Monday, August 27, 2012
Chương 14: Về Quê Hương Điêu Tàn,
Phi cơ đến Huế lúc một giờ sáng tắt đèn từ trên cao khi lấy
hướng đáp, thấp xuống, thấp xuống chút nữa, trên một độ cao cần thiết,
đèn ở cánh được bật cháy, chúi xuống và bánh chạm đất, đèn lại tắt.Không
một phi trường nào im lặng và tăm tối bằng.Phòng tối, ngổn ngang lính
nằm, những người lính tóc rối và râu rậm, họ ngủ mệt nhọc và trăn trở,
giấc ngủ đứt khoảng khi có tiếng động của bước chân đi đến dù tiếng động
cực nhỏ, những đôi mắt đỏ hoe mở ra xong khép lại.Gần trăm con người
không ngủ, họ chỉ nhắm mắt và nằm ... Ngủ, hình như họ đánh mất sự nghỉ
ngơi này, mất đã lâu, từ hơn hai tháng trên các căn cứ võ Định, Diên
Bình dọc quốc lộ 14.Ngủ chỉ là trạng thái chập chờn của đôi mắt khép lại
nhưng tai lắng nghe ... Nghe tiếng nổ hoặc tiếng départ của pháo nơi xa
...
Chẳng có vẻ gì để gọi là chiến tranh loạn lạc và điêu linh nơi chúng tôi đang đứng trong buổi sáng đầy nắng vàng và gió từ sông mang hơi nước dịu nhạt bay đến.Xóm Mỹ Chánh đổ nát vì vụ dội bom lầm hôm mồng 5 khúat sau rặng tre, chiếc cầu gỗ cháy từ bao ngày trước còn bốc khói, nhịp cầu sắt bị đổ xuống không đủ cường độ để gợi lên không khí bi thảm của trận chiến vừa xẩy ra cách đây mười ngày trên con đường nhựa bên kia sông, nơi bãi cát đìu hiu lặng đứng những khóm tre còm cọi ... Những tang thương trầm thống của những ngày qua tan byến trong ánh nắng đẹp đẽ vàng rực của buổi sớm mai này.có tiếng chim cu gáy ở bên kia sông, tiếng chim mộc mạc ấm áp như giọng cười khúc khích của đứa trẻ.
- Đấy, toa thấy cái lũy tre ở đầu con sông nơi chỗ quanh của con sông không? Liễn chỉ tay về hướng đông, nơi con sông quanh một vòng thật đẹp để đổ vào phá Tam Giang.
- Ờ, tôi thấy rồi, chỗ đó tôi đã đóng quân.Làng nội tôi đấy, làng Vân Trình, tên nghe hay không, mỗi vụ hè tôi về đây chơi, năm mười tuổi đã lội qua sông này được ... Hai mươi năm sau cho bạc triệu tôi cũng không qua được bên kia một mình.
- Ừ.Tôi lơ đãng nhìn theo con sông, nơi này mùa đông xưa tôi đứng trên bờ đợi Mễ cởi áo bơi qua sông mua rượu, phía trái nơi xa có bãi đất bồi thửa ruộng, bắp lên những lá xanh ngắt ...
- Người miền Trung cực quá, không đủ đất trồng lúa, có chút đất bồi là bám vào ngayBa mươi cây số từ núi ra biển không có chút đất màu, toàn cát và cát, cằn cỗi xám xịt không như cát vùng Nha Trang, Cam Ranh.
Súng nổ sát bờ sông, súng nhỏ, Bộ Binh Bắc quân mở đường, đánh thăm dò ... Chúng trở về nơi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, Phúa đang báo cáo với Lữ Đoàn.
- Đó là tiền phương bộ binh của tụi nó xuống quan sát mình, chẳng hiểu nó bắn súng cối và 57 như vậy để làm gì ?C ... Mày gọi pháo binh làm mười tràng vào nơi yếu tố mà toán viễn thám ghi nhận tiếng départ.Phúc nói với Tiền, sĩ quan ban 3.
Pháo từ Phong Điền rơi lên ào ạt.Bắc quân ngưng tác xạ, họ xuống hầm hay đã bị chết, không biết được, những đám bụi do đạn nổ bốc lên tan đi thật nhanh, chỉ còn luồng khói đen cuồng cuộn bốc cao.Một ngôi nhà bị cháy.Có tiếng gắt của anh Phúc : “ Tụi nó đặt súng ở đấy thì xin bắn ở đấy, làm sao biết viễn thám đêm vừa rồi có ngửi đúng hay không ?Tiên sư có vợ, bị cặm sừng cũng đếch biết nữa là ...” Anh ném cái ống liên hợp vào một góc nhà tụt xuống hầm chỉ huy xỏ chân vào đôi dép đi vào nhà thờ ...
