VÕ KỲ ĐIỀN * TRÀ LŨ
Võ Kỳ Điền
Nhà văn Trà Lũ
Tôi quen nhà văn Trà Lũ đâu chừng trên dưới hai mươi năm. Trong khoảng thời gian đó tôi đã nhận được từ nhà văn, tất cả là mười cuốn sách quí được gởi tặng. Lẽ ra tôi phải gọi nhà văn Trà Lũ bằng thầy, bỡi vì tôi xuất thân từ trường Sư Phạm mà nhà văn Trà Lũ đã từng là Giáo Sư dạy ở đó. Lần đầu tiên khi gặp nhau, tôi gọi nhà văn Trà Lũ là thầy với tất cả những gì kính trọng, quí mến. Nhưng mà nhà văn đã không cho tôi xưng hô như vậy và chỉ muốn tôi gọi bằng anh trong tình văn hữu -cung kính bất như tùng mạng, tôi bắt buộc phải nghe theo, từ đó về sau tôi thường gọi nhà văn Trà Lũ bằng anh, tiếng anh thân kính, tuy bên ngoài là anh mà bên trong vẫn là thầy.
Đọc sách của nhà văn Trà Lũ vừa vui vừa bổ ích. Vui là vì cây viết có duyên, bất cứ bài nào, đoạn nào, dầu ai khó tánh đến đâu cũng không thể đọc qua mà không buột cười cho được. Bổ ích vì kiến thức được cập nhật hằng ngày, những tin tức đặc biệt trên thế giới đều có đủ, hơn nữa sự hiểu biết của tác giả sâu rộng, những nhận xét ly kỳ, từng chữ từng câu gợi cho ta nhớ lại chuyện xưa, giúp ta biết thêm chuyện mới bây giờ. Những cuốn sách có chữ Đất làm nhan đề của nhà văn Trà Lũ ích lợi như vậy, vui tươi như vậy, tại sao các bạn lại chưa có, ngoài hội trường trưa nay, để bán nhiều lắm với chữ ký tặng của tác giả nữa. Xin được hân hạnh kính mời !
Võ Kỳ Điền
(Trung Tâm Cộng Đồng St. Christopher Toronto, ngày 6 tháng
Nhà văn Trà Lũ
Tôi quen nhà văn Trà Lũ đâu chừng trên dưới hai mươi năm. Trong khoảng thời gian đó tôi đã nhận được từ nhà văn, tất cả là mười cuốn sách quí được gởi tặng. Lẽ ra tôi phải gọi nhà văn Trà Lũ bằng thầy, bỡi vì tôi xuất thân từ trường Sư Phạm mà nhà văn Trà Lũ đã từng là Giáo Sư dạy ở đó. Lần đầu tiên khi gặp nhau, tôi gọi nhà văn Trà Lũ là thầy với tất cả những gì kính trọng, quí mến. Nhưng mà nhà văn đã không cho tôi xưng hô như vậy và chỉ muốn tôi gọi bằng anh trong tình văn hữu -cung kính bất như tùng mạng, tôi bắt buộc phải nghe theo, từ đó về sau tôi thường gọi nhà văn Trà Lũ bằng anh, tiếng anh thân kính, tuy bên ngoài là anh mà bên trong vẫn là thầy.
Dầu tôi không
được may mắn học trực tiếp với thầy Trần Trung Lương ở trường nhưng bù
lại được học hỏi rất nhiều những gì thầy đã viết ra trong sách. Hôm nay
nhân ngày thầy Trà Lũ ra mắt cuốn thứ mười, tôi xin phép được khoe với
quí vị những nét tài hoa của nhà văn Trà Lũ. Mà chắc là tôi không cách
gì nói hết được đâu, bỡi vì Trà Lũ viết hay lắm. Quen biết nhà văn Trà
Lũ một khoản thời gian khá dài, con người, tánh tình và nếp sinh hoạt
của ông, tôi biết được chút ít. Đọc văn thì biết người. Mà đã biết
người rồi, thì thấy văn cũng giống y như vậy. Có thể coi Trà Lũ như một
người cực kỳ thông minh, dáng vẻ điềm đạm, khéo giao thiệp, dễ hoà mình
với mọi người, nhứt là tánh tình giản dị, tươi vui, yêu đời đầy nét
duyên dáng, hóm hỉnh. Ông đến với xứ Canada nầy như cá gặp nước vậy.
Ông đối với đời đẹp quá và đời đối với ông cũng đẹp nữa.
Cứ nhìn ông giao tiếp với bạn thì biết, cụ Chánh, cụ B.95, ông ODP, ông H.O, ông Từ Hòe, chị ba Biên Hòa, anh John, cha Paolo,… có nam, có bắc, có đông, có tây, có liền ông và liền bà, có già có trẻ. Người nào cũng hiền lành tử tế, đối xử nhau tương thân, tương kính, thuận thảo, có món ngon vật lạ cùng nhau thưởng thức chia xẻ, có chuyện gì vui cùng kể cho nhau nghe, có chuyện gì lạ cũng báo cho nhau biết,… rồi xúm nhau cười ào ào. Đời thiệt là vui và đáng sống hết sức. Chưa bao giờ tôi thấy các nhân vật Trà Lũ cau có, quạu quọ, giận hờn, tranh chấp hơn thua, cãi vã, dèm pha, ganh tỵ, chữi rủa nhau, bơi móc nói xấu nhau…
.
Mười cuốn sách đã phát hành, nhan đề đều có chữ ‘Đất’ như vậy là tác giả có dụng ý khi đặt tên tác phẩm. Nhà văn Trà Lũ muốn gởi gấm điều gì qua các đứa con tinh thần của mình? Rõ lắm, tác giả hết lời ca tụng đất nước Canada rộng lớn vĩ đại, giàu có và thanh bình. Canada là vùng đất tác giả đã chọn lựa khi định cư, được coi như là quê hương thứ hai. Tất cả các quyển được viết theo cùng một khí văn nhất quán -hơi văn đi một mạch, mười cuốn như một, một cuốn như mười. Lối hành văn lưu loát, nhẹ nhàng, tự nhiên, lôi cuốn, ý nhị, câu chuyện thoắt biến thoắt hiện, tài tình. Tác giả viết tự nhiên như là đang kể chuyện trực tiếp cho độc giả, là chúng ta nghe. Nghe hoài nhưng không chán, trái lại còn say mê theo dõi nữa. Khó có ai cầm quyển truyện trên tay rồi, lại bỏ xuống cho được. Câu chuyện liên tục, nồng ấm, hấp dẫn… quá sức lẽ mình! Ông thường tường thuật lại những buổi hợp mặt thân hữu vào những ngày lễ hội, ngày Tết, ngày kỷ niệm,… cùng nhau bàn luận chuyện đông tây kim cổ, chuyện nọ chuyện kia, những bài thơ, bài báo, sách vở, đôi khi tiếu lâm nữa, khiến buổi họp mặt sôi nổi, hào hứng, xen vào đó vài chuyện tiếu lâm lạt hay mặn… có khi mặn tới quéo lưỡi, khiến các bà đỏ mặt mà vui.
Nội dung câu chuyện lúc nào nhà văn Trà Lũ cũng ca ngợi quê hương mới là đất Canada, hăng say, nồng nhiệt, không hề rụt rè, không đắn đo so bì, Canada là số một, Canada là thiên đường. Ban đầu tên các tác phẩm được đặt là Miền Đất Hạnh Phúc, rồi Đất Mới, Đất Hứa, Đất Thiên Đàng, Đất Yêu Thương, Đất Lạnh Tình Nồng, Đất Quê Ngoại, Đất Anh Em và cho mãi tới cuốn thứ mười, cuối cùng thì Trà Lũ mới dám gọi Canada là Đất Nhà. Tại sao phải tới cuốn thứ mười tác giả mới gọi như vậy? Cái lý do nào mà Trà Lũ đi loanh quanh lẫn quẫn, gọi Canada là đất nầy đất kia, đi lòng vòng mãi ở ngoại ô mà không dám tiến thẳng vào thủ đô, không dám ôm Canada vào lòng mà hôn hít nó, gọi là đất của mình, tuy tác giả đã có quốc tịch Canadian đã trên 30 năm rồi ?
Rất là dễ hiểu, bỡi vì trong đầu tác giả, còn đầy ắp một đất nước Việt Nam, trong trái tim tác giả còn đập nhịp tư tuởng, tình cảm Việt Nam thiệt là lớn, làm sao một sớm một chiều mà quên phắt cho được. Quê hương chỉ có hai chữ đơn giản vậy thôi, sao lại khiến người ta khắc khoải. Trà Lũ đã viết : -nếu định nghiã quê hương là chùm khế ngọt, là con diều biếc, là con đò nhỏ, thì ở hải ngoại nầy chúng ta không có quê hương sao? Cụ Chánh tiên chỉ làng đáp ngay -có quê hương chứ, có nhiều chứ. Chúng ta đi mang theo quê hương mà. Bao lâu chúng ta và con cháu chúng ta còn nói tiếng Việt, ngâm thơ Nguyễn Du, đọc thơ Nguyễn Công Trứ là bấy lâu chúng ta còn có quê hương. Bao lâu chúng ta còn ăn Tết nguyên đán, còn cúng giỗ tổ tiên, còn tri ân quốc tổ, là bấy lâu chúng ta còn có quê hương. Bao lâu chúng ta còn nấu phở, chiên chả giò, ăn nước mắm là bấy lâu chúng ta còn có quê hương.
Nhà văn Trà Lũ đã bổ túc cái nhìn thiếu sót dùm cho tác giả chùm khế ngọt Đỗ Trung Quân, quê hương không phải chỉ là dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương với núi non, cây cỏ, hoa thảo, sông nước, mà quê hương còn bao gồm cả con người Việt Nam với tất cả những nét văn hóa đặc thù từ cách sống, cách ăn, mặc, đi đứng cùng phong tục, tập quán, văn học, nghệ thuật,… và các hình thái sinh hoạt tinh thần nữa.
Các bài viết trong tác phẩm là những chứng minh hùng hồn của Trà Lũ về lòng thương nhớ quê hương đó. Không phải tự nhiên rảnh rổi mà viết nhiều tới mười cuốn như vậy. Ông muốn chứng minh cho chúng ta, những độc giả quen thuộc, hình ảnh của quê hương yêu dấu khi dứt áo bỏ nước ra đi, chúng ta đã mang theo được và suốt đời không bao giờ quên, qua các món ăn, chả giò, phở, bánh cuốn, nem nướng, chả nướng, thịt bò, thịt heo, thịt chó,… đến chiếc áo dài tha thướt, chiếc nón lá bài thơ, cái yếm phụ nữ thơ mộng, chiếc váy cùng cái quần củn cởn… Đi du lịch Alaska hai tuần, nhà văn Trà Lũ ăn uống toàn món ngon vật lạ, cuối cùng rồi cũng nhớ tới nước mắm, thèm thuồng và ước ao, nhắc nhở cho những người đi sau đừng quên mang theo. Ôi, nước mắm là món ăn thuần túy quê hương, nước mắm là Việt Nam, dù ở góc biển chưn trời, làm sao mà quên cho được.
Nhà văn Trà Lũ cũng đã bổ túc cho chúng ta nhiều lắm, ngoài tình yêu quê hương tha thiết, chúng ta còn học hỏi nhiều qua cái kiến thức rộng rãi của ông. Ông đã có lần nhắc tới cha Đỗ Minh Vọng, khiến tôi xao xuyến. Đó là một vị giáo sư mà tôi kính mến. Tôi đã may mắn được học với cha mấy năm tròn. Cha người Pháp tên Cras, to lớn con, tánh tình hiền lành dễ thương, đi dạy thường mặc áo chùng thâm và lái chiếc xe Lambretta củ. Kiến thức của cha rất rộng, nhờ cha giảng dạy cấu trúc câu văn và tiếng Việt Nam mình so với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà tôi hiểu thêm tiếng Việt, qua hai môn Văn Chương Tỉ Giảo (Littérature Comparée) và Ngữ Nguyên Học (Étymologie). Không biết phải cần bao nhiêu năm học hỏi nữa, bao nhiêu công sức nữa, tôi, một người Việt Nam rặt ròng, mới hiểu biết được ngôn ngữ Việt Nam như cha đã hiểu biết !
Cha Cras giỏi tiếng Việt bao nhiêu thì nhà văn Trà Lũ cũng đâu có thua kém. Khi bàn về cái váy của dân tộc, chúng ta thấy nhà văn cực kỳ thông minh và bén nhạy, chúng ta cùng cười xòa khi Trà Lũ nhắc tới bài thơ Vũng Lội Làng Ngang của Nguyễn Khuyến. Bài thơ đó như vầy :
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó vén quần lên,
Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối,
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười,
Cái gì trăng trắng như con cúi
Thời cụ Nguyễn Khuyến, đàn bà Bắc Kỳ vẫn còn mặc váy. Rõ ràng cụ bà mặc váy. Chữ vén quần trong bài thơ tôi ngờ là nhà in chép sai. Tiếng VN nói vén váy chứ không nói vén quần bao giờ. Lại nữa, theo mạch văn, nếu mặc quần mà xắn lên thì Ông Cuội chỉ thấy bắp đùi là cùng, không thể thấy con cúi được, do đó câu trên phải là “đàn bà đến đó vén váy lên” Ôi chao, cái váy làm phiền Ông Cuội và cụ Nguyễn Khuyến quá..
Nhận xét trên của nhà văn Trà Lũ thật là tinh tế, sự thật là -vén váy chớ không phải vén quần. Nhưng câu thơ viết -đàn bà đến đó vén váy lên, nghe không được, vén quần lên, êm tai hơn. Tiếc một điều, thơ văn VN mình vào cuối thế kỷ 19 chưa có trường phái ‘Bút Tre’, trường phái nầy sanh sau đẻ muộn, mãi đến thời văn minh Xã Hội Chủ Nghiã mới phát minh ra lận. Dù sao thì váy và quần hình thức tuy có khác nhưng nội dung giống nhau, mặc để che kín phần dưới con người. Có điều nhà văn Trà Lũ không giải nghiã cho chúng ta hiểu chữ con cúi, nhắc tới con cúi thì ông Cuội cười trước, chúng ta cười sau… Cứ xúm nhau tưởng tượng rồi cười, cười mà không hiểu rõ, con cúi là con gì? Tôi tò mò lật tự điển Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ, rồi Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của, đọc rõ tự điển ghi con cúi có 4 nghiã :
1/ cá cúi : cá có nhiều mỡ như heo biển
2/ heo cúi : con heo
3/ con cúi : rơm cổ vấn dài để làm hỏa mai.
4/ bông cán bắn ra rồi, xe tròn từng con dài để mà kéo chỉ = cũng hiểu là con heo.
Như vậy dầu là rơm vấn để làm mồi lửa hay là bông vải vấn tròn để xe chỉ (cả hai đều có hình dáng con heo, cái bắp đùi giống con heo), bốn nghiã cũng là con heo. Con heo và thịt heo, tiếng Tây là cochon, là porc. Từ chữ cochon có chữ cochonner (làm bậy) cochonnerie (dơ dáy, bẩn thỉu, thô tục) Việt Nam hay Tây dù là nghiã nào thì cũng là con heo, đồ con heo với chuyện con heo… xấu thiệt là xấu, nghiã đen lẫn nghiã bóng.
Trong quyển Người Tù Khổ Sai Papillon, bản tiếng Pháp, tôi nhớ có đoạn ông Papillon khi bị giam ở quần đảo Guyane thuộc Pháp, có nhắc đến chuyện mượn con heo của một người tù Bắc Kỳ (Tonkinois) mà người tù nầy gọi con heo nhỏ của ông ta là ‘con cúi’. ‘Con cúi’ ủn ỉn đi trước, Papillon lò dò theo sau từng bước, thì tránh được nguy hiểm, khỏi lọt xuống các bãi sình vắt võng xung quanh trại giam, trốn thoát được ra ngoài. Ông Papillon đã dùng chữ ‘le con cui’ rõ ràng trong tác phẩm. Tôi đọc ngang đây thì biết rõ ông Papillon viết đúng sự thật, không hề thêu dệt như một số nhà văn ngồi nhà mà tưởng tượng… Ông không dùng chữ annamite và cochon, mà dùng chữ ‘Tonkinois’ và ‘con cui’ trong câu chuyện. Trong Nam hồi tôi còn nhỏ, nghe mấy bà hàng xóm thường nói :
- Chiều rồi phải lo cho heo cúi ăn. Như vậy ở ngoài Bắc thời Nguyễn Khuyến gọi con heo là con con cúi là đúng. Nhưng con heo của Papillon là heo Việt Nam, loại heo mọi nhỏ và đen, còn heo của Nguyễn Khuyến, tại sao lại trăng trắng, thiệt tình tôi không biết. (heo Việt Nam bây giờ trắng to là giống heo ngoại quốc mới nhập cảng sau nầy) Có vị nào biết được, xin được chỉ giáo, thành tâm đa tạ.
Bàn về giọng Nam, giọng Bắc, nhà văn Trà Lũ khá công bình, ông viết không thiên vị, mỗi miền đều có cái hay cái dỡ, tùy theo trường hợp mà dùng giọng nầy hay giọng kia. Giọng nào ông cũng yêu hết : -Ông bồ chữ ODP góp thêm ý. Rằng hát tân nhạc, các ca sĩ người Nam cũng phải hát theo tiếng Bắc thì mới hay. Ví dụ lời ca ’Anh ơi anh, chuyện chúng mình ta tính đi thôi..’’nếu hát theo tiếng Nam ‘ăn ơi ăn, chuyện chúng mìn ta tín đi thui’ thì không thấy hay gì hết. Nhưng khi ngâm vọng cổ thì anh nghệ sĩ Bắc Kỳ phải theo tiếng Nam thì mới thấy muồi…
Nhà văn Trà Lũ đã có nhận xét thật chí lý. Quả là đúng như vậy, chuyện hát tân nhạc và vọng cổ chứng minh rõ ràng tùy theo trường hợp nào thì nên dùng giọng Nam, khi nào nên dùng giọng Bắc. Nhưng viết ngang đây tôi xin đóng góp vài nhận xét, đa số nhạc sĩ đặt bài hát (compositeur) là người Bắc, nên ca sĩ phải hát theo giọng Bắc, nhạc sĩ là người Trung thì ca sĩ phải hát theo giọng Trung, nhạc sĩ là người Nam phải hát theo giọng Nam (như Phương Dung hát nhạc Lam Phương) Có một số nhạc sĩ người Nam khi viết nhạc bắt chước viết theo lối văn Bắc thì ca sĩ cũng phải hát theo giọng Bắc.
Hình thể đất nước ta thiếu chiều ngang mà phát triển theo chiều dọc, thời chúa Nguyễn chế độ doanh điền tổ chức các đợt di dân từng vùng ở đất Bắc vô đàng trong khai thác đất mới. Vùng châu thổ sông Hồng, vùng trung du, vùng thượng du Bắc Việt, vùng biên giới, đồng bằng, núi non cao thấp, xa gần khác nhau, giọng nói có khác nhau, khi vào trong Nam thì định cư từng đợt một, từng tỉnh một, theo chánh sách tằm ăn, nên giọng nói từng tỉnh, từng vùng trong Nam cũng lại biến đổi thêm chút nữa… Huế khác, Quảng Trị khác, Quang Nam khác, Quảng Ngãi khác, Bình Định khác, Lục Tĩnh khác… Giọng nói có biến đổi và tiếng nói cũng khác biệt đôi chút, theo thời gian. Trà Lũ đã chứng minh..
….Tiếng Bắc xưa nay vẫn được xem như là tiếng gốc tiêu chuẫn, thực sự đã biến thái do ảnh hưởng của tiếng Hán và sau nầy của tiếng Âu Châu. Tiếng Việt nguyên thủy đã từ miền Bắc theo chân lớp di dân vào miền Nam. Khoa ngôn ngữ học đã cho thấy: các di dân bao giờ cũng mang theo và bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Cách đây mấy trăm năm, những người di dân vào miền Nam này thuộc gia đình vợ con lính tráng và những tù nhân phải lưu đày. Tiếng nói của họ là tiếng nói ban đầu, tiếng Việt tinh ròng và bình dân. Một chứng cớ rõ ràng nhất về việc nầy là tiếng Việt miền Nam có rất nhiều từ giống y như tiếng người Mường miền thượng du Bắc Việt. Mà người Mường được coi là nhóm người Việt cổ.
Anh John trưng dẫn một bằng chứng. Trong bài ca dao nói lên nỡi lòng của anh con trai xứ Đàng Ngoài nhớ người yêu đã vào xứ Đàng Trong, anh đã nói thế nầy :
Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…
Trong mấy câu thơ nầy, tiếng Vô và tiếng Thuơng là tiếng Bắc Kỳ rõ ràng chứ không phải tiếng miền Nam đẻ ra sau nầy. Lời anh Bắc Kỳ mà. Tiếng Vô và tiếng Thương nầy, cũng như trăm ngàn tiếng Bắc khác, đã theo lớp di dân từ Bắc vào Nam…
Đọc ngang đây tôi thấy nhà văn Trà Lũ thiệt là có lý và đâm nhớ lại một định luật căn bản của môn ngữ học (linguistique) -dân tộc nào càng đi xa khỏi quê hương thì càng giữ lấy cái gốc của quê hương. Người miền Nam là những người bỏ xứ ra đi vào các thế kỷ 16, 17, 18… thì họ là những người giữ lấy tiếng nói quê hương vào thời kỳ đó. Còn ở đất Bắc quê hương gốc, thì ngôn ngữ mỗi ngày mỗi thay đổi, phát triển… Có thể ví người miền Nam nói tiếng Việt khác người Bắc, giống như dân Canada, dân Mỹ, Úc, nói tiếng Anh, dân Quebecois nói tiếng Pháp, khác hẳn dân Anh và dân Pháp chánh gốc.
Viết ngang đây thì tôi sực nhớ tới chúng ta, những người tỵ nạn xa xứ gần 30 năm nay, nếu có dịp mà trở về quê hương, đôi lúc chúng ta phải ngỡ ngàng vì mình và người trong xứ, nói chuyện khác biệt nhau nhiều lắm. Khác biệt về giọng nói như nhà văn Trà Lũ nhận xét: -Đó là cái giọng the thé của người Hà Nội bây giờ. Nó ngọng như người Mường nói tiếng Kinh… Khi vợ tôi đến thăm và nghe vợ tôi nói chuyện thì cụ ôm chầm lấy vợ tôi rồi kêu ầm lên :’Các con ơi, các cháu ơi, ra đây mà nghe tiếng Hà Nội nầy. Cô đây móùi thực là người Hà Nội và nói đúng tiếng Hà Nội thời xưa nầy.”
Bà cụ nói – tiếng Hà Nội ngày xưa, là muốn ám chỉ ngôn ngữ Hà Nội những năm trước 1954. Có một nhạc sĩ đã nhận xét về giọng Hà Nội bây giờ cao hơn ngày trước một phần tư (1/4) octave. Cũng vậy nếu bà con trong Nam bây giờ mà gặp chúng ta từ Mỹ, Canada, Úc về thì họ sẽ kêu lên là chúng ta nói đúng ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975. Nếu không khác biệt về giọng nói thì cũng khác biệt nhau về tiếng nói. Có nhiều tiếng Việt bây giờ lạ lùng lắm, trong đối thoại hoặc trên sách báo, chúng ta hoàn toàn không hiểu. Hay hay dở, đúng hay sai, phát triển hay thoái hóa, thời gian sẽ gạn lọc… Duy có điều chúng ta, những người tỵ nạn xa xứ có thể tự hào -chúng ta là những người bảo tồn nguồn gốc dân tộc. (đọc Mười Ngàn Năm, thuật chuyện cô Mùi, gốc gác người Việt xa xăm ở Quảng Tây, Đất Quê Ngoại, trang 167)
*
Sau khi đọc qua tất cả các bài viết và ghi chép vài nhận xét chúng ta thấy ngay sở trường Trà Lũ là viết theo thể loại tùy bút, loại văn nầy có từ thời Lê mạt Nguyễn sơ, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Các tác phẩm buổi ấy phần nhiều ghi chép những điều tác giả mắt thấy tai nghe, tùy bút là theo ngọn bút, gặp cái gì chép cái ấy. Hai quyển Vũ Trung Tùy Bút (theo ngọn bút viết khi mưa) và Tang Thương Ngẫu Lục (ghi nhanh các chuyện tang thương, viết chung với Nguyễn Án) của Phạm Đình Hổ là hai tác phẩm tiêu biểu, mẫu mực. Sau nầy thể loại tùy bút là sở trường của nhà văn Nguyễn Tuân (Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Chùa Đàn, Vang Bóng Một Thời…
Tùy bút dễ viết mà khó hay. Tại sao vậy? Bỡi vì khi viết một truyện ngắn, tác giả phải suy nghĩ cho có lớp lang, câu chuyện phải đặc biệt, phải hấp dẫn, bên trong phải có một thông điệp, phải có tình cảm đậm đà hoặc tư tưởng cao xa để gởi gấm, bố cục phải chặt chẽ, các ý tưởng phải mạch lạc, thông suốt. Chuyện và văn không được giống những gì người đi trước đã viết. Trong khi đó thì tùy bút không đòi hỏi bất cứ điều gì, cứ đặt bút xuống, thấy gì viết nấy, đôi khi không cần đến mạch lạc, miễn sao tác giả và độc giả vui thích là được. Đọc tùy bút ta có cảm tưởng như đọc một cuốn sổ tay, tác giả ghi những điều chợt xảy ra trong óc hay nhân một việc gì đó mà nhớ đến chuyện nầy chuyện kia… Vì dễ viết và viết nhanh nên muốn cho hay, cho xuất sắc là điều rất khó. Văn bản cần giản dị nhưng phải làm sao đạt được tánh chất sinh động và hấp dẫn, bộc lộ được hết nét tài hoa, nét đặc thù… Nguyễn Tuân thành công lớn được nhờ nét khinh thế ngạo vật, Võ Phiến nhờ tánh thâm trầm, quan sát tỉ mỉ, tinh tế… Hiện nay thì có Tưởng Năng Tiến ngang tàng, cười cợt, châm biếm (Sổ Tay Phó Thường Dân). Bùi Bảo Trúc thông minh, sắc sảo, tài hoa (Thư Gởi Bạn Ta)… Ở Canada mình cũng có hai nhà văn viết tùy bút nổi danh, được mọi người yêu mến, nhà văn Song Thao ở Montréal và nhà văn Trà Lũ của chúng ta.
Ngòi bút Song Thao thì kỹ lưỡng, tỉ mỉ, viết chuyện nào ra chuyện đó, mỗi đề tài là một trọng tâm, các tài liệu được dẫn chứng đầy đủ, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung quán nhân sự. Nhà văn tài hoa vùng đất nói tiếng Tây thiệt là giỏi, bao nhiêu chuyện của nhân gian nầy ông viết hết không thiếu món ăn chơi nào. Ông gọi thể loại tùy bút là chuyện phiếm. Phiếm có nghiã là nói chơi, nói tào lao, nói bao đồng, nói lông bông…
Cứ nhìn ông giao tiếp với bạn thì biết, cụ Chánh, cụ B.95, ông ODP, ông H.O, ông Từ Hòe, chị ba Biên Hòa, anh John, cha Paolo,… có nam, có bắc, có đông, có tây, có liền ông và liền bà, có già có trẻ. Người nào cũng hiền lành tử tế, đối xử nhau tương thân, tương kính, thuận thảo, có món ngon vật lạ cùng nhau thưởng thức chia xẻ, có chuyện gì vui cùng kể cho nhau nghe, có chuyện gì lạ cũng báo cho nhau biết,… rồi xúm nhau cười ào ào. Đời thiệt là vui và đáng sống hết sức. Chưa bao giờ tôi thấy các nhân vật Trà Lũ cau có, quạu quọ, giận hờn, tranh chấp hơn thua, cãi vã, dèm pha, ganh tỵ, chữi rủa nhau, bơi móc nói xấu nhau…
.
Mười cuốn sách đã phát hành, nhan đề đều có chữ ‘Đất’ như vậy là tác giả có dụng ý khi đặt tên tác phẩm. Nhà văn Trà Lũ muốn gởi gấm điều gì qua các đứa con tinh thần của mình? Rõ lắm, tác giả hết lời ca tụng đất nước Canada rộng lớn vĩ đại, giàu có và thanh bình. Canada là vùng đất tác giả đã chọn lựa khi định cư, được coi như là quê hương thứ hai. Tất cả các quyển được viết theo cùng một khí văn nhất quán -hơi văn đi một mạch, mười cuốn như một, một cuốn như mười. Lối hành văn lưu loát, nhẹ nhàng, tự nhiên, lôi cuốn, ý nhị, câu chuyện thoắt biến thoắt hiện, tài tình. Tác giả viết tự nhiên như là đang kể chuyện trực tiếp cho độc giả, là chúng ta nghe. Nghe hoài nhưng không chán, trái lại còn say mê theo dõi nữa. Khó có ai cầm quyển truyện trên tay rồi, lại bỏ xuống cho được. Câu chuyện liên tục, nồng ấm, hấp dẫn… quá sức lẽ mình! Ông thường tường thuật lại những buổi hợp mặt thân hữu vào những ngày lễ hội, ngày Tết, ngày kỷ niệm,… cùng nhau bàn luận chuyện đông tây kim cổ, chuyện nọ chuyện kia, những bài thơ, bài báo, sách vở, đôi khi tiếu lâm nữa, khiến buổi họp mặt sôi nổi, hào hứng, xen vào đó vài chuyện tiếu lâm lạt hay mặn… có khi mặn tới quéo lưỡi, khiến các bà đỏ mặt mà vui.
Nội dung câu chuyện lúc nào nhà văn Trà Lũ cũng ca ngợi quê hương mới là đất Canada, hăng say, nồng nhiệt, không hề rụt rè, không đắn đo so bì, Canada là số một, Canada là thiên đường. Ban đầu tên các tác phẩm được đặt là Miền Đất Hạnh Phúc, rồi Đất Mới, Đất Hứa, Đất Thiên Đàng, Đất Yêu Thương, Đất Lạnh Tình Nồng, Đất Quê Ngoại, Đất Anh Em và cho mãi tới cuốn thứ mười, cuối cùng thì Trà Lũ mới dám gọi Canada là Đất Nhà. Tại sao phải tới cuốn thứ mười tác giả mới gọi như vậy? Cái lý do nào mà Trà Lũ đi loanh quanh lẫn quẫn, gọi Canada là đất nầy đất kia, đi lòng vòng mãi ở ngoại ô mà không dám tiến thẳng vào thủ đô, không dám ôm Canada vào lòng mà hôn hít nó, gọi là đất của mình, tuy tác giả đã có quốc tịch Canadian đã trên 30 năm rồi ?
Rất là dễ hiểu, bỡi vì trong đầu tác giả, còn đầy ắp một đất nước Việt Nam, trong trái tim tác giả còn đập nhịp tư tuởng, tình cảm Việt Nam thiệt là lớn, làm sao một sớm một chiều mà quên phắt cho được. Quê hương chỉ có hai chữ đơn giản vậy thôi, sao lại khiến người ta khắc khoải. Trà Lũ đã viết : -nếu định nghiã quê hương là chùm khế ngọt, là con diều biếc, là con đò nhỏ, thì ở hải ngoại nầy chúng ta không có quê hương sao? Cụ Chánh tiên chỉ làng đáp ngay -có quê hương chứ, có nhiều chứ. Chúng ta đi mang theo quê hương mà. Bao lâu chúng ta và con cháu chúng ta còn nói tiếng Việt, ngâm thơ Nguyễn Du, đọc thơ Nguyễn Công Trứ là bấy lâu chúng ta còn có quê hương. Bao lâu chúng ta còn ăn Tết nguyên đán, còn cúng giỗ tổ tiên, còn tri ân quốc tổ, là bấy lâu chúng ta còn có quê hương. Bao lâu chúng ta còn nấu phở, chiên chả giò, ăn nước mắm là bấy lâu chúng ta còn có quê hương.
Nhà văn Trà Lũ đã bổ túc cái nhìn thiếu sót dùm cho tác giả chùm khế ngọt Đỗ Trung Quân, quê hương không phải chỉ là dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương với núi non, cây cỏ, hoa thảo, sông nước, mà quê hương còn bao gồm cả con người Việt Nam với tất cả những nét văn hóa đặc thù từ cách sống, cách ăn, mặc, đi đứng cùng phong tục, tập quán, văn học, nghệ thuật,… và các hình thái sinh hoạt tinh thần nữa.
Các bài viết trong tác phẩm là những chứng minh hùng hồn của Trà Lũ về lòng thương nhớ quê hương đó. Không phải tự nhiên rảnh rổi mà viết nhiều tới mười cuốn như vậy. Ông muốn chứng minh cho chúng ta, những độc giả quen thuộc, hình ảnh của quê hương yêu dấu khi dứt áo bỏ nước ra đi, chúng ta đã mang theo được và suốt đời không bao giờ quên, qua các món ăn, chả giò, phở, bánh cuốn, nem nướng, chả nướng, thịt bò, thịt heo, thịt chó,… đến chiếc áo dài tha thướt, chiếc nón lá bài thơ, cái yếm phụ nữ thơ mộng, chiếc váy cùng cái quần củn cởn… Đi du lịch Alaska hai tuần, nhà văn Trà Lũ ăn uống toàn món ngon vật lạ, cuối cùng rồi cũng nhớ tới nước mắm, thèm thuồng và ước ao, nhắc nhở cho những người đi sau đừng quên mang theo. Ôi, nước mắm là món ăn thuần túy quê hương, nước mắm là Việt Nam, dù ở góc biển chưn trời, làm sao mà quên cho được.
Nhà văn Trà Lũ cũng đã bổ túc cho chúng ta nhiều lắm, ngoài tình yêu quê hương tha thiết, chúng ta còn học hỏi nhiều qua cái kiến thức rộng rãi của ông. Ông đã có lần nhắc tới cha Đỗ Minh Vọng, khiến tôi xao xuyến. Đó là một vị giáo sư mà tôi kính mến. Tôi đã may mắn được học với cha mấy năm tròn. Cha người Pháp tên Cras, to lớn con, tánh tình hiền lành dễ thương, đi dạy thường mặc áo chùng thâm và lái chiếc xe Lambretta củ. Kiến thức của cha rất rộng, nhờ cha giảng dạy cấu trúc câu văn và tiếng Việt Nam mình so với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà tôi hiểu thêm tiếng Việt, qua hai môn Văn Chương Tỉ Giảo (Littérature Comparée) và Ngữ Nguyên Học (Étymologie). Không biết phải cần bao nhiêu năm học hỏi nữa, bao nhiêu công sức nữa, tôi, một người Việt Nam rặt ròng, mới hiểu biết được ngôn ngữ Việt Nam như cha đã hiểu biết !
Cha Cras giỏi tiếng Việt bao nhiêu thì nhà văn Trà Lũ cũng đâu có thua kém. Khi bàn về cái váy của dân tộc, chúng ta thấy nhà văn cực kỳ thông minh và bén nhạy, chúng ta cùng cười xòa khi Trà Lũ nhắc tới bài thơ Vũng Lội Làng Ngang của Nguyễn Khuyến. Bài thơ đó như vầy :
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó vén quần lên,
Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối,
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười,
Cái gì trăng trắng như con cúi
Thời cụ Nguyễn Khuyến, đàn bà Bắc Kỳ vẫn còn mặc váy. Rõ ràng cụ bà mặc váy. Chữ vén quần trong bài thơ tôi ngờ là nhà in chép sai. Tiếng VN nói vén váy chứ không nói vén quần bao giờ. Lại nữa, theo mạch văn, nếu mặc quần mà xắn lên thì Ông Cuội chỉ thấy bắp đùi là cùng, không thể thấy con cúi được, do đó câu trên phải là “đàn bà đến đó vén váy lên” Ôi chao, cái váy làm phiền Ông Cuội và cụ Nguyễn Khuyến quá..
Nhận xét trên của nhà văn Trà Lũ thật là tinh tế, sự thật là -vén váy chớ không phải vén quần. Nhưng câu thơ viết -đàn bà đến đó vén váy lên, nghe không được, vén quần lên, êm tai hơn. Tiếc một điều, thơ văn VN mình vào cuối thế kỷ 19 chưa có trường phái ‘Bút Tre’, trường phái nầy sanh sau đẻ muộn, mãi đến thời văn minh Xã Hội Chủ Nghiã mới phát minh ra lận. Dù sao thì váy và quần hình thức tuy có khác nhưng nội dung giống nhau, mặc để che kín phần dưới con người. Có điều nhà văn Trà Lũ không giải nghiã cho chúng ta hiểu chữ con cúi, nhắc tới con cúi thì ông Cuội cười trước, chúng ta cười sau… Cứ xúm nhau tưởng tượng rồi cười, cười mà không hiểu rõ, con cúi là con gì? Tôi tò mò lật tự điển Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ, rồi Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của, đọc rõ tự điển ghi con cúi có 4 nghiã :
1/ cá cúi : cá có nhiều mỡ như heo biển
2/ heo cúi : con heo
3/ con cúi : rơm cổ vấn dài để làm hỏa mai.
4/ bông cán bắn ra rồi, xe tròn từng con dài để mà kéo chỉ = cũng hiểu là con heo.
Như vậy dầu là rơm vấn để làm mồi lửa hay là bông vải vấn tròn để xe chỉ (cả hai đều có hình dáng con heo, cái bắp đùi giống con heo), bốn nghiã cũng là con heo. Con heo và thịt heo, tiếng Tây là cochon, là porc. Từ chữ cochon có chữ cochonner (làm bậy) cochonnerie (dơ dáy, bẩn thỉu, thô tục) Việt Nam hay Tây dù là nghiã nào thì cũng là con heo, đồ con heo với chuyện con heo… xấu thiệt là xấu, nghiã đen lẫn nghiã bóng.
Trong quyển Người Tù Khổ Sai Papillon, bản tiếng Pháp, tôi nhớ có đoạn ông Papillon khi bị giam ở quần đảo Guyane thuộc Pháp, có nhắc đến chuyện mượn con heo của một người tù Bắc Kỳ (Tonkinois) mà người tù nầy gọi con heo nhỏ của ông ta là ‘con cúi’. ‘Con cúi’ ủn ỉn đi trước, Papillon lò dò theo sau từng bước, thì tránh được nguy hiểm, khỏi lọt xuống các bãi sình vắt võng xung quanh trại giam, trốn thoát được ra ngoài. Ông Papillon đã dùng chữ ‘le con cui’ rõ ràng trong tác phẩm. Tôi đọc ngang đây thì biết rõ ông Papillon viết đúng sự thật, không hề thêu dệt như một số nhà văn ngồi nhà mà tưởng tượng… Ông không dùng chữ annamite và cochon, mà dùng chữ ‘Tonkinois’ và ‘con cui’ trong câu chuyện. Trong Nam hồi tôi còn nhỏ, nghe mấy bà hàng xóm thường nói :
- Chiều rồi phải lo cho heo cúi ăn. Như vậy ở ngoài Bắc thời Nguyễn Khuyến gọi con heo là con con cúi là đúng. Nhưng con heo của Papillon là heo Việt Nam, loại heo mọi nhỏ và đen, còn heo của Nguyễn Khuyến, tại sao lại trăng trắng, thiệt tình tôi không biết. (heo Việt Nam bây giờ trắng to là giống heo ngoại quốc mới nhập cảng sau nầy) Có vị nào biết được, xin được chỉ giáo, thành tâm đa tạ.
Bàn về giọng Nam, giọng Bắc, nhà văn Trà Lũ khá công bình, ông viết không thiên vị, mỗi miền đều có cái hay cái dỡ, tùy theo trường hợp mà dùng giọng nầy hay giọng kia. Giọng nào ông cũng yêu hết : -Ông bồ chữ ODP góp thêm ý. Rằng hát tân nhạc, các ca sĩ người Nam cũng phải hát theo tiếng Bắc thì mới hay. Ví dụ lời ca ’Anh ơi anh, chuyện chúng mình ta tính đi thôi..’’nếu hát theo tiếng Nam ‘ăn ơi ăn, chuyện chúng mìn ta tín đi thui’ thì không thấy hay gì hết. Nhưng khi ngâm vọng cổ thì anh nghệ sĩ Bắc Kỳ phải theo tiếng Nam thì mới thấy muồi…
Nhà văn Trà Lũ đã có nhận xét thật chí lý. Quả là đúng như vậy, chuyện hát tân nhạc và vọng cổ chứng minh rõ ràng tùy theo trường hợp nào thì nên dùng giọng Nam, khi nào nên dùng giọng Bắc. Nhưng viết ngang đây tôi xin đóng góp vài nhận xét, đa số nhạc sĩ đặt bài hát (compositeur) là người Bắc, nên ca sĩ phải hát theo giọng Bắc, nhạc sĩ là người Trung thì ca sĩ phải hát theo giọng Trung, nhạc sĩ là người Nam phải hát theo giọng Nam (như Phương Dung hát nhạc Lam Phương) Có một số nhạc sĩ người Nam khi viết nhạc bắt chước viết theo lối văn Bắc thì ca sĩ cũng phải hát theo giọng Bắc.
Hình thể đất nước ta thiếu chiều ngang mà phát triển theo chiều dọc, thời chúa Nguyễn chế độ doanh điền tổ chức các đợt di dân từng vùng ở đất Bắc vô đàng trong khai thác đất mới. Vùng châu thổ sông Hồng, vùng trung du, vùng thượng du Bắc Việt, vùng biên giới, đồng bằng, núi non cao thấp, xa gần khác nhau, giọng nói có khác nhau, khi vào trong Nam thì định cư từng đợt một, từng tỉnh một, theo chánh sách tằm ăn, nên giọng nói từng tỉnh, từng vùng trong Nam cũng lại biến đổi thêm chút nữa… Huế khác, Quảng Trị khác, Quang Nam khác, Quảng Ngãi khác, Bình Định khác, Lục Tĩnh khác… Giọng nói có biến đổi và tiếng nói cũng khác biệt đôi chút, theo thời gian. Trà Lũ đã chứng minh..
….Tiếng Bắc xưa nay vẫn được xem như là tiếng gốc tiêu chuẫn, thực sự đã biến thái do ảnh hưởng của tiếng Hán và sau nầy của tiếng Âu Châu. Tiếng Việt nguyên thủy đã từ miền Bắc theo chân lớp di dân vào miền Nam. Khoa ngôn ngữ học đã cho thấy: các di dân bao giờ cũng mang theo và bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Cách đây mấy trăm năm, những người di dân vào miền Nam này thuộc gia đình vợ con lính tráng và những tù nhân phải lưu đày. Tiếng nói của họ là tiếng nói ban đầu, tiếng Việt tinh ròng và bình dân. Một chứng cớ rõ ràng nhất về việc nầy là tiếng Việt miền Nam có rất nhiều từ giống y như tiếng người Mường miền thượng du Bắc Việt. Mà người Mường được coi là nhóm người Việt cổ.
Anh John trưng dẫn một bằng chứng. Trong bài ca dao nói lên nỡi lòng của anh con trai xứ Đàng Ngoài nhớ người yêu đã vào xứ Đàng Trong, anh đã nói thế nầy :
Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…
Trong mấy câu thơ nầy, tiếng Vô và tiếng Thuơng là tiếng Bắc Kỳ rõ ràng chứ không phải tiếng miền Nam đẻ ra sau nầy. Lời anh Bắc Kỳ mà. Tiếng Vô và tiếng Thương nầy, cũng như trăm ngàn tiếng Bắc khác, đã theo lớp di dân từ Bắc vào Nam…
Đọc ngang đây tôi thấy nhà văn Trà Lũ thiệt là có lý và đâm nhớ lại một định luật căn bản của môn ngữ học (linguistique) -dân tộc nào càng đi xa khỏi quê hương thì càng giữ lấy cái gốc của quê hương. Người miền Nam là những người bỏ xứ ra đi vào các thế kỷ 16, 17, 18… thì họ là những người giữ lấy tiếng nói quê hương vào thời kỳ đó. Còn ở đất Bắc quê hương gốc, thì ngôn ngữ mỗi ngày mỗi thay đổi, phát triển… Có thể ví người miền Nam nói tiếng Việt khác người Bắc, giống như dân Canada, dân Mỹ, Úc, nói tiếng Anh, dân Quebecois nói tiếng Pháp, khác hẳn dân Anh và dân Pháp chánh gốc.
Viết ngang đây thì tôi sực nhớ tới chúng ta, những người tỵ nạn xa xứ gần 30 năm nay, nếu có dịp mà trở về quê hương, đôi lúc chúng ta phải ngỡ ngàng vì mình và người trong xứ, nói chuyện khác biệt nhau nhiều lắm. Khác biệt về giọng nói như nhà văn Trà Lũ nhận xét: -Đó là cái giọng the thé của người Hà Nội bây giờ. Nó ngọng như người Mường nói tiếng Kinh… Khi vợ tôi đến thăm và nghe vợ tôi nói chuyện thì cụ ôm chầm lấy vợ tôi rồi kêu ầm lên :’Các con ơi, các cháu ơi, ra đây mà nghe tiếng Hà Nội nầy. Cô đây móùi thực là người Hà Nội và nói đúng tiếng Hà Nội thời xưa nầy.”
Bà cụ nói – tiếng Hà Nội ngày xưa, là muốn ám chỉ ngôn ngữ Hà Nội những năm trước 1954. Có một nhạc sĩ đã nhận xét về giọng Hà Nội bây giờ cao hơn ngày trước một phần tư (1/4) octave. Cũng vậy nếu bà con trong Nam bây giờ mà gặp chúng ta từ Mỹ, Canada, Úc về thì họ sẽ kêu lên là chúng ta nói đúng ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975. Nếu không khác biệt về giọng nói thì cũng khác biệt nhau về tiếng nói. Có nhiều tiếng Việt bây giờ lạ lùng lắm, trong đối thoại hoặc trên sách báo, chúng ta hoàn toàn không hiểu. Hay hay dở, đúng hay sai, phát triển hay thoái hóa, thời gian sẽ gạn lọc… Duy có điều chúng ta, những người tỵ nạn xa xứ có thể tự hào -chúng ta là những người bảo tồn nguồn gốc dân tộc. (đọc Mười Ngàn Năm, thuật chuyện cô Mùi, gốc gác người Việt xa xăm ở Quảng Tây, Đất Quê Ngoại, trang 167)
*
Sau khi đọc qua tất cả các bài viết và ghi chép vài nhận xét chúng ta thấy ngay sở trường Trà Lũ là viết theo thể loại tùy bút, loại văn nầy có từ thời Lê mạt Nguyễn sơ, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Các tác phẩm buổi ấy phần nhiều ghi chép những điều tác giả mắt thấy tai nghe, tùy bút là theo ngọn bút, gặp cái gì chép cái ấy. Hai quyển Vũ Trung Tùy Bút (theo ngọn bút viết khi mưa) và Tang Thương Ngẫu Lục (ghi nhanh các chuyện tang thương, viết chung với Nguyễn Án) của Phạm Đình Hổ là hai tác phẩm tiêu biểu, mẫu mực. Sau nầy thể loại tùy bút là sở trường của nhà văn Nguyễn Tuân (Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Chùa Đàn, Vang Bóng Một Thời…
Tùy bút dễ viết mà khó hay. Tại sao vậy? Bỡi vì khi viết một truyện ngắn, tác giả phải suy nghĩ cho có lớp lang, câu chuyện phải đặc biệt, phải hấp dẫn, bên trong phải có một thông điệp, phải có tình cảm đậm đà hoặc tư tưởng cao xa để gởi gấm, bố cục phải chặt chẽ, các ý tưởng phải mạch lạc, thông suốt. Chuyện và văn không được giống những gì người đi trước đã viết. Trong khi đó thì tùy bút không đòi hỏi bất cứ điều gì, cứ đặt bút xuống, thấy gì viết nấy, đôi khi không cần đến mạch lạc, miễn sao tác giả và độc giả vui thích là được. Đọc tùy bút ta có cảm tưởng như đọc một cuốn sổ tay, tác giả ghi những điều chợt xảy ra trong óc hay nhân một việc gì đó mà nhớ đến chuyện nầy chuyện kia… Vì dễ viết và viết nhanh nên muốn cho hay, cho xuất sắc là điều rất khó. Văn bản cần giản dị nhưng phải làm sao đạt được tánh chất sinh động và hấp dẫn, bộc lộ được hết nét tài hoa, nét đặc thù… Nguyễn Tuân thành công lớn được nhờ nét khinh thế ngạo vật, Võ Phiến nhờ tánh thâm trầm, quan sát tỉ mỉ, tinh tế… Hiện nay thì có Tưởng Năng Tiến ngang tàng, cười cợt, châm biếm (Sổ Tay Phó Thường Dân). Bùi Bảo Trúc thông minh, sắc sảo, tài hoa (Thư Gởi Bạn Ta)… Ở Canada mình cũng có hai nhà văn viết tùy bút nổi danh, được mọi người yêu mến, nhà văn Song Thao ở Montréal và nhà văn Trà Lũ của chúng ta.
Ngòi bút Song Thao thì kỹ lưỡng, tỉ mỉ, viết chuyện nào ra chuyện đó, mỗi đề tài là một trọng tâm, các tài liệu được dẫn chứng đầy đủ, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung quán nhân sự. Nhà văn tài hoa vùng đất nói tiếng Tây thiệt là giỏi, bao nhiêu chuyện của nhân gian nầy ông viết hết không thiếu món ăn chơi nào. Ông gọi thể loại tùy bút là chuyện phiếm. Phiếm có nghiã là nói chơi, nói tào lao, nói bao đồng, nói lông bông…
Tuy là nói chơi mà nét tài hoa là thiệt, nếu không thiệt tại
sao có nhiều người mê, không tin quí vị mua các quyển Phiếm (1, 2, 3,
4, 5…) mà xem qua cho biết.
Ngòi bút của Trà Lũ cũng tung hoành không kém Song Thao, nếu đem ra so sánh thì không biết ai cao ai thấp, thôi đành phải nhờ đến câu -xấu đẹp tùy người đối diện. Nhà văn tài hoa của vùng tiếng Anh xứ Canada cũng thiệt là giỏi, chuyện đông, chuyện tây, chuyện kim, chuyện cổ, ông đều biết hết không sót một món nào. Nhưng khác với cách viết xoáy vào trọng tâm đề tài của nhà văn tiếng Tây kể trên, các câu chuyện trong bài viết Trà Lũ thoắt biến thoắt hiện nối tiếp nhau, xoay chuyển lẫn nhau, quấn quít lấy nhau… độc giả không biết đâu mà rờ! Ta có thể ví Trà Lũ dẫn dắt độc giả đi dạo phố Tàu, chưa kịp nhìn ngắm, ăn uống cho đã thèm thì ông đã kéo ngay đến tháp CN Tower cao nhứt thế giới, vừa chưa kịp leo lên tháp ngắm thành phố Toronto bát ngát dưới kia thì ông đưa chúng ta qua thác Niagara Falls hùng vĩ, bụi nước của thác chưa kịp làm ta ướt áo thì ông đã đẩy ta lên xe đi nếm rượu tuyết ngọt lịm ở thành phố cạnh bên…
Ưu điểm hay là khuyết điểm, khó mà trả lời. Nhưng mà cái tài hoa Trà Lũ là ở chỗ đó. Tôi tin cách viết thoắt biến thoắt hiện đó Trà Lũ vô tình mà đạt được, tuy có mức độ. Tôi còn nhớ Kim Thánh Thán khi phê bình Tam Quốc Chí đã khen cách viết của La Quán Trung là thiên cổ kỳ văn. Gọi kỳ văn là nhờ tánh cách -thoắt biến thoắt hiện, đương đánh nhau long trời lỡ đất thì xoay qua nói chuyện pháp thuật trừ ma ếm quỉ, vừa nói chuyện mưu kế thì xoay qua bàn chuyện danh nho tiết tháo, vừa bàn chuyện mỹ nhân xong thì nói chuyện soán ngôi giết vua, vừa nói chuyện bói toán xong thì quay qua thuốc men, mổ xẻ, vừa tả cảnh quân reo ngựa hí vang vang thì xen vào cảnh đạp tuyết bời bời, khoanh tay đứng chờ bậc ẩn sĩ cao tọa… Vua, quan, anh hùng, gian hùng, mỹ nhân, hòa thượng, đạo sĩ, y nho lý số, cường hào ác bá và đám dân đen đủ mặt,… thương yêu nhau, tranh giành nhau, chém giết nhau, không thiếu một ai, không thiếu chuyện gì. Ai muốn tìm hiểu sinh hoạt xã hội thời đó, cứ đọc Tam Quốc Chí sẽ biết rõ ngọn nguồn. Hiện tại chúng ta cũng có ngọn bút Trà Lũ tung hoành trên các báo, liên miên bất tuyệt, những ai muốn tìm hiểu Canada với tất cả mọi sinh hoạt văn học, chánh trị, kinh tế, xã hội,… thì nên tìm đọc sách của Trà Lũ.
Ngòi bút của Trà Lũ cũng tung hoành không kém Song Thao, nếu đem ra so sánh thì không biết ai cao ai thấp, thôi đành phải nhờ đến câu -xấu đẹp tùy người đối diện. Nhà văn tài hoa của vùng tiếng Anh xứ Canada cũng thiệt là giỏi, chuyện đông, chuyện tây, chuyện kim, chuyện cổ, ông đều biết hết không sót một món nào. Nhưng khác với cách viết xoáy vào trọng tâm đề tài của nhà văn tiếng Tây kể trên, các câu chuyện trong bài viết Trà Lũ thoắt biến thoắt hiện nối tiếp nhau, xoay chuyển lẫn nhau, quấn quít lấy nhau… độc giả không biết đâu mà rờ! Ta có thể ví Trà Lũ dẫn dắt độc giả đi dạo phố Tàu, chưa kịp nhìn ngắm, ăn uống cho đã thèm thì ông đã kéo ngay đến tháp CN Tower cao nhứt thế giới, vừa chưa kịp leo lên tháp ngắm thành phố Toronto bát ngát dưới kia thì ông đưa chúng ta qua thác Niagara Falls hùng vĩ, bụi nước của thác chưa kịp làm ta ướt áo thì ông đã đẩy ta lên xe đi nếm rượu tuyết ngọt lịm ở thành phố cạnh bên…
Ưu điểm hay là khuyết điểm, khó mà trả lời. Nhưng mà cái tài hoa Trà Lũ là ở chỗ đó. Tôi tin cách viết thoắt biến thoắt hiện đó Trà Lũ vô tình mà đạt được, tuy có mức độ. Tôi còn nhớ Kim Thánh Thán khi phê bình Tam Quốc Chí đã khen cách viết của La Quán Trung là thiên cổ kỳ văn. Gọi kỳ văn là nhờ tánh cách -thoắt biến thoắt hiện, đương đánh nhau long trời lỡ đất thì xoay qua nói chuyện pháp thuật trừ ma ếm quỉ, vừa nói chuyện mưu kế thì xoay qua bàn chuyện danh nho tiết tháo, vừa bàn chuyện mỹ nhân xong thì nói chuyện soán ngôi giết vua, vừa nói chuyện bói toán xong thì quay qua thuốc men, mổ xẻ, vừa tả cảnh quân reo ngựa hí vang vang thì xen vào cảnh đạp tuyết bời bời, khoanh tay đứng chờ bậc ẩn sĩ cao tọa… Vua, quan, anh hùng, gian hùng, mỹ nhân, hòa thượng, đạo sĩ, y nho lý số, cường hào ác bá và đám dân đen đủ mặt,… thương yêu nhau, tranh giành nhau, chém giết nhau, không thiếu một ai, không thiếu chuyện gì. Ai muốn tìm hiểu sinh hoạt xã hội thời đó, cứ đọc Tam Quốc Chí sẽ biết rõ ngọn nguồn. Hiện tại chúng ta cũng có ngọn bút Trà Lũ tung hoành trên các báo, liên miên bất tuyệt, những ai muốn tìm hiểu Canada với tất cả mọi sinh hoạt văn học, chánh trị, kinh tế, xã hội,… thì nên tìm đọc sách của Trà Lũ.
Đọc sách của nhà văn Trà Lũ vừa vui vừa bổ ích. Vui là vì cây viết có duyên, bất cứ bài nào, đoạn nào, dầu ai khó tánh đến đâu cũng không thể đọc qua mà không buột cười cho được. Bổ ích vì kiến thức được cập nhật hằng ngày, những tin tức đặc biệt trên thế giới đều có đủ, hơn nữa sự hiểu biết của tác giả sâu rộng, những nhận xét ly kỳ, từng chữ từng câu gợi cho ta nhớ lại chuyện xưa, giúp ta biết thêm chuyện mới bây giờ. Những cuốn sách có chữ Đất làm nhan đề của nhà văn Trà Lũ ích lợi như vậy, vui tươi như vậy, tại sao các bạn lại chưa có, ngoài hội trường trưa nay, để bán nhiều lắm với chữ ký tặng của tác giả nữa. Xin được hân hạnh kính mời !
Võ Kỳ Điền
(Trung Tâm Cộng Đồng St. Christopher Toronto, ngày 6 tháng
NGUYỄN TRỌNG TẠO * THƠ PHÙNG CUNG
NẮNG TRONG THƠ PHÙNG CUNG
Posted on 27.06.2012 by nguyentrongtao
Rate This
NGUYỄN THỤY KHA
Phùng Cung là một trong những nhà thơ ViệtNamđi theo con đường của nghệ thuật tối giản. Thơ Phùng Cung đặc sắc bởi thi tứ, thi ảnh, thi từ, thi điệu, thi pháp đậm đặc chất đồng bằng châu thổ Bắc. Bởi vậy, thế giới thơ Phùng Cung rất cần thiết được nghiên cứu kỹ càng. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi một thời gian dài lâu. Cảm nhận đầu tiên về thơ Phùng Cung với riêng tôi, là cảm nhận ấn tượng khi gặp những cái nắng lạ trong những câu thơ của ông. Cái nắng rất đa sắc nhưng không phải của màu mà là của văn minh sông Hồng. Cái nắng lấp lánh trong đêm mà Phùng Cung đã dẫn dắt mọi người cùng xem.
