NGUYỄN XUÂN TƯỜNG * HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG
Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông : Mắt Thuyền
Nguyễn Xuân Tường Vy, Cập Nhựt 2009/11
Nguyễn Xuân Tường Vy, Cập Nhựt 2009/11
LTS : Sau các
truyện ngắn gây nhiều chú ý, Nguyễn Xuân Tường Vy trở lại với thể ký mà bút ký đầu tay
Puerto Princesa City đã kể về trại tỵ nạn Palawan. Trong bút ký tiếp theo, vẫn
bằng giọng văn tự nhiên và truyền cảm, tác giả ghi lại rõ hơn kinh nghiệm chung
của trên một triệu thuyền nhân đã vượt thoát qua đại dương, trong giông tố,
trong nỗi lo âu thường trực trước một lòng biển sâu. Nếu ký là thể loại của chân
thật và của hiện thực quá khứ, Nguyễn Xuân Tường Vy thành công khi gửi trao đôi
mắt ván thuyền của quê hương mình. Tạp Chí Hợp Lưu.
Biển lặng
những ngày sau. Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn xuống lòng đại dương sâu hút. Đôi
mắt thuyền vẫn ở đó. Trong thâm tâm tôi biết đôi mắt ấy vẫn dõi theo tôi từ khi
rời khỏi mặt nước. Biển trong lòng tôi đã lặng. Cả những lượn sóng sôi. Nhưng
đôi mắt vẫn ở đó trong sâu tận đáy lòng. Đôi mắt làm bằng ván của quê tôi, của
Tam Kỳ tuổi thơ, của những gốc phi lao rì rào. Những gốc cây trơ gầy vậy mà
chúng cũng ghép lại được để chở mang tôi ra xa, vượt những ngọn sóng, vượt những
lượn triều, vượt trời nước mênh mông để khi tôi quay nhìn lại thì Tam Kỳ đã biến
mất. Quê tôi không biến mất, Tam Kỳ chưa biến mất. Tam Kỳ gửi theo tôi đôi mắt
ván thuyền.
Đó là năm 1983, khi tôi
bước chân xuống chiếc thuyền chòng chành ở mấp mé bờ nước.
Thuyền đi đã bao lâu,
tôi không thể nhớ. Tôi thức giấc giữa lòng ghe. Chung quanh im phắc. Ánh sáng lờ
mờ từ nắp ghe hắt xuống những thân người nằm ngồi ngả nghiêng.
Các chị tôi ngồi dựa
lưng vào thành thuyền, lờ đờ. Mùi nôn mửa xú uế trùm kín vùng không gian hẹp.
Ngộp thở, tôi lại muốn nôn. Nhưng bao tử thắt chặt co bóp. Không còn gì để nôn
ra. Tôi bò về phía có ánh sáng. Không ai la mắng khi tôi bò lên thân họ, dẫm lên
mặt họ. Tôi đưa đầu lên khoảng sáng. Mùi gió mặn thốc vào mặt làm tôi tỉnh táo.
Biển nhám hiện ra lờ mờ trong vũng sương. Trời và nước cùng xám đục. Hình dáng
vài chiếc ghe hiện lên xa tít, lung linh mờ ảo như buổi sáng ban mai đang êm
dịu.
Đêm qua,
chúng tôi rời bến Bình Triệu. Thuyền xoáy đuôi tôm từ bên này bờ sang bên kia
thì mắc cạn. Những giây phút chờ nước lên trở thành vô tận. Lúc đó tôi còn hồi
hộp, tim đập thình thịch vì cách nhổ bãi chớp nhoáng. Hầm tàu tối om. Mọi người
co rút lặng lẽ. Người theo đạo Công Giáo lẩm nhẩm đọc kinh. Người theo đạo Phật
lầm thầm tụng niệm. Lúc chiều tôi để ý nhiều người xách theo tượng Phật và cả
nhang đèn. Con người cầu cạnh Thượng Đế những khi yếu đuối nhất. Sao không yếu
đuối khi tất cả diễn ra mong manh vừa thúc đẩy mỗi chúng tôi dấn bước vào định
mệnh.
Từ buổi chiều nhập
nhoạng, chúng tôi theo người dẫn đường đến tụ tập tại điểm hẹn tại một ngôi nhà
thờ trong khu cư xá Tam Đa. Gia đình tôi và các anh chị họ được đưa đến đầy đủ.
Thánh lễ chiều vừa xong, giáo dân lục tục ra về. Chúng tôi vào nhà thờ cầu
nguyện. Đức Mẹ giang tay an ủi. Chúa Giêsu cúi nhìn từ thánh giá. Trời tối mau.
Cơn mưa rả rích từ chiều vẫn chưa dứt. Ở bên ngoài, tôi thấy thêm nhiều tốp
người đứng lố nhố. Họ không phải giáo dân ở đây. Như chúng tôi, họ chờ giờ khởi
hành. Tôi thấy Má bắt đầu bồn chồn. Đứa em nhỏ tám tháng của tôi khóc leo nheo.
Đám đông đứng lớ ngớ, tay xách nách mang. Trong chiếc giỏ bàng ở chân cột có
hình Quán Thế Âm và bát nhang.
« Không biết họ đi đâu
? Hôm nay làm gì có chầu ».
Một con bé đang nhảy
dây nơi sân đứng lại hỏi han. Không ai trả lời cho nó. Mắt tôi nhìn sững vào vòng dây quay đều trên
sân. Tôi cũng hay cột hai tà áo dài để nhảy dây ở sân nhà thờ sau buổi lễ. Đám
bạn tôi, Bích, Yến, Mai, Tươi. Chúng nó có thắc mắc tìm tôi sau buổi lễ chiều
nay ? Chúng nó có biết tôi đang ở đây, chờ một chuyến đi để phải xa chúng nó mãi
mãi ?
Bóng tối lan nhanh. Mưa
vẫn phớt mặt Chúa qua lớp tôn chắn kêu rào rào. Chúng tôi đứng ép vào hiên nhà
thờ. Ông Từ nhà thờ bảo chúng tôi vào xin phép cha xứ. Nhà thờ đã đến giờ đóng
cửa. Tôi thấy hai cánh tay Chúa chịu nạn vươn dài khỏi lỗ đinh rướm máu. Hai
cánh cửa nhà thờ đóng lại. Không thể chờ ở đây, chúng tôi phải đi đâu đó khỏi
khuôn viên nhà thờ. Đám người lục tục xách giỏ lên tay. Ai cũng nhìn nhau lo
lắng. Ba và bác Niếp tới kịp ngay lúc ấy. Không cần hiệu lệnh, chúng tôi vội
theo sát chân hai ông. Đám người bước hỗn loạn, tất tả trong con hẻm nhỏ ra bến
đò. Mỗi người thúc nhau đi mau. Tôi xách đôi dép da chạy theo Ba. “Họ đi đâu mà
đông dữ vậy ?". “Chắc đi ăn đám giỗ”. Cánh đàn ông trong hãng cưa đứng bên kia
đường láo xáo hỏi. Không ai trả lời. Chúng tôi cắm đầu chạy. Mưa rơi lất phất
lên tóc tôi, lạnh tanh trên trán, rồi lạnh buốt da mặt. Mặc, tôi cứ chạy. Thuyền
neo tại bến đò. Một mảnh ván xiêu bắc ngang làm cầu. Ba tôi đứng bên kia đầu
ván, kéo tay chị em chúng tôi và đẩy từng đứa xuống hầm. Tôi rớt xuống vùng
không gian tối mù, đôi dép văng khỏi tay lúc nào không rõ. Chung quanh tôi,
tiếng người và dép guốc rơi lộp bộp. Trong bóng tối, chị em chúng tôi tìm nhau.
Má và mấy đứa em nhỏ không ở chung khoang thuyền. Tôi chỉ tìm thấy tay của các
chị. Không có cảm giác nào an toàn hơn được nắm tay người thân của mình trong
bóng tối lo âu, mịt mùng đầy bất trắc. Thuyền nổ máy. Tiếng vang rền, dòn tan.
Mùi dầu, khói. Thuyền rú ga phóng ra khỏi bến, nhưng chỉ được ít phút, bỗng
khựng lại. Máy thuyền tạch tạch một lúc rồi tắt lịm. Không khí đông cứng. Ngột
ngạt. Mọi tiếng thì thầm bặt câm. Chúng tôi nín thở. Tôi nghe tiếng nước vỗ róc
rách vào mạn thuyền ; tiếng mưa rơi long tong lên mặt ván gỗ trên đầu. Thỉnh
thoảng, có tiếng ghe máy sè sè vọng lại. Tim tôi vồng lên hồi hộp. Thời gian
trôi chậm nặng nề. Nắp hầm đột nhiên mở rộng. Bác Niếp nói vọng xuống, thuyền
mắc cạn, phải chờ nước lên. Mọi người tuyệt đối giữ im lặng. Hầm thuyền vẫn tối
om. Mồ hôi tôi đổ đẫm lưng áo. Lưng con gái sớm biết sợ. Tôi khua tay tìm bàn
tay chị. Chị đang lần hạt bằng những đốt ngón tay ẩm. Ngón tay chị lạnh ngắt.
Một lát, có tiếng ì oạp của mái chèo, tiếng lục cục của gỗ va vào nhau. Chúng
tôi hồi hộp chờ đợi. Nhất định là công an đến kiểm tra.
“Anh Uyển ơi, về đi.
Trên bờ họ biết cả rồi. Họ còn biết thuyền đang mắc cạn nữa”. Tôi nhận ra giọng
nói của chú Tôn. Chắc chú lọt lại trên bờ khi thuyền vội vã rời bến khi nãy. Tim
tôi lại dội lên thình thịch. Trên bờ họ biết cả rồi. Chẳng mấy chốc, công an sẽ
đến. Trời ơi ! Nhóm tổ chức toàn là những người bạn tù của ba. Cái tội “Nguỵ"
chưa ráo, tội vượt biên sẽ mang họ về đâu. Tôi tưởng tượng đến lúc ba bị bắt đưa
vào trại cải tạo lần nữa. Hiện ra trước mắt tôi đồi núi Nghệ Tĩnh khô cằn. Cả
vùng chỉ trồng toàn sắn là sắn. Ba ốm nhom trong bộ quần áo lao động. Lưng áo ba
đóng triện đỏ. Ba chữ Tù Cải Tạo đỏ lòm như cổng chào. Tiếng mái chèo ì
oạp xa dần. Tôi thầm mong ba nghe lời chú Tôn lên ghe vào bờ. Nhưng hai cha con
chú quyết định ở lại. Ba cũng ở lại. Tôi lại tìm tay chị. Chị vẫn lần hạt bằng
những đốt ngón tay ẩm. Tôi lầm thầm đọc kinh, nghĩ đến cánh tay Chúa Giêsu chịu
nạn. Tay Chúa có lạnh giá ? Lưng Chúa có đổ mồ hôi ? Dù Chúa ở trong nhà thờ
đóng cửa, chị em tôi vẫn cầu nguyện. Tôi lần hạt hết Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng,
Năm Sự Vui mà nước vẫn chưa lên. Tôi chưa bao giờ lần hạt nhiều đến như
vậy.
Tôi giật mình bởi những
tiếng súng nổ. Thuyền tăng tốc độ. Máy rú gầm, phóng lao. Chị em tôi nắm chặt
tay nhau kinh sợ. Thuyền bốc thêm người ở 2 nơi. Địa điểm thứ nhất lên được cả.
Địa điểm thứ 2 bị công an gác bến đuổi bắn. Chúng tôi phóng chạy, bỏ lại một số
người. Sau này tôi được biết vì thuyền mắc cạn 2 giờ đồng hồ, công an gác bến
đổi phiên. Toán công an sau không được ăn chia nên ra lệnh bắn. Hầm thuyền vẫn
tối mù. Khoang tàu như thu nhỏ lại với số người mới lên. Chúng tôi ngồi dèn lên
nhau, lưng khòm theo mạn thuyền. Hơi người hầm hập. Thuyền sóc mạnh. Vài người
bắt đầu nôn oẹ. Tôi muốn ngộp thở. Mùi nôn mửa bốc lên chóng mặt. Chị đã thôi
lần hạt bằng những ngón tay ẩm. Chị cũng gập người nôn thốc tháo. Tôi dựa vào
vai chị, người mệt bã. Tôi nhắm mắt. Khoang thuyền tối. Tôi mở mắt. Khoang
thuyền vẫn tối bưng. Khi mở mắt tôi không thấy gì ngoài bóng tối. Nhưng nhắm mắt
tôi có thể hình dung đến tương lai. Tôi hình dung đến bờ bên kia của biển cả.
Vượt biên đối với tôi lúc ấy giống như đi đò từ bên này sông sang bên kia sông.
Chỉ một lát thôi, tôi sẽ đến bến. Ý nghĩ ấy làm tôi nhắm nghiền mắt lại. Tôi
thiếp dần vào giấc ngủ mê mệt. Trong giấc ngủ, hình ảnh Ba còm cõi cuốc đất
trồng sắn không ngừng ám ảnh.
Cũng ngay tại đây, ngay
tại ga xe lửa Bình Triệu, lần đầu tiên tôi biết đến sân ga. Chúng tôi mua vé tàu
suốt đi từ ga Bình Triệu đến ga Vinh. Ba bị tù “cải tạo” ở đó. Chúng tôi mới
được giấy phép thăm nuôi. Ba ra đi biệt tăm từ tháng 05/1975. Bây giờ đã là
tháng 06/1979. Tôi được 10 tuổi, bằng tuổi của Má ngày di cư vào Nam.
Gia đình tôi gốc Bắc.
Hai bên Nội Ngoại di cư vào Nam năm 1954. Chị em chúng tôi hầu hết sinh ra ở
miền Trung, theo bước chân hành quân của Ba. Tôi sinh ở Quảng Ngãi. Em M sinh ở
Quảng Tín. Em K sinh ở Tam Kỳ. Gia đình tôi ở Tam Kỳ cho đến ngày phải di tản về
Sài Gòn. Tam Kỳ mưa phùn lạnh lẽo trong trí nhớ tôi non nớt. Tôi đứng bên song
cửa thèm thuồng nhìn những đứa trẻ hàng xóm long nhong tắm mưa. Má cấm chị em
tôi dầm mưa. Mùa Đông Tam Kỳ chúng tôi mặc áo măng tô bên trong, áo mưa bên
ngoài chờ chú Mới đưa đi học bằng xe Jeep. Thỉnh thoảng chú chở chúng tôi vào
căn cứ Chu Lai thăm Ba bận việc không về nhà. Căn cứ Chu Lai có lá Quốc Kỳ Vàng
bay phất ở cổng vào. Cuối tuần chú chở chúng tôi ra Đại Chủng Viện Đà Nẵng thăm
Bác dạy học tại đó. Chúng tôi chạy nhảy tha hồ dưới những cây dừa rụng bông
trắng xoá. Ba hay vắng nhà, chúng tôi ở nhà với Má và bà vú. Chị em tôi hay cười
khi bà bảo, en cem meo meo rồi đi ngủ hỉ. Mỗi chiều, tôi chờ tiếng xe
Vespa của Ba reo vui ở đầu ngõ. Chị em tôi chạy ùa ra đường, đứa trèo đứng đằng
trước, đứa leo đằng sau để Ba lái xe vào sân nhà. Đêm trăng sáng, trẻ con hàng
xóm tụ tập ở sân nhà tôi múa hát. Chiến
tranh đang xảy ra ở căn cứ Chu Lai hoặc nơi nào đó trên quê hương. Nhưng chiến
tranh trong tuổi thơ tôi đầy êm đềm vì đã có những người lính như Ba chết để bảo
vệ chúng tôi. Cảnh nhà tôi vẫn ấm cúng. Những người lính đem đến ấm cúng, đem đến hoà
bình giữa chiến tranh. Chúng tôi yên ấm giữa bom đạn mù loà.
Năm 1974 tôi chỉ mới
vài tuổi. Tôi không biết đấy là lúc quân “cách mạng” ồ ạt vượt dãy Trường Sơn để
vào “giải phóng” chúng tôi. Anh Lê Văn Tám hy sinh làm bó đuốc sống phá
tan kho đạn Thị Nghè. Anh giao liên Kim Đồng thông minh lanh lợi lập nhiều chiến
công. Em bé quê dùng dầu gió bắt sống lính Mỹ. Chị Út Tịch mang bầu 7 tháng giả
kế mỹ nhân quyến rũ sĩ quan Nguỵ chiếm bót Tám Thế. Sau này tôi được trường học
dạy như thế. Tôi học những bài học lịch sử đứt đoạn, từ thời Ngô Quyền nhảy vọt
đến cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tháng Ba năm 1975.
Chiến tranh lan như vết rắn bò trườn. Ba đi hành quân liên miên. Má lo âu võ
vàng. Bom đạn phủ xuống đời sống. Đạn pháo cách mạng rình rập. Lưỡi lê giải
phóng canh chừng. Chúng tôi lo lắng. Chú Mới đón chị em tôi ở trường học. Con
đường yên tĩnh từ trường về nhà giờ mang đầy thương tích. Dãy phố cháy, khói bốc
cao thành cột. Bụi tre ở đầu ngõ bị bom đánh gẫy. Cờ phủ vàng những chiếc quan
tài trong xóm. Chiến tranh phơi bày bộ mặt tàn khốc. Tam Kỳ chìm vào lửa. Chúng
tôi phải chạy về Sài Gòn bằng máy bay quân sự, không có ghế phải ngồi trên sàn.
Ba ở lại với các đồng đội. Khi miền Trung mất, chúng tôi mất liên lạc với Ba
nhiều ngày. Ở Sài Gòn ông nội lo lắng từng giây. Hai người con trai của ông còn
kẹt lại ở miền Trung không có tin tức. Cả ngày ông ôm khư khư cái radio theo dõi
từng biến chuyển của cuộc tháo chạy, sừng sộ với bất cứ một tiếng động nào.
Không khí trong nhà nghẹt thở. Cuối cùng, Ba và Chú cũng trở về được vài ngày
sau đó. Ông Bà nội rơi nước mắt khi thấy 2 con trai của mình tơi tả bước vào
cổng.
Chúng tôi về bên Ngoại
tá túc. Bà Ngoại ở gần bến Bạch Đằng. Mỗi chiều, Ba dắt một hai đứa chúng tôi ra
bến xem người ta di tản. Họ rủ Ba đi, nhưng Ba lắc đầu. Ba dẫn chúng tôi xuống
tàu chơi, rồi lên bờ khi tàu nhổ neo. Sau này, trong những năm Ba ở tù, tôi
thường tự hỏi tại sao Ba không theo tàu di tản vào thời gian đó ? Ba có bao giờ
ân hận vì cái lắc đầu ngày ấy ? Ba nghĩ gì ? Ba tin vào điều gì ?
Tháng 05/1975, Ba ra
trình diện nhà cầm quyền mới. Tôi nhớ ngày đi Ba mặc chiếc áo in hình bánh qui.
Bánh rơi đầy vai Ba như có ai vừa mở tung nắp hộp thiếc. Những chiếc bánh qui
hình vuông, viền răng cưa thơm thơm ngọt tan trong miệng. Chúng tôi không cho Ba
đi. Chúng tôi đeo theo, đứa đu tay, đứa ôm chân. Ba đeo túi lên vai, hẹn mười
ngày sẽ về. Em trai út vừa sinh chưa tròn tháng, Ba bảo chờ Ba về hãy rửa tội
cho em. Ba thanh thản đến nơi tập trung. Ba nghĩ đến tình anh em Nam Bắc một
nhà. Ba tin vào lòng khoan hồng của kẻ chiến thắng. Ba tin vào lời hứa "10
ngày". Nhưng Ba đã thất vọng. Gia đình tôi đã tuyệt vọng. Niềm tin không cứu
được Ba. Hoà bình bắt đầu bằng sự khát khao thanh trừng của kẻ chiến thắng. Ba
đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời chúng tôi lúc đó. Tôi không thể hiểu. Đất nước
thanh bình mà gia đình tôi tan nát.
Chị em chúng tôi lớn
lên với Má và bà Ngoại trong một căn nhà ở ngoại ô Sàigòn. Hai người đàn bà chật
vật nuôi năm đứa trẻ. Chị cả mới lên 8 và em út chưa đầy tháng. Ngoài giờ dạy
học, Má đạp xe chạy lùng khắp nơi, đến từng nhà giam trong thành phố tìm tin tức
của Ba. Bà Ngoại ở nhà nuôi đứa bé sơ sinh bằng nước cháo pha muối. Đứa bé Ba
đặt tên Hoà Bình. Vừa ra đời đã thiếu cha. Ba còn sống hay đã chết ? Đối với mọi
người chung quanh, Ba đã không còn hiện hữu. Tấm hình Ba oai phong trong bộ quân
phục bị nhét sâu dưới đáy rương, nằm lẫn lộn giữa quần áo cũ và những viên băng
phiến hắc. Ba có khác gì một người đã khuất. Chỉ còn thiếu tấm hình của Ba trên
bàn thờ là bà Ngoại sẽ xin lễ giỗ cho Ba hàng năm.
Ba ra đi, mang theo
những chiếc bánh thơm lừng tuổi thơ của chúng tôi. Nắp hộp thiếc đóng chặt từ
ngày ấy. Sau này, lâu lắm, khi sang Mỹ tôi mới được nếm lại mùi bánh qui. Tôi
nhai bánh như nhai giấy. Mùi vị không còn ngọt ngào béo ngậy như trong trí nhớ.
Tôi không còn là con bé 6 tuổi đeo lên lưng ba vờ ăn bánh. Tôi không còn thèm
bánh qui nữa. Tôi thèm ly nước chanh mát lạnh trên đường vượt biển.
Từ lúc lên được boong,
tôi không muốn xuống hầm nữa. Boong thuyền không còn chỗ trống. Người nằm ngồi
la liệt. Tôi chỉ đủ chỗ dựa lưng vào thùng phi chứa nước. Nước trong thùng chỉ
còn lấp xấp. Chúng tôi chưa đi được bao xa. Nước uống phải để dành, phải dè sẻn.
Tôi khát khô cổ. Tôi tìm bóng dáng một chiếc tàu ngoại quốc. Tàu nào cũng được.
Tàu nào có thể cho tôi một ly nước đá chanh ngọt lịm. Buổi sáng nắng trong. Mặt
biển óng ánh như kính nhuyễn. Thuyền phóng băng băng mà cứ như đứng một chỗ,
giống xả hết tốc độ mà vẫn như neo lại trên vũng nước. Tôi nhìn đại dương bao la
không thấy bến bờ, không thấy tàu bè. Mênh mông bạt ngàn những trận gió. Con
thuyền như chiếc tàu giấy con con tôi xếp thả vào ao nước mưa. Những cơn mưa
ngập lụt đất Tam Kỳ. Tôi vẽ đôi mắt thuyền nguệch ngoạc. Đôi mắt ấy giờ theo tôi
ra đại dương. Cũng như thuyền, tôi chưa bao giờ ra biển. Tôi hoàn toàn không
hình dung hết được hiểm nguy chực chờ. Nếu chúng tôi bị giông bão ? Nếu chúng
tôi gặp hải tặc ? Nếu chúng tôi chết trên biển ? Dù sao chúng tôi cũng có nhau.
Ba nói : chết thì chết cả nhà.
Trời nóng. Gió biển rì
rì nhưng vẫn nóng. Mặt trời phả hơi xuống những thân người nằm phơi như cá. Tôi
say nắng. Người nóng rực như sốt. Biển trải rộng. Biển vô cùng. Màu xanh bất tận
chạy dài ngút ngàn. Tôi thấy bà Ngoại mấp máy, miệng móm mém. Bà pha cho tôi ly
nước chanh thật to. Chiếc ly sành vẽ hai con cò trắng lung linh. Uống đi con
! Vậy là chúng mày bỏ bà mà đi. Tôi muốn cầm ly nước bà đưa, nhưng tay mỏi
rã rời. Bà Ngoại không đi. Bà ở nhà giữ hộ khẩu, nhỡ bị bắt còn có bà thăm nuôi,
còn có nhà để về. Bà nuôi chị em chúng tôi từ ngày giải phóng. Em út tôi là con
trai của bà mới đúng. Bà chăm sóc nó từ ngày lọt lòng. Không có bà, tôi biết Má
không sao đứng vững được. Chạy về từ Tam Kỳ, chúng tôi không còn gì ngoài hai
bàn tay trắng. Chúng tôi mất tất cả. Ngôi nhà nhỏ xinh có mảnh vườn trồng rau.
Mỗi buổi sáng tôi theo Ba ra vườn bắt ốc sên. Đất Tam Kỳ đỏ quạch bám nhão gót
giầy. Sau nhà có con sông nước lênh láng mỗi chiều. Hoa lục bình trôi tím mặt
sông. Tôi dõi mắt cố tìm một cánh lục bình trên biển, chỉ thấy sóng bạc nhấp
nhô. Sóng bạc của Thái Bình Dương ngợp nắng. Người tôi vẫn nóng hực. Tôi nhắm
mắt lại cho đỡ loá. Lẽ ra chúng tôi đã ra biển trước đây mấy tuần. Lần ấy chủ
thuyền định đổ bến gần Bà Rịa. Gia đình tôi từ Sàigòn ra Hải Sơn chờ ngày đi.
Ông bà nội ở đó. Ngày đi, bà nội dậy lúc gà gáy, lục đục thổi xôi luộc gà. Chúng
tôi mặc quần áo ấm, khăn gói ngồi chờ đến khi trời sáng rõ. Ông nội nói bể rồi
không đi được nữa đâu. Giọng ông buồn mà mắt ông lại tựa như đang vui mừng. Ông
cười lấp lánh răng vàng. Ông bảo bà rỡ xôi gà ra cho chúng nó ăn. Con cháu ông
đã rủ nhau ra biển. Chúng tôi đi, ông chẳng còn ai. Ngày di cư vào Nam, chắc ông
chẳng bao giờ ngờ lịch sử lập lại. Con cháu phải bồng bế nhau xa rời quê hương
lần nữa.
Chiều đến.
Mặt trời biến nhanh lắm. Một thoáng thôi, đã mất hút. Nền trời xám xịt. Gió bắt
đầu thổi mạnh. Mây sà xuống boong, trĩu nước. Sóng không còn đập hiền hoà vào
mạn thuyền. Từng con sóng giận dữ quật xuống. Sóng nhồi suốt cho đến đêm. Trời
tối đen. Tôi không thấy gì ngoài bóng tối đặc sệt. Tôi hình dung đến đôi mắt
thuyền phăng phăng rẽ sóng. Thuyền đưa tôi đi qua biển dữ. Gió vẫn mạnh. Sóng
đập vào mạn thuyền tung nước lên boong. Thỉnh thoảng mưa đổ ào rồi ngưng. Người
tôi ướt đằm. Cái lạnh thấm vào da thịt, buốt giá. Thái Bình Dương đen. Đêm bao
la chỉ một ánh đèn le lói trên cabin. Gương mặt chú Thiện căng thẳng. Chú Thiện
sĩ quan hải quân bạn Ba. Chú vẫn nghiêm trang ít nói mỗi lần đến nhà. Lần nào
chú cũng trốn ngay lên lầu làm việc gì đó với chiếc la bàn. Ba dặn : có người lạ
tới phải báo ngay cho Ba. Tôi hồi hộp với vai trò gác cửa, mắt đau đáu nhìn ra
ngõ. Đột nhiên có tiếng la to : Tàu lớn kìa ! Tôi mở choàng mắt. Xa thật xa,
trong tối đen mịt mù, một ánh đèn bập bềnh ẩn hiện. Mắt tôi mở dán vào vùng
không gian phía trước. Ánh đèn chấp chới tựa bóng ma lúc ẩn lúc hiện. Tôi dụi
mắt ngỡ mình nằm mơ. Không phải tôi mơ. Ánh sáng có thật. Ánh sáng bừng lên chói
lọi như mặt trời vừa mọc. Nhưng lạ quá, ánh sáng cứ bừng lên rồi tắt lịm. Thuyền
chao qua. Ánh sáng tắt ngúm. Sóng bắn tung vào người tôi. Thuyền nhảy lên. Ánh
sáng bừng lấp lánh. Chúng tôi cứ tiến tới. Tôi tưởng tượng đến con tàu đằng xa.
Con tàu đèn điện sáng trưng. Những người đàn ông đàn bà tóc vàng mũi lõ tử tế.
Tôi cầm trong tay ly nước đá chanh. Màu xanh lá mạ dịu dàng sóng sánh. Những
viên đá nhỏ reo lanh canh. Chúng tôi đi về phía mặt trời ẩn hiện. Sau này tôi
biết chẳng phải mặt trời chơi trò ú tim. Chúng tôi đang vật lộn với sóng lớn.
Khi sóng đưa thuyền lên cao, tôi nhìn thấy ánh sáng. Khi con thuyền rớt xuống
chân sóng, ánh sáng biến mất vào biển đêm. Tôi vẫn rùng mình mỗi khi nghĩ
lại.
Chúng tôi vẫn đi về
phía mặt trời. Khối đen trước mặt hiện dần hình con tàu. Mặt trời chiếu ra từ
cột quan sát. Chúng tôi bật đèn cấp cứu. SOS. Đèn đỏ nhấp nháy. SOS. Chúng tôi
đến gần hơn. Boong tàu thấp thoáng bóng người. Tôi không nằm mơ. Thật sự là một
con tàu. Một con tàu to kềnh càng. Tôi cầm lấy ly nước đá chanh. Mặt trời vẫn
sáng rực trên cao.
"Tàu Liên Xô ! Chạy ra,
chạy ra”.
Tiếng người hét thất
thanh. Tôi sực nhìn lên. Mặt trời sáng rực loá mắt.
"Cờ búa liềm ! Cờ búa
liềm. Trời ơi !"
Tài công dùng dằng,
tiếc rẻ. Tôi cũng tiếc. Một con tàu to kềnh hẳn an toàn hơn chiếc thuyền mỏng
manh. Tôi thèm được cuộn mình trong chăn ấm. Tôi đang lạnh run. Và khát. Ly nước
đá chanh vẫn ám ảnh. Con thuyền quay đầu, phóng chạy. Sau giây phút xôn xao, rồi
sợ hãi, mọi người im lặng. Chỉ còn tiếng gió gầm gừ. Chỉ còn tiếng sóng đập tung
vùng biển động. Chúng tôi chạy trốn mặt trời.
Cơn bão thứ hai dội
xuống đại dương một ngày sau đó. Lúc ấy chúng tôi đã an toàn trú ẩn trong khoang
tàu Nhật Shonan Maru. Những con tàu mang ly nước đá chanh không thèm ngừng lại.
SOS. Tín hiệu báo lâm nguy chưa đủ thảm thương. Shonan Maru ngừng lại và chúng
tôi lập tức leo lên. Ba ghi tên điểm danh 105 người. Số thuyền nhân nhiều gấp 2
số thuỷ thủ trên tàu. Chiếc Shonan Maru chở sinh viên thực tập trên biển. Cả tàu
không có một nữ sinh viên. Vị thuyền trưởng cho kéo theo chiếc thuyền rách nát
vượt đại dương của chúng tôi. Mắt thuyền lập cập. Thuyền như con nhái bám vào
vách giếng. Thuỷ thủ đoàn đưa chúng tôi xuống hầm tàu. Họ không có đủ chăn đắp
nhưng sàn tàu sạch sẽ láng bóng. Quanh chỗ tôi nằm là nơi dự trữ gạo. Gạo Nhật
hạt to tròn trĩnh. Nấu lên ăn dẻo như cơm nếp. Ngày đầu nhà bếp mang ra một khay
cá sống. Từng lát cá tươi rói trong veo bắt mắt nhưng không ai dám ăn. Lúc đó
tôi chưa biết mê sushi. Tôi chỉ dám ăn món cháo cá nấu nhão với rong biển
suốt những ngày trên tàu.
Sau đêm bão
lớn, tôi lò dò lên boong. Biển êm. Gió đã nhẹ lắm tuy sàn tàu vẫn còn đẫm nước.
Bên cabin, vài người con trai đứng lố nhố chõ mắt vào 2 ô cửa kính. Tôi cũng tò
mò chen vào xem. Bên trong, đám sinh viên Nhật đang xem tivi. Màn ảnh màu rực rỡ
hiện ra đôi trai gái. Họ ăn mặc rách nát hơn chúng tôi hôm lên tàu Nhật. Đứa con
gái tóc dài đến lưng, quấn 2 mảnh vải tả tơi ôm chầm lấy đứa con trai đóng khố.
Những đôi mắt thuyền nhân mở to chiêm ngưỡng. Đó là phim The Blue Lagoon sau này
tôi xem khi đến Mỹ. Biển trong phim êm ả không dữ dằn những đợt sóng sôi. Từ chỗ
tôi đứng, biển bao la xanh ngắt. Tàu Nhật thênh thang, tôi hay đi thơ thẩn dưới
hầm và trên boong. Tôi ngỡ mình đang ngắm biển Cà Ná hùng vĩ từ trên xe lửa.