Đường về, trời nắng gió im buổi trưa mùa hè miền Trung bốc cháy toàn thể cảnh vật, núi im lìm rung rinh sau lớp hơi đá mờ nhạt, người lính bị thương ngồi băng sau gác bàn chân sưng đỏ máu đẫm ướt cuộn băng bày.Qua Phong Điền, xe bị kẹt, ngừng lại dưới tàng cây nhìn Pháo binh TQLC di chuyển cho cuộc hành quân đang khai diễn. Họ nhìn tôi tò mò, áo lính Nhẩy Dù đi xe TQLC, tóc dài và chiếc máy ảnh ở ngực ... Tôi trông chẳng giống ai !Tôi cũng biết thế nên lúng túng đưa máy hình lên chụp loạn xạ.Ôi tôi hành nghề báo.Có một điều gì buồn buồn trong thân.
Mỹ Chánh không có gì, quả thật vậy, tôi về Sài Gòn, thay lớp áo quần dơ và ướt, uống ly rượu có đá lạnh, chạnh nhớ những người bạn ở nơi xa đang ao ước một tờ báo, dù tờ báo đã cũtừ ngày 30 tháng Tư ... Điều này làm lòng tan vỡ, những người sống trên khổ nhọc miệt mài, trong núi xanh, trên cồn cát, những “sinh vật” lính quen thuộc và thân ái bị quay cuồng níu kéo hoài vào gian nguy triền miên ... Không phải chỉ có ở Mỹ Chánh với Trâu Điên, nhưng khắp cùng đất nước, từ núi cao xuống đồng bằng, có đủ trên mỗi phần đất của quê hương.Mỹ Chánh không có gì ngoài hai xác chết bên kia sông cạnh chiếc xe tăng bị cháy, tiếng nổ B52ầm vang đều đặn và núi rung rinh, cây cầu bốc khói xám. Những người và cảnh chết này có nổi yên nghỉ riêng, lòng có xốn xang là hình ảnh người lính mang dép Nhật, chống cây gậy đi trên thôn xóm tan vỡ, người lính không đầy 20 tuổi ... Em bị thương !Chỉ còn tiếng nói và hình ảnh đó đè nặng ở đỉnh đầu, tay tôi run và nặng khi viết những dòng chữ vô nghĩa này.
Quả bom chiến lược hay viên đạn súng colt chỉ gây một tiếng nổ, cũng chỉ viết thành “một chữ” trên trang giấy, nhưng trầm thống của con người thì mênh mông.Chữ nghĩa vô tri viết được mấy cho vừa.
Chẳng có vẻ gì để gọi là chiến tranh loạn lạc và điêu linh nơi chúng tôi đang đứng trong buổi sáng đầy nắng vàng và gió từ sông mang hơi nước dịu nhạt bay đến.Xóm Mỹ Chánh đổ nát vì vụ dội bom lầm hôm mồng 5 khúat sau rặng tre, chiếc cầu gỗ cháy từ bao ngày trước còn bốc khói, nhịp cầu sắt bị đổ xuống không đủ cường độ để gợi lên không khí bi thảm của trận chiến vừa xẩy ra cách đây mười ngày trên con đường nhựa bên kia sông, nơi bãi cát đìu hiu lặng đứng những khóm tre còm cọi ... Những tang thương trầm thống của những ngày qua tan byến trong ánh nắng đẹp đẽ vàng rực của buổi sớm mai này.có tiếng chim cu gáy ở bên kia sông, tiếng chim mộc mạc ấm áp như giọng cười khúc khích của đứa trẻ.
- Đấy, toa thấy cái lũy tre ở đầu con sông nơi chỗ quanh của con sông không? Liễn chỉ tay về hướng đông, nơi con sông quanh một vòng thật đẹp để đổ vào phá Tam Giang.
- Ờ, tôi thấy rồi, chỗ đó tôi đã đóng quân.Làng nội tôi đấy, làng Vân Trình, tên nghe hay không, mỗi vụ hè tôi về đây chơi, năm mười tuổi đã lội qua sông này được ... Hai mươi năm sau cho bạc triệu tôi cũng không qua được bên kia một mình.
- Ừ.Tôi lơ đãng nhìn theo con sông, nơi này mùa đông xưa tôi đứng trên bờ đợi Mễ cởi áo bơi qua sông mua rượu, phía trái nơi xa có bãi đất bồi thửa ruộng, bắp lên những lá xanh ngắt ...
- Người miền Trung cực quá, không đủ đất trồng lúa, có chút đất bồi là bám vào ngayBa mươi cây số từ núi ra biển không có chút đất màu, toàn cát và cát, cằn cỗi xám xịt không như cát vùng Nha Trang, Cam Ranh.
Súng nổ sát bờ sông, súng nhỏ, Bộ Binh Bắc quân mở đường, đánh thăm dò ... Chúng trở về nơi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, Phúa đang báo cáo với Lữ Đoàn.
- Đó là tiền phương bộ binh của tụi nó xuống quan sát mình, chẳng hiểu nó bắn súng cối và 57 như vậy để làm gì ?C ... Mày gọi pháo binh làm mười tràng vào nơi yếu tố mà toán viễn thám ghi nhận tiếng départ.Phúc nói với Tiền, sĩ quan ban 3.
