè, thím, đây là chị Thìn, còn đây là thím... thím gì...à thím
Bắc...Bắc là tên thím, còn thím ở ngoài Bắc mới vô..."
Chuyện gì lạ vậy. Bộ con Quê có bà thím ở ngoài Bắc ? Bà con mới ở trên trời rớt xuống ? Con Quê liếng thoắng:
"Chị Thìn tốt lắm thím. Hổng có bả là tui mệt rồi, đâu biết nhờ ai coi con để đi làm..."
Bà Bắc ngơ ngác:
"Đi làm giờ này ?"
"Phải, đi làm vào ban đêm chớ ban ngày tìm đâu ra mối..."
Tai
bà Bắc nghễnh ngãng, nghe chữ mối, không hiểu rõ lắm, đoán, con này đêm
đi bắt thằn lằn rắn mối sao ? Nếu có vậy, bà cũng đi bắt kiếm ăn, khó
khăn gì.
"Rắn mối ở đây nhiều lắm hả ? Đâu, tao đi bắt cùng..."
Con
Quê cười rộ. Rồi chợt nhớ đang nửa đêm nó bịt miệng lại. Còn chị Thìn
thì lắc đầu, chê người đàn bà quê mùa, lại là thím của con Quê. Ở đâu ra
có bà thím vậy.
"Mày bà con với bả ?"
"Không đâu chị Thìn. Tui biết bả lâu rồi nhưng mới nói chuyện sáng nay thôi..."
"Mới sáng nay... mèn ơi...Mày khùng rồi..."
Con Quê nói:
"Khùng gì, thì cũng như chị, không có thằng Hôi giúp, còn lâu chị mới nhập hộ được đây. Giúp người ta làm phước bà à..."
Con Quê bế thằng bé.
"Cám ơn chị Thìn, chị dzề ngủ nghen... Thôi được rồi, để tui..."
"Để tôi..."
Bà
Bắc lại đón lấy thằng bé. Chị Thìn nhìn, lắc đầu bỏ đi. Chị còn biết
nói gì nữa, hoàn cảnh chị, nếu không có thằng Hôi, không được dân bụi
thương, giờ chị ra sao rồi...
Buổi tối
hôm đó con Quê thu xếp cho bà Bắc ngủ chung cùng một chiếc chiếu. Chưa
quen cảnh màn trời chiếu đất, bà Bắc khó ngủ, thức chong đến gần sáng
mới thiếp đi một lúc. Vậy chớ sáng ra, bà Bắc cũng bỏ tiền ra mua khúc
bánh mì đãi con Quê, tỏ lòng cảm kích.
"Mèn ơi, ai biểu thím mua. Tui có tiền nè..."
Con Quê còn dọa:
"Ở đây khó kiếm tiền lắm, giữ mà tiêu. Thím thì hết đi bắt "rắn mối" được rồi.
Bây
giờ thì bà Bắc đã hiểu đi "bắt mối" không phải là bắt thằn lằn rắn mối.
Rõ là bà không đi "bắt mối" được. Hai thím cháu cười nói vui vẻ. Con
Quê định tối nay, nói với chị Bảy cà tong, giúp đỡ cho thím Bắc sinh
sống chung ở đây. Nhưng đến tối nó lại "đi làm" sớm, Bảy cà tong bận.
Lúc chiều, thím Bắc lại sang ngồi bên thùng thuốc lá với dì Ba, con Quê
bỏ lỡ dịp giới thiệu. Phải mấy ngày sau, bà con mới biết rõ. Ai cũng
thương con Quê, và khi nghe hoàn cảnh của thím Bắc, không ai nỡ xua
đuổi. Sợ xẩy ra chuyện, con Quê dặn chị Thìn:
"Nhớ canh chừng bả, không bả lại nổi điên nổi khùng sinh chuyện..."
Chị Thìn phàn nàn:
"Tui đã canh giữ hai đứa nhỏ, lại còn canh chừng bả nữa, có là ba đầu sáu tay..."
Thiệt
ra, ba đầu sáu tay cũng không canh giữ thím Bắc đươc. Vài ngày sau, mọi
người dỗ dành, khuyên bảo tưởng đã nguôi ngoai. Vậy mà một buổi sáng
lại sinh chuyện.
Lúc đó, bà Bắc ngồi với
dì Ba ở thùng thuốc lá. Dì Ba ngồi trên ghế còn bà Bắc ngồi bệt dưới
đất. Họ cùng ăn mấy củ khoai lang bọc trong tờ giấy vở học trò tèm nhem
màu mực tím. Ở góc đường, sáng sáng có một bà cắp cái thúng bán khoai
lang luộc, đắt hàng lắm.
Thình lình, bên
trong, ông "nhà báo" dắt chiếc xe ra, bà vợ, quần đen láng, áo xoa thêu,
cầm cái giỏ xách ni-lông, loại mới sản xuất của một công ty quốc doanh
làm ra do nhựa tái sinh. Thím Bắc ngừng nhai, củ khoai nằm trên tay.
"Con giành chồng".
Người
đàn bà quê mùa, tội nghiệp đứng bật dậy. Miếng khoai lang đang ăn dở
rơi xuống đất. Hàm răng chìa ra và ánh mắt căm hờn. Dì Ba nắm tay người
đàn bà:
"Thôi đi. Làm gì đây ?"
"Tôi..."
Giọng
bà Bắc nghẹn ngào. Người vợ đang dướn người để ngồi sau yên xe. Xe nổ
máy chờ. Thình lình bà Bắc nhào tới. Nhanh nhẹn, một tay túm cục tóc
bối, một tay xô. Người đàn ông nhảy xuống khỏi xe, giằng vợ lại. Chiếc
xe ngã, nằm vắt trên lề đường, máy vẫn nổ.
"Làm gì thế, hả ?"
"Con cướp chồng, tôi sống chết với nó... "
"Dang ra..."
Với
người đàn ông đã từng cầm súng, từng vượt Trường sơn, một người đàn bà
ốm đói như bà Bắc thì có nghĩa lý gì. Xô mạnh một cái, bà Bắc ngã xuống
đất, đầu đụng vào lề đường kêu đánh cốp một tiếng.
"Ối giời ơi, nó giết tôi..."
Bà
dãy đành đạch, kêu làng kêu nước, kêu ông phường, ông quận, ông sở công
an, kêu luôn cả bác Hồ. Người đàn ông đỡ người vợ miền Nam, cơn giận
làm mặt ông ta xanh dờn, hiện rõ từng nét nhăn. Tiện chân, ông đá bà vợ
miền Bắc một cái rồi dằn chân lên người bà.
"Con đàn bà khốn nạn..."
Thằng Phu sửa xe cùng dì Ba chạy tới một lượt đỡ người đàn bà khốn khổ lên.
"Ông làm gì đánh người ta..."
Thằng Phu sừng sộ. Bên mé đầu của bà Bắc, máu rỉ ra, ướt mèm một mớ tóc, chảy dàn xuống một bên mặt.
"Quân giết người, bớ ông phường, bớ nhà nước..."
"Mày dám chửi cả nhà nước ? Con đĩ già... "
Ông xông tới. Một cú đá nữa, người đàn bà lăn xuống lề đường. Không nghe bà ta kêu la gì nữa. Dì Ba:
"Đánh chết người sao đây, coi..."
"Nó làm bộ, giả chết... Màn này thuộc lắm rồi..."
Ông ta dựng chiếc xe dậy. Máy vẫn nổ. Người vợ leo lên yên sau, tay ôm chặt eo ếch chồng. Chiếc xe vù đi, mất dạng.
"Khổ, còn ghen cái gì nữa mà ghen chớ. Sao mà ngu... "
Dì
Ba cùng thằng Phu đỡ bà Bắc dậy. Bà đã bất tỉnh, máu trên đầu chảy rỉ
rả. Quýnh quáng, dì Ba lấy một bánh thuốc lào gỡ ra, dém vào mảng đầu bị
rỉ máu. Thằng Phu:
"Chở bả vô nhà thương đi..."
"Nhà thương gì mày, vô cái nhà ghét đó còn chết chắc hơn nữa mậy."
Chị
Mùi và mấy người đàn bà nữa chạy ra. Bà Bắc được vực vào phía sau cầu
thang, chỗ trú mưa nắng của dì Ba. Chiếc ghế bố được dựng ra và người
đàn bà khốn khổ được đặt nằm trên đó. Con Quê và chị Thìn tất tả tới với
mớ bông gòn và chai thuốc đỏ mới "năn nỉ" xin được bên nhà thuốc quốc
doanh. Một lúc sau, bà Bắc đã khá hơn, mở mắt, nói được, nhưng toàn là
nói sảng.
"Có sao không vậy nè ?"
Con Quê nóng nảy. Dì Ba thở ra:
"Tình
đời vậy đó, khi lấy người ta, vợ vợ chồng chồng, một ngày cũng là tình
nghĩa, con người hơn con chó một chút là ở chỗ đó thôi... "
"Thằng chả đánh ?"
"Thì ai vô đó, bây."
"Đồ ác nhơn, trời đánh nó đi."
"Đánh xong còn tàn nhẫn bỏ đi..."
"Rồi bả chết thì sao ?"
"Sao nữa. Chó chết là hết chuyện..."
"Phải vậy hôn ?"
"Hơ, vậy thì sao? Thưa đi. Mà thưa ai. Người ta là cán bộ, muốn bỏ tù ai còn được nữa kìa..."
"Ờ hén !"
Buổi
khuya hôm đó, dì Ba biết người đàn bà này sẽ không chết chóc gì. Nhưng
lúc bà ta tỉnh dậy, đòi uống nước. Bà cầm ly nước trên tay, bàn tay run
rẩy và nước sóng đổ ra ngoài. Dì Ba trách:
"Mèn ơi, cẩn thận một tí được không..."
Bà Bắc cười. Vậy là ổn rồi. nhưng nụ cười không ngừng ở đó, mà cười nữa.
"Làm cái gì vậy ? Ma bắt sao cười dữ thần vậy, má !"
Dì Ba rủa. Bực mình quá đi chớ. Bộ chuyện vui lắm sao cười ! Vậy mà bà Bắc cười nữa.
"Vui lắm sao cười hoài vậy ?"
Giọng bà Bắc như một người nào khác:
"Vui ? Cũng vui chứ "nị". Cái đầu tui sao nó quay vòng vòng..."
"Có sao hông đây?"
Giọng Bắc của dì Ba lại đặc tiếng miền Nam. Bà Bắc đưa tay lên đầu xoa xoa, ly nước cầm một tay lại sánh ra ngoài.
"Chị nói cái "rì" thế !"
"Cái mả bố bà. Vớ vẩn ."
"Hi hi, cái mả bố. Mả bố... mả bố...
Dì
Ba mở to mắt ngạc nhiên. Dưới ánh sáng của ngọn đèn từ phòng sau, nơi
làm kho dọi tới, khuôn mặt bà Bắc đã như một người nào khác lạ. Vẻ khắc
khổ, hờn oán đã tiêu tán mất đâu rồi. Trông cái mặt nghệch ngạc, cái
miệng có hẳn nụ cười chớ không chỉ hở hàm răng hô. Vừa ngạc nhiên vừa sợ
hãi, dì Ba nạt:
"Nói cái gì vậy hả ? Điên rồi hả ?"
"Ai điên ?"
Nói xong, bà Bắc ôm mặt. Ly nước bà đòi uống chưa có một giọt vô miệng.
"Đau đầu quá, tui ngủ..."
Bà
Bắc nằm xuống, quay mặt vô tường, im lìm. Dì Ba lắc đầu. Lôi cái chăn
cũ, bà trải ngay dưới chân ghế bố, đặt lưng xuống. Kệ chuyện gì xẩy ra,
còn ngày mai mệt nhọc đang chờ. Hễ mở mắt ra là thấy khổ ! Chiếc ghế bố
rung lên. Thì ra, bà Bắc cũng không ngủ.
Sau
bữa "đụng độ" ít lâu, suốt ngày bà Bắc lân la bên con Quê và thằng “bò
lai,” trở thành “thím Bắc” của xóm bụi. Con Quê lại thêm một miệng ăn.
Dì
Ba sau đó nói phóng lên là bà Bắc khùng khùng. Khùng gì đâu. Chị Thìn
cãi. Khùng gì mà khôn quá chừng. Đi qua đường biết tránh xe, bế con cho
con Quê, biết rửa ráy, lau cứt đái cho thằng nhỏ gọn ghẽ.
Chiều
ba mươi tết năm ấy, Bảy cà tong nấu một nồi cơm nếp. Con Nết gặp mối
sộp, ra chợ Cũ mua hai con vịt quay. Nước lạnh do mụ Cùi mang từ máy
nước. Chị Thìn và con Kiểm góp gói đậu phọng nấu với mấy củ khoai lang.
Ăn tết vui vẻ, dân bụi chọc thím Bắc:
“Nó "nấy" chồng của thím, thím không đánh chết cha con đĩ đi..."
Thím Bắc lắc đầu, trề môi:
"Mình khôn rồi, không ngu tranh thủ nữa."
Rồi thím cười:
"Cho nó hầu chết mẹ luôn !".
Đầu
năm, thấy "chồng cũ" chở con mẹ "giành chồng" xuất hành, thím chỉ đứng
nhìn theo với ánh mắt hiền lành, với cái miệng cười quá khổ không thể
khép lại nữa.
Trích Đường Tự Do Saigon, tập II
NHÃ CA
WIKIPEDIA * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin. Những câu văn hay đoạn văn không có chú thích kiểm chứng được có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa theo mô hình thổ địa cải cách của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để[1] với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc[2].
Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, với tình hình nông thôn Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau, việc áp đặt giáo điều các biện pháp đã gây ra nhiều phương hại[3]. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, và tác hại mạnh đến sự đoàn kết dân tộc của người Việt. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự-tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.
Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, với tình hình nông thôn Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau, việc áp đặt giáo điều các biện pháp đã gây ra nhiều phương hại[3]. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, và tác hại mạnh đến sự đoàn kết dân tộc của người Việt. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự-tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.
Mục lục |
Mục đích
Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám:- Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh;
- Phân chia cho tá điền;
- Cắt giảm địa tô;
- Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng.
Tại kì họp thứ ba của Quốc hội, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ". [5]
Trước đó, thông tư liên bộ của năm 1949 đưa ra nguyên tắc chủ yếu về phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này họ tịch thu được từ điền chủ của người Pháp, từ điền chủ là những người mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy kết là "Việt gian", tức là những người bị kết tội thông đồng với Pháp.
Tổ chức
Tháng 11 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua dự luật cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên "Luật Cải cách Ruộng đất". Đồng thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng này cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình cải cách ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất.Ban lãnh đạo
- Phát động và làm tư tưởng chiến dịch: Hồ Chí Minh (Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước)
- Trưởng ban chỉ đạo trực tiếp: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng)
- Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
- Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
- Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Tiến trình
Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:Huấn luyện cán bộ
Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tại Trung Quốc [cần dẫn nguồn]. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan điểm: "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" [cần dẫn nguồn]. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người.Chiến dịch Giảm tô
Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau:- Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần".
- Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
- Áp dụng thoái tô: Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả số nợ đó — gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Sau bước này, hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt, nhiều người đến chỗ tự sát — vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[6]
- Học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông, "chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ nhiều bi kịch xảy ra: con tố cha, vợ tố chồng... Du kích và cốt cán cải cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, việt gian, thậm chí họ "vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước".[7]
- Công khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử và nhục hình.
- Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, nếu bị kết án tử hình, đội tự vệ xã sẽ thi hành án trước công chúng. Những người không bị xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Chiến dịch Cải cách Ruộng đất
Nhiều tháng sau khi Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách Ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam. [8]Tổng cộng có 6 đợt lớn cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Hoa, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác. Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người chết trong đợt này là rất lớn, trong đó số người chết oan chiếm tỷ lệ cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.
Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường,[6] đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.
Chiến dịch Sửa sai
Trong tuyên bố của hội nghị TƯ 10, tháng 9/1956 đã nghiêm khắc phê bình:"Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị TƯ lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành TƯ nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc."Do nhận định chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau:
- Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
- Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
- Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
- Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
- Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị[9], và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương đảng.
- Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.