Chuyến xe lửa đưa tôi đi gặp Ba tại trại cải tạo Tân Kỳ. Từ ga Vinh, chúng tôi
đi một chuyến xe đò gập ghềnh, thêm một quãng đi bộ mới đến trại. Buổi trưa u
buồn vắng vẻ. Cả vùng núi lặng lẽ dưới nắng. Đâu đó vọng lại tiếng gà gáy kêu lơ
thơ ở một hốc bụi nào. Xa về phía núi là nơi giam giữ Ba. Chúng tôi chờ Ba cả
buổi chiều. Tôi thấy Ba từ ngoài cổng. Ba ốm nhom. Da đen sạm. Tôi chạy thật
nhanh ra cổng. Ba đón lấy, nhấc bổng tôi lên lòng. Tôi khóc. Khóc chan hoà vì
tưởng sẽ không bao giờ còn được gặp Ba. Khóc cho hết nỗi cô đơn không cha, cho
vơi những nhọc nhằn từ ngày giải phóng. Tôi khóc trên vai Ba như tôi đeo lên vai
Ba trong ngày Ba ra đi. Vai áo Ba không còn những chiếc bánh thơm. Tôi ngửi mùi
nắng cháy khét trong tóc Ba. Ba lấy trong túi ra một nhánh hoa tím.
"Đây là hoa mua, Ba hái
cho con. Giống như hoa sim ngoài Bắc mình”.
Lúc ấy tôi chưa biết
buồn vì màu tím, cũng chưa thuộc thơ Hữu Loan tím cả chiều hoang biền biệt. Tôi
chỉ thấy cảnh tù đày phi lý. Ba có tội gì ? Chúng tôi có tội gì ? Má xoay sở đầu
chợ cuối chợ mới mua được vé xe. Chúng tôi đứng nhìn con tàu Thống Nhất sang
trọng sáng choang chạy qua trước mắt. Tôi nhặt bao nhiêu lon sắt, giấy vụn ; tôi
dang bao nhiêu cơn nắng, nhưng tôi phải đi xe lửa chợ cũ rích ghế gỗ cứng ngắc
đau mông. Con tàu Thống Nhất không dành cho tôi một chỗ ngồi như đất nước đã từ
chối Ba làm một công dân. Chúng tôi lặn lội 3 ngày ngủ đứng ngủ ngồi trên xe
lửa. Chúng tôi bị mất cắp bị chen lấn bị chèn ép trong các toa xe. Qua ngần ấy
gian nan để chỉ được gặp Ba một giờ đồng hồ. Chú cán bộ ngồi đầu bàn theo dõi
từng cử động. Tôi có bao điều muốn kể với Ba. Nhưng tôi chỉ dám ngồi yên trong
lòng Ba. Một giờ đồng hồ qua nhanh như chớp mắt. Tôi và Má đứng ngẩn nhìn Ba
bước về trại giam. Lưng áo Ba in chữ đỏ. Tù Cải Tạo.
Tôi theo Ba lên cabin
gặp vị thuyền trưởng. Phòng ông có tivi màu và tủ đựng nước ngọt. Ông bấm vào
nút, một lon nước ướp lạnh chạy ra. Tôi tròn mắt nhìn ông làm ảo thuật. Ông đưa
cho tôi lon nước mở sẵn. Tôi ủ lon nước lạnh ngắt vào đôi tay. Ly nước đá chanh
tôi ao ước. Ngụm nước đọng trên đầu lưỡi, lạnh buốt suốt tuổi niên thiếu. Vị
thuyền trưởng nói chuyện với Ba bằng cuốn tự điển. Ba nói tiếng Anh. Ông tra tự
điển rồi trả lời. Tôi ngồi xem tivi, không hiểu gì cả. Mãi mãi ghi sâu trong trí
nhớ tôi vùng không gian nhỏ bé bình yên, màn hình tivi với ngôn ngữ lạ, nước cam
lạnh, chiếc tủ nước ngọt, và ông Nhật biết làm ảo thuật. Mỗi lúc tình cờ bấm
tivi sang một đài nước ngoài hoặc lạc vào đám đông với ngôn ngữ lạ, tôi thấy
mình nhỏ lại như năm 14, ngồi bên cạnh Ba và vị thuyền trưởng. Ba múa tay giải
thích với vốn liếng Anh ngữ từ thời đi dạy. Tôi nhìn Ba ung dung, tự tin, nhớ
lại những lần đứng thập thò nghe Ba nói chuyện e dè với công an khu
phố.
Ba trở về sau 6 năm 6
tháng 22 ngày "cải tạo", thể xác héo mòn, tinh thần kiệt quệ. Tôi không biết
thực sự Ba đã được "cải tạo" những gì trong những năm tháng đó, ngoài những cơn
đói triền miên và những ngày lao động cực khổ. Ba ra tù, về chịu sự quản thúc
của nhà cầm quyền địa phương. Công an dân phố ghé qua sáng chiều. Ở trường học,
mỗi tuần chúng tôi xếp hàng đi bộ đến nghĩa trang liệt sĩ làm cỏ. Trời đổ lửa.
Chúng tôi mặc áo trắng quần đen đi theo hàng. Nghĩa trang liệt sĩ nằm kề bên con
đường lớn. Ở giữa, một khung đài tưởng niệm nhang khói lâm thâm. Lần nào về tôi
cũng ấm đầu.
Ra đi là con đường duy
nhất để chúng tôi được sống đúng với ý nghĩa một con người. Đối với Ba Má, đó là
một sự chọn lựa đau đớn và liều lĩnh. Ra đi là đánh cuộc với mạng sống của 8
thành viên trong gia đình. Tôi không ngạc nhiên vì quyết định của Ba Má. Như thể
đó là định mệnh. Chúng tôi không còn con đường nào khác.
Biển lặng những ngày
sau đó. Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn xuống biển từ lan can tàu. Màu xanh hun
hút làm tôi chóng mặt. Nếu không được tàu Nhật vớt, chúng tôi có thể chống nổi
với cơn bão chiều ấy ? Biển đẹp man rợ. Biển mênh mang không thấy bến bờ. Biển
lan như trên mặt đất chỉ toàn nước. Biển xanh lục như trên mặt đất toàn rêu.
Biển nhấp nhô như tinh thần chúng tôi hãy còn chông chênh chưa tin đang hít thở
khí quyển tự do.
Chúng tôi dần lại sức.
Cháo cá rong biển đậm đà không còn vô vị. Chúng tôi sẽ đáp bến Manila nay mai.
Vị thuyền trưởng ra lệnh chặt dây thừng bỏ con thuyền rách nát đã theo chúng tôi
dọc Thái Bình Dương. Tôi nhìn đôi mắt thuyền ướt nước ngỡ như đang nhìn chính
mình. Chiếc thuyền tang thương bẩn thỉu mang hình ảnh của chúng tôi ngày hôm
qua. Đêm nay thuyền sẽ về đâu ? Con mắt thuyền ướt đẫm. Mắt thuyền lặng câm.
Thuyền xa bến như tôi xa quê hương. Biết thuyền có tìm được đường về. Thuyền
lênh đênh tôi cũng lênh đênh. Thuyền trôi dạt, tôi cũng trôi dạt. Mười bốn năm,
tôi mất tuổi thơ 2 lần. Tôi mất Tam Kỳ tháng 04/1975. Năm 1983, tôi mất Sài Gòn.
Chiến tranh phá huỷ tuổi thơ. Hoà bình đẩy tôi dạt ra biển cả. Những giọt nước
mắt con gái khóc chia tay ; không phải tôi khóc mà mắt thuyền đang
khóc.
Nhiều năm sau tôi vẫn
nhớ đôi mắt thuyền ai oán. Mỗi khi soi gương tôi vẫn thấy mắt thuyền long lanh
trong mắt mình. Tôi mang đôi mắt ấy, đôi mắt Tam Kỳ và những mảnh vụn ký ức
không thể ráp nối. Tôi chưa vào đến đất liền. Chưa vào đến Bataan hay hải đảo
Palawan huyền hoặc. Tôi trôi mãi trên Biển Đông ở vùng hải phận quốc
tế.
Ngày mai mất Biển Đông,
tôi sẽ trôi về đâu ?
Nguyễn Xuân Tường Vy
2009/04/17
http://www.hopluu.net
http://www.hopluu.net
ANDERSON * MẸ
"Chuyện kể về người mẹ" của Andersen
Một
bà mẹ đang ngồi cạnh đứa con nhỏ. Bà rất buồn vì lo nó chết mất. Đứa bé
xanh rớt, mắt nhắm nghiền đang thoi thóp. Thấy nó rên rỉ rất thiểu não,
bà cúi xuống sát mặt nó, lòng se lại.
Có
tiếng gõ cửa. Một ông già nghèo khổ, trùm kín trong tấm chăn rách bước
vào. Bên ngoài tuyết phủ khắp nơi, gió vun vút quất vào mặt. Ông già rét
run cầm cập, ngồi xuống ru đứa bé. Mẹ nó đương nhóm lò hâm lại cốc sữa.
Xong việc bà quay lại ngồi vào chiếc ghế cạnh ông già, nhìn đứa bé ốm
yếu vẫn đang thoi thóp thở. Bà hỏi:
- Liệu nó có việc gì không? Thượng đế có tha bắt nó đi không?
Ông già - chính là thần chết - lắc đầu một cách khó hiểu. Bà mẹ gục đầu xuống, nước mắt ròng ròng trên gò má. Đã ba hôm nay, bà không ngủ, người rã rời. Bà thiếp đi một tí, rồi chợt rùng mình vì rét bà choàng dậy.
- Đâu rồi nhỉ? Bà hoảng hốt kêu lên, mắt nhìn tứ phía. Ông già và đứa con bà biến đâu mất. Lão đã đem con bà đi rồi. Chiếc đồng hồ quả lắc vẫn tích tắc trong xó nhà.
Bà mẹ tội nghiệp vùng dậy chạy ra ngoài gọi con. Một bà cụ mặc áo dài đen, ngồi giữa đám tuyết trên sân bảo bà mẹ:
- Tôi thấy thần chết mang con chị chạy đi rồi. Lão ta chạy nhanh hơn gió. Đã cướp ai đi, lão không bao giờ mang trả lại.
Bà mẹ khẩn cầu:
- Xin cụ bảo tôi lão đi đường nào. Tôi sẽ đuổi kịp.
Bà cụ đáp:
- Được! Nhưng muốn ta chỉ đường, chị phải hát cho ta nghe tất cả những bài hát mà chị đã ru con chị. Ta đã được nghe chị hát ru con chị nhiều, ta rất thích. Ta là thần đêm tối. Ta đã từng trông thấy nước mắt chị tràn ra khi chị ru con.
Bà mẹ van vỉ:
- Tôi xin hát tất cả, sau đó bà chỉ đường giúp để tôi đuổi theo thần chết đòi lại đứa con tôi. Nhưng thần đêm tối chẳng nói gì. Bà mẹ vặn vẹo đôi tay, nước mắt đầm đìa, vừa nức nở vừa hát, tiếng nấc át cả lời hát.
Nghe hát xong, Thần đêm tối bảo:
- Rẽ sang phải rồi đi vào rừng thông tối om kia. Thần Chết mang con chị biến vào đấy. Đến giữa rừng, gặp một ngã ba, bà mẹ phân vân không biết rẽ trái hay phải. Chỉ có một bụi gai không hoa, không lá, tuyết phủ đầy, cành nặng trĩu là xuống đến mặt đất.
Bà mẹ hỏi:
- Có biết thần chết đem con ta đi lối nào không?
Bụi gai trả lời:
- Có nhưng muốn tôi chỉ, bà phải ủ tôi vào lòng cho ấm lên. Tôi đang rét cóng, sắp thành băng đến nơi.
Bà mẹ ôm bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó. Ngực bà gai đâm toé máu. Bụi gai nóng lại trổ hoa xanh tốt ngay giữa đêm đông giá lạnh. Được sưởi ấm rồi, bụi gai chỉ đường cho bà mẹ.
Bà đến một cái hồ lớn, chẳng thấy có một bóng thuyền. Mặt hồ lớp băng mỏng quá không giẫm lên để đi được, nước hồ lại quá sâu không lội qua được. Bà mới cúi xuống để uống hết nước hồ. Bà cũng biết việc ấy là quá sức mình, nhưng vì quá đau khổ. Bà mong thượng đế cứu giúp.
Hồ nước bảo bà:
- Không làm thế được đâu. Ta thương lượng với nhau thì hơn. Tôi rất thích ngọc trai. Hai mắt bà là hai viên ngọc trai rất trong. Bà hãy khóc cho đến lúc rơi hai mắt xuống. Tôi sẽ đưa bà đến một cái nhà kính là nơi thần chết vun trồng các cây hoa, mỗi cây là một kiếp người.
Bà mẹ nức nở, nước mắt tầm tã, hai mắt theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ hoá thành hai viên ngọc. Bà được hồ nước nâng bổng lên và thoắt một cái đưa đến một ngôi nhà kỳ lạ, chẳng biết đấy là một quả núi với hang sâu rừng thẳm hay là một công trình tuyệt hảo, tuyệt mỹ của con người. Mắt bà không còn nên không trông thấy gì, bà hỏi:
- Có thấy thần chết đem con tôi đi đâu không?
Một bà già canh vườn ươm của thần chết nói:
- Thần chết chưa về đến đây. Bà làm thế nào mà đến được nơi này? Ai đã giúp bà?
- Thượng đế giúp - Bà mẹ trả lời - Người đã thương tôi, vậy bà cũng rủ lòng thương bảo cho tôi biết con tôi ở đâu.
Bà già nói:
- Tôi không biết mặt con bà. Ở đây nhiều cây lắm. Mỗi cây tượng trưng sinh mệnh một con người. Chúng cũng có tim, tim chúng đập. Bà cứ lại gần các cây, nghe nhịp tim đập chắc bà sẽ nhận ra cây nào mang sinh mệnh con bà. Nhưng bà muốn tôi hướng dẫn thì bà trả ơn tôi cái gì nào?
- Tôi còn gì để cho bà nữa đâu! Bà mẹ trả lời.
- Bà có mớ tóc đen nhánh - bà già nói - Bà cho tôi và nhận lại mớ tóc bạc của tôi. Đổi nhau mà.
- Nếu chỉ có thế thôi thì được - bà mẹ vội trả lời, rồi bà trao mớ tóc đen cho bà cụ và nhận lấy mớ tóc bạc.
Hai người bước vào vườn kính rộng lớn của thần chết. Nơi đây có rất nhiều cây cỏ đủ loại. Có những cây mộc lan hương mảnh dẻ, những bông thược dược to và mập mạp. Có những cây mọc dưới nước, cây xanh tươi, cây khô cằn, rắn quấn quanh gốc. Đây là những cây cọ, cây tiêu huyền, kia là đám mùi và xạ hương. Mỗi cây mỗi hoa mang một tên người, tượng trưng một kiếp người.
Có những cây lớn trồng trong chậu nhỏ tí đang sắp làm vỡ chậu. Ngược lại có những cây bé con lại trồng trên những vuông đất rộng phủ rêu xanh mượt. Người mẹ đau khổ rạp xuống từng gốc cây, lắng nghe nhịp đập từng trái tim của chúng. Và giữa muôn vàn trái tim ấy bà nhận ra nhịp đập của trái tim con bà.
- Con tôi đây rồi! Bà reo lên, chìa tay trên một gốc kỵ phù nhỏ màu lam ốm yếu thân nghẹo sang một bên.
Bà già ngăn lại:
- Đừng đụng vào hoa. Cứ đợi ở đây. Thần chết sắp về. Không cho Thần nhổ cây hoa này.
Ngay lúc đó một làn gió lạnh buốt nổi lên. Thần chết đã đến. Thần hỏi:
- Sao ngươi lại tìm được đến đây? Mà lại đến trước ta?
- Ta là mẹ! Bà mẹ trả lời.
Thần chết vươn bàn tay dài ngoẵng về phía cây hoa mảnh dẻ, bà mẹ vòng đôi bàn tay giữ lấy không cho Thần chết lấy.
- Ngươi không chống lại được ta đâu! - Thần chết nói và hà hơi vào tay bà mẹ, bà thấy lạnh buốt - Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng đế mà thôi. Ta trông nom khu vườn của người mang theo những cây cỏ ở đây lên trồng trong vườn của Thượng đế theo lệnh người. Còn sau đó trên ấy ra sao ta không biết.
- Trả lại con cho tôi! - Bà mẹ van xin và định túm lấy tay hai cây.
Thần chết bảo:
- Chớ đụng vào! Ngươi nói rằng ngươi đau khổ mà ngươi lại muốn làm cho một người mẹ khác phải đau khổ hay sao?
Bà mẹ đau thương buông hai cây hoa ra.
Thần chết nói thêm:
- Đây là đôi mắt của ngươi, ta thấy lóng lánh dưới đáy hồ ta vớt lên đấy. Ngươi hãy nhận lại. Và nhìn xuống đáy giếng gần đấy. Ta sẽ cho ngươi biết tên hai đứa trẻ có hai bông hoa ấy. Ngươi sẽ thấy rõ cả cuộc đời và quá khứ và tương lai của chúng, thấy rõ tất cả những gì mà ngươi định huỷ hoại.
Bà mẹ nhìn xuống đáy giếng. Bà thấy một trong hai bông hoa ánh lên niềm vui đầy hạnh phúc, còn bông hoa kia thì hoàn cảnh trầm luân, khổ ải.
Thần chết nói:
- Cả hai kiếp hoa đều do Thượng đế định đoạt cả.
Người mẹ hỏi:
- Thế hoa nào là hoa hạnh phúc, hoa nào là hoa bất hạnh?
Thần chết đáp:
- Ta không thể tiết lộ thiên cơ. Nhưng một trong hai bông hoa ấy chính là của con ngươi, là hình ảnh tương lai của nó.
Bà mẹ gào lên:
- Hoa nào trong hai hoa ấy là của con tôi? Hãy bảo cho tôi biết. Nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì hãy mang nó đi, mang ngay về Thiên đường. Xin hãy tha thứ cho những lời tôi cầu nguyện. Xin hãy quên đi tất cả, coi như tôi đã mê sảng.
Rồi bà vặn tay vào nhau, quỳ xuống cầu khẩn:
- Xin Thượng đế đừng nghe lời con nếu con có cầu khẩn những lời sai trái với ý người.
Rồi bà gục đầu xuống ngực.
Và Thần chết mang đứa bé đến cái xứ sở xa lạ ấy.
- Liệu nó có việc gì không? Thượng đế có tha bắt nó đi không?
Ông già - chính là thần chết - lắc đầu một cách khó hiểu. Bà mẹ gục đầu xuống, nước mắt ròng ròng trên gò má. Đã ba hôm nay, bà không ngủ, người rã rời. Bà thiếp đi một tí, rồi chợt rùng mình vì rét bà choàng dậy.
- Đâu rồi nhỉ? Bà hoảng hốt kêu lên, mắt nhìn tứ phía. Ông già và đứa con bà biến đâu mất. Lão đã đem con bà đi rồi. Chiếc đồng hồ quả lắc vẫn tích tắc trong xó nhà.
Bà mẹ tội nghiệp vùng dậy chạy ra ngoài gọi con. Một bà cụ mặc áo dài đen, ngồi giữa đám tuyết trên sân bảo bà mẹ:
- Tôi thấy thần chết mang con chị chạy đi rồi. Lão ta chạy nhanh hơn gió. Đã cướp ai đi, lão không bao giờ mang trả lại.
Bà mẹ khẩn cầu:
- Xin cụ bảo tôi lão đi đường nào. Tôi sẽ đuổi kịp.
Bà cụ đáp:
- Được! Nhưng muốn ta chỉ đường, chị phải hát cho ta nghe tất cả những bài hát mà chị đã ru con chị. Ta đã được nghe chị hát ru con chị nhiều, ta rất thích. Ta là thần đêm tối. Ta đã từng trông thấy nước mắt chị tràn ra khi chị ru con.
Bà mẹ van vỉ:
- Tôi xin hát tất cả, sau đó bà chỉ đường giúp để tôi đuổi theo thần chết đòi lại đứa con tôi. Nhưng thần đêm tối chẳng nói gì. Bà mẹ vặn vẹo đôi tay, nước mắt đầm đìa, vừa nức nở vừa hát, tiếng nấc át cả lời hát.
Nghe hát xong, Thần đêm tối bảo:
- Rẽ sang phải rồi đi vào rừng thông tối om kia. Thần Chết mang con chị biến vào đấy. Đến giữa rừng, gặp một ngã ba, bà mẹ phân vân không biết rẽ trái hay phải. Chỉ có một bụi gai không hoa, không lá, tuyết phủ đầy, cành nặng trĩu là xuống đến mặt đất.
Bà mẹ hỏi:
- Có biết thần chết đem con ta đi lối nào không?
Bụi gai trả lời:
- Có nhưng muốn tôi chỉ, bà phải ủ tôi vào lòng cho ấm lên. Tôi đang rét cóng, sắp thành băng đến nơi.
Bà mẹ ôm bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó. Ngực bà gai đâm toé máu. Bụi gai nóng lại trổ hoa xanh tốt ngay giữa đêm đông giá lạnh. Được sưởi ấm rồi, bụi gai chỉ đường cho bà mẹ.
Bà đến một cái hồ lớn, chẳng thấy có một bóng thuyền. Mặt hồ lớp băng mỏng quá không giẫm lên để đi được, nước hồ lại quá sâu không lội qua được. Bà mới cúi xuống để uống hết nước hồ. Bà cũng biết việc ấy là quá sức mình, nhưng vì quá đau khổ. Bà mong thượng đế cứu giúp.
Hồ nước bảo bà:
- Không làm thế được đâu. Ta thương lượng với nhau thì hơn. Tôi rất thích ngọc trai. Hai mắt bà là hai viên ngọc trai rất trong. Bà hãy khóc cho đến lúc rơi hai mắt xuống. Tôi sẽ đưa bà đến một cái nhà kính là nơi thần chết vun trồng các cây hoa, mỗi cây là một kiếp người.
Bà mẹ nức nở, nước mắt tầm tã, hai mắt theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ hoá thành hai viên ngọc. Bà được hồ nước nâng bổng lên và thoắt một cái đưa đến một ngôi nhà kỳ lạ, chẳng biết đấy là một quả núi với hang sâu rừng thẳm hay là một công trình tuyệt hảo, tuyệt mỹ của con người. Mắt bà không còn nên không trông thấy gì, bà hỏi:
- Có thấy thần chết đem con tôi đi đâu không?
Một bà già canh vườn ươm của thần chết nói:
- Thần chết chưa về đến đây. Bà làm thế nào mà đến được nơi này? Ai đã giúp bà?
- Thượng đế giúp - Bà mẹ trả lời - Người đã thương tôi, vậy bà cũng rủ lòng thương bảo cho tôi biết con tôi ở đâu.
Bà già nói:
- Tôi không biết mặt con bà. Ở đây nhiều cây lắm. Mỗi cây tượng trưng sinh mệnh một con người. Chúng cũng có tim, tim chúng đập. Bà cứ lại gần các cây, nghe nhịp tim đập chắc bà sẽ nhận ra cây nào mang sinh mệnh con bà. Nhưng bà muốn tôi hướng dẫn thì bà trả ơn tôi cái gì nào?
- Tôi còn gì để cho bà nữa đâu! Bà mẹ trả lời.
- Bà có mớ tóc đen nhánh - bà già nói - Bà cho tôi và nhận lại mớ tóc bạc của tôi. Đổi nhau mà.
- Nếu chỉ có thế thôi thì được - bà mẹ vội trả lời, rồi bà trao mớ tóc đen cho bà cụ và nhận lấy mớ tóc bạc.
Hai người bước vào vườn kính rộng lớn của thần chết. Nơi đây có rất nhiều cây cỏ đủ loại. Có những cây mộc lan hương mảnh dẻ, những bông thược dược to và mập mạp. Có những cây mọc dưới nước, cây xanh tươi, cây khô cằn, rắn quấn quanh gốc. Đây là những cây cọ, cây tiêu huyền, kia là đám mùi và xạ hương. Mỗi cây mỗi hoa mang một tên người, tượng trưng một kiếp người.
Có những cây lớn trồng trong chậu nhỏ tí đang sắp làm vỡ chậu. Ngược lại có những cây bé con lại trồng trên những vuông đất rộng phủ rêu xanh mượt. Người mẹ đau khổ rạp xuống từng gốc cây, lắng nghe nhịp đập từng trái tim của chúng. Và giữa muôn vàn trái tim ấy bà nhận ra nhịp đập của trái tim con bà.
- Con tôi đây rồi! Bà reo lên, chìa tay trên một gốc kỵ phù nhỏ màu lam ốm yếu thân nghẹo sang một bên.
Bà già ngăn lại:
- Đừng đụng vào hoa. Cứ đợi ở đây. Thần chết sắp về. Không cho Thần nhổ cây hoa này.
Ngay lúc đó một làn gió lạnh buốt nổi lên. Thần chết đã đến. Thần hỏi:
- Sao ngươi lại tìm được đến đây? Mà lại đến trước ta?
- Ta là mẹ! Bà mẹ trả lời.
Thần chết vươn bàn tay dài ngoẵng về phía cây hoa mảnh dẻ, bà mẹ vòng đôi bàn tay giữ lấy không cho Thần chết lấy.
- Ngươi không chống lại được ta đâu! - Thần chết nói và hà hơi vào tay bà mẹ, bà thấy lạnh buốt - Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng đế mà thôi. Ta trông nom khu vườn của người mang theo những cây cỏ ở đây lên trồng trong vườn của Thượng đế theo lệnh người. Còn sau đó trên ấy ra sao ta không biết.
- Trả lại con cho tôi! - Bà mẹ van xin và định túm lấy tay hai cây.
Thần chết bảo:
- Chớ đụng vào! Ngươi nói rằng ngươi đau khổ mà ngươi lại muốn làm cho một người mẹ khác phải đau khổ hay sao?
Bà mẹ đau thương buông hai cây hoa ra.
Thần chết nói thêm:
- Đây là đôi mắt của ngươi, ta thấy lóng lánh dưới đáy hồ ta vớt lên đấy. Ngươi hãy nhận lại. Và nhìn xuống đáy giếng gần đấy. Ta sẽ cho ngươi biết tên hai đứa trẻ có hai bông hoa ấy. Ngươi sẽ thấy rõ cả cuộc đời và quá khứ và tương lai của chúng, thấy rõ tất cả những gì mà ngươi định huỷ hoại.
Bà mẹ nhìn xuống đáy giếng. Bà thấy một trong hai bông hoa ánh lên niềm vui đầy hạnh phúc, còn bông hoa kia thì hoàn cảnh trầm luân, khổ ải.
Thần chết nói:
- Cả hai kiếp hoa đều do Thượng đế định đoạt cả.
Người mẹ hỏi:
- Thế hoa nào là hoa hạnh phúc, hoa nào là hoa bất hạnh?
Thần chết đáp:
- Ta không thể tiết lộ thiên cơ. Nhưng một trong hai bông hoa ấy chính là của con ngươi, là hình ảnh tương lai của nó.
Bà mẹ gào lên:
- Hoa nào trong hai hoa ấy là của con tôi? Hãy bảo cho tôi biết. Nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì hãy mang nó đi, mang ngay về Thiên đường. Xin hãy tha thứ cho những lời tôi cầu nguyện. Xin hãy quên đi tất cả, coi như tôi đã mê sảng.
Rồi bà vặn tay vào nhau, quỳ xuống cầu khẩn:
- Xin Thượng đế đừng nghe lời con nếu con có cầu khẩn những lời sai trái với ý người.
Rồi bà gục đầu xuống ngực.
Và Thần chết mang đứa bé đến cái xứ sở xa lạ ấy.
Nguồn: http://bee.net.vn/channel/1984/200910/Chuyen-ke-ve-nguoi-me-cua-Andersen-1725468/
NGUYỄN THỊ TƯƠI * MẸ TÔI
Mọi người thường
tự hào về một người cha quyền thế, một người mẹ học rộng biết nhiều,
còn tôi, tôi tự hào về một người mẹ không biết chữ nhưng vẫn nuôi năm
chị em tôi ăn học nên người.
Ngày tôi đậu đại học, tôi đã chạy ra tận con đê đầu làng đợi mẹ về. Nhìn bóng mẹ với đôi gánh trên vai, tôi nghẹn ngào: "Con đậu rồi". Mẹ khẽ cười và lau những giọt mồ hôi đọng trên khuôn mặt đầy những vết nhăn. Tôi biết từ mai gánh nặng trên vai mẹ sẽ ngày một nặng. Hôm đó, mẹ đã cho tôi nguyên suất bánh đúc ế, phần thưởng cho đứa con ngoan.
Tôi nhập học với số tiền ít ỏi của gia đình và mẹ, người sẽ lên thành phố kiếm tiền nuôi tôi. Tôi nhanh chóng ổn định được chỗ ở trong ký túc, còn mẹ tôi sau mấy ngày lang thang nơi các xóm lao động nghèo mới tìm được chỗ ở. Cũng từ đó, cứ cuối tuần mẹ lại mang tiền sinh hoạt đến gần trường đưa tôi. Mỗi lần gặp mặt, mẹ luôn đưa tiền rồi bước vội, dường như mẹ sợ ai đó bắt gặp, mẹ sợ ai đó nhìn thấy mẹ và tôi...
Ngày tôi được học bổng, tôi muốn mẹ biết đầu tiên. Nhưng tôi đâu tìm được mẹ bởi mẹ sẽ đi khắp mọi ngả đường nếu gánh hàng còn nặng trên vai, và cũng bởi chưa một lần tôi đến nơi mẹ sống. Nơi chúng tôi ăn mừng kết quả học kỳ đầu, ở đó có một người phụ nữ đang đổi từng đồng tiền lẻ thành tờ tiền chẵn. Người phụ nữ ấy nhanh nhảu mời chúng tôi ăn món bánh đúc quê hương, rồi vội vã gánh hàng đi như sợ điều gì đó. Lúc đó, tôi đã muốn kéo tay mẹ lại, muốn giới thiệu với tất cả bạn bè: "Mẹ tớ đấy". Nhưng, tôi đã không làm vậy, tôi đã để mẹ với gánh hàng rong vội vã bước đi.
Nhiều đêm trong ký túc, mọi người kể chuyện gia đình nhưng riêng tôi, tôi im lặng. Cũng nhiều lúc, tôi muốn lên tiếng: "Mẹ tớ bán hàng rong, dưới tớ còn có bốn em nhỏ. Bố tớ là ông nông dân gốc". Những câu đó thật khó nói. Mẹ tôi, người phụ nữ bán hàng rong. Gánh hàng của mẹ không quá mấy chục ngàn. Tôi biết bắt đầu câu chuyện thế nào đây và tôi im lặng.
Và hôm qua nơi con hẻm gần nhà đứa bạn, tôi thấy những người bán hàng rong. Ở đó, mẹ tôi đang kể về tôi, về cô con gái bé nhỏ học giỏi. Tôi thấy khuôn mặt mẹ ngời hạnh phúc, tay mẹ chỉ vào tấm hình nhỏ: "Nó đấy".
Lần này, tôi đã chạy lại ôm bờ vai gầy thật chặt, tôi đã khóc. Lời xin lỗi khó nói nhưng tôi biết mẹ hiểu. Tôi chào mẹ và các cô với lời mời thăm phòng tôi - ký túc. Tôi sẽ giới thiệu mẹ với tất cả bạn bè và tôi hạnh phúc với điều đó. Tôi sẽ kể cho bạn tôi nghe về một người mẹ với cái tên mình mẹ cũng không biết viết nhưng trong trái tim mẹ luôn khắc hình ảnh chúng tôi. Tôi sẽ kể cho bạn tôi nghe về một người mẹ đứng thật xa nhìn con để bảo vệ đứa con mình... Và tôi sẽ kể cho bạn tôi nghe về gia đình, về người cha, về những đứa em. Tôi hạnh phúc bởi tôi có một gia đình.
NGUYỄN THỊ TƯƠI (Nam Định)
NGUYỄN MẠNH BÍCH NGỌC * MẸ TÔI
Truyện Ngắn : MẸ TÔI
(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một
người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người)
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì
bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi
phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái
nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp
la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời
tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi
tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,
không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng,
tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi
giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống,
với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một
căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn
phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà
cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng
trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ
tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Ði khỏi đây ngay!”. Mẹ
tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm
liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu
chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói
dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là
muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do
không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại
cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và
làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự
buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn
con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở
đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ
không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt
của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng
chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ
kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới
mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ...".
