Sunday, November 6, 2016
NGUYÊN HẠ * THƠ NGUYÊN SA
Thơ Tình Miền Nam
1975:
Thơ Nguyên Sa
Thơ Nguyên Sa
Nguyên Hạ - Lê Nguyễn
THƠ NGUYÊN
SA:
“HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI
THÀNH NHỮNG TỐI TÂN HÔN”
“HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI
THÀNH NHỮNG TỐI TÂN HÔN”
CHỈ CÒN LẠI
TRONG TÔI MỘT
ĐÊM TÂN HÔN DÀI … NÁT TAN MỘNG MỊ ...
ĐÊM TÂN HÔN DÀI … NÁT TAN MỘNG MỊ ...
tản mạn
Tôi đang theo học trường Nữ
Trung HọcTrinh Vương, trường của ma-sơ trên đường Gia Long phố Qui Nhơn. Khác
với trường Nữ Trung Học Công Lập ở đầu đường Nguyễn Huệ thành phố biển QN vào
khỏang những năm cuối thập niên 1969-1970. Lớp học chỉ toàn con
gái. Chúng tôi thường chuyền cho nhau những tập giấy pelure màu hồng, màu
xanh... chép tràn những bài thơ tình mộng mị nhất của các tác giả nổi tiếng
thời bấy giờ như Nhất Tuấn, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên... Thơ tình của
Nguyên Sa luôn được tôi chép nắn nót tặng các bạn.
Hai bài thơ của Nguyên Sa mà
tôi thích nhất là bài thơ Đẹp và Áo Lụa Hà Đông...
Người dáng bước bơ vơ của bầu
trời hải đảo
Tóc bồng bềnh trến nếp trán
ưu tư
Những ngón tay dài ướp trọn
mấy ngàn thu
Mà men sáng trong xanh mầu
vời vợi
Hơi thở mới nguyên của đồng
tiền mừng tuổi
Tôi nhìn người ngóng đợi mắt
lên ba
Người về đây có phải tự trời
xa
Với nét mắt vòng cung của cầu
vồng che mưa nắng ?
Có phải tên người là âm thanh
vô vọng
Nên mắt buồn le lói thoáng bơ
vơ
Hay một đêm nao nước lụt Ngân
Hà
Thượng đế đưa sao mang gửi về
khóe mắt ? (Đẹp)
Những buổi chiều tan học,
chúng tôi thường rủ nhau tung tăng trên đường Lê Thánh Tôn. Con đường trước
cổng Nhà Thờ Lớn chạy thẳng ra biển. Con đường rợp nắng quần tụ hai bầy
nón lá và một rừng áo dài trắng của hai trường nữ trung học lớn nhất thị xã.
Trên bãi biển cát mịn bải lải, dưới những tán lá dừa cao liêu xiêu, Mấy đám con
gái thả gót giày, đi chân đất ủn vào nhau cười giỡn đã đời; xong tụm tay
vào nhau chấm mút những quả cốc, những quả me xanh, những ổi non hoặc xoài chua
tương muối ớt, những quà bánh dành cho đám học trò... Và chia nhau đọc những
bài thơ hay mới tìm được trên báo Văn của nhà văn Mai Thảo, báo Tuổi Ngọc
của nhà văn Duyên Anh, hay cho đọc ké mấy bức thư tỏ tình của vài chàng
trai cùng trang lứa ...
Tôi thường rủ Loan, một đứa
bạn chung con đường Võ tánh với tôi cùng đi học. Từ Võ Tánh chúng tôi đi
qua phố Trần Cao Vân, Phan Bội Châu, Lê Lợi, Gia Long để đến Trinh
Vương. Lẽo đẽo theo chúng tôi ngày ấy, tôi đã nhìn thấy anh vài lần, vì
anh là bạn của chú đứa bạn tôi...
Anh là lính Sư Đoàn 22. Mỗi
lần về phép anh hay theo sau bước chân tôi mà tôi nào hay biết...
Hai chị em tôi đuổi nhau
trước sân để giành nhau đọc trước một bức thư tỏ tình của một chàng trai cùng
xóm gởi cho tôi... Anh từ đâu, chạy đến đưa hai tay đón đỡ cây thước thợ may
đang cầm trên tay tôi...Hai cánh tay anh giơ cao quá trán, trên môi hô to hai
tiếng “Đầu hàng “ .
Tôi nhìn anh bỡ ngỡ vì trông
anh đã thấy hơi quen quen... Nụ cười anh luôn nở trên môi, áo treillis bạc màu
sương gió, Boots desalt loang lổ đất bùn, anh đã mạnh dạn bước vào nhà tôi như
đã quen biết nhau từ thuở nào... Và với bước chân vững chải của người
lính trận Sư Đòan 22, anh đã bước vào ngưỡng cửa tâm hồn tôi từ lúc nào
mà tôi không hề hay biết...
Tuổi 16, với những mơ mộng
ngút trời tôi đã viết cho mình những câu thơ diễm mộng Nguyên Sa và chỉ mình
tôi đọc không khoe với bạn bè:
Người về đâu giữa đàn khuya
dìu dặt
Hơi thở thiên thần trong tóc
ẩm hương xưa
Người đi về trời nắng hay mưa
Sao để sương gió trầm tư thêu
thùa má ướt
Mắt dịu ngọt đúc từ rừng ngọc
bích
Hay linh hồn trăm phiến đá
chân tu
Sao người về mang trọn một
mùa thu
Với mây trắng lênh đênh của
những chiều nguyệt tận
Là gió trăm cây hay là cồn
nước đọng
Người không cười mà hoa cỏ
gói trong tay
Đường áo màu viền trắng cổ
thơ ngây
Màu sắc thời gian người thu
tròn giữa áo (Đẹp)
Thơ Nguyên Sa, câu nào cũng
vuông cũng tròn cũng đẹp cũng hạnh phúc mềm mại ngọt ngào. Lúc ấy tôi sửa
lại chữ Em thành Anh trong thơ Nguyên Sa và chép lại cho riêng mình để dấu vào
ngăn kéo cuối cùng của bàn học ....
Thơ Nguyên Sa câu nào cũng
như rót mật vào tai. Câu nào cũng là tâm trạng của tôi ngày ấy .... Mà không
riêng chỉ mình tôi, các bạn bè tôi đứa nào cũng thuộc thơ Nguyên Sa ít
nhất là một bài... Những câu thơ dễ nhớ nhất mà ai trong lứa tuổi chúng
tôi ai cũng có thể đọc trơn tru mà không cần nhìn giấy mực
Áo nàng vàng anh về yêu hoa
cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân
trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa
yêu thương
Anh thêm mực cho vừa màu áo
tím … (Tuổi Mười Ba)
Những câu thơ diễm tuyệt đi
vào tâm hồn non trẻ của những thiếu nữ tuổi mộng mơ và cứ tưởng rằng ngày mai
trong cuộc đời họ cũng sẽ có những giấc mơ thành tựu như cuộc đời tác giả, tất
cả đều tròn trịa và ấm áp ...
Ấy là em trên đường đi buổi
sáng
Trăng ở trên môi và gió ở
trong hồn (Buổi Sáng Học Trò)
Bài thơ Buổi Sáng Học
Trò của ông, cho tôi thấy minh như một áng mây bay, chân bước vội mà
cứ nghe như bay bổng giữa mây xanh.
Lớp chúng tôi có một ông thầy
dạy Việt Văn. Ông cũng thường đọc cho chúng tôi chép những bài thơ Nguyên
Sa mà ông yêu thích và cũng với giọng Bắc đằm thắm ông cũng đã làm say lòng vài
đứa bạn trong lớp của tôi ngày ấy… Sau một thời gian thầm yêu thầy vì thầy đọc
thơ Nguyên Sa và Nhất Tuấn hay quá, những bạn ấy đã đưa thầy lên ngôi thần
tượng đầu đời ...
Cho đến một ngày kia họ đọc
trên tờ đặc san của trường, dày đặc những bài thơ của thầy viết tỏ tình với một
cô gái nhà giàu ngoài phố chợ. Lúc đó tôi không vào nhập cuộc “thần tượng
thầy”, nên tôi chợt ngộ ra rằng lâu nay thầy đọc thơ Nguyên Sa trơn tru là để
rèn luyện cái lãng mạn trong thi ca để thực hiện việc sắp làm,đó là chiếm
trọn trái tim cô gái nọ... Vài đứa bạn tôi bị chao đảo vì hay tin nhà ai có
pháo nổ đì đùng, Từ đó chúng tôi đã tự tìm chép những bài thơ tình mà không cần
người chỉ giáo .
Ghềnh Ráng, Qui Nhơn, 1971
Ghềnh Ráng, Qui Nhơn, 1971
Tôi cũng bắt đầu vẽ cho mình
một tình yêu ... Ở đó có yêu thương chất ngất … có người tình mộng ảo .. sầu
lụy là những dây mơ ươm tràn thêm nhung nhớ ...
Người về đâu mà lầu đài hoang
phế
Mang dáng người trên mỗi nấm
bia phai
Trăm vạn đường mây xê dịch
chân trời
Theo tiếng nhặt khoan của từng
nhịp bước
Dù về đâu tôi xin đừng chậm
gót
Để làm gì cho mỏi mắt trần
gian
Có bao giờ tôi sẽ phải làm
quen
Lời ngỏ ý sẽ là kinh cầu
nguyện ... (Đẹp)
Những lần về phép anh vẫn đến
nhà tôi vì anh đã trở thành bạn của cậu tôi, thân quen hết mọi người trong nhà
tôi và ai cũng thương mến anh vì cảm thông cho đời lính chiến xa nhà .
Những lúc tôi không có nhà, anh đến đó viết tiếp vào cho đầy những bài thơ
Nguyên Sa mà tôi chưa chép hết. Không biết là anh đã thuộc nó tự bao giờ
hay chỉ vì biết tôi thích thơ tình của Nguyên Sa, nên anh cũng tìm đọc và biến
mình thành một trang sách mới. Tuổi 16 làm sao tôi hiểu được những nghĩ
suy của người lón hơn tôi cả một thập niên, lúc đó anh dã 30… Vì thế nên tôi
vẫn ngại ngùng khi thấy anh ...
Lần nào về thành phố anh cũng
đặt ở bàn học tôi một phong thư. Tôi chỉ đọc mà không hề đáp trả ...
Vào một buổi chiều của một
ngày giáp Tết, anh lại đến nhà tôi với vài món quà ngày Tết và tặng tôi một xấp
vải áo dài lụa màu mỡ gà mà tôi yêu thích, màu vàng mà tôi thường thấy bay bay
theo gió chiều trong những cơn mộng mị...
Áo nàng vàng, anh về yêu hoa
cúc …
Lần đầu tiên tôi khoác lên
mình chiếc dài màu vàng trong giấc mơ...Năm ấy tôi vừa bước vào tuổi 17…
Những bức thư thỉnh thoảng
tôi nhận được viết từ K.B.C. Anh miên man kể lại những chiến công, những hiểm
nguy mà anh đã gặp và luôn có kèm theo những câu thơ Nguyên Sa mà anh đã thuộc
từ những ngày anh còn trong nhà tu Chủng Viện Sài Gòn.
Không có anh lấy ai đưa em đi
học về ?
Lấy ai viết thư cho em mang
vào lớp học?
Ai lau mắt cho em ngồi khóc?
Ai đưa em đi chơi trong chiều
mưa ?
Những lúc em cười trong đêm
khuya,
Lấy ai nhìn những đường răng
em trắng?
Đôi mắt sáng là hành tinh
lóng lánh
Lúc sương mù ai thở để sương
tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong
tóc ... (Cần Thiết)
Những chiếc xe nhà binh chở
đầy súng đạn, những chuyến công voa chở những người lính trận đi qua cổng nhà
ngoại khi mỗi lần về thăm, những bóng áo xanh màu lá rừng luôn ẩn hiện trong
tâm thức với nỗi thương cảm dạt dào và tôi bỗng nghĩ về ai đó ....Anh đang ở
đâu? Những vùng quê hương tôi ngập tràn bom đạn, bước chân anh đang giẫm đạp
trên đất Phù Mỹ, Tam Quan, Kontum, Pleiku hay Daklac, vùng quê nào đang có dấu
chân anh ....
Và ở đó khi mỗi lần dừng
chân, anh đã viết gởi về tôi những chữ viết không ngay và những lời viết vội...
Có khi giấy viết là phần trái của một bao thuốc lá Pallmall , từ mảnh giấy học
trò mà anh kiếm được, Anh đã nhắn gởi về tôi những lời thăm hỏi chân tình,
những người lính về phép, ghé qua trao vội, nét chữ nghiêng nghiêng không đẹp
lắm, nhưng cũng làm tôi mủi lòng và xếp vào ngăn kéo của cuộc đời tôi từ
đó. Qua từng ấy năm... Anh đã bỏ bao nhiêu công sức, bao nhiêu giấy mực viết
cho tôi trên từng bước di hành mà tôi vẫn thờ ơ, chưa một lần hồi âm cho người
lính trận.
Thời gian đó các bạn tôi, có
đứa cũng có người yêu là lính. Có đứa cũng có người yêu là các chàng trai cùng
trang lứa, họ chuyền nhau những cánh thư tình dễ thương mà không chia nhau đọc,
mỗi đứa có một góc riêng tư. Những buổi chiều trốn học, hay những ngày
được về học sớm chúng tôi ra ngồi trên bãi cát dưới những cây thông tán lá vừa
che đủ dáng ngồi của của một đôi trai gái, đọc cho nhau nghe những câu thơ tình
lãng mạn của Nguyên Sa và hẹn nhau vào cuối mùa thi:
Không có anh nhỡ một mai em
khóc
Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao
đi
Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn
thơ
Không có anh thì ai ve vuốt?
Không có anh lấy ai cười
trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện
thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
Nghe đường máu run từng cành
lộc biếc?
Không có anh nhỡ ngày mai em
chết
Thượng đế hỏi anh sao tóc em
buồn
Sao tay gầy sao đôi mắt héo
hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi vào
địa ngục ... (Cần Thiết)
Những thư ngỏ ý, những bài
thơ tình chép cho nhau có ướp chút hương thơm của vài giọt nước hoa mà chủ nó
muốn cho nhau chút hương tình lãng mạn... Những lời thề thốt nặng kí của các
chàng trai mới lớn, có người không ký tên mình mà chỉ viết tắt hay một ký hiệu
như “kẻ cô đơn”, “người tình muôn thuở”. “Giọt nắng ban mai “....
Còn tôi giờ lại có thêm những
bức thư viết từ khu chiến binh K.B.C 3688... Những chữ viết ngã nghiêng, ngã
ngửa, phần trái của bao thuốc lá Pallmall màu đỏ sẫm... Lúc ấy anh nói rằng anh
đang là đại đội trưởng của đại đội trinh sát, đại đội đi đầu của trung đoàn 47
sư đoàn 22.
Tôi bắt đầu sống trong nỗi
phập phồng lo sợ cho cuộc sống còn của thân anh và cho cả riêng tôi.. Những đêm
giật mình tỉnh thức vì tiếng súng từ xa vọng về... tôi xót lòng lo sợ nhận được
hung tin. Bây giờ trong lớp học lại có thêm tôi thẩn thờ quên giấy bút,
tôi khấn nguyện, xin cho anh được trở về nguyên vẹn.
Mỗi ngày khi đi học, tôi hay
nhìn những chiếc xe jeep chạy qua những con đường mà tôi thấy được từ xa ...
Con số 47 luôn là con số tôi muốn kiếm tìm. Từ đó tôi để ý nhìn những con
số 22 nằm dưới mấy dãy núi là sư đoàn 22, trong đó có trung đoàn 40,41, 42 và
47, là nơi anh đang hiện diện. Những con số này tôi đã biết qua một đứa
bạn có người yêu là lính chiến.
Qua nhiều lần thư qua tin
lại, anh không hẹn ngày nào anh trở lại, tôi bắt đầu biết hai tiếng chờ mong
.... Một buổi chiều trên nẻo đi về, một mình trên con đường quen thuộc:
Lê lợi , Phan Bội Châu, một góc của cà phê Dung... chiếc xe jeep
mang số 47 ép sát người tôi vào một góc đường ... Tôi chối từ và bước vội vì sợ
bạn bè nhìn thấy...
Con đường Võ Tánh chiều nay
như trẩy hội, tôi miên man với những câu thơ sáng màu tình tự …
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi , một phần
mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
(Tương Tư)
Tôi phải đợi như là tôi đã
hẹn
Phải thẹn thò như sắp cưới
hay vừa sêu (Tuổi Mười Ba)
Biển Qui Nhơn đã in dấu chân
tôi và anh, người lính chiến oai hùng với những băng đạn, áo giáp
sắt và nón sắt che kín đầu, bốt đờ sô vững chải bước chân anh trên cát....
Bên anh tôi nhỏ bé và nũng
nịu như một con mèo con ngái ngủ... Anh kể cho tôi biết bao nhung nhớ, bao chờ
mong có được buổi chiều nay ...
Tôi mỉm cười ví anh lúc này
giống hệt như một Thành Cát Tư Hãn sắp ra quân ...Em sợ hãi và quên đi những
lời lẽ , ngôn từ mà em muốn nói …
Những hòn đất ném lên hòn đất
Những ngón tay vẫy gọi ngón
tay sầu. (Tình Yêu Đàn Ông Ba Mươi Tuổi)
Những lần trở về thành phố
vội vã trên chiếc xe jeep bám đầy bùn đất. Những súng đạn mang theo...
Theo anh là những người lính trận mặt đầy râu tóc, da đen mẽm... Hình ảnh của
các anh cho tôi những kinh hoàng khi trong tôi hình dung ra những mảnh khăn sô
quấn vội, những đứa trẻ thơ tội nghiệp đầu chít khăn tang và những tấm
thẻ bài rung rinh dưới đôi tay của người vợ trẻ...
Sau mấy lần thương tích, thập
tử nhất sinh ...Anh được chuyển về hậu cứ để làm công tác chính huấn cho trung
đoàn...
Anh đã tặng tôi chiếc nhẫn
đeo vào ngón tay áp út , đánh dấu một chuyện tình lãng mạn...
Chúng tôi làm phép cưới ở một
nhà thờ nhỏ và một cha tuyên úy của đơn vị anh làm chủ tế ... Đơn vị anh đến chúc
mừng chúng tôi trong hoan hỉ và mừng vui vì chúng tôi đã có một chuyện tình đầy
lãng mạn và kết thúc có hậu...
Gió có lạnh hãy cầm tay cho
chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho
ngoan
Hãy biến cuộc đời bằng những
tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô
tận ... (Tháng Sáu Trời Mưa)
Nguyên Sa, trong thơ ông
viết:
“Hãy biến cuộc đời thành
những tối tân hôn” ...
Nguyên Sa, ông bảo mọi người
hãy biến tất cả ngày tháng trong năm thành những đêm tân hôn dài bất tận ...: Đứa con gái tuổi hai mươi với
đầy ắp những trang thơ ấm áp của ông, bước vào tình yêu bởi sự đưa đường chỉ
lối của thơ Nguyên Sa... Tôi đã chọn cho mình một người đàn ông Bắc cao
ráo có tâm hồn đồng điệu, cùng yêu thơ Nguyên Sa như tôi. Một con
người bằng da bằng thịt, nói yêu tôi qua những bài thơ tình của ông .
Thơ ông, những lời mật ngọt
chóp lưỡi đầu môi, những lời gió trăng ru ngủ tâm hồn một đứa con gái có tâm
hồn lãng mạn, dại khờ... Tôi đã không lường trước những gì mà kẻ đối diện viết
ra hay những âm thanh phát ra từ môi sẽ tan biến vào gió cát...
Đêm tân hôn của tôi. Một tấm
vải ra trắng được lót xuống cuối đáy giường. Người đàn ông “dáng bước bơ vơ của bầu trời hải đảo” đã
chỉ tay xuống bãi máu lênh láng trong đêm Thơ “biến cuộc đời thành những tối tân hôn”, nói với đứa
con gái nguyên sơ rằng máu tân hôn thì chỉ nhấp nhoáng 3 giọt sương hồng trinh
nữ đầu đời, chứ sao lại một đống kinh kỳ nhật nguyệt khủng khiếp
như máu đàn bà có tháng sót lại thế này…
Tâm hồn tôi rơi xuống từ đỉnh
núi cao, kể từ khi chung cuộc vợ chồng, hay nói đúng hơn là sau cái đêm tân hôn
mà ông ngợi ca và bảo mọi người biến nó thành thiên đường cho cuộc đời... Ông
Nguyên Sa, trời ơi, sao ông không đóng dấu ngoặc đơn khi ông viết (Hỡi những
thằng ngu, mi có biết, hãy sống bằng con tim, không sống bằng sáo ngữ... Những
bài thơ tao viết chỉ để nịnh vợ và mua lấy miếng ăn... Thực chất cuộc đời không
như thế đâu...) Nguyên Sa hỡi, ông có hay người ta đã mua thơ Nguyên Sa ở
nhà sách Tao Đàn trên đường Gia Long Qui Nhơn về ru ngủ đứa con gái tuổi mười
lăm...
Rồi tôi đã nhìn thấy cuốn thơ
tình Nguyên Sa dày cộm nhét trong ba lô người ta, kèm theo mấy bức hình
chụp chung với một người đàn bà khác và một đứa bé lên ba ... Rồi qua lời kể
lại của một người lính khác nói người ta tay ôm của một ả giang hồ, viết vội
vàng mấy câu thơ Nguyên Sa với nặng mùi súng đạn gửi cho vài người con gái
khác... Rồi thôi, từ đó tôi thấy mình đã nát tan những cơn dài mộng mị
theo thơ tình Nguyên Sa…
Nếu không có thơ ông vận vào
tôi, tôi sẽ bước chân vào trường đại học, hoặc ít nhất tôi cũng là một cô giáo
làng Bình Định chơn chất. Tôi sẽ có một cuộc đời êm ả , mộc mạc bên bờ
ruộng nương khoai, một gia đình nhỏ bé của một cặp vợ chồng giáo chức nhỏ nhoi
, hay với bất cứ ai trong đám con trai theo chân tôi ngày ấy...
Những người con trai chơn chất
xứ Cát Nhơn Bình Định quê tôi, ở họ là cả một sự đàm thắm dễ thương đơn sơ như
một trái sim rừng. Họ không cho tôi những câu nói ngọt ngào, không sao
chép đủ hết những câu thơ lãng mạn của ông , không tự mình thốt trọn những câu
nói diễm tình mộng ảo...
Nhưng tôi biết những người
con trai chân chất ấy là tấm gương chiếu thẳng không biết dùng tiền ra hiệu
sách Tao Đàn đường Gia Long mua về tập thơ Nguyên Sa đã tái bản nhiều lần về
sao chép tặng cô gái ngu ngơ vụng dại...
Ông Nguyên Sa, tôi đã về lật
tung ngăn kéo nhà mẹ tôi, lấy hết những thơ tình lãng mạn của ông, của tôi chép
và của ai kia chép vội, hai bàn tay tôi xé vụn nhũng bài thơ viết tay nắn nót
Những chữ viết ngả nghiêng,
ngả ngữa. Chưa hết giận, tôi châm lửa đốt sạch thơ ông như đốt sạch tâm hồn
tôi từ đó.... Bây giờ Nguyên Sa, ông bảo tôi phải làm gì ??? Khi
cuộc đời tôi chưa có một tối tân
hôn.
Chỉ một tối mà cuộc đời tôi
rạn vỡ...
Sự bất lực của Thơ ông, và …
Trái phá liệng vào
Cuộc-Đời-Thơ-Ngây-Tôi
Bây giờ tôi nói đây chỉ mình
tôi hiểu , một người khác hiểu, và ông cũng hiểu.
Ông Nguyên Sa, hỡi ông Nguyên
Sa
Sao ông rao bán gió trăng với
đời
Thơ ông vận xuống đời tôi...
…
Nguyên Hạ - Lê Nguyễn
TS. LÊ ĐÌNH CAI * HUẾ
HUẾ: MƯA VÀ KỶ NIỆM
LÊ ĐÌNH CAI
Những ngày tháng theo học ở Saigon, tôi rất thích những cơn mưa rào dữ dội của miền Nam. Mưa đỗ xuống như thác, tạo thành những dòng sông trên mọi ngã đường. Rồi cơn nóng hừng hực của thành đô bổng chốc tan biến. Mưa dứt hạt rất nhanh. Mọi sinh hoạt thường ngày lại tái tục trong bầu không khí mát mẻ và cảnh vật như đang bừng sống lại sau những ngày hè oi bức. Cơn mưa miền Nam chợt đến, chợt đi trong thoáng chốc, khác với cơn mưa dầm ở xứ Huế quê tôi, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, trong nỗi buồn dai dẳng khôn nguôi.
Tôi đã sống ở Huế trong suốt quảng đời thanh xuân với rất nhiều kỷ niệm. Đẹp nhất là tuần học trò khi đang ngồi trong lớp học, nhìn mưa giăng mắc qua khung cửa sổ . Bên kia đường là trường Đồng Khánh với lá phượng tả tơi trong gió. Cơn mưa lất phất se lạnh của mùa đông khiến những thiên thần áo trắng phải thu mình, co ro trong bước chân của nàng tôn nữ.
Mùa đông xứ Huế buồn da diết, nhất là những sinh viên trọ học như chúng tôi. Có nhiều đêm cảm thấy trống vắng, chúng tôi dăm ba cậu sinh viên trong cư xá Hoàng Trọng Bá đối diện với trường Thiên Hữu Huế trên đường Lý Thường Kiệt và rũ nhau xuống phố mua bắp nướng sẵn ở bên vệ đường Trần Hưng Đạo, rồi cùng bá vai nhau cùng hát vang trên hè phố vắng mặc cho những giọt nước mưa xát vào mặt lạnh buốt. Tuổi trẻ có những giây phút ngông cuồng đáng yêu mà ngày nay khi đã xế bóng, nhìn lại đoạn đời đi qua với ít nhiều nuốc tiếc.
Tôi bỏ Huế ra đi vào mùa thu 1966, rồi lại trở về Huế cũng vào mùa thu năm 1970 để tiếp nối con đường của các bậc đàn anh, đứng trên bục giảng của đại học đường Văn Khoa để truyền thụ kiến thức cho các thế hệ tương lai của đất nước cố đô mà mình đã học hỏi được từ các bậc thầy đáng kính. Tuy rằng giờ đây không còn là chàng sinh viên với lứa tuổi mộng mơ của một thời cắp sách, không còn những chiều lang thang dươí cơn mưa dầm, cùng nhai bắp nướng và đếm bước chân đi trên hè phố vắng. Không còn cái thú nhìn mưa bay giăng giăng khi cùng bách ngang qua cầu Tràng Tiền mầu trắng tinh nguyên. Phía dưới kia là thôn Vỹ dạ với hàng cau mờ ảo trong làn mưa bụi. Nhìn xa hơn chùa Linh Mụ với cột tháp lung linh huyền ảo trong cơn buốt của chiều đông. Xa rồi tuổi thanh xuân với ước vọng tràn đầy!
Tôi trở lại Huế trong lứa tuổi "tam thập nhi lập" với trách nhiệm nặng nề trên đôi vai của kẻ mới bước vào đời. Tôi tự thấy mình nghiêm trọng hơn, đứng đắn hơn, tuy chưa già dặn đủ để cáng đáng trọng trách trên bục giảng đại học.
Tôi đã sống với Huế hết mình, yêu thương Huế như người tình muôn thuở, cũng buồn với Huế về những cơn mưa dầm bất tận và những đêm đông lạnh buốt thấu xương. Nhưng tôi vẫn thương Huế qua từng con đường rợp đỏ mùa hoa phượng. Tôi thương Huế với những cơn lũ cuồng nộ đầu nguồn. Tôi thương Huế với những thành quách lâu đài cổ kính của kinh đô một thời vang bóng và thương Huế qua tiếng mưa rơi tí tách ở hàng hiên khi ngồi bên cốc cà phê với điếu thuốc lá trong quán Lạc Sơn, bên bờ sông Hương dạo đó.
Biết bao mùa mưa ở Huế đi qua trong đời tôi, với biết bao kỷ niệm của một thời dĩ vãng….
Tôi lại rời Huế một lần nữa vào tháng tư đen 1975, để vào trại cải tạo. Tôi chỉ trở lại với Huế vào cuối năm 1981, khi được phóng thích từ trại tù ở vùng núi Trường Sơn Đông. Tôi được thả cùng với một số bạn tù vào một buổi sáng mưa rơi lất phất trong giá buốt của mùa đông.
Xe đò chở những người tù đỗ lại ở bến xe An Cựu, tôi long thong khoác ba lô trên vai đi bộ qua cầu Tràng Tiền trong làn mưa bay nhè nhẹ. Cầu Tràng Tiền còn đó, nhưng đâu rồi những dáng nét kiêu sa của thuở nào! Dòng sô ng Hương vẫn phẳng lặng chỉ điểm vài đợt sóng lăn tăn. Thỉnh thoảng, dăm ba đám lục bình trôi dật dờ về phía biển. Huế của tôi mới gần bảy năm xa cách sao mà tang thương quá vậy!
Tôi không tìm lại được một dấu nét thân quen nào của bảy năm về trước. Ngôi trường Đại Học Văn Khoa nằm cạnh cầu Tràng Tiền mà tôi đã có một thời là sinh viên nay bổng nhiên xa lạ qúa chừng! Dưới làn mưa bay giăng giăng, tôi nhìn lại ngôi trường cũ mà thấy như có cái gì cay cay trong lòng mắt. Quả thật "tôi đã bước đikhông thấy phố,thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ". Tâm sự của nhà thơ Trần Dần trong nhóm " Nhân Văn Giai Phẩm" thời đó sao giống nỗi lòng tôi trong giờ khắc này quá thế . Tôi cảm thấy hụt hẫng như đã đánh mất quê hương yêu dấu trong sự vong thân của chính mình. Huế của tôi ngày đó bây giờ loang lỗ rách nát, đau thương, câm nín và chịu đựng!
Tôi lại một lần nữa phải bỏ Huế ra đi vì bị chỉ định cư trú tại một vùng kinh tế mới xa xuôi ở trong Nam: Vùng kinh tế mới Phú Cường gần Dầu Giây Long Khánh.
Từ ngày ra khỏi trại tù, tôi chỉ có võn vẹn bảy ngày nắn ngủi để sống lại với biết bao kỷ niệm của một thời ở Huế rồi chia xa mãi mãi cho đến tận bậy giờ. Dễ chừng hai mươi năm tôi đã lìa xa thành phố với quá nhiều thương nhớ này!
Huế với những cơn mưa dầm thường khi kéo dài từ ngày này qua ngày khác, nhưng Huế vẫn tràn đầy nắng ấm vào mùa Xuân và bầu trời Huế vẫn xanh trong vào mùa thu. Huế đẹp rực rỡ trong nắng chiều nhàn nhạt và Huế kiêu sa trong dáng nét của đế đô nhà Nguyễn đã một thời vang bóng….
