Friday, December 9, 2016
THẠCH ĐỨC * HỒI KÝ TỊ NẠN
"Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm"
Đã sắp đến ngày 30 tháng 4 đen , đúng 40 năm cộng sản xâm chiếm miền nam VN,nay là 2015 .Tình cờ được đọc những trang hồi ký vượt biên đường bô http://landrefugee.blogspot.ca .có một số bài nóí khá đầy đủ về trại NW 82 mà từ ngày thành lập trại tôi đã ở và sống ở đó cho đến ngày cuối cùng trại phá bỏ tháng 02 năm 1983; khi mọi người dược đưa hết vào trong đất Thái. Hồi nhớ lại chặng đường đã qua ;Tôi chỉ xin viết ra đây bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót mà các tập hồi ký cuả chị Minh Kha, anh Trần v Phước ,anh Lê Bá B đã kể hết rồi khá đầy đủ , đều là có thật .Xin post thêm dưới đây vài tấm hình mà tôi và một vài bạn lúc được vào ở trại Panatnikhom ,chờ ngày đi định cư .Có 1 tấm
tiển đưa chụp trứơc xe bus để đi ra phi trường Bangkok ngày 11-05-1983. Tôi hy vọng góp được thêm một số sinh hoạt về trại NW.82 đầy đủ hơn,làm chứng cứ tài liệu tham khảo về người vượt biên đường bộ
Phỏng theo thơ Tú Xương:
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Tôi từ Sàigòn vượt biên ra đi ngày 15 tháng 11 năm 1981 là trước 2 ngày
bầu cử quốc hội VNCS. Sáng sớm ra xa cảng miền tây qua ngã Tân Châu Châu
Đốc vào Phompenh suốt gần 2 tuần bằng rất nhiều phương tiện di chuyển
:ghe thuyền ,xe đò ,xe lữa,xe lôi tuk tuk,xe bò ,xe ôm,xe thồ … đủ cả
;và ngày cuối băng rừng lội bộ cả một ngày từ sáng sớm cho đến tối đến
khu vực Polpot kiểm soát ;qua ngày hôm sau nửa lội tiếp ngược về vùng
bọn Para, vô cùng gian nan khổ sở .Vừa trốn tránh lại luôn nơm nớp bị
bắt lại. Khởi đầu đừờng đi qua gần trăm trạm kiểm soát cuả chính quyền
Campuchia,bộ đội CSVN,qua bọn kháng chiến Para, đến vùng lính Polpot
kiểm soát;Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng
chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn
vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường
đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình
nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận
thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc
mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách
ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn
đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo
carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm
xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không
bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn
ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị
sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi
đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).
Bà dẫn đường đưa tôi đến bịnh viên và nói có người Việt tỵ nạn ở đó,nơi
ngoài bià rừng cách không xa,đến gần hơn biên giới Thái do Hồng thập tự
quốc tế-ICRC chăm sóc.Ban ngày họ đến làm việc, sau chiều tối trở vô
trong đất Thái. Tôi thấy có người Tây trong bịnh viện nên chạy đại vào
xin giúp đở. Và tôi được bà b/s Hội ICRC này đưa vào tạm trú với nhóm
khoảng trên 200 người VN tỵ nạn đã ở trước đó;trong một dãy chòi lá dài
phiá sau kè vách ngo ài nhà bịnh viện.Sau khi khai báo tên tuổi, tình
trạng là người đi vượt biên tỵ nạn .Tôi may mắn nhờ vậy đã không bị hành
hạ nhiều; vì sau đó bị đưa đi trình diện ban an ninh cuả bọn lính Para
kháng chiến Mi ên .Sau một ngày cầm giữ họ lục soát ,tra vấn tình hình
trên đường đi ,về bộ đội CSVN…rồi thả về chổ tạm ở bịnh viện. Không biết
từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc
nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế
biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn
lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn
nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn
mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây
lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú
y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm
người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh
chuá.
Không bao lâu chỉ khoảng 1 tháng ở đây thì trại NW 82 được dựng lên. Tôi
và tất cả bà con được đưa vào trại đầu tiên ng ày 26-12-1982. Trại
không xa chỉ cách bịnh viện Nong Samet qua một hàng rào tre vài trăm
mét, trên vùng đất đỏ bụi bậm núi rừng biên giới khô nóng cháy da thịt.
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Từ đây đến vòng đai giao thông hào biên giới Thái cũng chỉ non 1 km . có
trại tỵ nạn lớn Khao I Dang trong đất Thái chỉ đi vô thêm nửa vài cây
số.Chúng tôi rất ao ước được vào trại này ,vì tới được đó mới chính thức
được công nhận là tỵ nạn ,mới được quốc tế gọi phỏng vấn và cho đi định
cư. Còn ở đây không ai biết đến người tỵ nạn VN cả. Sau này ngay cả vào
trại NW82 cũng thế ,
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực
càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó
hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7
cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi
hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm. Di vào cầu
tiêu là cả một cực hình chẳng đả.giống
như vào tắm hơi mùi phân xí nực nồng bám dính vào da thịt đến muốn tởm
lợm buồn nôn mà lại không có nước để tắm.!Phải chịu khó phơi trần đi
ngoài gió một lúc ,lấy khăn lau mồ hôi cho sạch rồi mới dám lại gần
người khác
*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần
Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.
Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc
- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !
-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.
-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).
Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :
Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn
Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .
Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983
Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.
Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !
Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.
Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.
PHẠM GIA ĐẠI * KHU RỪNG LÁ BUÔNG
Thứ tư, 13 Tháng 7 2016 17:59 Phạm Gia Đại / Chuyện tù cải tạo
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai
Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân
Xin kính dâng một nén hương lên hương linh cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, một vị Tướng cùng hàng triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã một thời lẫy lừng dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Khu rừng trưa nay thật tĩnh mịch, có lẽ vì nó nằm khuất sau một dẫy những hàng cây Buông và xa hẳn khu vực sản xuất và lao động của các đội bên hình sự. Nơi đây chỉ có một căn chòi nhỏ được cất lên tạm thời với thân cây và lá rừng như những căn chòi khác, nhưng tôi thấy nó thật đặc biệt bởi vì đó chính là “trụ sở” của đội 23, nơi chúng tôi vào để tạm dùng bữa trưa đạm bạc và nghỉ lưng mỗi ngày. Căn chòi lá cây rừng đơn sơ đó chỉ đủ che những trưa nắng Hè gay gắt oi bức, nhưng không đủ che những khi mưa rừng đổ ập xuống, và những người tù cuối cùng, dù ngồi trong căn chòi, vẫn phải dùng tấm nylông của mình để tránh những giọt mưa nặng hạt đang quất ngang khu rừng hoang vắng không một bóng người.
Họ là những người tù chính trị, tất cả hai mươi người còn lại sau đợt thả đầu năm 1992 tại trại giam Hàm Tân Z-30D trong tỉnh Thuận Hải, miền Nam. Hai mươi người bao gồm bốn ông tướng Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Đỗ Kế Giai, và Lê Văn Thân, cùng với mười sáu sĩ quan viên chức khác của nên Đệ Nhị Cộng Hòa, từ cấp bực đại tá cho đến một thiếu úy, hai dân sự, và một hồi chánh viên. Họ là những người cuối cùng còn sót lại trong tù “cải tạo” của Cộng Sản trong số hàng triệu quân dân cán chính VNCH đã phải vào các trại tập trung mà Hà Nội vội vã dựng lên sau “chiến thắng” nhanh chóng ngoài dự liệu vì Hoa Kỳ đã quyết định đơn phương bỏ rơi đồng minh Nam Việt Nam để bắt tay với Bắc Kinh. Trên vai mỗi người tù cuối cùng đó là mười bẩy năm kinh hoàng của những tra tấn, thù nghịch, nhọc nhằn, đầy mồ hôi, máu và nước mắt uất hận - mà kẻ “thắng trận” từ Hà Nội đã chủ trương thực hiện qua chiêu bài “Khoan Hồng Nhân Đạo”.
Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân
Xin kính dâng một nén hương lên hương linh cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, một vị Tướng cùng hàng triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã một thời lẫy lừng dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Khu rừng trưa nay thật tĩnh mịch, có lẽ vì nó nằm khuất sau một dẫy những hàng cây Buông và xa hẳn khu vực sản xuất và lao động của các đội bên hình sự. Nơi đây chỉ có một căn chòi nhỏ được cất lên tạm thời với thân cây và lá rừng như những căn chòi khác, nhưng tôi thấy nó thật đặc biệt bởi vì đó chính là “trụ sở” của đội 23, nơi chúng tôi vào để tạm dùng bữa trưa đạm bạc và nghỉ lưng mỗi ngày. Căn chòi lá cây rừng đơn sơ đó chỉ đủ che những trưa nắng Hè gay gắt oi bức, nhưng không đủ che những khi mưa rừng đổ ập xuống, và những người tù cuối cùng, dù ngồi trong căn chòi, vẫn phải dùng tấm nylông của mình để tránh những giọt mưa nặng hạt đang quất ngang khu rừng hoang vắng không một bóng người.
Họ là những người tù chính trị, tất cả hai mươi người còn lại sau đợt thả đầu năm 1992 tại trại giam Hàm Tân Z-30D trong tỉnh Thuận Hải, miền Nam. Hai mươi người bao gồm bốn ông tướng Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Đỗ Kế Giai, và Lê Văn Thân, cùng với mười sáu sĩ quan viên chức khác của nên Đệ Nhị Cộng Hòa, từ cấp bực đại tá cho đến một thiếu úy, hai dân sự, và một hồi chánh viên. Họ là những người cuối cùng còn sót lại trong tù “cải tạo” của Cộng Sản trong số hàng triệu quân dân cán chính VNCH đã phải vào các trại tập trung mà Hà Nội vội vã dựng lên sau “chiến thắng” nhanh chóng ngoài dự liệu vì Hoa Kỳ đã quyết định đơn phương bỏ rơi đồng minh Nam Việt Nam để bắt tay với Bắc Kinh. Trên vai mỗi người tù cuối cùng đó là mười bẩy năm kinh hoàng của những tra tấn, thù nghịch, nhọc nhằn, đầy mồ hôi, máu và nước mắt uất hận - mà kẻ “thắng trận” từ Hà Nội đã chủ trương thực hiện qua chiêu bài “Khoan Hồng Nhân Đạo”.
Sau khi miền Nam sụp đổ ngày 30-4-1975, trong khi thế giới tưởng rằng
các sĩ quan viên chức chế độ cũ sẽ được hưởng sự “khoan hồng” từ nhà
nước chế độ mới, là lúc những quân dân cán chính chế độ cũ đang trải qua
những năm tháng tối tăm, ô nhục nhất trong cuộc đời mình vì chính sách
“khoan hồng” đó. Một chính sách thâm độc nhằm đánh lừa dư luận thế giới,
trong khi ở trong nước ngấm ngầm tiêu diệt các tinh hoa của chế độ cũ
qua hình thức bỏ đói, tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác người tù qua lao
động khổ sai và các lời nói và tuyên truyền và nhục mạ họ trong tù. Nhổ
cỏ thì nhổ cả rễ, các cán bộ địa phương Cộng Sản còn kỳ thị, xách nhiễu,
và trù dập gia đình những người tù này nữa ngoài xã hội. Ý đồ này cũng
nằm trong sách lược của Hà Nội nhằm phá vỡ hết các căn bản gia đình của
người dân ngõ hầu dễ cai trị theo đường lối mà họ vạch ra, và tận diệt
các mầm mống chống đối ngay từ trong trứng nước.
Trong bốn năm cuối cùng tại trại Hàm Tân (1988-1992), tôi có dịp sống chung trong một khu vực với các ông tướng. Trước đó trong mười hai năm lưu đầy ngoài Bắc, chúng tôi và các ông tướng bị cách ly. Sau tháng 2-1992, đội 20 giải tán và được sát nhập vào đội 23 của mấy ông tướng và đại tá nên mỗi ngày chúng tôi cùng xuất trại đi lao động chung với các vị tướng và đại tá trong khu rừng lá Buông và trở nên thân thiết hơn. Hơn thế nữa, các đàn anh và huynh trưởng đều muốn chúng tôi đổi cách xưng hô nên từ đó chúng tôi gọi các vị tướng và đại tá của mình bằng “anh”, không còn gọi theo cấp bậc nữa, và tình huynh đệ chi binh lại càng gắn bó hơn.
Tháng 5 năm 1988, chúng tôi, chín mươi người tù cuối cùng còn ở lại trại Nam Hà ngoài Bắc sau hai đợt thả lớn vào tháng 9-1987 và tháng 1-1988, được chuyển trại vào trong Nam, hội nhập với khoảng trên sáu mươi người nữa còn trong trại Hàm Tân thành một trăm sáu mươi người tù cuối cùng sau 13 năm giam cầm. Trong bốn năm tại Hàm Tân, sau nhiều đợt thả lẻ tẻ, đến tháng 2-1992, chỉ còn lại đúng hai mươi người.
Trại Hàm Tân Z-30D là một trại giam khá đặc biệt và có lẽ không giống bất kỳ một trại giam nào khác của Cộng Sản. Trước năm 1975, nơi đây là vùng trú đóng và họat động của Việt Cộng (VC) thường được gọi là khu rừng Lá, mà VC vẫn thường từ khu rừng này ra ngoài lộ phục kích đặt mìn các xe đò, bắt thường dân vào trong bưng để tuyên truyền rồi thả về, nhằm gây thanh thế cho họ, và reo rắc sợ hãi và bất an trên các tuyến đường.
Sau năm 1975, các lán trại được sử dụng và mở rộng thành một trại giam khổng lồ có thể giam giữ nhiều ngàn người. Nhiều lán trại sau đó được thay thế bằng những buồng giam, những nhà giam kiên cố hơn bằng xi măng và gạch ngói, và dùng để giam cả tù hình sự lẫn tù chính trị. Đó là một trong những trại giam trong miền Nam nổi tiếng về hung bạo và có số lượng tù nhân chết nhiều nhất.
Khi chúng tôi từ miền Bắc chuyển trại vào trong Nam năm 1988 thì Hàm Tân đã như lột xác thành một trại giam đặc thù dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Nhu, một con người đã biết biến trại giam thành một nơi để kinh doanh thương mại. Chẳng bao lâu sau ông ta đã trở thành tỷ phú nhờ vào sức lao động và kinh doanh trên thân xác hàng ngàn người tù hình sự - cả nam lẫn nữ. Một nguồn thu lợi không kém phần quan trọng khác qua căng tin bán các thức ăn nước uống, và bán vé cho các tù nhân xem các loại phim chưởng của Đài Loan Hồng Kông vào mỗi tối, sau giờ lao động.
Khu vực dành cho tù chính trị nằm ngay bên trái khi vừa bước qua cổng trại, bao gồm hai buồng giam lớn, một nhà kho và một căn nhà trên thềm cao cuối dẫy. Chúng tôi ở trong hai căn buồng giam đó và các tướng ở trong căn nhà trên thềm. Đặc biệt căn nhà này có nhiều phòng nhỏ và nhiều giường cá nhân, mỗi ông tướng được ngủ trên giường, trong khi chúng tôi vẫn còn ngủ trên sàn xi măng hay ván gỗ. Mãi sau này khi chỉ còn 20 người cuối cùng, chúng tôi dời qua căn nhà kho và được cung cấp mỗi người một giường cá nhân, và sau 17 năm nằm đất mới được lên giường, là một cảm giác thật khó quên.
Một trong các kỷ niệm đáng tự hào của những người tù cuối cùng tại Hàm Tân là sự vị nể của vị chỉ huy trại giam này dành cho họ. Nhiều hôm các cán bộ trại và tù hình sự đều ngạc nhiên khi thấy Thiếu Tá Nhu có mặt tại cổng, khi các đội lao động về đang nhập trại, chờ đội 23 của Tướng Đảo để đến tặng cho các “bố” vài bao thuốc lá ngoại quốc để các “bố” hút cho vui. Hoặc các tự giác và trật tự của trại luôn lễ phép với bên tù chính trị và dành riêng ba hàng ghế đầu chính giữa cho tù chính trị đến xem phim miễn phí tại hội trường mỗi tối chiếu phim Hồng Kông hay Đài Loan, có thể hiểu ngầm là lệnh từ tay chỉ huy trường này. Trong khi hàng ngàn tù hình sự phải chen chúc nhau mua vé xem phim mỗi tối, vì đó là giải trí duy nhất cho họ, cả nam lẫn nữ, được ra khỏi buồng giam, ra ngoài trong vài tiếng đồng hồ ban đêm, ngồi bên nhau, thì các tự giác và trật tự luôn đứng sang một bên nhường đường cho chúng tôi ung dung vào xem, không hề bao giờ soát vé. Nhiều tối vào xem trễ, chúng tôi vẫn thấy ba hàng ghế đầu chính giữa luôn bỏ trống trong khi hàng ngàn tù hình sự ngồi chật bao quanh cả hội trường, Điểm đáng chú ý nữa là khu vực bên hình sự khóa cửa các buồng giam lúc 6 giờ chiều trong khi bên tù chính trị được ở ngoài sân cho đến 9 giờ đêm. Đầu năm 1992, khi chỉ còn 20 người, lần đầu tiên trong suốt 17 năm tù tội, cửa của căn nhà trên thềm dành cho các tướng và căn nhà kho dành cho chúng tôi đã không bị khóa bên ngoài. Đúng 9 giờ đêm, các cảnh vệ đi tuần bên ngoài hàng rào ra dấu cho chúng tôi vào buồng và khép cửa lại, họ không bao giờ tiến vào trong khu của tù chính trị. Đó là những sự thay đổi lớn lao 180 độ.
Trong bốn năm ở chung trong một khu với các vị tướng của mình, chúng tôi mới có dịp trò chuyện và hiểu về các niên trưởng của mình nhiều hơn sau mỗi ngày lao động. Trại phân chia khoảng 160 người tù cuối cùng này thành ba nhóm khác nhau. Một nhóm gồm các anh phụ trách chăn bò, nuôi heo hay trông coi lán trại thì ở ngoài trại giam. Nhóm thứ hai gồm các người dưới 55 tuổi và cấp bậc dưới đại tá thì xung vào Đội 20 với lao động nặng hơn. Nhóm thứ ba gồm những người trên 55 tuổi hay mang cấp bậc đại tá và tướng thì xung vào Đội 23 và lao động nhẹ hơn. Trong thời gian ở ngoài Bắc rất hiếm khi nào nhìn thấy hay nói chuyện được với các tướng, cho đến lúc cùng trong một khu tại Hàm Tân chúng tôi mới thực sự có dịp hàn huyên tâm sự với các niên trưởng và đàn anh này, nhất là khi chỉ còn 20 người cùng chung một đội 23.
Chúng tôi đã có dịp gặp Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, nói chuyện nhiều với Tướng Mạch Văn Trường, Tướng Khôi, Tướng Tất, Tướng Bá, nhưng thân thiết nhất vẫn là bốn tướng cuối cùng khi chúng tôi được sát nhập vào cùng đội 23 trong bốn tháng cuối cùng tại Hàm Tân. Nhiều buổi chiều, sau bữa ăn đạm bạc trong sân của tù chính trị, tôi thường thả hồn mình theo tiếng đàn và tiếng sáo của Tướng Lê Minh Đảo và Tướng Lê Văn Thân trong khi nắng đã tắt và bóng chiều dần xuống bao phủ khu rừng lá Buông. Có lúc hai Tướng Trần Bá Di và Đỗ Kế Giai bắc chiếc ghế đẩu ra sân cùng ngồi nghe hay đứng trên bực thềm nhìn xuống hai nghệ sỹ đang đàn và thổi sáo. Tướng Di bao giờ cũng nở nụ cười tươi tán thưởng và Tướng Giai luôn gật gù cười mỉm chi như vừa tìm ra được một điều gì rất lý thú. Một trong các bài hát tôi thích nhất là bài “Nhớ Mẹ” của Th/Tg Đảo và Đại Tá Đỗ Ngọc Huề. Lời nhạc như trải cõi lòng của người tù trên bước đường lưu đầy nhớ về Miền Nam thân yêu và nhớ về người mẹ già mỏi mắt trông chờ con nơi phương xa, trong một quê hương điêu linh khốn khổ vì giặc thù:
“Những chiều buồn trên đất Bắc, con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều. Mẹ ơi sao bao năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu. Quê hương điêu linh con vẫn khóc, trông chờ ngày về con vẫn thắp. Mẹ ơi mẹ biết không? Còn sống mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói Nắng sẽ về đẩy lùi Bóng Tối, và Yêu Thương và Tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con...nhé con...”
Nắng đã tắt trên những ngọn Buông, màn đêm đang phủ xuống núi đồi, thung lũng của khu rừng Lá, chim chóc đã bay về tổ, nhưng những người tù còn ngồi đây nghe khúc hát về Mẹ mà nhớ về Sài Gòn với một trái tim đã tan nát, nhớ về thủa nào oai hùng trên chiến trường, nhớ về một miền Nam đầy nắng ấm và tình người nay không còn nữa.
Phạm Gia Đại
Copyright © 2016 Bản quyền thuộc về Tổng Hội Chiến Tranh Chính Trị. Contact info
Trong bốn năm cuối cùng tại trại Hàm Tân (1988-1992), tôi có dịp sống chung trong một khu vực với các ông tướng. Trước đó trong mười hai năm lưu đầy ngoài Bắc, chúng tôi và các ông tướng bị cách ly. Sau tháng 2-1992, đội 20 giải tán và được sát nhập vào đội 23 của mấy ông tướng và đại tá nên mỗi ngày chúng tôi cùng xuất trại đi lao động chung với các vị tướng và đại tá trong khu rừng lá Buông và trở nên thân thiết hơn. Hơn thế nữa, các đàn anh và huynh trưởng đều muốn chúng tôi đổi cách xưng hô nên từ đó chúng tôi gọi các vị tướng và đại tá của mình bằng “anh”, không còn gọi theo cấp bậc nữa, và tình huynh đệ chi binh lại càng gắn bó hơn.
Tháng 5 năm 1988, chúng tôi, chín mươi người tù cuối cùng còn ở lại trại Nam Hà ngoài Bắc sau hai đợt thả lớn vào tháng 9-1987 và tháng 1-1988, được chuyển trại vào trong Nam, hội nhập với khoảng trên sáu mươi người nữa còn trong trại Hàm Tân thành một trăm sáu mươi người tù cuối cùng sau 13 năm giam cầm. Trong bốn năm tại Hàm Tân, sau nhiều đợt thả lẻ tẻ, đến tháng 2-1992, chỉ còn lại đúng hai mươi người.
Trại Hàm Tân Z-30D là một trại giam khá đặc biệt và có lẽ không giống bất kỳ một trại giam nào khác của Cộng Sản. Trước năm 1975, nơi đây là vùng trú đóng và họat động của Việt Cộng (VC) thường được gọi là khu rừng Lá, mà VC vẫn thường từ khu rừng này ra ngoài lộ phục kích đặt mìn các xe đò, bắt thường dân vào trong bưng để tuyên truyền rồi thả về, nhằm gây thanh thế cho họ, và reo rắc sợ hãi và bất an trên các tuyến đường.
Sau năm 1975, các lán trại được sử dụng và mở rộng thành một trại giam khổng lồ có thể giam giữ nhiều ngàn người. Nhiều lán trại sau đó được thay thế bằng những buồng giam, những nhà giam kiên cố hơn bằng xi măng và gạch ngói, và dùng để giam cả tù hình sự lẫn tù chính trị. Đó là một trong những trại giam trong miền Nam nổi tiếng về hung bạo và có số lượng tù nhân chết nhiều nhất.
Khi chúng tôi từ miền Bắc chuyển trại vào trong Nam năm 1988 thì Hàm Tân đã như lột xác thành một trại giam đặc thù dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Nhu, một con người đã biết biến trại giam thành một nơi để kinh doanh thương mại. Chẳng bao lâu sau ông ta đã trở thành tỷ phú nhờ vào sức lao động và kinh doanh trên thân xác hàng ngàn người tù hình sự - cả nam lẫn nữ. Một nguồn thu lợi không kém phần quan trọng khác qua căng tin bán các thức ăn nước uống, và bán vé cho các tù nhân xem các loại phim chưởng của Đài Loan Hồng Kông vào mỗi tối, sau giờ lao động.
Khu vực dành cho tù chính trị nằm ngay bên trái khi vừa bước qua cổng trại, bao gồm hai buồng giam lớn, một nhà kho và một căn nhà trên thềm cao cuối dẫy. Chúng tôi ở trong hai căn buồng giam đó và các tướng ở trong căn nhà trên thềm. Đặc biệt căn nhà này có nhiều phòng nhỏ và nhiều giường cá nhân, mỗi ông tướng được ngủ trên giường, trong khi chúng tôi vẫn còn ngủ trên sàn xi măng hay ván gỗ. Mãi sau này khi chỉ còn 20 người cuối cùng, chúng tôi dời qua căn nhà kho và được cung cấp mỗi người một giường cá nhân, và sau 17 năm nằm đất mới được lên giường, là một cảm giác thật khó quên.
Một trong các kỷ niệm đáng tự hào của những người tù cuối cùng tại Hàm Tân là sự vị nể của vị chỉ huy trại giam này dành cho họ. Nhiều hôm các cán bộ trại và tù hình sự đều ngạc nhiên khi thấy Thiếu Tá Nhu có mặt tại cổng, khi các đội lao động về đang nhập trại, chờ đội 23 của Tướng Đảo để đến tặng cho các “bố” vài bao thuốc lá ngoại quốc để các “bố” hút cho vui. Hoặc các tự giác và trật tự của trại luôn lễ phép với bên tù chính trị và dành riêng ba hàng ghế đầu chính giữa cho tù chính trị đến xem phim miễn phí tại hội trường mỗi tối chiếu phim Hồng Kông hay Đài Loan, có thể hiểu ngầm là lệnh từ tay chỉ huy trường này. Trong khi hàng ngàn tù hình sự phải chen chúc nhau mua vé xem phim mỗi tối, vì đó là giải trí duy nhất cho họ, cả nam lẫn nữ, được ra khỏi buồng giam, ra ngoài trong vài tiếng đồng hồ ban đêm, ngồi bên nhau, thì các tự giác và trật tự luôn đứng sang một bên nhường đường cho chúng tôi ung dung vào xem, không hề bao giờ soát vé. Nhiều tối vào xem trễ, chúng tôi vẫn thấy ba hàng ghế đầu chính giữa luôn bỏ trống trong khi hàng ngàn tù hình sự ngồi chật bao quanh cả hội trường, Điểm đáng chú ý nữa là khu vực bên hình sự khóa cửa các buồng giam lúc 6 giờ chiều trong khi bên tù chính trị được ở ngoài sân cho đến 9 giờ đêm. Đầu năm 1992, khi chỉ còn 20 người, lần đầu tiên trong suốt 17 năm tù tội, cửa của căn nhà trên thềm dành cho các tướng và căn nhà kho dành cho chúng tôi đã không bị khóa bên ngoài. Đúng 9 giờ đêm, các cảnh vệ đi tuần bên ngoài hàng rào ra dấu cho chúng tôi vào buồng và khép cửa lại, họ không bao giờ tiến vào trong khu của tù chính trị. Đó là những sự thay đổi lớn lao 180 độ.
Trong bốn năm ở chung trong một khu với các vị tướng của mình, chúng tôi mới có dịp trò chuyện và hiểu về các niên trưởng của mình nhiều hơn sau mỗi ngày lao động. Trại phân chia khoảng 160 người tù cuối cùng này thành ba nhóm khác nhau. Một nhóm gồm các anh phụ trách chăn bò, nuôi heo hay trông coi lán trại thì ở ngoài trại giam. Nhóm thứ hai gồm các người dưới 55 tuổi và cấp bậc dưới đại tá thì xung vào Đội 20 với lao động nặng hơn. Nhóm thứ ba gồm những người trên 55 tuổi hay mang cấp bậc đại tá và tướng thì xung vào Đội 23 và lao động nhẹ hơn. Trong thời gian ở ngoài Bắc rất hiếm khi nào nhìn thấy hay nói chuyện được với các tướng, cho đến lúc cùng trong một khu tại Hàm Tân chúng tôi mới thực sự có dịp hàn huyên tâm sự với các niên trưởng và đàn anh này, nhất là khi chỉ còn 20 người cùng chung một đội 23.
Chúng tôi đã có dịp gặp Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, nói chuyện nhiều với Tướng Mạch Văn Trường, Tướng Khôi, Tướng Tất, Tướng Bá, nhưng thân thiết nhất vẫn là bốn tướng cuối cùng khi chúng tôi được sát nhập vào cùng đội 23 trong bốn tháng cuối cùng tại Hàm Tân. Nhiều buổi chiều, sau bữa ăn đạm bạc trong sân của tù chính trị, tôi thường thả hồn mình theo tiếng đàn và tiếng sáo của Tướng Lê Minh Đảo và Tướng Lê Văn Thân trong khi nắng đã tắt và bóng chiều dần xuống bao phủ khu rừng lá Buông. Có lúc hai Tướng Trần Bá Di và Đỗ Kế Giai bắc chiếc ghế đẩu ra sân cùng ngồi nghe hay đứng trên bực thềm nhìn xuống hai nghệ sỹ đang đàn và thổi sáo. Tướng Di bao giờ cũng nở nụ cười tươi tán thưởng và Tướng Giai luôn gật gù cười mỉm chi như vừa tìm ra được một điều gì rất lý thú. Một trong các bài hát tôi thích nhất là bài “Nhớ Mẹ” của Th/Tg Đảo và Đại Tá Đỗ Ngọc Huề. Lời nhạc như trải cõi lòng của người tù trên bước đường lưu đầy nhớ về Miền Nam thân yêu và nhớ về người mẹ già mỏi mắt trông chờ con nơi phương xa, trong một quê hương điêu linh khốn khổ vì giặc thù:
“Những chiều buồn trên đất Bắc, con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều. Mẹ ơi sao bao năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu. Quê hương điêu linh con vẫn khóc, trông chờ ngày về con vẫn thắp. Mẹ ơi mẹ biết không? Còn sống mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói Nắng sẽ về đẩy lùi Bóng Tối, và Yêu Thương và Tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con...nhé con...”
Nắng đã tắt trên những ngọn Buông, màn đêm đang phủ xuống núi đồi, thung lũng của khu rừng Lá, chim chóc đã bay về tổ, nhưng những người tù còn ngồi đây nghe khúc hát về Mẹ mà nhớ về Sài Gòn với một trái tim đã tan nát, nhớ về thủa nào oai hùng trên chiến trường, nhớ về một miền Nam đầy nắng ấm và tình người nay không còn nữa.
Phạm Gia Đại
Copyright © 2016 Bản quyền thuộc về Tổng Hội Chiến Tranh Chính Trị. Contact info
Thursday, December 8, 2016
SƠN TRUNG * CHUYẾN VIẾNG THĂM HỮU NGHỊ
CHUYẾN VIẾNG THĂM HỮU NGHỊ
Năm ấy, Thụy Điển mời thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm hữu nghị. Phái
đoàn gồm mười người trong đó có bác sĩ Tôn Thất Tùng. Mặc dù Phạm Văn
Đồng là thủ tướng nhưng cái đinh của cuộc viếng thăm này là giáo sư bác
sĩ Tôn Thất Tùng. Chuyện kể rằng lúc đó quốc vương Thụy Điển bị bệnh
gan mật rất nặng, các bác sĩ Anh, Pháp đành bó tay. Họ bèn giới thiệu
bác sĩ Tôn Thất Tùng, lúc này ông còn ở Pháp, sang chữa bệnh cho quốc
vương. Nhờ tài giải phẩu, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã cứu được quốc vương
Thụy Điển. Đền ơn bác sĩ, quốc vương bèn phong cho bác sĩ này làm Hàn
Lâm viện sĩ của Thụy Điển. Sau này, nghe lời tuyên truyền của cộng sản,
bác sĩ Tôn Thất Tùng về Hà Nội phục vụ dưới lá cờ cộng sản. Kể từ đó,
Thuỵ Điển cũng như Pháp là những nước châu Âu tự do lại lên tiếng ủng
hộ lập trường của cộng sản Việt Nam. Hai bên lập quan hệ ngoại giao rất
thắm thiết. Thuỵ Điển đã viện trợ cho Hà Nội nhà máy giấy Phú Thọ. Và
sau này, khi có phong trào vượt biên, và sau khi khối Đông Âu tan rã,
Thụy Điển đã tận tình chiếu cố những người miền Bắc xã hội chủ nghĩa .
Bác sĩ Tôn Thất Tùng là con người đặc biệt. Ông là trí thức,lại thuộc hệ
phong kiến, thế mà cộng sản lại chấm ông chẳng qua ông cũng như triết
gia Trần Đức Thảo, luật sư Nguyễn Mạnh Từờng là những con mồi đáng giá.
Họ dùng ông để tuyên truyền, để đánh bóng cho chế độ mặ c dù họ chẳng
cần đến ông.
Sau 1975, tôi gặp một trí thức cũ, giáo sư họ Phạm, đi tập kết về, làm
việc tại Viện khoa học Xã hội thành phố. Ông nói:"Nước ta cần nhiều bác
sĩ nhưng hiện nay ta không có thuốc tây, không có dụng cụ tối tân thì
bác sĩ trở thành thừa thãi. Bác Hồ nói:" Chúng ta cần nhiều đầu bếp
giỏi" nhưng nay ta thiếu cá thịt, thì đâu cần đầu bếp gỉỏi ".
Tôi hiểu vị giáo sư này nói thật . Sau 1975, cộng sản không cần trí
thức miền Nam, không cần bác sĩ, kỹ sư, giáo sư miền Nam ngoại trừ
những kẻ đã cam tâm làm tay sai cho họ như Lý Chánh Trung, Nguyễn TrỌng
Văn...vì họ đã có những ông y tá được phong làm bác sĩ , những ông thợ
đi chuyên tu vài tháng đã thành kỹ sư. Họ phải đãi ngộ những hạng người
này. Và đó chính là quan điểm vô sản chuyên chính.
Bác sĩ Tôn Thất Tùng là con người ngoan ngoản không như Trần Đức Thảo,
Nguyễn Mạnh Tường...đã lên tiếng chống đảng. Ông được cả nước biết đến .
Ông đã trở thành đầu đề của một chuyện tiếu lâm tân thời. Chuyện kể
như sau: Bác sĩ Tôn Thất Tùng sang Pháp, được các phóng viên báo chí bu
lại phỏng vấn. Họ hỏi :
Ông thuộc giòng gỉỏi hoàng tộc, tại sao lại theo cộng sản? Ngoài ông
ra, những người hoàng tộc có ai được cộng sản trọng dụng hay không?"
Tôn Thất Tùng đáp:" Nhờ ơn đảng và nhà nước, anh em tôn thất chúng tôi
đuợc đảng và nhà nước chiếu cố rất nhiều. Khắp nơi đều có anh em chúng
tôi. Bên bộ giáo dục ,có Tôn Thất Học, bên bộ Công an có Tôn Thất Đức,
bên bộ ngoại giao có Tôn Thất Lễ,bên bộ Lao Động có Tôn Thất Nghiệp,
bên hội phụ nữ có bà Tôn Thất Trinh,Tôn Thất Tiết..."
Sau khi thủ tướng Phạm Văn Đồng và bác sĩ Tôn Thất Tùng đặt chân lên thủ
đô Stockholm , vua Thụy Điển đã tiếp đón trọng thể theo nghi lễ dành
riêng cho quốc khách.Phái đoàn Việt Nam được mời ăn uống tại những nhà
hàng sang trọng nhất và được mời tham quan những danh lam thắng cảnh
cùng những cơ sở kinh tế,kỹ nghệ của Thụy Điển. Thành công lớn lao của
phái đoàn là đuợc Thụy Điển hứa hẹn viện trợ kinh tế mấy chục triệu mỹ
kim. Thủ tướng và phái đoàn hân hoan vui sướng vì họ đã thành công hơn
tưởng tượng. Thụy Điển là một nước nhỏ, một nước tư bản nhưng đã dễ
dàng với họ hơn là Nga sô, Trung quốc là những nuớc anh em xã hội chủ
nghĩa.
Ngày hôm đó, thủ tướng Phạm Văn Đồng rất vui vẻ. Buổi chiều phái đoàn
nhận lời mời của bộ ngoại giao Thụy Điển dự một buổi chiêu đãi. Bộ
trưởng ngoại giao Thụy Điển lên tiếng ca ngợi công cuộc chiến đấu chống
Mỹ của Việt Nam.Tiếp theo,thủ tướng Phạm Văn Đồng được mời lên phát
biểu ý kiển.Thủ tướng say men chiến thắng, cám ơn Thụy Điển đã ủng hộ
Việt Nam trong cuôc chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược,và ông cám ơn Thụy
Điển đã tặng Việt Nam nhà máy giấy Phú Thọ và đã đào tạo chuyên viên
cho Việt Nam. Ông nói rằng ban lãnh đạo nhà máy cùng các kỹ sư,công
nhân đã tích cực làm việc hết mình vì xã hội chủ nghĩa, vì ngày mai,vì
bác Hồ, vì con em. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,nhà máy tăng năng
suất 60%, đủ giấy cho học sinh trong nuớc dùng, đủ giấy để in sách
báo...Sau đó là sâm banh, whisky...Và sau đó nữa là buổi chiếu phim đặc
biệt. Đây không phải là rạp chiếu phim hoàng gia mà chỉ là một phòng
chiếu phim nhỏ của bộ ngoại giao. Âm thanh,màu sắc rất tân kỳ. Ghế ngồi
thật êm ái. Thủ tướng nhà ta ước mong phủ chủ tịch cũng có một phòng
chiếu phim tương tự .Cuộc chiếu phim bắt đấu.
Trong phòng hoàn toàn mát mẻ và yên tĩnh. Người ta không nghe tiếng rè
rè của máy quay phim như ở Việt Nam. Cuốn phim tường thuật trận đá banh
giữa Thuỵ Điển và Pháp. Sau vài ly sâm banh, thủ tướng mệt mỏi,đã gật
đầu vài lần trên ghế êm ái. Bỗng thủ tướng giật mình, tỉnh như sáo.
Đoạn phim sao giống cảnh Việt Nam. Phải rồi.Đó là cảnh Việt Nam. Cảnh
nhà máy giấy Phú Thọ Việt Nam.Đây là nhà máy giấy do Thụy Điển viện trợ
tiền bạc. máy móc,kỹ thuật. Cảnh ban đêm có đèn sáng khắp nơi .Kìa
kìa. Trong phòng giám đốc .Trên tường là một bức hình lãnh tụ Hồ Chí
Minh.Một người đàn ông tuổi 50, đầu đội nón cối,mang quần áo nhà binh
nhàu nát ngồi trước bàn viết. Có ba tiếng gõ cửa nhe nhẹ. Giám đốc cất
tiếng:"Cứ vào!" Một thanh niên khúm núm bước vào, nói nhỏ vào tai viên
giám đốc. Viên giám đốc gật gù:"Được". Người thanh niên trở ra, sau đó
một người đàn bà béo phệ bước vào. Hình ảnh và âm thanh rất rõ:
-Chào đồng chí giám đốc.
Viên giám đốc đáp lại:" Chào đồng chí."
Người nữ ngồi xuống bên cạnh, mở xách tay,lấy một gói ba số 5 đặt lên
bàn giám đốc, lễ phép nói:"Thưa đồng chí giám đốc.Xin mời đồng chí dùng
thử. Đây là thuốc ngoại hóa, hàng Mỹ,thơm lắm." Viên giám đốc im lặng.
Người đàn bà bèn mở xách tay, lấy một gói trà, bước tới bàn bên
cạnh,lấybình trà rửa sạch,thay bã trà , pha một bình trà mới, lễ mễ
bưng lại bàn giám đốc. Bà rót trà ra chén tống,sang qua chén nhỏ,bưng
mời viên giám đốc." Xin mời đồng chí dùng trà. Đây là trà Tam Đảo, thứ
đặc biệt, sản xuất riêng cho các đồng chí lãnh đạo trung ương."Viên
giám đốc bưng chén trà lên môi uống từng ngụm nhỏ,ra vẻ thích thú.
Người đàn bà kéo ghế ngồi bên cạnh viên giám đốc, rồi hỏi: "Đồng chí đã
duyệt 5 tấn cho em chưa?" Viên giám đốc ngẫm nghĩ một lát, rồi trả
lời:" Bây giờ tình hình khó khăn lắm. Trung ương cho người về thanh tra
luôn luôn, cho nên bây giờ chúng tôi rất khó lòng duyệt y một số giấy
lớn như thế."
Người đàn bà nũng nịu:" Xin đồng chí duyệt y. Chúng em xin trả gấp đôi.
Đồng chí muốn gì chúng em cũng chiều lòng." Viên giám đốc cười ha hã,
bước tới ôm người đàn bà,và kéo người đàn bà vào phòng bên cạnh, nơi
nghỉ đêm của giám đốc nhà máy.Hình ảnh và âm thanh rất rõ rệt và khêu
gợi. Viên thủ tướng già cảm thấy toàn thân nóng bừng.
Lại một cảnh khác trong nhà máy, công nhân đang đứng ngồi ngổn ngang. Có người nằm ngủ dưới dàn máy. Có người hút thuốc lào trong khi máy đang chạy.Vài ba công nhân ngồi nói chuyện gẩu ,hoặc thì thào bàn tán. Hình ảnh hiện lên rất rõ, công nhân lấy một số giấy , hoặc chất hóa học giấu kín trong người, hoặc trong ba lô.
-Ống kính lại chuyển mục. Bên ngoài sân nhà máy, một số hoạt động khác
đang tiếp diễn. Một số công nhân đang mở kho khuân vác những bao
thùng,trao tiền bạc, chuyển ra xe hơi, xe thồ...rồi biến dạng. Họ làm
việc rất tích cực,nhanh chóng và bí mật.Lại một cảnh khác trong nhà máy, công nhân đang đứng ngồi ngổn ngang. Có người nằm ngủ dưới dàn máy. Có người hút thuốc lào trong khi máy đang chạy.Vài ba công nhân ngồi nói chuyện gẩu ,hoặc thì thào bàn tán. Hình ảnh hiện lên rất rõ, công nhân lấy một số giấy , hoặc chất hóa học giấu kín trong người, hoặc trong ba lô.
Phòng chiếu phim gắn máy lạnh mát rượi mà vị thủ tướng già đổ mồ hôi hột.
"Chết thật, tụi nó mà gắn một máy quay phim trong phòng của mình thì tiêu tùng sự nghiệp cách mạng của mình"!
Không biết bọn tư bản có quay lén Phạm Văn Đồng hay không, nhưng Lê Đức Thọ đã quay hết cuộm phim đời "cách mạng" của ông cũng như các đồng chí khác nhưng ông ngoan ngoản, không chống đối phe "nhị Lê" nên sống mãi trong quang vinh cho đến 95 tuổi!
NGUYỄN BÁ CHỔI * THẢM QUÁ VC!
Vờ Cờ, không ngờ mi quá thảm!
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Vờ Cờ trên đây là hàng “ma dze in” Phúc Niểng, nhưng tiếng Việt trong
sáng đọc là Vê Xê - viết tắt của hai chữ “Việt Cộng” và quân đồng minh
tham chiến ở Miền Nam, thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, gọi là Vi
Xi. Viết một cách đúng đắn, nghiêm túc, cái tựa bài trên đây là: Vi Xi, không ngờ mi quá thảm!
“Vi Xi, không ngờ mi quá thảm!” là tiếng than rất “tổ quốc ăn năn” của hắn đã dại dột chọn con đường, thay vì ra đi, đã “bó tay về với triều đình” mới.
Hắn ăn năn, không phải vì ở lại để phải chịu cảnh tù (mà không) tội.
(Tội gì nơi công dân của một quốc gia thi hành bổn phận bảo vệ tổ quốc
mình, và khi thua trận, đã buông súng đầu hàng đối phương???).
Hắn ăn năn, vì đã không ngờ cốt cách “bên thắng cuộc” tức VC lại quá
thảm như vậy, mặc dầu “người từ rừng về”, với văn minh nay đã trên 40
năm.
Ngày “tan hàng cố gắng” chấp nhận đau thương, hắn nghĩ, “Thôi thì đời
mình từ đây rồi sẽ không khá nỗi, nhưng dầu sao, đất nước đã hết chiến
tranh, thống nhất hai miền; từ đây, trong hòa bình, hai bên sẽ bắt tay
cùng nhau xây dựng lại quê hương Việt Nam”.
Hắn đã lầm to. Không phải lầm vì “bên thắng cuộc” đã chẳng những không
bắt tay hắn và “đồng bọn ngụy quân ngụy quyền ôm chân đế quốc Mỹ để bóc
lột đồng bào Miền Nam”, mà còng tay vào trại tập trung lao động khổ sai.
Hắn lầm khi “bên thắng cuộc” đã không bắt tay cả với “đồng bào Miền Nam
ruột thịt” mà “bên thắng cuộc” luôn giương cao ngọn cờ “Giải Phóng”;
đến bây giờ, 40 năm sau, người dân Miền Nam vẫn tiếp tục bị đối xử như
“công dân hạng hai”.
Nhưng mà thôi, lầm như thế “cũng được đi”! Cái lầm mà không ai có thể
ngờ tới được là trình độ và tư cách của các nhà lãnh đạo Việt Nam với
100 triệu dân lại thảm hại như mọi người đang đã và đang thấy.
“Hiện tượng” trình độ và tư cách quá thảm của những “đồng chí lãnh đạo”
chóp bu của đảng CS và nhà nước XHCNvn không phải chỉ xuất hiện mới đây
là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “ma zde in” ra những sản phẩm “Cờ Lờ Vờ”
thay cho Campuchia, Lào, Việt Nam! Hay thủ tướng gì mà đọc diễn văn
trước đại diện các tổ chức quốc tế, bá quan thiên hạ, cái mặt cứ cắm
xuống cái bục gỗ khiến người ta không khỏi liên tưởng đến con lợn đang
cắm đầu xuống cái máng cám. Nhưng hiện tượng “cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”
xuất hiện đều đều và từ lâu, nơi các “đồng chí lãnh đạo” thuộc mọi đẳng
cấp: Đảng trưởng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Bí thư thành, Bí
thư Tỉnh. Thiết nghĩ khỏi dẫn chứng vì ai cũng đã biết.
Bàn về cái "quá thảm" của Vờ Cờ thì nhiều; quá thảm ở mọi mặt, chẳng hạn
như nhân viên Cảnh Sát làm nhiệm vụ thổi còi chặn xe dọc đường, hay cầm
dùi cui xua đuổi mấy bà bán hàng rong, mà cũng phải mang "quân hàm" đến
cấp Úy, cấp Tá, so với Miền Nam trước 1975, những người làm việc tương
tự, chỉ cần cấp thấp nhất!
Ở đây chỉ bàn về trình độ, tư cách của các “đồng chí lãnh đạo đảng ta”. Có thể nói túm lại một nhúm, theo cách “a bờ cờ”, là: Vờ Cờ, không ngờ mi quá thảm!
09.12.2016
NỘI CÁC TRUMP
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC CẬP NHẬT HẰNG NGÀY: MỜI BẤM LINK NỐI www.vietthuc.org
THỜI LUẬN
Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump Tuyển Chọn Nội Các
Posted By: Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
December 06, 2016 : CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰ, KINH TẾ-XÃ HỘI-KHOA HỌC, THỜI LUẬN
December 06, 2016 : CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰ, KINH TẾ-XÃ HỘI-KHOA HỌC, THỜI LUẬN
Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump Tuyển Chọn Nội Các
Posted By: Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM: December 06, 2016 : CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰ, KINH TẾ-XÃ HỘI-KHOA HỌC, THỜI LUẬN
Trong
giai đoạn chuyển quyền, cho tới đầu tháng 12, 2016, Tổng Thống Đắc Cử
[TTĐC] Donald Trump vẫn chưa hoàn tất việc thành lập Nội Các, sau
nhiều đợt chọn lọc các nhân vật đáng tin cẩn thuộc Đảng Cộng Hoà, đa số
tiêu biểu rộng rãi lập trường của Tổng Thống Đắc Cử từ giai đoạn chuẩn
bị tranh cử. Dưới đây là danh sách các thành viên theo thứ tự được bổ
nhiệm và một số còn trong vòng thăm dò.
BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH
[Treasury Secretary]
[Treasury Secretary]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Steven
Mnuchin, nguyên giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman
Sachs, và một nhà đầu tư điện ảnh tại Hollywood, gần đây nắm quyền điều
hành quỹ tranh cử cho UCV Donald Trump, nay được chọn làm Bộ trưởng Tài
Chính, có trọng trách điều hành vay mượn trên thị trường tài khoán,
phối hợp công trình soạn thảo luật thuế vụ, cùng sinh hoạt của Ngân
Khố/Sở Thuế Vụ Quốc Gia [The Treasury Department & Internal Revenue Service].
Bộ Tài Chính cũng có trách nhiệm giao ước với các quốc gia về mặt tài
chính, củng cố hay trừng phạt giao thương. Khó khăn trước mắt là cách
thức thương lượng tài chính, thuế khoá với Trung Quốc; nương tay hay
cứng rắn với Iran và Cuba.
Bộ trưởng Mnuchin sẽ sát cánh với Hạ Viện huỷ bỏ hay sửa sai Sắc Luật Bảo Hiểm Y Tế “Affordable Care Act” [Obama Care]
về mặt định giá mức xuất bảo hiểm. Ngoài ra, Bộ trưởng Mnuchin cũng
có trách nhiệm thu xếp gây quỹ chỉnh trang hạ tần cơ sở, ước lượng lên
tới cả ngàn tỷ mỹ kim [$1 trillion].
BỘ TRƯỞNG GIAO THÔNG
[Transportation Secretary]
[Transportation Secretary]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Elaine L. Chao được
chọn làm Bộ Trưởng Giao Thông, có trách nhiệm kế hoạch hoá và đôn đốc
chỉnh trang hạ tần cơ sở, như tân trang cầu cống, phi trường, hệ thống
quốc lộ, chấn thủ ranh giới mà UCV Donald Trump từng hứa hẹn khi tranh
cử.
Elaine
L. Chao, gốc Đài Loan, tốt nghiệp Đại Học Harvard Ngành Kinh Doanh, phu
nhân Thượng Nghị Sĩ Trưởng Mitch McConnell, trước đây từng là Bộ Trưởng
Lao Động dưới thời TT George W. Bush [Con] và Thứ Trưởng Giao Thông
dưới thời TT George H.W. Bush [Cha].
Việc
bổ nhiệm Elaine L. Chao vào Nội Các phần nào nói lên sự kiện TT Donald
Trump quan tâm đa dạng hoá chính quyền về mặt giới tính và sắc dân.
BỘ TRƯỞNG Y TẾ & XÃ HỘI
[Health and Human Services Secretary]
[Health and Human Services Secretary]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Dân Biểu BS Tom Price được chọn làm Bộ
Trưởng Y TẾ & XÃ HỘI sẽ giúp TTĐC Donald Trump thực hiện lời hứa
tháo bỏ và thây thế Sắc Luật Bảo Hiểm Y Tế “Affordable Care Act”, mà dân
chúng thường gọi là Obamacare, vì sắc luật này đã tước đoạt quyền lựa
chọn bảo hiểm và thủ tục điều trị của người dân, bệnh nhân và y sĩ.
Do đó, Bộ Trưởng Tom Price sẽ soạn dự luật “The Empowering Patients First Act”,
cho phép bệnh nhân quyền lựa chọn bảo hiểm và thủ tục điều trị phù hợp
cho mỗi cá nhân, đồng thời cho dân hưởng phụ cấp về tuổi tác, hoàn cảnh
gia đình và cảnh túng thiếu xã hội.
Bộ
Y Tế & Xã Hôi sẽ cho sản xuất thêm các loại thuốc điều trị, kiểm
soát thực phẩm, nghiên cứu y sinh, và quản trị bảo hiểm sức khỏe
Medicare cho người già và Medicaid cho công dân thu nhập thấp [low income]. Ngân sách hằng năm điều hành toàn bộ Y TẾ & XÃ HỘI sẽ lên tới hơn một ngàn tỷ Mỹ Kim [$1 trillion] để cung cấp dịch vụ y tế xã hội cho 100 triệu người dân.
BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI
[Commerce Secretary]
[Commerce Secretary]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Wilbur Ross, được TTĐC Donald Trump chọn
làm Bộ Trưởng Thương Mại, là một nhà tỷ phú [gia tài gần 3 tỷ Mỹ Kim]
thường chủ trương quốc tuý, bác bỏ những giao ước quốc tế bất lợi [bad trade agreements] cho Hoa Kỳ.
Wilbur Ross sẵn sàng theo Trump kiềm chế hiện tượng Toàn Cầu Hoá [Globalization] về mặt thương mại tự do [Free Trade] nên sẽ đôn đốc sửa sai hiệp ước NAFTA [North American Free Trade Agreement] và bác bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP [Trans Pacific Partnership], cũng như ra khỏi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới [World Trade Organization].
Wilbur
Ross sẽ gia tăng thuế nhập cảng hàng hoá từ Trung Quốc, trong khi đó,
lại đề nghị gia giảm thuế sản xuất sĩ nghiệp từ 35% xuống còn 15%, cốt
để giúp các nhà kinh doanh thấy có lợi khi đầu tư trong nước.
Nhưng
quốc sách sẽ uyển chuyển về mặt đối ngoại, ứng dụng thương lượng tương
xứng giữa các chủ thể trên căn bản lưỡng lợi quân bình, giao thương có
điều kiện tương xứng, “có đi có lại mới toại lòng nhau”, một mặt nhằm
giảm thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ với Mexico, Canada và nhất là
với Trung Quốc, mặt khác để tránh xẩy ra một cuộc chiến tranh thương mại
quốc tế, nếu như chưa cần thiết, nếu như đôi bên “biết điều”, bớt ngoan
cố, bớt đơn phương trục lợi như Trung Quốc. Dù sao, mục tiêu chính vẫn
là thực hiện quyền lợi Hoa Kỳ tới cùng.
Bộ
Thương Mại còn có trọng trách quản trị các dự án khác, như kiểm kê dân
số, phân tích kinh tế, quản đốc hải vụ và khí tượng quốc gia.
BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC
[Education Secretary]
[Education Secretary]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
TTĐC
Donald Trump chủ trương cắt giảm ngân quỹ của Bộ Giáo Dục, nên chỉ định
giảm bớt áp lực định hướng giáo dục liên bang, đồng thời giao chuyển
trách nhiệm nghiên cứu và phát triển chương trình giáo khoa cho các cơ
sở điều hành giáo huấn cấp tiểu bang và quận hạt.
