RFA *MẬU THÂN HUẾ
“Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời
2008-02-02
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.
Nhiều ngàn người Huế đã bị giết trong vòng chưa đầy 1 tháng phía
quân đội Bắc Việt chiếm đóng Huế. Cuộc thảm sát chỉ kết thúc khi quân
đội Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ tiến đánh, vãn hồi an bình cho Huế ngày 24 tháng Hai với đỉnh điểm là hai trận đánh tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
Trong phần trình bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đã từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng thì, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dõi qua phần trình bày của Việt Long.
Các nạn nhân xấu số
Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình được vãn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.
Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, vẫn còn nỗi đau. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”
Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?
“Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)
Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.
Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.
(Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)
Thủ phạm của vụ thảm sát
Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.
Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.
“Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”
Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân.
“Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”
Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.
“Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin
trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có
ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi
hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo,
như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”
Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng.
“Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”
Ai chịu trách nhiệm
Như vậy, thì câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử tìm cách đi vào trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.
“Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”
Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Một trung uý tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:
“Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”
Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đã giết người dân Huế năm 1968?
“Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát
Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự tình cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.
Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”
Họ đã bị giết trong hoàn cảnh nào?
“Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”
Và, họ đã bị giết ra sao?
“Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”
Một vết thương chưa lành
Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.
“Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”
Đã 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.
“Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn mình lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại bình thường.”
Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?
Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương trình phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những gì đã được trình bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đã giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong vòng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?
Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đòi hỏi công lý, đòi hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hãy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đã chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang còn sống, trong một biến cố đã bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.
Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.
Trong phần trình bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đã từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng thì, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dõi qua phần trình bày của Việt Long.
Các nạn nhân xấu số
Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình được vãn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.
Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, vẫn còn nỗi đau. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”
Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?
“Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)
Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.
Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.
(Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)
Thủ phạm của vụ thảm sát
Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.
Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.
“Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”
Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân.
“Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”
Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.
Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng.
“Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”
Ai chịu trách nhiệm
Như vậy, thì câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử tìm cách đi vào trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.
“Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”
Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Một trung uý tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:
“Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”
Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đã giết người dân Huế năm 1968?
“Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát
Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự tình cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.
Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”
“Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”
Và, họ đã bị giết ra sao?
“Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”
Một vết thương chưa lành
Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.
“Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”
Đã 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.
“Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn mình lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại bình thường.”
Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?
Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương trình phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những gì đã được trình bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đã giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong vòng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?
Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đòi hỏi công lý, đòi hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hãy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đã chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang còn sống, trong một biến cố đã bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.
© 2008 Radio Free Asia
Thông tin liên quan
Các tin, bài liên quan
- Vai trò của tiến sĩ Lê Văn Hảo trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
- Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn
- Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước
- Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành
- Hành trình đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam của một số trí thức miền Nam (phần 3)
- Hành trình đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam của một số trí thức miền Nam (phần 2)
- Hành trình đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam của một số trí thức miền Nam(phần 1)
RFA * LÊ VĂN HẢO
Vai trò của tiến sĩ Lê Văn Hảo trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
2008-02-02
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Trong những buổi phát thanh trước, biên tập viên Thiện Giao của ban Việt ngữ đã gửi đến quý thính giả lọat 5 bài về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế cách nay đúng 40 năm.
Một trong những
nhân vật của miền Nam lúc bấy giờ đựơc mô tả là liên quan mật thiết đến
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như biến cố Mậu Thân tại Huế là Tiến
sĩ Dân tộc học Lê Văn Hảo, giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế, Đà Lạt và Sài
Gòn.
Tiến sĩ Hảo tốt nghiệp ở Pháp năm 1961 và trở về Việt Nam từ năm 1965. Biên tập viên Nguyễn An đã phỏng vấn ông về vai trò của ông trong biến cố Mậu Thân vì khi đó, ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Sau khi tôi nhận chức đó rồi thì có nhiều cuộc họp và họ nói cho tôi biết thế nào là chủ nghĩa CS, thế nào là chủ nghĩa Max Lenin, thế nào là chính quyền cách mạng, thế nào là đấu tranh giai cấp. Họ cũng làm cho tôi một loạt các bài học vỡ lòng để cho tôi biết chức vụ đó thì tôi phải nên làm thế nào để cho xứng đáng với chức vụ đó
Nguyễn An: Thưa Ông, như vậy tức là Mậu Thân sau khi họ tấn công Huế thì sau đó họ đưa ông về?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Không! Tôi không có về lúc đó, lúc đấy là chỉ có mấy anh CS về đánh nhau ở dưới thành phố thôi, chớ còn tôi họ đâu có dám đưa tôi về! Họ biết rằng khi tôi nhận thì tôi cũng miễn cưỡng mà nếu đưa tôi về thì tôi chắc cũng chuồn luôn thì họ đâu có dám đưa tôi về.
Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm CS chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.
Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.
Nguyễn An: Tức là Ông không biết những cái gì thêm ngoài những điều mà đài phát thanh nói?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Tôi không thể biết được bởi vì tôi không có mặt ở Huế mà nó đâu có dám để cho tôi về Huế vì anh biết khi nó đề nghị một chức vụ như vậy là cả một sự áp đặt. Nó nói là anh phải nhận, nếu anh không nhận thì anh cũng không còn đường về thì cả một sự đe dọa . Anh có thấy tính chất đe dọa đàng sau lời đề nghị đó không?
Nguyễn An:Đây là một chi tiết rất là mới bởi vì hồi xưa cho đến bây giờ người ta cứ tưởng rằng là những đoàn quân họ chiếm đóng Huế hai mươi mấy ngày đó là Ông về trực tiếp điều hành công việc ở đó, thì hóa ra hoàn toàn không có chuyện này!
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.
Rồi lâu lâu mấy ông như: Trần Văn Quang và các ông lãnh đạo khác ở Thừa Thiên, Huế ghé qua thăm và an ủi tôi và nói là sự việc diễn biến như vậy thì mình theo thời cuộc thôi, mình phải theo cách mạng thôi, chớ không có cách nào khác. Anh thấy như vậy đó!
Nguyễn An: Tức là cũng không có ai báo cáo với Ông tình hình như thế nào với tư cách là chủ tịch UBND hết?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Có chứ! Tức là trong khi đánh nhau và chiếm thành phố Huế như vậy thì chúng có điện đài theo dõi thì cũng nắm được tình hình lắm chớ, chớ đâu có phải là không biết gì!
Nguyễn An: Sau khi rút ra khỏi Huế rồi, thì ông vẫn tiếp tục trên núi hay là ông đi theo họ?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Dạ thưa tôi vẫn tiếp tục ở trên núi và lúc đấy thì quân đội Hoa Kỳ và quân đội VNCH đã phản ứng rất mạnh bằng cách ném bom rất dữ dội các vùng giải phóng chung quanh các thành phố lớn, thú thật với anh là chúng tôi sống toàn trong các hang núi, nếu ra ngoài thì cũng ăn bom như thường vì tình hình quá căng thẳng, bom đạn quá sức tưởng tượng.
Cho nên lệnh ở ngoài Hà Nội là đưa những người gọi là nhân sĩ theo cách mạng như là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi, tôi, cụ Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và một số vị khác, để đưa các vị này ra ngoài Bắc.
Như vậy chúng tôi bắt đầu lên đường,nếu tôi nhớ không lầm, vào đầu tháng 7, tôi phải đi theo đường Trường Sơn (đường mòn HCM), ngày thì ngủ trong hang, đêm thì đi và tôi đến Hà Nội vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1968.
Nguyễn An: Dạ thưa, đi cùng với ông có các vị trí thức mà Ông đã nêu trên?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Dạ đúng, có cả phái đoàn như vậy và trong đó có nhiều vị phải ngồi võng như cụ Đôn Hậu phải ngồi võng cho 2 anh quân giải phóng khiêng, bà Nguyễn Đình Chi và cụ Nguyễn Đóa cũng ngồi võng, còn tôi lúc đó chỉ mới 32 tuổi thì tôi đi bộ như mọi người thôi
Nguyễn An: Lúc ở với nhau trên núi thì ông có nói chuyện với các vị kia không?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Có chứ! Chúng tôi sống chung trong một khu vực
Nguyễn An: Hoàn cảnh đưa đẩy họ đến núi đó có tương tự như ông không?
Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của CS thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi . Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Giống hệt như tôi! Vị nào cũng được mời họp hết. Riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị bắt cóc lúc mà quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp thì nó cũng võng cụ lên trên núi luôn. Bà Nguyễn Đình Chi cũng trường hợp như vậy, tức là mời bà đị họp rồi võng Bà lên núi luôn.
Những người trẻ hơn như anh Tôn Thất Dương Tiềm thì lúc đó đi theo quân giải phóng, ông Tiềm là Việt Cộng nằm vùng mà! và một vài vị khác cũng là Việt Cộng nằm vùng thì cũng tà tà lên núi thôi và tất cả chúng tôi gặp nhau ở trên núi, và khi đi ra ngoài Bắc thì chúng tôi cũng đi cùng một lượt với nhau.
Nguyễn An: Như vậy thì ông sinh hoạt ở trong đó bao lâu thì biết rằng là MTGPMN chỉ là chi nhánh của Mặt trận Tổ quốc ở miền Nam thôi?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của CS thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi . Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu.
Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và giáo sư Lê Văn Hảo về vai trò của ông trong biến cố Mậu Thân 1968 tại cố đô Huế, vì khi đó, ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế. Giáo sư Hảo hiện đang sinh sống và làm việc tại Paris.
Trong những buổi phát thanh trước, biên tập viên Thiện Giao của ban Việt ngữ đã gửi đến quý thính giả lọat 5 bài về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế cách nay đúng 40 năm.