Nào ai biết được rồi có ngày mình sẽ trở về cố hương để thấy lại núi Ngự Bình (trước tròn sau méo), sông An Cựu ( nước đục mưa trong) và để nghe lại tiếng chuông Thiên Mụ ngân dài trầm lắng trong bóng chiều tỉnh lặng của quê nhà…….
LÊ ĐÌNH CAI
LÊ ĐÌNH CAI
Những ngày tháng theo học ở Saigon, tôi rất thích những cơn mưa rào dữ dội của miền Nam. Mưa đỗ xuống như thác, tạo thành những dòng sông trên mọi ngã đường. Rồi cơn nóng hừng hực của thành đô bổng chốc tan biến. Mưa dứt hạt rất nhanh. Mọi sinh hoạt thường ngày lại tái tục trong bầu không khí mát mẻ và cảnh vật như đang bừng sống lại sau những ngày hè oi bức. Cơn mưa miền Nam chợt đến, chợt đi trong thoáng chốc, khác với cơn mưa dầm ở xứ Huế quê tôi, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, trong nỗi buồn dai dẳng khôn nguôi.
Tôi đã sống ở Huế trong suốt quảng đời thanh xuân với rất nhiều kỷ niệm. Đẹp nhất là tuần học trò khi đang ngồi trong lớp học, nhìn mưa giăng mắc qua khung cửa sổ . Bên kia đường là trường Đồng Khánh với lá phượng tả tơi trong gió. Cơn mưa lất phất se lạnh của mùa đông khiến những thiên thần áo trắng phải thu mình, co ro trong bước chân của nàng tôn nữ.
Mùa đông xứ Huế buồn da diết, nhất là những sinh viên trọ học như chúng tôi. Có nhiều đêm cảm thấy trống vắng, chúng tôi dăm ba cậu sinh viên trong cư xá Hoàng Trọng Bá đối diện với trường Thiên Hữu Huế trên đường Lý Thường Kiệt và rũ nhau xuống phố mua bắp nướng sẵn ở bên vệ đường Trần Hưng Đạo, rồi cùng bá vai nhau cùng hát vang trên hè phố vắng mặc cho những giọt nước mưa xát vào mặt lạnh buốt. Tuổi trẻ có những giây phút ngông cuồng đáng yêu mà ngày nay khi đã xế bóng, nhìn lại đoạn đời đi qua với ít nhiều nuốc tiếc.
Tôi bỏ Huế ra đi vào mùa thu 1966, rồi lại trở về Huế cũng vào mùa thu năm 1970 để tiếp nối con đường của các bậc đàn anh, đứng trên bục giảng của đại học đường Văn Khoa để truyền thụ kiến thức cho các thế hệ tương lai của đất nước cố đô mà mình đã học hỏi được từ các bậc thầy đáng kính. Tuy rằng giờ đây không còn là chàng sinh viên với lứa tuổi mộng mơ của một thời cắp sách, không còn những chiều lang thang dươí cơn mưa dầm, cùng nhai bắp nướng và đếm bước chân đi trên hè phố vắng. Không còn cái thú nhìn mưa bay giăng giăng khi cùng bách ngang qua cầu Tràng Tiền mầu trắng tinh nguyên. Phía dưới kia là thôn Vỹ dạ với hàng cau mờ ảo trong làn mưa bụi. Nhìn xa hơn chùa Linh Mụ với cột tháp lung linh huyền ảo trong cơn buốt của chiều đông. Xa rồi tuổi thanh xuân với ước vọng tràn đầy!
Tôi trở lại Huế trong lứa tuổi "tam thập nhi lập" với trách nhiệm nặng nề trên đôi vai của kẻ mới bước vào đời. Tôi tự thấy mình nghiêm trọng hơn, đứng đắn hơn, tuy chưa già dặn đủ để cáng đáng trọng trách trên bục giảng đại học.
Tôi đã sống với Huế hết mình, yêu thương Huế như người tình muôn thuở, cũng buồn với Huế về những cơn mưa dầm bất tận và những đêm đông lạnh buốt thấu xương. Nhưng tôi vẫn thương Huế qua từng con đường rợp đỏ mùa hoa phượng. Tôi thương Huế với những cơn lũ cuồng nộ đầu nguồn. Tôi thương Huế với những thành quách lâu đài cổ kính của kinh đô một thời vang bóng và thương Huế qua tiếng mưa rơi tí tách ở hàng hiên khi ngồi bên cốc cà phê với điếu thuốc lá trong quán Lạc Sơn, bên bờ sông Hương dạo đó.
Biết bao mùa mưa ở Huế đi qua trong đời tôi, với biết bao kỷ niệm của một thời dĩ vãng….
Tôi lại rời Huế một lần nữa vào tháng tư đen 1975, để vào trại cải tạo. Tôi chỉ trở lại với Huế vào cuối năm 1981, khi được phóng thích từ trại tù ở vùng núi Trường Sơn Đông. Tôi được thả cùng với một số bạn tù vào một buổi sáng mưa rơi lất phất trong giá buốt của mùa đông.
Xe đò chở những người tù đỗ lại ở bến xe An Cựu, tôi long thong khoác ba lô trên vai đi bộ qua cầu Tràng Tiền trong làn mưa bay nhè nhẹ. Cầu Tràng Tiền còn đó, nhưng đâu rồi những dáng nét kiêu sa của thuở nào! Dòng sô ng Hương vẫn phẳng lặng chỉ điểm vài đợt sóng lăn tăn. Thỉnh thoảng, dăm ba đám lục bình trôi dật dờ về phía biển. Huế của tôi mới gần bảy năm xa cách sao mà tang thương quá vậy!
Tôi không tìm lại được một dấu nét thân quen nào của bảy năm về trước. Ngôi trường Đại Học Văn Khoa nằm cạnh cầu Tràng Tiền mà tôi đã có một thời là sinh viên nay bổng nhiên xa lạ qúa chừng! Dưới làn mưa bay giăng giăng, tôi nhìn lại ngôi trường cũ mà thấy như có cái gì cay cay trong lòng mắt. Quả thật "tôi đã bước đikhông thấy phố,thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ". Tâm sự của nhà thơ Trần Dần trong nhóm " Nhân Văn Giai Phẩm" thời đó sao giống nỗi lòng tôi trong giờ khắc này quá thế . Tôi cảm thấy hụt hẫng như đã đánh mất quê hương yêu dấu trong sự vong thân của chính mình. Huế của tôi ngày đó bây giờ loang lỗ rách nát, đau thương, câm nín và chịu đựng!
Tôi lại một lần nữa phải bỏ Huế ra đi vì bị chỉ định cư trú tại một vùng kinh tế mới xa xuôi ở trong Nam: Vùng kinh tế mới Phú Cường gần Dầu Giây Long Khánh.
Từ ngày ra khỏi trại tù, tôi chỉ có võn vẹn bảy ngày nắn ngủi để sống lại với biết bao kỷ niệm của một thời ở Huế rồi chia xa mãi mãi cho đến tận bậy giờ. Dễ chừng hai mươi năm tôi đã lìa xa thành phố với quá nhiều thương nhớ này!
Huế với những cơn mưa dầm thường khi kéo dài từ ngày này qua ngày khác, nhưng Huế vẫn tràn đầy nắng ấm vào mùa Xuân và bầu trời Huế vẫn xanh trong vào mùa thu. Huế đẹp rực rỡ trong nắng chiều nhàn nhạt và Huế kiêu sa trong dáng nét của đế đô nhà Nguyễn đã một thời vang bóng….
Nào ai biết được rồi có ngày mình sẽ trở về cố hương để thấy lại núi Ngự Bình (trước tròn sau méo), sông An Cựu ( nước đục mưa trong) và để nghe lại tiếng chuông Thiên Mụ ngân dài trầm lắng trong bóng chiều tỉnh lặng của quê nhà…….
LÊ ĐÌNH CAI
TRẦN BÌNH NAM * VỤ ÁN NĂM CAM
Moät traän baõo trong ly nöôùc
Vuï aùn Naêm Cam xöû 155 phaïm nhaân goàm moät soá vieân chöùc chính quyeàn, vaø ñaûng vieân ñaûng Coäng saûn Vieät Nam (CSVN) trong ñoù coù hai uûy vieân trung öông vöøa keát thuùc ngaøy Thöù Naêm 5 thaùng 6 taïi thaønh phoá Saøi Goøn. Chaùnh aùn Buøi Hoaøng Danh ban aùn töû hình cho Naêm Cam vaø 5 ñoàng phaïm. 148 ñoàng phaïm khaùc bò keát vaøo nhöõng baûn aùn khoå sai töø 4 naêm ñeán 20 naêm. Moät vieân chöùc nhoû trong ngaønh coâng toá ñöôïc tha boång. Laõnh aùn 20 naêm coù vôï Naêm Cam, baø Phan thò Truùc vaø moät ngöôøi reã. Moät ngöôøi con gaùi cuûa Naêm Cam, coâ Tröông Thò Lan laõnh 6 naêm. Luaät sö Nguyeãn Ñaêng Trung baøo chöõa cho Naêm Cam tuyeân boá seõ khaùng aùn leân toøa treân. Haïn khaùng aùn 15 ngaøy. Neáu y aùn coù theå xin Chuû tòch nöôùc giaûm aùn hay aân xaù.
Thaùng 12 naêm 2001 vuï aùn Naêm Cam buøng noå nhö moät quaû bom taïi thaønh phoá Saøi Goøn. Naêm Cam, teân thaät laø Tröông Vaên Cam, naêm nay 56 tuoåi, moät phu beán taøu vaø nguyeân laø moät quaân nhaân cuûa quaân ñoäi Vieät Nam Coäng Hoøa. Naêm Cam bò baét giöõ ñieàu tra veà baûy toäi danh goàm toå chöùc caùc oå maõi daâm, toáng tieàn, hoái loä, buoân laäu, ... vaø chuû möu gieát ngöôøi. Qua cuoäc ñieàu tra dö luaän thaáy ñaây laø moät baêng ñaûng laøm aên lôùn dính líu ñeán nhieàu ñaûng vieân vaø vieân chöùc chính quyeàn nhö Phaïm Syõ Chieán trong ngaønh tö phaùp, Traàn Mai Haïnh trong ngaønh thoâng tin tuyeân truyeàn, vaø Buøi Quoác Huy trong ngaønh coâng an. Haïnh vaø Huy laø uûy vieân trung öông ñaûng.
Sau 14 thaùng ñieàu tra, thaùng 2 naêm 2003 caùc bò can bò ñöa ra xöû coâng khai taïi thaønh phoá Saøi Goøn. Haø Noäi cho pheùp laøm lôùn vuï aùn. Taïi toøa luaät sö cuûa bò can ñöôïc töï do baøo chöõa khoâng bò chaùnh aùn caét lôøi, vaø baùo chí ñöôïc töï do töôøng thuaät. Vaø toøa ñaõ tuyeân xöû caùc ñaûng vieân cao caáp nhö Buøi Quoác Huy, Phaïm Syõ Chieán vaø Traàn Mai Haïnh nhöõng caùi aùn töø 4 ñeán 10 naêm. Traàn Mai Haïnh vaø Phaïm Syõ Chieán ñaõ caáu keát vôùi nhau aên hoái loä vaø tha cho Tröông Vaên Cam khi Cam bò baét naêm 1995. Buøi Quoác Huy can toäi khoâng chòu ra leänh baét Tröông Vaên Cam laïi sau khi Cam ñöôïc tha khoâng hôïp leä.
Truyeàn thoâng quoác teá theo doõi vuï aùn ñaët hai caâu hoûi:
(1) Coù phaûi ñaây laø daáu hieäu ñaûng CSVN quyeát taâm baøi tröø tham nhuõng?
(2) Vaø ñaûng baét ñaàu côûi môû ñeå cho toøa aùn ñoäc laäp trong vieäc xeùt xöû?
Thaät ra ñaûng chaúng coù quyeát taâm baøi tröø tham nhuõng vaø ñaûng cuõng chaúng muoán ñeå cho toøa aùn ñoäc laäp. Vuï aùn Naêm Cam chæ laø moät maøn kòch Boä Chính Trò ñaûng CSVN bò buoäc phaûi trình dieãn. Tröông Vaên Cam ñaõ tung hoaønh treân ñaát Saøi Goøn töø tröôùc naêm 1995 vôùi söï toa raäp ñeå chia lôïi loäc cuûa boä maùy chính quyeàn. Do lôïi loäc baát ñoàng, naêm 1995 Naêm Cam bò baét, nhöng nhôø hoái loä Tröông Vaên Cam ñöôïc phoùng thích. Boä Chính Trò ôû Haø Noäi bieát heát nhöng khoâng laøm gì sôï ñuïng chaïm ñeán quyeàn lôïi cuûa caùc ñaûng vieân coù theá löïc ôû mieàn Nam. Nhöng loãi laàm cuûa Tröông Vaên Cam laø vaøo thaùng 10 naêm 2000 ñaõ cho ngöôøi gieát baø Dung Haø. Baø Haø caàm ñaàu moät heä thoáng côø baïc aên chia khaùc vaø coù theå coù nhieàu quan heä vôùi caùc vieân chöùc lôùn hôn goác ngoaøi Baéc. Boä Chính Trò phaûi ñi ñeán moät quyeát ñònh laø chaän ñöùng söï loäng quyeàn cuûa Naêm Cam (coù nghóa laø söï loäng quyeàn cuûa phe ñaûng mieàn Nam) ñe doïa quyeàn haønh cuûa Boä Chính Trò vaø uy tín cuûa ñaûng CSVN, ñoàng thôøi nhaân dòp quaûng caùo chieâu baøi quyeát taâm choáng tham nhuõng cuûa ñaûng vaø söï coâng khai tö phaùp cuûa chính phuû. Cuøng moät phaùt ñaïn baén hai ba con chim. Ñaây laø moät dòp may hieám coù cho quan toøa Buøi Hoaøng Danh töï do tuyeân boá ñöôøng loái côûi môû cuûa ñaûng.
Ñaûng CSVN ñaõ thaønh coâng moät phaàn trong duïng yù naøy. Caùc baûn tin quoác teá, AP, Reuter, AFP vaø caùc chöông trình baèng Vieät Ngöõ cuûa caùc ñaøi BBC, VOA, RFA, RFI cuõng nhö moät soá hoïc giaû töøng theo doõi tình hình Vieät Nam cuõng thaéc maéc töï hoûi phaûi chaêng ñaõ ñeán luùc ñaûng CSVN quyeát taâm ñoåi qua ñöôøng loái trong saùng vaø baøi tröø tham nhuõng ñeå hoäi nhaäp vaøo theá giôùi vaên minh. OÂng Carl Thayer moät quan saùt vieân daøy kinh nghieäm, thuoäc tröôøng Cao ñaúng quoác phoøng UÙc chaâu noùi vuï aùn Naêm Cam laø moät thoâng ñieäp cuûa ñaûng CSVN raèng töø nay veà sau vieân chöùc nhaø nöôùc thuoäc caáp baäc naøo cuõng seõ tröøng trò neáu tham nhuõng.
Veà maët thöïc teá duø ñaûng coù muoán choáng tham nhuõng cuõng khoâng choáng ñöôïc. Ñieàu naøy ñaõ ñöôïc töôùng Traàn Doä caét nghóa chi ly tröôùc khi oâng qua ñôøi trong baøi nghieân cöùu “Moät saùch löôïc choáng tham nhuõng” cuûa oâng thaùng 4 naêm 2002.
OÂng vieát: “Moät nguoàn goác quan troïng vaø to lôùn saâu saéc cuûa teä tham nhuõng laø söï laïm duïng quyeàn löïc. Moät söï thaät hieån nhieân laø chæ ai coù quyeàn löïc môùi coù theå tham nhuõng, coù quyeàn to thì tham nhuõng to, coù quyeàn nhoû thì tham nhuõng nhoû.”
Vaø oâng giaûi thích taïi sao ngöôøi caàm quyeàn coù theå laïm duïng quyeàn löïc maø khoâng sôï ai caû: “Ñoù laø nhöõng theå cheá quyeàn löïc khoâng coù cô cheá kìm haõm vaø giaùm saùt. Nhöõng theå cheá ñoù laïi laø con ñeû cuûa moät heä thoáng chính trò vaø söï vaän haønh cuûa heä thoáng ñoù. Nguyeân lyù cuûa heä thoáng chính trò naøy laø Ñaûng laõnh ñaïo tuyeät ñoái, toaøn dieän, trieät ñeå vaø ñoäc toân.”
Töôùng Traàn Ñoä khoâng vieát moät caùch hoà ñoà. Vì chuùng ta ñeàu bieát tính laõnh ñaïo tuyeät ñoái cuûa ñaûng ñaõ ñöôïc ñaûng, qua quoác hoäi cuûa ñaûng, caån thaän ghi vaøo baûn Hieán Phaùp. Ñoù laø ñieàu 4 cuûa baûn Hieán Phaùp hieän haønh.
Cho neân muoán choáng tham nhuõng tröôùc heát phaûi thay ñoåi cô cheá chính trò, noùi caùch khaùc laø ñaûng phaûi töø boû tính ñoäc quyeàn. Phaûi ñeå cho nhaân daân coù quyeàn choïn ngöôøi naøo hay ñaûng naøo laõnh ñaïo quoác gia qua baàu cöû töï do, vaø ngöôøi laõnh ñaïo phaûi chòu söï kieåm soaùt cuûa quoác hoäi vaø toøa aùn ñoäc laäp. Neáu khoâng coù nhöõng ñieàu kieän ñoù thì tham nhuõng gioáng nhö caùi ñaàu Phaïm Nhan, chaët caùi naøy seõ moïc ra caùi khaùc. Khi caùi ñaàu cuûa Naêm Cam ruïng xuoáng seõ coù caùi ñaàu khaùc moïc ra.
Toùm laïi, caùi toäi cuûa Naêm Cam khoâng phaûi laø ñaõ toå chöùc maùnh mung vaø phaïm caùc toäi ñaïi hình. Toäi chính nhö ñaõ noùi laø khoâng bieát thaân phaän, giôùi haïn söï laøm aên, laïi ñi vuoát raâu caùc oâng lôùn trong Boä Chính Trò. Vaø caùi toäi thöù hai laø khoâng bieát duøng tieàn ñuùt loùt mua caùi theû ñaûng vieân cho sôùm. Neáu coù thì Naêm Cam ñaõ khoûi toäi cheát nhö ñaûng vieân Traàn Mai Haïnh 10 naêm, ñaûng vieân Buøi Quoác Huy 4 naêm vaø ñaûng vieân Phaïm Syõ Chieán 6 naêm. Maáy ngöôøi naøy toäi lôùn hôn Naêm Cam nhieàu.
Chung qui vuï aùn Naêm Cam chæ laø moät traän baõo trong ly nöôùc.
June 8, 2003
BinhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
TS. LÊ MỘNG NGUYÊN * HỒI KÝ
Hồi Ký
Kỷ niệm Sài Gòn-Đà Nẳng-Huế
hay là đất nước tôi bốn tháng trước ngày ngã gục trong bóng đêm...
(tiếp theo ''Một Thoáng Hương Xưa'' đăng trên KTTT 50 : Số Tưởng Niệm Quốc Hận
tháng 4-2003, tr. 18-19 & 31)
Lê Mộng Nguyên (Paris)
Kỷ niệm Sài Gòn-Đà Nẳng-Huế
hay là đất nước tôi bốn tháng trước ngày ngã gục trong bóng đêm...
(tiếp theo ''Một Thoáng Hương Xưa'' đăng trên KTTT 50 : Số Tưởng Niệm Quốc Hận
tháng 4-2003, tr. 18-19 & 31)
Lê Mộng Nguyên (Paris)
V. Tôi gặp lại Tướng T.T.Đ. (quen lúc thời còn nhỏ ở Huế) đương chức Nghị sĩ Thượng
Nghị Viện VNCH (theo Điều 33 của Hiến Pháp ban hành ngày 01-04-1967 : ''Thượng
Nghị Viện gồm từ 30 đến 60 Nghị sĩ được cử tri toàn quốc bầu lên trong một cuộc phổ
thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức liên danh đa số. Mỗi liên danh gồm từ
1/6 đến 1/3 tổng số NS... Nhiệm kỳ Nghị sĩ là 6 năm, mỗi 3 năm bầu lại một nửa...'' ), tại
nhà anh đường Nguyễn Đình Chiểu, sáng ngày 25 th.12-1974 (lễ Giáng Sinh), để dùng điểm
tâm và sau đó đi thăm Sài Gòn trước khi ăn trưa (do anh mời) tại một nhà hàng nấu bếp
theo kiểu Pháp (cuisine française). Tướng Đ. là một trong những người gắn liền vớI cuc cách
mạng tháng 11-1963 lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, cùng với các bạn đồng liêu trong
quân lực VNCH như Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân. Anh đã nhiều lần giữ chức Tổng trưởng (An ninh, Nội vụ... ) trong những Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ được thụ chức trước ngày Đệ Nhị VNCH chính thức thiết lập với Hiến Pháp 01-04-1967.
Không được trọng dụng (en disgrâce) từ năm 1966 (anh đã bị giam cầm một thời, do
quyết định của Tổng thống vì đã dám chỉ trích Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao
Kỳ) nhưng nhờ đi liên danh cho nên được bầu vào Thượng Nghị Viện, và từ nay anh
thuộc phe đối lập chính quyền. Tướng Đ. hồi đó làm Chủ tịch Hội Nhà Báo miền Nam VN.
Anh rất hãnh diện đưa tôi xem bản thảo tờ Tuyên ngôn bằng tiếng Pháp mà anh sẽ đọc
ngày mai (26-12-74) trong cuộc biểu tình do Hội Nhà Báo tổ chức trước Quốc hội nhân dịp
vụ kiện tụng của Tướng Thiệu muốn triệu hồi trước Tòa Án ba tờ báo đã đăng tải Cáo
trạng số 1 (Acte d'accusation No 1) tố cáo sự tham nhũng do ngay cả Tổng thống đương
chức và gia đình.
Lúc đầu gặp lại tôi, anh Đ. chỉ nói bằng tiếng Pháp, vì tưởng lầm tôi đi xa nhà quá lâu nên
đã quên tiếng mẹ đẻ ; anh cũng muốn chứng minh trong dịp này lúc nào anh cũng cảm
tình và hâm mộ nếp sống Âu Tây và nhất là nước Pháp. Sự anh bị Tướng Thiệu loại trừ
không được trọng dụng trong chính quyền là vì một lý do xác đáng : anh thiên Pháp hơn là
thiên Mỹ. Tôi có cảm tưởng về mặt chính trị,Tướng Đ. gần Tướng Dương Văn Minh hơn Tổng thống đương thời là Nguyễn Văn Thiệu. ''Làm sao tranh đấu chống Cộng được trong lúc
tham nhũng lan tràn trên mọi tấng lớp, ở trong Chính phủ và bộ máy hành chánh ?'' Tướng Đ. nói to lên một cách rõ ràng như muốn nhấn mạnh vào điểm đó để cho người ta chú ý, rồi
tiếp tục : '' Chắc em cũng biết, một chính phủ đàn áp báo chí là một chính phủ khinh
thường tự do, công cộng hay cá nhân. Tranh đấu cho tự do báo chí là tranh đấu cho Tự Do,
tất cả các tự do ! Như thế, chúng ta sửa soạn xây đắp Hòa Bình, và sẽ nắm một vị thế
mạnh trong việc thương lượng với '' Chính phủ Cách mạng Lâm thời'' (GRP) đặng áp dụng
Thỏa Hiệp ký kết tại Paris ngày 27 tháng 01-1973''... Tướng Đ. đề nghị mời tôi đi thăm
Đà Lạt bằng trực thăng, nhưng tôi lo sợ nguy hiểm vì tình hình quân sự nên xin từ chối.
Như vậy tôi là một trong những đồng bào VN hiếm có không bao giờ biết Đà Lạt (theo
Petit Robert : một thành phố thuc rừng núi với 1600 thước độ cao, một nơi nghỉ ngơi khí
hậu ôn hòa.. ), chỉ ngày đêm sống trong mộng tưởng mà thôi:
Ngồi mơ Đà Lạt
Có núi rừng thông
Có nàng áo trắng
Ở Huế mới lên
Còn đâu những ngày
Chiều xưa năm ấy
Bên bờ sông Hương
Em cùng tôi ước thề nguyền...
(Mơ Đà Lạt : Nhạc và Lời của Lê Mộng Nguyên).
VI. Năm ngày sau khi đặt chân trên thủ đô nước VNCH, tôi quyết định lấy máy bay ngày
18-12-1974 ra Huế thăm mẹ và làng Phú Xuân (Chợ Cống là chỗ chôn nhau cắt rốn) mà
tôi đã phải buộc lòng từ giã vào cuối năm 1950 :
Em có về làng Phú Xuân xơ xác
Cạnh Huế thành sau bão lụt vừa qua
Em về thăm cánh đồng thu man mác
Lá chưa vàng, cây cối vẫn như xưa ?...
(Thơ Lê Mộng Nguyên)
.........................................................
Thật ra, máy bay chỉ đi được từ Sài Gòn (7 g 30) đến Đà Nẳng mà thôi (9 g 15) ! Lý do ?
Quả nhiên từ một tuần qua, phi trường Phú Bài (Huế) bị tàn phá vì bom đạn cộng sản.
Người ta đồn rằng địch quân đã nhiều lần thử bắn phi cơ chuyên chở dân thường từ Sài
Gòn ra Huế... Thành thử chúng tôi (anh Lê Mộng Đào đi cùng với tôi ra Huế để mời Mạ về
SG ngụ tại nhà anh cho đến ngày 07-01-1975 tôi lên đường trở lại Pháp quốc) phải lấy
xe hơi đi từ Đà Nẳng ra Huế (chừng 120 cây số). Trở lại chuyến bay do Hãng
Air-Vietnam (sau vụ khủng bố làm thiệt mạng 70 hành khách thường dân) : Ngày hôm ấy,
từ trời cao 2000 thước, tôi thưởng thức phong cảnh nước VN vẫn còn xanh tươi mặc dầu
thương tích chiến tranh. Những khu rừng núi thuộc miền nhiệt đới thật quá đẹp dưới
ánh mặt trời, những con sông uốn chảy dịu dàng và biển cả xanh biếc từ Nam đến
Trung là cả một bản dương ca vạn vật muôn màu, cứ tiếp nối diễn hành như trong một
giấc mơ êm ái, dưới đôi mắt ngạc nhiên của du khách đầy kính mộ... Tôi không thấy một dấu vết nào của thảm kịch chiến tranh (thật lạ lùng !), không thoáng nghe một tiếng bom
nào xé toát màn yên lặng, đặng phá hoại sự an bình của nước VN tuyệt vời ngắm nhìn từ
trời cao. Lúc chúng tôi bắt đầu lên máy bay vào 7 g 30 ở Tân Sơn Nhất, Sài Gòn vẫn còn
nóng, bây giờ máy bay gần đến Đà Nẳng, nhìn qua hublot thấy trời đổi xám, mây kéo
dằng dặc với mưa bắt đầu và tiếp tục càng ngày càng to, không còn xem quang cảnh gì
được cả. Phi cơ hạ xuống phi trường Đà Nẳng vào khoảng 9 g 15 nghĩa là sau khi bay gần
2 giờ (900 cây số), trong lúc trời mưa ào ào đổ mạnh. Từ chiếc xe car của Air-Vietnam
đưa khách đến một trạm taxi, tôi buồn bã nhìn qua song cửa thành phố Tourane ngày
xưa đắm chìm dưới trận mưa, thành phố màu gạch hồng (như Toulouse bên Pháp), trở
thành đen xám, nhưng vẫn tiếp tục rộn rịp chợ búa bày đủ thứ hàng, dọc theo những
con đường dài, trên vỉa hè hoặc những công trường... làm xe car chạy rất khó khăn vì
người đi qua lại không thận trọng, chú ý bên mặt bên trái gì cả.
Chúng tôi phải đợi gần 2 giờ đồng hồ mới tìm thuê được 2 chỗ ngồi trong taxi nhận đưa
chúng tôi từ Đà Nẳng tới Huế, dưới trời mưa và trong sương mù. Nhìn chiếc xe hơi
traction-avant Citroen thật là cũ kỹ ít nhất 30 năm mà vẫn còn hoạt động, tôi rùng mình lo
ngại cho thân phận mình phải giao hết cho người lái xe... Xe gồm có 2 chỗ đằng trước
cạnh người lái, và đằng sau được bố trí thành một ''căn nhà'' có thể chứa đựng thêm 8
khách hàng. Chúng tôi phải thuê 4 chỗ, 2 chỗ ngồi và 2 chỗ cho hành lý, cả thảy tốn đến
2400 đồng (600 mỗi chỗ). Sau khi xe vượt qua một miền đất bằng, hai bên đường hiện
ra những tiệm ăn, nhiều trại tị nạn chiến tranh, những Nhà Thờ - Công giáo và Tin lành,
những Chùa Phật giáo, những Chợ (một lần nữa) bán đồ ăn, rau, gia súc vân vân... chúng
tôi bắt đầu cuộc thử thách trèo và vượt qua Đèo Hải Vân. Xe taxi ngừng lại ít nhất hai lần,
lần đầu để sửa máy, lần thứ hai để lấy nước đọng trong một vũng bên đường cho máy phát
động của xe sắp tàn lực... Trời tiếp tục mưa không phút ngừng, xe càng lên cao, sương
mù càng đặc và con đường quanh queo trước mặt đã biến mất trong đêm. Mặc dầu tình
trạng đặc biệt này, người lái xe taxi vẫn tiếp tục lái xe, không nao núng ... Giỏi thật ! Tôi
cảm tưởng anh ta biết tường tận lộ trình, có thể lái xe quanh núi, nhắm mắt... Chúng tôi
cũng nhắm mắt nhưng để nguyện cầu Trời Phật Tổ tiên giúp đỡ qua khỏi tai nạn... Trong
những giây phút ấy chỉ có những lời kinh cầu nguyện mới có thể làm cho êm dịu nỗi sợ
hãi, lo âu. Vì chỉ cần người lái xe một phút giây lơ đễnh hay vụng về là xe sẽ bị rơi xuống
biển từ núi cao. Đôi khi, chúng tôi cảm giác xe xóc vì đường gập ghềnh, có lẽ là do kết
quả những vụ bắn roquette của VC ? Dầu sao, chúng tôi cũng không thấy gì cả ngoài sương
mù dày đặc. Đó là một cảm giác vừa khó chịu vừa khoan khoái, một sự bay bổng về mặt
tâm lý bắt đầu chiếm đóng thân thể, linh hồn chúng tôi... Có ai biết tôi đã đi băng qua
Đại Tây Dương (13 000 cây số) từ Pháp quốc đến nơi đây để (có lẽ)... vĩnh viễn từ giã
cuộc đời này ?...
Ta gửi thư này về tới Huế
Quê hương xa cách tận cuối trời
Trùng dương thăm thẳm không hò hẹn...