Phong trào trả thù bằng bạo động lan rộng khiến nhà chức trách phải điều động quân đội để đánh dẹp. Ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân dùng gậy gộc gây bạo động khiến chính quyền phải dùng sư đoàn 325 để tái lập trật tự.[10] Một số gửi thỉnh nguyện thư đến phái đoàn quan sát viên Canada trong Ủy hội Đình chiến, xin di cư vào Nam.[11]
Tuy nhiên, theo một số nhân chứng, có những trường hợp việc sửa sai chỉ đơn thuần là phục hồi đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung nông) chứ không được trả lại tài sản, nhà đất. Đến năm 2004, theo báo Hà Nội Mới, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mới ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị qui sai thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kì Cải cách Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp. [1]
Các đợt cải cách
Đợt Thời điểm |
Địa bàn | Số xã đưa vào Cải cách Ruộng đất |
---|---|---|
Đợt Thí điểm (25/12/1953 - 22/10/1954) |
Thái Nguyên | không rõ |
Đợt 1 (1/4/1954 - 15/01/1955) |
Một số các vùng kiểm soát | không rõ |
Đợt 2 (23/10/1954 - 15/01/1955) |
Thái Nguyên | 22 |
Phú Thọ | 100 | |
Bắc Giang | 22 | |
Thanh Hóa | 66 | |
Đợt 3 (18/02/1955 - 20/06/1955) |
Vĩnh Phúc | 65 |
Phú Thọ | 106 | |
Bắc Giang | 84 | |
Sơn Tây | 22 | |
Thanh Hóa | 115 | |
Nghệ An | 74 | |
Đợt 4 (27/06/1955 - 31/12/1955) |
Vĩnh Phúc | 111 |
Phú Thọ | 17 | |
Bắc Giang | 1 | |
Bắc Ninh | 60 | |
Sơn Tây | 71 | |
Thanh Hóa | 207 | |
Nghệ An | 5 | |
Hà Tĩnh | 227 | |
Hà Nam | 98 | |
Ninh Bình | 47 | |
Đợt 5 (25/12/1955 - 30/07/1956) |
Bắc Ninh | 8 |
Nghệ An | 163 | |
Hà Tĩnh | 6 | |
Ninh Bình | 45 | |
Quảng Bình | 118 | |
Vĩnh Linh | 21 | |
Hải Dương | 217 | |
Hưng Yên | 149 | |
Thái Bình | 294 |
Những thành tích và sai lầm trong chiến dịch
Thành tích tạm thời
Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần địa chủ bị kết tội Việt gian (theo Pháp chống Việt Minh) chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của dân chúng để dốc toàn lực cho trận chiến quyết định.Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[12]
Quyền tư hữu ruộng đất của nông dân tuy vậy chỉ được tạm thời vì sau đó năm 1958, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hóa là mục tiêu phát triển nông thôn.[13] Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 kế tiếp hợp thức hóa chính sách đó và xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể.[14] Đất đai dần tập trung vào tay Nhà Nước qua việc thành lập những hợp tác xã do chính phủ quản lý. Nhà nông bị ép buộc gia nhập hợp tác xã nên đến năm 1960, 86% dân quê ở Miền Bắc đã vào hợp tác xã. Số liệu đó tăng lên thành 95,5% vào năm 1970.[13] Khi Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980 được soạn ra thì quyền tư hữu ruộng đất của nông dân hoàn toàn biến mất, quyền sở hữu đất trên toàn cõi đất nước thuộc về Nhà nước.[15] Cuộc cải cách ruộng đất của thập niên 1950 theo quá trình trên thì chính quyền phát đất cho nông dân một lần nhưng thu hồi hai lần; một lần bán chính thức qua dạng hợp tác xã, lần sau qua quốc hữu hóa toàn diện.[16]
Năm 1988, sau khi chính sách Khoán 10 ra đời, các hợp tác xã nông nghiệp dần giải tán. Nông dân sẽ tự chủ canh tác trên những mảnh đất đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng, giữ lại nông sản thặng dư sau khi trừ đi thuế. Đất nông nghiệp không được tự ý chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích sử dụng khi chưa có giấy phép của Nhà nước.[cần dẫn nguồn]
Sai lầm chung
- Đánh giá sai lầm về tình hình khác biệt giữa nông thôn Trung Quốc và Việt Nam, quá tin tưởng và chịu sức ép của các cố vấn Trung Quốc.[2]
- So sánh mục tiêu và phương tiện thì phương pháp đấu tố và truất hữu quá cứng rắn khi mà nghiên cứu của Liên Xô tính rằng địa chủ trung bình ở miền Bắc chỉ sở hữu 0,65 hécta đất, một diện tích khá nhỏ so với mức của thế giới.[11]
- Yếu tố bạo lực có nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích lũy bao đời nay trên những cánh đồng lúa. Địa chủ trở thành chỗ cho dân nghèo trút cơn giận dữ vì cuộc sống khó khăn của họ, số khác thì vì ghen tức với tài sản của địa chủ. Cộng với trình độ nhận thức thấp của đa số cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai, lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc đấu tố. Hậu quả của những hành động này nhiều khi rất bi thảm, nhưng có thể nhìn nhận như những "sản phẩm phụ" không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào[17] (tương tự như làn sóng tàn sát giới tăng lữ nhà thờ của người dân Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp 1789)
- Đánh giá sai và nâng sản lượng, nâng thuế lên quá cao, quá sức người dân. Như ở Hà Tĩnh, có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ một mẫu ta. Khá nhiều ruộng tốt được tính sản lượng ít nhất phải 25, 28 tạ. Trong khi đó như ở Liên Xô, theo ông Đặng Thái Mai: "ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare, nghĩa là còn hơn một mẫu ta...". [18]
- Chiến dịch càng lên cao điểm càng mất kiểm soát dẫn đến tình trạng vô chính phủ, nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị đấu tố. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai. Điển hình như:
- Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. [2]
- Trường hợp thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên tư lệnh mặt trận Hà Nội năm 1946, chủ tịch Ủy ban quân quản Hà Nội bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng". [cần dẫn nguồn]
- Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là Trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ.[18]
- Đặc biệt, cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh của Chính phủ bị đấu tố chết tại quê nhà Diễn Châu. [19]
- Ngoài việc tịch thu nhà đất của những người bị quy là địa chủ và chia đều cho nông dân, những mục đích khác của chiến dịch không đạt được. Kết quả sản xuất sau cuộc cải cách ruộng đất lại không như người nông dân mong đợi khi vụ mùa năm 1957 được đánh giá là thất thu.
Sai lầm trên phương diện pháp lý
Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:- Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.
- Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình.
- Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.
- Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.
Số người bị đấu tố
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà.Số lượng người bị giết trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng theo chủ trương ở một số địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ, "Việt gian" để mang ra đấu tố[3] thì con số sẽ không ít.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết dao động khá lớn:
- Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 1957 thì khoảng 15.000 người bị giết. [20]
- Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2500; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000. Theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù[21]
- Vũ Thư Hiên cho rằng con số nạn nhân là ít hơn con số 15.000 dẫn ở trên rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể:
-
- "Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị hãm cho chết đói, (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học." [cần dẫn nguồn]
- Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Theo quan điểm của những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đây là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị "đào tận gốc, trốc tận rễ". Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ bị tịch thu tài sản.
- Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng: 172.008 người, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%. Số lượng này chưa kể đến thân nhân, gia đình của những người bị quy sai, cũng bị cô lập và đối xử phân biệt.
Ý kiến và nhận định riêng
- Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói về tình cảnh oan sai như sau, trong diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội: “Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình” [...] “Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?”. [6]
- Năm 2005, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt nhìn nhận "Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế". [22]
Tham khảo
- Lịch Sử Việt Nam, 1954-1965, Cao Văn Lượng chủ biên, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1995.
- Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, 1945-2000 tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2000.
- Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt nam PGS TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc Gia: Viện Lịch sử Đảng, Học Viên Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
- Việt Nam, 1945-1995 tập I, GS Lê Xuân Khoa, Nxb Tiên Rồng, Maryland, 2004.
- Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất, Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo, LS Nguyễn Mạnh Tường, diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng Mười 1956 tại Hà Nội.
- The Viet Minh Regime, Government and Administration in the Democratic Republic of Vietnam, Bernard Fall, Greenwood Press, Connecticut, 1975.
Ghi chú
- ^ a b Báo BBC — Trợ cấp cho nạn nhân cải cách ruộng đất
- ^ a b c Đài RFA — Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần (Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội), Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc VN (bài 4)
- ^ a b Bùi Tín — Nhìn lại cuộc Cải cách ruộng đất: Những bài học còn nóng hổi
- ^ Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, trang 94 thì từ đầu năm 1953, đảng và chính phủ đã phát động quần chúng triệt để tiến hành giảm tô và cải cách ruộng đất tại các vùng tự do.
- ^ Bài nói tại Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Khóa I, Kỳ họp thứ ba
- ^ a b c d Luật sư Nguyễn Mạnh Tường — Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo, diễn văn đọc trước phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956.
- ^ Chương 5, Hồi ký Làm người là khó — cựu Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành [1]
- ^ Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc VN: "...Trong lần thí nghiệm này có một sự kiện động trời, tức là tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn có tên gọi khác là bà Cát Thanh Long)..."
- ^ Sau đó, Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang) làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và công tác ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Sau này, Lê Văn Lương được bầu lại làm Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV (1976-1981); có những khoảng thời gian trong 1976-1986 ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội - ^ Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. Trang 341.
- ^ a b Lind, Michael. Vietnam, the Necessary War. New York: Touchstone, 1999. tr 153-156
- ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, tháng 3-2007.
- ^ a b Trần Thị Quế. Vietnam's Agriculture: The Challenges and Achievements. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1998. Tr 12-27.
- ^ Ownership regimes in Vietnam
- ^ [www.harvard-yenching.org/sites/harvard-yenching.org/files/KUONG_Teilee_Development_of_Property_Law.pdf+state+ownership+land+vietnam+1959&hl=en&gl=us&pid=bl&srcid=ADGEESjIJtxpo8EN3hrmjNQJzYP1FyTeq-_SwwMZ16k1FzOedUnNjt7sKdBPLyzEdYF47E43N0ru1a5dzELlLxHs_OD-8e4ozIkT_HBibzKE4ZBwtq0XAktSvEQaFVFvgfJqYLYVEuRn&sig=AHIEtbRw86VIbsXMZdvsoVOuWy-h9vrB4Q Development of Propert Law in Cambodia, Vietnam and China]
- ^ Võ Nhân Trí. Vietnam's Economic Policy Since 1975. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1990. tr 8.
- ^ Ho Chi Minh: A Life, William Duiker, trang 152
- ^ a b Thư của ông Đặng Thái Mai gửi ông Trường Chinh năm 1953.
- ^ Entretien avec Dang Van Viet
- ^ “Land of the Mourning Widows”, TIME, 1 tháng 7, 1957.
- ^ The Endless War: Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press, 1989, trang 149
- ^ Nhận định của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt về đại đoàn kết dân tộc trên Website Bộ Ngoại giao Việt Nam
Xem thêm
Liên kết ngoài
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
|
- ĐCSVN - Kinh nghiệm giải quyết vấn đề ruộng đất
- Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ: Lời kể của một nhân chứng
- Trợ cấp cho nạn nhân Cải Cách Ruộng Đất
- Nhận định của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt về đại đoàn kết dân tộc trên Website Bộ Ngoại giao Việt Nam
- Loạt bài: Hồ sơ Cải cách ruộng đất trên diễn đàn Talawas
- Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước..., bài viết của Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch thành phố Hà Nội.
- Statistics Of Vietnamese Democide And Mass Murder
- Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ VNDCCH ngày 15 tháng 10 năm 1956 về mấy chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
- Nghị quyết của Quốc hội VNDCCH ngày 18 tháng 1 năm 1957 về công tác cải cách ruộng đất.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 016
RFA * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 4
Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc VN (bài 4)
2008-02-07
Nguyễn An phỏng vấn ông Nguyễn Minh CầnĐảng và nhà nước CSVN đã chuẩn bị thế nào cho cuộc cải cách ruộng đất
Trong các buổi phát thanh trước, chúng tôi đã gửi đến quý thính giả phần đầu cụôc phỏng vấn của biên tập viên Nguyễn An với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về các giai đoạn của cuộc Cải Cách Ruộng đất bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1956.Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là một cán bộ trung cấp. Ông từng là bí thư quận uỷ ngoại thành Hà nội trước khi ra công khai, trở thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính Hà nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau đó tại ngoại thành Hà nội. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva.
Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị mọi mặt của đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam cho cuộc cải cách ruộng đất, khi đó đựơc gọi là một cuộc cách mạng long trời lở đất.
Nguyễn An: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951 và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu, mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.
Nguyễn An: Xin ông nói rõ thêm về đội cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Ông Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao che cho địa chủ quen biết v.v... Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ.
Trong lần thí nghiệm này có một sự kiện động trời, tức là tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn có tên gọi khác là bà Cát Thanh Long).
Nguyễn An: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm một số chi tiết về vụ án này.
Ông Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau khi đã có chính phủ Việt Nam DCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình.
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng biết sự kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ CS, nó báo hiệu trước một tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.
Nguyễn An: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn phải đưa lên trên để xin ý kiến.
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất.
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm 1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc bộ và các vùng trước đây bị Pháp chiếm đóng. Quý thính giả vừa nghe phần đầu cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cho cụôc cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước đây.
Trong chương trình phát thanh tới, ông Nguyễn Minh Cần sẽ kể lại với quý thính giả một cách cụ thể diễn tiến một đợt cải cách ruộng đất, bắt đầu từ lúc đội cải cách xuống xã. Mong quý thính giả đón nghe.
Thông tin trên mạng:
- Trang web có những hình ảnh về Cuộc cải ruộng đất- Cải cách ruộng đất - Wikipedia
- Land Reform in China and North Vietnam
- A Special Supplement: In North Vietnam (The New York Review of Book)
- The Solzhenitsyn of Vietnam
- Statistics Of Vietnamese Genocide And Mass Murder
©
2006 Radio Free Asia
Theo dòng câu chuyện:
Các tin, bài liên quan
- Giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất (phần 3)
- Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (phần 2)
- Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc (Bài 1)
- Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 3)
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 2)
- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 (phần 1)
- Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 3)
- Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 2)
- Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 1)
- Tại sao học sinh VN hầu như không biết gì về lịch sử Việt Nam và thế giới?
- Sài Gòn bắt đầu áp dụng cơ chế ‘một cửa’ về thủ tục hành chánh
- Sài Gòn sẽ xét cấp hộ khẩu thường trú cho di dân từ các tỉnh
- Những biến cố lịch sử trong ngày cuối tháng Tư năm 1975
- http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=9016598390615838273#editor/target=post;postID=1202837435729777405
RFA * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 2
Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất (phần 2)
2008-02-07
Nguyễn An, phóng viên đài RFABài 2: Phỏng vấn nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng (phần 1)
RFA *CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc (Bài 1)
2008-02-07
Nguyễn An, phóng viên đài RFAThưa quý thính giả, kể từ hôm nay, và liên tiếp trong chín buổi phát thanh, ban Việt ngữ đài Á châu tự do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả theo dõi bài thứ nhất qua sự trình bày của Phương Anh.
Nói đúng ra thì năm 1956 chỉ là năm cuối của giai đoạn 5, tức cũng là giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất đã bắt đầu bẩy năm trước đó. Tuy nhiên, mốc thời gian này đáng nhớ thứ nhất vì cuộc cải cách ruộng đất đến năm đó đã đụng trần, với những án tử hình thi hành tại chỗ, những án tù dài hạn, mà hầu hết nạn nhân đều chết trong khi đang bị giam cầm, và một bầu không khí nặng nề, đe doạ đã lan rộng khắp nơi, khiến ngừơi dân phải chìm đắm trong nỗi e sợ mênh mông.
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thừơng thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, mà trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, đảng Cộng sản muôn năm.
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Lời dặn “nhân ái”
Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng: “Nhục hình là lối dã man” và “ tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại: "Trước đây, chúng ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, nhưng bây giờ thì không phải như vậy rồi. Bây giờ thì địa chủ không phải là nhân dân. Nhân dân chỉ là nhân dân thôi, còn địa chủ thì không phải, đó là những ngừơi chống lại nhân dân, là kẻ địch của nhân dân."
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Không chỉ gia đình của những người bị kết tội địa chủ phải chịu nhục nhằn, mà những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó vẫn còn in dấu cả mấy chục năm sau nơi những chứng nhân.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956 mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của Cải cách ruộng đất.
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại: "Đối với tôi, lý tưởng Cộng sản là một cái gì đó khủng khiếp và xa lạ. Vì ngay trứơc cổng nhà tôi là một người chết treo năm cải cách ruộng đất, và tám tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến những cụôc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, đừơng tàu, cũng là xác một ngừơi tự tử chết bằng cách tự đặt cổ mình vào đường ray. Khi tôi tám tuổi, buổi sáng tôi đi tưới rau, tôi đã thấy những ngừơi chết đó, và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp."
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu: "Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã đựơc chứng kiến cụôc cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp ngừơi ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ ngừơi ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc diệt chủng như là Pon Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến.
Gia đình nhà tôi may mắn là ông nội tôi và các chú các cô, toàn bộ đã di cư vào nam. Bố tôi là con trưởng nên phải ở lại để giữ đất, cho nên không di cư đựơc, phải gánh chịu cái tai hoạ của ông nỗi cũng như các chú, một mình phải chịu trận, cho nên rất là khổ."
Còn nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, đã nhớ lại lời bà cô của ông dặn dò như sau: "Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc đựơc thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà. Bà cô tôi chỉ nói, cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy."
Vết thương chưa lành
Cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt 50 năm trước đây quả nhiên vẫn còn là một vết thương chưa lành đối với quá nhiều con người dù có trực tiếp là chứng nhân hay không. Đáng tiếc là những sách báo viết về giai đoạn ấy quá ít, lại thường bị tịch thu ngay sau khi phát hành, và dù 50 năm đã qua đi, thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một đề tài cấm kỵ, trong khi những chứng nhân cứ già đi và chết đi dần.Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài sẽ bắt đầu với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Ông sẽ điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949. Sau đó, là lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần là người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Xen kẽ sẽ là lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân, của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất, lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy, của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan, tác giả màu tím hoa sim, vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất.
