TRẦN BÌNH NAM * NGƯỜI CHỊ DÂU
NGườI CHị DÂU
Trần Bình Nam
Trần Bình Nam
Bà Linh trở mình thức giấc, ánh nắng chiếu qua màn cừa sổ đã lâu, bà cảm thấy ấm trên má. Ngoài vườn tiếng chim sẻ kêu ríu rít; trong nhà yên tînh, các
cháu đã đi học.
Về thăm quê lặn này bà ở chơi lâu nên không vội vàng giờ giấc như những lần trước. Hôm nào bà cũng dậy trễ, nằm trên giường mơ màng đủ thứ chuyện trước khi dậy, chải chuốt đôi chút, rồi ra nhà bếp nói chuyện với người em gái. Em bà, cô Thúy nhỏ hơn bà mừơi tuổi cùng chổng là chủ ngôi nhà bố mẹ bà để lại.
Bà Linh rời khỏi ngôi nhà này năm 26 tuổi, khi bà tái giá. Bà lấy chổng lặn đầu năm 17 tuổi. Chồng trước, ông Bình, thương yêu bà rất mực, nhưng chỉ sống hạnh phúc với nhau một năm thì ông Bình từ nạn. Phong ba bão táp dổn dập đổ xuống cuộc đời con gái của bà. Tám nạm sau bà mới có một đời sống ổn định với Hùng,người chổng sau.
Sau năm 1975 bà Linh cùng Hùng và ba người con sang định cư tại Thụy Sî. Hai vợ chổng mua một căn nhà rộng rãi ở Geneve cạnh bờ hồ Leman.
Bà Linh có ba anh chị em. Một người anh, một em trai và Thúy. Song thân bà qua đời đã lâu, ngôi nhà quen thuộc, nơi bà sinh ra và lớn lên để cho người em
gái ở. Anh bà đi kháng chiến, sau đó tập kết ra Bắc, năm 1975 trở về, có quyền thế và một đời sống ổn định, nhưng ít quan hệ với các anh chị em khác. Người
em trai, sî quan quân đội Cộng Hòa bỏ mình trong chiến tranh. Căn nhà bằng gỗ, làm đã lâu năm vẫn còn chắc chắn, chĩ có mái tranh hai năm phải lợp lại
một lặn, nằm trong một khu vừơn hai mẫu đất có nhiều cây ạn trái, nhiều nhất là thơm, cau, mít và nhãn. Nạm ngoái trong chuyến trở về thăm nhà, bà Linh giúp em lợp lại mái tranh, nay còn tốt.
Trước năm 1986 người em gái và chồng làm việc cho một hợp tác xã đóng giày của thị xã Huế. Bà Linh về thăm mấy lần thấy đời sống em chật vật, vợ chồng đi làm cả ngày, con cái ở nhà lêu lỏng, khu vườn cây ạn trái không ai chạm sóc, bà Linh bỏ tiền giúp em thuê người xới đất, làm cỏ, đào giếng đặt bơm nước,chăm bón lại khu vườn. Sau một năm thấy hoa lợi đủ chi tiêu, hai vợ chồng xin nghĩ việc hợp tác xã dùng toàn thì giờ săn sóc khu vườn cây ạn trái và trổng rau. Hoa lợi chẳng những đủ chi tiêu còn dành dụm được chút ít trả
dần vốn cho bà Linh. Có em ở nhà vừa coi vườn vừa bầu bạn, năm nay bà Linh về ở chơi lâu.
Thường ngày bà Linh dậy trễ, hôm nay bà dậy trễ hơn. Đêm hôm qua bà ngủ không yên giấc. Trằn trọc với ý định, nhưng chưa quyết, đến thăm ngôi nhà bà mẹ chồng cũ, nơi đó Linh đã sống với Bình một tuần lễ trươc khi theo chổng vào Nam.
Năm 17 tuổi Linh là thiếu nữ đẹp nhất làng, nhiều thanh niên trong xóm ngăm nghé, nhưng để mơ ước nhiều hơn hy vọng. Gia đình Linh sung túc,thân phụ là một y tá lành nghề của bệnh viện Huế, được làng xóm vị nễ.
Thanh niên trong làng con nhà nghèo sống bằng nghề làm rẫy, thợ mộc hay thợ hồ. Họ thích ngắm Linh, hát những câu ca dao trữ tình trêu chọc, nhưng họ biết Linh không thuộc về họ.
Bình quê Kim Long, làm việc ở Sài Gòn sau khi đỗ bằng Thành Chung. Mẹ Bình quen với mẹ Linh. Thấy Linh đẹp, nết na bà ngõ ý cho con trai. Sau khi xem tấm hình vận âu phục khôi ngô tuấn tú với chiếc răng cời có duyên ẩn dưới đôi môi nghiêm trang của Bình, mẹ Linh rất ưng ý. Bà khéo léo cầm tấm hình cho Linh xem,gián tiêp cho biết bà đã chọn được rể.
Tết năm đó mẹ Bình dẫn Bình đến thăm gia đình Linh. Đương ở phòng sau, Linh nhìn trộm Bình qua bức màn vải mỏng trong khi mẹ vừa uống trà vừa nói chuyện với mẹ Bình một cách tương đắc, thĩnh thoảng hỏi Bình những câu hỏi vô thưởng vô phạt. Linh thấy Bình ngồi yên nghe, nhỏ nhẹ vâng dạ, nhưng đôi mắt không dấu được sự bồn chồn nóng lòng chờ đợi. Linh cảm thẵy hài
lòng, lo lắng, nôn nao. Linh chưa từng yêu ai, yên tâm chấp nhận sư xếp đặt của mẹ. Nhưng Bình ngồi đó, đẹp trai, cao lớn với chiếc răng cời có duyên,Linh đã thẵy trên tẵm hình làm cho Linh thẵy lòng rào rạt, mơ tưởng chuyện yêu đương.
Bỗng tiếng mẹ gọi: "Linh! con dẹp giúp mẹ mấy tách trà và ra chào bác và anh Bình."
Linh vén vội mái tóc nhanh nhẹn bước ra cúi chào mẹ Bình, mắt liếc nhanh về phía Bình. Đôi mắt gặp nhau và hai người tìm thấy trong ánh mắt sự chấp nhận lẫn nhau.
Lễ cưới được tổ chưc sáu tháng sau, khi Bình về phép đặc biệt. Cưới xong Linh về nhà chổng một tuặn lễ trước khi theo chổng vào Nam. Hạnh phúc chưa được một nạm, chưa có con đầu lòng, biến cố tới, chồng Linh bị lính Pháp giết khi tái chiếm các tĩnh miền Nam năm 1946.
Giữa cảnh loạn li, Linh vượt gian lao trở về quê, định ở với bố mẹ chổng cho phải đạo dâu con. Linh cho bố mẹ Bình biết hoàn cảnh Bình bị lính Pháp giết
và tại sao Linh không tìm được xác chồng. Bố mẹ Bình quá đau khổ trước tin dữ, quên nỗi đau khổ riêng của Linh, thường trách Linh thiếu đạo vợ chồng, nỡ bỏ chồng bơ vơ không mổ mả. Phặn đau khổ vì chồng chết, phặn gia đình bố mẹ chổng thiếu thương yêu hẵt hủi, Linh đành gạt nước mắt trở về nhà bố mẹ.
Nhiều năm sau Linh gặp Hùng. Gia đình Hùng cùng làng. Thân phụ Hùng được bổ dạy học tại một tỉnh xa và mang cả gia đình theo. Ở làng ít ai còn biêt đến gia đình của Hùng, chĩ thĩnh thoảng cha Hùng đưa Hùng về thăm quê cho biết. Lặn cuối cùng vào nạm 1943. Hùng gặp Linh khi đó là một cô gái vừa đến tuổi dậy thì. Hùng ra đi mang theo hình ảnh của Linh, chờ dĨp trở về.Rổi Hùng đi biền biệt. Lấy bằng cừ nhân xong Hùng thi tham vụ ngoại giao, sau đó biệt phái làm việc cho ủy ban Văn hóa Liên hiệp quốc tại Sài gòn.
Hùng gặp lại Linh năm 1954 tại Huế khi về nghiên cứu kế hoạch trùng tu đại nội trong chương trình phục hổi di tích văn hóa thế giới của Liên hiợp quốc. Tình bạn, rổi tình yêu đến dễ dàng giữa hai người. Năm sau lễ cưới được tổ chưc đơn giản tại Huế. Hùng không biết Linh đã có một đời chổng. Linh không có ý định dấu. Linh dự tính cho Hùng biết trước khi cưới nhau nhưng cơ hội đó không bao giờ tới. Sau khi ổn định tại Thụy Sî Linh sống hạnh phúc với Hùng và các con. Linh dặn quên quá khứ, và ý muốn nói sự thật với chổng dần dần tan biến. Nhiều đêm trở mình thức giẵc, nằm bên chổng Linh có cảm tưởng như mình thiếu trong trắng, nhưng khi muốn nói với chổng Linh lại sợ làm mất cái yên tĩnh cüa gia đình.
* * *
Lần này về quê ở lâu, ý muốn nhìn lại ngôi nhà cũ nơi đó bà Linh đã sống với Bình và đã đau khổ buồn giận bố mẹ chồng bỏ đi trở lại thôi thúc bà mãnh liệt. Nhưng bà còn do dự. Bà tự hỏi: "thăm gì và còn gì để thăm?" Bà sợ khơi lại đống tro tàn dî vãng.
Nhưng bây giộ bà đã quyết. Chiều hôm qua ra vườn chơi với Thúy đang chăm mấy luống rau, vừa lúc mẳt trời đang xuống, bặu trời sáng rực, nắng vàng chiếu vắt lên qua một đám mây trắng lớn làm nổi bật giữa bầu trời một đàn chim đang đập cánh lơ lửng bay về hướng chân trời. Bức tranh gợi lại hình ảnh bà thường thấy
khi cùng sống với Bình. Mỗi chiều, cơm nước xong, bà và Bình thường mang ghế ra trước sân nhà nhìn mắt trời lặn và nhìn những đàn chim lạc lỏng bay vội về tổ. Mùa thu, Bình thích vừa nhìn chim bay vừa hát
đủ cho bà Linh nghe: "Đến nay thu tàn, phương xa kìa chiếc én bay về ...Khuất trong mây ngàn, riêng ta nhìn đâu thấy bóng quê ..." Tiếng hát của Bình như còn văng vãng đâu đây. Linh bỗng thấy nhớ Bình tha thiết, nhớ nơi bà đã hưởng mộng đẹp thuở ban đầu của người con gái.
Tắm xong, bà Linh chọn một chiếc áo mầu hoa cà là mầu Bình thích nhất,trang điểm vội vàng rổi ra đi. Băng qua mấy con đường làng quen thuộc dẫn về phía bờ sông Hương bà thấy khung cảnh lạ dần, cây cối không còn um tùm như trước, nhường chỗ cho nhiều nhà mới mọc chen chúc nhau, mái tranh xen lẫn mái ngói. Đến một cánh đồng nhỏ trồng lúa, bà Linh thấy con đường tỉnh lộ chạy sát bờ sông. Một kiệt nhỏ rẽ từ tỉnh lộ là đường dẫn đến nhà Bình. Bà Linh không chắc mình vào đúng lối nếu đầu kiệt nhỏ không có cái miếu thành hoàng nay đã bỏ hoang. Thời gian ngắn ngủi ở với Bình mỗi lần về nhà thăm mẹ trở lại bà Linh đã lấy miếu thành hoàng này làm chuẩn để nhận ra đường. Bà bồn chồn. Gần năm mươi năm bà mới trở lại con đường nhỏ này. Cũng gần 50 năm bà không giữ quan hệ nào với gia đình Bình. Bố mẹ Bình chắc không còn, nhưng còn mấy em của Bình? Hai người em, một trai một gái xê xích tuổi với bà, và một chú em út tên là Vạn hồi đó đã 12 tuổi
chưa biết gì và là người độc nhất trong gia đình có cảm tình với bà. Nhiều khi thấy bà khóc một mình, chú bé Vạn đến bên cạnh ngây thơ hỏi: "sao chị khóc?" rổi hôn lên má chị trước khi bẽn lẽn chạy đi.
Kiệt nhỏ đầy con nít, chỗ này mấy đứa đánh bi cãi nhau chí chóe, chỗ kia mấy đứa tụ lại bên cạnh một quán nhỏ mua bánh kẹo. Mấy đứa lớn ngẫng nhìn bà Linh như nhận ra người khách lạ. Bà nghe chúng thì thào: "Việt kiều tụi bây ơi!" Bà mĩm cười. Danh hiệu Việt kiều từng mang đến cho bà vui cũng như buồn. Vui khi được cưng chiều vì Việt kiều có nghĩa có khả năng tiêu rộng rãi, buồn khi bị đối đãi như một người khách lạ trên chính quê hương mình. Bà Linh cảm thấy lạc lỏng.
Mẳt trời lên đã khá cao. Ẩm độ làm khí trời thêm nóng bức. Làn gió nhờ thổitừ sông Hương im lìm không làm cho bà Linh cảm thấy mát. Bà bước vội để xua đuổi mấy ý nghĩ bực mình. Bà đã nhận ra ngôi nhà ngày xưa,hiện rõ dưới ánh nắng. Bà Linh lấy chiếc nón đang đội xuống cầm tay để quan sát ngôi nhà cho rõ hơn. Ngôi nhà mái ngói trông khô khan, quét vôi trắng, nằm gọn giữa chiếc vườn rộng không còn nhiều cây ăn trái như xưa, mấy luống khoai mì lá vàng thân thể khẳng khiu như thiếu nước.
Trong nhà văng vẳng tiếng một phụ nữ đang mắng con. Nghe giọng bà biết ngôi nhà đã đổi chủ. Lòng bà bỗng dưng tê lạnh. Quá khứ chôn chặt 50 năm muốn khơi lại một lần, một chút, cũng không còn . Tẵt cả đã trở thành dî vãng, ngay cả con đường này, ngôi nhà đó, nơi bà đã sung sướng sống với Bình. Tất cả đều xa lạ. Thời gian đã chết. Bà Linh thấy chơi vơi.
Dấu vội mấy giọt nước mắt dưới chiếc nón lá, bà Linh bước nhanh, rẽ vào lối khác trở về.
* * *
Ngổi trên máy bay trở về Thụy Sî, bà Linh thấy trong lòng bớt nặng nề. Lời chỉ dẫn an toàn của các nữ chiêu đãi viên, âm thanh của hoạt động máy bay khi
cất cánh không làm cho bà thấy lo lo như những chuyến bay trước. Bà tìm thấy sự bình an của tâm hồn sau giây phút xúc động mãnh liệt khi tìm về kỷ niệm xưa. Bà tìm cách lấp một khoảng trống để chỉ thấy một khoảng trống khác, nhưng ít nhẵt bà đã trở về thăm nơi đó.
Chiếc máy bay Jumbo 747 hạ thấp cao độ, bà Linh thấy cảnh vật quen thuộc bên dưới hiện dần ra. Bà thoải mái xem lại dây lưng an toàn, sửa thẳng lại lưng ghế, sung sướng sắp được gặp Hùng và các con.
Phi trường Geneve nhiều hành khách ngoại giao chỉ thua Nữu uớc, rộn rịp như thường lệ. Nhân viên quan thuế và di trú làm việc nhanh chóng và lễ độ.
Bà Linh theo đoàn hành khách thông qua thủ tục quan thuế và nhập cảnh xong, vội vàng bước ra ngoài. Nhận ra nét mặt rạng rỡ của mẹ, cô gái út vừa đỡ hành lý cho mẹ vừa ríu rít:
"Mẹ! Mẹ vỡ quê ngoại chuyến này lâu vui lắm hả mẹ?"
Hùng hôn nhẹ lên má vợ phụ họa:
" Con nói đúng, anh thấy em gầy di chút ít nhưng khuôn mặt thật bình an như người vừa đắc đạo. Mấy lần trước mỗi lần thăm nhà trở về anh thấy em buồn nhớ luyến tiếc một cái gì muốn mang theo chẳng đuợc. Em nghiên cứu giáo lý nhà Phật và tập thiền định đã có kết quả."
Bà Linh mĩm cười sung sướng.
* * *
Một buổi sáng đi chợ về, bà Linh thấy một phong thơ đóng dấu bưu điện Việt Nam gửi đi từ Đà Lạt. Linh tính báo cho bà một cái gì lại đến xáo trộn đời bà?
Vừa bóc thư bà vừa soát duyệt trí nhớ xem còn bạn bè nào ở Đà Lạt. Bà không còn ai thân thích ở Đà Lạt.
Bà Linh nín thở đọc lá thư, sắc mặt biến từ ngạc nhiên đến xúc động. Đọc xong, không kềm chế nổi bà đặt lá thư xuống bàn ôm mẳt khóc nức nở. Vừa lúc đó Hùng đi chơi quần vợt về. Thấy vợ khóc, phong thư còn mằm bên cạnh, Hùng thoạt nghî chắc có chuyện chẳng lành trong gia đình vợ ở Việt Nam. Nhưng Hùng không tin. Hùng biết vợ là người giỏi chịu đựng và quen kềm
Hùng thoạt nghî chắc có chuyện chậng lành trong gia đình vợ ở Việt Nam.
Nhưng Hùng không tin. Hùng biết vẼ là người giỏi chịu đựng và quen kềm chế cảm xúc. Xưa nay buồn khổ gì bà chĩ để thoáng lên nét mặt, chưa bao giờ khóc, ngay cả lặn đứa con trai thứ nhì năm đó mới 8 tuổi đị học về bị xe cán phải nằm phòng hổi sinh mấy ngày mới biết thoát chết bà cũng cắn răng chịu đựng không khóc. Hùng yên lẳng đến ngổi cạnh bà Linh, âu yếm đặt nhẹ bàn tay lên vai vợ, đôi mắt hỏi han nhìn bà không nói, sẵn sàng chia sự thống khổ với bà.
Bà Linh ngừng khóc, cặm lá thư đưa cho Hùng nhẹ nhàng bảo: "Anh đọc đi."
Hổi hộp Hùng mở bức thư:
"Đà Lạt ngày 4 tháng 6 năm 1994
Chị Linh,
Tôi xin giới thiệu để chị khỏi ngỡ ngàng. Tôi là Nguyễn Vạn Giang, em ông Nguyễn Văn Bình ở Kim Long. Chắc chị còn nhớ người chồng bất hạnh chĩ được hạnh phúc sống bên chị một năm rổi tức tưởi qua đời trong chiến tranh.
Bốn mưoi tám nạm nay, từ hổi anh tôi bị lính Pháp bắn chết rồi xô xác xuống sông như lội chị thuật lời, ba má tôi vì quá đau khổ đã không biết phải đối xừ với chĨ như thế nào cho phải. Thế rổi chị trở về với hai bác.
Một phần vì chiến tranh, một phần chúng tôi còn nhö không ai nghî đên việc tìm xác anh tôi xem đã trôi dạt phương nào, hơn nữa chỉ có chị là người duy nhẵt biết những chi tiết cuối cùng trước khi anh tôi qua đời, thì từ đó đến nay gặn 50 năm chúng tôi không hề biết tin tức của chị. Do hoàn cảnh thực tế của một đất nước bị chiến tranh và tâm lý, chúng ta hoàn toàn cắt đứt quan hệ với nhau.
Cách đây mấy năm ở Việt Nam có phong trào truy tặm thân nhân thẵt lạc trong chiến tranh, tôi về Huế hỏi thăm tin chị như bước khởi đầu truy tìm xác cüa anh tôi. Hơn nữa, chị còn nhớ chú Vạn hồi đó 12 tuổi thương chị nhất nhà, thĩnh thoảng chú Vạn hỏi tôi biêt tin tức chị ở đâu không.
Ở Huế tôi được biết chị vừa về thăm quê ở gặn 6 tháng và mới trở về Thụy Sî. Cô An bên chị cho tôi địa chỉ cüa chị.
Vậy xin chị, vì tình cũ nghîa xưa với người chổng đã khuẵt cho tôi biết thật đầy đủ chi tiết những gì chị còn nhớ vào nhăng ngày kinh hoàng nạm 1946 đó, may ra được người ta gói ghém chôn cẵt tại một nghîa trang từ sî nào đó.Hiên nay tỉnh nào cũng có nghiã trang liệt sî dành cho những người đã bỏ mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập. Tại nghîa trang liệt sî Bến Cát có một ngôi mộ vô chủ đề tên Nguyễn Văn Bạc. Tôi sẽ xin khai quật để xác minh xem có phải đó là mộ phần của anh tôi không sau khi có thêm chi tiết nơi chị đã kiểm chứng. Anh tôi có một chiếc răng cời. Năm về Huế cưới chị, tôi nghe anh tôi định sẽ nhổ đi, nhưng tôi không biết đã nhổ chưa trước khi anh tôi lâm nạn.
Nạm 1946 chị trở lại Huở sau khi anh tôi qua đời, nhớ lại tôi rẵt tiếc ba má tôi và chúng tôi đã đối đãi thiếu thông cảm với chị. Mới rồi tôi đã lên Bến Cát, lên cầu Bến Củi, nhìn con sông Bến Lức khá rộng chảy dưới cặu, vào làng Hòa
định, nghe các cụ già kể lại chuyện Tây khủng bố trắng dân làng khi tái chiếm, bắn hằng loạt người đôi khi có cả phụ nữ, chúng tôi biết chị không có cách gì khác hơn là chạy lấy thân để về cho ba má tôi biết sự tình. Lúc này có cơ hội hiểu nỗi khổ tâm của chị thì ba má tôi đều đã qua đời.
Tôi rẵt mong thư chị hổi âm để chuẩn bị đi Bến Cát một lần nữa."
Đọc xong thư Hùng thấy đau nhói. Buổn và giận làm Hùng choáng váng.Nhưng Hùng kịp trấn tĩnh. Hùng hiểu nếu Linh không thổ lộ được sự thặm kín cüa cuộc đời nàng với Hùng trước khi cưới nhau thì nàng sẽ không đủ can đảm tỏ bày khi đứa con đặu lòng ra đời và hạnh phúc gia đình dồn dập tới.
Hùng nhớ thời gian thân mật với Linh trước khi cưới, hơn một lần khi đang vui bỗng nhiên Linh trở nên trang nghiêm nói: "Anh Hùng, có chuyện quan trọng này Linh phải nói với anh." thì lặn nào Hùng cũng sợ mất giây phút thặn tiên quí báu trước vẻ đẹp lộng lẫy của Linh gạt phắt: "Không có gì quan trọng hơn giây phút anh và em ở bên nhau." Bây giộ Hùng thẵm thía nỗi đau
của vợ, một mình chôn chặt sặu muộn trong lòng suốt nừa thở kỷ qua, và bỗng thấy thương vợ vô cùng.
Thấy Linh im lặng chờ đợi, Hùng âu yếm:
"Anh biết anh đã không cho em cơ hội nói chuyện này với anh từ những ngày chưa cưới nhau. Lỗi tại anh. Vấn đề bây giờ là chúng ta có nên cho các con biết không?"
Linh dứt khoát: "Không, không anh. Chúng ta không có quyền đó."
* * *
Ba hôm sau, Linh viết cho Giang.
"Chú Giang,
Thú thật với chú, chị đã ngạc nhiên và ngỡ ngàng lúc nhận được thư từ thành phố Đà Lạt gửi đến, ở đó chị không còn ai quen, lục trong ký ức cũng không nhớ ai là Nguyễn Văn Giang. Chị vội vàng đọc thư, đến hàng thứ nhì thấy chữ
Nguyễn Vạn Bình lòng chị quá xúc động. Một dî vãng rùng rợn thoáng hiện lại trong trí óc chị, vui buổn đau khổ trên 48 nạm trội xuyên qua các biến chuyển cüa đất nước mà chĨ đã chôn vùi tận đáy lòng chĩ một mình biết một mình
mình hay.
Chị đã đọc đi đọc lại thư chú. Trước hết chị cảm tạ chú và chú Vạn đã nghî đên việc tìm kiếm hài cốt người anh quá cố, cũng là người chổng đầu cỦa chị, để mang về quê quán cho được gần mộ phần cha mẹ.
Chị cũng tự thấy lòng mình được bình thản hơn, nhất là sau khi đọc đoạn thư chú cho biết các cô các chú sau khi nghe chú tường thuật chuyến đi Bến Cát,đến cầu Bến Củi, xuống tận xã Hòa Định hỏi han các cụ già còn sống sót đã chứng kiến cảnh người Pháp khủng bố dân làng và giết những người theo kháng chiến như thế nào, đã rõ nguyên nhân cái chết bi thảm cüa anh Bình và thông cảm tại sao chị không thể ở lại tìm cho ra xác chổng trước khi trở về.
Hồi tưởng lại năm xưa khi trình bày về cái chết của anh Bình, cha mẹ và các cô chú lớn tuổi đều không tin đó là sự thật, nghi có một bí ẩn nào bên trong,rồi tìm cách không chấp nhận chị trong gia đình không một lời an üi thương
hại tội nghiệp cho tuổi xuân xanh cüa chị sớm góa bụa. Chị đành gạt nước mắt trở về nhà bố mẹ.
Như đã thuật lại cho cha mẹ cách đây 48 năm, chĨ xin ghi lại các nét chính để chú dùng làm dữ kiên xác minh mổ mả cüa anh Bình. Chú còn nhớ anh Bình là nhân viên quản lý nhà giam Ông Yệm nơi giam giữ trẻ vị thành niên phạm tội. Khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, anh Bình và một số nhân viên làm việc cho chính quyền cách mạng. Qua các hoạt động của anh Bình chị biết anh đã tham gia phong trào chống Pháp từ trước. Năm 1946 khi Pháp tái chiếm Nam bộ, anh Bình hướng dẫn một số nhân viên sở Ông Yệm, trong đó có anh giáo Trinh, tham gia các tổ du kích tiếp tục chống lại người Pháp. Anh Bình giả làm dân lành sống như các gia đình khác tại một căn nhà cạnh bìa rừng để hoạt động. Cuộc sống rẵt nguy hiểm bẵt trắc vì quân Pháp bố ráp thường xuyên. Hơn một lặn anh Bình bảo chị: "Em nên tìm cách về Sài Gòn liên lạc với bà con bên ngoại cüa anh tìm đường về Huế ở với cha mẹ một thời gian. Kháng chiến thành công anh sẽ về đón em." Thế rổi lần lữa quen với hiểm nguy chị bịn rịn không rời anh được.
Một buổi sáng trước rạng đông, một tiểu đội lính Pháp ập vào chòi lá anh chị đang ẩn náu, chîa súng nạt nộ bắt anh dong tay, lục xét muốn đánh anh Bình ngay. Thấy anh Bình nói tiếng Pháp lưu loát chúng cũng nể không hành hung
anh tại chỗ.
Khi bị dẫn đi anh mặc một sơ mi trắng đã ngả màu, bên ngoài khoác một chiếc áo len màu đỏ do chính tay chị đan, quần sọt kaki vàng, chiếc răng cời của anh như chú hỏi vẫn còn nguyên.
Hôm sau, chị bôi mặt mày giả dạng bà già đi với chị Bảy, bạn cùng xóm tìm đến đồn lính Pháp. Họ cho thăm. Anh Bình khuyên chị trốn đi, vài hôm được thả anh sẽ kiếm chị.
Chị trở về nương náu nhà anh chị giáo Trinh chờ tin anh. Bữa hôm sau, một buổi sáng chị và chị Trinh vào rừng kiếm cüi trở về, vừa trông thẵy chị, anh giáo Trinh vừa khóc vừa nói: "Chị ơi! liên lạc vừa đến báo tin anh Bình đã bị
chúng giết chết rồi. Chúng bắn anh trên cầu Bến Củi trước mắt dân chúng để thị uy, xong đá xác anh xuống sông."
Chưa nghe hết câu chị ngả lăn bất tỉnh không biết bao lâu, nhờ vợ chồng anh giáo Trinh cứu chữa mới tỉnh lại. Sau đó chị lên cơn sốt liên miên. Nằm trong chòi lá chị chờ tin liên lạc viên kiếm xác anh. Các cụ già nói xác trôi sông
nhiều lắm ba ngày sẽ nổi lên. Chờ mãi không có tin tức gì. Chị nghe nói sông Bến Lức chảy về Thủ Dầu Một rồi ra sông lớn.
Không còn hy vọng kiếm được xác anh Bình để chôn cẵt, chị cùng gia đình anh giáo Trinh tìm đuờng về Thü Dặu Một . Từ đó chị về Sài gòn, may kiếm đuợc gia đình anh Khánh, bà con xa bên ngoại của anh Bình. Chị bán mấy chiếc áo cưới, thêm chút tiền giúp đỡ của anh chị Khánh ra Vủng Tàu, đi tàu thủy ra Hải Phòng, từ đó lấy tàu điện lên Hà nội, rổi đi xe lừa về Huế. Chị không thể kể lại hết mọi gian truân của chuyến đi hai tháng đó. Nhiều lúc tưởng chừng không thể mang xác về đến quê hương. Lúc đó chị vừa 18 tuổi.
Chị hy vọng với những chi tiết trên và vong hổn linh thiêng của anh Bình sẽ giúp chú định được mộ phần của anh.
Chị cầu nguyện và chờ thư chú."
* * *
Được thư Giang thông báo, năm sau từ Los Angeles Vạn đến Geneve thăm gia đình chị Linh. Trở về Vạn viết cho anh:
"Anh Giang,
Nhân có việc đi Thụy Sî em có đến thăm chị Linh và gia đình. Đã hẹn trước nên chỉ có anh chị Linh ở nhà. Chị nhìn em bỡ ngỡ không ngờ gặp lại chú bé em chồng cũ năm xưa.Chị nấu bún bò Huế đãi em, và anh Hùng tự tay mở rượu chát để mời em.
Câu chuyện trao đổi thân tình ấm áp mặc dù đối với anh Hùng em là người xa lạ, và đối với chị Linh em là hiện thân cüa một ky niệm đau buổn nhẵt của đời chị. Cả ba người đều không nhắc đến anh Bình, mẳc dù không ai quên.
Khi em đến chị Linh chào em, không ôm em vào lòng theo lối tây phương, nhưng lúc đưa em ra cửa chị ôm em vào lòng dấu vội mấy giọt nước mắt nói nhỏ: 'Chú giống anh Bình quá!' Chị không cùng với anh Hùng tiển em ra xe, chị đứng ở ngưỡng cửa nhìn theo."
* * *
Từ đó mỗi lặn đi Âu châu Vạn không đến thăm chị Linh nữa. Vào dịp Tết Vạn cũng không gửi thiệp chúc Tết chị. Vạn vẫn nhớ thương chị, nhưng chị cần được sống bình an.
THƠ NGUYỄN VĂN TÀI
Hạ buồn
Gió trưa hè dìu dịu,
Vương nỗi buồn hắt hiu.
Gió từ xa thổi tới,
Làm chạnh nhớ người yêu.
Một mùa hạ năm nao,
Cùng sánh bước bên nhau.
Yêu anh nhiều, em bảo,
Xây hạnh phúc cùng nhau.
Rồi hạ buồn ập đến,
Em bât ngờ bị bệnh
Không thuốc thang cứu chữa,
Giã biệt đời buồn tênh!
Nguyễn Văn Tài
Gió trưa hè dìu dịu,
Vương nỗi buồn hắt hiu.
Gió từ xa thổi tới,
Làm chạnh nhớ người yêu.
Một mùa hạ năm nao,
Cùng sánh bước bên nhau.
Yêu anh nhiều, em bảo,
Xây hạnh phúc cùng nhau.
Rồi hạ buồn ập đến,
Em bât ngờ bị bệnh
Không thuốc thang cứu chữa,
Giã biệt đời buồn tênh!
Nguyễn Văn Tài
TRẦN HỒNG CHÂU * CHIÊM BAO
Chiêm Bao
Trần Hồng Châu
Tranh Hồ Anh
Đêm đêm mộng mị hên xui,
Bỗng dưng thức dậy bùi ngùi làm sao!