NGUYỄN MẠNH BÍCH NGỌC (st)
(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một
người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người)
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì
bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi
phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái
nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp
la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời
tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi
tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà,
không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng,
tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi
giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống,
với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một
căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn
phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà
cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng
trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ
tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Ði khỏi đây ngay!”. Mẹ
tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm
liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu
chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói
dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là
muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do
không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại
cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và
làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự
buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn
con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở
đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ
không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt
của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng
chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ
kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới
mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ...".
NGUYỄN MẠNH BÍCH NGỌC (st)
CHU TẤT TIẾN * THƯ CHO CON
THƯ
CHO CON
Con yêu dấu, khi đến tuổi về
già,
Cha mẹ không còn tươi như
hoa.
Mà nhăn-nhó, mặt cau, mắt ướt.
Con sẽ thấy không còn vui như trước,
Nhưng cũng đừng cau-có lại mẹ cha.
Vì khi xưa, con khóc oé vang nhà,
Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.
Nếu cha mẹ tay run không cầm nổi,
Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà,
Xin con đừng gắt mắng hạng người già,
Vì lúc bé con vẫn thường rơi vãi.
Mẹ cha vẫn khom lưng nhặt lại,
Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.
Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng-xăng,
Nghe con "xin lỗi" mà ấm lòng như Tết.
Mà nhăn-nhó, mặt cau, mắt ướt.
Con sẽ thấy không còn vui như trước,
Nhưng cũng đừng cau-có lại mẹ cha.
Vì khi xưa, con khóc oé vang nhà,
Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.
Nếu cha mẹ tay run không cầm nổi,
Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà,
Xin con đừng gắt mắng hạng người già,
Vì lúc bé con vẫn thường rơi vãi.
Mẹ cha vẫn khom lưng nhặt lại,
Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.
Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng-xăng,
Nghe con "xin lỗi" mà ấm lòng như Tết.
Nếu cha mẹ
có nói nhiều, phát
mệt,
Có những câu lảm-nhảm, không đầu đuôi,
Con hãy nhớ năm xưa nằm trong nôi,
Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ-tích.
Có những câu lảm-nhảm, không đầu đuôi,
Con hãy nhớ năm xưa nằm trong nôi,
Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ-tích.
Cha cũng vậy, những khi con không thích,
Lên giường nằm để ngủ giấc hồn-nhiên,
Cha kể đi, kể lại chuyện "Ông Tiên",
Chuyện tướng cướp, Thạch-Sanh, nhiều chuyện bịa.
Lên giường nằm để ngủ giấc hồn-nhiên,
Cha kể đi, kể lại chuyện "Ông Tiên",
Chuyện tướng cướp, Thạch-Sanh, nhiều chuyện bịa.
Nếu cha mẹ rối, ít
năng tắm rửa,
Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.
Bởi khi xưa mẹ phải gọi cả nhà,
Mới tắm được cho con một lát.
Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.
Bởi khi xưa mẹ phải gọi cả nhà,
Mới tắm được cho con một lát.
Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát,
Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.
Mẹ mới dội nước, con đã khóc la,
Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.
Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa,
Mãi lớn khôn, con đi tắm một mình.
Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.
Mẹ mới dội nước, con đã khóc la,
Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.
Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa,
Mãi lớn khôn, con đi tắm một mình.
Nếu cha mẹ
rối, không hiểu
văn-minh,
Máy móc mới đủ hình đủ kiểu,
Cũng đừng cười chê ông bà già hủ-lậu,
Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng
Máy móc mới đủ hình đủ kiểu,
Cũng đừng cười chê ông bà già hủ-lậu,
Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng
Vì năm con hai tuổi, cái gì cũng lạ
lùng,
Cha mẹ phải nắm tay con, chỉ dẫn.
Rồi lớn lên, cha dạy con cẩn-thận,
Ðừng nghịch máy nầy, đừng đụng vật kia.
Cha giảng cho con từng chút, từng ly,
Cách mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn Tivi.
Con đã nở những nụ cười hạnh-phúc.
Cha mẹ phải nắm tay con, chỉ dẫn.
Rồi lớn lên, cha dạy con cẩn-thận,
Ðừng nghịch máy nầy, đừng đụng vật kia.
Cha giảng cho con từng chút, từng ly,
Cách mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn Tivi.
Con đã nở những nụ cười hạnh-phúc.
Nếu mẹ cha mà
nhỡ quên, tùy
lúc,
Ðừng cằn-nhằn cha mẹ ngu-khờ.
Biết bao lần con quên sách vở ở nhà,
Cha phải chạy như bay về nhà lấy.
Ðiều quan-trọng là cha mẹ cần được thấy,
Dáng hình con quanh-quẩn đâu đây
Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay
Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.
Ðừng cằn-nhằn cha mẹ ngu-khờ.
Biết bao lần con quên sách vở ở nhà,
Cha phải chạy như bay về nhà lấy.
Ðiều quan-trọng là cha mẹ cần được thấy,
Dáng hình con quanh-quẩn đâu đây
Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay
Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.
Nếu cha mẹ
quá già không muốn
sống,
Con hãy hiểu cho, rồi tới lúc con cũng già.
Sẽ tới hồi cuộc sống như lướt qua,
Ý sống hết, mà chí còn tồn-tại.
Con hãy hiểu cho, rồi tới lúc con cũng già.
Sẽ tới hồi cuộc sống như lướt qua,
Ý sống hết, mà chí còn tồn-tại.
Một cây khô, một cành hoa vương-vãi,
Một bộ xương có hiểu-biết vật-vờ,
Những kỷ-niệm xưa đầy ắp, chan-hòa,
Trong ánh mắt, trong đôi tay run-rẩy.
Một bộ xương có hiểu-biết vật-vờ,
Những kỷ-niệm xưa đầy ắp, chan-hòa,
Trong ánh mắt, trong đôi tay run-rẩy.
Hơi thở ngập ngừng, âm-thanh lẩy-bẩy,
Không ham vui, chỉ còn chút tình yêu.
Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều,
Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.
Không ham vui, chỉ còn chút tình yêu.
Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều,
Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.
Tim chỉ chứa bóng hình con tấp-nập.
Dấu chân xưa, con chạy nhảy tung-tăng.
Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong răng,
Từng cơn sốt đổi da, đổi thịt.
Dấu chân xưa, con chạy nhảy tung-tăng.
Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong răng,
Từng cơn sốt đổi da, đổi thịt.
Cha mẹ đã từng bao đêm quên
mệt,
Ngồi bên con, nghe hơi thở đều-hòa.
Dù cho con khó chịu khóc la,
Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.
Ngồi bên con, nghe hơi thở đều-hòa.
Dù cho con khó chịu khóc la,
Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.
Và bây giờ, khi tới gần cõi chết,
Vật dụng mang theo vẫn chỉ bóng hình con.
Còn chút hơi tàn, cha mẹ mong tặng con,
Niềm hạnh-phúc sướng vui bất tận.
Vật dụng mang theo vẫn chỉ bóng hình con.
Còn chút hơi tàn, cha mẹ mong tặng con,
Niềm hạnh-phúc sướng vui bất tận.
Thôi vài hàng của những người sắp lẫn,
Cha mẹ sẽ quên khi từng tặng hành trang,
Kiến-thức, thông-minh, sắc đẹp... con đang mang,
Những hiểu biết về cuộc đời gian-khổ.
Những can-đảm, chai lì không biết sợ,
Ðể con thành người tài giỏi hôm nay.
Những cấp bằng mà con có trong tay,
Là kết quả của bao đêm mẹ khóc.
Cha mẹ sẽ quên khi từng tặng hành trang,
Kiến-thức, thông-minh, sắc đẹp... con đang mang,
Những hiểu biết về cuộc đời gian-khổ.
Những can-đảm, chai lì không biết sợ,
Ðể con thành người tài giỏi hôm nay.
Những cấp bằng mà con có trong tay,
Là kết quả của bao đêm mẹ khóc.
Là rụng rơi của bao nhiêu sợi tóc,
Của ngàn ngày đưa đón con đi.
Thôi, nói làm chi !? nhắc làm chi !?
Mẹ đang nói: Hãy đừng làm con mệt.
Nghỉ đi con, để vui thỏa ngày mai....
Của ngàn ngày đưa đón con đi.
Thôi, nói làm chi !? nhắc làm chi !?
Mẹ đang nói: Hãy đừng làm con mệt.
Nghỉ đi con, để vui thỏa ngày mai....
ĐỖ MINH TRIỆU * BAO LA TÌNH MẸ
Bao La Tình Mẹ
Đỗ Minh Triệu , C/N 2012/03/26Tác giả Đỗ Minh Triệu sinh năm 1968 . Bị mắc chứng bệnh quái ác « Muscular Dystrophy » làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi .Tác giả và Mẹ Hoàng Minh Đức bên bờ Thái Bình DươngBa năm sau , 1991 , cùng cha mẹ và 3 em gái qua Mỹ theo diện cựu tù chính trị , hiện cư ngụ tại thành phố Poway , San Diego , California .Bài viết của Minh Triệu là một tự truyện chân thật và xúc động . Để có bài viết này , tác giả đã vất vả nhiều năm tháng , vì không thể ngồi lâu , và vì chỉ còn xử dụng được một ngón tay duy nhất để gõ phím và bấm mouse .Ông cũng là nhạc sĩ nghiệp dư vinh danh tình mẹ bằng ca khúc « Ánh Sao Tình Mẹ » Bài hát được đưa lên Youtube gần ba năm qua , hiện đã có hơn 32000 lượt người coi .Mời thưởng thức bài « Ánh Sao Tình Mẹ » qua các giọng hát Mai Thiên Vân và Kim Tử Long .http://www.youtube.com/watch?v=H4Ny-STr9X8&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=UQSo8hSdNA0
http://www.youtube.com/watch?v=jvFMYDeLVQo* * *Tôi sinh năm 1968 nay đã 43 tuổi , thực sự « già đầu » rồi mà tôi vẫn còn được mẹ chăm sóc , thay quần áo , tắm rửa , gội đầu , bón cơm , thay tã lót cho như một em bé sơ sinh . Tôi chính thật là đứa con được mẹ thương yêu nhất trần gian . Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ được , dõi mắt nhìn mẹ tóc bạc da mồi nằm giường bên , đang thiếp ngủ mệt , sau một ngày vất vả lo cho con .Tôi thật đau lòng ! Buồn lắm ! Thương mẹ đến chảy nước mắt , tôi thì thầm khẽ gọi :
- Mẹ ơi , mẹ có biết con yêu mẹ vô ngần . Tình mẹ cho con bao la trời biển , cả cuộc đời mẹ đã đổ bao nhiêu nước mắt , xót thương đứa con kém may mắn nhất của mẹ . Mẹ ơi , con không thể nào sống được khi thiếu mẹ , vì mẹ là hơi thở , là mắt , là tay , là chân của con ...Đã bao lần tôi tự nghĩ và hiểu là nếu tôi chết đi , mẹ sẽ đau buồn lắm . Nhưng nỗi buồn của mẹ rồi sẽ nguôi ngoai theo thời gian . Chẳng hơn là hằng ngày mẹ phải nhìn thấy tôi sống tật nguyền đau đớn , với hình hài chẳng khác nào bộ xương cách trí , được che dấu dưới manh quần tấm áo và đôi bí tấ ...Như một bà Tiên có phép thuật , mẹ biết tôi đã nghĩ đến cái chết , nên bà thường hay nói với tôi rằng :- Con là lẽ sống của mẹ , cả đời mẹ được chăm sóc con như một em bé mẹ rất hạnh phúc .
- Con cần can đảm sống để đối diện , thi gan , thử thách với bệnh tật .
- Chẳng phải y khoa đang theo dõi từng biến chuyển trên thân xác con , chẳng phải con đã mong ước chờ đến ngày khoa học tìm ra thuốc chữa căn bệnh « Muscular Dystrophy » quái ác này . Vậy thì ít nhiều khoa học cũng cần dựa trên thử nghiệm , và trên cả thời gian là bao lâu con can đảm sống chờ đợi và hy vọng . Con hãy nói với Chúa : « Here I am , Lord ; I come to do your will » .Tôi thương Mẹ và vâng lời , nên Chúa đã phải nghe tôi yếu đuối tuyên xưng đức tin , mỗi khi tôi cần tự xoa dịu đau đớn , cần có sức chịu đựng nỗi thống khổ mà tôi không thể tự vất bỏ đi được . Ngay cả đến con ruồi , con muỗi bé tí tẹo chúng cũng có thể tự do hành hạ tôi , cho đến khi mẹ tôi ra tay cứu giúp , đuổi chúng đi .Nói chính xác là tôi đã tồn tại trên thế gian này 43 năm , cũng là một phép lạ , một sự tỏ rõ quyền năng của đấng tạo hoá có quyền ban sự sống cho con người , và Ngài chưa muốn đem tôi ra khỏi thế gian này , tôi còn phải sống bằng cách này hay cách khác trong khổ đau . Tôi nghĩ bất cứ người nào nhìn thấy tôi , cũng đều rất ái ngại và thầm nghĩ : « phải sống như thế thà chết sướng hơn » .Thử hỏi còn gì đau khổ bằng khi tôi vẫn còn có đôi mắt để nhìn , đôi tai để nghe , cái miệng để gọi Mẹ suốt ngày và nhất là còn có cái đầu tỉnh táo biết thương nhớ , giận hờn , biết cảm nhận niềm vui , nỗi buồn , biết phân biệt phải trái , đúng hay sai , biết đói , biết khát , biết nóng , biết lạnh , biết đau đớn tê dại , biết nhờm gớm khi đã tiêu , tiểu ra tã ...Nói tóm lại , khuôn mặt và bộ não của tôi trong 43 năm qua vẫn nguyên vẹn , bình thường , không bị ảnh hưởng bởi bệnh « Muscular Dystrophy » , một chứng bệnh làm teo dần các cơ bắp , mà tôi đã mắc phải từ năm lên chín hay lên mười tuổi .Cha tôi là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà , mẹ tôi là Công Chức . Ngày 30/04/1975 Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam , thì đến ngày 29/05/1975 cha tôi phải đi trình diện « Học Tập Cải Tạo » , lúc đó mẹ tôi mới sinh em bé thứ tư được một tháng và tôi là đứa con lớn nhất mới được 7 tuổi . Lệnh bắt Cha đi « học tập » nghe nói Thiếu Tá học một tháng thì về . Nhưng mà thời gian cha tôi phải « học » trong các trại tù cải tạo lâu lắm , lâu gấp 120 lần thời gian VC gian dối nói là cha tôi đi học chỉ có một tháng , trong khi Cha đã học hết 5 năm ngoài Bắc , còn phải học thêm 5 năm trong Nam nữa , mới được tha về gặp lại Mẹ và 4 anh em chúng tôi năm 1985 .Ngày Cha đi tù cải tạo , tôi vẫn còn mạnh khoẻ , hay ăn chóng lớn theo tuổi đời và phát triển bình thường như bao trẻ khác . Vậy mà hai , ba năm sau , chẳng biết tôi mắc phải chứng bệnh gì , cơ thể sinh ra yếu đuối , tay chân rệu rã , đi đứng không được vững vàng . Chỉ cần một sự va chạm nhẹ vào người tôi của ai đó , tôi cũng ngã lăn ra và khó khăn lắm mới đứng dậy được . Còn va chạm mạnh thì u trán , vỡ đầu . Vì thế trong thời gian còn đi học , thầy hoặc cô giáo đã phải đem tôi đến trạm xá hay nhà thương khâu vài mũi hay nhiều hơn , cho nên trên đầu tôi mới có nhiều vết sẹo lớn , nhỏ .Khi tôi bắt đầu phát bệnh khoảng chừng vào năm 1978 hay 1979 gì đó , thời gian này người ta đồn ầm lên là trong Chợ Lớn có một ông Thầy rất tài giỏi , chữa bệnh theo cách văn minh tân tiến , không cần dùng thuốc mà dùng « xung điện » để chữa trị . Lúc đó tôi nào biết « xung điện » là gì . Chỉ biết là người thầy « tài giỏi » này dùng hai tay đặt lên đầu , lên vai bệnh nhân để chuyền « điện » của ông ( gọi là nhân điện ) chạy qua cơ thể người bệnh , gặp « điện » của bệnh nhân . Hai luồng « điện » này gặp nhau , thì xảy ra « xung điện » diệt trừ căn bệnh . Cách điều trị giản dị chỉ có thế thôi . Bất kể là bệnh gì .Thầy chữa bệnh làm phước , không lấy tiền ( nhưng thầy vui vẻ nhận quà cáp bệnh nhân đem đến ) , vì vậy số bệnh nhân đến xin được Thầy chữa bệnh mỗi ngày rất đông . Nhà tôi ở xa , mẹ con tôi phải ra khỏi nhà từ 4 giờ sáng , đến địa điểm xếp hàng lấy số thứ tự cùng một đám đông người . Chờ tới khoảng 8 giờ thì Thầy đến cùng với người phụ tá . Người phụ tá gọi từng đợt 10 người theo số bắt đầu từ 1 đến 10 , bệnh nhân trong số được gọi , mau mắn vào trong ngồi xếp thành vòng tròn , để Thầy đi chung quanh đặt tay lên đầu , lên vai truyền « điện » cho nhanh chóng .Sáng nào cũng vậy , mẹ tôi cứ phải dùng khăn ướt lau mặt cho tôi : đứa bé 10 tuổi còn đang say ngủ , có như vậy tôi mới chịu tỉnh ngủ mở mắt ra , và Mẹ mới lôi được tôi đến bên chiếc xe đạp xe đạp mini cũ kỹ , xốc tôi ngồi lên , bắt vòng tay ôm lưng Mẹ cho chặt , để Mẹ chở vào Chợ Lớn nhờ thầy truyền « điện » , tạo « xung điện » giúp cho cơ thể tôi cứng cáp , mạnh khoẻ trở lại . Ngày nào mẹ tôi làm việc vất vả quá mệt , ngủ quên đến 6 , 7 giờ sáng mới thức dậy , thì phải đi vội vã lắm . Và hôm ấy , nhanh nhất cũng phải đến 2 , 3 giờ chiều , mẹ con tôi mới về đến nhà , rất mệt mỏi và đói khát . Tôi không thích thú và tin tưởng vào sức mạnh « nhân điện » của thầy , nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn theo Mẹ mỗi ngày đi chữa bệnh cho Mẹ vui lòng , nhất là bà Nội tôi lại luôn nói : « có bệnh phải chịu khó chạy đi vái tứ phương cháu ạ » .Mẹ thời tuổi trẻDù có phải « vái bệnh » vất vả tứ phương mẹ tôi cũng không ngại , nhưng sau mấy tháng nghỉ hè kiên trì theo Thầy , mà bệnh tình của tôi cũng không thấy có được một chút kết quả nào , mẹ con tôi đành bỏ cuộc , khi năm học mới đã bắt đầu . Thời gian này , mẹ tôi chở tôi đến cổng trường bằng chiếc xe mini cọc cạch , từ cổng trường tôi có thể tự đi vào lớp . Nhưng rồi sau đó , đã có vài lần tôi tuột khỏi xe , ngã xuống đường rất nguy hiểm , nên Mẹ không dám chở tôi đi học bằng xe đạp nữa , bà phải cõng tôi đến trường , đưa tôi vào tận chỗ ngồi trong lớp học . Đến giờ tan học , Mẹ lại bỏ công bỏ việc chạy vội đến lớp cõng tôi về , bất kể ngày nắng , ngày mưa . Muốn tôi đi học , Mẹ phải cõng thôi , vì hai chân tôi bây giờ chỉ còn khả năng đi được khoảng vài mươi bước , có người đi kèm cặp bên cạnh .Đi học mà hành mẹ tôi như thế tôi thấy ái ngại và xấu hổ lắm , nên đã nhiều lần tôi xin Mẹ cho tôi nghỉ học , nhưng Mẹ tôi cương quyết không cho , Mẹ nói : bệnh tật như con càng phải học nhiều hơn . Con và mẹ chúng ta cùng cố gắng : Mẹ cố gắng lo cho các con có cơm ăn áo mặc , các con cố gắng học chăm học giỏi , hãy nghĩ đến Cha đang bị tù đày . Và mãi đến khi tôi tốt nghiệp cấp 2 , phải thi vào cấp 3 không đậu , một phần vì bệnh tật , một phần vì cái « tội » con Thiếu Tá « nguỵ » . Đến lúc này mẹ tôi mới đành chịu bó tay và buồn lắm , khi tôi không được tiếp tục việc học nữa .Không đi học ở nhà quanh quẩn với bà Nội , bệnh tôi cứ vậy tăng thêm theo ngày tháng . Đến năm 1988 hai chân tôi không còn có thể đứng thẳng mà lê bước , ngay cả khi tôi dùng hai tay vịn , men theo điểm tựa mà nhấc chân đi cũng không được nữa . Muốn di chuyển quanh nhà , tôi phải ngồi xe lăn hoặc ngồi bệt xuống đất , dùng mông và hai tay chống mà lết đi , khi tôi tròn tuổi hai mươi , rất thèm đi đứng chạy nhảy với chúng bạn .Năm 1991 , gia đình tôi được qua Mỹ định cư theo diện H . O # 8 . Ngay sau khi được cấp thẻ Medi-Cal , mẹ tôi đã sốt sắng đưa tôi đi chữa bệnh . Gặp bác sĩ gia đình giới thiệu tôi đến bác sĩ chuyên khoa , rồi ông chuyên khoa giới thiệu đến cả bệnh viện này , nọ . Cuối cùng tôi được chuyển đến Bệnh Viện của trường University of California of San Diego ( UCSD ) để khám toàn khoa , và làm tất cả những xét nghiệm cần thiết , kể cả thử DNA ( Deoxyribonuleic Acid ) . Kết quả cho biết là tôi bị bệnh « Muscular Dystrophy - Backer » , một chứng bệnh làm teo dần bắp thịt ( chỉ xảy ra cho nam giới ) . Bệnh này được tìm ra bởi vị bác sĩ tên Becker ( MD Becker ) .Khi định được bệnh rồi , bác sĩ cho biết căn bệnh quái ác này vẫn chưa có thuốc ngăn ngừa và chữa trị , mặc dù cả thế giới , đặc biệt là nước Mỹ đã và đang nỗ lực nghiên cứu . Trong tuyệt vọng , tôi thầm cầu nguyện và rất hy vọng một ngày nào đó , các nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc chữa trị và thuốc ngăn ngừa , để thế giới loài người không còn có ai bị mắc bệnh « Muscular Dystrophy » nữa .Cha tôi vận rủi ngã ngựa , bị VC bắt nhốt tù 10 năm , cho tôi vận may đến được nước Mỹ , một xứ sở văn minh , giàu có và nhân ái nhất thế giới . Nên dù bệnh tật của tôi nan y không thể chữa trị , tôi cũng được an ủi phần nào , vì không phải lo lắng , chẳng biết làm gì để kiếm được miếng ăn , không phải lo sống đời tủi nhục như ở Việt Nam . Bởi vì chính phủ Mỹ có chương trình giúp đỡ những người bệnh tật , không còn khả năng lao động như tôi được chăm sóc sức khoẻ , được ăn no , mặc ấm , được hưởng tiền bệnh tật , gọi là tiền SSI ( Supplemental Security Income ) .Tôi không có khả năng lao động nữa , nhưng mẹ tôi quả quyết : tôi vẫn có khả năng đi học để mở mang kiến thức , tránh thì giờ buồn chán , và để có thể học cho mình một ngành nghề , chỉ cần xử dụng khối óc và hai tay ( khẳng khiu yếu đuối ) học về văn thơ , hay học về computer chẳng hạn , còn hai chân thì cứ kệ cho nó lười biếng đặt trên xe lăn ...Nghe Mẹ nói vậy , tôi cốù tảng lờ đi . Nhưng mẹ tôi không bỏ cuộc , bà cứ theo khuyến khích , thuyết phục tôi mãi bà nói :
- Học vấn rất cần thiết cho con . Tri thức đưa con đến với thế giới bao la , cho con đời sống vui vẻ hơn , hạnh phúc hơn . Con thử nghĩ xem , tại sao Mẹ đã luống tuổi rồi mà còn đi học , với mơ ước sẽ tốt nghiệp « Medical Assisstant » để biết lối mà chăm sóc cho con một cách khoa học , và Mẹ còn mơ ước xa hơn nữa , là được tình nguyện săn sóc những bệnh nhân hoạn nạn , tàn tật ở những nước nghèo đói , khi Mẹ có điều kiện và hoàn cảnh cho phép .Tấm gương hiếu học của Mẹ đã nâng đỡ , khuyến khích tôi , nhưng chủ đích cũng vẫn là để làm vui lòng Mẹ , nên tôi đã theo Mẹ đến trường Mesa College làm thủ tục nộp đơn xin nhập học . Việc đơn từ ở trường , mẹ tôi rành lắm vì bà đã theo học ở Mesa College từ năm trước rồi , tôi không phải lo lắng gì cả đã có Mẹ giúp đỡ .Những năm tháng hai mẹ con tôi theo học ở trường Mesa College tràn đầy thử thách , nhiều lúc tưởng đâu đã phải bỏ cuộc , không kham nổi những vất vả khó khăn , trần ai lắm khi đi học .Trong diện dân nghèo « low income » , mấy mẹ con chúng tôi chỉ thuê được căn hộ trên lầu của một Apartment . Nên mỗi ngày đi học , mẹ tôi phải thức dậy từ rất sớm , dọn dẹp nhà cửa , lo điểm tâm cho cả nhà , lo nhắc nhở các em gái tôi đừng để lỡ chuyến xe Bus , phải đi học cho đúng giờ ...Khi các em gái tôi đã ra khỏi nhà đi học , lúc đó bà mới đem cặp sách của tôi và Mẹ xuống dưới lầu , cất bỏ vào trong xe trước , rồi đi trở lại nhà trên lầu , bồng tôi trên hai tay đi ra cửa và đưa chân đá cho cánh cửa đóng khoá lại , rồi khệ nệ bồng tôi xuống thang lầu , đặt tôi vào xe , kéo dây an toàn gài móc vào cẩn thận cho tôi , rồi bà mới ngồi vào ghế tài xế .Từ nhà tôi , Mẹ lái xe chạy khoảng 20 phút thì đến trường . Đậu xe vào parking của trường xong xuôi , bà ra sau xe mở « cốp » xe lên , lôi chiếc xe lăn ra ráp lại cho ngay ngắn , vững chắc , rồi mới mở cửa xe , nghiêng người vào bồng tôi ra , đặt ngồi trên xe lăn và đẩy tôi đến lớp học của tôi , tìm chỗ để xe của tôi vào đâu cho thuận tiện nhất , rồi Mẹ mới đi đến lớp của bà .Trong lớp học , vì hai tay tôi yếu , rất khó khăn « take note » , nên nhà trường trả tiền « work study » cho một sinh viên , giúp tôi ghi chép vào « note book » những lời thầy giảng dậy hay dặn dò làm « home work » ở trang nào , sách nào , và hết buổi học thì đẩy tôi đến lớp kế tiếp hay lên phòng Lab ...Khi tan học , Mẹ lại vội vôi vàng vàng chạy đến đón tôi ở phòng Lab hay ở lớp học cuối cùng nào đó . Lại đẩy xe lăn tôi ra Parking , bồng tôi vào xe , cài dây an toàn , đem cất xe lăn vào « cốp » xe và lái về nhà . Về đến nhà , tôi vẫn ngồi trên xe , chờ mẹ tôi đem cặp sách của hai mẹ con lên nhà trước , sau đó Mẹ mở sẵn cửa phòng , rồi mới trở xuống xe , ì ạch bồng tôi bước 18 bậc thang lên tầng lầu . Vào trong nhà , đặt tôi lên giường xong , Mẹ thường phải thay tã cho tôi ngay . Sau đó hỏi tôi có muốn ăn hay uống gì không để Mẹ lấy .Lo cho tôi tạm xong , Mẹ bắt đầu làm việc nhà , làm đủ thứ việc không tên , rồi lại đi học thêm một , hai lớp nữa , còn tôi ở nhà lo làm « home work » và chờ Mẹ về lo bữa ăn tối cho cho cả nhà .Mùa Đông nước Mỹ có nhiều ngày mưa phùn gío rét , tôi muốn nghỉ học ở nhà lắm , nhưng mẹ tôi vẫn cương quyết không bỏ lớp nào , nhất định chịu ướt , chịu lạnh bồng bế tôi lên , xuống thang lầu và đi học rất đúng giờ . Nhằm mùa học không có lớp ban ngày , trùng giờ cho cả hai mẹ con , chúng tôi phải chọn lớp đêm để học . Mùa Đông trời mau tối và ban đêm rất lạnh , có khi Mẹ bồng tôi đặt được vào xe rồi , là cả hai mẹ con ngồi run cầm cập , thế mà xe lại phải mở máy lạnh cho kiếng trong xe hết mờ , sáng trong trở lại mới thấy đường mà lái xe về nhà , những lúc ấy Mẹ luôn xuýt xoa nói :