Do đó, TTĐC Donald Trump đã chọn bà Betsy DeVos
vào chức vụ Bộ Trưởng Giáo Dục để thi hành đương lối giáo huấn trên.
Bà DeVos, từng là chủ tịch Đảng Cộng Hoà Tiểu Bang Michigan và cũng là
một hoạt động viên cổ võ tự do chọn lựa trưởng sở [tư hay công] theo
hướng giáo dục tự duy, tự phát, lưỡng lợi cộng đồng và gia cảnh thụ giáo
đa dạng.
ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI LIÊN HIỆP QUỐC
[U.N. Ambassador]
[U.N. Ambassador]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Nikki R. Haley được chọn
làm Đại Sứ Hoa KỲ tại Liên Hiệp Quốc. Bà là hậu duệ của một gia đinh di
trú từ Ấn Độ, hiện làm Thống Đốc TB South Carolina, và từng chỉ trích
UCV Donald Trump khi ông tranh cử. Bà là một trong ba người đàn bà được
mời vào Nội Các, phần nào làm bớt thành kiến cho rằng TTĐC Donald Trump
có khuynh hướng “trọng nam, kinh nữ”, “ma-xô” bay bướm, miệt thị đàn bà,
sắc tộc, v.v.
Chức
vụ Đại Sứ Hoa KỲ tại Liên Hiệp Quốc là vai vế thứ hai tại Bộ Ngoại
Giao, đứng sau Ngoại Trưởng, có trọng trách đại diện quyền lợi quốc gia
tại Hội Đồng An Ninh đương đầu với các vấn đề nan giải, từ tạo dựng hoà
bình tại Trung Đông tới kiểm soát tăng trưởng vũ khi hạt nhân. Nikki R.
Haley sẽ là một nữ lãnh tụ da màu trong sứ mạng quản trị quốc tế vụ
thượng hạng. Cách bổ nhiệm này cho thấy TTĐC Donald Trump không cố chấp
về mặt chính kiến, có thiện chí mở rộng và quân bình Nội Các đa dạng, tự
mình uốn nắng theo khuôn khỏ thực hiện quyền lợi quốc gia, vốn là tôn
chỉ ông theo đuổi.
BỘ TRƯỞNG GIA CƯ & KIẾT THIẾT THÀNH THỊ
[Secretary of Housing and Urban Development]
[Secretary of Housing and Urban Development]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
BS Ben Carson được chọn
làm Bộ Trưởng Gia Cư & Kiến Thiết Thành Thị. Trước đây BS Carson,
nguyên UCV Tổng Thống thất cử, có tuyên bố không nhận chức vụ gì trong
chính quyền. Không biết vì thế Ông sẽ chấp nhận hay từ chối tham gia
Nội Các, với tư cách một thành viên trí thức da màu, từ tốn, tự trọng.
Bộ
Trưởng Gia Cư & Kiến Thiết Thành Thị sẽ đôn đốc việc ứng dụng luật
lệ thuê mướn gia cư thuận hoà, vay mượn thế chấp công bình, tránh nạn kỳ
thị về màu da, sắc dân, tôn giáo, giới tính, tật nguyền. Với kinh
nghiệm trong ngành đầu tư địa ốc, TTĐC Donald Trump chỉ thị giảm thuế
phát triển xây cất gia cư, để khuyến khích ngành địa ốc cung cấp thêm
phương tiện an cư lập nghiệp.
GIÁM ĐỐC TRUNG ƯƠNG TÌNH BÁO
[C.I.A. Director]
[C.I.A. Director]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Mike Pompeo, cựu quân nhân, dân biểu TB Kansas, đã được TTĐC Donald Trump chọn làm
Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Trước đây, với tư cách thành viên Uỷ Ban
Tình Báo Quốc Hội, Mike Pompeo đã có dịp mạnh lời chấp vấn Ngoại Trưởng
Hillary Clinton. Bà có lỗi khi điều hành chức vụ đã để đại sự J.
Christopher Stevens và các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ tử thương, trong
vụ xung kích bởi loạn quân Hồi giáo Al-Qaeda Maghreb, tại Benghazi,
Lybia trong năm 2012.
Tân
Giám Đốc CIA có sứ mạng canh tân tổ chức Trung Ương Tình Báo để kịp
thời đương đầu với nạn khủng bố dây chuyền bởi ISIS và các nhóm loạn
quân Hồi Giáo quá khích khác trên thế giới và phần nào ngay nọi địa Hoa
Kỳ. Nhân dịp này, TTĐC Donald Trump cũng nghĩ tới việc phục hồi tra tấn
các nghi can khủng bố để lấy khẩu cung khẩn cấp.
BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP
[Attorney General]
[Attorney General]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
Thượng Nghị Sĩ Jeff Sessions của TB Alabama được TTĐC Donald Trump chọn làm Bộ Trưởng Tư Pháp. Ông chủ trương thực thi luật di trú và đôn đốc luật pháp và trật tự [Law & Order]
một cách cứng rắn, như lời hứa của UCV Donald Trump: trục xuất cả triệu
can phạm di trú bất hợp pháp, đa số gốc Mỹ La tinh, mà chính quyền
Obama đã làm ngơ; trừng trị các tội phạm khủng bố, đa số dưới trướng
ISIS và thành phần Hồi giáo quá khích. Trong tân Nội Các, Ông là một
thành viên bảo thủ, trước đây bị mang tiếng kỳ thị công dân da màu, di
dân, Hồi giáo, đồng tính, [anti-minorities, anti-immigrant, anti-Muslim, anti-L.G.B.T].
Bộ Trưởng Sessions sẽ cải cách việc ứng dụng tự do dân sự [civil rights]
phù hợp với thượng tôn luật pháp quốc gia; đồng thời cố vấn TTĐC Donald
Trump về thể thức chọn Thẩm Phán Tôi Cao Pháp thay thế Thẩm Phám
Antonin Scalia đã mệnh một từ tháng 2 năm 2016, cốt để duy trì tinh thần
thượng tôn luật pháp theo đúng căn bản Hiến Pháp quốc gia, không bị cải
biến quá trớn, như dưới áp lực Đảng Dân Chủ.
BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG
[Defense Secretary]
Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn.
TTĐC Donald Trump đầu tháng 12 vừa tuyên bố chọn Đại Tướng Thuỷ Quân Lục Chiến James N. Mattis làm
Bộ Trưởng Quốc Phòng. Tướng Mattis 66 tuổi, về hưu từ năm 2013, đã
được TT Donald Trump ca ngợi là ngang tài với George Patton, vị danh
tướng thắng trận tại Châu Âu thời Đệ Nhị Thế Chiến, khi giao tranh với
quân đội viễn chinh Đức quốc.
Tướng Mattis làm Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ [United Central Command]
trên chiến trường Trung Đông và Tây Nam Châu Á [2010-2013] đã bị chính
thể cất chức vì cho là quá háo chiến, ngược lại với đường lối nước đôi
của đương kim TT Obama.
Tuy
nhiên, dù thường chống đối chiến lược yếm thế của chính thể Obama, và
nay được sự tín nhiệm của TTĐC Trump, Tướng Mattis vẫn có ảnh hưởng
ngược lại căn bản quốc phòng của TTĐC Trump, hay ít ra bổ túc như sau:
[a] tiếp tục hợp tác với các lãnh tụ Đồng Minh; [b] tiếp tục cảnh giác
dự tính xâm lược của Nga; [c] không nên gạt bỏ Thỏa thuận về chương
trình hạt nhân của Iran [Iran Nuclear Deal] theo đó, Iran đồng ý
lùi lại một phần của chương trình hạt nhân của họ, nhằm đổi lấy sự nới
lỏng một số lệnh trừng phạt. Lãnh đạo quốc phòng như vậy vẫn có thể
dung hoà với đường lối cứng rắn, nhưng thực tiễn của TTĐC Trump: [a]
khởi đầu lên giọng tố lớn để dằn mặt kẻ thù hay thành phần chống đối;
[b] rồi sẵn sàng mặc cả, thương lượng; [c] để cuối cùng nhận lấy phần
thắng lợi khả ứng và thích hợp nhất.
Đó
là diễn tiến cụ thể của “Hoà bình trong thế mạnh” và thế hợp tác với
điều kiện khả chấp. TTĐC Trump sẽ chơi đòn “ba-lá” này tại Trung Dông,
Châu Âu, Chấu Á/Đông Nam Á, vừa dằn mặt kẻ thù, vừa vờn buộc đồng minh, miễn kết quả canh bạc có triển vọng dung hoà và bảo đảm quyền lợi cho Hoa Kỳ.
Tướng
Mattis cần được Thượng Viện đặc miễn, vì chức Bộ Trưởng Quốc Phòng phải
do cấp dân sự lãnh đạo. Tướng Mattis xuất ngũ năm 2013, chưa đủ thời
gian luật định là phải giải ngũ 7 năm mới được nhậm chức Bộ Trưởng Quốc
Phòng. Nhưng điều này không khó khăn, vì Thượng Viện và cả Thượng Nghị
Sĩ McCain, Chủ Tịch Uỷ Ban Quân Vụ, sẵn sàng phê chuẩn.
CỐ VẤN AN NINH QUỐC GIA[National Security Adviser]
TTĐC Donald Trump đã chọn Trung Tướng Michael T. Flynn, nguyên
giám đốc Tình Báo Quốc Phòng [Defense Intelligence Agency] làm CỐ VẤN
AN NINH QUỐC GIA. Tướng Flynn đã ủng hộ UCV Donald Trump ngay từ giai
đoạn đầu cuộc tranh cử Tổng thống.
CỐ
VẤN AN NINH QUỐC GIA không phải là thành phần NỘI CÁC, nên không cần
Thượng Viện phê chuẩn. Tuy nhiên, chức vụ CỐ VẤN AN NINH QUỐC GIA rất
quan trọng trong việc nhận đón và cứu xét các dự án điều hành mà Bộ
Ngoại Giao và Ngũ Giác Đài đệ trình lên TT Trump.
Ảnh hưởng đầu tiên của Tướng Flynn là đã cho UCV Donald Trump thấy rõ Hoa Kỳ đang đối mặt với thế giới lâm chiến [“world war”]
chống loạn quân quá khích Hồi giáo – ISIS — và phải tìm mọi cách triệt
hạ tai ương di căn này bằng cách hợp tác với các đồng mình muốn kết tác
chiến đấu vì nhu cầu chung, kể cả với Nga trong mục tiêu này.
Với tư cách CỐ VẤN AN NINH QUỐC GIA, Tướng Flynn cũng sẽ cố vấn TTĐC Trump về cách đối đầu với những trường hợp nan giải tại Đông Nam Á, dưới trướng sách động của Trung Quốc.
THAM MƯU TRƯỞNG TOÀ BẠCH ỐC[White House Chief of Staff]
Reince Priebus, Chủ tịch Đảng Cộng Hoà đã được TTĐC Donald Trump tuyển chọn làm Tham Mưu Trưởng Toà Bạch Ốc ngay sau khi TT vừa đắc cử.
Tham
Mưu Trưởng Toà Bạch Ốc không phải là thành phần NỘI CÁC, nên không cần
Thượng Viện phê chuẩn. Tuy nhiên, Tham Mưu Trưởng Toà Bạch Ốc có trọng
trách quản lý nhân viên chuyên ngành làm việc tại Cánh Tây Toà Bạch Ốc,
đồng thời đôn đốc các chương trình giao tế với các thế lực liên hệ ngoài
Toà Bạch Ốc.
Vai trò trợ lý Tổng Thống của Reince Priebus rất quan trọng vì TTĐC Trump là một lãnh tụ bất thường và “ngoại đạo” về thuật cai trị nước của một quốc trưởng lớn nhất trên toàn cầu. Chính TTĐC Trump cũng tỏ vẻ thán phục Reince Priebus về tư cách thi hành nhiệm vụ: cứng rắn, kiên trì, minh bạch.
CỐ VẤN TRƯỞNG KẾ HOẠCH[Chief Strategist]
Stephen K. Bannon, từng làm chủ tịch hội đồng tranh cử cho UCV Donald Trump, cũng được chọn làm Cố Vấn Trưởng Kế Hoạch ngay sau khi TT đắc cử. Theo nhận định TTĐC
Trump, Chức vụ Cố Vấn Trưởng Kế Hoạch của Stephen K. Bannon có ảnh
hưởng trợ lý ngang với Reince Priebus ở chức vụ Tham Mưu Trưởng Toà Bạch
Ốc.
Dư luận quần chúng và truyền thông e ngại Stephen K. Bannon, nguyên giám đốc điều hành của Breitbart News,
một cơ sở truyền thông cực hữu, nay làm Cố Vấn Trưởng Kế Hoạch sẽ có
khuynh hướng ảnh hưởng quan điểm kỳ thị chủng tộc vào sinh hoạt của Toà
Bạch Ốc
TẠM KẾT:
Tới nay, còn khoảng 10 Bộ Trưởng hay chức vụ lãnh đạo tương tự thuộc Nội Các chưa được chính thức tuyển chọn. Những chức vụ này đều cần được Thượng Viện phê chuẩn, trong đó có:
- NGOẠI TRƯỞNG [Secretary of State]
- GIÁM ĐỐC TÌNH BÁO QUỐC GIA [Director of National Intelligence]
- BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ [Interior Secretary]
- BỘ TRƯỞNG CANH NÔNG [Agriculture Secretary]
- BỘ TRƯỞNG LAO ĐỘNG [Labor Secretary]
- BỘ TRƯỞNG NĂNG LƯỢNG [Energy Secretary]
- BỘ TRƯỞNG CỰU CHIẾN BINH [Secretary of Veterans Affairs]
- BỘ TRƯỞNG AN NINH LÃNH THỔ [Homeland Security Secretary]
- TỔNG QUẢN TRỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG [E.P.A. Administrator]
- ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ [U.S. Trade Representative]
Riêng
chức vụ NGOẠI TRƯỞNG có vẻ gay go nhất, về mặt nhiệm vụ và nhân vật cần
được chọn lựa. Chính khách được chọn vào chức vụ này, dù là chính trị
gia có chủ nghĩa hay chuyên viên hành chánh, ngoại giao thượng thặng,
đều phải chuẩn bị tuân theo TT Trump tháo bỏ hay chuyển đổi hệ thống đối
ngoại kéo dài từ thế “Kết Tạo Liên Minh” [Alliance-Building] sau đệ nhị thế chiến tới thế “Toàn Cầu Hoá” [Globalism] do các chính thể Dân Chủ đề xướng.
Những chính khác đang được để ý tới chức vụ này gồm có:
- John R. Bolton, nguyên Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, thời TT George W. Bush;
- Bob Corker, Nghị sĩ TB Tennessee, chủ tịch Uỷ Ban Ngoại Giao, Thượng Viện;
- Rudolph W. Giuliani, nguyên Thị Trưởng Thành phố New York. Chính khách này có nhiều hy vọng được bổ nhiệm;
- John F. Kelly, cựu Đại Tướng Thuỷ Quân Lục Chiến, có con trai tử trận tại chiến trường Afghanistan;
- Zalmay Khalilzad, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan;
- David H. Petraeus, cựu Đại Tướng Bộ Binh, cựu Giám Đốc Trung Ương Tình Báo, đã bị giải nhiệm vì hành vi bất cẩn làm thất thoát tin bảo mật [cho nhân tình];
- Mitt Romney, Ứng Cử Viên Tổng Thống thất cử năm 2012, thuộc Đảng Cộng Hoà; từng chỉ trích thậm từ UCV Donald Trump là “bất xứng”; nay lân la cầu xin chức vụ đại thần.
Sự chọn lựa thành phần NỘI CÁC đã cho thấy TTĐC Donald Trump vẫn theo đuổi chủ trương DÂN TUÝ đối nội và QUỐC TUÝ đối ngoại.
Chủ
yếu văn hoá giáo dục, kinh bang tế thế, quốc phòng, ngoại giao dù có
uyển chuyển, biến thể phần nào khi áp dụng cấp phân bộ, vẫn luôn luôn
dung hoà với đường lối cứng rắn, nhưng thực tiễn của TTĐC
Trump: [a] khởi đầu tố lớn, giơ cao thế mạnh, lúc dằn mặt kẻ thù, lúc
cảnh giác kẻ chống đối, lúc minh bạch thẳng thừng với đồng minh; [b] rồi
sẵn sàng mặc cả, thương lương; [c] miễn giành lấy thành quả khả quan,
nhận được thắng lợi khả ứng, thích hợp nhất.
Đó là diễn tiến cụ thể của “Hoà Bình Trong Thế Mạnh” [Peace Through Strength] và thế Hợp Tác Với Điều Kiện Khả Chấp. TTĐC
Trump sẽ chơi đòn “ba-lá” này tại Trung Đông, Châu Âu, Chấu Á/Đông Nam
Á, vừa dằn mặt kẻ thù, vừa vờn buộc đồng minh, miễn kết quả bài bạc có
triển vọng dung hoà thế cuộc và bảo đảm quyền lợi cho Hoa Kỳ.
Đâu
sẽ vào đó giữa công dân biết điều, biết lẽ phải; biết đòi hỏi quyền
sống tự quyết chính đáng, sáng suốt, đầy đủ; biết thượng tôn luật pháp,
quyền lợi và trách nhiệm tương xứng. Công bằng xã hội nằm ở thế chu toàn
cơ hội tự duy, tự phát, chứ không ở cách phân định thể thức sinh sống
đồng nhất, bó buộc, không sáng kiến chọn lựa. Với ngần ấy cơ hội, với
ngần ấy điều kiện hợp lý, hợp cảnh, người có tâm huyết, chí khí sẽ thành
công; kẻ ỷ lại, bất cần sẽ đương nhiên thất bại, theo di căn văn hoá
chủ bại. Tất cả theo luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, khi
con người biết thu nhận và thực hiện đúng mức quyền lợi và cơ hội giao
phó. Đó cũng là căn bản chân chính về DÂN TUÝ: công bằng, cơ hội, dấn
thân, kết sinh.
Đâu
cũng sẽ vào đó giữa những chủ thể quốc gia biết điều, không lạm dụng
thế lực; không điên rồ, không hèn, không suy nhược; không ăn cháo đá
bát; không ăn không, chửi đỏng như tại một vài nền văn minh cũ mềm Tây
phương ngoan cố.
Chính
sách đối ngoại của chính thể Trump là xây dựng và duy trì hoà bình
trong thế mạnh khả chấp, tương ứng, tương xứng. Hoà bình trong thế mạnh
là tự quyết “Hoa Kỳ Trước Tiên/America First” về quyền lợi và thế sinh
tồn; đồng thời cũng dành cho đối tác, đồng minh và kẻ thù, những cơ hội
vụ lợi và sinh tồn xứng đáng, miễn biết điều và hành động chính đáng,
quân bình.
Bình thường, đó là thế “fair play” — chơi xòng phẳng, làm ăn và đối xử tử tế, công bằng, có vay có trả.
Khi gây cấn, đánh phé, phân tranh thắng lợi, đó là cách ứng dụng thi đua trí tuệ theo Định lý Cân bằng Nash [Nash Equilibrium], [1] vốn là một định lý suy tính trong lý thuyết trò chơi
– một nhánh của toán học ứng dụng. Định lý này được đặt tên theo [John
Forbes] Nash, do ông là người đã đề xướng ra. Nó được dùng để nghiên cứu
chiến thuật sao cho sự lựa chọn là tối ưu nhất.
Thuật
“Mặc Cả Trump” sẽ đưa tới định lý “Cân Bằng Nash”, theo đó, sự lựa chọn
chiến lược hỗn hợp cho mỗi người chơi [đối tác tranh chấp]
- là giá trị kỳ vọng lớn nhất có thể đáp ứng chiến lược hỗn hợp của các người chơi khác,
- nên các quốc gia trong cuộc tranh chấp trên thế giới phải áp dụng chiến thuật sao cho sự lựa chọn là tối ưu nhất,
- để đạt tới một thế cân bằng khả chấp: khi thiếu một bước là thiệt, thêm một bước là hố và mất cả.
Sự
tính toán thông minh đặt ở chỗ biết tới, biết yêu sách, mặc cả hữu hiệu
và biết ngưng đúng lúc, đúng mức cần thiết cho mình, một cách thực tế.
Căn
cứ vào trò chơi “mặc cả” kinh bang tế thế khu vực một cách thông minh
có hứa hẹn một giải pháp cân bằng theo định lý Nash, thì hiểm hoạ chiến
tranh giữa các siêu cường quốc và các đồng minh liên hệ sẽ không xẩy ra.
Nếu các tiểu quốc cũng thông minh biết dựa lưng đúng chỗ, thì cũng
thoát cảnh “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi không chết, cũng bị thương”.
Hoà
bình, thịnh vượng thực sự khai triển một cách danh chính ngôn thuận, tự
nhiên, quân bình, toàn diện tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới nếu
biết tiến hoá chân chính, công bằng trên mặt phẳng nhân bản từng quốc
gia, từng cộng đồng con người trên toàn cầu.
Đó
là định lý cân bằng QUỐC TUÝ theo chính sách đối ngoại mà chính thể
Trump muốn thực hiện trong nhiệm kỳ giao phó, bốn hay tám năm.
Mọi
nhận định, suy luận dù có căn bản, vẫn mắc phải những sai biệt, lầm lẫn
bất khả tiên liệu, cần điều chỉnh khi cần thiết. Đó cũng là thế dẫn
giải của bài viết này.
Xin dành cơ hội bổ túc, đính chính trong tương lai.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM Michigan State University
[1]
In game theory, the Nash equilibrium is a solution concept of a
non-cooperative game involving two or more players in which each player
is assumed to know the equilibrium strategies of the other players, and
no player has anything to gain by changing only his or her own strategy.
If each player has chosen a strategy and no player can benefit by
changing strategies while the other players keep theirs unchanged, then
the current set of strategy choices and the corresponding payoffs
constitutes a Nash equilibrium. The reality of the Nash equilibrium of a
game can be tested using experimental economics methods.
Nash
equilibrium has been used to analyze hostile situations like war and
arms races (see prisoner’s dilemma), and also how conflict may be
mitigated by repeated interaction (see tit-for-tat). It has also been
used to study to what extent people with different preferences can
cooperate (see battle of the sexes), and whether they will take risks to
achieve a cooperative outcome (see stag hunt). It has been used to
study the adoption of technical standards and also the occurrence of
bank runs and currency crises (see coordination game). [Wikipedia]
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, tập thể, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với
thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế
giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước
từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và
thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông
tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương
kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh
kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.
VĂN QUANG * LẨM CẨM
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 05. 12. 2016
Quan xã và con bò bị bệnh
Những chuyện kỳ quái ở nông thôn ngày nay thì quá nhiều, kể cả năm không hết. Kỳ trước tôi đã tường thuật cùng bạn đọc chuyện Ủy Ban Nhân Dân (UBND) thị xã Hồng Lĩnh đã ra Thông báo điều động 21 giáo viên nữ từ bậc mầm non đến Trung Học Cơ Sở (THCS), tham gia phục vụ tại chương trình “Liên hoan Dân ca ví dặm”. Tóm tắt là quan xã bắt các cô giao trẻ đẹp đi karaoke cùng các quan trên. Còn nhiều chuyện “độc và lạ” nữa tôi sẽ kể ở phần sau.
Xin nói đến chuyện gần đấy nhất:
Loại bò mắc bệnh được quan xã bán cho dân mang về nuôi
Ngày 23-11 vừa qua, một người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã đến UBND xã xin trả lại bò dự án đã mua hai tháng trước.
Bò dự án bị bệnh đứng không nổi. Ông Bo Thông đưa bò vào nhà ở chung với gia đình vì sợ bò chết thì mắc nợ
Bà Mang Thị Min cho biết nguyên nhân trả vì bò mắc bệnh lở mồm long móng gần một tháng nay. Gia đình bà hàng ngày phải nấu cháo nuôi bò bệnh.
Theo bà Min, bà cùng 19 gia đình khác cùng thôn được xã gọi lên ký giấy vay 24 triệu đồng, lãi suất 0%, thời gian hoàn vốn 36 tháng. Xã đưa dân đến trại bò ông Giảng ở thị trấn Phước Dân để chọn bò đưa về nuôi.
Hằng ngày, bà Mang Thị Min phải nấu cháo cho bò ăn
Bà Min kể:
“Bò biếng ăn cỏ, mấy ngày sau bỏ cỏ. Tôi sợ nó chết nên nấu cháo, chiết vào chai đổ vào mõm bò. Tôi có mời cán bộ huyện, xã, thôn cùng ông Giảng, chủ bán bò đến xác minh và yêu cầu được trả lại bò nhưng họ không chịu”!
Tương tự, ông Bo Thông cũng vay mua bò dự án của xã về nuôi. Bò bỏ ăn rồi sinh bệnh lở mồm long móng. Ông Thông nói: “Cả tháng nay kể từ ngày bò đổ bệnh, vợ chồng tôi phải sống chung với bò trong nhà vì để ngoài mưa gió sợ nó chết”.
Sáng cùng ngày, trả lời về việc bò dự án mắc bệnh, ông Mang Ngọc - phó chủ tịch UBND xã Phước Vinh - cho biết thôn Liên Sơn 2 có 20 gia đình nghèo được chọn vay vốn mua bò của dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sinh sản do UBND huyện Ninh Phước làm chủ dự án. Ngành Lao động-Thương binh và xã hội huyện giám sát.
Ông Ngọc xác nhận số bò dự án sau khi đưa về nuôi thì mắc bệnh lở mồm long móng. Cán bộ thú y huyện và xã có đến chích thuốc.
Về việc người dân yêu cầu trả lại bò bệnh, ông Ngọc cho biết khi bán bò đồng loạt cho 20 gia đình dân, UBND xã có ký hợp đồng với trại bò ông Giảng, trong đó phần bảo hành có ghi thời hạn 12 tháng, nếu bò không sinh đẻ, mắc bệnh thì được trả lại.
Tuy nhiên, khi bò của bà Minh, ông Thông mới nuôi một tháng đổ bệnh muốn trả nhưng ông Giảng không nhận vì cho rằng bò bị lở mồm long móng chứ không mắc bệnh (?).
- Đúng là kiểu trả lời vô lương tâm, vô trách nhiệm của các quan xã. Bò lở mồm long móng không phải là bệnh thì là gì? Vậy thế nào mới là bò bị bệnh? Có lẽ đợi đến khi nó lăn quay ra chết mới là bò bị bệnh chăng? Bò bị bệnh thì dân chết chứ ông có chết đâu. Ông lại có thể đổ cho thời tiết lạnh làm bò chết chứ không phải bệnh. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật ông có thông đồng với ông Giảng chủ trại bò không? Ăn của dân nghèo như thế hèn chi ông cứ mập ra, mang cái bụng đi khệnh khạng trong làng, thằng nào cũng sợ.
Xin các quan xã sống bên cạnh dân làm ơn nhìn xuống thằng dân đã khổ rồi nay còn phải sống chung, nuôi nấng con bò mắc bệnh. Tiền nuôi con chưa đủ lại còn phải đóng đủ thứ thuế và “phí”, làm quần quần quật ngoài đồng đến tối mịt mới về nhà. Bụng đói mà thường phải nhường cơm cho vợ con. Người dân bây giờ quá khổ rồi, không thể khổ hơn được nữa. Coi chừng tới lúc người dân phẫn nộ thì đời các ông kể như tiêu tùng đấy.
Xin nói tiếp về chuyện trong nghề làm thầy cô giáo ở nông thôn ngày nay. Một chuyện khôi hài cũng xảy ra gần đây cũng thuộc phạm vi giáo dục.
Hiệu trưởng học viện tự xưng giáo sư, tiến sĩ chửi học viên
Câu chuyện khá ngộ nghĩnh và khá dài, tôi tóm tắt nội dung chính.
Có một clip ghi lại cuộc trò chuyện giữa 2 người đàn ông về chuyện xin
đi học và chuyện tiền nong. Người đưa clip này lên trang YouTube cho
biết, người liên tục nói bậy trong clip là giáo sư, tiến sĩ Phan Văn
Hưng, hiện đang là giám đốc một học viện danh tiếng. “Học viện Kinh Tế
Sáng Tạo được thành lập năm 2015 tại Việt Nam, là cơ sở giáo dục được
nhà nước công nhận". Học viện này chuyên giới thiệu, đào tạo học viên
sang Hàn Quốc du học.
TS Phan Văn Hưng, Hiệu Trưởng Học viện Kinh Tế Sáng Tạo (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Theo nội dung clip được ghi lại, ông tiến sĩ Hưng (nhiều báo viết tắt là ông H.) xưng “mày”, “tao” suốt cuộc trao đổi với học viên và dùng những ngôn từ tục tĩu khác. Ông cũng liên tục khẳng định “tao là chủ nhà”, “đây là nhà tao” nên ông được phép đứng lên bàn nói chuyện với học viên. Ông này cũng cho rằng số tiền mà học viên nộp vào đã gửi cho trường bên Hàn Quốc, chứ ông không phải người giữ, và ông chỉ là người “giúp” học viên lấy lại số tiền đó. Tuy nhiên, theo ông, học viên này có thái độ “mất dạy” nên ông sẽ không ký giấy tờ, và học viên sẽ không lấy lại được tiền. Tuy nhiên Theo người chia sẻ clip, clip được ghi lại sau một tháng ông Hưng hẹn học viên quay lại, và được được đăng tải sau 3 tháng xảy ra sự việc và hiện học viên đã lấy lại được tiền.
C lick! Click! Click!
Giải thích về việc có có lời lẽ chửi bới học sinh trong đoạn video clip, ông TS Hưng cho biết, hôm xảy ra sự việc, anh T. đã tới Học viện gây rối, không cho giáo viên và học sinh học và giảng dạy.
Sau đó, TS Hưng đã xuống để làm việc với anh T. Trong lúc nói chuyện, do quá nóng, không giữ được bình tĩnh nên ông Hưng đã có những lời lẽ chửi bới.
Ông Hưng cho biết thêm: “Trước khi xảy ra sự việc, học viên T. đã có thái độ không đúng đối với Trung tâm, cụ thể là đối với cá nhân tôi, thế nên tôi mới hành động như thế. Ngay sau khi xảy ra sự việc cả tôi và T. cũng đã đến Công an phường sở tại để giảng hòa và T. cũng đã đồng ý xóa 2 video đó. Tuy nhiên, gần đây T. khôi phục lại thẻ nhớ và đã đăng tải video lên mạng xã hội”.
Anh Nguyễn Mạnh T. là học viên bị chửi, khẳng định trong suốt cuộc trò chuyện không hề tỏ thái độ, hành động gì sai hay thiếu kiềm chế nào khiến thầy giáo chửi bới, cư xử nặng nề như vậy.
Anh T. cũng cho biết, lúc bị trả lại hồ sơ, ông Hưng có đưa ra một bản cam kết sẽ hỗ trợ hoàn lại tiền cho em trong vòng 1 tháng. Sau thời gian đó, anh T. đến thì học viện không trả lời lại. Phải sau đó gần hai tháng, anh T. mới nhận lại được toàn bộ số tiền 126 triệu đồng tiền đặt cọc.
Anh T. phân trần tiếp:
“Việc thầy giáo nói tôi ý thức học kém. Nghỉ học quá số buổi quy định, có hành động quậy phá hay gây rối tại đây là không có thật. Cả khóa học tôi đi học không hề gây rối, chỉ nghỉ học 3 buổi nhưng có xin phép đàng hoàng. Lúc đầu tôi không bận tâm lắm vì đoạn clip đó, nhưng bây giờ thầy Hưng nói như vậy, thực sự đã động vào lòng tự trọng của tôi. Tôi sẽ còn làm việc trực tiếp với thầy Hưng trong thời gian tới để làm rõ những nội dung trên”.
Dù thế nào thì đã là giáo sư tiến sĩ mà nhảy lên bàn chửi bới tay đôi, xưng mày tao với học sinh cũng là điều không thể chấp nhận được. Các vị giáo sư tiến sĩ ở VN có thấy xấu hổ không? Dạy học trò mà như thế thì sau này sẽ thành những thằng du côn thôi.
Lại chuyện cô Giáo đi “đòi nợ thuê”
Để thu được tiền của học sinh, nhiều đồng nghiệp của tôi đã phải tìm đủ mọi cách như: gọi điện, gửi giấy về nhà, thậm chí có giáo viên phải đến từng nhà. Bản thân tôi cũng là “chủ nợ”, là kẻ “đòi nợ” như thế.
Biếm họa cô giáo đi đòi nợ ... học trò của mình
* Học sinh phải đóng những khoản tiền gì?
Một cô giáo kể: “Thôi thì đủ thứ tiền giáo viên phải thu ngoài những khoản thu hộ như tiền bảo hiểm, còn biết bao thứ tiền như tiền học phí, tiền hội phí, tiền quỹ đội, tiền quỹ lớp, tiền mua sách giáo khoa, mua vở bài tập, tiền ăn bán trú, tiền bán tăm, đồ dùng học tập cho người khuyết tật…
TS Phan Văn Hưng, Hiệu Trưởng Học viện Kinh Tế Sáng Tạo (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Theo nội dung clip được ghi lại, ông tiến sĩ Hưng (nhiều báo viết tắt là ông H.) xưng “mày”, “tao” suốt cuộc trao đổi với học viên và dùng những ngôn từ tục tĩu khác. Ông cũng liên tục khẳng định “tao là chủ nhà”, “đây là nhà tao” nên ông được phép đứng lên bàn nói chuyện với học viên. Ông này cũng cho rằng số tiền mà học viên nộp vào đã gửi cho trường bên Hàn Quốc, chứ ông không phải người giữ, và ông chỉ là người “giúp” học viên lấy lại số tiền đó. Tuy nhiên, theo ông, học viên này có thái độ “mất dạy” nên ông sẽ không ký giấy tờ, và học viên sẽ không lấy lại được tiền. Tuy nhiên Theo người chia sẻ clip, clip được ghi lại sau một tháng ông Hưng hẹn học viên quay lại, và được được đăng tải sau 3 tháng xảy ra sự việc và hiện học viên đã lấy lại được tiền.
C lick! Click! Click!
Giải thích về việc có có lời lẽ chửi bới học sinh trong đoạn video clip, ông TS Hưng cho biết, hôm xảy ra sự việc, anh T. đã tới Học viện gây rối, không cho giáo viên và học sinh học và giảng dạy.
Sau đó, TS Hưng đã xuống để làm việc với anh T. Trong lúc nói chuyện, do quá nóng, không giữ được bình tĩnh nên ông Hưng đã có những lời lẽ chửi bới.
Ông Hưng cho biết thêm: “Trước khi xảy ra sự việc, học viên T. đã có thái độ không đúng đối với Trung tâm, cụ thể là đối với cá nhân tôi, thế nên tôi mới hành động như thế. Ngay sau khi xảy ra sự việc cả tôi và T. cũng đã đến Công an phường sở tại để giảng hòa và T. cũng đã đồng ý xóa 2 video đó. Tuy nhiên, gần đây T. khôi phục lại thẻ nhớ và đã đăng tải video lên mạng xã hội”.
Anh Nguyễn Mạnh T. là học viên bị chửi, khẳng định trong suốt cuộc trò chuyện không hề tỏ thái độ, hành động gì sai hay thiếu kiềm chế nào khiến thầy giáo chửi bới, cư xử nặng nề như vậy.
Anh T. cũng cho biết, lúc bị trả lại hồ sơ, ông Hưng có đưa ra một bản cam kết sẽ hỗ trợ hoàn lại tiền cho em trong vòng 1 tháng. Sau thời gian đó, anh T. đến thì học viện không trả lời lại. Phải sau đó gần hai tháng, anh T. mới nhận lại được toàn bộ số tiền 126 triệu đồng tiền đặt cọc.
Anh T. phân trần tiếp:
“Việc thầy giáo nói tôi ý thức học kém. Nghỉ học quá số buổi quy định, có hành động quậy phá hay gây rối tại đây là không có thật. Cả khóa học tôi đi học không hề gây rối, chỉ nghỉ học 3 buổi nhưng có xin phép đàng hoàng. Lúc đầu tôi không bận tâm lắm vì đoạn clip đó, nhưng bây giờ thầy Hưng nói như vậy, thực sự đã động vào lòng tự trọng của tôi. Tôi sẽ còn làm việc trực tiếp với thầy Hưng trong thời gian tới để làm rõ những nội dung trên”.
Dù thế nào thì đã là giáo sư tiến sĩ mà nhảy lên bàn chửi bới tay đôi, xưng mày tao với học sinh cũng là điều không thể chấp nhận được. Các vị giáo sư tiến sĩ ở VN có thấy xấu hổ không? Dạy học trò mà như thế thì sau này sẽ thành những thằng du côn thôi.
Lại chuyện cô Giáo đi “đòi nợ thuê”
Để thu được tiền của học sinh, nhiều đồng nghiệp của tôi đã phải tìm đủ mọi cách như: gọi điện, gửi giấy về nhà, thậm chí có giáo viên phải đến từng nhà. Bản thân tôi cũng là “chủ nợ”, là kẻ “đòi nợ” như thế.
Biếm họa cô giáo đi đòi nợ ... học trò của mình
* Học sinh phải đóng những khoản tiền gì?
Một cô giáo kể: “Thôi thì đủ thứ tiền giáo viên phải thu ngoài những khoản thu hộ như tiền bảo hiểm, còn biết bao thứ tiền như tiền học phí, tiền hội phí, tiền quỹ đội, tiền quỹ lớp, tiền mua sách giáo khoa, mua vở bài tập, tiền ăn bán trú, tiền bán tăm, đồ dùng học tập cho người khuyết tật…
Cứ hết khoản tiền này lại thu đến khoản tiền khác. Ngoài một số tiền nêu
trên thu đủ một lần là xong, còn khoản tiền tháng nào thầy cô cũng phải
nhắc học sinh nộp đủ đó là tiền học buổi hai ở cấp tiểu học”.
Làm cô giáo ở làng quê đã không đủ ăn còn phải đi tiếp khách quý cho các quan lại còn kiêm nghề “đòi nợ thuê”. Phận làm dân ngày nay ở VN khổ và nhục thật.
* Phụ huynh bị “ép” ký vào “Giấy ủng hộ tiền”?
Nhiều phụ huynh trường THCS Phan Chu Trinh (xã Nam Yang, Đăk Đoa, Gia Lai) bức xúc sau khi con mình mang tờ “Giấy ủng hộ tiền” với nội dung “Tôi xin tự nguyện ủng hộ nhà trường số tiền… Kính mong trường nhận cho tôi số tiền trên".
Theo phản ánh của phụ huynh có con đang theo học tại trường THCS Phan Chu Trinh, khoảng 10 ngày trước, con họ mang về 1 tờ giấy đưa cho họ tên là “Giấy ủng hộ tiền”, và nói là giáo viên chủ nhiệm phát, yêu cầu phụ huynh điền tên và ký vào.
Trong tờ “Giấy ủng hộ tiền” này có dòng chữ: “Tôi xin tự nguyện ủng hộ nhà trường số tiền… Kính mong trường nhận cho tôi số tiền trên. Tôi xin chân thành cảm ơn”. Và mục đích ủng hộ tiền là nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường năm học 2016-2017; số tiền được “gợi ý” là 220.000 đồng một em.
Một phụ huynh có con đang học lớp 7 của ngôi trường này khẳng định, tờ giấy trên là do con em của họ mang về đưa cho họ và nói là do cô giáo chủ nhiệm phát. Điều khiến phụ huynh bực mình nhất là đã nói họ “ủng hộ” tiền mà ghi giống như họ năn nỉ trường nhận giùm! Và không biết nhà trường dùng số tiền này để làm gì? Do quá tức bực nên phụ huynh này đã không ký vào tờ giấy trên.
Giấy ủng hộ tiền được phụ huynh học sinh giữ lại
Phụ huynh khác cho biết, dù tức bực nhưng do không muốn gặp phiền hà với nhà trường nên họ đã ký để đưa con nộp. Còn nhiều phụ huynh khác không ký, nhưng do các em học sinh sợ nhà trường nên đã tự ký thay bố mẹ và tự nộp.
Những kiểu “xin tiền” như thế này được gọi là “tự nguyện” là thứ bùa phép đầy “tài tình sáng tạo” ở VN học được từ các quan trên đã thành bài học thuộc lòng của các ngành các cấp của nhà nước, bất kể ngành nào kể cả ngành giáo dục! Thật thảm hai cho hai chữ “giáo dục”ở VN.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của nhà văn Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~
Làm cô giáo ở làng quê đã không đủ ăn còn phải đi tiếp khách quý cho các quan lại còn kiêm nghề “đòi nợ thuê”. Phận làm dân ngày nay ở VN khổ và nhục thật.
* Phụ huynh bị “ép” ký vào “Giấy ủng hộ tiền”?
Nhiều phụ huynh trường THCS Phan Chu Trinh (xã Nam Yang, Đăk Đoa, Gia Lai) bức xúc sau khi con mình mang tờ “Giấy ủng hộ tiền” với nội dung “Tôi xin tự nguyện ủng hộ nhà trường số tiền… Kính mong trường nhận cho tôi số tiền trên".
Theo phản ánh của phụ huynh có con đang theo học tại trường THCS Phan Chu Trinh, khoảng 10 ngày trước, con họ mang về 1 tờ giấy đưa cho họ tên là “Giấy ủng hộ tiền”, và nói là giáo viên chủ nhiệm phát, yêu cầu phụ huynh điền tên và ký vào.
Trong tờ “Giấy ủng hộ tiền” này có dòng chữ: “Tôi xin tự nguyện ủng hộ nhà trường số tiền… Kính mong trường nhận cho tôi số tiền trên. Tôi xin chân thành cảm ơn”. Và mục đích ủng hộ tiền là nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường năm học 2016-2017; số tiền được “gợi ý” là 220.000 đồng một em.
Một phụ huynh có con đang học lớp 7 của ngôi trường này khẳng định, tờ giấy trên là do con em của họ mang về đưa cho họ và nói là do cô giáo chủ nhiệm phát. Điều khiến phụ huynh bực mình nhất là đã nói họ “ủng hộ” tiền mà ghi giống như họ năn nỉ trường nhận giùm! Và không biết nhà trường dùng số tiền này để làm gì? Do quá tức bực nên phụ huynh này đã không ký vào tờ giấy trên.
Giấy ủng hộ tiền được phụ huynh học sinh giữ lại
Phụ huynh khác cho biết, dù tức bực nhưng do không muốn gặp phiền hà với nhà trường nên họ đã ký để đưa con nộp. Còn nhiều phụ huynh khác không ký, nhưng do các em học sinh sợ nhà trường nên đã tự ký thay bố mẹ và tự nộp.
Những kiểu “xin tiền” như thế này được gọi là “tự nguyện” là thứ bùa phép đầy “tài tình sáng tạo” ở VN học được từ các quan trên đã thành bài học thuộc lòng của các ngành các cấp của nhà nước, bất kể ngành nào kể cả ngành giáo dục! Thật thảm hai cho hai chữ “giáo dục”ở VN.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của nhà văn Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~
This email has been checked for viruses
|
TRUMP & BIỂN ĐÔNG
Tại sao điện đàm giữa Donald Trump và Đài Loan thay đổi hết mọi chuyện
Gordon Chang * Chấn Minh (Danlambao) lược dịch - Điều
Trump đã làm không phải là “thiết lập lại” các quan hệ giữa Washington
và Trung Quốc, nhưng là đặt lại các quan hệ này trên một cơ sở mới.
Hôm nay (2016/12/03) Bắc Kinh gởi một kháng thư chính thức đến nhà nước
Hoa Kỳ để phản đối việc tổng thống bầu chọn Donal Trump nói chuyện qua
điện thoại với bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) của Đài Loan mà không qua
các đường dây ngoại giao đã có sẵn.
Trong cuộc điện đàm trên, cả hai vị đã chúc mừng lẫn nhau - bà Thái đã
thắng lớn khi lấy được ghế tổng thống vào giữa tháng Giêng - đồng thời
thảo luận về các quan hệ chặt chẽ hơn.
Các phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh, theo đài Truyền Hình Trung Ương
Trung Quốc, cơ quan truyền hình của nhà nước, và bộ ngoại giao, đều ôn
hòa. Các chống đối cũng thế, nhưng trong các tuần lễ sắp đến điều có thể
dự đoán được là thế nào cơn giận dữ tại thủ đô Bác Kinh cũng sẽ nổ bùng
ra.
Tại sao? Chỉ trong vài phút điện thoại, Trump đã gián tiếp công nhận Đài
Loan như là một nước độc lập tự chủ, và do đó đã đánh vỡ một chính sách
Trung Quốc đã được an vị từ hàng chục năm qua.
Như nhiều người đã lưu ý, đây là lần đầu tiên một tổng thống hay một
tổng thống bầu chọn của Hoa Kỳ và người đối tác ở Đài Loan đã nói chuyện
qua điện thoại kể từ ngày chính phủ Carter cắt đứt các quan hệ ngoại
giao với hòn đảo này.
Bất chấp những gì ông Trump và bà Thái nói với nhau, sự kiện họ đã nói
chuyện qua điện thoại tự nó đủ để làm cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh
không vui lòng, bởi vì họ xem Đài Loan như là một bộ phận của Cọng Hòa
Nhân Dân Trung Quốc.
Mắt khác, bà Thái tin rằng mình lãnh đạo một nước tên là Cộng Hòa Trung
Quốc. Lập trường chính thức của nhà nước do bà lãnh đạo là họ có chủ
quyền trên tất cả Trung Quốc tuy rằng, trên thực tế, nhà nước của bà
quản lý và hành xử như chỉ có chủ quyền trên một đảo chính là đảo Đài
Loan và một số đảo nhỏ rải rác khác.
Washington công nhận Bắc Kinh là chính quyền hợp pháp của Trung Quốc
nhưng chủ yếu là vẫn giữ ý kiến theo đó các tranh cãi giữa hai bên vẫn
chưa được giải quyết và khi/nếu giải quyết được, thì phải thông qua
những phương pháp hòa bình. Luật Quan Hệ Đài Loan ban hành vào năm 1979
cho phép Hoa Kỳ có những quan hệ không chính thức với Đài Bắc, đồng thời
quy định một số ít nghĩa vụ nhằm bảo vệ hòn đảo này đối với Bắc Kinh.
Hoa Kỳ đã giữ tư thế trên, với một số thay đổi nhỏ, từ lúc đó cho đến
bây giờ.
Thế nhưng, hình như Trump đã thay đổi tất cả vào ngày thứ sáu qua. “Khi thảo luận, hai vị đã ghi nhận các quan hệ mật thiết về kinh tế, chính trị, và an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ”, biên bản từ ban chuyễn tiếp của Trump về cuộc đối thoại lịch sử trên đã ghi chép như thế. “Tổng
Thống bầu chọn Trump cũng đã chúc mừng Tổng Thống Thái đã đắc cử vào
chức vụ Tổng Thống Đài Loan trước đây vào đầu năm nay.”
Bắc Kinh sẽ không bỏ sót hay bỏ qua việc Trump gọi bà Thái là “Tổng
Thống.” Đây là một các xưng hô mang hàm ý công nhận bà ta là quốc trưởng
một nước riêng biệt và nằm ngoài Trung Quốc. Và Trump lại còn gọi nước
của bà ta là “Đài Loan” như để nhấn mạnh điểm này. Bà Thái đã tiến lên
và chiến thắng như là ứng cử viên của đảng Dân Chủ Tiến Bộ. Đảng này
muốn “Đài Loan” được công nhận như là một nước riêng rẽ mà lãnh thổ
không có “lục địa”, hay, nói cách khác, là một nước trong đó không có
Trung Quốc.
Từ thăm dò này đến thăm dò khác, khoảng 2/3 dân Đài Loan tự nhìn nhận họ
là người Đài Loan, hay nói khác đi, họ không phải là người Hoa. Dưới 5%
tự xem mình là người Hoa và không phải là người Đài Loan. Âu lo của Bắc
Kinh là Đài Loan, khi ngày càng nhận ra danh tính Đài Loan của mình, sẽ
chính thức tách ra khỏi “Trung Quốc” và tự tuyên bố là mình là “Cộng
Hòa Đài Loan.” Bà Thái vẫn chưa tuyên bố như thế, nhưng Trump đã làm
xong điều đó.
Và cái gì có thể làm cho tình huống này bùng nổ lớn hơn? Bắc Kinh đe dọa
sẽ dùng vũ lực để tiếp thu Đài Loan, trong khi đó thì tính chính danh
của đảng Cộng Sản Trung Quốc phần lớn lại dựa trên khả năng “thống nhất”
“Đất Mẹ” của đảng.
Điều đáng kể đến là Trump đã không thông báo cho Nhà Trắng hay bộ Ngoại
Giao biết trước. Ông cũng đã không tham khảo với văn phòng liên lạc của
Hoa Kỳ tại Đài Loan, tức là Viện Hoa Kỳ Tại Đài Loan. Nếu ông Trump đã
làm như thế, tất cả các định chế trên đều sẽ tìm cách ngăn chặn ông ta.
Nhưng mà vị tổng thống bầu chọn này không hề có nợ nần gì cả với bất cứ
định chế nào kể trên. Như Henry Kissinger đã nói với Fareed Zakaria sau
ngày bầu cử: “Ông ta tuyệt đối không có hành lý nào cả”. Các chính sách của ông ta là của riêng của ông, và ông sẽ viết chúng trên bảng đá trống của ông và theo ý ông.
Vì thế, nhiều người nay đang lên tiếng báo động. Chris Murphy, một thành
viên của Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện, trong một tweet đã thừa
nhận rằng “tính kiên thuần là một phương tiện, chứ không phải là một mục tiêu” nhưng ông gợi ý rằng các động thái của Trump, trong đó có cuộc điện đàm với bà Thái, “là những xoay trục lớn trong chính sách đối ngoại mà không có một kế hoạch nào cả.” “Đó chính là cách bắt đầu các chiến tranh”, vị thượng nghị sĩ bang Connecticut và là một đảng viên đảng Dân Chủ đã viết tiếp.
Evan Medeiros, cựu Giám Đốc Á Châu Sự Vụ của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia,
nói với tờ Financial Times (Tài Chánh Thời Báo) là các nhà lãnh đạo
Trung Quốc “sẽ xem việc này như là một động tác rất khiêu khích, có tầm vóc lịch sử”, và ông âu lo rằng “Trump đang thiết kế một nền tảng cho sự ngờ vực và cạnh tranh chiến lược bền lâu.”
Điều Trump đã làm không phải là “thiết lập lại” các quan hệ giữa
Washington và Trung Quốc, nhưng là đặt các quan hệ này trên một cơ sở
mới. Từ trước đến nay, Bắc Kinh đã nắm phần chủ động. Các tổng thống Mỹ,
đặc biệt là George W. Bush và Obama, đã chỉ phản ứng mà thôi. Họ đã tìm
cách xây dựng những quan hệ thân thiện với Trung Quốc bất chấp những
động thái ngày càng táo bạo của nước này. Khái niệm theo đó Washington
phải bảo trì những quan hệ hợp tác với Trung Quốc đã trở thành một mục
đích tự thân.
Trump, khi hầu như như không quan tâm đến phản ứng của Bắc Kinh, đã làm
cho nước Trung Quốc nhỏ hơn, khi mà ông ta nói với các nhà độc tài tại
đó là ông không sợ họ.
Hầu như bất cứ ai cũng đã đưa ra giả thiết là Trung Quốc sẽ tạo dựng một
cuộc khủng hoảng dành riêng cho Trump vào những tháng đầu tiên sau khi
ông nhậm chức. Như Trung Quốc đã làm đối George W. Bush vào tháng 4 năm
2001 khi bắt giữ phi hành đoàn một máy bay trinh sát EP-3 của Hải Quân
Hoa Kỳ, và với người kế nhiêm của ông ta, khi họ sách nhiễu hai tàu
trinh sát không trang bị vũ khí - tàu Impeccable (Hoàn Hảo) và tàu
Victorious (Toàn Thắng) - vào tháng 3 và tháng 5 năm 2009.
Thay vào đó, chính Trump đã chủ động tạo nên một khủng hoảng cho các nhà
lãnh đạo Bắc Kinh. Và ông ta đã làm như thế một tháng trước khi chính
thức tuyên thệ nhậm chức.
Vì thế, đối với Bắc Kinh, những ngày tháng tới chắc chắn sẽ không còn quen thuộc nữa và đáng lo ngại.
Nếu muốn, bạn có thể dùng ẩn dụ sau cho trường hợp này: một con bò đực
tương đối to lớn đang đi lạc trong một cửa hàng đồ sứ. Và, nói cho ngay,
đó có thể là một điều tốt.
December 3, 2016
Gordon Chang là tác giả của tác phẩm “The Coming Collapse of China” (“Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc”).
Chờ xem Trump thò tay về biển Đông
Lê Hải Phòng (Danlambao)
- Ông Obama sắp dọn ra khỏi Toà Bạch Ốc. Những điều gì ông làm 8 năm
cho nước Mỹ và thế giới thì để dân chúng xét. Trong phạm vi nhỏ hẹp của
bài này, người viết chỉ đưa ra ván cờ tướng mà ông chơi với Tập Cận Bình
về biển Đông. Ông là người chủ trương xoay trục, nhưng lại để Trung
Cộng đi con xe, con ngựa đặt căn cứ xong, ông mới đưa con pháo nhảy một
bước lên cản bằng cách bay tuần tiểu một vòng thị uy rồi đâu lại vào đó.
Nước cờ Obama đi không phải là nước cờ lãnh đạo một cường quốc số 1.
Bài học tin tưởng vào nước độc tài CS như VN, đem chuyện giao thương ra
để đảng CS cải cách tôn trọng nhân quyền là sai lầm từ căn bản. Vì bản
chất người CS càng có tiền của trong tay càng bám địa vị thì trở nên
càng độc tài đàn áp trong vấn đề củng cố quyền hành. Ông Obama đã đón
tiếp một tên đảng trưởng cộng sản VN vào Toà Bạch Ốc để cho ông Trọng
nói về VN có đủ nhân quyền trong lúc đảng CSVN đã dùng công an côn đồ
trị, tước đoạt mọi quyền sinh sống của toàn dân, cướp đoạt sở hữu mọi
ngành nghề từ sĩ cho tới nông, công, thương.
Obama tới TC bị TC làm mất thể diện ở sân bay ông vẫn điềm nhiên xem như
pha. Nhưng mỗi lần đi Nhật hay đi Đức ông có cơ hội gặp các vị nguyên
thủ, Obama lại dùng diễn đàn tại đó để công kích ông Trump (thời kỳ
tranh cử).