Biết đến bao giờ thư tới nơi ?
Nơi đây, tựa cửa, cứ chiều chiều,
Mẹ già mong đợi bóng con yêu
Đêm đêm thổn thức đời hiu quạnh
Giòng lệ kinh thành vắng bóng trai...
(Thơ Lê Mộng Nguyên)
Xe taxi đưa chúng tôi đến tận nhà Mạ hiện chung sống dưới mái gia đình anh Lê Đình
Sum ở số 59 đường Mai Thúc Loan (Huế), cạnh phòng khám bệnh của BS Thân Trọng
Phước hồi xưa. Trời đã tối từ lâu, mưa vẫn rơi và tiếp tục rơi dầm dề suốt ba ngày 18,
19 và 20 tháng 12-1974 mà tôi có mặt tại cố đô Nhà Nguyễn. Mẹ tôi nay gần 80, nhưng vẫn
còn khỏe mạnh, nhận ra tôi được ngay và chúng tôi ôm nhau lệ tuôn rào :
Từ lúc chia tay, mẹ ơi !
Lòng con không sao nguôi sầu nhớ
Trông cánh chim về cố hương
Là nơi bao chiều mẹ đợi con...
(Lá Thư Cho Mẹ : Nhạc và Lời của Lê Mộng Nguyên)
Tất cả gia đình anh Thừa Sum và chị Tố Vân, các con cháu, chắt phần đông đều có mặt, và
ngay cả anh trưởng Lê Mộng Tùng và các anh em chú bác như Ái và Thùy là những người
đã chung sống những ngày thơ ấu tươi trẻ với gia đình Ba Mạ tôi ở Chợ Cống (Phú Xuân).
Tôi cũng rất cảm động khi gặp lại hai vợ chồng Sắt và Thương là những người giúp nấu ăn
và mọi việc ngày xưa, nay cũng đến chào hỏi, mắt rưng rưng... Tối hôm ấy tôi ngủ tại
nhà anh chị Sum. Chiều hôm sau (19 th. 12) tôi được mời dự tiệc đãi với tất cả đại gia
đình và nhiều quan khách trong làng để vinh quy một người con, em, chú, cậu và bạn yêu
dấu của đại gia đình đã thành danh, từ Pháp trở về thăm nhà sau 24 năm xa cách. Nhà
anh chị Tùng ở Chợ Cống (Phú Xuân) là nhà phụng thờ tổ tiên, anh Lê Mộng Tùng , trưởng
nam của Ba Mạ, nay phải lo phần hương hỏa (Ba tôi mất năm 1952). Tôi sinh sống nơi đây
từ ngày thơ ấu và làng Phú Xuân (với sông Bình Lục) đã để lại cho đời tôi bao nhiêu kỷ
niệm không bao giờ phai lạt :
Quê tôi, chiều nắng mong manh,
Có đồng lúa xanh mơ theo dòng nước
Hàng cây me ngày thơ ấu tôi leo cành lá mơ chim đàn chấp cánh bay
Quê tôi là Huế muôn đời
Kinh thành tiếc nuối qua dòng sông biếc
Sau gót Phù Tang, non nước ngùi ngậm
Lời thề chưa trả giang sơn điêu tàn...
(Quê Tôi : Nhạc và Lời của Lê Mộng Nguyên)
Trở lại mái nhà xưa, có vườn tược chuối bông, cây me vẫn còn đó nhưng sao thấy quá
điêu tàn. Trong tầm mắt một đứa trẻ con 9 tuổi, tôi có cảm tưởng là sân trước nhà (tôi
thường tập đá bóng tròn một mình mỗi sáng sớm) rất lớn và gần góc phía đồng ruộng có
một đống rơm rất cao như hòn đá ở Vườn Bách Thú Vincennes (Paris)... Nhưng nay đống
rơm không còn nữa, vườn sau trở thành quá nhỏ bé, cây me xơ xác dưới trời mưa, ngay
nhà cửa cũng không còn cao ráo và vững chắc như trong quá khứ êm dịu của thời thơ ấu
xa xăm :
Em có về làng anh qua Chợ Cống
Cứ hằng năm bão lụt nước đầy đường
Cầu đã gãy và tình xưa đã vỡ
Hai đứa mình cách biệt chốn tha phương
(Thơ Lê Mộng Nguyên)
Trong ba ngày tại Huế vì trời mưa dầm dề, tôi không đi thăm viếng lăng miếu hay dấu
tích lịch sử tàn phá trong thành nội sau Tết Mậu Thân 1968, chỉ có nhờ bà con đưa xe
hơi đi dạo quanh cựu kinh thành để chụp vài phong cảnh cố đô trong mờ ảo : chùa Thiên
Mụ, cầu Trường Tiền, nhà thờ Phú Cam, sông Hương, sông Bình Lục, chợ Đông Ba, Đập
Đá, Thôn Vỹ Dạ... vân vân. Tôi cũng có đến thăm gia đình bác Lê Viết Đàm (mất năm
1970) là anh trưởng của Ba tôi ở Kim Long, Ái-Thùy (con chú Lê Viết Hộ mất năm 1964)
mời đến nhà ăn trưa ngày 20/12 tại nhà ở Huế thành và bắt đầu sáng ngày thứ bảy
21/12 phải lo lắng hành lý trở lại Sài Gòn, ngủ lại một đêm tại Đà Nẳng (Hôtel Thanh Thanh) dưới trời mưa và trong phòng giá lạnh trước khi lấy máy bay đưa chúng tôi (tôi cùng Mạ và anh Đào) ngày chủ nhật hôm sau (22/12) lúc 10 g 30 sáng về thẳng tới Sài Gòn lúc 12 g
30. Tôi rất sung sướng đã tìm lại nơi đây khí hậu ấm cúng của thủ đô nước VNCH ! Trong
Agenda nhỏ của tôi hồi ấy có ghi ngày 24/12 : Réveillon Giáng Sinh tại nhà Mui Chị; 25/12 :
RV với Tướng Đ. (x. trên); 27/12 : RV với GS Vũ Quốc Thông tại Đại học Luật khoa (x. KTTT số 50); 28/12 : Thăm Chợ Lớn buổi sáng và ăn trưa. Chiều tối lên thăm Mạ ở nhà anh chị
Đào và tiệc tùng một lần nữa với sự có mặt của gia đình anh Lê Mộng Hoàng (đạo diễn
phim) và nhiều quan khách (tôi rất tiếc không đi Nha Trang thăm anh Lê Văn Hy làm
Chánh Án Tòa Sơ Thẩm ở thành phố biển đẹp này) ; Sài Gòn nóng đến 40 độ (nhưng
trong phòng Hôtel 27 độ nhờ có Air Conditionné); 29/12 : Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Giám
đốc nghệ thuật nhà sản xuất và phát hành băng nhạc Tú Quỳnh và phu nhân Lê Thị Như
Hảo (Giám đốc thương mại) mời đến nhà ăn tối, và tặng tôi tập nhạc Thung lũng Hồng
Của Chúng Ta ; 31/12 : RV Cha Luận (x. KTTT số 50); 01/ 01/1975 : RV với GS Bùi Xuân
Bào, Bộ trưởng phụ trách Đại Học ; 02/01 : Đi chơi Vũng Tàu, ngủ lại một đêm, trở lại Sài
Gòn vào khoảng 16 giờ ngày 03/01, ăn tối tại nhà anh Đào; 05/01 : Gọi ĐT cho
Cương-Hảo xin lỗi không lên Đài Phát thanh VN lúc 12 g như lời hứa hẹn để tham dự
chương trình nhạc và PV do PMC thực hiện.
Ngày 07 tháng 01 năm 1975 vào lúc 2 g 30 (giờ Sài Gòn), tôi lấy máy bay tại Tân Sơn Nhất
trở lại Paris-Charles de Gaulle vào khoảng 12 giờ (giờ Paris), mẹ tôi, anh Đào và một số
bạn bè (mặc dầu giờ giới nghiêm và cũng nhờ xe quân sự của Tướng Đ. chở đi) đã có thể
đưa tôi đến tận phi trường. Đó là lần cuối cùng tôi thấy mặt người mẹ già yêu dấu, vì từ
ngày nước mất nhà tan (30-04-1975) tôi nguyện thề không bao giờ trở lại cố hương ngày
nào dân chủ tự do chưa được hồi phục trên đất lành Việt Nam. Thân mẫu tôi qua đời
ngày 14 tháng 02 năm 1981, hưởng thọ 87 tuổi. (Lê Mộng Nguyên - Paris)
THƠ NGUYÊN SA
Thơ Nguyên SaBuổi Sáng Học Trò
Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu
Nhẩy bằng chân chim trên giòng suối cạn
Ấy là em trên đường đi buổi sáng
Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn
Mái tóc mười lăm trên lá tung tăng
Em ném vào phố phường niềm vui rừng núi
Vẽ lên chiếc xe sơn xanh dáng thuyền trẩy hội
Cho những vườn hoa cầm đôi mắt bình yên
Gửi những cung đàn tiếng guốc khua vang
Hẹn đám mây xanh vịn cánh tay tuổi trẻ
Khoác giọng nói tin yêu vào hồn anh đóng cửa
Với biển là tay và sóng cũng là tay
Để anh trở thành hải đảo bị bao vây
Để đáy mắt san hô thêm nước ngọt
Như con dế mèn cánh đau vào buổi sáng
Nhìn theo em uống từng giọt sương hoa
Anh chợt nghe mạch đất đưới chân đi
Anh chợt nhớ trong hồn đôi cánh trắng.
Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu
Nhẩy bằng chân chim trên giòng suối cạn
Ấy là em trên đường đi buổi sáng
Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn
Mái tóc mười lăm trên lá tung tăng
Em ném vào phố phường niềm vui rừng núi
Vẽ lên chiếc xe sơn xanh dáng thuyền trẩy hội
Cho những vườn hoa cầm đôi mắt bình yên
Gửi những cung đàn tiếng guốc khua vang
Hẹn đám mây xanh vịn cánh tay tuổi trẻ
Khoác giọng nói tin yêu vào hồn anh đóng cửa
Với biển là tay và sóng cũng là tay
Để anh trở thành hải đảo bị bao vây
Để đáy mắt san hô thêm nước ngọt
Như con dế mèn cánh đau vào buổi sáng
Nhìn theo em uống từng giọt sương hoa
Anh chợt nghe mạch đất đưới chân đi
Anh chợt nhớ trong hồn đôi cánh trắng.
Áo Lụa Hà Đông
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mua thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe từng gia điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mua thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe từng gia điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
Paris Có Gì Lạ Không
Em ?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?
Em có đứng ở bên bờ sông ?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa ...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em ?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đó~ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ?...
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?
Em có đứng ở bên bờ sông ?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa ...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em ?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đó~ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ?...
Tháng Sáu Trời Mưa
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gởi cho nhau từng hơi thở muà thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa ?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gởi cho nhau từng hơi thở muà thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa ?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu
Tương Tư
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia ?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay ?
Có phải mùa xuân sắp sửa về
Hay là gió lạnh giữa đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi ?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Đi về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghề thường
Cho nên đôi mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em.
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia ?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay ?
Có phải mùa xuân sắp sửa về
Hay là gió lạnh giữa đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi ?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Đi về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghề thường
Cho nên đôi mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em.
Tuổi Mười Ba
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba .
Tôi phải van lơn: ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Phải thẹn thò như sắp cưới hay vùa sêu
Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu
Nếu ai có hỏi thầm: ai thế ?
Tôi nói lâu rồi nhưng ngập ngừng khe khẻ
Để giận hờn chim bướm trả dùm tôi
Nhưng rồi lòng an ủi nắng chưa phai
Hình chưa cũ vì tình chưa mới ...
Má vẫn đỏ một màu con gái
Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa
Lòng vẫn ngỡ ngàng tóc ướp bằng thơ
Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ
Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ
Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng
Tôi biết nói gì cả trăm phút đều thiêng
Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng
Chân dịu bước và mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi,
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất, thì thầm: "chưa phải lúc..."
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.
Chả có gì sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ: hay là ai ...?
Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi
Mà nét chữ run run dù rất nhe.
Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa
Và lo sợ khi lòng mừng quá đỗị
Rồi trách móc trời không gần cho tay với
Và cả nàng, hư quá! sao mà kiêu ...
Nên đến trăm lần: "nhất định mình chưa yêu ..."
Hôm nay nữa ... nhưng lòng mình ... sao lạ quá ...
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba .
Tôi phải van lơn: ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Phải thẹn thò như sắp cưới hay vùa sêu
Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu
Nếu ai có hỏi thầm: ai thế ?
Tôi nói lâu rồi nhưng ngập ngừng khe khẻ
Để giận hờn chim bướm trả dùm tôi
Nhưng rồi lòng an ủi nắng chưa phai
Hình chưa cũ vì tình chưa mới ...
Má vẫn đỏ một màu con gái
Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa
Lòng vẫn ngỡ ngàng tóc ướp bằng thơ
Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ
Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ
Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng
Tôi biết nói gì cả trăm phút đều thiêng
Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng
Chân dịu bước và mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi,
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất, thì thầm: "chưa phải lúc..."
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.
Chả có gì sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ: hay là ai ...?
Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi
Mà nét chữ run run dù rất nhe.
Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa
Và lo sợ khi lòng mừng quá đỗị
Rồi trách móc trời không gần cho tay với
Và cả nàng, hư quá! sao mà kiêu ...
Nên đến trăm lần: "nhất định mình chưa yêu ..."
Hôm nay nữa ... nhưng lòng mình ... sao lạ quá ...
Hư Ảo Trăng
Hư ảo nào như hư ảo trăng
Em đàn cung nguyệt hát cung vân
Ta về đúng lúc đêm đang tới
Tìm thấy trong thơ chiếc nguyệt cầm
Hư ảo nào như hư ảo mây
Em cười trong nắng, áo trong tay
Thơ trong tà áo, em trong gió
Ta nhớ mơ hồ mây trắng bay
Hư ảo nào như hư ảo em
Tiếng cười khua động những thân quen
Đời xưa ta nhớ mây tiền kiếp
Còn lúc bây giờ ta nhớ em
Hư ảo nào như hư ảo ta
Xòe tay năm ngón động âm ba
Nhìn quanh bất trắc cao thành núi
Đứng tựa vai làm tri kỷ xưa
Hư ảo nào như hư ảo trăng
Trời đưa ta tới chỗ em nằm
Em như huyền hoặc, đời như mộng
Ta ngả lưng làm một giấc trăng.
Thản Nhiên Như Vũ Trụ
Khi ta cầm tay em
Ta bỗng nhiên
Muốn cất tiếng hát
Nghêu ngao
Tại sao
Làm sao ta biết?...
Khi cầm tay em
Ta bỗng như mây
Trôi lãng đãng
Trôi trên trời em
Trôi trên biển em
Trôi vào xứ sở em...
Chính nơi đó
Ta khám phá ra
Có chỗ sâu hơn biển
Và ta cất tiếng hát nghêu ngao ...
Ta bỗng khám phá ra
Ta biết làm thơ
Hơn thế nữa
Ta thấy mình là thi sĩ đời xưa
Ta cất tiếng hát nghêu ngao
Gọi em
Là em gái!...
Phía sau ta
Dường như có cả một tinh cầu xôn xao
Trong xứ sở em
Bàn tay em nằm im
Bàn tay ta nằm im
Ta yêu em, đúng thế, ta yêu em
Thản nhiên như vũ trụ ...
Khi ta cầm tay em
Ta bỗng nhiên
Muốn cất tiếng hát
Nghêu ngao
Tại sao
Làm sao ta biết?...
Khi cầm tay em
Ta bỗng như mây
Trôi lãng đãng
Trôi trên trời em
Trôi trên biển em
Trôi vào xứ sở em...
Chính nơi đó
Ta khám phá ra
Có chỗ sâu hơn biển
Và ta cất tiếng hát nghêu ngao ...
Ta bỗng khám phá ra
Ta biết làm thơ
Hơn thế nữa
Ta thấy mình là thi sĩ đời xưa
Ta cất tiếng hát nghêu ngao
Gọi em
Là em gái!...
Phía sau ta
Dường như có cả một tinh cầu xôn xao
Trong xứ sở em
Bàn tay em nằm im
Bàn tay ta nằm im
Ta yêu em, đúng thế, ta yêu em
Thản nhiên như vũ trụ ...
Cần Thiết
Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nhìn những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc ...
Không có anh nhỡ một mai em khóc
Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi
Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ
Không có anh thì ai ve vuốt
Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
Nghe đường máu run run cành lộc biếc
Không có anh nhỡ ngày mai em chết
Thượng đế hỏi anh tại sao tóc em buồn
Sao tay gầy, sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi về địa ngục ...
Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nhìn những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc ...
Không có anh nhỡ một mai em khóc
Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi
Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ
Không có anh thì ai ve vuốt
Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
Nghe đường máu run run cành lộc biếc
Không có anh nhỡ ngày mai em chết
Thượng đế hỏi anh tại sao tóc em buồn
Sao tay gầy, sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi về địa ngục ...
LỜI NĂN NỈ
Đừng bay nữa, con hải âu dại khờ
Ở mãi tận cùng đại dương và trí nhớ
Mặt trời làm rã đám băng
Anh đã nhìn thấy trong môi em vừa thở
Trong thảo mộc và thịt xương
Trong chín cánh lộc non, trong mười trồi vị giác
Thân thể mùa xuân đã cựa mình huyền sử
Con nai vụng về còn di chuyển đi đâu
Miền đất mới đang reo vui dưới chân
Bài hợp ca đã nghe cất lên
Từ lớp tế bào tinh khôi của mắt em vừa mở
Còn bỏ chạy đi đâu, này con thỏ e dè
Khát khao đứng đợi trong từng khóm cây
Những vết lông ngỗng đã rủ nhau hiện ra
Trên những móng tay em rực đỏ
Đừng bay nữa, con hải âu dại khờ
Ở mãi tận cùng đại dương và trí nhớ
Mặt trời làm rã đám băng
Anh đã nhìn thấy trong môi em vừa thở
Trong thảo mộc và thịt xương
Trong chín cánh lộc non, trong mười trồi vị giác
Thân thể mùa xuân đã cựa mình huyền sử
Con nai vụng về còn di chuyển đi đâu
Miền đất mới đang reo vui dưới chân
Bài hợp ca đã nghe cất lên
Từ lớp tế bào tinh khôi của mắt em vừa mở
Còn bỏ chạy đi đâu, này con thỏ e dè
Khát khao đứng đợi trong từng khóm cây
Những vết lông ngỗng đã rủ nhau hiện ra
Trên những móng tay em rực đỏ
Năm ngón tay
Năm ngón tay
Trên bàn tay năm ngón
Cả ngón dài, ngón ngắn
Có ngón chỉ đường đi
Có ngón tay đeo nhẫn
Ngón tay tô môi
Ngón tay đánh phấn
Ngón tay chải đầu
Ngón tay đếm tiền
Ngón tay lái xe
Ngón tay thử corset
Ngón tay cài khuya áo
Em còn ngón tay nào
Để giữ lấy tay anh ?
Nguyên Sa
Năm ngón tay
Trên bàn tay năm ngón
Cả ngón dài, ngón ngắn
Có ngón chỉ đường đi
Có ngón tay đeo nhẫn
Ngón tay tô môi
Ngón tay đánh phấn
Ngón tay chải đầu
Ngón tay đếm tiền
Ngón tay lái xe
Ngón tay thử corset
Ngón tay cài khuya áo
Em còn ngón tay nào
Để giữ lấy tay anh ?
Nguyên Sa
YÊU SÁCH 6 ĐIỂM CỦA GHPGVNTN
HT Huyeàn Quang ra Haø Noäi chöõa beänh
Giaùo Vieät Nam Thoáng Nhaát chaéc chaén ñaõ thu huùt söïï quan taâm
cuûa Quyù Vi.. Ñaëc bieät laø cuoäc tieáp xuùc giöõa HT Thích Huyeàn
Quang mang moät yù nghóa saâu xa naøo, roài sau ñoù HT Huyeàn Quang laïi ñöôïc ñi thaêm
vieáng caùc chuøa ôû Hueá, roài vaøo tôùi taän Saøi Goøn ñeå gaëp HT Thích Quaûng Ñoâ.. Ngaøi
ñaõ noùi gì trong laàn tieáp xuùc vôùi Phan Vaên Khaûi ? Xin môøi Quyù Vò nghieân cöùu baûn
kieán nghò 6 ñieåm maø HT Huyeàn Quang ñaõ trao cho laõnh ñaïo ñaûng vaø nhaø nöôùc CSVN...
* * *
Kính gôûi: OÂng Phan Vaên Khaûi
Thuû Töôùng Chính Phuû
Nöôùc Coäng Hoøa Xaõ Hoäi Chuû Nghóa Vieät Nam
Kính thöa Thuû Töôùng,
Nhaän ñònh raèng,
- Keå töø khi ñöôïc truyeàn vaøo Vieät Nam, ñaïo Phaät vôùi baûn tính dung hoäi ñaõ laø nhaân toá
tích cöïïc hoùa giaûi nhöõng dò bieät tín ngöôõng, hoã trôï ñieàu hoøa caùc maâu thuaãn daân toäc
vaø xaõ hoäi, ñeå hình thaønh yù thöùc daân toäc töïï chuû, töïï cöôøng, toàn taïi maø khoâng bò
ñoàng hoùa, laøm cô sôû cho nhaän thöùc veà caùc giaù trò phoå quaùt vaø bình ñaúng giöõa caùc
daân toäc cuøng soáng chung vaø cuøng phaùt trieån.
- Trong suoát hai nghìn naêm truyeàn thöøa taâm linh, Phaät giaùo ñaõ hoøa tan vaøo taâm thöùc
daân toäc thaønh moät chænh theå thoáng nhaát. Do ñoù, Phaät töû Vieät Nam, trong tröôøng kyø
lòch söû döïng nöôùc vaø giöõ nöôùc, luoân luoân töïï thaáy traùch nhieäm cuûa mình tröôùc nhöõng
thaêng traàm vinh nhuïc cuûa ñaát nöôùc.
- Traûi qua treân moät theá kyû chieán tranh taøn khoác, moät ñaát nöôùc vaên minh vaø cöôøng
thònh trong khu vöïïc Ñoâng Nam AÙ trôû thaønh moät ñaát nöôùc ngheøo naøn laïc haäu\. Khi hoøa
bình vaõn
hoài, ñaát nöôùc ñang noã löïïc tieán leân theo böôùc tieán cuûa nhaân loaïi vaên minh; thì moät
phaàn do haäu quaû chieán tranh keùo daøi, moät phaàn do nhöõng sai laàm chuû nghóa, khieán
cho truyeàn thoáng taâm linh daân toäc ñang vò baêng hoaïi, caùc giaù trò ñaïco ñöùc cuûa toå
tieân ñang bò queân laõng daàn, teä naïn quan lieâu, tham nhuõng, hoái loä cuøng caùc teä naïn
xaõ hoäi döôùi taùc ñoäng cuûa neàn kinh teá thò tröôøng khoâng ñònh höôùng ñang laøm xaáu ñi
hình aûnh voán dó ñaùng töïï haøo cuûa ñaát nöôùc boán nghìn naêm vaên hieán.
- Tinh thaàn Phaät giaùo Vieät Nam, nhö nhieàu söû gia Vieät Nam coù thaåm quyeàn nhaän xeùt,
laø yù thöùc heä chuû ñaïo, hay moät nhaân toá trong yù thöùc heä chuû ñaïo, trong caùc cuoäc
caùch maïng giaûi phoùng daân toäc. Tinh thaàn aáy ñang ñöùng tröôùc nguy cô phaù saûn. Döôùi
söïï chæ ñaïo thieáu nhaän thöùc cuûa Maët traän toå quoác Vieät Nam, döôùi söïï ñieàu haønh yeáu
keùm cuûa Ban toân giaùo, döôùi söïï keàm cheá gaét gao cuûa coâng an, Phaät giaùo Vieät Nam
boãng baønh tröôùng moät caùch baát thöôøng, maát caân ñoái, nhö moät cô theå phaùt phì moät
caùch beänh hoaïn, vaø trôû thaønh queø quaët, dò daïng. Cô theå aáy ñang goùp phaàn thuùc ñaåy
nhanh quaù trình baêng hoaïi cuûa caùc giaù trò taâm linh vaø ñaïo ñöùc truyeàn thoáng, ñang trôû
thaønh cô cheá phuï tuøy bao che caùc teä naïn xaõ hoäi, tham nhuõng, hoái loâ..
- Giaùo hoäi Phaät giaùo Vieät Nam Thoáng nhaát trong quaù khöù ñaõ theå hieän tính keá thöøa
xöùng ñaùng lòch söû truyeàn thöøa cuûa ñaïo phaùp trong loøng daân toäc; ñaõ duy trì vaø phaùt
trieån caùc giaù trò truyeàn thoáng taâm linh qua caùc giai ñoaïn bi thöông nhaát cuûa daân toäc,
tröôùc caùc yù ñoà huûy dieät cuûa chuû nghóa taøn phaù vaên minh cuûa theá kyû. Trong ba thaäp
kyû qua, maëc duø bò öùc cheá bôûi moät phaùp cheá xaõ hoäi chuû nghóa mô hoà, bò xuyeân
taïc, bò xuùc phaïm, thaäm chí bò laêng nhuïc bôûi cô cheá ngoân luaän ñoäc quyeàn vaø ñoäc
ñoaùn, Giaùo hoäi Phaät giaùo Vieät Nam Thoáng nhaát vaãn toàn taïi, vôùi taát caû töïï haøo cuûa
quaù khöù, vôùi tinh thaàn voâ uùy cuûa hieän taïi, vaø töïï khaúng ñònh vaãn seõ toàn taïi ñeå keá
thöøa vaø thaép saùng di saûn cuûa chö toå.
Vôùi nhöõng nhaän ñònh treân, toâi kính ñeä trình Thuû töôùng caùc ñieåm nguyeän voïng ñöôïc
neâu döôùi ñaây, ñeà ghi. Nhaø nöôùc giaûi quyeát moät caùc hôïp lyù treân cô sôû phaùp luaät
khoâng maâu thuaãn vôùi caùc taäp quaùn taâm linh truyeàn thoáng:
1. Traû töïï do cho Hoøa thöôïng Thích Huyeàn Quang, vôùi nhöõng giaûi quyeát hôïp lyù nhöõng vi
phaïm vaø maâu thuaãn phaùp luaät veà vieäc giam giöõ vaø phoùng thích, maø khoâng xuùc
phaïm giaù trò nhaân phaåm nhö laø yeáu tính cuûa caùc quyeàn con ngöôøi ñaõ ñöôïc coäng ñoàng
nhaân loaïi xaùc nhaän.
2. Traû töïï do cho Hoøa thöôïng Thích Quaûng Ñoä; huûy boû vieäc thi haønh aùn phaït phuï moät
caùch vi luaät, tuøy tieän; huûy boû vaø giaûi thích vieäc thi haønh quaûn cheá nhö moät hình thöùc
caâu thuùc thaân theå baát hôïp phaùp.
3. Traû laïi cô caáu toå chöùc vaø sinh hoaït thuaàn tuùy toân giaùo cho Phaät giaùo Vieät Nam;
khoâng caûi taïo Phaät giaùo Vieät Nam thaønh moät toå chöùc chính trò ñeå phuïc vuï cho tham
voïng quyeàn löïïc chính trò cuûa baát cöù toå chöùc, ñaûng phaùi chính trò naøo.
4. Khoâng thöøa nhaän cuõng khoâng cöôõng eùp baát cöù caù nhaân tu só õ naøo nhaân danh
Phaät giaùo tham gia caùc chöùc vuï trong caùc cô caáu chính quyeàn vaø caùc toå chöùc chính tri..
5. Khoâng can thieäp döôùi baát cöù hình thöùc naøo vaøo sinh hoaït haønh trì thuoäc phaïm vi giôùi
luaät cuûa Taêng giaø maø ñöùc Phaät ñaõ qui ñònh treân 2.500 naêm vaø ñaõ ñöôïc tuaân thuû
bôûi taá't caû caùc coäng ñoàng Taêng giaø treân toaøn theá giôùi\.
6. Phuïc hoài danh döïï vaø moïi hoaït ñoäng cuûa Giaùo hoäi Phaät giaùo Vieät Nam thoáng nhaát
trong khuoân khoå hieán phaùp vaø luaät phaùp maø khoâng xuùc phaïm caùc giaù trò truyeàn
thoáng.
Kính thöa Thuû töôùng,
Vì traùch nhieäm keá thöøa di saûn cuûa chö toå, vì tieàn ñoà tieán boä cuûa daân toäc, vì haïnh
phuùc cuûa nhieàu ngöôøi, toâi kính ñeä trình Thuû töôùng caùc nguyeän voïng ñaõ neâu, ñeå
Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam vaø Nhaø nöôùc C.H.X.H.C.N Vieät Nam coù cô sôû nghieân cöùu vaø
traû laïi cho Phaät giaùo Vieät Nam sinh löïïc nhö ñaõ töøng coù trong quaù khöù ñeå Phaät giaùo
Vieät Nam nhö moät cô theå laønh maïnh phaùt huy troïn veïn tieàm naêng cuûa mình, ñoùng goùp
vaøo söïï nghieäp chung cuûa daân toäc, ñöa ñaát nöôùc nhanh choùng vöôït qua tình traïng ngheøo
naøn laïc haäu, xöùng ñaùng vôùi nieàm töïï haøo cuûa ñaát nöôùc boán nghìn naêm vaên hieán.
Phaät lòch 2546
Xöû lyù Vieän Taêng Thoáng,
Giaùo hoäi PGVN Thoáng nhaát
(Kyù)
Hoøa Thöôïng Thích Huyeàn Quang
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 058
HOÀ THƯỢNG THICH CHÁNH LẠC * ĐAI TẠNG KINH
MỘT VÀI ĐIỂM GHI NHẬN VỀ
"PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH"
do Hòa ThượngTHÍCH CHÁNH LẠC phiên dịch
Hiếm có công trình dịch thuật kinh điển đại tạng nào quy mô và công phu như cuốn
"PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH" do HT THÍCH CHÁNH LẠC phiên dịch. Để biết khởi
nguyên của nó là gì, ta hãy trích dẫn đoạn quan trọng sau đây từ quyển "PHẬT GIÁO
ĐẠI TẠNG KINH" (trang 72-77):
"Sau khi tịch diệt niết bàn, đức Phật đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn hiến
đồ sộ. Kho tàng này đã trải qua 4 kỳ chỉnh trang, kết tập (tại thành Vương Xá, ngay
trong năm Đức Phật viên tịch; tại thành Tỳ Xá Ly, sau khi Đức Phật qua đời khoảng
100 năm; tại Ba Tra Lợi Phất, sau khi Phật tịch diệt khoảng 235 năm; và tại Ca Thấp Di
La, khoảng 400 năm sau khi Phật qua đời).