- Tội nghiệp con quá , con ráng chịu lạnh một tí Mẹ mở lại heat là ấm ngay nhé !Đâu phải một mình tôi lạnh , Mẹ cũng lạnh vậy , nhưng Mẹ không lo cho Mẹ mà chỉ nghĩ đến con . Mẹ con tôi chịu đựng vất vả như thế trên con đường trau giồi kiến thức . Và Mẹ đã tốt nghiệp « Medical Assisstant » hồi tháng 05/1997 . Tôi rất hãnh diện về Mẹ .Tác giả , ngày ra trường trên xe lănVà tôi cũng tự hãnh diện về mình , khi được nhận mảnh bằng AS « Associate of Art » ngành « Computer Information Science » vào tháng 06/2000 . Mảnh bằng này rất khiêm tốn , nhỏ bé , nhưng tôi có được nhờ vào tất cả công lao khó nhọc của Mẹ . Mẹ đã đổ biết bao mồ hôi , nước mắt cho con niềm tin , niềm tự hào còn có Mẹ nâng đỡ ủi an . Ngoài mảnh bằng tôi có được sau 6 năm , ( trong khi người bình thường chỉ cần 2 năm ) tôi còn học được thêm bài học « vượt gian khó » quý gía , và biết ý thức cần phải học vươn lên trong mọi hoàn cảnh .Cầm được mảnh bằng AA nhỏ bé trong tay , tôi tự tin và mơ ước đến ngày sẽ cầm được mảnh bằng lớn hơn là BA hoặc BS ( 4 năm Đại Học ) thì căn bệnh « Muscula Dystrophy » trầm trọng hơn , theo thời gian đã làm teo hết các cơ bắp vùng ngực và lưng , ép phổi tôi teo lại , khiến tôi ngộp và khó thở , nguy hiểm đến tính mạng .Tôi được đưa ngay vào bệnh viện « SHARP » , bác sĩ trách nhiệm đã khuyên tôi phải chọn một trong hai giải pháp :1 . Không cần sự can thiệp của khoa học , chấp nhận sự rủi ro sẽ đến . Có nghĩa là tôi sẽ chết ngộp bất cứ lúc nào .2 . Phải phẫu thuật , mở một lỗ nơi cổ , đặt ống gắn máy trợ giúp cho sự hô hấp . Như vậy mối nguy hiểm sẽ bớt đe doạ tính mạng và sự sống của tôi sẽ được dài thêm .Thương Mẹ , tôi đã chấp nhận giải pháp thứ hai .Trước khi mổ , Mẹ và tôi đã phải ký giấy chấp nhận mọi tình huống có thể xảy đến với tôi , kể cả tôi sẽ « ngủ » luôn trong ca mổ , không bao giờ thức dậy nữa . Mười giờ sáng ngày ấn định mổ , Mẹ đẩy xe lăn đưa tôi đến nhập viện . Mẹ đã cầm hai bàn tay khẳng khiu của tôi , ôm hôn trán tôi trước khi hai bà y tá đẩy tôi vào phòng mổ , còn Mẹ được hướng dẫn xuống lầu , đến phòng chờ đợi chờ kết quả ca mổ kết thúc ( tốt đẹp hay xấu ) . Tại phòng chờ đợi , vì lo cho tính mạng của con , Mẹ đứng ngồi không yên , đi ra đi vào bồn chồn đếm thời gian từng phút chậm chạm trôi qua như người ngớ ngẩn .Trong năm tiếng đồng hồ chờ đợi , mẹ tôi không ăn uống gì cả , bà chỉ biết cầu nguyện rồi phó thác và xin vâng theo thánh ý Thiên Chúa . Rồi cũng tới lúc nghe cô y tá dùng máy phóng thanh gọi mẹ tôi lên lầu . Lên lầu vừa trông thấy tôi , nét mặt Mẹ liền rạng rỡ , vì Mẹ biết là tôi vẫn còn sống , còn ở lại trần gian với bà , Mẹ chưa vĩnh viễn mất con đứa con bất hạnh .Mắt Mẹ rưng rưng lệ nhìn vào cổ tôi , sau khi giảu phẩu đã được đặt vào một ống plastic tròn , to bằng 3 ngón tay chụm lại , trong khi tay Mẹ vuốt tóc tôi như chia xẻ , như muốn gánh vác bớt cho tôi những đau đớn mà tôi đang chịu . Hiểu lòng Mẹ bao la , tôi cố nén mọi đau đớn , ráng gượng nở nụ cười với Mẹ cho Mẹ an lòng . Nhưng nụ cười đầu tiên của con dành cho Mẹ , sau khi hồi sinh vẫn còn ảnh hưởng thuốc mê , nên không trọn vẹn , không đủ xoá hết những lo âu , sợ hãi của Mẹ . Tuy vậy , bao nhiêu mệt mỏi của Mẹ như đã tan biến , khi cuộc đời Mẹ tưởng đã cạn kiệt hy vọng , lại đong đầy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống , khi núm ruột của Mẹ vẫn còn đây . Mẹ lại được tiếp tục yêu thương , ấp ủ con trong vòng tay ấm áp , ngọt ngào tình mẫu tử . Tôi không thể ôm Mẹ được , tủi thân nên nước mắt tôi trào ra , không kìm chế được nữa , dù tôi đã tự hứa không bao giờ để Mẹ thấy con khóc mà đau lòng . Mẹ ơi , thế là cuộc đời con từ đây phải sống nhờ vào máy móc , và Mẹ phải thêm công việc chăm sóc sệ sinh , thay ống , rửa những linh kiện nối từ máy thở vào ống thở đặt nơi cổ họng chuyền qua vòm họng , thay thế cho buồng phổi của con , giúp con duy trì sự sống .Phần tôi , rất đau đớn vì một vật lạ , luôn nằm nơi cổ họng , nối vào khí quản . Mỗi cử động dù nhỏ đều làm tôi đau đớn khôn cùng và luôn phải nhờ Mẹ giúp đỡ . Thân xác tôi như nằm trên bàn chông chịu cực hình . Tôi quá tuyệt vọng vì nỗi đau thể xác , nên tinh thần bấn loạn . Lần này , tôi thực sự không muốn sống nữa , tôi muốn từ gĩa cõi đời , muốn được giải thoát khỏi cực hình . Dù sao tôi cũng đã có 34 năm sống trong vòng tay êm đềm của Mẹ , thế là đã quá đủ rồi xin hãy cho tôi trở về với cát bụi . Tôi bày tỏ cùng Mẹ ý định này của tôi .Nghe vậy , bà vội vàng ôm chầm lấy tôi , nức nở , nghẹn ngào qua làn nước mắt :
- Con bỏ Mẹ đi , Mẹ biết sống cùng ai , sống cho ai nữa đây ! Con đi rồi còn ai để Mẹ nâng giấc ủi an ! Ai sẽ cho Mẹ những giây phút dịu dàng hạnh phúc và hy vọng dù rất hiếm hoi , để cùng nhau đi hết đoạn đường đời cay nghiệt ! Triệu ơi ! mất con rồi đời Mẹ thành vô nghĩa . Lạc lối về Mẹ mất cả ánh sao đêm trông mong hy vọng . Con đừng bỏ Mẹ bơ vơ trơ trọi giữa đường đời , vốn đã nghiệt ngã với mẹ con ta . Triệu ơi , hãy vì mẹ con can đảm lên mà sống ! Mẹ ẵm bồng con , con an ủi Mẹ chúng ta đỡ nâng nhau . Con ơi , đừng bỏ Mẹ ...Lời Mẹ than vãn làm tim tôi đau nhói , thắt ngặt lại và tôi cũng nức nở như chưa bao giờ được khóc trong đời . Tôi phải sống ! Cho dù tôi tàn tật ; cho dù tôi đau yếu mang bệnh nan y , nhưng sự hiện hữu của tôi mới làm cho nụ cười còn đọng mãi trên đôi môi Mẹ .Mẹ ở bên con ngày ra trườngSự sống là cao quý . Cuộc đời dù là bất hạnh , cùng khổ đến đâu cũng đều có ý nghĩa sống , sống vị tha và rất cần đức hy sinh cùng lòng hiếu thảo . Mẹ ơi ! Hai hàng lệ của Mẹ hoà với nước mắt con , tự làm thành tờ giao ước của hai mẹ con ta , phải đồng lòng gắn bó đời nhau cho đến « khi Chúa thương gọi về » . Thân xác dù tàn tật cũng không được tự ý huỷ bỏ .Tôi phải sống vì Mẹ như Mẹ đã từng sống vì tôi ! Tôi hiểu lòng Mẹ tan nát mỗi lúc nhìn tôi và lòng tôi cũng nát tan khi thấy Mẹ nước mắt mãi lưng tròng !Có phải tại vì Mẹ đẹp người , đẹp nết nên phải chịu cảnh hồng nhan là đa truân ?Có thật định mệnh đố kỵ muốn làm chết đuối « người trên cạn mà chơi » ?Ôi , định mệnh ! Định mệnh sao quá trớ trêu ! Định mệnh đã dành riêng cho Mẹ những bất hạnh truân chuyên . Từ tuổi 30 , Mẹ đã phải một thân một mình nuôi dạy bốn đứa con thơ dại , vất vả nhất là chăm sóc đứa con tật nguyền , chăm sóc bà nội nay ốm mai đau , thay Cha báo hiếu , lo mộ phần an nghỉ cho bà nội , lo kiếm thêm tiền thăm nuôi , tiếp tế lương thực , thuốc men cho Cha trong suốt 10 năm tù cải tạo từ Bắc vào Nam . Mẹ quá vất vả , tảo tần , dãi nắng dầm mưa , bất chấp mọi gian nan , khốn khó , hiểm nguy luôn đe doạ đến tính mạng , vì Mẹ phải buôn chui , bán chợ đen , chợ đỏ dưới mắt cú vọ của công an nhân dân , Mẹ mới đem lại sự ấm no cho gia đình 6 người , trong hoàn cảnh cả nước ăn bo bo , mì sợi , ngô , khoai thay cơm gạo , sau ngày miền Nam được « giải phóng » , Cha được « đi học » mút mùa .Ôi ! Mẹ hiền của tôi , một người Mẹ vất cả đời mà không hề than vãn , Mẹ âm thầm tận tuỵ , cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho gia đình . Qua Mẹ , tôi nhớ đến câu danh ngôn : « Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi , nên Ngài phải sinh ra những người Mẹ » . Và tôi liên tưởng đến Đức Mẹ Maria đã phải chứng kiến những nhục hình tra tấn của quân dữ trước giờ Jesus , con một của Người bị đóng đinh trên thập giá . Còn mẹ tôi , cũng khổ đau không kém gì Mẹ Maria vì Mẹ suốt đời phải xót xa nhìn đứa con trai đầu lòng duy nhất của mình , hằng ngày phải chịu khổ hình trong bệnh tật .Thật không giấy bút nào tả xiết và tôi cũng không đủ khả năng để nói lên được lòng can đảm và sự chịu thương chịu khó , sự kiên trì cùng trái tim đầy ắp yêu thương , nhân hậu của mẹ tôi . Tôi chỉ biết yêu Mẹ bằng luỹ thừa tình yêu Mẹ mỗi ngày và sống , dù là sống nhờ Mẹ và máy móc dây nhợ quanh người .Có lần tôi những tưởng đã mất Mẹ vĩnh viễn , khi bà bị một tai nạn xe hơi rất nặng giữa xa lộ 163 , bà bị gãy chân và bể đầu bất tỉnh . Tưởng mẹ tôi đã chết trong xe , người gây ra thảm trạng cho mẹ tôi đã bỏ chạy trốn mất . Ấy thế mà , sau bảy tiếng đồng hồ phẩu thuật , vừa hồi tỉnh , điều Mẹ tôi quan tâm đầu tiên là hỏi :
- Triệu đâu ? Con tôi vẫn bình yên chứ ?Sau tai nạn đó mẹ tôi lại mang thêm trong chân những chiếc đinh vít inox , mà những lúc trái gió trở trời thường làm mẹ tôi nhức nhối khổ sở lắm . Những lúc ấy , tôi thương Mẹ biết chừng nào .Mẹ Hoàng Minh Đức ơi , chúng con yêu thương và kính trọng Mẹ vô ngần , vì trong bất cứ hoàn cảnh nào , Mẹ cũng luôn dậy bảo , nhắc nhở anh em chúng con phải biết vâng lời , sống ngoan ngoãn , chăm chỉ học hành , luôn thật thà , khiêm cung , không hiềm tỵ ganh ghét bất cứ ai . Nhờ có Mẹ răn dậy cẩn thận như thế nên anh em chúng con , chưa hề biết gian dối hay ganh ghét ai bao giờ .Mẹ chính thật có trái tim vĩ đại dành của chúng con ( và Cha nữa ) . Nhưng Cha đã từ chối nhận , đã rũ bỏ Mẹ và 4 anh em chúng con ngay sau khi đến được nước Mỹ , trong khi Mẹ luôn nghĩ sẽ cùng Cha sống đến già , yêu đến già ...Thử hỏi có người nào không âu sầu , khi biết đứa con trai duy nhất , bị mắc căn bệnh nan y , không thể nối dõi tông đường . Mẹ cũng vậy , Mẹ rất đau buồn và còn phải nhận thêm cay đắng khi « thuyền tình đã neo bến mới » . Dù đau buồn cay đắng , Mẹ vẫn không hề biểu lộ sự giận dữ vì lòng Mẹ rất nhân hậu , bao dung . Mẹ đã nói :
- Cha khổ nhiều vì CS rồi , đừng ép buộc Cha thêm khổ sinh ra uất ức , la hét , chưởi rủa khi phải ở lại với chúng ta . Hãy để Cha quyết định theo cách tốt nhất mà Cha chọn . Nếu từ bỏ mẹ con mình mà Cha hạnh phúc , thì hãy chấp nhận .Tôi biết , Mẹ nói vậy là để trấn an anh em chúng tôi và để che dấu cõi lòng tan nát , an phận chấp nhận quyết định của Cha . Cách đây không lâu , Mẹ nhờ cô bạn mở cho một địa chỉ e-mail , khi được hỏi Mẹ chọn « password » là những chữ gì , Mẹ đã nói ngay câu « đả đảo ông chồng » rồi Mẹ và cô bạn cùng cười vang . Tôi cũng chua xót cười theo và thương Mẹ hiền lành chỉ biết hô « đả đảo » khi Cha tuyệt tình !Cha ơi , hai mươi năm đã trôi qua , Cha sống có hạnh phúc không , Cha có toại nguyện với các em trai khôi ngô , khoẻ mạnh « nối dõi tông đường » , Cha có cõng các em trên lưng Cha , như Mẹ đã cõng con nhiều năm tháng trên lưng Mẹ . Lưng Mẹ êm đềm và ấm áp lắm , không biết lưng Cha thế nào , con chưa một lần được Cha cõng trên lưng , được vòng tay ôm cổ Cha âu yếm , đấy là điều con mãi nuối tiếc . Và bây giờ thì con không còn có thể vòng tay ôm cổ Cha được nữa , nếu như Cha có về và muốn cõng con , khi hai cánh tay con thịt đã teo biến hết , chỉ còn da bọc lấy xương , lõng thõng và vướng víu khi Mẹ tắm rửa , thay quần áo cho con . Khi con xử dụng computer , Mẹ phải nhấc cánh tay khẳng khiu của con đặt lên bàn , cầm mấy ngón tay con đặt trên con chuột ( mouse ) kéo từng ngón vào vị trí chính xác thuận tiện nhất , để con có thể bấm xử dụng được dễ dàng . Tuy vậy , chốc chốc con lại gọi Mẹ ơi , Mẹ hỡi để Mẹ chạy đến giúp , vì đẩy tới đẩy lui , con « mouse » đã chuồi ra khỏi tay con rồi , mà con không thể tự nắm bắt nó lại được .Cha ơi , con chợt nhớ đến Cha mà viết những dòng chữ này , nếu Cha có tình cờ đọc được , xin hiểu lòng con , đứa con trai tàn tật thân xác từ thuở ấu thơ , luôn khao khát tình Cha . Bởi vì tình Mẹ dù có bao la , cũng không thể phủ trùm thay thế tình Cha cho con . Con đã có « Ánh Sao Tình Mẹ » , con cũng muốn có những nốt nhạc cho tình phụ tử , là thật lòng con đấy !Và hơn tất cả con luôn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa , đã ban cho con đủ sức chịu đựng và « xin vâng" đón nhận mọi khổ đau và cho con còn sống đến hôm nay .Con xin tri ân nước Mỹ . Vinh danh Mẹ . Tạ ơn Cha . Cám ơn các em gái Trinh - Trâm - Bình và các cháu đã chăm ngoan , học giỏi thay anh , thay bác Triệu bù đắp , đóng góp tài sức cho gia đình , cho xã hội . Cám ơn các em rể thuỷ chung , mạnh mẽ , thẳng ngay như tùng như bách làm cột trụ vững chắc cho gia đình được tràn đầy hạnh phúc , luôn vang tiếng cười .Con cũng nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người đã đối đãi tử tế với gia đình con , cách riêng là an ủi , giúp đỡ Mẹ và con trong hoạn nạn . Đặc biệt cám ơn anh chị Cao Ngô An đã không quản ngại vất vả làm tài xế đưa Mẹ đi chợ , giúp Mẹ nấu nướng , đưa em đi khám bệnh , đi những nơi cần thiết , từ khi Mẹ bị tai nạn xe hơi trên xa lộ , không lái xe được nữa . Em ơn anh nhiều lắm .Đỗ Minh Triệu , San Diego 2011/03/03
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 035
SƠN TRUNG * NGƯỜI BỐ LIỆT SĨ
NGÖÔØI BOÁ LIEÄT
SÓ
Thoân Mai Sôn laø moät laøng queâ heûo laùnh, ôû caïnh Tröôøng Sôn. Thoân
xoùm cuõng khaù ñoâng ñuùc khoaûng vaøi traêm noùc gia. Daân chuùng laøm ngheà
haùi cuûi, ñoát than ,laøm raãy vaø laøm ngheà noâng. Ñaát mieàn nuùi khoâ caèn,
quanh naêm ña soá aên khoai, baép, saén thay côm. Caùch thoân ñoä vaøi caây soá
laø moät ga nhoû. Töø tröôùc 1945 cho ñeán nay, ga Mai Sôn ñaõ noåi danh troäm
cöôùp. Ban ñeâm boïn cöôùp phuïc kích taïi caùc choã vaéng treân
ñöôøng töø ga veà. Hoï aån naáp taïi caùc khu ñoài sim raäp raïp, chôø khaùch
töø ga veà leû teû khoâng ñeà phoøng laø hoï xoâng ra cöôùp ñoà ñaïc cuûa caûi
cuûa khaùchï. Coâng an cuõng laøm ngô vì khoâng laøm gì ñöôïc vì trong coâng an
cuõng coù nhieàu ñaïo taëc. Tieáng laønh ñoàn gaàn, tieáng döõ ñoàn xa. Ngöôøi
trong huyeän ñaõ nghe danh ga Mai Sôn troäm cöôùp khieán cho hoï moät laø khoâng
daùm ñi xe löûa, hai laø neáu ñi xe löûa,hoï choïn xuoáng ga vaøo luùc ban
ngaøy.Vaø duø ñeâm hay ngaøy, hoï phaûi chôø nhau ñi thaønh ñoaøn môùi daùm ñi
qua truoâng Mai Sôn.
Laøng naøy vaên hoïc cuõng khaù, thaày Baûo daïy
lôùp nhaát cuûa toâi ôû taïi laøng naøy. Lôùp toâi ñaõ ñeán nhaø thaày moät laàn
trong dòp thaân maãu cuûa thaày taï theá. Ngoâi nhaø cuûa thaày laø moät nhaø
gaïch lôïp ngoùi khaùù khang trang. Trong vöôøn troàng oåi, mít vaø cau , caây
traùi sum seâ.
Söûu vaø Khoai laø hai hoïc sinh cuøng ôû thoân
Mai Sôn, cuøng hoïc tröôøng trung hoïc Vónh Hoøa, laø moät tröôøng
caáp hai caùch Mai Sôn vaøi caây soá. Hai ngöôøi cuøng moät löùa tuoåi. Söûu
maïnh khoeû vaø ñeïp trai hôn Khoai. Luùc hoïc lôùp baûy, caû hai cuøng yeâu Mai
laø moät nöõ sinh khaù xinh ñeïp, ngöôøi thoân Thöôïng . Söûu chieám ñöôïc traùi
tim cuûa Mai khieán cho Khoai ñau khoå, ghen töùc. Nhöng moái tình naøy cuõng
nhö hoa sôùm nôû chieàu taøn vì gia ñình Mai boû laøng ñi kinh teá môùi taïi
Pleiku. Naêm sau, caû maáy tænh mieàn Trung lieân tieáp bò ñoùi , maát muøa vaø
baõo luït. Hoïc sinh nghæ hoïc haøng loaït. Luùc naøy nhaø nöôùc cuõng coù chính
saùch sa thaûi coâng nhaân vieân. Caùc coâng xöôûng chæ coù giaùm ñoác vaø thuû
kho laø vaøo chaùnh ngaïch, coøn taát caû laø hôïp ñoàng. Tröôøng caáp hai Vónh
Hoøa cuõng chung soá phaän, moät nöûa tröôøng ñoùng cöûûa vaø moät nöûa giaùo
vieân thaát nghieäp. Söûu vaø Khoai cuøng ñi baùn nöôùc cheø treân xe löûa. Söûu
nhanh nheïn hôn, kieám ñöôïc nhieàu tieàn hôn Khoai cho neân Khoai caøng haän
thuø Söûu.
Boá Khoai laø moät baàn coá noâng, ñaõ coù
thaønh tích ñaáu toá ñòa chuû thaúng tay, ñuôïc vaøo ñaûng vieân töø naêm 1953,
hieän phuï traùch uûy vieân an ninh xaõ. Naêm Khoai 17 tuoåi , boá Khoai vaän
ñoäng cho Khoai laøm vieäc xaõ ñoäi. Khi vieân xaõ ñoäi tröôûng leân laøm vieäc
taïi huyeän ñoäi, Khoai leo leân chöùc xaõ ñoäi tröôûng, coù nhieäm vuï troâng
coi quaân söï trong xaõ, trong ñoù coù vieäc baét lính. Luùc naøy, Söûu
ñöôïc moät ngöôøi baø con maùch nöôùc, khuyeân Söûu xin cho ñi hoïc
Tröôøng Coâng Nhaân taïi trung öông. Söûu thi vaø ñaäu nhöng khi keát quaû göûi
veà xaõ thì bò boá con Khoai nhaän chìm, hoï ghi teân Söûu vaøo danh saùch taân
binh roài thaùng sau, Söûu “ ñuôïc truùng tuyeån nghóa vuï quaân söï”, vaø phaûi
leân ñöôøng ñi Caêm Pu Chia laøm nghóa vuï quoác teá.
Söûu vaø caùc trai trong xaõ ñöôïc ôû chung moät
trung ñoäi, cöù ba ngöôøi laø moät toå tam tam, ñi ñaâu cuõng coù nhau. Khoâng
bieát trong hoà sô cuûa Söûu, xaõ uûy ñaõ pheâ nhö theá naøo maø vieân chính uûy
ñaïi ñoäi vaø vieân trung ñoäi tröôûng luoân luoân nhìn Söûu baèng caëp maét
haän thuø, hoaëc thieáu thieän caûm.
Cuoäc chieán ôû Caêm Phu Chia thaät gay go. Ban
ngaøy, hoï laø baïn ñaáy, nhöng ban ñeâm, baát cöù ngöôøi Caêm Pu Chia naøo
cuõng saün saøng nhaû ñaïn vaøo lính Vieät. Chieàu xuoáng, lính Vieät khoâng
daùm ra khoûi traïi. Ban ngaøy haønh quaân trong röøng, heã vöøa ñaët löng ngoài
döïa goác caây chöa ñaày naêm phuùt laø quaân Pon Pot ñaõ baén haï. Hoï duøng
suùng Trung coäng coù oáng ngaém raát chính xaùc. Khaép nôi laø mìn, laø baãy
ñuû thöù. Nhaát laø mìn do Trung coäng cheá taïo. Noù khoâng noå lôùn, gaây
thieät maïng, nhöng caùi ñoäc hieåm laø gaây cuït tay, cuït chaân. Cheát laø
heát chuyeän nhöng khoâng cheát môùi gaây thieät haïi cho ñoái phöông. Naøy
nheù, khi moät ngöôøi cheát, caùc ñoàng ñoäi vaãn coù theå xoâng leân, nhöng khi
moät ngöôøi bò thöông thì hai ngöôøi khaùc phaûi tôùi giuùp baïn, ñöa baïn veà
traïm xaù. Nhö vaäy moãi quaû mìn loaïi ñuôïc ba tay suùng. Moät ngöôøi cheát
naèm xuoáng ngöôøi ta chæ ñaøo loã choân, vaø theá laø xong, nhöng khi moät lính
bò thöông, nhaø nöôùc phaûi toán thuoác men, côm gaïo nuoâi naáng, vaø coøn bao
nhieâu chuyeän khaùc nöõa nhö laø baùc só, y taù, traïm xaù, xe chuyeån vaän….
Khi ngöôøi thöông binh xuaát vieän, xaõ hoäi phaûi mang gaùnh naëng.
Nhaø nöôùc phaûi kieám vieäc cho thöông binh, hoaëc phaûi nuoâi naáng,
trôï caáp nhaø cöûa,luông thöïc, tieàn baïc cho hoï. Neáu khoâng
ñuû, hoï seõ baát maõn. Hoï ngang nhieân ñi buoân laäu, môû soøng baøi, chöùa
gaùi , cöôùp cuûa hoaëc ñi bieåu tình, phaûn ñoái, gaây ra bieát bao teä traïng
xaõ hoäi. Nhöng caùi ñau khoå cho lính Vieät ôû Caêm Pu Chia laø coâ ñôn, vì
boán beà laø keû thuø, duø baát cöù ngöôøi Mieân naøo, duø laø phe Pon Pot, phe
Sihanouk hay phe Son Sen cuõng ñeàu muoán gieát ngöôøi
Vieät.
Trong moät traän taäp kích, quaân Pon Pot ñoâng
baáp ba, tieâu dieät troïn ñaïi ñoäi cuûa Söûu. Söûu vaø vaøi ngöôøi baïn
trong ñaïi ñoäi bò baét laøm tuø binh. Söûu bò quaân Pon Pot ñaùnh
ñaäp, tra taán daõ man. Söûu ñaõ cheát ñi soáng laïi khoâng bieát maáy phen. Sau
moät thôøi gian bò nhoát chuoàng coïp, Söûu vaø caùc tuø binh khaùc bò giam
trong röøng. Ban ngaøyhoï phaûi leân röøng ñoán caây, hoaëc troàng khoai saén
döôùi roi voït cuûa nhöõng teân Khmer ñoû. Ban ñeâm veà traïi, hoï
bò nhoát laïi döôùi nhöõng haàm saâu coù naép ñaäy.
Ngaøy thaùng troâi qua, Söûu bò
baét ñaõ ba naêm. ÔÛ trong tuø, Söûu khoâng coøn yù thöùc ñöôïc thôøi gian, vaø
Söûu cuõng khoâng bieát moät chuùt tin töùc veà theá giôùi beân ngoaøi. Cha me,
anh em, laøng xoùm ñaõ trôû thaønh dó vaüng, moät quaù khöù xa xaêm cuûa muoân
naêm tröôùc.
Moät hoâm, khoâng bieát quaân Son Sen hay
quaân Sihanouk taán coâng traïi. Binh só Khmer ñoû choáng cöï
maõnh lieät nhöng cuoái cuøng phaûi ruùt lui vì thieät haïi quaù lôùn tröôùc vuõ
löïc quaù maïnh cuûa ñòch. Vì bò taán coâng quaù raùt, quaân Khmer
ñoû ñaõ khoâng kòp gieát tuø binh tröôùc khi ruùt. Nhöng cuoäc taán coâng ñaõ
laøm moät soá tuø nhaân cheát vaø bò thöông. Söûu vaø caùc baïn tuø khaùc nhaân
dòp thaùo chaïy. Cuøng chaïy troán vôùi Söûu coù Nöïu laø moät ngöôøi ôû thoân
Laâm Haï, laø moät thoân caùch Mai Sôn vaøi ba caây soá. Caû hai cöù
ban ngaøy naáp troán, ban ñeâm böông baûi vöôït suoái treøo non môùi veà
ñeán gaàn moät laøng xoùm Mieân. Hoï vaãn tieáp tuïc ngaøy troán, ñeâm di
chuyeån ñeå traùnh tai maét daân Mieân vaø Khmer ñoû. Moät ñeâm noï, caû hai
ñeán moät ngoâi chuøakhaù lôùn. Caû hai tính vaøo chuøa kieám
chaùc. Hoï tính vaøo troäm thöùc aên, vaø vaøng baïc. Nhöõng ngaøy sang ñaát
Mieân, Söûu vaø Nöïu ñaõ theo chaân caùc ñoàng ñoäi vaøo caùc
chuøa ñaäp phaù töôïng Phaät laáy vaøng. Keû laáy chaân, ngöôøi laáy tay, beû
thaønh töøng mieáng nhoû cho deã chia nhau, deã caát giaáu vaø mua baùn. Söûu
ñaõ laáy ñöôïc moät soá vaøng baïc, chaâu baùu ñeå trong ba loâ nhöng sau cuoäc
taán coâng cuaû Khmer ñoû, taøi saûn cuûa anh thu veùn ñuôïc ñaõ maát saïch. Nay
hai chaøng cuõng muoán trôû laïi ngheà cuõ, mong kieám chaùc chuùt ít ñeå sinh
soáng trong côn tuùng quaãn. Hai anh buôùc vaøo chuøa ñaõ nöûa ñeâm nhöng khi
buôùc vaøo ñaïi ñieän, hoï bò phaùt giaùc. Nöïu nhanh chaân chaïy thoaùt, rieâng
anh bò moät nhaø sö naém laïi, anh phaûi duøng dao ñaâm moät
nhaùt, nhaø sö ngaõ xuoáng, maùu tuoân nhö suoái. Caû chuøa xoân xao cöùu chöõa
nhaø sö, anh chaïy thoaùt ñuôïc vaø theo kòp Nöïu. Caû hai anh cöù ngaøy troán,
ñeâm ñi, ñeán gaàn bieân giôùi Vieät Mieân. Hai anh laøm ñuû ngheà, gaùnh thueâ,
gaët möôùn, nhieàu khi troäm cöôùp nöõa môùi coù ñuû tieàn mua veù xe löûa vaø
saém söûa haønh trang veà queâ.
Ba naêm tröôùc,
gia ñình anh ñaõ nhaän ñöôïc thö cuûa ñôn vò göûi veà laøng baùo tin anh töû
traän, vaø teân anh ñaõ ñöôïc naèm trong danh saùch lieät só cuûa tænh. Theo
luaät leä hieän haønh, gia ñình lieät só moãi quyù ( ba thaùng) ñöôïc laõûnh
khoaûng 30 ngaøn ñoàng töông ñöông $3 CAN, nhöng vì tænh ngheøo,
huyeän ngheøo hoaëïc bò xeùn bôùt, gia ñình anh chæ nhaän ñöôïc vaøi kyù khoai,
saén hoaëc baép töôïng tröng. Ngay caû caùc giaùo vieân cuõng vaäy. Trong khi
caùc giaùo vieân caáp hai ôû Saøi gon laõnh hai traêm ngaøn moãi thaùng, giaùo
vieân caáp hai ôû ñaây laõnh 30 kí luùa moãi thaùng ( töông ñöông 14 kyù gaïo).
“ Coù hôn khoâng”. Daãu sao thì ñoù cuõng laø moät nieàm an uûi cho gia ñình
thöông binh lieät só. Gia ñình Söûu chæ coù hai chò em. Chò Hôïi
cuûa Söûu laáy choàng ngöôøi cuøng thoân, ñaõ ñöôïc hai con. Boá Söûu 60
tuoåi, laøm ruoäng, luùc raûnh leân röøng haùi cuûi veà baùn taïi chôï Dinh.
Nhöng oâng coøn moät ngheà nöõa laø thænh thoaûng kieám aên taïi ga. Moät ñeâm
nhö thöôøng leä, cha cuûa Söûu phuïc kích taïi truoâng. Trôøi möa to, gioù lôùn.
OÂng thaáy töø xa ñi tôùi laø moät ngöôøi mang aùo möa nhöïa, ñi xe ñaïp, vai
mang haønh lyù coàng keành. OÂâng möøng rôõ voâ cuøng. OÂng tieán tôùi vaø ñaùnh
lieân tieáp chuïc gaäy treân ñaàu khieán naïn nhaân beå oùc, maùu vaø oùc baén
töù phía. Ngöôøi ñoù ngaõ xuoáng, oâng ñem vuøi noâng xaùc xuoáng moät caùi hoá.
OÂng laáy xe ñaïp vaø moïi thöù treân ngöôøi keå caû aùo quaàn,
ñoàng hoà, vieát maùy roài nhanh nheïn ra veà.
Vaøi thaùng sau
ñoù, Nöïu tìm ñeán nhaø Söûu. Anh chaøo boá Söûu roài
hoûi:
- Anh Söûu ñaâu
roài?
BoâÁ Söûu ngaïc nhieân voâ cuøng. OÂng
noùi:
-Söûu ñaõ töû
traän töø laâu, ôû nhaø ñaõ ñuôïc giaáy ñôn vò baùo tin Söûu ñaõ hy sinh trong
khi laøm nghóa vuï quoác teá taïi Kaêm Pu Chia.
Nöïu beøn
thuaät laïi moïi chuyeän, keå töø khi hai ñöùa ôû chung moät trung ñoäi, roài bò
Khmer ñoû baét laøm tuø binh, sau caû hai troán thoaùt vaø cuøng veà queâ moät
laàn treân taøu Thoáng Nhaát.
Boá Nöïu
hoûi:
-
Caùc anh troán thoaùt, taïi sao laïi khoâng göûi
thö veà nhaø?
Nöïu ñaùp:
- Chuùng con luoân luoân ôû trong röøng, khoâng
coù giaáy buùt, khoâng coù tem, khoâng thaáy böu ñieän ôû ñaâu caû,
luùc cuoái mua ñuôïc veù thì hoái haû leân taøu, cho neân khoâng theå
naøo vieât thö ñöôïc.
Nöïu noùi
tieáp:
-
ø
– -Con vaø anh Söûu cuøng xuoáng taøu Thoáng Nhaát taïi nhaø
ga Mai sôn luùc 12 giôø ñeâm 23 thaùng 8, caùch ñaây boán tuaàn,
luùc trôøi möa gioù. Theá thì anh Söûu ñi ñaâu? Thaät laø laï
luøng!
Boá cuûa Söûu
ngaån ngô, choaùng vaùng. OÂng ra saân tieãn Nöïu ra veà. OÂng nhìn thaáy chieác
xe ñaïp cuûa Nöïu khoùa ñeå ngoaøi saân , raát gioáng chieác xe “chieán lôïi
phaåm” cuûa oâng.
OÂng
hoûi:
-Xe naøy anh
mua ôû ñaâu?
Nöïu
ñaùp:
-Con vaø
anh Söûu gheù moät tieäm ôû mieàn nam, cuøng mua hai chieác xe
ñaïp hieäu Giaûi Phoùng, maøu saéc, vaø kích thöôùc gioáng nhau nhö ñuùc, giaù
moãäi chieác 200 ñoàng, thaät laø reû..
Luùc naøy thì
oâng ñaõ roõ. Vì chieác xe ñaïp, vì maáy thöôùc vaûi, vì caùi ñaøi, chính oâng
ñaõ gieát thaèng con yeâu quyù cuûa oâng.