Đời người một giấc chiêm bao,
Rượu ngon đã sẵn xin vào cuộc chơi!
Giờ đây nghiêng ngửa đất trời,
Lại thua cháy tùi may hời câu thơ!
Cố nhân thồi đã hững hờ,
Nào đâu sự ngghiệp mà chờ mai sau
. Cố nhân trời đổ mưa mau,
Cung đàn lênh loảng ngồi sầu thế gian.
Nghiệp văn gạn lọc phân vân,
Có, không hai chữ cõi trần tiêu hao.
Ngoài hiên vàng rụng trăng sao,
Tiếng đêm hòa nhịp đi vào hồn ai.
Ý thơ sao cứ u hoài,
Trắng tinh giấy trắng vẫn hoài trắng tinh.
Trần Hồng Châu
Tranh Hồ Anh
Đêm đêm mộng mị hên xui,
Bỗng dưng thức dậy bùi ngùi làm sao!
Đời người một giấc chiêm bao,
Rượu ngon đã sẵn xin vào cuộc chơi!
Giờ đây nghiêng ngửa đất trời,
Lại thua cháy tùi may hời câu thơ!
Cố nhân thồi đã hững hờ,
Nào đâu sự ngghiệp mà chờ mai sau
. Cố nhân trời đổ mưa mau,
Cung đàn lênh loảng ngồi sầu thế gian.
Nghiệp văn gạn lọc phân vân,
Có, không hai chữ cõi trần tiêu hao.
Ngoài hiên vàng rụng trăng sao,
Tiếng đêm hòa nhịp đi vào hồn ai.
Ý thơ sao cứ u hoài,
Trắng tinh giấy trắng vẫn hoài trắng tinh.
NGUYỄN VĂN SÂM * VĂN HỌC NAM HÀ
Văn học Nam Hà
Nhà thơ của quê hương và bằng hữu
Trịnh Hoài Đức
Người Minh Hương đã ba đời ở Việt Nam,
Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quang Định và Ngô
Nhân Tịnh đều là học trò của Võ Trường Toản
được người đồng thời gọi bằng biệt hiệu “Gia Định
tam gia 嘉 定 三 家”.
Tổ tiên ông là người huyện Trường Lạc, tỉnh
Phước Kiến chạy loạn Mãn Thanh ở Trấn Biên
(Biên Hoà). Ông tên tự là Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai,
sanh năm 1765, lớn lên không theo Tây Sơn nên
khi Chúa Nguyễn mất Gia Định ông tránh loạn qua
Cao Miên, về sau ra giúp Nguyễn Ánh (đỗ khoa thi
đầu tiên ở Gia Định năm 1788). Khi Gia Long lên
ngôi Trịnh Hoài Đức được phong làm Hộ Bộ
thượng thơ cử sang sứ Trung Hoa (1802 - 1803) để
cầu phong.
Sau khi đi sứ về, ông được cử làm việc ở Gia
Định thành (1805). Từ măm 1812 ông giữ chức Lễ
Bộ Thượng Thơ rồi Lại Bộ Thượng Thơ (1813 -
398 Nguyễn Văn Sâm
1816). Sau đó lại làm việc ở Gia Định1 (1816 -
1820).
Minh Mạng lên ngôi (1820) ông được triệu
về Huế giữ lại chức vụ Lại Bộ Thượng Thơ, năm
sau, 1821, được thăng lên Hiệp Biện Đại Học Sĩ coi
cả hai bộ Lại và Binh.
Ông từ trần năm 1825.
Tác phẩm:
* Gia Định thành thông chí 嘉定城通誌2.
* Cấn Trai thi tập 艮齋詩集.
* Gia Định tam gia tập 嘉定三家集.
Cũng nên nhắc lại “Gia Định tam gia tập”
gồm 6 phần trong 6 quyển:
Quyển I: Tinh dã chí
1 Với chức vụ Hiệp Tổng Trấn (tức là Phụ Tá Tổng Trấn,
Tổng Trấn lúc đó là Nguyễn Huỳnh Đức).
2 “Gia Định thành thông chí” ngay khi người Pháp mới đến
Việt Nam đã dịch ra tiếng Pháp. Bản dịch của G. Aubaret,
xuất bản theo lịnh của Bộ Trưởng Hải quân và thuộc địa
Chasseloup - Laubat (Imp. Impériale 1863) gồm 13 trang dẫn
nhập 359 trang dịch, có cả bản đồ. Tuy nhiên Aubaret đã
không dịch phần Thành Trì Chí 城 池 誌 là phần quan trọng
của bộ sách, phần nói về thương mại, giao thông cũng như
thành trì của Gia Định hồi đầu thế kỷ 19.
Văn học Nam Hà
399
Quyển II: Sơn xuyên chí
Quyển III: Cương vực chí.
Quyển IV: Phong tục chí.
Quyển V: Sản vật chí.
Quyển VI: Thành trì chí.
Với bộ sách nầy, Trịnh Hoài Đức đã cho
chúng ta biết được rất nhiều điều về đời sống,
phong tục, di tích ở Gia Định cách đây gần 200
năm mà ngày nay hoặc đã mất, hoặc thay đổi nhiều.
Tư tưởng của Trịnh Hoài Đức nằm trong các
tác phẩm1 :
* “Gia Định tam gia tập” gồm những bài thơ
của ông và của hai người bạn: Lê Quang Định và
Ngô Nhân Tịnh (cũng đều là người Minh Hương).
1 Ở đây chúng tôi nhắc lại lời đính chánh của Ngạc Xuân, Ca
Văn Thỉnh và Đông Hồ về một tác phẩm được gán cho Trịnh
Hoài Đức: “Minh Bột di ngư văn thảo”. Sách nầy các tác giả
“Việt Nam sử lược”, “Văn Đàn Bảo Giám”, “Hợp tuyển văn
thơ” đều cho là của Trịnh Hoài Đức, thật ra Trịnh Hoài Đức
chỉ có công cho khắc in lại sáng tác phẩm của Mạc Thiên
Tích vốn từ lâu bị mai một mà thôi. Cũng như ông đã cho
khắc in tập “Gia Định tam gia thi 嘉定三家詩” (tác phẩm
của ông và những người bạn).
400 Nguyễn Văn Sâm
* “Cấn trai thi tập” là quyển thơ gom góp
những bài ông sáng tác trong khoảng 1782 - 1818.
Tập nầy đã được khắc in; gần đây Sở Nghiên Cứu
Tân Á, (thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á)
dưới sự điều khiển của Giáo Sư Trần Kinh Hòa, đã
cho in lại. Theo đó, Cấn Trai thi tập gồm 5 phần:
1. Tựa và bạt của tác giả và 3 người đồng
triều: Nguyễn Địch Cát, Ngô Thời Vị, Cao Huy
Dược.
2. Thối thực truy biên tập 退 食 追 編 集 :
gồm 127 bài thơ sáng tác từ 1782 đến 1801.
3. Quan Quang tập 觀 光 集 : gồm 152 bài
thơ sáng tác từ 1802 đến 1803 khi tác giả đi sứ1.
4. Khả dĩ tập 可 以 集: gồm 48 bài thơ và
văn xuôi, sáng tác từ 1804 đến 1818.
5. Tự truyện: ghi về gia đình, hoạn lộ, cuộc đi
sứ, và lý do ấn hành tập thơ nầy, đề năm thứ 18 đời
Gia Long (1819).
Trong chiều hướng tìm hiểu văn học Nam
Hà, chúng tôi chỉ nói về “Thối thực truy biên tập”
và tìm hiểu tư tưởng của Trịnh Hoài Đức trong gia
1 Ở Việt Nam các nhà viết văn học tách rời ra và cho rằng
Trịnh Hoài Đức có “Cấn trai thi tập” và “Bắc sứ thi tập”; thật
ra “Bắc sứ thi tập” là “Quan Quang tập” và nằm trong “Cấn
trai thi tập”.
Văn học Nam Hà
401
đoạn 1782 - 1801 mà thôi. Phần còn lại của tư
tưởng ông, nếu có thể chúng tôi sẽ viết tiếp khi nói
về văn học Nam Kỳ Lục tỉnh.
“Thối thực truy biên tập” gồm 127 bài thơ
chia ra như sau:
- Ngũ ngôn tuyệt cú: 3 bài.
- Ngũ ngôn luật: 15 bài.
- Thất ngôn tuyệt cú: 10 bài.
- Thất ngôn luật: 99 bài.
Qua số thi phẩm Trịnh Hoài Đức sáng tác
trước năm 1802 ta ghi nhận được phần nào con
người của ông, một con người nhiều tình cảm:
- Yêu mến thiên nhiên, thân thuộc với sinh
hoạt của đồng quê Việt Nam.
- Bộc lộ tình thương với nhân dân, với bạn
hữu, với người chung quanh.
A. Trịnh Hoài Đức, người mô tả sinh hoạt
thôn quê.
Mặc dầu là người Minh Hương, Trịnh Hoài
Đức rất gắn bó với vùng đất Nam Hà nói riêng, đất
nước Việt Nam nói chung, miền quê hương đã nuôi
dưỡng ông.
Tình cảm của ông bộc lộ bằng nhiều bài thơ,
trong đó nếp sống người dân miền thôn dã đã được
quan sát tỷ mỷ và ghi nhận một cách tinh tế. Có thể
402 Nguyễn Văn Sâm
nói ông đã hòa đồng tâm hồn mình với sinh hoạt
miền quê bởi vì nó yêu mến, có cảm thấy thân
thuộc với những hoạt cảnh chung quanh mới ghi lại
được những hình ảnh tế vi, những công việc tầm
thường, không tên của người dân vùng rẫy bái.
Trong thơ ông, người đọc gần như không thấy cảnh
mùa thu bên Trung Quốc, cảnh tuyết rơi, cành liễu
rủ những cảnh nhà thơ không thấy mà tả, trái lại
thơ ông là một bức ảnh chụp đời sống, công việc
của đồng quê với những cố gắng tranh thủ cùng
thiên nhiên để tự tồn của những người dân đi khai
phá vùng đất mới.
Bài thơ “Chu thổ sừ vân” ông ghi lại cảnh tận
lực của người dân trong việc phá rừng, tưới nước,
cày bừa để khai thác vùng đất hoang phế mà những
người trước ở đây đã không biết tận dụng:
Nguyên văn:
鎮 邊 朱 土 海 之 陬
破 曉 鋤 雲 牧 子 儔
赤 縣 昏 霾 犁 殆 盡
黑 壚 蕪 穢 闢 將 周
雨 饒 山 澗 晨 開 堰
草 裕 春 堤 晚 放 牛
萬 頃 胭 霞 收 拾 足
Văn học Nam Hà
403
歸 來 初 月 荷 肩 頭
Phiên Âm:
Trấn Biên chu thổ hải chi tưu?
Phá hiểu sừ vân mục tử trù.
Xích huyện hôn mai lê đãi tận,
Hắc lô vu uế tịch tương chu.
Vũ nhiêu sơn giản thần khai yển.
Thảo dụ xuân đê vãn phóng ngưu.
Vạn khoảnh yên hà thu thập túc,
Qui lai sơ nguyệt hạ kiên đầu.
(Chu thổ sừ vân)
Tạm dịch:
Nơi Trấn Biên có miền đất đỏ.
Liền biển xanh một dải mênh mông.
Trời hôm vừa lóe rạng đông,
Từng đàn lũ lượt ra công dựng làng.
Gần đô thị cây hoang phá rạp,
Đất đen xì vỡ nát dưới tay.
Nhờ mưa khe núi nước đầy,
Sáng đi tháo đập nuôi cây tốt vườn.
Mùa xuân tới bờ đê cỏ mượt,
Chiều trẻ con mặc sức chăn trâu.
Muôn vườn sương khói một màu.
Người người ra sức cùng nhau cấy cày.
Trăng non vừa gác mái tây,
Nông phu vác cuốc khoan thai đi về.
(Đất đỏ bừa trong mây)
404 Nguyễn Văn Sâm
Trong thơ của Trịnh Hoài Đức ta còn thấy cả
hoạt cảnh của nông thôn như nhóm chợ dưới bóng
đa, tiều phu ra quán mua rượu, nông phu đi xem
bói, trai tráng giữ gìn làng xóm. Sản phẩm căn bản
của miền quê như thịt thú rừng, tôm cá ... cũng
được ông nói đến. Tất cả những chi tiết đó họp lại
trong một bài thơ Đường có thể làm mất thi vị phần
nào nhưng bù lại bộc lộ được một tình yêu bao la,
vô bờ của tác giả đối với miền đất ông đang sống,
bởi vì chính những thứ đó đã tạo cho ông niềm
rung cảm, ông yêu thích những sinh hoạt, những
tình tiết mà người khác có thể bảo là tầm thường.
Bài “Ngư tân sơn thị” được tạo bằng những yếu tố
rất “tầm thường” đó:
Nguyên Văn:
翠 藹 山 屏 障 水 鄉
榕 陰 蔽 芾 市 廛 涼
田 禽 獵 獸 充 松 肆
篦 蜆 罾 魚 滿 竹 坊
買 酒 樵 歸 酤 店 寂
占 年 農 返 卜 亭 荒
舟 車 幸 免 憂 強 盗
林 藪 英 雄 任 職 方
Phiên Âm:
Văn học Nam Hà
405
Thúy ái sơn bình chướng thủy hương,
Dung âm tế phế thị triền lương.
Điền cầm liệp thú sung Tùng tứ,
Tì hiện tăng 1 ngư mãn Trúc phường.
Mãi tửu tiều qui cô điếm tịch.
Chiêm niên nông phản bốc đình hoang.
Chu xa hạnh miễn ưu cường đạo,
Lâm tẩu anh hùng nhậm chức phương.
(Ngư tân sơn thị)
Tạm Dịch:
Sông xanh, núi biếc chắn bình phong,
Bóng mát cây đa, buổi chợ đông.
Săn bắn, chợ Tùng nhiều giống thú,
Đó đăng, phố trúc lắm cá sông.
Rượu xong tiều lại, hàng thêm vắng,
Quả được nông về, miếu trống không.
Lui tới xe thuyền không sợ cướp,
Khắp nơi, hào kiệt đã đề phòng.
(Phiên chợ núi bến cá)
Hình Minh Đức dịch.
Tình cảm của ông đối với vùng quê nơi ông
trú ngụ bộc lộ ở cả những chi tiết nhỏ nhặt của địa
phương: Một cái chợ nhỏ, một cây cầu trong xóm,
một con sông, một vọng gác, một ánh lửa chài. Ông
yêu mến những thứ đó và cho rằng cuộc sống hiền
1 Bản cũ, phần chữ Hán đánh chữ cổ 罟, sửa là tăng 罾 theo
phần phiên âm thì mới thuận liêm luật.
406 Nguyễn Văn Sâm
hòa, bình dị sung túc của dân địa phương có được
nhờ sự cần mẩn làm việc: bài “Mỹ Tho dạ vũ”.
Nguyên Văn:
美 湫 夜 雨 z
濯 纓 唱 罷 月 沈 西
灑 淅 湫 江 雨 正 淒
槐 市 潮 堆 榆 莢 串
棕 橋 雲 擁 石 牛 泥
光 寒 柳 浦 漁 船 火
聲 濕 梅 城 戍 寨 鼙
萬 頃 明 朝 呈 合 穎
桑 林 無 事 禱 虔 齏
Phiên Âm:
Trạc anh xướng bãi nguyệt trầm tê,
Tiêu tích Tho giang vũ chính thê.
Hòe thị trào đôi du giáp quán,
Tông kiều vân ủng thạch ngưu nê.
Quang hàn liễu phố ngư thuyền hỏa,
Thanh thấp mai thành thú trại bề.
Vạn khoảnh minh triêu trình hợp dĩnh,
Tang lâm vô sự đảo kiền tê.
(Mỹ Tho dạ vũ)
Văn học Nam Hà
407
Tạm dịch:
Hát khúc “trạc anh”(1), trăng gác tê.
Mưa đêm sông Mỹ, kéo lê thê.
Nước giăng Hòe thị, du thành đống.
Mây phủ Tông kiều, trâu (2) bị che
Bến liễu, lửa chài soi bóng lạnh,
Thành mai, tiếng trống vọng tư bề.
Sáng mai, lúa trổ tràn đồng rụông,
Đâu phải Tang lâm (3) đợi mưa về!
(Mưa đêm ở Mỹ Tho)
Huỳnh Minh Đức dịch
Tình cảm của Trịnh Hoài Đức với đồng quê,
ruộng vườn, sinh hoạt của miền Nam còn bộc lộ
trong nhiều bài thơ khác nằm ở tập “Thối thực truy
biên” xin trích ra đây 2 bài:
- Tạp vịnh về cảnh thôn quê ở Long Tịch.
- Mùa thu với người làm ruộng.
1 Trạc anh: giặt giải mũ; Khuất Nguyên, bài ngư phủ từ có
câu: “ Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngô anh” =
nước sông Thương Lang trong ta có thể giặt giải mũ. Ở đây
có lẽ dân chúng hát một bài ca tụng cảnh đẹp của sông ở Mỹ
Tho.
2 Trâu: con trâu đá, xưa bên Trung Quốc cầu đá, chân thường
được đẽo hình con trâu. Đây có nghĩa chân cầu.
3 Tang Lâm: Vua Thành Thang nhà Thương cầu đảo ở rừng
Tang lâm khi nước nhà bị hạn hán.
408 Nguyễn Văn Sâm
Nguyên Văn:
I.
學 童 霜 履 虹 橋 去
釣 叟 烟 凌 水 滸 歌
村 落 生 捱 勤 少 婦
簷 前 邀 月 揀 棉 花
II.
地 枕 晨 昏 南 北 市
門 迎 潮 汐 去 來 舟
夜 深 風 過 花 窗 下
嘈 贊 書 聲 傍 水 流
龍 席 村 居 雜 咏
Phiên Âm:
I. Học đồng sương lý hồng kiều khứ,
Điếu tẩu yên lăng thủy hử ca.
Thôn lạc sinh nhai cần thiếu phụ,
Thiềm tiền yêu nguyệt giản miên hoa.
***
II. Địa chẩm thần hôn Nam Bắc thị,
Môn nghinh triều tịch khứ lai chu.
Dạ thâm phong quá hoa song hạ.
Tào tán thư thanh bạng thủy lưu.
Văn học Nam Hà
409
(Long Tịch thôn cư tạp vịnh)
Tạm Dịch:
I. Cầu vòng, trò nhỏ trong sương sớm.
Ông lão buông cần cất tiếng ca.
Lặn lội thân cò người thiếu phụ,
Ngồi trông trước cửa nhặt cành hoa.
***
II. Bắc Nam, phiên chợ khi hôm sớm,
Xuôi ngược, ghe thuyền nước thủy triều.
Gió thổi cửa hoa, đêm sắp sáng.
Rì rào đọc sách, nước trôi nhiều.
(Tạp vịnh về cảnh thôn quê ở Long
Tịch)
Nguyên Văn:
田家 秋 雨
禾 稻 離 離 草 樹 秋
田 家 三 五 曲 江 流
耳 生 黍 黑 聲 偏 細
雨 足 苔 黃 滑 未 收
破 塊 寒 催 畦 畔 雁
霑 坭 淨 洗 隴 頭 牛
攜 壺 擬 慶 豐 年 澤
簑 笠 農 夫 訪 酒 舟
410 Nguyễn Văn Sâm
Phiên Âm:
Hòa đạo ly ly thảo thụ thu,
Điền gia tam ngũ khúc giang lưu.
Nhĩ sinh thử hắc thanh thiên tế,
Vũ túc đài hoàng hoạt vị thu.
Phá khối hàn thôi huề bạn nhạn,
Triêm nê tịnh tẩy lũng đầu ngưu.
Huề hồ nghĩ khánh phong niên trạch,
Toa lạp nông phu phóng tửu chu.
(Điền gia thu vũ)
Tạm Dịch:
Cỏ cây hiu hắt, lúa đòng đòng,
Đây đó dăm nhà dọc bến sông.
Mưa nhẹ, lúa đen chừng nảy nhánh,
Mưa dầm, rong ướt, độ vàng đồng.
Nhạn nấp vỡ đê, tràn tung cánh.
Trâu nằm ghềnh ướt, ngập cánh đồng.
Được mùa ta quảy theo bầu rượu,
Áo nón rượu ghe mấy bác nông.
(Mưa thu với người làm ruộng)
Yêu mến, thân thuộc với sinh hoạt đồng quê
vùng Gia Định để đem những hình tượng nầy vào
thi phẩm mình, Trịnh Hoài Đức vẫn thấy chưa đủ,
ông còn sống với những sinh hoạt đó, đi xa ông
tưởng nhớ và muốn gặp lại, ông hình dung trong trí
những phong cảnh nơi mình đã từng sống, từng
thân thiết và tự hỏi ở quê nhà có ai thưởng thức các
cảnh đẹp đó không.
Văn học Nam Hà
411
Bài thơ “Mùa thu đất khách cảm tác” bộc lộ
lòng nhớ nhung của ông khi sống ở đất “Biển Hồ”.
Nguyên văn:
秋 日 客 中 作
陶 朱 慣 逐 五 湖 遊
薤 簞 涼 回 不 覺 秋
蜂 鼓 胡 群 迎 水 起
雞 銀 唐 賈 換 榔 投
將 蕪 松 菊 空 來 月
正 美 蓴 鱸 尚 繫 舟
虛 負 家 庄 重 九 約
棉 花 狂 絮 亂 撩 愁
Phiên âm:
Đào Chu quán trục Ngũ hồ du,
Giới đạn lương hồi bất giác thu.
Phong cổ Hồ quần nghinh thủy khởi.
Kê ngân Đường cổ hoán lang đầu,
Tương vu tùng cúc không lai nguyệt,
Chính mỹ thuần lô thượng hệ chu.
Hư phụ gia trang trùng cửu ước,
Miên hoa cuồng nhứ loạn liêu sầu.
(Thu nhật khách trung tác)
412 Nguyễn Văn Sâm
Tạm dịch:
Đào Chu quen thói ngũ Hồ du,
Chiếu lạnh đêm nằm chẳng chở thu.
Chiêng trống dân Hồ mê đón nước,
Trút tiền chú Khách đón mua cau.
Cúc tùng hoang dại, trăng suông bóng,
Thuyền buộc lòng ai nhớ cá rau.
Trùng cửu hẹn rồi, lên dạo núi.
Hoa bay tản mạn, khiến ai sầu.
(Mùa thu đất khách cảm tác)
B. Trịnh Hoài Đức, người bộc lộ tình cảm với
thời thế, bạn bè.
Là người giàu tình cảm, yêu thích những hình
ảnh nhỏ nhặt của thôn quê rẫy bái, Trịnh Hoài Đức
còn để lòng mình đi xa hơn: thơ ông bộc lộ lòng ưu
ái với bạn bè, thời thế. Với bạn, khi phải chia tay
ông bịn rịn, âu sầu; bạn đi, ông nhìn mọi vật dưới
khía cạnh buồn thảm: chim liệng chập chờn, mây
bay mờ mịt, và than thở không biết bao giờ gặp lại
bạn.
Trong “Thối thực truy biên tập” những bài
thơ tiễn bạn rất nhiều, xin trích ra đây bài “Tiễn
Ngô Nhữ Sơn đi Quảng Đông”.
Nguyên văn:
送 吳 汝 山 之 廣 東 :
Văn học Nam Hà
413
惜 別 相 酬 酒 慢 斟
霸 橋 詩 句 不 成 吟
家 貧 母 病 吾 多 累
國 亂 鄉 離 汝 遠 臨
龍 席 差 池 飛 燕 羽
虎 門 寤 寐 暮 雲 心
太 平 慶 會 知 何 日
淚 滴 悲 絲 動 古 今
Phiên âm:
Trích biệt tương thù tửu mạn châm,
Bá kiều thi cú bất thành ngâm.
Gia bần, mẫu bệnh, ngô đa lụy,
Quốc loạn, hương ly, nhữ viễn lâm.
Long tịch si trì phi yến vũ,
Hổ môn ngộ mị mộ vân tâm.
Thái bình khánh hội tri hà nhật,
Lệ thích bi ty động cổ câm.
(Tống Ngô Nhữ Sơn chi Quảng Đông)
Dịch thơ:
Thù tạc vơi đầy chén tiễn đưa;
Bá Kiều (1) ngâm chẳng trọn vần thơ.
1 Cầu ở phía đông huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, bắc
ngang sông Bá Thủy, người xưa phần nhiều tiễn biệt ở đó.
414 Nguyễn Văn Sâm
Nhà nghèo, mẹ bệnh, tôi nhiều lụy,
Nước loạn, quê lìa, bạn lánh xa.
Long Tịch (1) xập xòe chim én liệng,
Hổ Môn (2) thức ngủ ánh mây mơ.
Bao giờ mở hội thanh bình nhỉ?
Lệ nhỏ, ngàn xưa não tiếng tơ.
(Tiễn Ngô Nhữ Sơn đi Quảng Đông)
Bài thơ trên còn bộc lộ tình yêu quê hương và
mối cảm khái của ông đối với thời thế, ông than thở
vì mình phải lìa xa quê mẹ và buồn bã vì chinh
chiến kéo dài (Thái bình khách hội tri hà nhật! ).
Trong bài “Thương loạn” nỗi đau buồn của
ông khi chứng kiến cảnh loạn ly còn nhiều hơn
nữa. Ông khóc vì sự khổ ải của dân chúng, vì cảnh
chết chốc tràn đầy mọi nơi, vì thảm trạng thê lương
giãi bày trước mắt. Ông trách trời cao đã không
nhìn thấy những hình ảnh đó.
Giọng văn ông bi thiết, oán trách tỏ mối cảm
hoài rất sâu đậm, tình cảm bộc lộ vì chứng kiến sự
đớn đau của người chung trong thơ Trịnh Hoài Đức
thật bao la:
Nguyên văn:
傖 亂 :
1 Tên thôn của tác giả.
2 Cửa bể ở Quảng Đông.
Văn học Nam Hà
415
回 首 京 華 淚 暗 垂
生 民 荼 毒 市 朝 移
柳 營 雨 急 將 星 墜
花 縣 春 荒 戰 馬 馳
飽 食 鴉 鴉 郊 噪 喜
無 依 燐 鬼 夜 啼 悲
江 流 半 是 英 雄 血
真 宰 冥 冥 知 不 知
Phiên âm:
Hồi thủ kinh hoa lệ ám thùy,
Sinh dân đồ độc thị triều di.
Liễu doanh (1) vũ cấp tướng tinh trụy,
Hoa huyện (2) xuân hoang chiến mã trì.
Bão thực nha nha giao táo hỉ,
Vô y lân quỷ dạ đề bi.
Giang lưu bán thị anh hùng huyết3,
Chân tể minh minh tri bất tri?
(Thương loạn)
1 Trại Tế Liễu, đời Hán, Chu Á Phu đi đánh Hung Nô, đóng
quân ở Tế Liễu. Về sau, người ta dùng từ ngữ “Doanh Liễu”
để chỉ trại quân.
2 Đời Tấn, Phan Nhạc làm quan lệnh huyện Hòa Dương,
khắp trồng nhiều đào, lý, vì thế gọi là Hoa huyện.
3
416 Nguyễn Văn Sâm
Tạm dịch:
Kinh sư nhòa lệ ngoảnh đầu trông,
Triều chợ, sinh linh cảnh hãi hùng.
Doanh Liễu mưa mau, sao tướng rụng.
Huyện Hoa xuân vắng, chiến câu giong,
No nê đàn quạ kêu mừng rỡ,
Vất vưởng ma trơi hú não nùng.
Pha máu anh hùng, sông một nửa;
Trời cao mờ mịt biết hay không ?
(Cảm thương cảnh loạn lạc)
(Nguyễn Khuê dịch)
Tình cảm bộc lộ với bạn bè, với thời thế
trong thơ của Trịnh Hoài Đức có thể đặc trưng
trong hai bài khóc Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Hai bài rất hay, dễ gây cảm xúc cho người
đọc, đồng thời biểu hiện được khí tiết anh dũng của
những người chết theo thành Bình Định. Nếu Đặng
Đức Siêu thành công với bài văn tế nhờ lời văn bi
thiết thì Trịnh Hoài Đức cũng rất đáng được lưu ý
nhờ ông trình bày được thái độ ung dung, điềm tĩnh
trước cái chết (hỏa đồng tâm cộng xích, bồi tửu
tùng dung) của hai vị tướng cùng chết theo thành.
Hai bài thơ còn ca tụng Võ Tánh, Ngô Tùng
Châu, coi những vị nầy như những người có công
lớn với quốc gia, đáng được miếu đường tế tự:
Nguyên văn:
Văn học Nam Hà
417
三 載 身 經 百 戰 中
城 孤 糧 絕 困 英 雄
突 圍 不 忍 心 為 席
報 國 惟 知 我 匪 躬
八 角 火 同 心 共 赤
千 秋 名 與 日 爭 紅
他 年 擬 倣 雲 苔 畫
相 將 應 推 弟 一 功
**
平 生 所 學 已 收 功
杯 酒 從 容 節 慨 雄
一 死 為 仁 酬 帝 卷
千 秋 南 越 振 文 風
妖 氛 辟 易 寒 西 賊
義 氣 昭 回 並 武 公
從 此 知 鄉 多 有 後
綿 綿 祭 祀 國 家 同
Phiên âm:
I. Tam tải thân khinh bách chiến trung,
418 Nguyễn Văn Sâm
Thành cô lương tuyệt khốn anh hùng,
Đột vi bất nhẫn nhân vi tịch.
Báo quốc duy tri ngã phỉ cung.
Bát giác hỏa đồng tâm cộng xích,
Thiên thu danh dữ nhật trang hồng,
Tha niên nghĩ phỏng vân đài hoạ.
Tướng tướng ưng suy đệ nhất công.
****
II. Bình sinh sở học dĩ thu công
Bồi tửu tùng dung tiết khái hùng.
Nhứt tử Qui Nhơn thù đế quyển,
Thiên thu Nam Việt chấn văn phong.
Yên phân (w1) tích dịch hàn Tây tặc.
Nghĩa khí chiêu hồi tịnh Võ công.
Tùng thử tri khanh đa hữu hậu,
Miên miên tế tự quốc gia đồng (2).
1 Bản in do Southeast Asia studies section, New Asia
Research Instute, xuất bản năm 1962 tại Hương Cảng đề là
“Yêu Khí” như vậy vừa thất niêm vừa trùng với chữ “Nghĩa
khí” ở câu dưới. Ở đây chúng tôi theo bản khắc cũ hiện tàng
trữ tại Viện Khảo Cổ.
2 Hai bài nầy trong nguyên bản không thấy đề tựa, chỉ có
đoạn văn của tác giả, xin dịch ra đây để góp một phần sử liệu
về việc thành Bình Định:
Tháng tư năm Kỷ Vị quân vua chiêu hàng thành Qui Nhơn,
sai Chưởng Hậu quân Bình Tây Tham Thừa Tướng Quân
Quận công Võ Tánh, Lễ Bộ Chánh Hầu Ngô Tùng Châu trấn
giữ tháng mười hai. Ngụy tướng Nguyễn Diệu (Trần Quang
Diệu) đem đại binh vây hãm tháng tư năm Canh Thân. Quân
Văn học Nam Hà
419
Dịch thơ:
Trăm trận ba năm ở giữa vòng,
Thành cô, lương hết, khốn anh hùng.
Phá vây chẳng nỡ đem người thí,
Báo quốc riêng bền giữ dạ trung.
Bát giác lòng son cùng lửa đỏ,
Thiên thu danh rạng sánh trời hồng.
Đài mây những nghĩ sau nầy họa,
Văn võ nên tôn đệ nhất công.