Bây giờ ông Trump được đắc cử, Trump bất chấp TC mà nói điện thoại thẳng
với TT Đài Loan. Dù bị nhiều nhóm quyền lợi dính dáng làm ăn TC phản
đối. Nhưng đây cũng là một biểu hiệu đáng kính khi TT một cường quốc
muốn nói chuyện với lãnh tụ thế giới nước nào là không phải để Trung
Cộng dẫn dắt chính sách ngoại giao. Khi ông Trump thông báo cuộc điện
đàm với TT Đài Loan, Trung cộng chưa phản ánh ngay, trong lúc báo cánh
tả đã đi trước một bước tấn công Trump tiêu biểu như UK Guardian: “37 years of U. S. diplomatic practice in a few minutes (37 năm thực thi ngoại giao trong vài phút). The New York Times claimed
that the simple call was a bigger “provocation” of Beijing than selling
billions in weapons to Taiwan (NY Times cho rằng một cuộc điện đàm đơn
giản là một bức tranh lớn khiêu khích Bắc Kinh hơn là bán hàng tỉ tiền
vũ khí cho Đài Loan). Tuy nhiên điều đáng nói người có kinh nghiệm
làm việc tại TC là cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Jon Huntsman nói trên đài
Fox News: “We ought to be giving (Taiwan) a little more space, noting mutual economic, national security and human rights issues” (tạm
dịch: Chúng ta phải dành cho Đài Loan một chút khoảng trống về vấn đề
quan hệ hổ tương kinh tế, an ninh quốc gia và nhân quyền).
Chủ nhật vừa qua TT đắc cử Trump bảo vệ cuộc nói chuyện với bà Tsai Ing-Wen rằng: "Did
China ask us if it was OK to carry out a number of actions such as
build up disputed islands in the South China Sea or take economic
measures hurtful to the United States" Trump tweeted. (Tạm dịch: China
đã có hỏi chúng ta là có OK không khi họ tiến hành một số hành động như
xây đắp các đảo tranh chấp tại vùng biển Đông hoặc sử dụng biện pháp
kinh tệ làm tổn hại Mỹ).
Nhìn vào vài ba ông tướng về hưu có kinh nghiệm chiến trường được Trump
chọn vào các chức vụ quan trọng trong nội các cho ta thấy biết đâu ông
lại cứng rắn vấn đề biển Đông, hơn là Obama xoay trục cái gì mà để chờ
TC đi trước xây thành lũy mới cuống quít chạy theo cản ngăn có lệ.
Hải quân Mỹ là vua trên biển. Chờ xem Trump Make America Great Again có sớm thò tay lật mặt con cọp giấy Trung cộng chuyên nghề dọa nạt lấn cướp nước nhỏ.
06.12.2016
danlambaovn.blogspot.com
Giải mả một cú Điện Đàm
Author: Kiêm Ái Posted on: 2016-12-05
Đọc CÁI TỰA ĐỀ nghe "kêu" quá, phải không quý vị? Nhưng tôi cố ý đặt ra nó để quý vị nghĩ rằng tôi "trèo cao" hoặc là "điếc không sợ súng", hoăc là dốc lác v.v... nhưng dù tôi có dốc lác, có trèo cao" thì cũng không bằng những kẻ la hoảng lên như nhà cháy khi nghe tin "Tổng Thống Hoa Kỳ đắc cử điện đàm với nữ Tổng Thống Thái Anh Văn của Đài Loan".
Author: Kiêm Ái Posted on: 2016-12-05
Đọc CÁI TỰA ĐỀ nghe "kêu" quá, phải không quý vị? Nhưng tôi cố ý đặt ra nó để quý vị nghĩ rằng tôi "trèo cao" hoặc là "điếc không sợ súng", hoăc là dốc lác v.v... nhưng dù tôi có dốc lác, có trèo cao" thì cũng không bằng những kẻ la hoảng lên như nhà cháy khi nghe tin "Tổng Thống Hoa Kỳ đắc cử điện đàm với nữ Tổng Thống Thái Anh Văn của Đài Loan".
Allo, chào bà Thái, chúng ta hãy nói chuyện với nhau như thành viên trong gia đình thế giới tự do để cho thằng Tập "Tào Tháo" bể cái đầu chơi đi nghe ! (hình do BCT chèn thêm vào bài)
Những kẻ la hoảng, nhảy choi choi hay "nhảy đầm trên lửa" trước cái tin động trời này nghe thì như nổ tạc đạn, hay nổ bom, nhưng không ai biết rằng Tập Cận Bình, chúa tể tự phong của Cọng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đang ôm một trái bom nguyên tử trong lòng và đang đau như người đau đẻ mà đẻ không được. Đau, đau lắm, nhưng la lên cho hả cơn đau thì sợ "hố" mà cứ để âm ỉ trong lòng thì đau ghê lắm, y như một người đang gác giặc bỗng chốc bị địch lụi một dao găm vào be sườn, rồi để cái dao nguyên trạng không rút ra, mở miệng la thì phải vận sức, vận sức thì con dao nó nghọ ngoạy, càng đau hơn nữa.
Thực sự ra kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ dời tòa Đại sứ từ Đài Bắc qua Bắc Kinh, công bố trên vòm trời Châu Á chỉ có MỘT NƯỚC TÀU, ngoài ra không có nước Tàu nào nữa hết. Chưa đã cơn thèm khát nịnh bợ Trung Cọng, Hoa Kỳ còn đem dâng cái chân Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho Trung Cọng, đá Tưởng Giới Thạch ra khỏi tổ chức này, tỏ chức mà chính Tưởng Giới Thạch là một trong năm sáng lập viên, đem dâng Nam Việt Nam cho Trung Quốc, đưa kỹ thuật viên thượng thặng về bom nguyên tử thay thế chuyên viên Nga (đã về nước) giúp Trung Cọng có một quả bom tầm cỡ có thể làm tiêu diệt nước Nga là kẻ thù của Mỹ trong chiến tranh lạnh, cam kết buôn bán, đem vốn đầu tư "hết ga" với Trung Cọng, đứa nào khinh dễ Trung Quốc của chúng ông, chúng ông đánh bỏ mẹ. Thói đời là vậy, tình nguyện đưa lưng làm ghế cho Trung Cọng bước lên xe hay lên ngựa; cái lưng lâu ngày bị chai sần, dù nặng cỡ hơn trăm ký lô như Mao Trạch Đông hay Giang Trạch Dân cũng quen rồi, không thấy đau đớn, lâu lâu không được làm ghế (chứ không phải ghệ) cũng buồn, cũng nhớ, vừa rồi mấy tên công nhân phi trường Trung Cọng "ôn lại tuồng cũ", cho Obama "xuống cấp" thấp hơn bất cứ thành viên nào trong hội nghị G20, Obama cũng thấy đã ngứa cái lưng lắm, chẳng kêu ca gì cả.
Đức Phật sống Tây Tạng được quốc gia nào mời đến thăm thì Trung Cọng hừ một tiếng, quốc gia đó phải từ chối rước Ngài Đạt Lai Lạc Ma vào nhà, dù ngài chỉ đến để ban phép lành cho nhân tâm thường an lạc mà thôi.
Lâu lâu, nếu chính phủ Hoa Kỳ bán một ít vũ khí "không tối tân" cho Đài Loan kiếm tiền còm xài là Trung Cọng lên tiếng hăm he, dạy bảo: phải nhớ chính Hoa Kỳ đã cam kết "chỉ có một nước Trung Hoa" và Cọng Hòa Nhân Dân Trung Quốc sẽ dùng võ lực thống nhứt Đài Loan". Hoặc "sự hợp tác 2 bên sẽ sức môi, quên, sức mẻ ít nhiều", hoặc "sẽ bị trả đũa tối tăm mặt mày v.v... và v.v...
Song song với những chuyện hăm he Hoa Kỳ coi như hằng ngày đó, Trung Cọng cũng hăm mẻ răng ông Đài Loan đủ thứ, nay dọa dùng vũ lực để thống nhứt, mai hăm sẽ ... không làm gì cả. Hậu quả là có những ông Tổng Thống Đài Loan thúc đẩy dân chúng Đài Loan đem đô la Mỹ qua đầu tư tại Lục địa như một hình thức triều cống, mặt khác lại muốn kết thân với Trung Cọng khiến Trung Cọng thấy mình bỗng nhiên sướng như điên. Nhưng cử tri Đài Loan thì sáng suốt hơn lãnh tụ, may mắn nữa là họ có lá phiếu trong tay, một lá phiếu thật sự, muốn bầu cho ai thì bầu, không có cái nạn "đảng cử dân bầu", do đó họ cho mấy tên nịnh bợ Trung Cọng như Mã Anh Cữu về Cửu Tuyền Đài chơi và chọn một phụ nữ lên làm Tổng Thống Đài Loan. Bà Thái Anh Văn này ứng cử với lập trường "quên rồi một nước Trung Hoa" và có thái độ muốn độc lập, dù biết rằng theo cam kết của chú Sam thì "khi nào Đài Loan tuyên bố độc lập mà bị Trung Cọng đánh thì Hoa Kỳ không can thiệp", sống chết mặc bay, chỉ Hoa Kỳ mới cho Trung Cọng một bài học đích đáng để đời.
Năm bầu cử Tổng Thống 2016 này, ứng cử viên Donald Trump thắng hết 16 ứng cử viên đảng viên Cọng Hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ, thắng luôn ứng cử viên đảng Dân Chủ là Hillary để sẽ vào Tòa Bạch Ốc sau ngaỳ 20.1.2017. Vị Tổng Thống thứ 45 này của Hoa Kỳ có thái độ và hành động y như một con ngựa chứng, cả Âu Châu, cả Mỹ Châu nhứt là đại đồng chí Trung Cọng được cai trị bởi Tập Cận Bình đều không biết Trump theo đường lối chính sách nào, mọi người cứ giải mã những gì ông ta làm như mấy ông thầy tử vi đẩu số, chiêm tinh gia giải Sấm Trạng Trình, như 5 ông thầy bói sờ voi.
Mặt khác, ai có máu mặt trong xã hội Hoa Kỳ cũng sợ mấy ông vua không ngai của Truyền Thông, chính bà Hillary cũng sợ quá trời nên nghe nói vung tiền đô mua chuộc Truyền thông như vứt qua cửa sổ ngày gió lớn. Rồi tất cả truyền thông đều phục vụ bà Hillary hết mình, đánh phá Trump đêm ngày. Thế mà Donald Trump coi truyền thông chả ra làm sao cả, lại mượn sức đánh sức đã không tốn tiền mà còn chửi trên đầu trên cổ cái đám truyền thông. Từ hồi đắc cử Tổng Thống cho đến nay, hình như Trump chưa bao giờ "họp báo" khiến "bọn nhà báo" rất ứa gan, nhưng càng đánh Donald Trump thì dân càng thích Donald Trump.
Tuần vừa qua Donald Trump đã có một cú điện đàm với bà Thái Anh Văn, nữ Tổng Thống của Đài Loan. Theo sự cắt nghĩa của những người thân cận 2 bên thì cuộc điện đàm do bà Thái Anh Văn khởi xướng và Donald Trump chấp nhận, vì cho rằng "đây chỉ là một cú điện thoại bình thường, người ta mua hàng của mình bạc tỉ đô la, nay thấy mọi người chúc mừng mình đắc cử, bà ta cũng chúc mừng, mình theo phép lịch sự cũng đáp ứng cho cân xứng, chứ có gì đâu". Nói nghe nhẹ tênh, nghe như "chả có gì sất" nhưng ai mà chịu. Biết đâu; "trước còn trăng gió sau ra đá vàng" thì sao? Vì vậy mà chuyện mới xảy ra mấy ngày, cả nước Tàu dậy sóng như đang nhảy đầm trên lửa. Mà càng nhảy choi choi như vậy là trúng kế của Donald Trump và trúng luôn cái bẫy bén nhạy của bà Thái Anh Văn.
"Hai đứa tui đâu có làm gì đâu mà Tập Cận Bình nhào lộn lung tung như vậy?"
Tuy nhiên, nếu "giải mã" cái vụ điện đàm này chúng ta thấy Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump đã làm một việc phải làm, một việc nằm trong kế hoạch "lấy lại những gì mà Hoa Kỳ đã cung phụng cho Trung Cộng" khiến Trung Cọng ngày càng lớn, lớn cho đến nỗi khinh khi Hoa Kỳ, muốn "ngồi lên đầu lên cổ Hoa Kỳ". Doanld Trump tự cho mình là kẻ "nhìn thấy vấn đề", nhìn thấy chỉ tại Hoa Kỳ tham lam, lý luận sóc nỗi: "nếu bán cho mỗi người dân Hoa Lục một cái bàn chải đánh răng cũng sẽ giàu chán rồi", một thị trường béo bở. Hơn nữa lúc đó còn chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ muốn mượn tay Trung Cọng đánh Nga Cọng nên đã nghe lời thầy dùi Kissinger dưỡng hổ vi họa, Obama lại có cái lưng dẽo dèo dẹo tai hại.
Donald Trump biết đến phiên mình phải "Make America great again" nên đã cho Trung Cọng biết trước Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ cho Trung Cọng đi vào khuôn phép. Phải coi Trung Cọng chả là gì cả mới trị được Trung Cọng. Trong lúc tang gia bối rối này, Tập Cận Bình như một "con khỉ mắc phong", tự chui đầu vào cái bẫy do chính mình làm ra, rồi nhảy múa lung tung, càng nhảy càng mau kiệt sức.
"Hãy bắt chước Đài Loan", học theo cách của Tưởng Giới Thạch lúc chạy ra Đài Loan với 2 bàn tay trắng, nhưng quyết tâm xây dựng Đài Loan thành một đảo quốc cường thịnh. Cho dân ăn để dân có sức mà làm giàu cho đất nước, để dân tự do thoải mái dân mới có những sáng kiến giúp Đài Loan giàu mạnh. Phải đảo ngược câu ngạn ngữ: "Dân giàu nước mạnh" thay vì "Nước Giàu dân mạnh" mà bóc lột dân không còn cái khố.
Donald Trump coi sức mạnh của Trung Cọng chẳng ra chi, Trump biết tại sao Trung Cọng trở nên giàu có nhờ đâu? Nhờ Hoa Kỳ chống lưng hay tình nguyện làm cái ghế cho Trung Cọng leo lên xe hơi, máy bay.
Để giải quyết cú điện thoại giữa Donald Trump và Thái Anh Văn, cũng như hóa giải câu "Make America great again" của của Trump, Tập Cận Bình chỉ cần một tiếng cười thoải mái: Đó chỉ là chuyện thường tình theo phép lịch sự. Tại sao chúng ta phải bắt buộc họ không sống lịch thiệp, sống hào hoa phong nhả, mà càu nhàu cả ngày khiến bộ mặt mình vốn đã khó coi lại càng xấu xí hơn?
Tuy nhiên, viên linh dược này coi bộ Tập Cận Bình khó nuốt trôi, vì cũng chính Hoa Kỳ đã làm cho Trung Cọng tự kiêu, tự mãn như trong một bài viết dạy đời của nước Pháp: "Một người mù nhưng khỏe mạnh, một gả mắt sáng nhưng lại què, tên sáng thấy tòa lâu đài diễm lệ đàng xa nên xin người mù cõng tên què lên vai. Tên này thay vì nói cho người biết những gì hắn thấy, và biết ơn người mù; lại la lớn "tao thấy tòa lâu đài đó rõ hơn mày" khiến cho người mù nộ khí xung thiêng, liệng tên què xuống đất "để xem mày còn thấy xa trông rộng hơn tao nữa hay không"? Không khéo Donald Trump sẽ liệng Tập Cận Bình xuống khỏi lưng Hoa Kỳ, lúc đó họ Tập còn hãnh diện la lớn "J'y vois mieux que toi" nữa hay không?
Kiếm Ái
PETER OSNOS * TRẬN CHIẾN QUẢNG TRỊ 1972
Ở Quảng Trị, người lính vẫy tay nhau
Lời người dịch: Tác giả Peter Osnos chứng kiến ở Quảng
Trị “cảnh tượng phi thường và xúc động” vào ngày ngừng bắn ở nơi mà
80.000 người đã ngả xuống trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Huế, 28/1/1973 - Ở Quảng trị vào sáng ngày Chủ Nhật, trên chiến tuyến
của Nam Việt, cuộc bắn pháo dữ dội chấm dứt ngay sau 8 giờ sáng và những
người lính ở hai chiến tuyến thù địch hát và vẫy tay nhau qua đôi bờ
sông Thạch Hãn.
Sương mù ban mai vẫn còn dày đặc khi Trung tá Nguyễn Thế Lương, chỉ huy
thủy quân lục chiến đóng ở thành phố Quảng Trị, bước ra ngoài lô cốt chỉ
huy, bắt tay những phóng viên đến thăm và nói bằng tiếng Việt:
“Cảm ơn quý vị rất nhiều vì có mặt ở đây nhân dịp ngừng bắn lịch sử này.
Hòa bình có lâu dài hay không phụ thuộc vào thiện chí của kẻ thù.”
Mọi người uống cà phê nhạt và lạnh chúc mừng.
Trong thành phố ngày xưa mà bây giờ đổ nát hoang tàn dường như có sự khởi đầu mới.
“Đây ly rượu Whiskey Việt Nam mừng hòa bình Việt Nam,” một người lính hân hoan mời rượu có màu giống nước trà trông đáng ngờ.
Trời tờ mờ sáng. Cuộc bắn pháo càng dữ dội cho đến lúc sát 8 giờ, khi
đấy những loạt pháo dường như rơi xuống cứ vài giây một lần. Bên trong
lô cốt chỉ huy của tiểu đoàn một, cố vấn Mỹ, Đại úy Rich Higgins, liếc
nhìn đồng hồ rồi nói với Trung tá Lương: “ Đến giờ rồi. Bây giờ là 8 giờ
2 phút.”
“Chúng tôi đang bị pháo kích,” trung tá nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đáp trả hỏa lực.”
Ai đấy phải dừng lại, và vào lúc 8 giờ 5 phút trung tá bắt đầu gọi điện ra lệnh ngừng bắn.
Chỉ vài phút sau trung tá và những sĩ quan khác xuất hiện trước cảnh yên tĩnh lạ thường.
Thoạt đầu dè dặt, những người lính thủy quân lục chiến bắt đầu bước ra
khỏi các lô cốt. Các sĩ quan của họ ra lệnh họ vẫn phải mặc áo giáp và
đội mũ sắt.
Trong Cổ Thành, thành lũy đã bị B52 đánh thành tro bụi trong mùa hè qua,
binh sĩ tụ tập thành từng nhóm nhỏ dọc theo bờ sông căng mắt nhìn cử
động của lực lượng cộng sản ở phía bờ bên kia, cách xa độ 100 mét. Họ
dựng những lá cờ vàng ba sọc đỏ trên mọi đồ vật, khiến phong cảnh hoang
tàn bừng sống lại dưới bao màu sắc.
Rồi, ở đằng xa, ai đấy nhận ra lá cờ đỏ cộng sản. Những người lính ở bờ
bên này la lên, chỉ trỏ và vẫy tay nồng nhiệt. Một người lính cộng sản
lẻ loi xuất hiện đằng sau hai tàu lá dừa lớn và vẫy tay lại.
Nguồn:
Trích dịch từ báo The Washington Post số ra ngày 29/1/1973, trang A1. Tựa đề tiếng Anh “At Quangtri, Soldiers Wave”.
Bản tiếng Việt:
TÔ HẢI * FIDEL CASTRO
Anh sống giết hẳn anh đã chết, hay anh chết xin tha đừng bắt tôi sống lại?
Tô Hải (Danlambao) - Mình bỗng dưng bật ra câu hỏi này khi xem trên báo chí phương Tây clip video đám lễ an táng cuối cùng của lãnh tụ cộng sản Fidel Castro (Clip này thách kẹo VTV cũng chẳng dám phát). Đặc biệt là cảnh Raul đặt hộp tro cốt vừa bằng cái tráp ông thầy bói vào cái "hốc" đục sẵn trên một hòn đá chẳng có hình thù gì... rồi 2 người lính lấp miệng hốc đá bằng một tấm bia có ghi trần xì một chữ, (xin nhắc lại là một chữ) FIDEL và... Hết!
Thế là câu trả lời khẳng định của mình là:
Dứt khoát đây là ý đồ có sẵn của thằng sống!
Chả thế mà:
a: Hỏa táng (theo nguyện vọng) ở đâu? lúc nào? chả ai biết, ai hay.
b: Đoàn xe đưa tro cốt chỉ lẻ tẻ, lơ thơ có... 6 chiếc, dẫn đầu chỉ có
một chiếc mô tô, không pháo, kéo sau thi hài, không lễ phục lưỡi lê tuốt
trần sáng loáng!
c: Chiếc xe Uát và cái rơ-móoc cũ kỹ không xe hộ tống, sau 4 ngày "hành
xác" gần đến nghĩa trang Ifigenia bỗng không chịu nổ máy nữa, làm khổ cả
toán lính ngồi trên xe phải nhảy xuống è cổ ra đẩy đến "hiện
trường"...!?
d: Đặc biệt là nơi yên nghỉ cuối cùng thì; chả "mồ yên mả đẹp" một chút
nào: Nhét một lãnh tụ cách mạng "khét tiếng" là "tiên phong", là "anh
hùng" là... "đủ thứ" (cả là hoang dâm, bạo chúa nữa) vào trong một hốc
đá rồi đậy nắp lại với cái gọi là "bia" ghi độc có một chữ "FIDEL" bỏ
luôn cả cái họ CASTRO mà ông em RAUL đang thay thế đang nắm toàn quyền,
sẽ đưa đất nước Cuba đi đâu? về đâu trong những ngày tới?
Qua những diễn biến khá lạ thường này không mấy ai không có những suy
nghĩ, bình luận... nhưng mình hoàn toàn cũng không đồng ý với một số
nhận định là "Dù sao Phidel cũng "khá" hơn những lãnh tụ cs khác về
mặt... "bình dân"(?!), không đòi hỏi cả đến những chuyện đặt tên đường,
tên phố, thiết lập những tượng đài... Nhưng xin hỏi bằng chứng đâu?
Không di chúc, không bản thảo, băng ghi âm, ghi hình được công bố! Tất
cả chỉ là từ mồm ông em RAUL nói ra mà thôi! Đâu có như ở bên Nga, bên
Bun, bên Triều mà câu nói "Le mort saisit le vif" của Marx (thằng chết
tóm cổ thằng sống phây phây) coi như đã thành quy luật. Cuba hôm nay,
sau 9 năm Fidel rút lui khỏi chính trường đã có bao nhiêu thay đổi nhất
là từ khi đức giáo hoàng sang thăm và Raul Castro thân chinh đến nhà thờ
cầu kinh, xem lễ... rồi tuyên bố "sẽ trở lại với đạo giáo"... rồi...
bình thường hóa với Mỹ, rồi Obama viếng thăm chính thức,... rồi nối liền
cầu hàng không Mỹ Cuba... rồi 1/5 dân số Cuba chạy trốn độc tài ào ào
hồi hương... Và rồi đây, cây cầu đang dự định nối giữa Havana và Maiami
thành hiện thực thì... Cuba sẽ đến bến một thiên đường xhcn hay trở
thành một bang mới của Hoa Kỳ như Hawai? Nhân dân Cuba sẽ hua-ra đi theo
con đường nào, kể cả những con người hôm nay vẫn khóc thương Fidel hơn
cha chết do bị tẩy não quá nặng nề, do ngu ngơ, dốt nát, hoặc do cơ hội
kiếm chác khóc lóc... giả vờ!!
Cho nên: Không có chuyện Fidel "tự chuyển hoá" hoặc "tự diễn biến" đâu...
Hắn ta chỉ muốn được chết trong im lặng và quên lãng thôi vì, ít nhất,
là một người có học hơn các lãnh tụ cs (thiệt và dỏm) các nước khác,
Fidel đã thấy thời thế đã đổi thay... Không còn "Le mort saisit
le vif" nữa rồi mà chỉ có "Những bọn cơ hội lợi dụng những xác chết để
kiếm chác quyền và lợi mà thôi! Chuyện chẳng đâu xa... chính ở Việt Nam ta đó.
TRẦN GIA PHỤNG * VIỆT CỘNG & NHÂN QUYỀN
Cộng sản Việt Nam và Nhân quyền đàn gãy tai trâu
Trần Gia Phụng (Danlambao)
- Hiện nay, một trong những nước bị lên án vi phạm nhân quyên nặng nề
nhứt trên thế giới là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do đảng Cộng
Sản Việt Nam (CSVN) cai trị. Việc lên án CSVN vi phạm nhân quyền thật
đáng hoan nghênh, nhưng chỉ kêu gọi suông CSVN tôn trọng nhân quyền thì
thật vô ích, như đàn gãy tai trâu. Lý do đơn giản là vì đảng CSVN tồn
tại cho đến ngày nay là nhờ lừa dối, nhờ độc tài, đàn áp, vi phạm nhân
quyền có hệ thống, và nhờ các thủ đoạn dã man mà CS gọi là “tiêu diệt
tiềm lực”. Vì vậy, nếu CSVN ngưng vi phạm nhân quyền thì chắc chắn CSVN
sẽ bị sụp đổ, hết còn là CSVN.
1. Thế nào là tiêu diệt tiềm lực
Ngoài việc đàn áp, bạo hành, CSVN còn phòng bị về lâu về dài, nên ra tay
“tiêu diệt tiềm lực”. Với CS, tiêu diệt tiềm lực là tiêu diệt tất cả
những mầm mống tiềm tàng có thể có hại cho tương lai CS, tức tiêu diệt
tất cả những người tuy không chống đối CS, kể cả những người không hoạt
động chính trị, nhưng không theo đảng CSĐD, bất đồng chính kiến, có khả
năng tiềm ẩn, về sau có thể sẽ tranh giành ảnh hưởng hoặc có hại cho sự
độc tôn quyền lực của đảng CS. Đây là chủ trương mà Hồ Chí Minh (HCM) đã
nói trong cuộc tiếp tân tại Paris ngày 25-6-1946: "... Tất cả những ai không theo đường lối của tôi đều sẽ bị bẻ gãy..." (Jean
Lacouture, Ho Chi Minh, Peter Wiles dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh,
Nxb. Penguin Books, Harmondsworth, 1969, tr. 130.) Một người Việt Nam có
mặt trong buổi tiếp tân nầy và tận tai nghe những phát biểu của HCM là
linh mục Cao Văn Luận. (LM Cao Văn Luận, Bên giòng lịch sử Việt Nam, 1940-1975, Tantu Research, Sacramento, California, 1983, tt. 60-61.)
Đảng CS cướp được chính quyền năm 1945. Chỉ gần 10 ngày sau khi HCM ra
mắt nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2-9-1945), tại Hà Nội, đảng CS
họp hội nghị Trung ương đảng CSĐD, đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng
CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận Việt Minh, và một mình thực hiện
cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952,
Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt
trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế
nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước. Ngày nay, CS công khai
đưa chủ trương nầy vào điều 4 hiến pháp 1992, rồi điều 4 hiến pháp
2013.
Muốn độc quyền chính trị, độc quyền cai trị đất nước thì CS phải tiêu
diệt tất cả những chướng ngại trên con đường chiếm đoạt quyền lực của
CS, những gì có hại cho độc quyền chính trị của CS, những thành phần đối
lập, kể cả những người không đảng phái nhưng có tiềm năng có thể sẽ
tranh quyền với CS. Nguyên tắc “tiêu diệt tiềm lực” được thực hiện ngay từ khi HCM xuất hiện ở Trung Hoa năm 1924, rồi cướp được chính quyền năm 1945, và cho đến ngày nay.
2. Cộng sản tiêu diệt tiềm lực qua lịch sử
Năm 1924, Đệ tam Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô gởi HCM, lúc đó có tên là Lý
Thụy, viên gián điệp mới được đào tạo ở Moscow, qua Quảng Châu (Trung
Hoa) hoạt động. Một trong những việc làm đầu tiên của Lý Thụy là bán tin
tức cho Pháp bắt Phan Bội Châu tại nhà ga Thượng Hải ngày 1-7-1925 để
giành lấy tổ chức của Phan Bội Châu. (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, nguyên bản bằng tiếng Anh, Mạc Địch dịch, Paris, 1962, tr. 38. Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.)
Nạn nhân thứ hai nổi tiếng của chủ trương tiêu diệt tiềm lực là Nguyễn
Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Khi VNQDĐ khởi nghĩa tháng 2-1930,
thì CSĐD rải truyền đơn báo động cho Pháp biết để Pháp đàn áp và truy
bắt các nhà lãnh đạo VNQDĐ. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng,
tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tr. 108.) Sau vụ nầy, đảng viên VNQDĐ khắp
các tỉnh miền Bắc bị Pháp bắt giam và bị đưa ra Hội đồng để hình để xét
xử cả hàng ngàn người. VNQDĐ trở nên tê liệt một thời gian. Thanh niên
Việt Nam yêu nước lúc đó muốn kiếm đường hoạt động chống Pháp, chỉ còn
cách là theo đảng CS.
Cướp được chính quyền năm 1945, Việt Minh cộng sản tha hồ hoành hành.
Đầu tiên là giải tán tất cả các đảng phái hoạt động khắp nước. Sau đó,
tuần tự giết tất cả những nhà lãnh đạo chính trị nếu họ không kịp trốn
thoát. Trong danh sách dài nầy, vào năm 1945, có thể lần lượt kể Nguyễn
Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Đào Chu Khải, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Tạ
Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu và 4 người con,
Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh...
Việt Minh CS còn thẳng tay đàn áp tôn giáo. Cộng sản chia tôn giáo thành
hai loại: 1) Tôn giáo quốc tế, có nhiều liên hệ trên thế giới như Phật
giáo, Ky-Tô giáo. 2) Tôn giáo địa phương như đạo Cao Đài, đạo Phật giáo
Hòa Hảo (PGHH). Đối với tôn giáo quốc tế, CS đàn áp kín đáo, lẻ tẻ nhưng
đều khắp mọi nơi. Đối với tôn giáo địa phương, CS công khai thẳng tay
đàn áp, vì không sợ phản ứng quốc tế.
Trong ba tuần lễ kể từ 19-8-1945, tại Quảng Ngãi VM giết 2,791 người,
vừa chức sắc, chức việc, vừa tín hữu Cao Đài giáo, kể cả phụ nữ, trẻ em,
và giết bằng nhiều cách "như chém đầu, chôn sống, thả biển, và cả hình
thức "tùng xẻo" thời trung cổ." [nguyên văn]. ("Bạch thư Cao Đài giáo"
ngày 9-4-1999, tiếng Việt và tiếng Anh, do vị đại diện đạo Cao Đài là
Ngọc Sách Thanh đưa ra tại San Bernardino, California, gởi cho Tổng thư
ký Liên Hiệp Quốc và Uỷ ban Quốc tế Nhân quyền.)
Theo thống kê của PGHH, trong các năm sau 1945, VM giết hại và chôn tập
thể khoảng 10,000 tín đồ PGHH. (Nguồn: (http://www.hoahao.org, trích
tháng 8-2000.) Số tín đồ tương đương của đạo Cao Đài cũng bị VM sát hại.
Không có con số thống kê về phía Phật giáo và Ky-Tô giáo, nhưng số
người bị thủ tiêu của hai tôn giáo nầy có thể không nhỏ.
Qua năm 1946, CS tiếp tục đàn áp Quốc Dân Đảng trong vụ Ôn Như Hầu ở Hà
Nội, vụ cầu Chiêm Sơn ở Quảng Nam. Do lợi thế cầm quyền với quân đội
trong tay, từ tháng 7 đến cuối năm 1946, VM đánh dẹp hết các chiến khu
QDĐ, bắt bớ, giam cầm và thủ tiêu hàng ngàn đảng viên đảng nầy. Báo Cứu
Quốc của VM ngày 1-11-1946 loan báo đã bắt hơn 300 người vào ngày
29-10-1946, đa số bị đưa đi an trí. Đại đa số những người bị VM đưa đi
an trí, nếu không trốn thoát, đều bị VM thủ tiêu luôn, nhất là khi chiến
tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946.
Trong khi kêu gọi toàn dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp, VM lại lợi
dụng tình trạng chiến tranh, tiếp tục tiêu diệt những đảng phái đối lập.
Các nạn nhân nổi tiếng của CS lúc nầy có thể kể là Trương Tử Anh, Lý
Đông A, Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Huỳnh Phú Sổ (giáo chủ đạo Phật giáo
Hòa Hảo).
Chủ trương “tiêu diệt tiềm lực” được VM thực hiện khắp nơi trên
toàn quốc và ở mọi cấp bậc, từ trung ương xuống tới đơn vị thấp nhất là
xã ấp, không phải là một ngẫu biến, hoặc rủi ro do hoàn cảnh đưa đẩy, mà
là một chủ trương khủng bố có hệ thống, có kế hoạch của HCM và đảng
CSĐD, xuyên suốt từ khi năm 1924 cho đến ngày nay.
3. Cộng sản tiêu diệt tiềm lực ngày nay
Từ khi cưỡng chiếm được Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, CSVN tiếp tục kế
hoạch tiêu diệt tiềm lực. Đầu tiên là bắt giam lớp sĩ quan và công chức
cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa. Có thể nói đây là thành phần tinh hoa ưu
tú của miền Nam Việt Nam, đang độ tuổi tráng kiện để đóng góp xây dựng
đất nước. Khối người nầy là vốn liếng chính của Nam Việt Nam. Cộng sản
bắt giam, hành hạ những người nầy, thì Nam Việt Nam cạn kiệt nhân tài.
Đây là cuộc tiêu diệt tiềm lực tập thể lớn lao nhứt trong lịch sử Việt
Nam. Khối nhân tài còn lại của Nam Việt Nam chưa bị mắc lưới CSVN, phải
vội lo ẩn mình, trốn tránh để khỏi bị bắt, hoặc vượt biên ra nước ngoài
sinh sống.
Theo bộ Encyclopedia of the Vietnam War, sau biến cố năm 1975, số
lượng sĩ quan, công chức VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người trên
tổng dân số Nam Việt Nam lúc đó khoảng 20 triệu người. Tất cả bị giam
tại trên 150 trại giam; theo đó, khoảng 500,000 được thả về trong 3
tháng đầu; 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm; 250,000 bị giam ít nhất 5
năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại.
(Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Vol. two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.)
Trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên
cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong
các trại tù "cải tạo". (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon's fall”, nhật báo Orange County Register, số ngày Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.)
Sau vụ tù cải tạo, CS tiếp tục tiêu diệt tất cả những mầm mống đối
kháng, chẳng những bắt giết hay bắt giam tất cả những thành phần mà CS
cho là phản động, chống đối CS sau năm 1975, mà CS còn giăng bẫy, lập ra
những tổ chức “phục quốc” giả mạo, để phỉnh phờ và lùa những thanh niên
yêu nước vào tù, tìm bắt những người ngấm ngầm liên kết với nhau để
chống đối CS.
Về kinh tế, CSVN đuổi gia đình sĩ quan, công chức bị tù, đi kinh tế mới,
vừa để cướp nhà cửa, vừa rất thâm hiểm là đánh sập khả năng kinh tế gia
đình. Khi người tù trở về không có nhà để ở, không có tiền để sống, nên
chỉ còn lo cho bản thân sinh tồn mà không còn cách gì chống đối CS.
Đồng thời, CS đổi tiền, kiểm soát lưu thông tài chánh, thực hiện chính
sách kinh tế chỉ huy, làm cho quần chúng đói kém, phải lo chạy gạo sinh
sống cho gia đình, hết tham gia chính trị.
Nền kinh tế suy sụp, dân chúng đói kém, cán bộ cũng chán nản. Cộng sản
lo ngại dân chúng nổi lên làm liều, liền cởi trói dần dần và quay lại
nền kinh tế tự do, mà CS gọi là kinh tế thị trường, nhưng vẫn do nhà
nước CS điều khiển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dầu vậy, chỉ có cán
bộ CS và một thiểu số ở thành thị hưởng lợi, trong khi đại đa số ở nông
thôn vẫn nghèo khổ.
Nền kinh tế chỉ huy bao cấp và nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa giành nhiều đặc quyền đặc lợi cho cán bộ đảng viên, nhứt
là cán bộ cao cấp. Từ đó sinh ra tệ nạn tham nhũng, càng ngày càng trầm
trọng, hết thuốc chữa.
Hiện nay, tệ nạn tham nhũng nặng nề nhứt là chuyện cán bộ CS dựa vào thế
lực, cướp nhà, cướp đất bán cho người ngoại quốc, làm cho dân chúng oán
thán và tạo thành phong trào dân oan trên khắp đất nước. Trước những
bất công chồng chất, dân oan kết hợp phản đối thì bị đàn áp dã man.
Nhiều cán bộ đảng viên hay cựu quân nhân CS, nhiều thanh niên dầu tốt
nghiệp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng không đồng ý với cách
hành xử của nhà cầm quyền CS, đã lên tiếng bênh vực dân oan, thì bị quy
ghép vào tội chống phá nhà nước CS và bị bắt giam.
Để giữ vững địa vị, CSVN quy phục Trung Cộng, ký mật ước Thành Đô (Cheng
Du), tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) ngày 3 và 4-1990. Cộng sản không công khai
nội dung mật ước Thành Đô, nên không ai biết rõ mật ước ký kết những
gì? Tuy nhiên, càng ngày dân chúng Việt Nam càng thấy CSVN nhượng đất
nhượng biển cho Trung Cộng. Đầu tiên là các hiệp ước mất đất mất biển
trong hai năm liên tiếp 1999 và 2000. Sau đó là các vụ cho thuê đất,
thuê rừng, vụ bauxite và gần nhứt là vụ Formosa ở Hà Tĩnh.
Vì lo ngại Tàu khựa càng ngày càng bành trướng, nhiều người lên tiếng báo động hiểm họa bắc phương.
Từ tháng 10-2001, luật sư Lê Chí Quang phổ biến bài viết “Hãy cảnh giác với Bắc triều”,
chỉ trích nhà nước CS nhượng bộ Trung Cộng trong các hiệp ước về biên
giới và lãnh hải, liền bị bắt ngày 21-2-2002 vì bị CS vu cáo tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, và bị tuyên án 4 năm tù giam, 3 năm quản thúc.
Từ đây, càng ngày càng diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống đối Trung
Cộng. Tất cả cuộc tập họp lớn nhỏ, tất cả những ai viết báo, viết blog,
dù hoạt động ôn hòa, bất bạo động, mà tỏ ý chống Trung Cộng, đều bị CSVN
hành hung và bắt giam ngay. Như thế, chỉ vì muốn chạy theo Trung Cộng
để bảo vệ quyền lực, CSVN quyết tâm tiêu diệt lòng yêu nước, tiêu diệt
tiềm lực tranh đấu của người Việt Nam.
Đảng CS liên tục khủng bố, bắt giam tất cả những người yêu nước có khả
năng tập họp thanh niên, tập họp quần chúng chống Trung Cộng, như luật
sư Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Hồng Sơn... Vì những người
có khả năng lãnh đạo bị CS bắt giam hết, nên hiện nay tuy dân chúng rất
uất ức CS, còn đảng CS đang mục nát rệu rã vì tham nhũng, nhưng rất
tiếc, do kế hoạch tiêu diệt tiềm lực của CSVN, tất cả những nhân tài có
khả năng lãnh đạo đều bị CS tiêu diệt, nên chẳng có người nào, hay tổ
chức nào có thể lãnh đạo quần chúng để xô ngã chế độ CSVN. Đó là kết quả
của chủ trương tiêu diệt tiềm lực của CSVN từ bấy lâu nay.
Kết luận
Tiêu diệt tiềm lực, đàn áp, vi phạm nhân quyền là chủ trương sống còn
của đảng CS. Đảng CS không bao giờ từ bỏ tiêu diệt tiềm lực, từ bỏ đàn
áp, từ bỏ vi phạm nhân quyền. Cộng sản mà từ bỏ tiêu diệt tiềm lực, từ
bỏ đàn áp, từ bỏ vi phạm nhân quyền, thì chắc chắn dân chúng sẽ đứng lên
lật đổ chế độ CSVN. Cộng sản Việt Nam biết rõ điều nầy, nên luôn luôn
thủ sẵn búa liềm, súng đạn, đàn áp dân chúng, vi phạm nhân quyền có hệ
thống và nhân đó còn để cho tham nhũng tha hồ thao túng, cướp bóc tài
sản dân chúng, chia sẻ lợi quyền với nhau, chia sẻ tài sản với nhau, để
cùng nhau tiếp tục sống còn.
Vì vậy kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền không khác gì đàn gãy tai trâu,
vì trâu có bao giờ biết nghe đàn đâu? Còn CSVN có cần biết nhân quyền
là gì? Chúng chỉ biết có đảng quyền, lợi quyền, như lời Việt trong Quốc
tế ca của CS: "Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình". Cộng sản
chỉ ăn cướp mới gom được vào tay bao nhiêu lợi quyền trong thiên hạ, chứ
tất cả những kế hoạch kinh té của CS đều thất bại..
Tuy nhiên, không lẽ cứ để CSVN tiếp tục cỡi mãi lên đầu lên cổ dân chúng
Việt Nam mà không phản ứng? Cần phải có hành động gì để làm giảm thọ
CSVN? Đó là câu hỏi lớn xin đặt lại cho mọi người ở trong cũng như ở
ngoài nước, chúng ta phải làm gì trong tình hình hiện tại?
Trong khi chờ đợi, xin người Việt hải ngoại hãy tích cực yểm trợ phong
trào dân chủ trong nước, góp tay xây dựng phong trào dân chủ mạnh dần
mới có lúc nổi dậy giải thể chế độ CS. Và cũng xin người Việt hải ngoại
hãy kêu gọi các nước mà người Việt đang sinh sống, hãy có biện pháp kinh
tế thiết thực chế tài, buộc đảng CSVN phải giảm vi phạm nhân quyền. Có
đi thì mới có đến. Có bắt đầu mới có kết thúc. Nhanh chậm gì rồi cũng có
lúc sẽ đến, có lúc sẽ kết thúc chế độ CSVN độc tài toàn trị.
Viết xong bài này thì được tin nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền
năm nay, Thứ Bảy 10-12-2016, cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi
trên thế giới sẽ rầm rộ tổ chức mít-tinh lên án CSVN vi phạm nhân quyền.
Riêng tại Toronto, các hội đoàn sẽ cùng nhau tổ chức mít-tinh trước trụ
sở Quốc hội tỉnh bang Ontario (Queen’s Park) vào đúng ngày Thứ Bảy
10-12-2016, từ 13 giờ đến 15 giờ, phản đối CSVN và yêu cầu chính quyền
Canada cân nhắc vấn đề viện trợ khi dùng tiền thuế của dân để giúp đỡ
một nước vi phạm nhân quyền như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Kính
mời đồng bào tham dự đông đảo.
06.12.2016
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đại hội kiều bào, địa đạo Củ Chi & Em Lê Văn Tám
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Đất
nước luôn chào đón những người con của dân tộc trở về, đem theo tấm
lòng, hoài bão, ý tưởng, nguồn lực, để đóng góp vào công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. - T.T. Nguyễn Xuân Phúc
Nhà thơ Lê Giang Trần vừa có bài viết giới thiệu một cuốn
sách mới (Sử Tính và Ý Thức) của luật sư Nguyễn Hữu Liêm - với “tinh thần cởi mở chân tình đứng về phía tác giả, để biết lắng nghe những gì trình bày” - trên tờ Việt Báo, phát hành từ California vào hôm 07 tháng 11 năm 2016.
Độc giả của trang báo thượng dẫn, tiếc thay, không ai có tinh
thần “cởi mở” và “chân tình” tương tự. Cũng chả ai bận tâm gì
đến nội dung tác phẩm của L.S Liêm.
Coi:
- Đặng Huy Phong: Đừng mất thời gian và tiền bạc để đọc Nguyễn Hữu Liêm!
- Trần Vinh:
Khỏi đọc bài chủ vì tôi đã biết Nguyễn hữu Liêm là ai. Nguyễn hữu Liêm
là một trong số những người từ Mỹ bay về Hà Nội tham dự “Đại hội người
Việt ở nước ngoài” do Cộng Sản Hà Nội tổ chức năm 2009. Sau đó, Nguyễn
Hữu Liêm viết bài “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an”của mình
“. Nguyễn hữu Liêm viết: "Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần
về lại Việt Nam..."
Và rằng "Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng
dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Tôi
nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết –
kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt
Nam! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn
là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước. Tôi
thầm cảm thấy mình thật sự bình an khi đất nước này đã mở rộng vòng tay
đón tôi trở về ..."
Niềm “hân hoan” cũng như sự “hào hứng” hồi năm 2009, như lời của L.S Nguyễn Hữu Liêm,
buồn thay, nay không còn nữa. Tin tức về ngày khai mạc, cũng
như bế mạc (“Hội Nghị Người Việt Nam Ở Nước Ngoài”) vào tháng
11 vừa qua – xem ra – có hơi tẻ nhạt. Không còn tiếng xe còi hụ
và “vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh!” – theo tường
trình của báo Quân Đội Nhân Dân:
"Hôm nay (12-11), Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài năm 2016 sẽ
khai mạc tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề: “Kiều bào chung sức xây dựng TP
Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”.
Hội nghị dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban,
bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo một số địa phương cùng hơn 500 đại biểu
kiều bào của gần 40 quốc gia và lãnh thổ. Hội nghị sẽ diễn ra trong hai
ngày 12 và 13-11 với các phiên thảo luận theo chuyên đề...
Trao đổi với lãnh đạo thành phố, các kiều bào bày tỏ sự quan tâm đặc
biệt đến vấn đề giáo dục trong nước, trong bối cảnh thế giới đang bước
vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới. Các đại biểu đề nghị lãnh đạo
thành phố cần chú trọng đầu tư lâu dài vào giáo dục, lấy trọng tâm là
con người để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị cho
những cơ hội mới trong hội nhập quốc tế...
Sáng cùng ngày, các kiều bào về tham dự hội nghị được đi tham quan,
giao lưu theo các chuyên đề tại: Huyện Cần Giờ, Khu Công nghiệp công
nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hầm vượt sông Sài Gòn…"
Ảnh: vietnamnet
Ủa! Có tới 500 đại biểu kiều bào của gần 40 quốc gia và lãnh thổ sao
không thấy ai “quan tâm đặc biệt” đến chuyện ngập lụt ở thành
phố Hồ Chí Minh - vậy cà?
Không đô thị nào có thể “phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”
trong tình trạng thường xuyên chìm trong bể nước. Thành phố Hồ
Chí Minh Quang Vinh, tất nhiên, cũng không ngoại lệ.
Vậy mà cũng chả có đoàn kiều bào nào đến “tham quan, giao lưu”
với Củ Chi để tìm hiểu cách thoát nước của hệ thống địa
đạo nổi tiếng ở địa phương này. Đây là một sự thiếu sót vô
cùng đáng tiếc, nếu không muốn nói là đáng trách.
Wikipedia tiếng Việt, giọng Hà Nội, ghi rõ:
"Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ
Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này
được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ
Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm
bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống
đường ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào
các các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy
trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi.
Liên hoàn vị trí các bụi cây... tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường
lên xuống giữa với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ
vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm
giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, ngụy trang khéo léo
để xem phim, văn nghệ."
Hồi thế kỷ trước mà Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam có
thể làm được cả một hệ thống địa địa đạo dài 200 cây số –
sâu cả chục mét - có hí viện để xem văn nghệ, và bệnh viện
với phòng giải phẫu thì cớ sao nay lại để cho cái sân bay Tân
Sơn Nhất cứ bị chìm đắm trong mưa (và trở nên bất khiển dụng)
hoài vậy – mấy cha? Mà Củ Chi cách Tân Sơn Nhất đâu có bao xa,
đúng không?
Phi trường Tân Sơn Nhất. Ảnh: Khánh Bằng
Sự tân kỳ (rất đáng nể) của Hệ Thống Địa Đạo Củ Chi khiến
tôi chợt nhớ đến lòng dũng cảm (vô cùng đáng ngại) của... em
Lê Văn Tám, cùng với một tiếng thở dài – cố nén. Từ đất đến
người, suốt suồn suột đều chỉ là chuyện bịp!
Cái Nghị Quyết
của Bộ Chính Trị, về công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài, cũng không ngoại lệ. Cũng rặt những lời lẽ bịp bợm
và giả trá:
"Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc
sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở
tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
Thông qua các hoạt động ngoại giao tích cực vận động chính quyền nước
sở tại tạo thuận lợi cho kiều bào có điều kiện làm ăn sinh sống bình
thường; chủ động tiến hành đàm phán và ký kết các thỏa thuận cần thiết
với các nước, trong đó có các hiệp định lãnh sự, hiệp định tư pháp, bảo
vệ lợi ích chính đáng của bà con, chống các biểu hiện kỳ thị, các hành
động chống lại người Việt Nam ở nước ngoài.
Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt
Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách
giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng
Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet. Cử
giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng
Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt
Nam ở nước ngoài."
N.Q. 36
gồm 3.824 chữ, đều một giọng khoác lác như trên, và không một
chữ nào đề cập đến nguyên do khiến mấy triệu nguời Việt phải lưu lạc và
tứ tán khắp năm Châu. Cứ y như thể là khi khổng khi không (cái) có mấy
triệu con dân Việt, từ trên trời, rơi rớt tá lả xuống khắp mặt địa
cầu. Đảng chỉ tiện tay gom thành đống, và vo lại thành cục - y như
cục bột - rồi muốn nặn tròn hay bóp méo thế nào thì tuỳ
thích!
Đời đâu có dễ sống dữ vậy, mấy cha? Đâu có bịp thiên hạ hoài
được! Cái thời Lê Văn Tám, và Địa Đạo Củ Chi đã qua rồi.
Những màn múa rối, kiểu Đại Hội Việt Kiều (e) cũng không nên
tiếp tục. Càng dài nó lại càng dở, và càng thêm lố bịch
thôi.
07.11.2016
THỦ TƯỚNG BỜ CỜ
Ông tiến sĩ sửa lưng thủ tướng đã bị bịt mồm
Sau khi Danlambao đăng bài viết Ông Tiến sĩ to gan thật, bài báo Không thể đọc tên chữ cái là "a, bờ, cờ" đăng trên Vietnamnet đã bị gỡ xuống.
Khi thủ tướng đã Bờ Cờ rồi thì không có tiến sĩ, giáo sư, nhà ngôn ngữ học và ngay cả nhà đạo đức học nào có thể phán rằng thủ tướng không thể Bờ Cờ!!!
http://danlambaovn.blogspot.com/2016/12/ong-tien-si-sua-lung-thu-tuong-bi-bit.html#more
Ông Tiến sĩ to gan thật
Hạ Trắng (Danlambao)
- Việc ông Thủ tướng ma-dzê-in Việt cộng cờ lờ mờ vờ đã gần như đốt
cháy mạng xã hội. Có thể nói chưa bao giờ người Việt dám chửi các lãnh
đạo cộng sản thậm tệ như thế. Mỗi người chửi một cách, nhưng tựu trung
lại ai cũng nói ông thủ tướng là “NGU”, chữ ngu viết hoa hẳn hoi.
Tuy nhiên, bị một vạn phó thường dân chửi cũng không cay bằng một cú nói
xéo của một ông Tiến sĩ đang ở trong guồng máy. Ông Tiến sĩ ấy bảo
“Không thể đọc tên chữ cái là "a, bờ, cờ".
Nhưng trước khi bàn chuyện ông tiến sĩ to gan, cũng cần vừa đi đường vừa
kể chuyện lại sự tình bờ cờ lờ của thủ tướng cho đó đúng quy trình với
những ai vắng mặt trên mạng vài ngày qua.
Ngày 2/12/2016, nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) và 20 năm ngày mở Cơ quan đại diện thường trực tại
Việt Nam, ông Thủ tướng ma-dzê-in Việt cộng đã đến dự với tâm trạng hồ
hởi và vô cùng phấn khởi. Tại buổi lễ này, ông đã có một bài phát biểu
khiến cư dân mạng dậy sóng.
Bài phát biểu - dĩ nhiên, do người khác soạn sẵn, chứ ông bận việc đảng như thế, hơi đâu mà tự viết cho mình.
Ông đọc một cách say sưa, tự tin, hồn nhiên và trung thực lắm. Đọc hồn
nhiên đến mức chả cần biết “cờ lờ mờ vờ, cờ lờ vờ” là cái đếch gì ông
vẫn cắm đầu vô tư đọc. Ông đọc là “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành
cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như tiểu
vùng sông Mê- kông, “ác méc”(?), cờ lờ mờ vờ, cờ lờ vờ về kết nối các
nền kinh tế...”
Thôi thì bài viết này cũng không nên chửi ông thủ thêm một lần nữa. Để
ông khỏi nhột, để ông tiếp tục bung ra những câu sủa tây không ra tây,
ta không ra ta, tiếng người lẫn lộn với tiếng ngợm để nhân dân được xả
xì chét. Trong cái xã hội này, lôi các “đồng chí lãnh đạo” ra chửi có lẽ
là cách xả xì chét hữu hiệu nhất, và là cách giải trí duy nhất không
tốn kém.
Bây giờ trở lại chuyện ông tiến sĩ to gan muốn dạy dỗ chuyện em đánh vần với ông thủ tướng ma-dzê-in Việt cộng.
Ông Tiến sĩ kiêm Phó Giáo sư ấy là Mai Xuân Huy, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Ông này khi trả lời phóng viên lề đảng đã nói rằng:
- Khi đọc bảng chữ cái tiếng Việt, không đọc là "a-bờ-cờ..." mà phải đọc là "a-bê-xê...
- Khi đánh vần tiếng Việt, thí dụ như từ "bà" thì phải là đọc
theo âm vị là âm "bờ", tức là "bờ-a-ba-huyền-bà" chứ không đọc theo chữ
cái là "bê-a-ba-huyền-bà".
Và ông tiến sĩ này nói rằng: "Dạy đúng là phải dạy cho trẻ hiểu rõ và
biết phân biệt hai hệ thống chữ cái và âm vị của tiếng Việt nói riêng
và một ngôn ngữ nói chung, ngay từ đầu cấp tiểu học để tránh những nhầm
lẫn sau này, khi trẻ học một ngoại ngữ nào đó." (*)
Điều này chẳng khác gì ông Tiến sĩ to gan này ám chỉ rằng ngài thủ tướng
của đảng ta còn thua một đứa trẻ được dạy từ nhỏ khi thủ tướng đã không
biết phân biệt lúc nào thì đọc hệ thống chữ cái a-bê-xê và lúc nào thì
đánh vần âm vị của tiếng Việt như... đờ ân đân huyền đần.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà sau 5 ngày xảy ra sự cố “cờ lờ mờ vờ, cờ lờ vờ”
của ông Thủ tướng ma-dzê-in Việt cộng, báo “lề đảng” đã mở một cuộc
trao đổi với ông Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học về cách đọc bảng chữ
cái và cách đánh vần tiếng Việt.
