Thursday, December 15, 2016
VŨ DUY THÁI * THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG
Thảm kịch Biển Đông
Vũ Duy Thái
Tôi tên là Vũ Văn Thái, sinh ngày 2 tháng 10 năm 1936 tại Hóa Lộc, Tuyên Sơn, Ninh Bình (Bắc Việt). Thuở nhỏ rất nghèo, phải chăn trâu cắt cỏ từ lúc 5 tuổi. Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ ốm đau thường xuyên, nhưng lần hồi đến năm 23 tuổi thì đời sống tương đối dễ chịu hơn với nghề thợ may.
Tôi di cư vào Nam năm 1954 và lập gia đình vào ngày 6-4-1958 ở xứ An Lạc, Gia Định. Nhà tôi tên là Đinh Thị Bằng, sinh năm 1940 tại Phú Nhai, Nam Định (Bắc Việt). Nhà tôi cũng thuộc thành phần di cư năm 1954. Lúc mới lấy nhau, chúng tôi rất nghèo. Tiền đám cưới có 6,000 bạc chúng tôi cũng lo không nổi phải đem bán cái máy may được hai ngàn và vay mượn bạn bè thêm bốn ngàn nữa mới tạm đủ. Như thế nhà tôi đã khởi sự chia sẻ với tôi nỗi gian nan, vất vả của đời sống ngay từ lúc mới bước chân về nhà chồng. Những năm đều sống thiếu thốn cực nhọc trôi qua trong sự đảm đang, tần tảo của nhà tôi. Là một phụ nữ yếu đuối về thể chất nhưng lại rất mạnh mẽ về tinh thần, nhà tôi đã phấn đấu, hy sinh rất nhiều để lo lắng cho chồng con. Gần như trong suốt cuộc đời, nhà tôi không được hưởng thụ gì, không có một thói quen giải trí nào, không ưa thích một điều gì ngoài niềm vui lo toan sắp xếp công việc tề gia nội trợ, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng cho con. Lúc nào nhà tôi cũng cố gắng sắp xếp để cho chồng con được ăn ngon, mặc đủ. Dưới mắt tôi, nhà tôi là một phụ nữ tuyệt vời, một mẫu người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hậu, hiền hòa, luôn luôn là niềm an ủi khích lệ, là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể gia đình.
Chúng tôi sinh hạ được tất cả 7 con, tuần tự gồm có:
1 Giuse Vũ Duy Thanh sinh năm 1959
2. Vincente Vũ Duy Khanh sinh năm 1961
3. Phero Vũ Duy Tuấn sinh năm 1963
4. Maria Vũ Thị Thanh Thủy sinh năm 1966
5. Maria Vũ Thị Thanh Thủy Trang sinh năm 1968
6. Martin Vỹ Duy Tài sinh năm 1971
7. Phero Vũ Duy Trí sinh năm 1975
Gia đình tôi được kể như hoàn toàn hạnh phúc nếu như không có sự sụp đổ miền Nam, đất nước rơi vào tay Cộng Sản (CS). Là một gia đình Thiên Chúa giáo ngoan đạo, các con tôi đã thụ hưởng một nền giáo dục nằm trong tình yêu thương của Thiên Chúa do đó không bao giờ chúng tôi có thể sống nổi dưới ách độc tài, đàn đáp của CS. Vì thế chúng tôi đành quyết định bỏ nước ra đi.
Chuyến vượt biển thứ nhất, vợ chồng tôi cho ba cháu trai đầu đi trước. Tầu khởi hành từ bến Bạch Đằng, Sài Gòn vào ngày 1 tháng 10 năm 1978 chở theo 130 người. Nhưng chỉ đi được 4 ngày thì chết máy. Ghe lạc vào một đảo san hô đầy đá ngầm thuộc đảo Bành Hồ (Đài Loan). Sống ở đó 50 ngày, thực phẩm hết, số người chết vì đói cứ tăng dần và những người sống sót đành xẻ thịt người chết mà ăn để sinh tồn. Hai cháu lớn của tôi, Vũ Duy Thanh và Vũ Duy Trung đã bị rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát này. Các cháu đã chết và xác của các cháu đành cho bạn đồng ghe ăn thịt.
Mãi tới sáng ngày thứ 50 trên đảo mới có tầu đánh cá Đài Loan tới cứu. Cả ghe 130 người chỉ còn sót có 60 người. Nhưng trên đường từ đảo san hô vào Đài Loan, lại có thêm một số người chết nữa vì quá kiệt sức. Rút cục khi đặt chân lên đất liền ở Đài Loan, chỉ còn 34 người sống sót, trong số đó có con trai thứ ba của tôi là Vũ Duy Tuấn và một đứa con đỡ đầu của tôi nữa tên Trịnh Vĩnh Thụy. Hiện cháu đang ở Đài Bắc. Còn cháu Thụy, nhờ có thân nhân ruột thịt bảo lãnh nên đã định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Trước thảm kịch có hai anh ruột bị chết thảm, cháu Tuấn vì sợ bố mẹ đau buồn nên đã dấu biệt tin tức. Mãi tới ngày 20-12-1978, một người bạn của tôi tên Đỗ Minh Ngự ở Mỹ viết thư báo tin, gia đình tôi mới được rõ tin tức về chuyến đi kinh hoàng đó. Vào đúng thời điểm này, gia đình chúng tôi lại đang chuẩn bị vượt biển chuyến thứ hai. Chung tôi làm lễ cầu nguyện 3 ngày liền cho hai cháu ở nhà thờ An Lạc, Chí Hòa, rồi mặc dù vô cùng đau đớn, chúng tôi vẫn tiếp tục xúc tiến cuộc hành trình vượt biển với cả gia đình.
Chúng tôi rời Sài Gòn vào ngày 28 tháng 12 năm 1979 lúc 4 giờ sáng để đi xuống Rạch Giá. Qua 4 giờ sáng ngày 29-12 thì ghe của chúng tôi ra khơi, chiếc ghe mang số VNKG 0980, dài 13 m, ngang 2,5m, chở 120 người. Ghe chạy tới 7 giờ chiều ngày 30-12 thì gặp hải tặc Thái Lan (trên tàu cướp có treo cờ Thái Lan), chúng xáp lại cướp lần đầu. Cướp xong, chúng bỏ đi. Qua 8 giờ sáng ngày 31-12 lại gặp một tầu cướp khác. Lần này cướp xong, chúng phá máy tầu. Một chuỗi 8, 9 tiếng nổ phát ra ở hầm may làm chiếc ghe lập tức bị chao đi và chìm lỉm ngay ít phút sau đó. Tất cả mọi người trên ghe đều la khóc kinh hoàng. Vào những giây phút cực kỳ khiếp đảm này, vợ chồng chúng tôi không nói được với nhau câu nào. Tôi chỉ còn kịp nhìn thấy nhà tôi với vẻ mặt hết sức kinh hoàng, thảng thốt. Rồi tôi cuối xuống hôn hai con chót của tôi là cháu Tài (8 tuổi) và cháu Trí (4 tuổi). Tôi cũng nghe thấy tiếng cháu Thùy kêu la: “Cha ơi... chú Tuynh kìa..” và cháu Trang la lên “Cha ơi ... chết rồi..” Rồi ghe chìm lỉm. Lúc đó nhà tôi vẫn ở bên cạnh tôi. Nhưng nhà tôi không hề níu kéo lấy tôi. Đây là sự hy sinh cao cả cuối cùng của nhà tôi dành cho chồng con. Nhà tôi không muốn tôi bận bịu, vướng mắc giữa sóng biển để tôi có cơ hội cứu các con. Khốn thay, một con sóng độc ác đã ùa tới nhận chìm tất cả những người thân yêu của tôi. Tôi không còn thấy ai nữa. Chỉ có sóng nước ngập đầu. Ngay lúc đó tôi được một người cháu tên Phương níu tôi lại và tôi bíu vào một cái can nước. Tôi ôm cái can một cách hoàn toàn theo bản năng. Và lúc tôi mở được mắt ra thì tôi thấy nhà tôi vật vờ ngay trước mắt.. Rồi sau đó tôi ngất đi, không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy tôi nhìn thấy mình đang nằm trên tàu của hải tặc. Bên cạnh tôi là hai em Hùng và Châu đang làm hô hấp nhân tạo cho nhà tôi, chắc là nhà tôi vừa được các em vớt lên. Tôi cũng gượng dậy để ra phụ giúp nhưng bọn hải tặc đã ra hiệu là phải hất nhà tôi xuống biển. Thật không còn gì tan nát hơn lòng tôi lúc đó. Tôi nhào lại, ôm nhà tôi vào lòng, đau đớn nhìn nhà tôi hai mắt vẫn còn mở nhưng thân hình đã bất động. Tôi đã đã dùng tay vuốt cho hai mắt của nhà tôi khép lại rồi tôi khiêng ở đầu, hai em Hùng và Châu khiêng ở chân hạ nhà tôi xuống biển. Đó là lần cuối cùng tôi ở cạnh nhà tôi.
Những giây phút đau đớn nhất của một đời người. Một cơn sóng áp tới.
Biển xanh bao vây nhiều sóng dữ đã vĩnh viễn lôi cuốn đi người vợ thân
yêu nhất đời của tôi. Không bao giờ tôi còn gặp lại. Không có cả một nấm
mồ để tôi lui tới thăm viếng. Một thoáng lay động trên mặt biển. Rồi
vĩnh viễn chia lìa. Ôi đau đớn nào cho bằng sự đau đớn mà tôi đã phải
chịu đựng. Tất cả những người thân yêu nhất của tôi đã ra đi trong
khoảnh khắc. Khi chết, nhà tôi bận một cái quần đen, một cái áo montagut
đen. Nét mặt nhà tôi không tỏ vẻ đau đớn gì cả. Chỉ có nét thảng thốt
thoáng qua trên khuôn mặt bình thản. Đó là hình ảnh cuối cùng của nhà
tôi mà tôi ghi nhớ được trước giây phút ngàn năm vĩnh biệt.
Kiểm điểm lại, chẳng những nhà tôi chết trên biển mà tất cả bốn đứa con của tôi đều chết đuối hết, cháu Thanh Thùy, cháu Thùy Trang, cháu Duy Tài, cháu Duy Trí, những người thân yêu nhất của đời tôi đã vĩnh viễn đi vào lòng biển sâu. Tôi tưởng rằng nếu trên đời này có những thảm họa đau đớn nào thì thảm họa giáng xuống gia đình của tôi phải kể là một trong những thảm họa lớn nhất, khủng khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng của một con người... Cùng số phận với vợ con tôi còn có 65 người khác nữa đi cùng ghe với tôi cũng đã bị chết chìm. Như thế, cả thảy 70 sinh mạng thuyền nhân trong ghe này đã bị chết dưới bàn tay bạo tàn của hải tặc. Số còn lại được hải tặc đưa vào đảo Kra, một hòn đào nằm trơ vơ giữa biển cả trong Vịnh Thái Lan. Đảo này bây giờ trở thành địa ngục của dân Việt Nam tị nạn bằng thuyền. Bởi vì bất cứ ai bị đưa vào đây đều trở thành nạn nhân của sự bạo hành: Tra tấn đàn ông để khảo của, và bắt chỉ chỗ trốn của phụ nữ, còn phụ nữ thì lẩn lút trong hốc núi, trong rừng sâu hay trong vách đá ngầm nhô ra ngoài biển. Trên đảo có nhiều dấu tích thảm thương của đồng bào đi trước để lại như những hàng chữ viết lên vách đá, những mớ tóc đàn bà vương vãi rải rác khắp mọi nơi (chắc là được cắt đi để giả trai) và cả những xác thuyền, những ngôi mộ của những người đã bỏ xác ở đó.
Chúng tôi được đưa lên đảo vào lúc 6 giờ chiều ngày 31-12 năm 1979. Lòng đớn đau, thân xác rã rời, bệnh hoạn. Các em tôi phải tìm kiếm cỏ khô trải thành nệm cho tôi nằm, lo tìm thức ăn cho tôi ăn. Vì tôi quá đau ốm nên chú Chiếu đã chịu khó đi mày mò ở khắp mọi chỗ, bòn mặt ở những nơi có vật dụng vương vãi của đồng bào đi trước bỏ lại để tìm kiếm cho tôi những viên thuốc. Có những viên đã vữa nát vì nắng mưa, có những viên mòn vẹt chỉ còn lại một phần tư nhưng tôi vẫn cố nuốt để cầm cự được cho sức khỏe đã vô cùng suy sụp của tôi.
Sáu ngày trên đảo là sáu ngày buồn thảm, kinh hoàng. Đói, bệnh và những nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của tâm hồn tôi. Trong khi ấy, các phụ nữ đi cùng ghe vẫn phải lẩn trốn như những con vật vô phương tự vệ trước những cuộc lùng sục bạo tàn của hải tặc.
Đến ngày 6 tháng 1 năm 1980, chúng tôi được Cao Ủy LHQ phát hiện (bằng trực thăng bay qua đảo) và đưa thuyền ra đón vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đó 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, thì chúng tôi được đưa về trại Songkhla ngày 23-1-1980.