Đấy là cái “Nắng Âu Cơ” – cái nắng từ tổ tiên thuở hồng
hoang khi ông nghĩ về tổ quốc. Đấy là cái nắng “Nhuộm hoàng hôn đỏ gạch”
rơm rớm bên “Ao con”. Đấy là “sông chảy bồn chồn hoa nắng” mùa lũ lên.
Đấy là cái “nắng ngả tương” oai oải mùi hương quê. Đấy là cái “nắng hẩy
gió lên” để rồi bóng râm rẽ lối sang sông. Đấy là “hạt nắng non” hồn
nhiên rây qua kẽ lá như hạt ngô non khiến gà nhầm rình mổ. Đấy là cái
nắng “ấp úng rạng đông”, cái “nắng cũ” ngời trong khóe mắt đồng chiêm,
cái “nắng thả chào mào” nghiêng nghé căn nhà lụp xụp tồi tàn, cái “nắng
phơi rơm” bồng bềnh mùa gặt, cái “nắng vắt ngọn tre đuôi én” mùa gieo
mạ, cái nắng trong bước chân con vạc ăn ngày “đạp cánh đồng xơ xác”. Đấy
là những “chiều vừa đuối nắng” nơi con sông vặn dòng, là cái “nắng vẽ”
trên lưng cua đồng chài chã đời đời kiếp
kiếp lấm lem, là “trời thu thả nắng” bâng khuâng mùi ổi chín, là cái
đuôi nắng uể oải cuối chiều trong tiếng bò rống, là cái “nắng đồng
trinh” trong “chiều hoa râm” là cái “nắng hàn vi” mỏng mảnh hoa rau sam,
là “nắng hoa ngâu” se sém nỗi ong vàng chết điếng, là “cuối nắng” có
con đò lá tre lênh đênh. Đấy là “chút nắng thừa” trong chiều khây khẩy
cơn sốt rét run rảy mảnh chăn chiên, là “nắng thắm quết trầu dốc bến”,
là “nắng ánh cam” nhuộm nương ngô, là “nắng trôi lụa” xa xăm đẹp đến
huyễn diệu với cánh bướm vẫy.
Viết về nắng mùa rươi “tháng chín đôi
mươi- tháng mười mồng năm” tài tình đến nhất mực: “Nắng đổ xanh chổi cốm
hoa rươi”. Đấy là chút “nắng ghé” trên mảnh rêu chiều mênh mang, là
“hoa khế đỏ màu cua chết nắng”, là gương mặt phong trần “chịu nắng”, là
tia “nắng xéo” mo cơm lủng lẳng sau lưng người tha phương. Đấy là “Nắng
chiêm thành quanh quất tháp hoang” đầy bi tráng, là “nắng dứ” đầu mùa
đậm nhạt, là tia “nắng tía” lay lay hàng râm bụt khúc khích tiếng cười,
là cái nắng có sợi tơ trời nghiêng bay, là màu “nắng son” đổ vụn trên
ngưỡng cửa trưa hè, là chút nắng hong khi mùa xuân đã vãn, là tia nắng
hoang giữa cánh rừng, là cái nắng dạt liệm vào chiều chia biệt bạn bè,
là cái nắng lạnh chuyển mùa chiều hưu hắt, là cái nắng hanh góc sân quê,
là tia nắng lay trên con đường gánh gồng thuê mướn lam lũ, là tia nắng
chột trong tiếng cóc ho, là cái nắng chói chang vắt kiệt đồng quê in dấu
chân cua trốn nắng, là tia nắng quái nhắm vàng trên hoa chua me đất, là
nắng thơm mật đồng mía, là tia nắng tắt tần ngần trên sào phơi váy.
Trước Phùng Cung, người yêu thơ đã
từng chím đắm trong cái nắng đầy âm thanh của Nguyễn Mỹ: “Đôi bên là
nắng- thu đã đượm vàng- nắng soi từng giọt nắng ngân vang- ở trong nắng
có một ngàn cái chuông”. Những cái nắng lạ trong thơ Phùng Cung khiến ta nhận ra sự lấp lánh của phía bên kia bán cầu tưởng tượng mà người thơ ngồi trong đêm phía bán cầu bên này hy vọng về một đời thường bình dị mà quá đỗi khó khăn. Đời thường ấy hôm nay đã mất giữa một thời chao đảo, thời mà con người chỉ được sống trong bóng đêm bí ẩn của chính mình.
VŨ HOÀNG CHƯƠNG * BÀI CA SÔNG DỊCH
Bài Ca Sông Dịch
Tác giả:
Vũ Hoàng Chương
Đời lắng nghe đây trầm tư hồn bể dâu
Bàng bạc trường giang lạnh khói
Đìu hiu điệp khúc ly sầu
Đã mấy thời gian nằm u hoài sông Dịch
Tiễn kẻ một đi người kiếm khách Đông Châu
Ôi sông ngát dư linh ! trải bao đời có biết
Hào khí ai xưa giờ vang bóng nơi đâu
Phải chăng ngươi ! phải chăng kìa dấu vết
Tình anh rờ rỡ ngàn sau
Nước trôi đây nước trôi bờ cõi Việt
Âm u gợn tiếng ghê màu
Ai tráng sĩ bao năm mài gươm dưới nguyệt
Còn tưởng nghe hồn thép múa sông sâu
Kinh Kha hề Kinh Kha
Vinh cho người hề ! ba nghìn tân khách
Tiễn người đi tiếng trúc nhịp lời ca
Biên thùy trống giục
Nẻo Tần sương sa
Gió thê lương quằn quại khói chiêu hà
Buồn xưa giờ chưa tan
Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn
Bạch vân ! Bạch vân ! kìa ngang rừng phất phới
Ôi màu tang khăn gói lũ người Yên
Nhịp vó câu nẻo Hàm dương tung bụi
Ta nghe , ta nghe ! này cuồng phong dấy lên
Tám phương trời khói lửa
Một mũi dao sang Tần
Ai trách Kinh Kha rằng việc người đã lỡ
Ai khóc Kinh Kha rằng thềm cao táng thân
Ai tiếc đường gươm tuyệt diệu
Mà thương cho cánh tay thần
Ta chỉ thấy
Tơi bời tướng sĩ thây ngã hai bên
Một triều rối loạn ngai vàng xô nghiêng
Áo rách thân rung hề ghê hồn bạo chúa
Hùng khí nuốt sao Ngâu hề nộ khí xung thiên
Một cánh tay đưa mà danh lừng vạn cổ
Hiệp sĩ Kinh Kha hề người thác đã nên
Ta há quan tâm gì việc thành hay bại
Thế gian ơi kìa bãi bể nương dâu
Cung điện Hàm dương ba tháng đỏ
Thành xây cõi dựng là đâu
Nào ai khởi nghiệp đế
Nào ai diệt chư hầu
Ca trùng lửa đóm cùng hoàn phản không hư
Dù lăng ngà hay cỏ khâu
Riêng tồn tại với thời gian việc làm chính nghĩa
Tranh sáng với trăng sao tấm lòng trượng phu
Một nét dao bay ngàn thuở đẹp
Dù sai hay trúng cũng là dư
Kìa uy dũng kẻ sang Tần không trở lại
Đã trùm lấn Yêu Ly hề át Chuyên Chư
Ôi Kinh Kha
Hào khí người còn sang sảng
Đâu đây lòa chói giấc mơ
Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn ?
Gương anh hùng vằng vặc sáng thiên thu !
Bàng bạc trường giang lạnh khói
Đìu hiu điệp khúc ly sầu
Đã mấy thời gian nằm u hoài sông Dịch
Tiễn kẻ một đi người kiếm khách Đông Châu
Ôi sông ngát dư linh ! trải bao đời có biết
Hào khí ai xưa giờ vang bóng nơi đâu
Phải chăng ngươi ! phải chăng kìa dấu vết
Tình anh rờ rỡ ngàn sau
Nước trôi đây nước trôi bờ cõi Việt
Âm u gợn tiếng ghê màu
Ai tráng sĩ bao năm mài gươm dưới nguyệt
Còn tưởng nghe hồn thép múa sông sâu
Kinh Kha hề Kinh Kha
Vinh cho người hề ! ba nghìn tân khách
Tiễn người đi tiếng trúc nhịp lời ca
Biên thùy trống giục
Nẻo Tần sương sa
Gió thê lương quằn quại khói chiêu hà
Buồn xưa giờ chưa tan
Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn
Bạch vân ! Bạch vân ! kìa ngang rừng phất phới
Ôi màu tang khăn gói lũ người Yên
Nhịp vó câu nẻo Hàm dương tung bụi
Ta nghe , ta nghe ! này cuồng phong dấy lên
Tám phương trời khói lửa
Một mũi dao sang Tần
Ai trách Kinh Kha rằng việc người đã lỡ
Ai khóc Kinh Kha rằng thềm cao táng thân
Ai tiếc đường gươm tuyệt diệu
Mà thương cho cánh tay thần
Ta chỉ thấy
Tơi bời tướng sĩ thây ngã hai bên
Một triều rối loạn ngai vàng xô nghiêng
Áo rách thân rung hề ghê hồn bạo chúa
Hùng khí nuốt sao Ngâu hề nộ khí xung thiên
Một cánh tay đưa mà danh lừng vạn cổ
Hiệp sĩ Kinh Kha hề người thác đã nên
Ta há quan tâm gì việc thành hay bại
Thế gian ơi kìa bãi bể nương dâu
Cung điện Hàm dương ba tháng đỏ
Thành xây cõi dựng là đâu
Nào ai khởi nghiệp đế
Nào ai diệt chư hầu
Ca trùng lửa đóm cùng hoàn phản không hư
Dù lăng ngà hay cỏ khâu
Riêng tồn tại với thời gian việc làm chính nghĩa
Tranh sáng với trăng sao tấm lòng trượng phu
Một nét dao bay ngàn thuở đẹp
Dù sai hay trúng cũng là dư
Kìa uy dũng kẻ sang Tần không trở lại
Đã trùm lấn Yêu Ly hề át Chuyên Chư
Ôi Kinh Kha
Hào khí người còn sang sảng
Đâu đây lòa chói giấc mơ
Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn ?
Gương anh hùng vằng vặc sáng thiên thu !
THƠ NGÔ MINH HẰNG
Ta Phải Sống Một Cuộc Đời Đáng Sống
(Xin Thượng Đế ban mọi ơn lành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý và những chiến sĩ đang bị
CSVN đem ra xét xử tại Việt Nam. Thân mến gởi đồng bào, anh chị em tuổi trẻ quốc nội và
quốc ngoại)
Ngô Minh Hằng
Hỡi cô bác, hỡi anh em, hỡi chị
Hãy kiên cường, ta nói tiếng lòng ta!
Quê ta chờ ta dấn bước xông pha
Để đem lại tự do cho dân nước
Gió đang lớn, biển đầy đang sóng cuộn
Khói ngất trời, ngàn ngọn lửa đang cao
Vì chính ta, ta phải góp tay vào
Ta phải sống cuộc đời cho đáng sống
Anh em ta đang dầu sôi lửa bỏng
Trong ngục tù, trong guồng máy vô luân
Không thể nào ta làm kẻ bất nhân
Quay lưng lại để riêng mình hạnh phúc !
Mà ta phải vươn lên từ áp bức
Cứu quê hương băng hoại đến vô cùng
Cứu bao người trong cuộc đấu tranh chung
Bị xét xử, bị giam cầm, bị giết !
Hỡi Quốc Toản hãy bừng lên khí tiết
Hỡi nỏ thần, ngựa sắt, hỡi Lam Sơn !
Hãy cùng nhau mà rửa mối căm hờn
Ơi chính khí của lời thề sông Hoá !
Hỡi những trái tim không là đất đá
Hỡi những lòng thương tưởng đến quê hương
Đủ lắm rồi, dân tộc qúa đau thương
Ta không thể ngồi yên nhìn máu lệ
Mỗi chúng ta hãy là người chiến sĩ
Đem tự do hạnh phúc đến cho đời
Góp tay vào, anh, bác, chị em ơi !
Ta phải sống cho đời ta ý nghĩa !
Ngô Minh Hằng
Xin nhận Lời Cầu Nguyện
( Với những giọt nước mắt đau thương và lời cầu nguyện thành khẩn nhất, xin Thiên Chúa nhân lành và Đức Phật từ bi ban ơn, ban sức mạnh cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các vị Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh, Thích Tân An và tất cả đồng bào VN đang gặp khó khăn trên đường đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo.)
Con xin Phật, Chúa nhân lành
Giúp người yêu chuộng công bình tự do
Đêm đen, ác quỷ reo hò
Đem mồi lửa bỏng dựng lò chúng sinh
Muôn dân đau khổ tội tình
Sống trong thảm cảnh điêu linh nghiệt ngòi
Người tu, sao qủy hại người
Đem xô người xuống giếng khơi bạo tàn ?
Hỡi ơi, máu đỏ da vàng
Mà sao thịt đổ máu tràn đau thương !
Đình chùa phong tỏa đèn hương
Vô thần kiểm soát thánh đường, lời kinh!
Tiếng kêu lọt cõi vô tình
Xót ai hứng nhận một mình nỗi đau!
Hỡi người bốn biển năm châu
Có nghe một khoảng địa cầu lửa sôi ?!
Con van xin Chúa cứu đời
Đưa dân nước Chúa qua hồi oan khiên
Con xin Đức Phật nhân hiền
Độ cho đệ tử thoát miền trầm luân
Thành công trong cuộc đấu tranh
Tự do tôn giáo của dân nước nhà
Lời con thành khẩn, thiết tha
Từ con tim nhỏ chan hoà lệ đau
Xuống ơn, xin nhận nguyện cầu!
Ngô Minh Hằng
Bài Thơ Gởi Người Bạn Trẻ
(Cảm xúc sau khi nghe bài thuyết trình của BS. Trần Lê Hồng Phúc và Lữ Anh Thư trong ngày
Đại Hội Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam tại Washington DC. Thân mến gởi tuổi trẻ
VN trên toàn cầu. )
Trước biến chuyển của tình hình thế cuộc
Trước đau thương tám chục triệu dân nhà
Trước nhục tủi và nỗi hờn vong quốc
Em lên đường, nuôi chí lớn, xông pha
Tôi đã thấy các em, người bạn trẻ
Ghé đôi vai, trách nhiệm nhận về mình
Em đại diện cho hai ba thế hệ
Vượt chông gai, nối tiếp cuộc hành trình
Cuộc hành trình mở đường cho nhân bản
Cho lẽ đời, cho ý sống thăng hoa
Cho dân tộc vượt qua ngày kiếp nạn
Cho tự do dân chủ đến muôn nhà
Tôi đã thấy các em, người bạn trẻ
Tay đuốc thiêng em vẫy gọi tìm nhau
Đem tâm huyết em hiến dâng đất mẹ
Đem tin yêu em lay chuyển hoàn cầu
Tôi đã thấy em vươn vai Phù Đổng
Nói những lời thay chú, bác, cha, anh
Với quyết tâm, em xây niềm ước vọng
Với kiên cường, em, chính nghĩa đấu tranh
Tôi đã thấy các em, người bạn trẻ
Yêu quê hương, yêu lẽ phải, công bình
Ơi khí thế của ngọn triều mạnh mẽ
Sẽ muôn đời trang quốc sử quang vinh
Xin thân mến chào em, người bạn trẻ
Và nghiêng mình ngưỡng phục trí, tài em
Cứ tiến bước, hãy bền lòng em nhé
Dưới chân em sỏi đá cũng tơi mềm !
Nếu tuổi trẻ các em không đứng dậy
Thì quê mình còn áp bức, đau thương
Tôi, cội tre già, gió khô, bão gẫy
Em, măng non, nguồn sống mạch phi thường
Ơi những mầm măng tương lai đất nước
Vai chen vai lớn dậy với mùa xuân
Thì ác độc, thì tham tàn, bạo ngược
Sẽ tro than theo chủ thuyết vô thần !
Tôi mừng lắm, hỡi em, người bạn trẻ
Khi bên em, chung những chuyến đồng hành
Không lâu nữa, một ngày mai, quê mẹ
Cờ vàng bay, em nhỉ, đẹp như tranh !!!
Ngô Minh Hằng
(Xin Thượng Đế ban mọi ơn lành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý và những chiến sĩ đang bị
CSVN đem ra xét xử tại Việt Nam. Thân mến gởi đồng bào, anh chị em tuổi trẻ quốc nội và
quốc ngoại)
Ngô Minh Hằng
Hỡi cô bác, hỡi anh em, hỡi chị
Hãy kiên cường, ta nói tiếng lòng ta!
Quê ta chờ ta dấn bước xông pha
Để đem lại tự do cho dân nước
Gió đang lớn, biển đầy đang sóng cuộn
Khói ngất trời, ngàn ngọn lửa đang cao
Vì chính ta, ta phải góp tay vào
Ta phải sống cuộc đời cho đáng sống
Anh em ta đang dầu sôi lửa bỏng
Trong ngục tù, trong guồng máy vô luân
Không thể nào ta làm kẻ bất nhân
Quay lưng lại để riêng mình hạnh phúc !
Mà ta phải vươn lên từ áp bức
Cứu quê hương băng hoại đến vô cùng
Cứu bao người trong cuộc đấu tranh chung
Bị xét xử, bị giam cầm, bị giết !
Hỡi Quốc Toản hãy bừng lên khí tiết
Hỡi nỏ thần, ngựa sắt, hỡi Lam Sơn !
Hãy cùng nhau mà rửa mối căm hờn
Ơi chính khí của lời thề sông Hoá !
Hỡi những trái tim không là đất đá
Hỡi những lòng thương tưởng đến quê hương
Đủ lắm rồi, dân tộc qúa đau thương
Ta không thể ngồi yên nhìn máu lệ
Mỗi chúng ta hãy là người chiến sĩ
Đem tự do hạnh phúc đến cho đời
Góp tay vào, anh, bác, chị em ơi !
Ta phải sống cho đời ta ý nghĩa !
Ngô Minh Hằng
Xin nhận Lời Cầu Nguyện
( Với những giọt nước mắt đau thương và lời cầu nguyện thành khẩn nhất, xin Thiên Chúa nhân lành và Đức Phật từ bi ban ơn, ban sức mạnh cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các vị Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh, Thích Tân An và tất cả đồng bào VN đang gặp khó khăn trên đường đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo.)
Con xin Phật, Chúa nhân lành
Giúp người yêu chuộng công bình tự do
Đêm đen, ác quỷ reo hò
Đem mồi lửa bỏng dựng lò chúng sinh
Muôn dân đau khổ tội tình
Sống trong thảm cảnh điêu linh nghiệt ngòi
Người tu, sao qủy hại người
Đem xô người xuống giếng khơi bạo tàn ?
Hỡi ơi, máu đỏ da vàng
Mà sao thịt đổ máu tràn đau thương !
Đình chùa phong tỏa đèn hương
Vô thần kiểm soát thánh đường, lời kinh!
Tiếng kêu lọt cõi vô tình
Xót ai hứng nhận một mình nỗi đau!
Hỡi người bốn biển năm châu
Có nghe một khoảng địa cầu lửa sôi ?!
Con van xin Chúa cứu đời
Đưa dân nước Chúa qua hồi oan khiên
Con xin Đức Phật nhân hiền
Độ cho đệ tử thoát miền trầm luân
Thành công trong cuộc đấu tranh
Tự do tôn giáo của dân nước nhà
Lời con thành khẩn, thiết tha
Từ con tim nhỏ chan hoà lệ đau
Xuống ơn, xin nhận nguyện cầu!
Ngô Minh Hằng
Bài Thơ Gởi Người Bạn Trẻ
(Cảm xúc sau khi nghe bài thuyết trình của BS. Trần Lê Hồng Phúc và Lữ Anh Thư trong ngày
Đại Hội Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam tại Washington DC. Thân mến gởi tuổi trẻ
VN trên toàn cầu. )
Trước biến chuyển của tình hình thế cuộc
Trước đau thương tám chục triệu dân nhà
Trước nhục tủi và nỗi hờn vong quốc
Em lên đường, nuôi chí lớn, xông pha
Tôi đã thấy các em, người bạn trẻ
Ghé đôi vai, trách nhiệm nhận về mình
Em đại diện cho hai ba thế hệ
Vượt chông gai, nối tiếp cuộc hành trình
Cuộc hành trình mở đường cho nhân bản
Cho lẽ đời, cho ý sống thăng hoa
Cho dân tộc vượt qua ngày kiếp nạn
Cho tự do dân chủ đến muôn nhà
Tôi đã thấy các em, người bạn trẻ
Tay đuốc thiêng em vẫy gọi tìm nhau
Đem tâm huyết em hiến dâng đất mẹ
Đem tin yêu em lay chuyển hoàn cầu
Tôi đã thấy em vươn vai Phù Đổng
Nói những lời thay chú, bác, cha, anh
Với quyết tâm, em xây niềm ước vọng
Với kiên cường, em, chính nghĩa đấu tranh
Tôi đã thấy các em, người bạn trẻ
Yêu quê hương, yêu lẽ phải, công bình
Ơi khí thế của ngọn triều mạnh mẽ
Sẽ muôn đời trang quốc sử quang vinh
Xin thân mến chào em, người bạn trẻ
Và nghiêng mình ngưỡng phục trí, tài em
Cứ tiến bước, hãy bền lòng em nhé
Dưới chân em sỏi đá cũng tơi mềm !
Nếu tuổi trẻ các em không đứng dậy
Thì quê mình còn áp bức, đau thương
Tôi, cội tre già, gió khô, bão gẫy
Em, măng non, nguồn sống mạch phi thường
Ơi những mầm măng tương lai đất nước
Vai chen vai lớn dậy với mùa xuân
Thì ác độc, thì tham tàn, bạo ngược
Sẽ tro than theo chủ thuyết vô thần !
Tôi mừng lắm, hỡi em, người bạn trẻ
Khi bên em, chung những chuyến đồng hành
Không lâu nữa, một ngày mai, quê mẹ
Cờ vàng bay, em nhỉ, đẹp như tranh !!!
Ngô Minh Hằng
THỤY VY * CHÚ HIẾU VÀ TÔI
» Số lần xem: 5055
Họa sĩ Hiếu Đệ không có dáng vóc phong trần, lãng mạng, lạnh lùng, bất cần đời như chúng ta thường gặp ở những người nghệ
sĩ. Ông là hình ảnh của một ông công chức tươm tất hay một thầy giáo
người miền Nam vui tánh, đôi khi xuề xoà mà ai gặp cũng có cảm tình. ....
Lúc
còn bé, tôi thỉnh thoảng gặp chú tại nhà, khi chú lui tới thăm viếng
hàn huyên với thân phụ. Sau này, khi lớn lên, ra trường rồi lập gia
đình, đổi đi xa nên không gặp lại chú cho đến khi cô bé tí năm nào, giờ
là một thiếu phụ ngơ ngác cùng chồng con được định cư và sống cùng một
thành phố và sau này có dịp được làm việc chung với chú trong những sinh
hoạt Cộng Đồng của tiểu bang Michigan.
Thời
gian này, hình như chú chỉ vẽ biếm họa và viết bút ký. Chú viết rất
nhiều, kể lại đủ thứ chuyện trong đời với giọng văn tuy cà kê dê ngổng,
đôi khi châm biếm thật nhẹ nhàng nhưng người đọc sẽ nhận thấy ẩn chứa
trong đó những uất ức, những trăn trở trong nỗi thất vọng lực bất tòng
tâm.
Hầu như trong giới văn nghệ sĩ ngày trước ai cũng biết một trong những người lẫy lừng về biếm họa là họa sĩ Choé, ngoài ra, có chú
Hiếu Đệ nỗi tiếng với bức “ Mấy thằng VC đeo một nhánh đu đủ”. Vì vậy
mà nghe chú kể lại chú bị tụi quản giáo hành hạ tận tình trong trại cải
tạo. Mãn hạn tù ra ngoài, tại Saìgòn có thời gian chú phải đi đạp xích
lô gần như kiệt lực để nuôi vợ và đám con chiu chít.
Trong
hàng ngàn bức biếm họa mà chú thường vẽ về những tệ nạn của bọn cs
HÀNỘI, thì bức nào cũng thâm thúy và cay độc. Có lần tôi tò mò hỏi chú,
làm sao mà chú có nhiều ý tưởng để vẽ một cách tài tình như vậy, thì chú
mĩm cười nói nếu Trời cho chú sống thêm mươi năm nữa thì chú vẫn có đủ
đề tài để vẽ cho người ta thấy cái ác và cái xấu của tụi CS.
Trên
những bức biếm họa, chú Hiếu là người ăn miếng trả miếng với tụi VC,
nhưng với bạn bè thì chú ít khi nào làm mất lòng ai, chú giao tình với
mọi người bằng bụng dạ thiệt thà xởi lởi và cũng không bao giờ lên mặt
kẻ cả đối với đám hậu bối con cháu như chúng tôi. Gặp chú là thấy nụ
cười thật tươi, thật hào sảng trên khuôn mặt hiền hoà phúc hậu, chú cũng thường khuyên chúng tôi “Đời
chưa đủ buồn sao mà tụi bây cứ làm mặt nghiêm nhăn nhăn nhó nhó hoài
vậy, nếu tao có chết, tụi bây đứng kế quan tài cũng phải cười cho…tao
vui !”
Chú
Hiếu là người ăn nói bộc trực, không khách sáo câu nệ rào đón. Có lần
sau bửa cơm tại nhà tôi, tôi khoe chú mấy bức sơn dầu mà tôi mới tập
tểnh vẽ. Trong khi chú ngắm nghiá những bức tranh thì tôi hồi hộp gần
như nín thở đợi chờ. Chú xem xong, để trên bàn không khen không chê, tôi
tò mò nhìn vào mắt chú một hồi lâu mà cũng không thấy chú nói gì, tôi bậm gan hỏi khéo
“ Chú! Mình vẽ… bí quyết… sao đẹp chú?” Chú bật cười một hồi rồi mới trả lời
“ Bí quyết gì! Vẽ là đập vô…mặt họ?!” Tôi ngơ ngác không hiểu ý chú muốn nói gì, cứ suy nghĩ hoài nhưng không dám kêu chú giải thích thêm.
Mấy
tháng sau, gần đến ngày 30-4 năm 2009, trong một giấc ngủ, chú Hiếu
lặng lẽ ra đi. Nhận được tin, tôi bàng hoàng ngồi im sửng thật lâu và
không tin đây là sự thật.
Suốt
ngày hôm đó tôi sống lặng lờ, đầu óc cứ lãng đãng trong cõi mịt
mờ…Bỗng, như chợt nhớ ra điều gì, tôi bước thật nhanh vào phòng đọc
sách. Trên bức tường màu tím, hai bức hoạ chì mà chú Hiếu vẽ tôi năm nào
nằm đó. Tôi bỗng nghẹn ngào, những giọt nước mắt nóng hổi âm thầm chảy
dài trên má. Tôi bần thần nhìn hai bức vẽ và nhớ lại khi chú đưa tôi hai
bức tranh này, có một bức chú vẽ tôi trẻ hơn 20 tuổi, tôi thắc mắc, chú
cười xoà rồi nói đối với chú tôi lúc nào cũng chỉ là đứa cháu bé bỏng
nhỏ nhít như ngày xưa.
Năm
ngoái, khi chú biết tôi có ý sắp in một tuyển tập truyện ngắn, chú gọi
nói chú muốn xem bản thảo cuốn sách, nhưng thật bất ngờ và vô cùng cảm
động vì chú đã chu đáo vẽ tặng những minh họa cho từng câu chuyện trong
tuyển tập đó.
Kỷ
niệm về chú với những vụn vặt thường tình thì nhiều lắm, nhưng trong
nỗi choáng váng bất ngờ mất mát làm sao có thể viết ra trọn vẹn.
Ngày
tiển chú tại nhà quàng, tôi được gặp người học trò mà chú hết lòng kỳ
vọng, thương mến và hảnh diện- Điêu khắc gia nổi tiếng Phạm Thế Trung.
Lúc chúng tôi đứng kế bên chú đang thinh lặng nằm im để chào vĩnh biệt.
Tôi chợt nhớ lại lời chú nói hôm nào. Tôi cố nén không dám khóc, miệng
tôi cười méo xệch, đôi mắt sưng mọng đỏ ngầu được dấu kín trong cặp
kiếng màu đen thăm thẳm.
Chúng tôi cúi đầu, kính tiển chú đi.
thụyvi
Hầm Nắng, 30-4-2009 2009-05-22 10:27:16 |
VÕ PHƯỚC HIẾU * TẬP TÀNH CHỮ NGHĨA
Tập Tành Chữ Nghĩa
Võ Phước Hiếu
Nơi thôn quê cùng trời cuối đất, cách trở diệu vợi với thế giới bên ngoài như ở thôn xóm tôi,
thú vui giải trí tập thể hiếm hoi lắm. Đôi khi còn thiếu hẳn.
Bất quá chiều chiều, lúc trời êm nắng dịu, mặt trời thoi thóp chưa kịp phụp hẳn xuống cuối
chân trời xa, đám thanh niên trang lứa “bẻ gãy sừng trâu“ hú gọi nhau, tốp năm tốp ba lần
lượt đổ ra mấy gò đất hoang hay đồi trọc để đánh trổng. Chủ yếu của họ là lấy sức lực và
mưu mẹo ganh đua ăn thua nhau. Rồi nhóm nào thua bị phạt chạy tiếp sức băng đồng, vừa
chạy vừa u không được đứt hơi.
Hoặc họ tụ tập ở sân phơi lúa khang trang rộng rãi của mấy ông đại điền chủ để u mọi, quến
mấy cụ già chăm chú theo dõi để nhung nhớ một thời vàng son đã qua. Họ bắt giò bắt cẳng,
vật nhào lăn cù, giúp họ lùa xa những phiền nhiễu vướng bận hằng ngày.
Xôm tụ nhứt và quến người xem nhứt, mà đại đa số gồm những đứa trẻ chằn ăn trăn quấn,
lục lăn lục lữa, hằng ngày lang bạt cầu bơ cầu bất đầu làng cuối xóm, là những trận đua trâu
cui trâu cổ qua mùa khô. Lúc này, ruộng lúa đã gặt hái xong xuôi, chỉ còn trơ lại những gốc
rạ vàng sẫm được đám thanh niên vai u thịt bắp cổ động, hô hào đốc thúc nhau cắt tận lực
gần sát mặt đất, liên tiếp mấy buổi chiều.
Họ dùng những cuộc vui chơi ganh đua để thanh lọc, vỗ về và xô đuổi, lùa xa những ấm ức
dồn nén trong lòng, mà đăng đẳng trong suốt những ngày mùa họ ít có cơ hội bọc bạch nơi
thanh thiên. Nhưng tiếc một điều là về phía phụ nữ, hầu như không có một trò vui giải trí
nào cả. Phải chăng họ sinh ra chỉ để làm bổn phận một người vợ đảm đương mẫu mực,
sanh con đẻ cháu duy trì dòng tộc và suốt kiếp vất vả trong sinh hoạt gia đình, nhằm góp
công xây dựng cơ ngơi nhà chồng?
Trưa trưa đứng bóng, dưới cái nắng oi nồng, gió thoang thoảng hiu hiu trong bầu không khí
vắng vẻ, uể oải buồn tênh, mấy người trọng tuổi thuộc lớp trượng triều trượng quốc có thói
quen nằm nghỉ trên bộ ván danh mộc như gõ, nu, cam xe, thao lao hay cẩm lai mát lạnh,
dầy cả một tất tây hơn. Các cụ không quên bảo các cháu học vừa dứt lớp ba lớp tư trường
làng đọc cho nghe chuyện Bạch Viên Tôn Các, vè Cậu Hai Miêng, Thầy Thông Chánh và
nhứt là truyện Lục Vân Tiên... Dường như trong thâm tâm sâu thẳm, các bậc kỳ lão nầy
muốn được sống lại một thời êm đềm đã qua, muốn lắng nghe lại âm vang những kỷ niệm
ngày cũ còn lắng đọng rõ nét trong lòng mình chăng?
Đám trẻ nhóc con nầy bập bẹ đọc ạch đụi, đọc trật vuột, nhiều câu phản nghĩa trầm trọng
mà chúng một mực phây phây tỉnh bơ, xem như không có chuyện gì xảy ra. Đôi khi lộn đầu
lộn đuôi, thậm chí chúng lộn luôn cả dấu giọng rất ngây ngô nhưng dễ thương, khiến bao
nhiêu người nghe đang ngồi chung quanh đâu đó không nín được cười nghiêng cười ngửa
đến trào nước mắt, không cách nào cầm lại được.
Những bác biết chút đỉnh chữ Nho nhờ có học qua mấy năm khổ nhọc với thầy đồ lỡ vận
trong làng, nằm nghỉ thẳng giò thẳng cẳng trên ghế trường kỳ. Chiếc ghế hiếm hoi của
những nhà khá giả nầy có cẩn ốc xa cừ lóng lánh, được đặt ở giữa gian nhà trên, phía
trước dãy bàn thờ đôi ba cái chạm trổ công phu qua bàn tay kiên nhẫn khéo léo của những
nghệ nhân dân gian đã làm nên một thời nơi vùng đất mới này. Có khi người ta bắt gặp họ
-5-
thượng thổ công cũng không biết đích xác nó được trồng ở đây lúc nào. Có một điều chắc
chắn là tất cả đều đồng thanh nhìn nhận sự hiện diện của nó nơi chéo vườn đã rỏ phèn rỏ
Đình cũng là nơi họp hành định kỳ của những vị chức sắc trong ban bệ Hội Tề, cũng như
những lúc chính quyền địa phương muốn tham khảo lấy ý kiến chung thẩm của bà con tôi
về một vấn đề lợi ích công cộng có tánh cách tối quan trọng cho đời sống cư dân. Đại khái
như đắp một con đê vừa dài vừa rộng nối liền từ đầu trên đến cuối xóm. Như đào một con
kinh dẫn thủy nhập điền băng xuyên qua ruộng nương đất điền của nhiều người.
So với những ngôi đình có nét kiến trúc nguy nga tân kỳ theo kiểu cách thiết kế Tây
phương ở những làng tổng quan trọng khác, dĩ nhiên người ta không thể có lời nào sánh
được. Tuy đồ sộ qua nền gạch tàu đỏ au, mái ngói âm dương chắc chắn, vách tường vôi
màu chu đồng nhứt và sạch sẽ, nhưng dưới con mắt người dân quê chơn chất làng tôi, đầu
óc vẫn còn khắng khít với truyền thống lâu đời, họ cảm thấy nó thiếu một cái gì không thể
diễn tả thành lời, nhưng sao vẫn lao xao ngăn ngắt trong lòng. Hơn nữa, họ có đủ lời đủ lẽ
đâu để diễn tả.
Võ Phước Hiếu
Nơi thôn quê cùng trời cuối đất, cách trở diệu vợi với thế giới bên ngoài như ở thôn xóm tôi,
thú vui giải trí tập thể hiếm hoi lắm. Đôi khi còn thiếu hẳn.
Bất quá chiều chiều, lúc trời êm nắng dịu, mặt trời thoi thóp chưa kịp phụp hẳn xuống cuối
chân trời xa, đám thanh niên trang lứa “bẻ gãy sừng trâu“ hú gọi nhau, tốp năm tốp ba lần
lượt đổ ra mấy gò đất hoang hay đồi trọc để đánh trổng. Chủ yếu của họ là lấy sức lực và
mưu mẹo ganh đua ăn thua nhau. Rồi nhóm nào thua bị phạt chạy tiếp sức băng đồng, vừa
chạy vừa u không được đứt hơi.
Hoặc họ tụ tập ở sân phơi lúa khang trang rộng rãi của mấy ông đại điền chủ để u mọi, quến
mấy cụ già chăm chú theo dõi để nhung nhớ một thời vàng son đã qua. Họ bắt giò bắt cẳng,
vật nhào lăn cù, giúp họ lùa xa những phiền nhiễu vướng bận hằng ngày.
Xôm tụ nhứt và quến người xem nhứt, mà đại đa số gồm những đứa trẻ chằn ăn trăn quấn,
lục lăn lục lữa, hằng ngày lang bạt cầu bơ cầu bất đầu làng cuối xóm, là những trận đua trâu
cui trâu cổ qua mùa khô. Lúc này, ruộng lúa đã gặt hái xong xuôi, chỉ còn trơ lại những gốc
rạ vàng sẫm được đám thanh niên vai u thịt bắp cổ động, hô hào đốc thúc nhau cắt tận lực
gần sát mặt đất, liên tiếp mấy buổi chiều.
Họ dùng những cuộc vui chơi ganh đua để thanh lọc, vỗ về và xô đuổi, lùa xa những ấm ức
dồn nén trong lòng, mà đăng đẳng trong suốt những ngày mùa họ ít có cơ hội bọc bạch nơi
thanh thiên. Nhưng tiếc một điều là về phía phụ nữ, hầu như không có một trò vui giải trí
nào cả. Phải chăng họ sinh ra chỉ để làm bổn phận một người vợ đảm đương mẫu mực,
sanh con đẻ cháu duy trì dòng tộc và suốt kiếp vất vả trong sinh hoạt gia đình, nhằm góp
công xây dựng cơ ngơi nhà chồng?
Trưa trưa đứng bóng, dưới cái nắng oi nồng, gió thoang thoảng hiu hiu trong bầu không khí
vắng vẻ, uể oải buồn tênh, mấy người trọng tuổi thuộc lớp trượng triều trượng quốc có thói
quen nằm nghỉ trên bộ ván danh mộc như gõ, nu, cam xe, thao lao hay cẩm lai mát lạnh,
dầy cả một tất tây hơn. Các cụ không quên bảo các cháu học vừa dứt lớp ba lớp tư trường
làng đọc cho nghe chuyện Bạch Viên Tôn Các, vè Cậu Hai Miêng, Thầy Thông Chánh và
nhứt là truyện Lục Vân Tiên... Dường như trong thâm tâm sâu thẳm, các bậc kỳ lão nầy
muốn được sống lại một thời êm đềm đã qua, muốn lắng nghe lại âm vang những kỷ niệm
ngày cũ còn lắng đọng rõ nét trong lòng mình chăng?
Đám trẻ nhóc con nầy bập bẹ đọc ạch đụi, đọc trật vuột, nhiều câu phản nghĩa trầm trọng
mà chúng một mực phây phây tỉnh bơ, xem như không có chuyện gì xảy ra. Đôi khi lộn đầu
lộn đuôi, thậm chí chúng lộn luôn cả dấu giọng rất ngây ngô nhưng dễ thương, khiến bao
nhiêu người nghe đang ngồi chung quanh đâu đó không nín được cười nghiêng cười ngửa
đến trào nước mắt, không cách nào cầm lại được.
Những bác biết chút đỉnh chữ Nho nhờ có học qua mấy năm khổ nhọc với thầy đồ lỡ vận
trong làng, nằm nghỉ thẳng giò thẳng cẳng trên ghế trường kỳ. Chiếc ghế hiếm hoi của
những nhà khá giả nầy có cẩn ốc xa cừ lóng lánh, được đặt ở giữa gian nhà trên, phía
trước dãy bàn thờ đôi ba cái chạm trổ công phu qua bàn tay kiên nhẫn khéo léo của những
nghệ nhân dân gian đã làm nên một thời nơi vùng đất mới này. Có khi người ta bắt gặp họ
-2-
thong dong tréo ngoảy chân, để mắt kiếng lão trệ xuống sóng mũi, đưa mắt đọc chuyện Tàu
chương hồi tràng giang đại hải. Nào là Phong Thần Diễn Nghĩa, Thuyết Đường, Thiết Nhơn
Quý Chinh Đông, Tiết Nhơn Quý Chinh Tây, Tam Quốc Chí, Thủy Hử v.v... Những thiên
truyện được mến mộ một thời này được các nhà xuất bản lớn ở Sài Gòn in từng tập định kỳ
trên giấy mỏng te trắng phau, giống như giấy quyến hút thuốc, được bày bán dẫy đầy,
không thiếu một tập nào ở chợ quận.
Dĩ nhiên, những lúc thoải mái thanh thản trong ngày đó đều có bọn trẻ trạc bảy, tám tuổi
ngồi nhổ tóc ngứa tóc bạc. Chúng tỏ ra quá đỗi sung sướng được làm cái việc khá nhẹ
nhàng này. Vì trước khi bắt tay vào việc, chúng đã được người lớn vui vẻ hứa hẹn sẽ tưởng
thưởng xứng đáng bằng cách tính số tóc chúng nhổ được để đổi ra thành xu thành điếu, tha
hồ đâm đầu chạy u một mạch ra quán lá đầu làng mua bánh kẹo, chập chập nhâm nhi để
thấy đời mình lúc đó lên hương tận mây xanh mây trắng.
Nhưng thực tế, nào có phải như vậy đâu. Chúng nó bị thúc thủ trong tư thế nhàm chán ở
một chỗ quá lâu nên lòng chỉ mong sao cho ông nội hay ông ngoại mình sớm buông rớt
quyển truyện xuống, đánh một giấc trưa say sưa nồng nàn. Chúng chỉ mong được như vậy
để bỏ giò rút lui, hát bài tẩu mã, tìm đường bay nhảy, vui chơi cùng chúng bạn đang lấp ló
chờ đợi đâu đó ngoài sân, ngoài vườn.
Nhưng sanh hoạt rình rang hấp dẫn nhứt, lôi cuốn nhứt được đông đảo nam phụ lão ấu
tham gia, có lẽ là việc kể cho nhau nghe những chuyện đời xưa, chuyện tiếu lâm có sửa
chữa hay cải biến theo bổn cũ cho hợp thời, hợp hoàn cảnh và hợp tình tiết mới trong xã
hội những năm tháng vừa qua. Cả thói quen thanh tao cao nhã ngâm thơ ca thi phú, dẫn
giải phẩm bình lời hay ý đẹp, kết quả vắt tim nạo óc của các tác giả thời danh trong ký ức
tập thể, qua các bậc kỳ lão có ăn học chút đỉnh được thừa hưởng ở những năm miệt mài
khổ cực nơi trường ốc. Mà kể cho nhau nghe ít ra cũng phải có tối thiểu hai người. Nhưng
hai người thì không sôi nổi lôi cuốn bằng có số đông hưởng ứng phụ họa.
Do vậy, họ lợi dụng những lần họp mặt đông đảo, vui nhộn của bà con như dịp giỗ chạp,
quan hôn tang tế... trong thôn xóm để phô diễn sở trường sở đắc của mình. Đặc biệt là
những ngày cúng Kỳ Yên linh đình định kỳ, nơi vui chơi thả giàn thả cửa, một năm mới có
một lần duy nhứt. Họ không phải dè dặt thủ thế, cân phân chọn lựa đề tài, thận trọng từng
lời nói để không tréo cẳng ngổng, vô duyên.
Cũng do thói quen và hoàn cảnh ấy, ông Hai Thắng, Võ Văn Thắng, bực trưởng thượng cố
cựu thuộc gia đình rân rát ở xóm tôi, trong dịp này được xem như một cây đinh chẳng sai
chút nào. Mà là cây đinh dài cả tất tây đó. Ai ai cũng hồm chờ đợi nóng hơ để nghe ông khai
khẩu. Ông nổi tiếng là người có một bồ chữ nghĩa không nhỏ, tha hồ thao thao trào vọt ra
ngoài, khi có người khơi chuyện mở lời.
Bà con tôi hầu hết đều có trình độ học vấn chưa đầy lá mít lá me nhỏ xíu, chưa chắc đã
may mắn trơn tru qua khỏi lớp hai trường làng, ngày ngày mải mê cặm cụi trên đồng cạn
đồng sâu nắng cháy mưa tuông. Họ chỉ ước mong vỏn vẹn một việc duy nhất trong đời là
được ông trời thương tưởng ban cho sức khỏe để tay làm hàm nhai, cơm ngày hai bữa nuôi
vợ nuôi con là mãn nguyện rồi. Họ thấy ông Hai ăn học và hiểu biết hơn mình nên suy tôn
ông có một bồ chữ nghĩa không có gì lạ cả.
Tác người dong dỏng cao, ông ăn nói linh hoạt thiên phú lại có duyên ngầm, cái duyên bắt
hồn bắt vía người đối thoại, luôn luôn quyến rủ người nghe. Chẳng khi nào người ta thấy
ông nói mắc nói mỏ, nói xỏ nói xiêng làm buồn phiền một ai khác. Mà khai khẩu đối với ông
muốn cho có ý nghĩa cũng phải có hứng thú, phải có điều kiện không khí thuận tiện vui nhộn
-3-
tối thiểu. Được vậy, câu chuyện mới bắt tai người nghe, mới trở nên hào hứng thú vị. Và đôi
khi không phải để cười suông qua giờ, mà còn có hậu ý, có ẩn nghĩa thâm trầm sâu sắc
nữa.
Hôm nay, quả là ngày vui thường niên trong làng, ngày cúng Kỳ Yên mà mọi người nam nữ
lớn nhỏ đều mỏi mắt trông đứng trông ngồi từ nhiều tháng trước. Đồng bào nơi thôn quê
nôm na gọi là ngày cúng đình thần. Mỗi năm, ngày này được dân làng chung sức chung
lòng, kẻ có công người có của chung lo tổ chức rất linh đình trọng thể. Vì theo tín ngưởng
lâu đời còn lưu truyền lại không biết từ đời thuở nào, hẳn là từ thuở thất tổ huyền tổ xa xôi
của họ đã tiên phuông dấn thân xuôi miền Nam mở đất, khẩn hoang lập ấp. Họ cho rằng vị
thần đình là một mẫu người vượt lên trên hết. Ngài đã có công to hiển hách lúc sinh tiền nên
được dân làng kính yêu, ngưỡng mộ và trọng vọng.
Theo thông lệ ấy đã được liên tục tiếp nối mãi cho đến nay, hằng năm bà con làng tôi chọn
ngày cúng đình nhằm vào những ngày lọt thỏm trong tháng giêng ta. Tức khi họ đã gặt hái
xong xuôi đâu vào đó, không còn sót bao nhiêu nơi dang dở, để trơ cánh đồng một màu bát
ngát vàng mơ những rơm rạ. Và cũng theo tục lệ ăn sâu bám rễ đó, mỗi năm, ban tế tự
chọn lấy một tráng đinh đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức ngày lễ trọng đại nầy. Rồi cứ lần
lượt luân phiên nhau cho đến khi không còn sót một tráng đinh nào khác trong làng, họ mới
bắt đầu trở lại người khởi đầu. Và theo chu kỳ không thành văn nầy, họ thống nhứt nhau
trong việc áp dụng nhuần nhuyễn cho những năm về sau.
Nói chịu trách nhiệm tổ chức buổi lễ cho thêm phần long trọng, có tính cách đề cao để họ kê
vai gánh vác một nhiệm vụ công đức có ý nghĩa trong đời. Kể từ ngày đó, họ được xem như
chánh thức là người lớn, người đã trưởng thành trong cộng đồng, với vị trí và trách nhiệm
minh bạch rõ ràng.
Và cũng từ ngày đó, họ cố gắng xử sự vuông tròn theo đúng phong cách và đức độ của
truyền thống ông bà, làng xóm. Nhưng thực ra, mọi gia đình đều có đóng góp ít nhiều phần
mình trong ngày lễ, tùy hoàn cảnh và khả năng mình, trước cúng dâng thần linh, sau cùng
nhau chung vui hậu hỉ.
Người nầy một mâm xôi nếp, xây khéo léo, mô tròn vung hẳn lên. Xôi nếp ngon, vừa dẻo
vừa thơm, màu trắng tinh tuyền đồng nhứt, đẹp mắt. Nhưng nhiều bà trọng tuổi còn cầu kỳ
khoe tài, vẽ duyên cho thêm chút ít màu vàng vàng óng mượt như nghệ, hoặc màu lá dứa
xanh lơ thơm phưn phứt hay màu gấc tim tím u buồn trông lãng mạn nhưng hấp dẫn lắm.
Từ lúc sáng trắng, khi chim chóc bắt đầu líu lo bên chòm tre khóm trúc, họ đã đội gọn lỏn
mâm xôi trên đầu, khoan thai rảo bước trên đường đê, đường mòn quanh co uốn éo, đôi khi
băng qua những thửa ruộng khô nức nẻ, mong cho mau đến cổng vòng nguyệt xây trước
mặt đình thật sớm. Sau đó, họ trịnh trọng đặt lên bàn thờ óng ánh lư hương, chân đèn với
khói nhang nghi ngút không ngớt quyện xoáy thẳng lên trần nhà.
Người kia một mâm trái cây vườn nhà vừa mới hái, loại trái chiến to lớn chín cây no tròn,
thơm thơm mùi hoa đồng nội cỏ, căng da đỏ mộng bắt mắt người ngắm nhìn. Người khác
đôi ba buồng cau tơ sai trái, ú na ú nú hoặc năm bảy trái dừa khô loại dừa bị to lớn nặng trìu
trịu. Thêm vào đó còn có nào bầu, nào bí, dưa chuột dưa gan, các thứ khoai củ như khoai
mỡ, khoai lang bí, khoai từ, khoai mì… ngoài rau cải xanh tươi đủ loại, trông thấy phát ham
phát thèm v.v... Ai có sản phẩm gì trong gia đình, dù ít dù nhiều, cứ mang đến, nhằm chứng
minh tấm lòng mình đối với ngày đại lễ. Tấm lòng của họ quan trọng hơn cả lễ vật.
Những người giàu có hoặc thừa thãi khá giả sai người làm công thân tín khúm núm mang
đến nào gà nào vịt, loại gà trống thiến mập lút trổ mã, sắc màu tươi mướt, loại vịt xiêm tơ sà
-4-
đắc tiền, ít người có điều kiện vói tay tới. Mỗi người một con hoặc hai ba con. Chúng bị
buộc chân buộc cẳng nằm la liệt nơi mấy hàng cột phía sau đình, thỉnh thoảng vỗ cánh đập
bành bạch chờ chết, kêu la toan toát.
Hằng năm, liên tiếp tròn hai thập niên gần đây, ông Cả Mai Văn Tỵ, ông Chủ Võ Văn Tuôi ở
ấp Nhứt, ông Hương sư Nguyễn Văn Giàu ở xóm Phú Thứ, ba vị chức sắc uy quyền đầu
đàn trong ban bệ Hội Tề làng tôi không quên chung đậu dâng cúng một con heo quay căn
phồng, đỏ hực, được cẩn thận đặt mua cả mấy tuần lễ trước ở “công xi“ ông Bảy Sô nơi
chợ làng Phước Lợi, Gò Đen. Đám gia nhân hai ba đứa đồng chạng lực lưỡng được phân
công bơi ghe phóng nước đại vừa mới đem về đình còn nóng hổi cho kịp giờ lên đèn lên
nhang khai mạt.
Con heo quay to lớn thất kinh, đoán độ ba bốn chục kí chẳng sai chút nào, nằm bệ vệ trên
một thớt cây, quến sự tò mò trầm trồ của đám trẻ phá làng phá xóm, đôi mắt dản nở trắng
dã, chăm bẳm nhìn. Vì dường như chúng chưa hề trông thấy một lần trong đời chăng?
Đình làng được xây cất không xa ngôi đất “thổ mộ“ của gia đình ông bà tôi bao nhiêu, chỉ
cách nhau tròm trèm một hai miếng bưng miếng biền vài công là cùng, có hai ba cây gừa cổ
thụ rễ lòng thòng phất phơ theo gió hay mấy cây bần nước sum xuê làm ranh giới. Thuở tôi
còn nhỏ hếu thường hay rong chơi bạt mạng đầu làng cuối xóm, khét nắng hôi trâu, tôi có
nghe kể và còn nhớ không sai chạy ngôi đình nầy được xây cất rất đơn sơ với mái ngói âm
dương nay đã rong rêu âm ỉ và bốn vách bổ kho mỏng te bằng ván bảng tạp nhạp. Toàn là
loại dênh dênh rẽ tiền lại được đóng thưa rểu để tiết kiệm tiền bạc của công, lởm chởm
những đường mối quanh co uốn éo bất tận, nhìn trong thấy ngoài.
Bên trong là một dãy hai ba bàn thờ cây cũ kỹ, đoan chắc từ đời cố hỉ cố lai của bọn trẻ
chúng tôi. Những bàn thờ nầy không được chạm trổ cầu kỳ hoa mỹ hay cẩn ốc xa cừ như
nơi những ngôi nhà cổ trên trăm năm tuổi, tổ đường của những gia đình giàu có bề thế hoặc
của những người danh giá chức quyền. Có cái đã lặt lìa lặt lọi vừa mới được ông từ đình
chỉnh trang tạm thời để dùng trong ngày lễ.
Đình còn là nơi công cộng, là tài sản chung của làng trên xóm dưới, nên không cửa đóng
then gài cẩn mật. Vả lại, ngoài dãy bàn thờ cây không đáng giá bao nhiêu, tuyệt nhiên
không có chi khác đáng kể để người bất lương quan tâm dòm ngó. Ngày thường, nơi đây
không có một cái bàn ăn, cái ghế ngồi. Ai ai cũng được tự do ra vào thoải mái, bất kể giờ
giấc, bất kể ngày tháng để cúng kiếng, chiêm bái, cầu nguyện khi cần. Nhưng không vì vậy
đình không phảng phất một dáng vẻ uy nghiêm trang trọng của nơi thờ phượng. Huyền bí,
nồng ấm thiêng liêng là khác.
Người dân từ nhỏ chí lớn, trai tráng già cả, không sót một người, đều một lòng tâm niệm
thống nhứt như nhau: đình làng quả thật có một cái hồn. Chính cái phần hồn linh thiêng
huyền bí nầy đã keo sơn khắng khít cột chặt người dân trong xóm. Họ quấn quít, đoàn kết
nhau, thể hiện qua những ngày cúng Kỳ Yên, tề tựu hầu như đông đủ mặt mọi người.
Ngay những người có con cháu vì hoàn cảnh sinh sống để vươn lên phải chấp nhận tha
phương cầu thực, bất đắc dĩ đi làm ăn nơi xa xôi, bôn ba bá nghệ, họ cũng nhớ ngày trọng
đại trong năm nầy để nhín chút ít thì giờ quý báu trở về quê xưa cố thổ, tham gia góp mặt,
dâng hương cúng thần đình. Và nhơn dịp hiếm hoi đó, họ gặp lại bà con thân quyến, bạn bè
nối khố hàn huyên ôn cố luôn thể.
Phía sau đình còn có một cây dương cổ thụ, cao ngất nghểu, cả đôi ba trai tráng lực lưỡng
ôm chưa giáp vòng tay, vượt hẳn lũy tre ranh thôn làng gấp mấy lần. Những bậc trưởng
thong dong tréo ngoảy chân, để mắt kiếng lão trệ xuống sóng mũi, đưa mắt đọc chuyện Tàu
chương hồi tràng giang đại hải. Nào là Phong Thần Diễn Nghĩa, Thuyết Đường, Thiết Nhơn
Quý Chinh Đông, Tiết Nhơn Quý Chinh Tây, Tam Quốc Chí, Thủy Hử v.v... Những thiên
truyện được mến mộ một thời này được các nhà xuất bản lớn ở Sài Gòn in từng tập định kỳ
trên giấy mỏng te trắng phau, giống như giấy quyến hút thuốc, được bày bán dẫy đầy,
không thiếu một tập nào ở chợ quận.
Dĩ nhiên, những lúc thoải mái thanh thản trong ngày đó đều có bọn trẻ trạc bảy, tám tuổi
ngồi nhổ tóc ngứa tóc bạc. Chúng tỏ ra quá đỗi sung sướng được làm cái việc khá nhẹ
nhàng này. Vì trước khi bắt tay vào việc, chúng đã được người lớn vui vẻ hứa hẹn sẽ tưởng
thưởng xứng đáng bằng cách tính số tóc chúng nhổ được để đổi ra thành xu thành điếu, tha
hồ đâm đầu chạy u một mạch ra quán lá đầu làng mua bánh kẹo, chập chập nhâm nhi để
thấy đời mình lúc đó lên hương tận mây xanh mây trắng.
Nhưng thực tế, nào có phải như vậy đâu. Chúng nó bị thúc thủ trong tư thế nhàm chán ở
một chỗ quá lâu nên lòng chỉ mong sao cho ông nội hay ông ngoại mình sớm buông rớt
quyển truyện xuống, đánh một giấc trưa say sưa nồng nàn. Chúng chỉ mong được như vậy
để bỏ giò rút lui, hát bài tẩu mã, tìm đường bay nhảy, vui chơi cùng chúng bạn đang lấp ló
chờ đợi đâu đó ngoài sân, ngoài vườn.
Nhưng sanh hoạt rình rang hấp dẫn nhứt, lôi cuốn nhứt được đông đảo nam phụ lão ấu
tham gia, có lẽ là việc kể cho nhau nghe những chuyện đời xưa, chuyện tiếu lâm có sửa
chữa hay cải biến theo bổn cũ cho hợp thời, hợp hoàn cảnh và hợp tình tiết mới trong xã
hội những năm tháng vừa qua. Cả thói quen thanh tao cao nhã ngâm thơ ca thi phú, dẫn
giải phẩm bình lời hay ý đẹp, kết quả vắt tim nạo óc của các tác giả thời danh trong ký ức
tập thể, qua các bậc kỳ lão có ăn học chút đỉnh được thừa hưởng ở những năm miệt mài
khổ cực nơi trường ốc. Mà kể cho nhau nghe ít ra cũng phải có tối thiểu hai người. Nhưng
hai người thì không sôi nổi lôi cuốn bằng có số đông hưởng ứng phụ họa.
Do vậy, họ lợi dụng những lần họp mặt đông đảo, vui nhộn của bà con như dịp giỗ chạp,
quan hôn tang tế... trong thôn xóm để phô diễn sở trường sở đắc của mình. Đặc biệt là
những ngày cúng Kỳ Yên linh đình định kỳ, nơi vui chơi thả giàn thả cửa, một năm mới có
một lần duy nhứt. Họ không phải dè dặt thủ thế, cân phân chọn lựa đề tài, thận trọng từng
lời nói để không tréo cẳng ngổng, vô duyên.