Chính nhờ vào thần lực của kho tàng vô giá (Tam Tạng Kinh) ấy nên Đạo Phật đã dễ
dàng bành trướng khắp nơi, nhất là Á Châu. Cứ theo hai cuốn sách Pali Samanta
Pasadika và Arattha Dippano chép: "Vua A Dục (Asoka) sai 5 vị tỉ khưu sang 5 xứ ở Trung
Hoa để truyền bá Phật Pháp từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch". Từ thế kỷ thứ 2 tới
thứ 4 hay thứ 5, Phật Pháp du nhập vào các quốc gia như: Việt Nam, Taiwan, Tây Tạng,
Mông Cổ, Yarkan, Bokhara, Afghanistan v.v. Trên đây là nói về Bắc truyền Phật Giáo
hay Đại Thừa...
Ý NGHIÃ TAM TẠNG KINH:
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã dành suốt cuộc đời của mình cho việc truyền rao chân
lý; khi thì trên cung trời, lúc lại ở nhân gian hoặc long cung hay góc biển, đâu đâu
cũng in dấu chân thuyết pháp giáo hóa của Đức Phật.
Rồi khi nhân duyên hóa độ đã tròn đầy, Phật Đà trở về tịnh độ Tịch Quang; đệ tử
Ngài mới đem tất cả những giáo pháp mà thầy mình đã từng nói, biên chép (kết
tập) thành sách để bảo trì và lưu truyền. Đó tức là PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH hay
thường gọi là TAM TẠNG KINH.
Giáo pháp do Đức Phật giảng dạy suốt đời Ngài và những trứ tác của các vị Tổ Sư
giải thích về lời Phật dạy, tùy tính chất, có thể chia làm ba bộ phận: KINH, LUẬT,
LUẬN. Trong tam tạng, giáo pháp do chính Đức Phật giảng dạy gọi là KINH, các qui tác
sống do Đức Phật chế định gọi là LUẬT, những trứ thuật về sau do các vị đệ tử, học
giả viết để diễn dịch, giải thích kinh và luật gọi là LUẬN. Song có nhiều thuyết chủ
trương rằng tất cả các điển tích Phật Giáo có liên hệ ít nhiều với lời giảng dạy của
Đức Phật, đều có thể gọi chung là kinh. Do đó tam tạng lại gọi là Tạng kinh, Đại Tạng
Kinh hay Nhất Thiết Kinh.
Vấn đề tập thành Tam Tạng Phật Giáo cũng giống như sự soạn tập Tứ Bộ (Kinh, Sử,
Tử và Tập) của Nho Gia. Tứ Bộ là yếu tịch của nhà Nho. Tam tạng là cốt tủy của
Phật Giáo, là điển tịch căn bản cho những ai muốn nghiên cứu Phật học... Đó là
chià khóa vàng cho bất cứ ai muốn đi sâu vào kho tàng vô tận của nền văn hiến
Phật Giáo..."
Quyển "PHẬT GIÁO ĐẠI TẠNG KINH" do HT THÍCH CHÁNH LẠC phiên dịch dài 1012 trang,
do Tổng Vụ Hoằng Pháp Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại
Hoa Kỳ bảo trợ và Nhà Xuất Bản Phú Lâu Na phụ trách ấùn tống. Sách thuộc Phú
Lâu na tùng thư số 58, mới ra đời gần đây.
Đây là KINH ẤN TỐNG được phát không miễn phí. Phật Tử hoặc bất cứ người nào
muốn nghiên cứu về Phật pháp có thể liên lạc về HT THÍCH CHÁNH LẠC để được
biếu đại tác phẩm hàng đầu của Phật Giáo này. Xin liên lạc: (303) 936-4630 (Tel &
Fax).
ĐÔI GIÒNG VỀ DỊCH GIẢ:
HT THÍCH CHÁNH LẠC sinh ngày 8-1-1931 tại Quảng Trị. Tục danh Lê Kim Cương.
Hòa Thương là đệ tử của Đại Lão Hòa Thượng Hải Đức Thích Phước Huệ.
Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1963-1964)
Cao Học Đại Học Sư Phạm Đài Loan (1971-1972)
Tiến Sĩ Văn Chương và Triết Học tại Đại Học nói trên (1979-1980)
Từng là:
- TTK Ban Tổ Chức Đại Hội Thống Nhất PGVN (1963-1964)
- TTK Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTN (1966-1969)
- Giảng Sư Phân Khoa Phật Học VĐH Vạn Hạnh.
Hiện là:
- Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN Hoa Kỳ
- Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp
- Giám Đốc Nhà XB Phú Lâu Na
VŨ THỊ DẠ THẢO * QUÊ HƯƠNG LẦN CUỐI
Quê Hương Lần Cuối
Vũ Thị Dạ Thảo
Vũ Thị Dạ Thảo
Tiếng chim hót líu lo chào đón buổi sáng ban mai của một ngày đẹp trời làm cụ Giản mở bừng mắt dậy. Cụ gắng gượng ngồi lên, hé cánh của sổ để hít làn không khí trong lành vào phổi. Lại thêm một ngày nữa cụ còn được sống trên trần gian với căn bệnh ung thư.
Lúc bệnh viện từ chối chữa chạy thêm, bác sĩ bảo cái sống của cụ chỉ còn đếm từng ngày. Người nhà đưa cụ về chuẩn bị, lo liệu mọi thứ chờ ngày cụ quy tiên.
Mọi người thân lo buồn, nhưng riêng cụ thì lại rất bình thản. Tám mươi bẩy tuổi ở cái thời đại này, đối với cụ là đã thọ lắm rồi, còn mong gì hơn nữa. Cụ đã sắp sẵn cho tinh thần mình một sự lạc quan để chờ đợi cái ngày định mệnh đó như một túi hành trang của một người sắp tham dự một chuyến viễn du dài vô tận.
Dù cơ thể đau đớn, mệt nhọc, cụ vẫn cố tạo ra một gương mặt vui tươi với con cháu cho không khí trong nhà bớt buồn thảm. Cụ ăn chay, niệm Phật, làm việc phước, và chu toàn những gì mà cụ nghĩ mình còn thiếu sót.
Không biết có phải tại 'Đức năng thắng số'hay không mà đã hơn sáu tháng trôi qua, tử thần vẫn chưa ghé thăm cụ. Cả nhà vừa mừng, vừa hồi hộp.
Nhưng cụ Giản thì biết rõ mình hơn ai hết. Linh tính như báo trước cho cụ biết sẽ có một ngày ra đi không xa lắm. Ngày đó là ngày nào thì cụ không đoán được. Vài ngày khoẻ, rồi vài ngày lại nằm liệt giường. Cơn bệnh cứ lằng nhằng như thế đã mấy tuần nay.
Từ ngày hôm qua, cụ lại thấy tự dưng mình khoẻ hơn mọi ngày. Cụ ăn được lưng chén cháo, đi lại trong nhà, chăm sóc những chậu kiểng quý. Cụ lau chùi cái bát nhang nơi bàn thờ, rồi thu dọn đám đồ chơi vứt bừa bãi của lũ cháu nhỏ...
Cụ Giản xỏ chân vào đôi dép, vịn tường, lần ra khỏi phòng đi về phía nhà tắm. Người con trai út của cụ đang ngồi cặm cụi bên đống hồ sơ mang từ sở về, nghe tiếng dép lẹp xẹp, ngẩng đầu lên nhìn, rồi vội vã xô ghế đứng dậy:
- Ba đi đâu đấy? Sao không gọi con?
Cụ giản dừng lại nhìn con trai:
- Ba vào rửa mặt.
Người con đỡ lấy cánh tay cụ:
- Sao ba không ngồi yên trên giường để con lấy nước ấm vào cho?
- Hôm nay ba cảm thấy khoẻ, muốn đi lại một chút cho giãn gân cốt. Con cứ làm việc đi, để mặc ba.
Kệ cụ nói, người con trai vẫn cứ dìu cụ vào nhà tắm, vặn nước ấm cho cụ rửa mặt. Tội nghiệp, từ ngày cụ nằm nhà, thằng con này là người gần gũi, chăm nom cụ nhiều hơn cả.
Rửa mặt xong, Cụ Giản lại được dìu ra phòng khách, ngồi trên chiếc ghế nệm êm ái. Cụ Giản nhìn quanh. Gian nhà hôm nay sao vắng vẻ lạ thường, không có tiếng nô đùa của đàn cháu nhỏ. Cụ hỏi con:
- Tụi nó đi đâu hết cả rồi?
- Anh chị Lễ, anh chị Tường vừa dắt lũ con đi dự lễ thượng kỳ hết cả rồi. Hôm nay là ngày 30 tháng Tư mà ba!
Cụ Giản chép miệng:
- Vậy hả. Thế mà không có đứa nào nhắc cho ba biết với!
- Ba biết thì ba cũng đâu có đi ra đó được!
Cụ Giản thở dài, đôi mắt buồn nhìn lên bầu trời xanh qua khung cửa sổ. Dĩ vãng thăng trầm đời binh nghiệp của cụ ngày xưa chợt trở về. Từ một người lính nghĩa quân chống Pháp, rồi di cư vào Nam làm Thượng sĩ tại các quân trường, sau đó giải ngũ làm một ông giáo trường làng, cụ đã chứng kiến không biết bao nhiêu đau thương của đất nước. Không ngày nào là cụ không nhìn thấy bóng dáng lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay ở quân trường, ở trại lính, nơi trường học, tại công sở. Hay buồn hơn nữa là nơi những nghĩa trang quân đội, lúc lá cờ vàng thân yêu được phủ trên những nấm mộ của những người Chiến Sĩ Trận Vong trong tiếng kèn truy điệu não nùng.
Nhưng định mệnh đã an bài. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75, những hình ảnh yêu thương đó đã không còn nữa. Cả đất nuớc tươi sáng bỗng một sớm, một chiều trở nên nghèo đói, ly tan.
Cổ họng Cụ Giản nghèn nghẹn. Chòm râu bạc run run. Người con trai nói với cụ:
- Ba ngồi nghỉ để con vào bếp hâm cháo cho ba ăn điểm tâm nhé?
Cụ Giản khẽ gật đầu:
- Ừ, tiện thể con mở máy cát sét cho ba nghe lại bài hát di cư của ông Phạm Duy đi con!
Người con trai ngơ ngác một lúc rồi hỏi lại:
- Bài di cư là bài gì vậy? Có phải là bài 'Một ngày năm bốn.' không Ba?
Cụ Giản gật đầu. Người con ra tủ, lựa băng nhạc, cho vào máy, bật lên rồi đi vào bếp. Tiếng hát truyền cảm của Elvis Phương vang lên ấm áp:
Ù- Một ngày năm bốn cha rời quê cha, dắt díu con thơ vô sống nơi Biên Hoà... Dù rằng xa đó cũng là nuớc nhà... Một miền nắng soi vui gia đình ta...Ø
Lời hát êm đềm thiết tha quá làm cụ Giản xúc động. Cụ ngồi yên một lúc, rồi run run đứng lên, vịn thành ghế, đi tới bàn thờ gia tiên. Ảnh cụ bà chít khăn nhung đen, với gương mặt buồn xa vắng, mờ ảo trong nước ảnh đen trắng đã phai màu như đang mỉm cười với cụ.
Cụ Giản đưa bàn tay nhăn nheo, gầy guộc vuốt ve cái khung hình của người vợ hiền, rồi rưng rưng nước mắt:
- Bà ơi! Mới ngày nào tôi với bà cùng dắt dìu nhau, đưa con cái xuống tàu vào Nam mà bây giờ đã mỗi người mỗi ngả. Bà đã xong mồ yên mả đẹp nơi quê nhà, còn tôi lại phải ra đi thêm một lần nữa! Đã bao năm rồi, mộ bà không hương khói, trong khi tôi thì ngày càng thân tàn sức kiệt. Niềm mơ ước cuối cùng của đời tôi là được nằm yên nghỉ bên mộ bà chắc có lẽ không bao giờ thành tựu được nữa rồi ... phải không bà?
Cụ Giản gục mặt xuống bàn thờ khóc nức nở. Người con trai bưng tô cháo ra, thấy thế hoảng hốt:
- Kìa ba! Ba làm sao vậy?
Cụ Giản ngẩng đầu lên lau nước mắt:
- Tại ba chạnh nhớ mẹ con nên xúc động đó thôi!
Người con trai đặt tô cháo nóng xuống bàn, rồi ra dìu cụ lại ghế ngồi:
- Ba ăn chút cháo cho khoẻ, rồi vào nằm nghỉ.
Cụ Giản húp một thìa cháo. Miệng cụ đắng ngắt và đầu cụ hơi choáng váng. Cụ buông thìa cháo xuống rồi nắm lấy tay con trai:
- Ba muốn con giúp ba một chuyện này!
- Chuyện gì vậy ba?
- Con chở ba ra chỗ làm lễ thượng kỳ được không?
Người con trai tròn xoe mắt ngạc nhiên:
- Ba đòi ra đó làm gì? Lạnh chết đi được, ba chịu không nổi đâu!
Cụ Giản khẩn khoản:
- Chiều ba một chút đi con. Ba van xin con! Có thể đây là ước nguyện cuối cùng của đời ba.
Nhìn ánh mắt thành khẩn của người cha già, người con trai suy nghĩ một lúc, rồi miễn cưỡng gật đầu:
- Được rồi! Ba đừng nói gở nữa. Con sẽ chở ba ra đó, tắp xe vào lề đường, gần chỗ kéo cờ cho ba thấy. Nhưng với điều kiện là ba phải ngồi yên trong xe đó nghe!
- Được. miễn sao cho ba được thấy quê hương, ít ra một lần cuối cùng!
Người con trai lấy xe chở cụ lên hướng Toà Thị Chính. Trời hôm nay tuy lạnh, nhưng trong sáng và nắng vàng rực rỡ. Ngồi thu mình trong lớp áo lạnh dầy cộm mà cơ thể cụ Giản vẫn còn run lên cầm cập. Cụ bặm môi chịu đựng cơn đau đang kéo tới hành hạ cái cơ thể già nua còm cõi của mìnhï. Xương sống cụ lạnh buốt. Cảm giác tê dại đang chậm chạp dâng lên từ hai bàn chân. Mười đầu ngón tay dường như không còn cử động được. Ngực cụ tưng tức như có một khối đá nặng đang đè lên. Đỉnh đầu và hai bên thái dương cụ nhức nhối. Lưỡi cụ cứng đơ, hai hàm răng cắn chặt vào nhau. Cụ ngả dầu dựa vào nệm ghế, và cảm thấy ngộp thở...
Có tiếng người con trai reo lên:
- Ba ơi, tới nơi rồi! Họ đang kéo lá cờ vàng lên kìa!
Qua kính xe, cụ Giản cố thu hết tàn lực, quay đầu, mở to đôi mắt, nhìn về hướng kỳ đài cao vòi vọi, nơi lá cờ vàng ba sọc đỏ được kéo lên, đã tới đỉnh cột cờ, đang phất phới tung bay trên nền trời xanh bao la, lồng lộng gió.
" Mầu cờ tươi thắm quá!"
Cụ Giản nghĩ thầm như vậy. Nụ cười mãn nguyện nở trên bờ môi khô héo. Mắt cụ từ từ nhắm lại, mang theo hình bóng quê hương...
Vũ Thị Dạ Thảo
GS. VŨ QUÔC THÚC
" Chớp thời cơ "!
GS Vũ Quốc Thúc
Trong khoảng thời gian 1945 - 1954 , Việt Minh thường tự hào là họ đã khôn khéo "chớp
thời cơ " , nghĩa là biết mau lẹ khai thác thời cơ thuận lợi vào tháng 8 năm 1945 sau
khi Nhật đầu hàng Mỹ , để cướp chính quyền ở Hà nội , mặc dù hãy còn thiếu thốn rất
nhiều phương tiện cần thiết về nhân sự cũng như về vật chất và tổ chức . Nhờ hành
động đúng lúc này họ đã đi trước được mọi chính đảng khác để động viên nhân dân trong
công cuộc tranh đấu giành độc lập cho dân tộc. Tất nhiên họ đã chiếm được sự chú ý của
toàn thế giới . Những đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương - nòng cốt của Mặt Trận
Việt Minh - thú nhận là khi hành động như vậy họ đã theo gương của phe Bôn Sơ Vích
(bolshevik ) ở Nga , trong cuộc cách mạng tháng 11 năm 1917 , một biến cố chính trị đã
giúp cho Lê-nin cướp được chính quyền để thiết lập chế độ cộng sản toàn trị , dưới
danh nghĩa vô sản chuyên chính .
Chúng ta , những người Việt yêu nước , có thể coi đây là một bài học về chính trị thực tiễn (
realpolitik) . Kẻ cầm quyền , thời nào cũng vậy thường có xu hướng chủ quan : khi họ
thấy nhân dân vẫn sợ họ , vẫn ngoan ngoãn tuân thủ mọi luật lệ do họ ban hành , khi họ
thấy các nhân viên công lực ( công chức , quân đội , công an ) vẫn tỏ vẻ trung thành với
chế độ , thì họ cho rằng những đối thủ công khai hay tiềm tàng chẳng làm gì nổi để lật đổ
ho . Họ yên tâm theo đuổi đường lối họ đã quy hoạch : nếu cần thì chỉ thi hành một vài
biện pháp có hiệu năng " lấy lòng " những kẻ bất mãn và " che mắt thế gian" , - nhất là
đa số quan sát viên ngoại quốc thường chỉ chú trọng đến những chỉ dấu bề ngoài , mà
không hiểu rõ thực chất của sự việc . Chính vì vậy mà những tổ chức chính trị đối lập cần
phải theo sát thời cuộc : một khi thấy có cơ hội thuận lợi , chẳng hạn khi xẩy ra một biến
cố bất ngờ khiến cho kẻ cầm quyền bối rối , hoang mang chưa biết xử trí ra sao , chính
lúc đó là lúc phải " liều " , phải hành động ngay ! Nếu trù trừ , kẻ đương quyền sẽ đủ
thời giờ nắm lại tình thế ; những cuộc đảo chính như cuộc đảo chính của phe Lê-nin năm
1917 hay cuộc đảo chính của Viêt Minh ngày 19.8.1945 ở Hà nội sẽ rất khó thành công . Ở
đây , yếu tố thời cơ là chủ chốt . Câu hỏi đương nhiên đặt ra cho chúng ta : thời cơ
hiên nay ra sao?
Thời cuộc trong giai đoạn trước mắt đã làm nổi bật mấy việc sau đây .
Việc thứ nhất :Thắng lợi quân sự ngoạn mục của Hoa Kỳ ở Iraq cho thế giới thấy rõ khả
năng chiến đấu to lớn của siêu cường này : trong điều kiện hiện thời , nếu xẩy ra
một cuộc xung đột trực diện , chưa chắc có nước nào đủ sức chống lại một cuộc tấn công
ào ạt của quân đội Mỹ . Tuy nhiên , thắng lợi quân sự , mặc dù cần thiết , mặc dù vĩ đại ,
chỉ là bước đầu để thiết lập một nền trật tự hậu chiến đúng với ý muón của kẻ thắng .
Trong công cuộc này , Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn :
a) Cho tới nay , quân đội cũng như tình báo của Hoa Kỳ vẫn chưa bắt được cựu Tổng Thống
Saddam Hussein ; ngày nào nhân vật này còn tại đào, nguy cơ chiến tranh du kích vẫn
tiếp tục đe dọa những đơn vị chiếm đóng .
b) Rất nhiều thường dân Iraq có xu hướng quy trách nhiệm cho quân đội Mỹ về những nỗi
gian khổ họ đang phải chịu đựng như nạn cướp bóc , nạn khan hiếm xăng nhớt , nạn
thiếu thốn nhu yếu phẩm , vân vân ...
c) Những phần tử đối lập với chế độ Saddam Hussein cũ vẫn chưa thỏa hiệp được với
nhau để thiết lập một chính quyền Iraq mới . Hơn thế nữa , những tín đồ của Giáo phái
Shiite - chiếm đa số nhân dân Iraq - chủ trương thiết lập một cộng hòa Hối Giáo giống
như ở Iran ( Ba Tư ) . Họ công khai đòi hỏi Liên Quân Anh Mỹ đừng xen lấn vào chính trị nội bộ của Iraq khiến nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ muốn tránh " vỏ dưa " Saddam Hussein
thì lại vấp phải " vỏ dừa " Shiite ! Trong hoàn cảnh này , Hoa Kỳ không còn cách nào khác
là tiếp tục quản lý mọi việc hành chính với nguy cơ " sa lầy chính trị " nếu tình trạng kéo
dài.
Để ra khỏi ngõ bí , Hoa Kỳ đã áp dụng hai giải pháp : Một mặt , mời Ba Lan tham dự việc
quản lý Iraq cùng với liên quân Anh Mỹ cho tới khi nào có thể chuyển giao quyền hành cho
một chính phủ dân sự Iraq khả tín ; Mặt khác , phục hồi vai trò của Liên Hiệp Quốc bằng
cách đưa ra Hội Đống Bảo An một dự án quyết nghị bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Iraq .
Khỏi cần nói là nếu dự án quyết nghị này được chấp thuận , thì mặc nhiên Hội Đồng
Bảo An hợp thức hóa hành động quân sự đơn phương của Hoa Kỳ cùng đồng minh ở nơi
này . Tất nhiên mọi thành viên của Hội Đồng Bảo An đều hoan nghênh thái độ " phục thiện
" của Hoa Kỳ vì sự vô hiẹu hóa Tổ chức Liên Hiệp Quốc có thể mở đường cho một cuộc
khủng hoảng chính trị quốc tế mà hậu quả chưa ai có thể lường được . Để giữ thể diện ,
các nước từng phản đối cuộc tấn công của Anh Mỹ ở Iraq , chỉ còn đòi hỏi là Liên Hiệp
Quốc phải giữ vai chính chứ không phải vai phụ trong thời kỳ hậu chiến ở Iraq! Ta thừa
biết là cuộc tranh cãi này có tính cách hình thức nhiều hơn là thực chất!
Việc thứ hai : Một số hành động ngoại giao mới đây của Hoa Kỳ cho thấy rằng siêu cường
này chưa dám hay đúng hơn chưa thể áp đặt một nền trật tự quốc tế mới theo ý riêng
của mình. Chẳng hạn : Hoa Kỳ đã lần lượt tiếp xúc với các yếu nhân như Chủ Tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào để giải quyết sự xung đột với Bắc Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân ,
với Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Thủ Tướng Đức Gerhart Schroder để thanh toán
những điểm bất đồng trong vụ Iraq . Đối với Pháp những tin tức gần đây khiến nhiều
người tưởng rằng có sự xích mích trầm trọng với Hoa Kỳ : nào là dân Mỹ trong một vài địa
phương tẩy chay rượu vang và phó mát của Pháp , nào là Đại sứ Pháp ở Hoa Kỳ chính thức
phản đối chính quyền Mỵ đã " mớm lời " cho một số báo chí để vu khống Pháp tiếp tay
cho Saddam Hussein , vân vân ... Chúng ta không nên quan trọng hóa những sự việc vừa
rồi . Kinh nghiệm cho biết rằng các chính quyền luôn luôn mượn lời những cơ quan
truyền thông để thăm dò dư luận , để giãi bầy quan điểm của mình , đôi khi để đưa ra
những đề nghị chưa tiện chính thức hóa ... Làm như vậy , không phải để xé to những vụ
xích mích hiện hữu mà chính là để thanh toán những vụ xích mích ấy ngõ hầu dọn đường
cho một sự cộng tác mới thân thiện hơn , hữu hiệu hơn ... Mục đích dĩ nhiên là để đạt
được sự đồng thuận trong công cuộc thiết lập nền trật tự quốc tế tương lai . Trong
chiều hướng này , ta thấy có sự khác biệt quan trọng giữa hai nhỡn quan của Hoa Kỳ và
của Pháp . Ta còn nhớ cách đây khoảng 1 tháng Tổng Thổng Pháp Jacques Chirac đã đích
thân gọi điện thoại cho Tổng Thống Hoa Kỳ Georges W. Bush và hai người đã đàm thoại
khá lâu ( 20 phút ) . Sau cuộc điện đàm đó , ta thấy Thủ Tướng Pháp Jean Pierre Raffarin
công du Bắc Kinh và đưa tận tay cho Chủ Tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào bức thư của Ông
Chirac mời họ Hồ tham dự hội nghị G.8 cấp thượng đỉnh sẽ tổ chức ở thành phố Evian (
Pháp ) vào thượng tuần tháng 6 sắp tới . Mặt khác các hãng thông tấn loan tin rằng , ngoài
Trung Hoa , Pháp còn mời Thủ Tướng Ấn Độ và Tân Tổng Thống Ba Tây ( Brazil ) tham dự
Hôi nghị Evian. Cả 3 nước Trung Hoa , Ấn Độ và Ba Tây đều đã phản đối cuộc hành quân
của Hoa Kỳ ở Iraq : mặc dù vậy , Tổng Thống Georges W. Bush vẫn sẽ đích thân tham dự
Hội nghị Evian . Ta có thể nhận định rằng , lúc khởi thủy , Hội nghị G.8 chỉ quy tụ 7 nước kỹ nghệ hóa tiến bộ nhất của thế giới là : Hoa Kỳ , Anh , Pháp , Đức , Nhật , Ý và Gia nã
Đại.
Sau nhiều lần họp , nhóm cường quốc kỹ nghệ này đã mời thêm Nga : G.7 biến thành
G.8 . Nay do sáng kiến của Pháp , ta thấy 3 nước Trung Hoa, Ấn Độ và Ba Tây là những
nước chưa phải cường quốc kỹ nghệ nhưng rất đông dân , cũng được mời tham dự . Ta
có câu nói : " dễ mời khôn đưa " : rồi đây chắc chắn 3 nước này sẽ thành hội viên thực thụ
của cái " câu lạc bộ cường quốc kinh tế " ấy và G.8 sẽ biến thành G.11 . Phải chăng ,
chúng ta đang chứng kiến sự thiết lập một " chỉ đạo đoàn " ( directoire ) của hệ thống
quốc tế tương lai? Nếu biến cố này phù hợp với nhỡn quan thế giới đa cực ( monde
multipolaire) của Pháp , thì rõ ràng Hoa Kỳ chưa đồng ý .
Trong cuộc công du mới đây ở Paris Ông Richard Haas , Vụ Trưởng Vụ Chính Trị trong bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tuyên bố với báo chí như sau : " Viễn tượng một thế giới đa cực
không phải là một điều chúng tôi mong muốn mà cũng không phải là một việc khả thi
...Chúng tôi không cần có một thế quân bình quyền hành . Cái gì chúng tôi cần , là sự
đồng tâm cộng tác để chống lại nạn khủng bố , nạn lạm chế ( các võ khí có khả năng
giết người hàng loạt ) và các đe dọa khác " ( Xem nhật báo Le Figaro ngày 16.5.2003 ) .
Căn cứ trên lời tuyên bố của nhà ngoại giao cao cấp này , ta thấy Hoa Kỳ quan niệm nền
trật tự quốc tế tương lai là một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ chỉ đạo với sự cộng tác của
những nước theo mình . Nước nào không theo đương nhiên sẽ bị coi là đối thủ hay địch
thủ cũa Hoa Kỳ ! Có thế thôi !
Như vậy Hội nghị thượng đỉnh sắp họp ở Evian sẽ có một tầm quan trọng rất lớn . Những
gì xẩy ra trong Hội Nghị - chẳng hạn sự đồng thuận cũa toàn thể thành viên , hoặc sự bất
đồng ý kiến của một phe đối với phe khác - sớm muộn gì cũng ảnh hưởng tới nền trật tự
quốc tế tương lai . Dĩ nhiên chúng ta nóng lòng chờ đợi kết quả của Hội nghị lịch sử
này .
Trở lại trường hợp Việt Nam , điều khiến cho chúng tôi lo ngại từ nhiều tháng nay , chính
là sự yên trí của các quan sát viên quốc tế : người ta yên trí rằng nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đương nhiên nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh , không phải vì bị quân đội Trung
Cộng chiếm đóng như ở Tây Tạng, mà chính vì Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn như vậy !
Đây là một sự phục tòng tự nguyện của những cán bộ cộng sản Việt Nam từ nhỏ chỉ được
nghe những gì các thầy Trung Cộng đã dạy họ , chỉ được đọc những văn hóa phẩm sáng
tác ở Trung Cộng hoặc dịch từ sách Trung Cộng . Mặc dù tình hình thế giới đã thay đổi
sâu xa , họ vẫn tin ở thắng lợi cuối cùng và tất yếu của kiểu mẫu xã hội chủ nghĩa Trung
Hoa . Thái độ của họ khiến chúng ta nghĩ tới những " hủ nho " hồi hậu bán thế kỷ XIX .
Trong khi đất nước bị Tây Phương xâm lăng , những hủ nho này vẫn tin là Trung Hoa văn
minh nhất thế giới! Có nhiều người Việt am hiểu tình hình không nghĩ như vậy : người ta
cho rằng bọn cán bộ một mực trung thành với Bắc Kinh chỉ là một số nhỏ . Số nhỏ này đã
bị Trung Cộng mua chuộc hoặc nắm được vì một lý do thầm kín nào đó . Nhờ ở sự yểm trợ
của Đảng Cộng Sản Trung Hoa , họ đã chiếm được chính quyền và ngày nay dùng mọi thủ
đoạn để giữ quyền hành , càng lâu càng tốt đối với họ . Dù sự thật ra sao chăng nữa , thỉ
chừng nào tình hình nội bộ của Trung Quốc vẫn ổn định , kinh tế Trung Quốc vẫn phồn
thịnh , những phe nhóm đối lập khó làm gì để loại trừ những " tay sai mặc nhiên " của Bắc
Kinh này khỏi bộ máy chính quyền ở nước ta !
Nhưng " không ai học đến chữ ngờ " ! Không ai ngờ rằng một bệnh lạ chưa từng thấy
trong lịch sử y học , bỗng nhiên xuất hiện ở Trung Quốc và ngày càng lan tràn khắp các địa
phương : đó là bệnh " sưng phổi cấp tính không điển hình " ( S.A.R.S. ) . Bệnh dịch này đã
khiến cho rất nhiều người tử vong : con số chính xác không biết rõ vì nhà cầm quyền
Trung Quốc che dấu thực trạng . Nhưng họ đã không dấu nổi những sự xáo trộn mà bệnh
dịch kỳ dị này đã gây ra trong các lĩnh vực kinh tế ,xã hội , chính trị ... Ta thấy rõ ràng là
họ bối rối : tất nhiên trong lúc này họ không thể chú trọng vào lĩnh vực ngoại giao : có lẽ
chính vì vậy mà mới đây nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã " dám " lên tiếng công khai
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhân dịp
Trung Cộng cấm các ngư phủ Việt Nam tới hành nghề trong hải phận các đảo này . Theo
nhiều người , đây chỉ là một phản ứng có tính cách " chiếu lệ " và chẳng làm thay đổi
thực trạng một chút nào . Dẫu sao việc này cũng chứng tỏ rằng nhóm cầm quyền ở Hà nội
đã bắt đầu ý thức rằng thái độ phục tòng của họ đối với Bắc Kinh khiến cho quốc dân vô
cùng phẫn nộ . Nếu họ thực sự hối cải , thì nhân cơ hội Trung Cộng đang bối rối vì bệnh
dịch S.A.R.S. , họ nên can đảm trả lại chính quyền cho nhân dân , can đảm thay đổi Hiến
Pháp để thiết lập một nền dân chủ đích thực , sau đó chính quyền mới sẽ chính thức gạt
bỏ " giây thòng lọng xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Hoa " mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã
quàng lên cổ đảng Cộng Sản Việt Nam . Nếu họ không muốn làm , nếu họ vẫn ngoan
cố tham quyền cố vị ... thì đối thủ của họ có thể "chớp thời cơ " như phe Bôn Sơ Vích đã
làm năm 1917 , như Việt Minh đã làm năm 1945 ...