Hôm nay là ngày 10 tháng 4 năm 1980, là ngày thứ 100 nhà tôi và các cháu chết trên biển, trong Vịnh Thái Lan trên đường vượt thoát xứ CS để đi tìm tự do. Tôi đang ở trại tị nạn Songkhla. Cách đây 50 ngày, Cha Tuyên Úy Joe Devlin đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho nhà tôi và các con tôi tại nhà thờ ở trong trại. Hôm nay, nhân dịp 100 ngày, Người cũng dâng lễ cầu nguyện cho. Tôi vô cùng đớn đau, vô cùng chua xót nhớ lại những người thân yêu nhất của đời tôi. Vợ tôi, sáu con tôi đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy xót thương cho những linh hồn đã chết đớn đau trong thảm họa đớn đau chung của cả Dân Tộc Việt Nam chúng con. Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn vợ con, các con của con để đưa tất cả về nơi an nghỉ bình an hạnh phúc đời đời nơi nước Chúa. Xin Chúa hãy giúp con đầy đủ can đảm để đứng vững sau cơn gió bão khủng khiếp của đời người, để cho con còn đầy đủ minh mẫn, đủ sức khỏe để lo lắng cho đứa con trai duy nhất của con còn đang sống ở Đài Loan. Con đã chịu đau thương quá nhiều. Con cầu nguyện ơn Chúa ban xuống cho tất cả thân nhân còn lại của con, các đồng bào của con, những người sẽ vượt biển ra đi đều tới bến bờ bình an.
Songkhla, ngày 10 tháng 4 năm 1980
Vũ Duy Thái
(Nhân giỗ 100 ngày của vợ và các con chết trên Biển Đông)
(Trích: Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ấn hành 1981)
Kiểm điểm lại, chẳng những nhà tôi chết trên biển mà tất cả bốn đứa con của tôi đều chết đuối hết, cháu Thanh Thùy, cháu Thùy Trang, cháu Duy Tài, cháu Duy Trí, những người thân yêu nhất của đời tôi đã vĩnh viễn đi vào lòng biển sâu. Tôi tưởng rằng nếu trên đời này có những thảm họa đau đớn nào thì thảm họa giáng xuống gia đình của tôi phải kể là một trong những thảm họa lớn nhất, khủng khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng của một con người... Cùng số phận với vợ con tôi còn có 65 người khác nữa đi cùng ghe với tôi cũng đã bị chết chìm. Như thế, cả thảy 70 sinh mạng thuyền nhân trong ghe này đã bị chết dưới bàn tay bạo tàn của hải tặc. Số còn lại được hải tặc đưa vào đảo Kra, một hòn đào nằm trơ vơ giữa biển cả trong Vịnh Thái Lan. Đảo này bây giờ trở thành địa ngục của dân Việt Nam tị nạn bằng thuyền. Bởi vì bất cứ ai bị đưa vào đây đều trở thành nạn nhân của sự bạo hành: Tra tấn đàn ông để khảo của, và bắt chỉ chỗ trốn của phụ nữ, còn phụ nữ thì lẩn lút trong hốc núi, trong rừng sâu hay trong vách đá ngầm nhô ra ngoài biển. Trên đảo có nhiều dấu tích thảm thương của đồng bào đi trước để lại như những hàng chữ viết lên vách đá, những mớ tóc đàn bà vương vãi rải rác khắp mọi nơi (chắc là được cắt đi để giả trai) và cả những xác thuyền, những ngôi mộ của những người đã bỏ xác ở đó.
Chúng tôi được đưa lên đảo vào lúc 6 giờ chiều ngày 31-12 năm 1979. Lòng đớn đau, thân xác rã rời, bệnh hoạn. Các em tôi phải tìm kiếm cỏ khô trải thành nệm cho tôi nằm, lo tìm thức ăn cho tôi ăn. Vì tôi quá đau ốm nên chú Chiếu đã chịu khó đi mày mò ở khắp mọi chỗ, bòn mặt ở những nơi có vật dụng vương vãi của đồng bào đi trước bỏ lại để tìm kiếm cho tôi những viên thuốc. Có những viên đã vữa nát vì nắng mưa, có những viên mòn vẹt chỉ còn lại một phần tư nhưng tôi vẫn cố nuốt để cầm cự được cho sức khỏe đã vô cùng suy sụp của tôi.
Sáu ngày trên đảo là sáu ngày buồn thảm, kinh hoàng. Đói, bệnh và những nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của tâm hồn tôi. Trong khi ấy, các phụ nữ đi cùng ghe vẫn phải lẩn trốn như những con vật vô phương tự vệ trước những cuộc lùng sục bạo tàn của hải tặc.
Đến ngày 6 tháng 1 năm 1980, chúng tôi được Cao Ủy LHQ phát hiện (bằng trực thăng bay qua đảo) và đưa thuyền ra đón vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đó 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, thì chúng tôi được đưa về trại Songkhla ngày 23-1-1980.
Hôm nay là ngày 10 tháng 4 năm 1980, là ngày thứ 100 nhà tôi và các cháu chết trên biển, trong Vịnh Thái Lan trên đường vượt thoát xứ CS để đi tìm tự do. Tôi đang ở trại tị nạn Songkhla. Cách đây 50 ngày, Cha Tuyên Úy Joe Devlin đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho nhà tôi và các con tôi tại nhà thờ ở trong trại. Hôm nay, nhân dịp 100 ngày, Người cũng dâng lễ cầu nguyện cho. Tôi vô cùng đớn đau, vô cùng chua xót nhớ lại những người thân yêu nhất của đời tôi. Vợ tôi, sáu con tôi đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy xót thương cho những linh hồn đã chết đớn đau trong thảm họa đớn đau chung của cả Dân Tộc Việt Nam chúng con. Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn vợ con, các con của con để đưa tất cả về nơi an nghỉ bình an hạnh phúc đời đời nơi nước Chúa. Xin Chúa hãy giúp con đầy đủ can đảm để đứng vững sau cơn gió bão khủng khiếp của đời người, để cho con còn đầy đủ minh mẫn, đủ sức khỏe để lo lắng cho đứa con trai duy nhất của con còn đang sống ở Đài Loan. Con đã chịu đau thương quá nhiều. Con cầu nguyện ơn Chúa ban xuống cho tất cả thân nhân còn lại của con, các đồng bào của con, những người sẽ vượt biển ra đi đều tới bến bờ bình an.
Songkhla, ngày 10 tháng 4 năm 1980
Vũ Duy Thái
(Nhân giỗ 100 ngày của vợ và các con chết trên Biển Đông)
(Trích: Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ấn hành 1981)
LÊ PHI ĐIỂU * KHI TÔI VỀ
Khi Tôi Về
Lê Phi Điểu
Một ngày cuối đông năm 1981, tôi được gọi tên ở lại trong trại không
phải ra ngoài đi lao động. Xin thưa các bạn, đây là trại giam Tù Cải Tạo
Vĩnh Quang B. thuộc tỉnh Vĩnh Phú miền Bắc Việt Nam! Trại do công an
cộng sản quản lý. Theo thông lệ của trại này, khi cán bộ từ ban giám thị
trại giam xuống sân tập họp của đám tù cải tạo là có chuyện… Thường
thường là những chuyện đem lại rắc rối cho anh em tù cải tạo, nhưng cũng
có đôi khi thông báo những tin vui cho vài người tù có người nhà thăm
nuôi đang chờ ngoài khu thăm viếng.
Tôi đã có một lần bị gọi tên và bắt ở lại trại để lên ban giám thị trại giam làm việc. Làm việc ở đây tức là có vấn đề đối với ban an ninh trại giam. Lần đó tôi bị nghi ngờ là người “ỉa” và gói “cứt” vứt lên chỗ gối đầu của anh Thuận, Thuận là Đội Trưởng đội 9 của tôi. (Xin lỗi quí độc giả vì phải dùng hai từ này.) Tôi cực lực phản đối là tôi không dại gì đi làm chuyện đó vì đêm hôm qua họp đôi bình bầu để đánh giá từng người và tôi là người bị cho là chay lười lao động, hay khai bịnh để lánh nặng tìm nhẹ. Cuối cùng tôi bị hạ khẩu phần ăn từ 18 kg (khoai, sắn, gạo) xuống còn 13 kg một tháng. Cuối buổi họp bình bầu tôi lên tiếng phản đối quyết liệt với Đội Trưởng Thuận (cũng là người tù cải tạo được trại chỉ định làm đội trưởng, Đôi 9 có khoảng 70 tù nhân). Tôi nói rằng tôi bị bịnh hen suyển nên khó thở, sức khỏe yếu kém do đó không thể làm việc nặng như vác đá kè ao nuôi cá, đi khiêng gỗ, cưa xẽ gỗ, đi gánh hàng từ trại Vĩnh Quang B ra trại Vĩnh Quang A và ngược lại… Nhưng tôi vẫn đi theo đội thường xuyên để nấu nước cho anh em “giải lao” cố giữ chỉ tiêu số người tham gia lao động cao của đội để không bị đánh giá thấp so với các đội khác. Những ngày nắng ấm, sức khỏe tốt tôi vẫn lao động năng như bao nhiêu anh em khác . Tại sao lại hạ khẩu phần của tôi xuống tối đa như vậy. Tôi kết luận “Các anh dã man lắm, đối với người bị bịnh hen suyễn như tôi mà các anh cũng không nương tay, các anh vô nhân đạo lắm!!!...”
Tôi nghĩ là tôi không “iả” và gói “cứt” ném lên đầu giường đội trưởng nên tôi mạnh dạn bảo vệ mình bằng cách lý luận rằng “Tôi không ngu dại gì mà đêm qua tôi vừa mới cự cãi to tiếng với anh Thuận mà sáng nay tôi lại ném “cứt “lên đầu giường anh Thuận vì hành vi đó chẳng khác gì tôi đi làm cái chuyện mà người ta cho rằng “Lạy ông tôi ở bụi này”. Sau một hồi hăm dọa và vuốt ve dụ dỗ hãy tự giác khai ra. “Anh hay người nào khác đã trả thù Đội Trưởng Thuận. Nói đi tôi sẽ cho anh về lán nghỉ đi lao đông ngày hôm nay. Thấy tôi trả lời dứt khoát tôi không ném “cứt” lên đầu giường anh Thuận và cũng không biết ai đã làm chuyện đó. Cuối cùng cán bộ giám thị thả tôi ra và bắt về dọn vệ sinh phòng giam.
Sáng nay ban giám thị kêu tên tôi và khoảng hơn mười người nữa ở lại trại. Sau khi tất cả trại viên ra khỏi cổng đi lao động thì cán bộ trại ra lịnh cho chúng tôi nhanh chóng về đem tất cả đồ đạc cá nhân lên sân tập họp, sau đó bỏ ra đất cho cán bộ trại khám xét. Trong lòng mọi người đều nghĩ rằng có ai đó trong số chúng tôi dấu diếm tài liệu phản động hay đồ kim khí như dao, búa… Nên bị kiểm tra bất thình lình. Sau khi vệ binh và quản giáo kiểm soát xong, không có ai vi phạm nội qui như đã nói trên thì cán bộ giám thị trại mang hồ sơ đến và tuyên bố là chúng tôi được trả tự do. Môt nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng mọi người. Thế là gần sáu năm làm người tù khổ sai không bản án, ngày mai chúng tôi sẽ được về sum họp với gia đình.
Từ nhà tù nhỏ tôi được thả vào nhà tù mới rộng hơn lớn hơn trong phạm vi thành phố Hội An quê tôi (Tôi bị quản chế hai năm tại địa phương) Cho dù biết ngày mai đói khổ lầm than đang đón chờ chúng tôi phía trước, tôi biết khi chúng tôi trở lại đời sống ngoài xã hội với hai bàn tay trắng và một số tiền ít ỏi mà trại giam cấp để làm lộ phí khi trở về trong lúc thân thể lại mang theo những bệnh tật hiểm nghèo vướng phải khi lao động cật lực nơi núi rừng Bắc Việt Nam. Cuộc sống mới ngoài trại giam chắc cũng sẽ có nhiều gian khổ và thiếu thốn khôn cùng. Tuy nhiên chúng tôi ai nấy cùng đều hớn hở vui tươi. Ngay sau duyệt lại danh sách, cán bộ trại gọi tên từng người lên văn phòng và hỏi địa chỉ vợ con hoặc cha mẹ để ghi vào Giấy Ra Trại và cấp lộ phí cho chúng tôi kèm theo lời khuyên là về địa phương phải cố gắng lao động tốt, tham gia tích cực mọi công tác địa phương giao phó, đừng để phải vào trại giam một lần nữa… Giấy Ra Trại của tôi có ghi nhận xét “Sức khỏe yếu kém, bệnh tật …”
Tôi chọn địa chỉ là nhà cha mẹ vợ tôi ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (qua tìm hiểu tôi biết vợ con tôi đang ở với gia đình ông bà ngoại của các cháu). Trong ngày hôm đó xe của Bộ Công An đưa chúng tôi đến ga xe lửa Hàng Cỏ, chúng tôi ở lại nhà ga đến xế trưa. Sau gần 6 năm trong trại giam đây là giây phút chúng tôi hít thở không khí trong lành và tự do (dù là tạm bợ) nên có vài anh tù cao niên đã cao hứng mua rượu uống và có vẻ ngà ngà say khi lên tàu hỏa. Trong lúc chờ tàu đi về Nam tôi đi loanh quanh trong ga và nhìn xem cảnh sinh hoạt của người dân và việc mua bán, quán xá ở nhà ga lớn này ra sao. Ở thời điểm này tôi thấy cách ăn mặc của người dân vẫn còn mộc mạc đơn sơ, quần áo may bằng vải thô, vải ta trắng… Có người khoác thêm lên chiếc áo mưa cũ kỹ hay những tấm nilon để che mưa khi ra ngoài trời. Quán xá thì chỉ có cửa hàng ăn uống giản dị gồm cơm hay phở do hợp tác xã địa phương tổ chức để bán cho khách đợi tàu ở sân ga. Đói bụng nên tôi vào ngồi trong cửa hàng ăn uống, gọi một tô phở, tôi chẳng nhớ là bao nhiêu tiền. Chờ mất khoảng 15 phút thì người phục vụ mang ra một tô phở đầy nước nhưng chỉ có vài ba lát thịt bò nhỏ xíu và mấy cọng hành tươi xanh xanh trên mặt. Tôi bưng lên và hít hà vì đây là lần đầu tiên tôi được ăn phở nóng và có người bưng tới bàn cho tôi. Bên cạnh tôi cũng có vài người khách ngồi ăn, họ múc một muỗng bột ngọt đổ vào tô phở khoắng đều lên rồi mới ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không dám hỏi vì khi xưa đi hành quân tôi để ý là bộ đội miền Bắc hay dùng bột ngọt nấu canh rau rừng và sau sáu năm cưỡng chiếm miền Nam họ vẫn còn phải dùng bột ngọt vì thiếu xương bò xương heo… làm cho nước phở ngọt ngon hơn hay sao? Cuối cùng thì tàu hỏa cũng đã vào sân ga và những người tù vừa được trả tự do như chúng tôi cũng đã vội vã lên tàu chọn lựa chỗ ngồi xen lẫn với những hành khách bắt tàu xuôi Nam. Còi tàu rúc lên mấy hồi và bắt đầu thở hồng hộc kéo theo khối lượng lớn hàng hóa của những người buôn bán và hành khách, tàu ì ạch chạy về phương Nam.