ĐOÀN VĂN CỪ * ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ
Đường về quê Mẹ
U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân
Tôi nhớ đi qua những dặm đề
Những dòng sông trắng lượn ven đê
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp
Người xới cà, ngô rộn bốn bề
Những dòng sông trắng lượn ven đê
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp
Người xới cà, ngô rộn bốn bề
Thúng bắp bên hông nón đội đầu
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au
Chiều mát, đường xa, nắng nhạt vàng
Đoàn người về ấp gánh khoai lang
Trời xanh cò trắng bay từng lớp
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng
Đoàn người về ấp gánh khoai lang
Trời xanh cò trắng bay từng lớp
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng
Tà áo nâu in giữa cánh đồng
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cái nón mang đi cặp má hồng
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cái nón mang đi cặp má hồng
Tới đường làng gặp những người quen
Ai cũng khen u nét thảo hiền
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên
Ai cũng khen u nét thảo hiền
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên
Đoàn Văn Cừ
(nguồn: Tập thơ “Dâng Mẹ lòng con”)
(nguồn: Tập thơ “Dâng Mẹ lòng con”)
Like this:
HÁT RU NGHỆ TĨNH BÌNH
Phụ tử tình thâm
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Lo tròn chữ hiếu mới là đạo con
Phụ tử tình thâm
Công thầy rồi nghĩa mẹ
Đừng có tiếng tăm chi nặng lời
Đừng cả tiếng dài hơi
Nói mẹ cha sao nên
Mà cãi mẹ thầy sao phải
Ơ… đêm nằm nghĩ lại
Nhớ đến đến cội thung uyên
Công cù lao ai đền
Nghĩa sinh thành ngày trước
Khi ăn cơm rồi bát nước
Ước phụ tử tình thâm
Thầy đói rách nợ nần
Mẹ cũng đói rách nợ nần
Cũng vì con thơ ấu
Dừ phụ trải trắc mẫu
Rồi trắc trải khó khăn
Con ở có thủy có chung
Được phụ từ tử hiếu
Mà được phụ từ tử hiếu
Dăm ba cành đào liễu
Sáu bày quả nam nhi
Thầy chưa được nhờ chi
Mẹ cũng chưa được nhờ chi
Đền công ơn cho đáng
Công mẹ thầy cho đáng
Rồi mười ngày chín tháng
Mẹ thức dục nén thai
Con nên một nên hai
Thầy ấp iu bồng bế
Mẹ ấp iu rồi bồng bế
Con con nên ba nên bốn
Con tríu mẹ chưa rời
Đứa sáu bảy ăn chơi
Con chín mười khôn nậy
Mà đứa chín mười khôn nậy
Ơ … giừ thầy chưa được cậy
Mẹ cũng chưa được nhờ
Giừ mẹ đang phải lo đứa mánh khăn tấm áo
Đứa mánh quần ơ tấm yếm
Con mười lăm mười bảy
Con ăn học dùi mài
Đứa mười chín đôi mươi
Lo chăm xa dựng họp
Lo cửa nhà dựng họp
Khi hoa cười ngọc nở
Chốn đào liễu sung vầy
Thầy mơ tưởng đêm ngày
Ước dâu hiền thấy ước mà rể hiền
Ước dâu hiền mẹ ước mà rể thảo
Ơ… Thánh hiền là đạo rồi khuất bóng từ bi
Con có lỗi điều chi xin mẹ thầy xá quá
Con đừng ở cậy thượng rồi át hạ
Ở ra dạ khinh thường
Con đừng đứa ghét thương
Cũng nhấp giai chi tử
Cũng giai bằng chi tử
Giừ trong sách có chữ
Con mới phải trông vào
Thầy một tuổi một cao
Mẹ một tuổi một già
Con đừng có bấc chì nặng nhẹ,
Chớ có bấc chì nặng nhẹ.
Con ở gần thầy mẹ
Phải xây đắp vun trồng,
Khi vợ dại thì có chồng
Phải vào ra thăm viếng,
Phải đi về thăm viếng.
Khi đồng quà chữ bánh
Khi bún sốt lòng tươi
Ta nâng giấc cho người
Kẻo mai rồi tạ thế
Mai sau rồi ta thế
Ơ… rồi một mai bách tuế ra cây úa lá vàng
Lá rụng cội đại ngàn
Con tìm mô được nựa
Mà con muốn tìm mô được nựa
Khi cúng hương cúng lửa
Khi vào bái ra quỳ
Dừ đặt mâm lên thì nỏ thấy thầy mẹ ăn chi
Chỉ thấy ruồi với ruồi
Mà chỉ thấy ruồi với kiến
Chiêm bao tưởng đến
Dù than vắn thở dài
Thầy không đoái không hoài
Mẹ cũng nỏ đoái nỏ hoài
Thật là phụ từ tử hiếu
Ai ơi làm con trọn đạo
Nhắc ai ghi lòng… à á à ơi…
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Lo tròn chữ hiếu mới là đạo con
Phụ tử tình thâm
Công thầy rồi nghĩa mẹ
Đừng có tiếng tăm chi nặng lời
Đừng cả tiếng dài hơi
Nói mẹ cha sao nên
Mà cãi mẹ thầy sao phải
Ơ… đêm nằm nghĩ lại
Nhớ đến đến cội thung uyên
Công cù lao ai đền
Nghĩa sinh thành ngày trước
Khi ăn cơm rồi bát nước
Ước phụ tử tình thâm
Thầy đói rách nợ nần
Mẹ cũng đói rách nợ nần
Cũng vì con thơ ấu
Dừ phụ trải trắc mẫu
Rồi trắc trải khó khăn
Con ở có thủy có chung
Được phụ từ tử hiếu
Mà được phụ từ tử hiếu
Dăm ba cành đào liễu
Sáu bày quả nam nhi
Thầy chưa được nhờ chi
Mẹ cũng chưa được nhờ chi
Đền công ơn cho đáng
Công mẹ thầy cho đáng
Rồi mười ngày chín tháng
Mẹ thức dục nén thai
Con nên một nên hai
Thầy ấp iu bồng bế
Mẹ ấp iu rồi bồng bế
Con con nên ba nên bốn
Con tríu mẹ chưa rời
Đứa sáu bảy ăn chơi
Con chín mười khôn nậy
Mà đứa chín mười khôn nậy
Ơ … giừ thầy chưa được cậy
Mẹ cũng chưa được nhờ
Giừ mẹ đang phải lo đứa mánh khăn tấm áo
Đứa mánh quần ơ tấm yếm
Con mười lăm mười bảy
Con ăn học dùi mài
Đứa mười chín đôi mươi
Lo chăm xa dựng họp
Lo cửa nhà dựng họp
Khi hoa cười ngọc nở
Chốn đào liễu sung vầy
Thầy mơ tưởng đêm ngày
Ước dâu hiền thấy ước mà rể hiền
Ước dâu hiền mẹ ước mà rể thảo
Ơ… Thánh hiền là đạo rồi khuất bóng từ bi
Con có lỗi điều chi xin mẹ thầy xá quá
Con đừng ở cậy thượng rồi át hạ
Ở ra dạ khinh thường
Con đừng đứa ghét thương
Cũng nhấp giai chi tử
Cũng giai bằng chi tử
Giừ trong sách có chữ
Con mới phải trông vào
Thầy một tuổi một cao
Mẹ một tuổi một già
Con đừng có bấc chì nặng nhẹ,
Chớ có bấc chì nặng nhẹ.
Con ở gần thầy mẹ
Phải xây đắp vun trồng,
Khi vợ dại thì có chồng
Phải vào ra thăm viếng,
Phải đi về thăm viếng.
Khi đồng quà chữ bánh
Khi bún sốt lòng tươi
Ta nâng giấc cho người
Kẻo mai rồi tạ thế
Mai sau rồi ta thế
Ơ… rồi một mai bách tuế ra cây úa lá vàng
Lá rụng cội đại ngàn
Con tìm mô được nựa
Mà con muốn tìm mô được nựa
Khi cúng hương cúng lửa
Khi vào bái ra quỳ
Dừ đặt mâm lên thì nỏ thấy thầy mẹ ăn chi
Chỉ thấy ruồi với ruồi
Mà chỉ thấy ruồi với kiến
Chiêm bao tưởng đến
Dù than vắn thở dài
Thầy không đoái không hoài
Mẹ cũng nỏ đoái nỏ hoài
Thật là phụ từ tử hiếu
Ai ơi làm con trọn đạo
Nhắc ai ghi lòng… à á à ơi…
THƠ ĐƯỜNG DU TỬ NGÂM
Tình Mẹ Qua Bài Thơ Đường : Du
Tử Ngâm
Sưu Khảo của Hải Đà - Vương Ngọc
Long
Thế giới của Đường Thi là một
thế giới siêu thoát, không bến bờ, bát ngát, triền miên và vô tận. Thời Đường đã
đưa Đường Thi lên đến tuyệt đỉnh của nền thi ca nhân loại. Vì là tinh-hoa của
nền văn hóa Trung Quốc , Đường thi đã làm rạng danh Đời Đường. Bộ Toàn Đường Thi
soạn thảo vào đời Thanh gồm khoảng 900 tập, với gần 2900 thi sĩ đã sáng tác
khoảng ngót 50,000 bài thơ, đó là chưa kể số lớn những bài thơ chưa thu góp lại
được. Thơ Đường rất phong phú :tả tình, tả cảnh, nói lên cái khí hạo nhiên của
con người, cái đạo Trung-Hiếu-Nhân-Nghĩa làm đầu .Thơ Đường chia ra nhiều thể
loại và đa dạng, nội dung khác nhau: những bài thơ thời chinh chiến tả cảnh biên
thùy, nỗi lòng người lính thú xa nhà, những bài thơ tả cảnh đồng quê dân dã, bốn
mùa xuân hạ thu đông, những thú tiêu khiển thiên nhiên, hưởng nhàn, đọc sách,
ngâm vịnh, câu cá, du thuyền, những bàithơ phơi bày thảm trạng chua xót của xã
hội, những bài siêu trần thoát tục, hệ lụy nhân sinh v.v...không sao kể xiết.
Tuy thế-giới Đường Thi lớn lao và đồ sộ như vậy nhưng chỉ có một số ít ỏi những bài thơ Đường ca tụng nghĩa Mẹ ơn Cha. Bài thơ Du Tử Ngâm là một bông hoa hiếm hoi đã vươn mình khoe sắc rực rỡ trong khu rừng Đường Thi trùng trùng điệp điệp.
DU TỬ NGÂM
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
Mạnh Giao
KHÚC NGÂM CHO ĐỨA CON ĐI XA
(
DU TỬ NGÂM do Hải Đà dịch )
Bài 1 :
Tay Mẹ hiền se chỉ
Khâu áo người đi xa
Chắt chiu từng sợi kỹ
Sợ con lâu về nhà
Lòng cỏ nào đáp nổi
Nắng ba xuân đậm đa
Bài 2:
Mẹ ngồi se chỉ trên tay
Chắt chiu áo mỏng, đợi ngày con đi
Đường khâu mũi vá chi li
Băn khoăn lo lắng con đi lâu về
Hỏi rằng tấc cỏ lòng quê
Ba Xuân nắng ấm đền bù được chăng ?
ĐÔI DÒNG VỀ THI-SĨ MẠNH GIAO (751-814)
Thi-sĩ Mạnh Giao sống vào thời Trung Đường (cùng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Gia Đảo, Thường Kiến, Thôi Hộ...) MạnhGiao tự là Đông Dã, sinh quán tại Vũ-Khang, Hồ-Châu (nay là huyện Vũ-Khang, tỉnh Chiết-Giang). Công danh khá lận đận, đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ được tiến sĩ và năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện úy Lật Dương (tỉnh Giang-Tô), một chức quan nhỏ mà ông không màng tha thiết. Cảnh nhà nghèo túng quẫn, cuộc đời không lấy gì vui, nên thơ của ông thường châm biếm chê bai giới quý-tộc quan liêu, lột tả nỗi niềm ta oán của giới trí-thức không gặp thời như cảnh ngộ của ông, hoặc nỗi bất công của những người dân nghèo lao-động tay lấm chân bùn. Tác phẩm của ông còn lưu truyền cho hậu thế là "Mạnh Đông Dã" gồm 2 tập thơ . Thơ của ông gồm khoảng hơn bốn trăm bài nhạc phủ và cổ thi. Ông rất thận trọng, cân nhắc trong việc lựa chọn chữ nghĩa, ý từ, làm nhiều bài thơ rất khúc chiết, sâu sắc, khó hiểu. Bài thơ Du-Tử-Ngâm của ông là một ngoại lệ, là một bài thơ hay với lời lẽ giản-dị, chân thật và dễ hiểu. Hàn Dũ đã mô tả tài năng về thơ của Mạnh Giao như là con ngựa bất kham, thông suốt kim cổ.
CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ DU TỬ NGÂM:
Với một ý thức hệ nho gia phong kiến, lấy "trung-hiếu" làm đầu, dựa trên nền tảng triết-lý nhân sinh đại chúng và đạo-lý cương thường xã hội, trong một chế-độ quân-chủ về chính trị và phụ quyền về xã-hội, tại sao rất it những bài thơ Đường ca tụng Tình Mẹ?
Phải chăng những nhà thơ Đường, trong cái sĩ-khí của nhà Nho, ngày đêm dùi mài kinh sử để mong đến ngày thi đỗ ra làm quan, thực hiện cái hoài bão "kinh bang tế thế, trị quốc an-dân..." hoặc nếu không thành-đạt như ý, họ bất lực chán nản buông xuôi và tự ẩn dật chìm mình trong tư-tưởng vô vi, hướng về những đề tài thiên nhiên, sơn thủy điền viên, với tư tưởng "lạc thiên tri mệnh" (vui trời biết mệnh).
Phải chăng họ đã mang mặc cảm ngại phơi bầy những tình cảm gia đình mật thiết riêng tư, những xúc động chân thành như tình mẹ, vì bị ràng buộc bởi quan niệm nghiệt ngã trọng nam khinh nữ,tam tòng tứ đức đè nặng trong xã hội hủ tục phong kiến, sợ người đời gán cho là kẻ yếu đuối, hèn nhác không phải là bậc đại-trượng-phu trong thiên hạ?
Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội đó phải chăng
chỉ là những chiếc bóng âm thầm, tủi nhục, mang cái thân phận bèo bọt chồng chúa
vợ tôi, có nhiệm vụ tôi mọi nô bộc, chỉ biết đầu tắt mặt tối làm việc và không
được chia sẻ cái chân lý căn bản của lẽ sống gia-đình: hạnh phúc và tình yêu.
Thật là thảm thương khi ta mường tượng đến hình ảnh của người phụ nữ, một người
Mẹ, một người vợ trong cái xã hội quan- liêu bất công đó:
Loạn bồng vi mấn, bố vi cân
Hiểu đạp Hàn sơn tự phụ tân (Bạch Cư Dị)
Dịch:
Tóc tua cỏ dại rối bù
Dung nhan tàn tạ, khăn thô che đầu
Nắng mưa sương gió dãi dầu
Đầu non nặng gánh củi sầu thế gian (Hải Đà dịch)
Nói đến sự đề cao người phụ nữ hay vinh danh người Mẹ trong Đường Thi, thì ai ai
cũng phải nhắc đến bài thơ DU TỬ NGÂM. Đó là bài thơ với những lời lẽ chân tình,
giản dị, là những tiếng lòng tỏa ra những âm vang huyền diệu, những nỗi niềm tha
thiết dễ làm rung động người đọc, vì đó là nhừng lời lẽ phát xuất tự một con tim
chân thật, bộc trực của một người con rất có hiếu, nhà tuy nghèo nhưng đã được
Mẹ, hy sinh, tần tảo, dãi dầu nắng sương , chăm lo, nuôi nấng cho đến khi thành
tài, dù rất muộn màng mãi đến năm 50 tuổi, cái tuổi tri thiên mệnh mới được bổ
làm quan. Khi được làm quan , ông đã nghĩ ngay đến Mẹ già ở quê và vội vàng đón
Mẹ về chung sống với ông. Tác giả đã sáng tác bài thơ "Du Tử Ngâm" khi đón Mẹ
lên Lật Dương (Nghênh Mẫu Lật Dương tác, như lời chú giải của ông). Bài thơ có
nội dung ngắn gọn, nhưng mỗi từ ngữ trong thơ rất dạt dào, súc tích, tạo một sự
truyền cảm mãnh liệt đến người đọc. Chỉ nhìn những công việc nho nhỏ thôi, những
sợi chỉ trên tay của bà mẹ già, những giây phút thầm lặng, cúi đầu chăm chú từng
đường kim, múi chỉ để, may, khâu, vá áo cho con, chờ ngày con lên đường đi xa.
Qua bao dặm trường ngăn cách, trắc trở, qua bao cạm bẫy nguy hiểm của đường đời, Mẹ biết bao giờ con trở lại? Đợi ngày vinh qui bái tổ quá xa vời vợi trong trí tưởng của người Mẹ. Cái gì để gửi gắm cho con? Tấm áo khoác trên mình con trên khắp nẻo đường lãng du, dù ở một bến bờ nào đều mang tâm tình ấp ủ, khăng khít của lòng Mẹ. Lòng Mẹ thương con như sông rộng, biển đầy, mênh mang, bát ngát. Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược? và người con có đền đáp lại được gì mà người Mẹ đã cho ? Cái tâm tình nầy đã trải rộng trong hai câu thơ kết:
"Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy?"
Ai có thể nói rằng tấc lòng của cỏ non đền đáp được ánh sáng của ba tháng mùa
Xuân nắng ấm? Đứa con là "tấc lòng của cỏ", còn Mẹ hiền là "nắng ấm của ba tháng
mùa xuân" khi mà những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá, đã phả hơi ấm, làm đâm
chồi nẩy lộc những cọng cỏ co ro, ủ rũ, tàn héo, nằm rạp mình trong những ngày
đông lạnh lẽo, u ám. Cỏ cũng như những cánh én không tạo dựng một mùa xuân,
không đem lại nắng ấm mùa Xuân, nhưng chính những tia nắng ấm đó từ lòng Mẹ đã
làm cỏ thắm tươi, xanh ngát để hãnh diện khoe màu cùng vũ trụ. Chính Lòng Mẹ đã
hy sinh cho con, muốn cho con nên người, công thành danh toại hầu nở mày nở mặt
với thiên hạ.
Bài thơ Du Tử Ngâm đúng là một tuyệt tác diễn tả được lòng mẹ bao la, đã xuất phát tự con tim, đáy lòng như sự nhận xét của Tô-Thức "Thi tùng phế phủ xuất, xuất thiếp sầu phế phủ" (bài thơ xuất phát từ ruột gan, tâm can mà ra, và đã làm gan ruột phải bồi hồi xao xuyến).
Những điệp tự như "mật mật phùng " (mật = dầy, nhặt, gần, khít / phùng =may) đã đối lại với "trì trì quy" (trì = chậm, trễ, muộn, lâu / quy =về) tạo nên những giai điệu rất hài hoà, âm thanh tình mật thiết quyện vào nhau, đã diễn tả được những gì khăng khít nhất, những khắc khoải lo lắng bồi hồi của người mẹ, sợ con đi xa lâu trở về, trên bước đường viễn du không một bàn tay săn sóc, Mẹ chỉ mong sao cho manh áo được dầy, kín, để đủ sưởi ấm thân con trẻ trên bước đường tha phương lưu lạc.
Bài thơ với từ ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng đã diễn đạt được cái tận cùng của một bản sắc dân tộc, một cội nguồn của nhân bản: Tình Mẹ, của một đời dầm mưa dãi nắng, của những chuỗi ngày triền miên, cay đắng, chịu đựng, và đợi chờ, khi những đứa con của Mẹ, phải làm "du tử" ra đi thời chinh chiến..., không hẹn ngày trở về ...
"Mẹ buồn thắp lửa hư vô,
Năm canh khắc khoải sững sờ đợi con"
để mà
"Đêm đêm trên cánh đồng khô,
Đôi tay vô vọng mẹ quờ trăng mơ" (Mẹ Trầm Luân , Thơ Hải Đà)
Hai câu cuối của bài thơ "Du Tử Ngâm" đã đi vào văn học Trung Quốc, đã tạo ra những thành ngữ trong tự điển Hán-Học như:
"Thốn thảo tâm"= tấc lòng nhỏ ví như tấc cỏ, lòng con hiếu thảo với cha mẹ
"Thốn thảo tâm bi" = tấc lòng của con thương cha mẹ
"Thốn thảo xuân huy" = Tấc cỏ và ánh sáng mùa xuân. Xin đem tấm lòng của con ví như một tấc cỏ mà báo đáp công ơn cha mẹ ví như ánh hồng của ba tháng mùa xuân.
"Xuân Huyên" = công cha nghĩa mẹ như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê,
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao.
Xuân huyên lo sợ xiết bao,
Quá ra khi đến thế nào mà hay ! "
hoặc :
"Xuân huyên nhớ thuở đời tàn
Mẹ ta dầu dãi tảo tần nuôi con
Cha già cải tạo đầu non,
Giao thừa mắt mẹ lệ mòn phương nao"
(Nhắn Hỏi Xuân Đài, thơ Hải Đà)
Chuyện Kiều đã đề cập đến chữ Hiếu rất nhiều, hiếu thảo với cha mẹ là việc con
cái luôn mong ước được báo đền :
"Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu , bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành".
Nguyễn Du cũng đã mượn hai câu thơ cuối của bài Du Tử Ngâm để diễn tả nỗi lòng
tha thiết muốn báo hiếu cha mẹ, đền ơn sinh thành của người hiếu nữ Thúy Kiều dù
phải chịu đựng bao nhục nhằn đau khổ:
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
CHIẾC ÁO và TÌNH MẸ TRONG THI-CA VIỆT-NAM
Nghĩ đến chiếc áo do chính bàn tay mẹ may, chắc chắn bạn sẽ thích thú những câu thơ sau đây, tuy bình dị, giản đơn, không cao xa cầu kỳ, nhưng "trong mắt con Mẹ là tất cả", và còn là hình tượng của những chắt chiu, nhân hậu, chân thành, là những cảm xúc thân quen nhất, là những nét đẹp vĩnh hằng, của một trái tim đã rung lên muôn ngàn cung bậc, giữa khung đời xao động, trong khu vườn thơ ấu hồn nhiên và vô tư thuở nào. Hãy nghe những lời bộc bạch chân tình gửi gắm của đứa con lưu lạc xứ người:
Ngày xưa u mọi tối ngày
Làm rách cái áo, mẹ may cả tuần
Mẹ chong đèn vá, rưng rưng:
Trặc tay hay có bầm sưng chỗ nào?"
(MẸ, trong thi phẩm Mời Em Lên Ngựa của nhà thơ Luân Hoán)
Hãy mường tượng hình ảnh của "Mẹ Thường Hằng" giữa đêm dài hiu hắt, bên ngọn đèn khuya vàng vọt leo lắt, ngoài khung cửa là những cành cây khô xương xẩu, trơ trụi lá, bóng đêm bao trùm, khung trời lạnh lẽo ảm đạm, sụt sùi những hạt mưa ngâu tháng bảy.... Đó là hình ảnh của nụ hoa ân tình, của hương thơm từ lượng, của ánh sáng bao dung, của biểu tượng chân tâm và thực tánh:
Ngọn đèn dầu trên chiếc máy may cũ
Má còng lưng xem đường chỉ mũi kim
Ngoài trời khuya nghe thằn lằn chắt lưỡi
Bóng má trên vách như bóng bà tiên!
(Mừng Tuổi Má Bảy Mươi, thi-nhạc-phẩm Mẹ Thường Hằng của nhà nhơ Nghiêu Minh)
Cũng bàn về Chiếc Áo do chính bàn tay Mẹ may, khâu, vá, làm tôi chợt nhớ đến bài
thơ ÁO CŨ của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (Lưu Quang Vũ là người bạn đời của cố nữ-sĩ
Xuân Quỳnh, nổi tiếng với bài thơ phổ nhạc"Thuyền và Biển)
Bài Thơ ÁO CŨ (làm năm 15 tuổi -1963)
Bài Thơ ÁO CŨ (làm năm 15 tuổi -1963)
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay
Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua....."
(thơ Lưu-Quang-Vũ)
Và nữ-sĩ Xuân Quỳnh đã xúc cảm với tình Mẹ Con bao la của Quang Vũ , thổn thức
nói lên lòng mình:
"Phải đâu Mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn Mẹ suốt đời chưa xong "
Nói về "huyền thoại" của Tình Mẹ, đã có quá nhiều ngôn từ để diễn tả, và thật là
đơn sơ, giản dị, bóng Mẹ đã khởi đầu từ ánh lửa than hồng, bếp củi khi một ngày
chạng vạng mặt trời chưa tỉnh giấc; bóng Mẹ là những buổi trưa hè buồn ru tiếng
võng; Mẹ ru biển, ru sông, ru núi, ru trời, ru con chập chửng vào đời. Bóng Mẹ
là những đêm dài oi bức, vò võ năm canh thức đủ năm canh, là "miệng ru mắt nhỏ
hai hàng, nuôi con khôn lớn mẹ càng thêm lo". Mẹ là trái tim diệu ảo, ngọt ngào
như ngọn lúa say, mênh mang chiều ru tiếng sáo, chân tình như cỏ như cây :
Mẹ tôi tóc trắng bạc phơ
Chiều chiều tựa cửa đón chờ tin con
Bao năm lòng mẹ héo hon
Thương con vất vả, long đong tháng ngày"
(Lời Ru Của Mẹ, Thơ Vũ Hối)
Mẹ thân cò
lặn lội nắng mưa, gánh nặng vai gầy sương gió, lưng còng lam lũ nhọc nhằn. Mẹ là
bóng tre già phủ mái đầu xanh, là bàn tay xoa dịu những hôm trái gió trở trời,
là trái tim chan chứa tình người, hy sinh, chịu đựng, một món quà cho đi mà
chẳng bao giờ đòi lại. Món quà vô giá đó chính là chiếc áo "Du tử thân thượng y"
của Mẹ cho con những ngày dãi nắng, dầm mưa, những đêm đi gió về sương.... Và
trong những đường kim múi chỉ đó đã xen kẻ những khắc khoải, bồn chồn, ăn ngủ
không yên, phấp phỏm đợi chờ tin con ở nơi đèo heo hút gió, chốn biên thùy rừng
sâu nước độc, để bảo vệ quê hương muôn vàn yêu dấu:
Đây chiếc áo năm canh mẹ thức
Múi đan dầy ... ấm ngực con thơ
Đêm đêm giấc ngủ vật vờ
Con ơi Mẹ sợ đến giờ ....con đi
...Con ra đi, hề, mẹ nhớ mong
Con thành công, hề, lòng mẹ vui
Rừng phong lá rụng cát vùi
Núi xương lửa bốc con ngồi sao đang?
Mẹ tiễn con đi một dặm đàng
Không mong con đạt cảnh giầu sang
Công tâm con giữ khi hành sự
Mới tránh cho đời đổ máu xương
..... Con ra đi, hề, mẹ nhớ thương
Con thương Mẹ, hề, con buông cương
Anh hùng vó ngựa thênh thang
Dù khi chiếu đất màn sương cũng cười
Tiễn con rót chén ly bôi
Uống đi, nhớ Mẹ, nhớ lời sắt son...
(Lời Mẹ Hiền, thơ Thanh Phượng, trong thi-phẩm Vương Tơ)
Hình ảnh của người Mẹ Việt Nam chịu đựng trong cuộc chiến tranh tương tàn chẳng
có một ngôn từ nào để diễn tả đúng mức cái bứt rứt quằn quại the thắt nội tâm,
cái đau đớn thống khổ đè nén tâm linh, trong cảnh khói lửa triền miên ly loạn,
giữa tang thương đổ nát điêu tàn, những ngày tháng thê lương hoang vắng ảm đạm,
khi những người con du tử của Mẹ ra đi bảo vệ giải giang sơn gấm vóc, có thể là
những cánh chim bạt gió bay đi không hẹn ngày về.... Hình ảnh gươm dao xô xát,
súng nổ bom rền, chốn biên cương trắc trở, nơi trận mạc điên cuồng, đã hình tạo
những dòng suối lệ chua chát, ngậm ngùi vẫn chảy hoài chảy mãi trong đôi mắt Mẹ
hiền.
"Mẹ như ánh mắt trăng rằm,
Lệ từ bi chảy trăm năm chẳng mòn..."
Cuộc chiến đó đã trĩu nặng trên đôi vai cơ cầu của Mẹ, đã khắc nhiều vết hằn
thâm sâu trên trán Mẹ, và Mẹ phải chua xót, đau đớn nhìn hình ảnh những đứa con
Mẹ sau cuộc chiến:
"Con què, con quặt, con mù.
Con gông, con xích, con tù mục xương.
Con câm, con điếc bên đàng.
Con thân trâu ngựa, con tàn ma trơi "
và không phải chỉ những đứa con của Mẹ thôi đâu và còn là hình ảnh của những
người Cha thương tâm của con Mẹ nữa. Chúng ta hãy chiêm vọng bóng hình một người
mẹ cô phụ ngồi đan áo sau cuộc chiến:
Ngày đông mang gió lạnh về
Mẹ ngồi đan áo bên hè lá rơi
Ngày đông chất ngất mây trời
Mẹ ra gom lá cho mồi lửa lên
Ngày đông mưa nhỏ hàng hiên
Mẹ mang thùng hứng cho quên nỗi sầu
Mẹ làm mọi việc - cha đâu?
-Cha con tù ngục rừng sâu mịt mù!
(Ngày Đông, thơ Hoàng Minh Hùng)
Và chẳng có gì đổi được Tình Mẹ bao la trăm suối nghìn sông, dầu chỉ là một nụ
cười nho nhỏ, mộc mạc, đơn sơ trên môi Mẹ hiền, như một nhà thơ đã hoài vọng
thiết tha:
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười....
(Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười Thơ Trần Trung Đạo)
và trong bầu trời thiên thu đó là những cay đắng, nghiệt ngã trải dài oằn lưng
Mẹ, là những khô héo trên đôi tay gầy guộc, những vết nhăn trên trán giữa chợ
đời gió bụi, những tàn phai ghi dấu thời gian chịu đựng trên mái đầu phơ phơ
bạc, những vết hằn nhẫn nhục trên gò má nhăn nheo, trầu nhai móm mém ....ù ơ
võng đời....Trong phồn hoa sôi động, Mẹ như lời kinh khuya giữa dòng đời u muội,
"Hồn Mẹ lúa trổ bông,
Mái tranh đồng xanh biếc,
Trúc họa tình phương Đông.
Lòng Mẹ sân thóc rộng,
Khói lam chiều tỏa hương,
Sáo diều vương sáo trúc,
Chim hót cội cương thường."
Mẹ là dáng dấp của Quê Hương nghìn trùng yêu dấu, là mãnh đất màu mỡ cho hạt
Nhân gieo vãi và nẩy mầm xanh bác ái, là những chứa chan ký ức rưng rưng gọi
về....
Buổi chiều gió thổi qua vườn mía
Mẹ đứng sau nhà, mắt đỏ hoe
Gió đuổi chạy dài trên sóng lá
Dòng đời nặng nghiến cuối hàng tre
Đã biết bao người không trở lại
Nên vườn mía ấy lắm bi thương
Đêm đêm trăng giải trên hàng mía
Nhạc dế ru buồn lạt tiếng sương...
(thơ Giang-Hữu-Tuyên Vườn Mía trong thi-phẩm Trời Mưa Đi Phát Báo)
Mẹ là bóng mát của dòng sông trí tưởng ngọt ngào và êm ái. Bơi lợi giữa dòng
sông sữa Mẹ đó, trong sóng nước bập bềnh của quê nghèo, là những kỷ niệm thơ ấu
vàng như mơ, sẽ trở nên chua xót và nghẹn ngào, chẳng bao giờ phai nhòa trong
ký-ức của một người con mất Mẹ
Gió gào và gió lặng thinh
Chia cùng con Mẹ trong im lặng này
Áo con mảnh vá còn đây
Còn mang hơi ấm bàn tay Mẹ luồn
....................................................
Vọng về như tiếng thì thào
Cố quên mà vẫn nao nao trong lòng
Đưa Mẹ con đưa trên sông
Thuyền trôi mấy dặm tới dòng chia ly
Quan tài áp má con tì
Tìm hơi hướng Mẹ - Mẹ đi sao đành
Trời xanh vẫn một màu xanh
Sông kia cũng xót chòng chành thuyền trao"
(thơ Trần-Thanh-Quang "Đưa Mẹ Qua Sông")
Khi Mẹ đã vĩnh viễn từ bỏ cái cuộc đời ô trọc, giả tạm, phù phiếm nầy để đi về cõi hư vô, vào một thế giới khác không còn hận thù, oán ghét, giả dối chia rẽ, và đố kỵ, gia tài Mẹ để lại cho con không là của cải ngọc ngà châu báu ngàn cân, không là những danh cao tước trọng bổng lộc tràn đầy, mà Mẹ đã để lại cho con một món quà cao quí: đó là một bông hoa từ ái, một tấm lòng vô ngã, một tâm hồn vị tha, một tình thương yêu dân tộc và quê hương nồng nàn, thắm thiết. Món quà đó là hành trang theo chân những người con tha-phương ở khắp chân trời góc bể.
"Khi xưa Mẹ dặn con rằng,
Quê người tráng lệ đâu bằng quê con,
Con đi mắt mẹ mỏi mòn,
Trông con chim nhỏ có còn nhớ Quê ? "
Hãy nghe một người con "du tử " nơi đất khách hoài vọng hình ảnh của bà mẹ già thân thương một thuở nào :
Quạnh vắng giờ đây bên bờ đất khách
Con lạnh lùng nhìn trăng sáng Tầm dương
Con xót xa sao đất trời cô tịch
Cõi lòng con che dấu suốt mùa đông
Hai mươi năm tròn chưa thăm mồ Mẹ
Lời trăn trối còn văng vẳng bên tai
Cỏ úa màu ướp thơm mùi Áo Mẹ
Nỗi vong niên con điên đảo cơn say....