Cũng do thói quen và hoàn cảnh ấy, ông Hai Thắng, Võ Văn Thắng, bực trưởng thượng cố
cựu thuộc gia đình rân rát ở xóm tôi, trong dịp này được xem như một cây đinh chẳng sai
chút nào. Mà là cây đinh dài cả tất tây đó. Ai ai cũng hồm chờ đợi nóng hơ để nghe ông khai
khẩu. Ông nổi tiếng là người có một bồ chữ nghĩa không nhỏ, tha hồ thao thao trào vọt ra
ngoài, khi có người khơi chuyện mở lời.
Bà con tôi hầu hết đều có trình độ học vấn chưa đầy lá mít lá me nhỏ xíu, chưa chắc đã
may mắn trơn tru qua khỏi lớp hai trường làng, ngày ngày mải mê cặm cụi trên đồng cạn
đồng sâu nắng cháy mưa tuông. Họ chỉ ước mong vỏn vẹn một việc duy nhất trong đời là
được ông trời thương tưởng ban cho sức khỏe để tay làm hàm nhai, cơm ngày hai bữa nuôi
vợ nuôi con là mãn nguyện rồi. Họ thấy ông Hai ăn học và hiểu biết hơn mình nên suy tôn
ông có một bồ chữ nghĩa không có gì lạ cả.
Tác người dong dỏng cao, ông ăn nói linh hoạt thiên phú lại có duyên ngầm, cái duyên bắt
hồn bắt vía người đối thoại, luôn luôn quyến rủ người nghe. Chẳng khi nào người ta thấy
ông nói mắc nói mỏ, nói xỏ nói xiêng làm buồn phiền một ai khác. Mà khai khẩu đối với ông
muốn cho có ý nghĩa cũng phải có hứng thú, phải có điều kiện không khí thuận tiện vui nhộn
-3-
tối thiểu. Được vậy, câu chuyện mới bắt tai người nghe, mới trở nên hào hứng thú vị. Và đôi
khi không phải để cười suông qua giờ, mà còn có hậu ý, có ẩn nghĩa thâm trầm sâu sắc
nữa.
Hôm nay, quả là ngày vui thường niên trong làng, ngày cúng Kỳ Yên mà mọi người nam nữ
lớn nhỏ đều mỏi mắt trông đứng trông ngồi từ nhiều tháng trước. Đồng bào nơi thôn quê
nôm na gọi là ngày cúng đình thần. Mỗi năm, ngày này được dân làng chung sức chung
lòng, kẻ có công người có của chung lo tổ chức rất linh đình trọng thể. Vì theo tín ngưởng
lâu đời còn lưu truyền lại không biết từ đời thuở nào, hẳn là từ thuở thất tổ huyền tổ xa xôi
của họ đã tiên phuông dấn thân xuôi miền Nam mở đất, khẩn hoang lập ấp. Họ cho rằng vị
thần đình là một mẫu người vượt lên trên hết. Ngài đã có công to hiển hách lúc sinh tiền nên
được dân làng kính yêu, ngưỡng mộ và trọng vọng.
Theo thông lệ ấy đã được liên tục tiếp nối mãi cho đến nay, hằng năm bà con làng tôi chọn
ngày cúng đình nhằm vào những ngày lọt thỏm trong tháng giêng ta. Tức khi họ đã gặt hái
xong xuôi đâu vào đó, không còn sót bao nhiêu nơi dang dở, để trơ cánh đồng một màu bát
ngát vàng mơ những rơm rạ. Và cũng theo tục lệ ăn sâu bám rễ đó, mỗi năm, ban tế tự
chọn lấy một tráng đinh đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức ngày lễ trọng đại nầy. Rồi cứ lần
lượt luân phiên nhau cho đến khi không còn sót một tráng đinh nào khác trong làng, họ mới
bắt đầu trở lại người khởi đầu. Và theo chu kỳ không thành văn nầy, họ thống nhứt nhau
trong việc áp dụng nhuần nhuyễn cho những năm về sau.
Nói chịu trách nhiệm tổ chức buổi lễ cho thêm phần long trọng, có tính cách đề cao để họ kê
vai gánh vác một nhiệm vụ công đức có ý nghĩa trong đời. Kể từ ngày đó, họ được xem như
chánh thức là người lớn, người đã trưởng thành trong cộng đồng, với vị trí và trách nhiệm
minh bạch rõ ràng.
Và cũng từ ngày đó, họ cố gắng xử sự vuông tròn theo đúng phong cách và đức độ của
truyền thống ông bà, làng xóm. Nhưng thực ra, mọi gia đình đều có đóng góp ít nhiều phần
mình trong ngày lễ, tùy hoàn cảnh và khả năng mình, trước cúng dâng thần linh, sau cùng
nhau chung vui hậu hỉ.
Người nầy một mâm xôi nếp, xây khéo léo, mô tròn vung hẳn lên. Xôi nếp ngon, vừa dẻo
vừa thơm, màu trắng tinh tuyền đồng nhứt, đẹp mắt. Nhưng nhiều bà trọng tuổi còn cầu kỳ
khoe tài, vẽ duyên cho thêm chút ít màu vàng vàng óng mượt như nghệ, hoặc màu lá dứa
xanh lơ thơm phưn phứt hay màu gấc tim tím u buồn trông lãng mạn nhưng hấp dẫn lắm.
Từ lúc sáng trắng, khi chim chóc bắt đầu líu lo bên chòm tre khóm trúc, họ đã đội gọn lỏn
mâm xôi trên đầu, khoan thai rảo bước trên đường đê, đường mòn quanh co uốn éo, đôi khi
băng qua những thửa ruộng khô nức nẻ, mong cho mau đến cổng vòng nguyệt xây trước
mặt đình thật sớm. Sau đó, họ trịnh trọng đặt lên bàn thờ óng ánh lư hương, chân đèn với
khói nhang nghi ngút không ngớt quyện xoáy thẳng lên trần nhà.
Người kia một mâm trái cây vườn nhà vừa mới hái, loại trái chiến to lớn chín cây no tròn,
thơm thơm mùi hoa đồng nội cỏ, căng da đỏ mộng bắt mắt người ngắm nhìn. Người khác
đôi ba buồng cau tơ sai trái, ú na ú nú hoặc năm bảy trái dừa khô loại dừa bị to lớn nặng trìu
trịu. Thêm vào đó còn có nào bầu, nào bí, dưa chuột dưa gan, các thứ khoai củ như khoai
mỡ, khoai lang bí, khoai từ, khoai mì… ngoài rau cải xanh tươi đủ loại, trông thấy phát ham
phát thèm v.v... Ai có sản phẩm gì trong gia đình, dù ít dù nhiều, cứ mang đến, nhằm chứng
minh tấm lòng mình đối với ngày đại lễ. Tấm lòng của họ quan trọng hơn cả lễ vật.
Những người giàu có hoặc thừa thãi khá giả sai người làm công thân tín khúm núm mang
đến nào gà nào vịt, loại gà trống thiến mập lút trổ mã, sắc màu tươi mướt, loại vịt xiêm tơ sà
-4-
đắc tiền, ít người có điều kiện vói tay tới. Mỗi người một con hoặc hai ba con. Chúng bị
buộc chân buộc cẳng nằm la liệt nơi mấy hàng cột phía sau đình, thỉnh thoảng vỗ cánh đập
bành bạch chờ chết, kêu la toan toát.
Hằng năm, liên tiếp tròn hai thập niên gần đây, ông Cả Mai Văn Tỵ, ông Chủ Võ Văn Tuôi ở
ấp Nhứt, ông Hương sư Nguyễn Văn Giàu ở xóm Phú Thứ, ba vị chức sắc uy quyền đầu
đàn trong ban bệ Hội Tề làng tôi không quên chung đậu dâng cúng một con heo quay căn
phồng, đỏ hực, được cẩn thận đặt mua cả mấy tuần lễ trước ở “công xi“ ông Bảy Sô nơi
chợ làng Phước Lợi, Gò Đen. Đám gia nhân hai ba đứa đồng chạng lực lưỡng được phân
công bơi ghe phóng nước đại vừa mới đem về đình còn nóng hổi cho kịp giờ lên đèn lên
nhang khai mạt.
Con heo quay to lớn thất kinh, đoán độ ba bốn chục kí chẳng sai chút nào, nằm bệ vệ trên
một thớt cây, quến sự tò mò trầm trồ của đám trẻ phá làng phá xóm, đôi mắt dản nở trắng
dã, chăm bẳm nhìn. Vì dường như chúng chưa hề trông thấy một lần trong đời chăng?
Đình làng được xây cất không xa ngôi đất “thổ mộ“ của gia đình ông bà tôi bao nhiêu, chỉ
cách nhau tròm trèm một hai miếng bưng miếng biền vài công là cùng, có hai ba cây gừa cổ
thụ rễ lòng thòng phất phơ theo gió hay mấy cây bần nước sum xuê làm ranh giới. Thuở tôi
còn nhỏ hếu thường hay rong chơi bạt mạng đầu làng cuối xóm, khét nắng hôi trâu, tôi có
nghe kể và còn nhớ không sai chạy ngôi đình nầy được xây cất rất đơn sơ với mái ngói âm
dương nay đã rong rêu âm ỉ và bốn vách bổ kho mỏng te bằng ván bảng tạp nhạp. Toàn là
loại dênh dênh rẽ tiền lại được đóng thưa rểu để tiết kiệm tiền bạc của công, lởm chởm
những đường mối quanh co uốn éo bất tận, nhìn trong thấy ngoài.
Bên trong là một dãy hai ba bàn thờ cây cũ kỹ, đoan chắc từ đời cố hỉ cố lai của bọn trẻ
chúng tôi. Những bàn thờ nầy không được chạm trổ cầu kỳ hoa mỹ hay cẩn ốc xa cừ như
nơi những ngôi nhà cổ trên trăm năm tuổi, tổ đường của những gia đình giàu có bề thế hoặc
của những người danh giá chức quyền. Có cái đã lặt lìa lặt lọi vừa mới được ông từ đình
chỉnh trang tạm thời để dùng trong ngày lễ.
Đình còn là nơi công cộng, là tài sản chung của làng trên xóm dưới, nên không cửa đóng
then gài cẩn mật. Vả lại, ngoài dãy bàn thờ cây không đáng giá bao nhiêu, tuyệt nhiên
không có chi khác đáng kể để người bất lương quan tâm dòm ngó. Ngày thường, nơi đây
không có một cái bàn ăn, cái ghế ngồi. Ai ai cũng được tự do ra vào thoải mái, bất kể giờ
giấc, bất kể ngày tháng để cúng kiếng, chiêm bái, cầu nguyện khi cần. Nhưng không vì vậy
đình không phảng phất một dáng vẻ uy nghiêm trang trọng của nơi thờ phượng. Huyền bí,
nồng ấm thiêng liêng là khác.
Người dân từ nhỏ chí lớn, trai tráng già cả, không sót một người, đều một lòng tâm niệm
thống nhứt như nhau: đình làng quả thật có một cái hồn. Chính cái phần hồn linh thiêng
huyền bí nầy đã keo sơn khắng khít cột chặt người dân trong xóm. Họ quấn quít, đoàn kết
nhau, thể hiện qua những ngày cúng Kỳ Yên, tề tựu hầu như đông đủ mặt mọi người.
Ngay những người có con cháu vì hoàn cảnh sinh sống để vươn lên phải chấp nhận tha
phương cầu thực, bất đắc dĩ đi làm ăn nơi xa xôi, bôn ba bá nghệ, họ cũng nhớ ngày trọng
đại trong năm nầy để nhín chút ít thì giờ quý báu trở về quê xưa cố thổ, tham gia góp mặt,
dâng hương cúng thần đình. Và nhơn dịp hiếm hoi đó, họ gặp lại bà con thân quyến, bạn bè
nối khố hàn huyên ôn cố luôn thể.
Phía sau đình còn có một cây dương cổ thụ, cao ngất nghểu, cả đôi ba trai tráng lực lưỡng
ôm chưa giáp vòng tay, vượt hẳn lũy tre ranh thôn làng gấp mấy lần. Những bậc trưởng
-5-
thượng thổ công cũng không biết đích xác nó được trồng ở đây lúc nào. Có một điều chắc
chắn là tất cả đều đồng thanh nhìn nhận sự hiện diện của nó nơi chéo vườn đã rỏ phèn rỏ
mặn ngay sau đình, cũng to lớn không khác mấy bây giờ. Vì hằng ngày, họ cấp sách đến
trường đã trông thấy nó đứng sừng sững ở đó rồi.
Ngoài ra, nơi con đường đất đỏ dẫn thẳng trực chỉ vào cửa đình còn một dãy độ một chục
đủ đầu cây dầu cũng to lớn lắm, cứ vào mùa trổ bông, hoa dầu với đôi cánh dài bay bay
xoay tròn theo từng cơn gió. Một rừng hoa cứ la đà, lả lướt rơi rụng thật kỳ lạ, tạo niềm vui
cho lũ chúng tôi trông thơ mộng làm sao! Một thời kỷ niệm của tuổi trẻ khó phai.
Tất cả những loại cây lưu dấu lịch sử nầy đều có tàn nhánh xum xuê rợp bóng mát quanh
năm, nơi quến lũ chăn trâu lúc trời trưa đứng bóng nằm ngủ phơi bụng phơi dạ thẳng giò
thẳng cẳng. Chúng vi vu bất tận, càng tăng thêm vẻ huyền bí u trầm nữa. Nơi xóm nghèo
làng nhỏ, nơi cùng cốc người thưa ít chuyện, thần đình làng tôi không có sắc phong của
triều đình ngoài Huế, nhưng không vì vậy mà đình mất đi cái nét trang nghiêm trong lòng
trường đã trông thấy nó đứng sừng sững ở đó rồi.
Ngoài ra, nơi con đường đất đỏ dẫn thẳng trực chỉ vào cửa đình còn một dãy độ một chục
đủ đầu cây dầu cũng to lớn lắm, cứ vào mùa trổ bông, hoa dầu với đôi cánh dài bay bay
xoay tròn theo từng cơn gió. Một rừng hoa cứ la đà, lả lướt rơi rụng thật kỳ lạ, tạo niềm vui
cho lũ chúng tôi trông thơ mộng làm sao! Một thời kỷ niệm của tuổi trẻ khó phai.
Tất cả những loại cây lưu dấu lịch sử nầy đều có tàn nhánh xum xuê rợp bóng mát quanh
năm, nơi quến lũ chăn trâu lúc trời trưa đứng bóng nằm ngủ phơi bụng phơi dạ thẳng giò
thẳng cẳng. Chúng vi vu bất tận, càng tăng thêm vẻ huyền bí u trầm nữa. Nơi xóm nghèo
làng nhỏ, nơi cùng cốc người thưa ít chuyện, thần đình làng tôi không có sắc phong của
triều đình ngoài Huế, nhưng không vì vậy mà đình mất đi cái nét trang nghiêm trong lòng
người cung kính.
Đình cũng là nơi họp hành định kỳ của những vị chức sắc trong ban bệ Hội Tề, cũng như
những lúc chính quyền địa phương muốn tham khảo lấy ý kiến chung thẩm của bà con tôi
như đắp một con đê vừa dài vừa rộng nối liền từ đầu trên đến cuối xóm. Như đào một con
kinh dẫn thủy nhập điền băng xuyên qua ruộng nương đất điền của nhiều người.
So với những ngôi đình có nét kiến trúc nguy nga tân kỳ theo kiểu cách thiết kế Tây
phương ở những làng tổng quan trọng khác, dĩ nhiên người ta không thể có lời nào sánh
được. Tuy đồ sộ qua nền gạch tàu đỏ au, mái ngói âm dương chắc chắn, vách tường vôi
màu chu đồng nhứt và sạch sẽ, nhưng dưới con mắt người dân quê chơn chất làng tôi, đầu
óc vẫn còn khắng khít với truyền thống lâu đời, họ cảm thấy nó thiếu một cái gì không thể
diễn tả thành lời, nhưng sao vẫn lao xao ngăn ngắt trong lòng. Hơn nữa, họ có đủ lời đủ lẽ
đâu để diễn tả.
Và cái gì đó nó cứ ngăn ngắt, lâng lâng xao xuyến bất tận trong sâu thẳm tấm lòng mỗi
người họ. Phải chăng, nó thiếu một chất keo sơn huyền bí, một cái hồn kết chặt tâm tư tình
cảm con người trong xóm, vốn thống nhứt nhau trong lao động cần cù, trong hy vọng và
niềm tin mãnh liệt ở tương lai.
* * *
Thùng thùng... thùng.
Cắc cắc... cắc.
Keng keng... keng.
Rồi lại tiếp tục thùng thùng... cắc cắc... keng keng… nhịp nhàng theo một nhịp độ khoan thai
không dứt. Tiếng trống, loại trống chầu to lớn sơn màu đỏ hoét treo lừng lững từ trần nhà,
tiếng mõ, loại mõ cây độc mộc no tròn, dài hơn cả hai thước tây, tiếng chập chõa hay phèng
la được treo toòng teng trên một giá cây vừa tầm tay đánh… những âm thanh rộn rả liên
tục không ngưng nầy vực dậy sự chú ý của mọi người, từ nơi thôn ấp hẻo lánh xa xa. Và họ
nôn ruột biết đã đến giờ các chức sắc lên đèn, lên hương bắt đầu mời thỉnh thần đình.
Quan khách và bà con đều ăn mặc trang trọng chỉnh tề. Ngay cả mấy thanh niên trẻ măng
mới tấn lên những năm tháng sau này đang rậm ra rậm rật phụ trách đánh trống, đánh mõ,
đánh phèng la cũng đánh áo đánh quần, ăn mặc khăn đóng áo dài trông ra vẻ lắm. Chính
-6-
chúng nó đã bỏ công khó đích thân tìm tòi đi vay mượn của bà con đâu đó mấy ngày trước
những bộ đồ bắt kế ưng ý nầy.
Nhưng thật ra toàn là đồ bính nên không vừa vặn, trông xúng xính thùng thình. Chập chập,
chúng cứ ngập ngừng, lén lút sửa bộ cho ra vẻ đạo mạo từ tốn. Còn các vị chức sắc dĩ
nhiên khoác bộ áo dài khăn đóng đen huyền còn mới toang, ủi xếp nếp với đôi giày hàm ếch
bóng lưởng óng ánh theo mặt trời trưa.
Qua cung cách ăn mặc, người ta đoán biết không sai một ly một tất người nào thuộc thành
phần khá giả giàu sang hay thuộc lớp dân giả bình thường. Dù vậy, những người bất hạnh
nầy mà trọn một kiếp bị trói chặt vào định mệnh nghiệt ngã cũng cố gắng chưng diện khác
hẳn ngày thường, với áo bà ba quần dài hoặc đen hoặc trắng, qua lớp hồ keo chưa nhụt,
nên khi đi đứng nghe xột xạt làm cho họ đôi khi cảm thấy khó chịu ngượng ngùng.
Ông Cả Tỵ, Chánh tế vừa bệ vệ vừa trịnh trọng chẹt hộp quẹt lần lượt đốt đèn đốt nhang
các dãy bàn thờ trong không khí trang nghiêm, rồi sau đó bắt đầu khấn vái bái lạy thần đình.
Dứt phần nghi lễ cúng lạy của ông Chủ Tuôi, Bồi tế, đến lượt mỗi công dân trong làng, kẻ
trước người sau nối đuôi nhau đến chiêm bái nguyện cầu, tùy hoàn cảnh riêng tư của mỗi
người, mỗi gia đình. Tiếp theo là tiệc tùng lễ mễ, mâm cổ ê hề, lời qua tiếng lại ồn ào náo
nhiệt không lúc nào dứt.
Nơi bàn danh dự duy nhứt được đặt ngay chính giữa đình, người ta thấy sự có mặt không
thể thiếu sót của các vị chức sắc quan trọng như các ông Hương Cả, Hương Chủ, Hương
Sư, Hương Trưởng... thêm vào đó còn có ông Bang Biện đại diện Thầy Cai Tổng vì bận
công vụ khẩn cấp trên quận sao đó nên phải vắng mặt. Ngồi giáp vòng bàn còn có ông điền
chủ Hai Kỉnh, người đứng ra đài thọ mọi chi phí tốn kém cho gánh hát cải lương của ông
Bầu Sáu Ruộng đến trình diễn xả giàn ba đêm liên tiếp. Ba chỗ ngồi phía chót bàn giữa
dành cho ông thầy giáo Mạnh, ông thầy thuốc Nam Hai Thiện và... ông Hai Thắng, được
xem như bậc trưởng thượng lớn tuổi nhất trong xóm. Ba vị này được bà con biết tiếng nhờ
có trình độ học vấn, cơi hơn thiên hạ. Ngoài ra còn phải kể đến phong cách và đạo đức xử
sự gương mẫu của họ nữa.
Thầy giáo Mạnh, con người hiếm hoi xuất thân từ các trường trung học Sài Gòn tăm tiếng
chớ chẳng phải chơi đâu, được bổ nhiệm đến đây chưa đầy một thập niên. Dù thời gian có
ngắn ngủi thật, nhưng thầy rất được lòng mọi người, nhờ biết hội nhập hoàn cảnh, cảm
thông phong tục tập quán cùng thân phận hẩm hiu và chia xẻ kiếp đời cùng đinh, cũng như
bênh vực chỉ vẽ đường đi nước bước cho những người thấp cổ bé miệng trước những bất
công áp bức của kẻ quyền thế lộng hành.
Ông thầy thuốc Hai Thiện đúng là bực ”lương y từ mẫu”. Ông đã phủi tay không thương tiếc,
dứt khoát từ bỏ nơi đô thị phồn hoa lắm cạm bẫy và cám dổ, đơn thương độc mã vào đây
nguyện với lòng mình thi ân bố đức, trông nom chăm lo sức khỏe những người hầu như bị
bỏ quên bên lề xã hội. Do vậy, ông thường chữa trị miển phí cho lớp người nghèo khổ túng
thiếu, tương lai bế tắc như trời ba mươi nên rất được trọng vọng nể nan.
Riêng ông Hai Thắng, một nhân vật khá độc đáo nhưng không hẳn lập dị, vì nơi ông, tiềm
ẩn một lối sống khác lạ hơn người. Đối với trường hợp của ông, người đời thường nói
không sai: ”chớ nên xem mặt mà bắt hình dông”. Trông cái vỏ bên ngoài của ông, ông có vẻ
lù khù khệnh khạng, đôi khi lẩm cẩm là khác, nhưng thực tế không phải như vậy.
Và dù ông không được may mắn được cha mẹ cho đi ăn học đến nơi đến chốn ở trường
quận trường tỉnh, nhưng ông lại là một mẫu người có tánh đam mê khá sớm từ lúc nhỏ tuổi,
-7-
cực kỳ hiếu học, nhờ có chút thông minh nhờ ông trời ưu ái ban cho. Những gì ông không
học được ở trường ở lớp, ở cửa Khổng sân Trình, ông lại học nhiều ở trường đời. Nhứt là
học ở những bực tiền bối giàu kiến thức thực dụng và kinh nghiệm xử sự trong giao tế,
trong cuộc sống. Nhờ vậy, sự hiểu biết tinh thông của ông được đa số bà con tôi đồng thanh
thừa nhận.
Nhờ tánh hiếu học, chẳng những ông để ý trao dồi thường xuyên tầm hiểu biết đó của mình
qua sách vở đã đành mà còn quan tâm qua nghiên cứu tận tường lối sống quý báu của
người xưa. Ngoài lãnh vực văn chương chữ nghĩa, ông được bà con trọng nể tôn vinh là
một thầy đìa tiếng tăm nổi như cồn.
Nơi vùng đất mới quê tôi, kinh mương, ao hồ, đầm vũng, sông rạch… đan quyện nhau như
mặt nia. Cá tôm, sò ốc, lươn ếch… tìm bắt không khó lắm. Có thể nói, cứ đưa tay chìa
thẳng ra phía trước mặt mình là có thể bắt gặp ngay. Nhưng người dân hầu như đều thích
đào đìa trong vuông đất sở hữu của mình như một “mốt” thời đại để mùa thu hoạch tôm cá
được cao hơn. Người nầy làm được phất lên, người kia trông theo bắt chước. Nhờ đó, họ
mơ ước tăng phần thu nhập hằng năm lên gấp bội, nhằm cải thiện mức sống gia đình.
Do vậy, nhu cầu nầy nảy sanh một hạng người khá đặc biệt gọi là thầy đìa. Ông Hai Thắng
là một trường hợp điển hình. Ông tượng trưng cho cái nghề ít ai ở tỉnh ở thành biết đến,
nhưng lại tối cần thiết nơi vùng đất mới và đã làm nên một thời khó quên.
Nhờ gia tâm trì chí nghiên cứu khổ nhọc, lần hồi ông có được một bí quyết hay nói đúng ra
là có được cái thiên nhản hiếm hoi, mà con mắt phàm phu tục tử lục lục thường tình không
thể nào có được. Mà cũng có thể do ông thừa hưởng được những lời chỉ bảo của các bực
tiền bối đã từng xa gần đi qua đời ông. Bây giờ, ông chỉ cần đứng trên một cuộc đất nào đó,
đưa mắt trông lên trời, nhìn xuống đất, im lặng ngắm dòng sông, quan tâm để ý nguồn nước
chảy để nhận định phương hướng. Qua đó, ông biết rõ ràng đích xác đường đi lối về của cá
tôm nhằm góp ý định vị miệng đìa.
Ông thường hay nói, đây là lối định vị rất khoa học nhờ căn cứ theo biến chuyển, vận hành
của thiên nhiên trời đất. Ông không quên nhấn mạnh và nhứt là cực lực đả phá những hình
thức cúng kiến linh đình, đốt giấy tiền vàng bạc tốn kém để thả xuống sông xuống rạch vang
vái, lo lót âm binh thủy thần… Hoặc buồn cười hơn nữa là nhiều tay bá đạo bày trò chít
khăn đỏ hoét, đốt nhang ửng hồng kèm ở vành tai, múa may quay cuồng xong rồi nhảy ùm
xuống nước, lặn lội cả giờ cả buổi để xem đường tôm nẻo cá với biết bao thủ thuật riêng tư
khác tùy người… Tất cả những cách thức đó, theo ông, chỉ là chuyện trình diễn tào lao phù
phiếm để mà mắt thiên hạ, hầu nhắm ý đồ trục lợi mà thôi.
Không biết thực hư hư thực như thế nào. Nhưng thực tế có một điều chắc chắn, khá ngộ
nghỉnh để tránh hai tiếng lạ lùng, không thể phủ nhận được, là mỗi đìa cá đìa tôm do ông
hết lòng hết dạ hướng dẫn chỉ bảo phương hướng miệng đìa, nhứt là những đìa có tầm vóc
to lớn, đến mùa thu hoạch theo phương cách vạn vần đổi công đều đem đến kết quả mỹ
mãn ngoài sức tưởng tượng của gia chủ. Không phải đây là một sự trùng hợp lẻ loi mà hầu
như đìa nào cũng đem lại sự phấn chấn như vậy cả. Do đó, ông được mọi người khẩn
khoản nhờ cậy đến góp ý giúp lời mỗi khi có nhu cầu đào đìa.
Hôm nay trong tiệc, dường như vấn đề ăn uống không mấy quan trọng đối với khách khứa,
mặc dầu thức ăn được bà con để tâm nấu nướng, chăm sóc tươm tất, tận tình lắm. Nếu tinh
mắt để ý một chút, chỉ nhìn cách trình bày thôi cũng đủ thấy sức hấp dẫn gọi mời, quá lạ
mắt của các thức ăn, phần lớn thuộc loại truyền thống lâu đời nhưng được cải tiến, tuy
không cầu kỳ nhưng thăng bằng trong cấu tạo và phù hợp với thiên nhiên vạn vật.
-8-
Quan khách mời mọc nài ép nhau hết tình, nhưng trông họ ăn uống như để lấy lệ, nhứt là ở
nơi bàn danh dự. Trái lại, dường như họ ganh đua nhau nói chuyện huyên thuyên. Mạnh ai
nấy cười. Mạnh ai nấy nói. Lời qua tiếng lại hăng lắm, cốt sao tiếng nói của mình được lọt
vào tai người khác.
Đề tài trao đổi gồm đủ thứ chuyện lang bang trên trời dưới đất, nhưng không hề xa rời với
tầm hiểu biết có giới hạn của họ. Nhờ đó giúp mỗi người đều có cơ hội đồng đều nhau tham
gia góp ý. Như vậy mới vui, không ai cảm thấy mình lép vế, lẻ loi ngượng ngùng. Nhứt là
rượu đế quê hương tiếp tục tuông chảy từng nhạo này qua nhạo khác, rạt rào không thôi,
một khi những câu chuyện hàn huyên ôn cố dần dà trở nên lôi cuốn hấp dẫn, hay những
tranh cãi bỗng chốc trở nên gay cấn.
Lúc đầu, còn tỉnh táo, họ dè dặt thủ thế do thói quen cẩn trọng. Nhưng khi qua được mấy
chầu cạn ly đầy rót đầy ly cạn, họ thách thức cưa hai cưa ba, có khi thi đua đánh trốc dứt
điểm một trăm phần trăm giữa tiếng vỗ tay ngưỡng mộ của những người chung quanh. Đến
giờ phút này, họ không còn thủ thế dè dặt cố hữu nữa. Dường như họ đang bất chấp vai vế,
chức tước, địa vị và uy thế trong xã hội, như muốn phơi bày đầy đủ, trọn vẹn con người họ.
Có thể nói đã đến lúc họ vô tình để lộ rõ chân tướng ẩn giấu của mình để bày trần những
ưu điểm tâm tánh và ngay cả những thói hư tật xấu. Vì đã vào bàn nhậu thì xem như anh
em cả mà.
Ông Cả Tỵ gật gù vì không mạnh rượu cho lắm nên vẫn còn tỉnh táo, sáng suốt trong lời ăn
tiếng nói. Ông cẩn thận giữ thế, cái thế bình thường được mọi người trong làng nể nan
trọng vì, chứ không thể để xem như cá mè một lứa được trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ông
không ngớt cất lời khen đáo để lễ cúng đình năm nay rất tươm tất, được tổ chức vén khéo,
nhứt là không hề phí phạm vô lý. Vì theo quan điểm của ông, phí phạm của cải, dù là của
cải riêng tư hay của công đường đều là một trọng tội không tha thứ được đối với Đất Trời và
đối với tiền nhân khai cơ lập nghiệp, những người đã hy sinh trọn cả một đời người cho hậu
thế.
Nhưng quan trọng hơn cả là bà con vẫn giữ được nét long trọng uy nghiêm của những năm
về trước. Cái đó mới quý. Cái đó mới đáng được đề cao. Mặc dù thời gian có phũ phàng trôi
qua khá nhanh với bao nhiêu nhiễu nhương đổi thay, bao nhiêu sóng gió dồn dập không
lường trước được, ban tổ chức còn giữ được những nét căn bản từ ngàn xưa, thật đáng
ngưỡng mộ vô cùng. Ông hy vọng những năm tới đây cũng sẽ được tốt đẹp như năm nay.
Ông tin chắc:
- Mình biết ơn, biết kính trọng thần đình, ổng sẽ hết lòng phù hộ, sẽ không bỏ bà con mình
đâu. Mùa màn năm tới nhứt định sẽ tốt tươi sung mãn, gió mưa thuận hòa, mọi gia đình sẽ
được ấm no hạnh phúc dài lâu.
Ông Hai Kỉnh, ông chủ điền, ruộng vườn tăm tắp khắp nơi trong quận, tuy mang cái danh vị
không mấy được lòng tá điền mà định mệnh một kiếp người bị buột chặt không rời trên
mảnh đất đầm đìa nước mắt và mồ hôi, nhưng thực tế ông rất mực rộng rãi hiền hòa, biết
quý trọng và thương người, tiếp lời:
- Bác Cả nhận xét đúng lắm, xác thực lắm. Năm nay, tụi con cháu mình tổ chức rình rang
trọng thể và chu đáo như vầy cũng nhờ mưa thuận gió hòa, trúng mùa lớn. So với mấy năm
vừa qua gần đây, mùa màn bệ rạc tệ hại quá, tụi nó vừa ngam ngám đủ ăn đủ mặc nên
không dám phô trương thanh thế. Mà trúng lớn cũng nhờ ơn Trời. Suy ra thất bại hay thành
công gì cũng do ông Trời quyết định cả.
-9-
Ông thầy thuốc Hai Thiện với cái tên tiền định “Thiện”, thiện tâm thiện ý, thiện đức thiện
hạnh… không hổ danh một “lương y từ mẫu”. Ông có chút vốn liếng chữ nho, day qua ông
thầy giáo nói:
- Thầy giáo vốn lão thông kinh sử, chữ nghĩa của thánh hiền. Thầy biết nhiều lại hiểu rộng
hơn thiên hạ ở xóm nầy, chắc cũng đồng ý với bác Hai vừa trình bày là “vạn sự do Thiên”
mà nôm na là muôn việc tại Trời. Nói như vậy là nói theo kinh nghiệm tích lũy hay lối suy
nghĩ đơn giản của đại đa số trong dân gian và có thể cả trong nhân loại không biết chừng.
Kết quả nên hư, những sự thành công hay thất bại tối hậu của hầu hết mọi sự việc trên cõi
đời nhiễu nhương lắm sự này dường như đều do bàn tay huyền bí của ông Trời già định
sẵn cả.
Thầy giáo Mạnh mặt mày ửng đỏ hồng hồng, đôi mắt bắt đầu lờ mờ, do không có tửu lượng
cao nhưng còn vững lắm, phát biểu chậm rãi, có chừng có mực như cuộc đời riêng tư mẫu
mực của thầy:
- Bởi vậy, nhà thơ Tiên Điền Nguyễn Du vẫn hằng tin như thế mới hạ bút viết trong Truyện
Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh câu thơ bất hủ này: “Cho hay muôn sự tại Trời”.
Ông Hai Thắng nãy giờ ngồi im re phăng phắt, thỉnh thoảng nở một nụ cười tươi kín đáo.
Trong bàn tiệc, có thể nói ông là người còn tỉnh táo nhứt. Rượu, ông thường mím môi hay
nhấp nhấp chút đỉnh gọi là tượng trưng cho đúng lệ, mỗi khi đến lượt mình, mặc dù bị thách
thức ép nài. Ông nhậu cho có vị. Không khi nào quá đà để mất nhân phẩm.
Bây giờ ông mới mở miệng:
- Nghe ông giáo nhắc đến Truyện Kiều và “mệnh Trời” gì đó, bỗng dưng tôi lại nhớ cũng
trong Truyện Kiều có một đoạn khá lý thú. Không biết tôi có nhận xét đúng hay không,
nhưng cũng xin phép được nói ra đây để bà con góp ý. Vì tính cách lý thú và nhứt là sự
nghịch lý của nó làm cho tôi lưu ý rồi đâm ra nhập tâm, cứ ám ảnh đeo đuổi để tôi nhớ mãi
đến hôm nay. Và mỗi lần nhớ tới, tôi cứ suy gẩm ngẩm nghĩ, âm thầm tìm hiểu vị trí của con
người trong nhân sinh vũ trụ, về sự hiện hữu của Thượng Đế và về số phận của con người
trong tay Tạo Hóa. Suy nghĩ nhưng tôi chẳng tìm ra được đáp số. Câu ấy như sau:“Xưa nay
nhân định thắng thiên cũng nhiều”.
Rồi nhân dịp hiếm hoi có đông đủ mọi người cao kiến, ông không ngại nêu thắc mắc của
mình để mọi người cùng tìm giải đáp thích ứng giúp ông cho vui, hóa giải những ấm ức. Mà
nếu ổn thỏa được càng tốt:
- Theo thiển ý của tôi, Nguyễn Du tiên sinh quả thật là một vị tiền nhân đầy kinh nghiệm
sống. Người đã từng trải, lao đao lận đận nên thông cảm và hiểu tường tận tâm trạng của
những kẻ si tình đang say mê đắm đuối. Cho nên người đã giúp Kim Trọng, không dè dặt,
thốt ra những lời “trấn an” nàng Kiều bằng một câu rất “bạo” đó. Nếu hiểu “vạn sự do Thiên”
thì câu nói của Kim Trọng quả là câu “nói liều”, liều mạng liều lĩnh quá mức tưởng tượng.
Mà liều ở đây là liều trong lúc si mê tột cùng nơi tình trường phải không chư vị?
Ông giáo Mạnh tỏ ra tâm đắc. Ông khe khẽ gật đầu biểu đồng tình:
- Bác Hai khơi lại đoạn này quả thật có con mắt tinh tế và nhận xét hàm súc. Chính Nguyễn
Du Tiên sinh cũng tin “muôn việc tại Trời” nên mới thốt ra từ cửa miệng Kim Trọng, đang lo
ngại hay phòng xa:
“Ví dầu giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân”.
-10-
Cụ Tiên Điền thật quá khéo ăn khéo nói, khéo cư xử. Cụ đón trước rào sau, kín đáo và
chung thủy đến thế là cùng.
Ông thầy thuốc Hai Thiện cũng bắt đầu tham gia, phụ họa:
- Cụ là một bậc tài hoa uyên bác, lại là một vị “túc nho” tiếng tăm lừng lẫy một thời, trước
sau luôn luôn ăn ở “thuận mệnh Trời”. Bởi thế cho nên ngài đã sáng suốt ghi lại cho kẻ hậu
sinh nhận thấy ngay uy quyền tối thượng của Thượng Đế đối với nhân loại. Nhưng sau đó
không lâu, bao nhiêu tang thương oan khổ bỗng nhiên gieo xuống trên thân phận Kim
Trọng, nàng Kiều, ông bà Vương viên ngoại cùng hầu hết những nhân vật trong Truyện,
ngoại trừ một vài vị tu hành hiền đức như vãi Giác Duyên hay Đạo cô Tam Hiệp. Quả là
“giải kết” đã thật “đến điều”! Nhất là với hai nhân vật chánh là nàng Kiều và Kim Trọng,
xuyên suốt những mười lăm năm trời dài đăng đẳng.
Câu chuyện về Truyện Kiều đang vào hồi sôi nổi hấp dẫn, trong khi đám thanh niên lực điền
rất nôn ruột, áp nhau đánh nhanh đánh mạnh nhằm thu dọn gọn chiến trường để sớm gầy
mấy sồng bài cào, cắt tê, tứ sắc hoặc xệp ở hai bên chái hiên đình, quến nhiều người xem
chung quanh. Không khí hò hét xôm tụ lắm.
Bàn giữa danh dự nơi mấy vị chức sắc chưa đi được nửa đoạn đường. Ông Hai Thắng lại
nhơn dịp hiếm hoi có sự họp mặt đông đủ những bậc có tiếng có miếng trong làng nên sa
đà bước sang một thắc mắc khác, mà ông ôm ấp trong lòng bao nhiêu năm trời:
- Sẵn dịp bà con vui vẻ, dong dài giang ca bàn thảo về Truyện Kiều, tôi xin đóng góp một
chút ý kiến mọn, nhờ các bậc có tầm nhìn rộng rãi ở đây giúp giải tỏa giùm. Lâu nay, tôi vẫn
thắc mắc mãi. Cứ ấm ức trong lòng, không chút nào vơi. Mặc dầu ở nơi thôn quê rẫy bái hắt
hiu buồn tênh, làm ruộng làm vườn quần quật cật lực quanh năm suốt tháng không hở đôi
tay, tôi cũng đã có được ít dịp rảnh rỗi giải trí, nhờ đó có đọc đâu đó những sách vở hoặc
bài báo dài lê thê tối mặt tối mày, nào bình giải, nào phê phán Truyện Kiều của nhiều thức
giả tên tuổi. Nhưng thú thật, tôi chưa thấy một ai nêu ra cả. Thắc mắc của tôi xuất phát từ
câu nầy, chỉ một câu duy nhứt nầy mà thôi. Và nói theo ngôn từ của đám trẻ tân học thời
nay nó làm rung rinh cả cái “lâu đài tình ái” của Thúy Kiều và Kim Trọng:
“Với Vương Quan trước vốn là đồng thân”.
Rồi ông đặt thẳng vấn đề:
- Vậy ở đây có mặt các vị chữ nghĩa Việt, Hán, Nôm cả bồ là ông thầy giáo và bác thầy
thuốc cũng nên sẵn sàng giải thích cho tôi được tận tường câu hốc búa rắc rối này, nhất là
hai chữ “đồng thân”.
Ông giáo Mạnh nhíu mày suy nghĩ một chút rồi đưa mắt khẩn khoản hướng nhìn về ông
thầy thuốc, ý như ông “kính lão đắc thọ”, tôn trọng những người tuổi tác hơn mình một
bước. Hơn nữa, ông Hai Thiện không nói ra huỵch tẹt do tánh khiêm nhường của ông,
nhưng mọi người trong làng ai ai cũng biết ông hơn ông giáo Mạnh cả trượng về bộ môn
chữ Nôm chữ Nho. Vì ông giáo dù sao cũng thuộc lớp tân học, nếu có dịp theo học chữ Nho
chữ Nôm cũng không thể học đến nơi đến chốn. Ông học sơ yếu, vừa đủ để tra cứu, tìm
hiểu những danh ngôn, luận ngữ của thánh hiền thôi.
Ông Hai Thiện ngầm hiểu ý nên không thối thác quanh co làm phí mất thêm thì giờ. Ông lên
giọng phát biểu:
-11-
- Tôi nghĩ “đồng thân” là bạn học cũng như “đồng song” vậy. Nghĩa là đồng trường đồng
lớp, đôi khi lại cùng một sách một đèn nữa. Và thường thường họ cùng trang lứa, cùng một
tuổi ngang ngửa với nhau.
Ông giáo Mạnh thêm vào:
- Trở về với quá khứ, tôi nhớ rõ không sai chạy chút nào. “Đồng thân”, “đồng song”, bạn học
với nhau từ “cái thuở học trò xa xôi ấy”, bạn học cùng trường cùng lớp, anh chị nào thông
minh học giỏi, có thể kém ta vài tuổi, năm bảy tháng, còn anh chị nào “dốt” như đại đa số bà
con ở xóm làng mình, thường cũng lớn hơn ta chừng tuổi ấy. Nhưng tựu trung đã là bạn
“đồng thân” thì đều cùng một lứa tuổi, xấp xỉ ngang nhau. Cá mè một lứa mà!
Đến lúc này, ông Hai Thắng mới bắt đầu tuông những trăn trở bấy nay được dồn nén kín
đáo trong lòng, như nước chảy lúc rặc ròng cuồn cuộn như cắt:
- Nếu quý vị phân tách như vậy, tôi thiển nghĩ cũng không sai chút nào cả. Nên tôi quyết
chắc Kim Trọng, con người “văn chương nết đất thông minh tính trời” hẳn đồng một tuổi với
Vương Quan hay cùng một lứa, hoặc lớn hoặc nhỏ hơn một vài tuổi hay năm bảy tháng là
cùng. Nhưng bây giờ mình thử tính tuổi của Vương Quan xem sao? Có như thế mới hy
vọng giải tỏa được phần nào thắc mắc của tôi.
Mấy vị hương chức Hội Tề, cả ông Bang Biện trình độ học vấn và hiểu biết có giới hạn nên
chán nản sao đó đứng lên kiếu ra về sớm. Hơn nữa cũng do lớn tuổi, ngồi lâu mỏi xương
sống, cóng xương sườn. Để lại trên bàn tiệc còn le hoe năm ba người đang say mê sống
với thời đại phong kiến đang trên đà tàn tạ của cụ Tiên Điền. Vắng mặt các vị chức sắc, mọi
người thấy thoải mái hơn nhiều, tha hồ phát biểu, không ngần ngại dè dặt, trái lại chân quê
bọc trực, nghĩ sao nói vậy, không chút văn vẻ cầu kỳ.
Ông Hai Thắng bèn đề cập trở lại câu chuyện dang dở nửa chừng:
- Bây giờ ta thử cùng nhau tính tuổi của Vương Quan xem sao? Chị Cả Thúy Kiều “xuân
xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Thầy giáo và ông Hai có đồng ý thống nhứt với tôi ở điểm sau
này không? “Cập kê” là “cái trâm”. Khi cô gái Trung Hoa thời vua chúa, phong kiến xa xưa
được mười lăm tuổi thì cha mẹ mừng húm lo tổ chức chu đáo lễ ”cập kê”. Và từ đó xem như
thiếu nữ ấy có thể lên kiệu hoa, xe hoa hay xuồng hoa đi lấy chồng, làm dâu thiên hạ được
rồi. Cô cả Thúy Kiều được mười lăm tuổi (dù mới xấp xỉ thôi). Bà cụ Viên Ngoại họ Vương
nếu có may mắn lắm «sòn sòn năm một» thì cô Hai Thúy Vân chỉ mươi bốn và cậu Út
Vương Quan cũng chỉ mười ba là cùng! Cho dù bà cụ Vương có sanh đầu năm một đứa,
cuối năm một đứa cũng không thay đổi được gì cho lắm. Tính tuổi giản đơn như thế có
đúng hay không? Cũng có thể sai lắm chứ. Nhưng việc này không hẳn như vậy đâu. Tôi
dám chắc như thế. Nếu có sai thì Thúy Vân và Vương Quan lại càng nhỏ tuổi hơn cô chị,
thua cở mười bốn, mười lăm chớ không thể lớn hơn được. Tôi nghĩ nông cạn đó là cách
tính khoa học theo phép tính cộng trừ nhơn chia mà hồi nhỏ đi học tôi thường bị thầy giáo
khẻ tay vì tính sai. Tính như vậy chắc khó có thể sai, phải không quý vị?
Ông Hai dai qua gọi bầy trẻ đang đứng xớ rớ gần đó, bảo bỏ thêm trà và xuống bếp châm
nước sôi vì bình tít trà đã cạn queo từ lâu, trong khi tiệc chưa tàn. Ông rót ra vài chum, ôn
tồn mời mọi người rồi đưa chum mình lên hớp một hớp thấm giọng:
- Bởi Vương Quan không hơn mười ba tuổi thì Kim Trọng cũng tròn trèm tuổi đó, lớn nhỏ
hơn một hai tuổi là cùng. Đến đây ta mới bật ngửa thấy cái «nguy cơ» nó «lộ dạng» dần
dần với cái tuổi mười ba ấy. Tôi xin nhấn mạnh để lưu ý bà con cái tuổi mười ba của hai cậu
học trò này, nhất là đối với «bé» Kim Trọng. Nguyễn Du tiên sinh viết «Với Vương Quan
-12-
trước vốn là đồng thân». Có nghĩa là từ mấy năm về trước, Kim Trọng và Vương Quan, hai
chú bé này lúc đó hãy còn nhỏ lắm, đã là bạn học cùng trường và có thể cùng lớp nữa. Tôi
nghĩ chắc như bắp, đúng ba bó vào một giạ vậy.
Ông có vẻ nghiêm nghị:
- Nhưng dù có ‘trước’ hay sau gì, cả hai đều là bè bạn đồng chạn với nhau. Chữ ‘trước’ này
không thể nào ‘cứu’ được chú ‘bé’ họ Kim và cũng không thể làm cho ‘bé’ Kim Trọng ‘lớn’
thêm được chút nào cả. Vì vậy cho nên thuở đó, ‘bé’ Kim Trọng có:
«Trộm nghe thơm nức hương lân.
Một nền Đồng tước khóa xuân hai Kiều»
thì dù có ‘ngăn cách’:
«Nước non cách mấy buồng thêu»
hay không thì ‘bé’ Kim Trọng (đang còn bé tí) làm sao lại có thể: «Những là trộm giấu thầm
yêu chốc mồng» cho được? Hơn nữa, ‘bé’ Kim Trọng là con nhà gia thế, kỷ cương lễ giáo,
‘bé’ đâu có sớm ‘mê sắc’ như thế, lại ‘mê’ hai cô chị bạn ‘đồng thân’ với mình. Mà theo tập
tục luân thường đạo lý thuở ấy thì vô lễ quá chừng!
Ông Hai Thắng tiếp tục phân tách thêm trong khi ở bàn tiệc, mọi người ngồi im lặng ngạc
nhiên:
- Tuy vậy do sự xếp đặt những tình tiết éo le của Tiên sinh làng Tiên Điền, mọi sự việc vẫn
tuần tự tiếp diễn trong một tình huống rất mực lạ lùng và mỗi lúc lại càng thêm ‘vô lý’ thêm,
cũng chỉ vì do lứa tuổi thơ ấu của Kim Trọng mà ra cả. Tôi lấy một ví dụ để các ông anh
mình suy gẩm, thử xem cái ‘vô lý’ ấy có đúng như nhận xét của tôi không?
Ông ra chìu suy nghĩ hun lắm, dường như để hồi nhớ những đoạn ông đã giấu kín bấy nay
trong ký ức mình. Đôi chân mày rậm ri điểm bạc đó đây của ông trông đâu hẳn vào nhau
làm nổi bật những nếp nhăn nheo sâu hóm nơi vầng trán và đuôi mắt:
- ‘Bé’ Kim Trọng mới mười ba tuổi đầu làm sao lại một mình ra tỉnh ra thành, trong khi
đường đi nước bước thời xa xưa đó nhiêu khê trắc trở lắm, đôi khi nguy hiểm là khác. Rồi
‘bé’ lại tìm mướn nhà trọ, rồi cố kiếm cho bằng được địa chỉ của nàng Kiều để ‘di cư’ tới cận
kề? ‘Bé’ còn ôm theo vòng vàng chuỗi ngọc, khăn gấm, lụa là… Tôi phỏng chừng chắc có lẽ
‘bé’ Kim đề phòng khi gặp gái đẹp ở thị thành chăng? Thế rồi bỗng nhiên ta lại thấy ‘bé’ trở
thành một thanh niên hào hoa phong nhã, lừng lững trên mình ngựa, dạo chơi trong Hội
Đạp Thanh nhân ngày lễ Thanh Minh. Từ xa ‘vừa tỏ mặt người’, ông văn nhân ‘cỏ pha màu
áo nhuộm non da trời’ ấy vội vàng xuống ngựa đến chào hỏi và ‘tự tình’ với ba chị em nàng
Kiều!
Ngừng một chút, ông tiếp:
- Tôi không phải là hạng người gở gở gàng gàng hoặc ba phải không lập trường, sống lập
dị, xa rời thực tế. Đôi chân tôi luôn luôn đứng vững vàng trên mảnh đất quê hương cố thổ
mình. Nhưng thực tình, tôi lại thấy một điều rất lạ, cứ ám ảnh tôi mãi là tại sao Vương Quan
lại ‘quen mặt’ ông ‘văn nhân’ ấy?
«Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa».
Thì ra chú ‘bé’ Vương Quan bỗng nhiên được tác giả truyện Kiều bất thần ‘phong’ lên là
‘chàng’, mà thật ra thiết nghĩ tiểu tiết này không quan trọng mấy đâu. Điều hết sức quan
-13-
trọng và rất kỳ dị là tại sao Vương Quan lại nhầm lẫn ông ‘văn nhân’ này với ‘bé’ Kim Trọng
là bạn học của Quan? Đây là một trong những hậu quả tai hại của hai chữ ‘đồng thân’ vô
tình gây ra! Vì vậy, theo tôi ngẩm kỹ, phải làm thế nào để tránh hai chữ tai hại này mới
được. Nếu không, ta có thể tưởng tượng đến những ‘màn’ tiếp diễn vô cùng độc đáo trong
những cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.
Để xác nhận điều này, ông Hai Thắng đằng hắng lấy giọng, sau khi uống một tô con rồng
nước mưa mát lạnh:
- Khi Kim Trọng (mười ba tuổi) ve vản Thúy Kiều và ướm thử:
«Tiện đây xin một hai điều
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?».
Và Thúy Kiều (mười lăm tuổi) lễ phép trả lời bằng những câu «thưa» lại:
«Nặng lòng xót liễu vì hoa
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!».
Một ‘trẻ thơ’ Thúy Kiều ở tuổi ‘cập kê’ – mười lăm tuổi – ‘thưa’ lại với một em ‘bé’ Kim Trọng
non chèo – mười ba tuổi – thì theo tôi vốn dĩ là con người thủ cựu hủ lậu vào hàng đệ nhứt
xóm mình, quả là sự việc hi hữu lắm đó! Nhưng tôi suy đoán cho cùng, nghĩ rằng tác giả
truyện Kiều quên bẳng tuổi tác Kim Trọng cho nên Người vẫn yên ổn, an tâm tiếp tục sáng
tác phong phóng tuông tràn như không có một trở ngại nào trong dòng suy nghĩ của mình.
Mãi về sau, trong một dịp khác, vì đã mấy hôm liên tiếp không có dịp gặp mặt cho nên Kim
Trọng (mười ba tuổi) than thở với Thúy Kiều:
«Trách lòng hờ hững với lòng
Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu
Những là đắp nhớ đổi sầu
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm».
Ông nhấn mạnh:
- Đến đây chắc quí ông anh thấy cái đầu ‘hoa râm’ của chú ‘bé’ Kim Trọng cũng thật là lạ
đời, không đúng với sự phát triển tự nhiên của một cơ thể con người bình thường trong xã
hội nhơn quần từ cổ chí kim.
Rồi ông Hai dứt khoát như để kết thúc câu chuyện:
- Những câu đối đáp như thế của chú ‘bé’ Kim Trọng ‘đồng thân’ với em út của Thúy Kiều là
Vương Quan (cũng mười ba tuổi) khiến chúng ta không khỏi bật cười. Nhưng nếu suy nghĩ
kỹ thì nguyên do của những tấn ‘hài kịch’ ấy là bởi câu thơ: «Với Vương Quan trước vốn là
đồng thân» mà ra cả.
Ông thầy giáo Mạnh từ nãy giờ ngồi im lặng, tai lắng nghe phần thắc mắc rắc rối về tuổi tác
của những người trong cuộc cũng động lòng tham gia đóng góp ý kiến mình vào câu chuyện
đã đến hồi kết thúc:
- Tôi thiển nghĩ đây có lẽ là một rủi ro, một thiếu sót hay một sự lãng quên của tác giả
Truyện Kiều mà thôi. Nhưng không may, sự lãng quên rủi ro này lại quá to lớn, có liên quan
trực tiếp đến một nhân vật hàng đầu của tác phẩm là chàng Kim Trọng. Hễ nơi nào có
chàng Kim Trọng là ở đó có sự ‘hóa thân’ vô tình nhưng rất phi lý giữa một cậu ‘bé’ mười ba
tuổi với một thanh niên dạng dầy kinh nghiệm trường đời. Vì cậu ‘bé’ ấy bỗng nhiên đã trở
thành một ‘văn nhân’ rất mực tài hoa phong nhã, mà lại là người yêu của Thúy Kiều nữa!
-14-
Ông thầy thuốc Hai Thiện khe khẽ gật đầu, dường như để biểu đồng tình. Ông tỏ ra tâm đắc
với những lời bào chữa chân tình và hữu lý của ông Thầy Giáo, rồi ung dung bày tỏ ý kiến
vừa chợt đến của mình. Ông xem ra như hiểu nhiều, từng quan tâm đến một giai đoạn đau
buồn của lịch sử nước nhà:
- Bây giờ, ta thử tìm tòi, phỏng đoán xem tại sao và trong trường hợp nào cụ Tiên Điền
Nguyễn Du lại viết nên câu thơ đã gây thắc mắc cho hiền huynh Hai Thắng: “Với Vương
Quan trước vốn là đồng thân“... Và về sau, Tiên sinh không còn lưu ý đến nữa. Chắc mấy
ông anh ở đây thừa biết sứ thần Nguyễn Du Tiên sinh, trong dịp sang Trung Hoa tiến cống
vua Tàu, đã được xem “Đoạn Trường Tân Thanh“ là một cuốn truyện tình éo le bi thảm.
Trong tác phẩm này, có thể cũng có hai người bạn học (đồng thân). Chẳng biết họ ở vào
lứa tuổi nào, nhưng hình như Nguyễn Du Tiên sinh đã dõi theo sự sắp đặt nhuần nhuyễn
các nhân vật trong sách ấy để viết nên cuốn Truyện Kiều hay Kim Vân Kiều bất hủ của
Người. Điều này thú thật tôi có thể tin tưởng được lắm.
Ông Hai Thiện cảm thấy mình có trách nhiệm tiếp tục triển khai thêm cho được sáng tỏ vấn
đề:
- Chúng ta còn được biết thêm trong thời gian đó, Nguyễn Du Tiên sinh, do thế cuộc đổi
thay, tang thương dâu biển, đành cam phận với một “hàng thần lơ láo“, lạc loài giữa triều
đình nhà Nguyễn tại kinh đô Phú Xuân (Thuận Hóa), trong khi Người thuộc dòng họ những
vị cựu thần tiếng tăm của nhà Lê tại Thăng Long. Người lại còn là hậu duệ của những bực
trâm anh thế phiệt, đã bao nhiêu đời làm “cận thần, quan lớn“ của Lê triều, như dân gian
vùng Thanh Nghệ đã từng đặt thành câu phong dao sau đây:
“Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan!“.
Sau đó, ông xuống giọng kết luận:
- Nguyễn Du Tiên sinh đang ôm một mối hận vô cùng chua xót, cho nên Người đã tự ví
mình chẳng khác gì Nàng Kiều, phải bán mình vào chốn thanh lâu! Do đó, Người đã viết
nên cuốn Truyện Kiều bất hủ này chính là để giải khuây, vỗ về những ray rứt trong lòng và
để nhắn nhe cùng mai hậu:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ ai người khóc Tố Như”.
Ngừng một chút, ông tắt lưỡi:
- Một câu nhắn nhe thật chua xót! Ngoài ra, Người còn mượn lời Từ Hải để thở than tâm sự
riêng tư sâu lắng, quá cay đắng của chính mình. Mặc dù trường hợp của Từ Công khác
hẳn, bởi chính Từ lụy vì tình mà nên nông nỗi, chứ đâu phải như công thần Nguyễn Du gặp
lúc thất thế sa cơ phải tùy thời!