Pháo từ Phong Điền rơi lên ào ạt.Bắc quân ngưng tác xạ, họ xuống hầm hay đã bị chết, không biết được, những đám bụi do đạn nổ bốc lên tan đi thật nhanh, chỉ còn luồng khói đen cuồng cuộn bốc cao.Một ngôi nhà bị cháy.Có tiếng gắt của anh Phúc : “ Tụi nó đặt súng ở đấy thì xin bắn ở đấy, làm sao biết viễn thám đêm vừa rồi có ngửi đúng hay không ?Tiên sư có vợ, bị cặm sừng cũng đếch biết nữa là ...” Anh ném cái ống liên hợp vào một góc nhà tụt xuống hầm chỉ huy xỏ chân vào đôi dép đi vào nhà thờ ...
Đường về, trời nắng gió im buổi trưa mùa hè miền Trung bốc cháy toàn thể cảnh vật, núi im lìm rung rinh sau lớp hơi đá mờ nhạt, người lính bị thương ngồi băng sau gác bàn chân sưng đỏ máu đẫm ướt cuộn băng bày.Qua Phong Điền, xe bị kẹt, ngừng lại dưới tàng cây nhìn Pháo binh TQLC di chuyển cho cuộc hành quân đang khai diễn. Họ nhìn tôi tò mò, áo lính Nhẩy Dù đi xe TQLC, tóc dài và chiếc máy ảnh ở ngực ... Tôi trông chẳng giống ai !Tôi cũng biết thế nên lúng túng đưa máy hình lên chụp loạn xạ.Ôi tôi hành nghề báo.Có một điều gì buồn buồn trong thân.
Mỹ Chánh không có gì, quả thật vậy, tôi về Sài Gòn, thay lớp áo quần dơ và ướt, uống ly rượu có đá lạnh, chạnh nhớ những người bạn ở nơi xa đang ao ước một tờ báo, dù tờ báo đã cũtừ ngày 30 tháng Tư ... Điều này làm lòng tan vỡ, những người sống trên khổ nhọc miệt mài, trong núi xanh, trên cồn cát, những “sinh vật” lính quen thuộc và thân ái bị quay cuồng níu kéo hoài vào gian nguy triền miên ... Không phải chỉ có ở Mỹ Chánh với Trâu Điên, nhưng khắp cùng đất nước, từ núi cao xuống đồng bằng, có đủ trên mỗi phần đất của quê hương.Mỹ Chánh không có gì ngoài hai xác chết bên kia sông cạnh chiếc xe tăng bị cháy, tiếng nổ B52ầm vang đều đặn và núi rung rinh, cây cầu bốc khói xám. Những người và cảnh chết này có nổi yên nghỉ riêng, lòng có xốn xang là hình ảnh người lính mang dép Nhật, chống cây gậy đi trên thôn xóm tan vỡ, người lính không đầy 20 tuổi ... Em bị thương !Chỉ còn tiếng nói và hình ảnh đó đè nặng ở đỉnh đầu, tay tôi run và nặng khi viết những dòng chữ vô nghĩa này.
Quả bom chiến lược hay viên đạn súng colt chỉ gây một tiếng nổ, cũng chỉ viết thành “một chữ” trên trang giấy, nhưng trầm thống của con người thì mênh mông.Chữ nghĩa vô tri viết được mấy cho vừa.
PHẠM THẮNG VŨ * MÙA HÈ QUẢNG TRỊ
Cổ Thành Quảng Trị và Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Chiến tranh giữa 2 miền Nam-Bắc Việt Nam nếu kể từ trận đầu tiên là trận Ấp Bắc (ngày 31 tháng 12 năm 1962) cho đến trận cuối cùng là Chiến Dịch Hồ Chí Minh (ngày 26 tháng 4 năm 1975) thì gồm cả hàng trăm trận đánh lớn-nhỏ như trận Đồng Xoài, trận Pleime, trận Làng Vây (trong thập niên 1968), trận Lam Sơn 719, trận Ban Mê Thuột, trận Xuân Lộc (trong thập niên 1975)… nhưng giới nghiên cứu quân sự thế giới đồng ý chỉ có 3 trận đánh chính, cần quan tâm đó là các trận: Mậu Thân 1968 (Hoa Kỳ gọi là Tet Offensive 1968), trận Quảng Trị 1972 (Hoa Kỳ gọi là Easter Offensive, miền Nam VNCH gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) và trận 30 tháng 4 năm 1975 (Cộng Sản Bắc Việt gọi là Chiến Dịch Hồ Chí Minh).
Nhân dịp tháng 9 là tháng mà ngày 16 tháng 9 năm 1972 là ngày 6 quân nhân của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến (Lữ Đoàn 258) đã dựng lại quốc kỳ miền Nam VNCH nền Vàng 3 sọc Đỏ trên bờ thành phía Tây cổ thành Quảng Trị (cùng lúc các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến thuộc Lữ đoàn 147 cũng đã làm lễ dựng cờ phía Đông của cổ thành) nên tác giả (bài viết này) chỉ góp chút tài liệu cùng hình ảnh về 2 địa danh nổi tiếng trong trận đánh Quảng Trị là Cổ Thành và Đại Lộ Kinh Hoàng.