Tiến sĩ Hảo tốt nghiệp ở Pháp năm 1961 và trở về Việt Nam từ năm 1965. Biên tập viên Nguyễn An đã phỏng vấn ông về vai trò của ông trong biến cố Mậu Thân vì khi đó, ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Sau khi tôi nhận chức đó rồi thì có nhiều cuộc họp và họ nói cho tôi biết thế nào là chủ nghĩa CS, thế nào là chủ nghĩa Max Lenin, thế nào là chính quyền cách mạng, thế nào là đấu tranh giai cấp. Họ cũng làm cho tôi một loạt các bài học vỡ lòng để cho tôi biết chức vụ đó thì tôi phải nên làm thế nào để cho xứng đáng với chức vụ đó
Nguyễn An: Thưa Ông, như vậy tức là Mậu Thân sau khi họ tấn công Huế thì sau đó họ đưa ông về?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Không! Tôi không có về lúc đó, lúc đấy là chỉ có mấy anh CS về đánh nhau ở dưới thành phố thôi, chớ còn tôi họ đâu có dám đưa tôi về! Họ biết rằng khi tôi nhận thì tôi cũng miễn cưỡng mà nếu đưa tôi về thì tôi chắc cũng chuồn luôn thì họ đâu có dám đưa tôi về.
Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm CS chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.
Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.
Nguyễn An: Tức là Ông không biết những cái gì thêm ngoài những điều mà đài phát thanh nói?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Tôi không thể biết được bởi vì tôi không có mặt ở Huế mà nó đâu có dám để cho tôi về Huế vì anh biết khi nó đề nghị một chức vụ như vậy là cả một sự áp đặt. Nó nói là anh phải nhận, nếu anh không nhận thì anh cũng không còn đường về thì cả một sự đe dọa . Anh có thấy tính chất đe dọa đàng sau lời đề nghị đó không?
Nguyễn An:Đây là một chi tiết rất là mới bởi vì hồi xưa cho đến bây giờ người ta cứ tưởng rằng là những đoàn quân họ chiếm đóng Huế hai mươi mấy ngày đó là Ông về trực tiếp điều hành công việc ở đó, thì hóa ra hoàn toàn không có chuyện này!
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.
Rồi lâu lâu mấy ông như: Trần Văn Quang và các ông lãnh đạo khác ở Thừa Thiên, Huế ghé qua thăm và an ủi tôi và nói là sự việc diễn biến như vậy thì mình theo thời cuộc thôi, mình phải theo cách mạng thôi, chớ không có cách nào khác. Anh thấy như vậy đó!
Nguyễn An: Tức là cũng không có ai báo cáo với Ông tình hình như thế nào với tư cách là chủ tịch UBND hết?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Có chứ! Tức là trong khi đánh nhau và chiếm thành phố Huế như vậy thì chúng có điện đài theo dõi thì cũng nắm được tình hình lắm chớ, chớ đâu có phải là không biết gì!
Nguyễn An: Sau khi rút ra khỏi Huế rồi, thì ông vẫn tiếp tục trên núi hay là ông đi theo họ?
Cho nên lệnh ở ngoài Hà Nội là đưa những người gọi là nhân sĩ theo cách mạng như là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi, tôi, cụ Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và một số vị khác, để đưa các vị này ra ngoài Bắc.
Như vậy chúng tôi bắt đầu lên đường,nếu tôi nhớ không lầm, vào đầu tháng 7, tôi phải đi theo đường Trường Sơn (đường mòn HCM), ngày thì ngủ trong hang, đêm thì đi và tôi đến Hà Nội vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1968.
Nguyễn An: Dạ thưa, đi cùng với ông có các vị trí thức mà Ông đã nêu trên?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Dạ đúng, có cả phái đoàn như vậy và trong đó có nhiều vị phải ngồi võng như cụ Đôn Hậu phải ngồi võng cho 2 anh quân giải phóng khiêng, bà Nguyễn Đình Chi và cụ Nguyễn Đóa cũng ngồi võng, còn tôi lúc đó chỉ mới 32 tuổi thì tôi đi bộ như mọi người thôi
Nguyễn An: Lúc ở với nhau trên núi thì ông có nói chuyện với các vị kia không?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Có chứ! Chúng tôi sống chung trong một khu vực
Nguyễn An: Hoàn cảnh đưa đẩy họ đến núi đó có tương tự như ông không?
Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của CS thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi . Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu.
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Giống hệt như tôi! Vị nào cũng được mời họp hết. Riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị bắt cóc lúc mà quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp thì nó cũng võng cụ lên trên núi luôn. Bà Nguyễn Đình Chi cũng trường hợp như vậy, tức là mời bà đị họp rồi võng Bà lên núi luôn.
Những người trẻ hơn như anh Tôn Thất Dương Tiềm thì lúc đó đi theo quân giải phóng, ông Tiềm là Việt Cộng nằm vùng mà! và một vài vị khác cũng là Việt Cộng nằm vùng thì cũng tà tà lên núi thôi và tất cả chúng tôi gặp nhau ở trên núi, và khi đi ra ngoài Bắc thì chúng tôi cũng đi cùng một lượt với nhau.
Nguyễn An: Như vậy thì ông sinh hoạt ở trong đó bao lâu thì biết rằng là MTGPMN chỉ là chi nhánh của Mặt trận Tổ quốc ở miền Nam thôi?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của CS thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi . Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu.
Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và giáo sư Lê Văn Hảo về vai trò của ông trong biến cố Mậu Thân 1968 tại cố đô Huế, vì khi đó, ông là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế. Giáo sư Hảo hiện đang sinh sống và làm việc tại Paris.
© 2008 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
- Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn
- Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước
- Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành
- Ðại Hội Ðảng lần thứ 17 của ĐCSTQ sẽ đưa Hoa Lục đưa về đâu?
- Có cần phải sửa đổi Hiến Pháp để cải cách Tư Pháp?
- Nhận định về bài diễn văn của ông Hồ Cẩm Đào tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 17
- Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến Bình Nhưỡng
- Hà Nội nghe ngóng các diễn biến của Đại hội đảng CS Trung Quốc
- Việt Nam sửa chữa Cương lĩnh đảng trước khi sửa Hiến pháp
RFA * TẤN CÔNG MẬU THÂN
Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN về cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân
2008-03-16
Việt Long, phóng viên đài RFA
Trung Tâm Việt Nam của đại học Texas Tech tổ chức cuộc hội thảo lớn về nhiều khiá cạnh liên quan đến cuộc tổng công kích tết Mậu thân1968, biến cố đem lại đau thương tang tóc cho hằng vạn gia đình ở cả hai miền Nam - Bắc.
Vì sao Hà Nội phải tung ra trận tổng công kích Mậu Thân? Ai
trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ và phản bác
kế hoạch đó? Ông Hồ Chí Minh can dự ra sao? Các nhân vật khác
có lập trường thế nào? Các tư lệnh và chỉ huy chiến trường
Huế của Cộng sản đã điều động và thực hiện kế hoạch ra sao?
Đó là những đề tài đáng chú ý trong những cuộc thảo luận trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo. Việt-Long tường trình tiếp cùng quý vị trong bài sau đây, ý kiến của nhà nghiên cứu độc lập Merle Pribbenow, nguyên là chuyên viên ngôn ngữ của cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA, làm việc tại Sài Gòn trước đây.
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp phản đối
Nhiều người trong giới nghiên cứu của Hoa Kỳ cho rằng quan niệm về kế hoạch tổng công kích Mậu thân là của tướng Võ nguyên Giáp, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam. Có người lại cho đó là của tướng Nguyễn Chí Thanh, tư lệnh quân sự các lực lượng Cộng sản chiến đấu ở miền Nam.
Tưởng chừng còn phải chờ nhiều năm nữa mới xác minh được sự thật, nhưng gần đây những nguồn thông tin từ Hà Nội cho thấy cả hai vị tướng kia đều không phải là tác giả kế hoạch tổng công kích tổng nổi dậy Mậu thân 1968.
Đó là lời của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow trong bài thuyết trình về biến cố tết Mậu thân. Cựu chuyên viên ngôn ngữ của cục tình báo trung ương CIA cho biết tiếp, thực ra hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai người bày tỏ quan điểm chống lại kế hoạch đó qua những cuộc bàn cãi sôi nổi trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam.
Phần trình bày của sử gia Villard tiếp tục như sau:
Quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 1960. Và kế hoạch đó sau cùng đã là sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn.
Tháng 12 năm 1963, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận môt nghị quyết, nguyên văn có đoạn là “một cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy là tối cần thiết để đạt đến chiến thắng hoàn toàn tại miền Nam”
Tuy nhiên nghị quyết này khẳng định rằng tổng công kích tổng nổi dậy chỉ có thể được thực hiện sau khi quân đội miền Nam đã tan rã, để lực lượng địch không còn sức đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân, là trung tâm của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy.
Tháng 9 năm 1964, bộ chính trị quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện, điều động vào miền Nam một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại.
Kế hoạch của Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng
Một kế hoạch quân sự gọi là kế hoạch X được soạn thảo, nhằm tấn công Sài Gòn từ năm hướng, sử dụng các đơn vị đặc công làm mũi tiến công tiền đạo, sách động dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này y hệt kế hoạch được sử dụng trong chiến cuộc Mậu thân 1968.
Bí thư thứ nhất Lê Duẩn là đồng tác giả và người chủ động nhất trong kế hoạch này, sau đó phải ngưng kế hoạch lại vì lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.
Tướng Võ Nguyên Giáp không giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến ở miền Nam như ông từng giữ trong chiến tranh chống Pháp. Tuy mang chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông chỉ là một trong 5 uỷ viên của quân uỷ Trung ương, là cơ chế chỉ đạo chiến trường miền Nam.
Chính trị bộ thường tranh luận gay gắt về chiến lược chiến thuật cho chiến trường này, và tướng Giáp thường ở về phía thua cuộc. Không rõ chi tiết những cuộc tranh cãi, nhưng tin cho hay một bên là bí thư Lê Duẩn cùng những uỷ viên người miền Nam, bên kia là tướng Giáp và những người còn lại trong bộ chính trị.
Hai nhân vật này đã xung khắc từ lâu. Những sự kiện được biết chắc là năm 1956 tướng Giáp được toàn Đảng coi là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ bí thư thứ nhất, thay thế Trường Chinh. Nhưng cuối năm 1957 Lê Duẩn qua mặt ông Giáp, được bầu chọn làm quyền Tổng bí thư. Hai người cũng mâu thuẫn về vấn đề tái khởi phát chiến tranh ở miền Nam.
