NGUYỄN THỊ THỤY VŨ * ĐÀN KIẾN LỬA
Đàn kiến lửa - Nguyễn Thị Thụy Vũ
Trường Hợp Nguyễn Thị Thụy Vũ
Năm 1963, trên tạp chí Bách Khoa, xuất bản tại Saigòn, bắt đầu xuất hiện
một số truyện ngắn của một cây bút nữ lạ huơ lạ hoắc. Sự huơ, hoắc này
không chỉ mang ý nghĩa một tên tuổi mới, mà, nó còn huơ hoắc ở cả phương
diện nội dung nữa. Đó là những truyện ngắn ký tên Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Nguyễn Thị Thụy Vũ xuất hiện trên văn đàn miền
Nam khi Nhã Ca đã có một chỗ đứng riêng biệt vững vàng cả về thơ lẫn
truyện; khi Túy Hồng đã định hình lấy cho mình bằng một lối văn chanh
ớt, rất địa phương, rất Huế; khi Trùng Dương được nhìn ngắm như kẻ đang
cầm ngọn cờ đầu trong nỗ lực đuổi theo phong trào văn chương hiện sinh;
và, khi Nguyễn Thị Hoàng vừa chính ngọ với tác phẩm "Vòng Tay Học Trò,"
như một táo tợn bất ngờ hiếm thấy của với văn chương Việt Nam ở thời
kỳ còn quá nhiều rào cản.
Tuy
xuất hiện có phần muộn màng so với những cây bút nữ vừa kể, nhưng Nguyễn
Thị Thụy Vũ cũng đã có lấy cho mình một tư thế, một móng vuốt riêng.
Tư thế
xuất hiện mang tên Nguyễn Thị Thụy Vũ kia, là sự trần trụi của những
chuyện kể mang nhiều tính tự sự về phần đời khuất lấp của cô. Đó là mặt
thật của một người phụ nữ làm nghề dậy Anh văn cho những cô gái bán
“bar,” cho những vũ nữ, những cô me mới tỉnh lẻ. Đó là thời điểm những
người lính Mỹ ngơ ngáo, hùng hục xuất hiện trên phần đất miền Nam Việt
Nam. Những truyện ngắn có cốt truyện, lớp lang đâu ra đấy, đã hấp dẫn
số đông, lớp độc giả chỉ thích đọc những truyện có có cốt chuyện và câu
truyện đáp ứng được tính tò mò.
Móng
vuốt mang tên Nguyễn Thị Thụy Vũ kia, là những mô tả thật thà, mộc mạc
với những suy nghĩ và đối thoại rất đường phố, rất gần gụi với bản năng
cùng dục tính.
Không
kể Nhã Ca và Túy Hồng, có một hướng đi khác; trước Nguyễn Thị Thụy Vũ,
Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng cũng khai thác thể tài tình dục, hoặc
ẩn ức tâm sinh lý như cốt lõi hình thành tác phẩm. Nhưng trước một Trùng
Dương còn cố tình mặc khoác cho tình dục chiếc áo ngủ triết lý và trí
thức, trước một Nguyễn Thị Hoàng còn nỗ lực son phấn, chồng chéo nhiều
mẫu mã thời trang diêm dúa cho tình dục thì, Nguyễn Thị Thụy Vũ lại giữ
nguyên trạng, giữ nguyên cái trần trụi, cái thô tháp rất bản năng,
rất con người của tình dục. Sự trần trụi, thô tháp này, khiến không ít
những người nhân danh đạo đức, nhân danh truyền thống, một thời, đã
phải nhăn mặt, lên án... Và, đấy cũng là mặt thành công của hành trình
vào văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ vậy.
Tên
thật là Nguyễn Băng Lĩnh, Nguyễn Thị Thụy Vũ sinh năm 1939 tại Vĩnh
Long. Cô làm nghề gõ đầu trẻ tại tỉnh lỵ này cho tới năm 1961 thì dời
lên Saigòn.
(từ Du Tử Lê)
Đàn kiến lửa
Châu dẫn Biểu, người đánh xe thổ mộ đến trình diện bà Tư. Mọi việc đều thỏa thuận êm xuôi. Biểu đem một cặp vịt xiêm, hai chai rượu nếp than, một lít rượu đế xuống nhà bà mẹ nuôi để làm lễ ra mắt họ hàng bên vợ. Hôm đó, ông anh bà con của Biểu từ miệt Củ Chi cũng xuống chứng đám. Thế là Châu, hăm hở lên ngã Ba Cây Quéo để coi sóc nhà cửa cho chồng.
Bà Tư
vẫn cờ bạc đều đều, vẫn chửi lộn hà rầm với hàng xóm. Cuộc đời không
tiến mà cũng không lùi. Một hôm bà đang ngồi trên bộ ngựa gõ têm trầu
thì Châu gánh một gánh rau bước vô, nét mặt lo lắng. Chị ta lột chiếc
khăn rằn bịt trên đầu, lau mồ hôi, hổn hển nói:
- Má nên lo gã chồng cho con Ngọc đi. Nó đang có chửa với thằng Chơn ở mướn cho thiếm Bảy Bụng.
Bà Tư sững sờ, chết điếng:
- Ai nói mày vậy?
- Không tin thì má thử hỏi đầu trên xóm dưới đi. Ở trong nhà chẳng ai hay mà người ngoài biết ráo trọi rồi.
Bà Tư hét:
- Sao hồi đó tới giờ mày không nói cho tao biết?
- Tui thấy cũng chưa có chuyện gì. Nhưng bây giờ, nó thú thật với tui là nó có thai được hai tháng.
Bà Tư trợn mắt:
- Thiệt vậy hả? Chắc phen này tao phải đội quần hết thảy bàng dân thiên hạ xóm này còn gì.
Châu nói nhỏ:
- Thủng thỉnh rồi tính. Má làm inh ỏi lên thì người ngoài hay hết trọi bây giờ.
- Mày
nghĩ coi, còn non nước gì nữa mà giấu, vài ba tháng nữa là cái bụng nó
thè lè ra. Bộ mày tưởng lấy thúng úp miệng voi được à?
- Mình phải o bế thằng Chơn để nó làm đám thú phạt với con Ngọc. Có vậy mới vớt vát mặt mũi mẹ con mình.
Bà Tư ra lệnh:
- Mày đi tầm con Ngọc, kéo đầu nó về đây cho tao.
Châu
bước lẹ ra khỏi cửa. Bà Tư nhai nát miếng trầu, nhưng cớ sao miệng bà
lạt nhách. Càng nghĩ bà càng tức âm ách. Ngọc không bằng một phần ngàn
của bà thuở trước. Trong cuộc hôn nhân, bà luôn lèo lái một con ngựa
ngoan hiền. Mỗi tiếng ho, mỗi cái ngáp của bà cũng đủ làm cho họ mất
vía. Vừa mãn tang người chồng thứ nhất, bà nghĩ ra ý định chiêu phu.
Điều kiện rất dễ dàng: nuôi bà ngày hai bữa cơm và cho tiền bà đậu vài
chếnh bài tứ sắc mỗi ngày. Bà không cần bông vàng, trầu rượu, heo gà gì
hết.
Từ khi
ý định chiêu phu của bà được phổ biến trong xóm thì biết bao nhiêu gã
si tình đến quán cơm của bà chầu chực. Sau hết, một tay anh chị Lăng Tô
lọt vào mắt xanh của bà, nhưng trớ trêu một nỗi là gã đã có vợ. Bà vợ
lớn tìm tới khóc lóc, năn nỉ bà Tư. Nhưng bà Tư thản nhiên:
- Ai mà thèm giữ chồng chị? Nó lủi đầu vô ở với tui, chớ phải tui rủ quyến gì nó đâu.
Người
vợ bất hạnh từng nghe đồn bà Tư là tay đâm thuê, chém mướn nên chịu lép
một bề. Bà cùng người con trai chở bàn thờ cha mẹ chồng xuống giao cho
bà Tư thờ phụng giỗ quẩy.
Trong
đời tình ái của bà Tư, đàn ông chỉ là thứ Thiên Lôi để bà sai đâu đánh
đó. Đằng này Ngọc khờ khạo quá, bị người tình cướp trên tay đời con gái
mà không dám mở miệng buộc hắn làm đám cưới. Được rồi, bà nhất quyết ra
tay trừng trị thằng tiểu yêu đã làm bại hoại gia phong nhà bà. Bà đi
xuống bếp, lấy con dao xắt chuối, cất dưới gầm giường.
Ngọc đã về, rón rén sau lưng bà như một con mèo hoang, không dám hó hé gì cả. Châu lên tiếng:
- Nó về đó má.
Bà Tư quay lại:
- Nè con đỉ chó, mày cặp xách với thằng Chơn đằng nhà bà Bảy Bụng phải không?
Ngọc thổn thức gật đầu, nói:
- Dạ con dại có bầu với ảnh…
Bà Tư nổi xung, túm lấy tóc Ngọc:
- Mày ngựa quá mà. Bây giờ nó tính sao với mày đây?
Ngọc khóc ấm ức. Bà Tư bạt tai nàng xiểng niểng vì cái tội ngu, chứ không phải vì tội làm điếm nhục gia phong. Ngọc ấp úng:
- Tuần sau ảnh đi quân dịch rồi nên ảnh hẹn lúc nào về phép sẽ mời ba má ảnh lên để nói chuyện với má.
Bà Tư rít lên:
- Mày
là đồ uống máu dơ. Đợi đến lúc nó về phép thì cái bụng mày chình ình
rồi. Nếu nó thiệt bụng thương mày thì đâu có hẹn lần, hẹn lữa…
Bà Tư ngó qua Châu:
- Mày
qua mời bà Bảy Bụng với thằng Chơn nhín chút thời giờ lại đây cho tao
hỏi thăm vài câu chuyện… quan hệ. Đừng có lộn xộn phanh phui về chuyện
con Ngọc nghe chưa?
Một
lát sau, Châu trở về với hai người khác. Một bà tuổi xồn xồn, bụng phệ,
mặt mày sần sượng vì giấc ngủ trưa bị lủng đoạn. Gã con trai mặc quần
xám, áo sơ mi trắng, chợt lộ vẻ lo lắng khi thấy Ngọc ngồi củ rủ ở mép
giường.
Bà Bảy Bụng hỏi:
- Có đủ “tay xòe” chưa chị Tư?
- Ối, hôm nay không có cờ bạc gì hết. Tui mời chị lại nói chuyện đời cho đở buồn vậy thôi.
Bà Tư quay qua Chơn, chỉ chiếc ghế đẩu:
- Em ngồi đây chơi.
Chơn
khép nép sợ sệt. Ngọc cúi mặt nhìn xuống đất. Bà Tư đứng dậy khóa trái
cửa lại, giữ chìa khóa trong túi áo, rồi thong thả nhả xác trầu vào ống
nhổ và hớp nước trà súc miệng:
- Chắc cậu em cũng đoán biết tại sao qua mời cậu em qua đây? Bà gằn giọng – và gài kín cửa như vầy?
Chơn ấp úng:
- Dạ… dì Tư có điều chi dạy cháu?
Bà Tư cười lạt, nói với bà Bảy Bụng:
- Nó là thằng làm công cho chị, tui coi như là chị thay mặt cho cha mẹ nó.
Bà Bảy Bụng hơi ngạc nhiên, ngó Chơn rồi day qua bà Tư:
- Gì vậy chị Tư?
- Còn chuyện gì nữa? Thằng Chơn rủ quyến con Ngọc cho tới mang bầu rồi làm lơ chị biết hôn?
Bà Bảy ré lên:
- Trời đấy quỉ thần thiên địa ơi, ai mà dè.
Bà Tư ngó Chơn không chớp mắt, rồi thò tay lấy con dao xắt chuối bén ngọt lạnh lùng đặt trước mặt Chơn làm Chơn xanh mặt:
- Nè,
cậu em. Tui hỏi cậu điều này, nếu cậu trả lời suông thì thôi. Còn ngược
lại, tui sẽ chém cậu từng lóng tay, nghe chưa. Cậu thử hỏi chị Bảy đây
coi con già này hồi xưa như thế nào. Tui coi việc tù tội như đi hứng mát
Ô Cấp vậy.
Bà Bảy Bụng hạ thấp giọng:
- Chị cứ dạy cháu. Bao giờ nó không nghe thì trừng trị nó sau.
Bà Tư nhếch mép cười:
- Cậu có dám nhận là cậu đã lấy con Ngọc nhà tui cho tới nó mang bầu không?
- Dạ hai đứa con lỡ dại… thương nhau.
- Rồi cậu tính làm ngơ chuyện cưới hỏi phải không?
Chơn sợ sệt, ấp úng:
- Dạ con đã nói với con Ngọc, đợi lúc con về phép thăm nhà rồi sẽ…
Bà Tư quắc mắt:
- Trời
đất! Từ đây tới ba tháng nữa cậu mới tính tới chuyện cưới hỏi thì con
nhỏ tui có nước đội quần thiên hạ. Bộ cậu muốn rút êm hả?
Rồi bà gằn giọng, dữ tợn:
- Tui
nói cho cậu biết. Nội trong ngày mai nếu cậu không về mời ba má cậu lên
đây thì tôi quyết liều sống chết với cậu, nói có chị Bảy đây làm chứng.
Chơn cúi mặt buồn xo:
- Ba má cháu nghèo lắm. Dì Tư rán huởn cho con vài tháng nữa. Cần phải có vài chục ngàn mới làm đám cưới không đến nổi xập xệ.
Bà Tư lắc đầu lia lịa:
- Tui chỉ cần một lời nói phải quấy của tía má cậu thôi. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Tui không đòi hỏi giết heo mổ gà gì cả.
Chơn lặng thinh. Ngọc vẫn khóc rấm rức. Bà Bảy Bụng chen vào:
- Chuyện đâu còn có đó. Để tui lảnh phần làm mai cho.
Bà Tư nhai trầu ngấu nghiến:
- Cậu
phải tính cho xong trước khi cậu đi lính. Nếu không, tui sẽ chém cậu ra
làm ba khúc rồi sau đó có ra sao thì ra. Nếu cậu trổ mòi đoản hậu, tôi
nói thiệt, dẫu có chạy lên trời cũng không thoát khỏi tay tôi đâu.
Bà Tư chụp lấy con dao hoa lên vài đường trông ớn lạnh, rồi đặt mạnh xuống bàn:
- Bây giờ tui tu rồi đó. Nếu chuyện này mà xảy ra vào cái thuở tôi còn mạnh tay khỏe chân thì không được êm thắm như vầy đâu.
Chơn
đã giẫm phải ổ kiến lửa rồi. Không phải gã định đánh trống bỏ dùi, nhưng
gã cần phải chờ hốt vài chân hụi để sắm một đôi bông búp bằng vàng làm
sính lễ, cùng heo gà để bày tiệc đãi đằng. Bây giờ bà Tư ví gã vào thế
kẹt quá. Khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào. Nếu bà đừng buộc gã làm con rễ
gì trơn thì gã đâu có lúng túng khổ sở như vậy?
Bà Tư nghiến răng:
- Cậu hứa trước mặt chị Bảy là cậu sẽ đi cưới con Ngọc đàng hoàng trong nội tuần này đi.
- Dạ… con xin phép dì Tư cho ngày mốt con mới rảnh rang công việc.
- Đâu
có được. Cậu phải gật đầu liền bây giờ hè. Cậu cưới vợ cho cậu chớ đâu
có phải cho tía cậu. Nếu cậu không có tiền sắm nổi đôi bông cho nó thì
tui cũng phải bù đắp, bao chi hết. Tui muốn vớt vát chút ít danh dự cho
nhà tui, chớ tui đâu dám thèm tiền bạc của cậu. Con gái tôi tuy buôn
gánh bán bưng chớ vòng vàng đeo đỏ tay, có thua gì con gái ông Phủ, ông
Huyện đâu mà.
Bà Bảy can:
- Chị cứ tin lời nó. Kiến trong miệng chén có bò đi đâu
- Ờ đúng vậy đó. Đừng ai giởn mặt với con già này mà chuốc họa vào thân nghe.
Khi
khách ra về rồi, bà Tư lấy cái tô đá múc nước mưa, uống ừng ực. Nước tới
đâu mát tới đó. Ngọc cầm khăn mù xoa quẹt nước mắt. Cử chỉ đó làm xốn
mắt bà mẹ nuôi. Bà têm trầu, quát:
- Thấy con đỉ ngu si này khóc mà sao tao ứa gan? Mày lấy bậy cho sướng thây mày để cho tao phải mỏi miệng, rát nước miếng.
*
Đám
cưới của Ngọc thật đơn sơ. Bữa nhóm họ, bà Tư mời miệng chòm xóm đến nhà
bà để dùng tiệc trà. Chính bà đích thân đến từng nhà trong xóm, nên khó
ai từ chối.
Nguyệt thắc mắc, không biết phải mua quà như thế nào để mừng Ngọc.
Ngỡi thành thạo:
- Ở đây không ai ưa nhận quà đâu. Mình đi tiền là tiện nhứt.
Nguyệt rủ:
- Chiều nay, tui đi làm về xong, tụi mình cùng đi một lượt. Chị tính đi bao nhiêu coi cho được?
Ngỡi nói không cần suy nghĩ:
- Qua bên đó, tụi mình chỉ hớp được ly nước ngọt. Đi nhiều uổng tiền. Tiền nhiều để dành cho ăn mày còn được phước hơn.
Thấy Nguyệt chưa kịp hiểu lời. Ngỡi giải thích:
- Nhà
đó là chúa tham. Để rồi chị coi, qua cái đám thú phạt này là họ cải nhau
giành phần chia chác. Họ ó ré, sâu xé rùm xóm, chịu đời không thấu.
Ngỡi nhìn ra cửa sổ:
- Lại
nữa, đi ăn cưới thì không sao. Đi ăn đám thú phạt xui lắm. Tưởng họ mổ
gà, vật heo gì đó. Hên lắm mình được ăn bánh mua trong tiệm Khách Trú.
Nguyệt hỏi:
- Mình nên đi chải tóc, phun keo và làm móng tay coi cho được mắt một chút. Để u trệ người ta quở.
- Ồ, hơi nào! Uổng tiền lắm. Bộ chị tưởng bên đó dập dìu tài tử giai nhân gì sao mà phải bỏ công chải chuốc tóc tai?
Đến
chiều, Nguyệt và Ngỡi mặc áo đồng một màu xanh ve chai, không son phấn
bước qua nhà bà Tư. Ngoài hàng ba, ánh đèn “măng sông” trong vắt quét
một vệt ánh sáng vào bên trong. Tiếng radio mở ồn ào hòa lẫn tiếng ó ré
của mấy người bà ngoài hẻm tưởng chừng ở đây có một đám giặc. Các bợm
nhậu kéo giọng nhừa nhựa, nói những câu đầu Ngô mình Sở, không ai chịu
nổi.
Bà Tư
hớn hở kéo ghế mời Nguyệt và Ngỡi ngồi. Nguyệt liếc vào phía trong.
Chiếc màn ni-lông trắng chen hồng lay động. Ngọc bẻn lẻn bước ra. Chiếc
áo dài màu gạch thêu kim tuyến trắng bó sát lấy tấm thân bụ bẫm của cô
ta, và đố kỵ nước da đen mốc của cô ta. Ngọc nghiêng đầu chào hai người,
Ngỡi đứng dậy, cầm bao thư đựng tiền mừng trao cho Ngọc. Cô ả lí nhí
cám ơn khi Nguyệt chúc cho cô được trăm năm hạnh phúc.
Bà Tư lật phong thư không dán kín, lôi món tiền ra trước mặt Nguyệt, giọng thản nhiên:
- Châu biên vào sổ đi… Cô Nguyệt đi năm trăm đồng, còn cô Ngỡi ba trăm.
Châu khom người xuống tập giấy, nắn nót từng chữ một. Nguyệt ngượng chín người. Ngỡi nheo mắt nhìn qua Nguyệt, cười tinh quái.
Bà Tư mời Nguyệt:
- Mời cô Hai dùng chút nước ngọt mừng cho em đi.
Tuyệt nhiên, bà không đá động tới Ngỡi. Ngọc lẹ miệng mời thay:
- Mời chị Ngỡi ăn chút bánh lấy thảo.
Nguyệt hớp ngụm xá xị rồi đứng dậy kiếu từ. Khi bước ra ngoài sân. Ngỡi nói nhỏ:
- Cái bọn họ tiếp khách tùy theo món tiền của người đi mừng. Phải dè, tôi không thèm bỏ tiền vào bao thư làm chi cho mắc công.
Nguyệt cười ngất:
- Từ
cha sanh mẹ đẻ cho tới bây giờ, tôi chưa thấy cái đám cưới nào thâu tiền
bừa bãi, kỳ quái như vầy. Thiệt, mấy người đó thấy tiền còn hơn thấy
Phật.
Bỗng
có tiếng ú ớ của người đàn bà vang đột ngột giữa lúc đám cưới bớt ồn ào,
Nguyệt đã gặp bà này một vài lần ở bên nhà bà Tư. Hôm nay, bà mặc áo
dài màu hường tươi, màu áo chửi rủa tuổi tác năm mươi ngoài của bà. Bà
là mẹ đẻ của Châu và Ngọc. Ít khi bà đến nhà bà Tư, trừ những ngày giỗ
chạp, tết nhứt, hoặc những dịp Châu sanh nở. Bà ở miệt Hòa Hưng, suốt
ngày chỉ tới các chùa lân cận, làm công quả để kiếm chác hai bữa cơm
chay. Bà mê Phật còn hơn mê nhân tình. Tuy không thể đọc được kinh,
không rành lần chuỗi hột, nhưng không ngày nào bà không đến chánh điện
để chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thích Ca Mâu Ni.
Nguyệt lủi vào nhà, kéo Ngỡi theo. Cả hai châu đầu ngó qua cửa sổ. Nguyệt chắc lưỡi:
- Bả già ngắt mà ăn bận lòe loẹt, hực hỡ giống như ma bóng quá.
- Tuy vừa câm vừa điếc mà bả ngựa giàn trời. Bả không có chồng mà vẫn sanh con mệ Châu và con Ngọc như thường.
Nguyệt tò mò:
- Ai lấy bả vậy chị?
- Ai mà biết. Bà Tư chưa tìm ra thủ phạm thay.
Nguyệt tinh quái:
- Không lẽ Hộ Pháp trong chùa nửa đêm tuột xuống bàn thờ để lấy bả?
- Nghe
nói hồi xưa, lúc hai mươi tuổi bà Cam coi cũng ngọt mắt, sắc lẻm lắm
chớ. Bả đi nấu cơm cho một tiệm sắt nguội trong Chợ Lớn. Tối, trời nực
bả kê ghế bố ngoài hàng ba hóng mát. Bọn du thủ du thực nửa đêm đi coi
hát về, làm bậy vài phát là bả ôm trống chầu, đẻ ra con mẹ Châu.
- Còn trường hợp của Ngọc?
- Ối, ai mà biết. Bả đâu có nói được mà tố cáo ai? Đã vậy lại không biết chữ nữa.
Nguyệt ngậm ngùi:
- Tội nghiệp quá!
Ngỡi trề môi:
- Xí,
biết đâu bả sướng thứ điều bay tới chín từng mây. Tôi hỏi chị, có ai nở
gièm siểm, bắt bẻ một người vừa câm, vừa điếc không?
Bỗng Nguyệt kêu khẽ:
- Ủa, bà Năm Út tới kìa.
Năm Út
hôm nay tô son, trét phấn, đeo cẩm thạch, xách bóp đầm. Chiếc áo màu
xanh thẫm điểm bông lớn bằng cái trứng gà không hợp với màu phấn tô mặt
của mụ.
Ngỡi nói:
- Ý cha! Bả nịt bụng hay sao mà có co, có eo, coi được quá chớ?
Nguyệt
thường trầm trồ đôi bàn tay mềm mụp, mát rượi của mụ. Ngón tay mụ suông
đuột, phao móng tay hình hột hạnh nhân, trời nóng cũng như trời lạnh đều
ửng hồng. Bàn tay đó không hề làm bếp hay giặt giũ quần áo, chỉ biết
xòe những lá bài tứ sắc suốt ngày.
Trước
kia Năm Út có nhiều tiền và cất mấy dãy phố lầu nhờ nghề cho vay đặt nợ ở
mấy gánh hát để cho muớn. Thỉnh thoảng, mụ ta cũng nổi máu nghệ sĩ
tính, xin soạn giả cải lương , đóng mấy vai con tỳ nữ giễu cợt với bọn
hề mặt mốc, hoặc biểu diễn những màn chưng bươm bướm trước khi đoàn hát
diễn tuồng nồng cốt. Sau đó, mụ ta bị mẹ ép gả cho ông Năm Út. Thua buồn
hoặc bất mãn về tình duyên nào đó, mụ đâm ra bài bạc, bán đứt mấy dãy
phố lầu rồi dọn về đây. Ông chồng thì bán cà phê, nước giải khát. Còn mụ
vẫn đỏ đen lu bù, lâu lâu bày ra bán cháo trắng thịt phá lấu hoặc cơm
tấm bì.
Năm Út chợt thấy bà Cam mặc áo hường, đúng bên bình bông huệ, liền ứng khẩu hát lảnh lót:
“ Người ngọc bên hoa, hoa ửng sáng,
Hoa cười bên ngọc, ngọc thêm trong”.
Mọi
người cười ồ ồ. Bà Cam tuy không hiểu trọn câu nói của bà bạn hàng xóm,
cũng cười bẻn lẻn, tình tứ như công chúa bị hoàng tử ve vãn trong phim
Ấn Độ.
Bà Tư mừng rỡ:
- Thiệt tao bằng bụng lắm, Năm Út à. Mày tới đây chia vui với em út, quí biết chừng nào.
Năm Út ung dung ngồi xuống ghế, lấy phong thư, liếc liếc bà Tư rồi ỏn ẻn nói:
- Thôi đi bà nội. Để tui nói chuyện phải quấy với vợ chồng con Ngọc một chút. Đâu, cô dâu chú rể lại chị Năm coi.
Chơn và Ngọc bẻn lẻn, bước lại. Mụ nhìn Ngọc từ trên xuống dưới khen:
- Con Ngọc hôm nay sao đẹp mê ly quá xá. Tuy nó đen đúa, nhưng mà đen theo điệu xôi nếp than, càng ăn càng bùi miệng.
Ngọc cúi xuống cằn nhằn:
- Chị Năm… nói kỳ quá hé.
Năm Út
làm bộ tỉnh khô, khẽ lấy tay nhịp xuống bàn ca mấy câu vọng cổ đã thâu
thanh vào đĩa hát Asia qua giọng ca của cô Tư Sạng hồi hai mươi năm về
trước:
Con
ôi! Tháng Chạp tới đây là ngày tên con sẽ ghi vào cuốn sổ nhơn duyên,
cung đàn bấm phím tơ loan cho trăm năm được bề chắc ơ… ơ… ơ…
Một người đàn ông ngồi đối diện la lên:
- Đ.m… bà này ca bản xưa mùi tận mạng.
Năm Út tra gân cổ lên chót chét ca nữa. Bà Tư háy dài một cái:
- Thì mừng cho em út đi. Ca lý hoài làm tụi nó nóng ruột.
- Bất nhơn dữ không? Mà tụi nó nóng ruột… để làm gì vậy a bà Tư?
- Con nhỏ coi bộ muốn điên.
Năm Út trao phong thư cho Ngọc rồi lên giọng dạy đời:
- Nè Ngọc, chị khuyên em một câu: hể con gái thì xuất giá thì tùng phu… Ông bà mình thường dạy như vậy…
Rồi mụ quay qua Chơn:
- Con Ngọc thì lo bề xuất giá tùng phu, còn mày cứ việc chổng khu… đẩy ghe vô ụ.
Cả đám
cưới cười ồ ồ. Bên này Ngỡi nằm lăn ra “đi-văng” cười muốn hụt hơi.
Nguyệt cũng cười đến nỗi đau cuống họng, nặng cả ngực và muốn tróc mỡ
sa.
Bên kia, Năm Út uống nước cam rồi bóc chiếc bánh ú nhai lách chách. Mụ õng ẹo chê bai:
- Nè bà Tư, đi ăn đám cưới như vầy hoài chắc tôi bớt mập, có thể leo lên sân khấu vũ “xét-xi” ngon lành một cây.
Bên này, Ngỡi xầm xì với Nguyệt:
- Con mẹ Năm Út chì lắm. Một khi con mẻ xì ra, ba làng bụm họng y thị cũng không kịp.
Năm Út xách bóp đứng dậy kiếu gia chủ, liếc Chơn một cái thật lẳng, rồi núng ninh ngoáy cặp mông tròn vo ra cửa:
- Chị biết hai em cũng chẳng vui sướng nhiều bằng cặp vợ chồng mới cưới khác. Đêm nay, bất quá…
Bà Tư trợn mắt, tức mình:
- Con đĩ heo nái, ăn nói vô duyên.
Năm Út hát lảnh lót:
“Đêm nay dầy sướng mỏi mê
Đường đi nước bước đi về từ lâu”
Năm Út
vừa bước ra hẻm, chợt thấy Ngỡi và Nguyệt thập thò ở khung cửa sổ vàng
rực ánh đèn liền bước vào. Nguyệt niềm nở mời mụ ta ngồi và đưa cái quạt
phất giấy cho mụ quạt.
Ngỡi cười:
- Bà này ưa soi bói chuyện của người ta hoài. Nhè chỗ nhột của người ta mà cù lét chớ.
Năm Út liếc qua bên nhà bà Tư:
- Con Ngọc muớn tiệm may nào may áo không biết mà khi ngó vào là thấy cái bụng nó nổi tròn vo, ngứa mắt quá chừng.
Ngỡi hăm he:
- Xong đám cưới, bà Tư sẽ đào mồ cuốc mả ông bà, ông vải chị đa.
Năm Út cười tỏn tẻn:
- Sức
mấy. Bả là anh hùng một cõi, còn tao đây là đồ xả rác hay sao? Hồi xưa
tao cũng cầm đầu một toán đánh ghen tập thể, ở miệt Lăng Tô, Tân Thuận,
thử hỏi ai mà không biết?
Ngỡi bật cười:
- Chị bảnh quá he? Vậy thì chết thiên hạ còn gì?
Năm Út trề môi:
- Chẳng bảnh, chẳng bao giờ hết. Nhưng ai bảnh hơn con này chắc là khó sống.
Đám
cưới tản mác dần. Trời tối mịt ở ngoài cửa sổ. Nguyệt sửa soạn khăn mặt,
đi tắm. Đồng đi chơi cũng vừa về. Cả hai qua nhà Ngỡi dùng cơm không
chờ Đăng vì Đăng đã dặn trước là tối nay chàng đi coi hát bóng tới muời
giờ mới về.
Cơm
nước xong xuôi, Đồng đi ngủ sớm. Nguyệt bưng hộp đồ thêu ra, tẳn mẳn
thêu thùa cho qua một buổi tối. Ngỡi sau khi gội đầu xong, bước qua nói
chuyện khào.
Con
nít xúm lại la ó rùm beng ở dưới mái hiên nhà bà Tư. Chúng xúm quanh bàn
bầu cua cá cọp, sát phạt nhau từng đồng bạc nhỏ, nhưng không kém hào
hứng.
Năm Út bước lại thùng chứa rác, bỏ vào đó xác vỏ quít, ngứa miệng:
- Tụi bây, đừng có làm om xòm. Để chị Ngọc bây ngủ cho khỏe để nó kiếm con.
Khi bọn tiểu yêu tản mác thì Năm Út lẫn Tư Búp bước vào nhà Nguyệt. Tư Búp nói nhỏ:
- Có con trong bụng rồi mà còn kiếm nổi gì? Chắc là thằng Chơn chỉ có nước tráng men cho đứa nhỏ…
Năm Út nói:
- Có chửa rồi nên kiêng cữ ăn nằm với chồng họa may con cái sau này thông minh, học giỏi.
Đèn bên
nhà bà Tư, không hiểu sao, tắt lịm. Bà loay quay lo thắp đèn dầu, và
bắt đầu cằn nhằn, trách móc Tư Búp giễu cợt tầm ruồng, ăn nói xô bồ xô
bộn.
- Tui lóng rày sức tàn vóc mỏi rồi. Hồi trước, con vợ thằng Út mà nói giọng đó, tôi xé nó tét háng.
Ngỡi xuí bậy:
- Bả chửi chị kìa. Ăn thua đủ với bả cho tụi này xem chơi.
Năm Út cười:
- Ối, hơi nào, bả nói lén mà ai thèm chấp nhứt.
Bà Tư
bước ra hiên nhổ xác trầu, liếc sang nhà Nguyệt, nét mặt cùng hung cực
ác. Khuôn mặt bà nhiều thịt hum húp như bị chứng phù thủng không thể làm
giảm ánh mắt sắc sảo và cặp mày xếch ngược, đầy uy quyền.
Bà nói với bà Bảy Bụng:
- Chi
Bảy nghĩ coi. Con cháu tui tuy là nghèo hèn vậy chớ cũng được một lần
cưới hỏi rỡ ràng. Mấy con đĩ chung quanh đây ganh ghét, xầm xì nói hành
nói tỏi. Mà nói cho cùng, nếu lấy trước cưới sau, nó cũng chỉ lấy có một
thằng. Còn cái thứ đàn bà dâm đãng nay cụp thằng này, mốt cụp thằng nọ.
Đã vậy, mà mấy con đĩ trời đánh thánh đâm đó không biết vinh, biết
nhục, cứ xáp lại nói xóc óc mẹ con tui.
Bà Bảy cười hềnh hệch:
- Ối, hơi nào chị để ý chuyện tẹp nhẹp đó? Họ nói gì mặc họ. Mình tử tế, đàng hoàng thì mình biết.
Năm Út, Tư Búp, lẫn Ngỡi bị một câu “bứt mây động rừng” ấy, nhột nhạt, xốn xang. Tư Búp trề môi:
- Tưởng bả tử tế gì đó. Cái thứ đoạt chồng thiên hạ, ác đức, tội lỗi dẫu tắm nguyên con sông Đồng Nai cũng chưa rửa hết tội.
Năm Út nhún vai:
- Nghe nói hồi xưa bả dựng bảng kén chồng. Trời ơi! Đĩ ngựa một cây đó.
Không
khí hai bên bắt đầu căng thẳng. Nguyệt muốn tìm chỗ trốn để khỏi nghe
hai bên chửi bới lẫn nhau. Nàng miễn cưỡng ngồi tiếp khách, lòng hồi
hộp. Ngỡi đứng dậy, Tư Búp trề môi, nói khích:
- Mày chạy mặt bà Dạ Xoa đó rồi hả?
Ngỡi ngoảnh lại:
- Có muốn sanh sự với bả thì làm ơn ra khỏi nhà chị Nguyệt, kẻo chỉ mắc họa lây.
Năm Út đứng dậy:
- Mày làm bộ biết điều, còn tụi tao là hạng ăn ở bội thiên nghịch địa vậy.
Tư Búp mỉm cười rồi ngáp ồn ào, nhìn qua bà Tư giọng châm biếm:
- Làm gì mà mình lúc nào cũng buồn ngủ y như là đàn bà có chửa vậy cà?
Năm Út cười:
- Tại mang tiếng đ… bậy nên có chửa chớ sao.
NTTV
GS. VŨ QUỐC THÚC * KINH TẾ VIỆT NAM
GS. VŨ QUỐC THÚC
KINH TẾ VIỆT NAM
Ai cũng rõ là Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt chước đàn anh Trung Cộng khi đưa ra nhãn hiệu " Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa " vì Bắc Kinh chính thức gọi kiểu mẫu kinh tế của mình là Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ( économie socialiste de marché ) . Với khái niệm này , Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Trung Cộng gián tiếp chủ trương rằng thị trường không phải là một cơ chế đặc thù của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ( économie capitaliste ) gắn liền với sự tồn vong của nền kinh tế này mà có thể hiện diện ngay cả trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa . Như vậy cả hai đảng đã gạt bỏ kiểu mẫu kinh tế hoạch định toàn diện cố hữu vì chấp nhận thị trường tức là phó mặc sinh hoạt kinh tế cho sáng kiến tư nhân , từ nay được tự do kiếm sống , tự do sản xuất , tự do tiêu thụ , tự do trao đổi , tự do tích lũy , tự do đầu tư .. Nhà Nước có thể "phủi tay " không cần lo liệu từ bát cơm , manh áo cho đến thuốc men , nhà ở v.v..của từng gia đình nhưng đồng thời chính quyền cũng mất một phương tiện " áp đảo " kẻ " cứng đầu " vì khó dùng biện pháp " bao vây kinh tể " hữu hiệu như xưa nữa . Dĩ nhiên , giới lãnh đạo cộng sản Tầu cũng như Việt tin rằng có thể giới hạn thị trường dưới một mức nào đó để có thể duy trì quyền toàn trị của họ : chẳng hạn không cho phép các hoạt động kinh tế thị trường vượt khỏi ranh giới một số " vùng kinh tế đặc biệt " , hoặc tiếp tục dành vai trò " chủ đạo " cho những xí nghiệp quốc doanh bằng cách trợ cấp cho những xí nghiệp này bất chấp kết quả tối tệ của chúng . Quan trọng hơn hết là ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam , khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên cơ cấu cũ với các hợp tác xã do Đảng kiểm soát và chế độ sở hữu tập thể mọi đất đai canh tác . Giới lãnh đạo Cộng Sản tin rằng chừng nào họ vẫn nắm chắc thôn dân thì chẳng kẻ thù nào có thể lật đổ họ .
Thực tế đã cho ta thấy gì ?
Phải khách quan công nhận rằng nếu chỉ nhìn bề ngoài, thí dụ : cảnh tượng các thành phố với những cao ốc , những cửa hàng đầy ăm ắp hàng hóa đủ loại , những đường phố kẹt cứng vì quá nhiều xe cộ trong đó không thiếu gì các xe hơi kiểu tối tân .. hoặc nếu chỉ căn cứ trên các số liệu thống kê vĩ mô về sản xuất, về xuất nhập khẩu , về đầu tư v.v.. thì sự tái lập thị trường đã mang lại kết quả khá ngoạn mục ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc . Các cơ quan quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới , Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế , Ngân Hàng Phát Triển Á Châu .. đều đã nêu tỷ lệ tăng trưởng rất cao của Trung Quốc và khá cao của Việt Nam trong mấy năm qua . Tuy nhiên nếu căn cứ trên những thiên phóng sự tỉ mỉ , đi sâu vào đời sống hàng ngày của nhân dân , do các ký giả nổi danh là vô tư đã cho phổ biến trên báo chí cũng như các đài truyền hình , ta nhận thấy một số trạng thái tiêu cực rất quan trọng .
Nhận định thứ nhất là có một sự chênh lệch trầm trọng giữa các thành phố - cơ sở của nền kinh tế thị trường - với toàn thể các làng xã vẫn còn bị giam hãm trong nền kinh tế hoạch định kiểu cộng sản . Trong những làng xã này , nạn nghèo đói vẫn dai dẳng tồn tại . Ngoài những hậu quả thông thường như thất học , hủ lậu , yểu tử , trẻ em thiếu dinh dưỡng v.v.. ở Việt Nam đã xuất hiện hai hiện tượng mới : đó là nạn bán con cái cho ngoại nhân để lấy tiền nuôi gia đình và nạn dân nghèo đổ xô về các thành thị để sống trong cảnh " màn trời chiếu đất, bùn lầy nước đọng "....
Nhận định thứ hai là sự chấp nhận quyền tư hữu gắn liền với kinh tế thị trường đã khiến cho các tệ đoan như : chiếm công vi tư , hối mại quyền thế , tham nhũng ...lan rộng khắp các địa phương và xâm nhập hệ thống chính quyền . Tình trạng này đã gây bất ổn cho mọi cuộc kinh doanh lành mạnh , làm nản lòng những ngoại nhân muốn đầu tư trực tiếp và lâu dài . Triển vọng phát triển kinh tế toàn quốc có thể trở nên u ám vì các tệ đoan này .
Nhận định thứ ba là nạn " cường hào ác bá " tái xuất hiện ở nhiều nơi dưới một hình thức mới là những kẻ có đôi chút quyền hành hay thế lực móc nối với kẻ bất lương để thực hiện những cuộc kinh doanh phi pháp . Người ta thắc mắc : làm sao trừ diệt được nạn này khi quyền toàn trị vẫn ở trong tay Đảng Cộng Sản ?
* * *
Sự tái lập thị trường trong một nền kinh tế hoạch định kiểu cộng sản ở Việt Nam - cũng như ở Trung Quốc - biểu lộ một đường lối đã được giới lãnh đạo công khai thú nhận : đó là chỉ " đổi mới " kinh tế còn cơ cấu chính trị thì vẫn giữ nguyên như cũ . Đường lối này có thể đem lại kết quả mong muốn không? Ta có quyền hoài nghi trước những gì đã nhận thấy .
Bất cứ nền kinh tế quốc gia nào chỉ có thể phát triển bền vững khi mọi địa phương , mọi khu vực , mọi ngành hoạt động đều hội nhập và gắn bó hài hòa , tạo thành một hệ thống thuần nhất : có như thế thì sự tăng trưởng trong một " khâu " mới tạo ảnh hưởng dây truyền và đưa tới sự tăng trưởng gấp bội của toàn bộ . Ta đã thấy là không thể tách kinh tế ra khỏi chính trị. Sớm muộn gì sự " sống chung " trong khuôn khổ quốc gia giữa nền kinh tế thị trường với nền kinh tế hoạch định cộng sản cũng đưa tới xung đột : nền kinh tế nào hữu hiệu nhất sẽ có nhiều cơ tồn tại khi cuộc xung đột chấm dứt . Dựa trên những gì đã nhận thấy ở Trung Quốc và ở Việt Nam ta có thể tin chắc rằng đó sẽ là kinh tế thị trường . Một vấn nạn cần được giải đáp : sự hội nhập kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng gì đối với thể chế chính trị ở hai nước này? Vẫn biết nhà cầm quyền chủ trương giữ nguyên thể chế chính trị như trước khi đổi mới kinh tế nhưng họ đâu có thể cưỡng lại những đòi hỏi về mặt chính trị mà sự đổi mới kinh tế đã làm nảy sinh ! Khi tìm giải đáp cho câu hỏi này , chúng tôi nhận thấy một sự khác biệt quan trọng giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam
Ai cũng biết là dưới chế độ đảng Cộng Sản toàn trị , những tổ chức chính trị đích thực đối lập bị triệt để ngăn cấm vì mọi sinh hoạt chính trị đều phải đặt trong khuôn khổ thể chế hiện hành , do Hiến Pháp ấn định , để chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền - nghĩa là của Đảng Cộng Sản . Các cá nhân hay tổ chức đích thực đối lập chỉ còn một cách xử sự : nếu ở lại trong nước thì phải " rút vào bóng tối " để hoạt động bí mật với nguy cơ là bất cứ lúc nào cũng có thể bị đàn áp và truy tố dưới tội danh " phá hoại chế độ " , " âm mưu phản loạn " , "làm gián điệp cho ngoại bang " , vân vân .. Nếu muốn hoạt đng công khai thì phải di tản ra ngoại quốc , do đó không thể nào liên lạc thường xuyên với nhân dân quốc nội để phổ biến lập trường , quan điểm cùng mọi đề án của mình nữa .
Trong hoàn cảnh này , đổi mới chính trị chỉ có thể là dân chủ hóa chế độ , bằng cách sửa lại Hiến Pháp để chính thức công nhận quyền đối lập . Cả hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đều chưa chịu làm công việc đổi mới ấy ! Cả hai đảng đều giữ vững các nguyên lý rút tỉa từ chủ thuyết Mác Lê nin như :Đảng Cộng Sản nắm quyền chuyên chính vì lẽ Đảng là đạo quân tiền phong của Giai Cấp Vô Sản ; quyền quyết định cuối cùng thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương vì đó là cơ quan cao nhất trong bộ máy Đảng ; trong thực tế việc quyết định giao cho Bộ Chính Trị là cơ quan có thể họp thường xuyên với một số thành viên không quá hai chục người đã được Ban Chấp Hành Trung Ương bầu ra ; trong sự chọn lựa các cán bộ điều khiển ở mọi cấp , ưu tiên phải dành cho các đảng viên có nhiều tuổi đảng, xuất phát từ thành phần công nhân và nông dân : thành phần doanh thương luôn luôn phải coi là thành phần khả nghi vì họ có xu hướng trở lại tư bản chủ nghĩa ; không nên giao cho các phần tử trí thức và chuyên gia các chức vụ có nhiều quyền hành vì như Đệ Tam Quốc Tế đã khẳng định họ thường " bấp bênh " nghĩa là có xu hướng đặt nặng yêu cầu kỹ thuật , coi nhẹ yêu cầu chính trị của nền vô sản chuyên chính ; vân vân .. Tuy nhiên dưới áp lực của việc hội nhập kinh tế thị trường , cả hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đều đã phải làm mềm dẻo phần nào các nguyên lý vừa kể .
Ở Trung Hoa , ngoài sự chấp nhận việc làm giầu là một hành động không những hợp pháp mà còn nên khuyến khích , mới đây Đảng Cộng Sản Trung Hoa còn chính thức bãi bỏ mọi sự kỳ thị đối với thành phần doanh thương , từ nay sẵn sàng để cho những đảng viên thuộc thành phần này được bầu vào các chức vụ điều khiển trong bộ máy Đảng và Nhà Nước. Khỏi cần nói mục tiêu của chính sách, trước nhất là để " bạch hóa " những hành động hối mại quyền thế , nhũng lạm , chiếm công vi tư .. mà rất nhiều cán bộ Đảng đã làm cũng như để bạch hóa các tài sản mà họ đã thủ đắc . Mục tiêu thứ hai được rầm rộ nêu cao , là khuyến khích các doanh gia cự phú gốc Hoa , hiện thời sinh sống ở ngoại quốc , hồi hương lập nghiệp mang theo tài sản quý báu của họ . Họ sẽ yên tâm làm ăn nơi quê cha đất tổ vì từ nay chính họ hoặc thân nhân hay bằng hữu có thể tham gia chính quyền , nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng
Dẫu sao với sự phục hồi địa vị của thành phần doanh thương , rõ ràng là Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã gạt bỏ một giáo điều căn bản của chủ thuyết Mác Lê nin . Một khi thành phần doanh thương được công nhận là thành viên chính đáng của Đảng Cộng Sản thì Đảng này còn có thể coi là đạo quân tiên phong của giai cấp vô sản nữa không ? Ta có thể nêu giả thuyết : nếu mai đây những đảng viên thuộc thành phần doanh thương , nguyên là những nhà tư bản " trưởng giả " , nắm quyền lãnh đạo Đảng thì liệu rằng họ có duy trì thể chế chính trị hiên thời nữa không ? Giờ đây chưa ai có thể trả lời câu hỏi này vì hãy còn quá sớm ...
