Friday, December 2, 2016
LÊ VĂN TRẠCH * TRUYỆN TÙ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Khi được tiếp xúc với văn học nghệ thuật hải ngoại, việc đầu tiên là
tôi tìm đọc những tác phẩm viết về các trại cải tạo: rất nhiều người làm
việc này nhưng có hai nhà văn tôi tâm đắc nhất là Phan Lạc Phúc (Sau
này gom lại trong 2 tập Bè Bạn Gần Xa) và Thảo Trường với Đá Mục, Tầm Xa
Cũ Bắn Đạn Thật và Tiếng Thì Thầm Trong Bụi Tre Gai. Mỗi trại có những
hoàn cảnh, điều kiện, con người khác nhau nhưng cùng chung một chính
sách: lưu đày, bóp chết hầu bao, ly gián và tẩy não.
Mấy năm nay tôi có ý đợi sẽ có vị nào đó viết về trại của tôi hoặc ít
ra thì có một vài chi tiết liên quan nhưng chưa thấy, thỉnh thoảng có
vài anh em khuyên tôi và cũng mới đây trong chuyến về Washington D.C, đề
nghị đó được lập lại. Tôi lưỡng lự. Có thể. Nhưng viết về cái gì và bắt
đầu từ đâu? Những nhân vật và sự kiện của hai tác giả trên tự nhiên lại
hiện ra: Trong trầm luân khổ ải với một dã tâm tiêu diệt hoàn toàn ý
chí đối kháng bởi chính sách nói trên, nhiều nơi nhiều lúc khi âm ỉ, khi
bộc phát, biểu lộ cái nhân cách, cái can trường của một người quốc gia
chân chính. Tôi định viết về khía cạnh đó. Trong khả năng hạn hẹp và trí
nhớ còm cõi, tôi cố gắng trình bày ra với cả tấm lòng của mình trước
hết như một nén hương để tưởng niệm quý anh đã chết tức tưởi ở khu rừng
trai, trong đợt dịch kiết lỵ trực trùng, hoặc mang tấm thân tàn ma dại
về chết trong vòng tay của gia đình…và chia sẻ với những anh còn ở quê
nhà hay đang sống nơi hải ngoại đã một thời cùng nhau chịu bao nỗi đắng
cay oan khuất ở trại tù Hoàn Cát.
(Trại cải tạo Hoàn Cát nằm dưới chân núi Ba Hô, thuộc địa phận xã Cam
Nghĩa, quận Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Nơi đây giam giữ các cán bộ dân
chính, cảnh sát quốc gia, sĩ quan chiến tranh chính trị, an ninh quân
đội và tình báo).
Như thường lệ gần hai tháng nay cứ mỗi buổi sáng khi cả trại tập trung
ngoài sân đi lao động, tên cán bộ thẩm cung Thanh Hiền vai mang xắc cốt,
tay cầm tập giấy đi vào nói gì đó với cán bộ trực trại rồi kêu tôi ra
“làm việc”. Nhưng lần này tôi không được nhận “đề luận” và giấy viết, y
hỏi tôi một số vấn đề rồi chậm rãi bằng một giọng Vĩnh Linh đặc sệt: –
Công việc như thế là tạm ổn, sau này cần gì sẽ bổ sung thêm, hôm nay anh
được giải lao, trong thời gian gần đây trong trại xôn xao nhiều điều
anh biết không?
– Tôi im lặng.
– Các anh trao đổi với nhau là trại sắp giải tán và được đưa đi làm
đường sắt thống nhất, làm thủy lợi, chặt tre ở Lao Bảo, xây dựng cơ quan
Công An ở Đông Hà phải không? Có thể đúng một phần, thời gian vừa qua
là thanh lọc để các anh vừa khai báo vừa làm quen với lao động trong
điều kiện tương đối dễ dãi. Tôi nói điều này và anh tuyệt đối giữ bí
mật: để các anh có điều kiện học tập tiến bộ trong môi trường chính quy
hơn và tùy theo mức độ gây tội ác với nhân dân trong quá khứ, các anh sẽ
được chuyển trại, riêng anh và một số khác được đưa đi nghiêm giam theo
quy chế thời chiến.
Nghe đến đây tôi hơi lạnh xương sống và đánh bạo hỏi khi nào và đi đâu, anh ta không trả lời và lảng sang chuyện khác.
Cứ tưởng ít ra là hai hoặc ba hôm nhưng không ngờ khuya đó, lúc đầu nghe
tiếng lao xao ở nhà bếp rồi chúng tôi bị đánh thức để chuẩn bị vật dụng
cá nhân.
Núi rừng dường như thức giấc sớm hơn, tiếng chim tiếng gà cất lên từ
nhiều phía, những đám mây hững hờ còn ôm lấy đỉnh núi Ba Hô, trời trong
xanh và mặc dầu mới rạng sáng đã nghe được cái nóng nực của gió Lào.
Chúng tôi ngồi lặng yên bên túi đồ đạc trên sân đất với cảm giác lan
man. Viên giám thị trưởng lập lại lời của cán bộ đã nói với tôi và tiếp:
đất nước đã hoà bình, các anh khỏi phải đi đâu xa, mọi người lắng nghe
khi đến tên của mình đứng lên bước ra ngoài.
Tất cả im phăng phắc: danh sách số một được dẫn vào hội trường, phần
đông là tàn tật và bệnh hoạn. Sau đó chừng 20 phút danh sách số hai được
dẫn ra khỏi trại, danh sách số ba cũng vậỵ Tôi nằm trong danh sách cuối
cùng, số bốn, đông nhất và cũng được một số quản giáo và Công An võ
trang bảo vệ nhiều nhất. (Sau này mới biết là danh sách số một được cho
về ngay, danh sách số hai về Khe Mây đến 2/9/75 được thả, danh sách số
ba đi Xoa, danh sách số bốn, chúng cho là thuộc loại ác ôn và nguy hiểm
sẽ đi Ba Lòng). Chúng tôi bị bắt buộc đi theo đội hình hàng dọc, cách xa
nhau, hai bên CA võ trang súng AK47 cầm tay, lên đạn sẵn. Qua khỏi ngã
ba đi căn cứ Carrol, chúng tôi biết là không lên Lao Bảo, ra đến chợ
Cùa, rẽ phải – vị trí Đông Hà được loại bỏ – và khi qua khỏi Xoa để
chuẩn bị leo dốc Làng Hạ, mọi người biết chắc chắn nơi đến là Ba Lòng.
Lần đầu tiên phải đi bộ trong những địa thế dốc đồi và xa như thế, nhiều
người trong chúng tôi đã ngất xỉu. Xế chiều đến làng Đá Nổi, đoàn người
tả tơi thất thểu, ở ngoài nhìn vào chắc chẳng giống con giáp nào …
Chúng tôi được lệnh nghỉ chân, từ xa nơi mé rừng thấy từng nhóm bốn
người trong đồng phục màu rêu xanh, mặt mũi hốc hác đang gánh những tấm
ri sắt về phía trại, một số anh em thấy có người quen, kêu tên, nhưng họ
lầm lũi đi, chẳng trả lời … (đó là anh em Triệu Hải và thị xã Quảng
Trị). Tất cả chúng tôi được lùa vào một căn phòng làm bằng ri sắt, kể cả
chỗ nằm, cửa bị khóa lại, không ai nói với ai một lời, buổi tối nhà bếp
đem cơm vào nhưng chẳng ai đụng đến. Đêm đó thật thê thảm, hậu quả của
một ngày vất vả nắng gắt, uống nước lạnh, nhiều người bị tiêu chảỵ Không
có cầu tiêu trong phòng, anh em tận dụng mọi phương tiện … buổi sáng
phải đợi các phòng kia đi lao động trước chúng tôi mới được mở cửa và
trước khi đi phải báo cáo cán bộ … những cầu tiêu lộ thiên không đủ chỗ
cho một loạt người cùng nhu cầu.
Chúng tôi được lệnh tập họp, kiểm soát “tư trang”, mọi vật dụng phải ký
gởi, từ hình ảnh, thuốc men đến tiền bạc, đồ bằng kim loại … Ông Tuynh,
Giám thị trưởng đọc bản nội quy với những điều khoản nghiêm ngặt : Bất
cứ lúc nào, muốn đi đâu đều phải báo cáo với cán bộ, ban đêm nằm trong
phòng dậy đi vệ sinh cũng phải như vậỵ Mỗi nhóm lao động 5 người thay
đổi hàng ngày có một quản giáo và một công an vũ trang đi kèm, không
được tiếp xúc với bất cứ ai khác phòng: tiêu chuẩn ăn uống 9 kg kể cả
độn (những điều này đúng như cán bộ Thanh Hiền đã nói). Mấy tuần sau một
sự kiện xảy ra làm hoang mang, chấn động toàn trại: anh Suyền sau một
thời gian nhiễm bệnh, đã chết, nhìn thân xác anh quấn trong chiếu đặt
trên một sạp tre được bốn anh gánh đi chôn, mọi người đều nao lòng nghĩ
đến bản thân mình, gia đình, vợ con … mà rưng rưng nước mắt.
Sau 2/9/75, giám thị trại cho biết nhà nước có chính sách khoan hồng,
chúng tôi sẽ được di chuyển đến một nơi khác thoải mái hơn … vài hôm sau
được biết chắc chắn là trở lại Hoàn Cát và sẽ được tổ chức thành nhiều
đội khác nhau tùy theo sức khoẻ dể vận chuyển tất cả tài sản của trại
đến địa điểm mới. Tôi lúc đó chưa tới 30 tuổi, được phân loại 1 có nhiệm
vụ phụ trách bộ phận lò rèn, cụ thể là kéo những xe cải tiến chở sắt
thép … lên dốc đã khó, xuống dốc lại càng cực nhọc hơn … Gần nửa đêm,
chúng tôi đến trại Xoa, được gặp lại anh em, cán bộ lúc đó chắc cũng đã
thấm mệt, chẳng để ý gì nữa, chúng tôi tự do tâm sự, trao đổi tin tức…
Sáng hôm sau lên đến Hoàn Cát, cảnh quan đã đổi khác, chúng tôi được ở
phía ngoài suối, bên kia chỗ trại cũ bây giờ đã có những dãy nhà xây lợp
tôn cho cán bộ, khu vực kế đó đã được san ủi dọn mặt bằng, tôi liên
tưởng đến sự phát triển quy mô của một trại tù lớn, ít ra là cấp tỉnh.
Chiều hôm đó, lệnh tập họp được ban ra, mọi người lót dép ngồi trên cỏ
nghe cán bộ Hà lên lớp. Ông lập lại chính sách khoan hồng của Đảng và
nhà nước đối với những “ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu với nhân dân”
đáng tội treo cổ vậy mà các anh không ý thức được điều đó nhiều người
còn mơ hồ, thương nhớ Đế quốc Mỹ, ai trong các anh trên đường từ Ba Lòng
ra đã hát hò:
Đến mùa tóc rạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm
Sau đó ông ta phân tích diễn giảng rất lớp lang để buộc tội. Mấy tuần
sau việc này được tái diễn, nhưng từ lúc mở đầu cho đến nửa tiếng sau
chẳng ai hiểu mục đích của ông là gì. Ông kể chuyện những công nhân khai
mỏ ở Liên Xô, quặng khai thác xong được đưa vào nhà máy chế tạo xe hơi,
những chiếc xe xuống tàu thủy đến cảng Hải phòng, được phân phối cho Bộ
Nội Vụ, Bộ chuyển đến Công an Bình Trị Thiên, bên cạnh đó, nhà nước ta
thắt lưng buộc bụng bỏ tiền mua xăng của Trung Đông … Trại được tỉnh ưu
ái, thương các anh vất vả, cho xe vào tận Ba Lòng để chở ngọn khoai ra
trồng, tạo điều kiện cho các anh bồi dưỡng có sức khoẻ để lao động, học
tập tốt thế mà các anh vô ý thức bỏ lại ngoài đồng khô héo, có ý đồ phá
hoại tài sản xã hội chủ nghĩa! Lúc đó chúng tôi mới vỡ lẽ là một số anh
em trồng khoai lỡ quên không mang ngọn thừa về trại, ông ta đi kiểm tra
bắt gặp!!! Lúc đầu chúng tôi được ở trong một nhà ri rất chật
chội, nóng nực, tổ chức thành các đội sản xuất, kiến thiết … Những số
trẻ được xếp vào đội đi rừng để chặt cây làm doanh trại.
Một chiều nọ chúng tôi được lệnh sẽ có giám thị trưởng lần đầu đến nói
chuyện. Sau khi lập lại điệp khúc khoan hồng nghe đã nhàm tai, ông ta
nói: tôi biết các anh được đào tạo trong những trung tâm, học viện dạy
cách giết người và chống phá cách mạng rất chính quy hiện đại, bản thân
tôi cũng đã qua nhiều trường đào tạo tình báo ở Trung Quốc, đặc biệt là
trường Nhận Dạng. Chiều nay một số các anh đi rừng về vào khu sản xuất
của bộ đội ở trong “Sư” để hái hoa màu, tôi nhận ra từng người, đừng
chối, phải tự giác, sau đó là bôi nhọ: các anh đã quen thói ăn bám, bóc
lột sức lao động của người khác … Tôi nghiệm ra một điều về phương thức
tẩy não của Cộng Sản là thiết lập một hệ thống ăng ten dày đặc, theo
dõi mọi việc làm và lời nói của tù nhân, khi “phát hiện” có gì gọi là
sai trái sẽ kịp thời báo cáo, Cán Bộ căn cứ vào đó suy diễn phóng đại
vấn đề để bôi nhọ, buộc tội, lập đi lập lại nhiều lần. Từ khi trại Hoàn
Cát trở thành một trại của Bình Trị Thiên, giam cả tù chính trị lẫn hình
sự do ông Nguyễn Quang To làm giám thị trưởng, ông thường xuyên đảm
nhận công việc này … thao thao bất tuyệt. Một hôm có người sửa câu Kiều:
Trăm năm một cuộc nhổ râu
Những điều trông thấy mà đau tới cằm
Trại lại được triệu tập … lần này ông nhắc đến những Trần thị Tâm, Mẹ
Mít, dũng sĩ Phường Sắn và so sánh nỗi đau của bản thân họ với chúng
tôi … được tha tội chết. Câu chuyện được lập lại đến khi có đề tài mới.
Anh Tôn Thất Quỳnh Ngọ một hôm đi khai hoang đã ngẫu hứng:
Quê ta đâu phải chốn này
Bởi vì lạc bước tới đây phải mần!
Thế là được ông ta giảng: các anh lao động để tự nuôi chưa đủ, nhà nước
phải lo bao nhiêu thứ nữa nào là quần áo thuốc men, chất tươi … các anh
không cám ơn còn than van…
Như để trưởng trại có đề tài mới cho hấp dẫn, anh X. một hồi chánh viên, người Bắc, đã tự thán:
Bực mình mà chẳng nói ra
Muốn đi ăn cỗ người ta không mời!
Ông lại phán: Anh phản bội đảng, nhân dân, đồng đội, quê hương anh, tội
ấy đem bắn không thương tiếc, cách mạng đã tha cho vào đây ăn học, anh
còn bực nỗi gì?
Trong mấy trăm tù nhân của Quảng Trị, chỉ có một người nữ, bà Thuông,
người làng Bích Giang sinh trong một gia đình khoa giáo, một người đàn
bà kiên cường bộc trực. Lúc mới vào trại, chưa có nơi ở riêng, công an
cho làm tạm một chỗ gần ngoài cổng. Bà là vợ một cán bộ tập kết, có mấy
người con. Hằng đêm bà kêu gào HCM thiếu sáng suốt, không thấy công lao
của bà ở lại nuôi con, cho chồng tham gia cách mạng, đến khi thành công
lại bắt giam tù …
Tôi có một đồng sự, quê Triệu Phong, anh Lê văn Tiến, gọi vợ Lê Duẫn
bằng dì ruột, vừa trở lại quê, gặp dịp bà này về làng, anh theo mẹ đến
thăm, tưởng là dì sẽ giúp khỏi đi tù nhưng khi nghe anh khai phục vụ
trong ngành quân báo, bà bảo kiếm trại nào gần đi học một thời gian tốt
rồi về. Thế là anh được lên Hoàn Cát. Một hôm anh tâm sự:
Trời thì rộng mà lòng người quá hẹp
Cũng không tránh khỏi quy luật trấn áp của cách mạng! Anh bị đưa đi phòng kỷ luật.
Nhà trưởng của tôi, anh Lê Dũng một người vui tánh năng nổ, lúc nào đi
làm về cũng dẫn đi vào trước, một hôm trong lúc trò chuyện, có người nói
không biết chừng nào mình được về. Anh lắc đầu: “mu diên diến” (tức xa
tít mù khơi) thế là bị nạo đưa vào giam với tù hình sự với tội danh
không tin tưởng vào chính sách khoan hồng của đảng. (Một số các em hình
sự này có lần nói đùa: mấy chú là ngụy quân ngụy quyền, còn cháu là ngụy
tặc).
Ở tù cứ trông đến ngày chúa nhật để nghỉ ngơi … nhưng đôi lúc cũng phải
đi làm, có anh bực mình: được ngày chúa nhật, hắn cũng lấy! Thế là chúng
tôi được lệnh ăn cơm sớm, lên hội trường để nghe lại những điệp khúc
cũ…
Trong trại có một công an người Thượng, tên Mười là người không cho tù
đi lao động trong lúc trời mưa, ngay cả lúc đang làm cũng đánh kẻng cho
về và có anh đã xuất khẩu thành thơ:
Cải tạo nhờ trời mưa
Thợ cưa nhờ đường bìa
Sau đó thì quý vị đoán được điều gì xảy ra.
Hình như sau vụ Phạm Tuân lên vũ trụ, trại nào cũng có nhiều trường hợp
bị cùm, kiểm điểm vì “ăn nói linh tinh”. Ở Hoàn Cát không thấy có ai bị
phát hiện, mặc dầu anh em xầm xì: Phạm Tuân làm ét; ngồi sau ghe đ … Hôm
lên hội trường nghe anh Lê văn Trâm đọc bài thơ “Gởi một nhành Xuân”
của Tố Hữu, trong đó có đoạn:
Bữa cơm khoai ít cá nhiều rau
Mà ngăn sông làm điện, khoan biển tìm dầu
Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ
Khi về phòng anh Tạ Bưởi ghé vào tai tôi nói nhỏ:
Chân dép lốp mà cũng đòi lên tàu vũ trụ
Anh Tạ Bưởi bị bắt trong vụ Phục Quốc (Mậu Ngọ), người Thừa Thiên,
thường kể cho tôi nghe những chuyện cười ra nước mắt sau 75, nhất là
chuyện tem phiếu: hàng năm chính quyền cũng bán vải cho dân, nhưng người
có áo thì không có quần, được áo thun thì không có quần lót, nên trong
dân gian có câu:
Bắt ở trần phải ở trần
Cho mai dô mới được phần mai dô!
Mấy lần trên không có ai nghe, nhưng một hôm đi rừng, anh lượm được cái
ống liên hợp truyền tin, bèn cầm lên: “Hoàn Cát gọi An Cựu, nghe rõ trả
lời”, khi đưa ra kiểm điểm, bị quy kết cho không biết bao nhiêu tội!
Sau giai đoạn “dự bị” học lý thuyết và khai báo ở Hoàn Cát rồi Ba Lòng,
chúng tôi đã “thu hoạch” nên thỉnh thoảng mới có cán bộ “trên” ra dạy.
Một hôm, phó Công An tỉnh – tên Vĩnh Thành – đến để xác định lại chính
sách khoan hồng trước sau như một của đảng … Anh Lê văn Chính kể lại
“tay này năm 72, tôi đã đụng rồi: trong một lần răn đe chúng tôi ông ta
nói: các anh chỉ là những thứ bụi bặm… tôi trả lời: có thể, nhưng những
hạt bụi đó bay vào mắt cũng xốn lắm cán bộ ạ ! Sau lần đó thì anh Lê văn
Chính bị cùm và có lẽ do những ý tưởng như thế lâu lâu lại bộc phát nên
anh đã bị giam từ năm 72 cho đến sau này, mặc dầu anh chỉ là cán bộ
Nhân dân tự vệ…
Trong trại có độc nhất một người Quảng Nam, anh Huỳnh Ngô, được ghi nhận
là “phản kháng có hệ thống”, anh gọi chính sách thi đua của trại là
“đem kẹo phỉnh con nít”, một trưa hè, nhiều anh cởi trần nằm sải tay
trên rỉ sắt, anh nói với mấy người bên cạnh: ở đây y tá quá khoẻ, mỗi
lần chích ven chẳng khó nhọc gì … qua mấy năm đầu thập niên 80, đã có
nhiều đợt ra trại, anh nói một mình: đến lượt mình thì có lẽ ra khỏi
cổng trại, kiếm tổ ong nào đưa mặt cho đốt để về vợ con mừng … Ra trại
về quê anh bị buộc phải đi kinh tế mới ở Tây Nguyên, bị ruột thừa cáng
chưa đến trạm xá đã chết!
Ở tù, mỗi sợi tóc là một cái tội, chỉ một lời nói bâng quơ, vô tình như
hỏi một người bạn đang đọc báo Nhân Dân: Có gì hay không, lãnh phần ăn
với mắm chợp Cửa Việt: Xương cha Xương Ông chi mà dữ ri, huýt gió một
bản nhạc Phật Giáo, phân tách hành khách và bộ hành hay chỉ cái loa của
Trung Cộng, khai thác đá 1 + 2 chất thành khối bảo giống hàng không mẫu
hạm … khi đưa ra kiểm điểm đều có vấn đề, đôi lúc còn gán cho nhiều bản
án nữa …
Những sự kiện trên xảy ra thường là trong khu vực hạn chế, ăng ten (kẻ
làm chỉ điểm) thu được báo cáo lên, và khi cán bộ xuống tham dự lèo lái
cuộc họp, để khỏi làm phiền anh em cần được sự nghỉ ngơi, đa số đều ”
khắc phục rút kinh nghiệm, xin hứa lao động tốt học tập tốt” … Nhưng có
một người làm ngược lại, anh trình bày những ý kiến đối kháng của mình ở
chỗ đông người và trong những buổi kiểm điểm thường có những lập luận
vững chắc sắc bén để bảo vệ những giá trị của ý kiến ấy, không bao giờ
nhận tội, một người mà qua bao lần kiểm soát đồ dùng cá nhân, vẫn giữ
được bộ quân phục với đầy đủ phù hiệu, cấp bậc và trong hoàn cảnh tù tội
đã ngang nhiên thêu sau lưng áo mình hàng chữ: “Quỷ trạng tái thế, diệt
đế trừ gian”, sau bao nhiêu lần bị cùm nhốt trong xà lim, cán bộ cũng
phải ngạc nhiên hỏi: Anh không muốn về với gia đình sao ? Anh đã thẳng
thừng trả lời: “Không, bởi trình độ cán bộ địa phương thấp lắm, không
hiểu được chính sách của nhà nước, tôi về rồi cũng bị đưa lên lại… Nhắc
đến Anh hôm nay, chẳng ngại ngùng gì để phải viết tắt tên Anh, dù sao
thì Anh cũng chẳng còn trên thế gian này, tôi viết đầy đủ họ tên bằng
chữ hoa nắn nót: NGUYỄN VĂN CỬ.
Có lẽ ít người quên hình dáng một ông già hàng ngày với đôi triêng gióng
(đôi gánh) lang thang trên mọi nẻo đường để gom phân trâu bò, có hôm
anh bảo: Công nhận ông già tao hồi xưa là một chiêm tinh gia đại tài,
khi sinh tao ra đã biết được nghề ngỗng sau này nên mới đặt tên là Cử:
tao con đầu, dứt cử (nói lái). Tôi bắt đầu chú ý đến Anh vào mùa đông
năm 1977, hôm đó nhà trưởng đi họp về, cầm theo tờ báo Nhân Dân và lập
lại lời của ban điều hành trại: Nhân kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng 10,
TBT Lê Duẫn có đọc một bài diễn văn rất quan trọng, các đội tìm một số
người có trình độ, nghiên cứu để phổ biến đến mọi người trong đội mình.
Tôi nghe tiếng anh CỬ : Ngày xưa một vị vua khi ban ra một lời gì, tất
cả thần dân từ thượng tầng đến hạ cám đều hiểu, bây giờ một chính quyền
gọi là của Nhân Dân mà tổng bí thư nói phải có người dịch lại thì đâu
phải là minh quân!”. Mọi người giật mình, nhà trưởng lập tức đi báo cáo
và sau đó anh bị cùm…
Một hôm có người kiểm điểm, Anh vi phạm nội quy vì ăn lá bánh chưng, anh
không phản đối nhưng nói lại rằng: “Tôi nghĩ là chẳng vi phạm gì cả,
hồi tôi đi học Thầy dạy trong vỏ trái đu đủ có loại mủ rất độc, thế mà ở
đây trại vẫn để nguyên vỏ nấu canh, lá bánh chưng khi nấu nhiều giờ bao
nhiêu độc tố nếu có đã thải ra ngoài, một lượng protein từ nếp thấm vào
lá, chưa kể là một vài hạt nếp ẩn núp đâu đó. Tôi ăn sẽ tăng lượng
calorie để lao động tốt hơn… đúng ra các anh phải biểu dương …”'
Trong một đêm cả trại được xem phim Fidel Castro thăm vùng giải phóng. Khi về đến phòng anh nói lớn: Ông bà mình xưa có dạy:
Gà rừng, chim cú, heo rú, chớ nuôi
Râu xồm, lông ngực, chớ chơi bạn cùng”
Da vàng mũi tẹt thì đem nhốt, còn râu xồm lại ôm hôn…
Nhà trưởng (đội trưởng) cấp thời báo cáo trực trại, được chỉ thị tối mai
cán bộ giáo dục sẽ xuống làm việc. Sau khi chủ tọa tường trình sự kiện,
trại viên phát biểu trước. Anh CỬ bị kết tội: nói xấu lãnh tụ, phá hoại
tinh thần quốc tế vô sản với nước Cuba anh em, đứng đầu là Fidel
Castro, người đang cầm lái ba giòng thác cách mạng ở Châu Mỹ, đề nghị
trại có những hình phạt đích đáng, đến lượt mình, anh trình bày: Thưa
cán bộ, đúng là tôi đã nói như thế, nhưng trước khi đọc hai câu tục ngữ
ấy tôi xác định là ông bà mình xưa dạy, nếu như hôm nay quí vị phê bình
tôi này nọ, thì phải kết án ông bà mình trước. Cả phòng nhao nhao lên,
cán bộ bảo: anh phải thành khẩn nhận tội để được sự khoan hồng.
Tôi không có tội gì cả, đó là những điều chí lý mà cả cuộc đời tôi đã
thể nghiệm đúng, tôi không thể phản bội chủ nghĩa thánh hiền … Cán bộ
quát: Anh ngoan cố mang tư tưởng chống đối có hệ thống, không chịu cải
tạo. Anh đứng dậy và dõng dạc tuyên bố: La raison du plus fort est
toujours le meilleure!… (Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng), tôi không nói
nữa. Lần này anh bị nhốt xà lim lâu hơn và bị hạ mức ăn xuống 6 kg. Khi
về phòng, thân xác tiều tuỵ, ở hai cổ chân bị cùm, thịt da thối nát hôi
hám..nhưng khi vết thương chưa thành sẹo và sức khoẻ chưa phục hồi hẳn,
một ngày trời mưa, anh vừa vá lại chiếc áo tù đã rách vai, vừa ngâm
vịnh:
Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này…
Đêm kiểm điểm ấy kéo dài tới khuya, ngoài cán bộ quản giáo, có cả cán bộ lãnh đạo trại xuống dự, nhiều người phân tích:
– Trời đất đây là đế quốc Mỹ, nó còn đó và anh trông chờ một cuộc giải cứu như đã xảy ra ở Sơn Tây trước đâỵ
– Anh được CIA gài lại, đây là một lời nhắn qua anh để truyền đạt đến
mọi người, ta không phải một mình mà là tất cả, nhìn lại quá trình sai
trái của anh ta thấy âm mưu của Đế Quốc Mỹ rất là thâm độc, anh được sử
dụng như một ngọn lửa để hâm nóng tư tưởng đối kháng, chống phá cách
mạng; nhiều ý kiến nữa, có người đề nghị đưa ra toà.
Đến lượt anh CỬ: Xin lỗi cán bộ, mấy người vừa phát biểu đều dốt, chẳng
biết gì về văn học sử. Trước khi phân tích các anh phải rõ xuất xứ của
nó: Hai câu này nằm trong bài thơ Than Nghèo của Nguyễn Công Trứ lúc ông
bị hàm oan cất chức phải về làm ruộng ở Thái Bình … ông tin tưởng vào
sự hiển linh của trời đất và một ngày nào đó triều đình sẽ hiểu rõ nỗi
oan khuất của ông … Khi đọc, tôi nghĩ đến hoàn cảnh đất nước hiện tại,
ta đây là Việt Nam, sau chiến tranh giang sơn bị tàn phá, nhưng với lòng
yêu nước, với bản cất thông minh cần cù, sáng tạo, chúng ta sẽ xây dựng
lại, Việt Nam sẽ lừng danh trên thế giới. Chính những gì anh vừa phát
biểu mới sai trai, suy bụng ta ra bụng người.
– Tại sao anh không đọc thơ cách mạng mà đọc mấy tay phong kiến vớ vẩn? Thơ Tố Hữu nhiều và hay lắm.
– Tôi không biết, đây là những gì cha tôi dạy, nếu cán bộ không cho thì
từ nay trở về sau những gì từ đời cha tôi trở về trước, tôi không nói
nữa, tôi chỉ nói những gì từ cha tôi trở về sau. Hai lần nhắc đến chữ
cha, anh nắm tay đưa thẳng vào mặt cán bộ. Lần này anh được tháo cùm
trước thời hạn kỷ luật để nhập viện!…
Lẽ ra thì Anh khỏi phải tập trung cải tạo, anh chỉ là một hạ sĩ quan
truyền tin đã giải ngũ, nhưng sau 75 nhân hôm huyện Hải Lăng tổ chức đua
thuyền trên sông Mỹ Chánh, anh ngang nhiên hạ cờ đỏ sao vàng trên cầu
xuống với lý do là cờ bị gió đánh rách, trên quốc lộ hàng ngày du khách
nước ngoài vô ra thường xuyên, để vậy nhục quốc thể … Anh bị bắt và giam
chung với hình sự nhưng sau đó chuyển qua với tù chính trị.
Lúc tôi ra trại anh vẫn còn đó, không biết ở thêm mấy năm nữa. Trở về
địa phương, lăn lộn với việc kiếm ăn trong hoàn cảnh bị quản chế, chẳng
biết gì bên ngoài, đến lúc nhận tin về anh là một tin buồn: anh đã chết.
Bản chất phản kháng trong anh không thay đổi và đối với cán bộ CS địa
phương đó là điều không thể chấp nhận bởi vì chung quanh còn nhiều thành
phần quần chúng cần phải giáo dục … Anh vào phòng thuế vụ nhìn trước
nhìn sau rồi tấm tắc khen: Ông thầy phong thủy nào coi hướng nhà thật
tốt, chỉ có tiền vô chứ không có tiền ra, một hôm anh mang chuối ra chợ
bán, ghé vào phòng thuế vụ và mời nhân viên thu thuế ăn, anh cũng ăn với
họ nhưng ăn nguyên vỏ rồi bảo: Tụi bây phải ăn như tao đây nè, chứ đâu
cái thứ vừa bóc vừa lột!… Anh không bị đưa lên trại, bọn lưu manh (?) đã
đón đường đánh anh, tuổi già còm cõi, anh lâm bệnh rồi qua đời…
Trên đường về nơi an nghĩ cuối cùng, không biết có người bạn tù nào đi
bên cạnh anh hay anh vẫn cứ thui thủi một mình như những năm tháng đày
ải trước kia, lang thang trên đồng cỏ, sườn đồi, đêm về một mình tả xung
hữu đột, vững vàng sắt son với cái tâm của kẻ sĩ, không chịu khuất phục
trước bất cứ bạo lực nào: ngẩng cao đầu, hiên ngang dõng dạc. Buồn thay
chẳng có tiếng nói nào đứng về phía anh, chẳng có ai có được cái khí
phách như anh cả. Bây giờ cho dù bao nhiêu lời trần tình cũng không khỏa
lấp được những cảnh bẽ bàng ngày ấy!
Thời gian đi thật nhanh, mới đó mà đã trên 20 năm, nhớ những ngày khốn
khổ cực nhọc ở trại tù, buổi chiều cứ chờ cơm nước xong, nằm sải người
để thân xác rã rời được nghỉ ngơi, tâm trí tự do bay bổng nơi này, chốn
nọ … chẳng ai thích thú gì khi được lệnh phải lên hội trường hay ra sân
trại cho dù để xem phim hoặc văn nghệ. Nội quy của trại họp kiểm điểm
mỗi tuần một lần, riêng nhà tôi hầu như hằng đêm … lúc đó mọi người đều
bực bội, thậm chí chán ghét. Bây giờ nghĩ lại thấy ận hận và hổ thẹn vô
cùng.
Tháng năm qua đi, mọi vất vả, ray rứt đều quên hết, thỉnh thoảng gặp
nhau, nhắc lại chuyện cũ là nhắc đến các anh: những người trong hoàn
cảnh đày ải khốn cùng nhất vẫn giữ trọn khí tiết, phong thái của một
chiến sĩ, các anh lại chỉ là người bình thường: những hạ sĩ quan, nhân
viên cảnh sát, cán bộ bình định, chiêu hồi…
Trại tù là thước đo phẩm chất con người, bởi khi vào đó rồi, anh
chẳng còn gì ngoài thân xác và nhân cách, thân xác thì ai cũng giống
nhau, nhưng phẩm cách được lượng giá trong lối hành xử hàng ngày với
thù, với bạn.
Những sự kiện vừa nêu, thoạt trông có vẻ rời rạc, đơn điệu, nhưng nếu
đưa lên trên bức tranh toàn cảnh thì đó là những đốm sáng lấp lánh trong
bóng đêm dày đặc, cũng có thể là thông điệp để nhắn với những kẻ thắng
cuộc rằng dù áp dụng bất cứ phương thức trả thù nào, chúng vẫn không thể
tẩy não, cải tạo được những con người mặc dầu thua cuộc vẫn giữ được
tiết tháo nhân bản của lý tưởng mà mình đã phụng thờ, phục vụ.
Lê Văn Trạch
(Trích: Dặm Trường Lưu Dấu)
THANH MAI * VƯỢT BIÊN
Nhớ năm 1978 tôi theo làn sóng người vượt biển trốn khỏi chế độ cộng sản
nhưng không may bị bắt và nhốt ở trại tù A30 Tuy Hòa. Trong tù cộng sản
dĩ nhiên tôi lần đầu tiên đã phải nếm đủ mùi đói khát, lao động cực
nhọc, mất tự do, và ngoài ra cũng lần đầu tiên tôi biết được thế nào là
sự nguy hiểm, kinh hoàng, và khổ ải về lũ lụt.
Trong thời gian này, có những người tù vì thuộc chế độ cũ được chuyển đến từ các trại khác. Họ mới tới ngày trước thì ngày sau A30 bị mưa lũ rất lớn. Dọc theo trại tù là một con suối ngày thường nước trong mát, nhưng ngày đó thì nước suối đục ngầu, cuồn cuộn chảy và dâng cao từng phút. Đến khi nước dâng cao tràn lên mặt đất thì trưởng trại ra lịnh cho cả trại tù chạy lên Gò Kén là một chỗ cao hơn để tránh lụt. Mỗi toán tù đều có hai, ba công an dẻo súng AK áp tải để tù khỏi nhân cơ hội mà trốn. Chúng tôi vừa đi vừa chạy, nước dâng cao đến đầu gối, mưa nặng hạt hắt xuống mặt mũi ướt mem. Nhiều cô vừa chạy vừa khóc. Đa số chúng tôi là dân thành phố, chưa nếm mùi lụt lội như thế này lần nào. Nhiều người trong đó có tôi cũng không biết bơi, nếu nước tràn nhanh như lũ ở miền Trung ngày nay thì chết chắc.
Vậy mà cũng di tản được gần hết trại viên tức tù nhân lên núi cao. Trên đó đã có sẵn từ hồi nào một hội trường khá lớn để một số tù nhân trong đó ưu tiên cho đội tù nữ được che mưa che nắng. Không ai bị nước cuốn. Đến trưa mọi người bắt đầu thấy đói. Cả mấy ngàn người, lương thực đâu mà ăn đây? Xung quanh toàn nước là nước. Đội tù nữ chúng tôi có vài người đem theo được vài cây kẹo hoặc vài cái bánh chia nhau ăn tạm; còn mấy người tù sĩ quan mới tới thì khổ hơn, đâu có gì. Trưởng trại cho vài người tình nguyện lội nước về trại kiếm lương thực. Không hiểu bằng cách nào mà đến chiều, đội cấp dưỡng là những người còn trụ lại trại đã nấu được bánh bột mì cung cấp cho mọi người cứu đói tạm thời. Ngày hôm sau nước bắt đầu rút, ban trưởng ra lệnh mọi người về lại trại. Khỏi nói cũng biết cảnh bùn sình ngập ngụa bê bết dơ dáy hết sức.Chúng tôi được mở cửa phòng để vào dọn dẹp vệ sinh. Mới chui vào phòng mấy nàng hết hồn la chói lói vì giữa phòng, một đống rắn loi nhoi lúc nhúc, con nào con nấy đen thui to gần bằng cổ tay. Tụi rắn này chắc làm ổ đâu sẵn trong phòng dưới mấy cái giường tre, giờ bị nước lụt phải chui ra, phòng bị khóa nên mắc kẹt trong đó.
Mấy con rắn này đến đây là tới số! Trong phòng giam nữ có chị Phúc bắt rắn rất nghề. Chỉ chụp đầu rắn bằng hai ngón tay, nhanh như cắt nắm đầu quay con rắn vài vòng là nó giãn xương chết ngắt. Sau đó rắn được chúng tôi lột da lóc thịt, băm nhỏ nấu cháo ăn ngon hết ý, mà cũng có thể vì trong tù bị đói nên ăn gì cũng thấy ngon chăng?
Kỳ lụt lội này trại tù A30 chỉ bị thiệt hại về mùa màng, và nhiều nhà giam bị hư phải tu sửa lại. Không có tù nhân nào bị chết mà ngược lại vài người tù bơi và chèo thuyền giỏi còn cứu được một số người dân sống gần đó thoát chết đuối. Nghe họ kể nhiều vùng nước dâng cao ngập đến mái nhà. Họ cứu được một số người. Một thuyền cứu trợ khác thì thấy khoảng chục người đang ngồi trên nóc nhà lá giữa trời nước mênh mông đang chờ người tới cứu. Nước dâng lên nhanh và chảy mạnh quá nên khi mấy người tù bơi thuyền gần tới nơi thì mái nhà bị đổ xụp và những người ngồi trên đó bị rớt xuống dòng nước đục ngầu đang cuồn cuộn chảy xiết. Chỉ cứu được hơn một nửa, còn khoảng ba hay bốn người bị nước cuốn đi mất. Sau này mới biết nhóm người đó là học sinh trung cấp ngân hàng Nha Trang ra Tuy Hòa thực tập, không may gặp nạn. Thật tội nghiệp!
Vài ngày sau, đội nữ chúng tôi phải ra suối rửa đậu phộng mà đội nam mót thu hoạch về sau cơn lụt. Tôi đang đứng dưới nước xoay lưng ra suối lom khom rửa đậu thì thấy mấy cô bạn đứng gần hốt hoảng vội nhảy lên bờ nên tôi cũng nhảy lên theo mà không biết chuyện gì xảy ra. Nhìn ra suối tôi thấy có một con đò nhỏ, ông lái đò đang chèo về chỗ bờ suối chúng tôi đang đứng. Con đò đến gần hơn tôi mới thấy nó đang kéo theo một xác người bồng bềnh nửa chìm nửa nổi trong dòng nước vẫn còn đục ngầu. Khi con đò cặp lên chỗ bờ ngay cạnh chúng tôi, tôi thấy rõ xác người đang nằm ngữa bập bềnh trong nước kia là một cô gái. Chắc vì đã nằm trong nước mấy ngày nên cái xác chương phồng lên, da mặt thì trắng bệch và hai cái môi xưng vù tím tái vô cùng khủng khiếp. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy người chết mà lại rất kinh khiếp. Chết đuối là như vậy ư? Cầu trời sau này cho tôi đừng bị chết đuối vì chết đuối nhìn sao xấu quá.
Cái xác này là một trong mấy người học sinh trung cấp ngân hàng bị chết đuối trong đợt lụt vừa qua đến nay mới tìm thấy xác. Cô gái này mới độ hai mươi tuổi. Gia đình của các nạn nhân mất tích vì lụt đã từ Nha Trang đến thị xã Tuy Hòa tìm con mấy ngày nay. Khi người chèo đò kéo xác cô gái vào khu vực suối của trại tù, công an trại tù không cho đem xác lên bờ mà cứ để nổi bập bềnh dưới nước và chạy đi báo cho trưởng trại để xin lịnh.
Trong số tù sĩ quan chế độ cũ của trại có một người là chú của một trong các nạn nhân chết đuối, nghe nói có tìm ra một cái xác nên xin phép chạy ra bờ suối để xem có phải là cháu mình không. Tôi đứng gần chỗ xác cô gái nên thấy rất rõ ràng. Khi người tù sĩ quan đến nhìn và nhận ra đó là cô cháu của mình, một dòng máu đỏ tươi ứa ra từ mép và mũi của xác chết loang đỏ dần trong nước. Chết đuối mấy ngày rồi mà tại sao lại còn ứa máu khi nhìn thấy người thân? Hình như là cô gái đã chết nhưng hệ thần kinh còn cảm giác được và tủi thân khi thấy người chú.
Ban trưởng trại tù không muốn thân nhân cha mẹ nạn nhân là người ngoài thâm nhập khu vực trại tù gây phiền hà nên xác của cô gái xấu số không được phép đem lên bờ mà lại bị con đò kéo ra giữa dòng nước lôi đi tiếp. Nhìn mà thương cho một kiếp người.
Còn một cái xác thứ hai cũng của một cô gái, được tìm ra trong khu vực suối của trại. Xác cô gái này bị vướng vào một bụi tre và bị cá rỉa ăn nhiều chỗ. Hai cái xác còn lại chắc đã theo sông Cái trôi ra khỏi khu vực trại nên chúng tôi không biết sau đó có tìm được không. Tôi bị ám ảnh vụ chết đuối này cả đời không thể nào quên được.
Nhớ hồi nhỏ ở thành phố, tôi cứ nghĩ nếu bị lụt nước tràn lên cao, mình ngồi trên giường câu cá thì thích biết mấy. Nay lớn lên nếm mùi bão lụt, biết được sự đau thương vì mất mát nhân mạng, tài sản mà càng thương cho đồng bào mình đang bị lũ lụt tàn phá ở miền Trung.
Chúng ta đang may mắn được sống trên đất nước Hoa Kỳ tự do, văn minh, tiến bộ và nhân bản, quyền con người được tôn trọng. Khi đất nước bị thiên tai các nhà lãnh đạo tiểu bang và liên bang đều cùng nhau ứng phó với tai ương để giúp dân chúng. Như cơn bão thế kỷ Katrina xảy ra năm 2005 đã gây ra thiệt hại kinh khủng tại thành phố New Orleans và các vùng lân cận thì cả quân đội và nhiều liên ngành đã chung tay giúp đỡ đi tản dân cũng như làm công tác cứu trợ. Sau cơn bão ước tính cho tới nay chính quyền Mỹ đã chi tổng cộng hơn 70 tỉ đô la từ ngân sách liên bang để tái xây dựng và trùng tu cho những thiệt hại, đồng thời đề phòng cho những thiên tai trong tương lai. Như con đê chắn sóng Lake Borgne trị giá 1.1 tỷ USD đã được xây dựng tại New Orleans như một bức tường thành để bảo vệ thành phố trước những cơn bão hung dữ của thiên nhiên.
Trong khi đó quê hương Việt Nam của chúng ta trước thiên tai lũ lụt, dân chúng khổ sở trăm điều nhưng bọn cầm quyền chẳng những biến mất tăm không giúp đỡ gì được cho người dân mà còn làm khó dễ ngăn cản và khuấy phá những đoàn từ thiện đi cứu trợ. Đã thế chúng lại còn trơ mặt hùa nhau đi xây những tượng đài bậy bạ cả hàng nghìn tỷ để chia nhau cắt xén bỏ túi riêng.
Bọn cầm quyền sâu bọ bán nước hại dân đó còn tai hại hơn cả thiên tai lũ lụt.
Thanh Mai
Nguồn Việt Báo
Trong thời gian này, có những người tù vì thuộc chế độ cũ được chuyển đến từ các trại khác. Họ mới tới ngày trước thì ngày sau A30 bị mưa lũ rất lớn. Dọc theo trại tù là một con suối ngày thường nước trong mát, nhưng ngày đó thì nước suối đục ngầu, cuồn cuộn chảy và dâng cao từng phút. Đến khi nước dâng cao tràn lên mặt đất thì trưởng trại ra lịnh cho cả trại tù chạy lên Gò Kén là một chỗ cao hơn để tránh lụt. Mỗi toán tù đều có hai, ba công an dẻo súng AK áp tải để tù khỏi nhân cơ hội mà trốn. Chúng tôi vừa đi vừa chạy, nước dâng cao đến đầu gối, mưa nặng hạt hắt xuống mặt mũi ướt mem. Nhiều cô vừa chạy vừa khóc. Đa số chúng tôi là dân thành phố, chưa nếm mùi lụt lội như thế này lần nào. Nhiều người trong đó có tôi cũng không biết bơi, nếu nước tràn nhanh như lũ ở miền Trung ngày nay thì chết chắc.
Vậy mà cũng di tản được gần hết trại viên tức tù nhân lên núi cao. Trên đó đã có sẵn từ hồi nào một hội trường khá lớn để một số tù nhân trong đó ưu tiên cho đội tù nữ được che mưa che nắng. Không ai bị nước cuốn. Đến trưa mọi người bắt đầu thấy đói. Cả mấy ngàn người, lương thực đâu mà ăn đây? Xung quanh toàn nước là nước. Đội tù nữ chúng tôi có vài người đem theo được vài cây kẹo hoặc vài cái bánh chia nhau ăn tạm; còn mấy người tù sĩ quan mới tới thì khổ hơn, đâu có gì. Trưởng trại cho vài người tình nguyện lội nước về trại kiếm lương thực. Không hiểu bằng cách nào mà đến chiều, đội cấp dưỡng là những người còn trụ lại trại đã nấu được bánh bột mì cung cấp cho mọi người cứu đói tạm thời. Ngày hôm sau nước bắt đầu rút, ban trưởng ra lệnh mọi người về lại trại. Khỏi nói cũng biết cảnh bùn sình ngập ngụa bê bết dơ dáy hết sức.Chúng tôi được mở cửa phòng để vào dọn dẹp vệ sinh. Mới chui vào phòng mấy nàng hết hồn la chói lói vì giữa phòng, một đống rắn loi nhoi lúc nhúc, con nào con nấy đen thui to gần bằng cổ tay. Tụi rắn này chắc làm ổ đâu sẵn trong phòng dưới mấy cái giường tre, giờ bị nước lụt phải chui ra, phòng bị khóa nên mắc kẹt trong đó.
Mấy con rắn này đến đây là tới số! Trong phòng giam nữ có chị Phúc bắt rắn rất nghề. Chỉ chụp đầu rắn bằng hai ngón tay, nhanh như cắt nắm đầu quay con rắn vài vòng là nó giãn xương chết ngắt. Sau đó rắn được chúng tôi lột da lóc thịt, băm nhỏ nấu cháo ăn ngon hết ý, mà cũng có thể vì trong tù bị đói nên ăn gì cũng thấy ngon chăng?
Kỳ lụt lội này trại tù A30 chỉ bị thiệt hại về mùa màng, và nhiều nhà giam bị hư phải tu sửa lại. Không có tù nhân nào bị chết mà ngược lại vài người tù bơi và chèo thuyền giỏi còn cứu được một số người dân sống gần đó thoát chết đuối. Nghe họ kể nhiều vùng nước dâng cao ngập đến mái nhà. Họ cứu được một số người. Một thuyền cứu trợ khác thì thấy khoảng chục người đang ngồi trên nóc nhà lá giữa trời nước mênh mông đang chờ người tới cứu. Nước dâng lên nhanh và chảy mạnh quá nên khi mấy người tù bơi thuyền gần tới nơi thì mái nhà bị đổ xụp và những người ngồi trên đó bị rớt xuống dòng nước đục ngầu đang cuồn cuộn chảy xiết. Chỉ cứu được hơn một nửa, còn khoảng ba hay bốn người bị nước cuốn đi mất. Sau này mới biết nhóm người đó là học sinh trung cấp ngân hàng Nha Trang ra Tuy Hòa thực tập, không may gặp nạn. Thật tội nghiệp!
Vài ngày sau, đội nữ chúng tôi phải ra suối rửa đậu phộng mà đội nam mót thu hoạch về sau cơn lụt. Tôi đang đứng dưới nước xoay lưng ra suối lom khom rửa đậu thì thấy mấy cô bạn đứng gần hốt hoảng vội nhảy lên bờ nên tôi cũng nhảy lên theo mà không biết chuyện gì xảy ra. Nhìn ra suối tôi thấy có một con đò nhỏ, ông lái đò đang chèo về chỗ bờ suối chúng tôi đang đứng. Con đò đến gần hơn tôi mới thấy nó đang kéo theo một xác người bồng bềnh nửa chìm nửa nổi trong dòng nước vẫn còn đục ngầu. Khi con đò cặp lên chỗ bờ ngay cạnh chúng tôi, tôi thấy rõ xác người đang nằm ngữa bập bềnh trong nước kia là một cô gái. Chắc vì đã nằm trong nước mấy ngày nên cái xác chương phồng lên, da mặt thì trắng bệch và hai cái môi xưng vù tím tái vô cùng khủng khiếp. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy người chết mà lại rất kinh khiếp. Chết đuối là như vậy ư? Cầu trời sau này cho tôi đừng bị chết đuối vì chết đuối nhìn sao xấu quá.
Cái xác này là một trong mấy người học sinh trung cấp ngân hàng bị chết đuối trong đợt lụt vừa qua đến nay mới tìm thấy xác. Cô gái này mới độ hai mươi tuổi. Gia đình của các nạn nhân mất tích vì lụt đã từ Nha Trang đến thị xã Tuy Hòa tìm con mấy ngày nay. Khi người chèo đò kéo xác cô gái vào khu vực suối của trại tù, công an trại tù không cho đem xác lên bờ mà cứ để nổi bập bềnh dưới nước và chạy đi báo cho trưởng trại để xin lịnh.
Trong số tù sĩ quan chế độ cũ của trại có một người là chú của một trong các nạn nhân chết đuối, nghe nói có tìm ra một cái xác nên xin phép chạy ra bờ suối để xem có phải là cháu mình không. Tôi đứng gần chỗ xác cô gái nên thấy rất rõ ràng. Khi người tù sĩ quan đến nhìn và nhận ra đó là cô cháu của mình, một dòng máu đỏ tươi ứa ra từ mép và mũi của xác chết loang đỏ dần trong nước. Chết đuối mấy ngày rồi mà tại sao lại còn ứa máu khi nhìn thấy người thân? Hình như là cô gái đã chết nhưng hệ thần kinh còn cảm giác được và tủi thân khi thấy người chú.
Ban trưởng trại tù không muốn thân nhân cha mẹ nạn nhân là người ngoài thâm nhập khu vực trại tù gây phiền hà nên xác của cô gái xấu số không được phép đem lên bờ mà lại bị con đò kéo ra giữa dòng nước lôi đi tiếp. Nhìn mà thương cho một kiếp người.
Còn một cái xác thứ hai cũng của một cô gái, được tìm ra trong khu vực suối của trại. Xác cô gái này bị vướng vào một bụi tre và bị cá rỉa ăn nhiều chỗ. Hai cái xác còn lại chắc đã theo sông Cái trôi ra khỏi khu vực trại nên chúng tôi không biết sau đó có tìm được không. Tôi bị ám ảnh vụ chết đuối này cả đời không thể nào quên được.
Nhớ hồi nhỏ ở thành phố, tôi cứ nghĩ nếu bị lụt nước tràn lên cao, mình ngồi trên giường câu cá thì thích biết mấy. Nay lớn lên nếm mùi bão lụt, biết được sự đau thương vì mất mát nhân mạng, tài sản mà càng thương cho đồng bào mình đang bị lũ lụt tàn phá ở miền Trung.
Chúng ta đang may mắn được sống trên đất nước Hoa Kỳ tự do, văn minh, tiến bộ và nhân bản, quyền con người được tôn trọng. Khi đất nước bị thiên tai các nhà lãnh đạo tiểu bang và liên bang đều cùng nhau ứng phó với tai ương để giúp dân chúng. Như cơn bão thế kỷ Katrina xảy ra năm 2005 đã gây ra thiệt hại kinh khủng tại thành phố New Orleans và các vùng lân cận thì cả quân đội và nhiều liên ngành đã chung tay giúp đỡ đi tản dân cũng như làm công tác cứu trợ. Sau cơn bão ước tính cho tới nay chính quyền Mỹ đã chi tổng cộng hơn 70 tỉ đô la từ ngân sách liên bang để tái xây dựng và trùng tu cho những thiệt hại, đồng thời đề phòng cho những thiên tai trong tương lai. Như con đê chắn sóng Lake Borgne trị giá 1.1 tỷ USD đã được xây dựng tại New Orleans như một bức tường thành để bảo vệ thành phố trước những cơn bão hung dữ của thiên nhiên.
Trong khi đó quê hương Việt Nam của chúng ta trước thiên tai lũ lụt, dân chúng khổ sở trăm điều nhưng bọn cầm quyền chẳng những biến mất tăm không giúp đỡ gì được cho người dân mà còn làm khó dễ ngăn cản và khuấy phá những đoàn từ thiện đi cứu trợ. Đã thế chúng lại còn trơ mặt hùa nhau đi xây những tượng đài bậy bạ cả hàng nghìn tỷ để chia nhau cắt xén bỏ túi riêng.
Bọn cầm quyền sâu bọ bán nước hại dân đó còn tai hại hơn cả thiên tai lũ lụt.
Thanh Mai
Nguồn Việt Báo
SƠN TRUNG * NHỮNG HÀNG BIA LIỆT SĨ
NHỮNG HÀNG BIA LIỆT SĨ
Cuộc chiến xảy càng ngày càng ác liệt. Bao chiến sĩ con em miền bắc đã
đi vào chiến trường miền Nam mà vẫn chưa trở về, họa chăng là những bức
thư của đơn vị gửi về thông báo mất tich. Ngày này sang ngày nọ, loa
truyền tin của xã loan báo tin ta thắng địch thua nhưng trong lúc đó
lệnh bắt lính đưa ra rất khẩn trương. Những thiếu niên , thiếu nữ 15, 16
tuổi cũng đuợc nhà nước mượn trước tuổi, đưa vào cung ứng cho chiến
trường miền Nam. Những tin tức thì thầm trong dân chúng ngày càng trở
nên sôi nổi. Người ta nói rằng bao nhiêu bộ đội đổ vào miền Nam đã tiêu
tan trong vụ tổng tấn công mậu thân 1968.Người ta nói rằng ta bị Mỹ lừa.
Mỹ bí mật ký kết với ta rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi miền Nam, để mặc cho
hai bên tự giải quyết với nhau. Mỹ sẽ đứng bên ngoài cuộc chiến, không
can thiệp, không giúp đỡ cho quân miền Nam.
Quân ta tin lời, đem tất cả lực lượng tấn công Sàigon và hầu hết các
tỉnh lớn của miền Nam. Ban đầu Mỹ yên lặng nhìn quân ta tấn công, nhưng
sau mấy ngày, quân ta yếu thế , bị ngụy quân phản công tới tấp, quân Mỹ
thừa cơ xông vào tiêu diệt quân ta trọn gói.Nghe đâu khi giải phóng Huế
đuợc hai tuần, người ta đã đưa bác Hồ vào thăm nhân dân, nhưng vừa mới
bước vào đại nội thì bị Mỹ thả bom khiến bác Hồ bị thương. Bọn cận vệ
phải liều chết mới mang bác về đuợc Hà Nội. Phần vì sơ hãi, phần bị
thương nặng, vài năm sau bác chết! Người thì nói Mỹ gian xảo, kẻ thì bảo
cấp lãnh đạo của ta dại khờ. Vì hao binh tổn tướng trong vụ mậu thân,
việc bắt lính càng gia tăng gấp bội và rất bức bách.
Trương là một học sinh cấp hai, năm đó mới 15 tuổi.Trong thôn của Trương
lúc bấy giờ có 20 thiếu niên ở lứa tuổi 15, 16 đều phải ra chiến
trường, trong đó có Trương.Những tân binh này chỉ được huấn luyện quân
sự qua loa trong hai tuần rồi cho vào miền Nam. Xe Liên Xô chở tân binh
vào đến Quảng Bình thì cả bọn xuống xe đi bộ vào miền nam. Họ bị bắt
phải đi liên tiếp cả ngày lẫn đêm, chỉ đươc dừng lại trong giờ ăn và giờ
ngủ.Nhiều tân binh bị bệnh cũng phải cố gắng lê lết theo đoàn vì sợ bỏ
rơi giữa rừng. Những lính gái có kinh nguyệt chảy ướt cả quần vẫn không
đươc dừng chân.
Trên đường Trường Sơn dường như không có trạm xá cho tân binh và thương
binh. Trên đường đi, Trương thấy những người nằm gục lại bên gốc cây rên
hừ hừ. Cũng có những thân hình nằm yên trong chiếc chăn che kín, không
biết người ấy đương nằm ngủ hay đã chết. Trong không gian có mùi xác
chết, không biết do bom Mỹ đã làm tan thân xác, rải rác trong chòm cây,
hốc đá, hay thây của những người bệnh tật, đi không nổi và đã ngã gục,
phơi xương trên Trường Sơn.
Không ai đuợc phép dừng lại, dù chỉ là một giây để thăm hỏi người đồng
chí. Tất cả cho chiến trường. Hỏa tốc! Hỏa tốc! Tất cả cho Miền Nam thân
thương ruột thịt! !Miền Nam đang kêu gọi chúng ta! Hãy tiến nhanh về
phía trước! Bọn chúng tôi không có bữa nào được no. Và trên đầu thỉnh
thoảng có máy bay địch bay vần vũ. Trong khoảng hai tháng di chuyển từ
Quảng Bình vào chiến khu, đơn vị của Trương đã bị B52 thả bom hơn mười
lần. Khi vào đến miền nam, đơn vị 2000 bộ đội, phần bị bệnh bỏ xác dọc
đường, phần bị bom, phần bị thất lạc, chỉ còn một phần ba.
Khi ở Trường Sơn, đơn vị chỉ lo việc di chuyển nhanh chóng và an toàn,
và sự cực khổ là phải đi suốt trong hai tháng, thiếu cơm ăn và thiếu
ngủ. Nhưng khi vào đến miền Nam, nhiều sự cực khổ khác lại xuất hiện.
Đơn vị Trương bị phân tán và bổ sung vào các đơn vị đã bị tiêu diệt. Ở
đây, Trương cũng sinh hoạt theo tổ chiến đấu ba người. Tổ này gồm một
người Bắc, một Nam và mộtä Trung. Anh người Nam rất hiền lành dễ thương,
một anh người Bắc lớn tuổi làm tổ trưởng. Anh người Bắc rất quan liêu
hống hách. Ngày họp một lần vào buổi chiều để kiểm thảo công tác.Họp tổ
xong, tổ trưởng đi họp tiểu đội.Ngày nào Trương cũng bị kiểm thảo, phê
bình sát ván.
Trương thở dài, họ phê bình là bi quan.Trương nhìn trời chiều, họ phê
bình là lãng mạn.Trương đi thong thả thì bị phê bình là lười biếng, tiểu
tư sản. Trương thấy sống đời bộ đội là sống trong địa ngục. Trương cũng
như các bộ đội luôn luôn phải đóng trò, luôn luôn giả dối để khỏi bị
phê bình.Trưong không dám cười đùa, không dám tỏ bày tâm sự với ai vì
trong bộ đội cũng như trong đời sống bình thường của xã hội chủ nghĩa,
con người phải biết kín đáo và biết nịnh hót thì mới tồn tại.Tuy nhiên
anh bạn miền Nam dường như là một con người khác. Anh rất thật thà, chất
phác, đem mọi việc kể riêng cho anh hay.
Quê anh ta ở một vùng quê tỉnh Kiến Hòa. Gia đình anh cũng tương đối khá
giả. Ba anh mất sớm, mẹ anh bị bệnh tim. Các chú bác khuyên nên đưa má
anh lên bệnh viện tỉnh điều trị nhưng má anh và anh ngần ngại đường xa
và tốn kém. Vùng anh ở là một vùng xôi đậu. Ban ngày thuộc chính phủ
quốc gia, ban đêm thuộc mặt trận. Các cán bộ mặt trận thường ghé thăm
nhà anh, gọi má anh là " má chiến sĩ" ngọt xớt. Họ khuyên má anh nên vào
chiến khu chữa bệnh vì trong đó có bệnh viện rất lớn, rất tối tân hơn
cả nhà thương Mỹ Ngụy, có bác sĩ Liên Xô, Cu ba, Trung quốc điều trị,
không phải tiền bạc gì cả, vì xã hội chủ nghĩa là công bằng, phục vụ mọi
người, nhất là phục vụ dân nghèo, không như tư bản chỉ biết ăn tiền. Họ
còn cho biết bọn tư bản ăn tiền ghê lắm, bán cả nhà cũng không đủ viện
phí.
Bọn Mỹ Ngụy lại hút máu người, dùng bệnh nhân để thử thuốc và vũ khí bí
mật. Do đó, má của anh và anh quyết định vào chiến khu chữa bệnh. Vào
chiến khu, hai má con phải sống trong rừng,trong những trại lợp bằng lá
của mặt trận,có một số thương binh và y tá săn sóc, không thấy bệnh viện
to lớn, tối tân đâu cả. Họ cho má anh uống B1, aspirine hoặc xuyên tâm
liên. Hỏi bệnh viện lớn ở đâu, họ bảo phải chờ lệnh của trung ương cục
mới vào trong đó được. Má anh đã bị bệnh tim không thuốc chữa, lại còn
bị bệnh sốt rét rồi chết. Anh xin về quê thi cán bộ bảo anh về sẽ gặp
nhiều nguy hiểm. Thứ nhất là bọn ngụy sẽ giết anh. Hai là bị máy bay Mỹ
bắn chết. Ba là đi dẫm phải mìn của ta mà chết. Nghe nói vậy, anh biết
là không về quê được. Họ còn bắt anh học tập đuờng lối, chính sách của
mặt trận. Họ bảo anh phải trả thù cho má anh vì má anh đã chết do bàn
tay của đế quốc Mỹ. Nếu Mỹ không qua xâm lăng miền nam, má anh đâu có
cực khổ, lo buồn mà sanh bệnh. Bệnh của má anh là do Mỹ Ngụy gây ra. Anh
phải đi theo mặt trận để giải phóng dân tộc và trả thù nhà! Bât đắc dĩ
anh phải đi lính cho mặt trận. Té ra người đồng chí miền nam này cũng
như anh bị bắt buộc phải cầm súng phục vụ đảng!