Cuộc tranh cãi kéo dài tới hai năm, cả giữa khi ra đời nghị quyết 15. Ông Giáp có nhiệm vụ soạn thảo nghị quyết, nhưng có tin cho là ông không đệ nạp dự thảo cho tổng bí thư Lê Duẩn trong nhiều tháng trời. Sau này khi nhận được, ông Duẩn đã sửa chữa nhiều điểm trước khi đưa ra Trung ương Đảng để chuẩn phê.
Mùa hè 1966, lực lượng Bắc Việt rơi vào chiến lược phòng vệ khi quân Mỹ đổ vào ngày càng đông. Giới lãnh đạo quân sự miền Bắc luôn luôn quan niệm rằng phải tiến công liên tục để giành thế chủ động chiến trường.
Tháng 6 năm 1966, bộ tổng tham mưu ở Hà Nội soạn thảo một kế hoạch cho chiến dịch Đông xuân 66-67, dự kiến đạt chiến thắng quyết định trong năm 1967. Chiến dịch nhắm tấn công một số tỉnh thành, đánh tan quân đội Việt Nam và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ.
Tướng Võ nguyên Giáp và tướng Nguyễn Chí Thanh ủng hộ kế hoạch này, nhưng cảnh giác rằng phải giành thắng lợi trong những trận chiến sắp tới khi lực lượng Mỹ của tướng Westmoreland tung ra hành quân lùng và diệt.
Những cuộc tấn công vào thành thị phải thực hiện ở quy mô
nhỏ, và chỉ tiến tới giai đoạn tổng nổi dậy ở những địa
phương chọn lựa vào khi lực lượng Cộng sản chiếm hoàn toàn ưu
thế quân sự.
Thương lượng với Mỹ
Nhưng cũng cùng tháng đó bộ chính trị quyết định mở cuộc thương lượng với Hoa Kỳ.
Quyết định được chính thức hoá vào tháng giêng 1967 khi Trung ương Đảng chuẩn thụân nghị quyết 13, kêu gọi bàn thảo chiến lược thương lượng với Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thuyết trình với Trung ương Đảng về nghị quyết 13, nói rằng cuộc chiến đi vào bế tắc.
Người Mỹ phải chọn giữa hai giải pháp, một là phải leo thang chiến sự trong một cuộc chiến lâu dài, hai là phải đạt một chiến thắng nhanh chóng tạm thời làm lợi khí thương thuyết dàn xếp và đòi hỏi những điều kịên có lợi hơn cho phía Mỹ, trước khi diễn ra cuộc tuyển cử Tổng thống Mỹ vào năm 1968.
Ngọai trưởng Việt Nam cho rằng phía Mỹ đang gặp sự chống đối chiến tranh từ trong nước, Tổng thống Johnson phải chọn phương cách khác để giữ ghế Tổng thống. Điều này là cơ hội tốt cho phía Cộng sản Việt Nam. Cộng sản sẽ đề nghị thương thuyết nhưng vẫn tiếp tục tấn công trên chiến trường để giành ưu thế trong lúc Tổng thống Johnson ở thế yếu vì phải đạt giải pháp trước bầu cử.
Tuy nhiên ông Trinh nhấn mạnh rằng trước khi khởi sự thương thuyết, lực lượng Cộng sản phải giành cho được một chiến thắng đáng kể về quân sự để làm lợi khí cho các nhà thương thuyết.
Nghị quýêt 13 cổ võ toàn quân tung hết nỗ lực giành một chiến thắng quyết định, là gây tổn thất nặng cho lực lượng Mỹ và đập tan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Mục đích là tạo dựng những điều kiện cần thiết cho một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Sau đó một chính phủ liên hiệp sẽ cho người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam mà không mất thể diện.
Nghị quyết nhấn mạnh rằng cuộc tổng công kích tổng nổi dậy lật đổ chính quyền là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch, sau khi lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hoà đã bị đánh tan. Rõ ràng là quân miền Bắc bị cấm tổng công kích vào thành phố trước khi đánh tan quân đội miền Nam.
Chiến dịch Đông xuân 66-67 phải được tung ra ngay trước khi quân đội Mỹ thay đổi kế hoạch hành quân. Mục tiêu đặt ra là phải tiêu diệt từ 3 tới 5 lữ đoàn Hoa Kỳ, giết và làm bị thương 150 ngàn quân Mỹ, đánh tan từ 5 tới 7 sư đoàn Việt Nam Cộng Hoà, giải phóng, tức là chiếm giữ lãnh thổ với từ 5 triệu tới 8 triệu dân, chiếm Đông Hà, Quảng Trị, tấn công Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.
Kế hoạch còn được duyệt đi duyệt lại vào tháng tư, tháng sáu năm 1967. Tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, không hài lòng với kế hoạch này. Ông phát biểu rằng càng xem xét càng thấy không ổn. Kế hoạch này cũng không khác gì kế hoạch trước đó, chỉ đặt mục tiêu cao hơn thôi. Thực tế chiến trường cho thấy không thể đạt được những mục tiêu này.
Bộ chính trị cũng không bằng lòng với kế hoạch trong nghị quyết. Tài liệu của Việt Nam cho biết bộ chính trị thấy không có cách nào đạt được chiến thắng quyết định trong năm 1968.
Bộ chính trị cho rằng sau hai năm chiến đấu, thực tế cho thấy việc tiêu diệt trọn một đơn vị Mỹ cấp đại đội hay tiểu đoàn cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh
Sáng sớm ngày mùng 6 tháng 7 năm 1967, trước giờ xuất phát để trở vào chiến trường miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh bị triệu chứng tim tại nhà riêng, được đưa ngay vào quân y vịên 108, nhưng đến 9 giờ sáng hôm sau thì chết.
Cái chết của vị tướng tư lệnh chiến trường miền Nam khiến kế hoạch phải thay đổi, và người hăng hái nhận lãnh quyền chỉ huy đã sẵn sàng, đó là tướng Văn Tiến Dũng.
Tướng Dũng là cấp dưới trực tiếp của tướng Giáp trong cả chục năm, làm Tổng tham mưu trưởng duới quyền tổng tư lệnh của ông Giáp.
Hai người có nhiều khác biệt. Ông Giáp là người trí thức, xuất thân từ gia đình quan lại, trong khi ông Dũng thuộc gia đình nông dân, trình độ văn hoá chưa quá bậc tiểu học. Tướng Dũng có tham vọng thay thế tướng Giáp, và âm thầm thực hiện điều đó đã từ nhiều năm.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Việt Nam năm 2004, ông Dũng cho biết lúc tướng Thanh chết ông đã tìm gặp riêng Tổng Bí thư Lê Duẩn, đề nghị thay đổi kế hoạch quân sự cho mìên Nam. Như vậy là ông Dũng đã qua mặt và hành động qua đầu ông Giáp, với người thích hợp nhất cho việc đó là ông Lê Duẩn.
Sau khi nghe ông Dũng trình bày, ông Duẩn bất ngờ phát biểu, vậy thì tại sao mình không đẩy thẳng kế hoạch lên giai đoạn tổng công kích tổng nổi dậy?
Ý kiến này đi nguợc với chỉ thị theo tình thần nghị quyết 13, đốt giai đoạn, nhảy qua hẳn mục tiêu đánh thiệt hại nặng quân Mỹ và đánh tan quân miền Nam, tiến ngay tới tổng công kích tổng nổi dậy. Nhưng tướng Dũng lập tức đồng ý, và ông Lê Duẩn soạn ngay chỉ thị quân uỷ Trung ương đệ trình ý kiến này cho bộ chính trị.
Ý kiến này cũng đề nghị tướng Dũng thay tướng Giáp trong chức vụ bí thư quân uỷ Trung ương.
Vì sao tướng Văn Tiến Dũng lại ủng hộ ý kiến đầy mạo hiểm ấy của ông Lê Duẩn? Tướng Giáp có mất quyền chỉ huy không? Ông Hồ Chí Minh quyết định ra sao? Trong một bài phát thanh sau này chúng tôi sẽ tường trình tiếp cùng quý vị bài thuyết trình của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow, cựu chuyên viên của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ. Mong quý vị đón nghe.
Trung Tâm Việt Nam của đại học Texas Tech tổ chức cuộc hội thảo lớn về nhiều khiá cạnh liên quan đến cuộc tổng công kích tết Mậu thân1968, biến cố đem lại đau thương tang tóc cho hằng vạn gia đình ở cả hai miền Nam - Bắc.
Đó là những đề tài đáng chú ý trong những cuộc thảo luận trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo. Việt-Long tường trình tiếp cùng quý vị trong bài sau đây, ý kiến của nhà nghiên cứu độc lập Merle Pribbenow, nguyên là chuyên viên ngôn ngữ của cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA, làm việc tại Sài Gòn trước đây.
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp phản đối
Nhiều người trong giới nghiên cứu của Hoa Kỳ cho rằng quan niệm về kế hoạch tổng công kích Mậu thân là của tướng Võ nguyên Giáp, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam. Có người lại cho đó là của tướng Nguyễn Chí Thanh, tư lệnh quân sự các lực lượng Cộng sản chiến đấu ở miền Nam.
Tưởng chừng còn phải chờ nhiều năm nữa mới xác minh được sự thật, nhưng gần đây những nguồn thông tin từ Hà Nội cho thấy cả hai vị tướng kia đều không phải là tác giả kế hoạch tổng công kích tổng nổi dậy Mậu thân 1968.
Đó là lời của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow trong bài thuyết trình về biến cố tết Mậu thân. Cựu chuyên viên ngôn ngữ của cục tình báo trung ương CIA cho biết tiếp, thực ra hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai người bày tỏ quan điểm chống lại kế hoạch đó qua những cuộc bàn cãi sôi nổi trong bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam.
Phần trình bày của sử gia Villard tiếp tục như sau:
Quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 1960. Và kế hoạch đó sau cùng đã là sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn.
Tháng 12 năm 1963, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận môt nghị quyết, nguyên văn có đoạn là “một cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy là tối cần thiết để đạt đến chiến thắng hoàn toàn tại miền Nam”
Tuy nhiên nghị quyết này khẳng định rằng tổng công kích tổng nổi dậy chỉ có thể được thực hiện sau khi quân đội miền Nam đã tan rã, để lực lượng địch không còn sức đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân, là trung tâm của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy.