Ở Việt Nam , từ Đại Hội VI ( 1986 ) , Đảng Cộng Sản quyết định đổi mới kinh tế để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã trở nên trầm trọng , Dư luận cho rằng các kẻ lãnh đạo Đảng đã tuân theo lời khuyến cáo của Gorbatchev trong cuộc viêng thăm chính thức Việt Nam của ông ta ,trước ngày Đại Hội không lâu . Đồng thời với đường lối đổi mới kinh tế , Đảng đã tung ra khẩu hiệu " Liên minh công nông trí thức " . Trong cuốn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 1999 , các tác giả đã cố chứng minh rằng ý kiến liên minh ba thành phần xã hội này không phải là mới vì ngay từ năm 1945 , để thực hiện cuộc cách mạng giành độc lập , Mặt Trận Việt Minh đã được sự tham gia của nhiều nhân vật trí thức tên tuổi . Tuy nhiên , theo những chứng nhân biết rõ sự thật lịch sử thời đó , thì các nhân vật trí thức ấy chỉ đóng vai " long trọng viên " : trên danh nghĩa họ được giao những chức vụ rất quan trọng như Bộ Trưởng , Tổng Vụ Trưởng , Chủ Nhiệm , Chủ Tịch .. nhưng mọi quyết định đều do những cộng sự viên không phải là trí thức , do Đảng bổ nhiệm làm đảng ủy trong cơ quan . Thái độ nghi kỵ - có thể nói là miệt thị - tầng lớp tri thức tồn tại cho tới giữa thập niên 1980 . Tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thay đổi đường lối từ Đại Hội VI ? Vẫn theo cuốn Lịch Sử Đảng nói trên , lý do là : " Tương quan lực lượng giữa cách mạng và thế lực chống đối ở nước ta quy định điều đó . Liên minh công-nông-trí vững mạnh chính là điều kiện để Đảng đưa cách mạng bước vào thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với tính cách là mõt chế độ thống tri.." (trang 302 ) .
Lời giải thích này là một sự thú nhận gián tiếp . Đảng Cộng Sản Việt Nam thú nhận rằng Đảng đã sai lầm vào năm 1975, khi quyết định tiến mau , tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa , không cần phải qua thời kỳ quá độ như Các Mác đã dự kiến. Do đó cuộc khủng hoảng đã xẩy ra và trở nên rất trầm trọng vào khoảng cuối năm 1985 . Đổi mới kinh tế , tái lập thị trường , có nghĩa là trở lại thời kỳ quá độ . Trong thời kỳ này - chính thức được gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa -, tuy cho phép tư nhân làm giầu , nhưng cần phải tránh sự hình thành một chế độ tư bản chủ nghĩa có tính cách thống trị . Chính vì vậy mà phải ngăn ngừa tầng lớp trí thức liên minh với tầng lớp tư sản doanh thương : trái lại cần thực hiện và tăng cường liên minh giữa giai cấp công-nông và tầng lớp trí thức , dĩ nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản để khỏi đi sai đường .
Chính sách liên minh công-nông-trí có thể mở đường cho sự dân chủ hóa thể chế chính trị không ? Sự phân tích vừa kể cho ta thấy rõ thâm ý của Đảng Cộng Sản Việt Nam : Đảng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và chỉ muốn dùng đội ngũ trí thức như một lợi khí trong giai đoạn quá độ hiện thời mà thôi ! Ai cũng biết nhà đương quyền cộng sản Việt Nam đang áp dụng kế hoạch cấp phát bừa bãi học hàm , cho phép các cán bộ đảng theo học những khóa huấn luyện kỹ thuật đơn giản , rút ngắn , để rồi cấp cho họ những học hàm tiến sĩ , phó tiến sĩ , thạc sĩ v.v.. Đó là chưa kể những tệ đoan như đút lót để trúng tuyển trong các kỳ thi , thuê người thi hộ , mua bằng giả .. Hậu quả tức thì là bằng cấp mất giá trị không còn được coi là một bảo đảm chắc chắn . Những trí thức " khoa bảng " mất dần uy tín không còn là một đe doạ chính trị nữa . Đảng đạt được mục tiêu trước mắt là hạ thấp thế lực xã hội của tầng lớp trí thức .Nhưng hậu quả lâu dài vô cùng tai hại : những trí thức và chuyên gia đào tạo ở hải ngoại sẽ chán ngán không thiết hồi hương trong khi đó những trí thức và khoa bảng " nội hóa " càng ngày càng bất mãn vì không được " trọng dụng " như họ mong muốn
Trong tình trạng này , muốn tiến tới một chế độ dân chù thực sự , không còn cách nào khác là phải tìm cách bãi bỏ thể chế cộng sản toàn trị qua một cuộc vận động mạnh mẽ và quyết liệt ở quốc nội . Trông chờ ở diễn biến tự nhiên chỉ là một thái độ không thực tế ./.
Vũ Quốc Thúc (Paris)
THI VŨ * MÙA HÈ SĂN ĐUỔI
Mùa hè săn
đuổiThi
Vũ
Không có tiếng ve sầu, nhưng vẫn rền giọng ve kêu. Không
hàng phượng đỏ rực, mùa hè vẫn âm ỉ chói nhói qua tim.
Quá khứ thường dội về bằng âm và màu. Dù mùa hè còn nước
và dòng sông chảy không vang. Với hương ngát không ngân, như hương sen trên dãy
hào bao quanh hoàng cung.
Từ bờ cao trường thành nhìn xuống mặt sau đường Paul Bert
đang lung linh mù biệt dưới cơn nắng hạ. Hào sen rực rỡ. Bao đóm hồng chúm hay
nở toả, nhoi vút giữa các dĩa lá lục ngọc chen sắc bạc. Xối vào cơn nắng chát và
gắt, chút hương sen lung linh. Trưa đậm đặc. Vào lúc này, không gian chỉ hiển
hiện trên những cánh chuồn chuồn rù rì di động theo chấm màu đỏ ối, xanh biếc,
tím than hay lục non. Không gian chúc đầu trốn chạy vào con nước trên sông, để
lại những đám mây trắng tốc, trấn đóng trên nền trời xanh biếc đứt
hơi.
Không gian của ta bây giờ không còn sông, không hương.
Chúng ta nhập tịch nơi không gian đá gạch cõi Tây du lam lũ. Còn sót chăng, vài
niệm tình hay ký vãng đánh mốc dặm về chốn cũ xa xôi.
Không gian lòng người, giờ đây cũng tiêu điều, chật hẹp.
Gặp gỡ và chuyện trò với số đông, ta như nhà tu bất bạo bị kéo vào tham dự cuộc
săn bắn. Bao là kẻ sống suốt đời vẫn chưa hoàn thành sự nghiệp mơ ước hay thành
quả đạo đức. Họ cần nói cho hả. Và rất cần có người nghe biểu đồng tình. Họ đem
ước mơ làm thực tại, trao mơ ước ấy cho ta, bắt ta sống thay họ. Mỗi người là
một ông thầy đời. Họ không tìm hiểu vì sao họ thất bại. Chẳng muốn nhúng tay vào
bất cứ gì, nhưng họ dạy ta cách phải làm để thành công. Phải... Phải... Phải thế
này phải thế nọ. Duy chuyện biến ngôn ngữ, ý nghĩ ra hành động cứu đời thì họ
xin thôi. Ngôn ngữ thặng dư sau mươi cốc la de, cognac, sau bữa ăn thịnh soạn, ê
hề. Ngôn ngữ ựa. Không phải tiếng lòng nghìn lửa bốc. Không là tiếng suối kéo
nước đi. Mỗi người là một thợ săn chạy đuổi con mồi vô vọng. Chạy đuổi từ tấm bé
đến già nua, bám riết con mồi nhưng vẫn không bắn trúng. Mải miết, gầm ghè.
Người đọc tôi có cảm giác này chăng khi chuyện vãn với thiên hạ
?
Ta ngồi đấy nghe câu chuyện bất tận. Rồi thôi. Người nói
nói liên lỉ nơi lòng họ đêm này sang ngày khác suốt năm. Gặp được ta, lời thầm
liền bắt tiếng, vang lên như guốc khuya gõ trên hè phố. Người nói không cần
người nghe. Bởi người nói đuổi theo con thú trong rừng ảo giác mà y tin có thật.
Tuy y vẫn cần ta hiện diện, để độc thoại mang ý nghĩa đối thoại. Y muốn
trao-nhưng-không-cho sang kẻ khác món gia bảo cồng kềnh y mang vác, chạy đuổi từ
ấu thời. Y cần ta như cần gốc cây, hốc đá, phong cảnh, để cuộc săn thêm chướng
ngại và hào hứng. Chuyện y kể ngày càng chào xáo, đồ sộ, phóng lớn. Sức tưởng
tượng ghép theo thời gian lớn dần thành cảnh thực. Càng nói, càng kể, y càng
tin, càng mê tiếng nói của chính mình. Dần dà y quên truyện phim do y đạo diễn
chỉ là những hình bóng dẹt trên màn ảnh phẳng lờ. Không là cuộc
đời.
Mà đời thì đầy những mãnh thú phải hạ
thủ.
Viên quan lại xưa, một tướng lãnh, chính trị gia, nhân
sĩ, giáo sư, trí thức, văn nghệ sĩ... ra tới cán bộ cao cấp đảng. Tất. Họ là
những tên thợ săn chạy đuổi con mồi hư ảo qua cơn độc thoại bất tận. Ý nghĩa do
họ tạo ra chỉ mang giá trị cho riêng họ. Mặc đời có yêu thích hay không. Tất. Họ
là kẻ săn đuổi mặt trời.
Người tiền sử xưa kia là ai đó nhỉ ! Anh chàng đã bắn
rụng chín mặt trời giữa mùa hạn hán ? Hắn thâm hiểm khi để sót một mặt trời. Ý
chừng trêu cợt bọn thợ săn hư ảo ngày nay ? Khiến con người mải đi quanh, như
trái đất quay quanh mặt trời. Trên thế gian mỗi người đi quanh mặt trời bốn mươi
vòng, sáu mươi vòng, tám chín mươi vòng... Dẻo dai lắm được một trăm vòng rồi
lăn quay ra chết.
Ðời người tính lại chỉ bấy nhiêu : mấy chục vòng đi quanh
mặt trời chẳng sao bắn rụng. Mấy chục lần nhai đi nói lại cuộc độc thoại khôn
nguôi, với bao lý tưởng lỗi thời. Mấy trăm bận làm diễn viên cho những vở bi
hài.
Thanh niên chê chửi bọn người lớn bất tài, vô dụng, lẩm
cẩm. Người già chê bọn thanh niên non nớt. Thế nhưng, người lớn vẫn rầm rì chơi
trò con nít. Rồi đâu sẽ vào đấy, bọn thanh niên lực lưỡng dần dà ra râu chuốc
tóc, đóng vai đạo mạo người lớn mà chúng phê chửi trước kia.
Thời gian lột trần chiếc mặt nạ với bao lần áo đạo đức
giả, xa hoa, kênh kiệu. Thời gian đánh đổ mọi ý tưởng và lý
tưởng.
Tất cả mông muội làm thợ săn chạy theo con mồi hư ảo. Tất
cả đi được vài chục vòng quanh mặt trời rồi ngã đạn. Tự mình cầm súng bắn vào
mình. Con mồi đuổi theo kia nào ai khác ngoài ta ? Ta đang giết chính ta trong
cuộc đời này.
Từ nửa giờ hơn tôi chưa biết viết gì cho mục tạp ghi. Tạp
ghi, ghi những điều tạp nhạp trong cuộc sống ? Hay ghi trăm màu nghìn vẻ đời
người nơi vùng tạp xứ ? Quý hồ như hiệu tạp hoá là may. Người ghé mắt đọc tựa
khách ghé mua cái chổi, kiếm lóng chỉ, vài đinh ốc, dăm viên kẹo bi... Thức gì
cũng có. Quý hồ làm trạm nghỉ cho những kẻ đi săn dừng chân uống chai la de, xá
xị.
Tôi vân vê quản bút nhìn tờ giấy trắng, nhồi nồi điếu,
bật lửa. Chợt nhìn qua bên kia dãy bàn ở quán cà phê, thấy dáng một người Việt
ngồi đăm chiêu. Ðịnh nhếch cười chào. Song tự hỏi có sỗ sàng với gã chăng ? Nếp
sống nghi kỵ đã thành dân tộc tính. Bao nhiêu năm rồi người Việt thôi nhìn nhau.
Họ chỉ dò nhau mỗi khi gặp gỡ. Sự vồn vã chảo hỏi thuở xưa đã biệt tích trên lắm
nẻo đường.
Ta cứ nói ba hoa về người Việt, người Việt. Nhưng có thật
còn một Người Việt trên trái đất này chăng ?
Hẳn nhiên có rất nhiều người tự nhận, hoặc bị gán, là
Việt Cộng, Việt Gian, Việt Quốc, Việt Cách, Việt Nguỵ, Việt Kiều, vân vân... Sau
đám mỹ từ hay xỉ từ hỗn loạn kia, con người là hình nộm ngồi chờ thượng đế hà
hơi. Nhưng thượng đế chẳng bao giờ đến.
Cứ kêu rao văn hoá, văn nghệ đi ! Ðể chỉ thấy người thăng
đồng, vàng ra như nghệ, còn văn cong đuôi văng mất. Cứ đề cao và rống to bốn
nghìn năm văn hiến đi ! Như con số chồng lên con số. Nhưng năm thứ bốn nghìn so
chẳng khác chi năm thứ nhất. Vẫn ăn lông ở lổ, vẫn võ biền du thực trong linh
hồn. Văn hiến heo quay. Văn nghệ sơn mài. Văn học bộ đội.
Cuối cùng tôi quyết định chào hắn, nên khẽ nghiêng đầu
cười đưa. Hắn đáp lễ như tôi rụt rè. Thoáng thấy hắn quen quen, như từng gặp đâu
đó rồi. Song tôi vờ ngó xuống xấp giấy trắng , cốt đánh tan cử chỉ chào hỏi, vừa
mang vẻ lịch sự tối thiểu, vừa hối tiếc sỗ sàng quá lố, hoá trang lòng tự
kiêu.
Lát sau, tôi liếc mắt quan sát xem đã gặp hắn ở đâu. Lục
lọi, tóc mách, xem hắn là người thế nào. Tôi vờ chắp đôi tay tì bàn đăm chiêu để
có dịp nhìn kỹ hắn. Có lẽ hắn cùng tâm trạng xoi mói tìm tòi như tôi, nên cũng
phác hoạ lên bên kia dãy bàn những tư thế tương tự. Tôi tiếc thị lực yếu, cặp
kính cận lâu chưa thay, nhìn hắn không rõ nét. Bèn đứng lên qua bàn hắn, lấy cớ
chào hỏi xem cho rõ mặt.
Nhưng vừa đứng lên mới hay cái thằng mình thấy quen quen
như đã gặp đâu đó rồi, chẳng ai khác hơn mình đang phản chiếu vào mặt tường
gương bên kia dãy bàn quán cà phê ! Tôi bàng hoàng e thẹn.
Con người đi đâu cũng chỉ thấy riêng mình. Chẳng nhìn ai
khác. Tất cả đều là Việt Cộng. Trừ mình. Tất cả đều là Xịa. Trừ mình. Tất cả đều
là nguỵ và phản động. Trừ mình. Tất cả đều tiểu nhân. Trừ mình. Tất cả đều ngu
dốt. Trừ mình. Tất cả đều ích kỷ. Trừ mình...
Trừ mình. Trừ mình. Nhưng vẫn không chịu trừ mình ra khỏi
màn kệch cỡm làm đau nhói nhân sinh.
Tấm gương soi có đó, dành soi riêng cái mình "vĩ đại",
"ngạo mạn", "anh hùng". Gương soi chưa là mặt kính chiếu yêu, rọi nguyên hình
con thú trong tâm mà mình phải săn bắn. Ðể chấm dứt cuộc săn đuổi ảo
vọng.
Ðể chấm dứt cuộc đi quanh mặt trời.
Thi Vũ
ĐĂNG PHÙNG QUÂN * JACQUES DERRIDA
Ñaëng
Phuøng Quaân
Ai ñieäu
Jacques Derrida
Töø vaên
phoøng Toång thoáng nöôùc
Phaùp chính thöùc
loan tin cho coâng chuùng vaø giôùi
truyeàn thoâng veà vieäc trieát gia
Jacques
Derrida ñaõ qua ñôøi ngaøy 9
thaùng 10 vì bò chöùng ung thö
tuïy taïng phaùt hieän
vaøo naêm 2003. OÂng khoâng laø
moät trieát gia cuûa Nhaø
Nöôùc, vì Phaùp
laø moät quoác gia töï do, daân
chuû ña
nguyeân, khoâng troùi buoäc trong moät
heä tö töôûng nhaát
ñònh naøo. Vaäy côù
sao tin moät trieát gia töø traàn
laïi loan ñi töø moät cô
sôû chính quyeàn cao
nhaát? Derrida laø moät
nieàm haõnh
dieän cuûa nöôùc Phaùp, oâng
laø moät ñaïi bieåu cuûa vaên
hoùa Phaùp vì tö
töôûng vaø taùc phaåm cuûa
oâng coù moät aûnh höôûng
lôùn roäng treân nhieàu
vuøng theá giôùi trong nöûa sau
theá kyû hai möôi.
Cuõng nhö Albert Camus
vaø Louis Althusser, oâng sinh
ra ( ngaøy 15 thaùng Baûy naêm 1930 taïi
El-Biar) vaø lôùn leân ôû
Algeùrie.
OÂng chæ ñaët chaân tôùi
ñaát Phaùp vaøo khoaûng 1950 theo
hoïc ôû Lyceùe
Louis-le-Grand ñeå chuaån bò vaøo
tröôøng Cao ñaúng Sö phaïm
(ENS). Khi thi
haønh nghóa vuï quaân söï trong
nhöõng naêm 1957-59 giöõa luùc
xaûy ra cuoäc
chieán Algeùrie, oâng ñöôïc
bieät phaùi daïy tieáng Phaùp vaø
tieáng Anh trong
moät tröôøng daønh cho con em quaân
ñoäi ôû Koleùa (gaàn thuû
ñoâ Alger), oâng
thöôøng leân aùn chính
saùch thöïc daân cuûa Phaùp
ôû Algeùrie. OÂng cuõng
thöôøng
noùi ñeán hoaøi nieäm queâ
höông Algeùrie (nostalgeria).
Derrida baét ñaàu
söï nghieäp giaûng daïy töø
naêm
1960 (phuï giaûng taïi Sorbonne, roài taïi
ENS), xuaát baûn ba taùc phaåm
ñaàu
tieân vaøo naêm 1967 (La Voix et le
Pheùnomeøne, L’Eùcriture et la Diffeùrence,
vaø De la Grammatologie) ñaõ taïo
chaán ñoäng hoïc giôùi,
ñöa teân tuoåi oâng vaøo
haøng nguõ nhöõng khuoân maët
tö töôûng ñöông
ñaïi cuûa nöôùc Phaùp (
nhö R. Barthes, L. Althusser, M.
Foucault, G. Deleuze ). Baøi dieãn thuyeát
taïi Hoäi Trieát hoïc Phaùp vaøo
naêm 1968 vôùi caâu môû
ñaàu: Toâi seõ noùi veà
moät chöõ (Je parlerai, donc,
d’une lettre), ñaùnh daáu moät
töø môùi: La
diffeùrAnce, cuõng môû ra moät
hoïc thuyeát vaên chöông/trieát
lyù môùi:
huûy taïo[i](1)
(deùconstruction).
Trong moät phoûng
vaán cuûa taïp chí Nhaân Vaên
xuaát
baûn taïi Myõ vaøo naêm 1991, toâi
coù noùi: “Caùch ñaây gaàn hai
möôi naêm,
toâi ñaõ ñaët nhöõng
vaán ñeà cô baûn cuûa moät
khoa hoïc vaên chöông trong
cuoán saùch xuaát baûn ôû Saigon. Trong thaäp kyû 80
naøy, nhöõng vaán ñeà
ñoù ñang ñöôïc khai
phaù trong moät soá ñaïi hoïc
lôùn ôû Myõ.” Cuoán saùch
toâi ñeà caäp laø cuoán Trieát Hoïc vaø
Vaên Chöông do nhaø xuaát baûn
Löûa Thieâng (thöôøng in
saùch cuûa giôùi
ñaïi hoïc) phaùt haønh vaøo
thaùng 8 naêm 1974. Cuoán saùch phaùt
haønh khoaûng
nöûa naêm thì xaåy ra vuï
ñoát vaø caám löu haønh
saùch ôû mieàn Nam sau ngaøy 30 thaùng
Tö
naêm 1975 (vaø oâng Giaùm ñoác
Löûa Thieâng ñaõ cho tieâu
huûy nhöõng saùch
toàn kho). Toâi ñaõ ñoïc Derrida
cuøng vôùi phong traøo vaên
chöông môùi cuûa
nhoùm Tel Quel, beân caïnh nhöõng
Barthes, Foucault, Deleuze, Serres,
Lyotard…Toâi chuù yù ñeán Derrida
ngay töø cuoán Giôùi thieäu
vaø dòch L’Origine de la
geùomeùtrie cuûa Husserl
(xuaát baûn naêm 1962), trong phaàn
Daãn nhaäp, Derrida coù leõ laø
moät trong
maáy ngöôøi ñaàu tieân
daãn taùc phaåm Pheùnomeùnologie
et mateùrialisme dialectique cuûa Traàn
Ñöùc Thaûo (ôû luaän
aùn “Vaán ñeà
caên nguyeân trong trieát hoïc Husserl/Le
probleøme de la geneøse dans la
philosophie de Husserl” ñeà xuaát vaøo
naêm 1953-54, maõi ñeán naêm 1990
môùi
cho xuaát baûn, Derrida toû ra chòu
aûnh höôûng chieàu
höôùng tö töôûng pheâ
phaùn hieän töôïng luaän
döôùi goùc nhìn bieän
chöùng. Toâi baøn vaán
ñeà naøy
trong cuoán “Cô sôû tö
töôûng thôøi quaù ñoä”
seõ xuaát baûn vaøo naêm 2005).
Trong Phaàn I
baøn veà quan heä trieát hoïc
vaø vaên chöông trong cuoán saùch
daãn
treân, toâi noùi ñeán Derrida
khôûi töø taùc phaåm De
la Grammatologie choïn löïa vaên töï
laøm tieâu ñieåm öu tieân
trong vieäc pheâ bình sieâu hình
hoïc:
“Derrida phaân tích quan
nieäm logos laø trung taâm
baûn vò trong thöù töï: moät
khaùi nieäm veà vaên töï trong
moät theá giôùi
chuû tröông vaên töï laø
kyù aâm; moät lòch söû veà
sieâu hình hoïc khoaùc cho
logos vai troø nguoàn goác cuûa chaân
lyù toång quaùt (bôûi vì
chæ coù lôøi
noùi môùi theå hieän söï
hieän dieän töï thaân tröïc
tieáp, chaân lyù soáng
ñoäng vaø phaùt ngoân, haï
thaáp vai troø (trôû thaønh) phuï
thuoäc cuûa vaên
töï; moät khaùi nieäm veà khoa
hoïc choáng laïi ñöôøng
loái bieåu aâm hoùa vaên
töï, giaû ñònh phaûn khaùng
cuûa vaên töï, söï baïo
ñoäng cuûa vaên töï laøm
ñieàu kieän ñoái troïng
cuûa khoa hoïc vaø trieát hoïc,
cuûa episteùmeø – chæ
coù moät khoa hoïc veà vaên töï
khaû höõu môùi cho nhöõng
daáu hieäu giaûi
phoùng, vöôït qua nhöõng
chöôùng ngaïi cuûa khoa hoïc
kyõ thuaät, cuûa thaàn
hoïc vaø sieâu hình hoïc.
…Töông quan ngoân
töø/chöõ vieát ñaët ra
vaán ñeà
ngoân ngöõ vuøng thoaùt khoûi
söï leä thuoäc vaøo sieâu hình
hoïc, ra beân
ngoaøi voøng raøo tri thöùc.
Chöõ vieát, trong moïi yù nghóa,
bao haøm ngoân
ngöõ. Nhöng choïn löïa chöõ
vieát nhö theå
vöôït qua giôùi haïn
vaø xoùa boû khi khaùi nieäm veà
ngoân ngöõ trieån
khai xoùa boû nhöõng giôùi
haïn. Vaán ñeà ñaët ra chung
quanh khaùi nieäm ngoân
ngöõ cuûa phöông taây xuaát
hieän nhö thò hieáu hay giaû trang
cuûa moät vaên
töï toái sô; hoaëc nhö Rousseau quan
nieäm vaên töï chæ giaûn dò
laø moät boå
tuùc cuûa ngoân töø. Vaán
ñeà naøy chæ minh thò roõ
reät trong thôøi ñaïi kyõ
thuaät cuûa chuùng ta, vôùi
söï baønh tröôùng vaø
baøi xích saùch vôû. Derrida
noùi ñeán “caùi cheát cuûa
neàn vaên minh saùch vôû”.
Chöõ vieát traøn ngaäp
ñoàng thôøi bò thay theá
bôûi nhöõng phöông tieän
thính thò hay bò baøi xích
bôûi moät hình thöùc cuûa
vaên töï khaùc laø ngoân
ngöõ khoa hoïc, ñi töø
nhöõng bieåu thöùc ñaïi
soá ñeán nhöõng thuaät
ngöõ khaùc nhau. Derrida nhaän
xeùt caùi cheát cuûa saùch
vôû naøy chaéc haún chæ
baùo hieäu moät caùi cheát
cuûa ngoân töø (moät ngoân
töø töï nhaän laø traøn
ñaày) vaø moät söï bieán
hoùa môùi trong lòch söû
vaên töï, trong lòch söû nhö
theå vaên töï.
…Thaùi ñoä ca
ngôïi ngoân töø vaø keát
aùn vaên töï
ñaõ ñöôïc xaùc
ñònh khoâng phaûi töø Aristote,
nhöng töø Platon, trong thieân
ñoái thoaïi Pheødre [Nhöõng
phaân tích vaø bình chuù cuûa
Derrida trong “La
pharmacie de Platon (in laïi trong La
Disseùmination)]: Moái quan heä thaân
toäc giöõa vaên töï vaø
huyeàn
thoaïi. Quyeån saùch khoâng noùi,
quyeån saùch laø tri thöùc
cheát, noù khoâng traû lôøi cho
keû
muoán tra hoûi noù. Gioáng
nhö huyeàn
thoaïi ñoái vôùi tri thöùc
soáng ñoäng. Logos nhö moät sinh vaät
hoaït ñoäng
(logos-zoâon): Moïi dieãn ngoân phaûi
ñöôïc caáu taïo theo caùch
moät sinh
ñoäng vaät (oâsper zoâon) –
Pheødre, 264c. Cuõng nhö con
ngöôøi, logos sinh
ñoäng coù moät ngöôøi cha
maø chaân dung cuõng nhö chaân dung
cuûa ñieàu
thieän. Ñieàu thieän (ngöôøi
cha, maët trôøi, cuûa caûi) laø
nguoàn theå bò che
daáu, choùi loøa bôûi logos. Logos
chính laø nguoàn löïc cuûa
maët trôøi chieáu
roïi vaøo hang ñoäng, maø con
ngöôøi phaûi quay ñaàu veà
noù, maëc daàu noù coù
theå ñoát chaùy ñoâi
maét chuùng ta.
…Caàn phaûi phaù
boû voøng raøo, nghóa laø trieät
huûy
moïi heä thoáng khaùi nieäm chung quanh
khaùi nieäm daáu hieäu (nhö
ngöõ
yù-ngöõ thaùi/signatum-signans, noäi
dung vaø dieãn taû, v.v..). Theo Derrida,
Nietzsche ñaõ ñoùng goùp
lôùn lao vaøo vieäc giaûi phoùng
ngöõ thaùi ra khoûi
söï leä thuoäc vaøo logos vaø
khaùi nieäm lieân heä ñeán
chaân lyù hay ngöõ yù toái
sô: Baûn ñoïc
vaø baûn vieát, baûn vaên
ñoái vôùi Nietzsche laø
nhöõng khai trieån “nguyeân
uûy” ñoái vôùi moät yù
nghóa maø tröôùc tieân,
nhöõng khai trieån naøy khoâng
nhaèm sao laïi hay khaùm phaù, noù
cuõng khoâng phaûi laø moät chaân
lyù ñöôïc
chæ thò trong yeáu toá nguyeân lai
vaø hieän dieän cuûa logos, tri naêng
thaàn
linh hay cô caáu cuûa taát
yeáu tieân
thieân…Nietzsche vieát: phaàn lôùn
caùc nhaø tö töôûng vieát
dôû laø vì hoï khoâng
baèng loøng chæ thoâng tri nhöõng
tö
töôûng cuûa hoï cho chuùng ta,
maø hoï muoán thoâng tri caû
caùch tö töôûng veà
nhöõng tö töôûng naøy (das
Denken der Gedanken). Derrida pheâ bình Heidegger
ñaõ ñoïc Nietzsche qua söï
xaâm nhaäp coù “tính ngaây thô”
khoâng sao vaïch
ñöôïc moät loái ra khoûi
sieâu hình hoïc, khoâng theå pheâ
bình trieät ñeå
sieâu hình hoïc khi vaãn duøng
ñeán moät caùch theá, moät
loaïi hay moät buùt
phaùp cuûa baûn vaên,
nhöõng meänh
ñeà khoâng ñöôïc
ñoïc hay ñoïc sai; caàn phaûi
coù moät caùch khaùc, trung
thaønh vôùi loái vieát cuûa
Nietzsche. Nietzsche vieát ñieàu
oâng ñaõ vieát. Vaên töï
cuûa oâng töï nguyeân uûy
khoâng theå giaûn löôïc vaøo
logos vaø chaân lyù. Heidegger vaãn
coøn ôû trong
voøng raøo logos cuûa höõu theå,
vôùi “Tö töôûng vaâng theo
leänh truyeàn cuûa
Höõu theå” laø nguoàn löïc
tröôùc tieân vaø sau cuøng
cuûa daáu hieäu, phaân
bieät giöõa signans vaø signatum. Söï
ñoaïn lìa giöõa “leänh
truyeàn cuûa höõu
theå” vôùi phoneø, giöõa
“tieáng goïi cuûa höõu theå”
vôùi aâm tieát hôïp
chöùng toû vò theá
löôõng löï cuûa Heidegger
ñoái vôùi sieâu hình hoïc
hieän
dieän vaø chuû nghóa laáy logos
laøm trung taâm baûn vò.”[ii](2)
Baøi tham luaän Caáu
truùc, Daáu chæ vaø Pheùp chôi
trong dieãn ngoân cuûa caùc khoa hoïc
nhaân vaên[iii](3)
taïi Hoäi thaûo
quoác teá cuûa Ñaïi
hoïc Johns Hopkins veà nhöõng ngoân
ngöõ pheâ phaùn vaø nhöõng
khoa hoïc cuûa
con ngöôøi vaøo thaùng
Möôøi naêm 1966 ñaõ
ñöa teân tuoåi Derrida trôû
neân
quen thuoäc trong hoïc giôùi quoác
teá, ñaëc bieät laø hoïc
giôùi Myõ, cho ñeán
nhöõng chuyeán vieãn du giaûng
daïy, dieãn thuyeát taïi
nhieàu nôi ôû chaâu Aâu vaø
ngoaøi chaâu
Aâu, ñaïi hoïc Yale töø
nhöõng naêm cuoái 70s, roài
ñaïi hoïc UC taïi Irvine
khi rôøi Yale vaøo naêm 1986, gaëp
gôõ nhöõng khuoân maët noåi
tieáng ôû Myõ
nhö Paul de Man, J. Hillis Miller, G. Hartmann
(thöôøng meänh danh laø
tröôøng
phaùi Yale), thuyeát huûy taïo
ñaõ “xaâm nhaäp” vaøo Ñaïi
hoïc Myõ vaø nhaát
laø trôû thaønh moät lyù
luaän pheâ bình vaên hoïc thoáng
trò vaên ñaøn Myõ,
khoâng khoûi gaây ra nhöõng phaûn
öùng “choáng laïi huûy taïo”,
keå caû toû
thaùi ñoä choáng
laïi vieäc trao tieán
só danh döï cho oâng (nhö ñaõ
xaûy ra taïi Ñaïi hoïc Cambridge, maëc
daàu oâng
ñaõ thaéng trong cuoäc boû
phieáu vôùi 336 thuaän vaø 204
choáng; oâng cuõng
ñaõ ñöôïc trao haøm danh
döï naøy taïi Columbia, Essex, New School,
Williams
College). Töø “huûy taïo” trôû
thaønh phoå bieán trong nhieàu lónh
vöïc, nhö
pheâ bình vaên hoïc, hoäi hoïa,
kieán truùc, chính trò, xaõ
hoäi, taâm lyù
v.v..Naêm 1981, cuøng vôùi J-P. Vernant
vaø moät soá baïn höõu, oâng
ñaõ thaønh
laäp Hieäp hoäi beânh vöïc
nhöõng nhaø trí thöùc ly khai
cuûa Tieäp, uûng hoä
Hieán chöông 77, oâng ñaõ
bò chính quyeàn coäng saûn Tieäp
baét giöõ taïi phi
tröôøng trong chuyeán ñi
trôû veà, ñoå toäi laø mang
ma tuùy trong haønh lyù,
khieán chính quyeàn Phaùp
thôøi Mitterand phaûi can thieäp. OÂng
cuõng tham gia
thaønh laäp Colleøge international de philosophie
vaø ñöôïc baàu laøm
giaùm
ñoác ñaàu tieân cuûa Hoïc
vieän naøy.
Keå töø ba
taùc phaåm ñaàu xuaát baûn
naêm 1967,
Derrida laø moät taùc gia vieát raát
nhieàu vaø ña daïng, xoâng xaùo
vaøo
nhieàu lónh vöïc, töø trieát
hoïc, pheâ bình vaên hoïc, hoäi
hoïa, thi ca,
kieán truùc, phaân taâm hoïc,
chính trò, giaùo duïc…Loái nghó
huûy taïo ñaõ môû
ra nhöõng chieàu höôùng
treân moãi baûn vaên, phong caùch
phaù theå (tieâu
bieåu nhö Glas, La
Carte postale de Socrate aø Freud et au-delaø) ñaõ lieân thuû
vaên chöông/trieát lyù
(ñoàng
ñieäu vôùi nhöõng trieát
gia khaùc nhö Deleuze, Lyotard). Aûnh
höôûng tö töôûng cuûa
Derrida coù taàm
thöôùc lôùn roäng ôû
caû hai bôø Ñaïi taây
döông.
Beân caïnh lyù
luaän huûy theå, loái vieát cuûa
Derrida coøn bieåu hieän nhöõng
neùt
ñoäc ñaùo: tinh thaàn hôïp
ñoàng, moät ñieàu hieám hoi
nôi nhöõng trieát gia.
Ngoaøi hieän töôïng G. Deleuze vaø
Feùlix Guattari chung vieát nhöõng
taùc
phaåm, Derrida coù theå laø taùc
giaû duy nhaát ñaõ vieát chung
vôùi nhieàu
ngöôøi khaùc, nhö Geoffrey
Bennington,
Heùleøne Cixous, M-F. Plissart, G.Vattimo, Anna
Dufourmantelle, Henich Micaëla, Paule
Theùvenin, Marc
Guilaume vaø J.P. Vincent…
Neùt ñoäc
ñaùo khaùc laø ñaët moái
quan heä giöõa tình baïn vaø ai
ñieäu. Khôûi ñi töø
cuoán saùch xuaát baûn naêm 1994,
oâng ñaõ ñaët cho noù
moät nhan ñeà Chính trò cuûa tình
baïn/Politiques de l’amitieù, môû
ñaàu chöông
thöù nhaát oâng ñaõ daãn
caâu: Hôõi caùc baïn toâi,
khoâng coù baïn. ÔÛ lôøi
töïa, oâng daãn lôøi naøy
töø Montaigne laáy laïi töø
lôøi gaùn cho Aristote,
ôû chöông hai Derrida lieân heä
lôøi naøy vôùi minh trí
vaø di chuùc – töø nhaø
hieàn trieát thoát ra hôi thôû
sau cuøng. Caâu taùn thaùn
‘Hôõi baïn höõu,
khoâng coù baïn’ tuyeân xöng caùi
cheát cuûa baïn höõu, caû
kyù öùc laãn chuùc
töø, keá thöøa cuûa moät tin
truyeàn roäng raõi xuyeân suoát
doøng vaên
chöông trieát hoïc
phöông taây, töø
Aristote ñeán Kant, roài ñeán
Blanchot, cuõng coù theå coi nhö
töø Montaigne
ñeán Nietzsche, nhöng laø moät
lôøi daãn ñaûo ngöôïc.
Trong tieát 376 “Veà baïn
höõu/Von den Freunden” trong Menschliches,
Allzumenschliches, Nietzsche vieát: Vaø nhö
vaäy, töø khi chuùng ta coù
theå chòu ñöïng
ñöôïc chuùng ta, haõy
ñeå chuùng ta chòu ñöïng
keû khaùc, vaø
coù leõ nôi moãi ngöôøi
chuùng ta seõ coù theâm thôøi
giôø hoan hæ khi chuùng
ta taùn thaùn “hôõi baïn
höõu, khoâng coù baïn! ‘ nhö
lôøi nhaø hieàn trieát
haáp hoái ñaõ noùi;
“hôõi keû thuø, khoâng coù
thuø! nhö toâi
ñaây, moät gaõ khuøng
ñang soáng noùi theá. Caùi
yù töôûng “coù leõ/vielleicht” nhö Derrida lyù giaûi
haøm nguï moät tình
baïn seõ ñeán, trong töông lai:
“Vì yeâu tình baïn, khoâng
ñuû ñeå bieát laøm
sao chòu ñöïng keû khaùc trong ai
ñieäu, tang toùc; ngöôøi ta
phaûi yeâu töông
lai.” Töông lai cuûa
moät lôùp nhöõng
nhaø trieát hoïc môùi (einer neuen
Gattung von Philosophen) – nhöõng nhaø
trieát hoïc cuûa töông lai (diese
Philosophen der Zukunft), nhöõng tinh thaàn
töï do, raát ö töï do (freie, sehr
freie Geister), nhöõng ngöôøi
ñoàng hoäi
ñoàng thuyeàn, nhöõng
ngöôøi baïn cuûa coâ
ñôn, chia seû moät ñieàu
khoâng theå
chia seû: coâ ñôn.
Trong Demeure:
Maurice Blanchot, 1998 Derrida laáy nguoàn
caûm höùng töø moät thieân
(haàu
nhö töï) truyeän cuûa Blanchot: L’instant
de ma mort, 1994 ñeå vieát ra luaän
vaên keå treân trong hoäi thaûo veà
“nhöõng ñam meâ vaên chöông:
vôùi J. Derrida” vaøo naêm 1995, deå
noùi veà quan
heä giöõa giaû töôûng
vaø söï thaät töï truyeän,
cuõng laø ñeå noùi veà
vaên
chöông vaø caùi cheát, nhaéc
nhôû ñeán vieäc töôûng
nieäm moät ngöôøi baïn,
Paul de Man, vaø oâng coøn nhôù
ñaõ vieát: “Noùi vaø vieát
ñieáu vaên khoâng
theå theo ñuoåi caùi cheát, maø
döïa treân ñôøi soáng trong
caùi maø chuùng ta
goïi laø töï truyeän. Vaø nhö
theá noù ôû choã giöõa
giaû vaø thaät, Dichtung und Wahrheit..”
Cheát – baát
töû/ Mort – immortel, Derrida daãn töø
thieân truyeän cuûa Blanchot ñeå
noùi ñeán cheát bôûi vì
baát töû…bôûi moät khi
ñaõ cheát ngöôøi ta khoâng
coøn cheát nöõa, vaø theo moïi
phöông thöùc khaû
höõu, ngöôøi ta trôû
neân baát töû, nghóa laø
laøm quen vôùi hö voâ.
Jacques Derrida quaû
thöïc laø moät trieát gia aùm
aûnh nhieàu veà caùi cheát –
khoâng phaûi töø luùc oâng
phaùt hieän bò chöùng
ung thö. OÂng laø moät trieát gia
vieát nhieàu veà tình baïn vaø
noãi cheát,
nhöng ñaëc saéc hôn nöõa
laø vieát nhieàu ai
ñieäu veà baèng höõu.
Hai taùc giaû
Pascale-Anne Brault vaø Michael Naas do
söï thuùc ñaåy hoaøn taát
moät coâng trình veà Derrida nhaân
cuoäc hoäi luaän
veà chuû ñeà ai ñieäu vaø
chính trò trong taùc phaåm cuûa
Derrida toå chöùc
vaøo thaùng Möôøi naêm 1996
taïi Ñaïi hoïc DePaul, ñaõ thu
taäp ñöôïc möôøi
boán baøi, khôûi töø baøi
thöù nhaát töôûng nieäm Roland
Barthes (1915-80)
vieát naêm 1981, Paul de Man, Michel Foucault, Max Loreau,
J.-M. Benoist, Louis
Althusser, Edmond Jabeøs, Joseph N. Riddel, Michel
Servieøre, Louis Marin,
Sarah Kofman, Gilles Deleuze, Emmanuel Levinas, J-F Lyotard ,
ñaõ daãn lôøi
Derrida: “ Tình yeâu/Philia baét
ñaàu
töø khaû naêng cuûa soáng
coøn. Soáùng - laø moät danh xöng
khaùc cuûa ai ñieäu
maø khaû naêng thì khoâng bao
giôø chôø ñôïi.”[iv](4)
Döôøng nhö chöa
nhaø trieát hoïc naøo khaùc,
ngoaøi Derrida, coù moät tình yeâu
daønh cho baèng
höõu trong nhöõng baøi ai
ñieäu saâu saéc ñeán
theá. Coøn chính oâng, toâi
nghó con ngöôøi
baát töû aáy cuõng ñaõ
laøm quen vôùi caùi cheát nhö
moät hieàn thaùnh:
Mortem sibi
instare cernerat tanquam obitus sui prescius[v](5)
[i](1) Huûy taïo ñaõ
trôû thaønh moät khaùi nieäm
phoå bieán trong giôùi pheâ
bình vaên chöông Myõ trong khoaûng
moät thaäp nieân sau, tröôùc khi
trôû thaønh
moät vaán ñeà trieát lyù,
baét nguoàn töø khaùi nieäm Destruktion (huûy trieät) cuûa Heidegger
trong döï thaûo chöông
vöôït Sieâu hình hoïc taây
phöông. Caû hai khaùi nieäm huûy
taïo vaø huûy trieät
ñeàu daãn tôùi vaán
ñeà caùo chung
cuûa trieát hoïc.
Derrida xaùc nhaän
khaùi nieäm “huûy taïo”
nhaém ñeå phieân dòch töø Abbau cuûa
Heidegger. Moät soá dòch giaû cuûa
Heidegger sang Anh ngöõ ñaõ duøng
töø “huûy
taïo” (deconstruction) ñeå dòch
töø Abbau
nhö moät thôøi khoaûng nhaát
ñònh cuûa vaän ñoäng huûy
trieät (Destruktion)
khaùi quaùt hôn. Xem Ñaëng
Phuøng Quaân,
Cô sôû tö
töôûng thôøi quaù ñoä
(moät
trích ñoaïn in trong taäp san Chuû
Ñeà
soá muøa haï 2000 x.b. taïi Myõ).
[iii](3) La structure, le signe et le jeu dans
les discours des sciences
humaines, in laïi trong J. Derrida, L’eùcriture
et la diffeùrence, 1967.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TẨU KHÚC
đặng phùng quân
V.T.D TẨU KHÚC
a & m
M không thể kể ngày tháng nàng sống không có một gia đình như ý mẹ muốn nàng không biết từ khi nào nàng đã phải xa nhà; câu chuyện có thể bắt đầu vào lúc nàng mang thai, điều hoàn toàn sai lầm đối với một người ở trong một thành phố xa lạ.Tại sao nàng phải tới chốn này ? Nàng không hề biết. Sau khi tỉnh dậy, nàng đã ở căn phòng này với một người đàn ông nhiều tuổi hơn nàng. Khuôn mặt quen thuộc, tưởng như họ đã biết nhau từ lâu lắm.
A thuật lại chuyện gặp gỡ trong khi đi tắm ở một cuộc hội thảo ngoài trời người ta đã giăng những tấm biểu ngữ kêu gọi bao vây khuôn viên Đại học (những con đường vào thành phố giao thông tắc nghẽn vì những cuộc đình công của nghiệp đòan chuyên chở – không rõ lý do) nàng phải tới chốn này ? Nàng hỏi bạn và biết bạn đang ở vào một tình huống khó xử. Có thể kể tâm sự của một người như vẽ một kiểu áo không nhỉ ?
Tại sao tôi lấy anh ấy ? bạn hỏi – tôi lớn lên trong một gia đình có đức tin và chàng đã xuất hiện như một quỷ sứ. Chàng bảo, anh không theo đạo của em được. Có điên không. Nếu có trời cao, anh chính là trời cao. Anh có thể chiều em, rồi một ngày anh lại từ bỏ. Tôi thuyết phục, tôi muốn cứu rỗi linh hồn chàng. Chàng đã sa đọa quá đỗi. Có thể hy sinh. Chàng cười, hy sinh như thế nào ? Để chứng tỏ, tôi có thể làm bất kỳ điều chàng muốn. Thể hiện ngay từ đời này.
Cho em mười ngày để suy nghĩ.
Một ngày đủ rồi.
Tôi đã lấy anh ấy. Như một kẻ tử đạo.
Sau này em sẽ hối.
Không chẳng có gì làm thay đổi cuộc tình thế giới vừa mở mắt chúng tôi ngủ với nhau hai thân thể mở toang lần đầu tôi thấy trọn vẹn hình hài người đàn ông tôi yêu nhưng không phải giờ phút này tôi chỉ muốn chứng tỏ tôi hy sinh như một kẻ tử đạo máu cũng chảy ra
Trên bàn mổ trên tấm nệm trên cuộc đời con gái không không, tôi không tiếc tôi không nghĩ tôi không biết
Sau này tôi mới hiểu không bao giờ như sự chết không phục sinh chết cũng giống như mất trinh không bao giờ trở lại kể cả phép lạ
Chàng kể cho tôi nghe câu chuyện của ông thánh – tôi chưa nói với bạn rằng chàng là một nhà thông thái, nội điều đó cũng để cho tôi chết mê chết mệt vì chàng, bạn bảo sao tôi khờ khạo thế, kẻ thông thái cũng như một thằng ngốc, không bao giờ thấy thế nhân, coi thế nhân như sâu bọ. Trong cuộc đời quá khứ ông đã tiêu rụi gia sản cơ nghiệp đời trước truyền lại –
Cái lý do mắc mớ gì tới ông thánh là một chuyện khác. Oâng thánh hỏi liệu một phụ nữ mất trinh rồi có thể trở lại tình trạng nguyên thủy thanh khiết, giải đáp rõ ràng, ultrum Deus possit virginem reparare, thượng đế có thể nhân từ tha thứ và phục hồi cho người trinh nữ được ân sủng qua phép lạ trả lại tình trạng tòan diện thân thể của nàng. Nhưng thượng đế không thể tạo nghiệp cho cái có từ cái không vì làm như thế đã vi phạm luật lệ thời gian đi ngược lại bản chất ngài. Thượng đế không thể cưỡng nguyên tắc luận lý của chính mình, cái này có cái kia không. Thế là ông thánh mất niềm tin. Người ta chẳng thể vì cái trinh của một người đàn bà mà từ bỏ đức tin. Như thời gian không bao giờ đảo nghịch.
Tôi mới hiểu tôi không thể đòi lại cái đã mất. Tôi giận mình, giận chàng. Tôi là con ngu, chơi giữa cuộc đời. Trong khi tôi giữ mình thanh khiết, xin chúa quan phòng làm chứng.
Thế là tôi mang thai từ khi nào, tôi cũng không biết, bởi từ buổi đầu rồi quen nết, những ngày tháng về sau không đáng kể. Tôi cứ mặc sức cho chàng mà không nghĩ đến hậu quả.