***
Bình sinh sở học đã nên công,
Chén rượu ung dung, tiết tháo hùng.
Một chết Qui Nhơn đền nghĩa Chúa,
vua cứu viện, chưa giải vây được, mùa hạ năm Tân Dậu ngự
giá thừa hư tiến chiếm Phú Xuân, lại ra lệnh sai Khâm Sai
Chưởng Tả quân Bình Tây Tướng quân Quận Công Lê Văn
Duyệt tiến đóng Quãng Ngãi, đánh sau lưng giặc. Tôi phụng
mệnh theo quân cấp phát lương hướng. Bãy giờ thành Qui
Nhơn bị vây lâu, trong ngoài cách trở. Hai ông Võ và Ngô
không nỡ phá vòng vây thoát thân, sợ tướng sĩ chết nhiều, mà
trong thành những tướng sĩ đầu hàng cũng lắm phen mưu việc
lạ, nhiều người ban đêm dòng dây xuống dưới thành để trốn,
lại thêm trong thành lương hết; ngày hai mươi bảy tháng năm,
ông Võ lên lầu bát giác tự thiêu trước, ông Ngô uống thuốc
độc tử tiết, để lệnh cấm hủy quân dụng, toàn thành ngụy cầu
sự sống cho ba quân. Tin buồn đến Quảng Nghĩa, mọi người
đều thương xót. Tôi nhân khóc hai ông, làm thơ ghi tiết của
hai bậc danh thần mà thôi, không phải dùng thơ để “kêu”.
420 Nguyễn Văn Sâm
Nghìn Thu Nam Việt chấn văn phong.
Hơi tà lui sợ, run Tây tặc (1)
Khí nghĩa đời soi, sánh Võ Công (2)
Mới biết từ đây ông có hậu,
Phụng thờ mãi mãi với non sông (3)
Chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu cặn
kẽ con người của Trịnh Hoài Đức bộc lộ qua tất cả
thơ văn của ông, chúng tôi chỉ xin ghi lại một vài
bài thơ có tính cách tiêu biểu. Tuy nhiên ta cũng
nhận được tình cảm phong phú của tác giả với quê
hương thứ hai của ông qua các bài thơ ghi lại
những sinh hoạt của ruộng đồng Gia Định, với bạn
bè, với thời cuộc.
Không phải con người của Trịnh Hoài Đức
chỉ có bấy nhiêu, ông còn đáng cho ta chú ý vì có
một nhân sinh quan cao đẹp: không cầu danh lợi
“nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”, chỉ thích thiên
nhiên, thong dong không vướn bận. Bài thơ “Tửu
điếm xuân du” của ông bộc lộ đầy đủ đặc tính của
người có khuynh hướng thoát trần.
1 Quân Tây Sơn.
2 Võ Tánh.
3 Nguyên chú: Ngô Tùng Châu không có con nối. Khi dẹp
yên giặc, Võ Tánh được gia tăng Trung Hưng Đệ Nhất Công
Thần Thái Úy Quốc Công, Ngô Tùng Châu được gia tăng
Thái Tử Thái Sư Quốc Công, được tế vào mùa xuân và mùa
thu, mỗi ông lại được ban tự điền, dân phu thủ mộ theo đẳng
cấp khác nhau, ân trạch rất nhiều.
Văn học Nam Hà
421
Nguyên văn:
酒 店 春 遊 :
乘 興 飄 然 縱 玉 蹤
東 風 相 引 向 臨 邛
青 帘 招 飲 垂 新 柳
翠 蓋 迎 賓 挺 古 松
春 思 無 涯 隨 處 樂
人 生 適 意 幾 時 逢
解 闌 為 問 纓 塵 客
五 斗 如 何 酒 一 鍾
Phiên âm:
Thừa hứng phiêu nhiên túng ngọc tung,
Đông phong tương dẫn hướng lâm cung.
Thanh liêm chiêu ẩm thùy tân liễu,
Thúy cái nghênh tân đĩnh cổ tùng.
Xuân tứ vô nhai tùy xứ lạc,
Nhân sinh thích ý kỷ thời phùng.
Giải lan vị vấn anh trần khách,
Ngũ đẩu như hà tửu nhất chung?
(Tửu điếm xuân du)
Tạm dịch:
Nhân hứng thung dung dạo khắp vùng.
422 Nguyễn Văn Sâm
Gió đông dẫn lối đến Lâm Cung (1)
Rượu mời, liễu mới cờ xanh phất.
Khách đón, tùng xưa lọng biếc giong.
Xuân tứ mênh mông tùy chốn hưởng.
Nhân sinh mấy thuở thỏa lòng mong
Lợi danh hỏi khách khi tàn cuộc:
Năm đấu bằng chăng rượu một cung ?
(Chơi xuân quán rượu)
Trước khi chấm dứt phần nghiên cứu về
Trịnh Hoài Đức xin dẫn ra đây bài thơ đầu tiên
trong tập “Thối thực truy biên” thay lời kết luận để
chúng ta thấy thêm một khía cạnh khác của tác giả:
ý súc tích, văn bóng bẩy, cô đọng: “Liên” vừa mô
tả những tính chất của sen vừa ngụ ý trình bày sự
hàm dưỡng của mình.
Nguyên văn:
蓮 :
鬥 雪 委 梅 先
擎 霜 留 菊 後
自 行 乎 夏 時
長 養 千 年 藕
Phiên âm:
1 Tên đất thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Đời Hán Tư Mã Tương Như
đến Lâm Cung, Trác Văn Quân trốn theo Tương Như tại đây.
Văn học Nam Hà
423
Đấu tuyết ủy mai tiên,
Kình sương lưu cúc hậu.
Tự hành hồ hạ thời.
Trường dưỡng thiên niên ngẫu.
(Liên)
Tạm dịch:
Chống tuyết giao mai trước.
Che sương để cúc sau.
Tự đi vào mùa hạ,
Mầm sen sống rất lâu.
(Sen).
Phụ lục I
18 BÀI THƠ KHI ĐI SỨ
Tác phẩm của Trịnh Hoài Đức.
1. Vuông tròn trời đất nói khôn cùng,
Tháng bảy ngày rằm đến Quảng Đông.
Kẹo kéo lăng nhăng nhai chẳng đứt,
424 Nguyễn Văn Sâm
Tơ vò rối rắm gỡ hầu xong.
Nửa năm cơm thịt đôi tên khách.
Ngàn dặm non sông một cái tròng.
Chừ gặp cố nhân bày khoản khúc,
Kẻo đây thương đó, đó ngùi trông.
***
2. Ngúi trông nên phải gắng chìu lòn,
Tháng Tý ngày Dần đến Úc Môn.
Ngàn dặm ơn sâu lai láng biển,
Muôn trùng nghĩa nặng chập chồng non.
Dưới trời ai dễ không tôi chúa.
Trên đất người đều có vợ con.
Đồ sộ vật chi xem hỡi đấy,
Chẳng sau chẳng trước chẳng đen mòn.
***
3. Đen mòn sao đặng nghĩ cùng ta.
Năm nỉ cùng nhau việc cửa nhà.
Ít sống xưa nay người bảy chục,
Nhiều lo lui tới đạo năm ba.
Trăng tròn mặt ủ mây chưa vén.
Biển mặn lòng thường nước khó pha.
Cây có diễm vàng soi tỏ dạ,
Dễ đâu chẳng biết sự nhưng là.
***
4. Nhưng là muốn mở nẻo chông gai.
Bao quản đường xa mấy dặm dài.
Dưới nguyệt tham vui nên rót chén.
Trong sương chịu lạnh bởi tầm mai.
Đã cam mình chịu cây vô dụng,
Văn học Nam Hà
425
Chớ nệ ai chê đứa bất tài.
Nghĩ kể hai trăm năm có lẻ,
Xin đừng lần lựa sự nay mai.
***.
5. Nay mai còn có việc chưa tường,
Huống đã xa xuôi mấy dặm trường.
Dường nọ phải chăng còn nhộn nhộn,
Sự nầy khôn dại hãy ương ương.
Chanh ranh bởi đó sao lăng líu,
Mắc mỏ vì ai khéo vấn vương.
Trình với bao nhiêu người quyến thức.
Đem lòng quân tử mặc đo lường.
***
6. Đo lường lại giận sự con cua.
Tưởng đến càng thêm nỗi đắng chua.
Mây mịt mù che trời nhớ bạn,
Nước mênh mông chảy bể trông vua.
Đi cờ nhắm đó tay không thấp.
Điểm nước lo ai cuộc chẳng thua.
Cho biết làm người thì phải vậy.
Dễ đây chẳng biết một bàn vùa.
***
7. Một bàn vùa sạch đám hoang hung.
Phong cảnh như vầy phỉ luống trông.
Lối vịnh năm ba thuyền đỗ liễu.
Đêm non bảy tám hạc về tòng:
Vật còn chút biết trời khuya sớm,
Người dễ không hay đất lạnh lùng.
Nghĩ thấy chín trùng chưa khỏe gối.
426 Nguyễn Văn Sâm
Dám đây mình chịu phận thong dong.
***
8. Thong dong như vậy ít ai bì,
Mượn mõ làm vui dễ khó chi.
Thu hướng tám bài thơ Đỗ Phủ,
Đông ngâm một bức họa Vương Duy.
Cầm xoang chấm phím thương tri kỷ.
Cờ sắp thua con học chính sư.
Nguôi thế thì thôi nguôi dễ đặng.
Nguôi thì dễ đặng khó chi chi.
***
9. Chi chi nghe đến tấm lòng xiêu,
Chập chỗi tỳ bà dán hận nhiều.
Riêng trách chẳng vàng người vẽ dạng.
Tây than không bạc nịnh mua yêu,
Đất Hồ hoa ủ màn không lạt,
Trời Hán trăng tròn bóng xế theo.
Bao quản ngọc quan tình mấy dặm.
Mưa sầu gió thảm thuở Ban Siêu.
***
10. Ban Siêu bên núi bóng cờ giơ,
Tuyết trải năm ba hãy đợi chờ.
Lố dạng ác vàng lòng có Hán,
Liếc xem tuyết bạc mắt không Hồ.
Chống sương một cán cờ ngay thẳng.
Trải gió năm canh dãi phất phơ.
Vái hỏi xanh xanh kia biết chẳng.
Ngày nào về đặng nước nhà xưa?
***
Văn học Nam Hà
427
11. Nước nhà xưa có phụ chi ai,
Nhắn với bao nhiêu kẻ cõi ngoài.
Gắng sức dời non khoan nói tướng,
Trải lòng nâng vạc mới rằng trai.
Nắng sương chưa đội trời chung một
Sông núi đừng cho đất rẽ hai.
Giúp cuộc Võ, Thang ra sức đánh.
Người coi để tiếng nhắc lâu dài.
***
12. Lâu dài mong trả nợ quân thân,
Bao quản đường xa gánh nặng hoằng.
Chớp lụy anh hùng khi tác biệt,
Bày lòng trung nghĩa đạo vi thần.
Con ve mới dứt hơi kêu Hạ,
Cái võ mò canh tiếng khóc Xuân.
Gió thảm mưa sâu đang dập dã,
Bút hoa mượn chép sự khùng khằng.
***
13. Khùng khằng lại giận đứa lăng nhăng.
Sấm tối mưa mai gẫm chẳng bằng.
Bến nước mười hai đưa chiếc lá,
Đất bằng hai bảy đợi con trăng. (2x7=14)
Thương đây lại dặn đường thương lảng.
Nhớ đó thôi thì chớ nhớ săn
Mối nợ sự duyên ai có hỏi,
Xưa nay cũng một tấm lòng chăng.
***.
14. Tấm lòng chăng phải phải phân trần,
Ít nói là người dưỡng tính chân,
428 Nguyễn Văn Sâm
Đã bện bó rơm làm đứa quỷ,
Lại trau cục đá tượng ông thần.
Dù chưa đất phấn tô gương mặt,
Sẵn có cây đa cậy tấm thân.
Cũng muốn đem mình đi thế ấy,
Đem mình đi thế ấy bần thần.
***
15. Bần thần lại giận đứa xung xăng,
Quán Sở lầu Tần đã mấy trăng.
Phới phới mưa Xuân hang dễ lấp,
Chan chan nắng hạ lửa đang bừng.
Thu trao thư nhạn lời no ấm
Đông gặp tin mai chuyện khó khăn.
Trời đất bốn phương non nước ấy,
Làm chi nên nỗi việc lăng nhăng.
***
16. Lăng nhăng bữa díp sự hoang đàng.
Tiệc ngọc thuyền qua bạn đãi đằng.
Than phận lênh đênh đào thớ lợ.
Trách duyên lạc lẽo liễu xây quàng.
Con trăng nhắm bóng cây mai bạc.
Dì gió đưa duyên đóa cúc vàng
Ơn đội chúa Xuân cơn gặp gỡ.
Cơi trầu chén rượu dám mê man.
***
17. Mê man cho đến Bụt là Tiên.
Năm đầu năm hãy giả dạng điên.
Vui sẵn trước hoa vài đóa cúc.
Lo chi trong đãy một đồng tiền.
Văn học Nam Hà
429
Lưu Linh vợ lại khôn từ chén.
Lý Bạch vua kêu chẳng xuống thuyền.
Hầu muốn học đòi theo thế ấy.
Song lo thời thế hãy chưa yên.
***.
18. Chưa yên ta phải tính làm sao,
Cơm áo ngồi không dễ đặng nào?
Phải mượn binh sương trừ giác cỏ.
Lại đem trận gió phất cờ lau.
Đất yên cõi Việt rừng nho rậm.
Trời giúp nhà Ngu biển thánh cao.
Mới biết tài non đền nợ nước.
Dám đâu nói chuyện ẩn nguồn Đào.
Nhà thơ của quê hương và bằng hữu
Trịnh Hoài Đức
Người Minh Hương đã ba đời ở Việt Nam,
Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quang Định và Ngô
Nhân Tịnh đều là học trò của Võ Trường Toản
được người đồng thời gọi bằng biệt hiệu “Gia Định
tam gia 嘉 定 三 家”.
Tổ tiên ông là người huyện Trường Lạc, tỉnh
Phước Kiến chạy loạn Mãn Thanh ở Trấn Biên
(Biên Hoà). Ông tên tự là Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai,
sanh năm 1765, lớn lên không theo Tây Sơn nên
khi Chúa Nguyễn mất Gia Định ông tránh loạn qua
Cao Miên, về sau ra giúp Nguyễn Ánh (đỗ khoa thi
đầu tiên ở Gia Định năm 1788). Khi Gia Long lên
ngôi Trịnh Hoài Đức được phong làm Hộ Bộ
thượng thơ cử sang sứ Trung Hoa (1802 - 1803) để
cầu phong.
Sau khi đi sứ về, ông được cử làm việc ở Gia
Định thành (1805). Từ măm 1812 ông giữ chức Lễ
Bộ Thượng Thơ rồi Lại Bộ Thượng Thơ (1813 -
398 Nguyễn Văn Sâm
1816). Sau đó lại làm việc ở Gia Định1 (1816 -
1820).
Minh Mạng lên ngôi (1820) ông được triệu
về Huế giữ lại chức vụ Lại Bộ Thượng Thơ, năm
sau, 1821, được thăng lên Hiệp Biện Đại Học Sĩ coi
cả hai bộ Lại và Binh.
Ông từ trần năm 1825.
Tác phẩm:
* Gia Định thành thông chí 嘉定城通誌2.
* Cấn Trai thi tập 艮齋詩集.
* Gia Định tam gia tập 嘉定三家集.
Cũng nên nhắc lại “Gia Định tam gia tập”
gồm 6 phần trong 6 quyển:
Quyển I: Tinh dã chí
1 Với chức vụ Hiệp Tổng Trấn (tức là Phụ Tá Tổng Trấn,
Tổng Trấn lúc đó là Nguyễn Huỳnh Đức).
2 “Gia Định thành thông chí” ngay khi người Pháp mới đến
Việt Nam đã dịch ra tiếng Pháp. Bản dịch của G. Aubaret,
xuất bản theo lịnh của Bộ Trưởng Hải quân và thuộc địa
Chasseloup - Laubat (Imp. Impériale 1863) gồm 13 trang dẫn
nhập 359 trang dịch, có cả bản đồ. Tuy nhiên Aubaret đã
không dịch phần Thành Trì Chí 城 池 誌 là phần quan trọng
của bộ sách, phần nói về thương mại, giao thông cũng như
thành trì của Gia Định hồi đầu thế kỷ 19.
Văn học Nam Hà
399
Quyển II: Sơn xuyên chí
Quyển III: Cương vực chí.
Quyển IV: Phong tục chí.
Quyển V: Sản vật chí.
Quyển VI: Thành trì chí.
Với bộ sách nầy, Trịnh Hoài Đức đã cho
chúng ta biết được rất nhiều điều về đời sống,
phong tục, di tích ở Gia Định cách đây gần 200
năm mà ngày nay hoặc đã mất, hoặc thay đổi nhiều.
Tư tưởng của Trịnh Hoài Đức nằm trong các
tác phẩm1 :
* “Gia Định tam gia tập” gồm những bài thơ
của ông và của hai người bạn: Lê Quang Định và
Ngô Nhân Tịnh (cũng đều là người Minh Hương).
1 Ở đây chúng tôi nhắc lại lời đính chánh của Ngạc Xuân, Ca
Văn Thỉnh và Đông Hồ về một tác phẩm được gán cho Trịnh
Hoài Đức: “Minh Bột di ngư văn thảo”. Sách nầy các tác giả
“Việt Nam sử lược”, “Văn Đàn Bảo Giám”, “Hợp tuyển văn
thơ” đều cho là của Trịnh Hoài Đức, thật ra Trịnh Hoài Đức
chỉ có công cho khắc in lại sáng tác phẩm của Mạc Thiên
Tích vốn từ lâu bị mai một mà thôi. Cũng như ông đã cho
khắc in tập “Gia Định tam gia thi 嘉定三家詩” (tác phẩm
của ông và những người bạn).
400 Nguyễn Văn Sâm
* “Cấn trai thi tập” là quyển thơ gom góp
những bài ông sáng tác trong khoảng 1782 - 1818.
Tập nầy đã được khắc in; gần đây Sở Nghiên Cứu
Tân Á, (thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á)
dưới sự điều khiển của Giáo Sư Trần Kinh Hòa, đã
cho in lại. Theo đó, Cấn Trai thi tập gồm 5 phần:
1. Tựa và bạt của tác giả và 3 người đồng
triều: Nguyễn Địch Cát, Ngô Thời Vị, Cao Huy
Dược.
2. Thối thực truy biên tập 退 食 追 編 集 :
gồm 127 bài thơ sáng tác từ 1782 đến 1801.
3. Quan Quang tập 觀 光 集 : gồm 152 bài
thơ sáng tác từ 1802 đến 1803 khi tác giả đi sứ1.
4. Khả dĩ tập 可 以 集: gồm 48 bài thơ và
văn xuôi, sáng tác từ 1804 đến 1818.
5. Tự truyện: ghi về gia đình, hoạn lộ, cuộc đi
sứ, và lý do ấn hành tập thơ nầy, đề năm thứ 18 đời
Gia Long (1819).
Trong chiều hướng tìm hiểu văn học Nam
Hà, chúng tôi chỉ nói về “Thối thực truy biên tập”
và tìm hiểu tư tưởng của Trịnh Hoài Đức trong gia
1 Ở Việt Nam các nhà viết văn học tách rời ra và cho rằng
Trịnh Hoài Đức có “Cấn trai thi tập” và “Bắc sứ thi tập”; thật
ra “Bắc sứ thi tập” là “Quan Quang tập” và nằm trong “Cấn
trai thi tập”.
Văn học Nam Hà
401
đoạn 1782 - 1801 mà thôi. Phần còn lại của tư
tưởng ông, nếu có thể chúng tôi sẽ viết tiếp khi nói
về văn học Nam Kỳ Lục tỉnh.
“Thối thực truy biên tập” gồm 127 bài thơ
chia ra như sau:
- Ngũ ngôn tuyệt cú: 3 bài.
- Ngũ ngôn luật: 15 bài.
- Thất ngôn tuyệt cú: 10 bài.
- Thất ngôn luật: 99 bài.
Qua số thi phẩm Trịnh Hoài Đức sáng tác
trước năm 1802 ta ghi nhận được phần nào con
người của ông, một con người nhiều tình cảm:
- Yêu mến thiên nhiên, thân thuộc với sinh
hoạt của đồng quê Việt Nam.
- Bộc lộ tình thương với nhân dân, với bạn
hữu, với người chung quanh.
A. Trịnh Hoài Đức, người mô tả sinh hoạt
thôn quê.
Mặc dầu là người Minh Hương, Trịnh Hoài
Đức rất gắn bó với vùng đất Nam Hà nói riêng, đất
nước Việt Nam nói chung, miền quê hương đã nuôi
dưỡng ông.
Tình cảm của ông bộc lộ bằng nhiều bài thơ,
trong đó nếp sống người dân miền thôn dã đã được
quan sát tỷ mỷ và ghi nhận một cách tinh tế. Có thể
402 Nguyễn Văn Sâm
nói ông đã hòa đồng tâm hồn mình với sinh hoạt
miền quê bởi vì nó yêu mến, có cảm thấy thân
thuộc với những hoạt cảnh chung quanh mới ghi lại
được những hình ảnh tế vi, những công việc tầm
thường, không tên của người dân vùng rẫy bái.
Trong thơ ông, người đọc gần như không thấy cảnh
mùa thu bên Trung Quốc, cảnh tuyết rơi, cành liễu
rủ những cảnh nhà thơ không thấy mà tả, trái lại
thơ ông là một bức ảnh chụp đời sống, công việc
của đồng quê với những cố gắng tranh thủ cùng
thiên nhiên để tự tồn của những người dân đi khai
phá vùng đất mới.
Bài thơ “Chu thổ sừ vân” ông ghi lại cảnh tận
lực của người dân trong việc phá rừng, tưới nước,
cày bừa để khai thác vùng đất hoang phế mà những
người trước ở đây đã không biết tận dụng:
Nguyên văn:
鎮 邊 朱 土 海 之 陬
破 曉 鋤 雲 牧 子 儔
赤 縣 昏 霾 犁 殆 盡
黑 壚 蕪 穢 闢 將 周
雨 饒 山 澗 晨 開 堰
草 裕 春 堤 晚 放 牛
萬 頃 胭 霞 收 拾 足
Văn học Nam Hà
403
歸 來 初 月 荷 肩 頭
Phiên Âm:
Trấn Biên chu thổ hải chi tưu?
Phá hiểu sừ vân mục tử trù.
Xích huyện hôn mai lê đãi tận,
Hắc lô vu uế tịch tương chu.
Vũ nhiêu sơn giản thần khai yển.
Thảo dụ xuân đê vãn phóng ngưu.
Vạn khoảnh yên hà thu thập túc,
Qui lai sơ nguyệt hạ kiên đầu.
(Chu thổ sừ vân)
Tạm dịch:
Nơi Trấn Biên có miền đất đỏ.
Liền biển xanh một dải mênh mông.
Trời hôm vừa lóe rạng đông,
Từng đàn lũ lượt ra công dựng làng.
Gần đô thị cây hoang phá rạp,
Đất đen xì vỡ nát dưới tay.
Nhờ mưa khe núi nước đầy,
Sáng đi tháo đập nuôi cây tốt vườn.
Mùa xuân tới bờ đê cỏ mượt,
Chiều trẻ con mặc sức chăn trâu.
Muôn vườn sương khói một màu.
Người người ra sức cùng nhau cấy cày.
Trăng non vừa gác mái tây,
Nông phu vác cuốc khoan thai đi về.
(Đất đỏ bừa trong mây)
404 Nguyễn Văn Sâm
Trong thơ của Trịnh Hoài Đức ta còn thấy cả
hoạt cảnh của nông thôn như nhóm chợ dưới bóng
đa, tiều phu ra quán mua rượu, nông phu đi xem
bói, trai tráng giữ gìn làng xóm. Sản phẩm căn bản
của miền quê như thịt thú rừng, tôm cá ... cũng
được ông nói đến. Tất cả những chi tiết đó họp lại
trong một bài thơ Đường có thể làm mất thi vị phần
nào nhưng bù lại bộc lộ được một tình yêu bao la,
vô bờ của tác giả đối với miền đất ông đang sống,
bởi vì chính những thứ đó đã tạo cho ông niềm
rung cảm, ông yêu thích những sinh hoạt, những
tình tiết mà người khác có thể bảo là tầm thường.
Bài “Ngư tân sơn thị” được tạo bằng những yếu tố
rất “tầm thường” đó:
Nguyên Văn:
翠 藹 山 屏 障 水 鄉
榕 陰 蔽 芾 市 廛 涼
田 禽 獵 獸 充 松 肆
篦 蜆 罾 魚 滿 竹 坊
買 酒 樵 歸 酤 店 寂
占 年 農 返 卜 亭 荒
舟 車 幸 免 憂 強 盗
林 藪 英 雄 任 職 方
Phiên Âm:
Văn học Nam Hà
405
Thúy ái sơn bình chướng thủy hương,
Dung âm tế phế thị triền lương.
Điền cầm liệp thú sung Tùng tứ,
Tì hiện tăng 1 ngư mãn Trúc phường.
Mãi tửu tiều qui cô điếm tịch.
Chiêm niên nông phản bốc đình hoang.
Chu xa hạnh miễn ưu cường đạo,
Lâm tẩu anh hùng nhậm chức phương.
(Ngư tân sơn thị)
Tạm Dịch:
Sông xanh, núi biếc chắn bình phong,
Bóng mát cây đa, buổi chợ đông.
Săn bắn, chợ Tùng nhiều giống thú,
Đó đăng, phố trúc lắm cá sông.
Rượu xong tiều lại, hàng thêm vắng,
Quả được nông về, miếu trống không.
Lui tới xe thuyền không sợ cướp,
Khắp nơi, hào kiệt đã đề phòng.
(Phiên chợ núi bến cá)
Hình Minh Đức dịch.
Tình cảm của ông đối với vùng quê nơi ông
trú ngụ bộc lộ ở cả những chi tiết nhỏ nhặt của địa
phương: Một cái chợ nhỏ, một cây cầu trong xóm,
một con sông, một vọng gác, một ánh lửa chài. Ông
yêu mến những thứ đó và cho rằng cuộc sống hiền
1 Bản cũ, phần chữ Hán đánh chữ cổ 罟, sửa là tăng 罾 theo
phần phiên âm thì mới thuận liêm luật.
406 Nguyễn Văn Sâm
hòa, bình dị sung túc của dân địa phương có được
nhờ sự cần mẩn làm việc: bài “Mỹ Tho dạ vũ”.
Nguyên Văn:
美 湫 夜 雨 z
濯 纓 唱 罷 月 沈 西
灑 淅 湫 江 雨 正 淒
槐 市 潮 堆 榆 莢 串
棕 橋 雲 擁 石 牛 泥
光 寒 柳 浦 漁 船 火
聲 濕 梅 城 戍 寨 鼙
萬 頃 明 朝 呈 合 穎
桑 林 無 事 禱 虔 齏
Phiên Âm:
Trạc anh xướng bãi nguyệt trầm tê,
Tiêu tích Tho giang vũ chính thê.
Hòe thị trào đôi du giáp quán,
Tông kiều vân ủng thạch ngưu nê.
Quang hàn liễu phố ngư thuyền hỏa,
Thanh thấp mai thành thú trại bề.
Vạn khoảnh minh triêu trình hợp dĩnh,
Tang lâm vô sự đảo kiền tê.
(Mỹ Tho dạ vũ)
Văn học Nam Hà
407
Tạm dịch:
Hát khúc “trạc anh”(1), trăng gác tê.
Mưa đêm sông Mỹ, kéo lê thê.
Nước giăng Hòe thị, du thành đống.
Mây phủ Tông kiều, trâu (2) bị che
Bến liễu, lửa chài soi bóng lạnh,
Thành mai, tiếng trống vọng tư bề.
Sáng mai, lúa trổ tràn đồng rụông,
Đâu phải Tang lâm (3) đợi mưa về!
(Mưa đêm ở Mỹ Tho)
Huỳnh Minh Đức dịch
Tình cảm của Trịnh Hoài Đức với đồng quê,
ruộng vườn, sinh hoạt của miền Nam còn bộc lộ
trong nhiều bài thơ khác nằm ở tập “Thối thực truy
biên” xin trích ra đây 2 bài:
- Tạp vịnh về cảnh thôn quê ở Long Tịch.
- Mùa thu với người làm ruộng.
1 Trạc anh: giặt giải mũ; Khuất Nguyên, bài ngư phủ từ có
câu: “ Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngô anh” =
nước sông Thương Lang trong ta có thể giặt giải mũ. Ở đây
có lẽ dân chúng hát một bài ca tụng cảnh đẹp của sông ở Mỹ
Tho.
2 Trâu: con trâu đá, xưa bên Trung Quốc cầu đá, chân thường
được đẽo hình con trâu. Đây có nghĩa chân cầu.
3 Tang Lâm: Vua Thành Thang nhà Thương cầu đảo ở rừng
Tang lâm khi nước nhà bị hạn hán.
408 Nguyễn Văn Sâm
Nguyên Văn:
I.
學 童 霜 履 虹 橋 去
釣 叟 烟 凌 水 滸 歌
村 落 生 捱 勤 少 婦
簷 前 邀 月 揀 棉 花
II.
地 枕 晨 昏 南 北 市
門 迎 潮 汐 去 來 舟
夜 深 風 過 花 窗 下
嘈 贊 書 聲 傍 水 流
龍 席 村 居 雜 咏
Phiên Âm:
I. Học đồng sương lý hồng kiều khứ,
Điếu tẩu yên lăng thủy hử ca.
Thôn lạc sinh nhai cần thiếu phụ,
Thiềm tiền yêu nguyệt giản miên hoa.
***
II. Địa chẩm thần hôn Nam Bắc thị,
Môn nghinh triều tịch khứ lai chu.
Dạ thâm phong quá hoa song hạ.
Tào tán thư thanh bạng thủy lưu.
Văn học Nam Hà
409
(Long Tịch thôn cư tạp vịnh)
Tạm Dịch:
I. Cầu vòng, trò nhỏ trong sương sớm.
Ông lão buông cần cất tiếng ca.
Lặn lội thân cò người thiếu phụ,
Ngồi trông trước cửa nhặt cành hoa.
***
II. Bắc Nam, phiên chợ khi hôm sớm,
Xuôi ngược, ghe thuyền nước thủy triều.
Gió thổi cửa hoa, đêm sắp sáng.
Rì rào đọc sách, nước trôi nhiều.
(Tạp vịnh về cảnh thôn quê ở Long
Tịch)
Nguyên Văn:
田家 秋 雨
禾 稻 離 離 草 樹 秋
田 家 三 五 曲 江 流
耳 生 黍 黑 聲 偏 細
雨 足 苔 黃 滑 未 收
破 塊 寒 催 畦 畔 雁
霑 坭 淨 洗 隴 頭 牛
攜 壺 擬 慶 豐 年 澤
簑 笠 農 夫 訪 酒 舟
410 Nguyễn Văn Sâm
Phiên Âm:
Hòa đạo ly ly thảo thụ thu,
Điền gia tam ngũ khúc giang lưu.
Nhĩ sinh thử hắc thanh thiên tế,
Vũ túc đài hoàng hoạt vị thu.
Phá khối hàn thôi huề bạn nhạn,
Triêm nê tịnh tẩy lũng đầu ngưu.
Huề hồ nghĩ khánh phong niên trạch,
Toa lạp nông phu phóng tửu chu.
(Điền gia thu vũ)
Tạm Dịch:
Cỏ cây hiu hắt, lúa đòng đòng,
Đây đó dăm nhà dọc bến sông.
Mưa nhẹ, lúa đen chừng nảy nhánh,
Mưa dầm, rong ướt, độ vàng đồng.
Nhạn nấp vỡ đê, tràn tung cánh.