Được trớn, ông Hai Thiện đi nốt lý giải của mình:
- Để tiếp theo đó Nguyễn Du Tiên sinh đã viết nên những câu thật tài tình và cũng thật là
chua chát:
“Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo, phận mình ra sao?
Áo xiêm buộc trói lấy nhau
Vô luồn ra cúi công hầu mà chi?“.
-15-
Với một trạng thái tâm hồn khổ đau, uất hận, buồn phiền như thế nhưng Người lại viết
Truyện Kiều bằng thơ, một bài thơ lục bát trường thiên, thế gian hy hữu, dài như vô cùng
tận... với 3254 câu đẹp như hạt minh châu. Tấm lòng Người Thơ không khỏi lao đao, xao
xuyến theo từng dòng thơ nét bút! Nhưng đôi lúc chắc hẳn là Tiên sinh cũng thấy lòng
khoan khoái vì... Thơ. Đến đây ta có thể tưởng tượng rằng, khi Người miên man sáng tác:
«Chung quanh vẫn đất nước nhà
Với Vương Quan trước là đồng thân»
Người vẫn lặng thầm, chăm chỉ viết, thật an nhiên tự tại. Rồi khi đến những câu:
«Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng tước khóa xuân hai Kiều
Nước non cách mấy buồng thêu
Những là trộm giấu thầm yêu chốc mồng».
Lại còn:
«May thay giải cấu tương phùng
Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa” v.v...
Rồi ông kết thúc:
- Những câu thơ hay quá, vần điệu thanh thoát, nhẹ nhàng, trầm bổng du dương khiến
Người Thơ như say như tỉnh, lại thêm cái may mắn bất ngờ của “tuần đố lá” trong một ngày
vừa Lễ Tảo Mộ lại còn là Hội Đạp Thanh. Người còn tạo được một cuộc tương phùng cho
Thúy Kiều Kim Trọng thì thật là “tuyệt diệu”! Cũng có thể Người Thơ còn thích thú ngâm đi
ngâm lại đoạn này và thong thả uống vài ngụm bồ đào mỹ tửu đem từ Bắc Kinh về để nhấp
giọng và khoan khoái gật gù vuốt chòm râu đã bắt đầu nhuốm bạc, rung đùi, vừa ý... tưởng
như Người đang chia xẻ niềm vui tao ngộ giữa Kim Trọng, Thúy Kiều... Rồi Người Thơ vẫn
“an nhiên tự tại“, lại tiếp tục thích thú say sưa mê mẩn viết... và những dòng thơ ngà ngọc
lại tuần tự hiện hình, lung linh, huyền ảo... giữa trạng thái nửa tỉnh nửa mê, vui buồn lẫn lộn
ấy. Do vậy làm sao Người Thơ còn có thể nhớ đến những vụng vặt của cuộc đời trong đó
vô tình Người Thơ quên mất là còn lạc loài tuổi tác hai cậu “bé” “đồng thân”! Các huynh thấy
tôi có lý hay không?
Ông Thầy Giáo Mạnh vừa hút xong điếu thuốc rê quê hương vấn to bằng ngón tay trỏ. Ông
hớp một ngụm trà Thiết Quan Âm đậm đặc âm ấm, lấy giọng:
- Mà hồi thời xa xưa của nhà thơ làng Tiên Điền, làm gì có người phụ trách có trình độ
“duyệt lại” bản thảo Truyện Kiều, trước khi cuốn truyện thơ lẫy lừng này được lên khuôn in
ấn như hiện tại. Có lẽ vì vậy cho nên từ xưa đến nay, hai chữ “đồng thân” vẫn chưa “lộ
dạng”, vẫn chưa được một ai khám phá ra bao giờ, mặc dù Truyện Kiều đã có hằng triệu
triệu người đọc khắp cả nước. Vả lại còn có cả chục dịch giả, phiên âm chữ nôm và chữ
Pháp nữa. Phải chăng vụ việc này là do “tiền định” mà ra? “Vạn sự do Thiên"! Muôn việc tại
Trời! Hay bởi trên đời này chẳng có gì “tuyệt đối” cả? Hơn nữa, có một điều gần như chắc
chắn không một ai có thể phũ nhận được là bởi hào quang của Truyện Kiều quá rực rỡ, chói
lòa nên đã che lắp hai chữ “đồng thân” sơ sót quá tai hại ấy!
Ông Hai Thắng bèn chụp lấy ngay hai chữ “tai hại” ấy để trở lại thắc mắc thuở ban đầu của
mình:
- Bây giờ “ván đã đóng thuyền” quá lâu rồi, chẳng một ai có thể làm gì được nữa. Mà mình
cũng chẳng có chút khả năng tối thiểu nào để làm việc đó. Chẳng qua do vị trí của mình nơi
-16-
cùng trời cuối đất u u tăm tăm này. Dầu mình có nói với tất cả tấm lòng, ai mà nghe cho
thông lổ nhỉ . Mình chỉ còn một chút ước mơ hão huyền. Viễn vong là khác. Là nếu lúc đó
bỗng nhiên Nguyễn Du Tiên sinh đọc lại và ‘nhận diện’ kịp thời hai chữ ‘đồng thân’ nguy
hiểm ấy và Tiên sinh đã thay vào bằng hai chữ khác như ‘hương lân’ chẳng hạn. Vì ‘hương
lân’ là người ở cùng một thôn ấp xóm làng với nhau. Kim Trọng mà ở cùng làng với gia đình
họ Vương (Vương gia) và chàng Kim là một ‘văn nhân’, một trang công tử đã lớn, đã trưởng
thành lại là một bực hào hoa phong nhã thì càng tiện lợi mọi bề. Và nếu được như thế thì ổn
thỏa biết bao, ngày nay chúng ta, hàng hậu duệ, con cháu Tiên sinh Nguyễn Du, đâu còn ai
thắc mắc vì vụ ‘đồng thân’ với lứa tuổi ấu thơ của Vương Quan, Kim Trọng.
Sau cùng, ông Hai Thắng chậm rãi thố lộ nỗi niềm ắp ủ lâu nay trong lòng mình, mong được
sự biểu đồng tình của hai bậc cao kiến trong bàn tiệc là thầy giáo Mạnh và ông thầy thuốc
Hai Thiện:
- Trong trường hợp hão huyền đó, tôi có thể ‘mơ’ thấy Nguyễn Du Tiên sinh xuống bút viết
chẳng hạn như:
«Chung quanh vẫn nước non nhà
Với Vương Gia trước vốn là hương lân
Trộm nghe tài sắc giai nhân
Một nền Đồng tước khóa xuân hai Kiều» v.v…
Phải viết ‘Vương Gia’ và ‘hương lân’ mới tiện cho Kim Trọng quen biết gia đình này và tài
sắc ‘giai nhân’ để thay thế hai chữ ‘hương lân’ đã được đem lên câu trên.
Bốn năm sồng bài cắt tê dà dách, tứ sắc, xệp… bên chái hiên đình làng bắt đầu lên đèn để
tiếp tục sát phạt nhau không nương tay. Mấy con chim vịt từng chập từng chập kêu chiều,
thoảng lên đâu đó ngoài bờ rào rậm rạp lùm buội nơi bến sông đình làng.
Cả ba người, ông Hai Thắng, thầy giáo Mạnh và ông thầy thuốc Hai Thiện cũng bắt đầu mệt
mỏi, chuẩn bị khăn gói dợm chia tay, để mặc mấy thanh niên vai u thịt bắp mới tấn lên
khoảng hai thập niên gần đây, đang tích cực thúc hối nhau lo thu xếp bàn ghế và quét dọn
sạch sẽ trong ngoài cho kịp về nhà trước nửa đêm.
Các ông sung sướng đã cùng nhau họp mặt cả một buổi trời trong thân tình, nhứt là thỏa
lòng toại ý đã đóng góp phần mình trong việc giải tỏa những thắc mắc của ông Hai Thắng.
Và chắc kể từ giờ phút này, ông Hai thấy lòng mình lâng lâng nhẹ nhỏm vì ông đã lùa xa
những vướng bận bấy nay vào niềm vui thanh thản của con người được hoàn toàn toại
nguyện.
* * *
Ông Cả Tỵ, ông Chủ Tuôi, ông Hương Sư Giàu, cả ông Bang Biện rồi ông Hai Thắng, thầygiáo Mạnh và ông thầy thuốc Hai Thiện lần lượt kẻ trước người sau đã ra người thiên cổ.
Nay, họ đã an giấc, mồ yên mả đẹp trong lòng đất quê hương, nơi cái xóm cùng cốc xa vạn
dặm mà danh xưng với âm hưởng hoang dả xa lạ, không ai để ý đến bao giờ.
Xã hội thời đó đã mất hút trong sâu thẳm dĩ vãng từ lâu rồi. Nhưng dù sao thời gian cũng
không thể xóa nhòa những kỷ niệm. Bây giờ chỉ chớp tắt thoáng hiện trong trí nhớ của một
số người còn nhung nhớ, quan tâm đến cội nguồn gốc rễ.
Cái thuở con người thanh thản thư thả, không hề vướng bận với những ràng buộc giờ giấc,
không bị căng thẳng với cái ăn cái mặc và những đòi hỏi bức bánh về tiện nghi vật chất
trong đời sống hằng ngày…
-17-
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 052
ĐAN HÀ * HIẾU ĐỆ & VÕ PHƯỚC HIẾU
Đọc " Niềm Đau Bạc Tóc "
Tập truyện của Hiếu Đệ và Võ Phước Hiếu
Tháng Tư năm nay ( 30.4. 2005), kỷ niệm ngày mất nước là nỗi đau buồn chung của dân tộc Việt Nam. Nỗi đau này sau 30 năm vẫn còn nguyên vẹn với lòng người phân hóa! (Người miền Bắc còn say men chiến thắng, nên đã xem mọi giá trị của con người đều nằm dưới bạo lực! Người miền Nam đã mất hết tất cả mà vẫn chưa được yên thân, còn bị các thế lực vô minh tước đoạt, kể cả lãnh vực tâm linh, nơi chốn để nương tựa mỗi lần bị phong ba bão táp).
Nhìn lại mà lòng vẫn còn buồn... Nhưng tôi may mắn được đền bù bằng một quà tặng, mà khi đón nhận tôi rất đổi vui mừng và biết ơn.
Tuần trước, tôi gởi thư đến Nhóm Văn Hóa Pháp Việt để mua cuốn sách "Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại 4" vừa mới phát hành. Tuần sau nhận sách và nhận thêm một cuốn do anh Võ Phước Hiếu gởi tặng: Tập truyện "Niềm Đau Bạc Tóc" của Võ Phước Hiếu và Hiếu Đệ.
Thật là một vinh hạnh vô cùng và một ngạc nhiên đầy thích thú. Vì có nhiều chi tiết ly kỳ mà tôi chưa từng thấy.
Thứ nhứt là tập truyện gồm hai tác giả đã thành danh lại viết chung. Thường thì người ta lấy tựa một truyện nào đó làm tựa đề cho sách, nhưng ở đây, tựa sách không có tên một truyện ngắn nào trong tuyển tập cả. Tôi hình dung như người xưa thường nói: Cảm nhận tất cả nỗi đau sầu sẽ thấy tóc bạc (đa sầu bạch phát); hay diễn tả một khía cạnh khác, sau đó sẽ thấy đối tượng (vẽ mây nẩy trăng). Về thơ, thường in chung với nhau nhưng truyện thì ít khi thấy. - đây lại là tập truyện của hai nhà giáo và đều là những người đã một đời đam mê văn học nghệ thuật.
Cho nên tôi xin ghi lại những cảm nghĩ sau khi đọc tập truyện, để chia xẻ cùng bạn đọc cũng như cám ơn hai tác giả đàn anh đã dành cho tôi nhiều ưu ái.
Tập truyện "Niềm Đau Bạc Tóc" gồm có 7 truyện ngắn. Hầu hết những chuyện đều diễn tả lại nếp sinh hoạt của Sài Gòn/Chợ Lớn vào thời kỳ đổi đời" sau năm 1975. Thỉnh thoảng trở về với giai đoạn từ sau ngày chia đôi đất nước 1954-1975 tuy ngắn ngủi nhưng tôi muốn dừng lại ở giai đoạn này thật lâu. Vì đây là những hoài niệm đáng nhớ, những kỷ niệm rất đẹp của tuổi thần tiên mà thế hệ chúng ta đã sống qua. Còn lưu lại trong lòng mọi người một giai đoạn tuyệt vời nhứt, chưa phai.
Cho nên đôi khi tôi có ý nghĩ, bây giờ ai muốn hoài niệm, hay về thăm Sài Gòn, thì nên trở về với giai đoạn này mới thấy được tất cả nét tinh túy của nếp sống thực của Sài Gòn bằng hồn quê và tình nước. Cùng nếp sinh hoạt của xã hội trong thời kỳ phục hưng, trong đó thuần túy với văn hóa của dân tộc, bắt nguồn từ sự giáo dục và xây dựng xã hội mới. Đã tạo nên nếp sống đặc thù của người dân tại Thủ đô Sài Gòn, khi không còn bóng dáng ngoại xâm.
Do đó mà hầu hết các truyện đều thể hiện tính trung thực, đôi chỗ như tự truyện. Nhưng lại bao hàm những vấn đề lớn của đời sống con người.
Như về lãnh vực tâm linh, chẳng hạn, nó đã xảy ra một cách bình thường trong đời sống chúng ta, nhưng không ai có thể lý giải được. Như những việc cầu cơ, bói bài, chiêu hồn, cúng kiến, hay những điều linh thiêng ở những nơi thờ tự... Tất cả đều diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, mà dưới thời nào cũng vẫn thịnh hành, như một tập tục địa phương của xã hội muôn đời. Đôi khi cảm thấy như một hấp lực đã tạo nên một nếp sống đặc thù của miền Nam Việt Nam.
Mở đầu là chuyện "Con Hổ Đình Xóm Củi" của Hiếu Đệ. Tác giả kể lại chuyện anh Hai Dậu xuất thân người Xóm Củi, nhà anh ở trước cổng đình. Tuy ít học, nhưng nhờ thời cơ nên nghề in ấn của anh phất lên như diều gặp gió. Anh cứ nghĩ việc làm ăn của mình được phát đạt là nhờ địa linh phong thủy của đình Xóm Củi. Nên anh có ý sửa sang sơn phết đình làng lại để tạ ơn Thần Hoàng Thổ Địa.
Việc nầy tương đối dễ thực hiện, vì anh có một người em kết nghĩa là họa sĩ kiêm điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Anh Hai Dậu nhờ đắp cho anh một pho tượng Con Hổ để dựng trước cổng đình. Vì việc rất quan trọng, nên thủ tục và chọn ngày khởi công rất chu đáo. Như việc đo đạc, nhắm hướng, mời các thầy bùa chú làm buổi lễ khởi công...
Về nghệ thuật, tác giả kể như sau:
"Mỗi ngày, Văn Thu lái xe vào Thảo Cầm Viên để xem con hổ thức dậy, đi lui đi tới. Anh ta ghi chép rất nhiều động tác trong sổ ký họa. Tượng giống y con hổ thật, rất hùng dũng, đang bỏ bộ đi tới để săn mồi. Tác giả rất đắc ý với pho tượng con hổ này" (Trang 15).
Nhưng sau khi bức tượng hoàn thành, Văn Thu mời Ban Hội Tề và đám thầy cúng ở đình Xóm Củi lại xem để nhận hàng. Thì bỗng nhiên thấy họ lắc đầu và bảo không giống con hổ Đình Xóm Củi! Sau đó họ về thuê thợ hồ trong xóm đắp một con hổ khác để thay thế. Vậy mà bức tượng nầy trở nên có thần mới lạ.
Như lời kể của chị Tư bán rượu ở góc đình:
"Ông Hổ này linh lắm đó nghen. Mấy ông đừng có đùa giỡn mà bị ổng quở bây giờ!" (Trang 17).
Thế mới biết câu "phép vua thua lệ làng" là vậy. Nhờ thế mà suy ra một điều về việc an sinh xã hội, cần phải dung hòa giữa phép vua và lệ làng mới đem lại hạnh phúc an vui cho nhân quần. Cho nên nhìn lại chế độ Cộng sản vẫn còn thất bại trong việc lãnh đạo nước nhà, vì không biết dung hòa giữa luật pháp và nguyện vọng của người dân.
Tuy điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu bị thất vọng vì không đáp ứng yêu cầu của dân làng, nhưng cũng được những lời an ủi của người bạn cùng nghề nghiệp và là tác giả truyện này rằng:
"... Đây là một sản phẩm đặt nặng về tín ngưởng. Vị trí của mình không phải là con người tín ngưởng thì chớ có đụng đến cái vụ này" (Trang 16).
Thật là chí lý, vì địa hạt nghệ thuật rất khác với lãnh vực tâm linh.
Còn pho tượng Con Hổ đầy nghệ thuật của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thì năm sau bán cho Tướng Đặng Văn Quang để ở cổng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Vùng Bốn Chiến Thuật. Cũng như chi tiết mấy người đạp xích lô đã khấn nguyện tại Đình Xóm Củi, sau đó được trúng số nên họ đã đem lễ vật đến lễ tạ cũng như sơn phết lại pho tượng Con Hổ. Nhưng nhóm đạp xích lô này ngày xưa thuộc Thủy Quân Lục Chiến nên họ đã vẽ lại hình dáng Con Hổ vằn vện như quân phục của người lính.
Và đoạn kết câu chuyện là những chi tiết đáng nhớ, theo lời kể của chị Tư bán rượu thì Đình Xóm Củi sẽ bán cho Đại Hàn để làm nhà máy xay lúa. Chắc mai mốt y ban Nhân dân Xóm Củi sẽ đuổi dân đi chỗ khác chơi quá!
Với một lời than:
"Con Hổ Đình Xóm Củi còn bị đuổi, đừng nói chi đến con người chúng ta!" (Trang 19).
"Sau Đêm Văn Nghệ" (Hiếu Đệ).
Kể lại những tháng ngày trong các trại cải tạo của hầu hết "ngụy quân ngụy quyền" của Miền Nam phải gánh chịu. Nhiều chi tiết đề cập đến thân phận của "cải tạo viên" đầy những chuyện cười ra nước mắt, nhất là câu chuyện "sau đêm văn nghệ".
Nhân ngày kỷ niệm Quốc Khánh, ban quản trại cho phép các cải tạo viên được tổ chức đêm văn nghệ để cấp chỉ huy xem xét trình độ học tập của cải tạo viên đi đến đâu. Nghe vậy, tất cả trại viên đều rất mừng vì nghĩ rằng đây là cơ hội để chứng tỏ cho lãnh đạo biết đến khả năng học tập của chúng ta. Mặc dù anh em cũng đã được anh Tám Cà Mau, vị quản giáo có gốc gác người Miền Nam nên rất thương tình, kể lại những câu chuyện hồi "Cải Cách Ruộng Đất" ở miền Bắc để báo động cho anh em nên cẩn thận đối với Cộng sản!
Nhưng ai cũng tự tin với khả năng văn nghệ của mình, dựng nên vở kịch khen ngợi sự khoan hồng của chế độ, với hy vọng sẽ chiếm được cảm tình của lãnh đạo. Không ngờ đâm ra "phản tuyên truyền" vì lưỡi không xương của cán bộ muốn bẻ cong sao cũng được.
Thế nên ban diễn kịch đều bị làm kiểm điểm... Đây là một bài học nhớ đời! Một bài học tâm lý về người Cộng sản, họ luôn đổi trắng thay đen như trở bàn tay, nên cho dù người có khôn ngoan đến mức nào, mà không biết thâm ý của họ thì vẫn "bé cái lầm" là cái chắc.
"Bác Thầy Hù" (Võ Phước Hiếu).
Sau ngày đổi đời, nhân vật xưng tôi và vài người trong khu phố, bàn tính với nhau xây dựng một tổ hợp hớt tóc, để có công ăn việc làm hầu tránh bị đưa đi kinh tế mới. Cơ sở thì đã có anh Hai Hoàng cho mượn phần phía trước căn nhà anh đang ở để làm cửa tiệm. Nhưng vấn đề còn lại là không có ai biết nghề.
Cuối cùng đành phải mời một bác hớt tóc dạo. Và chính bác Hai Nhím là một nhân vật đặc biệt, đã có một quá khứ tài hoa. Một nghệ sĩ chân chính. Nhưng bác cũng đã chứng tỏ một thợ hớt tóc rành nghề, đã giúp cho tổ hợp đứng vững; cũng như sau này, bác đã tìm đường vượt biên và đã hướng dẫn cho một số người.
Bác đã kể lại cuộc đời của bác:
"Tôi đã sống một thời với người nghệ sĩ thực sự vì đam mê, thực sự vì nghệ thuật để gần cuối cuộc đời thấy mọi ước mơ đều bay vút phũ phàng vào hư ảo... Mà ở đời, một khi trong lòng người, hy vọng đã tắt ngủm thì quả thực như bác thường nói với tôi, họ không còn lẽ sống nào có ý nghĩa nữa cả... Nghĩ đến đây, tôi thương bác Hai Nhím biết ngần nào!" (Trang 96).
"Họa Sĩ Văn Đen (1919-1988)" (Hiếu Đệ).
Chuyện kể về người bạn, cũng là một họa sĩ tài ba, một chiến sĩ chống Pháp, với nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Nhưng tấm lòng đối với tha nhân thì luôn tràn đầy.
Họa sĩ Văn Đen có tham gia kháng chiến chống Pháp trong thời gian cuối thập niên 1949, nhưng lại xuất thân trong một gia đình gốc điền chủ. Ông bị đấu tranh giai cấp nên trở về thành, sau đó lại sợ mật thám bắt nên tìm cách trốn qua Pháp, xin vào học trường Đại Học Mỹ Thuật (Paris). Nhưng Văn Đen chỉ ở Pháp có ba năm thôi, vẽ được thành tranh rồi thì anh bỏ về nước. Trước đó, anh đã có văn bằng của trường Thanh niên Thể Thao của Pháp:
"Chính bằng Thể Dục Thể Thao đưa Văn Đen lên nắm Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong và cũng lực lượng Thanh Niên này đưa anh ta lên nắm Tiểu đoàn Dương Văn Đen để đánh Pháp. Nhưng Văn Đen không phải giai cấp của con người Cộng sản..." (Trang 100)
.
"Con Sao Chiếu Mạng" (Võ Phước Hiếu).
Chuyện kể trong những ngày Sài Gòn hấp hối! "Từ lúc tiếng súng nổ ngày càng gần nơi xóm tôi ở..." đến những cảnh hổn loạn nhất, những người phục vụ trong chánh quyền Miền Nam thì tìm cách di tản, người đi tìm thân nhân thất lạc, những cảnh đi hôi của tại những cửa hàng bị bỏ ngõ... Và, kế tiếp là cuộc sống còn lại của những gia đình cùng khổ nhất trong các khu lao động.
Với gia đình tiêu biểu là Hai Ngọng, làm nghề đạp xích lô ở Xóm Cống. Chiếc xe thuê ở cơ sở Đồng Tâm, nhưng bây giờ bị nhà nước kiểm kê trong thời kỳ quân quản. Thằng Hai Ngọng bỗng dưng vỡ mộng! Nó những tưởng nhờ "cách mạng" nó sẽ làm chủ vĩnh viễn chiếc xe xích lô đạp mà nó tưng tiu bảo trì với tất cả tấm lòng gắn bó khắng khít, nhưng...!
Tuy ít học, nhưng sau những lần đi họp tổ dân phố, chứng kiến nhiều cảnh phũ phàng, thằng Hai Ngọng lại biết khôi hài đến chua xót. Nó khoe với vợ nó bây giờ nó có con sao chiếu mạng. Vợ nó cải lại và bảo nó đừng có viển vong, "thôi ngủ đi cha nội".
Nó lại nói với vợ nó:
"Con sao chiếu mạng của tao, tao thấy rất rõ ràng , tường tận... Nó hiển hiện trước mắt tao đây... Nó đưa ngón tay trỏ chỉ thẳng lên trần nhà chiếu lệ: Đó... Nó là con sao... vàng... vàng khè... è... è... mà mầy không thấy!... Đến giờ phút này mà mầy còn chưa mở mắt!!!" (Trang 170).
"Người Ăn Mày" (Hiếu Đệ).
Chuyện kể về anh Lê Văn Núi. Trước đây anh là một thương phế, thường lê lết đi xin ăn khắp các chợ lớn, chợ nhỏ ở Sài Gòn.
"Số là anh Núi, trong một chiều nọ, đói quá mới lẻn vào điểm tập hợp trình diện của sĩ quan, được lệnh kêu gọi đi học tập cải tạo ở trường Lê Văn Duyệt, để vét phần cơm thừa rồi bị kẹt luôn số phận chim lồng cá chậu! Về sau anh chết oan uổng ở ven rừng, bên ngoài trại Bù Gia Mập sau mấy năm mang án... có tội với nhân dân!" (Trang 174).
Sau cùng "Tôi Vẽ Tranh Vui Cười" (Hiếu Đệ).
"Ngày còn ngồi ở trường Trung học, nhà ở Chợ Lớn, tôi thường đạp xe chạy đường Gia Long, phía sau chợ Bến Thành, ngang qua tòa soạn báo Tiếng Chuông...
"Ngày đó, tôi viết truyện ngắn gởi nhà báo chạy trang trong... Tôi thường viết nắn nót tập bản thảo và vẽ bông hoa. Đôi khi, tôi lại vẽ cả phong cảnh nữa nên lũ bạn gọi tôi là họa sĩ.
"Có lần xáp vào ngồi tán gẩu với anh em ký giả. Tôi gặp anh Chủ nhiệm Đinh Văn Khai.
"Anh hỏi:
- Họa sĩ đâu? Nhờ Hiếu Đệ vẽ cho anh cái tranh vui cười ba cột ở trang nhất mỗi ngày để anh làm thai đề 36 con..." (Trang 195).
*
Hai nhà văn:
Võ Phước Hiếu với lối kể chuyện rất tỉ mỉ nhưng lưu loát, giọng văn Miền Nam chất phác đôn hậu, với những chuyện rất thật đã vẽ lại diện mạo một Sài Gòn - Chợ Lớn sau những tháng ngày "đổi đời" 30 tháng 4 - 1975 rất sống động, dí dởm, chua chát, đắng cay, được phơi bày đến trần truồng theo sát từng nhịp sống của các nhân vật cùng khổ dưới cái gọi là "Xã hội Chủ nghĩa"... Một chánh sách luôn tự hào là "đỉnh cao trí tuệ" nhưng đã làm gảy đổ không biết bao nhiêu công trình của tiền nhân đã dầy công gầy dựng.
Còn Hiếu Đệ thì vẽ lên những nét chấm phá, rồi chuyển qua các chi tiết khác rất bất ngờ, như dẫn dắt độc giả đi thăm nhiều hiện tượng, nhiều tình tiết liên quan đến cuộc sống của nhân vật, hay của chính mình đối với bạn bè, đồng nghiệp rất chân thật và thân thiết như anh em. Đôi khi muốn chia xẻ niềm đau với những tấm lòng rộng mở, nhưng gặp phải tai ương, đành xuôi theo vận nước với những tiếc nuối khôn khuây, như đã vô tình khép lại một trời kỷ niệm đã hiến dâng cho cuộc đời nhiều hạnh phúc và nguồn vui sống.
Cả hai nhà văn vẫn gặp nhau trong một không và thời gian của bối cảnh xã hội, đã ghi lại những giao thoa đồng điệu khiến cho khung trời kỷ niệm và lòng hoài cảm còn vời vợi yêu thương, bỗng hiện về làm sống lại một dĩ vãng nguyên vẹn với thảm cảnh đau buồn làm sắt se cảm xúc, làm quặn lòng lữ thứ...
Xem tập "Niềm Đau Bạc Tóc" của hai tác giả Võ Phước Hiếu và Hiếu Đệ, tôi có cảm tưởng đã sống lại một thời, một thời đáng sống nhất với niềm tự hào và cho dù "Văn Hóa" của Miền Nam Việt Nam thời đó có bị "Người bây giờ" chê trách như thế nào đi nữa, nhưng vẫn còn gìn giữ mãi cái chơn chất, cái rộng lượng, cái bao dung của muôn đời và vẫn cho nhau bằng một tình thương rộng lớn nên mãi mãi không có hận thù...
Hình bìa của Trần Minh Tâm. Anh Vũ trình bày. Sách in ấn tuyệt đẹp do Hương Cau xuất bản tháng 01 năm 2005.
Địa chỉ liên lạc:
Võ Phước Hiếu - Nhóm Văn Hóa Pháp Việt (France Vietnam Culture) 1, Allée des Peupliers 59.320 Hallennes Lez Haubourdin (France).
Tập truyện của Hiếu Đệ và Võ Phước Hiếu
- Đan Hà -
Tháng Tư năm nay ( 30.4. 2005), kỷ niệm ngày mất nước là nỗi đau buồn chung của dân tộc Việt Nam. Nỗi đau này sau 30 năm vẫn còn nguyên vẹn với lòng người phân hóa! (Người miền Bắc còn say men chiến thắng, nên đã xem mọi giá trị của con người đều nằm dưới bạo lực! Người miền Nam đã mất hết tất cả mà vẫn chưa được yên thân, còn bị các thế lực vô minh tước đoạt, kể cả lãnh vực tâm linh, nơi chốn để nương tựa mỗi lần bị phong ba bão táp).
Nhìn lại mà lòng vẫn còn buồn... Nhưng tôi may mắn được đền bù bằng một quà tặng, mà khi đón nhận tôi rất đổi vui mừng và biết ơn.
Tuần trước, tôi gởi thư đến Nhóm Văn Hóa Pháp Việt để mua cuốn sách "Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại 4" vừa mới phát hành. Tuần sau nhận sách và nhận thêm một cuốn do anh Võ Phước Hiếu gởi tặng: Tập truyện "Niềm Đau Bạc Tóc" của Võ Phước Hiếu và Hiếu Đệ.
Thật là một vinh hạnh vô cùng và một ngạc nhiên đầy thích thú. Vì có nhiều chi tiết ly kỳ mà tôi chưa từng thấy.
Thứ nhứt là tập truyện gồm hai tác giả đã thành danh lại viết chung. Thường thì người ta lấy tựa một truyện nào đó làm tựa đề cho sách, nhưng ở đây, tựa sách không có tên một truyện ngắn nào trong tuyển tập cả. Tôi hình dung như người xưa thường nói: Cảm nhận tất cả nỗi đau sầu sẽ thấy tóc bạc (đa sầu bạch phát); hay diễn tả một khía cạnh khác, sau đó sẽ thấy đối tượng (vẽ mây nẩy trăng). Về thơ, thường in chung với nhau nhưng truyện thì ít khi thấy. - đây lại là tập truyện của hai nhà giáo và đều là những người đã một đời đam mê văn học nghệ thuật.
Cho nên tôi xin ghi lại những cảm nghĩ sau khi đọc tập truyện, để chia xẻ cùng bạn đọc cũng như cám ơn hai tác giả đàn anh đã dành cho tôi nhiều ưu ái.
Tập truyện "Niềm Đau Bạc Tóc" gồm có 7 truyện ngắn. Hầu hết những chuyện đều diễn tả lại nếp sinh hoạt của Sài Gòn/Chợ Lớn vào thời kỳ đổi đời" sau năm 1975. Thỉnh thoảng trở về với giai đoạn từ sau ngày chia đôi đất nước 1954-1975 tuy ngắn ngủi nhưng tôi muốn dừng lại ở giai đoạn này thật lâu. Vì đây là những hoài niệm đáng nhớ, những kỷ niệm rất đẹp của tuổi thần tiên mà thế hệ chúng ta đã sống qua. Còn lưu lại trong lòng mọi người một giai đoạn tuyệt vời nhứt, chưa phai.
Cho nên đôi khi tôi có ý nghĩ, bây giờ ai muốn hoài niệm, hay về thăm Sài Gòn, thì nên trở về với giai đoạn này mới thấy được tất cả nét tinh túy của nếp sống thực của Sài Gòn bằng hồn quê và tình nước. Cùng nếp sinh hoạt của xã hội trong thời kỳ phục hưng, trong đó thuần túy với văn hóa của dân tộc, bắt nguồn từ sự giáo dục và xây dựng xã hội mới. Đã tạo nên nếp sống đặc thù của người dân tại Thủ đô Sài Gòn, khi không còn bóng dáng ngoại xâm.
Do đó mà hầu hết các truyện đều thể hiện tính trung thực, đôi chỗ như tự truyện. Nhưng lại bao hàm những vấn đề lớn của đời sống con người.
Như về lãnh vực tâm linh, chẳng hạn, nó đã xảy ra một cách bình thường trong đời sống chúng ta, nhưng không ai có thể lý giải được. Như những việc cầu cơ, bói bài, chiêu hồn, cúng kiến, hay những điều linh thiêng ở những nơi thờ tự... Tất cả đều diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, mà dưới thời nào cũng vẫn thịnh hành, như một tập tục địa phương của xã hội muôn đời. Đôi khi cảm thấy như một hấp lực đã tạo nên một nếp sống đặc thù của miền Nam Việt Nam.
Mở đầu là chuyện "Con Hổ Đình Xóm Củi" của Hiếu Đệ. Tác giả kể lại chuyện anh Hai Dậu xuất thân người Xóm Củi, nhà anh ở trước cổng đình. Tuy ít học, nhưng nhờ thời cơ nên nghề in ấn của anh phất lên như diều gặp gió. Anh cứ nghĩ việc làm ăn của mình được phát đạt là nhờ địa linh phong thủy của đình Xóm Củi. Nên anh có ý sửa sang sơn phết đình làng lại để tạ ơn Thần Hoàng Thổ Địa.
Việc nầy tương đối dễ thực hiện, vì anh có một người em kết nghĩa là họa sĩ kiêm điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Anh Hai Dậu nhờ đắp cho anh một pho tượng Con Hổ để dựng trước cổng đình. Vì việc rất quan trọng, nên thủ tục và chọn ngày khởi công rất chu đáo. Như việc đo đạc, nhắm hướng, mời các thầy bùa chú làm buổi lễ khởi công...
Về nghệ thuật, tác giả kể như sau:
"Mỗi ngày, Văn Thu lái xe vào Thảo Cầm Viên để xem con hổ thức dậy, đi lui đi tới. Anh ta ghi chép rất nhiều động tác trong sổ ký họa. Tượng giống y con hổ thật, rất hùng dũng, đang bỏ bộ đi tới để săn mồi. Tác giả rất đắc ý với pho tượng con hổ này" (Trang 15).
Nhưng sau khi bức tượng hoàn thành, Văn Thu mời Ban Hội Tề và đám thầy cúng ở đình Xóm Củi lại xem để nhận hàng. Thì bỗng nhiên thấy họ lắc đầu và bảo không giống con hổ Đình Xóm Củi! Sau đó họ về thuê thợ hồ trong xóm đắp một con hổ khác để thay thế. Vậy mà bức tượng nầy trở nên có thần mới lạ.
Như lời kể của chị Tư bán rượu ở góc đình:
"Ông Hổ này linh lắm đó nghen. Mấy ông đừng có đùa giỡn mà bị ổng quở bây giờ!" (Trang 17).
Thế mới biết câu "phép vua thua lệ làng" là vậy. Nhờ thế mà suy ra một điều về việc an sinh xã hội, cần phải dung hòa giữa phép vua và lệ làng mới đem lại hạnh phúc an vui cho nhân quần. Cho nên nhìn lại chế độ Cộng sản vẫn còn thất bại trong việc lãnh đạo nước nhà, vì không biết dung hòa giữa luật pháp và nguyện vọng của người dân.
Tuy điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu bị thất vọng vì không đáp ứng yêu cầu của dân làng, nhưng cũng được những lời an ủi của người bạn cùng nghề nghiệp và là tác giả truyện này rằng:
"... Đây là một sản phẩm đặt nặng về tín ngưởng. Vị trí của mình không phải là con người tín ngưởng thì chớ có đụng đến cái vụ này" (Trang 16).
Thật là chí lý, vì địa hạt nghệ thuật rất khác với lãnh vực tâm linh.
Còn pho tượng Con Hổ đầy nghệ thuật của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thì năm sau bán cho Tướng Đặng Văn Quang để ở cổng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Vùng Bốn Chiến Thuật. Cũng như chi tiết mấy người đạp xích lô đã khấn nguyện tại Đình Xóm Củi, sau đó được trúng số nên họ đã đem lễ vật đến lễ tạ cũng như sơn phết lại pho tượng Con Hổ. Nhưng nhóm đạp xích lô này ngày xưa thuộc Thủy Quân Lục Chiến nên họ đã vẽ lại hình dáng Con Hổ vằn vện như quân phục của người lính.
Và đoạn kết câu chuyện là những chi tiết đáng nhớ, theo lời kể của chị Tư bán rượu thì Đình Xóm Củi sẽ bán cho Đại Hàn để làm nhà máy xay lúa. Chắc mai mốt y ban Nhân dân Xóm Củi sẽ đuổi dân đi chỗ khác chơi quá!
Với một lời than:
"Con Hổ Đình Xóm Củi còn bị đuổi, đừng nói chi đến con người chúng ta!" (Trang 19).
"Sau Đêm Văn Nghệ" (Hiếu Đệ).
Kể lại những tháng ngày trong các trại cải tạo của hầu hết "ngụy quân ngụy quyền" của Miền Nam phải gánh chịu. Nhiều chi tiết đề cập đến thân phận của "cải tạo viên" đầy những chuyện cười ra nước mắt, nhất là câu chuyện "sau đêm văn nghệ".
Nhân ngày kỷ niệm Quốc Khánh, ban quản trại cho phép các cải tạo viên được tổ chức đêm văn nghệ để cấp chỉ huy xem xét trình độ học tập của cải tạo viên đi đến đâu. Nghe vậy, tất cả trại viên đều rất mừng vì nghĩ rằng đây là cơ hội để chứng tỏ cho lãnh đạo biết đến khả năng học tập của chúng ta. Mặc dù anh em cũng đã được anh Tám Cà Mau, vị quản giáo có gốc gác người Miền Nam nên rất thương tình, kể lại những câu chuyện hồi "Cải Cách Ruộng Đất" ở miền Bắc để báo động cho anh em nên cẩn thận đối với Cộng sản!
Nhưng ai cũng tự tin với khả năng văn nghệ của mình, dựng nên vở kịch khen ngợi sự khoan hồng của chế độ, với hy vọng sẽ chiếm được cảm tình của lãnh đạo. Không ngờ đâm ra "phản tuyên truyền" vì lưỡi không xương của cán bộ muốn bẻ cong sao cũng được.
Thế nên ban diễn kịch đều bị làm kiểm điểm... Đây là một bài học nhớ đời! Một bài học tâm lý về người Cộng sản, họ luôn đổi trắng thay đen như trở bàn tay, nên cho dù người có khôn ngoan đến mức nào, mà không biết thâm ý của họ thì vẫn "bé cái lầm" là cái chắc.
"Bác Thầy Hù" (Võ Phước Hiếu).
Sau ngày đổi đời, nhân vật xưng tôi và vài người trong khu phố, bàn tính với nhau xây dựng một tổ hợp hớt tóc, để có công ăn việc làm hầu tránh bị đưa đi kinh tế mới. Cơ sở thì đã có anh Hai Hoàng cho mượn phần phía trước căn nhà anh đang ở để làm cửa tiệm. Nhưng vấn đề còn lại là không có ai biết nghề.
Cuối cùng đành phải mời một bác hớt tóc dạo. Và chính bác Hai Nhím là một nhân vật đặc biệt, đã có một quá khứ tài hoa. Một nghệ sĩ chân chính. Nhưng bác cũng đã chứng tỏ một thợ hớt tóc rành nghề, đã giúp cho tổ hợp đứng vững; cũng như sau này, bác đã tìm đường vượt biên và đã hướng dẫn cho một số người.
Bác đã kể lại cuộc đời của bác:
"Tôi đã sống một thời với người nghệ sĩ thực sự vì đam mê, thực sự vì nghệ thuật để gần cuối cuộc đời thấy mọi ước mơ đều bay vút phũ phàng vào hư ảo... Mà ở đời, một khi trong lòng người, hy vọng đã tắt ngủm thì quả thực như bác thường nói với tôi, họ không còn lẽ sống nào có ý nghĩa nữa cả... Nghĩ đến đây, tôi thương bác Hai Nhím biết ngần nào!" (Trang 96).
"Họa Sĩ Văn Đen (1919-1988)" (Hiếu Đệ).
Chuyện kể về người bạn, cũng là một họa sĩ tài ba, một chiến sĩ chống Pháp, với nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Nhưng tấm lòng đối với tha nhân thì luôn tràn đầy.
Họa sĩ Văn Đen có tham gia kháng chiến chống Pháp trong thời gian cuối thập niên 1949, nhưng lại xuất thân trong một gia đình gốc điền chủ. Ông bị đấu tranh giai cấp nên trở về thành, sau đó lại sợ mật thám bắt nên tìm cách trốn qua Pháp, xin vào học trường Đại Học Mỹ Thuật (Paris). Nhưng Văn Đen chỉ ở Pháp có ba năm thôi, vẽ được thành tranh rồi thì anh bỏ về nước. Trước đó, anh đã có văn bằng của trường Thanh niên Thể Thao của Pháp:
"Chính bằng Thể Dục Thể Thao đưa Văn Đen lên nắm Phong Trào Thanh Niên Tiền Phong và cũng lực lượng Thanh Niên này đưa anh ta lên nắm Tiểu đoàn Dương Văn Đen để đánh Pháp. Nhưng Văn Đen không phải giai cấp của con người Cộng sản..." (Trang 100)
.
"Con Sao Chiếu Mạng" (Võ Phước Hiếu).
Chuyện kể trong những ngày Sài Gòn hấp hối! "Từ lúc tiếng súng nổ ngày càng gần nơi xóm tôi ở..." đến những cảnh hổn loạn nhất, những người phục vụ trong chánh quyền Miền Nam thì tìm cách di tản, người đi tìm thân nhân thất lạc, những cảnh đi hôi của tại những cửa hàng bị bỏ ngõ... Và, kế tiếp là cuộc sống còn lại của những gia đình cùng khổ nhất trong các khu lao động.
Với gia đình tiêu biểu là Hai Ngọng, làm nghề đạp xích lô ở Xóm Cống. Chiếc xe thuê ở cơ sở Đồng Tâm, nhưng bây giờ bị nhà nước kiểm kê trong thời kỳ quân quản. Thằng Hai Ngọng bỗng dưng vỡ mộng! Nó những tưởng nhờ "cách mạng" nó sẽ làm chủ vĩnh viễn chiếc xe xích lô đạp mà nó tưng tiu bảo trì với tất cả tấm lòng gắn bó khắng khít, nhưng...!
Tuy ít học, nhưng sau những lần đi họp tổ dân phố, chứng kiến nhiều cảnh phũ phàng, thằng Hai Ngọng lại biết khôi hài đến chua xót. Nó khoe với vợ nó bây giờ nó có con sao chiếu mạng. Vợ nó cải lại và bảo nó đừng có viển vong, "thôi ngủ đi cha nội".
Nó lại nói với vợ nó:
"Con sao chiếu mạng của tao, tao thấy rất rõ ràng , tường tận... Nó hiển hiện trước mắt tao đây... Nó đưa ngón tay trỏ chỉ thẳng lên trần nhà chiếu lệ: Đó... Nó là con sao... vàng... vàng khè... è... è... mà mầy không thấy!... Đến giờ phút này mà mầy còn chưa mở mắt!!!" (Trang 170).
"Người Ăn Mày" (Hiếu Đệ).
Chuyện kể về anh Lê Văn Núi. Trước đây anh là một thương phế, thường lê lết đi xin ăn khắp các chợ lớn, chợ nhỏ ở Sài Gòn.
"Số là anh Núi, trong một chiều nọ, đói quá mới lẻn vào điểm tập hợp trình diện của sĩ quan, được lệnh kêu gọi đi học tập cải tạo ở trường Lê Văn Duyệt, để vét phần cơm thừa rồi bị kẹt luôn số phận chim lồng cá chậu! Về sau anh chết oan uổng ở ven rừng, bên ngoài trại Bù Gia Mập sau mấy năm mang án... có tội với nhân dân!" (Trang 174).
Sau cùng "Tôi Vẽ Tranh Vui Cười" (Hiếu Đệ).
"Ngày còn ngồi ở trường Trung học, nhà ở Chợ Lớn, tôi thường đạp xe chạy đường Gia Long, phía sau chợ Bến Thành, ngang qua tòa soạn báo Tiếng Chuông...
"Ngày đó, tôi viết truyện ngắn gởi nhà báo chạy trang trong... Tôi thường viết nắn nót tập bản thảo và vẽ bông hoa. Đôi khi, tôi lại vẽ cả phong cảnh nữa nên lũ bạn gọi tôi là họa sĩ.
"Có lần xáp vào ngồi tán gẩu với anh em ký giả. Tôi gặp anh Chủ nhiệm Đinh Văn Khai.
"Anh hỏi:
- Họa sĩ đâu? Nhờ Hiếu Đệ vẽ cho anh cái tranh vui cười ba cột ở trang nhất mỗi ngày để anh làm thai đề 36 con..." (Trang 195).
*
Hai nhà văn:
Võ Phước Hiếu với lối kể chuyện rất tỉ mỉ nhưng lưu loát, giọng văn Miền Nam chất phác đôn hậu, với những chuyện rất thật đã vẽ lại diện mạo một Sài Gòn - Chợ Lớn sau những tháng ngày "đổi đời" 30 tháng 4 - 1975 rất sống động, dí dởm, chua chát, đắng cay, được phơi bày đến trần truồng theo sát từng nhịp sống của các nhân vật cùng khổ dưới cái gọi là "Xã hội Chủ nghĩa"... Một chánh sách luôn tự hào là "đỉnh cao trí tuệ" nhưng đã làm gảy đổ không biết bao nhiêu công trình của tiền nhân đã dầy công gầy dựng.
Còn Hiếu Đệ thì vẽ lên những nét chấm phá, rồi chuyển qua các chi tiết khác rất bất ngờ, như dẫn dắt độc giả đi thăm nhiều hiện tượng, nhiều tình tiết liên quan đến cuộc sống của nhân vật, hay của chính mình đối với bạn bè, đồng nghiệp rất chân thật và thân thiết như anh em. Đôi khi muốn chia xẻ niềm đau với những tấm lòng rộng mở, nhưng gặp phải tai ương, đành xuôi theo vận nước với những tiếc nuối khôn khuây, như đã vô tình khép lại một trời kỷ niệm đã hiến dâng cho cuộc đời nhiều hạnh phúc và nguồn vui sống.
Cả hai nhà văn vẫn gặp nhau trong một không và thời gian của bối cảnh xã hội, đã ghi lại những giao thoa đồng điệu khiến cho khung trời kỷ niệm và lòng hoài cảm còn vời vợi yêu thương, bỗng hiện về làm sống lại một dĩ vãng nguyên vẹn với thảm cảnh đau buồn làm sắt se cảm xúc, làm quặn lòng lữ thứ...
Xem tập "Niềm Đau Bạc Tóc" của hai tác giả Võ Phước Hiếu và Hiếu Đệ, tôi có cảm tưởng đã sống lại một thời, một thời đáng sống nhất với niềm tự hào và cho dù "Văn Hóa" của Miền Nam Việt Nam thời đó có bị "Người bây giờ" chê trách như thế nào đi nữa, nhưng vẫn còn gìn giữ mãi cái chơn chất, cái rộng lượng, cái bao dung của muôn đời và vẫn cho nhau bằng một tình thương rộng lớn nên mãi mãi không có hận thù...
Hình bìa của Trần Minh Tâm. Anh Vũ trình bày. Sách in ấn tuyệt đẹp do Hương Cau xuất bản tháng 01 năm 2005.
Địa chỉ liên lạc:
Võ Phước Hiếu - Nhóm Văn Hóa Pháp Việt (France Vietnam Culture) 1, Allée des Peupliers 59.320 Hallennes Lez Haubourdin (France).
TRẦN BÌNH NAM * EINSTEIN
EINSTEIN: MỘT NHÀ BÁC HỌC &
MỘT CON NGƯỜI
Trần Bình Nam
Ngày 30 tháng 11
năm 2002, Viện Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural
History) ở New York phối hợp với đại học Do thái (Hebrew University) ở Jerusalem
và Trung tâm Skirball (Skirball Center) ở Los Angeles đã mở cửa phòng triển lãm
về nhà bác học Einstein tại thành phố New York. Tài liệu triển lãm sẽ được trưng
bày tại Jerusalem trong năm 2003 và năm 2004 sẽ triển lãm tại Los
Angeles.
Thế giới biết ông
Einstein như một nhà bác học tài ba nhất của thế kỷ 20. Ông đã viết và công bố
hơn 300 khám phá khoa học, trong đó có những khám phá lớn làm thay đổi quan niệm
về thế giới hữu hình của Newton.
Nhưng nếu phòng triển lãm chỉ có những công
trình khoa học của Einstein thì không có gì để nói. Cái quý là bên cạnh những
tài liệu đó có những lá thư riêng, thư cho vợ, cho người tình, những tài liệu
cho thấy phản ứng của ông trước cố sự thế giới, quan điểm của ông về dân quyền,
về chiến tranh và hòa bình, về chính sách cần có đối với Trung đông, những dính
líu chính trị, những người bạn, những kẻ thùø của ông, và một tập hồ sơ dày cộm
của sở Cảnh sát Liên bang Hoa Kỳ. Toàn bộ cho chúng ta thấy bên cạnh con người
Einstein siêu phàm là một Einstein bằng xương bằng thịt không khác gì mỗi người
chúng ta.
Albert Einstein
sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm, một thành phố nằm ở phía Nam nước Đức. Bố
ông có một tiệm làm đồ điện ở Munchen nên ông sống và học vỡ lòng tại đó. Albert
Einstein không thích lối học từ chương
và sự khắc khe của bố nên lơ là việc học. Nhưng nhờ khuyến khích của hai ông chú
ruột Einstein quan tâm đến toán và khoa học. Ngoài ra ông thích học đàn với mẹ
và trở thành một tay kéo đàn vĩ cầm có hạng. Tuy nhiên ông chỉ kéo đàn làm vui
trong suốt cuộc đời sóng gió của ông. Năm 12 tuổi ông đã suy nghĩ về thế giới
hữu hình. Ông hay nói về những “vết nhăn” của vũ trụ (và sau này là căn bản của
không gian bốn chiều của ông). Năm 15
tuổi Einstein qua Milan (bắc Ý) sống với bố mẹ đã dọn qua làm ăn ở đó và theo
học bốn năm chuyên toán và vật lý tại trường Đại học Bách khoa danh tiếng
(Federal Polytechnic Academy of Zurich) của Thụy sĩ ở Zurich.
Ông tốt nghiệp năm
1900. Sau đó ông vào công dân Thụy sĩ, dạy toán tại một trường trung học trong
hai năm trước khi làm công chức cho chính phủ Thụy sĩ xét cấp bằng sáng chế tại
Berne. Năm 1903 Einstein cưới bà Mileva Maric, người gốc Serbia. Hai người yêu
nhau khi cùng học ở đại học bách khoa.
Vừa làm công chức vừa nghiên cứu, năm 1905
Einstein công bố ba khám phá làm thay đổi quan niệm của giới khoa học về không
gian, thời gian, ánh sáng và vật chật. Khám phá thứ nhất: ánh sáng gồm những
hạt quang tử truyền đi với một tốc độ cố định dù chúng ta đứng trên một hệ thống
qui chiếu nào để đo tốc độ đó. Khám phá thứ hai: vật chất có thể biến
thành năng lượng (khám phá này làm căn bản cho bom nguyên tử). Và khám phá
thứ ba: không gian và thời gian là hai thành tố không thể tách rời nhau để
họp thành một không gian bốn chiều, và độ lớn của không gian và bề dài của thời
gian co lại nếu chúng ta di chuyển khi đo chúng nó (căn bản của thuyết tương
đối đặc biệt).
Với các khám phá đó đại học Zurich cấp cho
ông bằng tiến sĩ. Sau đó ông bỏ nghề công chức, dạy học toàn thời ở Thụy Sĩ và
trở thành giáo sư thực thụ tại đại học Prague. Năm 1912 ông trở về dạy tại
trường Bách khoa Zurich. Thời gian này Einstein sống hạnh phúc với vợ và hai con
trai Hans Albert và Edward.
Năm 1914 ông
Einstein được mời giữ ghế nghiên cứu kiêm viện sĩ của Hàn lâm viện Khoa học
(Academy of Sciences) của Đức tại Berlin. Khi thế chiến I bùng nổ vợ và hai con
ông đang nghỉ hè ở Thụy sĩ nên vợ chồng ly tán và sau đó li dị nhau. Năm 1916
ông công bố một khám phá mới, rằng trọng lực và gia tốc quan hệ mật thiết với
nhau. Trọng lực chỉ là sự “móp méo” của không gian bốn chiều do sự hiện diện và
phân bố của vật chất (quả đất, mặt trời v.v...) trong không gian. Cho nên
nếu ông Newton cho rằng quả táo rơi do sức hút của quả đất thì ông Einstein cho
rằng quả táo chạy vào chỗ “móp” do quả đất để lại trong không gian bốn chiều
giống như các hành tinh chạy quanh mặt trời và ánh sáng mất hút vào những “vùng
có trọng lực cực mạnh” (black holes) trong vũ trụ. Ông Einstein nói rằng có thể
chứng minh thuyết này đúng hay sai bằng cách đo độ lệch tia sáng của một vì sao
khi tia sáng đi gần mặt trời. Tia sáng của một ngôi sao đi gần mặt trời có thể
thấy được vào lúc toàn nhật thực. Ông sốt ruột chờ chiến tranh chấm dứt để đoàn
tụ gia đình và có cơ hội thực hiện thí nghiệm và trở thành một người chống chiến
tranh và chống mọi hình thức dùng bạo lực.
Năm 1919 ba biến cố lớn đến với đời ông: Ông
li dị bà Maleva Maric và cưới bà Elsa Lowenthal, một người em họ góa chồng, và
cuối năm Viện Khoa học Hoàng gia Anh (Royal Socierty of London) công bố rằng
tháng 5 năm đó tại đảo Principle trong Vịnh Guinea một đoàn khoa học gia của
Viện đã quan sát, chụp hình và đo độ lệch của ánh sáng khi đi băng ngang qua gần
mặt trời và đã kiểm chứng sự tiên đoán của Einstein năm 1916 là đúng. Công bố
này đưa Einstein lên tột đỉnh vinh quang trong giới khoa học.
Trong thập niên
1920s Einstein đầu tư uy tín khoa học của ông vào việc chống mọi chính sách đưa
đến chiến tranh (pacifism) và ủng hộ phong trào lập quốc của người Do Thái
(zionism). Ông đã làm cho giới chính khách ở Đức thù ghét. Lúc này phong trào
Quốc xã cực hữu và khuynh hướng chống Do Thái đang lên tại Đức.
Không sờn lòng ông đã đi diễn thuyết nhiều
nơi tại Âu châu và được tiếp đãi nồng hậu. Người ta không quên hình ảnh một nhà
bác học nghèo, đơn sơ, bình dị đi khắp
Âu châu bằng xe lửa hạng ba với một cây đàn vĩ cầm trong tay. Đầu năm 1921 đáp
lời mời của Chaim Weizmann (người cầm đầu phong trào lập quốc Do Thái tại Mỹ)
ông đi một vòng Hoa Kỳ vận động gây quỹ
cho phong trào. Mấy năm sau đó ông du hành qua Á châu, Trung đông và Nam Mỹ. Ông
được chọn trao giải vật lý Nobel năm
1921.
Thời gian này ông
vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học và theo đuổi thuyết “mọi vật trong vũ trụ kể
cả thế giới li ti (subatomic level) được sắp xếp theo một qui luật có thể tiên
đoán được.” Thuyết này không được giới khoa học gia đồng thời tán đồng. Sau
khi khám phá ra thuyết bất định (uncertainty principle) họ không tin như
vậy. Lập trường tranh luận của ông Einstein nhuốm màu sắc duy tâm. Ông nói: “Khó
nắm bắt ý Trời, nhưng ông Trời không muốn lừa gạt chúng ta” (God is subtle, but
he is not malicious). Sự tranh cãi khoa học này đến nay vẫn chưa ngã
ngũ.
Năm 1929 khi
Einstein 50 tuổi diễn biến chính trị và kinh tế trên thế giới làm ông hết sức
buồn phiền. Người A Rập đánh phá những khu định cư của người Do Thái ở
Palestine, đảng Quốc xã cực hữu nắm ưu thế tại Đức, và thị trường chứng khoán
New York sụp đổ. Trong gia đình, Edward (con út của ông) bị khủng hoảng tâm thần
do di truyền máu của mẹ nhưng đinh ninh cho rằng bị ông bỏ
bê.
Năm 1931 trong thời
gian dạy học bán thời tại đại học Oxford (Luân Đôn) ông dành hết thì giờ cho
phong trào hòa bình thế giới và đã cho mượn tên thành lập Quỹ quốc tế chống
chiến tranh mang tên ông (Einstein War Resister’s International Fund) với mục
đích tạo áp lực cho Hội nghị giải giới quốc tế (World Disarmament Conference) dự
trù họp tại Geneva năm 1932. Hội nghị giải giới bất thành ông Einstein thất vọng
và mất niềm tin vào khả năng sống hòa bình của con người. Trong một lá thư trao
đổi với Freud (nhà tâm lý học người Áo) ông cho rằng con người sinh ra “vốn ác”.
Freud trả lời rằng chiến tranh phát sinh từ tâm lý “thương-ghét”
(love-hate) bẩm sinh của con người và
ước mơ một thế giới không có chiến tranh của Einstein là một ý tưởng viễn
vông.