Tháng 5 năm 2003
Vũ Quốc Thúc
GS Vũ Quốc Thúc
Trong khoảng thời gian 1945 - 1954 , Việt Minh thường tự hào là họ đã khôn khéo "chớp
thời cơ " , nghĩa là biết mau lẹ khai thác thời cơ thuận lợi vào tháng 8 năm 1945 sau
khi Nhật đầu hàng Mỹ , để cướp chính quyền ở Hà nội , mặc dù hãy còn thiếu thốn rất
nhiều phương tiện cần thiết về nhân sự cũng như về vật chất và tổ chức . Nhờ hành
động đúng lúc này họ đã đi trước được mọi chính đảng khác để động viên nhân dân trong
công cuộc tranh đấu giành độc lập cho dân tộc. Tất nhiên họ đã chiếm được sự chú ý của
toàn thế giới . Những đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương - nòng cốt của Mặt Trận
Việt Minh - thú nhận là khi hành động như vậy họ đã theo gương của phe Bôn Sơ Vích
(bolshevik ) ở Nga , trong cuộc cách mạng tháng 11 năm 1917 , một biến cố chính trị đã
giúp cho Lê-nin cướp được chính quyền để thiết lập chế độ cộng sản toàn trị , dưới
danh nghĩa vô sản chuyên chính .
Chúng ta , những người Việt yêu nước , có thể coi đây là một bài học về chính trị thực tiễn (
realpolitik) . Kẻ cầm quyền , thời nào cũng vậy thường có xu hướng chủ quan : khi họ
thấy nhân dân vẫn sợ họ , vẫn ngoan ngoãn tuân thủ mọi luật lệ do họ ban hành , khi họ
thấy các nhân viên công lực ( công chức , quân đội , công an ) vẫn tỏ vẻ trung thành với
chế độ , thì họ cho rằng những đối thủ công khai hay tiềm tàng chẳng làm gì nổi để lật đổ
ho . Họ yên tâm theo đuổi đường lối họ đã quy hoạch : nếu cần thì chỉ thi hành một vài
biện pháp có hiệu năng " lấy lòng " những kẻ bất mãn và " che mắt thế gian" , - nhất là
đa số quan sát viên ngoại quốc thường chỉ chú trọng đến những chỉ dấu bề ngoài , mà
không hiểu rõ thực chất của sự việc . Chính vì vậy mà những tổ chức chính trị đối lập cần
phải theo sát thời cuộc : một khi thấy có cơ hội thuận lợi , chẳng hạn khi xẩy ra một biến
cố bất ngờ khiến cho kẻ cầm quyền bối rối , hoang mang chưa biết xử trí ra sao , chính
lúc đó là lúc phải " liều " , phải hành động ngay ! Nếu trù trừ , kẻ đương quyền sẽ đủ
thời giờ nắm lại tình thế ; những cuộc đảo chính như cuộc đảo chính của phe Lê-nin năm
1917 hay cuộc đảo chính của Viêt Minh ngày 19.8.1945 ở Hà nội sẽ rất khó thành công . Ở
đây , yếu tố thời cơ là chủ chốt . Câu hỏi đương nhiên đặt ra cho chúng ta : thời cơ
hiên nay ra sao?
Thời cuộc trong giai đoạn trước mắt đã làm nổi bật mấy việc sau đây .
Việc thứ nhất :Thắng lợi quân sự ngoạn mục của Hoa Kỳ ở Iraq cho thế giới thấy rõ khả
năng chiến đấu to lớn của siêu cường này : trong điều kiện hiện thời , nếu xẩy ra
một cuộc xung đột trực diện , chưa chắc có nước nào đủ sức chống lại một cuộc tấn công
ào ạt của quân đội Mỹ . Tuy nhiên , thắng lợi quân sự , mặc dù cần thiết , mặc dù vĩ đại ,
chỉ là bước đầu để thiết lập một nền trật tự hậu chiến đúng với ý muón của kẻ thắng .
Trong công cuộc này , Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn :
a) Cho tới nay , quân đội cũng như tình báo của Hoa Kỳ vẫn chưa bắt được cựu Tổng Thống
Saddam Hussein ; ngày nào nhân vật này còn tại đào, nguy cơ chiến tranh du kích vẫn
tiếp tục đe dọa những đơn vị chiếm đóng .
b) Rất nhiều thường dân Iraq có xu hướng quy trách nhiệm cho quân đội Mỹ về những nỗi
gian khổ họ đang phải chịu đựng như nạn cướp bóc , nạn khan hiếm xăng nhớt , nạn
thiếu thốn nhu yếu phẩm , vân vân ...
c) Những phần tử đối lập với chế độ Saddam Hussein cũ vẫn chưa thỏa hiệp được với
nhau để thiết lập một chính quyền Iraq mới . Hơn thế nữa , những tín đồ của Giáo phái
Shiite - chiếm đa số nhân dân Iraq - chủ trương thiết lập một cộng hòa Hối Giáo giống
như ở Iran ( Ba Tư ) . Họ công khai đòi hỏi Liên Quân Anh Mỹ đừng xen lấn vào chính trị nội bộ của Iraq khiến nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ muốn tránh " vỏ dưa " Saddam Hussein
thì lại vấp phải " vỏ dừa " Shiite ! Trong hoàn cảnh này , Hoa Kỳ không còn cách nào khác
là tiếp tục quản lý mọi việc hành chính với nguy cơ " sa lầy chính trị " nếu tình trạng kéo
dài.
Để ra khỏi ngõ bí , Hoa Kỳ đã áp dụng hai giải pháp : Một mặt , mời Ba Lan tham dự việc
quản lý Iraq cùng với liên quân Anh Mỹ cho tới khi nào có thể chuyển giao quyền hành cho
một chính phủ dân sự Iraq khả tín ; Mặt khác , phục hồi vai trò của Liên Hiệp Quốc bằng
cách đưa ra Hội Đống Bảo An một dự án quyết nghị bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Iraq .
Khỏi cần nói là nếu dự án quyết nghị này được chấp thuận , thì mặc nhiên Hội Đồng
Bảo An hợp thức hóa hành động quân sự đơn phương của Hoa Kỳ cùng đồng minh ở nơi
này . Tất nhiên mọi thành viên của Hội Đồng Bảo An đều hoan nghênh thái độ " phục thiện
" của Hoa Kỳ vì sự vô hiẹu hóa Tổ chức Liên Hiệp Quốc có thể mở đường cho một cuộc
khủng hoảng chính trị quốc tế mà hậu quả chưa ai có thể lường được . Để giữ thể diện ,
các nước từng phản đối cuộc tấn công của Anh Mỹ ở Iraq , chỉ còn đòi hỏi là Liên Hiệp
Quốc phải giữ vai chính chứ không phải vai phụ trong thời kỳ hậu chiến ở Iraq! Ta thừa
biết là cuộc tranh cãi này có tính cách hình thức nhiều hơn là thực chất!
Việc thứ hai : Một số hành động ngoại giao mới đây của Hoa Kỳ cho thấy rằng siêu cường
này chưa dám hay đúng hơn chưa thể áp đặt một nền trật tự quốc tế mới theo ý riêng
của mình. Chẳng hạn : Hoa Kỳ đã lần lượt tiếp xúc với các yếu nhân như Chủ Tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào để giải quyết sự xung đột với Bắc Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân ,
với Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Thủ Tướng Đức Gerhart Schroder để thanh toán
những điểm bất đồng trong vụ Iraq . Đối với Pháp những tin tức gần đây khiến nhiều
người tưởng rằng có sự xích mích trầm trọng với Hoa Kỳ : nào là dân Mỹ trong một vài địa
phương tẩy chay rượu vang và phó mát của Pháp , nào là Đại sứ Pháp ở Hoa Kỳ chính thức
phản đối chính quyền Mỵ đã " mớm lời " cho một số báo chí để vu khống Pháp tiếp tay
cho Saddam Hussein , vân vân ... Chúng ta không nên quan trọng hóa những sự việc vừa
rồi . Kinh nghiệm cho biết rằng các chính quyền luôn luôn mượn lời những cơ quan
truyền thông để thăm dò dư luận , để giãi bầy quan điểm của mình , đôi khi để đưa ra
những đề nghị chưa tiện chính thức hóa ... Làm như vậy , không phải để xé to những vụ
xích mích hiện hữu mà chính là để thanh toán những vụ xích mích ấy ngõ hầu dọn đường
cho một sự cộng tác mới thân thiện hơn , hữu hiệu hơn ... Mục đích dĩ nhiên là để đạt
được sự đồng thuận trong công cuộc thiết lập nền trật tự quốc tế tương lai . Trong
chiều hướng này , ta thấy có sự khác biệt quan trọng giữa hai nhỡn quan của Hoa Kỳ và
của Pháp . Ta còn nhớ cách đây khoảng 1 tháng Tổng Thổng Pháp Jacques Chirac đã đích
thân gọi điện thoại cho Tổng Thống Hoa Kỳ Georges W. Bush và hai người đã đàm thoại
khá lâu ( 20 phút ) . Sau cuộc điện đàm đó , ta thấy Thủ Tướng Pháp Jean Pierre Raffarin
công du Bắc Kinh và đưa tận tay cho Chủ Tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào bức thư của Ông
Chirac mời họ Hồ tham dự hội nghị G.8 cấp thượng đỉnh sẽ tổ chức ở thành phố Evian (
Pháp ) vào thượng tuần tháng 6 sắp tới . Mặt khác các hãng thông tấn loan tin rằng , ngoài
Trung Hoa , Pháp còn mời Thủ Tướng Ấn Độ và Tân Tổng Thống Ba Tây ( Brazil ) tham dự
Hôi nghị Evian. Cả 3 nước Trung Hoa , Ấn Độ và Ba Tây đều đã phản đối cuộc hành quân
của Hoa Kỳ ở Iraq : mặc dù vậy , Tổng Thống Georges W. Bush vẫn sẽ đích thân tham dự
Hội nghị Evian . Ta có thể nhận định rằng , lúc khởi thủy , Hội nghị G.8 chỉ quy tụ 7 nước kỹ nghệ hóa tiến bộ nhất của thế giới là : Hoa Kỳ , Anh , Pháp , Đức , Nhật , Ý và Gia nã
Đại.
Sau nhiều lần họp , nhóm cường quốc kỹ nghệ này đã mời thêm Nga : G.7 biến thành
G.8 . Nay do sáng kiến của Pháp , ta thấy 3 nước Trung Hoa, Ấn Độ và Ba Tây là những
nước chưa phải cường quốc kỹ nghệ nhưng rất đông dân , cũng được mời tham dự . Ta
có câu nói : " dễ mời khôn đưa " : rồi đây chắc chắn 3 nước này sẽ thành hội viên thực thụ
của cái " câu lạc bộ cường quốc kinh tế " ấy và G.8 sẽ biến thành G.11 . Phải chăng ,
chúng ta đang chứng kiến sự thiết lập một " chỉ đạo đoàn " ( directoire ) của hệ thống
quốc tế tương lai? Nếu biến cố này phù hợp với nhỡn quan thế giới đa cực ( monde
multipolaire) của Pháp , thì rõ ràng Hoa Kỳ chưa đồng ý .
Trong cuộc công du mới đây ở Paris Ông Richard Haas , Vụ Trưởng Vụ Chính Trị trong bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tuyên bố với báo chí như sau : " Viễn tượng một thế giới đa cực
không phải là một điều chúng tôi mong muốn mà cũng không phải là một việc khả thi
...Chúng tôi không cần có một thế quân bình quyền hành . Cái gì chúng tôi cần , là sự
đồng tâm cộng tác để chống lại nạn khủng bố , nạn lạm chế ( các võ khí có khả năng
giết người hàng loạt ) và các đe dọa khác " ( Xem nhật báo Le Figaro ngày 16.5.2003 ) .
Căn cứ trên lời tuyên bố của nhà ngoại giao cao cấp này , ta thấy Hoa Kỳ quan niệm nền
trật tự quốc tế tương lai là một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ chỉ đạo với sự cộng tác của
những nước theo mình . Nước nào không theo đương nhiên sẽ bị coi là đối thủ hay địch
thủ cũa Hoa Kỳ ! Có thế thôi !
Như vậy Hội nghị thượng đỉnh sắp họp ở Evian sẽ có một tầm quan trọng rất lớn . Những
gì xẩy ra trong Hội Nghị - chẳng hạn sự đồng thuận cũa toàn thể thành viên , hoặc sự bất
đồng ý kiến của một phe đối với phe khác - sớm muộn gì cũng ảnh hưởng tới nền trật tự
quốc tế tương lai . Dĩ nhiên chúng ta nóng lòng chờ đợi kết quả của Hội nghị lịch sử
này .
Trở lại trường hợp Việt Nam , điều khiến cho chúng tôi lo ngại từ nhiều tháng nay , chính
là sự yên trí của các quan sát viên quốc tế : người ta yên trí rằng nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đương nhiên nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh , không phải vì bị quân đội Trung
Cộng chiếm đóng như ở Tây Tạng, mà chính vì Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn như vậy !
Đây là một sự phục tòng tự nguyện của những cán bộ cộng sản Việt Nam từ nhỏ chỉ được
nghe những gì các thầy Trung Cộng đã dạy họ , chỉ được đọc những văn hóa phẩm sáng
tác ở Trung Cộng hoặc dịch từ sách Trung Cộng . Mặc dù tình hình thế giới đã thay đổi
sâu xa , họ vẫn tin ở thắng lợi cuối cùng và tất yếu của kiểu mẫu xã hội chủ nghĩa Trung
Hoa . Thái độ của họ khiến chúng ta nghĩ tới những " hủ nho " hồi hậu bán thế kỷ XIX .
Trong khi đất nước bị Tây Phương xâm lăng , những hủ nho này vẫn tin là Trung Hoa văn
minh nhất thế giới! Có nhiều người Việt am hiểu tình hình không nghĩ như vậy : người ta
cho rằng bọn cán bộ một mực trung thành với Bắc Kinh chỉ là một số nhỏ . Số nhỏ này đã
bị Trung Cộng mua chuộc hoặc nắm được vì một lý do thầm kín nào đó . Nhờ ở sự yểm trợ
của Đảng Cộng Sản Trung Hoa , họ đã chiếm được chính quyền và ngày nay dùng mọi thủ
đoạn để giữ quyền hành , càng lâu càng tốt đối với họ . Dù sự thật ra sao chăng nữa , thỉ
chừng nào tình hình nội bộ của Trung Quốc vẫn ổn định , kinh tế Trung Quốc vẫn phồn
thịnh , những phe nhóm đối lập khó làm gì để loại trừ những " tay sai mặc nhiên " của Bắc
Kinh này khỏi bộ máy chính quyền ở nước ta !
Nhưng " không ai học đến chữ ngờ " ! Không ai ngờ rằng một bệnh lạ chưa từng thấy
trong lịch sử y học , bỗng nhiên xuất hiện ở Trung Quốc và ngày càng lan tràn khắp các địa
phương : đó là bệnh " sưng phổi cấp tính không điển hình " ( S.A.R.S. ) . Bệnh dịch này đã
khiến cho rất nhiều người tử vong : con số chính xác không biết rõ vì nhà cầm quyền
Trung Quốc che dấu thực trạng . Nhưng họ đã không dấu nổi những sự xáo trộn mà bệnh
dịch kỳ dị này đã gây ra trong các lĩnh vực kinh tế ,xã hội , chính trị ... Ta thấy rõ ràng là
họ bối rối : tất nhiên trong lúc này họ không thể chú trọng vào lĩnh vực ngoại giao : có lẽ
chính vì vậy mà mới đây nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã " dám " lên tiếng công khai
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhân dịp
Trung Cộng cấm các ngư phủ Việt Nam tới hành nghề trong hải phận các đảo này . Theo
nhiều người , đây chỉ là một phản ứng có tính cách " chiếu lệ " và chẳng làm thay đổi
thực trạng một chút nào . Dẫu sao việc này cũng chứng tỏ rằng nhóm cầm quyền ở Hà nội
đã bắt đầu ý thức rằng thái độ phục tòng của họ đối với Bắc Kinh khiến cho quốc dân vô
cùng phẫn nộ . Nếu họ thực sự hối cải , thì nhân cơ hội Trung Cộng đang bối rối vì bệnh
dịch S.A.R.S. , họ nên can đảm trả lại chính quyền cho nhân dân , can đảm thay đổi Hiến
Pháp để thiết lập một nền dân chủ đích thực , sau đó chính quyền mới sẽ chính thức gạt
bỏ " giây thòng lọng xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Hoa " mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã
quàng lên cổ đảng Cộng Sản Việt Nam . Nếu họ không muốn làm , nếu họ vẫn ngoan
cố tham quyền cố vị ... thì đối thủ của họ có thể "chớp thời cơ " như phe Bôn Sơ Vích đã
làm năm 1917 , như Việt Minh đã làm năm 1945 ...
Tháng 5 năm 2003
Vũ Quốc Thúc
PHAN LẠC TIẾP * NGÔI NHÀ QUANG DŨNG
Ngôi Nhà Quang Dũng ở Sơn Tây
Phan Lạc Tiếp
I.
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được xem như là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình của Sơn Tây vào những thi phẩm của mình. Em tự thành Sơn chạy giặc về- Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thây bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ... Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả? Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.Hà nội có năm cửa ô, hướng về năm ngả. Nếu Bến Nứa qua cầu Long Biên đi sang Bắc Ninh, Ngã Tư sở đi Hà Đông thì Cầu Giấy để đi Sơn Tây.Nằm giữa con đường Sơn Tây - Hà Nội là Đan Phượng, quê hương của Quang Dũng. Do đó, mặc dẩu về hành chánh, Đan Phượng thuộc Hà Đông, nhưng nó nằm trên con đường về Sơn Tây, nên ấn tượng về Sơn Tây đã có sẵn trong lòng mọi người khởi hành từ Hà Nội . Hơn thế nữa, Đan Phượng, mặc dầu thuộc Hà Đông, nhưng lại là nơi giáp ranh với Sơn Tây. Vì Hà Đông và Sơn Tây được phân cách bằng con sông Đáy. Mà sông Đáy thì cạn, mùa nắng, sông Đáy người có thể lội qua, các dải cát có lẽ chỉ làm đôi bàn chân các cô thiếu nữ hơi nóng lên một chút, để đi cho mau. Vậy thôi, sông Đáy không là ngăn cách nào đáng kể. Và ngay cả mùa nước lên, sông Đáy cũng không sâu. Vì nước từ Hồng Hà cuồn cuộn đổ về đã có đập cầu Phùng chặn lại. Chỉ trừ khi Đáy vỡ và sông Đáy mới gây nên sự cách biệt giữa Sơn Tây và Hà Đông ở đoạn khởi nguồn (vì ở hạ lưu thì khác, sông Đáy khá sâu và khá lớn).Đó là xét về yếu tố hành chánh và địa dư. Nhưng trên thực tế, người dân Đan Phượng đã kể mình như người Sơn Tây. Vì ở đó mọi người như đã hít thở cái không khí từ Sơn Tây thổi về, đêm nằm nghe tiếng sông Hồng cuồn cuộn chảy vào những mùa nước lũ, hoặc trong những đêm thanh vắng, nghe nước êm êm chảy giữa những bãi nửa bên ven sông Đáy, Quang Dũng sinh ra và đã lớn lên ở đó, nên anh đã cảm xúc và mang hình ảnh của Sơn Tây vào trong tác phẩm của mình.
II.
Để hiểu rõ hơn, có lẽ phải vào thăm căn nhà của Quang Dũng một lần cho biết. Tôi xin bắt đầu thế này. Cách đây hơn hai mươi năm, tôi từ? Nứa mới tề (*), ra Phùng để đón anh tôi từ Hà Nội xuống. Qua cánh đồng làng, lên con đê Hiệp, qua một bãi dâu và nhiều ruộng mía, lội qua con sông Đáy cạn leo lắt một dảii nước trong, tôi đã nhìn Phùng với một niềm xúc động lớn. Vì Phùng (hay Đan Phượng cũng thế), từ nhiều tháng qua đã là mội khiếp hãi của vùng tôi. Phùng có khẩu trọng pháo lớn rót vào các vùng phụ cận, Phùng phát xuất những cuộc hành quân càn quét bao quanh. Vậy mà bây giờ tôi đang bước đến Phùng. Nhưng ở đó sẽ có anh tôi từ Hà Nội xuống, có tin tức của thầy tôi và của nhà bác tôi nữa. Vui mừng lẫn lo sợ tràn ngập trong lòng. Khi trèo lên con dốc cao đầy những đá tai bèo của con đê Phùng, tôi đã được hướng dẫn tới một căn nhà ngay cạnh chỗ đó có cửa hàng đại lý gạo, muối đó là nhà cả Tung. Vừa bước vào nhà, tôi đã nghe thấy tiếng anh tôi hát vòng vọng từ trong ra. Bước xuống ba bậc thềm, vào cái sân lát gạch Bát Tràng đỏ tía, mát lạnh cả chân, tôi đã thấy anh tôi mặc áo tây, đứng trên bậc cửa căn nhà khách. Anh em tôi đã đoàn tụ sau bao nhiêu tháng tản cư lưu lạc tại đó. Tôi đã bắt đầu cởi bỏ bộ quần áo nâu vùng giải phóng để ra Hà Nội học lại, tại đó. Và cả sau này nữa, cái bến nghỉ chân của tôi mỗi lần tư Hà Nội về quê chơi, cũng tại đó: Nhà cụ Tổng - Phùng. Và chính là căn nhà của Quang Dũng. Phải rồi, trên tôi đã nói về căn nhà ấy từ khi bước vào tới cái sân nhỏ giữa hai căn nhà. Tôi xin kể tiếp. Căn nhà khách phía bên trái gồm có hai phòng lớn. Một phòng nhỏ đầu nhà. Khi ấy căn nhà đó đã được lệnh tiêu thổ kháng chiến, phải phá đi từng gác, nhưng những đà lim tím đen còn ?? đểnguyên. Căn nhà ngoài cùng có cửa lớn nhìn ra ngoài lộ đã đóng kín. Tôi đã nằm những ngày chủ nhật trong căn buồng này. Ngữa mặt nhìn lên, chỉ thấy ngói phơi màu hồng mốc tr?ng và những màng mạng nhện giăng măc khăp nơi. Tường vôi màu xanh đã nhạt. Ở một góc tường cao, nếu đứng từ trên sàn gác, thì vừa tầm tay, có một bức tranh vẽ lên tường. Cao quá, và bụi quá, tôi không nhìn rõ, vả lại bây giờ tôi cũng đã quên lấp đi nhiều, tôi không biết bức tranh ấy vẽ hình ảnh gì. Hình như cảnh một buổi chiều nào đó trong vườn của Cụ Tổng (mẹ của Quang Dũng) bảo, của anh Diệm (**) anh ấy vẽ. còn một bức nữa ở trong căn buồng đầu nhà, cũng đại khái như vậy. Căn buồng này chi H. ở nên tôi không dám vào thăm. Căn buồng đó có một khuôn cửa sổ mở ra sân sau. Sát đó là một bể nước mưa lớn. Từ căn buồng này có thể nhìn ra bãi mía bên kia con ngòi sát nhà, và thấy núi Ba Vì ở mãi tận phía xa. Căn buồng ây ngày xưa anh Diệm (tức Quang Dũng) đã ở. Có lẽ căn buồng này, khuôn cửa sổ này đã là con tim, và đôi mắt người có thể hướng về Sơn Tây, hít thở cái không khí của Sơn Tây, và sau này mang các hình ảnh của Sơn Tây vào thơ. Ở cái sân sau đó, rộng thênh thang. Có cây cau ở sát bờ nước. Một cây cau rất nhiều trái Và ở góc vườn kia có một cái chuồng gà. Và cũng ở khoảng sân đó, buổi chiều, tôi đã ngồi với L. (em trai của Quang Dũng), nhìn nước chảy dưới chân, gió mát lâng lâng từ đâu xa lướt trên ruộng mía thổi về. Và cũng từ đó tôi cũng đã thấy Ba Vì in lên nền trời xanh thẳm có mây vươn lên lên đỉnh cao. Và cũng từ đó, những khi đêm xuống, tôi đã cùng cụ Tổng, chị H., chị D, và L. đếm từng tiếng đại bác từ bên Phùng bắn đi, rồi cùng lặng nghe tiếng nổ ầm vang lại từ nơi nào xa thẳm trong kia ở đó biết có anh Diệm không. Những đêm như thế, cụ Tổng thường thắp nhang trên bàn thờ ngoài sân cầu Trời Phật phù hộ độ trì cho anh Diệm. Nhất là sau này, anh rồi cũng lại phải động viên, mỗi lần tôi về quê, ở nán lại Phùng chơi với L., cụ Tổng lại thêm xót xa. Cụ thường nói ''Anh em nửa bên này, nửa bên kia, giữa trận mạc nếu gặp nhau sao mà nhận mặt''. Những lúc như thế, chị H. thườg dẫn cụ Tổng vào nhà, thế nào cụ cũng mệt, thở dốc và ho.
III.
Cũng thời gian này, thời gian cuộc chiến đang mãnh liệt và đang hồi kết thúc, lâu lâu tôi lại được tin người từ ngoài về nói với cụ Tổng mua cho anh Diệm cái đồng hồ, cái bút máy, hay các vật dụng cần thiết khác. Và cũng chính thời gian đó, tập thơ chép tay của Quang Dũng từ ngoài đó cũng được gủi về. Tôi đã lật từng trang, đọc từng bài và xem một vài bức vẽ phụ họa. Thơ Quang Dũng đã được anh em tôi thích thú từ đó.Trong những bài thơ của Quang Dũng, có lẽ làm cả nhà xúc động nhất là bài Đôi mắt người Sơn Tây. Vì trong đó có nói đến:'
Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Những xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi cũng có thăng con bé nhỏ.
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông'.
Niềm lo âu của Quang Dũng qua những câu thơ trên, đã làm cả nhà thương cảm. Ở trong vùng tề, cả Tung và đứa con của Quang Dũng sống tương đôi an toàn và sung túc. Riêng cháu Quang Dũng (nhà thơ đã lây tên con làm bút hiệu), thì ít khi tôi gặp mặt. Thỉnh thoảng trong những ngày giỗ chạp, một năm đôi lần, tôi mới thây chị Diệm đưa cháu Quang Dũng về thăm nhà. Lúc ấy cháu Quang Dũng đã bảy tám tuổi, mặt mũi rât khôi ngô. Còn chị Diệm, bây giờ tôi không còn nhớ được mặt mũi ra sao nữa. Chỉ biết là một người đàn bà mỏng manh và khá cao. Chị thường mặc áo màu nâu, buồn. Tôi chưa lần nào tiếp chuyện với chị. Tôi có cảm tưởng thật khó nói, buồn buồn khi nhớ lại hình ảnh của chị. Chỉ như một cái cây, tự lấp mình đi trong giữa đám ruộng. Sự lặng lẽ, cô dơn như đã bủa vây thật chặt, thật kín, làm chị không còn gần gũi được với ai. Tôi cũng không được nghe, không đưộc biết anh Diệm đã lấy chị trong trường hợp nào? Cả trong những bài thơ của anh, tôi cũng chưa thấy có dòng nào nói đến người vợ đáng thương này.
..IV.
Sau này khi cụ Tổng và cả gia đình vào Nam, tôi có lại thăm mấy lần ở miệt nhà thương Cộng Hòa. Lời mà cụ Tổng nói với chúng tôi là: 'Hôm anh Diệm về, có hai người đi kèm. Anh chỉ nói với mẹ một câu ngắn rằng mẹ đi. Thế thôi'. Thế là hết , bao nhiêu năm chỉa lìa, bao nhiêu năm thương nhớ giữa mẹ con tưởng sắp đoàn tụ, bỗng lại phải chia lìa . Từ đó cụ Tổng cứ buồn bã, yếu đi rồi mệt. Cho đến hôm nay, cụ mất có lẽ đã hơn mười năm.Tôi ngồi viết lại những giòng này trong sư bùi ngùi và nhớ tiêc. Xin cho tôi được coi những hàng chữ này như những nén hương dâng lên cụ Tổng. Xin cho tôi được gửi chị H, L và các cháu những lời thăm hỏi . Phải không chị H. Bên căn nhà ngang, tụi em quên thế nào được những bữa cơm giản dị, mà thật ngon, nhât là món thịt xôt cà chua . Rồi những ngày ở Hà Nội nữa . Thấp thoáng mà đã mấy chục năm qua. Mau quá hả chị H ? Cháu Dũng chăc đã lớn lăm rồi . Biết nó có phải vào Nam đánh nhau không. Cuộc đời cứ lẩn quẩn mãi trong vòng oan nghiệt của chém giết này. Biêt bao giờ cho dất . Biết bao giờ tụi mình được trở về Sơn Tây, ngồi ở khoảng sân sau, nhìn qua bãi mía, thấy núi Ba Vì ở mãi tận nơi xa ...
Saigon, tháng 11, 1971
Phan lạc Tiếp
Phan Lạc Tiếp
I.