Mở ra để làm gì?
Để vạch cho quần chúng thấy ông thủ tướng đọc chữ như em bé đánh vần!?
Kể ra ông Tiến sĩ cũng to gan, Thủ tướng ma-dzê-in Việt cộng nhỉ.
07.12.2016
LÃNH ĐẠO NÓI CHUYỆN
Lãnh đạo các nước nói chuyện với nhau thế nào?
- 6 tháng 12 2016
Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã gây chu ý của truyền thông vì cách ông gọi điện cho lãnh đạo quốc tế.
Theo báo New York Times, các đồng minh của Mỹ "cứ gọi đại vào Tháp Trump" trong những ngày sau bầu cử.Người ta càng thêm sốc khi ông Trump cho hay ông đã nói chuyện với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, mặc dù quan hệ chính thức Mỹ - Đài đã không còn gần 40 năm trước sau đòi hỏi của Trung Quốc.
Putin đây, Obama có nhà không?
"Xin chào, cho tôi nói chuyện với tổng thống?" - trên thực tế ít người trực tổng đài nào sẽ nghe được câu này.Nhân viên của các lãnh đạo đã phải lo chuẩn bị nền tảng trước khi hai nhà lãnh đạo chào hỏi nhau.
"Khi hai nước có quan hệ khăng khít, phòng hội nghị bên này chỉ cần gọi bên kia và nói lãnh đạo chúng tôi muốn gặp," theo lời Stephen Yates, từng là phó cố vấn an ninh quốc gia cho cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney.
Khi hai nước ít liên lạc với nhau, một đại sứ có thể chính thức đề nghị. Họ sẽ đề xuất nội dung nói chuyện, và nếu hai bên đồng tình, nhóm bên kia sẽ đưa nội dung vào nghị trình.
Được báo cáo trước
Các nguyên thủ quốc gia thường được báo cáo rõ trước khi nói chuyện với nhau.Tại Mỹ, tổng thống được Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) nộp lên hồ sơ.
Nếu chỉ là cuộc gọi xã giao, thông tin cung cấp có thể sơ sài, như ai liên lạc, hai hay ba điểm chính. Cũng có thể nhắc nhờ là cần hỏi thăm người chồng, bà vợ bị ốm.
Nếu chủ đề nhạy cảm, NSC sẽ đề xuất gặp mặt ngắn để tường trình, và rồi cùng lắng nghe cuộc gọi.
Các lãnh đạo thế giới thường có các trợ tá và người phiên dịch ngồi cạnh.
Ngay cả nếu họ biết tiếng nước ngoài, họ cũng thường chỉ nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ.
"Đôi khi là do tự hào dân tộc, nhưng cũng để tránh hiểu lầm," theo Kevin Hendzel, từng là chuyên gia ngôn ngữ cho Nhà Trắng.
Người phiên dịch cho tổng thống Mỹ phải được kiểm tra an ninh, nhân thân, thậm chí kiểm tra nói dối, trước khi được tiếp cận thông tin nhạy cảm ở cấp độ cao.
Đôi khi quá trình kiểm tra chặt đến nỗi Nhà Trắng loại nhầm người.
Ngoại trưởng Hillary Clinton, năm 2010 viết trong email, rằng "Tôi phải chiến đấu với người trực tổng đài Nhà Trắng, không tin lời giới thiệu của tôi."
Đường dây nóng
Đường dây nóng Moscow-Washington, thường gọi là "điện thoại đỏ", là hệ thống đặc biệt cho phép liên lạc trực tiếp giữa lãnh đạo Nga và Mỹ."Trái với huyền thoại, đây không phải là phone," theo lời Kevin Hendzel.
Đường dây này dùng để gửi văn bản và hình ảnh được làm từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, khi hai nước tiến gần đến chiến tranh hạt nhân.
Đây vẫn là hệ thống mở, cho phép liên lạc ngay nếu cần.
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Cuộc gọi của thế kỷ
Cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và bà Tổng
thống Thái Anh Văn của Đài Loan đã dậy sóng thế giới được báo chí Mỹ gọi
là “thành quả 40 năm của Trung Quốc bị bốc hơi trong vòng 10 phút”. Mặc
Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nguyên đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Việt Nam tại Phần Lan, để tìm hiểu thêm quan điểm của một nhà
ngoại giao về sự kiện này.
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
Không được quên rằng, đây là cuộc chơi của hai “kỳ phùng địch thủ”, hai tay chơi có khả năng định hình khuôn khổ chính trị của thế kỷ 21.
Nói một cách nôm na, đây mới là sự vờn nhau của hai đối thủ chưa biết rõ lắm về đấu thuật sắp tới của nhau. Có thể coi đây là một sụ thăm dò thận trọng từ cả hai phía. Chưa bên nào muốn đẩy mâu thuẫn hay xung đột lên cao hơn, vì vậy, chúng ta chưa thể nói gì nhiều về ý nghĩa của động thái hẳn nhiên là có một không hai này.
Mặc Lâm: Sau khi Trung Quốc phàn nàn về chuyện này ông Trump lại thẳng thắn nói Trung Quốc không có quyền bắt ông phải xin phép họ khi gọi cho Tổng thống Đài Loan trong khi họ chẳng xin phép ai để phá giá đồng nhân dân tệ và xây dựng những pháo đài trên biển Đông, theo TS thì cách nói này có cho phép ông đoán định chính sách mà Mỹ sẽ theo đuổi trong thời đại của Trump?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chính sách Trung Quốc của Mỹ trong thời của Trump còn là vấn đề mở và sẽ mang nội dung đa chiều kích, nó phụ thuộc vào chiến lược toàn cầu và chính sách khu vực của Mỹ. Kể cả những chuyên gia thượng thặng trong mỗi nước cũng như trên thế giới mới chỉ có một số initiative research, chưa thể đoán định được gì nhiều. Nhưng qua khẩu khí toát lên trong nội dung câu hỏi mà nhà báo vừa đề cập, Trung Quốc có thể buộc phải tiên liệu, TT đắc cử Trump sẽ là một đối thủ không dễ chơi.
Khẩu khí của Trump phản ứng lại cái tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là khá ngang tàng. Mặc dầu phải thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc trước cú “điện thoại thế kỷ” giữa hai ông bà tổng thống, giữa Trump và Thái Anh Văn, là khá low profile, nghĩa là tự kiềm chế. Nếu tiếp tục đà này, chúng ta có thể mường tượng ra chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Trump là khá cứng rắn. Vâng, anh phá giá đồng tiền trong nước để trục lợi về xuất khẩu, làm tổn hại đến nền kinh tế của tôi; anh xây dựng các pháo đài trên Biển Đông, cản trở tự do đi lại trên đại dương, vậy anh có nói với tôi lời nào không mà đòi tôi phải xin phép anh để nhận một cú điện thoại chúc mừng tôi thắng cử?
Nếu ta hình dung đây là một trận túc cầu, thì “đội trưởng” Trump liên tục dẫn bóng vào trung lộ, cả khi ông chủ động nhận cuộc gọi lẫn những phát biểu cứng rắn sau sự cố “để bóng đụng vào tay” (ta chưa biết vô tình hay cố ý). Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, dưới cái nhìn của ngoại giao thì ở đây là nghệ thuật biến cái không thể thành cái khả thể. Báo chí Mỹ cũng bình luận một ý đáng để suy nghĩ: Chỉ bằng mười phút đàm đạo qua điện thoại, ông Trump đã đảo ngược các nỗ lực trong 40 năm qua của Trung Quốc. Tôi nói đáng để suy nghĩ, là vì nhận định này chưa chắc đã đúng hay chỉ đúng được một phần. Cái này còn phải chờ thời gian, ít nhất trong 100 ngày đầu khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng.
Mặc Lâm: Riêng ông, ông lý giải như thế nào về sự thiếu vắng ấy?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, có thể lý giải theo hai hướng. Hướng thứ nhất, từ phía Nhóm Chuyển giao chuẩn bị cho Tổng thống nhậm chức, họ chưa thấy trọng lượng của Việt Nam cần được đặt ưu tiên cùng với những nước hay những vùng lãnh thổ mà họ đã dàn xếp các cuộc giao tiếp qua điện thoại. Hướng thứ hai, từ phía lãnh đạo Vn có thể cũng chưa có sự sốt sắng như lãnh đạo Trung Quốc đã chủ động liên lạc với người của ông Trump. Chúng ta hãy wait and see, đưa ra phán quyết gì vào lúc này cũng còn quá sớm. Ta hãy nhớ, Việt Nam đã chủ động mời Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam khi cuộc bầu cử chưa diễn ra. Đương nhiên, lúc đó, trong đầu lãnh đạo Việt Nam nghĩ đến ứng cử viên nào thì đấy lại là một câu chuyện khác.
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng, thưa Tiến sĩ, trong thời kỳ chuyển tiếp như giai đoạn hiện nay, số phận TPP khá mờ mịt, xoay trục của Mỹ có thể chậm dần hay ngưng hẳn, chính sách Biển Đông của chính quyền mới chưa chắc chắn… Việt Nam có thể và nên làm gì để chuẩn bị cho quan hệ Việt—Mỹ trong giai đoạn tới?
TS Đinh Hoàng Thắng: Đây có thể là một luận văn nhỏ nhỏ gợi ý cho sinh viên thạc sĩ của Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, kiến nghị dù có hay mấy mà các nhà hoạch định chính sách vẫn xếp chúng vào ngăn kéo thì sẽ còn nhiều Alexei Tolstoi xuất hiện ở Việt Nam để viết tiếp tiểu thuyết “Con đường đau khổ”.
Trừ một vài nhà nghiên cứu thượng thặng tôi được đọc trong thời gian qua, chưa thấy ai dám khẳng định cái gì chắc chắn cả. Có điều khi người Mỹ đã nhất tâm làm một cuộc cách mạng bằng lá phiếu như vừa qua, thì chính quyền mới không thể bỏ qua cái khát vọng muốn thay đổi của dân Mỹ, của chính trường Mỹ, của nền kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước Mỹ nói chung.
Việt Nam và các nước trong khu vực có thể và nên làm gì? Tôi nghĩ nên nên chuẩn bị cho nhiều scenarios khác nhau: kịch bản tối ưu, trung bình và kịch bản xấu đối với mỗi nước. Có như thế mới khỏi hẫng hụt, khỏi trượt vỏ chuối, hay rơi vào tình thế nguy hiểm.
Suy cho cùng, vấn đề Việt Nam với thế giới và quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau vẫn là đề tài muôn thuở. Chúng ta chủ động được chừng nào, chi phí càng giảm được chừng đó, từ mọi phía. Không thể thụ động ngồi chờ bất cứ ai cưu mang mình. Tôi mong các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị một tư duy đột phá cho giai đoạn tới. Và điều quan trọng hơn, sau tư duy đột phá là những kiến nghị, những giải pháp đột phá trong các quan hệ đối ngoại, trước hết trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-call-of-the-century-ml-12072016121914.html
Phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc
Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, rất nhiều tờ báo lớn của Mỹ xem việc Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa có hành động mà 40 năm qua nhiều đời tổng thống Mỹ không ai dám làm đó là nhận điện thoại chúc mừng của Tổng thống Đài Loan, đồng nghĩa với việc phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc. TS diễn giải động thái này như thế nào?Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta nên thận trọng ngay từ cách đặt vấn đề của báo chí Mỹ, “Nhận điện thoại chúc mừng” và “phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc” là hai câu chuyện không đồng nhất, dù có thể thừa nhận rằng, chúng không hẳn là khác nhau hoàn toàn.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
Không được quên rằng, đây là cuộc chơi của hai “kỳ phùng địch thủ”, hai tay chơi có khả năng định hình khuôn khổ chính trị của thế kỷ 21.
Nói một cách nôm na, đây mới là sự vờn nhau của hai đối thủ chưa biết rõ lắm về đấu thuật sắp tới của nhau. Có thể coi đây là một sụ thăm dò thận trọng từ cả hai phía. Chưa bên nào muốn đẩy mâu thuẫn hay xung đột lên cao hơn, vì vậy, chúng ta chưa thể nói gì nhiều về ý nghĩa của động thái hẳn nhiên là có một không hai này.
Mặc Lâm: Sau khi Trung Quốc phàn nàn về chuyện này ông Trump lại thẳng thắn nói Trung Quốc không có quyền bắt ông phải xin phép họ khi gọi cho Tổng thống Đài Loan trong khi họ chẳng xin phép ai để phá giá đồng nhân dân tệ và xây dựng những pháo đài trên biển Đông, theo TS thì cách nói này có cho phép ông đoán định chính sách mà Mỹ sẽ theo đuổi trong thời đại của Trump?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chính sách Trung Quốc của Mỹ trong thời của Trump còn là vấn đề mở và sẽ mang nội dung đa chiều kích, nó phụ thuộc vào chiến lược toàn cầu và chính sách khu vực của Mỹ. Kể cả những chuyên gia thượng thặng trong mỗi nước cũng như trên thế giới mới chỉ có một số initiative research, chưa thể đoán định được gì nhiều. Nhưng qua khẩu khí toát lên trong nội dung câu hỏi mà nhà báo vừa đề cập, Trung Quốc có thể buộc phải tiên liệu, TT đắc cử Trump sẽ là một đối thủ không dễ chơi.
Khẩu khí của Trump phản ứng lại cái tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là khá ngang tàng. Mặc dầu phải thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc trước cú “điện thoại thế kỷ” giữa hai ông bà tổng thống, giữa Trump và Thái Anh Văn, là khá low profile, nghĩa là tự kiềm chế. Nếu tiếp tục đà này, chúng ta có thể mường tượng ra chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Trump là khá cứng rắn. Vâng, anh phá giá đồng tiền trong nước để trục lợi về xuất khẩu, làm tổn hại đến nền kinh tế của tôi; anh xây dựng các pháo đài trên Biển Đông, cản trở tự do đi lại trên đại dương, vậy anh có nói với tôi lời nào không mà đòi tôi phải xin phép anh để nhận một cú điện thoại chúc mừng tôi thắng cử?
Nếu ta hình dung đây là một trận túc cầu, thì “đội trưởng” Trump liên tục dẫn bóng vào trung lộ, cả khi ông chủ động nhận cuộc gọi lẫn những phát biểu cứng rắn sau sự cố “để bóng đụng vào tay” (ta chưa biết vô tình hay cố ý). Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Biến cái không thể thành cái khả thể
Mặc Lâm: Tổng thống đắc cử Donald Trump bị xem là người có những phát ngôn trực tính, bất kể cung cách mà thế giới quen nghĩ một Tổng thống của nước Mỹ cần phải có. Theo ông dưới cái nhìn của một nhà ngoại giao ông nghĩ gì về điều này, liệu nó sẽ ảnh hưởng tới các nước khác hay không, nhất là phía không thân cận với Mỹ như Trung Quốc, Nga hay thậm chí có thể là Việt Nam?TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, dưới cái nhìn của ngoại giao thì ở đây là nghệ thuật biến cái không thể thành cái khả thể. Báo chí Mỹ cũng bình luận một ý đáng để suy nghĩ: Chỉ bằng mười phút đàm đạo qua điện thoại, ông Trump đã đảo ngược các nỗ lực trong 40 năm qua của Trung Quốc. Tôi nói đáng để suy nghĩ, là vì nhận định này chưa chắc đã đúng hay chỉ đúng được một phần. Cái này còn phải chờ thời gian, ít nhất trong 100 ngày đầu khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng.
Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.Đối với về thứ hai của câu hỏi, thì tôi trả lời là “YES”. Hính thái đấu tranh hay hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiển nhiên là ảnh hưởng đến toàn thế giới. Cả đối với nước lớn như Nga, Nhật hay châu Âu. Còn Việt Nam thì lại càng đương nhiên là hết sức ảnh hưởng. Có điều là, nếu nhà báo để ý, trong 50 cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống đắc cử Trump với các nhà lãnh đạo các nước, ta chưa thấy có lãnh đạo Việt Nam. Đây là một chỉ dấu cũng đáng suy nghĩ.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Mặc Lâm: Riêng ông, ông lý giải như thế nào về sự thiếu vắng ấy?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, có thể lý giải theo hai hướng. Hướng thứ nhất, từ phía Nhóm Chuyển giao chuẩn bị cho Tổng thống nhậm chức, họ chưa thấy trọng lượng của Việt Nam cần được đặt ưu tiên cùng với những nước hay những vùng lãnh thổ mà họ đã dàn xếp các cuộc giao tiếp qua điện thoại. Hướng thứ hai, từ phía lãnh đạo Vn có thể cũng chưa có sự sốt sắng như lãnh đạo Trung Quốc đã chủ động liên lạc với người của ông Trump. Chúng ta hãy wait and see, đưa ra phán quyết gì vào lúc này cũng còn quá sớm. Ta hãy nhớ, Việt Nam đã chủ động mời Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam khi cuộc bầu cử chưa diễn ra. Đương nhiên, lúc đó, trong đầu lãnh đạo Việt Nam nghĩ đến ứng cử viên nào thì đấy lại là một câu chuyện khác.
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng, thưa Tiến sĩ, trong thời kỳ chuyển tiếp như giai đoạn hiện nay, số phận TPP khá mờ mịt, xoay trục của Mỹ có thể chậm dần hay ngưng hẳn, chính sách Biển Đông của chính quyền mới chưa chắc chắn… Việt Nam có thể và nên làm gì để chuẩn bị cho quan hệ Việt—Mỹ trong giai đoạn tới?
TS Đinh Hoàng Thắng: Đây có thể là một luận văn nhỏ nhỏ gợi ý cho sinh viên thạc sĩ của Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, kiến nghị dù có hay mấy mà các nhà hoạch định chính sách vẫn xếp chúng vào ngăn kéo thì sẽ còn nhiều Alexei Tolstoi xuất hiện ở Việt Nam để viết tiếp tiểu thuyết “Con đường đau khổ”.
Trừ một vài nhà nghiên cứu thượng thặng tôi được đọc trong thời gian qua, chưa thấy ai dám khẳng định cái gì chắc chắn cả. Có điều khi người Mỹ đã nhất tâm làm một cuộc cách mạng bằng lá phiếu như vừa qua, thì chính quyền mới không thể bỏ qua cái khát vọng muốn thay đổi của dân Mỹ, của chính trường Mỹ, của nền kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước Mỹ nói chung.
Việt Nam và các nước trong khu vực có thể và nên làm gì? Tôi nghĩ nên nên chuẩn bị cho nhiều scenarios khác nhau: kịch bản tối ưu, trung bình và kịch bản xấu đối với mỗi nước. Có như thế mới khỏi hẫng hụt, khỏi trượt vỏ chuối, hay rơi vào tình thế nguy hiểm.
Suy cho cùng, vấn đề Việt Nam với thế giới và quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau vẫn là đề tài muôn thuở. Chúng ta chủ động được chừng nào, chi phí càng giảm được chừng đó, từ mọi phía. Không thể thụ động ngồi chờ bất cứ ai cưu mang mình. Tôi mong các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị một tư duy đột phá cho giai đoạn tới. Và điều quan trọng hơn, sau tư duy đột phá là những kiến nghị, những giải pháp đột phá trong các quan hệ đối ngoại, trước hết trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-call-of-the-century-ml-12072016121914.html
Quan hệ Mỹ - Trung và cú điện thoại của ông Trump
Chuyện Tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ nói chuyện điện thoại
với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫn là đề tài tạo sôi nổi nhất
trong ngày.
Hôm qua thứ Hai 5/12, Nhà Trắng cho hay viên chức cao cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã 2 lần gọi điện thoại cho các giới chức Trung Quốc để đảm bảo chính phủ Obama không thay đổi chính sách, tức vẫn công nhận chỉ có một nước Trung Hoa, và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.
Khi cho báo chí biết tin này, phát ngôn viên Josh Earnest của Nhà Trắng bảo thêm rằng chính phủ Bắc Kinh xem sự kiện vị tổng thống đắc cử Mỹ nói chuyện với tổng thống Đài Loan là một vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến những thành quả Washington đã đạt được với Bắc Kinh khi thúc đẩy xây dựng quan hệ.
Ông Earnest cũng nói rằng Nhà Trắng không biết Tổng thống đắc cử Trump có ý định gì khi nhấc điện thoại nói chuyện với bà tổng thống Đài Loan.
Phía Đài Loan cho hay cuộc điện đàm dài 10 phút đồng hồ được dàn xếp trước bởi những người thân cận với ông Trump.
Thông cáo do Văn phòng Tổng thống Đài Loan đưa ra nói không chỉ gọi điện thoại chúc mừng vị tổng thống tân cử Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo Đài Loan còn muốn cuộc nói chuyện này sẽ mở đầu “cho mối quan hệ vững chắc hơn giữa đôi bên”, hy vọng Hoa Kỳ “tiếp tục giúp đỡ để Đài Loan có cơ hội tham gia và đóng góp” với sinh hoạt của cộng đồng quốc tế, đồng thời tiết lộ hai nhà lãnh đạo cũng bàn đến việc cùng đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng “để người dân có thể hưởng đời sống tốt hơn và an ninh hơn”.
Sau đó, ban tham mưu của ông Trump lên tiếng nói đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường, bà Thái Anh Văn chỉ gọi điện thoại chúc mừng vị tổng thống đắc cử, tương tự như những nhà lãnh đạo nhiều nước khác gọi điện thoại chúc mừng ông Trump.
Hơn thế nữa, đích thân vị Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã dùng trang mạng twitter để nêu câu hỏi với nội dung rằng Trung Quốc có hỏi ý kiến của Hoa Kỳ khi họ tự ý phá giá đồng nhân dân tệ khiến các công ty Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh, có hỏi chính phủ Mỹ khi họ quyết định đánh thuế nặng vào các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc, hay họ có hỏi ý kiến của Washington trước khi xây dựng những căn cứ quân sự ở biền Đông hay không?
Sau khi nêu những câu hỏi đó, ông Trump tự trả lời là Bắc Kinh đơn phương hành động, không đếm xỉa gì tới phản ứng của Hoa Kỳ, hàm ý cho rằng nếu Bắc Kinh tự ý làm những điều họ muốn làm thì ông cũng có quyền làm những điều ông muốn làm.
Bài bình luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo viết rằng “gây xích mích hay gây xáo trộn quan hệ Mỹ-Trung sẽ không giúp làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như ông Trump đã hứa với cử tri Hoa Kỳ.
Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì cho rằng Bắc Kinh sẽ phải đương đầu với sự gây hấn của ông Trump, cảnh báo trước nguy cơ đối đầu sẽ xảy ra nếu chính phủ Trunp tăng số lượng võ khí bán cho Đài Loan.
Bài bình luận của tờ Trung Hoa Nhật Báo gọi ông Trump là tân binh ngoại giao, ám chỉ vì không phải là chính trị gia nên vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ không hiểu biết những quy luật của ngoại giao, và viết thêm rằng Trung Quốc có thể bỏ qua cho ông Trump vì hiện ông mới là tổng thống đắc cử, những sẽ không tha thứ cho ông Trump sau khi ông chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm tới.
Hôm qua thứ Hai 5/12, Nhà Trắng cho hay viên chức cao cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã 2 lần gọi điện thoại cho các giới chức Trung Quốc để đảm bảo chính phủ Obama không thay đổi chính sách, tức vẫn công nhận chỉ có một nước Trung Hoa, và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.
Khi cho báo chí biết tin này, phát ngôn viên Josh Earnest của Nhà Trắng bảo thêm rằng chính phủ Bắc Kinh xem sự kiện vị tổng thống đắc cử Mỹ nói chuyện với tổng thống Đài Loan là một vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến những thành quả Washington đã đạt được với Bắc Kinh khi thúc đẩy xây dựng quan hệ.
Ông Earnest cũng nói rằng Nhà Trắng không biết Tổng thống đắc cử Trump có ý định gì khi nhấc điện thoại nói chuyện với bà tổng thống Đài Loan.
Cuộc nói chuyện bình thường?
Xin nhắc lại cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn diễn ra hôm thứ Sáu tuần trước.Phía Đài Loan cho hay cuộc điện đàm dài 10 phút đồng hồ được dàn xếp trước bởi những người thân cận với ông Trump.
Thông cáo do Văn phòng Tổng thống Đài Loan đưa ra nói không chỉ gọi điện thoại chúc mừng vị tổng thống tân cử Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo Đài Loan còn muốn cuộc nói chuyện này sẽ mở đầu “cho mối quan hệ vững chắc hơn giữa đôi bên”, hy vọng Hoa Kỳ “tiếp tục giúp đỡ để Đài Loan có cơ hội tham gia và đóng góp” với sinh hoạt của cộng đồng quốc tế, đồng thời tiết lộ hai nhà lãnh đạo cũng bàn đến việc cùng đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng “để người dân có thể hưởng đời sống tốt hơn và an ninh hơn”.
Sau đó, ban tham mưu của ông Trump lên tiếng nói đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường, bà Thái Anh Văn chỉ gọi điện thoại chúc mừng vị tổng thống đắc cử, tương tự như những nhà lãnh đạo nhiều nước khác gọi điện thoại chúc mừng ông Trump.
Ông Trump chỉ trích Trung Quốc
Nhưng trở ngại xảy ra vì từ năm 1979 khi Hoa Kỳ quyết định cắt quan hệ chính thức với Đài Bắc để công nhận Bắc Kinh, chưa một vị tổng thống Mỹ hay tổng thống đắc cử Mỹ nào nói chuyện với người lãnh đạo Đài Loan, vì không muốn phải đối phó với trở ngại ngoại giao với Trung Quốc.Hơn thế nữa, đích thân vị Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã dùng trang mạng twitter để nêu câu hỏi với nội dung rằng Trung Quốc có hỏi ý kiến của Hoa Kỳ khi họ tự ý phá giá đồng nhân dân tệ khiến các công ty Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh, có hỏi chính phủ Mỹ khi họ quyết định đánh thuế nặng vào các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc, hay họ có hỏi ý kiến của Washington trước khi xây dựng những căn cứ quân sự ở biền Đông hay không?
Sau khi nêu những câu hỏi đó, ông Trump tự trả lời là Bắc Kinh đơn phương hành động, không đếm xỉa gì tới phản ứng của Hoa Kỳ, hàm ý cho rằng nếu Bắc Kinh tự ý làm những điều họ muốn làm thì ông cũng có quyền làm những điều ông muốn làm.
Bắc Kinh cảnh báo nguy cơ đối đầu
Trong ngày hôm nay, truyền thông Trung Quốc đăng tải nhiều bài bình luận vói cùng nội dung chỉ trích những điều vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã làm.Bài bình luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo viết rằng “gây xích mích hay gây xáo trộn quan hệ Mỹ-Trung sẽ không giúp làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như ông Trump đã hứa với cử tri Hoa Kỳ.
Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì cho rằng Bắc Kinh sẽ phải đương đầu với sự gây hấn của ông Trump, cảnh báo trước nguy cơ đối đầu sẽ xảy ra nếu chính phủ Trunp tăng số lượng võ khí bán cho Đài Loan.
Bài bình luận của tờ Trung Hoa Nhật Báo gọi ông Trump là tân binh ngoại giao, ám chỉ vì không phải là chính trị gia nên vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ không hiểu biết những quy luật của ngoại giao, và viết thêm rằng Trung Quốc có thể bỏ qua cho ông Trump vì hiện ông mới là tổng thống đắc cử, những sẽ không tha thứ cho ông Trump sau khi ông chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm tới.
Trung Quốc, Trump và Biển Đông sắp tới
Chính sách mới của Mỹ về Trung Quốc và Biển Đông trong thời gian sắp
tới vẫn còn gây nhiều đồn đoán. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về
quan hệ quốc tế, đang làm việc tại Singapore cho Đài Á Châu Tự Do RFA
cuộc trao đổi sau đây về vấn đề này, cũng như những khía cạnh có liên
quan đến Việt Nam.
TS Lê Hồng Hiệp: Theo tôi thì vẫn còn sớm để nói đến chính sách của Mỹ dưới thời ông Donald Trump đối với châu Á nói chung cũng như là Trung Quốc hay Việt Nam nói riêng.
Trong thời gian qua ông Donald Trump đưa ra những ý kiến tương đối mâu thuẫn nhau. Một mặt ông tuyên bố sẽ giảm dần sự can dự vào khu vực, nhưng mặt khác thì một số diễn biến gần đây lại cho thấy điều ngược lại. Trong kỳ nghĩ cuối tuần vừa qua, nhiều người bàn luận đến cuộc nói chuyện trực tiếp giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan. Đây là điều khá đặc biệt từ khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, và Mỹ cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ nói chuyện trực tiếp với một lãnh đạo Đài Loan. Điều này đặt ra một câu hỏi về chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào. Một số học giả Trung Quốc cho rằng cuộc nói chuyện vừa rồi là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với công luận và giới làm chính sách Trung Quốc, bởi vì từ khi ông Trump đắc cử, nhiều nhà phân tích Trung Quốc có cái nhìn tương đối lạc quan về quan hệ Mỹ Trung trong thời gian tới, cũng như vai trò của Trung Quốc trong khu vực, do chính sách biệt lập mà ông Trump nêu ra.
Kính Hòa: Trung Quốc trong thời gian qua có vẻ ít có hành động trên biển Đông?
TS Lê Hồng Hiệp: Một phần sự yên tĩnh trong thời gian qua trên biển Đông là do Trung Quốc đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông. Bây giờ họ chỉ âm thầm hoàn thiện, điều đó không gây nhiều tranh cãi và phản đối.
Thứ hai là sau phán quyết của tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines hồi tháng bảy vừa rồi, thì tôi nghĩ rằng bản thân Trung Quốc họ cũng có sự kềm chế để mà giảm sức ép về ngoại giao và công luận về chính sách biển Đông của họ. Dường như họ cũng có sự nhún nhường nhất định để thực hiện mục tiêu này.
Thứ ba là một nhân tố chủ chốt trong tranh chấp biển Đông, đó là Philippines dưới thời Tổng thống Duterte có sự thay đổi về chính sách, và chính vì vậy mà Bắc Kinh muốn có một thời gian yên tĩnh để mà lôi kéo được ông Duterte một cách thành công hơn, cho nên họ có giảm căng thẳng trên biển Đông.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sự yên tĩnh chỉ là tạm thời, phù hợp với cách hành xử của Trung Quốc trong quá khứ. Đó là chiến lược lát cắt salami, tức là sau một thời gian căng thẳng đạt được các mục tiêu của mình, thì Trung Quốc tạo ra một thời kỳ lắng dịu trước khi bước vào một đợt căng thẳng mới. Có lẽ năm 2017, 2018 sẽ có những căng thẳng mới do Trung Quốc gây ra trên biển Đông. Đặc biệt nếu chính quyền của Mỹ có những hành động mà Bắc Kinh cảm nhận là thù địch với Trung Quốc trên biển Đông.
Kính Hòa: Ông vừa nói tới hành động của Tổng thống Duterte của Philippines cũng như phán quyết của tòa trọng tài, thì phán quyết đó đặt Trung Quốc vào thất thế. Tại sao bây giờ không chỉ Philippines và cả Malaysia nữa lại đổi thái độ đối với Trung Quốc?
TS Lê Hồng Hiệp: Sự thay đổi chính sách của Philippines nó xuất phát từ lập trường quan điểm của Tổng thống Duterte. Các ưu tiên chính sách của ông thiên về các vấn đề trong nước nhiều hơn. Để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế trong nước thì Philippines cần sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc, vì vậy ông cần cải thiện quan hệ với Trung Quốc, cố gắng duy trì một quan hệ gọi là ổn định, mang tính hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc hơn là ông Aquino trước đây.
Ngoài ra tôi nghĩ là về chính sách biển Đông, thì sau phán quyết của tòa trọng tài, với thắng lợi áp đảo của mình như vậy thì phía Philippines cũng có như cầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc, không ép làm họ mất mặt quá nhiều có thể có những phản ứng gay gắt làm căng thẳng leo thang.
Vấn đề mấu chốt ở đây là vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc, vừa bảo toàn lợi ích của họ. Và vấn đề cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng không phải là điều gì quá phương hại đến lợi ích của Philippines trên biển Đông, miễn là bảo tồn được thắng lợi của họ trong vụ kiện vừa qua.
Còn Malaysia thì bấy lâu nay quan hệ của họ vói Trung Quốc cũng đã tích cực và gần gũi. Trong thời gian qua Malaysia gặp nhiều sức ép trong nước cũng như bên ngoài. Trong nước thì có chuyện bê bối của Thủ tướng Malaysia liên quan đến một quĩ đầu tư.
Ông Najib cũng muốn sử dụng các nguồn lực của Trung Quốc để hóa giải vụ bê bối này, đặc biệt là các công ty Trung Quốc mua các món nợ xấu của quĩ đầu tư, giúp ông Najib phục hồi uy tín trong nước. Mặt khác ông Najib cũng gặp chỉ trích của Mỹ liên quan đến những bê bối của vụ tham nhũng này, vì vậy việc xoay trục sang Trung Quốc cũng là một phản ứng dễ hiểu.
Kính Hòa: Có vẻ như trong bối cảnh hiện tại thì Việt Nam trở nên ngày càng đơn độc hơn, thì ông đoán là sắp tới cách tiếp cận vấn đề biển Đông của Việt Nam sẽ như thế nào?
TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam về mặt nguyên tắc chiến lược thì sẽ không thay đổi nhiều, có nghĩa là sẽ kiên định các lập trường, chính sách, các tuyên bố chủ quyền của mình trên biển Đông, tăng cường quan hệ với các đối tác chủ chốt như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN để mà đối phó với các sức ép trên biển Đông.
Tuy nhiên về mặt chiến thuật thì sẽ có thể có những điều chỉnh. Ví dụ như trong trường hợp ông Donald Trump có một sự thõa hiệp với Trung Quốc trên biển Đông thì Việt Nam cũng phải điều chỉnh ít nhiều để có thể có lợi hơn. Nếu Hoa Kỳ giữ nguyên cách tiếp cận của họ về biển Đông thì có lẽ Việt Nam cũng không cần quá lo lắng, hay là khỏi điều chỉnh nhiều các chính sách của mình trên biển Đông.
Mỹ có thỏa hiệp với Trung Quốc trên biển Đông, và Việt Nam có điều chỉnh theo sự thỏa hiệp đó hay không thì chúng ta cần phải chờ xem.
Kính Hòa: Nhìn các động thái của Việt Nam trong thời gian qua thì có vẻ như Việt Nam lại mạnh dạng hơn, ví du như cái tin Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa, hay ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Việt Nam mở rộng sân bay trên đảo Trường Sa lớn. Như vậy giải thích như thế nào về những hành động có vẻ như mạnh dạn hơn đó?
TS Lê Hồng Hiệp: Chính sách biển Đông của Việt Nam bao gồm nhiều mặt khác nhau, trong đó có sự kết hợp giữa hai phần, phát triển nội lực và sử dung ngoại lực. Những động thái mà anh vừa nói là thể hiện sự quyết tâm bên trong của Việt Nam nhiều hơn.
Chính vì vậy nếu có những diễn biến bên ngoài gây bất lợi cho Việt Nam thì Việt Nam vẫn có thể kiên trì duy trì các chính sách liên quan đến nội lực của mình. Tất nhiên nếu có sự thay đổi bên trong bên ngoài thì Việt Nam có thể phải cân nhắc.
Nhưng trong bối cảnh những diễn biến quá lớn mang tính bước ngoặc chưa diễn ra thì Việt Nam vẫn duy trì đường hướng lâu nay của mình là kết hợp nội lực và tận dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài để mà giải quyết sức ép từ phía Trung Quốc.
Chúng ta không nên tách các hành động ấy của Việt Nam ra khỏi chính sách tổng thể trong chuyện giải quyết vấn đề biển Đông với Trung Quốc.
Kính Hòa: Xin cảm ơn ông.
TS Lê Hồng Hiệp: Theo tôi thì vẫn còn sớm để nói đến chính sách của Mỹ dưới thời ông Donald Trump đối với châu Á nói chung cũng như là Trung Quốc hay Việt Nam nói riêng.
Trong thời gian qua ông Donald Trump đưa ra những ý kiến tương đối mâu thuẫn nhau. Một mặt ông tuyên bố sẽ giảm dần sự can dự vào khu vực, nhưng mặt khác thì một số diễn biến gần đây lại cho thấy điều ngược lại. Trong kỳ nghĩ cuối tuần vừa qua, nhiều người bàn luận đến cuộc nói chuyện trực tiếp giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan. Đây là điều khá đặc biệt từ khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, và Mỹ cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ nói chuyện trực tiếp với một lãnh đạo Đài Loan. Điều này đặt ra một câu hỏi về chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào. Một số học giả Trung Quốc cho rằng cuộc nói chuyện vừa rồi là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với công luận và giới làm chính sách Trung Quốc, bởi vì từ khi ông Trump đắc cử, nhiều nhà phân tích Trung Quốc có cái nhìn tương đối lạc quan về quan hệ Mỹ Trung trong thời gian tới, cũng như vai trò của Trung Quốc trong khu vực, do chính sách biệt lập mà ông Trump nêu ra.
Sự yên tĩnh trên biển Đông chỉ là tạm thời, phù hợp với cách hành xử của Trung Quốc trong quá khứ. Đó là chiến lược lát cắt salami.Một số diễn biến khác liên quan đến tình hình Triều Tiên hay biển Đông thì chúng ta chưa có thông tin rõ ràng để khẳng định xu hướng sắp tới. Tuy nhiên, với những gì ông Trump thể hiện vừa qua về Trung Quốc và Đài Loan, thì có lẽ là chúng ta phải chờ đợi thêm để mà có dữ liệu đầy đủ hơn, để đánh giá xu hướng chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump chính xác hơn.
-TS Lê Hồng Hiệp
Kính Hòa: Trung Quốc trong thời gian qua có vẻ ít có hành động trên biển Đông?
TS Lê Hồng Hiệp: Một phần sự yên tĩnh trong thời gian qua trên biển Đông là do Trung Quốc đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông. Bây giờ họ chỉ âm thầm hoàn thiện, điều đó không gây nhiều tranh cãi và phản đối.
Thứ hai là sau phán quyết của tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines hồi tháng bảy vừa rồi, thì tôi nghĩ rằng bản thân Trung Quốc họ cũng có sự kềm chế để mà giảm sức ép về ngoại giao và công luận về chính sách biển Đông của họ. Dường như họ cũng có sự nhún nhường nhất định để thực hiện mục tiêu này.
Thứ ba là một nhân tố chủ chốt trong tranh chấp biển Đông, đó là Philippines dưới thời Tổng thống Duterte có sự thay đổi về chính sách, và chính vì vậy mà Bắc Kinh muốn có một thời gian yên tĩnh để mà lôi kéo được ông Duterte một cách thành công hơn, cho nên họ có giảm căng thẳng trên biển Đông.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sự yên tĩnh chỉ là tạm thời, phù hợp với cách hành xử của Trung Quốc trong quá khứ. Đó là chiến lược lát cắt salami, tức là sau một thời gian căng thẳng đạt được các mục tiêu của mình, thì Trung Quốc tạo ra một thời kỳ lắng dịu trước khi bước vào một đợt căng thẳng mới. Có lẽ năm 2017, 2018 sẽ có những căng thẳng mới do Trung Quốc gây ra trên biển Đông. Đặc biệt nếu chính quyền của Mỹ có những hành động mà Bắc Kinh cảm nhận là thù địch với Trung Quốc trên biển Đông.
Kính Hòa: Ông vừa nói tới hành động của Tổng thống Duterte của Philippines cũng như phán quyết của tòa trọng tài, thì phán quyết đó đặt Trung Quốc vào thất thế. Tại sao bây giờ không chỉ Philippines và cả Malaysia nữa lại đổi thái độ đối với Trung Quốc?
TS Lê Hồng Hiệp: Sự thay đổi chính sách của Philippines nó xuất phát từ lập trường quan điểm của Tổng thống Duterte. Các ưu tiên chính sách của ông thiên về các vấn đề trong nước nhiều hơn. Để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế trong nước thì Philippines cần sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc, vì vậy ông cần cải thiện quan hệ với Trung Quốc, cố gắng duy trì một quan hệ gọi là ổn định, mang tính hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc hơn là ông Aquino trước đây.
Ngoài ra tôi nghĩ là về chính sách biển Đông, thì sau phán quyết của tòa trọng tài, với thắng lợi áp đảo của mình như vậy thì phía Philippines cũng có như cầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc, không ép làm họ mất mặt quá nhiều có thể có những phản ứng gay gắt làm căng thẳng leo thang.
Vấn đề mấu chốt ở đây là vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc, vừa bảo toàn lợi ích của họ. Và vấn đề cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng không phải là điều gì quá phương hại đến lợi ích của Philippines trên biển Đông, miễn là bảo tồn được thắng lợi của họ trong vụ kiện vừa qua.
Còn Malaysia thì bấy lâu nay quan hệ của họ vói Trung Quốc cũng đã tích cực và gần gũi. Trong thời gian qua Malaysia gặp nhiều sức ép trong nước cũng như bên ngoài. Trong nước thì có chuyện bê bối của Thủ tướng Malaysia liên quan đến một quĩ đầu tư.
Ông Najib cũng muốn sử dụng các nguồn lực của Trung Quốc để hóa giải vụ bê bối này, đặc biệt là các công ty Trung Quốc mua các món nợ xấu của quĩ đầu tư, giúp ông Najib phục hồi uy tín trong nước. Mặt khác ông Najib cũng gặp chỉ trích của Mỹ liên quan đến những bê bối của vụ tham nhũng này, vì vậy việc xoay trục sang Trung Quốc cũng là một phản ứng dễ hiểu.
Kính Hòa: Có vẻ như trong bối cảnh hiện tại thì Việt Nam trở nên ngày càng đơn độc hơn, thì ông đoán là sắp tới cách tiếp cận vấn đề biển Đông của Việt Nam sẽ như thế nào?
TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam về mặt nguyên tắc chiến lược thì sẽ không thay đổi nhiều, có nghĩa là sẽ kiên định các lập trường, chính sách, các tuyên bố chủ quyền của mình trên biển Đông, tăng cường quan hệ với các đối tác chủ chốt như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN để mà đối phó với các sức ép trên biển Đông.
Tuy nhiên về mặt chiến thuật thì sẽ có thể có những điều chỉnh. Ví dụ như trong trường hợp ông Donald Trump có một sự thõa hiệp với Trung Quốc trên biển Đông thì Việt Nam cũng phải điều chỉnh ít nhiều để có thể có lợi hơn. Nếu Hoa Kỳ giữ nguyên cách tiếp cận của họ về biển Đông thì có lẽ Việt Nam cũng không cần quá lo lắng, hay là khỏi điều chỉnh nhiều các chính sách của mình trên biển Đông.
Mỹ có thỏa hiệp với Trung Quốc trên biển Đông, và Việt Nam có điều chỉnh theo sự thỏa hiệp đó hay không thì chúng ta cần phải chờ xem.
Trong bối cảnh những diễn biến quá lớn mang tính bước ngoặc chưa diễn ra thì Việt Nam vẫn duy trì đường hướng lâu nay của mình là kết hợp nội lực và tận dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài để mà giải quyết sức ép từ phía TQ.Trong lập trường của ông Trump về vấn đề Đài Loan, thì chúng ta cũng có chút hy vọng là ông ấy sẽ không thay đổi, sẽ không thỏa hiệp với Trung Quốc như nhiều người lo ngại lâu nay.
-TS Lê Hồng Hiệp
Kính Hòa: Nhìn các động thái của Việt Nam trong thời gian qua thì có vẻ như Việt Nam lại mạnh dạng hơn, ví du như cái tin Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa, hay ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Việt Nam mở rộng sân bay trên đảo Trường Sa lớn. Như vậy giải thích như thế nào về những hành động có vẻ như mạnh dạn hơn đó?
TS Lê Hồng Hiệp: Chính sách biển Đông của Việt Nam bao gồm nhiều mặt khác nhau, trong đó có sự kết hợp giữa hai phần, phát triển nội lực và sử dung ngoại lực. Những động thái mà anh vừa nói là thể hiện sự quyết tâm bên trong của Việt Nam nhiều hơn.
Chính vì vậy nếu có những diễn biến bên ngoài gây bất lợi cho Việt Nam thì Việt Nam vẫn có thể kiên trì duy trì các chính sách liên quan đến nội lực của mình. Tất nhiên nếu có sự thay đổi bên trong bên ngoài thì Việt Nam có thể phải cân nhắc.
Nhưng trong bối cảnh những diễn biến quá lớn mang tính bước ngoặc chưa diễn ra thì Việt Nam vẫn duy trì đường hướng lâu nay của mình là kết hợp nội lực và tận dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài để mà giải quyết sức ép từ phía Trung Quốc.
Chúng ta không nên tách các hành động ấy của Việt Nam ra khỏi chính sách tổng thể trong chuyện giải quyết vấn đề biển Đông với Trung Quốc.
Kính Hòa: Xin cảm ơn ông.
Điện đàm với tổng thống Đài Loan: Trump thách thức Trung Quốc ?
Làm sao đối phó với Trump: Đây là câu hỏi nhức nhối cho giới lãnh đạo Bắc Kinh.GREG BAKER / AFP
Sau cuộc điện đàm giữa tổng thống tương lai của nước Mỹ và lãnh đạo Đài
Loan cuối tuần trước, các báo Pháp đầu tuần này đều sửng sốt: Le
Figaro nhắc đến « Bước sảy chân của Donald Trump khiến Bắc Kinh giận dữ
», trong lúc Les Echos nhìn thấy “Chuỗi sự cố ngoại giao” của Donald
Trump.
Báo Le Figaro nêu lên câu hỏi : Sai lầm hay hành động khiêu khích mới
khi ông Donald Trump động đến một chủ đề “vô cùng nhạy cảm đối với Bắc
Kinh” ? Nhà tỷ phú với những tuyên bố khó lường này vừa “đoạn tuyệt với
đường lối ngoại giao” của Washington từ trước tới nay.
Với báo Les Echos, cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 02/12/2016 giữa Donald Trump với tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn đã làm “rung chuyển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từng được duy trì trong 40 năm qua” mà ở đó, về mặt chính thức, Washington công nhận “một nước Trung Hoa duy nhất”.
Le Monde cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng “tính khí thất thường của ông Trump” bắt đầu ảnh hưởng đến cả chính sách đối ngoại của Mỹ. Bị chỉ trích, tổng thống tân cử Donald Trump trước hết đính chính là ông chỉ trả lời điện thoại khi được lãnh đạo Đài Loan gọi điện chúc mừng. Sau đó, trong một tin nhắn trên mạng Twitter, ông Trump bình luận : “Thật thú vị. Mỹ bán hàng tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho Đài Loan, nhưng lại không được phép nhận điện chúc mừng”.
Vẫn Le Monde tiết lộ nội dung cuộc trao đổi giữa bà Thái Anh Văn và Donald Trump : đôi bên “ghi nhận liên hệ gắn bó trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh giữa Đài Loan với Hoa Kỳ”. Tờ báo đặt câu hỏi phải chăng nhà tỷ phú New York có ý định thay đổi quan điểm của Mỹ trên hồ sơ nhạy cảm này ?
Trong thời gian vận động tranh cử ông Trump không nhắc đến Đài Loan, chỉ tập trung tấn công chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc, cho rằng quyền lợi của nước Mỹ bị đe dọa. Nhưng trong số các cộng tác viên của tổng thống tân cử Hoa Kỳ, có nhiều người thuộc khuynh hướng thân Đài Loan. Trong số đó phải kể đến chuyên gia Peter Navarro, một trong những cố vấn kinh tế của ông Trump. Tháng 10/2016 một người thân cận khác của ông Trump là Edwin Feulner đã sang tận Đài Bắc và được tiếp kiến tổng thống Thái Anh Văn.
Chánh văn phòng trong chính quyền Trump sắp tới, Reince Preibus từng có dịp tiếp cận với bà Thái Anh Văn vào mùa thu năm ngoái, khi bà còn lãnh đạo đảng đối lập Đài Loan.
Chuỗi dài những sơ sót ngoại giao
Đài Loan, không là bước sảy chân duy nhất của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Phóng viên báo Le Monde nhắc lại, cũng tuần qua Donald Trump đã hết lời khen ngợi Pakistan, đất nước “tuyệt vời” do thủ tướng Nawaz Sharif lãnh đạo mà không hề để ý đến hai yếu tố : một là những lời khen tặng quá đáng đó làm phật lòng Ấn Độ một đối tác quan trọng của Washington tại Nam Á, và hai là chính bản thân Mỹ đang đau đầu về ảnh hưởng của Islamabad với nước láng giềng Afghanistan sát cạnh. Chính quyền Obama chỉ trích Pakistan thiếu quyết tâm trong nhiệm vụ tiêu diệt quân khủng bố tại Afghanistan.
Với tổng thống Kazakhstan, Noursoultan Nazarbaiev, người đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt từ ¼ thế kỷ nay, theo thông cáo của Astana, Donald Trump ca ngợi lãnh đạo Kazakhstan “thành công vượt bực” duy trì ổn định cho đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên này và đó là “một phép lạ”. Tựa trên báo Les Echos : “Vừa được bầu lên, Donald Trump đã liên tục gây ra sự cố ngoại giao” : chọc giận Trung Quốc, làm phật lòng Ấn Độ, trêu tức Anh Quốc khi đề nghị Luân Đôn đề cử lãnh đạo đảng dân túy Nigel Farage làm đại sứ Anh tại Washigton.
Đến lượt Nga thẳng tay bài trừ tham nhũng
Nga đang phá kỷ lục về những vụ điều tra các quan chức tham nhũng. Qua vụ bộ trưởng Kinh Tế Alexeï Oulioukaïev bị bắt vì tai tiếng nhận hối lộ 2 triệu đô la, thông tín viên báo le Monde từ Matxcơva nêu ra con số trong ba năm qua, tính đến đầu tháng 11/2016, 7.400 quan chức nhà nước bị sa lưới. Tuy vậy, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” theo kiểu của Nga “không quy mô bằng các đợt thanh trừng” ở Bắc Kinh.
Trở lại trường hợp của bộ trưởng Alexeï Oulioukaïev đột ngột bị bắt giam và cách chức ngày 14/11/2016, tờ báo nhấn mạnh : đây là lần đầu tiên từ năm 1953 một quan chức cao cấp bị bắt và cách chức một cách thô bạo như vậy. Chiều ngày hôm đó Alexeï Oulioukaïev bị cơ quan mật vụ FSB - hậu thân của KGB - câu lưu khi rời trụ sở tập đoàn dầu khí Rosneft với 2 vali chứa 2 triệu đô la.
Tin trên được các phương tiện truyền thông loan tải ngay trong đêm rạng sáng hôm sau. Tổng thống Putin ký sắc lệnh cách chức bộ trưởng Kinh tế Oulioukaïev. Trong hơn hai tuần qua, ông này bị quản thúc tại gia, không được liên lạc với báo chí và thế giới bên ngoài và bị truy tố về tội tham nhũng. Alexeï Oulioukaïev có thể lãnh án 15 năm tù và bị phạt một số tiền rất lớn.
Bộ trưởng Kinh Tế Nga đã “bị làm nhục trên mọi phương diện”. Có điều, như ghi nhận của một số nhà quan sát, nếu đích thực đây là vụ hối lộ, thì khoản tiền 2 triệu đô la trong 2 chiếc vali nói trên “quá ít” khi người ta đem tiền hiến cho một ông bộ trưởng. Để so sánh, tháng 9/2016 giới điều tra Nga đã phát hiện trong căn hộ của một quan chức cao cấp thuộc bộ Quốc Phòng 150 triệu đô la tiền mặt.
Lại cũng có giả thuyết cho rằng, ông Oulioukaïev muốn “tống tiền” Rosneft trong khuôn khổ thủ tục tư hữu hóa tập đoàn dầu khí này. Le Monde khó tin vào luận điểm bởi lẽ chủ tịch tổng giám đốc Rosneft là bạn thân của tổng thống Vladimir Putin.
Tác giả bài báo không loại trừ khả năng, bộ trưởng Kinh Tế của Putin đang trả giá cho việc đã chỉ trích chính sách kinh tế do điện Kremlin phác họa ra. Cũng ông Alexeï Oulioukaïev từng nêu lên rủi ro kinh tế Nga còn bị đình đốn trong vòng 20 năm sắp tới. Lại cũng ông này gần đây từng cả gan tuyên bố : “Trên phương diện kinh tế, nếu chính sách không thay đổi, thì chúng ta cần thay đổi về mặt nhân sự”.
Về phần tổng thống Vladimir Putin, ông này báo trước, bài trừ tham nhũng chủ đề sẽ được khai thác để bảo đảm 2018, ông ta đắc cử thêm một nhiệm kỳ.
Áo và Ý, hai bộ mặt của Châu Âu
Trở lại với thời sự Châu Âu : “Cử tri Áo cản đường đảng cực hữu”có khuynh hướng bài châu Âu. “Nước Áo nói không” với đảng này, tựa lớn trên các tờ báo Pháp từ tả sang hữu.
Les Echos thở phào nhẹ nhõm : nếu đảng FPO dân túy giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Áo hôm qua, đây sẽ là một tín hiệu mới đe dọa Liên Hiệp Châu Âu bị tan rã. May mà kịch bản đó không xảy ra.
Ứng viên của đảng Xanh Alexander Van der Bellen đắc cử trong bối cảnh nước Anh đã quyết định ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, cử tri Ý bất tín nhiệm thủ tướng Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến Pháp, và tại nhiều nước trong Liên Hiệp, các đảng dân túy đang lên như diều. “Van der Bellen chận phe cực hữu”, tựa của Libération.
Về thất bại đau đớn của thủ tướng Ý Matteo Renzi sau kết quả trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến Pháp hôm qua, các tờ báo giấy không kịp đưa tin ông Renzi từ chức, nhưng đã có sẵn bài phân tích về tác động kinh tế đối với quốc gia này. « Khủng hoảng nợ công của Ý có nguy cơ lại bùng lên », tựa trên Le Monde. Với báo Le Figaro thủ tướng Renzi ra đi để lại một nền kinh tế còn « mong manh ». Báo Les Echos nêu lên một vài kịch bản cho nước Ý thời kỳ « hậu Matteo Renzi ». Một trong những kịch bản đó là phong trào Năm Sao, bài châu Âu và chủ trương co cụm lại, có triển vọng « lên ngôi ».
Le Monde « trông người lại nghĩ đến ta » : tại Pháp khuynh hướng bài ngoại và dân tộc chủ nghĩa cũng đang được lòng dân.