Qua những buổi hành quân, Trương chưa được vào sống trong những làng xóm
miền Nam, Trương chỉ ở ven rừng, hoặc hành quân qua thôn xóm trong đêm
tối. Trương thấy trong không khí một chút gì đó có vẻ thoải mái, tự do
hơn miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà Trương đã sống. Ruộng đồng xanh tốt,
nhà cửa cao ráo, cây cối xanh tươi, chứ không như ngoài bắc là đất chết,
không có cây xanh, không có hồ nước biếc, không có chim bay, cá lội,
không có ve kêu, bướm lượn.
Ngoài bắc y phục dân chúng chỉ có một màu nâu, còn trong nam, nam nữ mặc
y phục nhiều kiểu, nhiều màu, không ai mang áo vá, quần vá.Thôn quê
miền bắc thỉnh thoảng mới có một chiếc xe đạp, còn ở trong nam, xe đạp
rât nhiều, có cả xe gắn máy nữa. Ruộng đồng ngoài bắc rất ít bò vì không
còn cỏ mọc. Người ta phải cày bừa thay trâu. Còn miền Nam có nhiều cày
máy nhỏ, và có rất nhiều trâu bò. Trương đã thấy những đàn vịt hàng trăm
con lội rất vui vẻ. Anh cảm thấy miền nam có một cái gì tươi mát hơn,
dễ chịu hơn miền bắc. Một miền nam phong phú, giàu mạnh nhơn miền bắc.
Vậy anh vào đây để làm gì? Để phá họi cuộc sống thanh bình của họ ư? Ý
nghĩ này anh chỉ cho nó phát triển trong đầu óc, không dám biểu lộ ra
ngoài.Anh đã âm thầm sáng tác một bài thơ gửi mẹ:
Mẹ ơi, con đã lầm.
Con đã theo họ vào đây,
Con đã để hai bàn tay,
Dính máu hôi tanh,
Máu của dân lành,
Của đồng bào miền Nam ta đó.
Con đã đi theo loài quỷ dữ,
Giật mìn, phá cầu, phá cuộc sống an bình,
Để phục vụ đế quốc Nga và thực dân Trung quốc.
Tất cả chúng nó,
Lê Nin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh
Là một lũ yêu tinh.
Đội lốt người anh hùng yêu nước thương dân,
Để lừa gạt những kẻ dại dột, ngu đần.
Người ta bảo hãy tranh đấu cho tư do, độc lập,
Nhưng bản thân con và cả dân tộc bị chà đạp
Dưới bàn chân của lũ quỷ tanh hôi!
Hơn hai mươi năm dân tộc ta mất hẳn tiếng cười,
Vì lũ quỷ mặt người,
Ngụy trang bằng tự do, dân chủ
Chúng đã làm dân ta đau khổ
Trong kiếp người nô lệ lầm than!
Sau hai năm ở tiền phương, đơn vị Trương được đưa vào căn cứ làm nhiệm
vụ bảo vệ lãnh đạo. Công việc và đời sống ở đây nhàn hạ hơn là ở trận
chiến. Trong thời gian ở Trường Sơn và ở tiền phương, đời sống bộ đội
rất cực khổ, Nhưng tại trung tâm đầu não, các kho hàng không biết bao
nhiêu mà kể.Hàng ngày các cấp dưỡng và cận vệ mang rựơu thịt, sâm banh
ngoại quốc và các thứ xa xỉ phẩm của Trung quốc như yến, bào ngư, sâm
nhung cho các cấp lãnh đạo trung ương cục. Các ông sống ngang hàng với
các vi vua chúa ngày xưa. Họ đã làm luật,hoặc ban quy tắc cho họ. Họ
phải đuợc hưởng thụ tối đa để có đầy đủ sức khỏe và trí tuệ lãnh đạo
cuộc chiến, và phục vụ nhân dân và đảng, Trong khi dân chúng phải nhịn
đói, thanh niên bị cấm đoán yêu đương. Các ông đưa ra ba khoan: chưa yêu
thì khoan yêu, chưa lấy thì khoan lấy, chưa đẻ thì khoan đẻ.Trai gái có
hẹn hò ân ái là bị phạt, bị tước đảng tịch. Họ không cho vợ chồng cùng
làm việc một nơi. Họ bắt chồng nam vợ bắc. Ai xin vợ chồng đoàn tụ thì
bị phê bình là phong kiến, lạc hậu,chỉ biết quyền lợi cá nhân, không
biết hy sinh cho tổ quốc. Còn các ông lớn thì năm thê bảy thiếp công
khai. Họ làm luật cho họ. Cán bộ cao cấp xa nhà ba trăm cây số là có
quyền lấy thêm vợ. Cấp tướng và đại tá đuợc bảo vệ tối đa. Có bác sĩ săn
sóc hàng ngày, có cần vụ nấu ăn theo tiêu chuẩn. Họ luôn luôn ở tận căn
cứ xa xôi ,không bao giờ ra mặt trận.
Một ngày kia, Trương đuơng nằm ngủ say, bỗng nghe bốn bề súng nổ, bom
rơi, lửa cháy. Những tiếng la hét kinh hoàng, bỗng một khối lửa ụp đến,
cùng một tiếng nổ long trời lở đất, Truơng bị tung lên cao rồi té sấp
xuống. Bọn chỉ huy kêu thét om sòm. Còi báo động kêu vang. Anh cố gắng
đứng dậy, chạy ra dàn súng phòng không đặt trên xe. Tất cả lính phòng
không, xe tăng và đại liên đều bị xích với súng theo đúng nguyên tắc
người và súng là một. Anh không trông rõ cảnh vật. Tất cả chỉ là lửa,
khói và cát bụi mịt mù. Anh mở mắt ra không được. Trong khoảnh khắc, anh
chợt nghe thân hình anh chuyển động rất mạnh, rồi anh thấy tâm hồn anh
rất nhẹ nhàng, rất thanh thản, rất bình an, và thể xác anh như bay bổng
thật cao, thật cao trong một vùng ánh sánh chan hòa.
Tin Trương tử trận về đến thôn khiến cho mẹ anh khóc hết nước mắt. Vài
năm sau, Miền Nam được giải phóng và đất nước thống nhất. Đảng và Nhà
Nước đã nghĩ đến việc xây mồ ,mả cho các liệt sĩ. Lẽ nào người Mỹ xa xôi
nghìn dặm còn tìm đến nuớc ta tìm hài cốt binh sĩ mất tích, ta lại để
cho thi hài liệt sĩ vất vưởng nơi cuối bãi đầu ghềnh! Nhà Nước đã bỏ ra
hàng tỷ đồng tiền Việt Nam để thu thập những hài cốt đã chôn cất qua loa
trong thời chiến, rồi tập trung lại trong những nghĩa trang lớn. Việc
tìm kíếm, chuyên chở, xây mộ cho mỗi ngôi mộ tử sĩ đã tốn khoảng ba
triệu Việt Nam . Riêng xây mộ đã tốn hai triệu. Mọi việc đều do công
trường 5 là một công ty lớn đã từng xây đập Hoà Bình hai tháng thì rạn
nứt, không dùng được. Họ cũng đã xây cất chợ búa, cầu đường nhà cửa, nhà
hát khắp nước. Thành quả là một số nhà lắp ghép, rạp hát ở Hà Nội và
các nơi đã sụp đổ hoặc nghiêng lệch. Dân chúng và cán bô xầm xì công
trường 5 chính là một công ty của các ông lớn trung ương đảng.
Người ta đã tìm thấy thi hài của Trương và đưa về một nghĩa trang lớn
tại Long Khánh. Và người ta đã gửi giấy về báo tin cho gia dình biết
việc này. Trong giấy nói rõ tên nghĩa trang, địa điểm nghỉa trang, vị
trí ngôi mộ của Trương. Người ta còn cẩn thận chụp hình ngôi mộ của
Trương với hàng chữ Đinh Văn Trương rất lớn và rất rõ.
Từ khi giấy báo tin gửi về, mẹ của Trương lúc nào cũng nghĩ đến Trương,
và đêm nào bà cũng nằm mộng thấy Trương đầu bù, tóc rối, máu me đầy
mình, và kêu đói, rét. Bà hỏi gì anh cũng khóc. Quá thương anh, bà tính
việc bốc mộ anh về làng để anh đuợc gần gũi ông bà, tổ tiên. Bà đã xin
phép cất mộ của ủy ban xã, giấy chứng nhận bà là mẹ của liệt sĩ Đinh văn
Trương, và giấy phép đi đường. Mất hai ngày đi tàu Thống Nhất, bà và
người con cả, cùng cậu Sáu, em trai bà đã đên tận nơi. Nghĩa trang là
một khu đất rộng lớn, có tường vôi trắng toát bao bọc chung quanh. Đứng
ngoài nhìn vào là thấy những hàng mộ bia thẳng tắp. Mỗi mộ rất nhỏ, dài
khoảng nửa mét, rộng hơn hai gang tay.
Cậu Sáu đi dạo quanh thấy nhiều mộ mới xây mà đã nứt, bị chuột đào hang
hoặc nghiêng lệch. Ban đầu, ban quản lý nghĩa trang không cho phép,
nhưng cuối cùng chấp thuận vì bà đã dúi cho họ ba mươi ngàn đồng gọi là
bồi dưỡng. Công cuộc đào xới bắt đầu lúc năm giờ sáng hôm sau. Đất khô
cứng nhưng ngôi mộ xây xi măng thì bở rệu như đất cát.Có lẽ họ xây nhiều
cát mà rất ít xi măng. Đào năm phút thì đến tiểu , nhưng khi mở tiểu
sành ra, té ra tiểu sành không. Mọi người ngay cả ban quản lý nghĩa
trang cũng ngỡ ngàng. Công việc của họ là đón tiếp phái đoàn đem hài cốt
từ các tỉnh miền nam về. Hài cốt đã nằm sẵn trong tiểu sành hay tiểu
gỗ.
Và cũng do nhân viện công trường 5 làm việc đào xới, chôn cất, xây mộ.
Họ chỉ có việc canh giữ. Họ không hề biết trong đó chứa đựng xưong
người, xương thú vật, hay là tiểu trống không.
Bà và gia đình bèn trở về trong đau khổ. Nghe theo ý kiến bà con trong
xã, bà làm đơn kiện lên bộ quốc phòng. Không ngờ khi ra đến Hà Nội, bà
mới biết khắp nước Việt nam, trường hợp chiếc tiểu không hài cốt xảy ra
rất nhiều nơi, có thể đến hàng trăm, hàng ngàn trường hợp !
Bộ Quốc phòng chết điếng, bèn mở cuộc điều tra.Hơn hai năm sau người ta
mới có tin phong thanh rằng mấy ộng lớn trong bộ quốc phòng đứng ra nhận
thầu và lãnh tiền, còn mọi việc là do các đơn vị đàn em thi hành. Bọn
này muốn làm qua loa, khỏi mất công mà đuợc tiền nhiều cho nên làm đại,
cứ theo danh sách liệt sĩ của bộ quốc phòng, và làm mộ giả, xây cất sơ
sài để lấy tiền bỏ túi. Nghe đâu nhiều ông lớn dính líu đàng sau vụ này
nhưng thoát thân đuợc, chỉ thiệt thòi là mấy tên đàn em bị hy sinh oan
uổng!Bộ quốc phòng và đảng đành bất lực vì kẻ làm nên tội lỗi tầy đình
là các ông lớn trên trung ương. Không lẽ cách chức các ông lớn trung
ương? Không lẽ đào hết hàng triệu ngôi mộ lên để khám nghiệm? Không lẽ
lại bỏ ra hàng tỷ khác để làm lại từ đầu? Thôi thì đành sống chết mặc
bay, tiền thày bỏ túi !
SỔTAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đêm Havana & Ngày Hà Nội
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người…
Phùng Quán
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)
- Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút
xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi
thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì
mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!
Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói,
chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể
nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không
có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”
“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố
gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải
gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta
thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng
hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử
với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm
Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).
Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội ?
Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:
“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã
được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu
thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống
quen với lo âu, sợ hãi….”
“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ
trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong
những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế
của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm.
Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước,
hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt
lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời
phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21,
Sep. 2003:63-65).
Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội.
Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay
đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài
ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy
ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội
(nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và
thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta.” Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:
“Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”
Ý, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang
vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta
vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng
quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!
Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế
giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ
nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:
“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những
nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở
lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du
khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt nhoài của dân
địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt
biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu”
(Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).
Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người
dân Việt – bây giờ! Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều
điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài
là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập
và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và
chết dở) trong lòng cách mạng!
Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh,
trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được
một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng
đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này
đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu
trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch
nước Việt Nam:
“Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở
phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho
thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”
Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne
chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:
“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp…
Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên
embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu
du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà
phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”
Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.
Cho nó khoẻ!
Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là
cái hồn (“âme”). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những
ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng
sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái
Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.
Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù
CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai
nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ
ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như
vậy cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà
văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập
niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin
cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo
xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”
Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas
– khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư
Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần
đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho
Đảng.”
Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có
mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua
từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc)
không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như
Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục
năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?
Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN
quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú
lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là
“những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra
được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng”
được tới nó.
T.B.T Nguyễn Phú Trọng tại Cuba. Ảnh: progresoweekly
Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong
một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn
ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước
chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không
có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh
đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng
như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ
hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.
“Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày
trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái
làng chơi.
Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ
chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau
cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng
chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.
Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa,
bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và
cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai
hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt
vào.
Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó
là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao
nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…
Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn
xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu
đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu
gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng
nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.
Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.
- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.
Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu
côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà.
Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống
được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt
ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng
nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
…
Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách
đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc
mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn
thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và
gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không
mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà
Mít nói:
- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài
giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho
mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.
Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có
chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng
của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa
chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã
chết ở đâu rồi!
Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy
xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị
không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.
- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?
- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện
ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”
Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm
nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những
người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong
những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.
Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn
của cả một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng
cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết những dòng chữ này, dù nơi
tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.
Sau khi đọc xong “Truyện không tên,”
tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì đã mở cho tôi thấy cái hồn của
dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ
kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự – thế
thôi.
Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn
đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh
hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp
được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận
biết thôi.
LÊ HẢI PHÒNG * CỘNG SẢN
Làm sao giết chết người trong mộng?
Lê Hải Phòng (Danlambao)
- Xin mượn câu thơ của Hàn Mặc Tử làm đề tài trong bài viết này. Số là
bao nhiêu lớp trai trẻ hiến cả cuộc đời để rồi bể giấc mộng vàng khi ngã
ngửa ra đảng đi trật đường rầy đưa cả nước sụp xuống bên bờ vực thẳm,
đợi chờ thảm họa diệt vong trong bàn tay đại Hán. Căn nguyên cội rễ của
độc tài gây tội ác là kẻ đã tạo ra cả một hệ thống đảng trị.
Nói nào ngay, sống trong một chế độ độc tài người dân đứng lên chửi vào
mặt bọn cướp ngày ở trong cung đã là chuyện khó. Huống chi giết người
trong mộng. Người trong mộng ở đây không phải là Mộng Cầm hay ai đó
trong tâm trí của Hàn Mặc Tử. Mà là người mà đảng dùng súng ống, dùi
cui, bạo lực, khát máu bắt toàn dân phải tôn thờ người trong mộng. 70
năm qua đi quả thật là một cơn ác mộng quá dài để vạch rõ bộ mặt lãnh tụ
cuồng điên khi còn sống chỉ biết ôm chủ thuyết Mác, Lê, hôn hít lông
cánh Mao rồi ngủ trong giấc mộng thế giới CS đại đồng.
Có điều bây giờ mỗi ngày văn minh tiến bộ khai sáng mỗi khác. Đảng khó
mà dùng tay che mặt trời. Nhiều bài báo lề dân viết lời bình phụ họa ăn
mừng theo người tỵ nạn Cuba khắp 5 châu. Nhưng cũng sẽ có một ngày trên
các trang blog, trang FB bị tê liệt hoàn toàn vì có quá nhiều người chia
sẻ ăn mừng đảng CSVN sụp đổ. Ngày đó có còn quá xa lắm không? Dân Ba
Lan, Đức cũng như Đông Âu đã đi trước và trả lời rồi. Người dân Cuba tỵ
nạn mấy ngày qua cũng đã bước xuống đường cùng nhau ăn mừng đã trả lời
cho mọi người biết tâm trạng của họ sung sướng đến dường nào. Họ reo
mừng cái chết là một chuyện. Nhưng họ hy vọng nhờ cái chết đó mà đất
nước họ giã biệt anh em Castro chuyển mình theo con đường tự do dân chủ.
Người Việt cũng vui lây là tương lai không còn thấy cái cảnh quan tham
Ba Đình mang gạo mặc kệ dân đói đem đi tặng "bạn bè đỉnh cao trí tuệ anh
em."
Chế độ độc tài CS nào cũng mang bản chất lưu manh, lừa dối, ác ôn. Cho
nên luôn luôn đưa ra một lãnh tụ tô son trét phấn, vẻ mặt rồng mắt
phượng lên lãnh tụ để quảng bá và tuyên truyền lôi kéo dân chúng tôn
sùng. Dưới gót giày bạo lực áp bức dân chúng không thể phê phán lãnh tụ
dù họ đã chết. Có một điều ở đời không có gì che đậy mãi dưới ánh sáng
mặt trời. Một khi người dân vùng dậy lật đổ chế độ thối nát độc tài phi
nhân, chỉ lo cho một đảng, một nhóm cầm quyền. Điều tất nhiên như mọi
người đã thấy là người ta kéo sập tượng Lenin. Nếu sự kiện Thiên An Môn
thành công thì hình tượng Mao không là ngoại lệ.
Rồi một ngày nào đó những người con gái bắt phải hàng lớp đóng kịch tươi
cười đú đởn chào mừng lãnh tụ như Bình Nhưỡng, Bắc Hàn. Tương lai lịch
sử sẽ trả lại cho họ nụ cười chân thật mà họ chưa hề được tự nhiên biểu
hiện tình cảm. Khi còn cầm quyền chưa bị phanh phui, không ai biết đoàn
nữ binh gìn giữ an ninh cho Khadafi, Lybia có bao nhiêu người phải phục
vụ thể xác cho nhà độc tài này. Khi Mao tại thế có ai dám vạch ra lối
sống xa hoa, tuyển dụng gái trẻ phục dịch tắm hơi đấm bóp, dâm ô vô độ
làm vua hơn cả vua. Có ai dám cả quyết là ông râu xồm Cát-cá-rô không
hại bao nhiêu đời người con gái mất trinh cho ông khi ông sống vương giả
trong tay có 3 du thuyền, 32 dinh thự và 9700 cận vệ.
Quay lại chuyện Việt Nam bàn chuyện ông Hồ trong mộng (đảng vẻ) và thực
sự ngoài đời. Nói nào ngay, ông Hồ thích lội bỏm bẻm cho vui chân, khi
xăn quần đi qua vũng nước nhưng nhà báo điếu đóm chụp hình lăng xê mà
thật ra chỗ khô cạn chỉ rất gần ở đó. Ông có thói quen vá tay vá cổ nhi
đồng gái VN, khi tới thăm Nam Dương đất đạo Hồi ông lại giữ cái tật đùa
tí cho hồn lâng lâng, vô tình báo chí họ tố cáo lên mặt báo là ông già
xàm xỡ. Ông Hồ không lập gia đình, ghét tình yêu giả dối. Khổ một nỗi là
Trần Quốc Hoàn giết cô Xuân phi tang không khôn khéo để lòi chuyện ra
ngoài làm ông Hồ mang tiếng kẻ gian ác đối với người tình. Ông Hồ suốt
đời hy sinh cho cách mạng tạo nên giai cấp cai trị giàu có là đảng, giai
cấp bị trị nghèo mạt rệp là thằng dân. Cho tới bây giờ ông nằm xuống
lâu rồi vẫn chỉ có đảng ngồi mát ăn bát vàng. Không ai có thể trách ông,
chỉ trách là trách cái ông gian manh giả dối lừa gạt Trần Dân Tiên.
Đồng chí Tiên ca tụng tâng bốc ông Hồ quá mức như vị Phật sống cứu độ
nhân gian. Ông Hồ bận rộn việc nước, ông từng đắp chiếu Made in China
khi nằm trong hang Pác Bó, đã từng ngủ nhà sàn hút thuốc lá Tây đi dạo
suối Lenin. Ông Hồ bộn bề công việc nhưng vẫn lo chi tiết cho phụ nữ khi
hỏi họ có kinh kỳ đều không, có lúc ông hỏi người thanh nữ miền xa tới
thăm là cháu có buồn tiểu không bác dẫn chỗ cho mà đi. Ông có cái tế nhị
yêu đời lạ lùng tha thiết là lo cho phái yếu, còn khi có đoàn nào trong
Nam ra thăm toàn có thân thể gầy da móp xương, ông lại từ chối tiếp cứ
mạnh ai đi tìm chỗ ăn ngủ đái ỉa. Ông Hồ có cái biệt tài là khóc thật
chứ không thương vay khóc mướn như hàng đệ tử văn nô của ông là Tố Hữu
khóc Stalin "Thương cha thương một, thương ông thương mười ". Này nhé
ông đứng trước máy vi âm thật, lấy khăn Made in China là thật, từng giọt
nước mắt rơi trên gò má thật. Ai bảo ông là đóng kịch khóc ngoài mà
trong dạ vui. Cảnh chết chóc của một trăm bảy mươi hai ngàn người vô tội
trong vụ CCRĐ biết đâu là chứng tỏ lòng trung thành thật sự với chiếu
lệnh quan thầy đưa ra. Đối với ông Hồ chỉ có cách chức Trường Chinh làm
bậy. Ông thương dân thương nước biết thế nào là đạo đức ơn đền nghĩa
trả, thế mà cái thằng thế lực du côn nào lấy tên C.B viết trên báo Nhân
Dân tố cáo vu oan giá họa tội ác người nuôi ăn nuôi ở tặng vàng cho đảng
là bà Nguyễn Thị Năm. Ông Hồ ít khi xuất hiện nơi chỗ đông người, có lẻ
sợ gặp dân cùi lây bệnh hủi. Tuy nhiên cái thằng cha nào lại đóng vai
như ông, bịt râu đeo kiếng đi chứng kiến bà Năm bị đấu tố.
Thế mới biết làm lãnh tụ một chế độ độc tài có nhiều chuyện che đậy nửa
kín nửa hở vui đáo để. Chết rồi lắm kẻ tranh đua học tập để rồi chửi rủa
cái thằng Tiên, đào mã cái tên C.B bôi xấu đạo đức người.
Quanh đi quẩn lại chỉ có lớp người cai trị tiếp nối ăn ngủ trên xác chết
đồng bào mới xuất mọi thần công lực thần tượng hóa, đua nhau sắp hàng
dâng hương người đạo đức trong mộng. Chúng cố bám víu vào cái xác mà bao
nhiêu năm qua dân chúng xem như là vì độc tài bưng bít sự thật, đảng đã
manh tâm cài cắm người trong mộng vào trong tâm hồn, tiềm thức họ. Dân
tộc VN làm sao giết chết người trong mộng để thực sự mình không còn ngủ
mơ trong cái chăn CS đầy rệp, dòi, sâu bọ.
Dân chúng muốn giải phóng thân thể mình ra khỏi nô lệ gông cùm cho đảng.
Không gì hơn là tự đứng dậy bằng đôi chân của mình. Phải đánh tan người
trong mộng với những huyền thoại dựng lên bằng lũ người chỉ biết lấy
máu xương dân phục vụ đảng. Xin mượn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử: "Làm
sao giết chết người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phụ phàng". Thôi
thì chôm chỉa một chút để phụ họa bài này: "Làm sao giết giặc Hồ trong
mộng/Để trả thù chung nợ nước nhà".
Quay qua chuyện Cuba. Fidel Castro chết xem như dân chúng giết chết
người trong mộng mà đảng CS đã cài cắm vào cả thể chất và tinh thần họ
trong 50 năm dài. Đảng CSVN làm quốc tang cho một tên cuồng điên đưa đất
nước Cuba đi vào ngỏ cụt của nghèo đói lạc hậu, mà đáng lý ra nếu dân
chủ tự do Cuba là một quốc đảo phồn vinh về xuât cảng đường mía và kỹ
nghệ du lịch. Đảng để tang chia buồn râu xồm trong nhà hay râu quai nón
bạn là quyền của đảng. Độc tài khát máu thì chia sẻ vui buồn với nhau.
Còn dân cũng đang rục rịch chờ ngày ăn mừng đảng CSVN đua nhau về âm ty
địa ngục. Dân ăn bánh vẻ 71 năm dài đằng đằng rồi.
Để bọn bồi bút nghĩ xã hơi vì lo đăng tin quốc tang tịch tình tang. Sau đây là bài điếu văn thảo giùm cho ông Tổng:
Cả Lú đọc điếu văn ông Cát Rô
Sao ông bỏ đi thình lình
Để tôi đứng khóc Ba Đình hôm nay
Hà Nội trở lạnh đêm ngày
Đàn chó chạy ông có hay không nào
Cầm trong tay xà rông Lào
Tôi nghe như thể đồng bào oán ai
Dầu sao tôi cũng miệt mài
Ôm chân Tàu khựa miệng nhai tượng vàng
Phi-đen ơi tôi khóc chàng
Bắt toàn dân phải sắp hàng để tang
Ông mang huân chương sao vàng
Nhớ xưa thương quá hai hàng lệ rơi
Ông đem đường mía tới mời
Xã hội chủ nghĩa một trời anh em
Ông ăn chả tôi ăn nem
Dân ăn khoai độn tình thêm mặn nồng
Ông ơi chết nhớ nằm lòng
Năm ngàn tấn gạo Quang côn tặng người
Bắt tay chưa nói hết lời
Ông đi biền biệt bỏ rời đảng tôi
Mai kia du kích tới nơi
Tên là Nguyễn Thị chân dài Kim Ngân
Gái nước tôi đẹp muôn phần
Tặng ông một chút quà ngần đấy thôi.
Đọc điếu văn xong mong ông cả Lú nhớ chắp hai tay, nhìn về miền Trung
rồi há miệng nhắc nhở thế này nhé: Nhìn tổng quát, đất nước bao giờ chết
dần mòn thê thảm có được thế này không?
30.11.2016
Friday, December 2, 2016
TRẦN TRUNG ĐẠO * MÁU CUBA
Máu Cuba trong cơ thể Việt Nam
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Báo Thanh Niên ngày 27 tháng 11 đăng một bài viết của Phạm Tiến Tư, nguyên Đại sứ CSVN tại Cuba với tựa “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”.
Câu nói đó là của Fidel Castro phát biểu để ủng hộ CS Bắc Việt trong
chiến tranh thôn tính miền Nam. Năm 1973, khi trở lại Việt Nam lần thứ
ba, Castro đã lần nữa lập lại lời cam kết sẵn sàng góp máu.
Trước khi trình bày việc “góp máu” Cuba, thiết nghĩ nên lượt qua tình
trạng và số lượng tù nhân chính trị tại Cuba vì số lượng tù ảnh hưởng
đến số lượng máu.
Theo nhà xã hội học Juan Clark, chuyên gia hàng đầu về tình trạng áp bức
tại Cuba, đã có khoảng 60 ngàn tù nhân bị giam trong các trại “cải tạo”
khắp Cuba trong thập niên 1960. Cuba có hơn 550 nhà tù trên khắp đảo.
Theo cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi, nhà cầm quyền CS Cuba giam giữ 15
ngàn tù nhân. Tuy nhiên, cơ quan Stasi không tính các nhà tù quân sự,
trong đó giam khoảng 25 ngàn tù nhân thuộc giới đồng tính, lãnh đạo các
tôn giáo, các thành phần “chống phá cách mạng”, v.v...
Mặc dù chiếm Cuba từ tháng Giêng 1959, mãi đến 2006, nhà cầm quyền CS
Cuba vẫn còn giam giữ khoảng từ 339 đến 1000 tù nhân chính trị.
Trở lại với tuyên bố của Fidel Castro “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. Đó không phải là câu để cổ võ tinh thần mà là câu nói thật.
Cuba đã từng “đóng góp” máu của người Cuba để chuyền cho thương binh
CSVN trong thời chiến. Tuy nhiên, có hai điểm chính của sự kiện góp máu
Fidel Castro cố tình che giấu; thứ nhất, đó không phải là máu của dân
Cuba tự nguyện hiến mà là máu của những tù nhân bị chế độ CS Cuba kết án
tử hình, và thứ hai, không phải máu tặng không mà CS Bắc Việt phải trả
lại Cuba 50 đô-la cho mỗi túi. Với 7 túi máu, mỗi tử tù đem lại cho nhà
nước CS Cuba một thu nhập 350 đô-la. Như đã viết ở trên, Cuba có nhiều
ngàn tử tù bị hành quyết tập thể; do đó, thu nhập từ xuất cảng máu hàng
năm không phải nhỏ.
Tin tức này rất dễ gây xúc động cho các thương binh miền Bắc nên người
viết xin ghi nguồn thật chi tiết. Độc giả chỉ cần google là đọc được
nguyên văn.
Theo điều tra của Wall Street Journal ngày 30 tháng 12, 2005, bà Mary
Anastasia O'Grady đăng lại báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ Châu
(InterAmerican Human Rights Commission) ngày 7 tháng Tư, 1967:
"Vào 27 tháng Năm, 1966, 166 người Cuba, gồm dân sự và quân sự, bị tử
hình, và phải tiến hành thủ tục y tế rút máu trung bình bảy túi mỗi
người. Lượng máu này được bán cho Cộng Sản Việt Nam với giá 50 đô-la mỗi
túi với hai mục đích vừa kiếm tiền đô và vừa đóng góp vào cuộc chiến
tranh xâm lược của Việt Cộng."
“Mỗi túi máu tương đương nửa lít. Việc trích một lượng máu như vậy từ
một người bị kết án tử hình gây cho nạn nhân tình trạng mất máu não,
không còn ý thức, và tê liệt. Khi máu được trích xong, nạn nhân được hai
người lính đặt lên cáng và khiêng tới địa điểm hành quyết.”
Chủ trương rút máu này có lịch sử bắt đầu từ nước CS anh em Đông Đức
trước đây khi cơ quan an ninh nổi tiếng tàn ác Stasi rút máu tù để bán
cho Hồng Thập Tự Bavarian. Cộng Sản Cuba áp dụng phương pháp của CS Đông
Đức nhưng với tầm mức quy mô hơn.
Đề án Cuba Archive, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận trích lời một
cựu tù nhân Cuba bị tù từ 1963 đến 1968 tại nhà tù Boniato, Santiago de
Cuba kể lại: “Nhà tù Boniato vào năm 1963 có khoảng 5,000 tù nhân.
Mỗi buổi sáng hai hay ba tù nhân trên đường ra pháp trường phải ghé lại
trạm rút máu của bịnh viện nhà tù, phía sau phòng đóng kín. Bởi vì tôi
là một tù nhân tật nguyền, không thể đi bộ nên tôi bị giữ tại bịnh viện
nhà tù. Dù họ không cho thấy nạn nhân, tôi chỉ đứng cách đó 20 mét và có
thể nghe mọi thứ. Chúng làm tương tự như thế cho mọi tù nhân bị tử
hình.”
Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ (OAS) trong báo cáo
vào tháng Tư 1967 cũng đã tố cáo thực tế rút máu tù nhân tại nhà tù La
Cabaña Fortress. Ngoài máu tử tù, thân nhân của tù nhân cũng phải bị
“hiến máu” trước khi được phép thăm viếng. Con số thân nhân thăm tù và
bị rút máu lên đến nhiều chục ngàn người.
Rút máu trong cơ thể người sống trước khi bắn chết là hành động dã man,
phi nhân và vi phạm mọi luật quốc tế trong đó có The Code of Ethics of
Blood Donation and Transfusion thuộc International Society of Blood
Transfusion (ISBT) đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận.
Tử hình tập thể chấm dứt vào khoảng năm 1967 sau khi có cuộc nổi dậy của
nông dân, nhưng kỹ nghệ xuất cảng máu của Cuba vẫn được tiến hành và
nhận mức thu trung bình 30 triệu đô-la từ năm 1995 đến 2012. Giới cầm
quyền CS Cuba không chỉ xuất cảng máu sang Việt Nam mà còn sang nhiều
quốc gia khác trong đó có Canada.
Trong một bài viết ngắn trên Facebook mới đây, người viết có nhấn mạnh
với những tội ác tày trời như thế, lẽ ra Fidel Castro, dù cao tuổi bao
nhiêu, cũng phải sống để đối diện với sự thật và trả lời những câu hỏi
của người dân Cuba.
Người dân bao giờ cũng là những người thực sự có quyền phán xét cuối
cùng. Không một lãnh tụ thế giới nào tránh khỏi bị kết án nếu họ làm
sai. Nhưng không, Fidel Castro chết nhẹ nhàng, chết êm thấm sau khi thọ
đến 90 năm.
Castro qua đời mà không bị ai rút hết máu trong người cho đến khi bất
tỉnh, như trường hợp anh nông dân 24 tuổi Angel Moisés Ruíz Ramos hay
không đau đớn như trường hợp cô gái Lydia Peacuterez 25 tuổi có thai 8
tháng, bị cai tù đá vào bụng, máu của cô và của hài nhi cùng chảy cho
đến khi hai mẹ con cùng chết trong nhà tù Cuba.
Nhiều người phê bình nhà cầm quyền CSVN tổ chức “Quốc tang” đúng ra nên
gọi là đảng tang dành cho Fidel Castro, nhưng nghĩ cho cùng việc Nguyễn
Phú Trọng và giới cầm quyền CSVN khóc cho Fidel Castro, lãnh tụ CS cuối
cùng của thế kỷ 20 còn sót lại, cũng phải. Họ khóc cho Castro và cũng
khóc cho chính họ. Castro có may mắn chết già nhưng liệu giới cầm quyền
CSVN có được may mắn như thế hay không. Chưa chắc.
________________________________________
Tham khảo:
- Paul Hollander. (Oct 15, 2008). Political Violence: Belief, Behavior, and Legitimation. Political Science. (trang 148-150)
- Cuba: Forced blood extraction from political prisoners before execution. Report of July 2015. Cuba Archive.
- Mary Anastasia O'Grady. (Dec 30, 2005) Counting Castro's Victims. The Wall Street Journal.
- Cuba’s blood exports: a scandalous business (2004). Cuba Archive.
- Thanh Niên, 27/11/2016, "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình".
CÁNH CÒ * FIDEL CASTRO
Fidel Việt Nam, mối tình truyền kiếp
Thứ Bảy, 11/26/2016 - 12:35 — canhco
Đây là tình đồng chí, tương trợ và khắng khít qua lý tưởng chống Mỹ. Đối
với một số người dân Cuba, Fidel Castro tượng trưng cho niềm kiêu hãnh
của quốc gia khi một mình đơn độc chống Mỹ tới sức tàn lực kiệt nhưng
vẫn chống, chống trong niềm hoài nghi nhưng không đành lòng chấp nhận sự
thất bại của mình kéo theo lầm than cho cả một dân tộc.
Người dân Cuba đứng tại thành phố La Habana nhìn sang Mỹ vừa giận dữ vừa thèm khát. Thứ giận dữ rất khó định hình nhưng thèm khát thì rõ như chiếc bánh mì nướng giòn tan nằm trên chiếc bàn đơn sơ chỉ còn lại một ít muối trằng của Chủ nghĩa xã hội. Mặn mùi hoang dại của biển và trắng tinh thứ chủ nghĩa úp mặt vào tường.
Từ ngày tham gia vào khối cộng sản, Việt Nam xem Fidel Castro là một vị thánh sống. Fidel luôn luôn vĩ đại và nhân dân Việt Nam được nhồi vào óc rằng trên thế giới không ai chống Mỹ bằng ông ta vì vậy muốn thắng Mỹ toàn dân Việt Nam phải lấy hình ảnh của Fidel Castro làm ngôi sao dẫn đường cho tới ngày hoàn tất giấc mơ diệt Mỹ.
Vài chục ngàn người Cuba trong nước rơi nước mắt vì Fidel ra đi. Vài chục ngàn người Cuba khác ở Miami nhảy múa ăn mừng một kẻ tội đồ của dân tộc vừa chết. Hai thái độ nghịch lý ấy là bi kịch của những đất nước cộng sản, bất cứ thứ cộng sản nào, Đông hay Tây.
Việt Nam có Chủ tịch Hồ Chí Minh, vĩ đại và đầy uẩn khúc trong tiểu sử lẫn lịch sử. Fidel Castro ngược lại, rõ ràng và đầy tính cách, cho dù bản chất lúc “khởi nghiệp” hùng tráng bao nhiêu thì càng về sau càng làm cho đất nước bi ai bấy nhiêu.
Dù gì thì gì Việt Nam vẫn bám chặt “mối tình” ấy một cách khó hiểu. Bàn cờ chính trị không còn thích hợp với con cờ Cuba, thậm chí còn là cản trở quá trình hội nhập nhưng Việt Nam vẫn tiếc rẻ, vẫn xem quá khứ chống Mỹ anh hùng phải được tô son trét phấn mặc dù nó đã quá già như khuôn mặt đất nước trải qua bao tai biến. Fidel Castro phải được nhắc đi nhắc lại như một tấm gương chống Mỹ sáng chói bất kể đất nước Cuba chịu thua thiệt và tụt hậu đến mức gạo trở thành một loại thực phẩm xa xỉ, thay vào đó là khuôn mặt của thứ Chủ nghĩa xã hội nhàu nát.
Không có gạo, Việt Nam mang tặng tuy chính bản thân Hà Nội cũng chả sang trọng giàu có gì. Người cộng sản gọi đó là tinh thần vô sản đoàn kết, tinh thần của những chiếc gậy mù lòa quơ trong bóng đêm lịch sử. Gậy va vào nhau, va vào tình nghĩa rất nồng thắm tạo nên những tiếng động khô khan giữa mịt mùng lý thuyết.
Đó là tình nghĩa cộng sản. Thứ tình nghĩa lấy khẩu hiệu làm quà tặng cho nhau. Thứ tình nghĩa đãi bôi và thừa mùi vị gian trá.
Cho tới lúc chết, Fidel vẫn kiên trì với thứ mà ông ta bắt đầu hơn nửa thế kỷ trước. Đây là điểm đồng nhất với các lãnh tụ Việt Nam trong mọi thời đại. Cho dù chế độ có sụp đổ thì Chủ nghĩa xã hội vẫn được bảo vệ tới cùng. Nó mang tính cách truyền kiếp vừa đau đớn vừa có tác dụng thăng hoa ảo giác. Thứ chủ nghĩa khổ dâm ấy buộc Cuba vào Việt Nam tuy mơ hồ nhưng rõ ràng là không thể gạt bỏ trong chương cuối cùng của lịch sử cộng sản thế giới.
Người dân Cuba đứng tại thành phố La Habana nhìn sang Mỹ vừa giận dữ vừa thèm khát. Thứ giận dữ rất khó định hình nhưng thèm khát thì rõ như chiếc bánh mì nướng giòn tan nằm trên chiếc bàn đơn sơ chỉ còn lại một ít muối trằng của Chủ nghĩa xã hội. Mặn mùi hoang dại của biển và trắng tinh thứ chủ nghĩa úp mặt vào tường.
Từ ngày tham gia vào khối cộng sản, Việt Nam xem Fidel Castro là một vị thánh sống. Fidel luôn luôn vĩ đại và nhân dân Việt Nam được nhồi vào óc rằng trên thế giới không ai chống Mỹ bằng ông ta vì vậy muốn thắng Mỹ toàn dân Việt Nam phải lấy hình ảnh của Fidel Castro làm ngôi sao dẫn đường cho tới ngày hoàn tất giấc mơ diệt Mỹ.
Vài chục ngàn người Cuba trong nước rơi nước mắt vì Fidel ra đi. Vài chục ngàn người Cuba khác ở Miami nhảy múa ăn mừng một kẻ tội đồ của dân tộc vừa chết. Hai thái độ nghịch lý ấy là bi kịch của những đất nước cộng sản, bất cứ thứ cộng sản nào, Đông hay Tây.
Việt Nam có Chủ tịch Hồ Chí Minh, vĩ đại và đầy uẩn khúc trong tiểu sử lẫn lịch sử. Fidel Castro ngược lại, rõ ràng và đầy tính cách, cho dù bản chất lúc “khởi nghiệp” hùng tráng bao nhiêu thì càng về sau càng làm cho đất nước bi ai bấy nhiêu.
Dù gì thì gì Việt Nam vẫn bám chặt “mối tình” ấy một cách khó hiểu. Bàn cờ chính trị không còn thích hợp với con cờ Cuba, thậm chí còn là cản trở quá trình hội nhập nhưng Việt Nam vẫn tiếc rẻ, vẫn xem quá khứ chống Mỹ anh hùng phải được tô son trét phấn mặc dù nó đã quá già như khuôn mặt đất nước trải qua bao tai biến. Fidel Castro phải được nhắc đi nhắc lại như một tấm gương chống Mỹ sáng chói bất kể đất nước Cuba chịu thua thiệt và tụt hậu đến mức gạo trở thành một loại thực phẩm xa xỉ, thay vào đó là khuôn mặt của thứ Chủ nghĩa xã hội nhàu nát.
Không có gạo, Việt Nam mang tặng tuy chính bản thân Hà Nội cũng chả sang trọng giàu có gì. Người cộng sản gọi đó là tinh thần vô sản đoàn kết, tinh thần của những chiếc gậy mù lòa quơ trong bóng đêm lịch sử. Gậy va vào nhau, va vào tình nghĩa rất nồng thắm tạo nên những tiếng động khô khan giữa mịt mùng lý thuyết.
Đó là tình nghĩa cộng sản. Thứ tình nghĩa lấy khẩu hiệu làm quà tặng cho nhau. Thứ tình nghĩa đãi bôi và thừa mùi vị gian trá.
Cho tới lúc chết, Fidel vẫn kiên trì với thứ mà ông ta bắt đầu hơn nửa thế kỷ trước. Đây là điểm đồng nhất với các lãnh tụ Việt Nam trong mọi thời đại. Cho dù chế độ có sụp đổ thì Chủ nghĩa xã hội vẫn được bảo vệ tới cùng. Nó mang tính cách truyền kiếp vừa đau đớn vừa có tác dụng thăng hoa ảo giác. Thứ chủ nghĩa khổ dâm ấy buộc Cuba vào Việt Nam tuy mơ hồ nhưng rõ ràng là không thể gạt bỏ trong chương cuối cùng của lịch sử cộng sản thế giới.
VIETTUSAIGON * FIDEL CASTRO
Nhiệt lượng ốp đồng Fidel Castro
Thứ Ba, 11/29/2016 - 23:49 — VietTuSaiGon
Có thể nói rằng hiện tại, thế giới đang đón nhận một cơn ốp đồng phát
sinh sau cái chết của Fidel Castro kinh khủng hơn bao giờ hết! Vì sao
lại nói cái chết Fidel bốc nhiệt hơn bao giờ hết? Vì lẽ, khi Hồ chi Minh
chết, nhiệt lượng bốc ra cũng không nhỏ nhưng nó chỉ bốc ra tại miền
Bắc và hình như ngoài miền Bắc Việt Nam ra, chẳng có quốc gia nào khóc
thương Hồ Chí Minh. Ngược lại, giữa thế kỉ 21, Fidel chết, tại Cu Ba,
Mỹ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, nhiệt lượng bốc ra dữ dội. Và đương
nhiên cũng chưa bao giờ cả hai loại nhiệt cùng tỏa trong một lần như
cái chết của Fidel. Người ta khóc thương như điên như dại, và người ta
cũng reo mừng như đón quốc khánh.
Nhưng tại Việt Nam, các đảng viên Cộng sản, đặc biệt là trung ương Cộng sản Việt Nam lại lên đồng, có một cuộc ốp đồng tập thể sau cái chết của Fidel. Vì sao lại có chuyện buồn cười như vậy? Vì hiện tại, cái cớ để ốp đồng có vẻ như không còn, giới lãnh tụ Cộng sản sau thời Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, có vẻ như chẳng còn ai đủ ảnh hưởng để tạo ra một cơn ốp đồng tập thể cho chủ nghĩa Cộng sản, cho việc xây dựng thần tượng.
Nói cho cùng thì Fidel là cơ hội cuối cùng để người Cộng sản tự ốp đồng, tự tạo ra một chuỗi thương tiếc và xây dựng thần tượng bằng nước mắt, bằng lòng ngưỡng mộ, kính cẩn hay gì gì đó để ít ra cũng giảm bớt nhiệt lượng bất mãn, mất niềm tin và coi thường nhau ngay trong nội bộ Cộng sản cũng như sự khinh bỉ của người dân đối với thứ chủ nghĩa độc tài mà họ đã cam chịu suốt nhiều thập kỉ nay.
Sở dĩ diễn ra hai tình trạng này cùng một lúc, cái chết của Fidel khác
hẳn cái chết của lãnh tụ Cộng sản Hồ Chí Minh hay các lãnh tụ CS Bắc
Hàn, lãnh tụ CS Trung Hoa, Nga, bởi vì hơn bất kì một quốc gia nào, Cu
Ba chỉ cách bang Florida chỉ 150 km về phía nam, và người dân Cu Ba có
thể đứng trên bờ biển của họ mà nhìn sang nước Mỹ, mà ước mơ một nền
kinh tế thịnh vượng, quyền được sống tự do, được làm người như nước láng
giềng của họ. Và có không ít người Cu Ba đã quyết định bỏ thiên đường
CSXHCN Cu Ba để trốn sang xứ “tư bản giãy chết” như Mỹ. Và đời sống trên
xứ tư bản đã ươm mầm cho hàng triệu giấc mơ từ dòng máu Cu Ba. Người
dân rất dễ dàng để nhận ra sự lạc hậu, thiếu đói, đau khổ mà họ gánh
chịu, và họ cũng dễ dàng nhận ra kẻ đã đẩy đất nước, dân tộc cu Ba vào
chỗ bế tắc như hiện tại.
Và sau cái chết của kẻ độc tài Fidel, có một nhóm không nhỏ người Cu Ba
và những cư dân tự do trên thế giới reo mừng, một nhóm khác lại bắt đầu
lên đồng, bắt đầu trò khóc than và tưởng niệm. Đây là tập tính chung của
người Cộng sản, nghĩa là họ luôn đẩy mọi sự việc lên đến đỉnh điểm kịch
tính để cố tạo ra một thứ gì đó thần thánh, vượt ngoài khả năng có thật
của con người để thực hiện ý đồ độc thần của họ. Hồ Chí Minh từng được
nhào nặn thành một phong thánh, một vị bồ tát, một vị thần của Việt Nam
với không biết bao nhiêu kiểu thêu dệt. Và hệ quả của việc này là không
ít người Việt Nam và bạn bè quốc tế từng tưởng đó là thật, từng sùng bái
ông tra như một vị thánh cứu thế. Và mãi đến bây giờ, vẫn có nhiều
người sùng bái ông ta.
Và có vẻ như tại Việt Nam, cái thời sùng bái Hồ Chí Minh một cách điên
rồ như người ta từng thần tượng Nguyễn Văn Tám đã qua rồi. Nhiệt lượng
của cuồng tín và ốp đồng tập thể cũng dần vơi cạn, phôi phai, mãi cho
đến khi Võ Nguyên Giáp chết, ngọn lửa đó được hâm nóng nhưng có vẻ như
cũng nhanh chóng lụi tàn. Và, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam lại
khủng hoảng thần tượng như hiện tại. Chính vì vậy, cái chết của FiDel
Castro là cái chết của một lãnh tụ Cộng sản Cu Ba, người Cu ba xem đó là
chuyện bình thường, chỉ có một nhóm nhỏ có lợi ích dây mơ rễ má đến
đảng Cộng sản thì thương tiếc, đa phần người dân Cu Ba dửng dưng trước
tin này, và không ít người Cu ba tiến bộ vui mừng vì cái chết của Fidel
dù sao cũng khép lại chuỗi dài bóng đêm độc tài trên xứ sở Cu Ba.Nhưng tại Việt Nam, các đảng viên Cộng sản, đặc biệt là trung ương Cộng sản Việt Nam lại lên đồng, có một cuộc ốp đồng tập thể sau cái chết của Fidel. Vì sao lại có chuyện buồn cười như vậy? Vì hiện tại, cái cớ để ốp đồng có vẻ như không còn, giới lãnh tụ Cộng sản sau thời Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, có vẻ như chẳng còn ai đủ ảnh hưởng để tạo ra một cơn ốp đồng tập thể cho chủ nghĩa Cộng sản, cho việc xây dựng thần tượng.
Nói cho cùng thì Fidel là cơ hội cuối cùng để người Cộng sản tự ốp đồng, tự tạo ra một chuỗi thương tiếc và xây dựng thần tượng bằng nước mắt, bằng lòng ngưỡng mộ, kính cẩn hay gì gì đó để ít ra cũng giảm bớt nhiệt lượng bất mãn, mất niềm tin và coi thường nhau ngay trong nội bộ Cộng sản cũng như sự khinh bỉ của người dân đối với thứ chủ nghĩa độc tài mà họ đã cam chịu suốt nhiều thập kỉ nay.
Và lần này, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, chủ nghĩa Cộng sản đã lung lay
tận gốc rễ, việc sụp đổ hay không sụp đổ cũng chỉ có giá trị ngang nhau
bởi thứ quyền lực thật sự của một nhà nước, một đảng cầm quyền thì họ
không có. Họ tồn tại dựa trên bạo lực và sự dối trá, và sự tồn tại của
họi đóng vai trò là một gánh nặng quốc gia, dân tộc. Dường như tâm lý
chung của người Cộng sản là vô vọng, vô vọng trong giàu có, vô vọng
trong xa hoa, vô vọng trong tiền bạc và mọi thứ vật dục bu bám, vô vọng
trong bộ vó quyền lực và lịch lãm vốn dĩ không phải của mình… Giữa không
khí vô vọng và nhốm màu chạng vạng của chủ nghĩa, Fidel chết, cái chết
như một tia chớp lóe lên, giúp người Cộng sản hưng phấn bởi cơn ốp đồng
thần tượng mới.
Điều đó lý giải tại sao những nước Cộng sản kỳ cựu và độc tài như Trung
Quốc, Bắc Hàn, Campuchia, Lào, Venezuela … cũng đều có kiểu nhảy ốp
đồng giống Cộng sản Việt Nam. Bởi ngay trong thế giới Cộng sản, vấn đề
khủng hoảng thần tượng vẫn đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo độc tài.
Chính vì vậy, khi có một ông kệch đổ xuống thì có hàng triệu bài ai điếu
nổi lên hầu cứu rỗi những thần tượng đang trôi nổi vật vờ giữa dòng
lịch sử.
Có thể nói rằng từ Lê Văn Tám, ngọn đuốc sống đã đốt hàng triệu trái tim
thanh niên miền Bắc để họ xông xáo và cuồng nhiệt lên đường, mặc dù
nước mắt rớt lả chã thì vẫn cứ hát quốc ca tiến thẳng vào miền Nam để bỏ
xác cho trận Mậu Thân 1968 cho đến ngọn lửa ốp đồng tuy cố thổi bùng
nhưng nó vẫn leo lét cháy của Fidel Castro là một bước tiến dài của
những đồng loại còn mắc kẹt trong thế giới độc tài. Nếu như cách đây
chừng 20 năm hoặc 10 năm, Fidel chết, có lẽ không khí ốp đồng sẽ mạnh
hơn, không èo ọp và đôi khi lộ rõ tính chất nhảm nhí, tệ hại như hiện
tại. Bởi trong cái nhìn của thế giới tiến bộ, sự lố lăng rất dễ hiện
hình!
NGUYỄN VŨ BÌNH * HẬU CỘNG SẢN
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 1: Tại sao nói chế độ sẽ sụp đổ trong tương lai gần?)
Thứ Năm, 11/17/2016 - 05:19 — nguyenvubinh
N.V.B
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp
đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng
nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều
người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được
tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là
hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP.
Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam.
Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài
viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh
nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ... tối thiểu là 200%
GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ
từ 300 - 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi
vay nợ mới trả nợ cũ.
Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây
dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753),
chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức
nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị
người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không
được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các
nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế,
tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt
Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn
đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường,
dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự
gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá
trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường
sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc
của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển
nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn
đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu
nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây
hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.
- Nợ công gấp đôi GDP như đã nói ở trên, và việc trả lãi cho số nợ
này cũng không được bảo đảm, chưa nói trả nợ gốc. Nhà cầm quyền Việt Nam
xử lý bằng cách vay tiếp các nguồn khác để trả cho các khoản vay đáo
hạn, và nợ sẽ chồng lên nợ.
- Nền kinh tế hầu như phá sản, ở tất cả các lĩnh vực đều trong tình
trạng vật lộn để duy trì sự tồn tại. Có những ngành nghề được ưu tiên,
ưu đãi mà hiện nay con số nợ được đưa ra lên tới mức kinh hoàng, ví dụ
ngành điện lực là 475.357 tỷ đồng, tương đương 21,3 tỷ đô la (báo tuổi
trẻ). Trong khi đó, số người bám vào hệ thống ngân sách, bao gồm cả
doanh nghiệp nhà nước và bảo hiểm xã hội lên tới 30 - 35 triệu người
(tính từ người hưởng trợ cấp 200.000 đồng tới lương tổng bí thư).
- Tham nhũng, lãng phí, chi cho yêu cầu chính trị tràn lan ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước.
Vậy nhà cầm quyền Việt Nam đã duy trì sự tồn tại bằng cách nào, dựa
vào các nguồn nào? Và xu hướng của việc này là như thế nào?
+ Nguồn tài nguyên, nguồn thuế thông thường và nguồn thuế phi lý,
áp đặt. Chúng ta biết rằng, dù khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên về
dầu khí và các nguồn tài nguyên khác vẫn còn và đang được khai thác tối
đa. Nguồn thuế thông thường như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng...cũng là một nguồn thu lớn. Nhưng nguồn
thuế phí vô lý áp đặt mới là nguồn thu lớn hơn, ví dụ thuế nhập khẩu và
lưu hành xe ô tô là 300%; thuế xăng dầu trên 50%...
+ Việc phát hành tiền vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh
tế. Đây là việc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Việt Nam từ khi ra
đời cho đến nay luôn thực hiện phát hành tiền theo yêu cầu chính trị.
Lượng tiền in ra, có thể lớn gấp nhiều lần năng lực sản xuất của nền
kinh tế, nhưng mỗi năm lạm phát chỉ ở mức 20-30%, và tỷ giá không tăng
quá cao vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn hàng chất lượng kém, giá cả
thấp nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50-60 tỷ $ mỗi năm. Lượng đô la từ
đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối cũng trung hòa được số tiền in
ra ở mức không làm tăng đột biết tỷ giá cánh kéo giữa đô la và tiền đồng
Việt Nam.
+ Đối với những khoản nợ đáo hạn, nhà cầm quyền Việt Nam phải vay
từ nguồn này trả cho nguồn khác, làm cho nợ chồng lên nợ, chỉ hoàn toàn
giải quyết được các khoản nợ trước mắt, dồn nợ cho tương lai mà hoàn
toàn không nghĩ đến giải pháp để giải quyết thực sự các khoản nợ. Đây là
yếu tố tiềm ẩn rủi ro cao cho chế độ cộng sản Việt Nam.
+ Sự luân chuyển các nguồn lực. Trong các xã hội dân chủ, các chủ
thể của nhà nước thường độc lập và không bị chi phối bởi yếu tố chính
trị. Ở các nước này, chính phủ không được phép luân chuyển các nguồn
lực, từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng đối với các nước cộng sản,
đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì việc luân chuyển các nguồn lực là
hoàn toàn bình thường. Chúng ta được thông tin về việc chính phủ Việt
Nam đã sử dụng nguồn tiền 20.000 tỷ đồng của Bảo hiểm Xã hội cách đây 20
năm, mà chưa có sự hoàn trả lại cho ngành Bảo hiểm. Với khả năng luân
chuyển các nguồn lực như vậy, nhà cầm quyền có thể tận dụng tối đa để
kéo dài, duy trì sự tồn tại của hệ thống, bộ máy của chế độ như hiện
nay.
Trên đây là những lý do giúp cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện vẫn
đang duy trì được sự tồn tại. Nhưng nhìn vào các lý do đó, chúng ta cũng
thấy ngay được xu hướng khốn cùng của chế độ sẽ tới, bởi vì: đối với
các nguồn vay, khi các chủ nợ hiểu được thực chất nền kinh tế Việt Nam,
việc sử dụng các nguồn vốn vay không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ để
trả nợ, đảo nợ thì các nguồn vốn vay này sẽ bị thu hẹp và khép lại. Đối
với việc luân chuyển các nguồn lực, luân chuyển mãi rồi cũng phải hết,
các khoản dự trữ cũng sẽ cạn kiệt. Nguồn tài nguyên hiện hữu, vật chất
cũng sẽ cạn kiệt dần theo thời gian. Đối với các khoản thuế phí vô lý,
người dân có nhận thức, hiểu biết sẽ không còn dễ dàng chấp nhận như
trước đây, các hiệp định về thuế quan và thương mại tự do cũng sẽ tác
động làm hạn chế và giảm bớt các khoản thu vô lý này.
Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng
khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy
trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu
thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ
trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu./.
Hà Nội, ngày 17/11/2016N.V.B
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 2: Những kịch bản thay đổi - sụp đổ có thể xảy ra)
Thứ Sáu, 11/18/2016 - 06:17 — nguyenvubinh
Khi chế độ cộng sản Việt Nam đi tới thời điểm cận kề sự sụp đổ,
trong tiềm thức và mong muốn của nhiều người, muốn có sự thay đổi trong
nhận thức và trật tự, tránh sự xáo trộn và hỗn loạn. Đây là điều tự
nhiên của người dân, khi đã trải qua rất nhiều những biến cố, những đảo
lộn gần một thế kỷ qua. Kịch bản thay đổi mà nhiều người mong muốn, đó
là đảng cộng sản tự nhận thức được nguy cơ sụp đổ của chế độ, chấp nhận
sự thay đổi về chính trị, mở đường cho sự xuất hiện của đảng phái khác,
và cùng nhau bắt tay vào xây dựng một thể chế dân chủ, trao trả quyền
lực về cho nhân dân. Nhưng hầu như ai cũng biết, đây là kịch bản không
tưởng, không thể xảy ra bởi sự vận hành của một hệ thống và theo quán
tính, không ai có thể làm gì và đảo ngược được tình thế. Tuy vậy, vẫn
còn một hi vọng về một sự thay đổi có chủ ý, xuất phát từ nội bộ đảng
cộng sản Việt Nam. Đó là sự phất cờ trong nội bộ mà chúng ta đã từng hi
vọng như trước đại hội XII của đảng cộng sản. Đây là kịch bản vẫn còn hi
vọng nhưng đã giảm bớt nhiều sau hi vọng có đột biến từ đại hội XII.
Đối với những người làm chính trị lớn, với những người có nhãn quan chính trị và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm thì thời điểm trước đại hội XII và thời điểm hiện nay là thời cơ vàng để phất cờ, để tạo đột biến và dấu ấn trong lịch sử. Nhưng hi vọng về một sự phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản rất mong manh và khó xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, những người ở vị trí có thể phất cờ hiệu quả đều có một hệ thống lợi ích được tích lũy và tạo ra trong nhiều năm, và người ta rất khó để dám đặt cược vào một tình thế hiểm nghèo. Thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống quan trường của cộng sản, không có chỗ cho những người có cá tính lớn, cho những người có bản lĩnh dọc ngang thiên hạ. Phần lớn lên đến các chức vụ trung ương và bộ chính trị đều là dạng luồn cúi, thượng đội hạ đạp và quan trọng nhất, họ chưa bao giờ có khái niệm hi sinh vì một cái gì đó. Trong khi đó, việc phất cờ chủ yếu được thúc đẩy bằng động cơ lớn, trong sáng và chấp nhận sự hi sinh. Nhưng chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng thực tế của kịch bản này, bởi quy luật vật cùng tắc phản trong cuộc sống.
Có một kịch bản được một số người đưa ra trao đổi về sự thay đổi của chế độ, đó là việc một cá nhân hoặc một nhóm, có thể lợi dụng tình thế để chuyển sang hình thái độc tài cá nhân hoặc độc tài nhóm. Cá nhân tôi không chia sẻ, và không nghĩ rằng việc này có thể xảy ra. Lý do là, việc lợi dụng tình thế, để xáo trộn nội bộ, đảo chính trong nội bộ, để thu quyền lực về một mối, một nhóm có thể xảy ra, có thể làm được. Nhưng để duy trì một hình thái độc tài cá nhân, hoặc nhóm trong bối cảnh bộ máy khổng lồ đang tồn tại, cộng với nền kinh tế phá sản, nát bét và số nợ lên đến gấp đôi GDP là điều không tưởng. Nếu như có một sự phất cờ, với mục đích trong sáng, mục tiêu vì tự do của nhân dân thì vấn đề lại khác. Các chính phủ dân chủ và các định chế tài chính quốc tế, thậm chí người dân trong nước, có thể ủng hộ và giúp đỡ vô tư, khách quan và hoàn toàn có thể bảo đảm duy trì, tồn tại những cơ quan, bộ máy cần thiết cũng như hoạt động bình thường của nền kinh tế. Nhưng nếu là độc tài cá nhân, độc tài nhóm thì không bao giờ có thể thu hút nổi những nguồn lực nói trên. Chính vì vậy, khả năng xảy ra kịch bản chuyển đổi sang hình thái độc tài cá nhân, hoặc độc tài nhóm là rất khó xảy ra.