Cổ Thành trong trận đánh Quảng Trị chính là tòa thành cổ có tên Đinh Công Tráng, được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng. Sơ khởi thành này được làm bằng đất nện cho đến năm 1838 thì được xây lại bằng gạch. Các tài liệu nói là thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m. Bao quanh có hệ thống hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Khi trận Quảng Trị xẩy ra thì trong cổ thành là bản doanh của tiểu khu Quảng Trị và bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh (Bộ chỉ huy Tiền phương của sư đoàn thì đóng ở căn cứ Ái Tử).
Quảng Trị là tỉnh giới tuyến miền Nam VNCH đối với miền Bắc Cộng Sản và không ai nghĩ hoặc tin là sẽ có ngày Cộng Sản Bắc Việt sẽ vượt làn ranh giới tuyến quy ước (sông Bến Hải-cầu Hiền Lương) để công khai xâm lăng miền Nam VNCH nên vì thế chính quyền miền Nam VNCH đã để Sư đoàn 3 Bộ Binh phòng thủ miền giới tuyến này. Sư đoàn 3 Bộ Binh (Tư lệnh là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) là một sư đoàn tân lập (vào tháng 10 năm 1971) gồm 3 trung đoàn (2, 56 và 57). Trong 3 trung đoàn này thì chỉ trung đoàn 2 là có nhiều kinh nghiệm chiến trường vì đã được tách ra từ sư đoàn 1 Bộ Binh và hai trung đoàn 56, 57 còn lại thì yếu kém về huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến (có các thành phần gốc đào binh trong đơn vị). Chính vì vậy, tỉnh Quảng Trị được chính quyền miền Nam VNCH tăng phái thêm 2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến (147 và 258) nhằm để bảo vệ mặt phía Tây của tỉnh (giáp với nước Lào).
Ngày 30 tháng 3 năm 1972 (đúng 12 giờ trưa), 2 Sư đoàn 304 và 308 Cộng Sản Bắc Việt (khoảng 30.000 quân) với hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh (từ Vĩnh Linh bắn sang), cùng với 150.000 Việt Cộng miền Nam đã vượt qua giới tuyến quy ước (cầu Hiền Lương-sông Bến Hải) để khởi sự trận chiến mà chúng gọi là Chiến Dịch Nguyễn Huệ. Thêm vào đó, từ phía Tây của tỉnh Quảng Trị, Cộng Sản Bắc Việt (Sư đoàn 324B) với xe tăng T 54, T 55, PT 76 hỗ trợ, theo đường 9 từ nước Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Áp lực quá mạnh của các sư đoàn Cộng Sản Bắc việt đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của miền Nam VNCH. Các trận pháo ác liệt của Cộng Sản Bắc Việt Cộng (gồm pháo tầm xa 122 ly, 130 ly, pháo phòng không 37 ly, 57 ly và đặc biệt hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger cùng hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA-7 Strela) thêm thời tiết xấu nên giảm thiểu sự yểm trợ của không quân (miền Nam VNCH và Hoa Kỳ) đã dẫn đến (lần lượt) 11 căn cứ hỏa lực của quân đội miền Nam VNCH phải thất thủ (căn cứ Bá Hô, Holcomb, Sarge, Fuller, 2, Khe Gió, Carrol, Mai Lộc, Ái Tử…).
Trước áp lực quá mạnh của phía Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam trong địa bàn Quảng Trị, ngày 30 tháng 4 thì Chuẩn tướng Vũ Văn Giai mở phiên họp với các đơn vị trưởng thuộc quyền để bàn kế hoạch lui binh và việc lui binh đang khởi sự thì viên tướng Tư lệnh Quân Đoàn 1 (Hoàng Xuân Lãm) lại ra chỉ thị tử thủ Quảng Trị. Lệnh và phản lệnh giữa quân đoàn và sư đoàn khiến các đơn vị trưởng đã bất tuân thượng lệnh và chính vì đó mà hệ thống phòng thủ Quảng Trị đã bị gẫy đổ (vì các đơn vị tự động rời bỏ vị trí đóng quân để rút lui về hướng Nam). Chuẩn tướng Vũ Văn Giai (cùng bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh) được trực thăng vận từ cổ thành Đinh Công Tráng về Đà Nẵng (ngày 2 tháng 5). Cổ thành Đinh Công Tráng gần như bỏ ngỏ nên phía Cộng Sản Bắc Việt cùng Việt Cộng miền Nam đã chiếm đoạt dễ dàng cứ địa này và sau đó là toàn bộ tỉnh Quảng Trị.