Trâu nằm ghềnh ướt, ngập cánh đồng.
Được mùa ta quảy theo bầu rượu,
Áo nón rượu ghe mấy bác nông.
(Mưa thu với người làm ruộng)
Yêu mến, thân thuộc với sinh hoạt đồng quê
vùng Gia Định để đem những hình tượng nầy vào
thi phẩm mình, Trịnh Hoài Đức vẫn thấy chưa đủ,
ông còn sống với những sinh hoạt đó, đi xa ông
tưởng nhớ và muốn gặp lại, ông hình dung trong trí
những phong cảnh nơi mình đã từng sống, từng
thân thiết và tự hỏi ở quê nhà có ai thưởng thức các
cảnh đẹp đó không.
Văn học Nam Hà
411
Bài thơ “Mùa thu đất khách cảm tác” bộc lộ
lòng nhớ nhung của ông khi sống ở đất “Biển Hồ”.
Nguyên văn:
秋 日 客 中 作
陶 朱 慣 逐 五 湖 遊
薤 簞 涼 回 不 覺 秋
蜂 鼓 胡 群 迎 水 起
雞 銀 唐 賈 換 榔 投
將 蕪 松 菊 空 來 月
正 美 蓴 鱸 尚 繫 舟
虛 負 家 庄 重 九 約
棉 花 狂 絮 亂 撩 愁
Phiên âm:
Đào Chu quán trục Ngũ hồ du,
Giới đạn lương hồi bất giác thu.
Phong cổ Hồ quần nghinh thủy khởi.
Kê ngân Đường cổ hoán lang đầu,
Tương vu tùng cúc không lai nguyệt,
Chính mỹ thuần lô thượng hệ chu.
Hư phụ gia trang trùng cửu ước,
Miên hoa cuồng nhứ loạn liêu sầu.
(Thu nhật khách trung tác)
412 Nguyễn Văn Sâm
Tạm dịch:
Đào Chu quen thói ngũ Hồ du,
Chiếu lạnh đêm nằm chẳng chở thu.
Chiêng trống dân Hồ mê đón nước,
Trút tiền chú Khách đón mua cau.
Cúc tùng hoang dại, trăng suông bóng,
Thuyền buộc lòng ai nhớ cá rau.
Trùng cửu hẹn rồi, lên dạo núi.
Hoa bay tản mạn, khiến ai sầu.
(Mùa thu đất khách cảm tác)
B. Trịnh Hoài Đức, người bộc lộ tình cảm với
thời thế, bạn bè.
Là người giàu tình cảm, yêu thích những hình
ảnh nhỏ nhặt của thôn quê rẫy bái, Trịnh Hoài Đức
còn để lòng mình đi xa hơn: thơ ông bộc lộ lòng ưu
ái với bạn bè, thời thế. Với bạn, khi phải chia tay
ông bịn rịn, âu sầu; bạn đi, ông nhìn mọi vật dưới
khía cạnh buồn thảm: chim liệng chập chờn, mây
bay mờ mịt, và than thở không biết bao giờ gặp lại
bạn.
Trong “Thối thực truy biên tập” những bài
thơ tiễn bạn rất nhiều, xin trích ra đây bài “Tiễn
Ngô Nhữ Sơn đi Quảng Đông”.
Nguyên văn:
送 吳 汝 山 之 廣 東 :
Văn học Nam Hà
413
惜 別 相 酬 酒 慢 斟
霸 橋 詩 句 不 成 吟
家 貧 母 病 吾 多 累
國 亂 鄉 離 汝 遠 臨
龍 席 差 池 飛 燕 羽
虎 門 寤 寐 暮 雲 心
太 平 慶 會 知 何 日
淚 滴 悲 絲 動 古 今
Phiên âm:
Trích biệt tương thù tửu mạn châm,
Bá kiều thi cú bất thành ngâm.
Gia bần, mẫu bệnh, ngô đa lụy,
Quốc loạn, hương ly, nhữ viễn lâm.
Long tịch si trì phi yến vũ,
Hổ môn ngộ mị mộ vân tâm.
Thái bình khánh hội tri hà nhật,
Lệ thích bi ty động cổ câm.
(Tống Ngô Nhữ Sơn chi Quảng Đông)
Dịch thơ:
Thù tạc vơi đầy chén tiễn đưa;
Bá Kiều (1) ngâm chẳng trọn vần thơ.
1 Cầu ở phía đông huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, bắc
ngang sông Bá Thủy, người xưa phần nhiều tiễn biệt ở đó.
414 Nguyễn Văn Sâm
Nhà nghèo, mẹ bệnh, tôi nhiều lụy,
Nước loạn, quê lìa, bạn lánh xa.
Long Tịch (1) xập xòe chim én liệng,
Hổ Môn (2) thức ngủ ánh mây mơ.
Bao giờ mở hội thanh bình nhỉ?
Lệ nhỏ, ngàn xưa não tiếng tơ.
(Tiễn Ngô Nhữ Sơn đi Quảng Đông)
Bài thơ trên còn bộc lộ tình yêu quê hương và
mối cảm khái của ông đối với thời thế, ông than thở
vì mình phải lìa xa quê mẹ và buồn bã vì chinh
chiến kéo dài (Thái bình khách hội tri hà nhật! ).
Trong bài “Thương loạn” nỗi đau buồn của
ông khi chứng kiến cảnh loạn ly còn nhiều hơn
nữa. Ông khóc vì sự khổ ải của dân chúng, vì cảnh
chết chốc tràn đầy mọi nơi, vì thảm trạng thê lương
giãi bày trước mắt. Ông trách trời cao đã không
nhìn thấy những hình ảnh đó.
Giọng văn ông bi thiết, oán trách tỏ mối cảm
hoài rất sâu đậm, tình cảm bộc lộ vì chứng kiến sự
đớn đau của người chung trong thơ Trịnh Hoài Đức
thật bao la:
Nguyên văn:
傖 亂 :
1 Tên thôn của tác giả.
2 Cửa bể ở Quảng Đông.
Văn học Nam Hà
415
回 首 京 華 淚 暗 垂
生 民 荼 毒 市 朝 移
柳 營 雨 急 將 星 墜
花 縣 春 荒 戰 馬 馳
飽 食 鴉 鴉 郊 噪 喜
無 依 燐 鬼 夜 啼 悲
江 流 半 是 英 雄 血
真 宰 冥 冥 知 不 知
Phiên âm:
Hồi thủ kinh hoa lệ ám thùy,
Sinh dân đồ độc thị triều di.
Liễu doanh (1) vũ cấp tướng tinh trụy,
Hoa huyện (2) xuân hoang chiến mã trì.
Bão thực nha nha giao táo hỉ,
Vô y lân quỷ dạ đề bi.
Giang lưu bán thị anh hùng huyết3,
Chân tể minh minh tri bất tri?
(Thương loạn)
1 Trại Tế Liễu, đời Hán, Chu Á Phu đi đánh Hung Nô, đóng
quân ở Tế Liễu. Về sau, người ta dùng từ ngữ “Doanh Liễu”
để chỉ trại quân.
2 Đời Tấn, Phan Nhạc làm quan lệnh huyện Hòa Dương,
khắp trồng nhiều đào, lý, vì thế gọi là Hoa huyện.
3
416 Nguyễn Văn Sâm
Tạm dịch:
Kinh sư nhòa lệ ngoảnh đầu trông,
Triều chợ, sinh linh cảnh hãi hùng.
Doanh Liễu mưa mau, sao tướng rụng.
Huyện Hoa xuân vắng, chiến câu giong,
No nê đàn quạ kêu mừng rỡ,
Vất vưởng ma trơi hú não nùng.
Pha máu anh hùng, sông một nửa;
Trời cao mờ mịt biết hay không ?
(Cảm thương cảnh loạn lạc)
(Nguyễn Khuê dịch)
Tình cảm bộc lộ với bạn bè, với thời thế
trong thơ của Trịnh Hoài Đức có thể đặc trưng
trong hai bài khóc Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Hai bài rất hay, dễ gây cảm xúc cho người
đọc, đồng thời biểu hiện được khí tiết anh dũng của
những người chết theo thành Bình Định. Nếu Đặng
Đức Siêu thành công với bài văn tế nhờ lời văn bi
thiết thì Trịnh Hoài Đức cũng rất đáng được lưu ý
nhờ ông trình bày được thái độ ung dung, điềm tĩnh
trước cái chết (hỏa đồng tâm cộng xích, bồi tửu
tùng dung) của hai vị tướng cùng chết theo thành.
Hai bài thơ còn ca tụng Võ Tánh, Ngô Tùng
Châu, coi những vị nầy như những người có công
lớn với quốc gia, đáng được miếu đường tế tự:
Nguyên văn:
Văn học Nam Hà
417
三 載 身 經 百 戰 中
城 孤 糧 絕 困 英 雄
突 圍 不 忍 心 為 席
報 國 惟 知 我 匪 躬
八 角 火 同 心 共 赤
千 秋 名 與 日 爭 紅
他 年 擬 倣 雲 苔 畫
相 將 應 推 弟 一 功
**
平 生 所 學 已 收 功
杯 酒 從 容 節 慨 雄
一 死 為 仁 酬 帝 卷
千 秋 南 越 振 文 風
妖 氛 辟 易 寒 西 賊
義 氣 昭 回 並 武 公
從 此 知 鄉 多 有 後
綿 綿 祭 祀 國 家 同
Phiên âm:
I. Tam tải thân khinh bách chiến trung,
418 Nguyễn Văn Sâm
Thành cô lương tuyệt khốn anh hùng,
Đột vi bất nhẫn nhân vi tịch.
Báo quốc duy tri ngã phỉ cung.
Bát giác hỏa đồng tâm cộng xích,
Thiên thu danh dữ nhật trang hồng,
Tha niên nghĩ phỏng vân đài hoạ.
Tướng tướng ưng suy đệ nhất công.
****
II. Bình sinh sở học dĩ thu công
Bồi tửu tùng dung tiết khái hùng.
Nhứt tử Qui Nhơn thù đế quyển,
Thiên thu Nam Việt chấn văn phong.
Yên phân (w1) tích dịch hàn Tây tặc.
Nghĩa khí chiêu hồi tịnh Võ công.
Tùng thử tri khanh đa hữu hậu,
Miên miên tế tự quốc gia đồng (2).
1 Bản in do Southeast Asia studies section, New Asia
Research Instute, xuất bản năm 1962 tại Hương Cảng đề là
“Yêu Khí” như vậy vừa thất niêm vừa trùng với chữ “Nghĩa
khí” ở câu dưới. Ở đây chúng tôi theo bản khắc cũ hiện tàng
trữ tại Viện Khảo Cổ.
2 Hai bài nầy trong nguyên bản không thấy đề tựa, chỉ có
đoạn văn của tác giả, xin dịch ra đây để góp một phần sử liệu
về việc thành Bình Định:
Tháng tư năm Kỷ Vị quân vua chiêu hàng thành Qui Nhơn,
sai Chưởng Hậu quân Bình Tây Tham Thừa Tướng Quân
Quận công Võ Tánh, Lễ Bộ Chánh Hầu Ngô Tùng Châu trấn
giữ tháng mười hai. Ngụy tướng Nguyễn Diệu (Trần Quang
Diệu) đem đại binh vây hãm tháng tư năm Canh Thân. Quân
Văn học Nam Hà
419
Dịch thơ:
Trăm trận ba năm ở giữa vòng,
Thành cô, lương hết, khốn anh hùng.
Phá vây chẳng nỡ đem người thí,
Báo quốc riêng bền giữ dạ trung.
Bát giác lòng son cùng lửa đỏ,
Thiên thu danh rạng sánh trời hồng.
Đài mây những nghĩ sau nầy họa,
Văn võ nên tôn đệ nhất công.
***
Bình sinh sở học đã nên công,
Chén rượu ung dung, tiết tháo hùng.
Một chết Qui Nhơn đền nghĩa Chúa,
vua cứu viện, chưa giải vây được, mùa hạ năm Tân Dậu ngự
giá thừa hư tiến chiếm Phú Xuân, lại ra lệnh sai Khâm Sai
Chưởng Tả quân Bình Tây Tướng quân Quận Công Lê Văn
Duyệt tiến đóng Quãng Ngãi, đánh sau lưng giặc. Tôi phụng
mệnh theo quân cấp phát lương hướng. Bãy giờ thành Qui
Nhơn bị vây lâu, trong ngoài cách trở. Hai ông Võ và Ngô
không nỡ phá vòng vây thoát thân, sợ tướng sĩ chết nhiều, mà
trong thành những tướng sĩ đầu hàng cũng lắm phen mưu việc
lạ, nhiều người ban đêm dòng dây xuống dưới thành để trốn,
lại thêm trong thành lương hết; ngày hai mươi bảy tháng năm,
ông Võ lên lầu bát giác tự thiêu trước, ông Ngô uống thuốc
độc tử tiết, để lệnh cấm hủy quân dụng, toàn thành ngụy cầu
sự sống cho ba quân. Tin buồn đến Quảng Nghĩa, mọi người
đều thương xót. Tôi nhân khóc hai ông, làm thơ ghi tiết của
hai bậc danh thần mà thôi, không phải dùng thơ để “kêu”.
420 Nguyễn Văn Sâm
Nghìn Thu Nam Việt chấn văn phong.
Hơi tà lui sợ, run Tây tặc (1)
Khí nghĩa đời soi, sánh Võ Công (2)
Mới biết từ đây ông có hậu,
Phụng thờ mãi mãi với non sông (3)
Chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu cặn
kẽ con người của Trịnh Hoài Đức bộc lộ qua tất cả
thơ văn của ông, chúng tôi chỉ xin ghi lại một vài
bài thơ có tính cách tiêu biểu. Tuy nhiên ta cũng
nhận được tình cảm phong phú của tác giả với quê
hương thứ hai của ông qua các bài thơ ghi lại
những sinh hoạt của ruộng đồng Gia Định, với bạn
bè, với thời cuộc.
Không phải con người của Trịnh Hoài Đức
chỉ có bấy nhiêu, ông còn đáng cho ta chú ý vì có
một nhân sinh quan cao đẹp: không cầu danh lợi
“nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”, chỉ thích thiên
nhiên, thong dong không vướn bận. Bài thơ “Tửu
điếm xuân du” của ông bộc lộ đầy đủ đặc tính của
người có khuynh hướng thoát trần.
1 Quân Tây Sơn.
2 Võ Tánh.
3 Nguyên chú: Ngô Tùng Châu không có con nối. Khi dẹp
yên giặc, Võ Tánh được gia tăng Trung Hưng Đệ Nhất Công
Thần Thái Úy Quốc Công, Ngô Tùng Châu được gia tăng
Thái Tử Thái Sư Quốc Công, được tế vào mùa xuân và mùa
thu, mỗi ông lại được ban tự điền, dân phu thủ mộ theo đẳng
cấp khác nhau, ân trạch rất nhiều.
Văn học Nam Hà
421
Nguyên văn:
酒 店 春 遊 :
乘 興 飄 然 縱 玉 蹤
東 風 相 引 向 臨 邛
青 帘 招 飲 垂 新 柳
翠 蓋 迎 賓 挺 古 松
春 思 無 涯 隨 處 樂
人 生 適 意 幾 時 逢
解 闌 為 問 纓 塵 客
五 斗 如 何 酒 一 鍾
Phiên âm:
Thừa hứng phiêu nhiên túng ngọc tung,
Đông phong tương dẫn hướng lâm cung.
Thanh liêm chiêu ẩm thùy tân liễu,
Thúy cái nghênh tân đĩnh cổ tùng.
Xuân tứ vô nhai tùy xứ lạc,
Nhân sinh thích ý kỷ thời phùng.
Giải lan vị vấn anh trần khách,
Ngũ đẩu như hà tửu nhất chung?
(Tửu điếm xuân du)
Tạm dịch:
Nhân hứng thung dung dạo khắp vùng.
422 Nguyễn Văn Sâm
Gió đông dẫn lối đến Lâm Cung (1)
Rượu mời, liễu mới cờ xanh phất.
Khách đón, tùng xưa lọng biếc giong.
Xuân tứ mênh mông tùy chốn hưởng.
Nhân sinh mấy thuở thỏa lòng mong
Lợi danh hỏi khách khi tàn cuộc:
Năm đấu bằng chăng rượu một cung ?
(Chơi xuân quán rượu)
Trước khi chấm dứt phần nghiên cứu về
Trịnh Hoài Đức xin dẫn ra đây bài thơ đầu tiên
trong tập “Thối thực truy biên” thay lời kết luận để
chúng ta thấy thêm một khía cạnh khác của tác giả:
ý súc tích, văn bóng bẩy, cô đọng: “Liên” vừa mô
tả những tính chất của sen vừa ngụ ý trình bày sự
hàm dưỡng của mình.
Nguyên văn:
蓮 :
鬥 雪 委 梅 先
擎 霜 留 菊 後
自 行 乎 夏 時
長 養 千 年 藕
Phiên âm:
1 Tên đất thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Đời Hán Tư Mã Tương Như
đến Lâm Cung, Trác Văn Quân trốn theo Tương Như tại đây.
Văn học Nam Hà
423
Đấu tuyết ủy mai tiên,
Kình sương lưu cúc hậu.
Tự hành hồ hạ thời.
Trường dưỡng thiên niên ngẫu.
(Liên)
Tạm dịch:
Chống tuyết giao mai trước.
Che sương để cúc sau.
Tự đi vào mùa hạ,
Mầm sen sống rất lâu.
(Sen).
Phụ lục I
18 BÀI THƠ KHI ĐI SỨ
Tác phẩm của Trịnh Hoài Đức.
1. Vuông tròn trời đất nói khôn cùng,
Tháng bảy ngày rằm đến Quảng Đông.
Kẹo kéo lăng nhăng nhai chẳng đứt,
424 Nguyễn Văn Sâm
Tơ vò rối rắm gỡ hầu xong.
Nửa năm cơm thịt đôi tên khách.
Ngàn dặm non sông một cái tròng.
Chừ gặp cố nhân bày khoản khúc,
Kẻo đây thương đó, đó ngùi trông.
***
2. Ngúi trông nên phải gắng chìu lòn,
Tháng Tý ngày Dần đến Úc Môn.
Ngàn dặm ơn sâu lai láng biển,
Muôn trùng nghĩa nặng chập chồng non.
Dưới trời ai dễ không tôi chúa.
Trên đất người đều có vợ con.
Đồ sộ vật chi xem hỡi đấy,
Chẳng sau chẳng trước chẳng đen mòn.
***
3. Đen mòn sao đặng nghĩ cùng ta.
Năm nỉ cùng nhau việc cửa nhà.
Ít sống xưa nay người bảy chục,
Nhiều lo lui tới đạo năm ba.
Trăng tròn mặt ủ mây chưa vén.
Biển mặn lòng thường nước khó pha.
Cây có diễm vàng soi tỏ dạ,
Dễ đâu chẳng biết sự nhưng là.
***
4. Nhưng là muốn mở nẻo chông gai.
Bao quản đường xa mấy dặm dài.
Dưới nguyệt tham vui nên rót chén.
Trong sương chịu lạnh bởi tầm mai.
Đã cam mình chịu cây vô dụng,
Văn học Nam Hà
425
Chớ nệ ai chê đứa bất tài.
Nghĩ kể hai trăm năm có lẻ,
Xin đừng lần lựa sự nay mai.
***.
5. Nay mai còn có việc chưa tường,
Huống đã xa xuôi mấy dặm trường.
Dường nọ phải chăng còn nhộn nhộn,
Sự nầy khôn dại hãy ương ương.
Chanh ranh bởi đó sao lăng líu,
Mắc mỏ vì ai khéo vấn vương.
Trình với bao nhiêu người quyến thức.
Đem lòng quân tử mặc đo lường.
***
6. Đo lường lại giận sự con cua.
Tưởng đến càng thêm nỗi đắng chua.
Mây mịt mù che trời nhớ bạn,
Nước mênh mông chảy bể trông vua.
Đi cờ nhắm đó tay không thấp.
Điểm nước lo ai cuộc chẳng thua.
Cho biết làm người thì phải vậy.
Dễ đây chẳng biết một bàn vùa.
***
7. Một bàn vùa sạch đám hoang hung.
Phong cảnh như vầy phỉ luống trông.
Lối vịnh năm ba thuyền đỗ liễu.
Đêm non bảy tám hạc về tòng:
Vật còn chút biết trời khuya sớm,
Người dễ không hay đất lạnh lùng.
Nghĩ thấy chín trùng chưa khỏe gối.
426 Nguyễn Văn Sâm
Dám đây mình chịu phận thong dong.
***
8. Thong dong như vậy ít ai bì,
Mượn mõ làm vui dễ khó chi.
Thu hướng tám bài thơ Đỗ Phủ,
Đông ngâm một bức họa Vương Duy.
Cầm xoang chấm phím thương tri kỷ.
Cờ sắp thua con học chính sư.
Nguôi thế thì thôi nguôi dễ đặng.
Nguôi thì dễ đặng khó chi chi.
***
9. Chi chi nghe đến tấm lòng xiêu,
Chập chỗi tỳ bà dán hận nhiều.
Riêng trách chẳng vàng người vẽ dạng.
Tây than không bạc nịnh mua yêu,
Đất Hồ hoa ủ màn không lạt,
Trời Hán trăng tròn bóng xế theo.
Bao quản ngọc quan tình mấy dặm.
Mưa sầu gió thảm thuở Ban Siêu.
***
10. Ban Siêu bên núi bóng cờ giơ,
Tuyết trải năm ba hãy đợi chờ.
Lố dạng ác vàng lòng có Hán,
Liếc xem tuyết bạc mắt không Hồ.
Chống sương một cán cờ ngay thẳng.
Trải gió năm canh dãi phất phơ.
Vái hỏi xanh xanh kia biết chẳng.
Ngày nào về đặng nước nhà xưa?
***
Văn học Nam Hà
427
11. Nước nhà xưa có phụ chi ai,
Nhắn với bao nhiêu kẻ cõi ngoài.
Gắng sức dời non khoan nói tướng,
Trải lòng nâng vạc mới rằng trai.
Nắng sương chưa đội trời chung một
Sông núi đừng cho đất rẽ hai.
Giúp cuộc Võ, Thang ra sức đánh.
Người coi để tiếng nhắc lâu dài.
***
12. Lâu dài mong trả nợ quân thân,
Bao quản đường xa gánh nặng hoằng.
Chớp lụy anh hùng khi tác biệt,
Bày lòng trung nghĩa đạo vi thần.
Con ve mới dứt hơi kêu Hạ,
Cái võ mò canh tiếng khóc Xuân.
Gió thảm mưa sâu đang dập dã,
Bút hoa mượn chép sự khùng khằng.
***
13. Khùng khằng lại giận đứa lăng nhăng.
Sấm tối mưa mai gẫm chẳng bằng.
Bến nước mười hai đưa chiếc lá,
Đất bằng hai bảy đợi con trăng. (2x7=14)
Thương đây lại dặn đường thương lảng.
Nhớ đó thôi thì chớ nhớ săn
Mối nợ sự duyên ai có hỏi,
Xưa nay cũng một tấm lòng chăng.
***.
14. Tấm lòng chăng phải phải phân trần,
Ít nói là người dưỡng tính chân,
428 Nguyễn Văn Sâm
Đã bện bó rơm làm đứa quỷ,
Lại trau cục đá tượng ông thần.
Dù chưa đất phấn tô gương mặt,
Sẵn có cây đa cậy tấm thân.
Cũng muốn đem mình đi thế ấy,
Đem mình đi thế ấy bần thần.
***
15. Bần thần lại giận đứa xung xăng,
Quán Sở lầu Tần đã mấy trăng.
Phới phới mưa Xuân hang dễ lấp,
Chan chan nắng hạ lửa đang bừng.
Thu trao thư nhạn lời no ấm
Đông gặp tin mai chuyện khó khăn.
Trời đất bốn phương non nước ấy,
Làm chi nên nỗi việc lăng nhăng.
***
16. Lăng nhăng bữa díp sự hoang đàng.
Tiệc ngọc thuyền qua bạn đãi đằng.
Than phận lênh đênh đào thớ lợ.
Trách duyên lạc lẽo liễu xây quàng.
Con trăng nhắm bóng cây mai bạc.
Dì gió đưa duyên đóa cúc vàng
Ơn đội chúa Xuân cơn gặp gỡ.
Cơi trầu chén rượu dám mê man.
***
17. Mê man cho đến Bụt là Tiên.
Năm đầu năm hãy giả dạng điên.
Vui sẵn trước hoa vài đóa cúc.
Lo chi trong đãy một đồng tiền.
Văn học Nam Hà
429
Lưu Linh vợ lại khôn từ chén.
Lý Bạch vua kêu chẳng xuống thuyền.
Hầu muốn học đòi theo thế ấy.
Song lo thời thế hãy chưa yên.
***.
18. Chưa yên ta phải tính làm sao,
Cơm áo ngồi không dễ đặng nào?
Phải mượn binh sương trừ giác cỏ.
Lại đem trận gió phất cờ lau.
Đất yên cõi Việt rừng nho rậm.
Trời giúp nhà Ngu biển thánh cao.
Mới biết tài non đền nợ nước.
Dám đâu nói chuyện ẩn nguồn Đào.
HỒ TRƯỜNG AN * DƯ THỊ DIỄM BUỒN
dư thị
diễm buồn
tìm gặp
dư
ảnh quê xưa
qua
''Một
Góc Trời Thôn Dã'' và
''Thời
Biển Lặng
Sông Trong''
Hồ Trường
An
Dư Thị Diễm Buồn là cây bút tình tự dân tộc. Chị chuyên viết về quê
hương đất nước, nhất là những nơi chị định cư. Tuy nhiên ở truyện dài Ngoài
Ngưỡng Chiêm Bao chị lấy bối cảnh
trại tiếp cư nơi quần đảo Nam Dương dành cho các thuyền nhân vượt biên tìm tự do
và chị lấy thành phố Chicago thuộc tiểu ban Illinois dành nơi
định cư cho kiều bào làm bối cảnh cho tác phẩm này.
Những địa danh trên xứ sở
Nam Kỳ Lục Tỉnh mà chị nói đến nhiều nhất là 2 thành phố Mỹ Tho và Cần Thơ cùng
quận Cai Lậy. Thật ra, chị thích cái
không khí tỉnh lỵ êm đềm và những vùng nửa chợ nửa quê thơ mộng. Chúng ta chưa
hề gặp trong các tác phẩm chị một vùng
nào quê rích quê rang, chó ăn đá gà ăn muối như miệt Năm Căn,
Chắc Băng hoặc các vùng Cực Nam đất nước vào thuở
tiền chiến.
Một Góc Trời Thôn Dã xảy ra vào thuở
tiền chiến, có thể vào thập niên 20 hay thập niên 30, tức là vào khoảng thời
gian mà tác giả chưa chào đời. Như thế, chị phải moi móc sưu tầm tài liệu vào
khoảng thời gian ấy, tức là thuở mà trường Gia Long được dân
gian gọi là trường Áo Tím và trường Trương Vĩnh Ký được gọi là trường Pétrus Ký.
Vào
thuở đó, dù là dưới chánh
thể Thuộc Địa của Pháp, hạng
điền chủ bậc lớn hay bậc nhỏ đều
sống phong lưu. Còn quyển truyện dài Thời Biển Lặng Sông Trong tiếp theo quyển đầu xảy ra vào thuở
bình minh của chánh thể Đệ
nhất Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Thuở đó, nhờ sự viện trợ dồi dào của
Hoa Kỳ mà toàn dân Miền
NamViệt Nam từ bên này sông Bến Hải tới mũi Cà Mau được sống sung túc an
bình.
Truyện dài Một Góc Trời Thôn Dã là một truyện tình phản ảnh sự giao
tiếp giữa thế hệ đàng cựu gặp hồi suy tàn và thế hệ tân học chỉ vừa như hoa chớm
nụ. Nữ nhân vật chánh là Cẩm Hương sinh quán ở Lái Thiêu (thuộc
tỉnh Thủ Dầu Một / Bình Dương) vừa tốt nghiệp trường Sư Phạm được bổ về dạy học
ở Cai Lăy ( thuộc tỉnh Mỹ Tho). Nàng ở
trọ tại nhà bà Tư Hiền, vợ bé ông
Hai Cung. Ông này là chủ nhân nhà máy chà gạo. Nguyên bà Tư Hiền trước kia là cô
thôn nữ nhà nghèo, phải đi ở mướn cho ông
bà Hương Cả Cần, song thân của cậu Hai Cung. Cô lãnh phần chăm sóc
hai cô con gái Kiều Lan và Kiều Liên của cậu Hai Cung. Cậu Hai dù có vợ nhưng vì
không yêu vợ, vì mê cảm nhan sắc cô tớ gái xinh đẹp nên cưỡng dâm cô ta. Không
ngờ Hiền có thai, rồi sanh đứa con trai đặt tên Thiện Tố. Bà Cả Cần phải tìm
cách hợp thức hóa thân phận đứa con hoang của cậu quý tử của mình. Hiền phải cam
tâm làm vợ bé cho cậu Hai Cung, phải chịu sự xéo xắt bắt nạt của người vợ lớn.
Mụ này, sau
đó ít lâu, sanh thêm đứa con trai đặt tên là Thiện
Cảm.
Năm qua
tháng lại, lũ con dòng lớn và đứa con dòng nhỏ trưởng thành. Kiều Lan và Kiều
Liên chanh chua, xí xọn, hay ghen ghét cái hạnh phúc và cái may mắn của tha
nhơn. Thiện Cảm thì đẹp trai, tánh nết lông bông, lười học nên thi hoài mà vẫn
rớt bằng Thành Chung. Thiện Tố thì chăm học, đỗ bằng Tú Tài, rồi ở nhà làm quản
lý cho cha để coi sóc nhà máy chà gạo đang hồi thịnh vượng.
Khi tác giả đưa độc giả vào một phần tư quyển
truyện thì ông bà Hương Cả Cần đã qua đời. Kiều Lan và Kiều Liên đã có chồng và
theo chồng ra ở riêng. Thiện Cảm cưới một cô vợ tên Hồng Ánh vốn đảm đang, biết
phải quấy, cư xử mềm mỏng với mẹ con bà Tư Hiền. Thiện Tố theo mẹ ra ở ngôi nhà
gần nhà từ đường của ông bà Hương Cả Cần.
Cẩm Hương trong thời
gian ở trọ nhà ba Tư Hiền, được tiếp xúc nhiều lần với Thiện Tố, lúc đầu nàng
hơi ác cảm với chàng, nhưng nàng không ngờ đó là mặt trái của tình yêu.
Chàng thanh niên nầy cao lớn, có khoảng 1 thước 75 phân chớ không chơi.
Chắc là Từ Hải trong truyện Kiều bay vọt ra ngoài đời chớ gì? Vừa nghĩ tới đây, Cẩm Hương cảm thấy vui vui.
Nhưng nàng vẫn bực vì nụ cười hắn ngạo
nghễ, khuôn mặt hí hởn trong dễ ghét làm sao ấy! Hắn có dáng hiên ngang, vai
rộng, mặt rắn rỏi, tay chân cứng cáp, đi đứng chững chạc. Đây là mẫu người vừa
trí thức vừa phong trần. Nhỏ Ái Mỹ và nhỏ Ánh Nguyệt, Thục An thường ca tụng mẫu
thanh niên như vậy. Ái Mỹ vo vảnh:
- Tao ưa tài ử Clark Gable trong phim ''Cuốn theo Chiều Gió'' vừa trí
thức
vừa phong trần, trong có vẻ thạo đời. Đó mới là
đấng quân vương trong mộng của tao.
Thục An lim dim cặp mắt ốc
bươu:
- Tao cũng vậy Những thanh niên hiên ngang, hùng trai như vậy mà chịu
cưới tao, chắc tao ăn chay một tháng 15 ngày để cám ơn Trời thương Phật
độ.