(Tâm Tình Với Me của Trang-Thúy-Quỳnh )
DU TỬ NGÂM VỚI những dịch giả muôn phương
1- Bản dịch của Lương Thúc Ký :
Mảnh áo thân con trẻ
Đường kim tay mẹ già
Con đi mẹ may kỹ
Kẻo nữa lâu về nhà
Tấc cỏ dưới bóng xuân
Báo đáp đâu đặng mà
2-Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu:
Áo ấy thân con mặc
Chỉ này tay mẹ khâu
Con đi mẹ nhíp kỹ
Mẹ sợ con về lâu....
Ai rằng lòng tấc cỏ
Đền được ánh xuân đâu !
3-Bản dịch của Khương Hữu Dụng:
Sợi chỉ trên tay mẹ
Tấm áo trên mình con
Kịp đi khâu nhặt mũi
Sợ về còn chậm chân
Ai bảo lòng tấc cỏ
Báo được ánh ba xuân ?
4-Bản dịch của Trần Trọng San:
Mẹ hiền sợi chỉ cầm tay
Khâu lên tấm áo trước ngày con đi
Đường kim khăng khít chinh y
Sợ con chậm trễ không về lại ngay
Ai rằng tấc cỏ lòng này
Mà đền đáp nỗi ánh trời ba xuân?
5-Bản dịch của Trần Trọng Kim
Mẹ từ sợi chỉ trong tay
Trên mình du tử áo may vội vàng
Sắp đi mũi chỉ kỹ càng
Sợ con đi đó nhỡ nhàng trễ lâu
Chút lòng tấc cỏ dễ đâu
Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho người
6- Bản dịch của Vương Hồ
Trên tay sợi chỉ mẹ cầm
Thương con áo mỏng âm thầm mẹ may
Đường kim ấp ủ thân nầy
Đi lâu chắc Mẹ quắt quay tháng ngày
Lòng son tấc cỏ có hay
Nắng ba xuân đủ đong đầy ơn sâu?
7-Bản dịch của Đinh Vũ Ngọc:
Mẹ hiền sợi chỉ trên tay
Khâu vào thân áo con ngày ra đi
Chỉ khâu cẩn thận từng li
Ý chừng mẹ sợ con đi quên về
Tấm lòng một tấc cỏ quê
Ánh ba xuân ấy dễ chi báo đền
8- Bản dịch anh ngữ của Jennifer Hsu:
Song of a Roamer
The threads in the hand of a loving mother
The clothes for her son going on a long journey
Tightly stitched before he takes his leave
For fear that he would be late in coming home
How could the heart of a blade of grass ever repay
The warmth that the sun imparts to it in the spring?
8- Bản phỏng dịch anh ngữ:
A Roamer's Song
My benevolent mother
With thread and needle in hand
Mends the garment I have on,
Ere I leave my native land.
More stiches, ere I take leave
To hold the seams firm and fast
As itinerant worker,
To come home I 'd be the last
With what can I repay Ma?
Whatever others may say,
For what she has done for me,
Her, I can never repay!
THAY LỜI KẾT LUẬN:
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan nhưng trái tim của Mẹ mới thật là đệ nhất kỳ quan. Vì trái tim của Mẹ là một thứ kỳ quan sống động linh hoạt. Trong khi các kỳ quan khác đều chết đứng bất động. Đối với kỳ quan nầy chúng ta không cần phải phí công tốn của để tìm kiếm quan chiêm, vì chính kỳ quan tuyệt bích ấy đã ở trong ta từ lúc mới tượng hình, và theo năm tháng kỳ quan nầy lại càng trở nên kỳ ảo, vĩ đại, vô tiền khoáng hậu. (Tình Mẹ của HT Thích-Hộ-Giác)
Và trái tim Mẹ bao dung nhân hậu đó chỉ có bốn ngăn thôi, và bốn ngăn đó là bốn mùa hiu hiu gió, man mác lời mẹ ru con ngủ, thoang thoảng hương thơm của bốn loài thụy thảo: mai, lan, trúc, cúc; là bốn phương trời đau đáu ánh mắt mẹ hiền dõi trông bước chân phiêu bạt của người con du-tử. Bốn ngăn tim đó chứa đầy bốn thể tánh vô- ượng của đất trời : Từ, Bi, Hỉ, Xả. Mẹ phải là một kỳ-quan vô-giá, kỳ-diệu nhất trong vũ-trụ vô thường và hữu hạn nầy...
Thôi hết rồi kỳ quan tuyệt vời nhất
Nơi viễn phương màu nắng cũng hoang sơ
Thành phố buồn từ khi xa vắng Mẹ
Trong lòng con hiu hắt cả trời thơ "
(Thơ Thái-Tú-Hạp "Thành Phố Buồn Từ Khi Xa Vắng Mẹ")
HẢI ĐÀ – VƯƠNG NGỌC LONG
Thơ Phổ Nhạc: Du Tử Ngâm
Thơ phóng tác: Vương Ngọc Long
(Du Tử Ngâm - Mạnh Giao)
Nhạc: Mai Đức Vinh
Đây chiếc áo năm canh dài Mẹ thức
Ngọn đèn khuya hiu hắt suốt đêm trường
Tay gầy guộc, run run luồn kim chỉ
Áo bạc màu nhưng đậm nghĩa yêu thương
Chiếc áo cũ theo đời con phiêu bạt
Trên bước đường giữa mưa nắng vô thường
Từng mũi vá nâng niu lời ru Mẹ
Những đường khâu khe khẽ tiếng yêu thương
Chốn tha phương mà lòng con lệ ứa
Mẹ quê nhà thui thủi giữa đêm sương
Mắt Mẹ đó lung linh ngàn tia sáng
Con lưu vong Mẹ dẫn dắt soi đường
Đây chiếc áo chắt chiu từng sợi chỉ
Múi đan dầy cho ấm ngực đêm đông
Tóc bạc trắng tháng năm chờ mòn mỏi
Con ra đi, con đi, mẹ nhớ mong
Mẹ là đó, là trái tim nhân ái
Đầy hy sinh nhẫn nhục chẳng ngại ngần
Lòng con đây thấm dâng từng tấc cỏ
Biết bao giờ đền đáp nắng ba xuân ?
QUẢNG THUẬN * NẮM TRO TÀN CỦA MẸ
N¡m Tro Tàn Cûa MË
San Jose
Çêm hæm chín cuÓi næm Canh
Thìn tr©i lành lånh giÓng nhÜ
khí hâø Çêm Giao ThØa
ñà Låt, m¶t mình trên cæn
gác tr†, nhìn bÙc chân dung bà
mË già uy nghi, kh¡c kh° nhÜng hiŠn
tØ mÆp m© sau l§p khói trÀm
hÜÖng, bên cånh bình tro hài
cÓt, An miên man nghï ljn ngÜ©i,
ljn cu¶c Ç©i bäy n°i ba chìm
cuä ngÜ©i quä phø trÈ ViŒt Nam
mà nh»ng n°i kh° Çau Çã
g¡n liŠn v§i lÎch sº tang thÜÖng
cuä dân t¶c suÓt hÖn nÜä th‰ k›
qua .
Lên sáu
tu°i, sÓng tåi tÌnh Hà Tïnh An
Çã møc kích nh»ng Çêm
dài thao thÙc, gi†t lŒ ÇÀy vÖi
cuä mË sau khi ÇÜ®c tin cha mình
tº trÆn ª Lång sÖn tåi
ÇÒn Kÿ LÜà sau m¶t trÆn
Çánh ba ngày Çêm v§i quân
xâm læng NhÆt B°n 1944, ít tháng
sau khi quân NhÆt ÇÀu hàng
ñÒng Minh vào Tháng Tám 1945.
CÛng tåi Hà Tïnh An Çã møc
kích nån Çói khûng khi‰p do s¿
bóc l¶t cÃu k‰t cuä th¿c dân
Pháp và cuä phát xít NhÆt ª
ñông DÜÖng. Làm sao An quên
ÇÜ®c hình änh m°i bu°i sáng
ti‰ng xe bò c†c cåch chª ÇÀy xác
ch‰t Çi qua trܧc nhà An ljn khu
nghiã ÇÎa, ti‰ng gÕ cºa cuä
nh»ng bà mË chÌ còn da b†c
xÜÖng Çang næn nï cho không con
mình v§i hy v†ng chúng ÇÜ®c
sÓng sót qua nån Çói, hai bên
ÇÜ©ng nh»ng gÓc chuÓi, Çu
Çû bÎ con ngÜ©i vì
Çói Çã Çào tÆn
gÓc làm th¿c phÄm qua ngày,
nh»ng thân xác gÀy còm mà
hình änh tÜÖng t¿ nhÜ nh»ng
nån nhân bÎ Çói ª vùng
SØng Phi Châu và Somalia trên màn
änh truyŠn hình m§i Çây.
ñ‹
tránh nån Çói ª Hà Tïnh
sáu mË con An di chuyÍn vŠ quê nhà
Ç‹ có s¿ h° tr® cuä bà
n¶i An, bæng qua ñèo Ngang
( Ng†n
Çèo Çã Çi vào lÎch
sº nh© mÃy câu thÖ cuä Bà HuyŒn
Thanh Quan:
Bܧc
t§i ñèo Ngang bóng x‰ tà,
CÕ cây
chen Çá lá chen hoa,
Lom khom
dܧi núi tiŠu vài chú,
Lác
Çác bên sông ch® mÃy nhà,
Nh§
nܧc Çau lòng con quÓc quÓc...)
ngæn
cách gi»a hai tÌnh Hà Tïnh và
Quäng Bình, vŠ sÓng tåi thôn Th† Linh,
nay là Quäng SÖn, m¶t thôn nhÕ
thu¶c huyŒn Quäng Tråch dܧi chân
Dãy Nuí TrÜ©ng SÖn, trÒng
bông, khoai, s¡n qua ngày.
Muà Thu
Tháng Tám 1945, mË con An khæn gói
lên ÇÜ©ng tän cÜ tåi Cánh
ñÒng Trung cånh con Hói Gió (m¶t
con låch nhÕ Ç° nܧc ra chi
nhánh sông Linh Giang) cånh RØng
TrÜ©ng SÖn, nÖi mà sÓt rét
là m¶t Çåi hoå cho nh»ng
ngÜ©i tän cÜ, thuÓc men không
có chÌ nh© vào vÕ cây SÀu
ñông và cây Kš Ninh, ÇÃt
cày trên soÌ Çá, dân cÜ
thÜa th§t < khÌ ho cò gáy >
mà ngÜ©i ÇÎa phÜÖng có
câu hò:
Ai lên Cao
Måi gªi thuÓc uí* lên cho
ˆn cÖm v§i
trái Tro, noí chuyŒn trò v§i khÌ
Ƕt!
(* uí:
th° ngº có nghiã là sÓt
rét) .
TØ trên
núi cao nÖi tän cÜ nhìn cänh
nhà mình bÎ Tây bÓ ráp
ÇÓt cháy ª dܧi chân
núi, c¶t khói Çen bÓc cao, mË An
xi‰t bao Çau lòng!.
Lúc hÒi
cÜ, vÜ©n trÓng nhà tan, ViŒt Minh
phát Çông chi‰n dÎch ÇÃu
tÓ cäi cách ru¶ng ÇÃt, gia
Çình An vì có dæm mÄu ru¶ng
, có ông ngoåi là cø ThÜ®ng
Lš Hoà NguyÍn Duy Phiên Ç°
ñình Nguyên, ông n¶i là cø
Tham Th† Linh ñinh Xuân Tråc Ç° Cº
Nhân Ç©i vua Thành Thái, có
bác ru¶t là ñinh Xuân Quäng
c¿u T°ng Trܪng th©i Bäo
ñåi nên bÎ quy là gia
Çình phong ki‰n, Çiå chû và
bÎ ÇÃu tÓ dã man, m¥c dÀu
bà n¶i An trܧc Çó Çã
hi‰n cä tài sän k‹ cä b¶ tam s¿
th© ông bà trong TuÀn L‹ Vàng và
có hai con theo Kháng Chi‰n . Trܧc tòa
án nhân dân bà n¶i và mË An
không chiø qùy và nhÆn t¶i
bÎ gán ép nên bÎ cách ly trong
nhà bÕ Çói hàng tháng,
chÌ tÒn taÎ nh© lá khoai tr¶n
b¶t trÃu qua ngày!.
Qua cu¶c
ÇÃu tÓ, bà n¶i vÅn ª
laÎ quê nhà vì còn kËt các
chú, gia Çình An trÓn vŠ thành.
Trên ÇÜ©ng tåm dung tåi ThÎ
Xã ñÒng H§i thu¶c tÌnh Quäng
Bình thì m¶t ÇÙa em gái
bÎ sÓt rét ác tính qua
Ç©i, m¶t em bÎ ÇÆu mùa
thÆp tº nhÃt sinh. ñ‰n Hu‰ mË An täo
tÀn buôn bán kh° c¿c cho các
chÎ em An æn h†c thành tài, nên
ngÜ©i hºu døng.
Ba mÜÖi
Tháng TÜ 1975 nܧc mÃt, nhà tan,
con cái ÇÙa thì vÜ®t biên,
ÇÙa ª tù, ÇÙa sÓng
vÆt v© cæng th£ng, th¿c phÄm
chính là bo bo, các cháu xác
xÖ, tÜÖng lai u tÓi, viÍn tÜ®ng
vào ñåi H†c và ti‰n thân cuä
các cháu rÃt xa v©i vì nån lš
lÎch. ñ¡ng cay v§i kinh nghiŒm sÓng
v§i C†ng Sän cuä nh»ng næm ÇÀu
kháng chi‰n MË An Çã dÓc toàn
l¿c gom các cháu låi, kiên trì
tåo ÇiŠu kiŒn cho chúng tØng c¥p
vÜ®t biên tìm ÇÜ©ng sÓng,
m¶t cu¶c sÓng Çáng ki‰p con
ngÜ©i, có cháu ljn
Ç¿Öc Úc, MÏ, có cháu
bÎ b¡t låi dæm ba lÀn, có
cháu bÎ häi t¥c gª máy tàu
giºa bi‹n khÖi, có cháu bÎ mÃt
tích trong lòng bi‹n cä Thái Bình
DÜÖng.
MË An
già rÒi không muÓn bÕ xÙ
sª, mÒ mä ông cha Ç‹ ra Çi trong
ChÜÖng Trình Ra ñi Có TrÆt
T¿. An cÛng bi‰t không th‹ bÙng m¶t
cây c° thø miŠn nhiŒt ǧi Çem
trÒng ª xÙ lånh quê ngÜ©i
ÇÀy giá bæng, phong tøc, ngôn
ngº bÃt ÇÒng mà mË An có
hånh phúc tron vËn. Bà không Çi
thì An là ÇÜá con trai Ƕc
nhÃt cuä bà cÛng sÈ ª låi
Ç‹ chæm sóc mË già Çã
ngoài 80 mà suÓt cä cu¶c
Ç©i, qua ba cu¶c chi‰n tranh, Çã hy sinh
cho con cháu. M¶t hôm mË An bäo An: <
con không Çi thì lÃy ai sæn sóc
dåy d° các ÇÙa cháu n¶i
vÎ thành niên mÒ côi mË ª
ÇÃt ngÜ©i cuä mË ? > và
cuÓi cùng bà Çã hy sinh quy‰t
ÇÎnh ra Çi Ç‹ Çoàn tø
v§i con cháu, sÓng hånh phúc bên
Çàn con cháu n¶i ngoåi ngoan hiŠn
tåi Maryland Hoa Kÿ ÇÜ®c bÓn
næm thì mË An qua Ç©i, hܪng
dÜÖng 84 tu°i. Và mË Öi :
Con cÛng
thÃy tÆn Çáy lòng cuä mË
Qua nh»ng
Çêm thao thÙc suÓt canh dài
Ho¥c m¶t
mình Çæm chiêu qua khung cºa
Nhìn tuy‰t
rÖi mà chånh nh§ quê nhà.
N°i u hoài
cuä mË An ÇÜ®c diÍn tä qua
bÓn câu thÖ cuä Bà HuyŒn Thanh Quan khi
nhìn tr©i nܧc bao la tØ ñèo
Ngang bu°i chiŠu tà:
... Nh§
nܧc Çau lòng con quÓc quÓc
ThÜÖng
nhà mÕi miŒng cái gia gia
DØng
chân ÇÙng låi tr©i non nܧc
M¶t mänh
tình riêng ta v§i ta.
N¡m tro
tàn cuä MË m¶t phÀn An giº Ç‹
phøng th©, hÜÖng khói, m¶t
phÀn chÎ em An Çem räi xuÓng
sÜ©n núi dܧi nh»ng tàn
cây c° thø Redwoods hùng vï cånh
Chuà Kim SÖn ª San Jose, California v§i
ܧc nguyŒn buÎ tro tàn theo gió qua
tr©i Thái Bình DÜÖng ljn b©
Bi‹n ñông, trôi dåt ljn làng Lš
Hoà, quê hÜÖng cát tr¡ng m¥n
mà, qua ñÒi ñá Nhäy ljn
Phà Sông Gianh, nÖi quê ngoåi An.
Còn m¶t phÀn tro tàn chÎ An
thÌnh vŠ ViŒt Nam Ç‹ mË An an nghï tåi
quê chÒng bên cånh am th© vong linh cha
An vÎ nܧc vong thân trong læng mi‰u H†
ñinh tåi xã Quäng SÖn trong s¿
qúy m‰n cuä h† hàng quy‰n thu¶c bên
chÒng.
Hôm nay
trܧc bàn th© MË m‰n yêu, hæm
chín T‰t Çón ông bà, th¡p
nén nhang trÀm An thÀm khÃn <
chúng con kính dâng MË hiŠn bài
thÖ MË Tôi Ç‹ tÕ lòng
tôn kính ti‰c thÜÖng cuä chúng con
>:
MẸ TÔI
HuyŒn là
BÓ Tråch, làng xinh Lš Hoà,
Quê
hÜÖng cát tr¡ng m¥n mà,
Qua
ñÒi ñá Nhäy ljn Phà
Sông Gianh.
MË tôi
con cø ThÜ®ng ñình,
Tam
TrÜ©ng ÇÀu s°, m¶t mình
khôi nguyên,
NguyÍn Duy
khoa bäng lÜu truyŠn,
Bäng xanh
bia Çá còn truyŠn hÆu sinh.
Cha tôi
tº trÆn Lång SÖn,
ñÒng Minh chÓng NhÆt giº b©
nܧc non,
MË tôi
quä phø lòng son,
Hai
mÜÖi læm tu°i næm con th© chÒng.
TrÒng
khoai, m¡m muÓi gánh gÒng,
Quän chi
n¡ng Hå, Çêm ñông mÜa
dÀm,
ñÖn
côi thân gái phong trÀn,
Gian nan kh°
sª täo tÀn nuôi con.
MË tôi
lo s® phÆp phÒng,
Ngày lo
Tây bÓ, tÓi HÒ tÎch thu,
Làm sao
phân biŒt bån thù ?
Làm
dân xôi ÇÆu mÎt mù
tÜÖng lai !
Mùa Thu
Tháng Tám næm xÜa,
MË con
khæn gói lên ÇÜ©ng tän cÜ,
ñÒng Trung, Hói Gió cånh rØng,
LŠu tranh
m¶t mái dܧi lùm cây xanh.
RÄy
b¡p nÜÖng s¡n qua ngày,
–c bÜu, rau
húng, khoai v¢m thay cÖm,
MË hiŠn
sÓt rét tØng cÖn,
Chi‰u
Ç¡p m¶t mänh còn hÖn n¢m
trÀn.
Non xanh
nhìn xuÓng nhà mình,
Khói
Çen lan toä thành hình nÃm cao,
MË tôi
ÇÄm lŒ thì thào,
Nhà
Tây ÇÓt såch chÓn nào dung
thân !
HÒi
cÜ vÜ©n trÓng nhà tan,
BÎ quy
Çiå chû thu¶c phÀn ÇÃu
tranh,
Lû
yêu ÇÃu tÓ tàn canh!
MË tôi
quy‰t giº thanh danh n‰p nhà.
ñêm
khuya giá buÓt lånh lùng,
NgÒi
bên b‰p lÜä bÆp bùng thª than,
Bao gi© cho
h‰t can qua ?
Cho con mË
hܪng nh»ng ngày Ãm no,
LÀm
rÀm khÃn khÜá nhÕ to,
ThÀn
Hoàng linh mi‰u cÀu cho an lành,
MË con
khæn gói vŠ thành,
CÀu mong
con trÈ h†c hành ljn nÖi.
Tråm
ÇÀu ñÒng H§i dØng chân,
Em Loan
sÓt rét tØ trÀn tháng nay,
Em H.. tr°
ÇÆu liŠn tay,
MË tôi
mê säng, Çêm ngày không
nguôi.
Hu‰
ñô là chÓn thÎ thành,
MË tôi
buôn bán täo tÀn nuôi con,
Chúng
tôi thÜÖng mË lòng son,
Quy‰t tâm
ÇŠn Çáp ܧc mong mË hiŠn.
Bäy
læm vÆn nܧc ngä nghiêng,
Gia
Çình ly tán, Çäo Çiên
phÆn nhà!
Con mË
ÇÙa tù, ÇÙa nhäy,
Xác
xÖ Çàn cháu xa cha khÓn cùng.
NhÜ con
gà mË låc Çàn,
Xù
lông xoè cánh, gom Çàn cháu
thÖ,
Tìm
cách xoay ngÜ®c th‰ c©,
B¢ng
cách cho cháu tìm b© vÜ®t biên.
TØ nay
mË h‰t Üu phiŠn,
Bên
Çàn con cháu ngoan hiŠn Çoàn
viên,
An bình
giÃc ngû triŠn miên,
Câu kinh
ti‰ng mÕ vui duyên cÜä ThiŠn.
Quäng
ThuÆn
Thung LÛng Hoa
Vàng
ñón
Xuân Tân Tœ 2001
TRẦN HỒNG CHÂU * BIỂN OAN KHIÊN
Biển Oan khiên
Trần Hồng Châu
Trần Hồng Châu
biển vẫn biển quê hương
nối dài muôn trùng sóng
hồ khoan vẫn bắc cầu vồng nhớ nhung
lửa tiếp sức vẫn từ lòng đất mẹ...
nhưng dưới sâu
sâu nữa
vạn hồn thuyền nhân
sớm đi tối về
vẫn oan khiên
ngập tràn biển đông!
nước biển có giải oan
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau ?
nước biển có rửa sạch
ý thức hệ đen
đồ thán
chất ngất trời xanh ?
sóng vật vờ
sóng thành đỉnh Hy Mã
sóng thành vực A tỳ
thuyền lá tre vút lên lời nguyện cầu
đỏ thương đau
một hạt cát trong vô cùng sa mạc
một giọt nước trong vô cùng đại dương
đoàn hải khấu
ác điểu đen
bỗng đổ sập xuống một trời bóng tối
nữ tu, thôi hết nữ đồng trinh
nghĩa phu thê, thôi lời vĩnh biệt
em gái nhỏ, thôi nhé
dẫm nát một búp hồng non!
mắt loạn thị
đầu hoang tưởng
nhãn ngư, ngư nhãn
điệu hồ khoan, ơ hờ!
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi! cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường...
dưới sâu vẫn vô vàn cánh bay
dằng dặc
dây xích oan khiên
về lòng đất
ai đây tiêp dẫn
chúng sinh hồn trầm lạc ?
Trần Hồng Châu
( Nhớ Đất Thương Trời )
SƠN TRUNG * NHỮNG HÀNG BIA LIỆT SĨ
Cuoäc chieán xaûy caøng ngaøy
caøng aùc lieät. Bao chieán só con em mieàn baéc ñaõ ñi vaøo chieán
tröôøng mieàn Nam maø vaãn chöa trôû veà, hoïa chaêng laø nhöõng böùc
thö cuûa ñôn vò göûi veà thoâng baùo maát
tich.
Ngaøy naøy sang ngaøy noï, loa truyeàn tin cuûa xaõ
loan baùo tin ta thaéng ñòch thua nhöng trong luùc
ñoù leänh baét lính ñöa ra raát khaån tröông. Nhöõïng thieáu nieân , thieáu nöõ
15, 16 tuoåi cuõng ñuôïc nhaø nöôùc möôïn tröôùc tuoåi, ñöa vaøo cung öùng cho
chieán tröôøng mieàn Nam. Nhöõng tin töùc thì thaàm trong daân chuùng ngaøy
caøng trôû neân soâi noåi. Ngöôøi ta noùi raèng bao nhieâu boä ñoäi
ñoå vaøo mieàn Nam ñaõ tieâu tan trong vuï toång taán coâng maäu thaân
1968.Ngöôøi ta noùi raèng ta bò Myõ löøa. Myõ bí maät kyù keát vôùi ta raèng Myõ
seõ ruùt lui khoûi mieàn Nam, ñeå maëc cho hai beân töï giaûi
quyeát vôùi nhau. Myõ seõ ñöùng beân ngoaøi cuoäc chieán, khoâng can thieäp,
khoâng giuùp ñôõ cho quaân mieàn Nam. Quaân ta tin lôøi, ñem taáùt caû löïc
löôïng taán coâng Saøigon vaø haàu heát caùc tænh
lôùn cuûa mieàn Nam. Ban ñaàu Myõ yeân laëng nhìn quaân ta taán
coâng, nhöng sau maáy ngaøy, quaân ta yeáu
theá , bò nguïy quaân phaûn coâng tôùi taáp, quaân Myõ thöøa cô xoâng vaøo tieâu
dieät quaân ta troïn goùi.Nghe ñaâu khi giaûi phoùng Hueá ñuôïc hai tuaàn,
ngöôøi ta ñaõ ñöa baùc Hoà vaøo thaêm nhaân daân, nhöng vöøa môùi böôùc vaøo
ñaïi noäi thì bò Myõ thaû bom khieán baùc Hoà bò thöông. Boïn caän veä phaûi
lieàu cheát môùi mang baùc veà ñuôïc Haø Noäi. Phaàn
vì sô haõi, phaàn bò thöông naëng, vaøi naêm sau baùc cheát! Ngöôøi thì noùi
Myõ
gian xaûo, keû thì baûo caáp laõnh ñaïo cuûa ta daïi khôø. Vì hao binh
toån töôùng trong vuï maäu thaân, vieäc baét lính caøng gia taêng
gaáp boäi vaø raát böùc baùch.
Tröông laø moät hoïc sinh caáp hai, naêm
ñoù môùi 15 tuoåi.Trong thoân cuûa Tröông luùc baáy giôø coù 20 thieáu nieân ôû
löùa tuoåi 15, 16 ñeàu phaûi ra chieán tröôøng, trong ñoù coù Tröông.Nhöõng taân
binh naøy chæ ñöôïc huaán luyeän quaân söï qua loa trong hai tuaàn roài cho vaøo
mieàn Nam. Xe Lieân Xoâ chôû taân binh vaøo ñeán Quaûng Bình thì caû boïn xuoáng
xe ñi boä vaøo mieàn nam. Hoï bò baét phaûi ñi lieân tieáp caû ngaøy
laãn ñeâm,ï chæ ñöôc döøng laïi trong giôø aên vaø giôø
nguû.Nhieàu taân binh bò beänh cuõng phaûi coá gaéng leâ leát theo ñoaøn vì sôï
boû rôi giöõa röøng. Nhöõng lính gaùi coù kinh nguyeät chaûy öôùt caû quaàn vaãn
khoâng ñöôc döøng chaân. Treân ñöôøng Tröôøng Sôn döôøng nhö khoâng coù traïm
xaù cho taân binh vaø thöông binh. Treân ñöôøng ñi, Tröông thaáy nhöõng ngöôøi
naèm guïc laïi benân goác caây reân höø höø. Cuõng coù nhöõng thaân hình naèm
yeân trong chieác chaên che kín, khoâng bieát ngöôøi aáy ñöông naèm nguû hay ñaõ
cheát.
Trong khoâng gian coù muøi xaùc cheát, khoâng bieát do bom Myõ ñaõ laøm tan thaân xaùc, raûi raùc trong choøm caây, hoác ñaù, hay thaây cuûa nhöõng ngöôøi beänh taät, ñi khoâng noåi vaø ñaõ ngaõ guïc, phôi xöông treân Tröôøng Sôn. Khoâng ai ñuôïc pheùp döøng laïi, duø chæ laø moät giaây ñeå thaêm hoûi ngöôøi ñoàng chí. Taát caû cho chieán tröôøng. Hoûa toác! Hoûa toác! Taát caû cho Mieàn Nam thaân thöông ruoät thòt! !Mieàn Nam ñang keâu goïi chuùng ta! Haõy tieán nhanh veà phía tröôùc! Boïn chuùng toâiï khoâng coù böõa naøo ñöôïc no. Vaø treân ñaàu thænh thoaûng coù maùy bay ñòch bay vaàn vuõ. Trong khoaûng hai thaùng di chuyeån töø Quaûng Bình vaøo chieán khu, ñôn vò cuûa Tröông ñaõ bò B52 thaû bom hôn möôøi laàn. Khi vaøo ñeán mieàn nam, ñôn vò 2000 boä ñoäi, phaàn bò beänh boû xaùc doïc ñöôøng, phaàn bò bom, phaàn bò thaát laïc, chæ coøn moät phaàn ba.
Trong khoâng gian coù muøi xaùc cheát, khoâng bieát do bom Myõ ñaõ laøm tan thaân xaùc, raûi raùc trong choøm caây, hoác ñaù, hay thaây cuûa nhöõng ngöôøi beänh taät, ñi khoâng noåi vaø ñaõ ngaõ guïc, phôi xöông treân Tröôøng Sôn. Khoâng ai ñuôïc pheùp döøng laïi, duø chæ laø moät giaây ñeå thaêm hoûi ngöôøi ñoàng chí. Taát caû cho chieán tröôøng. Hoûa toác! Hoûa toác! Taát caû cho Mieàn Nam thaân thöông ruoät thòt! !Mieàn Nam ñang keâu goïi chuùng ta! Haõy tieán nhanh veà phía tröôùc! Boïn chuùng toâiï khoâng coù böõa naøo ñöôïc no. Vaø treân ñaàu thænh thoaûng coù maùy bay ñòch bay vaàn vuõ. Trong khoaûng hai thaùng di chuyeån töø Quaûng Bình vaøo chieán khu, ñôn vò cuûa Tröông ñaõ bò B52 thaû bom hôn möôøi laàn. Khi vaøo ñeán mieàn nam, ñôn vò 2000 boä ñoäi, phaàn bò beänh boû xaùc doïc ñöôøng, phaàn bò bom, phaàn bò thaát laïc, chæ coøn moät phaàn ba.
Khi ôû Tröôøng Sôn, ñôn vò chæ lo vieäc di
chuyeån nhanh choùng vaø an toaøn, vaø söï cöïc khoå laø phaûi ñi
suoát trong hai thaùng, thieáu côm aên vaø thieáu nguû. Nhöng khi
vaøo ñeán mieàn Nam, nhieàu söï cöïc khoå khaùc laïi xuaát hieän. Ñôn vò Tröông
bò phaân taùn vaø boå sung vaøo caùc ñôn vò ñaõ bò tieâu dieät. ÔÛ ñaây, Tröông
cuõng sinh hoaït theo toå chieán ñaáu ba ngöôøi. Toå naøy goàm moät ngöôøi Baéc,
moät Nam vaø moätä Trung. Anh ngöôøi Nam raát hieàn laønh deã thöông, moät anh
ngöôøi Baéc lôùn tuoåi laøm toå tröôûng. Anh ngöôøi Baéc raát quan lieâu hoáng
haùch. Ngaøy
hoïp moät laàn vaøo buoåi chieàu ñeå kieåm thaûo coâng taùc.Hoïp toå
xong, toå tröôûng ñi hoïp tieåu ñoäi.Ngaøy naøo Tröông cuõng bò
kieåm thaûo, pheâ bình saùt vaùn. Tröông thôû daøi, hoï pheâ bình laø bi
quan.Tröông nhìn trôøi chieàu, hoï pheâ bình laø laõng maïn.Tröông ñi thong thaû
thì bò pheâ bình laø löôøi bieáng, tieåu tö saûn.