Mất tỉnh Quảng Trị vào tay Cộng sản Bắc Việt, chính quyền miền nam VNCH liền sau đó đã thay thế 2 viên tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh Quân đoàn 1) và Lê Nguyên Khang (Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến) bằng tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Bùi Thế Lân cùng tăng cường thêm lực lượng (Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân rồi sau đó thêm Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù và Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn 2 Bộ Binh ) để nhằm phản công tái chiếm các vùng đất đã mất. Các kế hoạch phản công của quân đội miền Nam VNCH đã hình thành nhanh chóng (tái chiếm lại được một số căn cứ cũ như Bastogne, Checkmate… và chợ Quảng Trị, Ty Y tế, Ngân Khố, Tòa Án…) để sau cùng là đánh bật cán binh Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam ra khỏi cổ thành Đinh Công Tráng (ngày 16 tháng 9) sau 81 ngày chúng (bám trụ) cố thủ tại đây.
Đại Lộ Kinh Hoàng là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đặc phái viên của báo Sóng Thần trong thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài độ 9 km trên quốc lộ 1 từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước trong quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị nơi mà dân chúng (cùng binh lính) miền Nam VNCH rút chạy về hướng Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1972 khi chiến sự xẩy ra trong làn đạn pháo của quân đội Cộng Sản Bắc Việt. Đoạn đường này nằm giữa các đụn cát trắng, không nhà cửa, cây cao và chỉ là các lùm cỏ bụi do vậy dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tiền sát viên (đề lô) Cộng Sản Bắc Việt khi gọi pháo 122 ly, 130 ly, cối 160 ly… của chúng từ hướng rừng Trường Sơn nã vào dòng người di tản. Ước tính có gần 2000 người bị chết (chỉ thu gom được 1841 xác người gần như còn lành lặn) và hơn 500 xe cộ các loại (của dân chúng và quân đội) bị phá hủy trong trận pháo thảm sát trên đoạn đường này.
Trước khi xẩy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích là 3966 km2 với dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với 3 quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người (do bị phía Cộng Sản Bắc Việt chiếm từ phía bờ Bắc của sông Thạch Hãn). Điều này cho thấy, Cộng Sản Bắc Việt gây chiến tranh nhưng chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của chúng. Cộng Sản đi tới đâu thì dân chúng nơi đó đều phải bỏ của để chạy thoát thân.
Tóm lại, trận Quảng Trị năm 1972 theo cái nhìn về mặt quân sự thì tuy Cộng Sản Bắc Việt chiếm được một dải lãnh thổ của tỉnh (từ bờ Bắc sông Thạch Hãn trở ra) nhưng kế hoạch xâm lăng bất ngờ định chiếm nhiều phần lãnh thổ hơn (dành dân-chiếm đất để mặc cả tại bàn Hội nghị Hòa Bình của phe Cộng Sản) đã thất bại. Phía Cộng sản Bắc Việt ngoài trung đoàn Triệu Hải (cố thủ bên trong Cổ Thành) bị xóa sổ, trung đoàn 48 B thuộc sư đoàn 320 B QĐNDVN- đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã Quảng Trị cũng đã bị thiệt hại hơn 80% quân số. Phía miền Nam VNCH thì một viên tướng phải ra tòa án binh (Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) và đặc biệt (lần đầu tiên), tư lệnh Trung đoàn 56 Bộ Binh (trung tá Phạm Văn Đính)(*) cùng một số binh sĩ (khoảng 600 người) đã đầu hàng Cộng Sản tại căn cứ Carrol (chiều ngày 3 tháng 4 chung với 22 đại bác gồm 105 ly, 155 ly cùng 175 ly). Cũng giống như các trận đánh trước và sau này trên mọi miền đất nước, chúng ta thấy rõ cuộc chiến do Cộng Sản Bắc Việt khởi sự đều thiếu chính nghĩa. Không có chính nghĩa nên họ không được sự ủng hộ của dân chúng. Và giống như tình trạng đã xẩy ra ở cố đô Huế dịp tết Mậu Thân-1968, khi thấy người dân không ủng hộ thì binh lính Cộng Sản đã thẳng tay chém giết và bắn phá. Ngoài Đại Lộ Kinh Hoàng thì trong tất cả các mặt trận của Mùa Hè Đỏ Lửa-1972 (tại An Lộc, Kom Tum, châu thổ sông Cửu Long…), pháo thủ Cộng Sản đã tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn không một tấc sắt trong tay khi biết họ chạy về hướng có quân đội miền Nam VNCH.
Phạm Thắng Vũ
Sept 18, 2011.
ANDREI PLATONOV * ANH MACAR
Andrei Platonov
Anh Macar hay hoài nghi
Dịch giả: Trần Minh Tâm
Truyện
ngắn “Anh Macar hay hoài nghi" ra đời năm 1929 nhưng đến năm 1986 mới
được in lại trên tạp chí “Tháng Mười”. Tác phẩm hài hước này kể về nhận
thức cách mạng “ngây thơ” nhưng cũng rất “thực tế”, rất bản chất của anh
mugic Nga Macar, phê phán tệ quan liêu giấy tờ, coi thường trí tuệ quần
chúng bằng lời kể dí dỏm, nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và kín đáo. Đây
là một tác phẩm có những thủ pháp sử dụng ngôn ngữ phức tạp, khó dịch,
nhưng trong quá trình đọc về A.Platonov, chúng tôi rất quan tâm đến số
phận đặc biệt của nó nên đã cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt để làm
tài liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu thêm về ông và về bộ
phận” văn học Xô Viết không chính thống”.