Như vậy, kịch bản về sự thay đổi là có thể có nhưng vô cùng mong manh và ít hi vọng. Cá nhân người viết bài này nhận định, sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện có nhiều khả năng xảy ra nhất. Sự kéo dài cơn hấp hối, giãy chết này có thể thách thức sức chịu đựng của người dân và giới đấu tranh dân chủ nhưng cũng có khía cạnh tích cực. Đó là khi nhà cầm quyền Việt Nam có thể luân chuyển, huy động các nguồn lực để duy trì, kéo dài sự tồn tại của chế độ, thì sự cạn kiệt nguồn lực sẽ xảy ra ở tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi bộ phận của cơ thể cộng sản. Vậy là khi chế độ sụp đổ, tất cả đều vỡ vụn và sụp đổ theo, và cả đất nước trở thành bình địa, bằng phẳng. Điều này rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngôi nhà mới, một thể chế mới tự do và dân chủ.
Sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ như đã phân tích, gốc rễ là sự cạn kiệt nguồn lực, sụp đổ về kinh tế. Nhưng diễn biến, nguyên cớ hay giọt nước tràn ly sẽ xảy ra ở đâu, lĩnh vực nào và như thế nào là điều khó ai có thể biết được. Về đại thể, có thể có ba tình huống có tính chất ngòi nổ cho sự sụp đổ của chế độ. Ba tình huống đó tương ứng với ba lĩnh vực quan trọng của đời sống người dân.
- Sự sụp đổ về kinh tế, có thể bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, hoặc một cuộc lạm phát bất ngờ nào đó. Chúng ta đã biết, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay chỉ còn vốn lưu động để duy trì hoạt động cầm chừng và tồn tại. Nếu có một thông tin, hoặc một tác động tâm lý nào đó, đẩy người dân đồng loạt tới rút tiền ngân hàng cùng một thời điểm, thì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ngay lập tức kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát thường trực của Việt Nam hiện nay ở mức cao, mỗi năm tối thiểu từ 20-30%. Nguyên nhân là do nhà cầm quyền luôn in tiền vượt quá năng lực của nền sản xuất. Nếu trong một tình huống nào đó, họ cần tiền và đột ngột đẩy nguồn tiền in ra gấp nhiều lần lượng tiền in hiện tại, sẽ xảy ra siêu lạm phát. Mà siêu lạm phát thì thiêu đốt một chế độ nhanh nhất có thể, lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
- Động loạn xã hội xảy ra, khi nhà cầm quyền có thể đàn áp quá tay, không kiểm soát được tình hình, lại đúng vào thời điểm và lĩnh vực nhạy cảm. Người dân có thể vùng lên bất cứ lúc nào trong bối cảnh dồn nén cùng cực như hiện nay. Chúng ta không biết điều này có xảy ra hay không, nhưng chúng ta hiểu rõ, các vấn đề xã hội đang chồng chất như những thùng thuốc súng, sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào khi có một mồi lửa đủ mạnh. Những vấn đề khủng hoảng ô nhiễm môi trường, dân oan, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ...hiện đang là những thùng thuốc nổ cực mạnh, chỉ chờ dịp là bộc phát. Mạng lưới Internet và mạng xã hội luôn là nguồn dẫn và xung động cực lớn cho những đám cháy tưởng như nhỏ bé và đơn giản.
- Mâu thuẫn, sát phạt trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam. Vài năm trở lại đây, vấn đề xung đột quyền lực, lợi ích nhóm đã bị rò rỉ ra bên ngoài và ai cũng thấy vấn đề này lại trở thành một quả bom nổ chậm tiềm ẩn. Khi nguồn lực chung cạn kiệt, đương nhiên chiếc bánh lợi ích sẽ bị co lại, nhưng số người và nhóm lợi ích không hề giảm đi, chính vì vậy sự xung đột và mâu thuẫn bị đẩy lên mức cao là điều dễ hiểu.
Đối với những người làm chính trị lớn, với những người có nhãn quan chính trị và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm thì thời điểm trước đại hội XII và thời điểm hiện nay là thời cơ vàng để phất cờ, để tạo đột biến và dấu ấn trong lịch sử. Nhưng hi vọng về một sự phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản rất mong manh và khó xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, những người ở vị trí có thể phất cờ hiệu quả đều có một hệ thống lợi ích được tích lũy và tạo ra trong nhiều năm, và người ta rất khó để dám đặt cược vào một tình thế hiểm nghèo. Thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống quan trường của cộng sản, không có chỗ cho những người có cá tính lớn, cho những người có bản lĩnh dọc ngang thiên hạ. Phần lớn lên đến các chức vụ trung ương và bộ chính trị đều là dạng luồn cúi, thượng đội hạ đạp và quan trọng nhất, họ chưa bao giờ có khái niệm hi sinh vì một cái gì đó. Trong khi đó, việc phất cờ chủ yếu được thúc đẩy bằng động cơ lớn, trong sáng và chấp nhận sự hi sinh. Nhưng chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng thực tế của kịch bản này, bởi quy luật vật cùng tắc phản trong cuộc sống.
Có một kịch bản được một số người đưa ra trao đổi về sự thay đổi của chế độ, đó là việc một cá nhân hoặc một nhóm, có thể lợi dụng tình thế để chuyển sang hình thái độc tài cá nhân hoặc độc tài nhóm. Cá nhân tôi không chia sẻ, và không nghĩ rằng việc này có thể xảy ra. Lý do là, việc lợi dụng tình thế, để xáo trộn nội bộ, đảo chính trong nội bộ, để thu quyền lực về một mối, một nhóm có thể xảy ra, có thể làm được. Nhưng để duy trì một hình thái độc tài cá nhân, hoặc nhóm trong bối cảnh bộ máy khổng lồ đang tồn tại, cộng với nền kinh tế phá sản, nát bét và số nợ lên đến gấp đôi GDP là điều không tưởng. Nếu như có một sự phất cờ, với mục đích trong sáng, mục tiêu vì tự do của nhân dân thì vấn đề lại khác. Các chính phủ dân chủ và các định chế tài chính quốc tế, thậm chí người dân trong nước, có thể ủng hộ và giúp đỡ vô tư, khách quan và hoàn toàn có thể bảo đảm duy trì, tồn tại những cơ quan, bộ máy cần thiết cũng như hoạt động bình thường của nền kinh tế. Nhưng nếu là độc tài cá nhân, độc tài nhóm thì không bao giờ có thể thu hút nổi những nguồn lực nói trên. Chính vì vậy, khả năng xảy ra kịch bản chuyển đổi sang hình thái độc tài cá nhân, hoặc độc tài nhóm là rất khó xảy ra.
Như vậy, kịch bản về sự thay đổi là có thể có nhưng vô cùng mong manh và ít hi vọng. Cá nhân người viết bài này nhận định, sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện có nhiều khả năng xảy ra nhất. Sự kéo dài cơn hấp hối, giãy chết này có thể thách thức sức chịu đựng của người dân và giới đấu tranh dân chủ nhưng cũng có khía cạnh tích cực. Đó là khi nhà cầm quyền Việt Nam có thể luân chuyển, huy động các nguồn lực để duy trì, kéo dài sự tồn tại của chế độ, thì sự cạn kiệt nguồn lực sẽ xảy ra ở tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi bộ phận của cơ thể cộng sản. Vậy là khi chế độ sụp đổ, tất cả đều vỡ vụn và sụp đổ theo, và cả đất nước trở thành bình địa, bằng phẳng. Điều này rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngôi nhà mới, một thể chế mới tự do và dân chủ.
Sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ như đã phân tích, gốc rễ là sự cạn kiệt nguồn lực, sụp đổ về kinh tế. Nhưng diễn biến, nguyên cớ hay giọt nước tràn ly sẽ xảy ra ở đâu, lĩnh vực nào và như thế nào là điều khó ai có thể biết được. Về đại thể, có thể có ba tình huống có tính chất ngòi nổ cho sự sụp đổ của chế độ. Ba tình huống đó tương ứng với ba lĩnh vực quan trọng của đời sống người dân.
- Sự sụp đổ về kinh tế, có thể bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, hoặc một cuộc lạm phát bất ngờ nào đó. Chúng ta đã biết, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay chỉ còn vốn lưu động để duy trì hoạt động cầm chừng và tồn tại. Nếu có một thông tin, hoặc một tác động tâm lý nào đó, đẩy người dân đồng loạt tới rút tiền ngân hàng cùng một thời điểm, thì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ngay lập tức kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát thường trực của Việt Nam hiện nay ở mức cao, mỗi năm tối thiểu từ 20-30%. Nguyên nhân là do nhà cầm quyền luôn in tiền vượt quá năng lực của nền sản xuất. Nếu trong một tình huống nào đó, họ cần tiền và đột ngột đẩy nguồn tiền in ra gấp nhiều lần lượng tiền in hiện tại, sẽ xảy ra siêu lạm phát. Mà siêu lạm phát thì thiêu đốt một chế độ nhanh nhất có thể, lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
- Động loạn xã hội xảy ra, khi nhà cầm quyền có thể đàn áp quá tay, không kiểm soát được tình hình, lại đúng vào thời điểm và lĩnh vực nhạy cảm. Người dân có thể vùng lên bất cứ lúc nào trong bối cảnh dồn nén cùng cực như hiện nay. Chúng ta không biết điều này có xảy ra hay không, nhưng chúng ta hiểu rõ, các vấn đề xã hội đang chồng chất như những thùng thuốc súng, sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào khi có một mồi lửa đủ mạnh. Những vấn đề khủng hoảng ô nhiễm môi trường, dân oan, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ...hiện đang là những thùng thuốc nổ cực mạnh, chỉ chờ dịp là bộc phát. Mạng lưới Internet và mạng xã hội luôn là nguồn dẫn và xung động cực lớn cho những đám cháy tưởng như nhỏ bé và đơn giản.
- Mâu thuẫn, sát phạt trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam. Vài năm trở lại đây, vấn đề xung đột quyền lực, lợi ích nhóm đã bị rò rỉ ra bên ngoài và ai cũng thấy vấn đề này lại trở thành một quả bom nổ chậm tiềm ẩn. Khi nguồn lực chung cạn kiệt, đương nhiên chiếc bánh lợi ích sẽ bị co lại, nhưng số người và nhóm lợi ích không hề giảm đi, chính vì vậy sự xung đột và mâu thuẫn bị đẩy lên mức cao là điều dễ hiểu.
Ngoài
ra, việc thuần phục Trung Quốc chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất tuyệt
đối, vẫn có những người còn chút lương tâm và liêm sỉ, và đó cũng là
một ngòi nổ vô hình. Việc tham quyền cố vị, hoặc phe cánh dựa vào ảnh
hưởng bên ngoài càng làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn tiềm ẩn chỉ chờ
cơ hội là bộc phát. Và thường là giai đoạn cuối của sự tồn tại, các mâu
thuẫn tích tụ đủ lớn cho một sự bùng phát bất ngờ.
Chúng ta
không biết được, trong ba lĩnh vực nêu trên, đâu sẽ là ngòi nổ, giọt
nước tràn ly cho sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ. Nhưng chúng
ta biết chắc chắn, đó là điều sẽ tới trong tương lai gần./.
Hà Nội, ngày 18/11/2016
N.V.B
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 3: Những việc cần làm khi chế độ sụp đổ)
Thứ Bảy, 11/19/2016 - 05:48 — nguyenvubinh
N.V.B
Trong số các kịch bản thay đổi - sụp đổ chỉ có duy nhất kịch bản
sụp đổ và sụp đổ toàn diện là khó hình dung, cũng như khó xử lý nhất.
Các kịch bản còn lại, đều ít nhiều có chủ thể tiếp quản và có sự chủ
động trong việc giữ ổn định xã hội và xây dựng thể chế mới. Việc chủ thể
nào còn nắm giữ sự chủ động và tiếp quản chế độ cũ chúng ta không biết
được nên rất khó hình dung và xác định đúng hướng. Chính vì vậy, bài
viết này chỉ đề cập tới trường hợp sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế
độ, trong bối cảnh không hề có lực lượng chính trị thay thế, do đó sẽ
xuất hiện khoảng trống quyền lực và chắc chắn, ít nhiều có sự hỗn loạn
xã hội.
Chúng ta có thể hình dung ra, một số nét cơ bản của tình hình, khi
chế độ sụp đổ toàn diện, không có lực lượng chính trị nào thay thế ngay
được. Trước hết, sẽ có một vài tổ chức của phong trào dân chủ, và nhân
sĩ trí thức kết hợp với đại diện của Liên Hợp Quốc và các đại sứ quán
của các cường quốc. Liên Hợp Quốc, mà nhiều khả năng Mỹ sẽ giữ vài trò
chủ đạo sẽ tập hợp các tổ chức lớn của người Việt trong và ngoài nước để
thành lập Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời, có thể có cả đại
diện của quân đội tham gia. Sau đó sẽ công bố Chính phủ Lâm thời, chương
trình hành động, thời gian xây dựng và công bố hiến pháp mới, ấn định
lịch trình tổng tuyển cử...đó là những việc thường xảy ra ở các quốc gia
có sự thay đổi hay sụp đổ hoàn toàn chế độ. Như vậy, gần như chắc chắn,
các đại diện của các đảng phái trong và ngoài nước, tổ chức hội nhóm xã
hội dân sự trong nước sẽ tham gia vào Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ
lâm thời. Vậy thì, phong trào dân chủ, hay những người thuộc thuộc các
tổ chức đảng phái đấu tranh cho dân chủ chúng ta cần phải làm những gì?
Có hai nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần thực hiện khi đó: ổn định
tình hình và chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ.
1/ Ổn định tình hình
Khi một chế độ sụp đổ, nhất là chế độ cộng sản với biết bao nhiêu
cơ quan, chủ thể trong hệ thống, đồng thời phần lớn người dân bị bất ngờ
sẽ xảy ra một tình trạng hoảng loạn vô cùng rộng lớn. Sự dồn nén, căm
phẫn của người dân, sự lo sợ hoảng loạn của các quan chức cộng sản... sẽ
tạo ra một bức tranh cực kỳ hỗn loạn và lộn xộn. Đây là hậu quả trực
tiếp của việc ngăn chặn, không cho ra đời bằng mọi giá một lực lượng đối
lập có tổ chức của nhà cầm quyền Việt Nam. Như vậy, tình trạng hỗn loạn
và vô chính phủ chắc chắn xảy ra cho tới khi các tổ chức, hội nhóm bàn
bạc và lập ra được một Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Quãng
thời gian này, chúng ta không thể biết được có thể xảy ra những điều gì,
và hầu như chưa ai có thể can thiệp được, trừ sự can thiệp của đội quân
gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nếu tình trạng hỗn loạn dẫn tới bạo
loạn. Như vậy, khi xuất hiện Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời
thì nhiệm vụ quan trọng nhất là vấn đề ổn định tình hình.
Muốn ổn định tình hình, chúng ta cần phải xác định được thành phần
và nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn, và giải quyết theo các nguyên nhân
đó. Có hai nhóm người chính, có thể là chủ thể dẫn tới sự hỗn loạn, đó
là người dân với sự dồn nén, bức xúc và căm thù chế độ khi chế độ sụp đổ
sẽ có hành động trả thù. Việc trả thù sẽ kéo dài và lan rộng nếu như họ
nghĩ rằng không có luật pháp và không ai ngăn cản và chế tài được họ.
Như vậy ở đây, cần có những luật lệ khẩn cấp, cần có những lực lượng
ngăn cản sự trả thù một cách tự phát của người dân. Ngoài ra, sẽ có các
cá nhân lợi dụng tình hình để cướp phá, hôi của cũng cần được ngăn chặn.
Một thành phần khác, đó là những cựu quan chức, công nhân việc chức của
chế độ cũ, nhất là công an và an ninh lo sợ sự trả thù, lo sợ cho tương
lai có thể tập hợp nhau lại để đi theo hướng chống lại chính quyền mới
để (họ nghĩ) có thể tự bảo vệ mình. Việc này đặt ra một nhiệm vụ cấp
thiết, cần có một chương trình, chính sách minh bạch, rõ ràng, công bằng
và nhân bản đối với đối với những người thuộc chế độ cũ.
Tóm lại, để ổn định tình hình, Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần thực hiện những công việc thiết yếu sau.
- Công khai mục đích, mục tiêu, thời hạn của Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời.
- Công khai tiến trình, thời gian biểu, các bước chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ.
- Công bố chính sách đối với những người, những vụ việc liên quan tới chế độ cũ.
- Công bố, thông báo và có lực lượng hỗ trợ ngăn chặn các hành vi quá khích có tính chất trả thù cá nhân hoặc gây bạo loạn.
Về cơ bản, với những gương mặt có uy tín, một chương trình hành
động rõ ràng, minh bạch, có thời hạn đồng thời có phương án giải quyết
các vấn đề nổi cộm được thông tin tới toàn thể người dân, sẽ là cơ sở để
ổn định tình hình trong lúc nước sôi lửa bỏng.
2/ Chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ
Chúng ta biết rằng, theo thông lệ của các nước gần đây có sự thay
đổi chế độ, họ thường xây dựng thể chế dân chủ theo cùng một cách. Đó là
thuê các chuyên gia, có thể kết hợp với các học giả trong nước viết
hiến pháp, đồng thời ấn định thời gian tổng tuyển cử khoảng từ 6 tháng
đến 1 năm. Sau đó, tất cả thể chế dân chủ đều được bắt tay xây dựng khi
đã có các cơ quan lập pháp và hành pháp là quốc hội và chính phủ. Cách
thức này, quá trình này, chúng ta chỉ có thể gọi, đó là chuẩn bị cho
tổng tuyển cử chứ hoàn toàn không phải là quá trình chuẩn bị để xây dựng
thể chế dân chủ. Điều này (cách thức xây dựng chính quyền kiểu này)
cùng với việc bỏ qua việc xác định, lựa chọn định chế dân chủ cốt lõi
của thể chế dân chủ là nguyên nhân chính dẫn tới việc tất cả các quốc
gia xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới chỉ có dân chủ trong
tuyển cử, mà không hề có dân chủ tự do cho người dân.
Khi chúng ta đặt vấn đề, chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ
thì điều đó hoàn toàn khác với việc chuẩn bị cho ra đời bản hiến pháp
và việc tổng tuyển cử để tạo ra quốc hội và chính phủ. Toàn bộ quá trình
xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới đều bỏ qua một vấn đề
quan trọng nhất, đó là thông tin đến từng người dân, về các quyền con
người, về tự do, dân chủ về tình hình đất nước... dẫn tới tình trạng
người dân không có đủ thông tin và kiến thức để tham gia vào quá trình
xây dựng thể chế dân chủ và vận hành, thực thi, thực hiện các quyền con
người của mình. Chính vì vậy, việc chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ
cần tuyệt đối tập trung vào nhiệm vụ này. Ngoài những việc cần làm, dựa
vào kinh nghiệm của thế giới, chúng ta cần thực hiện ba bước tối quan
trọng, để xây dựng thành công thể chế dân chủ trong tương lai.
Một là, thời gian để các chính đảng, đảng phái đăng ký và quảng bá
tới mọi miền đất nước, mọi thành phần trong xã hội ít nhất là từ 2-3
năm. Điều đó có nghĩa là Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần tồn
tại, duy trì từ 2-3 năm, sau đó mới thực hiện tổng tuyển cử. Đây là
điều kiện bắt buộc để người dân có thông tin và nhận thức về tình hình
đất nước, về các quyền con người, và về các chính đảng.
Hai là, cần xây dựng ngay lập tức một trung tâm thông tin - hỗ trợ
pháp lý của quốc gia, có văn phòng ở tất cả các tỉnh thành trong cả
nước, có thể thông tin xuống tới tận thôn, bản, làng của người dân.
Trung tâm này có chức năng thông tin toàn bộ các vấn đề về tình hình đất
nước, trang bị các kiến thức về quyền con người, về tự do dân chủ cho
toàn thể người dân trong cả nước. Đây là điều kiện tiên quyết, bắt buộc
nếu Việt Nam muốn xây dựng được thể chế dân chủ thành công, tránh lối
mòn của các quốc gia khác trên thể giới. Chúng ta tuyệt đối không được
bỏ qua bước đi nền tảng này.
Ba là, đặt việc xây dựng thể chế dân chủ ở đơn vị cơ sở làm trung
tâm, tất cả việc xây dựng thể chế dân chủ ở các đơn vị khác xoay quanh
và hỗ trợ, phục vụ cho đơn vị này. Lý do là, đơn vị dân chủ cơ sở chính
là nơi thể hiện và thực hành quan trọng nhất tự do của con người.
Với ba vấn đề tối quan trọng trên, cùng với việc xác định được định
chế dân chủ cốt lõi, để xây dựng và vận hành, chúng ta tin rằng, thể
chế dân chủ của Việt Nam sẽ vượt thoát được lối mòn mà bao năm qua, hàng
trăm quốc gia xây dựng thể chế dân chủ đã và đang mắc phải./.
Hà Nội, ngày 19/11/2016N.V.B
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 4: Lựa chọn và xây dựng định chế dân chủ cốt lõi)
Chủ Nhật, 11/20/2016 - 05:40 — nguyenvubinh
Trong quá trình suy tư viết cuốn sách Dân Chủ, cùng với suy nghĩ về
việc sẽ xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam như thế nào, trong đầu
tôi luôn có một thắc mắc. Đó là, tại sao trên thế giới có khoảng 150
quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30
quốc gia, người dân được thực sự tự do, còn lại trên dưới 120 nước kia,
chỉ có dân chủ trong tuyển cử? Điều gì đã tạo ra 30 quốc gia có tự do
dân chủ và điều gì ngăn cản 120 quốc gia kia người dân chưa thực sự tự
do? Tại sao nền dân chủ Hoa Kỳ lại được ngưỡng mộ trên toàn thế giới?
Liệu có một thể chế dân chủ nào, phương thức tổ chức xã hội nào có thể
bảo đảm thành công cho tất cả các quốc gia hay không?
Nếu ai đó từng quan tâm và nghiên cứu các bài viết của tôi, thì những câu hỏi nêu trên đã được tôi trả lời đầy đủ, trong hai bài viết vào đầu năm 2014, đó là các bài: Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam, và bài, Nắm tay nhau xây dựng nền dân chủ, giấc mộng Việt Nam (http://anhtruong01.blogspot.com/2014/04/nhung-thach-thuc-trong-viec-xay-dung.html).
Điều tôi buồn và khá lo lắng là, có rất ít người quan tâm đến việc xây dựng thể chế dân chủ mà đặt ra những câu hỏi nêu trên. Như vậy, họ sẽ mặc định cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới là tối ưu, và chỉ việc áp dụng. Là người mất nhiều công sức suy tư về chủ đề này, cá nhân tôi mong muốn có sự trao đổi, thảo luận, tranh luận và phản biện về những vấn đề tôi đưa ra trong cuốn Dân Chủ và các bài viết. Hi vọng về các quan điểm, nội dung của tôi đưa ra được áp dụng xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam là rất mong manh. Nhưng trước khi đi vào trình bày lại, một cách hệ thống và ngắn gọn, tôi có một mong muốn gửi gắm cho những người có trách nhiệm xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam (nếu tôi không có điều kiện tham gia được). Dù bất cứ ai, thiết kế và xây dựng thể chế dân chủ cho việt Nam, hãy đề nghị họ giải thích câu hỏi đầu tiên trong bài viết này: tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30 quốc gia có được nền dân chủ tự do, còn lại 120 quốc gia, chỉ có dân chủ trong tuyển cử?
Những vấn đề tôi đã trình bày xung quanh chủ đề xây dựng thể chế dân chủ, tôi xin không được trình bày lại. Đề nghị hãy đọc cuốn sách Dân Chủ và hai bài viết nêu trên. Ở đây, tôi đi vào trình bày ngay lý do các quốc gia có thể chế dân chủ mà người dân chưa thực sự được tự do, theo một cách tiếp cận khác, hay cách nói khác, với cùng một nội dung. Có ba lý do, hay ba yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thành công một thể chế dân chủ cho bất cứ quốc gia nào.
1/ Xác định và xây dựng định chế dân chủ cốt lõi
Như chúng ta biết, một thể chế dân chủ mà các quốc gia xây dựng thường có nhiều định chế dân chủ: hiến pháp dân chủ; tam quyền phân lập; đa nguyên đa đảng; bầu cử và ứng cử tự do; tản quyền và cơ chế liên bang; tự do ngôn luận, tự do báo chí...vv. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ chỉ biết vận dụng bằng cách xây dựng đầy đủ các định chế đó. Tất cả đều không đặt được vấn đề, trong số tất cả các định chế nêu trên, thì đâu là định chế dân chủ cốt lõi, cần được đặt vào vị trí trung tâm và xây dựng xung quanh định chế đó. Sự khác biệt trong cuốn sách Dân Chủ, trong các bài viết và quan điểm của cá nhân tôi chính là điểm này. Tôi đã xác định được, dựa trên nghiên cứu thể chế dân chủ của Hoa Kỳ, định chế dân chủ cốt lõi, đó là cơ chế bảo đảm tự do của con người, đó là tòa án nhân quyền bảo đảm mỗi cá nhân có thể tự mình bảo vệ các quyền con người của mình.
Chỉ cần tập trung suy nghĩ vào các khái niệm tự do, quyền con người chúng ta có thể chấp nhận ngay cách đặt vấn đề này. Tự do của con người là khái niệm trung tâm, nhưng chưa được định nghĩa đầy đủ theo hướng để xây dựng định chế dân chủ, đã được cuốn sách Dân Chủ định nghĩa như sau: tự do của con người là các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân. Từ định nghĩa này dẫn tới định chế tòa án nhân quyền là một vấn đề lo-gic đơn giản. Đây là định chế dân chủ cốt lõi mà bất kỳ thể chế dân chủ nào, nền dân chủ nào cũng cần quan tâm và xây dựng ngay lập tức.
2/ Trang bị kiến thức cho người dân về vấn đề tự do, dân chủ
Khi đã xác định được cơ chế để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình, thì vấn đề nhận thức, kiến thức của người dân về các quyền con người của mình, về vấn đề tự do, dân chủ, cách thức tham gia xây dựng thể chế dân chủ, cách thức bảo vệ các quyền con người của mình là vấn đề sống còn. Người dân chỉ có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình khi họ hiểu rõ các quyền đó, và cách thức bảo vệ các quyền đó thông qua tòa án nhân quyền. Không những vậy, khi có nhận thức và kiến thức về tự do, dân chủ nhân quyền người dân còn tham gia vào việc xây dựng thể chế dân chủ, xây dựng luật pháp. Chúng ta cần đơn giản hóa các kiến thức về các quyền con người, về tự do, dân chủ để trang bị cho người dân. Về lâu dài, các kiến thức này cần được phổ biến tới các cấp học từ tiểu học tới trung học và đến đại học. Làm sao phải đạt được yêu cầu, người dân thuộc, nhớ được các quyền con người của mình như nhớ những bảng cửu chương trong toán học.
3/ Cơ chế tản quyền và vấn đề dân chủ cơ sở
Đây là hai vấn đề quan trọng, không thể bỏ qua trong xây dựng thể chế dân chủ. Cơ chế tản quyền, xây dựng nhà nước liên bang là yêu cầu bắt buộc nhằm giảm thiểu sức ép lên trung ương đồng thời phát huy được hết các ưu điểm của từng vùng, miền có các đặc trưng, đặc thù khác nhau. Vấn đề xây dựng thể chế dân chủ cơ sở quan trọng bậc nhất khi đơn vị cơ sở chính là nơi con người thể hiện mọi sự tự do, cũng như việc tham gia xây dựng thể chế đó. Xu hướng chung của thế giới là hợp tác và hòa hợp, đồng nghĩa với việc vai trò của chính quyền trung ương không còn mạnh và chi phối mọi mặt nữa, càng thúc đẩy việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở lên tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta cần đặt việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở làm trung tâm, và các đơn vị khác xoay quanh và phục vụ đơn vị dân chủ cơ sở này.
Trên đây là ba vấn đề quan trọng, trong việc xây dựng thể chế dân chủ. Chúng ta cần hiểu rằng, ba vấn đề này là trung tâm, trọng tâm, cùng với việc xây dựng đầy đủ các định chế dân chủ khác mà các quốc gia đã và đang có. Các định chế khác cần được xây dựng xoay quanh và phục vụ định chế dân chủ cốt lõi (tòa án nhân quyền) và định chế dân chủ được chú trọng đặc biệt (tản quyền và dân chủ cơ sở). Cùng một cơ hội để xây dựng thể chế dân chủ, hy vọng nhân dân và đất nước chúng ta lựa chọn và xây dựng được một thể chế dân chủ bảo đảm cao nhất tự do của con người, và bài viết này là một cách tiếp cận để tham khảo./.
Hà Nội, ngày 20/11/2016
N.V.B
Nếu ai đó từng quan tâm và nghiên cứu các bài viết của tôi, thì những câu hỏi nêu trên đã được tôi trả lời đầy đủ, trong hai bài viết vào đầu năm 2014, đó là các bài: Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam, và bài, Nắm tay nhau xây dựng nền dân chủ, giấc mộng Việt Nam (http://anhtruong01.blogspot.com/2014/04/nhung-thach-thuc-trong-viec-xay-dung.html).
Điều tôi buồn và khá lo lắng là, có rất ít người quan tâm đến việc xây dựng thể chế dân chủ mà đặt ra những câu hỏi nêu trên. Như vậy, họ sẽ mặc định cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới là tối ưu, và chỉ việc áp dụng. Là người mất nhiều công sức suy tư về chủ đề này, cá nhân tôi mong muốn có sự trao đổi, thảo luận, tranh luận và phản biện về những vấn đề tôi đưa ra trong cuốn Dân Chủ và các bài viết. Hi vọng về các quan điểm, nội dung của tôi đưa ra được áp dụng xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam là rất mong manh. Nhưng trước khi đi vào trình bày lại, một cách hệ thống và ngắn gọn, tôi có một mong muốn gửi gắm cho những người có trách nhiệm xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam (nếu tôi không có điều kiện tham gia được). Dù bất cứ ai, thiết kế và xây dựng thể chế dân chủ cho việt Nam, hãy đề nghị họ giải thích câu hỏi đầu tiên trong bài viết này: tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30 quốc gia có được nền dân chủ tự do, còn lại 120 quốc gia, chỉ có dân chủ trong tuyển cử?
Những vấn đề tôi đã trình bày xung quanh chủ đề xây dựng thể chế dân chủ, tôi xin không được trình bày lại. Đề nghị hãy đọc cuốn sách Dân Chủ và hai bài viết nêu trên. Ở đây, tôi đi vào trình bày ngay lý do các quốc gia có thể chế dân chủ mà người dân chưa thực sự được tự do, theo một cách tiếp cận khác, hay cách nói khác, với cùng một nội dung. Có ba lý do, hay ba yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thành công một thể chế dân chủ cho bất cứ quốc gia nào.
1/ Xác định và xây dựng định chế dân chủ cốt lõi
Như chúng ta biết, một thể chế dân chủ mà các quốc gia xây dựng thường có nhiều định chế dân chủ: hiến pháp dân chủ; tam quyền phân lập; đa nguyên đa đảng; bầu cử và ứng cử tự do; tản quyền và cơ chế liên bang; tự do ngôn luận, tự do báo chí...vv. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ chỉ biết vận dụng bằng cách xây dựng đầy đủ các định chế đó. Tất cả đều không đặt được vấn đề, trong số tất cả các định chế nêu trên, thì đâu là định chế dân chủ cốt lõi, cần được đặt vào vị trí trung tâm và xây dựng xung quanh định chế đó. Sự khác biệt trong cuốn sách Dân Chủ, trong các bài viết và quan điểm của cá nhân tôi chính là điểm này. Tôi đã xác định được, dựa trên nghiên cứu thể chế dân chủ của Hoa Kỳ, định chế dân chủ cốt lõi, đó là cơ chế bảo đảm tự do của con người, đó là tòa án nhân quyền bảo đảm mỗi cá nhân có thể tự mình bảo vệ các quyền con người của mình.
Chỉ cần tập trung suy nghĩ vào các khái niệm tự do, quyền con người chúng ta có thể chấp nhận ngay cách đặt vấn đề này. Tự do của con người là khái niệm trung tâm, nhưng chưa được định nghĩa đầy đủ theo hướng để xây dựng định chế dân chủ, đã được cuốn sách Dân Chủ định nghĩa như sau: tự do của con người là các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân. Từ định nghĩa này dẫn tới định chế tòa án nhân quyền là một vấn đề lo-gic đơn giản. Đây là định chế dân chủ cốt lõi mà bất kỳ thể chế dân chủ nào, nền dân chủ nào cũng cần quan tâm và xây dựng ngay lập tức.
2/ Trang bị kiến thức cho người dân về vấn đề tự do, dân chủ
Khi đã xác định được cơ chế để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình, thì vấn đề nhận thức, kiến thức của người dân về các quyền con người của mình, về vấn đề tự do, dân chủ, cách thức tham gia xây dựng thể chế dân chủ, cách thức bảo vệ các quyền con người của mình là vấn đề sống còn. Người dân chỉ có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình khi họ hiểu rõ các quyền đó, và cách thức bảo vệ các quyền đó thông qua tòa án nhân quyền. Không những vậy, khi có nhận thức và kiến thức về tự do, dân chủ nhân quyền người dân còn tham gia vào việc xây dựng thể chế dân chủ, xây dựng luật pháp. Chúng ta cần đơn giản hóa các kiến thức về các quyền con người, về tự do, dân chủ để trang bị cho người dân. Về lâu dài, các kiến thức này cần được phổ biến tới các cấp học từ tiểu học tới trung học và đến đại học. Làm sao phải đạt được yêu cầu, người dân thuộc, nhớ được các quyền con người của mình như nhớ những bảng cửu chương trong toán học.
3/ Cơ chế tản quyền và vấn đề dân chủ cơ sở
Đây là hai vấn đề quan trọng, không thể bỏ qua trong xây dựng thể chế dân chủ. Cơ chế tản quyền, xây dựng nhà nước liên bang là yêu cầu bắt buộc nhằm giảm thiểu sức ép lên trung ương đồng thời phát huy được hết các ưu điểm của từng vùng, miền có các đặc trưng, đặc thù khác nhau. Vấn đề xây dựng thể chế dân chủ cơ sở quan trọng bậc nhất khi đơn vị cơ sở chính là nơi con người thể hiện mọi sự tự do, cũng như việc tham gia xây dựng thể chế đó. Xu hướng chung của thế giới là hợp tác và hòa hợp, đồng nghĩa với việc vai trò của chính quyền trung ương không còn mạnh và chi phối mọi mặt nữa, càng thúc đẩy việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở lên tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta cần đặt việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở làm trung tâm, và các đơn vị khác xoay quanh và phục vụ đơn vị dân chủ cơ sở này.
Trên đây là ba vấn đề quan trọng, trong việc xây dựng thể chế dân chủ. Chúng ta cần hiểu rằng, ba vấn đề này là trung tâm, trọng tâm, cùng với việc xây dựng đầy đủ các định chế dân chủ khác mà các quốc gia đã và đang có. Các định chế khác cần được xây dựng xoay quanh và phục vụ định chế dân chủ cốt lõi (tòa án nhân quyền) và định chế dân chủ được chú trọng đặc biệt (tản quyền và dân chủ cơ sở). Cùng một cơ hội để xây dựng thể chế dân chủ, hy vọng nhân dân và đất nước chúng ta lựa chọn và xây dựng được một thể chế dân chủ bảo đảm cao nhất tự do của con người, và bài viết này là một cách tiếp cận để tham khảo./.
Hà Nội, ngày 20/11/2016
N.V.B
NGUYỄN ANH TUẤN * TIẾM QUYỀN
LẠI CHUYỆN TIẾM QUYỀN VÀ LÀM THAY
Thứ Sáu, 12/02/2016 - 03:00 — nguyenanhtuan
Thời gian vừa qua dư luận thành phố Đà Nẵng rúng động với một vụ án
giết, hiếp nghiêm trọng. Sau gần một tuần điều tra, công an thành phố đã
bắt được nghi phạm. Trong một diễn biến liên quan, chủ tịch thành phố,
ông Huỳnh Đức Thơ được mô tả trên báo chí nhà nước là đã vào thẳng khu
vực tạm giam để 'hỏi cung'.
Vietnamnet, một trong những báo điện tử hàng đầu của Việt Nam hiện nay, đăng trên trang Facebook của họ: "Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đích thân hỏi cung tên tội phạm. May mắn là tên tội phạm nguy hiểm này đã bị tóm gọn chỉ sau 5 ngày tìm kiếm."
Bức tranh của nền tư pháp Việt Nam qua sự kiện này hiện lên thật kỳ quái.
Chủ tịch thành phố thì đòi làm thay vai trò của cơ quan điều tra ngay cả trong một nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao là 'hỏi cung', trong khi Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chẳng có chỗ nào cho phép ông tham gia tiến trình điều tra, xét hỏi cả. Ông cần phải lưu ý rằng, thân là nhân viên công vụ thì phải luôn khắc cốt ghi tâm quyền lực nhân dân giao cho mình bao giờ cũng có giới hạn ghi rõ trong luật pháp mà mình không được phép bước qua. Cứ mỗi lần bước qua là một lần tiếm quyền, là không còn chính đáng nữa.
Còn Vietnamnet, một trong những báo điện tử nhiều người đọc nhất Việt Nam thì đưa tin kiểu kết án, gọi luôn nghi phạm là 'tên tội phạm', như muốn chiếm luôn quyền của Tòa án. Thời gian qua, Vietnamet là tờ báo thường xuyên giật tít và viết bài kiểu này, chứng tỏ nhận thức về quyền con người bao gồm quyền được xét xử công bằng (fair trial) và các vấn đề công lý hình sự khác của báo rất thấp. May cho họ là tới giờ Việt Nam chưa có các cơ chế hỗ trợ cho những nghi phạm vốn thấp cổ bé họng kiện lại họ vì những bài báo kiểu như thế này.
Công an bắt được một nghi phạm. Người này chẳng hề được thông báo là anh ta có quyền im lặng, luật sư thì không được tiếp cận từ đầu để đảm bảo nghi phạm không bị bức cung, nhục hình. Báo chí, sau khi lấy tin từ công an, viết hàng loạt bài gọi luôn nghi phạm là 'tên tội phạm', mô tả chi tiết hành vi của nghi phạm như thể đó là sự thật khách quan, xong thì thay luôn quan tòa kết án. Viên chức dân cử thì đến thẳng buồng tạm giam, đóng luôn vai trò của điều tra viên, đặt ra các câu hỏi theo lối khẳng định luôn nghi phạm có tội để báo chí đưa tin. Cả xã hội theo đó sẽ ào ào lên hành xử với nghi phạm này như thể anh ta chắc chắn đã có tội, tạo ra một áp lực rất lớn đối với quá trình xét xử sau đó của Tòa án.
Vietnamnet, một trong những báo điện tử hàng đầu của Việt Nam hiện nay, đăng trên trang Facebook của họ: "Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đích thân hỏi cung tên tội phạm. May mắn là tên tội phạm nguy hiểm này đã bị tóm gọn chỉ sau 5 ngày tìm kiếm."
Bức tranh của nền tư pháp Việt Nam qua sự kiện này hiện lên thật kỳ quái.
Chủ tịch thành phố thì đòi làm thay vai trò của cơ quan điều tra ngay cả trong một nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao là 'hỏi cung', trong khi Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chẳng có chỗ nào cho phép ông tham gia tiến trình điều tra, xét hỏi cả. Ông cần phải lưu ý rằng, thân là nhân viên công vụ thì phải luôn khắc cốt ghi tâm quyền lực nhân dân giao cho mình bao giờ cũng có giới hạn ghi rõ trong luật pháp mà mình không được phép bước qua. Cứ mỗi lần bước qua là một lần tiếm quyền, là không còn chính đáng nữa.
Còn Vietnamnet, một trong những báo điện tử nhiều người đọc nhất Việt Nam thì đưa tin kiểu kết án, gọi luôn nghi phạm là 'tên tội phạm', như muốn chiếm luôn quyền của Tòa án. Thời gian qua, Vietnamet là tờ báo thường xuyên giật tít và viết bài kiểu này, chứng tỏ nhận thức về quyền con người bao gồm quyền được xét xử công bằng (fair trial) và các vấn đề công lý hình sự khác của báo rất thấp. May cho họ là tới giờ Việt Nam chưa có các cơ chế hỗ trợ cho những nghi phạm vốn thấp cổ bé họng kiện lại họ vì những bài báo kiểu như thế này.
Công an bắt được một nghi phạm. Người này chẳng hề được thông báo là anh ta có quyền im lặng, luật sư thì không được tiếp cận từ đầu để đảm bảo nghi phạm không bị bức cung, nhục hình. Báo chí, sau khi lấy tin từ công an, viết hàng loạt bài gọi luôn nghi phạm là 'tên tội phạm', mô tả chi tiết hành vi của nghi phạm như thể đó là sự thật khách quan, xong thì thay luôn quan tòa kết án. Viên chức dân cử thì đến thẳng buồng tạm giam, đóng luôn vai trò của điều tra viên, đặt ra các câu hỏi theo lối khẳng định luôn nghi phạm có tội để báo chí đưa tin. Cả xã hội theo đó sẽ ào ào lên hành xử với nghi phạm này như thể anh ta chắc chắn đã có tội, tạo ra một áp lực rất lớn đối với quá trình xét xử sau đó của Tòa án.
Nghe Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) kể về
những oan khiên đã chịu, ai cũng uất ức thay cho các ông ấy. Nhưng liệu
có bao giờ bạn chịu hiểu chính cái quy trình nói trên là nguyên nhân gốc
rễ của những oan sai đó không?
Nên nhớ là cả hai vụ này được phát hiện oan sai đều do hung thủ đích
thực, vì day dứt lương tâm, mà ra đầu thú chứ hệ thống tư pháp chẳng thể
nào tự khám phá ra. Thế nếu hung thủ thực sự không thấy áy náy và không
ra đầu thú thì sao? Hỏi nghĩa là bạn trả lời luôn rồi đó, có Trời mới
biết đã có bao nhiêu vụ tương tự như trên, mà kẻ oan khuất chẳng hề được
may mắn như hai ông Chấn, Nén.
Vậy thì, nếu không lên tiếng để có một tiến trình tư pháp hình sự văn
minh hơn ở đất nước chúng ta, kẻ chịu oan khiên tiếp theo biết đâu đó sẽ
là tôi hoặc bạn, hoặc gia đình, bạn bè, người thân của chúng ta.
Viết tới đây bỗng nhớ tới Myanmar, sau khi chuyển tiếp chính trị, bộ máy
cảnh sát, quân nhân được yêu cầu phải tham gia các lớp học về quyền con
người do Liên Hợp Quốc phối hợp với Chính phủ tổ chức. Mỗi khóa kéo dài
chỉ khoảng 2-3 tuần, và người học được yêu cầu phải có chứng chỉ tốt
nghiệp thì mới tiếp tục công tác. Hi vọng một ngày Việt Nam cũng sẽ như
thế, để toàn bộ hệ thống công quyền, thay vì suốt ngày điệp khúc trung
thành với một lý tưởng hão huyền, trở về với một điều giản dị bình
thường mà quan trọng hơn rất nhiều: đối xử với người khác cho ra một con
người.
NS.TUẤN KHANH * TRỊNH CUNG
Họa sĩ Trịnh Cung nhận định về "Hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt và "Dòng Chính Hoa Kỳ"
Hoa sĩ Trịnh Cung định cư ở Hoa Kỳ từ năm 2015. Ông mang theo mình một
ước mơ về hội họa Việt Nam kết nối trong và nước, tạo dựng một không
gian mới cho nghệ thuật.
Nói về ông, giới hội họa Việt Nam ghi nhận ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của làng mỹ thuật Việt Nam trước năm 1975. Nhưng từ lâu, ông ẩn dật và ít khi tiết lộ các tác phẩm của mình. Nhưng bên cạnh đó, Trịnh Cung còn là một nhà phê bình và nhận định về mỹ thuật với những góc nhìn rất đặc biệt.
Và dưới đây, là một tiểu luận nhận định về hội họa của ông, có nhiều nhận định thú vị, và cũng có thể sẽ gây tranh cãi, nhưng đáng giá để chia sẻ và tranh cãi.
Xin trân trọng giới thiệu với những độc giả quan tâm về hội họa.
=======================
Hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt và "Dòng Chính Hoa Kỳ"
1.
"Dòng chính" là gì và tại sao phải là "Dòng Chính" (main-stream)?
Ở mỗi quốc gia đều có một xu thế văn hoá riêng, một môi trường xã hội chính trị-kinh tế riêng, một dòng chủ lưu nghệ thuật đang chi phối mọi hoạt động của những ai có liên quan. Tuy nhiên, dòng chủ lưu văn hoá hay là xu thế chính về văn hoá của mỗi quốc gia có mức độ quan trọng khác nhau. Ở những nước yếu, chậm phát triển thì tầm quan trọng của nó chỉ nằm trong giới hạn nội địa, thậm chí nó còn dễ bị các dòng văn hoá mạnh của một số siêu cường tràn vào, làm đổi màu dòng văn hoá bản địa, nhất là ở vào thời đại "toàn cầu hoá" ngày nay.
Vì thế, khi những nghệ sĩ thuộc những quốc gia ở những vùng lục địa kém văn minh, chậm phát triển, khi di cư đến những đất nước phương Tây hoặc Hoa Kỳ, đều phải đối diện với vấn đề "Dòng Chính" nếu muốn hội nhập đúng nghĩa vào môi trường văn nghệ bản địa để thăng tiến sự nghiệp.
Tuy nhiên, riêng với nghệ thuật, để trở thành một hoạ sĩ thuộc dòng chính tại Mỹ là không dễ, rất khó là hiển nhiên, vì đây là một đất nước khổng lồ về mọi mặt, nơi có một số trung tâm nghệ thuật quyền lực nhất thế giới như thành phố New York, như thành phố Los Angeles,...là những nơi tập họp những tài năng nghệ thuật lớn trên toàn thế giới, phần lớn là người da trắng đến từ châu Âu từ hằng chục thập kỷ trước. Thứ đến là người Mỹ gốc Phi châu, họ đã và đang là một thế lực văn hoá có sức phủ sóng rộng lớn khắp nước Mỹ, gây ảnh hưởng rất lớn trong dòng chính văn nghệ Hoa Kỳ. Do vậy, sự quyến rũ của danh vọng ở đây ngày càng tăng đối với giới làm nghệ thuật không chỉ riêng đối với người Mỹ mà cả thế giới. Do vậy, nên khi một nghệ sĩ góc Á châu nào đó đang lưu vong mà chen chân được vào dòng chính ở đây thì được coi như một thành công quan trọng rất đáng hãnh diện, một giấc mơ đã hiện thực.
2.
Mỹ thuật của người Mỹ gốc Việt từ Cộng đồng đến Dòng chính tại Hoa Kỳ.
Chắc chắn đây là một vấn đề không dễ trình bày một cách đầy đủ vì nước Mỹ quá rộng lớn, người Việt cư ngụ khá phân tán, dù từ nhiều năm trước cũng đã đến nhiều thành phố như New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles, Seattle, Indiana, New Oleans, Houston, tác giả không thể cho rằng những hiểu biết của mình về vấn đề được đề cập như trên là chính xác, chỉ là tương đối, rất cần sự bổ sung của quí thân hữu để cho đề tài được lý giải hoàn chỉnh hơn.
Và xin nhấn mạnh những gì tác giả nêu ra ở đây không có tính phê bình, hay cố tình xúc phạm một nghệ sĩ nào mà chỉ thuần về dẫn giải tình hình hoạt động mỹ thuật của người Việt tại Mỹ, chủ yếu quan sát này chỉ tập trung quan sát về miền Nam California là chủ yếu.
A. Nghệ sĩ Việt lưu vong là của riêng cộng đồng người Việt ở hải ngoại và chỗ đứng của họ mãi mãi là trong lịch sử của nền hội hoạ Việt Nam.
Không chỉ riêng cho mỹ thuật, các bộ môn nghệ thuật khác, các văn nghệ sĩ người Việt lưu vong cũng đều hoạt động cho cộng đồng người Việt tại Mỹ là tất yếu kể từ sau ngày 30-4-1975, vì cả 2, nghệ sĩ và cộng đồng đều cần nhau, dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Đó cũng là cách dựng lại một phần quê hương mà họ đã bị tước đoạt sau ngày 30-4-75. Văn hoá là thứ quê hương không ai đánh cướp được của họ và cũng là số vốn cần thiết và quan trọng nhất để họ đứng lên, vượt qua mọi khổ đau, mọi nghiệt ngã để làm lại cuộc đời trên xứ lạ quê người.
Để có một cuộc sống tương đối tốt đẹp, người Việt tỵ nạn phải mất 21 năm làm lại cuộc đời trên đất Mỹ kể từ 1975 đến 1996. 1996 là năm tôi đến Mỹ lần đầu,sau 21 năm. Nếu lấy con số 21 năm như vừa nêu trên cộng với số tuổi của những người bạn như các anh chị: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Trí Minh, Vị Ý, Hiếu Đệ, Ngy Cao Uyên, Nguyễn Quỳnh,Đinh Cường,.., lúc sang Mỹ vào khoảng trên dưới 40 tuổi thì cũng đã hơn 50 tuổi thì khó mà có một sự thay đổi lớn trong cách vẽ và tư duy nghệ thuật để phù hợp với "dòng chính" nghệ thuật Hoa Kỳ, hay nói một cách dễ hiểu hơn là tranh của họ với một nội dung đầy tính tự sự của người Việt Nam vốn rất nặng tính hoài niệm quá khứ của dân tộc mình thì làm sao khơi lên được cảm xúc của người bản địa vốn có một nền văn hoá rất khác với VN và chưa đủ thân thiện để dành cho mỹ thuật của những vị khách xa lạ kia một sự quan tâm đáng kể.
Khái quát là như vậy, về thực tế các hoạ sĩ của chúng ta đã tái lập cuộc sống của mình trên đất Mỹ thật cực kỳ khó khăn sau khi đến được vùng đất tự do. Trong số họ có người đem được cả gia đình theo, có người đi một mình, thất lạc vợ con, tất cả đều trắng tay, lạc lõng giữa xứ người mênh mông và lạ lẫm trăm bề.
Trước khi họ có được một cuộc sống tốt đẹp như tôi đã thấy tận mắt vào năm 1996 khi lần đầu được đến Mỹ với tư cách một khách mời của một Trường Đại học thì họ đã phải làm lao động đủ mọi nghề kể cả việc lau dọn nhà vệ sinh để kiếm cơm, họ cũng đã làm báo, làm truyền thanh, ca hát, viết văn, vẽ tranh, làm tượng, diễn kịch, đóng tuồng,...để nuôi nhau, để đồng cam cộng khổ vì "Anh Phải Sống". Một ví dụ, nhà điêu khắc thuộc hàng đầu Việt Nam, Mai Chửng đã bán bánh mì trước cổng các hãng xưởng ở San Jose, sau đó qua Hawaii lái taxi kiếm được nhiều tiền hơn hòng đủ để gởi về VN nuôi vợ và 3 người con, ngoài ra phải để dành đủ để bảo lãnh vợ con qua Mỹ đoàn tụ rồi mới tính tiếp chuyện tiếp tục làm điêu khắc.
Một trường hợp khác, anh Trần Xuân Thành, nguyên là sĩ quan Cục Tâm Lý Chiến, qua Mỹ diện HO, trước khi làm phóng viên nhiếp ảnh cho nhật báo NV, đã làm việc quét dọn cho một nhà thờ ở quận Cam mấy năm đầu định cư ở đây. Các nhà văn, nhà thơ,...nhiều người cũng làm nghề chạy bàn (phục vụ nhà hàng), cắt cỏ, xúc tuyết,...để kiếm sống. Các bác sĩ, thầy giáo, sĩ quan các cấp, các ca nhạc sĩ, vân vân và vân vân cũng chẳng mấy ai có được cuộc sống như ý, như thời hoàng kim của họ trước khi Sài Gòn thất thủ.
Chuyến đi này là một bước ngoặt đối với tôi, nó làm thay đổi cuộc đời tối tăm của tôi sau hơn 20 năm kể từ sau sự thảm bại của Miền Nam Quốc Gia. Tôi được đi nhiều nơi, viếng nhiều bảo tàng mỹ thuật danh tiếng, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp nổi tiếng lớp trước, lớp đồng thời và cả lớp vừa tốt nghiệp các trường mỹ thuật của Hoa Kỳ (thế hệ 1,5) như Hoàn Vũ, Long Nguyễn, Ann Phong. Họ sống và làm việc thuộc vùng Orange County và Los Angeles và ngày nay đã thành danh. Trong số 3 bạn ấy, Hoan Vu là (có lẽ) người nghệ sĩ đương đại gốc Viêt đầu tiên được cấp một studio trong khu Bergamot Station Arts Center của Santa Monica-Los Angeles vào khoảng năm 1998. Đây là một trong những trung tâm nghệ thuật đương đại dành cho những tài năng mới đến sống và sáng tác, được sự tài trợ một phần đáng kể tiền thuê nhà nhằm tạo cơ hội cho họ trở thành nghệ sĩ đẳng cấp của mỹ thuật Hoa Kỳ sau một thời gian thử thách nhất định. Có thể coi đây là khởi nghiệp cho mỹ thuật dòng chính Hoa Kỳ của Vũ.
Trở lại vấn đề mỹ thuật cộng đồng và mỹ thuật dòng chính của các hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt, thế hệ di tản qua Mỹ sớm và đã từng có danh ở Sài Gòn trước 75 như các anh hay chị: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Vị Ý, Nguyễn Trí Minh, Trương Thị Thịnh, Ngy Cao Uyên, Nguyễn Quỳnh,...sau đó là Tạ Tỵ, Hiếu Đệ, Đinh Cường, Mai Chửng, Nguyên Khai, Nguyễn Phước, Hồ Thành Đức- Bé Ký, Nghiêu Đề,...
Tất cả họ đều đứng bên ngoài nền hội hoạ Mỹ (dòng chính) như một tất yếu dù xét về mặt tài năng, họ chẳng kém các hoạ sĩ bản địa.
Có thể đưa ra những lý do sau đây giải thích vì sao các anh chị ấy chọn đứng bên ngoài "dòng chính"
- Là kẻ di tản đến Mỹ với hai bàn tay trắng.
- Môi trường văn hoá hoàn toàn xa lạ. Khó hội nhập được vào xã hội Mỹ. Nước Mỹ quá rộng, họ bị xé rời ra mỗi người một phương. Mọi trật tự và những giá trị mà giới hoạ sĩ như đã kể tên đã tạo ra trong những thập nên 60-70 ở Miền Nam Việt Nam nay đã tan vỡ khi họ phải sinh tồn trong những cộng đồng nhỏ nhoi nằm rải rác khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ.
- Làm văn nghệ của giới văn nghệ sĩ người Việt lưu vong, không riêng ở Mỹ, là một nỗ lực có tính níu kéo một quá khứ tốt đẹp một thời nhằm nuôi dưỡng, vực dậy tinh thần của chính họ khi đang ở bên bờ vực tuyệt vọng.
- Cái hoài vọng và tình yêu quê nhà luôn chiếm lĩnh tâm hồn họ nên nghệ thuật của họ là sự nối dài những đề tài quen thuộc từng tạo nên những giá trị được xưng tụng trước ngày Sài Gòn hoàn toàn thất thủ.
- Nếu có một ai trong số họ đã thử thời vận bằng cách đưa tranh mình đến một vài gallery của người Mỹ thì cũng không có kết quả gì đáng kể. Lý do là tranh của hoạ sĩ Việt Nam không chạm được vào cảm quan nghệ thuật của giới chơi tranh chuyên nghiệp người Mỹ (có mục đích đầu tư) nên không mấy ai sưu tập và do đó đã không mang lại lợi nhuận cho gallery.
- Lý do sau cùng là ngoài một số hoạ sĩ thành danh hàng đầu của mỹ thuật Sài Gòn như Tạ Tỵ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Hiếu Đệ, Ngy Cao Uyên,... chủ trương sống yên lặng, một số khác đã khá thành công trong phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt tác phẩm bởi những người đồng hương yêu tranh ở khắp nơi trên đất Mỹ như các anh chị hoạ sĩ Đinh Cường, Nguyên Khai, Hồ Thành Đức - Bé Ký, Nguyễn Phước,... nên việc vào dòng chính không còn là điều cần thiết với lớp hoạ sĩ VN thuộc thế hệ có tuổi như đã vừa đề cập.
Tuy nhiên, cũng cần đề cập tới 2 trường hợp đã từng đặt chân, hay đúng hơn là đã có cơ hội không thể tốt hơn để trở thành hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên bước vào dòng chính mỹ thuật Hoa Kỳ, tôi muốn nói tới trường hợp của hai anh, một là Võ Đình, hai là Nguyễn Quỳnh.
Võ Đình không phải là hoạ sĩ di tản vì vụ 30-4-75, anh đi du học trước đó, ở Pháp, sau chuyển qua sống ở Mỹ. Hội hoạ của Võ Đình thuộc khuynh hướng Trừu Tượng mang tinh thần phương Đông. Giới quan sát nghệ thuật Tây gọi Võ Đình là Zao Wou Ki VN (hs trừu tượng nổi tiếng thế giới, người Trung Hoa). Thành công đáng ao ước mà Võ Đình gặt hái được là tranh anh đã từng được bày chung với các danh hoạ hiện đại tầm thế giới như Max Ernt, Atlant, Mathieu,... tại một gallery ở New York trước năm 1975.
Riêng Nguyễn Quỳnh, là hoạ sĩ Sài Gòn di tản đến Mỹ vì sự kiện lịch sử 30-4-75. Không như các đồng nghiệp lưu vong khác, anh lao vào việc học và đã đỗ 2 bằng tiến sĩ, một về Lịch sử Mỹ thuật và một về Triết học tại Đại học Colombia, New York, sau khi tới Mỹ. Nhưng đặc biệt hơn hết là hoạ sĩ Nguyễn Quỳnh đã có tranh được Bảo Tàng danh tiếng nhất của Mỹ, Guggenheim ở New York chọn mua trong một kỳ tìm kiếm tài năng trẻ vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Đây là một điều kỳ diệu, một giấc mơ vàng, một cuộc trúng số độc đắc không chỉ đối với một hoạ sĩ gốc Việt mà của cả các hoạ sĩ của các vùng lãnh thổ kém phát triển trên toàn thế giới thuộc độ tuổi chưa quá 40.
Thế mà, những cơ hội hiếm hoi như vậy đến với Võ Đình và Nguyễn Quỳnh để trở thành những hoạ sĩ đích thực của dòng chính Hoa Kỳ lại tan thành mây khói chỉ vì họ thiếu một khả năng dấn thân toàn diện cho nghệ thuật. Có nghĩa là họ phải chỉ sống và chết cho nghệ thuật, họ coi việc từ chối tất cả mọi trách nhiệm khác chẳng có liên quan gì đến sáng tác là điều bình thường và bất chấp việc chọn lựa ấy sẽ trắng tay nếu thất bại. Làm được điều như thế, người Việt mình hiếm có ai.
B. Hoạ sĩ người Việt thế hệ trẻ và Dòng Chính Hoa Kỳ.
Đây là vấn đề lớn đối với các hoạ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt nói riêng và giới trí thức trẻ đã được đào tạo tại các Đại học Hoa Kỳ nói chung. Đa số họ đều tự cảm thấy bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng khi họ phải mang trên người những chỉ dấu văn hoá của cộng đồng thiểu số Người Việt lưu vong có xuất thân là "thuyền nhân" hay HO.
Sự kiện cuộc triển lãm mang tên FOB đã được họ tổ chức ngay tại Bolsa, thủ phủ của người Việt tỵ nạn, cách nay hơn 5 năm một cách qui mô để kêu gọi cộng đồng người Việt thôi chống cộng cực đoan, tiến bộ hơn, quên hận thù, đừng kéo giới trẻ Việt vào cái vũng lầy đau thương và thù hận vì mất nước, mất tài sản riêng,... của các bậc cha mẹ mà bản thân họ không hề dính líu gì với cuộc chiến tranh Việt Nam. Và cái cộng đồng "Bolsa" này dưới mắt thế hệ trẻ là một thứ "getto" lạc hậu, một chốn còn bị dè bỉu là "gió tanh mưa máu". Họ cảm thấy xấu hổ và cần phải có một cuộc "đối thoại" để thay đổi, để cắt đuôi quá khứ. Tiến vào dòng chính Hoa Kỳ là mục đích phải đạt tới của hầu hết các bạn ấy.
Đối với mỹ thuật, trên lý thuyết, để vào được dòng chính ở đây là điều không khó vì lợi thế của ngôn ngữ hội hoạ, một ngôn ngữ không cần phiên dịch. Tuy nhiên, lại không dễ như chúng ta tưởng.
Nghệ thuật vốn rất phức tạp và không ngừng thay đổi cả trong phong cách, trường phái và cả thị trường kể từ khi hội hoạ hiện đại ra đời. Nói đến thị trường nghệ thuật thì ngày nay nó là một quyền lực ghê gớm, nó chi phối toàn bộ hệ thống nghệ thuật bao gồm truyền thông, thị hiếu, giá cả, giá trị, tài năng, bảo tàng, gallery, art fair, các sự kiện Lưỡng Niên, Tam niên,... Nói chung là mọi sự sáng tạo muốn hiện hữu, muốn được thừa nhận và lưu thông đều phải qua sự chọn lọc của thị trường và phải trả giá. Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhất và mẫu mực không chỉ cho nghệ thuật mà cho tất cả mọi ngành. Mọi tài năng gần như không thể tự trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình với các đại gallery mà hầu như phải nhờ người đại diện chuyên nghiệp hay còn được gọi là nhà môi giới nghệ thuật (art dealer).
Để lọt vào mắt xanh của những nhà môi giới nghệ thuật là một điều cực khó cho hoạ sĩ người Việt. Cho tới ngày hôm , chưa thực sự có ai trong các hoạ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt có tranh thường trực tại các gallery thuộc đẳng cấp hàng đầu ở New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles,...
Ở đây, cần phân biệt nghệ thuật thị trường và nghệ thuật phi lợi nhuận, một dòng chảy khác của nghệ thuật dòng chính tại Hoa Kỳ và thế giới. Nó không bị chi phối bởi lợi nhuận, nó không bị định hướng thẩm mỹ vì lợi nhuận bằng quyền lực của quảng cáo, người nghệ sĩ không phải bị (được mua độc quyền)lệ thuộc vào nhà môi giới,...vì những tác phẩm của họ rất khác cái thẩm mỹ quen thuộc, phổ cập mà các bậc thầy của nghệ thuật hiện đại đã làm giới chơi tranh nhà giàu phương Tây trở thành những con nghiện
Tuy vậy, không vào được thị trường lớn thì vẫn có thị trường "lô cồ" tại các quận hạt trên khắp nước Mỹ để các hoạ sĩ Việt có thể thành đạt như trường hợp của hs Trương Bửu Giám, chuyên vẽ cá cảnh, rất được giới người Mỹ trung lưu ưa thích, hoặc như nhà điêu khắc Tuấn Nguyen, con trai của kiến trúc sư Nguyễn văn Nhâm, đã thành công ở thị trường mỹ thuật thương mại dành cho giới người Mỹ trung lưu có thị hiếu nghệ thuật bán cô điển. Lien Trương ở San Francisco và Thu Nguyên ở Hawaii cũng là những khuôn mặt nghệ sĩ gốc Việt thành công trong một chừng mực tại các vùng mà họ cư ngụ. Vậy mỹ thuật dòng chính Hoa Kỳ cũng chẳng khác gì một dòng sông lớn với nhiều nhánh nhỏ không kể đến những kênh đào, mỗi tình thế có những đòi hỏi tài năng thích hợp. Lớn thuyền thì lớn sóng, câu nói này vẫn không sai?