Năm 1933 khi Adolf Hitler trở thành thủ tướng
Đức ông Einstein từ bỏ quốc tịch Đức, qua sống tại Hoa Kỳ, đứng ra kêu gọi các
nước Âu châu chuẩn bị chiến tranh để chống chiến tranh. Theo ông nếu
không ngăn chận trước sau Hitler cũng gây chiến. Đến Hoa Kỳ năm 1933 ông
Einstein héo hắt trước tuổi. Một người bạn của ông ghi lại: “Einstein như không
còn sức sống. Ông ngồi đó trong nhà tôi, hai bàn tay xoa mái tóc bạc phơ, nói
miên man như trong cơn mơ về đủ thứ chuyện dưới ánh mặt trời. Tôi không thấy ông
cười.”
Tuy thế, hai mươi
năm sau đó cuộc đời Einstein phẳng lặng. Việc chính là dạy học để đủ sống. Buồn
ông kéo đàn, hay dạo thuyền trên chiếc hồ nhỏ cạnh nhà. Năm năm sau ông vào quốc
tịch Mỹ.
Năm 1939 Niels Bohr, nhà vật lý nguyên tử Đan
Mạch thư cho ông biết Lise Meitner (một nhà khoa học Đức đang tị nạn tại
Copenhague) dựa vào các thí nghiệm của hai nhà hóa học Đức khác là Otta Hahn và
Fritz Strassmann đã phá vỡ được nguyên tử uranium và phần vậät chất mất đi đã
biến thành năng lượng như tiên đoán của ông năm 1903. Niels Bohr viết rằng nếu
có thể tạo ra sự phá vỡ dây chuyền thì
có khả năng tạo ra một sức nổ lớn tỏa ra một số năng lượng vô cùng lớn lao. Một
số khoa học gia Hoa Kỳ lo sợ rằng Hitler sẽ dùng khám phá khoa học này để chế
tạo vũ khí nên đề nghị Einstein dùng uy tín của ông viết thư cho tổng thống
Franklin D. Roosevelt yêu cầu ông ra
lệnh nghiên cứu để sẵn sàng chế tạo vũ khí này. Ngày 1/10/1939 sau khi Hitler
xâm lăng Ba Lan kinh tế gia Alexander Sachs (một người cận kề với tổng thống
Roosevelt) mới trình tổng thống bức thư của Einstein. Ông Einstein viết:
“Hiện nay thế giới khoa học hầu như đã có khả năng tạo ra phản ứng phá vỡ dây
chuyền trong một khối uranium” và “nếu làm được khoa học có khả năng chế
tạo một loại bom cực mạnh chưa từng thấy.” Hai năm sau, ngày 9/10/1941 tổng
thống Roosevelt ra khẩn lệnh thiết lập kế hoạch Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
Ngoài bức thư viết cho tổng thống Roosevelt ông Einstein không làm bất cứ một
việc gì liên quan đến việc chế tạo bom nguyên tử. Lý do, chương trình Manhattan
là bí mật quốc phòng và FBI không tin sự trung thành của ông đối với nước Mỹ.
Ông Einstein biết khám phá khoa học của ông và bức thư ông viết cho tổng thống
Roosevelt đã thành hiện thực khi hay tin quả bom nguyên tử đầu tiên đã được xử
dụng tại Hiroshima tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên tên tuổi ông được gắn liền với
thứ vũ khí kinh hoàng đó.
Ông qua đời bình an trong giấc ngủ đêm
18/4/1955 hưởng thọ 76 tuổi tại bệnh viện Princeton, bang New Jersey. Trên chiếc
bàn nhỏ ông để lại một bản văn chưa viết xong chúc mừng ngày Độc lập của Do
thái. Ông tự thuật: “Với khả năng nhỏ bé, suốt cuộc đời tôi chỉ mong muốn
phục vụ cho sự thật và công lý mặc dù tôi biết những việc tôi làm làm nhiều
người khó chịu.” Và một khám phá chính trị:
“Người Do thái có quyền lập quốc ở Palestine, nhưng điều quan trọng
nhất trong chính sách của chúng ta là thành tâm và quyết chí tạo một định chế
bảo đảm quyền bình đẳng tuyệt đối cho mọi công dân A Rập sống với chúng ta.”
Bốn mươi năm sau (tháng 9/1995) thỏa ước Oslo đã đặt căn bản cho chính sách này.
Rất tiếc những người Do thái quá khích và hai vị thủ tướng Benjamin Netanyahu và
Ariel Sharon đã không đọc Einstein.
Sau khi ông qua đời
bà Helen Dukas, thư ký riêng thu thập tài liệu về ông nhưng không chịu tiết lộ
thư từ cá nhân của ông. Đến năm 1992 khi cuốn “Những lá thư tình của Albert
Einstein và Mileva Maric” được xuất bản người ta mới hiểu lý do. Bố mẹ ông
Einstein cản trở cuộc hôn nhân nên đến năm 1903 ông mới làm lễ cưới bà Mileva
sau khi bà sinh cô bé gái Lieserl tại Serbia không hôn thú. Lieserl chết trước
khi gặp mặt cha. Những lá thư đượm tình cảm của ông viết cho Mileva như: “làm
sao anh có thể sống thiếu em, người em bé bỏng của anh ...” viết năm 1900 biến
thành những lá thư tầm thường khi hai người có hai con trai, tiếng tăm ông vang
dội, và bà Mileva có dấu hiệu bị bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia). Trong
một lá thư năm 1913 gởi cho bà Elsa ông viết: “bây giờ ..... Mileva hầu như
không biết vui đùa là gì và chẳng có bạn bè ... Nơi nào có mặt bà là nơi đó mất
vui ...” Sáu năm sau ông cưới Elsa sau khi muốn cưới người con gái của Elsa bất
thành. Einstein có nhiều người tình trong cuộc đời ông nhưng hình như ông không
yêu ai. Nhiều người cho Einstein bẩm sinh ghét phụ
nữ.
Ông Einstein là một
người đấu tranh cho dân quyền không mệt mỏi. Theo Fred Jerome, tác giả cuốn “The
Einstein File” (Hồ sơ Einstein) đây là lý do ông J. Edgar Hoover, giám đốc FBI
đã cho mở một hồ sơ dày 1.800 trang về Einstein khi ông đến tị nạn tại Hoa kỳ
năm 1933. Sau khi Einstein trở thành công dân Mỹ, ông Hoover vẫn không ngừng thu
thập tài liệu để chứng minh Einstein là gián điệp cộng sản với mục đích tước
quốc tịch và trục xuất ông ra khỏi nước. Cuộc điều tra chấm dứt năm 1955 và chỉ
có một kết quả là ngăn không cho Einstein tham dự chương trình Manhattan, nhưng
không chứng minh được gì cả? Hồ sơ Einstein trắng tinh. Einstein là một người
xã hội nguyên chất. Ông ghét cộng sản và tư
bản.
Nhà vật lý học Gerald Holton, giáo
sư đại học Harvard kiêm viết lịch sử khoa học là người đầu tiên được đọc những
gì về Einstein sau khi ông qua đời đã hết sức kinh ngạc về cuộc sống tâm linh
phong phú của ông. Theo ông Holton, bộ óc thông minh xuất chúng của Einstein
không giải thích được những gì ông đã khám phá. Hình như có một sự cảm thông
giữa ông và trời đất.
Nhưng điều quan hệ là không vì
thế ông sống xa rời với cuộc đời nhân thế. Nhà bác học của chúng ta đã sống như
một con người với “mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, nhục” của kiếp nhân sinh.
Tài liệu tham khảo :
- Encyclopedia, Britannica, vol. 18, page 196-199
- “The Inner Einstein” by Thomas Hayden, US News & World Report Dec. 9, 2002
- “Einstein, The Life and Times” by Ronald W. Clark
- “Einstein Exhibit Adds a Human Side to the Equation” by Robert Lee Holt. Los Angeles Times Dec. 1, 2002
<!--[
VÕ KỲ ĐIỀN * CHUYỆN THẬT NGÀY XƯA
CHUYỆN THẬT NGÀY XƯA
Buổi sáng hôm đó, tôi và người bạn thân đến nhà cụ Diễn trên một gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương. Tôi đang rảnh, Thâu cũng vậy, hai đứa đi loanh quanh trên đường phố Sài Gòn quen thuộc hoài đã mõi chưn nên khi ăn uống xong xuôi, Thâu chợt đề nghị coi bói cho biết tương lai. Nghe tới tên cụ Diễn là tôi chịu liền, từ lâu hằng nghe đại danh cụ và ước ao được gặp. Tôi đâu ngờ Thâu lại là chỗ thân tình với cụ và có thể nhờ coi dùm (mà không phải trả tiền và hình như cụ cũng không lấy tiền của khách, tôi không biết rõ lắm việc nầy)
Lúc đó tôi còn trẻ lắm, sống ở tỉnh nhỏ, chuyện hôn nhân cứ trở ngại, trục trặc hoài. Có cái chuyện dễ dàng như vậy mà làm cũng không xong, cả tỉnh bạn bè nay đứa nầy mai đứa kia, cưới vợ lấy chồng từ từ hết trơn, thấy mà tức ứa gan,... Do hôn nhân trễ muộn tôi đâm giựt mình, như một nhà xã hội và tâm lý gia, tôi tự tìm hiểu cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế, tâm lý…, và cuối cùng đổ thừa cho là tại cái nầy, tại cái kia và tìm những khuyết điểm của mình, tự trách cứ. Lúc đó do công cuộc làm ăn, tôi thường liên lạc với Thâu. Thâu nghe tôi kể lể tâm sự, phản đối liền – bạn nói tầm bậy hết trơn rồi, không phải tại cái gì cả mà tại cái số mạng, cái số ế vợ,… Nếu đúng như mấy lý do kinh tế, tài chánh, gia đình gì đó, tại sao có nhiều thằng xấu trai, học kém, nhà nghèo, nhút nhát, nghiã là đủ thứ dở tệ… tại sao cũng có vợ được, tại sao? Cuối cùng Thâu kết luận - xe hơi còn có số mà, nói chi người ta. Mà muốn biết số mạng ra sao thì bạn phải theo tôi qua kiếm cụ Diễn, thần tướng, hiện nhà ở bên kia đường...
Nhà cụ Diễn trên một căn gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương nhiều cây to bóng mát. Bên trong nhà không khi mát mẻ, bàn ghế đồ đạc bày biện theo kiểu xưa, cổ, có nhiều bức tranh Tàu treo dọc theo tường. Lúc đó cụ đang bận tiếp khách. Vài ông khách ăn mặt âu phục, complet, cà vạt chỉnh tề, ngồi đứng chào hỏi dáng vẻ cung kính, khiến tôi đâm e ngại.
Cụ Diễn là một ông già người Bắc tuổi chừng độ trên dưới bảy mươi, người ốm yếu, mong manh, khăn đóng bạc màu, áo dài mỏng bằng the đen. Rõ ràng là một nhà nho lở vận, ẩn dật, sống an bần lạc đạo trong cái không khí ồn ào, rộn rịp của cái đất Sài Gòn văn minh với chiến cuộc đang leo thang từng ngày… Trong lúc ngồi chờ đợi, tôi quan sát con người và cử chỉ thái độ cụ. Cặp mắt quá nhỏ so với khung mặt, có lẽ vì tuổi già, thân hình như gầy tóp lại. Dầu cụï không đeo kiếng nhưng tôi vẫn không thấy được tròng mắt lớn hay nhỏ. Hai mí mắt đã cố nhướng cho xa nhau nhưng độ hở vẫn chỉ to hơn sợi len giăng ngang chút xíu. Tuy lem nhem như vậy hình như cụ đã thấy hết trơn đời tôi. Sau khi đi qua lại vài bước cho cụ coi tướng, câu đầu tiên cụ nói như vầy :
-số ông suốt đời ở chợ.
Tôi dạ cám ơn và thấy cười trong bụng- ông thầy nầy ai cũng khen phục tài giỏi nhưng nói một câu hổng giỏi chút nào. Sáng hôm đó, tôi ăn mặc bảnh bao, đầu tóc mới hớt gọn ghẽ, lại đi chơi với dược sĩ Thâu, rể ông đại sứ nổi tiếng, hổng lẽ tôi lại ở nơi thôn quê. Nói như vậy thì ai cũng có thể nói được. Nhưng tôi cố nhớ lại coi hồi nhỏ tôi có ở nhà quê hay không, quả là không có. Tôi được sanh ra tại đảo Phú Quốc, cái đảo nhỏ xíu như một thôn xóm nghèo, tuy vậy nhà tôi cũng ở ngay tại chợ, thị trấn Dương Đông. Rồi nhà được dọn vài ba lần, lần nào cũng vậy, mở cửa ra là thấy chợ ở ngay trước mắt. Tôi kiên nhẫn chờ nghe tiếp .
-năm ngoái ông bị đụng xe, may là không nguy hiểm tới tính mạng.
Tôi chợt nhìn xuống khuỷu tay, vết thẹo còn lộ đỏ sau một lần té xe rất nguy hiểm từ trên dốc Lò Chén. À thì ra, ổng nhìn thấy vết trầy nầy, bận áo tay ngắn, cái thẹo chần dần như vậy, ai mà không thấy.
-Dạ, dạ, cụ nói đúng, năm ngoài tôi bị nặng lắm, xém chút nữa là nguy rồi, nhờ phước đức ông bà....
-tuy nhà ông ở ngay tại chợ nhưng sau nhà lại có vườn cây.
Trời đất ! mới nhìn có tôi có chút xíu mà nói được cái vườn sau nhà, cũng lạ. Sách tướng tôi cũng đã từng đọc qua vài cuốn, có chương nào chỉ cách nhìn mặt mũi tay chưn mà tả được cảnh vật trước hoặc sau nhà ? Bỡi chi tiết nầy khó thể có được. Miền Nam mình, tỉnh nào cũng vậy, đường đất phố xá nhỏ hẹp, nhứt là phố chợ, đất dư tính từng tất, dành để buôn bán làm ăn, chỗ nhiều đâu mà trồng cây ăn trái… Tôi thấy quả ông cụ có tài lạ, tuy vậy chuyện cái nhà, cái vườn có gì quan trọng, nói tới nói lui làm chi ?
-nếu ông không ở trong căn nhà như vậy, thì đã nguy hiểm tới tính mệnh.
Tôi ngồi im, chuyện nầy cũng không biết ra sao nữa, khoa địa lý dương cơ có nhiều điều không thể nghĩ bàn. Ông cụ vẫn bình thản, không cần hỏi tới năm tháng ngày giờ sanh, miệng vẫn nói đều đều, thong thả :
-hiện tại ông làm nghề dạy học, dự định đổi đi nơi khác, lần đầu không được lần sau sẽ được…
Tôi giật nẩy người, đầy mình mọc gai óc. Làm sao ông cụ biết tôi làm nghề dạy học, chỉ bao nhiêu đó thôi quả là tay cao thủ. Tôi vừa ở quân trường ra, sau ba tháng thụ huấn quân sự, tóc hớt ngắn, da đen thui, tay chưn còn dính đầy nắng gió. Năm Mậu Thân cuộc chiến tàn khốc, hầu hết thanh niên cở tôi đều vào quân đội. Nếu nhìn dáng vẻ bên ngoài mà đoán tôi là sĩ quan thì dễ đúng hơn. Đâu có nét nào giống thầy giáo. Rồi làm sao biết được tôi đang xin đổi nhiệm sở, hồ sơ hiện bị trở ngại. Chắc bạn mình đã nói lỡ nói trước với ông già nầy hết trơn rồi, tôi liếc qua Thâu. Thâu tỉnh rụi, thấy ông cụ nói không điểm nào trật, khoái chí ngồi cười cười… Rồi lại suy nghĩ, ổng coi cho mình, tốn công tốn sức, có lấy đồng xu cắc bạc nào, nói gạt, nói dối làm chi.
Lời nói cụ đều đều, thong thả, chuyện quá khứ, chuyện tương lai, công danh, khoa bảng, tiền của, sự nghiệp, bạn bè, tai nạn, bịnh hoạn… sẽ như thế nầy, thế kia, tôi vâng dạ liền miệng. Có đoạn ông cụ nói năm gần bốn mươi tuổi tôi sẽ sống ở nước ngoài, một xứ phương Bắc rất lạnh và xài tiền bằng Mỹ Kim, tôi đâm tức cười, không biết là ông còn thức hay đã ngủ, nói mê…
Nhưng mấy cái chuyện xa vời đó có quan trọng gì tới tôi đâu, cái mà tôi đang chờ để biết là chuyện gia đạo tình duyên mà, nóng ruột hết sức, tôi rụt rè ngắt lời :
-Dạ, dạ, nhờ cụ coi dùm chuyện gia đạo vợ con ra sao, hiện tại tôi còn.. một mình.
Ông cụ nhướng cặp mắt tí xíu lên, nói rõ ràng như thấy cô vợ tương lai của tôi trước mặt :
-người vợ tương lai của ông, học hành như thế nầy, gia thế, nhà cửa thế nầy.., cùng nghề nghiệp với ông.
-dạ thưa cụ, theo như cụ nói thì không dám đâu. Tôi ở tỉnh nhỏ, học ít, chỉ muốn tìm người trẻ tuổi và học kém hơn một chút ..
Ông cụ không trả lời, mắt hình như nhắm lại. Tôi nhớ lại từ đầu buổi cho tới giờ, chuyện quá khứ thì rất đúng nhưng không có gì đặc biệt, tôi ở trong nhà nầy hay nhà kia, làm thầy giáo hay sĩ quan thì cũng vậy, còn chuyện tương lai thì chưa biết ra sao. Duy chuyện vợ con thì hơi lạ, tôi nghĩ là ông cụ nói trật vì hồi nào tới giờ chưa bao giờ tôi để ý tới bạn gái đồng nghiệp. Tôi vốn rất sợ cô giáo và những người đàn bà thông minh, học giỏi hơn mình...
-Thưa cụ, xin cụ cho biết chừng nào tôi mới cưới được vợ ?
Ông cụ không trả lời ngay câu hỏi, chợt mở mắt ra, phán cho một câu dứt khoát, khiến tôi sửng sốt như bị tạt một gáo nước lạnh :
-đám cưới ông hầu như không có.
Trời đất, thiệt vậy sao? Thiệt vậy sao, tôi nghe lỗ tai lùng bùng. Chuyện cưới vợ đã trầy vi tróc vảy, rồi tại sao sẽ gặp một cô giáo nghiêm trang… rồi lại không có đám cưới. Hàng trăm câu hỏi tại sao, tại sao trong đầu. Tôi cảm thấy mồ hôi rịn ra đầy mặt. Sao kỳ cục vậy, căn cứ vào đâu mà cụ dám nói như vậy. Tôi nhìn thẳng vào mặt, thấy cụ vẫn bình thản, cụ nói thiệt tình mà đâu phải nói chơi.
Tôi hỏi tiếp, giọng hơi khó chịu ...
-dạ thưa cụ, tại sao lại không có đám cưới, có phải tôi không đủ tiền cưới vợ ?
-không phải, nhà ông thiếu gì tiền.
-vậy tại sao, nếu có đủ tiền tại sao tôi lại không làm đám cưới. Thú thật với cụ, tôi mà thương ai, dù người đó mang bầu hay có con rồi, tôi cũng sẽ làm đám cưới chánh thức, đàng hoàng. Tại sao tôi lại sợ dư luận mà không làm đám cưới, lại dắt con người ta đi không…
Khi nói đến đây, tôi nhớ lại giai đoạn đó ở tỉnh nhà, bạn bè nhiều lắm, đứa nào cưới vợ tôi đều sẵn lòng giúp đỡ. Vừa cho mượn xe, vừa làm tài xế, vừa làm rể phụ, hổng lẽ tới đám cưới mình, không ai tham dự. Ngày cưới tôi phải vui vẻ và đông đảo bạn bè thân tình chớ. Ông cụ chấm dứt bằng lời nói giận dỗi:
-cái mặt ông làm gì dám dắt ai …
Rõ ràng là ông cụ nói nhiều điều vô lý, tôi không còn kiên nhẫn ngồi nghe tiếp nữa, đâm ra vô phép, đứng dậy và nói giọng hờn mát :
-tôi không dám dắt ai, tôi lại có tiền, vậy hỏi cụ, tại sao lại không làm đám cưới cho vui. Tại sao tôi không làm…
Ông cụ không trả lời, khoát tay đuổi tôi và Thâu ra cửa. Tôi cúi đầu cám ơn từ giả cho có lệ, rồi đi thẳng, bụng không vui. Giửa trưa nắng thiệt nóng và xe cộ ồn ào, mùi khói xăng khét lẹt, trong phút chốc những lời tiên đoán của cụ già bay mất tiêu hết, tôi không còn muốn nhớ nữa. Trật lất rồi, nhớ nữa làm chi. Ngồi trên xe, Thâu phân trần:
-bạn biết không, mấy ông hồi nảy toàn là Bộ Trưởng hay Tổng Giám Đốc gì đó. Ông cụ là thầy tướng riêng cho Tổng Thống với Thủ Tướng, nhưng bửa nay sao ổng nói trật tới trật lui, tôi cũng thấy kỳ cục, nhiều việc không đúng, chắc ổng bịnh hoạn hay đương lo việc gì đó, nhớ trước quên sau…
Tôi bộp chộp kết luận một câu ngon lành :
-Thâu nè, bạn tin tôi đi, không bao giờ tôi cưới cô giáo hết và sẽ làm đám cưới thiệt lớn để rủ bạn bè nhậu một bửa cho vui. Đời người chỉ có một lần cưới vợ, tại sao lại không làm, không lớn thì nhỏ chớ, tại sao lại im ru bà rù… Tôi tin đời có định mạng nhưng cũng tin con người có tự do.
* * *
Và tôi có tự do thiệt tình khi làm quen với D, không bị ai ép buộc cả. Sau ngày đám hỏi, tôi xuống Sài Gòn đến gặp ông già vợ tương lai. Ông trẻ hơn ba tôi nhiều. Cũng vậy, vợ tôi nhỏ tuổi hơn tôi nhiều lắm. Những gì cụ Diễn nói về nàng đều đúng, không trật một điểm nào. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao tôi lại liều gan kết hôn với một cô giáo, từ nào tới giờ tôi vốn kỵ mà. Tôi có kinh nghiệm về việc nầy, mấy thằng bạn tôi có vợ cô giáo, một thời gian sau đều trở thành học trò ngoan ngoản các cô hết trơn. Dầu biết rất rõ nhưng giờ đây tôi cũng tình nguyện làm y như vậy. Đúng là số mạng, chạy trời không khỏi nắng.
Hôm đó là những ngày sau Tết, nhà nàng còn chưng đầy bông hoa. Cái bình sứ cổ đời Khang Hy thật lớn dùng cắm cành mai to bằng cổ tay cao tận nóc nhà. Tôi nhìn sững những câu thơ ngoằn ngoèo nét thảo lòi tói và buộc miệng - cái bình nầy quí lắm đầy rạn da qui, ba dùng như vầy rủi ro nó bể thì sao. Ông già vợ tương lai cười, làm sao bể được con, ba chưng như vậy cả chục năm nay rồi, có sao đâu. Mấy đứa em vợ bu quanh chờ ông anh rể quí chở đi ăn mì. Cả nhà quây quần ấm áp, tiếng nhạc vang vang đầy nhà. Nhà sắp có đám cưới mà, không vui sao được.
Ông già lắng nghe giọng Khánh Ly trầm ấm vang lên từ chiếc máy nhạc, tự nhiên quay qua tôi- nè nè, con nghe nè, mấy ông văn nghệ sĩ nói chuyện, viết lách thiệt là hay, cái gì mà… giọt nước mắt rơi thành hồ nước long lanh... Câu nói chưa hết, D. lại xí xọn xen vô, bản nầy là Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn đó ba.
Ông vừøa cầm ly rượu sóng sánh màu hổ phách, vừa lẩm bẩm - Như cánh vạc bay, à, à cánh vạc bay ra làm sao, tượng trưng cho cái gì, thiệt tình ba không hiểu. Rồi khóc mà tới thành hồ nước long lanh - thì thiệt là viết khéo hết sức, viết được tới như vậy thì trên đời hổng có mấy tay. Rồi ông ta bàn tiếp - con nghĩ coi giọt nước mắt có chút xíu, mà làm đầy cả hồ nước là phải khóc nhiều lắm đó nghen...
Tôi ngạc nhiên, ông là tay buôn bán già đời, suốt ngày chỉ thấy cộng trừ nhân chia, tại sao không chịu nói chuyện tiền bạc, nhà đất, của cải, tự nhiên hôm nay sao lại nổi hứng bàn chuyện thơ văn, nghĩ cũng lạ. Bất ngờ ông hỏi tôi, giọng ngọt ngào :
–Nè nè, ba nghe nói con dạy văn chương. Vậy có bao giờ con viết văn hay làm thơ gì không ?
Tôi còn đang giai đoạn ở rể, phải cố gắng lấy điểm để làm vừa lòng ông già vợ. Câu hỏi khiến tôi giựt mình –như vậy là ông ta khen hay chê Trịnh Công Sơn ? Câu trả lời tôi phải như thế nào cho đúng. Trời đất ơi, nhằm cái lúc vui vẻ nầy mà vợ tôi lại cho hát cái bản nhạc mắc dịch đó làm chi. Câu hỏi ngọt ngào như viên thuốc bọc đường có phải là viên thuốc độc ? Tôi phải trả lời sao cho vừa ý ông đây ?
Hồi nào tới giờ quả tình là tôi không biết viết văn hay làm thơ. Nhưng nếu cần nói láo để được vợ thì tôi cũng phải liều gan nói đại. Nhưng mà, câu hỏi độc địa nầy hình như có liên quan tới cái ý nói láo đó. Khóc mà tới đầy cả hồ nước thì là nói láo rõ ràng, ai ai cũng thấy. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ra như vậy và cả nước coi nhạc sĩ nầy là thiên tài, nhạc ông vang rền ngập từ chợ đến quê, ban ngày cũng như ban đêm… Nhưng nói láo nhận mình là văn nghệ sĩ thì khác, không giống kiểu nói láo trong thơ văn…
Tôi còn đang ấp úng tìm câu trả lời thì may quá, bà già vợ đi đâu sợt sợt trở về, thấy tôi bà nói một hơi không kịp thở :
-con về trình lại với anh chị ở trển, ba má đã về Dĩ An nhờ thầy coi ngày cưới rồi . Ông thầy nầy ngày xưa coi cho ba má đó, coi kỹ lắm, ổng tìm được ngày tháng đại lợi, tụi con sẽ ăn đời ở kiếp với nhau, giàu sang phú quí, tử hiếu tôn hiền….
Nói xong bà lục trong túi đưa cho tôi tờ giấy đỏ, đầy chữ viết run rẩy của một cụ già, nghe đâu đã trên chín chục. Rõ ràng là ông thầy Dĩ An coi ngày cưới hỏi thiệt hay, thời gian đã chứng minh được tài năng của ông. Ông bà nhạc gia tôi sống chung nhau cho tới bây giờ, tiền bạc nhà cửa sung túc, con cháu đầy đàn, chưa hề biết đến chuyện ly dị khổ tâm, đau đớn ra làm sao.
Tôi cầm lấy tờ giấy coi ngày cưới, thời gian còn lâu tới bốn năm tháng nữa, hơi bực mình nhưng nhớ lời dặn dò của ba tôi – theo tao ngày nào cũng tốt hết, ổng bả muốn trễ sớm lúc nào cũng được, miễn mầy cưới được vợ thì thôi, lần nầy mà mầy kiếm chuyện để cho trục trặc nữa là kể như suốt đời không có vợ đó con. Tôi đã thấm thía chuyện hôn nhân trễ muộn mà cũng đâu cần ba tôi dặn, năm nay tôi đã ba muơi lăm tuổi rồi, tôi đâu còn ngu mà cà khịa, giận lẫy, kiếm chuyện kiểu con nít như hồi mười tám, hai mươi…
D. đưa cho tôi cục kẹo, tôi ngậm vào miệng, cắn nhẹ thấy có rượu mạnh bên trong. Cuộc đời quả cũng có ngọt ngào, tuy rượu ít nhưng cũng khiến tôi ngây ngất. Đường Trần Hưng Đạo trước nhà, nắng sáng trong, xe chảy thành dòng. Nhớ tới lời tiên đoán cụ Diễn ngày nào - đám cưới ông hầu như không có ! Tôi bật cười. Cụ ơi, đám cưới tôi hã, chắc chắn sẽ rất vui, đông đủ bạn bè, bà con thân thuộc hai bên, làm sao không có, làm sao mà nhỏ cho được. Nội bên vợ, anh chị em D. nếu đếm sơ sơ cũng đủ một chục đủ đầu rồi, nói chi bên gia đình tôi, nội ngoại, sui gia, dâu rể… rồi tới hàng xóm láng giềng, toàn người thân tình ơn nghiã, đâu thể nào không mời người ta đến chung vui.
* * *
Sau ngày 30 tháng 4, tôi len lỏi trong đám đông hỗn loạn ngơ ngác, xác xơ, tìm đường xuống Sài Gòn, đến nhà vợ chưa cưới. Vừa gặp tôi, D. ôm chầm lấy và mừng rỡ. Trong cơn biến động mấy ngày qua, chuyện liên lạc khó khăn gián đoạn, nàng tưởng là tôi đã thoát ra khỏi quê hương và đành đoạn bỏ nàng lại một mình, đi biệt tích. Tôi không biết nên cười hay nên khóc. Tôi trình bày cho ông bà già vợ chuyện tang thương dâu bể xảy ra trên nhà tôi, tất cả những dự định tương lai đầy màu hồng ngày nào trở thành xám đen, tan nát hết. Ba vợ tôi an ủi :
-con đừng bi quan quá, dù gì đất nước mình cũng không còn chiến tranh, mọi sự rồi sẽ ổn định. Lúc đó mình buôn bán làm ăn trở lại…
Trời đất, chế độ nầy mà ổng còn hy vọng buôn bán làm ăn như xưa! Mọi sự sẽ ổn định, đúng rồi, đống máy cày của ổng đâu còn chưng bày ra ngoài hành lang như lúc trước, mà đem giấu tận phía sau nhà. Chị em D. ngày nào quần là áo lụa, trang điểm kỹ lưỡng từ đầu đến chưn, nay cũng bắt chước mặc bộ bà ba đen giống như mấy cô thôn nữ chỉ thiếu chiếc khăn rằn vắt trên vai. Mấy đứa em trai ngồi im lìm, không còn chạy giởn la hét vang rân như ngày trước.
-thưa ba má, nhà cửa, công danh, sự nghiệp, tiền bạc bây giờ kể như mất mát hết rồi, ngay cả thân mạng con cũng không còn biết ra sao. Bửa nay con xuống thưa với ba má là chuyện hôn nhân của con và D. phải hoãn lại… cho tới chừng nào, chừng nào… con cũng không biết nữa. Cũng có thể là không bao giờ.
Nói tới đây tôi nghe D. khóc rấm rứt, rồi không cầm được nước mắt, tôi cũng khóc theo. Bà già vợ tôi cũng thúc thít nhưng còn rán nói :
-đâu được con, đám cưới tụi con không làm lớn được thì mình làm nhỏ, vợ chồng phải có cưới hỏi đàng hoàng chớ con !
Hoàn cảnh đất nước quê hương hổn loạn, tang tóc như vậy mà làm đám cưới, dù làm nhỏ thế nào đi nữa, dù cố gắng cho lắm cũng không thể làm được, mà coi cũng không được. Tôi trả lời ngay :
-Thưa má, con không biết bị bắt ngày nào, bây giờ chỉ còn lo chuyện chết sống, tù đày, sống chỉ biết được ngày nay, không biết ngày mai ra sao, còn đầu óc đâu mà nghĩ tới chuyện gia đình riêng tư nữa.
Tôi tiếp - chế độ nầy sắt máu lắm, chuyện vui không có mà chuyện buồn thì nhiều, con nghĩ là mọi sự bế tắc, miền Nam mình thua trận rồi. Mà quả vậy, đầu óc tôi lúc đó đặc sệt như chì, không tìm ra giải pháp nào ổn thoả hết. Đi không được, ở không được, sống không được mà chết cũng không được luôn. Tôi có cảm giác thua cuộc, bất lực, thất bại, tê liệt như con kiến bò trên bờ chảo nóng, lanh quanh bò hoài cũng không ra khỏi miệng chảo.
Ông già vợ trầm ngâm một hồi, thở ra :
-ba hiểu rồi, thiệt là cơ khổ. Nhưng chuyện nhơn duyên là chuyện lớn đời người, không thể vì vậy là hai con không thành chồng vợ. Con về thưa với anh chị, ba má dưới nầy không đòi hỏi gì cả, cũng không cần có đám cưới. Tới ngày đó, ba má nấu một mâm cơm gia đình, chỉ cần có mặt anh chị và ba má chứng kiến cho hai con lạy bàn thờ, xin phép ông bà tổ tiên để kết duyên thành chồng vợ là đủ.
Tôi ngắc nga, ngắc ngứ - rồi đồ cưới, khăn áo hoàng hậu, nhẫn cưới cho cô dâu, rượu trà, xe hoa… Ông nói - con không cần đem xuống gì cả, kể như là ba má và em con đã nhận lễ vật đầy đủ rồi, đời bây giờ nhiều chuyện rối rắm lắm, đừng có lo nghĩ thêm chi cho mắc công….
* * *
Ngày 30-5 năm 1975 nghiã là sau ngày mất nước một tháng, tôi cưới vợ và đám cưới hầu như không có. Bên nhà vợ tôi nấu một mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, hai đứa tôi lạy bàn thờ rồi lạy tứ thân phụ mẫu, ba má tôi và ba má D. ngồi trên bốn cái ghế đẩu nhỏ sắp hàng ngang trước bàn thờ. Chỉ có người nhà và không có ai lạ. Vậy là xong lễ thành hôn. Trong khi hai bên sui gia gặp nhau, cửa nhà đóng kín kỹ lưỡng, sợ công an khu vực vô phá đám, xui xẻo, hàng xóm không ai biết bên trong chúng tôi đang làm việc gì. Ngày hôm sau tôi về Bình Dương, lén dắt vợ đi chào và trình diện với những thân bằng quyến thuộc. Dù hết sức đơn giản nhưng tôi cũng có vợ đàng hoàng tử tế, đầy đủ lễ nghiã !.
* * *
Khi viết những dòng chữ nầy thì ông già vợ tôi đã mất từ lâu. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ những lời ông nói, tình thương ông cho tôi dù bao nhiêu nước chảy qua cầu, cuộc đời dâu biển, tôi vẫn thương ông như thương cha ruột tôi vậy.
Cụ Diễn cũng đã mất rồi, những lời tiên đoán của cụ ngày nào vẫn còn mãi mãi bên tai, làm sao tôi quên được. Tôi nợ cụ nhiều lắm, bây giờ làm sao trả đây. Không phải là nợ vật chất, tiền bạc, gói trà hay chai rượu mà tôi nợ cụ lời xin lỗi chân thành cùng lời khen ngợi tài năng cao xa của cụ. Cái lỗi ngu si của tôi rất lớn, ngày đó tôi còn quá trẻ chưa hiểu đời là gì, đã dám hoài nghi những điều mình chưa biết.
Toronto, ngày 30 /9/2002
Võ Kỳ Điền
2004-02-02 18:10:00
Buổi sáng hôm đó, tôi và người bạn thân đến nhà cụ Diễn trên một gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương. Tôi đang rảnh, Thâu cũng vậy, hai đứa đi loanh quanh trên đường phố Sài Gòn quen thuộc hoài đã mõi chưn nên khi ăn uống xong xuôi, Thâu chợt đề nghị coi bói cho biết tương lai. Nghe tới tên cụ Diễn là tôi chịu liền, từ lâu hằng nghe đại danh cụ và ước ao được gặp. Tôi đâu ngờ Thâu lại là chỗ thân tình với cụ và có thể nhờ coi dùm (mà không phải trả tiền và hình như cụ cũng không lấy tiền của khách, tôi không biết rõ lắm việc nầy)
Lúc đó tôi còn trẻ lắm, sống ở tỉnh nhỏ, chuyện hôn nhân cứ trở ngại, trục trặc hoài. Có cái chuyện dễ dàng như vậy mà làm cũng không xong, cả tỉnh bạn bè nay đứa nầy mai đứa kia, cưới vợ lấy chồng từ từ hết trơn, thấy mà tức ứa gan,... Do hôn nhân trễ muộn tôi đâm giựt mình, như một nhà xã hội và tâm lý gia, tôi tự tìm hiểu cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế, tâm lý…, và cuối cùng đổ thừa cho là tại cái nầy, tại cái kia và tìm những khuyết điểm của mình, tự trách cứ. Lúc đó do công cuộc làm ăn, tôi thường liên lạc với Thâu. Thâu nghe tôi kể lể tâm sự, phản đối liền – bạn nói tầm bậy hết trơn rồi, không phải tại cái gì cả mà tại cái số mạng, cái số ế vợ,… Nếu đúng như mấy lý do kinh tế, tài chánh, gia đình gì đó, tại sao có nhiều thằng xấu trai, học kém, nhà nghèo, nhút nhát, nghiã là đủ thứ dở tệ… tại sao cũng có vợ được, tại sao? Cuối cùng Thâu kết luận - xe hơi còn có số mà, nói chi người ta. Mà muốn biết số mạng ra sao thì bạn phải theo tôi qua kiếm cụ Diễn, thần tướng, hiện nhà ở bên kia đường...
Nhà cụ Diễn trên một căn gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương nhiều cây to bóng mát. Bên trong nhà không khi mát mẻ, bàn ghế đồ đạc bày biện theo kiểu xưa, cổ, có nhiều bức tranh Tàu treo dọc theo tường. Lúc đó cụ đang bận tiếp khách. Vài ông khách ăn mặt âu phục, complet, cà vạt chỉnh tề, ngồi đứng chào hỏi dáng vẻ cung kính, khiến tôi đâm e ngại.
Cụ Diễn là một ông già người Bắc tuổi chừng độ trên dưới bảy mươi, người ốm yếu, mong manh, khăn đóng bạc màu, áo dài mỏng bằng the đen. Rõ ràng là một nhà nho lở vận, ẩn dật, sống an bần lạc đạo trong cái không khí ồn ào, rộn rịp của cái đất Sài Gòn văn minh với chiến cuộc đang leo thang từng ngày… Trong lúc ngồi chờ đợi, tôi quan sát con người và cử chỉ thái độ cụ. Cặp mắt quá nhỏ so với khung mặt, có lẽ vì tuổi già, thân hình như gầy tóp lại. Dầu cụï không đeo kiếng nhưng tôi vẫn không thấy được tròng mắt lớn hay nhỏ. Hai mí mắt đã cố nhướng cho xa nhau nhưng độ hở vẫn chỉ to hơn sợi len giăng ngang chút xíu. Tuy lem nhem như vậy hình như cụ đã thấy hết trơn đời tôi. Sau khi đi qua lại vài bước cho cụ coi tướng, câu đầu tiên cụ nói như vầy :
-số ông suốt đời ở chợ.
Tôi dạ cám ơn và thấy cười trong bụng- ông thầy nầy ai cũng khen phục tài giỏi nhưng nói một câu hổng giỏi chút nào. Sáng hôm đó, tôi ăn mặc bảnh bao, đầu tóc mới hớt gọn ghẽ, lại đi chơi với dược sĩ Thâu, rể ông đại sứ nổi tiếng, hổng lẽ tôi lại ở nơi thôn quê. Nói như vậy thì ai cũng có thể nói được. Nhưng tôi cố nhớ lại coi hồi nhỏ tôi có ở nhà quê hay không, quả là không có. Tôi được sanh ra tại đảo Phú Quốc, cái đảo nhỏ xíu như một thôn xóm nghèo, tuy vậy nhà tôi cũng ở ngay tại chợ, thị trấn Dương Đông. Rồi nhà được dọn vài ba lần, lần nào cũng vậy, mở cửa ra là thấy chợ ở ngay trước mắt. Tôi kiên nhẫn chờ nghe tiếp .
-năm ngoái ông bị đụng xe, may là không nguy hiểm tới tính mạng.
Tôi chợt nhìn xuống khuỷu tay, vết thẹo còn lộ đỏ sau một lần té xe rất nguy hiểm từ trên dốc Lò Chén. À thì ra, ổng nhìn thấy vết trầy nầy, bận áo tay ngắn, cái thẹo chần dần như vậy, ai mà không thấy.
-Dạ, dạ, cụ nói đúng, năm ngoài tôi bị nặng lắm, xém chút nữa là nguy rồi, nhờ phước đức ông bà....
-tuy nhà ông ở ngay tại chợ nhưng sau nhà lại có vườn cây.
Trời đất ! mới nhìn có tôi có chút xíu mà nói được cái vườn sau nhà, cũng lạ. Sách tướng tôi cũng đã từng đọc qua vài cuốn, có chương nào chỉ cách nhìn mặt mũi tay chưn mà tả được cảnh vật trước hoặc sau nhà ? Bỡi chi tiết nầy khó thể có được. Miền Nam mình, tỉnh nào cũng vậy, đường đất phố xá nhỏ hẹp, nhứt là phố chợ, đất dư tính từng tất, dành để buôn bán làm ăn, chỗ nhiều đâu mà trồng cây ăn trái… Tôi thấy quả ông cụ có tài lạ, tuy vậy chuyện cái nhà, cái vườn có gì quan trọng, nói tới nói lui làm chi ?
-nếu ông không ở trong căn nhà như vậy, thì đã nguy hiểm tới tính mệnh.
Tôi ngồi im, chuyện nầy cũng không biết ra sao nữa, khoa địa lý dương cơ có nhiều điều không thể nghĩ bàn. Ông cụ vẫn bình thản, không cần hỏi tới năm tháng ngày giờ sanh, miệng vẫn nói đều đều, thong thả :
-hiện tại ông làm nghề dạy học, dự định đổi đi nơi khác, lần đầu không được lần sau sẽ được…
Tôi giật nẩy người, đầy mình mọc gai óc. Làm sao ông cụ biết tôi làm nghề dạy học, chỉ bao nhiêu đó thôi quả là tay cao thủ. Tôi vừa ở quân trường ra, sau ba tháng thụ huấn quân sự, tóc hớt ngắn, da đen thui, tay chưn còn dính đầy nắng gió. Năm Mậu Thân cuộc chiến tàn khốc, hầu hết thanh niên cở tôi đều vào quân đội. Nếu nhìn dáng vẻ bên ngoài mà đoán tôi là sĩ quan thì dễ đúng hơn. Đâu có nét nào giống thầy giáo. Rồi làm sao biết được tôi đang xin đổi nhiệm sở, hồ sơ hiện bị trở ngại. Chắc bạn mình đã nói lỡ nói trước với ông già nầy hết trơn rồi, tôi liếc qua Thâu. Thâu tỉnh rụi, thấy ông cụ nói không điểm nào trật, khoái chí ngồi cười cười… Rồi lại suy nghĩ, ổng coi cho mình, tốn công tốn sức, có lấy đồng xu cắc bạc nào, nói gạt, nói dối làm chi.
Lời nói cụ đều đều, thong thả, chuyện quá khứ, chuyện tương lai, công danh, khoa bảng, tiền của, sự nghiệp, bạn bè, tai nạn, bịnh hoạn… sẽ như thế nầy, thế kia, tôi vâng dạ liền miệng. Có đoạn ông cụ nói năm gần bốn mươi tuổi tôi sẽ sống ở nước ngoài, một xứ phương Bắc rất lạnh và xài tiền bằng Mỹ Kim, tôi đâm tức cười, không biết là ông còn thức hay đã ngủ, nói mê…
Nhưng mấy cái chuyện xa vời đó có quan trọng gì tới tôi đâu, cái mà tôi đang chờ để biết là chuyện gia đạo tình duyên mà, nóng ruột hết sức, tôi rụt rè ngắt lời :
-Dạ, dạ, nhờ cụ coi dùm chuyện gia đạo vợ con ra sao, hiện tại tôi còn.. một mình.
Ông cụ nhướng cặp mắt tí xíu lên, nói rõ ràng như thấy cô vợ tương lai của tôi trước mặt :
-người vợ tương lai của ông, học hành như thế nầy, gia thế, nhà cửa thế nầy.., cùng nghề nghiệp với ông.
-dạ thưa cụ, theo như cụ nói thì không dám đâu. Tôi ở tỉnh nhỏ, học ít, chỉ muốn tìm người trẻ tuổi và học kém hơn một chút ..
Ông cụ không trả lời, mắt hình như nhắm lại. Tôi nhớ lại từ đầu buổi cho tới giờ, chuyện quá khứ thì rất đúng nhưng không có gì đặc biệt, tôi ở trong nhà nầy hay nhà kia, làm thầy giáo hay sĩ quan thì cũng vậy, còn chuyện tương lai thì chưa biết ra sao. Duy chuyện vợ con thì hơi lạ, tôi nghĩ là ông cụ nói trật vì hồi nào tới giờ chưa bao giờ tôi để ý tới bạn gái đồng nghiệp. Tôi vốn rất sợ cô giáo và những người đàn bà thông minh, học giỏi hơn mình...
-Thưa cụ, xin cụ cho biết chừng nào tôi mới cưới được vợ ?
Ông cụ không trả lời ngay câu hỏi, chợt mở mắt ra, phán cho một câu dứt khoát, khiến tôi sửng sốt như bị tạt một gáo nước lạnh :
-đám cưới ông hầu như không có.
Trời đất, thiệt vậy sao? Thiệt vậy sao, tôi nghe lỗ tai lùng bùng. Chuyện cưới vợ đã trầy vi tróc vảy, rồi tại sao sẽ gặp một cô giáo nghiêm trang… rồi lại không có đám cưới. Hàng trăm câu hỏi tại sao, tại sao trong đầu. Tôi cảm thấy mồ hôi rịn ra đầy mặt. Sao kỳ cục vậy, căn cứ vào đâu mà cụ dám nói như vậy. Tôi nhìn thẳng vào mặt, thấy cụ vẫn bình thản, cụ nói thiệt tình mà đâu phải nói chơi.
Tôi hỏi tiếp, giọng hơi khó chịu ...
-dạ thưa cụ, tại sao lại không có đám cưới, có phải tôi không đủ tiền cưới vợ ?
-không phải, nhà ông thiếu gì tiền.
-vậy tại sao, nếu có đủ tiền tại sao tôi lại không làm đám cưới. Thú thật với cụ, tôi mà thương ai, dù người đó mang bầu hay có con rồi, tôi cũng sẽ làm đám cưới chánh thức, đàng hoàng. Tại sao tôi lại sợ dư luận mà không làm đám cưới, lại dắt con người ta đi không…
Khi nói đến đây, tôi nhớ lại giai đoạn đó ở tỉnh nhà, bạn bè nhiều lắm, đứa nào cưới vợ tôi đều sẵn lòng giúp đỡ. Vừa cho mượn xe, vừa làm tài xế, vừa làm rể phụ, hổng lẽ tới đám cưới mình, không ai tham dự. Ngày cưới tôi phải vui vẻ và đông đảo bạn bè thân tình chớ. Ông cụ chấm dứt bằng lời nói giận dỗi:
-cái mặt ông làm gì dám dắt ai …
Rõ ràng là ông cụ nói nhiều điều vô lý, tôi không còn kiên nhẫn ngồi nghe tiếp nữa, đâm ra vô phép, đứng dậy và nói giọng hờn mát :
-tôi không dám dắt ai, tôi lại có tiền, vậy hỏi cụ, tại sao lại không làm đám cưới cho vui. Tại sao tôi không làm…
Ông cụ không trả lời, khoát tay đuổi tôi và Thâu ra cửa. Tôi cúi đầu cám ơn từ giả cho có lệ, rồi đi thẳng, bụng không vui. Giửa trưa nắng thiệt nóng và xe cộ ồn ào, mùi khói xăng khét lẹt, trong phút chốc những lời tiên đoán của cụ già bay mất tiêu hết, tôi không còn muốn nhớ nữa. Trật lất rồi, nhớ nữa làm chi. Ngồi trên xe, Thâu phân trần:
-bạn biết không, mấy ông hồi nảy toàn là Bộ Trưởng hay Tổng Giám Đốc gì đó. Ông cụ là thầy tướng riêng cho Tổng Thống với Thủ Tướng, nhưng bửa nay sao ổng nói trật tới trật lui, tôi cũng thấy kỳ cục, nhiều việc không đúng, chắc ổng bịnh hoạn hay đương lo việc gì đó, nhớ trước quên sau…
Tôi bộp chộp kết luận một câu ngon lành :
-Thâu nè, bạn tin tôi đi, không bao giờ tôi cưới cô giáo hết và sẽ làm đám cưới thiệt lớn để rủ bạn bè nhậu một bửa cho vui. Đời người chỉ có một lần cưới vợ, tại sao lại không làm, không lớn thì nhỏ chớ, tại sao lại im ru bà rù… Tôi tin đời có định mạng nhưng cũng tin con người có tự do.
* * *
Và tôi có tự do thiệt tình khi làm quen với D, không bị ai ép buộc cả. Sau ngày đám hỏi, tôi xuống Sài Gòn đến gặp ông già vợ tương lai. Ông trẻ hơn ba tôi nhiều. Cũng vậy, vợ tôi nhỏ tuổi hơn tôi nhiều lắm. Những gì cụ Diễn nói về nàng đều đúng, không trật một điểm nào. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao tôi lại liều gan kết hôn với một cô giáo, từ nào tới giờ tôi vốn kỵ mà. Tôi có kinh nghiệm về việc nầy, mấy thằng bạn tôi có vợ cô giáo, một thời gian sau đều trở thành học trò ngoan ngoản các cô hết trơn. Dầu biết rất rõ nhưng giờ đây tôi cũng tình nguyện làm y như vậy. Đúng là số mạng, chạy trời không khỏi nắng.
Hôm đó là những ngày sau Tết, nhà nàng còn chưng đầy bông hoa. Cái bình sứ cổ đời Khang Hy thật lớn dùng cắm cành mai to bằng cổ tay cao tận nóc nhà. Tôi nhìn sững những câu thơ ngoằn ngoèo nét thảo lòi tói và buộc miệng - cái bình nầy quí lắm đầy rạn da qui, ba dùng như vầy rủi ro nó bể thì sao. Ông già vợ tương lai cười, làm sao bể được con, ba chưng như vậy cả chục năm nay rồi, có sao đâu. Mấy đứa em vợ bu quanh chờ ông anh rể quí chở đi ăn mì. Cả nhà quây quần ấm áp, tiếng nhạc vang vang đầy nhà. Nhà sắp có đám cưới mà, không vui sao được.
Ông già lắng nghe giọng Khánh Ly trầm ấm vang lên từ chiếc máy nhạc, tự nhiên quay qua tôi- nè nè, con nghe nè, mấy ông văn nghệ sĩ nói chuyện, viết lách thiệt là hay, cái gì mà… giọt nước mắt rơi thành hồ nước long lanh... Câu nói chưa hết, D. lại xí xọn xen vô, bản nầy là Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn đó ba.
Ông vừøa cầm ly rượu sóng sánh màu hổ phách, vừa lẩm bẩm - Như cánh vạc bay, à, à cánh vạc bay ra làm sao, tượng trưng cho cái gì, thiệt tình ba không hiểu. Rồi khóc mà tới thành hồ nước long lanh - thì thiệt là viết khéo hết sức, viết được tới như vậy thì trên đời hổng có mấy tay. Rồi ông ta bàn tiếp - con nghĩ coi giọt nước mắt có chút xíu, mà làm đầy cả hồ nước là phải khóc nhiều lắm đó nghen...
Tôi ngạc nhiên, ông là tay buôn bán già đời, suốt ngày chỉ thấy cộng trừ nhân chia, tại sao không chịu nói chuyện tiền bạc, nhà đất, của cải, tự nhiên hôm nay sao lại nổi hứng bàn chuyện thơ văn, nghĩ cũng lạ. Bất ngờ ông hỏi tôi, giọng ngọt ngào :
–Nè nè, ba nghe nói con dạy văn chương. Vậy có bao giờ con viết văn hay làm thơ gì không ?
Tôi còn đang giai đoạn ở rể, phải cố gắng lấy điểm để làm vừa lòng ông già vợ. Câu hỏi khiến tôi giựt mình –như vậy là ông ta khen hay chê Trịnh Công Sơn ? Câu trả lời tôi phải như thế nào cho đúng. Trời đất ơi, nhằm cái lúc vui vẻ nầy mà vợ tôi lại cho hát cái bản nhạc mắc dịch đó làm chi. Câu hỏi ngọt ngào như viên thuốc bọc đường có phải là viên thuốc độc ? Tôi phải trả lời sao cho vừa ý ông đây ?
Hồi nào tới giờ quả tình là tôi không biết viết văn hay làm thơ. Nhưng nếu cần nói láo để được vợ thì tôi cũng phải liều gan nói đại. Nhưng mà, câu hỏi độc địa nầy hình như có liên quan tới cái ý nói láo đó. Khóc mà tới đầy cả hồ nước thì là nói láo rõ ràng, ai ai cũng thấy. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ra như vậy và cả nước coi nhạc sĩ nầy là thiên tài, nhạc ông vang rền ngập từ chợ đến quê, ban ngày cũng như ban đêm… Nhưng nói láo nhận mình là văn nghệ sĩ thì khác, không giống kiểu nói láo trong thơ văn…
Tôi còn đang ấp úng tìm câu trả lời thì may quá, bà già vợ đi đâu sợt sợt trở về, thấy tôi bà nói một hơi không kịp thở :
-con về trình lại với anh chị ở trển, ba má đã về Dĩ An nhờ thầy coi ngày cưới rồi . Ông thầy nầy ngày xưa coi cho ba má đó, coi kỹ lắm, ổng tìm được ngày tháng đại lợi, tụi con sẽ ăn đời ở kiếp với nhau, giàu sang phú quí, tử hiếu tôn hiền….
Nói xong bà lục trong túi đưa cho tôi tờ giấy đỏ, đầy chữ viết run rẩy của một cụ già, nghe đâu đã trên chín chục. Rõ ràng là ông thầy Dĩ An coi ngày cưới hỏi thiệt hay, thời gian đã chứng minh được tài năng của ông. Ông bà nhạc gia tôi sống chung nhau cho tới bây giờ, tiền bạc nhà cửa sung túc, con cháu đầy đàn, chưa hề biết đến chuyện ly dị khổ tâm, đau đớn ra làm sao.
Tôi cầm lấy tờ giấy coi ngày cưới, thời gian còn lâu tới bốn năm tháng nữa, hơi bực mình nhưng nhớ lời dặn dò của ba tôi – theo tao ngày nào cũng tốt hết, ổng bả muốn trễ sớm lúc nào cũng được, miễn mầy cưới được vợ thì thôi, lần nầy mà mầy kiếm chuyện để cho trục trặc nữa là kể như suốt đời không có vợ đó con. Tôi đã thấm thía chuyện hôn nhân trễ muộn mà cũng đâu cần ba tôi dặn, năm nay tôi đã ba muơi lăm tuổi rồi, tôi đâu còn ngu mà cà khịa, giận lẫy, kiếm chuyện kiểu con nít như hồi mười tám, hai mươi…
D. đưa cho tôi cục kẹo, tôi ngậm vào miệng, cắn nhẹ thấy có rượu mạnh bên trong. Cuộc đời quả cũng có ngọt ngào, tuy rượu ít nhưng cũng khiến tôi ngây ngất. Đường Trần Hưng Đạo trước nhà, nắng sáng trong, xe chảy thành dòng. Nhớ tới lời tiên đoán cụ Diễn ngày nào - đám cưới ông hầu như không có ! Tôi bật cười. Cụ ơi, đám cưới tôi hã, chắc chắn sẽ rất vui, đông đủ bạn bè, bà con thân thuộc hai bên, làm sao không có, làm sao mà nhỏ cho được. Nội bên vợ, anh chị em D. nếu đếm sơ sơ cũng đủ một chục đủ đầu rồi, nói chi bên gia đình tôi, nội ngoại, sui gia, dâu rể… rồi tới hàng xóm láng giềng, toàn người thân tình ơn nghiã, đâu thể nào không mời người ta đến chung vui.
* * *
Sau ngày 30 tháng 4, tôi len lỏi trong đám đông hỗn loạn ngơ ngác, xác xơ, tìm đường xuống Sài Gòn, đến nhà vợ chưa cưới. Vừa gặp tôi, D. ôm chầm lấy và mừng rỡ. Trong cơn biến động mấy ngày qua, chuyện liên lạc khó khăn gián đoạn, nàng tưởng là tôi đã thoát ra khỏi quê hương và đành đoạn bỏ nàng lại một mình, đi biệt tích. Tôi không biết nên cười hay nên khóc. Tôi trình bày cho ông bà già vợ chuyện tang thương dâu bể xảy ra trên nhà tôi, tất cả những dự định tương lai đầy màu hồng ngày nào trở thành xám đen, tan nát hết. Ba vợ tôi an ủi :
-con đừng bi quan quá, dù gì đất nước mình cũng không còn chiến tranh, mọi sự rồi sẽ ổn định. Lúc đó mình buôn bán làm ăn trở lại…
Trời đất, chế độ nầy mà ổng còn hy vọng buôn bán làm ăn như xưa! Mọi sự sẽ ổn định, đúng rồi, đống máy cày của ổng đâu còn chưng bày ra ngoài hành lang như lúc trước, mà đem giấu tận phía sau nhà. Chị em D. ngày nào quần là áo lụa, trang điểm kỹ lưỡng từ đầu đến chưn, nay cũng bắt chước mặc bộ bà ba đen giống như mấy cô thôn nữ chỉ thiếu chiếc khăn rằn vắt trên vai. Mấy đứa em trai ngồi im lìm, không còn chạy giởn la hét vang rân như ngày trước.
-thưa ba má, nhà cửa, công danh, sự nghiệp, tiền bạc bây giờ kể như mất mát hết rồi, ngay cả thân mạng con cũng không còn biết ra sao. Bửa nay con xuống thưa với ba má là chuyện hôn nhân của con và D. phải hoãn lại… cho tới chừng nào, chừng nào… con cũng không biết nữa. Cũng có thể là không bao giờ.