Ánh Nguyệt bình tĩnh
hơn:
- Tao có đọc áo Ciné Miroir, biết được anh chàng Clark Gable đó học
hành
dở ẹc và miệng mồm hắn có vấn đề, nên đạo diễn phải bắt hắn giữ vệ
sinh tối đa khi đóng những màn cụp lạc hun hít với
nữ diễn viên. Nhưng nếu gặp chàng có bằng Thành Chung mà bảnh trai, xinh trai,
dễ thương trai, lại có cái miệng thơm mát, thì con Ánh Nguyệt nầy không niêm
phong trái tim đâu nghen.
Bỗng dưng, hôm nay chợt nhớ tới lời ba con
xảnh xẹ
đó, Cảm Hương tức cười quá. Nàng vội nghiêm mặt kẻo ''đối phương'' coi
thường mình. Nàng cũng nhận thấy tên nầy có cái mỉm cười láu cá, cặp mắt sáng
ngời, nụ cười ngạo nghễ, trông hao hao giống Clark Gable thiệt
đó. Nếu đứng bên cạnh hắn,
nàng cảm thấy mình mềm mại như cây lệ liễu đứng bên cây thanh tùng hùng tráng.
Nhưng nàng chợt thấy mình ví von như vậy là đề cao ''địch thủ'' quá đáng. Hắn mà
là cây thanh tùng hả? Còn khuya! Hắn đâu xứng đáng làm cây có tên đẹp như vậy.
Hắn phải là cây cốc, cây còng, cây môn ngứa, cây mù u... có tên xấu xí như vậy
mới đúng chớ bộ!...
( MGTTD, các trang 53, 54)
Rồi Cảm Hương và
Thiện Tố thông cảm nhau, yêu nhau say đắm. Kiều Lan và Kiều Liên từ lâu cay cú
vì chị em
họ không có khoa bảng trong khi Thiện Tố ăn học thành công. Nay, thấy Cẩm
Hương trội hơn họ về nhan
sắc, học thức và tánh nết nên họ quyết phá đám để cho mối lương duyên sẽ rả tan
trước khi hình thành. Nhân trong xóm có cô Ngọc Huệ vốn là gái xinh đẹp, duyên
dáng, tốt bụng, chánh trực dù có tật ăn hàng như chim mỏ khoét; cô ta trở thành
công cụ để hai nàng Kiều ra tay phá hoại cuộc tình của thằng em khác mẹ
kia:
Cô tươi mát trong chiếc áo
dài nhung màu tím, cổ cao, quần lụa trắng. Tóc cô vấn bính, quấn nhiều vòng và
kẹp bằng chiếc nơ bướm bằng nhung đen phía sau ót. Cô đeo suu bộ ngọc trai màu
ngà voi, gồm có: bông tai, chuỗi, cà rá và vòng tay... Ngọc Huệ tô son hồng đào,
giồi phấn sương sương, dậm phấn hồng phơn phớt. Trông cô đẹp hẳn
lên.
Nhưng ai có thể ngờ
sau cặp môi trái tim cười đẹp như hoa nở đó, lại là cái miệng ăn hàng
hết chỗ chê! Cô ăn xàm xạp tối ngày. Thịt phay nhai ngấu nghiến, thịt gà thiến
ăn tràn miệng vẫn còn thèm, chả nem ních sạch bách, tôm kho gạch cũng
chẳng chừa, dừa cô cũng ưa, dưa cô cũng thích, mít cô không chê... Ai biết được
đôi mắt viền đen kia sáng ngời lóng lánh khi nghe chuyện tiếu lâm, chuyện ngồi
lê đôi mách... Đây là mẫu thiếu nữ hạnh kiểm thưa thớt, tánh tình bông lông
nhưng tâm địa hiền lành, giàu lòng từ thiện, kẻ dữ người hiền đều mến
chuộng:
(MDTTD, trang 338)
Hồi Thiện Tố và Ngọc
Huệ còn nhỏ, trong cuộc chuyện trò thân mật, ông bà Hương Cả Cần có bảo ông nội
bà nội Ngọc Huệ rằng khi cả hai lớn lên, họ sẽ cưới Ngọc Huệ cho Thiện Tố.
Do
đó, Kiều Lan và Kiêu Liên bảo Cẩm Hương rằng Ngọc Huệ là hôn thê của
Thiện Tố. Cho nên Cẩm Hương đau khổ quyết chặt đứt mối tình với người yêu, dù
Thiện Tố năn nỉ nàng cho tới cạn
lời, dù ông Hai Cung và bà Tư Hiền đính chánh cho thế mấy đi nữa.
Nhưng về sau, tình cờ gặp lại Ngọc Huệ, Cẩm Hương được cô ta cho biết rằng trong
vòng ít lâu cô ta sẽ vu quy, người chồng tương lai cô ta trước kia ở Cai Lậy,
gần nhà cha mẹ cô ta, về sau thiên cư về Vĩnh Long lập nghiệp. Đó mới
chính là người yêu của cô ta, còn Thiện Tố chỉ là bạn cùng lớp hồi cả hai ngồi
bậc tiểu học vậy thôi. Tới chừng đó, Cảm Hương mới yên lòng để cho
Thiện Tố cưới nàng làm vợ.
*
Song song mối tình giữa Cẩm Hương và Thiện Tố, còn có lối sống thay đổi
của Thiện Cảm. Vốn quen thói phong lưu,
ăn chơi bạt mạng, Thiện Cảm vụt cảm thấy chán nản lối sống truy
hoan của mình. Tình cờ đọc quyển Bùn Lầy Nước Đọng của Hoàng Đạo trong nhóm Tự
Lực Văn Đoàn. Chàng sanh ra cảm khái, quyết sống cuộc đời có ý nghĩa: giúp đỡ
người nghèo khó, cải thiện nếp sống dân quê. Chàng viết văn theo tôn chỉ xây
dựng cuộc tân sinh hoạt theo chủ trương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn; chàng kiến tạo
ấp mới theo bước chân của Hoàng Đạo. Hai công việc đó đều nhờ sự giup đỡ và khích lệ
của vợ chồng Thiện Tố. Không ngờ chàng thành công trên văn đàn và rồi ấp mới của
chàng được thực hiện đúng như niềm mơ ước của chàng.
Nghe vợ chồng Thiện Tố đi thăm ông bà nhạc ở xa và dự đám cưới
cậu em
út của vợ trở về chiều hôm qua, vợ chồng Thiện Cảm đến chơi, chồng khoe
với Thiện Tố:
- Toa ơi, moa vừa mới lập cái ấp mới cho tá điền. Nhà nhà trong ấp đều
thoáng khí, mặc dù là vách bùn trộn với trấu hay rơm, mái lợp lá
xé hay lá chầm, nhưng cũng che mưa che nắng được mấy mùa.
Ở giữa ấp moa cất cái trạm để mỗi tuần có y tá vào phát thuốc
cho dân, còn những thứ thuốc thông thường như chữa nhức
đầu, đau bụng, trầy giò, đứt tay chảy máu thì lúc nào cũng chứa trong thùng để ở
nhà ông trưởng ấp. Có lớp Bình Dân Học Vụ nữa. Hôm nào vợ chồng toa có rảnh, mời
ghé qua, coi có góp thêm ý kiến gì không ?
Thiện Cảm đưa cho
Cẩm Hương ấn bản quyển tiểu thuyết mới ra. Cẩm Hương ngắm
nghía cái bìa màu lam có tranh vẽ cảnh thôn quê dưới vầng thái dương chói rạng,
bảo:
- Cái tựa sách Ánh Sáng Đồng Quê của tác phẩm, chắc là muốn nói lên ánh
sáng văn minh tân tiến rọi đến cảnh đồng ruộng quê mùa chớ
gì?
Hồng Ánh hớt chồng trả
lời:
- Chị nói đúng đó. Cái ấp mới do chồng em chắt
chiu xây dựng phần lớn
nhờ anh Thiện Tố đỡ đầu từ vật chất lẫn tinh thần Hôm nay tụi nầy đến
đây ngoài việc tặng sách còn để báo tin ấp đã tạm xong và cám ơn anh
chị.
Cẩm Hương vui vẻ
hỏi:
- Thím có thai được mấy tháng rồi?
Hồng Ánh
cười:
- Hơn 5 tháng nay thôi. Khi em sanh xong nhờ anh chị làm cha mẹ
đỡ đầu
cho đứa nhỏ.
Cẩm Hương cười tươi, sốt
sắng:
- Rất sẵn lòng
Cẩm Hương nhìn chăm
chú Thiện Cảm rồi nhìn chồng. Hai anh em họ có vài nét giống nhau. Thiện
Tố cao ráo, khỏe mạnh, hùng tráng bao nhiêu thì Tiện Cảm mảnh khảnh, văn thái
tinh hoa tao nhã bấy nhiêu. Từ khi thành công trên con dường văn nghiệp, Thiện
Cảm chững chạc hơn, không còn đía dóc ba hoa nữa. Chàng trầm mặc hơn. Nàng tự
hào là vợ chồng nàng biết khơi dậy một thiên thần trong một con ngưòi hư
hỏng.
Nàng nhìn qua Hồng Ánh. Cô
ta biêt ăn diện chải chuốc để làm đẹp lòng chồng. Nhưng cô ta vẫn hồn nhiên giản
dị, không kiểu cách điệu đà, không đánh lưỡi sửa giọng khi nói chuyện. Cô hồn
nhiên, hịch hạc, cười nói véo von,
pha trò duyên dáng và có chừng
mực.
Khi khách ra về, Cẩm Hương
làm mặt lạnh và liếc xéo chồng rồi nghiêng bình tích rót trà ra uống. Thiện Tố
áy náy nhìn vợ cười cầu tài, rồi ôm choàng lấy vai nàng. Nàng lách khỏi vòng tay
chồng, mắt xoáy vào mặt chàng. Thiện Tố nhìn vợ ngập ngừng:
- Anh giúp Thiện Cảm làm em phật lòng
sao?
Cẩm Hương ngún
nguẩy:
- Hỏng biết!
Thiện Tố nắm tay vợ tha
thiết, khổ sở:
- Xin lỗi em!
Thấy dáng điệu chồng thiểu
não, Cẩm Hương bật cười thành tiếng:
- Sao anh lại xin lỗi? Anh đã làm những gì mà em định
khuyên anh làm.
Anh biết không? Bấy lâu nay, thấy Thiện Cảm đổi tánh tình, làm
việc thiện nguyện. Còn anh thì êm ru bà rù làm em mắc cở thầm. Bây giờ em mới cảm
thấy thoải mái khi gặp Hồng
Ánh. Anh làm
em hãnh diện với chính mình không chọn lầm nguời chồng và còn là người
bạn đồng tâm...
(MTTD, các trang 365, 366, 367)
Trong quyển Một Góc Trời Thôn Dã, có 6 cô cựu nữ
sinh trường Áo Tím là Thục An, Ái Mỹ, Thụy Châu, Ánh Nguyệt hợp với Cẩm Hương
thành nhóm Ngũ Nữ La Sát. Về sau có thêm Nguyệt Mi trở thành nhóm Lục Nữ La Sát.
Sáu vai phụ ấy làm cho tác phẩm trở nên xôn xao tuổi dậy thì và gợi lại tuổi
mộng mơ trong khung cảnh sân trường, lớp học, bảng phấn, cửa gương. Không khí
tác phẩm trở nên sinh động khi tác giả dựng lên cảnh họp mặt của họ. Trong đó, Ánh
Nguyệt hoạt náo nồng mặn duyên dáng nhất:
... Con chằng lửa Thục An
bảo:
- Làm đờn bà thì phải thương
chồng hơn cha mẹ. Ông bà mình thường
nói: ''Vông đồng trổ đỏ bờ sông/ Mẹ kêu con dạ, thương chồng con
theo''.
Con ma nương Ái Mỹ tán
đồng:
- Mầy nói đúng đó Thục An. Cha mẹ nuôi mình chừng
20
năm hoặc hăm
mấy năm thôi. Còn chồng mình thì nuôi
mình tới già, tới chết.
Con nữ tặc Thụy Châu chợt
nhớ ra:
- Mấy cô xẩm trước khi lấy chồng, cứ khóc ra rả trong buồng, khóc rống
lớn lên cho thiên hạ biết mình đau xót sắp xa cha mẹ...
Con hồ ly tinh Ánh Nguyệt
trề môi dài cả thước :
- Lấy được ông chồng toại ý, tao đương thèm khóc. Còn kết hôn với cái
thứ
ôn hoàng dịch lệ thì tao khóc rỉ rả, khóc nỉ non để trù ẻo cho đám cưới
trở hành đám ma chơi !
Cẩm Hương cười ha hả
:
- Ánh Nguyệt ơi, lòng da mầy hiền lành như bông bí, như dưa leo, như rau
lang rau muống luộc. Vậy mà mầy ăn nói nghe dữ tợn, gớm ghiếc
không hà. Coi chừng mắc khẩu nghiệp đó nghen.
Ánh Nguyệt trề môi nói rán,
nói thêm:
- Kệ em! Chớ sống với kẻ không yêu, bị
nó nài hoa ép liễu thì em chỉ còn
có nước trù ẻo nó chết sớm để em rảnh nợ. Chôn nó rồi em đi xe
kiếng.
Cả bọn trợn mắt hỏi đi xe
kiếng để làm chi? Nhỏ cười ngỏn ngoẻn rồi cất giọng thẻo thợt hò: ''A ơi... Bước lên xe kiếng đi viếng mộ chồng'' /
''Mộ chưa cỏ mọc tron lòng thọ thai... à ơi...''.
(MGTTD, các trang 46, 47)
Kiều Lan và Kiều Liên cũng là hai nhân vật làm cho không khí câu
chuyện trong tác phẩm sinh động hẳn lên. Tác giả dùng họ làm nhân vật phản diện
để tạo sự mâu thuẩn cho cả một hệ thống
tình tiết của câu chuyện và cũng để bày tỏ cái óc khôi hài tinh nhuệ của mình
khi nhận xét tình đời. Hai cô Kiều ghen ghét cái hạnh phúc của thằng em khác mẹ
đã đành mà còn không mấy hoan nghinh cái thành công của thằng em
ruột:
Lúc hay tin Thiện Tố khéo tay trang hoàng
ngôi nhà mới của mình, hai cô Kiều liền rủ Thiện Cảm tới thăm. Kiều Lan chê
bai:
- Thằng Thiện Tố dại dột, lo trang Hoàng o bế sách vở, khong để dành
tiền
mua gach tráng men lót nền nhà.
Kiều Liên phụ họa
chị:
- Đúng rồi, gạch tàu dùng để lót sân đúng điệu hơn, chớ đâu để mà lót
nền
nhà!
Bà Tư Hiền mời lũ con chồng
uống trà. Thiện Tố không trả lời hai chị, vì trong mắt họ, có cái gì mà chàng
làm tốt làm đẹp bao giờ đâu. Thiện Cảm săm soi tủ sách tắm tắc:
- Từ khi đọc sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, tui mới biết quý sách báo.
Thật là tao nhã, tui thiệt tình phục lăn Thiện Tố!Thế nào tui cũng
sắm cái tủ như vậy.
Kiều Liên nguýt
thằng em
ruột, mỉa mai:
- Thôi cho tao can đi. Dòng họ mình đã có một học giả rồi. Ai cần mượn
cái mặt mẹt mầy đóng vai trí thức rồi bày đặt viết
văn. Mầy chẳng có bằng cấp nào
lận lưng hết.
Thiện Cảm sừng sộ
lại:
- Chị bớt chót chét lại đi. Bằng cấp có dính dáng gì đén việc viết văn?
Có
bằng cấp mới viết văn được sao ? Thật là đầu óc nhỏ hẹp như cái vú
cau!
Kiều Lan õng
ẹo:
- Tui cấm chồng tui coi tiểu thuyết. Thời buổi nầy mấy ông bà
văn sĩ hay
đề cao tình yêu. Chồng tui nhẹ dạ. Nếu rủi ảnh nhiễm tư tưởng lãng
mạn trong tiểu thuyết, ảnh sẽ mềm lòng
lõng dạ mỗi khi gặp con lành con lủng nào đó ở ngoài chợ thì phiền toái cho
tui lắm. Lòng dạ tui chặt chịa, cứng cỏi thì tui có quyền coi tiểu
thuyết.
Kiều Liên bị em nạt
không cự lại, vo vảnh:
- A -di-đà Phật! Chồng tui thích coi đá banh thôi. Nhưng hễ ảnh gặp mấy
con lành tốt mã, mấy con lủng lẳng lơ thì cặp mắt ảnh chớp lia chớp lịa,
thấy thật ứa gan!
(MGTTD, các trang 210, 211)
*
Trong Một Góc Trời Thôn Dã có thêm một vận sự: Trong tai nạn xe
cộ, Cẩm Hương được người hành khách cùng một chuyến xe đò cứu giúp. Chàng ta yêu
thầm nhớ trộm nàng, xây mộng lứa đôi với nàng. Nhưng mối tình đó
chỉ là mối tình đơn phương vừa tượng tình mà chưa kịp thành tựu đến
ngưỡng cửa hôn nhân thì phải tan rã vì Cẩm Hương báo tin nàng kết hôn với Thiện
Tố. Nếu bỏ vận sự nầy cũng không sao. Còn có nó, tác phẩm thêm phần hào hứng đôi
chút vì mối ẩn tình của người đồng hành cùng chuyến xe đò với Cẩm Hương không có
gì đặc sắc lắm. Lại nữa, cuộc hờn ghen của Cẩm Hương kéo quá dài làm cho độc giả
sốt ruột. Đáng lẽ tác giả để dành giấy viết về nếp sống và nhân sinh quan của
hạng tân học vào buổi giao thời như hai cậu em của Cẩm Hương, của Nguyệt Cúc
(hôn thê của cậu em út ) thì chị đào cho tác phẩm
một chiều sâu đáng kể hơn.
Sự thành công của tác phẩm ở
chỗ tạo cho mỗi nhân vật một cá
tánh khác biệt, trừ hai chị em Kiều Lan và Kiều Liên như đúc từ
một cái khuôn. Xin kể các nhân vật quan trọng xoay chung quanh hai nhân vật
chánh (Cẩm Hương và Thiện Tố) và những nhân vật then chốt (hai cô Kiều, Thiện
Cảm, Hồng Ánh và Ngọc Huệ). Bà Cả
Cần tôn trọng huyết thống, ông Hai Cung dù đã sa ngã nhưng vẫn là người có lương
tâm, bà Tư Hiền tuy hiền lành nhẫn nhục nhưng vẫn vướng tật chì chiết lúc tâm sự
với Cẩm Hương, bà Hai Cung vẫn là người có căn tánh tốt đẹp chớ không hoàn toàn
xấu xa ác độc, cha mẹ bà Tư Hiền hiền lành và chất phác.
Tác giả rất thích miêu tả: tả người, tả cảnh,
tả tâm tình, tức là tạo đầy đủ chất liệu để đúc kết cái nền mống lẫn cái lâu đài
văn chương vững chắc.
Về nghệ thuật
tả người, xin cùng đọc đoạn hai cô Kiều phục sức và trang điểm trong dịp đám
cưới Thiện Tố:
Kiều Lan và Kiều Liên
muốn nổi bật hơn cả cô dâu nên trước đám cưới cả tháng, hai cô hẹn nhau xuống
chợ tỉnh đặt may mỗi người một chiếc áo dài ''mốt'' bằng gấm đỏ, bâu áo cao
chống cổ, tay phùng cao. Hai cô đều mặc trang phục giống nhau. Họ đeo bông tòn
teng, dây cổ, dây tay bằng hột xoàn chiếu lấp lánh... Trông họ đẹp và lạ mắt
thật. Nhưng áo quần và trang sức nầy nếu trên một thân hình có dáng dấp thanh
cảnh thì tuyệt! Khổ một nỗi hai nàng Kiều đã nhiều lần sanh đẻ, ăn uống không
giữ gìn, dù cái bụng không lớn lắm, nhưng thân thể lệch lạc, tướng đi hai hàng,
ngó vào là biết hai mụ xề ngay. Trước đó cả tháng, hai nàng nhịn ăn đễ
giữ eo thon, mông gọn. Nhưng khổ nỗi cái bụng dưới, tức là cái nây bụng phồng ra
như có độn trái dưa hấu cắt đôi. Hai nàng còn nhờ thím xẩm Lầy Phá (Lệ Hoa), vợ
bé ông Bang Quảng Đông dùng chỉ se trên da mặt để lấy lông mang, cùng tỉa cặp
mày cong như viền trăng non, như cái mống chuồng vậy. Hai nàng biết tướng đi của
mình không đẻo, nên uốn éo mình xà, mông đưa qua bên trái, rồi sàn qua bên mặt
làm mấy bà mấy cô dọn đám dưới bếp có dịp nói hành nói tỏi rồi cười khúc
khích.
(MGTTD, các trang 337, 338)
Tác giả Dư Thị Diễm Buồn
rất khoái phần tả cảnh. Cho nên trong tác phẩm Một Góc Trời Thôn Dã, cảnh vật cứ
nườm nượp hiện dưới ngòi bút liến thoắng và trơn tru của chị. Ít có nhà văn gốc
Nam Kỳ có cái mẫn cảm với phần miêu tả như chị.
Trong những thủa ruộng
loang loáng nước, ngăn cách nhau bởi những bờ mẫu ngoằn ngoèo chia ruộng ra có
miếng hình vuông, hình chữ nhựt, hình xéo... còn rộng hay hẹp là tùy theo diện
tích của mỗi miếng ruộng. Những bụi lúa mập, tua tủa lá vươn cao rậm rạp và xanh
lặt lìa như đỡ nâng bông lúa đòng đòng ngậm sữa quằn nặng hột. Những bụi lúa
trồng san sát nhau thành những hàng ngang hàng dọc thẳng tắp chạy dài đến tận
chân vườn xa lắc xa lơ. La đà trên ngọn lúa, bầy chuồn chuồn xanh, đỏ, tím,
vàng, cam, hồng... đủ màu sắc, bay qua lượn lại tìm bắt muỗi. Thỉnh thoảng cây
lúa rung rinh, hay quặn lên làm chao
động mặt nước do lũ cá rô, cá sặc, cá lóc... hám ăn nhào lộn, rượt đuổi nhau,
hoặc tranh giành đớp mồi. Những chú cào cào, sâu, bọ vô tình rơi xuống. Những
con ốc bươu đen, sùi bọt trắng đeo từng hùm từng đám trên cụm lác, cụm đuơng mọc
từ đáy nước. Nước ruộng trong veo, nhìn thấy rõ bầy cá bãi trầu, cá lòng tong,
cá bạc đầu lội nhởn nhơ.... Gió sáng mát rượi. Trên gò nổng xa xa, đàn vịt trời,
le le, chằn nghịch... đang rỉa lông. Bầy chim áo dà, chích chòe gọi nhau bên
chòm bông cỏ, bông gạo. Ven ao có hàng cây điên điển nở từng chùm hoa vàng phơi
phới, nghiêng nghiêng in bón dưới lòng ao, mặt bằng phẳng nước.
(MGTTD, trang 179)
Cảnh nhà của song thân của
cô thôn nữ Hiền dưới mắt bà Cả Cần đuợc tác giả trình bày như sau:
Bà Cả dòm khắp nhà. Tuy là nhà lợp lá
xé, vách tre, nền đất nện, nhưng đâu đó đưọc quét tước sạch sẽ. Bàn thờ,
bàn ghế, tủ áo, cái đi-văng... đóng bằng gỗ rẻ tiền như thao lao,
mít, nhưng được lau chùi bóng láng. Chiếc bàn dài đặt giữa nhà, hai ghế trường
kỷ đặt hai bên có vẻ tươm tất hơn. Ba con Hiền cho biêt, bàn ghế đó do
người bác ruột qua đời để lại cho. Bàn thờ có bát cắm nhang tráng men xanh vẽ
bát tiên ngồi chơi cờ bằng mực chàm đậm. Dĩa quả tử vẻ tám thứ trái cây ở thành
dĩa: lệ chi (trái vải), long nhãn, phật thủ, đào tiên, mộc lý, mộc qua, lựu,
trái xá lị. Bàn thờ không có lư hương, chân đèn, đèn lưu ly gì cả. Chỉ có bài vị
thờ cha mẹ và ông bác sơn son thếp vàng. Trên bàn dài là bình trà bằng sành lớn,
cỡ 4 bàn tay vòng có vẽ hình con đại cẩm kê (gà trống cồ, mồng đỏ, lông màu lửa,
cổ và ức giát lông màu xanh). Trên khay có 6 cái tách sành lại vẽ gà tre, có lẽ
không cùng một bộ với bình tích, nhưng nhìn chung thì tất cả như cùng chung một
thứ men, cùng một kiểu vẽ. Trên 4 cột nhà ở giữa chỉ treo liễn kiếng Lái Thiêu.
Còn trên vách thì treo liễn giấy bồi màu vàng nghệ, màu cánh sen, màu đọt chuối
gợn sóng ngân nhũ. Trên nền ngân nhũ là bài thơ chữ Nho viết bằng lối chữ thảo.
Mà con Hiền bảo là do ông bác để lại để vào ngày Tết trang hoàng nhà cửa. Trên
mỗi tấm tranh là một bài cổ thi chúc xuân mà vợ chông bà không biết đọc chữ Nho
nên không biết nghĩa thú trong thơ ra sao.
(MTTD, các trang 94 95)
Sự mô tả khung cảnh
mộc mạc quê
mùa của tác giả Dư Thị Diễm Buồn mang một ý nghĩa sâu xa. Chị muốn gợi
lại khung cảnh gần gũi và thân thương cho những kiều bào cùng thế hệ hoặc cùng
trang lứa với chị trở lên để tất cả cùng nhau trên nẻo thời gian tìm lại, được
đắm hồn sống trong một chặng nếp sống cổ truyền của dân tộc đã từng ghi biết bao
dấu ấn trong tình hoài cố hương vọng cố quốc. Trong lúc miêu tả, chị quăng mình
trọn vẹn vào đối tượng, vào chủ đề một cách nồng nhiệt thành khẩn, bằng tâm tư
hoài vọng.
*
Bước sang qua quyển Thời Biển Lặng Sông Trong, tác giả đưa câu chuyện
lớp con của hai nàng Kiều, của Thiện Tố
và của Thiện Cảm vào thời kỳ nước Việt Nam bị con sông Bến Hải ngăn đôi, dân
Miền Nam Việt Nam được sống sung túc dưới chánh thể Đệ nhất Cộng Hòa. Thế có nghĩa là, chị bỏ qua
thời kỳ chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, cái thời kỳ gay go nhất
mà những cây bút phụ nữ sinh vào đầu thập nien 50 không thể nào thấu hiểu qua
những chúng nghiệm máu xương của dân tộc.
Trong truyện này, đại gia
đình ông Hai Cung có đủ con trai, con gái, dâu và rể sống cùng xã hay cùng quận
Cai Lậy. Vợ chồng Kiều Lan, vợ chồng Kiều Liên và vợ chồng Thiện Tố từ quyển Một
Góc Trời Thôn Dã đã ở riêng, chỉ trừ vợ
chồng của Thiện Cảm vẫn ở dưới mái nhà thừa tự của cha mẹ. Về lũ cháu của ông
Hai Cung, thì con của hai nàng Kiều Lan và Kiều Liên và con của Thiện Cảm đa số
đã sinh cơ lập nghiệp ở phương xa, duy chỉ có hai cô con gái của cặp Thiện Tố
& Cẩm Hương là còn ở với cha mẹ đầy đủ. Sống với vợ chồng của Kiều Lan chỉ
có cô con gái út tên Kiều Nga. Sống với vợ chồng Kiều Liên chỉ có con gái út tên
Kiều Phương. Sống với vợ chồng Thiện Cảm là cậu con trai áp út trong hàng ngũ lũ
con tên Thiện Cần và cô con gái út tên
Hồng Nguyệt.
Kiều Phương khá xinh
đẹp, giỏi
đóng kịch và ca hát trong những kỳ văn nghệ do nhà truờng tổ chức vào dịp
phát lễ phần thưởng. Tố Tâm kiều nhược, hiền lành, khép kín với người lạ, nhưng
cởi mở với người thân. Tố Tiên, khỏe mạnh, sinh động, cởi mở với tất cả mọi
người, thường ao ước được du học ở ngoại quốc.
Kiều Nga hiền lành, thùy mị, có năng khiếu làm thơ từ thuở 13
tuổi. Hồng Nguyệt có văn tài tự bẩm sinh; nhưng cô tật ở chân, mặt rỗ. Nhưng cô
thông minh và đôn hậu, biết khắc phục cái bất hảo của thể chất và ở dung mạo để
thành công rực rỡ trên đường đời. Thiện Cần bảnh trai, liến láu, ưa bông đùa
nghịch ngợm. Cậu giống cha ở chỗ đắc mèo, tán gái thành công, nhưng không thọ
hưởng một chút văn tài nào của cha. Cậu là một điểm tươi sáng rực rỡ, gây cho
không khí u trầm trong gia tộc một sinh dộng hào hứng.
Ngoài ra
thân với chị
em Tố Tâm và Tố Tiên còn có Tuyết Mai, bạn chung lớp với Tố Tâm. Cô này
mồ côi mẹ, bị bà kế mẫu, các người con gái riêng của bà và lũ em cùng
cha khác mẹ xéo xắt đày đọa. Cuối niên học năm đó, Kiều
Phương, Tố Tâm, Thiện Cần và Tuyết Mai cùng đậu bằng Trung
Học Đệ Nhất Cấp, Còn Kiều Nga thi đậu vào lớp Đệ thất. Tố Tâm theo
Tuyết Mai về chơi quê ngoại của bạn. Đó là làng Hòa Lộc thơ mộng nằm ven
sông Mỹ Lương êm đềm. Tại đây, cả hai gặp Khải Tuấn, anh chàng sinh viên đẹp
trai sắp tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh. Nhưng Tố Tâm lẫn Tuyết Mai không
cảm thấy mình bị cú sét ái tình. Tại làng Hòa Lộc cả hai được ăn những món thổ
sản địa phương, được hưởng thú vui thôn dã như cảnh đập lúa trong đêm trăng.
Trong chuyến thủy trình về Cai Lậy, chiếc tàu thủy bị chìm vì chở quá khẳm. Hành khách đều được
cứu sống. Nhưng Tố Tâm làm cho bà nội, cha mẹ và cả đại gia đình phải một phen điêu đứng vì lo lắng. Nhưng chính
nhờ tai nạn này mà Tố Tâm gặp được anh chàng Quận trưởng Đào Vũ Kỳ Trân để
rồi cả hai gặp cú sét ái tình tuy không
nổ ầm ỉ nhưng vẫn làm cho tim họ bàng hoàng dao động.