3. Kết.
Cuối cùng, mọi thứ dẫn đến thành hay bại trên con đường nghệ thuật đều phụ thuộc vào tâm thức và tài năng của người nghệ sĩ dù các bạn có thuộc màu da nào, dân tộc nào. Dòng chính hay dòng phụ không phải là lẽ sống còn của nghệ thuật, của sáng tạo và của phẩm cách người nghệ sĩ. Điều này không chỉ riêng đối với những ai còn "chân ướt chân ráo" trên đất Mỹ, một quê hương mới đầy tự do và đầy cơ hội nhưng cũng đầy nghiệt ngã.
Tôi tin rằng, tập trung hoàn toàn vào sáng tạo, tác phẩm của các bạn chắc chắn sẽ mãi mãi là những giá trị thật nhất được tạo ra bởi tài năng của các bạn, những nghệ sĩ mang dòng máu và tâm hồn Việt Nam. Các bạn luôn luôn thuộc về nền mỹ thuật Việt và hãy chói sáng trong nền mỹ thuật của dân tộc mình. Thế mà cũng không phải dễ đâu, thưa các bạn.
Bolsa tháng 11-2016
TRỊNH CUNG
Nói về ông, giới hội họa Việt Nam ghi nhận ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của làng mỹ thuật Việt Nam trước năm 1975. Nhưng từ lâu, ông ẩn dật và ít khi tiết lộ các tác phẩm của mình. Nhưng bên cạnh đó, Trịnh Cung còn là một nhà phê bình và nhận định về mỹ thuật với những góc nhìn rất đặc biệt.
Và dưới đây, là một tiểu luận nhận định về hội họa của ông, có nhiều nhận định thú vị, và cũng có thể sẽ gây tranh cãi, nhưng đáng giá để chia sẻ và tranh cãi.
Xin trân trọng giới thiệu với những độc giả quan tâm về hội họa.
=======================
Hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt và "Dòng Chính Hoa Kỳ"
1.
"Dòng chính" là gì và tại sao phải là "Dòng Chính" (main-stream)?
Ở mỗi quốc gia đều có một xu thế văn hoá riêng, một môi trường xã hội chính trị-kinh tế riêng, một dòng chủ lưu nghệ thuật đang chi phối mọi hoạt động của những ai có liên quan. Tuy nhiên, dòng chủ lưu văn hoá hay là xu thế chính về văn hoá của mỗi quốc gia có mức độ quan trọng khác nhau. Ở những nước yếu, chậm phát triển thì tầm quan trọng của nó chỉ nằm trong giới hạn nội địa, thậm chí nó còn dễ bị các dòng văn hoá mạnh của một số siêu cường tràn vào, làm đổi màu dòng văn hoá bản địa, nhất là ở vào thời đại "toàn cầu hoá" ngày nay.
Vì thế, khi những nghệ sĩ thuộc những quốc gia ở những vùng lục địa kém văn minh, chậm phát triển, khi di cư đến những đất nước phương Tây hoặc Hoa Kỳ, đều phải đối diện với vấn đề "Dòng Chính" nếu muốn hội nhập đúng nghĩa vào môi trường văn nghệ bản địa để thăng tiến sự nghiệp.
Tuy nhiên, riêng với nghệ thuật, để trở thành một hoạ sĩ thuộc dòng chính tại Mỹ là không dễ, rất khó là hiển nhiên, vì đây là một đất nước khổng lồ về mọi mặt, nơi có một số trung tâm nghệ thuật quyền lực nhất thế giới như thành phố New York, như thành phố Los Angeles,...là những nơi tập họp những tài năng nghệ thuật lớn trên toàn thế giới, phần lớn là người da trắng đến từ châu Âu từ hằng chục thập kỷ trước. Thứ đến là người Mỹ gốc Phi châu, họ đã và đang là một thế lực văn hoá có sức phủ sóng rộng lớn khắp nước Mỹ, gây ảnh hưởng rất lớn trong dòng chính văn nghệ Hoa Kỳ. Do vậy, sự quyến rũ của danh vọng ở đây ngày càng tăng đối với giới làm nghệ thuật không chỉ riêng đối với người Mỹ mà cả thế giới. Do vậy, nên khi một nghệ sĩ góc Á châu nào đó đang lưu vong mà chen chân được vào dòng chính ở đây thì được coi như một thành công quan trọng rất đáng hãnh diện, một giấc mơ đã hiện thực.
2.
Mỹ thuật của người Mỹ gốc Việt từ Cộng đồng đến Dòng chính tại Hoa Kỳ.
Chắc chắn đây là một vấn đề không dễ trình bày một cách đầy đủ vì nước Mỹ quá rộng lớn, người Việt cư ngụ khá phân tán, dù từ nhiều năm trước cũng đã đến nhiều thành phố như New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles, Seattle, Indiana, New Oleans, Houston, tác giả không thể cho rằng những hiểu biết của mình về vấn đề được đề cập như trên là chính xác, chỉ là tương đối, rất cần sự bổ sung của quí thân hữu để cho đề tài được lý giải hoàn chỉnh hơn.
Và xin nhấn mạnh những gì tác giả nêu ra ở đây không có tính phê bình, hay cố tình xúc phạm một nghệ sĩ nào mà chỉ thuần về dẫn giải tình hình hoạt động mỹ thuật của người Việt tại Mỹ, chủ yếu quan sát này chỉ tập trung quan sát về miền Nam California là chủ yếu.
A. Nghệ sĩ Việt lưu vong là của riêng cộng đồng người Việt ở hải ngoại và chỗ đứng của họ mãi mãi là trong lịch sử của nền hội hoạ Việt Nam.
Không chỉ riêng cho mỹ thuật, các bộ môn nghệ thuật khác, các văn nghệ sĩ người Việt lưu vong cũng đều hoạt động cho cộng đồng người Việt tại Mỹ là tất yếu kể từ sau ngày 30-4-1975, vì cả 2, nghệ sĩ và cộng đồng đều cần nhau, dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Đó cũng là cách dựng lại một phần quê hương mà họ đã bị tước đoạt sau ngày 30-4-75. Văn hoá là thứ quê hương không ai đánh cướp được của họ và cũng là số vốn cần thiết và quan trọng nhất để họ đứng lên, vượt qua mọi khổ đau, mọi nghiệt ngã để làm lại cuộc đời trên xứ lạ quê người.
Để có một cuộc sống tương đối tốt đẹp, người Việt tỵ nạn phải mất 21 năm làm lại cuộc đời trên đất Mỹ kể từ 1975 đến 1996. 1996 là năm tôi đến Mỹ lần đầu,sau 21 năm. Nếu lấy con số 21 năm như vừa nêu trên cộng với số tuổi của những người bạn như các anh chị: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Trí Minh, Vị Ý, Hiếu Đệ, Ngy Cao Uyên, Nguyễn Quỳnh,Đinh Cường,.., lúc sang Mỹ vào khoảng trên dưới 40 tuổi thì cũng đã hơn 50 tuổi thì khó mà có một sự thay đổi lớn trong cách vẽ và tư duy nghệ thuật để phù hợp với "dòng chính" nghệ thuật Hoa Kỳ, hay nói một cách dễ hiểu hơn là tranh của họ với một nội dung đầy tính tự sự của người Việt Nam vốn rất nặng tính hoài niệm quá khứ của dân tộc mình thì làm sao khơi lên được cảm xúc của người bản địa vốn có một nền văn hoá rất khác với VN và chưa đủ thân thiện để dành cho mỹ thuật của những vị khách xa lạ kia một sự quan tâm đáng kể.
Khái quát là như vậy, về thực tế các hoạ sĩ của chúng ta đã tái lập cuộc sống của mình trên đất Mỹ thật cực kỳ khó khăn sau khi đến được vùng đất tự do. Trong số họ có người đem được cả gia đình theo, có người đi một mình, thất lạc vợ con, tất cả đều trắng tay, lạc lõng giữa xứ người mênh mông và lạ lẫm trăm bề.
Trước khi họ có được một cuộc sống tốt đẹp như tôi đã thấy tận mắt vào năm 1996 khi lần đầu được đến Mỹ với tư cách một khách mời của một Trường Đại học thì họ đã phải làm lao động đủ mọi nghề kể cả việc lau dọn nhà vệ sinh để kiếm cơm, họ cũng đã làm báo, làm truyền thanh, ca hát, viết văn, vẽ tranh, làm tượng, diễn kịch, đóng tuồng,...để nuôi nhau, để đồng cam cộng khổ vì "Anh Phải Sống". Một ví dụ, nhà điêu khắc thuộc hàng đầu Việt Nam, Mai Chửng đã bán bánh mì trước cổng các hãng xưởng ở San Jose, sau đó qua Hawaii lái taxi kiếm được nhiều tiền hơn hòng đủ để gởi về VN nuôi vợ và 3 người con, ngoài ra phải để dành đủ để bảo lãnh vợ con qua Mỹ đoàn tụ rồi mới tính tiếp chuyện tiếp tục làm điêu khắc.
Một trường hợp khác, anh Trần Xuân Thành, nguyên là sĩ quan Cục Tâm Lý Chiến, qua Mỹ diện HO, trước khi làm phóng viên nhiếp ảnh cho nhật báo NV, đã làm việc quét dọn cho một nhà thờ ở quận Cam mấy năm đầu định cư ở đây. Các nhà văn, nhà thơ,...nhiều người cũng làm nghề chạy bàn (phục vụ nhà hàng), cắt cỏ, xúc tuyết,...để kiếm sống. Các bác sĩ, thầy giáo, sĩ quan các cấp, các ca nhạc sĩ, vân vân và vân vân cũng chẳng mấy ai có được cuộc sống như ý, như thời hoàng kim của họ trước khi Sài Gòn thất thủ.
Chuyến đi này là một bước ngoặt đối với tôi, nó làm thay đổi cuộc đời tối tăm của tôi sau hơn 20 năm kể từ sau sự thảm bại của Miền Nam Quốc Gia. Tôi được đi nhiều nơi, viếng nhiều bảo tàng mỹ thuật danh tiếng, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp nổi tiếng lớp trước, lớp đồng thời và cả lớp vừa tốt nghiệp các trường mỹ thuật của Hoa Kỳ (thế hệ 1,5) như Hoàn Vũ, Long Nguyễn, Ann Phong. Họ sống và làm việc thuộc vùng Orange County và Los Angeles và ngày nay đã thành danh. Trong số 3 bạn ấy, Hoan Vu là (có lẽ) người nghệ sĩ đương đại gốc Viêt đầu tiên được cấp một studio trong khu Bergamot Station Arts Center của Santa Monica-Los Angeles vào khoảng năm 1998. Đây là một trong những trung tâm nghệ thuật đương đại dành cho những tài năng mới đến sống và sáng tác, được sự tài trợ một phần đáng kể tiền thuê nhà nhằm tạo cơ hội cho họ trở thành nghệ sĩ đẳng cấp của mỹ thuật Hoa Kỳ sau một thời gian thử thách nhất định. Có thể coi đây là khởi nghiệp cho mỹ thuật dòng chính Hoa Kỳ của Vũ.
Trở lại vấn đề mỹ thuật cộng đồng và mỹ thuật dòng chính của các hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt, thế hệ di tản qua Mỹ sớm và đã từng có danh ở Sài Gòn trước 75 như các anh hay chị: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Vị Ý, Nguyễn Trí Minh, Trương Thị Thịnh, Ngy Cao Uyên, Nguyễn Quỳnh,...sau đó là Tạ Tỵ, Hiếu Đệ, Đinh Cường, Mai Chửng, Nguyên Khai, Nguyễn Phước, Hồ Thành Đức- Bé Ký, Nghiêu Đề,...
Tất cả họ đều đứng bên ngoài nền hội hoạ Mỹ (dòng chính) như một tất yếu dù xét về mặt tài năng, họ chẳng kém các hoạ sĩ bản địa.
Có thể đưa ra những lý do sau đây giải thích vì sao các anh chị ấy chọn đứng bên ngoài "dòng chính"
- Là kẻ di tản đến Mỹ với hai bàn tay trắng.
- Môi trường văn hoá hoàn toàn xa lạ. Khó hội nhập được vào xã hội Mỹ. Nước Mỹ quá rộng, họ bị xé rời ra mỗi người một phương. Mọi trật tự và những giá trị mà giới hoạ sĩ như đã kể tên đã tạo ra trong những thập nên 60-70 ở Miền Nam Việt Nam nay đã tan vỡ khi họ phải sinh tồn trong những cộng đồng nhỏ nhoi nằm rải rác khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ.
- Làm văn nghệ của giới văn nghệ sĩ người Việt lưu vong, không riêng ở Mỹ, là một nỗ lực có tính níu kéo một quá khứ tốt đẹp một thời nhằm nuôi dưỡng, vực dậy tinh thần của chính họ khi đang ở bên bờ vực tuyệt vọng.
- Cái hoài vọng và tình yêu quê nhà luôn chiếm lĩnh tâm hồn họ nên nghệ thuật của họ là sự nối dài những đề tài quen thuộc từng tạo nên những giá trị được xưng tụng trước ngày Sài Gòn hoàn toàn thất thủ.
- Nếu có một ai trong số họ đã thử thời vận bằng cách đưa tranh mình đến một vài gallery của người Mỹ thì cũng không có kết quả gì đáng kể. Lý do là tranh của hoạ sĩ Việt Nam không chạm được vào cảm quan nghệ thuật của giới chơi tranh chuyên nghiệp người Mỹ (có mục đích đầu tư) nên không mấy ai sưu tập và do đó đã không mang lại lợi nhuận cho gallery.
- Lý do sau cùng là ngoài một số hoạ sĩ thành danh hàng đầu của mỹ thuật Sài Gòn như Tạ Tỵ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Hiếu Đệ, Ngy Cao Uyên,... chủ trương sống yên lặng, một số khác đã khá thành công trong phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt tác phẩm bởi những người đồng hương yêu tranh ở khắp nơi trên đất Mỹ như các anh chị hoạ sĩ Đinh Cường, Nguyên Khai, Hồ Thành Đức - Bé Ký, Nguyễn Phước,... nên việc vào dòng chính không còn là điều cần thiết với lớp hoạ sĩ VN thuộc thế hệ có tuổi như đã vừa đề cập.
Tuy nhiên, cũng cần đề cập tới 2 trường hợp đã từng đặt chân, hay đúng hơn là đã có cơ hội không thể tốt hơn để trở thành hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên bước vào dòng chính mỹ thuật Hoa Kỳ, tôi muốn nói tới trường hợp của hai anh, một là Võ Đình, hai là Nguyễn Quỳnh.
Võ Đình không phải là hoạ sĩ di tản vì vụ 30-4-75, anh đi du học trước đó, ở Pháp, sau chuyển qua sống ở Mỹ. Hội hoạ của Võ Đình thuộc khuynh hướng Trừu Tượng mang tinh thần phương Đông. Giới quan sát nghệ thuật Tây gọi Võ Đình là Zao Wou Ki VN (hs trừu tượng nổi tiếng thế giới, người Trung Hoa). Thành công đáng ao ước mà Võ Đình gặt hái được là tranh anh đã từng được bày chung với các danh hoạ hiện đại tầm thế giới như Max Ernt, Atlant, Mathieu,... tại một gallery ở New York trước năm 1975.
Riêng Nguyễn Quỳnh, là hoạ sĩ Sài Gòn di tản đến Mỹ vì sự kiện lịch sử 30-4-75. Không như các đồng nghiệp lưu vong khác, anh lao vào việc học và đã đỗ 2 bằng tiến sĩ, một về Lịch sử Mỹ thuật và một về Triết học tại Đại học Colombia, New York, sau khi tới Mỹ. Nhưng đặc biệt hơn hết là hoạ sĩ Nguyễn Quỳnh đã có tranh được Bảo Tàng danh tiếng nhất của Mỹ, Guggenheim ở New York chọn mua trong một kỳ tìm kiếm tài năng trẻ vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Đây là một điều kỳ diệu, một giấc mơ vàng, một cuộc trúng số độc đắc không chỉ đối với một hoạ sĩ gốc Việt mà của cả các hoạ sĩ của các vùng lãnh thổ kém phát triển trên toàn thế giới thuộc độ tuổi chưa quá 40.
Thế mà, những cơ hội hiếm hoi như vậy đến với Võ Đình và Nguyễn Quỳnh để trở thành những hoạ sĩ đích thực của dòng chính Hoa Kỳ lại tan thành mây khói chỉ vì họ thiếu một khả năng dấn thân toàn diện cho nghệ thuật. Có nghĩa là họ phải chỉ sống và chết cho nghệ thuật, họ coi việc từ chối tất cả mọi trách nhiệm khác chẳng có liên quan gì đến sáng tác là điều bình thường và bất chấp việc chọn lựa ấy sẽ trắng tay nếu thất bại. Làm được điều như thế, người Việt mình hiếm có ai.
B. Hoạ sĩ người Việt thế hệ trẻ và Dòng Chính Hoa Kỳ.
Đây là vấn đề lớn đối với các hoạ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt nói riêng và giới trí thức trẻ đã được đào tạo tại các Đại học Hoa Kỳ nói chung. Đa số họ đều tự cảm thấy bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng khi họ phải mang trên người những chỉ dấu văn hoá của cộng đồng thiểu số Người Việt lưu vong có xuất thân là "thuyền nhân" hay HO.
Sự kiện cuộc triển lãm mang tên FOB đã được họ tổ chức ngay tại Bolsa, thủ phủ của người Việt tỵ nạn, cách nay hơn 5 năm một cách qui mô để kêu gọi cộng đồng người Việt thôi chống cộng cực đoan, tiến bộ hơn, quên hận thù, đừng kéo giới trẻ Việt vào cái vũng lầy đau thương và thù hận vì mất nước, mất tài sản riêng,... của các bậc cha mẹ mà bản thân họ không hề dính líu gì với cuộc chiến tranh Việt Nam. Và cái cộng đồng "Bolsa" này dưới mắt thế hệ trẻ là một thứ "getto" lạc hậu, một chốn còn bị dè bỉu là "gió tanh mưa máu". Họ cảm thấy xấu hổ và cần phải có một cuộc "đối thoại" để thay đổi, để cắt đuôi quá khứ. Tiến vào dòng chính Hoa Kỳ là mục đích phải đạt tới của hầu hết các bạn ấy.
Đối với mỹ thuật, trên lý thuyết, để vào được dòng chính ở đây là điều không khó vì lợi thế của ngôn ngữ hội hoạ, một ngôn ngữ không cần phiên dịch. Tuy nhiên, lại không dễ như chúng ta tưởng.
Nghệ thuật vốn rất phức tạp và không ngừng thay đổi cả trong phong cách, trường phái và cả thị trường kể từ khi hội hoạ hiện đại ra đời. Nói đến thị trường nghệ thuật thì ngày nay nó là một quyền lực ghê gớm, nó chi phối toàn bộ hệ thống nghệ thuật bao gồm truyền thông, thị hiếu, giá cả, giá trị, tài năng, bảo tàng, gallery, art fair, các sự kiện Lưỡng Niên, Tam niên,... Nói chung là mọi sự sáng tạo muốn hiện hữu, muốn được thừa nhận và lưu thông đều phải qua sự chọn lọc của thị trường và phải trả giá. Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhất và mẫu mực không chỉ cho nghệ thuật mà cho tất cả mọi ngành. Mọi tài năng gần như không thể tự trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình với các đại gallery mà hầu như phải nhờ người đại diện chuyên nghiệp hay còn được gọi là nhà môi giới nghệ thuật (art dealer).
Để lọt vào mắt xanh của những nhà môi giới nghệ thuật là một điều cực khó cho hoạ sĩ người Việt. Cho tới ngày hôm , chưa thực sự có ai trong các hoạ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt có tranh thường trực tại các gallery thuộc đẳng cấp hàng đầu ở New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles,...
Ở đây, cần phân biệt nghệ thuật thị trường và nghệ thuật phi lợi nhuận, một dòng chảy khác của nghệ thuật dòng chính tại Hoa Kỳ và thế giới. Nó không bị chi phối bởi lợi nhuận, nó không bị định hướng thẩm mỹ vì lợi nhuận bằng quyền lực của quảng cáo, người nghệ sĩ không phải bị (được mua độc quyền)lệ thuộc vào nhà môi giới,...vì những tác phẩm của họ rất khác cái thẩm mỹ quen thuộc, phổ cập mà các bậc thầy của nghệ thuật hiện đại đã làm giới chơi tranh nhà giàu phương Tây trở thành những con nghiện
Tuy vậy, không vào được thị trường lớn thì vẫn có thị trường "lô cồ" tại các quận hạt trên khắp nước Mỹ để các hoạ sĩ Việt có thể thành đạt như trường hợp của hs Trương Bửu Giám, chuyên vẽ cá cảnh, rất được giới người Mỹ trung lưu ưa thích, hoặc như nhà điêu khắc Tuấn Nguyen, con trai của kiến trúc sư Nguyễn văn Nhâm, đã thành công ở thị trường mỹ thuật thương mại dành cho giới người Mỹ trung lưu có thị hiếu nghệ thuật bán cô điển. Lien Trương ở San Francisco và Thu Nguyên ở Hawaii cũng là những khuôn mặt nghệ sĩ gốc Việt thành công trong một chừng mực tại các vùng mà họ cư ngụ. Vậy mỹ thuật dòng chính Hoa Kỳ cũng chẳng khác gì một dòng sông lớn với nhiều nhánh nhỏ không kể đến những kênh đào, mỗi tình thế có những đòi hỏi tài năng thích hợp. Lớn thuyền thì lớn sóng, câu nói này vẫn không sai?
3. Kết.
Cuối cùng, mọi thứ dẫn đến thành hay bại trên con đường nghệ thuật đều phụ thuộc vào tâm thức và tài năng của người nghệ sĩ dù các bạn có thuộc màu da nào, dân tộc nào. Dòng chính hay dòng phụ không phải là lẽ sống còn của nghệ thuật, của sáng tạo và của phẩm cách người nghệ sĩ. Điều này không chỉ riêng đối với những ai còn "chân ướt chân ráo" trên đất Mỹ, một quê hương mới đầy tự do và đầy cơ hội nhưng cũng đầy nghiệt ngã.
Tôi tin rằng, tập trung hoàn toàn vào sáng tạo, tác phẩm của các bạn chắc chắn sẽ mãi mãi là những giá trị thật nhất được tạo ra bởi tài năng của các bạn, những nghệ sĩ mang dòng máu và tâm hồn Việt Nam. Các bạn luôn luôn thuộc về nền mỹ thuật Việt và hãy chói sáng trong nền mỹ thuật của dân tộc mình. Thế mà cũng không phải dễ đâu, thưa các bạn.
Bolsa tháng 11-2016
TRỊNH CUNG
Tuesday, November 29, 2016
TIN VIỆT NAM
Ông Trump thúc công ty Apple rút khỏi Việt Nam
Tổng thống đắc cử của Mỹ không muốn tập đoàn Apple tiếp tục sản xuất sản phẩm ở Việt Nam, mà thay vào đó, chuyển về Hoa Kỳ, đã gây nhiều phản ứng trái chiều ở trong nước.Ông Donald Trump mới đây đã nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone lập nhà máy ngay tại Hoa Kỳ.
Tổng thống tân cử tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với tờ the New York Times hôm 23/11 rằng ông sẽ đưa ra các chính sách về thuế có lợi để Apple “xây một hoặc nhiều nhà máy lớn ở Mỹ” thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, cựu viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng quan điểm của ông Trump “có tính chất chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ”, và điều đó sẽ khiến thế giới và Việt Nam “chịu thiệt thòi”.
Về tuyên bố muốn rút việc sản xuất linh kiện sản phẩm của Apple khỏi Việt Nam, chuyên gia kinh tế độc lập này nói thêm:
“Ít nhất bản thân ông ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng vì khi đưa về, tiền lương, tiền công ở bên đấy rất là cao, mà khi tiền lương, tiền công cao thì chi phí giá thành đội lên rất là lớn. Mỹ liệu có khả năng chịu đựng được hay không. Nếu lao động, nhân công rẻ thì chắc chắn nó sẽ tốt hơn, chi phí thấp hơn mà chi phí thấp hơn thì Mỹ được hưởng lợi”.
Nhiều tờ báo ở trong nước cũng đồng loạt đưa ra nhiều bình luận về tuyên bố của ông Trump. Tờ Người Đưa Tin viết rằng “ông Trump tung chiêu dụ Apple bỏ Trung Quốc, Việt Nam để về Mỹ”.
Tờ này viết tiếp: “Bất kỳ chính sách ưu đãi như thế nào đi chăng nữa thì để sản xuất một sản phẩm tại một quốc gia có chi phí nhân công cao như Mỹ, giá iPhone sản xuất tại Mỹ có thể tăng gấp đôi so với giá hiện tại, điều mà Apple chắc chắn không muốn”.
Báo chí trong nước trích dữ liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết rằng công ty Apple đã lập chi nhánh tại Việt Nam cuối năm ngoái với vốn điều lệ 15 tỷ đồng.
Trước những phát ngôn ít ỏi liên quan tới Việt Nam, ông Long cho VOA
Việt Ngữ biết thêm rằng các kinh tế gia ở trong nước vẫn đang theo dõi
mọi động thái của ông Trump để đoán định xem chính sách đối với Việt Nam
của ông Trump trong tương lai ra sao.
Tiến sỹ kinh tế này nói thêm:
“So với ông Obama thì ông này tính cách hoàn toàn khác. Người ta cũng có
suy nghĩ rằng với tính cách thất thường thì đường lối của ông ấy như
thế nào cũng chưa rõ. Người ta cũng đang chờ đợi. Chính kiến Việt Nam
thực sự mà đánh giá cụ thể ông như thế nào thì cũng chưa có ai có quan
điểm, nhưng tất nhiên là cũng sẽ khó khăn hơn thời ông Obama”.
Dù theo đánh giá của các nhà quan sát, hiện vẫn chưa rõ chính sách của
ông Trump đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam
nói riêng, phát biểu tại một cơ quan nghiên cứu về chính sách công ở
thủ đô Washington DC mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh bày
tỏ lạc quan rằng mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp
tục phát triển.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở thủ đô Washington nói thêm
rằng Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với tân chính quyền Mỹ để củng cố
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách thực tiễn, lâu dài và bền
vững.
Việt Nam sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
– Thái Bình Dương, APEC, vào năm sau và theo ông Vinh, Hà Nội hy vọng
rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ tới thăm Việt Nam và tham dự sự kiện
này.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam vừa có những thay đổi nhân sự quan trọng vào ngày hôm qua với những bổ nhiệm mới.
Ở Bộ Quốc phòng, Đại tá Phùng Quang Hải, con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã bàn giao chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty 319 cho người khác. Báo chí trong nước không đưa tin cụ thể tại sao có thay đổi này ở Bộ Quốc phòng.
Tổng công ty 319 trực thuộc Bộ Quốc phòng, chuyên lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông thủy lợi, rà phá bom mìn, và bất động sản. Năm 2009, ông Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty 319. Đến tháng 8 năm 2011, ông được bố của mình là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty 319.
Tại Bộ Công An, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội làm Phó Tổng Cục trưởng tổng cục Cánh sát Bộ Công An.
Ở Bộ Quốc phòng, Đại tá Phùng Quang Hải, con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã bàn giao chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty 319 cho người khác. Báo chí trong nước không đưa tin cụ thể tại sao có thay đổi này ở Bộ Quốc phòng.
Tổng công ty 319 trực thuộc Bộ Quốc phòng, chuyên lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông thủy lợi, rà phá bom mìn, và bất động sản. Năm 2009, ông Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty 319. Đến tháng 8 năm 2011, ông được bố của mình là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty 319.
Tại Bộ Công An, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội làm Phó Tổng Cục trưởng tổng cục Cánh sát Bộ Công An.
Việt Nam: Nợ công tăng nhanh do đầu tư công thiếu hiệu quả
Nợ công đang nổi lên trở lại thành một chủ đề thời sự nóng bỏng tại Việt Nam vì tốc độ tăng quá nhanh của món nợ mà các thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam như vậy là cao hơn các nước láng giềng như Malaysia ( 53% ) và Thái Lan ( 41% ). Một phần chính là do nợ công tăng cao như vậy mà chính phủ Việt Nam đã buộc phải từ bỏ dự án nhà máy điện hạt nhân, một dự án cần một số vốn đầu tư quá lớn. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân chính khiến nợ công Việt Nam tăng nhanh là do hiệu quả của đầu tư công quá thấp.
Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn 25/11/2016
Nghe
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam công bố vào tháng 7 năm nay, Ngân hàng Thế giới cho rằng yếu tố chính khiến nợ công của Việt Nam tăng nhanh như vậy là do tình trạng thâm hụt tài khóa lớn và dai dẳng và thâm hụt này phần lớn được bù đắp từ nguồn vay nợ trong nước.
Cũng theo báo cáo nói trên, nhu cầu chi trung hạn - bao gồm chi trả nợ ngắn hạn trong nước - cũng lớn, đồng thời mức chi trả lãi cũng bắt đầu tăng. Trong lúc đó thì nguồn vốn ưu đãi bên ngoài sẽ giảm do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và phải huy động nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
Trong tình hình như vậy, theo Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Việt Nam là cần phải có một kế hoạch củng cố tài khoá tốt nhằm hợp lý hóa, giảm nhu cầu vào vốn ngân sách, đồng thời tiết kiệm chi phí đi vay thương mại bằng cách tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư và cải thiện độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường vốn.
Là một trong những cố vấn chủ chốt cho Luật quản lý nợ công sửa đổi, ông Robrigo Cabral, làm việc cho Ngân hàng Thế giới, trong một bài viết đăng trên trang worldbank.org ngày 14/11, cũng đã nhấn mạnh rằng nhu cầu về tài chính của Việt Nam đã thay đổi, vì Việt Nam đã rời khỏi hàng ngũ các quốc gia có thu nhập thấp để gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. Sự tăng trưởng này kéo theo những nhu cầu mới về đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và vào các chương trình xã hội. Những đầu tư này cần phải có nguồn tài chính từ chính phủ.
Cũng theo bài viết trên trang worldbank.org, Việt Nam “đang tiến tới một cơ chế quản lý nợ công dựa trên thị trường”. Một mặt, huy động vốn ngày càng tốn kém vì Việt Nam ngày càng ít được hưởng các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ các định chế tài chính đa phương như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á. Mặt khác, nó cũng mở ra cho Việt Nam nhiều chọn lựa về cách vay tiền và nhiều công cụ tài chính, tạo ra nhiều phương án để cân bằng chí phí/rũi ro cho nợ công.
Như đã nói ở trên, nợ công của Việt Nam tăng nhanh chính là do tình trạng thâm hụt tài khóa dai dẳng. Theo ghi nhận của ông Dominic Scriven, chủ tịch Dragon Capital, một trong những quỹ đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, chính tình trạng thâm hụt ngân sách dằng dai này đã thúc đẩy chính phủ phải đẩy mạnh tiến trình tư nhân hóa. Một loạt các tập đoàn Nhà nước như Habeco, Sabeco và Vinamilk sẽ “thoái vốn”, tức là Nhà nước rút phần vốn của mình ra, bán vốn đó cho các nhà đầu tư tư nhân và ngoại quốc, với mục tiêu huy động được 7 tỷ đôla, bù đắp cho khoảng thâm hụt tài khoá hàng năm khoảng 10 tỷ đôla.
Việt Nam tìm con đường thay thế hiệp định TPP
Sau hơn 5 năm thương lượng gay go, đến tháng 10/2015, hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã được ký kết. Mục tiêu của hiệp định này cũng chính nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đồng minh châu Á, trước đà lớn mạnh của Trung Quốc.
Quyết định nói trên của tổng thống Obama gần như đã "khai tử" hiệp định tự do mậu dịch với châu Á. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Donald Trump đã nhấn mạnh lập trường chống TPP, xem hiệp định này là một "thảm họa" với Hoa Kỳ, vì nó sẽ làm người dân Mỹ mất thêm nhiều việc làm. Cho nên, hầu như không còn khả năng TTP "thoát chết" với chính quyền Trump.
Theo quy định của TPP, hiệp định này chỉ có thể có hiệu lực nếu có sự tham gia của Hoa Kỳ, bởi vì nền kinh tế nước này chiếm đến 2/3 tổng GDP của 12 nước thành viên.
Đây sẽ là một vố rất đau đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vì Hà Nội đã trông chờ rất nhiều vào TPP, để một mặt đẩy nhanh hội nhập kinh tế thế giới và mặt khác thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Có thể nói TPP là một bước rất quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước cựu thù, Việt Nam và Mỹ, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung vẫn không êm xuôi do căng thẳng trên vấn đề Biển Đông.
Thật ra thì từ mấy tháng qua, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chuẩn bị cho khả năng TPP chết yểu, bởi vì ngay cả ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton cũng đã tỏ lập trường chống hiệp định này. Tuy không chủ trương hủy bỏ TPP, nhưng bà yêu cầu thương lượng lại hiệp định này, một điều mà chắc chắn là các quốc gia khác sẽ không chấp nhận.
Sau khi tổng thống Obama thông báo tạm dừng thủ tục trình TPP ra Quốc Hội mãn nhiệm, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 17/11/2016, đã thông báo là Việt Nam cũng chưa đưa hiệp định này ra Quốc Hội. Nhưng ông Phúc coi như ghi nhận khả năng hiệp định TPP bị "xóa sổ", khi tuyên bố, dù tham gia TPP hay không thì Việt Nam "vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới". Thủ tướng Việt Nam còn nói rằng dù sao quan hệ giữa Hà Nội với Washington sẽ vẫn rất vững chắc, nhưng ông nhấn mạnh đến chính sách của Việt Nam là đa phương và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, xem tất cả các nước đều là bạn.
Nhưng Việt Nam nên chọn con đường nào để thay thế cho TPP? Và việc TPP bị “khai tử” có ảnh hưởng gì đến quyết tâm cải cách của Việt Nam? Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ở Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161121-viet-nam-tim-con-duong-thay-the-tpp
Monday, November 28, 2016
TRUMP ĐA KÍCH GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ
Cuộc gặp đầy sửng sốt giữa ông Trump và các trùm truyền thông
Cuộc họp giữa ông Donald Trump và các nhân vật cộm cán trong giới truyền thông Mỹ diễn ra tại tòa tháp Trump hôm 21/11 được đánh giá “hoàn toàn là một thảm họa”.
Ông Donald Trump và ba nhà báo kỳ cựu Gayle King, George Stephanopoulos và Wolf Blitzer (Từ trái qua phải)Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã nhân cơ hội này lớn tiếng chỉ trích giới truyền thông. Tờ New York Post dẫn một nguồn tin cho biết: “Ông Trump bắt đầu với Giám đốc CNN Jeff Zucker. Ông nói: ‘Tôi ghét kênh của anh, mọi người làm việc tại CNN đều là kẻ dối trá và anh nên lấy làm xấu hổ’”.
Nguồn tin thứ hai cũng xác nhận về sự vụ căng thẳng này. “Cuộc gặp diễn ra trong một căn phòng họp lớn có khoảng 30 - 40 người, bao gồm cả những người dẫn chương trình kỳ cựu tại đủ các kênh”, người này cho biết.
Ông Trump tiếp tục nói: “Chúng ta đang ở trong một căn phòng toàn kẻ dối trá, giới truyền thông đầy mánh khóe và không chân thật”. Ông nhận xét tất cả những người có mặt trong căn phòng.
Tổng thống Mỹ đắc cử đã không nhắc đích danh tên phóng viên Katy Tur của kênh NBC có mặt tại cuộc họp nhưng đã nhắc đến việc một nữ phóng viên NBC đưa tin sai, rồi nhắc tới một nữ nhà báo khác từng khóc khi bà Hillary Clinton thua cuộc. Nữ nhà báo này chính là Martha Raddatz và cô cũng có mặt trong phòng họp.
Theo các nhân chứng, nhóm phóng viên đã rất choáng váng khi tham dự buổi họp này. Tuy nhiên, người phát ngôn của ông Trump, bà Kellyanne Conway lại khẳng định cuộc họp này “chưa từng có tiền lệ” và “tuyệt vời”.
Đại diện của giới truyền thông có mặt tại cuộc họp với ông Trump bao gồm ba phóng viên của kênh NBC, bốn phóng viên của đài ABC cùng với các phóng viên tại kênh Fox News, MSNBC, CNN.
Trong diễn biến mới nhất, ông Trump đã quyết định hủy cuộc gặp với đại diện báo New York Times dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 (theo giờ Mỹ) với lý do tờ báo này thể hiện “không tốt” đối với ông. Song ông viết trên tài khoản Twitter cá nhân rằng vẫn còn có khả năng về một buổi họp khác với tờ báo trên.uy
TRẦN THÀNH NAM * NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI VIỆT NAM?
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI VIỆT NAM?
Chuyên Gia Nguyễn Võ Minh Tâm xin gửi đến Quý Phụ Huynh và Học Viên bài viết chia sẻ về câu chuyện "Người Nước Ngoài Nghĩ Gì Về Người Việt Nam"
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam ? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/ họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?
(Trần Thành Nam)
-------------
Facebook: https://www.facebook.com/CongdongNhanTriDung
http://nhantridung.edu.vn/Chia-Se/Chia-Se-Tu-Chuyen-Gia/122/Nguoi-Nuoc-Ngoai-Nghi-Gi-Ve-Nguoi-Viet-Nam.html
Sunday, November 27, 2016
Các tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ đã tiến hành hơn 700 cuộc tuần
tra trên Biển Đông trong năm 2015, biến Trung Quốc trở thành mục tiêu
theo dõi số một của Hoa Kỳ, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc
gia về Biển Đông của nhà nước Trung Quốc.
Theo phúc trình này, các cuộc tuần tra đã đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Tài liệu lần đầu tiên được Trung Quốc công bố này cảnh báo rằng các hoạt động tuần tra nhắm mục tiêu của Mỹ có thể dẫn đến quân sự hóa ở vùng Biển Đông.
“Trung Quốc có thể thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ở Biển Đông nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp trong khu vực”, ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch viện nghiên cứu trên nói với phóng viên ở Bắc Kinh.
Theo phúc trình này, các cuộc tuần tra đã đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Tài liệu lần đầu tiên được Trung Quốc công bố này cảnh báo rằng các hoạt động tuần tra nhắm mục tiêu của Mỹ có thể dẫn đến quân sự hóa ở vùng Biển Đông.
“Trung Quốc có thể thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ở Biển Đông nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp trong khu vực”, ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch viện nghiên cứu trên nói với phóng viên ở Bắc Kinh.
Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng sau khi Trung Quốc xây dựng các đảo
nhân tạo với đường băng và các ngọn hải đăng trên các rạn san hô mà
quốc gia này tuyên bố chủ quyền.
Ông Donald Trump, người chuẩn bị nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng
Giêng, đã cáo buộc Bắc Kinh xây dựng một pháo đài quân sự trên các rạn
san hô. Ông nói hồi tháng Ba rằng các lãnh đạo Trung Quốc “cố tình làm
như vậy vì họ không tôn trọng tổng thống và đất nước chúng ta”.
Ông Ngô nói: “Rất có khả năng Tổng thống tân cử Donald Trump triển khai
thêm tàu ở Biển Đông”. Ông cho biết thêm rằng xảy ra xung đột trong khu
vực "rất nhỏ".
Một phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Honolulu đã không đưa ra bình luận ngay lập tức báo cáo này.
Tài liệu có tên “Báo cáo về Quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương” cũng cho biết Nhật Bản “mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ ở Biển Đông”. Nhật
Bản đã đụng độ với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông.
Theo bản báo cáo, các cuộc tập trận hải quân do Mỹ, Nhật Bản và Úc thực
hiện “rõ ràng nhắm vào Trung Quốc”. Ba quốc gia này đã thực hiện các
cuộc tập trận đầu tiên vào tháng 7 năm 2015 tại nhiều khu vực xung quanh
Úc và các cuộc tập trận khác hồi tháng Tư ở biển Java.
Việc dự kiến triển khai hệ thống tên lửa tối tân của Mỹ tại Hàn Quốc sẽ
làm suy yếu lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc và khu vực, báo
cáo cho biết.
Trung Quốc cũng từng cảnh báo Hoa Kỳ và Ấn Độ rằng việc tập trận hải
quân chung ở Biển Đông của những quốc gia bên ngoài khu vực có thể đe
dọa hòa bình và ổn định.
Theo Bloomberg, Reuters
Trung Quốc: Ông Trump vẫn ôm mộng ‘bá chủ’ ở Biển Đông
Một nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump không có nghĩa là Mỹ sẽ rút
ra khỏi Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mộng “bá chủ khu
vực”, các học giả Trung Quốc, những người đã soạn thảo một phúc trình
cho một viện nghiên cứu có ảnh hưởng của chính phủ, bình luận hôm thứ
Sáu.
Đảm bảo việc “kiểm soát tuyệt đối" ở Biển Đông là điểm mấu chốt của chiến lược quân sự Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo bản báo cáo được các tác giả cho biết là lần đầu tiên công khai đánh giá về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực, được công bố hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh.
"Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông", ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.
Đảm bảo việc “kiểm soát tuyệt đối" ở Biển Đông là điểm mấu chốt của chiến lược quân sự Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo bản báo cáo được các tác giả cho biết là lần đầu tiên công khai đánh giá về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực, được công bố hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh.
"Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông", ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.
Ông Trump hiếm khi nhắc đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh
cử, nhưng tập trung vào quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đe dọa sẽ coi
Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và đánh thuế nhập khẩu lên hàng hóa
Trung Quốc.
Ông Ngô nói thêm rằng các cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh cũng như lập trường bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Ông còn cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông có khả năng gia tăng đồng thời với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Ông Ngô nói thêm rằng các cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh cũng như lập trường bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Ông còn cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông có khả năng gia tăng đồng thời với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm đối phó với việc hạn chế tự do hàng hải
của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Bắc Kinh nổi giận và làm dấy lên lo
ngại xung đột quân sự.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gọi một cuộc tuần tra của tàu chiến Hoa Kỳ hồi tháng 10 là “bất hợp pháp” và “khiêu khích”.
Báo cáo cho biết “Theo quan điểm của Hoa Kỳ, các hoạt động xây dựng bành
trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khẳng định sự nghi ngờ của Hoa Kỳ
rằng Trung Quốc có ý định thực hiện chiến lược ngăn tiếp cận đối với
vùng biển này”.
Sẽ có “sự tiếp diễn hơn là thay đổi” trong chính sách quân sự của ông
Trump ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Chu Phong, giám đốc Trung tâm Biển
Đông thuộc Đại học Nam Kinh, cho biết tại buổi ra mắt báo cáo.
Ông Trump có thể không dùng thuật ngữ “tái cân bằng” khu vực nhưng có
thể ông sẽ giữ lại hầu hết các chính sách, ông Chu cho biết thêm.
Các học giả đều nhất trí rằng có khả năng cao trong việc gia tăng cho
tiêu quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dưới thời tổng
thống Trump.
Chính quyền của ông Trump sẽ “không phải là ngoại lệ” so với các chính
quyền thuộc Đảng Cộng hòa khác và sẽ gia tăng chi tiêu quân sự, ông Chu
nói.
Tổng thống đắc cử Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ mô tả việc tái kiểm phiếu sắp diễn ra ở Wisconsin là "lừa đảo".
Ứng cử viên Đảng Xanh Jill Stein đã khởi xướng việc tái kiểm phiếu. Bà cũng muốn kiểm lại ở Michigan và Pennsylvania vì 'số liệu thống kê bất bình thường'.
Các kết quả sẽ cần phải được lật ngược ở cả ba tiểu bang để thay đổi kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống ngày 08 tháng Mười Một.
Trong một tuyên bố được nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ đưa ra hôm thứ Bảy, ông Trump buộc tội Tiến sỹ Stein đang lấy cớ xin quyên góp về tái kiểm phiếu để kiếm 'tiền'.
"Nhân dân đã lên tiếng và cuộc bầu cử đã chấm dứt," tuyên bố nói.
Tiến sĩ Stein bảo vệ sáng kiến tái kiểm phiếu của mình, bà nói với CNN rằng "một quy trình bầu cử an toàn đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta".
Bà cũng gợi ý rằng bà để ngỏ việc xem xét kiểm phiếu ở các tiểu bang khác - không chỉ là Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.
'Tìm dấu hiệu giả mạo'
Ông nói không có bằng chứng để kết luận cuộc bầu cử đã bị phá hoại, nhưng "chúng ta có một nghĩa vụ đối với hơn 64 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton tham gia vào một quá trình liên tục để đảm bảo rằng một cuộc kiểm phiếu chính xác sẽ được báo cáo".
Ông Elias lưu ý rằng con số phiếu bầu tách biệt ông Trump và bà Clinton ở mức suýt soát nhất trong số ba tiểu bang, nằm ở Michigan "vượt quá biên độ lớn nhất từng có trong một cuộc tái kiểm phiếu".
Tuy nhiên, ông nói chiến dịch sẽ tham gia "trên nguyên tắc" ở các bang miền Trung Tây nếu như tiến sĩ Stein tiếp tục như lời hứa của bà.
Tin cho hay ứng viên Tổng thống của Đảng Xanh đã muốn chắc chắn rằng các tin tặc không can thiệp để làm cuộc bỏ phiếu thuận lợi cho ông Trump.
Các lo ngại về can thiệp có thể có của Nga đã được lên tiếng trong thời gian sát cuộc bỏ phiếu.
'Moscow bác bỏ'
Chính phủ Mỹ nói các tác nhân từ nhà nước Nga đứng đằng sau các vụ tấn công tin tặc vào Uỷ ban Quốc gia của đảng Dân chủ, điều đã bị Moscow bác bỏ.Ủy ban Bầu cử Wisconsin nói họ đã nhận được các kiến nghị kiểm lại phiếu, và quá trình này sẽ bắt đầu sau khi chiến dịch tranh cử của Tiến sĩ Stein đã nộp lệ phí, mà ủy ban vẫn còn đang tính toán.
Chiến dịch của tiến sĩ Stein cần phải gây quỹ được hàng triệu đô la để trang trải các chi phí cho việc kiểm lại phiếu bầu cử trong cả ba tiểu bang.
Thời hạn cho đơn yêu cầu kiểm phiếu lại tại Wisconsin đã là ngày thứ Sáu, trong khi thời hạn của Pennsylvania là thứ Hai, và Michigan là thứ Tư.
Michigan chưa tuyên bố kết quả cuối cùng của bang này.
Wisconsin chỉ cung cấp 10 phiếu đại cử tri nhưng rất quan trọng và đã cho ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 08 tháng Mười Một.
Nếu chiến thắng ở đó thuộc về bà Clinton, cũng như ở Michigan (16 phiếu đại cử tri) và Pennsylvania (20 phiếu đại cử tri), thì chức Tổng thống đã có thể về tay ứng viên của đảng Dân chủ.
Ông Trump công kích bà Clinton về mong muốn kiểm phiếu lại
Ông Trump đã gọi nỗ lực của ứng cử viên Jill Stein của Đảng Xanh nhằm kiểm phiếu lại ở Wisconsin, Michigan và Wisconsin là "trò lừa đảo" và chế giễu quyết định của bà Clinton tham gia vào nỗ lực này. Trong số hàng triệu phiếu bầu, ông Trump đã thắng bà Clinton ở cả 3 bang – với chênh lệch khoảng 27.000 phiếu bầu tại Wisconsin, 12.000 ở Michigan và 68.000 ở Pennsylvania – còn ông Stein nhận được khoảng 1% số phiếu ở mỗi bang.
Ông Trump viết trên Twitter: "Bà Hillary Clinton thừa nhận thất cử khi bà gọi điện cho tôi ngay trước bài phát biểu thắng cử và sau khi các kết quả được đưa ra. Sẽ không có thay đổi gì hết".
Trong một tin Twitter khác, từ dinh thự ven biển Đại Tây Dương của ông ở Florida, ông Trump viết: "Các đảng viên Dân chủ, khi họ nghĩ một cách sai lầm là họ sẽ giành chiến thắng, họ đã đề nghị rằng kết quả của đêm bầu cử phải được chấp nhận. Giờ thì họ không như vậy nữa!"
Bộ máy vận động của bà Clinton đã không tung ra các nỗ lực đòi kiểm phiếu lại, họ tin rằng việc kiểm phiếu lại sẽ không đảo ngược kết quả. Nhưng hàng trăm người ủng hộ bà đã thúc giục bà tham gia vào nỗ lực của ông Stein ở Wisconsin, mà hiện đang diễn ra.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-cong-kich-ba-clinton-ve-mong-muon-kiem-phieu-lai/3613474.html
Ban vận động của bà Clinton tham gia tái kiểm phiếu ở Wisconsin
Chia sẻ
- Chia sẻ trên Facebook
- Chia sẻ trên Twitter
- Chia sẻ trên Google+
- Email cho bạn bè
Ban
vận động tranh cử của cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary
Clinton loan báo sẽ tham gia quá trình tái kiểm phiếu do cựu ứng cử viên
tổng thống Đảng Xanh Jill Stein khởi xướng ở bang miền trung tây
Wisconsin.
Luật
sư của ban vận động tranh cử của bà Clinton, Marc Elias, cho biết trong
một bài viết đăng trên website Medium.com hôm thứ Bảy rằng quyết định
tham gia quá trình tái kiểm phiếu ở Wisconsin được đưa ra sau khi ban
vận động của bà Clinton nhận được hàng trăm lời yêu cầu làm như vậy. Ông
Elias thừa nhận những yêu cầu đã khiến ban vận động âm thầm bắt đầu
điều tra xem liệu có bất kỳ "sự can thiệp bên ngoài" nào trong kết quả
cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 hay không.
Ông
Elias cho biết ban vận động cũng sẽ tham gia những cuộc tái kiểm phiếu ở
hai bang Michigan và Pennsylvania nếu những cuộc tái kiểm phiếu đó được
sắp xếp.
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tức giận lên tiếng về những nỗ lực của Đảng Xanh.
"Đây
là một trò lừa đảo của Đảng Xanh cho một cuộc bầu cử mà người thua cuộc
đã thừa nhận thất cử, và kết quả của cuộc bầu cử này phải được tôn
trọng thay vì bị thách thức và bị lạm dụng. Đó chính xác là điều mà Jill
Stein đang làm," ông Trump nói trong một thông cáo về cuộc tái kiểm
phiếu.
Ông
Trump bất ngờ đắc cử phần lớn là nhờ những chiến thắng với cách biệt
rất hẹp ở Wisconsin, Pennsylvania và Michigan. Ông thắng cả ba bang này
với chỉ 107.000 phiếu.
Ông
Elias nói không tìm thấy "bằng chứng khả hành nào về chuyện tin tặc xâm
nhập hoặc về những nỗ bên ngoài tìm cách thay đổi công nghệ bỏ phiếu."
Nhưng vì cách biệt chiến thắng mong manh, cùng với sự can thiệp dường
như là của nước ngoài vào chiến dịch tranh cử tổng thống, một quyết định
đã được đưa ra để loại trừ khả năng có sự dính dáng bên ngoài.
Đang
có những lo ngại rằng tin tặc Nga có thể đã tìm cách gây ảnh hưởng đến
cuộc bầu cử, đặc biệt là sau khi họ xâm nhập thành công mạng máy tính
của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc và tìm cách xâm nhập cơ sở dữ liệu
đăng ký cử tri. Những nhà nghiên cứu điều tra những vụ tấn công mạng kết
luận rằng Nga đã tạo ra và phát tán tin tức giả mạo về cuộc bầu cử,
dường như để cố gắng giúp đỡ chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump.
Wisconsin phải hoàn tất việc kiểm phiếu lại trước ngày 13 tháng 12, hạn chót của liên bang.
Trước
đó hôm thứ Sáu, bà Stein đăng trên website của mình rằng những người
ủng hộ đã đóng góp được 5 triệu đôla cho nỗ lực kiểm phiếu lại và những
chi phí có liên quan khác, ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Bà cho
biết trên website của mình rằng tổng chi phí cho cả ba cuộc tái kiểm
phiếu sẽ lên tới 7 triệu đôla.
Bà Stein có ít cơ may hưởng lợi từ việc tái kiểm phiếu vì bà giành được khoảng 1 phần trăm tổng số phiếu bầu phổ thông.
Nhưng
tuyên bố trên website của bà Stein nói rằng nỗ lực tái kiểm phiếu không
có mục đích giúp bà Hillary Clinton mà "là về việc bảo vệ nền dân chủ
của chúng ta."
Các
chuyên gia đã nói rằng hầu như không có cơ may đảo ngược kết quả bầu
cử. Nhưng với cách biệt dẫn đầu của bà Clinton trong số phiếu phổ thông
giờ đã vượt quá hai triệu, những cuộc kiểm phiếu lại có thể khơi lên
thêm tranh luận về tính chính danh của chiến thắng bầu cử bất ngờ của
ông Trump.
Cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ không được định đoạt bởi số phiếu phổ thông. Thay
vào đó, nó được định đoạt bởi những cuộc đua ở mỗi một bang trong số 50
bang, tầm quan trọng của từng bang trong kết quả tổng thể được quyết
định bởi dân số. Ứng cử viên tổng thống giành chiến thắng phải giành
được đa số 270 phiếu trong số 538 phiếu của Đại cử tri Đoàn dựa trên kết
quả ở từng bang.
TPP, cú đá hậu vào Bắc Kinh
Nhiều thị trường mới sẽ mở ra cho ngành giày xuất khẩu Việt Nam sau khi TPP được ký kết.REUTERS/Kham
Liên quan đến TPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương đã kết thúc thành công hôm thứ Hai sau 8 năm đàm phán gay go giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, phụ trang kinh tế của nhật báo Le Figaro hôm nay 05/10/2015 nhận định « Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, một cú đá giò lái cho Bắc Kinh ».
Đỉnh điểm của chiến lược xoay trục mà Tổng thống Barack Obama mong muốn,
thỏa thuận về hiệp định TPP tại Atlanta, theo ví von của Les Echos, là
một hòn đá ném vào sân sau của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bị sa
lầy trong tiến trình cải cách và xác định lại mô hình kinh tế, Trung
Quốc đã bị Hoa Kỳ qua mặt.
Không chỉ có việc không phải là thành viên của khối 12 quốc gia chiếm
40% nền kinh tế thế giới, mà Washington còn kiến tạo những trao đổi
tương lai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Lên tiếng hoan nghênh hiệp định, ông Obama nhấn mạnh đến tính chất đối trọng với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ nói : «
Khi mà trên 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới, chúng
ta không thể để cho những nước như Trung Quốc áp đặt những quy định cho
kinh tế thế giới. TPP tăng cường mối quan hệ chiến lược với các đối tác
và đồng minh của Hoa Kỳ tại một khu vực mang tính sống còn trong thế kỷ
21 ».
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại còn dấn sâu hơn khi khẳng định Nhật Bản, đại địch của Bắc Kinh ở châu Á sẽ «
xúc tiến tăng trưởng khu vực, thịnh vượng và ổn định thông qua việc đào
sâu quan hệ với các nước cùng chia sẻ những giá trị như tự do dân chủ,
nhân quyền và Nhà nước pháp quyền ».
Các lời bình này càng làm Bắc Kinh thêm tin tưởng TPP là công cụ để kìm
hãm ảnh hưởng Trung Quốc, cường quốc kinh tế hàng đầu trong khu vực châu
Á-Thái Bình Dương. Cố vớt vát sự thiếu vắng phản ứng của Bắc Kinh trong
kỳ nghỉ, Tân Hoa Xã cho rằng « hiệp định thiếu minh bạch ». Cuối cùng Bộ trưởng Thương mại cũng lên tiếng cho biết « mở cửa cho mọi cơ chế có thể củng cố sự hội nhập kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương ».
Ngay cả Việt Nam cuối cùng cũng mở cửa
Ngoài Nhật Bản, TTP gồm cả một số đối tác khác của Trung Quốc như Việt
Nam, Singapore, Malaysia, Úc, Brunei. Với hiệp định này, nước Việt Nam
cộng sản sẽ mở cửa không gian mạng và xuất khẩu vào khu vực tự do mậu
dịch này với thuế suất ưu đãi, còn giá lao động hiện chỉ bằng 60% so với
các tỉnh miền đông Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình, vốn đã dành ưu tiên cho việc vẽ ra bức tranh của
thương mại thế giới trong tương lai, chủ yếu qua sự thành lập Ngân hàng
Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) và một khối mậu dịch tự do có tầm vóc
khiêm tốn hơn, như vậy đã phải lãnh một cú rờ-ve.
Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia sáng lập TPP, do phải cải
cách rất nhiều nếu muốn gia nhập, đặc biệt là phải tự do hóa lãnh vực
tài chính. Vấn đề là cuối cùng Bắc Kinh có gia nhập khối TPP hay không.
Chỉ có một điều chắc chắn, đó là phải khẩn cấp thực hiện những cải cách
đang bị hoãn lại do kinh tế sa sút, và sự chống đối của các tập đoàn
quốc doanh độc quyền cũng như phe bảo thủ trong đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Theo Le Figaro, đó là cái giá phải trả nếu Bắc Kinh muốn chuyển đổi từ
mô hình công xưởng thế giới thành một trung tâm sáng tạo, một nền kinh
tế dịch vụ và tiêu dùng. Trong khi chờ đợi, Tập Cận Bình phải chịu đựng
một sự hạ nhục : nghe địch thủ Shinzo Abe « lên lớp ». Thủ tướng Nhật
bày tỏ mong muốn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đạt được việc cải tiến các
quy định để có thể gia nhập TPP.
Điều an ủi duy nhất cho Bắc Kinh, là Tổng thống Mỹ còn phải tập hợp được
những người ủng hộ thuộc cả hai đảng để hiệp định được Quốc hội thông
qua. Một sự đánh cược vào đúng thời điểm chiến dịch tranh cử tổng thống.
TPP và Obama: Thành công của chủ trương « xoay trục »
Cũng về TPP, phụ trang kinh tế của Le Monde trong bài « Thương mại : Mỹ và châu Á ký kết một hiệp định lịch sử »
sau khi kể ra những thử thách cuối cùng phải vượt qua về bảo vệ bằng
sáng chế dược phẩm sinh học, sản phẩm sữa và phụ tùng xe hơi ; đã nhấn
mạnh đến chiến lược xoay trục của ông Obama.
Ván bài TPP hết sức rộng lớn. Trước hết, khi hài hòa các chuẩn mực và hạ
mức thuế quan, TPP nhằm đẩy mạnh thương mại giữa 12 nước. Các tiêu
chuẩn về sở hữu trí tuệ được đẩy lên theo quan điểm phương Tây, bên cạnh
đó là chấp nhận mở rộng internet kể cả tại Việt Nam, nơi mà chính quyền
cộng sản từ trước đến nay vẫn phản đối. TPP cũng dành hẳn một chương
cho việc cấm buôn bán động vật hoang dã, khai thác quá mức môi trường.
Với TPP, 18.000 sắc thuế do 11 đối tác đánh vào hàng xuất khẩu Mỹ trong
các lãnh vực máy công cụ, công nghệ thông tin, hóa học, nông sản sẽ được
dỡ bỏ. Một chương được dành cho việc nâng các tiêu chuẩn về quyền của
người lao động tại những nước như Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Về mặt ngoại giao, đối với Hoa Kỳ TPP là kết quả chiến lược xoay trục,
qua việc siết chặt quan hệ thương mại với các quốc gia châu Á-Thái Bình
Dương, nhằm đối phó trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Đây
là một thành công cho ông Barack Obama. Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh: «
TPP gồm các cam kết mạnh mẽ nhất về lao động và môi trường chưa bao giờ
đạt được trong một hiệp định tự do mậu dịch, và những cam kết này là
bắt buộc thực hiện, khác với những hiệp ước trước đây ».
Tuy nhiên Le Monde nhắc lại những cản ngại chưa phải là chấm dứt cho
TPP, vì còn phải được Quốc hội của mỗi nước thông qua, trước hết là Quốc
hội Mỹ. Đã có những tiếng nói quan ngại : dân biểu Mitch McConnell,
lãnh tụ phe đa số Cộng hòa tại Hạ viện tỏ ra thận trọng ; còn cánh cực
tả của phe Dân chủ như Bernie Sanders thì cực lực tố cáo TPP chỉ mang
lợi lộc cho Wall Street và các tập đoàn lớn.
Tờ báo nói thêm, một số đại biểu Dân chủ vẫn còn bực tức về hiệp định tự
do mậu dịch Bắc Mỹ (Alena), thương lượng năm 1994 dưới thời Bill
Clinton, cho rằng đã đẩy một số ngành kỹ nghệ của Hoa Kỳ chạy sang
Mêhicô, làm mất đi 700.000 việc làm. Tập đoàn xe hơi Ford « khuyến cáo
Quốc hội không thông qua TPP dưới hình thức hiện nay, để bảo đảm tính
cạnh tranh tương lai của công nghiệp xe hơi ». Các tổ chức phi chính
phủ, các nghiệp đoàn cũng sẽ tham gia phản đối trong những tuần lễ sắp
tới.
Bắc Kinh tuyên truyền chống Nhật, dân Hoa lục vẫn đổ xô du lịch Nhật Bản
Cũng liên quan đến châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến hiện tượng « Du khách Trung Quốc đổ xô đến Nhật Bản ». Trong
dịp nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc, số khách du lịch từ Hoa lục đến tham
quan đất nước hoa anh đào năm nay đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Tờ báo cho rằng đây là cả một sự nhạo báng đối với bộ máy tuyên truyền
của chính quyền Bắc Kinh vốn luôn lặp đi lặp lại những tội ác trong quá
khứ của quân phiệt Nhật : ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc sang
thăm nước láng giềng Nhật Bản. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài từ ngày 1
đến 7 tháng Mười càng khẳng định thêm xu hướng này, chủ yếu là do chênh
lệch tỉ giá giữa đồng yen và nhân dân tệ.