Nói tới đây tôi nghe D. khóc rấm rứt, rồi không cầm được nước mắt, tôi cũng khóc theo. Bà già vợ tôi cũng thúc thít nhưng còn rán nói :
-đâu được con, đám cưới tụi con không làm lớn được thì mình làm nhỏ, vợ chồng phải có cưới hỏi đàng hoàng chớ con !
Hoàn cảnh đất nước quê hương hổn loạn, tang tóc như vậy mà làm đám cưới, dù làm nhỏ thế nào đi nữa, dù cố gắng cho lắm cũng không thể làm được, mà coi cũng không được. Tôi trả lời ngay :
-Thưa má, con không biết bị bắt ngày nào, bây giờ chỉ còn lo chuyện chết sống, tù đày, sống chỉ biết được ngày nay, không biết ngày mai ra sao, còn đầu óc đâu mà nghĩ tới chuyện gia đình riêng tư nữa.
Tôi tiếp - chế độ nầy sắt máu lắm, chuyện vui không có mà chuyện buồn thì nhiều, con nghĩ là mọi sự bế tắc, miền Nam mình thua trận rồi. Mà quả vậy, đầu óc tôi lúc đó đặc sệt như chì, không tìm ra giải pháp nào ổn thoả hết. Đi không được, ở không được, sống không được mà chết cũng không được luôn. Tôi có cảm giác thua cuộc, bất lực, thất bại, tê liệt như con kiến bò trên bờ chảo nóng, lanh quanh bò hoài cũng không ra khỏi miệng chảo.
Ông già vợ trầm ngâm một hồi, thở ra :
-ba hiểu rồi, thiệt là cơ khổ. Nhưng chuyện nhơn duyên là chuyện lớn đời người, không thể vì vậy là hai con không thành chồng vợ. Con về thưa với anh chị, ba má dưới nầy không đòi hỏi gì cả, cũng không cần có đám cưới. Tới ngày đó, ba má nấu một mâm cơm gia đình, chỉ cần có mặt anh chị và ba má chứng kiến cho hai con lạy bàn thờ, xin phép ông bà tổ tiên để kết duyên thành chồng vợ là đủ.
Tôi ngắc nga, ngắc ngứ - rồi đồ cưới, khăn áo hoàng hậu, nhẫn cưới cho cô dâu, rượu trà, xe hoa… Ông nói - con không cần đem xuống gì cả, kể như là ba má và em con đã nhận lễ vật đầy đủ rồi, đời bây giờ nhiều chuyện rối rắm lắm, đừng có lo nghĩ thêm chi cho mắc công….
* * *
Ngày 30-5 năm 1975 nghiã là sau ngày mất nước một tháng, tôi cưới vợ và đám cưới hầu như không có. Bên nhà vợ tôi nấu một mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, hai đứa tôi lạy bàn thờ rồi lạy tứ thân phụ mẫu, ba má tôi và ba má D. ngồi trên bốn cái ghế đẩu nhỏ sắp hàng ngang trước bàn thờ. Chỉ có người nhà và không có ai lạ. Vậy là xong lễ thành hôn. Trong khi hai bên sui gia gặp nhau, cửa nhà đóng kín kỹ lưỡng, sợ công an khu vực vô phá đám, xui xẻo, hàng xóm không ai biết bên trong chúng tôi đang làm việc gì. Ngày hôm sau tôi về Bình Dương, lén dắt vợ đi chào và trình diện với những thân bằng quyến thuộc. Dù hết sức đơn giản nhưng tôi cũng có vợ đàng hoàng tử tế, đầy đủ lễ nghiã !.
* * *
Khi viết những dòng chữ nầy thì ông già vợ tôi đã mất từ lâu. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ những lời ông nói, tình thương ông cho tôi dù bao nhiêu nước chảy qua cầu, cuộc đời dâu biển, tôi vẫn thương ông như thương cha ruột tôi vậy.
Cụ Diễn cũng đã mất rồi, những lời tiên đoán của cụ ngày nào vẫn còn mãi mãi bên tai, làm sao tôi quên được. Tôi nợ cụ nhiều lắm, bây giờ làm sao trả đây. Không phải là nợ vật chất, tiền bạc, gói trà hay chai rượu mà tôi nợ cụ lời xin lỗi chân thành cùng lời khen ngợi tài năng cao xa của cụ. Cái lỗi ngu si của tôi rất lớn, ngày đó tôi còn quá trẻ chưa hiểu đời là gì, đã dám hoài nghi những điều mình chưa biết.
Toronto, ngày 30 /9/2002
Võ Kỳ Điền
2004-02-02 18:10:00
TS. NGUYỄN XUÂN VINH * THE DEMOCRATIZATION OF VIETNAM
Prof. NGUYEN XUAN
VINH
The writer described the successes of the second Viet generation overseas, with such young and famous profiles as:
- Duong Nguyet Anh: the author of thermobaric bomb having been used in the 2001 war against the Taliban in Afghanistan. She was described by Journalist Robert Little of the Baltimore Sun of her task as a female scientist who helped the Naval Surface Warfare Center at Indian Head, Maryland successfully manufacture the thermobaric bomb which is very effective in destroying the enemy's troops hiding deeply inside the tunnels under a mountain.
- Engineer Doan Chinh Trung: Right now is one of the vice chairmen of Micron Corporation in Boise, Idaho. He has been recognized with 132 invention licences.
- Dr. Nghiem Dai Dao, professor at a medical university in Pennsylvania who invented a new technique of planting surgery of pancreas for Type I diabetics. He also has had published nearly 200 studies in medical research journals in North America.
- Dr. Trinh Duc Phuong, a specialist in contagious diseases, who has been in four consecutive years, got the selection from the colleagues of the branch as an excellent doctor.
- Dr. Truong Dung, a famous researcher of Parkinson disease, who conducts his research in a laboratory at Long Beach, California, has been visited for examination by numerous patients from abroad.
- Mr. Tran Nhu Hoang, a honor graduate from the American Air Forces Academy at Colorado Springs, who was reminded by President Bill Clinton in an international speech as a special example of success of Vietnamese refugees. Later, he got the Rhodes Scholarship which is a famous grant, to be trained in England before returning to the U.S. to study and graduate as a medical doctor from Harvard University.
-Miss Nguyen Thi Cam Van, second in the graduated examination of a class of 737 students of the Navy Officers Training Academy in Annapolis.
- Airforce Major Pham Hoang Thu, an instructor of the supersonic jet F-16.
- Astronaut Trinh Huu Chau (Eugene H. Trinh), a physicist who flew in a Shuttle spacecraft in 1995.
- Dr. Cai Van Khiem, Chief Division Technologist of Hugues Aircraft Company, who got many invention licences of practical manufacturing.
- Prof. Nguyen Huu Xuong - University of California in San Diego, the inventor of Xuong Machine which has been recognized by the National Institutes of Health as a national source of research.
- Madame Hoang Thuy Quan, a Vietnamese woman first appointed as financial director for the Metropolitan of Montreal, with budget to 3 billion Canadian dollars.
- Dr. Dinh Phung Viet, Law Professor at the famous Law School of Georgetown University, last year was submitted by President George W. Bush to the Congress to be appointed as Deputy Secretary of Justice...
The list is too long to continue. On my part, though I have been 72 years old, I still think of our country. Recently - together with three other Viet patriots whose names are: Pham Ngoc Luy, Phan Quang Tue, and Ngo Duc Diem - we made efforts to study the constitutions and political regimes of typical progressive nations in the world, to come up with a Declaration called "Vietnam Democracy Declaration, 2002" which will be publicly announced in the near future. The purpose of this declaration is to help turn Vietnam into a democratic nation, with Liberty and Happiness for the people.
Sự Thành Công của Giới Trẻ Việt Nam trên Nước Người và Một Tương Lai Dân Chủ cho Quê Hương
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
LTS. Chúng tôi đặc biệt giới thiệu bài nói chuyện của giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh tại Đêm Không Gian Hội Ngộ ngày 28 tháng 9, năm 2002 tại Portland của Hội Không Quân VNCH Oregon và Tây Nam Washington.
Mới đây, trong một bài phỏng vấn tôi của Nguyệt San Văn Học Khởi Hành, nhà văn Viên Linh là chủ nhiệm tờ báo đã viết: "Từ năm 1975 Toàn Phong bắt đầu viết văn trở lại để đóng góp vào nền văn học Việt Nam ở hải ngoại". Từ năm 1975 tôi viết văn trở lại vì đã có người đọc. Trước đó, ngoài những tài liệu khoa học, để nghiên cứu hay giảng dậy tôi viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, và có vài bài được dịch ra Nga ngữ, tôi có viết mấy bài nói về tinh thần chiến đấu anh dũng chống cộng sản của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đăng trên báo Denver Post ở Colorado, nhưng đó là những bài viết cho độc giả Hoa Kỳ. Từ dạo đó, điều tôi vẫn tha thiết viết được là viết bằng tiếng Việt mến yêu tôi đã được nghe từ khi mới ra đời, và viết cho thế hệ trẻ của chúng ta đọc.
Khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ 2000 thì một phần tư thế kỷ cũng đã trôi qua kể từ ngày người Việt ào ạt rời nước ra đi. Một phần tư thế kỷ này cũng đã đưa lại cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại một thế hệ mới. Chúng ta ai cũng biết là giới trẻ Việt ở hải ngoại đã đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi ngành. Nhưng có điều đáng tiếc là những tin thành công của người mình thường đến với chúng ta rất thưa thớt, và chỉ qua những bài báo tiếng Việt, phổ biến trong cộng đồng. Một đôi khi ta đọc được những tin tức này trên báo Mỹ hay được nhìn thấy trên những đài truyền hình. Cho đến nay những trường hợp như thế này cũng còn hiếm hoi và tôi nghĩ những người làm trong ngành truyền thông, nếu gặp dịp thì nên phổ biến nhanh chóng những tin tức thành công của thế hệ trẻ để gây phấn khởi trong lòng mọi người. Tin mới nhất trong năm 2002 là một bài viết của ký giả Robert Little của báo The Baltimore Sun về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã giúp cho Naval Surface Warfare Center ở Indian Head, Maryland chế tạo thành công bom nổ "nhiệt áp" (thermobaric) rất công hiệu để diêït trừ địch quân ẩn sâu trong lòng núi. Bài báo đã được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cùng một lúc hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cũng được tung ra trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Từ mười năm nay, thế hệ thứ hai của những người Việt di cư đã bắt đầu đóng góp hữu hiệu vào đất nước này và những thành quả của các bạn phải được giới thiệu với mọi người, trước hết trên báo chí tiêùng Việt, và nếu có những trường hợp thật xuất sắc như với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thì chính người mình phải chuyển tin tới giới truyền thông Anh ngữ mới phải. Những cộng đồng Á châu khác như cộng đồng Trung Hoa họ thường làm như thế để giới thiệu sự thành công của sắc dân họ trên toàn quốc. Cũng vì vậy mà tiếng nói của họ được chính quyền lắng nghe nhiều hơn so với các cộng đồng gốc Á châu khác.
Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County, California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên toàn cầu. Tôi có vinh dự được anh Tổng Hội Trưởng Trần Văn Thư và cháu Trần Quốc Dũng là Tổng Đoàn Trưởng Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu mời về để ngỏ lời với thế hệ thứ hai của Võ Bị. Từ nhiều năm nay tôi đã viết về những thành công của giới trẻ Việt và cũng đã nhiều lần nói chuyện với các bạn ở khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang dòng máu kiên cường và anh dũng của ông cha, những sinh viên đã theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện thành những sĩ quan tài danh của đất nước. Các cháu mang sứ mạng nối tiếp truyền thống Võ Bị, gây tình thân ái trong đại gia đình, luyện tài năng để đóng góp hữu hiệu vào xã hội mới, nhưng cũng không quên cội nguồn, nghe theo lời phụ mẫu và huynh trưởng để gìn giữ những truyền thống cao đẹp của đất nước. Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ thì còn đang theo học ở các đại học, các anh chị lớn hơn nay đã là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đã nhìn thấy thấp thoáng những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, lòng tôi thấy rộn ràng một niềm vui khôn tả.
Bài nói chuyện tôi đã viết sẵn, nhưng đoạn khuyên các em cố gắng học hỏi ở học đường và ở trường đời cho theo kịp bằng người, tôi đã bỏ đi vì thấy là những lời khuyên này thực sự không cần thiết. Sự thành công của các cháu, như tôi đã nhìn thấy, thật đã làm vinh dự cho người đồng hương vì đã là những tấm gương sáng trên miền đất mới. Để bù lại tôi đã nói nhiều về sự cần thiết nối vòng tay lớn để xây dựng nên một cộng đồng Việt lớn mạnh ở hải ngoại vì các em đã bắt tay vào việc, đã bắt đầu tiếp nhận trách vụ lãnh đạo cộng đồng được chuyển từ ông cha tới thế hệ sau. Dù biết một số trong các cháu hiện diện có nhiều người sinh ra trên đất nước này, đã nói thông thạo Anh ngữ hơn là tiếng mẹ đẻ, nhưng tôi đã nói với các cháu bằng tiếng Việt mến yêu, và khi nhìn thấy trong hội trường những cặp mắt sáng ngời theo dõi từng chữ, từng câu tôi nói, tôi đã thực sự nhìn thấy tương lai sáng lạn của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và sau đây nếu các cháu làm tiếp sứ mạng còn dang giở của ông cha là tìm mọi cách để đưa lại dân chủ, tự do và phú cường cho quê hương xưa thì tôi cũng đã nhìn thấy một viễn tượng tốt đẹp cho hơn bẩy mươi triệu người còn sống trên giải đất Việt Nam.
Nếu ai nhìn vào bất kỳ một sự phát triển nào trên giải đất Hoa Kỳ cũng phải công nhận rằng có sự đóng góp của người dân gốc Việt. Lãy một thí dụ là theo Bộ Thương Mại thì có hơn 300 người Mỹ gốc Việt đã có ít ra là 3 bằng sáng chế cho mỗi người. Riêng kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện nay là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở tỉnh Boise, tiểu bang Idaho, đã được cấp 132 bằng sáng chế. Người Việt Nam đặc biệt là xuất sắc trong những ngành kỹ thuật và khoa học bao gồm cả y, nha và dược học. Trong số hàng trăm trường y khoa ở khắp mọi nơi, nếu chỉ kể những trường thật nổi tiếng như ở những đại học Harvard, Yale, Johns Hopkins ở miền Đông và Michigan, Chicago, Northwestern ở miền Trung Tây . . . cho tới những trường ở miền Tây như Stanford và những đại học của California ở San Francisco, Los Angeles . . . thì ở nơi nào người ta cũng thấy những sinh viên Việt Nam mặc áo trắng chuyên cần theo học những lớp ở giảng đường hay theo thầy tập sự ở các bệnh viện và nhiều người đã tốt nghiệp ở khoảng đầu lớp khi ra trường. Theo một ước lượng thật dè dặt thì hiện nay ở Hoa Kỳ cứ mỗi một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Nói chung cho toàn thể đất nước thì tỷ lệ này chỉ có được ở những vùng thật trù phú. Nhiều bác sĩ, ở lớp đàn em và con cháu sau này, cũng đã trở thành giáo sư y khoa ở những đại học danh tiếng như những vị thầy tiền bối khi xưa. Một trong những người nổi tiếng là bác sĩ Nghiêm Đạo Đại, giáo sư tại trường đại học y khoa ở Pennsylvania và là người đã đưa ra một phẫu thuật tân kỳ khi ghép tụy tạng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại I. Ông cũng đã đăng gần hai trăm bài khảo cứu trên những báo y khoa ở Bắc Mỹ. Trên một tờ báo y học ở miền Hoa Thịnh Đốn, hàng năm có đăng một danh sách các bác sĩ ưu hạng do chính các bạn đồng nghiệp chọn lựa. Đọc trên tập san ta có thể thấy trong bốn năm liền tên bác sĩ Trịnh Đức Phương trong bộ môn y khoa truyền nhiễm. Một ngươì em trai của bác sĩ cũng là giáo sư y khoa ở đại Học Johns Hopkins. Ở thành phố Long Beach thuộc tiểu bang California, khi tới thăm bệnh viện và phòng khảo cứu về chứng bệnh Parkinson của hệ thần kinh của bác sĩ Trương Dũng chúng ta có thể gặp nhiều bệnh nhân đã vì nghe tiếng ông mà từ nước ngoài tới xin chữa chạy.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi chúng ta còn sống êm đềm ở nước nhà thì ngoại trừ ở thành phố Sàigòn là một nơi đô thị rộn rịp, còn ở các tỉnh khác từ Nam chí Bắc thì chiếc xe đạp hai bánh là phương tiện di chuyển thông thường của mọi người. Vậy mà giờ đây, thế hệ trẻ Việt Nam khi gia nhập quân đội Hoa Kỳ đã không ngần ngại chấp nhận những thử thách tập luyện tân kỳ như lái những phi cơ phản lực siêu thanh. Một bạn trẻ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quốc tế như là một tấm gương thành công đặc sắc của người Việt di cư là anh Trần Như Hoàng, người đã tốt nghiệp thủ khoa từ Trường Võ Bị Không Quân Hoa Kỳ ỏ Colorado Springs. Sau này, anh lại được học bổng Rhodes là một học bổng thật danh tiếng để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Bây giờ anh là một bác sĩ không quân chuyên về giải phẫu vi ti, phục vụ ở San Antonio, Texas cùng với người vợ hiền cũng là một bác sĩ y khoa. Vào năm 1999, những ai coi tin tức truyền hình toàn quốc về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều được thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân đậu Á khoa ở một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan, cả nam lẫn nữ. Qua những buổi nói chuyện ở nhiều nơi, tôi đã gặp nhiều ngươì gốc Việt là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, có người là bác sĩ đại tá quân y chỉ huy một hệ thống bệnh viện ở cả một vùng rộng lớn. Thế hệ trẻ hơn có người đã lên tới cấp bậc trung tá và cũng đã có nhiều người từng tham dự chiến cuộc Vùng Vịnh ở Trung Đông. Một trong những sĩ quan trẻ tôi đã gặp và hỏi chuyện là thiếu tá không quân Phạm Hoàng Thư, một huấn luyện viên trên phản lực cơ siêu thanh F-16. Cũng như tôi đã từng đào tạo nhiều kỹ sư chế tạo phi cơ, anh đã là người huấn luyện những phi công xử dụng và như thế cả hai thế hệ chúng tôi đều đã đóng góp hữu hiêïu vào sự phát triển của đất nước tạm dung này. Cộng đồng người Việt cũng đã có người đại diện trong hàng ngũ những phi hành gia không gian. Đó là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, tên Mỹ là Eugene H. Trinh , một nhà vật lý học lỗi lạc ở tuổi năm mươi, và là người đã được bay vào không gian bao la trên con thuyền con thoi vào đầu tháng bẩy năm 1995. Ở các hãng kỹ nghệ tư cũng có nhiều người đạt được những thành tích đặc sắc. Chúng ta có thể kể trường hợp của tiến sĩ Cai Văn Khiêm. Với nhiều bằng phát minh thực dụng, anh đã là kỹ sư trẻ nhất đạt tới điạ vị là Chief Division Technologist của Hugues Aircraft Company .
Những thành công của người Việt không phải chỉ được biết đến trong giới hạn cộng đồng chúng ta mà thôi, mà tuy rằng còn thưa thớt, đôi khi cũng đã được giới thiệu đến đại chúng Hoa Kỳ qua những cơ quan truyền thông quốc gia. Ở Đại Học California ở San Diego, một chiếc máy do giáo sư Nguyễn Hữu Xương chế tạo đã được National Institutes of Health (NIH) công nhận là một nguồn khảo cứu quốc gia. Với sự tài trợ để duy trì và điều hành của NIH, chiếc máy mà các nhà khảo cứu sinh hóa học, phải ghi tên để đợi đến lượt được xử dụng, gọi là Xương Machine, đã giúp rất nhiều cho sự nghiên cứu các tế bào liên hệ đến ung thư. Ở Gia Nã Đại, bà Hoàng Thiếu Quân đã là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám Đốc Tài Chánh cho Thành Phố Montréal, với ngân sách hàng năm lên tới ba tỷ Gia kim. Một tin tức nữa mà tôi đã được đọc trong một đặc san kỷ niệm lễ về hưu trí của giáo sư Lê Thành Trai của Đại Học Notre Dame ở South Bend, Indiana, là bà đã là phụ nữ đầu tiên được vào chính ngạch tại Trường Luật Khoa. Trong suốt hai mươi năm, cho tới ngày giáo sư Trai nghỉ hưu vào năm 1997, bà đã là người độc nhất phụ trách dậy môn Luật Thương Mại, ngoài những phần chuyên môn khác, và như vậy tất cả các sinh viên luật tốt nghiệp trong khoảng thời gian đó đều đã thụ huấn bà. Trong ngành luật pháp, nhiều người gốc Việt, cả phái nam lẫn phái nữ, đã được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán. Một vị chánh án trẻ tuổi là ông Thắng Nguyễn Barrett cũng đã tới Portland năm ngoái để làm diễn giả danh dự trong ngày Lễ Phát Thưởng của Hội Khuyến Học Việt Nam của Oregon. Nhưng người lỗi lạc nhất phải là tiến sĩ Đinh Phụng Việt, là giáo sư ở trường luật khoa danh tiếng của đại học Georgetown, và cách đây hơn một năm, khi mới ba mươi hai tuổi mà ông đã được Tổng Thống George W. Bush đề nghị với Quốc Hội Hoa Kỳ để được bổ nhiệm giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Tư Pháp. Mới tuần lễ trước đây, vào ngày 18 tháng 9, năm 2002, độc giả tiếng Anh có thể đọc được trên nhật báo Los Angeles Times bài viết của ký giả Eric Lichtblau nhiệt liệt ca tụng ông Đinh Việt là người đã dựa vào hiếùn pháp Hoa Kỳ để viết tài liệu cho Bộ Tư Pháp có thể chứng quyết và cho phép những cơ quan công quyền được những quyền hạn rộng rãi để lưu giữ và thẩm vấn những người tình nghi làm lũng đoạn nền an ninh quốc gia. Trong bài báo, tác giả đưa ra ý kiến là ông Đinh Việt có thể là người gốc Á châu đầu tiên sau này có thể được đề nghị vào trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Chúng ta có thể nói là giờ đây nếu người Mỹ khi đi phi cơ, có bớt lo âu hơn về nạn không tặc, khủng bố, chính là nhờ ở những bảng phân tách hiến pháp của thứ trưởng Đinh Việt đã giúp cho cơ quan FBI quyền hạn rộng rãi hơn để khám phá những tồ chức khủng bố đang hoạt động trên nội địa Hoa Kỳ. Sau khi nhận xét những thành công của người Việt di dân trên đất nước này, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, cả hai thế hệ, những người Việt Nam đi tiên phong trong cuộc di cư sang nước người, và thế hệ thứ hai, con em của chúng ta, chúng ta đều đã có những đóng góp xứng đáng vào đất nước trú ngu. Câu hỏi thường hay được đặt ra, và nhiều khi để tìm ra câu trả lời, chúng ta vẫn thấy canh cánh bên lòng là:"sau khi đã ổn định được đời sống trên nước người, chúng ta cần làm gì và phải làm thế nào để giúp cho quê hương xưa?"
* * *
Từ thuở còn xanh mái đầu, tôi đã nặng tình dân tộc. Tuy nửa cuộc dời sống xa quê hương mà lúc nào tôi cũng thấy như gắn bó liền với đất nước. Cũng vì vậy mà ngày nào đất nước còn lầm than, chưa được thanh bình, tự do, thì lòng tôi vẫn chưa toại nguyện. Như toàn thể qúy vị, như mọi người quốc gia, tôi mong mỏi thế hệ mình có ngày được thấy đất nước thoát được ách cộng sản, quê hương mở hội, tiếng sáo diều lại nghe êm dịu trên thôn xóm như độ nào. Nhưng nếu mộng không thành thì ý nguyện quang phục quê hương phải được thế hệ trẻ tiếp nối. Khôùi người Việt ở hải ngoại, và đặc biệt là các bạn trẻ, đời thứ hai của chúng ta, hiện nay sống ở khắp mọi nơi trên mặt địa cầu, và là công dân của những nước cư ngụ. Nhưng các bạn vẫn có thể trung thành với xứ sở trú quán của mình và cùng một lúc làm được điều hữu ích cho quê hương của ông cha khi xưa bằng cách dùng mọi cách để tranh đấu cho sự thực hiện một nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Không riêng gì chúng ta, mà những nhà lãnh đạo và những người làm luật pháp ở những nước tự do và dân chủ trên thế giới cũng lưu tâm tới vấn đề này. Mới cách đây 12 ngày, vào những ngày 16 và 17 tháng 9, năm 2002, Hội Nghị của những nước Âu châu về Đông Nam Á sau khi họp tại Quốc Hội Âu châu ở Bruxelles, Bỉ Quốc, đã ra quyết định chung cuộc và trong đó đã nhận định rằng Việt Nam đi theo một hệ thống độc đảng và Đảng cộng sản đã kiểm soát tuyệt đối mọi phương diện chính trị, kinh tế, và cuộc sống của mọi người, đồng thời tước đoạt những quyền căn bản của người dân. Quốc Hội Âu châu cũng đã khuyến cáo chính phủ cộng sản Việt Nam phải thay đổi và đề nghị những chính phủ thành viên của họ dùng những biện pháp thích nghi để trừng phạt nếu lời khuyên không được đáp ứng.
Từ thuở bình minh của nhân loại, dân tộc Việt đã hãnh diện góp mặt và kiên cường tồn tại với mọi dân tộc khắp năm châu. Ở tất cả mọi quốc gia, dù là Bắc hay Nam Mỹ, Âu châu hay Phi châu, ở Trung Đông hay Đông Á và Thái Bình Dương, dẫu mức độ dân chủ có khác nhau, quyền tự do cá nhân có khác biệt và nhịp độ phát triển kinh tế có không đồng đều, nhưng nói chung thì dân chủ pháp trị, tư do cá nhân và kinh tế thị trường là hướng đi chung mà nhân loại đã chọn từ hậu bán thế kỷ vừa qua và tiếp tục theo đuổi trong thiên niên kỷ mới. Vậy mà Đảng cộng sản Việt Nam đả chọn con đường ngược với hướng đi chung của thế giới, phản lại trào lưu tiến hoá của nhân loại.
Cách đây nửa thế kỳ, thế hệ thanh niên chúng tôi, những người sinh vào những năm ba mươi và bốn mươi, và nay đã vào lứa tuổi sáu mươi và bẩy mươi, chúng tôi không có người hướng dẫn, và nhiều người đã bị cộng sản Việt Nam dùng chiêu bài "Kháng chiến chống Pháp dành Độc Lập" để làm lạc hướng đi. Giờ đây, bước vào một thiên niên kỷ mới, nhìn được những gương thành công của các nước cũng bị đô hộ như chúng ta, mà nay họ đã dành đuợc độc lập, phục hưng được nền kinh tế quốc gia, chúng ta phải tránh những lầm lỗi trước đây và quyết tâm khuyến khích các con em theo con đường chính nghĩa đưa lại dân chủ và thịnh vượng cho quê hương xưa. Riêng cá nhân tôi, vì là người dân gốc Việt, và luôn luôn mong cho quê hương xưa thoát khỏi cảnh tối tăm ngục tù dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nên dù đã tới tuổi có thể tìm lấy thú thanh nhàn cho mình, tôi cũng không thể nào rũ sạch nợ tang bồng, và từ nửa năm qua, tôi đã cùng với một nhóm thân hữu cùng chung một ước nguyện, nghiên cứu những hiến pháp và thể chế của những nước có nền văn minh hiện đại, dân chúng được vui sống trong no ấm, và thấy rằng chỉ theo con đường dân chủ mới có thể đem lại thịnh vượng trong tương lai cho quốc gia Việt Nam, và hạnh phúc cho người dân Việt. Bốn người trong nhóm chúng tôi gồm có :
1. Cụ Phạm Ngọc Lũy, năm nay 83 tuổi , là thuyền trưởng thương thuyền Trường Xuân, và khi xẩy ra thảm nạn ngày 30, tháng Tư năm 1975, đã đưa 3,628 người Việt đến bến bờ tự do. Hiện nay cụ Lũy là cố vấn cho Mạng Lưới Nhân Quyền.
2. Ông Phan Quang Tuệ, năm nay 60 tuổi. Ông chính là con trai của bác sĩ Phan Quang Đán, một người suốt đời tranh đấu cho tự do, dân chủ cho Việt Nam. Trước năm 1975, ông Tuệ là sĩ quan Quân Pháp. Sang Hoa Kỳ ông từng là Phó Biện Lý ở tiểu bang Iowa, trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm Phán Hành Chánh ở California và nay là Thẩm Phán Toà Di trú ở San Francisco.
3. Ông Ngô Đức Diễm, năm nay 60 tuổi, trước năm 1975 là giáo sư triết học. Là một nhà làm văn hóa đã có 4 tập thơ xuất bản, trong công việc phục vụ người đồng hương, ông là Giám Đốc cơ quan VIVO, giúp người tỵ nạn huấn nghệ và ổn định cuộc sống ở Bắc California.
4. Người thứ tư là tôi, Nguyễn Xuân Vinh, năm nay 72 tuổi, có 14 năm trong quân ngũ và hơn 30 năm trong ngành giáo dục.
Sau nhiều tháng làm việc, tham khảo rộng rãi với nhiều nhân sĩ ở khắp mọi nơi, trong và ngoài nước, chúng tôi đã soạn được một bản văn đề là
Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2002
Đây là một đề nghị tương lai dân chủ cho đất nước, chọn những nguyên tắc sau đây làm căn bản cho việc tổ chức và điều hành chính sự trong nước:
- Một chế độ pháp trị trong đó các quyền tự do cá nhân của người dân đều được luật pháp công nhận và bảo vệ.
- Một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên trong đó người dân thực sự làm chủ vận mệnh của đất nước.
- Một nền kinh tế thị trường đặt căn bản trên quyền tư hữu với tự do cạnh tranh và mậu dịch.
Chúng tôi đã tổ chức một "Ngày Dân Chủ Cho Việt Nam" vào ngày 20 tháng 10, năm 2002 ở San Jose với sự tham dự của nhiều người cùng chung chí hướng ở khắp mọi nơi và đã đóng góp ý kiến vào Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ để thảøo luận và hoàn chỉnh bản văn trước khi công bố trong một buổi lễ long trọng kết thúc Ngày Dân Chủ. Bản tuyên ngôn này rồi đây sẽ được gửi đi khắp nơi bằng mọi phương tiện truyền tin. Chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai, lý tưởng dân chủ sẽ là mục tiêu tranh đâùu chung, sẽ là bó đuốc soi đường của những người Việt cùng mong muốn cho đất nước Việt Nam được hưng thịnh, dân chúng được tự do, no ấm, sống trong khung cảnh thanh bình.
Chúng ta đã được chứng kiến sự sập đổ của bức tường Bá Linh. Chúng ta đã nhìn thấy Liên Sô dần dần tan rã và sự tách rời để trở thành độc lập của các nước thuộc khối Đông Âu. Vì vậy chúng ta cũng có thể đoan chắc về sự tan hàng của cộng sản Việt Nam trong những năm tới. Chúng ta không muốn bị bối rối khi sự việc bất thần xẩy ra để phải tự hỏi rằng: "Sau cộng sản thì Việt Nam ra sao?". Câu trả lời tất nhiên, và đã sẵn sàng là: "Việt Nam sẽ thành một nước Dân Chủ, đưa lại hạnh phúc và ấm no cho toàn dân".
SƠN TRUNG * THUYẾT BA ĐẠI DIỆN
Thuyết ‘ba đại diện’ của giang trạch dân
Sơn Trung
Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết ‘Ba đại diện’, và đặt nó ngang hàng với tư tưởng của Lê Nin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Trước đây Marx, Lê Nin đều chủ trương công nhân là lực lượng chủ yếu trong cách mạng vô sản, là nòng cốt của đảng cộng sản. Chỉ có công nhân mới thực là vô sản, chứ không phải nghèo là vô sản. Thế nào là nghèo? Thế nào là vô sản? Nghèo là một danh từ ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng rât khó định nghĩa. Không có tài sản là nghèo. Đồng ý, nhưng ít nhất anh cũng phải có một bộ áo quần trong người, hai cánh tay, một bộ óc. Không ai không có tiền, ít nhất cũng có một số vốn: một hai đồng. Nếu đồng ý nhận định trên, thì ai cũng có tài sản từ một bộ quần áo cho đến ruộng ngàn mẩu, nhà trăm cái. Và ai cũng có tiền, từ một đồng cho đến một triệu đồng, một tỷ đồng. Vậy từ một đồng đến mấy đồng mới gọi là nghèo? Đối với tỷ phú, thì hạng một trăm ngàn là nghèo. Đối với hạng một đồng thì mười ngàn đã là giàu. Tuy không rõ định nghĩa giàu nghèo, và không cần làm một bản thống kê, ai cũng biết đa số dân chúng là nghèo. ‘’Trâu cột thì ghét trâu ăn’’Cộng sản đã lợi dụng điều này để chia rẽ giàu nghèo và đưa ra hứa hẹn tranh đãu cho công bình xã hội, chia ruộng đất tài sản cho dân nghèo. Chính vì phỉnh phờ như vậy mà nhiều người theo cộng sản, ngay cả những cậu ấm cô chiêu hay con nhà phú gia, hoặc khoa bảng đầy mình như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo! Chính vì khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo mà các bọn cướp ngày xưa như đám Lương Sơn Bạc có nhiều người theo! Cải cách ruộng đất là thực hiện lời hứa này nhưng chẳng bao lâu đảng lấy lại ruộng đất và bắt dân làm nô lệ, làm tá điền trong những hợp tác xã. Còn thế nào là vô sản? Sau 1975, dân chúng miền nam mới bật ngữa ra khi cộng sản giải thích: theo Marx và Lê Nin, vô sản hay công nhân là những thợ thuyền làm trong những nhà máy hiện đại của tư bản. Những kẻ ăn trộm, ăn cắp là vô sản lưu manh. Theo định nghĩa này, Việt Nam không có bao nhiêu vô sản, may ra chỉ những thợ làm hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định hay công nhân mỏ than Hòn Gai trước 1945 mới là vô sản thứ thiệt. Như vậy, ông Hồ chí Minh, thợ làm trong tiệm ảnh, và phụ bếp dưới tàu thủy, ông Võ Nguyên Giáp, cử nhân, giáo sư trường tư thục Thăng Long, ông Đỗ Mười hoạn heo, ông Võ Chí Công tuần phu, Lê Duẩn bẻ ghi tàu hỏa, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh. . . đều không phải là vô sản hay công nhân. Vả lại công hay nông, bản chất chẳng khác nhau bao nhiêu mặc dù Marx và Lê nin đề cao công nhân, cho rằng vì làm việc chung trong công xưởng ( nông dân sống riêng rẻ) nên công nhân có ý thức tranh đãu cao hơn ( công nhân dễ bị xách đng biểu tình, đình công). Ở Trung quốc, nông dân nhiều hơn công nhân, công nhân chỉ là một thành phần rất nhỏ, làm sao lãnh đạo nông dân? Mao thấy Marx và Lênin sai lầm vì ngay ở Nga, nông dân bao giờ cũng chiếm đa số, cho nên Mao cải lại Marx và Lê nin, đưa ra thuyết công nông là hai giai cấp tiên tiến trong cách mạng vô sản. Nhưng rồi Mao cũng chỉ là một bạo chúa, một tên tội đồ trong lịch sử Trung Quốc vì y đã gây ra bao tội ác và đưa đến bao đau khổ cho nhân dân trong quốc. Đặng Tiểu Bình thấy Mao sai lầm bèn bỏ ý thức hệ cộng sản, đưa ra khẩu hiệu’’ mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột’’. Chính Đặng Tiểu BÌnh, người thân tín của Chu Ân Lai cũng bị Mao va bọn tứ nhân bang bỏ tù vì tội thiên hữu, chống đảng. Sau khi Mao chết, Đặng lại ngoi lên, đưa ra chính sách mở cửa, tư hữu hóa, cải cách cơ cấu kinh tế cho nên Trung quốc ngày càng đi lên. Đặng Tiểu Bình già, chết, quyền trao tay Giang Trạch Dân. Vẫn là theo tục lệ truyền ngôi chứ không bầu cử như tây phương. Giang Trạch Dân tiếp tục chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Nay thì Giang Trạch Dân đưa ra thuyết ‘’ Ba đại diện’’, nghĩa là đảng cộng sản nay công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Mao cho nông dân ngang hàng với công nhân là một điều trái với Marx, Engels và Lenine nhưng vẫn có thể được. Nhưng đến Đặng Tiểu BÌnh với thực dụng chủ nghĩa, bắt tay tư bản và tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái ý thức hệ Mác Lê! Nay Giang Trậch Dân lại đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là đồng chí chứ không còn là kẻ thù như Marx và Engels đã chủ trương. Phải chăng cộng đảng Trung quốc sau Mao với Đặng Tiểu Binh, Giang Trạch Dân đã và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và hòa bình? Điều này chúng ta phải còn chờ đợi.
Dẫu sao Đặng TIểu Bình và Giang Trạch Dân cũng đã thông minh và khôn ngoan mà nhận thấy sai lầm của Mao và cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế phát triển, dân Trung quốc chưa có tự do nhưng có cơm no áo ấm hơn thời Mao! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn còn độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn áp bức, đàn áp tôn giáo, cấm mọi thứ tự do vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa hoà bình thế giới. Tư sản nay được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Nhưng đó là thực tế hay chỉ là một thuật mua chuộc tư bản? Những thực tế sau đây cho phép ta nghi ngờ:
- Ngày nay Trung quốc, nạn hối lộ vẫn mạnh.
- Nạn con ông cháu cha vẫn là một truyền thống từ xưa.
- Tư hữu hóa hay tư hữu hóa quốc doanh chỉ là hình thình trao tài sản quốc gia cho tư sản đỏ.
- Công nhận tư sản là công nhận tư sản đỏ, là một hình thức công nhận con ông cháu chavà bè đảng của các lãnh chúa .
Nói chung, thêm tư sản hay không thêm tư sản, bản chất vẫn là thế, nhưng dẫu sao cái mồi vẫn thơm rất quyến rủ đối với những tư sản Trung quốc trong nước và nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư thêm để làm giàu cho tư sản đỏ. Cộng sản Việt Nam là một đồ đệ trung thành của Trung quốc. Việt Nam trước đây chống Trung quốc nhưng vẫn áp dụng chính sách khoán sản phẩm và chính sách mở cửa của Trung quốc. Nay Trung quốc theo chính sách ba đại diện, mai đây Việt Nam cũng chép nguyên văn. Việc này có lợi cho Việt Nam để đưa tư sản đỏ vào quyền lực đảng, đồng thời vuốt ve những nhà tư sản Việt Nam trong nước và hải ngoại.
Đó là những mánh khóe chính trị giả dối mà Việt Nam sẽ áp dụng. Chúng ta là những chiến sĩ tranh đãu cho chính nghĩa quốc gia không dễ lung lạc trước những mánh khóe vụn vặt của cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chúng ta là tranh đãu cho tụ do và dân chủ thật sự, nghĩa là Việt Nam phải có đa đảng, phải có tự do tôn giáo, tự do báo chí .Tự do thật sự chỉ có được khi tiêu diệt cộng sản ác ôn tàn bạo.
Sơn Trung
Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết ‘Ba đại diện’, và đặt nó ngang hàng với tư tưởng của Lê Nin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Trước đây Marx, Lê Nin đều chủ trương công nhân là lực lượng chủ yếu trong cách mạng vô sản, là nòng cốt của đảng cộng sản. Chỉ có công nhân mới thực là vô sản, chứ không phải nghèo là vô sản. Thế nào là nghèo? Thế nào là vô sản? Nghèo là một danh từ ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng rât khó định nghĩa. Không có tài sản là nghèo. Đồng ý, nhưng ít nhất anh cũng phải có một bộ áo quần trong người, hai cánh tay, một bộ óc. Không ai không có tiền, ít nhất cũng có một số vốn: một hai đồng. Nếu đồng ý nhận định trên, thì ai cũng có tài sản từ một bộ quần áo cho đến ruộng ngàn mẩu, nhà trăm cái. Và ai cũng có tiền, từ một đồng cho đến một triệu đồng, một tỷ đồng. Vậy từ một đồng đến mấy đồng mới gọi là nghèo? Đối với tỷ phú, thì hạng một trăm ngàn là nghèo. Đối với hạng một đồng thì mười ngàn đã là giàu. Tuy không rõ định nghĩa giàu nghèo, và không cần làm một bản thống kê, ai cũng biết đa số dân chúng là nghèo. ‘’Trâu cột thì ghét trâu ăn’’Cộng sản đã lợi dụng điều này để chia rẽ giàu nghèo và đưa ra hứa hẹn tranh đãu cho công bình xã hội, chia ruộng đất tài sản cho dân nghèo. Chính vì phỉnh phờ như vậy mà nhiều người theo cộng sản, ngay cả những cậu ấm cô chiêu hay con nhà phú gia, hoặc khoa bảng đầy mình như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo! Chính vì khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo mà các bọn cướp ngày xưa như đám Lương Sơn Bạc có nhiều người theo! Cải cách ruộng đất là thực hiện lời hứa này nhưng chẳng bao lâu đảng lấy lại ruộng đất và bắt dân làm nô lệ, làm tá điền trong những hợp tác xã. Còn thế nào là vô sản? Sau 1975, dân chúng miền nam mới bật ngữa ra khi cộng sản giải thích: theo Marx và Lê Nin, vô sản hay công nhân là những thợ thuyền làm trong những nhà máy hiện đại của tư bản. Những kẻ ăn trộm, ăn cắp là vô sản lưu manh. Theo định nghĩa này, Việt Nam không có bao nhiêu vô sản, may ra chỉ những thợ làm hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định hay công nhân mỏ than Hòn Gai trước 1945 mới là vô sản thứ thiệt. Như vậy, ông Hồ chí Minh, thợ làm trong tiệm ảnh, và phụ bếp dưới tàu thủy, ông Võ Nguyên Giáp, cử nhân, giáo sư trường tư thục Thăng Long, ông Đỗ Mười hoạn heo, ông Võ Chí Công tuần phu, Lê Duẩn bẻ ghi tàu hỏa, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh. . . đều không phải là vô sản hay công nhân. Vả lại công hay nông, bản chất chẳng khác nhau bao nhiêu mặc dù Marx và Lê nin đề cao công nhân, cho rằng vì làm việc chung trong công xưởng ( nông dân sống riêng rẻ) nên công nhân có ý thức tranh đãu cao hơn ( công nhân dễ bị xách đng biểu tình, đình công). Ở Trung quốc, nông dân nhiều hơn công nhân, công nhân chỉ là một thành phần rất nhỏ, làm sao lãnh đạo nông dân? Mao thấy Marx và Lênin sai lầm vì ngay ở Nga, nông dân bao giờ cũng chiếm đa số, cho nên Mao cải lại Marx và Lê nin, đưa ra thuyết công nông là hai giai cấp tiên tiến trong cách mạng vô sản. Nhưng rồi Mao cũng chỉ là một bạo chúa, một tên tội đồ trong lịch sử Trung Quốc vì y đã gây ra bao tội ác và đưa đến bao đau khổ cho nhân dân trong quốc. Đặng Tiểu Bình thấy Mao sai lầm bèn bỏ ý thức hệ cộng sản, đưa ra khẩu hiệu’’ mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột’’. Chính Đặng Tiểu BÌnh, người thân tín của Chu Ân Lai cũng bị Mao va bọn tứ nhân bang bỏ tù vì tội thiên hữu, chống đảng. Sau khi Mao chết, Đặng lại ngoi lên, đưa ra chính sách mở cửa, tư hữu hóa, cải cách cơ cấu kinh tế cho nên Trung quốc ngày càng đi lên. Đặng Tiểu Bình già, chết, quyền trao tay Giang Trạch Dân. Vẫn là theo tục lệ truyền ngôi chứ không bầu cử như tây phương. Giang Trạch Dân tiếp tục chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Nay thì Giang Trạch Dân đưa ra thuyết ‘’ Ba đại diện’’, nghĩa là đảng cộng sản nay công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Mao cho nông dân ngang hàng với công nhân là một điều trái với Marx, Engels và Lenine nhưng vẫn có thể được. Nhưng đến Đặng Tiểu BÌnh với thực dụng chủ nghĩa, bắt tay tư bản và tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái ý thức hệ Mác Lê! Nay Giang Trậch Dân lại đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là đồng chí chứ không còn là kẻ thù như Marx và Engels đã chủ trương. Phải chăng cộng đảng Trung quốc sau Mao với Đặng Tiểu Binh, Giang Trạch Dân đã và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và hòa bình? Điều này chúng ta phải còn chờ đợi.
Dẫu sao Đặng TIểu Bình và Giang Trạch Dân cũng đã thông minh và khôn ngoan mà nhận thấy sai lầm của Mao và cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế phát triển, dân Trung quốc chưa có tự do nhưng có cơm no áo ấm hơn thời Mao! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn còn độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn áp bức, đàn áp tôn giáo, cấm mọi thứ tự do vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa hoà bình thế giới. Tư sản nay được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Nhưng đó là thực tế hay chỉ là một thuật mua chuộc tư bản? Những thực tế sau đây cho phép ta nghi ngờ:
- Ngày nay Trung quốc, nạn hối lộ vẫn mạnh.
- Nạn con ông cháu cha vẫn là một truyền thống từ xưa.
- Tư hữu hóa hay tư hữu hóa quốc doanh chỉ là hình thình trao tài sản quốc gia cho tư sản đỏ.
- Công nhận tư sản là công nhận tư sản đỏ, là một hình thức công nhận con ông cháu chavà bè đảng của các lãnh chúa .
Nói chung, thêm tư sản hay không thêm tư sản, bản chất vẫn là thế, nhưng dẫu sao cái mồi vẫn thơm rất quyến rủ đối với những tư sản Trung quốc trong nước và nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư thêm để làm giàu cho tư sản đỏ. Cộng sản Việt Nam là một đồ đệ trung thành của Trung quốc. Việt Nam trước đây chống Trung quốc nhưng vẫn áp dụng chính sách khoán sản phẩm và chính sách mở cửa của Trung quốc. Nay Trung quốc theo chính sách ba đại diện, mai đây Việt Nam cũng chép nguyên văn. Việc này có lợi cho Việt Nam để đưa tư sản đỏ vào quyền lực đảng, đồng thời vuốt ve những nhà tư sản Việt Nam trong nước và hải ngoại.
Đó là những mánh khóe chính trị giả dối mà Việt Nam sẽ áp dụng. Chúng ta là những chiến sĩ tranh đãu cho chính nghĩa quốc gia không dễ lung lạc trước những mánh khóe vụn vặt của cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chúng ta là tranh đãu cho tụ do và dân chủ thật sự, nghĩa là Việt Nam phải có đa đảng, phải có tự do tôn giáo, tự do báo chí .Tự do thật sự chỉ có được khi tiêu diệt cộng sản ác ôn tàn bạo.
TRƯƠNG NHÂN TUẤN * IRAQ WAR
The matter of waging a war against Iraq
Truong Nhan Tuan (France)
Truong Nhan Tuan (France)
In this article, Mr. Truong Nhan Tuan (France) analyzed the matter of waging a war against Iraq by the U.S., the reactions of France, China and Russia which have "Veto" power in the U.N. Security Council. He compared George W. Bush's approach with Jacques Chirac's approach in dealing with Saddam Hussein to come to a conclusion that both leaders have their own reasons to decide their own approach; but France and Germany might have known the secrets of the terrorist attacks ready on them should they join the U.S. in the war against Iraq. Saddam Hussein may provide the terrorist organizations with weapons of mass destruction.
The implied reason that George W. Bush wants to control Iraq may be due to the Wahhabite Group's role behind Osama bin Laden. This Group includes the Muslim billionaires who are truly controlling power in Saudi Arabia and supporting Osama bin Laden and the al-Qaida (the king there has no real power). Bush may want to control the source of oil in Iraq before dealing with the Wahhabite Group.
If the U.S. wages a war against Iraq, and after that, against Saudi Arabia to deal with the Wahhabite Group, there will be an open war for the whole region. The use of atomic and bio bombs and instruments to attack the U.S. and Western nations by the terrorists (supplied by unknown sources) are possible. The U.S. and Western world may finally win the war, but at what price?
Jacques Chirac would like to use the persuasion approach which requires the co-operation of Saddam Hussein and Khadafi (Lybia). Once these guys are guaranteed to be left free to keep their power, they may co-operate to reveal the secrets of the terrorist plans - not only of the al-Qaida - but also of the others of the same objective as al-Qaida: to form Muslim nations all over the world.
VNI
Vấn đề IRAK
Trương Nhân Tuấn (Pháp Quốc)
Sau Afghanistan, dường như Irak đã được Hoa-Kỳ lựa chọn như là một mục-tiêu thứ hai để thanh-toán một cơ-sở hậu-cần của hệ-thống mạng nhện khủng-bố quốc-tế Hồi-Giáo.
I/ Bản sơ-kết Afghanistan một năm sau:
Kết-quả gặt-hái được sau cuộc chiến Afghanistan - là mục-tiêu thứ nhất của Hoa-Kỳ nhằm tiêu-diệt tập-đoàn Al-Quaida để trả đũa vụ World Trade Center - đến nay cho thấy rất khiêm-nhường. Ngoài việc dọn-dẹp chưa gọn-ghẽ đám cuồng-đồ của Allah là Taliban và dựng lên tại đây một chính-quyền tạm bợ, thì chỉ có vài trăm tù binh được cho là tay chân của hệ-thống Al-Quaida bị bắt và hiện nhốt tại Guantanamo (Cuba). Oussama Ben Laden và mollah Omar - lãnh-tụ Taliban - vẫn biệt-tăm. Không ai biết Ben Laden sống chết ra sao. Xem chừng con số tiền thưởng kỷ-lục mà Hoa-Kỳ hứa cho bất kỳ ai tìm được Ben Laden dầu sống hay chết, dường như không đủ sức quyến-rũ. Người ta thấy rằng tình-hình an-ninh tại Afghanistan sau việc can-thiệp Hoa-Kỳ vẫn chưa ổn-định. Tổng-thống lâm-thời Afghanistan là Hamid Karzai do Hoa-Kỳ chọn lựa đưa lên suýt bị
bắn chết. Cận-vệ của ông nầy toàn là lính Hoa-Kỳ. Việc nầy cho thấy dầu ông Karzai thuộc chủng tộc Pachtoune, cùng nguồn-gốc với đám cuồng-đồ Taliban, nhưng ông ta vẫn không dám sử-dụng dân bản-xứ để bảo-vệ an-ninh cho mình. Những nghi-kỵ giữa các bộ-tộc tại đây vẫn còn nguyên. Các nước vùng Trung-A0ảnh-hưởng Nga tuy không bị lôi vào cuộc « thánh-chiến », nhưng có các tài-liệu cho thấy các phần-tử Hồi-Giáo cực-đoan tại đây vẫn bám rễ chắc và đợi cơ-hội hoành-hành. Tình-hình giữa Ấn-Độ và Pakistan càng lúc càng căng-thẳng. Hai bên liên-tục có những hành-động tố-cáo và khiêu-khích nhau về vấn-đề Cachemire. Sau khi Taliban bị dẹp tại Afghanistan, một con số lớn lính tình-nguyện Hồi-Giáo , ước lượng trên mười ngàn tay súng Pakistan đã huấn-luyện đầy đủ, rút về lại Pakistan. Đã có các cuộc khủng-bố đặt chất nổ đánh phá Tây-Phương và các giáo-hữu Thiên-Chúa-Giáo, gây nhiều chết chóc . Tranh-chấp Do-Thái và Palestine mỗi ngày càng thêm gay-gắt. Các vụ khủng-bố do cảm-tử ôm bom xảy ra thường-xuyên trên đất Do-Thái. Trả đũa, thủ-tướng Do-Thái Sharon đã nhiều lần cho quân-đội dùng chiến-xa càn-quét, phá-sập nhà cửa, tiêu-hủy hạ-tầng cơ-sở Palestine, bắn giết nhiều thường-dân vô-tội đồng-thời bao-vây Yasser Arafat, lãnh-tụ chính-thống của Palestine nhằm buộc ông nầy phải lưu-vong. Tranh-chấp tại đây dường như không lối thoát, mỗi ngày qua người ta có cảm tưởng rằng vùng Trung-Đông trước sau cũng sẽ trở thành biển lửa. Mới đây tàu chở dầu của Pháp bị đánh chất nổ ở vùng biển Yemen . Thông-thương giữa vùng Vịnh và thế-giới bị đe dọa. Ngày 13 tháng 10 vừa qua, một vụ khủng-bố lớn đã xảy ra tại vùng Viễn-Đông, một nước Hồi-Giáo có dân-số lớn nhất thế-giới. Một hộp-đêm tại trung-tâm du-lịch nổi tiếng có nhiều dân tây-phương lui tới ở Bali (Indonesie) đã bị đặt chất nổ vào đêm thứ bẩy, gây gần 200 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Phần lớn là dân nước Úc. Sau đó nhiều vụ nổ nhỏ xảy ra tại Phi-Luật-Tân, một nước mà thổ dân các đảo phía Nam hầu hết theo Hồi-Giáo. (Một trong bốn người vợ của Ben Laden là dân Phi-Luật-Tân)... Lại nghe có chủ-trương một quốc-gia Hồi-Giáo, gồm ba nước Nam-Dương, Mã-Lai và các đảo phía Nam Phi-Luật-Tân. Khẩu-hiệu "vô sản các nước đoàn kết lại" nay có thể đổi thành
"Hồi-Giáo các nước đoàn kết lại". Đe dọa bất-ổn đã đến trong vùng Đông-Nam-Á. Nhiều bản báo-cáo an-ninh chính-thức ở các nước Châu-Âu cho thấy rằng, tại các thành-phố lớn của Châu-Âu, kể cả Hoa-Kỳ, có nhiều tổ hay hạt nhân Al-Quaida, đang nằm chờ lúc thuận-tiện để đánh phá. Lúc đang viết những dòng chữ nầy thì tay « thiện-xạ » sát-thủ đã hạ đến nạn-nhân thứ 13 thuộc vùng Wasshington, Hoa-Kỳ. Ta sẽ không ngạc-nhiên sau nầy khi biết rằng tay xạ-thủ đó thuộc mạng lưới Al-Quaida. Hầu-hết những thành-viên tổ-chức Al-Quaida đều được huấn-luyện quân-sự. Trong chương-trình huấn-luyện, ngoài việc thực-tập bắn súng, còn có cả việc tập bắn hỏa-tiễn Stinger (hỏa-tiễn cầm tay, có thể hạ được phi-cơ chiến đấu, hay những chiếc Boeing 747 chở hành-khách). Nhưng ta vô cùng ngạc-nhiên về sự bất-lực một cách tuyệt-vọng của hệ-thống an-ninh của Hoa-Kỳ. Thử tưởng-tượng, mỗi tiểu-bang Hoa-Kỳ có vài ba tay xạ-thủ như thế, rất có thể đời sống Hoa-Kỳ sẽ bị tê-liệt.
Tóm lại, vấn-đề đánh để tiêu-diệt khủng-bố không hề đơn-giản như nhiều người đã tưởng. Gần một năm sau khi đánh Afghanistan người ta có thể đặt nghi-ngờ về hiệu-quả của phương-pháp chủ-trương vũ-lực của G. Bush.
Đương-đầu với một địch-thủ thiên-hình vạn trạng, địch có thể hiện ngay trước mặt mà ta không hay biết. Đâu có ai đọc được tư-tưởng người đối-diện. Tư-tưởng chống văn-minh Thiên-Chúa-Giáo và Do-Thái giáo chỉ có ở trong đầu. Không nói ra thì không ai biết. Đánh khủng-bố trong một tình-huống như vậy của Hoa-Kỳ là đánh vào khoảng không. Khủng-bố không dịu đi mà chỉ bắt đà tăng lên cao. Nhiều nhà phân-tích thời cuộc Châu-Âu cho rằng, các vụ đánh chiếc tàu dầu hỏa của Pháp tại vùng biển Yemen, hay vụ khủng bố tại Bali chưa chắc là của Ben Laden. Các tổ-chức thi-hành những vụ nầy chưa chắc thuộc về hệ-thống Al-Quaida, nhưng mục-tiêu của chúng có thể giống nhau. Người ta cũng tiên-đoán rằng, hiện nay bọn Ben Laden đang chuẩn bị một vụ kinh-khủng hơn vụ World Trade Center. Nói vậy khó mà tin, nhưng đâu có ai ngờ được có vụ 11 tháng 9 ! Đã có vụ 11 tháng 9 thì rất có thể sẽ phải có vụ lớn hơn 11 tháng 9. Dầu vậy Hoa-Kỳ đang chuẩn-bị hành-trang để đánh Irak.