Tröông thaáy soáng ñôøi boä ñoäi laø soáng trong ñòa nguïc. Tröông cuõng nhö caùc boä ñoäi luoân luoân phaûi ñoùng troø, luoân luoân giaû doái ñeå khoûi bò pheâ bình.Tröong khoâng daùm cöôøi ñuøa, khoâng daùm toû baøy taâm söï vôùi ai vì trong boä ñoäi cuõng nhö trong ñôøi soáng bình thöôøng cuûa xaõ hoäi chuû nghóa, con ngöôøi phaûi bieát kín ñaùo vaø bieát nònh hoùt thì môùi toàn taïi.Tuy nhieân anh baïn mieàn Nam döôøng nhö laø moät con ngöôøi khaùc. Anh raát thaät thaø, chaát phaùc, ñem moïi vieäc keå rieâng cho anh hay. Queâ anh ta ôû moät vuøng queâ tænh Kieán Hoøa. Gia ñình anh cuõng töông ñoái khaù giaû. Ba anh maát sôùm, meï anh bò beänh tim. Caùc chuù baùc khuyeân neân ñöa maù anh leân beänh vieän tænh ñieàu trò nhöng maù anh vaø anh ngaàn ngaïiï ñöôøng xa vaø toán keùm. Vuøng anh ôû laø moät vuøng xoâi ñaäu. Ban ngaøy thuoäc chính phuû quoác gia, ban ñeâm thuoäc maët traän. Caùc caùn boä maët traän thöôøng gheù thaêm nhaø anh, goïi m1 anh laø ‘ maù chieán só’ ngoït xôùt. Hoï khuyeân maù anh neân vaøo chieán khu chöõa beänh vì trong ñoù coù beänh vieän raát lôùn, raát toái taân hôn caû Myõ Nguïy, coù baùc só Lieân Xoâ, Cu ba, Trung quoác ñieàu trò, khoâng phaûi tieàn baïc gì caû, vì xaõ hoäi chuû nghóa laø coâng baèng, phuïc vuï moïi ngöôøi, nhaát laø phuïc vuï daân ngheøo, khoâng nhö tö baûn chæ bieát aên tieàn. Hoï coøn cho bieát boïn tö baûn aên tieàn gheâ laém, baùn caû nhaø cuõng khoâng ñuû vieän phí. Boïn Myõ Nguïy laïi huùt maùu ngöôøi, duøng beänh nhaân ñeå thöû thuoác vaø vuõ khí bí maät. Do ñoù, maù cuûa anh vaø anh quyeát ñònh vaøo chieán khu chöõa beänh. Vaøo chieán khu, hai maù con phaûi soáng trong röøng,trong nhöõng traïi lôïp baèng laù cuûa maët traän,coù moät soá thöông binh vaø y taù saên soùc, khoâng thaáy beänh vieän to lôùn, toái taân ñaâu caû. Hoï cho maù anh uoáng B1, aspirine hoaëc xuyeân taâm lieân. Hoûi beänh vieän lôùn ôû ñaâu, hoï baûo phaûi chôø leänh cuûa trung öông cuïc môùi vaøo trong ñoù ñöôïc.
Maù anh ñaõ bò beänh tim khoâng thuoác chöõa, laïi coøn bò beänh soát reùt roài cheát. Anh xin veà queâ thi caùn boä baûo anh veà seõ gaëp nhieàu nguy hieåm. Thöù nhaát laø boïn nguïy seõ gieát anh. Hai laø bò maùy bay Myõ baén cheát. Ba laø ñi daãm phaûi mìn cuûa ta maø cheát. Nghe noùi vaäy, anh bieát laø khoâng veà queâ ñöôïc. Hoï coøn baét anh hoïc taäp ñuôøng loái, chính saùch cuûa maët traän. Hoï baûo anh phaûi traû thuø cho maù anh vì maù anh ñaõ cheát do baøn tay cuûa ñeá quoác Myõ. Neáu Myõ khoâng qua xaâm laêng mieàn nam, maù anh ñaâu coù cöïc khoå, lo buoàn maø sanh beänh. Beänh cuûa maù anh laø do Myõ Nguïy gaây ra. Anh phaûi ñi theo maët traän ñeå giaûi phoùng daân toäc vaø traû thuø nhaø! Baât ñaéc dó anh phaûiñi lính cho maët traän. Teù ra ngöôøi ñoàng chí mieàn nam naøy cuõng nhö anh bò baét buoäc phaûi caàm suùng phuïc vuï ñaûng!
Tröông thaáy soáng ñôøi boä ñoäi laø soáng trong ñòa nguïc. Tröông cuõng nhö caùc boä ñoäi luoân luoân phaûi ñoùng troø, luoân luoân giaû doái ñeå khoûi bò pheâ bình.Tröong khoâng daùm cöôøi ñuøa, khoâng daùm toû baøy taâm söï vôùi ai vì trong boä ñoäi cuõng nhö trong ñôøi soáng bình thöôøng cuûa xaõ hoäi chuû nghóa, con ngöôøi phaûi bieát kín ñaùo vaø bieát nònh hoùt thì môùi toàn taïi.Tuy nhieân anh baïn mieàn Nam döôøng nhö laø moät con ngöôøi khaùc. Anh raát thaät thaø, chaát phaùc, ñem moïi vieäc keå rieâng cho anh hay. Queâ anh ta ôû moät vuøng queâ tænh Kieán Hoøa. Gia ñình anh cuõng töông ñoái khaù giaû. Ba anh maát sôùm, meï anh bò beänh tim. Caùc chuù baùc khuyeân neân ñöa maù anh leân beänh vieän tænh ñieàu trò nhöng maù anh vaø anh ngaàn ngaïiï ñöôøng xa vaø toán keùm. Vuøng anh ôû laø moät vuøng xoâi ñaäu. Ban ngaøy thuoäc chính phuû quoác gia, ban ñeâm thuoäc maët traän. Caùc caùn boä maët traän thöôøng gheù thaêm nhaø anh, goïi m1 anh laø ‘ maù chieán só’ ngoït xôùt. Hoï khuyeân maù anh neân vaøo chieán khu chöõa beänh vì trong ñoù coù beänh vieän raát lôùn, raát toái taân hôn caû Myõ Nguïy, coù baùc só Lieân Xoâ, Cu ba, Trung quoác ñieàu trò, khoâng phaûi tieàn baïc gì caû, vì xaõ hoäi chuû nghóa laø coâng baèng, phuïc vuï moïi ngöôøi, nhaát laø phuïc vuï daân ngheøo, khoâng nhö tö baûn chæ bieát aên tieàn. Hoï coøn cho bieát boïn tö baûn aên tieàn gheâ laém, baùn caû nhaø cuõng khoâng ñuû vieän phí. Boïn Myõ Nguïy laïi huùt maùu ngöôøi, duøng beänh nhaân ñeå thöû thuoác vaø vuõ khí bí maät. Do ñoù, maù cuûa anh vaø anh quyeát ñònh vaøo chieán khu chöõa beänh. Vaøo chieán khu, hai maù con phaûi soáng trong röøng,trong nhöõng traïi lôïp baèng laù cuûa maët traän,coù moät soá thöông binh vaø y taù saên soùc, khoâng thaáy beänh vieän to lôùn, toái taân ñaâu caû. Hoï cho maù anh uoáng B1, aspirine hoaëc xuyeân taâm lieân. Hoûi beänh vieän lôùn ôû ñaâu, hoï baûo phaûi chôø leänh cuûa trung öông cuïc môùi vaøo trong ñoù ñöôïc.
Maù anh ñaõ bò beänh tim khoâng thuoác chöõa, laïi coøn bò beänh soát reùt roài cheát. Anh xin veà queâ thi caùn boä baûo anh veà seõ gaëp nhieàu nguy hieåm. Thöù nhaát laø boïn nguïy seõ gieát anh. Hai laø bò maùy bay Myõ baén cheát. Ba laø ñi daãm phaûi mìn cuûa ta maø cheát. Nghe noùi vaäy, anh bieát laø khoâng veà queâ ñöôïc. Hoï coøn baét anh hoïc taäp ñuôøng loái, chính saùch cuûa maët traän. Hoï baûo anh phaûi traû thuø cho maù anh vì maù anh ñaõ cheát do baøn tay cuûa ñeá quoác Myõ. Neáu Myõ khoâng qua xaâm laêng mieàn nam, maù anh ñaâu coù cöïc khoå, lo buoàn maø sanh beänh. Beänh cuûa maù anh laø do Myõ Nguïy gaây ra. Anh phaûi ñi theo maët traän ñeå giaûi phoùng daân toäc vaø traû thuø nhaø! Baât ñaéc dó anh phaûiñi lính cho maët traän. Teù ra ngöôøi ñoàng chí mieàn nam naøy cuõng nhö anh bò baét buoäc phaûi caàm suùng phuïc vuï ñaûng!
Qua nhöõng buoåi haønh
quaân, Tröông chöa ñöôïc vaøo soáng trong nhöõng laøng xoùm mieàn Nam, Tröông
chæ ôû ven röøng, hoaëc haønh quaân qua thoân xoùm trong ñeâm toái. Tröông thaáy
trong khoâng khí moät chuùt gì ñoù coù veû thoaûi maùi, töï do hôn mieàn Baéc
xaõ hoäi
chuû nghóa maø Tröông ñaõ soáng. Ruoäng ñoàng xanh toát, nhaø cöûa cao
raùo, caây coái xanh töôi, chöù khoâng nhö ngoaøi baéc laø ñaát cheát, khoâng
coù caây xanh, khoâng coù hoà nöôùc bieác, khoâng coù chim bay, caù loäi, khoâng
coù ve keâu, böôùm löôïn. Ngoaøi baéc y phuïc daân chuùng chæ coù moät maøu
naâu, coøn trong nam, nam nöõ maëc y phuïc nhieàu kieåu, nhieàu maøu, khoâng ai
mang aùo vaù, quaàn vaù.Thoân queâ mieàn baéc thænh thoaûng môùi coù moät chieác
xe ñaïp, coøn ôû trong nam, xe ñaïp raât nhieàu, coù caû xe gaén maùy nöõa.
Ruoäng ñoàng ngoaøi baéc raát ít boø vì khoâng coøn coû moïc.
Ngöôøi ta phaûi caøy böøa thay traâu. Coøn mieàn Nam coù nhieàu caøy maùy nhoû, vaø coù raát nhieàu traâu boø. Tröông ñaõ thaáy nhöõng ñaøn vòt haøng traêm con loäi raát vui veû. Anh caûm thaáy mieàn nam coù moät caùi gì töôi maùt hôn, deã chòu hôn mieàn baéc. Moät mieàn nam phong phuù, giaøu maïnh nhôn mieàn baéc. Vaäy anh vaøo ñaây ñeå laøm gì? Ñeå phaù hoïi cuoäc soáng thanh bình cuûa hoï ö? YÙ nghó naøy anh chæ cho noù phaùt trieån trong ñaàu oùc, khoâng daùm bieåu loä ra ngoaøi.Anh ñaõ aâm thaàm saùng taùc moät baøi thô göûi meï:
Ngöôøi ta phaûi caøy böøa thay traâu. Coøn mieàn Nam coù nhieàu caøy maùy nhoû, vaø coù raát nhieàu traâu boø. Tröông ñaõ thaáy nhöõng ñaøn vòt haøng traêm con loäi raát vui veû. Anh caûm thaáy mieàn nam coù moät caùi gì töôi maùt hôn, deã chòu hôn mieàn baéc. Moät mieàn nam phong phuù, giaøu maïnh nhôn mieàn baéc. Vaäy anh vaøo ñaây ñeå laøm gì? Ñeå phaù hoïi cuoäc soáng thanh bình cuûa hoï ö? YÙ nghó naøy anh chæ cho noù phaùt trieån trong ñaàu oùc, khoâng daùm bieåu loä ra ngoaøi.Anh ñaõ aâm thaàm saùng taùc moät baøi thô göûi meï:
Meï ôi, con ñaõ
laàm.
Con ñaõ theo hoï vaøo
ñaây,
Con ñaõ ñeå hai baøn
tay,
Dính maùu hoâi
tanh,
Maùu cuûa daân
laønh,
Cuûa ñoàng baøo mieàn Nam
ta ñoù.
Con ñaõ ñi theo loaøi
quyû döõ,
Giaät mìn,
phaù caàu, phaù cuoäc soáng an bình,
Ñeå phuïc vuï ñeá
quoác Nga vaø thöïc daân Trung quoác.
Taát caû chuùng
noù,
Leâ Nin, Mao Traïch
Ñoâng, Hoà Chí Minh
Laø moät luõ yeâu
tinh.
Ñoäi loát ngöôøi anh
huøng yeâu nöôùc thöông daân,
Ñeå löøa gaït nhöõng keû
daïi doät, ngu ñaàn.
Ngöôøi ta baûo haõy tranh
ñaáu cho tö do, ñoäc laäp,
Nhöng baûn thaân con vaø
caû daân toäc bò chaø ñaïp
Döôùi baøn chaân cuûa luõ
quyû tanh hoâi!
Hôn hai möôi naêm daân
toäc ta maát haún tieáng cöôøi,
Vì luõ quyû maët
ngöôøi,
Nguïy trang baèng töï do,
daân chuû
Chuùng ñaõ laøm daân ta
ñau khoå
Trong kieáp ngöôøi noâ
leä laàm than!…
Sau hai năm ở tiền phương, đơn vị Trương được đưa vào căn cứù làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo. Công việc và đời sống ở đây nhàn hạ hơn là ở trận chiến. Trong thời gian ở Trường Sơn và ở tiền phương, đời sống bộ đội rất cực khổ, Nhưng tại trung tâm đầu não, các kho hàng không biết bao nhiêu mà kể.Hàng ngày các cấp dưỡng và cận vệ mang rựơu thịt, sâm banh ngoại quốc và các thứ xa xỉ phẩm của Trung quốc như yến, bào ngư, sâm nhung cho các cấp lãnh đạo trung ương cục. Các ông sống ngang hàng với các vi vua chúa ngày xưa. Họ đã làm luật,hoặc ban quy tắc cho họ. Họ phải đuợc hưởng thụ tối đa để có đầy đủ sức khỏe và trí tuệ lãnh đạo cuộc chiến, và phục vụ nhân dân và đảng, Trong khi dân chúng phải nhịn đói, thanh niên bị cấm đoán yêu đương. Các ông đưa ra ba khoan: chưa yêu thì khoan yêu, chưa lấy thì khoan lấy, chưa đẻ thì khoan đẻ.Trai gái có hẹn hò ân ái là bị phạt, bị tước đảng tịch. Họ không cho vợ chồng cùng làm việc một nơi. Họ bắt chồng nam vợ bắc. Ai xin vợ chồng đoàn tụ thì bị phê bình là phong kiến, lạc hậu,chỉ biết quyền lợi cá nhân, không biết hy sinh cho tổ quốc. Còn các ông lớn thì năm thê bảy thiếp công khai. Họ làm luật cho họ. Cán bộâ cao cấp xa nhà ba trăm cây số là có quyền lấy thêm vợ. Cấp tướng và đại tá ùđuợc bảo vệ tối đa. Có bác sĩ săn sóc hàng ngày, có cần vụ nấu ăn theo tiêu chuẩn. Họ luôn luôn ở tận căn cứ xa xôi ,không bao giờ ra mặt trận.
Một ngày kia, Trương đuơng nằm ngủ say, bỗng nghe bốn bề súng nổ, bom rơi, lửa cháy. Những tiếng la hét kinh hoàng, bỗng một khối lửa ụp đến, cùng một tiếng nổ long trời lở đất, Truơng bị tung lên cao rồi té sấp xuống. Bọn chỉ huy kêu thét om sòm. Còi báo động kêu vang. Anh cố gắng đứng dậy, chạy ra dàn súng phòng không đặt trên xe. Tất cả lính phòng không, xe tăng và đại liên đều bị xích với súng theo đúng nguyên tắc “người và súng là một”. Anh không trông rõ cảnh vật. Tất cả chỉ là lửa, khói và cát bụi mịt mù. Anh mở mắt ra không được. Trong khoảnh khắc, anh chợt nghe thân hình anh chuyển động rất mạnh, rồi anh thấy tâm hồn anh rất nhẹ nhàng, rất thanh thản, rất bình an, và thể xác anh như bay bổng thật cao, thật cao trong một vùng ánh sánh chan hòa.
Tin Tröông töû traän veà ñeán thoân khieán cho
meï anh khoùc heát nöôùc maét. Vaøi naêm sau, Mieàn Nam ñöôïc giaûi
phoùng vaø ñaát nöôùc thoáng nhaát. Ñaûng vaø Nhaø Nöôùc ñaõ nghó ñeán vieäc
xaây moà ,maû cho caùc lieät só. Leõ naøo ngöôøi Myõ xa xoâi nghìn daëm coøn tìm
ñeán nuôùc ta tìm haøi coát binh só maát tích, ta
laïi ñeå cho thi haøi lieät só vaát vöôûng nôi cuoái baõi ñaàu gheành! Nhaø
Nöôùc ñaõ boû ra haøng tyû ñoàng tieàn Vieät Nam ñeå thu thaäp nhöõng haøi coát
ñaõ choân caát qua loa trong thôøi chieán, roài taäïp trung laïi trong nhöõng
nghóa trang lôùn.
Vieäc tìm kíeám, chuyeân chôû, xaây moä cho moãi ngoâi moä töû só ñaõ toán khoaûng ba trieäu Vieät Nam . Rieâng xaây moä ñaõ toán hai trieäu. Moïi vieäc ñeàu do coâng tröôøng 5 laø moät coâng ty lôùn ñaõ töøng xaây ñaäp Hoaø Bình hai thaùng thì raïn nöùt, khoâng duøng ñöôïc. Hoï cuõng ñaõ xaây caát chôï buùa, caàu ñöôøng nhaø cöûa, nhaø haùt… khaép nöôùc. Thaønh quaû laø moät soá nhaø laép gheùp, raïp haùt ôû Haø Noäi vaø caùc nôi ñaõ suïp ñoå hoaëc nghieâng leäch. Daân chuùng vaø caùn boâ xaàm xì coâng tröôøng 5 chính laø moät coâng ty cuûa caùc oâng lôùn trung öông ñaûng.
Vieäc tìm kíeám, chuyeân chôû, xaây moä cho moãi ngoâi moä töû só ñaõ toán khoaûng ba trieäu Vieät Nam . Rieâng xaây moä ñaõ toán hai trieäu. Moïi vieäc ñeàu do coâng tröôøng 5 laø moät coâng ty lôùn ñaõ töøng xaây ñaäp Hoaø Bình hai thaùng thì raïn nöùt, khoâng duøng ñöôïc. Hoï cuõng ñaõ xaây caát chôï buùa, caàu ñöôøng nhaø cöûa, nhaø haùt… khaép nöôùc. Thaønh quaû laø moät soá nhaø laép gheùp, raïp haùt ôû Haø Noäi vaø caùc nôi ñaõ suïp ñoå hoaëc nghieâng leäch. Daân chuùng vaø caùn boâ xaàm xì coâng tröôøng 5 chính laø moät coâng ty cuûa caùc oâng lôùn trung öông ñaûng.
Ngöôøi ta ñaõ tìm thaáy thi
haøi cuûa Tröông vaø ñöa veà moät nghóa trang lôùn
taïi Long Khaùnh. Vaø ngöôøi ta ñaõ göûi giaáy veà
baùo tin cho gia dình bieát vieäc naøy.
Trong
giaáy noùi roõ teân nghóa trang, ñòa ñieåm nghæa trang, vò trí ngoâi moä
cuûa Tröông. Ngöôøùi ta coøn caån thaän chuïp hình ngoâi moä cuûa Tröông vôùi
haøng chöõ Ñinh Vaên Tröông raát lôùn vaø raát roõ.
Töø khi giaáy baùo tin göûi veà, meï
cuûa Tröông luùc naøo cuõng nghó ñeán Tröông, vaø ñeâm naøo baø cuõng naèm moäng
thaáy Tröông ñaàu buø, toùc roái, maùu me ñaày mình, vaø keâu ñoùi, reùt. Baø
hoûi gì anh cuõng khoùc. Quaù thöông anh, baø tính vieäc boác moä anh veà
laøng ñeå anh ñuôïc gaàn guõi oâng baø, toå tieân. Baø ñaõ xin
pheùp caát moä cuûa uûy ban xaõ, giaáy chöùng nhaän baø laø meï cuûa
lieät só Ñinh vaên Tröông, vaø giaáy pheùp ñi ñöôøng. Maát
hai ngaøy ñi taøu Thoáng Nhaát, baø vaø
ngöôøi con caû, cuøng caäu Saùu, em trai baø ñaõ ñeân taän nôi. Nghóa trang laø
moät khu ñaát roäng lôùn, coù töôøng voâi traéng toaùt bao
boïc chung quanh. Ñöùng ngoaøi nhìn vaøo laø thaáy nhöõng haøng moä bia thaúng
taép. Moãi moä raát nhoû, daøi khoaûng nöûa meùt, roäng hôn hai gang tay. Caäu
Saùu ñi daïo quanh thaáy nhieàu moä môùi xaây maø ñaõ nöùt, bò
chuoät ñaøo hang hoaëc nghieâng leäch. Ban ñaàu, ban quaûn lyù nghóa trang
khoâng cho pheùp, nhöng cuoái cuøng chaáp thuaän vì baø ñaõ duùi cho hoï ba möôi
ngaøn ñoàng goïi laø boài döôõng. Coâng cuoäc ñaøo xôùi baét ñaàu luùc naêm giôø
saùng hoâm sau. Ñaát khoâ cöùng nhöng ngoâi moä xaây xi maêng thì bôû reäu nhö
ñaát caùt.Coù leõ hoï xaây nhieàu caùt maø raát ít xi maêng.
Ñaøo naêm phuùt thì ñeán tieåu , nhöng khi môû tieåu saønh ra, teù
ra tieåu saønh khoâng. Moïi ngöôøi ngay caû ban quaûn lyù nghóa trang cuõng ngôõ
ngaøng. Coâng vieäc cuûa hoï laø ñoùn tieáp phaùi ñoaøn ñem haøi coát töø caùc
tænh mieàn nam veà. Haøi coát ñaõ naèm saün
trong tieåu saønh hay tieåu goã.
Vaø cuõng do nhaân
vieän coâng tröôøng 5 laøm vieäc ñaøo xôùi, choân caát, xaây moä. Hoï chæ coù
vieäc canh giöõ. Hoï khoâng heà bieát trong ñoù chöùa ñöïng xöong ngöôøi, xöông
thuù vaät, hay laø tieåu troáng khoâng.
Baø vaø gia ñình beøn trôû veà
trong ñau khoå. Nghe theo yù kieán baø con trong xaõ, baø laøm ñôn kieän
leân boä quoác phoøng. Khoâng ngôø khi ra ñeán Haø Noäi, baø môùi bieát khaép
nöôùc Vieät nam, tröôøng hôïp chieác tieåu khoâng haøi coát xaûy ra raát nhieàu
nôi, coù theå ñeán haøng traêm, haøng ngaøn tröôøng hôïp
!
Boä Quoác phoøng cheát ñieáng, beøn môû cuoäc
ñieàu tra.Hôn hai naêm sau ngöôøi ta môùi coù tin phong thanh raèng maáy oäng
lôùn trong boä quoác phoøng ñöùng ra nhaän thaàu vaø laõnh tieàn, coøn moïi
vieäc laø do caùc ñôn vò ñaøn em thi haønh. Boïn naøy muoán
laøm qua loa, khoûi maát coâng maø ñuôïc tieàn nhieàu cho neân laøm ñaïi, cöù
theo danh saùch lieät só cuûa boä quoác phoøng, vaø laøm moä giaû, xaây
caát sô saøi ñeå laáy tieàn boû tuùi. Nghe ñaâu nhieàu oâng lôùn dính líu ñaøng
sau vuï naøy nhöng thoaùt thaân ñuôïc, chæ thieät thoøi laø maáy teân ñaøn em bò
hy sinh oan uoång!Boä quoác phoøng vaø ñaûng ñaønh baát löïc vì keû laøm neân
toäi loãi taày ñình laø caùc oâng lôùn treân trung öông. Khoâng leõ caùch chöùc
caùc oâng lôùn trung öông? Khoâng leõ ñaøo heát haøng trieäu ngoâi moä leân ñeå
khaùm nghieäm? Khoâng leõ laïi boû ra haøng tyû khaùc ñeå laøm laïi töø ñaàu?
Thoâi thì ñaønh” soáng cheát maëc bay, tieàn thaøy boû tuùi”
!
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 035
TẢN ĐÀ * LÊN TÁM
LÊN TÁM
Tản Đà
Hương Sơn, Hà Nội 1953
Các giống
trong trời đất
Giống người
là hơn nhất
Chủ trưong
mặt địa cầu
Sai dùng hết
muôn vật
Ta sinh làm
giống người
Bố mẻ đẻ ra
đời
Ăn ngon, mắc
áo ấm
Sướng hơn
hết mọi loài.
Lắm lúc ta
ngồi nghĩ
Thật cũng
không biết nghĩa
Bé đại như
chúng ta
Tại sao mà
sướng nhỉ?
Ta nghĩ mãi
không ra
Ta về hỏi mẹ
cha
Nghĩa ấy ta
đã hỏi
Hôm qua thầy
bảo ta.
Rằng xưa giống người này
Cũng như loài chim cây
Chỉ hơn có óc tốt
Một ngày khôn một ngày.
Khôn dầu bởi tự học
Thực mạnh ở công học
Tổ tiên ta ngày xưa
Học mãi thực khó nhọc
Sự học đủ mọi đường
Óc khôn ngày mở mang
Tài đức hai bề tiến
Hơn hẳn loài chim muông.
Ấy khác người các nước
Nghìn vạn năm về trước
Cho nên ta ngày nay
Bé dại mà sung sướng.
Sung sướng như chúng ta
Thực là nhờ ông cha
Giếng sâu mạch nước tốt
Cây cao bóng rợp xa.
Nước giếng uống đỡ khát
Bóng cây ngồi râm mát
Ơn cây mong càng cao
Ơn giếng mong đừng cạn.
Ta ơn sự học này
Như giếng lại như cây
Ông cha để lại đó
Ta mong ngày càng hay.
Ấy khắp người trong nước
Mong hay hay chửa được
Chúng ta còn trẻ thơ
Sự thường nên biết trước.
Trước hết hai thân ta
Hai thân là mẹ cha
Cha mẹ cùng sinh đẻ
Thân ta từ đấy ra.
Tiếng khóc mới ra đời
Tai mắt đã nên người
Kinh hoàng thay lòng mẹ
Lo mừng biết mấy mươi!
Ba tháng con biếy lẫy
Ba tuổi con biết chạy
Thân con trong ba năm
Lòng mẹ lo áy náy.
Thân con mẹ lo cho
Thân mẹ, mẹ không lo
Mẹ rét con thường ấm
Mẹ đói con thường no.
Thân con đà ấm no
Lòng mẹ chưa hết lo
Lo sầu thay lòng mẹ
Gang thước ai lường đo!
Con ngã, lòng mẹ đau
Con khhóc lòng mẹ sầu
Thân con liền ruột mẹ
Con thơ nào biết đâu!
Thân mẹ, mẹ coi thường
Thân con quý như vàng
Mẹ sốt dầm mưa gió
Con sốt đà thuốc thang
Thân con còn nhỏ bé
Lòng mẹ khôn xiết kể
Thân con như tôm cua
Lòng mẹ như sông bể.
Sông bể chưa là đâu
Cha mẹ ân tình sâu
Nuôi con mới lên tám
Mừng con còn về sau.
Như lúa còn con gái
Xanh xanh bên đường cái
Cha mẹ mong cho con
Một mai sẽ gặt hái.
Như chim vừa vỡ bọng
Lông cánh đương sinh mọc
Cha mẹ mong cho con
Một mai sẽ bay bổng.
Mong con được nên đời
Mong con được nên người
Cha mẹ mua bút giấy
Cho con đi học ngoài.
Cơm áo cha mẹ lo
Bút giấy cha mẹ cho.
Một con được đi học
Hai thân bao công phu.
Công nuôi nhờ mẹ cha,
Công học thầy dạy ta
Sách vở vô cùng tận
Nghĩa lý còn sâu xa.
Sâu thẳm bể đại dương
Xa thẳm con đường trường
Sự học từ đâu trước
Trước nhất từ luân thường.
Luân thường ta phải hiểu
Làm người ấy là đạo
Ta học đạo làm người
Mở đầu nên biết hiếu
Chữ hiếu đạo làm con
Cha mẹ ta biết ơn
Ơn cha cùng ơn mẹ
Như bể và như non.
Tưởng đến non cùng bể
Nghĩ lại ơn cha mẹ
Khó thay chút tình con.
Lấy gì đem giả nghĩa?
Bể rộng non thời cao
Ơn ấy biết nhường bao
Khó thay một đạo hiếu
Báo hiếu nên làm sao?
Đạo hiếu rộng như bể
Một đời con chửa dễ
Chúng ta còn trẻ thơ
Thầy bảo sao hay thế.
Ở nhà cùng hai thân,
Ra vào quanh dưới chân.
Đem lòng một tấc cỏ
Báo đáp cùng ba xuân.
Ba xuân như mẹ cha
Tấc cỏ như thân ta,
Nhờ xuân, cỏ xanh tốt,
Có cỏ xuân vui hòa .
Ra vào quanh dưới chân.
Đem lòng một tấc cỏ
Báo đáp cùng ba xuân.
Ba xuân như mẹ cha
Tấc cỏ như thân ta,
Nhờ xuân, cỏ xanh tốt,
Có cỏ xuân vui hòa .
Ta nay như cỏ xuân,
Ngày ngày chơi trước sân.
Nghĩ sao trong tấc dạ,
Cho vui lòng hai thân.
Ngày ngày chơi trước sân.
Nghĩ sao trong tấc dạ,
Cho vui lòng hai thân.
Khi
vui nào được mấy
Lo buồn như dễ thấy,
Cha lo con nên thương,
Mẹ buồn con chớ quấy.
Cha lo con nên thương,
Mẹ buồn con chớ quấy.
Ta xem lòng mẹ cha
Ta suy làm lòng ta.
Quần áo mặc nên tiếc
Vui bạn đừng chơi xa.
Trèo cao hay ngã đau
Cảm nắng thường ốm lâu
Thân ta của cha mẹ
Ta phải thường lo âu.
Ta nay còn trẻ thơ,
Chưa cho cha mẹ nhờ.
Cha mẹ lúc sai bảo,
Vui vẻ con dạ thưa.
Đạo hiếu rộng như bể,
Thân ta còn nhỏ bé.
Nhớn lên mong về sau,
Trọn hiếu cùng cha mẹ
|
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 035
CỬA HÀNG MÃ
LAM ANH * RẰM THÁNG BẢYĐi chợ 'người âm' dịp rằm tháng 7
30.08.2012 09:44
Vào thời điểm này, các phố bán hàng mã
đều rất sôi động. Nhiều chủ cửa hàng cho biết, mấy ngày này là bán chạy
nhất trong năm vì gần như nhà nào cũng phải mua đồ về cúng và đốt cho
người thân đã mất.
Sôi động ngày rằm tháng 7
Không chỉ quần áo giấy, năm nay người dân bắt đầu chuộng mua nhiều đồ công nghệ hơn mọi năm vì trần sao âm vậy. Những siêu xe như Rolls - Royce, Bugatti Veyron, Phan Tom giá trên 300.000 đồng/chiếc và ít có sẵn mà phải đặt hàng trước 1 ngày. Đối với xe máy, khách hàng chọn mua nhiều nhất là Shi 150 đời mới nhất giá 150.000 đồng/chiếc. Các loại khác như Vespa Lx, Air Blade... giá rẻ hơn, giao động ở mức 100.000-120.000 đồng/chiếc.
Loạt đồ dành cho "người âm" đa dạng, phong phú
Giống như ô tô, nhà chung cư hay biệt thự cũng được người mua yêu cầu phải đẹp, thoáng mát, gắn mác khu đô thị lớn... Anh Tuấn (nhà tại phố Cầu Gỗ) chia sẻ: "Năm nay tôi và vợ quyết định cho 2 cụ ở biệt thự, mọi năm chỉ đốt quần áo với tiền vàng, nhưng hàng xóm xung quanh còn đốt nhà lớn, nhà bé rồi cả ti vi, tủ lạnh. Sợ các cụ ở dưới 'tị nạnh' nhau nên quyết định mua ngôi nhà này. Biệt thự vợ tôi mua giá 350.000 đồng. Thôi thì, người sống ở cấp 4 cũng được nhưng các cụ phải được ở rộng rãi".
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Lý, một chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) nói: "Năm nay dân mình người đi mua sắm ít hơn mọi năm nhưng đã mua thì mua nhiều và không ngại tốn kém. Có chị vừa mua đến 3 bộ váy, 1 chiếc xe máy Lx và chiếc ô tô để về đốt cho con gái trẻ mất được hơn 2 năm. Chị ấy nói rằng, con chị mới được 17 thì bị ung thư máu. Lúc sống nó thích váy lắm, đang học cấp 3 nhưng lúc nào cũng bảo rằng đỗ đại học sẽ mua cho xe Lx rồi sau này kiếm tiền mua ô tô cho bố mẹ đi. Chị ý vừa mua mà mắt cứ rơm rớm nên tôi cũng bán rẻ hơn. Năm nay có thêm nhiều mặt hàng mới như váy có cánh, giày dép hàng hiệu, rồi có cả những bộ quân phục dành cho công an, bộ đội. Chỉ cần người sống cần gì, tôi đều có hết, nếu cửa hàng không có thì chỉ cần đặt tiền đến mai có ngay".