Có thể tôi lầm vì vào lúc nguy kịch nhất là ngày biến động, chiến tranh đã tiến vào thành phố, những trận pháo kích ầm vang trời đất như thể địa chấn, hồng thủy, tôi không tìm thấy chàng giữa cơn lũ người kéo nhau chạy – bấy giờ tôi mới hiểu sự hiện diện của người đàn ông thật quan trọng. Tôi giận chàng quá đỗi. Tôi nguyền rủa đời, tôi nguyền rủa thiên chúa
Tại sao ? M không thể nhớ khi nàng tỉnh dậy từ một cuộc trốn chạy trên bờ trên tàu trên biển với người đàn ông lớn tuổi này
Tại sao tôi lại có mặt ở đây với ông ? Cô đã theo tôi.
Làm vợ ông ?
Coi như thế đi. Nếu không, cô đâu tới chỗ này.
Tôi không nói chuyện với ông ta những ngày sau đó. Tôi không thể nhớ lại sau khi hôn mê, mọi chuyện trắng, đục che khuất ký ức. Chỉ gương mặt người đàn ông là quen thuộc. Nhưng tôi thù ghét ông. Tôi cố tình lánh mặt, kể cả vào bữa ăn. Tôi chưa thể ra khỏi nhà. Thật tình tôi không biết sẽ đi đâu, khi chung quanh hòan tòan xa lạ, trừ việc xem truyền hình, phương tiện duy nhất để nghĩ mình đang sống, trong một xã hội xa lạ.
A yêu ngay gương mặt ấy gặp trong khi tắm người con gái bước chậm trên bãi cát, dáng đi thờ thẫn , người đàn ông lớn tuổi theo sau một quãng cách ngắn như cha con tôi nghĩ A bảo như con đười ươi và giai nhân. Ngẫu nhiên sau khi lội chán, A lên bờ và chạy thoắt vào phòng công cộng để xối nước, A gặp lại con người xinh đẹp ấy. Đứng dưới vòi sen bên nhau, họ đã bỏ tấm khăn chòang xũng cát ướt, A nhận ra nàng có một thân hình cân đối, bờ vai cong như giải lụa (tuyệt phẩm chỉ thấy trong tranh), bầu vú đầy căng như sừng ( nhất định phải quyến rũ được người này, A thề trong lòng như thế)
Chị đẹp thật
Tôi mà đẹp – nàng khẽ cười nhắm tít đôi mắt như thích thú một điều gì lạ lần đầu mới thấy – có một con rồi đấy
Người đi với chị ?
Chồng tôi đấy
Sau này A nhớ lại bạn thật tình trả lời – chỉ vì mình không hiểu.Những ngày tháng tiếp theo khốn khó, nàng đã sinh ra đứa con mang họ của người đàn ông cưu mang (hay chiếm giữ nàng).Bây giờ nàng không còn bị giam trong ốc đảo cô quạnh nữa. Con vừa đủ tuổi gửi nhà trẻ, nàng tìm được việc làm. Bên ngòai bờ tường là thế giới, xã hội giải thóat nàng.
Tôi thích được làm bạn với chị. Tôi cũng thế. Lâu lắm rồi không gặp một người để tâm sự.
Có thể nào nói với A về chàng M nhỉ ? Giữa họ không có khoảng cách của xác thịt, A đã dạy cho nàng cái thú luyến ái. Thằng con trai có những nét của chàng. Song bí mật này biết ngỏ cùng ai ? Nàng cũng chẳng có một tí kinh nghiệm về sinh dưỡng của người đàn bà, nàng chỉ nghĩ phải là con chàng khi nàng đã ngủ với chàng, cái tiếng nghe thân ái thiêng liêng vô cùng, cũng kín đáo như những lúc làm tình với A - chẳng thế mà A đã dẫn dắt nàng vào một cảnh giới mới lạ – A nói phải bạo tợn trong tình dục, phải phô bày như thế giới không biên cương, nếu A viết văn A cũng gọi thẳng tên như
Kathy Acker a woman is A CUNT. A CUNT can see. It cannot be seen. A CUNT does not yield itself it does not offer itself it does not give itself THE CUNT had no one no thing. THE CUNT had no more time no more space. But THE CUNT had itself.
Song A không thích viết trong khi làm tình A không muốn có con không thể ràng buộc, vì viết có nghĩa phải tạo dựng thế giới nhân vật những phiền lụy không có trong đầu óc A nhưng A là ai Kathy ? Rosa ? Anna ? Elsa ? Nga ? Hannah ? A ?
Người đàn ông không có quá khứ như nàng tưởng – tôi đã mang thai với người này, sống chung với người kia – đầy đủ hạnh phúc và tội lỗi. Tôi giận dữ trong khi nói, anh hãy đi đi, với đồng bọn của anh. Để làm anh hùng, buôn lậu, nổi lọan, lập đảng, anh ta thực hiện tất cả vì tôi, những năm tù đày biến người đàn ông già như một dã thú khi trở về (thật tình tôi ghê sợ cái hình ảnh đọa đày ấy -)
A thật tình không hiểu tại sao tôi sống chung mãi với con người tôi ghê sợ
Tôi vẫn chờ đợi từ nhiều năm rồi.
Ông ta mang lại cho chị cái gì ? Quyền lực ? Tiền bạc ? Dục vọng ?
Tất cả, không có.
Sao vậy ?
Tôi muốn trả thù. Một người.
Những ngày tháng trong cuộc đời dật dờ, không có đàn ông, tôi không cảm thấy thiếu thốn, tôi có A. Như thế tôi vẫn chung tình với một người –
Nếu bây giờ anh ấy xuất hiện ?
Làm gì có phép lạ ?
Chị tin đi ?
Chúng ta cùng cầu nguyện nhé ?
A thật tình cao cả, A chỉ muốn có riêng tôi, nhưng A không thể cướp đi hình ảnh một người tôi thù, tôi yêu
Tôi ăn năn đã không theo chàng. Có phải tôi sợ đánh mất phần hồn. Ngay từ thuở nhỏ người ta đã dạy tôi những điều như thế.
M thật tình không hiểu nàng nhớ chàng da diết vì những lần làm tình, nằm trong vòng tay chàng, đã vuốt ve, nắm giữ thân thể chàng, thấy dội sâu trong cửa mình nỗi đau đớn tê dại không còn nữa. Ở người đàn ông này, tuyệt không có tình dục.
Oâng ta nói, tôi sẽ giết người bạn cô.
A có tội tình gì ?
Dưới mắt cô, không còn tôi nữa.
Ông vẫn là người hùng của tôi. Tôi nói dối.
Tôi không thể nói với A điều bí mật này. Tôi không muốn mất A. Giải pháp thật đơn giản, tôi phải làm gì để không muốn mất A. Như tôi đã để mất chàng. Trong ba người chúng tôi, kẻ nào sống sót ?
Monique Wittig Le jeu consiste à poser une série de questions, par exemple, qui dit, je le veux, je l’ordonne, que ma volonté tienne lieu de raison ? Ou, qui ne doit jamais faire suivant sa propre volonté ?
exsul
hunc ego Gaetulis agerem si Syrtibus exsul...
Virgil
Ông
quả thực đến
từ hành tinh
khác
tôi chỉ mới phát giác chân lý này sau khi thất thân
nói cho có vẻ bi thảm
tự nguyện hiến dâng – tiếng tôi học được của mấy soeur (nhưng khác một điều là các mệ kết hôn với đấng thiêng liêng có cũng như không, tôi tự nhủ)
ông là người đã mở cho tôi cửa ngỏ vào thể xác như sơ đồ điện toán, thoắt đó đã biến mất tôi biết tôi từ thuở con gái đã có những ngỗ nghịch chị nói: em phải nết na, nếu không ngày sau ế chồng mẹ la: một mai mẹ chết đi, mẹ không yên tâm (chị hơn tôi sáu, bảy tuổi – nên khi chị vào đại học, tôi vẫn còn lẹt đẹt ở bậc trung học) – nếu không, tôi đã chẳng gặp được ông
D kể chàng nói về A như một quãng đời đã thiếu. Chàng cảm nhận điều gì nơi cô? Đôi mắt cô to như đèn ô tô, chàng nói đùa như thế.
Cô ở đâu, chàng thân mật hỏi
Em ở lưu xá với chị V, (nàng ngập ngừng) nhưng chị V đã ra trường. Những điều sau đó, D biết khi A thuật lại, những ngày mặc áo dài chỉnh tề xuống phòng khách khi chàng đến. Quà tặng đầu tiên là một bài báo chàng viết Những cảm nghĩ siêu hình về tình yêu Không phải một lời tỏ tình tế nhị Con người ông chẳng có gì e dè, ngay cả trong tình yêu Bởi những điều chàng nói không ở trong thế giới này
A đọc như lá thư tình đầu tiên trong đời (D cười) chị mà đọc những điều điên khùng ấy? Em không thấy những chữ Em chỉ xúc động như đang bay Tại sao những con người chung quanh ù lì chẳng khác những cụm sỏi trên lối đi thường ngày
Chị vào ma trận từ khi nào vậy nhỉ?
Tự nguyện (ông như nói với riêng nàng) những linh hồn như những ngọn lửa xa rời nhau vĩnh viễn, thôi thúc nhận thấy nhau nhưng không bao giờ hòa lẫn với nhau, kết hợp với nhau hay biết nhau thực sự mỗi người ở trong ốc đảo của mình tình yêu là một xác quyết đầy mãnh lực của con người, là một cogito hiện sinh không thể phủ nhận được: tôi yêu vậy có hữu thể và đời sống đáng giá A đã rơi xuống một khoảng không (tự nhủ) êm ái
Chị nhỉ, nếu em ở lại ngoài đó, như mẹ thường bảo, con bé nhỏ nhất trong nhà, học nữa làm gì, ở nhà đợi ngày lấy chồng , gia sản của cha mẹ dành cho con cả đời ăn không hết. Không gặp ông không bước vào một thế giới ở đó là những bí mật huyền ảo của hai người quả thực chàng đã ra thăm nàng vào muà hạ đó – căn phòng con gái chàng nhớ và nói đùa, không phải căn phòng tiểu thư, chàng ngạc nhiên cho một đứa bé (nàng tiếp, như nàng) họ cười với nhau – D nghĩ vậy nhưng một điều ông không bao giờ nói khi ông nhìn hình tượng nàng cầu nguyện rực lên trong tâm thức ông một bức xúc hằn dấu dĩ vãng D không thể hiểu điều đó khi họ đã chia cách/ nàng hỏi tại sao người ta yêu nhau nhưng không thể sống cho nhau sau khi A đã vào tu viện
thế giới của A là căn phòng – thật riêng tư gối, mền, những con thú vải nhồi bông quanh giường, nhiều nhất là những con cọp và sư tử A bảo: tuổi của nàng khi ông ngồi xuống chiếc ghế mây phủ tấm mền màu lựu cùng khung cảnh ấy những vật kỷ niệm bằng pha lê, đá ngọc trạm khắc, đồng thau dấu ấn của những chuyến đi xa (nàng nói, không phải của nàng – đâu có quan hệ gì) trong thế giới quen thuộc của nàng lạ lẫm với chàng một mùi hương êm ái da thịt chiếc áo choàng ngủ mái tóc xõa và đôi mắt đen nháy hạt na khác hẳn cô thiếu nữ từ trên lầu lưu xá bước xuống phòng khách lớn hẳn – còn bây giờ cô tiểu thư của mẹ hai cánh tay trần ôm chiếc gối ngồi ghé tựa đầu giường mẹ quý anh lắm ông mới lọt vào trong thế giới riêng của nàng
tất cả chỉ ở lại trong ký ức những năm sau này (D nói đã rủ nàng đến dự một giờ học nghe chàng thuyết giảng về philosophie paienne
D bảo để thấy con người ở hành tinh khác của chị ông đứng ở trên bục giảng thật xa vì giảng đường rộng mênh mông và những chiếc loa gắn hai bên tường tỏa xuống giọng trầm ấm của chàng A chỉ thấy gọng kính nâu cố hữu nơi người đàn ông đã có lần ngồi trong phòng ngủ của mình ông vừa nói về một cái gì trung gian ở đời sống này, đời sống với những sự vật và âm thanh chung quanh ta thật lạ mặt nếu không có không hiện hữu không chỉ thị không truyền thông người với người không thấy nhau hình như chàng nói đến một thông điệp les exprimables sont des incorporels, donc des non-êtres D nhăn mũi cái lối làm dáng của cô nàng làm tối tăm đầu óc những nhóc thanh niên tự nguyện tùy tùng cái gì mà incorporel rồi lại exprimable cuối năm mình rớt là cái chắc D cầu cứu A đấy làm thế nào kéo cái người ngoài hành tinh ấy về với trần thế – mà A có hiểu ông nói gì không? A chưa kịp trả lời thì ông đã từ trên bục giảng đi xuống ngồi ngay chiếc ghế trống ở dẫy trước mặt hai người trong khi một tốp sinh viên đăng đàn thuyết trình D tự nhiên đưa bàn tay khều nhẹ vai ông và chàng quay nhìn lại ánh mắt thoáng ngạc nhiên vì A nàng không hiểu lại xao xuyến với một người dường như quá thân quen từ hồi nào)
A hiểu một điều chỉ diễn tả trong kinh nghiệm thân tư ở một thời khắc nào đó hiển hiện khi sự vật đã biến đi cả tiếng nói cũng không còn nữa nhưng vẫn cứ tồn tại mãi ở những năm sau này khi nàng đã vào tu viện
A hiểu tại sao ông đến với mình chỉ một lần duy nhất chàng bày tỏ con người phải đến với thế giới, không phải thế giới bị khiến hướng về con người như vậy ở một tinh hà xa xôi thăm thẳm một quán lực đã đưa ông đến với mình
nên trong cơn mê hoặc đó A hiểu khi cô cho không nghĩ không nói không nhớ vào lúc nào đó, trước hay sau khi vào tu viện
chàng buộc phải sống ở xã hội này không chọn không tiếc vì những điều nghĩ không thể nói ra những điều ở một thời khoảng khác một định chế khác một thế giới chỉ có những khái niệm sương/khói/tinh/ vật mà A không còn nhớ tên nhà hiền triết chàng nói đến như nhắc một người tình một người thù một thần vật một cái bóng thách đố những nghịch lý đeo đuổi ông đeo đuổi chàng trong phút giao hoan tỏa lên một tia chớp bắt kịp chân lý như ông nói Er kann sich wohl hinbegeben, aber nur in corpore
thưa anh phải đợi nhiều năm qua đi em muốn thưa với anh A có vào tu viện hay không em chỉ căn cứ vào lời khấn của chị nhưng nếu ở một chốn nào trên hành tinh này A có sống dưới một mái gia đình và có những đứa con ngoan một hạnh phúc của riêng chị cũng chỉ là một phần trong lời khấn của người nữ tu ấy mà thôi/D của anh (và xin phép anh để em nhắn NTA – mình không hiểu mình đang làm tròn lời hứa với bạn hay mình sai?)
valentine
au-delà du temps/
au-dessus des cadavres
unis désormais par delà
- et aussi la maison – toi
vers qui je cours
enfant dans la maison – et maison toi-même
Attente
jacqueline risset
Bouquiner en 1549 signifiait couvrir la femelle.
liliane giraudon
người đàn bà ngồi trước màn ảnh nhỏ – máy đã mở sẵn ánh sáng tiếng động rè tường trắng cửa sổ che những lớp màn mỏng nắng xuyên rọi lóa màu sắc ghế da tựa tấm lưng trần cánh bông nhũ hoa năm ngón tay xòe đặt lên giữa khoảng đùi phần bụng trễ xuống rủ phần âm hộ lấp khuất phản chiếu từ chiếc gương gắn trên chiếc tủ đứng tuyền một màu quang dầu bàn tay phải di động một vật hình thù không rõ vẽ những hình thù từ những tia chớp lóe như ngọn lửa ga
trên màn ảnh
những tín hiệu
mở ra 200,000
sci.crypt
Elizabeth đang hôn hít Christie, cả hai ả trần truồng trên giường, mọi ngọn đèn trong phòng cháy sáng, trong khi gã ngồi trong chiếc ghế Louis Montoni bên cạnh nệm, quan sát họ thật gần, thỉnh thoảng sắp xếp lại tư thế hai thân thể. Bây giờ gã đặt Elizabeth nằm ngửa, nắm hai chân nàng giơ cao lên ,dạng ra hết mức, rồi đè đầu Christie xuống bắt nàng liếm/at her cunt – not suck on it but lap at it, like a thirsty dog – while fingering the clit, then, with her other hand, she sticks two fingers and then she takes the dripping fingers she’s fucked Elizabeth’s cunt with and forces them into Elizabeth’s mouth, making her suck on them
nàng lái chiếc Ferrari 456M-GTA đến trước cửa La B, trong khi tên valet lăng xăng khúm núm như chó con chạy lại, nàng thẩy chùm chìa khóa vào lòng bàn tay gã thân hình rắn như tượng Apollo trong chiếc lồng sắt trên khán trường, nàng chọn hai khuôn mặt kiểu mẫu và bây giờ hai tên đàn ông hôn hít nhau, cả hai trần truồng trên sân khấu, mọi ngọn đèn trong phòng tắt rụp, trừ ngọn đèn lục 100 nến rọi từ trần nhà và nàng ngồi thu mình trong chiếc ghế đạo diễn, đệm và lưng bằng vải bố quấn lấy những khung kim loại, bàn tay nắm một chiếc roi da dài tua lông ngựa. Gã da trắng khom lưng xuống phía trước, cánh tay gân guốc những chùm lông rậm rạp và gã da đen trong tư thế sẵn sàng phía sau/then I have Christie lie on top of Elizabeth and make her suck and bite at Elizabeth’s full, swollen tits, which Elizabeth is also squeezing, and then I tell the two of them to kiss each other, hard, and Elizabeth takes the tongue that’s been licking at her own small, pink cunt into her mouth hungrily, like an animal, and uncontrollably they start humping each other, pressing their cunts together, Elizabeth moaning loudly, wrapping her legs around Christie’s hips, bucking up against her, Christie’s legs spread in such a way that, from behind, gã có thể nhìn thấy âm hộ nàng, ẩm và căng ra, và ở phía trên, khe hở hồng trần trụi không lông
Christie sits up and turns herself around and while still on top of Elizabeth presses her cunt into Elizabeth’s gasping face and soon, like in a movie, like animals, the two of them start feverishly licking and fingering each other’s cunts. Elizabeth totally red-faced, her neck muscles straining like a madwoman’s, tries to bury her head in Christie’s pussy and then spreads Christie’s ass cheeks open and starts tonguing the hole there, making guttural sounds/gã da đen vươn mình lên và xoay người lại và giờ đây nằm ngửa trên lưng ghế gỗ bọc da (loại ghế nằm cử tạ) ấn đầu gã da trắng kẹp giữa hai bắp đùi cuồn cuộn bắt chéo nhau trên không trong khi gã há miệng mút dương vật cong như một nhánh rễ si sần sùi màu mồ hóng, ngọn roi da của người đàn bà điểm chính xác trên những huyệt đạo khiến hắn sướng tuyệt đỉnh, chiếc cần trắng au đỏ như cổ gà chọi cương cứng hắn rên tỉ la lớn: Yeah- God- Bret- son-of-bitch...Elizabeth, naked, running from the bedroom, blood already on her, is moving with diificulty and she screams out something garbled. My orgasm had been prolonged and its release was intense and my knees are weak. I’m naked too, shouting “You bitch, you piece of bitch trash” at her and since most of the blood is coming from her feet, she slips, manages to get up, and I strike out at her with the already wet butcher knife that I’m gripping in my right hand, clumsily, slashing her neck from behind, severing something, some veins. When I strike out a second time while she’s trying to escape, heading for the door, blood shoots even into the living room, across the apartment, splattering against the tempered glass and the laminated oak panels in the kitchen. She tries to run forward but I’ve cut her jugular and it’s spraying everywhere, blinding both of us momentarily, and I’m leaping at her in a final attempt to finish her off. She turns to face me, her features twisted in anguish, and her legs give out after I punch her in the stomach and she hits the floor and I slide in next to her. After I’ve stabbed her five or six times – the blood’s spurting out in jets; I’m leaning over to inhale its perfume – her muscles stiffen, become rigid, and she goes into her death throes; trong khi gã đen lên cực đỉnh khoái lạc của giấc vu sơn thì đầu ngọn roi đập thẳng vào tử điểm trên mình gã trắng đôi mắt mở thao láo bất động gã đen vẫn chồm lên từ phía sau hai bàn tay mở rộng bám chặt hai bên cạnh sườn đối thủ dương vật nhô lên hụp xuống trên khe rãnh giữa hai bờ mông vào hậu môn đầu gã trắng đập xuống sàn cần cổ ngoặt sang một bên như muốn ngoái nhìn lại, giòng máu chẩy từ trong lỗ mũi nửa thân hình trên giẫy nhẹ trong chớp mắt hấp hối phía dưới cẳng dương vật thun lại dính sát vào túi ngọc hành xuôi xị phía trên gã đen rú lên như cảm thấy toàn thân hút sâu vào một lòng vực không đáy Christie lies on the futon, ties to the legs of the bed, bound up with rope, her arms above her head, Jumper cables hooked up to a battery are clipped to both breasts, turning them brown In the morning, ...Christie’s battered hands are swollen to the size of footballs, the fingers are indistinguishable from the rest of her hand Her eyes are wide open and glazed over and her mouth is lipless and black and there’s also a black pit where her vagina should be...and her lungs are visible beneath the charred ribs[1] nàng xịt Mace làm mù đôi mắt gã đen và dùng sống dao phay đập gã bất tỉnh bắt đầu lóc những mảng thịt từ chân và bụng gã trong khi gã vừa tỉnh thấy mình bị trói chặt chung với tấm thân lạnh ngắt của gã trắng, gã rít lên những điệu hú của sói van xin trong khi nàng dùng kìm tỉa cắt những lóng tay và bộ phận sinh dục của họ, dương vật tử thi nhũn như con đỉa giẫy tê tê trong lòng bàn tay nàng, gã biết tên bất hạnh kia còn sướng hơn vì đã chết ngắc với những trò chơi hình phạt như xoáy lưỡi dao vào tận xương tủy, mở banh miệng thành một đường hầm phơi chiếc lưỡi cúng đơ và những chiếc răng lởm chởm trong giòng máu phun ra, thọc tay vào trong họng nắm tuột ra những đường ống gân mạch giống như lúc Bateman lôi dương vật tím bầm, cương cứng hạ đầu Torri đặt trong lòng và đút mạnh vào trong mồm đầy máu và bắt đầu trò dâm đãng lên đến cực khoái vào giờ phút này gã hiểu tại sao con người có thể xuất thần trong cơn mê li như hình ảnh kẻ bị lăng trì[2]
The aftermath. No fear, no confusion Unable to linger since there are things to be done today: một ngày mới bắt đầu, nàng còn bận rộn xuống phố, đã có hẹn làm tóc và móng tay ở một tiệm sang cả trong khu thị tứ, con nhỏ thợ thế nào cũng cằn nhằn vì những vết xước còn dính máu trên những ngón tay ngà ngọc của vị mệnh phụ phu nhân in sensu eminenti này
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Những đoạn văn tiếng Anh lấy từ American Psycho của Bret Easton Ellis, mở đầu cuốn tiểu thuyết này là hãy bỏ mọi hy vọng khi bước vào đây và kết thúc đây không phải lối ra. Bret đến từ văn hóa West Coast cộng Hollywood và California. Một triết gia Pháp, Jean Baudrillard viết về nước Mỹ đã nêu ra ý kiến California cũng như nưóc Mỹ là tấm gương phản chiếu sự suy đồi của chúng ta nhưng nước Mỹ không phải là giấc mộng, không phải là thực tại mà siêu thực tại (hyperreal); American Psycho từ trong tình huống đó: con người không những chỉ bị tha hóa lao động mà tha hóa chính đời sông, trong dục vọng và khoái lạc.
[2] Lăng trì là một tra tấn kiểu Tàu, hình phạt dành cho tử tội xẻo thịt từng mảnh – hình ảnh sống động này theo Georges Bataille đã được in trong sách Luận về tâm lý học của G. Dumas năm 1923 và sách Bắc kinh hấp hối của Louis Carpeaux năm 1913. Carpeaux xác nhận đã chứng kiến cảnh hành hình này ngày 10 tháng Tư năm 1905, tử tội là Fou-Tchou-Li bị kết án đã hành thích thân vương Ao-Han-Ouan, theo như án lệnh của triều đình thì vua Thanh đã giảm tội thiêu sống vì cho là quá tàn ác thành tội lăng trì. Bataille kể là đã có được những ảnh này từ nhà phân tâm học Borel cho vào năm 1925 và ông viết: “Ảnh này đã có một vai trò quyết định trong đời tôi. Tôi không bao giờ ngưng bị ám ảnh bởi hình ảnh đau đớn này, vừa mê mẩn lại quá quắt,” trong cuốn Những giọt nước mắt của Eros (1959), quả thật ông đã từng nhắc đến trong cuốn Kinh nghiệm nội tại (1943), ở đó ông viết: “Tôi muốn ngắm nhìn hình ảnh của một người thanh niên Tàu bị nhục hình tra tấn trong suốt đời tôi. Ở cuộc nhục hình này, tôi đã có trong quá khứ một dẫy những biểu tượng liên tục. Cuối cùng, nạn nhân quằn quại, ngực bị lột da, chân tay bị cắt đến khuỷu và đầu gối, tóc dựng đứng, , gớm guốc, bơ thờ, đẫm máu, đẹp như ong sáp...Tôi yêu y với một tình yêu trong đó không hề có chút bản năng bạo dâm: y truyền đạt cái đau của y với tôi hay có lẽ cái bản chất đau quá đáng của y, và rõ ràng là điều tôi tìm kiếm, không phải để thích thú trong đó mà để hủy hoại trong tôi cái gì đối nghịch hủy hoại.” Trong cuốn Kẻ phạm tội (1944), Bataille nhớ đến kẻ thi hành lăng trì này ám ảnh ông trong khi y đang bận rộn cắt chân nạn nhân ở đầu gối: nạn nhân bị cột vào cọc, mắt trợn trừng, đầu ngả ra sau và nhe răng qua cái miệng nhăn nhó.
đặng phùng quân
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 075
HOÀNG NGỌC LIÊN * BA ẾCH LÊN LỚP
Từ ngày Anh Ba xóm Dừa liệng giây câu có móc mồi bông mướp qua bờ mương để câu ếch, rồi ung dung xách xâu ếch cả chục con qua chợ Nhỏ về nhà, bèn được bà con lối xóm kêu là Anh Ba Ếch! Nghe cái tên này cũng hay hay, ảnh gật đầu chấp nhận. Thế là thành tên. Ai dè khi được sắp nhỏ bảo lảnh qua xứ Cờ Huê thì... Thằng Hai, con trai lớn của ảnh, không chịu:
- Cái tên Ba Ếch của Ba coi bộ phải sửa lại thôi!
Ba Ếch không hiểu:
- Tại sao?
Thằng nhỏ nghiêng đầu:
- Vì Ba Ếch là cái tên của một số các phim ảnh.. "sếch"!
- Mày nói gì, tao không hiểu!
- "Eách" là chuyện.. phòng the!
- Rồi sao? Bộ chuyện phòng the là xấu hả?
Má thằng Hai bèn xía vô:
- Không xấu, nhưng kêu như vậy ... kỳ lắm!
Ba Eách chỉ chờ dịp này để.. gây:
- Còn bà nữa, tôi còn chưa kể... tội bà!
Chị Ba nổi nóng:
- Coi! Nè, ông muốn gì đây?
- Muốn kể tội bà!
Thấy tình hình gay go, thằng Hai năn nỉ:
- Thôi mà, Tía, Má!
Ba Ếch chẳng những không thôi, mà còn hất hàm hỏi vợ:
- Bà đối xử với con vợ thằng Hai ra sao?
Chịụ Ba xí một tiếng rồi chẩu mỏ:
- Cái thứ đờn bà không biết mần công chiệng gia đình. Ra cái điều qua đây đi làm có tiền, nó đâu coi ai ra gì!
Ba Ếch thẳng thắn:
- Tôi thấy nó rất ngoan.
Chị Ba trề môi:
- Ngoan! Cơm nước xong, nó không bao giờ thèm dọn dẹp, rửa chén dĩa. Bởi vì nó ỷ đã có ... con già này hầu! Còn thằng Hai coi vợ còn hơn .. má nó!
Ba Ếch cười:
- Tôi đã nghe quá nhiều rồi!
- Nghe cái gì?
- Bà đã kể tội con dâu của bà cho hầu hết các bà lối xóm; đã kết tội thằng con bà cưng chiều để cho con vợ nó hư thân mất nết!
Chị Ba nguýt dài:
- Không phải sao?
Ba Ếch gật đầu:
- Ðúng là không phải!
Chị Ba lớn tiếng:
- Là sao? Ông nói nghe coi!
- Bà có đứa con gái gả chồng, muốn thằng rể cưng chiều vợ. Bà khen nức nở chàng rể điệu nghệ, bao giờ cũng săn sóc vợ, không để con gái bà phải làm công việc có thể hư ba cái móng taỵ
Rồi ảnh nhại giọng bà Xã:
- Chị Năm biết không, tôi có được thằng rể ngon lành. Nó coi vợ như cục cưng. Ði làm về, nó tranh việc làm bếp, rửa chén, lau nhà, ủi đồ... Con gái tôi thiệt có phước!
Ba Ếch nói tiếp:
- Còn con gái người ta về làm dâu bà, bà coi nó như kẻ thù. Nó đi làm hai giốp lo cho chồng con đàng hoàng, mua nhà, mua xe, có tiền trong "băng". Bà còn không biết ơn nó. Thằng Hai bệnh ở nhà, có phụ vợ dọn dẹp, nấu nướng cũng là phải lẽ. Bà lại không chịu. Ðây là nước Mỹ, không phải Việt Nam với cảnh chồng chúa vợ tôi nữa! Con vợ thằng Hai đi làm về mệt đứt hơi, cơm còn chẳng muốn ăn. Bà còn muốn nó làm thêm việc nhà nữa, bộ bà đầy ải cho nó chết sao? Bà không công bằng!
Chị Ba hất làm:
- Không công bằng là sao?
- Tôi đã nói rồi. Con gái người ta về làm dâu bà thì bà đầy đoạ nó, xui chồng nó hành hạ thêm! Còn con gái bà gả chồng thì muốn chồng nó cưng chiều vợ, làm tất cả việc nhà. Bà khen nức nở thằng rể ngoan, không để vợ động chân động tay làm bất cứ việc gì! Vậy là công bằng sao?
- Mắc mớ gì mà ông bênh con dâu chầm chập?
Ba Ếch cười:
- Không phải bà cũng muốn anh sui trai cưng con dâu ảnh, tức con gái bà sao?
Khuôn mặt chị Ba trắng ra. Chị thấy bực mình. Cái anh chồng này thiệt là quá đáng. Thiên hạ nói đúng, bọn đờn ông chỉ bợ đỡ nịnh hót đờn bà bên ngoài, còn vợ mình thì coi như bụt nhà không thiêng!
Chị nghiến răng:
- Bây giờ ông muốn ăn thua đủ với tôi sao?
Ba Ếch lắc đầu:
- Tôi đâu có muốn ăn thua gì với bà. Chỉ là tôi nói chuyện thị phị thôi!
- Xí! Ông nhiều chữ lắm. Nói chuyện với vợ mà cũng xài chữ! Cái gì mà thị phi, tôi là
đờn bà dốt nát, đâu có hiểu gì!
- Thị phi là chuyện phải quấy. Nè, bà nói bà dốt nát thì được, còn không được nói chung đờn bà là dốt nát!
Chị Ba cười gằn:
- Ðã biểu ông toàn bênh đờn bà bên ngoài, tôi nói có sai đâu!
- Vậy là tôi nói sai sao? Bà là chướng lắm! Vợ chồng mình được vợ chồng thằng Ba bảo lãnh qua đây. Bề gì cũng nên nể mặt chúng. Bà đâu thể đóng vai mẹ chồng đối xử với nàng dâu như chuyện mấy chục năm về trước ở trong nước được!
- Tôi chỉ khuyên thằng Hai phải biểu con vợ nó làm người vợ đảm đang...
Ba Eách bĩu môi:
- Bà có đảm đang bao giờ chưa?
Chị Ba sẵng giọng:
- Ông muốn nói xéo tôi cái gì đây?
- Tôi muốn nói, khi về làm dâu Ba Má, bà đã làm việc nhà ra sao?
- Ý ông muốn nói công việc .. của người ở phải không? May quá, nhà có sẵn con sen, đâu có ai để cho tôi làm?
Ba Eách cười:
- Vậy là số bà hên. Làm dâu mà không phải nấu cơm, đi chợ, giặt đồ! Lại không phải đi cầy.. như con gái người ta đang làm dâu bà. Thế mà bà không thương vợ thằng Hai!
Chị Ba chống tay ngăng hông, sắp tiến... tới thì anh Ba Ếch... rút ra phía cửa:
- Thôi! Không thèm nói chuyện với bà nữa.
Khi chị Ba tông cửa lao ra ngoài thì Ba Eách đã mất hút sau vòm cây bên ngoài cư xá. Chị Ba thở hổn hển:
- Về đây rồi biết!
THƠ HOÀNG NGỌC ẨN
Bên Đời Hiu Quạnh
Tặng Nhạc sĩ Huỳnh Anh
Tiếng hát khơi dòng thương nhớ xưa
Mênh mang trời đất mới giao mùa
Ở đây ta vẫn sầu cô quạnh
Vẫn nhớ thương về năm tháng xưa…
Vẫn xót xa đau ngày hạ cũ
Lỡ làng cho một kiếp phù sinh
Người đi từ thuở vô tình ấy
Để lại lòng ta xót một mình!
Nếu đã xem nhau là quán trọ
Vị đời hãy cạn những chiều say
Gió mưa trả lại đời mưa gió
Một thoáng dâng sầu trong mắt ai?
Men chẳng ấm lòng khi cách biệt
Giang hồ rượu uống mãi khôn say
Môi vẫn tìm môi chừng đã nhạt
Hương thừa nghe một thoáng men cay!
Thôi giã từ nhau như bóng mây
Và, trôi theo ngày tháng lưu đày
Đất khách mấy mùa trăng ngóng đợi
Quê nhà từng cánh nhạn tung bay…
Rừng khuya khắc khoải từng cơn gió
Phố cũ mong chờ cuộc đổi thay
Chim Hồng vút cánh trời thăm thẳm
Gió vẫn vô tình, mây vẫn bay…
Người đi từ thuở vô tình ấy
Để lại lòng ta xót một mình
Để lại lòng ta buồn biết mấy
Lỡ làng cho một kiếp phù sinh!
Tiếng hát khơi nồng chăn gối xưa
Mênh mang trời đất mới giao mùa
Cố nhân có xót niềm cô quạnh
Có nhớ thương về năm tháng xưa?!
Hoàng Ngọc Ẩn
Bên Trời Phiêu Lãng
Những con đường đẹp nắng thủ đô
Nhớ chiều xưa mình đã hẹn hò
Những con đường chừ đây hoang vắng
Thương người tình lạc lõng, bơ vơ!
Nghe buồn đau những ngày hạ cuối
Đêm nằm đây đếm tuổi lưu đày
Tháng năm xưa ngút ngàn tiếc nuối
Trong tâm linh ngàn kiếp khôn phai…
Trắng bao đêm cho dài thương nhớ
Ai ra đi xót kẻ cuối trời
Phiá chân mây cũng đành duyên lỡ
Lục địa này câm nín muôn đời!
Đôi chúng ta, đôi bờ khóc hận
Mông mênh sầu như sóng biển sâu
Và đôi nơi xót xa thận phận
Nghìn trùng xa nặng trĩu cơn sầu
Tiếc mà chi hỡi người tình lỡ
Thương mà chi ước mộng xa rồi
Nếu mai đây có lần gặp gỡ
Xin cho nhau một nét môi cười
Tiễn nhau đi bên trời phiêu lãng
Ta lang thang cuối nẻo lưu đày
Xót tương lai, tiếc về dĩ vãng
Chút mộng lòng cất cánh xa bay….!
Hoàng Ngọc Ẩn
Buồn Xưa
Từ vắng em rồi tôi nhớ thương
Lần theo từng kỷ niệm yêu đương
Chao ơi! Thu đã qua rồi đó
Thu đến rồi, em có vấn vương?
Lần tiễn đưa nào không xót xa
Tôi về phố cũ nhìn mưa sa
Muà đông sắp gội qua thành phố
Lần đốt tay chờ năm tháng qua
Vùng tóc em thơm mùi đại dương
Vòng tay dìu dịu, mắt em buồn
Bờ môi nũng nịu nhiều thương mến
Tôi đắm say qua từng nụ hôn
Từng nụ hôn dài không muốn dứt
Từng vòng tay siết chặt bờ vai
Yêu thương đó tháng ngày lây lất
Tôi vẫn mơ và vẫn đắm say…
Cho đến bây giờ tôi chợt hiểu
Chuyện tình xưa đã khép ô vuông
Từng đêm mặc niệm vào thương nhớ
Kỷ niệm buồn xưa thắm thía buồn…!
Hoàng Ngọc Ẩn
Cạn Nguồn
Ai giấu giùm tôi những ánh trăng
Để tôi khóc nốt chút duyên thầm
Khóc cho nước mắt tan thành máu
Thành cả thơ sầu lút dưới chân
Tôi sợ mây kia liếc bẽ bàng
Của lòng đau xót chút hương tan
Và hồn tôi lạnh màu tang chế
Một tiếng heo may cũng ngỡ ngàng!
Ai giết giùm tôi mộng đêm nay
Để tôi đón lấy lệ ngang mày
Đem phơi lên gió không rên siết
Dù một lời đi, ý có hay?
Người đã đi và đã xa rồi
Làm sao níu lại phút chia phôi
Tôi về viết vội vần thơ chết
Gục giữa luồng trăng gửi tới trời
Yêu thương như thế nghĩa gì không?
Hò hẹn trăm năm nối chỉ hồng
Đành thế là thôi là tất cả
Thề nguyền đem gửi giữa dòng sông…!
Hoàng Ngọc Ẩn
Chia Ly
Anh lại cười duyên, em khóc duyên
Yêu anh là giấc mộng đầu tiên
Thì thôi duyên lỡ, duyên đành lỡ
Anh bảo rằng: “- Em chớ có tìm!”
Cũng chỉ vì em đã lỡ yêu
Dù cho dư lệ đổ bao nhiêu
Thì em cam cắn môi hồng lại
Để mặc anh yêu mắng đủ điều!
Em biết giờ đây em chỉ là
Một người con gái ở phương xa
Hay là chỉ một cành hoa uá
Giữa cả rừng hoa, vạn sắc hoa!
Thôi thế từ nay đã lỡ rồi
Tình anh trao tận nẻo xa xôi
Từ nay anh nhé, anh đừng gọi:
“- Người ấy là em, em của tôi!”
Và chuyện tình ta để chết đi
Thư này đánh dấu cuộc chia ly!
Anh đi tìm những hương hoa mới
Em mặc thời gian trả những gì…?
Hoàng Ngọc ẨnCho Tôi Khóc Hết Mùa Thu
Cho tôi khóc hết mùa thu về
Đem ép những dòng dư lệ
Gửi vào con tim u mê, tái tê
Tàn đi một cành hoa tím
Còn đâu đôi tay quyến luyến
Tìm ai dệt đẹp vần thơ như giấc mơ
Nơi phương ấy ai sang ngang rồi!
Nguyện cầu mộng cứ vui tươi
Riêng tôi cô đơn một bóng theo tháng năm
Rừng thu mong cơn gió tới
Ngủ say ban trưa nắng mới
Gục đầu nghe sông nước cuốn ra khơi
Nếu còn nhắc nữa thêm vấn vương thôi
Ôi! Chuyện tình yêu nay dở dang rồi!
Xin để cho tôi tìm trong quên lãng
Đốt nén hương xưa
Đi nốt quãng đời
Hồn đã rã rời!
Cho tôi khóc hết mùa thu này
Đoạn trường ai có thấu chăng?
Cao xanh gây chi niềm đau trong giá băng
Trời thu mây trôi giăng mắc
Chiều thu mưa bay hiu hắt
Muà thu đong thêm nước mắt
Thu ơi!
Hoàng Ngọc ẨnCõi Mộng
Tôi không khóc những đêm dài da diết
Mà hồn còn lạnh đến ánh Sao Khuê
Cung cầm ca phách lạc lỗi dây thề
Vì tôi tưởng đời tôi tan nát cả!
Tim không đau vì trăng mòn hoang dã
Mục tơ vàng phiếm rụng chắp Đài Sương
Quỳ mòn hơi cầu nguyện giữa đêm trường
Cho hồn ấm và lòng thôi rung động
Nhưng không được, vì tình tôi vẫn sống
Trong vu vơ, trong cả kiếp phũ phàng
Đan lên mây cả tiếng nói bẽ bàng
Của mái tóc vui đau niềm oán hận
Biết bao chiều tay tôi ôm thờ thẫn
Tơ nắng gầy thoi thóp thở trên hoa
Tìm hương xưa trong giấc ngủ hoang tà
Bờ môi mọng vẫn dập dờn trong cõi mộng…
Hoàng Ngọc Ẩn
LÊ THỊ THẨM VÂN * MÙI CỦA RIÊNG NGÂN
Mùi của riêng Ngân
LÊ THỊ THẨM VÂN
Con người đuổi theo cái/điều mình muốn hay thích. Đến đất lạ, thủy thủ
tìm ngay nhà thổ, còn nhà địa chất nhặt đất đá để khảo sát. Ngân là dải
đất khô lạnh không dấy trong anh chút nóng hổi ban đầu gặp. Lâu lắm rồi,
dương vật anh mốc meo tạnh nguội, lắm lúc như vành tai anh sờ mà như
không sờ. Ngân đã làm nó sống lại, chính anh phải kinh ngạc. Những sáng
sớm căng cứng thường xuyên với cảm giác đê mê phấn khích chứ không phải
do hiện tượng NPT. Lúc đấy hình ảnh Ngân thắm thiết. Anh vòng tay qua
gối, qua khoảng trống của giường tìm mùi da thịt Ngân.
Trưa
nay ánh sáng phản chiếu từ ô cửa sổ anh thấy mắt Ngân chiếu ra tia u sầu
thường trực. Chán ngán mọi tiếng động chung quanh. Sao Ngân cứ sống
trong tình trạng sầu khổ? Từ ngày có Ngân, miếng thịt đeo giữa háng anh
bớt bèo nhèo vô duyên. Thay vì cạn sức anh sung sức. Kiệt lực anh được
hồi sinh. Anh mê mùi của riêng Ngân. Mùi mồ hôi giữa khe vú. Mùi nách hở
hang mùa hè. Mùi khói ám ở háng khi anh chuồi mặt dần xuống phía dưới
thân thể nàng. Ngân gầy gò, mỏng manh như bé gái 15 tuổi muộn dậy thì
lồng trong óc não người đàn bà ngoài ba mươi ý thức quyền dâm đãng. Anh
phải làm tất cả những đòi hỏi để Ngân được sướng, như thể anh đang
sướng, cực sướng. Anh sẽ sống thế nào nếu một sáng Ngân biến mất? Anh
còn trẻ con quá chăng? Anh mê nàng mất rồi.
Con đường chuyển
hóa là con đường cam go nhất vì không có kết thúc. Thống khổ luôn phục
kích trong đời sống quá ngắn của ai đấy nhưng quá dài đối với nàng. Mũi
Ngân luôn ám mùi tang tóc của chính nàng. Màu tàn rụi của chiếc lá chết.
Làn da căng mịn hay tái mét của bọn sinh viên lắm khi như những cái ghế
cứng ngắc trống rỗng trước mặt nàng trong giờ dạy. Tiếng động của chân
ghế xô đẩy. Tiếng ầm ừ trong cuống họng của con bé Tanya muốn hỏi nàng
gì đấy nhưng rồi thôi. Ngân hất tóc rũ bỏ tất cả khi vừa bước chân ra
khỏi cửa lớp, bước dọc theo hành lang, vào văn phòng ngồi yên một lát,
uốn éo lưng vài cái rồi úp mặt trên bàn không nghĩ gì cả. Ngân sợ trong
bóng tối tạm bợ của mặt bàn tiếng điện thoại rung lên.
Giọng của mẹ. Người đàn bà với chứng điên loạn như thể vờ vịt với mọi người. Ngân, chứng tích của loạn luân, ra đời bởi một cơn nứng. Thống khổ lẫn thù hận không còn chỗ chứa cho lời nguyền rủa. Nắng ấm không có trong thế giới nàng nhưng bao phủ quanh Hoàn mỗi khi anh gọi là em là bạn hay em và bạn. Tiếng chân đồng nghiệp đang đi qua ngoài cửa với cái bóng chần chừ. Ngân muốn ngưng ngay mọi thỏa hiệp. Ngân là cái mụn nhọt bưng mủ phát sinh do Ngân cạy hay tự trói mình vào những nỗi khổ đau? Ngồi một mình trong những buổi chiều không ngày tháng tìm sờ mụn nhọt như thể mân mê nỗi sầu thảm đời mình. Ngân thử đừng bám níu vào cái Ngân không rõ mình muốn bám níu xem sao? Hơi thở chẳng hạn, nếu ngưng sẽ thế nào? Mặt dao sắc nhọn cắt đôi miếng tofu trắng mướt mịn tối qua ở nhà hàng Nhật trong tia mắt anh là kẻ đang bám níu lấy vạt áo Ngân một cách thiết tha khốn khổ. Thác loạn xô đẩy trong từng sớ gân Ngân. Thành khẩn van lơn và lì lợm như đôi boot bó chặt hai ống chân nàng dưới gầm bàn. Ô hô, vậy là anh yêu nàng quá sức rồi.
Giọng của mẹ. Người đàn bà với chứng điên loạn như thể vờ vịt với mọi người. Ngân, chứng tích của loạn luân, ra đời bởi một cơn nứng. Thống khổ lẫn thù hận không còn chỗ chứa cho lời nguyền rủa. Nắng ấm không có trong thế giới nàng nhưng bao phủ quanh Hoàn mỗi khi anh gọi là em là bạn hay em và bạn. Tiếng chân đồng nghiệp đang đi qua ngoài cửa với cái bóng chần chừ. Ngân muốn ngưng ngay mọi thỏa hiệp. Ngân là cái mụn nhọt bưng mủ phát sinh do Ngân cạy hay tự trói mình vào những nỗi khổ đau? Ngồi một mình trong những buổi chiều không ngày tháng tìm sờ mụn nhọt như thể mân mê nỗi sầu thảm đời mình. Ngân thử đừng bám níu vào cái Ngân không rõ mình muốn bám níu xem sao? Hơi thở chẳng hạn, nếu ngưng sẽ thế nào? Mặt dao sắc nhọn cắt đôi miếng tofu trắng mướt mịn tối qua ở nhà hàng Nhật trong tia mắt anh là kẻ đang bám níu lấy vạt áo Ngân một cách thiết tha khốn khổ. Thác loạn xô đẩy trong từng sớ gân Ngân. Thành khẩn van lơn và lì lợm như đôi boot bó chặt hai ống chân nàng dưới gầm bàn. Ô hô, vậy là anh yêu nàng quá sức rồi.