Theo con số đặt chỗ của Ctrip, công ty du lịch trên mạng hàng đầu Trung
Quốc được báo chí chính thức dẫn ra, Nhật Bản là hướng đến đứng trên cả
Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Macao và Hoa Kỳ, những lựa chọn truyền
thống của du khách Hoa lục trong kỳ nghỉ quan trọng thứ nhì chỉ sau Tết
âm lịch. Tổng cục Du lịch Trung Quốc ước tính khách trong nước sang Nhật
Bản du lịch tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nỗ lực không ngơi nghỉ của Bắc Kinh nhằm kích động tinh thần dân tộc
chủ nghĩa đã vấp phải một thực tế phũ phàng: lợi dụng đồng yen sụt giá,
dân Hoa lục sang Nhật chủ yếu để shopping hơn là thưởng thức vẻ đẹp của
xứ sở hoa anh đào. Tờ China Daily chọn đăng tấm ảnh kết quả mua sắm
trên mạng của một cô gái Trung Quốc ở khu phố Akihabara, Tokyo.
Các món hàng hiệu tại Nhật nay đã rẻ hơn tại Hồng Kông hay Macao, và tất
nhiên mang lại niềm vui cho chủ các khách sạn ở Nhật, đầy kín khách.
Hồng Kông bỗng nhiên thiệt thòi, trong khi Hàn Quốc dần hồi phục sau nạn
dịch SARS. Hoa Kỳ thì vẫn thu hút một lượng khách du lịch Trung Quốc
đáng kể nhờ thủ tục cấp visa dễ dàng hơn.
Ngược lại những ai chọn lựa ở lại Bắc Kinh trong kỳ nghỉ này, có thể sẽ
phải hối hận. Từ tối Chủ nhật cho đến nay, thủ đô Trung Quốc bị chìm
trong màn sương mù ô nhiễm dày đặc, khiến tầm nhìn bị hạn chế trong vòng
vài mét. Chỉ số chất lượng không khí do đại sứ quán Mỹ công bố đã vượt
qua ngưỡng 400 trong khu vực nguy hiểm.
Air France có trụ được qua khủng hoảng ?
Sau vụ bạo động tại trụ sở Air France, mà cảnh tượng hai nhà lãnh đạo
công ty hàng không này - áo sơ mi bị xé rách, phải mình trần vượt hàng
rào thoát thân trước đám đông biểu tình giận dữ -được truyền đi khắp thế
giới, gây tổn hại cho hình ảnh nước Pháp. Le Monde cho rằng « một sự sụp đổ là khó thể tránh khỏi ».
Hoặc là hội nhập, hoặc phải biến mất. Thời gian càng trôi qua thì sự tồn
tại của Air France càng bị đe dọa. Sau hãng PanAm rồi đến TWA trong
thập niên 90 và những năm 2000, hay mới đây là Swissair, Malev hay
Sabena, công ty hàng không uy tín của Pháp có thể nối dài danh sách các
công ty bị đóng cửa hay bị một đối thủ cạnh tranh nuốt chửng. Mối đe
dọa mà cách đây vài tháng được ban giám đốc nêu ra để thúc đẩy nhân viên
nỗ lực hơn trong thương lượng, nay có thể thành hiện thực : ngay cả
những tên tuổi lớn cũng có thể bị chìm đắm.
Một lãnh đạo Air France ngậm ngùi : « Nếu trong vòng hai mươi năm qua, ban giám đốc không ‘‘mua’’ lấy sự yên tĩnh đối với nhân viên, thì đã không có ngày hôm nay ». Trong thời kỳ đó Air France rất năng động, đến năm 2004 còn mua lại hãng KLM của Hà Lan, được xếp hàng đầu thế giới.
Nhưng rồi trên bầu trời xuất hiện các đối thủ cạnh tranh : các công ty
hàng không giá rẻ trên các tuyến đường ngắn và trung bình, các hãng vùng
Vịnh trên tuyến đường dài. Air France bị tấn công tại cả hai thị trường
chính, và chi phí hiện nay cao hơn các đối thủ ở châu Âu từ 20 đến 25%.
Vụ đình công kéo dài hai tuần lễ của các phi công tháng 9/2014 để chống
lại việc thành lập chi nhánh giá rẻ Transavia Europe đã gây thiệt hại
nặng cho hãng.
Tuy chỉ trích hành động này của giới phi công, nhưng Nhà nước Pháp đang
nắm 17% vốn, theo Le Monde cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Trong
nhiều năm trời, dù thuộc cánh tả hay cánh hữu, chính quyền luôn muốn dàn
xếp cho qua để tránh các cuộc đình công thay vì tính đến tầm vóc và
nguy cơ của khủng hoảng. Và như thế, một khi Air France lọt vào tay nước
ngoài, sẽ là một thất bại cay đắng cho Nhà nước Pháp.
Một cổng thông tin của Trung Quốc mới đây dẫn lời quan chức quân sự cấp
cao nói rằng quân đội nước này có khả năng đồng thời tham chiến trên cả
hai vùng biển hiện đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước như Việt
Nam và Nhật Bản. Chuẩn đô đốc Duẫn Trác được trang China.org.cn nói rằng khả năng đó của không quân nước này được thể hiện rõ qua cuộc tập trận thường lệ ở tây Thái Bình Dương hôm 25/11, với các chuyến bay đồng thời giữa eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines ở biển Đông, cũng như eo biển Miyako ở biển Hoa Đông.
Vị chuẩn đô đốc được trích lời nói rằng “bay qua hai eo biển cùng một lúc thực sự là một thách thức lớn đối với không quân Trung Quốc”.
Tuy nhiên, theo ông Duẫn, “kể cả khi chiến tranh bùng ra đồng thời ở biển Đông và biển Hoa Đông, không quân nước này vẫn có khả năng tham chiến”.
Trong khi đó, phát ngôn viên của không quân Trung Quốc hôm 26/11 nói rằng lực lượng này sẽ duy trì cũng như nâng cao “khả năng chiến lược theo quyền lợi quốc gia của Trung Quốc”.
Trước những động thái căng thẳng trên biển Đông, theo Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển, Việt Nam thời gian qua đã tậu máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không, tàu ngầm, ngư lôi…
Theo SIPRI, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không của Nga và đã được bàn giao.
Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa ngoại xâm”.
Ông nói thêm:
“Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng”.Hồi tháng Tám, Việt Nam kêu gọi “không đe dọa sử dụng vũ lực”, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi nhân dân chuẩn bị cho “chiến tranh trên biển”.
Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu thuộc một viện nghiên cứu của Mỹ ở thủ đô Washington mới đây đã công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đã mở rộng đường băng ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc sau đó đã phản đối hành động này, dù Hà Nội chưa lên tiếng xác nhận hay bác bỏ thông tin trên.
VIỆT NAM HÔM NAY
Miền Trung, hai nghề nông và ngư vẫn là phương kế sinh tồn chủ yếu. Từ Tết Nguyên đán đến nay, khúc ruột của đất nước hình chữ S này nhận chịu hết tai họa này đến tai họa khác, mà họa nào cũng lớn. Vì đối với người miền Trung, có họa nào lớn hơn mất mùa và không đi đánh bắt được. Chợ miền Trung trở nên lạnh lẽo vô cùng…
Chợ cá đìu hiu ở Huế, các gian hàng cá vắng hoe
Mất mùa, không còn cá để đánh bắt
Miền Trung mất mùa vì sâu bọ, rầy. Nhưng lạ ở chỗ càng bơm thuốc diệt rầy thì chúng càng sinh sôi nhanh, những cánh đồng cháy đen, trơ gốc rạ… Một mùa thiếu, đói đang đến với người nông dân
Cá đánh bắt xa bờ cũng không ai mua
Những đoàn tàu trước đây đi đánh bắt xa bờ đang lùi dần vào gần bờ vì sợ tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm phá, giết chóc. Nhưng đánh bắt gần bờ còn gặp đại nạn: hàng triệu xác cá trôi nổi dọc bờ biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế đã làm cho các ngư dân đánh bắt gần bờ phải treo lưới.
Ông Vận, một ngư dân Quảng Bình, than thở:“Người miền Trung hết đất sống chứ không đùa đâu!”.
- “Đất mình còn rộng, sao lại hết đất sống hả bác?” Tôi khích.
- “Nghĩ sao mà cậu hỏi vậy?! Người mình chủ yếu làm ruộng và đánh cá, bây giờ ruộng thì chết khô, mấy miếng ruộng ngon thì nhà nước trưng thu cho tụi Trung Quốc nó thuê làm nhà máy, xí nghiệp. Ra khơi thì nó phá, nó giết; vào bờ thì nó xả độc làm cá chết như rạ vậy mà còn nói chi nữa đất sống!”
- “Không lẽ nào…?”
- “Lẽ với phải chi nữa. Đất nước mạnh nhờ vào tuổi trẻ, nhưng chỗ nào có Trung Quốc tới thì thanh niên hư hỏng tất: trai thì chích choác, đâm thuê chém mướn; gái thì mắt xanh mỏ đỏ bán dâm. Giờ thanh niên ăn chơi sa đọa, tương lai thật khó lường!”
- “Nhưng đâu phải ai cũng ăn chơi? Vẫn có người học hành, làm ăn lương thiện mà bác?”
- “Cậu phải nhớ là nuôi một thằng xã hội đen trong nhà bằng nuôi ba thằng đi học đại học nếu nói về mức tiêu phá của nó. Một xóm mà có vài thằng xã hội đen thì xem như hỏng. Mà bây giờ thì quá nhiều. Nói luôn, có bị bắt tui chịu. Xã hội này cứ ba thằng sinh viên thì tốn kém bằng một thằng giang hồ, ba thằng giang hồ thì tốn kém bằng một thằng xã hội đỏ.”
Gà vịt trở thành món hot
- “Xã hội đỏ? Là gì thưa bác?”
- “Tui nói vậy anh hiểu gì mặc anh, tui không giải thích đâu! Chỉ biết là xã hội đen nó ăn hại, còn xã hội đỏ nó tàn hại.”
- “Bác đánh cá trên sông được mấy ngày rồi?”
- “À, tui đánh được ba ngày rồi. Chủ yếu là đánh lưới chụp rồi lặn xuống đáy mà bắt thôi.”
Quán xá trên bãi biển không một bóng người
- “Trước đây bác đánh cá ở đâu? Cá chết trong những ngày vừa qua ảnh hưởng như thế nào hả bác?”
- “Trước đây hai năm tui đánh bắt xa bờ, chủ yếu là ngư trường Hoàng Sa. Sau đó thì vì rủi ro quá cao, nên tui bán tàu lớn, mua một cái tàu nhỏ đánh bắt gần bờ. Bữa nay đang định bán cái tàu nhỏ vì không dùng nữa. Cá mắm kiểu đó thì đánh bắt xa hay gần bờ chi cũng chết. Tui đã lùi vào sông để đánh bắt.”
- “Bác thấy đánh bắt trên sông ra sao?”
- “Ui chao, trên sông thì không gọi là đánh bắt được. Cá làm gì còn mà đánh bắt! Chẳng qua là đi vớt vát vậy thôi. Gần đây cá sông trở nên đắt đỏ. Người ta xúm nhau nuôi nhưng thức ăn cho cá thì cũng của Trung Quốc cả đấy!”
Và sắp tới đây, vừa mất mùa, vừa ô nhiễm môi trường, lại vừa không còn cá để đánh bắt… liệu người ta sống dựa vào gì?
Ghe thuyền đánh cá gần bờ
Những khu chợ lạnh…
Dạo một vòng quanh các chợ từ Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị… Có thể nói là đi đâu cũng gặp cảnh chợ đìu hiu.
Bà Thúy, nông dân ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, chuyên đánh cá trên sông Bồ, chảy ngang qua Quảng Điền. Bà đi bán cá ở chợ Tây Ba, trên tay cầm một xấp tiền lẻ dày cộm mà mặt bà buồn rười rượi.
- “Bán cá được mà sao buồn vậy cô ơi?” Tôi hỏi bà Thúy.
- “Ừ, thì bán được giá hơn mọi khi. Nhưng thấy sông ngày càng hiếm cá, người bắt thì nhiều hơn mà chợ thì vắng vẻ như chùa bà Đanh kiểu này thì buồn nẫu ruột. Mình kiếm được nhiều tiền nhưng mọi người chung quanh đều khóc lên khóc xuống vì mất mùa, không đánh bắt được, không có cá để bán, không có tiền nộp học phí cho con, không có tiền trả tiền điện hằng tháng… Hỏi như vậy thì mình biết sống với ai đây!
Đánh cá trên sông La, Hà Tĩnh
Chung hoàn cảnh, các bãi biển miền Trung hầu như vắng khách du lịch. Các chủ kinh doanh khách sạn và nhà hàng chuyên bán hải sản đều xếp vó, ngáp ruồi. Chưa bao giờ tình hình kinh tế miền Trung lại phải ảm đạm đến mức như đang thấy. Không biết tình trạng này rồi sẽ kéo dài đến bao lâu? Bởi miền Trung vốn là xứ nghèo. Giờ lại thêm những phiên chợ lạnh!
Rau ở Lâm Đồng tan nát vì lũ
Trong lúc miền Trung bị ngập lụt từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… thì cao
nguyên Lâm Đồng cũng bị ngập lụt xả lũ hồ Đơn Dương. Trong đó, huyện bị
ngập nặng nhất là huyện Đơn Dương. Đặc biệt, tỉnh Lâm Đồng vốn dĩ là
tỉnh chuyên về cây cà phê, cây chè và một số loại cây cao sản khác, chỉ
có huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt là nơi trồng rau nhiều nhất. Hay
nói cách khác, đây là vựa rau của cả miền Trung. Nhưng, việc xả lũ lại
tác động trực tiếp và nặng nề nhất đến Đơn Dương và Đà Lạt.
Bên này đường thi nhau tưới cây thì bên kia đường, nước ngập đến nửa nhà, có nơi ngập đến mái hiên, rau củ quả chìm trong biển nước. Và cả một vựa rau Đơn Dương, Lâm Đồng trở thành một vựa nước. Trong khi đó, mùa tháng Mười, tháng Mười Một là mùa rau chủ lực, có thể mang lại lợi nhuận cao nhất trong cả năm.
Vì mùa tháng Mười, tháng Mười Một là mùa rau đặc biệt, không giống với bất kỳ mùa rau nào khác, hầu như trên cả nước chẳng có nơi nào có thể trồng được rau, các vựa rau củ quả ở Tuy Hòa, Phú Yên, Hội An, Đại Lộc, Quảng Nam, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, Ba Đồn, Lệ Thủy, Quảng Bình và các vựa rau ở Sapa, Bắc Hà, Lào Cai, các huyện ngoại ô Hà Nội đều trong tình trạng ngập úng, không có rau để cung cấp cho thị trường. Lúc này, chính rau củ quả ở các vựa rau Đơn Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng và Đắk Lắk sẽ bước ra thị trường cả nước, tuyên chiến với rau củ quả Trung Quốc.
Rau củ quả bị hư hại nặng
Bà Truyện, cư dân xã Tân Thành huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, chia sẻ: “Huyện Đơn Dương này nè, nhưng bên chị không ngập, phía bên kia đường mới ngập. Bên này không dính dáng gì ngập lụt hết nhưng bên kia đường thì thiệt hại quá nhiều, nhà kính, lưới hư hết, cầu đường bị hư, thiệt hại nặng lắm!”Bên này không dính dáng gì ngập lụt hết nhưng bên kia đường thì thiệt hại quá nhiều, nhà kính, lưới hư hết, cầu đường bị hư, thiệt hại nặng lắm!Theo bà, hiện tại ở huyện Đơn Dương đang có một chuyện hết sức khôi hài, nghĩa là cách nhau một con đường, bên này đường vẫn đang kéo ống tưới cây vì thiếu nước, mưa không đáng kể, mà những cây mưa lẻ như vậy càng làm cho rau củ quả đang trồng dễ bị dập vì axit trong nước mưa, chính vì vậy, sau trận mưa, bà con phải kéo ống ra tưới cây.
-Bà Truyện
Bên này đường thi nhau tưới cây thì bên kia đường, nước ngập đến nửa nhà, có nơi ngập đến mái hiên, rau củ quả chìm trong biển nước. Và cả một vựa rau Đơn Dương, Lâm Đồng trở thành một vựa nước. Trong khi đó, mùa tháng Mười, tháng Mười Một là mùa rau chủ lực, có thể mang lại lợi nhuận cao nhất trong cả năm.
Vì mùa tháng Mười, tháng Mười Một là mùa rau đặc biệt, không giống với bất kỳ mùa rau nào khác, hầu như trên cả nước chẳng có nơi nào có thể trồng được rau, các vựa rau củ quả ở Tuy Hòa, Phú Yên, Hội An, Đại Lộc, Quảng Nam, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, Ba Đồn, Lệ Thủy, Quảng Bình và các vựa rau ở Sapa, Bắc Hà, Lào Cai, các huyện ngoại ô Hà Nội đều trong tình trạng ngập úng, không có rau để cung cấp cho thị trường. Lúc này, chính rau củ quả ở các vựa rau Đơn Dương, Đà Lạt, Lâm Đồng và Đắk Lắk sẽ bước ra thị trường cả nước, tuyên chiến với rau củ quả Trung Quốc.
Mà một khi rau ở các vựa rau này bị hư hại, thị trường rau củ quả trên
cả nước sẽ bị tê liệt, rau củ quả Trung Quốc có cơ hội thả sức tung
hoành trên thị trường Việt Nam. Có một thực tế là bấy lâu nay, rau củ
quả Việt Nam vẫn còn giữ được một góc an toàn bởi các vựa rau Việt Nam
vẫn còn trụ lại được, nhất là vào mùa khan rau tháng Mười, tháng Mười
Một. Chính các vựa rau Việt Nam đã chiếm một phần không nhỏ thị trường
Việt Nam đã đẩy được một phần rất ;lớn rau Trung Quốc không thể bén mảng
tới bếp ăn người Việt có quan tâm đến nguồn cung cấp rau.
Nhưng với đà hiện tại, các hồ thủy điện thi nhau xả đập khắp miền Trung
và các làng trồng rau đều chìm trong biển nước thì hơn bao giờ hết, đây
là cơ hội để rau củ quả Trung Quốc tràn lan và độc chiếm thị trường Việt
Nam. Hơn nữa, không bao lâu sắp tới đây, rau củ quả Trung Quốc được
nhập sang Việt Nam miễn thuế 100%. Như vậy cũng đồng nghĩa với tương lai
của nông dân Việt Nam bị cả ba mũi dùi tấn công, một mũi dùi thủy điện
xả đập trong mùa rau chủ lực, một mũi dùi miễn thuế cho rau củ quả Trung
Quốc do nhà nước đâm và một mũi dùi giá thành rất rẻ bèo, màu sắc hấp
dẫn và đầy độc tố của rau củ quả Trung Quốc.
Rau bị ngập úng, thất thu nặng nề
Chị Nguyên, một nông dân ở xã Ninh Gia, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ: “Qua
cái mùa mưa vừa rồi và xả lũ thì bà con bị hư hại nhiều, bà con bên
thấp thì bị, cao thì đỡ hơn. Cả huyện gần như bị hơn ¼ huyện. Những
người làm lagim bị thiệt hại nhiều lắm, gần như bị hết. Trồng cái hàng
này y như đánh bạc vậy đó, được mùa này mất mùa nọ huống gì bị lụt nữa.
Như người đi buôn còn bị, nhiều người bỏ ra cả tỷ đồng, hoặc có nhà đầu
tư cả mấy trăm triệu, rồi ướt là hư hết, xả lũ một cái là họ bị hết.”
Chị Nguyên cho biết thêm, hiện tại đang là vụ trồng cà rốt, cà chua và
các loại su hào, xà lách của huyện Đơn Dương. Trận ngập úng tuần trước
đã nhấn chìm toàn bộ các vườn trồng rau ở huyện này. Và những loại rau
củ quả bị nhấn chìm đều hư hại toàn bộ, không sống sót một mống nào. Như
vậy cũng đồng nghĩa với việc gia đình chị cũng như hàng trăm gia đình
nông dân khác thất thu ngay trong vụ rau chủ lực. Bởi theo kinh nghiệm
mọi năm, nếu vụ rau tháng Mười, tháng Mười Một không thành công thì coi
như cả năm chỉ đủ thu nhập để mua gạo, chi phí hằng ngày.
Qua cái mùa mưa vừa rồi và xả lũ thì bà con bị hư hại nhiều, bà con bên thấp thì bị, cao thì đỡ hơn. Cả huyện gần như bị hơn ¼ huyện. Những người làm lagim bị thiệt hại nhiều lắm, gần như bị hết.
-Chị Nguyên
Vụ rau Tết không phải là vụ rau chủ lực của các vựa rau trên cả nước bởi
vụ rau này hầu hết tất cả mọi nông dân đều có thể trồng được nên giá
thành thấp, người nông dân chỉ đủ thu nhập để mua sắm Tết, khó mà dư
được để tích lũy.
Với tình trạng hiện tại, mỗi gia đình bị thất thu ít nhất cũng ba chục
triệu đồng, có gia đình bị mất lên đến hai, ba trăm triệu đồng. Và chắc
chắn các nông dân trồng rau củ quả ở Đơn Dương và một số nông dân ở
thành phối Đà Lạt sẽ bị lâm nợ sau đợt lũ này. Vì người nông dân vốn có
thu nhập rất thấp so với các nhóm ngành nghề khác. Một khi muốn đầu tư
trái vụ phải tăng cường vốn để mua lưới, mua một số nông cụ đặc biệt để
đảm bảo cây trong vườn không bị mưa nặng hạt, không bị ngập úng.
Nhìn chung, các nông dân ở Đơn Dương và Đà Lạt, Lâm Đồng đã hoàn toàn
thất thu trong vụ này, đặc biệt là họ thất thu sau khi tự vận động tạo
quĩ để ủng hộ đồng bào vùng lũ ở Lệ Thủy, Ba Đồn, Quảng Bình và Hương
Khê, Hà Tĩnh.
Và có một điều đặc biệt nữa là hầu hết các nông dân ở Đơn Dương, Đà Lạt,
Lâm Đồng đều kêu gọi các đoàn từ thiện và cứu trợ đừng đến chỗ của họ
vì họ còn trụ được mà hãy dồn hết những món quá đó đến Bắc miền Trung,
nơi những trận lũ do thủy điện gây ra hoành hành và cái đói, cái lạnh
cũng đang tác oai tác quái.
Ngoài ra, các nông dân Đơn Dương cũng kêu gọi những người dân chịu thiệt
hại nơi vùng lũ do xả đập thủy điện hãy cùng đồng hành khiếu kiện thủy
điện. Bởi đã quá nhiều lần thủy điện gây thiệt hại khiến cho nông dân
điêu đứng nhưng thủy điện chưa bao giờ có một sự đền bù thỏa đáng, thậm
chí họ vẫn hành xử với nông dân theo kiểu “sống chết mặc bây, tiền thầy
bỏ túi!”.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Ăn chặn quà cứu trợ, nỗi đau sau lũ
Bùn non, cây đổ, nhà đổ và áo quần bị mất, cái đói, cái lạnh sau lũ vẫn
còn quanh quẩn đâu đó, nỗi buồn vì mất mát nhà cửa, người thân, mất mát
những thứ vốn dĩ đã gắn bó lâu đời với mình vẫn còn canh cánh nơi mỗi
người dân vùng lũ đi qua. Những gói hàng cứu trợ, những phong bì chứa
chất tình thương đồng loại như một chút lửa sưởi ấm nỗi quạnh quẽ, hoang
lạnh nơi vùng lũ. Tuy nhiên, câu chuyện đau khổ, mất mát vì lũ vẫn chưa
kịp đi qua thì nỗi đau bị ăn chặn quà cứu trợ lại kéo đến.
Đoàn cứu trợ đi, cán bộ đến thu tiền cứu trợ
Một người dân xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tên Thiện, chia sẻ: “Trưởng thôn họ gom quà lại rồi chia ra cho đều. Ví dụ như thôn có một trăm nhà mà có sáu chục phần quà thì lấy hết chia lại để một trăm gia đình có đủ quà. Nhưng chưa kịp chia thì bị phanh phui nên mang quà trả lại. Không rõ là họ có trả lại không nhưng mà tịch thu quà thì có, và chẳng biết họ chia kiểu gì nữa! Nói chung là rối rắm lắm!”.
Ông Thiện cho biết thêm là hiện nay, đời sống người dân các xã Quảng Trung, Quảng Thọ, Quảng Văn, Quảng Thiện, Quảng An vẫn chưa kịp hoàn hồn bởi mọi thứ vẫn còn tiêu điều, xơ xác. Hơn nữa, kinh tế chủ lực của các xã này là nông nghiệp, quanh năm suốt tháng bám ruộng đồng, chuyện ăn uống, giỗ chạp, lễ lạc, cho con ăn học, chữa bệnh, hiếu hỉ với xóm làng chỉ dựa vào vài tấn lúa, con trâu, con bò, con gà, con lợn để mà duy trì qua ngày đoạn tháng.
Thế nhưng quà chỉ mới trao tay, cầm chưa kịp nóng tay, mừng chưa kịp cười thì cán bộ thôn đã ập đến, yêu cầu bà con phải nộp lại 80% số tiền trong phong bì để họ mang về chia đều cho người trong thôn. Điều làm ông Thiện thấy buồn và thất vọng nhất là tất cả những gia đình được nhận tiền 500 ngàn đồng và một suất quà ở xã Quảng Trung đều là gia đình quá nghèo, mất mát quá nhiều và họ không còn gì để nghèo hơn sau trận lũ này.
Điều này ai trong xã cũng hiểu, cũng biết, nhưng các ông cán bộ thôn lại không biết, lại thu tiền của các gia đình nghèo này để chia đều. Trong khi đó, những người dân khác trong thôn, trong xã đều không muốn chuyện này xảy ra bởi chính họ cũng mong mỏi những gia đình gia đình nghèo khổ kia được nhận nhiều quà cứu trợ hơn nữa để mà tồn tại qua cơn khốn khó.
Thiên hình vạn trạng kiểu chia quà
Khác với việc chia quà đầy tính bất minh ở Ba Đồn, Quảng Bình, có một số nơi ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh lại có những người đấu tranh để lấy lại phần quà từ người đã nhận để chia. Và đương nhiên, khi quyết lấy lại phần quà, họ có lý lẽ riêng. Như lời của một cán bộ Mặt Trận ở Hương Khê, chia sẻ:
"Vừa rồi ở đây cứu trợ ba xã Hương Giang, Hương Thủy và Gia Phố được 90 suất quà. Riêng Gia Phố được 30 suất quà, mỗi suất 3 triệu đồng và một số thực phẩm, nhưng chia chác không minh bạch, dân họ thắc mắc và cán bộ xã chỉ gởi cho dân có 5 suất thôi. Số còn lại chia cho mấy gia đình không đạt tiêu chuẩn, nghĩa là họ không mấy khó khăn, cũng không mất mát trong đợt lũ vừa qua. Mà chỉ có năm phần được chia minh bạch, số quà kia chia đi đâu thì không biết. Tôi cũng có tổ chức họp xóm để lấy ý kiến của người dân. Người dân muốn kiện bởi số lượng quà lần này về không đúng đối tượng, nó mờ ám ngay từ danh sách nhận quà, chính vì vậy mà chúng tôi phải kiện để lấy quà chia đều, có như vậy người nghèo, bị mất mát mới có chút quà chứ! Mà giờ cũng chẳng biết kiện ai nữa!”.
Mấy chục suất quà với phong bì ba triệu đồng và nhiều loại thực phẩm, lương thực có giá trị kèm theo đã không trao vào tay người nghèo khổ, bị mất mát mà trao vào một số người đã được phía ủy ban xã chỉ định. Trong khi đó, những gia đình nghèo, thật sự cần cứu trợ thì chỉ được nhận lèo tèo vài suất quà nhỏ đã thông qua sự phân chia, sàng lọc và cắt xén từ ủy ban xã.
Chính vì sự vô lý và thiếu công bằng trong cách cung cấp danh sách người nhận quà đã dẫn đến sự đấu tranh đòi công bằng của rất nhiều người dân trong xã, trong thôn.
Đoàn cứu trợ đi, cán bộ đến thu tiền cứu trợ
Một người dân xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tên Thiện, chia sẻ: “Trưởng thôn họ gom quà lại rồi chia ra cho đều. Ví dụ như thôn có một trăm nhà mà có sáu chục phần quà thì lấy hết chia lại để một trăm gia đình có đủ quà. Nhưng chưa kịp chia thì bị phanh phui nên mang quà trả lại. Không rõ là họ có trả lại không nhưng mà tịch thu quà thì có, và chẳng biết họ chia kiểu gì nữa! Nói chung là rối rắm lắm!”.
Ông Thiện cho biết thêm là hiện nay, đời sống người dân các xã Quảng Trung, Quảng Thọ, Quảng Văn, Quảng Thiện, Quảng An vẫn chưa kịp hoàn hồn bởi mọi thứ vẫn còn tiêu điều, xơ xác. Hơn nữa, kinh tế chủ lực của các xã này là nông nghiệp, quanh năm suốt tháng bám ruộng đồng, chuyện ăn uống, giỗ chạp, lễ lạc, cho con ăn học, chữa bệnh, hiếu hỉ với xóm làng chỉ dựa vào vài tấn lúa, con trâu, con bò, con gà, con lợn để mà duy trì qua ngày đoạn tháng.
Không rõ là họ có trả lại không nhưng mà tịch thu quà thì có, và chẳng biết họ chia kiểu gì nữa! Nói chung là rối rắm lắm!.Thế nhưng chỉ sau một đêm, lũ kéo qua và mang đi tất cả, đời sống đảo lộn, không còn gì để sống, cũng không còn gì để hi vọng bởi chuyện học hành của con cái trong thời gian sắp tới là một chuyện hết sức khó khăn, ngạt thở. Với người dân nơi đây, một phong bì chứa đựng lòng yêu thương, chia sẻ của bà con phương xa, một ký gạo cầm hơi qua đói lạnh hay một viên thuốc cảm mà người trong đoàn cứu trợ đã cho quí còn hơn bất cứ thứ gì. Bởi một miếng khi đói bằng một gói khi no. Hơn bao giờ hết, những suất quà, những đồng tiền chia sẻ giúp cho bà con có cái để tồn tại, để chống chọi với thời tiết lạnh lẽo sau lụt, để có cái mà bỏ vào bụng, kháng chịu bệnh tật vi trùng, môi trường dơ dáy…
- Một người dân xã Quảng Trung
Thế nhưng quà chỉ mới trao tay, cầm chưa kịp nóng tay, mừng chưa kịp cười thì cán bộ thôn đã ập đến, yêu cầu bà con phải nộp lại 80% số tiền trong phong bì để họ mang về chia đều cho người trong thôn. Điều làm ông Thiện thấy buồn và thất vọng nhất là tất cả những gia đình được nhận tiền 500 ngàn đồng và một suất quà ở xã Quảng Trung đều là gia đình quá nghèo, mất mát quá nhiều và họ không còn gì để nghèo hơn sau trận lũ này.
Điều này ai trong xã cũng hiểu, cũng biết, nhưng các ông cán bộ thôn lại không biết, lại thu tiền của các gia đình nghèo này để chia đều. Trong khi đó, những người dân khác trong thôn, trong xã đều không muốn chuyện này xảy ra bởi chính họ cũng mong mỏi những gia đình gia đình nghèo khổ kia được nhận nhiều quà cứu trợ hơn nữa để mà tồn tại qua cơn khốn khó.
Thiên hình vạn trạng kiểu chia quà
Khác với việc chia quà đầy tính bất minh ở Ba Đồn, Quảng Bình, có một số nơi ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh lại có những người đấu tranh để lấy lại phần quà từ người đã nhận để chia. Và đương nhiên, khi quyết lấy lại phần quà, họ có lý lẽ riêng. Như lời của một cán bộ Mặt Trận ở Hương Khê, chia sẻ:
"Vừa rồi ở đây cứu trợ ba xã Hương Giang, Hương Thủy và Gia Phố được 90 suất quà. Riêng Gia Phố được 30 suất quà, mỗi suất 3 triệu đồng và một số thực phẩm, nhưng chia chác không minh bạch, dân họ thắc mắc và cán bộ xã chỉ gởi cho dân có 5 suất thôi. Số còn lại chia cho mấy gia đình không đạt tiêu chuẩn, nghĩa là họ không mấy khó khăn, cũng không mất mát trong đợt lũ vừa qua. Mà chỉ có năm phần được chia minh bạch, số quà kia chia đi đâu thì không biết. Tôi cũng có tổ chức họp xóm để lấy ý kiến của người dân. Người dân muốn kiện bởi số lượng quà lần này về không đúng đối tượng, nó mờ ám ngay từ danh sách nhận quà, chính vì vậy mà chúng tôi phải kiện để lấy quà chia đều, có như vậy người nghèo, bị mất mát mới có chút quà chứ! Mà giờ cũng chẳng biết kiện ai nữa!”.
Người dân muốn kiện bởi số lượng quà lần này về không đúng đối tượng, nó mờ ám ngay từ danh sách nhận quà...Theo vị cán bộ giấu tên này thì nếu như nơi nào khác có lấy lại quà để làm những việc bất minh thì ở ông, riêng cá nhân ông, ông đang cố gắng đấu tranh lấy lại rất nhiều phần quà để chia đều cho rất nhiều gia đình khó khăn nơi đây. Vì lẽ, hầu hết các phần quà đều có giá trị rất cao, có một phong bì ba triệu đồng và nhiều loại lương thực. Và khi lấy danh sách người nhận quà, dường như các nhà hảo tâm đã không tìm hiểu cặn kẽ, họ đã trao nhầm quà. Chữ trao nhầm ông nói ở đây không có nghĩa là trao nhầm tên tuổi người nhận mà trao nhầm tiêu chuẩn người nhận.
- Một cán bộ ở Hương Khê
Mấy chục suất quà với phong bì ba triệu đồng và nhiều loại thực phẩm, lương thực có giá trị kèm theo đã không trao vào tay người nghèo khổ, bị mất mát mà trao vào một số người đã được phía ủy ban xã chỉ định. Trong khi đó, những gia đình nghèo, thật sự cần cứu trợ thì chỉ được nhận lèo tèo vài suất quà nhỏ đã thông qua sự phân chia, sàng lọc và cắt xén từ ủy ban xã.
Chính vì sự vô lý và thiếu công bằng trong cách cung cấp danh sách người nhận quà đã dẫn đến sự đấu tranh đòi công bằng của rất nhiều người dân trong xã, trong thôn.
Món ngon Hà Nội có an toàn?
Hà Nội không chỉ nổi tiếng là một thành phố ngàn năm văn hiến, Hà Thành
thanh lịch mà đâu đó sự nổi tiếng này còn gắn liền với một thứ văn hóa
phở mắng, bún chửi, cháo hăm he và những món ăn thượng vàng hạ cám nguồn
gốc bất minh.
Nếu như trước đây, người dân Hà Nội tự tin về ẩm thực của thành phố này
bao nhiêu thì hiện tại, mối nghi ngại của người dân Hà Nội về hầu hết
các món ăn ở đây đã làm cho Hà Nội trở nên thiếu ý vị và đáng sợ trong
chuyện miếng ăn, chỗ ở.
Không khí Hà Nội xưa trong quán ăn đã mất
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhận xét về ẩm thực đường phố Hà Nội: “Ăn
thì ăn vậy thôi, ăn theo kiểu ăn coi như không biết chứ tin tưởng thì
không, không an toàn, không tin tưởng hơn 80%. Là vì không gian chật hẹp
nên mọi thứ cứ bày ra trước mắt, thấy không vệ sinh, đó mới là cái đập
ngay trước mắt chứ còn chế biến thì còn không biết nữa. Nguồn thực phẩm
thì như một hộp đen, mình không biết được. Họ rửa chén, bát ngay đó, múc
phở cũng ở đấy, theo nguyên tắc khe khắt quá thì không được, nhưng cuối
cùng thì cũng phải chấp nhận…!”
Đồng cảm với nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, một nhà văn hiện đang làm
việc trong ban điều hành Hội nhà văn Việt Nam, không muốn nêu tên, chia
sẻ thêm là cái mà người ta gọi rằng “Tràng An thanh lịch” hay “ngàn năm
văn hiến” gì đó chỉ còn đọng lại trên mấy mái ngói rêu phong, trên những
bức tường cổ, trên tháp chuông nhà thờ, trên tháp rùa Hồ Gươm hay trên
dáng đứng lẻ loi, buồn tủi của chùa Một Cột, và đâu đó còn đọng lại
trong một góc khuất tâm hồn người Hà Nội.
Ăn thì ăn vậy thôi, ăn theo kiểu ăn coi như không biết chứ tin tưởng thì không, không an toàn, không tin tưởng hơn 80%.
- Ông Phạm Xuân Nguyên
Cái còn lại, dường như là một thế giới khác với hào nhoáng, cuồng nhiệt
và đôi khi rỗng tuếch được khoác chiếc áo văn hóa và ngồi chễm chệ giữa
lòng thủ đô Hà Nội. Chính cái kiểu văn hóa giả cầy này nhanh chóng đẩy
Hà Nội đến chỗ ăn xổi ở thì. Người ta không còn quan tâm đến sức khỏe
của người mua, trồng cẩu thả, bán cẩu thả và đến một lúc nào đó, người
mua cũng mua cẩu thả và ăn cho có ăn, chẳng còn quan tâm đến vệ sinh an
toàn thực phẩm hay chất lượng thức ăn nữa, miễn cho qua bữa, miễn thấy
nggon miệng một chút là được, mọi thứ đều không sao cả.
Cái sự “không sao cả” này lâu ngày trở thành một thói quen và một sự
chấp nhận, thậm chí là một điệu sống. Người ta nhầm tưởng giữa hưởng thụ
với cam chịu để ăn. Bởi người ta vẫn cứ quan niệm rằng sáng cuối tuần,
phải hưởng thụ một bát phở thật ngon miệng hay một bát bún, một phần đậu
hủ mắm tôm chẳng hạn, ngồi đâu cũng được, chật chội, ồn ào và dơ dáy
một tí cũng không sao, miễn là ngon. Và thậm chí chủ quán có chửi té tát
vào mình cũng xem như giải trí, miễn sao có một chỗ ngồi để ăn cho
ngon.
Nhà văn này nói rằng đó chỉ mới là khía cạnh bên ngoài, vấn đề người ta
xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào và nguồn gốc, xuất xứ của nó
từ đâu thì cả một cái hộp đen bí ẩn nói theo cách của nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Nguyên.
Đồng cảm với nhận xét của các văn nghệ sĩ, người lao động Hà Nội cũng
thừa nhận là hầu hết các quán tại Hà Nội không còn an toàn. Anh Linh,
một hướng dẫn viên du lịch, hiện sống tại Hà Nội, chia sẻ: “Nhà hàng
cao cấp thì không biết chứ các quán bình thường thì chẳng an toàn, do
nguồn gốc thực phẩm ấy. Bảo thực phẩm an toàn thì chẳng biết thế nào…Như
bún đậu mắm tôm ấy, cái mắm tôm thì nhiều người ăn vào vẫn bị đi ngoài.
Không an toàn chút nào. Như ngồi ngoài vỉa hè, người dân ta cứ ăn vậy
thôi chứ ngồi bên vỉa hè làm sao an toàn, có gì che đậy đâu. Rồi mỡ nữa,
họ lấy mỡ bẫn, vụn vặt từ Bắc Ninh, họ kiếm lời thì lấy thôi…!”
Anh Linh chia sẻ thêm là hầu hết nguồn thực phẩm tại thành phố Hà Nội
đều đến từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc, cụ thể là cửu khẩu Đồng Đăng, Lạng
Sơn và cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai. Và đương nhiên đây là nguồn thực phẩm
của Trung Quốc. Bên cạnh đó, những người trồng rau xứ Bắc thời bây giờ
không còn trồng rau theo phương pháp tự nhiên như trước đây mà chủ yếu
dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc tạo màu xanh mướt và thuốc trừ
sâu được dùng một cách vô tội vạ.
Gia súc cũng được nuôi bằng thức ăn Trung Quốc để nhanh phát triển và
tăng trọng lượng. Một khi thực phẩm từ rau xanh đến thịt, bún, phở đều
dùng chất hóa học thì chẳng biết mức độ nguy hiểm của nó sẽ phát triển
đến đâu. Hơn nữa, Hà Nội ngày càng trở nên náo nhiệt, quay cuồng, nhịp
sống vội vã, người ta bắt đầu chạy đua với thời gian trong việc ăn uống
và người bán thì chạy đua với lợi nhuận nên vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm bị bỏ qua một bên.
Giới chức nhà nước nói gì?
Một cán bộ thuộc viện dịch tễ Hà Nội, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Cái
đó tôi không nắm chắt được. Nói về nguồn gốc thì mình bận lắm, không
quan tâm sâu vào những cái đó. Nên mình không biết nỗi, việc của mình
bận quá!”
Theo ông cán bộ này, hiện tại, có quá nhiều vấn đề để giới cán bộ nhà
nước quan tâm nên ông không thể nào theo dõi, tìm hiểu một cách cặn kẽ
để biết được là thực phẩm, thức ăn tại các hàng quán ở Hà Hội có an toàn
hay không. Bởi vì muốn làm được điều này, phải tốn đến hàng chục ngàn
tỉ đồng cho một chuyên đề, một dự án cụ thể.
Cái đó tôi không nắm chắt được. Nói về nguồn gốc thì mình bận lắm, không quan tâm sâu vào những cái đó. Nên mình không biết nỗi, việc của mình bận quá!
- Một cán bộ viện dịch tễ Hà Nội
Ông cán bộ này cũng khuyên mọi người hãy cứ yên tâm mà ăn uống ngon lành
vì Hà Nội luôn xanh, sạch, đẹp, là điểm đến lý tưởng của mọi du khách
trong nước và quốc tế. Ông cho rằng khi ăn uống mà quá quan tâm về nguồn
gốc, xuất xứ của thức ăn mình dùng thì việc ăn uống chẳng còn ý nghĩa
gì nữa và người ta ăn được thì mình ăn được.
Ông cán bộ này cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn các thực phẩm
trong các quán khi thực phẩm đó đã có mùi lạ, đã lên men hoặc có nấm lạ
xuất hiện trong thức ăn. Đặc biệt, khi ngửi vào thức ăn mà nghe mùi
gián, mùi chuột thì tuyệt đối không nên dùng và phải báo với cơ quan
chức năng gần nhất.
Ông vui vẻ nói rằng nếu bất kì người dân nào cũng thực hiện đúng qui
trình khoa học mà ông đã nói thì chắc chắn sức khỏe sẽ rất đảm bảo và
chẳng còn gì để lo lắng.
Nghe ông cán bộ đầy lạc quan này nói chuyện xong, chúng tôi chỉ biết gật
đầu cám ơn bài giảng về qui trình khoa học của ông và qua đó, chúng tôi
cũng vỡ lẽ được ít nhiều vì sao thực phẩm độc hại ngày càng xuất hiện
tràn lan ở Hà Nội cũng như xuất hiện khắp mọi nơi trên đất nước này!
SÀI GÒN BÓI TOÁN
Phong tục xem bói của người Sài Gòn xưa
“Mỗi năm, hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tàu giấy đỏ,
Trên phố đông người qua.
Chẳng thấy ông đồ xưa,
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ !”
Hai đoạn thơ giản dị của Vũ Đình Liên không ngờ ở lại với đời lâu đến
thế, lâu đến nỗi, hầu như mỗi lần Tết đến, có dịp viết bài về xuân, là
mỗi lần ‘các nhà văn’ lại nhớ đến hoa đào nở với ông đồ già như biểu
tượng một cài gì đẹp đẽ nhất đã đi qua, và không bao giờ trở lại, ngày
Tết, nhớ ông đồ già. Nhớ những ông đồ già, những cụ đồ già với mực tàu
giấy bản, với ngọn bút lông. Đó là các cụ xưa kia đã ngồi bên lề đường
để viết câu đối bán cho khách mang về treo trong ba ngày Tết. Nhưng
không phải chỉ có thế. Hình ảnh ấy còn gợi cho ta nhớ đến các ông thầy,
thầy đoán mạng, thầy coi số, coi tướng, gọi chung là thầy bói, đã hàng
chục năm hành nghề ở quê hương xưa, đã từng tạo nên một phong trào vô
cùng phát đạt, đặc biệt tại Sài gòn, ngày Xuân đi lễ Lăng Ông là một
hình ảnh đẹp làm sống lại cảnh phồn vinh đã thực sự có một thời tại miền
Nam thân yêu. Ghi lại đầy đủ, càng đầy đủ càng hay, về các vị thầy bói
đã một thời tạo nên một phong trào phát đạt như đã nói trên, cũng là một
đóng góp đáng kể vào ‘công cuộc bảo tôn văn hóa’ vậy.
1.Các Thầy tại Lăng ông :
Lăng Ông là lăng đức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định, còn gọi là Lăng
Ông Bà Chiểu. Lăng không phải chỉ là một nấm mộ được xây thành chung
quanh, mà là cả một dinh cơ rộng lớn, kiểu như lăng các vua nhà Nguyễn
ngoài Huế vậy : lăng Gia Long,
lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức…Tại đây có rất nhiều thầy
bói hành nghề. Có những người đi lại ngay trong lăng, giữa lúc thiện nam
tín nữ nhân ngày xuân đi lễ đình chùa, và nhất là đến Lăng để xin xăm,
gieo quẻ, cầu nguyện hôn nhân. Thường các thầy bói trong Lăng ngồi rải
rác khắp nơi và tự động di chuyển. Trải ra một chiếc chiếu hoa và đặt
‘đồ lề’ lên trên. Có khi bày ra một chiếc bàn nhỏ với vài chiếc ghế nhẹ,
phần đông các thầy bói đều thuộc lớp các cụ xưa, mặc áo dài đen và đội
khăn đóng. Nhưng cũng có người muốn tỏ ra thuộc giới có tân học, mặc đồ
tây và đeo kính ‘trí thức’. Cũng có người mặc bộ bà ba bình dân cho
thoải mái và có vẻ ‘bất cần đời’. Tuy ăn mặc khác nhau, nhưng đã gọi là
thầy bói thì vị nào cũng bày ra chỗ hành nghề các thứ giống nhau: một bộ
bài tây, ít quyển sách chữ Hán, những xâu chân gà luộc phơi khô, cái mu
rùa để bốc. Ngoài ra còn có đèn nhang, giấy màu đỏ và bút lông, mực xạ,
các ông thầy này đón khách ngay cửa vào Lăng, trong khi các vị thầy
khác đều có chỗ ngồi nhất định. Những chỗ ngồi này đều có đóng thuế môn
bài hàng năm khoảng chừng một ngàn đồng cho chính phủ, và vì vậy họ có
kê được bàn ghế đàng hoàng, có tấm ‘tăng’ để che mưa nắng, có khi còn có
mái lợp như một phòng nhỏ, trên bãi cỏ. Bên hông trái Lăng Ông, trên
một phía lề đường Trịnh Hoài Đức là nơi họ tập trung, chừng 20 vị.
Thường là họ đoán vận mạng, tình duyên cho khách theo thẻ xăm rút được.
Lăng Ông nổi tiếng với vụ này đến nỗi trong một bài hát của ban hợp ca AVT có đoạn rất tếu :
“Năm mới đừng để vợ la / Đừng chơi cờ bạc đừng ra bót nằm / Chi bằng đi lễ Lăng Ông / Đầu Xuân năm mới xin xăm cầu tài / Mồng một đi lễ Lăng Ông / Cầu anh đắc lộc bằng trăm ngày thường.”
“Năm mới đừng để vợ la / Đừng chơi cờ bạc đừng ra bót nằm / Chi bằng đi lễ Lăng Ông / Đầu Xuân năm mới xin xăm cầu tài / Mồng một đi lễ Lăng Ông / Cầu anh đắc lộc bằng trăm ngày thường.”
2.Các Thầy Bói Người Tàu (Hoa)
Tại một số khách sạn sang trọng ở Chợ Lớn xưa kia như Bát Đạt, Phượng
Hoàng, Đồng Khánh, có một số các ông thầy người Trung Hoa nổi tiếng đặt
trụ sở hành nghề và cũng thu hút khách người Việt thuộc giới ‘tư sản mại
bản’ ! Họ có những cái tên nghe thật quyến rũ (về phương diện huyền bí)
như : Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Đại Lục Tiên, Hà Thiết Ngôn Đại Sư…,các
vị bốc sư người Trung Hoa này thường tự xưng là bốc sư đại tài từ Hồng
Kông sang và tự tạo cho mình một vẻ tiên phong đạo cốt đặc biệt. Tuy
vậy, một khi họ đã đặt trụ sở hành nghề thì điều trước tiên để đến
với….các tiên ông vẫn là tiền! Các thầy này không biết nói tiếng việt
nên tất nhiên phải có thông dịch viên nếu không phải là người Tàu. Ngoài
ra, còn có mấy vị nữa cũng mang những đại danh rất là kiếm hiệp như :
Sơn Đầu Mã Ngọc Long, Mã Cơ Sanh!..,khoảng năm 1971, 1972 quý vị thầy
này chỉ coi tay tài lộc trong hai năm cũng đòi năm ngàn, chọn ngày làm
ăn buôn bán thì mười ngàn, lấy số tử vi thì ba chục ngàn. Họ xưng danh
đại sư từ bên ‘đại quốc’ qua, và dù chỉ một lần, họ cũng hấp dẫn được
khách hiếu kỳ hay hữu sự tìm đến họ. Họ sống một cuộc đời sung túc,
vương giả, bay từ nước nọ qua nước kia, suốt đời ở khách sạn, ăn cao
lương mỹ vị tại các đại tửu lầu, thật ra các vị thầy Tàu này đến Việt
Nam hay các nước vùng Đông Nam Á thì có thể bịp được, chứ riêng dân
Trung Hoa ở Chợ Lớn thì không tin. Họ cho rằng đó chỉ là những tên vô
tài bất tướng, không có nghề nghiệp gì để sống bên chính quốc nên mới
phải đi tha phương cầu thực như vậy.
3.Thầy bói của các nhân vật chính trị:
Vào khoảng năm 65-67 tại Sài gon, hễ dở những tờ báo ở trang quảng cáo
ra, ai cũng phải để ý đến những dòng bốc thơm các vị thầy bói. Nào là
‘giáo sư thần học’, ‘chiêm tinh gia’, ‘maitre’, ‘quỷ cốc đại sư’…Họ làm
ăn phát đạt, có uy thế mạnh mẽ, được trọng vọng nể vì bởi chính các nhân
vật hàng đầu của quốc gia,không ai không biết chuyện đầu năm Nhâm Tý,
đại tá Trần Văn Lâm giám đốc Việt Tấn Xã đã long trọng mời ba ông thầy
Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn lên đài truyền hình nói trước dân
chúng về vận mạng quốc gia. Cũng không ai quên (nếu đã được biết) thầy
Vũ Hùng ở đường Nguyễn Trãi Sàigòn đã treo tại phòng khách của thầy một
bức tranh sơn mài tuyệt đẹp, có khắc hàng chữ :’Ông Nguyễn Bá Lương, Chủ
Tịch Hạ Nghị Viện, kính tặng nhà tướng số Vũ Hùng’..,người ta cũng được
nghe nhiều giai thoại về những cuộc tiếp đón các nhân vật lớn của chính
quyền miền Nam của một ông thầy nổi tiếng ở Cao Nguyên. Ông thầy Chiêm
còn trẻ và không mặc áo dài, đội khăn xếp như ai. Ông mặc Âu Phục đúng
mốt nhưng kiểu trẻ và luôn luôn diện kính ‘mát’, trông rất ‘bô trai’
.Nếu không biết ông từ trước thì khó ai trông thấy ông đi bát phố (khu
Hòa Bình) mà lại ngờ được đó là một ông thầy bói! ông tỏ ra là một người
khôn ngoan lanh lợi. Tuy vậy, với tư cách thầy bói, ông đã xử sự như
người đời xưa, như trong chuyện Tàu. Người ta đồn rằng chính ông đã được
hân hạnh đón tiếp các nhân vật lừng danh : Cụ Phan, ông Nguyễn, ông Hà…
và đã làm một cử chỉ rất điệu là là sụp xuống lạy và nói : ‘Ngài quả là
có chân mạng đế vương !’ Người ta cũng ghi nhận rằng do lời tiên đoán
và sự xuất khấu đầu đảnh lễ của ông thầy, trong một năm nào đó , tại
miền Nam, đã có tới 11 vị có chân mạng đế vương ra tranh chức tổng
thống! chừng đó, đủ chứng tỏ uy tín của ông thầy Chiêm lớn lao như thế
nào, cũng không phải chỉ riêng ở nước ta, mà hình như ở đâu thì chính
khách cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề bói toán. ‘Mưu sự tại nhân,
thành sự tại thiên.’ Không tin hẳn, nhưng nếu cứ bói thử thì vẫn còn hơn
là tự quyết định vận mệnh quốc gia. Có lẽ ở quốc gia nào, dù Tây phương
hay Đông phương, thì mỗi chính khách đều có riêng một ông thầy, cũng
như một ông bác sĩ tư, một bà bí thư riêng nữa vậy!
Với các chính khách, các thầy không những bấm độn, coi tướng, mà còn đưa
ra những lời khuyên để thay đổi tướng mạo cho được ông thành danh toại
hơn. Ví dụ, một vị tướng có một khuôn mặt quá ngắn và lưỡng quyền cao,
thì được ông thầy cho hay như vậy phúc đức sẽ từ lưỡng quyền trôi tuốt
luốt hết. Muốn cho công danh phát triển được lâu bền thì phải làm cho
khuôn mặt dài ra, bằng cách để một chòm râu thòng xuống. Quả nhiên khi
để râu dài như vậy, khuôn mặt tướng quân thon hơn, tướng mạo đổi khác
nhiều lắm. Cũng có trường hợp một chính khách đầu đã bạc phải nhuộm,
nhưng ông thầy cho biết nếu nhuộm tóc sẽ ảnh hưởng xấu đến cái tướng
đang phát rất tốt đẹp. Vì vậy nhà chính khách đành buộc lòng để nguyên
đầu tóc bạc phơ, trong lòng buồn vô hạn!..,những anh em, phần lớn là văn
nghệ sĩ, nhà báo, hay ngồi ở quán Givral ngày xưa còn nhớ chuyện người
ta kháo nhau rằng đáng lẽ cuộc đảo chánh hay ‘cách mạng’ năm 1963 phát
động sớm hơn, nhưng vì các thầy đã bấm độn thấy là không được, nên đã
phải dời qua ngày 1/11/63 đấy !..,cũng có vị chính khách được thầy bói
khuyên là nên luôn luôn thắt cà vạt màu xám có sọc màu hồng, và ông đã
âm thầm làm như vậy trong bao nhiêu năm trời. Những giai thoại trên
chứng tỏ rằng ở một giai đoạn lịch sử đã qua, các vị thầy bói đã có ảnh
hưởng thật lớn, nếu không nói là đã đóng những vai tro quan trọng trên
chính trường.
4.Các thầy bói nổi tiếng nhất xưa nay:
Lẽ tất nhiên, chúng ta không ai có thể dám nói rằng mình biết được hết tên tuổi các vị thầy bói Giao Chỉ, dù chỉ riêng tại Sài gòn và phụ cận, chứ đừng nói là ở khắp nước Việt Nam================
Sau đây cũng chỉ là một số tên tuổi lẫy lừng nhất được nhiều người biết, trước hết phải kể đến các Bà Thầy: Bà Anna Phán, dường như xưa kia có chồng là người Pháp, đã nổi tiếng một thời từ ngoài Bắc, Hà nội. Khi bà theo làn sóng di cư trôi vào Nam thì chỉ còn hành nghề được ít năm nữa. Cũng có người cho rằng là vì tuổi già sức yếu nên con cháu không muốn bà tiếp tục, dù rằng lộc thánh hãy còn, trẻ hơn Bà Anna Phán, có một bà hình như là người Pháp và cũng mang cái tên rất đầm : Madame Claire.
Madame Claire chẳng những bói hay mà còn là một người lịch lãm và gợi cảm. Có một công tử Bạc Liêu về già đem đến tặng Madame vài món nữ trang đáng giá.
Cô Bích, một thiếu phụ nổi danh về bói toán mà cũng có lập am, lên đồng, là người Đà Nẵng. Xưa kia, hồi còn Pháp thuộc, cô đã từng có chồng sĩ quan Pháp nhưng không có con. Là người thất học nhưng khi đồng lên, cô Bích viết chữ Hán đẹp như rồng bay phượng múa. Đó là lời tiên thánh truyền dạy cho kẻ đến hầu cửa cô, một người mà khi đồng lên thì trở nên đẹp lộng lẫy với cặp mắt sắc như dao. Cô Bích đã tạ thế tại Đà Nẵng sau năm 80, nhưng vị thầy bói nữ lừng danh hơn cả phải kể là bà Nguyệt Hồ ở Đường Đinh Công Tráng thuộc quận Tân Định. Vào khoảng cuốn năm 1974, bà Nguyệt Hồ 43 tuổi, xưa kia đã từng nổi tiếng là hoa khôi, hình như bà đã trúng tuyển kỳ thi hoa hậu do báo Đời Mới của ông Trần Văn Ân Tổ chức, cả bốn vị nữ thầy trên đây đều đã thành công với nghề nghiệp và sống một cuộc đời sung túc, nếu không nói là vương giả. Các bà không những chỉ bóc bài, xem chỉ tay mà còn làm công việc giới thiệu tình duyên và gỡ rối tơ lòng. Các nữ thân chủ khi có chuyện rắc rối về gia đạo là tìm đến các bà như tìm đến những cái phao. Tuy các bà thầy cũng thành công, nhưng so với quý ông thì số lượng ít hơn. Người ta còn nhớ tại Sàigòn có các thầy nổi tiếng như : Gia Cát Hồng, giáo sư Khánh Sơn, thầy Nguyễn Huy Bích, thầy Minh Lộc, thầy Minh Nguyệt, thầy Lanh, thầy Diễn và thầy Ba La.
Thầy Gia Cát Hồng tên thật là Phạm Bảo, nguyên là công chức thuộc nha cảnh sát công an Bắc Việt trước 1954. Sau khi di cư vào Nam, ông Bảo thôi nghề công chức, sau đó một thời gian mới mở văn phòng đoán vận mệnh tại đường Trần Quốc Toản, gần Việt Nam Quốc Tự. Thầy tự quảng cáo là nhà tiên tri xem tử vi, chữ ký. Nổi tiếng về tài xem tử vi mà nói đúng được diên mạo người xem, tầm vóc, lớn nhỏ, nghề nghiệp, màu da…mà không cần trông thấy mặt, ngoài việc bói toán, thầy Gia Cát Hồng kiêm luôn nghề thầy thuốc chữa những bệnh như: kinh phong, phong ngứa, phong tình…kết quả rất tốt. Thầy làm ăn phát đạt đến nỗi chẳng mấy chốc đã trở nên chủ nhân ông nhiều tài sản lớn.
Thầy Nguyễn Huy Bích : Cũng chánh quán Bắc Việt, là người bị mù từ thuở sơ sinh, đã hành nghề từ phố Huế Hà nội 36 năm, sau mới vào sàigòn theo đợt di cư. Trong các thầy lừng danh, cụ Bích nổi tiếng là người hiền lành đứng đắn. Cụ rất ngại mở rông sự giao tiếp, dù rằng thân chủ tìm đến rất đông. Cụ cũng chỉ xem cho người quen, để có thể nói thật mà không sợ mất lòng hay gây thù oán. Nhiều nhà văn ở Sàigòn là bạn thân của thầy Bích. Ngoài ra cụ Bích cũng là bạn thân của đạo sĩ Ba La. Không chủ trương kiếm nhiều tiền, cụ Bích không có của chìm của nổi như thầy Gia Cát Hồng.
Thầy Minh Nguyệt, không như thầy Gia Cát Hồng tự xưng là nhà tiên tri, thầy Minh Nguyệt tự quảng cáo trên báo là giáo sư Minh Nguyệt, và mở văn phòng ở Đề Thám. Cùng với các thầy Huỳnh Liên, Khánh Sơn, thầy Minh Nguyệt là một nhà bói toán có đến hàng chục ngàn thân chủ. Đặc biệt, riêng thầy Minh Nguyệt còn biết đủ thập bát ban võ nghệ, ngoài tài tử vi và xem chỉ tay, nhiều đồng hương đến nay đã ra nước ngoài mà xưa kia đã từng đến coi bói tại văn phòng giáo sư Minh Nguyệt vẫn nhớ giọng nói miền Nam rất vui vẻ của ông – giống như kịch sĩ Tùng Lâm – và cũng nhớ căn phòng đầy nữ thân chủ, phần đông là các cô có chồng quân nhân Mỹ đã bỏ Việt Nam trở về cố quốc. Các cô tới để nhờ thầy đoán xem bao giờ gặp lại cố nhân để cho đời sống được lên hương như trong quá khứ. Trong số hàng chục ngàn thân chủ, có cả hàng chục cô mong được nâng khăn sửa túi cho giáo sư ‘Sáng Như Mặt Trăng’, nhưng thầy nghiêm lắm, chẳng bao giờ ‘trăng hoa.’
Thầy Nguyễn Văn Canh, cũng là người sinh quán tại Bắc Việt (Nam Định). Thầy Canh cũng mù lòa từ thuở sơ sinh, nên được gia đình cho học nghề bói toán để làm kế sinh nhai. Thuở đầu đời, thầy hành nghề tại Thái Bình, Hà nội, và đã di cư vào Nam sau 1954. Điểm đặc biệt của thầy Canh là có đến mười người con, tất cả đều được sinh trưởng trong cảnh no ấm sung túc nhờ nghề của thầy là một nghề rất sáng giá tại quê nhà, vào thời buổi ấy. Thầy sở trường về tử vi và bói dịch, nổi tiếng như một nhà tiên tri, dáng người bệ vệ cao lớn, thầy có sức khoẻ dồi dào và thần trí minh mẫn. Xem tử vi trên năm đầu ngón tay, thầy Canh chỉ cần nghe ngày sinh tháng đẻ của thân nhân một lần là nói ngay vanh vách sao nào đóng ở cung nào, cung thê có đào hoa hồng loan thì sao, cung mệnh không có chính diệu mà đắc tam không thì cuộc đời sẽ như thế nào. Nói rồi, thầy nhớ mãi, lần sau khách tới chỉ cần nói tên là thầy biết số này ra sao! Đến nay, tại Mỹ, nhiều người còn nhớ được câu ‘mệnh vô chính diệu đắc tam không’ là nhờ học được của thầy Canh.