Trong đội ngũ quần chúng lao động nói chung đã
từng góp mặt hai thành viên quốc gia: anh chàng nông dân cục mịch Macar
Ganuskin và một người nữa xuất chúng hơn - đồng chí Lev Shumovoi. Đồng
chí là người thông minh nhất làng, và nhờ thông minh nên là người lãnh
đạo phong trào toàn dân tiến lên phía trước, thẳng tới phồn vinh toàn xã
hội. Vì vậy, hễ cứ nhìn thấy đồng chí Shumovoi đi qua là mọi người lại
bảo nhau:
- Nhìn kìa, lãnh tụ của làng ta
đang diễu bước đi đâu kìa! Chờ nhé, ngày mai thế nào cũng sẽ có chủ
trương mới cho mà xem... Cái đầu thông minh, mỗi tội đôi tay rỗng quá.
Chỉ sống bằng mỗi trí tuệ không thôi...
Còn
Macar, như bất cứ anh chàng nông dân nào khác, mê các trò thủ công mày
mò hơn là công việc cày cuốc, và quan tâm trước hết không phải đến cái
ăn, mà là các trò vui chơi giải trí, bởi theo kết luận của đồng chí
Shumovoi, Macar là cái anh đầu rỗng.
Có
lần, Macar tổ chức trình làng một con quay gió, nhưng lại chưa xin phép
đồng chí Shumovoi. Dân làng xúm xít quanh con quay của anh, chờ bão nổi
cho con quay khởi động. Nhưng chờ mỏi mắt mà chẳng có gió bão gì cả, tất
cả cứ đứng nhàn tênh, trong khi đó thì con ngựa con của đồng chí
Shumovoi chạy lồng ra đồng cỏ và mất hút trong bãi lầy. Giá như mọi
người vẫn sống yên bình như thường ngày thì chắc là họ đã tóm được chú
ngựa, không để đồng chí Shumovoi phải chịu thiệt hại như vậy, nhưng cái
anh Macar này lại lôi mọi người ra khỏi nếp sống bình yên, và như vậy là
đã tiếp tay cho cái sự gây ra thiệt hại ấy.
Đồng
chí Shumovoi không tự mình đi tìm ngựa mà đến thẳng nơi Macar đang đứng
âu sầu vì trời không chịu giông bão và mắng mỏ anh:
- Chỉ tại cậu đấy, cậu lôi kéo dân làng ra đây nên mới không còn ai bắt ngựa cho tôi!
Macar
chợt hết đăm chiêu, bởi anh đoán ra ngay. Ngẫm ngợi thì Macar kém lắm
khi anh chỉ có bên trên là cái đầu rỗng và bên dưới là đôi tay thông
minh, nhưng bù lại, anh lại có khả năng phán đoán tinh nhạy.
- Xin đồng chí đừng buồn thế, - Macar an ủi đồng chí Shumovoi, - tôi sẽ làm biếu đồng chí một cái xe tự hành...
-
Làm thế nào? - Đồng chí Shumovoi hỏi, bởi đồng chí không biết Macar làm
xe tự hành kiểu gì khi anh chỉ có mỗi hai bàn tay trắng.
-
Bằng đai thùng và dây chão, - không nghĩ ngợi, chỉ cảm nhận vòng quay
và sức mạnh của những cuộn dây chão cùng những chiếc đai thùng, Macar
trả lời luôn.
- Vậy thì làm ngay đi, -
đồng chí Shumovoi ra lệnh, - nếu không tôi sẽ truy tố cậu, phạt vì tội
dám cả gan bày trò biểu diễn phạm pháp một cách bất hợp pháp.
Nhưng
Macar chẳng hề nghĩ đến hình phạt - anh đâu có khả năng suy nghĩ, anh
chỉ cố nhớ lại cái nơi anh đã từng nhìn thấy sắt, nhưng mãi mà chẳng nhớ
ra, bởi cả cái làng anh chỉ dùng tuyền những thứ hiện hữu trên mặt đất
như đất sét, rơm rạ, thân cây và sợi lanh mà thôi.
Bão
đã không nổi lên, con quay không quay được, và Macar đành bỏ về nhà. Để
xua đi nỗi chán chường, anh uống no một bụng nước và cảm thấy nó có mùi
tanh tanh.
"Chắc chắn là sắt bị ta uống mất nên chẳng còn thấy đâu nữa cả," Macar phán đoán.