Nhiều năm anh lửng lơ sống. Giờ đây giọng nói Ngân chan pha giọng nói con bé Vi khi nó nhõng nhẽo đòi anh đổ sữa vào tô cereal. Giòng sữa chảy như lưng trần anh quặn chặt lưng trần Ngân. Hình ảnh nhấp nhô ấy cứ làm anh muốn dốc mãi bình sữa. Những buổi chiều nhạt thếch vô cảm trôi qua, trôi qua trước khi Ngân còm cõi xuất hiện. Ngân, mung lung lạnh lẽo trong ngày, nóng sốt tan loãng trong đêm. Mùi da thịt Ngân gõ gõ óc não anh thầm thì giễu cợt dậy đi dậy đi cha nội.
Chùm lông nham nhám của Ngân, giọng nói ngưng ngang bất chợt
của Ngân, tiếng cười hiếm hoi của Ngân dưới trụ đường đèn đêm cùng ý
tưởng chỉ muốn biến mất và cái cách pha trò bất chợt thông minh kì lạ
của Ngân như quần lót dính máu Ngân nhét trong túi quần anh không biết
để làm gì. Anh chỉ biết không thể để mất. Máu khô đỏ biến thành màu đen
khô quặt. Hình ảnh Ngân ngồi chấm bài rồi ngẩng đầu bảo anh biết không
em có biệt tài nhớ tên từng đứa sinh viên đến độ chúng ngạc nhiên, còn
em không hiểu sao em có trí nhớ quái đản thế. Ngân vân vê lọn tóc. Em đã
từng có một thời mê những con chữ, nàng tiếp. Anh nghĩ em vẫn còn đấy
chứ, anh nói. Thế hả anh? Nàng cười. Sao đêm qua con mèo hoang nhìn em
rồi bật khóc anh ạ. Em hoảng quá hỏi tại sao nhưng nó đéo thèm trả lời
em. Mắt Ngân lóng lánh làm anh hoảng sợ. Ngân quét ngang quét dọc những
lằn roi quái ác trên lưng, mông trần anh, anh để mặc không chút kháng
cự. Cứ để mặc với nỗi thích thú vô biên và những lần sướng ngất.
Màu mưa của ba thế kỷ trước là màu gì? Đời ngổn ngang phức tạp nhưng
sao ta ra sức mong nó cạn cợt. Giá như ta thả cái ta đang khăng khăng
nắm giữ thì sẽ nhẹ nhàng biết bao! Dính mắc hay tham đắm phát sinh cháy
bỏng lòng dạ. Ham muốn thân thể trần truồng và màu mắt tháng tám của
Ngân quấn chặt trong tấm drap lụa mỏng. Sự mềm mại của làn da hay làn
lụa cứ nóng dần lên như sự chờ đợi đòi hỏi phải được thỏa mãn. Ngân là
bi thảm lôi cuốn, quyến rũ chết người. Thông minh, nhạy cảm, tinh tế,
đong đưa... đong đưa... mạnh nữa... mạnh nữa... hai đùi dài khẳng khiu
đong đưa... mạnh đi... mạnh nữa đi mà... Ngân nói, cứng cỏi trong từng
chữ. Chữ là mệnh lệnh của nàng. Từng ngấn xương trong anh nở phồng rền
vang, bầu ngực Ngân nhấp nhô dậy sóng. Anh rán sức thúc mạnh hơn. Màu da
xanh xỉn dấp dáp mồ hôi. Tai anh bốc khói, hơi thở anh bốc khói. Anh
thúc mạnh như là cái thúc cuối. Phải thế không?
Giọng ai đang lùng bùng
trong tai anh? Không! Không thể là vợ anh. Cái dáng lủi thủi gà con nhai
cơm tránh gây tiếng động. Cứ thế, anh thúc. Trước rồi sau. Vợ của anh
và Ngân của anh. Trong miệng Ngân, cửa mình ngân, hậu môn ngân. Em đã
từng bảo em thích thế phải không Ngân? Để cho em biết những cái lỗ trên
người em nông hay sâu và dương vật anh dài hay ngắn. Kẻ tra tấn và người
bị tra tấn. Anh có chuyển tải hết sức sống trong anh đang bùng vỡ hay
không đây? Anh cứ thúc và thúc. Anh đang dấn cả thân anh trôi tuột vào
trong nàng. Ồ, quan hệ tay ba. Choáng thật anh nhở! Nàng thường nói thế
khi ngạc nhiên, mà nàng thì ngạc nhiên trước những thứ rất vớ vẩn. Anh
yêu em anh yêu em anh yêu em. Anh nói với tấm lòng hào phóng. Anh mất
mạng như bỡn. Chẳng sao. Anh bay bổng trong vòm trời sâu rộng không đáy,
không bảng chỉ lối ra. Con đường độc đạo dẫn vào trong nàng, cửa mình
rền vang.
Tiếng động trong người Ngân đánh thức anh dậy. Chắc
chắn, vững vàng anh không thể từ khước. Ngân, kẻ phiêu lưu tình dục của
mẹ và tàn khốc của bố tạo thành cơn Tsunami kinh hoàng phá hủy mọi quy
củ, nề nếp, gia phong. Máu biến thành nước lã. Nếu ông ta không là bố em
thì em phải gọi ông ta là cậu. Cậu ruột em là bố của em, anh biết
không. Ngân nói. Mẹ em là người đàn bà vừa ngu si lại vừa xốc nổi. Em ra
đời bởi một cơn nứng. Nàng ưa lặp lại câu này. Bố em và cậu em xài
chung một con cu. Giọng nàng tưng tửng. Anh nghe không với niềm tin của
thằng bé 6 tuổi sẫm trời đứng trước ống khói chờ ông già Noel tuột xuống
với túi quà nặng lệch một bên vai. Lần đầu lau sạch người Ngân vì cơn
xỉn bí tỉ, cùng những viên thuốc an thần nàng nói em không muốn nhìn
thấy nhưng phải vốc chúng vào miệng mỗi ngày ba bận mới sống được anh ạ,
mà em có muốn sống đâu nào. Ngân say vì rượu, anh say vì Ngân.
Thế mới buồn cười. Anh rờ rẫm men theo đường cong vòng mông khiêm tốn của nàng. Trong bóng tối vũ trụ riêng Ngân anh ngửa mặt lao thẳng vào, mặc kệ. Giá trị nhân sinh, anh nhủ thầm. Hình bóng Lan, vợ anh lủi thủi vô ra, nhiều năm nay chỉ ăn rau, ngũ cốc, uống sữa đậu nành lạnh vào mùa hè và nóng vào mùa đông. Lan chỉ còn cạo đầu, mang áo tràng nâu sồng là trở thành ni cô dưới mắt mọi người. Lan đã không còn là Lan của những ngày xưa cũ dưới mái nhà, dưới ánh đèn vàng thư viện, trong lòng xe nồng mùi xăng cặn. Anh chẳng còn nhớ lần cuối bàn tay Lan vuốt tóc anh là bao giờ. Tóc anh giờ thay cho chuỗi hạt bóng nhẫy thân thiết. Tâm linh là tiến trình chuyển hóa cá nhân. Cá nhân anh, Lan, Ngân hay bé Vi? Mùi háng Ngân là tâm linh. Anh nhắm mắt, xoa xoa tóc, cúi đầu lặng thinh. Kẻ ăn năn thống hối là anh là Ngân hay là Lan? Ngôi chùa nằm trên dãy núi quanh năm phủ sương trắng đục có người bằng da bằng thịt là Lan, vợ anh mỗi tháng 15 ngày di động hít thở trên đấy.
Thế mới buồn cười. Anh rờ rẫm men theo đường cong vòng mông khiêm tốn của nàng. Trong bóng tối vũ trụ riêng Ngân anh ngửa mặt lao thẳng vào, mặc kệ. Giá trị nhân sinh, anh nhủ thầm. Hình bóng Lan, vợ anh lủi thủi vô ra, nhiều năm nay chỉ ăn rau, ngũ cốc, uống sữa đậu nành lạnh vào mùa hè và nóng vào mùa đông. Lan chỉ còn cạo đầu, mang áo tràng nâu sồng là trở thành ni cô dưới mắt mọi người. Lan đã không còn là Lan của những ngày xưa cũ dưới mái nhà, dưới ánh đèn vàng thư viện, trong lòng xe nồng mùi xăng cặn. Anh chẳng còn nhớ lần cuối bàn tay Lan vuốt tóc anh là bao giờ. Tóc anh giờ thay cho chuỗi hạt bóng nhẫy thân thiết. Tâm linh là tiến trình chuyển hóa cá nhân. Cá nhân anh, Lan, Ngân hay bé Vi? Mùi háng Ngân là tâm linh. Anh nhắm mắt, xoa xoa tóc, cúi đầu lặng thinh. Kẻ ăn năn thống hối là anh là Ngân hay là Lan? Ngôi chùa nằm trên dãy núi quanh năm phủ sương trắng đục có người bằng da bằng thịt là Lan, vợ anh mỗi tháng 15 ngày di động hít thở trên đấy.
LÊ THAO CHUYÊN * ĐÊM TÌNH YÊU
Đêm Tình Yêu
Lê Thao Chuyên
Qua khung cửa sổ, bóng tối mỗi lúc một ngoạm sâu như muốn nuốt hết phần
ánh sáng èo ọt cố bám trên những mảng cây cao tận bên kia đồi. Ngọn đồi
thoai thoải dốc trải đều một màu cỏ dại điểm lẫn những cánh hoa vàng đã
chuyển sang màu xậm đang nằm im lìm, nhẫn nại chờ đợi luồng gió cuối
cùng, để được run rẩy dưới gợn sóng dập dềnh hầu tạo cho khung cảnh bừng
lên sức sống trước khi bị vùi dập trong bóng đêm. Đồi hoa chờ gió tìm
kiếm riêng sự rung động nhẹ nhàng; rừng cây cũng chờ gió để được những
vuốt ve mơn trớn hầu xoa dịu cơn bỏng cháy của tiết trời còn đọng lại
quanh quất; riêng Túy, nàng không chờ gió mà chờ bão, chỉ có bão mới dập
tắt được lửa yêu đương đang phừng phực đốt tim gan, chỉ có bão mới làm
rung chuyển ngàn cây để nàng tỉnh thức sau giấc ngủ dài trong tình
trường mê mệt. Sự mê mệt mà từ lúc chấp nhận chia tay,
Túy vẫn thấy hình bóng và hơi hướng của người yêu như còn lẩn quất đâu
đây. Nỗi nhớ làm Túy ngầy ngật như đang miệt mài nhấp từng giọt rượu
ngàn năm. Rượu ngon, cơn say nhẹ nhàng dẫn Túy về mộng nhưng không trở
thành thực. Mộng và thực không lẫn lộn nên vẫn cắn xé tạo thành những
cơn sốt mà người nhận lãnh không muốn chối bỏ vì tình yêu luôn có một
sức mạnh tuyệt đối. Nó bảo Phùng vẫn còn yêu nàng... mãi mãi...
Con mèo vằn của nhà ai, mèo hoang thì đúng hơn vì quanh đây không có
nhà, uể oải vươn mình đứng dậy sau những giờ say sưa ngủ trên ghế đá.
Bằng dáng điệu ung dung, nó thu gọn người rồi phóng xuống đám cỏ mềm êm
như lá rụng. Âm thanh nhẹ, rất nhẹ đủ làm Túy giật mình. Nàng mở mắt
thật lớn nhưng tâm hồn mơ hồ cảm nhận như tình yêu cũng rớt theo. Tại
sao Phùng lại cố tình chạy trốn sự thương yêu? Dấu hỏi nở lớn nhưng chỉ
một thoáng, trong tích tắc nó bị mặt hồ chao động hòa lẫn tiếng quẫy
nước của đàn cá đói há miệng chờ ăn giữa màu nước đục đầy bùn đất thu
hẹp trở lại. Con mèo, dấu tích của kẻ chiến thắng tình yêu khinh thị cơn
hoảng hốt của lũ cá mù mắt, nó thong thả từng bước tiến về phía chuồng
chim câu. Chuồng chim bằng gỗ màu hồng nhạt trông xinh xắn như những lâu
đài trong truyện cổ tích thời xưa được xây trên một ống nhôm dài, tròn
và trơn tuột cao khỏi đầu người. Mèo ta nghênh ngang, oai phong lẫm liệt
lượn qua rồi lượn lại tìm cách trèo lên.
Tuy biết là mèo không thể xâm nhập vào giang sơn của mình nhưng nghe
tiếng gầm gừ đe dọa bên dưới, đàn chim vẫn ùng ục kêu và đạp lẫn lộn lên
nhau. Vài chiếc lông con rơi ra ngoài khoanh cửa tròn, lảo đảo mấy vòng
rồi mới rớt xuống đất như đùa cợt trước đôi mắt rình rập, nham hiểm của
chú mèo hoang. Phùng là mèo già nhưng Túy, con chim câu thèm khát khung
trời lạ đã liều lĩnh chạy ra khỏi chuồng cố ý cho mèo già vần vò ăn
thịt.
Biết rằng mình đang chơi trò nguy hiểm, đang ngụp lặn trong cái thú đau
thương, trong quắt quay buồn khổ nhưng lại cũng rất ngất ngây say đắm.
Đôi khi Túy tự lên án hành động mình bằng những dằn vặt, bằng những đêm
dài trăn trở nhưng sự xót xa thân phận mãnh liệt hơn. Nàng không chịu
nổi sự cô đơn buồn tẻ chán chường tiếp diễn ngày qua ngày; nó như những
củ khoai sượng, khoai hà mà Túy là một đứa trẻ ngoài đói khát còn cần cả
săn sóc vỗ về.
Giá trời đừng sinh ra Túy hoặc giá Túy đừng lấy Mạnh, một con người
khô cằn, nghèo nàn tình cảm và giá Túy đừng gặp Phùng thì chẳng bao giờ
nàng cảm nhận được sự ê chề, tê tái như ngày hôm nay. Túy là người vợ
hiền lành, biết chiều chồng, biết nấu nướng, biết vén khéo, mực thước
chu toàn trong ngoài nhưng nàng lại không chấp nhận cuộc đời người đàn
bà sinh ra chỉ có thế.
Trời phú cho Túy một tình cảm quá dồi dào. Cái tình cảm phải dàn trải
bằng thi phú văn chương hoặc xông xáo lao đầu vào giữa chợ đời thì Mạnh
lại trói buộc Túy trong phạm vi ở góc nhà, xó bếp, khoác vào vai trò và
trách nhiệm của người vợ hiền gương mẫu để đến lúc gặp người ý hợp, như
cá gặp nước, tình cảm Túy bơi lội tung tăng, quẫy mạnh trong sự tự do
lãng mạn mà quên rằng chính tiếng động đó đã làm mọi người e dè sợ hãi.
Ái tình quả thật gớm ghê, con tim còn hơn luật sư giỏi tài hùng biện, nó
đã gạt trôi mọi cản trở, mà với Túy, cản trở mạnh mẽ, nguy hiểm nhất là
đối diện với lương tâm. Người ta bảo đàn bà mê trai thì trái tim to hơn
con bò trong khi lương tâm, danh dự lại nhỏ bằng hạt sạn.
Từ khi quen Phùng, nàng đã biến thành con đàn bà trơ trẽn nói dối
không ngượng lời. Quen Phùng, Túy đã tự biến thành vụng trộm lén lút đi
về theo giờ giấc của chồng, rời khỏi nhà khi Mạnh vừa đi và trở về sớm
hơn chừng một hai tiếng. Quen Phùng, nàng thích bóng tối, có thể vì nó
luôn đồng lõa với tội lỗi và tạo môi trường thuận lợi cho những người vợ
lãng mạn như Túy sa ngã dễ dàng. Thế mà hôm nay Túy lại sợ bóng tối
tràn về vì nó báo hiệu một đêm dài sẽ nối tiếp sự phiền muộn. Túy sợ
phải đối diện với Mạnh để niềm cô đơn bùng vỡ lớn.
Không ai có thể thay thế được Phùng ngoài sự hiện diện hoặc tiếng
chuông điện thoại với lời mê hoặc của chàng. Phùng đang thực hành lời
hứa sẽ không bao giờ gọi lại. Chàng đang chạy trốn một cuộc tình mà Túy
vì tự ái không muốn làm kẻ đuổi bắt.
Túy ngồi bất động tiếp tục đón nhận bóng tối sắp sửa tràn ngập
quanh phòng. Bên ngoài, ánh sáng hầu như đã mất hẳn vì màu lông trắng
của đôi thiên nga chỉ còn hiện lờ mờ dưới hàng liễu rũ.
Hai khối trắng gần như bị tan loãng nằm gác cổ lên nhau. Thỉnh thoảng
chúng trở mình làm chiếc cổ dài được dịp vươn cao ngơ ngác, nhoà nhạt.
Từ lâu lắm, khung cảnh về đêm ở đây không thay đổi, cũng đồi hoa dại,
cũng bóng cây chập chờn và cảnh vật êm đềm đã trở thành quá quen thuộc,
quen thuộc như con đường dẫn đến nơi hò hẹn của hai đứa. Sự quen thuộc
không hẳn chỉ ở trong căn phòng nhỏ mà quen thuộc ở từng làn da, kẽ tóc,
và hơi hám kia, hơi hám của người tình đã bám sâu trong xương tủy để
lúc nào cũng toát ra mùi nồng nàn gợi nhớ. Đêm nay nỗi nhớ đẩy Túy về
tận cùng của ray rứt phiền muộn. Cảnh cũng trở nên hoang vắng tĩnh mịch
một cách khác thường, hình như chúng đọc được tâm sự của Túy nên gió câm
nín, thiếu cả tiếng thở dài dẫu thật nhẹ. Túy ngạc nhiên lắng tai nghe
sự cách cảm kỳ lạ, âm thanh lắng đọng bất thường nhưng chỉ vài phút sau,
như thường lệ, đàn chão chàng ở sau nhà lại trỗi lên bản tình ca bất
hủ. Con lớn giọng nhất mở đầu bằng điệu trầm buồn vang đi xa, và chung
quanh, trong những hang hốc, bờ hồ, trong đám cỏ dại, tận bìa rừng bên
kia đám bạn chão chàng cùng gân cổ hoà tấu theo... Ọt... Ọt... Ọt...
Tiếng kêu ồm ồm như một điệu kinh buồn tràn vỡ khắp mọi nơi làm cây cỏ
bàng hoàng rúng động; lòng
Túy cũng thổn thức với ngàn vạn tâm sự khó thể cùng ai chia sẻ. Chính ra
sự đau khổ dằn vặt phải được diễn tả bằng tiếng khóc, tiếng kêu gào
nhưng thân xác Túy vẫn bất động mặc cho tâm hồn nhào lộn như những đợt
sóng nhảy tung trước gió lớn. Nó bảo Túy đừng chịu đựng nữa, hãy nhấc
điện thoại và bấm vào bẩy con số quen thuộc. Hãy gọi cho Phùng như mọi
lần chia tay khác, chia tay mà có xa được đâu. Một tiếng chuông reo, một
câu réo gọi, hai đứa lại làm hoà và lại gặp gỡ để rồi bao đau khổ được
đền bù.
- Anh ạ! Chúng mình không thể rời nhau nên đừng nói đến chuyện xa
nhau nữa Phùng nhé!
- Anh hứa.
Phùng hứa đó nhưng chỉ được vài ngày lại mang luân lý ra chặn lối.
Phùng nhồi Túy như người làm bếp nhồi bột. Phùng điều khiển Túy như
người làm xiếc điều khiển bầy thú trong rạp thế mà nàng vẫn không tỉnh
cơn mê sảng. Hình như Phùng càng đẩy Túy ra xa thì sức đàn hồi lại càng
thâu ngắn lại.
Phải chăng luân lý là lẽ phải nên Phùng, người điều khiển nó phải là một
người đạo đức và có một sức mạnh tinh thần phi thường? Túy yêu Phùng vì
cái phi thường hiếm có ấy. Chàng đã chiến thắng được đòi hỏi thường
tình của con người với con người, của đàn ông với đàn bà nên yêu Phùng,
Túy giao phó cả hồn lẫn xác mà chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị lạm dụng hay
thiệt thòi.
Đàn chão chàng chợt im bặt vì từ xa vẳng về tiếng động cơ ì ì quen
thuộc, lẻ loi và buồn bã. Sự buồn bã nhàm chán nhắc cho nàng bữa cơm tối
có Mạnh bên cạnh, nhắc cho Túy biết mình là kẻ đã có chồng. Gái có
chồng như gông đeo cổ. Túy không có gông nhưng nàng vẫn đang vật vã với
án tù. Nhà tù của Túy được bọc bằng giấy và sợi xích sắt cột chân tuy vô
hình nhưng vẫn trói buộc được nàng. Đó là khuôn mẫu của gia đình giòng
tộc Túy xưa nay. Nó là thể diện, là khuôn mặt, là gia bảo mà Túy không
thể làm mất.
Cho dù Túy có ở tận phương nào, nàng cũng không thể chối bỏ mình là
người Á Đông. Cho dù văn hóa tây phương có thấm nhập tận trong máu thì
mỗi cử động phong cách của nàng cũng không thể chối bỏ mình không phải
là người Việt. Yêu Phùng, nàng có thể buông thả tất cả nhưng chỉ trong
khoảnh khắc, khi những đam mê và rung động xác thịt lắng dịu, nàng lại
thấy tâm hồn khắc khoải và muốn vun xới cho cuộc sống hiện tại. Có điều
càng cố gắng vun xới Túy lại càng thấy lạc lõng vì nàng không thể tìm ở
chồng bất cứ điều gì có thể khỏa lấp sự cô đơn đó. Hai người như hai hồ
nước đàng trước nhà, nhìn thấy nhau mỗi ngày, chăm sóc lo lắng cho nhau
nhưng tâm hồn không thể gần gũi.
Với Túy và tất cả mọi người thì Mạnh là một người chồng gương mẫu, tế
nhị, biết chăm sóc cho gia đình, biết tạo cho vợ cuộc sống hơn người.
Bằng chứng Mạnh đã sắm riêng cho nàng một giang sơn, dù là nơi khỉ ho cò
gáy nhưng vào exit chỉ khoảng năm miles, lại thấy phố xá sầm uất, xe cộ
nhộn nhịp nối đuôi. Chọn nơi này Túy đã nghe lời bàn của Mạnh và cũng
muốn có cuộc sống gần thiên nhiên hơn. Nàng yêu cây cỏ, chim muông cá mú
nên lầm tưởng thiên nhiên sẽ làm cô đơn biến mất, không ngờ mỗi bụi cây
là mỗi rung động trong trái tim mỏng manh, mỗi tiếng lá rơi là nhát dao
cứa đứt từng mạch máu. Thiên nhiên đẹp xinh với con người tràn đầy hạnh
phúc nhưng lại là lửa nóng đốt cháy thời gian và nung chảy trái tim Túy
mềm ra để nàng có những mơ ước khát khao vượt ngoài lễ giáo. Không ai
có quyền kết tội những tư tưởng còn nằm trong bộ não con người nhưng sự
lãng mạn đã gieo mầm mống tác hoại kinh khủng nhất. Càng gần thiên
nhiên,
Túy càng lãng mạn và cảm thấy thèm khát sẽ có một ngày nếm được trái cấm
hạnh phúc. Túy luôn cho rằng tình cảm nàng lãng đãng tuôn ra không bao
giờ ngừng còn Mạnh là giòng sông khô cạn. Tạo hóa cột chặt hai cuộc đời
trái ngược bằng sợi dây vô hình trong khi ma qủy luôn hiện ra xúi bẩy:
Cắt nó đi...
Hai ngọn đèn xe tròn vàng thấp thoáng xuyên qua những hàng cây đen
đủi, len lỏi giữa đám bụi rậm như đôi ma trơi mỗi lúc một tiến gần. Từng
vệt dài quét thẳng phía trước như cố cắt màn đêm thành những vệt sáng
dù run rẩy yếu ớt.
Khoảng cách thâu ngắn hơn và khi xe dừng trước cổng, tiếng cót két mở
khoá rồi tiếng xe lại rồ mạnh chạy thẳng trên con đường trải sỏi nằm
giữa hai hồ nước. Dưới tia đèn vàng vọt, đôi thiên nga lẹt bẹt chạy ra
với những tiếng kêu "kiếp kiếp" mừng rỡ tìm hơi hám quen thuộc. Con mèo
đen cũng phóng tới chung vui bị con thiên nga đực mổ cho một cái đau chí
chết. Mạnh đã trở vào xe tắt máy sau khi khóa cổng, trả lại bóng đêm sự
yên tịnh buồn bã, có khác chăng chỉ là tiếng chân bước rào rạo trên sỏi
đá.
Túy thở dài, đôi thiên nga hôm nay không có bạn nên nhận vơ là
phải. Người nó cần được vuốt ve ôm vào lòng đâu phải là Mạnh. Thiên nga
ơi, chủ của mày là con đàn bà thất tình nằm bẹp trong nhà suốt từ sáng
đến giờ. Dửng dưng trước tiếng kêu đói của muôn vật, tàn nhẫn trên những
chậu hoa khô nước, hững hờ trên đồi hoa vàng và tẻ nhạt với làn gió
chiều mong manh.
Ái tình có khác gì trái măng cụt tròn trĩnh nhưng khi ăn, phải cầm dao
cắt hoặc dùng sức mạnh ở đôi tay bổ đôi, cẩn thận gỡ những múi mọng
trắng ngon ngọt ở bên trong rồi hãy đưa lên miệng, đừng vội vàng cắn vào
như trái ổi, trái mận. Mận ổi còn có vị chua, vị ngọt chứ vỏ măng cụt
chỉ một vị đắng nghét. Túy không có sức để bẻ trái măng cụt, không có
dao để cắt, cũng không thể nhịn hoặc chờ đợi mà cứ đưa răng cắn vào...
Đưa răng cắn vào... Cuộc đời thật trái ngược, với Phùng nàng xông xáo
háo hức như đàn ông. Với Phùng, nàng như con thiêu thân chỉ muốn lao đầu
và chết trong vùng ánh sáng. Nàng đã vượt quá giới hạn của người đàn bà
với những e ấp, kín đáo mà đi đến giai đoạn phải được làm vợ nên sự
ngăn cách thể xác không còn giới hạn. Tại sao? Nhiều lần Túy đã tự hỏi
và rồi tự lên án nhưng cái án treo hờ hững xa xôi quá không ảnh hưởng gì
tới nàng.
Phải chăng tình yêu bất chính dễ làm con người ta đi đến mù quáng và lầm
lỗi?
- Con người ai chẳng lầm lỗi, có điều biết là lầm lỗi thì nên tránh
đừng để xảy ra. Đàn ông là một lũ đểu chỉ thích lợi dụng đàn bà. Anh
cũng thế chẳng hơn gì chúng nó đâu. Đôi khi cũng nhìn em hau háu, cũng
thèm khát, cũng muốn nhai nuốt em ra. Nhưng...
Phùng bỏ dở câu nói và đưa tay vuốt nhẹ sống lưng nàng. Lời an ủi đã
làm tự ái Túy giảm xuống, tự ái của một người đàn bà biết mình đẹp và
thừa sức hấp dẫn, lôi cuốn. Như vậy Phùng đâu phải là gỗ đá.
- Nhưng... Có phải anh muốn nói nhưng anh chưa yêu em?
Phải thế không?
Túy xoay nghiêng, một tay chống lên đầu làm nửa thân hình nàng nhô
cao tuột khỏi lớp khăn trải giường mỏng manh theo thế chờ đợi nghe câu
trả lời. Phùng không dám nhìn vào ngực nàng, bộ ngực trần no tròn, đầy
âm ấp.
- Không yêu mà nằm ôm nhau như thế này sao?
- Em thấy vẫn thiếu thốn, vẫn chưa đủ.
Túy nói dối, bằng chứng sau câu nói nàng nằm tuột xuống rúc đầu
trong tấm mền vải và cuốn nó cứng ngắc. Phùng chồm người nằm đè lên,
hình như chàng chỉ hung hãn, xông xáo khi có một cái gì bảo vệ, ngăn
chận giữa hai làn da thịt.
- Ngộp thở, bỏ em ra Phùng.
Phùng vẫn không bỏ, vòng tay ôm chặt cứng tổ kén, lấy răng lôi mép
khăn cho mặt Túy ló ra:
- Nói lại, cho nói lại một lần nữa. Phùng thở hào hển, ánh mắt rực
lửa đam mê và cúi xuống thật thấp.
- Vẫn chưa đủ.
Tiếng cười khúc khích trêu ghẹo im bặt. Một phút, hai phút rồi mười
phút qua đi Túy vẫn nằm bó như khúc giò mặc Phùng làm mưa làm gió trên
mặt mình. Chàng có muôn vàn chước quỷ, muôn vàn cám dỗ thoát ra từ ánh
mắt, những khóe nhăn khi cười và chiếc miệng duyên dáng với đôi môi mềm,
thật mềm, thật ngọt và thật mát. Chàng có muôn ngàn xảo thuật ái tình
mà Túy chỉ là đứa trẻ nít bị mê hoặc, quyến rũ. Có điều đúng những lúc
nguy hiểm nhất, những lúc Túy tưởng Phùng không thể chống cự nổi cơn đam
mê cuồng loạn của thể xác thì Phùng lại thoát được một cách rất tài
tình nếu không muốn nói là rất nghệ thuật và điêu luyện.
- Anh biết em yêu anh và sẵn sàng dâng hiến nhưng mình không thể
tiến xa hơn. Như thế này đã là quá sức rồi.
Như thế này đã là quá sức rồi?
Nếu thế tại sao chúng mình không đưa nhau đi chỗ khác? Một cánh đồng,
một khu rừng, một dòng suối cạn, dung dăng dung dẻ như những đứa bé con
để lỡ có ai gặp chúng mình cũng dễ ăn dễ nói, tội gì lại chui rúc, lén
lút vào khách sạn, nơi có chiếc giường thật êm, nơi có cặp gối mềm mại,
nơi có phòng tắm, nước, khăn, tất cả thật đầy đủ để xóa vết tích sau một
cuộc ân ái? Tại sao?
- Vì anh thương em nên không muốn em bị thiệt thòi.
- Không muốn em thiệt thòi? Anh định nghĩa thế nào là tình yêu? Yêu
là cho đi mà không được đáp trả thì gọi là thiệt thòi? Như vậy anh có
yêu em không Phùng?
- Em hỏi câu này bao nhiêu lần rồi Túy? Còn nghi ngờ tức là chưa
trọn vẹn yêu anh.
- Nếu không yêu, sự dâng hiến của em biến nghĩa để chỉ còn là thú
vui thể xác hay sao?
- Túy, cho đến bây giờ anh phải thú nhận là em chẳng biết gì cả.
Túy nhìn sững, nàng không tin câu nói vừa toát ra từ đôi môi thật
mềm thật ngọt kia. Em không biết gì hay anh không biết gì? Có thằng đàn
ông nào lại dửng dưng trước thân thể người đàn bà, trước một khối lửa
sẵn sàng nuốt trửng lấy mình ngoài trừ tên đàn ông kia là kẻ bệnh hoạn?
- Anh không tin rằng em đã biết yêu kể cả Mạnh, Phùng ngập ngừng.
- Không yêu em lấy làm gì?
- Có nhiều nguyên do, một trong những nguyên do anh cần biết nhưng
đã biết là cuộc sống gia đình em hiện tại không có hạnh phúc. Chính vì
không có hạnh phúc nên anh mới có cơ hội để được em yêu, nhưng tình yêu
không biết giữ trong sạch nó sẽ không thể gọi là tình yêu mà biến sang
một thứ tình khác. Anh nghĩ sự ràng buộc thể xác không dựa trên căn bản
tình yêu sẽ chóng đi đến đổ vỡ, ngược lại tình yêu không có thể xác len
lỏi vào sẽ bất diệt.
Anh đang dẫn chứng tình yêu của anh hay mang luân lý ra nhắc chừng?
Em hiểu rồi, có thế mà nghĩ mãi không ra. Anh là kẻ tham lam ích kỷ hơn
ai hết. Anh độc tài, chiếm đoạt mạnh mẽ, trường cửu hơn ai hết.
- Anh hiểu em không sống về dục tính như em vẫn nói đâu.
Túy nằm úp lên người Phùng, vòng tay qua lưng chàng và giữ chặt ở
đó:
- Em muốn trói buộc anh biết không?
- Biết.
- Em muốn bắt cóc anh mang bên mình suốt cả cuộc đời.
- Còn Mạnh thì sao?
Tim Túy đau nhói lên. Cám ơn anh đã khôn khéo nhắc chừng. Dù thế nào
em cũng không thể vượt thoát được dư luận.
- Từ mai chúng mình không gặp nhau nữa.
- Sao vậy? Đến lượt Phùng ngạc nhiên.
- Vì giữa chúng ta luôn có một khoảng cách.
- Và khoảng cách đó luôn phải đi song song với thân xác chúng mình.
Ngày nào anh kềm chế không nổi, không cưỡng lại được dục vọng thì ngày
đó anh sẽ mất em.
- Em không hiểu.
- Anh muốn nói khi anh xâm phạm, làm vẩn đục thể xác em chính là anh
đã làm mất tình yêu trong sạch, mất sự tôn trọng em đã dành cho anh.
Phùng nói lăng quăng, khi yêu anh có thể tỉnh trí để nghĩ ra điều đó
sao? Vậy mà em cứ tưởng khi yêu con người làm gì có sự khôn ngoan để
lựa chọn?
- Em phải tỉnh táo. Mình không thể lấy nhau được vì anh không muốn
mang tiếng cướp đoạt vợ người, và dù nếu em có giấy tờ ly dị mình cũng
không thể sống với nhau. Em biết sao không? Lấy anh em sẽ khổ. Anh không
có đủ tài cán lo cho em như Mạnh, chúng mình sẽ phải nai lưng làm quần
quật và không có thời giờ tâm tình như thế này.
Em sẽ phải lo cơm nước cho con cái, cho anh, cho mẹ cha...
Phùng nói thao thao bất tuyệt, cái môi ngọt lịm kia sao đáng ghét
quá chừng.
- Tối đến ăn cơm xong anh sẽ lăn quay ra ngủ, em phải thức lo cho
tụi nhóc lỡ khi nó đòi ăn hay đái ỉa. Em sẽ phải...
Túy bịt lấy miệng Phùng. Kẻ tử tội trước khi bị xử bắn thì có sợ gì
vài ba cái tát tai, vài lời nhục mạ nguyền rủa. Kẻ thèm khát được cuộc
sống vợ chồng thì có sợ gì những mầm mống cực khổ từ thương yêu nảy
sinh. Phùng nói đi, anh có yêu em không?
Anh có yêu em không? Điều đó em luôn tự hỏi từ hơn một năm qua. Tại
sao anh có thể quá sáng suốt đến độ hoàn toàn tưởng tượng để nhìn thấy
những gì có thể xảy ra? Tại sao anh vẫn đặt ranh giới giữa hai đứa
mình?
Có phải anh cũng sợ mặc cảm với lương tâm? Như em? Vậy thì thuyết phục
em để làm gì? Anh bảo em quá khắt khe buộc tội cho chính em trong khi
chuyện chúng mình...
- Chuyện chúng mình không thể giống như ông A bà B. Chuyện chúng
mình là chuyện chúng mình. Tình yêu chỉ đẹp khi chưa thuộc về nhau.
Người ta chỉ mơ ước những gì người ta chưa có. Chúng mình chỉ yêu nhau
khi...
- Em ghét anh.
Túy dỗi hờn úp mặt xuống gối. Đã nhiều lần Phùng cứ nện những nhát
búa nặng nề xuống đầu nàng:
- Anh muốn gì? Dám nói thẳng cho em biết không?
- Anh muốn chúng mình coi nhau như bạn, bạn thân nhất.
Trên đời có người đàn ông nào dám nói với người yêu là chỉ coi nhau
như bạn? Bạn có nghĩa là phải dừng lại ở một giới hạn rõ ràng?
- Anh muốn chúng mình là bạn mà cứ gặp nhau như thế này? Bạn mà dẫn
nhau vào phòng ngủ ôm ấp, bạn mà...
Túy nghẹn lời.
- Thì từ mai không gặp nhau nữa.
- Ừ! Từ mai...
Em biết rồi Phùng ơi, trong đời chỉ có mình anh mới dám coi thường
em như thế, chỉ có anh mới dám nói những điều quái ác như thế nhưng vẫn
chưa đủ, để em tiếp thêm những phần thiếu sót của anh. Chính em đã tỏ ý
mình nên hẹn nhau trong khách sạn viện cớ hẹn hò ngoài hàng quán thiên
hạ sẽ thấy. Em đã nói cỏ, lá cây không êm lại còn có những con bọ, con
kiến nó cắn. Em đã nói gió ngoài rừng không đủ mát bằng máy lạnh nên đã
hẹn đến nơi này. Phùng ơi còn nữa, chính em sợ anh vào office mướn phòng
thiên hạ sẽ đồn thổi nên mỗi ngày em vác cái mặt trơ vào đây đến nỗi cô
cashier luôn ném cho em ánh mắt khinh thị, đương nhiên chấp nhận em là
một loại điếm chuyên nghiệp.
Khi yêu em khùng điên thế đấy! Em xúi bảo anh cởi quần áo ra cho mát vì
máy lạnh chạy yếu quá. Yếu quá mà em phải quấn khăn, phải rúc vào người
anh tìm hơi ấm? Chỉ có anh tỉnh táo nên đã tìm ra những mâu thuẫn trong
em. Chỉ có anh tỉnh táo nên mới thấy em khờ dại. "Anh thương em vì em
khờ dại." Khờ dại vì đã làm chuyện điên khùng đảo lộn phải không Phùng?
Vì khờ dại nên cố bỏ công tán tỉnh một người đàn ông có trái tim sắt đá
và những khôn ngoan toan tính như anh. Anh nào đã ngu muội lú lẫn để đâm
đầu vào con đàn bà đã có chồng.
- Mình chấm dứt thôi.
- Nói thật không?
Anh lại nghi ngờ. Nghi ngờ là phải, ngày nào em lại chẳng nói với
anh câu đó. Biết gặp nhau thật khó khăn và phải lén lút mà cứ gặp. Biết
xa là khổ mà cứ muốn xa. Em phải làm thế nào đây hả Phùng? Tìm cho em
một giải đáp, một lối thoát.
- Em tìm thằng khác nhé?
- Đừng. Phùng hốt hoảng.
- Anh sợ mất em? Túy thấy mình run lên dù bằng hy vọng mỏng manh.
- Anh không sợ mất em nhưng anh sợ sự liều lĩnh ngu dại.
- Lúc đó mình đâu còn liên lạc để anh biết em ngu dại hay không?
- Anh biết ngay từ bây giờ, em tự ái lắm.
Quen người khác chỉ vì em muốn trả thù anh, chỉ vì em muốn cho anh nhìn
thấy những đau đớn của em để phải suốt đời ăn năn.
Phùng vẫn có những lý do riêng của chàng, có trời hiểu anh muốn gì?
Tiếng lách cách mở cửa khiến Túy bật dậy bước nhanh về phòng. Cũng
may trong bóng tối nàng đi rất nhanh mà không hề đụng chạm hoặc gây ra
tiếng động. Phòng khách được bật sáng, ti vi cũng được vặn lên, âm thanh
ồn ào khuấy động. Mạnh sôi nổi là thế, cả một sức sống bao quanh, không
lúc nào bên tai thiếu tiếng nói hoặc tiếng nhạc vậy mà ít khi chàng mở
lời. Giọng Mạnh cộc lốc, gọn như sợ khi nói sức khỏe sẽ mất đi.
- Em bệnh hay sao để nhà cửa tối đen như vậy?
Đèn trong phòng ngủ bật sáng, Túy lấy tay che mắt nhưng vẫn nằm yên:
- Em buồn.
Mạnh chẳng hỏi buồn chuyện gì, chàng chép miệng như đã thông biết
hết mọi sự:
- Chuyện đâu còn có đó, suy nghĩ làm gì cho mệt. Anh phải tắm rồi
còn ăn uống cho xong.
Đèn tắt. Bóng tối lại bao trùm nhưng tiếng ồn ào không ngưng. Mạnh
sợ cô đơn trong khi cũng một người cô đơn nằm đây. Hai kẻ sợ cô đơn gặp
nhau sao không thể hoà hợp? Anh vô tình đến nỗi không hề đặt dấu hỏi về
tất cả những lời em nói. Mọi ngày đôi thiên nga đâu có chạy ra mừng anh.
Con mèo hoang được ăn đâu gầm gừ đuổi thiên nga bị nó tạp cho. Cá cũng
đâu quẫy mạnh vì đói.
Mọi ngày mới sáu giờ trời chưa tối đèn đuốc đã sáng trưng, đồ ăn em dọn
ra đầy bàn. Anh... Mọi ngày khác mà sao anh không hỏi em điều đó? Sao
anh không hỏi em đã làm gì suốt ngày hôm nay? Em có thơ thẩn trên đồi
bắt cào cào châu chấu cho sáo ăn? Sao anh không hỏi đám chim bồ câu có
rủ thêm được con nào về? Hôm nay chim đẻ được bao nhiêu trứng và sao anh
không hỏi em buồn là buồn thế nào?
Mạnh, cả một ngày thơ thẩn nơi này, dù em có lãng mạn và giầu tưởng
tượng khi nghĩ mình là công chúa thích sống trong rừng thì cũng đôi lúc
không thể không nghĩ mình là quản gia trong nhà. Sao anh không tạo cơ
hội cho em ra ngoài, để đi làm, để tiếp xúc với người đời? Anh sợ mất em
hay anh ích kỷ?
Mất em thì anh đã mất từ lâu, ngay hồi mới cưới vì em không phải là con
doll thích nằm trong tủ kính. Còn nhớ khi mình chưa dọn về đây, anh sợ
chung quanh bạn bè xô bồ nhào nháo khiến anh khó trổi bật, anh sợ lộ vẻ
chăm chỉ hạt bột, không hào hoa, không lịch duyệt như họ nên muốn tách
rời khỏi họ. Mình dọn đến đây, một phần em không muốn làm anh buồn lòng,
một phần em nghĩ khung cảnh và không gian sẽ tạo cho con người, tình
cảm anh đối với em bớt cằn cỗi khô khan hơn nhưng em đã lầm cũng như
chính em không ngờ về đây lại phạm vào một lỗi nặng nề vì cả trái tim em
đã trọn vẹn hiến dâng cho người ta. Chưa đến nhà nhưng Phùng đã biết
từng ngõ ngách, từng tảng đá ngoài hồ cá, từng màu lông của đám chim bồ
câu và anh ơi, ngay đồi hoa vàng chưa một lần Phùng dẫm chân lên nhưng
như cũng đã cùng em đùa giỡn trên ấy làm cho cỏ hoa nát nhàu.
Mạnh, có bao giờ anh tìm hiểu trong đầu em đang nghĩ gì? Nếu biết được,
một là anh sẽ chết ngất, hai là anh sẽ tìm cách đưa em đi nơi khác hoặc
lôi em ra khỏi những mộng mị.
- Em ăn cơm chưa Túy?
Tắm xong, Mạnh thò đầu qua ngưỡng cửa sau khi đã đưa tay bật đèn.
- Tối quá anh để đèn cho sáng nhé? Mạnh đứng yên chờ vợ trả lời, cả
hai câu.
- Em không đói và cũng không cần ánh sáng.
- Ngủ gì sớm vậy? Bệnh hả?
- Không.
- Vậy thôi, good night nhé!
- Vâng, good night.
Đèn tắt, Mạnh khép cửa lững thững rời khỏi phòng.
Vợ chồng đối với nhau như thế sao gọi là tình sâu nghĩa nặng? Sao
được coi là tâm đầu ý hợp? Tại sao Mạnh lại chúc em ngủ ngon khi đêm mới
bắt đầu hay cái khoảng trống xa vắng chẳng những Thượng đế dành cho em
mà còn cả cho Mạnh? Phùng ơi tại sao yêu nhau mà anh lại can đảm nhìn em
sống lây lất với những ngày dài vô vị nhàm chán?
Túy nằm trên giường nhưng không yên lòng với cách đối xử của mình.
Lời Mạnh mỗi tối lại văng vẳng bên tai:
- Lần sau xào lạt chút nữa nghe Túy. Thức ăn đã nhiều lại mặn thành ra
phải uống nhiều. Uống nhiều say bí tỉ mai rã rượi đi làm tụi nó cười
cho.
Mạnh lo cho bữa ăn của mình, chỉ sợ thức ăn mặn làm chàng say trong
khi Phùng thì trái ngược. Có lần Túy hỏi:
- Anh thích ăn gì nhất?
- Ăn em.
- Ghét, em hỏi thật mà!
- Giá hỏi khi không có em thì dễ trả lời, đàng này có món ngon trước
mặt mà cứ nói gì đâu.
Túy nằm co rút trong lòng Phùng, nàng cười khanh khách khi năm ngón
tay Phùng bò thật nhẹ, thật chậm trên người.
- Dám ăn không mà cứ nói khoác?
- Thèm lắm Túy ạ nhưng không dám.
- Tên khờ.
- Ừ khờ, khờ...
Túy lại bật cười, những sợi râu ngắn cũn cỡn bò sau gáy khiến nàng
co rúm vì nhột:
- Anh làm gì thế kia?
- Anh muốn nghe em cười.
- Cười nãy giờ chưa đủ sao?
- Anh muốn em cười để bù lúc xa nhau.
Xa anh em sẽ buồn.
Đúng, Phùng nói đúng. Xa anh em sẽ buồn, em đang buồn chín cả ruột
gan.
- Anh không thích ăn gì sao? Túy hỏi lại. Sau này em sẽ nấu cho anh
ăn.
- Sau này? Nếu em là vợ, anh sẽ thành con chão chàng, sẽ còm nhom và
sẽ chết sớm vì suốt ngày chẳng muốn ăn gì chỉ muốn nằm ôm em.
Anh nói lung tung lắm, hôm nọ thì bảo em sẽ phải cực khổ lo cho con
cái, bây giờ lại bảo chỉ ôm em suốt ngày. Anh có ma thuật phải không hay
đang dùng một thủ đoạn, một đòn phép để kéo dài mạng sống con bệnh? Con
bệnh? Lúc nào em cũng là con bệnh dưới mắt anh. Một giọng nói hơi đục,
một ánh mắt lờ đờ, một thân thể hơi hâm hấp nóng anh cũng biết mà không
cần đứng xa hỏi như Mạnh, anh bắt em uống thuốc, anh đứng đếm cho em tập
thể dục, anh xuýt xoa đau đớn khi em bị một dấu cắn của muỗi bọ ngoài
vườn, anh... Phùng, em ghét anh.
- Ủa, chưa ngủ sao còn ra ngoài này? Mạnh ngẩng mặt lên nhưng không
tỏ dấu ngạc nhiên.
Khùng. Trong đời em có hai người khùng sống chung quanh, một người
làm em ngất ngây say đắm còn một người làm em xót xa thương hại.
- Đồ ăn em nấu dối quá chắc không được ngon?
- Cũng như thường ngày nhưng hơi nguội và mặn.
- Sao không gọi để em hâm lại cho nóng?
- Sợ em mất thì giờ.
Phùng, em lại nhớ anh rồi. Gặp nhau mình có rời xa phút nào đâu để
phải sợ mất còn đàng này Mạnh lại sợ mất thời giờ của em. Anh đúng hay
Mạnh đúng? Anh thương em hay Mạnh thương em?
Túy ngồi xuống bàn đối diện, mắt không rời mái tóc đen nhánh của
chồng. Bằng tuổi Mạnh tóc Phùng bạc trắng, chẳng thế mà thiên hạ gọi là
Phùng đầu bạc.
- Nhuộm đen anh nhé!