Thầy Lê Văn Diễn. Người viết bài này không dám tin chắc họ của thầy Diễn
là họ Lê, chỉ nhớ là ngưòi ta đã gọi vậy, nhưng phần đông đều chỉ gọi
là thầy Diễn. Không như các thầy ở ngoài Bắc di cư vào Nam, thầy Diễn là
công chức miền Nam đã về hưu. Nhà riêng ở đường Hiền Vương gần đất
Thánh Tây, nhưng thầy ít khi tiếp khách tại nhà, mà thường thân chủ muốn
rước thầy phải hẹn trước hàng tháng, hàng tuần,và thỉnh thầy về nhà một
cách long trọng, thầy không nổi tiếng với khoa tướng số tử vi hay bấm
độn, hay bói tướng, mà tự nhiên có thể xuất thần nói được những điều
huyền bí, tiên tri ghê gớm về quá khứ vị lai. Tây phương gọi loại thầy
tiên tri này là Medium, điểm đặc biệt của thầy cũng lại là khó tính.
Thầy tối kỵ nhận tiền bạc hay lễ lạc của thân chủ, dạy rằng nếu được trả
tiền thì bao nhiêu cái hay sẽ mất hiệu nghiệm và việc làm của các thầy
sẽ không còn phải là cứu nhân độ thế nữa. Mỗi khi khách có tang gia bối
rối, lần mò vào được nhà thầy, liền bị người nhà ra mời đi, nói rằng
thầy lúc này đã muốn nghỉ ngơi, các quý khách đã rước thầy đi ngao du
sơn thủy, đâu có ở nhà mà giúp bà con được! Nhưng rồi cuối cùng thầy
cũng giúp cho, và thân chủ phải nghĩ sao cho phải thì thôi, để gọi là
lòng thành lễ bạc! Nhiều giai thoại về tàihấy vị lai của thầy đã được
truyền tụng. Ngoài ra, thầy Diễn còn có tài địa lý, nhìn hướng nhà mà
biết nhà có hợp để ăn nên làm ra không, cửa trổ về hướng nào thì có lợi.
Những giai thoại về thầy Diễn cũng nhiều, nhưng xét ra cũng tương tự
như các thầy khác, điểm đặc biệt là thầy được coi như một người có khả
năng xuất hồn, chứ không phải chỉ bói toán tử vi hay địa lý. Cũng như
thầy Chiêm ở Đà Lạt, thầy Diễn xuất hồn để tiếp xúc với hồn người quá
vãng. Thầy Chiêm cầm ống điện thoại cũng kêu hêlô, hêlô và hai bên đối
thoại, có cả những tiếng OK,OK nữa. Còn thầy Diễn thì thế nào, kẻ viết
bài này chưa được chứng kiến.
Thầy Khánh Sơn : Có lẽ so với tất cả các thầy đã được kể trên, thì thầy
Khánh sơn là người nổi tiếng nhiều nhất và lâu nhất, từ những năm nước
nhà còn Pháp thuộc, các bậc tiên sinh đã nghe danh thầy, tự xưng là Mét
(Maitre). Mét Khánh Sơn. Báo chí thời tiền chiến đã đăng hình thầy: đẹp
trai, đeo kính trắng trí thức, một ngón tay chỉ vào cái chìa khóa, tượng
trưng cho sự khám phá mọi điều huyền bí chăng? Mét đã hành nghề đâu từ
những năm 40-45 xa xưa, sau khi tốt nghiệp bằng sư phạm tại Hà nội, chứ
không phải vì thất nghiệp mà phải xoay nghề như một số các ông ở bên Tàu
qua, như đã nói ở trên, kẻ viết bài này còn nhớ đã đọc đâu đó trên báo
chí, hồi còn ở quê nhà, nhiều giai thoại đặc biệt về thầy Khánh Sơn. Nào
là, thầy là người hào hoa phong nhã, lại làm ra tiền dễ dàng nên đã
sống cuộc đời của một Don Juan! của một công tử Bạc Liêu! của một ông
hoàng! Mặc dầu có gia đình và những ngưòi con cũng rất đàng hoàng, thầy
Khánh sơn vẫn được rất nhiều các bà, các cô mê mệt! Nào là, thầy đã từng
xem quẻ mà cứu được mấy nhân vật trong chính giới thoát chết của viên
toàn quyền Pháp Pasquier trấn nhậm Đông Dương vào năm 1936. Theo lời các
cụ kể lại thì Mét Khánh sơn đã đưa ra một câu sấm như thế này để giải
đoán trường hợp ông toàn quyền năm xưa :
“Bao giờ hai bảy mười ba
Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây”
Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây”
Đại khái thầy Khánh Sơn cho rằng Tám Gà là Bát Kê, và trên mây là máy
bay. Sau đó, máy bay trên có viên toàn quyền bay về Pháp đã bốc cháy và
đốt cháy không những ông ta mà cả tám người trên phi cơ. Chuyện khó tin,
nếu mà đúng thế thì quả cái tài của Mét Khánh Sơn thật là vô địch. Sợ
rằng sấm chỉ ra đời sau khi sự việc đã xảy ra. Dầu sao, cũng có tài liệu
ghi chép rằng chính ông Pasquier đã được nghe câu sấm và lời giải đáp
tại một phiên chợ ở Hà nội, trước khi tai nạn xảy ra. Thời gian hành
nghề hốt bạc của thầy Khánh Sơn kéo dài rất lâu. Thầy đã từng là nhà
đoán vận mạng riêng của rất nhiều nhân vật tên tuổi như: cựu hoàng Bảo
Đại, cựu hoàng Sihanouk…,cho đến năm Nhâm Tý 1972, cá thầy Khánh sơn,
Minh Nguyệt, và Huỳnh Liên được mời lên tivi tiên đoán vận mệnh nước
nhà, thì cả ba đều nói những điều tốt đẹp, nhìn thấy hòa bình tiến lại
gần, thật gần cho nhân dân miền Nam ! Tiếc thay, không có thầy nào tiên
đoán được biến cố long trời lở đất 30/4 để mà tháo chạy!
Thầy Ba La : Danh xưng Ba La gợi nên hình ảnh một vị bốc sư Ấn Độ, hay
Hồi Giáo, đầy vẻ huyền bí của xứ Nghìn Lẻ Một Đêm. Thật ra thầy Ba La
cũng sinh quán ở Bắc Việt Nam, và cũng di cư vào Sài gòn sau năm 1954.
Trước đó, thầy đã nổi danh tại miền Bắc lâu lắm rồi, vì đến nay, nếu
thầy còn trường thọ ở quê nhà thì thầy đã ngoài 110 tuổi! Trước 1975,
thầy Ba La mở văn phòng bói toán tại đường Nguyễn Phi Khanh, khách bước
vào trông thấy ngay một cụ già tiên phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ,
chẳng khác gì các đạo sĩ trong truyện Tàu, thầy Ba La chuyên về tử vi,
bói dịch, nhưng cũng nổi tiếng như một nhà tiên tri vì thầy hành nghề
quá lâu năm, tài nghệ không như những thầy tử vi, bói dịch thường tình.
Thầy cũng bị lòa từ lúc trẻ nên đã chọn nghề này để sinh sống, và bởi
vậy nghề của thầy có căn bản vững vàng, sở học tinh thông. Thông thạo
Hán văn và là tiên chỉ trong làng, nên thầy rất được nể trọng bởi người
cùng giới cũng như thân chủ, đồng bào nói chung. Có đến văn phòng thầy
Ba La để thấy thầy tiếp khách, toàn là các vị trí thức, giáo sư, kỹ sư,
luật sư, mới biết cái giá trị của người bói toán ở nước ta thời ấy như
thế nào. Có người không tới để nhờ thầy đoán vận mệnh, mà chỉ đến để xin
được luận đàm về tử vi. Cụ Ba La không làm khó trong việc tiếp thân
chủ. Ai cần là cụ sẵn sàng xem cho, trong ý hướng giúp đỡ. Nhưng cụ khó
tính trong cái nghĩa là hết sức thận trọng khi đặt một lá số, khi gieo
một quẻ bói. có khi kéo dài rất lâu, nghiên cứu rất tỉ mỉ.
Mỗi vị thầy bói đều có riêng những giai thoại về mình. Cụ Ba La thì được
nhiều người thành tâm khâm phục vì đích thân chứng kiến tài năng của
cụ, đích thân là người được cụ cứu thoát chết nhờ chỉ dẫn cách sinh sống
sao cho hợp với tướng số của mình v.v…
=================================
Cũng trên một giai phẩm nào đó, người ta được biết một giai thoại ly kỳ về tài năng xuất chúng của cụ về giải đoán số tử vi, một thanh niên người miền Bắc, con của một gia đình giầu có nhưng bà mẹ chỉ sinh được một lô con gái, vào thời buổi mà xã hội còn đánh giá người đàn bà thật thấp với câu: ‘Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô’ (một con trai cũng đáng kể là có, mười con gái có thể coi là số không). Vì lo toan không có con trai nối dõi tông đường sẽ cam tội bất hiếu, ông bà liền đi lễ chùa Hương để cầu tự. Trải qua nhiều năm tháng, chứng tỏ lòng thành, ông bà đã được toại nguyện. Trời Phật ban cho một đứa con trai. Mặc dầu được nuôi nấng cẩn thận, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, nhưng năm lên ba tuổi cậu bé cầu tự này bỗng nhiên bị bệnh nhẹ mà mất, làm cho cả đại gia đình vô cùng thương tiếc, đau khổ, họ không nản lòng, lại tiếp tục ngày đêm cầu nguyện, lòng thành dâng lễ vật lên chư vị thánh thần tại chùa Hương để xin các ngài xét lại, tha thứ cho những lỗi lầm đã phạm, nếu có, và xin được ‘trả lại’ đứa con trai cầu tự. Ba năm sau, nhờ ơn Trời Phật, bà mẹ lại sinh được một đứa con trai, mà cả nhà xem như là chính người con trước đã tái sinh. Mà họ tin như vậy là phải, vì dung mạo người em như khuôn đúc từ người anh, không khác một điểm nào, kể ca û nốt ruồi son ngay giữa ngực. Vì vậy hai ông bà thân sinh lấy tên người anh đặt cho người em, cả giấy khai sanh đều giữ nguyên của người anh để đi học, dù rằng họ cách nhau ba tuổi, cậu bé lớn lên, học hành đỗ đạt, và vì biết chuyện đã xảy ra cho bản thân mình đầy tính cách mê tín dị đoan, huyền bí, khó tin, nên cậu ngày đêm thắc mắc muốn tìm ra sự thật. cậu một mình trôi dạt vào Nam, người thanh niên phải trải qua những năm tháng vật lộn với đời sống phồn hoa để sống còn. Người thanh niên, tạm gọi là anh X. luôn luôn nghĩ đến chuyện tìm đến một vị thầy tử vi, một nhà bói toán hay để nhờ giải đáp bài toán của cuộc đời mình.
=================================
Cũng trên một giai phẩm nào đó, người ta được biết một giai thoại ly kỳ về tài năng xuất chúng của cụ về giải đoán số tử vi, một thanh niên người miền Bắc, con của một gia đình giầu có nhưng bà mẹ chỉ sinh được một lô con gái, vào thời buổi mà xã hội còn đánh giá người đàn bà thật thấp với câu: ‘Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô’ (một con trai cũng đáng kể là có, mười con gái có thể coi là số không). Vì lo toan không có con trai nối dõi tông đường sẽ cam tội bất hiếu, ông bà liền đi lễ chùa Hương để cầu tự. Trải qua nhiều năm tháng, chứng tỏ lòng thành, ông bà đã được toại nguyện. Trời Phật ban cho một đứa con trai. Mặc dầu được nuôi nấng cẩn thận, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, nhưng năm lên ba tuổi cậu bé cầu tự này bỗng nhiên bị bệnh nhẹ mà mất, làm cho cả đại gia đình vô cùng thương tiếc, đau khổ, họ không nản lòng, lại tiếp tục ngày đêm cầu nguyện, lòng thành dâng lễ vật lên chư vị thánh thần tại chùa Hương để xin các ngài xét lại, tha thứ cho những lỗi lầm đã phạm, nếu có, và xin được ‘trả lại’ đứa con trai cầu tự. Ba năm sau, nhờ ơn Trời Phật, bà mẹ lại sinh được một đứa con trai, mà cả nhà xem như là chính người con trước đã tái sinh. Mà họ tin như vậy là phải, vì dung mạo người em như khuôn đúc từ người anh, không khác một điểm nào, kể ca û nốt ruồi son ngay giữa ngực. Vì vậy hai ông bà thân sinh lấy tên người anh đặt cho người em, cả giấy khai sanh đều giữ nguyên của người anh để đi học, dù rằng họ cách nhau ba tuổi, cậu bé lớn lên, học hành đỗ đạt, và vì biết chuyện đã xảy ra cho bản thân mình đầy tính cách mê tín dị đoan, huyền bí, khó tin, nên cậu ngày đêm thắc mắc muốn tìm ra sự thật. cậu một mình trôi dạt vào Nam, người thanh niên phải trải qua những năm tháng vật lộn với đời sống phồn hoa để sống còn. Người thanh niên, tạm gọi là anh X. luôn luôn nghĩ đến chuyện tìm đến một vị thầy tử vi, một nhà bói toán hay để nhờ giải đáp bài toán của cuộc đời mình.
Chính tại Sàigòn mà anh X. được nghe danh nhà tiên tri Ba La. Chẳng
những đã đỗ cử nhân Hán học, cụ còn là một nhà ái quốc từng tham gia các
phong trào chống Pháp. Được biết cụ Ba La không phải mù lòa từ thuở sơ
sinh mà chỉ bị mù sau khi trèo đèo lội suối vô cùng gian khổ tại núi Ba
Vì, lòng anh X. vô cùng cảm xúc ngưỡng mộ người thầy bói có một quá khứ
đẹp và anh tin tưởng người ấy nhất định không dối gạt, anh X. tìm gặp
được cụ Ba La tại Sàigòn. Anh đưa trình lá số tử vi của người anh đã
chết để nhờ thầy giải đoán. Thầy Ba La càng coi kỹ lá số càng tháo mồ
hôi, miệng không ngớt kêu : ‘lạ quá, lạ quá’. Sau cùng, thầy nói rằng
://”- Nếu thật anh sinh vào ngày giờ này, tháng này, năm này, thì anh đã
mệnh yểu từ năm lên ba !”
Thầy Ba La xem kỹ các vì sao chỉ tướng mệnh, rồi gọi người nhà ra nhận
xét và trả lời từng điểm : có phải cái trán thế này, cái mũi thế này,
cặp mắt thế này, tầm vó cao lớn như thế này…không ? Và nhất là có nốt
ruồi son ở giữa ngực ? Cụ Ba La lập lại :..”- Có nốt ruồi đỏ thật à ?
Thế thì lạ quá ! Tôi chịu, không đủ tài đoán số này cho anh. Anh hãy cầm
tiền về và chỉ đến khi nào anh… có được một lá số tử vi khác !”..,trên
nét mặt ông thầy đượm vẻ buồn và bực tức. Cụ Ba La bực tức vì cảm thấy,
lần đầu tiên, mình không tin ở khả năng của mình. Cũng bực tức nghi ngờ
phần nào người thân chủ này đã có thể không thành thật, anh X. cảm phục
đến sợ hãi, lòng ăn năn vì đã dám thử thách một bậc tiền bối khả kính.
Cuối cùng anh X. đã trở lại lần nữa, thành tâm xin lỗi cụ và trình ra lá
số tử vi thật. Từ đó, anh hoàn toàn tin tưởng ở khoa tử vi như là một
khoa học huyền bí, chứ không phải là một trò mê tín dị đoan, tiếc thay,
cụ Ba La đã không được mời lên tivi tiên đoán vận mạng đất nước vào năm
Nhâm Tý 1972, để nói những lời tiên tri xác thực hơn các vị đã được mời
năm ấy.
Chiêm tinh gia Huỳnh Liên; Nhắc đến thầy Huỳnh Liên sau hết, không phải
vì thầy ít nổi tiếng hơn các vị kia. Trái lại là khác. Nhưng để dành
phần sau hết nói về thầy là vì trong số các nhà tử vi, tướng số lừng
danh miền Nam trước năm 75, ông Huỳnh Liên là người duy nhất được báo
chí Việt ngữ ở nước ngoài biết được tin tức ‘động trời’ về ông, qua một
cái chết bất đắc kỳ tử gây ngạc nhiên và xúc động cho bà con ở bên này,
số là, vào đầu tháng 10/1992, nhiều báo Việt ngữ ở đây loan tin về cái
chết của ông, qua một hàng tít giật gân : ‘Thầy bói Huỳnh Liên bị cháu
vợ giết chết để cướp của’. Tin này được truyền miệng nhanh chóng, và
những người theo dõi, tò mò, đều tưởng rằng chuyện mới xảy ra ở Sàigòn.
Về sau mới biết đó chỉ là tin viết lại từ báo Sông Bé, tờ báo xuất bản
tại huyện Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Bài viết đầy đủ chi tiết về cái
chết, về cuộc sống đã qua, mang hình thức một thiên phóng sự, có điều
đáng tiếc là từ đầu đến cuối không thấy nói ngày kẻ cướp vào nhà sát hại
ông là ngày nào, năm nào !
5.Kết Luận
Theo bài này thì trong những năm làm ăn phát đạt ở Sàigòn xưa kia (trước
1975), ông Huỳnh Liên có tậu một khu vườn-nhà ở làng Vĩnh Phú – Lái
Thiêu – để khi rảnh rỗi ông từ sàigòn về đây vui thú với bà vợ nhỏ,
trong khi bà cả vẫn đóng đô ở ngôi nhà chính trên đường Phan Thanh Giản
Sàigòn, sau năm 1975, nghề coi bói không còn được xem là hợp pháp, thầy
Huỳnh Liên cũng như tất cả các thầy khác, đều tỏ ra thức thời, viết bài
cảnh tỉnh chối bỏ quá khứ để nạp cho nhà cầm quyền, hứa rằng ‘Từ nay
thôi không lừa bịp bà con nữa’. Từ đó ông về ở hẳn với bà vợ nhỏ, một
cuộc sống cũng lạnh lẽo đìu hiu như với bà vợ lớn vậy, vì cả hai bà đều
không có con. Rồi thì, sau giai đoạn đầu hăng say của ‘cách mạng’, đâu
lại vào đấy, bà con lại tìm đến các thầy bói để giải quyết những vấn nạn
của đời sống, theo báo Sông Bé thì ông Huỳnh Liên không tin tưởng bà vợ
nhỏ lắm, nên xâu chìa khóa mở tủ cất tiền và vàng ông luôn luôn giữ bên
mình. Một hôm đường dây điện thoại trên lầu bị hư, ông sai bà đi gọi
hai người cháu của bà lên sửa cho chắc ăn. Tới chiều, hai anh thợ điện
mới lên tới nhà và bảo ông Huỳnh Liên là bà ở lại Sàigòn chơi đến mai
mới về. Vừa đến nhà, hai anh thợ điện liền xem xét chiếc xe hơi của ông
chủ nhà nằm trong ga ra đã lâu năm coi còn tốt không. Sau đó, họ theo
ông chủ lên lầu lo sửa điện, trong khi chị bếp đi bắt gà đãi khách. Khi
chị bếp trở lại thì nghe có tiếng động khả nghi, chị chạy lên lầu thì
thấy một cảnh tượng hãi hung : Một người cầm khúc dây điện ngắn xiết
chặt cổ ông Huỳnh Liên, ông trợn mắt và không la lối gì được. Chị bếp bỏ
chạy xuống đường, vừa lúc gặp hai xe bộ đội từ chiến trường Tây Nam trở
về, lính trên xe bắn súng chỉ thiên chơi. Hai tên giết người nghe súng
nổ, tưởng rằng công an đã đến nơi, vội vàng lên xe tháo chạy.
Trong lúc quýnh quáng, chúng quên mất hai cái áo còn cởi bỏ trong nhà.
Chị giúp việc chạy đi cầu cứu. Lúc công an đến thì ông Huỳnh Liên đã
chết. Người ta thấy cái tủ cất giấu tiền, vàng của ông vẫn còn nguyên và
đồ đạc trong nhà cũng không bị mất món nào. Trong túi áo hai kẻ sát
nhân còn bỏ lại, có đầy đủ giấy tờ tùy thân của chúng. Nhờ đó mà công an
khỏi phải mất nhiều công sức cũng tóm gọn cả hai tại nhà ở Sàigòn ngay
trong đêm, b;ài phiếm vãn về thầy bói này, có đoạn về thầy Ba La, thầy
Lê Văn Diễn thì dài, về các thầy khác thì ngắn, vì người viết được biết
về các thầy nhiều ít khác nhau. Hiện nay, sống trên đất Mỹ, được biết
‘càng ngày càng nhiều tài tử, ca sĩ, diễn viên và người mẫu Hollywood
quay trở về với khoa học huyền bí, theo nhiều hệ phái và tín ngưỡng khác
nhau’. Huống nữa là người Việt Nam, sao lại không thích chuyện thầy bói
?
SƠN TRUNG * CÁC NƯỚC NHÌN VỀ VIỆT CỘNG
Trước 1975, Lê Duẩn ôm mộng làm triết gia vùng, và ông bảo ông là người
sáng chế ra ba dòng thác cách mạng. Bà Việt Cộng Truc Lâm nương ở Gia
Định đội lốt nhà tu tuyên bố rằng sau này Việt Cộng sẽ làm thầy thiên
hạ. Ấy là bà lấy ý của các tôn giáo để tuyên truyền cho cộng sản. Thánh
ngôn Ngôn của Đức Chí-Tôn Cao Đài :
“Một nước nhỏ nhoi trong Vạn quốc,
“Mà sau làm CHỦ mới là kỳ”
Sư Vãi Bán Khoai đã nói:
Nước Nam như thể cái lầu
Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
Ông Nguyễn Văn Thới cũng nói:
Nước Nam như thể cái chùa
Ngày sau các nước bốn mùa bán buôn
(Vân Tiên 749-750)
Sau 1975, theo cái kiêu căng, hợm hĩnh của Lê Duẩn, bọn tay sai của ông bốc rằng người ở thế giới ước mong một đêm trở thành người Việt Nam!
Ngày sau các nước bốn mùa bán buôn
(Vân Tiên 749-750)
Sau 1975, theo cái kiêu căng, hợm hĩnh của Lê Duẩn, bọn tay sai của ông bốc rằng người ở thế giới ước mong một đêm trở thành người Việt Nam!
Tuy nhiên thực tế cho ta quang cảnh ngược lại. Người dân Việt Nam, ngụy
quân, ngụy quyền, dân nghèo kể cả quan chức, tỷ phú, triệu phú Việt Cộng
cũng bỏ nước ra đi!Ai đó nói một câu chí lý :""Cái cột đèn nếu biết đi cũng vượt biên..."
Người Việt Nam trong nước và hải ngoại viết về Cộng sản quá nhiều, ở đây chỉ nêu lên những câu phê bình của người nước ngoài.
1. VIỆT CỘNG KHÔN DẠI
1. VIỆT CỘNG KHÔN DẠI
CHÂM NGÔN của CựuHoàng SIHANOUK
Ông hoàng Sihanouk của Campuchia, khi nói về cộng sản, ông nói như thế này
“ Campuchia có 100 người thì hết 99 người ngu, Còn Việt nam 100 người thì hết 99 người khôn”
Nghe mà mát lòng lả dạ ghê
Nhưng ông lại nói tiếp.
“Nhưng cái may mắn là Campuchia, 1 người khôn lại lãnh đạo 99 người ngu
Còn Việt nam thì 1 người ngu đó lại lãnh đạo 99 người khôn kia !!!
Ông hoàng Sihanouk của Campuchia, khi nói về cộng sản, ông nói như thế này
“ Campuchia có 100 người thì hết 99 người ngu, Còn Việt nam 100 người thì hết 99 người khôn”
Nghe mà mát lòng lả dạ ghê
Nhưng ông lại nói tiếp.
“Nhưng cái may mắn là Campuchia, 1 người khôn lại lãnh đạo 99 người ngu
Còn Việt nam thì 1 người ngu đó lại lãnh đạo 99 người khôn kia !!!
Ôi thâm quá và đúng quá!
Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả , và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa ...Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông.... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".
Đến lúc nào đó người dân Việt Nam thật sự muốn từ bỏ cái đám Tham nhũng vơ vét ấy thì Chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn .... cho đất nước Việt nam , và tôi luôn lên tiếng bảo vệ tiếng nói của toàn dân Việt nam dám nói về đảng cộng sản VN....
2. VIỆT CỘNG ANH HÙNG
Đại sứ VN đã trình bày một cách tự hào về Việt Nam với Quốc Vương
Thái Lan là: Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3
đế quốc. Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời đại sứ VN là: "Nước
Thái Lan chúng tôi cũng tự hào vì không phải đánh nhau với một đế
quốc nào cả".
3.ĐỒNG CHÍ TRUNG QUỐC VĨ ĐẠI
Đặng tiểu Bình nói : « Cộng sản Việt Nam là phường ăn cháo, đái bát, là lũ côn đồ, phải dạy chúng một bài học "
Đặng tiểu Bình nói : « Cộng sản Việt Nam là phường ăn cháo, đái bát, là lũ côn đồ, phải dạy chúng một bài học "
4. ĐẠI SỨ MỸ JOHN KERRY
Ông John Kerry đề cập Việt Nam khi phát biểu tại một hội thảo về internet, Virtuous Circle, ở California hôm 10/10." Nay không còn dấu vết của "chủ nghĩa cộng sản", theo nghĩa là một kế hoạch và lý thuyết kinh tế.""Ở đó là chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt, có internet mà người dân được tiếp cận. Đó vẫn là một quốc gia độc đảng độc đoán, và không may là vẫn còn vi phạm nhân quyền, nhiều thứ khác, nhưng theo thời gian, đất nước này đang chứng tỏ thay đổi."
5 . TRUMP
Đảng Cộng sản Việt Nam ư ?!
Tôi nói thật , Bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi đi 2 dây giữa Chúng Ta và Trung Cộng.!.!..
Họ kêu gọi Mỹ và các Nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Cộng; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Cộng như một sứ giả chư hầu thời phong kiến.
Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"; những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi...
Ông John Kerry đề cập Việt Nam khi phát biểu tại một hội thảo về internet, Virtuous Circle, ở California hôm 10/10." Nay không còn dấu vết của "chủ nghĩa cộng sản", theo nghĩa là một kế hoạch và lý thuyết kinh tế.""Ở đó là chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt, có internet mà người dân được tiếp cận. Đó vẫn là một quốc gia độc đảng độc đoán, và không may là vẫn còn vi phạm nhân quyền, nhiều thứ khác, nhưng theo thời gian, đất nước này đang chứng tỏ thay đổi."
5 . TRUMP
Đảng Cộng sản Việt Nam ư ?!
Tôi nói thật , Bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi đi 2 dây giữa Chúng Ta và Trung Cộng.!.!..
Họ kêu gọi Mỹ và các Nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Cộng; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Cộng như một sứ giả chư hầu thời phong kiến.
Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"; những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi...
Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả , và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa ...Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông.... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".
Đến lúc nào đó người dân Việt Nam thật sự muốn từ bỏ cái đám Tham nhũng vơ vét ấy thì Chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn .... cho đất nước Việt nam , và tôi luôn lên tiếng bảo vệ tiếng nói của toàn dân Việt nam dám nói về đảng cộng sản VN....
6. DÂN ĐỨC NHÌN VIỆT CỘNG
Trong mắt người Đức, người Việt chỉ là lau nhà, quét dọn, làm quán và tìm mọi thủ đoạn để ở lại
http://forum.sividuc.org/threads/167/
7. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói:
Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20120928-duc-dat-lai-lat-ma-noi-voi-doanh-nhan-phat-tu-viet-nam-chu-nghia-mac-da-chet
8. NGƯỜI NGA NÓI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
7. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói:
Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20120928-duc-dat-lai-lat-ma-noi-voi-doanh-nhan-phat-tu-viet-nam-chu-nghia-mac-da-chet
8. NGƯỜI NGA NÓI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
Những người Việt ở Nga kể lại những chuyện như sau:
Có bao giờ bạn đi xe buýt, chẳng đụng chạm tới ai, thế mà vẫn bị chửi xơi xơi vào mặt, và cũng chẳng dám mở mồm cãi lại không? (Nguyên văn câu chửi của một bà già nói vào mặt bạn tôi như thế này: "Bọn nước ngoài chúng mày là một lũ bẩn thỉu, là những con dê, chúng mày đến nước Nga này làm giàu và mang hết của cải đi, làm cho nước Nga nghèo như thế này này, làm bọn tao khổ sở...")
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/o-nga-ban-hau-nhu-khong-duoc-bao-ve-2067078.html
Dân Việt ở Nga bị khinh bỉ vì
Hiện nay, có thể nói người Việt ở Nga đang đánh đổi tất cả để kiếm tiền, vất vả mưu sinh nhưng vì trình độ có hạn, những gì thuộc về láu cá, buôn bán vặt, không giữ uy tín, nên họ thuộc cộng đồng có thu nhập thấp nhất trong xã hội Nga và thường kinh doanh các lĩnh vực mà các cộng đồng khác ít chịu làm.
Thái độ của người Việt ở Nga đối với người Nga trong hơn hai chục năm qua cũng qua nhiều cung bậc. Đi từ con mắt “ngạo mạn’’ của “ếch Việt tinh khôn” nhìn “trâu ngựa Nga đờ đẫn” của những năm 90, người Việt lúc đó thường gọi người Nga là “ngố và heo” vì lừa dễ, đến cái nhìn ganh tỵ, tự ty và cách biệt đối với người Nga hiện nay.
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/chuyen-nguoi-viet-tai-nga.html
Chuyện một người Nga vào cửa hàng Việt Nam:
"Mấy cái gối bao nhiêu thế? Tôi muốn cái nào rẻ rẻ mà bằng sợi tổng hợp ấy". Người mua đưa mắt nhìn những cái gối nhiều màu được chất thành đống bằng cặp mắt soi mói. Người bán, một phụ nữ Việt Nam nhỏ bé, nói tiếng Nga bồi, cố giúi hàng cho khách. "Chỉ có loại nhồi lông thôi. Lấy giùm đi, lấy giùm đi...". Người mua càu nhàu: "Bọn ăn bám các người cứ kéo cả lũ đến đây. Thế có gối nhồi lông chim bồ câu không?"
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/bao-chi-matxcova-nhin-nhan-khach-quan-hon-ve-nguoi-viet-2021173.html
Bạn hữu Nga Việt tâm tình.
Cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/ họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
http://nhantridung.edu.vn/Chia-Se/Chia-Se-Tu-Chuyen-Gia/122/Nguoi-Nuoc-Ngoai-Nghi-Gi-Ve-Nguoi-Viet-Nam.html
Bên cạnh việc buôn bán gian lận, Việt Nam còn là đầu mối trong việc buôn nô lệ. Theo
ước tính của tổ chức CAMSA, tại Moscow có khoảng ba ngàn xưởng của
người Việt, mỗi xưởng có thể thuê từ vài người tới hàng trăm nhân công,
và nhiều người là nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức.
Cũng tại thành phố này có “không ít” các nhà chứa do người gốc Việt làm chủ mà chủ yếu để phục vụ khách Việt Nam, theo CAMSA.
Tại đây các cô gái trẻ người Việt bị buộc phải làm gái mại dâm sau khi bị lừa sang Nga với hứa hẹn có công ăn việc làm.
Trả lời BBC Việt Ngữ, cô Duyên và cô Trang, hai trong số 15 phụ nữ đã được về lại Việt Nam sau một thời gian mà họ cáo giác đã bị buộc phải hành nghề mại dâm dưới sự quản lý của bà Nguyễn Thúy An, cho biết họ đã bị các môi giới ở Việt Nam lừa sau khi hứa hẹn đưa sang Nga để làm nhà hàng.
Trước khi đi, họ cũng được hứa mỗi ngày sẽ nhận trên 100 đô la tiền công nhưng thực tế họ đã bị đưa thẳng tới nhà chứa của bà An để đi khách.
Theo cô Duyên, khi mới tới đây, có khoảng 9-10 chị em phụ nữ đã ở đó rồi và dần dần con số này lên thành 15 người, sống trong căn hộ với hai phòng ngủ, không có giường.
Họ nói vật dụng là những tấm đệm mỏng, căng rèm, vừa là phòng ngủ của cả 15 người vừa là phòng để phục vụ khách luôn.
Cả hai cô cho biết tiền nong bà An đều nắm giữ và bị trừ các tiền chi phí, chưa kể các loại tiền phạt nếu họ không làm theo đúng các quy định do bà An đặt ra.....
.....Khoảng một nửa số nạn nhân mà tổ chức CAMSA tìm cách giải cứu trong vòng 18 tháng qua vẫn đang bị những kẻ buôn người cầm giữ.
Nhiều người trong số này bỏ trốn khỏi các xưởng lao động đã bị chính cảnh sát Nga, mà CAMSA nói “có quan hệ chặt chẽ với những kẻ buôn người”, đem trả lại cho chủ người Việt, ông Thắng cho biết.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Thắng nói: “Chính phủ Nga không quan tâm về vấn đề chống buôn người.”
“Cảnh sát địa phương thì rất tham nhũng. Còn cảnh sát liên bang thì không đủ nhân sự và lại thiếu huấn luyện. Do đó có luật để trừng phạt kẻ buôn người nhưng phần lớn các vụ buôn người lại không được nhận diện là buôn người nên luật cũng không được áp dụng,” ông Thắng giải thích thêm.
C chính phủ Việt Nam ước tính 30% trong số 10 ngàn người Việt Nam đang làm việc tại Nga là đi theo chương trình xuất khẩu lao động chính thức, số còn lại là sang theo visa du lịch, có nghĩa là có khoảng 7 ngàn người lao động bất hợp pháp tại nước này.
Tuy nhiên tổ chức CAMSA ước tính con số thực có thể cao hơn rất nhiều.
Có bao giờ bạn đi xe buýt, chẳng đụng chạm tới ai, thế mà vẫn bị chửi xơi xơi vào mặt, và cũng chẳng dám mở mồm cãi lại không? (Nguyên văn câu chửi của một bà già nói vào mặt bạn tôi như thế này: "Bọn nước ngoài chúng mày là một lũ bẩn thỉu, là những con dê, chúng mày đến nước Nga này làm giàu và mang hết của cải đi, làm cho nước Nga nghèo như thế này này, làm bọn tao khổ sở...")
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/o-nga-ban-hau-nhu-khong-duoc-bao-ve-2067078.html
Dân Việt ở Nga bị khinh bỉ vì
Hiện nay, có thể nói người Việt ở Nga đang đánh đổi tất cả để kiếm tiền, vất vả mưu sinh nhưng vì trình độ có hạn, những gì thuộc về láu cá, buôn bán vặt, không giữ uy tín, nên họ thuộc cộng đồng có thu nhập thấp nhất trong xã hội Nga và thường kinh doanh các lĩnh vực mà các cộng đồng khác ít chịu làm.
Thái độ của người Việt ở Nga đối với người Nga trong hơn hai chục năm qua cũng qua nhiều cung bậc. Đi từ con mắt “ngạo mạn’’ của “ếch Việt tinh khôn” nhìn “trâu ngựa Nga đờ đẫn” của những năm 90, người Việt lúc đó thường gọi người Nga là “ngố và heo” vì lừa dễ, đến cái nhìn ganh tỵ, tự ty và cách biệt đối với người Nga hiện nay.
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/chuyen-nguoi-viet-tai-nga.html
Chuyện một người Nga vào cửa hàng Việt Nam:
"Mấy cái gối bao nhiêu thế? Tôi muốn cái nào rẻ rẻ mà bằng sợi tổng hợp ấy". Người mua đưa mắt nhìn những cái gối nhiều màu được chất thành đống bằng cặp mắt soi mói. Người bán, một phụ nữ Việt Nam nhỏ bé, nói tiếng Nga bồi, cố giúi hàng cho khách. "Chỉ có loại nhồi lông thôi. Lấy giùm đi, lấy giùm đi...". Người mua càu nhàu: "Bọn ăn bám các người cứ kéo cả lũ đến đây. Thế có gối nhồi lông chim bồ câu không?"
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/bao-chi-matxcova-nhin-nhan-khach-quan-hon-ve-nguoi-viet-2021173.html
Bạn hữu Nga Việt tâm tình.
Cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/ họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
http://nhantridung.edu.vn/Chia-Se/Chia-Se-Tu-Chuyen-Gia/122/Nguoi-Nuoc-Ngoai-Nghi-Gi-Ve-Nguoi-Viet-Nam.html
Tại sao cùng là đồng chí, anh em mà người Nga khinh miệt người Việt? Dương Thu Hương nói cho ta biết rõ sự tình. Những Thiên Đường Mù cho
ta biết về những người Việt Nam tại Liên Xô. Họ bị khinh bỉ, bị hành
hung, chửi bới vì buôn bán hàng giả, một thứ hàng mau rách mau hư
(172-173) và họ phải sống một cuộc đời rất khổ. Một nghiên cứu sinh Việt
Nam đã kêu lên:-i giời ôi, thế này mà ở bên nhà mọi người cứ nghĩ mình
đi học nước ngoài là sung sướng lắm đây!. . Thật là thân trâu cày ngựa
cưỡi.. . Oam . . .oăm . . . (234)
Dương Thu Hương đã tả những khuôn mặt Việt Nam tại Liên Xô như sau:
Những khuôn mặt bị nỗi âu lo làm cho cằn cỗi tiều tụy, cau có, bụi bặm. . . Những gương mặt nhớn nhác vì sợ hãi. Biết bao nỗi sợ hãi có thể xảy ra.. . Nỗi sợ không mua đựợc hàng hóa, nỗi sợ không gửi hàng hóa về, nỗi sợ một ông bố già hay một bà mẹ già có thể lao lực hoặc ốm nặng trong thời gian chờ đợi mỏi mòn tiền viện trợ còm cõi của đứa con. .. . Trên đường phố, những gương mặt ấy không thể nào hòa trộn với những gương mặt khác, những gương mặt của một nhân loại an hưởng hòa bình, hạnh phúc và tự do. . .(251) Bà Tâm nhìn Hằng, từ Liên Xô về với con mắt thương xót:
Khổ thân cháu tôi, đem thân làm cu ly tận nước người! (266)
Dương Thu Hương đã tả những khuôn mặt Việt Nam tại Liên Xô như sau:
Những khuôn mặt bị nỗi âu lo làm cho cằn cỗi tiều tụy, cau có, bụi bặm. . . Những gương mặt nhớn nhác vì sợ hãi. Biết bao nỗi sợ hãi có thể xảy ra.. . Nỗi sợ không mua đựợc hàng hóa, nỗi sợ không gửi hàng hóa về, nỗi sợ một ông bố già hay một bà mẹ già có thể lao lực hoặc ốm nặng trong thời gian chờ đợi mỏi mòn tiền viện trợ còm cõi của đứa con. .. . Trên đường phố, những gương mặt ấy không thể nào hòa trộn với những gương mặt khác, những gương mặt của một nhân loại an hưởng hòa bình, hạnh phúc và tự do. . .(251) Bà Tâm nhìn Hằng, từ Liên Xô về với con mắt thương xót:
Khổ thân cháu tôi, đem thân làm cu ly tận nước người! (266)
Cũng tại thành phố này có “không ít” các nhà chứa do người gốc Việt làm chủ mà chủ yếu để phục vụ khách Việt Nam, theo CAMSA.
Tại đây các cô gái trẻ người Việt bị buộc phải làm gái mại dâm sau khi bị lừa sang Nga với hứa hẹn có công ăn việc làm.
Trả lời BBC Việt Ngữ, cô Duyên và cô Trang, hai trong số 15 phụ nữ đã được về lại Việt Nam sau một thời gian mà họ cáo giác đã bị buộc phải hành nghề mại dâm dưới sự quản lý của bà Nguyễn Thúy An, cho biết họ đã bị các môi giới ở Việt Nam lừa sau khi hứa hẹn đưa sang Nga để làm nhà hàng.
Trước khi đi, họ cũng được hứa mỗi ngày sẽ nhận trên 100 đô la tiền công nhưng thực tế họ đã bị đưa thẳng tới nhà chứa của bà An để đi khách.
Theo cô Duyên, khi mới tới đây, có khoảng 9-10 chị em phụ nữ đã ở đó rồi và dần dần con số này lên thành 15 người, sống trong căn hộ với hai phòng ngủ, không có giường.
Họ nói vật dụng là những tấm đệm mỏng, căng rèm, vừa là phòng ngủ của cả 15 người vừa là phòng để phục vụ khách luôn.
Cả hai cô cho biết tiền nong bà An đều nắm giữ và bị trừ các tiền chi phí, chưa kể các loại tiền phạt nếu họ không làm theo đúng các quy định do bà An đặt ra.....
.....Khoảng một nửa số nạn nhân mà tổ chức CAMSA tìm cách giải cứu trong vòng 18 tháng qua vẫn đang bị những kẻ buôn người cầm giữ.
Nhiều người trong số này bỏ trốn khỏi các xưởng lao động đã bị chính cảnh sát Nga, mà CAMSA nói “có quan hệ chặt chẽ với những kẻ buôn người”, đem trả lại cho chủ người Việt, ông Thắng cho biết.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Thắng nói: “Chính phủ Nga không quan tâm về vấn đề chống buôn người.”
“Cảnh sát địa phương thì rất tham nhũng. Còn cảnh sát liên bang thì không đủ nhân sự và lại thiếu huấn luyện. Do đó có luật để trừng phạt kẻ buôn người nhưng phần lớn các vụ buôn người lại không được nhận diện là buôn người nên luật cũng không được áp dụng,” ông Thắng giải thích thêm.
C chính phủ Việt Nam ước tính 30% trong số 10 ngàn người Việt Nam đang làm việc tại Nga là đi theo chương trình xuất khẩu lao động chính thức, số còn lại là sang theo visa du lịch, có nghĩa là có khoảng 7 ngàn người lao động bất hợp pháp tại nước này.
Tuy nhiên tổ chức CAMSA ước tính con số thực có thể cao hơn rất nhiều.
http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2013/04/130423_viet_russia_human_trafficking.shtml
Nhưng phổ biến hơn cả là việc đưa di dân bất hợp pháp vào Nga.
Một bản tin sau đó của Interfax đặt con số người bị bắt là 510.
Thư ký báo chí Zalina Kornilova của Cơ quan Di trú Liên bang nói với Interfax rằng không ai có giấy tờ và cũng không nói tiếng Nga.
Trong số người này có cả những phụ nữ đang mang thai, ở trong điều kiện mà theo bà là "hoàn toàn mất vệ sinh, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn phòng cháy chữa cháy".
Tới nay, ít nhất vài triệu người nhập cư lậu đã lọt vào nước Nga, chỉ khoảng 250 nghìn người trong số đó đã đăng ký với chính quyền ở Moscow, theo thị trưởng thành phố này, ông Sergei Sobyanin nói với báo chí Nga.
Năm trước, khoảng 10 nghìn người nhập cư lậu đã bị Nga trục xuất theo sau các phán quyết chính thức của Tòa án chống lại họ.
Nhưng phổ biến hơn cả là việc đưa di dân bất hợp pháp vào Nga.
Một bản tin sau đó của Interfax đặt con số người bị bắt là 510.
Thư ký báo chí Zalina Kornilova của Cơ quan Di trú Liên bang nói với Interfax rằng không ai có giấy tờ và cũng không nói tiếng Nga.
Trong số người này có cả những phụ nữ đang mang thai, ở trong điều kiện mà theo bà là "hoàn toàn mất vệ sinh, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn phòng cháy chữa cháy".
Tới nay, ít nhất vài triệu người nhập cư lậu đã lọt vào nước Nga, chỉ khoảng 250 nghìn người trong số đó đã đăng ký với chính quyền ở Moscow, theo thị trưởng thành phố này, ông Sergei Sobyanin nói với báo chí Nga.
Năm trước, khoảng 10 nghìn người nhập cư lậu đã bị Nga trục xuất theo sau các phán quyết chính thức của Tòa án chống lại họ.
9. LÝ QUANG DIỆU
Lý Quang Diệu coi khinh Việt Nam.Một điện tín ngoại giao mới được tiết lộ trên trang Wikileaks cho biết cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng nói rằng khối Asean lẽ ra không nên nhận Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vào làm thành viên trong thập niên 90.(Nguồn BBC-
http://www.nguyendinhminh.net/index.php/bao-chi/tin-tuc/298-ly-quang-diu-noi-gi-v-vit-nam
Trong bài diễn văn, ông nói chung về cộng sản:
Tôi nói rằng chúng ta hãy hiệu triệu mọi người xung quanh chúng ta để giữ cho những kẻ ác quỷ đó. Nhìn kìa ! Họ xấu hổ về mình quá, họ tắt đèn rồi . Nhìn kìa ! HỌ LÀ MỘT LŨ HÈN , HỌ LÀ THỨ NHƯ THẾ ĐÓ (ông chỉ về phía những người Cộng sản) . MỘT LŨ HÈN , Họ tắt đèn rồi. Nhìn vào họ kìa ! Liệu những người này có đưa bạn đến với sự giàu sang và thịnh vượng không ? Hay là sự suy tàn và tụt hậu ? Nhìn vào họ kìa ! Có Trời mới biết họ làm gì trong bóng đêm. Và tôi nói điều này : Họ đã thành công trên nền tảng của sự hăm dọa. Và tôi cũng nói điều này : Nếu họ phạm sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta dễ bị hăm dọa. Thì họ nhầm hơi bị lớn rồi ! Vì chúng ta đang cận kề với vực thẳm, chúng ta không thể để cho mình bị hăm dọa được !
http://dongthanhgiavn.net/thu-tuong-ly-quang-dieu-toi-hieu-nguoi-cong-san/
”Ông nói về nền giáo dục Việt Nam: "Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu". Thực tế hiện nay tất cả các kỹ sư làm việc quốc tế đều có khả năng nói tiếng Anh rất tốt. Ông cảnh báo, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này "không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu".
Giáo dục chỉ được thừa, không được thiếu
“Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở TPHCM “cấy” vào những trường ĐH ở miền Bắc, ở Hà Nội”.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/ly-quang-dieu-noi-ve-giao-duc-viet-nam-227059.html
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi
http://www.voatiengviet.com/a/vietnam-trong-mat-ly-quang-dieu/2444008.html
Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên Straits Times dưới tiểu tựa: “Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa”, ông Lý Quang Diệu đã nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-l-k-yew-n-sug-for-vn-03232015064041.html
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, từng giảng dạy tại Đại học Xây dựng, có những bài viết nhận định về lý thuyết Mác Lê nin cũng như con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng. Ông phụ họa ý kiến của Lý Quang Diệu:
-Quá đúng! cái đất nước này muốn phát triển lên được thì phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin có nghĩa là từ bỏ những lý thuyết của cộng sản. Phải từ bỏ việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vì những thứ ấy là không tưởng. Không những là không tưởng mà nó còn có nhiều độc hại. Cái Đại hội 12 này nếu như người ta hiểu ra được như thế, nếu người ta bỏ những thứ ấy thì không còn đảng cộng sản nữa thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng chứ còn cứ bám lấy những thứ ấy thì chỉ có đưa cả dân tộc này vào một hệ thống lệ thuộc vào Tàu thôi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-l-k-yew-n-sug-for-vn-03232015064041.html
10 . CẢNH BÁO KHẮP NƠI
Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật. Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm.
Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Lý Quang Diệu coi khinh Việt Nam.Một điện tín ngoại giao mới được tiết lộ trên trang Wikileaks cho biết cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng nói rằng khối Asean lẽ ra không nên nhận Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vào làm thành viên trong thập niên 90.(Nguồn BBC-
http://www.nguyendinhminh.net/index.php/bao-chi/tin-tuc/298-ly-quang-diu-noi-gi-v-vit-nam
Trong bài diễn văn, ông nói chung về cộng sản:
Tôi nói rằng chúng ta hãy hiệu triệu mọi người xung quanh chúng ta để giữ cho những kẻ ác quỷ đó. Nhìn kìa ! Họ xấu hổ về mình quá, họ tắt đèn rồi . Nhìn kìa ! HỌ LÀ MỘT LŨ HÈN , HỌ LÀ THỨ NHƯ THẾ ĐÓ (ông chỉ về phía những người Cộng sản) . MỘT LŨ HÈN , Họ tắt đèn rồi. Nhìn vào họ kìa ! Liệu những người này có đưa bạn đến với sự giàu sang và thịnh vượng không ? Hay là sự suy tàn và tụt hậu ? Nhìn vào họ kìa ! Có Trời mới biết họ làm gì trong bóng đêm. Và tôi nói điều này : Họ đã thành công trên nền tảng của sự hăm dọa. Và tôi cũng nói điều này : Nếu họ phạm sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta dễ bị hăm dọa. Thì họ nhầm hơi bị lớn rồi ! Vì chúng ta đang cận kề với vực thẳm, chúng ta không thể để cho mình bị hăm dọa được !
http://dongthanhgiavn.net/thu-tuong-ly-quang-dieu-toi-hieu-nguoi-cong-san/
”Ông nói về nền giáo dục Việt Nam: "Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu". Thực tế hiện nay tất cả các kỹ sư làm việc quốc tế đều có khả năng nói tiếng Anh rất tốt. Ông cảnh báo, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này "không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu".
Giáo dục chỉ được thừa, không được thiếu
“Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở TPHCM “cấy” vào những trường ĐH ở miền Bắc, ở Hà Nội”.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/ly-quang-dieu-noi-ve-giao-duc-viet-nam-227059.html
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi
http://www.voatiengviet.com/a/vietnam-trong-mat-ly-quang-dieu/2444008.html
Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên Straits Times dưới tiểu tựa: “Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa”, ông Lý Quang Diệu đã nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-l-k-yew-n-sug-for-vn-03232015064041.html
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, từng giảng dạy tại Đại học Xây dựng, có những bài viết nhận định về lý thuyết Mác Lê nin cũng như con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng. Ông phụ họa ý kiến của Lý Quang Diệu:
-Quá đúng! cái đất nước này muốn phát triển lên được thì phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin có nghĩa là từ bỏ những lý thuyết của cộng sản. Phải từ bỏ việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vì những thứ ấy là không tưởng. Không những là không tưởng mà nó còn có nhiều độc hại. Cái Đại hội 12 này nếu như người ta hiểu ra được như thế, nếu người ta bỏ những thứ ấy thì không còn đảng cộng sản nữa thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng chứ còn cứ bám lấy những thứ ấy thì chỉ có đưa cả dân tộc này vào một hệ thống lệ thuộc vào Tàu thôi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-l-k-yew-n-sug-for-vn-03232015064041.html
10 . CẢNH BÁO KHẮP NƠI
Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật. Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm.
Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
o rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
"Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.">
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói
quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác
bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu
vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị
phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'.
e="Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.">
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Những tệ nạn trên do chủ nghĩa cộng sản đã làm băng hoại văn hóa, kinh tế , đạo đức Việt Nam. Trước 1945, dân ta có như thế đâu!
TS.PHAN VĂN SONG * THẾ GIỚI HITLER
Timothy Snyder “Chúng Ta Đang Ở Thế Giới Của Hitler”
La seule écologie saine consistait à éliminer l’ennemi politique, la seule politique saine à en purifier la terre.Muốn có một môi trường trong sạch, phải dẹp bỏ kẻ thủ chánh trị ; muốn có một nền chánh trị trong sáng, hãy rửa sạch môi trường. (A. Hitler, Mein Kampf)
Phan Văn Song
Cùng vài anhem giáo chức chung ngành Kinh tế Chánh trị Lịch sử Thế
giới chúng tôi thường rút bài học của lịch sử cận đại về hai con quỷ Đen
Độc tài Dân tộc quá khích NaZi-Phátxít đại diện bởi chủ nghĩa NaZi của
tên đồ tể Hitler với Cuốn sách Mein Kampf và con Quỷ Đỏ Độc tài Cộng sản
Quốc tế đại diện bởi những tên đồ tể Lenine, Staline, Mao Tzedong và
thằng học trò bán nước Hồ Chí Minh với cuốn sách Tư Bản Luận-Le Capital
của tên lý thuyết gia điên rồ Karl Marx để bàn chánh trị học, suy nghiệm
cái ưu tư và lo sợ của chúng tôi đối với những diễn biến chánh trị ngày
nay. Chúng tôi thường lo lắng khi nhận xét những sự phát triển quá
nhanh của kỹ thuật khoa học, của hệ thống giao thông thương mãi, của kỹ
thuật truyền thông tin học đã gạt qua bên lề hơn một nửa nhơn loại, tạo
những hố sâu giữa những giai cấp trong xã hội, tạo sự bất mãn, ghen tỵ,
tạo những cuồng tín, chẵng những giữa các quốc gia khác tôn giáo, khác
văn hóa, khác văn minh, tổ chức xã hội, mà ngay cả trong xã hội của một
quốc gia. Và do đó, sẽ tạo ra những bạo loạn do sự đụng độ của những
“quá khích”. Và Con Quỷ Đen, đang lợi dụng những xảo thuật tuyên
truyền, dùng những chiêu bài “dân túy” để trở lại, sau một thời ngự trị
của con Quỷ Đỏ.
Tháng qua, tôi nhận được cuốn sách “Terre noire, L’Holocauste, et pourquoi il peut se répéter” tác giả Timothy Snyder, do dịch giả Pierre-Emmanuel Dauzat chuyễn ngữ từ Anh ngữ Huê kỳ. (Nhà sách Gallimard 600 trang 24 €)
do vợ tôi tặng. Đọc ngấu nghiến, tuy sách rất dầy, 600 trang. Quá đã!
Thật đúng những gì tôi cảm nghĩ. Bèn cổ võ bạn bè mua và chia sẻ.
Tuần qua, một anh bạn, gởi đến tôi lời bình luận của François-Guillaume Lorrain đăng trên mục Postillon của tuần báo Le Point-số 15 tháng 9 2016. Xin dược phỏng dịch.
Cũng xin giới thiệu, tác giả Timothy Snyder, người Mỹ. Hiên là giáo
sư Sử Thế giới, chuyên về Trung và Đông Âu châu tại Đại học Yale (Huê
kỳ.)
1/Tác Phẩm “Terre noire” hay Quỷ Đen sẽ trở về:
Trong tác phẩm “Vùng Đất Máu-Terre de sang”, sáng tác năm 2012, kể những
tộc ác sảy ra tại Đông Âu giữa những năm 1932 và 1945, Timothy Snyder
đã đột phá đập vỡ bức tường giáo điều nói về Shoah - cuộc diệt chủng dân
Do thái. Nhà trí thức khoa bảng Huê kỳ chuyên môn về lịch sử cận đại
Đông Âu nầy đã dám đánh thẳng vào hai thành trì “đố kỵ, điều cấm-tabou” của lịch sử về Shoah.
Đố kỵ thứ nhứt, là bức tường che chở sự liên hệ của Shoah-Nạn Diệt chủng dân Do Thái với lịch sử Đảng Cộng sản Nga.
Điều cấm thứ hai, là ông đã dám nhấn mạnh sự cấu kết giữa Moscou-Mạc Tư Khoa và Berlin-Bá Linh để phá vỡ các cuộc thành hình các Nhà Nước Dân tộc
thuộc vùng gồm các Nhà Nước các quốc gia dân tộc Baltes, Ba Lan,
Ukraine, Biélorussie - BêLa Nga…. Ông luôn luôn đưa cái nhìn so sánh,
giữa hai chánh sách Nazi và Cộng sản đối với các Dân tộc vùng Đông Âu và
với dân tộc Do thái.
Và sau cùng, Timothy Snyder đặt toàn bộ câu chuyện của ông trên một vùng rộng lớn, với một cái nhìn toàn bộ, bao quát, cho những cuộc tàn sát của thế kỷ thứ XX,
trong khi các nhà viết sử Âu châu chỉ biết đưa địa điểm Auschwig là
trung tâm điểm của cuộc Diệt chủng dân Do thái. Cho nên năm 2012, năm ra
mắt sách, tác phẩm “Vùng Đất Máu-Terre de sang” nếu tập trung được
nhiều nồng nhiệt chào đón, nhưng đổi lại cũng tạo lắm người nghiến răng
giận dỗi!
Tháng qua, tác phẩm “Vùng Đất Đen, l’Holocauste và lý do nào nó sẽ tái diễn – Terre Noire, L’Holocauste et pourquoi il peut se répéter” (Nhà sách Gallimard) cũng sẽ gặp những sự kiện như tác phẩm vừa nêu trên của ông vậy.
Tác phẩm sau cũng nói rõ cái nhìn của ông đối với Shoah-Diệt Chủng dân
Do thái, đã được nói qua trong “Vùng Đất Máu” rồi: Nazi và Cộng sản càng
tiêu diệt (xâm chiếm) các Nhà Nước Dân tộc, dân Do thái càng đi đến
Diệt chủng: Croatie, Quốc gia Baltes, Ba lan, Hòa Lan, Hung của thời
1944. Trái lại, tại các quốc gia chư hầu của Nazi, chưa bị xâm chiếm
hẳn, dân Do thái có tý hy vọng sống tạm: Pháp, Bulgarie, Roumanie… Ấy là
nhờ hệ thống Nhà Nước Quốc gia còn sót lại, tạo một bảo đảm tối thiểu
cho dân Do thái. Tác giả Snyder đặt nặng quan niệm Nhà Nước làm trung
tâm của dàn bài, vì tác giả nhận xét rằng Hitler, chối bỏ hẳn vai trò
vai trò của chánh trị, Hitler không nói đến vai trò của Nhà Nước, chỉ
nói đến Sự Thiên Nhiên - La Nature. Với Thiên Nhiên, Hitler chú
trọng đến sự Đấu tranh Sanh Tồn của Chủng tộc và sự Giữ gìn Chủng tộc
thôi. Tác giả Snyder với tác phẩm nấy, quan niệm rằng, có một thế giới
hitler riêng biệt, có một suy nghĩ hoàn toàn hitler trong một vũ trụ
hoàn toàn hitler, rất môi trường – trong nghĩa đen hoàn toàn, dù rằng
chúng ta cảm nhận “từ” nầy một cách khác. Và trong môi trường hoàn
toàn hitler ấy, trong sạch ấy, không có sắc dân Do thái, vì sắc dân Do
thái sẽ làm ô uế môi trường ấy đi!
Nếu với sách trước, “Vùng đất Máu”, Snyder có một cái nhìn địa lý chánh
trị, lần nầy, với tác phẩm “Vùng Đất Đen” Snyder có cái nhìn tổng quát
hơn, một cái nhìn “môi trường địa lý chánh trị - géo-écologique”. Từ
khuynh hướng sanh tồn, “đi tìm đất sống” (khuynh hướng địa dư đến
1941), đến khuynh hướng chủng tộc (từ năm 1941 trở đi ) Hitler chẳng
chốc, với cái ám ảnh phục hận “trả thù dân tộc - kết quả của việc Đức thua trận sau thế chiến 1”, chuyển thành một lý thuyết
“đấu tranh sanh tồn của chủng tộc Đức” chống “cái chủng tộc cần phải
loại bỏ, dân Do thái”. Nhà Nước, vốn là một quan niệm Do thái, chỉ vì
dân Do thái mơ có một Nhà Nước. Dẹp Do thái! Phải dẹp Nhà Nước!
Snyder, nhấn mạnh hai quan điểm rõ ràng của cái suy nghĩ của Hitler: đấu
tranh sống còn và dẹp bỏ Nhà Nước. Tác giả làm một bản thống kê những
thiên tai ; và từ đó luận rằng một tai họa kiểu hitler có thể xảy ra cho
ngày nay: nạn đói và chiến tranh ở Phi châu, sự phá hoại và đấu tranh
sống còn của những Nhà Nước ở Cận và Trung Đông, đã tạo nên Nhà Nước
Daesh, Hồi Giáo Quá khích, những xâm phạm và tranh giành đất đai ở Phi
Châu giữa Tàu và Ấn, chánh sách bành trướng của Nga ở Âu Châu … Tiếp tục
so sánh thời nay và thời của Hitler, tác giả dắt chúng ta vượt không
gian, địa dư, vượt ký ức, chỉ so sánh thời gian thôi … và Snyder kết
luận “Chúng ta đang sống trong thế giới của Hitler và chúng ta cũng
đang chia sẻ những lo lắng của Hitler: giữa thời của hắn và thời của
chúng ta ngày nay, không bao nhiêu thay đổi khac biệt!”.
Snyder chỉ cho chúng ta thấy những hiện tượng có thể biến chúng ta thành
một Hitler, với một Holocauste lúc nào cũng có thể xảy ra được ở ngày
nay. Giải thuyết một thế giới thiếu nước, thiếu lương thực, thiếu nhiên
liệu … thiên nhiên sẽ là nơi để chúng ta giành giựt đất đai, nơi để đấu
tranh ? Những lo lắng của COP21, về thiên nhiên, môi trường, những cuộc
tỵ nạn tương lai do môi trường, do nước dâng, do ảnh hưởng nhà kiếng …
Nhiều sắc dân khác, nhiều chủng tộc khác sẽ thay thế dân Do thái làm vật
thế thần cho một Holocauste tương lai. Những người di dân sẽ làm ô uế
môi trường của dân bản xứ.
Mein Kampf và COP21 lo lắng như nhau ? Dân tộc Sanh tồn, Chủng tộc Sanh
Tồn… Dị chủng do Di dân ? Dị chủng hay dị Văn Hoá ? Choc-Đụng chạm Văn
Hóa ? Choc Chủng tộc ? Choc Tôn giáo ? Hỏi là trả lời.
Và Snyder kết luận: “Ráng đi tìm hiểu bài học Holocauste thời Hitler là cái dịp may cuối cùng của chúng ta để cứu Nhơn loại!”
2/ Vài trích dẫn của «Vùng Đất Đen,…”:
A: Thế Giới của Hitler cần một loại Dân Do Thái:
Hitler từng viết: “Thiên nhiên không có biên giới chánh trị. Thiên nhiên
đặt những sanh vật sống cạnh nhau và ngắm xem chúng hắn tranh giành đề
sanh tồn” … “Kẻ yếu bao giờ cũng bị kẻ mạnh cai trị…vì thế giới không
có chổ cho những tên yếu kém” … Chỉ có một mệnh lệnh của Đấng Tối cao:
“Phải bảo vệ chủng tộc!” … Hitler chấp nhận nhơn loại chia thành nhiều
chủng tộc, nhưng Hitler cho rằng dân Do thái không phải là một chủng tộc: Do thái chỉ là một loại “không chủng tộc – non race”!
“Vì các chủng tộc đếu biết đấu tranh, đi tìm sanh tồn, đi tìm đất
sống, nhưng dân Do thái không làm như vậy, nó sống bám vào chủng tộc
khác, đó là một hướng sống “phản thiên nhiên.”