Đây là lần thứ hai tôi nhìn lại phân nửa phía Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Lần đầu là khi chúng tôi bị đưa tới Tân Cảng ở Sài Gòn và bị dồn xuống hầm một chiếc tàu thủy lớn, tôi không biết tên, sau khoảng hai ngày đêm tàu chạy ven biển, chiếc tàu đã cập cảng Hải Phòng và tất cả chúng tôi được lịnh rời khỏi tàu, lên bờ tập họp lại ngồi chờ lịnh.
Xin trình bày thêm là hai ngày đêm lênh đênh trên biển và cả ngàn người bị nhốt dưới hầm tàu chật chội, âm u vì thiếu ánh sáng, có người bị tiêu chảy, bị ho hoặc bị các chứng bịnh khác hành hạ. Những người tù tự động giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh vô cùng hãi hùng bi đát như địa ngục trần gian. Tới giờ ăn bọn lính canh đứng trên boong tàu dùng dây thòng thức ăn gồm khoai sắn hay bo bo xuống cho đám tù lúc nhúc ở dưới chia nhau. Chúng tôi không có nước uống nên lên tiếng yêu cầu cho nước uống. Mấy tên cán bộ đứng trên boong tàu cầm ống nước xịt xuống dưới hầm tàu cho chúng tôi hứng lấy mà dùng. Nước chảy tung tóe ướt đẫm sàn hầm tàu. Nhiều người bị tiêu chảy không có chỗ để giải quyết, họ xổ đại ra quần, mùi hôi thúi xông lên nồng nặc còn hơn mùi tử khí ở các nhà xác ngày xưa. Hai ngày đêm nằm chen chúc như giòi bọ trong địa ngục hầm tàu nên khi được lên cảng Hải Phòng chúng tôi mừng thầm là đã có thể hít thở khí trời một cách thoải mái và bơm đầy sinh khí vào hai lá phổi. Ở đây cán bộ đi theo có vẻ kiêu hãnh, đã cho chúng tôi biết là chúng tôi đã vào cảng Hải Phòng. Tôi tự nhủ: Hải Phòng miền đất văn minh của Xã Hội Chủ Nghĩa mấy chục năm nay sao mà nghèo nàn lạc hậu đến thế này!
Tập họp điểm danh xong chúng tôi bị lùa vào mấy cái nhà kho ở cảng và sau đó họ cho chúng tôi đi tắm rửa. Nói là đi tắm rửa chứ thực ra là chúng tôi lội xuống một cái ao hơi rộng, nước đục ngầu và phân trâu bò nổi lềnh bềnh, chúng tôi chỉ vục nước khoác lên người cho mát chút đỉnh rồi thôi. Chúng tôi không thể tắm chung với mấy con trâu bò đang ngâm mình dưới cái ao khá lớn dơ bẩn này. Hôm sau chúng tôi lại bị nhốt vào các toa xe lửa bịt bùng mà thường ngày dùng để chở than và súc vật. Chúng tôi bị chở ra vùng Việt Hồng thuộc tỉnh Yên Bái. Sắp đến nơi khi tàu lửa dừng lại (tôi không nhớ là ga nào) Chúng tôi xuống xe và đi bộ lên Việt Hồng Yên Bái. Trên đường đi một số người đã ném đá vào chúng tôi tỏ vẻ căm thù đối với những sĩ quan tù nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Trong mớ âm thanh reo hò hỗn loạn, tôi nghe thấy được một giọng của ai đó đã vang lên trong lúc chúng tôi lầm lũi bước đi “Họ là những anh hùng sa cơ đấy” Tiếng nói ấy dù không quá to lớn hay cường điệu nhưng cũng đã làm cho những kẻ sa cơ như chúng cảm thấy vẫn còn có người kính trọng chúng tôi, mặc dù chúng tôi là những quân nhân phải buông súng đầu hàng theo lịnh. Trong lúc di chuyển trên xe lửa hay lết bộ theo dòng người phờ phạc đói rách để đến nơi buộc chúng tôi phải đến, tôi luôn luôn có thói quen của một quân nhân tác chiến là quan sát và ghi nhận những hình ảnh hai bên đường những nơi chúng tôi đi qua. Thật là buồn cười khi nhìn thấy một bầy trâu năm, sáu con cùng một đám người đang cày xới một đám ruộng mà đúng ra chỉ cần một con trâu với một anh thợ cày làm một buổi là xong ngay. (Chắc nhóm thợ cày này nằm chung trong hợp tác xã nông nghiệp địa phương) Nhà cửa hai bên đường là nhà tranh vách đất, đằng trước hoặc đằng sau nhà đều có trồng vài giồng khoai lang, vài bụi sắn hoặc một đám rau muống nhỏ xen kẻ nhau mà mục đích là để phụ thêm cho vấn đề lương thực của chủ nhà. Chúng tôi cũng đi qua những trường học và nhà giữ trẻ hoặc chợ búa, tôi không thể tưởng tượng nổi đó là một lớp học hoặc là một nhà giữ trẻ. Những cái chòi tranh không có phên vách hay tường gạch bao bọc mà nó chõng chơ còn thua cái chuồng trâu của người miền Nam. Thế mà vì sao chúng tôi lại thất bại thảm hại thế này!!!
Sau hơn mười hai tiếng đồng hồ, xe lửa chở chúng tôi xuôi Nam tới địa phận Huế và sau đó băng qua đèo Hải Vân để về Đà Nẵng. Mãi mê man ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường và ngọn đèo Hải Vân hùng vĩ tôi quên mất là mình nên về Sài Gòn thăm vợ con trước hay xuống tại ga Đà Nẵng để về Hội An thăm mẹ già đang ngày đêm khấn nguyện cho con trai sớm thoát khỏi vòng lao lý và trở về sum họp với mẹ già nơi chốn quê xưa. Tình mẫu tử thiêng liêng, tôi không muốn để mẹ tôi phải chờ đợi thêm giây phút nào nữa. Tôi bất chấp nơi cho phép tôi trở về trên giấy tờ là Sài Gòn chứ không phải Hôi An, tôi quyết định xuống ở ga Đà Nẵng và ra bến xe để về nhà thăm mẹ tôi ngay.
Giây phút gặp lại mẹ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Bà đang ngồi ủ rủ, có lẽ vì đang nhớ đến tôi. Tôi bước vào nhà với bộ đồ màu xanh của trại tù phát và giả đò tằng hắng một cái nhẹ để mẹ tôi biết có người vào nhà. Mẹ tôi ngẫng đầu lên, thấy tôi bà ú ớ và muốn qụy xuống ghế vì quá mừng rỡ. Tôi bước vội tới để đỡ bà ngồi ngay ngắn và ôm chầm lấy bà để trấn an, sau đó mấy giây bà mới bình tĩnh trở lại. Mẹ tôi ở một mình trong căn nhà thờ cổ xưa, các em tôi bận sinh kế nên thỉnh thoảng mới ghé thăm bà. Sự trở về của tôi như là một liều thuốc bổ cấp thời giúp cho mẹ tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn.
Những người hàng xóm nghe tin tôi vừa từ trại giam về đã cùng nhau kéo đến nhà thăm tôi, bà con và bạn bè ngày xưa cũng lần lượt đến thăm hỏi. Mọi người vui vẻ chúc mừng mẹ con tôi đoàn tụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương.
Ở nhà với mẹ được mấy hôm, bà mua trứng vịt lộn, đu đủ chín, để tôi ăn nhằm xổ độc khi tôi ở núi rừng lao động khổ nhọc có thể mang mầm bệnh trở về. Nghệ và mật ong bà viên thành hoàn, bà bắt tôi uống hằng ngày để bồi dưỡng và đề phòng chống nước. Ôi! tình mẹ đối với tôi bao la như trời biển. Ở lại với mẹ chưa được một tuần thì tôi nói với mẹ tôi là tôi phải vào Sài gòn vì trên giấy tờ cho phép tôi về sum họp với vợ con ở ngã tư Bảy Hiền chứ không phải là Hội An. Tôi nói với mẹ tôi là tôi nhớ mẹ quá không biết sức khỏe mẹ ra sao nên tôi đánh liều xuống ga Đà Nẵng để về thăm mẹ trước vì tôi sợ vào Sài Gòn rồi sẽ bị quản chế tại nhà, khó mà trở về thăm mẹ. Hơn nữa trong khi trở về chỉ hai bàn tay trắng làm sao đủ tiền mua vé từ SG về quê thăm mẹ. Mẹ tôi gật đầu tỏ ý thông cảm hoàn cảnh của tôi, nhưng khuôn mặt bà trở nên buồn bã kém vui. Bà nói với tôi là tuần trước bà nằm thấy chiêm bao rằng “tôi được ra trại và về thăm bà, và sau ít hôm thì tôi nói với bà là tôi còn đi nữa chớ không phải ở lại nhà được lâu. Giấc mơ gì mà đúng ghê hỉ! “.
Qua ngày hôm sau tôi lên đường vào Sài Gòn để sum họp với vợ con. Khi đi mẹ tôi cũng mượn cho tôi đưọc chút tiền để ăn uống dọc đường và bà cũng không quên bỏ vào túi một chai dầu Nhị Thiên Đường và dặn do tôi mang theo số mật ong mà bà đã viên sẵn, nhắc tôi nhớ uống hằng ngày “tốt lắm đó“. Với bộ đồ xanh của trại tù tôi đi từ Đà Nẵng vào tới Sài Gòn mà không phải trả tìền xe vì chủ xe và lơ xe thấy tôi là người vừa mới ra tù, chẳng có tiền bạc gì nhiều nên họ đã không nhận tiền chuyên chở tôi về đến Sài Gòn.
Khi về đến Sài Gòn gặp lại một số anh em cũng vừa mới trở về họ đều nói là người dân vẫn còn thương mến bọn mình nên họ sẵn lòng giúp đỡ không thu phí xe cộ mà đôi khi còn mua bánh mì, bánh ú cho mình ăn ngay trên xe. Ôi! tấm lòng nhân ái, nhân hậu của người dân miền Nam thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao! Mời quí độc giả đọc bài thơ thay phần kết sau đây.
Khi Tôi Về
Khi tôi về khu vườn xưa xơ xác.
Giàn hoa xanh Thiên Lý chết lâu rồi.
Cội mai già hiu hắt đứng chơi vơi.
Tường vách đổ, ngói rơi đầy sân vắng.
Khi tôi về, khu vườn xưa yên lặng.
Như đời ai qua mấy chặng thăng trầm.
Khi tôi về gió Bắc thổi căm căm.
Mẹ ngồi đó, miệng lâm râm khấn nguyện.
Bước vào nhà sau một phút lặng yên.
Mẹ bật khóc khi lời nguyền đã tới.
Con về đây thưa với mẹ một lời.
Mẹ tha thứ vì tai trời ách nước.
Chuyện đổi thay giữa đời ai biết được.
Mộng ngày xưa! sau trước đã không thành.
Và bây giờ còn một chút thanh danh.
Con xin giữ với lòng thành muôn thuở.
Bài viết này con kính dâng hương hồn Mẹ. Mẹ đã un đúc cho con ý chí kiêu hùng của một con dân nước Việt.
Câu nói bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào phò chúa nấy”.
Seattle. 01/ 12 /năm 2016.