Trong dịp lễ phát
phần thưởng cuối năm cho các học sinh ưu tú
trường Đốc Binh Kiều, đạo diễn điện ảnh Hoàng Tâm chợt thấy các cô nữ sinh tham
gia vào các tiết mục văn nghệ trình diễn rất vừa ý. Cho nên ông ngõ lời chọn một
số nữ sinh mà ông ta cho rằng có thể đóng phim được, trong số đó có
Tuyết Mai, Kiều Phương và hai chị cô Tố. Nhưng cả bọn phải lên Sài Gòn để trải
qua cuộc thử test gay go
theo cách thức dự một cuộc thi tuyển do
hảng phim tổ chức. Tuy nhiên, Tố Tâm lẫn Tố Tiên từ chối vì cả hai muốn tiếp tục
việc đèn sách. Chỉ có Tuyết Mai và Kiều Phương nhận lời. Tuyết Mai không có tiền
sắm sửa y phục và các món trang sức
trước khi đi dự thi tuyển lựa tài tử thì vợ chồng Thiện Tố và bà Tư Hiền bỏ tiền ra giúp cô . Vì
ban giám khảo bị một áp lực nào đó do bạo quyền thúc
đẩy nên vào kết quả cuộc
thi thì Tuyết Mai đứng hạng nhì, Kiều Phương đứng hạng ba. Còn giải khôi
nguyên
thuộc về Nhan Như Thúy Ngọc, một cô thiếu nữ nhan sắc kém cỏi. Điện ảnh
gia Hoàng Tâm bực tức lắm. Cho nên khi nắm vai trò vừa viết kịch bản vừa làm đạo
diễn cho phim Tấm Cám, tuy ông phải giao vai Tấm cho cô Nhan
Như Thúy Ngọc, nhưng khi viết kịch bản, ông cố tình đôn vai Cám do Tuyết Mai đảm
nhiệm lên cao, tạo thêm một vai nòng cốt cho Kiều Phương. Kết quả: Nhan Như Thúy
Ngọc chẳng những bị Tuyết Mai lấn át bóng sắc lẫn nghệ thuật
diễn xuất mà còn bị Kiều Phương làm lu mờ ở nghệ
thuật diễn tả hồn nhiên. Thế là từ đó tên tuổi Tuyết Mai và Kiều
Phương lên vùn vụt như diều tung hoành trong gió lộng, còn cô Nhan Như Thúy Ngọc
phải âm thầm rút lui vào bóng tối. Tuyết Mai và Kiều Phương còn luyện giọng để
hành nghề ca hát nữa.
Trong buổi khánh thành Viện Dưỡng Lão do ông Tỉnh Truỏng
tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) tổ chức,
Tuyết Mai được mời cắt băng khánh thành vì cô ta đã tặng cho
ban thành lập viện một số tiền to. Tuyết Mai nhã ý mời gia đình Thiện Tố đến dự
buổi tiếp tân lẫn dạ yến và dạ vũ tại dinh Tỉnh Trưởng. Chỉ có Cẩm Hương cùng Tố
Tâm và Tố Tiên đến dự. Tố Tâm gặp lại Đào Vũ Kỳ Trân và Khải Tuấn. Trong khi
nàng và Kỳ Trân xoắn xít nhau thì Tố Tiên và Khải Tuấn quyến luyến nhau. Nhưng
sau
đó, cả hai không liên lạc nhau. Tố Tiên học cho xong bậc trung
Học Đệ Nhị Cấp và thi đỗ Tú Tài. Còn Khải Tuán thì ra trường, trở thành
công chức và làm việc ở Sài Gòn.
Hồng Nguyệt trở thành nhà
văn chuyên nghiệp, có kết bạn văn chương với một ký giả Pháp gốc người Ba-lan
tên Ilya Polanski. Anh chàng này hành
nghề tự do, không cộng tác nhất định với một tờ báo nào hay một hảng thông tấn
nào, mà người trong nghề gọi là ký giả ''free lance''. Kiều Nga trong chuyến về
thăm quê nội ở Bình Chánh, vào dịp dự lễ ở Thánh thất CaoĐài, gặp anh chàng Tây
lai vốn là thợ nguội xuất thân ở sở Ba-son (Hải Quân Công Xưởng) có lương lậu
cao. Mẹ chàng vốn có đạo Cao Đài nên chàng tháp tùng theo bà dự lễ. Cả hai bắt
đầu yêu nhau và hứa hẹn thực hiện cuộc sống lứa đôi.
Đào Vũ Kỳ Trân ráo
riết tìm cách chiếm đoạt trái tim của Tố Tâm và đi đến cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Hai người bạn thân của chàng là Lê Phước Nghiệp và Hoàng Khiết Tịnh về sau trở
thành thân bằng quyến thuộc của Tố Tâm và Tố
Tiên. Lê Phước Nghiệp kết hôn với Tuyết Mai. Hoàng Khiết Tịnh se duyên chỉ thắm
với Kiều Phương dù chàng ta góa vợ và có con riêng. Còn Thiện Cần quyến rũ hai
cô nữ sinh, tặng cho mỗi cô một cái bầu nên song thân cậu phải đem họ về
nuôi. Cả hai ghen tương nhau, dậy giặc hà rầm làm cậu bực tức đau khổ, không
biết cách nào làm cho cảnh nhà dược trong ấm ngoài êm.
Tố Tiên lên Sài Gòn lưu học
và ở chung với Tuyết Mai. Tình cờ cô gặp lại Khải Tuấn. Cả hai yêu nhau say đắm.
Nhưngsau bao lần bất đồng ý kiến, sau bao cơn cãi cọ vì tự ái, Tố Tiên qua Mỹ du
học. Khải Tuấn vẫn bền lòng đợi nàng trở về.
Bốn năm sau,
Tố Tiên hồi hương. Bà nội nàng ở ngôi nhà từ đường để săn sóc ông nội nàng
vì bà chánh thê của ông đã
qua đời. Kiều Nga đã kết hôn với anh chàng Tây lai tên Yves Ronsin mà cô ta gọi
trài trại là Yêu Rồng Xanh. Hồng Nguyệt vẫn độc thân để tâm trí thảnh thơi phụng
sự văn nghiệp đang hồi lừng lẫy của mình. Tuyết Mai vẫn hành nghề trình diễn ca
nhạc và
đóng phim. Kiều Phương giải nghệ để cùng chồng khuếch trương việc thương
mãi đang hồi bành truớng và thịnh vượng. Riêng hai cô vợ không giá thú của Thiện
Cần đều bồng con về cha mẹ ruột, lấy chồng khác, nhưng vẫn cho con mình lui tới
với ông bố hào hoa lẫn đào hoa của chúng. Chàng cưới một cô vợ khác ôn nhu và
hiểu biết hơn hai cô vợ sư tử Hà Đông kia. Chàng mở tiệm bán và sơn sửa xe gắn
máy, tìm được hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi chung lòng chung hướng, đồng
sàng đồng mộng cùng người vợ có giá thú.
Kết cuộc, Tố Tiên sau
bao năm
bôn ba trên con đường sự nghiệp, thành hôn với Khải
Tuấn.
*
Trong tác phẩm Thời
Biển Lặng Sông Trong, các nhân vật thuộc giai cấp trung
lưu và thuộc thế hệ đang độ hoa
niên vào 5
năm chót của thập niên 50 đã bước vào một thế hệ được ánh sáng văn minh
tân tiến soi rọi. Phụ nữ đã ý thức sự bình quyền với các đấng tu mi nam tử, họ từ bỏ khuê
phòng để ra đời mưu sinh. Khi lớn lên, họ không quá chú trọng vào công việc trao
giồi công dung ngôn hạnh rồi đợi chồng đến cưới hỏi. Họ chọn ngành nghề để đeo
đuổi trước khi kết hôn.
Vận hội mới bắt đầu.
Các trường tiểu học đuợc mở mang khắp mọi quận lỵ và ở các xã ấp gần quận lỵ hay
gần các miền ngoại ô tỉnh lỵ. Các tỉnh bậc trung đã có một trường trung
học công lập và vài trường trung học tư thục. Còn các tỉnh
lỵ nhỏ thì chỉ có một trường trung học tư thục mà
thôi.
Quận Cai Lậy là một
địa danh cách trung tâm thành phố
tỉnh Mỹ Tho 23 cây số. Nó nằm bên Quóc Lộ 9, tức là trên tuyến đường quan trọng
đưa
đón du khách và các tay buôn bán xuôi ngược từ Sài Gòn xuống vài tỉnh
vùng Tiền Giang và tất cả tỉnh miền Hậu Giang. Từ thuở
bình minh nền Đệ nhất Cộng Hòa nó đã là một nơi thị tứ khá hoạt náo và phồn
thịnh. Cư dân ở đây tiếp xúc khá nhiều nếp sống theo cao trào văn minh tân tiến
nên họ không chênh lệch với thị dân ở Thủ Đô Sài Gòn bao nhiêu. Cho nên các nam
sinh, các nữ sinh cùng các công chức ở đây đều là những kẻ thấm nhuần óc tiến
thủ, đều có thể thu góp một cách dồi dào những
kiến thức về một nền văn hóa trên đà phát triển thuận
lợi.
Bởi đó, nữ sĩ
Dư Thị Diễm Buồn thường tạo ra các nhân vật bậc trung
lưu đù cấp bậc cao thấp lớn nhỏ. Chị không thích tạo những nhân vật nông phu cày sâu cuốc bẳm
và những nhân vật thôn nữ chân lấm tay
bùn. Tạo những nhân vật cổ lổ hay những nhân vật quê rít quê rang thì quá xa vời với cái xã hội và cái thế giới mà
chị đã sinh ra và lớn lên. Những nhân vật chậm tiến như thế thì cái xã hội của
họ dưới ngòi bút của chị không thể sinh động được; chị phải nhờ óc tưởng
tuợng thêu dệt thêm ít nhiều chi tiết.
Vả lại qua tác phẩm Một Góc Trời Thôn Dã và tác phẩm Thời Biển Lặng Sông Trong,
tác giả muốn nói lên cái hay, cái đẹp của Miền Nam Việt Nam tự do. Lẽ dĩ nhiên,
cảnh đồng quê chỉ nên lót nền mờ nhạt cho những cô cậu học sinh yêu nhau da diết
chứ không nên xen nhiều lần, chui lắm lượt vào cuộc sống của họ. Họ phải được
huởng ánh sáng văn minh để tình yêu của họ thêm mới mẻ như tình yêu của lớp
thanh thiếu niên trong phim ảnh Hoa Kỳ đang chiếm rộng rải trên thị trường Việt
Nam.
Dư Thị Diễm Buồn thương
yêu cưng chiều những nhân vật hiền lương hoặc những nhân vật thông minh và biết
cư xử vuông tròn, ăn ở phải đạo. Họ đâu thể nghèo hèn mà dẫu có nghèo như Tuyết
Mai thì cũng không được dốt nát và phải có ăn học chút đỉnh hoặc phải có tài
hoa. Nhất là họ phải có nhân diện và vóc dáng trội hơn bàng dân thiên hạ. Đào Vũ
Kỳ Trân, Lê Phước Nghiệp và Tố Tâm dù có mảnh khảnh thì hai chàng kia vẫn được
chị ca ngợi là đẹp rắn chắc theo kiểu trượng phu nam tử, còn nàng nọ cững được
chị so sánh vẻ thướt tha của cây lệ liễu. Chàng Hoàng Khiết Tinh tuy mập mạp
nhưng được tác giả tặng thêm vẻ bảnh trai như nam tài tử điện ảnh Rod Taylor.
Còn cô Hồng Nguyệt có chân thấp chân cao và mặt rỗ hoa mè hồi nhỏ, nhưng vì cô
ta hiền lành, tài hoa lỗi lạc nên tác giả thay thế Ông Trời cho cô gặp ông thầy bó ngải Chiêm Thành kéo dài cái
chân thấp vài phân để nó xấp xỉ với chân cao, và chị đóng cho
cô ta đôi giày đế mỏng đé dầy để cô ta có dáng đi thăng bằng, thướt tha và uyển
chuyển. Chưa hết! Chị còn truyền
lịnh cho những vết rỗ trên khuôn mặt cô ta phải theo thời gian mà lì đi để da
mặt cô ta trơn láng.
Chân dung và cách phục sức
của các nhân vật trong Thời Biển Lặn Sông Trong
tuy không được miêu tả chăm chút, nhưng cũng khá chu đáo. Xin đọc
đoạn hai chị
em Tố Tâm và Tố Tiên đi dự cuộc dạ yến và dạ vũ tại Dinh Tỉnh
Trưởng:
TốTâm Tố Tiên như cặp sanh đôi.
Hai chị em
có những đường nét khuôn mặt thanh tú và hao hao giống nhau. Hai cô chỉ
khác Tố Tâm mảnh mai có mái tóc để dài lưng chừng lưng, còn Tố Tiên nồng nàn
sinh lực với mái tóc đen ngắn đến cổ, vén gọn hai bên mép tai. Đêm nay hai cô ăn
mặc và trang sức cũng giống nhau, áo dài tay phùng bằng gấm Thượng Hải màu hồng,
nổi những cành bạch mai trên nền gấm rập rờn ánh bạc. Cả hai đeo bông giọt mưa
bằng ngọc trai, vòng cổ, vòng tay bằng ngọc trai. Quần lụa trắng, mang giày bít
mũi với gót cao. Mái tóc đen như nhuộm mực nằm trong chiếc ''băng-đô'' hồng xõa
bồng trên bờ vai thon gầy mảnh khảnh của Tố Tâm. Làn da trắng của cô đuợc dậm
lên lớp phấn hồng nhẹ, dưới ánh đèn điện trông cô hết sức bình
thuờng. Nhưng trước cái vẻ cao sang và nét quý phái trời ban đó, ai
trông thấy, cũng khó lòng mà quên đi trong giây
lát.
Còn Tố Tiên dáng thanh
thoát không bằng chị, cô hơi thấp hơn, nhưng có vẻ tươi mát hơn chị bởi nước da
trắng như gà bóc, nụ cười vui tươi hớn hở đi với đôi mắt to ngời sáng. Cái nhìn
vô tư cô đầy tự tin. Và lúc nào trên miệng cô cũng sẵn sàng chớm nở nụ cười càng
lâu càng cảm thấy cô rất dễ thương tạo cho người đối diện nhiều mỹ cảm lẫn thiện
cảm.
(TBLST, các trang 241, 242)
Còn chân dung
của Khải Tuấn, một chàng thanh niên thuộc thành phần ưu tú của xã
hội
trung lưu cấp cao được tác giả phác họa như sau:
Khải Tuấn có tướng khỏe mạnh, cao ráo
phải một mét bảy chứ không ít. Nước da ngăm, cái ngăm khỏe mạnh hồng hào như da
rái lựu rám nắng. Mái tóc anh bồng bềnh trên vầng trán vuông, cao và rộng. Chân
mày rậm. Cặp mắt to, tròng đen ngời sáng nhiều hơn tròng trắng như phớt màu xanh
lợt của men sứ. Anh đi đứng thong thả, nói cười vui vẻ, tế nhị. Hôm đó,
Khải Tuấn mặc chiếc áo tay ngắn màu kem, quần nâu sậm. Cái mốt thời nay,
các cô cậu thường hay đeo dây chuyền mỏng, bằng vàng 18k, dài gần tơi rún và
miếng mề-đai hình bầu dục có lồng ảnh giữa hai mặt kiếng. Chiếc đồng hồ mạ vàng
lớn mặt, dây cũng mạ vàng gồ ghề tương xứng với mặt đồng hồ. Anh mang giày da
bóng loáng, miệng luôn
cười tươi, ưa pha trò nên trông trẻ trung hơn trong bộ veste
màu xanh đậm đêm dạ tiệc năm
nào.
(TBLST, trang 305)
Đặc điểm chót trong văn chương của Dư Thị Diễm Buồn là chị hào sảng với
độc giả. Chị thết đãi các nhân vật trong mọi tác phẩm của mình những món ăn quốc
túy quốc hồn rất thường xuyên, rất phong phú ê hề, không tiện tặn, không bỏn sẻn. Độc giả
nhờ vậy cũng đuợc... ăn hàm thụ luôn. Nhưng có điều hơi lạ lùng là không bao giờ
chị cho các nhân vật mình ăn bất kỳ món mắm nào. Hỏi ra, chị vốn dị ứng với món
quốc túy quốc hồn đậm tình dân tộc này. Thỉnh thoảng, chị biểu diễn tài nữ công
gia chánh của mình bằng chỉ vẽ cho độc giả làm một vài món ăn địa phương ( như
các món ăn cỏ truyền ở quận Cai Lậy). Và cũng hình như chị chỉ đãi độc giả ăn
các món ăn Nam Kỳ Lục Tỉnh chứ không đãi các món ăn miền Bắc hay các món ăn
miền
Trung. Có lẽ về ẩm thực, chị có dị ứng hoặc kỳ thị với các món ăn ngược
lên hướng Bắc xa xôi chăng?
*
Trong truyện có thêm hai mối tình quan trọng nữa. Đó là mối
tình giữa Đào Vũ Kỳ Trân và cô Thoại Hoa. Cô này có học thức, giỏi việc mưu
sinh, thông minh, quyền biến, cư xử theo con nhà thượng lưu trong xã hội. Nhưng
Đào Vũ Kỳ Trân chỉ thương mến cô ta, chứ không yêu đương say đắm như đối với Tố
Tâm. Không hiểu Thoại Hoa có vì tự ái hay vì nhút nhát mà không chịu tỏ tình
trước với Kỳ Trân? Nàng mòn mỏi đợi chàng bật đèn xanh trước, nhưng chàng cứ bật
đèn đỏ, rồi bật đèn vàng, nên nàng đành đậu chiếc xe tình ái tại chỗ. Sau
cùng,Thoại Hoa đi qua Pháp học tu nghiệp (tác giả không nói tu nghiệp về ngành
nghề gì ) cốt nhờ không gian và thời gian chôn mối ẩn tình của
nàng.
Mối tình thứ hai là mối
tình giữa Khải Tuấn và nữ dược sĩ Vân
Trang. Cô này là chị ruột của Vân Hạnh, mà cô Hạnh lại là bạn tâm đầu của Tố
Tiên. Cả hai chia tay mà cả cô Trang lẩn Khải Tuấn chẳng ai ngậm ngùi lưu luyến
huống hồ là đau khổ tổn thương? Mối tình này gượng gạo, lỏng lẻo, chẳng những
không dậm chân tại chỗ mà coi bộ đang hồi suy thoái. Cho nên Vân Trang cương
quyết cắt đứt cuộc tình phai thắm lạt hương kia đi. Có như thế, Vân Trang thảnh
thơi đi lấy chồng, còn Khải Tuấn tha hồ vẫy vùng trong cuộc đùa bóng giỡn trăng
với Tố Tiên để rồi trầm lụy si mê nàng.
Nếu bảo rằng Thời Biển Lặng
Sông Trong là tiểu thuyết
đồng quê theo trường phái văn chương hiện thực thì chưa chắc đúng. Ở đây, trong
bối cảnh nửa chợ nửa quê, tác giả thăng hoa vào những giấc mơ danh vọng chói
chang, những ước vọng đến những địa vị nguy nga tráng lệ dưới bóng mặt trời, rồi
rủ rê độc giả bơi lội trong những
ảo tượng lộng lẫy do chị un đúc, sản sinh . Những giấc mơ, những
ước vọng ấy được thể hiện ở hai cô gái tỉnh lỵ, một liệt vào bậc trung
lưu cấp thấp (Kiều Phương), một còn cựa quậy trong cảnh nghèo hèn
(Tuyết Mai), nhưng bỗng dưng nhờ tài năng thiên bẩm vụt trở thành minh tinh màn
bạc. Chúng còn thể hiện qua cô gái có tật chân và xấu xí từ lúc nhỏ (Hồng
Nguyệt) và qua cô gái hiền lành khờ khạo, không có cá tính (Kiều Nga) ; rồi đó cô đầu
trở nên một nhà văn lừng danh, cô sau trở thành một nhà thơ lỗi lạc. Hai cô gái
lao vào vực văn nghệ trình diễn và hai cô gái lao vào môi trường văn chương thi
phú, nếu không được trai tráng xun xoe ve vãn thì cũng lấy chồng giàu. Còn hai
nữ nhân vật vai chánh là Tố Tâm và Tố Tiên đều lấy chồng nhà giàu, học giỏi, đẹp
trai hoặc bảnh trai. Riêng
cô chị thì đậu tú tài vào đầu mùa nền Đệ nhứt Cộng
Hòa tại miền Nam Việt Nam, bằng đó rất hiếm quý vào
thuở đó, huống chi bằng cao học
của cô
em đa
từng du học ở Mỹ.
*
Dư Thị Diễm Buồn vốn chủ trương văn dĩ tải đạo. Chị chịu ảnh hưởng
nền luân lý cổ truyền của nhà sĩ Nguyễn Đình Chiểu: Trai thời trung
hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. Nhưng vào thời đại
nam nữ bình quyền, chị không đành lòng để cho nàng phục tùng chàng theo truyền thống gọi dạ bảo vâng. Lúc còn đá
lông nheo với nhau, lúc yêu nhau và lúc hứa hôn với nhau, nàng có thể cải vả với
chàng rầm rĩ, chì chiết chàng dằng dai
bởi tự ái ổn thương, bởi ghen tuông sa đà. Nhưng khi cả hai nên vợ nên chồng rồi
thì nàng trở nên mềm mỏng ngọt ngào với chồng.
Trong hai truyện dài Một Góc
Trời Thôn Dã và Thời Biển Lặng Sông
Trong ít có nhân vật gia nhập vào quân ngũ, trừ Đào Vũ Kỳ Trân, Lê Phước Nghiệp và Hoàng Khiết Tịnh
vì
thuở đó dân miền Nam an hưởng thái bình,
chưa có ngòi lửa chiến tranh ngún cháy khắp phần đất nước tự do nên chưa có lịnh
Tổng Động Viên. Cho nên dù
vốn yêu lính nhưng tác giả chỉ có thể tạo ra những lính kiểng lính huê, ngồi
ngoáy bút ở văn phòng và họ chưa thể tỏ ra
anh dũng trong các cuộc hành quân diệt địch.
Dư Thị Diễm Buồn cũng
chủ trương luôn chuyện ở hiền gặp lành. Trong hai tác phẩm này, người ác đúng
nghĩa rất hiếm. Bà Hai Cung xéo xắt đày đọa tình địch lúc đầu, nhưng về sau lại
tỏ ra tử tế với bà Tư Hiền và đứa con của chồng. Hai nàng Kiều quyết lòng chia
uyên rẽ thúy thằng em khác mẹ của mình vì mặc cảm hơn
vì hiểm ác. Tuy nhiên khi con gái của Thiện Tố gặp nạn, cả hai tỏ ra thông cảm
với Cẩm Hương, ân cần an ủi nàng.
Còn thêm một đặc điểm
nữa, bao giờ các nhân vật chánh của Dư Thị Diễm Buồn cũng được trời ban thưởng:
nam nhân vật thì hùng tráng ở sắc vóc và trượng phu ở cách sống, còn nữ nhân vật
thì diễm lệ yêu kiều, tâm tánh hiền lương. Lại nữa, họ còn được Thượng Đế lì xì
một hậu vận tốt đẹp hiển vinh giống như hậu vận các nhân vật chánh trong cổ
tích, trong truyện thơ, trong các tác phẩm diễm tình của nữ sĩ Barbarra Cartland
(Anh) hoặc của đôi uyên ương tiểu thuyết gia Delly
(Pháp).
Dư Thị Diễm Buồn ưa
viết những lới mắng mỏ và chì chiết với các nhân vật ác độc (nhân vật phản
diện), ưa nói xóc hông xóc óc họ. Nhưng điều đó chứng minh tâm địa chị rất tốt
lành, rất can đảm. Có lẽ chị nghĩ rằng mình chẳng cần các độc giả trí thức rởm rang khó tánh, hạng ưa
chê bai văn chương nêu lên cái Thiện. Thứ văn chương dưới tầm mắt cao ngạo của
họ là lỗi thời. Con đường văn chương tải đạo của chị đã mở sẵn từ khi chị bắt
đầu cầm bút và chị tha hồ
hăm hở xông pha lên đường, trối kệ những miệng lằn lưỡi mối
được ngụy trang đó là miệng lưỡi thông minh uyên
bác của bọn ngụy trí thức. Nếu chị nghĩ như thế thì các tác phẩm của chị lot vào
quảng đại quần chúng dễ như bỡn và sẽ trường tồn với cảm quan trong sáng của
hạng độc giả thuần hậu và đơn giản trong cách
suy nghĩ.
Hồ Trường An
(trích Quê Nam Một Cõi)
đọc
thêm:
Tiếng Thơ Luân Hoán:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 038
PHAN NGÔ * ĐƠI TƯƠNG TRI
ThÖ äo giän
phan ngô
Ñôïi töông tri
Thaân aùi taëng moân ñeä Ñaëng Vaên Vinh vaø Phu nhaân ñaõ
göûi taëng taám hình Bonsai caây phöôïng vó ñoû röïc caû hoa!
Maëc duø khoå haïnh vaãn ra hoa!
Chaúng coù trôøi cao vôùi naéng loøa,
Chaúng coù gioù môn caønh ñoû nuï,
Cuõng khoâng ñaát roäng! Laáy ñaâu ra?
Boâng-sai Phöôïng vó khieán ta lieân
Töôûng ñeán tröôïng phu luùc thaäp tieàn
Bò luõ Maùc - Leâ ñem haï nguïc,
Thaân tuy tieàu tuïy, chí trung kieân.
Boâng-sai Aûo Giaûn vaãn ra hoa,
Nguïc toái maø taâm vaãn saùng loøa!
Thi höùng keát tinh thaønh maáy taäp (1)
Nghìn thu taâm chí voïng vaên xa.
Xuaân nay moân ñeä taëng hoa hình
Phöôïng vó boâng-sai nôû thaät xinh.
Moân ñeä tuoåi ñaø ngoaøi thaát thaäp,
Baùt tuaàn, mình vaãn giöõ Trung Trinh!
Coá cuøng, quaân töû khoù lung lay,
Nghòch caûnh caøng taêng söùc nhaûy bay!
Nguïc thaát khoân ngaên loøng öu quoác,
Trong voøng cöông toûa nôû boâng-sai!
Löu vong coáng hieán laém tieän nghi
Cho luõ tuùi côm chaúng bieát gì.
Aûo Giaûn Boâng-sai luoân khoå haïnh,
Ngaøy ñeâm öu quoác ñôïi töông tri…
Aûo Giaûn PHAN NGOÂ
Trích ñÓi L¿c và Khai Thác ThÎ TrÜ©ng
Ñôïi töông tri
Thaân aùi taëng moân ñeä Ñaëng Vaên Vinh vaø Phu nhaân ñaõ
göûi taëng taám hình Bonsai caây phöôïng vó ñoû röïc caû hoa!
Maëc duø khoå haïnh vaãn ra hoa!
Chaúng coù trôøi cao vôùi naéng loøa,
Chaúng coù gioù môn caønh ñoû nuï,
Cuõng khoâng ñaát roäng! Laáy ñaâu ra?
Boâng-sai Phöôïng vó khieán ta lieân
Töôûng ñeán tröôïng phu luùc thaäp tieàn
Bò luõ Maùc - Leâ ñem haï nguïc,
Thaân tuy tieàu tuïy, chí trung kieân.
Boâng-sai Aûo Giaûn vaãn ra hoa,
Nguïc toái maø taâm vaãn saùng loøa!
Thi höùng keát tinh thaønh maáy taäp (1)
Nghìn thu taâm chí voïng vaên xa.
Xuaân nay moân ñeä taëng hoa hình
Phöôïng vó boâng-sai nôû thaät xinh.
Moân ñeä tuoåi ñaø ngoaøi thaát thaäp,
Baùt tuaàn, mình vaãn giöõ Trung Trinh!
Coá cuøng, quaân töû khoù lung lay,
Nghòch caûnh caøng taêng söùc nhaûy bay!
Nguïc thaát khoân ngaên loøng öu quoác,
Trong voøng cöông toûa nôû boâng-sai!
Löu vong coáng hieán laém tieän nghi
Cho luõ tuùi côm chaúng bieát gì.
Aûo Giaûn Boâng-sai luoân khoå haïnh,
Ngaøy ñeâm öu quoác ñôïi töông tri…
Aûo Giaûn PHAN NGOÂ
Trích ñÓi L¿c và Khai Thác ThÎ TrÜ©ng
Thursday, August 30, 2012
KIỀU THU HOẠCH * TẢN ĐÀ
Tản Đà - Người mở đầu thơ Việt Nam hiện đại
Kiều Thu Hoạch
Chân dung Tản ĐàTản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) - người làng Khê Thượng, xã Sơn Đà (Ba Vì, Hà Tây) - được coi là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với những bài thơ có tư tưởng cách tân, vượt ra ngoài lối thơ niêm luật gò bó, Tản Đà là người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Ông có thơ ngông, thơ buồn, thơ say, thơ lãng mạn... nhưng tất thảy đều thể hiện tấm lòng yêu nước thương nòi. Tản Đà cũng là người đóng vai trò khai sáng và tiên phong trong văn xuôi nghệ thuật.
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, nay thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939. (1)
Cha ông là Nguyễn Danh Kế, đậu cử nhân thời Tự Đức, được bổ tri huyện, tri phủ, rồi án sát, nên ông được "tập ấm", thường gọi là Ấm Hiếu. Mẹ ông là một đào nương nổi tiếng tài sắc ở phố Hàng Thao, Nam Thành, lấy lẽ thứ ba ông Nguyễn Danh Kế và Ấm Hiếu là con thứ tư, mà cũng là con út của bà.
Năm Ấm Hiếu lên ba tuổi thì bố mất, sau đó mẹ ông lại trở về nghề cũ. Từ bấy giờ, ông được người anh cùng cha khác mẹ là Giáo thụ Nguyễn Tài Tích nuôi dưỡng.
Theo tác phẩm Giấc mộng lớn, một cuốn tự truyện của Tản Đà, đồng thời là cuốn tự truyện đầu tiên của văn học Việt Nam, thì ông đã thi hỏng luôn hai khóa ở trường Nam (trường thi Nam Định). Sau lần hỏng thi khoa Nhâm Tý (1912), ông mới thôi nghề khoa cử. Lúc này, ông có dịp được đọc các tân thư Trung Quốc dịch của người Thái Tây (2) và rất ham đọc báo chí Trung Quốc. Sự nghiệp làm báo của Tản Đà bắt đầu được khơi gợi từ đây. Chính trong "Giấc mộng lớn", ông đã viết: "Ngoài sự làm văn thơ, chỉ mê thiết xem các thứ nhật trình Tàu. Cảnh ngộ vô tình mà cái cơ duyên báo chí sau này cũng phát đoan (3) từ đấy". Trong thời kỳ này, Tản Đà còn được người anh rể Nguyễn Thiện Kế dìu dắt vào con đường văn chương. Nguyễn Thiện Kế từng làm tri huyện Tùng Thiện và Phúc Thọ của xứ Đoài, vốn là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng đương thời, lại là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, thường làm thơ đả kích táo bạo bọn quan lại cao cấp, tay sai của thực dân Pháp. Trong "Giấc mộng lớn", Tản Đà tỏ ra hết sức kính phục tài văn chương của quan huyện Nguyễn Thiện Kế, gọi ông là đại thi hào, đồng thời cũng ghi nhận ảnh hưởng của nhà thơ này đối với mình: "Cái sinh nhai quốc văn của mình có hay hơn mười năm nay, thực từ trong lúc thanh niên, có quan huyện - Nguyễn Thiện Kế, phát đoan, dẫn đạo".
Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở "Đông Dương tạp chí", năm 1915. Văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã nổi tiếng, đến mức "Đông Dương tạp chí" phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông, và Tòa soạn đã ghi nhận xét rằng: "Bản quán duyệt qua tập văn ấy, thì thấy ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kỳ khôi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!".
Và suốt từ đó cho đến năm 1939 là năm Tản Đà mất, ông đã sáng tác liên tục không mệt mỏi một khối lượng đồ sộ gồm đủ loại thơ, văn, truyện, ca kịch, các làn điệu dân ca, từ khúc, diễn ca, dịch văn học cổ điển Trung Quốc như thơ Đường và Kinh Thi, chú giải Truyện Kiều... Hiện nay, giới khoa học đã sưu tập được khoảng trên 30 tác phẩm gồm các văn tập, thi tập của ông như: Khối tình con, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Còn chơi; Thơ trên các báo và An Nam tạp chí, Thần tiền, Lên sáu, Lên tám, Tản Đà tản văn, Tản Đà tùng văn, Truyện thế gian, Nhàn tưởng, Thơ Tản Đà,v.v.