Chính trị Pháp : đảng Xã Hội lo lắng cho tương lai
Chính trị Pháp cuối tuần trước, đầu tuần này được đánh dấu bằng hai sự kiện, tổng thống François Hollande thông báo không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ 2, thủ tướng Manuel Valls rộng đường lao vào cuộc chạy đua để đại diện cho cánh tả ra tranh cử vào tháng 5/2017.
Báo Les Echos nói đến những trở ngại chờ đợi ứng viên Manuel Valls trên con đường vào điện Elysée : nguy cơ đảng Xã Hội bị chia năm sẻ bảy, đe dọa cánh tả tan rã và sự cạnh tranh trực tiếp của ứng cử viên phong trào En Marche, Emmanuel Macron.
« Thời khắc của Valls » tựa lớn trên báo công giáo La Croix. Trong quan điểm của nhật báo Les Echos, Valls từ chức thủ tướng nội trong ngày hôm nay để chính thức « nhập cuộc » cùng với khá nhiều ứng viên của đảng Xã hội và cánh tả đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Nhưng liệu Valls « làm được gì » trong một cuộc chiến mà phần thua đã trông thấy.
Báo Le Figaro thiên hữu không vòng vo : 51 ngày chiến đấu để giành được chiếc vé ra tranh cử tổng thống Pháp, nhưng Manuel Valls không thể xóa được 1.650 ngày ông tham gia chính quyền cả trong cương vị bộ trưởng Nội Vụ lẫn ở chức vụ thủ tướng. Manuel Valls khó có thể chối bỏ trách nhiệm trong những thất bại của chính quyền cánh tả dưới sự điều hành của François Hollande mà ông là « lái phụ ».
Hàng giả « vũ khí hủy diệt hàng loạt »
Nhờ hệ thống phân phối qua ngả internet, hàng giả trên thế giới ngày càng thịnh hành, nhưng đây cũng là nguồn cướp đi 2,5 triệu công việc làm hàng năm. 10 % hàng mua bán trên mạng là « hàng giả », sao chép lại từ những nhãn hiệu nổi tiếng, từ trong ngành thời trang đến dược phẩm và kể cả đồ ăn.
Trong bài viết mang tựa đề “hàng giả, vũ khí hủy diệt hàng loạt”, phụ trang kinh tế của Le Monde trích dẫn báo cáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế CEBR thực hiện cho tập đoàn NetNames, chuyên bảo vệ bản quyền của các nhãn hiệu lớn trên Internet và đưa ra những con số như là :
Chỉ riêng Liên Hiệp Châu Âu thất thu 167 tỷ euro/ năm. Thị trường mua bán hàng giả tại Pháp ước tính thu vào 7,3 tỷ euro, tương đương với 0,3 % GDP. Thiệt hại về thuế khóa và đóng góp an sinh xã hội cho khối G20 lên tới gần 60 tỷ euro.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng giả lớn nhất thế giới, với doanh thu mỗi năm tương đương với 1,3% GDP toàn nước Mỹ, 750.000 người lao động Mỹ mất việc làm vì hàng hiệu giả mà phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/diem-bao/20161205-dien-dam-voi-tong-thong-dai-loan-trump-thach-thuc-trung-quoc
Với báo Les Echos, cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 02/12/2016 giữa Donald Trump với tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn đã làm “rung chuyển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từng được duy trì trong 40 năm qua” mà ở đó, về mặt chính thức, Washington công nhận “một nước Trung Hoa duy nhất”.
Le Monde cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng “tính khí thất thường của ông Trump” bắt đầu ảnh hưởng đến cả chính sách đối ngoại của Mỹ. Bị chỉ trích, tổng thống tân cử Donald Trump trước hết đính chính là ông chỉ trả lời điện thoại khi được lãnh đạo Đài Loan gọi điện chúc mừng. Sau đó, trong một tin nhắn trên mạng Twitter, ông Trump bình luận : “Thật thú vị. Mỹ bán hàng tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho Đài Loan, nhưng lại không được phép nhận điện chúc mừng”.
Vẫn Le Monde tiết lộ nội dung cuộc trao đổi giữa bà Thái Anh Văn và Donald Trump : đôi bên “ghi nhận liên hệ gắn bó trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh giữa Đài Loan với Hoa Kỳ”. Tờ báo đặt câu hỏi phải chăng nhà tỷ phú New York có ý định thay đổi quan điểm của Mỹ trên hồ sơ nhạy cảm này ?
Trong thời gian vận động tranh cử ông Trump không nhắc đến Đài Loan, chỉ tập trung tấn công chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc, cho rằng quyền lợi của nước Mỹ bị đe dọa. Nhưng trong số các cộng tác viên của tổng thống tân cử Hoa Kỳ, có nhiều người thuộc khuynh hướng thân Đài Loan. Trong số đó phải kể đến chuyên gia Peter Navarro, một trong những cố vấn kinh tế của ông Trump. Tháng 10/2016 một người thân cận khác của ông Trump là Edwin Feulner đã sang tận Đài Bắc và được tiếp kiến tổng thống Thái Anh Văn.
Chánh văn phòng trong chính quyền Trump sắp tới, Reince Preibus từng có dịp tiếp cận với bà Thái Anh Văn vào mùa thu năm ngoái, khi bà còn lãnh đạo đảng đối lập Đài Loan.
Chuỗi dài những sơ sót ngoại giao
Đài Loan, không là bước sảy chân duy nhất của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Phóng viên báo Le Monde nhắc lại, cũng tuần qua Donald Trump đã hết lời khen ngợi Pakistan, đất nước “tuyệt vời” do thủ tướng Nawaz Sharif lãnh đạo mà không hề để ý đến hai yếu tố : một là những lời khen tặng quá đáng đó làm phật lòng Ấn Độ một đối tác quan trọng của Washington tại Nam Á, và hai là chính bản thân Mỹ đang đau đầu về ảnh hưởng của Islamabad với nước láng giềng Afghanistan sát cạnh. Chính quyền Obama chỉ trích Pakistan thiếu quyết tâm trong nhiệm vụ tiêu diệt quân khủng bố tại Afghanistan.
Với tổng thống Kazakhstan, Noursoultan Nazarbaiev, người đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt từ ¼ thế kỷ nay, theo thông cáo của Astana, Donald Trump ca ngợi lãnh đạo Kazakhstan “thành công vượt bực” duy trì ổn định cho đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên này và đó là “một phép lạ”. Tựa trên báo Les Echos : “Vừa được bầu lên, Donald Trump đã liên tục gây ra sự cố ngoại giao” : chọc giận Trung Quốc, làm phật lòng Ấn Độ, trêu tức Anh Quốc khi đề nghị Luân Đôn đề cử lãnh đạo đảng dân túy Nigel Farage làm đại sứ Anh tại Washigton.
Đến lượt Nga thẳng tay bài trừ tham nhũng
Nga đang phá kỷ lục về những vụ điều tra các quan chức tham nhũng. Qua vụ bộ trưởng Kinh Tế Alexeï Oulioukaïev bị bắt vì tai tiếng nhận hối lộ 2 triệu đô la, thông tín viên báo le Monde từ Matxcơva nêu ra con số trong ba năm qua, tính đến đầu tháng 11/2016, 7.400 quan chức nhà nước bị sa lưới. Tuy vậy, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” theo kiểu của Nga “không quy mô bằng các đợt thanh trừng” ở Bắc Kinh.
Trở lại trường hợp của bộ trưởng Alexeï Oulioukaïev đột ngột bị bắt giam và cách chức ngày 14/11/2016, tờ báo nhấn mạnh : đây là lần đầu tiên từ năm 1953 một quan chức cao cấp bị bắt và cách chức một cách thô bạo như vậy. Chiều ngày hôm đó Alexeï Oulioukaïev bị cơ quan mật vụ FSB - hậu thân của KGB - câu lưu khi rời trụ sở tập đoàn dầu khí Rosneft với 2 vali chứa 2 triệu đô la.
Tin trên được các phương tiện truyền thông loan tải ngay trong đêm rạng sáng hôm sau. Tổng thống Putin ký sắc lệnh cách chức bộ trưởng Kinh tế Oulioukaïev. Trong hơn hai tuần qua, ông này bị quản thúc tại gia, không được liên lạc với báo chí và thế giới bên ngoài và bị truy tố về tội tham nhũng. Alexeï Oulioukaïev có thể lãnh án 15 năm tù và bị phạt một số tiền rất lớn.
Bộ trưởng Kinh Tế Nga đã “bị làm nhục trên mọi phương diện”. Có điều, như ghi nhận của một số nhà quan sát, nếu đích thực đây là vụ hối lộ, thì khoản tiền 2 triệu đô la trong 2 chiếc vali nói trên “quá ít” khi người ta đem tiền hiến cho một ông bộ trưởng. Để so sánh, tháng 9/2016 giới điều tra Nga đã phát hiện trong căn hộ của một quan chức cao cấp thuộc bộ Quốc Phòng 150 triệu đô la tiền mặt.
Lại cũng có giả thuyết cho rằng, ông Oulioukaïev muốn “tống tiền” Rosneft trong khuôn khổ thủ tục tư hữu hóa tập đoàn dầu khí này. Le Monde khó tin vào luận điểm bởi lẽ chủ tịch tổng giám đốc Rosneft là bạn thân của tổng thống Vladimir Putin.
Tác giả bài báo không loại trừ khả năng, bộ trưởng Kinh Tế của Putin đang trả giá cho việc đã chỉ trích chính sách kinh tế do điện Kremlin phác họa ra. Cũng ông Alexeï Oulioukaïev từng nêu lên rủi ro kinh tế Nga còn bị đình đốn trong vòng 20 năm sắp tới. Lại cũng ông này gần đây từng cả gan tuyên bố : “Trên phương diện kinh tế, nếu chính sách không thay đổi, thì chúng ta cần thay đổi về mặt nhân sự”.
Về phần tổng thống Vladimir Putin, ông này báo trước, bài trừ tham nhũng chủ đề sẽ được khai thác để bảo đảm 2018, ông ta đắc cử thêm một nhiệm kỳ.
Áo và Ý, hai bộ mặt của Châu Âu
Trở lại với thời sự Châu Âu : “Cử tri Áo cản đường đảng cực hữu”có khuynh hướng bài châu Âu. “Nước Áo nói không” với đảng này, tựa lớn trên các tờ báo Pháp từ tả sang hữu.
Les Echos thở phào nhẹ nhõm : nếu đảng FPO dân túy giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Áo hôm qua, đây sẽ là một tín hiệu mới đe dọa Liên Hiệp Châu Âu bị tan rã. May mà kịch bản đó không xảy ra.
Ứng viên của đảng Xanh Alexander Van der Bellen đắc cử trong bối cảnh nước Anh đã quyết định ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, cử tri Ý bất tín nhiệm thủ tướng Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến Pháp, và tại nhiều nước trong Liên Hiệp, các đảng dân túy đang lên như diều. “Van der Bellen chận phe cực hữu”, tựa của Libération.
Về thất bại đau đớn của thủ tướng Ý Matteo Renzi sau kết quả trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến Pháp hôm qua, các tờ báo giấy không kịp đưa tin ông Renzi từ chức, nhưng đã có sẵn bài phân tích về tác động kinh tế đối với quốc gia này. « Khủng hoảng nợ công của Ý có nguy cơ lại bùng lên », tựa trên Le Monde. Với báo Le Figaro thủ tướng Renzi ra đi để lại một nền kinh tế còn « mong manh ». Báo Les Echos nêu lên một vài kịch bản cho nước Ý thời kỳ « hậu Matteo Renzi ». Một trong những kịch bản đó là phong trào Năm Sao, bài châu Âu và chủ trương co cụm lại, có triển vọng « lên ngôi ».
Le Monde « trông người lại nghĩ đến ta » : tại Pháp khuynh hướng bài ngoại và dân tộc chủ nghĩa cũng đang được lòng dân.
Chính trị Pháp : đảng Xã Hội lo lắng cho tương lai
Chính trị Pháp cuối tuần trước, đầu tuần này được đánh dấu bằng hai sự kiện, tổng thống François Hollande thông báo không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ 2, thủ tướng Manuel Valls rộng đường lao vào cuộc chạy đua để đại diện cho cánh tả ra tranh cử vào tháng 5/2017.
Báo Les Echos nói đến những trở ngại chờ đợi ứng viên Manuel Valls trên con đường vào điện Elysée : nguy cơ đảng Xã Hội bị chia năm sẻ bảy, đe dọa cánh tả tan rã và sự cạnh tranh trực tiếp của ứng cử viên phong trào En Marche, Emmanuel Macron.
« Thời khắc của Valls » tựa lớn trên báo công giáo La Croix. Trong quan điểm của nhật báo Les Echos, Valls từ chức thủ tướng nội trong ngày hôm nay để chính thức « nhập cuộc » cùng với khá nhiều ứng viên của đảng Xã hội và cánh tả đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Nhưng liệu Valls « làm được gì » trong một cuộc chiến mà phần thua đã trông thấy.
Báo Le Figaro thiên hữu không vòng vo : 51 ngày chiến đấu để giành được chiếc vé ra tranh cử tổng thống Pháp, nhưng Manuel Valls không thể xóa được 1.650 ngày ông tham gia chính quyền cả trong cương vị bộ trưởng Nội Vụ lẫn ở chức vụ thủ tướng. Manuel Valls khó có thể chối bỏ trách nhiệm trong những thất bại của chính quyền cánh tả dưới sự điều hành của François Hollande mà ông là « lái phụ ».
Hàng giả « vũ khí hủy diệt hàng loạt »
Nhờ hệ thống phân phối qua ngả internet, hàng giả trên thế giới ngày càng thịnh hành, nhưng đây cũng là nguồn cướp đi 2,5 triệu công việc làm hàng năm. 10 % hàng mua bán trên mạng là « hàng giả », sao chép lại từ những nhãn hiệu nổi tiếng, từ trong ngành thời trang đến dược phẩm và kể cả đồ ăn.
Trong bài viết mang tựa đề “hàng giả, vũ khí hủy diệt hàng loạt”, phụ trang kinh tế của Le Monde trích dẫn báo cáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế CEBR thực hiện cho tập đoàn NetNames, chuyên bảo vệ bản quyền của các nhãn hiệu lớn trên Internet và đưa ra những con số như là :
Chỉ riêng Liên Hiệp Châu Âu thất thu 167 tỷ euro/ năm. Thị trường mua bán hàng giả tại Pháp ước tính thu vào 7,3 tỷ euro, tương đương với 0,3 % GDP. Thiệt hại về thuế khóa và đóng góp an sinh xã hội cho khối G20 lên tới gần 60 tỷ euro.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng giả lớn nhất thế giới, với doanh thu mỗi năm tương đương với 1,3% GDP toàn nước Mỹ, 750.000 người lao động Mỹ mất việc làm vì hàng hiệu giả mà phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/diem-bao/20161205-dien-dam-voi-tong-thong-dai-loan-trump-thach-thuc-trung-quoc
Hàng không mẫu hạm Nga 'quá tệ'?
- 7 tháng 12 2016
Tai nạn phi cơ chiến đấu thứ nhì xảy ra với hàng không mẫu hạm Đô đốc
Kuznetsov đặt câu hỏi về khả năng kỹ thuật của Nga và lý do chính trị
cho việc điều động con tàu sang Syria.
Cùng thời gian, chương trình cải tổ, đầu tư hàng tỷ USD vào quốc phòng
của Điện Kremlin cũng gây sự chú ý của giới quan sát quốc tế không bối
cảnh Nga can dự sâu hơn vào các vùng như Trung Đông và Đông Âu.Sau vụ một chiếc MiG-29K lao xuống biển cách tàu Đô đốc Kuznetsov vài km hồi tháng 11, hôm 05/12/2016, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một chiếc Sukhoi-33 cũng đâm xuống nước ngay cạnh con tàu.
Lý do chính trị?
Các báo quốc tế đặt câu hỏi về lý do Tổng thống Vladimir Putin điều động tàu Đô đốc Kuznetsov sang Syria hỗ trợ cuộc oanh kích.
Toby Harshaw viết trên Bloomberg rằng chiếc tàu 'nhả khói đen mù mịt là một sự xấu hổ cho nước Nga'.
Và quyết định cử Đô đốc Kuznetsov sang Syria mang tính chính trị hơn là vì lý do tác chiến.
"Điều đầu tiên cần biết là không có mục tiêu quân sự gì cho tàu. Chiếc hàng không mẫu hạm này được thiết kết để bảo vệ bờ biển Nga, không phải để tung ra các cuộc doanh kích, và cũng chỉ chở được 15 phi cơ trên boong. Điều này không cải thiện thêm bao nhiêu các cuộc oanh kích Nga thực hiện từ cách căn cứ trên bộ..."
Trong quá khứ, theo Toby Harshaw, "các vụ oanh tích từ xa của Nga như bắn hỏa tiễn định vị từ Biển Caspian vào Bắc Syria là hoàn toàn đủ, các vụ không kích của phi cơ Nga từ sân bay trên đất liền cũng rất hiệu quả".
"Việc cho tàu Đô đốc Kuznetsov sang Địa Trung Hải chỉ tỏ ra sự yếu kém của Putin."
"Chiếc tàu luôn cần một nhóm tàu kéo đi kèm vì nó thường xuyên bị hỏng máy và không di chuyển được."
Năm 2012, chiếc hàng không mẫu hạm đã bị hỏng động cơ tại vùng biển gần Bồ Đào Nha và phải nhờ tàu thủy kéo hàng nghìn km về cảng Murmansk của Nga.
Các báo châu Âu cũng viết 2.000 quân nhân trên khoang chiếc Đô đốc Kuznetsov phải dùng chung 25 nhà vệ sinh.
Nhưng vấn đề chính là công nghệ của Nga không đủ để đáp ứng nhu cầu cho phi cơ cất cánh và đáp xuống khoang.
Vụ chiếc Sukhoi -33 bị nạn là do dây cáp hãm đà máy bay lúc hạ cánh bị đứt.
Trước đó, trang RT của Nga cũng thừa nhận chuyến hải hành của tàu Kuznetsov sang Syria "bị lu mờ bởi sự cố".
"Vụ MiG-29K xảy ra cũng vì bộ dây cáp bị trục trặc và không sửa kịp, khiến phi công bay lượn trên không hết nhiên liệu phải bỏ máy bay rơi xuống biển và bật dù nhảy ra," trang này viết.
Báo Independent ở Anh cho hay sau vụ tai nạn mới nhất, Nga đã chuyển các phi cơ từ tàu Đô đốc Kuznetsov vào sân bay trên bộ ở Syria.
Bán hàng tồn kho?
Nhưng vấn đề của tàu Đô đốc Kuznetsov cũng đặt ra câu hỏi cho các thương vụ một số nước châu Á thực hiện để mua hàng không mẫu hạm theo mô hình Liên Xô mà Nga tiếp quản.
Hồi 2004, Nga bán chiếc tàu sân bay Đô đốc Gorshkov cho Ấn Độ với giá 2,35 tỷ USD.
Cuối thập niên 1990, Ukraine cũng đã bán cho Trung Quốc chiếc tàu Varyag cũ.
Theo Toby Harshaw, nay thì "cả hai bên mua hàng nay đều hối tiếc".
"Trung Quốc bỏ ra hàng trăm triệu USD để sửa và lắp công nghệ mới cho chiếc tàu, đặt tên nó là Liêu Ninh, nhưng tàu vẫn không có khả năng tác chiến, và chỉ được dùng vào công tác huấn luyện."
Theo các báo Hong Kong, hồi tháng 4/2016 đã xảy ra một vụ tai nạn khi phi cơ J-15 đáp xuống tàu Liêu Ninh lúc tập luyện không thành.
Phi công ưu tú tên là Trương Siêu, 29 tuổi, quê ở Hồ Nam đã tử nạn.
Trước đó, vào giữa năm 2014, có ít nhất hai phi công khác của Trung Quốc cũng thiệt mạng khi tập đáp xuống chiếc Liêu Ninh, theo trang Jane's Defense.
Còn về tàu 'gốc Nga' của Ấn Độ, bài trên Bloomberg viết:
"Ấn Độ đặt tên lại cho chiếc tàu Nga là Vikramaditya và cho đến 2013 nó cũng vẫn không ra đại dương được vì 7 trong số 8 lò đốt không hoạt động khi chạy thử."
"Chiếc tàu nay đóng vai trò tuần tra ven biển và phi cơ Tejas hạng nhẹ của Ấn Độ sản xuất cũng không đáp được xuống sân hạ cánh rất hẹp của nó."
Được biết chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục đầu tư vào cải tổ quân sự.
Theo AP, ngay từ đầu thập niên 2000, Điện Kremlin cam kết bỏ ra 300 tỷ USD cho đến 2020 để hiện đại hóa quốc phòng.
Chỉ trong năm 2015, Nga chi ra 3,1 nghìn tỷ ruble (48 tỷ USD) cho quốc phòng, tăng 25% so với năm 2015, và quá 1/5 toàn bộ ngân sách quốc gia, theo AP.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38238292
Sunday, December 4, 2016
BXC * AIR VIỆT NAM & TÀU HỎA VIỆT NAM
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlin
AIR VIETNAM - KINH BỎ MẸ
Bút ký của một ông lái tàu bay lên thẳng
Về VN năm nào, nhớ lại nghề bay bổng nên cứ mỗi lần nhìn thấy phi cơ trên trời là lòng tôi lại thấy nao nao. Tôi hỏi thằng em ruột:
-Rạch Giá đi Sài Gòn, thuê xe hơn hay mua vé máy bay hơn ?
-Máy bay hết 45 phút, xe chạy hết bốn tiếng, tiền thuê xe bằng tiền mua vé máy bay.
Tôi quyết định đi máy bay Air Viet Nam của Nga cho biết với người ta.
Sáng thứ tư tôi chuẩn bị cho thằng em đưa ra phi trường Rạch Sỏi để đi Sài Gòn, nó nói:
-Không biết hôm nay có máy bay không.
-Sao mày nói nó bay mỗi thứ tư và thứ bảy ?
-Ừ, đó là chương trình, còn nó bay hay không thì chưa biết.
Chờ ở phi trường chừng nửa tiếng thì chiếc phi cơ khá lớn đáp xuống phi đạo. Tôi làm thủ tục lên tàu, vé mang số 5 ở tuốt hàng đầu, thiên hạ chen nhau lên trước nên khi tôi lên đến nơi thì không còn chỗ. Cô tiếp viên Air Viet Nam nói gia đình họ đi có đoàn. Tôi đành nhường chỗ và theo cô xuống phía dưới .
Cô khá xinh, chỉ cho tôi vịn vào chiếc cột nhôm gần đuôi chiếc máy bay để cô xếp chỗ.
Một lúc sau viên phi công hầm hầm đi xuống từ phòng lái, cự nự:
-Các cô làm ăn thế này thì chết cả lũ.
Một cô mặc áo màu xanh, nhân viên phòng vé dưới đất (hồi xưa Tiếp viên Hàng không đi bay thì mặc áo màu xanh, còn bây giờ họ lại đổi màu hồng) năn nỉ:
-Anh Ba thô
-Chuyến sau! Chuyến sau! Quá tải có ngày chết cả lũ.
Viên phi công hậm hực trở lên phòng lái, chiếc phi cơ gầm lên lao nhanh trên phi đạo rồi rời khỏi mặt đất.
Tôi nhìn qua cửa máy bay, sống lại cảm giác hồi mình còn ở trong Không Quân, bay liên lạc đáp xuống phi trường Rạch Sỏi này. Có khác chăng là ngày xưa thì ngồi, còn bây giờ thì đứng ôm chiếc cột trong thân tàu.
Chuyện phi cơ quá tải ở VN là thường, tôi đã từng chở 18 người từ An Lộc về Lai Khê, trong khi UH chỉ có 9 chỗ ngồi mà có sao đâu.
Phi cơ không về SG ngay mà lại ra Phú Quốc. Lỗi này là tại tôi không đọc kỹ vé. Hàng Không Dân Dụng có ghi rõ tuyến đường là:
HCM-Phú Quốc-Rạch Giá-Phú Quốc-HCM. Có nghĩa là máy bay từ SG ra tới Phú Quốc đổ khách, bốc khách về Rạch Giá, đưa khách từ Rạch Giá ra Phú Quốc rồi mới vòng về SG.
Không đọc kỹ vé thì không kêu ca vào đâu được. Có điều bay từ Rạch Giá ra Phú Quốc thì được free, cho dù là đứng hay ngồi.
Tôi cũng chẳng phàn nàn gì về cái ghế trên phi cơ, vì cô tiếp viên cũng ôm chặt cái cột khi máy bay cất cánh như tôi. Tôi hỏi:
-Cô bay tuyến này khá không?
-Chả có gì đâu anh ạ, bay tuyến quốc ngoại mới ăn, nhưng đỡ hơn bay tuyến ngoài Bắc.
-Sao thế ??
-Tuyến ngoài Bắc khách cứng đầu lắm, nói thế nào cũng chẳng chịu nghe.
Cô ta làm tôi nhớ tới một ông "Bắc Kỳ Di Cư", y hệt tôi đi trên chuyến Hồng Kông - Sài gòn trước đây một tuần.
Trời SG tháng Bảy nóng như đổ lửa mà ông mặc bộ com lê đầy đủ. Khi chuyển máy bay ở Hồng Kông, ông ngồi lộn ghế, tiếp viên năn nỉ thế nào cũng không chịu đứng lên, cuối cùng cô tiếp viên đành chào thua để ông ngồi lỳ ở đó.
Lát sau ông quay qua phía tôi phân bua:
-Cứ tưởng ông như nhà quê mà bắt nạt. Mẹ, ông mua vé thì ông muốn ngồi đâu ông ngồi chứ!
Tôi hy vọng ra đến Phú Quốc sẽ có chỗ ngồi, tôi lại lầm vì có lẽ VN đang trên đà đổi mới nên làm ăn khấm khá, tuyến nào cũng đầy khách.
Tôi lại đành làm anh hùng đứng ôm cột với cô tiếp viên như khi còn nhỏ chơi Thả Đỉa Ba Ba vậy.
Khi phi cơ trở ra cuối phi đạo để cất cánh, tôi dòm ra thấy có hai viên công an chạy hai chiếc Honda kề bên hông nên hỏi:
-Họ làm gì vậy ?
Cô giải thích:
-Họ chạy theo để chặn bò. Đôi khi phi cơ cất cánh, mà bò chạy ra trên phi đạo thì cũng có ... vấn đề đấy.
Tôi hỏi bò của ai mà vào được cả trong phi trường, cô trả lời không biết, chắc là của Công an.
Khi đáp xuống Tân Sơn Nhứt tôi mới khám phá ra một sự lạ nữa, là không phải chỉ có tôi và cô tiếp viên không có ghế, mà ở tuốt trên hàng ghế đầu, đặt nằm dưới sàn có một cái băng ca, trên đó nằm đưỡn đừ một bênh nhân đang thiêm thiếp. Có lẽ ông này được khiêng lên ở Phú Quốc lúc tôi ngồi trong phòng đợi. Người ta khiêng ông xuống và chiếc băng ca được đặt nằm trên mặt đất ngoài phi đạo thi gan cùng nắng gió và bụi, hình như chờ xe thuê bao đến chở đi nhà thương.
Vị chi chuyến này có ba người ngồi ghế SÚP, y hệt lơ xe đò Phước Chí ngày xưa ráng nhét hành khách vào giữa hai hàng ghế!!
Tôi rời nhà lúc 7g sáng, phi cơ đáp Tân Sơn Nhứt khoảng 12g trưa, vậy là khoảng 5 tiếng đồng hồ. Lâu hơn đi xe, có điều là được đi một đoạn miễn phí và học hỏi được đôi điều thú vị.
Mấy hôm sau, gặp lại thằng em ở SG, nó hỏi:
-Anh đi máy bay Nga - Air Viet Nam có sướng không?
Tôi cười như mếu: - Kinh Bỏ Mẹ!
BXC
Kinh Bỏ Mẹ! Ông Phi Công này đi tàu bay việt cộng mà còn than như thê ! Nếu ông được đi xe lửa như tôi... !
Năm 1979, tôi được việt cộng thả ra khỏi trại cải tạo ở Ngã Ba Ông Đồn, gần núi Chứa Chan. Hình như nó có phát cho tôi mấy đồng tiền Hồ.
Tôi cuốc bộ từ ngã ba Ông Đồn ra trạm xe lửa gần đó, cũng độ 3 cây số. Trời nắng gắt, tôi khát cháy cổ, nhưng không dám có ý mua cái chi để uống, vì không biết tiền vé xe có đủ chăng.Tôi đợi mất 2 giờ, thì có chuyến tàu từ Phan Thiết dzô.Nhưng trước lúc tàu dzô cả tiếng đồng hồ, sân ga bé nhỏ đã chật cứng người, với đủ thứ hàng hóa, còn hơn cả cái chơ !
Nhưng nhiều nhất là củi và than. Khi xe vừa ngừng bánh, nó giống như một cục đường bị lũ kiến bu lại ! Bọn buôn củi than có lợi thế nhất. Chúng có đồng bọn trên các toa, mở cửa sổ toa xe, và chúng đứng dưới vác củi, than quăng bừa qua cửa sổ, mặc mẹ những hành khách trên đó.
Dĩ nhiên để tránh bưu đầu sứt trán, gẫy cẳng..., hành khách đang ngồi sẵn trên toa phải vội vàng né tránh và cũng...dĩ nhiên họ vừa tránh vừa chửi rủa om sòm, nắm tay dơ cẳng, đe dọa một trận kịch chiến, nhiều phần có đổ máu chứ chẳng chơi. Khổ thân những thằng tù cải tạo, vừa ra trại, chưa có cả cái quyền công dân, dây dưa vô đám hỗn chiến này, có khi lại hóa ra chưa cải tạo " tốt " thì bỏ mẹ.
Tôi phải lùi ra xa, và sau đó, dù cố sức bao nhiêu tôi cũng đành chịu, không sao tiến gần con tàu được một ly nào. Ngoài sự khó khăn ngoại cảnh, còn có sự khó khăn ngay trong tư cách con người của mình.
Mình không thể nào làm những chuyện...kỳ quái hay đáng xấu hổ mà người việt cộng thản nhiên làm. Do vậy, tàu chạy mẹ nó rồi, mà tôi vẫn còn ngơ ngác đứng trên sân ga, dương mắt ếch vì kinh hoàng và thất vọng cho cải cảnh vừa nhìn thấy. Những thằng tù nào vừa thóat khỏi hàng rào kẽm gai, và các họng súng, có thể giết mình bất cứ lúc nào, lại không nôn nóng lánh xa cái lò sát sanh ấy !
Ngoài ra, còn đôi mặt mẹ già, vợ hiền trông đợi, những bàn tay bé nhỏ của lũ con thơ vẫy gọi nơi mái nhà rách nát đang thôi thúc hắn mau về để chia sẻ nỗi cơ hàn. Cho nên ra trại rồi, mà không về được nhà thì lòng như lửa đốt.
Bị lỡ tàu,tôi thất thểu cầm tấm vé
xe, quay vô nhà ga kiếm một xó nằm nghỉ, và định ngày mai sẽ cuốc bộ về
Saigon , dù phải đi bao lâu cũng mặc. Vừa nằm nghỉ, vừa cầu trời cho có
quý nhân gúip đỡ.
Thì chẳng bao lâu có " quý nhân " tới
thiệt. Quý nhân hiện ra dưới hình dáng một anh chàng cù bơ cù bất. Hỏi
tên họ và nhà cửa, mới hay đây là một chàng bị đẩy đi kinh tế mới gần
đó. Chàng cho biết, nếu tôi còn chút tiền cho chàng, thì chàng sẽ đánh
vật, chen cho tôi được một chỗ, trong chuyến tàu ngày mai. Tôi thủ thế ,
xin hẹn ngày mai sẽ quyết.
Trưa hôm sau, khi tàu gần tới " ân
nhân " lại xuất hiện và gạ gẫm. Tôi vét túi nộp chút tiền còn lại cho ân
nhân, sau khi quan sát quang cảnh như hôm qua, và tự lương sức mình
không thể lên tàu được.Quả nhiên, khi tàu tới, một cảnh tượng tranh
giành quyết liệt còn hơn ngày hôm qua, vì số khách lỡ tàu hôm trước, nay
quyết tâm hùng hổ gấp hai. Tôi suýt bị mấy cái đòn gánh phang vào đầu,
đành lui ra đứng ngoài xa.
Khi tàu hú còi sắp chạy, tôi thấy "
ân nhân " của tôi đã đứng được một chân lên bực cửa tàu, mỗt chân còn
đung đưa; một tay anh ta nắm chặt cái cột sắt gần cửa, tay kia rối rít
vẫy tôi. Tôi mừng quá,người như tăng thêm sức mạnh, và quên hết hiểm
nguy, vẹt được môt dòng người và tới ngay chổ ân nhân đang đứng, hy vọng
sẽ có chỗ trên tàu.
Nhưng hỡi ơi, cái chỗ của ân nhân
dành cho tôi chính là cái chỗ anh ta đang đứng; nghĩa là tôi cũng sẽ có "
chỗ " đứng một chân, chân kia đong đưa trong không khi, và có chỗ
vịn...một tay !!! Tôi còn biết làm thế nào trong khoảnh khắc phải quyết
định ấy. Tôi đành liều mạng thế chỗ của anh ta, và anh ta khoan khoái
rời khỏi cái thế đứng chết người ấy. Xe chạy rồi, tôi mới thấy là tôi đã
quá liều lĩnh.
Chân tôi mỏi nhừ, tay tôi tê dại như
hóa gỗ, và các cành lá bên đường quật vào thân tôi liên tục!. Tôi chắc
chắn sẽ rơi xuống đường tàu và nát thây, nếu xe lửa không dừng lại ở một
cái ga xép thứ nhất.Nó vừa dừng lại là tôi buông tay cho rới xuống sân
ga, dù biết rằng xuống rồi là không sao lên xe được nữa ! Vậy mà tôi lại
lên xe được, quý cụ a !
Bởi vì khi xuống sân ga, còn đang
bàng hoàng, tôi lại thấy cái cảnh ở ga trước tiếp diễn; nghĩa là lại có
màn ném củi khúc mới cưa, và các bao than cả tạ lên tàu qua cửa sổ. Đám
hành khách bên trong, la ó chửi rủa râm ran, cũng đâu có ăn thua gì;
đành kéo nhau tị nạn bằng cách phóng ra khỏi toa để tránh các khúc củi.
Bọn này phóng ra khỏi toa rồi thì dĩ
nhiên sức voi hay sao mà hòng trở lại. Sau khi ngơ ngác môt lúc và tuyệt
vọng không leo vào toa được, bọn này bèn leo...lên nóc toa.
Này ! đừng có tưởng leo lên nóc toa
xe là chuyện dễ nhé ! Tôi đã bắt chứớc họ leo thử mấy lần mà không được;
sau phải có " đồng minh " giúp đỡ bằng cách đưới đẩy đít, trên nắm tóc
lôi !
Chao ôi, lên được rồi thì nó...sướng
quá. Kiểm điểm lại thì thấy chỉ mất có ba cái nút áo và bụng bị vạch cào
xước một mảng da đỏ sần sùi lên trông như vết thương vừa được tháo băng
và hai xương vai hình như muốn rời ra vì bị kéo từ trên.
Nhưng lên rồi thì ...sương quá các cụ
ạ ! Chẳng có ai chen vai thích cánh, chẳng có mùi cứt gà cứt heo gi sất
cà ! Cũng chẳng có mùi hôi nách và mùi quần áo...không bao giờ giặt !
và nhất là không còn sợ những khúc củi gỗ thình lình lao trúng đầu,
trúng mặt mình !
Gió thồi vù vù bên mang tai, chim bay
lươn trên đầu ! Ái chà, nếu sở xe lửa nhà nước biết như vầy, vé ngồi
trên mui dám thành vé hạnh nhứt, bán giá cao tới trời cũng hết veo ngay.
Ậy, nhưng sự đời dưới mặt những tên
nông nổi ngớ ngẩn như tôi thường được đánh giá sai bét ! Khi xe bắt đầu
chuyền bánh và xe dùng dình một chút, tôi mới nhận ra cai mui xe không
phẳng như cái mặt bàn.
Nó hơi khum khum như cái...mu rùa,
các cụ ạ ! Ấy, ngồi chơi sơi nước thì không sao, nhưng nếu có ai dùng
dình cái chổ ngồi như thế, thì quý cụ có khuynh hướng lắn tòm sang một
bên. Cơ khổ là cái xe lửa cà chớn này nó hục hặc như bất mãn với sức
kéo quá tải và các thanh đường ray mới được đặt vụng về, nó rùng mình,
nó nhẩy lên từng chặp.Đám cư dân trên mui bây giờ mới thấu trời xanh.
Sau hai ba lần suýt nhao đầu xuống
đướng, tôi bèn chơi thế võ " thằn lằn áp địa " : Tôi dang cả hai tay hai
chưn ra, áp mặt sát mui xe, mấy ngón tay cố ra sức bấu vào cái mui làm
bằng sắt.
Sau khi đã yên vị, tôi hé mắt nhìn
các khứa đồng hành, mới hay thiên hạ cũng bắt chước mình cả. Bấy giờ mới
biết mình có tài !! Quý cụ nên nhớ rằng : trên đường đi, xe lửa phải
chui qua nhiều cây cầu. Và những cây cầu này bắc qua các khe vực, chỉ
có xe lửa mới chạy qua.
Thành ra các ông kỹ sư cầu đường đã
thiết kế những thanh sắt ngang trên cầu chi vừa tầm cao cho xe lửa chui
qua. Nay có thêm một bề dầy của thân người, dù là thân thằng tù ốm dẹp
lép, ở trên mui xe, thì tất là phải khó khăn mới không quá cao để bị
thanh sắt ngang trên cầu gạt phăng lại.
Mỗi khi xe sắp qua cầu, toán người
ngồi trên mui xe toa đầu liền la lớn báo hiêu " qua cầu ", và chúng tôi
rán dán mình cho thật dẹp xuống mui xe, để khỏi bị thanh sắt cầu gạt
phăng đi. Mỗi lần thoát nạn như thế, nhiều người lại la to : " Thoát rồi
!! " Cũng vì những tiếng báo hiêu này mà tôi suýt mất mạng.
Một lần khi tôi nghe báo " thoát rồi "
tôi liền cất cao đầu lên một chút thôi, nhưng thanh sắt ngang trên cầu
đã " hớt tóc " cho tôi mát rợi ! Thì ra người ngồi toa trước " thoát rồi
" ; nhưng mình ở toa sau, nên khôn hồn ép rệp cho kỹ, chớ nên nghe la
thoát mà ngững đầu lên , ắt toi mạng !
Vậy mà nhờ hồn thiêng các tử sĩ đồng
đội phù trợ, tôi cũng đáp xuống ga Saigon bình an. để hôm nay ngồi gõ
vài dòng này góp ý với ông bạn phi công đi tàu bay Nga của việt cộng !
Viết đã dài rồi, thôi bye hỉ !
BXC
TÀU HỎA QUA CẦU LONG BIÊN
Hà Nội: Kinh hãi cảnh dính 'xú uế' từ tàu khi qua gầm cầu Long Biên
Lưu thông qua gầm cầu Long Biên khi tàu hỏa chạy bỗng thành nỗi kinh hoàng với nhiều người bởi có thể bị tắm bẩn “xú uế” từ trên xuống.
Ám ảnh khi tàu hỏa qua gầm cầu Long Biên
Thời gian gần đây, lưu thông qua gầm cầu Long Biên khi tàu hỏa xuất hiện bỗng trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người đi đường. Nguyên nhân xuất phát là bởi mỗi khi tàu hỏa chạy qua cầu, thường phóng uế xuống dưới khiến nhiều người đi đường bị tắm bẩn.
Mỗi lần tàu hỏa đi qua trở thành nỗi ám ảnh của người qua gầm cầu Long Biên.
Có
mặt tai khu vực đường Trần Nhật Duật, nơi cầu Long Biên bắc qua, hầu
hết người dân đều xác nhận việc “xú uế”, nước thải bị phóng xuống đường
khi tàu hỏa lưu thông qua đây.
Anh Hoàng, một xe
ôm chuyên nghiệp có thời gian đóng chốt lâu dài chỉ cách gầm cầu khoảng
20m về phía Chương Dương bức xúc: “Hầu như ngày nào cũng vậy, mỗi khi
tầu đi qua là nước từ tàu hỏa chảy xuống ào ào. Chúng tôi ở đây cũng
thường xuyên chứng kiến cảnh người đi đường bị tắm bẩn.”
Theo người xe ôm cũng vì nguyên nhân đó mà các anh không dám đứng ở gầm cầu để bắt khách dù phải chịu nắng.
Chỉ
tay sang người đồng nghiệp bên cạnh, anh Hoàng cho hay, vài ngày trước
anh ta bị ướt hết người đó. Nhiều người đi đường vì vậy có kinh nghiệm
thường dừng hoặc đi chậm lại mỗi khi tàu hỏa xuất hiện.
Đội quân xe ôm không dám trú dưới gầm cầu.
Anh Trần Minh một trong số người đi đường bị xú uế từ tàu hỏa kể lại: "Cách
đây ít lâu vào khoảng 6h45, sáng trên đường đưa con đi học bằng xe máy,
khi qua gầm cầu Long Biên tôi thấy cánh tay bị ướt rồi nhìn lên mới
phát hiện đó là xú uế từ tàu hỏa."
"Hôm trước, một thanh niên đi sau tôi đã bị lĩnh trọn, anh ta bỗng hét toáng lên thắc mắc xú uế ở đâu rơi vào người." - Anh Minh cho biết thêm.
Saturday, December 3, 2016
Bi kịch của hệ thống ngân hàng và của cả nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục “tự diễn biến”: thời gian đang lao nhanh về những ngày cuối cùng của
năm 2016, nhưng lượng tiền mặt tồn ứ trong các ngân hàng thương mại vẫn
dâng cao như núi và chẳng khác mấy tình cảnh “chết trên đống tiền” của
những ngân hàng này vào thời gian cuối của những năm trước.
Vay để tự sát à?
Cực chẳng đã, HDBank, Viecombank, VIB, LienVietPostBank, BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1,5%/năm với các khoản vay ngắn hạn.
Tại sao lại có động thái hạ lãi suất cho vay đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn đối với xã hội và đặc biệt là với khối doanh nghiệp đang tiếp tục ngắc ngoải?
Hãy nhìn lại, đỉnh điểm của mặt bằng lãi suất cho vay nằm ở năm 2011. Khi đó mặt bằng này vọt lên đến 22-23%/năm, có ngân hàng cho vay với giá cắt cổ đến 30%/năm, bất chấp các doanh nghiệp sống dở chết dở. Thế nhưng sau đó Ngân hàng nhà nước và chính phủ đã không xử lý bất kỳ một ngân hàng nào. Mối quan hệ ruột rà về lợi ích nhóm luôn là điều kiện cần để giới “ngồi mát ăn bát vàng” có thể muốn làm gì thì làm.
Những năm sau đó, năm nào Chính phủ cũng hô hào phải giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng nhà nước hò hét thêm bằng những báo cáo “láo” về mặt bằng lãi suất cho vay đã được giảm đáng kể, cùng lúc được PR bởi một số tờ báo nhà nước mang thân phận bợ đỡ giới quan chức và nhóm lợi ích. Nhưng rốt cuộc, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được giảm một cách rất chậm chạp. Doanh nghiệp vẫn kêu khó đủ đường. Những cuộc thăm dò bỏ túi cho biết có đến 9/10 doanh nghiệp cho biết “chẳng biết vay để làm gì”.
Kinh tế Việt Nam suy thoái, đầu ra bế tắc, lãi suất cho vay lại treo cao. Vậy vay để tự sát à?
Nhưng năm 2016 lại khác.
Kéo dài thời gian hấp hối
Nhiều tin tức cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ, và số đô la thu gom được từ các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến hàng chục tỷ đôla. Cũng bởi thế, các ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời và phải tìm nhiều cách để “đẩy” tiền đồng ra thị trường, bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể thu hồi được tín dụng cho vay và gây ra nạn lạm phát kinh niên như năm 2011,
Lạm phát lại là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê - cơ quan hiếm khi nào nói thật về chỉ số lạm phát - đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng. Tình hình có thể trở lại năm 2011 với mức lạm phát vọt lên xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến 50%. Nhiều bà nội trợ than thở: mấy năm trước cầm 100 ngàn đồng đi chợ vẫn mua được cái này cái kia, còn bây giờ phải cầm 200 ngàn.
Cũng từ những năm trước, dư luận đã xôn xao về khả năng Ngân hàng nhà nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách”. Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Nợ xấu lại nhanh gọn biến thành tử huyệt của hệ thống ngân hàng thương mại và do đó là cú hích lật đổ đối với nền kinh tế. Hiện đang tồn ít nhất 550 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong khi Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) mới chỉ “xử lý” được khoảng 10% trong số đó, mà cũng chỉ bằng… giấy.
Nợ xấu cũng là cơn ác mộng của rất nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng nằm trong top 5 như BIDV và Vietinbank. Đó cũng là ý do để những ngân hàng thương mại này không còn dám quá mạo hiểm đẩy tín dụng ra lưu thông và do đó cũng chẳng quá cần thiết giảm lãi suất cho vay. Họ phải tìm một lối thoát khác, cho dù chỉ là tạm thời và cũng chỉ kéo dài thời gian hấp hối.
Coi chừng tiền gửi không cánh mà bay!
Trong một bài viết gần đây trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà báo Hải Lý mô tả một hiện tượng đặc biệt:
Vay để tự sát à?
Cực chẳng đã, HDBank, Viecombank, VIB, LienVietPostBank, BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1,5%/năm với các khoản vay ngắn hạn.
Tại sao lại có động thái hạ lãi suất cho vay đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn đối với xã hội và đặc biệt là với khối doanh nghiệp đang tiếp tục ngắc ngoải?
Hãy nhìn lại, đỉnh điểm của mặt bằng lãi suất cho vay nằm ở năm 2011. Khi đó mặt bằng này vọt lên đến 22-23%/năm, có ngân hàng cho vay với giá cắt cổ đến 30%/năm, bất chấp các doanh nghiệp sống dở chết dở. Thế nhưng sau đó Ngân hàng nhà nước và chính phủ đã không xử lý bất kỳ một ngân hàng nào. Mối quan hệ ruột rà về lợi ích nhóm luôn là điều kiện cần để giới “ngồi mát ăn bát vàng” có thể muốn làm gì thì làm.
Những năm sau đó, năm nào Chính phủ cũng hô hào phải giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng nhà nước hò hét thêm bằng những báo cáo “láo” về mặt bằng lãi suất cho vay đã được giảm đáng kể, cùng lúc được PR bởi một số tờ báo nhà nước mang thân phận bợ đỡ giới quan chức và nhóm lợi ích. Nhưng rốt cuộc, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được giảm một cách rất chậm chạp. Doanh nghiệp vẫn kêu khó đủ đường. Những cuộc thăm dò bỏ túi cho biết có đến 9/10 doanh nghiệp cho biết “chẳng biết vay để làm gì”.
Kinh tế Việt Nam suy thoái, đầu ra bế tắc, lãi suất cho vay lại treo cao. Vậy vay để tự sát à?
Nhưng năm 2016 lại khác.
Kéo dài thời gian hấp hối
Nhiều tin tức cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ, và số đô la thu gom được từ các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến hàng chục tỷ đôla. Cũng bởi thế, các ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời và phải tìm nhiều cách để “đẩy” tiền đồng ra thị trường, bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể thu hồi được tín dụng cho vay và gây ra nạn lạm phát kinh niên như năm 2011,
Lạm phát lại là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê - cơ quan hiếm khi nào nói thật về chỉ số lạm phát - đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng. Tình hình có thể trở lại năm 2011 với mức lạm phát vọt lên xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến 50%. Nhiều bà nội trợ than thở: mấy năm trước cầm 100 ngàn đồng đi chợ vẫn mua được cái này cái kia, còn bây giờ phải cầm 200 ngàn.
Cũng từ những năm trước, dư luận đã xôn xao về khả năng Ngân hàng nhà nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách”. Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Nợ xấu lại nhanh gọn biến thành tử huyệt của hệ thống ngân hàng thương mại và do đó là cú hích lật đổ đối với nền kinh tế. Hiện đang tồn ít nhất 550 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong khi Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) mới chỉ “xử lý” được khoảng 10% trong số đó, mà cũng chỉ bằng… giấy.
Nợ xấu cũng là cơn ác mộng của rất nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng nằm trong top 5 như BIDV và Vietinbank. Đó cũng là ý do để những ngân hàng thương mại này không còn dám quá mạo hiểm đẩy tín dụng ra lưu thông và do đó cũng chẳng quá cần thiết giảm lãi suất cho vay. Họ phải tìm một lối thoát khác, cho dù chỉ là tạm thời và cũng chỉ kéo dài thời gian hấp hối.
Coi chừng tiền gửi không cánh mà bay!
Trong một bài viết gần đây trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà báo Hải Lý mô tả một hiện tượng đặc biệt:
Một ngân hàng cổ phần có trụ sở ở TP HCM cho biết số tiền gửi của khách
hàng lên tới 280.000 tỉ đồng, trong khi dư nợ chỉ khoảng 200.000 tỉ
đồng. Với một ngân hàng khác trụ sở ở Hà Nội, dư nợ trên tổng tiền gửi
thấp ở mức khó tưởng tượng, khoảng 30-40%. Tỷ lệ huy động/cho vay của
một số ngân hàng cổ phần giờ đây luôn xoay quanh 60-70%. Thoạt nhìn
tưởng là tín hiệu đáng mừng vì các ngân hàng đã không còn tình trạng rủi
ro huy động được bao nhiêu, cho vay tất tật bấy nhiêu nữa.
Cũng vì nhiều tiền mà các tổ chức tín dụng đổ xô mua trái phiếu chính
phủ và tín phiếu. Trái phiếu chính phủ phát hành đợt nào hết vèo đợt
nấy, với tổng lượng phát hành đã đạt 185.000 tỉ đồng. Mục tiêu phát hành
220.000 tỉ đồng năm nay sắp được hoàn thành, nên Bộ Tài chính quyết
định nâng hạn mức phát hành lên 250.000 tỉ đồng.
Nhà báo Hải Lý cũng lý giải: sở dĩ một số ngân hàng phải để khoảng cách
xa giữa tổng vốn huy động và cho vay là bởi họ cần một nguồn vốn đệm
nhằm bù đắp cho số thật nợ xấu. Số vốn đệm này phải luôn dồi dào và luôn
ở mức cao để đảm bảo khả năng chi trả. Vốn đệm càng nhiều, chi phí huy
động vốn càng cao, lợi nhuận càng thấp, nhưng các ngân hàng vẫn cắn răng
chịu đựng, chịu cho đến khi nào xử lý được nợ xấu.
Bây giờ muốn biết thực trạng tài chính của một ngân hàng ra sao, chỉ cần
lấy báo cáo tài chính ra, nhìn vào khoảng cách giữa hai con số huy động
và cho vay là rõ. Khoảng cách này càng lớn thì lợi nhuận trước thuế so
với cùng kỳ càng giảm. Tình trạng lợi nhuận trước thuế từ vài tỉ đến vài
chục tỉ đồng/ngân hàng đang ngày càng phổ biến. Có ngân hàng báo lãi
nửa đầu năm đúng 1 tỉ đồng. Báo lãi cho có thôi, khỏi mang tiếng lỗ, vì
nếu trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, thì lợi nhuận có thể âm…
Nhưng làm gì thì làm, vẫn tồn tại một quy luật là ngân hàng chỉ chịu
giảm lãi suất cho vay khi nào quá thừa tiền mà có thể dẫn đến phá sản.
Còn khi số tiền thừa đó đã được giải quyết (cho vay được hoặc Ngân hàng
nhà nước hút tiền về), chắc chắn các ngân hàng thương mại sẽ không còn
một chút “từ tâm” nào. Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ được nhấc bổng lên
ngay lập tức.
Tiền thừa đang đổ dồn vào trái phiếu chính phủ hệt như nhiều năm trước,
trong khi chính phủ lại đang nợ khối ngân hàng lãi suất trái phiếu. Muốn
thanh toán số nợ này, chính phủ lại phải in tiền vì đó là cách dễ dàng
nhất để trả nợ ngân hàng - nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc phải gom đôla
để trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ. Khi ngân hàng được trả nợ, tiền mặt
lại càng chất đống mà không có đường thoát, càng đẩy nhanh đến chênh
lệch nguy hiểm giữa lượng tiền gửi và lượng tiền cho vay, càng dễ đẩy
ngân hàng vào vùng phá sản. Khi đó, một số ngân hàng sẽ phải tìm cách
tống khứ lượng tiền mặt dồn ứ ra lưu thông, bất chấp nguy cơ không thu
hồi được và biến thành nợ xấu. Lạm phát cũng bởi thế càng tăng vọt, và
hãy coi chừng, đến một thời điểm nào đó Việt Nam có thể trở thành một
“Venezuela xã hội chủ nghĩa” với tỷ lệ lạm phát lên đến 600% năm 2016 và
1.500% trong dự kiến của năm 2017.
Nhưng cũng còn một hậu quả khác tệ hại không kém: nếu ngân hàng phá sản,
cái “vùng đệm” (khái niệm của nhà báo Hải Lý và khoảng chênh giữa tiền
gửi và tín dụng cho vay) sẽ chạy đi đâu, hay tiền gửi của người dân sẽ
bị ngân hàng dùng để “xử lý nợ xấu” và do đó sẽ không cánh mà bay?
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên
blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan
điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
Liên quan
TIN VIỆT NAM
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng
chính phủ sắp đổi tiền sau khi tin đồn này lan truyền trên mạng xã hội
trong những ngày gần đây.
Theo truyền thông trong nước đưa, người dân đã hoang mang và lo sợ trước
những tin đồn đổi tiền mới và đổ đi mua vàng và ngoại tệ.
Để trấn an dư luận, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm 1/12 đã chính thức
thông báo để khẳng định tin đổi tiền là hoàn toàn thất thiệt và xã hội
cần hết sức cảnh giác. Trước đó hôm 29/11, phó thống đốc NHNN Đào Minh
Tú nói trong một cuộc họp báo chính phủ được truyền thông trong nước
trích dẫn rằng thông tin sai lệch như vậy có thể gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống và đặc biệt đối với an ninh tiền tệ quốc gia.
Một chuyên gia kinh tế của Đại học Texas không muốn được nêu tên cũng
nhận định không có cơ sở cho một cuộc đổi tiền vào lúc này:
"Nhìn về mọi mặt thì không có lý do gì mà người ta phải đổi tiền vào lúc này cả."
Sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư như vàng và USD luôn rất lớn ở Việt
Nam và đó chính là nơi xuất phát những tin đồn. Một chuyên gia trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng được Infonet trích lời nói rằng “để tạo
biến động, giới đầu cơ khôn ngoan có thể tung ra một số tin đồn thất
thiệt để tạo lợi ích cho mình, đánh vào tâm lý yếu đuối của một bộ phận
người dân để “thổi” cái mà họ định “thổi” và làm lợi cho một nhóm người
nào đó.
Trong quá khứ đã nhiều lần có tin đồn đổi tiền ở Việt Nam và theo
Infonet, những tin đồn đổi tiền xuất hiện trong vài năm gần đây phần lớn
dựa trên một số sự kiện xảy ra trước đó.
Khi ban soạn thảo Hiến Pháp đề xuất ý kiến đổi tên nước thành Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa vào năm 2013, tin đồn NHNN sẽ đổi tiền lan truyền, và
trước đó 2 năm khi lạm phát bắt đầu leo thang và NHNN chính thức phá giá
đồng Việt Nam thì thị trường cũng lan truyền thông tin sẽ đổi tiền và
phát hành tờ 1 triệu đồng.
Việc NHNN Việt Nam đã thực hiện 1 số lần đổi tiền trước đây, theo chuyên
gia kinh tế của Đại học Texas, là cơ sở cho những tin đồn hiện nay lan
truyền:
"Bởi vì mình đã có chuyện đổi tiền trong quá khứ rồi thì bây giờ khi có tin đồn đấy người ta hay speculate (bàn tán)."
Trước đây Việt Nam đã có 6 lần đổi tiền. Lần đầu tiên vào năm 1947, 2
năm sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên,
và lần gần đây nhất là vào năm 1985 khi nhà nước công bố đổi tiền mới
để phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương.
Ấn Độ là nước mới đây nhất vừa tiến hành đổi tiền để điều chỉnh các vấn
đề trong xã hội. Thủ tướng Narenda Modi bất ngờ tuyên bố hủy bỏ lưu hành
các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee hôm 8/11 để trấn áp tham nhũng.
Tâm lý lo sợ và đầu cơ tích trữ của người Việt cũng được thể hiện khi
giá đô la tăng mạnh trong những tuần gần đây, bất chấp cảnh báo của Ngân
hàng Nhà nước về tỷ giá trao đổi ngoại tệ trên thị trường.
Giải thích về việc xuất hiện các tin đồn như vậy ở Việt Nam, tiến sĩ
Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính từng có thời gian làm ngân
hàng ở Mỹ, nói với Infonet rằng trong nền kinh tế có độ mở ít, thông tin
không thông thoáng và đầy đủ, cơ quan chức năng không đưa nhiều tin tức
thì việc xuất hiện tin đồn là hiện tượng tất yếu.
Cũng theo chuyên gia này, việc các cơ quan lên tiếng để dập tắt tin đồn
sau khi xuất hiện là điều cần thiết trước khi nó gây nên hậu quả xấu
Giá vàng và đô la tại Việt Nam bỗng tăng vọt vì tin đồn đổi tiền lan rộng
Trước tin đồn của giới kinh doanh người Hoa khu vực Chợ lớn cho rằng,
Ngân hàng Nhà nước sẽ sẽ tiến hành giảm giá trị mệnh giá quá lớn của
đồng bạc VN hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh
giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ.
Theo đó trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25.000 đồng
cũ bằng một đồng bạc mới.
Trong vòng hai ngày qua, thị trường tiền tệ Việt Nam trở nên như hỗn loạn vì hối suất đô la tăng vọt từng giờ.
Xôn xao tin đồn đổi tiền khiến mọi người ai cũng cố gắng lùng mua để để
bảo vệ tài sản cho mình, điều đó đã đẩy giá đô la tăng vọt.
Trước tin đồn của giới kinh doanh người Hoa khu vực Chợ lớn cho rằng,
Ngân hàng Nhà nước sẽ sẽ tiến hành giảm giá trị mệnh giá quá lớn của
đồng bạc VN hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh
giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ.
Theo đó trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25.000 đồng
cũ bằng một đồng bạc mới.
Đây là chuyện mới đây đã xảy ra tại Zimbabue, theo Reuters, Zimbabwe hôm
28-11 phát hành tiền trái phiếu có tổng trị giá 10 triệu USD nhằm đối
phó với cuộc khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng. Ngân hàng Dự trữ
Zimbabwe lần đầu tiên công bố kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu tiền
mặt diễn ra trong nước. Ngày 26-11, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe tiết lộ
chính phủ nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới – tiền trái phiếu –
có mệnh giá quy đổi tương đương đồng USD của Mỹ (1 đổi 1). Số tiền trái
phiếu phát hành lần này có giá trị tương đương 10 triệu USD.
Tiền trái phiếu sẽ được phát hành vào thị trường thông qua các kênh ngân
hàng bình thường với mệnh giá nhỏ: 2 và 5 USD để tài trợ ưu đãi xuất
khẩu 5% và tiền mới chính thức phát hành hôm 28-11.
Nhà chức trách hy vọng động thái trên sẽ giúp giải quyết cuộc khủng
hoảng tiền mặt sau khi Zimbabwe sử dụng nhiều đồng ngoại tệ để thay cho
đồng nội tệ vốn lạm phát phi mã từ năm 2009. Tuy vậy, mọi người dân đang
hoài nghi đồng tiền mới vì trong quá khứ, đồng tiền cũ của chúng tôi bị
mất giá trị. Họ nghĩ điều đó có thể xảy ra một lần nữa.
Nguyên nhân là hồi năm 2009, đồng Zimbabwe bị khai tử do siêu lạm phát khiến người dân chưa hết tức giận.
Hiện tượng thị trường mua bán ngoại tệ bỗng nóng lên bất thường này được
giới mua bán giải thích nguyên nhân: tin đồn đổi tiền râm ran khắp nơi.
Bên cạnh đó, người ta còn đồn nhau rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam sắp
tung ra nhiều loại giấy bạc mới, với các mệnh giá khách nhau với tỷ giá
1 đồng, tương đương 1 đôla Mỹ.
Một số người trong giới kinh doanh và người giàu có “nháo nhào” tuôn
tiền đồng Việt Nam ra mua đô la ở thị trường chợ đen dự trữ, khiến giá
đô la vọt lên nhanh chóng.
Báo Lao Động cho biết, giá đô tăng chiều ngày 27 tháng 11, có những lúc lên đến 22,900 đồng/đôla. Cho đến chiều ngày 28 tháng 4, tức sau đó khoảng 24 tiếng đồng hồ, giá đô giảm xuống khoảng 300 đồng, tương đương 0.30 cent, nhưng vẫn còn ở mức cao: 22,660 đồng/đôla.
Ngày 25/11, Ngân Hàng Nhà Nước VN vẫn công bố hối suất chính thức trong
ngày là 22,550/1 đô la Mỹ (mua vào) và bán ra là 22,620/1 đô la Mỹ.
Chiều ngày 27 tháng 11, Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng
nhà nước Việt Nam – Nguyễn Chí Thành đã lên tiếng trấn an dư luận về tin
đồn đổi tiền. Ông này cho rằng tin đồn đổi tiền xuất phát từ một số ý
kiến đóng góp cho việc thanh đổi lớn trong chính sách quản lý tiền tệ từ
Ngân hang Trung ương. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng
Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tin đồn trên là
bịa đặt và không có cơ sơ. Đồng thời, ông Thành cũng khẳng định rằng “dù
rằng từ lâu đã có chủ trương, nhưng chăc chắn không có chuyện đổi tiền
trong thời điểm hiện nay.”
Ông này cũng hô hào người dân bình tĩnh và tiếp tục “yên tâm sử dụng
đồng tiền hiện hành,” đồng thời còn cam kết “sẽ không có bất kỳ một sự
thay đổi nào đồng tiền đang lưu hành.”
Ngay hôm sau, Thứ Hai 28/11, chính Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ra bản thông
cáo báo chí, phổ biến trên trang nhà của mình nói “Vừa qua, xuất hiện
tin đồn cho rằng sắp tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi
đồng tiền đang lưu hành bằng đồng tiền mới có mẹnh giá thấp nhưng có giá
trị rất cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định không có chủ trương
đổi tiền và không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu
hành hiện nay”.
Bản thông cáo này đồng thời cũng bác bỏ một tin đồn liên quan là “Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cũng không có chủ trương phát hành tiền mới mệnh
giá thấp nhưng giá trị cao.”
Lời giải thích của ông Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà
nước cũng như bản thông cáo chính thức xem ra đã nhận được không ít lời
mỉa mai từ phía dư luận. Một cư dân, bạn đọc của báo Lao Động cho rằng,
dân chúng vẫn không khỏi hoang mang trước tin đồn đổi tiền. Ông này tâm
sự: “Cứ ý như rằng tuyên bố không tăng giá xăng thì đùng một cái giá
xăng tăng vọt. Kêu không tăng giá điện thì giá điện… lừ lừ đi lên. Lần
này có một bác nhảy ra, chẳng ai hỏi, cũng kêu không đổi tiền. Nhưng
trong vụ này, chúng tôi suy nghĩ lung lắm.”
Người ta vẫn chưa quên nhiều lần chế độ này đã “đổi tiền” trong đó người
dân bị nhà nước “dân chủ triệu lần tư bản” lột gần sạch sẽ, không khác
gì cảnh cướp ngày. Chỉ sau khi báo đảng Sài Gòn lên tiếng bác bỏ tin đồn
đổi tiền vài tiếng đồng hồ, nhà nước Việt Nam ra thông báo … đổi tiền
chính thức trên toàn quốc.
Chỉ kể từ Tháng 9-1975, sau khi nhuộm đỏ được cả nước, Chính quyền mới
bắt dân miền Nam đổi tiền. Cứ 500 đồng VNCH thì chỉ đổi được 1 đồng
CSVN. Tối đa mỗi gia đình người dân chỉ được đổi 100,000 đồng VNCH lấy
200 đồng tiền mới, những số tiền VNCH còn lại sau đó trở thành những tờ
vô dụng.
Tháng 5-1978, chế độ Hà Nội đổi tiền giấy lọai mới. Cứ 1 đồng mới bằng
0.8 đồng cũ. Mỗi gia đình 2 người chỉ được đổi tối đa 200 đồng và một
gia đình lớn dù đông người đến đâu cũng chỉ được đổi đến 500 đồng.
Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam gây ‘bão mạng’
Một đoạn clip về bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
tại một buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam
hôm 2/12 đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội.
Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ADB và 20 năm ngày mở đại diện của ngân hàng này ở Việt Nam, ông Phúc “ghi nhận vai trò của ADB trong hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội và giảm nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng”.
Theo trang web của chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phúc nói rằng “ADB không chỉ là nhà tài trợ mà còn là đối tác trao đổi, tham vấn chính sách cho chính phủ Việt Nam từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu, báo cáo khách quan và độc lập của ADB về kinh tế Việt Nam luôn là tài liệu tham khảo tốt cho chính phủ Việt Nam”.
Thủ tướng Việt Nam cho biết, cho tới nay, Hà Nội và ADB đã “thực hiện trên 160 chương trình, dự án với tổng trị giá khoảng 16 tỷ USD...”
Kênh truyền hình nhà nước VTV sau đó cũng trích đoạn bài phát biểu của ông Phúc trong bản tin của mình. Nhiều người sau đó lên mạng bày tỏ sự khó hiểu về những từ viết tắt “ACMECS”, “CLMV” và “CLV” mà người đứng đầu chính phủ Việt Nam đọc lên.
Ông Phúc nói: “Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chống thất thoát, lãng phí trong đó có nguồn vốn của ADB và mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMECS, CLMV và CLV về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu".
Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ADB và 20 năm ngày mở đại diện của ngân hàng này ở Việt Nam, ông Phúc “ghi nhận vai trò của ADB trong hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội và giảm nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng”.
Theo trang web của chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phúc nói rằng “ADB không chỉ là nhà tài trợ mà còn là đối tác trao đổi, tham vấn chính sách cho chính phủ Việt Nam từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu, báo cáo khách quan và độc lập của ADB về kinh tế Việt Nam luôn là tài liệu tham khảo tốt cho chính phủ Việt Nam”.
Thủ tướng Việt Nam cho biết, cho tới nay, Hà Nội và ADB đã “thực hiện trên 160 chương trình, dự án với tổng trị giá khoảng 16 tỷ USD...”
Kênh truyền hình nhà nước VTV sau đó cũng trích đoạn bài phát biểu của ông Phúc trong bản tin của mình. Nhiều người sau đó lên mạng bày tỏ sự khó hiểu về những từ viết tắt “ACMECS”, “CLMV” và “CLV” mà người đứng đầu chính phủ Việt Nam đọc lên.
Ông Phúc nói: “Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chống thất thoát, lãng phí trong đó có nguồn vốn của ADB và mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMECS, CLMV và CLV về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu".
0:00:00 /0:00:17
Theo các tài liệu của ADB mà VOA tiếng Việt tham khảo, ACMECS viết tắt của từ Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy, tức là một khuôn khổ hợp tác giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, CLMV là từ viết tắt tiếng Anh của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, còn CLV là viết tắt của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trang web của chính phủ Việt Nam sau đó cũng đăng tải trích đoạn bài phát biểu của ông Phúc và vẫn để nguyên các từ viết tắt trên mà không có giải thích.
Trong khi có người chê trách ông Phúc “không diễn giải cụ thể các chữ cái viết tắt để cho người dân hiểu”, cũng có người cho rằng đó là “chuyện nhỏ, không nên làm to chuyện”.
Từ chuyện của ông Phúc, nhiều người sử dụng ở trên mạng còn tìm lại được bài viết của tờ Pháp luật TP HCM với tiêu đề, “Việt Nam vẫn đứng trong nhóm “CLMV” kém phát triển”. Tuy nhiên, trong bài viết, tờ báo này cũng đã giải thích “CLMV” là gì.
Theo quan sát của VOA tiếng Việt, nhiều tờ báo ở trong nước cũng cho đăng tải các từ viết tắt trên mà không có sự diễn giải trong ngoặc đơn như thường làm.
Trong bài viết có tựa đề, “Luật hóa ngôn ngữ để viết đúng, nói đúng:
Tình trạng dễ dãi trong sử dụng Tiếng Việt”, Đài tiếng nói Việt Nam dẫn
lời một nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói đến tình trạng “phát âm lộn xộn
tiếng Việt và tiếng nước ngoài hay Việt hóa tiếng Anh tùy tiện” hoặc
“đọc từ viết tắt theo kiểu tiếng Anh”.
Tư lệnh tuần duyên Mỹ muốn giúp Việt Nam
Tư lệnh tuần duyên Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft, mới tuyên bố rằng lực
lượng do ông lãnh đạo có thể giúp Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á
khác “phát triển năng lực” trên biển.
Phát biểu tại viện nghiên cứu Brookings ở thủ đô Washington, ông Zukunft nói rằng tuần duyên Mỹ có thể đóng vai trò lớn hơn ngoài biên giới Mỹ.
Vị tư lệnh này cho biết đang nhắm tới vai trò duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông dưới chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông Zukunft nói thêm rằng nếu tân chính quyền ủng hộ ý tưởng này, thì lực lượng tuần duyên Mỹ “cũng có thể giúp Việt Nam, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác phát triển năng lực thực thi luật pháp hàng hải, và giúp đỡ duy trì hòa bình, và an ninh tại các vùng biển lân cận”.
Năm 2014, người tiền nhiệm của ông Zukunft, Đô đốc Bob Papp nói với VOA Việt Ngữ rằng một sĩ quan của lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ được cử tới làm việc tại đại sứ quán của Hoa Kỳ tại thủ đô Hà Nội.
Trước đó, ông Papp trở thành tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam trong nỗ lực củng cố hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.
Vị đô đốc sau đó được báo chí trích lời nói rằng “tăng cường mối quan hệ đối tác với các lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.
Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trong lĩnh vực chính mà Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường thời gian qua. Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, năm ngoái nói với VOA Việt Ngữ rằng an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong các vấn đề quan trọng trong cuộc đối thoại thường niên Việt – Mỹ.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ năm 2013, ông John Kerry thông báo rằng Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam một khoản trị giá 18 triệu đôla cũng như giúp huấn luyện và cấp 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.
Hà Nội thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như trang bị nhiều tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển. Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên khác như Nhật Bản.
http://www.voatiengviet.com/a/tu-lenh-tuan-duyen-my-muon-giup-vietnam/3618876.html
Phát biểu tại viện nghiên cứu Brookings ở thủ đô Washington, ông Zukunft nói rằng tuần duyên Mỹ có thể đóng vai trò lớn hơn ngoài biên giới Mỹ.
Vị tư lệnh này cho biết đang nhắm tới vai trò duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông dưới chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông Zukunft nói thêm rằng nếu tân chính quyền ủng hộ ý tưởng này, thì lực lượng tuần duyên Mỹ “cũng có thể giúp Việt Nam, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác phát triển năng lực thực thi luật pháp hàng hải, và giúp đỡ duy trì hòa bình, và an ninh tại các vùng biển lân cận”.
Năm 2014, người tiền nhiệm của ông Zukunft, Đô đốc Bob Papp nói với VOA Việt Ngữ rằng một sĩ quan của lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ được cử tới làm việc tại đại sứ quán của Hoa Kỳ tại thủ đô Hà Nội.
Trước đó, ông Papp trở thành tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam trong nỗ lực củng cố hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.
Vị đô đốc sau đó được báo chí trích lời nói rằng “tăng cường mối quan hệ đối tác với các lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.
Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trong lĩnh vực chính mà Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường thời gian qua. Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, năm ngoái nói với VOA Việt Ngữ rằng an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong các vấn đề quan trọng trong cuộc đối thoại thường niên Việt – Mỹ.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ năm 2013, ông John Kerry thông báo rằng Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam một khoản trị giá 18 triệu đôla cũng như giúp huấn luyện và cấp 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.
Hà Nội thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như trang bị nhiều tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển. Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên khác như Nhật Bản.
http://www.voatiengviet.com/a/tu-lenh-tuan-duyen-my-muon-giup-vietnam/3618876.html
THANH THANH * NGUYỄN VĂN LỤC
Phiếm đàm với ông Nguyễn Văn Lục
PHIẾM-ĐÀM VỚI ÔNG
NGUYỄN VĂN LỤC
Nhân đọc bài-viết “Maneli với Ngô Đình Nhu, chuyện gì đã xảy ra?” của Ông Nguyễn Văn Lục, tôi có vài ý muốn nói chuyện phiếm với ông cho vui.
I
Ông Nguyễn Văn Lục
có “hoài-Ngô” hay không?
Chắc có nhiều người đã tin rằng Ông Nguyễn Văn Lục là một nhân-vật hoài-Ngô. Nhưng ta hãy đọc bài-viết nói trên của ông, thì thấy:
11/ Về mặt nội-dung:
11a) Ông Nguyễn Văn Lục nhắc đến cành đào trong Dinh Độc Lập, và ghi là “Nghị sĩ Lê Châu Lộc, nguyên là tùy viên của TT Diệm sau này cho biết, chính ông là người đến nhận cành đào tại trụ sở Ủy Hội Quốc Tế để về trưng bày tại Dinh Độc Lập.”
Nhưng sự thật là: Dinh Độc-Lập đã bị các phi-công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom vào ngày 27-2-1962, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và các vị thuộc Phủ đã dời về Dinh Gia-Long cho đến ngày Cách-Mạng 1-11-1963, Dinh Độc-Lập mãi đến năm 1966 mới được tái-thiết xong, thì làm sao mà cành đào được đem về và trưng-bày ở Dinh Độc-Lập vào đầu năm 1963 (theo lời Ông Quách Tòng Đức và Ông Lê Châu Lộc) được? 11b) Ô. Lục cũng viết: Cành đào được trưng bày với tấm thiếp in tặng của “Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội miền Bắc.” Nhưng sự thật là: Vào năm 1963, Miền Bắc vẫn là Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa, mãi đến năm 1976 (13 năm sau, và Hồ Chí Minh đã không còn từ năm 1969) toàn-quốc mới mang tên Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam.
Ông Lục chê người khác: “sự hiểu biết về sử của họ là con số không cũng lập lại như con vẹt”, còn ông thì sao?
11c) Ô. Lục viết: “Chỉ vì một cành đào [đầu năm 1963] đã gây nhiều dư luận và trở thành bối cảnh tiền đề cho cảnh máu đổ [Diệm+Nhu tử-nạn] sau này [2 tháng 11-1963]. Rồi ông lại viết: “Vụ Maneli và Ông Ngô Đình Nhu gặp nhau [ngày 25 tháng 8-1963] mở đầu cho một loạt những tin đồn (dư luận) củng-cố cho quyết-định loại-trừ anh+em Diệm+Nhu [2 tháng 11-1963].
Vậy thì cành đào đầu năm hay vụ Maneli tháng 8 gây ra/mở đầu cho dư-luận/tin đồn ấy, đưa đến biến-cố 2-11-1963? Ông Nguyễn Văn Lục quả đã tự mâu-thuẫn.
11d) Ô. Lục viết: “Ông [TT Diệm] không muốn sự có mặt lộ liễu của người Mỹ ở Việt Nam như các cố vấn và các nhân viên mật vụ Mỹ.” Rồi ông lại viết: “Ngoài mấy phi trường và bến cảng cho nhu cầu quân sự, có lẽ chỉ có xa lộ Biên Hòa cho thấy sự “có mặt của người Mỹ” và kể ra hàng loạt lợi-ích mà xa-lộ này mang lại: “Nhờ có xa lộ này mà ông Ngô Đình Diệm thiết lập làng đại học Thủ Đức và khu kỹ nghệ Biên Hòa ở cây số 22. Nơi đây có công ty giấy Cogido góp cổ phần giữa Việt Nam Thương Tín và hãng Sindacato, Cellusosa, Pomolio của Ý. Số tiền lên đến 150 triệu Mỹ kim.”
Thế là TT Diệm tự mâu-thuẫn! Nhưng ai bắt Ô. Lục phải viết ra chuyện này trong bài-viết của ông?
11e) Ô. Lục viết: “Tôi nhớ lại dư luận lúc bấy giờ coi việc ông Ngô Đình Nhu bí mật liên lạc với phía cộng sản là sự thật khỏi cần bàn cãi sau khi hai anh em ông Diệm-Nhu bị thảm sát. Lúc ấy tôi cảm thấy hơi thất vọng về họ.”
Tức là Ô. Lục không đếm xỉa gì đến cái chết của hai vị ấy, và cũng không có thái-độ thân-Ngô gì cả. Nhưng ai bắt Ô. Lục phải thú-nhận điều này trong bài-viết của ông?
11f) Ô. Lục viết: “Tôi không loại bỏ khả năng tình hình sẽ được cải thiện nếu bà Nhu và Tổng Giám Mục Thục rời khỏi đất nước.”
Mãi đến năm nay, 2016, mà Ô. Lục còn viết câu đó, thì tôi không hiểu ông muốn nói gì.
11g) Ô. Lục viết: Giả-dụ ngay từ tháng 1-1963 kế-hoạch của Rapacki+Galbraith về hòa-bình cho Việt-Nam (lập chính-phủ khác thay Diệm, hoặc Diệm thoát-Mỹ để theo Ấn-Độ trung-lập) mà được thi-hành thì đâu cần phải có cuộc thảm-sát anh+em Diệm+Nhu vào tháng 11-1963.
Cũng thế, tôi thấy Ô. Lục không có lập-trường phò-Ngô gì cả.
11h) Buồn hơn, là nhân dịp này [tưởng-niệm hai cố Diệm+Nhu] Ô. Lục công-khai xác-nhận: “Nguyên lý của người Mỹ khi sang giúp Việt Nam tóm tắt rất đơn giản: theo Mỹ hoặc không theo Mỹ. Theo thì thuận hảo, không theo thì lật đổ.”
11i) Và, đau hơn, là Ô. Lục, kết-luận: “Nhưng nếu chúng ta chịu khó nhìn lại từ đầu – khi ông Diệm về nước – thì công việc của ông Diệm, đúng ra mà nói, chỉ là một công cụ để thực hiện chính sách của người Mỹ.”
Tôi là người hoài-Ngô, tôi không muốn nghe Ông Nguyễn Văn Lục nhắc lại những lời, lý-luận như thế, đúng ra là phát-xuất từ giới bài-Ngô.
12/ Về mặt hình-thức:
12a) Ông Nguyễn Văn Lục không xem vấn-đề nêu ra là quan-trọng. Chứ nếu quan-trọng thì tại sao phải đợi đến hôm nay, hơn nửa thế-kỷ sau, mới viết ra.
Khi Ô. Cao Xuân Vỹ còn sống, Ô. Lục có dịp nói chuyện với Ô. Vỹ, nhưng Ô. Lục chỉ đề-cập đến vấn-đề ai là tác-giả cuốn sách “Chính Đề” mà thôi (vì mãi đến lúc đó, Ô. Lục vẫn không lưu-tâm đến chuyện Nhà Ngô Đi Đêm Với Nhà Hồ.
Ông Minh Võ là người phỏng-vấn Ô. Vỹ, mà Ô. Minh Võ cũng không muốn nhắc lại chuyện này nữa. Sức khỏe suy yếu, nhưng chỉ một cái gật đầu hay lắc đầu (để trả lời câu hỏi là ông ấy tin lời Ô. Vỹ, hay thuận theo Ô. Lục mà cho là Ô. Vỹ bịa) cũng không thể nhúc-nhích được cái đầu hay sao?
12b) Ông Nguyễn Văn Lục không đọc nhiều sách, nhất là những sách liên-quan đến Nhà Ngô. Thế thì làm sao mà viết đúng và đủ trong các tác-phẩm của mình:
b1- Cuốn sách War of the Vanquished của đương-nhân Mieczyslaw Maneli được xuất-bản từ năm 1971 mà mãi đến năm 2008, gần nửa thế-kỷ sau Ô. Lục mới đọc và thấy như một khám phá ra chất liệu mới. Tự mình không tìm đọc, Ô. Lục lại đổ lỗi là không có một nhà viết sử nào trong nước đọc và phổ biến tài liệu này.
b2- Ô. Lục tự thú: “Trong điều kiện giới hạn về tài liệu và cũng không có thời giờ để có thể đọc thật kỹ lại từng cuốn sách một...”
12c) Tôi thấy Ông Nguyễn Văn Lục không phải là một nhân-vật hoài-Ngô, vì hoài-Ngô là phài hoài-Ngô-hoài, như thế mới có thực Tâm, chứ chỉ mới sau này mới tùy-hứng viết bài, mà lại viết bài theo kiểu nói trên, thì có vẻ còn nhẹ lòng và nhạt tình với Nhà Ngô.
II
Ông Nguyễn Văn Lục có thể đại-diện
cho giới “hoài-Ngô” hay không?
Ông Nguyễn Văn Lục là một trong mấy cây bút hoài-Ngô hiện nay. Nhưng ta có thể xem ông là một đại-diện cho giới hoài-Ngô hay không?
QUAN HỆ UC MỸ
Tương lai quan hệ đồng minh Úc-Mỹ
Ls Nguyễn Văn Thân (Danlambao)
- Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ không
chỉ gây sốc cho nhiều cử tri Mỹ mà cũng tạo chấn động trên toàn thế
giới. Tại Úc, Thủ Tướng Malcolm Turnbull đã mau chóng gọi điện thoại
chúc mừng Trump. Qua cuộc điện đàm kéo dài 15 phút, Turnbull nêu rõ quan
điểm của Úc về các vấn đề liên quan tới giao thương, an ninh và cuộc
chiến chống khủng bố. Sau đó, Turnbull trấn an dân chúng Úc rằng Trump
là một người làm ăn và sẽ theo đuổi các chính sách thực dụng.
Tuy nhiên, Thượng Nghị Sĩ Penny Wong Bộ Trưởng Ngoại Giao Đối Lập đã
viết một bài đăng trên báo của công ty Fairfax là Tổng Thống Trump là
một bước ngoặt trong quan hệ Úc-Mỹ. Wong lập luận rằng quan điểm của
Trump trong lúc tranh cử biểu lộ những giá trị trái ngược với Úc và quan
hệ đồng minh không có nghĩa là Úc phải bán rẻ những giá trị căn bản đó
gồm có tôn trọng quyền bình đẳng giới tính, chủng tộc, tôn giáo và một
hệ thống kinh tế mở cửa giao thương với quốc tế. Chính sách ngoại giao
của Trump trong lúc tranh cử khác xa rất nhiều với những người tiền
nhiệm. Ông cảnh báo là sẽ xét lại quan hệ đồng minh truyền thống của Hoa
Kỳ gồm có NATO và các liên minh quân sự tại Châu Á - Thái Bình Dương,
gợi ý là Nhật và Nam Hàn nên tự phát triển vũ khí nguyên tử để đối phó
với Bắc Hàn và giảm bớt gánh nặng cho Hoa Kỳ, thiết lập quan hệ thân
thiện với Putin, khai tử TPP và xét lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc
Mỹ (NAFTA), sẵn sàng gây chiến thương mại với Trung Quốc và hủy bỏ Hiệp
Định Paris chống Biến Đổi Khí Hậu. Tất cả các chính sách này đều đi
ngược lại quan điểm chiến lược của Úc và sẽ làm tổn hại đến quyền lợi
kinh tế và an ninh của Úc.
Tương tự như vậy, Tanya Plibersek Phó Lãnh Tụ Đối Lập cũng ghi nhận tầm
quan trọng của quan hệ đồng minh Úc-Mỹ nhưng phải cứu xét kỹ lưỡng từng
trường hợp một vì Úc đã sai lầm khi theo chân Hoa Kỳ vào cuộc chiến Iraq
hạ bệ Saddam Hussein dẫn đến hệ lụy khủng bố và Nhà Nước Hồi Giáo hiện
nay. Cựu Thủ Tướng Paul Keating còn đi xa hơn nữa và kêu gọi Úc nên cắt
đứt cái "đuôi" quan hệ đồng minh và thiết lập chính sách an ninh và
chiến lược hoàn toàn độc lập với Mỹ.
Hiệp Ước An Ninh Quân Sự Úc - Tân Tây Lan - Mỹ (The Australia, New
Zealand, United States Security Treaty hoặc ANZUS) được ký kết vào ngày
1/9/1951 tại San Francisco. Mục đích là đối phó với trào lưu cộng sản
đang phát triển tại Châu Á. Dưới Hiệp Ước này, bất cứ cuộc tấn công vũ
trang nào nhắm vào một trong 3 quốc gia thành viên thì cũng được coi như
là mối đe dọa chung cho cả 3 và đòi hỏi thành viên hỗ trợ và bảo vệ lẫn
nhau. Từ 1986, ANZUS không còn hiệu lực giữa Tân Tây Lan và Mỹ vì Tân
Tây Lan không cho tàu chiến trang bị vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ ghé vào
lãnh thổ của họ. Hàng năm, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Úc-Mỹ gặp
mặt để thảo luận các vấn đề chiến lược (gọi là AUSMIN). Riêng năm nay,
AUSMIN không diễn ra vì có cuộc tranh cử tổng thống mới tại Mỹ.
Thủ tướng Turbull đã chỉ trích quan điểm của một số đảng viên lãnh đạo
Đảng Lao Động là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đồng minh Úc-Mỹ. Sau
đó, Lãnh tụ Đối Lập Bill Shorten đã xác nhận chính sách an ninh quốc
phòng của Lao Động dựa trên 3 trụ cột: ANZUS, đẩy mạnh quan hệ với các
quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và yểm trợ cho các cơ
chế quốc tế và Liên Hiệp Quốc. Thật ra, nghi vấn về quan hệ đồng minh
Úc-Mỹ không chỉ thuộc về Đảng Lao Động mà cũng đã được Thượng Nghị Sĩ
Xenophone đặt ra trước khi Trump thắng cử. Và vào năm 2014, cựu Thủ
Tướng Tự Do Malcolm Fraser đã xuất bản quyển sách mang tựa đề ''Đồng
Minh Nguy Hiểm'' (Dangerous Allies) mà trong đó ông đề nghị Úc nên cắt
đứt quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và theo đuổi một chính sách an ninh
quốc phòng hoàn toàn độc lập. Về phía giới học giả thì có Hugh White
giáo sư môn chiến lược của Đại Học ANU thường phổ biến quan điểm là Úc
cần phải cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và phải có bước nhân
nhượng đối với tham vọng chiến lược của Trung Quốc trong khu vực chớ
không hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ. Vào ngày 21/11 vừa qua, Lãnh Tụ Đảng
Xanh Thượng Nghị Sĩ Richard Di Natale tuyên bố là quan hệ đồng minh với
Mỹ dưới chính sách của Tổng Thống Trump sẽ là một mối đe dọa an ninh
cho Úc.
Rõ ràng là đang có nhiều quan ngại về quan hệ đồng minh Úc-Mỹ sau khi
Trump đắc cử. Úc và Mỹ chia sẻ hoàn cảnh lịch sử lập quốc, truyền thống
dân chủ, giá trị nhân quyền và ngôn ngữ tiếng Anh. Kể từ 1918, Úc đã
cùng sát cánh tham gia vào mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột lớn với
Hoa Kỳ gồm có cuộc chiến Triều Tiên, Việt Nam và Iraq. Không thể chối
cãi là Úc hưởng lợi rất nhiều nhờ vào quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Úc
được tiếp cận và sở hữu vũ khí tối tân hiện đại nhất và chia sẻ các
nguồn tin tình báo quan trọng. Và dĩ nhiên, ANZUS là một chính sách bảo
hiểm hữu hiệu nhất bảo đảm cho an ninh của Úc ngăn chận các mối đe dọa
an ninh từ phương Bắc.
Ngân sách quốc phòng hiện nay của Hoa Kỳ xấp xỉ 600 tỷ Mỹ kim một năm
tức khoảng 3.5% GDP. Con số này tương đương với tổng cộng ngân sách quốc
phòng của 10 quốc gia có ngân sách cao nhất kế tiếp. Quốc gia thứ hai
là Trung Quốc có ngân sách khoảng 200 tỷ tức khoảng 2% GDP tức chỉ 1/3
so với Hoa Kỳ. Trong Bạch Thư Quốc Phòng Úc 2016, các nhà hoạch định
chiến lược quốc phòng nêu rõ là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Úc
không phải là Nam Dương như trước đây mà từ một Trung Quốc trỗi dậy hung
hãn với ý đồ thâu tóm trọn Biển Đông. Khoảng 70% vũ khí mà Úc mua sắm
là từ Hoa Kỳ vì nhu cầu khả năng tương ứng. Có nghĩa là vũ khí của Úc
phải có thể sử dụng chung được với vũ khí của quân đội Hoa Kỳ. Từ 2012,
Phó Tư lệnh Hành quân của Mỹ tại Thái Bình Dương là một vị tướng của Úc.
Pine Gap là Trung Tâm Dọ Thám bằng vệ tinh tối tân nhất của Mỹ được đặt
tại Bắc Úc. Đây sẽ là nơi gửi tín hiệu đầu tiên nếu Hoa Kỳ bị tấn công
bằng hỏa tiễn nguyên tử. Hiện nay, tất cả mọi dữ liệu tình báo quan
trọng đều có liên quan tới phương tiện dọ thám Pine Gap thu nhận qua hệ
thống vệ tinh gồm có những thông tin tình báo mà Hoa Kỳ dựa vào để sử
dụng drone thủ tiêu các tay lãnh đạo khủng bố tại Afghanistan và Trung
Đông.
Trong lúc tranh cử, Trump nhiều lần than phiền là Mỹ gánh quá nhiều chi
phí bảo vệ an ninh cho thế giới và các đồng minh. Hiện nay, Mỹ đang duy
trì khoảng 800 căn cứ quân sự trên 70 quốc gia với hơn 130,000 quân nhân
Mỹ hiện diện khắp mọi nới trên toàn thế giới. Có khoảng 35,000 lính Mỹ
tại Đức, 40,000 tại Nhật và 25,000 tại Nam Hàn. Chi phí cho lính Mỹ tại
Nhật lên tới khoảng 5.5 tỷ mỗi năm. Nhật trả 1.7 tỷ cộng với 90% chi phí
chỗ ở tổng cộng lên tới 4 tỷ Mỹ kim. Nam Hàn trả gần 1 tỷ tức khoảng
40% cho phí cho lính Mỹ mỗi năm. Tức là Nhật và Hàn Quốc đều có chia sẻ
chi phí quốc phòng với Mỹ.Ngân sách quốc phòng của Nam Hàn chiếm khoảng
37 tỷ Mỹ kim tức 2.6% GDP và của Nhật là 41 tỷ tức 1% GDP. Nếu không có
sự hiện diện của Mỹ, chắc chắn là Nhật và Nam Hàn phải gia tăng ngân
sách quốc phòng của họ rất nhiều để đối phó với những mối đe dọa từ Bắc
Hàn và Trung Quốc.
Úc chi khoảng 30 tỷ mỗi năm cho quốc phòng tức khoảng 2% GDP. Không phải
ngẫu nhiên mà Tổng Thống Obama chọn Quốc Hội Úc là nơi chính thức công
bố chiến lược sách xoay trục về Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2011
với kế hoạch luân chuyển 2,500 thủy quân lục chiến Mỹ tới căn cứ Darwin
tại Bắc Úc. Úc và Mỹ sẽ chia phí tổn xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 2 tỷ
Úc kim. Hai bên đã đồng thuận nguyên tắc phân chia phí tổn hàng năm
nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Về Biển Đông, hiện nay không ai biết chính sách của Trump sẽ như thế
nào. Có người thì đoán là Trump sẽ rút hoặc giảm sự hiện diện của quân
đội Hoa Kỳ để tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề nội địa của
Mỹ. Nhưng cũng có người cho rằng Trump sẽ yêu cầu Úc tham gia chiến dịch
tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông với Hoa Kỳ. Có một số nguồn tin
cho rằng Trump sẽ bổ nhiệm Mitt Romney làm Ngoại Trưởng. Trước đó trong
cuộc đua tuyển chọn ứng viên đại diện cho Đảng Cộng Hòa thì Romney mạt
sát và gọi Trump là một tên giả dối và lừa đảo. Trump trả đũa và gọi
Romney là một kẻ thất bại từng quỳ trước mặt Trump để xin được ủng hộ.
Phải nói người Mỹ hay thật. Chửi nhau thậm tệ rồi bây giờ khen nhau đáo
để. Rudi Giuliani cựu Thị Trưởng New York và cố vấn thân cận của
Trumpcũng được cho là có thể trở thành Ngoại Trưởng cho biết là Trump sẽ
tăng lực lượng từ 280 lên tới 350 tàu chiến tại Thái Bình Dương. Có
nghĩa là sẽ có thêm 70 tàu chiến, 50,000 hải quân, 100 phi cơ chiến đấu
và hàng chục tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Để thực hiện điều này thì Mỹ
phải chi thêm khoảng 500 tỷ qua một thập niên. Tăng nhanh như vậy sẽ
thay đổi cán cân rất đáng kể. Có điều là Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng
thế nào và Trump lấy tiền ở đâu ra khi Quốc Hội do Đảng Cộng Hòa kiểm
soát thường xuyên kêu gọi cắt giảm ngân sách chi tiêu.
Tóm lại, cũng còn quá sớm để kết luận chính sách của Tổng Thống Trump sẽ
giống như những khẩu hiệu vận động tranh cử của ứng viên Trump. Nhưng
quan ngại về quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ dưới triều đại Trump mà các
Đảng Lao Động, Đảng Xanh và Xenophone nêu lên là hoàn toàn chính đáng.
Điều quan trọng và cần thiết là cả chính quyền Liên Đảng Tự Do - Quốc
Gia cũng như Đối Lập Lao Động cần tiến hành chuẩn bị kế hoạch Plan B
ngay từ bây giờ để đối phó với trường hợp Tổng Thống Trump thực thi
những lời hứa khi tranh cử và thật sự biến Hoa Kỳ trở thành một đồng
minh nguy hiểm của Úc.
03.13.2016
VIỆT KIỀU NUÔI VIỆT CỘNG
Tiền từ "khúc ruột dư ngàn dặm" và sự sống còn của chế độ CSVN
Trường Sa (Danlambao) - ...Mỗi
năm, người Việt nước ngoài gửi về 9,4 tỉ đô giúp cho sự sống còn của
chế độ và 600 triệu đô để giúp người thân. Như vậy, Cộng đồng người Việt
hải ngoại có thực sự còn là một cộng đồng tị nạn chính trị và một cộng
đồng chống lại chế độ độc tài, đảng trị CSVN?...
Báo Thanh Niên lề đảng đăng bài chạy tít "Hơn 70% kiều hối chảy vào sản xuất" đã đánh tan luận cứ "tiền của người Việt nước ngoài gửi về Việt Nam là chỉ vì tình thương, hỗ trợ thân nhân gia đình".
Theo bài báo này, mỗi năm những người Việt tị nạn cộng sản, vốn từng
được các nước Tây phương chấp nhận định cư với lý do tị nạn chính trị,
đã gửi về nước hơn 10 tỉ đô la. Con số này gia tăng mỗi năm 10%. Trong
vòng 25 năm qua, cộng đồng hải ngoại đã tiếp tế cho nước CHXHCNVN khoảng
120 tỉ đô.
Trong số 120 tỉ đô này, phần lớn đến từ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Theo quan chức cộng sản Nguyễn Hoàng Minh, hiện là Phó giám đốc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh thành Hồ, trong 10 tỉ đô là mỗi năm thì trong
tổng số tiền gửi về:
- 72% chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
- 22% là kinh doanh bất động sản,
- Chỉ có 6% là được dùng cho việc hỗ trợ người thân.
Trong nhiều năm qua, để sống còn, đảng CSVN đã bán tháo tài nguyên,
nhượng đất nhượng biển cho ngoại bang và vay nợ đời này đời sau trả. Một
trong những nguồn nợ lớn là ODA nhưng nguồn vay này luôn có nhiều điều
kiện đi kèm. Ngược lại, nguồn vốn của người Việt hải ngoại gửi về thì
hoàn toàn không có một điều kiện gì cả. Tất cả đã gián tiếp hay trực
tiếp giúp cho sự sống còn của chế độ độc tài.
Với tổng cộng 94% (72% sản xuất kinh doanh + 22% là kinh doanh bất động sản) tức là khoản 9,4 tỉ đô được người Việt nước ngoài tuôn về trong nước mỗi năm để làm ăn đã "giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết bức bối về vốn", theo lời của báo Thanh Niên.
Mỗi năm, người Việt nước ngoài gửi về 9,4 tỉ đô giúp cho sự sống còn của
chế độ và 600 triệu đô để giúp người thân. Vậy thì cộng đồng người Việt
hải ngoại có thực sự còn là một cộng đồng tị nạn chính trị và một cộng
đồng chống chế độ độc tài, đảng trị CSVN?
04.12.2016
TRUNG CỘNG BẠO TÀN
Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự đang di chuyển của thế giới
Financial Times (1 tháng 12 năm 2016) - Bắc Kinh ghét cay ghét đắng cái không thể đoán trước. Với Trump, họ có cái không thể đoán trước chiến lược ở quy mô lớn.
Trung Hoa thích giao thiệp với người ác độc mà họ biết. Bắc Kinh rất sẵn
sàng để giao thiệp với một Tổng thống Hillary Clinton, nhưng cũng như
hầu hết chúng ta, cơ quan phụ trách chánh sách đối ngoại của họ không
biết phải làm thế nào sau khi Donald Trump đắc cử. Đây chính là cái tạo
ra sự bấp bênh thật sự ở Bắc Kinh.
Các phân tích gia về chánh sách của Bắc Kinh hiện đang làm việc ngày đêm
để phác họa tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ. Nói chung, có 3 trường
phái chồng chéo lên nhau. Phản ứng của Bắc Kinh đối với ông Trump sẽ
được xếp đặt bởi những gì đang thịnh hành. Dù bằng cách nào, nó sẽ thực
dụng một cách hung bạo và rất xa vời với lý thuyết.
Trường phái thứ nhất có thể gọi một cách đơn giản là trường phái
“bất ổn”. Trung Hoa có một cách tiếp cận rất bảo thủ với chánh sách quốc
tế. Họ không thích cái không thể đoán trước. Với ông Trump, họ nhận
được cái không thể đoán trước ở quy mô lớn.
Trường phái thứ hai là lạc quan dứt khoát, bởi nhiều lý do. Những
người ủng hộ thấy “những hỗn loạn” trong kỳ bầu cử ở Hoa Kỳ như là một
bằng chứng với dân số trong nước về nền dân chủ cấp tiến Tây phương
không thể thực hiện được. Họ cũng xem ông Trump như một chánh trị gia
chuyển tiếp, được các chủ thuyết về chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ và tổ
chức nhân quyền và tình báo làm nhẹ gánh nặng. Vì thế, đối với họ, ông
là một lãnh đạo có nhiều tiềm năng hơn để họ giao thiệp, trên phương
diện an ninh quốc gia hay chánh sách kinh tế.
Hơn nữa, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - không có
Trung Hoa tham dự - nay đã chết, Bắc Kinh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn với
cái sẽ thay thế nó.
Luận điệu chống Hồi giáo của ông Trump có tiềm năng làm hao mòn quyền
lợi chiến lược của Hoa Kỳ ở Indonesia và Malaysia, nơi mà Trung Hoa đã
có những tiến bộ đáng kể trong việc bành trướng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Rộng lớn hơn, những người lạc quan xem lời lẽ tranh cử mơ hồ của ông
Trump đối với các đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản làm gia tăng xác suất để
láng giềng của Trung Hoa sẽ bắt đầu thích nghi với quyền lợi của Bắc
Kinh.
Những người lạc quan cũng thấy một cơ hội về chánh sách ngoại giao cho
Trung Hoa để trở thành một người đi đầu, không chỉ là một người đi sau,
đối với việc giải phóng thương mại và thay đổi khí hậu – một mối lợi
tiềm tàng cho năng lực mềm của Trung Hoa.
Trường phái thứ ba là trường phái bi quan. Ông Trump, đối với họ,
đã khẳng định Trung Hoa, chứ không phải Nga, như là một đe dọa đáng để ý
duy nhất đối với sức mạnh của Hoa Kỳ. Họ xem kế hoạch tăng cường quân
đội Hoa Kỳ của Tổng thống tân cử, đặc biệt là hải quân, như là một hành
động trực tiếp chống lại Trung Hoa.
Những người bi quan xem “bình thường hóa” những mối quan hệ Mỹ-Nga - thí
dụ, thỏa thuận về Syria và Ukraine, có thể gồm cả việc bãi bỏ cấm vận -
có thể tác động đến giọng điệu, nội dung và mục tiêu của công quản
chiến lược mà Bắc Kinh vừa hình thành với Mạc Tư Khoa. Họ kết luận rằng
điều này sẽ giúp cho Tổng thống Vladimir Putin được tự do trong việc
thỏa hiệp với Trung Hoa. Điều này xảy ra trong một khung cảnh của mối
quan hệ phức tạp và luôn thù địch giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh từ thời
Sa hoàng, và gần đây hơn, trong việc cạnh tranh ảnh hưởng chiến lược ở
Trung Á.
Những người bi quan cũng ghi nhận rằng “đe dọa” kinh tế của Trung Hoa là
trọng tâm của thông điệp vận động tranh cử của ông Trump về lý do tại
sao giới trung lưu Mỹ đang đi thụt lùi và tại sao các kỹ nghệ đóng cửa
và dời ra ngoại quốc. Họ xác định rất đúng ông Trump, tự bản năng, là
một người chủ trương bảo vệ nền kỹ nghệ trong nước; khi ông nói về thuế
tổng quát 45% đánh trên hàng hóa Trung Hoa, và tuyên bố Trung Hoa là một
“kẻ đầu cơ tiền tệ”, ông có thể không nói đùa - vì nó có thể là thảm
họa cho Hoa Kỳ, Trung Hoa và kinh tế thế giới trong việc theo đuổi chiến
tranh thương mại và tiền tệ.
Theo quan điểm của những người bi quan, điều nầy sẽ đi vào trọng tâm của
những ưu tiên quốc gia của Trung Hoa hiện nay: có tên là thành quả
tương lai của nền kinh tế.
Hơn thế, những người bi quan cho thấy rằng ông Trump ít quan tâm đến
nhân quyền, dân chủ và chủ nghĩa đạo đức ngoại lệ Mỹ tạo cho Hoa Kỳ một
cơ hội sửa sai những quan hệ chiến lược với các đồng minh truyền thống
chẳng hạn như Philippines và Thái Lan.
Trường phái nào trong các trường phái trên sẽ thịnh hành ở Bắc Kinh? Sự
thật là trái banh đang nằm trong sân của ông Trump. Mỹ đã trở thành
“biến số chiến lược” trong mối quan hệ tương lai Hoa-Mỹ.
Tổng thống tân cử gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng
đỉnh càng sớm càng tốt. Cả hai lãnh đạo có lẽ sẽ hành động quyết liệt và
mạnh mẽ. Nhưng điều này có thể tạo đủ sự tương kính hỗ tương để có được
mối quan hệ có hiệu quả.
Điểm mà hai lãnh đạo có thể thành công là Bắc Hàn, nơi mà đồng hồ nguyên
tử đang chạy nhanh. Một thỏa thuận về vấn đề này có thể đủ để tái xác
định triệt để tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ một cách sớm sủa trong
nhiệm kỳ của ông Trump.
Và đó sẽ là “nghệ thuật thỏa hiệp” tối thượng.
Tác giả là cựu Thủ tướng Australia và Chủ tịch của Asia Society Policy Institute ở New York.
Lược dịch:
KẾ HOẠCH CỦA TRUMP
Trump đắc cử Tổng thống: Dưới đây là những kế hoạch thay đổi nước Mỹ của ông
Tác giả: Stephen Gregory, Epoch Times | Dịch giả: Phương Chính
21 Tháng Mười Một , 2016
Ông Trump hứa sẽ khôi phục lòng tin đã mai một của người dân vào nền cộng hòa, đồng thời sẽ vãn hồi những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm chuyển biến cách cầm quyền của chính phủ Hoa Kỳ.
Ông ấy không chỉ là một ứng cử viên tổng thống mà còn là người lãnh đạo của một phong trào. Các cử tri trong số hàng chục ngàn người tham dự các cuộc mít tinh của Trump, và cổ vũ ông như thể ông là một ngôi sao nhạc rock, mang trong mình cảm giác bất bình và khao khát sự thay đổi.
Những người không nằm trong nhóm có thu nhập cao nhất đã trải qua gần hai thập kỷ không tăng lương, và kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, họ đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao. Họ tin rằng sự thiếu việc làm có liên quan đến việc thực thi lỏng lẻo luật nhập cư. Với việc thông qua chính sách Obamacare, tầng lớp trung lưu đã nhận thấy chi phí bảo hiểm sức khỏe trở nên đắt đỏ hơn trong khi các khoản được chi trả và các khoản khấu trừ tăng lên và mạng lưới các bác sĩ bị thu hẹp.
Quảng cáo
Hơn thế nữa, cảm giác bất mãn đã tồn tại từ lâu. Theo Gallup, kể từ tháng 10 năm 2005, hơn 60% người Mỹ đã không hài lòng với định hướng mà quốc gia này đang nhắm đến.
Nói cách khác, phần lớn dân số đang bị tổn thương, và họ cảm thấy các
chính trị gia đã không chú ý đến những khổ đau mà họ đang chịu đựng.
Ngược lại, họ cảm thấy những người có quyền thế đã cho họ ra rìa.Một nhà báo của Boston Globe đã mượn một cụm từ của tiểu thuyết gia Carson McCullers để mô tả những cử tri của ông Trump là “những con người bị bỏ lại”. Bà Hillary Clinton dường như càng cho thấy những cảm xúc của họ là đúng, rằng tầng lớp quyền thế coi thường họ, khi bà nói trong một buổi dạ tiệc ở thành phố New York rằng một nửa số cử tri của Trump là “một đám người tệ hại”.
Nếu Trump có thể chứng minh cho những người trung thành với mình, ông sẽ hàn gắn một sự rạn nứt đang ngày càng rộng hơn ở nước Mỹ, bởi hàng chục triệu người dân, những người đã cảm thấy xa lạ, sẽ một lần nữa tin rằng hệ thống của nước Mỹ có thể phù hợp với họ.
Để làm cho hệ thống này hoạt động, ông Trump đã hứa sẽ “làm ráo vũng lầy” tham nhũng, là một thứ tiêm nhiễm cho một tổ chức vốn đã sa đọa.
Lời buộc tội này càng thêm sức nặng trong một cuộc bầu cử mà dù thế nào thì đáng lẽ ra phải đấu nhau kịch liệt. Bất cứ khi nào một nền dân chủ bắt đầu xem xét các câu hỏi cơ bản về việc liệu nó nên được điều hành như thế nào thì sự thỏa hiệp luôn là một điều khó khăn.
Ngay trước khi cuộc bầu cử năm 2008, ông Barack Obama đã tuyên bố, “Chúng ta còn năm ngày nữa để đi đến sự chuyển biến từ cơ bản cho Hoa Kỳ”. Cuộc bầu cử lần này phần nào đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu những thay đổi mà Tổng thống Obama đã đưa ra có trở thành hiện thực trong đời sống của dân tộc hay không.
Đảng Cộng hòa đã xem những sự bổ nhiệm trong bộ máy tư pháp của Obama là đưa chính trị vào hoạt động thẩm phán, là đưa ra phán quyết dựa vào sự thiên vị. Nhiều sắc lệnh và các quy định mới của Tổng thống Obama bị đảng Cộng hòa xem như sự mở rộng quyền hành pháp trái Hiến pháp và làm giảm vai trò của Quốc hội.
Theo thỏa thuận của Trump với các cử tri Mỹ, được công bố trong bài phát biểu của ông tại Gettysburg, Pennsylvania, vào ngày 22 tháng 10, ông sẽ đảo ngược nhiều ý đồ của ông Obama. Trump sẽ bổ nhiệm những thẩm phán có thể thể hiện Hiến pháp một cách nghiêm chỉnh, hủy các sắc lệnh của ông Obama, loại bỏ các quy định, bãi bỏ và thay thế Obamacare, và thiết lập các chính sách để củng cố nhà nước liên bang.
Trump có thể thành công hay không phụ thuộc một phần vào việc liệu ông có thể thực hiện kỷ luật hay không, đây là điều ông thường không thực hiện được trong suốt chiến dịch tranh cử. Ông liên tục cho thấy mình không thể chịu đựng dù chỉ là một chút và có lúc bị phân tâm đến một tuần để phản ứng một ai đó. Nói năng tùy hứng, ông đã có những phát biểu xấu xí và không đúng mực về phụ nữ, về một phóng viên người khuyết tật, về người La-tinh, và người Hồi giáo, khiến cho những người ủng hộ phải khó khăn lắm mới có thể thứ lỗi cho ông.