- Nhuộm để làm gì?
- Mặt anh quá trẻ mà đầu lại bạc thiên hạ tưởng xấu máu.
- Xấu hay tốt miễn em thương là đủ rồi.
Em biết không ngày xưa chưa quen em anh đâu có bạc.
Ngày xưa. Túy giật mình. Mới có một năm sao anh dùng hai tiếng ngày
xưa nghe tình nghĩa đậm đà.
- Tóc anh có gì vậy Túy? Mạnh hỏi.
- À không, Túy giật mình, em đang nghĩ đến một đứa con. Nàng lại nói
dối.
- Chưa cần thiết trong lúc này đâu. Chờ bảo lãnh ba má sang đã, yên
ổn nhà cửa cho ông bà cụ rồi mới tính chuyện tụi mình. Anh hứa, gắng hai
năm nữa thôi.
Sáu năm rồi Mạnh nhỉ. Sáu năm tình nghĩa vợ chồng không đậm đà, không
mặn nồng nên anh không mơ ước có con là phải.
- Ngủ trước cho khỏe đi Túy.
Mạnh đã ngà ngà say, mắt nổi những gân máu li ti đỏ, chiếc cổ cũng
ửng lên như mào gà.
- Ngủ trước đi. Mạnh vẫn tới tấp thúc hối.
Em biết rồi, mọi ngày anh đâu có giục giã như vậy. Tại hôm nay uống
rượu hơi nhiều, anh sợ em nhìn thấy anh say nằm vật xuống chân ghế mà
ngủ, anh sợ em phải gớm ghê mùi chua và những thức ăn bị ói chảy tràn
trên sàn, anh sợ...
- Ngủ đi Túy.
- Em sợ ngủ một mình quá!
Mạnh có vẻ ngạc nhiên, mắt lờ đờ nhìn vợ:
- Sao vậy?
- Em sợ dì Bảy.
- Dì ấy đã chết đâu. Tối qua anh bảo đừng đi thăm mà không nghe,
bệnh hoạn sắp chết thì trông phải ghê sợ chứ!
- Không đi sao được, mình là cháu ruột.
- Thôi được rồi, vài phút nữa anh sẽ vào.
Mười phút sau Mạnh ôm khăn, gối, mền vô phòng Túy. Chàng không đến
nỗi say như Túy nghĩ, chỉ hơi chập choạng nhưng gương mặt đỏ nhừ, đôi
mắt đục những sự mệt mỏi.
- Anh nằm ở đâu đây?
Nếu nằm chung đâu cần ôm gối theo? Mạnh hỏi nhưng đã tự tìm câu trả
lời.
- Ngủ chung anh hay giãy làm em không ngủ được. Mạnh tiếp tục nói
khi đang lui cui trải tấm khăn trên thảm ở góc phòng, tự dọn cho mình
một tổ ấm.
- Giãy là một chuyện, còn ngáy to, còn bốc mùi rượu, còn nói mơ, còn dậy
uống nước, còn đi tiểu, còn..
- Đủ rồi, Mạnh cười, hai khóe nhăn nơi mắt mờ đi trên khối thịt đỏ,
em kể tội anh dữ quá, cho nên có bao giờ anh dám quấy rầy em?
- Tại sao anh không sửa đổi? Túy chợt nhớ mình đang thực hành lời
Phùng nhắc nhở: "Vợ chồng nếu không nói cho nhau nghe những điều mình
không thích để sửa đổi là tự giết chết tình yêu và bẻ gẫy hôn nhân".
- Lầm lỗi thì mới sửa được, còn như anh gọi là bản tính. Bản tính đi
liền với nhau như tay chân, một chiếc chân cụt em đâu thể kéo dài ra.
- Không kéo được thì lắp chân giả.
- Nhưng nó vẫn là chiếc chân cụt. Em bảo anh ngủ đừng ngáy khác nào
khuyên anh đừng ngủ?
- Thế còn rượu thì sao?
- Nếu em đừng ăn cơm anh sẽ thôi uống rượu.
Túy thở dài:
- Uống ít thôi.
- Uống ít hay nhiều cũng vẫn có mùi.
- Nhưng anh đâu có ói, có say khướt, có...?
- Năm thì mười họa mới bị một lần vì mình mẩy khó chịu, vả lại lúc đó
em cũng ngủ rồi.
Không lẽ mình sống bên nhau suốt đời với những tật xấu không muốn
sửa? Mạnh, em nghĩ mình cũng nên vì nhau một chút, em muốn yêu anh cơ
mà!
- Rượu là nguyên do gây ra chứng mất ngủ. Cả đêm anh cứ ra vào uống
nước, nước dồn vào nặng bụng anh lại đi tiểu, đi tiểu xong lại giựt
nước. Tất cả mọi khua động ban đêm rõ và ghê sợ như nhà có người chết.
Mạnh không tỏ vẻ khó chịu khi nghe vợ tố khổ mình, chàng còn cười
một cách thú vị:
- Bởi thế anh mới phải ngủ riêng.
Bỏ quên hạnh phúc để chỉ nghĩ cho mình, đó có phải là tình yêu không
Mạnh?
- Anh cố gắng bỏ tật uống nước đêm thì đỡ phải dậy mò mẫm trong bóng
tối.
- Em có nhịn khát được không?
Mạnh vẫn khăng khăng bào chữa dành quyền lợi cho mình. Sao lạ thế
Phùng nhỉ! Mạnh đâu có giống anh mà chỉ biết lo riêng lấy mình.
- Thì tại anh chưa là của em, mình chưa là của nhau nên những gì xấu
chưa thể gọi là khuyết điểm.
- Anh nói như vậy có nghĩa là hôn nhân giết chết tình yêu và hạnh
phúc?
Phùng đờ người. Anh không trả lời được là phải. Từ lâu rồi anh vẫn
bênh vực che chở cho Mạnh một cách điên cuồng. Để làm gì chứ? Để em quay
về với Mạnh hay để anh phủi bỏ những vướng bận mà mỗi lúc em một buộc
kín quanh anh. Từ lâu anh vẫn nói đến sự chia lìa nhưng đâu hiểu câu nói
dù vô tình hay cố ý vẫn cho em một ấn tượng vô cùng sợ hãi là sẽ mất
anh nên càng tìm cách cột chặt đời anh vào đời mình. Cái trói buộc chắc
chắn mà em đã ngu muội và quá liều lĩnh khi nghĩ rằng phải gửi anh số
tiền xưa nay đã dành dụm được để hai đứa cùng trốn đi. Em muốn đặt anh
vào trói buộc của hôn nhân không sao vùng thoát.
Em muốn chiếm hữu anh đời đời bằng cuộc sống vợ chồng nên đẩy anh vào
tận cùng mà không có sự chọn lựa thứ hai. Hai tháng liên tiếp em đã lấy
cạn tiền trong saving, số tiền mà khi chưa lấy Mạnh em đã dành dụm và để
lời từ hồi ấy. Phùng, em đã năn nỉ anh giữ từng mười ngàn một, vài tuần
mười ngàn kế tiếp... Xong công việc táo bạo đáng nguyền rủa, em bào
chữa bằng cái hạnh phúc của riêng mình, sống cho mình và vì mình thì
phải đạp lên dư luận lẫn lương tâm con người. Khi hạnh phúc tưởng gần kề
lại là lúc thật xa, mình bắt đầu có những giận hờn rất vô lý mà đôi lúc
tỉnh táo em thấy rõ nó không phải là lý do chính đáng để anh phải xa
em. Phùng, mình mới giận nhau một ngày mà em tưởng trái đất không còn
quay hoặc cầu xin tận thế đến nơi để em gặp anh trong giờ phán xét, để
xem bụng dạ ruột gan anh đối với em như thế nào. Anh có thật lòng thương
em như đã nói. Người ta bảo dấu hiệu nghi ngờ chỉ nảy sinh khi tình cảm
bắt đầu thay đổi. Tình em cho anh vẫn thủy chung trọn vẹn nhưng sao dấu
hỏi lúc nào cũng dẫy đầy..
.
- Tắt đèn ngủ nhé, anh mệt mỏi quá.
Mạnh đã trải xong chỗ nằm và đổ kềnh người xuống. Túy thấy lòng nhói
đau, cuộc sống vợ chồng có thể nhàm như vậy được sao? Tại sao người ta
có thể ôm một con chó vuốt ve trong lòng? Họ cần tình thương hay họ đang
ban phát tình thương? Đàng nào thì cũng là một lối bày tỏ. Như vậy em
còn thua cả con chó, một con chó đang cô đơn, thất tình và buồn bã. Anh
là chồng mà không đọc được ý tưởng trong đầu em. Em đâu phải là bức
tượng để cho anh nhìn ngắm mà là người có đầu óc, có tâm hồn, biết suy
nghĩ. Đọc được tâm hồn em chính là giữ được chìa khoá của tình yêu.
Nắm được tư tưởng em chính là bước vào hạnh phúc ấy. Mạnh, em đang đau
đớn. Phùng đã móc tim em, chỗ trống đó hãy gắn vào trái tim giả, như
chiếc chân giả em vừa nói với anh, ít ra nó cũng là hình thù của trái
tim.
- Tắt đèn Túy nhé! Chói mắt quá.
- Em sợ ma và sợ bóng tối nếu lỡ đêm nay dì chết hiện về. Lên đây
nằm với em đi Mạnh.
Túy lại nói dối, muôn đời nàng mãi dối chồng và người chồng cằn cỗi
tình cảm kia chẳng biết gì.
- Sao không để đèn sáng? Em thật sự muốn anh nằm bên em chứ!
Nước mắt Túy trào ra:
- Vâng, em muốn.
Anh đâu biết đôi khi em còn muốn ôm cả con mèo hoang hôi hám, ôm đôi
thiên nga trong lòng mặc chiếc mỏ đầy bùn ướt vấy dơ vào trong quần áo,
ôm cả cây cỏ lá hoa trong rừng vì em cô đơn. Tình em thì bao la vô tận
mà người nhận thì vô tri vô giác.
Mạnh uể oải đứng lên:
- Anh phải đi đánh răng xúc miệng, tưởng ngủ cho qua ai ngờ...
Ai ngờ em cứ hành hạ anh. Nhớ có lần Phùng bắt em xúc miệng bằng
loại thuốc khử trùng, em đã giận như anh đã giận em. Bây giờ thì lại là
một thói quen, một thói quen tốt cho sự vệ sinh tối thiểu cần phải có.
- Còn đòi hỏi gì nữa không cô?
Mạnh đã trở lại và leo lên giường với bộ đồ ngủ bằng lụa mềm không
tạo được vẻ lôi cuốn hoặc hấp dẫn tí nào. Nhưng thôi, hãy bó lại, hãy
cuốn chặt lại vì cơ thể con người chỉ hấp dẫn khi chưa được phơi bày.
Đừng để em lẫn lộn giữa anh và Phùng. Anh không thể là vật thí nghiệm mà
phải có riêng một chỗ đứng vì em vẫn còn tôn trọng anh.
- Em thoa lưng cho anh ngủ nhé!
Túy nhắc lại câu đã nói với Phùng nhưng không nghe trả lời nàng hỏi
tiếp:
- Hôm nay trên sở có gì lạ không anh?
- Cũng vậy.
- Cô Khanh còn làm chung ở đấy?
- Ừ.
- Anh gọi cho họ thay cái máy lạnh chưa anh?
- Rồi.
- Công việc hôm nay có mệt lắm không hả anh?
- Mệt.
- Em tẩm quất cho anh nhé?
- Thôi khỏi.
Túy chán quá, những đối đáp tẻ nhạt, lạnh lẽo mà Phùng bảo vợ chồng
nên tâm sự, cởi mở. Chưa bao giờ Mạnh tạo cho nàng được niềm vui thì làm
gì có tiếng cười dòn dã.
- Mạnh, em thích anh để ria mép.
Mạnh vẫn nằm xoay mặt vào tường ậm ừ cho qua lệ:
- Sao vậy?
- Em thích nhột ở sau gáy. Cứ tưởng tượng những lúc sợi râu ngắn đâm
vào gáy là em đã co dúm người lại.
- Nhưng ngứa ngáy khó chịu lắm, nhất là khi đang uống bia, nó bám
ướt hết bộ ria.
Thật là hư đốn, em đáng trách không Phùng? Em đang uốn nắn để thay
thế Mạnh vào chỗ đứng của anh nhưng Mạnh đâu phải là cục bột. Mà thực ra
nếu Mạnh là cục bột thì chắc gì em đã thương được.
- Gì nữa vậy Túy? Sao em không ngủ đi?
- Khó ngủ quá! Thôi để em kể chuyện con sáo cho anh nghe nhé!
- Con sáo có gì hay đâu mà phải kể?
- Nhưng nó đang lột lưỡi. Anh biết không, hôm em bắt hai sáo con rời
khỏi tổ, mẹ nó bay xà xuống như muốn mổ vào đầu em. Biết là ác mà vẫn
cứ bắt chỉ vì em thích được nghe sáo nói, được nhìn nó nhảy nhót trong
lồng.
Em muốn dậy nó nói đặc ngôn ngữ của tình yêu: Em nhớ anh, em thương anh,
em yêu anh, em hận anh...
- Kể chuyện lảng quá. Mạnh vẫn ậm ừ.
- Con sáo sẽ không bằng lòng vì những ý tưởng đối nghịch của người
dạy nó nhưng mặc, đó là tiếng nói trung thực nhất của em.
Mạnh quay người lại giọng ngạc nhiên:
- Như vậy là em đang hận anh?
Túy giật mình. Không phải mày đang nói với Phùng đâu, tỉnh lại đi.
- Em kể chuyện sáo mà! Từ lúc em bắt hai sáo con vào lồng, sáo mẹ
vẫn luyện quyện bay đến mớm mồi. Thỉnh thoảng em cũng bắt thêm cào cào
nhưng hình như chúng chỉ thích sáo mẹ xà xuống mớm, nước miếng quyện vào
thức ăn sẽ trơn dễ nuốt.
- Khùng, kể chuyện nhảm nhí.
Đúng, nhảm nhí vì em đang nhớ Phùng, nhớ đến quay quắt, nhớ đến điên
cuồng. Mọi lần giận hờn Phùng hay năn nỉ bằng cách hôn em. Lần này
không phải giận hờn mà vì Phùng đang cố tình chạy trốn.
- Tuần rồi sáo mẹ không đến nữa, hình như nó có bồ mới nên đã đi xây
tổ khác mặc hai sáo con gào đến khản giọng. Chúng đau đớn vì bị bỏ rơi
nhưng nhờ vậy đã biết uống nước, biết mổ những đùi cào cào em xé bỏ vào
trong.
Con người ta chỉ lớn, chỉ trưởng thành khi gặp phải đau khổ. Em đang
trưởng thành, sáo con giống em, chúng không còn kêu gào mà an phận, ủ rũ
trong chiếc lồng tre. Sợ nó chết, em cắt mỗi con sát một bên cánh cho
khỏi bay. Tội nghiệp, được thả giữa cánh đồng hoa dại, hai con vật côi
cút lạc lõng như trong cuộc đời chưa biết hoa cỏ là gì. Mà đúng như vậy.
Em ác, em đã nhốt chúng từ khi còn nhỏ...
Túy chợt nín bặt khi nghe tiếng ngáy đều của Mạnh.
Chuyện con sáo em kể chưa xong mà anh đã ngủ; cuộc đời sáo con có khác
chi em sao anh dửng dưng xa lạ. Phùng, em kể tiếp cho anh nghe nhé! Cách
đây ba ngày, nghe lời anh, em cắt ớt ngâm trong nước cho nó uống. Uống
vào một con chết liền ngay tối hôm đó, anh đã phải đền bằng cách cõng em
chạy hai vòng quanh phòng. Tội nghiệp, em nghe rõ tiếng anh thở hồng
hộc vậy mà khi được hỏi, anh trả lời tỉnh bơ "Đâu có mệt tí nào." Biết
anh mệt nhưng em vẫn muốn bám chặt vào lưng anh để được chết trong mùi
da thịt nồng nàn. Hết vòng thứ nhì chúng mình ngã vật trên giường. Em
nghe anh thở mà tim nhói lên một tình thương yêu vô tả, cái nhói buốt
của người đàn bà thèm khát được làm vợ, thèm được một lần ân ái khiến em
buột miệng:
- Phùng ơi bằng đó tiền gửi anh đủ để mua một căn nhà khang trang
nơi thành phố khác?
Anh nhớ lúc đó đã hỏi gì không? Câu hỏi làm em ngỡ ngàng:
- Bấy nhiêu thì mua được gì?
Bốn chục ngàn. Phùng, bốn chục ngàn đô la mà anh hỏi có bấy nhiêu?
Anh dùng tiếng bấy nhiêu nghe thật nhỏ nhoi có thể vì anh không coi
trọng nó nhưng với em là cả một gia tài, là cả một công sức làm và dành
dụm. Nhưng dù nhiều hay ít thì câu hỏi vẫn khiến cho em mang mặc cảm
tình em dâng hiến anh chỉ được bằng đấy. Hết tiền rồi, em không trả lời
nhưng ánh mắt ủ dột như thố lộ tất cả. Anh nhíu mày suy tư và vòng tay
hời hợt lỏng lẻo thấy rõ. Tự dưng em hãi sợ, nếu cuộc sống sau này mình
không còn gắn bó như thuở ban đầu, liệu tình yêu có đứng vững hay rồi
anh lại cũng như Mạnh?
Như vậy từ xưa đến giờ những lo sợ của anh đều là đúng, "tình chỉ đẹp
khi còn dang dở", kẻ không có trách nhiệm và không dám đối diện sự thật
đều thích tình yêu đổ vỡ để đường ai nấy bước, chẳng ai phải lo cho ai.
- Phùng, em không dụ dỗ anh. Nếu anh không thích mình sống với nhau
thì em lấy tiền lại cất trong saving.
- Mai anh đưa hết cho em.
Anh trả lời một cách nặng nề mệt nhọc pha lẫn chút khó chịu. Nhưng
khốn nỗi đã bảo em là con đàn bà hư đốn dại trai nên sự lầm lì của người
đàn ông em yêu lại tạo những kích thích ngấm ngầm. Em chỉ nhớ mỗi cảm
giác ngất ngây vừa xong, nhờ sáo chết em mới được hưởng những giây phút
thần tiên khi được anh ôm cõng chạy mà cả đời em chỉ dám mơ và chỉ thấy
trên màn ảnh ti vi. Em nằm rúc sát vào ngực anh, tưởng tượng đang được
anh ôm chặt đến nghẹt thở.
Từ hạnh phúc đó, em thấy xót thương cho con sáo cô độc còn lại. Anh ạ,
nó bỏ ăn hết một ngày nên sợ chết, em lấy tăm dích từng miếng chuối đút
vào miệng. Hôm qua khi há miệng chờ ăn, em thấy lưỡi nó dộp lên. Phùng
ơi, vậy là nó đang lột lưỡi. Nó sẽ biết nói, biết hót và em sẽ dậy cho
nó gọi tên anh.
Tiếng ngáy của Mạnh đã thật đều. Mệt mỏi, Túy nằm nghiêng gác chân
lên gối cố dỗ giấc ngủ. Bên ngoài bầy chão chàng sau một hồi ca hát mệt
mỏi cũng nằm im yên giấc. Đàn bồ câu thôi ùng ục kêu. Con mèo hoang và
đôi thiên nga cũng thôi trêu ghẹo. Mỗi loại chiếm ngự một giang sơn ngủ
vùi chỉ còn riêng mình Túy và đám mọt ăn gỗ. Nó ăn từ lâu lắm, từ lúc
Túy mới dọn xuống đây. Những ngày đầu Túy không ngủ được, mọt ăn gỗ kèn
kẹt giống như tiếng nghiến răng của những kẻ bị phong giật; nó cũng
giống như tiếng cưa gỗ đều tay của những tên đạo chích. Nhiều đêm giật
mình thức giấc tưởng có trộm, tim nàng đứng lại. Lũ mọt tinh khôn, chỉ
một cái trở mình là chúng im bặt nhưng sau một hồi nghe ngóng, không
thấy động tĩnh chúng lại ăn gỗ tiếp tục. Túy ngồi dậy thật nhẹ, tiếng
cưa cũng đột ngột ngừng. Lâu dần tiếng mọt ăn gỗ hầu như quá quen thuộc,
nó không còn làm Túy mất ngủ hay sợ hãi vu vơ nhưng đêm nay, đêm nay
cùng hòa đồng với tiếng ngáy của Mạnh làm đầu Túy muốn vỡ tung.
- Em uống thuốc chưa vậy Túy? Giọng của Phùng từ đâu vang vọng lại.
- Em đâu có bệnh mà cần uống.
- Đau đầu là phải dùng nó rồi.
- Sao anh biết em đau đầu? Tiếng nàng giận dỗi.
- Tại em buồn, em giận anh. Phùng vẫn buồn bã.
- Biết thế sao anh còn làm khổ em?
- Không còn cách nào khác hơn. Túy, quên anh đi.
- Anh tàn nhẫn lắm Phùng ạ! Khi yêu người ta có thể quên nhau một
cách dễ dàng như thế sao? Khi yêu người ta có thể sợ hãi như anh đã sợ
hãi dư luận và lương tâm? Vậy mà em cứ nghĩ chỉ có tình yêu thực sự mới
đánh đuổi được mọi sợ hãi ra ngoài.
- Em có quyền kết án vì tình cảm anh đã không đi đúng theo ý em
muốn.
Khi xưa anh luôn nghĩ tình yêu làm cho con người hạnh phúc dù ở hoàn
cảnh nào nhưng bây giờ mới biết mình lầm. Tình yêu không đắp xây trên
căn bản đạo đức lễ giáo thì sẽ làm cho người ta vô cùng khổ sở.
- Nếu anh đừng quyết định xa nhau thì chúng mình đâu có khổ?
- Khi lý trí buông xuôi để con tim tự điều khiển là nó sẽ làm bậy.
Giống như một con vật không có sự suy nghĩ, việc đầu tiên cần làm là
chuyện thể xác. Nghĩ đến đó anh đã thấy hãi sợ, thảm trạng sẽ xảy ra...
Túy, mình phải xa nhau thôi.
Phùng nhớ không, lúc đó anh lùi lũi bước ra và khóa trái cửa. Em nằm
im trong phòng nghe tim mình đau nhói từng cơn, nước mắt cứ thi nhau
rơi mà cổ họng không thể cất tiếng gọi anh trở lại vì lý trí không cho
phép.
Lại lý trí, đâu phải chỉ có mình anh biết suy nghĩ. Có điều lý trí của
em ảnh hưởng bởi quyết định của anh. Nó bóp cổ em lại, nó liếm thật
nhanh những giọt nước mắt hồng. Hết. Hết thật rồi.
Bây giờ em mới biết tình yêu đối với anh quá tầm thường, giá trị của
nó chỉ đáng sợi dây cột đồ. Khi buồn anh kéo căng nó ra làm em co giãn
thần kinh. Khi thoáng chút lòng thương hại anh thả lỏng xuống cho em
nghỉ trong cơn mệt lả và để diễn tả sự keo sơn gắn bó anh buộc thắt nó
nhưng cũng dễ dàng chặt đứt nếu lòng giá băng nguội lạnh. Phùng, anh có
đôi mắt bọc kẽm gai nên cuốn tình em trong nghiêm luật giáo điều. Anh có
lòng dạ sắt đá nên không thể rung động với mối tình em trao tặng và đôi
tay, ôi bàn tay đã làm em mê đắm, ve vuốt, ôm ấp bao ngày tháng cũng
chính là bàn tay phù thủy đang trù ếm mà em chỉ là một hình nhân cứng
còng bất động để ngàn vạn mũi kim đâm vào huyệt. Bây giờ em cũng học
thêm bài học tình mà kinh nghiệm bản thân đã phải trả bằng một giá quá
đắt. Khi yêu ai đừng yêu hết trái tim.
Yêu anh, chẳng những em yêu hết mà còn cho hết. Người ta có mỗi trái tim
thật để giữ gìn sinh mạng, phần còn lại là những trái tim gỗ, tim giấy,
xanh xanh đỏ đỏ, mang ra rao bán tán tỉnh. Riêng em...? Mà thôi, mình
đâu có nhau nữa để hờn trách bắt anh an ủi vỗ về. Còn gì nữa để đay
nghiến bắt anh phải ray rứt hối hận? Cứ nghĩ như anh quá mềm yếu đến nỗi
phải cắn răng bỏ chạy. Cứ nghĩ như vì danh dự hai đứa mình phải hy sinh
nhưng Phùng ơi, trên đời này có mấy người yêu nhau như em đã yêu anh?
Có mấy người dại khờ nhìn tình yêu dửng dưng như anh và có mấy người bỏ
cuộc mất nhau một cách dễ dàng khi chưa có nhau?
Túy nằm nửa mơ nửa tỉnh, ý nghĩ cứ nhẹ trôi theo tiếng não nuột của
mọt ăn gỗ với nỗi khắc khoải không thể ru ngủ.
Cả đêm, từ lúc Mạnh bắt đầu cất tiếng ngáy là lúc Túy trèo khỏi giường
xuống nằm dưới thảm. Thảm dầy nhưng không đủ độ êm lại thêm hơi lạnh của
khí đất thấm vào làm người Túy ê ẩm khó chịu. Biết thế nhưng Túy vẫn
lười lĩnh không leo lên giường ngủ dù Mạnh đã trở về phòng lúc đi vệ
sinh. Lạ giường, Mạnh khó ngủ; lạ mùi mồ hôi, người Túy gây gây muốn
bệnh. Giá có Phùng chắc chắn độ lạnh trong nàng sẽ giảm xuống. Chàng là
thầy thuốc, là vị lương y đại tài và cũng là một thần linh cất bệnh
nhưng con bệnh lúc này lại muốn được chết, nó cứng cổ và tự ái, sẽ không
bao giờ gọi phôn kêu cứu đến ông lương y thừa thãi...
Lũ mọt hầu như ăn gỗ đã no nên không còn kẽo kẹt kêu. Cũng có thể tại
Túy trở mình liên tiếp nên chúng vẫn còn nằm trong tình trạng báo động
nghe ngóng. Vẳng từ xa, tiếng cú rúc từng hồi báo hiệu màn đêm đã tàn.
Màn đêm tàn lụi để ban mai bừng sống dậy; ngày cũ qua đi nhường bước cho
ngày mới với bao thay đổi. Phải có sự thay đổi, không thể ngồi bó gối
âu sầu. Hãy gọi cho Phùng vì nếu không được coi là người yêu thì chàng
vẫn là một người bạn tốt. Túy ngồi vùng dậy, bẩy con số quen thuộc làm
nàng hồi hộp một cách lạ kỳ, cảm giác run rẩy của những kẻ thân thích xa
nhau lâu ngày không được tin tức.
Bẩy con số mà cả ngày qua vì tự ái Túy đã quên hoặc cố tình không nghĩ
đến. Tim muốn đứng lại vì sự hồi sinh tràn đến quá mạnh mẽ, Túy áp tai
vào điện thoại mà đón nhận sự sung sướng như đang được áp mặt vào ngực
Phùng... Reng... Reng... Reng... Không có tiếng nhấc điện thoại nhưng
một giọng nói quen thuộc của operator cất lên: "You have dialed the
number 4323132. It has been disconnect anh no longer in service. Please
check the number and call again...
" Không thể lầm lẫn được, Túy run rẩy bấm đến lần thứ hai, thứ ba.
Operator vẫn tiếp tục lập lại một câu nói khiến Túy choáng váng như bị
trúng gió và người lạnh toát khi chợt nhớ đến số tiền đã gửi Phùng.
Túy vội vã cầm chìa khóa cùng một lúc với quyết định đến nhà Phùng.
Sáng sớm, cảnh vật bừng lên một sức sống mãnh liệt nhưng Túy có cảm
tưởng như tất cả đang ngó mình nhạo cười, cười con đàn bà mê trai và số
tiền không cánh đã bay theo Phùng. Nó bay từ hôm qua, hôm kia và có thể
vài tuần trước đó nhưng vì lòng mơ ước thay đổi chân trời mới, vì lòng
mê mệt trái cấm chưa được nếm nên nàng không muốn thức tỉnh. Túy ơi, Túy
ơi còn cái dại nào bằng cái dại này, chẳng thà mày xé tiền thả xuống
sông ít ra cũng còn nghe được tiếng giấy kêu xoàng xoạc, ít ra cũng được
nhìn thấy từng mảnh vụn rơi tan tác trôi theo giòng nước.
Chẳng thà mày ném tiền qua cửa sổ còn nghe được âm vang rơi rớt, còn
được nhìn thấy vẻ hí hởn, dáo dác, lấm lét của kẻ may mắn nhặt được.
Đàng này, chẳng những tiền mất Phùng còn cười mày ngu dại không biết
thân phận. Bên xứ Mỹ dẫu trai thừa gái thiếu cũng vẫn chưa đến độ dụ vợ
người bỏ theo mình nếu là kẻ có lương tri. Túy xấu hổ lầm lũi bước nhưng
vẫn nghe thấy tiếng chim câu ục ục đuổi theo đàm tiếu duy chỉ có đôi
thiên nga rắn mặt chạy theo nàng. Nó chạy theo vì đói ăn, cũng như Phùng
đến vì mục đích khác mà bây giờ đã lộ hẳn sự dơ bẩn như lớp bụi không
thể mãi lẩn trốn dưới ánh sáng. Con người ta khi muốn đạt được mục đích
thường hay dùng mưu chước kể cả khổ nhục kế. Phùng ép mình ép xác, ép
cái thân thể yếu hèn khỏi sự cám dỗ của dục vọng chỉ vì lòng tham chiếm
đoạt tiền của mãnh liệt hơn. Nếu Phùng không kềm chế được bản ngã thường
tình của con người để cho nó tự do hành động thì chắc gì Túy đã tin mà
giao hết tiền bạc lẫn cuộc đời còn lại cho Phùng?
Vừa ngồi vào xe, Túy đã nổ máy nhấn ga phóng về phía trước. Tiếng sỏi
bị chèn ép vào nhau dưới bốn vỏ xe thô bạo kêu rào rạo như đang vặn mình
đau đớn. Nỗi đau của sỏi đá đâu bằng nỗi đau đang xé nát tâm can nàng.
Túy ôm lấy ngực mà tưởng chừng tất cả các mạch bị nghẹt không còn chỗ
cho máu lưu thông. Bình tĩnh lại Túy, chuyện chưa có gì mà mày đã cuống
cuồng, chưa biết thực hư ra sao mà đã vội vàng kết án người mà bấy lâu
mày từng thương mến. Người ta khi đã yêu đều dễ dàng chấp nhận và tha
thứ. Yêu là chấp nhận và tha thứ? Túy cười gằn trong cổ họng. Người ta
có thể tha thứ cho kẻ yêu mình nhưng không cho kẻ lợi dụng mình. Đàn bà
khi yêu họ yêu hết mình, họ sẵn sàng làm kẻ nô lệ phục tùng nhưng khi
biết mình bị lường gạt lừa dối, dẫu tình hay tiền, đều có một phản ứng
rất nhanh và rất giống nhau, đó là sự khinh bỉ. Nghĩ đến Phùng, đến
những nụ hôn ngây dại, đến thân thể trần truồng mà Túy cho là trẻ thơ,
thanh khiết thuở nào nàng muốn lợm giọng. Mới hồi đêm Túy còn than thở,
ước mơ ôm ấp con người tồi bại, còn thèm khát một vòng tay, một nụ hôn
của kẻ đến với nàng chỉ vì tiền và bây giờ song song với sự rẻ khinh là
niềm đau và tủi nhục. Cái đau thì ít mà nhục thì nhiều.
Đau vì Túy đã yêu lầm người, đã không biết nhận xét mình và người, đã
tôn thờ, ôm ấp một hình ảnh chẳng ra gì, đã đặt cả ước vọng tương lai
vào thứ người lừa dối gạt gẫm. Còn nhục, ôi nỗi nhục nhã mới gớm ghê, nó
buốt như bị những loại kim nhỏ đâm thẳng vào tim, vào dĩ vãng kỷ niệm
và bơi móc ra tất cả chứng cớ để buộc tội Phùng. Người đàn bà bị lợi
dụng vì tiền bạc thì giá trị con người nằm ở đâu? Người đàn bà giao phó
cả thân xác và linh hồn không được ngó ngàng trong khi bốn chục ngàn,
vật hèn mọn mà mọi người có thể làm ra thì lại được Phùng coi trọng hơn.
Bốn chục ngàn... Bốn chục ngàn... Còn nỗi nhục nào hơn...?
Túy nhắm mắt lại, giọt nước mắt cay đắng rớt vội. Triền hoa vàng ươm
ngàn lớp sóng lấp lánh còn đẫm ướt hơi sương, hình ảnh êm ả không giảm
cho Túy những buộc tội gắt gao khi xử án Phùng. Giật mình vì tiếng đạp
thắng rít mạnh, cũng may như một thói quen của mỗi ngày phải dừng lại,
Túy bước xuống xe mở cổng và tiếng kẽo kẹt từ những khoen sắt rỉ lại
được dịp cười no bụng. Túy trèo vội lên xe nhấn ga trốn chạy tủi hổ
nhưng lại đuổi bắt kẻ ăn cướp ái tình. Suốt quãng đường hơn năm cây số
dẫn đến nơi Phùng ở lòng Túy như dầu sôi lửa đốt. Dẫu biết tất cả mới
chỉ là nghi vấn nhưng không hiểu sao Túy có cảm tưởng mình đã mất Phùng,
mất hình ảnh đẹp, mất tình yêu và mất luôn ngôi vị cao cả mà từ lâu đã
dành cho chàng.
Bây giờ Túy mới thấy rõ rằng tình cảm và tiền bạc tuy đến không cùng
một lúc nhưng lại ra đi một lượt. Tiền mất là tình mất. Đồng tiền đại
diện cho nhân phẩm, lột trần lòng dạ tham lam của con người. Đồng tiền
đã làm họ tối mắt, người ta bảo lấy vàng thử đàn bà, lấy đàn bà thử đàn
ông nhưng sống giữa xã hội kim tiền muốn thử đàn ông vẫn phải dùng đến
vàng. Túy không thử Phùng nhưng lại vô tình để tiền và tình trộn lẫn vào
nhau và con người tưởng là tốt lành kia đã tối mắt.
****
Chưa ngừng hẳn xe Túy đã thấy chiếc bảng FOR RENT cắm cao, sừng sững
giữa đám cỏ xanh. Căn nhà nhỏ mà thỉnh thoảng một, hai lần chạy ngang
Túy vẫn tưởng tượng là tổ ấm của hai đứa giờ đóng im lìm nhất quyết
không cho tình cảm hụt hẫng nàng nương dựa. Ngay sân đậu, chiếc xe
Cadilac Cimaron thường nằm choán ngữ giờ chỉ trơ khoảng xi măng trống
trải vừa đủ tác dụng làm lòng Túy giá băng. Khoảng trống nội tâm thật
khủng khiếp, nó khiến trái tim nàng hóa đá tức thời. Nhà không phải của
Phùng, như vậy người chủ phải được báo trước một thời gian khá lâu nên
mới cắm bảng chu đáo. Phùng mưu tính từ trước. Bốn chục ngàn của Túy
bằng người ta dành dụm mười năm; Phùng không có mười năm nên dùng tình
yêu chân thật của Túy để thay thế. Tình yêu chân thật?
Túy nhếch môi cười cay đắng. Con đàn bà ngoại tình lẳng lơ mà cũng có
tình yêu chân thật? Còn chồng mày để ở đâu? Người đàn bà lấy chồng là đã
tự chọn cho mình một chỗ đứng riêng biệt, là đã chấp nhận mặc vào chiếc
áo trách nhiệm và bổn phận nhưng Túy, con quạ đen tanh hôi muốn nhuộm
bộ lông đen thành nhiều màu sặc sỡ, muốn trổi bật giữa muôn vàn loại
chim khác bằng tiếng hót của mình. Phùng là loài chồn cáo tinh khôn nhìn
quạ đen trên cành cao buông lời trêu ghẹo. Nó thèm chiếc bánh sữa trên
miệng quạ hơn là muốn nghe tiếng kêu chói tai kinh khiếp. Túy ơi mày có
chiếc bánh sữa sao không chia sẻ cho chồng, ham chi lời đường mật, ham
chi những âu yếm giả tạo để hót vang lời yêu đương sống sượng già tình
nhân ngãi, non nghĩa vợ chồng. Con đàn bà khi đã ngoại tình đâu còn nhân
phẩm và biết sợ dư luận; nếu sợ Túy đã chẳng can đảm rủ Phùng đi trốn;
nếu còn nhân phẩm Túy đã chẳng bôi tro trét trấu vào mặt mình. Cũng
may... Phùng, dù sao cũng cám ơn anh đã không làm tấm thân em ô uế. Bốn
chục ngàn em còn có thể dối quanh với chồng nhưng vết nhơ trên thân thể
là bản án nặng nề mà lương tâm không bao giờ tha thứ.
Kết Thúc (END)
NGUYỄN ĐÌNH LỰC * TỰ DO DÂN CHỦ
Bản kiến nghị về quyền tự do dân
chủ
Nguyễn Đình Lực
Tổ chức Dân Chủ Việt Nam và báo Cánh Én (Phong Trào Dân Chủ Đông Âu)
Bản kiến nghị đưa ra yêu sách 7 điểm, đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ cho xứ Đông Dương thuộc Pháp lúc bấy giờ. 7 điểm đó là:
... "1) Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị
2) Cải tổ nền công lý Đông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lý mà những người Âu châu có, và toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An nam.
3) Tự do báo chí và ngôn luận
4) Tự do lập hội và hội họp
5) Tự do di chuyển và xuất ngoại
6) Tự do giáo dục và tạo ra những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp trong mỗi tỉnh cho quần chúng.
7) Thay thế chế độ cai trị với những sắc luật độc tài bằng một chế độ luật pháp."
Đặt giả thiết ông Nguyễn Ái Quốc còn sống và cũng đưa những yêu sách như trên cho chính quyền Việt Nam hiện nay, thì có lẽ ai cũng nhận thấy rằng, tất cả những yêu sách được đưa ra gần một thế kỷ trước đây vẫn còn nguyên giá trị. Và có lẽ người đưa ra yêu sách sẽ lập tức bị chính quyền Hà Nội gán tội, nặng thì là "gián điệp", "chống phá nhà nước XHCN" (có thể lãnh án tử hình), nhẹ thì cũng "lợi dụng quyền tự do dân chủ".
Đòi hỏi trả tự do cho tất cả những người hoạt động chính trị trong điểm 1 của Bản kiến nghị cũng chính là đòi hỏi rất cấp bách hiện nay của những người đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam đối với bạo quyền Hà Nội. Bằng các thủ đoạn đánh tráo các khái niệm, đàn áp những nhà hoạt động đòi tự do, dân chủ, bạo quyền Hà Nội đang giam giữ hoặc quản chế rất nhiều những người yêu nước như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình... Thậm chí họ "tiến" xa hơn nữa so với chính quyền thực dân Pháp trong mức độ đàn áp người dân khi giam giữ, quản chế cả những tu sĩ và đồng bào các tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và rất nhiều các hoà thượng, thượng toạ, đại đức của Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất... Vì vậy mà mới đây quốc hội Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào diện các nước cần quan tâm đặc biệt về vần đề tự do tôn giáo. Cho nên có thể kết luận, Hà Nội đã sử dụng "toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An nam"*.
Hà Nội đã giãy như "đỉa phài vôi" khi thấy bị xếp vào danh sách các nước không có tự do tôn giáo và tìm đủ cách để thanh minh với thế giới, rằng đây chỉ là chuyện hiểu nhầm, hiểu sai về sự thật ở Việt Nam; rằng, đây chỉ là những "luận điệu của những kẻ muốn can thiệp vào công việc nội bộ của VN"; và mỗi nước độc lập có cách hành xử riêng về vấn đề công lý. Họ quên hay không biết rằng trước đó gần thế kỷ, Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ yêu sách "Cải tổ nền công lý Đông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lý mà những người Âu châu có"*. Nhưng khi nắm được quyền rồi thì chính Nguyễn Ái Quốc và Đảng CSVN là kẻ giết người không gớm tay, đàn áp thẳng tay những người đối lập, và không để cho dân được hưởng các quyền căn bản nhất như là:
- Tự do báo chí và ngôn luận
- Tự do lập hội và hội họp
- Tự do di chuyển và xuất ngoại
- Tự do giáo dục và tạo ra những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp trong mỗi tỉnh cho quần chúng.
- Thay thế chế độ cai trị với những sắc luật độc tài bằng một chế độ luật pháp.(dẫn ở trên)
Thành ra Nguyễn Ái Quốc và Đảng CSVN chỉ là những phần tử bịp bợm nhất, giảo hoạt nhất thế giới, chuyên lường gạt người dân, trong khi làm đầy tớ đốn mạt cho Quốc Tế Cộng Sản (các vụ Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm , Học Tập Cải Tạo v.v. đã chứng tỏ sự tàn ác, bất nhân và lường gạt của Hồ cũng như Đảng CSVN).
Gần đây, việc xin ra báo tư nhân của ông Trần Độ, xin thành lập đảng của Nguyễn Vũ Bình, xin thành lập Hội nhân dân chống tham nhũng của Nhóm Dân Chủ mà đại diện là hai ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê, những bài viết của Nguyễn Đan Quế, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, việc Đại Hội của Giáo hội PGVNTN... đều là những hành động thực hiện các quyền "Tự do báo chí và ngôn luận"; "Tự do lập hội và hội họp"* v.v., nhưng tiếc thay cái chế độ mà Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và lãnh đạo, lại tước đi của người dân Việt Nam những quyền căn bản nhất mà chính Nguyễn Ái Quốc đã có lúc lớn tiếng đòi hỏi.
Về quyền "Tự do di chuyển và xuất ngoại"* thì có lẽ có quá nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng nó không hề có trong chế độ CS Việt Nam hiện tại, như việc không cấp hộ chiếu cho các ông Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến đi dự hội nghị quốc tế; ngăn cản việc chữa bệnh của ông Hà Sỹ Phu hay đi du lịch của ông Nguyễn Thanh Giang... Sau gần 100 năm, đòi hỏi này vẫn còn quá cao đối với CS Việt Nam , cho nên chúng ta có thể nhận định chế độ mọi rợ này coi thường dân như thế nào, không làm được các điều cơ bản nhất do chính người lãnh đạo của nó đòi hỏi 100 năm về trước!
Ở trên là vài ý kiến điểm qua một Bản yêu sách vào đầu thế kỷ trước, của một tay bịp nhất thế giới, tay sai Quốc Tế Cộng Sản, kẻ đã sáng lập ra chế độ hiện nay ở Việt Nam . Và những điều ăn cắp, chép lại của người lấy làm của mình hiện đang được suy tôn là ‘’tư tưởng của chế độ’’ (‘’tư tưởng HCM’’). Cứ theo tên bịp Nguyễn Ái Quốc, dùng chính câu của ông ta, ta có thể kết luận rằng, muốn Việt Nam có dân chủ, tự do, phát triển theo kịp các nước trên thế giới thì điều cần làm đầu tiên là "Thay thế chế độ cai trị với những sắc luật độc tài (hiện hành) bằng một chế độ luật pháp."*
Viết để nhớ lại và vạch trần ngày Hồ Chí Minh ‘’bịp’’ Đồng Bào VN qua Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9.
Chú thích: * Trích các yêu sách trong Bản Kiến Nghị
BS. HỒ VĂN CHÂM * PHÁP NHẬT BẮT TAY
Hậu Quả Của Sự Cấu Kết
giữa Thực Dân Pháp và Quân Phiệt Nhậttại Việt Nam hồi Thế Chiến II
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Cuối thế kỷ 19, người Pháp dùng vũ lực đánh chiếm nước Đại Nam, chia cắt thành 3 xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, để hợp cùng với 2 xứ Cao Mên và Lào thành lập xứ Đông Dương thuộc Pháp
Đầu thế kỷ 20, người Nhật đánh thắng người Nga, xâm chiếm lục địa Trung Hoa, tiến quân vào Diến Điện và Đông Nam Á, mưu tính việc trục xuất ngưòi Tây Dương để thành lập Khối Thịnh Vượng chung Đại Đông Á.
Dù đi đường biển, từ Hoành Tân (Yokohama) sang Ấn Độ Dương, hay đi đường bộ, từ Hoa Nam qua bán đảo Mã Lai để xuống Indonesia và Úc Châu, đi đường nào chăng nữa thì quân đội Nhật Bản vẫn phải qua ngã ba Đông Dương thuộc Pháp. Do đó, trong thế chiến II, thế tất đã phải xẩy ra sự đụng đầu giữa một bên là thực dân Pháp quyết tâm bảo vệ thuộc địa, và một bên là quân phiệt Nhật quyết tâm thực hiện giấc mộng bá chủ Đại Đông Á. Trong thực tế, sự đụng đầu này đã xẩy ra dưới nhiều hình thức thỏa hiệp chính trị, quân sự, hành chánh và kinh tế, do người Nhật chủ động xướng xuất và thực hiện bằng biện pháp sức mạnh, để rút cục sự đụng đầu trở thành sự cấu kết giữa thực dân và quân phiệt mà nạn nhân là nhân dân Việt Nam. Sự cấu kết này đã gây nên những hậu quả trầm trọng đến mức bi thảm, điển hình là nạn đói năm Ất Dậu làm thiệt hại đến hai triệu mạng người ở miền châu thổ sông Hồng và sông Mã.
Từ lâu, người Nhật đã lưu tâm đến vị trí chiến lược xung yếu của Đông Dương thuộc Pháp. Thời Minh Trị Thiên Hoàng cải cách theo Âu Tây, phái đoàn nhà vua cử đi tham quan Mỹ quốc và Âu châu, trên đường về nước, được lệnh ghé qua Sài gòn lúc bấy giờ đã bị Pháp chiếm giữ. Thời chiến tranh giữa Nga và Nhật, 1904-1905, chính phủ Nhật đã cực lực phản đối với nhà chức trách Pháp về việc hạm đội Hắc Hải của Nga vào nghỉ ngơi tu bổ trong vịnh Cam Ranh. Trong niềm kiêu hãnh về nền văn minh rực rỡ của mình từ thế kỷ 17 đến nay, người Pháp rất xem thường khả năng của người Nhật.
Đối với việc tham quan cảng Sài gòn của phái đoàn duy tân Nhật, người Pháp nghĩ rằng người Nhật muốn tìm hiểu để học hỏi phương thức tổ chức đô thị của người Pháp qua việc đối chiếu những điều tai nghe mắt thấy với thực trạng của thương điếm Hội an mà thương nhân Nhật đã quen thuộc từ non 200 năm nay. Đối với tham vọng Đại Đông Á của Nhật, cho dù trước đây, với Hiệp ước Hạ quan (Simonoseki) ký ngày 17-4-1895 với Trung quốc, Nhật được Đài loan, Bành hồ và Liêu đông, và bây giờ, sau chiến thắng lẫy lừng ở eo biển Đối mã, với Hiệp ước Portsmouth ký ngày 5-9-1905 với Nga, Nhật được toàn quyền hành động áp đặt nền bảo hộ tại Triều tiên, người Pháp vẫn xem những dữ kiện đó như những tranh chấp trong nội bộ đám dân da vàng miền Đông Bắc Á, hoặc cùng lắm là chuyện tương tranh quyền lợi giữa dân lùn Nhật và dân cu-lắc Nga, chẳng chút mảy may động chạm đến quyền lợi và vị thế của người Pháp tại Đông Dương. Ngay cả lúc chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai bùng nổ vào tháng 7 năm 1937, người Pháp vẫn bàng quan giữ thái độ trung lập, tiếp tục buôn bán với cả hai bên để thủ lợi.