Khi
đêm xuống, Macar chui xuống một hố giếng bỏ hoang cạn trơ cả cát và ở
lì dưới đó suốt một ngày đêm để bới tìm sắt. Đến ngày thứ hai thì đồng
chí Shumovoi lệnh cho mấy anh nông dân trong làng lôi Macar ra khỏi hố
giếng vì đồng chí ấy sợ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hao tổn mất
một công dân thì vô cùng uổng phí. Lôi được Macar lên thật vất vả vì
trong tay anh là những cục quặng sắt to nâu xỉn. Đám nông dân vừa lôi
vừa chửi rủa Macar vì anh nặng quá, còn đồng chí Shumovoi thì hứa sẽ
phạt thêm anh về tội quấy rối trật tự xã hội.
Thế
nhưng Macar chẳng hề bận tâm vì điều đó và sau một tuần đã biến được
quặng thành sắt nhờ chính cái lò nướng bánh của bà vợ, tận dụng triệt để
sức nóng còn lại sau mỗi mẻ bánh. Macar nấu quặng ra sao thì không ai
biết được, bởi vì anh vận động bằng đôi tay thông minh và cái đầu trầm
lặng. Một ngày sau đó Macar đã làm được một bánh xe bằng sắt, rồi thêm
một chiếc nữa, nhưng chẳng bánh nào tự quay được; đành phải dùng tay
đẩy, chúng mới chuyển động cho.
Đồng chí Shumovoi thân chinh đến nhà Macar và vặn hỏi:
- Cậu đã làm xong xe tự hành thay thế con ngựa rồi chứ?
- Chưa được, - Macar trả lời, - tôi tính là tự nó biết chạy vèo vèo, thế mà nó cứ ì ra.
-
Cậu lừa gạt tôi hử, cái đầu của cậu quả là kém giác ngộ, - đồng chí
Shumovoi nói như đang trong cuộc họp, - vậy thì làm ngựa đi .
- Không đào đâu ra thịt, chứ không tôi đã làm rồi, - Macar vội phân trần.
- Thế cậu nấu sắt từ đất sét bằng cách nào vậy? - Shumovoi bỗng nhớ ra và hỏi.
- Tôi không biết, - Macar trả lời, - tôi đâu có trí nhớ.
Thế là đồng chí Shumovoi nổi cáu:
-
Cậu định làm gì vậy, hở cái đồ cá nhân quỉ quái, định giấu giếm phát
minh mang ý nghĩa kinh tế quốc dân chắc! Cậu đúng chẳng còn là người nữa
mà chỉ là kẻ tư hữu! Ngay bây giờ tôi sẽ xử phạt cậu đến nơi đến chốn
để cho cậu biết nghĩ.
Macar thành thật:
- Tôi đúng là không biết nghĩ, thưa đồng chí Shumovoi. Tôi là kẻ đầu rỗng mà.
- Vậy thì tay chân bớt khua khoắng đi, đừng có mà táy máy những việc mình chưa biết, - đồng chí Shumovoi mắng Macar té tát.
- Giá như tôi có được cái đầu của đồng chí, tôi sẽ nghĩ tốt lắm đấy đồng chí Shumovoi ạ !- Macar chân thành.
-
Chứ còn gì nữa! – Shumovoi khẳng định. - Nhưng cả làng chỉ có được một
cái đầu như vậy thôi, thế nên cậu phải phục tùng tôi, hiểu chưa!
Đến
đây thì Shumovoi phạt Macar đến nơi đến chốn, đến mức anh phải bỏ làng
đi Moxkva tìm việc làm để có tiền trả tiền phạt, còn toàn bộ tài sản
cùng con quay gió thì đã có đồng chí Shumovoi chịu trách nhiệm giữ gìn.
Macar
đã từng đi tàu hoả hồi năm mười chín, nghĩa là cách đây đã mười năm.
Hồi đó người ta cho anh đi miễn phí, bởi Macar trông rõ là giống một anh
cuốc mướn làm thuê. Thậm chí người ta còn chẳng thèm kiểm tra giấy tờ
của anh. Chị trực toa thuộc giai cấp vô sản bảo anh: "Anh cứ đi thoải
mái; một khi anh bần cùng, anh luôn được chúng tôi quí mến".
Bây
giờ, giống như mười năm trước, Macar chẳng cần hỏi han ai, cứ thế leo
lên tàu ngồi, lấy làm ngạc nhiên bởi toa tàu vắng khách và cửa toa thì
cứ mở toang. Dù vậy, Macar cũng không vào trong toa mà chọn chỗ ngồi
giữa hai toa nối với nhau để còn quan sát các bánh xe quay khi tàu chạy.
Các bánh xe bắt đầu chuyển động, và con tàu tiến về trung tâm quốc gia -
thành phố Moxkva. Con tàu chạy nhanh hơn bất cứ con ngựa bất kham nào.
Những thảo nguyên nằm đón đầu đoàn tàu và cứ miên man mãi không kết
thúc.
"Người ta làm khổ máy móc quá, -
Macar thương xót cho những bánh xe. - Quả thật, trên thế giới chả thiếu
điều gì, một khi nó mênh mông và trống trải thế”.