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được xem như là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình của Sơn Tây vào những thi phẩm của mình. Em tự thành Sơn chạy giặc về- Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thây bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ... Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả? Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.Hà nội có năm cửa ô, hướng về năm ngả. Nếu Bến Nứa qua cầu Long Biên đi sang Bắc Ninh, Ngã Tư sở đi Hà Đông thì Cầu Giấy để đi Sơn Tây.Nằm giữa con đường Sơn Tây - Hà Nội là Đan Phượng, quê hương của Quang Dũng. Do đó, mặc dẩu về hành chánh, Đan Phượng thuộc Hà Đông, nhưng nó nằm trên con đường về Sơn Tây, nên ấn tượng về Sơn Tây đã có sẵn trong lòng mọi người khởi hành từ Hà Nội . Hơn thế nữa, Đan Phượng, mặc dầu thuộc Hà Đông, nhưng lại là nơi giáp ranh với Sơn Tây. Vì Hà Đông và Sơn Tây được phân cách bằng con sông Đáy. Mà sông Đáy thì cạn, mùa nắng, sông Đáy người có thể lội qua, các dải cát có lẽ chỉ làm đôi bàn chân các cô thiếu nữ hơi nóng lên một chút, để đi cho mau. Vậy thôi, sông Đáy không là ngăn cách nào đáng kể. Và ngay cả mùa nước lên, sông Đáy cũng không sâu. Vì nước từ Hồng Hà cuồn cuộn đổ về đã có đập cầu Phùng chặn lại. Chỉ trừ khi Đáy vỡ và sông Đáy mới gây nên sự cách biệt giữa Sơn Tây và Hà Đông ở đoạn khởi nguồn (vì ở hạ lưu thì khác, sông Đáy khá sâu và khá lớn).Đó là xét về yếu tố hành chánh và địa dư. Nhưng trên thực tế, người dân Đan Phượng đã kể mình như người Sơn Tây. Vì ở đó mọi người như đã hít thở cái không khí từ Sơn Tây thổi về, đêm nằm nghe tiếng sông Hồng cuồn cuộn chảy vào những mùa nước lũ, hoặc trong những đêm thanh vắng, nghe nước êm êm chảy giữa những bãi nửa bên ven sông Đáy, Quang Dũng sinh ra và đã lớn lên ở đó, nên anh đã cảm xúc và mang hình ảnh của Sơn Tây vào trong tác phẩm của mình.
II.
Để hiểu rõ hơn, có lẽ phải vào thăm căn nhà của Quang Dũng một lần cho biết. Tôi xin bắt đầu thế này. Cách đây hơn hai mươi năm, tôi từ? Nứa mới tề (*), ra Phùng để đón anh tôi từ Hà Nội xuống. Qua cánh đồng làng, lên con đê Hiệp, qua một bãi dâu và nhiều ruộng mía, lội qua con sông Đáy cạn leo lắt một dảii nước trong, tôi đã nhìn Phùng với một niềm xúc động lớn. Vì Phùng (hay Đan Phượng cũng thế), từ nhiều tháng qua đã là mội khiếp hãi của vùng tôi. Phùng có khẩu trọng pháo lớn rót vào các vùng phụ cận, Phùng phát xuất những cuộc hành quân càn quét bao quanh. Vậy mà bây giờ tôi đang bước đến Phùng. Nhưng ở đó sẽ có anh tôi từ Hà Nội xuống, có tin tức của thầy tôi và của nhà bác tôi nữa. Vui mừng lẫn lo sợ tràn ngập trong lòng. Khi trèo lên con dốc cao đầy những đá tai bèo của con đê Phùng, tôi đã được hướng dẫn tới một căn nhà ngay cạnh chỗ đó có cửa hàng đại lý gạo, muối đó là nhà cả Tung. Vừa bước vào nhà, tôi đã nghe thấy tiếng anh tôi hát vòng vọng từ trong ra. Bước xuống ba bậc thềm, vào cái sân lát gạch Bát Tràng đỏ tía, mát lạnh cả chân, tôi đã thấy anh tôi mặc áo tây, đứng trên bậc cửa căn nhà khách. Anh em tôi đã đoàn tụ sau bao nhiêu tháng tản cư lưu lạc tại đó. Tôi đã bắt đầu cởi bỏ bộ quần áo nâu vùng giải phóng để ra Hà Nội học lại, tại đó. Và cả sau này nữa, cái bến nghỉ chân của tôi mỗi lần tư Hà Nội về quê chơi, cũng tại đó: Nhà cụ Tổng - Phùng. Và chính là căn nhà của Quang Dũng. Phải rồi, trên tôi đã nói về căn nhà ấy từ khi bước vào tới cái sân nhỏ giữa hai căn nhà. Tôi xin kể tiếp. Căn nhà khách phía bên trái gồm có hai phòng lớn. Một phòng nhỏ đầu nhà. Khi ấy căn nhà đó đã được lệnh tiêu thổ kháng chiến, phải phá đi từng gác, nhưng những đà lim tím đen còn ?? đểnguyên. Căn nhà ngoài cùng có cửa lớn nhìn ra ngoài lộ đã đóng kín. Tôi đã nằm những ngày chủ nhật trong căn buồng này. Ngữa mặt nhìn lên, chỉ thấy ngói phơi màu hồng mốc tr?ng và những màng mạng nhện giăng măc khăp nơi. Tường vôi màu xanh đã nhạt. Ở một góc tường cao, nếu đứng từ trên sàn gác, thì vừa tầm tay, có một bức tranh vẽ lên tường. Cao quá, và bụi quá, tôi không nhìn rõ, vả lại bây giờ tôi cũng đã quên lấp đi nhiều, tôi không biết bức tranh ấy vẽ hình ảnh gì. Hình như cảnh một buổi chiều nào đó trong vườn của Cụ Tổng (mẹ của Quang Dũng) bảo, của anh Diệm (**) anh ấy vẽ. còn một bức nữa ở trong căn buồng đầu nhà, cũng đại khái như vậy. Căn buồng này chi H. ở nên tôi không dám vào thăm. Căn buồng đó có một khuôn cửa sổ mở ra sân sau. Sát đó là một bể nước mưa lớn. Từ căn buồng này có thể nhìn ra bãi mía bên kia con ngòi sát nhà, và thấy núi Ba Vì ở mãi tận phía xa. Căn buồng ây ngày xưa anh Diệm (tức Quang Dũng) đã ở. Có lẽ căn buồng này, khuôn cửa sổ này đã là con tim, và đôi mắt người có thể hướng về Sơn Tây, hít thở cái không khí của Sơn Tây, và sau này mang các hình ảnh của Sơn Tây vào thơ. Ở cái sân sau đó, rộng thênh thang. Có cây cau ở sát bờ nước. Một cây cau rất nhiều trái Và ở góc vườn kia có một cái chuồng gà. Và cũng ở khoảng sân đó, buổi chiều, tôi đã ngồi với L. (em trai của Quang Dũng), nhìn nước chảy dưới chân, gió mát lâng lâng từ đâu xa lướt trên ruộng mía thổi về. Và cũng từ đó tôi cũng đã thấy Ba Vì in lên nền trời xanh thẳm có mây vươn lên lên đỉnh cao. Và cũng từ đó, những khi đêm xuống, tôi đã cùng cụ Tổng, chị H., chị D, và L. đếm từng tiếng đại bác từ bên Phùng bắn đi, rồi cùng lặng nghe tiếng nổ ầm vang lại từ nơi nào xa thẳm trong kia ở đó biết có anh Diệm không. Những đêm như thế, cụ Tổng thường thắp nhang trên bàn thờ ngoài sân cầu Trời Phật phù hộ độ trì cho anh Diệm. Nhất là sau này, anh rồi cũng lại phải động viên, mỗi lần tôi về quê, ở nán lại Phùng chơi với L., cụ Tổng lại thêm xót xa. Cụ thường nói ''Anh em nửa bên này, nửa bên kia, giữa trận mạc nếu gặp nhau sao mà nhận mặt''. Những lúc như thế, chị H. thườg dẫn cụ Tổng vào nhà, thế nào cụ cũng mệt, thở dốc và ho.
III.
Cũng thời gian này, thời gian cuộc chiến đang mãnh liệt và đang hồi kết thúc, lâu lâu tôi lại được tin người từ ngoài về nói với cụ Tổng mua cho anh Diệm cái đồng hồ, cái bút máy, hay các vật dụng cần thiết khác. Và cũng chính thời gian đó, tập thơ chép tay của Quang Dũng từ ngoài đó cũng được gủi về. Tôi đã lật từng trang, đọc từng bài và xem một vài bức vẽ phụ họa. Thơ Quang Dũng đã được anh em tôi thích thú từ đó.Trong những bài thơ của Quang Dũng, có lẽ làm cả nhà xúc động nhất là bài Đôi mắt người Sơn Tây. Vì trong đó có nói đến:'
Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Những xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi cũng có thăng con bé nhỏ.
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông'.
Niềm lo âu của Quang Dũng qua những câu thơ trên, đã làm cả nhà thương cảm. Ở trong vùng tề, cả Tung và đứa con của Quang Dũng sống tương đôi an toàn và sung túc. Riêng cháu Quang Dũng (nhà thơ đã lây tên con làm bút hiệu), thì ít khi tôi gặp mặt. Thỉnh thoảng trong những ngày giỗ chạp, một năm đôi lần, tôi mới thây chị Diệm đưa cháu Quang Dũng về thăm nhà. Lúc ấy cháu Quang Dũng đã bảy tám tuổi, mặt mũi rât khôi ngô. Còn chị Diệm, bây giờ tôi không còn nhớ được mặt mũi ra sao nữa. Chỉ biết là một người đàn bà mỏng manh và khá cao. Chị thường mặc áo màu nâu, buồn. Tôi chưa lần nào tiếp chuyện với chị. Tôi có cảm tưởng thật khó nói, buồn buồn khi nhớ lại hình ảnh của chị. Chỉ như một cái cây, tự lấp mình đi trong giữa đám ruộng. Sự lặng lẽ, cô dơn như đã bủa vây thật chặt, thật kín, làm chị không còn gần gũi được với ai. Tôi cũng không được nghe, không đưộc biết anh Diệm đã lấy chị trong trường hợp nào? Cả trong những bài thơ của anh, tôi cũng chưa thấy có dòng nào nói đến người vợ đáng thương này.
..IV.
Sau này khi cụ Tổng và cả gia đình vào Nam, tôi có lại thăm mấy lần ở miệt nhà thương Cộng Hòa. Lời mà cụ Tổng nói với chúng tôi là: 'Hôm anh Diệm về, có hai người đi kèm. Anh chỉ nói với mẹ một câu ngắn rằng mẹ đi. Thế thôi'. Thế là hết , bao nhiêu năm chỉa lìa, bao nhiêu năm thương nhớ giữa mẹ con tưởng sắp đoàn tụ, bỗng lại phải chia lìa . Từ đó cụ Tổng cứ buồn bã, yếu đi rồi mệt. Cho đến hôm nay, cụ mất có lẽ đã hơn mười năm.Tôi ngồi viết lại những giòng này trong sư bùi ngùi và nhớ tiêc. Xin cho tôi được coi những hàng chữ này như những nén hương dâng lên cụ Tổng. Xin cho tôi được gửi chị H, L và các cháu những lời thăm hỏi . Phải không chị H. Bên căn nhà ngang, tụi em quên thế nào được những bữa cơm giản dị, mà thật ngon, nhât là món thịt xôt cà chua . Rồi những ngày ở Hà Nội nữa . Thấp thoáng mà đã mấy chục năm qua. Mau quá hả chị H ? Cháu Dũng chăc đã lớn lăm rồi . Biết nó có phải vào Nam đánh nhau không. Cuộc đời cứ lẩn quẩn mãi trong vòng oan nghiệt của chém giết này. Biêt bao giờ cho dất . Biết bao giờ tụi mình được trở về Sơn Tây, ngồi ở khoảng sân sau, nhìn qua bãi mía, thấy núi Ba Vì ở mãi tận nơi xa ...
Saigon, tháng 11, 1971
Phan lạc Tiếp
TS. LÂM LỄ TRINH * TRẦN VỸ
Khoa baûng vaø Só phu
laïi nhöõng kyû nieäm choân kín cuûa dó vaõng vaø ñoàng thôøi thuùc ngöôøi löõ haønh
suy ngaãm veà quaûng ñöôøng coøn phaûi vöôït qua. Söï ra ñi vónh vieãn cuûa baïn coá tri
Traàn Vyõ thuoäc loaïi maát maùt to lôùn vöøa noùi .
Anh Vyõ quaù vaõng ngaøy 25. 2. 1994 taïi Les Ivelines , Phaùp . Cuõng nhö bao nhieâu trí
thöùc VN khaùc ra ñôøi vaø tröôûng thaønh giöõa thôøi ñaát nöôùc nhieãu nhöông, Vyõ
thaám trong xöông tuûy moái haän cuûa moät daân toäc bò trò , vì theá ñaõ haêng say lao
mình trong thaäp nieân 40 vaøo côn loác toaøn quoác choáng Ñeá quoác vaø sau ñoù, khi
vôõ moäng vôùi Xaõ hoäi chuû nghæa , Vyõ khoâng do döï xaõ thaân ñoái khaùng coäng
saûn ñoäc taøi. Vyõ ñaõ traû moät giaù ñaét baèng baûy naêm daøi caûi taïo trong traïi tuø
Baéc Vieät . Löu vong nöôùc ngoaøi, Traàn Vyõï khoâng meät moûi ñaáu tranh baèng
haønh ñoäng vaø saùng taùc cho ñeán ngaøy nhaém maét lìa traàn .
Vyõ ra ñôøi naêm 1920 taïi Hueá , thaân sinh laø cuï ñoác hoïc Traàn Kinh , moät nhaø moâ
phaïm noåi danh taïi Quaûng Bình- Haø Tònh . Trung hoïc taïi tröôøng Thieân Höïu, Hueá,
1933-1936, do doøng Thöøa sai Paris thaønh laäp, giaùo sö goàm coù linh muïc Ngoâ Ñình
Thuïc,Lefas, Massiot, Nguyeãn Vaên Hieàn, Nguyeãn Vaên Thích, Taï Quang Böõu, Hoaøng
Troïng Cang, Haø Thuùc Chính… Traàn Vyõ cuøng vôùi Voõ Vaên Haõi vaø Haø Thuùc Kyù
hoïc treân taùc giaû baøi naøy vaø Chaân Tín, Phan Vaên Thính, Phan Huy Thaïch,Ngoâ
Khaéc Tænh, Voõ Sum, Laâm Troïng Thöùc, Traàn Teá Döông,...hai lôùp . Vyõ ñöôïc thaày
laån baïn meán yeâu vì sieâng naêng vaø traàm tænh. Xong Tuù taøi taïi Albert Sarraut
naêm 1940 , Vyõ ghi teân vaøo tröôøng y khoa Haønoäi . Chöa kòp naïp luaän aùn thì
chieán tranh choáng Phaùp buøng noå. Töø thaùng 3 cho ñeán thaùng 6.1946, Vyõ tham
gia khaùng chieán trong cöông vò y só quaân y taïi vuøng ñòa ñaàu Laïng sôn. 1947 ñeán
1950, ñöôïc thuyeân chuyeån veà Lieân khu 4 ( goàm coù Thanh hoùa, Vinh, Ñoàng hôùi
vaø Thöøa thieân) vaø giöõ chöùc y só tröôûng cuûa trung ñoaøn 101. Cuoái 1950, " dinh
teâ" veà khu töï trò Phaùt dieäm vaø Saøigoøn ñeå trình luaän aùn baùc só vaøo thaùng
2.1951 . Thaùng 3.1951 cho ñeán thaùng 8.1955, Vyõ du hoïc taïi Phaùp ñeå laáy baèng
cöû nhaân khoa hoïc (1952),Tieán só vaïn vaät hoïc (1955) vaø Thaïc só y khoa
(thaùng7.1955) . Laøm vieäc taïi Trung taâm khaûo cöùu quoác gia Phaùp, Centre National
de Recherches scientifiques, CNRS, Gif sur Ivette , 1953 ñeán 1955 . Veà Vieät Nam, Vyõ
laø giaùo sö thöïc thuï daïy moân sinh-lyù-hoïc taïi Ñaïi hoïc y khoa Saøigoøn töø 1955 ñeán
1975.
Hieàn theâ cuûa Vyõ laø Bs Nguyeãn Thò Vinh, taän tuïy vôùi coâng taùc xaõ hoäi trong
chöùc Hoäi tröôûng Hoäi Ngöôøi Muø VN . Ngoaøi lónh vöïc nghieân cöùu vaø giaùøo duïc,
Vyõ coøn tham gia chính trò : Boä tröôûng Y teá Chính phuû VNCH töø thaùng 5.1956 ñeàn
thaùng 5. 1961), Toång giaùøm ñoác Vieän nghieân cöùu khoa hoïc VN (1961-65), saùng
laäp vieân ñaûng Nhaân Xaõ (Chuû tòch: Tröông Coâng Cöøu) naêm 1968 vaø ra khoûi toå
chöùc naøy thaùng gieâng 1970 ñeå thaønh laäp "Löïc löôïng nhaân daân kieán quoác "
(Toång thö kyù: Leâ Troïng Quaùt). . Nhieàu laàn vöôït bieân thaát baïi, Vyõ bò gôûi ñi caûi
taïo thaùng 6.1975 taïi Long Thaønh, ba thaùng sau taïi Thuû Ñöùc vaø qua thaùng 10.75,
chuyeån ñeán traïi Haø Sôn Bình ôû phía Nam Haønoäi loái 20 caây soá, ñeå lao coâng
khoå sai cho ñeán ngaøy ñöôïc traõ töï do vaøo thaùng 9. 1979 . Ñôn xin tò naïn chính trò
taïi Phaùp phaûi ñôïi 10 naêm, cho ñeán thaùng 2.1989, môùi ñöôïc chaáp nhaän .
Trong boán naêm choùt löu laïc xöù ngöôøi, maëc duø söùc khoõe suy yeáu, Vyõ ñaõ thöïc
hieän ñöôïc moät phaàn hoaøi baõo laø toá caùo tröôùc coâng luaän quoác teá cheá ñoä
lao tuø chính trò man rôï vaø ñôøi soáng daân söï thieáu töï do taïi VN baèng nhöõng buoåi
noùi chuyeän vôùi coäïng ñoàng di cö, nhöõng baøi bình luaän treân baùo chí AÂâu chaâu
vaø ñaëc bieät trong hai taùc phaåm "Prisonnier Politique au Vieät Nam " (baèng tieáng
Phaùp, nhaø xuaát baûn L' Harmattan,Paris ,1990, 202 trang ) vaø "Saøigoøn döôùi aùch
coäng saûn, Thôøi kyø 1979- 1989", 201 trang , do Hoäi Y sæ VN taïi Hoa kyø aán haønh
naêm 1993. Hai quyeån kyù öùc naøy ñöôïc vieát ra taïi VN trong thôøi gian laøm thuû tuïc
xuaát ngoaïi. Vì bò CS theo doûi sít sao vaø ñeå khoâng queân caùc chi tieát heä troïng,
Vyõ ñaõ phaûi leùn luùt ghi chuù taøi lieäu vaøo buoåi saùng vaø huûy boû trong ngaøy,
nhieàu naêm roøng raõ. Taùc giaû baøi naøy ñöôïc baø goùa phuï Traàn Vyõ trao cho, ñeå
tìm caùch aán loaùt, hai baûn thaûo khaùc cuûa Vyõ, moät baèng tieáng Anh "Saigon under
the communist occupation 1979- 1989" vaø moät baèng tieáng Vieät nhan ñeà"Thaùnh
Vònh"goàm coù 150 baøi thô song thaát luïc baùc, keøm theo moät aùng vaên xuoâi töïa
ñeà Giaùo só goàm 12 ñoïan, caên cöù vaøo saùch Giaûng Vieân Ecclesiaste,.
Taäp "Thaùnh Vònh, Psalms" - hoaøn taát naêm 1989 trong boái caûnh coâng an khu vöïc
CS keàm keïp - tieát loä moät khía caïnh khaû kính khaùc cuûa con ngöôøi ña naêng Traàn
Vyõ: moät nhaø thô toân giaùo coù ñöùc tin maïnh meû, traøn ñaày nhöïa soáng vaø doài
daøo tình caûm cao thöôïng. Trong lôøi töïa, taùc giaû giaûi baøy vì sao ñaõ dòch 150
Thaùnh vònh töø Thaùnh Kinh Phaùp ra thaønh thô Vieät: "..Toâi duøng theå song thaát
luïc baùt vì theå naøy ñaõ ñöôïc OÂn Nhö Haàu duøng trong Cung Oaùn Ngaâm Khuùc ,
moät aùng thô baát huû taõ tình caûnh cöïc khoå taâm hoàn cuûa moät cung nöõ, maø
taâm hoàn toâi ñang luùc aáy cuûng trong moät tình traïng bò giam caàm nhö cung nöõ
aáy chaêng ?".
Trong taïp chí Truyeàn Thoâng, Communications, soá 6, phaùt haønh thaùng 11.2002 taïi
Montreal, Gia Naõ Ñaïi, coù moät baøi nhan ñeà "Tìm hieåu saùch Giaùo só" nghieân cöùu
khaù coâng phu saùng taùc neâu treân (trang 37-42).
Sau ñaây xin toùm taéc nhöõng söï kieän ñaùng ghi laïi trong hai quyeån saùch "Tuø nhaân
chính trò taïi VN" vaø "Saøigoøn döôùi aùch CS":
Ñôøi soáng vaø söï hoïc taäp trong traïi tuø CS , 1979 - 1989 .
Vyõ bò giam 37 thaùng taïi traïi 52-A Haø Sôn Bình ñöôïc Boä Noäi vuï CS choïn laøm traïi
"kieåu maãu soá 1 " ñeå tröng baøy moãi khi caùc toå chöùc nhaân quyeàn vaø baùo giôùi
ngoaïi quoác ñeán VN quan saùt. Nôi ñaây taäp trung moät soá ñoâng chính khaùch vaø
nhaân vieân cao caáp, quaân söï laån daân söï, cuûa chính quyeàn " nguïy".
Ñaàøu naêm 1979, khi tình hình caêng thaúng giöõa Haønoäi vaø Baéc kinh, nhaân soá
trong traïi taêng leân ñeán 1300 tuø nhaân.Theo Traàn Vyõ, naêm 1977, taïi Baéc Vieät,
coù ít nöõa 25 traïi caûi taïo, moãi traïi nhoát treân 1000 ngöôøi, toång coïng khoâng döôùi
25.000 traïi vieân. Ñöôïc chæ ñònhø phuï taù moät caùn boä CS coi soùc traïm y teá cuûa
khu chính trò neân Vyõ coù cô hoäi tieáp xuùc vôùi nhieàu tuø nhaân vaø ñoàng thôøi
nhaän xeùt veà cô caáu cuûa traïi. Vôùi muïc ñích tuyeân truyeàn, trong nhöõng tuaàn
ñaàu nhaäp traïi, traïi tröôûng tuyeân boá raèng taát caûø traïi vieân (mang nhaûn hieäu
PCM töùc tuø phaûn caùch maïng ) seõ ñöôïc Chính phuû "khoan hoàng" cho trôû veà
nguyeân quaùn ñeå phuïc vuï nhö coâng daân "hoái caûi vaø löông thieän " sau khi maõn
haïn hoïc taäp aán ñònh " treân nguyeân taéc " laø 3 naêm baèng moät nghò ñònh cuûa
Huyønh Taán Phaùt, Thuû töôùng chính phuû MTGP Mieàn Nam. Tuy nhieân, raát mau
choùng, nhieàu bieän phaùp cöùng raén ñöôïc aùp duïng vaø kyû luaät trôû neân khaéc
nghieät, coøn ngaøy phoùng thích thì vaãn khoâng thaáy nhaéc ñeán.
Traïi vieân ñoái ñaàu vôùi ba moái lo haéc aùm: ñoùi, laïnh vaø coâ ñôn.Veà aåm thöïc,
UÛûy ban Haønh chính ñòa phöông choïn gôûi tuø nhaân ñeán traïi phaûi ñoùng haèng
thaùng cho Boä Noäi vuï, cô quan quaûn lyù traïi, 15 ñoàng, vöøa ñuû mua 12 kí loâ gaïo
vaø 200 gôø-ram thòt, caù ñeå nuoâi moåi ngöôøi tuø caûi taïo. Ñaàu naêm 1977. thòt, caù
khan hieám neân ñöôïc thay baèng ñuû loaïi rau coû vaø gaïo moác phaûi aên ñoän vôùi
baép, bo bo vaø lang saén. Naêm khi möôøi hoïa, traïi vieân môùi ñöôïc dieãm phuùc neám
mieáng thòt nhoû neáu coù haï heo beänh vaø traâu giaø .Thòt traâu ñeå daønh cho caùn
boä, coøn da traâu laø phaàn cuûa traïi vieân . Vì thieáu dinh döôûng, veä sinh vaø thuoác
men (naêm 1979, Boä Noäi vuï caáp 50 xu moãi thaùng ñeå chaêm lo söùc khoûe cho moåi
traïi vieân ! ) neân chæ vaøi thaùng sau, nhieàu tuø nhaân maéc beänh phuø thuûng,
thieáu maùu, kieát lî, gheû lôû, kinh phong….Moät soá khoâng ít nhö Ls Traàn Vaên
Tuyeân, Gs Nguyeãn Duy Xuaân, Nghò só Traàn Theá Minh, ñaïi taù Ñoã Kieán Naâu…ñaõ
cheát thaûm. Nhöõng ngöôøi naøo "may maén" ñi lao coâng ngoaøi traïi ñeàu tìm baét
raén rít, saâu boï, coân truøng vaø haùi laù caây, traùi röøng ñeå aên ñôû ñoùi. Hai baøi
thô " Mieáng thòt lôïn, chao oâi, laø vó ñaïi " vaø " Chuùng toâi soáng giöõa loøng thung
luõng" cuûa Nguyeãn Chí Thieän cuõng nhö cuoán phim " The Killing Fields" cuûa Hollywood
ñaõ dieãn taû khoâng ngoa söï daøy xeù trieàn mieân cuûa nhöõng bao töû ñoùi laû, ñoùi
raïc.
Böõa côm xong maø cöù töôûng chöøng
chöa coù moät thöù gì trong ruoät caû !
Ñeâm naèm mô mô toaøn mô thòt caù,
ngaøy laém ngöôøi vô caû voû khoai lang. (NCT).
Noåi kinh hoaøng thöù hai laø nhöõng muøa ñoâng reùt buoát vaø aåm öôùt taïi Baéc
Vieät.Vì ñoåi traïi baát ngôø giöõa muøa heø ôû Mieàn Nam neân caùc tuø nhaân khoâng
coù quaàn aùo aám. Traïi phaùt cho nhöõng chieác aùo boâng cuû vaø meàn vaõi moûng.
Möa gioù thoåi xuyeân song saét caùc nhaø giam troáng traûi vaø ban ñeâm, traïi vieân
nguû co ruùt treân saøng xi maêng giaù laïnh. Ñeå khoûi cheát coùng, hoï baøy ñuû hình
thöùc taïo hôi noùng: xeõ aùo boâng ñeå nheùt vaøo trong nhieàu xaáp giaáy nhöït trình,
quaán oáng chaân baèng giaáy baùo, gom nhieät ñoä cô theå baèng caùch ba hay boán
ngöôøi naèm saùt vôùi nhau ñeå phuû leân treân nhieàu lôùp meàn chung, mang aùo
quaàn caû thaùng trôøi maø khoâng taém röûa vaø huùt thuoác laù baát chaáp lao phoåi
.Muoåi, reäp, chaáy vaø chuoät laø aùc moäng ngaøy ñeâm . Thaûm caûnh naøy ñöôïc trình
baøy bôûi nhieàu taùc giaû nhö trong "Vieät Nam, ouø est la veùriteù? " cuûa Tröông Vónh
Leã (nxb Lavauzelle, Paris, 1989), "Le Goulag Vietnamien" cuûa Ñoaøn Vaên Toaïi (nxb R.
Laffont, Paris, 1979), " Ñaùy ñòa nguïc" cuûa Taï Tî (1985), " Ñaïi hoïc maùu" cuûa Haø
Thuùc Sinh vaø "Nhöõng naêm caûi taïo ôû Baéc Vieät" cuûa Traàn Huyønh Chaâu (1861)
Ñau khoå xoaùy moøn nhaát khoâng phaûi thuoäc veà theå chaát maø chính laø söï troáng
traûi tinh thaàn , CS coâ laäp ngöôøi tuø caûi taïo vôùi theá giôùi beân ngoaøi baèng caùch
khoâng cho hoï tieáp xuùc vôùi gia ñình. Teát 1977 laø laàn ñaàu tieân caùc traïi vieân
ñöôïc vieát thô cho thaân nhaân trong Nam, ñòa chæ lieân laïc buoäc phaûi ghi taïi T.Ñ töùc
Trung ñoaøn 52-A , Chí hoøa Saøigoøn vaø hoï khoâng ñöôïc pheùp tieát loä nôi ñang
soáng. Quaø tieáp teá khoâng theå caân naëng quaù 5 kí, do khaùm Chí hoøa chuyeån ñi
vaø traø, caø pheâ, röôïu , muoái bò caám tuyeät..
Töø thaùng 8 ñeán cuoái thaùng 10.1976, sinh hoaït trong traïi goàm coù nhöõng ngaøy
daøi leâ theâ traïi vieân thaûo tôùi thaûo lui tôø thuù veà lyù lòch, gia ñình vaø dó vaõng,
ñoïc vaø pheâ bình laûm nhaûm - döôùi söï höôùng daãn cuûa caùn boä - moät soá saùch
vaø baøi trích trong caùc baùo Nhaân Daân vaø Quaân Ñoäi Nhaân Daân cuûa Ñaûng CS ;
phuùc trình coâng taùc; kieåm thaûo vaø töï kieåm thaûo…. Chöông trình hoïc taäp chính
trò baét ñaàu thaùng 5. 1977. Moät phaùi ñoaøn caùn boä trung öông huøng haäu, do
Thöù tröôûng Boä Noäi vuï chæ huy, ñeán thuyeát trình veà 4 ñeà taøi: Vò theá cuûa VN CS
trong theá giôùi xaõ hoäi chuû nghæa, taùc duïng giaùo duïc cuûa lao ñoäng tay chaân ,
nhu caàu töï caûi taïo vaø giuùp ñoàng baøo caûõi taïo, vaø sau heát, söï tuaân haønh noäi
quy cuûa traïi. Caùc buoåi hoïc taäp keát thuùc baèng nhöõng cuoäc tranh luaän theo
töøng nhoùm ñeå neâu ra caùc "söï kieän thöïc teá" chöùng minh tính caùch quan troïng
cuûa moãi ñeà taøi . Khoùa chaám döùt trong moät phieân hoïp chung. Loái 15 hoïc vieân "
tình nguyeän " ñöùng ra tri aân Ñaûng, Chính phuû vaø Boä Noäi vuï, ñoàng thôøi cam keát
trieät ñeå aùp duïng nhöõng lôøi giaûng huaán. Moät soá " coø moài" coøn doûng daïc
höùa toá giaùc nhöõng phaàn töû voâ kyû luaät vaø phaûn ñoäng! . Ñieàu laøm cho taùc
giaû Traàn Vyõ böïc boäi nhaát laø caùc giaûng vieân ñaõ ñoàng hoùa loøng thöông toå
quoác vôùi söï trung thaønh vôùi ñaûng, chuû tröông yeâu ñaûng töùc laø yeâu nöôùc vaø
coi troïng Ñaûng hôn Nöôùc .