Không màng lưu tâm đến sự phản đối bằng các công hàm ngoại giao của Nhật, cũng như không nao núng trước những cuộc dội bom thị uy ở Lạng sơn và bắn phá cảnh cáo dọc tuyến xe lửa Hải phòng-Côn minh, người Pháp vẫn cho hàng hóa Mỹ quá cảnh cảng Hải phòng để theo đường xe lửa lên Vân Nam, và cho Hoa kiều ở Đông Nam Á sử dụng Đông Dương Ngân hàng để hà hơi tiếp sức cho chính quyền và quân đội kháng chiến Trùng Khánh. Chỉ đến khi quân Nhật chiếm đảo Hải nam ngày 10-2-1939, quần đảo Trường sa (Spratleys) ngày 31-3-1939, và quần đảo Hoàng sa (Paracels) ít ngày sau đó, nguời Pháp mới bắt đầu lo ngại, và vội vã tìm cách liên minh với Anh, Mỹ và Hòa Lan để giảm thiểu áp lực của Nhật, tích cực tham gia Hội nghị quân sự Singapore tổ chức vào tháng 6 năm đó, đồng thời cử tướng hồi hưu Georges Catroux thay thế Jules Brévié làm Toàn quyền Đông Dương. Bộ trưởng Thuộc địa Georges Mandel hi vọng rằng việc thay thế một Toàn quyền dân sự bằng một tướng lãnh hồi hưu vừa không làm cho chính quyền Đông Dương mang tính chất quân phiệt, vừa có khả năng gia tăng tiềm lực của Đông Dương thuộc Pháp trong công cuộc tự phòng vệ, và làm hậu cứ tiếp vận cho mẫu quốc trong nỗ lực chiến tranh chống phe Trục.
Nhưng chỉ ít lâu sau, tình hình nhanh chóng trở nên vô cùng đen tối. Tại Âu châu, ngày 10-5-1940, quân Đức bắt đầu ào ạt tấn công Hòa Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp. Ngày 14-6-1940, quân Đức tiến vào Paris, chính phủ Pháp dời đô về Bordeaux, và 2 ngày sau, Thống chế Pétain lên làm Thủ tướng. Ngày 22-6-1940, Hiệp ước đình chiến giữa Đức và Pháp được ký kết tại Compiège. Thừa cơ hội này, người Nhật quyết định tiến quân vào Đông Dương.
Sau các chiến thắng lẫy lừng của Nhật đánh bại Nga tại Lữ thuận và Đối mã, nhiều người Việt Nam làm cách mạng chống Pháp hướng vè Nhật Bản để tìm hậu thuẫn, gây nên phong trào Đông du sôi động một thời. Phía người Nhật cũng lưu tâm đến việc chuẩn bị cho người Việt Nam tham gia thực hiện mộng ước Đại Đông Á của người Đông Á. Người Nhật đã đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là hậu duệ Đông cung Cảnh sang Nhật, và tổ chức tại Việt Nam cơ quan tình báo chiến lược Dainan Koosi dưới danh nghĩa một hội buôn. Ngày 10-2-1939, người Nhật đưa Cường Để từ Tokyo sang Thượng hải, và giúp Cường Để thành lập Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội ngày 12-2-1939, do Cường Để làm Ủy viên trưởng, và các Ủy viên khác là Trần Hy Thánh (Trần Phước An), Vũ Hải Thu, Trương Anh Mẫn, Hồ Học Lãm, Trần Hữu Công, Hoàng Nam Hùng và Đặng Nguyên Hùng. Sau đó, song song với việc Cường Để qua Đài Loan phụ trách chương trình phát thanh Việt ngữ về Đông Dương, Lộ quân Miền Nam của Nhật ở Quảng châu giúp Trần Phước An (Shibata) và Trần Trung Lập tổ chức Việt Nam Kiến Quốc Quân.
Nhân lúc quân Pháp tại chính quốc bị thảm bại trước quân Đức và sắp sửa phải ký Hiệp ước ngưng bắn Compiège, tại Viễn Đông, người Nhật đột ngột thay đổi thái độ. Từ ngày 12-6-1940, đài phát thanh Lộ quân Miền Nam ở Quảng châu, các báo Tokyo Nishi Nichi và Japan Times & Mail, và Hội Meirinkai ở Tokyo, nhất loạt đả kích âm mưu liên minh quân sự của Pháp và Anh, Mỹ tại Đông Dương, và yêu cầu chính phủ Nhật phải đưa ngay quân vào chiếm đóng Dông Dương. Ngày 19-6-1940, Bộ Ngoại giao Nhật trao tối hậu thư cho Đại sứ Pháp Charles Arsène-Henry, đòi người Pháp ngưng chuyên chở hàng hóa cho Trùng khánh, và chấp nhận một phái đoàn kiểm tra quân sự Nhật hoạt động ở Bắc kỳ. Đông Dương thuộc Pháp lúc bấy giờ đang ở thế yếu, tại miền bắc chỉ có 25 phi cơ chiến đấu (so với 200 của Nhật được bố trí áp sát biên giới), còn đạn dược chỉ đủ dùng trong một tháng. Bởi vậy, Catroux đã nhượng bộ, ra lệnh đóng cửa biên giới Việt Trung, đón tiếp phái đoàn kiểm tra quân sự Nhật do Tướng Nishìhara Issaku cầm đầu, và trục xuất các Đại diện thương mãi Trung quốc tại Bắc kỳ.
Ngày 30-6-1940, Catroux và Nishihara nhanh chóng thỏa hiệp về các địa điểm bố trí các toán kiểm soát Nhật tại Hà nội, Hải phòng, Lạng sơn, Lào kay, Móng cáy, Cao bằng và Hà giang. Ngày 2-7-1940, toàn bộ phái đoàn kiểm soát Nhật đã có mặt tại Hà nội, trong số này đáng lưu ý là Đại tá Koike Ryoji con nuôi Cường Để, và Trung tá Sato Kenryo Phó Tham mưu trưởng Lộ quân Miền Nam. Mặc dù Catroux đã thỏa mãn tất cả các yêu sách của Nhật nêu trong tối hậu thư ngày 19-6-1940, người Nhật được đà cứ tiếp tục lấn tới. Nishihara đòi Pháp phải để cho quân đội Nhật tự do di chuyển trên lãnh thổ Đông Dương, vận chuyển tiếp liệu cho Lộ quân Miền Nam, đặt các điện đài vô tuyến và sử dụng không phận Đông Dương. Trong lúc đó, ở Bắc kỳ, phi cơ Nhật lên xuống mỗi ngày một nhiều mà không thông báo cho chính quyền Pháp biết. Trong tháng 7-1940, một diệt lôi hạm xuất hiện ở Hải phòng, một tàu rà mìn hoạt động ở Quảng châu loan (Fort Bayard), và một tàu chở hàng cặp bến Hải phòng chuyên chở lương thực cho Lộ quân Quảng châu, tất cả đều không thông báo cho người Pháp biết. Vì thái độ hòa hoãn gần như chịu lép vế này mà Georges Catroux bị chính phủ Vichy cách chức để cho Phó Đô Đốc Jean Decoux thay thế làm Toàn quyền ngày 17-7-1940.
Decoux bác bỏ các yêu sách của Nishihara, dự tính mở lại cửa biên giới Việt Trung và đề nghị đưa vấn đề ký kết liên minh Pháp Nhật tại Đông Dương lên thảo luận ở cấp chính phủ. Nhưng gặp lúc Nhật thay đổi Nội các (22-7-1940), Thủ tướng Cận Vệ (Konoye Fumimaro) và Ngoại trưởng Tùng Cương (Matsuoka Yosuke) đều là những người tương đối ôn hòa, nhưng Bộ trưởng Chiến tranh là Trung tướng Đông Điều (Tojo Hideki) vô cùng hiếu chiến, phe phái quân phiệt nắm những bộ phận quan yếu trong chính phủ, nên Nhật nghiêng về giải pháp chiếm đóng Bắc kỳ để cắt đứt đường tiếp vận và sử dụng làm hậu cứ tấn công Trùng khánh. Sư đoàn 5 Ngự Lâm quân do Nakamura Aketo làm Tư lệnh được đưa đến sát biên giới, cùng với lực lượng Kiến Quốc quân Việt Nam của Trần Phước An, Trần Trung Lập và Hoàng Lương, để chuẩn bị tiến vào Đông Dương. Tại Tokyo, ngày 1-8-1940, Ngoại trưởng Matsuoka công bố việc thành lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, đồng thời trao cho Đại sứ Pháp Arsènes-Henry một công hàm có tính chất tối hậu thư, đòi hỏi Pháp để cho Nhật tự do di chuyển quân đội trên lãnh thổ Đông Dương, vận chuyển quân nhu quân khí, sử dụng và phòng vệ một số phi trường, thủ đắc những quyền lợi kinh tế tại Đông Dương giống y như Pháp. Trước tình hình đó, Arsènes ký với Matsuoka Hiệp ước nguyên tắc ngày 30-8-1940 tại Tokyo, qui định 2 điều căn bản là Nhật thừa nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương và Pháp để cho Nhật sử dụng Bắc kỳ làm hậu cứ tấn công Trùng khánh, chi tiết việc thi hành hiệp ước sẽ họp bàn tại Hà nội.
Nhưng việc họp bàn này giữa Maurice Martin và Nishihara Issaku không được tiến triển êm ả, nên mờ sáng ngày 5-9-1940, một tiểu đoàn Nhật tràn qua biên giới Lạng sơn để làm áp lực, và ngày 9-9-1940 Quân đoàn Viễn chinh Đông Dương Indoshina Hakengun được thành lập do Thiếu tướng Nishimura Takuma làm Tư lệnh, chuẩn bị tiến vào Đông Dương. Ngày 19-9-1940, Nhật trao cho Decoux một tối hậu thư đòi hỏi phải đạt được thỏa hiệp trước nửa đêm ngày 22-9-1940, giờ Tokyo, tức là 20 giờ, giờ Hà nội, do đó chiều ngày 22, Hiệp ước Martin-Nishihara được ký, nhưng đã quá muộn. Khi đại diện 2 bên Pháp Nhật lên đến Lạng sơn để thông báo thỏa hiệp, thì đúng 20 giờ, quân Nhật đã tấn công Đồng đăng và Lạng sơn, và Kiến Quốc quân Việt Nam của Trần Phước An và Trần Trung Lập, có thêm sự phụ lực của Nông Kính Du, Nông Quốc Long và Đoàn Kiểm Điểm, cũng tràn vào miền phụ cận Lạng sơn. Trong vụ này, Pháp bị thiệt hại khá nặng: lực lượng chính qui chết 9 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 21 binh sĩ, bị thương 3 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 21 binh sĩ; mất tích 1 hạ sĩ quan và 22 binh sĩ; lực lượng bản xứ chết 1 hạ sĩ quan và 5 binh sĩ, bị thương 7 binh sĩ, mất tích 7 hạ sĩ quan và trên dưới 2 nghìn binh sĩ.
Phần lớn hạ sĩ quan và binh sĩ bản xứ được ghi nhận mất tích thực ra là những thành phần đã chạy sang hàng ngũ Kiến Quốc quân, đáng lưu ý nhất là Thượng sĩ Lương Văn Ý. Ngày 25-9-1940, Quân đoàn Viễn chinh Đông Dương đổ bộ ở Đồ sơn rồi tiến lên Hải phòng. Ngày 26-9-1940, phi cơ Nhật còn ném bom thị uy Hải phòng và bay thám sát trên vòm trời Hà nội. Trước những biện pháp dùng sức mạnh của Nhật, Decoux thay đổi thái độ, hoàn toàn thỏa mãn các đòi hỏi của Nhật. Đổi lại, Nhật triệt thoái Sư đoàn 5 xuống Hải phòng để trở về Thượng hải, trả Lạng sơn lại cho Pháp. Kiến Quốc quân Việt Nam không rút theo Sư đoàn 5, ở lại Lạng sơn tử thủ vùng đất mới được giải phóng. Giám binh Lạng sơn Paul Chauvet được cử làm Công sứ, đã chiếm lại tỉnh lỵ Lạng sơn ngày 29-11-1940, rồi lần lượt đánh diệt lực lưọng Kiến Quốc quân trong vùng phụ cận, bắt được Trần Trung Lập và Đoàn Kiểm Điểm ngày 26-12-1940, và hai ngày sau đem họ ra xử bắn tại Lạng sơn. Đó là một trong những hậu quả bi thương của sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân phiệt Nhật vào những năm đầu của Thế chiến II. Những người Việt Nam yêu nước tin tuởng vào thiện chí của người Nhật sẵn sàng giúp mình cởi bỏ ách nô lệ do người Pháp đặt lên đầu, nay đã bị người Nhật trắng trợn bỏ rơi. Họ đã dùng xương máu của chính mình mua một bài học kinh nghiệm đắt giá lưu lại cho đời sau.
Đương nhiên mục tiêu tối thượng của quân phiệt Nhật không phải là giúp cho Việt Nam, Lào và Cao Mên thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Mục tiêu tối thượng của quân phiệt Nhật cũng không phải chỉ là việc chiếm đóng Bắc Đông Dương để cắt đứt đường tiếp vận và sử dụng làm hậu cứ ngõ hầu giải quyết dứt khoát vấn đề chiến tranh với Trùng khánh. Mục tiêu tối thượng của quân phiệt Nhật là chiếm đóng toàn bộ Đông Dương, kể cả Thái Lan, dùng Đông Dương làm bàn đạp tiến công và căn cứ hậu cần trên đường tiến xuống Mã Lai và Indonesia, đánh bật người Anh và người Hòa Lan ra khỏi Đông Nam Á. Trong tinh thần đó, người Nhật một mặt đứng ra làm trung gian dàn xếp việc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Đông Dương thuộc Pháp để lấy lòng Thái Lan, một mặt tổ chức và tái phối trí các lực lượng của Lộ quân Miền Nam, chủ yếu là tập trung ở Nam Đông Dương, để chuẩn bị chiếm đóng Đông nam Á.
Thừa lúc Pháp bối rối đương đầu với Nhật ở Bắc kỳ, Thủ tướng Thái Lan Phibun Songkhram ngày 20-10-1940 đơn phương tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bất tương xâm Pháp-Thái và đe dọa dùng vũ lực chiếm lại 467.500 dặm vuông lãnh thổ với 4 triệu dân mất vào cuối thế kỷ trước (Thực ra đây là đất đai Thái Lan đã cướp đoạt của Cao Mên và Lào trước khi người Pháp đến thiết lập nền bảo hộ). Ngày 21-11-1940, chính phủ Nhật quyết định làm trung gian giúp Thái Lan đòi lại đất và dân đã mất nếu Thái Lan chịu hợp tác với Nhật về chính trị và kinh tế để thiết lập một trật tự mới tại Đông Á.. Bị Pháp phản đối, Nhật xúi Thái gây hấn và chuyển cho Thái 38 phi cơ chiến đấu và 25 phi cơ oanh tạc. Ngày 16-1-1941, lục quân Pháp tấn công vào Thái Lan và bị đẩy lui, nhưng hôm sau, hải quân Pháp lại thắng lớn ở đảo Ko Chung. Rút cục, dưới áp lực của Nhật, ngày 9-5-1941, Hiệp ước Hòa bình Thái-Pháp được ký kết tại Tokyo. Pháp phải nhượng cho Thái Lan 64.000 dân cùng các tỉnh Battambang, Sisophon và Siem Reap của CaoMên, và hữu ngạn sông Mekong từ vĩ tuyến 15 trở lên của Lào. Đổi lại, Thái Lan trở thành đồng minh vô điều kiện của Nhật, cho Nhật hưởng nhiều đặc quyền về chính trị, quân sự và kinh tế.
Ngày 16-10-1941, ở Nhật, Tojo lên làm Thủ tướng lại kiêm nhiệm thêm cả 2 bộ Chiến tranh và Nội vụ. Nhật bắt đầu ào ạt đưa quân vào Đông Dương. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, quân số Nhật tại Bắc kỳ đã gia tăng từ 4.000 người ngày 14-10-1941 lên 26.000 người ngày 27-10-1941, nâng quân số Nhật tại Đông Dương lên đến 42.000 người. Trong những ngày cuối năm 1941, quân số Nhật tiếp tục gia tăng, nhất là tại Nam Đông Dương. Ngày 5-11-1941, Tojo giao cho Thống tướng Terauchi Juichi tổ chức và tái phối trí Lộ quân Miền Nam, tập trung chủ yếu ở Nam Đông Dương, với thành phần và nhiệm vụ như sau: Quân đoàn 14, bản doanh ở Đài Loan, sẽ tấn công Philippin; Quân đoàn 15, bản doanh ở Nam Đông Dương,sẽ tấn công Thái Lan; Quân đoàn 16, bản doanh ở Hoa Nam, sẽ tấn công Java; và Quân đoàn 23, bản doanh ở Nam Đông Dương, sẽ tấn công Mã Lai. Ngoài ra, Lộ quân Miền Nam còn có Sư đoàn 21 và Quân đoàn 3 Không quân (430 phi cơ) ở Đông Dương, Quân đoàn 5 Không quân (380 phi cơ) ở Đài Loan, 500 tàu của Hạm đội vận tải Nam Hải, và một số đơn vị phụ thuộc khác.
Ngày 18-11-1941, Phương Trạch (Yoshizawa Kenkichi) đến Hà nội trình ủy nhiệm thư cho Decoux để chính thức nhậm chức Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Đông Dương. Trong thực tế, trên bậc thang quyền lực, cương vị của Yoshizawa cao hơn của Decoux. Thế là Đông Dương thuộc Pháp từ nay bị Nhật chiếm đóng về quân sự và kiểm soát về chính trị. Tệ hơn nữa, từ ngày 8-12-1941, sau khi Đô Đốc Yamamoto tấn công Pearl Harbor và chính phủ Nhật tuyên chiến với Mỹ, người Pháp tại Đông Dương chỉ còn được đảm nhiệm công việc hành chánh thường nhật mà thôi. Người dân Việt Nam lâm vào cảnh một cổ hai tròng.
Nhật đã dùng biện pháp sức mạnh để áp đặt một qui chế liên minh quân sự và chánh trị, buộc Pháp ký Thỏa ước phòng thủ chung Đông Dương ngày 29-7-1941 tại Vichy. Điểm đáng lưu ý là trong thỏa ước này có điều khoản nói rằng Pháp cung cấp cho quân đội Nhật số tiền 23 triệu đồng trong tài khóa 1941, số tiền này sẽ được chính phủ Nhật bồi hoàn bằng tiền yen, mỹ kim hoặc vàng. Điều khoản này quả là một gánh nặng cho nhân dân Đông Dương.
Thực vậy. từ khi Thế chiến II bắt đầu, công chức và quân đội tại Đông Dương không còn được Bộ Thuộc địa trả lương. Ngân sách Đông Dương phải đài thọ ngân khoản này, ngoài ra còn phải đóng góp tiền bạc chi viện cho chính quốc. Ngày 24-1-1941, Decoux báo động ngân quĩ Đông Dương chỉ còn 2,8 triệu đồng. Vậy mà nay phải cung ứng cho quân đội Nhật mỗi tháng 4,6 triệu đồng (tài khóa 1941 chỉ còn 5 tháng lúc ký thỏa ước phòng thủ chung). Decoux xoay xở ở đâu ra những số tiền nói trên nếu không è cổ dân Đông Dương bắt phải gánh chịu. Trước hết, Decoux tước đoạt tiền bạc của dân chúng bằng cách bắt họ mua công khố phiếu. Tháng 3-1941, Decoux bán ra 10 triệu đồng công khố phiếu, tháng 5-1941, số tiền đó tăng lên 20 triệu đồng, tháng 7-1942 là 45 triệu, tháng 11-1942 là 60 triệu, tháng 4-1943 là 70 triệu, tháng 7-1943 là 85 triệu, tháng 5-1944 là 110 triệu. Thứ đến, Decoux cho vơ vét gạo, than và cao su để bán qua Nhật, Hồng kông và Philippin, để lấy ngoại tệ cho ngân sách, hoặc để nhập khẩu nhu yếu phẩm. Ngay trong năm 1941, Đông Dương xuất khẩu qua Nhật 700.000 tấn gạo và 15.000 tấn cao su.
Từ đầu năm 1942 trở đi, gạo, cao su và các sản phẩm công nông nghiệp khác hầu như chỉ xuất khẩu qua Nhật. Gạo được thu góp để xuất khẩu, gạo còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất rượu ty bắt ép dân chúng tiêu thụ để gia tăng ngân sách, và sản xuất rượu cồn để cung ứng cho quân đội Nhật. Trong lúc dân chúng thiếu gạo ăn, nhất là ở vùng châu thổ Bắc Đông Dương, thì các công ty nấu rượu của Pháp tha hồ hưởng lợi. Vào thời điểm này, tại Đông Dương, ngoài các công ty lớn như Société francaise des distilleries de l’ Indochine, Société des distilleries Mazet, và Société des Sucreries et Raffineries de l’Indochine, còn có 19 công ty nhỏ hơn chuyên sản xuất rượu cồn, phân bố rải rác khắp nước, như Indochinese Brewing Co tại Chợ lớn, Tran Trinh Trach Co tại Bạc liêu, Société industrielle et commerciale d’Annam ở Quảng trị, Huế, Tourane và Quảng ngãi, Société des distilleries des alcools indigènes de Van Van tại Bắc ninh và Distilleries Nam Đồng Ích tại Thanh hóa.
Sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân phiệt Nhật không chỉ thể hiện qua các thỏa hiệp chính trị và quân sự, mà còn bao trùm tất cả các hoạt động quan yếu trong lãnh vực kinh tế, xuyên qua việc ký kết giữa René Robin và Matsumiya Jun ngày 6-5-1941 tại Tokyo một loạt những văn kiện liên minh kinh tế buộc chặt Đông Dương vào khối Đại Đông Á, như Hiệp ước cư trú và hàng hải về Đông Dương, Hiệp ước về quan thuế, thương mại, và thanh toán ngân khoản giữa Nhật và Đông Dương. Pháp và Nhật dành cho nhau qui chế tối huệ quốc, kiều dân Nhật được đối xử gần như công dân Pháp. Điểm đáng lưu ý về hậu quả của các thỏa ước kinh tế này là hai ngân hàng phụ trách thanh toán ngân khoản giữa Nhật và Pháp là Yokohama Specie Bank và Ngân hàng Đông Dương đã thu được những lợi nhuận khổng lồ trong dịch vụ này. Điểm đáng lưu ý nữa là hàng năm Nhật sẽ xuất khẩu qua Đông Dương vải và chỉ sợi, đổi lại, Đông Dương sẽ cung cấp đay cùng một số nguyên liệu khác cho kỷ nghệ Nhật. Về sau, không đủ đay cung cấp cho Nhật, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh cho quan lại bản xứ bắt nông dân miền bắc nhổ mạ trồng đay.
Trong một miền đất hẹp người đông, từ trung châu Bắc bộ đến đồng bằng Bình Trị Thiên, gạo sản xuất tại chỗ không đủ cho dân ăn lại phải đem một phần lớn đi nấu rượu ty nạp cho công quản rượu RA (régie d’alcool) của nhà nước, và nấu rượu cồn để cung cấp cho quân đội Nhật, nay lại không được phép trồng lúa, phải nhổ mạ trồng đay, người dân miền bắc thấy nguy cơ bị đói đã hiện ra ràng ràng trước mắt. Lòng oán vọng, nỗi uất ức, ngun ngút tới trời xanh. Một số ít quan lại bản xứ còn chút lương tri, thông cảm với sự thống hận và tuyệt vọng của đám dân cùng khổ, đã không nỡ quá tay bắt nông dân triệt để thi hành lệnh nhổ mạ trồng đay, nên đã bị kỷ luật nặng nề. Tổng đốc Thanh hóa Hồ Đắc Ứng cùng tất cả Tri phủ Tri huyện tỉnh Thanh hóa, năm 1944 nhất loạt bị cách chức vì không nộp đủ lượng đay qui định. Trong 2 năm cuối cùng của Thế chiến II, đường giao thông nam bắc bị tê liệt vì bom đạn Đồng minh, gạo trong nam không chở được ra bắc, quân đội Nhật lại gia tăng việc thu mua lúa gạo để dự trữ, nên từ cuối năm 1944, dân đói miền quê bắt đầu đổ ra các thành thị, và lác đác đã có người chết. Từ sau Tết Ất Dậu (1945), thảm họa người chết vì không có gì để ăn xuất hiện khắp miền bắc. Người ta ăn cóc nhái, châu chấu chuồn chuồn, ăn cả lá cây, võ cây, thậm chí ăn cả thịt người chết, rồi cuối cùng chẳng còn gì để ăn nên kiệt sức gục chết. Tính ra, nạn đói năm Ất Dậu đã làm thiệt mạng đến 2 triệu người.
Sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân phiệt Nhật hồi Thế chiến II tại Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, được chính thức bắt đầu từ Hiệp ước nguyên tắc ngày 30-8-1940, mở đường cho quân đội Nhật vào chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, và chấm dứt bởi chiến dịch Meigo tối 9-3-1945, lật đổ chính quyền và tước khí giới quân đội và lực lượng cảnh sát Pháp tại Đông Dương. Sự cấu kết này, hay nói một cách nhẹ nhàng, văn vẻ hơn, sự liên minh này, đối với người Nhật là một diễn biến tất yếu. Bằng mọi biện pháp, người Nhật phải đưa quân qua ngã ba Đông Dương trên bước đường tiến xuống Đông nam Á và Úc châu, đồng thời khai thác tài nguyên Đông Dương để cung ứng cho kỷ nghệ. Nếu người Pháp lừng khừng, người Nhật sẽ dùng biện pháp sức mạnh để áp đặt. Nếu người Pháp chống đối, người Nhật sẽ dùng chiến tranh để tiêu diệt chướng ngại. Bởi vậy, dẫu đã có Hiệp ước nguyên tắc Arsènes-Matsuoka ngày 30-8-1940, mà vẫn phải có trận tấn công Lạng sơn đêm 22-9-1940, nhiên hậu chi tiết thi hành hiệp ước nguyên tắc mới được thỏa hiệp.
Xem vậy, những việc làm của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật hồi Thế chiến II quả đã gây nên những hậu quả vô cùng tai hại, có ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng bi thảm tại Việt Nam ngày nay. Chính phủ và nhân dân yêu chuộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền, của hai quốc gia đứng vào hàng tiến bộ bậc nhất thế giới nghĩ sao?
21 tháng 3 năm 2000 Minh Vũ Hồ Văn Châm
Đã đăng:
Tập san Định Hướng số 24 Mùa Thu 2000, 13G rue de l’ Ill, 67116 Reichstett, France.
Tạp chí Cách Mạng số 18, Tháng 9 năm 2000, P.O. Box 2322, Falls Church, VA 22042, USA.
Webpage Bên Kia Bờ Đại Dương số 30, Tháng 4 năm 2001, http://members.fortunecity.com/yetde
giữa Thực Dân Pháp và Quân Phiệt Nhậttại Việt Nam hồi Thế Chiến II
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Cuối thế kỷ 19, người Pháp dùng vũ lực đánh chiếm nước Đại Nam, chia cắt thành 3 xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, để hợp cùng với 2 xứ Cao Mên và Lào thành lập xứ Đông Dương thuộc Pháp
Đầu thế kỷ 20, người Nhật đánh thắng người Nga, xâm chiếm lục địa Trung Hoa, tiến quân vào Diến Điện và Đông Nam Á, mưu tính việc trục xuất ngưòi Tây Dương để thành lập Khối Thịnh Vượng chung Đại Đông Á.
Dù đi đường biển, từ Hoành Tân (Yokohama) sang Ấn Độ Dương, hay đi đường bộ, từ Hoa Nam qua bán đảo Mã Lai để xuống Indonesia và Úc Châu, đi đường nào chăng nữa thì quân đội Nhật Bản vẫn phải qua ngã ba Đông Dương thuộc Pháp. Do đó, trong thế chiến II, thế tất đã phải xẩy ra sự đụng đầu giữa một bên là thực dân Pháp quyết tâm bảo vệ thuộc địa, và một bên là quân phiệt Nhật quyết tâm thực hiện giấc mộng bá chủ Đại Đông Á. Trong thực tế, sự đụng đầu này đã xẩy ra dưới nhiều hình thức thỏa hiệp chính trị, quân sự, hành chánh và kinh tế, do người Nhật chủ động xướng xuất và thực hiện bằng biện pháp sức mạnh, để rút cục sự đụng đầu trở thành sự cấu kết giữa thực dân và quân phiệt mà nạn nhân là nhân dân Việt Nam. Sự cấu kết này đã gây nên những hậu quả trầm trọng đến mức bi thảm, điển hình là nạn đói năm Ất Dậu làm thiệt hại đến hai triệu mạng người ở miền châu thổ sông Hồng và sông Mã.
Từ lâu, người Nhật đã lưu tâm đến vị trí chiến lược xung yếu của Đông Dương thuộc Pháp. Thời Minh Trị Thiên Hoàng cải cách theo Âu Tây, phái đoàn nhà vua cử đi tham quan Mỹ quốc và Âu châu, trên đường về nước, được lệnh ghé qua Sài gòn lúc bấy giờ đã bị Pháp chiếm giữ. Thời chiến tranh giữa Nga và Nhật, 1904-1905, chính phủ Nhật đã cực lực phản đối với nhà chức trách Pháp về việc hạm đội Hắc Hải của Nga vào nghỉ ngơi tu bổ trong vịnh Cam Ranh. Trong niềm kiêu hãnh về nền văn minh rực rỡ của mình từ thế kỷ 17 đến nay, người Pháp rất xem thường khả năng của người Nhật.
Đối với việc tham quan cảng Sài gòn của phái đoàn duy tân Nhật, người Pháp nghĩ rằng người Nhật muốn tìm hiểu để học hỏi phương thức tổ chức đô thị của người Pháp qua việc đối chiếu những điều tai nghe mắt thấy với thực trạng của thương điếm Hội an mà thương nhân Nhật đã quen thuộc từ non 200 năm nay. Đối với tham vọng Đại Đông Á của Nhật, cho dù trước đây, với Hiệp ước Hạ quan (Simonoseki) ký ngày 17-4-1895 với Trung quốc, Nhật được Đài loan, Bành hồ và Liêu đông, và bây giờ, sau chiến thắng lẫy lừng ở eo biển Đối mã, với Hiệp ước Portsmouth ký ngày 5-9-1905 với Nga, Nhật được toàn quyền hành động áp đặt nền bảo hộ tại Triều tiên, người Pháp vẫn xem những dữ kiện đó như những tranh chấp trong nội bộ đám dân da vàng miền Đông Bắc Á, hoặc cùng lắm là chuyện tương tranh quyền lợi giữa dân lùn Nhật và dân cu-lắc Nga, chẳng chút mảy may động chạm đến quyền lợi và vị thế của người Pháp tại Đông Dương. Ngay cả lúc chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai bùng nổ vào tháng 7 năm 1937, người Pháp vẫn bàng quan giữ thái độ trung lập, tiếp tục buôn bán với cả hai bên để thủ lợi.
Không màng lưu tâm đến sự phản đối bằng các công hàm ngoại giao của Nhật, cũng như không nao núng trước những cuộc dội bom thị uy ở Lạng sơn và bắn phá cảnh cáo dọc tuyến xe lửa Hải phòng-Côn minh, người Pháp vẫn cho hàng hóa Mỹ quá cảnh cảng Hải phòng để theo đường xe lửa lên Vân Nam, và cho Hoa kiều ở Đông Nam Á sử dụng Đông Dương Ngân hàng để hà hơi tiếp sức cho chính quyền và quân đội kháng chiến Trùng Khánh. Chỉ đến khi quân Nhật chiếm đảo Hải nam ngày 10-2-1939, quần đảo Trường sa (Spratleys) ngày 31-3-1939, và quần đảo Hoàng sa (Paracels) ít ngày sau đó, nguời Pháp mới bắt đầu lo ngại, và vội vã tìm cách liên minh với Anh, Mỹ và Hòa Lan để giảm thiểu áp lực của Nhật, tích cực tham gia Hội nghị quân sự Singapore tổ chức vào tháng 6 năm đó, đồng thời cử tướng hồi hưu Georges Catroux thay thế Jules Brévié làm Toàn quyền Đông Dương. Bộ trưởng Thuộc địa Georges Mandel hi vọng rằng việc thay thế một Toàn quyền dân sự bằng một tướng lãnh hồi hưu vừa không làm cho chính quyền Đông Dương mang tính chất quân phiệt, vừa có khả năng gia tăng tiềm lực của Đông Dương thuộc Pháp trong công cuộc tự phòng vệ, và làm hậu cứ tiếp vận cho mẫu quốc trong nỗ lực chiến tranh chống phe Trục.
Nhưng chỉ ít lâu sau, tình hình nhanh chóng trở nên vô cùng đen tối. Tại Âu châu, ngày 10-5-1940, quân Đức bắt đầu ào ạt tấn công Hòa Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp. Ngày 14-6-1940, quân Đức tiến vào Paris, chính phủ Pháp dời đô về Bordeaux, và 2 ngày sau, Thống chế Pétain lên làm Thủ tướng. Ngày 22-6-1940, Hiệp ước đình chiến giữa Đức và Pháp được ký kết tại Compiège. Thừa cơ hội này, người Nhật quyết định tiến quân vào Đông Dương.
Sau các chiến thắng lẫy lừng của Nhật đánh bại Nga tại Lữ thuận và Đối mã, nhiều người Việt Nam làm cách mạng chống Pháp hướng vè Nhật Bản để tìm hậu thuẫn, gây nên phong trào Đông du sôi động một thời. Phía người Nhật cũng lưu tâm đến việc chuẩn bị cho người Việt Nam tham gia thực hiện mộng ước Đại Đông Á của người Đông Á. Người Nhật đã đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là hậu duệ Đông cung Cảnh sang Nhật, và tổ chức tại Việt Nam cơ quan tình báo chiến lược Dainan Koosi dưới danh nghĩa một hội buôn. Ngày 10-2-1939, người Nhật đưa Cường Để từ Tokyo sang Thượng hải, và giúp Cường Để thành lập Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội ngày 12-2-1939, do Cường Để làm Ủy viên trưởng, và các Ủy viên khác là Trần Hy Thánh (Trần Phước An), Vũ Hải Thu, Trương Anh Mẫn, Hồ Học Lãm, Trần Hữu Công, Hoàng Nam Hùng và Đặng Nguyên Hùng. Sau đó, song song với việc Cường Để qua Đài Loan phụ trách chương trình phát thanh Việt ngữ về Đông Dương, Lộ quân Miền Nam của Nhật ở Quảng châu giúp Trần Phước An (Shibata) và Trần Trung Lập tổ chức Việt Nam Kiến Quốc Quân.
Nhân lúc quân Pháp tại chính quốc bị thảm bại trước quân Đức và sắp sửa phải ký Hiệp ước ngưng bắn Compiège, tại Viễn Đông, người Nhật đột ngột thay đổi thái độ. Từ ngày 12-6-1940, đài phát thanh Lộ quân Miền Nam ở Quảng châu, các báo Tokyo Nishi Nichi và Japan Times & Mail, và Hội Meirinkai ở Tokyo, nhất loạt đả kích âm mưu liên minh quân sự của Pháp và Anh, Mỹ tại Đông Dương, và yêu cầu chính phủ Nhật phải đưa ngay quân vào chiếm đóng Dông Dương. Ngày 19-6-1940, Bộ Ngoại giao Nhật trao tối hậu thư cho Đại sứ Pháp Charles Arsène-Henry, đòi người Pháp ngưng chuyên chở hàng hóa cho Trùng khánh, và chấp nhận một phái đoàn kiểm tra quân sự Nhật hoạt động ở Bắc kỳ. Đông Dương thuộc Pháp lúc bấy giờ đang ở thế yếu, tại miền bắc chỉ có 25 phi cơ chiến đấu (so với 200 của Nhật được bố trí áp sát biên giới), còn đạn dược chỉ đủ dùng trong một tháng. Bởi vậy, Catroux đã nhượng bộ, ra lệnh đóng cửa biên giới Việt Trung, đón tiếp phái đoàn kiểm tra quân sự Nhật do Tướng Nishìhara Issaku cầm đầu, và trục xuất các Đại diện thương mãi Trung quốc tại Bắc kỳ.
Ngày 30-6-1940, Catroux và Nishihara nhanh chóng thỏa hiệp về các địa điểm bố trí các toán kiểm soát Nhật tại Hà nội, Hải phòng, Lạng sơn, Lào kay, Móng cáy, Cao bằng và Hà giang. Ngày 2-7-1940, toàn bộ phái đoàn kiểm soát Nhật đã có mặt tại Hà nội, trong số này đáng lưu ý là Đại tá Koike Ryoji con nuôi Cường Để, và Trung tá Sato Kenryo Phó Tham mưu trưởng Lộ quân Miền Nam. Mặc dù Catroux đã thỏa mãn tất cả các yêu sách của Nhật nêu trong tối hậu thư ngày 19-6-1940, người Nhật được đà cứ tiếp tục lấn tới. Nishihara đòi Pháp phải để cho quân đội Nhật tự do di chuyển trên lãnh thổ Đông Dương, vận chuyển tiếp liệu cho Lộ quân Miền Nam, đặt các điện đài vô tuyến và sử dụng không phận Đông Dương. Trong lúc đó, ở Bắc kỳ, phi cơ Nhật lên xuống mỗi ngày một nhiều mà không thông báo cho chính quyền Pháp biết. Trong tháng 7-1940, một diệt lôi hạm xuất hiện ở Hải phòng, một tàu rà mìn hoạt động ở Quảng châu loan (Fort Bayard), và một tàu chở hàng cặp bến Hải phòng chuyên chở lương thực cho Lộ quân Quảng châu, tất cả đều không thông báo cho người Pháp biết. Vì thái độ hòa hoãn gần như chịu lép vế này mà Georges Catroux bị chính phủ Vichy cách chức để cho Phó Đô Đốc Jean Decoux thay thế làm Toàn quyền ngày 17-7-1940.
Decoux bác bỏ các yêu sách của Nishihara, dự tính mở lại cửa biên giới Việt Trung và đề nghị đưa vấn đề ký kết liên minh Pháp Nhật tại Đông Dương lên thảo luận ở cấp chính phủ. Nhưng gặp lúc Nhật thay đổi Nội các (22-7-1940), Thủ tướng Cận Vệ (Konoye Fumimaro) và Ngoại trưởng Tùng Cương (Matsuoka Yosuke) đều là những người tương đối ôn hòa, nhưng Bộ trưởng Chiến tranh là Trung tướng Đông Điều (Tojo Hideki) vô cùng hiếu chiến, phe phái quân phiệt nắm những bộ phận quan yếu trong chính phủ, nên Nhật nghiêng về giải pháp chiếm đóng Bắc kỳ để cắt đứt đường tiếp vận và sử dụng làm hậu cứ tấn công Trùng khánh. Sư đoàn 5 Ngự Lâm quân do Nakamura Aketo làm Tư lệnh được đưa đến sát biên giới, cùng với lực lượng Kiến Quốc quân Việt Nam của Trần Phước An, Trần Trung Lập và Hoàng Lương, để chuẩn bị tiến vào Đông Dương. Tại Tokyo, ngày 1-8-1940, Ngoại trưởng Matsuoka công bố việc thành lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, đồng thời trao cho Đại sứ Pháp Arsènes-Henry một công hàm có tính chất tối hậu thư, đòi hỏi Pháp để cho Nhật tự do di chuyển quân đội trên lãnh thổ Đông Dương, vận chuyển quân nhu quân khí, sử dụng và phòng vệ một số phi trường, thủ đắc những quyền lợi kinh tế tại Đông Dương giống y như Pháp. Trước tình hình đó, Arsènes ký với Matsuoka Hiệp ước nguyên tắc ngày 30-8-1940 tại Tokyo, qui định 2 điều căn bản là Nhật thừa nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương và Pháp để cho Nhật sử dụng Bắc kỳ làm hậu cứ tấn công Trùng khánh, chi tiết việc thi hành hiệp ước sẽ họp bàn tại Hà nội.
Nhưng việc họp bàn này giữa Maurice Martin và Nishihara Issaku không được tiến triển êm ả, nên mờ sáng ngày 5-9-1940, một tiểu đoàn Nhật tràn qua biên giới Lạng sơn để làm áp lực, và ngày 9-9-1940 Quân đoàn Viễn chinh Đông Dương Indoshina Hakengun được thành lập do Thiếu tướng Nishimura Takuma làm Tư lệnh, chuẩn bị tiến vào Đông Dương. Ngày 19-9-1940, Nhật trao cho Decoux một tối hậu thư đòi hỏi phải đạt được thỏa hiệp trước nửa đêm ngày 22-9-1940, giờ Tokyo, tức là 20 giờ, giờ Hà nội, do đó chiều ngày 22, Hiệp ước Martin-Nishihara được ký, nhưng đã quá muộn. Khi đại diện 2 bên Pháp Nhật lên đến Lạng sơn để thông báo thỏa hiệp, thì đúng 20 giờ, quân Nhật đã tấn công Đồng đăng và Lạng sơn, và Kiến Quốc quân Việt Nam của Trần Phước An và Trần Trung Lập, có thêm sự phụ lực của Nông Kính Du, Nông Quốc Long và Đoàn Kiểm Điểm, cũng tràn vào miền phụ cận Lạng sơn. Trong vụ này, Pháp bị thiệt hại khá nặng: lực lượng chính qui chết 9 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 21 binh sĩ, bị thương 3 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 21 binh sĩ; mất tích 1 hạ sĩ quan và 22 binh sĩ; lực lượng bản xứ chết 1 hạ sĩ quan và 5 binh sĩ, bị thương 7 binh sĩ, mất tích 7 hạ sĩ quan và trên dưới 2 nghìn binh sĩ.
Phần lớn hạ sĩ quan và binh sĩ bản xứ được ghi nhận mất tích thực ra là những thành phần đã chạy sang hàng ngũ Kiến Quốc quân, đáng lưu ý nhất là Thượng sĩ Lương Văn Ý. Ngày 25-9-1940, Quân đoàn Viễn chinh Đông Dương đổ bộ ở Đồ sơn rồi tiến lên Hải phòng. Ngày 26-9-1940, phi cơ Nhật còn ném bom thị uy Hải phòng và bay thám sát trên vòm trời Hà nội. Trước những biện pháp dùng sức mạnh của Nhật, Decoux thay đổi thái độ, hoàn toàn thỏa mãn các đòi hỏi của Nhật. Đổi lại, Nhật triệt thoái Sư đoàn 5 xuống Hải phòng để trở về Thượng hải, trả Lạng sơn lại cho Pháp. Kiến Quốc quân Việt Nam không rút theo Sư đoàn 5, ở lại Lạng sơn tử thủ vùng đất mới được giải phóng. Giám binh Lạng sơn Paul Chauvet được cử làm Công sứ, đã chiếm lại tỉnh lỵ Lạng sơn ngày 29-11-1940, rồi lần lượt đánh diệt lực lưọng Kiến Quốc quân trong vùng phụ cận, bắt được Trần Trung Lập và Đoàn Kiểm Điểm ngày 26-12-1940, và hai ngày sau đem họ ra xử bắn tại Lạng sơn. Đó là một trong những hậu quả bi thương của sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân phiệt Nhật vào những năm đầu của Thế chiến II. Những người Việt Nam yêu nước tin tuởng vào thiện chí của người Nhật sẵn sàng giúp mình cởi bỏ ách nô lệ do người Pháp đặt lên đầu, nay đã bị người Nhật trắng trợn bỏ rơi. Họ đã dùng xương máu của chính mình mua một bài học kinh nghiệm đắt giá lưu lại cho đời sau.
Đương nhiên mục tiêu tối thượng của quân phiệt Nhật không phải là giúp cho Việt Nam, Lào và Cao Mên thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Mục tiêu tối thượng của quân phiệt Nhật cũng không phải chỉ là việc chiếm đóng Bắc Đông Dương để cắt đứt đường tiếp vận và sử dụng làm hậu cứ ngõ hầu giải quyết dứt khoát vấn đề chiến tranh với Trùng khánh. Mục tiêu tối thượng của quân phiệt Nhật là chiếm đóng toàn bộ Đông Dương, kể cả Thái Lan, dùng Đông Dương làm bàn đạp tiến công và căn cứ hậu cần trên đường tiến xuống Mã Lai và Indonesia, đánh bật người Anh và người Hòa Lan ra khỏi Đông Nam Á. Trong tinh thần đó, người Nhật một mặt đứng ra làm trung gian dàn xếp việc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Đông Dương thuộc Pháp để lấy lòng Thái Lan, một mặt tổ chức và tái phối trí các lực lượng của Lộ quân Miền Nam, chủ yếu là tập trung ở Nam Đông Dương, để chuẩn bị chiếm đóng Đông nam Á.
Thừa lúc Pháp bối rối đương đầu với Nhật ở Bắc kỳ, Thủ tướng Thái Lan Phibun Songkhram ngày 20-10-1940 đơn phương tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bất tương xâm Pháp-Thái và đe dọa dùng vũ lực chiếm lại 467.500 dặm vuông lãnh thổ với 4 triệu dân mất vào cuối thế kỷ trước (Thực ra đây là đất đai Thái Lan đã cướp đoạt của Cao Mên và Lào trước khi người Pháp đến thiết lập nền bảo hộ). Ngày 21-11-1940, chính phủ Nhật quyết định làm trung gian giúp Thái Lan đòi lại đất và dân đã mất nếu Thái Lan chịu hợp tác với Nhật về chính trị và kinh tế để thiết lập một trật tự mới tại Đông Á.. Bị Pháp phản đối, Nhật xúi Thái gây hấn và chuyển cho Thái 38 phi cơ chiến đấu và 25 phi cơ oanh tạc. Ngày 16-1-1941, lục quân Pháp tấn công vào Thái Lan và bị đẩy lui, nhưng hôm sau, hải quân Pháp lại thắng lớn ở đảo Ko Chung. Rút cục, dưới áp lực của Nhật, ngày 9-5-1941, Hiệp ước Hòa bình Thái-Pháp được ký kết tại Tokyo. Pháp phải nhượng cho Thái Lan 64.000 dân cùng các tỉnh Battambang, Sisophon và Siem Reap của CaoMên, và hữu ngạn sông Mekong từ vĩ tuyến 15 trở lên của Lào. Đổi lại, Thái Lan trở thành đồng minh vô điều kiện của Nhật, cho Nhật hưởng nhiều đặc quyền về chính trị, quân sự và kinh tế.
Ngày 16-10-1941, ở Nhật, Tojo lên làm Thủ tướng lại kiêm nhiệm thêm cả 2 bộ Chiến tranh và Nội vụ. Nhật bắt đầu ào ạt đưa quân vào Đông Dương. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, quân số Nhật tại Bắc kỳ đã gia tăng từ 4.000 người ngày 14-10-1941 lên 26.000 người ngày 27-10-1941, nâng quân số Nhật tại Đông Dương lên đến 42.000 người. Trong những ngày cuối năm 1941, quân số Nhật tiếp tục gia tăng, nhất là tại Nam Đông Dương. Ngày 5-11-1941, Tojo giao cho Thống tướng Terauchi Juichi tổ chức và tái phối trí Lộ quân Miền Nam, tập trung chủ yếu ở Nam Đông Dương, với thành phần và nhiệm vụ như sau: Quân đoàn 14, bản doanh ở Đài Loan, sẽ tấn công Philippin; Quân đoàn 15, bản doanh ở Nam Đông Dương,sẽ tấn công Thái Lan; Quân đoàn 16, bản doanh ở Hoa Nam, sẽ tấn công Java; và Quân đoàn 23, bản doanh ở Nam Đông Dương, sẽ tấn công Mã Lai. Ngoài ra, Lộ quân Miền Nam còn có Sư đoàn 21 và Quân đoàn 3 Không quân (430 phi cơ) ở Đông Dương, Quân đoàn 5 Không quân (380 phi cơ) ở Đài Loan, 500 tàu của Hạm đội vận tải Nam Hải, và một số đơn vị phụ thuộc khác.