Điều lạ kỳ là Tản Đà là người học chữ Hán, theo lối học cử nghiệp, vốn quen thuộc với văn sách, với phú, với lối văn tứ lục, với thơ luật Đường... thế mà ông viết văn xuôi lại rất hay, rất sắc sảo, rất nhuần nhuyễn, thuần thục. Năm 1916, khi tác phẩm "Giấc mộng con I" ra đời, Dương Bá Trạc đề tựa cho Tản Đà đã phải khen: "Mới mươi mười lăm năm nay, sĩ phu trong nước mới có cái khuynh hướng về văn quốc âm, giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe một tia lửa sáng xuất hiện trong văn giới hoàn cầu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Sơn Tây, chính là một tay kiện tướng trên trường hàn mặc ấy!". "Giấc mộng con I" cũng như "Giấc mộng con II" là hai tập du ký tưởng tượng, có thể coi đây là tiểu thuyết viễn tưởng của Tản Đà. Ở "Giấc mộng con I", Tản Đà chỉ lấy tư liệu trên báo chí mà tả lại những nơi danh thắng trên thế giới, như thác nước Niagara ở Canada, đền Taj-Mahal ở ấn Độ, Kim Tự Tháp ở Ai Cập..., thế mà ông miêu tả sống động, hứng thú y như là chính mình đã tới chơi những nơi đó thật. Ở "Giấc mộng con II", ông kể chuyện cuộc chơi lên thiên đình, gặp các danh nhân lịch sử thế giới và Việt Nam, như Lư Thoa (J.J.Rousseau), Đông Phương Sóc, Khổng Tử, Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi... Qua hai cuộc viễn du tưởng tượng, tác giả muốn đưa mọi người đến những thế giới lý tưởng, diệu kỳ, đến với những cảnh sắc tươi đẹp, gặp gỡ những nhân vật tài hoa. ở đó chỉ có cái đẹp, cái cao thượng, tình yêu thương và lòng tôn trọng lẫn nhau, khác hẳn cái xã hội xấu xa nơi trần giới. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực phê phán lại vừa có ý nghĩa lãng mạn, thể hiện những ước vọng nhân văn của tác giả.
Tản Đà là người thích mở rộng, và có một trí tưởng tượng rất phong phú, song nhiều khi mơ mộng, tưởng tượng chỉ là những yếu tố thi pháp trong cá tính sáng tạo của ông, và điều đó không hề làm giảm giá trị phản ánh hiện thực xã hội và ý nghĩa phê phán của tác phẩm. Trường hợp tiểu thuyết "Thần tiền" chẳng hạn, là như vậy. ở đấy, với giọng văn châm biếm hài hước, tác giả đã mượn lời hai chị em đồng tiền nói với nhau để tố cáo thói ăn tiền bẩn thỉu của bọn quan lại: "Khi đã vào trong cửa quan, trên thời quan nha, dưới thời lính tráng, dân sự, mà các ông ấy để mình nằm trần truồng ra trước công đường. Lúc ấy thẹn phải chết... Ngồi đấy, rồi thấy quan cũng thét mắng luôn, nhưng về các dân sự chứ không phải là quát mắng mình, mà mình thỉnh thoảng thấy quan nhìn mình thời nó như có ý thương yêu lắm!". Cách kể chuyện như vậy thật là hóm hỉnh và hấp dẫn.
Tuy nhiên, trong nhiều bài văn ngắn, tùy bút, bút ký, nghị luận, ngọn bút Tản Đà có khi chẳng cần bóng gió mà đả kích trực diện vào bọn quan lại bất lương, vào tầng lớp trên vô liêm sỉ, đồng thời tỏ ý bênh vực những người nghèo khổ, lương thiện, ca ngợi lòng yêu nước, thương nòi. Chẳng hạn trong tạp văn "Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội", đăng ở Đông Pháp thời báo năm 1927, Tản Đà viết: "Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mề đay kim khánh mà gian tham, xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, hiến vợ con cho người ta để giữ bền phú quý, như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không?". Hoặc một đoạn khác ông viết: "Nếu trong hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương nòi, thời tức là người thượng lưu vậy". Tác giả lấy đạo đức con người mà không lấy sự giàu nghèo làm tiêu chuẩn để phân biệt thượng lưu, hạ lưu. Trong xã hội phong kiến thực dân, đạo đức suy đồi, luân thường đảo ngược, cái ác đang ngự trị, cái lợi cái danh đang chi phối cuộc sống mà Tản Đà lại công nhiên viết trên báo như vậy, há chẳng phải là một nhà văn, nhà báo đầy khí phách, đầy dũng khí? (Chính vì vậy mà bọn quan lại thực dân phong kiến đã tỏ ra không ưa ông, thường để ý xét nét, rình rập ông; điều này ông có ghi rõ trong tập Giấc mộng lớn).
Văn xuôi Tản Đà còn có những thiên tùy bút, bút ký, tiểu phẩm, chan chứa tình cảm nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ nhục của đồng bào trong kiếp sống nô lệ, lầm than. Đó chính là loại văn mà Tản Đà gọi là văn vị đời. Các bài "Cảnh nhà nghèo lấy vợ", "Cảnh túng đi vay tiền"... là những tác phẩm như vậy.
Nhìn chung, văn xuôi Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội đương thời, bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, có bản lĩnh, bản sắc riêng.
Có thể thấy rằng đó là thời điểm quốc văn mới phôi thai, mới bắt đầu, mà lại là văn xuôi nghệ thuật, thì mới thấy hết vai trò khai sáng và tiên phong của Tản Đà.
Trong lĩnh vực thi ca cũng vậy, thơ Tản Đà là thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được. Song giá trị lớn lao và đặc sắc hơn cả cũng vẫn là ở vị trí dẫn đạo của ông trên thi đàn đầu thế kỷ. Mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh và Hoài Chân trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà đã viết những lời trân trọng: "... Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn 20 năm trước, đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa". Trước đó, trong tuần báo Ngày nay (số ra ngày 17-6-1939), Xuân Diệu, một người say mê thơ Tản Đà từ nhỏ, cũng đã viết: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại".
Đương nhiên, Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới như các nhà thơ mới lớp sau ông. Nhưng rõ ràng, ông là nhà thơ đã có tư tưởng cách tân, có nhiều tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ:
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh,
Một phút trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
(Tống biệt)
Trong thời buổi mà lối thơ niêm luật gò bó đang còn phổ biến, thì lối thơ như bài Tống biệt này của Tản Đà quả thật là mới, rất mới!
Chính cái sự mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ ấy đã tạo nên "một giọng phóng túng riêng" trong phong cách thơ Tản Đà:
Trời sinh ra bác Tản Đà,
Quê hương thời có cửa nhà thì không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ,
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...
(Thú ăn chơi)
Loại thơ phóng túng của Tản Đà còn nhiều, đọc những bài như thế, có thể liên tưởng đến giọng thơ Nguyễn Công Trứ, Tú Xương... Song cũng đúng như các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã nhận xét: "Cái dáng điệu ngang tàng chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh không bao giờ có vẻ vay mượn". Cái phóng túng, cái ngang tàng ấy chính cũng là cái ngông mà Tản Đà đã tự nhận:
Vùng đất Sơn Tây này một ông,
Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng,
Sông Đà núi Tản ai hun đúc,
Bút thánh câu thần sớm vãi vung...
Bởi ông hay quá ông không đỗ,
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông!
(Tự trào, sau khi hỏng thi ở trường Nam Định, 1912).
Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi,
Bán áo mà mua giấy viết ngông.
(Dạm bán áo đoạn)
Khi làm chủ báo, lúc viết mướn,
Hai chục năm dư cảnh khốn cùng...
Trần gian thước đất vẫn không có,
Bút sắt chẳng hơn gì bút lông
Ngày xuân như ngựa, đầu xanh bạc,
Chán cả giang hồ, hết cả ngông
(Tiễn ông Công lên trời).
Đi liền với cái ngông là cái say, nhưng đó không phải là cái say ẩm thực tầm thường, mà là cái say của tao nhân mặc khách, cái say vì nhân thế, vì cảnh đời:
Cảnh đời gió gió, mưa mưa,
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say ta lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái đỉnh phù du
Trăm năm thi sĩ tửu đồ là ai?
(Thơ rượu).
Và đã say không phải vì rượu mà vì đời, vì thế sự thì thật khó dứt cơn say:
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười.
(Lại say).
Nhưng bao trùm và sâu lắng trong hồn thơ Tản Đà vẫn là cái điệu buồn vẩn vơ, cái nỗi sầu man mác và cái tình bâng khuâng, những yếu tố muôn đời của chủ nghĩa lãng mạng, nhưng lại chỉ riêng có ở Tản Đà, và đó là chủ nghĩa lãng mạng Tản Đà, nếu có thể gọi được như thế!
Mùa thu là mùa gợi buồn cho thi tứ và cũng là mùa muôn thuở của thi ca lãng mạng. Nhưng thơ thu của Tản Đà không phải chỉ có buồn mà còn có nhớ, một nỗi buồn nhớ vơ vẩn, bâng khuâng:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần giới em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơị
(Muốn làm thằng Cuội).
Suối tuôn róc rách ngang đèo,
Gió thu bay lá bóng chiều về tây
Chung quanh những lá cùng cây,
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm...
(Vô đề)
Làn cây khuất bóng trăng tà,
Đêm thu một khắc quan hà mấy mươi
Nhớ ai đất khách quê người,
Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ.
(Nhớ ai)
Và đây là một bài thơ thu nổi tiếng mà chính Tản Đà đã chọn để mở đầu các giờ giảng văn ở trường Hồng Bàng, Hà Nội, bài "Cảm thu", tiễn thu:
Từ vào thu đến nay,
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh,
Trăng thu bạch,
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh,
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.
Nhạn về én lại bay đi,
Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm,
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà,
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Nào người cố lý tha hương,
Cảm thu ai có tư lường hỡi ai...
Tản Đà ngông, Tản Đà say, Tản Đà buồn, Tản Đà mơ mộng, có lẽ cũng chỉ là một phần cảm của ông trước buổi giao thời "gió Á mưa Âu", cái thời mà chỉ thấy:
Luân thường đổ nát, phong hóa suy,
Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly...
(Trần ai tri kỷ).
Còn trong thực tế, Tản Đà không phải là con người thoát ly, nhắm mắt trước thời cuộc. Thơ ông cũng không hiếm những bài hướng vào hiện thực xã hội, bộc lộ những tình cảm yêu nước, thương nòi:
Này những ai, này những ai,
Ai có nghe rằng việc thủy tai,
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông cùng tỉnh Thái,
Ruộng ngập nhà chìm thây chết trôi...
Lệ đầy vơi, tình chia phôi,
Bồng bế con thơ bán khắp nơi
Năm hào một đứa trẻ lên sáu,
Cha còn sống đó, con bồ côi
(Khuyên người giúp dân lụt)
Và nói như Nguyễn Đình Chiểu: "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương". Tản Đà hay thương dân nên cũng hay ghét bọn tham quan ô lại hại dân, hại nước:
Cũng phường dối nước quân ăn cắp,
Cũng lũ tàn dân giống hại đàn.
Lạnh lẽo hơi sương tòa Tạp chí
Lệ ai giàn giụa với giang san.
(Cảm đề)
Đục nước năm nay cò lại béo,
Bao nhiêu đê vỡ bấy nhiêu tiền
(Nhớ cảnh nước lụt ở bắc).
Tản Đà rất ghét bọn ăn hối lộ, ông được biết chuyện Tuần phủ Vĩnh Yên là Đào Trọng Vận nhân một vụ kiện tranh chấp gia tài đã ăn của đút gần ba nghìn đồng, ông đã gợi ý cho Ngô Tiếp viết truyện "Tờ di chúc" để tố giác vụ này, rồi ông lại viết bài thơ "Cảm đề" cho tiểu thuyết này với một giọng châm biếm khá sâu cay, chua chát:
Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn
Mặt sắt còn bia miệng thế gian,
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan...
Là một người dân mất nước, lo cho vận mệnh của Tổ quốc, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái, nói đến các anh hùng dân tộc, nói đến dân vong quốc, nói đến nòi giống Tiên Rồng... thể hiện tư tưởng yêu nước một cách kín đáo. Tiêu biểu cho dòng thơ này của Tản Đà là bài "Thề non nước", một bài thơ đã đi sâu vào lòng người và được lưu truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân:
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non, nước nước không nguôi lời thề
Riêng ở xứ Đoài, bài thơ này cũng như nhiều bài phong dao của Tản Đà từ lâu đã trở thành những bài hát ru quen thuộc, như những bài hát dân gian.
Tản Đà là nhà thơ thân thương của xứ Đoài như ông đã tự khẳng định: "Tôi là người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía bắc Việt Nam, ở phía tây Bắc Kỳ, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!" (Giấc mộng lớn). Nhưng vượt khỏi "Đà Giang, Tản Lĩnh nước non quê", Tản Đà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu, như ngôi sao khuê rực sáng của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?" (4). Và Tản Đà cũng hoàn toàn xứng đáng như đánh giá của nhà thơ Xuân Diệu trên Tuần báo Ngày nay (17-6-1939) ngay sau khi Tản Đà qua đời: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại".
(1) Năm sinh, năm mất và thơ văn của Tản Đà đều căn cứ theo Tuyển tập Tản Đà, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996.
(2) Thái Tây: Chỉ Âu-Mỹ nói chung.
(3) Phát đoan: Bắt đầu.
(4) Dẫn lại theo Nguyễn Khắc Xương, Sđd, tr.480.
Kiều Thu Hoạch
(Nguồn: Văn hóa nghệ thuật)
Kiều Thu Hoạch
Chân dung Tản ĐàTản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) - người làng Khê Thượng, xã Sơn Đà (Ba Vì, Hà Tây) - được coi là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với những bài thơ có tư tưởng cách tân, vượt ra ngoài lối thơ niêm luật gò bó, Tản Đà là người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Ông có thơ ngông, thơ buồn, thơ say, thơ lãng mạn... nhưng tất thảy đều thể hiện tấm lòng yêu nước thương nòi. Tản Đà cũng là người đóng vai trò khai sáng và tiên phong trong văn xuôi nghệ thuật.
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, nay thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939. (1)
Cha ông là Nguyễn Danh Kế, đậu cử nhân thời Tự Đức, được bổ tri huyện, tri phủ, rồi án sát, nên ông được "tập ấm", thường gọi là Ấm Hiếu. Mẹ ông là một đào nương nổi tiếng tài sắc ở phố Hàng Thao, Nam Thành, lấy lẽ thứ ba ông Nguyễn Danh Kế và Ấm Hiếu là con thứ tư, mà cũng là con út của bà.
Năm Ấm Hiếu lên ba tuổi thì bố mất, sau đó mẹ ông lại trở về nghề cũ. Từ bấy giờ, ông được người anh cùng cha khác mẹ là Giáo thụ Nguyễn Tài Tích nuôi dưỡng.
Theo tác phẩm Giấc mộng lớn, một cuốn tự truyện của Tản Đà, đồng thời là cuốn tự truyện đầu tiên của văn học Việt Nam, thì ông đã thi hỏng luôn hai khóa ở trường Nam (trường thi Nam Định). Sau lần hỏng thi khoa Nhâm Tý (1912), ông mới thôi nghề khoa cử. Lúc này, ông có dịp được đọc các tân thư Trung Quốc dịch của người Thái Tây (2) và rất ham đọc báo chí Trung Quốc. Sự nghiệp làm báo của Tản Đà bắt đầu được khơi gợi từ đây. Chính trong "Giấc mộng lớn", ông đã viết: "Ngoài sự làm văn thơ, chỉ mê thiết xem các thứ nhật trình Tàu. Cảnh ngộ vô tình mà cái cơ duyên báo chí sau này cũng phát đoan (3) từ đấy". Trong thời kỳ này, Tản Đà còn được người anh rể Nguyễn Thiện Kế dìu dắt vào con đường văn chương. Nguyễn Thiện Kế từng làm tri huyện Tùng Thiện và Phúc Thọ của xứ Đoài, vốn là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng đương thời, lại là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, thường làm thơ đả kích táo bạo bọn quan lại cao cấp, tay sai của thực dân Pháp. Trong "Giấc mộng lớn", Tản Đà tỏ ra hết sức kính phục tài văn chương của quan huyện Nguyễn Thiện Kế, gọi ông là đại thi hào, đồng thời cũng ghi nhận ảnh hưởng của nhà thơ này đối với mình: "Cái sinh nhai quốc văn của mình có hay hơn mười năm nay, thực từ trong lúc thanh niên, có quan huyện - Nguyễn Thiện Kế, phát đoan, dẫn đạo".
Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở "Đông Dương tạp chí", năm 1915. Văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã nổi tiếng, đến mức "Đông Dương tạp chí" phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông, và Tòa soạn đã ghi nhận xét rằng: "Bản quán duyệt qua tập văn ấy, thì thấy ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kỳ khôi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!".
Và suốt từ đó cho đến năm 1939 là năm Tản Đà mất, ông đã sáng tác liên tục không mệt mỏi một khối lượng đồ sộ gồm đủ loại thơ, văn, truyện, ca kịch, các làn điệu dân ca, từ khúc, diễn ca, dịch văn học cổ điển Trung Quốc như thơ Đường và Kinh Thi, chú giải Truyện Kiều... Hiện nay, giới khoa học đã sưu tập được khoảng trên 30 tác phẩm gồm các văn tập, thi tập của ông như: Khối tình con, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Còn chơi; Thơ trên các báo và An Nam tạp chí, Thần tiền, Lên sáu, Lên tám, Tản Đà tản văn, Tản Đà tùng văn, Truyện thế gian, Nhàn tưởng, Thơ Tản Đà,v.v.
Điều lạ kỳ là Tản Đà là người học chữ Hán, theo lối học cử nghiệp, vốn quen thuộc với văn sách, với phú, với lối văn tứ lục, với thơ luật Đường... thế mà ông viết văn xuôi lại rất hay, rất sắc sảo, rất nhuần nhuyễn, thuần thục. Năm 1916, khi tác phẩm "Giấc mộng con I" ra đời, Dương Bá Trạc đề tựa cho Tản Đà đã phải khen: "Mới mươi mười lăm năm nay, sĩ phu trong nước mới có cái khuynh hướng về văn quốc âm, giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe một tia lửa sáng xuất hiện trong văn giới hoàn cầu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Sơn Tây, chính là một tay kiện tướng trên trường hàn mặc ấy!". "Giấc mộng con I" cũng như "Giấc mộng con II" là hai tập du ký tưởng tượng, có thể coi đây là tiểu thuyết viễn tưởng của Tản Đà. Ở "Giấc mộng con I", Tản Đà chỉ lấy tư liệu trên báo chí mà tả lại những nơi danh thắng trên thế giới, như thác nước Niagara ở Canada, đền Taj-Mahal ở ấn Độ, Kim Tự Tháp ở Ai Cập..., thế mà ông miêu tả sống động, hứng thú y như là chính mình đã tới chơi những nơi đó thật. Ở "Giấc mộng con II", ông kể chuyện cuộc chơi lên thiên đình, gặp các danh nhân lịch sử thế giới và Việt Nam, như Lư Thoa (J.J.Rousseau), Đông Phương Sóc, Khổng Tử, Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi... Qua hai cuộc viễn du tưởng tượng, tác giả muốn đưa mọi người đến những thế giới lý tưởng, diệu kỳ, đến với những cảnh sắc tươi đẹp, gặp gỡ những nhân vật tài hoa. ở đó chỉ có cái đẹp, cái cao thượng, tình yêu thương và lòng tôn trọng lẫn nhau, khác hẳn cái xã hội xấu xa nơi trần giới. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực phê phán lại vừa có ý nghĩa lãng mạn, thể hiện những ước vọng nhân văn của tác giả.
Tản Đà là người thích mở rộng, và có một trí tưởng tượng rất phong phú, song nhiều khi mơ mộng, tưởng tượng chỉ là những yếu tố thi pháp trong cá tính sáng tạo của ông, và điều đó không hề làm giảm giá trị phản ánh hiện thực xã hội và ý nghĩa phê phán của tác phẩm. Trường hợp tiểu thuyết "Thần tiền" chẳng hạn, là như vậy. ở đấy, với giọng văn châm biếm hài hước, tác giả đã mượn lời hai chị em đồng tiền nói với nhau để tố cáo thói ăn tiền bẩn thỉu của bọn quan lại: "Khi đã vào trong cửa quan, trên thời quan nha, dưới thời lính tráng, dân sự, mà các ông ấy để mình nằm trần truồng ra trước công đường. Lúc ấy thẹn phải chết... Ngồi đấy, rồi thấy quan cũng thét mắng luôn, nhưng về các dân sự chứ không phải là quát mắng mình, mà mình thỉnh thoảng thấy quan nhìn mình thời nó như có ý thương yêu lắm!". Cách kể chuyện như vậy thật là hóm hỉnh và hấp dẫn.
Tuy nhiên, trong nhiều bài văn ngắn, tùy bút, bút ký, nghị luận, ngọn bút Tản Đà có khi chẳng cần bóng gió mà đả kích trực diện vào bọn quan lại bất lương, vào tầng lớp trên vô liêm sỉ, đồng thời tỏ ý bênh vực những người nghèo khổ, lương thiện, ca ngợi lòng yêu nước, thương nòi. Chẳng hạn trong tạp văn "Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội", đăng ở Đông Pháp thời báo năm 1927, Tản Đà viết: "Nay nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mề đay kim khánh mà gian tham, xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương, hút máu mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, hiến vợ con cho người ta để giữ bền phú quý, như thế có phải là hạng người hạ lưu hay không?". Hoặc một đoạn khác ông viết: "Nếu trong hạ đẳng xã hội ta mà có những ai biết thờ cha kính mẹ, yêu nước thương nòi, thời tức là người thượng lưu vậy". Tác giả lấy đạo đức con người mà không lấy sự giàu nghèo làm tiêu chuẩn để phân biệt thượng lưu, hạ lưu. Trong xã hội phong kiến thực dân, đạo đức suy đồi, luân thường đảo ngược, cái ác đang ngự trị, cái lợi cái danh đang chi phối cuộc sống mà Tản Đà lại công nhiên viết trên báo như vậy, há chẳng phải là một nhà văn, nhà báo đầy khí phách, đầy dũng khí? (Chính vì vậy mà bọn quan lại thực dân phong kiến đã tỏ ra không ưa ông, thường để ý xét nét, rình rập ông; điều này ông có ghi rõ trong tập Giấc mộng lớn).
Văn xuôi Tản Đà còn có những thiên tùy bút, bút ký, tiểu phẩm, chan chứa tình cảm nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ nhục của đồng bào trong kiếp sống nô lệ, lầm than. Đó chính là loại văn mà Tản Đà gọi là văn vị đời. Các bài "Cảnh nhà nghèo lấy vợ", "Cảnh túng đi vay tiền"... là những tác phẩm như vậy.
Nhìn chung, văn xuôi Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội đương thời, bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, có bản lĩnh, bản sắc riêng.
Có thể thấy rằng đó là thời điểm quốc văn mới phôi thai, mới bắt đầu, mà lại là văn xuôi nghệ thuật, thì mới thấy hết vai trò khai sáng và tiên phong của Tản Đà.
Trong lĩnh vực thi ca cũng vậy, thơ Tản Đà là thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được. Song giá trị lớn lao và đặc sắc hơn cả cũng vẫn là ở vị trí dẫn đạo của ông trên thi đàn đầu thế kỷ. Mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh và Hoài Chân trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà đã viết những lời trân trọng: "... Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn 20 năm trước, đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa". Trước đó, trong tuần báo Ngày nay (số ra ngày 17-6-1939), Xuân Diệu, một người say mê thơ Tản Đà từ nhỏ, cũng đã viết: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại".
Đương nhiên, Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới như các nhà thơ mới lớp sau ông. Nhưng rõ ràng, ông là nhà thơ đã có tư tưởng cách tân, có nhiều tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ:
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh,
Một phút trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
(Tống biệt)
Trong thời buổi mà lối thơ niêm luật gò bó đang còn phổ biến, thì lối thơ như bài Tống biệt này của Tản Đà quả thật là mới, rất mới!
Chính cái sự mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ ấy đã tạo nên "một giọng phóng túng riêng" trong phong cách thơ Tản Đà:
Trời sinh ra bác Tản Đà,
Quê hương thời có cửa nhà thì không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ,
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...
(Thú ăn chơi)
Loại thơ phóng túng của Tản Đà còn nhiều, đọc những bài như thế, có thể liên tưởng đến giọng thơ Nguyễn Công Trứ, Tú Xương... Song cũng đúng như các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã nhận xét: "Cái dáng điệu ngang tàng chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh không bao giờ có vẻ vay mượn". Cái phóng túng, cái ngang tàng ấy chính cũng là cái ngông mà Tản Đà đã tự nhận:
Vùng đất Sơn Tây này một ông,
Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng,
Sông Đà núi Tản ai hun đúc,
Bút thánh câu thần sớm vãi vung...
Bởi ông hay quá ông không đỗ,
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông!
(Tự trào, sau khi hỏng thi ở trường Nam Định, 1912).
Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi,
Bán áo mà mua giấy viết ngông.
(Dạm bán áo đoạn)
Khi làm chủ báo, lúc viết mướn,
Hai chục năm dư cảnh khốn cùng...
Trần gian thước đất vẫn không có,
Bút sắt chẳng hơn gì bút lông
Ngày xuân như ngựa, đầu xanh bạc,
Chán cả giang hồ, hết cả ngông
(Tiễn ông Công lên trời).
Đi liền với cái ngông là cái say, nhưng đó không phải là cái say ẩm thực tầm thường, mà là cái say của tao nhân mặc khách, cái say vì nhân thế, vì cảnh đời:
Cảnh đời gió gió, mưa mưa,
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say ta lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái đỉnh phù du
Trăm năm thi sĩ tửu đồ là ai?
(Thơ rượu).
Và đã say không phải vì rượu mà vì đời, vì thế sự thì thật khó dứt cơn say:
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười.
(Lại say).
Nhưng bao trùm và sâu lắng trong hồn thơ Tản Đà vẫn là cái điệu buồn vẩn vơ, cái nỗi sầu man mác và cái tình bâng khuâng, những yếu tố muôn đời của chủ nghĩa lãng mạng, nhưng lại chỉ riêng có ở Tản Đà, và đó là chủ nghĩa lãng mạng Tản Đà, nếu có thể gọi được như thế!
Mùa thu là mùa gợi buồn cho thi tứ và cũng là mùa muôn thuở của thi ca lãng mạng. Nhưng thơ thu của Tản Đà không phải chỉ có buồn mà còn có nhớ, một nỗi buồn nhớ vơ vẩn, bâng khuâng:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần giới em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơị
(Muốn làm thằng Cuội).
Suối tuôn róc rách ngang đèo,
Gió thu bay lá bóng chiều về tây
Chung quanh những lá cùng cây,
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm...
(Vô đề)
Làn cây khuất bóng trăng tà,
Đêm thu một khắc quan hà mấy mươi
Nhớ ai đất khách quê người,
Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ.
(Nhớ ai)
Và đây là một bài thơ thu nổi tiếng mà chính Tản Đà đã chọn để mở đầu các giờ giảng văn ở trường Hồng Bàng, Hà Nội, bài "Cảm thu", tiễn thu:
Từ vào thu đến nay,
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh,
Trăng thu bạch,
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh,
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.
Nhạn về én lại bay đi,
Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm,
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà,
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Nào người cố lý tha hương,
Cảm thu ai có tư lường hỡi ai...
Tản Đà ngông, Tản Đà say, Tản Đà buồn, Tản Đà mơ mộng, có lẽ cũng chỉ là một phần cảm của ông trước buổi giao thời "gió Á mưa Âu", cái thời mà chỉ thấy:
Luân thường đổ nát, phong hóa suy,
Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly...
(Trần ai tri kỷ).
Còn trong thực tế, Tản Đà không phải là con người thoát ly, nhắm mắt trước thời cuộc. Thơ ông cũng không hiếm những bài hướng vào hiện thực xã hội, bộc lộ những tình cảm yêu nước, thương nòi:
Này những ai, này những ai,
Ai có nghe rằng việc thủy tai,
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông cùng tỉnh Thái,
Ruộng ngập nhà chìm thây chết trôi...
Lệ đầy vơi, tình chia phôi,
Bồng bế con thơ bán khắp nơi
Năm hào một đứa trẻ lên sáu,
Cha còn sống đó, con bồ côi
(Khuyên người giúp dân lụt)
Và nói như Nguyễn Đình Chiểu: "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương". Tản Đà hay thương dân nên cũng hay ghét bọn tham quan ô lại hại dân, hại nước:
Cũng phường dối nước quân ăn cắp,
Cũng lũ tàn dân giống hại đàn.
Lạnh lẽo hơi sương tòa Tạp chí
Lệ ai giàn giụa với giang san.
(Cảm đề)
Đục nước năm nay cò lại béo,
Bao nhiêu đê vỡ bấy nhiêu tiền
(Nhớ cảnh nước lụt ở bắc).
Tản Đà rất ghét bọn ăn hối lộ, ông được biết chuyện Tuần phủ Vĩnh Yên là Đào Trọng Vận nhân một vụ kiện tranh chấp gia tài đã ăn của đút gần ba nghìn đồng, ông đã gợi ý cho Ngô Tiếp viết truyện "Tờ di chúc" để tố giác vụ này, rồi ông lại viết bài thơ "Cảm đề" cho tiểu thuyết này với một giọng châm biếm khá sâu cay, chua chát:
Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn
Mặt sắt còn bia miệng thế gian,
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan...
Là một người dân mất nước, lo cho vận mệnh của Tổ quốc, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái, nói đến các anh hùng dân tộc, nói đến dân vong quốc, nói đến nòi giống Tiên Rồng... thể hiện tư tưởng yêu nước một cách kín đáo. Tiêu biểu cho dòng thơ này của Tản Đà là bài "Thề non nước", một bài thơ đã đi sâu vào lòng người và được lưu truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân:
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non, nước nước không nguôi lời thề
Riêng ở xứ Đoài, bài thơ này cũng như nhiều bài phong dao của Tản Đà từ lâu đã trở thành những bài hát ru quen thuộc, như những bài hát dân gian.
Tản Đà là nhà thơ thân thương của xứ Đoài như ông đã tự khẳng định: "Tôi là người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía bắc Việt Nam, ở phía tây Bắc Kỳ, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!" (Giấc mộng lớn). Nhưng vượt khỏi "Đà Giang, Tản Lĩnh nước non quê", Tản Đà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu, như ngôi sao khuê rực sáng của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: "Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?" (4). Và Tản Đà cũng hoàn toàn xứng đáng như đánh giá của nhà thơ Xuân Diệu trên Tuần báo Ngày nay (17-6-1939) ngay sau khi Tản Đà qua đời: "Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại".
(1) Năm sinh, năm mất và thơ văn của Tản Đà đều căn cứ theo Tuyển tập Tản Đà, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996.
(2) Thái Tây: Chỉ Âu-Mỹ nói chung.
(3) Phát đoan: Bắt đầu.
(4) Dẫn lại theo Nguyễn Khắc Xương, Sđd, tr.480.
Kiều Thu Hoạch
(Nguồn: Văn hóa nghệ thuật)
NAM TRÂN * TRƯỚC CHÙA THIÊN MỤ
*Trước
Chùa Thiên Mụ
Êm
êm giòng nước Hương giang chảy,
Xúm xít thuyền con chỗ ba bảy,
Tiếng hát ngư ông đẵm bóng cày
Như luồng khói nhẹ lên lên mãi ...
Tháp cao dòm nước, vết meo trôi
Đồi thấp sừng trăng dõi dõi soi
Mờ ở xa xa gà gáy sáng
Trong chùa cảnh cảnh tiếng chuông hồi
Xúm xít thuyền con chỗ ba bảy,
Tiếng hát ngư ông đẵm bóng cày
Như luồng khói nhẹ lên lên mãi ...