Sau troø nhoài soï chính trò laø giai ñoaïn lao coâng cöôûng baùch coøn ñöôïc meänh danh
noâm na "lao ñoäng vinh quang", döïa vaøo khaåu hieäu tuyeân truyeàn CS " giaûi thoaùt
con ngöôøi baèng lao ñoäng ". Caùc traïi vieân ñöôïc chia ra thaønh nhieàu toaùn: ñan roå,
ñuùc ñinh, laøm ñoà moäc, ñoå gaïch ngoùi vaø troàng troït. Töø höøng saùng, taát caû bò
luøa ra noâng tröôøng hay khu röøng keá caän vôùi nhöõng duïng cuï coå loå. Rau caûi
troàng ñöôïc vaø vaät duïng laøm ra ñem baùn cho caùc hôïp taùc xaõ nhaø nöôùc, coâng
sôû hay thò tröôøng töï do. Sau khi tröø chi phí, tieàn lôøi chia laøm ba, cho Boä Noäi vuï,
ngaân quyû cuûa traïi vaø ñeå thöôûng caùc caùn boä trong traïi. Chi phí vöøa noùi goàm
coù soá löông tính treân caên baûn naêm 1977 laø 1,35 ñoàng moåi ngaøy cho moãi traïi
vieân maø Boä Noäi vuï phaûi thanh toaùn cho caùc UÛy ban haønh chính ñòa phöông ñaõ
gôûi tuø nhaân ñeán traïi . Noùi toùm taéc, CS bieán traïi caûi taïo thaønh xí nghieäp kinh
teá vaø duøng nhaân coâng noâ leä ñeå kieám tieàn cho cheá ñoä.
Veà taùc phong cuûa caùc thaønh phaàn tuø caûi taïo, taùc giaû Traàn Vyõ coù nhöõng
nhaän ñònh deø daët nhöng xaùc thöïc: Vaøi " nhaân vaät nguïy " ñaõ nhaän laøm " aêng
ten " cho CS nhö nguyeân Toång tröôûng Thoâng tin Phaïm Thaùi (bò traïi vieân cho aên
ñoøn hoäi chôï vaø bòt muûi söûa teân thaønh Phaïm Thuùi), moät soá cöïu töôùng laõnh
vaø só quan cuûa quaân ñoäi Mieàn Nam. Vaøi "chính khaùch töï xöng quoác gia " laïi
haønh ñoäng baát xöùng nhö moät cöïu nghò só (kieâm cöïu thieáu töôùng) ñaõ bò CS
chænh coâng khai vì vieát thô toû tình laïng quaïng taïi traïi Thuû Ñöùc vôùi moät nöõ ñaïi
uùy thuoäc ñoaøn CS tình baùo Thieân nga vaø moät cöïu töôùng khaùc giaû beänh vaø
haï mình xöng con vôùi traïi tröôûng ñeå xin ñöôïc traõ töï do..v..v… Beân caïnh nhöõng con
chieân gheû naøy , coù nhöõng göông maët khí phaùch laøm cho chính quyeàn CS kieâng
neå : Nghò só Traàn Trung Dung khoâng chòu vieát tôø töï thuù, trung uùy Tröông Quang
Haäu tuyeät thöïc thaùng 2. 1979 ñeán cheát ñeå phaûn ñoái Baéc boä phuû, Nguyeãn
Ngoïc Thuùy thuoäc Trung öông tình baùo VNCH vaø ñaëc bieät laø Ls Traàn Vaên Tuyeân.
Töø trang 103 ñeán 111 trong hoài kyù, Vyõ keã laïi chi tieát caùi cheát ñaùng thöông taâm
cuûa Traàn Vaên Tuyeân moät ñeâm trung tuaàn thaùng 10. 1976 trong luùc oâng Tuyeân
nhaän lôøi ñaïi dieân traïi vieân phaùt bieåu quan ñieåm veå ñeà taøi "Traùch nhieäm cuûa
trí thöùc Mieàn Nam VN trong coâng cuoäc ñaáu tranh ñoäc laäp vaø thoáng nhaát cho VN"
nhaân dòp phaùi ñoaøn trung öông Boä Noäi vuï veà toå chöùc hoäi thaûo. Ls Tuyeân
ngaát xóu vì cao maùu vaø quaù nghó ngôïi. Traàn Vyõ taän tình cöùu chöõa, Tuyeân haáp
hoái nhieàu giôø khoâng thuoác men. Thaùi ñoä thôø ô cuûa traïi tröôûng ñaõ laøm cho
nhieàu tuø nhaân baát maõn ra maët, Boä Noäi vuï xoa dòu baèng caùch cho toå chöùc
toáng taùng oâng Tuyeân theo nghi thöùc coå truyeàn, ñieàu hieám coù trong lao tuø CS.
Baø Tuyeân chæ hay tin choàng qua ñôøi 6 thaùng sau qua ñaøi BBC vaø VOA.Ngöôøi con
gaùi ñôøi vôï tröôùc cuûa Traàn Vaên Tuyeân, moât kyõ sö cö nguï taïi Haønoäi, cuõng
khoâng ñöôïc Boä Noäi vuï thoâng baùo hung tin .
Sau heát, coù ba ñoaïn khaùc ñaùng chuù yù trong quyeån hoài kyù : 1 ) Nôi trang 158 -
161 , Vyõ keå laïi: Moät buoåi tröa thaùng 9.1978 , trong luùc tình hình quaân söï raát
gaêng giöõa Haønoäi vaø Baéc kinh, tình côø moät nhoùm tuø goác Mieàn Nam, mang
quaân phuïc da beo raùch röôùi, ñeán traïm y teá hoûi thaêm Vyõ. Hoï cho bieát naêm
1960-1961, hoï ñöôïc Quaân ñoäi VNCH thaû duø xuoáng Baéc Vieät ñeå hoaït ñoäng phaù
hoaïi. Taát caû ñeàu bò CS baét, giam caàm ñaøy ñoïa vaø di chuyeån thöôøng xuyeân töø
traïi naøy qua traïi khaùc gaàn bieân giôùi suoát 17 naêm nay. Hoï môùi ñeán Haø Sôn Bình
toái hoâm tröôùc vaø möøng rôû khi hay coù moät baùc sæ quoác gia trong traïi. Hoï xaùc
nhaän coù 113 ñoàng ñoäi caûm töû coøn soáng nhöng bò Hoa kyø vaø Chính phuû
Saøigoøn khai töû. Hoï ñaõ khoùc khi nhaän ñöôïc tin Toång Thoáng Ngoâ Ñình Dieäm bò
haï saùt vaø ñaõ tuyeät thöïc hai hoâm ngaøy Mieàn Nam thaát thuû. Hoï ñoaøn keát,
ñuøm boïc laãn nhau vaø tuaân leänh ñaïi dieän do hoï baàu ra. Hoï cuõng ñaõ thaáy töø
xa moät soá tuø binh Myõ. Bò nhoát rieâng trong khu C, vaøi tuaàn sau hoï rôøi khoûi Haø
Sôn Bình .
2 ) Nôi trang 172 trong hoài kyù, Vyõ coøn ghi laïi söï tieát loä, tröôùc khi qua ñôøi, cuûa
Nguyeãn Ngoïc Thuùy, moät cöïu nhaân vieân nghieân cöùu Phuû Ñaëc uûy Trung öông tình
baùo VNCH , veà hai ñieåm : Tröôùc heát, löïc löôïng FULRO cuûa ngöôøi Thöôïng ñoøi töï
trò cho Cao nguyeân, ñöôïc Baéc kinh voû trang, seõ taùi hoaït ñoäng choáng Haønoäi
trong töông lai . Maët khaùc, Huyønh Taán Phaùt trong Maët traän GPMN ñaõ töøng tieáp
xuùc vôùi Chính phuû Saøigoøn ñeå trôû veà vuøng quoác gia khi Hieäp öôùc Baù leâ naêm
1973 tieán haønh. Vì lyù do khoâng ñöôïc bieát , vieäc tieáp xuùc giaùn ñoaïn. (Taùc giaû
baøi naøy chuù thích theâm : Sau thaùng 4. 1975, Chính phuû laâm thôøi MTGPMN bò
Haønoäi giaûi taùn .Thoaùt qua Phaùp, Tröông Nhö Taõng cho bieát Huyønh Taán Phaùt bò
CS toå chöùc aùm saùt huït ñeå caûnh caùo. Phaùt ñi Nga ñeå trò thöông tích vaø sau ñoù,
qua ñôøi taïi Saøigoøn).
3 ) Cuoái cuøng, nôi trang 177- 182 cuûa quyeån " Le prisonnier politique au VN", Traàn
Vyõ cho bieát leänh CS caám caùc toân giaùo haønh ñaïo trong traïi khoâng ñöôïc tuø
nhaân tuaân haønh . Vôùi söï moùc noái kín ñaùo vaø höôùng daãn tinh thaàn cuûa linh
muïc traïi vieân Hoâ Nai, moät soá tín ñoà Thieân chuùa ñaõ leùn toå chöùc caàu nguyeân
chung, xin toäi vaø röôùc leã, chaúng nhöõng theá coøn döïng moät baøn thôø töôïng
tröng cho Ñöùc Meï, laøm pheùp röõa toäi cho cöïu ñaïi taù Wong A Sang , 70 tuoåi, vaø
giuùp nguyeân Toång tröôûng Taøi chính Leâ Quang Tröôøng tìm laïi ñöùc tin .
Xaõ hoäi Mieàn Nam VN döôùi aùch CS , 1979 - 1989 .
Suoát 10 naêm khaéc khoaûi laøm thuû tuïc xuaát ngoaïi, Vyõ soáng moät kinh nghieäm
môùi, taän cuøng ñaéng cay, vôùi thaân phaän cuûa moät trí thöùc bò khai tröø vaø maát
quyeàn coâng daân, giöõa moät xaõ hoäi baát nhaân trong ñoù moïi giaù trò ñeàu ñaõo
loän. Thaät vaäy, CS xem " Phaûn Caùch Maïng" laø moät nhaûn hieäu phaûi ñeo troïn ñôøi
vaø xem moãi thöôøng daân nhö moät nghi phaïm mang aùn treo. Vyõ ñöôïc phoùng thích
thaùng 9. 1979, nhôø gia ñình daøn xeáp baèng moät soá vaøng vôùi moät " caùn boä
chính trò cao caáp teân Nguyeãn Vaên Linh töø Baéc vaøo ñeå caûi caùch thöông maïi taïi
Thaønh phoá HCM ". Vyõ chuù thích nôi trang 200 cuûa hoài kyù: "Coù söï truøng teân vôùi
Toång bí thö cuûa Ñaûng CS " (?!). Neáu khoâng kheùo lo chaïy, ngöôøi cöïu tuø caûi taïo
khoâng theå cö truù taïi Saøigoøn vaø phaûi choïn hoaëc trôû veà sinh quaùn , hoaëc ñi
vuøng kinh teá môùi.
Chöông 5, 6, 7 vaø 9 cuûa quyeån " Saøigoøn döôùi aùch CS , thôøi kyø 1979 - 1989 "
nghieân cöùu saâu saéc chính saùch cuûa Haønoäi ñoái vôùi quaàn chuùng, trí thöùc vaø
toân giaùo. Taùm naêm sau, chính saùch naøy ñoåi danh xöng ñeå tuyeân truyeàn nhöng
vaãn giöû nguyeân caên baûn vaø muïc tieâu:
1 - Quaàn chuùng bò nhaø caàm quyeàn CS canh chöøng sít sao baèng nhöõng bieän
phaùp tinh vi vaø nham hieåm. Hoä khaåu vaø Coâng an khu vöïc laø hai coâng cuï quan
troïng cuûa chính saùch naøy. Phoøng an ninh quaän caáp cho moåi ngöôøi chuû gia ñình
moät tôø hoä khaåu vôùi ñòa chæ choå ôû, ñeå ghi ñaày ñuû lyù lòch, ngheà nghieäp, toân
giaùo vaø ngaøy moãi ngöôøi ñöôïc pheùp sinh soáng taïi ñòa chæ aáy. Khoâng coù teân
hôïp leä trong hoä khaåu thì ñöøng mong ñöôïc chaáp nhaän vaøo tröôøng, xin naèm
beänh vieän, mua nhu yeáu phaåm giaù chính thöùc, nhaän thö baûo ñaûm, tìm vieäc ,
laøm ñaùm cöôùi , khai sinh cho con, laäp tôø khai töõ vaø, khi cheát, mua hoøm cuûa Nhaø
nöôùc! Noùi toùm taéc, hoä khaåu laø loaïi giaáy haønh chính sinh töû cho ngöôøi daân
Vieät, vôùi ñuû thöù taùc duïng: tôøõ caên cöôùc, giaáy pheùp cö truù, soåø hoä tòch vaø
theû khaåu phaàn. Moät laù buøa hoä maïng.
Nhöõng naêm veà sau, danh töø Coâng an khu vöïc ñoåi thaønh Coâng an ñöôøng phoá
nhöng nhieäm vuï kieåm soaùt daân ñen khoâng thay ñoåi. Muoán xin ñieàu gì taïi cô quan
haønh chính hay an ninh phöôøng: gia haïn taïm truù, xin pheùp vaéng maët khoûi nhaø,
khai maát troäm...thì phaûi coù lôøi pheâ cuûa coâng an khu vöïc. Coâng an luïc soaùt nhaø
tö nhaân khoâng caàn leänh Toøa vaø coøn coù quyeàn ñeà nghò vôùi caáp treân gôûi ñi
traïi taäp trung cuûa quaän, thaønh phoà, tænh hay Boä Noäi vuï. Cöïu tuø caûi taïo muoán
ngöng trình dieän, coù theûõ cöû tri ñeå ñi baàu vaø xin xuaát ngoaïi ñoaøn tuï gia ñình thì
phaûi ñöôïc Uûy ban haønh chính quaän xeùt cho khoâi phuïc coâng quyeàn tröôùc. Daân
quyeàn chöa khoâi phuïc, tình traïng cuûa y khoâng khaùc gì bò quaûn thuùc taïi gia döôùi
söï theo doûi thöôøng xuyeân cuûa moïi caáp coâng an, töø phöôøng ñeán quaän, thaønh
phoá vaø luoân caû Boä Noäi vuï. Vieät kieàu veà xöù thaêm baø con hay laøm aên vaãn
caûm thaáy aùy naùy vì tính caùch kyø thò cuûa luaät leä trong nöôùc .
2 - Caùc toân giaùo taïi VN ñöôïc CS "chaêm soùc chu ñaùo " vì töø xöa nay, xaõ hoäi chuû
nghæa khoâng ngöøng toá caùo tín ngöôûng laø " nha phieán cuûa quaàn chuùng", oå
phaûn ñoäng vaø phaûn caùch maïng. Chính quyeàn Haønoäi phaân bieät roû vieäc thôø
phöôïng vaø vaán ñeà giaûng daïy giaùo lyù. Trong giôùi haïn cuûa nôi thôø phöôïng, tín
ñoà ñöôïc töông ñoái töï do nhöng söï daïy ñaïo bò kieåm soaùt khoâng nöông tay. Caùc vi
phaïm bò cheá taøi veà haønh chính hay tö phaùp. Chính phuû döïng ra ñuû loaïi linh muc,
sö vaø muïc sö quoác doanh cuûng nhö giaùo hoäi töï trò ñeå chia reõ haøng nguõ vaø
phaù hoaïi giaù trò tinh thaàn cuûng nhö noäi dung ñaïo ñöùc, vaên hoùa vaø xaõ hoäi
cuûa caùc tín ngöôûng . Vieäc nhaø chöùc traùch CS chaáp nhaän thoâng tuïc toân giaùo
vaø chòu tham gia ngaøy leã coå truyeàn gaây hieåu laàm nguy haïi raèng VN coù töï do tín
ngöôûng. Söï thöïc khaùc haún. Coâng an CS ñaõ bòa ra nhieàu xì- caên- ñan "xaâm phaïm
an ninh quoác gia" nhö vuï Trung taâm Ñaéc loä (1980), linh muïc Traàn Ñình Thuû (1988),
Nhaø thôø Vinh Sôn (1977), caùc nhaø sö Trí Sieâu, Tueä Só, Ñöùc Nhuaän, giaùm muïc
Nguyeãn Vaên Thuaän..v..v..ñeå boâi nhoï Coâng giaùo vaø Phaät giaùo. Chính saùch ñaøn
aùp khoâng daäp taét ñöôïc, traùi laïi coøn khích ñoäâng maïnh loøng tin vaø hy voïng cuûa
quaàn chuùng nôi toân giaùo . Toân giaùo vaø nhieàu hình thöùc meâ tín (boùi toaùn, buøa
chuù, ñoàng coát, caàu cô…) laø moät thöù thuoác "an thaàn" giuùp daân chuùng chòu
ñöïng ñôøi soáng khoå cöïc vôùi öôùc mô moät pheùp laï ngaøy naøo ñoù giaûi thoaùt hoï
khoûi aùch cuûa quyû ñoû.
3 - Giôùi trí thöùc Vieät - Baéc laån Nam - thieân taû, choáng coäng hay löøng khöøng,
tröôùc vaø sau cuoäc chieán daønh ñoäc laäp, laø caùi khoái ngöôøi bò CS gaït gaåm, nghi
ngôø vaø lôïi duïng bæ oåi nhaát töø 4 thaáp nieân qua. Muoán ñöôïc Ñaûng coi laø caùn
boä hoaøn toaøn ñaùng tin caäy - thí duï trong ngaønh coâng an - thì toå tieân cuûa ñaûng
vieân naøy phaûi qua " 3 ñôøi aên cuû chuoái ", khoâng hoï haøng vôùi ñòa chuû, phong
kieán, Phaùp, Nhaät vaø Myõ nguïy. Moät soá caùn boä choùp bu dó nhieân khoâng coù
ñöôïc thaønh tích aáy, ñoù laø lyù do laøm cho hoï bò toá ngaøy hoï thaát suûng. Voõ
Nguyeân Giaùp, nhaø " khoa baûng" cao nhaát trong Boä tham möu i tôø cuûa Hoà, laø
tröôøng hôïp ñieån hình. Troïn ñôøi , Giaùp khoâng ngoác ñaàu noåi ñeå trôû thaønh Thuû
töôùng hay Toång bí thö Ñaûng vì goác " tieåu tö saûn" cuûa y . Giaùp bò Leâ Duaãn vaø
Leâ Ñöùc Thoï truø eám daøi daøi. Tröôøng Chinh daønh ñöôïc chöùc Toång bí thö duø
coâng traïng khoâng baèng ngöôøi huøng Ñieân Bieân. Giôø ñaây, Giaùp laø moät chaäu
kieån, laâu laâu ñem tröng baøy treân saân khaáu, xong ñöa caát vaøo moät xoù vöôøn.
Maët khaùc, chuû tröông " Hoàng hôn Chuyeân" vaãn coøn hieäu löïc. Sau 1975, trí thöùc
Mieàn Nam phaûi nhöôøng choå cho caùc "Tieán sæ höõu nghò" Baéc Vieät. Baèng caáp
khoâng giuùp kieám ñöôïc coâng vieäc toát trong cheá ñoä phe phaùi, oâ duø hieän nay.
Haøng nguõû trí thöùc baát maõn gia taêng trong toaøn xöù, coïng theâm vaøo ñoù voâ
soá caùn boä CS bò veà höu non , trong Quaân ñoäi hay thuoäc coá Maët traän GPMN.
Heát traùch nhieäm laø heát ñaêïc quyeàn. Khi Nguyeãn Hoä vaø ñoàng chí laûnh hoäi
ñöôïc baøi hoïc thì ñaõ quaù muoän!
Keát luaän .
28 naêm löu vong, ñoïc laïi hoài kyù cuûa ngöôøi baïn quaù vaõng Traàn Vyõ, loøng buoàn
voâ haïn, nhöng ñoàng thôøi cuõng töï hoûi: Nhöõng ngöôøi Vieät bò caûi taïo hay ñaõ
traùnh ñöôïc caûi taïo, giôø ñaây , ruùt ñöôïc keát luaän gì töø kinh nghieäm ñaõ qua?
Laøm gì ñeå ñöa ñaát nöôùc ra khoûi beá taéc hieän taïi? Neáu caû hai phía, Quoác gia vaø
Coäng saûn, ñeàu ñaõõ sai laàm trong dó vaõng, taïi sao khoâng söûa ñoåi ? Ñoåi caùch
naøo? Laøm sao giaõi theå moät cheá ñoä baát nhaân maø khoâng gaây toån haïi cho
daân toäc voâ toäi ? Chöøng naøo thoáng nhaàt yù chí vaø chieán löôïc giöõa caùc lôùp
ngöôøi ñaáu tranh ñoåi môùi ôû beân trong vaø beân ngoaøi ? Lyù do naøo khieán trí
thöùc VN ñaõ vaø hieän khoâng thích nghi vôùi traùch nhieäm laõnh ñaïo söï vuøng leân
cuûa xöù sôû ? Truyeàn thoáng só phu coøn nöõa hay khoâng?
Cuoäc ñieän ñaøm taâm tình laàn choùt vôùi Vyõ vaãn coøn vaêng vaúng trong tai. Vyõ
nhaéc laïi caâu noùi cuûa Andreù Malraux: "Coøn baát maûn thì coøn tieáp tuïc tranh ñaáu
". Trong nhöõng ngaøy gaàn nhö tuyeät voïng, Vyõ giöõ vöõng ñöùc tin vaø caàu nguyeän:
" Chuùa khoâng ngoù ñeán meà ñai vaø caáp baèng. Chuùa chæ thaáy nhöõng veát seïo
treân chuùng ta! " Vaø Vyõ keát luaän: Kyø naøy, ngöôøi Vieät mình khoâng theå vaø
khoâng coù quyeàn thaát baïi vì neáu thaát baïi thì ñoù seõ laø söï thaát baïi chung cuûa
ñaát nöôùc Vieät Nam, cuûa taát caû ngöôøi daân Vieät , baát luaän thuoäc phia naøo .
Moät söï thaát baïi maø Lòch söû seõ khoâng tha thöù! (30.4.03)
VÕ ĐẠI TÔN * TUỔI TRẺ
Tröôøng Ca Tuoåi Treû Vieät Nam Treân Ñöôøng Nhaân
Baûn
(thaân taëng Ñaïi Hoäi Thanh Nieân Sinh Vieân Vieät Nam Theá Giôùi kyø III taïi San Diego, Nam California, Hoa Kyø, 11-16/7/2003)
"Ñi töø Taâm Thöùc ñeán Haønh Ñoäng"
Voõ Ñaïi Toân
Meï cho con vaøo ñôøi baèng hôi thôû Töï Do
Töø maét Meï aùnh Xuaân hoàng thôm aám.
Voøng tay ru lôøi ca dao ñöôïm thaám
Maùu hoàn con -- duø vaéng boùng tre nghieâng.
Vì nôi ñaây treân khaép moïi mieàn
Con chæ thaáy bao kinh thaønh cao roäng.
Xa loä theânh thang, giaøu sang cuoäc soáng
Kieáp phuø sinh ñua chaïy vôùi thôøi gian.
Töø Taâm Thöùc con moäng thaáy queâ laøng
Nôi nguoàn coäi vôùi doøng soâng söõa Meï.
Con khaùt khao keâ vai cuøng Theá Heä
Chuyeån voøng xoay cho naéng chieáu phöông Ñoâng.
Con ñaõ veà ñaây !
Chung chieán tuyeán hôïp ñoàng
Chaân Phuø Ñoång böôùc treân ñöôøng Nhaân Baûn.
- Con ñaõ thaáy trôøi Baù-Linh böøng saùng
Khi Con Ngöôøi vuøng ñöùng daäy hieân ngang.
Böùc Töôøng Ñen ghi chuû thuyeát baïo taøn
Trong phuùt choác ñaõ tan thaønh bình ñòa.
Söùc maïnh Loøng Daân laø ñaøi cao chính nghóa
Nhö nghìn soâng cuoän soùng tuï truøng döông.
- Con ñaõ thaáy neàn maùu ñoå Coâng Tröôøng
Thaønh Moscow khoâng coøn thaâm boùng ñoû.
Trieäu con tim nhö maët trôøi saùng toû
AÙnh haøo quang, hoa coû cuõng möøng vui.
- Con ñaõ thaáy bao chuû nghóa choân vuøi
Trong tro buïi thôøi gian, khi baïo ngöôïc
Vôùi loøng tham lo toùm thaâu quyeàn töôùc
Haû heâ cöôøi treân nöôùc maét muoân daân.
Tuoåi Treû hoâm nay - con muoán döï phaàn
Chung coâng ñöùc vaïch ñöôøng ñi Thôøi Ñaïi.
Vôùi quyeàn Daân, Coâng Baèng vaø Leõ Phaûi,
Ñaép xaây Ñôøi Nhaân Baûn khaép muoân phöông.
Taám loøng son böøng hoa nôû höôùng döông
Töø Taâm Thöùc böôùc leân ñöôøng Haønh Ñoäng.
Con ñaõ veà ñaây !
Voøng tay con môû roäng
Cuøng anh em nghe tieáng goïi Hoàn Thieâng
Cuûa Soâng Nuùi, theo Toå Quoác leänh truyeàn,
Ñem Trí Tueä cuøng loøng soâi nhieät huyeát,
Ñem Saùng Taïo, tuoåi Xuaân ñôøi thanh khieát,
Döïng xaây ñöôøng Tieán Hoùa cuûa Nhaân Sinh.
Con ñaõ veà ñaây !
Chuyeån göûi ñeán queâ mình
Lôøi keâu goïi, hoøa chung hoàn Tuoåi Treû
Cuõng nhö con, böôùc vang ñöôøng Theá Heä
Ñeå hoài sinh Toå Quoác, saùnh naêm Chaâu.
Tuoåi Treû hoâm nay khoâng tuûi nhuïc cuùi ñaàu,
Trao haõnh dieän veà cho nguoàn Daân Toäc.
Con ñaõ veà ñaây !
Xin Meï vui, ñöøng khoùc,
Duø gai ñôøi gian khoå cuõng xin cam
Ñuoác Leân Ñöôøng ñang chæ höôùng : Vieät Nam!
Voõ Ñaïi Toân
email : vodaiton@cs.com
(thaân taëng Ñaïi Hoäi Thanh Nieân Sinh Vieân Vieät Nam Theá Giôùi kyø III taïi San Diego, Nam California, Hoa Kyø, 11-16/7/2003)
"Ñi töø Taâm Thöùc ñeán Haønh Ñoäng"
Voõ Ñaïi Toân
Meï cho con vaøo ñôøi baèng hôi thôû Töï Do
Töø maét Meï aùnh Xuaân hoàng thôm aám.
Voøng tay ru lôøi ca dao ñöôïm thaám
Maùu hoàn con -- duø vaéng boùng tre nghieâng.
Vì nôi ñaây treân khaép moïi mieàn
Con chæ thaáy bao kinh thaønh cao roäng.
Xa loä theânh thang, giaøu sang cuoäc soáng
Kieáp phuø sinh ñua chaïy vôùi thôøi gian.
Töø Taâm Thöùc con moäng thaáy queâ laøng
Nôi nguoàn coäi vôùi doøng soâng söõa Meï.
Con khaùt khao keâ vai cuøng Theá Heä
Chuyeån voøng xoay cho naéng chieáu phöông Ñoâng.
Con ñaõ veà ñaây !
Chung chieán tuyeán hôïp ñoàng
Chaân Phuø Ñoång böôùc treân ñöôøng Nhaân Baûn.
- Con ñaõ thaáy trôøi Baù-Linh böøng saùng
Khi Con Ngöôøi vuøng ñöùng daäy hieân ngang.
Böùc Töôøng Ñen ghi chuû thuyeát baïo taøn
Trong phuùt choác ñaõ tan thaønh bình ñòa.
Söùc maïnh Loøng Daân laø ñaøi cao chính nghóa
Nhö nghìn soâng cuoän soùng tuï truøng döông.
- Con ñaõ thaáy neàn maùu ñoå Coâng Tröôøng
Thaønh Moscow khoâng coøn thaâm boùng ñoû.
Trieäu con tim nhö maët trôøi saùng toû
AÙnh haøo quang, hoa coû cuõng möøng vui.
- Con ñaõ thaáy bao chuû nghóa choân vuøi
Trong tro buïi thôøi gian, khi baïo ngöôïc
Vôùi loøng tham lo toùm thaâu quyeàn töôùc
Haû heâ cöôøi treân nöôùc maét muoân daân.
Tuoåi Treû hoâm nay - con muoán döï phaàn
Chung coâng ñöùc vaïch ñöôøng ñi Thôøi Ñaïi.
Vôùi quyeàn Daân, Coâng Baèng vaø Leõ Phaûi,
Ñaép xaây Ñôøi Nhaân Baûn khaép muoân phöông.
Taám loøng son böøng hoa nôû höôùng döông
Töø Taâm Thöùc böôùc leân ñöôøng Haønh Ñoäng.
Con ñaõ veà ñaây !
Voøng tay con môû roäng
Cuøng anh em nghe tieáng goïi Hoàn Thieâng
Cuûa Soâng Nuùi, theo Toå Quoác leänh truyeàn,
Ñem Trí Tueä cuøng loøng soâi nhieät huyeát,
Ñem Saùng Taïo, tuoåi Xuaân ñôøi thanh khieát,
Döïng xaây ñöôøng Tieán Hoùa cuûa Nhaân Sinh.
Con ñaõ veà ñaây !
Chuyeån göûi ñeán queâ mình
Lôøi keâu goïi, hoøa chung hoàn Tuoåi Treû
Cuõng nhö con, böôùc vang ñöôøng Theá Heä
Ñeå hoài sinh Toå Quoác, saùnh naêm Chaâu.
Tuoåi Treû hoâm nay khoâng tuûi nhuïc cuùi ñaàu,
Trao haõnh dieän veà cho nguoàn Daân Toäc.
Con ñaõ veà ñaây !
Xin Meï vui, ñöøng khoùc,
Duø gai ñôøi gian khoå cuõng xin cam
Ñuoác Leân Ñöôøng ñang chæ höôùng : Vieät Nam!
Voõ Ñaïi Toân
email : vodaiton@cs.com
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 058
Ý NGA * VỎ DÀY MÓNG NHỌN
Bí thö thaønh uûy* bao che
Neân aên cöôùp môùi keát beø tung heâ
Coâng an, töôùng, taù... laøm heà
Ñieàu tra cöûa tröôùc, gom veà cöûa sau
Cao hôn Thöù tröôûng laøm giaøu**
Naêm cam, möôøi quyùt... bieát ñaâu boû tuø? YÙ Nga
*Bí thö thaønh uûy Saigon, coøn laø uûy vieân Boä Chính Trò csVN (tröôûng ban Kinh Teá).