Trước khi bắt đầu vào loạt bài cải cách ruộng đất kể từ buổi phát thanh tới, ban Việt ngữ trân trọng cảm ơn các vị vừa nêu tên đã nhiệt thành cộng tác và giúp đỡ chúng tôi trong cố gắng lật lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này.
Quý thính giả vừa nghe bài đầu tiên trong loạt chín bài về cuộc Cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước. Trong buổi phát thanh tới, nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng sẽ nói về các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất kéo dài từ năm 1949 đến 1956. Mong quý thính giả đón nghe.
Thông tin trên mạng:
- Trang web có những hình ảnh về Cuộc cải ruộng đất- Cải cách ruộng đất - Wikipedia
- Land Reform in China and North Vietnam
- A Special Supplement: In North Vietnam (The New York Review of Book)
- The Solzhenitsyn of Vietnam
- Statistics Of Vietnamese Genocide And Mass Murder
VÕ PHƯỚC HIẾU * ĐÁM CHÁY ĐẦU XUÂN
Đám Cháy Đầu Xuân
Võ Phước
Hiếu
Bà Bảy Nở vội kéo hai vạt áo dài, buộc tréo phía trước lưng quần, miệng
rang rảng vọng xuống hướng bến sông. Nơi đầu bến có cái cầu vó, cất bằng thân
cây mù u già chắc thịt, thêm tiện nghi nhờ có mái lợp với chỏng tre dùng để ngã
lưng đêm hôm tăm tối:
- Bún! Bún!
Chiếc xuồng ba lá đổi bún quày quả chĩa thẳng hướng bến sông. Thím Chín
Tý lanh tay, ghịt mũi xuồng vào chân cầu vó.
Thím nói như có ý trách vu vơ:
- Nước rặc quá! Bến cạn queo. Nghe rồi chị Bảy. Tui neo ghe ở cầu vó
đây. Chị cảm phiền chịu khó xuống bến nghe!
Chẳng mấy chốc, bà Bảy Nở đã đối diện xuồng bún. Tay bà cầm cái rổ quảo
có lót một mớ lá chuối xanh um mướt mượt. Trước đó không lâu, bà vừa đi vừa rọc
vội vàng trên đường xuống bến:
- Hôm nay ăn mấy vậy thím? Lúa của tôi kỳ này là nàng hương thơm ngon
chớ không phải loại sóc nâu, nàng phệt hay nàng quớt như mấy lần trước
đâu.
- Nàng hương sạch, tui đổi hai quảo rưỡi. Quảo lum lúp. Còn sóc nâu,
nàng phệt, nàng quớt… phải ba quảo gạt mặt.
Thím Chín Tý độ non bốn mươi tuổi. Nhà ở cheo chéo đình làng, có bến
nước công cộng với một cầu ván lâu đời láng o. Nước lớn ngập khỏi chân cầu, nuốt
trọn tấm ván, chỉ còn lé đé đoạn kê trên bờ.
Nhưng lúc nước rặc ròng như hôm nay, chảy mạnh như cắt, tấm ván cầu chúi
nhủi thòng xuống lòng sông cả đôi ba thước tây, giúp người qua đò không phải lội
sình, lấm lem lúc bước lên bờ. Những lúc này, phải tuyệt đối thận trọng, chú ý
từng bước đi. Tấm ván cầu trơn chùi đó do bụi bùn non bám vào càng trơn như thoa
dầu trét mỡ. Không khéo, khách trợt chân nhào xuống sông như trở bàn
tay.
Nhờ ở sát bến nước công cộng, có con đò nhỏ đưa rước khách bộ hành,
người qua kẻ lại tuy không tấp nập rộn rịp nhưng chẳng ngày nào vắng bóng. Ngoài
công việc đồng áng phụ giúp chú Chín ngày mùa, thím còn có cái nghề tay trái, bổ
sung phần thu nhập gia đình nơi vùng khẩn hoang lập ấp, lúc nào cũng cần một số
vốn tối thiểu để chịu đựng đường dài.
Đất khẩn hoang, một hai mùa đầu, đôi khi cả ba bốn mùa tiếp nối là khác,
đã vất vả khổ cực trần thân nhưng đất mới còn ráo hổi nào có huê lợi chi đáng
kể. Mùa màn èo uộc. May mắn lắm mới đủ ăn.
Thím nghĩ ra một cách giúp chồng khá độc đáo. Thím xay gạo làm
bún rồi đem đổi lấy lúa kiếm chút lời. Cứ đôi ba ngày đổi một lần. Riết rồi bà con tôi thuộc lòng ngày nào lò bún của thím hoạt động.Công việc cũng đăng đăng đê đê liền tay. Xay lúa, giả gạo, tẻ bột, giáo trùng, đổ bún... May nhờ có mấy cô cháu chồng, tuổi vừa cập kê, tận tình tận lực giúp một tay nên bà con trong xóm có bún ăn thường xuyên.Bún đổ xong từ hừng đông được thím Chín bươn bả chất lên chiếc xuồng ba lá, bơi dọc theo sông rạch, kinh đào, từ ấp này qua ấp kia rao lanh lảnh gọi mời:- Đổi bún! Đổi bún!Lò bún của thím Chín Tý rất đơn sơ do hoàn cảnh phương tiện thiếu thốn nơi vùng đất mới khẩn hoang. Mỗi lần thím đổ không nhiều. Chỉ ngam ngám vừa đủ nhu cầu tính theo đầu nhân mạng trong xóm có thói quen đổi bún. Thím còn canh theo thời tiết mùa màn hoặc lễ lộc, Tết nhứt. Có thiếu cũng tốt. Nhưng tuyệt đối không cho dư. Ế ẩm, lỗ vốn.Bộ ván ngựa được tách đôi, kẹp chặt khuôn bún với cần ép bằng lỏi cây dẹt rắng chắc mà bọn róng mắc, lục lăn lục lửa chúng tôi hay nhảy thót lên ngồi ép bún hụ hợ với mấy anh chị lớn. Có đứa quen thói trửng giỡn phá phách cứ đánh đu lúc la lúc lắc khiến thím Chín la ó không ngớt miệng.Dưới bộ ván ngựa có nồi nước to bình rỉnh, nám khói đen xì. Lửa củi phừng phực, nước sôi bùng, khói nóng quyện cuồn cuộn. Mặt mày thím thường xuyên tươm lấm tấm mồ hôi hột cứ quyện vào nhau nhỏ giọt xuống sàn đất nhưng dường như thím không bao giờ để ý đến.Mỗi quảo bún được đổi lấy mấy quảo lúa tùy theo lúa tốt xấu, mới cũ, sạch dơ và cũng tùy theo sự kỳ kèo mà cả của bà con. Bún của thím Chín trắng ngần, mềm nhủn lại dai nên bà con rất ưa thích. Nhờ cái nghề đổi bún này, thím Chín đỡ vất vả so với bà con lối xóm, dầm sương dãi nắng quanh năm suốt tháng ngoài đồng không mông quạnh.Bà Bảy Nở và thím Chín Tý trao đổi thêm bớt một đỗi rồi sau cùng cũng đồng ý với nhau về tỷ lệ bún và lúa. Cả hai đều tỏ ra bằng lòng ưng ý lắm qua những nụ cười giã từ níu kéo, niềm nở cảm thông.Chiếc xuồng thím Chín vừa trở mũi tách khỏi cầu vó, bà Bảy Nở băng tắt qua liếp mía huyết, khom lưng dưới giàn bầu lòng thòng đôi ba chục trái lớn nhỏ đủ cỡ. Có trái được gióng bằng một vỉ tre, ghịt lên giàn để trái nặng không làm đứt dây bầu cái.Bà hối hả đổ bún vào rá, treo lủng lẳng ở trần mái hiên nhà, đậy đượm cẩn thận. Chó treo mèo đậy mà! Ông bà xưa cảnh giác đề phòng nhưng thực tế không sai chút nào.Chiều nay cả gia đình bà có dịp cùng quây quần ngồi chung nhau nơi một mâm cơm ấm cúng, hạnh phúc và sẽ thỏa thê với bún nước mắm tỏi ớt. Loại nước mắm này lấp lánh những miếng ớt hiểm cay thấu mây xanh, vừa xanh mơn mởn vừa đỏ au, to nhỏ không đều, nổi lềnh bềnh hấp dẫn nhãn quan. Bún ráo hổi, thơm ngon lại được trộn với mỡ hành hương, dậm thêm một ít tép mỡ gáy dòn rụm, ăn lúc đói sau ngày dài làm lụng cực nhọc thấy đời lên hương vô bờ bến.Trong xóm, khi nói đến bún ngon là biết ngay bún của thím Chín Tý. Hôm nào đau ốm ể mình, thím đóng cửa lò bún, bà con phải gởi mua bún ở chợ quận. Đường nước xa xôi cả ngày cả buổi, bún để lâu lạnh ngắt, đóng thành về, không sao so bì được.Cái tên Chín Tý đã gắn liền với lò bún quê hương tôi từ bao thập niên nay. Và cái tên Chín Tý cũng đã đảm bảo phẩm chất bún Rạch Rít, không cần phải dựng bảng hiệu để giới thiệu hay quảng cáo lăng nhăng phiền hà.Chỉ cần cái tên Chín Tý là có sự tín nhiệm của bà con tôi rồi. Họ lấy cái tên cúng cơm cha mẹ đặt hay tục danh làng xóm gán cho để đảm bảo uy tín mình. Bún thím Chín Tý cũng như ba xi đế ông Bảy Sô, cối xay lúa của chú Bảy Cối... đã đi vào huyền thoại trong sinh hoạt và sự phát triển làm nên một thời của xóm tôi.Bà Bảy Nở cất bún xong, têm miếng trầu bỏ vào miệng nhai rào rạo ngon lành. Bà đến giá áo, kéo cái khăn rằn choàng vai, đoạn bước chéo ra hiên vói lấy nón lá cũ bạt màu, bươn bả phóng nhanh ra hướng đầu ngõ.Ông Bảy trước khi đi thăm ruộng đã căn dặn bà đôi ba lần:- Bà nhớ đánh một vòng xóm trên xóm dưới, báo cho bà con biết rằm tới mình làm heo chia thịt. Bà con nào muốn chia, đến chia.Ông Bảy lại nhắc thêm:- Bà nhớ đừng bỏ sót một ai. Bà con đều là bà con cả. Không có ai trọng ai khinh. Kỳ rồi mình sơ ý bỏ sót thằng Mười Tống. Nó là em út dễ thương lại biết điều nhưng để sót nó, tôi buồn và ngại quá. Gặp nó tôi ngường ngượng làm sao! Nó nghèo thật đó. Nghèo tiền, nghèo bạc nhưng không nghèo nhân nghĩa. Xóm mình mấy ai lạ gì nó. Tôi chỉ sợ nó hiểu lầm mình khinh dễ nó, bộ mình sợ nó không tiền chia thịt sao mà không báo nó biết.Từ dạo xóm Rạch Rít của tôi phát triển sung túc, bà con an cư lạc nghiệp, phất lên mau vùng vụt. Họ thoải mái thảnh thơi trong cuộc sống hằng ngày. Nhà ba gian hai chái lợp ngói âm dương đỏ au, chen lẫn với những nhà lá vách bổ kho, nền cao cửa rộng, cùng lẫm trại thênh thang dọc ngang ngang dọc.Ngoài cháo rau cá tép, mắm muối ngày xưa, thuở những năm đầu khẩn rừng lấn vũng quần quật đêm ngày, bây giờ đã là quá khứ. Nay trong mỗi bữa cơm thường nhựt hầu như bà con đều có thêm thịt thà và cả niềm vui nữa. Thường nhất là thịt heo nhưng thỉnh thoảng ông Bảy Nở cũng mổ bò giết trâu.Những lần chia thịt này rậm đám lắm. Kẻ nấu nước. Người cạo lông, ra thịt. Nói cười inh ỏi, vui nhộn cả góc vườn.Họ lẩn quẩn ở mé mương, được lót bằng tàu dừa tươi xanh với những tàu lá chuối hột to lớn. Con heo khá to vừa cạo lông xong, sạch sẻ trắng phao, được treo tòn ten thòng đầu ở nhánh ổi xá lị.Ông Bảy Nở chìa cái nia có lót lá chuối cẩn thận rồi ra lịnh cho Tư Ty chịu trách nhiệm ra thịt kỳ này:- Thằng Tư! Mầy nhớ cắt cái thủ vĩ rồi bảo bầy trẻ làm lông cho thật sạch. Thêm bộ đồ lòng nữa. Đừng để thiếu coi không được à. Tao đã hứa từ mấy tuần trước dành cho anh Hương thân Bưởi để ảnh làm lễ cúng căn cho thằng cháu nội đích tôn của ảnh. Cái nia của ảnh đây nè. Xong, nhớ bảo bầy trẻ quảy qua cho ảnh.Tư Ty chọn con dao bén ngót nó ưng ý nhứt, te te đi thẳng một mạch đến miệng lu vú kê sát hè nhà. Anh lanh tay liếc qua liếc lại nhiều lần cho dao bén thêm. Trông cử chỉ cũng điêu luyện lắm.Anh day qua nói với giọng khẳng định:- Chú Bảy đừng lo. Tôi nhớ mà. Quên làm sao được. Tôi còn trẻ mà chú.Lần xẻ thịt này vắng mặt chú Bảy Cối, chuyên viên sành sõi của xóm tôi nên thằng Tư Ty mới có dịp được chọn thay thế. Dù đã chuẩn bị kỹ nhưng nó loay hoay xoay trở vụng về thế nào khiến ông Bảy Nở bực mình xăng tay áo, chê nó rậm rề:- Tư ơi là Tư! Mầy ra thịt kiểu này, đã mất thịt mà trông chẳng thấy thèm ăn chút nào cả. Thôi đưa con dao cho tao. Cái thằng chẳng phải hạng làm biếng làm nhác chảy thây. Nhưng nảy giờ tao thấy mầy làm bằng tay trái, tao ngứa con mắt quá! Quả thực thiên hạ nói không sai: “tay trái bóp dái không đau” mà. Tao nói mầy đừng buồn nghe Tư. “Không có chó bắt mèo ăn cứt” làm sao vừa ý được?!- Chị Hai đưa rổ chị đây. Hai kí ba chỉ phải không?- Phải đó anh Bảy. Thêm cho tôi cái giò sau, một khúc xương mông với cái đuôi về hầm măng Mạnh Tông.- Cảm phiền nhe chị Hai. Cái đuôi không thể được. Anh Hương thân đã dặn rồi cho đủ bộ để cúng căn thằng cháu nội ảnh. Cái nia của ảnh kia kìa. Chị thấy đó, bầy trẻ làm lông chắc cũng gần xong. Chị lấy đỡ mấy cái khu lẳng được không? Nói khu lẳng nhưng tôi ra nới tay lắm, thịt thà còn hiếm. Chị thử lần này đi. Lần sau chưa chắc có.- Tất cả bao nhiêu tiền vậy anh Bảy?Ông Bảy Nở đưa tay vuốt mồ hôi trán, chép miệng:- Thì chị Hai đem về nhà trước đi. Đăng đăng đê đê quá, tính toán gì kham. Cứ lấy đi, thủng thẳng vài ngày tôi quởn quởn sẽ qua tính sau. Bà con mà, mất mát ở đâu?! Bộ nhiều nhỏi lắm sao chị?Bà Hai Khánh quày quả bưng rổ thịt, miệng rổ như dính khắc bên hông, thong dong đi ra ngõ trong khi ông Bảy Nở lấy ra tấm giấy lịch, có ghi bút chì ngoằn ngoèo:- Tư à! Mầy nhớ nhắc tao kẻo tao lu bu để sót mếch lòng. Coi chừng đừng quên cái nồi gọ, 3 kí 4 kí thêm bớt chút ít cũng được. Phần của bác Sáu Ngởi đặt cọc trước, căn dặn đôi lần ba lượt, tao sợ quên nên ghi làm tin đây. Đám giỗ đó, bây biết không? Quên là đến ngày đó mình tren quẻn. Chắc tao phải bỏ xứ này trốn đi tìm nơi khác làm ăn. Mặt mũi nào dám nhìn ảnh.Một đỗi sau, ông Bảy Nở bấm từng đốt tay, chú ý kiểm tra từng người một trong xóm rồi thở phào ra chiều đắc ý:- Tao duyệt kỹ rồi. Hầu như đầy đủ cả. Thằng Mười Tống cũng có chén huyết với non một kí thịt nọng. Tội nghiệp! Nó nghèo bẩn chật. Dường như bây có cắt thêm cho nó một chéo hông xôi thì phải. Bây làm tao coi được đến. Thây nó! Mình rộng rãi cho nó vui. Mà thật tình nó đâu có đòi hỏi gì mình!Ông tiếp:- Kỳ rồi mình quên phức nó. Nó cũng chẳng nói gì. Nhưng khi gặp lại nó, tao ái nái quá trời. Mình sống với nhau vì tình vì nghĩa chớ có trọng khinh ai đâu. Hôm nay kể như xí xóa với nhau và tao mới nhẹ nhỏm, thơi thới trong lòng, xem như vơi phần nào bầu tâm sự.Cái nồi cháo lòng bắt trên ba thỏi đá xanh giữa sân phơi lúa trước nhà đang sôi bùm bụp bùm bụp... Mỡ heo óng ánh trên mặt làm thành một lớp dầy cui lềnh bềnh. Mấy miếng thịt vụng được Tư Ty thả vào nồi từ lúc bắt đầu ra thịt, lặn hụp trôi lêu bêu.Ba mớ thịt xà bần, loại thịt và mỡ thập cẩm lớn bằng nắm tay trở xuống, loại thịt tạp nhạp không thể chia cho ai, được Năm Lịch xắt nhỏ. Xong anh ướp xả ớt, củ hành hương, tiêu hột, đường muối, thêm ít lá chanh non thái nhuyễn, hòa với ruột non thố linh bầm, dồn thành mấy xâu dồi no phồng cả thước tây cũng được thả gọn vào nồi cháo. Cả ban tổ chức sẽ say sưa la liệt đêm nay.Thím Bảy Nở đẩy củi vào lò xong, gánh hai thúng thịt được buộc thành xâu đem giao tận nhà bà con bận bịu đồng áng hay đơn chiếc không đến được. Lúc đi ngang nhà Tám Thôi, anh đang vỡ vồng khoai mỡ, thím đánh tiếng:- Chú Tám vẫn chưa qua lấy thịt. Sao còn ở đó? Bà con ở bển sắp xong hết rồi.