Lê Phi Điểu
Nguồn XứQuảng.com
Tôi đã có một lần bị gọi tên và bắt ở lại trại để lên ban giám thị trại giam làm việc. Làm việc ở đây tức là có vấn đề đối với ban an ninh trại giam. Lần đó tôi bị nghi ngờ là người “ỉa” và gói “cứt” vứt lên chỗ gối đầu của anh Thuận, Thuận là Đội Trưởng đội 9 của tôi. (Xin lỗi quí độc giả vì phải dùng hai từ này.) Tôi cực lực phản đối là tôi không dại gì đi làm chuyện đó vì đêm hôm qua họp đôi bình bầu để đánh giá từng người và tôi là người bị cho là chay lười lao động, hay khai bịnh để lánh nặng tìm nhẹ. Cuối cùng tôi bị hạ khẩu phần ăn từ 18 kg (khoai, sắn, gạo) xuống còn 13 kg một tháng. Cuối buổi họp bình bầu tôi lên tiếng phản đối quyết liệt với Đội Trưởng Thuận (cũng là người tù cải tạo được trại chỉ định làm đội trưởng, Đôi 9 có khoảng 70 tù nhân). Tôi nói rằng tôi bị bịnh hen suyển nên khó thở, sức khỏe yếu kém do đó không thể làm việc nặng như vác đá kè ao nuôi cá, đi khiêng gỗ, cưa xẽ gỗ, đi gánh hàng từ trại Vĩnh Quang B ra trại Vĩnh Quang A và ngược lại… Nhưng tôi vẫn đi theo đội thường xuyên để nấu nước cho anh em “giải lao” cố giữ chỉ tiêu số người tham gia lao động cao của đội để không bị đánh giá thấp so với các đội khác. Những ngày nắng ấm, sức khỏe tốt tôi vẫn lao động năng như bao nhiêu anh em khác . Tại sao lại hạ khẩu phần của tôi xuống tối đa như vậy. Tôi kết luận “Các anh dã man lắm, đối với người bị bịnh hen suyễn như tôi mà các anh cũng không nương tay, các anh vô nhân đạo lắm!!!...”
Tôi nghĩ là tôi không “iả” và gói “cứt” ném lên đầu giường đội trưởng nên tôi mạnh dạn bảo vệ mình bằng cách lý luận rằng “Tôi không ngu dại gì mà đêm qua tôi vừa mới cự cãi to tiếng với anh Thuận mà sáng nay tôi lại ném “cứt “lên đầu giường anh Thuận vì hành vi đó chẳng khác gì tôi đi làm cái chuyện mà người ta cho rằng “Lạy ông tôi ở bụi này”. Sau một hồi hăm dọa và vuốt ve dụ dỗ hãy tự giác khai ra. “Anh hay người nào khác đã trả thù Đội Trưởng Thuận. Nói đi tôi sẽ cho anh về lán nghỉ đi lao đông ngày hôm nay. Thấy tôi trả lời dứt khoát tôi không ném “cứt” lên đầu giường anh Thuận và cũng không biết ai đã làm chuyện đó. Cuối cùng cán bộ giám thị thả tôi ra và bắt về dọn vệ sinh phòng giam.
Sáng nay ban giám thị kêu tên tôi và khoảng hơn mười người nữa ở lại trại. Sau khi tất cả trại viên ra khỏi cổng đi lao động thì cán bộ trại ra lịnh cho chúng tôi nhanh chóng về đem tất cả đồ đạc cá nhân lên sân tập họp, sau đó bỏ ra đất cho cán bộ trại khám xét. Trong lòng mọi người đều nghĩ rằng có ai đó trong số chúng tôi dấu diếm tài liệu phản động hay đồ kim khí như dao, búa… Nên bị kiểm tra bất thình lình. Sau khi vệ binh và quản giáo kiểm soát xong, không có ai vi phạm nội qui như đã nói trên thì cán bộ giám thị trại mang hồ sơ đến và tuyên bố là chúng tôi được trả tự do. Môt nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng mọi người. Thế là gần sáu năm làm người tù khổ sai không bản án, ngày mai chúng tôi sẽ được về sum họp với gia đình.
Từ nhà tù nhỏ tôi được thả vào nhà tù mới rộng hơn lớn hơn trong phạm vi thành phố Hội An quê tôi (Tôi bị quản chế hai năm tại địa phương) Cho dù biết ngày mai đói khổ lầm than đang đón chờ chúng tôi phía trước, tôi biết khi chúng tôi trở lại đời sống ngoài xã hội với hai bàn tay trắng và một số tiền ít ỏi mà trại giam cấp để làm lộ phí khi trở về trong lúc thân thể lại mang theo những bệnh tật hiểm nghèo vướng phải khi lao động cật lực nơi núi rừng Bắc Việt Nam. Cuộc sống mới ngoài trại giam chắc cũng sẽ có nhiều gian khổ và thiếu thốn khôn cùng. Tuy nhiên chúng tôi ai nấy cùng đều hớn hở vui tươi. Ngay sau duyệt lại danh sách, cán bộ trại gọi tên từng người lên văn phòng và hỏi địa chỉ vợ con hoặc cha mẹ để ghi vào Giấy Ra Trại và cấp lộ phí cho chúng tôi kèm theo lời khuyên là về địa phương phải cố gắng lao động tốt, tham gia tích cực mọi công tác địa phương giao phó, đừng để phải vào trại giam một lần nữa… Giấy Ra Trại của tôi có ghi nhận xét “Sức khỏe yếu kém, bệnh tật …”
Tôi chọn địa chỉ là nhà cha mẹ vợ tôi ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (qua tìm hiểu tôi biết vợ con tôi đang ở với gia đình ông bà ngoại của các cháu). Trong ngày hôm đó xe của Bộ Công An đưa chúng tôi đến ga xe lửa Hàng Cỏ, chúng tôi ở lại nhà ga đến xế trưa. Sau gần 6 năm trong trại giam đây là giây phút chúng tôi hít thở không khí trong lành và tự do (dù là tạm bợ) nên có vài anh tù cao niên đã cao hứng mua rượu uống và có vẻ ngà ngà say khi lên tàu hỏa. Trong lúc chờ tàu đi về Nam tôi đi loanh quanh trong ga và nhìn xem cảnh sinh hoạt của người dân và việc mua bán, quán xá ở nhà ga lớn này ra sao. Ở thời điểm này tôi thấy cách ăn mặc của người dân vẫn còn mộc mạc đơn sơ, quần áo may bằng vải thô, vải ta trắng… Có người khoác thêm lên chiếc áo mưa cũ kỹ hay những tấm nilon để che mưa khi ra ngoài trời. Quán xá thì chỉ có cửa hàng ăn uống giản dị gồm cơm hay phở do hợp tác xã địa phương tổ chức để bán cho khách đợi tàu ở sân ga. Đói bụng nên tôi vào ngồi trong cửa hàng ăn uống, gọi một tô phở, tôi chẳng nhớ là bao nhiêu tiền. Chờ mất khoảng 15 phút thì người phục vụ mang ra một tô phở đầy nước nhưng chỉ có vài ba lát thịt bò nhỏ xíu và mấy cọng hành tươi xanh xanh trên mặt. Tôi bưng lên và hít hà vì đây là lần đầu tiên tôi được ăn phở nóng và có người bưng tới bàn cho tôi. Bên cạnh tôi cũng có vài người khách ngồi ăn, họ múc một muỗng bột ngọt đổ vào tô phở khoắng đều lên rồi mới ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không dám hỏi vì khi xưa đi hành quân tôi để ý là bộ đội miền Bắc hay dùng bột ngọt nấu canh rau rừng và sau sáu năm cưỡng chiếm miền Nam họ vẫn còn phải dùng bột ngọt vì thiếu xương bò xương heo… làm cho nước phở ngọt ngon hơn hay sao? Cuối cùng thì tàu hỏa cũng đã vào sân ga và những người tù vừa được trả tự do như chúng tôi cũng đã vội vã lên tàu chọn lựa chỗ ngồi xen lẫn với những hành khách bắt tàu xuôi Nam. Còi tàu rúc lên mấy hồi và bắt đầu thở hồng hộc kéo theo khối lượng lớn hàng hóa của những người buôn bán và hành khách, tàu ì ạch chạy về phương Nam.
Đây là lần thứ hai tôi nhìn lại phân nửa phía Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Lần đầu là khi chúng tôi bị đưa tới Tân Cảng ở Sài Gòn và bị dồn xuống hầm một chiếc tàu thủy lớn, tôi không biết tên, sau khoảng hai ngày đêm tàu chạy ven biển, chiếc tàu đã cập cảng Hải Phòng và tất cả chúng tôi được lịnh rời khỏi tàu, lên bờ tập họp lại ngồi chờ lịnh.
Xin trình bày thêm là hai ngày đêm lênh đênh trên biển và cả ngàn người bị nhốt dưới hầm tàu chật chội, âm u vì thiếu ánh sáng, có người bị tiêu chảy, bị ho hoặc bị các chứng bịnh khác hành hạ. Những người tù tự động giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh vô cùng hãi hùng bi đát như địa ngục trần gian. Tới giờ ăn bọn lính canh đứng trên boong tàu dùng dây thòng thức ăn gồm khoai sắn hay bo bo xuống cho đám tù lúc nhúc ở dưới chia nhau. Chúng tôi không có nước uống nên lên tiếng yêu cầu cho nước uống. Mấy tên cán bộ đứng trên boong tàu cầm ống nước xịt xuống dưới hầm tàu cho chúng tôi hứng lấy mà dùng. Nước chảy tung tóe ướt đẫm sàn hầm tàu. Nhiều người bị tiêu chảy không có chỗ để giải quyết, họ xổ đại ra quần, mùi hôi thúi xông lên nồng nặc còn hơn mùi tử khí ở các nhà xác ngày xưa. Hai ngày đêm nằm chen chúc như giòi bọ trong địa ngục hầm tàu nên khi được lên cảng Hải Phòng chúng tôi mừng thầm là đã có thể hít thở khí trời một cách thoải mái và bơm đầy sinh khí vào hai lá phổi. Ở đây cán bộ đi theo có vẻ kiêu hãnh, đã cho chúng tôi biết là chúng tôi đã vào cảng Hải Phòng. Tôi tự nhủ: Hải Phòng miền đất văn minh của Xã Hội Chủ Nghĩa mấy chục năm nay sao mà nghèo nàn lạc hậu đến thế này!
Tập họp điểm danh xong chúng tôi bị lùa vào mấy cái nhà kho ở cảng và sau đó họ cho chúng tôi đi tắm rửa. Nói là đi tắm rửa chứ thực ra là chúng tôi lội xuống một cái ao hơi rộng, nước đục ngầu và phân trâu bò nổi lềnh bềnh, chúng tôi chỉ vục nước khoác lên người cho mát chút đỉnh rồi thôi. Chúng tôi không thể tắm chung với mấy con trâu bò đang ngâm mình dưới cái ao khá lớn dơ bẩn này. Hôm sau chúng tôi lại bị nhốt vào các toa xe lửa bịt bùng mà thường ngày dùng để chở than và súc vật. Chúng tôi bị chở ra vùng Việt Hồng thuộc tỉnh Yên Bái. Sắp đến nơi khi tàu lửa dừng lại (tôi không nhớ là ga nào) Chúng tôi xuống xe và đi bộ lên Việt Hồng Yên Bái. Trên đường đi một số người đã ném đá vào chúng tôi tỏ vẻ căm thù đối với những sĩ quan tù nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Trong mớ âm thanh reo hò hỗn loạn, tôi nghe thấy được một giọng của ai đó đã vang lên trong lúc chúng tôi lầm lũi bước đi “Họ là những anh hùng sa cơ đấy” Tiếng nói ấy dù không quá to lớn hay cường điệu nhưng cũng đã làm cho những kẻ sa cơ như chúng cảm thấy vẫn còn có người kính trọng chúng tôi, mặc dù chúng tôi là những quân nhân phải buông súng đầu hàng theo lịnh. Trong lúc di chuyển trên xe lửa hay lết bộ theo dòng người phờ phạc đói rách để đến nơi buộc chúng tôi phải đến, tôi luôn luôn có thói quen của một quân nhân tác chiến là quan sát và ghi nhận những hình ảnh hai bên đường những nơi chúng tôi đi qua. Thật là buồn cười khi nhìn thấy một bầy trâu năm, sáu con cùng một đám người đang cày xới một đám ruộng mà đúng ra chỉ cần một con trâu với một anh thợ cày làm một buổi là xong ngay. (Chắc nhóm thợ cày này nằm chung trong hợp tác xã nông nghiệp địa phương) Nhà cửa hai bên đường là nhà tranh vách đất, đằng trước hoặc đằng sau nhà đều có trồng vài giồng khoai lang, vài bụi sắn hoặc một đám rau muống nhỏ xen kẻ nhau mà mục đích là để phụ thêm cho vấn đề lương thực của chủ nhà. Chúng tôi cũng đi qua những trường học và nhà giữ trẻ hoặc chợ búa, tôi không thể tưởng tượng nổi đó là một lớp học hoặc là một nhà giữ trẻ. Những cái chòi tranh không có phên vách hay tường gạch bao bọc mà nó chõng chơ còn thua cái chuồng trâu của người miền Nam. Thế mà vì sao chúng tôi lại thất bại thảm hại thế này!!!