Tháng 9 năm 1964, bộ chính trị quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện, điều động vào miền Nam một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại.
Kế hoạch của Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng
Một kế hoạch quân sự gọi là kế hoạch X được soạn thảo, nhằm tấn công Sài Gòn từ năm hướng, sử dụng các đơn vị đặc công làm mũi tiến công tiền đạo, sách động dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này y hệt kế hoạch được sử dụng trong chiến cuộc Mậu thân 1968.
Bí thư thứ nhất Lê Duẩn là đồng tác giả và người chủ động nhất trong kế hoạch này, sau đó phải ngưng kế hoạch lại vì lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.
Tướng Võ Nguyên Giáp không giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến ở miền Nam như ông từng giữ trong chiến tranh chống Pháp. Tuy mang chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông chỉ là một trong 5 uỷ viên của quân uỷ Trung ương, là cơ chế chỉ đạo chiến trường miền Nam.
Chính trị bộ thường tranh luận gay gắt về chiến lược chiến thuật cho chiến trường này, và tướng Giáp thường ở về phía thua cuộc. Không rõ chi tiết những cuộc tranh cãi, nhưng tin cho hay một bên là bí thư Lê Duẩn cùng những uỷ viên người miền Nam, bên kia là tướng Giáp và những người còn lại trong bộ chính trị.
Hai nhân vật này đã xung khắc từ lâu. Những sự kiện được biết chắc là năm 1956 tướng Giáp được toàn Đảng coi là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ bí thư thứ nhất, thay thế Trường Chinh. Nhưng cuối năm 1957 Lê Duẩn qua mặt ông Giáp, được bầu chọn làm quyền Tổng bí thư. Hai người cũng mâu thuẫn về vấn đề tái khởi phát chiến tranh ở miền Nam.
Cuộc tranh cãi kéo dài tới hai năm, cả giữa khi ra đời nghị quyết 15. Ông Giáp có nhiệm vụ soạn thảo nghị quyết, nhưng có tin cho là ông không đệ nạp dự thảo cho tổng bí thư Lê Duẩn trong nhiều tháng trời. Sau này khi nhận được, ông Duẩn đã sửa chữa nhiều điểm trước khi đưa ra Trung ương Đảng để chuẩn phê.
Mùa hè 1966, lực lượng Bắc Việt rơi vào chiến lược phòng vệ khi quân Mỹ đổ vào ngày càng đông. Giới lãnh đạo quân sự miền Bắc luôn luôn quan niệm rằng phải tiến công liên tục để giành thế chủ động chiến trường.
Tháng 6 năm 1966, bộ tổng tham mưu ở Hà Nội soạn thảo một kế hoạch cho chiến dịch Đông xuân 66-67, dự kiến đạt chiến thắng quyết định trong năm 1967. Chiến dịch nhắm tấn công một số tỉnh thành, đánh tan quân đội Việt Nam và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ.
Tướng Võ nguyên Giáp và tướng Nguyễn Chí Thanh ủng hộ kế hoạch này, nhưng cảnh giác rằng phải giành thắng lợi trong những trận chiến sắp tới khi lực lượng Mỹ của tướng Westmoreland tung ra hành quân lùng và diệt.
Thương lượng với Mỹ
Nhưng cũng cùng tháng đó bộ chính trị quyết định mở cuộc thương lượng với Hoa Kỳ.
Quyết định được chính thức hoá vào tháng giêng 1967 khi Trung ương Đảng chuẩn thụân nghị quyết 13, kêu gọi bàn thảo chiến lược thương lượng với Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thuyết trình với Trung ương Đảng về nghị quyết 13, nói rằng cuộc chiến đi vào bế tắc.
Người Mỹ phải chọn giữa hai giải pháp, một là phải leo thang chiến sự trong một cuộc chiến lâu dài, hai là phải đạt một chiến thắng nhanh chóng tạm thời làm lợi khí thương thuyết dàn xếp và đòi hỏi những điều kịên có lợi hơn cho phía Mỹ, trước khi diễn ra cuộc tuyển cử Tổng thống Mỹ vào năm 1968.
Ngọai trưởng Việt Nam cho rằng phía Mỹ đang gặp sự chống đối chiến tranh từ trong nước, Tổng thống Johnson phải chọn phương cách khác để giữ ghế Tổng thống. Điều này là cơ hội tốt cho phía Cộng sản Việt Nam. Cộng sản sẽ đề nghị thương thuyết nhưng vẫn tiếp tục tấn công trên chiến trường để giành ưu thế trong lúc Tổng thống Johnson ở thế yếu vì phải đạt giải pháp trước bầu cử.
Tuy nhiên ông Trinh nhấn mạnh rằng trước khi khởi sự thương thuyết, lực lượng Cộng sản phải giành cho được một chiến thắng đáng kể về quân sự để làm lợi khí cho các nhà thương thuyết.
Nghị quýêt 13 cổ võ toàn quân tung hết nỗ lực giành một chiến thắng quyết định, là gây tổn thất nặng cho lực lượng Mỹ và đập tan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Mục đích là tạo dựng những điều kiện cần thiết cho một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Sau đó một chính phủ liên hiệp sẽ cho người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam mà không mất thể diện.
Nghị quyết nhấn mạnh rằng cuộc tổng công kích tổng nổi dậy lật đổ chính quyền là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch, sau khi lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hoà đã bị đánh tan. Rõ ràng là quân miền Bắc bị cấm tổng công kích vào thành phố trước khi đánh tan quân đội miền Nam.
Chiến dịch Đông xuân 66-67 phải được tung ra ngay trước khi quân đội Mỹ thay đổi kế hoạch hành quân. Mục tiêu đặt ra là phải tiêu diệt từ 3 tới 5 lữ đoàn Hoa Kỳ, giết và làm bị thương 150 ngàn quân Mỹ, đánh tan từ 5 tới 7 sư đoàn Việt Nam Cộng Hoà, giải phóng, tức là chiếm giữ lãnh thổ với từ 5 triệu tới 8 triệu dân, chiếm Đông Hà, Quảng Trị, tấn công Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.
Kế hoạch còn được duyệt đi duyệt lại vào tháng tư, tháng sáu năm 1967. Tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, không hài lòng với kế hoạch này. Ông phát biểu rằng càng xem xét càng thấy không ổn. Kế hoạch này cũng không khác gì kế hoạch trước đó, chỉ đặt mục tiêu cao hơn thôi. Thực tế chiến trường cho thấy không thể đạt được những mục tiêu này.
Bộ chính trị cũng không bằng lòng với kế hoạch trong nghị quyết. Tài liệu của Việt Nam cho biết bộ chính trị thấy không có cách nào đạt được chiến thắng quyết định trong năm 1968.
Bộ chính trị cho rằng sau hai năm chiến đấu, thực tế cho thấy việc tiêu diệt trọn một đơn vị Mỹ cấp đại đội hay tiểu đoàn cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh
Sáng sớm ngày mùng 6 tháng 7 năm 1967, trước giờ xuất phát để trở vào chiến trường miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh bị triệu chứng tim tại nhà riêng, được đưa ngay vào quân y vịên 108, nhưng đến 9 giờ sáng hôm sau thì chết.
Cái chết của vị tướng tư lệnh chiến trường miền Nam khiến kế hoạch phải thay đổi, và người hăng hái nhận lãnh quyền chỉ huy đã sẵn sàng, đó là tướng Văn Tiến Dũng.
Tướng Dũng là cấp dưới trực tiếp của tướng Giáp trong cả chục năm, làm Tổng tham mưu trưởng duới quyền tổng tư lệnh của ông Giáp.
Hai người có nhiều khác biệt. Ông Giáp là người trí thức, xuất thân từ gia đình quan lại, trong khi ông Dũng thuộc gia đình nông dân, trình độ văn hoá chưa quá bậc tiểu học. Tướng Dũng có tham vọng thay thế tướng Giáp, và âm thầm thực hiện điều đó đã từ nhiều năm.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Việt Nam năm 2004, ông Dũng cho biết lúc tướng Thanh chết ông đã tìm gặp riêng Tổng Bí thư Lê Duẩn, đề nghị thay đổi kế hoạch quân sự cho mìên Nam. Như vậy là ông Dũng đã qua mặt và hành động qua đầu ông Giáp, với người thích hợp nhất cho việc đó là ông Lê Duẩn.
Sau khi nghe ông Dũng trình bày, ông Duẩn bất ngờ phát biểu, vậy thì tại sao mình không đẩy thẳng kế hoạch lên giai đoạn tổng công kích tổng nổi dậy?
Ý kiến này đi nguợc với chỉ thị theo tình thần nghị quyết 13, đốt giai đoạn, nhảy qua hẳn mục tiêu đánh thiệt hại nặng quân Mỹ và đánh tan quân miền Nam, tiến ngay tới tổng công kích tổng nổi dậy. Nhưng tướng Dũng lập tức đồng ý, và ông Lê Duẩn soạn ngay chỉ thị quân uỷ Trung ương đệ trình ý kiến này cho bộ chính trị.
Ý kiến này cũng đề nghị tướng Dũng thay tướng Giáp trong chức vụ bí thư quân uỷ Trung ương.
Vì sao tướng Văn Tiến Dũng lại ủng hộ ý kiến đầy mạo hiểm ấy của ông Lê Duẩn? Tướng Giáp có mất quyền chỉ huy không? Ông Hồ Chí Minh quyết định ra sao? Trong một bài phát thanh sau này chúng tôi sẽ tường trình tiếp cùng quý vị bài thuyết trình của nhà nghiên cứu Merle Pribbenow, cựu chuyên viên của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ. Mong quý vị đón nghe.
© 2008 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
- Houston tưởng niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân
- “Giải Khăn Sô Cho Huế”, RFA phỏng vấn Nhã Ca
- Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân 1968
- “Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời
- Vai trò của tiến sĩ Lê Văn Hảo trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
- Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn
- Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước
- Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành
HAI NGƯỜI BẠN * CHAI MEO NẤM CŨ
Chai meo nấm cũ
Truyện ngắn của: HaiNgườiBạn
Đi huốt khỏi con đường bờ mẫu
lẹt nhẹt bùn sình đọng dấu chưn trâu vô mùa mưa, lúp súp mấy lùm cỏ lứt bám đầy
sâu rọm khi nắng lên, bầy đom đốm tắt chớp nhịp nhàng lúc đêm tối, rồi phải lội
qua lung ông Cả, cuốc bộ giữa đồng không mông quạnh cả buổi nữa mới tới gò Cây
Gòn. Vậy mà tôi coi như không, nó gần gũi cách gì và thân thiết quá
cở!