- Cám ơn chị Bảy có lòng tưởng nhớ nhắc nhở thằng em. Mấy hôm nay tôi bận quá trời nhưng chị an tâm. Tôi đã nhờ thằng Tư Ty mang về giùm phần thịt của tôi chiều nay. Mà cũng chẳng có gì nhiều.Lấy tay vuốt mồ hôi trán, anh tiếp:- À lượt về, chị nhớ ghé lấy vài củ khoai mỡ về ăn. Năm nay tôi thả mấy vồng trúng mưa trúng nắng. Củ nào củ nấy to bằng đầu gối người lớn. Đã chắc thịt, dầy cơm mà chẳng có sâu sùng chi cả.Anh còn nói vói theo:- Chị nhớ nhé chị Bảy.* * *Bà tôi cầm cái đèn dầu trứng vịt để ở đầu giường, vén mùng chun vào, cẩn thận ém đi ém lại rất kỹ. Muỗi mòng ở xóm Rạch Rít của tôi cũng như những nơi khẩn hoang lập ấp khác nhun nhúc, vo ve ngày đêm như trẩy hội.Bà nhè nhẹ thò tay ra ngoài, phất tay liên tiếp mấy cái mạnh để tắt đèn. Tim đèn hãy còn đỏ ửng, từ từ uốn thành vòng cung rồi lịm dần trong u tối.Cử chỉ quen thuộc đó, bà tôi đã làm từ hơn nửa thế kỷ nay. Một cử chỉ sản khoái toại nguyện vì bà tỏ ra sung sướng đã kết thúc một ngày làm lụng không ngừng tay, đón đợi giấc ngủ an tịnh trong lành.Bên ngoài vắng vẻ tĩnh mịch như thường lệ. Nhạc bản ngàn đời của côn trùng ếch nhái bắt đầu trổi lên dai dẳng buồn tênh, ru giấc ngủ ông bà tôi thêm nồng nàn say đắm. Vài tiếng chim ăn đêm quá quen tai chập chập vút lên đâu đó bên liếp mía, vồng khoai, ngoài vườn cau vườn dừa, cũng không thể phá giấc ngủ vùi đó, chuẩn bị sức lực cho ngày mai đón đợi.Bỗng cặp chó Mực, chó Mốc của ông bà tôi cất tiếng sủa thúc bách lắm. Chúng nó hùa nhau sủa càng lúc càng thêm hậm hực. Khi nhảy ào tới ngừ ngừ to tiếng như ở tư thế đối đầu tấn công, khi khịt khịt sợ hãi như muốn thối lui cầu cứu bên trong.Ông tôi khẽ thức. Tuổi già đêm đêm khó ngủ. Đêm nào ngủ đuợc khoảng bốn năm tiếng đồng hồ, ông cho là ngon giấc. Ông biết ngay có động tịnh. Nhanh như chớp, ông choàng phóc dậy xem xét tình hình.Bà tôi cũng vừa giựt mình, vói tay lấy ống quẹt để ở đầu giường. Bà định đốt đèn để dễ quan sát. Ông tôi suỵt nhỏ vừa đủ nghe, ra dấu cản ngăn.Thình lình con chó Mực bị một đòn độc hiểm kêu ăng ẳng thiểu não vang trong đêm vắng. Dù đau đớn, nó vẫn hùa với con Mốc tiếp tục sủa về hướng sát hàng ba nhà.Có tiếng chân người đi thình thịch vội vã bên ngoài. Ông tôi đoan quyết có tai biến. Ông lanh chân đến sát cửa sổ, nhìn xuyên qua mấy lá sách. Trăng non còn lu lúc đầu hôm, nhưng ông tôi cũng dễ dàng nhận định:- Cướp! Cướp! Tôi đếm kỹ chúng nó ít lắm cũng năm sáu đứa với dao mác, gậy gộc. Bà vào buồng tìm nơi ẩn trốn với đám nhỏ. Để mình tôi ngoài nầy ứng phó.Bà tôi chưa kịp quay gót, ông tôi đã phi thân nhanh như gió, giống như những nhân vật huyền sử huyền thoại trong bộ truyện chương hồi Phong Thần của Tàu. Ông âm thầm biến dạng trong u tối đêm đen khiến cho bà tôi thêm âu lo sợ hãi.Ở ngoài hàng ba và chái hiên, cửa cái cửa hông bắt đầu bị bọn cướp chia nhau đập phá ầm ầm, dồn dập khẩn trương lắm. Mấy khuôn ảnh, ông bà tôi chụp chung nhau lúc còn thanh xuân cùng hình ông bà cố tôi treo trên vách trang trí lâu ngày, bị động mạnh sút đinh đứt giây, rớt xuống nền gạch, kiếng bể rổn rảng. Bà tôi càng thêm hồn phi phách tán. Bà bắt đầu chắp tay lâm râm cần nguyện.Tiếng lao xao giục giã thúc hối nhau bên ngoài, nghe tiếng được tiếng không, chen lẫn tiếng sủa của hai con chó Mực và Mốc vẫn tiếp tục làm phận sự. Mấy cái song hồng gài cửa bị nện mạnh liên hồi cọ vào cột nghe lập cập lập cập… như run rẩy trước bạo lực. Cửa trước bị đập, bị dọng nhưng chưa hề hấn.Nhà ông tôi rất chắc chắn. Nơi khỉ ho cò gáy xa xôi cách trở, quyền lực cách ngăn vời vợi nên ông tôi chuẩn bị phòng vệ kỹ càng từ lâu. Ông lo xa đối phó tai biến do bọn lưu manh đàng điếm, lòng tham không đáy, chực chờ chém giết, khủng bố người dân lương thiện, khảo tra cướp của. Song hồng dọc. Song hồng ngang. Tầng trên, tầng dưới dầy cui. Cửa nẻo bằng ván gỗ chắc nịch.Thuở nhỏ, cứ chiều chiều, tôi hay lẻo đẻo theo ông tôi đóng cửa. Hết cái nầy đến cái kia. Mỗi lần gài song hồng xong, ông còn rà tới rà lui xem nó ngám chưa?Nhà ngói ba gian hai chái, cửa trước cửa sau, cửa cái cửa sổ khoản khoát nên đóng cửa xong, đốt nhang cắm lên dãy bàn thờ ba bốn cái, trèo lên trang gióng chuông, thắp hương trong thế giới tĩnh lặng như đong quánh lại, cũng phải mất một thời gian dài. Thường cứ chạng vạng tối, ông tôi đã làm xong an toàn cả. Ông có ý thức cảnh giác và thận trọng lắm.Cướp càng hung hãn.Bên trong bà tôi đâm lo, hiệp cùng người ăn kẻ ở trong nhà bắt đầu la ó kêu cứu inh ỏi, đập thùng thiếc ầm ầm, vang vọng chát chúa trong đêm. Dọng cửa trước không xong, cướp chuyển ra phía sau. Chúng dùng búa bửa cửa, cũng ì đùng, cũng bóp chát rờn rợn. Lại thêm tiếng quát tháo hăm dọa vọng ngược vào nhà. Bên trong vẫn ở tư thế ứng phó, sợ hãi.Chập chập, bà tôi ngồi bệt nơi kẹt vách, lần chuỗi hột, miệng tiếp tục lâm râm khấn vái Phật Trời, các đấng khuất mày khuất mặt hộ trì cho sớm tai qua nạn khỏi. Bà lắng tai nghe phía trước đã im tiếng hẳn và phía sau đang bị tấn công dồn dập nhưng bà tỏ ra an tâm hơn. Dù cửa sau có bị phá vỡ, cướp còn phải vượt qua một giàn cửa ăn thông lên nhà trên nữa.Bên ngoài đã có tiếng mõ hồi một vang vang. Lúc đầu rời rạc ở đầu xóm. Dần dần có tiếng cốc cốc, cốc cốc… sát bên nhà. Chừng một đỗi sau, mõ rợp trời. Đầu trên xóm dưới không ngưng, rền tai. Có tiếng kêu gọi nhau dồn dập xa xa.Loại mõ này làm bằng rễ tre già, được đục đẽo khéo léo láng nhẵn, to bằng bắp chân, cong cong ở hai đầu. Ruột được khoét rỗng. Tiếng thanh tre đánh vào mõ, dội khoảng trống nghe vừa to vừa thanh.Nhưng cái mõ to tiếng nhất là cái mõ ở đình làng. Nó lớn cả hai tay thanh niên lực lưỡng ôm chặp lại, dài hơn thước tây. Thường xuyên nó được đặt trên cái giá cây với cặp dùi bằng cườm tay người lớn. Bà tôi tỏ ra an tâm hơn với tiếng mõ hồi một đó.Bọn cướp dường như nao núng nên việc đập cửa, dọng vách có mòi lơi hơn trước nhiều. Chúng nó cãi cọ nhau, chỉ trích chê trách nhau, chưởi thề với những ngôn từ tục tằn, bẩn thỉu xa lạ vang rân ngoài sân, mà bà con tôi vốn mộc mạc chất phác, chí thú làm ăn với mồ hôi nước mắt ít khi nghe lọt tai.Một tiếng súng nổ đoành, xé tan màn đêm làm cho lũ chim chóc giật mình thức giấc, kêu lên vài tiếng ngơ ngác hoảng hốt. Bị động quá sớm do sự đoàn kết nhất trí của bà con trong xóm quyết tâm chống bọn bất lương cướp của giết người và chán nãn trước viễn ảnh thất bại chua cay không tránh khỏi, bọn cướp giục nhau thu dọn đồ nghề, chém vè chuồn nhanh.Bà tôi nghe rõ ràng giọng thúc hối của chúng và tiếng chân người hấp tấp ngoài vách nhỏ dần, nhỏ dần… Trong khi hai con Mực và Mốc bị chúng đập mấy hèo chí tử, thấm đòn chui trốn nơi nào không biết, im hơi lặng tiếng.Số là ông tôi rất nhanh trí. Thêm bản tính tự vệ bao phen trước đây đã giúp ông tôi vượt hiểm thêm lần này nữa. Khi nhận định có cướp, ông trổ lên nóc, tuột gọn theo máng xối hiên nhà sau, thòng chân nhảy nhẹ nhàng gọn gàng trên nắp hàng lu vú, vừa cao vừa chắc chắn. Ông thoát thân ra ngoài báo động bà con chòm xóm nên mới có phản ứng đồng loạt mõ hồi một làm cho bọn cướp núng thế. Đến khi Hương quản Quan bắn một phát súng hai nòng kể như dứt điểm. Cướp đành bườm ấm ức.Ông tôi, con người từng trải, lưu lạc nhiều nơi, lăn lóc chốn phiêu lưu giang hồ trước khi trụ hình trụ bộ đến xóm Rạch Rít khẩn đất hoang. Ông thành công lên vồng lên liếp thành khoảnh với đìa rộng mương sâu, nuôi cá nuôi tôm ngoài việc đồng áng lúa nếp.Ông biết và thuộc nằm lòng địa thế cuộc đất nên khi báo động bà con xong, ông trú mình ẩn núp ở mấy đống rơm cao nghều nghệu cạnh con đường mòn ăn thông xuống lạch ô rô. Ông đoán chắc thế nào bọn cướp cũng bườm qua con đường độc đạo này.Ông đoán trúng phong phóc.Chúng nó sáu đứa khuân vác hèo gậy và quơ quào vật dụng làm mùa của ông tôi chứa nơi lẫm trại bên ngoài. Ông ẩn nhẫn đếm từng tên một khi tạt qua trước mặt ông. Chờ đến tên đi chót, ông phóng ra khất nhượng bằng rựa đốn củi thủ trong tay lúc thoát thân.Thằng cướp đau đớn ngã quỵ, kêu la cầu cứu. Đồng bọn khựng lại, lôi nó khiêng đi trong lúc nó vẫn kêu la đau đớn. Nó bị đồng bọn lấy khăn bịt mồm bịt miệng, sợ bà con nương dấu rượt theo.Xóm Rạch Rít của tôi phát đạt, trù phú. Ruộng lúa bát ngát, óng ánh vàng hực mùa gặt. Cây trái oằn cành. Kinh đào tăm tắp ngút mắt. Nhà ngói kinh dinh đỏ au. Đêm đêm, đèn «măng-soong» rực trời ngày lễ lộc.Ghe máy xình xịch, sông rạch dậy sóng, tung bọt trắng xóa làm cho mấy chiếc xuồng ba lá và ghe tam bản nhảy sóng liên hồi, chồm lên sụp xuống dịu dàng. Hội hè đình đám tấp nập người xem. Hát cải lương, hát bội dù là những đoàn hát bầu tèo nghèo xơ xác chỉ lưu diễn ở làng ở tổng, thỉnh thoảng tạt ngang trụ lại trình diễn năm bảy đêm liền.Nhưng cảnh giàu sang, thoải mái thạnh mậu đó quến bọn trộm cướp kiêu căng bất lương. Nhiều băng đảng nổi tiếng lưu manh đàng điếm, giết người không gớm tay, từ những vùng xa xôi tận đâu đâu, vượt vạn dậm đường dài thường kéo tới ăn hàng. Chúng manh tâm khảo tra đánh đập, đả thương ngay cả chém giết người dân lương thiện để vơ vét của. Chúng là một lũ ăn không ngồi rồi, bản tánh gian trá, chuyên dòm ngó theo dõi những người giàu có để thỏa mãn lòng tham không đáy cố hữu của chúng.Bà con tôi đã từng chung lưng đâu cật biến rừng thiêng nước độc, đất đai hoang vu, không ai quan tâm để ý tới trước đây, thành nơi phì nhiêu màu mỡ, huê lợi đảm bảo trong cảnh an sinh hạnh phúc tập đoàn. Bao nhiêu thế hệ đi qua, vất vả khổ cực trăm bề mới có ngày sung túc hôm nay. Bây giờ bà con tôi còn phải đối đầu với bọn bất lương đầy tham vọng.Sự chung lưng đâu cật, nương tựa nhau trong tang khó, hoạn nạn được củng cố thêm mãi. Họ đoàn kết vì sự sinh tồn, bảo vệ cơ ngơi sự sản dày công tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt của chính mình.Ngoài gậy gộc, song hồng, chỉa đôi, chỉa ba, mõ tre, thùng thiếc, trong xóm còn có cây súng hai nòng của ông Hương quản Quan. Sự bảo vệ xóm làng nhờ đó có phần hữu hiệu hơn xưa. Bà con rất mực an tâm vững bụng.Nhiều lần, xóm Rạch Rít của tôi bị cướp nhưng chúng đều gánh lấy thất bại chua cay. Nhưng mỗi lần chúng đáo lại, chúng tỏ ra hung hãn hơn, võ trang đầy đủ hơn với mưu thần chước quỷ hiểm độc.Tuy thất bại nhiều lần, chúng chẳng bao giờ buông tha cái xóm mới đang trên đà phát triển thịnh vượng này. Và bà con tôi vốn nhẫn nhục, chịu đựng, trông cậy ở tình đoàn kết keo sơn gắn bó, ở sự hy sinh bất kể đến sinh mạng mình để bảo vệ xóm làng.Cái triết lý tự vệ để sinh tồn, duy trì sự sống đáng sống ấy là niềm hãnh diện lớn lao của bà con tôi. Niềm hãnh diện ấy cùng với khí thế tự hào chung được thể hiện tròn đầy qua tiếng cười vui bất chợt trong những câu chuyện dong dài nhắc nhớ nhau sau mỗi đêm thức trắng. Họ ríu rít không ngưng ở những buổi sáng uể oải chống cướp quấy nhiễu dân tình.* * *Những ngày cuối năm, ở xóm Rạch Rít quê mùa của tôi cũng rộn rịp đáo để. Tết sắp đến trong vài ngày. Mấy ai không nôn?Ghe lúa của khách trú vừa ăn hàng xong ở nhà ông tôi, vội vàng chèo chống neo ở bến sông nhà ông Xã Kề cho kịp con nước. Người người bận rộn, nói cười vui nhộn. Lực lưỡng, vai u thịt bắp, họ vác lúa, mỗi lần hai bao chỉ xanh chồng lên nhau, chạy nhanh như gió, không biết mệt. Cái cầu ván bắt xuôi từ mé sông lên thành ghe chài nhún lên nhún xuống nhịp nhàng như muốn gãy làm đôi.Bà Hai Khánh bán một lượt tám, chín con heo ú na ú nú, mập lút chỉ, ăn rồi nằm ụ một chỗ, không còn sức di chuyển dù trong chuồng chật hẹp. Cái vòng bắt chân heo được giựt mạnh. Hai ba nhân công xáp lại, lần lượt đè từng con xuống. Họ trói giò chụm vào nhau, cạy miệng kéo lưỡi ra khám xem heo có gạo hay không, khiến heo la té đái té cứt, ầm cả xóm.Mái nhà của thím Chín Tý ngun ngút khói từ tang tảng sáng đến tối thui tối thủi vẫn chưa dứt. Thím đổ bún gấp ba bốn lần ngày thường. Thím bảo mệt đừ, làm không nỗi nữa trong khi bà con đặt mua tới tấp. Đành phải ráng vậy. Vui vẻ phục vụ bà con, một năm chỉ có một lần. Đỡ một phần là thím khỏi phải bơi ghe đi đổi hay giao bún.Nhưng nôn ruột hơn cả là việc ông Bảy Nở kéo về hai con bò tơ, vàng hực, non chèo. Đại kỵ loại bò vá mà bà con tôi có thói quen, không biết căn cứ vào đâu, bảo ăn thịt bò vá nổi phong, ngứa ngáy khó chịu.Trông chúng nó hồn nhiên vô tư lự ngoạm cỏ ở ngôi vườn sau nhà ông, thật là dễ thương làm sao! Chúng nó không ngờ cuộc đời của chúng vắn số quá, chỉ thọ vài giờ nữa, đến sáng hôm sau thôi.Trời còn tờ mờ. Mặt trời ưng ửng ở chòm tre.