Trong chiến dịch tranh cử đã xuất hiện hơn cả tá cáo buộc về hành vi tình dục sai trái trong quá khứ, và, trừ khi chúng được bác bỏ, chúng sẽ tiếp tục bám theo Trump khi ông làm lãnh đạo. Ngoài ra, Trump phải đối mặt với một vụ kiện cáo buộc gian lận trong các hoạt động của Đại học Trump.
Mặc dù Trump là một người có trực giác và tình cảm sâu sắc với Hoa Kỳ, nhưng ông không chứng minh được là mình có hiểu biết về sự phức tạp của chính trị. Những chính sách mà cuối cùng ông sẽ đưa ra có thể phụ thuộc rất lớn vào những gì mà các nhà cố vấn rót vào tai ông. Với niềm hãnh diện của Trump về khả năng thương thuyết, chúng ta có thể sẽ thấy ông làm việc chăm chỉ cho cả hai đảng.
Dưới đây là những gì Trump nói rằng ông sẽ làm một cách khác biệt hơn so với người tiền nhiệm của mình.
1. Tham nhũng
Trong một quảng cáo được phát nhiều ngày trước cuộc bầu cử, Trump cho biết, “Cuộc vận động của chúng tôi là về việc thay thế tầng lớp lãnh đạo chính trị thất bại và tham nhũng bằng một chính phủ mới được kiểm soát bởi chính các bạn, những người dân Mỹ”.Ông Trump, trong cam kết của mình với các cử tri Mỹ, đã đề nghị “sửa đổi hiến pháp để áp đặt các giới hạn nhiệm kỳ đối với tất cả các thành viên của Quốc hội”. Ông sẽ ban hành “đóng băng các hoạt động tuyển dụng ở tất cả các vị trí nhân viên liên bang để giảm lực lượng lao động liên bang nhờ sự không thay thế những người đã nghỉ việc (miễn quân sự, an toàn công cộng, và y tế công cộng)” và thiết lập một “yêu cầu là với mỗi một quy định mới của liên bang thì hai quy định hiện hành phải được loại bỏ”. Ông cũng đề xuất “một lệnh cấm thời hạn 5 năm với những quan chức làm việc cho Nhà trắng và Quốc hội nào vận động hành lang sau khi họ rời khỏi chức vụ của mình trong chính phủ”, “một lệnh cấm vĩnh viễn với những quan chức Nhà trắng vận động hành lang thay mặt cho một chính phủ nước ngoài” và “một lệnh cấm toàn diện với những nhà vận động hành lang người nước ngoài tổ chức quyên tiền cho các cuộc bầu cử Mỹ”.
Trong những bài phát biểu suốt chiến dịch tranh cử của mình, Trump cũng đã chỉ ra sự mục nát của ngành báo chí. Những email được Wikileaks công bố cho thấy nhà quản lý chiến dịch của bà Clinton, ông John Podesta đã thông đồng với báo chí trong việc đưa tin tức về chiến dịch tranh cử. Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông tiến hành về ba tháng sau khi kết thúc đại hội đảng đánh giá 91% tin tức về chiến dịch tranh cử của Trump đều mang tính thù địch. Trump đã đề nghị thay đổi luật phỉ báng để tạo sự thuận tiện hơn khi khởi kiện báo chí.
2. Nhập cư bất hợp pháp
Quan điểm đối lập của Trump về dân nhập cư bất hợp pháp ban đầu đã đưa ông vào con đường chính trị, bởi vì các chính trị gia khác dường như không nhận ra mức độ quyết liệt của những người theo đảng Cộng hòa về vấn đề này. Trong một cuộc thăm dò tháng 4 năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy rằng, cứ mỗi 3 người thuộc đảng Cộng hòa thì có hai người ủng hộ việc xây dựng một bức tường dọc biên giới Mexico.Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump đã đề xuất Đạo luật Chấm dứt Nhập cư Bất hợp pháp. Đạo luật này sẽ tài trợ hoàn toàn việc xây dựng một bức tường trên biên giới phía nam với thỏa thuận rằng Mexico sẽ hoàn lại chi phí cho Hoa Kỳ.
Đạo luật này cũng sẽ xác lập một “bản án tù liên bang 2 năm tối thiểu bắt buộc với những ai tái nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ sau khi đã bị trục xuất trước đó, và 5 năm tối thiểu bắt buộc với những ai tái nhập cảnh trái phép có tiền án phạm trọng tội, nhiều tiền phạm án tội nhẹ, hoặc có hai hoặc nhiều lần bị trục xuất trước đó”.
Cuối cùng, đạo luật này sẽ gia tăng hình phạt đối với những người có visa quá hạn và bảo đảm việc làm được dành cho người lao động Mỹ trước tiên.
3. Tăng trưởng kinh tế
Trump đã vận động tranh cử bằng một tuyên ngôn về tăng trưởng kinh tế. Ông hứa hẹn những chính sách của mình sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP so với những năm cầm quyền của ông Obama – từ trung bình 2,1% lên 3,5-4%. Và ông hứa hẹn rằng sau 10 năm, các chính sách của ông sẽ tạo ra 25 triệu việc làm. Ông có ý định làm điều này thông qua sự kết hợp các chính sách về thuế, năng lượng, quản lý và thương mại.Theo kế hoạch thuế của Trump, tất cả các nhóm thu nhập sẽ được cắt giảm thuế, những người lao động nặng và tầng lớp trung lưu sẽ được hưởng tỷ lệ phần trăm giảm lớn nhất. Ông sẽ làm giảm số lượng các khung thuế suất từ 7 xuống 3, với các mức thuế suất là 12%, 25% và 33%.
Trump sẽ giảm mức thuế cho các doanh nghiệp từ 35% xuống còn 15%, và cho phép các công ty mang lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài trở về Hoa Kỳ với mức thuế suất 10%. Bởi các công ty Mỹ sẽ phải đối mặt các loại thuế cao nếu họ tìm cách mang tiền hồi hương, ước tính có 2,4 nghìn tỷ USD đang ở bên ngoài nước Mỹ.
Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump hứa sẽ “nâng mức hạn chế đối với ngành sản xuất năng lượng dự trữ Mỹ trị giá 50 nghìn tỷ USD, bao gồm đá phiến sét, dầu, khí thiên nhiên và than sạch.”
Trump cũng đề xuất một cuộc cải tổ ban hành pháp, việc mà ông cho rằng sẽ “thêm hàng nghìn tỷ USD vào sự phồn thịnh mới của nền kinh tế”. Trong số các quy định khác, Kế hoạch Năng lượng Sạch, vốn theo đó Trump dự tính sẽ đóng cửa hầu hết các nhà máy điện chạy bằng than, sẽ bị loại bỏ.
4. Thương mại
Kế hoạch thương mại của Trump có lẽ là điều gây tranh cãi nhất trong các sáng kiến kinh tế của ông. Cho đến kỳ bầu cử lần này, cả hai đảng đều có sự đồng thuận sâu rộng về sự ưu tiên cho các thỏa thuận giao dịch thương mại đa quốc gia như NAFTA và thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP – chưa được phê duyệt).Trump dự định đàm phán lại hoặc rút khỏi NAFTA, hiệp định mà ông gọi là “thảm họa”, và hủy bỏ TPP.
Trump mô tả mình là người tin tưởng vào thương mại tự do, nhưng ông dự định sẽ đàm phán các thỏa thuận thương mại mới với các đối tác thương mại của Mỹ. Mục tiêu của ông là để “đảm bảo rằng mỗi một hiệp định thương mại của chúng ta sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP, làm giảm thâm hụt thương mại, và củng cố nền công nghiệp cơ bản của chúng ta”.
Với những nhân vật khó tin cậy trong thương mại quốc tế, chẳng hạn như Trung Quốc, Trump có kế hoạch sử dụng những loại thuế xuất nhập khẩu chống trợ giá để thuyết phục các quốc gia này phải tuân thủ luật chơi. Ông cũng dự định tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và đưa những vụ án về thương mại chống lại Trung Quốc trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Một trong những cố vấn kinh tế của Trump, Peter Navarro, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học California-Irvine, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với NPR rằng Trung Quốc trợ cấp bất hợp pháp cho hàng xuất khẩu của mình, đánh cắp tài sản trí tuệ có giá trị 300 tỷ USD một năm, và ép buộc các công ty sản xuất tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ độc quyền cho các công ty ở Trung Quốc.
5. Pháp quyền
Trump đã thông báo trong cam kết của mình với các cử tri Mỹ rằng vào ngày đầu tiên nhậm chức ông sẽ “hủy bỏ mọi hoạt động hành pháp, biên bản ghi nhớ, và sắc lệnh, vi hiến do Tổng thống Obama ban hành”. Đảng Cộng hòa đã phàn nàn về việc ông Obama sử dụng các hoạt động hành pháp của mình để làm những điều mà không có luật nào cho phép, thể hiện uy quyền mà Hiến pháp không công nhận.Trump cũng hứa sẽ bổ nhiệm Thẩm phán Antonin Scalia vào Tòa án Tối cao, là “người sẽ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp”. Từ bấy lâu nay đã xảy ra sự bất đồng về việc nên sử dụng loại tiêu chuẩn nào để đánh giá thẩm phán Tòa án Tối cao và các thẩm phán liên bang. Ông Obama đã ủng hộ những người theo lý tưởng “Hiến pháp sống”, trong đó các thẩm phán sẽ điều chỉnh dựa theo sự hiểu biết của họ với các yêu cầu được trình lên.
Trump đã chọn Scalia, người có ý định thấu hiểu ý định ban đầu của các nhà soạn thảo Hiến pháp, và lấy đó làm tiêu chuẩn cho vị trí thẩm phán mà ông sẽ bổ nhiệm. Sự bổ nhiệm và luân chuyển ông Scalia, và những sự bổ nhiệm có thể khác về phía tòa án trong nhiệm kỳ của ông Trump (hai thẩm phán, Anthony Kennedy và Ruth Bader Ginsburg, bây giờ đang ở tuổi 80) nhiều khả năng sẽ đảm bảo một đa số bảo thủ.
Trump cũng có kế hoạch hủy bỏ sự tài trợ liên bang cho các thành phố bao che di cư bất hợp pháp, những nơi coi thường pháp luật di trú Hoa Kỳ, và ông dự định trục xuất “hơn 2 triệu người nhập cư bất hợp pháp, có tiền án hình sự”.
6. Chăm sóc sức khỏe
Cho dù ông Trump hay bà Clinton đắc cử tổng thống, thì đều sẽ thay đổi thành tựu nổi bật của ông Obama, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, mà giờ đây đang là tâm bão khủng hoảng. Phí bảo hiểm năm 2017 tăng trung bình 22%, theo thông tin từ chính quyền. Tại thị trường cá nhân còn ghi nhận được mức tăng cao hơn rất nhiều. Các công ty bảo hiểm hiện đang rút khỏi thị trường, và theo dự đoán trong một phần ba đất nước, sẽ chỉ còn lại một công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm.Trump kêu gọi bãi bỏ và thay thế Obamacare. Trong số các cải cách được đề xuất có khả năng là sẽ cho phép mua bảo hiểm y tế từ tiểu bang khác nơi đang cư trú, điều này sẽ tạo ra những cạnh tranh ở thị trường bảo hiểm sức khỏe. Ông ủng hộ việc có các tài khoản tiết kiệm y tế, trong đó cho phép người sử dụng tiết kiệm tiền miễn thuế để sử dụng cho các chi phí y tế.
Trump đã kêu gọi những biện pháp mới nhằm hỗ trợ các gia đình trong việc chăm sóc cho trẻ em và người già, có khấu trừ thuế cho những dịch vụ chăm sóc như vậy và không đánh thuế các tài khoản tiết kiệm chăm sóc người phụ thuộc. Cũng có những ưu đãi được đề nghị áp dụng với những người cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ tại chỗ.
Đối với việc chờ đợi quá lâu mà các cựu chiến binh gặp phải khi tiếp cận sự chăm sóc y tế thông qua Cục Y tế Cựu chiến binh, Trump đề xuất cho phép họ được lựa chọn phương án chăm sóc cá nhân, chi phí sẽ được tài trợ bởi chính phủ liên bang.
7. Chính sách An ninh Đối nội và Đối ngoại
Trump đã lên tiếng chỉ trích việc quân đội Mỹ tham gia vào chiến tranh ở Trung Đông. Nói chung, ông muốn Hoa Kỳ tránh việc tham gia xây dựng và tái định cư ở những đất nước mới độc lập, và chỉ tham gia chiến tranh khi lợi ích riêng của quốc gia mình đang bị đe dọa.Ông nói rằng ông sẽ theo đuổi “hòa bình thông qua sức mạnh” và đã hứa sẽ xây dựng lại quân đội Mỹ. Mặc dù có những tranh cãi giữa các chuyên gia về việc quân đội Mỹ đã suy yếu đến mức nguy hiểm hay chưa, những lời chỉ trích đều quy về những điểm yếu quan trọng. Không quân Hoa Kỳ đang hoạt động với số phi công chiến đấu ít hơn 20% so với mức cần thiết. Hải quân Hoa Kỳ có ít tàu hơn bất kỳ lúc nào kể từ Thế chiến I. Quân đội Hoa Kỳ có những khoản thâm hụt ngân sách đào tạo quan trọng, điều này sẽ cản trở khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn.
Trump đề nghị kết thúc thời kỳ tách ly, là thời kỳ cắt giảm chi tiêu tự động, đã làm giảm ngân sách của quân đội 454 tỷ USD trong giai đoạn 2013-2021, và mở rộng đầu tư trong quân đội.
Theo kế hoạch của Trump, quân đội Mỹ sẽ tập trung nỗ lực vào tiêu diệt ISIS và ngoài ra sẽ cố gắng để loại bỏ các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.
Trump đã cho biết ông sẽ đình chỉ nhận nhập cư từ các khu vực dễ có khủng bố, những nơi vốn không thể kiểm tra một cách chính xác thông tin về những người nhập cư tiềm năng, chẳng hạn như Syria. Và ông sẽ thiết lập các quy trình giám sát mới để đảm bảo rằng những người nhập cư ủng hộ người dân Mỹ và các chuẩn mực của họ.
8. Pháp luật và Trật tự, Giáo dục
Trump đã chạy đua tranh cử như một ứng cử viên pháp luật và trật tự. Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump kêu gọi một “lực lượng đặc nhiệm về tội phạm bạo lực và gia tăng kinh phí cho các chương trình đào tạo và hỗ trợ cảnh sát địa phương”.
Dưới thời ông Obama, Phòng Dân Quyền của Bộ Tư pháp đã tiến hành hàng
chục cuộc điều tra nhắm vào các hành vi có thể là phân biệt chủng tộc và
các hành động vi hiến trong các sở cảnh sát địa phương.
Việc tuyên án phân biệt chủng tộc dựa trên một lý thuyết gọi là tác động
kỳ thị. Nếu một nhóm người có tỷ lệ bị bắt lớn hơn tỷ lệ của nhóm người
đó so với dân số, thì tác động kỳ thị này có thể được giả định là bằng
chứng về sự phân biệt chủng tộc, bất kể đến tỷ lệ mà nhóm này gây tội
ác. Những bản tuyên án này đã dẫn đến những sự dàn xếp thỏa thuận với Sở
Tư pháp, mà các nhà phê bình đã gọi là quốc hữu hóa các sở cảnh sát địa
phương.
Trump đã nói rằng ông sẽ chấm dứt những vụ điều tra kiểu này.
Trump đã thu hút được phiếu bầu từ những người Mỹ gốc Phi và gốc
La-tinh bằng cách chỉ ra những thành tích thấp kém của các trường ở nội
thành đất nước. Ông đã kêu gọi sử dụng tiền của liên bang để giúp cho
phụ huynh chọn trường, cho phép họ lựa chọn gửi con cái mình ở những
trường học tư thục, trường uỷ quyền, trường chuyên , hoặc các trường tôn
giáo, cũng như các trường công lập tiêu chuẩn, hoặc học tại nhà.
Trung Quốc ngày 2/12 bày tỏ quan ngại về việc luật chính sách quốc phòng
thường niên của Mỹ trong đó có gợi ý một kế hoạch tổ chức các cuộc trao
đổi quân sự cấp cao với Đài Loan, đảo tự trị mà Bắc Kinh xem như một
tỉnh tách riêng của Trung Quốc.
Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng trị giá 618.7 tỷ đôla có phần chắc sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện Mỹ tuần này và tại Thượng viện tuần tới.
Một phần của luật tỏ ý của Quốc hội rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành một chương trình trao đổi quân đội cao cấp giữa Mỹ với Đài Loan.
Trung Quốc ‘quan ngại sâu sắc’ về luật này và thúc giục Mỹ tuân thủ chính sách ‘một nước Trung Hoa’ để không làm tổn hại các mối quan hệ Mỹ-Trung rộng lớn hơn, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, ông Cảnh nói thêm rằng: “Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành bất kỳ hình thức liên lạc chính thống hay trao đổi quân sự nào.”
Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước công nhận chỉ có một nước Trung Hoa với chính phủ ở Bắc Kinh mà thôi, không nên xem Đài Loan là một nước tách biệt khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc và Washington có quan hệ an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc hết sức nghi ngờ Tổng thống Đài Loan sẽ thúc đẩy cho Đài Loan chính thức được độc lập. Bà Thái Anh Văn vừa lên nhậm chức lãnh đạo Đài Loan trong năm nay.
Bà Thái nói bà muốn duy trì nguyên trạng với Trung Quốc và cam kết đảm bảo hòa bình.
http://www.voatiengviet.com/a/luat-chinh-sach-quoc-phong-my-khien-tq-quan-ngai/3621437.html
Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng trị giá 618.7 tỷ đôla có phần chắc sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện Mỹ tuần này và tại Thượng viện tuần tới.
Một phần của luật tỏ ý của Quốc hội rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành một chương trình trao đổi quân đội cao cấp giữa Mỹ với Đài Loan.
Trung Quốc ‘quan ngại sâu sắc’ về luật này và thúc giục Mỹ tuân thủ chính sách ‘một nước Trung Hoa’ để không làm tổn hại các mối quan hệ Mỹ-Trung rộng lớn hơn, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, ông Cảnh nói thêm rằng: “Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành bất kỳ hình thức liên lạc chính thống hay trao đổi quân sự nào.”
Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước công nhận chỉ có một nước Trung Hoa với chính phủ ở Bắc Kinh mà thôi, không nên xem Đài Loan là một nước tách biệt khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc và Washington có quan hệ an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc hết sức nghi ngờ Tổng thống Đài Loan sẽ thúc đẩy cho Đài Loan chính thức được độc lập. Bà Thái Anh Văn vừa lên nhậm chức lãnh đạo Đài Loan trong năm nay.
Bà Thái nói bà muốn duy trì nguyên trạng với Trung Quốc và cam kết đảm bảo hòa bình.
http://www.voatiengviet.com/a/luat-chinh-sach-quoc-phong-my-khien-tq-quan-ngai/3621437.html
Chủ tịch TQ theo dõi sát tình hình hậu bầu cử Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 2/12 nói với cựu Ngoại trưởng Mỹ
Henry Kissinger rằng Trung Quốc đang quan sát tình hình chính trị Hoa Kỳ
“rất chặt chẽ” sau khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử
Tổng thống.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử, ông Trump chỉ trích Trung Quốc với những tuyên bố được giật tít hàng đầu báo chí rằng sẽ áp thuế quan 45% vào những hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc và gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Trong cuộc điện đàm vài ngày sau khi ông Trump đắc cử, ông Tập từng phát biểu rằng hợp tác là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/12 dẫn lời ông Tập nói với ông Kissinger rằng: “Bầu cử Tổng thống đã diễn ra tại Mỹ và chúng ta đang trong thời điểm quan trọng. Phía Trung Quốc chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ. Bây giờ là giai đoạn chuyển tiếp.”
Ông Tập Cận Bình nói thêm: “Nhìn chung, chúng tôi muốn thấy mối quan hệ Mỹ-Trung tiến tới một cách ổn định và bền vững.”
Vẫn theo lời ông, Trung Quốc và Hoa Kỳ phải “giữ vững sự phát triển ổn định của các mối quan hệ thương mại song phương cùng có lợi.”
Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc đã gặp Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực được tổ chức tại Lima, Peru. Tại đây, ông Tập kêu gọi một “sự chuyển tiếp êm thắm” trong quan hệ giữa Bắc Kinh với nội các mới của Hoa Kỳ.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử, ông Trump chỉ trích Trung Quốc với những tuyên bố được giật tít hàng đầu báo chí rằng sẽ áp thuế quan 45% vào những hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc và gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Trong cuộc điện đàm vài ngày sau khi ông Trump đắc cử, ông Tập từng phát biểu rằng hợp tác là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/12 dẫn lời ông Tập nói với ông Kissinger rằng: “Bầu cử Tổng thống đã diễn ra tại Mỹ và chúng ta đang trong thời điểm quan trọng. Phía Trung Quốc chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ. Bây giờ là giai đoạn chuyển tiếp.”
Ông Tập Cận Bình nói thêm: “Nhìn chung, chúng tôi muốn thấy mối quan hệ Mỹ-Trung tiến tới một cách ổn định và bền vững.”
Vẫn theo lời ông, Trung Quốc và Hoa Kỳ phải “giữ vững sự phát triển ổn định của các mối quan hệ thương mại song phương cùng có lợi.”
Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc đã gặp Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực được tổ chức tại Lima, Peru. Tại đây, ông Tập kêu gọi một “sự chuyển tiếp êm thắm” trong quan hệ giữa Bắc Kinh với nội các mới của Hoa Kỳ.
Ông Trump mời TT Philippines sang thăm Washington
Tổng thống tân cử của Mỹ, Donald Trump, mời Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, sang thăm Tòa Bạch Ốc vào năm sau.
Một phụ tá của ông Duterte ngày 2/12 cho biết lời mời được đưa ra trong một cuộc điện đàm ‘sôi nổi, rất ăn ý’ trong bối cảnh mối quan hệ Washington-Manila đang rạn nứt.
Cuộc trao đổi ngắn giữa ông Trump với nhà lãnh đạo ‘bạo ngôn’ của Philippines diễn ra giữa thời điểm không chắc chắn về một trong những mối quan hệ đồng minh Châu Á quan trọng nhất của Mỹ xuất phát từ thái độ thù nghịch của ông Duterte đối với Washington cùng những lời đe dọa làm trầm trọng mối quan hệ quốc phòng hàng chục năm qua.
Ông Christopher Go, cố vấn đặc biệt của ông Duterte, cho biết cuộc điện đàm kéo dài hơn 7 phút. Đội ngũ chuyển tiếp của ông Trump chưa có bình luận tức thời.
Trong 5 tháng đầu nhậm chức, ông Duterte đã đảo ngược chính sách ngoại giao của Philippines: rời xa Mỹ, xích lại gần với Trung Quốc, và theo đuổi một liên minh mới với Nga.
Ông Duterte, người được ví như là ‘Trump của Đông phương’, từng tỏ ra lạc quan về việc ông Trump vào Tòa Bạch Ốc, viện dẫn lý do ông không muốn tranh cãi với Mỹ nữa nhưng vẫn không ngừng những luận điệu gọi Mỹ là ‘hiếp đáp’ và ‘đạo đức giả.’
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters thời còn tranh cử, ông Trump nhận xét các bình luận của ông Duterte chứng tỏ ‘thiếu tôn trọng’ nước Mỹ.
Tuần trước, một nguồn tin từng cố vấn cho toán chuyển tiếp của ông Trump về chính sách an ninh cho Reuters biết ông Trump sẽ khai mở ‘một chương mới’ với Philippines.
Một phụ tá của ông Duterte ngày 2/12 cho biết lời mời được đưa ra trong một cuộc điện đàm ‘sôi nổi, rất ăn ý’ trong bối cảnh mối quan hệ Washington-Manila đang rạn nứt.
Cuộc trao đổi ngắn giữa ông Trump với nhà lãnh đạo ‘bạo ngôn’ của Philippines diễn ra giữa thời điểm không chắc chắn về một trong những mối quan hệ đồng minh Châu Á quan trọng nhất của Mỹ xuất phát từ thái độ thù nghịch của ông Duterte đối với Washington cùng những lời đe dọa làm trầm trọng mối quan hệ quốc phòng hàng chục năm qua.
Ông Christopher Go, cố vấn đặc biệt của ông Duterte, cho biết cuộc điện đàm kéo dài hơn 7 phút. Đội ngũ chuyển tiếp của ông Trump chưa có bình luận tức thời.
Trong 5 tháng đầu nhậm chức, ông Duterte đã đảo ngược chính sách ngoại giao của Philippines: rời xa Mỹ, xích lại gần với Trung Quốc, và theo đuổi một liên minh mới với Nga.
Ông Duterte, người được ví như là ‘Trump của Đông phương’, từng tỏ ra lạc quan về việc ông Trump vào Tòa Bạch Ốc, viện dẫn lý do ông không muốn tranh cãi với Mỹ nữa nhưng vẫn không ngừng những luận điệu gọi Mỹ là ‘hiếp đáp’ và ‘đạo đức giả.’
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters thời còn tranh cử, ông Trump nhận xét các bình luận của ông Duterte chứng tỏ ‘thiếu tôn trọng’ nước Mỹ.
Tuần trước, một nguồn tin từng cố vấn cho toán chuyển tiếp của ông Trump về chính sách an ninh cho Reuters biết ông Trump sẽ khai mở ‘một chương mới’ với Philippines.
Người Việt hy vọng ông Trump cải thiện kinh tế
Theo cuộc khảo sát trước bầu cử trên toàn quốc với người Mỹ gốc Á 2016,
nhiều người gốc Á bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton hơn là ông Donald
Trump. Tuy nhiên, trong cộng đồng hoạt động chính trị mạnh như người
Việt, vẫn có nhiều người theo đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho ông Trump.
Thông tín viên Elizabeth Lee của Đài VOA đã đến khu Little Saigon ở miền
nam California để tìm hiểu những kỳ vọng của người dân nơi đây đối với
vị tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
TQ phản đối Trump điện đàm với Thái Anh Văn
Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nói chuyện điện thoại trực tiếp với tổng thống Đài Loan
Ông Trump chọn Tướng James Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng
Truyền thông Mỹ loan tin Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã chọn
Tướng Thủy quân lục chiến hồi hưu James Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng,
nhưng để ông Mattis có thể đảm nhận công việc, cần một sự thay đổi
trong luật liên bang.
Ông Trump dự kiến sẽ chính thức loan báo đề cử của mình vào tuần tới.
Tướng Mattis, người có biệt danh "Mad Dog" vì những bình luận thích chuyện ‘binh đao’, là Tư lệnh Thủy quân lục chiến trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.
Một cựu quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài nói với The Washington Post rằng ông Mattis là một nhân vật rất được tôn trọng.
Nhưng nếu ông Mattis được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận, Quốc hội sẽ phải bỏ qua một đạo luật yêu cầu các Bộ trưởng Quốc phòng phải là những người đã hồi hưu không hoạt động quân ngũ trong ít nhất là 7 năm.
Ông Mattis mới nghỉ hưu vào năm 2013
Ông Trump dự kiến sẽ chính thức loan báo đề cử của mình vào tuần tới.
Tướng Mattis, người có biệt danh "Mad Dog" vì những bình luận thích chuyện ‘binh đao’, là Tư lệnh Thủy quân lục chiến trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.
Một cựu quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài nói với The Washington Post rằng ông Mattis là một nhân vật rất được tôn trọng.
Nhưng nếu ông Mattis được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận, Quốc hội sẽ phải bỏ qua một đạo luật yêu cầu các Bộ trưởng Quốc phòng phải là những người đã hồi hưu không hoạt động quân ngũ trong ít nhất là 7 năm.
Ông Mattis mới nghỉ hưu vào năm 2013
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết một cuộc chuyển giao trật tự
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter, ngày 9/11 cam kết giám sát một cuộc
chuyển giao trật tự sang cho chính quyền Trump và ngỏ lời cảm ơn các
nhân viên Ngũ Giác Đài đã đứng ngoài những tranh cãi chính trị trong
chiến dịch bầu cử Tổng thống 2016.
‘Chúng ta phải tập trung vào nghĩa vụ của mình để đối mặt với các thách thức hiện nay và bất kỳ thách thức nào có thể phát sinh trong thời điểm này,’ ông Carter nhấn mạnh trong một văn thư gửi các nhân viên Bộ Quốc phòng được Reuters trích dẫn.
‘Chúng ta phải tập trung vào nghĩa vụ của mình để đối mặt với các thách thức hiện nay và bất kỳ thách thức nào có thể phát sinh trong thời điểm này,’ ông Carter nhấn mạnh trong một văn thư gửi các nhân viên Bộ Quốc phòng được Reuters trích dẫn.
http://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-my-cam-ket-1-cuoc-chuyen-giao-trat-tu/3590270.html
FIDEL CASTRO
Fidel Castro
Quốc tang
Ông Fidel Castro, lãnh tụ cách mạng cộng sản Cuba từ trần. Nhà nước Việt Nam tuyên bố quốc tang một ngày dành cho ông.Báo chí Việt Nam đưa hình ảnh hàng người xếp hàng đến viếng ông Fidel ở Hà Nội.
Nhiều blogger phản đối chuyện quốc tang này.
Châu Đoan viết trên mạng xã hội rằng nhà cầm quyền bắt làm gì thì dân chúng phải làm theo, nhưng hãy nên nhớ là còn những thảm trạng trong chính lịch sử người Việt cần phải nhớ, như là câu chuyện thuyền nhân, hay trại cải tạo sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Nghi lễ quốc tang phải phù hợp với tâm tình của con người. Sẽ là một thảm hoạ ngoại giao nếu dưới lá cờ rủ là những cuộc nhậu và karaoke tưng bừng của dân chúng.
-Blogger Trịnh Hữu Long
Blogger Viết Từ Sài Gòn cho rằng chuyện nhà nước Việt Nam tổ chức ca
tụng và để tang ông Fidel là một kiểu tâm lý mà tác giả gọi là ốp đồng
cho một thần tượng để lấy lại sự tự tin, vì xã hội Việt Nam không còn
thần tượng nữa:
Và có vẻ như tại Việt Nam, cái thời sùng bái Hồ Chí Minh một cách
điên rồ như người ta từng thần tượng Nguyễn Văn Tám đã qua rồi. Nhiệt
lượng của cuồng tín và ốp đồng tập thể cũng dần vơi cạn, phôi phai, mãi
cho đến khi Võ Nguyên Giáp chết, ngọn lửa đó được hâm nóng nhưng có vẻ
như cũng nhanh chóng lụi tàn. Và, chưa bao giờ đảng cộng sản Việt Nam
lại khủng hoảng thần tượng như hiện tại.
Nói cho cùng thì Fidel là cơ hội cuối cùng để người cộng sản tự ốp
đồng, tự tạo ra một chuỗi thương tiếc và xây dựng thần tượng bằng nước
mắt, bằng lòng ngưỡng mộ, kính cẩn hay gì gì đó để ít ra cũng giảm bớt
nhiệt lượng bất mãn, mất niềm tin và coi thường nhau ngay trong nội bộ
cộng sản cũng như sự khinh bỉ của người dân đối với thứ chủ nghĩa độc
tài mà họ đã cam chịu suốt nhiều thập kỉ nay.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng viết trên blog của mình rằng chắc
hẳn một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam – những người như ông
Nguyễn Phú Trọng – phải có cảm giác như vừa mất đi một chỗ dựa an toàn,
và có thể là chỗ dựa cuối cùng, về hệ tư tưởng một chiều chỉ đóng không
mở.
Blogger Trịnh Hữu Long cho rằng quyết định quốc tang của nhà nước Việt
Nam rơi vào một tình thế lố bịch vì không lường hết được tình cảm của
dân chúng:
Vì giữ lối suy nghĩ và cách tuyên giáo từ những năm 60, Đảng Ta lố
bịch hoá những người mà họ ca ngợi, mà lần này nạn nhân là Fidel Castro.
Nếu không tổ chức quốc tang cho Fidel thì dân ta cũng chỉ dừng lại ở
chỗ tranh luận qua lại, bất phân thắng bại, nhưng có “quả” quốc tang vào
thì nó thành quá trớn, chẳng ai bảo ai nhất loạt các phe đều há mồm
không hiểu sao phải làm như vậy.
Mới tháng trước lũ làm chết mấy chục mạng người thì không thấy lãnh
đạo nào cạy răng nói nửa lời, nay thương thuê khóc mướn cho đồng chí
Cuba thì làm cho hình ảnh Đảng Ta đẹp hơn chăng?
Nghi lễ quốc tang phải phù hợp với tâm tình của con người. Sẽ là một
thảm hoạ ngoại giao nếu dưới lá cờ rủ là những cuộc nhậu và karaoke tưng
bừng của dân chúng.
Người anh hùng
Không phải ai cũng phản đối chuyện quốc tang. Khá đông cư dân mạng xã hội thay avatar trên Facebook của mình bằng lá cờ Cuba.
Một bạn trẻ tên là Nguyễn Đan Quỳnh giải thích vì sao có nhiều người Cuba lưu vong vui mừng khi nghe tin ông Fidel Castro mất:
Một đất nước nhỏ bé ngay sát nách kẻ thù khổng lồ mà vẫn vững vàng kiên định. Và cho đến thời gian gần đây đất nước ấy gần như 100% được các nước ủng hộ xóa bỏ cấm vận.
Lúc biết Cuba sẽ được bỏ cấm vận chẳng hiểu sao mình vui lắm, có lẽ đã từ lâu mình đã yêu mến đất nước nhỏ bé xinh đẹp này, và cũng biết ơn họ.Có số người Việt họ cũng giống người Cuba lưu vong căm ghét Cuba, bởi vì Cuba có góp 1 phần công sức tạo nên chiến thắng lịch sử 75. Có người chiến thắng thì sẽ có người thua, nếu đòi hỏi người thua yêu mến và ca ngợi người chiến thắng là điều không tưởng.
Một người khác có tên là Lương Trần lại còn cho rằng Việt Nam nợ Cuba một tấm lòng, và ông cám ơn và gọi ông Fidel Castro là bác, một từ mà ở Việt Nam cũng hay được dùng cho lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong lúc ấy Nguyễn Thị Thảo Ly viết rằng quan hệ Việt Nam Cuba là một quan hệ mẫu mực.
Cho rằng cái chết của ông Fidel được cả thế giới thương tiếc, Võ Khánh Linh chỉ trích những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam:
Trái với hàng triệu triệu tiếc nuối của người dân Cuba, người dân các nước Mỹ Latin, người dân các nước “thế giới thứ 3” trước sự ra đi của lãnh tụ Cuba, người hùng của “thế giới tự do” - Fidel Castro, là cơn cuồng điên sung sướng của những Cuba kiều ở nước Mỹ, truyền thông, chính khách Mỹ và cả đám tự nhận mình là nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
Nhận thức
Giải thích lý do của những lời tán tụng ông Fidel Castro, blogger Song Chi viết rằng họ xuất thân từ một nền giáo dục cộng sản của Việt Nam, ở đó người ta ca ngọi ông Castro là một nhà cách mạng vĩ đại, một người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.Một blogger cũng trưởng thành từ nền giáo dục ấy là Nguyễn Thị Oanh lại chứng nghiệm một sự thay đổi trong nhận thức của mình về những lãnh tụ cộng sản:
Đối với mình thì chẳng vui chẳng buồn. Cái chết của Fidel chỉ gợi lại cho mình ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc. Hồi đó, bọn trẻ chúng mình say sưa với những hình ảnh thần tượng của các lãnh tụ Xã Hội Chủ Nghĩa là bác Mao, bác Fidel và bác Stalin. Đọc thơ của Tố Hữu, thấy hình ảnh các bác ấy, và Trung Hoa, Liên Xô với Cuba sao mà vĩ đại thế! Điều kỳ lạ là hồi đó chẳng ai nghĩ mình khổ! Ai cũng thấy tự hào được sống ở một đất nước thuộc phe Xã Hội Chủ Nghĩa, ai cũng một lòng bừng bừng niềm tin đánh thắng đế quốc để mình sẽ lên Chủ Nghĩa Cộng Sản, sẽ được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”…
Mình chưa từng tới Cuba nên không biết người dân ở đó thực sự sống
thế nào và nghĩ gì về những điều mà Fidel đã mang lại cho đất nước của
họ. Mình chỉ suy ra từ mình – một đứa trẻ đã từng thần tượng Fidel cũng
như nhiều nhà lãnh đạo khác của khối Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng rồi một
ngày nào đó nó chợt tỉnh và vỡ ra rằng bấy lâu nay nó khổ mà không biết
mình khổ. Nó hài lòng với những gì có được mà không biết rằng nó chỉ
đang được sống ở mức tối thiểu. Nó cứ tưởng nó sung sướng mà không biết
rằng người ta đang thương hại nó thế nào…
Nên hôm nay, với Fidel, mình cúi đầu chia buồn khi nghe tin về cái
chết của ông như nghe tin một người quen cũ vừa qua đời. Nhưng nếu bảo
tiếc thương, mình không thể tiếc thương một quá khứ nông nổi, ấu trĩ và
đau buồn. Vĩnh biệt ông mà cũng mong nhân dân Cuba sẽ vĩnh biệt luôn một
thời kỳ u mê, mông muội quá lâu, quá dài trong suốt chiều dài lịch sử
của họ!
Trải nghiệm của tác giả Nguyễn Thị Oanh cũng là trải nghiệm của blogger,
nhạc sĩ Tuấn Khanh, ông tự nhận rằng Fidel Castro cũng từng là thần
tượng thời tuổi trẻ của mình:
Như một con cua phải tự lột vỏ mỉnh, hết sức đau đớn, nhưng để sống
còn, tôi đã bước qua những ngày tháng thiếu niên, mệt mỏi tự truy vấn để
thôi ôm ấp những giấc mơ về Stalin, Lenin hay Fidel Castro, cũng không
khác gì việc tôi đã tự mình chạy ra khỏi những hội hè mang tên Lê Văn
Tám, Bảy Lốp… giữa những e dè và tổn thương của người quen, bạn bè trong
suốt một giai đoạn dài. Nơi tôi đến, là sự thật. Mà sự thật thì không
thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình
bằng sinh mạng và máu của người khác.
Sự thay đổi nhận thức của người Việt Nam về những anh hùng cách mạng,
được Nguyễn Anh Tuấn cho rằng có nguyên nhân từ sự phát triển của mạng
lưới thông tin toàn cầu, đưa đến người Việt Nam những hiểu biết về cuộc
đời thật của các anh hùng cách mạng đó.
Kẻ tội đồ
Nhà văn Mạnh Kim đánh giá sự nghiệp của nhà cách mạng Fidel Castro:Không một nhân vật nào có thể thoát khỏi sự đánh giá khách quan của hậu thế.-Blogger Song Chi
Cuộc cách mạng “chấn động địa cầu” của Fidel đã đóng một dấu ấn lịch
sử chính trị thế giới và nó ít nhiều từng “gây cảm hứng” cho một thế hệ
“sôi sục cách mạng” của thời ông, nhưng di sản cai trị của ông đã để lại
quá nhiều hậu quả bi thảm mà ảnh hưởng của nó không chỉ đối với một thế
hệ người dân Cuba. Ông có thể được các “đồng chí Xã Hội Chủ Nghĩa” của
ông nhìn nhận như là một nhân vật “tiên phong cách mạng” nhưng ông thật
ra là một trong những người đi chậm nhất, lạc hậu nhất, và bảo thủ nhất,
ngay cả trong chính thời đại của mình. Như nhiều lãnh tụ cộng sản khác,
ông xây dựng nên một huyền thoại cho cá nhân mình hơn là tạo dựng ấm no
và hạnh phúc thật sự cho người dân của ông.
Bên cạnh đó, luật sư Lê Luân đặt câu hỏi là trong các chế độ sùng bái
lãnh tụ, phụ thuộc vào các lãnh tụ như Cuba thì khi vị lãnh tụ qua đời,
đất nước sẽ như thế nào?
Blogger Nguyễn Anh Tuấn đặt câu hỏi là liệu người Việt Nam có còn sùng bái lãnh tụ nữa hay không:
Câu hỏi trên quan trong bởi lẽ một khi những tượng đài vỡ toạc sẽ mở
ra một chương mới lành mạnh hơn trong mối quan hệ giữa người dân với
quyền lực chính trị, trong đó quyền lực chính trị không còn là ông chủ
của nhân dân được nữa, mà phải trở về đúng với vai trò công cụ của nó.
Blooger Song Chi cho rằng những huyền thoại chính trị rồi cũng sẽ tan
vỡ, lịch sử sẽ phán xét những nhà cách mạng được ghi nhận công lao hay
là nhìn nhận như những kẻ tội đồ:
Ai rồi cũng chết. Chính trị gia, lãnh tụ cách mạng hay “cha già dân
tộc” gì cũng thế. Điều quan trọng là di sản mà họ để lại cho đất nước,
dân tộc. Và vì cái di sản ấy, họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ công lao trong
lịch sử hay sẽ đời đời bị phán xét, nguyền rủa như tội đồ của dân tộc.
Cho dù tạm thời lịch sử có bị bưng bít, che dấu, bản thân họ có được vẽ
rồng rắn thành huyền thoại thì rồi cũng sẽ có ngày sự thật được trả lại
và không một nhân vật nào có thể thoát khỏi sự đánh giá khách quan của
hậu thế. Họ có chết đi thì con cháu họ cũng vẫn phải đọc lại những trang
sử ấy.
Fidel Castro cũng nói về lịch sử như vậy trong một phiên tòa trước khi
lên đến đỉnh quyền lực của cuộc cách mạng cộng sản, rằng lịch sử sẽ phán
xét ông. Những lời tranh cãi, bàn ra tán vào suốt một tuần sau khi ông
mất chứng tỏ rằng lịch sử đang phán xét ông.
Fidel Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam
Posted by adminbasam on 29/11/2016
29-11-2016
Fidel Castro và Che Guevara tại trại Cabana. Ảnh panoramio.com
“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.Câu
nói đầy cảm động của Fidel Castro lâu nay vẫn được lưu truyền, và báo
chí Việt Nam thường xuyên nhắc lại. Sự thật có lẽ phũ phàng hơn nhiều:
Cuba đã từng chuyển giao máu cho Việt Nam, nhưng máu không phải được
hiến mà được bán!
Tác giả Gilles William Godlnadel trong bài viết mang tựa đề “Cái chết của Fidel Castro: Chống cộng là nhân đạo, ngoại trừ tại Pháp” đăng trên trang web của nhật báo cánh hữu Le Figaro ngày 28/11/2016, kịch liệt phê phán những tên tuổi Pháp đã khóc thương lãnh tụ Cuba vừa qua đời.
Luật sư kiêm nhà văn, chủ tịch Hội Pháp-Israel tố cáo: “Castro
không chỉ là một nhà độc tài Nam Mỹ, mà còn là một đao phủ. Không tự
hài lòng với việc tra tấn và hành quyết các nhà đối lập, ông ta còn bán
máu của họ. Tờ Wall Street Journal trong một bài viết đề ngày 30/12/2005
cho biết: Ngày 27/05/1966, theo lệnh của Fidel Castro, 166 người tù đã
bị rút ba lít rưỡi máu mỗi người và bán cho nước Việt Nam cộng sản với
giá 100 đô la một lít. Sau khi bị lấy máu, 166 tử tội trong tình trạng
thiếu máu não, tê liệt và bất tỉnh, bị đưa đi trên các băng-ca và giết
chết.”
Linh mục gặp tử tội trước lúc hành quyết. Ảnh tư liệu của cubanet.org
Tác giả bài viết không dẫn link, nhưng một số trang web khác như truthbarrier.com, blog cubaexilequarter có trích nguồn. Bạn đọc nào có đăng ký New York Times có thể tham khảo bài “Counting Castro’s Victims” tại link sau: http://www.wsj.com/ articles/SB113590852154334404
Một cảnh xử bắn trong trại Cabana. Ảnh tư liệu của cubanet.org
Báo cáo bằng tiếng Tây Ban Nha của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ ngày 07/04/1967, mục E “Extracción de sangre a condenados a muerte“ (Lấy máu của tử tù), có ghi rõ sự việc. Nhờ Google dịch giùm từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Pháp, thì được biết nội dung đại thể như sau:
- Chúng tôi nhận được các thông tin từ Cuba cho biết, thân nhân các tù nhân chính trị bị đòi hỏi phải “hiến” máu nếu muốn được đi thăm họ. Những ai từ chối thì không được thăm người thân đang ở tù.
- Ngày 27/05/1966 từ khoảng sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều, đã diễn ra cuộc hành quyết tại trại Cabana ở La Habana. Đội thi hành án gồm ba quân nhân và một sĩ quan, tử tội là các chính trị phạm, quân nhân và thường dân. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi biết rằng những người bị xử bắn trước đó đã bị rút lấy máu hàng loạt để cung ứng cho ngân hàng máu.
Số 166 thường dân và quân nhân Cuba đã bị
lấy trung bình 7 pint máu mỗi người. Số máu này được đem bán cho nước
Việt Nam Cộng sản với giá 50 đô la một pint, với hai mục đích cùng lúc
là kiếm ngoại tệ đồng thời đóng góp cho cuộc chiến của Việt Cộng.
Một pint tương đương khoảng nửa lít máu.
Trích xuất 7 pint, tức ba lít rưỡi máu dẫn nạn nhân đến cái chết – não
thiếu máu, bất tỉnh và tê liệt.
Một khi máu đã được rút, người tù bị hai dân quân cùng với đội hành quyết khiêng trên băng-ca đến nơi xử bắn.
Tại trại Cabana có một đơn vị y tế gồm các
nhà huyết học Cuba và Liên Xô, phụ trách các thủ tục y khoa, thử nghiệm
khoa học với máu và các nhân viên được đào tạo để trợ thủ (…)
Cùng ngày với việc hành quyết 166 người
Cuba, khoảng bảy chuyến xe tải đã chở xác đi chôn tại một khu vực ở
ngoại ô thành phố Marianao, gần La Habana, trong một hố chôn tập thể.
Địa điểm chôn xác người này của chế độ Castro không được người dân biết
đến.
Động cơ của vụ xử bắn hàng loạt hôm 27/5,
không chỉ nằm trong loạt các hành động tàn bạo, thủ lợi (máu của người
Cuba bị xử bắn đã bị bán đi), mà còn nhằm triệt tiêu các đối thủ đáng
gờm nhất của chế độ, dù là dân sự hay quân sự, bị cầm tù vì đã tranh đấu
chống lại chủ nghĩa Castro cộng sản.
Các
cao nhân tiếng Tây Ban Nha nếu có thời gian có thể kiểm tra giúp tiết
lộ động trời này tại link sau đây, xin cảm ơn rất nhiều: http://www.cidh.org/ countryrep/Cuba67sp/cap.1a. htm#E
VŨ LINH * TRUMP
Vũ Linh
Sóng Thần Trump-Nhìn Xa
Trong hai tuần qua, ta đã có dịp bàn về những nguyên nhân gần của thắng lợi của ông Trump, cũng như đoán qua những gì TT Trump sẽ làm. Bây giờ, ta đào sâu thêm vấn đề, nhìn xa hơn.
Trước hết, ta nhìn lại thất bại bất ngờ của bà Hillary. Tất nhiên, nhìn sự việc sau khi đã xẩy ra bao giờ cũng dễ và cái gì cũng… quá hiển nhiên. Nhưng sự thật là thất bại của bà Hillary đúng ra có thể đoán trước được.Nước Mỹ ngày nay hình như đã bị chia làm hai khối rõ rệt: một khối là dân thành thị và một khối là dân lao động và nông thôn.
Khối dân trí thức, trưởng giả thành thị sống trong một vỏ bọc tự mãn mà mọi sự tương đối đều khá tốt đẹp: kinh tế phục hồi, thất nghiệp thấp, một số lớn có việc làm tốt, lương cao và ổn định. Khối này ăn no rửng mỡ, suốt ngày chú tâm lo mấy cái chuyện “phải đạo” như quyền phá thai tự do, hôn nhân đồng tính, chuyện cầu tiêu cho vài ba anh chị chuyển giới, hợp pháp hoá ma túy, hâm nóng địa cầu, ô nhiễm môi sinh,… Gọi là phú quý sinh lễ nghiã.
Dĩ nhiên trong khối thành thị này có khối dân da màu và nghèo nữa. Nhưng khối này được bảo vệ, đùm bọc bằng trợ cấp, ve vãn bởi khối trí thức cấp tiến trưởng giả, nhân danh bao dung, hòa nhập, đa dạng,... Bỏ phiếu cho phe cấp tiến vô điều kiện. Khỏi bàn thêm.
Trong khi đó thì một khối dân khác, là dân lao động, dân trung lưu sống trong vùng ngoại ô, nông thôn hay tỉnh lẻ bị lãng quên, không ai để ý việc họ mất job, mất bảo hiểm y tế, bị ngân hàng tịch thu nhà, con cái đi học trong các trường xuống cấp,… Họ làm việc cật lực mà vẫn không thấy khá hơn khi mức lương thực tế đã không tăng từ 15 năm qua. Họ lo cho bữa cơm tối nay chứ không phải chuyện hâm nóng địa cầu trong vài thế kỷ nữa. Họ lo cho con họ khỏi bị ăn bom khủng bố chứ không lo cho cái cầu tiêu trong trường của chúng.
Trong khi đó, họ cũng nhìn thấy những kỷ lục mới như kỷ lục người sống bằng trợ cấp, bằng phiếu thực phẩm foodstamps,... toàn là tiền thuế họ đóng. Họ cũng nghe thấy TT Clinton đi Detroit tuyên bố bà Hillary sẽ mang hàng trăm ngàn dân Trung Đông vào làm việc tại đây để phục hồi kinh tế của tiểu bang, mà không nghe thấy ông nói gì về chuyện kiếm jobs tốt cho chính họ. Ai lo cho họ đây?
Chỉ có một người nhìn thấy rõ và công khai nói rõ là sẽ lo cho họ: miả mai thay, đó là một ông tỷ phú sống trong lâu đài bạc trăm triệu tại Nữu Ước. Kết quả là đảng DC không còn là đảng của lao động, thợ thuyền, trung lưu nữa, mà chỉ còn là đảng của dân da màu từ đen đến nâu đến vàng, nữ hoàng welfare, dân thất nghiệp chờ trợ cấp, đồng tính, một nhúm trí thức thiên tả và một đám rửng mỡ. Mà như vậy thì làm sao thắng cử gì nữa?
Nhà Nước Obama, đảng DC, giới chuyên gia tự phong, bà Hillary, và ngay cả giới chóp bu đảng CH và các tài phiệt Wall Street, tất cả đều đã dự đoán sai lầm về kết quả bầu cử chỉ vì tất cả đều sống trong cái bọc thành thị, mà không ai nhìn thấy cái khối dân lính thợ hay dân cầy ruộng nông thôn. Nhất là mấy anh nhà báo và mấy anh chuyên gia thăm dò dư luận trong phòng lạnh tại các tòa nhà trọc trời ở New York, San Francisco, Washington DC,...
Thật ra, bà Hillary cũng nhìn thấy họ chứ không phải là không, nhưng bà đã nhìn sai. Cái bệnh, hay đúng hơn, cái cố tật bất trị của dân cấp tiến luôn luôn là thái độ mục hạ vô nhân, tự cho mình là trí thức, hiểu hết biết hết, và dĩ nhiên lúc nào cũng là chân lý. Tất cả những người không đồng ý với họ đều là kỳ thị, có ác ý, ngu dốt,... Bà Hillary cũng mắc bệnh này, trước mắt bà, chỉ có “cái đám tệ hại, kỳ thị, hết thuốc chữa” mới chống bà.
Có người cãi “nói TT Obama và bà Hillary không lo cho khối thợ thuyền là sai”. Đảng DC là đảng của người nghèo, với chính sách giúp đỡ dân lao động và dân nghèo tối đa, bằng đủ loại trợ cấp, kể cả trợ cấp thất nghiệp được gia hạn mấy lần. Và thật là một miả mai khi TT Obama và bà Hillary lo cho dân nghèo và dân lao động như vậy mà lại bị họ bỏ, nhẩy qua bên ông tỷ phú sống trong nhà lát vàng.
Lý luận như vậy là không hiểu tâm lý khối dân đó. Họ là khối dân có tự trọng, tự tin vào cánh tay của mình, không thích sống nhờ trợ cấp do Nhà Nước ban cho. Cái mà họ cần là công ăn việc làm tốt để sống độc lập, cho dù phải vất vả, chứ không phải là ăn không ngồi rồi lãnh tiền thí phát. Dân cao bồi trong suốt lịch sử Mỹ, chưa bao giờ muốn sống nhờ trợ cấp của Nhà Nước. TT Obama và bà Hillary cho rằng trợ cấp sẽ mua được tất cả. Và họ đã sai.
Như một tác giả đã nhận định, cả chục triệu người của cái khối bị lãng quên đó trong những tiểu bang kỹ nghệ đã kiên nhẫn đứng xếp hàng cả mấy tiếng đồng hồ để bỏ phiếu cho người mà họ tin sẽ giúp mang jobs lại cho họ, an toàn lại cho gia đình họ. Cái lạ lùng là họ làm vậy bất chấp mọi “dự đoán” của tất cả chuyên gia và truyền thông dòng chính (TTDC) là bà Hillary tất nhiên sẽ thắng, không có cách nào khác được. Có nghiã là lá phiếu bỏ cho ông Trump của họ hoàn toàn vô ích, lãng phí. Nhưng họ không cần biết lá phiếu của họ sẽ mang lại thành công cho họ hay không, miễn sao có dịp nói lên tiếng nói của họ, đó mới là điều quan trọng. Và kết quả là họ đã thắng. Cuộc bầu cử vừa qua là một bài học vô giá về dân chủ và sự quan trọng của mỗi lá phiếu trong một chế độ dân chủ thực sự.
Điểm đáng nói, cả chục triệu người đó phần lớn sống ở tỉnh nhỏ, nông thôn làng xã, hay làm việc cật lực cả ngày trong hãng xưởng, chỉ nhìn thấy đời sống thực tế trước mắt và chung quanh mình. Họ không đọc New York Times hay Washington Post, không coi CNN hay MSNBC, nên không nhìn thấy bức tranh kinh tế huy hoàng của TT Obama mà TTDC tô vẽ cho dân thành thị.
Nhiều chuyện quan trọng sẽ xẩy ra trong hậu trường chính trị Mỹ trong những năm tháng tới.