B: Để một Dân Tộc Sanh Tồn, một Holocauste đôi khi cần thiết:
Dù thế giới vẫn đủ nước uống, vẫn đủ lương thực, các quốc gia tiến triển giàu có vẫn phải lo lắng tiếp vận
nuôi sống dân của họ. Các lãnh đạo tương lai các quốc gia tiên tiến
cũng phải tiếp tục lựa chọn giữa chánh trị và khoa học. Xưa kia Hitler
đã chứng minh, đã nhập chánh trị vào khoa học, dùng khoa học phục vụ
chánh sách chánh trị sẽ mở một lý thuyết để giải quyết những đại họa có
thể xảy đến cho tương lai của đất nước. Trong một kịch bản phải cần một cuộc tàn sát toàn bộ như một Holocauste
chẳng hạn, các nhà lãnh đạo có thể sử dụng hay đưa ý kiến tạo một sự sợ
hãi do sự thiếu thốn, tạo điều kiện lo âu để tiên liệu những vấn đề
thiếu thốn do môi trường hay môi sanh, bằng chỉ điểm hẳn một nhóm người làm vật tế thần,
trách nhiệm vô tình hay cố ý của mọi tai họa hay xáo trộn của tổ chức
xã hội đang sống. Năm xưa Nazi, chỉ cần vài cuộc biểu diễn rấm rộ điển
hình, một bộ máy tuên truyền hữu hiệu, và một chánh sách quyết tâm, là
có thể tạo ngay một cách sống và một cách suy nghĩ.
Thế giới ngày nay đang trên đà thay đổi nhanh lại càng chứng minh rõ
ràng hơn cái nhìn đại họa kiểu Hitler, từ đời sống, môi trường sống, đến
không gian sống và cả thời gian sống. Nhiệt độ quả đất sẽ hâm nóng thêm
4 độ C như tiên liệu đã sẽ là một cuộc thay đổi lớn cho dân chúng trên
thế giới rồi!
Thay Lời Kết:
Ngày nay, vì sự Sống Còn Hán Tộc, Con Quỷ Đỏ Tàu Đang Biến Thành Con Quỷ Đen:
Đối diện với một lô khủng hoảng, một lô thiên tai, đại họa, như những hạn hán kéo dài hằng năm, các nhà lãnh đạo tương lai Beijing sẽ có những giải pháp vào những năm 2030 cũng chẳng khác gì những giải pháp của các nhà lãnh đạo Berlin năm 1930.
Toàn cầu hóa đang giúp các lãnh đạo Tàu trong khu vực ngoại thương cũng
sẽ giúp đở Nhà Nước Tàu kiểm soát không gian môi trường lương thực để
nuôi sống dân Tàu. Vì vậy cũng chẳng nên ngạc nhiên khi ngày nay, Tàu
đang xem Phi Châu là một mãnh vườn lớn và một kho lương thực lớn và Đông Nam Á trong ấy có cả Việt Nam là những đất khai thác trồng trọt, những kho lương thực, tiếp liệu nuôi dân Tàu.
Hồi Nhơn Sơn cuối tháng 11.
Phan Văn Song
ĐƯỜNG VÀO NHÀ TRẮNG CỦA TRUMP
Đường tới Nhà Trắng của tỷ phú Donald Trump
Xuất thân là con nhà tài phiệt, khởi nghiệp từ bất động sản, ghi dấu ấn qua hàng loạt dự án kinh doanh và là người hoàn toàn ngoại đạo trên vũ đài chính trị, nhưng tỷ phú Donald Trump đã có bước đột phá ngoạn mục khi đứng lên tranh cử vào Nhà Trắng và trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
>> Đại diện của bà Clinton khuyên cử tri trở về nhà vì “không có gì để nói”
>> Tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ
Donald Trump sinh ngày 14/6/1946 tại thành phố Queens, New York và là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha ông, Fred Trump, là ông trùm bất động sản thời bấy giờ còn mẹ ông, bà Mary Anne, là bà nội trợ đến từ Scotland. Trong ảnh: Donald Trump lúc 4 tuổi (Ảnh: Guardian)
Donald Trump (ngoài cùng bên trái) có hai anh trai, Fred Jr và Robert, và hai chị gái, Maryanne và Elizabeth. (Ảnh: BBC)
Thời niên thiếu, Donald Trump là một cậu bé hiếu động và bướng bỉnh, vì vậy cha mẹ ông đã gửi ông tới một trường quân sự nội trú để giúp con trai họ trưởng thành. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự New York, ông Trump theo học Đại học Fordham 2 năm, sau đó nhập học Trường Kinh tế Wharton, Đại học Pennsylvania. Ông tốt nghiệp Wharton vào năm 1968 với bằng cử nhân kinh tế. Trong ảnh: Donald Trump (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng cha mẹ tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự New York (Ảnh: BBC)
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trump bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình và đặt những bước chân đầu tiên vào sự nghiệp kinh doanh bất động sản. Trong ảnh: ông Trump và cha chụp ảnh tại một dự án động sản của gia đình ở Brooklyn vào năm 1973. (Ảnh: New York Times)
Ngay khi vừa bắt tay vào công việc kinh doanh nhà đất, ông Trump đã để mắt tới khu vực Manhattan, thay vì chỉ quanh quẩn ở quê nhà Queens. Năm 1976, ông Trump tuyên bố dự định xây một khách sạn trị giá 100 triệu USD. Tập đoàn Trump sau đó đã mua lại khách sạn Commodore ở gần nhà ga trung tâm Manhattan và nâng cấp thành khách sạn Grand Hyatt New York. Trong ảnh: Ông Trump đứng trước khách sạn Commodore (Ảnh: Getty)
Ông Trump kết hôn cùng người vợ đầu tiên, bà Ivana vào năm 1977. Cặp đôi có với nhau 3 người con là Donald Jr, Ivanka và Eric trước khi ly hôn vào năm 1990. (Ảnh: Getty)
Ông Trump ngồi làm việc trong văn phòng của tòa cao ốc mang chính tên ông Trump Tower vào năm 1987 (Ảnh: Getty)
Năm 1987, Donald Trump xuất bản cuốn hồi ký mang tên “Nghệ thuật đàm phán”, góp phần xây dựng hình ảnh doanh nhân thành đạt và bản lĩnh. Đây cũng là một trong những cuốn sách bán chạy nhất lúc bấy giờ. Ngoài ra ông cũng xuất bản một số cuốn sách khác, chủ yếu về lĩnh vực kinh tế (Ảnh: SBS)
Năm 1990, ông Trump khai trương sòng bạc Trump Taj Mahal ở Atlantic City, bang New Jersey. Đây là sòng bạc “khủng” nhất tại Mỹ lúc bấy giờ, trị giá khoảng 1,1 tỷ USD. (Ảnh: Charles Rex)
Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson tới dự lễ khai trương Trump Taj Mahal của tỷ phú Trump (Ảnh: WireImage)
Năm 1991, ông Trump lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản vì hoạt động kinh doanh thua lỗ tại sòng bạc Trump Taj Mahal, tức là chỉ 1 năm sau khi khai trương. (Ảnh: Rex)
Năm 1993, ông Trump kết hôn với người vợ thứ 2, Marla Maples. Cuộc hôn nhân này kéo dài 6 năm sau khi cả hai đã có với nhau một cô con gái là Tiffany. (Ảnh: Rex)
Donald Trump và bạn gái Melania Knauss trong một bữa tiệc mừng năm mới vào năm 2000. Cả hai gặp nhau năm 1998 và kết hôn năm 2005. Cặp đôi có một cậu con trai tên là Barron. (Ảnh: AP)
Ông Trump chụp ảnh cùng các thí sinh hoa hậu Mỹ. Từ năm 1996 đến 2015, ông Trump là người nắm bản quyền cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ nổi tiếng thế giới. (Ảnh: Getty)
Năm 2004, ông Trump lần đầu ra mắt công chúng với vai trò người dẫn quyền lực trong chương trình truyền hình thực tế “Người tập sự” ăn khách. Trong ảnh: Ông Trump chụp cùng con trai Donald Jr và con gái Ivanka trong chương trình “Người tập sự” năm 2007 (Ảnh: FilmMagic)
Ông Trump có mặt tại lễ khai trương dự án sân golf mới ở Mỹ vào năm 2011 (Ảnh: Guardian)
Ngày 16/6/2015, ông Trump chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ. Đây là quyết định gây bất ngờ với nhiều người vì tỷ phú New York gần như chưa có kinh nghiệm chính trị trước đó (Ảnh: Getty)
Ông Trump đã từng bước giành thắng lợi trong cuộc chạy đua giành chiếc vé đại diện cho đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống. Tháng 3/2016, ông bỏ lại phía sau gần như tất cả các đối thủ cùng đảng và thẳng tiến vào Nhà Trắng. Trong ảnh: Ông Trump trong một phiên tranh luận tại Las Vegas (Ảnh: Getty)
Tháng 5/2016, ông Trump là người cuối cùng còn trụ lại trong cuộc đua giành chiếc vé đại diện cho đảng Cộng hòa ra tranh cử cùng các đối thủ bên các đảng còn lại sau khi thượng nghị sĩ Ted Cruz tuyên bố dừng chiến dịch tranh cử của mình. (Ảnh: Reuters)
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, tỷ phú Trump đã khiến dư luận nhiều lần "dậy sóng" vì những phát ngôn gây tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn ủng hộ ông vì chờ đợi những kế hoạch vực dậy nền kinh tế Mỹ nếu ông đắc cử. Ngoài ra, ông Trump cũng là một gương mặt hoàn toàn mới trên chính trường Mỹ và đây được cho là một lợi thế của ông. (Ảnh: Reuters)
Ngày 21/7/2016, ông Donald Trump chính thức nhận đề cử của đảng Cộng hòa làm ứng viên đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống Mỹ (Ảnh: NYT)
Cả gia đình ông Trump và các cộng sự thân tín cùng chúc mừng ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa trên sân khấu của đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa tại thành phố Cleveland (Ảnh: Reuters)
Ông tuyên bố chọn thống đốc bang Indiana Mike Pence làm liên danh tranh cử (Ảnh: Reuters)
Sau khi bà Hillary Clinton trở thành ứng viên đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống, cả hai đã cùng trải qua 3 cuộc tranh luận trực tiếp đầy quyết liệt. Trong ảnh: ông Trump và bà Clinton trong cuộc tranh luận thứ 2 tại Đại học Washington (Ảnh: Getty)
Chỉ vài giờ trước khi cuộc tổng tuyển cử toàn quốc chính thức diễn ra, ứng viên đảng Cộng hòa vẫn tới các điểm vận động tranh cử ở các bang còn do dự để tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri. Trong ảnh: ông Trump diễn thuyết trước những người ủng hộ ở Raleigh, bang North Carolina hôm 7/11 (Ảnh: Reuters)
Ông Donald Trump và vợ đi bỏ phiếu tại bang New York hôm 8/11 (Ảnh: Reuters)
Ngày 8/11, ông Donald Trump đã vượt qua bà Hillary Clinton trong cuộc
tổng tuyển cử cuối cùng và trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Saturday, November 26, 2016
TRẦN TRUNG ĐẠO * THỜI TRUMP
Thời Trump, Việt Nam có thể nhanh chóng bị “Phần Lan hóa”
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Giới thiệu: Chính
sách toàn cầu hóa kinh tế trong giai đoạn phát triển từ năm 1972 đến
nay tròn 44 năm và đang được điều chỉnh. Thế giới đang điều chỉnh bằng
cách trở lại thời kỳ bảo thủ (protectionism) dù vẫn phải bảo thủ trong
nội dung toàn cầu hóa, bởi vì các mối tương quan và phụ thuộc về kinh tế
quốc tế đã phát triển đến mức không thể hoàn toàn trở lại như thời kỳ
trước Thế chiến Thứ hai. Dù dưới mức độ nào, đối với các nước đang phát
triển đây là một khó khăn vì sự phát triển của các nước này phụ thuộc
vào toàn cầu hóa và toàn cầu hóa đem lại cho họ nhiều mối lợi hơn các
nước tiên tiến. Riêng với Việt Nam, ngoài lý do kinh tế còn có lý do
chính trị vì Việt Nam giống như Trung Cộng đều đặt dưới sự cai trị bởi
đảng CS độc tài. Với chiến thắng của Donald Trump và sự yếu kém của các
quốc gia thuộc khối ASEAN, khả năng Việt Nam sẽ bị “Phần Lan Hóa” ngày
càng rõ hơn.
Một cách vắn tắt, “Phần Lan hóa” (Finlandization), có nghĩa “để trở
nên Phần Lan”, là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường
quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc
gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên
minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm
này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan chấp nhận các chính
sách của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ năm 1947 đến năm 1990
để đáp ứng với thực tế chính trị thời bấy giờ. Bài viết Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization) này
được viết vào tháng 8, 2014, nay xin giới thiệu lần nữa khi các điều
kiện chính trị đang diễn ra theo chiều hướng đã được bàn, đồng thời đây
cũng là một đóng góp về kiến thức và lý luận cho những người Việt quan
tâm đến tương lai đất nước.
Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces "Finlandization" from China) cuối tháng Năm, 2014 trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như
vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh
Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân
Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt
Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hóa”.
Tháng 9 năm 2010, trong một bài viết trên tờ Wall Street, Andrew
Krepinevich, Chủ tịch Trung tâm Định ước Ngân sách và Chiến lược (the
Center for Strategic and Budgetary Assessments) cũng cảnh báo Trung Cộng
đang tiến hành “Phần Lan hóa” Thái Bình Dương: “Liên Xô chưa bao giờ
thành công “Phần Lan hóa” Châu Âu. Nhưng sự đe dọa vừa trở lại từ phía
Trung Cộng, quốc gia này đang cố gắng “Phần Lan hóa” Tây Thái Bình
Dương. Cách phát triển quân sự của một quốc gia mở ra cánh cửa cho thấy ý
định của nó, và Trung Cộng rõ ràng đang tìm kiếm để gây hiệu quả tuần
tự nhưng quyết định vào cán cân quân sự Mỹ-Trung. Mục đích của Trung
Cộng là ngăn chận Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi lâu dài trong khu
vực – và để lôi kéo các đồng minh dân chủ của Mỹ vào quỹ đạo của nó.”
Trong chính luận Tranh chấp Mỹ-Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước
trên talawas năm 2010, người viết cũng có bàn tổng quát về trường hợp
các quốc gia độn như Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan. Để có thể tồn tại trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nước này đã phải áp dụng nhiều chiến lược
đối ngoại và đối nội khác nhau. Trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương cứng rắn
chống Liên Xô, đứng hẳn về phía Tây phương, Phần Lan chủ trương các
chính sách đối ngoại và đối nội nhượng bộ Liên Xô. Người viết cũng đã
phân tích chọn lựa của Thổ Nhĩ Kỳ trong chính luận Hiểm họa Trung Cộng và bài học Thổ Nhĩ Kỳ cách đây hai năm và lần này bàn đến trường hợp Phần Lan.
Với chủ trương bành trướng Nga Hoàng của Vladimir Putin và ngọn lửa chủ
nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán của Tập Cận Bình đang cháy rộng, khái
niệm “Phần Lan hóa” lại lần nữa được nhắc nhở khá nhiều: “Phần Lan hóa” Ukraine, “Phần Lan hóa” Đài Loan và cả khả năng “Phần Lan hóa” Việt Nam.
Trước khi bàn đến việc liệu Việt Nam có thể sẽ bị “Phần Lan hóa” với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ như David Brown phân tích hay thực tế đã bị “Phần Lan hóa”
sau mật ước Thành Đô, cần tìm hiểu các điều kiện địa lý chính trị, lịch
sử và quốc phòng của Phần Lan trong quan hệ với Liên Xô trước và sau
Thế chiến thứ hai cũng như sự ra đời của khái niệm này.
“Phần Lan hóa” là gì?
“Phần Lan hóa” (Finlandization) có nghĩa “để trở nên Phần Lan” là
một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các
chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng
nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và
không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm vẫn còn nhiều
tranh cãi, mang nặng cảm tính này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ
Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ năm 1947 đến năm 1990 để đáp
ứng với thực tế chính trị và bảo vệ được chủ quyền đất nước, hay vắn tắt
là để tồn tại.
Phần Lan trước Thế chiến Thứ hai
Năm 2013 dân số Phần Lan có 5.5 triệu, tuy nhiên trong giai đoạn “Phần Lan hóa”
trong những năm 1940 quốc gia này chỉ có khoảng 4 triệu dân, đa số sống
ở các khu vực miền nam, nhiều nhất tại thủ đô Helsinki và vùng phụ cận.
Vì là một nước quá nhỏ chia sẻ biên giới với các nước lớn nên Phần Lan
cũng gặp nhiều lận đận. Suốt 600 năm, Phần Lan bị Thụy Điển đô hộ. Các
viên chức Thụy Điển được cử đến cai trị Phần Lan. Dù đương đầu với hiểm
họa bị đồng hóa, Phần Lan vẫn giữ được bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và
tiếng nói riêng. Khi phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther lan
rộng đến Thụy Điển và Phần Lan, Tân Ước được dịch sang tiếng Phần Lan và
đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Sau
chiến tranh giữa Nga và Thụy Điển vào cuối thế kỷ 17, Nga chiếm Phần
Lan.
Năm 1912, vua Nga, Alexander I nâng cấp Phần Lan từ hàng tự trị lên cấp
quốc gia đặt thủ đô tại Helsinki. Cũng vào thời điểm đó tinh thần quốc
gia Phần Lan do Tiến sĩ Johan Vilhelm Snellman nuôi dưỡng, bắt đầu phát
triển mạnh. Để chống lại chính sách đồng hóa của Nga Hoàng, Johan
Vilhelm Snellman kêu gọi người dân Phần Lan tuyệt đối không dùng tiếng
Nga.
Cách Mạng CS Nga 1917 bùng nổ, Phần Lan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên bị
ảnh hưởng chính trị Nga, cánh tả trong chính phủ Phần Lan rất mạnh và
thực hiện một cuộc đảo chánh. Quân chính phủ do tướng Gustaf Mannerheim
chỉ huy phản công và đánh bại quân phiến loạn. Phần Lan chính thức trở
thành nước Cộng Hòa năm 1919 với K.J. Ståhlberg là tổng thống đầu tiên.
Biên giới giữa Nga và Phần Lan được công nhận theo hiệp ước biên giới
Tartu ký kết năm 1920. Quan hệ giữa Phần Lan và Liên Xô rất căng thẳng,
và quan hệ giữa Phần Lan và Đức cũng không tốt đẹp gì hơn.
Tháng Tám, 1939, Hitler và Stalin ký thỏa hiệp không xâm phạm nhau trong
đó có điều khoản Hitler đồng ý nhường Phần Lan cho Stalin. Khi Phần Lan
từ chối việc cho phép Liên Xô xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ
Phần Lan, Stalin tấn công Phần Lan vào tháng 11, 1939. Chiến tranh Mùa
Đông (Winter War) bùng nổ. Tuy Phần Lan thua nhưng đã gây thiệt hại trầm
trọng cho phía Liên Xô. Sau Chiến tranh Mùa Đông (1939) là Chiến tranh
Tiếp Tục (Continuation War) (1941-1944). Trong thời gian này Phần Lan
đứng về phía Đức và đem quân tấn công Liên Xô để chiếm lại các phần đất
bị mất trong Chiến tranh Mùa Đông và nhiều phần đất khác của Liên Xô.
Chính Anh Quốc cũng đã tuyên chiến với Phần Lan năm 1941. Năm 1944, Phần
Lan ký hiệp ước đình chiến với Liên Xô.
Phần Lan sau Thế chiến Thứ hai
Tại hội nghị Paris năm 1946, Đồng Minh ân xá cho Phần Lan và các nước đã
đứng về phía phe Trục như Romania, Bulgaria, Hungary và cho phép các
nước này trở thành hội viên Liên Hiệp Quốc. Phần Lan và Liên Xô ký các
hiệp ước hòa bình lần nữa vào những năm 1947 và 1948. Trong giai đoạn
này Phần Lan quá yếu về khả năng quân sự so với Liên Xô nên đã buộc phải
nhường vùng đất phía nam cho Liên Xô. Đứng trước sự phân cực đang hình
thành trong sinh hoạt chính trị thế giới, Phần Lan đối diện với một thực
tế chính trị thế giới hoàn toàn bất lợi. Đức Quốc Xã, đối trọng với
Liên Xô sụp đổ, không có đồng minh quân sự, bị cô lập về địa lý chính
trị, các quốc gia trong vùng Đông Âu lần lượt trở thành chư hầu CS của
Liên Xô, các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania đều bị
sáp nhập hẳn vào Liên Xô. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Phần Lan, vì
thế, bằng mọi giá để khỏi bị trở thành một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa”
trong Liên Bang Xô Viết.
Quá sợ Liên Xô nuốt sống như trường hợp các nước vùng Balkan, Phần Lan
lấy lòng Liên Xô bằng cách từ chối viện trợ Mỹ trong kế hoạch viện trợ
kinh tế Marshall. Tuy vậy, Phần Lan ngấm ngầm thiết lập quan hệ kinh tế
với Anh, Mỹ và các chính phủ Anh, Mỹ cũng tìm cách yểm trợ Phần Lan để
hy vọng nuôi dưỡng chế độ dân chủ non trẻ tại quốc gia nhỏ ở Bắc Âu này.
Chính sách “Phần Lan hóa” ra đời.
Nội dung của “Phần Lan hóa ”
- Về đối ngoại. Phần Lan theo đuổi một chính sách đối ngoại rất
mềm dẻo, nhân nhượng, không làm mất lòng Liên Xô, trung lập. Liên Xô
trong thực tế không xem Phần Lan như là một nước Trung Lập đúng nghĩa mà
luôn xem quốc gia này phụ thuộc vào các chính sách đối ngoại phát xuất
từ điện Kremlin. Chẳng hạn, khi đại sứ Phần Lan Max Jakobson được đề cử
vào chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Liên Xô chẳng những không ủng hộ
mà còn dùng quyền phủ quyết để bác bỏ vì không muốn thấy một chính
khách Phần Lan đóng vai trò quan trọng trong tổ chức chính trị thế giới.
- Về đối nội. Loại trừ các thành phần lãnh đạo quốc gia có khuynh
hướng chống Liên Xô và ủng hộ các thành phần thân Liên Xô. Theo tài
liệu của CIA, Liên Xô duy trì mối quan hệ mật thiết với các chính khách
thân Liên Xô đứng đầu là Tổng thống Juho Kusti Paasikivi (1870-1956) và
sau đó là Tổng thống Urho Kekkonen (1900-1986). Liên Xô có quyền phủ
quyết các chính sách của Phần Lan và can dự vào nội bộ Phần Lan qua
trung gian đảng CS Phần Lan, Liên Đoàn Dân Chủ Nhân Dân, Quốc Hội Phần
Lan với đa số thuộc cánh tả.
- Về văn hóa giáo dục. Để vừa lòng Liên Xô, Phần Lan áp dụng
chính sách tự kiểm duyệt, tự kiểm soát và thân Liên Xô. Chính phủ Phần
Lan ngăn chận các phương tiện truyền thông có cái nhìn tiêu cực về Liên
Xô. Trên 1700 cuốn sách có nội dung chống Liên Xô trước đó bị xếp vào
thể loại “sách bị cấm”. Các phim ảnh không có lợi cho Liên Xô như The Manchurian Candidate, One Day in the Life of Ivan Denisovich v.v. đều không được phép chiếu.
- Về quốc phòng. Hiệp ước Hữu Nghị Hợp Tác Phần Lan-Liên Xô
năm 1948 (Finno-Soviet Pact of Friendship, Cooperation and Mutual
Assistance) quy định Phần Lan phải có trách nhiệm chống lại các lực
lượng thù địch của Liên Xô khi các lực lượng này tấn công Liên Xô ngang
qua ngả Phần Lan và nếu cần sẽ kêu gọi sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô.
Phần Lan không được liên minh quân sự với một quốc gia thứ ba. Điều này
do Liên Xô đặt ra để giới hạn Phần Lan gia nhập NATO giống như trường
hợp Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, trong hiệp ước ký kết giữa hai nước,
Phần Lan đã nhường 10 phần trăm lãnh thổ cho Liên Xô.
Nhắc đến “Phần Lan hóa” không thể bỏ qua vai trò của Tổng thống
Phần Lan Urho Kekkonen, người lèo lái chính sách này trong suốt 26 năm
làm tổng thống. Những người phê bình Urho Kekkonen cho rằng ông ta là
con cờ của Liên Xô trong khi những người ủng hộ xem ông như là một trong
những anh hùng của Phần Lan vì đã bảo vệ được chủ quyền Phần Lan trong
một hoàn cảnh chính trị thế giới vô cùng khó khăn.
Công tâm mà nói, trong suốt dòng lịch sử, lãnh thổ Phần Lan là bãi chiến
trường cho các tham vọng bành trướng của Thụy Điển và sau đó là Nga
Hoàng. Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia vùng Baltic và Balkan
đều nằm trong quỹ đạo Liên Bang Sô Viết. Lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của
quốc gia này đều bị xóa bỏ. Ý thức được điều đó, mục tiêu hàng đầu của
Kekkonen là bảo vệ chủ quyền Phần Lan, bảo vệ nền Cộng Hòa Phần Lan bằng
mọi giá, không thể để Phần Lan trở thành một xứ tự trị như thời Nga
Hoàng hay một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” của Stalin. Mặc dù nhân nhượng
Liên Xô rất nhiều trong các lãnh vực chính trị, quốc phòng Phần Lan
cũng có lợi về kinh tế vì Liên Xô là quốc gia nhập cảng lớn nhất sản
phẩm của Phần Lan. Sự sụp đổ của Liên Xô đã gây ra những suy thoái kinh
tế trầm trọng tại Phần Lan. Sau giai đoạn phục hồi, Phần Lan đã phát
triển một cách vượt bực. Ngày nay Phần Lan hội nhập cao vào nền kinh tế
thế giới và là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới.
Trở lại với quan hệ Trung Cộng và CS Việt Nam trong cái nhìn so sánh giữa Liên Xô và Phần Lan.
Trung Cộng sau Thiên An Môn
Chính sách đối ngoại của Trung Cộng trong thời gian năm 1990 nhằm mục
đích thoát khỏi sự cô lập quốc tế và ổn định chính trị nội bộ sau biến
cố Thiên An Môn. Những thành tựu kinh tế của chính sách bốn hiện đại hóa
từ đầu thập niên 1980 đã đạt một số thành tích đáng kể nhưng tất cả đều
rất mong manh, yếu kém. Các cường quốc dân chủ vẫn còn trừng phạt kinh
tế sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh tàn sát nhiều ngàn sinh viên Trung
Quốc yêu dân chủ tại Thiên An Môn đầu tháng 6, 1989.
Như hầu hết các quốc gia CS, kế hoạch chung của cả nước luôn chế ngự và
đồng thời duy trì tính cân đối của các chính sách đối ngoại cũng như đối
nội trong mỗi thời kỳ. Để thoát khỏi sự cô lập và phục hồi vị trí của
Trung Cộng trong bang giao quốc tế, Đặng Tiểu Bình theo đuổi chính sách
đối ngoại mềm dẻo trong đàm phán biên giới với hàng loạt các nước lân
bang trong đó có Việt Nam. Chính sách của ho Đặng được gọi là chính sách
20 nét chữ “bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó,
giấu mình chờ thời” (lengjing guancha, chenzhuo yingfu, wenzhu zhenjiao, taoguang yanghui, yousuo zuowei).
Sự sụp đổ của hệ thống Liên Xô làm Trung Cộng không còn lo ngại vòng vây
Liên Xô từ hướng Việt Nam nhưng lại có mối lo mới nguy hiểm và hùng
mạnh hơn nhiều, đó là Mỹ. Như người viết đã trình bày trong các bài
trước, thời điểm năm 1990 đối tượng cạnh tranh của Trung Cộng là Mỹ và
Nhật chứ không phải Liên Xô hay chư hầu của nó là CSVN và mục tiêu bành
trướng của họ Đặng không chỉ giới hạn ở các cù lao trên biển, vài ngọn
núi đất ở Hà Giang mà cả Thái Bình Dương. Và để giới hạn sự đe dọa của
Mỹ, Trung Cộng đã làm hòa với CSVN. Hai bên đã mở các cuộc đàm phán vào
năm 1991 và đạt đến thỏa hiệp vào năm 1993 sau mật ước Thành Đô.
Việt Nam sau Liên Xô
Sau khi hệ thống CS tại châu Âu sụp đổ, nền kinh tế của các nước CS còn
lại của khối COMECON trong đó có Lào, Cu Ba và CSVN trở thành đàn gà mất
mẹ. Trong bài bình luận nhân dịp kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh đổ,
tạp chí The Economist nhận xét chung rằng khi chế độ thực dân ra
đi, các nước cựu thuộc địa ít ra còn hưởng được các phương pháp quản
trị, hệ thống tư pháp và nhiều trường hợp cả ngôn ngữ nhưng chế độ CS ra
đi không để lại gì ngoài nghèo đói, ngục tù và lạc hậu.
Số phận của đảng CSVN như chỉ mành treo chuông. Trong giờ phút sinh tử
đó, lãnh đạo CSVN xem dấu hiệu hòa hoãn của Đặng Tiểu Bình như chiếc
phao giữa biển. Họ vui mừng bám lấy. Dĩ nhiên, với bản chất thâm độc,
đầu óc tính toán của lãnh đạo Trung Cộng, món lễ vật của đàn em CSVN
dâng lên trong ngày quy phục thiên triều lần nữa phải là một lễ vật đắt
giá. Món nợ máu xương từ năm 1979 trở về trước hẳn được Đặng Tiểu Bình
đòi cả vốn lẫn lời.
Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên
diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm
Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang
Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm” khác,
trầm trọng hơn nhiều so với “công hàm Phạm Văn Đồng”. Chiều ngày 7 tháng
11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch
Dân tuyên bố “Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có
thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những
người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên." Họ Giang muốn nhắc nhở lãnh đạo CSVN về thời kỳ mà đảng CSVN thở bằng bình oxygen Trung Cộng trong các thập niên 1950, 1960.
Trung Cộng muốn Việt Nam những gì Liên Xô muốn Phần Lan và nhiều hơn nữa:
- Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, Việt Nam phải “trung lập” trên danh nghĩa.
Phần Lan luôn tuyên bố trung lập và Liên Xô ủng hộ vị trí trung lập của
Phần Lan nhưng thực chất có quyền phủ quyết hầu hết các chính sách đối
ngoại của Phần Lan. CSVN cũng thế. Họ luôn tuyên bố “quan hệ hợp tác
bình đẳng cùng có lợi” với mọi quốc gia trên thế giới nhưng thực chất
chỉ “hợp tác” với sự đồng ý của Trung Cộng. Bất cứ khi nào có dấu hiệu
làm trái ý, Trung Cộng sẽ dùng mọi biện pháp hèn hạ nhất để trừng phạt
như trường hợp giàn khoan HD981 vừa qua, bất chấp dư luận thế giới khinh
khi.
- Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, các chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam không được đi ngược với chính sách quốc phòng của Trung Cộng,
không được độc lập trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung
Cộng. Để thỏa mãn Trung Cộng, Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc
phòng “ba không” tự sát: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2)
không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ
nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để
chống nước kia. Các điều khoản này tương tự các điều khoản của hiệp ước
mà Phần Lan phải ký với Liên Xô năm 1948.
- Giống như Liên Xô đã cướp đất của Phần Lan, CSVN đã chấp nhận vị trí đặc quyền, đặc lợi của Trung Cộng trong Biển Đông.
Như đã viết, khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25
tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và
vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn
quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa
(Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí
với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác
dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston
bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các
đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.
- Giống như Liên Xô đã áp lực với lãnh đạo Phần Lan, Việt Nam cũng thực hiện các chính sách tự kiểm duyệt các tin tức gây mất lòng Trung Cộng,
giới hạn các phim ảnh, sách báo có nội dung tiêu cực về chế độ CS tại
Trung Quốc, ngăn chận mọi ý kiến, phản ứng dù rất ôn hòa của người dân
trước các hành động gây hấn, xâm lược lộ liễu của Trung Cộng. Tháng Sáu
vừa qua, các báo VnExpress, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Giáo
Dục đã phải đồng loạt lấy xuống các hình ảnh và tin tức liên quan đến
ngày kỷ niệm Tàn Sát Thiên An Môn. TS Nguyễn Quang A, một trong những
thành viên chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự phát biểu với RFA: “Điều đó
chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn gắn rất
chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo lệnh của Bắc Kinh
để họ làm như vậy.”
- Bên cạnh các điểm giống nhau nêu trên, một điểm khác biệt có tính quyết định đối với tương lai của dân tộc Việt Nam: Trung Cộng quyết tâm bảo vệ đảng CSVN.
Làm gì thì làm, nói gì thì nói, lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ
còn năm đảng cầm quyền mang nhãn hiệu búa liềm. Nắm giữ Việt Nam về mặt
lý luận tư tưởng không chỉ để bảo vệ cơ chế mà còn tránh sự sụp đổ dây
chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Và
do đó, bị “Phần Lan hóa” trong quỹ đạo Trung Cộng cũng có nghĩa ngày
nào Trung Cộng còn do đảng CS cai trị ngày đó nhân dân Việt Nam lại cũng
sẽ tiếp tục chịu đựng dưới ách chủ nghĩa độc tài toàn trị Lê Nin không
có Mác. Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen phải khuất phục Liên Xô chỉ vì
để bảo vệ chế độ cộng hòa và chủ quyền đất nước, lãnh đạo CSVN bám vào
chiếc phao Trung Cộng chỉ vì quyền lực và quyền lợi riêng của đảng CS.
Những phân tích trên cho thấy có khả năng cao Việt Nam đã bị “Phần Lan
hóa” qua mật ước Thành Đô. Và Việt Nam, như một dân tộc, chỉ có thể tự
thoát khỏi quỹ đạo Trung Cộng tức tránh khỏi nạn bị “Phần Lan hóa” bằng
(1) dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc để vượt thoát và
thăng tiến, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia trong tranh chấp
Thái Bình Dương, (4) sát cánh với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia
các liên minh tin cậy như đã trình bày trong chính luận Để thắng được
Trung Cộng.
_____________________________________________
Tham khảo:
- “Finlandization” in Action: Helsinki’s Experience with Moscow”, Directorate of Intelligence Report. CIA
- Adrew (Andrew) F. Krepinevich, The Wall Street Journal(,) Sept 11, 2010
- David Brown, Asia Sentinel, May 22(,) 2014
- Finland, a country study, Library of Congress , Eric Solsten and Sandra W. Meditz, December 1988
- Mart Laar,The Power of Freedom - Central and Eastern Europe After 1945, Unitas Foundation, 2010
- Challenges for the U.S.(,) Robert S. Ross, Allen S. Whiting and Harry Harding, The NBR Analysis, 1990
- Regime Insecurity and International Cooperation, M. Taylor Fravel,
International Security, Vol. 30, No. 2 (Fall 2005), pp. 46–83 © by the
President and Fellows of Harvard College
- Korean Reunification Would Cast Off China’s Shadow , Mark P. Barry, World Policy
- Wikipedia.org The Molotov–Ribbentrop Pact
- Wikipedia.org on Finland
CÁNH DÙ LỘNG GIÓ * GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Giáo Dục thời XHCN
Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Nên
giáo dục thời đại đồ đểu này như chúng ta đã biết rất nhiều điều băng
hoại,40 năm trồng người của tên đồ tể HCM đã và đang tạo ra một xã hội,
một nền giáo dục xuống dốc trầm trọng. Một nền giáo dục mà ngay cả một
đứa học sinh cấp 2 còn phải trề môi bữu mỏ chê bai chỉ trích cái nền
giáo dục này thối nát làm các thày cô trợn mắt vì shock thì phải biết
rồi.
Chẳng có trường lớp nào mà không lồng chính trị hay tư tưởng HCM vào để dạy, mà HCM đã khẳng định khi được hỏi là tôi chẳng có tư tưởng nào ngoài tư tưởng MacLe và Mao. Thế mà ban "Chuyên Láo" vẫn định hướng cho cả nước và các nhà trường lồng cái tư tưởng tự sướng của HCM vào để học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM, vì thế nên cho tới giờ này học sinh đã thấm nhuần từ A-Z, ra đường thì học sinh nữ đánh nhau, lột cả áo bạn ra giữa đường, về học thì đi hàng ba hàng tư bất chấp luật lệ giao thông, trong trường có khi thầy trò bằng nhau cá mè một nứa, đánh nhau ngay tại lớp học
Thày cô giáo coi lương tháng hơn lương tâm, hết giờ đứng lớp lại nghĩ ra
nhiều cách để moi tiền học sinh, nào dạy thêm giờ, phụ đạo, dậy kèm,
thôi thì đủ kiểu, học sinh nào nhà nghèo không có tiền học thêm, dù học
giỏi đến đâu điểm cũng không được cao và được ưu ái, vì các thày cô cũng
ăn theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà.
Lâu lâu còn có thầy giáo được học sinh bá vai, bá cổ mời đi ra quán nhậu
mới thấy tình thầy trò XHCN thắm thiết là dường nào, nên học sinh mất
kính nể thày cô giáo, coi như bạn bè. Tư cách của người thày XHCN là
thế.
Còn nữa, mới đây các cô giáo ở Hà Tĩnh được điều đi tiếp quan chức trong
buổi tiệc, dấy lên luồng sóng phản đối cả trong lẫn ngoài nước, thày cô
giáo là người đứng lớp dạy dỗ cho học sinh những kiến thức, những điều
cơ bản trong cuộc sống, mà cái đám quan chức lại cho là rau sạch điều
động các cô đi phục vụ tiếp khách trong bữa tiệc thì quả thực xã hội này
là cái xã hội đảo điên, lộn sòng hết rồi, tên Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ
sau sự việc có câu phát biểu rất ư là giáo dục: "Giáo viên đi tiếp khách cũng chỉ vì vui vẻ thôi", hay việc "Giáo viên đi tiếp khách chưa đến nỗi nghiêm trọng".
Còn các cô giáo cứ cho là các cô bị ép buộc, sợ mất việc đi, vì cô nào muốn dạy chỗ ngon cũng phải mất từ 1-2 trăm triệu, nhưng tăng 2 thì các cô có quyền từ chối mà không ai có thể bắt bẻ được, nhưng tại sao các cô lại chấp nhận theo cái đám ăn no dửng mỡ vào phòng Karaoke đi tăng 2. Các cô cũng thừa biết khi vào phòng kín Karaoke thì làm sao thoát khỏi say sỉn, lợi dụng nắm tay, bá vai, bá cổ, trừ khi các cô cũng thích vui vẻ như tên Bộ Trưởng đã phát biểu. Các cô là nhà giáo dục, các cô nghĩ sao khi học sinh của các cô nhìn thấy những hình ảnh đó.
Thôi thì cứ cho thế thời, thời phải thế, thời đại Hồ Chí Minh là thời
đại rực rỡ nhất Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố như vậy, nên các cô vừa
được đứng bục, vừa được đi tiếp khách còn gì hãnh diện và sung sường khi
sống trong Thiên Đường Xã Nghĩa này cơ chứ.
Ngành giáo dục đã bị băng hoại xuống cấp từ trên xuống dưới, từ Bộ
Trưởng GD trở xuống, phát biểu như tên vô giáo dục, vì học tập tấm gương
đạo đức HCM 100 năm trồng người, mới 41 năm mà đã có kết quả ngoài mong
đợi rồi đấy.
Ngày 26/11/2016
NS.TUẤN KHANH * THẤT BẠI
Thư cho người bạn trẻ: Khi chúng ta thất bại
Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho
chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên
tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo
của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại được kể lại với nhiều
ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại, là khi giáp mặt với
thất bại, con người đã hành xử như thế nào.
Điều tôi muốn nói với bạn là vậy.
Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số các biểu cảm về sự thất
bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã đặt niềm tin vào ai đó.
Có người cảm thấy thất bại vì đã trông chờ vào những chuyển biến của
thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn là nhiễu nhương. Trên một status
của Facebook, một người bạn trẻ viết rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã
hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi hy vọng về tương lai của đất nước mình.
Quả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất bại. Nhưng đôi khi, có
cả những thất bại không phải do chúng ta gây ra, nhưng phải gánh chịu.
Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng giáo dục như Phùng Xuân
Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào những cuộc chè chén, coi đó
là những điều bình thường. Chúng ta đang phải sống và giáp mặt với thất
bại từ một nền giáo dục loay hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm
cũng như vô liêm sỉ.
Thật thất bại khi mỗi ngày người dân chúng ta nói về biển, về đảo và
lòng yêu nước. Nhưng rồi bàng hoàng nhìn tàu kiểm ngư oai vệ đâm chìm
tàu ngư dân, hành động hung ác và tàn nhẫn không khác gì tàu Trung Quốc
đâm tàu Việt Nam ngoài khơi xa. Loại tàu kiểm ngư không bao giờ dám xuất
hiện giải cứu ngư dân khi họ gặp kẻ cướp trên biển, chỉ vênh váo gần
bờ.
Thật thất bại, khi mỗi ngày các câu chuyện công an, cảnh sát giao thông
đánh chết dân vẫn diễn ra, nhưng pháp luật thì bâng quơ. Những kẻ phạm
pháp tồi tệ nhất được nâng đỡ chỉ bởi là đảng viên đảng cộng sản. Chúng
ta cũng là những kẻ thất bại, khi nhìn thấy chung quanh mình những điều
bất cập diễn ra như một sự thách thức lương tri và lẽ phải, nhưng bất
lực đối diện với sự thất bại của mình mỗi ngày.
Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI vào tháng này, bà Phạm Chi Lan,
chuyên gia kinh tế nói rằng mọi thứ cần phải thay đổi để phát triển,
Việt Nam sẽ phải, làm dù chậm. Sự thật là như vậy. Trong những giờ phút
mệt mỏi nhất, tôi cũng đã tự hỏi sẽ còn phải đổi bao nhiêu những bất cập
nữa, chịu đựng bao nhiêu quan chức tồi tệ như Võ Kim Cự hay Vũ Huy
Hoàng… thì chúng ta có được những đổi thay tốt hơn, so với những thất
bại từng ngày, từng giờ, trên từng phát biểu của các nhà lãnh đạo hiện
nay?
Tôi cũng như bạn, và nhiều người dân Việt Nam khác, nhìn thấy sự thất
bại của mình, của dân tộc mình khi nghe rau củ quả Trung Quốc sẽ tràn
sang Việt Nam với mức thuế 0%. Tôi nghe thấy thất bại khi Ninh Thuận reo
mừng thực hiện nhà máy thép Cà Ná, đường biên giới phía Bắc ở Vàng Ma
Chải bị Trung Quốc âm mưu lấn từng ngày. Tiếng vọng thất bại còn ở
chuyện nền kinh tế Campuchia giờ đây sản xuất được cả xe hơi điện và đòi
xây tường ngăn biên giới Việt Nam – Campuchia như Donald Trump tuyên
bố, để cấm Việt Nam xâm phạm chủ quyền.
Tôi sống trong thất bại, chúng ta sống trong thất bại, và một cơ đồ nhìn
tổng quát như hôm nay, quả là thất bại. Không ít người Việt mang tâm
trạng bế tắc và buồn phiền.
Đâu đó trên Twitter, một người ủng hộ cho bà Hilary Clinton, đã viết sau
khi có kết quả chung cuộc. Đại ý của cô viết rằng “Chúng ta đã thất
bại. Nhưng chúng ta không trốn chạy, không ẩn nấp. 4 năm thật dài, nhưng
đó là cơ hội để chúng ta tập hợp và quay lại, giành quyền quyết định
cho đất nước mình”. Những dòng chữ này đã có đến hàng chục ngàn like và
chia sẻ.
Quả vậy, chúng ta cũng sẽ không trốn chạy, không ẩn nấp. Dẫu rất buồn
phiền. Vì bởi giáp mặt với thất bại, nếu chấp nhận đau yếu, bạn sẽ bị
hủy diệt. Còn nếu nghĩ đến tương lai và giữ một niềm hy vọng, bạn có thể
đi tới và băng qua thất bại của mình, cũng như của kẻ khác.
Và vì bởi, thất bại nhìn thấy hôm nay nhắc mỗi người về tương lai của
một quê hương không thể tan rã, con cháu chúng ta không thể lạc loài. Có
thể là một ngày thất bại, một giai đoạn thất bại, chứ không thể là một
định mệnh thất bại. Hãy nuôi một niềm hy vọng cho những đổi thay tốt đẹp
nhất, lên tiếng bằng sự thật và lẽ phải.
Có thể bạn nói tôi mơ ước viễn vông, nhưng đừng quên nhớ lại câu nói nổi
tiếng Nelson Mandela, người từng chịu 27 năm tù cho một giấc mơ thôi
aparthied trên đất nước mình “Mọi thứ đều là bất khả, chỉ khi sự thật
đến”. Chúng ta cũng có quyền nuôi một giấc mơ và hy vọng về sự thật, dẫu
phải đang giáp mặt với thất bại.
TRƯƠNG DUY NHẤT * THANH TRA KHỐN NẠN
Báo chí, nhà giáo: nhìn qua 10 phút răn dạy của một quan thanh tra
Thứ Bảy, 11/26/2016 - 01:06 — truongduynhat
Một đoạn ghi chừng 10 phút trên Youtube, được cho là của ông Nguyễn
Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ 3 Thanh tra chính phủ (Bấm link https://youtu.be/rq1FKdOKwug để nghe).
Điều tệ hại, thậm chí khốn nạn không phải ở những phát ngôn khốn nạn của ông Mẫn. Mà ở chỗ Hội nhà báo Việt Nam và cả cái làng báo Việt không nghe phản ứng gì.
Nó vô học và khốn nạn ở chỗ: Cả một giàn trí thức gồm những giáo sư, tiến sĩ khả kính của Đại học quốc gia TP HCM - ngồi há hốc mồm, thin thít nghe một đứa vô văn hoá đến thế răn dạy. Không một ai dám đứng lên đập bàn chỉ mặt. Cứ một câu hắn chửi là một tiếng “dạ” của một lãnh đạo nào đó tên Đạt, nghe nói là giáo sư tiến sĩ, uỷ viên trung ương đảng.
Cái nền văn hoá… vô học và khốn nạn, không ở những câu chửi của ông Mẫn, mà ở chính những câu “dạ vâng” ấy. Tệ hại, khốn nạn không phải ở những phát ngôn khốn nạn của viên quan thanh tra Chính phủ. Nó ở chính sự câm lặng của báo giới, và thói “dạ vâng” của nhà giáo.
Điều tệ hại, thậm chí khốn nạn không phải ở những phát ngôn khốn nạn của ông Mẫn. Mà ở chỗ Hội nhà báo Việt Nam và cả cái làng báo Việt không nghe phản ứng gì.
Nó vô học và khốn nạn ở chỗ: Cả một giàn trí thức gồm những giáo sư, tiến sĩ khả kính của Đại học quốc gia TP HCM - ngồi há hốc mồm, thin thít nghe một đứa vô văn hoá đến thế răn dạy. Không một ai dám đứng lên đập bàn chỉ mặt. Cứ một câu hắn chửi là một tiếng “dạ” của một lãnh đạo nào đó tên Đạt, nghe nói là giáo sư tiến sĩ, uỷ viên trung ương đảng.
Cái nền văn hoá… vô học và khốn nạn, không ở những câu chửi của ông Mẫn, mà ở chính những câu “dạ vâng” ấy. Tệ hại, khốn nạn không phải ở những phát ngôn khốn nạn của viên quan thanh tra Chính phủ. Nó ở chính sự câm lặng của báo giới, và thói “dạ vâng” của nhà giáo.
CÁNH CÒ * THAN KHÓC
Bức tường than khóc
Chủ Nhật, 11/20/2016 - 08:42 — canhco
Bức tường ấy đôi khi cũng giận dữ hay phê phán với một chừng mực nhất định để rồi cuối cùng nhận tấm giấy “hứa” nhét vào khe hở vốn toang hoác vì trơ trẽn.
Bức tường than khóc năm nay bị quá tải. Quá tải bởi sự than khóc của các Bộ trường trở nên đông đúc và khôi hài hơn. Tường không còn chỗ nhét các phát biểu nữa, đặc biệt sau khi ông Phùng Xuân Nhạ bị chất vấn vì hành vi vô giáo dục của ngành giáo dục do ông quản lý. Bộ trưởng Nhạ bị vây và đã phản ứng như một đứa trẻ lớp năm. Ông phân trần rằng các giáo viên bị điều đi tiếp khách do cán bộ chỉ vui chơi thôi không có bất cứ một sai trái nào.
Do Thái, một quốc gia tan nát, chia lìa phải chạy trốn khắp nơi trên thế
giới vậy mà cuối cùng vẫn trở lại được với quốc gia của mình do kiên
trì và tình yêu quê hương đất nước tột độ. Họ có rất nhiều biểu tượng về
niềm tin đối với thượng đế mà một trong các di tích còn lại là Bức
tường than khóc nằm tại Jerusalem, thành phố của Chúa.
Bức tường than khóc được xây dựng gần ba ngàn năm, nơi ấy người Do Thái
tin rằng khi viết một lời nguyện nào đó trên giấy rồi nhét vào một lỗ
hổng trên tường sẽ được chứng nhận và thực hiện bởi Chúa. Những câu than
khóc, những lời ước hay thú nhận tội lỗi trước Chúa làm cho người ta rũ
bỏ điều không phải của mình đã làm để từ đó xin ơn lành cùng sự cứu
rỗi.
Ở Việt Nam cũng có một bức tường than khóc như thế.
Mỗi năm một lần bức tường than khóc xuất hiện tại Quốc hội qua hình ảnh
của 500 ông bà đại biểu như những viên gạch được người dân gửi tới
nằm chồng lên nhau. Những viên gạch lằng nghe sự than khóc của những ông
Bộ trưởng qua các báo cáo, chất vấn và những câu trả lời “nhận khuyết
điểm” như tiếng than khóc của những đứa bé chưa trưởng thành được giao
cho vai trò ngồi trên đầu thiên hạ.
Bức tường ấy đôi khi cũng giận dữ hay phê phán với một chừng mực nhất định để rồi cuối cùng nhận tấm giấy “hứa” nhét vào khe hở vốn toang hoác vì trơ trẽn.
Bức tường than khóc năm nay bị quá tải. Quá tải bởi sự than khóc của các Bộ trường trở nên đông đúc và khôi hài hơn. Tường không còn chỗ nhét các phát biểu nữa, đặc biệt sau khi ông Phùng Xuân Nhạ bị chất vấn vì hành vi vô giáo dục của ngành giáo dục do ông quản lý. Bộ trưởng Nhạ bị vây và đã phản ứng như một đứa trẻ lớp năm. Ông phân trần rằng các giáo viên bị điều đi tiếp khách do cán bộ chỉ vui chơi thôi không có bất cứ một sai trái nào.
Hình ảnh giáo dục của đất nước trở nên tồi tệ đến không còn chỗ rửa chân
nhất là ngày nhà giáo tới gần và phát biểu của ông Nhạ như chiếc đinh
đóng vào bức tường than khóc tại Quốc Hội.
Giáo dục đã tỏ rõ thành quả của nó sau 70 năm xây dựng. Cụ thể và dễ
thấy nhất qua hình ảnh của các Bộ trưởng Giáo dục từ trước tới nay. Thử
hỏi có ông nào ăn học đàng hoàng, tận tâm tận lực với giáo dục hay không
hay là chỉ là những cậu bé bị ủ thứ khí đá “nhiệm vụ chính trị” sau
những năm tháng học hỏi lý tưởng Mác Lê và tuyên chiến với ngành giáo
dục bởi sự dốt nát và mù quáng của chính họ.
Một nền giáo dục lấy xác người làm đơn vị đong đếm trong sách giáo khoa
sẽ sản sinh ra những người dân lạnh lùng giết những tên ăn trộm chó một
cách tàn nhẫn.
Một nền giáo dục vinh danh anh hùng thần đồng không có thật là Lê Văn
Tám, sẽ sản sinh ra những hung thần nhỏ có thật sẵn sàng đánh nhau như
kẻ thù rồi quay phim đưa lên mạng như một chiến tích đối với bạn bè
mình.
Một nền giáo dục xem sự tranh dành miếng ăn là mục tiêu trong cuộc sống
sẽ sản sinh ra hình ảnh dành ăn trong các tiệm buffet ở nước ngoài là
điều không hề đáng ngạc nhiên.
Một nền giáo dục xem hành vi chửi bới là chuyện bình thường nơi công
cộng sẽ sản sinh ra bún chửi Ngô Sĩ Liên với hàng ngàn con bệnh tới đây
sếp hàng nghe chửi là điều hợp lý.
Một nền giáo dục luôn miệng tôn sư trọng đạo nhưng học trò đánh nhau với
thầy cô giáo xảy ra như cơm bữa và không ai thấy đó là sự băng hoại của
nền giáo dục sẽ lây lan ra xã hội như nấm sau mưa.
Phùng Xuân Nhạ là sản phẩm của nền giáo dục ấy, nay được bày ra trước
thiên hạ những gì ông ta được học trong nhà trường xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta cũng không nên trách móc ông ấy. Hãy tiếp tục than khóc cho
chính chúng ta, những kẻ đang nuôi dưỡng nền học vấn đáng bị lên án và
đập bỏ.
Ngày nhà giáo 20 tháng 11 người ta thấy ông Phùng Xuân Nhạ tới viếng
thầy của mình là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Không biết ông Nhạ học
ông Nhân lúc nào nhưng xét về thành tích thì ông Nhân không hơn gì ông
Nhạ mặc dù được gọi là thầy.
Cái lỗi của ông Nguyễn Thiện Nhân vẫn sờ sờ ra đấy: Ngày 17 tháng 11 năm
2006 ông Nhân trong tư cách Bộ trưởng Giáo dục đã hứa rằng tới năm 2010
người giáo viên sẽ sống được bằng đồng lương của mình.
Mười năm sau, người giáo viên khắp nước vẫn ngậm niềm tin của ông Nhân
trong miệng lặn mò tìm đồng lương “sống được” ấy dưới những ao hồ bị phỉ
báng là dạy thêm.
Giáo dục với những lời hứa cuội sẽ sản sinh ra những bộ trưởng than khóc
trước quốc hội là điều tất yếu. Tất cả các Bộ trưởng trong các đời Thủ
tướng khác nhau đều được sinh ra trong chiếc lò ấp trứng xã hội chủ
nghĩa được mệnh danh là giáo dục, sẽ không có thứ triết lý giáo dục nào
thích hợp, ngoại trừ bốn chữ “nhiệm vụ chính trị” rất hào nhoáng nhưng
lại đúng đắn đến kỳ lạ.
Và vì vậy "bức tường than khóc" vẫn còn đó trong hàng chục hay hàng trăm
năm nữa cho tới khi sự than khóc trở thành lửa đốt ra tro thứ than khóc
giả tạo và đầy khinh bỉ đối với người dân hiện nay.
NS. TUẤN KHANH * GIÁO DỤC
Giáo dục bằng đớn hèn, chúng ta không thể dựng được thế hệ của hy vọng
Đầu tuần này, có một chuyện khá thú vị diễn ra ở Viện đại học Virginia,
Hoa Kỳ. Có gần 500 sinh viên và giảng viên của Viện đại học này cùng ký
tên vào một bức thư phản đối bà giám đốc của trường là Terasa Sullivan,
vì đã phát đi một bức thư kêu gọi sự hợp nhất của toàn Viện đại học,
nhưng trích dẫn trong đó ý văn của tổng thống đời thứ 3 của Hoa Kỳ là
Thomas Jefferson.
Mục đích của sự phản đối, là các sinh viên lo ngại về việc giớ thiệu các
tư tưởng của tổng thống Thomas Jefferson vào lúc này, có thể bị coi là
gợi ý “liên quan sâu sắc về lịch sử phân biệt chủng tộc”. Từ bản tin của
The Richmond Time Dispatch, người đọc có thể rằng trong bối cảnh tổng
thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức, khuynh hướng dân tộc cực đoan đang
lan đi, việc trích dẫn bị coi là đầy ngụ ý này có thể làm ảnh hưởng tinh
thần của Viện đại học nên hàng trăm sinh viên đã cùng ký vào thư phản
đối này. Hoàn toàn không ai kich động hay xúi giục họ cả.
Sự phản ứng tức thì này khiến bà giám đốc Teresa Sullivan đã phải viết
một lá thư trần tình, giải thích rằng “mọi việc trích dẫn đều không có
nghĩa là ngầm tán thành các cấu trúc xã hội hay niềm tin của thời đại
đó, chẳng hạn như về chế độ nô lệ, xem thường phụ nữ và không cho người
da màu vào trường đại học”. Trong một khung cảnh văn minh, giám đốc của
một trường đại học đã phải minh bạch, như một cách tôn trọng thế hệ của
tương lai, thay vì coi mình là “người lớn”, và sinh viên chỉ là “kẻ nhỏ”
và đến chỉ để đóng tiền học phí.
Sự kiện này nhắc tôi về những gì đang diễn ra ở đại học Hoa Sen, Saigon,
vài ngày trước, nơi có các cuộc tranh chấp giữa các Hội đồng quản trị
mới và cũ. Hãy nhích một bước, đứng ngoài các giá trị được và mất của
các nhà đầu tư và điều hành, sự kiện đáng nói ở đây, liên quan đến các
sinh viên của trường Hoa Sen.
Tóm tắt sự kiện ngắn gọn như sau, ngày 11 tháng 11, khi biết tin Hội
đồng quản trị mới đến làm việc ở trường Hoa Sen, hàng chục sinh viên đã
làm biểu ngữ, biểu tình… yêu cầu Hội đồng quản trị mới đi theo khuynh
hướng phi lợi nhuận. Việc bày tỏ thái độ rất bình thường trong một xã
hội dân chủ, thế nhưng được một hệ thống phối hợp tổ chức đưa tin như
một âm mưu làm loạn.
Sài Gòn trước năm 1975 có vô số các hội đoàn sinh viên, trong đó có một
Tổng hội Sinh viên, nay là Nhà văn hóa Thanh Niên, với hàng ngàn người
luôn xuống đường cho các vấn đề xã hội. Ấy vậy mà mới mấy mươi sinh viên
bày tỏ ý kiến trong khuôn viên trường của mình, đã bị coi như là một
“thế lực thù địch”.
Khác với cách hành xử của Viện đại học Virginia, Hội đồng Quản trị mới
không tìm một không gian đối thoại hay giải thích một cách tử tế. Ai đó
trong các vị có quyền lực của Hội đồng Quản trị mới đã gọi điện cho các
nhân viên công an văn hóa mật PA83 chạy đến như một cách trấn áp, ngay
trong buổi ghé đến đại học Hoa Sen lần đầu tiên. Ai đã kinh qua trường
đại học ở Sài Gòn trước 1975, đều biết rằng không thể có chuyện công an
được gọi xồng xộc chạy vào như thế. Đại học là một khuôn viên riêng, là
một thánh đường của trí thức.
Nhiều ngày, đọc các bản tin trên báo, các dòng tin trên facebook… cứ
nhắc đi nhắc lại việc sinh viên bị “xúi giục, kích động”… thật không thể
không thảng thốt và buồn nôn. Tinh thần đại học độc lập và giá trị biểu
kiến của giới trẻ chưa gì đã bị dán cho những nhãn quan mập mờ đe dọa
về chính trị. Đáng tiếc hơn, đôi khi chính những vị là nhà giáo dục,
luật sư… cũng có một thói quen cất tiếng, giới thiệu lối tư duy tăm tối
của mình để áp đặt cho một không khí sinh hoạt xã hội dân sự bình
thường. Chính quý vị trí thức ấy cũng đã góp phần bóp chết tinh thần đại
học của Sài Gòn, của giới trẻ là vậy.
Nói trên báo Giáo dục Việt Nam, một luật sư tên Lê Xuân Lộc cứ nhấn đi
nhấn lại là việc điều hành là của “người lớn”, sinh viên chỉ có một việc
là “học”. Thậm chí tay luật sư này còn đe dọa bằng việc viện dẫn chuyện
biểu tình của sinh viên có thể bị ghép vào tội hình sự. “Pháp luật hoàn
toàn không cho phép việc tụ tập la ó, giơ các bảng biểu ngữ như các bạn
sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã làm vào chiều ngày 11/11 vừa qua”,
luật sư Lê Xuân Lộc nói như vậy.
Nếu đây là người đại diện luật pháp cho Hội đồng quản trị mới, đó là một
người đại diện tồi, vì ông ta không thể học thuộc nổi một đoạn Hiến
pháp Việt Nam đã đặt nền tảng cho quyền con người. Dùng luật pháp như
một con dao để vung lên dọa tứ tung trong đám đông, hơn nữa lại mang đầy
tư duy ngu dốt về thế hệ trẻ trong nền giáo dục đại học, làm sao ông ta
có thể thuyết phục giới trẻ nắm tay giúp lôi ông đi vào tương lai?
Chúng ta hay nói và mơ một ngày nào đó, đất nước mình cũng có những thế
hệ như sinh viên Hồng Kông bản lĩnh, về những sinh viên đầy tinh thần
độc lập như Viện Đại học Virginia, nhưng nếu chúng ta chấp nhận im lặng
và thỏa hiệp với những tư duy giáo dục đớn hèn, trẻ con hóa sinh viên,
thì làm sao dựng được thế hệ của hy vọng?
Tham khảo thêm
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –
Lại Phải Chửi Thề
Nhật báo Người Việt phát hành từ Orange County, California (số ra ngày 29 tháng 10 năm 2016) vừa “hân hoan” cho biết:
Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, nói rằng ông vừa hứa với Chúa là sẽ thôi không phát ngôn tục tằn nữa.
Ghé đến thành phố nhà Davao sau chuyến công du sang Nhật, ông Duterte cho biết, Chúa đưa ra tối hậu thư này với ông khi ông đang ngồi trên máy bay.
Trước mặt báo chí tại phi trường, ông Duterte nói: “Tôi nghe một tiếng nói bảo tôi hãy ngưng chửi thề, nếu không thì máy bay sẽ rơi từ trên không xuống, và thế là tôi hứa chấm dứt.