Ông Bảy Nở dắt một con, cột ở gốc trâm bầu, nhanh tay buộc choàng một tấm vải đen che hai mắt nó. Linh tính báo cho biết nó sắp về bên kia thế giới nên bỗng dưng hai hàng nước mắt nó chảy dài thảm thương. Con bò còn lại chờ đến lượt mình, dâm ra bơ phờ, lẻ bạn buồn hiu, không màng ăn cỏ nữa.Một phát búa tài xồi được Út Quyên phóng mạnh vào tam tinh. Con bò thét lên một tiếng trầm thống rồi ngã quỵ xuống đất ngay. Nó tiếp tục giãy dụa lạch đạch. Bốn chưn nó vẫy vùng rung rẩy yếu dần. Vì nó không còn sinh lực như những cánh tay con người sắp chết đuối, vận dụng sức tàn còn lại cố giơ cao lên không trung diệu vợi bao la, cầu cứu Thượng Đế một cách tuyệt vọng.Nó thở hào hển trước khi nhắm mắt xuôi chưn trong khi tôi ngoảnh mặt nơi khác, không còn dám tò mò chứng kiến những gì xảy ra sau đó. Cảnh chia thịt bò Tết năm ấy đã để trong tôi một hình ảnh khó phai.Chiều ba mươi Tết rước ông bà. Mâm cỗ, thịt cá ê hề. Xóm Rạch Rít tôi tưng bừng nhậu nhẹt. Pháo nổ đì đùng.Đầu trên chưa dứt tràng pháo điển dài từ ngọn cây mãn cầu xiêm sát thềm nhà, lốp bốp, lốp bốp… inh tai chen lẫn tiếng pháo tre nấc cục nặng nề bưng óc. Đầu dưới xóm không chịu thua, cho nổ ống tre với hơi khí đá nghe nhức óc điên đầu. Tiếp theo là trận la ó, cười vui, vỗ tay rầm rập như thể thách thức nhau.Đèn đuốc sáng rực. Trong nhà lư đồng và hai chân đèn óng ánh. Hoa quả thơm ngào ngạt, sắc màu đẹp mắt.Ông tôi chuẩn bị sẵn sàng, chờ đúng mười hai giờ khuya rước Xuân. Bánh in Bổn Lập hảo hạng bày biện trên bàn với mấy dĩa thèo lèo, cứt chuột mà mấy tay buôn bán chuyên nghiệp con cháu Thiên Triều ở Chợ Lớn sản xuất lục cục lòn hòn pha trộn lẫn lộn. Có cái hình thù bầu dục, cái vuông vức, cái thon thon hình chữ nhựt, bọc đường quện mè chung quanh, màu sắc vàng có, đen có, xám có.Nhang đèn bày biện xong. Ông tôi tới lui kiểm tra đầy đủ, tỏ vẻ bằng lòng. Bộ tách với bình trà xưa đã được lau chùi kỹ lưỡng để trên khai chờ pha trà Thiết Quan Âm mà ông tôi còn ướp thêm bông lài cho trà thêm thơm tho mùi vị vườn tược quê nhà.Mọi việc được chuẩn bị chu đáo, chỉ chờ đúng giờ ông tôi rước Xuân. Giờ phút thiêng liêng truyền thống duy nhứt đầu năm từ bao nhiêu đời nay. Một dịp huyền bí để mọi người lớn nhỏ trong gia tộc hội nhập Đất Trời, hồi hướng Tổ Tiên dòng tộc. Ông cũng cầu nguyện năm mới mưa thuận gió hòa, xóm làng được mùa, bà con an cư lạc nghiệp.Bỗng có nhiều loạt súng nổ chát chúa, rải rác khắp nơi. Ông tôi đâm nghi, nhíu mày lắng tai nghe tiếng nổ là lạ như để phân biệt tiếng pháo, tiếng nổ của hơi khí đá.Linh tính báo cho ông tôi biết lại có tai biến. Ông ngạc nhiên tự hỏi thầm, chẳng lẽ bọn cướp lại ăn hàng nhân ngày Tết thiêng liêng sao? Ông hỏi thầm nhưng sự thực phũ phàng là thế! Bọn cướp đồng tình kết hợp với vài ba băng đảng khét tiếng hung bạo từ phương xa kéo đến đánh phá, ăn hàng xóm tôi trong lúc mọi người trong xóm đang chung vui nên quá bất cập, thiếu đề phòng, không kịp trở tay.Nhà bà Hai Khánh mới bán hôm trong năm mấy bồ lúa nàng quớt trúng mùa, bị chúng xông vào ăn hàng trước tiên. Mấy phát súng chát chúa chúng dằn mặt thị oai trước hành lang nhà bà đã có hiệu quả.Chúng ập vào, hùm hổ như cọp đói vồ mồi, bừa bãi lùa mấy bó rơm khô lớn đại giữa nhà trên rồi phóng lửa đốt phừng phừng, khói lên nghi ngút. Bà Hai Khánh run rẩy, lập cập, ú a ú ớ không nên tiếng nên lời. Chúng bắt trói cả gia đình, hành hung khảo của.Cận bên, nhà ông Xã Kề cũng cùng chung một cảnh tượng hồn phi phách tán đó. Ông Xã Kề bị chúng trói thúc ké, xô té nằm ngửa bất động trên nền gạch tàu. Chúng đổ dầu lên rún, hươi hươi ngọn đèn chong, bảo phải chỉ chỗ dấu vàng vòng, nữ trang, của tiền. Chúng hăm dọa đốt rún cháy lở tầy hoầy nếu không nộp của.Xa xa văng vẳng tiếng kêu la đau đớn vì bị cướp đánh đập dã man. Mấy con chó trong xóm im hơi thin thít. Chúng đã hoảng sợ chui rúc tìm chỗ trốn từ khi có mấy tràng pháo đầu tiên rước ông bà.Lần này bọn cướp đông lắm. Chúng võ trang tận răng với dao găm mã tấu và súng ống lớn nhỏ. Chúng huy động bọn giết người không gớm tay, đám đàng điếm khắp nơi, có tổ chức hẳn hoi, phối hợp phân công đàng hoàng dưới sự chỉ đạo của tên đầu đảng tuy trọng tuổi với râu dài bạc trắng nhưng uy quyền.Chúng đánh cùng một lúc nhiều nơi, nhiều nhà. Dương đông kích tây. Những nhà kiên cố, chúng uy hiếp cầm chân. Thỉnh thoảng chúng bắn cầm chừng vài loạt trấn áp tinh thần, ngăn ngừa tiếp ứng.Kỳ ăn hàng này, chúng áp dụng hỏa công, tiêu thổ áp đảo bà con tôi, khảo người giựt của. Tiếng kêu la thảm thiết vang vọng cả một góc trời. Lửa phựt cháy phừng phừng nhà bà Hai Khánh vô phương cứu chữa. Nhà nào nhà nấy hầu như bị kềm chân, thúc thủ tự đối phó với bọn cướp dùng chiến thuật phân tán mỏng.Khổ nỗi, lần đánh cướp này, bọn cướp lạ mặt lại được mấy thằng mất dạy khù khờ trong xóm, nghe lời khuyến dụ đường mật của chúng để tiếp tay chỉ lối dẫn đường. Bọn mặt trơ mày trẻn này bôi mặt với lọ chảo đen xì, giọng nói ú ớ để đánh lạch hướng bà con. Nhưng chúng tỏ ra tận tình tận lực lắm để lập công. Do đó, bà con tôi phải một phen trầy vi tróc vãy đối đầu, ứng phó trối chết.Bọn này là những con dòi trong xương, ngày ngày ăn cơm bà con tôi mòn răng nhưng lại đan tâm muối mặt thờ ma bọn cướp bất kể hậu quả về sau. Nhưng chúng có biết đâu một khi đã vơ vét đầy hồ bao, bọn cướp nào có đối hoài công lao của chúng bao giờ đâu. Một khi thức tỉnh vỡ mộng thì mọi việc đã rồi, chỉ còn chuốt lấy chữ nhơ nhuốt đến chết và tiếng nguyền rủa muôn đời cả họ hàng nữa.Chẳng mấy chốc, lửa cháy lan rộng thiêu rụi mấy nhà lân cận, tạo thành một cảnh tượng não nề, tang khó chưa từng thấy trong chuỗi ngày dài khẩn hoang lập ấp ở đây. Lúc trăng vừa lặn, chúng vơ vét xong tiền của, vật dụng quý giá, chất đầy mấy ghe lườn khẳm sát be rồi bắn nhiều loạt súng thị oai dằn mặt trước khi bườm theo hướng kinh rạch um tùm chằng chịt.Bà con tuông ra chữa cháy tận lực. Nhưng đã muộn, chỉ cứu được một phần xóm, những nhà rải rác xa xa tàn lửa phun phún bay theo gió chỉ bám phớt sương.Sáng hôm sau, một cảnh đổ vỡ điêu tàn trong xóm. Mọi gương mặt đều mệt mỏi, thiểu não, buồn xo qua một đêm kinh hãi, lưng tim vỡ mật.Nhà ông bà Bảy Nở chỉ còn trơ vơ mấy cây cột gỗ nám đen, chĩa thẳng lên không trung.Cây cầu vó nên thơ nơi thím Chín Tý cột ghịt xuồng đổi bún ngày nào cũng bị thần lửa viếng, nằm chúi nhủi dưới bến sông.Cây ổi xá lị thường được ông Bảy treo lủng lẳng con heo cạo lông sạch sẽ trắng bông mỗi lần chia thịt, lá nám vàng, đứng cú rũ buồn tênh.Cây trâm bầu nơi buộc con bò tơ cách đây mấy ngày để xẻ thịt ăn Tết, cháy đen, gãy ngang, chỉ cần một luồng gió nhẹ cũng đủ ngã lăn trên mặt đất ngổn ngang.Nhà thím Chín Tý còn non non nửa mái, nhờ đám cháu chồng phụ giúp đổ bún xả thân cứu chữa trong lửa đạn hiểm nguy. Riêng chiếc xuồng ba lá dùng làm phương tiện di chuyển đổi bún, thím vừa kéo lên bờ trét chai hôm cuối năm, nhạy lửa bắt cháy chỉ còn lại một đống than vụn.Tội nghiệp Mười Tống. Vốn nghèo lại mắc cái eo. Cướp chê nghèo rớt mồng tơi đâu thèm đến viếng. Khốn nỗi, nhà Mười Tống là nhà tranh, vách lá phênh tre, bắt lửa dễ dàng. Mười Tống tiêu tan sự nghiệp chắt chiu ký cóp từ hai ba đời chưa kịp ngóc đầu. Nay anh đành tuột xuống hố, nghèo khổ thêm, trắng tay chỉ trong một phút chốc phù du.Nhà ông bà tôi bị cháy lốm đốm. Rất may. Lu hũ chứa nước mưa để uống quanh năm liền được dùng để chữa cháy, cái ngã lăn, cái hư bể la liệt ngoài sân.Ông tôi đánh một vòng thăm hỏi bà con, an ủi ủy lạo trong khi mọi người thu dọn những gì có thể dùng được trên bãi đổ vỡ còn nóng hổi. Vài nơi im ỉm hừng hực. Có chỗ khói uể oải vẫn tỏa lên từng không để sau đó tan loãng trong không khí chán chường, uất hận.Đi đến đâu, ông tôi cũng vỗ về, nâng đỡ tinh thần bà con:- Bọn cướp lần này quá quắt thật. Không còn xem luật pháp là gì. Bây giờ xóm mình mất mát hết. Bà con coi như trắng tay. Có xây dựng lại được như xưa cũng phải năm ba thập niên hơn. Tai ách cơ Trời! Dù sao mình vẫn còn có nhau. Mình sẽ gầy dựng lại. May là bà con mình ai ai cũng còn quyết tâm. Còn người là còn của. Còn sống là còn hy vọng. Còn sức lực, còn tiềm năng là còn tin tưởng ở tương lai mai hậu.Bà con lặng tinh, tiếp tục dọn dẹp trong âm thầm ấm ức như hàm ý tán thành ý kiến của ông tôi. Và cái Tết năm đó không được tổ chức riêng rẽ ở mỗi gia đình theo truyền thống dân tộc mà được tổ chức tập thể tại đình làng. Tuy không linh đình rình rang nhưng vẫn ấm áp trong cảm thông, chịu đựng và hy vọng.* * *Mấy mươi năm lăn xả vào đời, vui ít buồn nhiều trên đất nước quê hương triền miên khói lửa theo với dòng lịch sử đa đoan với bao kiếp nạn oái oăm bi đát, cảnh thổ xa xưa nơi cắt rốn chôn nhau, nơi xóm Rạch Rít buồn teo hẻo lánh của tôi không lúc nào phai mờ trong ký ức và tâm thức tôi. Nào ngờ, nghịch cảnh của dòng sử mệnh đó đã đưa đẩy tôi bồng bềnh trong kiếp đời lưu đày sống tạm.Hơn hai mươi mấy năm lần lửa trôi qua như chớp mắt. Đông đi Xuân lại, Hè đến Thu tàn, phũ phàng như giấc mộng vội bay. Nỗi buồn lưu đày ray rứt, nỗi tủi nhục về thân phận lạc lõng bơ vơ nơi xứ lạ quê người, nỗi chán chường đeo đẳng hiện tại với niềm uất hận tràn dâng ngút ngàn... tất cả nỗi niềm thầm kín đó gặm nhấm tim tôi khiến tôi càng thêm vọng nhớ quê hương xa xôi ngăn cách.Tôi nhớ, tôi yêu dậm đà tha thiết cái xóm hẻo lánh, nghèo nàn, nơi tôi sinh trưởng, cất tiếng đầu đời. Cái quê mẹ, quê cha, quê ông bà thân thương đó với những kỷ niệm chia thịt thà ngày tư ngày Tết thuở quê hương tôi thanh bình sung túc, những cảnh trao đổi thổ sản, thóc lúa, biếu xén không vụ lợi, không mảy may hậu ý... đương nhiên đã trở thành một cái gì thiêng liêng, quý giá nhất trong cuộc sống của tôi.Quê nhà đó cứ vấn vương réo gọi, thôi thúc không thôi, nhắc nhớ gọi hồn, giục giã hướng đến mùa Xuân ước mơ, thanh bình thực sự, hạnh phúc ấm no tràn đầy, vĩnh cửu.Bỗng nhiên nước mắt tôi nghèn nghẹn tuôn trào.Tôi nhớ đến những lần liên miên bị cướp, đến đám cháy lớn vào dịp Tết thuở xa xưa với những ngọn lửa màu đỏ máu, một màu đỏ nguyền rủa ghê tởm đã để lại bao nhiêu hoang tàn đổ vỡ. Tôi liên tưởng giờ đây đến hố thẳm sâu hun húc của nghèo đói, sa đọa và phá sản nơi quê nhà do bọn lưu manh, cướp của, cuồng tính bất lương, mù quáng gây ra. Bao nhiêu cảnh tượng và ý nghĩ xô bồ lần lượt diễn ra trong tâm trí tôi.Bất giác trong sự hổn độn đó, lời nói an ủi, vỗ về của ông tôi thuở nào văng vẳng bên tai tôi, xoáy quyện vào lòng:- Thôi không sao! Tai ách cơ Trời rồi cũng sẽ qua. Còn người là còn của. Còn sống là còn hy vọng. Còn quyết tâm là còn cơ gầy dựng lại và còn tin tưởng ở tương lai con cháu sau này. «Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời». «Hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai».Nắng đã lên.Trời Xuân sáng trong, cao vời vợi. Niềm tin nơi tôi hừng hực, rạng ngời như ánh bình minh.Võ Phước Hiếu
THƠ CUNG TRẦM TƯỞNG
Điệu Nghệ
Tác giả: Cung Trầm Tưởng
tặng Nguyễn Thanh Nhã
Nước dâng lớn, núi vươn cao phù phép Ðời nhịp nhàng từng nụ ghép ra hoa Tuổi ngân lên ví vút tiếng tre ngà Tóc tiêu muối nhưng hồn xanh lá mạ Ngọt đi em, cho thơm giòng sữa lạ Búng một dây, dao động cả đàn trời Kìa xuân bay vằng vặc khí chơi vơi Khi mai sớm cũng thành sương nạm ngọc Hãy ngây ngất cho cỏ say từng đọt Cứ dạt dào độn lấy đợt mưa mê Rồi đêm khuya chiếc đũa phép mang về Trên mâm bạc ví đời ngon như yến Vào tình ái như bước vào cung điện Tuổi bốn mươi đeo vương miện ở hồn Con thiên nga trong tím vút hoàng hôn Vẫn điệu nghệ hình thơ và dáng nhạc Vẫn tha thướt bay lên hồ nguyệt bạc Cánh tay chèo cũng mềm vạt xiêm y Tuổi bốn mươi ôi chuyến nữa dậy thì Reo điễm huyệt như ngàn thông vi vút 1974 |
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 016
VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU
NGUYỄN THIÊN THỤ SƯU TẬP
OBAMA DU LICH
Obama từ thời nhỏ đã rất hâm mộ Khổng tử, do đó khi làm tổng thống ông ta quyết định đến thăm bốn nước theo Đạo Khổng.
Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.
Bill : Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bill : Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo xe Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
Bill: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bill: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bill: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe của em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bill:
Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó
chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bill: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
Obama:
Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em trình là xe Cadillac One của em
vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra ra bốn cái Cadillac
One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn gắn thêm còi 30 bản nhạc
và đèn nháy ạ.
Bill:
Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó
còn làm ra mấy thằng Bill giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối
cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng một thể .
Bill: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái xe Cadillac One đi một đoạn nhưng…
Bill: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama:
Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus
của bọn nó còn đếch nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà
lái đó.
Bill : Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?
Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ chúng nó còn chửi em là thằng ngu. Nói gì đến chuyện dừng lại chụp ảnh.
Bill: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama:
Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One
sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy
phố làm mấy thằng mật vụ của em đếch biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.
Bill: Thế tóm lại là chú bị làm sao?
Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc, quay ra đã mất mẹ nó đôi kiếng chiếu hậu ạ.
Bill: Ôi giời, ra chợ trời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa anh cho số mấy thằng em???
Obama: Vâng, chính vậy em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bill: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi kiếng của xe Cadillac One à?
Obama: Dạ
không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò
tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, dừng
đèn đỏ còn không dừng lại vì sợ muộn.Thứ nữa là hành động rất thẳng
thắn và anh hùng: Bẻ kiếng giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết
như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn
Tầu.
Ông bố đang khoe con học giỏi với khách thì thằng con về liền hỏi ngay con để khoe:
- Hôm nay toán con được mấy điểm.
- Được 2 điểm.
- Tại sao lại 2?
- Vì cô giáo hỏi 2+2 bằng mấy, con trả lời là bằng 4.
Cô giáo lại hởi 2X2 bằng mấy?
- Thế con trả lời bằng mấy?
- Con bảo là: "Khác đéo gì?" nên cô giáo cho 2 điểm.
- Thế môn thể dục được mấy điểm?
- Được 2 điểm.
- Sao lại 2 điểm?
- Học đi đều, cô giáo dạy là "Giơ chân phải lên đồng thời giơ chân trái lên".
Ông bố buột miệng: " Thế thì đứng bằng cái con củ cặc à".
" Con cũng nói thế nên cô giáo cho 2 điểm".
- Thế môn văn được mấy điểm?
- Được 2 điểm.
- Sao lại 2 điểm?
- Cô giáo bắt đặt câu với từ Cô giáo.
- Thế mày đặt câu gì?
- Con đặt câu: "Cô giáo là con đĩ"
- Trời đất, thế cô giáo nói sao?
- Cô giáo cho con 2 điểm và bắt con lên gặp thầy Hiệu Trưởng.
- Thế thầy Hiệu Trưởng bảo sao?
- Thầy hiệu trưởng cho con 2.000đ và hỏi nhà cô giáo con ở đâu ?
LÀM NGƯỜI DỄ HAY KHÓ ?
– Bác hỏi các cháu: Làm người dễ hay khó ? – Khó ạ! – Tốt. Các cháu thế là tốt. Thế các cháu có làm người được không? – Bác nói hay nhỉ. Thế các cháu đang là… chó à?
– Bác hỏi các cháu: Làm người dễ hay khó ? – Khó ạ! – Tốt. Các cháu thế là tốt. Thế các cháu có làm người được không? – Bác nói hay nhỉ. Thế các cháu đang là… chó à?
THƠ NGÔ MINH HẰNG
Trích thi phẩm Gọi
Đàn
XUÂN ƠI, XUÂN VỀ CHƯA
?
Hoa
vàng, mai thắm nở
Phải
Xuân về đấy không ?
Quê
hương ơi, cách trở
Bao
xuân rồi, nhớ mong !
Quê
ơi, thương nhớ lắm
Những mùa Xuân ngọc ngà
Dù
Xuân nghèo, tao loạn
Nhưng tình Xuân thiết tha !
Hăm
mấy năm lưu lạc
Xuân
về chưa, Xuân ơi,
Nhìn
theo chòm mây bạc
Hồn
Đống Đa bồi hồi
Mừng
Xuân, ai yến tiệc
Vui
hưởng cái phồn hoa
Riêng ta còn mải miết
Đợi
mùa Xuân thái hòa
Đợi
hoài sao chưa thấy
Chỉ
thấy mình đơn côi
Thấy
cờ vàng vẫy gọi
Đàn
con yêu bên trời
Quê
ơi, bao giờ nhỉ
Mùa
Xuân được hồi sinh
Nguời nhìn nguời tỉnh mộng
Tặng
cho nhau nhân tình
Bao
giờ đàn chim Việt
Bay
về tổ ấm xưa
Tìm
mảnh đời đã mất
Xuân
ơi, Xuân về chưa ???
Ngô Minh
Hằng
BĂNG TÂM * PHẢN KHÁNG
Thơ Văn Phản
Kháng Việt Nam Sau Năm 1975
Băng Tâm
Dưới chế độ
cộng sản có hạng thi công, văn công làm
công tác văn nghệ theo chỉ thị
của Đảng Cộng Sản. Danh từ nhà thơ, nhà văn chỉ xứng
đáng để gọi những
người viết văn, làm thơ diễn đạt tư tưởng riêng của
mình một cách tự
do, phóng khoáng mà không bị ràng
buộc vào đường lối, chủ trương của
Đảng Cộng Sản, dù họ sống dưới chế độ cộng sản.
Vào
năm 1956,
sau thời gian Đảng Cộng Sản thực hiện chính sách Cải
Cách Ruộng Đất,
một số nhà văn, nhà thơ đã dấy lên phong
trào chống Đảng bằng văn nghệ.
Đó là hoạt động của các nhóm Nhân
Văn, Giai Phẩm, khá sôi nổi trong một
thời gian rồi bị Đảng Cộng Sản trấn áp bằng cách bắt bớ,
tù đày các văn
nghệ sĩ, hoặc tước bỏ chức vụ, hay truất quyền sáng tác,
khai trừ khỏi
Hội Nhà Văn ... Chúng ta còn nhớ đó
là trường hợp các nhà văn, nhà báo
Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An Hoàng Dân,
các nhà thơ Phùng Quán,
Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Duy ... luật sư Nguyễn Mạnh Tường,
nhà xuất
bản Trần Thiếu Bảo ...
Tuy vậy,
dòng
máu quật khởi vẫn luôn luôn chảy mạnh trong những
con người có lương
tri và cảm giác nhạy bén nhất là những
người làm văn nghệ. Họ vẫn tiếp
tục chống Đảng bằng ngòi bút, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Từ năm 1960
về sau, đã có những người muốn vượt khỏi sự kềm kẹp tư
tưởng của Đảng
Cộng Sản. Nhưng thực sự đến năm 1986, họ mới trở thành những kẻ
phản
kháng chế độ cộng sản.
Với
các tác phẩm "thời xa vắng"
(1986), "bên kia
bờ ảo vọng"
(1987), hai tác giả Lê Lựu và Dương Thu Hương được
xem như là đã có
những sáng tác đầu tiên đánh dấu cho
quá trình đổi mới trong nền văn
học xã hội chủ nghĩa. Rồi tiếp theo đó, có những
suy tư bất mãn trong
giới cầm bút, thể hiện bằng những bài báo, văn
phẩm đã làm cho Đảng
Cộng Sản thay đổi thái độ, rồi công bố Nghị Quyết số 05
(tháng 12 -
1987), với đề tài "Đổi Mới Và Nâng Cao Trình
Độ Lãnh Đạo, Quản Lý Văn
Học, Nghệ Thuật Và Văn Hóa, Phát Huy Khả Năng
Sáng Tạo, Đưa Văn Học,
Nghệ Thuật Và Văn Hóa Phát Triển Lên Một
Bước Mới".
Tuy có
chủ
trương như vậy, nhưng Đảng Cộng Sản không thực tâm thực
hiện, nên chỉ
vài năm sau (1989) đã lại đàn áp những
nhà thơ, nhà văn có tư tưởng đổi
mới, hay nói cách khác, có tư tưởng phản
kháng chế độ. Những người này
gồm có, các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Dương
Thu Hương, Lê Lựu, Xuân
Cang, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phùng Gia Lộc.
Các nhà thơ:
Nguyễn Duy, Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Trần Vàng Sao, Trần
Mạnh Hảo. Và nhiều
văn nghệ sĩ khác.
Tác
phẩm của họ có tính chất phản kháng như thế
nào ? Ở tác phẩm "mảnh đất tình yêu"
của Nguyễn Minh Châu (1987) có đoạn mô tả tư
cách của cán bộ cách mạng
(CS) đối với người dân: "cái bọn vừa dốt nát, tham
lam, vừa lắm quỷ kế,
lắm thủ đoạn, có quyền nhân danh cách mạng", "vu
khống, dọa dẫm khiến
người ta phải són đái ra, từ đó mà khuất
phục, mua chuộc ..." Còn người
dân thì " lúc nào cũng mắt trước mắt sau,
nhớn nhác, hốt hoảng, chực
chạy ..." như loài dã tràng.
Trong
tác phẩm "ngày
thứ bảy u ám"
tác giả Trần văn Tuấn đã viết về những người cách
mạng làm đến chức thứ
trưởng mà bản chất rất hung bạo, xấu xa. Cũng như những văn
nhân, tài
tử chỉ là những "kẻ dối trá, ti tiện" trong truyện
"Bên kia bờ ảo vọng
" của Dương Thu Hương.
Một
tác giả
khác, Nguyễn Huy Thiệp, với tác phẩm gồm 3 truyện ngắn,
đã mô tả những
nhân vật lịch sử và văn học danh tiếng là Quang
Trung, Gia Long và
Nguyển Du. Người cộng sản thường vẫn đề cao Quang Trung, Nguyễn Du
và
miệt thị Gia Long. Nguyễn Huy Thiệp không làm như vậy. Với
truyện "phẩm tiết", ông viết về Quang Trung như
sau: "nhà vua thấy Vinh Hoa, thốt nhiên rùng
mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quí cầm tay ..."
- "Thằng Khải
kia ... Tao cho mày ăn cứt, xem mày có chê
lợm không".
Nói rồi
nhà vua cầm phất trần quất ngang miệng Khải, quát tả hữu
nọc ra đánh, nhét cứt vào mồm, lột truồng đuổi
Khải về nhà ".
Quang Trung
trong đoạn văn này là một kẻ hiếu sắc, tàn bạo.
Truyện " vàng lửa
" , viết về Nguyễn Du: " mặt nhàu nát vì đau khổ
... Ông hơn người khác
ở nhân cách, nhưng nhân cách ấy có
giá trị gì khi cuộc đời thực ông xúi
xó, túng kiết ", " lòng tốt của ông
là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được
ai ".
Nguyễn Du theo
truyện này, không có khả năng cứu nhân độ thế.
Cũng trong
truyện " Vàng Lửa ", viết về Gia Long là: " khối
nguyên liệu vô giá ",
" ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên. Đấy
là lòng tốt lớn của nhà
chính trị. Lòng tốt lớn của nhà chính trị
không chỉ là làm việc thiện
với một bộ phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của
ông ta đối với cộng đồng
... Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc
rêu, mủn nát ".
Gia long ở
đây là một nhân vật lịch sử, một nhà
chính trị tốt chứ không xấu như người cộng sản đã
nghĩ và phê phán.
Khi viết về ba
danh nhân trên, Nguyễn Huy Thiệp đã có chủ
ý gì ? Hẳn nhiên là ông muốn
mô tả thần tượng này để lật đổ thần tượng khác.
Mà thần tượng đó là ai,
ta dễ hiểu ra, không người nào khác Hồ Chí
Minh. Mặt khác, trong khi
cộng sản đề cao nhân vật này, mạt sát nhân
vật kia thì Nguyễn Huy Thiệp
đã làm ngược lại.
Từ năm 1987,
các văn nghệ sĩ đã thật sự ào ạt xông
vào trận tuyến phản kháng. Các
nhân vật trong văn thơ họ là những người nghèo
đói. Ông thầy giáo ngồi
bán thuốc lá trên đường (của Đỗ Trung Quân),
người ăn xin (của Lê Đình
Cảnh), đứa bé đói ăn trộm cơm cúng trong nghĩa
trang (của Trần Vàng
Sao). Với những bài phóng sự, họ mô tả cuộc sống
của người dân dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa như ở địa ngục, bị đói khổ,
hành hạ, vùi dập. Đó là
các bài phóng sự của Trần Huy Quang (lời khai của bị can), Phùng Gia Lộc (cái đêm hôm ấy
đêm gì),
Hoành Hữu Các (tiếng đất),
Hà Văn Thùy (sự nghiệt ngã của nghề nghiệp), Mai Ngữ (chuyện như đùa).
Một
vài tác
giả khác viết lại phong trào cải cách ruộng đất ở
miền Bắc, với những
cuộc đấu tố giết người tàn bạo, vào thập niên 50,
trong tác phẩm " những thiên đường mù " (Dương Thu Hương - 1989), " ác mộng " (Ngô Ngọc Bội - 1990), " ôi cam sao mà đắng " (Ninh Đức Nịnh - 1989).
Tinh thần
phản kháng của các người làm văn nghệ còn
biểu hiện ở tính cách "nói
thẳng nói thật". Họ bảo nền văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa từ sau
năm 1975 là rất nghèo nàn.
Năm 1988,
nhà
văn Lê Ngọc Trà viết trên báo Văn Nghệ: " Thế
là rốt cuộc sau nhiều do
dự, thì thầm, lần đầu tiên chúng ta đã
có can đảm nói to lên, nói công
khai một sự thật: Văn học cách mạng của chúng ta
còn nghèo nàn". Nghèo
nàn vì nền văn học đó đã lệ thuộc
vào sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản, ở
tất cả mọi lãnh vực. Lưu Quang Vũ đã viết về sự độc
tài của Đảng: " Chỉ
cần một người suy nghĩ cho mọi người, một cái đầu tối cao suy
nghĩ cho
mọi cái đầu ", tình trạng độc đoán như vậy tất
bóp chết mọi sáng tạo,
làm khô kiệt văn học nghệ thuật ".
Văn học
đã như vậy, còn văn nghệ sĩ thì sao ?
Nhà
phê bình
Nguyễn Văn Mạnh đã bộc lộ: " Lãnh đạo khinh bỉ sâu
sắc văn nghệ sĩ (Tạp
chí Văn Nghệ - 1987). Nhà văn Mai Văn Tạo cũng có
ý kiến như vậy: "
Chưa bao giờ văn nghệ sĩ bị rẻ rúng như bây giờ" (Văn Nghệ
- 1988).
Bị
lãnh đạo
Đảng trói buộc, người làm văn nghệ có lúc
tự so sánh họ sáng tác còn
thua các nhà văn thời Pháp thuộc. Nguyễn Minh
Châu viết: " ... Nam Cao
chẳng hạn, có lần ông ấy la lối, hô hoán ầm
lên rằng thiên hạ vít hết
lối của ngòi bút ông ấy, viết cây chuối hay
con chó hoặc kẻ say rượu
đều phạm húy, đều có kẻ đe đánh, đe đốt
nhà. Bị o ép đến vậy, tưởng
không viết được gì, thế mà cuối cùng, cả một
đời cầm bút của Nam Cao
trước cách mạng, số năm có là bao nhiêu
đâu, vậy mà đủ để lại khá
nhiều, nhất là có thể có cái quyền viết rất
thực, bao nhiêu lẽ đời, sự
đời, bao nhiêu khuôn mặt người thực đến thế. Chí
Phèo thực đến thế.
Thật là vừa được viết, vừa được nói ". (Văn Nghệ - 1987).