**"Trung öông ñaûng CSVN xaùc nhaän cho thaáy coù nhaân vaät cao hôn caáp thöù tröôûng
aên chòu trong vuï Naêm Cam"
Theo tin cuûa Chicago Vieät Baùo soá 36, trang 33
NGUYỄN THIÊN THỤ * PHÙNG QUÁN
phùng quán (1932-1995)
vi‰t
væn trên Çá
Nguyễn Thiên Thụ
Phùng Quán quê tåi làng Thûy DÜÖng, quÆn HÜÖng Thûy, ThØa Thiên, g†i TÓ H»u b¢ng cÆu. Ông vào b¶ Ƕi, chi‰n Çãu trong nh»ng næm 1950 tåi m¥t trÆn ThØa Thiên. Sau hòa bình 1954 ,ông Çu®c vào h†c trÜ©ng D¿ BÎ ñåi H†c. Næm 1956, Phùng Quán 25 tu°i, tham gia phong tràoNhân Væn Giai PhÄm và bÎ c¶ng sän trØng phåt. Các tác phÄm cûa ông nhÜ ChÓng tham ô lãng phí , L©i mË d¥n trên Nhân Væn Giai PhÄm Çã ÇÜ®c m†i ngÜ©i bi‰t ljn . Phùng Quán phäi Çi tù, và phäi làm t© thú t¶i. Trong bän này, ông vi‰t r¢ng sau khi Nhân Væn Giai PhÄm bÎ giäi tán, suÓt ngày ông chÌ chÖi v§i bú-dù. Các bån hÕi tåi sao chÖi v§i bú- dù, ông trä l©i: ‘ ChÖi v§i ngÜ©i chán l¡m rÒi, thành phäi chÖi v§i bú dù.’ HÖn 30 næm, ông bÎ cÃm vi‰t, bÎ trù dÆp, phäi vi‰t chui truyŒn thi‰u nhi dܧi nhiŠu bút hiŒu khác nhau Ç‹ ki‰m sÓng. Mãi ljn næm 1988, Phùng Quán m§i ÇÜ®c trª låi H¶i nhà væn.
Sau 1989, NguyÍn Væn Linh cªi trói cho væn nghŒ sï, ông c¶ng tác v§i t© Cºa ViŒt cûa tÌnh Quäng TrÎ, do Hoàng Phû Ng†c TÜ©ng chû biên vào næm 1992 nhÜng vì bài báo cûa ông Xông ñÃt Nhà ThÖ TÓ H»u mà t© này bÎ Çóng cºa. Ông là con ngÜ©i cÜÖng tr¿c, bÃt khuÃt và tÓt v§i bån bè cùng ÇÒng chí. CuÓi næm 1991, Phùng Quán dùng nºa lÜÖng hÜu cûa v® Ç‹ lên Ki‰n XÜÖng, Thái Bình thæm ngÜ©i bån cao niên NguyÍn H»u ñang 80 tu°i, là ngÜ©i Çã c¶ng tác v§i HÒ Chí Minh, và cÛng là ngÜ©i ÇÙng ÇÀu Nhân Væn, Giai PhÄm, Çã lãnh cái án 15 næm tù. NguyÍn H»u ñang lúc này không v®, không con, ª trong m¶t nhà kho nghèo nàn, Ç°i bao thuÓc lá Ç‹ lÃy cóc nhái, r¡n r‰t cûa trÈ con. Trong l©i båt cho tÆp thÖ Phùng Cung, kiŒn tܧng cûa Nhân Væn Giai PhÄm, ngÜ©i Çã bÎ c¶ng sän bÕ tù 12 næm vì bài Con ng¿a già cûa chúa TrÎnh, Phùng Quán thuÆt truyŒn Çã ljn thæm Phùng Cung.
Phùng Cung nghèo ljn Ƕ khi thì mang cho con gi‰c, con trôi vØa câu tr¶m ÇÜ®c, khi thì m§ rau muÓng nܧc ª vŒ hÒ. Sau khi džc tÆp thÖ bí mÆt cûa bån, Phùng Quán liŠn Çi kh¡p nÖi vÆn Ƕng tiŠn in thÖ Phùng Cung. NguyÍn H»u ñang nghe tin, cÛng ÇÜa h‰t bÓn triŒu ÇÒng cûa bån bè t¥ng giao cho Phùng Quán Ç‹ in thÖ Phùng Cung. Phùng Quán cÛng cho bi‰t trong bài Chút nghïa cÛ càng, ñoàn Phú TÙ, thi sï cûa nhóm Xuân Thu Nhã TÆp, là chû tÎch h¶i nghÎ báo chí th©i M¥t TrÆn Bình Dân, Çåi bi‹u quÓc h¶i khóa ÇÀu tiên, bÕ ViŒt Minh vŠ thành, và phäi sÓng trong cänh nghèo, chÌ bi‰t dùng rÜ®u giäi sÀu. Khi ch‰t không có áo quan. Phùng Cung Çã phäi làm ÇÖn xin h¶i nhà væn và QuÓc h¶i giúp Ç« viŒc tÓng táng. H¶i nhà væn không giúp Ç« ÇÜ®c bao nhiêu, còn quÓc h¶i chÌ cho m¶t vòng hoa.
Ngày 30-5-1994, Phùng Quán Çã vi‰t thÜ phän ÇÓi ljn Tòa Án Tói Cao và viŒn Ki‹m Sát Nhân Dân và h¶i Nhà Væn, vŠ tài liŒu lÜu hành n¶i b¶ cûa ban Væn Hóa TÜ Tܪng Trung ÐÖng cho bi‰t ÇÀu næm 1994, ñ‡ Trung Hi‰u Çã t° chÙc cho Phùng Quán tØ Hà N¶i vào g¥p NguyÍn H¶, Tå Bá Tòng, HÒ Hi‰u, Bùi Minh QuÓc Ç‹ thuÆt låi viŒc Çäng bóp méo s¿ th¿c và Çàn áp Nhân Væn, Giai PhÄm. Ông Çòi hÕi Çäng và nhà nܧc phäi bÒi thÜ©ng cho các nån nhân vø Nhân Væn Giai PhÄm, và phäi tái bän các tác phÄm cûa nhóm này, trong Çó phäi có bài L©i mË d¥n cûa tác giä.
Ông mÃt ngày 21 tháng giêng næm 1995. Linh cºu cûa ông ÇÜ®c ÇÜa vŠ CÀu DiÍn, gÀn CÀu GiÃy, cách Hà N¶i 12 cây sÓ vŠ phía Çông, ngày 24-1-1995. HÖn 500 væn nghŒ sï có m¥t, trong Çó có nhiŠu ngÜ©i Çã tham gia Nhân Væn Giai PhÄm.
Tác phÄm:
ThÖ:
- Ti‰ng Hát Trên ñÎa Ngøc Côn ñäo
- Næm Anh Hùng Xebatton pon
- Træng Hoàng Cung
Ti‹u thuy‰t
- VÜ®t Côn ñäo
- Tu°i ThÖ D» D¶i
Phùng Quán có m¶t tinh thÀn s¡t thép, trong thÖ ông ta thÃy ti‰ng gÜÖm Çao cûa ngÜ©i tráng sï. Bài ChÓng tham ô lãng phí cûa ông ÇÜ®c Çæng trên Giai PhÄm Mùa Thu tÆp II, tháng 10-1956 m‡i hàng thÖ là m¶t viên Çåi bác b¡n vào b†n công sän tham ô.
Trܧc h‰t, tác giä nói lên n‡i kh° cûa dân chúng khi c¶ng sän m§i ti‰p thu Hà N¶i. Cu¶c sÓng cûa dân lao Ƕng cÛng Çau kh° nh†c nh¢n, không có gì thay Ç°i:
Nh»ng xóm làng chi‰n tranh vØa chÃm dÙt;
Tôi Çã g¥p
Nh»ng bà mË già quÃn giÈ rách
Da Çen nhÜ cûi cháy gi»a rØng
Kéo giây thép gai tay máu chäy ròng
B§i ÇÒn gi¥c trÒng ngô tÌa lúa
Tôi Çã g¥p
Nh»ng cô gái trÒng bông
Hai muÖi? ba muÖi?
Tôi không nhìn ra n»a
MÒ hôi sôi trên lÜng
M¥t tr©i nhÜ mÕ hàn xì lºa
ñÓt Çôi vai cháy hÒng
Tôi Çã Çi qua
NhiŠu xóm làng Ki‰n An, HÒng Quäng
Nܧc bi‹n dâng lên ܧp muÓi các cánh ÇÒng
Hai mùa lúa không có m¶t bông
Phân ngÜ©i toàn vÕ khoai tím ÇÕ. . .
Tôi không nói quá
VŠ Nam ñÎnh mà xem.
ñài xem lÍ, h† cao hÙng d¿ng lên
Nºa chØng thi‰u tiŠn bÕ dª
MÜ©i m¶t triŒu ÇÒng dÀm mÜa dãi gió
MÒ hôi máu ÇÕ mÓc rêu.. . . . . .Nghe gió mùa Çông thâu Çêm suÓt sáng
Nh§ Çài xem lÍ, tôi xót bao nhiêu
ñÃt nܧc chúng ta không ljm h‰t ngÜ©i nghèo
ñêm nay thi‰u cÖm, thi‰u áo. . .
. . .Tôi Çã ljn thæm nhiŠu hÓ xí cÀu tiêu
GiÃy tr¡ng nºa m¥t xé toang chùi Çít
Nh»ng ngÜ©i này không bao gi© bi‰t
Ÿ làng quê con cái nhân dân,
R†c lá chuÓi non Çóng vª h†c i t©. . . .
Nhe ræng c¡n rÙt thÎt da cách mång!
Và bao nhiêu tên chÜa ai bi‰t, ai hay
L§n, bé, nhÕ, to, cao thÃp, béo, gÀy
Kh¡p m¥t ÇÃt nhÜ ruÒi nh¥ng
Ÿ Çâu cÛng có!
. . .Nh»ng con chu¶t m¥c áo quÀn b Çi
ñøc cÖm khoét áo chúng ta
ˆn c¡p máu dân Ç°i chác ÇÒng hÒ
Kim phút, kim gi© lép gÀy nhÜ bøng Çói. . .
Và thái Ç cûa ông rÃt cÜÖng quy‰t:
Tôi quy‰t tâm r©i bÕ
Nh»ng vÜòn thÖ ÇÀy bܧm, ÇÀy hoa
Nh»ng vÀn thÖ xanh ÇÕ sáng lòa
NhÜ giÃy trang kim
Dán lên quân trang
ñÅm mÒ hôi và máu tÜÖi cûa cách mång
NhÜ công nhân
Tôi muÓn Çúc thÖ thành Çån
B¡n vào tim nh»ng kÈ làm càn
Nh»ng con ngÜ©i tiêu máu cûa dân
NhÜ tiêu giÃy båc giä.
Bài L©i mË d¥n Çæng trên Væn sÓ 21 ngày 17-9-1957 là m¶t bài thÖ hay, vØa hùng månh vØa tình cäm cho nên dÍ Çi sâu vào lòng ngÜ©i. Trong th‰ gi§i c¶ng sän vÅn có nh»ng tráng sï, nh»ng ÇÒ ÇŒ Kh°ng môn nhÜ Phùng Quán. Cái tri‰t lš mà ông phát bi‹u là cái tri‰t lš Nho giáo mà c¶ng sän ra sÙc bài xích. Nho giáo khuyên con ngÜ©i quy‰t tâm bäo vŒ Çåo lš làm ngÜ©i v§i nh»ng tiêu chuÄn cø th‹: Phú quš bÃt næng dâm, bÀn tiŒn bÃt næng di, uy vÛ bÃt næng khuÃt. Cha mË Phùng Quán và Phùng Quán Çã th¿c hành tri‰t lš chân th¿c:
ThÃy vui, muÓn cÜ©i, cÙ cÜ©i
ThÃy buÒn, muÓn khóc là khóc.
Yêu ai cÙ bäo là yêu
Ghét ai cÙ bäo là ghét.
Dù ai ngon ng†t nuông chiŠu
CÛng không nói yêu thành ghét
Dù ai cÀm dao d†a gi‰t
CÛng không nói ghét thành yêu. . .
Ghét ai cÙ bäo là ghét
Dù ai ngon ng†t nuông chiŠu
CÛng không nói yêu thành ghét
Dù ai cÀm dao d†a gi‰t
CÛng không nói ghét thành yêu. .
ÇÜ®c lÜ«i tôi
Sét n° trên ÇÀu không xô tôi ngã
Bút giÃy tôi ai cܧp giÆt Çi
Tôi së dùng dao vi‰t væn lên Çá
Tôi Çã trä giá cho ThÖ b¢ng ba mÜÖi næm tÓt ÇËp cûa Ç©i mình. TØ næm 24 tu°i
ljn næm 56 tu°i, cÖ ch‰ quan liêu Çã Çánh trä tôi ljn chí mång. Tܧc Çoåt cûa
tôi quyŠn lao Ƕng thiêng liêng: sáng tác, xuÃt bän, quyŠn ÇÜ®c sinh sÓng cho
ra m¶t con ngÜ©i. Và dìm ngÆp tôi trong bùn nhÖ, læng nhøc trܧc công luÆn.
H† Çã Çày äi ông, dìm ông xuÓng trong Çói kh°, tûi nhøc, nhÜng ông vÅn cÓ g¡ng ÇÙng dÆy:
Tôi vÎn câu thÖ mà ÇÙng dÆy.
ThÖ là mång sÓng, là lš lÎch Ç©i tôi. Cån thÖ gi»a cuc Ç©i, tôi quy‰t ÇÎnh r©i bÕ
thành phÓ, gia Çình, bån h»u, gi»a cái tu°i næm mÜÖi, lên rØng Çào måch thÖ
gi»a thiên nhiên. Tôi Çã sÓng suÓt ba næm trong cái lá l®p tranh lá nÙa, gi»a
m¶t bãi ÇÃt phù sa hoang vu, vùng ÇÒi núi Thái Nguyên, m†c lút ÇÀu cÕ
dåi và cây trinh n» xanh. Xung quanh bãi ÇÃt hoang, con suÓi l§n Linh
Nham vây b†c.
Bàn gh‰ gh‰ là rÍ cây ch‰t. GiÜ©ng n¢m là cây Coi có th‹ bÎ bão xô bÆt gÓc. . .
Trܧc m¥t lán, sát b© v¿c suÓi, tôi Çào cái huyŒt rng mt mét, dài hai mét, sâu
mét rܪi. Tôi nguyŒn néu không tìm thÃy thÖ, tôi së læn xuÓng Çó! Sau cu¶c ÇÒng thi‰p vŠ âm cung tìm thÖ, ông Çã trª låi Hà N¶i, có lë là ông Çã g¥p hÒn thÖ. Træng Hoàng Cung ra Ç©i næm 1993 là m¶t vinh quang cûa m¶t vÎ lão tܧng sau bao næm chinh chi‰n và Çã chi‰n th¡ng trª vŠ thành Çô. Ông lão ngoàisáu mÜÖi vÅn hæng hái, nhiŒt tình v§i ÇÃt nܧc nhÜ thuª ngoài hai mÜÖi!
M¶t niŠm tin tôi không thay Ç°i
v‰t trên giÃy có kÈ giòng
Là nhà væn
Tôi Çã vi‰t suÓt ba mÜÖi næm
là chi‰n sï
Tôi là xå thû cÃp kiŒn tܧng trung Çoàn
Tôi có th‹ vi‰t nhÜ b¡n
. . . . . . .
Không có gì ÇËp hÖn
Vi‰t ngay và vi‰t th£ng
Là nhà væn
Tôi yêu tha thi‰t
Së ngay th£ng t¶t cùng
Ngay th£ng thûy chung
Cûa m†i ch» vi‰t. . .
m¶t mi‰ng æn?
Tôi có quyŠn gì lên xe xuÓng ng¿a?
Khi gót chân nhân dân tôi nÙt nÈ bøi ÇÜ©ng. . .
MÆt Ƕ nhà thÖ nhÜ ª Çây?
Ba thÜóc vuông, sáu nhà thÖ ngÒi
Hai phäi ÇÙng vì không Çû ch‡! Có nÖi nào trên trái ÇÃt này
MÆt Ƕ Ç¡ng cay nhÜ ª Çây?
Chín ngÜ©i, mÜ©i cu¶c Ç©i rån v«!
BÎ ruÒng bÕ và bÎ lÜu Çày.
Có nÖi nào trên trái ÇÃt này
MÆt Ƕ Çam mê nhÜ ª Çây?
Yêu ljn phäi vào nhà thÜÖng Çiên.
ThÖ Ç‰n phäi bÎ còng tay. . .
Có nÖi nào trên trái ÇÃt này
MÆt Ƕ cô ÇÖn nhÜ ª Çây?
M¶t Çám trÈ bÖ vÖ không nhà cºa
SÓng b¢ng thÖ Çau v§i rÜ®u cay. . .
Có nÖi nào trên trái ÇÃt này
MÆt Ƕ yêu thÜÖng nhÜ ª Çây?
M‡i tÃc ÇÃt có m¶t ngÜ©i quÿ gÓi
Dâng trái tim và nܧc m¡t
Cho n‡i Çau cûa cä loài ngÜ©i. . .
Có nÖi nào trên trái ÇÃt này?
Có nÖi nào trên trái ÇÃt này?
Có nÖi nào trên trái ÇÃt này?
( NgÜ©i bån lính cùng m¶t ti‹u Ƕi)
træng lånh ljn thÃu xÜÖng
trong nhà vách trÓng toang
gió ra vào thÕa thích hÒ khuya sÜÖng tÎch mÎch
tr¶n nu§c lÅn cùng tr©i
. . . . . . . .
vai khoác áo bông s©n
tôi ngÒi džc ñ‡ Phû
v® vØa nghe, vØa Çan. . .
thÖ ai nhÜ thÖ ông
l¥ng im mà gÀm thét
trang trang ÇŠu xé lòng
câu câu ÇŠu ÇÅm huy‰t
thÖ ai nhÜ thÖ ông
k‹ chuyŒn mái nhà tÓc
vác cûi làm chuÒng gà
d†c lên trào nܧc m¡t!
thÖ ai nhÜ thÖ ông
m‡i ch» ÇŠu nhÜ róc
tØ xÜÖng thÎt cu¶c Ç©i
tØ bi thÜÖng phÅn uÃt
d¿a tuy‰t trong Çò con
ñ‡ Phû n¢m ch‰t Çói
. . . . . . . .
vøng vŠ tôi d‡ v®
‘Em Öi ÇØng buÒn n»a
qua rÒi chuyŒn ngàn næm
bao nhiêu nܧc sông TÜÖng’
miŒng nói nhÜng lòng nghï
ôi thân phÆn nhà thÖ
khác nào thép không rÌ
ngàn næm cÛng th‰ thôi!
Çã Çi v§i nhân dân
thì thÖ không th‹ khác
dân: máu lŒ không cùng
thÖ ch‰t: áo Ç¡p m¥t.
. . . .. . . . .
Çã Çi v§i nhân dân
thì thÖ không th‹ khác
dân: máu lŒ khôn cùng
thÖ ch‰t áo Ç¡p m¥t
chính vì th‰ em Öi
nhân loåi ngàn næm qua
máu chäy nhÜ sông xi‰t
cÛng là Ç‹ cho thÖ
së không còn phäi vi‰t
nh»ng Hành qua Bành Nha
vô gia thùy lão biŒt
cÛng là Ç‹ cho thÖ
së không còn ai ch‰t
gi»a tuy‰t trong Çò con
Ç¡p m¥t áo bông s©n. . .
Phân ngÜ©i toàn vÕ khoai tím ÇÕ. ..
. . . . . . . . . .
Tôi Çã g¥p
ChÎ em công nhân Ç° thùng
Y‰m rách chân trÀn
Run lÄy bÄy chun vào hÀm xia tÓi
Vác nh»ng thùng phân. . .
. . . . . . . . .
Tôi Çã ljn thæm nhiŠu hÓ xí cÀu tiêu
GiÃy tr¡ng nºa m¥t xé toang chùi Çít. . .
Bài thÖ trong NgÜ©i bån lính cùng ti‹u Ƕi låi mang tính chÃt bi ai nhÜng nó vÅn là m¶t l©i tÓ cáo månh më..Nói chung, thÖ Phùng Quán rÃt hay, là thÖ chi‰n Çãu nhÜng cÛng man mác chÃt tr» tình.
TruyŒn cûa Phùng Quán cÛng rÃt Ç¥c s¡c. TruyŒn NgÜ©i bån lính cùng m¶t ti‹u Ƕi là m¶t hÒi kš cûa ông vi‰t vŠ Tuân NguyÍn, và cÛng là bän án dành cho ch‰ Ƕ c¶ng sän.
ñi‹m thÙ nhÃt là tÓ cáo ch‰ Ƕ c¶ngsän Çã hành hå ông ÇÒng th©i cÛng bi‹u dÜÖng tinh thÀn uy vÛ bÃt khuÃt cûa ông cÛng nhÜ tình bån cao cä cûa ông. C¶ng sän bao vây kinh t‰, ông sÓng b¢ng nghŠ câu cá tr¶m trên HÒ Tây, trong khi v® ông là m¶t giáo viên, sÓng v§i ÇÒng lÜÖng khiêm tÓn cûa ch‰ Ƕ.
Tuân Ç¥t bút ti‰p tôi.
- Mình b¡t ÇÀu vi‰t cuÓn ti‹u thuy‰t mà mình vÅn nói chuyŒn v§i cÆu. . .
Mình hy v†ng trong næm nay së hoàn thành bän thäo lÀn thÙ nhÃt. .. Th©i ti‰t này mà Çóng cºa buÒng låi ngÒi vi‰t væn thì nhÃt. NhÜng kh° n‡i th©i gian cÙ bÎ c¡t vøn vì nh»ng công viŒc cûa cÖ quan.
Tôi buÒn, cÜ©i:
Th©i ti‰t này Çói v§i dân câu chúng mình cÛng nhÃt. HÒ Tây Çêm Çêm m© mÎt mÜa xuân. Chúng mình Çang hÒi h¶p Çón vø cá vÆt ÇÈ ÇÀu tiên trong næm.
- CÆu bÕ væn rÒi à? Tuân bæn khoæn hÕi tôi.
- Không bÕ cÛng coi nhÜ bÕ, tôi nói. Vi‰t mà không ai in thì vi‰t làm gì?
LÀn Çó, tôi dùng næm ÇÒng tr® cÃp s»a cho cháu s¡m thêm mÃy b¶ lÜ«i câu chùm, loåi chuyên dùng Ç‹ giÆt cá vÆt ÇÈ.
Tháng ba tr©i nÒm Äm ܧt gÀn suÓt cä tháng. ñÜ©ng phÓ Hà N¶i lép nhép bùn.ThŠm nhà, xi mæng, Çá hoa các nhà chäy nܧc. Dân trong thành phÓ b¿c d†c nguyŠn rûa th©i ti‰t. Dân câu ven HÒ Tây chúng tôi chúng tôi låi vui mØng h‰t ch‡ nói. HÒ Tây cá trª mình suÓt Çêm. Cá cái nhÜ chép, di‰c, thÀu dÀu bøng cæng trÙng nôn nóng ch© mÜa rào. Ngày hôm Çó tr©i Ç° mÜa rào, trÆn mÜa rào ÇÀu tiên.NgÜ©i ta g†i là trÆn mÜa rºa bùn. Dân câu chúng tôi g†i là trÆn mÜa tiŠn. .. . Khoäng bäy gi© tÓi, tôi Çang dùng Çá mài chuÓt låi mÃy b¶ lÜ«i câu. Tuân NguyÍn Ƕt ng¶t d¡t xe bܧc vào. CÆu ta lÃy trong túi xách ra m¶t bao thuÓc ñiŒn Biên, và m¶t gói trà Thanh HÜÖng.
- CÆu pha trà Çi. ñêm nay mình së tra tÃn cÆu Çây. Mình džc cho cÆu nghe hai chÜÖng ÇÀu cuÓn ti‹u thuy‰t vØa chép såch xong.
Tôi sušt bu¶t miŒng: ‘ Hay cÆu Ç‹ ljn Çêm mai có ÇÜ®c không?’ nhÜng kÎp ghìm låi. Tôi cÛng Çã vi‰t væn, tôi bi‰t rõ cái tâm trång háo hÙc, hÒi h¶p cûa ngÜ©i vi‰t khi quy‰t ÇÎnh džc nh»ng trang vi‰t ÇÀu tay cho bån mình nghe. ñó là mÓi tình ÇÀu cûa chàng trai m§i l§n.. . . Tôi không muÓn bån mình cøt hÙng. NhÜng tôi thÀm nghï tåi sao h¡n låi ch†n Çúng cái Çêm nay mà džc væn cÖ chÙ! V§I dân câu chúng tôi, m‡i næm chÌ có m¶t Çêm nhÜ Çêm nay. Tôi Çang hy v†ng së ki‰m ÇÜ®c m¶t y‰n cá chép. Næm ngoái cÛng Çúng vào th©i Çi‹m này, tôi ki‰m Ç܆c hÖn mu©i sáu cân cá, và m¶t con r¡n cåp nong l§n Çi æn trÙng cá. Tôi bán tÃt, mang tiŠn vŠ cho v®. V® tôi mØng Ùa nܧc m¡t. . .
HÒi kš này cÛng tÓ cáo ch‰ Ƕ công an tàn båo cûa c¶ng sän. H† b¡t giam Tuân NguyÍn cÛng nhÜ b¡t VÛ ThÜ Hiên, VÛ ñình Huÿnh không cÀn xét xº, và vø án kéo dài tùy theo š muÓn cûa Çäng và nhà nܧc. Chính sách khûng bÓ này Çã làm cho nhân dân lo âu, s® hãi, và các væn nghŒ sï luôn sÓng trong ác m¶ng.
Ngày 21 tháng 10 næm 1964, Tuân NguyÍn bÎ công an b¡t giam. Và sau Çó là th©i gian cÀm tù gÀn mÜ©i næm, nói thÆt chính xác là chín næm, bäy tháng. . T¶i danh cûa Tuân và vì sao Tuân bÎ b¡t, ngày Ãy tôi không ÇÜ®c biét tÜ©ng tÆn cho l¡m. Tôi chÌ bi‰t Tuân NguyÍn bÎ b¡t vào bu°i sáng, thì bu°i chiŠu tôi lò dò ljn 20 phÓ Tràng TiŠn. Hôm Çó, tôi cån túi, ÇÎnh ghé vô æn ch¿c Tuân m¶t suÃt cÖm tÆp th‹.. . Tôi Çang loay hoay tìm ch‡ d¿ng xe Çåp trܧc cºa nhà æn, thì nhà thÖ TrÀn Nguyên VÃn, cÛng là dân Hu‰ và làm cùng cÖ quan v§i Tuân, tØ bên trong nhà æn säi chân bܧc ra, vÈ m¥t thÃt s¡c, h§t häi. VÃn ljn bên tôi, ghé tai thì thÀm: Quán vŠ ngay Çi. Tuân NguyÍn vØa bÎ b¡t sáng nay. Tôi lây n‡i khi‰p hãi cûa VÃn, nhäy phóc lên xe Çåp, phóng nhÜ Çiên vŠ Nghi Tàm. Tôi chŒnh choång d¿a xe vào phen li‰p, hai chân b‡ng nhÜ bÎ ÇÓn. . . Tôi n¢m dài ra nŠn nhà, m¥t úp xuÓng ÇÃt, khóc nÃc lên, m¶t n‡i Çau ǧn không tên, qu¥n th¡t trong tim tôi. . .
Trong væn h†c và chính trÎ hiŒn tåi, ª nܧc ViŒt Nam không ai chÎu trách nhiŒm vŠ m¶t vÃn ÇŠ gì. Thành công là do Çäng lãnh Çåo, còn thÃt båi thì Ç° cho kÈ thù phá hoåi. ChÌ có Ch‰ Lan Viên và Tuân NguyÍn là có š thÙc trách nhiŒm vŠ Çau kh° cûa nhân dân ViŒt Nam. Tuân NguyÍn bÎ tai nån giao thông ch‰t næm 1981, lúc vØa 49 tu°i tåi Sài gòn, và trܧc Çó, ông nói v§i Phùng Quán:
Mình ÇÎnh vi‰t m¶t bài thÖ dài, nhan ÇŠ : Tôi có l‡i.Tuân nói rõ: ch» Tôi ª dây phäi vi‰t hoa. Vì Tôi ª Çây là nghŒ sï và trí thÙc chân chính cûa ÇÃt nܧc.Tôi có trách nhiŒm v§i tÃt cä nh»ng l‡i lÀm Çang læng nhøc và xúc phåm con ngÜ©i. Trong m†i chuyŒn, chính tôi là ngÜ©i có l‡i. Vì tôi chÜa Çem h‰t sÙc mình th¿c hiŒn sÙ mŒnh cao cä mà ThÜ®ng ñ‰ Çã Ç¥c trao cho ngÜ©i nghŒ sï. Næm 1992, t© Cºa ViŒt sÓ Mùa Xuân Çã Çæng bài vi‰t cûa Phùng Quán có nhan ÇŠ Xông ÇÃt nhà thÖ TÓ H»u, thuÆt låi viŒc ông ljn mØng tu°i TÓ H»u næm 1990. TÓ H»u là cÆu ru¶t cûa Phùng Quán, là ngÜ©i bÕ tù và trØng phåt Nhân Væn Giai PhÄm, trong Çó có Phùng Quán, cháu ông ta. TÓ H»u lúc này thÃt th‰, Çã džc cho Phùng Quán mt trong nh»ng bài thÖ cuÓi cùng cûa TÓ H»u:
Có anh b¶ Ƕi mua ÇÒng hÒ
ThiŒt giä không rành anh cÙ lo.
ñành hÕi cô hàng, cô tûm tÌm,
Giä mà nhÜ thiŒt khó chi mô!
Riêng tôi, bài thÖ làm tôi nghï ng®i phân vân: Có lë nào m¶t nhà chính trÎ, m¶t nhà thÖ tØng träi thông minh nhÜ cÆu ( TÓ H»u) mà mãi cho ljn lúc bܧc vào tu°i bäy mÜÖi m§i b¡t ÇÀu ngÃm Çòn giä- thiŒt? Hay cÆu Çã ngÃm tØ lâu nhÜng phäi ljn hôm nay, khi không còn hŒ løy gì n»a, m§i có dÎp b¶c båch v§i m†i ngÜ©i? Xem chân dung Phùng Quán, dáng ngÜ©i thanh thanh, khuôn m¥t dài, vØng trán cao, Çôi m¡t dài. Ông có dáng m¶t thiŠn sÜ, m¶t Çåo sï, m¶t tri‰t gia nhÜng ông Çích th¿c là m¶t thi nhân và là m¶t chi‰n sï. N‰u th©i xÜa, th©i mà ngÜ©i ta còn tr†ng ch» nghïa và Çåo ÇÙc, triŠu Çình ban thܪng cho hiŠn sï trong nܧc, thì Phùng Quán ch¡c ch¡n ÇÜ®c t¥ng næm ch» uy vÛ bÃt næng khuÃt, vì Çó là n¶i dung cûa m¶t trong nh»ng bài thÖ hay nhÃt trong væn h†c ViŒt Nam, và Çó cÛng là con ngÜ©i ông.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 058
No comments:
Post a Comment