Ngày 18-11-1941, Phương Trạch (Yoshizawa Kenkichi) đến Hà nội trình ủy nhiệm thư cho Decoux để chính thức nhậm chức Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Đông Dương. Trong thực tế, trên bậc thang quyền lực, cương vị của Yoshizawa cao hơn của Decoux. Thế là Đông Dương thuộc Pháp từ nay bị Nhật chiếm đóng về quân sự và kiểm soát về chính trị. Tệ hơn nữa, từ ngày 8-12-1941, sau khi Đô Đốc Yamamoto tấn công Pearl Harbor và chính phủ Nhật tuyên chiến với Mỹ, người Pháp tại Đông Dương chỉ còn được đảm nhiệm công việc hành chánh thường nhật mà thôi. Người dân Việt Nam lâm vào cảnh một cổ hai tròng.
Nhật đã dùng biện pháp sức mạnh để áp đặt một qui chế liên minh quân sự và chánh trị, buộc Pháp ký Thỏa ước phòng thủ chung Đông Dương ngày 29-7-1941 tại Vichy. Điểm đáng lưu ý là trong thỏa ước này có điều khoản nói rằng Pháp cung cấp cho quân đội Nhật số tiền 23 triệu đồng trong tài khóa 1941, số tiền này sẽ được chính phủ Nhật bồi hoàn bằng tiền yen, mỹ kim hoặc vàng. Điều khoản này quả là một gánh nặng cho nhân dân Đông Dương.
Thực vậy. từ khi Thế chiến II bắt đầu, công chức và quân đội tại Đông Dương không còn được Bộ Thuộc địa trả lương. Ngân sách Đông Dương phải đài thọ ngân khoản này, ngoài ra còn phải đóng góp tiền bạc chi viện cho chính quốc. Ngày 24-1-1941, Decoux báo động ngân quĩ Đông Dương chỉ còn 2,8 triệu đồng. Vậy mà nay phải cung ứng cho quân đội Nhật mỗi tháng 4,6 triệu đồng (tài khóa 1941 chỉ còn 5 tháng lúc ký thỏa ước phòng thủ chung). Decoux xoay xở ở đâu ra những số tiền nói trên nếu không è cổ dân Đông Dương bắt phải gánh chịu. Trước hết, Decoux tước đoạt tiền bạc của dân chúng bằng cách bắt họ mua công khố phiếu. Tháng 3-1941, Decoux bán ra 10 triệu đồng công khố phiếu, tháng 5-1941, số tiền đó tăng lên 20 triệu đồng, tháng 7-1942 là 45 triệu, tháng 11-1942 là 60 triệu, tháng 4-1943 là 70 triệu, tháng 7-1943 là 85 triệu, tháng 5-1944 là 110 triệu. Thứ đến, Decoux cho vơ vét gạo, than và cao su để bán qua Nhật, Hồng kông và Philippin, để lấy ngoại tệ cho ngân sách, hoặc để nhập khẩu nhu yếu phẩm. Ngay trong năm 1941, Đông Dương xuất khẩu qua Nhật 700.000 tấn gạo và 15.000 tấn cao su.
Từ đầu năm 1942 trở đi, gạo, cao su và các sản phẩm công nông nghiệp khác hầu như chỉ xuất khẩu qua Nhật. Gạo được thu góp để xuất khẩu, gạo còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất rượu ty bắt ép dân chúng tiêu thụ để gia tăng ngân sách, và sản xuất rượu cồn để cung ứng cho quân đội Nhật. Trong lúc dân chúng thiếu gạo ăn, nhất là ở vùng châu thổ Bắc Đông Dương, thì các công ty nấu rượu của Pháp tha hồ hưởng lợi. Vào thời điểm này, tại Đông Dương, ngoài các công ty lớn như Société francaise des distilleries de l’ Indochine, Société des distilleries Mazet, và Société des Sucreries et Raffineries de l’Indochine, còn có 19 công ty nhỏ hơn chuyên sản xuất rượu cồn, phân bố rải rác khắp nước, như Indochinese Brewing Co tại Chợ lớn, Tran Trinh Trach Co tại Bạc liêu, Société industrielle et commerciale d’Annam ở Quảng trị, Huế, Tourane và Quảng ngãi, Société des distilleries des alcools indigènes de Van Van tại Bắc ninh và Distilleries Nam Đồng Ích tại Thanh hóa.
Sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân phiệt Nhật không chỉ thể hiện qua các thỏa hiệp chính trị và quân sự, mà còn bao trùm tất cả các hoạt động quan yếu trong lãnh vực kinh tế, xuyên qua việc ký kết giữa René Robin và Matsumiya Jun ngày 6-5-1941 tại Tokyo một loạt những văn kiện liên minh kinh tế buộc chặt Đông Dương vào khối Đại Đông Á, như Hiệp ước cư trú và hàng hải về Đông Dương, Hiệp ước về quan thuế, thương mại, và thanh toán ngân khoản giữa Nhật và Đông Dương. Pháp và Nhật dành cho nhau qui chế tối huệ quốc, kiều dân Nhật được đối xử gần như công dân Pháp. Điểm đáng lưu ý về hậu quả của các thỏa ước kinh tế này là hai ngân hàng phụ trách thanh toán ngân khoản giữa Nhật và Pháp là Yokohama Specie Bank và Ngân hàng Đông Dương đã thu được những lợi nhuận khổng lồ trong dịch vụ này. Điểm đáng lưu ý nữa là hàng năm Nhật sẽ xuất khẩu qua Đông Dương vải và chỉ sợi, đổi lại, Đông Dương sẽ cung cấp đay cùng một số nguyên liệu khác cho kỷ nghệ Nhật. Về sau, không đủ đay cung cấp cho Nhật, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh cho quan lại bản xứ bắt nông dân miền bắc nhổ mạ trồng đay.
Trong một miền đất hẹp người đông, từ trung châu Bắc bộ đến đồng bằng Bình Trị Thiên, gạo sản xuất tại chỗ không đủ cho dân ăn lại phải đem một phần lớn đi nấu rượu ty nạp cho công quản rượu RA (régie d’alcool) của nhà nước, và nấu rượu cồn để cung cấp cho quân đội Nhật, nay lại không được phép trồng lúa, phải nhổ mạ trồng đay, người dân miền bắc thấy nguy cơ bị đói đã hiện ra ràng ràng trước mắt. Lòng oán vọng, nỗi uất ức, ngun ngút tới trời xanh. Một số ít quan lại bản xứ còn chút lương tri, thông cảm với sự thống hận và tuyệt vọng của đám dân cùng khổ, đã không nỡ quá tay bắt nông dân triệt để thi hành lệnh nhổ mạ trồng đay, nên đã bị kỷ luật nặng nề. Tổng đốc Thanh hóa Hồ Đắc Ứng cùng tất cả Tri phủ Tri huyện tỉnh Thanh hóa, năm 1944 nhất loạt bị cách chức vì không nộp đủ lượng đay qui định. Trong 2 năm cuối cùng của Thế chiến II, đường giao thông nam bắc bị tê liệt vì bom đạn Đồng minh, gạo trong nam không chở được ra bắc, quân đội Nhật lại gia tăng việc thu mua lúa gạo để dự trữ, nên từ cuối năm 1944, dân đói miền quê bắt đầu đổ ra các thành thị, và lác đác đã có người chết. Từ sau Tết Ất Dậu (1945), thảm họa người chết vì không có gì để ăn xuất hiện khắp miền bắc. Người ta ăn cóc nhái, châu chấu chuồn chuồn, ăn cả lá cây, võ cây, thậm chí ăn cả thịt người chết, rồi cuối cùng chẳng còn gì để ăn nên kiệt sức gục chết. Tính ra, nạn đói năm Ất Dậu đã làm thiệt mạng đến 2 triệu người.
Sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân phiệt Nhật hồi Thế chiến II tại Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, được chính thức bắt đầu từ Hiệp ước nguyên tắc ngày 30-8-1940, mở đường cho quân đội Nhật vào chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, và chấm dứt bởi chiến dịch Meigo tối 9-3-1945, lật đổ chính quyền và tước khí giới quân đội và lực lượng cảnh sát Pháp tại Đông Dương. Sự cấu kết này, hay nói một cách nhẹ nhàng, văn vẻ hơn, sự liên minh này, đối với người Nhật là một diễn biến tất yếu. Bằng mọi biện pháp, người Nhật phải đưa quân qua ngã ba Đông Dương trên bước đường tiến xuống Đông nam Á và Úc châu, đồng thời khai thác tài nguyên Đông Dương để cung ứng cho kỷ nghệ. Nếu người Pháp lừng khừng, người Nhật sẽ dùng biện pháp sức mạnh để áp đặt. Nếu người Pháp chống đối, người Nhật sẽ dùng chiến tranh để tiêu diệt chướng ngại. Bởi vậy, dẫu đã có Hiệp ước nguyên tắc Arsènes-Matsuoka ngày 30-8-1940, mà vẫn phải có trận tấn công Lạng sơn đêm 22-9-1940, nhiên hậu chi tiết thi hành hiệp ước nguyên tắc mới được thỏa hiệp.
Về phía người Pháp, sự liên minh này đã xãy ra ở cái thế chẳng đặng
đừng. Không được chính quốc chi viện, Catroux hiểu rằng ở Bắc kỳ, với 25
phi cơ chiến đấu, Pháp không thể đương đầu với 200 phi cơ của Nhật, nên
buộc lòng phải nhượng bộ. Decoux cũng không làm được gì hơn. Trông
gương hạm đội Pháp của Đô đốc Gensoul bị người Anh đánh đắm ở ngoài khơi
Algeria ngày 3-7-1940, nay trước thái độ cao ngạo của Percy Noble, Tư
lệnh Hải quân Anh tại Thái bình dương, đe dọa đánh đắm soái hạm
Lamotte-Picquet, Decoux ở cái thế lưỡng đầu thọ địch đành chịu thỏa mãn
các yêu sách của Nhật. Vì vậy mà quan hệ Pháp Nhật ban sơ ở cái thế
đương đầu đã nhanh chóng chuyển sang thế liên minh liên kết, thực dân
Pháp không mất thuộc địa mà quân phiệt Nhật vẫn có đất đóng quân lại còn
sử dụng được bộ máy hành chánh của Pháp làm trung gian để cấu kết với
nhau bóc lột dân Đông Dương tới tận xương tủy.
Đành rằng một sự liên minh mang tính chất gượng gạo như thế tất nhiên
không tồn tại lâu dài, nhưng sự cấu kết đó cũng đã gây nên những hậu quả
trầm trọng đến mức độ bi thảm cho dân chúng Đông Dương. Ngoài cảnh
người chết nhà đổ vì bom đạn Đồng minh, chuyện kinh tế kiệt quệ, tình
trạng dân chúng nghèo khó vì tai ách một cổ hai tròng,và nạn đói kém năm
Ất Dậu, hậu quả tai hại nhất của sự cấu kết giữa thực dân Pháp và quân
phiệt Nhật ở Việt Nam hồi Thế chiến II là lổ hổng chính trị to lớn trên
chính trường khi chiến tranh chấm dứt. Thực vậy, một khi liên minh Pháp
Nhật đã hình thành, người Pháp ở Đông Dương được rảnh tay trong việc đối
ngoại, đã dốc toàn lực vào việc truy lùng và giết hại những người Việt
Nam yêu nước chống Pháp. Các cuộc nổi dậy bị đàn áp man rợ, các tổ chức
chính trị và tôn giáo bị khủng bố trắng, các thành viên bị bắt giữ, bị
lưu đày, còn được mấy người sống sót? Chính phủ Nhật lại thiếu nhất quán
trong chính sách đối với Cường Để. Có thể chính phủ Nhật có lý do riêng
để lưu giữ Hoàng Đế Bảo Đại, nhưng tại sao Tướng Tsuchihashi lại cản
trở việc Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng? Với Ngô Đình Diệm làm
Thủ tướng thay vì Trần Trọng Kim vốn là học giả hơn là chính khách, chắc
gì chính quyền Bảo Đại đã dễ dàng buông xuôi mặc cho Việt Minh áp đặt
chính quyền chuyên chính vô sản lên đầu dân tộc Việt Nam.Xem vậy, những việc làm của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật hồi Thế chiến II quả đã gây nên những hậu quả vô cùng tai hại, có ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng bi thảm tại Việt Nam ngày nay. Chính phủ và nhân dân yêu chuộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền, của hai quốc gia đứng vào hàng tiến bộ bậc nhất thế giới nghĩ sao?
21 tháng 3 năm 2000 Minh Vũ Hồ Văn Châm
Đã đăng:
Tập san Định Hướng số 24 Mùa Thu 2000, 13G rue de l’ Ill, 67116 Reichstett, France.
Tạp chí Cách Mạng số 18, Tháng 9 năm 2000, P.O. Box 2322, Falls Church, VA 22042, USA.
Webpage Bên Kia Bờ Đại Dương số 30, Tháng 4 năm 2001, http://members.fortunecity.com/yetde
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 075
MAI THẢO * TA THẤY HÌNH TA
Ta Thấy Hình Ta
Những Miếu Ðền
Những Miếu Ðền
Mai Thảo
ta thấy tên ta những bảng đường
đời ta, sử chép cả ngàn
chương
sao không,
hạt cát sông Hằng ấy
còn chứa trong lòng cả đại dương
ta thấy hình ta những miếu đền
tượng thờ nghìn bệ những công viên
sao không, khói với hương sùng kính
đều ngát thơm từ huyệt lãng quên
tượng thờ nghìn bệ những công viên
sao không, khói với hương sùng kính
đều ngát thơm từ huyệt lãng quên
ta thấy muôn sao đứng kín trời
chờ ta, bắc đẩu trở về ngôi
sao không, một điểm lân tinh vẫn
cháy được lên từ đáy thẳm khơi
chờ ta, bắc đẩu trở về ngôi
sao không, một điểm lân tinh vẫn
cháy được lên từ đáy thẳm khơi
ta thấy đường ta Chúa hiện hình
vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
sao không, tâm thức riêng bờ cõi
địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi !
vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
sao không, tâm thức riêng bờ cõi
địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi !
ta thấy nơi ta trục đất ngừng
và cùng một lúc trục đời ngưng
sao không, hạt bụi trong lòng trục
cũng đủ vòng quay phải đứng dừng
và cùng một lúc trục đời ngưng
sao không, hạt bụi trong lòng trục
cũng đủ vòng quay phải đứng dừng
ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
tự thuở chim hồng rét mướt bay
ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
tự thuở chim hồng rét mướt bay
ta thấy nhân gian bỗng khóc òa
nhìn hình ta khuất bóng ta xa
sao không, huyết lệ trong trời đất
là phát sinh từ huyết lệ ta
nhìn hình ta khuất bóng ta xa
sao không, huyết lệ trong trời đất
là phát sinh từ huyết lệ ta
ta thấy rèm nhung khép lại rồi
hạ màn, thế kỷ hết trò chơi
sao không, quay gót, tên hề đã
chán một trò điên diễn với người
hạ màn, thế kỷ hết trò chơi
sao không, quay gót, tên hề đã
chán một trò điên diễn với người
ta thấy ta treo cổ dưới cành
rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh
sao không, sao chẳng không là vậy
khi chẳng còn chi ở khúc quanh
rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh
sao không, sao chẳng không là vậy
khi chẳng còn chi ở khúc quanh
Mai Thảo
(Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền-1989
(Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền-1989
TS. MAI THANH TRUYẾT * HÂM NÓNG TOÀN CẦU
Global Warming & Solar
Energy
Dr. MAI THANH TRUYET
The modern theory of global warming originated from the works of Swedist
scientists in the 19th century who proved that the phenomenon of global warming
is caused by pollution (polluting gases released to the air by industrial
activities). They said CO2 released to the air by coal burning, in overall,
produced up to 30% of the CO2 increase in the atmosphere since 1750 until the
present. Recent research in 1958 and 1976 proved that besides CO2, such gases as
methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) also contribute to the
“Greenhouse Effect”. The latest report by two scientists: Karl and Trenberth in
the Sciences (Dec. 2003 issue) indicated that the temperature of the atmosphere
will increase from 3.1 to 8.9oF (1.6 to 4.2oC) between 1990 and 2100. This
temperature increase will make the icecaps in Greenland and Antartica melted
which will cause flooding and increase of sea water level (of the oceans). This
will effectively reduce the livable areas of humankind.
To deal with the matter, the Kyoto Protocol sponsored by the U.N. put forward a principle that until 2012, nations in the world need to reduce the release of the gases mentioned above by 5.2% compared with the level of 1990. The U.S. is responsible for 36.1% the polluting gases released to the atmosphere, while that of Russia is 17.4%. Until Nov. 30, 2003, only 44.2% of the nations ractified the Protocol. The U.S. hasn’t endorsed the Protocol while Russsia will bring the Protocol for the Duma’s endorsement by the end of October 2004. Vietnam endorsed the Protocol on Sept. 25, 2002.
The global warming places an enormous stress on the nations to deal with the problem of energy. How to have a clean and efficient energy to replace such energies as coal, gasoline is a matter of life and death for the earth in the decades ahead. Hydro produced by the damps and atomic energy may not be quite easy and without damage for the people, but solar energy may be. In 2003, the production of solar energy in the world under the system called Photovoltaic (PV) attained 700MW, a 34% increase compared to 2002. The new systems of PV attaining output of 1 billion watt have recently been introduced. This industry has brought about a profit of 5.2 billion US dollars to the related designing companies. Solar energy is capable of a future solution for global energy for many nations, including VN ( VN is planning to expand hydro electricity and atomic energy) . Japan is right now the biggest producer and user of solar energy in the world.
To deal with the matter, the Kyoto Protocol sponsored by the U.N. put forward a principle that until 2012, nations in the world need to reduce the release of the gases mentioned above by 5.2% compared with the level of 1990. The U.S. is responsible for 36.1% the polluting gases released to the atmosphere, while that of Russia is 17.4%. Until Nov. 30, 2003, only 44.2% of the nations ractified the Protocol. The U.S. hasn’t endorsed the Protocol while Russsia will bring the Protocol for the Duma’s endorsement by the end of October 2004. Vietnam endorsed the Protocol on Sept. 25, 2002.
The global warming places an enormous stress on the nations to deal with the problem of energy. How to have a clean and efficient energy to replace such energies as coal, gasoline is a matter of life and death for the earth in the decades ahead. Hydro produced by the damps and atomic energy may not be quite easy and without damage for the people, but solar energy may be. In 2003, the production of solar energy in the world under the system called Photovoltaic (PV) attained 700MW, a 34% increase compared to 2002. The new systems of PV attaining output of 1 billion watt have recently been introduced. This industry has brought about a profit of 5.2 billion US dollars to the related designing companies. Solar energy is capable of a future solution for global energy for many nations, including VN ( VN is planning to expand hydro electricity and atomic energy) . Japan is right now the biggest producer and user of solar energy in the world.
UNICODE
Sự Hâm Nóng Toàn Cầu & Năng Lượng Mặt
Trời
TS MAI THANH TRUYET
(Thuyết trình trước Vietnamese Professionals SocietyNorth America Conference 2004, Oct, 23-24, Santa Ana, CA)
(Thuyết trình trước Vietnamese Professionals SocietyNorth America Conference 2004, Oct, 23-24, Santa Ana, CA)
Sự hâm nóng toàn cầu
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa ho.c. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay.
Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Aâu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3345m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bão vệ quả địa cầu.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ nầy sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau nầy sẽ làm thu hẹp diện tích sống của con người trên quả địa cầu. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiều hệ lụy như sau:
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa ho.c. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay.
Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Aâu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3345m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bão vệ quả địa cầu.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ nầy sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau nầy sẽ làm thu hẹp diện tích sống của con người trên quả địa cầu. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiều hệ lụy như sau:
· Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất
thường;
· Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
· Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như hiện nay;
· Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
· Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng 75cm năm 2100.
Và hiệu ứng nhà kính đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các khí kễ trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặït địa cầu, do đó khí nóng nầy không thể thoát ra ngoài không gian đươ.c. Ngược lại, các khí trên cũng đã hành xử như một nhà kính để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất. Tháng 4,2004 Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO2) trong năm 2002 là 376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về trước. Lý do chính là do sự phát triển của Trung Quốc và Aán Độ.
Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bão trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trện thế giới phải giãm thiểu các khí phóng thích kễ trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điếu khoảng và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia mô.t. Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đo,ù Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%.
Tính đến ngày 30/11/2003, tổng số các quốc gia đã chuẩn y Nghị định thư Kyoto chỉ đạt được 44,2%, do đo,ù NĐT vẫn chưa được đem vào áp du.ng. Hoa Kỳ cho đến hôm nay vẫn chưa chịu chuẩn y. Nga Sô thì sẽ chỉ đưa ra quốc hội để phê chuẩn vào tuần lễ cuối của tháng 10/04.VN đã phê chuẩn NĐT ngày 25/9/2002.
· Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
· Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như hiện nay;
· Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
· Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng 75cm năm 2100.
Và hiệu ứng nhà kính đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các khí kễ trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặït địa cầu, do đó khí nóng nầy không thể thoát ra ngoài không gian đươ.c. Ngược lại, các khí trên cũng đã hành xử như một nhà kính để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất. Tháng 4,2004 Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO2) trong năm 2002 là 376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về trước. Lý do chính là do sự phát triển của Trung Quốc và Aán Độ.
Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bão trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trện thế giới phải giãm thiểu các khí phóng thích kễ trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điếu khoảng và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia mô.t. Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đo,ù Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%.
Tính đến ngày 30/11/2003, tổng số các quốc gia đã chuẩn y Nghị định thư Kyoto chỉ đạt được 44,2%, do đo,ù NĐT vẫn chưa được đem vào áp du.ng. Hoa Kỳ cho đến hôm nay vẫn chưa chịu chuẩn y. Nga Sô thì sẽ chỉ đưa ra quốc hội để phê chuẩn vào tuần lễ cuối của tháng 10/04.VN đã phê chuẩn NĐT ngày 25/9/2002.
Cảnh báo khẩn cấp
Vào cuối tháng 2,2004, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có cho công bố một báo cáo khoa học quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng về việc thay đổi thờùi tiết đột ngột do hai khoa học gia về tương lai học (futurist) nghiên cứu.
Báo cáo cảnh báo rằng, nhiệt độ sẽ giảm 5oF ở Á Châu, Bắc Mỹ, và Bắc Aâu Châu; và sẽ tăng 4oF ở Uùc , Nam Phi, và Nam Mỹ kéo theo hạn hán, giông tố vào mùa đông, và gió mạnh ở những vùng kễ trên. Báo cáo còn ghi nhận thêm sự thay đổi nhiệt độ sẽ có một tiến trình nhanh chóng chứ không thay đổi đều đặn như dự liê.u. Có thể xảy ra trong vài thập niên tới đây. Các cuộc nghiên cứu ở lòng biển sâu có chỉ dấu cho thấy dòng chảy của luồng nước ấm chảy chậm la.i. Và điều nầy có thể làm cho thời tiết không còn thay đổi theo như sự vận chuyển định kỳ như trước đây.
Những sự kiện kễ trên có thể xảy ra ở những vùng khác nhau, tuy nhiên việc ảnh hưởng lên toàn cầu sẽ làm xáo trộn tình hình an ninh xã hội của thế giới. Vì vậy, các quốc gia giàu cần phải chuẩn bị để tránh tình trạng bi thảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hoa Kỳ với kỹ thuật tiên tiến có thể chịu đựng và chế ngự được những thay đổi trên do nước nầy có một hệ thống nông nghiệp đa dạng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điều nầy không thể có được đối với các quốc gia khác ở Á và Aâu châu. Tình trạng thiếu lượng thực, nước uống và năng lượng có thể xảy ra và từ đó sẽ phát sinh ra một hiện tượng di cư vĩ đại đến từ Á Châu và các quốc gia Trung Mỹ.
Sau cùng, báo cáo tiên đoán rằng Aâu Châu sẽ phải chiến đấu gay go với tình trạng kễ trên. Á Châu đối mặt với những khũng hoãng lương thực và nước sinh hoa.t. Tất cả sẽ làm xáo trộn xã hội hoàn toàn và tạo ra thêm nhiều tranh chấp liên quốc gia không thể tiên liệu đươ.c.
Để kết luận, nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kính. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Mars đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”. Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cư.c. Ở vào thời nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện ta.i. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Aâm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.
Năng lượng toàn cầu
Năng lượng chúng ta đang tiêu dùng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ thiên nhiên, cần phải kễ đến than đá, than bùn, dầu hỏa, và khí thiên nhiên. Do nhân tạo, có nguồn năng lượng từ thủy điện còn được gọi là than trắng, nguồn nguyên tử năng, và năng lượng từ gió và từ ánh sáng mặt trời.
Đối với các tài nguyên thiên nhiên thuộc nhóm thứ nhất, theo ước tính thì khoảng độ 80 năm nữa, các nguồn năng lượng trên sẽ bị cạn kiệt vì con người đã và đang tận dụng tối đa, và với mức độ cấp số nhân nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Do đó ngay từ bây giờ nếu không chuẩn bị để nghiên cứu hay truy tìm những nguồn tài nguyên năng lượng mới, thế giới sẽ đi dần đến sự tự hủy diê.t. Đối với nguồn năng lượng đến từ nhóm hai, thủy điện đã xuất hiện từ hơn 70 năm trước đây, và đã là nguồn hy vọng cho nhân loại trong một thời gian dài.
Còn nguồn năng lượng nguyên tử năng hiện đang được các quốc gia Tây phương áp dụng nhiều vì nhu cầu gia tăng. Riêng hai loại năng lượng gió và ánh sáng mặt trời được các nước đang phát triển và các quốc gia gần vùng xích đạo chiếu cố đến nhiều hơn.
Từ ban đầu và căn cứ theo hướng suy nghĩ của những nhà khoa học thời bấy giờ thì thủy điện là một nguồn điện năng sạch và toàn hảo vì không tạo ra ô nhiễm môi trường. Do đó, các đập thủy điện được tiếp nối xây dựng ồ ạt từ các quốc gia tân tiến cho đến những quốc gia đang phát triển. Nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, khoa học gia trên thế giới đã nhận định đúng đắn thảm nạn môi trường do thủy điện gây ra. Đó là, 1- Thủy điện đã làm đão lộn hoàn toàn hệ sinh thái của một vùng rộng lớn chung quanh hồ chứa cũng như ở thượng nguồn và hạ nguồn của đập; 2- Thủy điện làm giảm thiểu hoặc hủy diệt đa dạng sinh học của toàn vùng; 3- Hiệu quả kinh tế của thủy điện hoàn toàn đão ngược vì chi phí cần thiết để tái tạo lại môi trường thiên nhiên đã bị đánh mất cao hơn lợi nhuận do việc cung cấp điện năng. Hai thí dụ điển hình minh xác qua trường hợp của hàng chuổi đập thiết lập dọc theo sông Colorado (Hoa kỳ) và Hoàng hà (Trung hoa); và sau hơn vài chục năm khai thác, dòng chảy của hai con sông nầy không còn điểm đến là vịnh Mễ tây cơ và biển Trung hoa nữa. Ở Việt Nam, dù mới khai thác đập thủy điện trong khõang hơn 10 năm nay, nhưng nhiều tác hại đã xảy ra như trường hợp đập Yali đã làm ngập lụt thành phố Ratanakiri, Cambodia năm 2000 ngay một năm sau khi khánh thành mà thôi.
Năng lượng mặt trời
Chúng tôi đặt trọng tâm về nguồn năng lượng đến từ ánh sáng mặt trời. Tương tự như nguồn năng lượng đến từ gió, công nghệ từ ánh sáng(solar technologies) xử dụng nguồn năng lượng mặt trời để biến cải thành nhiệt năng, điện năng, và ngay cả việc cung cấp năng lượng cho hệ thống làm lạnh nữa. Hàng năm tại Hoa kỳ các tiểu bang ở miền Đông đều có mở hội nghị Thượng đỉnh về Năng lượng Xanh (Green Power Summit) với mục đích giới thiệu các công nghệ mới về thiết bị áp dụng năng lượng mặt trời dùng cho đơn vị gia cư, hay các cơ sở nhỏ.
Đây cũng thể hiện một quan niệm khác biệt giữa Hoa kỳ và Âu châu trong việc ứng dụng năng lượng mặt trời. Kễ từ thập niên 60, người Pháp đặc biệt chú trọng đến việc giải quyết sự thiếu hụt năng lượng cho các quốc gia đang phát triển. Họ đã thành công trong việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống biến năng lượng mặt trời thành điện năng cung ứng cho những làng xã có độ 1000 đơn vị gia cư. Các quốc gia vùng Trung Mỹ đã thừa hưởng thành tựu nầy nhiều nhất vì dễ lấp ráp và chi phí tương đối rẻ.
Đối với các quốc gia có bờ biển dài, hay thuộc vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam, hệ thống thiết bị năng lượng nầy sẽ có tiềm năng lớn để giải quyết nhu cầu thiếu hụt năng lượng cho tương lai.
Các lợi điểm của việc xử dụng năng lượng mặt trời
Vào năm 2003, mức sản xuất hệ thống biến năng lượng mặt trời thành điện năng có tên là Photovoltaic (PV) trên toàn thế giới đạt đến mức 700 MW, tăng 34% so với năm 2002. Gần 30 năm trước đây, nhân loại đã nghĩ đến nguồn năng lượng nầy, nhưng mãi đến năm 1999, các hệ thống PV có trên 1 tỷ watt mới ra đời và công nghệ nầy đã thu lợi 5,2 tỷ Mỹ kim cho các công ty thiết kế trên thế giới.
Quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nguồn năng lượng trên là Nhật Bản, 45%, và Aâu Châu, 40%. Những lợi điểm trước mắt của nguồn năng lượng mặt trời là:
· Không làm ô nhiễm không khí;
· Không tạo ra hiệu ứng nhà kính;
· Không tạo ra phế thải rắn và khí như các nguồn năng lượng do than đá, khí đốt, và năng lượng nguyên tử;
· Các hệ thống PV nầy có thể thiết lập ngay tại khu đông đúc gia cư, hay ngay trên nóc các chung cư hay cơ xưởng lớn;
· Mặc dù hiện nay giá thành của việc thiết lập một hệ thống PV cao hơn 10 so với một nhà máy nhiệt điện dùng than đá, 2 lần so với nhà máy nguyên tử, 4 lần so với nhà máy dùng khí tái lập (renewable gas), hệ thống PV, một khi đã được thiết lập thì chi phí điện năng xử dụng sẽ được giữ cố định trong vòng 20 năm sau đó vì hệ thống không cần đến nhu cầu nguyên liệu và các PV đã được bảo đãm vận hành suốt đời.
Đứng trước tình hình thế giới hiện tại sau biến cố 911, năng lượng mặt trời còn mang ý nghĩa lịch sử thời đại, đó là tình trạng khủng bố trên toàn thế giới hiện ta.i. Thiết nghĩ, những kẽ khủng bố sẽ không gây được tiếng vang lớn sau khi phá hoại thành công một hệ thống PV cố định trên mặt đất hay trên nóc các chung cư. Vì làm như thế, thiệt hại nhân sự sẽ không đáng kễ do đó không đánh động được tâm lý sợ hãi của người dân và chính quyền sở ta.i.
Paul D. Maycock, chủ tịch của PV Energy Systems, Hoa Kỳ tuyên bố rằng:” Đây là một lọai năng lượng sạch, yên lặng (không gây ra tiếng động), không độc hại, không xử dụng nguồn nguyên liệu có gốc hữu cơ, đáng tin cậy (reliable) và trong một tương lai gần (2010) sẽ là một nguồn năng lượng rẻ nhất cho các đơn vị gia cư và cơ sở thương mại”. Tại Nhật Bản, hiện tại giá điện năng do PV sản xuất rẻ hơn giá điện năng do các nguồnø năng lượng khác, từ 11 đến 15 xu/kwh so với 21 xu/kwh. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ thì giá điện năng của PV tương đối còn cao vì Hoa Kỳ là một quốc gia có giá điện rẻ nhất thế giới là 8,5 xu/kwh.
Nếu tính về lâu dài trong vòng 20 năm thì việc lắp đặt một hệ thống PV vẫn còn có hiệu quả cao. Một thí dụ cụ thể cho một đơn vị gia cư hiện tại: Chi phí lắp đặt hệ thống PV là 17.243 Mỹ kim; số tiền nầy sẽ được chính phủ bồi hoàn lại (rebate) là 13.400 Mỹ kim. Và hàng tháng chủ nhà chỉ trả phí tổn năng lượng tiêu thụ là 6 Mỹ kim và 2,18 Mỹ kim cho chi phí thuê đồng hồ đo. Thêm một lợi điểm nữa là, năng lượng trên có thể được dự trữ để dùng trong thời gian trời không đủ nắng hoặc chuyển tải điện năng dư thừa qua các đơn vị gia cư khác.
Năng lượng cho Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Hiện tại chính sách quốc gia của Việt Nam về nhu cầu năng lượng dựa vào việc thiết lập các đập thủy điện và một số nhà máy điện nguyên tử.
Việt Nam hiện đang dự định xây thêm 20 đập thủy điện mới cho đến năm 2010, bắt đầu là đập Yali II vàNinh Bình II với số vốn trên 500 triệu Mỹ kim. Đồng thời, Việt Nam qua Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam ngày 5/11/03 cũng đã công bố việc chọn lựa danh sách các địa điểm làm nơi đặt nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Phước Dinh (Ninh Phước, Ninh Thuận), Vĩnh Hải (Vinh Hải, Ninh Thuận), và Hòa Tân (Tuy Hòa, Phú Yên). Theo kế hoạch, các nhà máy trên sẽ hoạt động từ năm 2015 đến 2020 với công suất tổng cộng là 2.000 MW, và kinh phí xây dựng lên đến 3 tỷ Mỹ kim..
Ngay sau khi công bố quyết định trên, TS Phạm Duy Hiển, Giám đốc lò phản ứng hạch nhân Đà Lạt trên 20 năm đã có nhận định là Việt Nam không nên xử dụng nguồn điện năng nầy vì mức an toàn vẫn còn chưa được bảo đãm, ngay cả đối với các quốc gia có nền công nghệ cao.
Kết luận
Đối với các nước đang phát triển ở Á châu như Trung hoa, Thái lan, Lào,Việt Nam, việc thiết lập các đập thủy điện mới để giải quyết nhu cầu điện năng cho quốc gia trong hiện tại là một việc làm thiếu một tầm nhìn nghiêm chỉnh cho tương lai. Họ không rút tiûa được kinh nghiệm của các quốc gia Tây phương đang trên đà phá vỡ các đập đã xây dựng ngõ hầu tái tạo hệ sinh thái của vùng, đồng thời cũng không học hỏi kinh nghiệm về các tác hại môi trường vì không nghiên cứu tác động môi trường trong kế hoạch thiết lập đâ.p.
Đối với nguồn năng lượng do nguyên tử năng, mức an toàn trong vận hành việc giải quyết phế thải hạch nhân vẫn là một dấu hỏi lớn và tác hại đến nhân sự và môi trường trong trường hợp tai nạn xảy ra đã làm cho nhiều quốc gia do dự khi quyết định xây dựng thêm nhà máy. Thêm nữa năng lượng nầy thải hồi nhiều thán khí (CO2) ảnh hưởng đến tầng ozone của bầu khí quyển và nhất là phế thải nguyên tử vẫn còn là một nan đề chưa giải quyết được của nhân loa.i.
Do đó, năng lượng mặt trời thiết nghĩ vẫn là một nguồn năng lượng tương đối tối ưu cho điều kiện Việt Nam đứng về phương diện địa dư và nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai. Và nguồn năng lương nầy sẽ là một khơi mào hứng thú góp phần vào: 1- Việc hạn chế hiệu ứng nhà kính, và sự hâm nóng toàn cầu theo tinh thần của Nghị định thư Kyoto 1997; 2- Giải quyết ô nhiễm môi trường do việc gia tăng dân số và phát triển xã hội của các quốc gia trên thế giới; 3- Và nhất là để bổ túc vào sự thiếu hụt năng lượng trên thế giới trong tương lai khi các nguồn năng lượng trong thiên nhiên sắp bị cạn kiê.t.
Mai Thanh Truyết (West Covina 8/2004)
Vào cuối tháng 2,2004, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có cho công bố một báo cáo khoa học quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng về việc thay đổi thờùi tiết đột ngột do hai khoa học gia về tương lai học (futurist) nghiên cứu.
Báo cáo cảnh báo rằng, nhiệt độ sẽ giảm 5oF ở Á Châu, Bắc Mỹ, và Bắc Aâu Châu; và sẽ tăng 4oF ở Uùc , Nam Phi, và Nam Mỹ kéo theo hạn hán, giông tố vào mùa đông, và gió mạnh ở những vùng kễ trên. Báo cáo còn ghi nhận thêm sự thay đổi nhiệt độ sẽ có một tiến trình nhanh chóng chứ không thay đổi đều đặn như dự liê.u. Có thể xảy ra trong vài thập niên tới đây. Các cuộc nghiên cứu ở lòng biển sâu có chỉ dấu cho thấy dòng chảy của luồng nước ấm chảy chậm la.i. Và điều nầy có thể làm cho thời tiết không còn thay đổi theo như sự vận chuyển định kỳ như trước đây.
Những sự kiện kễ trên có thể xảy ra ở những vùng khác nhau, tuy nhiên việc ảnh hưởng lên toàn cầu sẽ làm xáo trộn tình hình an ninh xã hội của thế giới. Vì vậy, các quốc gia giàu cần phải chuẩn bị để tránh tình trạng bi thảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hoa Kỳ với kỹ thuật tiên tiến có thể chịu đựng và chế ngự được những thay đổi trên do nước nầy có một hệ thống nông nghiệp đa dạng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điều nầy không thể có được đối với các quốc gia khác ở Á và Aâu châu. Tình trạng thiếu lượng thực, nước uống và năng lượng có thể xảy ra và từ đó sẽ phát sinh ra một hiện tượng di cư vĩ đại đến từ Á Châu và các quốc gia Trung Mỹ.
Sau cùng, báo cáo tiên đoán rằng Aâu Châu sẽ phải chiến đấu gay go với tình trạng kễ trên. Á Châu đối mặt với những khũng hoãng lương thực và nước sinh hoa.t. Tất cả sẽ làm xáo trộn xã hội hoàn toàn và tạo ra thêm nhiều tranh chấp liên quốc gia không thể tiên liệu đươ.c.
Để kết luận, nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kính. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Mars đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”. Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cư.c. Ở vào thời nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện ta.i. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Aâm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.
Năng lượng toàn cầu
Năng lượng chúng ta đang tiêu dùng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ thiên nhiên, cần phải kễ đến than đá, than bùn, dầu hỏa, và khí thiên nhiên. Do nhân tạo, có nguồn năng lượng từ thủy điện còn được gọi là than trắng, nguồn nguyên tử năng, và năng lượng từ gió và từ ánh sáng mặt trời.
Đối với các tài nguyên thiên nhiên thuộc nhóm thứ nhất, theo ước tính thì khoảng độ 80 năm nữa, các nguồn năng lượng trên sẽ bị cạn kiệt vì con người đã và đang tận dụng tối đa, và với mức độ cấp số nhân nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Do đó ngay từ bây giờ nếu không chuẩn bị để nghiên cứu hay truy tìm những nguồn tài nguyên năng lượng mới, thế giới sẽ đi dần đến sự tự hủy diê.t. Đối với nguồn năng lượng đến từ nhóm hai, thủy điện đã xuất hiện từ hơn 70 năm trước đây, và đã là nguồn hy vọng cho nhân loại trong một thời gian dài.
Còn nguồn năng lượng nguyên tử năng hiện đang được các quốc gia Tây phương áp dụng nhiều vì nhu cầu gia tăng. Riêng hai loại năng lượng gió và ánh sáng mặt trời được các nước đang phát triển và các quốc gia gần vùng xích đạo chiếu cố đến nhiều hơn.
Từ ban đầu và căn cứ theo hướng suy nghĩ của những nhà khoa học thời bấy giờ thì thủy điện là một nguồn điện năng sạch và toàn hảo vì không tạo ra ô nhiễm môi trường. Do đó, các đập thủy điện được tiếp nối xây dựng ồ ạt từ các quốc gia tân tiến cho đến những quốc gia đang phát triển. Nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, khoa học gia trên thế giới đã nhận định đúng đắn thảm nạn môi trường do thủy điện gây ra. Đó là, 1- Thủy điện đã làm đão lộn hoàn toàn hệ sinh thái của một vùng rộng lớn chung quanh hồ chứa cũng như ở thượng nguồn và hạ nguồn của đập; 2- Thủy điện làm giảm thiểu hoặc hủy diệt đa dạng sinh học của toàn vùng; 3- Hiệu quả kinh tế của thủy điện hoàn toàn đão ngược vì chi phí cần thiết để tái tạo lại môi trường thiên nhiên đã bị đánh mất cao hơn lợi nhuận do việc cung cấp điện năng. Hai thí dụ điển hình minh xác qua trường hợp của hàng chuổi đập thiết lập dọc theo sông Colorado (Hoa kỳ) và Hoàng hà (Trung hoa); và sau hơn vài chục năm khai thác, dòng chảy của hai con sông nầy không còn điểm đến là vịnh Mễ tây cơ và biển Trung hoa nữa. Ở Việt Nam, dù mới khai thác đập thủy điện trong khõang hơn 10 năm nay, nhưng nhiều tác hại đã xảy ra như trường hợp đập Yali đã làm ngập lụt thành phố Ratanakiri, Cambodia năm 2000 ngay một năm sau khi khánh thành mà thôi.
Năng lượng mặt trời
Chúng tôi đặt trọng tâm về nguồn năng lượng đến từ ánh sáng mặt trời. Tương tự như nguồn năng lượng đến từ gió, công nghệ từ ánh sáng(solar technologies) xử dụng nguồn năng lượng mặt trời để biến cải thành nhiệt năng, điện năng, và ngay cả việc cung cấp năng lượng cho hệ thống làm lạnh nữa. Hàng năm tại Hoa kỳ các tiểu bang ở miền Đông đều có mở hội nghị Thượng đỉnh về Năng lượng Xanh (Green Power Summit) với mục đích giới thiệu các công nghệ mới về thiết bị áp dụng năng lượng mặt trời dùng cho đơn vị gia cư, hay các cơ sở nhỏ.
Đây cũng thể hiện một quan niệm khác biệt giữa Hoa kỳ và Âu châu trong việc ứng dụng năng lượng mặt trời. Kễ từ thập niên 60, người Pháp đặc biệt chú trọng đến việc giải quyết sự thiếu hụt năng lượng cho các quốc gia đang phát triển. Họ đã thành công trong việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống biến năng lượng mặt trời thành điện năng cung ứng cho những làng xã có độ 1000 đơn vị gia cư. Các quốc gia vùng Trung Mỹ đã thừa hưởng thành tựu nầy nhiều nhất vì dễ lấp ráp và chi phí tương đối rẻ.
Đối với các quốc gia có bờ biển dài, hay thuộc vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam, hệ thống thiết bị năng lượng nầy sẽ có tiềm năng lớn để giải quyết nhu cầu thiếu hụt năng lượng cho tương lai.
Các lợi điểm của việc xử dụng năng lượng mặt trời
Vào năm 2003, mức sản xuất hệ thống biến năng lượng mặt trời thành điện năng có tên là Photovoltaic (PV) trên toàn thế giới đạt đến mức 700 MW, tăng 34% so với năm 2002. Gần 30 năm trước đây, nhân loại đã nghĩ đến nguồn năng lượng nầy, nhưng mãi đến năm 1999, các hệ thống PV có trên 1 tỷ watt mới ra đời và công nghệ nầy đã thu lợi 5,2 tỷ Mỹ kim cho các công ty thiết kế trên thế giới.
Quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nguồn năng lượng trên là Nhật Bản, 45%, và Aâu Châu, 40%. Những lợi điểm trước mắt của nguồn năng lượng mặt trời là:
· Không làm ô nhiễm không khí;
· Không tạo ra hiệu ứng nhà kính;
· Không tạo ra phế thải rắn và khí như các nguồn năng lượng do than đá, khí đốt, và năng lượng nguyên tử;
· Các hệ thống PV nầy có thể thiết lập ngay tại khu đông đúc gia cư, hay ngay trên nóc các chung cư hay cơ xưởng lớn;
· Mặc dù hiện nay giá thành của việc thiết lập một hệ thống PV cao hơn 10 so với một nhà máy nhiệt điện dùng than đá, 2 lần so với nhà máy nguyên tử, 4 lần so với nhà máy dùng khí tái lập (renewable gas), hệ thống PV, một khi đã được thiết lập thì chi phí điện năng xử dụng sẽ được giữ cố định trong vòng 20 năm sau đó vì hệ thống không cần đến nhu cầu nguyên liệu và các PV đã được bảo đãm vận hành suốt đời.
Đứng trước tình hình thế giới hiện tại sau biến cố 911, năng lượng mặt trời còn mang ý nghĩa lịch sử thời đại, đó là tình trạng khủng bố trên toàn thế giới hiện ta.i. Thiết nghĩ, những kẽ khủng bố sẽ không gây được tiếng vang lớn sau khi phá hoại thành công một hệ thống PV cố định trên mặt đất hay trên nóc các chung cư. Vì làm như thế, thiệt hại nhân sự sẽ không đáng kễ do đó không đánh động được tâm lý sợ hãi của người dân và chính quyền sở ta.i.
Paul D. Maycock, chủ tịch của PV Energy Systems, Hoa Kỳ tuyên bố rằng:” Đây là một lọai năng lượng sạch, yên lặng (không gây ra tiếng động), không độc hại, không xử dụng nguồn nguyên liệu có gốc hữu cơ, đáng tin cậy (reliable) và trong một tương lai gần (2010) sẽ là một nguồn năng lượng rẻ nhất cho các đơn vị gia cư và cơ sở thương mại”. Tại Nhật Bản, hiện tại giá điện năng do PV sản xuất rẻ hơn giá điện năng do các nguồnø năng lượng khác, từ 11 đến 15 xu/kwh so với 21 xu/kwh. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ thì giá điện năng của PV tương đối còn cao vì Hoa Kỳ là một quốc gia có giá điện rẻ nhất thế giới là 8,5 xu/kwh.
Nếu tính về lâu dài trong vòng 20 năm thì việc lắp đặt một hệ thống PV vẫn còn có hiệu quả cao. Một thí dụ cụ thể cho một đơn vị gia cư hiện tại: Chi phí lắp đặt hệ thống PV là 17.243 Mỹ kim; số tiền nầy sẽ được chính phủ bồi hoàn lại (rebate) là 13.400 Mỹ kim. Và hàng tháng chủ nhà chỉ trả phí tổn năng lượng tiêu thụ là 6 Mỹ kim và 2,18 Mỹ kim cho chi phí thuê đồng hồ đo. Thêm một lợi điểm nữa là, năng lượng trên có thể được dự trữ để dùng trong thời gian trời không đủ nắng hoặc chuyển tải điện năng dư thừa qua các đơn vị gia cư khác.