Về văn nghệ
sĩ thì bạc đãi, nhưng dưới chế độ cộng sản, những anh
hùng, lãnh tụ
được thần tượng hóa, mà nhà thơ Nguyễn Duy gọi
là những thần tượng giả:
Thần tượng
giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan
Thần tượng
thì là thần tượng giả, xứ sở thì nghèo
nàn mà khoe là xứ sở phì nhiêu:
Thời hậu
chiến ta vẫn người trong cuộc
Xứ sở
phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ( Nguyễn Duy )
Dù
không đến nỗi làm kẻ ăn mày, người dân cũng
không khỏi lâm cảnh túng quẫn:
đứa
không có được một cái áo lành
đứa đi kinh
tế mới ba bảy tám năm trở về xách một
cái bị
lát mặt cắt không có một hột máu
đứa đạp xe
thồ ngồi vắt chân ăn củ sắn chờ khách
ở bến xe
đứa vô
tích sự ở nhà không có việc chi làm
Có đứa
râu tóc dài che kín mặt
Có đứa
tàng không nhớ mình tên chi
Có đứa
chịu không nổi dắt vợ con vào nam
ăn đường ngủ
chợ
mỗi lần gặp
nhau mở to mắt cười
hút
một điếu thuốc lá lắc đầu
hết chuyện
nói ...
( Trần
Vàng Sao )
Không
phải là hết chuyện nói, mà là chuyện
nói không hết, và cái gì cũng
là không thật trong xã hội cộng sản:
Đổi mới thật
chăng hay giả vờ đổi mới
Máu
nhiễm trùng ta có thể thay chăng ?
( Nguyễn Duy )
Không
thật đến cả cái " hiện thực xã hội chủ nghĩa ", nền tảng
của văn học nghệ thuật cộng sản.
Bài "
Hiện thực xã hội chủ nghĩa có phải là của giả
không ", đăng trên báo nhân dân (
tháng 5/1989), tác giả Đỗ Văn Khang đã viết:
"Khái niệm hiện thực xã
hội chủ nghĩa chỉ là sự bày đặt của một số nghệ sĩ, một
số nhà lý luận
". Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến có
cùng nhận định: " Hiện thực xã hội
chủ nghĩa là một khái niệm giả đã gây đau
khổ kéo dài cho cả nghệ sĩ,
cả nhà nghiên cứu, lãnh đạo ...".
Một vấn đề
mà
các văn nghệ sĩ phản kháng đòi hỏi cấp thiết nhất
là văn nghệ phải độc
lập, tự do đối với chính trị và văn nghệ sĩ không
thể là cán bộ, viên
chức nhà nước ăn lương để làm văn nghệ. Họ quan niệm văn
nghệ không thể
là dụng cụ để tuyên truyền các chính
sách, chủ trương của Dảng và Nhà
Nước.
Vào
năm 1994, ở Việt Nam, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã
có quyết định số 2681/QĐ - VHTT ra ngày 4-10-1994, ngưng
phát hành cuốn " 40 truyện rất ngắn
" của Trương Quốc Dũng. Cũng thời gian đó, Ban Trị Sự
Thành Hội Phật
Giáo Việt Nam Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đưa ra
văn thư số 480 VT/THPG
ngày 6-10-1994 đề nghị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam
thu hồi tập " 40
truyện rất ngắn " của Trương Quốc Dũng.
Sở dĩ
có sự
kiện trên là tập " 40 truyện rất ngắn " có truyện "
Đường Tăng " mà bộ
Văn Hóa Thông Tin cho là có nội dungvi phạm
chính sách tôn giáo và đoàn
kết dân tộc của Đảng và Nhà Nước. Thành Hội
Phật Giáo cũng yêu cầu loại
bỏ vĩnh viễn truyện " Đường Tăng " và cấm phổ biến dưới bất cứ
hình
thức nào.
Nội dung
truyện " Đường Tăng " có thể thuật lại như sau: " Đường Tăng
cùng với 3
đồ đệ Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng sau bao nhiêu
ngày gian khổ trên
đường thỉnh kinh đã đến đất Phật. Đêm cuối cuộc trường
chinh, trước
ngày mai vào yết kiến Như Lai Phật Tổ để lên kiếp
Phật, Đường Tăng trằn
trọc không ngủ được. Ông băn khoăn về hậu kiếp không
biết sẽ như thế
nào, không còn là người, ông sẽ
thành Phật hay thành Ma ? Bởi vì trên
chặng đường dài qua Tây Phương, chỉ với mục đích
muốn mau thành chánh
quả, ông đã quên tình cha mẹ, đã nhiều
lần lạy lục cầu khẩn thần thánh
cứu nạn, giẫm đạp lên xác máu yêu ma.
Trái tim ông trở nên chai sạn,
lòng thương người của ông chỉ là sự tính
toán để xây thêm bậc thang tới
Phật đài. Trong đêm cuối cùng này, ông
nhận biết ra, trên đường thỉnh
kinh về cứu rỗi người đời ông đã xa lạ với con người.
Ông thấy nhói
trong tim và khẽ rên lên. Các đồ đệ đến
bên giường thăm hỏi. Ông đáp:
"Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con
mong
được thành người thì bị bắt ép theo ta để
thành Phật! Bát Giới tự dối
mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một
chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời
cõi u mê này sang cõi hoang tưởng
khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta
? không còn là người thì làm sao đồng
cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con
người?"
Tìm
hiểu ý
nghĩa truyện " Đường Tăng ", ta có thể biết vì sao Bộ Văn
Hóa Thông Tin
Cộng Sản đã cấm phát hành tập truyện của Trương
Tiến Dũng và Thành Hội
Phật Giáo yêu cầu loại bỏ thiên truyện này.
Thực ra, nội
dung truyện " Đường Tăng " không có gì là vi
phạm chính sách tôn giáo
và đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà
Nước. Đây chỉ là cái cớ để chính
quyền cộng sản dễ bề ngăn cấm phổ biến tác phẩm của Trương Tiến
Dũng.
Hiển nhiên, dụng ý của nhà văn viết về Đường Tăng
là muốn ám chỉ về
lãnh tụ Hồ Chí Minh và các đồng chí
đàn em của ông ta. Giác ngộ cách
mạng để thành loại người không còn nhân
tính (quên tình cha mẹ, tàn hại
đồng bào) thì làm cách mạng chẳng mang lại
hạnh phúc cho con người.
Tất cả
các
tác phẩm của các văn nghệ sĩ phản kháng ở Việt
Nam, từ sau năm 1975,
đều có tính chất sâu sắc ở nhiều mặt, vì họ
đã sống và rút kinh nghiệm
ở nhiều cuộc đấu tranh tư tưởng với cộng sản, khởi từ phong trào
Nhân
Văn - Giai Phẩm. Và cũng do tình hình chính
trị thế giới, sự sụp đổ của
Liên Xô, người ta đều thấy rõ, như lời nhà
văn Nguyên Ngọc đã phát biểu
trong buổi nói chuyện tại Huế vào tháng 4-1989:
"Cái chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam cũng như ở Liên Xô, đã không chứng
minh được tính ưu việt đối
với chế độ nó đã thay thế ". o
VŨ TRỌNG PHỤNG * ĂN MỪNG
Ăn mừng
Bữa nay cụ Phán Uyên, đã được hiểu rõ cái gì là cái vinh quang, những đồ mừng quý giá, những tấm câu đối đỏ treo la liệt khắp tường, đã đủ an ủi về số tiền bỏ ra. Cái cảnh "ăn uống ầm ầm" hai hôm nay không khiến cụ sốt ruột nữa. Đọc những chữ chúc mừng rất văn chương bằng dạ đen trên nền đỏ, cụ mới khám phá ra rằng: chao ôi thì ra mình xưa nay vẫn có nhiều đức tính mà chính mình không biết, để mà sướng như một kẻ chết được lắm câu đối khóc có thể được thỏa cái vong hồn... Thật là linh đình, và vui vẻ. Thật là vinh dự cho tổ tiên.
Trong hai ngày ăn uống thì hôm qua để cho họ hàng và con cháu trong nhà. Chính hôm nay mới là để mời khách ở tỉnh. Đây, bàn các bạn đồng sự của cụ, phần nhiều là nhà nho, số đông đã có nhiều phẩm hàm, huy chương. Tô điểm cho dăm đám người ấy có một quan Bố và một quan Phủ, họ bên nhà vợ của cụ, và đã làm cho cụ tăng thêm sĩ diện. Kia là bàn các ông cũng tai to mặt nhớn thuộc tân học, bạn hữu của "anh tham" nghĩa là vào hàng con cháu cụ mà thôi. ở buồng xép bên cạnh thì các cô đốc, cô giáo, bạn hữu của con gái cụ vậy. Ai cũng về dự tiệc vui vẻ và đông đủ. Thì phải biết cái cách xử thế xưa nay cụ là tròn trĩnh thế nào! Một khi cụ đã về làng thì cũng phải thế nào cho đẹp mặt với người làng! Khách tỉnh về tới tấp hết lượt này đến lượt khác, phần nhiều bằng xe nhà, và có cả hai chiếc xe hơi đỗ ngoài cửa đình nữa! Nghĩ như thế, cụ lại kiêu ngạo như một đứa bé con...
- Chúng mày đâu cả rồi! Rõ thế đấy! Ngần ấy con người để sai bảo mà gọi lấy thêm có một ít dấm nữa cũng không đứa nào đi lấy được đấy!
Lời gắt của cụ lẫn lộn mất vào tiếng đàn, tiếng trống, tiếng hát, tiếng phách... Cụ nhìn trước nhìn sau, lắc đầu thở dài... Vì có ba tên người nhà thì hai đứa đương bưng những bát cỗ mới hâm cho những bàn ở xa, còn một đứa thì đương chới với, buộc bánh pháo dài vào ống máng. Cụ toan tiến bước xuống phía nhà bếp thì chợt một bàn tay nắm cụ lại, trước một câu nói sốt sắng thế này:
- Cụ ơi, cụ hãy vào đây với con!
Đó là một khách trẻ tuổi, mà cụ không nhớ rõ tên, âu phục chải chuốt khiến cụ kính nể lắm.
- Con tấp tểnh cũng làm được một bài hát để mừng cụ, chẳng biết hay dở như thế nào, xong cũng xin mạn phép các quan khách đây một phen...
Người ấy mời cụ ngồi xuống ghế, đưa ra một bài thơ bằng mực đen giấy trắng, lại nhét luôn cả cái dùi trống vào tay cụ nữa, nói tiếp:
- Bài hát mừng cụ thì xin cụ thưởng thức mấy tiếng trống cho chúng con cùng nghe.
Thẹn quýnh cả người, cụ Phán Uyên đẩy cái trống ra, ấp úng:
- Văn chương của ông... thì xin... để phần ông, vì thật tình, tôi cũng không biết đánh trống cô đầu.
Rồi cụ giương mục kỉnh lên đọc bài hát nói ấy; xong mỗi câu lại thấy mặt cụ vui tươi thêm lên. Sau cùng, cũng không biết bình phẩm dài lời, cụ chỉ đưa trả tác giả bài hát với cái dùi trống và từ chối:
- Hay lắm! Nhưng mà tiếc rằng tôi không biết đánh trống, để xin ông cho nghe... Văn hay lắm!
Khi đưa cho đào nương mảnh giấy, cụ rất hổ thẹn, thấy rằng mình quê mùa một cách đáng giận, và thú ả đào quả thật là một thứ văn chương tao nhã thật, chứ không phải chỉ là những trò bậy bạ như người ta vẫn nói xưa nay.
Cố nhiên, tác giả những câu hát nói kia nhất quyết chối từ. Cuối cùng, danh dự thưởng văn về tay người cao chức nhất bàn tiệc, là quan Bố Chánh, ông anh họ nhà vợ của cụ chủ. Quan Bố gọi cụ Phán đến ngồi bên mình, rót một cốc rượu nhỏ để trước mặt cụ, giao hẹn bằng một thứ tiếng đồng sang sảng, nghiêm nghị và đáng sợ như những lệnh ban ra giữa công đường:
- Đây, cứ mỗi tiếng chát thì ông lại cạn một cốc rượu, vì mỗi tiếng chát của tôi không những là thưởng một câu văn mà thôi, nhưng còn đồng ý với tác giả để ca tụng cái cảnh phú quý, an nhàn của ông nữa.
Mọi người vỗ tay, rồi có đến hàng mấy chục người nữa vỗ tay theo. Bên buồng xép ở tận trong kia, đám phụ nữ cũng bỏ đũa bát để đứng thấp thoáng trong mành nhìn ra, chú ý đến cái đại sự ấy nó làm tăng phần trang trọng cho cuộc vui tuy vậy trước vẫn tẻ ngắt. Cụ Phán Uyên xoa tay xin lỗi một cách hiền lành đáng tức cười:
- Bẩm, mỗi tiếng chát lại một cốc rượu thì có lẽ cũng nhiều quá, vậy xin cho xong bài thì hãy cho một cốc.
Tuy có một vài cụ phản đối lại cụ phán để về bè với quan Bố nhưng sau cùng các quý khách cũng biết nể cái sức khỏe của mái tóc hoa râm. Rồi thì cô đào e hèm dọn giọng, rồi bác kép vặn lại dây đàn, rồi quan Bố tom tom tom cho khách ngừng đũa lắng tai nghe để trở nên một cử toạ nghiêm chỉnh.
Cành mai hạc đậu thêm xinh,
Bốn mươi năm nữa, khang ninh còn dài,
Ngày xuân cảnh thế tươi cười,
Đào nguyên há để riêng người ngày xưa!
Gia nhân chinh cát,
Trên tiệc đào kẻ trước dắt người sau...
Cuộc trăm năm trời có hẹn ai đâu?
Con hạc trắng bấy lâu về bến Nhuệ,
Mai cốt cách mai già mai vẫn thế
Đào nhởn nhơ đào thắm vẻ thêm xuân.
Lắng tai nghe tiếng chúc lẫn cung đàn,
Cất chén cúc mừng người trên thọ tịch,
Khách bạch ốc nào ai tiên trích
Xin dang tay "giật phịch" quả đào tiên...
Cõi trần cũng có Đào nguyên.
Quan Bố ngất ngưởng đánh luôn: tom tom tom chát tom!
Đoạn cụ gật gù nói rõ to:
- Hay thật đấy chứ! Văn chương như thế mới gọi là tân thời... "Xin dang tay giật phịch quả đào tiên". Thế có lẳng lơ không? Chuyến này thì cụ phán nhà tôi sẽ vì câu thơ ấy mà cải lão hoàn đồng!
Quan Bố ngừng một lát, trông trước nhìn sau, rồi vẫy tay gọi một cô trong bốn cô đào rượu mải tiếp cho các quan khác gần đấy:
- Này, cô kia! Cô áo đỏ kia! Lại đây đỡ hộ chén rượu cho chủ nhân cạn hộ đi.
Khi cô đào trẻ tuổi đến đứng bên cụ phán, bẽn lẽn nâng cốc rượu thì nhanh như cắt, quan Bố đã nắm lấy một bên cánh tay cụ phán mà quệt một cái vào ngực cô ả, để rồi cười nức nở cắt nghĩa:
- Này thì đây: xin dang tay giật phịch quả đào tiên! Các ngài đã thấy chưa?
Lúc ấy cụ Phán Uyên đương mải hớp chén rượu, cho nên khi cụ vội lôi được tay ra, cái cử chỉ bó buộc kia cũng đã xong hoàn toàn. Cụ thẹn đỏ cả mặt, sung sướng, đến ứa nước mắt, vì lúc ấy, cử toạ khen cụ sốt sắng như khi họ đi xem đá bóng mà gặp lúc có quả vừa sút vào gôn. Cụ vội vàng đứng lên chạy tuy không biết định chạy đi đâu, như người muốn đi trốn. Sau cùng, cụ đánh trống lảng bằng cách gọi đầy tớ ra mà mắng:
- Lấy thêm ít dấm tây vào bàn này! Sao mày đốn thế, mày để tao gào rát cả cổ!
Tuy nhiên giọng gắt của cụ thật tình lúc ấy cũng không dữ tợn là mấy, vì cụ vẫn còn thấy rõ cái cảm giác dịu dàng về một bên ngực cô đào trẻ nó chưa tiêu tan hẳn mà lại còn như đọng quyện lại ở cả năm đầu ngón tay già nua đã mấy chục năm rồi chẳng còn biết gì là mùi xuân.
Chợt thấy quan Phủ gọi cụ rồi nói một hồi dài:
- Này chủ nhân ơi! Nhà nho là thâm lắm đấy nhé! Thôi xin các ngài cũng đừng ai nỡ ép duyên ông anh tôi nữa. Ông anh tôi đã trình bày cái cảnh ngộ éo le, khó xử, của ông anh tôi, ra với thiên hạ rồi! Đấy các cụ xem: quan Bố tôi vừa mới ép duyên xong thì ông anh tôi tức khắc gọi người nhà lấy thêm dấm. Chao ôi, thế thì ông anh tôi đã đủ thâm trầm hay chưa? Vì rằng trong Kiều có câu: Dấm chua lại tội bằng ba lửa nồng!
Rất nhiều người lại vỗ tay ran, cười to đến vỡ nhà vỡ cửa. Một cụ bảo cô đào non áo đỏ:
- Này em ơi, thôi thế thì em cứ cam chịu ở trầm luân khổ hải thôi chứ người quân tử chẳng vớt em đâu!