Các chủ cửa hàng đều cho biết, ô tô với biệt thự năm nay bán chạy nhất
Chị Hà Thu (nhân viên bán hàng mã tại chợ Hà Đông) cho biết: "Bên chợ mình mấy ngày nay đồ bán chạy nhất là bộ Thổ công, Thổ địa và ô tô. Mọi người đến mua đều nói rằng, ở trên 'trần' năm nay làm ăn quá khó khăn. Xăng tăng, điện tăng nên việc xây nhà với mua xe mới đều rất khó làm. Vậy nên, việc mua ô tô với nhà biệt thự ngày càng nhiều. Em cứ lấy xem đi, ô tô dịp này giá rẻ hơn năm ngoài nhiều, loại to và dày thì bên chị bán 160.000 đồng, loại mỏng hơn thì 120.000 đồng. Yên tâm, đây đang là mặt hàng 'mốt', người âm chuộng ô tô hơn đi ngựa rồi. Ngựa bên chị bán 100.000 đồng/con, nhưng thú thực với em, cả ngày nay chị bán được có 3 con còn ô tô được gần 20 chiếc rồi".
Quân phục "âm" cũng được bày bán
Tâm lý người mua đều không tiếc tiền cho việc sắm sanh đồ lễ tháng cô hồn này. Có nhà mua đồ vàng mã tới hơn 2 triệu đồng với toàn "hàng khủng". Người mua ít nhất cũng lên tới vài trăm nghìn và họ cho rằng đây là dịp hiếm để thể hiện lòng thành nhất với 'người âm'. Trần sao âm vậy, luôn là câu nói của người bán hàng khi mời chào khách nhưng càng về sau câu nói này lại càng thấm rất sâu vào cả người mua.
Theo ghi nhận của Xzone, gần như mọi mặt hàng vàng mã tại Hà Nội đều được nhập số lượng lớn từ làng Đông Hồ (Bắc Ninh) về bán. Những mặt hàng này từ Đông Hồ có giá khá rẻ, hầu hết khoảng vài chục ngàn, riêng biệt thư, chung cư có giá cao hơn vì tốn nhiều giấy, công sức hơn.
Một số ảnh về tư trang dành cho "người âm":
Nhiều loại biệt thự dành cho đại gia "cõi âm"
Ngựa bán khá chậm năm nay
Ô tô, SHi là một trong những mặt hàng bán chạy nhất
Người dân nô nức đi mua hàng "âm phủ"
Quần áo giấy là mặt hàng thiết yếu
Điện thoại bàn nhập "Mỹ"
iPhone 4s, iPad 3 dành cho "fan âm" trái táo khuyết
Xăng vừa tăng đã có cả trạm xăng cho "người âm" đổ không mất tiền
Không chỉ quần áo giấy, năm nay người dân bắt đầu chuộng mua nhiều đồ công nghệ hơn mọi năm vì trần sao âm vậy. Những siêu xe như Rolls - Royce, Bugatti Veyron, Phan Tom giá trên 300.000 đồng/chiếc và ít có sẵn mà phải đặt hàng trước 1 ngày. Đối với xe máy, khách hàng chọn mua nhiều nhất là Shi 150 đời mới nhất giá 150.000 đồng/chiếc. Các loại khác như Vespa Lx, Air Blade... giá rẻ hơn, giao động ở mức 100.000-120.000 đồng/chiếc.
Loạt đồ dành cho "người âm" đa dạng, phong phú
Giống như ô tô, nhà chung cư hay biệt thự cũng được người mua yêu cầu phải đẹp, thoáng mát, gắn mác khu đô thị lớn... Anh Tuấn (nhà tại phố Cầu Gỗ) chia sẻ: "Năm nay tôi và vợ quyết định cho 2 cụ ở biệt thự, mọi năm chỉ đốt quần áo với tiền vàng, nhưng hàng xóm xung quanh còn đốt nhà lớn, nhà bé rồi cả ti vi, tủ lạnh. Sợ các cụ ở dưới 'tị nạnh' nhau nên quyết định mua ngôi nhà này. Biệt thự vợ tôi mua giá 350.000 đồng. Thôi thì, người sống ở cấp 4 cũng được nhưng các cụ phải được ở rộng rãi".
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Lý, một chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) nói: "Năm nay dân mình người đi mua sắm ít hơn mọi năm nhưng đã mua thì mua nhiều và không ngại tốn kém. Có chị vừa mua đến 3 bộ váy, 1 chiếc xe máy Lx và chiếc ô tô để về đốt cho con gái trẻ mất được hơn 2 năm. Chị ấy nói rằng, con chị mới được 17 thì bị ung thư máu. Lúc sống nó thích váy lắm, đang học cấp 3 nhưng lúc nào cũng bảo rằng đỗ đại học sẽ mua cho xe Lx rồi sau này kiếm tiền mua ô tô cho bố mẹ đi. Chị ý vừa mua mà mắt cứ rơm rớm nên tôi cũng bán rẻ hơn. Năm nay có thêm nhiều mặt hàng mới như váy có cánh, giày dép hàng hiệu, rồi có cả những bộ quân phục dành cho công an, bộ đội. Chỉ cần người sống cần gì, tôi đều có hết, nếu cửa hàng không có thì chỉ cần đặt tiền đến mai có ngay".
Các chủ cửa hàng đều cho biết, ô tô với biệt thự năm nay bán chạy nhất
Chị Hà Thu (nhân viên bán hàng mã tại chợ Hà Đông) cho biết: "Bên chợ mình mấy ngày nay đồ bán chạy nhất là bộ Thổ công, Thổ địa và ô tô. Mọi người đến mua đều nói rằng, ở trên 'trần' năm nay làm ăn quá khó khăn. Xăng tăng, điện tăng nên việc xây nhà với mua xe mới đều rất khó làm. Vậy nên, việc mua ô tô với nhà biệt thự ngày càng nhiều. Em cứ lấy xem đi, ô tô dịp này giá rẻ hơn năm ngoài nhiều, loại to và dày thì bên chị bán 160.000 đồng, loại mỏng hơn thì 120.000 đồng. Yên tâm, đây đang là mặt hàng 'mốt', người âm chuộng ô tô hơn đi ngựa rồi. Ngựa bên chị bán 100.000 đồng/con, nhưng thú thực với em, cả ngày nay chị bán được có 3 con còn ô tô được gần 20 chiếc rồi".
Quân phục "âm" cũng được bày bán
Tâm lý người mua đều không tiếc tiền cho việc sắm sanh đồ lễ tháng cô hồn này. Có nhà mua đồ vàng mã tới hơn 2 triệu đồng với toàn "hàng khủng". Người mua ít nhất cũng lên tới vài trăm nghìn và họ cho rằng đây là dịp hiếm để thể hiện lòng thành nhất với 'người âm'. Trần sao âm vậy, luôn là câu nói của người bán hàng khi mời chào khách nhưng càng về sau câu nói này lại càng thấm rất sâu vào cả người mua.
Theo ghi nhận của Xzone, gần như mọi mặt hàng vàng mã tại Hà Nội đều được nhập số lượng lớn từ làng Đông Hồ (Bắc Ninh) về bán. Những mặt hàng này từ Đông Hồ có giá khá rẻ, hầu hết khoảng vài chục ngàn, riêng biệt thư, chung cư có giá cao hơn vì tốn nhiều giấy, công sức hơn.
Quan niệm dân gian về rằm tháng 7
Cứ đến rằm tháng 7,
người Việt lại không quên lễ cúng "Xá tội vong nhân" (cúng
cô hồn) và soạn lễ Vu lan. Rất nhiều người nhầm lẫn hai việc
này thành một việc. Lễ "Vu lan bồn" xuất hiện trong điển tích
Phật giáo với chuyện Mục Kiều Liên khổ hạnh để báo hiếu mẹ.
Còn "xá tội vong nhân" là quan niệm dân gian đến ngày rằm tháng 7,
những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về được với
cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Có quan điểm cho rằng, đó là
ngày cõi âm mở cửa địa ngục để cho các linh hồn được siêu thoát, về
cõi trời để được tái sinh. Để cho các vong hồn này không quấy
nhiễu đời sống và có thể siêu thoát thì người ta cúng đồ gạo
muối, bỏng, khoai, ..... (những thứ dân dã, và thường cho
trẻ con).
Lễ này cũng được đưa vào giáo
lý của phật giáo (tích ông A Nan Ðà và một con quỷ). Hơn thế, nó
còn được phật giáo tổ chức đọc kinh cầu siêu độ cho các vong linh, cô
hồn. Nếu như khu vực ngoài Bắc chủ yếu nhằm vào mục đích cúng
cầu siêu (cúng chúng sinh) thì khu vực miền trong (từ Huế
trở vào) thường chú trọng vào ý nghĩa "Vu lan báo hiếu" (lễ
Vu lan).
Ở vùng Vĩnh Phú, Phú Thọ
gần Đền Hùng, rất phổ biến tục cúng cháo. Cháo se được nấu,
chia ra các bát nhỏ, bày ra phía đường để mời các vong hồn.
Ngoài ra, trong sách sử người ta còn thấy ghi nhận những lễ
cúng cho các dịp như: tiết Trung Nguyên - rằm tháng bảy, tiết Thượng nguyên - rằm tháng giêng, tiết Hạ nguyên - rằm tháng mười). "Mười lăm tháng bảy
là tiết Trung Nguyên, hay còn gọi là quỷ tiết. Vào ngày này,
dân gian cho rằng địa quan (quan từ âm phủ) xuống trần, phán
xét thiện ác nhân gian, do đó đạo sĩ thì tụng kinh, quỷ đói tù đồ
cũng được giải thoát.
|
Một số ảnh về tư trang dành cho "người âm":
Nhiều loại biệt thự dành cho đại gia "cõi âm"
Ngựa bán khá chậm năm nay
Ô tô, SHi là một trong những mặt hàng bán chạy nhất
Người dân nô nức đi mua hàng "âm phủ"
Quần áo giấy là mặt hàng thiết yếu
Điện thoại bàn nhập "Mỹ"
iPhone 4s, iPad 3 dành cho "fan âm" trái táo khuyết
Xăng vừa tăng đã có cả trạm xăng cho "người âm" đổ không mất tiền
Lam Anh (Xzone/TTTĐ)
TẢN ĐÀ * CẢNH VUI CỦA NHÀ NGHÈO
Cảnh vui của nhà nghèo
Tản Đà
Trong trần thế cảnh nghèo là khổ
Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày
Quanh năm gạo chịu tiền vay
Vợ chồng lo tính hôm rày hôm mai.
áo lành rách vá may đắp điếm
Nhà ở thuê chật hẹp quanh co
Tạm yên đủ ấm vừa no
Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng.
Con đi học con bồng con dắt
Lớn chưa khôn lắt nhắt thơ ngây,
Hôm hôm lớn bé sum vầy
Cũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn.
Nghĩ thiên hạ cho con đi học
Cảnh phong lưu phú túc nói chi!
Những ai bần bạc hàn vi
Lo buồn, đã vậy, vui thì cũng vui.
Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa
Mắt trông con đứa đứa về dần.
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn.
Cơm dưa muối khó khăn mới có,
Của không ngon, nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
ăn rồi học, tối qua lại sáng,
ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi,
Chiều chiều tối tối mai mai
Miễn sao no đủ, việc đời quản chi!
Con nhà khó nhiều khi vất vả,
Ngoài học đường thư thả được đâu,
Khi thời quẩy nước tưới rau
Chợ tan đón gánh theo sau mẹ già.
Việc giấy bút vẫn là đi học
Cảnh gia đình khó nhọc nhường ai?
Ví chăng có chí có tài
Khi nên, trời cũng cho người làm nên.
Khắp xã hội nghèo hèn ai đó
Mẹ thương con thời cố công nuôi.
Những con nhà khó kia ơi
Có thương cha mẹ thời vui học hành!
Cũng chẳng kể thành danh lúc khác
Trời đã cho bước bước càng hay
Nghèo mà học được như nay
Vinh hoa chưa dễ sánh tày cái vui.
Trong trần thế nhiều nơi phú quí
Nỗi buồn riêng ai ví như ai?
Bày ra cái cảnh có trời
Vui buồn cũng ở tự người thế gian.
GIA HỘI * TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
CA DAO TỤC NGỮ VỀ TÌNH YÊU
CHA MẸ-CON CÁI
CHA MẸ-CON CÁI
GIA HỘI
sưu tầm
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày
Ơn cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta.
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta.
Mẹ đánh một trăm
Không bằng cha hăm một tiếng
Một tiếng cha hăm
Bằng trăm roi mẹ đánh
- Con mẹ có thương mẹ thay,
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.
Cha mẹ sanh thành tạo hóa,
Nhai cơm, lựa cá, nhai cá lựa xương.
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm được những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình
- Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
-
Cha mẹ ngoảnh đi, thì con dại,
Cha mẹ ngoảnh lại, thì con khôn.
Gió mùa thu mẹ mẹ ru con ngủ,
Năm canh chày thức đủ năm canh.
Công cha ba năm tình thâm lai láng,
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Biết lấy chi đền đáp khó khăn,
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.
-
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ .
Con có mẹ như măng ấp bẹ.- Con có cha như nhà có nóc.
Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha chết, gót con đen sì.
Còn cha nhiều kẻ yêu vì,
Một mai cha chết, ai thì yêu con.
Con có cha em đẻ,
Không ai ở lỗ nẻ mà lên
- Mẹ dạy thì con khéo,
Cha dạy thì con khôn - Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đưa trái rụng con rày mồ côi.
Mẹ già ở túp lều tranh.
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền
Mỗi năm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con .
-Gió đưa cây lựu lý hương ,
Xa cha, xa mẹ, thất thường bửa ăn
sầu riêng, cơm chẳng muốn ăn
đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.
- Ba tiền một khúc cá buôi ,- Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già .
- Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm nuôi mẹ, cho tròn nghĩa xưa .
Cầm cần câu cá ngược xuôi,
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già .
Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con ...
Mẹ cha là là biển là Trời
Làm con sao dám cải lời mẹ cha
- Khôn ngoan nhờ ấm ông Bà ,
Làm nên ,phải nhớ mẹ cha phụng thờ ,
Đạo làm con, chớ hững hờ .
phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm .
Làm nên ,phải nhớ mẹ cha phụng thờ ,
Đạo làm con, chớ hững hờ .
phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm .
Mẹ Cha là cả trời thương ,
Là ngưồn sống của Thiên Đường trần gian .
Còn cha còn mẹ thì hơn,
Không cha, không mẹ như đờn đứt giây
Đờn đứt giây còn thay, còn nối
Cha mẹ chết rồi con chịu mồ côi ..!
- Chiều chiều xách giỏ hái rau ,
Ngó lên mã mẹ, ruột đau như dần .
- Chiều chiều ngó ngựơc ngó xuôi,
Ngó khộng thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương .
- Thuyền không bánh lái thuyền quày,
Con không cha mẹ , ai bày con nên ?
Không cha, không mẹ như đờn đứt giây
Đờn đứt giây còn thay, còn nối
Cha mẹ chết rồi con chịu mồ côi ..!
- Chiều chiều xách giỏ hái rau ,
Ngó lên mã mẹ, ruột đau như dần .
- Chiều chiều ngó ngựơc ngó xuôi,
Ngó khộng thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương .
- Thuyền không bánh lái thuyền quày,
Con không cha mẹ , ai bày con nên ?
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm bún , lưỡi lừa cá xương .
Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng , tính ngày.
- Một đời vốn liếng mẹ trao
Cho con tất cả , mẹ nào giữ riêng .
- Ân cha nặng lắm , anh ơi !
Nghĩa mẹ bằng Trời, chín tháng cưu mang ...
- Thương con mẹ tần tão sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn.
Lên non mới biết non cao .
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ ".
" Chim trời ai dễ đếm lông ,
Nuôi con , ai dễ kể công tháng ngày "
- Mẹ già như chuối ba hương ,
Như xôi nếp một như đường mía lau .
- Đi đâu mà bỏ mẹ già
gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai nâng .
- Đói lòng ăn hột chà là ,
để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng .
- Mẹ già như mít chín cây,
gió đông cũng sợ, gió tây cũng buồn .
- Mẹ già như trái chín cây,
Gió lay mẹ rụng, biết ngày nào đây ?
- Mẹ còn chẳng biết là may,
Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con
- Xin người hiếu tử hiền ngoan Kịp thì nuôi nấng cho tròn đạo con Kẽo khi sông cạn đá mòn
Vinh quang phú quý có còn ra chi..
- Ghe bầu trở lái về đông ,
Con gái theo chồng , bỏ mẹ ai nuôi .
- Chim đa đa đậu nhánh đa đa ,
Chồng gần em không lấy, lại lấy chồng xa
Lỡ mai cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đủa bộ kỷ trà ai nâng
- Chiều chiều ra đứng ngỏ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều .
- Chiều chiều ra đứng ngã ba,
Trông về quê mẹ lệ sa đôi hàng ...
Miệng nhai cơm bún , lưỡi lừa cá xương .
Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng , tính ngày.
- Một đời vốn liếng mẹ trao
Cho con tất cả , mẹ nào giữ riêng .
- Ân cha nặng lắm , anh ơi !
Nghĩa mẹ bằng Trời, chín tháng cưu mang ...
- Thương con mẹ tần tão sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn.
Lên non mới biết non cao .
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ ".
" Chim trời ai dễ đếm lông ,
Nuôi con , ai dễ kể công tháng ngày "
- Mẹ già như chuối ba hương ,
Như xôi nếp một như đường mía lau .
- Đi đâu mà bỏ mẹ già
gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai nâng .
- Đói lòng ăn hột chà là ,
để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng .
- Mẹ già như mít chín cây,
gió đông cũng sợ, gió tây cũng buồn .
- Mẹ già như trái chín cây,
Gió lay mẹ rụng, biết ngày nào đây ?
- Mẹ còn chẳng biết là may,
Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con
- Xin người hiếu tử hiền ngoan Kịp thì nuôi nấng cho tròn đạo con Kẽo khi sông cạn đá mòn
Vinh quang phú quý có còn ra chi..
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày .
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Mà anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa ...
- Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành ...
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày .
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Mà anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa ...
- Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành ...
- Ghe bầu trở lái về đông ,
Con gái theo chồng , bỏ mẹ ai nuôi .
- Chim đa đa đậu nhánh đa đa ,
Chồng gần em không lấy, lại lấy chồng xa
Lỡ mai cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đủa bộ kỷ trà ai nâng
- Chiều chiều ra đứng ngỏ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều .
- Chiều chiều ra đứng ngã ba,
Trông về quê mẹ lệ sa đôi hàng ...
-Trông xa xa thấy ngọn núi già
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa mẹ lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần..
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa mẹ lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần..
- Gió thúc cội sung, nhánh tùng khua rúc rích
Nhớ Cha mẹ già ruột thắt gan bào .
- Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghỉ đến chừng nào, lệ hạ tuôn rơi...
Nhớ Cha mẹ già ruột thắt gan bào .
- Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghỉ đến chừng nào, lệ hạ tuôn rơi...
- Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già,
Đói lòng ăn đọt Chà Là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Ai Về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kinh thầy.
- Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Me ơi! Đừng đánh con hoài,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,
Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn - Mẹ ơi! Đừng gả con xa,
chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.
Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, lấy chồng xa.
Một mai cha yếu mẹ già,
Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng
GS.NGUYỄN VĂN PHÚ *NGÀY RẰM THÁNG BẢY
NGÀY RẰM THÁNG BẢY
Chúng ta mới tụng
kinh Vu Lan trong buổi lễ hôm nay mà chúng ta gọi là lễ Rằm Tháng Bẩy. Kinh này
gọi đủ là Kinh Phật Thuyết Vu Lan Bồn, nói về việc ngài Mục Kiền Liên khi đắc
đạo thì nhớ ngay đến công ơn của cha mẹ. Ngài là đại đệ tử của đức Phật,là bậc
thần thông đệ nhất, ngó xuống cõi âm thấy mẹ mình vô cùng cực khổ. Khi Ngài mang
cơm cho mẹ ăn thì cơm biến thành than hồng, không ăn được. Đức Phật dạy rằng
phải chờ đến rằm tháng bảy, khi chư tăng họp đông đủ, tới xin nhờ sự chú nguyện
của chư tăng mà siêu độ các vong linh, đồng thời làm cho cha mẹ, ông bà còn hiện
tiền thêm phúc đức. Ngài Mục Kiền Liên làm theo, cứu được mẹ. Đức Phật khuyên
các đệ tử về sau nên giữ lệ cúng rằm tháng bảy.
Đồng bào chúng ta không những cúng cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng, và cầu phúc đức cho các vị còn sống, mà còn nhớ đến vong linh những người thiếu may mắn, chết rồi mà
không ai cúng giỗ, gọi là những cô hồn. Ta vẫn nghe nói " rằm tháng bảy xá tội vong nhân", ý nói mọi vong hồn dù có đang chịu khổ nơi âm ty cũng được xá tội vào ngày này nhờ chú nguyện của chư tăng ni. Lúc còn ở Sài gòn, chúng ta thấy đồng bào cúng rât lớn trong dịp tháng bảy,không nhất thiết là ngày rằm.
Chữ " Vu Lan Bồn" được phiên âm từ chữ Phạn Ullambana , có chỗ phiên âm là Ô-lam- bà- noa, có nghĩa là đau khổ cùng cực. Từ điển Phật học Hán Việt ghi ulambana dịch là đảo huyền ( treo ngược).
Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày tự tứ,của các tăng, đặt cỗ bàn linh đình dâng cúng Phật tăng để cứu cái khổ treo ngược của người đã mất. Xưa nói là cái chậu đựng thức ăn đó là nói sai. Vì chỗ này mà
có một độc giả của tập san Liên Hoa nói rằng khi ông Đoàn Trung Còn ghi: " bồn là chữ Hán, là cái chậu đựng thức ăn" là ghi sai. Thât ra ngay dưới câu ghi trên, TDPHHV viêt Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo huyền, bồn là âm của Đông Hạ là đồ dùng cứu chữa." và "tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền, nay xét Ô lam là vu lan, bà noa là cái chậu.." đó là từ điển ấy dẫn nhiều sách khác nhau.
Chúng ta không học nhiều, nên chỉ cần nhớ Vu Lan là do Vu Lan bồn nói ngắn, vu lan bồn là do ullambana phiên âm ra là lễ vu lan, hay vu lan bồn hay vu lan bồn hội là để cầu siêu cho các vong linh và cầu phước cho ông bà cha mẹ hiền tiền.
Đối với các vị xuất gia, ngày rằm tháng bảy là ngày vui, gọi là hoan hỉ nhật. Tại sao vậy? Từ thời đức Phật,chư tăng ni an cư kiết hạ trong ba tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, bởi vì lúc đó tại Ấn Độ là mùa mưa, ngập lụt, đường sá khó đi. Vào mùa mưa, côn trùng sinh sản nhiều., ai đi ra ngoài luôn thì dễ gây sát sinh." Thân tâm an tĩnh goị là an,đến kỳ quy định, phải ở yên một nơi, gọi là cư. Lúc bắt đầu thì gọi là kêt hạ, lúc kết thúc thì gọi là giải hạ. Phải ở yên một chỗ mà nỗ lực tọa thiền tu trì và học hỏi. Trước khi giải hạ, vào ngày cuối cùng của khóa an cư, phải làm lễ tự tứ.
Chữ Phạn pravarata cách dịch cũ là tự tứ, cách dịch mới này là tùy ý.
Các vị tăng ni mỗi người tự ý nêu ra tất cả những tội lỗi sai lầm của mình trước các vị khác và sám
hối., đồng thời chỉ ra những khuyết điểm của người khác để giúp cho người đó tiến bộ.
Sau mỗi khóa hạ, mỗi vị được thêm một tuổi đạo,vì thế đây là dịp vui,là hoan hỉ nhật, là ngày tết của các vị xuất gia. Vị nào tròn 20 tuổi thì gọi là thượng tọa, vị nào tròn 40 tuổi thì gọi là hòa thượng. Tuổi đạo khác với tuổi đời. Tuổi đời là 60 chẳng hạn,có thể tuổi đạo là 30, vì chỉ tham dự có 30 kỳ an cư kết hạ mà thôi. Chúng ta không nên lầm ngày hoan hỉ này với ngày Phật đản dùng để tính Phật lịch, thí dụ năm 2000 Tây lịch sẽ là năm 2544 Phật Lịch và 4879 Việt Lịch.
Tóm lại, ngày rằm tháng bảy có những ý nghĩa sau này.
-Một là ngày cầu siêu cho hương linh những người đã khưất.
-Hai là cầu phước thọ cho ông bà cha mẹ hiện tiền.
-Ba là ngày xá tội vong nhân, cúng cháo cho các cô hồn.
-Bốn là ngày hoàn tất khóa an cư kết hạ của tăng già, có lễ tự tứ, mỗi vị tăng ni thêm một tuổi đạo( pháp lạp, année de religion, année de vie religieuse) Lạp có nghĩa là cuối năm, đối với người thường là tháng 12, đối với tăng ni là giữa tháng bảy. Ngôi thứ sắp xếp các tăng ni căn cứ vào pháp lạp) *
Nguyễn Văn Phú
Đồng bào chúng ta không những cúng cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng, và cầu phúc đức cho các vị còn sống, mà còn nhớ đến vong linh những người thiếu may mắn, chết rồi mà
không ai cúng giỗ, gọi là những cô hồn. Ta vẫn nghe nói " rằm tháng bảy xá tội vong nhân", ý nói mọi vong hồn dù có đang chịu khổ nơi âm ty cũng được xá tội vào ngày này nhờ chú nguyện của chư tăng ni. Lúc còn ở Sài gòn, chúng ta thấy đồng bào cúng rât lớn trong dịp tháng bảy,không nhất thiết là ngày rằm.
Chữ " Vu Lan Bồn" được phiên âm từ chữ Phạn Ullambana , có chỗ phiên âm là Ô-lam- bà- noa, có nghĩa là đau khổ cùng cực. Từ điển Phật học Hán Việt ghi ulambana dịch là đảo huyền ( treo ngược).
Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày tự tứ,của các tăng, đặt cỗ bàn linh đình dâng cúng Phật tăng để cứu cái khổ treo ngược của người đã mất. Xưa nói là cái chậu đựng thức ăn đó là nói sai. Vì chỗ này mà
có một độc giả của tập san Liên Hoa nói rằng khi ông Đoàn Trung Còn ghi: " bồn là chữ Hán, là cái chậu đựng thức ăn" là ghi sai. Thât ra ngay dưới câu ghi trên, TDPHHV viêt Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo huyền, bồn là âm của Đông Hạ là đồ dùng cứu chữa." và "tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền, nay xét Ô lam là vu lan, bà noa là cái chậu.." đó là từ điển ấy dẫn nhiều sách khác nhau.
Chúng ta không học nhiều, nên chỉ cần nhớ Vu Lan là do Vu Lan bồn nói ngắn, vu lan bồn là do ullambana phiên âm ra là lễ vu lan, hay vu lan bồn hay vu lan bồn hội là để cầu siêu cho các vong linh và cầu phước cho ông bà cha mẹ hiền tiền.
Đối với các vị xuất gia, ngày rằm tháng bảy là ngày vui, gọi là hoan hỉ nhật. Tại sao vậy? Từ thời đức Phật,chư tăng ni an cư kiết hạ trong ba tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, bởi vì lúc đó tại Ấn Độ là mùa mưa, ngập lụt, đường sá khó đi. Vào mùa mưa, côn trùng sinh sản nhiều., ai đi ra ngoài luôn thì dễ gây sát sinh." Thân tâm an tĩnh goị là an,đến kỳ quy định, phải ở yên một nơi, gọi là cư. Lúc bắt đầu thì gọi là kêt hạ, lúc kết thúc thì gọi là giải hạ. Phải ở yên một chỗ mà nỗ lực tọa thiền tu trì và học hỏi. Trước khi giải hạ, vào ngày cuối cùng của khóa an cư, phải làm lễ tự tứ.
Chữ Phạn pravarata cách dịch cũ là tự tứ, cách dịch mới này là tùy ý.
Các vị tăng ni mỗi người tự ý nêu ra tất cả những tội lỗi sai lầm của mình trước các vị khác và sám
hối., đồng thời chỉ ra những khuyết điểm của người khác để giúp cho người đó tiến bộ.
Sau mỗi khóa hạ, mỗi vị được thêm một tuổi đạo,vì thế đây là dịp vui,là hoan hỉ nhật, là ngày tết của các vị xuất gia. Vị nào tròn 20 tuổi thì gọi là thượng tọa, vị nào tròn 40 tuổi thì gọi là hòa thượng. Tuổi đạo khác với tuổi đời. Tuổi đời là 60 chẳng hạn,có thể tuổi đạo là 30, vì chỉ tham dự có 30 kỳ an cư kết hạ mà thôi. Chúng ta không nên lầm ngày hoan hỉ này với ngày Phật đản dùng để tính Phật lịch, thí dụ năm 2000 Tây lịch sẽ là năm 2544 Phật Lịch và 4879 Việt Lịch.
Tóm lại, ngày rằm tháng bảy có những ý nghĩa sau này.
-Một là ngày cầu siêu cho hương linh những người đã khưất.
-Hai là cầu phước thọ cho ông bà cha mẹ hiện tiền.
-Ba là ngày xá tội vong nhân, cúng cháo cho các cô hồn.
-Bốn là ngày hoàn tất khóa an cư kết hạ của tăng già, có lễ tự tứ, mỗi vị tăng ni thêm một tuổi đạo( pháp lạp, année de religion, année de vie religieuse) Lạp có nghĩa là cuối năm, đối với người thường là tháng 12, đối với tăng ni là giữa tháng bảy. Ngôi thứ sắp xếp các tăng ni căn cứ vào pháp lạp) *
Nguyễn Văn Phú
--------
GHI CHÚ:
- Lấy năm Tây lịch công thêm 544 thì ra năm Phật Lịch, cộng thêm 2879 thì ra Việt
Lịch.
- Tây lịch lấy năm của chúa Giê su làm năm 1, Phật lịch lấy năm Phật diệt tịch làm
năm 1.
- Việt lịch tính từ khi Lộc Tục tức Kinh Dương Vương lên ngôi năm-2879.
CÚNG RẰM TẠI CÁC CHÙA
(MÔNG SƠN THÍ THỰC)
(MÔNG SƠN THÍ THỰC)
</p>
<p style="color: rgb(32, 18, 77);">
</p>
<p style="color: rgb(32, 18, 77);">
<font size="6">frameborder="0" allowfullscreen>
NGUYỄN DU * VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
Văn tế thập loại chúng sinh
Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
5 Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
10 Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
15 Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
20 Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
25 Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
30 Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
35 Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
Phận đã đành trâm gãy bình rơi,
Khi sao đông đúc vui cười,
40 Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càng năm càng héo, một đêm một rầu.
45 Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
50 Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
55 Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh.
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
60 Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Bơ vơ góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
65 Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú,
70 Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù du dẫu có như không,
75 Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm,
80 Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ quý
Dấn mình vào thành thị lân la,
Mấy thu lìa cửa lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?
85 Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
90 Bãi tha ma kẻ dọc người ngang,
Cô hồn nhờ gửi tha phương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
95 Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
100 Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
105 Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập lòe ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
110 Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
115 Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
120 Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
125 Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
130 Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thủy quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
135 Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
140 Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
145 Hoặc là nương thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
150 Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
155 Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hòa tứ hải quần chu,
160 Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
165 Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
170 Có chữ rằng: "Vạn cảnh giai không"
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
175 Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
180 Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
5 Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
10 Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
15 Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
20 Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
25 Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
30 Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
35 Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
Phận đã đành trâm gãy bình rơi,
Khi sao đông đúc vui cười,
40 Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càng năm càng héo, một đêm một rầu.
45 Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
50 Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
55 Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh.
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
60 Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Bơ vơ góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
65 Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú,
70 Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù du dẫu có như không,
75 Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm,
80 Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ quý
Dấn mình vào thành thị lân la,
Mấy thu lìa cửa lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?
85 Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
90 Bãi tha ma kẻ dọc người ngang,
Cô hồn nhờ gửi tha phương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
95 Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
100 Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
105 Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập lòe ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
110 Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
115 Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
120 Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
125 Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
130 Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thủy quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
135 Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
140 Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
145 Hoặc là nương thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
150 Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
155 Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hòa tứ hải quần chu,
160 Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
165 Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
170 Có chữ rằng: "Vạn cảnh giai không"
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
175 Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
180 Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 035
No comments:
Post a Comment