Sau hơn mười hai tiếng đồng hồ, xe lửa chở chúng tôi xuôi Nam tới địa phận Huế và sau đó băng qua đèo Hải Vân để về Đà Nẵng. Mãi mê man ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường và ngọn đèo Hải Vân hùng vĩ tôi quên mất là mình nên về Sài Gòn thăm vợ con trước hay xuống tại ga Đà Nẵng để về Hội An thăm mẹ già đang ngày đêm khấn nguyện cho con trai sớm thoát khỏi vòng lao lý và trở về sum họp với mẹ già nơi chốn quê xưa. Tình mẫu tử thiêng liêng, tôi không muốn để mẹ tôi phải chờ đợi thêm giây phút nào nữa. Tôi bất chấp nơi cho phép tôi trở về trên giấy tờ là Sài Gòn chứ không phải Hôi An, tôi quyết định xuống ở ga Đà Nẵng và ra bến xe để về nhà thăm mẹ tôi ngay.
Giây phút gặp lại mẹ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Bà đang ngồi ủ rủ, có lẽ vì đang nhớ đến tôi. Tôi bước vào nhà với bộ đồ màu xanh của trại tù phát và giả đò tằng hắng một cái nhẹ để mẹ tôi biết có người vào nhà. Mẹ tôi ngẫng đầu lên, thấy tôi bà ú ớ và muốn qụy xuống ghế vì quá mừng rỡ. Tôi bước vội tới để đỡ bà ngồi ngay ngắn và ôm chầm lấy bà để trấn an, sau đó mấy giây bà mới bình tĩnh trở lại. Mẹ tôi ở một mình trong căn nhà thờ cổ xưa, các em tôi bận sinh kế nên thỉnh thoảng mới ghé thăm bà. Sự trở về của tôi như là một liều thuốc bổ cấp thời giúp cho mẹ tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn.
Những người hàng xóm nghe tin tôi vừa từ trại giam về đã cùng nhau kéo đến nhà thăm tôi, bà con và bạn bè ngày xưa cũng lần lượt đến thăm hỏi. Mọi người vui vẻ chúc mừng mẹ con tôi đoàn tụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương.
Ở nhà với mẹ được mấy hôm, bà mua trứng vịt lộn, đu đủ chín, để tôi ăn nhằm xổ độc khi tôi ở núi rừng lao động khổ nhọc có thể mang mầm bệnh trở về. Nghệ và mật ong bà viên thành hoàn, bà bắt tôi uống hằng ngày để bồi dưỡng và đề phòng chống nước. Ôi! tình mẹ đối với tôi bao la như trời biển. Ở lại với mẹ chưa được một tuần thì tôi nói với mẹ tôi là tôi phải vào Sài gòn vì trên giấy tờ cho phép tôi về sum họp với vợ con ở ngã tư Bảy Hiền chứ không phải là Hội An. Tôi nói với mẹ tôi là tôi nhớ mẹ quá không biết sức khỏe mẹ ra sao nên tôi đánh liều xuống ga Đà Nẵng để về thăm mẹ trước vì tôi sợ vào Sài Gòn rồi sẽ bị quản chế tại nhà, khó mà trở về thăm mẹ. Hơn nữa trong khi trở về chỉ hai bàn tay trắng làm sao đủ tiền mua vé từ SG về quê thăm mẹ. Mẹ tôi gật đầu tỏ ý thông cảm hoàn cảnh của tôi, nhưng khuôn mặt bà trở nên buồn bã kém vui. Bà nói với tôi là tuần trước bà nằm thấy chiêm bao rằng “tôi được ra trại và về thăm bà, và sau ít hôm thì tôi nói với bà là tôi còn đi nữa chớ không phải ở lại nhà được lâu. Giấc mơ gì mà đúng ghê hỉ! “.
Qua ngày hôm sau tôi lên đường vào Sài Gòn để sum họp với vợ con. Khi đi mẹ tôi cũng mượn cho tôi đưọc chút tiền để ăn uống dọc đường và bà cũng không quên bỏ vào túi một chai dầu Nhị Thiên Đường và dặn do tôi mang theo số mật ong mà bà đã viên sẵn, nhắc tôi nhớ uống hằng ngày “tốt lắm đó“. Với bộ đồ xanh của trại tù tôi đi từ Đà Nẵng vào tới Sài Gòn mà không phải trả tìền xe vì chủ xe và lơ xe thấy tôi là người vừa mới ra tù, chẳng có tiền bạc gì nhiều nên họ đã không nhận tiền chuyên chở tôi về đến Sài Gòn.
Khi về đến Sài Gòn gặp lại một số anh em cũng vừa mới trở về họ đều nói là người dân vẫn còn thương mến bọn mình nên họ sẵn lòng giúp đỡ không thu phí xe cộ mà đôi khi còn mua bánh mì, bánh ú cho mình ăn ngay trên xe. Ôi! tấm lòng nhân ái, nhân hậu của người dân miền Nam thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao! Mời quí độc giả đọc bài thơ thay phần kết sau đây.
Khi Tôi Về
Khi tôi về khu vườn xưa xơ xác.
Giàn hoa xanh Thiên Lý chết lâu rồi.
Cội mai già hiu hắt đứng chơi vơi.
Tường vách đổ, ngói rơi đầy sân vắng.
Khi tôi về, khu vườn xưa yên lặng.
Như đời ai qua mấy chặng thăng trầm.
Khi tôi về gió Bắc thổi căm căm.
Mẹ ngồi đó, miệng lâm râm khấn nguyện.
Bước vào nhà sau một phút lặng yên.
Mẹ bật khóc khi lời nguyền đã tới.
Con về đây thưa với mẹ một lời.
Mẹ tha thứ vì tai trời ách nước.
Chuyện đổi thay giữa đời ai biết được.
Mộng ngày xưa! sau trước đã không thành.
Và bây giờ còn một chút thanh danh.
Con xin giữ với lòng thành muôn thuở.
Bài viết này con kính dâng hương hồn Mẹ. Mẹ đã un đúc cho con ý chí kiêu hùng của một con dân nước Việt.
Câu nói bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào phò chúa nấy”.
Seattle. 01/ 12 /năm 2016.
Lê Phi Điểu
Nguồn XứQuảng.com
SƠN TRUNG *NGÔI NHÀ VÀNG
NGÔI NHÀ VÀNG
Ở Việt Trì, tại Ngã Ba Hạc có một
cây đa rất lớn, mà bên dưới là hang hốc chồn cáo. Nhiều đêm, bọn ma
quỷ, bọn hồ tinh thường hội họp bàn tán. Chúng bàn mọi việc trên
trời dưới đất, trong xóm ngoài làng. Một con Ma chê bọn Cáo:
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
Hồ ly nói:- Đó là nét văn hóa đặc
thù của loài Cáo chúng tôi. Dù có tài thiên biến vạn hóa, chúng tôi
vẫn giữ truyền thống cũ:
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!
Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!
Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
-Thật chứ. Cái nhà toàn bằng vàng, ở
trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo
rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian, ngay gần đây không xa.
Câu chuyện lọt vào tai Thổ công. Ông nghĩ rằng ông là thổ công xứ này, đưọc thiên đình giao cho việc theo dõi tình hình địa phương. Dưới ông là các đội trưởng, toán trưởng , tổ trưởng và hàng trăm quan lại thượng thừa đủ chủng loại và cấp bậc gồm những thằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, trung tướng, thiếu tướng, và hàng chục vạn nhân viên , cứ mỗi nhân viên coi mười nhà. Nhân dân chúng nó ăn gì, vợ chồng chúng nó chửi nhau ra sao, yêu nhau ra sao đều báo cáo đầy đủ về bộ An Ninh Thiên Đình. Thế mà một cái nhà vàng nằm chình ình trong khu vực của ông lại không ai báo cáo việc này. Nhân viên ông, thủ hạ ông toàn là những tay cốt cán, đã có thành tích phá tan hàng vạn cuộc nổi dậy và biểu tình chống đối. Chúng rất tích cực đến độ trước mắt quốc tế, chúng đánh đập nhân dân công khai, và trước tòa án, trước các phóng viên báo chí trong ngoài, chúng lấy tay bịt miệng người ta không cho nói. Danh từ " bịt miệng" không còn là nghĩa bóng mà là nghĩa đen rùng rợn, rõ rệt và man rợ! Chúng luôn trung thành với ông, với Thiên Đình, không lẽ chúng lo làm giàu mà quên nhiệm vụ? Không lẽ tất cả chúng nó đã chạy theo "diễn biến hòa bình" mà bỏ ngũ? Không lẽ kẻ thù tài ba ghê gớm có thể che thần nhãn của ông?
Việc to lớn như thế mà ông không biết, chứng tỏ ông và thủ hạ bất lực, sớm muộn sẽ bị thiên đình phát giác và trừng phạt. Lúc đó thì ông ăn cám, và về đuổi gà cho vợ cũng không xong!
Theo thói quen nghề nghiệp, ngay đêm ấy ông đến chơi đức Thành hoàng bổn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói xem thử hư thực như thế nào. Thành hoàng rất ngạc nhiên khi nghe ông bạn An Ninh kể chuyện. Ngài bảo:
- Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được. Tôi quanh năm nằm trong đình làng thôi thì làm sao biết việc ở làng khác, tỉnh khác!
Hai ông ngẩn người, bèn bảo nhau qua nhà Đông Trù Tư mạnh Táo quân, rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh Táo quân. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện Phong thần, cười và nói:
- Tôi chỉ công tác trong nhà chứ đâu công tác ngoài xã hội. Nếu có nhà vàng thì phải do cấp trên cao hơn theo dõi, chứ tôi chỉ công tác trong xó bếp nhân dân thôi! Nước ta nghèo, theo XHCN, làm gì có kiểu sang giàu như vua chúa đời xưa! Lạ quá. Xin các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe.
Thấy hai ông kia ngơ ngác, bấy giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ.
- Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, và nghe các đồng nghiệp trình tâu tình hình các nơi mà không thấy một việc lạ như thế. Vả lại ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu, hoặc vài nơi mạ vàng như bàn thờ hoặc câu đối chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo.
Thành hoàng nói:
-Vùng Sơn Tây thuộc Tản Viên linh thần. Ta nên lên Tản Viên hỏi thử.
Cả ba lên Tản Viên nhưng không được gặp vì Tản Viên sơn thần đi đự hội nghị ngoài biển đông với Long vương.
Táo quân nói:-Âu chúng ta nên hỏi Nam tào giữ sổ nhân gian xem sao.
Cùng nhau lên xe mây, để thiên ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại hiện ra giữa không trung chặn đường.
Các thần đều hỏi:
- Ông là ai? Xin cho biết quý danh?
Người lạ đáp:
- Tôi là nhà tu Thích Đủ Thứ, sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết.
Các thần hỏi:
- Vậy ông chận đường chúng tôi có việc gì?
Nhà sư kỳ dị đáp:
- Tôi cũng vừa nghe các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ sổ thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Bọn họ chỉ lo kiếm vàng chứ không biết chuyện nhà vàng đâu. Các ông một là phải theo thủ tục đầu tiên, hai là phải có quyền thế, vây cánh và phải có giấy giới thiệu của cơ quan và của lệnh bài của Thiên Đình. Nếu không, chúng chỉ sang Nam Tào, Nam Tào lại chỉ về Bắc Đẩu, Bắc Đẩu lại chỉ sang Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng lão quân lại chỉ sang Vương Mẫu, Vương mẫu lại chỉ sang Đông Hải Long vương. Các ông chạy trăm năm cũng không có ai giải quyết vấn đề cho đâu!
Các thần nhìn nhau, rồi hỏi:
- Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không?
Nhà sư kỳ lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về thôn Đoài, tỉnh Đoài. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thuỷ tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía xa, trỏ cho các thần xem. Các thần chăm chú
nhìn tức thì thấy cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị.
Các thần rú lên:
- Đích rồi! Hoàng kim ốc!
Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, rồi nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng rừng núi và đồng ruộng. Ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh nhỏ.
Lúc bấy giờ trong ngôi nhà tranh, một chàng thư sinh vừa buông sách xuống, định ngả lưng nằm nghỉ. Bỗng nhiên ngó lên mái nhà, thầy ba bóng người đang vạch mái tranh nhìn xuống. Một ông mặt đen như nhọ chão, một ông đội mũ vàng, một ông bịt khăn rằn che mặt. Cả ba ông bàn cãi nhau và trong giấc mộng, chàng nghe ba ông bảo:
-Sao lại thế nhĩ?
Chàng thở ra, thở vào đều đều, rồi an giấc.
Đông trù cằn nhằn Thổ công:
- Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Hoang đường quá! Mộng mị quá ! Các ông là nhà cách mạng lại đi tin những điều yêu hồ nhảm nhí! Nếu dân chúng và thiên đình biết được thì uy tín các ông không còn, mà lại có thể bị rút thẻ "Ưu tiên" và đuổi xuống hạ giới!
Thành hoàng cũng bực mình:
- Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ kỳ yên rồi còn gì. Mấy ông thần hoàng bạn tôi ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định mời tôi về ăn nhậu, chơi bời, có em út và ca sĩ khắp bốn bể năm châu về, có sòng bài, đủ thứ vui. Khi về còn được hàng chục phong bao dày cộm. Thế mà vì việc chẳng ra chi mà đành lỡ hẹn với các ông trên ấy. Thật đáng tiếc, mất cả chỉ lẫn chài! Chẳng cái dại nào bằng cái dại nào!
Thổ công vuốt râu cười hắt:
- Thôi các ông đừng trách móc nhau nặng lời. Ta thử xem trên đường có gặp thằng nhà sư quỷ quái kia không mà cho nó một trận nên thân!
Ba ông vừa đi vừa nhìn kỹ, quả nhiên thấy bên gốc cây vệ đường, nhà sư kỳ dị đang nằm ngủ.