Với tôi, gò Cây Gòn coi như
một ốc đảo giữa lòng sa mạc, là nơi khởi nghiệp của đời tôi. Lùa bầy vịt cho ăn
tép chấu dọc theo lung ông Cả hay lần quần lẩn quẩn cho ăn lúa vét trên những
cánh đồng xa tận ngã ba Vàm Lẽo cho tới tối mịt tôi vẫn lò mò trở về gò Cây Gòn.
Có nhiều bữa lội đồng rã giò nhưng hễ thấy hàng gòn lớp chớp trước mắt là bao
mỏi mệt tiêu tan. Tôi cười một mình giữa mênh mông cô quạnh. Như người đi xa xứ
lâu năm mới về tới quê nhà. Như đứa trẻ lạc đường vừa tìm được lối về. Và lần
nào cũng vậy. Cảm giác ấy cứ điệp khúc nơi tôi, là một điệu nhạc trần tình đời
mình với lặng thinh và khoảng trống nhưng không bao giờ buồn chán. Bởi vì nơi
đây là dấu yêu. Bởi vì nơi đây là hương hoa của tuổi trẻ đời tôi. Bởi vì nơi đây
cho tôi những kỹ niệm đầy mật ngọt hương thơm. Tất cả, tôi biết, sẽ không bao
giờ tìm lại được mai sau, lỡ khi bị đánh mất.
Rồi vô một buổi sáng sớm tôi
không nghe tiếng vịt kêu rộ lên như thường bữa. Chui ra khỏi chòi đi vòng phía
sau mở tấm phên cửa chuồng, tôi hốt hoảng nhìn những cụm bông gòn trắng phao nổi
lên từng dề từng cụm đó đây trên mặt nước đìa xanh màu ten chì. Chỉ qua một đêm
vịt chết cạn bầy. Vài con sống sót tấp tụm lên bãi sình ven rào lia khia nho
nhỏ, không dám đập cánh kêu lớn tiếng đòi mở cửa chuồng chạy cạp cạp ra đồng
kiếm ăn như mọi khi. Là một ngày đầy ảm đạm. Nhân viên kiểm dịch dẫn người ập vô
thiêu hủy toàn bộ bầy vịt và bắt tôi làm giấy cam đoan không được nuôi tiếp
trong vòng một năm.
Dì Ba Thắm, má của Thu-Thanh,
là một Phật tử thường đi cúng chùa Thiện Tâm, một hôm lên gò, kéo tay tôi ra sau
chòi, nói nho nhỏ vô tai tôi:
‘Vùng nầy đang rộ lên bịnh
dịch cúm gia cầm nên người ta có lịnh cấm nuôi vịt chạy đồng. Dì khuyên cháu nên
đổi nghề. Hơn nữa, đâu phải vịt của cháu. Đi chăn vịt mướn cho người ta hoài thì
biết chừng nào dư dã có đồng ra đồng vô mà tự thân lập nghiệp. Rồi còn lớn hơn
chút nữa. Rồi còn lập gia đình…’
Tôi bẻ từng lóng tay kêu lắc
rắc và thấy rõ hơn giá trị của thân phận mình. Tôi chỉ có hai bàn tay. Chẳng có
tiền bạc ra vô gì hết. Có lần nghe một ông lớn nào đó ở xa về thăm chùa than với
thầy tôi là lúc nầy ông ta tiền ra như nước sông Đà, tiền vô nhỏ giọt như cà phê
phin, tôi dầu chẳng biết sông Đà ra sao, cũng chẳng biết hương vị cà phê như thế
nào, chỉ ước ao làm sao mình có đồng vô đồng ra. Ra như sông Đà vô như cà phê
phin cũng tốt. Vậy mà có được đâu. Giờ đây đầu óc trống trơn như cái chòi không
có nổi cái cửa hậu mặc sức cho gió lùa riu ríu từ trước thốc ra sau. Nghề ngỗng
không có. Học hành không tới đâu. ‘Đổi nghề’. Nghe dì Ba nói tôi càng tủi thân
hơn. Chăn vịt mướn là một nghề thiệt sao trời? Mà đổi thành nghề gì bây giờ chớ?
Phóng mắt nhìn về hướng chùa Thiện Tâm cuối trời, tôi còn nghe văng vẳng lời
niệm chú cuối cùng của thầy mình mà những lúc buồn tênh tôi vẫn thường nhớ lại
nhưng thực ra cho tới bây giờ tôi vẫn không hiểu gì hết.
‘Con không có căn tu.’ Tối
hôm đó, sau hồi kinh, thầy kêu tôi vô phòng thuyết giáo. Thầy chậm rãi rót tách
nước trà, ngó lên về hướng tượng Phật duy nhứt của chùa đã tróc sơn vàng lốm
đốm. ‘Thầy đã nhắc nhở con quá nhiều lần rồi. Tụng niệm là giờ giấc linh thiêng,
phải tập trung nghĩ tới Phật, tới ý nghĩa lời Phật dạy. Đằng nầy con vừa tụng
kinh vừa thúc cùi chõ vô các đồng môn. Tâm con chưa tịnh. Mà nhiều lần như vậy.
Tâm con chưa tịnh thì còn đầy vọng niệm không thể tập trung tu hành. Ban đêm con
thường xuống bếp dở nồi lục ơ ăn vụng. Ra đồng hái rau bù ngót, rau choại hay
lội lên gò Cây Gòn tìm nấm rơm, nấm mèo, con cứ hẹn hò với con gái nhà người ta,
núp sau mấy cây rơm nói chuyện miết tới đỏ đèn hèn lâu mới chịu về. Nhiều lần
con nướng cá trui ăn giữa đồng. Mấy chú Tiểu đi theo con đều nói vậy. Họ có nói
oan cho con không? Thầy có đặt điều, đặt chuyện ra để vu oan, giá họa cho con
không? Vậy là chưa nén được tà tâm. Nói rốt ráo là con không nên trụ lại cửa
thiền làm ô uế thanh danh của nhà chùa và lây nhiễm tính xấu cho đồng môn. Con
nên để họ tịnh tâm tu hành. Nói thiệt tình. Con đừng buồn. Con là đứa con hoang
mà không ai muốn con có mặt trên đời nầy. Thầy cưu mang con vô chùa từ hồi con
bị bỏ rơi trước cổng. Cho đến giờ, thầy đành bó tay vì tánh tình con không hề
thay đổi. Thầy cũng đau lòng lắm khi nói ra điều nầy với
con.’
Thầy tôi nói phải. Tôi quỳ
gối chấp tay im re và xá xá mỗi khi thầy xuống giọng như cây nhang tắt ngúm nửa
chừng rồi bất thần có hơi gió bay ngang cháy rực trở lại. Dường như tất cả những
gì dằn nén từ lâu cứ tuôn ra chầm chậm và đều đều theo tay thầy đang lần từ hột
chuỗi. Có lúc bấm mạnh để ngắt câu. Gương mặt trầm tĩnh đến lạnh lùng. Mắt khép
hờ nhìn ngược vô đám mưa bụi quá khứ tội tình của đời tôi, không một chút xót xa
hay luyến tiếc hé lộ qua tiếng tắc lưỡi hay chép miệng. Nhỏ nhẹ mà thấm đau. Từ
tốn mà chua xót. Trong ngậm ngùi, tôi nghĩ như vậy.
Sau cùng, thầy dở tráp mây
cho tôi ít tiền và khuyên tôi rời khỏi chùa càng sớm càng tốt.
‘Thầy chỉ có khả năng giúp
con một ít ban đầu ra đời kiếm sống. Gò Cây Gòn là phần đất của nhà chùa. Tạm
thời con có thể lên đó ở giữ đất và cố gắng khai thác tìm huê lợi để sống. Con
tự xoay xở lấy. Làm gì tùy con. Nhưng nhớ chừa ra vài bã rơm trồng nấm cho nhà
chùa….’
Im lặng duỗi dài. Muỗi đơm
đầy mặt nhưng tôi không dám đập. Hai gối tôi rung lên, lo sợ nhiều hơn mỏi mệt.
Rồi thầy sụp mắt, tay lần chuỗi hạt, lẩm bẩm thổi câu thần chú lên
tôi.
‘Sắc bất dị không, không bất
dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc thọ tưởng hành thức diệc phục
như thị. Nam Mô A Di Đà Phật!’
Là lời niệm cuối cùng. Là câu
thần chú móc máng rất lâu vô tiềm thức tôi, nghe ra khác hẳn với ngàn lời tụng
niệm mà tôi và các đồng môn nhơi đi lập lại theo từng buổi cầu kinh dài mút chỉ
cà tha trong đêm, lải nhải máy móc theo nhip chuông mà tôi không quan tâm cho
lắm. Kinh kệ là một bài trường ca quen lưỡi đến lúc đó phải ngắt nhịp. Như dòng
nước đang trôi, cứ trôi đến một guềnh đá nào đó rồi phải trở chiều ít hay nhiều.
Như đang thiêm thiếp mộng mị chợt có tiếng động mạnh đánh thức kéo tôi ra khỏi
giấc ngủ lờ đờ ngập đầy mệt mỏi qua những công việc quần quật trong ngày. Nghe
ra khác hẳn với mọi khi, lần nầy, cho đến giờ tôi vẫn không hiểu nghĩa, tự dưng
thầy dán lên trán tôi một lá bùa Tôn Ngộ Không trước khi ra đi. Tôi chờn vờn
nghĩ vậy lúc quỳ xuống lạy tạ ơn thầy.
Hừng đông hôm đó tôi băng
đồng lầm lũi đi về hướng gò Cây Gòn. Xa ơi là xa. Ngày thường tôi cũng phải đi
bộ suốt buổi mới tới nơi. Nhưng hình ảnh Thu-Thanh đang chờ tôi dưới hàng cây
gòn thúc giục đôi chưn trần hớn hở lẹ làng, mắt ngời lên ngó thủng qua những lớp
sương thưa còn nấn ná ôm ngọn cỏ ướt. Nhịp tim tôi đang dộng lên tiếng gọi của
em, từng chập, từng chập gấp rút và ngắn lại theo hơi thở, nồng nàn như ánh bình
minh vẹt đỏ mây trời trước mặt.