Tháp cao dòm nước, vết meo trôi
Đồi thấp sừng trăng dõi dõi soi
Mờ ở xa xa gà gáy sáng
Trong chùa cảnh cảnh tiếng chuông hồi
CÔ GÁI KIM LUÔNG
(Kính tặng ông và bà Thiollier)
Kim Luông nhiều ả mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Vua Thành Thái (?)
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến; cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo.
Đăm đăm mắt mỏi vì chèo
Chèo cô quấy nước trong veo giữa dòng.
Biết không? Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao!
Đổi "sóng lòng còn sao" thành "sóng lòng còn xao"
MÙA XUÂN CÁNH ĐỒNG AN CỰU
(Tặng Đào Duy Anh)
Lá bàng
Như lá vàng
Rụng.
Ôi! đìu hiu
Cảnh chiều
Đông!
Ruộng ngập: mênh mông
Nước phẳng.
Cò bay, yên lặng,
Quanh đồng.
Thi tứ viễn vông:
Thần Tưởng tượng
Như đàn có đói lượn
Đồng không.
TIN NHÂN QUYỀN
tin về Nhân quyền
Theo nguòn tin mói nhát tù ha. Viẹn Hoa Kỳ chièu nay, thú nam ngày 6.9.2001phát hình tren CSPAN, Hạ Viẹn Hoa Kỳ đa biểu quyét voí đại đa só chấp thuạn Dụ Luật Nhan Quyền cho Viet Nam (tên cũ HR-2368) vói 405 phiéu thuâ..n, 1 phiếu chống và 23 phiếu trắng!
Đạo luạt này chu ý giành nhung co họi kinh té, giáo dục, du lịch va các mói loi. nhuạn thuong uóc cho nhung cá nhan và nhung to chúc cua ngùoi Viẹt Tu Do, khong CS. Đạo luạt này se cám mọi chuong trình trợ giúp kinh té cho Viet Nam néu đảng CSVN
khong chám dút đánh phá các phuơng tiẹn truyền thông nhu đài Á Chau Tụ Do, chám dút đàn áp nhan dan Viet Nam và thục thi chính sách ton trọng và phát trien nhan quyèn đói vói nhan dan Viet Nam. Đạo luạt này cung se trích ngan khoan qúoc gia Hoa
Kỳ hàng năm đe gíup các tổ chúc phi chính phủ phát triển nền móng DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN o Viet Nam.
Đại biểu Quóc Hội cua nhan dan Hoa Kỳ đa nói rát rõ ý nguyện của nhân dân Hoa Kỳ khong cháp nhận chế độđộc tài, đảng trị, bất tài, tham nhũng, thực dân, ap' bức, bóc lột của các lãnh tu. CS gìa nua, thất học, bất nhân và
vô luân trong Trung Uong đảng CSVN. Nhân dân Hoa Kỳcũng như các quốc gia văn minh, tân tiến đã nhiều lần nói rõ ý chí quyết tam ủng hộ nhân dân Việt Nam giành cho đuợc mọi nhân quyền đã đựoc LHQ xác định trong Bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1958, đã đuợc đảng CSVN ký kết nhưng không thi hành từ năm 1982. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ xác định rõràng, và nhân dân các quóc gia văn minh đều đuợc huởng các quyền tự do căn bản như; thân thể, tôn giáo, chính trị,
phát biểu, báo chí, nghiệp đoàn, lập hội. di chuyển vv...
Đây là một chiến thắng lón lao cho tiến trình phát triển TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN cho nhân dân Viet Nam! Với sự trợ giúp của nhân dân các quốc gia tự do, dân chủ, văn minh, tân tiến, nguời Việt phải xớm giành
đựoc các quyền lợi đã bị đảng CSVN MAFIA, qủy quyệt, tham nhũng, độc tài, thâm độc, thối nát chiếm đoạt!
Chúng toi chan thành cam on va chúc mùng mọi cá nhan và đòan the đa giúp suc' cho Dụ Lụat Nhan Quyèn cho Viet Nam thong qua Hạ Viẹn Hoa Kỳ. Chung ta còn phai làm viẹc nhièu voi Thuọng Viẹn hoa Kỳ, TT George Bush , Jr cung nhu chính phu các
quóc gia có nguòi Viẹt Tỵ Nạn CS đe chóng lại đang CSVN đọc tài.
Chúng toi khẩn thiết keu gọi mọi ngùoi Viẹt, nhát la nhung học sinh, sinh vien, trẻ tuoi, trí thúc, còn luong tam vói nhan dan và tuong lai que huong Viet Nam, hay có gáng hét súc, dán than bát ke nhung đe dọa và nguy hiem đén mạng sóng cua mình, hy sinh mọi lợi
ích cá nhan, tranh đáu khong ngùng nghỉ vì lý tuong cao cả cua nhan dan và que huong, gáp rút đem lại TU DO, DAN CHU, NHAN QUYÈN cho nhan dan Viet Nam.
Theo nguòn tin mói nhát tù ha. Viẹn Hoa Kỳ chièu nay, thú nam ngày 6.9.2001phát hình tren CSPAN, Hạ Viẹn Hoa Kỳ đa biểu quyét voí đại đa só chấp thuạn Dụ Luật Nhan Quyền cho Viet Nam (tên cũ HR-2368) vói 405 phiéu thuâ..n, 1 phiếu chống và 23 phiếu trắng!
Đạo luạt này chu ý giành nhung co họi kinh té, giáo dục, du lịch va các mói loi. nhuạn thuong uóc cho nhung cá nhan và nhung to chúc cua ngùoi Viẹt Tu Do, khong CS. Đạo luạt này se cám mọi chuong trình trợ giúp kinh té cho Viet Nam néu đảng CSVN
khong chám dút đánh phá các phuơng tiẹn truyền thông nhu đài Á Chau Tụ Do, chám dút đàn áp nhan dan Viet Nam và thục thi chính sách ton trọng và phát trien nhan quyèn đói vói nhan dan Viet Nam. Đạo luạt này cung se trích ngan khoan qúoc gia Hoa
Kỳ hàng năm đe gíup các tổ chúc phi chính phủ phát triển nền móng DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN o Viet Nam.
Đại biểu Quóc Hội cua nhan dan Hoa Kỳ đa nói rát rõ ý nguyện của nhân dân Hoa Kỳ khong cháp nhận chế độđộc tài, đảng trị, bất tài, tham nhũng, thực dân, ap' bức, bóc lột của các lãnh tu. CS gìa nua, thất học, bất nhân và
vô luân trong Trung Uong đảng CSVN. Nhân dân Hoa Kỳcũng như các quốc gia văn minh, tân tiến đã nhiều lần nói rõ ý chí quyết tam ủng hộ nhân dân Việt Nam giành cho đuợc mọi nhân quyền đã đựoc LHQ xác định trong Bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1958, đã đuợc đảng CSVN ký kết nhưng không thi hành từ năm 1982. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ xác định rõràng, và nhân dân các quóc gia văn minh đều đuợc huởng các quyền tự do căn bản như; thân thể, tôn giáo, chính trị,
phát biểu, báo chí, nghiệp đoàn, lập hội. di chuyển vv...
Đây là một chiến thắng lón lao cho tiến trình phát triển TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN cho nhân dân Viet Nam! Với sự trợ giúp của nhân dân các quốc gia tự do, dân chủ, văn minh, tân tiến, nguời Việt phải xớm giành
đựoc các quyền lợi đã bị đảng CSVN MAFIA, qủy quyệt, tham nhũng, độc tài, thâm độc, thối nát chiếm đoạt!
Chúng toi chan thành cam on va chúc mùng mọi cá nhan và đòan the đa giúp suc' cho Dụ Lụat Nhan Quyèn cho Viet Nam thong qua Hạ Viẹn Hoa Kỳ. Chung ta còn phai làm viẹc nhièu voi Thuọng Viẹn hoa Kỳ, TT George Bush , Jr cung nhu chính phu các
quóc gia có nguòi Viẹt Tỵ Nạn CS đe chóng lại đang CSVN đọc tài.
Chúng toi khẩn thiết keu gọi mọi ngùoi Viẹt, nhát la nhung học sinh, sinh vien, trẻ tuoi, trí thúc, còn luong tam vói nhan dan và tuong lai que huong Viet Nam, hay có gáng hét súc, dán than bát ke nhung đe dọa và nguy hiem đén mạng sóng cua mình, hy sinh mọi lợi
ích cá nhan, tranh đáu khong ngùng nghỉ vì lý tuong cao cả cua nhan dan và que huong, gáp rút đem lại TU DO, DAN CHU, NHAN QUYÈN cho nhan dan Viet Nam.
THƠ VƯƠNG ĐỨC LỆ
Bốn Câu Buổi Sáng
Đêm qua nằm ngủ không mơ
Sáng nay viết dở bài thơ neo vần
Đàn em còn đọng tiếng thầm
Sáng nay viết dở bài thơ neo vần
Đàn em còn đọng tiếng thầm
Bóng Chim Tăm Cá
Một mình thao thức suốt canh thâu
Biết sẻ cùng ai một gối sầu? Cá biệt tăm rồi, chim khuất bóng May còn tiếng guốc gõ đêm sâu! |
Cải Táng
Cởi dần lớp thịt da che
Còn trơ bộ cốt mấy que ngắn, dài Ngẩn ngơ mở nắp quan tài Kìa ta bật khóc-xót người hay ta? |
SƠN TRUNG * CON XÀ NIÊNG
CON Xà-NIÊNG
SÖn
Trung
Thuª nhÕ, tôi rÃt thích
truyŒn ÇÜ©ng rØng cûa Lan Khai. TruyŒn cûa ông thÆt hÃp dÅn, thú vÎ, ÇÜa chúng
ta ljn m¶t
th‰ gi§i xa xæm,huyŠn bí, v§i nh»ng bông lan rØng ngát hÜÖng, nhÛng
c†p,beo, ma thiêng,nܧc Ƕc, và nh»ng cô gái
MÜ©ng, Thái duyên dáng,ngây thÖ.
NhÜng con ngÜ©i tài hoa
Çó không ÇÜ®c sÓng lâu . Vì ông làm thÜ kš cho m¶t hãng buôn NhÆt bän cho nên næm
1945 ông bÎ c¶ng sän gi‰t vŠ t¶i làm tay sai cho NhÆt
bän! Ông mÃt Çi và th‹ loåi truyŒn dÜ©ng rØng cûa ông cÛng mai m¶t theo
vì không ai có th‹ k‰ tøc con ÇÜ©ng ông Çi.
Tôi rÃt
thích truyŒn NgÆm Ngãi Tìm TrÀm cûa ông. TruyŒn cûa ông m¶t phÀn
là do tܪng tÜ®ng, nhÜng phÀn l§n ÇÜ®c xây d¿ng trên cÖ sª th¿c t‰, cÖ sª truyŠn
thuy‰t trong nhân gian. NgÜ©i ViŒt Nam ta tin r¢ng trÀm là m¶t loåi
cây quš, có ma thiêng trÃn gi», phäi có duyên
l¡m m§i tìm ÇÜ®c trÀm. NgÜ©i ViŒt Nam ta ngày nay ngoài nghŠ Çi Çào vàng, ngÜ©i
ta còn Çi tìm trÀm, vì trÀm rÃt Ç¡t, m¶t kš trÀm b¢ng m¶t kš
vàng. MuÓn tìm trÀm, ngÜ©i ta phäi Çi tØng Çoàn,vào tÆn rØng sâu, có khi vài
tháng tr©i m§i tìm ÇÜÖc m¶t
cÆy trÀm. Vì Çi sâu trong rØng lâu nhÜ vÆy, ngÜ©i ta dÍ låc nhau,
và
thi‰u th¿c phÄm. ñ‹ tránh ma qu› cÛng nhÜ Ç‹ tránh Çói khát, ngÜ©i ta
phäi tìm ljn các ông thÀy ngãi, mua m¶t cÛ ngãi Çã ÇÜ®c thÀy làm phép,
ngÆm trong miŒng trong suÓt cu¶c hành trình. NhÜng ngÆm ngãi cÛng có tác håi.
NgÆm ngãi quá th©i hån thì
miŒng cÙng Ç©,không nói ÇÜ®c,thân th‹ m†c lông lá, ít lâu së Çi
b¢ng bÓn chân, trª thành m¶t con thú rØng. Có ngÜ©i nói r¢ng
khi ngÜ©i ngÆm ngãi Çi rØng vŠ, ngÜ©i nhà phäi lÃy cây ch°i quét nhà ÇÆp lên ÇÀu
ba cái thì ngÜ©i Çó së tr© låi bình thÜ©ng. N‰u không , ngÜ©i Çó
së bÕ nhà lên rØng ,trª thành thú
vÆt.
Sau 1975, ngÜ©i ViŒt Nam chúng ta không ngÆm ngãi, cÛng không lên
rØng tìm trÀm,nhÜng m¶t sÓ Çã hoá thành con xà niêng,
da thÎt cháy Çen, tóc tai b©m x©m, không quÀn áo,không nói næng. Çi lang thang
trong thành phÓ. ñó là nh»ng bà mË mÃt con, ngÜ©i chÒng mát v®, ông triŒu phú
mÃt tài sãn.. . H† không quá khÙ, không tÜÖng lai và cÛng không hiŒn tåi, H† mÃt
š thÙc, h† cÛng mÃt cä thân hình vì cái thân hình xÃu xa, còm cõi kia Çâu còn
thu¶c vŠ h† ? H† không thuôc loài ngØÖi, h† không thu¶c thú vÆt, h† cÛng không
thuôc gi§i ma qu›..
Sau 1975, ngÜ©i ViŒt Nam bÕ
nܧc ra Çi rÃt Çông, trong sÓ Çó cÛng có nh»ng kÈ m¶t
th©i hæng hái Çãu tranh hòa bình,
nh»ng kÈ thân c¶ng.H† trÓn tránh ra Çi, và cán b¶ ÇÎa phÜÖng tÕ ra rÃt thú vÎ vì
nhà cºa, tài sän cÛa kë vÜ®t biên tØ nay thu¶c vào tay cán b¶. M¶t sÓ Çã
ljn nÖi an toàn . M¶t sÓ Çã ch‰t trên bi‹n cä. Nh»ng
kÈ t° chÙc vÜ®t biên Ça sÓ là gan då và khéo léo, H† bÕ rÃt nhiŠu công phu trong
viŒc mua ghe, Çóng tàu, và tÕ ra khôn ngoan trong viŒc mua b‰n bãi. Tàu chª ba
chøc, công an gºi theo 10 ngØ©i hay hai ba chøc n»a. Không lë tØ chÓi ? Không lë
quay vŠ ? H† Çành liŠu v§i m¶t sÓ
ngÜ©i quá täi ! VŠ phía chúng ta, nhiŠu khi ta cÛng liŠu nh¡m m¡t ÇÜa chân. H†
chÌ cho chúng ta thÃy con tàu Hy v†ng cûa chúng ta là m¶t tàu Çi
bi‹n, dài hÖn chøc thÜóc. NhÜng khi lên tàu, chúng ta thÃy rÃt nän, con
tàu Hy v†ng th¿c ra chÌ là m¶t chi‰c
ghe dài vài thܧc.Trót Çóng tiŠn, không lë quay trª vŠ
?
Thành ng» " cùng h¶i
cùng thuyŠn " trong ViŒt ng» rÃt hay, nó chÌ nh»ng ngÜ©I cùng chung cänh ng¶.
ThÆt vÆy, lên trên tàu, h† cùng chung cänh ng¶ ly quÓc, ly gia. NhÜng tâm trång,
cá tính, nguÒn gÓc khác nhau. M¶t sÓ là là dân chài, m¶t sÓ là
nông dân,
m¶t sÓ là sï quan, m¶t sÓ là trí thÙc, m¶t sÓ là
thÜÖng gia, nhÜng m¶t sÓ
là c¶ng sän.Và trên tàu, không phäi ai cÛng thÜÖng ai. Có m¶t ông
chû tàu rÃt khôn ngoan. Ông Çóng hai chi‰c tàu. M¶t chi‰c kinh doanh. M¶t chi‰c
cho gia Çình ông. Ông cho chi‰c kinh doanh Çi trܧc.
Khi chi‰c kinh doanh Çi ÇÜ®c m¶t Çoån, ông g†i ÇiŒn thoåi báo
công an. Trong khi công an vây b¡t chi‰c kia thì ông cho xuÃt phát chi‰c tàu gia
Çình ông. Do Çó, ông Çi thoát. Ông Çã khôn ngoan theo phép dÜÖng Çông kích tây
cûa binh pháp Tôn tº. Ông thoát khÕi ViŒt Nam nhÜng khi ljn gÀn Thái Lan , tàu
ông m¡c nån. Ông Çã Çóng tàu hai Çáy Ç‹ Ç¿ng vàng båc, cûa cäi nhÜng sóng Çánh,
tàu rã, bao nhiêu cûa cäi ÇŠu trút xuÓng Çåi dÜÖng.
M¶t sÓ rÃt
l§n Çi không thoát Çã bÎ c¶ng sän b¡t låi. Kh° nhÃt là bÎ b¡t tåi miŠn Trung vì
cán b¶ miŠn Trung rÃt Ƕc ác. BÎ b¡t trong Nam dÍ chÎu hÖn, nhÜng m¶t ÇÎa
danh trong Nam ai cÛng §n lånh Çó là tråi tù B‰n
Tre.
GÀn nhà tôi có m¶t bà
già, m†i ngÜ©i g†i bà là bà sÜ! SÜ gì không chÒng mà có hai con ? Té ra bà này
trܧc kia ª chùa, sau làm nghŠ bói toán kiêm c¡t l‹. Ngày
xÜa bà lân la v§i các ông, các bà, tÆu ÇÜ®c cºa nhà. Sau 1975, bà trª thành
ngÜ©i cûa cách mång. làm h¶i phø n», kiêm thanh tra nhân dân, suÓt ngày lân la
nhà b†n cán b¶.Nhà này phäi Çi kinh t‰ m§i, nhà n† phäi h†c tÆp cäi tåo,phÀn l§n
là do bà ton hót v§i b†n cán b¶.Bà rÃt khôn ngoan. Bàn gh‰,xa lông bà cÃt trên
gác.Hoda,Suzuki bà che Çæy và cÃt trong xó. ñi Çâu bà m¥c áo
rách. Bà làm ÇÖn xin tr® cÃp xã h¶i. Bà Çu®c b†n cán b¶ tin dùng rÃt m¿c. Bà
ÇÜ®c Çi tham quan m¶t tråi tù nhân
B‰n Tre .Khi b¡t ÇÜ®c ngÜ©i vÜ®t biên, bao nhiêu Çàn bà,
con gái ÇŠu bÎ ÇÜa vŠ Çây. M§i ngày ÇÀu tiên, nh»ng ngÜ©i này Çã bÎ l¶t truÒng.
Çã bÎ nh»ng bàn tay thô l‡ cûa b†n công an khám xét. Chúng khám xét kh¡p m†i nÖi
trong cÖ th‹, nhÃt là ch‡ kín. Khi tù nhân Çåi tiŒn, chúng b¡t h† ngÒi bô, xong
chuíng thò tay ho¥c lÃy que khŠu thº có vàng hay kim cÜÖng không.Và tØ Çó
trª Çi, tù nhân n» lúc nào cÛng bÎ b¡t « truÒng. Khi lao
Ƕng ngoài ÇÒng hay trong rØng,bÃt cÙ mùa nào, chuíng cÛng b¡t h† phäi trÀn
truÒng trܧc c¥p m¡t dã man và khát khao cûa chúng.Ai không chÎu thì chúng chºi
b§i, Çánh ÇÆp thÆm tŒ.
Tåi sao b†n công an låi dã man
nhÜ vÆy ? Phäi chæng chúng m¡c bŒnh cuÒng dâm ? Phäi chæng chúng muÓn hành hå
ngÜ©i phø n» ViŒt Nam ? Phäi chæng Çó là biŒn pháp mà chúng nghï r¢ng có th‹
khi‰n cho tù nhân n» không dám trÓn tråi ?
M¶t
bu°i chiŠu kia, tôi Çåp xe qua miŠn
Phú Lâm .Tôi ch®t thÃy ª Çàng xa, trên cánh ÇÒng hoang, m¶t ngÜ©i
con gái trÀn truÒng chåy trong ánh n¡ng
chiŠu. Da màu ÇÒng, thân th‹ nÄy nª thon ch¡c, Çôi chân dài nhÜ
là m¶t
l¿c sï th‰ vÆn h¶i. Tôi nghï Çó là m¶t ngÜ©i con gái chÙ không phäi
Çàn bà vì thân hình qúá thanh mänh,g†n gàng. Và nàng cÛng không phäi là m¶t ngÜ©i
Çiên vì hình tÜ®ng rÃt månh khÕe, tinh anh. Tôi nghï r¢ng Çó là m¶t tù
nhân n» trên con dÜ©ng tìn t¿ do, trên con ÇÜ©ng trª vŠ mái
Ãm.
Không bi‰t gia Çình nàng bÃy
gi© ª Çâu ? Gia Çình nàng Çã vÜ®t biên hay Çi vùng kinh t‰ m§i ? Nàng trª vŠ có
an toàn không hay låi bÎ công an b¡t giam
?
BS. HỒ VĂN CHÂM * XÃ LUẬN
Gương sáng lưu lại ngàn sau
Không vì hiềm riêng mà quên nghĩa cả
Các cộng đồng Việt Nam
ở hải ngoại hiện đang lâm vào tình trạng thiếu đoàn kết. Nguyên nhân thì có nhiều,
nhưng tựu trung thì chủ yếu vẫn là cái ‘tôi’ và cái ‘chúng tôi’ quá mạnh, nên lấn
át cái ‘chúng ta’. Vậy các cộng đồng hải ngoại chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại
quá khứ, và sẽ tìm thấy không ít những tấm gương sáng của người xưa để soi lại
hình bóng của mình.
Lê Hữu Cảnh là người lãnh đạo Ban Chấp
Hành Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng sau khi Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học bị
chính quyền thực dân Pháp bắt ở ấp Cổ Vịt, tỉnh Hải Dương vào ngày 20 tháng 2
năm 1930.
Lê Hữu Cảnh là người xã Thịnh Quang,
tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, Tỉnh Hà Đông, sinh năm 1895 trong một gia đình
Công giáo ngoan đạo, thuộc giới trung lưu. Cha mẹ làm nghề buôn, có cửa hàng đồ
gốm tại số nhà 51 phố Hàng Mắm Hà Nội. Từ thuở ấu thơ, Lê Hữu Cảnh đã tỏ ra là
người thông minh gan dạ. Theo học Trường Thầy Giòng Hà Nội đến gần tốt nghiệp,
Lê Hữu Cảnh ứng mộ lính thợ đi Pháp. Đến khi trở về, Lê Hữu Cảnh làm việc tại
công xưởng Hỏa Xa Gia Lâm.
Giữa năm 1927, trước cao trào yêu nước
lan tràn trong các giới trí thức, sinh viên, học sinh, Lê Hữu Cảnh đã gia nhập
Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã ở số 6, đường 96, khu Nam Đồng, trước bờ hồ Trúc Bạch Hà
Nội, do nhà giáo Phạm Tuấn Tài chủ trương, và do sinh viên trường Cao Đẳng
Thương Mại Nguyễn Thái Học làm Chi Bộ Trưởng.
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Việt Nam
Quốc Dân Đảng được thành lập, Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã được tôn vinh làm Đệ Nhất
Chi Bộ, và Lê Hữu Cảnh được chính thức trở thành đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Ngay sau khi được thành lập, Việt
Nam Quốc Dân Đảng đã phát triển vô cùng mạnh mẽ ở các tỉnh Bắc Kỳ và Bắc Trung
Kỳ, khiến chính quyền thực dân Pháp vô cùng lo ngại, ra sức tìm phương sách đối
phó. Sở Liêm Phóng liên bang ngày đêm cho nhân viên ngày đêm lùng sục bủa vây
các đảng viên, lại đem tiền bạc danh vọng mua chuộc các cảm tình viên và các đảng
viên thiếu lập trường, khiến cho một số lớn đảng viên bị bắt, nhiều kho vũ khí
bị khám phá.
Sau vụ VNQDÐ ám sát tên trùm mộ phu
Bazin và việc thi hành kỷ luật đối với các tên phản đảng (như Bùi Tiên Mai,
Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Thành Dương), Toàn Quyền Đông Dương
Pierre Pasquier ký nghị định thành lập Hội Đồng Đề Hình để xét xử các đảng viên
Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt và ra lệnh cho sở Liêm Phóng Bắc Kỳ tiến hành kế
hoạch khủng bố trắng.
Trước tình hình bất lợi như vậy,
Nguyễn Thái Học đã triệu tập Đại Hội Đại Biểu toàn quốc vào trung tuần tháng 5
năm 1930 tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, để thảo luận việc tổng
khởi nghĩa. Tại Đại Hội, các Đại Biểu đã thảo luận vô cùng sôi nổi.
Nguyễn Thái Học chủ trương cần phải
gấp rút tiến hành tổng khởi nghĩa nội trong năm 1930, vì nếu để chậm lại theo
đúng chương trình đã hoạch định thì chắc chắn lực lượng cách mạng sẽ bị tiêu
hao, anh em đồng chí sẽ chết dần chết mòn trong nhà tù, Đảng sẽ tan vỡ.
Lê Hữu Cảnh chủ trương
ngược lại, cho rằng chưa thể
khởi nghĩa vội được vì lực lượng Đảng còn non
yếu, khởi nghĩa tất phải thất bại, Đảng sẽ tan vỡ mà nhuệ khí quốc dân cũng bị
tắt ngấm khó mà thổi bùng trở lại.
Cuối cùng các Đại Biểu phải đưa tay
biểu quyết và phái tán thành chủ trương của Đảng Trưởng đã thắng phiếu. Theo
đúng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, toàn thể đại biểu bắt tay vào việc thảo
luận đề án tổng khởi nghĩa. Đề án tổng khởi nghĩa chỉ cách mấy ngày sau đã được
Tổng Bộ duyệt y.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 1930, Nguyễn
Thái Học cấp tốc triệu tập cuôc họp Đại Biểu Đảng tại làng Võng La, huyện Hạ
Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ để phân công, phân nhiệm tiến hành tổng khởi
nghĩa. Ước lượng những khó khăn sẽ gặp phải, Nguyễn Thái Học tại hội nghị này
đã để lại đời sau câu nói nổi tiếng: ‘Không thành công thì thành nhân’.
Vì hầu hết các Đại Biểu dự họp ngày
26 tháng 1 năm 1930 thuộc miền trung du Bắc Kỳ, nên sau đó, Nguyễn Thái Học lại
triệu tập thêm một hội nghị khẩn cấp nữa tại làng Mỹ Xá, phủ Nam Sách, tỉnh Hải
Dương để phân công phân nhiệm cho các Đại Biểu vùng đồng bằng. Đêm mồng 10 rạng
ngày 11 tháng 2 năm 1930, đúng 1 giờ khuya, cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt
Nam Quốc Dân Đảng đã đi vào lịch sử vàng son của dân tộc.
Điều đáng nói là tại hội nghị Đức Hiệp,
trong số những người của phe chủ trương chưa nên vội tổng khởi nghĩa có hai người
đã tranh luận hăng say nhất là Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Đôn Lâm. Nguyễn Thái Học
nghi ngờ hai người này bất mãn với quyết định của đa số Đại Biểu nên có thể
sinh nhị tâm, nhất là sau khi hai yếu nhân của Đảng là Nguyễn Thái Học và Nguyển
Khắc Nhu suýt bị bắt vì sự phản bội của Phạm Thành Dương. Cho nên liền sau hai
hội nghị Võng La và Mỹ Xá, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu đã bí mật ra lệnh
thủ tiêu Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Đôn Lâm.
Ký Con được lệnh giết Lê Hữu Cảnh và
Cai Hồng được lệnh giết Nguyễn Đôn Lâm. Ký Con biết Lê Hữu Cảnh là người
trung nghĩa nên lần lữa chưa nỡ hạ thủ. Còn
Nguyễn Đôn Lâm thì bị Cai Hồng bắn ở Hải Phòng, nhưng rất may là đạn chỉ trúng
vào bã vai. Nguyễn Đôn Lâm đã yên lặng nhờ người quen chữa trị. Cả hai người,
Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Đôn Lâm, đã không vì hiềm riêng mà quên nghĩa cả, vẫn một
lòng một dạ phụng sự Đảng.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất
bại, Nguyễn Thái Học lẫn trốn một thời gian rồi cũng bị bắt tại ấp Cổ Vịt tỉnh
Hải Dương vào ngày 20 tháng 2 năm 1930. Lê Hữu Cảnh thay thế nắm quyền lãnh đạo
Đảng. Lê Hữu Cảnh đã cùng Nguyễn Xuân Huân, Lê Tiến Sự, Nguyễn Đôn Lâm, Phạm
Văn Hể và Nghiêm Toản tiến hành hội nghị bầu Ban Chấp Hành Trung Ương Việt Nam
Quốc Dân Đảng cải tổ.
Lê Hữu Cảnh vẫn thường xuyên liên lạc
với Nguyễn Thái Học đang ở trong ngục thất, trao đổi tin tức và tiếp nhận khuyến
cáo, qua trung gian của Nguyễn Thị Giang. Thời gian này, Nguyễn Thị Giang làm cố
vấn cho Ban Chấp Hành Trung Ương và đã cùng Lê Hữu Cảnh viết bản án xử tử hình
Toàn Quyền Pasquier và Tổng Đốc Vi Văn Định. Lê Hữu Cảnh đã bỏ qua tất cả những
mối bất hòa ngày trước và không hề có thái độ hiềm nghi đối với các người thân
cận của Nguyễn Thái Học lúc trước.
Ngày 10 tháng 7 năm 1930, Lê Hữu Cảnh
bị bắt trong lúc đang ẩn náu tại một ngôi nhà ở Hải Phòng, cùng với người phụ
tá là Nguyễn Văn Huân, và một nữ đồng chí là Lê Thị Thành. Nhân viên sở Liêm
Phóng cũng tìm thấy trong ngôi nhà này các dụng cụ chế bom và công thức làm thuốc
nổ.
Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Văn Huân bị
tên mật thám Pujol tra tấn dã man. Trong lúc lấy cung, thừa lúc Pujol không cảnh
giác, Lê Hữu Cảnh đã cầm bình mực bằng thủy tinh trên bàn giấy liệng vào mặt
Pujol rồi lao mình qua cửa sổ tự tử, nhưng không chết. Ngày mồng 7 tháng 11 năm
1930, Lê Hữu Cảnh bị Hội Đồng Đề Hình nhóm phiên họp tại Hải Dương kết án tử
hình. Sáng sớm ngày 23 tháng 6 năm 1931, Lê Hữu Cảnh bị hành quyết trước cổng
ngục thất Hỏa Lò Hà Nội.
Nguyễn Đôn Lâm, Lê Tiến Sự và Phạm
Văn Hể cùng bị bắt vào ngày 15 tháng 8 năm 1930. Ít ngày sau, Nghiêm Toản cũng
bị bắt. Trước năm 1975, Nguyễn Đôn Lâm và Nghiêm Toản còn sống ở Sài Gòn và là
những nhân chứng bằng xương bằng thịt của câu chuyện trên đây.
Nhà cách mạng lão thành Việt Dân
Hoàng Văn Đào trong cuốn sách nói về lịch sử đấu tranh của Việt Nam Quốc Dân Đảng
xuất bản ở Sài Gòn năm 1964 cũng đã không tiếc lời ca tụng những tâm hồn cao cả
như Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Đôn Lâm đã không vì hiềm riêng mà quên nghĩa cả, trước
sau vẫn một lòng một dạ phụng sự Đảng, phụng sự Dân Tộc, phụng sự Tổ Quốc Việt
Nam.
Tháng 4, 1997
Minh
Vũ Hồ Văn Châm
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 038
No comments:
Post a Comment