Cả ba thần đánh thức nhà sư và quát lón:
-Ông là nhà sư sao lại nói dối hả?
Nhà sư cười:
-Các ông quyền cao chức trọng nhưng sức học lớp ba, lớp năm trường làng cho nên chẳng biết chữ nghĩa của thánh hiền. Tôi xin mời ông trở lại ngôi nhà vàng.
Ba vị thần linh theo nhà sư bước vào ngôi nhà tranh. Người học trò đang nằm ngủ. Nhà sư mở cửa cùng ba thần linh đi vào nhà . Vị sư chỉ hai câu đối treo trên tường nhà người học trò:
Ngã độc thư, ngô mao lư thị hoàng kim ốc,
Quân hành thiện, quân Phật tâm tức bích ngọc thành.
(Ta đọc sách, nhà tranh ta là nhà vàng,
Ông làm thiện, tâm Phật của ông ấy thành ngọc)
Ông sư lại mở bồ sách, lấy ra một quyển nhan đề là "Trạng Nguyên Thi" và chỉ cho ba thần xem thì thấy hàng chữ:
"An cư bất dụng giá cao đường. Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.Thiện tâm mao ốc hóa lâu đài."
( Ở yên là đưọc, không cần làm nhà cao. Trong sách có nhà vàng. Có lòng thiện thì nhà tranh thành lâu đài.)
Sau cả ba lên thiên đình, trình tấu sự việc. Thượng Đế cười:
-"Chúng nó lý tưởng quá, lý tưởng quá thì khổ. Nhà tranh sao là nhà vàng, sách nói hoang đường. Ta đây sống trên trời nhưng rất thực tế. Ta tranh đấu là tranh đấu cho ta, cho chúng ta, cho địa vị, tiền bạc cho vật chất vì chúng ta theo Duy Vật chủ nghĩa mà! Nhà của ta đây mới là nhà vàng, cung điện của ta giá hàng tỷ mỹ kim, nơi nghỉ mát của ta giá hàng triệu mỹ kim, tối tân hơn vạn lần cái nhà vàng trong mộng của chúng nó! Nhưng thằng đó nghèo mà dám nói nhà nó là nhà vàng. Đó là tư tưởng duy tâm thần bí! Nói như thế là nó bảo nó giàu sang hơn ta, đó là hành động chống phá triều đình! Các khanh nên đem nó đi học tập Đại Học Trường Kỳ."
Các thần bèn lạy tạ mà lui ra!
SƠN TRUNG * NHỮNG CON CÁO ĐỎ
DOROTHY M. JOHSON * NGƯỜI MẸ KẾ
Nguyên tác của
Dorothy Marie Johnson (1905-1984), Hoa Kỳ. NGUYỄN VĂN SÂM
chuyển dịch Rời bỏ quê nhà, xe của chúng tôi chậm chạp vượt qua từng dặm đường dài, băng qua cánh đồng cỏ lộng gió hướng về dãy núi cao.
Chúng tôi ra đi với chiếc wagon một ngựa kéo và một ít đồ đạc. Ban đầu
chúng tôi có bốn người. Cha tôi và tôi đi bộ theo xe vì tôi tuy mới mười
một tuổi mà đã lớn xác. Hai đứa em gái tôi lon ton, nô đùa phía sau xe,
rồi bị tống lên xe nằm sau khi đã thấm mệt.
Xe thuộc loại Conestoga có bánh xe rất lớn, không có mui, thuận tiện để
vượt qua những cánh đồng cỏ. Giống như những chiếc mà bà con của Cha đã
dùng để đi về miền Viễn Tây trước đây, nhưng chiếc xe nầy thì cũ kỹ quá,
ngựa lại yếu nhớt, uể oải. Lúc thì kêu cót két, lúc thì kêu rầm rầm, xe
ì ạch nhắm hướng một thành phố nhỏ nơi bìa rừng mà Cha nghĩ là có một
ông bác đang làm chủ một trại cưa nhỏ.
Đi được hai tuần thì có thêm cô Mary nhập bọn. Từ đâu cô lạc lõng đến
đây cô không hề hé môi về chuyện đó. Cha không muốn cho cô thêm vô nhóm,
nhưng cô nhứt định đòi đi theo.
Cô cương quyết: "Em muốn nhập bọn với một gia đình và chăm sóc tụi nhỏ.
Em không trở về đâu. Nếu anh không cho em đi theo, em sẽ đi theo bất kỳ
xe nào khác". Cha cau mày nhìn cô, cô trừng đôi mắt xanh lơ ngó Cha.
Cha hỏi: "Cô mấy tuổi?"
Cô đáp: "Em mười tám tuổi rồi chớ bộ. Thiếu gì người đi ngựa ngang qua
đây, nhưng em thích theo gia đình anh. Em không trở về đâu!"
Cha dịu giọng: "Bốn cha con tôi sắp cạn lương thực rồi. Tiền nong cũng
sạch bách. Tôi không xoay sở nổi nếu đoàn có thêm người. Ông quay đi làm
như thể là không muốn nhìn mặt cô. "Cô phải đi bộ theo".
Thế là cô theo chúng tôi và chăm sóc cho hai em gái tôi, nhưng Cha không buồn ngó ngàng hay chuyện vãn lời nào với cô.
Ngoài đồng thì gió thổi mạnh. Đến núi thì trời đổ mưa. Dân cư cho biết
vùng này mưa liên miên suốt mùa Hè. Mưa làm rã mục gốc rạ, làm hư hại
mùa màng. Người ta tiếp đón chúng tôi một cách thờ ơ. Những người nghe
chúng tôi trình bày đều đi qua với cùng tâm trạng của chúng tôi, lo âu
cho tương lai cuộc sống.
Cha tôi cũng thế. Mỗi ngày, so với xe, ông đi gấp đôi. Ông mang súng vào
rừng, sục sạo nhiều nơi nhưng chẳng thấy bóng dáng con mồi nào. Trước
đến giờ ông săn nai lấy thịt nuôi gia đình. Nhưng lúc nầy chúng tôi đâu
được nếm qua chút nào đâu, may mà được dân định cư miễn cưỡng tặng cho
một ít.
Chỉ một lần, ông mang về được một con nhím; loại này thịt ngon, nhiều
mỡ. Cô Mary đem chặt khúc và nướng. Khói bay mù mịt làm cô chảy nước mắt
sống ràn rụa. Hai cha con tôi căng tấm vải dầu che mưa để lửa khỏi tắt.
Một ngày kia, chúng tôi dừng chân tại một căn chòi gỗ cũ kỹ và trống
trải, chẳng có gì trong đó hết. Cha cho biết phải tạm trú nơi đây thôi
vì ngựa đã kiệt sức rồi, không thể kéo xe trên những đoạn đường núi nữa.
Căn chòi ít ra cũng hữu dụng để che chắn gió mưa. Chúng tôi còn lại mấy
củ khoai và một ít bột bắp. Cha bỏ cả buổi trời xuống mò cá ở một khe
suối gần đó, cuối cùng cũng chẳng bắt được con nào. Cho đến ngày nay,
tôi chẳng tha thiết gì tới chuyện bắt cá. Bộ mặt buồn so, hốc hác của
Cha ngày xưa còn mãi ám ảnh tôi.
Cha kéo cô Mary và tôi ra ngoài chòi. Những giọt mưa từ các cành cây rơi ướt vai chúng tôi. Ông cho biết:
- "Ta biết chúng ta đang ở đâu. Từ đây đến nhà bác John rồi trở về mất
khoảng bốn ngày đường. Đó là một thành phố nhỏ, sẽ có đồ ăn. Họ sẽ cho
ta một ít dù bác John còn ở đó hay không cũng vậy".
Ông nhìn tôi và khuyên: "Con phải nghe lời cô Mary nghe con".
Đó là lần đầu tiên ông chấp nhận sự hiện hữu của cô Mary kể từ khi cô theo gia đình chúng tôi, cách đây hai tuần.
Ông nói tiếp: "Lâu nay con luôn luôn nghe lời Cha nhưng từ nay con phải tuân lời cô Mary. Cô có thể khôn lanh hơn".
Bỗng ông chua chát: "Người đời chẳng hề tốt với mình, họ chỉ biết 'sống chết mặc bây ai lo phận nấy' thôi. Nhưng ra thành phố, ta sẽ tìm được đồ ăn đem về đây".
Ông hít mạnh, nói tiếp: "Ở đây, nếu đói quá thì giết con ngựa đi. Thà làm như thế còn hơn chịu chết đói hết".
Ông hôn từ giã hai đứa nhóc, đoạn cầm súng, choàng cái mền lên người rồi chầm chậm lê bước đi.
Căn chòi mốc meo, không có nền. Chúng tôi đốt lửa trên nền đất và cho
khói thoát ra qua một cái lỗ ở nóc chòi. Khói bay mịt mù, nhưng chúng
tôi phải đốt lửa để hong củi cho khô bớt.
Đêm thứ ba chúng tôi mất con ngựa. Một con gấu làm nó hoảng sợ nên đã
tung chạy biệt dạng. Nghe tiếng động, cô Mary và tôi phóng ra nhưng trời
tối đen, chẳng thấy được gì.
Vừa rạng sáng tôi đã ra đi tìm nó. Tôi đã đi có lẽ đến mười lăm dặm.
Phải tìm cho ra con ngựa đem về. Chắc chắn tôi sẽ bị Cha quất nếu Cha về
mà thấy mất ngựa. Tôi bị lạc đường hai ba lần, tưởng phải chết mất xác
vì có ai biết đâu mà tìm. May mà tôi tìm được đường về.
Ngày thứ tư. Chưa thấy cha về. Chúng tôi đã ăn đến phần lương thực cuối cùng.
Ngày thứ năm, cô Mary đi tìm con ngựa. Hai đứa em gái tôi thút thít, co
ro sát vào nhau trong mền bên cạnh đống lửa. Chúng vừa sợ vừa đói.
Người tôi chẳng bao giờ khô ráo vì luôn phải ra ngoài đem thêm củi vô
hay phải ra gọi cô Mary. Nghe gọi, cô sẽ không đi lạc. Tôi không khóc
như hai đứa nhỏ vì tôi đã lớn, mười một tuổi rồi.
Gần tối, men theo tiếng tôi gọi, cô Mary trở về chòi.
Cô không tìm được ngựa, đến một miếng da hay một túm lông cũng chẳng
thấy đâu. Thay vào đó, cô vác về một cục lớn màu trắng, dòm giống như
một trái bí rợ.
Chẳng nói chẳng rằng, cô ngó quanh quất, biết là Cha tôi chưa về.
Em Elizabeth hỏi: "Cái gì vậy cô?"
- "Nấm. Có lẽ nặng đến ba ký".
- "Cô làm gì với cục nấm đó," tôi nhếch mép: "Để đá banh chắc!"
- "Ăn - có thể". Cô đặt nó vào góc chòi. Tóc cô sũng nước, xõa xuống đôi vai. Cô ngồi co ro bên cạnh đống lửa.
Bé Sarah bắt đầu thút thít, luôn miệng kêu: "Đói bụng quá".
Tôi nói: "Nấm không ăn được đâu. Ăn vô chết liền đó".
- "Có thể," Cô Mary đáp. "Nấm có thể làm chết người. Cô không làm bộ
giống như một số người rằng mình biết hết mọi thứ trên đời đâu".
Tôi hỏi cô: "Cái dấu gì trên bờ vai của cô vậy? Cô bị gai quào rách áo khi vô rừng hả?"
- "Theo cháu, nó là cái gì?". Cô vừa nói vừa cúi đầu xuống đám khói.
Tôi đoán: "Trông giống như những vết thẹo".
- "Đúng là thẹo. Chúng đã dùng roi quất cô. Thôi, lo việc của cháu đi. Cô cần suy nghĩ một chút".
Bé Elizabeth lại thút thít: "Sao Cha không về?"
Cô Mary dỗ dành: "Cha sắp về rồi. Trời tối quá Cha chưa về được. Chắc chắn Cha sẽ về lo cho cháu mà".
Cô đứng dậy, đến lục lọi hộp đựng lương thực. Tôi càu nhàu:
- "Trong đó chỉ còn mấy cái dĩa không thôi mà. Nếu còn chút gì trong đó tụi cháu đã thấy rồi".
Cô đứng lên, đi lấy cái hộp mỡ nhím. Cô nói tỉnh bơ:
- "Cô có đồ gì để ăn rồi. Nhưng các cháu chưa được ăn đâu. Cô không muốn nghe ai kêu ca gì hết, rõ chưa?"
Rồi cô hành động, thấy thiệt là ác. Cô cắt cục nấm, đem chiên bằng mỡ
nhím. Mùi nấm chiên thơm lừng khiến hai nhóc chui ra khỏi mền. Nhưng
bằng giọng quyết liệt, cô bắt buộc chúng chui trở vô. Chúng tấm tức
khóc, thấy thiệt thương tâm.
Tôi nén khóc, căm gan, theo dõi coi cô làm gì tiếp theo.
Tôi cố chịu đựng mùi thơm của nấm chiên. Nhưng được một lúc, tôi ngỏ lời:
- "Chia cho cháu một ít đi".
- "Mai nghe. Ngày mai, có thể được. Nhưng hôm nay thì không".
Cô quay lại phía tôi, quyết liệt: "Đừng quấy rầy cô. Để cô tính".
Cô quỳ cạnh đống lửa và chiên hết số nấm.