Và bây giờ buổi sáng đang
lên, hắt vệt lửa đỏ dang rộng trùng trùng lớp lớp quấn quyện theo mây. Tôi mường
tượng như Thu-Thanh đang ngồi dưới cây gòn cao ngọn nhứt chờ, tôi lấy sức đi lẹ hơn. Có ai hẹn đâu mà chờ.
Nhưng sao tôi cứ mường tượng như vậy, mỗi lúc mỗi lúc hình tượng em lại vẽ rõ
nét hơn nơi tôi. Những sợi mây lưa thưa màu đỏ kết hình gương mặt mĩm cười hiền
hậu, cháy rực thương yêu và hối thúc.
‘Anh thấy không? Nước trong
lòng lạch nơi đây toàn là màu đỏ. Nhìn sâu, em có cảm giác như lớp máu lắng đọng
dưới đáy. Mà sao em hớt lên trong tay chỉ thấy đùn đục. Màu đỏ tan đi. Ở rừng U
minh cũng vậy. Mà ở miệt mình cũng vậy. Là sao vậy anh?’
Tôi cũng không hiểu tại sao,
chỉ trả lời Thu-Thanh cho có chừng:
‘Chắc tại lá rụng nhiều, chắn
dòng chảy nên đọng lại tan thành màu đỏ. Giống như phèn đóng váng tùm lum trên
đồng ruộng và sông rạch. Có nguồn nước nào rửa được đâu
em.’
‘À…há. Thôi. Anh cứ rán chèo
cho đến khi nào xuồng mình trổ ra dòng nước trong thì mới tới nhà thầy
Một.’
Đó là lần tôi và Thu-Thanh đi
rước thầy về bắt mạch, hốt thuốc cho bà Năm, bà ngoại của em đang đau nặng. Nắng
lên chẻ từng mãn lá đứt đoạn xuyên qua rừng đước dày mịt, hất bóng nước đỏ đổ
ngập lên mặt Thu-Thanh, gương mặt trắng bệt và phờ phạt trở ra hừng hực nét đẹp
rạng rỡ của người con gái có đôi mắt thiệt sáng bén. Rồi thoáng vụt trở ra màu
bạch lạp nhợt nhạt chìm vô tản lá che như hình hài trên ngọn đèn kéo quân xoay
vòng, xoay vòng đến phát chóng mặt. Ờ, phải rồi. Tôi đang cố sức hối hả vượt qua
dòng nước màu đỏ tù đọng lá chết để tới vùng nước trong, một nỗ lực không được
trễ nải. Vùng nước trong mới là nơi bắt được hy vọng và cũng là nơi chập chùng
hứa hẹn cứu vớt một người ra khỏi dòng nước máu.
Thu-Thanh khoét miệng trái
dừa, bước ra sau lái. Xuồng lắc lư khiến em trợt chưn té xuống khoang cuối. Tôi
buông tay chèo lao tới đở tấm thân nóng hổi, dịu nhiễu kia lên. Và ngay lúc đó,
tôi rẽ tóc hôn em thiệt lâu giữa rừng sâu, bỏ mặc cho xuồng trôi áp sát khúc
quanh phía trước giữa lòng rạch hẹp ngoằn ngoèo ăn luồn theo những tàn cây cao
rậm che trời biến ngày thành đêm. Mà sao lúc bấy giờ cả hai đều quên đi mọi gấp
rút. Như đang sống bất cần đời và thấy ra mọi chuyện đã an bày. Em rã rời chui
mặt sâu vô vai tôi thở nhẹ, ứa nước mắt:
‘Lần nầy bà đau nặng lắm. Má
với em thức trắng mấy đêm liền. Tội nghiệp bà lắm anh ơi!. Giữa khuya bà thều
thào với em là chờ khi khoẻ trở lại, bà sẽ kêu anh ra ở nhà em. Nhưng má thì còn
trù trừ. Em biết chỉ có bà thương tụi mình. Mà em có linh tính bà không qua
nỗi….’
Thu-Thanh nín tiếng nói để
buông ra tiếng thở dài thượt rồi là những tiếng khóc nho nhỏ như tiếng côn trùng
tả rít trong đêm. Tôi uốn cong tóc mai chẻ ngang lên má Thu-Thanh và nghe tóc em
phưởng phất thốc lên mùi thơm của rơm nếp. Tóc em là những cọng rơm nhỏ rức mà
tôi phải gom nhặt từ những đồng ruộng xa xôi lúc lãnh công gặt mướn đem về chất
thành cây rơm sau chòi. Từng chút, từng chút một, đầy khổ nhọc để thấy được ngọn
rơm vươn cao, cũng như phải trải qua bao điêu đứng chúng tôi mới có được tình
yêu của bây giờ.
Bất thần, tôi nghe tiếng chèo
và tiếng rẽ nước phăng phăng phía trước. Tiếng la báo động hai xuồng tránh va
đụng nhau:
‘Cạy nè!
Cạy!’
Tôi chưa kịp bước ra sau lái
thì mũi xuồng của bác Hai Tiền trờ tới đâm nhẹ vô be xuồng tôi. Hai đứa tôi ôm
nhau chao đảo. Bác Hai rà chèo lại, la ong óng:
‘Thôi! Thôi! Được quá rồi.
Đợi tụi bây rước được thầy Một về tới nhà thì chắc má tao ngủm cù đèo
rồi.’
Bác Hai cặp xuồng lại, mặt
hầm hầm, chửi xéo:
‘Thu-Thanh qua đây con. Lo
vịn thầy Một nghe con. Chén kiểu mà đi chung với mủng vùa. Hứ.. ứ…ứ. Coi không
đặng chút nào hết. Chướng mắt quá.’
Té ra bác Hai đâm xuồng đi
rước thầy Một trước tụi tôi. Có biết đâu nè! Hừng đông Thu-Thanh băng đồng chạy
lên gò Cây Gòn từ xa mút gọi tên tôi giựt ngược như cháy nhà. Mà bác Hai sao dạo
nầycũng đổi tánh thấy rõ. Nghe nói con Hân lên Sài Gòn lấy chồng người nước
ngoài khắm khá lắm nên bác nghỉ làm, chỉ ở nhà chơi cờ tướng. Bác xây nhà tường,
lát nền gạch bông. Mặt tiền sơn đầy màu sắc chói chang nhìn thiệt cải lương. Kệ
trước xếp mấy chai rượu ngoại rất bắt mắt, đi ở ngoài sân là ngó thấy liền. Nhan
nhãn. Bên dưới đặt ba keo rượu thẳng băng, ngâm tắc kè, bìm bịp, rắn hổ, cá
ngựa, rể nhàu chung với thuốc bắc. Tôi không ưa uống rượu mà nhớ tới mấy keo
rượu thuốc đó cũng bắt thèm. Tối nào nhà bác cũng bày tiệc nhậu tới khuya mới
chịu rã đám.
Hồi trước, bác hay ghé lại
nhà dì Ba thăm bà Năm, tiện thể xin em mình vài lon gạo rồi cùng với Thu-Thanh
lên tận gò Cây Gòn đi xăm xăm ra sau chòi dở nắp khạp da bò quơ mấy con cá lóc
tôi nhắp được hồi khuya đang rọng chưa kịp đem ra nhà Thu-Thanh. Bác Hai vừa bắt
cá vừa sởi lởi:
‘Sao? Dạo nầy cắm câu trúng
không cháu? Con Thu-Thanh nói cháu là tay sát cá, câu nhắp, giăng câu, nôm cá
đều trúng, rọng đầy khạp. Cho bác xin vài con nha! Sắp nhỏ ở nhà đói meo. Bác
cám ơn cháu nhiều lắm nhen. Ờ…ờ.. như mấy giỏ khô cá lóc và cá sặc bổi con đem
cho bà Năm, con Thu-Thanh đem ra chợ bán hết ráo. Cũng đỡ đần thuốc thang cho bà
nó được chút ít. Nói xa chẳng qua nói thiệt nghen cháu. Nó tu mấy kiếp mới quen
được một người tốt bụng chí thú lo làm
ăn như cháu. Bác nói thiệt tình đó. Bác rất mừng nếu sau nầy hai
đứa….’
Rồi bác Hai gục gặc cười hả
dạ mình ên. Là những lúc tôi biết bảy đứa con nheo nhóc của bác đương đói thiệt. Bác đi chèo ghe chỡ mướn đồ
hàng bông cho chủ từ mối mang ở miệt vườn xa xôi hẻo lánh ra tận các vựa ở Bạc
Liêu, Nhu Gia, Phú Lộc hay Sóc Trăng. Bác trải đời trên sông rạch, lâu lâu mới
gom nhặt chút ít tiền ghé lại nhà ngủ qua đêm rồi lại đi. Chỉ có con Hân, đứa
con gái đầu lòng, đủ sức theo mẹ đi cấy hay gặt mướn lẩn quẩn trong làng. Thời
gian chưa tới mùa, cả nhà sống lất lây, lóng ngóng chờ ngày bác Hai về. Mà vùng
nầy lúc mùa khô, nước mặn từ Cổ Cò đổ về, đều đặn quanh năm, từ khai thiên lập
địa tới giờ, có gì thay đổi đâu, nên chỉ làm ruộng được một mùa. Chỗ nầy đúng là
vùng đồng khô cỏ cháy. Không hoa màu, không vườn tược, không cây trái nào sống
nỗi với cuộc đất đầy nhóc phèn ở đây. Phèn ăn lai quần màu đen của người lội
kinh, lội ruộng ngã thành màu ngà vàng đóng dầy mo như trét lớp keo mỏng, nhìn
riết rồi cũng quen mắt. Bọn trai trẻ lớn lên lũ lượt bỏ quê đi tứ xứ, đổ xô về
thành thị kiếm sống. Cho nên có dạo thấy con Hân nhổ giò trổ mã, bác Hai cho nó
đi theo ghe chỏi sào, cột mũi khi cặp bến, phụ khiên cần xé, thúng mủng, chất
hàng xuống ghe hay sáng sớm leo lên mui nhóm cà ràng nấu nồi cơm để hai tía con
ăn nguyên ngày.