Năng lượng cho Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Hiện tại chính sách quốc gia của Việt Nam về nhu cầu năng lượng dựa vào việc thiết lập các đập thủy điện và một số nhà máy điện nguyên tử.
Việt Nam hiện đang dự định xây thêm 20 đập thủy điện mới cho đến năm 2010, bắt đầu là đập Yali II vàNinh Bình II với số vốn trên 500 triệu Mỹ kim. Đồng thời, Việt Nam qua Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam ngày 5/11/03 cũng đã công bố việc chọn lựa danh sách các địa điểm làm nơi đặt nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Phước Dinh (Ninh Phước, Ninh Thuận), Vĩnh Hải (Vinh Hải, Ninh Thuận), và Hòa Tân (Tuy Hòa, Phú Yên). Theo kế hoạch, các nhà máy trên sẽ hoạt động từ năm 2015 đến 2020 với công suất tổng cộng là 2.000 MW, và kinh phí xây dựng lên đến 3 tỷ Mỹ kim..
Ngay sau khi công bố quyết định trên, TS Phạm Duy Hiển, Giám đốc lò phản ứng hạch nhân Đà Lạt trên 20 năm đã có nhận định là Việt Nam không nên xử dụng nguồn điện năng nầy vì mức an toàn vẫn còn chưa được bảo đãm, ngay cả đối với các quốc gia có nền công nghệ cao.
Kết luận
Đối với các nước đang phát triển ở Á châu như Trung hoa, Thái lan, Lào,Việt Nam, việc thiết lập các đập thủy điện mới để giải quyết nhu cầu điện năng cho quốc gia trong hiện tại là một việc làm thiếu một tầm nhìn nghiêm chỉnh cho tương lai. Họ không rút tiûa được kinh nghiệm của các quốc gia Tây phương đang trên đà phá vỡ các đập đã xây dựng ngõ hầu tái tạo hệ sinh thái của vùng, đồng thời cũng không học hỏi kinh nghiệm về các tác hại môi trường vì không nghiên cứu tác động môi trường trong kế hoạch thiết lập đâ.p.
Đối với nguồn năng lượng do nguyên tử năng, mức an toàn trong vận hành việc giải quyết phế thải hạch nhân vẫn là một dấu hỏi lớn và tác hại đến nhân sự và môi trường trong trường hợp tai nạn xảy ra đã làm cho nhiều quốc gia do dự khi quyết định xây dựng thêm nhà máy. Thêm nữa năng lượng nầy thải hồi nhiều thán khí (CO2) ảnh hưởng đến tầng ozone của bầu khí quyển và nhất là phế thải nguyên tử vẫn còn là một nan đề chưa giải quyết được của nhân loa.i.
Do đó, năng lượng mặt trời thiết nghĩ vẫn là một nguồn năng lượng tương đối tối ưu cho điều kiện Việt Nam đứng về phương diện địa dư và nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai. Và nguồn năng lương nầy sẽ là một khơi mào hứng thú góp phần vào: 1- Việc hạn chế hiệu ứng nhà kính, và sự hâm nóng toàn cầu theo tinh thần của Nghị định thư Kyoto 1997; 2- Giải quyết ô nhiễm môi trường do việc gia tăng dân số và phát triển xã hội của các quốc gia trên thế giới; 3- Và nhất là để bổ túc vào sự thiếu hụt năng lượng trên thế giới trong tương lai khi các nguồn năng lượng trong thiên nhiên sắp bị cạn kiê.t.
Mai Thanh Truyết (West Covina 8/2004)
NGUYỄN BÁ CẨN * HẬU CỘNG SẢN
vÃn ÇŠ hÆu
c¶ng sän tåi viŒt nam
NguyÍn Bá CÄn
NguyÍn Bá CÄn
Hồi tưởng lại chánh tình giao động của Ba Lan cách đây 15 năm do phong trào đấu tranh bất bạo động của nhân dân làm cho chính quyền Cộng sản Ba Lan phải giải tán để nhường chỗ cho một tân thể chế tự do dân chủ, ai cũng cho đó là một giấc mơ trở thành sự thật ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Bất chấp lực lượng hùng mạnh của công an mật vụ và quân đội cộng sản Ba Lan, bất chấp lời đe dọa của Nga Sô sẽ gởi lực lượng thiết giáp vào Ba Lan để nghiền nát phong trào chống đối như họ đã từng can thiệp có kết quả ở Hung Gia Lợi, người dân Ba Lan đã kiên quyết sẵn sàng đổi mạng sống của họ cho lý tưởng tự do dân chủ. Chính yếu tố quyết định này đã giúp nhân dân Ba Lan lật đổ bạo quyền cộng sản. Theo dõi tin tức hàng ngày trên đài truyền thanh và truyền hình lúc bấy giờ, bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên khi nhận thấy ý chí và quyết tâm của một dân tộc đã tạo được ngọn thủy triều càn quét một cách êm thấm _ không tốn một giọt máu _ lực lượng của bạo quyền Ba Lan đồng thời chăm ngòi nổ cho toàn thể Khối Cộng sản Đông Âu kéo theo thành trì Liên bang Sô Viết sụp đổ từ gốc tới ngo.n.
Năm 1975, khi Hoa Kỳ hoàn toàn cắt đứt viện trợ cho VNCH và khi chính quyền miền Nam đã thất bại trong kế hoạch tái phối trí lực lượng để thích ứng với tình thế và hoàn cảnh mới, miền Nam sụp đổ trong hơn một tháng rã ngũ. Tương tự như hồi cuối năm 1989, vì khủng hoảng nội bộ và chế độ đi đến ngõ cụt phá sản, gần 10 nước Cộng sản Đông Âu và bức tường Bá Linh đã gẫy đỗ trong vòng một tháng và sau đó không lâu, 16 cộng hòa của Liên Bang Sô Viết, với một dân số gần ba trăm triệu và một lực lượng quân đội võ trang và công an mật vụ hàng mấy triệu người, to lớn gấp mấy lần VNCH, cũng đã rã ngũ trong vòng một tuần lễ.
Chính người dân Đông Âu cũng lúng túng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ. Chẳng hạn tại Tiệp Khắc, khi Cộng sản sụp đổ, nhân dân Tiệp Khắc phải chạy tìm người để lãnh đạo quốc gia. Cuối cùng họ tín nhiệm một người không phải là chính khách mà chỉ là một văn hào đã từng tham gia các đợt đấu tranh của quần chúng chống lại bạo quyền.
Hiện chính tình nội bộ Việt Nam Cộng sản như một ngôi nhà mục nát, còn tệ hơn các nước cộng sản Nga Sô và Đông Âu trước năm 1989. Chế độ gọi là Xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ chí Minh chỉ là một danh xưng rẻ tiền làm bình phong cho một hệ thống thảo khấu cấu kết từ trên xuống dưới, bán nước buôn dân mà mục tiêu chỉ là tham ô, vơ vét cho đầy túi, mặc cho dân đói vì thiếu ăn, dân chết vì không thuốc chửa, dân nhục vì hàng trăm ngàn phụ nữ phải giành nhau để được bán thân cho ngoại bang với sự chứng kiến và chuẩn phê của bạo quyền.
Ai cũng biết trong nội bộ của CSVN ngày này, trên nói dưới không nghe vì cả bọn đều giành ăn thì đâu còn ai nghe ai nữa. Còn ở cấp bực chóp bu lãnh đạo thì trong tháng 7 vừa qua, bức thư tố cáo của thượng tướng cộng sản Nguyễn Nam Khánh đã vạch trần những âm mưu ác độc và hành động bẩn thỉu của cựu Chủ tịch Nước Lê Đức Anh và đồng bọn còn đang tại quyền cấu kết để vu cáo, khống chế, chèn ép, tiêu diệt các phe phái đối nghịch đồng thời cấu xé lẫn nhau để giành ăn. Tình trạng nhơ nhớp thối tha này đã kéo dài trên hai chục năm nay, trước sự chứng kiến đồng lõa và “ngậm miệng ăn tiền” của các cựu Chủ tịch Nước, Tổng Bí Thư đảng, Thủ Tướng Chính phủ như Võ Văn Kiệt, Đổ Mười, Lê Khả Phiêu và hàng trăm đồng bọn trong Bộ Chính Trị, trong Quân ủy Trung ương, trong Trung ương đảng.
Sau khi những bức thư tố giác trên đây được công bố, lập tức Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và cố vấn của đảng Đổ Mười đã thân hành đến tận tư gia của tướng Võ Nguyên Giáp để dàn xếp hầu bao che và ém nhẹm tình trạng thối nát trên đây nhưng lần này thì bọn chúng không thể “lấy thúng úp miệng voi” được nữa. Chế độ CSVN sẽ sụp đổ nay mai, nhanh lẹ và bất thần như ở Đông Âu, không phải vì do nhân dân trong nước vùng lên lật đổ bạo quyền. Cũng không phải vì do sư đoàn hải ngoại về giải phóng đất nước. Cũng không phải vì do các quốc gia tư bản thù nghịch quấy phá. Mà chính vì do bọn CSVN có quyền lực trong mọi cấp mọi ngành giành ăn, tiêu diệt lẫn nhau, tự hũy hoại cơ chế, rã ngũ từ cơ sở đảng cho tới cơ quan nhà nước.
Đất nước tự nó sẽ rơi vào tay của các đảng viên cộng sản giác ngộ đang chống đối ầm ĩ trong nước và các khuynh hướng bất mãn vốn dĩ đoàn kết nhau hơn vì bị bọn tham ô loại ra khỏi các vị trí quyền lực từ 20 năm nay. Thành phần cộng sản vừa lên cầm quyền này sẽ cần đến thế lực và sự yểm trợ của các nước tư bản hơn lúc nào hết để củng cố quyền lưcï, do đó sẽ sẵn sàng chấp nhận dân chủ đa nguyên. Trong bối cảnh đa nguyên mới này, người Việt hải ngoại đã sẵn sàng đội ngũ chuyên viên và kế hoạch phục hưng đất nước hay chưa, để yểm trợ khuynh hướng quốc gia thầm lặng trong nước tranh thắng với tàn quân cộng sản trong các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức nhằm soạn thảo hiến pháp và thiết lập các định chế quốc gia để lãnh đạo và điều hành đất nước.
Người quốc gia đã có sẵn kế hoạch đấu tranh ngoại giao hay chưa, để tố cáo trước dư luận thế giới việc nhượng đất và lãnh hải của CSVN cho Trung Cộng và tuyên bố hũy bỏ hiệp định bán nước của CSVN vì không phải do nhân dân Việt Nam mà do bọn độc tài đảng trị ký kết. Nhân dân Việt Nam đã có đầy đủ tài liệu và bằng chứng về lịch sử, chính trị, hành chánh và quân sự chứng minh những phần đất và lãnh hải do CSVN ký nhượng cho Cộng Sản Trung Quốc, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam từ mấy trăm năm trước. Dù rằng hành động trên đây chưa chắc đã mang lại kết quả, nhưng hành vi tố cáo và đơn phương tuyên bố hũy bỏ hiệp định rất cần thiết để được lưu lại trong văn khố các nước, xác định lập trường chính thức của nhân dân Việt Nam. Chiến dịch vận động ngoại giao trên đây cần được khởi động ngay sau khi một Chính phủ tự do dân chủ đại diện đích thực của nhân dân được hình thành để nhấn mạnh tính cách vô giá trị của hiệp ước do tập đoàn cộng sản Việt nam ký kết và công bố cho thế giới lập trường cùng quyết tâm của nhân dân Việt Nam đòi thu hồi cho kỳ được lãnh thổ và lãnh hải bị cộng sản ký nhươ.ng.
Như Thủ Tướng Cộng sản Phan Văn Khải vừa tuyên bố trong nước, đất nước hiện nay giống như một chiếc thuyền mất định hướng. Nguy cơ trầm trọng mà ông Khải công khai nhìn nhận và báo động với nhân dân là tham nhũng, cửa quyền, lạm phí của công, hách dịch, hà hiếp dân chúng đang lan tràn khắp nước. Còn một nguy cơ trầm trọng hơn nữa mà ông Khải không báo động với nhân dân là nhà cầm quyền các cấp vô trách nhiệm với dân, chỉ lo vơ vét trong cảnh chợ chiều. Còn nhân dân thì khúm núm lo sợ khi có việc đi đến cửa công, mặc dù đã thủ sẵn tiền bạc đút lót bất cứ cho dịch vụ gì mà vẫn bị hạch sách bắt nạt, giống như nô dân của thời kỳ phong kiến cách đây một hai thiên niên kỷ. Người dân nghèo đói, bất mãn căm thù nhưng bất lực trước chính sách kềm kẹp của bạo quyền. Thoảng có được dư đồng nào cũng chỉ biết mượn rượu bia giải sầu nhân tiện chưởi bới cán bộ nhà nước.
Người quốc gia đã sẵn sàng chưa, để góp ý với nội địa về một chế độ chính trị và tổ chức công quyền thích nghi nhằm tháo gỡ nền hành chánh các cấp, quân đội và công an mật vụ ra khỏi sự lãnh đạo và kềm kẹp của đảng Cộng sản, đồng thời áp dụng những phương pháp quản trị nhân viên tân tiến và những thủ tục tài chánh kế toán trong sáng, cùng điều hành công vụ và công khai hóa việc quản trị công khố và ngân sách từ trung ương đến địa phương. Trên đường dài còn phải duyệt xét lại toàn bộ triết lý căn bản của nền giáo dục để bài trừ tận gốc rễ tư tưởng độc tài bán nước buôn dân của cán bộ lãnh đạo cùng tinh thần quan liêu, cửa quyền và tham ô của toàn thể cán bộ nhà nước, để học sinh sinh viên được cung cấp đầy đủ phương tiện học hành và mở rộng tầm mắt hướng thượng, tiếp thu những lý tưởng cao quý trước khi rời nhà trường xây dựng gia đình và phụng sự xã hô.i.
Lãnh vực văn hóa giáo dục trong nước cũng hết sức tồi tệ. Học sinh không đủ tiền ăn học vì trường công cũng phải đóng học phí và trả tiền “học thêm sau giờ”ø để được thầy cô cho đủ điểm lên lớp. Trong kỳ thi tuyển vào đại học năm 2004, kết quả do chính nhà nước cộng sản công bố cho thấy về tổng số điểm của ba bài thi thuộc ba môn học, có 8 ngàn thí sinh được 1 điểm (chia ra cho 3 bài thì sẽ có 2 bài nửa điểm và 1 bài không điểm), 4 ngàn thí sinh được nửa (0.5) điểm (1 bài nửa điểm và 2 bài không điểm), và 2 ngàn thí sinh không (0) điểm nào (cả 3 bài đều không điểm). Sự hiểu biết của học sinh trình độ tú tài của Việt Nam thật là thê thảm.
Người quốc gia đã sẵn sàng chưa, để giúp đỡ nội địa tái lập lại nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng đã từng áp dụng tại miền Nam trước năm 1975, để phục hồi những giá trị và truyền thống tốt đẹp của dân tộc về văn hóa và đạo đức, để cho đạo đức lễ nghĩa được đề cao và trân quý, để công dân tôn trọng kỷ luật và luật pháp quốc gia, để cho xã hội tương lai gồm những người con hiếu thảo, những công dân tốt và những cán bộ đạo đức trong sạch dấn thân phục vụ đất nước phát triển bền vững.
Về hiện tình y tế trong nước, bệnh nhân nghèo đến bệnh viện công cũng phải đóng lệ phí mặc dù phải nằm chung giường với hai ba bệnh nhân khác, thuốc men thiếu thốn và điều kiện điều trị tồi tệ tụt hậu hàng mấy chục năm. Bệnh nhân nghèo không tiền để trả lệ phí bị đuổi đi không một thương xót. Trong lúc đó, Bác sĩ Ngô Gia Hy tuyên bố với báo TUỔI TRẺ trong nước là cuối năm 2003, hệ thống các công ty bảo hiểm y tế quốc doanh đã lời 2 ngàn tỷ đồng mà không chịu xuất phát để mua sắm thuốc men có phẩm chất cao và cung cấp cho bệnh nhân những kỹ thuật điều trị tân tiến. Lý do giản dị mà ai cũng biết là vì hệ thống quốc doanh là “vú sửa” dành cho các cấp lãnh đạo đảng ta. Người Việt hải ngoại chúng ta đã sẵn sàng chưa, để mang hiểu biết kỹ thuật về nước góp phần xây dựng và đào tạo cơ sở cùng y sĩ, cán bộ y tế nâng cao phẩm chất dịch vụ y tế cho người dân từ thành thị đến thôn quê.
Còn rất nhiều lãnh vực cần chấn chỉnh, sửa sai, bổ khuyết ngắn và dài hạn cùng hoàn toàn đổi mới, chẵng hạn lãnh vực phát triển kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh, chớ không phải phát triển kinh tế nghịch lý và tồi tệ theo kiểu Cộng sản Việt Nam đang làm hiện nay nhằm vơ vét cho riêng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng. Một nền kinh tế hậu chiến tốt mang lại tài nguyên lợi nhuận dồi dào cho đất nước chưa đủ. Còn phải kèm theo một chính sách xã hội cấp tiến nhằm phân chia lợi tức đồng đều cho người dân, thực hiện công bình xã hội, giảm thiểu sự cách biệt giữa giàu nghèo.
Mô hình tổ chức kinh tế và xã hội tại các nước giàu ở Bắc Mỹ và Âu Châu chưa được hợp lý là vì tài sản và lợi tức vẫn còn được dùng vào mục tiêu chính khuyến khích tài năng và sáng kiến cá nhân nhưng chưa được dùng để phục vụ quần chúng một cách đồng đều, dù chỉ trên một căn bản tương đối. So sánh một cách tổng quát, kinh tế Hoa Kỳ hơn Âu Châu, nhưng tổ chức xã hội của Hoa Kỳ chưa hẵn đã hơn Âu Châu. Chỉ riêng về tương quan giữa chủ và thợ, người lao động Âu Châu được hưởng nhiều quyền lợi, được bảo đảm xã hội hơn ở Hoa Kỳ và có một đời sống thanh nhàn hơn.
Tại Hoa Kỳ, luật lệ về kinh tế tài chính, thuế vụ, lao động và xã hội nhằm nâng đỡ tài phiệt và chủ nhân hơn là bênh vực công nhân. Lao động Âu Châu làm việc ít giờ trong tuần và được nghỉ phép (vacation) hàng năm nhiều hơn và trong những điều kiện dễ dãi hơn ở Hoa Kỳ. Đặc biệt trong 30 năm gần đây, vũ khí bảo vệ lao động tại Hoa Kỳ là nghiệp đoàn không còn bén nhọn và hữu hiệu như trước kia nữa. Một mặt là vì luật pháp cho phép Tổng Thống Hoa Kỳ can thiệp quá đáng vào các cuộc tranh chấp lao động, làm giảm thiểu sức ép của tổ chức nghiệp đoàn. Thời kỳ Tổng Đoàn Lao Động và Công Kỹ Nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO) được trọng nể trong chính giới và tín nhiệm đối với công nhân không còn nữa. Một phần cũng vì Tổng Thống Hoa Kỳ, các Nghị sĩ và Dân biểu liên bang không còn lệ thuộc nhiều vào tổ chức lao động như trước kia nữa mà chỉ cần chi tiền, bỏ ra vài chục vài trăm triệu để truyền thông mang hình ảnh và vận động bầu cử vào tận phòng gia đình hay phòng ngủ của từng gia đình.
Tệ hơn nữa là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế cứ lần lượt xảy ra trong vòng 10 hoặc 15 năm, đường lối quản trị của các đại công ty Hoa Kỳ ngày càng khắc khe, thậm chí tồi tệ tới mức bóc lột trắng trợn giới lao đô.ng. Không thiếu gì hiện tượng mướn nhân viên làm việc dài hạn nhưng tuyển dụng với tư cách tạm thời để khỏi phải trả quyền lợi (benefits) về bệnh tật, nghỉ phép, hộ sản, hưu trí, v.v.. Đa số các hãng còn sa thải những nhân viên sắp có gần đủ thâm niên về hưu, để hãng khỏi phải trả hưu bổng về sau. Ngoài ra còn có một thiểu số viên chức lãnh đạo lưu manh làm giàu cá nhân bằng cách gian lận về tài chính và chứng khoán của hãng làm cho hàng chục ngàn nhân viên mất hết tiền tiết kiệm đầu tư bằng chứng khoán của xí nghiệp họ đang làm viê.c. Thật là trắng trợn cảnh người bóc lột người.
Trên đây là những nhận xét tổng quát để người Việt quốc
gia cân nhắc trong việc mang hiểu biết và kinh nghiệm học được tại nước người về
áp dụng cho đất nước trong thời kỳ hậu cộng sản. Có lẽ không đâu mà công bằng
xã hội được thực thi khá tốt, không đâu mà cách biệt rất ít giữa giàu và nghèo,
không đâu mà đời sống người dân được bảo đảm từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến
khi chết, bằng một hệ thống an sinh xã hội tân tiến vào bậc nhất như tại các
nước Bắc Âu hiện nay, mà người viết bài này có dịp quan sát và nghiên cứu cách
đây một tháng. Thật vậy, tuy các nước ở Bắc Âu nhỏ hơn và ít dân hơn đa số các
nước, nhưng lợi tức rất cao, đứng hàng đầu thế giới.
Theo thống kê được Ngân Hàng Thế Giới công bố cuối tháng 7 năm 2004, sau đây là lợi tức từng đầu người trong năm 2003 của Na Uy 50,358 US$, Thụy Điển 33,421 US$, Đan Mạch 38,618 US$ trong lúc Hoa Kỳ chỉ có 37,074 US$, Nhật Bản 33,858 US$, Pháp 28,300 US$, Thái Lan 2,202 US$, Mã Lai 4,389 US$, còn Trung Quốc với lợi tức 1,084 US$, Ấn Độ với lợi tức 562 US$ và Việt Nam với lợi tức 477 US$ đứng vào hạng nghèo thấp nhất thế giới. Lợi tức đã cao, người dân Bắc Âu lại được luật lệ bảo đảm một hệ thống an sinh xã hội bao gồm đầy đủ quyền lợi về thuốc men, chửa trị, bệnh viện, hộ sản, thất nghiệp, nghỉ phép hàng năm, hưu trí, v.v... , dồi dào và hữu hiệu hơn cả Bắc Mỹ và Tây Âu.
Xin nêu lên một vài ví dụ điển hình sau đây. Về
quyền lợi nghỉ hộ sản tại Na Uy, sản phụ có thể chọn nghỉ 42 tuần với 100%
lương hoặc 52 tuần với 80% lương. Số tuần lễ nghỉ hộ sản này có thể trích ra một
phần cho người chồng nghỉ ở nhà để phụ giúp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ở Hoa Kỳ, sản
phụ chỉ nghỉ có lương được 2 tháng. Một ví dụ khác là tại Na Uy có trung tâm
nuôi dưỡng thiếu nhi từ 2 đến 6 tuổi hoàn toàn miễn phí về thực phẩm, quần áo, y
tế, v.v... Còn giáo dục thì cưỡng bách cho tới lớp 9, hoàn toàn miễn phí về học
phí, mua sắm sách vở, phương tiện đưa rước đến trường và về nhà, bảo hiểm y tế
về mọi mặt, v.v.. Từ lớp 10 trở lên cho đến hết đại hoc, chỉ còn được miễn học
phí. Dù vậy cũng đã quá rộng rãi rồi vì Hoa Kỳ và Tây Âu không có đầy đủ những
quyền lợi như vâ.y.Theo thống kê được Ngân Hàng Thế Giới công bố cuối tháng 7 năm 2004, sau đây là lợi tức từng đầu người trong năm 2003 của Na Uy 50,358 US$, Thụy Điển 33,421 US$, Đan Mạch 38,618 US$ trong lúc Hoa Kỳ chỉ có 37,074 US$, Nhật Bản 33,858 US$, Pháp 28,300 US$, Thái Lan 2,202 US$, Mã Lai 4,389 US$, còn Trung Quốc với lợi tức 1,084 US$, Ấn Độ với lợi tức 562 US$ và Việt Nam với lợi tức 477 US$ đứng vào hạng nghèo thấp nhất thế giới. Lợi tức đã cao, người dân Bắc Âu lại được luật lệ bảo đảm một hệ thống an sinh xã hội bao gồm đầy đủ quyền lợi về thuốc men, chửa trị, bệnh viện, hộ sản, thất nghiệp, nghỉ phép hàng năm, hưu trí, v.v... , dồi dào và hữu hiệu hơn cả Bắc Mỹ và Tây Âu.
Riêng lãnh vực bảo hiểm sức khỏe tại Hoa Kỳ rất bê bối.
Dưới áp lực tiền tài quá ư mãnh liệt của các giới y tế gồm các đại công ty bảo
hiểm sức khỏe, các đại công ty dược phẩm, và của lực lượng bác sĩ, nha sĩ, và
dược sĩ, Chính phủ thả lỏng cho lệ phí bảo hiểm sức khỏe, lệ phí chăm sóc và nằm
bệnh viện cùng giá cả dược phẩm gia tăng phi mã hàng năm. Đặc biệt trong 3 năm
qua, tùy công ty bảo hiểm và tùy tư thế và hoàn cảnh của mỗi khách hàng, lệ phí
bảo hiểm sức khỏe mỗi năm gia tăng từ 50 đến 100%, trong lúc lương công tư chức
chỉ tăng từ 3 đến 4 phần trăm tương xứng với tỷ lệ lạm phát. Chính phủ không
kiểm soát bằng cách ấn định một tỷ lệ gia tăng tối đa như ở Bắc Âu. Tại các bệnh
viện Hoa Kỳ, lệ phí săn sóc trong 2 ngày cho một trường hợp khẩn cấp lên đến năm
sáu ngàn mỹ kim là chuyện thường. Ngoài ra mỗi ngày nằm tại ICU (Intensive care
unit - phòng đặc biệt dành cho các trường hợp tối nguy) tốn vào khoảng 4 ngàn mỹ
kim. Còn về dược phẩm, một dược phẩm bào chế y hệt tại Canada và Hoa Kỳ được bán
tại Canada với giá 3 mỹ kim trong lúc tại Hoa kỳ, bệnh nhân phải mua với giá
trên 20 mỹ kim. Dưới áp lực kim tiền của giới sản xuất tài phiệt Hoa Kỳ, dược
phẩm Canada không được nhập cảng vào Hoa Kỳ cho nhân dân được nhờ trong lúc các
siêu thị trưng bán hàng trăm loại rượu bia được nhập cảng từ hàng trăm quốc gia
khác nhau để tự do cạnh tranh, giúp cho người dân mua rẻ loại độc dược này (có
lời cảnh cáo của Bộ Y Tế Hoa Kỳ trang trọng in trên chai) !! Hàng năm có lẽ độ
từ 6 đến 7 chục phần trăm của trên 500 tỷ mỹ kim kinh phí về chăm sóc sức khỏe
tại Hoa Kỳ chạy vào túi của tài phiệt nắm ngành y tế.
Tuy tổ chức y tế và giáo dục của Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau một trời một vực, nhưng mỗi tổ chức đều có khuyết điểm, lẽ dĩ nhiên cũng không giống nhau. Việt Nam bê bết là vì quản trị ngu dốt, tồi tệ và tham nhũng. Hoa Kỳ bê bối là vì chính quyền chịu bó tay trước quyền lực của tài phiệt đế quốc làm giàu trên xương máu của người dân Hoa Kỳ. Mấy đời Tổng Thống Hoa Kỳ khi tranh cử đều hứa với cử tri là họ sẽ chỉnh đốn lại nhưng không một ai đã giữ được lời hứa vì tài phiệt mọc gốc mọc rễ chằng chịt quá sâu dưới lòng đất. Còn ở Việt Nam, quản trị tồi tệ do dốt nát và tham nhũng đều do độc tài đảng trị gây ra. Cho nên một khi cộng sản bị giải thể thì có thể giải quyết dễ dàng hơn là ở Hoa Kỳ. Đó là niềm an ủi duy nhất cho nhà cầm quyền Việt Nam trong thời kỳ hậu cộng sản.
Cộng sản Việt Nam có thể sụp đổ trong 5, 7 năm nữa nhưng cũng có thể bất thần sụp đổ trong tháng tới hay tuần tới, như đã xảy ra tại Nga sô và Đông Âu ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Vấn đề không còn là Cộng sản sẽ sụp đổ hay không. Mà vấn đề là người quốc gia, trong đó có cộng đồng hải ngoại chúng ta đã sẵn sàng để góp phần vào công việc phục hưng đất nước trong thời kỳ hậu cộng sản hay chưa?
Nguyễn Bá Cẩn
Cựu Thủ Tướng Chính Phủ VNCH
GS NGUYỄN CAO HÁCH * TỬ HÌNH
TỬ HÌNH
GS NGUYỄN CAO HÁCH
Lời tòa soạn: Bắt đầu từ số này, Tòa Soạn sẽ nêu lên một số vấn đề căn bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của người Việt Nam tại hải ngoại.
Người Việt mang nặng một tâm tư phức tạp vì mối tình thương nước và nghĩ tới đồng bào ruột thịt tại Quê Cha Đất Tổ đang gặp nhiều nỗi kho’ khăn, trong khi chính mình lại ở nơi xứ người xa lạ, với những tập tục khác hẵn thói quen của người Việt Nam.
Để có cơ sở phân tích, bản Tạp chí đề nghị khảo hướng là dựa vào các bản án tại xứ Tây Phương, nhất là các bản án của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (United States Supreme Court) để phân tách các khiá cạnh có liên quan mật thiết với đời sống của người Việt Nam hải ngoại.
Mục đích đại cương là sửa soạn khung cảnh tinh thần để xây dựng nền văn hóa của nước Việt tương lai.
TỦ HÌNH CÓ LÀ CÔNG LÝ HAY KHÔNG?
Nói đến tử hình, người Việt nào mà chẳng ngậm ngùi thương cảm khi nghĩ đến mười ba vị anh hùng liệt sĩ đã bị thực dân Pháp hành quyết hồi năm 1930 tại Yên Bái, chỉ vì quyết chí tranh đấu để giải phóng giang san.
Đó là một bản án trả thù qua man mọi của một tổ chức sát nhân gọi là Hội Đồng Đề Hình. Nó là một đòn dằn mặt đe dọa mọi phần tử Việt Nam đang ôm ấp mối thù vong quốc.
Nhưng cướp nước người để biến dân thuộc địa thành nô lệ, đó là một chính sách thực dân tàn bạo. Nhiều người tin tưởng là giai đoạn xấu xa của Nhân loại nay đã qua, và hiện nay không còn dân tộc nào bị bọn giặc ngoại lai biến thành nô lệ nữa. Vậy vấn đề tử hình đã qua,- khỏi phải bàn.
Sự thật có tốt đẹp như thế hay không?
Biết bao dân tộc, vì còn quá ấu trĩ nên bị người ngoài dùng lý thuyết viễn vông để điều khiển tinh thần và cuộc sống theo một chiều hướng quá lợi cho ngoại nhân, - cũng như theo chiều hướng quá lợi cho ngoại trị, - và đã có rất nhiều cuộc tử hình để giữ một khung cảnh tinh thần có lợi cho ngoại nhân.
Chúng ta tạm dành vấn đề đặc biệt đó cho một kỳ khác.
Hiện nay chúng tôi tạm thời hạn chế vấn đề vào khung cảnh các xã hội Tây Phương, - với hy vọng là sau này sẽ có cơ hội bàn về các bản án tử hình tại Việt Nam.
Tại Tây Âu, án tử hình ngày nay rất hiếm.
Riêng tại Anh Quốc, mới hơn một thế kỷ trước đây, khoảng 200 tội trạng đưa tới án tử hình, nhưng ngày nay án lệ đã thay đổi rất nhiều, vì phong tục đã hiền hòa hơn xưa.
Tại Mỹ Quốc, cũng như tại Anh, Tòa chỉ lên án tử hình trong rất ít trường hợp đặc biệt, mặc dù vẫn còn một số người bảo thủ luôn luôn nhắc lại rằng phạt tử hình là một sự bất đắc dĩ, nhưng xã hội không còn cách nào khác để tự vệ đối với những phần tử quá hung ác và mất hết lương tâm.
Đa số các tư tưởng gia và các nhà xã hội học chủ trương rằng hình phạt tử hình quá khắc nghiệt và không cần thiết. Không cần thiết vì nếu ta muốn che chở xã hội đối với các phần tử quá hung tàn, thì chỉ cần lên án tù chung thân, - cần gì phải xử tử?
Cũng có người nhấn mạnh một khiá cạnh khác: các phần tử quá hung ác tỏ rõ ý muốn là không chịu sống chung với những người hiền hòa, mà họ nhất định tuyệt diệt. Vậy tại sao các người hiền hậu và tôn trọng thuần phong mỹ tục lại phải an phận mà chờ các bọn hung ác tới xử tử? Tại sao lại không xử tử ngay chính bọn đó?
Đa số các người chủ trương khắc nghiệt này là những thẩm phán đã phải xử qua nhiều bọn hung ác, - những luật sư nhiều kinh nghiệm và nhận thấy rằng kẻ nào phạm tội mà được tòa án khoan hồng thì rất nhiều khi tái phạm. Những nhà truyền giáo quen đứng về phương diện luân lý và lương tâm nên chủ trương nhân đạo. Ngược lại những người chủ trương khắc nghiệt thấy rằng không thể tha thứ những kẻ quá làm bậy vì hạng người đó đã mất hết lương tri, không còn cách nào để lôi kéo về con đường thẳng. Người hung ác không phải là hạng trí óc mù quáng, mà ta hy vọng giúp để trở lại con đường thẳng. Họ biết rõ lắm, nhưng họ vẫn cứ hung tàn.
Vậy nếu không xử tử bọn ác ôn đó thì làm sao cho xã hội có thể tiến bộ được?
Ngày nay rất nhiều người cho là án tử hình quá khắc nghiệt và cũng chẳng ích lợi gì cho xã hội nói chung. Nó đặt trên một căn bản sai lầm về tâm lý học.
Vì người nào cũng sinh ra với một số khuynh hướng căn bản, nhất là bản năng tự vệ và chiến đấu để thắng lợi về mọi mặt. Cũng có khi tự vệ và chiến thắng đi quá đà nên làm hại tới quyền lợi và mưu đồ của kẻ khác. Một xã hội làm cách nào đểø những khiá cạnh bất nhân của cuộc tranh đấu để sống không còn gay gắt nữa thì những phản ứng quá hung tàn sẽ bớt dần, - và án xử tử không cần nữa.
(còn nữa)
Nguyễn Cao Hách
GS NGUYỄN CAO HÁCH
Lời tòa soạn: Bắt đầu từ số này, Tòa Soạn sẽ nêu lên một số vấn đề căn bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của người Việt Nam tại hải ngoại.
Người Việt mang nặng một tâm tư phức tạp vì mối tình thương nước và nghĩ tới đồng bào ruột thịt tại Quê Cha Đất Tổ đang gặp nhiều nỗi kho’ khăn, trong khi chính mình lại ở nơi xứ người xa lạ, với những tập tục khác hẵn thói quen của người Việt Nam.
Để có cơ sở phân tích, bản Tạp chí đề nghị khảo hướng là dựa vào các bản án tại xứ Tây Phương, nhất là các bản án của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (United States Supreme Court) để phân tách các khiá cạnh có liên quan mật thiết với đời sống của người Việt Nam hải ngoại.
Mục đích đại cương là sửa soạn khung cảnh tinh thần để xây dựng nền văn hóa của nước Việt tương lai.
TỦ HÌNH CÓ LÀ CÔNG LÝ HAY KHÔNG?
Nói đến tử hình, người Việt nào mà chẳng ngậm ngùi thương cảm khi nghĩ đến mười ba vị anh hùng liệt sĩ đã bị thực dân Pháp hành quyết hồi năm 1930 tại Yên Bái, chỉ vì quyết chí tranh đấu để giải phóng giang san.
Đó là một bản án trả thù qua man mọi của một tổ chức sát nhân gọi là Hội Đồng Đề Hình. Nó là một đòn dằn mặt đe dọa mọi phần tử Việt Nam đang ôm ấp mối thù vong quốc.
Nhưng cướp nước người để biến dân thuộc địa thành nô lệ, đó là một chính sách thực dân tàn bạo. Nhiều người tin tưởng là giai đoạn xấu xa của Nhân loại nay đã qua, và hiện nay không còn dân tộc nào bị bọn giặc ngoại lai biến thành nô lệ nữa. Vậy vấn đề tử hình đã qua,- khỏi phải bàn.
Sự thật có tốt đẹp như thế hay không?
Biết bao dân tộc, vì còn quá ấu trĩ nên bị người ngoài dùng lý thuyết viễn vông để điều khiển tinh thần và cuộc sống theo một chiều hướng quá lợi cho ngoại nhân, - cũng như theo chiều hướng quá lợi cho ngoại trị, - và đã có rất nhiều cuộc tử hình để giữ một khung cảnh tinh thần có lợi cho ngoại nhân.
Chúng ta tạm dành vấn đề đặc biệt đó cho một kỳ khác.
Hiện nay chúng tôi tạm thời hạn chế vấn đề vào khung cảnh các xã hội Tây Phương, - với hy vọng là sau này sẽ có cơ hội bàn về các bản án tử hình tại Việt Nam.
Tại Tây Âu, án tử hình ngày nay rất hiếm.
Riêng tại Anh Quốc, mới hơn một thế kỷ trước đây, khoảng 200 tội trạng đưa tới án tử hình, nhưng ngày nay án lệ đã thay đổi rất nhiều, vì phong tục đã hiền hòa hơn xưa.
Tại Mỹ Quốc, cũng như tại Anh, Tòa chỉ lên án tử hình trong rất ít trường hợp đặc biệt, mặc dù vẫn còn một số người bảo thủ luôn luôn nhắc lại rằng phạt tử hình là một sự bất đắc dĩ, nhưng xã hội không còn cách nào khác để tự vệ đối với những phần tử quá hung ác và mất hết lương tâm.
Đa số các tư tưởng gia và các nhà xã hội học chủ trương rằng hình phạt tử hình quá khắc nghiệt và không cần thiết. Không cần thiết vì nếu ta muốn che chở xã hội đối với các phần tử quá hung tàn, thì chỉ cần lên án tù chung thân, - cần gì phải xử tử?
Cũng có người nhấn mạnh một khiá cạnh khác: các phần tử quá hung ác tỏ rõ ý muốn là không chịu sống chung với những người hiền hòa, mà họ nhất định tuyệt diệt. Vậy tại sao các người hiền hậu và tôn trọng thuần phong mỹ tục lại phải an phận mà chờ các bọn hung ác tới xử tử? Tại sao lại không xử tử ngay chính bọn đó?
Đa số các người chủ trương khắc nghiệt này là những thẩm phán đã phải xử qua nhiều bọn hung ác, - những luật sư nhiều kinh nghiệm và nhận thấy rằng kẻ nào phạm tội mà được tòa án khoan hồng thì rất nhiều khi tái phạm. Những nhà truyền giáo quen đứng về phương diện luân lý và lương tâm nên chủ trương nhân đạo. Ngược lại những người chủ trương khắc nghiệt thấy rằng không thể tha thứ những kẻ quá làm bậy vì hạng người đó đã mất hết lương tri, không còn cách nào để lôi kéo về con đường thẳng. Người hung ác không phải là hạng trí óc mù quáng, mà ta hy vọng giúp để trở lại con đường thẳng. Họ biết rõ lắm, nhưng họ vẫn cứ hung tàn.
Vậy nếu không xử tử bọn ác ôn đó thì làm sao cho xã hội có thể tiến bộ được?
Ngày nay rất nhiều người cho là án tử hình quá khắc nghiệt và cũng chẳng ích lợi gì cho xã hội nói chung. Nó đặt trên một căn bản sai lầm về tâm lý học.
Vì người nào cũng sinh ra với một số khuynh hướng căn bản, nhất là bản năng tự vệ và chiến đấu để thắng lợi về mọi mặt. Cũng có khi tự vệ và chiến thắng đi quá đà nên làm hại tới quyền lợi và mưu đồ của kẻ khác. Một xã hội làm cách nào đểø những khiá cạnh bất nhân của cuộc tranh đấu để sống không còn gay gắt nữa thì những phản ứng quá hung tàn sẽ bớt dần, - và án xử tử không cần nữa.
(còn nữa)
Nguyễn Cao Hách
NHÃ CA * THANH XUÂN
Thanh Xuân
Nhã Ca
chợt tiếng buồn xưa động bóng cây
người đi chưa dạt dấu chân bày
bàn tay nằm đó không ngày tháng
tình ái xin về với cỏ mây
rồi lá mùa xanh cũng đỏ dần
còn đây niềm hối tiếc thanh xuân
giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
và nỗi tàn phai gõ một lần
kỷ niệm sầu như tiếng thở dài
khuya chìm trong tiếng khóc tương lai
tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối
tôi mất thời gian lỡ nụ cười
đời sống ôi buồn như cỏ khô
này anh, em cũng tợ sương mù
khi về tay nhỏ che trời rét
nghe gía băng mòn hết tuổi thơ
Nhã Ca
chợt tiếng buồn xưa động bóng cây
người đi chưa dạt dấu chân bày
bàn tay nằm đó không ngày tháng
tình ái xin về với cỏ mây
rồi lá mùa xanh cũng đỏ dần
còn đây niềm hối tiếc thanh xuân
giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
và nỗi tàn phai gõ một lần
kỷ niệm sầu như tiếng thở dài
khuya chìm trong tiếng khóc tương lai
tầm xa hạnh phúc bằng đêm tối
tôi mất thời gian lỡ nụ cười
đời sống ôi buồn như cỏ khô
này anh, em cũng tợ sương mù
khi về tay nhỏ che trời rét
nghe gía băng mòn hết tuổi thơ
NGUYỄN THIÊN THỤ * THƠ PHAN NI TẤN (ND)
THƠ PHAN NI TẤN (ND)
Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1948 tại Cần Giuộc, học Đại học Khoa Học và Học ?ại học Văn Khoa Sài gòn, cựu sĩ quan VNCH, vượt biển ?ến Thái Lan năm 1979. Định cư tại Toronto Canada tứ 1980. Ông đã cộng tác với các tạp chí hải ngoại như Làng Văn, Văn Học, Nhân Văn, Quê Mẹ, Độc Lập. . .
Tác phẩm đã xuất bản:
Dậy lửa Trường Sơn (tập nhạc Lửa Việt 1983)
Em Hát Em Vui (nhạc cho thiếu nhi Làng Văn 1987)
Hồi Ký Thơ (thơ Làng Văn 1987)
Câu Thơ Về Người (thơ Nhân Văn 1996)
Hồi ký thơ dày 127 trang, cò 28 bài thơ. Thơ của Phan Ni Tấn mang nhiều chủ đề, nhưng nh"ng nét chính là chiến tranh và quê hương. Đây là hai chủ đề nhưng cũng là một. Nói đến quê hương là nói đến chiến tranh, và nghĩ về chiến tranh tức là nghĩ đến quê hương. Và khi nghĩ đến quê hương và chiến tranh, chúng ta lại nghĩ đến bản thân ta và đồng bào ta:
Bày ra một cuộc binh đao,
Một đàn sinh tử tiêu hao trên rừng.
Nh"ng chiều nghi ngút thê lương
Ngọn điêu linh thổi buốt xương anh hùng.
( Một đàn đòi đoạn)
Ta như bèo nước bềnh bồng,
Mãy năm đi biệt mà không về nhà.
Nh"ng thằng sống sót trận qua
Chiểu nay đợi chuyến bắc ra chiến trường.
(Bắc Cần Thơ)
Hình ảnh ngày 30-4-75 đã in sâu vào tâm khảm Phan Ni Tấn:
Trong chiến tranh
ngườI ta không cảm thấy mình còn đượcsống
Tất cả mọi giấc mộng đơn sơ
đời thu nhỏ lại . . . . . . . . .
tiếng người gọi lớn
Tiếng của nh"ng kẻ bại trận
Nh"ng dấu chân lãnh tụ chạy trốn. . .
( Lạc thủy)
Phan Ni Tấn cũng thuật lại dĩ vãng tù đày của ông:
Cầm bằng tù đến mọt gông,
Thôi thì cũng gắng mở lòng ra chơi
Lòng này đói lạnh tả tơi
Rít lên xông xộc một hơi thuốc lào.
( Nhập cuộc )
Đứng trước cửa ngục bao la,
Con người thật nhỏ nhoi và cô đơn,
Giam trong bốn vách căm hờn
Máu tù mai sẽ chảy lờn chấn song.
( Sức máu)
Vô trại cải tạo mà coi
Nh"ng con người vật ốm lòi xương dạ
Vô coi nó khảo nó tra
Một trăm thằng ngụy , chết cha trăm thằng!
( Ai ơi!)
Câu Thơ Về Người dày 125 trang, gồm 52 bài thơ. Ở đây gồm nh"ng bài thơ viết trong nh"ng tháng ngày đất khách quê người. Ta nhận thấy nh"ng từ ng" l" thứ, hoài hương, lưu vong được tô đậm nét trong thơ của ông:
gửi người một chút quê xưa
chút hương lúa đượm nắng mưa dãi dầu
quê xưa giờ ở bể dâu,
ở vùng tù hãm, ở sầu lầm than
(đừng buồn ta gửi mấy lời)
đãi em một cỗ trăng rằm
xót lòng l" thứ trăng đầm đìa soi
(mâm cỗ)
áo xưa từ độ phai màu đất
hồn đời nghe nặng bước lưu vong
( lời đêm)
Kỷ niệm quê hương đầy nh"ng máu xương, tang tóc:
muốn đào kỷ niệm mà coi
đạp lên cát bụi sợ lòi máu xương
(mâm cỗ)
Cũng như các thi nhân hải ngoại, Phan Ni Tấn đôi khi dùng rượu để quên quá khứ nhưng càng muốn quên thì lại càng nhớ nhiều:
rót chơi
vài ngọn gió bay
cho phôi phai nỗi tháng ngày
hoài hương
(rót hệ lụy)
ta nghe trời đất thở dài
nghe hồn nước rớt ra ngoài khúc xương
tôi ngồi gặm mớ tang thương
nuốt vô trợn trạo cổ vươn ra dài
càng đau xót tấm hao gầy
hồn ma sông núi càng đầy trong tôi.
( tháng năm cạn)
bao nhiêu non nước đau dồn hết
lòng anh chật ních một quê hương
( bài ca đoàn tụ)
Yêu quê hương, Phan Ni Tấn muốn hóa thân làm đôi guốc trên đường mòn quê hương và
làm vi vút ngọn gió quê
hay vi vu thổi cây tre đầu đình
bay vờn trong chớm bình minh
hay trong chiều cũng tài tình như hương
làm thân cỏ dại bên đường
xe qua bụi bám mà thương nẻo nhà
xa như người đã đi xa
thôi không về n"a để tà áo phai
( hóa thân)
Ngoài tình yêu quê hương, thơ Phan Ni Tấn còn chan chứa tình yêu lứa đôi, tình gia đình, và tình bằng h"u. Tâm tình của ông và thơ của ông trôi chung một giòng thơ lưu vong của người Việt hải ngoại trong đó chứa đầy tình yêu quê hương và lòng hận thù chế dộ cộng sản bạo tàn.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 075
No comments:
Post a Comment