II/ Chuẩn-bị đánh Irak
Cuộc chiến khủng-bố do đám Hồi-Giáo cực-đoan chủ-trương, như vậy rõ-ràng mang tính quốc-tế và mục-tiêu như chúng đã tuyên-bố là tiêu-diệt nền văn-minh judéo-chrétien, tức Tây-Phương, Do-Thái và Hoa-Kỳ. Nét đặc-thù của các nước ảnh-hưởng văn-minh nầy là nền chính-trị dân-chủ pháp-trị đặt trên những giá-trị tự-do cá-nhân, kỹ-thuật siêu-đẳng, kinh-tế phồn-thịnh, chế-ngự cả thế-giới còn lại. Đánh phá nền văn-minh nầy vì thế còn có nghĩa là đánh-phá nền kinh-tế, gây hỗn-loạn trong sinh-hoạt thường ngày và gieo sợ-hãi trong dân-chúng nhằm tạo sự bất-lực của hệ-thống chính-trị dân-chủ... của các nước Tây-Phương. Và khi quyền-lực chính-trị của nhà cầm-quyền không còn được người dân tôn-trọng thì hệ-thống chính-trị đó sụp-đổ. Bọn khủng-bố đang làm mọi cách để thực-hiện được các việc nầy. Tín-đồ Hồi-Giáo có trên một tỉ nguời, người ta kể ra không biết có cơ-man nào tổ-chức cực-đoan ở khắp các nước trên thế-giới. Không chắc gì những tổ-chức nầy đều trực-thuộc Al Quaida của Ben Laden, nhưng hành-động của chúng là hưởng-ứng tích-cực đường hướng chỉ-đạo và thực-hiện đồng-bộ mục-tiêu của Al Quaida đề ra. Kinh-tế Hoa-Kỳ và Tây-Âu sau vụ World Trade Center đã có những dấu-hiệu suy-thoái, kéo theo trì-trệ kinh-tế thế-giới. Kỹ-nghệ du-lịch bị thiệt-hại nặng-nề vì các vụ khủng-bố. Kỹ-nghệ hàng-không suy-sụp theo. Bọn khủng-bố đã đạt nhiều thành-quả rất đáng lo ngại. Cuộc chiến chống khủng-bố vì vậy cũng sẽ mang tính toàn cầu, đa-diện, sẽ rất gian-nan vì địch-thủ vô-hình, ẩn-nấp phía sau những khẩu-hiệu tôn-giáo. Bọn cực-đoan nầy cũng khai-thác những bất-công giữa Do-Thái và Palestine, giữa giầu và nghèo, giữa cái thánh-thiện và cái suy-đồi đạo-đức... để khiêu-khích tầng-lớp dân-chúng bình-dân các nước Hồi-Giáo nhằm mở một cuộc thánh-chiến.
Hoa-Kỳ dự-định nắm tay đồng-minh tiến thêm bước nữa qua việc chuẩn-bị đánh Irak. Chưa nói đến nhiều yếu-tố tiềm-ẩn và phức-tạp khác trong vấn-đề khủng-bố, cuộc chiến đánh Irak sẽ giải-quyết được gì trong vấn-đề khủng-bố toàn-cầu ? Ý-định của Hoa-Kỳ đã không được tiếp-nhận tại Liên-Hiệp-Quốc một cách thuận-lợi cho George Bush. Bất đồng ý-kiến giữa Hoa-Kỳ và Pháp tại Liên-Hiệp-Quốc trong vấn-đề can-thiệp vũ-lực vào Irak sẽ có ảnh-hưởng nào trong cuộc chiến chống khủng-bố nầy ? Lý-do nào đã đưa đến những quyết-định chính-trị của Hoa-Kỳ cũng như của Pháp trong vấn-đề Irak ?
Xin tóm-tắt vài biến-chuyển chính-trị liên-quan vấn-đề Irak để thử tìm hiểu và thử trả lời các câu hỏi nầy.
III/ Vấn-Đề Irak trước nghị-trường Liên-Hiệp-Quốc :
1/ Hoa-Kỳ lên án Irak hồi thứ nhứt : Quyết-định đánh Irak của Hoa-Kỳ để lật-đổ Saddam Hussein, nhằm chấm dứt chế-độ chính-trị của một « quốc-gia côn-đồ », « từ lâu là hậu-phương của bọn khủng-bố quốc-tế », xem ra cực-kỳ quyết-liệt. Trước đây vài tuần, nhiều người đã tin-tưởng rằng, cho dầu Liên-Hiệp-Quốc có thuận hay không thuận để thông-qua một quyết-nghị (résolution) dựa trên nội-dung đề-nghị của Hoa-Kỳ giải-quyết vấn-đề Irak, thì Hoa-Kỳ vẫn sẽ không thay đổi lập-trường. Cơ-chế Liên-Hiệp-Quốc có thể bị hủy-bỏ vì thái-độ cứng-rắn của Hoa-Kỳ. Có nghĩa là trước sau gì Hoa-Kỳ cũng sẽ đánh Irak, cho dầu đánh một mình (hay cùng với nước Anh và vài nước Ả-Rập) để giải-giới Irak. Lý-do thì Thủ-Tướng Anh-Quốc Tony Blair đã công-bố qua một bản báo-cáo về tình-trạng vũ-khí Irak. Có nhiều chỉ-dấu cho thấy dường như Sadam Hussein vẫn lén-lút phát-triển kỹ-thuật kích-động phản-ứng
phân-nhân (fission) dây chuyền, vẫn còn tồn-trữ nhiều hỏa-tiễn có khả-năng mang đầu đạn nguyên-tử hay sinh-hóa tấn-công các vị-trí đóng quân của Hoa-Kỳ và đồng-minh tại các nước quanh vùng, và nhất là, Irak vẫn còn giữ một lượng lớn vũ-khí hóa-chất và sinh-vật độc hại. Dựa trên bản báo-cáo cho là đáng ngại đó, nước Anh đã tuyên-bố ủng-hộ lập-trường đánh Irak của Hoa-Kỳ vô-điều-kiện.
2/ Avocat du diable (luật-sư cho quỉ) phản-biện hồi thứ nhứt : Ý-định đánh Irak của Hoa-Kỳ, ngoài Anh ra, lại không được các nước khác trên thế-giới đồng-thuận. Nhất là ba nước Pháp, Nga và Trung-Cộng, ba thành-viên thường-trực của Hội-Đồng Bảo-An Liên-Hiệp-Quốc. Có những lý-luận cho rằng bản báo-cáo tình-trạng vũ-khí của Irak mà Anh vừa công-bố chưa đủ những bằng-chứng cụ-thể và thuyết-phục. Mặc khác, việc thủ-đắc kỹ-thuật vũ-khí hạt-nhân hay chế-tạo và tồn-trữ các loại vũ-khí sinh, hóa ... không phải chỉ đặc-biệt riêng mình Irak mới có những chương-trình đó. Ngoài ngũ-đại-cường, năm nước Hoa-Kỳ, Nga-Sô, Anh, Pháp và Trung-Cộng đều đã chế-ngự các kỹ-thuật tiên-tiến về lãnh-vực nguyên-tử cũng như lãnh-vực hóa-chất và sinh-học. Người ta có thể liệt-kê một danh-sách dài các nước khác cũng có vũ-khí hạch-tâm. Một danh-sách dài hơn nữa các nước có vũ-khí vi-sinh và hóa-chất. (*) Suy-luận logique, nếu đánh Irak vì nước nầy có vũ-khí diệt-chủng, thì sau đó phải đánh các nước sau đây : Bắc-Hàn, Do-Thái, Pakistan, Libye, Syrie, Iran, Ấn-Độ vân vân ... Các nước nầy đều có vũ-khí sinh và hóa, có nước đã chế-ngự và chế tạo bom A. Điều cần nhấn mạnh, Hoa-Kỳ không tìm thấy một bằng-chứng nào cho thấy Irak đứng sau lưng hay đồng-lõa với Ben Laden trong vụ World Trade Center ngày 11 tháng 9. Đánh Irak vì thế không có lý-do chánh-đáng.
3/ Hoa-Kỳ tố Irak lần thứ 2 : Phản-luận của Hoa-Kỳ là các nước chống-đối nên tìm hiểu để biết rằng lãnh-tụ nước nào dám sử-dụng các loại vũ-khí ấy khi có điều-kiện thuận-tiện ? Không phải nước nào có các loại vũ-khí nầy đều sử-dụng chúng. Nhưng Saddam Hussein đã từng sử-dụng hóa chất để diệt dân Irak, là chủng-tộc Kurde sống ở phía Bắc nước nầy. Việc nầy đã xảy ra trên một thập-niên, nhưng tính-khí tàn ác và cách cư-xử của tên nầy đối với dân chúng cũng như đối với những người thân-thích nhưng không đồng ý với hắn, cho phép ta kết-luận rằng hắn sẽ không ngần-ngại để nhúng tay vào bất ký một tội ác nào. Người viết xin ghi lại đây một vài dữ-kiện (trích từ Au Nom Oussama Ben Laden, Nhân Danh Oussama Ben Laden, (*) của Roland Jaquard, chuyên-gia tiếp-cận các nước trong Hội-Đồng Bảo-An Liên-Hiệp-Quốc và Hội-Đồng Châu-Âu, chủ-tịch Viện Quan-Sát Quốc-Tế về Khủng-Bố và Trung-Tâm Nghiên-Cứu Những Đe-Dọa Thời Hiện-Đại, nxb Jean Piccolec, năm 2001) để có cái nhìn sâu rộng hơn quan-niệm của Hoa-Kỳ về khủng-bố và việc sử-dụng vũ-khí nguyên-tử và sinh-hóa để khủng-bố.
«Một biến-cố giả-định do CSIS, Center For Trategic and International Studies, dưới sự chỉ-đạo của William Webster, trình-bày một diễn-tiến đáng lo-ngại cho Hội-Đồng An-Ninh, một ngày tưởng-tượng 12 Fev 2001, ngày mà Tổng-Thống Hoa-Kỳ chủ-tọa một hội-đồng an-ninh mở rộng liên-hệ đến một vụ nổ nguyên-tử tại Nga, trong « Phòng giả-định » của tòa Bạch-Ốc. Việc giả-định cho thấy rằng, vào lúc 4 giờ 35, hệ-thống kiểm-tra nguyên-tử Hoa-Kỳ (US Atomic Energy Detection System) đã ghi-nhận một vụ nổ nhiệt-hạch (fusion), mà trung-tâm ở tại một vùng chung-quanh cách 40 cây-số Mạc-Tư-Khoa (Moscou) , gây ra do một đầu nổ từ 10 đến 15 kilotonnes. Vài giờ sau vụ nổ, Nga-Sô vô-phương thực-hiện một bản tổng-kết những hư-hao ; nước nầy phải đối-phó với một tình-trạng chỉ có ở Nagasaki và Hiroshima vào tháng 8 năm 1945. Một nhóm Hồi-Giáo tự-trị Tchétchènes xưng-danh nhìn-nhận vụ khủng-bố, cho biết thêm rằng , nếu thấy cần thiết qua thái-độ của chính-phủ Nga, họ sẵn-sàng nổ thêm lần nữa. Nhóm Tchétchènes nầy đòi hỏi trong vòng 24 giờ đồng-hồ Nga phải rút quân toàn-bộ ra khỏi lãnh-thổ và bắt buộc xứ họ được độc-lập. Nếu Moscou không chấp-thuận, nhóm đòi độc-lập nầy sẽ cho nổ quả bom thứ hai, lần nầy tại Moscou.
30 phút trước khi nhóm Hồi-Giáo Tchétchènes xướng-danh nhìn-nhận vụ nổ, Hezbollah, một tổ-chức Liban, được bảo-trợ từ Iran, gởi tràn-ngập đến các tòa đại-sứ Tây-Phương tại Trung-Đông, các cơ-quan truyền-thông radio, báo-chí và truyền-hình... những lời đòi hỏi, cho biết rằng họ cũng có vũ-khí nguyên-tử ; đòi hỏi việc rút quân tức-khắc các đạo quân không Hồi-Giáo đóng tại bán-đảo Ả-Rập đồng-thời đòi hỏi việc bồi-thường những hư-hao và việc « phạm thánh » lên thế-giới Hồi-Giáo qua cuộc hành-quân « Bảo Sa-Mạc » hồi đầu năm 1991. Hezbollah đe-dọa thẳng rằng : Nếu Hoa-Kỳ chống lại, họ sẽ cảnh-cáo bằng một vụ nổ tương-tự như vụ nổ tại Moscou. Lần nầy tại những thành-phố Hoa-Kỳ, Anh-Quốc, Pháp-Quốc cũng như những công-sự quân-đội đóng tại Arabie séoudite. Ngũ-Giác-Đài làm một phỏng-tính về độ nguy-hiểm và thấy rằng, theo mật-vụ của Nam-Phi, trung-tâm nguyên-tử Pelidaba, gần Pétroria, đã giao chất-liệu nguyên-tử cho một công-ty đặt tại Dubai, thuộc Emirats Arabes Unis.
Mật-vụ Nga cũng tìm ra rằng, chất-liệu nguyên-tử khoảng 20 kilo Plutonium đã bị mất cắp tại tại trung-tâm Tchelyabinsk-65 ».
Ngày hôm nay, biến-cố giả-định ghi trên đây hơn bao giờ hết có nguy-cơ trở thành thực-tế. Các nhà phân-tích thời cuộc Châu-Âu lo-ngại một biến-cố lớn hơn biến-cố xảy ra ngày 11 tháng 9 không phải là không căn-cứ. Ủy-Ban Quốc-Gia Hoa-Kỳ về Khủng-Bố công-nhận nguy-cơ nầy vào năm 1999 và kết-luận rằng : « Một cuộc tấn-công bằng vi-trùng, hóa-chất, phóng-xạ hay nguyên-tử, cho dầu chỉ thành-công một phần, việc nầy cũng gây tổn-hại cực-kỳ lớn-lao cho quốc-gia ».
Cũng theo trong giả-định trên đây, nếu thay thế Nam-Phi bằng Irak cho tình-hình hiện nay, ta thấy thái-độ cứng-rắn của Hoa-Kỳ về Irak rất là hợp-lý . Saddam Hussein cho thấy đã thù Mỹ đến độ mù-quáng. Có thể hắn sẽ không ngần-ngại cung-cấp vũ-khí tàn-độc cho bọn khủng-bố nếu việc nầy làm tổn-thương được Hoa-Kỳ.
4/ Irak « trở cờ », Hoa-Kỳ thoái bộ, Pháp-Quốc phản bạn : Nhưng đang lúc việc bàn-cãi đánh hay không đánh và đánh thế nào giữa các nước tại Liên-Hiệp-Quốc đang hồi gay-gắt, Irak có quyết-định cho phép những viên thanh-tra vũ-khí hạt-nhân và sinh-hóa, dưới quyền chỉ-đạo của Liên-Hiệp-Quốc, vào nước nầy để kiểm-soát. Việc nầy đã làm Hoa-Kỳ lỡ bộ. Lẽ dĩ-nhiên Hoa-Kỳ và Anh-Quốc không thể đánh Irak màø không để cho thế-giới có một cơ-hội kiểm-chứng.
Rốt cục Hoa-Kỳ đã phải nhượng-bộ. Hoa-Kỳ đã đề-nghị một giải-pháp mới là các viên thanh-tra sẽ trở lại kiểm-soát tình-trạng vũ-khí tại Irak như ý muốn của các thành-viên Liên-Hiệp-Quốc cũng như đề-nghị của Irak. Nhưng với điều-kiện là nếu Irak có những hành-động cản-trở các viên thanh-tra, việc trừng-phạt bằng vũ-lực sẽ tự-động và tức thời mà không qua Hội-Đồng Bảo-An Liên-Hiệp-Quốc. Nhưng ý-định nầy của Hoa-Kỳ cũng bị các nước chống-đối. Các nước Ả-Rập cho rằng nếu một nghị-quyết của Liên-Hiệp-Quốc dựa trên một nội-dung như vậy, thì có khác nào giao trắng công việc cho Hoa-Kỳ. Hoa-Kỳ có đủ phương-cách cách để cho rằng Irak làm cản-trở các viên thanh-tra và sẽ đánh Irak.
Việc chống-đối Hoa-Kỳ, đáng ghi-nhận là thái-độ của nước Pháp. Vài ngày trước đây, trả lời một cuộc họp báo tại Beyrouth, thủ-đô tàn-phá của Liban nhân ngày đại-hội các nước Pháp-Thoại, Tổng-Thống Chirac xác-nhận rằng Pháp sẽ dùng quyền phủ-quyết (droit de veto) của mình để ngăn-chận mọi quyết-nghị có tính cách khoáng-trắng một vấn-đề của thế-giới cho riêng Hoa-Kỳ giải-quyết. Nước Pháp muốn rằng việc giải-quyết vấn-đề Irak cũng sẽ được giải-quyết như vấn-đề Afghanistan hay Kuweit. Vì vậy, nếu Hoa-Kỳ giữ vững lập-trường của mình và đánh Irak, có thể Liên-Hiệp-Quốc sẽ phải giải-tán. Vì Liên-Hiệp-Quốc sẽ không còn lý-do hiện-hữu. Biện-pháp nào Liên-Hiệp-Quốc sẽ đem ra trừng-trị việc bất-tuân của Hoa-Kỳ đây ?!
Nhiều tiếng nói đã phê-bình quan-niệm chính-trị « phản bạn » nầy của Pháp. Có người đã khéo-léo nhắc lại rằng, cho đến ngày hôm nay so với Hoa-Kỳ, Pháp cũng chưa có được một « trọng-lượng » đáng kể nào để mà « ăn nói » trên quốc-tế. Cái ghế Ủy-Viên Thường-Trực mà Pháp đang ngồi cùng với 4 thành-viên khác Hoa-Kỳ, Nga, Trung-Cộng và Anh Quốc của Hội-Đồng Bảo-An Liên-Hiệp-Quốc là là do Thủ-Tướng Anh W. Churchill sau Thế-Chiến thứ II thuyết-phục Hoa-Kỳ mà đem lại. Pháp đã dành chỗ đáng lẽ là của Ba-Tây (Brésil).
Nhưng nước Pháp có thái-độ chính-trị như vậy chắc-chắn phải có một lý-do quan-trọng. Thử tìm những lý-lẽ biện-minh cho thái-độ nước Pháp (và Đức).
III/ Những lý-do tiềm ẩn của vấn-đề Irak:
1/ Lý-do giả-định về phía Pháp-Quốc: Sau biến-cố 11 tháng 9, mọi người đều có quyền nghi-ngờ khả-năng thực-tế của các cơ-quan tình-báo và an-ninh Hoa-Kỳ là CIA và FBI. Việc bất-lực trong vụ truy-tầm tay xạ-thủ hiện nay tại Washington cho thấy các cơ-quan nầy không như thần-thoại đã đồn-đại và Hoa-Kỳ cũng không phải là bất-khả xâm-phạm. Do vị-trí địa-lý chiến-lược, địa-lý kinh-tế và quan-hệ lịch-sử, nước Pháp có những liên-hệ ngoại-giao rất khắng-khít với các nước Hồi-Giáo Bắc-Phi và Trung-Đông. Rất có thể mật-vụ Pháp và Đức đã có những bằng-chứng hay những dấu-hiệu đe-dọa cho quốc-gia, mà CIA không có, nên họ không liều-lĩnh ủng-hộ Hoa-Kỳ trong vụ đánh Irak.
Trở lại « biến-cố giả-định » ở trên. Giả-sử hiện nay tại các thành-phố lớn của Hoa-Kỳ, Pháp và Đức đều ĐA?bị gài đặt bom nguyên-tử và sinh-hóa. Không cần biết những trái bom nầy đến từ đâu, việc đánh Irak liệu có quá trễ hay không ? Có cần-thiết nữa hay không ?
Hơn nữa vì sao phải đánh Irak, bất-chấp một nguy-cơ chiến-tranh toàn-diện giữa khối Hồi-Giáo và Tây-Phương ? Đây là một hình-thức « Thánh-Chiến ». Nên biết, trong lúc Hoa-Kỳ có thái-độ cứng-rắn tại Liên-Hiệp-Quốc, thì đã có những vụ đặt bom tại Bali (Nam-Dương), Phi, Trung-Đông. Phe cực-đoan Hồi-Giáo đang tìm mọi cách để khiêu-khích Hoa-Kỳ đánh Irak. Hoa-Kỳ đánh Irak, và đánh sớm, là họ đạt ý muốn.
Mặc khác, trước quốc-tế, Hoa-Kỳ chưa có một chứng-cớ cụ-thể nào cho thấy Irak đứng sau Al-Quaida và Oussama Ben Laden. Nói đánh Irak để tiêu-trừ Al-Quaida là thiếu chứng-cớ. Hơn nữa, Saddam Husein trước hết là một tay quân-phiệt chứ không phải là một tên đạo-cuồng theo kiểu Taliban hoặc Ben Laden. Làm sao Hoa-Kỳ có thể thuyết-phục được các nước Ả-Rập đồng-minh theo mình đánh Irak? Có thể chính-quyền các xứ nầy vì áp-lực phải theo, nhưng dân những xứ nầy có thể sẽ nổi loạn.
2/Lý-do vì sao Hoa-Kỳ phải đánh Irak : Có nhiều giả-thuyết-đưa ra, trong đó có giả-thuyết là dầu-hỏa. Hoa-Kỳ đánh Irak vì dầu-hỏa. Cũng như Hoa-Kỳ đã đánh Afghanistan, theo một giả-thuyết, cũng vì dầu hỏa. Nhưng nên biết, việc thế-giới bị đe-dọa hôm nay là vấn-đề khủng-bố chứ không phải vấn-đề khan-hiếm dầu-hỏa. Chưa có công-trình nghiên-cứu nào báo-động việc nầy. Hơn nữa, Nga sẵn-sàng bán dầu tại Trung-A0cho thế-giới với giá rẻ hơn, nhưng vì chiến-lược dài lâu, Hoa-Kỳ và Tây-Âu chưa muốn.
Đe-dọa sụp-đổ nền văn-minh Tây-Phương vì khủng-bố Hồi-Giáo là có thật. Biến-cố giả-định ghi trên cho thấy sự quan-tâm của Hoa-Kỳ về vụ nầy. Vì thế, chắc-chắn Hoa-Kỳ đánh Irak cũng vì khủng-bố. Nhưng qua mối liên-hệ nào ? Chưa ai tìm thấy mối liên-hệ giữa Saddam Hussein và bọn khủng-bố.
Một giả-thuyết đưa ra mà người viết trình-bày với tất-cả những dè-đặt để thử đi tìm động-lực của Hoa-Kỳ trong vấn-đề Irak.
Đó là vấn-đề liên-hệ giữa Wahhabite (*), một tổ-chức Hồi-Giáo đang cầm-quyền tại Arabie Séoudite, với Ben Laden. Tổ-chức Wahhabite là một tổ-chức tập-hợp những tay Hồi-Giáo cực-kỳ giàu, hàng tỉ-phúù, tổ-chức có ảnh-hưởng và có chi-nhánh cùng khắp thế-giới. Tài-sản khổng-lồ đem lại do các mỏ dầu-hỏa. Các vị vua chúa cầm-quyền tại đây (dòng họ Fahd) đều không có thực quyền. Quyền-lực trong bóng tối là do tổ-chức nầy kiểm-soát. Giả-thuyết cho rằng chính tổ-chức Wahhibite đã đứng sau Ben Laden để hoạt-động chống Tây-Phương. Có những ý-tưởng ít thực-tế cho rằng hiện nay Ben Laden hiện đang nằm dưỡng bệnh tại một lâu-đài kín-đáo nào đó tại Ả-Rập Séoudite. Vì thế mà CIA đỏ mắt không tìm thấy. Cũng vì thế mà tiền thưởng treo trên đầu Ben Laden không có kết quả nào. Vài chục triệu đô-la hay vài trăm triệu đô-la đâu là bao đối với các tay tỉ-phú nầy. Biểu-tượng thánh sống Ben Laden có giá-trị hơn nhiều.
Vấn-đề chống khủng-bố của Hoa-Kỳ nếu vậy phải đi qua Ả-Rập Séoudite. Đây là một việc cực-kỳ tế-nhị và khó-khăn. Nước nầy bề ngoài là một đồng-minh Ả-Rập chung-thủy với Hoa-Kỳ, chỉ sau Thổ-Nhĩ-Kỳ. Dầu-hỏa của Hoa-Kỳ và thế-giới hầu hết đến từ đây hoặc các xứ trong vùng. Đánh Ả-Rập Séoudite mà không chuẩn-bị nguồn năng-lượng thay thế là đồng-nghĩa với sự tự-sát kinh-tế. Trong vòng một tuần-lễ mà dầu-hỏa vùng nầy bị đóng vòi, thế-giới sẽ lâm vào một cuộc khủng-hoảng kinh-tế vô tiền khoáng hậu mà hậu-quả không thể tưởng-tượng nổi. Do đó, lý-do có thể khiến Hoa-Kỳ chủ-trương đánh Irak trước hết là tìm nguồn dầu-hỏa thay thế. Sau đó là đánh Ả-Rập Séoudite để tận diệt nguồn khủng-bố.
3/ Cái hay của nước Pháp : Đến nay thì tại Liên-Hiệp-Quốc, Hoa-Kỳ lại nhượng-bộ lần nữa. Không đánh liền thì cũng đã nhượng-bộ lắm rồi. Thái-độ chính-trị cứng-rắn của TT Jacques Chirac đối với TT G. Bush dường như đem lại kết-quả. Không có vấn-đề thắng hay bại giữa Hoa-Kỳ và Pháp-Quốc tại Liên-Hiệp-Quốc. Chỉ có thể là G. Bush đã chia-sẻ được quan-điểm chính-trị của Pháp. Nhưng trọng-tâm vẫn là thái-độ « thần-phục », chịu hợp-tác của Saddam Hussein trong việc tiêu-diệt gốc rễ Al-Quaida.
Ngày 16 tháng 10, Pháp đã thiết-lập lại ngoại giao với nước Libye của Colonel Mouammar Khadafi , bất chấp những chống-đối trong dân chúng về vụ nổ chiếc phi-cơ DC-10 của hãng UTA năm 1988 làm cho 270 người chết. Lybie cũng được Hoa-Kỳ xếp vào loại các nước trong danh-sách « côn-đồ ». Khadafi cũng là một tay dung dưỡng khủng-bố. Kho vũ-khí của nước nầy có nhiều điểm đáng nghi-ngại như Irak. Pháp thiết-lập lại ngoại-giao hẵn có một lý-do. Một trong những lý-do thấy được Khadafi là một tay quân-phiệt chứ không phải là một tên đạo-cuồng Hồi-Giáo. Pháp đã phân-biệt rõ các nước Hồi-Giáo thân Ben Laden và những nước chưa thân Ben Laden. Hoa-Kỳ thì chỉ phân-biệt nước theo họ và nước chống họ. Pháp có lý khi đã làm một sự phân-chia trong khối Hồi-Giáo. Qua vụ World Trade Center, dầu không có sự đòi hỏi của Ben Laden, tên nầy cũng đã được mọi giới trong khối Hồi-Giáo tôn làm lãnh-tụ. Điều này trái với sự mong muốn của những tay quân-phiệt kiểu Saddam Hussein hoặc Khadafi. Không có tay quân-phiệt nào sẵn lòng bỏ quyền-hành hay để người khác ngồi trên mình. Đáng lẽ đây là yếu-tố mà Hoa-Kỳ cần nhanh-chóng khai-thác.
Ta thấy nước Pháp đã có một quan-niệm sâu-sát với thực-tế hơn là Hoa-Kỳ trong vấn-đề chống khủng-bố. Có thể vì Hoa-Kỳ quá ỷ-y vì sức mạnh kinh-tế lẫn quân-sự. Lãnh-vực ngoại-giao của Hoa-Kỳ có thể nhìn thấy qua sự kém thế của C. Powell so với các ông diều-hâu trong bộ quốc-phòng. Hoa-Kỳ sẵn-sàng sử-dụng vũ-lực để đè-bẹp đối-phương. Nhưng sức mạnh của Hoa-Kỳ làm thế nào diệt những kẻ thù không thấy mặt ?
Nhưng trong vấn-đề Irak còn dính-líu thêm vấn đề truyền-thống gia-đình. Bush con muốn dứt điểm những bầy hầy do Bush cha để lại từ cuộc chiến vùng Vịnh 1991.
IV/ Tạm-kết :
Nếu Pháp thành-công trong việc thuyết-phục Hoa-Kỳ, và chính-trị Hoa-Kỳ không quá bị ảnh-hưởng của thế-lực Do-Thái, (vì Do-Thái không hề muốn hiện-hữu một nước Ả-Rập mạnh ở gần họ), có thể trong thời-gian tới sẽ có sự hòa-dịu giữa Irak và thế-giới. Dầu-hỏa Irak sẽ thay nguồn dầu Arabie Saoudite. Hoa-Kỳ rảnh tay đối phó với tổ-chức Wahhabite. Và đây là một vấn-đề phức-tạp khác. Sau đó ta cũng có thể sẽ thấy vai trò của Khadafi nổi bật lên trong việc đi tìm một giải-pháp hòa-bình.
Nếu Hoa-Kỳ vẫn tiếp-tục giữ nguyên ý-định đánh Irak và diệt Saddam Husein theo như ý muốn của Do-Thái và các tổ-chức cực-đoan Hồi-Giáo, thì rất có thể cuộc-chiến toàn-cầu sẽ xảy ra. Trước hết Trung-Đông sẽ trở thành biển lửa. Các nước Ả-Rập sẽ tiêu hủy các hạ-tầng cơ-sở dầu-hỏa, gây ra một cuộc khủng-hoảng kinh-tế toàn-cầu. Ấn-Hồi (Pakistan) có thể đánh nhau và chết-chóc cực-kỳ lớn do vũ-khí nguyên tử. Nguồn dầu hỏa Trung-A0không kịp Nga khai-thác, vì thiếu trang-bị hạ-tầng cơ sở như ống dẫn dầu... cũng sẽ kéo nhau vào chiến-tranh, gây ra do những thành-tố Hồi-Giáo. Đông-Nam-A0sẽ hỗn-loạn vì dân Hồi-Giáo sẽ cướp chính-quyền, gây ra một đe dọa lớn trong vùng. Nga sẽ can-thiệp vào Trung-Á. Cục-diện Châu-Âu và Hoa-Kỳ tùy theo con số bom nguyên-tử ( ?), sinh và hóa... đã đặt tại đây cũng như con số các đội cảm-tử Al Quaida đã nằm sẵn. Hoa-Kỳ sẽ can-thiệp vào Trung-Đông để bảo vệ nguồn dầu hỏa,can-thiệp vào Đông-Nam-A0và có thể tại Châu-Âu. Phe Tây-Phương rốt cục sẽ thắng trận, nhưng với giá nào ? Trung-Hoa nhân dịp nầy ngư ông hưởng lợi. Nước nầy sẵn-sàng theo ý của Hoa-Kỳ để bỏ phiếu cho Hoa-Kỳ đánh Irak.
Qua thái-độ chính-trị của Pháp tại Liên-Hiệp-Quốc, ta đoán ra rằng có những giải-pháp nhẹ-nhàng khả-thi, có thể hay hơn phương pháp dùng gươm chém ruồi của Hoa-Kỳ để diệt khủng-bố. Nếu tình-báo của Saddam Hussein và Colonel Khadafi có khám phá được những bí-mật về việc đặt bom cũng như các chi-nhánh Al-Quaida và thông báo việc nầy cho Tây-Phương, thì cũng đáng cho hai tên nầy hưởng những khoan-hồng lắm.
Sự nhượng-bộ của Hoa-Kỳ qua lời tuyên-bố mới đây nhất của George Bush, là có thể không dùng vũ-khí đánh phá tới cùng trong vấn-đề Irak, cho thấy là chính-trị Pháp dường như thuyết-phục được Hoa-Kỳ. Nhưng trọng tâm vẫn là thái-độ tên quân-phiệt Saddam Hussein. G. Bush dường như không thể dung-thứ cho tên nầy. Cho nên một giải-pháp sẽ được nghiên-cứu mà không làm mất mặt Hoa-Kỳ, Pháp và Liên-Hiệp-Quốc.
Để việc diệt khủng-bố được dễ-dàng, Hoa-Kỳ phải chịu lép vế một phần : dùng áp-lực của mình để ép Do-Thái nhượng-bộ Palestine để dân tại đây không còn dễ-dàng bị xúi giục ôm bom. Việc nầy cũng xoa dịu toàn khối Ả-Rập. Đồng-thời tạo điều-kiện phát-triển kinh-tế tại Palestine, giúp Arafat xây dựng một chính-quyền thực sự pháp-trị và tổ-chức một đội-ngũ tự-vệ có khả-năng chế-ngự các lực-lượng Hồi-Giáo quá khích. Dập tắt lò lửa Palestine, xóa bỏ sự bất-công áp bức của Do-Thái lên Palestine, Hoa-Kỳ có thể hạ dễ dàng ngọn cờ thánh-chiến chống bất-công của văn-minh judéo-chrétien áp-đặt của Ả-Rập tại Trung-Đông.
Nhưng kinh-nghiệm cho thấy Hoa-Kỳ luôn có hai thái-độ chính-trị : Cứng rắn đến gãy hay mềm nhủn tợ bún mà không có thái-độ thích-hợp cho từng hoàn-cảnh. Chính-trị cứng-rắn của Hoa-Kỳ cho thấy đã thất-bại tại Cuba và Irak. Hoa-Kỳ cũng thất-bại ở Việt-Nam trước vì quá cứng, sau vì quá mềm. Kết-quả là các chế-độ độc-tài toàn-trị tại các xứ nầy càng thêm vững bền. Và những tên côn-đồ lãnh đạo ở đây luôn là địch-thủ của Hoa-Kỳ.
Hoa-Kỳ vì thế nên thay đổi thái-độ chính-trị hai thái-cực của mình. Song song với việc tìm một hướng mới trong việc chống khủng-bố, nên bắt đầu bằng cách thử thí-nghiệm một đường-hướng chính-trị chánh-đạo đối với Việt-Nam cũng như đối với các nước trong khối Ả-Rập. Tại những nước nầy người dân cần hơn bao giờ hết một chế-độ pháp-trị dân-chủ. Dân chúng các nước nầy bao năm đã kiệt quệ vì một hệ-thống chính-trị độc-tài thối nát, ngụy dân-chủ, bất-công, áp-bức, tham-nhũng... đặc-biệt tại Việt-Nam, là kết-quả trực-tiếp của thái-độ chạy làng của Hoa-Kỳ năm 1975. Hoa-Kỳ có trách-nhiệm hoàn-cảnh tại đây. Tại các nước Hồi-Giáo, thành phần cực-đoan ở đây có cơ-hội phất lên là do xã-hội đầy dẫy bất-công. Dân-chủ là một yếu-tố cần nhưng chưa đủ để phát-triển một xã-hội lành-mạnh. Cái ắt có là yếu-tố pháp-trị. Pháp-trị đi trước và dân-chủ đi sau. Hoa-Kỳ cũng nên nhìn lại mối đe-dọa của Trung-Hoa trong vòng 15 năm tới. Nếu tình-trạng tệ nhất của chiến-tranh đem lại không tránh được do việc chống khủng-bố , Hoa-Kỳ cùng Tây-Phương sẽ bị thương-tổn nặng, sức mạnh hao mòn, kinh-tế thoái-hóa trước một nước Trung-Hoa hung-hăng và hùng mạnh. Trung-Hoa trở thành đối-thủ kinh-tế lẫn quân-sự không thể chối cãi của Hoa-Kỳ. Việc be bờ cũng là việc cần-thiết. Nhưng hiện nay tại Việt-Nam vẫn còn nguyên một tập-đoàn lãnh-đạo lưu-manh với quốc-dân, hèn-hạ, nhất bộ nhất bái đối với Tàu, thậm chí đem đất ông cha đem triều-cống cho Tàu để được bảo-vệ, việc be bờ của Hoa-Kỳ e rằng đến nay là đã trễ.
(*) Xin đọc thêm để biết chi-tiết cơ-cấu tổ-chức Al-Quaida cũng như các tổ-chức khủng-bố khác trên thế-giới.
(*) Đọc thêm tài-liệu đệ-trình lên Thượng-Viện Pháp, do DB Pierre Lelouche thực-hiện, nói về những nguy-cơ và đe-dọa vũ-khí nguyên-tử, sinh và hóa . Xin liên lạc tác giả để nhận, hoặc vào trong web site của Thượng-Viện Pháp : www.senat.fr , Rapport d'information de M_ Pierre Lellouche sur la prolifération des armes de destruction massive et de leurs vecteurs (commission de la défense).
(*) Xem www.histoire.presse.fr/archives/rauter.asp (Histoire số 224, Sept-1998), www.monde-diplomatique.fr/livre/100portes/arabiesaoudite.htlm vân vân... để biết thêm về Wahhabite.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 052
NGUYỄN THIÊN THỤ * TƯ BẢN LUẬN
TƯ BẢN LUẬN
Chương này chỉ trình bày sơ lược về quan niệm của Marx và những người theo ông đã phê phán chủ nghĩa tư bản.Chúng tôi không đi sâu vì việc này thuộc các kinh tế gia.
Tư bản ( capital) hay tư sản ( bourgeois) là chỉ giai cấp giàu có trong xã hội, nắm quyền về kinh tế trong một hay nhiều nước. Trong xã hội quân chủ, người ta gọi nhà giàu là phú hộ, là điền chủ. Đến khi cách mạng khoa học kỹ thuật đưa đến cách mang kỹ nghệ , việc sản xuất và kinh doanh mở rộng khắp nơi trên thế giới và giai cấp tư bản ra đời. Những ông chủ những kỹ nghệ lớn có máy móc tối tân, có thợ thuyền hàng trăm, hàng ngàn, vốn lên đến hàng triệu, hàng tỷ Mỹ kim thì người ta gọi những ông bà này là nhà tư sản hay tư bản.
Tư bản hay tư sản còn có nghĩa là vốn liếng, là tài sản của một người nào hay nhóm người nào.
Tác phẩm " Tư Bản Luận" của Marx có ảnh hưởng rất lớn trong chủ nghĩa Marx, là mũi nhọn việc tấn công giai cấp tư bản. Trong khi phe cộng sản ca tụng Marx, lấy Tư Bản luận làm giáo trình kinh tế, chính trị thì phe tư bản không thèm đếm xỉa đến nó mà người ta phải đi tìm những cái mới để cải tiến kinh tế trong hoàn cảnh lịch sử mới. Họ cho rằng quan điểm của Marx là lạc hậu. Nếu ở đại học nào đó ở Âu, Mỹ, người ta giảng về Marx cũng chỉ là một cách nhắc chuyện đời xưa. Ngày nay, chúng tôi xin nói lên vài điều để làm sáng tỏ một vấn đề mà một phần nhân loại vẫn coi là chân lý.
Vấn đề này rất phức tạp và khó khăn. Các nhà nghiên cứu hai bên cộng sản và tư bản mâu thuẫn nhau đã đành mà các nhà lý luận cộng sản cũng có ý kiến khác nhau về chính sách và quan điểm kinh tế mà kết quả là bị mạ lỵ, tù đầy, giáng chức hay bị giết như Đặng Tiểu Bình, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ (Trung Quốc) và Trần Xuân Bách (Việt Nam).
I.1. Quan hệ tư bản & vô sản
Engels nói rõ về mối quan hê giữa tư bản và vô sản như sau:
Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống.- Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888) [1]
Trong Tuyên Ngôn Của đảng Cộng Sản, Marx cho rằng tư bản giàu có là do bóc lột công nhân.
Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I, 16) [2]
Không những Marx kết tội tư bản mà kết tội nhiều tầng lớp xã hội đã bóc lột lẫn nhau, mà đặc biệt là bóc lột vô sản:
Một khi người thợ đã bị chủ xưởng bóc lột và đã được trả tiền công rồi thì anh ta lại trở thành miếng mồi cho các phần tử khác trong giai cấp tư sản: chủ nhà thuê, chủ hiệu bán lẻ, kẻ cho vay nặng lãi (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,10 ) [3]
Nhưng chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 1 ) [4]
Trong các tác phẩm của ông, Marx luôn kết án tư bản bóc lột:
+And this life activity [the worker] sells to another person in order to secure the necessary means of life. ... He works that he may keep alive. He does not count the labor itself as a part of his life; it is rather a sacrifice of his life. It is a commodity that he has auctioned off to another. Marx, Wage Labour and Capital (1847) +Capital and labour relate to each other here like money and commodity; the former is the general form of wealth, the other only the substance destined for immediate consumption. Capital’s ceaseless striving towards the general form of wealth drives labour beyond the limits of its natural paltriness, and thus creates the material elements for the development of the rich individuality which is as all-sided in its production as in its consumption, and whose labour also therefore appears no longer as labour, but as the full development of activity itself, in which natural necessity in its direct form has disappeared; because natural need has been replaced by historically produced need. This is why capital is productive; i.e. an essential relation for the development of the social productive forces. It ceases to exist as such only where the development of these productive forces themselves encounters its barrier in capital itself. Marx, The Grundrisse (1857)
I.2.Thặng dư giá trị
Tác phẩm Chống Duhring của Engels là một tác phẩm quan trọng, không phải chỉ tranh luận với Duhring mà còn là một tác phẩm tổng quát về triết học, kinh tế và chính trị của chủ nghĩa Marx. Engels viết về thặng dư giá trị:Giá trị thặng dư đó do đâu mà ra ? Nó không thể do người mua đã mua những hàng hoá dưới giá trị của nó, cũng không thể do người bán đã bán lại hàng hoá đó trên giá trị của nó. Vì trong cả hai trường hợp, cái được và cái mất của mỗi bên sẽ bù trừ lẫn nhau, vì mỗi người đều lần lượt là người mua và người bán. Nó cũng không thể do lừa gạt mà có được, vì sự lừa gạt quả là có thể làm thiệt hại người này để cho người kia giàu lên, nhưng không thể làm cho tổng số tiền của cả hai người tăng lên dược, do đó cũng không thể làm tăng thêm tổng số những giá trị đang lưu thông nói chung. "Toàn bộ giai cấp các nhà tư bản của một nước không thể kiểm lãi bằng cách lừa bịp bản thân mình được". Tuy vậy chúng ta vẫn thấy rằng toàn bộ giai cấp các nhà tư bản ở mỗi nước đều không ngừng giàu lên bằng cách bán đắt hơn họ đã mua, bằng cách chiếm hữu giá trị thặng dư. Thế là chúng ta vẫn không nhúc nhích hơn lúc đầu chút nào : giá trị thặng dư đó do đâu mà có ? Cần phải giải quyết vấn đề đó, hơn nữa lại giải quyết bằng con đường thuần tuý kinh tế, loại bỏ mọi thủ đoạn lừa gạt, mọi sự can thiệp của một bạo lực nào, bằng cách nêu vấn đề như sau : làm thế nào có thể thường xuyên bán đắt hơn mua được, ngay cả khi giả thiết rằng những giá trị bằng nhau sẽ luôn luôn được trao đổi lấy những giá trị bằng nhau ?(II,ch.6) [5]
http://www.marxists.org/archive/marx/works/1877/anti-duhring
Engels nói rõ về thặng dư giá trị như sau:
Một người chủ hàng hoá giản đơn thì bán để mua; anh ta bán cái mà anh ta không cần dùng, và với tiền thu được, anh ta mua cái mà anh ta cần dùng. Còn nhà tư bản bắt tay vào công việc thì thoạt tiên mua cái mà bản thân hắn không cần đến; hắn mua để bán, hơn nữa lại để bán đắt hơn, nhằm thu trở lại giá trị của số tiền đã bỏ ra lúc ban đầu để mua, cộng với số tiền tăng thêm nào đó, mà Mác gọi là giá trị thặng dư (Chống Duhring II, 6)
http://www.marxists.org/archive/marx/works/1877/anti-duhring.
Để làm ví dụ, Mác giả định rằng một công nhân trong một ngành công nghiệp nào đó mỗi ngày làm 8 giờ cho bản thân mình, tức là để sản xuất ra giá trị của tiền công của mình, và 4 giờ sau đó làm cho nhà tư bản để sản xuất ra số giá trị thặng dư sẽ rơi trước hết vào túi của nhà tư bản. Như vậy là kẻ nào muốn hàng ngày thu được một số giá trị thặng dư cho phép người đó sống không kém hơn một công nhân của mình thì kẻ đó phải có một số giá trị cho phép người đó cung cấp nguyên liệu, tư liệu lao động và tiền công cho hai công nhân (Chong Duhring http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=2446856777928781324&postID=6038934066229525514
Marx đã nói đến giá trị thặng dư. Trong tập I, chương 9, chương 10, Marx nói về thặng dư giá trị. Ông đưa ra một lô công thức để tính thặng dư giá trị. Trước hết ,ông đưa ra một công thức đơn giản . Ông đưa ra một con số tiêu biểu: Ví dụ một nhà tư bàn đưa ra $500 vốn:
Ông gọi C là tư bản. Tư bản C này gồm hai yếu tố :
Yếu tố thứ nhất là là tiền c đặt vào các phương tiện sản xuất
Yếu tố thứ hai là v là tiềng công lao động.
c là tư bản cố định, v là tư bản di chuyển.
Công thức sẽ là C= c+v
Thí dụ một người có vốn £500, thì tiền vốn cố định là£410 + vốn di động £90 .
Khi việc sản xuất đã xong, ta có một số hàng hóa có giá trị (c + v) + s.
s là giá trị thặng dư. Tính thử bài toán theo công thức trên:
(£410 const. + £90 var.) + £90 surpl.
Theo công thức trên, vốn £500 thì thặng dư gia trị là£90 tương ứng với tiền công £90
Trong chương 10, tập I, ông kết tội tư bản bóc lột:
Bọn tư bản đã mua sức lao động với một mức thời gian nào đó nhưng nó lợi dụng năng lực suốt cả ngày của công nhân. Như vậy nó có quyền bắt người lao động làm việc suốt ngày cho nó. Nhưng một ngày lao động là gì? Trong các trường hợp là it hơn một ngày. Nhưng bao nhiêu? Người tư bản đã cá nhân hóa tư bản. Linh hồn nó là linh hồn tư bản. Nhưng một tư bản có một đời sống căng thẳng, nó có khuynh hướng tạo nên một giá trị và một thặng dư giá trị để tạo cho nó những yếu tố vững bền, những phương tiện sản xuất, đắm đuối vào những giá trị lao động.
Tư bản là vốn chết, như con ma cà rồng chỉ sống bằng cách hút máu lao động sống, nó càng sống thì càng hút máu. Thời gian mà lao động làm việc là thời giam mà tư bản tiêu thụ sức lao động mà đã mua của người lao động ( Capital Vol. 1, ch. 10).[6]
http://www.marxists.org/archive/marx/works/1867-c1/ch10.htm
Theo Engels trong Chống Duhring, Mác lại lưu ý rằng tuyệt đối không nên lẫn lộn cái giá trị thặng dư của ông với lợi nhuận hay tiền lời của tư bản, rằng lợi nhuận hay tiền lời đó thật ra chỉ là một hình thức phụ thuộc và thường thường chỉ là một phần của giá trị thặng dư thôi.(II ch. 8).I.2.3. Tự Điển Wikipedia
Tự điển này định nghĩa như sau:
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Các Mác đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.
I.2.3.1.Học thuyết
Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác.
Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.
Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn. Tuy nhiên Marx cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình. Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau. Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm hãm tốc độ vận động của tư bản.
Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T-T'
I.2.3.2. Định nghĩa
Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.
Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.
I.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
- Năng suất lao động
- Thời gian lao động
- Cường độ lao động
- Công nghệ sản xuất
- Thiết bị, máy móc
- Vốn
I.2.3.4. Ý nghĩa
- Xét thuần túy trong lĩnh vực kinh tế, công thức trên cho thấy bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có tiền (vốn) được đưa vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp như thông qua đầu tư chứng khoán, thậm chí gửi ngân hàng sẽ sinh lời. Đồng tiền chỉ trở thành công cụ sinh lời nếu đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành nhà tư bản nếu biết sử dụng hợp lý tiền của mình trong đầu tư kinh doanh. Nếu chỉ để tích lũy thuần túy thì đó là đồng tiền chết, không những không có lợi cho cá nhân đó mà còn không có lợi cho những người khác cần vốn để sản xuất.
- Trong bất kì xã hội nào cũng cần phải tìm cách tăng giá trị thặng dư, nếu áp dụng được các công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng được tri thức, trí tuệ vào trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng giá trị thặng dư mà không cần phải kéo dài thời gian lao động hay cường độ lao động ảnh hưởng đến những người sản xuất.
- Công thức cũng chỉ ra cách thức tích lũy làm tăng số tiền, là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
I.2.3.5.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá tri sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi. Phương pháp sản xuất giá tri thặng dư tương đối: Là phương pháp sản suất giá tri thăng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi.I.2.3.6.Các quan niệm khác về giá trị thặng dư
Có một số người cho rằng giá trị thặng dư là của người làm thuê tạo ra mà không phải của nhà tư bản. Để tránh được sự hiểu lầm như trên ta nên đi sâu tìm hiểu phân tích thêm về cả một guồng máy nào đã tạo nên giá trị thặng dư:Ta gọi toàn bộ số tiền dôi ra trong quá trình kinh doanh sản xuất nói chung là giá trị thặng dư: ΔT=m thì ta nên phân tách m thành nhiều phần nhỏ là các thành tố trong toàn bộ bộ máy (doanh nghiệp) đã tạo ra m như sau:
-
- m= m1 + m2 + m3 +m4 + m5 + m6 + m7 + m8 + m9 + m10 + m11 +...
- m1: là phần tiền bù đắp cho tỉ lệ lạm phát để đảm bảo giá trị của đồng tiền theo thời gian |Tt|=|Ts+m1| (chẳng hạn là năm sau thì 11 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng năm trước)
- m2: giá trị thặng dư của lao động quá khứ tích lũy trong tư bản (được hiểu là tiền đẻ ra tiền mà không phải làm gì cả ví dụ được tính tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất ngân hàng trừ đi tỉ lệ lạm phát. Do đó LSNH=m1+m2;
- m3: công của nhà tư bản đã có ý tưởng và có công xây dựng nên bộ máy (công ty chẳng hạn) sản xuất ra giá trị thặng dư này
- m4: Chi phí trả cho sự mạo hiểm do nhà tư bản đã đầu tư vốn
- m5: Trả cho nhà tư bản đã có công quản lý vận hành đào tạo công nhân.
- m6: Trả cho các lao động đặc biệt của nhà tư bản mà các lao động này người công nhận không thể làm thay được.
- m7: trả lại tiền ăn học cho nhà tư bản.
- m8: trả cho gien di truyền đã tạo nên đức tính thông minh cần cù của nhà tư bản.
- m9: trả cho công của nhà tư bản đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà phát triển cho xã hội giảm tỷ lệ thất nghiệp đỡ tránh các tệ nạn do bần cùng hóa xã hội như: ăn xin, trộm cắp,thất học, buôn gian bán lậu...
- m10: thuế. Tại sao phải đóng thuế? Các sắc thuế ngoài việc thu về các phần đóng góp của quốc gia trong hoạt động của doanh nghiệp còn có ý nghĩa điều tiết lại giá trị thặng dư nhà tư bản đã bóc lột nhân công (nếu có)
- m11: của người lao động
I.2.4. Bách Khoa Từ Điển Việt Nam
Tự điển này giải thích như sau
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động trên toàn bộ giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. GTTD cũng như tỉ suất GTTD phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mức độ bóc lột công nhân làm thuê của nhà tư bản. Sản xuất GTTD là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Một mặt, nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnh mẽ; mặt khác, nó làm tăng những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản.
Nhà tư bản mua hàng hoá sức lao động đúng giá trị của nó, nhưng sức lao động ấy lại tạo ra cho nhà tư bản một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; do nhà tư bản đã mua sức lao động, toàn bộ kết quả của quá trình lao động sản xuất thuộc về nhà tư bản, cho nên phần giá trị mới tăng thêm (ngoài phần giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã trả công cho người lao động) bị nhà tư bản chiếm đoạt là GTTD. Mac K. (K. Marx) có công lao lớn xây dựng học thuyết về GTTD, chứng minh rõ chính lao động của công nhân làm thuê, chứ không phải tư liệu sản xuất, là nguồn gốc tạo ra GTTD, và nhờ đó mà Mac đã bóc trần bản chất của bóc lột GTTD bị che đậy.
Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện thực của chủ nghĩa tư bản, GTTD biểu hiện với nhiều hình thức khác nhau: lợi nhuận, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, do điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển rất cao, điều kiện lao động của người công nhân thay đổi với hệ thống máy móc hiện đại (tự động hoá, tin học hoá, người máy...), chủ nghĩa tư bản có những hình thức phát triển, những động lực và phương pháp quản lí hiện đại (tư bản độc quyền nhà nước, những công ti siêu quốc gia, đa quốc gia) thì sự bóc lột GTTD được diễn ra dưới những hình thức khác nhau, theo những phương pháp khác nhau, tạo ra những năng suất lao động và tỉ suất GTTD rất cao, nhưng bản chất của sự bóc lột GTTD của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
I.2.5. Đặng Phùng Quân
Trong quyển "Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mac xit" ( Chủ Đề -2002 ), ông Đặng Phùng Quân [7] giải thích như sau:
Khác với những chế độ sản xuất trước như chế độ sở hữu nô lệ hay phong kiến, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động làm việc được trả lương nên ngoài mặt (hiện tượng) có tự do, bán sức lao động cho người sở hữu tư liệu sản xuất, song thật sự (từ bản chất) ngoài phần giá trị trả cho người lao động để tồn tại, có một phần giá trị không được trả, Marx gọi là giá trị thặng dư (Mehrwert). Như vậy, một sản vật bao gồm ba yếu tố; tư bản cố định, tư bản lưu động và giá trị thặng dư (c, v và m).Marx gọi tỷ suất thặng dư:
giá trị thặng dư giá trị thặng dư
m/v = ------------------ = --------------------
tư bản lưu động giá trị sức lao động
lao động thặng dư phần không được trả lương
= -------------------- = ----------------------
lao động cần thiết phần trả cho người lao động
Những tỷ lệ này biểu hiện cùng một quan hệ dưới những hình thái khác nhau. Tỷ suất trên còn được gọi là tỷ suất bóc lột "biểu hiện chính xác mức độ bóc lột sức lao động bởi tư bản hay bóc lột người lao động bởi nhà tư bản" (Das Kapital, Bd I). Marx phát hiện tỷ suất này là 100 %:
Tỷ suất giá trị thặng dư hay tỷ suất bóc lột này được tính bằng giờ lao động sang tính toán bằng tiền qua thí dụ:
6 giờ lao động thặng dư
m/v = --------------------------
6 giờ lao động cần thiết
giá trị thặng dư là 3 shillings
= -----------------------------------
tư bản lưu động là 3 shillings
= 100%
Marx đưa ra công thức về khối lượng giá trị thặng dư:
M = (m/v) x V
trong đó m : giá trị thặng dư tính theo lao động cá nhân
v : sức lao động cá nhân
V : tổng thể tư bản lưu động
còn được tính theo công thức:
M = p x (a /a x n)
trong đó p : sức lao động trung bình
a : lao động thặng dư
a : lao động cần thiết
n : số lượng lao động sử dụng
Marx khẳng định trong sản xuất tư bản chủ nghĩa "sản xuất ra giá trị thặng dư hay tạo ra lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này" (Produktion von Mehrwert oder Plusmacherei ist das absolute Gesetz dieser Produktionsweise).
Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng tỷ số của giá trị thặng dư với toàn thể tư bản sử dụng:
r = m/(c + v).
Khi phát hiện ra quan hệ bóc lột và lợi nhuận trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, Marx phải giả định :
- Hàng hóa trao đổi theo giá trị lao động
- Tỷ số c/v phải bằng nhau trong mọi khu vực sản xuất.
Marx hiểu rằng trên thực tế, hàng hóa có thể bán theo giá cả không tương ứng với giá trị của nó, song ông lý luận giá trị thặng dư cũng như việc chuyển hóa từ tiền qua tư bản không tùy thuộc vào việc hàng hóa bán trên hay dưới giá trị của chúng (Ch.4).
Nhưng theo chú thích của Wikipedia,ΔT là tiến vốn là vì nó là những chi phí của tư bản như là:
- m1: là phần tiền bù đắp cho tỉ lệ lạm phát để đảm bảo giá trị của đồng tiền theo thời gian |Tt|=|Ts+m1| (chẳng hạn là năm sau thì 11 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng năm trước)
- m3: công của nhà tư bản đã có ý tưởng và có công xây dựng nên bộ máy (công ty chẳng hạn) sản xuất ra giá trị thặng dư này
- m4: Chi phí trả cho sự mạo hiểm do nhà tư bản đã đầu tư vốn
- m5: Trả cho nhà tư bản đã có công quản lý vận hành đào tạo công nhân.
- m6: Trả cho các lao động đặc biệt của nhà tư bản mà các lao động này người công nhận không thể làm thay được.
- m7: trả lại tiền ăn học cho nhà tư bản.
Trong các định nghĩa, có lẽ định nghĩa của Richard Pipes là rõ ràng và đơn giản nhất:
Hệ thống tư bản đặt cơ sở trên sự bóc lột lao động làm thuê theo ý nghĩa là nhà tư sản chiếm đạt “giá trị thặng dư” của món hàng mà người công nhân sản xuất ra. Theo Engels thì khái niệm “giá trị thặng dư” là phát hiện vĩ đại thứ hai của Marx, giúp ta hiểu được xã hội loài người. Toàn bộ giá trị đều được tạo ra bởi lao động. Nhưng trong hệ thống tư bản, người sử dụng lao động chỉ trả cho công nhân một phần nhỏ giá trị mà người công nhân này làm ra, chỉ đủ cho người lao động sống qua ngày mà thôi. Phần còn lại, tức là “thặng dư” thì người chủ đút vào túi mình (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I ,4)
II. MARX VÀ GIÁ TRỊỞ trên kia nói về giá trị thặng dư tức là nói về sự bóc lột của tư bản theo quan điểm của Marx.Còn giá trị ở đây là nói về giá trị của hàng hóa, tài sản, của cải và sự trao đổi, buôn bán trong xã hội.
Học thuyết về giá trị đã từng là học thuyết trung tâm của kinh tế học cách đây hai thế kỷ. Ngày nay, người ta gọi Smith, Ricardo, Marx là những kinh tế gia cổ điển. Các kinh tế gia này phân biệt giá cả, giá trị trao đổi, giá trị sử dụng, và giá trị tự nhiên (gọi tắt là giá trị) trong nỗ lực giải thích cơ chế hình thành sự giàu có và việc trao đổi hàng hoá trên thị trường.
Người ta sản xuất và kinh doanh các sản phẩm. Làm sao để biết giá trị các món hàng trong việc trao đổi hàng hóa với nhau? Căn cứ vào cái gì mà định giá các món hàng, cho là món này tốt, món kia xấu, món này giá trị cao, món kia giá trị thấp ? Marx bảo lao động tạo ra giá trị. Nhiều triết gia có ý kiến khác.