Một hôm con Hân theo tía lên
vựa tính tiền và lọt vô mắt xanh của chị Sáu Mò Cua. Chị Sáu thường đi xe hơi
nhà, lảo rảo về vùng quê mua hàng độc chiêu như tép bạc xỏ lụi, cá lóc thiệt bự
phơi nắng làm mắm ốp hay khô cá sặc bổi lớn bằng bàn tay. Những món ăn mà Việt
kiều ở miền Nam xa quê hương đều thèm nhớ.
Biệt danh Sáu Mò Cua còn để
gán cho chị có biệt tài chài gái quê lên Sài Gòn gả bán cho người nước ngoài. Bác Hai kể lại là chị Sáu đã cứu vớt
biết bao gia đình thoát khỏi cảnh đói
rách. Lên Sài Gòn ở biệt thự, ăn cơm tây, cơm tàu. Ở miệt mình, con gái đi tắm
thường để nguyên quần áo xuống mé sông chà chà lớp vải ngoài rồi lật đật leo lên
bờ chạy tuốt vô nhà. Lên Sài Gòn chị Sáu cho tắm trong hồ bơi trên tầng thượng.
Nước hồ rưới dầu thơm thơm phức. Từng tốp ở truồng xuống hồ đùa giởn. Tắm vậy
mới sạch, mới là sành điệu. Mà con gái với nhau làm gì phải mắc cở. Còn được lên
màn hình để cả đám coi lại hình mình ôm bụng cười nghiêng ngả, thiệt là vui. Sẳn
trớn, để người nước ngoài chọn vợ luôn thể.
‘Con Hân nhà tui may mắn lấy
được ông chồng Đài Loan, làm giám đốc thầu xây dựng cao ốc và cầu đường. Vợ
chồng nó mua căn hộ trên lầu 9. Ai mà leo lên đó cho nỗi? Tui nói…á nghen…Vô
thang máy bấm nút cái rẹt là tới cửa. Như đi hoả tiễn vậy đó. Nhà báo nói láo ăn
tiền. Tin báo chí là bán lúa giống, có ngày. Nè… nè…nó cưng vợ lắm nghen. Khỏi
nấu nướng cũng có người bưng đồ ăn tới đúng giờ. Suốt ngày con Hân cứ quây quần
đánh bài giải trí với bạn bè trong cao ốc. Tối, chồng nó mướn thầy về dạy ngoại
ngữ. Thiệt là…Nó tu mấy kiếp mới gặp được thằng chồng giàu sụ như vậy. Thiệt là
phước đức ông bà.’
Và cũng mới đây thôi, ghé
thăm bà Năm tôi thấy bác Hai móc bóp cho cả nhà coi tờ giấy bạc một trăm đô- la
Mỹ của con Hân vừa mới gởi về.
‘Cả đời tụi bây cũng không rờ
được tờ giấy bạc nầy.’ Bác Hai nheo mắt nhìn tôi đầy vẽ khinh bỉ. ‘Chớ đừng nói
tới phân biệt đô giả, đô dỡm. Vậy mà con Hân chỉ cần nhắm mắt vuốt qua tờ giấy
bạc là nó biết ngay. Chỉ có ăn học mới xóa được kiếp nghèo. Làm ra tiền là nó
chịu khó đi học tiếng Anh, tiếng Tàu. Còn cái ngữ tay làm hàm nhai, không biết
chắt mót bỏ của vô học hành thì muôn đời vẫn mạt rệp
thôi.’
Tôi biết bác đang ám chỉ tôi.
Nghĩ xa hơn, tôi biết bác không muốn tôi gần gũi qua lại với Thu-Thanh
nữa.
Thầy Một nhìn thiệt tốt
tướng. Râu dài. Trán cao. Da ngăm hồng. Miệng thầy lúc nào cũng nhai trầu. Thầy
bước ra hàng ba phun cúi trầu rồi trở vô kéo ghế đẩu ngồi xề lại cạnh đầu ván
ngựa bắt mạch cho bà Năm.
‘Can âm bất túc, mạch huyền
tề. Can vị bất hoà, mạch thương huyền.’ Thầy lẩm bẩm một mình, không cần ai nghe
mà cũng không cần ai hiểu. Nghe tựa như những câu niệm chú của thầy trụ trì thổi
thốc lên trán tôi. Mà cũng nghe ra hơi gió linh thiêng bay lảng vảng đâu đây
phát rùng mình.
‘Thổ huyết mấy lần
rồi?’
Thầy day mặt qua dì Ba hỏi
nhỏ. Dì gục đầu bưng tay che nước mắt và cơn đau nhăn nhó vật vã không tự kiềm
chế được. Câu trả lời ngắt quảng, đờ đẫn nghe như giọng ai xa
lạ:
‘Dạ… ba lần. Hồi đầu …. đầu
hôm tới giờ.’
Thầy Một giắt mắt nơi mấy cụm
lục bình lựng khựng trôi thiệt chậm theo con nước đứng ròng trên dòng sông trước
nhà.Thời gian đọng lại thiệt lâu qua im lặng của thầy. Những cụm lục bình đã
dừng lại trên dòng sông sau chặng đường phiêu giạt không bờ bến. Và bà Năm nấc
hơi lên nhìn con như muốn dặn dò điều gì đó rồi bỗng dưng chìm người xuống trào
nước mắt tắt thở trong tiếng gào thét cuồng loạn của Thu-Thanh. Một đời người
dừng lại nửa chừng với bao ước nguyện còn dở dang, những toan tính còn ngổn
ngang, chưa hoàn tất. Cụm lục bình ngừng trôi nhưng chưa phải là bến nghỉ cuối
cùng.
Ở nán lại nhà Thu-Thanh vài
ngày để phụ lo đám tang bà Năm, tôi trở về chòi nằm nghe trống vắng tứ bề. Tiếng
vịt kêu rộ lên buổi sáng không còn nữa mà sao tôi cứ giựt mình nghe ra âm thanh
thân quen đó như hãy còn lào xào sau đìa. Tiếng đập cánh, tiếng chen đạp tông vô
phên cửa, tiếng giập chưn lẹt nhẹt trên bãi lầy sát rào, tất cả chạy rần rần
trên da thịt tôi để phải ngồi lên định thần lại một hồi mới nhận ra mất
mát.
Trời đứng bóng nới rộng không
gian bao la không gợn chút mây. Cánh đồng ngậm no nước phèn giờ đây nằm phơi gốc
rạ khô khốc hứng nắng, nhìn như bức tranh siêu thực lợn cợn vạch nét thủy tinh
lung linh vắt ngang, nhún nhảy trật nhịp trên tấm thảm rạ trải dài chạy tận mút
bạt ngàn. Phải chờ lâu lắm mới nghe cơn gió lẻ lắc lư những trái gòn khô lỏng
thỏng trên cao phơi trần lớp da nhăn móp của tuổi già nhắc ngày tàn rụng. Tôi
nhớ đám tang của bà Năm, lúc đậy nắp quan tài, lúc hạ huyệt, tiếng kinh kéo tôi
chạy ngược về âm điệu thân quen ngày cũ. Tất cả sống lại trước tôi, đong đưa
theo mấy chùm gòn làm quả lắc của cái đồng hồ trên cao cố đẩy cây kim rướn tới
mức điểm giờ để tôi nghe ra hoang vu vây quanh và ngập trời. Rõ thiệt tôi đang
thèm nghe được tiếng động của một sinh linh, sinh linh nào cũng được, miễn là
tiếng động của sự sống và đánh thức tôi nhận ra mình đang
sống.
Có phải tôi đang đi sâu vô
cơn hôn mê của người bị say nắng chăng? Tôi vuốt mặt nhiều lần để thiệt tĩnh táo
nhìn ra Thu-Thanh đang kệ nệ quảy cái bịch đệm lấp vấp từng bước mệt nhọc trong
lớp nắng thốc lửa giữa đồng đang đi về hướng gò Cây Gòn. Có lẽ tôi đang tĩnh táo
sống trong ảo giác. Tôi không tin vô mắt mình. Một cô gái đang đạp chưn trên
những đợt sóng nắng lụa là nhấp nhô uốn lượn trên nền thảm rạ vàng mất hẳn đường
biên. Một người lẻ loi đuối sức đang vật vờ giữa sa mạc mênh mông và bất thần
định được hướng, đang đi về phía tôi, gập gảy trong vũ điệu pha lê. Toàn thân
tôi tê mê trong mộng mị. Hay chỉ còn là một thân xác mất tiêu cảm giác. Đầu óc
quần thảo theo bóng dáng của Thu-Thanh khi xuôi chiều nghiêng ngả, khi trở ngược
chết đuối trong lớp sóng nắng. Và tôi cứ gác đầu như thế nầy, trên mô đất lưa
thưa cỏ dại trước chòi, cho đến khi người con gái bước lên thềm
gò.
‘Anh không ra tiếp em một
tay. Em mệt hụt hơi rồi nè.’
Thu-Thanh quăng cái bịch nặng
trịt lên ngực tôi, đánh thức một ảo giác bịnh hoạn mà tôi chưa từng trải nghiệm
lần nào trong đời. Em chỏi tay nhìn xuống mặt tôi, tóc ướt mồ hôi, cười nụ thiệt
đẹp.
‘Anh có sao
không?’
Tôi bật người dậy xiết em vô
lòng, hôn tới tấp lên trán, lên tóc ướt đẫm từng mảng.
‘Anh làm em ngộp
thở.’
‘Là em thiệt. Anh thấy em
rồi.’
Thu-Thanh gở tay tôi ra, đi
vô chòi giở lu kiếm nước uống.
‘Thì em đây chớ
đâu.’
‘Anh không nằm mơ đó chứ? Lâu
lắm rồi, em không đi theo bác Hai ra đây nữa.’
‘Dạo nầy nhà cửa lộn xộn lắm.