Ước gì có được cây súng của cha, tôi sẽ nã vô cô lập tức.
Cô không ăn liền. Cô nhìn lát nấm chiên dòn một hồi lâu. Đoạn nói: "Sáng
ngày mai, cô nghĩ là cháu có thể cho biết là các cháu có muốn ăn hay
không".
Hai đứa nhóc nhìn cô chăm chăm khi cô ăn. Bé Sarah gặm đỡ cái bao tay bằng da cũ.
Rồi cô Mary bò vào mền ngủ với chúng. Chúng cố tránh xa cô.
Tôi hoảng sợ đến nỗi bao tử bồn chồn dù rằng nó trống trơn.
Cô Mary nằm trong mền đâu được lâu. Cô ra lấy nước trong xô uống, đoạn ngồi bên đống lửa. Cô nhìn tôi qua màn khói.
Cô nói nhỏ với tôi: "Nếu gặp nấm độc, cô không biết cô sẽ ra sao. Cháu
cố gắng lo cho hai đứa em nhe. Vì Cha cháu sắp về rồi... Cháu nên đi ngủ
đi. Đêm nay cô sẽ đi ngủ rất trễ " .
Và người ta cũng sẽ ngồi thức như thế. Nếu đó là đêm cuối cùng của đời
người. Thần Chết có thể đến với người ta bất kỳ lúc nào. Người ta ngồi
kế bên đống lửa mịt mù khói. Ngồi đấy để ôn lại những gì cần nhớ lại, để
cảm nhận được sự thú vị của đời người.
Chúng tôi ngồi yên lặng; hai đứa trẻ đã ngủ. Được một lúc, tôi hỏi:
- "Bao lâu thì chất độc mới ngấm hả cô?"
Cô đáp: "Cô chẳng nghe thấy gì hết. Thôi đừng nghĩ đến chuyện đó nữa " .
Một lúc sau tôi gục xuống, cằm tựa vào ngực, ngủ ngon lành.
Có lẽ thánh Peter cũng ngủ gục như vậy trong khi Đức Chúa Trời quỳ cầu
nguyện suốt đêm khi Ngài biết rằng ngày mai mình sẽ bị bắt.
Cô Mary đi tới đi lui chộn rộn làm tôi tỉnh ngủ. Màn đêm sáng dần. Cô nói:
- "Cô nghĩ là nấm không độc. Bây giờ ta có thể nói như vậy được rồi, phải không?"
Tôi đáp cụt ngủn: "Cháu đâu biết được " .
Cô ra đứng trước cửa chòi. Ngước nhìn bầu trời. Mưa còn rơi rơi. Hình như cô thấy bầu trời đẹp lắm.
Cô đi vào, đem chiên các lát nấm. Hai nhóc háo hức thèm thuồng mà lòng
lo sợ. Ba anh em chúng tôi ăn một cách ngon lành, no nê cho đến lúc cô
Mary nói: "Mấy cháu ăn nhiêu đó đủ rồi." và cô không chiên thêm nữa.
Phần cô, cô không ăn miếng nào.
Hôm ấy căn chòi buồn tẻ bỗng có một ngày khác thường. Cô Mary vui hết
biết, cô kể hết chuyện này đến chuyện khác, cô còn cùng chúng tôi tham
gia trò chơi "Tìm cái đê" với trái thông khô.
Đến xế chiều mọi người bỗng nghe một tiếng gọi lớn, hai em tôi reo lên, tôi lao ra trước, chạy đến quãng rừng thưa.
Mưa đã dứt. Cha tôi phóng ra từ quãng rừng. Ông dẫn theo một con ngựa,
trên lưng chở một cái bao. Tôi biết trong đó là cả một kho lương thực.
Ông cắt dây cột quanh cái bao, ngó chúng tôi với ánh mắt âu lo:
- "Còn một người nữa đâu rồi?"
Ngay lúc đó, cô Mary từ tốn bước ra khỏi căn chòi. Khi cô tiến về phía chúng tôi, mặt trời bắt đầu sáng hừng lên.
Người mẹ kế của tôi là một người đàn bà tuyệt vời.
Victorville, CA, July 10- August 1, 2012
NGUYỄN VĂN SÂM
chuyển dịch
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 19.10.2012.
. Xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com khi trích đăng lại.
HÀ THÚC SINH * CƯ SĨ
CƯ SĨ
Cụ Đạo là người hạnh phúc, hiểu theo nghĩa có một cuộc đời êm ả hanh thông, con cái đỗ đạt. Trẻ từng tu chùa, lớn không thoải mái cụ hồi tục, lập gia đình. Lương thiện là bước đầu phải có của một người tốt, cụ tin thế, mọi thứ khác theo sau. Tuổi hưu cụ vẫn hồng hào, đọc sách báo không cần kính, đi không cần gậy. Nhà thương xứ Mỹ chưa lấy được của cụ đồng bạc nào cho đáng như ở các cụ bạn. Lại nữa từ nước nhà ra nước người cụ được làm một nghề duy nhất cụ thích, nghề quản thủ thư viện. Chỉ một bệnh cụ có từ trẻ là chứng tê tay. Có khi rờ ấm trà thật nóng cụ không cảm thấy gì. Cụ không quan tâm chữa trị.
Từ hưu đời sống cụ đâm thay đổi. Nhà con cháu vắng dần. Xứ này vậy. Cơm áo nghề ngỗng lôi mỗi đứa một nẻo. Nhưng ngạc nhiên thay, hai vợ chồng già xem ra lại tất bật hơn, ấy là do khách khứa.
Cụ bà là người nhân từ, thuận thảo từ trẻ. Cụ như cái bóng đen lặng lẽ và trung thành của cụ ông, như cánh bèo nương theo con nước, đúng đạo xướng tuỳ. Mà khách nào phải hạng rượu chè cờ bạc gì, toàn những vị thức giả, đến để đàm đạo với cụ ông những vấn đề nhìn chiều nào cũng thấy nghĩa lý. Từ những vấn đề siêu hình như con người từ đâu tới rồi đi về đâu, khổ đau rời khỏi mặt đất phải vì đã không được chọn lựa khi đến mặt đất, tiếng khóc có thực là phản diện của tiếng cười; hoặc thực tiễn như nhai miếng cơm phải nhiều lần ra sao, điều tiết hơi thở quan trọng thế nào... Không thiếu lúc ngồi nhà sau thiu thiu ngủ, cụ bà chợt tỉnh mỉm nụ cười đến từ một hồi tưởng. Nhưng nói chung cụ vui. Có người đàn bà nào kém vui khi chồng được đời tin tưởng? Lượng khách ở đây là thước đo sự uyên bác của chủ nhà. Cụ Đạo biến thành một nhà thuyết giảng thật rồi.Nhưng những hành động vong thân của một chủ thể phải chăng thường thoát thai từ hấp lực của khách thể, của thế giới ngoại tại? Nhưng người vong thân hiếm khi tự nhận ra mình là nạn nhân một sự lệ thuộc. Có thể cụ Đạo không thoát khỏi lối mòn này. Dù sao bản chất khiêm tốn, có bao giờ cụ dám nghĩ đời tối; nhưng đời như áng mây nhàn nhã trôi qua, phiền hà gì ánh trăng không toả sáng cho mây thấy rõ hơn vũ trụ còn trùng điệp tinh tú? Nhưng mây thì dài quá, nhiều quá, mà trăng lại hữu hạn từ quang năng đến thời lượng hiện diện. Chỉ đôi ba năm cụ Đạo đuối nhanh chóng về sức khoẻ và cạn cũng nhanh về kho kiến thức. Cụ âm thầm tự chống lại sự sa sút nhưng xem ra không hiệu quả. Cứ như một sa mạc phát tiết cạn nhiệt dần, một ngày cụ nhận chân một điều: Hạnh phúc chính là mình sống suy niệm với chính mình chứ không hẳn đem sự suy niệm ấy rao giảng ầm ỹ cho ai. Các triết gia sẽ là triết nhân nếu họ im lặng. Rao giảng biết đâu không là một hình thái bộc lộ bế tắc? Xưa nay có phải cụ không biết bên kia cánh đồng hoa đẹp rực rỡ của đời là một bãi lầy bế tắc đâu. Hãy sống nhàn hạ đời hữu hạn với cánh đồng hoa, hà tất bước chi bước lớn để sa vào bãi đầm lầy mà ở đó, từ cổ kim, đám triết gia bất hạnh đã om sòm đùn đẩy nhau tới chia đều mỗi người một khoảnh.
Cụ Đạo đã nhận ra mình chọn nhầm lối rẽ ở một ngã ba. Cụ không tiết lộ với vợ. Và vì thế, cứ chiều đến là: “Hôm nay ông đãi khách trà gì để tôi liệu pha?”Một tối đeo kính, chống gậy thả bộ một vòng quanh khu vực nhà, về tới trước cửa cụ ngẩn người. Khóm dạ lan vợ trồng hồi nào mà giờ sao thơm lạ lùng. Cụ đứng lại, dưới trăng, nhìn những cụm hoa trắng li ti ẩn hiện như bầu trời tinh tú thứ hai mơ hồ, huyền bí. Cụ bước lên thềm, chìm trong nghĩ ngợi. Đúng lúc đó, từ sâu trong tâm khảm, cụ thấy có gì máy động, rồi bung lơi, như tơ; nó khiến cụ ngất ngây, run rẩy, không thể giải thích, không thể chống cự, và cụ ngã xuống. Ít phút sau cụ thấy mình ngồi trong ghế bành. Về đêm nhà vắng ngắt như bao giờ. Bất giác cụ hiểu ra những sợi tơ lan dần ban nãy là hơi lạnh bốc lên từ một khối cô đơn. Cụ nhìn quanh.
Mừng quá. Đó là lần đầu cụ đột ngột ngộ được sự hiện diện của một con người có thực là bà vợ già lặng lẽ.
“Cơ khổ!” cụ bà nói. “Ông đi lang thang làm gì cho ngã sấp ngã ngửa. Ông dùng chút trà gừng nóng cho khoẻ rồi đi nằm.”
Cụ đỡ lấy tách trà từ tay vợ. Cụ lại sửng sờ. Đó cũng là lần đầu cùng lúc cụ cảm được hai luồng ấm lạnh thấm vào tay, dẫn vào tim, thật tách bạch, thật trong sáng, là hơi nóng từ tách trà và hơi mát từ bàn tay người bạn đời. Cụ Đạo cứ cầm tách trà như thế trong tay lúc lâu, và cầm cả bàn tay nhăn nheo của vợ nữa. Cụ buột miệng nói thầm vào vẻ mặt nửa dò hỏi nửa bối rối của vợ:
“Mình nhỉ, đời ngắn sao người ta cứ sống mãi với những thứ giả!”
Cụ bà nhẹ rút tay ra, nhớ mang máng gần năm mươi năm trước dường như đã một lần cụ ông nói câu ấy, duy chỉ khác giọng, và không nhớ rõ trong dịp nào.
Alhambra 8-95
TRẦN TRUNG ĐẠO * TRUMP
Chủ nghĩa dân túy Mỹ và Donald Trump
Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Một
số người lo ngại một Donald Trump dân túy sẽ đưa nước Mỹ vào vòng độc
tài cá nhân, phe nhóm, đảng phái như tại một số quốc gia khác. Điều đó
không thể xảy ra trong sinh hoạt chính trị Mỹ. Ngoài nguyên tắc đối
trọng (checks and balances) giữa ba ngành, sự đối trọng còn diễn ra
trong nội bộ mỗi đảng và đối trọng giữa cử tri và đại diện cử tri diễn
ra trong suốt nhiệm kỳ của họ... Bốn năm tới mới chính là thời gian để
hiểu, đo lường và đánh giá hiệu quả các chính sách đối nội và đối ngoại
của Donald Trump và qua đó nhìn ông là một nhà dân túy như Jonathan
Chait viết, một người theo chủ nghĩa bảo vệ người bản xứ như TT Obama
nhận xét, hay chỉ là kẻ cơ hội như George Clooney gọi Trump...
*
Bốn năm trước trong loạt bài về Thổ Nhĩ Kỳ người viết có giới thiệu chủ
nghĩa dân túy (populism) trong đó Mustafa Kemal, người sáng lập nền Cộng
Hòa Thổ (Republic of Turkey), quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của
Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của
toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành
trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạn cho dân tộc Thổ Nhĩ
Kỳ.
Tuy nhiên trường hợp thành công của Mustafa Kemal là một trường hợp hiếm
hoi. Không ít chính trị gia sử dụng dân túy kể cả tại Thổ dưới chính
quyền Recep Tayyip Erdoğan, như một phương tiện để dẫn đến mục đích
chính trị cực đoan (tả và hữu), và tàn phá niềm tin của các tầng lớp
người trước đó đã bầu họ lên.
Không ít người hiểu không đầy đủ nội dung và phương tiện của chủ nghĩa
dân túy nên thường phân tích quan điểm dân túy với tính tiêu cực nhằm
kết án một lãnh tụ chính trị và bỏ qua các mặt tích cực, cao cả có tính
lịch sử của chủ nghĩa này.
Trước hết, chủ nghĩa dân túy là gì?
Theo các tác giả Mỹ Mary Beth Norton, David M. Katzman, David W. Blight,
Howard Chudacoff, Fredrik Logevall trong cuốn hai của bộ Lịch sử Hoa Kỳ, chủ nghĩa dân túy rút ra từ chữ Latin populus,
là chủ thuyết chính trị ủng hộ quyền lực của những người dân thường
trong cuộc đấu tranh với tầng lớp đặc quyền (The political doctrine that
supports the rights and powers of the common people in their struggle
with the privileged elite).
Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi nhưng khá tổng quát vì rất ít khi
lãnh đạo các phong trào dân túy thừa nhận họ là “đại biểu của tầng lớp
người dân thường”. Dù sao, nếu đồng ý với định nghĩa trên, dân túy là
một lý tưởng cao cả, qua đó, những người đại diện cho đa số bị thiệt
thòi, áp bức để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại thiểu số nắm phần lớn
các đặc quyền, đặc lợi trong xã hội.
Michael Kazin, tác giả của The Populist Persuasion and A Godly Hero: The Life of William Jennings Bryan,
không cho dân túy là một chủ nghĩa mà đúng hơn là một thúc giục, một
ngôn ngữ, qua đó người vận dụng hiểu được nguyện vọng của những người
bình thường, không bị ràng buộc một cách hạn hẹp bởi giai cấp, nhìn các
đối thủ của họ như là một nhóm nhỏ chỉ biết vì tư lợi, phi dân chủ và
tìm cách vận động thành phần trước chống lại nhóm nhỏ sau này.
Nếu đồng ý với định nghĩa của Michael Kazin thì dân túy còn có thể là
một thủ thuật chính trị của những kẻ nắm được thời cơ, vận dụng tâm lý
quần chúng để nắm lấy quyền lực bằng các phương pháp dân chủ. Theo định
nghĩa này, Hitler cũng là dân túy, ít nhất cho đến khi ông ta tập trung
toàn bộ quyền lực trong tay vào đầu năm 1933.
Chủ nghĩa dân túy tại Mỹ
Các học giả phân loại chủ nghĩa dân túy Mỹ dựa trên tư tưởng chính trị
như dân túy cánh tả cuối thế kỷ 19 hay dân túy cánh hữu trong thời kỳ
đầu của Chiến tranh lạnh và sau này.
Dân túy cánh tả Mỹ
Về mặt lịch sử, Đảng Nhân Dân (People's Party) hay còn được gọi là đảng
Dân Túy phát xuất từ phong trào nông dân Mỹ cuối thế kỷ 19. Giới nông
dân trong giai đoạn này phải vừa chịu đựng giá bông sợi xuống thấp, hạn
hán kéo dài mà vừa phải mang gánh nặng lãi xuất ngân hàng cao, cộng thêm
với giá chuyên chở cao.
Trong tình trạng đó, nông dân, nghiệp đoàn và cảm tình viên đã đoàn kết
dưới danh nghĩa của Đảng Nhân dân (People's Party), và những người trong
phong trào thường được gọi là những nhà dân túy. Đảng Nhân dân đòi hỏi
quốc hữu hóa hệ thống xe lửa, giải tán các ngân hàng cho vay lớn, loại
bỏ tiêu chuẩn vàng.
Cao điểm của đảng Nhân Dân là cuộc bầu cử tổng thống năm 1892 trong đó
ửng cử viên James B Weaver của đảng chiếm được 8.5 phần trăm số cử tri
đi bầu và thắng cử tri đoàn trong năm tiểu bang (Colorado, Idaho,
Kansas, Nevada, North Dakota).
Sau cuộc bầu cử, Đảng Nhân Dân chia làm hai cánh, một cánh chủ trương
tiếp tục là một đảng độc lập và cánh khác chủ trương sáp nhập vào đảng
Dân chủ. Dù sau đó tan rã, phong trào dân túy đã để lại nhiều ảnh hưởng
trong nhận thức chính trị cũng như chính sách của các lãnh đạo Mỹ sau
này trong đó có chính sách New Deal của tổng thống Franklin Delano
Roosevelt.
Dân túy cánh hữu Mỹ
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa dân túy Mỹ chuyển hướng từ tả
sang hữu da trắng. Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy chống Cộng sản, Thống
đốc Alabama George Wallace chống khuynh hướng quan liêu thư lại trong
chính phủ liên bang. Đảng độc lập của George Wallace thắng 13.8 phần
trăm số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968.
Sau khi tổng thống Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ đầu, chủ nghĩa dân túy
cánh hữu Mỹ phục hồi mạnh mẽ với sự ra đời của phong trào “Tea Party”
vào tháng 2, 2009. Phong trào lấy ý nghĩa từ chiến dịch chống thuế trà
của Anh xảy ra tại Boston vào 16 tháng 12, 1773. Phong trào “Tea Party”
là một tập hợp lỏng lẻo của nhiều nhóm Cộng hòa bảo thủ nhằm chống lại
các chính sách y tế của TT Obama, đòi hỏi các biện pháp giảm nợ quốc
gia, hạ thấp mức thiếu hụt ngân sách, cắt giảm chi phí điều hành chính
phủ liên bang và giảm thuế.
Mặc dù chỉ là một phong trào, “Tea Party” có ảnh hưởng rất sâu sắc trong
nội bộ đảng Cộng hòa. Nhiều thống kê cho thấy hơn 10% người dân Mỹ xác
định họ là thành viên của phong trào. Ảnh hưởng của “Tea Party” kéo dài
cho tới ngày nay và đóng một vai trò ý nghĩa trong cuộc bầu cử tổng
thống vừa qua.
Trump, một nhà dân túy?
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, lý luận dân túy lại một lần nữa
được mổ xẻ trong sinh hoạt chính trị Mỹ vì cả Bernie Sanders (tả) lẫn
Donald Trump (hữu) đều tranh cử mang ít nhiều màu sắc chính trị dân
túy.
Cả Sanders và Trump đều cho rằng họ dựa trên ước muốn đại đa số nhân dân
bị bỏ rơi bởi các hệ thống (establishments), tức những nhóm chế ngự cơ
cấu chính trị quốc gia bằng cách nắm giữ các chức vụ quan trọng trong
guồng máy điều hành chính phủ hay các trung tâm lý luận của một quốc
gia.
Từ quan điểm đó, nhiều nhà phân tích cho rằng Donald Trump là nhà dân
túy và ứng cử dựa trên hệ thống lý luận dân túy, tuy nhiên, cũng có một
số phản biện, trong đó có Barack Obama, cho rằng Trump chỉ theo chủ
nghĩa bảo vệ quyền lợi người bản xứ (nativism) hẹp hòi.
Trong buổi vận động cho bà Hillary Clinton hôm 23 tháng Sáu, 2016 tại
North Carolina, Obama giải thích rằng suốt cuộc đời chính trị ông đã
thật sự quan tâm đến vấn đề giáo dục dành cho học sinh nghèo, bảo đảm
sức khỏe của mọi người dân đều được quan tâm, và công bằng trong thuế
má. Tổng thống nói, những việc làm đó cho thấy “tôi mới nên được gọi là nhà dân túy”.
Tuy nhiên quan điểm của TT Obama bị một số nhà phân tích bác bỏ và cho
rằng nói như tổng thống thì Donald Trump mới chính là người dân túy vì
ông đã đứng lên chống lại chính phủ thối nát và các nhóm đặc quyền, đặc
lợi.
Michael Kazin, tác giả uy tín nghiên cứu về chủ nghĩa dân túy, cho rằng Trump đã “bày
tỏ một mặt của chủ nghĩa dân túy, giận dữ nhắm vào cơ chế và các thành
phần ưu tú. Ông tin rằng dân chúng Mỹ đã bị các thành phần ưu tú này
phản bội. Nhưng mặt khác của chủ nghĩa dân túy là ý thức của một con
người đạo đức, con người đã bị phản bội bởi những lý do và có một đặc
tính rất riêng biệt, dù người đó là công nhân, nông dân hay người trả
thuế. Trong khi Trump thì khác, tôi không thấy nhiều ý thức như vậy nơi
ông”.
Đừng nói chi là bầu cử tổng thống, ngay trong vòng sơ bộ của đảng Cộng
Hòa đã cho thấy đảng viên Cộng hòa, những người nghĩ họ là nạn nhân của
chính sách toàn cầu hóa, hệ thống quan liêu thư lại, chi dùng liên bang,
đã dứt khoát muốn có một khuôn mặt ngoài cơ chế, người ngoài cuộc quyết
tâm phục hồi các quyền lợi, bù đắp những thiệt thòi, củng cố vị trí
đang yếu kém của nước Mỹ. Các đặc điểm về cá tính, đời tư, lời ăn tiếng
nói không quan trọng bằng các quan tâm về an ninh, thuế má, phát triển
kinh tế và màu da. Người đó là Donald Trump.
Khác với những lãnh tụ phong trào dân túy hữu bảo thủ như George Corley
Wallace hay Pat Buchanan, Trump thu hút thành phần trung hữu. Ông tách
ra khỏi khuynh hướng Cộng hòa cực đoan khi phê bình Pat Buchanan “Tôi đoán chừng ông ta là người ngưỡng mộ Hitler, chống Do Thái, ghét da đen, ghét đồng tính”. Trong tác phẩm quan trọng xuất bản năm 2000 The America We Deserve, Donald Trump đưa ra các chính sách gần với quan điểm trung hữu hơn là bảo thủ.
Trump, một “dealmaker”?
Đa số người Việt quan tâm đến chính sách đối ngoại của Donald Trump. Cũng trong The America We Deserve,
ông chủ trương các biện pháp đối ngoại mềm dẻo với Nga và cứng rắn với
Trung Quốc. Theo Trump, phương pháp ngoại giao theo kiểu chơi cờ trong
Chiến tranh Lạnh đã qua, “chính sách ngoại giao hiện nay phải đặt
trong tay những người giao thương chuyên nghiệp nhằm đạt mục đích cho
lợi nhất cho họ (dealmaker)”.
Một ví dụ điển hình cho quan điểm này của Trump xảy ra ngày 3 tháng 12,
2016 khi Bộ Ngoại Giao Trung Cộng gởi một phàn nàn đến Mỹ về cú điện
thoại giữa Donald Trump và TT Đài Loan và cho rằng cú điện thoại đã thay
đổi chính sách của Mỹ từ năm 1979 nhìn nhận Đài Loan là một phần của
Trung Quốc.
Cách giải thích của Donald Trump đúng như giọng của một “dealmaker”: “chẳng lẽ bán cho họ nhiều tỉ đô la vũ khí mà không chấp nhận một lời chúc mừng hay sao.”
Phát biểu này không phải phát xuất từ cá tính bộc trực mà đã được Trump
khẳng định trong tác phẩm của ông ta mười sáu năm trước.
Đừng quên, chính sách “Một Trung Quốc” hiện nay là sản phẩm của
Chiến tranh Lạnh khi Mỹ chủ trương thỏa hiệp với Trung Cộng yếu để tập
trung đối đầu với Liên Xô mạnh. Ngoài việc gián đoạn ngoại giao với Đài
Loan, Mỹ còn chấp nhận Eo Biển Đài Loan (Taiwan Strait) như là một tình
trạng thực tế (status quo) thuộc về Trung Cộng. Chính sách này lẽ ra
không còn tác dụng gì nữa và phải thay đổi.
Nhưng không, hiện nay, Tập Cận Bình mở rộng ‘status quo’ đó bằng cách
cấp tốc quân sự hóa các vùng khác trên Biển Đông. Chủ trương của họ Tập
là dù không chiếm hết Biển Đông trong thời gian ngắn, ít nhất cũng thiết
lập các “status quo” mới để trong trường hợp phải ngồi vào một hội nghị
quốc tế, Trung Cộng sẽ dùng các “status quo” đó đặt quốc tế trước một
sự kiện đã rồi.
Tuy nhiên tham vọng của Tập sẽ phải gặp phải lực đối đầu rất mạnh và cụ
thể vì Trump có lẽ đang chủ trương xoay trục ngược lại với chính sách
của TT Nixon. Trong hướng tới, Trump có thể sẽ thỏa hiệp với Nga để
đương đầu với Trung Cộng bành trướng.
Một số người lo ngại một Donald Trump dân túy sẽ đưa nước Mỹ vào vòng
độc tài cá nhân, phe nhóm, đảng phái như tại một số quốc gia khác. Điều
đó không thể xảy ra trong sinh hoạt chính trị Mỹ. Ngoài nguyên tắc đối
trọng (checks and balances) giữa ba ngành, sự đối trọng còn diễn ra
trong nội bộ mỗi đảng và đối trọng giữa cử tri và đại diện cử tri diễn
ra trong suốt nhiệm kỳ của họ.
Trở lại với định nghĩa dân túy “là lý thuyết chính trị ủng hộ quyền của những người dân thường trong cuộc đấu tranh với tầng lớp đặc quyền”.
Hiện còn khá sớm để áp dụng định nghĩa này vào trường hợp Trump. Bốn
năm tới mới chính là thời gian để hiểu, đo lường và đánh giá hiệu quả
các chính sách đối nội và đối ngoại của Donald Trump và qua đó nhìn ông
là một nhà dân túy như Jonathan Chait viết, một người theo chủ nghĩa bảo
vệ người bản xứ như TT Obama nhận xét, hay chỉ là kẻ cơ hội như George
Clooney gọi Trump.
Dù sao, kết quả cuộc bầu cử cho thấy sự xuất hiện của Donald Trump là
một đáp ứng trước nhu cầu thay đổi chính sách của người dân Mỹ và chương
mới trong lịch sử Mỹ vừa bắt đầu.
15.12.2016
No comments:
Post a Comment