II.1. Lao động
Tài sản do đâu mà có? Marx cho là do lao động. Engels viết trong Chống Duhring như sau:Chỉ có lao động mới đem lại cho các sản phẩm tìm thấy trong thiên nhiên một giá trị theo nghĩa kinh tế. Bản thân giá trị chẳng qua chỉ là biểu hiện của lao động xã hội cần thiết của con người, được vật hoá trong một vật. (II,ch.6)
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_21.htm
Điều này đúng. Marx và Engels cũng như phái trọng nông cho rằng lao động là nguồn gốc tạo của cải và người lao động là người có giá trị nhất. Nhưng lao động thì có nhiều loại. Ít nhất, chúng ta có thể phân hai loại là lao động trí óc và lao động chân tay, thế mà Marx, Lenin, Stalin, Mao ác cảm với trí thức. Xã hội lúc nào cũng có hai hạng là lao động chân tay và lao động trí óc. Thế tại sao Marx không coi trọng trí thức, mà kết tội trí thức y như Tần Thủy hoàng. Bản thân Marx cũng trí thức nghèo, tại sao ông kết tội trí thức?
Nói đến lao động chân tay thì có nhiều hạng, sao Marx chỉ nói đến công nhân làm trong các hãng xưởng tư bản mà không nói đến công nhân các ngành nghề khác? Tại sao TNCS chỉ nói đến công nhân mà bỏ rơi nông dân? Tại sao Lenin cũng theo Marx đề cao công nhân mà bỏ quên đa số dân Nga là nông dân? Sau này Lenin cũng đề cập đến nông dân nhưng sự thực dưới mắt Lenin nông dân chỉ là tiểu tư sản, kẻ thù của giai cấp vô sản. Vì vậy mà sau này ông đày ải nông dân, gán cho họ tội trung nông, phú nông (kulak) phá hoại kinh tế XHCN và đày di Siberia, Goulag
Từ khi con người còn sống thô sơ, họ phải leo cây hái trái, săn bắn. Họ thấy trái cây rụng xuống, rồi mọc thành chồi, mầm và phát triển thành cây. Họ bắt chước thiên nhiên lấy hạt gieo trồng do đó mà thành ra nghề nông sản xuất lúa gạo, trồng chuối, xoài, mít, ổi để mà ăn. Đi săn, trồng lúa, khoai là phải cuốc, cày. . .Và đó là công việc lao động chân tay. Ở vùng này, người ta sản xuất nhiều lúa trong khi dân miền sông rạch và vùng biển bắt được nhiều cá, và dân vùng núi bắt được nai, heo rừng.
Người miền biển và sông rạch ăn cá hoài cũng chán, họ đem cá đến người trồng lúa mà đổi lúa gạo. Và người trồng lúa cũng đem lúa gạo đổi lấy thịt hươu nai vì ăn cơm không thì cũng chán. Xã hội do đó có sự trao đổi. Nói chung, lao động làm cho con người giàu có, có tiền của. Vậy vốn của tư bản cũng là lao động.
Trong khi một số người có sức lao động mà không có phương tiên làm việc, họ phải bán sức lao động, đi làm thuê, làm mướn. Dưới con mắt quân chủ và tư bản, việc thuê mướn, việc "lao tư hợp tác " là đương nhiên .Ông vua là chủ, các quan là người cộng tác để kiếm lương tiền nuôi vợ con cũng giống như anh tá điền lãnh ruộng điền chủ, hay nhà bác học làm việc cho công ty.Gọi đó là mua bán hay trao đổi cũng được nhưng Marx thì cương quyết bảo đó là bán sức lao động, mua sức lao động,và bóc lột lao động. Nay cộng sản bán sức lao động nhân dân Việt Nam khắp thế giới, và trong gia đình và công ty đại gia vẫn có kẻ hầu hạ, người tôi tớ không khác chế độ quân chủ và tư bản. Và nay thực tế, khi cộng sản cầm quyền, nhân dân lao động phải làm việc nhiều hơn với đồng lương rẻ hơn tư bản:
-"Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ".
-Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân!
Quan điểm của Marx có nhiều sai lầm. Như đã trình bày ở trên, đồng ý lao động là nguồn gốc sinh ra tư bản và sinh ra giá trị. Chính lao động mà tạo ra ruộng đất, lúa gạo, nhà cửa nhưng nên hiểu lao động bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay. Và như trên đã nói, tiền vàng bạc cũng do lao động. Nhưng lao động không phải là yếu tố duy nhất. Còn yếu tố trí tuệ, yếu tố sức khoẻ , yếu tố thời cơ và yếu tố may mắn. Cũng như con người cần gạo hay bánh mì nhưng con người cũng cần rau, thit, khí trời. . .
Engels đã nhận định rằng có hai loại lao động là lao động giản đơn và lao động phức tạp, loại lao động phức tạp có giá trị cao hơn loại lao động giản đơn:
Nhưng không phải mọi lao động chỉ đều là sự tiêu phí sức lao động giản đơn của con người; rất nhiều loại lao động bao hàm trong bản thân nó việc vận dụng những sự khéo léo hay những hiểu biết đã đạt được nhờ nhiều hay ít công sức khó nhọc, thời gian và tiền bạc. Những loại lao động phức tạp đó, trong những khoảng thời gian giống nhau, có sản xuất ra cùng một giá trị hàng hoá như lao động giản đơn, tức sự tiêu phí thuần tuý về sức lao động giản đơn không? Hiển nhiên là không. Sản phẩm của một giờ lao động phức tạp là một hàng hoá có giá trị cao hơn, gấp đôi hay gấp ba lần so với sản phẩm của một giờ lao động giản đơn. (Chống Duhring, II,ch.6)
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_21.htm
Marx, Engels và những người Marxist khác không nói đến lao động trí óc, không biết lao động trí óc được coi là đơn giản hay phức tạp? Dù tuyên bố gì đi nữa, thực tế, Marx , Engels. Lenin, Stalin, Mao , Hồ, Lê Duẩn không quan tâm đến kỹ sư và chuyên viên.
II.2. Tiền bạc, của cải
Dù có ý kiến trái với các kinh tế gia khác. Marx cũng công nhận tiền là tư bản, là giá trị nhưng ông nói thêm rằng tiền cũng do lao động mà ra. Điều này hoàn tòan đúng.
Họ phải có tiền. Tiền ở đây là do lao động mà cũng là do buồn bán lời.Tiền là vốn, là tư bản cũng do lao động. Thế thì lao động và chủ nhân đều có công lao động,m tại sao Marx chủ trương tịch thu của cải của tư sản?
Marx cho rằng tư bản lột lột sức lao động của thợ thuyền là quá đáng. Vốn là do lao động tích cực mà có và nhiều yếu tố khác chứ không phải do bóc lột. Ngày nay, Việt Nam truyện tụng ca dao, tục ngữ mới: "Tiền là tiên, là phật, là sức bật của tuổi trẻ". Ngày xưa, con người cũng đã biết sức mạnh của đồng tiền:" Có tiền mua tiên cũng được."Nếu không có tiền thì không làm được việc gì dù anh có sức lao động: " Có bột mới gột nên hồ." Không có tiền thì không có vốn để buôn bán, xây nhà cửa, mua trâu bò, mua dụng cụ, mua thóc giống và thuê người hợp tác.
Adam Smith nghĩ đến việc phải là dùng giá trị tính bằng tiền của sản phẩm. Thực ra sản phẩm cũng tăng giảm bất thường. Khi bình thường, một cân gạo chỉ có năm, mười tiền, nhưng khi đói thì một ký gạo có thể đổi lấy một lượng vàng.Và đồng tiền tự bản thân nó cũng trồi sụt theo thời gian và không gian, cho nên quan niệm này cũng chỉ là tương đối mặc dầu đấy là một điều hiển nhiên trong mọi chế độ. .
Mặc dầu cộng sản tuyên bố rằng tiền bạc là do lao động, cộng sản lai chủ trương cướp đoạt tiền bạc nhân dân bằng phương pháp thường xuyên đổi tiền. Đó là một việc tự sát trong kinh tế công sản, chỉ đem lại uy quyền và lợi lộc cho bọn thống trị.
3. Trí tuệ
Trí tuệ cũng là nguồn gốc tạo ra tư bản. Thực ra trí tuệ cũng thuộc lao động trí óc mà thành. Con người cần trí tuệ để làm ra của cải. Lao động trí óc nhiều khi quan trọng hơn lao động chân tay. Nếu chỉ lao động chân tay thì trình độ văn minh của con người chỉ ngang loài cầm thú. Với lao động trí óc, con người dùng cánh buồm lợi dụng sức gió thì không những đỡ mệt phải chèo chống mà thuyền còn đi nhanh hơn.Việc tìm ra hơi nước và xăng dầu lại ích lợi hơn là sức gió.
Ngoài ra trí tuệ còn thể hiện trong cuộc sống, đó là tính tiết kiệm, biết lo liệu hoàn cảnh mà sống, biết " liệu cơm gắp mắm". Nếu làm một tiêu hai ba, hay ham mê rượu, bài bạc. . . tất nhiên là sẽ lâm bần cùng. Sự nghèo khổ ở đây không do ai bóc lột mà tự mình làm hại mình.
III. PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM MARXIST
III.1. Tư bản bóc lột
III.1. 1.Thặng dư giá trị.
Khái niệm "thăng dư giá trị" là một lý luận nhằm kết tội tư bản bóc lột vô sản.
Theo định nghĩa của Wikipedia, ΔT=m là tiền vốn chứ không phải thặng dư! Theo công thức Marx nói trong Tư Bản Luận, (c+v)+s , vốn £500, luơng công nhân, £ 90 , thặng dư giá trị £ 90.
Như vậy, lương công nhân gần 20%, và tiền lời của chủ nhân bằng tiền lương công nhân. Lương bổng hai bên ngang nhau, không phải là bóc lột.Nếu không lấy tiền lời thì ai dại gì bỏ vốn kinh doanh! Đừng quan niệm người tư bản bóc lột vì người kinh doanh phải tùy giá thị trường, không thể muốn bán bao nhiêu thì bán, muốn trả người làm bao nhiêu lương cũng được!
Có nhiều lời phản bác quan điểm Marx, nhưng lý luận sau đây của Ernest van den Haag [8] là khá rõ ràng. Ông viết:
Giá trị của bản thân sức lao động được tính bằng lượng công lao động cần thiết để tạo nên sản phẩm và nuôi sống người lao động. Chủ thuê nhân công trả cho người lao động cái giá trị của sức lao động của anh ta, song, một mặt khác, còn “bóc lột” anh ta nữa, bởi lẽ sức lao động đã làm ra một giá trị vượt quá bản thân nó. Lượng vượt quá này — tức “giá trị thặng dư” — đã bị chiếm đoạt, hay bóc lột, bởi chủ thuê nhân công. Chẳng hạn, để nuôi một công nhân trong một giờ cần mười củ khoai tây. Mười củ khoai này là giá trị của một giờ lao động đó. Nhưng công nhân kia, trong giờ đó, lại làm ra những hai mươi củ khoai tây: mười củ khoai “thặng dư” đã bị chiếm đoạt bởi người chủ sử dụng lao động, kẻ đã trả cho công nhân kia giá trị của sức lao động của anh ta.
Lý thuyết này lô-gích đến mức nào? Giá trị của sản lượng kết xuất (output) từ mọi nhân tố của một quá trình sản xuất — sức lao động, đất đai, tư bản — cần phải trội hơn (tổng) giá trị của (các phí tổn) đầu vào (input), nếu không thì quá trình sản xuất chẳng bõ công. Nhưng tại sao giá trị thặng dư lại được quy cho sức lao động? Sao nó không được quy cho tư bản? Hoặc cho đất đai, như các nhà trọng nông [5] thế kỷ XVIII đã quan niệm? Ở đây, chúng ta đã gặp một petitio principii (đọc [pe-ti-shi-o prin-si-pi-i] — người dịch) [6] : điều mà Marx quả đoán và muốn chứng minh — sức lao động đã nhận được ít hơn cái đáng lẽ nó được nhận — chỉ đơn thuần là được tái quả quyết trong kết luận mà không được chứng minh. Sức lao động được (Marx) định nghĩa là nguồn gốc của giá trị, trong khi phần giá trị trội ra so với chi phí của sản phẩm lại phụ thuộc không hề ít vào các nhân tố khác của quá trình sản xuất. Một định nghĩa — và là một định nghĩa khá tuỳ tiện — đã được lấy làm chứng minh (ERNEST VAN DEN HAAG 4).
Cứ cho là Marx đúng. Giả sử rằng ông tư sản này phạm tội bóc lột, nhưng tiền bạc, ruộng đất, nhà cửa của ông cũng do một phần lao động như Marx đã công nhận, tại sao không để một phần giá trị lao động cho ông mà lại tước hết tài sản ông?
Giả sử ông tư bản này phạm tội bóc lột, việc này có liên quan đến cha mẹ, vợ con của ông ta hay không? Và cái tội bóc lột này có đáng xử tử và đày ải một đời của ông hay vợ con ông?
Không riêng tư bản bóc lột vô sản mà nhiều hạng ngưòi trong xã hội cũng bóc lột nhau và bóc lột vô sản như Marx nói, vậy thì làm sao tiêu diệt được sự bóc lột trong xã hội?
Marx nói giai cấp tư sản bóc lột nên cần tịch thu tài sản của họ, nhưng với chính sách cấm tư hữu hóa, như vậy là toàn dân trong đó có vô sản cũng bi tước hết mọi thứ tư hữu. Vậy là toàn dân cũng bị tội như tư sản phải không? Dân chúng có tội tình gì?
Tóm lại, nội dung thặng dư giá trị, bóc lột chỉ là một cái cớ để cộng sản tập trung tài sản toàn dân vào tay chúng. Nói một cách thẳng thắn, vô sản chuyên chính, thặng dư giá trị, bóc lột nội dung là cướp của, giết người.Tư sản, địa chủ là nạn nhân đầu tiên, sau đó là toàn dân bị tước quyền tư hữu, trở thành nô lệ cho bọn thống trị mới, giai cấp mới. Chúng nắm uy quyền rồi khủng bố nhân dân và để cho nhân dân đói khổ trong khi chúng sống sung sướng. Ngày nay, tại Việt Nam, nhiều tư sản đỏ đi xe hơi hàng triệu đô la, con cháu Tổng bí thư,thủ tướng, đại tướng. . . đều trở thành tư sản đỏ có tiền hàng tỷ, hàng triệu đô la.
Lại nữa, cộng sản kết tội tư bản nhưng sau khi cầm quyền, cộng sản lại càng bóc lột công nhân tồi nệ hơn. Milovan Djilas cho biết về lương bổng của công nhân Sô Viết như sau:
Theo ông Krankshown, một đảng viên cộng đảng, thì lương 600 rub một tháng phải được coi là không đủ sống, trong khi Harrie Shvars, một nhà báo Mĩ lại cho rằng có đến 8 triệu người chỉ được nhận dưới 300 rub một tháng. Tribune, một tờ báo của Công đảng, các số liệu tôi dẫn đếu lấy từ báo này, nói thêm: nhiều phụ nữ phải làm các công việc năng nhọc không phải do nhu cầu bình đẳng giới (GIAI CẤP MỚI, V, 9).
A. Uralov viết rằng lương trung bình của người công nhân Liên Xô vào năm 1935 chỉ có một ngàn tám trăm rub, trong khi bí thư huyện uỷ lĩnh tổng cộng khoảng 45 ngàn rub (GIAI CẤP MỚI III, 3)
Cái giá phải trả là sự hao phí sản xuất cực kì khủng khiếp, đồng lương công nhân thấp và sự tụt hậu của những ngành khác. [..]. Chính điều đó đã gây ra mất cân đối mà thu nhập cướp được từ việc quốc hữu hoá các nhà tư sản cũng như địa chủ lớn không thể bù đắp được, giai cấp công nhân phải trả giá bắng mức lương chết đói, còn nông dân thị bị cướp bóc bằng lao động cưỡng bức (GIAI CẤP MỚI V ,9)
Trong khi công nhân, nông dân nghèo khổ, lương không đủ sống và bị thất nghiệp, bọn tư sản đỏ ngồi không ăn bát vàng, hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Ông Nguyễn Kiến Giang viết về bất công xã hội tại Việt Nam:
Sự phân hóa xã hội không lành mạnh đang diễn ra. Một số người ăn tiêu xả láng, phè phỡn trên những đống của kiếm được bằng ăn cắp. Còn đại đa số dân ta, những người lao động lương thiện, ngày càng khốn khổ. Tiền lương thực tế không đủ nuôi bản thân. Hàng chục vạn vạn người “dư dôi”, thực chất là thất nghiệp. Nông dân đã kiệt quệ trong những năm “hợp tác” trước đây, tuy có khá hơn sau khi thực hiện “khoán 10”, vẫn sống nheo nhóc vì bị ăn chặn ở các khâu bán ra, mua vào (cả tư thương lẫn quốc doanh) và vì đóng góp quá sức. Trí thức không sống được bằng “chất xám”, bằng năng lực và tài năng, phải kiếm ăn bằng “tay trái”, phải “xuất khẩu lao động” để tự cứu (SUY TƯ 90 * II, 3 ).
Cộng sản kết tội tư sản mại bản và bọn ngồi không hưởng lợi, nhưng chính cộng sản Việt Nam đã ăn chận, ăn bớt đồng lương của công nhân lao động ra nước ngòai. Việc xuất cảng lao động sang Liên Xô và Đông Âu phần chính là trừ nợ chiến tranh, còn phần nhỏ trả cho lao động. Khi ngoại quốc đến đầu tư, đảng cộng sản đã ăn chận tiền lương của lao động trong nước.
III.1.2. Máy móc
Ngoài ra, Marx còn kết tội tư bản dùng máy móc làm hạ giá trị công nhân và đó cũng là một hình thức bóc lột vô sản. Trong TNCS, Marx bảo rằng càng có máy móc thì tư bản bóc lột nhân công với giá rẻ mạt.
Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công, nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập, do đó họ mất hết hứng thú. Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi. Do đó, chi phí một công nhân hầu như chỉ là còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của anh ta mà thôi.
Nhưng giá cả lao động, cũng như giá cả hàng hoá, lại bằng chi phí sản xuất ra nó. Cho nên lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ. Hơn nữa, việc sử dụng máy móc và sự phân công mà tăng lên thì lượng lao động cũng tăng lên theo, hoặc là do tăng thêm giờ làm, hoặc là do tăng thêm lượng lao động phải tăng thêm lượng lao động phải làm trong một thời gian nhất định, do cho máy chạy tăng thêm (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I, 9).[9]
Marx chỉ nhìn một chiều. Máy móc không những đem lại lợi nhuận cho tu bản mà còn làm cho công nhân làm việc thoải mái hơn, an toàn hơn. Thí dụ công nhân quét dọn xưa hay nay tại Việt Nam, Trung Quốc phải dùng chổi, dùng sức tay chân còn công nhân các nước khác thì dùng máy hút bụi, xe hốt rác. . .
III.2. Nguồn gốc tài sản
Trong thực tế, tư sản làm giàu là do kinh doanh có lợi, tạo được doanh thu cao.Mà lợi nhuận thì có nhiều cách như mua chỗ rẻ bán chỗ đắt như kiểu "mua đầu chợ, bán cuối chợ" , hay do khôn ngoan, trí tuệ và sức lao động của nhà tư bản chứ không phải hoàn toàn la bóc lột công nhân. Lại nữa, trong xã hội, có những ông chủ tàn ác nhưng cũng có những ông chủ nhân từ. Marx kết tội toàn bộ giai cấp tư bản bóc lột thì e quá đáng. Một bàn tay năm ngón tay có ngón cao, ngón thấp, ngón to, ngón nhỏ.
Xã hội không bao giờ có những người giống nhau. Có người chăm chỉ, có kẻ lười biếng; có người thông minh, có kẻ ngu đần;có người mạnh khỏ, có kẻ bệnh hoạn. Những người chăm chỉ, khôn ngoan lại mạnh khỏe thì lao động tốt hơn người lười biếng ngu si và bệnh hoạn. Chênh lệch xã hội là do từ bản tính con người. Ngoài ra còn có sự may mắn và những thuận lợi khác. Lẽ tất nhiên, từ xưa đến nay, trong xã hội có người lương thiện, có kẻ gian manh; có người làm giàu chánh đáng, có kẻ kinh doanh bất chính. Nhưng đa số làm giàu bất chánh. Nho gia nói : " vi phú bất nhân, vi nhân bất phú".
Chúa Jésus nói: " Nhà giàu mà lên thiên đường thì khó hơn con voi luồn trôn kim". Nhưng đa số con người trong đó có một số người nghèo cũng gian ác vì "bần cùng sanh đạo tăc".Marx đã không xét điểm này mà vơ đũa cả nắm cho rằng tư bản bóc lột vô sản rồi từ đó bọn đàn em theo Marx gây nên sự giết hại hàng triệu người trong các nước cộng sản.
Marx kết tội tư sản nhưng it nhất có hai hạng tư sản. Một lả kỹ nghệ gia hai là thương gia. Thương gia không dùng nhiều nhân công như tư bản công nghiệp. Họ làm giàu không phải do hoàn toàn bóc lột nhân công mà còn do sức lao động của họ. Ngoài ra cũng cần phân biệt tư bản lớn, tư bản nhỏ vì hệ thống pháp luật nào cũng phận biệt chính phạm, tòng phạm, trọng tôi và khin h tội. . Không thể kết tội tất cả như nhau như tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam.
Mặt khác, kinh doanh là một việc mạo hiểm vì không phải ai cũng thành công. Nếu kinh doanh không lời thì ai dại gì mà bỏ vốn! Thật ra tư bản không toàn quyền bóc lột và toàn quyền làm giàu. Chính dân chứng và thị trường quyết định. Nếu bán quá đắt, thuê nhân công quá rẻ thì không ai mua, không ai làm. Ngoài ra, các phương cách gian lận có thể bị nhà nước trừng phạt. Marx đã bỏ quên yếu tố tâm lý và pháp lý trong kinh tế. Nói chúng, quan điểm của Marx và Engels có chỗ sai lầm. Marx và Engels là những ông quan tòa nghiêm khắc đến độ tàn ác , phi lý và phi pháp để di hại cho bọn cộng sản đàn em nhắm mắt thi hành và để nhân dân phải đau khổ!
III.3. Giá trị
Marx nói lao động đem lại giá trị cho sản phẩm và hàng hóa. Chúng ta công nhân lao động tạo nên của cải vật chất. Lao động là nguyên do cấu tạo vật dụng, sản phẩm. Lao động do đó tạo ra giá trị sản phẩm. Tuy nhiên lao động chỉ là một phần của giá trị, không phải là toàn bộ vì bên cạnh lao động có nhiều giá trị khác. Ví dụ hai người thợ may hai cái áo , một cái may rất đẹp, một cái xấu. Cùng lao động như nhau nhưng cái áo đẹp đắt tiền hơn. cái áo xấu.
III.3.1. Giá trị nội tại của sản phẩm
Để giải quyết vấn đề này, Smith đưa ra một thứ giá trị khác, là giá trị nội tại của sản phẩm , hay giá trị tự nhiên (natural value). Chính cái giá trị tự nhiên vốn có sẵn trong sản phẩm này, là cái làm xuất hiện một yếu tố chung, yếu tố làm cơ sở để các sản phẩm có thể trao đổi được lẫn nhau và trở thành hàng hoá. Giá trị tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi những tình huống đặc biệt của thị trường, là thước đo chuẩn của sự thịnh vượng đến từ sản xuất. Nhưng giá trị tự nhiên là cái gì? D. Ricardo và K. Marx đều chia sẻ quan điểm này của Smith. Cả ba người đều nhất trí rằng lao động phải là một cấu thành của cái giá trị tự nhiên đó.
Ricardo cho giá trị cho rằng quan trọng nhất là giá trị nội tại và bản chất của hàng hóa và sản phẩm. Cục vàng, viên ngọc thì quý hơn cục đá, cục đất, cục gạch. Gạo thì có giá trị hơn bắp và khoai vì ăn ngon và no lâu. . Nhưng trong loại gạo, gạo tám thơm ngon hơn nên đắt hơn các loại khác. Hàng ngoại hóa được người ta ưa chuộng hơn là hàng nội vì đẹp và xài bền. Marx coi hàng hóa nào cũng chỉ là vật chất nhưng có nhiều loại sản phẩm, nhiều loại vật chất. Sản phẩm hãng này được người ta yêu chuộng vì nó tốt hơn,đẹp hơn hãng khác. Những điều đó cho biết bản chất cao quý của vật làm tăng giá trị của vật chất, hàng hóa.
Khi có người đặt vấn đề một viên kim cương mua được và một viên kim cương lượm được, cái nào giá trị hơn. Dường như Marx hay ai đó trả lời là hai viên kim cương ngang nhau vì nó cùng do lao động như nhaư đào từ dưới đất lên, và qua bao công đoạn sản xuất với vốn liếng. Giải thích này miễn cưỡng vì viên ngọc lượm được không cần lao động , vốn liếng. Một mỏ dầu đào ngoài đại dương và một mỏ dầu đào trong đất liền, sức lao động khác nhau, vốn liếng khác nhau nhưng giá trị ngang nhai vì phải theo giá thị trường. Nhưng việc đào mỏ kim cương cũng tốn kém tiền của và lao động như việc đào mỏ than, mỏ sắt , mỏ muối nhưng một viên kim cương giá trị gấp trăm , gấp ngàn một ký than hay một ký sắt thép. Như vậy giá trị và giá cả không phải hoàn toàn do lao động.
Ngoài ra giá trị thiên nhiên cũng thay đổi theo thời gian và không gian. Ngày xưa người ta yêu nhạc cổ điển và thích kiểu quần áo kín đáo. Nay thì người ta yêu nhạc kích động và thích ăn mặc mát mẻ.Sau 1975, nhà đất ở Sai gòn rẻ như bèo nhưng khoảng năm 2000 trở thành đăt nhất thế giới!
Giá trị thiên nhiên cũng tùy theo nhu cầu. Như đồng bào miền núi cần muối hơn là vàng bạc , người Á Phi thích đeo vàng hơn người Âu Mỹ, và theo Mao thì sau này vàng ngọc đem lót cầu tiêu!
Ngoài ra những sở thích, những quan niệm thẫm mỹ, tôn giáo, kinh tế cũng góp phần quan trọng vào giá trị. Ở các nước như Trung đông, Ấn Độ, người ta không ăn thịt bò, thịt heo cho nên hai thứ thịt này không có giá trị. Vì xăng đắt, cần tiết kiệm xăng cho nên người ta thích xe Nhật Bản hơn xe Mỹ. Từ điển ngôn ngữ triết học của Larousse định nghĩa tổng quan giá trị như sau: "Giá trị bao hàm một sự thoả ước - phán xét tập thể, phản ánh thái độ của con người trước một sự vật hiện tượng trong một mối tương quan so sánh".
Đúng vậy, khái niệm "giá trị" là khái niệm "tương quan".Giá trị chỉ tồn tại trong mối tương quan nào đó. Trước hết đó là tương quan giữa các vật thể trong con mắt một cá nhân: xấu, đẹp, thích, không thích, có ích, vô ích… giá trị là do thỏa ước, một sự so sánh mang tính cách tương đối nhiều khi vô lý, nhất là ở những vùng hiếm tiền bạc, hoặc vào thời chưa có tiền bạc... Thí dụ những ông chài bắt được cá đem vào thôn trang đổi lấy gạo. Chủ nhà hỏi: Bao nhiêu? Ông chài nói:" Một cá ba gạo", nghĩa là một rỗ cá lấy ba bát gạo". Tại sao một cá không lấy một, hoặc năm gạo? Giữa gạo và cá có liên lạc gì không? Chắc chắn là khó nhận thấy.
Một thương gia muốn sản xuất một món sản phẩm, thí dụ tiệm phở. Một tô bán bao nhiều. Có hai cách. Một là người ta lấy tiền bán trừ tiền mua thành tiền lời. Tiền bán là tiền vốn ( có thể tính được) cọng với tiền lời ( ước muốn).
Nhưng cũng có trường hợp sau khi tính giá bán, ta còn phải thăm dò thị trường mà định giá. Nếu bà bên cạnh bán một tô phở ba đô thì ta cũng bán ba đô hay hai đô rưỡi. Ta có thể bán ba đô hay bốn đô nhưng phải thêm thịt và nấu ngon hơn thì mới cạnh tranh được. Như vậy, giá cả là do thị trường quyết định. Người ta sao minh vây, không cần lý luận nếu thấy rằng ăn được thì làm, còn không thì thôi.
III.3.2. May mắnKhông cần lao động hay lao động ít mà con người vẫn có thể thu hoạch tài vật một cách chính đáng. Thí dụ như vô tình tìm được vàng ngọc, hoặc có được một đám đất tốt , lao động it mà sản xuất nhiều. Và cũng nên kể đến việc con người được hưởng tài sản cha me, anh em. Nếu căn cứ vào lao động thì tài sản nào có giá trị hơn? Một người phải tốn phí công phu, tiền của mới đãi được một vài chỉ vàng, trong khi người khác vô tình tìm thấy một hũ vàng. Nếu phẩm chất hai bên bằng nhau, thứ vàng nào đắt hơn ?
Như vậy, vàng là vàng, tự nhiên nó có giá trị, không cần đến yếu tố lao động. Ngoc trai, san hô có giá trị là do nó, công anh thợ lăn tìm ngọc trai cũng như công anh đánh dậm hay anh xúc cát đưới lòng sông có lẽ cũng ngang nhau.
Vì quan niệm cực đoan, ban đầu cộng sản khinh bỉ xổ số vì cho là ngồi không hưởng lợi, nay thì tuần nào, tỉnh nào cũng xổ số.
III.3.3. Thị trường
Ngoài ra còn có yếu tố khác nữa là thị trường.
Lợi nhuận thu đưọc là do hàng hóa được quần chúng ưa thích. Tư bản thu lợi nhuận là do chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tư bản không bóc lột người mua vì họ cố làm ra sản phẩm với giá rẻ và bán rẻ để cho đại đa số quần chúng có thể mua được. Họ chỉ ăn lời mỗi người một đô la là một năm họ có thể lời hàng triệu, hàng tỷ.
III. 3.4.Cung cầu
Sự giàu có, và giá trị hàng hóa còn do cung cầu. Mùa nắng bán quạt, mùa mưa bán dù, nếu mùa mưa bán quạt tất là ế.
Nói tóm lại, lao động chỉ là một yếu tố mà thôi.Quan điểm cuả Marx cực đoan và chật hẹp, làm khổ nhân dân và bóp nghẹt các ngành nghề trong sinh hoạt quốc gia.
IV. TƯ BẢN & CỘNG SẢN
Trên kia, chúng tôi đã nêu lên một vài điểm của chủ nghĩa Marx trong mục đích tiêu diệt tư bản.
Như chúng tôi cũng đã trình bày, chúng ta phải xem xét chủ nghĩa Marx dưới hai khía cạnh lý thuyết và thực tế. Mọi lý thuyết dù hay nhưng khi va chạm với thực tế mà thấy thất bại thì phải thay đổi hoặc hủy bỏ nó.Khi nghiên cứu triết lý hệ thống Marxist, chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh thực và hư.
Nhiều khi chỉ là hư, là văn vẻ không phải sự thực, nhất là văn của Stalin và Mao cùng các đệ tử của họ tại Việt Nam.
Marx nêu lên đấu tranh giai cấp và tư sản bóc lột đó là hư, là diện, còn bãi bỏ tư hữu , bắt mọi người làm nô lệ cho đảng cộng sản mới là thực và điểm.
Hiện nay, một số người vẫn ca tụng Tư Bản Luận và đường lối kinh tế XHCN. Nhưng lý luận làm gì khi tại Liên Xô, Gorbachev phải thay đổi cấu trúc, và bên Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình phải mở của đón chào tư bản bước vào " bóc lột giai cấp vô sản" của ông! Các ông ấy cũng đã tinh thông lý luận kinh tế Mac Lê nhưng các ông ấy phải thay đổi vì thực tế, vì những kinh nghiệm chua cay. Làm sao ta có thể lái xe đi tiếp khi biết đằng trước là một hố sâu thẳm? Thôi phải dừng lại, phải từ bỏ không tưởng về một thiên đàng ờ phía trước!Đó là những nguyên nhân chính khiến cho nhân dân Đông Âu , Liên Xô và lãnh đạo cộng sản Liên Xô, Trung cộng phải thay đổi tư duy. Cộng sản Việt Nam chỉ theo lệnh đàn anh, sao chép mô hình và ngôn ngữ của đàn anh chứ không dám hành động với tư cách độc lập và sáng tạo.
IV.1. So sánh tư bản và cộng sản
Trước tiên, ta so sánh kinh tế Liên Xô và kinh tế thời Sa hoàng. Ông cho biết những con số cụ thể về kinh tế Liên Xô và Nam Tư như sau:
Tuy không có số liệu cụ thể nhưng ta cũng không thể nói rằng năng suất cây trồng ở Liên Xô cao hơn thời Sa Hoàng. Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hậu. Nhưng nếu số thiệt hại này là có thể tính đếm được thì thiệt hại về người, hàng triệu nông dân bị đẩy vào các trại lao động, là không thể đo đếm được. Tập thể hoá tràn qua như một cuộc chiến tranh huỷ diệt, giống như một cơn điên, không thể nào xảy ra được, nếu như nó không có lợi cho giai cấp mới, không đảm bảo cho giai cấp này quyền bá chủ xã hội (GIAI CẤP MỚI, IV.1).
Tiếp theo, chúng ta so sánh kinh tế Liên Xô và Âu Mỹ. Về lý luận, về pháp lý, nhân dân hai bên khác nhau.Milovan Djilas đã so sánh về quyền kinh tế giữa tư bản và vô sản như sau:
Nếu trong chế độ tư bản người lao động và nhà tư sản bình đẳng trước pháp luật dù về mặt vật chất một người là bị bóc lột, người kia là kẻ bóc lột, thì trong chế độ cộng sản đã xảy ra điều hoàn toàn ngược lại: trong quan hệ sở hữu mọi người đều bình đẳng (tài sản là của toàn dân) nhưng trên thực tế, thông qua độc quyền quản lí, chỉ một nhóm nhỏ có quyền sở hữu tài sản mà thôi (GIAI CẤP MỚI IV,5 )
Giả sử ta công nhận Marx kết tội tư bản bóc lột là có phần nào đúng, thì sự bóc lột đó tương đối it hơn bên phía cộng sản. Thí dụ lương bổng của tư bản cho lao động ăn ba muơi ngày, còn lương lao động bên cộng sản chỉ dược một tuần, mười ngày hay nửa tháng. Hơn nửa, người lao động có quyền tự do ở trong xí nghiệp và bên ngoài xã hội, bên cộng sản thì bị theo dõi khắp nơi vì chỗ nào cũng có công an và mọi người phải theo dõi, và tố cáo nhau.
Bộ máy kìm kẹp trong xí nghiệp cơ quan chính là chi bộ đảng cộng sản.Engels phê bình tư bản bóc lột ở Manchester , giả sử điều đó là đúng vì buổi kinh tế tư bản bột phát, nông dân các nơi kéo về quá đông cho nên các nhà tư bản chưa tổ chức chu đáo. Sau đó, tư bản đã nhìn thấy khuyết điểm cho nên họ thay đỏi chính sách, quan tâm đến phúc lợi thợ thuyền. Hơn nữa, theo Richard Pipes,ngay lúc Marx đang viết Tư bản, ở Anh đã có những bằng chứng chứng tỏ tiền lương của người lao động đã gia tăng, nhưng Marx cho rằng đấy là điều không đáng quan tâm. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I, 5)
Về thành quả kinh tế hai bên. Milovan Djilas đã so sánh tư bản và cộng sản trong khoảng hai đại chiến như sau:
Giữa hai cuộc thế chiến, chủ nghĩa tư bản đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế cực kì sâu sắc với những hậu quả xã hội rất to lớn mà chỉ có những người cộng sản giáo điều, đặc biệt là tại Liên Xô mới không chịu công nhận mà thôi. Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 chứng tỏ rằng nó vượt xa các cuộc khủng hoảng hồi thế kỉ XIX và những sự xáo trộn tương tự như vậy có thể đe doạ cơ cấu xã hội, thâm chí sự sống còn của cả một dân tộc.
Các nước phát triển, đặc biệt là Mĩ, đã phải từng bước và bằng những con đường khác nhau áp dụng một nền kinh tế kế hoạch hoá, ban đầu là trên bình diện quốc gia và sau chiến tranh thế giới thứ hai thì mở rộng ra bình diện quốc tế. Cùng với nó đã diễn ra những thay đổi, tuy không được nói đến nhiều về mặt lí luận, có ý nghĩa thời đại cho các nước đó và cho toàn thế giới nữa. [ . . ].Nền kinh tế kế hoạch hoá của cộng sản hàm chứa trong mình nó sự hỗn loạn. Mặc dù có kế hoạch nhưng ta có thể nói một cách dứt khoát rằng đây là một nền kinh tế lãng phí nhất trong lịch sử loài người. Điều đó mới nghe có vẻ kì quặc, nhất là nếu ta thấy sự phát triển nhanh trong một vài lĩnh vực và cả nền kinh tế nói chung. Nhưng khẳng định trên hoàn toàn có căn cứ. (GIAI CẤP MỚI, IX,7)
Ông Nguyễn Kiên Giang là bậc lão thành trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay nhận định về kinh tế tư bản và kinh tế cộng sản như sau:
Chưa có một phương tiện điều tiết nào đối với các hoạt động kinh tế có hiệu quả hơn thị trường, dù là những máy tính hàng tỉ phép tính/giây.[...]. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội lại xóa bỏ kinh tế thị trường, thay thế nó bằng một nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung hóa cao, và cùng với việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết lập một chế độ công hữu “vô chủ”, triệt tiêu mọi động lực hoạt động kinh tế của con người. Kết quả là một nền “kinh tế thiếu hụt” triền miên, vô phương cứu chữa. Những đổi mới về kinh tế ở một số nước xã hội chủ nghĩa gần đây về thực chất không có gì khác là trở lại với những yếu tố tư bản chủ nghĩa, vì trên thực tế chủ nghĩa tư bản vẫn nuôi dưỡng những yếu tố đó (SUY TƯ 90 * III, 7)
IV.2. Nguyên nhân cộng sản thất bại
Sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản gồm các nguyên nhân:
+Vì độc tài và tàn bạo với triết thuyết vô sản chuyên chính của Marx, người cộng sản đã làm cho nhân dân chán ghét và căm thù cộng sản, nhất là công nông không thiết tha làm việc.
+Vì chính sách kìm kẹp tư tưởng của cộng sản, các trí thức và văn nghệ sĩ không phát huy hết tài năng, nhất là các nhà khoa học kỹ thuật.
+Giáo điều: Tin tuyệt đối vào lý thuyết của Marx như chính sách Quốc hữu hóa, vô sản nắm tư liệu sản xuất, xóa bất công xã hội, và xây dựng chủ nghĩa cộng sản gấp năm, gấp mưòi tư bản.
+Theo chủ trương vô sản chuyên chính, đưa nông dân và ngưòi thân tín vào các cơ sở đia phương và các cơ quan, xí nghiệp
+Bạc đãi và tàn sát trí thức và khoa học kỹ thuật. Sau này, Nga phải thuê chuyên viên Anh và các nước khác, bỏ quan quan điểm giai cấp để xây dựng kỹ nghệ nặng. Nhờ vậy mà họ có nền kỹ nghệ quốc phòng và không gian đứng sau Mỹ nhưng họ cũng đã phạm sai lầm là không chú trọng kinh tế tiêu dùng cho quốc dân.
+Chính sách vô sản chuyên chính tạo ra uy quyền cho một lớp người cộng sản, họ tự nhiên coi tài sản quốc gia, tài sản tập thể là của riêng họ mặc tình tiêu xài và phung phí.
+Giáo dục nhồi sọ, ngu dân khiến cho giáo duc suy đồi, không đào tạo được những nhà khoa học,văn hóa, chính trị, kinh tế giỏi.
+Cộng sản giáo điều, và đóng cửa, không theo kịp các nước tiên tiến.
+Công sản tuân theo ý thức hệ của Marx, nhất là về mặt kinh tế lại theo kinh tế chỉ huy của Marx; thêm vào đó là tính kiêu căng, khinh thị trí thức của các lãnh tụ cộng sản mà thất bại.
Thực ra bên tư bản cũng chủ trương đại công nghiệp và kinh tế hoạch định vì ai mà chẳng hoạch định chỉ mức độ khác nhau, kế hoạch khác nhau và con người khác nhau. Nước Mỹ trước và sau đệ nhị thế chiến đã có những kế hoạch kinh tế toàn cầu. Tổng thống Mỹ Rosevelt cũng đã áp dụng kế hoạch hóa kinh tế để cứu nước Mỹ và thế giới phục hồi sau chiến tranh và ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế.Nhưng đường lối hai bên khác nhau:
- Tư bản kế hoạch hóa, chính phủ can thiệp nhưng vẫn giữ kinh tế tư nhân, tôn trọng sở hữu tư nhân. Công và tư phối hợp nhau. Nếu chương trình, kế hoạch chính phủ, hoặc tư bản thất bại, kinh tế cá thể có thể tự cứu, không đến nỗi toàn bộ suy sụp một khi vào quốc hữu hóa.
- Kinh tế chỉ huy hay quốc hữu hóa, quốc doanh là tạm thời hay hạn chế trong một vài lãnh vực.
- Tư bản vạch kế hoạch thì điều nghiên kỹ, do các nhà kinh tế và khoa học kỹ thuật soạn thảo chứ không phải do các tay cộng sản trình độ kinh tế và văn hóa lớp ba chỉ huy. Ở đây kỹ sư chỉ huy công nhân trong khi ở cộng sản, công nhân chỉ huy kỹ sư.Việc làm kinh tế không phải do ý chí, cũng không phải thuộc phạm vi tín ngưỡng, giáo điều.
- Ngoài ra phải có kế họach hỗ trợ như là phải có người, có vốn, có khoa học kỹ thuật. Muốn đạt năng suất cao trong nông nghiệp phải có giống lúa tốt, phân bón tốt, thuốc trừ sâu tốt chứ không phải bắt dân làm ngày đêm. Muốn phát triển kỹ nghệ phải có đội ngũ khoa học kỹ thuật, phải có dụng cụ (có thể sáng chế hay nhập cảng) chứ không bắt dân làm bằng đôi tay như thời Mao Trạch Đông. Ngoài ra phải cho công nhân, nông dân nghỉ ngơi tốt, trả lương đầy đủ, nhà của tiện nghi, nhất là không nên đày đọa công nhân , nông dân bắt dân làm việc ngoài trời lạnh dười 45 độ với bụng đói, và khi ốm đau không thuốc men như ở Siberia thời Stalin. Kinh tế hoạch như cộng sản là chẳng có kế hạch, chẳng khoa học chút nào.
- Cộng sản kết tội tư bản bóc lột, làm tha hóa công nhân, nông dân nhưng chính cộng sản mới là bóc lột và coi rẻ mạng người trong hòa bình và trong chiến tranh. Kỹ nghệ gia, thương gia, địa chủ có một số người ác nhưng cũng có một số người thiện tâm. Marx và những người cộng sản đã xuyên tạc và vu vạ cho các kỹ nghệ gia, thương gia và điền chủ. Sự thực thì làm việc gì cũng cần được tín nhiệm của nhân dân. Đó là nhân nghĩa mà cũng là nghệ thuật đắc nhân tâm. Làm gian dối, đối xử tàn ác thì chẳng ai tín nhiệm và như vậy công việc buôn bán, kinh doanh sẽ gặp trở ngại như tục ngữ Việt Nam có câu: "Khôn ngoan chẳng ngoại thật thà,/ Luờng thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy".
- Cộng sản làm kinh tế nhưng thực tâm là chính trị, là đày ải, bóc lột nhân dân cho nên không đạt hiệu quả kinh tế. Việc tập trung cộng nhân, nông dân và các thành phần khác ở Seberia và các vùng xa xôi lạnh lẽo khác đó là mục đích tù đày, tàn sát nhân dân chứ không phải vì kinh tế,
- Việc Việt Nam bắt dân đi vùng kinh tế mới cũng là hình thức đày kẻ tình nghi vào nơi rừng thiêng nước độc và bỏ măc họ sống chết với núi rừng âm u. Và những người đi vùng kinh tế mới này muôn đời là kẻ lưư vong vì họ không còn nhà cửa, hộ khẩu, sổ lương thực, phải lên sống nơi núi rừng với hai bàn tay trắng. Nếu họ làm được một căn nhà, tạo được vài thửa ruộng trong rừng, cộng sản lại đến đuổi họ đi một nơi khác. Như vậy ai mà dám nỗ lực sản xuất? Milovan Djilas cho ta biết tình hình chung của các nước cộng sản là người lao động bị bóc lột và mất tự do:
Với những điều trình bày ở trên , chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng:
1. Tư bản không hoàn tòan bóc lột cho dù bóc lột, trộm cướp, gian phi cũng không bằng cộng sản. Tư bản có kẻ hiền, người ác, không phải ai cũng bóc lột. Ngày nay, nhiều nhà tư bản tự tay xây dựng sự nghiệp, mua bán công bằng, theo đúng luật pháp . Viêc tuyên bố giai cấp đấu tranh đã gây ra óc căm thù, ưa tàn sát, vừa trái sự thực, đạo đức cũng như pháp lý.Cộng sản đưa ra khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo chỉ là một mánh lới để dẫn dụ dân đói từ xưa mà sự thực thóc lúa, quần áo, vàng bạc chỉ vào tay bọn cướp đầu sõ.
2. Một sản phẩm có nhiều giá trị, không phải riêng lao động.Dù lao động là một yếu tố căn bản, cũng không nên đề cao lao động chân tay, đề cao công nhân mà bỏ quên nông dân, và khinh miệt thương gia, trí thức. và văn nghệ sĩ. Cộng sản khinh miệt tư bản bóc lột, họ tưởng rằng vô sản là lao động nhưng không phải thế. Những nhà tư sản, trí thức, thương gia, nhà khoa học ai cũng lao động mới có được một nền văn minh ngày nay. Trong thực tế, con nhà giàu có khi lao động tốt hơn con nhà nghèo vì một số đã nghèo lại lười biếng. Xã hội tư bản phồn thịnh là do công trình nghiên cứu, sáng tạo của các khoa học gia, kỹ thuật gia. Người cộng sản ác tâm, giáo điều lợi dụng công nông và đưa một số họ vào các cơ quan, bộ viện, hãng xưởng chỉ tạo cho họ phá hoại quốc gia và xã hội. Một số cộng sản trở thành thư lại, ăn bám, ăn cắp, không còn là lao động, là công nhân:
"Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no.
Thằng bò thì sướng".. .
Và cũng không nên vì lao động mà đày ải con người với danh nghĩa" lao động cải tạo con người:"Cộng sản chỉ đày ải con người khi bắt tù nhân phải làm việc cực nhọc mà không cho ăn uống, thuốc men. Cộng sản lại bắt học sinh, sinh viên và cán bộ đi lao động, đi thực tế ở miền núi, miền quê chỉ là những việc vô ích trong khi trong xã hội tư bản không cần phải làm việc này!
3. Từ căm thù tư bản, chỉ trích tư bản, Marx đi đến quyết định tịch thu sản nghiệp của tư bản, và trao quyền điều hành chính trị quốc gia và kinh tế vô sản đã đưa đến sự suy sụp của cộng sản. Cộng sản vẫn theo Marx trong khi tình hình kinh tế, chính trị, và khoa học kỹ thuật đã thay đổi. Chính tư bản ngày nay đã điều chỉnh theo kế hoach của các nhà chính trị, kinh tế và xã hội sau Marx. Họ đã đề ra chính sách tự do kinh tế khác với kinh tế hoạch định của cộng sản. Họ đã đem nhiều quyền lợi cho công nhân.như trả lương tối thiểu,có nhiều nơi chia lợi tức cho công nhân. Ngoài ra những người có lợi tực cao sẽ bị đánh thuế nặng, và nhà nước cũng như các công ty đã chú trọng vấn đề hưu bổng, y tế và an sinh xã hội.
Ngày nay, kinh tế suy sụp, nhiều tư bản phá sản. Tư bản chết thì công nhân phải đói. Lao tư cùng chung quan hệ sinh tồn cộng tác.
Khi Marx còn sống, một số tôn vinh Marx, nhưng chỉ vài năm sau khi Marx viết Tư bản luận, khoa học kinh tế đã bước một bước thật dài gần như những bước chân của người khổng lồ khoa học.để chuyển từ kinh tế học từ cổ điển (classic) sang tân cổ điển (néo-classic). Chủ nghĩa cận biên (marginalism) ra đời những năm 1870 đã giải quyết hoàn toàn ổn thoả vấn đề giá trị. Những nghi vấn về giá và giá trị cổ điển đã được gạt qua một bên, nhường chỗ cho những câu hỏi mới như phát triển, lạm phát, thất nghiệp, tiền tệ, tài chính...
Năm 1948, Samuelson [10] xuất bản tác phẩm Kinh tế học tổng kết bức tranh toàn cảnh của khoa học kinh tế. Với ông, cũng như với vô số kinh tế gia khác, cuộc tranh luận về giá trị đã hoàn toàn chấm dứt … Khoa học kinh tế đã chính thức từ bỏ quan điểm giá trị sản phẩm được tạo nên từ tích luỹ lao động mà Marx đề xuất, nó chỉ quan tâm đến giá trị trao đổi. Cái khẩu hiệu của Marx: :From each according to his abilities, to each according to his needs!) (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu) nếu không là một ảo tưởng thì cũng là lường gạt.
Bàn về kinh tế cộng sản, Karl Popper viết:
Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng chủ nghĩa kinh tế của Marx – sự nhấn mạnh của ông về nền tảng kinh tế như là cơ sở cao nhất cho bất kỳ loại phát triển nào – là sai lầm và trên thực tế không đứng vững được ( BIỆN CHỨNG PHÁP II,5 )
Tư bản chưa phải là hoàn toàn ưu việt, nó có những căn bệnh trầm kha, chưa phải là thiên đàng nhưng so với chủ nghĩa cộng sản, nó cho con ngưòi được một đời sống tinh thần và vật chất tương đối đầy đủ hơn chế độ cộng sản.Những người cộng sản giác ngộ đã thấy sai lầm của chủ nghĩa Marx. Trần Độ đã nói rõ tai hại của đường lối lãnh đạo của cộng sản từ trước cho đến sau 1975 như sau:
Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hoá, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nước đói nghèo, ngắc ngoải. [. . . ].Vậy hãy cứ xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không ? Những nước ấy có cần có một Đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối theo chủ nghĩa xã hội không ? Thế mà cả 5 nước ấy, khi bắt đầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ đã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân đa số có đời sống khá phong lưu [. . .].Còn Việt Nam, kể từ khi toàn thắng trong cuộc chiến tranh đến nay đã hơn 25 năm và sắp sửa có hoà bình 30 năm, dài bằng thời gian chiến tranh rồi, mà vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu( NHẬT KÝ RỒNG RẮN I, 2)
Nguyễn Kiến Giang cũng nhận định con đường thất bại của Việt Nam là đi theo khuôn mẩu Sô Viết:
Nước ta tiến hành công nghiệp hóa như thế nào, đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng một điều chắc chắn là không thể đi theo con đường "công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa kiểu xô viết", với thành công rất nhanh chóng nhưng với những phí tổn kinh tế và xã hội quá mức chịu đựng của người dân: nông nghiệp bị tàn phá, công nghiệp nhẹ không đủ bảo đảm hàng tiêu dùng thiết yếu và có chất lượng cao, tạo thành một "nền kinh tế thiếu hụt" triền miên, đồng thời huỷ hoại môi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng vì sự phát triển theo chiều rộng mà không phải theo chiều sâu, để rồi không vượt qua được những thử thách của sự chuyển đổi từ kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và cuối cùng, bị phá sản.(SUY TƯ 90 * V , 3)
Tóm lại, sống trong chủ nghĩa cộng sản, ai cũng thấy chủ nghĩa cộng sản thất bại vì kết quả đem lại cho dân là nghèo khổ, mất tự do. Tư bản chưa hẳn là con đường tốt, vẫn có nhiều khuyết điểm như nạn thất nghiệp, kinh tế khủng hoảng nhưng so với cộng sản thì kinh tế tư bản vững vàng hơn, cho đến nay, tư bản không những không dẫy chết mà vẫn tồn tại sau bao cơn khủng hoảng và thất bại, và nó còn khoẻ mạnh hơn trước, phát triển hơn trước. Lý do rất đơn giản:
+Tư bản trọng tư hữu nên mọi người tích cực làm việc.
+Tư bản trọng chuyên viên, làm kinh tế vì kinh tế trong khi cộng sản khinh thường trí thức, và khoa học. Họ làm kinh tế vi chính trị, vì tham vọng, vì tuyên truyền cho nên kinh tế không đạt kết quả. Ngoài ra họ đem công nông lãnh đão trong các cơ quan và hãng xưởng nên thất bại là đương nhiên.
+Nước nào cũng có Kinh tế hoạch định nhưng tư bản hoạch định sáng suốt, mền dẽo, thông tình đạt lý, có khoa học, còn xây dựng kinh tế cộng sản là duy tâm, duy ý chí, phản khoa học.
+Tư bản tôn trọng nhân quyền, nhân dân có tư do, dân chủ nên ai cũng tích cực làm việc trong khi cộng sản bóc lột tàn ác, gian trá khiến nhân dân phản kháng và bất hợp tác.
***
___
[1].By bourgeoisie is meant the class of modern capitalists, owners of the means of social production and employers of wage labor.By proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live. (ch.1. Note 1 by Engels - 1888 English edition) (COMMUNIST MANIFESTO I ,)[2]. The essential conditions for the existence and for the sway of the bourgeois class is the formation and augmentation of capital; the condition for capital is wage labor (COMMUNIST MANIFESTO I , 16)
[3].No sooner is the exploitation of the laborer by the manufacturer, so far at an end, that he receives his wages in cash, than he is set upon by the other portion of the bourgeoisie, the landlord, the shopkeeper, the pawnbroker, etc.(COMMUNIST MANIFESTO I , 10)
[4].But modern bourgeois private property is the final and most complete expression of the system of producing and appropriating products that is based on class antagonisms, on the exploitation of the many by the few. (COMMUNIST MANIFESTO II , 1 )
[5]. Whence comes this surplus-value? It cannot come either from the buyer buying the commodities under their value, or from the seller selling them above their value. For in both cases the gains and the losses of each individual cancel each other, as each individual is in turn buyer and seller. Nor can it come from cheating, for though cheating can enrich one person at the expense of another, it cannot increase the total sum possessed by both, and therefore cannot augment the sum of the values in circulation. [...]. This problem must be solved, and it must be solved in a purely economic way, excluding all cheating and the intervention of any force — the problem being: how is it possible constantly to sell dearer than one has bought, even on the hypothesis that equal values are always exchanged for equal values?" ( http://www.marxists.org/archive/marx/works/1877/anti-duhring/ch19.htm )[6].The capitalist has bought the labour-power at its day-rate. To him its use-value belongs during one working-day. He has thus acquired the right to make the labourer work for him during one day. But, what is a working-day?[2]
At all events, less than a natural day. By how much? The capitalist has
his own views of this ultima Thule, the necessary limit of the
working-day. As capitalist, he is only capital personified. His soul is
the soul of capital. But capital has one single life impulse, the
tendency to create value and surplus-value, to make its constant factor,
the means of production, absorb the greatest possible amount of
surplus-labour.[3]
Capital
is dead labour, that, vampire-like, only lives by sucking living
labour, and lives the more, the more labour it sucks. The time during
which the labourer works, is the time during which the capitalist
consumes the labour-power he has purchased of him.[4][7].Đặng Phùng Quân sinh năm 1942, nguyên quán Thái Bình, Bắc Việt Nam. Nguyên Giảng sư khoa Triết học Tây phương trường Đại học Văn khoa Sai gon từ năm 1968 đến 1975, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học công lập Càn thơ, Đại học Hòa Hảo (Long Xuyên), Đại học Cao đài (Tây Ninh). Trong những năm 1957-1963 viết văn với bút hiệu Trường Dzi trên những tạp chí Sáng Tạo, Thế Hệ, Tiểu Thuyết Tuần San. Viết trở lại với tên thật trên những tạp chí Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Thời Tập từ 1969 và tại hải ngoại từ 1981 trên những tạp chí Văn, Văn Học, Nhân Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề. Gió Văn, những tạp chí điện tử Nhân văn, Vovinam, Gio-0, Talawas.
[8].Ernest van den Haag (1914, - 2002, ) là một nhà xã hội học người Mỹ, giáo sư tại Fordham University. He nổi tiếng vì cộng tác với tờ National Review.Ông sinh ở Netherlands , lớn lên ở Ý, bị phát xít bắt giam. Ông định cư tại Mỹ năm 1940.
[9]. Owing to the extensive use of machinery, and to the division of labor, the work of the proletarians has lost all individual character, and, consequently, all charm for the workman. He becomes an appendage of the machine, and it is only the most simple, most monotonous, and most easily acquired knack, that is required of him. Hence, the cost of production of a workman is restricted, almost entirely, to the means of subsistence that he requires for maintenance, and for the propagation of his race. But the price of a commodity, and therefore also of labor, is equal to its cost of production. In proportion, therefore, as the repulsiveness of the work increases, the wage decreases. What is more, in proportion as the use of machinery and division of labor increases, in the same proportion the burden of toil also increases, whether by prolongation of the working hours, by the increase of the work exacted in a given time, or by increased speed of machinery, etc. (COMMUNIST MANIFESTO I ,9)
[10]. Paul Adam Samuelson (1915-) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học. Ông là người sáng lập khoa kinh tế học lừng danh của Học viện Kỹ thuật Massachusetts. Samuelson đoạt Giải John Bates Clark vào năm 1947 (khi 32 tuổi) và Giải Nobel Kinh tế vào năm 1970 (khi 55 tuổi). Ông còn được trao Giải thưởng Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1996.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 052
No comments:
Post a Comment