Đảng DC thua sẽ phải đóng cửa diện bích vài năm để tự vấn, tìm cách tuyển lựa một ứng viên khá hơn cho năm 2020 và xa hơn nữa. Hiển nhiên cuộc bầu cử thể hiện việc cả nước bác bỏ toàn diện đảng DC và tư tưởng cấp tiến, hơn là hậu thuẫn ông Trump.
Ngắn hạn, đảng DC sẽ bị phân hoá nặng, đánh nhau túi bụi trong nội bộ. Đảng sẽ đòi hòi những bộ mặt mới không tỳ vết qua vụ thảm bại, và nhất là phải có một hướng đi mới gần với quần chúng hơn. Rồi đảng sẽ phải nghĩ đến tương lai, xa cũng như gần. Gần nhất là cuộc bầu giữa muà năm 2018. DC sẽ phải cố gắng bằng mọi cách chiếm thêm được ít nhất ba ghế để dành lại đa số tại Thượng Viện để cầm chân ông Trump. Không dễ chút nào khi năm đó sẽ có 25 thượng nghị sĩ DC phải ra tranh cử lại, tức là tất cả 25 vị đó đều phải thắng hết, cộng thêm 3 vị mới nữa, mới nắm được đa số tại Thượng Viện. Việc chiếm lại đa số tại Hạ Viện thì vô vọng, khỏi cần nghĩ tới.
Xa hơn là cuộc bầu tổng thống năm 2020. Ai sẽ đứng ra phất cờ cho đảng DC?
Dù sao, chuyện nhân sự cũng là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là phải thay đổi chính sách, chiến lược như thế nào? Tiếp tục con đường cấp tiến cực đoan, bỏ qua đám da trắng bất mãn để tích cực phục vụ cho các khối thiểu số, hay de lui, bớt phải đạo để tìm cách lôi kéo khối da trắng đó “hồi chánh”?
Dĩ nhiên nếu ông Trump thất bại, không mang jobs về lại cho khối thợ thuyền và trung lưu da trắng, không cải tiến được cuộc sống của họ, thì họ sẽ trở về lại với DC rất nhanh. Nhưng ngược lại, nếu TT Trump mang jobs về lại cho họ được thì DC sẽ gặp khó khăn lớn trong nhiều năm tới.
Truyền Thông DC bị dập mặt trong cuộc bầu vừa qua, cũng sẽ phải suy nghĩ lại những gì họ đã làm, phải làm một cuộc lột xác nội bộ nếu muốn lấy lại uy tín và niềm tin của quần chúng. Khó ai có thể chối cãi việc TTDC phe đảng quá mức chẳng những đã làm mất niềm tin của quần chúng, mà còn tạo bất bình vì thiếu công bằng. Dân Mỹ nói chung rất trọng công bằng -fairness-, và TTDC đã đi quá xa, nhất là báo New York Times bị coi như cơ quan ngôn luận của DC, và đài CNN, bị gọi là Clinton News Network. Trong mùa tranh cử, TTDC tràn ngập cáo phó về CH. Cuối cùng thì thiên hạ lại đi dự đám ma DC.
New York Times đã viết một bài dài, xin lỗi độc giả vì đã tiên đoán sai lầm, đánh giá không chính xác hậu thuẫn của ông Trump, không hiểu những ưu tư, lo ngại của một khối lớn dân Mỹ. Đây dĩ nhiên là một bước tiến đáng ghi nhận, nhưng dù sao vẫn chưa đủ: NYT vẫn chưa chịu nhìn nhận đã có quan điểm cấp tiến cực đoan, hoàn toàn thiên vị. Và vẫn chứng nào tật nấy, loan tin đám dân đang biểu tình đập phá chống ông Trump với thiện cảm, không một lời tố cáo nào, tập trung nỗ lực đả kích nội các mới của ông Trump mặc dù chưa ai nhậm chức. Xin lỗi thì xin lỗi, phe đảng vẫn phe đảng.
TTDC có cách bào chữa rất sáng tạo. Khi họ tung hô TT Obama thì họ biện giải trách nhiệm của truyền thông là giúp cho chính quyền thành công. Bây giờ họ đánh ông Trump thì họ vặn vẹo truyền thông có trách nhiệm chống chính quyền chứ không thể dạ vâng suốt ngày. Các cụ ta gọi là “lưỡi không xương, muôn đường lắt léo” là vậy.
Ngay cả đảng CH cũng phải tìm cách hàn gắn, sau những chia rẽ lớn giữa hai phe ủng hộ và chống ông Trump. Khối #NeverTrump và các chính khách “phản đảng” đào ngũ qua phe bà Hillary, mất hết uy tín trong nội bộ đảng sẽ phải “tự kiểm thảo” và “hồi chánh”. Ông Romney đã gặp ông Trump và có thể tham gia nội các. Ông Jeb Bush kêu gọi đảng CH nhất trí yểm trợ tổng thống tân cử, xây dựng lại đảng.
Chuyện xin chữ ký để cử tri đoàn bỏ phiếu cho bà Hillary có tính khôi hài, như mấy đứa con nít lăn ra ăn vạ vì không được ăn kẹo. Trên nguyên tắc, chuyện thay đổi bầu bán kiểu này có thể xẩy ra, hoàn toàn hợp pháp, và bà Hillary có thể trở thành tổng thống được. Nhưng trên thực tế, chẳng thể nào xẩy ra, ít ra phải có gần 40 đại biểu của ông Trump phản đảng, nhẩy rào bỏ phiếu cho bà Hillary thì bà mới đắc cử, là chuyện không thể xẩy ra.
Cử tri đoàn là đại biểu của các tiểu bang, họ phải bỏ phiếu theo tiểu bang mình, sao lại đòi hỏi họ bỏ phiếu theo các tiểu bang khác. Ví dụ: ông Trump thắng tại Florida, làm sao các đại biểu của Florida lại có thể bỏ phiếu cho bà Hillary chỉ vì bà này thắng tại Cali được? Lý luận vậy mà cũng có người nghe! Ấy vậy chứ một ông giáo sư đại học Harvard đã khẩn khoản van nài các đại biểu dẹp chuyện “ý dân” đi và bầu cho bà Hillary để “cứu nước Mỹ”. Vẫn cái bệnh cố hữu của mấy ông bà trí thức cấp tiến “chỉ có tôi là không ngoan, có lý, tất cả thiên hạ đều ngu hết”. Dẹp ý dân đi, nghe theo ý tôi!
Mà nếu đảng DC “ăn cướp” bầu cử kiểu này được thật thì nước Mỹ sẽ có nội chiến ngay. Đừng quên phản ứng của khối 60 triệu người đã bầu cho ông Trump, một phần không nhỏ là dân cao bồi. Ông thần Trump dĩ nhiên sẽ không ngồi yên.
Dù sao thì việc làm của nhóm người này cũng nêu lên một vấn đề cần xét lại: đó là thể thức bầu gián tiếp qua cử tri đoàn.
Trước hết, ta cần phải hiểu đây là hình thức bầu bán cực kỳ phức tạp mà các cha già của nước Mỹ này đã tốn không biết bao nhiêu công sức mới nghĩ ra được, rồi lại được điều chỉnh liên tục từ cả hơn 200 năm qua. Chủ ý là tôn trọng tiếng nói tương đối đồng đều cho tất cả các tiểu bang trong liên bang.
Nếu bầu tổng thống dựa trên kết quả phổ thông đầu phiếu của cả nước, thì hiển nhiên những tiểu bang lớn hai bên ven biển như New York, New Jersey, Cali,... sẽ nắm trọn vẹn quyền quyết định, trong khi không ai để ý đến tiếng nói và quyền lợi của mấy chục tiểu bang nằm giữa hết. Hệ quả tất yếu là những tiểu bang này sẽ không có lý do gì ở lại trong liên bang nữa, mà sẽ rút ra, thành một liên bang độc lập hoàn toàn, hay thành hai ba chục “nước” độc lập. Liên bang hiện hữu sẽ tan vỡ.
Phe ta đòi hỏi bà Hillary phải là tổng thống vì bà thắng ông Trump tới hơn 2 triệu phiếu. Không sai là bà Hillary thắng khoảng hai triệu phiếu. Nhưng cái mà TTDC không nói rõ là tại đúng một tiểu bang Cali, bà Hillary đã thắng ông Trump tới gần 4 triệu phiếu. Như vậy nếu trên cả nước, bà Hillary chỉ thắng có 2 triệu phiếu, thì trừ qua trừ lại, có nghiã là ông Trump đã thắng 2 triệu phiếu trên 49 tiểu bang còn lại, có phải không? Có nghiã là bà Hillary chỉ là tổng thống của Cali, và ông Trump là tổng thống của cả nước. Tại sao cả nước phải theo Cali?
Ta cũng đừng nên quên là sách lược tranh cử của hai ứng viên hoàn toàn bị chi phối bởi thể thức bầu gián tiếp hiện hữu, cốt sao đạt được thắng lợi theo thủ tục này. Ông Trump đã biết rõ đi kiếm phiếu cho mình ở đâu đủ để đắc cử, nói gì để có thể thắng, trong khi bà Hillary mù tịt, một lần nữa chứng tỏ những chê bai về ông Trump không có kinh nghiệm hay khả năng chính trị là sai bét.
Một yếu tố quan trọng khác: hình thức cử tri đoàn đã dìm chết cả triệu phiếu của dân bảo thủ tại những tiểu bang cấp tiến lớn (không phải xôi đậu) như Cali, New York, New Jersey, Illinois, Massachusetts,...Họ biết đi bỏ phiếu cũng vô ích vì chắc chắn bà Hillary sẽ thắng tại tiểu bang của họ, nên họ nằm nhà. Nhưng nếu bầu theo số phiếu dân thì cả triệu người này sẽ đi bỏ phiếu, CH sẽ có thêm cả triệu phiếu nữa. Không có gì bảo đảm bà Hillary sẽ có nhiều phiếu hơn.
Bà thượng nghị sĩ Barbara Boxer của DC đã đệ nạp dự luật hủy bỏ cử tri đoàn để “bảo đảm tiếng nói của mỗi cử tri được tôn trọng”. Thật ra, hủy bỏ cử tri đoàn sẽ khiến cho tiếng nói của cử tri của ít nhất hai chục tiểu bang bị tắt ngúm.
Thực tế nhất, sẽ không có cách nào bỏ thể thức này được vì như vậy sẽ phải sửa Hiến Pháp, cần ít nhất 37 tiểu bang (2/3) chấp nhận. Hiện nay DC chỉ kiểm soát có 17 tiểu bang, làm sao đủ túc số sửa Hiến Pháp?
Bà Jill Stein, ứng viên cấp tiến cực đoan của đảng Xanh –Green Party-, thu được 1% phiếu tại Wisconsin. Dù vậy, bà cũng nộp đơn đòi đếm phiếu lại tại cả tiểu bang này, và tuyên bố sẽ đòi hỏi tương tự tại Michigan và Pennsylvania, vì bà Stein tố chuyên gia điện toán của Putin đã xâm nhập và cài máy bầu để tăng số phiếu của ông Trump. Theo luật Wisconsin, bà Stein sẽ phải trả chi phí đếm lại, cỡ chừng 2 triệu chưa kể vài triệu cho các luật sư. Bà Stein trong một tuần qua, đã thu được gần 5 triệu tiền “đóng góp” không biết của ai. Đây không phải là lần đầu đảng Xanh đòi đếm phiếu lại. Năm 2004 cũng đảng Xanh đòi đếm phiếu lại tại Ohio và ứng viên DC John Kerry được thêm 300 phiếu.
Kỳ hạn chót để chính thức xác nhận kết quả bầu cử là 13 tháng 12 trước khi cử tri đoàn chính thức bầu 19 tháng 12, 2016.
Nói tóm lại, “bên thua cuộc” đang loay hoay đủ kiểu để tìm cách lật ngược kết quả bầu cử, như mấy anh chết đuối đang tìm phao.
Nhìn xa, TT Trump sẽ có nhiều việc không làm được, sẽ rất đau đầu. Ông sẽ phải làm việc với lưỡng viện quốc hội. CH kiểm soát cả hai viện, nhưng không ít dân cử CH chống ông Trump quyết liệt, chưa chắc ông sẽ đủ đa số để làm gì. Sau đó, CH chỉ mới có 52 ghế tại Thượng Viện, chưa được đa số tuyệt đối 60, có nghiã là sẽ bị DC ngăn chặn rất nhiều việc, không phải muốn làm gì cũng được.
Nhận xét cuối cùng: một số không ít dân Mỹ không chấp nhận kết quả bầu cử, xuống đường biểu tình, đập phá liên tục cả tuần lễ sau bầu cử. Họ cũng dọa sẽ huy động cả triệu người biểu tình tại thủ đô ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức. Nghe qua đã thấy đáng ngại. Nhưng có lẽ sẽ chẳng thấm vào đâu khi ông Trump bắt đầu hành động, chẳng hạn như ra lệnh trục xuất hàng ngàn di dân lậu, hay thu hồi một phần Obamacare. Hàng ngàn người sẽ biểu tình chống đối, với sự cổ võ của TTDC, và sự gián tiếp đồng tình của TT Obama và bà Hillary. Bạo động sẽ khó tránh.
Sóng thần Trump đã nhận chìm cả đảng DC, khối cấp tiến, và TTDC. Cái nguy cơ trước mặt là nếu không khéo, sóng thần này cũng có thể quét luôn cả nước Mỹ ra biển. (27-11-16)
Vũ Linh
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đám Bắc Kỳ
Trong bài viết “Tổng Quan Về Hồi Ký Tô Hoài,” Đặng Tiến có nhận xét sau:
“Ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn Ái Quốc ...”
Thực là qúi hóa! Nhờ Tô Hoài đã chán viết “hồi ký bao cấp” nên qua Chiều Chiều độc giả mới biết được cuộc sống (đích thực) của một gia đình nông dân ở miền Bắc, Việt Nam.
Từ cái năm xây cống Trà, đồng bớt mặn khỏi mặn, ông Ngải ra vỡ hoang được chín miếng thành ruộng rồi ở luôn đấy, chẳng bao lâu những nhà khác cũng kéo ra, cái xóm to dần. Bà Ngải lại kể ngày trước ông ấy đi kéo cày mướn thay trâu. Một con trâu thường đi suất ba sào. Ông kéo một buổi năm sào ruộng dầm gần gấp đôi trâu, chỉ đổi vai thừng một lần. Ngày công cao gấp rưỡi người khác mà các chủ ruộng đều ưa gọi ông, nhiều người đặt hẳn cọc đâu năm.
Rồi lại việc sông nước, đi cất vó. Cái năm ra phá hoang, chưa nên đất phải bện cỏ đánh luống để vũi dây khoai. Được ba tháng lá tốt um, móc lên ngốt mắt những củ khoai mập mạp. Rồi ông ấy lợp lều ở luôn, vừa trông vừa làm. Đến khi thành ruộng đã cấy được rồi mà cứ gặt xong lại cuốc, đất ngấu như bãi bồi. Thế là lại cắm luống dưa hồng, dưa gang, được quả to như lợn tháu lăn lóc cả đồng.
Nghe cứ như nếp sinh hoạt của đám nông dân vào Thời Trung Cổ: tối tăm và ngập bùn lẫn đất. Được cái là an bình và no đủ, dù đạm bạc.
Giá vợ chồng và con cái của ông bà Ngãi cứ được tiếp tục cuộc sống tối tăm như thế mãi thì chắc ... họ cũng không có (và không biết) gì để phàn nàn. Nhưng cách mạng bùng lên, với nhiều đường lối và chủ trương vô cùng quyết liệt: Cải Cách Ruộng Đất, Hợp Tác Xã, Giải Phóng Miền Nam ...
Trong nhà ông Ngải cũng nhiều đối thay. Ốc đã đi bộ đội. Cả Toàn con rể, ông bà cho ở gửi rể, cũng đi bộ đội. Chỉ ông bà Ngải vẫn ngày ngày nghe kẻng ra đồng làm. Nhưng ông Ngải ghét nhất cái cảnh ra đầu xóm đứng lố nhố, chuyện râm ran, điểm danh mấy lần vẫn chưa đủ người, đến khi cả tổ ra tới giữa đồng thì mặt trời đã lên ngang lưng tre. Ông Ngải bực mình chửi làm ăn thế này thì đói rã họng ra đến nơi. Ông Ngải không đi với mọi người. Ông hỏi hôm nay làm gì rồi ông xuống đồng trước. Ông Ngải đi sớm về muộn.
Ông làm theo ý ông, không biết cái kẻng. Ông đã quá tuổi lao động, ông làm hay không cũng thế, nhưng hôm nào không đi làm thì chân tay như uỗi ra. Cái gì ông cũng tự nghĩ rồi làm. Ông chỉ cho con cái học cho biết mặt chữ. Ông gả chồng cho cái Hến cũng không biết thế là tảo hôn, mà làng nước cũng chẳng ai bắt bẻ ông. Thằng ốc nhà độc đinh ông vẫn cho đi bộ đội. Ông bảo “đi cho biết đó biết đây”.
Suy nghĩ của ông Ngãi xem chừng hơi giản dị nhưng cuộc đời thì không, dù là đời sống của một ông nông dân chân chất, vẫn theo ngòi bút của Tô Hoài:
Tôi lại về xóm Đồng... Bao nhiêu năm rồi, ông Ngải ngồi bên búi tre lép, ngày ngày mọi việc trôi qua như dòng sông quanh ngoài chân tre. Cũng đồng đất ấy, nhưng chẳng ai nhắc đến thời hợp tác xã. Người đời hay tránh cái đau, cái hèn kém cả đến trong ăn nói cũng kiêng những tiếng thô, tiếng bỗ bã...
Một con trâu vào xóm. Đường ngõ vướng tường và nhà cao, chân trâu bước âm âm rời rạc như tiếng chày giã bèo. Rồi ló ra con trâu đi, một bé cưỡi trâu, một người đàn bà vai vác như cái sào, như cây mía, một bé quảy gánh cỏ rảo bước như chạy. Ông Ngải không nhìn ra, nhưng nói:
- Mẹ con nhà nó.
Nói rồi ông ngước mặt:
- Anh Tư về chơi, mẹ Hến à!
Cô Hến ngả nón. Cô Hến chỉ bé sắt người lại còn thì vẫn như trước, cứ hao hao mà không khác mấy.
- Anh mới về. Mấy chục năm rồi...
- Năm nay cô bao nhiêu tuổi, cứ trừ đi khoảng mười lăm năm thì là bấy nhiêu lâu.
- Tính làm gì cho già người. Trông anh vẫn thế, bố em mà không gọi tên. em vẫn nhận ra.
- Cô với cháu đi làm đồng về. Thằng bé cưỡi trâu này ngày trước nằm võng phải không?
- Em vào trong xóm mua chuối...
- Thế thì cô là lái chuối...
Tôi hỏi:
- Anh Toàn nhà cô đâu?
- Báo cáo với anh, nhà em lên Hà Nội làm xế lô. Có khi anh gặp mà không nhận ra thôi. Đến mùa thì về đỡ đần việc nhà. Cày cuốc ra hạt gạo, thì đồng tiền lại hiếm. Chẳng đạp cái xế lô thì đào đâu ra tiền làm nhà, trát sân, lại tiêu pha cho các cháu đi học. Thằng nhớn cũng thôi học rồi, chưa đến tuổi tuyển quân, đương đòi xuống Diêm làm cửu vạn …
Cô Hến lại kể:
- Nhà em bảo em lên ở Hà Nội. Giàu có nhà quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ, vẫn đồn thế mà. Người hèn đớn cũng kiếm được, không mất bữa. Gánh đồng nát mà lãi quan viên. Nhà em bảo thế, em cũng đã lên xem sao.
Rồi cô Hến cười rúm mặt lại:
- Chưa nổi phiên chợ em phải nhảo về. Kệch đến ngày xuống lỗ
- Thủ đô đấy, mà cô chê a?
- Mỗi tối thuê cái chiếu nằm gầm cầu, có tiền bạc của nả thì gối đầu, giắt lên ngực. Bốn bên lủng củng người nằm, nói anh bỏ lỗi, nó đéo nhau huỳnh huỵch rồi lại chửi nhau, quát nhau to tiếng hơn ô tô chạy ngoài đường. Cả đêm không tải nào chợp mắt, ăn cơm lại oẹ ra, ốm đến nơi. Thế là cút ngay. Thuê kẹo em cũng không bao giờ dám lên Hà Nội nữa.
Chiều Chiều xuất bản vào năm 1997. Tô Hoài từ trần năm 2014. Ông bà Ngải cũng không còn trên dương thế. Cậu con rể (hẳn) đã trở thành một công dân lão hạng, và e không còn sức vóc để tiếp tục đạp xế lô như xưa nữa. Loại xe này, nghe đâu, cũng đã bị cấm tiệt cả rồi.
Cháu ngoại ông Ngải (chắc) đang làm cửu vạn ở Diêm, như dự tính. Cái Hến (không chừng) đã thành bà nội và (có lẽ) vẫn ở lại xóm Đồng vì không quen cảnh sống (“bốn bên lủng củng người nằm đéo nhau huỳnh huỵch”) ngay giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại!
Cả gia đình ông Ngãi chỉ có mội thằng Ốc là đi bộ đội vào giải phóng miền Nam nhưng chưa đến nơi đã trở thành liệt sĩ nên lỡ mất cái cơ hội mang cái khung xe đạp, hay con búp bê, về lại xóm làng. Ấy thế chứ cứ theo dư luận thì cả nhà vẫn bị điều tiếng (và đay nghiến) là ... đám Bắc kỳ:
Rồi suốt dãy đường Cộng Hoà từ Lăng cha Cả trở lên đến Bến Xe Tây Ninh, cũng là những nhà lầu to, đẹp, khang trang được cất lên của bọn cán bộ cối, rồi suốt trong vùng Phi Trường Tân Sơn Nhất cũng hàng trăm hàng ngàn ngôi nhà lớn được xây cất và chủ nhân toàn là những tay tướng tá trong quân đội bắc kỳ bảy lăm chính cống, họ có xe hơi đời mới, từ Lexus đến Mexcedes, họ ăn uống sang hơn những bậc hào phú quan quyền hồi xưa nhiều, kéo theo môt đám bắc kỳ con ngông nghênh chạy xe phân khối lớn, xế nổ chạy xé gió ngoài đường, sau những cuộc đua xe với tốc độ kinh hoàng, đã gây ra biết bao nhiêu tai nạn cho người dân lành vô tội, các qúi tử nầy đều là con các ông lớn bắc kỳ làm việc tại thành Hồ.
Chờ khách. Ảnh: Quang Tình
“Ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn Ái Quốc ...”
Thực là qúi hóa! Nhờ Tô Hoài đã chán viết “hồi ký bao cấp” nên qua Chiều Chiều độc giả mới biết được cuộc sống (đích thực) của một gia đình nông dân ở miền Bắc, Việt Nam.
Từ cái năm xây cống Trà, đồng bớt mặn khỏi mặn, ông Ngải ra vỡ hoang được chín miếng thành ruộng rồi ở luôn đấy, chẳng bao lâu những nhà khác cũng kéo ra, cái xóm to dần. Bà Ngải lại kể ngày trước ông ấy đi kéo cày mướn thay trâu. Một con trâu thường đi suất ba sào. Ông kéo một buổi năm sào ruộng dầm gần gấp đôi trâu, chỉ đổi vai thừng một lần. Ngày công cao gấp rưỡi người khác mà các chủ ruộng đều ưa gọi ông, nhiều người đặt hẳn cọc đâu năm.
Rồi lại việc sông nước, đi cất vó. Cái năm ra phá hoang, chưa nên đất phải bện cỏ đánh luống để vũi dây khoai. Được ba tháng lá tốt um, móc lên ngốt mắt những củ khoai mập mạp. Rồi ông ấy lợp lều ở luôn, vừa trông vừa làm. Đến khi thành ruộng đã cấy được rồi mà cứ gặt xong lại cuốc, đất ngấu như bãi bồi. Thế là lại cắm luống dưa hồng, dưa gang, được quả to như lợn tháu lăn lóc cả đồng.
Nghe cứ như nếp sinh hoạt của đám nông dân vào Thời Trung Cổ: tối tăm và ngập bùn lẫn đất. Được cái là an bình và no đủ, dù đạm bạc.
Giá vợ chồng và con cái của ông bà Ngãi cứ được tiếp tục cuộc sống tối tăm như thế mãi thì chắc ... họ cũng không có (và không biết) gì để phàn nàn. Nhưng cách mạng bùng lên, với nhiều đường lối và chủ trương vô cùng quyết liệt: Cải Cách Ruộng Đất, Hợp Tác Xã, Giải Phóng Miền Nam ...
Trong nhà ông Ngải cũng nhiều đối thay. Ốc đã đi bộ đội. Cả Toàn con rể, ông bà cho ở gửi rể, cũng đi bộ đội. Chỉ ông bà Ngải vẫn ngày ngày nghe kẻng ra đồng làm. Nhưng ông Ngải ghét nhất cái cảnh ra đầu xóm đứng lố nhố, chuyện râm ran, điểm danh mấy lần vẫn chưa đủ người, đến khi cả tổ ra tới giữa đồng thì mặt trời đã lên ngang lưng tre. Ông Ngải bực mình chửi làm ăn thế này thì đói rã họng ra đến nơi. Ông Ngải không đi với mọi người. Ông hỏi hôm nay làm gì rồi ông xuống đồng trước. Ông Ngải đi sớm về muộn.
Ông làm theo ý ông, không biết cái kẻng. Ông đã quá tuổi lao động, ông làm hay không cũng thế, nhưng hôm nào không đi làm thì chân tay như uỗi ra. Cái gì ông cũng tự nghĩ rồi làm. Ông chỉ cho con cái học cho biết mặt chữ. Ông gả chồng cho cái Hến cũng không biết thế là tảo hôn, mà làng nước cũng chẳng ai bắt bẻ ông. Thằng ốc nhà độc đinh ông vẫn cho đi bộ đội. Ông bảo “đi cho biết đó biết đây”.
Suy nghĩ của ông Ngãi xem chừng hơi giản dị nhưng cuộc đời thì không, dù là đời sống của một ông nông dân chân chất, vẫn theo ngòi bút của Tô Hoài:
Tôi lại về xóm Đồng... Bao nhiêu năm rồi, ông Ngải ngồi bên búi tre lép, ngày ngày mọi việc trôi qua như dòng sông quanh ngoài chân tre. Cũng đồng đất ấy, nhưng chẳng ai nhắc đến thời hợp tác xã. Người đời hay tránh cái đau, cái hèn kém cả đến trong ăn nói cũng kiêng những tiếng thô, tiếng bỗ bã...
Một con trâu vào xóm. Đường ngõ vướng tường và nhà cao, chân trâu bước âm âm rời rạc như tiếng chày giã bèo. Rồi ló ra con trâu đi, một bé cưỡi trâu, một người đàn bà vai vác như cái sào, như cây mía, một bé quảy gánh cỏ rảo bước như chạy. Ông Ngải không nhìn ra, nhưng nói:
- Mẹ con nhà nó.
Nói rồi ông ngước mặt:
- Anh Tư về chơi, mẹ Hến à!
Cô Hến ngả nón. Cô Hến chỉ bé sắt người lại còn thì vẫn như trước, cứ hao hao mà không khác mấy.
- Anh mới về. Mấy chục năm rồi...
- Năm nay cô bao nhiêu tuổi, cứ trừ đi khoảng mười lăm năm thì là bấy nhiêu lâu.
- Tính làm gì cho già người. Trông anh vẫn thế, bố em mà không gọi tên. em vẫn nhận ra.
- Cô với cháu đi làm đồng về. Thằng bé cưỡi trâu này ngày trước nằm võng phải không?
- Em vào trong xóm mua chuối...
- Thế thì cô là lái chuối...
Tôi hỏi:
- Anh Toàn nhà cô đâu?
- Báo cáo với anh, nhà em lên Hà Nội làm xế lô. Có khi anh gặp mà không nhận ra thôi. Đến mùa thì về đỡ đần việc nhà. Cày cuốc ra hạt gạo, thì đồng tiền lại hiếm. Chẳng đạp cái xế lô thì đào đâu ra tiền làm nhà, trát sân, lại tiêu pha cho các cháu đi học. Thằng nhớn cũng thôi học rồi, chưa đến tuổi tuyển quân, đương đòi xuống Diêm làm cửu vạn …
Cô Hến lại kể:
- Nhà em bảo em lên ở Hà Nội. Giàu có nhà quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ, vẫn đồn thế mà. Người hèn đớn cũng kiếm được, không mất bữa. Gánh đồng nát mà lãi quan viên. Nhà em bảo thế, em cũng đã lên xem sao.
Rồi cô Hến cười rúm mặt lại:
- Chưa nổi phiên chợ em phải nhảo về. Kệch đến ngày xuống lỗ
- Thủ đô đấy, mà cô chê a?
- Mỗi tối thuê cái chiếu nằm gầm cầu, có tiền bạc của nả thì gối đầu, giắt lên ngực. Bốn bên lủng củng người nằm, nói anh bỏ lỗi, nó đéo nhau huỳnh huỵch rồi lại chửi nhau, quát nhau to tiếng hơn ô tô chạy ngoài đường. Cả đêm không tải nào chợp mắt, ăn cơm lại oẹ ra, ốm đến nơi. Thế là cút ngay. Thuê kẹo em cũng không bao giờ dám lên Hà Nội nữa.
Chiều Chiều xuất bản vào năm 1997. Tô Hoài từ trần năm 2014. Ông bà Ngải cũng không còn trên dương thế. Cậu con rể (hẳn) đã trở thành một công dân lão hạng, và e không còn sức vóc để tiếp tục đạp xế lô như xưa nữa. Loại xe này, nghe đâu, cũng đã bị cấm tiệt cả rồi.
Cháu ngoại ông Ngải (chắc) đang làm cửu vạn ở Diêm, như dự tính. Cái Hến (không chừng) đã thành bà nội và (có lẽ) vẫn ở lại xóm Đồng vì không quen cảnh sống (“bốn bên lủng củng người nằm đéo nhau huỳnh huỵch”) ngay giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại!
Cả gia đình ông Ngãi chỉ có mội thằng Ốc là đi bộ đội vào giải phóng miền Nam nhưng chưa đến nơi đã trở thành liệt sĩ nên lỡ mất cái cơ hội mang cái khung xe đạp, hay con búp bê, về lại xóm làng. Ấy thế chứ cứ theo dư luận thì cả nhà vẫn bị điều tiếng (và đay nghiến) là ... đám Bắc kỳ:
- Nguyễn Hữu Huấn: Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy "dzô tuyến chuyền hình” hay cái "ra dzô” ra thì thấy liền, các "xướng ngôn dziêng” hầu như "chăm phần chăm” đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng "E Việt Nam”, mợ nào mợ nấy đều khoe "em người Hà Lội” hết ráo! Chẳng biết tại "dziêng dzáng” hay” phe đảng”?
Rồi suốt dãy đường Cộng Hoà từ Lăng cha Cả trở lên đến Bến Xe Tây Ninh, cũng là những nhà lầu to, đẹp, khang trang được cất lên của bọn cán bộ cối, rồi suốt trong vùng Phi Trường Tân Sơn Nhất cũng hàng trăm hàng ngàn ngôi nhà lớn được xây cất và chủ nhân toàn là những tay tướng tá trong quân đội bắc kỳ bảy lăm chính cống, họ có xe hơi đời mới, từ Lexus đến Mexcedes, họ ăn uống sang hơn những bậc hào phú quan quyền hồi xưa nhiều, kéo theo môt đám bắc kỳ con ngông nghênh chạy xe phân khối lớn, xế nổ chạy xé gió ngoài đường, sau những cuộc đua xe với tốc độ kinh hoàng, đã gây ra biết bao nhiêu tai nạn cho người dân lành vô tội, các qúi tử nầy đều là con các ông lớn bắc kỳ làm việc tại thành Hồ.
Chờ khách. Ảnh: Quang Tình
Nhà văn Trần Yên Hoà viết không có gì sai nhưng e không đúng lắm
với hoàn cảnh của gia đình ông Ngải, ở cái Xóm Đồng (nào
đó) thuộc tỉnh Thái Bình. Ông bà Ngãi chắc chắn chưa bao giờ
được tận mắt được nhìn một cái Lexus hay Mercedes nào cả. Con
cháu họ có lẽ cũng chưa đứa nào được “may mắn” bước chân lên
một chiếc phi cơ nên cái cơ hội được trở thành một tiếp viên
hàng không (e) xa vời lắm.
Như đã thưa (đôi lần) tôi chưa bao giờ được đặt chân đến miền
Bắc nên không thể biết là có bao nhiêu triệu nông dân (đang sống
trong cảnh bần cùng) ở vùng đất này, như gia đình ông Ngãi.
Chỉ đoán già đoán non rằng họ chiếm khoảng chừng 60 đến 70
phần trăm dân số của nửa phần đất nước. Họ mới chính là
những nạn nhân lâu năm nhất, khốn khổ và khốn nạn nhất của
chế độ hiện hành.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ còn có hai loại người thôi: thống trị
và bị trị. Cả nước đã rơi vào tay cộng sản mà còn chia phe
(Bắc/Nam/Trung) nữa bao giờ mới thoát nạn được, hả Trời?
NS. TUẤN KHANH * THẾ KỶ ÁNH SÁNG
Thế kỷ ánh sáng
Những năm tháng là sinh viên, tôi hay tò mò về việc phân chia đất nước Đại Hàn. Một bên theo Tư bản và một bên theo Cộng sản. Nhất là vào những năm 80 và 90, tôi luôn ấn tượng về phong trào sinh viên Nam Hàn xuống đường biểu tình đòi thống nhất, ủng hộ Bắc Hàn. Truyền hình đưa tin sinh viên đụng độ với cảnh sát, lập chiến lũy, bị truy bắt… là những câu chuyện khiến tôi háo hức tìm đọc rất nhiều thứ về đất nước bị chia cắt đó. Lý do tôi muốn biết, vì Đại Hàn cũng tương tự với một Việt Nam trong lịch sử.
May mắn thay, tôi lại có cơ hội bạn bè với nhiều sinh viên Nam Hàn. Trong đó có một nam sinh viên là Oh và một nữ sinh viên là Kim. Những người này hay ngạc nhiên hỏi tôi là vì sao cứ hỏi những chuyện không ai hỏi, và họ bày tỏ cũng rất chân thành suy nghĩ của mình.
Oh từng xuống đường biểu tình nhiều lần, và bị cảnh sát Nam Hàn đánh tơi tả. Anh nói là anh xuống đường không vì chính trị mà vì bạn bè mình đã đi, mình cũng phải đi. Và bị đánh thì phải đánh trả. Còn Kim thì ngồi suốt với tôi và anh Đỗ Trung Quân ở một quán nhỏ ở Binh Thạnh, nói về lý tưởng. Kim nói cô thần tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, tức ông nội và cha của Kim Chính Ân, lãnh tụ Bắc Hàn hiện nay. Cô sinh viên Nam Hàn này xuống đường biểu tình, đòi thống nhất với Bắc Hàn, chống chính quyền Nam Hàn đến mức bị truy tìm, phải bỏ trốn ra nước ngoài, rồi cô đến Việt Nam vì cô nghĩ rằng Việt Nam gần và thân thuộc với Bắc Hàn.
Tôi còn nhớ mình và anh Đỗ Trung Quân im lặng nghe cô Kim ngợi ca về chủ nghĩa Cộng sản. Anh Quân cố hỏi vài câu thăm dò rồi sau đó, cả hai thoái thác không gặp lại Kim nữa. Khác với cô sinh viên Nam Hàn ấy, trong muôn vàn ảo tưởng của đời người, tin vào chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn là điều chúng tôi đã may mắn, sớm bước qua từ tuổi 20.
Nhiều năm sau, tôi có gặp lại Oh, và cũng nghe nói về cô Kim ấy. Họ vẫn ở Việt Nam vì đã có cơ sở làm ăn và quen cuộc sống ở đây. Nhưng không ai muốn nhắc về những gì của tuổi trẻ của họ khi còn ở trong đất nước. Oh thì cười xòa, nói “thôi thôi”. Còn cô Kim thì không còn nói gì về Bắc Hàn hay thống nhất nữa. Thời đại mới với truyền thông tự do khắp nơi, đủ để lan truyền về một Bắc Hàn thật sự ra sao. Và giờ đây, tôi cũng không còn thấy những cuộc biều tình đòi thống nhất của giới sinh viên cánh tả Hàn Quốc trên truyền hình nữa. Tin tức thì lại hay nói về những phong trào chuyển lương thực, đồ chơi và tin tức bằng bong bóng qua biên giới Bắc Hàn, giúp cho người dân khốn khổ ở sau đường biên của chế độ độc tài.
Tôi nhớ câu nói của Martin Luther King (1929-1968), câu nói hay làm tôi nghĩ ngợi “Chúng ta phải biết sống chung với nhau như là anh em, hoặc tiêu tan cùng nhau như những kẻ ngu muội”. (We must learn to live together as brothers or perish together as fools). Chắc là rất nhiều người Nam Hàn đã tìm mọi cách để đem sự thật đến cho thế hệ mình và sau nữa. Họ sống với tinh thần như những người anh em với nhau. Thật kiên nhẫn và đáng quý. Họ đã làm được, để thế hệ Nam Hàn hôm nay đủ nhận biết về các ảo tưởng cách mạng và những kẻ độc tài biên kia Bàn Môn Điếm, để tương lai người Nam Hàn sống với nhau mà không tàn phá nhau, không rửa nát trong ngu muội.
Nhiều thập niên trước, tôi cũng thần tượng Fidel Castro và cách mạng Cuba. Thầy dạy sử của tôi kể say mê rằng Fidel Castro đã thành huyền thoại khi tự mình đứng trước tòa bào chữa cho mình, và chế độ độc tài Batista buộc phải trả tự do cho ông. Nhưng rồi nhiều năm sau, tôi cũng tự hỏi một nền tư pháp của chế độ độc tài ấy, vì sao có thể tuyệt vời đến nhường ấy khi nhìn ra công lý để trả tự do cho Fidel.
Trong khi 47 năm cầm quyền của Fidel Castro, tòa án là vô nghĩa, hàng
chục ngàn người phải lưu đày, tù ngục hoặc bỏ trốn khỏi nước. Hàng trăm
người hành quyết công khai bởi các nhóm xử bắn lưu động nhưng không có
cơ hội nào được tự bào chữa như Fidel Castro đã từng. Huyền thoại về
công lý ở Cuba từng cứu sống Fidel, và rồi bị bóp chết bởi chính ông.
Tôi cũng muốn sống với thế hệ mình, và thế hệ mai sau như những người
anh em, để chúng ta không rửa nát trong ngu muội. Vì vậy, tôi đã cố viết
và nói, như có sự thúc giục không ngừng trong mình, rằng chúng ta phải
tồn tại trong lẽ phải và sự thật. Chúng ta không thể rửa nát bằng sự
tưởng tượng hay niềm tin bất cần lịch sử của những khổ đau mà con người
đã gánh chịu.
Như một con cua phải tự lột vỏ mỉnh, hết sức đau đớn, nhưng để sống còn,
tôi đã bước qua những ngày tháng thiếu niên, mệt mỏi tự truy vấn để
thôi ôm ấp những giấc mơ về Stalin, Lenin hay Fidel Castro, cũng không
khác gì việc tôi đã tự mình chạy ra khỏi những hội hè mang tên Lê Văn
Tám, Bảy Lốp… giữa những e dè và tổn thương của người quen, bạn bè trong
suốt một giai đoạn dài. Nơi tôi đến, là sự thật. Mà sự thật thì không
thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình
bằng sinh mạng và máu của người khác.
Nhưng vì tôi tin rằng chúng ta là anh em, là đồng bào. Và chúng ta sẽ
tồn tại cùng nhau chứ không thể cùng rửa nát trong sự ngu muội. Và đôi
khi, tôi biết, thật đau đớn khi phải lột bỏ những gì đã học, đã biết, đã
tin để bước ra cánh cửa, nhận ra sự thật mới mẻ. Nhưng đó là cách cuối
cùng để chúng ta hay con cháu chúng ta không rửa nát, không trở thành kẻ
đáng thương trong thế kỷ ánh sáng.
SƠN TRUNG * SIHANOUK LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM
SIHANOUK : LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM
SƠN TRUNG
Ông hoàng Sihanouk được dân Cao Mên kính trọng và thế giới khen ngợi.Một tài liệu ngoại quốc khen ông:" Ông hoàngNorodom Sihanouk (1922- 2012) là một người yêu nước, và là một lãnh tụ của Cambodge đã tranh đấu với thực dân Pháp cho nền độc lập, và bảo vệ quốc gia của ông thoát khỏi áp lực của các cường quốc [1]
Người Cambodge tôn xưng ông là Quốc phụ , là hoàng đế đại anh hùng của Cambodge.[2]
Giữa đế quốc đen và đế quốc đỏ, người dân nhược tiểu thường mong được trung lập, không muốn can dự vào cuộc tranh chấp giữa các cường quốc. Đó là ý nguyện chính đáng. Sau đệ nhị đã nổi lên Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào. Phong trào này chủ yếu là đứa con tinh thần của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, cựu tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser và chủ tịch Nam Tư Josip Broz Tito. Tổ chức được thành lập tháng 4 năm 1955; đến năm 2007, nó có 118 thành viên. Mục đích của tổ chức như đã ghi trong Tuyên bố La Habana năm 1979 là đảm bảo "sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết" trong "cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như chống lại các đại cường quốc và chính sách của các khối". Họ đại diện cho gần hai phần ba thành viên Liên Hiệp Quốc và 55 phần trăm dân số thế giới, đặc biệt là những quốc gia được xem là đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ ba.
Tại Việt Nam, hộ pháp Phạm Công Tắc, Hồ Hữu Tường cũng đi theo chủ trương này. Nhất là Hồ Hữu Tường sau 1975, đã gửi thư cho Việt Cộng khuyên nên theo đường lối trung lập, vì vậy mà Việt Cộng đã giết ông!
Đường lối trung lập hay không liên kết là hữu lý, là con đường hòa bình và độc lập, tự do nhưng không dễ hoặckhông thể thực hiện. Ta chỉ thực hiện được trung lập khi hai bên cho phép ta trung lập, còn khi một bên, hay cả hai bên muốn lôi kéo hoặc xâm chiếm thì ta sẽ bị một hay hai bên chiếm đoạt bằng cách này hay cách kia. Cách đu giây cũng không bền vì một ngày kia người ta đòi hỏi một sự lựa chọn rõ ràng còn thói " đưa người cửa trước người cửa sau' chỉ xảy ra ở chốn lầu xanh!
Con đường đời không bằng phẳng vì các cường quốc đã xâm lược các tiểu quốc, và các thành viên khối không liên kết kẻ chống đối, phe ủng hộ.
Phong trào rạn nứt do mâu thuẫn ngay bên trong khi Liên Xô xâm lược Afghanistan năm 1979. Trong khi những đồng minh của Liên Xô ủng hộ cuộc tấn công, các thành viên khác (đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo) của phong trào lại lên án.
Vì Phong trào không liên kết được hình thành với nỗ lực chống lại Chiến tranh lạnh, tổ chức đã cố gắng tìm phương hướng hoạt động mới từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi Nam Tư, một thành viên sáng lập, tan rã, các quốc gia mới thành lập từ Nam Tư cũ tỏ ra không còn quan tâm tới việc tham dự Phong trào, tuy một số nước là quan sát viên. Vào năm 2004, Malta và Síp rút khỏi tổ chức để gia nhập Liên minh châu Âu còn Ấn Độ quay sang thân Nga. Không liên kết hóa thành thân cộng hoặc thân Mỹ!
Thật ra tổ chức Phi liên kết hữu danh vô thực. Miệng nói phi liên kết nhưng họ nhìn tả hữu, ai có lợi thì theo, và bỏ khẩu hiệu phi liên kết vào thùng rác! Lại nữa, các anh lãnh tụ này chỉ là võ sĩ hạng ruồi, không thể chống cự với các cường quốc. Nga hay Trung Cộng xâm lược ai, hay xâm lược các thành viên khối này, họ cũng không thể có biện pháp ngăn chận hoặc trừng phạt! Nhưng mà cái danh phi liên kết và tuyên ngôn của hoo rất xôm tụ, nhiều con ruồi nghe mùi ngọt bay xung quanh hoặc nhảy vào hủ mật!
Trong môi trường chính trị sau đệ nhị thế chiến, Sihanouk đã theo khối không liên kết.Ông tự hào là người yêu nước, là một lãnh tụ yêu nước của quốc gia Cambodge .[3]
Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra, Sihanouk tán thành chính sách Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, đồng thời có quan hệ ngoại giao với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ông tuyên bố ông không là cộng sản cũng không chống cộng. [4]
Tuy tuyên bố Trung lập nhưng năm 1963, ông khước từ cứu trợ của Hoa Kỳ(Wikipedia)
Ông đã được hai phe tư bản và cộng sản lôi kéo, nhưng ông khước từ lời mời gọi của John Foster Dulles tham gia tổ chức South East Asia Treaty Organization [5][6]
Trong khi đó càng ngày ông ngả về khối cộng sản.
Từ 18/4/1955 đến 24/4/1955, Sihanouk dẫn đầu một đoàn đại biểu đi Bandung dự hội nghị của Phong trào Không liên kết. Ông tuyên bố không liên kết mà ông theo sát Trung Cộng, coi Trung Quốc như mẫu quốc của ông. Từ năm 1956 Sihanouk bắt đầu trở nên thân thiết với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Kim Nhật Thành. Sau này ông vẫn gắn bó với Trung Quốc đến mức sống những ngày cuối đời ở đất nước này (Wikipedia)
Ông nịnh hót Trung Cộng đến độ nghe mà buồn nôn: "Trung quốc là một quốc gia tuyệt vời! Dân Á châu không giúp gì cho Trung Quốc nhưng yêu quý Trung Quốc, và tự hào về Trung Quốc. Trung Quốc không xuất khẩu xe tăng và người, chỉ xuất khẩu nhân phẩm và sự tôn kính."[7]
Ông ca ngợi Chu Ân Lai nhân hậu, hiểu biết rộng ...Nhiều người hỏi tại sao sao tôi không là người cộng sản mà lại thân với Chu Ân Lai? Tôi đáp vì ông ấy là hoàng thân hơn cả tôi là hoàng thân chánh hiệu:![8].
Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi Sihanouk sáng tác bài hát “Nhớ Trung Hoa” để “dâng tặng nhân dân TQ”. Rồi ông ta tiếp tục sáng tác một bản nhạc với tựa đề: “Ôi Trung Hoa, Tổ quốc yêu dấu thứ hai của tôi”![9]
Ông tuyên bố ông thich sống ở Bắc kinh hơn Pnom Penh [10] . Đó là ngôn ngữ của một tên nô lệ ngoại bang, quên quê cha đất tổ. Ông nói ông ghét Mỹ, ghét cái dân chủ, tự do giả dối của Mỹ! [11]
Nước Mỹ không phải là Thiên đường thế mà các tỷ phú, triệu phú giai cấp tư sản đỏ của Trung Quốc và Việt Nam chạy sang Mỹ , và các ông Triệu Tử Dương, Lưu Á Châu hết sức ca tụng nền dân chủ Mỹ và kêu gọi Trung Cộng phải cải tổ chính trị theo dân chủ Mỹ.
Ông cho rằng Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh không đe dọa Đông Nam Á[12]
Té ra ông không biết sau 1949, Trung Cộng thôn tính Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương và lấn chiếm Việt Nam. Ông không biết Trung cộng là tay lái súng và xuất cảng binh lính sang Bắc Hàn, Việt Nam và Đông Nam Á? Ông không đọc Bạch thư ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc trong đó Lê Duẩn tố cáo ý đồ Trung Cộng xâm lược Á châu [13], còn Trung Cộng thì khoe khoang đã xuất khẩu gần triệu binh lính, vũ khí và lương thực cho Việt Cộng [14].
Có lẽ nào ông không biết Khmer Đỏ là đứa con đẻ của Trung Cộng?Người của Trung Cộng đấy thế mà ông nói Trung Cộng không xuất khẩu người! Ông cũng không thấy Khmer đỏ là người của Mao và Hồ đào tạo để giết hai triệu dân Campuchia hay sao mà bảo Mao, Hồ yêu hòa bình?
Ông nói ông ghét Cộng sản, nhưng sau năm 1954, Sihanouk thường xuyên yêu sách với VNCH về vấn đề biên giới, cho quân đội quấy nhiễu buộc cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu phải viếng thăm Cambodia để giải quyết. Sau đó Ngô Đình Nhu cho người lật đổ Sihanouk nhưng thất bại. Bang giao hai nước chấm dứt.Sihanouk quay sang thân với Hà Nội và để cho “Việt Cộng” lấy Cambodia làm hậu cứ tấn công miền Nam.Ông nói ông không ưa bất cứ người Việt nào [15] nhưng ông thân Hà Nội, cho Bắc Việt lấy đất Cao Mên làm hậu cứ để tấn công miền Nam.
Ông trách Việt Nam tấn công vào lãnh thổ Cambodge và Mỹ thả bom Cambodge [16] bởi vì ông không theo đúng đường lối Trung lập, ông đã theo Trung Cộng, bao che, nuôi dưỡng Việt Cộng trong lãnh thổ Cambodge!
Sihanouk chủ trương Cambodge trung lập, độc lập nhưng rốt cuộc ông đã theo Trung Cộng. Thế là ngôn từ và hành động của ông tiền hậu bất nhất. Hơn nữa ông còn phạm tội nói láo và nịnh hót!
Sở dĩ xảy ra tấn bi kịch này vì Sihanouk cũng như nhiều người không hiểu rõ thế nào là trung lập. Giữa cuộc tranh chấp của các cường quốc, các nước nhược tiểu không thể trung lập, thế nào cũng phải nghiêng theo một phe và bị phe kia tấn công.
Chúng ta phải lựa chọn một trong hai phe, phe nào ác nhất, xấu nhất, có hại cho đất nước ta và nhân dân ta thì phải lánh xa! Sihanouk cũng như Cộng sản Việt Nam đã theo Trung Cộng, Liên Xô là quân gian tham, tàn độc nhất thế giới!
____
CHÚ THÍCH
[1]. A Cambodian nationalist and political leader, Prince Norodom Sihanouk (born 1922) secured Cambodia's independence from French colonial rule and sought to protect his country from the repercussions of Great Power Rivalries.
http://biography.yourdictionary.com/prince-norodom-sihanouk
[2].Norodom Sihanouk - Wikiquote
In 2004, after his second abdication, Sihanouk became known as the King Father of Cambodia,[271] with the official title of "Preah Karuna Preah Bat Sâmdach Preah Norodom Sihanouk Preahmâhaviraksat" (Khmer: ព្រះករុណាព្រះបាទសម្តេចព្រះ នរោត្តម សីហនុ ព្រះមហាវីរក្សត្រ).[267] He was also referred to by another honorific, "His Majesty King Norodom Sihanouk The Great Heroic King King-Father of Khmer independence, territorial integrity and national unity"
[3].I want my country to be independent, always independent. I have to defend my convictions as a patriot and as a national leader. I have done my best, but as a human being I cannot be perfect, nobody is perfect. (As quoted by David Ablin and Marlowe Hood (March 14, 1985), "The Lesser Evil: An Interview with Norodom Sihanouk", The New York Review of Books.)
[4]. I'm not a communist, but I'm not anti-communist either. I'm not afraid of communists, and declare that if a country wants to be communist, it has the right to be so.
- Said during his exile in Peking, as quoted by Oriana Fallaci (June 1973), Intervista con la Storia (sixth edition, 2011).
[5]. John Foster Dulles had called on me in his capacity as Secretary of State, and he had exhausted every argument to persuade me to place Cambodia under the protection of the South East Asia Treaty Organization. Norodom Sihanouk
Read more at: https://www.brainyquote.com/quotes/authors/n/norodom_sihanouk.html
[6].Cambodia wanted no part of SEATO. We would look after ourselves as neutrals and Buddhists. Norodom Sihanouk
Read more at: https://www.brainyquote.com/quotes/authors/n/norodom_sihanouk.html
[7].Ah, China is a formidable country. An Asian can't help but love China and take pride in it. China doesn't export tanks and men. It exports dignity and respect.
- Said during his exile in Peking, as quoted by Oriana Fallaci (June 1973), Intervista con la Storia (sixth edition, 2011). pages 108-109.
[8].He's the truest friend I've ever had. What's more, he's an exquisite man, full of kindness and sophistication, the most aristocratic aristocrat one can meet. To those who can't understand how I, a non-communist, could be friends with Zhou Enlai, I say: "But he's a prince more princely than I am!"
- On Zhou Enlai, said during his exile in Peking, as quoted by Oriana Fallaci (June 1973), Intervista con la Storia (sixth edition, 2011). page 109.
[10].I may live in Peking rather than Phnom Penh, but I'm still the same old Sihanouk. A little original, or bizarre if you prefer. A little misunderstood, or incomprehensible if you prefer. But his convictions are intact and his personality's unaltered. For instance, I haven't become a communist: I continue to define myself as pink rather than red. I've not sewn my mouth shut: I continue to shout what I think about everything and everyone, without thinking of the consequences. And I've no intention of ending up as an exiled playboy.
- Said during his exile in Peking, as quoted by Oriana Fallaci (June 1973), Intervista con la Storia (sixth edition, 2011). page 103.
[11]. I hate them. Them and their false democracy, their false liberty, their imperialism conducted in the name of christian civilisation, their coups, like the coup which they started against me...
- On the USA, said during his exile in Peking, as quoted by Oriana Fallaci (June 1973), Intervista con la Storia (sixth edition, 2011). page 112.
- Said during his exile in Peking, as quoted by Oriana Fallaci (June 1973), Intervista con la Storia (sixth edition, 2011).
TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
[14]. Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm.TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐ
[15].We don't want any Vietnamese in Cambodia.... We will be very glad if you solve our problem. We are not opposed to hot pursuit in uninhabited areas. You would be liberating us from the Viet Cong. For me only Cambodia counts. I want you to force the Viet Cong to leave Cambodia. In unpopulated areas, where there are not Cambodians,- such precise cases I would shut my eyes.
[16]. Cambodia only protests against the destruction of the property and lives of Cambodians. All I can say is that I cannot make a protest as long as I am not informed. But I will protest if there is any destruction of Khmer life and property.
Here it is - the first report about several B-52 bombings. Yet I have not been informed about that at all, because I have not lost any houses, any countrymen, nothing, nothing. Nobody was caught in those barrages - nobody, Cambodians.
Stated two months (May 13, 1969) after American bombings in Cambodia began, as quoted by Henry Kissinger (2000), Years of Renewal, page 498.
No comments:
Post a Comment