Đ...mẹ, tưởng gì chớ bỏ chửi thề thì dễ ợt. Dù chưa bị Chúa “hỏi chuyện” bao giờ, tui cũng đã thôi được cả ngàn lần rồi. Lần cuối, cách đây đã hơn tuần. Tui chỉ vừa tái phạm sau khi đọc một bài viết ngắn (“Cán Bộ Cướp Tang Vật Tiêu Hủy - Gian Dối Đến Thế Là Cùng”) của blogger Lã Yên trên trang Dân Luận:
Nhớ có lần tôi đến chơi nhà một người bạn - làm phóng viên đài truyền hình. Thấy nó nuôi một cặp vẹt rất đẹp. Tôi hỏi, tao nhớ là mày đâu có thú chơi chim, nay đổi gu rồi à? Nó cười, đâu có, chả là hôm vừa rồi đi đưa tin về vụ thả động vật hoang dã về tự nhiên, thấy có cặp vẹt đẹp nên đem về nuôi. Tôi hỏi tiếp, thế số còn lại thì sao? Chia nhau thôi, con thì nhậu, con thì bán lại cho nhà hàng. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, nó vỗ vai tôi, chuyện khó tin, nhưng đó là sự thật.
Và hôm nay, việc tranh cướp hàng chuẩn bị tiêu hủy tại Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi chẳng lấy gì ngạc nhiên. Chỉ tiếc sự việc tương tự như thế này tồn tại từ lâu rồi, nhưng đến nay mới mới bị phanh phui. Quá muộn.”
Theo thông tin báo pháp luật, vào ngày 21-10, Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ - Cụ thể: 726 chiếc túi xách, 1.057 chiếc ví da, 39 chiếc dây lưng, 06 chiếc đồng hồ đeo tay, 19 chiếc vòng đeo tay, 290 logo, 210 mặt dây lưng và 02 bán thành phẩm túi xách.Tuy nhiên, một clip vừa được tung lên mạng cho thấy tại buổi tiêu hủy có rất đông người xông vào săm soi, lựa chọn và lấy đi nhiều tang vật thu được.
Có lẽ không có ngôn từ nào có thể diễn tả sự tệ hại của một cơ quan công quyền - cấp bộ. Theo luật định, tất cả hàng hóa được kết luận là vi phạm sở hữu công nghiệp như nhái nhãn mác, giả xuất xứ... đều phải bị tiêu hủy. Nhưng ơ đây họ làm gì ? sự thật đã được phơi bầy trong Clip. Thật xấu hổ cho cái gọi là chống hàng giải, hàng nhái.
Ảnh:vietnamnet
Đ...mẹ, mấy con vẹt hay mớ hàng nhái, hàng giả thì ăn nhằm (cái con cặc) gì! Chúng còn tịch thu và chia chác nguyên cả gia sản của hàng chục triệu lương dân, kể cả “ân nhân cách mạng” ấy chứ.
Coi nè:
- Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
- “Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.” (Sđd, trang 90).
Chỉ riêng về số lượng bị coi như là thất thu (vì cán bộ thu rồi bỏ túi) đã được ghi nhận như sau, tại một số những địa phương có tổ chức vượt biên chính thức – bán bãi thu vàng – hồi cuối thập niên 1970:
Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Sđd, trang 129).
Và những vụ cướp ngày (trắng trợn) tương tự đâu phải chờ đến năm 1975 mới xẩy ra, ở miền Nam:
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó...
Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Sđd, tập II, trang 204 - 206).
Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô.
Ảnh: hanoimoi
Thiệt là mặt dầy mày dạn. Vậy mà ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn Phòng Bộ Khoa Học và Công nghệ (KH&CN) tuy thừa nhận là có chuyện hôi của nhưng vẫn “ráng” nói thêm: “... đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp, gây ra dư luận xấu trong xã hội.”
Ông Duy, rõ ràng, muốn lấy thúng úp voi. Cướp giựt vài cái ví da, túi xách, thắt lưng ... thì có (đéo) gì đáng gọi là “sự cố nghiêm trọng.” Đảng của ông cướp bóc không ngừng, từ hơn nửa thế kỷ qua, bộ tưởng là không ai biết hoặc thiên hạ đã quên ráo rồi chăng?
Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, nói rằng ông vừa hứa với Chúa là sẽ thôi không phát ngôn tục tằn nữa.
Ghé đến thành phố nhà Davao sau chuyến công du sang Nhật, ông Duterte cho biết, Chúa đưa ra tối hậu thư này với ông khi ông đang ngồi trên máy bay.
Trước mặt báo chí tại phi trường, ông Duterte nói: “Tôi nghe một tiếng nói bảo tôi hãy ngưng chửi thề, nếu không thì máy bay sẽ rơi từ trên không xuống, và thế là tôi hứa chấm dứt.
Đ...mẹ, tưởng gì chớ bỏ chửi thề thì dễ ợt. Dù chưa bị Chúa “hỏi chuyện” bao giờ, tui cũng đã thôi được cả ngàn lần rồi. Lần cuối, cách đây đã hơn tuần. Tui chỉ vừa tái phạm sau khi đọc một bài viết ngắn (“Cán Bộ Cướp Tang Vật Tiêu Hủy - Gian Dối Đến Thế Là Cùng”) của blogger Lã Yên trên trang Dân Luận:
Nhớ có lần tôi đến chơi nhà một người bạn - làm phóng viên đài truyền hình. Thấy nó nuôi một cặp vẹt rất đẹp. Tôi hỏi, tao nhớ là mày đâu có thú chơi chim, nay đổi gu rồi à? Nó cười, đâu có, chả là hôm vừa rồi đi đưa tin về vụ thả động vật hoang dã về tự nhiên, thấy có cặp vẹt đẹp nên đem về nuôi. Tôi hỏi tiếp, thế số còn lại thì sao? Chia nhau thôi, con thì nhậu, con thì bán lại cho nhà hàng. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, nó vỗ vai tôi, chuyện khó tin, nhưng đó là sự thật.
Và hôm nay, việc tranh cướp hàng chuẩn bị tiêu hủy tại Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi chẳng lấy gì ngạc nhiên. Chỉ tiếc sự việc tương tự như thế này tồn tại từ lâu rồi, nhưng đến nay mới mới bị phanh phui. Quá muộn.”
Theo thông tin báo pháp luật, vào ngày 21-10, Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ - Cụ thể: 726 chiếc túi xách, 1.057 chiếc ví da, 39 chiếc dây lưng, 06 chiếc đồng hồ đeo tay, 19 chiếc vòng đeo tay, 290 logo, 210 mặt dây lưng và 02 bán thành phẩm túi xách.Tuy nhiên, một clip vừa được tung lên mạng cho thấy tại buổi tiêu hủy có rất đông người xông vào săm soi, lựa chọn và lấy đi nhiều tang vật thu được.
Có lẽ không có ngôn từ nào có thể diễn tả sự tệ hại của một cơ quan công quyền - cấp bộ. Theo luật định, tất cả hàng hóa được kết luận là vi phạm sở hữu công nghiệp như nhái nhãn mác, giả xuất xứ... đều phải bị tiêu hủy. Nhưng ơ đây họ làm gì ? sự thật đã được phơi bầy trong Clip. Thật xấu hổ cho cái gọi là chống hàng giải, hàng nhái.
Ảnh:vietnamnet
Đ...mẹ, mấy con vẹt hay mớ hàng nhái, hàng giả thì ăn nhằm (cái con cặc) gì! Chúng còn tịch thu và chia chác nguyên cả gia sản của hàng chục triệu lương dân, kể cả “ân nhân cách mạng” ấy chứ.
Coi nè:
- Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
- “Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.” (Sđd, trang 90).
Chỉ riêng về số lượng bị coi như là thất thu (vì cán bộ thu rồi bỏ túi) đã được ghi nhận như sau, tại một số những địa phương có tổ chức vượt biên chính thức – bán bãi thu vàng – hồi cuối thập niên 1970:
Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Sđd, trang 129).
Và những vụ cướp ngày (trắng trợn) tương tự đâu phải chờ đến năm 1975 mới xẩy ra, ở miền Nam:
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó...
Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Sđd, tập II, trang 204 - 206).
Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô.
Ảnh: hanoimoi
Thiệt là mặt dầy mày dạn. Vậy mà ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn Phòng Bộ Khoa Học và Công nghệ (KH&CN) tuy thừa nhận là có chuyện hôi của nhưng vẫn “ráng” nói thêm: “... đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp, gây ra dư luận xấu trong xã hội.”
Ông Duy, rõ ràng, muốn lấy thúng úp voi. Cướp giựt vài cái ví da, túi xách, thắt lưng ... thì có (đéo) gì đáng gọi là “sự cố nghiêm trọng.” Đảng của ông cướp bóc không ngừng, từ hơn nửa thế kỷ qua, bộ tưởng là không ai biết hoặc thiên hạ đã quên ráo rồi chăng?
TS.PHẠM CAO DƯƠNG * GIÁO DỤC QUỐC GIA
Nhân Vụ Các Cô Giáo Tỉnh Hà Tĩnh Bị Ép
“Tiếp Khách, Rót Rượu, Hát Karaoke Cho Quan Chức Tỉnh”, Nhìn Lại Những
Đặc Tính Truyền Thống Cơ Bản Của Nền Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm
1975
Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày.
(Ca dao Việt Nam)
“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thày tới,học trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thày…” Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp (Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt, 10 tháng 9, 2006)
Một người bạn mới về thăm Việt Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày cho biết rất nhiều người trong nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975; riêng bà con ở Miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục ấy, trong những học đường Miền Nam và bởi các thày cô Miền Nam. Bạn tôi là một nhà nghiên cứu. Anh đã khách quan kể lại không thêm bớt. Sau đó dư luận lại ồn ào về chuyện xảy ra ở trong nước: 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ép phải “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke” cho quan khách. Chưa hết, các nạn nhân lại còn bị vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, thay vì bênh vực cho những nhân viên thấp cổ bé miệng nhất của bộ mình, trước sự bắt nạt của những ông vua con ở các địa phương, lại công khai trách cứ họ là không biết phản đối, khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ, nhiều người lấy làm tủi hổ. Việc làm của các quan chức Cộng Sản tỉnh Hà Tĩnh này phải nói là chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn luôn hãnh diện tự coi mình là có nhiều ngàn năm văn hiến.
Bồng bồng mẹ bế con sang,
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày.
(Ca dao Việt Nam)
“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thày tới,học trò phải nghiêm chỉnh đứng dạy chào thày…” Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp (Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt, 10 tháng 9, 2006)
Một người bạn mới về thăm Việt Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày cho biết rất nhiều người trong nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975; riêng bà con ở Miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục ấy, trong những học đường Miền Nam và bởi các thày cô Miền Nam. Bạn tôi là một nhà nghiên cứu. Anh đã khách quan kể lại không thêm bớt. Sau đó dư luận lại ồn ào về chuyện xảy ra ở trong nước: 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ép phải “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke” cho quan khách. Chưa hết, các nạn nhân lại còn bị vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, thay vì bênh vực cho những nhân viên thấp cổ bé miệng nhất của bộ mình, trước sự bắt nạt của những ông vua con ở các địa phương, lại công khai trách cứ họ là không biết phản đối, khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ, nhiều người lấy làm tủi hổ. Việc làm của các quan chức Cộng Sản tỉnh Hà Tĩnh này phải nói là chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn luôn hãnh diện tự coi mình là có nhiều ngàn năm văn hiến.
Nhân dịp này, tôi xin được cùng bạn đọc ôn lại những ưu điểm qua một số những đặc tính cơ bản của sinh hoạt giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975 nói riêng và văn hóa miền Nam nói chung, chính yếu là sự liên tục lịch sử. Nói như vậy không phải là trong thời gian này miền đất của tự do và nhân bản mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại và có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng.
Nhưng ngoại trừ những gì liên hệ tới chế độ chính trị, quân sự hay an
ninh quốc gia, sinh hoạt của người dân vẫn luôn luôn diễn ra một cách
bình thường, người nào việc nấy, người nào trách nhiệm nấy và được tôn
trọng hay tôn trọng lẫn nhau. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những
nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong
sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên
trong sinh hoạt giáo dục. Trong bài này tôi chỉ nói tới tới giáo dục
và giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một
bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi,
và tất nhiên là không đầy đủ. Đồng thời mỗi người có thể có phần riêng
của mình. Một sự nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn
là một điều cần thiết.
Giáo dục là của những người làm giáo dục
Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua Việt Nam, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư ở rải rác khắp trong nước.
Giáo dục là của những người làm giáo dục
Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua Việt Nam, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư ở rải rác khắp trong nước.
Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường do các tư nhân đảm
trách. Giáo dục là của người dân và của những người làm giáo dục, và
cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng
hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, những nguyên tắc căn
bản của giới này. Sang thời Pháp, do nhu cầu bảo vệ và phát triển văn
minh và văn hóa của họ, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng
việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà
giáo được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với
tinh thần quí trọng kiến thức và yêu mến nghề dạy học dù chỉ là tạm thời
về phía người Pháp cũng như về phía người Việt. Họ mở các trường sư
phạm để huấn luyện giáo chức chuyện nghiệp.
Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng… tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên, đều là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh.
Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng… tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên, đều là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh.
Lý do rất đơn giản: họ là những người vô tư, biết việc, rành công việc
và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là
nhất thời, tương lai của cả một dân tộc, hay ít ra là của những thế hệ
tới mới, là quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở quốc hội,
các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban, dù là thượng viện hay hạ viện
đều do các nghị sĩ hay dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngoại trừ ở
những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã
ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường. Thày cô giáo là nhân viên của
bộ giáo dục, do bộ giáo dục bổ nhiệm, trực thuộc vị hiệu trưởng của
trường sở tại , rồi các nha sở của bộ giáo dục ở trung ương chứ không
trực thuộc các quận hay tỉnh trưởng.
Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người công nhận, Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân, …không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.
Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống đã có từ lâu đời
Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học…
Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người công nhận, Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân, …không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.
Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống đã có từ lâu đời
Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học…
Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích, không
đồng ý, ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở
thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn
đề là không biết. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những
truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng
bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy
theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời
cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời…
Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sở dĩ có được,
phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân
Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc
trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay
những truyền thống của Khổng giáo. Đôi câu đối được khắc trên cổng
chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là
trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:
Khổng Mạnh cương cường tu khắc cốt
Âu Tây khoa học yếu minh tâm
Sự khủng hoảng hiện tại của nền giáo dục ở trong nước là do ở sự thiếu những yếu tố chỉ đạo này. Điều này đã được thấy rõ qua sự vô cùng lúng túng của Ông Vũ Đức Đam, đương kim Phó Thủ Tướng, đặc trách văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo trong một buổi điều trần trước Quốc hội và bị hỏi câu hỏi là “có hay không một triết lý giáo dục Việt Nam?” Điều khiến cho người ta ngạc nhiên là không lẽ là một cán bộ ở cấp cao chuyên lo về văn hóa, như vậy, ông lại không biết tới Đề Cương Văn Hóa 1943 của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó ba nguyên tắc cơ bản chỉ đạo cho các vận dụng văn hóa, nói chung, văn học và giáo dục… nói riêng, là: dân tộc hóa, đại chúng hóa, và khoa học hóa đã được nêu cao hay sao? Không lẽ ba nguyên tắc này đã trở thành lạc hậu trong tình thế mới, trước quyền hành và quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Liên tục trong phạm vi nhân sự
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là sư phạm tiểu học hay sư phạm trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:
Dưa leo ăn với cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo, anh học noọc-man.
Tất cả các vị này vẫn còn nguyên vẹn khi đất nước bị qua phân và đã ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, không mấy người tập kết ra Bắc.
Sau khi đất nước bị chia cắt và qua cuộc di cư của non một triệu người từ miền Bắc vô Nam, họ lại được tăng cường thêm bởi một số đông các đồng nghiệp của họ từ miền Bắc vô cùng với các trường được gọi là Bắc Việt di chuyển: Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục… Tất cả đã cùng nhau hướng dẫn và điều hành các học đường miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập, đồng thời cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới. Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm nhà nghề, khác hẳn với một số các đồng nghiệp của họ từ ngoại quốc về chỉ lo dạy các môn học chuyên môn.
Khổng Mạnh cương cường tu khắc cốt
Âu Tây khoa học yếu minh tâm
Sự khủng hoảng hiện tại của nền giáo dục ở trong nước là do ở sự thiếu những yếu tố chỉ đạo này. Điều này đã được thấy rõ qua sự vô cùng lúng túng của Ông Vũ Đức Đam, đương kim Phó Thủ Tướng, đặc trách văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo trong một buổi điều trần trước Quốc hội và bị hỏi câu hỏi là “có hay không một triết lý giáo dục Việt Nam?” Điều khiến cho người ta ngạc nhiên là không lẽ là một cán bộ ở cấp cao chuyên lo về văn hóa, như vậy, ông lại không biết tới Đề Cương Văn Hóa 1943 của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó ba nguyên tắc cơ bản chỉ đạo cho các vận dụng văn hóa, nói chung, văn học và giáo dục… nói riêng, là: dân tộc hóa, đại chúng hóa, và khoa học hóa đã được nêu cao hay sao? Không lẽ ba nguyên tắc này đã trở thành lạc hậu trong tình thế mới, trước quyền hành và quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Liên tục trong phạm vi nhân sự
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là sư phạm tiểu học hay sư phạm trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:
Dưa leo ăn với cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo, anh học noọc-man.
Tất cả các vị này vẫn còn nguyên vẹn khi đất nước bị qua phân và đã ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, không mấy người tập kết ra Bắc.
Sau khi đất nước bị chia cắt và qua cuộc di cư của non một triệu người từ miền Bắc vô Nam, họ lại được tăng cường thêm bởi một số đông các đồng nghiệp của họ từ miền Bắc vô cùng với các trường được gọi là Bắc Việt di chuyển: Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục… Tất cả đã cùng nhau hướng dẫn và điều hành các học đường miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập, đồng thời cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới. Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm nhà nghề, khác hẳn với một số các đồng nghiệp của họ từ ngoại quốc về chỉ lo dạy các môn học chuyên môn.
Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ
chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã
giữ được thế vô tư và độc lập, nghiêm chỉnh của học đường và tư cách của
giáo chức. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất
thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người
tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các Đại
Học Văn Khoa ở Saigon và Huế như Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Giác, Cử Nhân Thẩm
Quỳnh, Tú Tài Kép Vũ Huy Chiểu… mà không ai là không quý trọng.
Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc.
Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc.
Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi
quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không
được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và
cải tổ từ từ, kể cả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực
của họ đã trở nên rất mạnh. Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu
học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thời
chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị
bộ trưởng giáo dục đương thời, sau này là Phan Huy Quát thời Quốc Gia
Việt Nam mới được thành lập. Nó cho phép người ta, từ thày đến trò, dễ
dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề
có chuyện trục trặc.
Ngay từ cuối niên học 1944-1945, trong rất nhiều khó khăn, từ giao
thông, vận chuyển đến thông tin, liên lạc, người ta đã tổ chức đươc
những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than
phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là Chính Phủ Trần Trong Kim chỉ tồn tại
có vẻn vẹn bốn tháng hay hơn một trăm ngày, vô cùng ngắn ngủi, với những
phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi
sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó
khăn trong việc đối chiếu bằng cấp, hệ thống học và khả năng của các
đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà
luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã
Đại, Úc, Nhật… vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc
thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế.
Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bê
Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bê
Trong phạm vi văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là
hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được
dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn
thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần
Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy
nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác
giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của
các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay
vì căn cứ vào chuyện họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này.
Tô Hoài, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân… là những trường hợp điển
hình.
Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.
Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa.
Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.
Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa.
Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã
luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm
giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho
các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiện vụ ở những vùng xa thủ đô
Saigon, an ninh và giao thông không bảo đảm. Nên nhớ là trong thờ gian
này hệ thống trung ương tập quyền vẫn còn tồn tại. Ra đề thi, in đề thi
và gửi đề thi về địa phương với tất cả sự bảo mật cần thiết là vô cùng
khó khăn, tế nhị và phức tạp. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến
địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp . Báo chí, các cơ
quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi
chuyện.
Một Xã hội tôn trọng sự học và những người có học
Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc.
Một Xã hội tôn trọng sự học và những người có học
Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc.
Người làm công tác giáo dục được tôn trọng và từ đó có được những điều
kiện ít ra là về phương diện tinh thần để thực thi sứ mạng của mình mà
những người làm chánh trị, những nhà chủ trương cách mạng, kể cả những
người cấp tiến nhất cũng phải kiêng nể. Nhưng bù lại, người ta lại
trông đợi rất nhiều ở các người làm công tác giáo dục, ở đây là các
thày, cô.
Giữa những người cùng làm công tác dạy học cũng vậy, tất cả đã tôn trọng
lẫn nhau và tôn trọng các bậc tôn trưởng, kể cả những người đã khuất.
Sự thiết lập những bàn thờ tiên sư ở các trường trung học Nguyễn Đình
Chiểu ở Mỹ Tho và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ phải được kể là tiêu biểu
cho tinh thần giáo dục của miền Nam. Đối với các phụ huynh học sinh, sự
trong đợi các thày nhiều khi qua mức, ngày nay khó ai có thể nghĩ được
điển hình là chuyện “giáo sư mà cũng ăn phở”. Câu chuyện do một vị
giáo sư từ Bắc vô Nam sau Hiệp Định Genève và được cử xuống Mỹ Tho chấm
thi tú tài kể lại. Buổi sáng, các thày rủ nhau đi ăn phở trước khi nhập
trường. Ở tiệm phở, ông nghe người địa phương thầm thì “giáo sư mà
cũng ăn phở”. Nên nhớ là Mỹ Tho là một tỉnh nhỏ và hồi giữa thập niên
1950, bằng tú tài là to lắm rồi trong khi các vị giáo sư này lại là giám
khảo chấm thi tú tài lận!
Tạm thời kết luận
Bài này bắt đầu được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục ở nước Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ phá sản để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người khác còn tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản liên hệ tới nền giáo dục ở Miền Nam thời truớc năm 1975.
Tạm thời kết luận
Bài này bắt đầu được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục ở nước Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ phá sản để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người khác còn tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản liên hệ tới nền giáo dục ở Miền Nam thời truớc năm 1975.
Một công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được
thực hiện trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy
nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng
và đặc biệt khi làm cách mạng. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính
trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không
thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác trong
đó có giáo dục một cách máy móc, không thận trọng.
Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và là
một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiệm nên
khi biết được là sai lầm thì đã quá muộn. Những gì thuộc về quá khứ, kể
cả quá khứ bị coi là phong kiến, lạc hậu không phải là luôn luôn tệ
hại, là cổ hủ và những gì được coi là canh tân, đổi mới không phải luôn
luôn là tốt đẹp. Tất cả cần phải có thời gian để “gạn đục, khơi trong”.
Duy có một điều không bao giờ thay đổi là khi giáo dục không còn được
coi là một giá trị và khi các thày cô không còn được coi trọng thì xã
hội sẽ không còn là xã hội của loài người nữa.
Trở về với thực tế trước mắt, với vụ 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, nhiều người tự hỏi nếu các cô không được chính Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cơ quan trực tiếp phải lo cho đời sống và điều kiện hành nghề của các cô bênh vực, thì nghiệp đoàn giáo chức của các cô ở đâu? Tự hỏi nhưng ai cũng biết là ở Việt Nam hiện tại làm gì có nghiệp đoàn vì các luật về lập hội, lập nghiệp đoàn, biểu tình vẫn chưa được Quốc Hội đem ra thảo luận.
Trở về với thực tế trước mắt, với vụ 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, nhiều người tự hỏi nếu các cô không được chính Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cơ quan trực tiếp phải lo cho đời sống và điều kiện hành nghề của các cô bênh vực, thì nghiệp đoàn giáo chức của các cô ở đâu? Tự hỏi nhưng ai cũng biết là ở Việt Nam hiện tại làm gì có nghiệp đoàn vì các luật về lập hội, lập nghiệp đoàn, biểu tình vẫn chưa được Quốc Hội đem ra thảo luận.
Tưởng cũng nên nhớ là ngay từ thời Vua Bảo Đại, qua Chính Phủ Trần trọng
Kim, các đạo Dụ về tự do hội họp, tự do lập hội, tự do lập nghiệp đoàn
đã được ban hành ngay từ Tháng Bảy năm 1945. Tất cả đã xảy ra trong một
tuần lễ đầu tháng Bảy khiến cho báo chí đương thời đã mệnh danh tuần
lễ này là Tuần Lễ Của Các Tự Do. Nhưng chỉ chưa tới ba tuần lễ sau ngày
tuyên bố nền độc lập và thành lập Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ngày 22 tháng 9 năm 1945, bãi bỏ
các nghiệp đoàn trên toàn cõi Việt Nam. Đồng thời Bộ Trưởng Nội Vụ Võ
Nguyên Giáp đã ký nghị định giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức và cho Hội
Văn Hóa Cứu Quốc tư cách pháp nhân. Trong khi đó, ở các nước tiền
tiến, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, các nghiệp đoàn giáo chức rất mạnh và được
phía chính quyền kính nể. Tương lai của các giáo chức Việt Nam, nói
riêng, và nền giáo dục Việt Nam, nói chung, quả thật không có gì sáng
sủa.
TS Phạm Cao Dương
Quận Cam Hoa Kỳ Mùa Lễ Tạ Ơn 2016
TS Phạm Cao Dương
Quận Cam Hoa Kỳ Mùa Lễ Tạ Ơn 2016
Saturday, November 26, 2016
SƠN TRUNG * CÁC HẠNG TRIẾT LÝ
CÁC HẠNG TRIẾT LÝ
SƠN TRUNG
Người Việt Nam tổng quát hóa sự vật cho rằng các sự vật và con người ta không ai giống nhau, trong trăm ngàn sự việc và hàng triệu người it nhất ta cũng thể phân loại vào ba hạng như câu tục ngữ :" của ba loài, người ba đứng". Thật vậy, tiến sĩ có ba bảy loại, không phải có danh tiến sĩ là ai cũng giống nhau. Có tiến sĩ thật, tiến sĩ ma, tiến sĩ mua, có tiến sĩ lạy...Nhà nho cũng vậy. Không phải ai đến của thánh là có đạo hạnh, có nho quân tử, nho tiểu nhân.Người ta cho rằng văn chương thì đẹp còn triết lý thì cao thâm.
Wikipedia định nghĩa Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái.
Giáo sư Lê Tôn Nghiêm định nghĩa triết lý như sau:
Những cố gắng định nghĩa triết lý,nhưng không một định nghĩa nào thành công.
Ngoài những điều trên còn cần tới những phương thức khác để diễn tả ý nghĩa của triết lý. Nhưng không một phương thức nào diễn tả nỗi ý nghĩa ấy và cũng không có một phương thức nào trôi vượt cả. Ngày xưa, theo đối tượng, thì người ta định nghĩa triết lý là biết được những vấn đề về thần minh và nhân loại, hay biết được sự hữu theo tính cách là sự hữu.
Theo mục đích, thì triết lý được coi là học để biết chết hay triết lý là biết dùng tư tưởng để tìm hạnh phúc hoặc để thành thần.
Sau cùng theo nội dung, người ta định nghĩa triết lý là lối biết vượt trên mọi lối biết, là nghệ thuật vượt trên mọi nghệ thuật, hay đúng hơn, là môn học không bị hạn hẹp vào một địa hạt riêng biệt nào cả.
Ngày nay, muốn trình bày ý nghĩa triết lý, người ta có thể dùng những phương thức sau đây:
Triết lý muốn nhìn thấy Sự Hữu nguyên thủy, là muốn lý hội được Sự Hữu ấy nhờ sự tự phản tỉnh của tôi với tôi mỗi khi tôi suy tư bằng phản tỉnh.
Hay triết lý là mở đường cho mỗi cá nhân tiến sâu vào Bao dung thể[7], hay triết lý là dám đối thoại với người khác bằng một tình chiến đấu huynh đệ[8] về bất cứ một vấn đề gì.
Hay triết lý là phải có tinh thần minh mẫn không biết mệt mỏi hay chán nản, cả những khi phải chạm trán với những con người vô cùng xa lạ chỉ muốn khép kín, chỉ muốn từ khước.
Tóm lại triết lý là đường dẫn con người về trọng tâm, nơi đây họ mới nhận thức được chính họ trong khi dấn thân vào cuộc đời. (Karl Jaspers. "Triết lý là gì?", trong Triết học nhập môn. Lê Tôn Nghiêm dịch. Bộ Giáo dục và Thanh niên - Trung tâm học liệu xuất bản, 1969, tr. 30-36.)
Wikipedia phân loại ra nhiều loại triết lýnhư sau:
2.1 Chủ nghĩa duy vật2.1.1 Triết học Marx-Lenin
2.2 Chủ nghĩa duy tâm
2.3 Chủ nghĩa hiện thực
2.4 Chủ nghĩa duy danh
2.5 Chủ nghĩa duy lý
2.6 Chủ nghĩa kinh nghiệm
2.7 Chủ nghĩa hoài nghi
2.8 Chủ nghĩa lý tưởng
2.9 Chủ nghĩa thực dụng
2.10 Hiện tượng học và thuyên thích học
2.11 Chủ nghĩa hiện sinh
2.12 Triết học phân tích
3 Triết học phương Tây
3.1 Triết học Hy Lạp - La Mã
3.2 Triết học thời Trung cổ
3.3 Triết học phương Tây hiện đại
Chỉ riêng về chủ nghĩa xã hội, Marx đã chia ra nhiều hạng rất xấu, chỉ có triết lý Marx là tốt đẹp nhất. Trong Tuyên Ngôn Cộng sản, Marx chỉ trích:
-Chủ nghĩa xã hội phản động
-Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản
-Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng - phê phán .
Đây xin nói về các hạng triết lý không phải theo trường phái hay ngành nghề mà chỉ xét về lợi hại, tốt xấu cho con người.
Ta có thể tạm chia ra bốn hạng:
-Triết lý giản dị, dễ thực hành trong đời sống
-Triết lý có vẻ lý tưởng nhưng không phù hợp trong đời sống
-Triết lý thấp kém, lạc hậu
-Triết lý độc hại
I. TRIẾT LÝ GIẢN DỊ, DỄ THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG
2.1 Chủ nghĩa duy vật2.1.1 Triết học Marx-Lenin
2.2 Chủ nghĩa duy tâm
2.3 Chủ nghĩa hiện thực
2.4 Chủ nghĩa duy danh
2.5 Chủ nghĩa duy lý
2.6 Chủ nghĩa kinh nghiệm
2.7 Chủ nghĩa hoài nghi
2.8 Chủ nghĩa lý tưởng
2.9 Chủ nghĩa thực dụng
2.10 Hiện tượng học và thuyên thích học
2.11 Chủ nghĩa hiện sinh
2.12 Triết học phân tích
3 Triết học phương Tây
3.1 Triết học Hy Lạp - La Mã
3.2 Triết học thời Trung cổ
3.3 Triết học phương Tây hiện đại
Chỉ riêng về chủ nghĩa xã hội, Marx đã chia ra nhiều hạng rất xấu, chỉ có triết lý Marx là tốt đẹp nhất. Trong Tuyên Ngôn Cộng sản, Marx chỉ trích:
-Chủ nghĩa xã hội phản động
-Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản
-Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng - phê phán .
Đây xin nói về các hạng triết lý không phải theo trường phái hay ngành nghề mà chỉ xét về lợi hại, tốt xấu cho con người.
Ta có thể tạm chia ra bốn hạng:
-Triết lý giản dị, dễ thực hành trong đời sống
-Triết lý có vẻ lý tưởng nhưng không phù hợp trong đời sống
-Triết lý thấp kém, lạc hậu
-Triết lý độc hại
I. TRIẾT LÝ GIẢN DỊ, DỄ THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG
Trời đất sinh ra âm dương do đó màcó ngày, có đêm, có mưa, có nắng, có nam, có nữ.Từ đó mà có yêu đương, thành vợ, thành chồng, tạo dựng mái ấm gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội. Thời De Gaulle mới lên cầm quyền, nhà nước Pháp đã đề cao ba chữ "Cần Lao- Gia Đình và Tổ quốc". NguyễnĐình Chiểu khuyên các thế hệ sau:" Trai thì trung hiếu làm đầu". Người ta cho rằng loài vật sống thành bầy tức là theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng sống đàn bầy không có nghĩa là theo chủ nghĩa cộng sản là vì chúng cũng có vợ chồng hang ổ, tổ ấm riêng chứ không như Marx nghĩ! Khi đã có vợ chồng, con cái, tất nhiên có yêu thương. Đến kỳ sinh nở, hai vợ chồng tha rác làm tổ, đào hang lập mái ấm gia đình, rồi thay nhau ấp, bảo vệ con và tha mồi về cho con ăn. Tình yêu bao giờ cũng là con đường hai chiều :" phụ từ, tử hiếu". Loài vật cũng có lòng nhân từ và hiếu thảo. Vậy trung hiếu là nhiệm vụ thiêng liêng của con người. Việt Nam có nhiều câu ca dao nói về tình cha mẹ và con cái:"
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Ca dao có câu:
Nuôi con chẳng quản chi thân.
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.
Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn.
Lên non xắn đá xây lăng phụng thờ....
Tản Đà trong Lên Tám đã nói lên tình mẹ thương con, hy sinh cho con:
Thân con mẹ lo cho
Thân mẹ, mẹ không lo
Mẹ rét con thường ấm
Mẹ đói con thường no.
Khổng giáo nêu lên đạo tam tòng.
Đề cập sớm nhất về tam tòng có thể là sách "Lễ ký". Trong thiên "Giao đặc sinh" có chép: "Phụ nữ là phải theo người, lúc nhỏ theo cha anh, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con" (婦人,從人者也;幼從父兄,嫁從夫,夫死從子)
Từ khi Pháp sang, lớp tân học mai mỉa. Nhưng thử nghĩ mà coi. Con còn nhỏ không theo cha mẹ thì theo ai. Đi lấy chồng không theo chồng thì theo ai? Lẽ tất nhiên trong xứ đa phu hay mẫu hệ, người con trai phải tòng thê! Chồng chết thì ở với con, nếu tái giá thì phải theo chồng.Đó là thuận tự nhiên. Xứ Âu Mỹ tự do nhưng con cái phải vâng lời cha mẹ, cha mẹ chịu trách nhiệm nuôi nấng và giáo dục. Đến 18 tuổi, đưá trẻ có thể tự lập. Trước đây kinh tế phồn thịnh, sinh viên có thể đi làm ngoài giờ, tiền bạc rủng rỉnh, có thể ra ngoài thuê nhà riêng ở với bạn gái.
Nhưng từ khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng, tốt nghiệp đại học cũng đành thất nghiệp, tất phải nương nhờ gia đình. Con không tòng phụ mẫu thì tòng ai? Đừng tưởng học sinh Âu Mỹ tự do muốn làm gì thì làm. Không phải vậy.Học sinh học kém hoặc làm sai điều gì thì nhà trường gọi cha mẹ lên để tường trình sự việc. Gia đình và nhà trường kết hợp nhau để dạy trẻ nên người.
Nói chung, trung hiếu và nhân nghĩa, bác ái là mục tiêu giáo dục trong nhà trường quân chủ và tư bản. Những điều đó là thuận tự nhiên giúp con người phát triển.
Trung Cộng đã có mô hình cộng sản vô gia đình để phá vỡ truyền thống. Nam nữ ở riêng cuối tháng ai lao động tốt thì được đến trại nữ vui chơi. Con đẻ ra nhà nuớc nuôi hay lấy thai nhi làm thuốc đại bổ cho lãnh tụ, hay bắt buộc nạo thai. Việc nạo thai cai đẻ rất quan trọng cho nên Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tài kiêm văn võ, được tấn phong làm chủ tịch viện khoa học chuyên việc giữ chân đàn bà! Nhưng rồi cái mô hình cộng sản trong Công xã nhân dân tốn kém quá nên Mao bỏ! Hỡi ai muốn nuôi con hay giao con cho cộng đảng nuôi để chúng thành gian phi đạo tặc?
II. TRIẾT LÝCÓ VẺ LÝ TƯỞNG NHƯNG KHÔNG THICH HỢP TRONG ĐỜI SỐNG
1.Cung Vương nước Sở đi săn, giữa đường đánh mất cung. Các quan theo hầu cố xin tìm cho được. Cung Vương nói: Thôi tìm làm gì nữa! Người nước Sở đánh mất cung, lại người nước Sở bắt được cung, đi đâu mà thiệt (Cổ Học Tinh Hoa).
Như thường tình, khi vua bị mất một món đồ, thì vua giận dữ, quát thét quan quân đi tìm kiếm, và trừng trị những kẻ có trách nhiệm giữ gìn đồ đạc của vua. Thường thường con người mất đi một sợi lông cũng làm ra to chuyện, nhất là khi họ có chút quyền lực trong tay.Thế mà vua Sở không giận dữ, lại có thái độ ôn hòa, bình tĩnh.
Con người như vậy rất hiếm có ở trong cõi đời này.Khi nghe truyện trên, chúng ta quả thật kinh phục tấm lòng bác ái của vua nước Sở.
Sách Cổ Học Tinh Hoa có ghi lời bàn như sau:Vua đánh mất cung, không nghe lời các quan bắt tìm cung, thế là có lòng thương dân, không muốn làm phiền đến dân. Vua lại nói một người nước Sở mất cung chịu thiệt, thì có một người nước Sở được cung có lợi, thế là đã có lòng muốn lợi cho dân cả một nước.Tuy nhiên, đức Khổng Tử thì lại có ý chê bai. Khi nghe chuyện trên, Ngài bảo: Đáng tiếc cho cái chí vua nước Sở không làm to hơn được nữa! Hà tất phải nói : “ Người nước Sở? ”
Giá nói: “ người đánh mất cung, lại người nhặt được cung thì chẳng hơn ư?” (Thuyết Uyển).
Khổng Tử chê là hẹp, là vì vua Sở chỉ biết có người nước Sở lấy bờ cõi nước Sở mà làm giới hạn cho cái lòng nhân ái của mình. Cứ như ngài nói, mời thực rõ cái nghĩa bác ái, tức là cái lòng rộng yêu hết cả nhân loại, không phân di chủng hay ngoại quốc gì nữa. Cùng một ý với câu thầy Hạ Tử nhắc lời ngài mà đáp Tư Mã Ngưu rằng: “Người bốn bể đều là anh em cả”. Nói rộng ra: chỉ có lý vô phân biệt, trí vô phân biệt, vật ngã nhất thể thì mới hết sạch chướng ngại mà hoan hỉ vô cùng!
Theo thiển kiến, lời phê bình của đức Khổng là hơi quá đáng. Mỗi người trong đời đều có một vị trí, một vai trò, một địa vị. Cung vương là vua nước Sở cho nên Ngài quan tâm đến nước Sở, và đề cập đến nước Sở là đúng vai, trò, vị trí và giới hạn của Ngài. Còn Khổng tử là ông thầy của thiên hạ, lo việc thiên hạ ( tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) cho nên Ngài có thể nói đến thiên hạ mà không bị ai chê cười là vu khoát. Trái lại, nếu chúng ta chỉ là thường dân, chỉ là cha của mấy đứa trẻ thì chỉ nên lo chuyện gia đình, đừng đại ngôn, mặc dầu ta có quyền tự do ngôn luận bàn chuyện năm châu bốn bể!
Con người ở đời dù là thường dân hay vua chúa đa số tham lam, muốn tăng gia tài sản, muốn chiếm đoạt của cải của người khác. Tuy nhiên, bảo vệ tài sản của mình là một quyền lợi chính đáng. Luật pháp của nhà nước công minh là phải bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong nước.Tư tưởng của vua Sở là mang tính chất triết lý công bằng bác ái của Nho gia , Lão gia và Phật gia.Phật giáo đề cập đến vô phân biệt tâm. Ta nên có cái tâm rộng rãi, yêu hết chúng sinh, không phân biệt ta với người. Ông vua nước Sở phát biểu như vậy là ông không phân biệt vua và dân, coi mọi người trong nước Sở là bình đẳng, không có vua tôi, không có kẻ mất người được. Và chinh ông là bậc thánh , đã nhập Khổng Phật Lão vì ông được không vui, mất không buồn, luôn luôn an nhiên tự tại.
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Ta cày cấy suốt năm, ta dệt vải suốt mùa, khi thâu hoạch, ta mang ra chợ bán nhưng bị mất tiền , có thể ta vô ý làm rơi hay bị quân gian móc túi, ta không thể thản nhiên mà bảo: "Người Sở mất tiền, người nước Sở được tiền, không đi đâu mà thiệt!"Làm sao ta có thể an tâm khi ta không còn tiền bạc để trả tiền nhà, tiền điện nước và lo lương thực, quần áo cho vợ con ta ?Khi quốc gia ta rơi vào tay bọn gian tham, tàn ác, chúng bán đất đai tổ tiên cho ngoại bang, cướp đoạt tài sản của nhân dân, ta lẽ nào ung dung mà bảo:" Người nước Việt mất đất thì cũng có người Việt thêm vàng bạc, không đi đâu mà thiệt!"
Lại nữa, khi nước ta bị ngoại bang xâm lược, lẽ nào ta cười mà bảo"
Người Việt mất đất thì người nước khác được đất, cũng là người với nhau,
có sao đâu!"Nếu lý luận như vậy là ta đã đi theo bọn bán nước hại
dân!Người yêu nước, thương dân phải biết tranh đấu cho tổ quốc và nhân
dân, không thể để cho nhân dân bị mất tự do dân chủ và bị tước đoạt đời
sống.Tuy nhiên, trường hợp kể trên là phạm vi nhỏ, là trường hợp đặc
biệt. Cây cung chỉ là vật tầm thường cho nên vua Sở có thể bình tâm mà
nói như thế. Nếu như nhà vua mất cây Thái A kiếm, hay viên ngọc bich
Biện Hòa, hay vợ con bị người khác chiếm đoạt, giang san của Ngài bị
người nước Sở chiếm mất và bản thân ngài phải lưu vong hay bi giam cầm,
chắc ngài đã không bình thản mà nói về lẽ được mất như vậy!
2. Kinh Thánh có dạy:Các con có nghe nói, ‘Mắt đền mắt, răng đền răng.’ Nhưng ta bảo các con: Đừng chống trả kẻ ác. Nếu ai tát má bên mặt, đưa luôn má bên trái cho họ. Nếu ai kiện các con ở tòa để lấy áo trong, hãy cho họ lấy luôn áo ngoài. Nếu ai ép các con đi một dặm với họ, đi luôn hai dặm. Ai xin gì thì hãy cho họ. Ai muốn mượn gì thì đừng từ chối.(Ma-thi-ơ 5)
Việc này khó thực hiện vì chúng ta có tham, sân si, và cũng vì danh dự, vì nhiệm vụ bảo vệ lẽ phải không thể cúi đầu trước kẻ ác.
Như người Hồi giáo cực đoan thời trung cổ đem binh lực giết Phật giáo và Thiên chúa , mà nay lại ôm bom tự sát, khủng bố ở nhiều nơi, nhất là tại Pháp. Vây ta cứ để cho họ tàn sát nhân dân vô tội và tiêu diệt Thiên Chúa giáo ư? Ngày nay, Hồi giáo cực đoan đã phá tượng Phật ở Afganistan, và gây chiến với Phật tử ở Miến Điện, ta để mặc họ tàn ác như thế ư?
Ông Ngô Đình Diệm trước khi chết đã dặn : "Hãy trả thù cho tôi", và một số Cần Lao nay chạy sang Mỹ rồi mà vẫn cứ nuôi lòng căm hận Mỹ, Dương Văn Minh và Hòa thượng Trí Quang đó sao! Con người tầm thường có quyền thù hận nhưng yêu ghét phải cho đúng.
4. Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Lão Tử dạy "Lấy Đức Báo Oán" [Đạo Đức Kinh, ch 63]Học trò của Khổng Tử hỏi Ngài:
- Lấy Đức báo oán thì sao ạ?
Khổng Tử đáp:
- Thế thì lấy gì để báo đức? Phải lấy công bằng mà báo oán, lấy đức mà báo đức.
(Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức) [Luận Ngữ, Hiến Vấn]
Quan niệm của Khổng tử gần với người hơn là Lão và Phật.
III. TRIẾT LÝ THẤP KÉM ,LẠC HẬU
Ở trên đã nói hiếu và trung là hai nhiệm vụ của người con đối với cha mẹ và người dân đối với nước. Hồ Chí Minh bảo dân chỉ trung hiếu với bè lũ cộng sản tham tàn. Đó là tư tưởng và đạo đức của một tên đa dâm , hãm hiếp gái tơ, giết vợ, và giết dân gây ra suy đồi xã hội. Trước đây một số Nho học cực đoan nói rằng quyền của vua và cha là tối thượng:"
2. Kinh Thánh có dạy:Các con có nghe nói, ‘Mắt đền mắt, răng đền răng.’ Nhưng ta bảo các con: Đừng chống trả kẻ ác. Nếu ai tát má bên mặt, đưa luôn má bên trái cho họ. Nếu ai kiện các con ở tòa để lấy áo trong, hãy cho họ lấy luôn áo ngoài. Nếu ai ép các con đi một dặm với họ, đi luôn hai dặm. Ai xin gì thì hãy cho họ. Ai muốn mượn gì thì đừng từ chối.(Ma-thi-ơ 5)
Việc này khó thực hiện vì chúng ta có tham, sân si, và cũng vì danh dự, vì nhiệm vụ bảo vệ lẽ phải không thể cúi đầu trước kẻ ác.
Như người Hồi giáo cực đoan thời trung cổ đem binh lực giết Phật giáo và Thiên chúa , mà nay lại ôm bom tự sát, khủng bố ở nhiều nơi, nhất là tại Pháp. Vây ta cứ để cho họ tàn sát nhân dân vô tội và tiêu diệt Thiên Chúa giáo ư? Ngày nay, Hồi giáo cực đoan đã phá tượng Phật ở Afganistan, và gây chiến với Phật tử ở Miến Điện, ta để mặc họ tàn ác như thế ư?
Ông Ngô Đình Diệm trước khi chết đã dặn : "Hãy trả thù cho tôi", và một số Cần Lao nay chạy sang Mỹ rồi mà vẫn cứ nuôi lòng căm hận Mỹ, Dương Văn Minh và Hòa thượng Trí Quang đó sao! Con người tầm thường có quyền thù hận nhưng yêu ghét phải cho đúng.
4. Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Lão Tử dạy "Lấy Đức Báo Oán" [Đạo Đức Kinh, ch 63]Học trò của Khổng Tử hỏi Ngài:
- Lấy Đức báo oán thì sao ạ?
Khổng Tử đáp:
- Thế thì lấy gì để báo đức? Phải lấy công bằng mà báo oán, lấy đức mà báo đức.
(Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức) [Luận Ngữ, Hiến Vấn]
Quan niệm của Khổng tử gần với người hơn là Lão và Phật.
III. TRIẾT LÝ THẤP KÉM ,LẠC HẬU
Ở trên đã nói hiếu và trung là hai nhiệm vụ của người con đối với cha mẹ và người dân đối với nước. Hồ Chí Minh bảo dân chỉ trung hiếu với bè lũ cộng sản tham tàn. Đó là tư tưởng và đạo đức của một tên đa dâm , hãm hiếp gái tơ, giết vợ, và giết dân gây ra suy đồi xã hội. Trước đây một số Nho học cực đoan nói rằng quyền của vua và cha là tối thượng:"
Quân sử thần tử thần bất tử bất trung. Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
Câu này không do Khổng Tử hay bách gia chư tử nói ra, mà do Thái tử Phù Tô nói khi nhận lệnh vua cha là Tần Thủy Hoàng bắt phải chết do Lý Tư ngụy tạo di chiếu. Tướng Mông Điềm đề nghị đem quân về kinh đô xem có thực là di chiếu của Tần Thủy Hoàng nhưng Thái tử Phù Tô cản lại bằng câu nói: “Quân sử thần tử ,thần bất tử bất trung; Phụ sử tử vong,tử bất vong bất hiếu”
Nho gia dạy con phải hiếu, phải vâng lời cha mẹ. Lấy LỄ mà thờ cha mẹ không phải cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng tử nói: “ Sự phụ mẫu cơ gián,kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán” ( làm con thờ cha mẹ, như thấy cha mẹ lầm lỗi thì nên can gián một cách dịu ngọt. Như thấy í tứ cha mẹ chẳng thuận theo lời khuyên của mình, thì mình vẫn một lòng cung kính và chẳng trái nghịch. Như cha mẹ giận mà khiến mình làm công việc cực khổ, chớ có đem dạ oán hờn – Luận ngữ: Lí nhân IV, 18)
Khổng tử khuyên người ta thờ cha mẹ một cách sáng suốt. Không phải bất kỳ điều gì cha mẹ sai khiến đều vâng theo, gọi là có hiếu. Người có hiếu nên biết phân biệt những điều lành của cha mẹ mà tuân theo, những điều dữ của cha mẹ mà can gián.
Vua Ai công nước Lỗ hỏi Khổng tử rằng: “ Con theo mệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không?”. Hỏi ba lần mà Khổng tử không trả lời. Lúc Khổng tử ra ngoài, Khổng tử đem chuyện ấy nói với Tử Cống và hỏi í Tử Cống thế nào. Tử Cống thưa: “ Con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung, còn ngờ gì nữa?” – Khổng tử nói: “Ngươi không biết gì. Đời xưa đấng minh quân làm vua nước vạn thặng có tránh thần bảy người thì vua không làm điều lỗi; làm vua nước thiên thặng có tránh thần năm người, thì xã tắc không nguy; làm chủ một nhà, có tránh thần ba người thì lộc vị không suy. Cha có tránh tử, thì không hãm vào điều vô lễ; kẻ sĩ có tránh hữu, thì không làm điều bất nghĩa. Cho nên con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu, là trung vậy” (Khổng tử gia ngữ: Tam thứ, IX).
Xem thế làm điều hiếu, không phải cha làm thế nào cũng phải theo. Có khi
cha làm điều gì trái lẽ, thì phải hết sức can ngăn, để cho cha khỏi bị
những điều lầm lỗi. Nhưng chỉ cốt phải theo lễ mà can ngăn. Hiếu có hợp
lễ mới thật là hiếu.( xem Trần Trọng Kim, Nho giáo ,quyển thượng – in
lần thứ tư, Nxb Tân Việt- Sài Gòn, trang 142-143). Bởi thế Mạnh tử bảo
Tề Tuyên vương rằng: “Quân chi thị thần
như thủ túc, tắc thần thi quân như phúc tâm. Quân chi thị thần như
khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thần thị như thổ
giới, tắc thần thị quân như khấu thù”(Vua xem bề tôi như tay
chân, thì bề tôi xem vua như bụng như lòng. Vua xem bề tôi như chó ngựa,
thì bề tôi xem vua như người lạ trong nước. Vua xem bề tôi như đất như
cỏ thì bề tôi xem vua như giặc như thù- Mạnh tử: Ly lâu ,Chương cú
hạ,3).
Ngày nay các nuớc có luật lệ phân minh không có vụ thanh toán bí mật như cộng sản. Theo pháp luật văn minh, chồng không được đánh vợ, cha không được đối xử con cái cái một cách tàn bạo. Câu "Thương cho roi cho vọt" không còn giá trị. Cha mẹ , thầy cô đả thương trẻ sẽ bị pháp luật trừng trị!
6. Truyện cổ Ấn Độ Trong kinh Hiền Ngu, có kể chuyện tiền thân của Phật là thái tử Ma Ha Tát Đỏa đi vào rừng thấy một con hổ mẹ và hai hổ con đang chết đói, thái tử động lòng thương nên hy sinh thân mạng, tự lấy cây nhọn đâm vào cổ họng cho máu phọt ra để mấy mẹ con hổ liếm và sau đó ăn thịt ngài.
Một truyện khác là truyện Phật Bố Thí Thân Cho Cọp Đói
Khi Phật nói Kinh Kim Quang Minh, bỗng nhiên có tháp báu từ đất vọt lên. Thấy thế, ngài A Nan bạch Phật, “Do duyên cớ gì mà tháp báu từ đất vọt lên?”
Phật dạy: Vào thuở quá khứ xa xưa, có nhà vua cai trị một vương quốc rộng lớn, đất đai phì nhiêu, dân chúng đông đúc. Nhà vua hiền từ đức hạnh, thương dân như con ruột. Hoàng hậu cũng là người xinh đẹp và thuần lương. Hoàng hậu sanh cho nhà vua được ba hoàng tử, người nào cũng tuấn tú khôi ngô, văn võ song toàn.
Một hôm, vào mùa xuân trăm hoa nở rộ, chim hót líu lo. Bướm ong bay lượn để lấy mật hoa, trông rất xinh đẹp. Thấy thời tiết quá đẹp nên ba hoàng tử xin vua cha và mẫu hậu vào rừng thưởng ngoạn. Vua cha và mẫu hậu thương con nên cho đi. Nhưng dặn sớm hãy trở về, để cha mẹ khỏi trông đợi.
Ba hoàng tử vào rừng, thấy ba mẹ con cọp bị đói đã lâu ngày, nên thân thể ốm gầy và hình như cọp mẹ muốn ăn cọp con. Ba hoàng tử thấy rất thương xót nhưng không có gì cho ăn. Hoàng tử thứ ba, Tát Đỏa, hỏi hai anh, “Con cọp ăn những gì?”
Hai hoàng tử anh đáp, “Cọp chỉ ăn máu nóng thịt tươi.”
Đi một đoạn, hoàng tử thứ ba xin vào rừng để đi cầu. Hai người anh chời đợi lâu mà không thấy em trở về lại. Hai anh sanh tâm nghi rồi đi trở lại tìm kiếm em thì, hỡi ôi, em mình đã đem thân bố thí cho ba mẹ con cọp đói.
Cọn đã ăn hết chỉ còn bộ xương dính máu và cái đầu. Ba mẹ con cọp dẫn nhau vào rừng. Hai người anh quá đau xót thương em nên ôm đầu em khóc thảm thiết.
Mẫu hậu ở nhà ngủ trưa, nằm mộng thấy chim ó bắt chim bồ câu. Thức giấc, bà hãi hùng, đến tâu vua điềm chiêm bao. Vua cùng hoàng hậu, binh lính, tức tốc đi vào rừng tìm ba hoàng tử.
Khi đến nơi, thấy hai hoàng tử anh ôm đầu em khóc nức nở. Vua và hoàng hậu cũng không cầm được nước mắt. Mọi người đều khóc thảm thương tiếc, quyến luyến không chịu về.
Hoàng tử Tát Đỏa nhờ phước đức bố thí thân cho cọp đói nên được sanh lên cõi trời Đao Lợi. Liền trở xuống nhân gian. Thấy phụ hoàng mẫu hẫu và hai anh đang khóc lóc thảm thương, hoàng tử cùng với chư thiên đứng trên mây khuyên, “Phụ vương, mẫu hậu và hai hoàng huynh chớ quá đau buồn. Con nhờ bố thí cho cọp đói mà được sanh lên thiên cung hưởng phước. Phụ vương, mẫu hậu và hai hoàng huynh chớ đau buồn, hãy bảo trọng, giữ gìn sức khỏe thì con mới an lòng.
Câu chuyện này là chuyện trên trời, không thể đem truyện huyền bí áp dụng vào đời. Hơn nữa, Phật dạy ta tâm bình đẳng, không phân biệt. Nhà chùa bố thí thì không nên phân biệt người đẹp người xấu, người sơ thế là tâm bình đẳng . Pháp luật phải xử công bằng chứ không vì quan điểm giai cấp mà tha bổng đảng viên phạm tội mà giết hại hay bỏ tù nhân dân. Còn trong đời ta phải phân biệt kẻ xấu, người tốt. Ta phải bênh vực kẻ yếu chống lũ tham tàn. Tại sao lại đem thân hiến cho cọp dữ để chúng hại dân lành? Khổng Tử dạy lòng nhân nhưng Khổng Tử nói điều đó không có nghĩa là ông chủ trương yêu tha nhân cách “mù quáng”.
Đối với ông, việc yêu người còn phải có sự phân biệt thị phi, thiện ác. Không thể đem tiền bạc cho kẻ cờ bạc, nghiện ngập, nên đem tiền đó giúp người hiền mà lâm nạn. Ngoài ra hành thiện cũng phải tùy khả năng. Ta không biết bơi mà nhảy xuống cứu người là thiếu trí khôn, là hy sinh vô ich. Tại sao không kiếm cháo, sữa hay nước suối mà cứu mà phải tự cứa cổ mình? Như thế là từ bi, là hữu dũng ư? Lý luận đó không thích hợp trong đời sống bình thường của đại chúng.
Chúng ta sinh ra ở đời có nhiều nhiệm vụ. Bửu Sơn Kỳ Hương đã nhấn mạnh tứ ân phải đền đáp:
-Ơn cha mẹ
-Ơn thầy bạn
-Ơn quốc gia
-Ơn tam bảo
Ta có một tấm thân phải biết tôn trọng, sao phải hy sinh một cách vô nghĩa như vậy? Không phải cứ nhắm mắt liều mạng là thiện là nhân, mặc dầu có nhiều trường hợp ta phải quên mình. Tại sao phải vì con cọp đói mà liều thân? Trong rừng thiếu gì nai, cừu đói? Và trong xã hội, cha mẹ, anh em ta khốn khổ , và quốc gia ta, dân tộc ta đang nguy vong?
Tể Ngã hỏi đức Khổng : "Có người đến báo cho bậc nhân đức rằng có kẻ té xuống giếng, bậc nhân đức có nhảy xuống cứu không?"Khỗng Tử đáp: "Người nhân đức phải làm gì? Người quân tử nên đến đó tìm cách cứu chứ chẳng nên nhảy xuống mà hại thân mình.(Luận Ngữ. , Ch.IV. Lý nhân)
Rồi có kẻ tuyên giảng đạo đạo hiếu một cách thô lậu như con cởi áo cho muỗi cắn để cho chúng khòi cắn cha mẹ.Nếu chúng cắn cả mọi người thì sao? Sao không che màn cho cha mẹ?Nếu nghèo thì đốt lửa xông khỏi thì muỗi cũng bỏ đi sao mà khờ dại như vậy?Ngày nay, có thứ nhang trừ muỗi hay thuốc xịt muỗi hữu dụng chứ không phải dụng tâm khốn khổ với trình độ của thời ăn lông ở lỗ. Lại việc giữ mộ báo hiếu, từ quan để thủ tang chẳng ich lợi gì.Làm quan cũng là một nghề để sinh sống nhất là đối với những nho sĩ nghèo. Nhiều người từ quan về hộ tang cho theo đúng luật nhưng rồi phải đi dạy trẻ để kiếm cơm! Cái hiếu đó chỉ là hình thức, không ich gì cho gia đình và xã hội.Pháp sang Việt Nam đã bỏ tục từ quan thủ tang báo hiếu.
IV. TRIẾT LÝ ĐỘC HẠI
Rồi có kẻ tuyên giảng đạo đạo hiếu một cách thô lậu như con cởi áo cho muỗi cắn để cho chúng khòi cắn cha mẹ.Nếu chúng cắn cả mọi người thì sao? Sao không che màn cho cha mẹ?Nếu nghèo thì đốt lửa xông khỏi thì muỗi cũng bỏ đi sao mà khờ dại như vậy?Ngày nay, có thứ nhang trừ muỗi hay thuốc xịt muỗi hữu dụng chứ không phải dụng tâm khốn khổ với trình độ của thời ăn lông ở lỗ. Lại việc giữ mộ báo hiếu, từ quan để thủ tang chẳng ich lợi gì.Làm quan cũng là một nghề để sinh sống nhất là đối với những nho sĩ nghèo. Nhiều người từ quan về hộ tang cho theo đúng luật nhưng rồi phải đi dạy trẻ để kiếm cơm! Cái hiếu đó chỉ là hình thức, không ich gì cho gia đình và xã hội.Pháp sang Việt Nam đã bỏ tục từ quan thủ tang báo hiếu.
IV. TRIẾT LÝ ĐỘC HẠI
Trong các loại triết học, triết lý Marx được yêu chuộng một thời.Triết
lý Marx đã gây chiến tranh khắp nơi, giết gần hai trăm triệu dân và
làm cho dân chúng đói khổ, mất tự do. Chủ nghĩa Marx là gây chém giết,
tù đày và chiến tranh (đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính , nghĩa
vụ quốc tế, xuất cảng cách mạng...) . Lenin cũng nói rằng chủ nghĩa xã
hội phải diệt hết sự bóc lột ở các nước .
Lenin không cần che đậy không cần văn hoa, ông nói huỵch tẹc đường lối cộng sản bất nhân của ông. Ông tuyên bố đảng Bolshevik của ông dùng bọn lưu manh chém giết trộm cướp để thi hành các vụ bắn giết phe đối lập, chuyên chính vô sản không bị pháp luật hạn chế , giết không nương tay những ai không theo cộng sản .
Chủ nghĩa Marx là thảm họa của nhân loại. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói:" “The Soviet Union is an Evil Empire, and Soviet communism is the focus of evil in the modern world.”
Liên Bang Sô Viết là một đế quốc ma quỷ, và Cộng sản Liên Xô chỉ chú trong điều ác trong thời đại mới.
Phó Tổng thống Adlai E. Stevenson ( 1835–1914) viết:"Communism is the death of the soul. It is the organization of total conformity - in short, of tyranny - and it is committed to making tyranny universal.
Cộng sản là cái chết của tâm hồn Đó là một tổ chức bắt buộc mọi người phải tuyệt đối tuân lệnh- tóm lại là một tổ chức bạo tàn, nó phạm tội làm cho toàn cầu hóa bạo tàn.
Triết lý Marx ngày nay đã bị nhân dân Nga và Đông Âu từ bỏ. Nó chỉ còn hình thức độc tài ở Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn nhưng một ngày sắp tới chúng cũng bị tiêu diệt
Lenin không cần che đậy không cần văn hoa, ông nói huỵch tẹc đường lối cộng sản bất nhân của ông. Ông tuyên bố đảng Bolshevik của ông dùng bọn lưu manh chém giết trộm cướp để thi hành các vụ bắn giết phe đối lập, chuyên chính vô sản không bị pháp luật hạn chế , giết không nương tay những ai không theo cộng sản .
Chủ nghĩa Marx là thảm họa của nhân loại. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói:" “The Soviet Union is an Evil Empire, and Soviet communism is the focus of evil in the modern world.”
Liên Bang Sô Viết là một đế quốc ma quỷ, và Cộng sản Liên Xô chỉ chú trong điều ác trong thời đại mới.
Phó Tổng thống Adlai E. Stevenson ( 1835–1914) viết:"Communism is the death of the soul. It is the organization of total conformity - in short, of tyranny - and it is committed to making tyranny universal.
Cộng sản là cái chết của tâm hồn Đó là một tổ chức bắt buộc mọi người phải tuyệt đối tuân lệnh- tóm lại là một tổ chức bạo tàn, nó phạm tội làm cho toàn cầu hóa bạo tàn.
Triết lý Marx ngày nay đã bị nhân dân Nga và Đông Âu từ bỏ. Nó chỉ còn hình thức độc tài ở Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn nhưng một ngày sắp tới chúng cũng bị tiêu diệt
No comments:
Post a Comment