Bác Hai cứ đến to nhỏ với má. Chuyện gì đó, em chưa biết chính xác lắm, nhưng
chắc chắn có liên hệ đến anh và em.Như anh biết, bây giờ bác Hai là người thống
trị trong gia đình vì ba em mất sớm, mà nói đúng hơn là vì bác trở thành giàu có
rồi. Bác nói nếu giàu sớm một chút thì không để ngoại phải chết. Em thấy bác có
cho má tiền. Rồi má cấm em ra chòi. Hôm nay em trốn nhà ra đây với anh đó. Má
dặn chèo xuồng ra chợ đi học nhớ ghé tiệm mua mấy chai meo nấm rơm cho anh. Cứ
để ở nhà rồi má nhắn anh ra lấy. Em thấy họ hướng dẫn cách chọn chai nấm giống
phức tạp quá. Họ sợ mình ghé tiệm khác mua rẻ hơn nhưng dễ bị lầm. Em lấy trước
hai chai để anh biết làm mẫu đối chiếu sau nầy. Ờ.. ờ…quên nữa. Má gói bánh tét
bán ế hoài. Em giấu hai đòn mang theo cho anh nè.’
Thu-Thanh đứng dựa người từ
phía sau, giở hỏng một chưn lên cao như đang chơi trò nhảy cò cò, gác mặt lên
vai tôi.
‘Một đòn nhưn chuối có làm
dấu dây thắt gúc. Đòn kia là nhưn đậu với thịt mỡ. Có nhớ chùa thì ăn nhưn
chuối. Còn nhớ em thì anh cứ tha hồ ngã mặn.’
Em đặt hai chai meo nấm dưới
đất và kéo tay tôi lại để chỉ tôi quan sát từng chi tiết.
‘Em đố anh chai nào là chai
meo nấm tốt?’
Họ gieo cấy mầm nấm rơm trong
chai nước biển xài rồi. Nhìn phớt qua, cả hai chai nầy đều có đốm trắng như vết
bông gòn tụ lại ven thành chai hay đóng sâu trong các bã mùn cưa ở giữa, lấm tấm
hơi nước. Tôi mê mẩn gắn chặt mắt vô chai meo nấm ửng ra nhiều màu tuyệt đẹp.
Lẩn theo màu trắng bông gòn là những đốm màu xanh hay màu ngà hột bắp cố vươn
sức sống lấn át cả màu trắng. Chắc chắn chai nầy sẽ cho nhiều năng xuất hơn. Tôi
áp sát chai meo nấm vô lòng giành phần thắng về mình, nheo mắt với Thu-Thanh,
mĩm cười đắc chí. Em ấn tay thiệt mạnh vô ngực tôi sém té bật
ngửa.
‘Ờ…ờ…Phải rồi. Đẹp quá hén.
Em tặng cho anh luôn đó. Em đem chai nầy về. Để coi anh trồng thử chai đó ra sao
nhen.’
‘Em khỏi phải lo. Anh biết
cách trồng mà.’
‘Lâu nay anh chỉ làm theo
cách hướng dẫn thủ công của nhà chùa thôi. Bây giờ muốn làm cho có tầm cở thì
trước hết anh phải biết cách chọn chai meo nấm tốt. Tay nấm chắc khỏe mọc trong
thiên nhiên lúc nào cũng là một bông hoa tuyệt vời. Là tay nấm gốc người ta chọn
để gieo cấy thành các mầm trong chai.’
‘Thì anh chọn chai nấm nầy.
Có đẹp hơn không?’
‘Đẹp màu, đẹp mã là hư hết
rồi đó, anh ơi!’ Tiếng Thu-Thanh nói lớn mà sao nghe có vẽ đau thương, trách
hờn. ‘Đốm xanh xanh cho thấy nó bị nhiễm khuẩn rồi. Còn ngả màu ngà vàng là để
lâu, mầm nấm bị già cỗi, không mọc lên được đâu. Chai nấm có sợi gòn trắng mịn
và bung đều như vầy mới là chai anh nên chọn. Anh cũng không được mở ra xem thử.
Mở ra là phải trồng liền. Để lâu nó sẽ bị nhiễm khuẩn vì không khí bên ngoài đã
chui vô rồi.’
Thu-Thanh bây giờ là chai nấm
tốt trong tầm nhìn đắm đuối của tôi. Tôi nhìn em không chớp mắt, không bỏ sót
từng cử chỉ, từng sắc diện chuyển dịch theo lời cắt nghĩa của em. Em là tay nấm
tinh khôi của thiên nhiên hay cũng là chai nấm trong trắng mà lúc nầy tôi đừng
nên làm nhiễm khuẩn. Tôi kéo ghì em xuống nền đất, nằm thiệt xát bên em. Lúc hôn
lên môi vừa ráo nước, miếng vải tang màu đen trước ngực em tưới lạnh đám cháy
khao khát bừng bừng đốt khắp người tôi. Tôi xiết chặt em vô lòng, xiết thiệt
chặt, như sợ vuột mất em mãi mãi. Thu-Thanh nhoài người ôm hôn tôi, ràn rụa nước
mắt.
‘Sao em
khóc?’
Em không trả lời mà nước mắt
cứ tuôn trào theo hơi thở phập phồng. Buổi chiều xuống lần chầm chậm trên hàng
gòn. Trời đứng gió, phơi bày nỗi buồn im lặng lúc tiễn em ra
về.
Thu-Thanh bắt tôi đứng yên
trên gò, không được đi theo. Khi ra khỏi gò được một đoạn đường, bỗng dưng em
vội quay trở lại ôm choàng lấy cổ tôi. Chúng tôi hôn nhau thiệt lâu trên đỉnh gò
Cây Gòn. Tứ bề vắng lặng nghe hơi thở nồng nàn của yêu
đương.
‘Sao em lại
khóc?’
Thu-Thanh lặng lẽ rời tôi
trước khi nhét vội vàng chai dầu gió vô túi quần xà lỏn của tôi. Em như chạy
đuổi nắng chiều, không quay mặt lại nữa. Tôi lưu luyến nhìn theo dáng em nhỏ
lần, nhỏ lần, chỉ còn là một chấm đen trên tấm thảm rạ dịu nắng với bao chấm hỏi
quần thảo miên man.
Sau một đêm không ngủ được,
tôi bắt đầu đi mua rơm, đội về chất vung ngọn rồi lo dọn đất chất mô.Theo lời
dặn của Thu-Thanh, khi chất mô xong, tôi ra nhà cho em biết để kịp mua meo
nấm.
Căn nhà lá tệ rạt nằm ven bờ
sông cái nhìn ra con nước lớn, ròng theo năm tháng chẳng có gì thay đổi. Mới đó
mà cứ tưởng chừng như lâu lắm rồi tôi không còn bưng cá ra nhà Thu-Thanh nữa.
Không gian thân quen nhìn tôi ra người xa lạ. Tôi hồi hộp bước vô như mới đến
đây lần đầu. Chỉ có con Vện mừng quýnh chạy ra vẩy đuôi nhảy chồm lên người tôi
thè lưỡi liếm láp. Trên bàn thờ, hình bà Năm vẽ theo kiểu tranh xưa, mang guốc
vông, vắt khăn rằn, chỏi tay lên mặt bàn cẩm thạch hình tròn. Phía sau là hậu
cảnh của cõi tiên, có núi non và bầy hạc sãy cánh xa xôi. Đôi mắt bà Năm hiền
hậu nhìn tôi như tiếc nuối một điều gì đó chưa kịp nói thành lời trước khi ra
đi. Tôi nghe tiếng ai đang chà rửa cái thùng phuy đựng nước mưa sau nhà.
Thu-Thanh đang ở nhà một mình. Chắc vậy. Em chỉ đi học buổi sáng thôi mà. Nhưng
không phải. Nghe tiếng chưn tôi, bác Hai Tiền chầm chậm bước ra nhà trước, tay
vẫn còn cầm cái bàn chải sắt.
‘Dạ. Con chào bác
Hai.’
‘Kiếm
ai?’
‘Bác cho con gặp Thu-Thanh
hay dì Ba cũng được.’
Bác Hai chưng hửng nhìn tôi,
rê cặp mắt ngạc nhiên từ chưn tới tóc.
‘Ủa? Bộ chưa hay gì sao? Con
Hân kiếm được chỗ làm cho con Thu-Thanh nên đi xe hơi về rước nó lên trển cả
tuần nay rồi. Còn người ta mới nhắn má nó hôm nay ra chợ Bạc Liêu để nhận tiền
ứng trước. Chắc trên đường về bả ghé tạt qua chùa van vái, cúng kiếng gì đó nên
chừng nầy mà không thấy về. Con Thu-Thanh mần được việc rồi nên họ mới dám ứng
tiền. Thiệt là con nhỏ tu mấy kiếp mới được….Ờ…ờ…quên
nữa….’
Bác Hai lật đật ra sau nhà
xách cái túi đệm lên đưa tôi, căn dặn:
‘Mấy chai nấm nầy nó mua cả
tuần nay rồi. Tui có mở nắp bông gòn ra coi thử. Tốt lắm. Mà thôi. Nó dặn không
được lấy tiền. Cứ xách về trồng đi.’
Từ giã bác Hai, tôi xách cái
túi đệm đi men theo bờ sông, rẽ lên cái cầu ván bắt gie ra ngoài, ngồi chờ xuồng
ai đó đi ngang qua đây ngoắt lại xin có giang qua bên kia bờ. Tôi mở bịch coi lại mấy chai meo nấm.
Tất cả đều nổi đốm xanh, đốm vàng.
Tôi gào thét trên sông nước
mênh mông. Con nước lớn chảy thiệt xiết cuốn từng đám lục bình chạy vùn vụt mịt
mờ mắt tôi. Tôi gục đầu bên cây chỏi cắm ơ hờ ở cuối đầu cầu, nghe tiếng nước
xoáy lật bật đánh lên từng nhịp đều đều như tiếng mõ cầu kinh từ xa còn rớt lại
đâu đây giữa buổi chiều quạnh quẻ đầy tĩnh lặng.
‘Là hư hết rồi. Là trễ nải
hết rồi. Phải không em?’
Buổi chiều xuống thiệt mau và
mây đen bao phủ toàn vùng. Tôi muốn khóc nhưng nước mắt mình đã
cạn.
HaiNgườiBạn
(Sàigòn-Texas
10/07)
No comments:
Post a Comment