Một người trẻ tuổi đứng lên nói:
- Thưa các cụ trăm điều chẳng qua chỉ tại tác giả cái bài hát nói ấy.
Ông khách âu phục trẻ tuổi từ nãy ngồi lặng im vừa thẹn vừa kiêu ngạo về cái bài văn của mình, đương lắng tai nghe xem có ai thì thào chỉ trích gì không, bấy giờ đành phải đứng lên, đón đỡ:
- Bẩm các cụ, chúng tôi không ngờ rằng cụ Bố tôi đây ngài lại hiểu bài văn ấy một cách kỹ đến thế để mà đem lý thuyết thực hành ngay như thế.
Quan Bố cười khà khà, lên râu bảo thiếu niên:
- Thế thì đôi ta tri kỷ lắm chứ còn gì nữa! à quên, xin các cụ thưởng một cốc cho tác giả bài văn hữu tình. Chị áo đỏ đâu, chị lại mời ông ấy cho tôi một cốc nữa.
Lại vỗ tay...
Nhưng chợt một ông khác, cũng trẻ tuổi, mặt đỏ nhất tất cả, đứng lên trịnh trọng nói:
- Bẩm trên các cụ, dưới các ông...
Mọi người giật mình lắng tai nghe biết là sắp có chuyện. Ông kia tiếp:
- Quan Bố chánh thưởng tác giả bài hát nói ấy cốc rượu là vì nó có tính cách hữu tình. Tôi cũng xin hoan nghênh. Nhưng mà xong rồi thì tôi xin các cụ và các ông cho tôi phạt nhà thi sĩ ấy ba chén vì đó là một nhà thi sĩ tham lam! Vì sao? Vì cụ phán nhà tôi đây bữa nay chỉ có khánh thành nhà mới thôi, vậy mà bài hát mừng có câu mừng cả tiệc thượng thọ nữa, thì, cái lối "tiện dịp" như thế là có hại cho tôi, vì sang năm đúng sáu mươi mà cụ phán tôi không khao thượng thọ nữa thì là lỗi ở nhà thi sĩ ấy. Vậy thì phải phạt.
Tác giả bài hát nhìn quanh một lượt thấy trong dăm chục quan khách có một số đông gật gù biểu đồng tình với ông phản đối kia, thì rất lấy làm lo, bèn cãi:
- Tôi xin uống ba chén rượu ông phạt! Nhưng nếu sang năm cụ Phán tôi lại khao thượng thọ nữa, thì ông sẽ đáp tôi ra sao? Và có lẽ ông chưa nghe kỹ bài hát!
Ông kia gân cổ lên, hùng hồn chẳng kém:
- Tôi cho ông phạt trước tôi ba chén nữa, sau khi ông uống ba chén mà các cụ phạt ông!
Nhiều người lên tiếng xôn xao, không chịu nhận trách nhiệm về ba chén rượu phạt ấy, ông kia lại nói:
- Sao tôi lại chưa nghe kỹ! Ông chả có câu: "Cất chén chúc mừng người trên thọ tịch" là gì! Vậy ông thử đọc tất cả câu đối đây xem có ai mừng thọ tịch không?
Có một người cãi hộ:
- Nhưng mà thọ tịch ở đây là ý phụ không phải ý chính!
Tham Châu vỗ vai ông kia, khẽ gắt:
- Thôi đi, tôi van ông nữa, ông đừng gây sự thế! Ông say lắm rồi! Và ông uống ít chứ!
- Thưa chú, tôi chưa say, và trước mặt công chúng thế này, xin chú đừng mắng tôi! Chú còn là đàn em biết chưa!
Ông ấy vừa nói được có thế thì đã đưa tay lên giữ cổ, khòm lưng xuống, rồi nôn ồng ộc ngay ra đấy như một cái ống máng! Thiên hạ ghê tởm quay nhìn đi chỗ khác và nhà thi sĩ thì khẽ so vai một cái hả hê. Đầy tớ mau quét dọn, trong khi Tham Châu nhăn nhó ôm xốc ông quý khách ấy vào bàn đèn thuốc phiện:
- Các ông mau tiêm cho ông ấy một điếu cho giã rượu... Rõ khổ quá, cứ uống như một cái phễu!
Tao Đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng,
số 1; tháng 12. 1939
TRẦN HỒNG CHÂU * ĐOẢN VĂN
Buổi Chiều Hằng
Cửu
Trần Hồng Châu
Trần Hồng Châu
Chúng tôi xin trích đăng một đoạn trong Thành
phố trong hồi tưởng của tác giả viết về Tết Sàigon.
Næm
tháng qua, nhÜ nܧc chäy dܧi cÀu Khánh H¶i, nhÜ mây bay trên 18 thôn vÜ©n trÀu,
tôi vÅn không h‰t ngåc nhiên, xúc Ƕng ljn thäng thÓt, m‡i khi mây Sàigòn bûa
vây, t§i tÃp, hay khi n¡ng Sàigon nung nÃu ljn rùng mình cä m¶t bÀu khí quy‹n
siêu th¿c, vàng ánh nhu tranh Van Gogh v§i cái chói chang bÕng lºa cûz trÜa hè
Çúng ng†. M‡i khi hoa mai bØng nª ª Minh Phøng hay khi con Çò Thû Thiêm Çûng
ÇÌnh b¡c cÀu cho nh»ng Sâm ThÜÖng th©i Çåi. M‡i khi sông Nhà Bè bÒn chÒn nܧc
chäy chia Çôi hay khi tÃm lòng son cûa nh»ng trái dÜa Hà Tiên b¢ng ng†c
thåch dÜ®c giãi bày trên lŠ ÇÜ©ng Çi vŠ cÀu Ông Lãnh trong nh»ng ngày ÇÀu
xuân.
DÜa ÇÕ, mai vàng. . . Nh§ låi không khí T‰t, gÀn gÛi cÛng nhÜ xa v¡ng, g¡n liŠn v§i hai màu tÜ®ng trÜng Çang dàn träi trên ÇÜ©ng phÓ Sàigon. ñÕ, vàng. Máu ÇÕ, da vàng.. ., Çi‹m xác minh cÛng nhÜ nhÆn diŒn cûa lÎch sº và giÓng nòi. Vàng, son. . . s¡c màu cûa nh»ng cung ÇiŒn tâm hÒn và š thÙc nghŒ thuÆt.
Trái dÜa là chÙng tích bình minh dân t¶c v§i sÙc sÓng månh và lòng tin yêu,låc quan không gì lay chuy‹n n°i cûa th©i d¿ng nܧc. Cành mai thanh tao, thân hình uÓn lÜ®n, ÇÖn sÖ và khÕe. VØa kh¡c kh° Çåm båc, vØa r¿c r« ,lãng mån. Nói lên khí phách ngÜ©i quân tº " th‰ gia thanh båch tÌ sÖn mai,"m¶t mình ÇÜÖng ÇÀu v§i cái Ça sÓ, có khi a dua, sai lÀm, phi lš. Nói lên cÓt cách nghŒ sï, có th‹ cÜÖng nhu, ÇÆm nhåt, ª nh»ng th©i và không gian khác nhau, nhÜng luôn bäo vŒ ÇÜ®c sinh mŒnh tinh thÀn cûa mình trong tÜ th‰ m¡t sáng, ÇÀu ngûng cao.
Hai s8ác ÇÕ vàng nª r¶ trên ÇÜ©ng phÓ Çô thành có nghïa là mùa xuân Çã t§i, không m¶t lÀn l« hËn. CÛng nhÜ ti‰t ÇiŒu và š l©i nh»ng bài thÖ xuân tØng vÜ®t qua trÜ©ng thành cûa th©i gian và quên lãng. Xuân giang hoa nguyŒt då hay Xuân nhÆt khªi ngôn chí. . .
DÜa ÇÕ ,mai vàng trên ÇÜ©ng NguyÍn Væn H†c và TrÀn HÜng ñåo. Xuân vŠ Çúng chu kÿ, chính xác nhÜ m¶t ÇÎnh lš toán h†c. ñÒng th©i cÛng biŒn minh cho m¶t nhÆn ÇÎnh tâm lš: s8ác màu, âm thanh thÜ©ng quÃn quít, Çan xen nhau trong m¶t t°ng th‹ hÒi tܪng Ça dång.Quá khÙ thÜ©ng trª vŠ trên ÇÌnh tr©i âm và sæc . Vì Çó là hai chÃt xúc tác, khÖi Ƕng, g®i nh§. . . Là tÓ chÃt không th‹ thi‰u ÇÜ®c cûa bän th‹ cái Çã qua, dù ª th©i Çi‹m nào.
Mùa xuân Çã trª vŠ v§i dÜa ÇÕ, mai vàng và ti‰ng ngâm thÖ HÒ ñiŒp, giai ÇiŒu muôn màu, âm vang trên suÓt chiŠu dài phÓ phÜ©ng Sài gòn.
NhÜng vÅn nhiŠu nhÃt là cúc,hÒng và lan, nh»ng n» hoàng cûa h¶i hoa, cûa mùa xuân bÃt tÆn.Cúc vàng, cúc tr¡ng.. .Çi tØ kim cúc bé nhÕ Ç‰n Çåi Çóa b©i b©i tóc rÓi. TØ tr¡ng Çøc, vàng nhåt, hoàng anh cûa NguyÍn Du trong nh»ng ngày Kinh B¡c, bŒnh hoån và mai danh Än tích, ljn vàng cam, sÖn mài , cûa nh»ng cánh vån th† ngoåi thành L¶c Uy‹n mà có lë Thích Ca Çã tØng yêu m‰n trong nh»ng bu°i chiŠu thuy‰t pháp.
HÒng nhung, hÒng qu‰.. . tÃt cä s¡c tÓ ÇÆm nhåt cûa màu hÒng Çi tØ hÒng tÀm xuân ljn huy‰t dø ÇÕ tía. NhÜ s¡c tÓ ÇÆm nhåt cûa nh»ng thÕi son khác nhau Çã lÀn lÜ®t Çi trên môi, tØ thuª ngÜ©i gái dÆy thì khªi ÇÀu bi‰t làm dáng t§i nh»ng ngày " mùa thu thi‰u phø" ÇÀy ngÆm ngùi và hÒi tܪng.
Lan là vÜÖng giä chi hoa. ñÎa lan. Phong lan. Y‹u ÇiŒu. Mänh mai. Cánh bܧm vàng phÖi ph§i. Håc ÇÒng n¶i nhªn nhÖ. Chi‰c hài vân Çong ÇÜa g®i mùa xÜa cÛ. M¶t di‹m hÒng. Vài bông ng†c tr¡ng rung rinh trܧc gió xuân ng†t ngào nhÜ nºa tÌnh, nºa say. Th‰ gi§i cûa lan là m¶t th‰ gi§i mŠm måi, gÀn nhÜ y‰u lä, nhåt nhòa, thoang thoäng. HÜÖng s¡c, hình hài, âm thanh tܪng nhÜ có,nhÜ không. Th‰ gi§i Ãn tÜ®ng cûa bu°i chiŠu Monet, vàng sáng Pissaro và làn da Renoir,thÃp thoáng, m© äo, bÃp bênh, có lë cÛng chÌ Çܧc xây d¿ng b¢ng nh»ng tÓ chÃt Çó thôi.
Trong bi‹n hoa NguyÍn HuŒ ngÜòi và hoa dÜ©ng nhÜ cùng chung m¶t š thÙc vŠ th©i gian. M†i chuyŒn ÇŠu là phù du, hÜ äo, s§m nª tÓi tàn. Hãy sÓng v§i hiŒn tåi, v§i nh»ng gì hiŒn h»u nhÃt trong phút giây hiŒn h»u cûa hôm nay!
Có nh»ng c¥p v® chÒng Çi xem hoa nhÜ m¶t nghi lÍ cuÓi næm không th‹ thi‰u Çu®c. ñ‹ nh§ k› niŒm m¶t ch® t‰t xÜa. ñ‹ tìm låi trong rØng hoa niŠm yêu Ç©i và sÙc sÓng cÀn phäi có trܧc l§p Üu tÜ Çang ló dång ª chân tr©i.Có nh»ng ngÜ©i tình bé nhÕ, ngÒi bên nhau,l¥ng lë ng¡t và ljm tØng cánh hoa cúc vàng. Dò hÕi vŠ tÜÖng lai, ÇÀu næm theo truyŠn thÓng nhân gian? Hay suy nghï vŠ ki‰p mong manh Ç‹ bàng hoàng lo s®, rÒi quy‰t tâm buÒm lái Çi ngÜ®c låi giòng sông ÇÎnh mŒnh ?
Có nh»ng chàng trai Çi ch® hoa v§i tân hÒn nghŒ sï
vÜ®t th©i gian và không gian. NiŠm hoài c° ch®t nhÜ sóng bi‹n tràn lan.. . Không
bi‰t Thæng Long xÜa vào nh»ng Çêm ch® hoa ngày T‰t ra sao? Trong khuôn viên Væn
mi‰u l¶c xuân nõn nà ció tr° låi nhiŠu không ? Ngoài cºa Kim mã trai thanh gái
lÎch ch¡c phäi có hÖn m¶t cu¶c hËn hò ÇÀu xuân. Nh»ng bu°i khán hoa và bình thÖ
xuân trên sóng nܧc Tây hÒ tܪng nhÜ vÅn còn Ç‹ låi dÜ âm và phong vÎ cûa ngày
xa xÜa khi Lê Quš ñôn hay NguyÍn NghiÍm tØ nh»ng phi‰n trÃn xa xôi trª låi thæm
cÓ Çô và các bån vong niên m‡i Ƕ xuân vŠ. . .
Êm ái chiŠu xuân ljn khán Çài,
Lâng lâng ch£ng g®n chút trÀn ai.
RÒi nh»ng h¶i chùa ÇÀu xuân n»a chÙ! ñâu rÒi nh»ng Ng†c hÒ và Quäng Vân Çình nh»ng Tiên du và PhÆt tích, nh»ng cành mÅu ÇÖn và tranh tÓ n» CÀu Çông ? Có lë trong lòng thanh niên Sài gòn gi»a ch® hoa vÅn còn phäng phÃt Çâu dây nhiŠu k› niŒm ÇËp. K› niŒm nh»ng kÿ ng¶ và kÿ tích trong Çó hoa thÜ©ng gÀn gÛi ngÜ©i, g¡n bó v§i ngÜ©i.
ñêm khuya trên phÓ v¡ng. Ch® tàn. Nh»ng xe lam cuÓi cùng Çã ÇÜa vŠ Bình triŒu, Phú xuân mÃy chÆu hoa còn sót låi. Hoa l« th©i, ràu rÀu, chÜa nª r©i ch® hoa vì còn ngÆm ngùi" nh§ nÖ kÿ ng¶."
Gió lånh thêm. ñêm trª nên hoang liêu. Nh»ng cành hoa ch‰t n¢m la liŒt trong lòng ÇÜ©ng, bÖ vÖ, låc lÕng. Båc mŒnh cÀm chung oán hÆn trÜ©ng.
Có ai nhÕ m¶t gi†t lŒ thÜÖng vay ? Có phäi Çây là oan hÒn nh»ng vong n» mà không m¶t bài thÖ Çoån mŒnh, không m¶t trang Liêu trai nào có th‹ giäi tÕa h‰t n°i u Än, niŠm thÜong Çau cûa ki‰p ngÜ©i và ki‰p hoa mãi mãi Ç¡m chìm trong vòng trÀn løy.
Êm ái chiŠu xuân ljn khán Çài,
Lâng lâng ch£ng g®n chút trÀn ai.
RÒi nh»ng h¶i chùa ÇÀu xuân n»a chÙ! ñâu rÒi nh»ng Ng†c hÒ và Quäng Vân Çình nh»ng Tiên du và PhÆt tích, nh»ng cành mÅu ÇÖn và tranh tÓ n» CÀu Çông ? Có lë trong lòng thanh niên Sài gòn gi»a ch® hoa vÅn còn phäng phÃt Çâu dây nhiŠu k› niŒm ÇËp. K› niŒm nh»ng kÿ ng¶ và kÿ tích trong Çó hoa thÜ©ng gÀn gÛi ngÜ©i, g¡n bó v§i ngÜ©i.
ñêm khuya trên phÓ v¡ng. Ch® tàn. Nh»ng xe lam cuÓi cùng Çã ÇÜa vŠ Bình triŒu, Phú xuân mÃy chÆu hoa còn sót låi. Hoa l« th©i, ràu rÀu, chÜa nª r©i ch® hoa vì còn ngÆm ngùi" nh§ nÖ kÿ ng¶."
Gió lånh thêm. ñêm trª nên hoang liêu. Nh»ng cành hoa ch‰t n¢m la liŒt trong lòng ÇÜ©ng, bÖ vÖ, låc lÕng. Båc mŒnh cÀm chung oán hÆn trÜ©ng.
Có ai nhÕ m¶t gi†t lŒ thÜÖng vay ? Có phäi Çây là oan hÒn nh»ng vong n» mà không m¶t bài thÖ Çoån mŒnh, không m¶t trang Liêu trai nào có th‹ giäi tÕa h‰t n°i u Än, niŠm thÜong Çau cûa ki‰p ngÜ©i và ki‰p hoa mãi mãi Ç¡m chìm trong vòng trÀn løy.
No comments:
Post a Comment