Đôi
tay của Macar đuợc thoải mái nghỉ ngơi, vì vậy trí thông minh tuyệt vời
của chúng được giải phóng để di chuyển vào cái đầu rỗng không của anh,
và thế là anh bắt đầu có khả năng suy nghĩ. Ngồi chễm chệ trên chỗ nối
giữa hai toa tàu, Macar cứ mặc sức mà nghĩ ngợi. Thế nhưng anh chẳng
ngồi yên được lâu. Một nhân viên bảo vệ không mang súng đi đến chỗ anh
và đề nghị xuất trình vé. Macar làm gì có vé, bởi vì, theo như anh hiểu,
đã có chính quyền xô viết, một chính quyền vững mạnh giờ đây và nói
chung sẵn sàng chở miễn phí tất cả những người cần lao. Anh nhân viên
bảo vệ lệnh cho Macar phải xuống tàu ngay ga xép đầu tiên vì không có
vé, rồi còn thông báo thêm là trên ga có quán ăn nhỏ, không sợ phải chết
đói nơi ấy dù nó vắng vẻ. Macar thấy rõ là chính quyền quan tâm đến anh
rất mực, bởi người ta không chỉ có đuổi anh xuống tàu, mà còn hướng dẫn
cho cách tìm nơi ăn uống, và anh tỏ lời cảm ơn vị lãnh đạo đường sắt.
Đến ga xép, Macar không xuống tàu, mặc dù tàu dừng lâu để nhận bưu kiện.
Anh ngồi và nhớ lại một ý tưởng kĩ thuật, hi vọng ở lại anh có thể giúp
cho con tàu chạy tiếp.
"Vật càng nặng
thì càng dễ ném được xa, - Macar làm một phép so sánh giữa hòn đá và
chiếc lông gà, - và mình ngồi trên con tàu này cũng ví như thêm cho nó
một hòn gạch để nó có thể phóng vèo đến Moxkva."
Không
muốn làm phiền người bảo vệ, Macar chui xuống dưới gầm toa, ẩn mình
giữa các bộ phận máy móc, vừa thư giãn vừa lắng nghe tiếng chuyển động
gấp gáp của những bánh xe tàu hỏa. Yên tâm và cũng đã mỏi mắt vì quan
sát suốt cuộc hành trình, Macar ngủ thiếp đi. Anh mơ thấy mình như bị
tung lên khỏi mặt đất và bị một cơn gió lạnh cuốn phăng đi. Với cảm giác
tuyệt vời ấy, Macar thương xót những người phải ở lại trên mặt đất.
- Này Xeriogia, sao lại để cổ trục nóng thế?
Macar thức giấc vì tiếng nói ấy và đưa tay sờ cổ, kiểm tra thân thể cả trong lẫn ngoài, xem nó còn nguyên vẹn hay không.
- Không sao! Sắp tới Moxkva rồi, chẳng cháy đâu mà sợ! - Tiếng Xeriogia từ xa đáp lại.
Tàu dừng ở ga. Các thợ máy kiểm tra lại những ổ trục và lầm bầm chửi.
Macar chui ra khỏi toa tàu và nhìn thấy thấp thoáng xa xa trung tâm của toàn thể quốc gia - thành phố đầu não Moxkva.
- Bây giờ ta sẽ cứ đi bộ tới đó! - Macar suy tư. - Đành để con tàu chạy tiếp thiếu trọng lượng bổ sung vậy!
Và
anh nhằm hướng những ngọn tháp, những nóc nhà thờ, những toà nhà lừng
lững mà đi, để tới thành phố của những kì tích khoa học kĩ thuật, để tạo
dựng cuộc sống cho mình dưới những cái đầu vàng ròng của các toà tháp
và của các vị lãnh tụ.
Rời tàu hỏa, tâm
trí chỉ nghĩ về thành phố trung tâm ấy, Macar cứ nhằm hướng đã nhìn thấy
mà đi. Để không bị chệch đường, anh cứ bám theo các đường ray và lấy
làm kinh ngạc khi nhìn thấy chi chít những đường chờ tàu hỏa. Gần các
đường chờ là những khoảng rừng thông và phi lao, nơi thấp thoáng những
ngôi nhà gỗ nhỏ. Cây cối mọc lưa thưa, dưới gốc bừa bộn vỏ kẹo, vỏ chai
bia, giấy gói giò cùng các loại phế thải khác. Dưới bàn chân con người,
cỏ ở đây không mọc nổi, cây cối trông rõ xác xơ và cỗi cằn. Macar lấy
làm lạ trước quang cảnh thiên nhiên như vậy:
“Chẳng
lẽ sống ở đây rặt một lũ mất dạy hay sao mà thậm chí cỏ cây cũng bị
chúng xéo nát thế này! Bởi đây là chuyện rất đáng buồn: con người sinh
sống và đẻ ra ngay cạnh nơi mình ở cả bãi sa mạc! Khoa học với kĩ thuật ở
đây trốn đâu mất rồi?”
Xoa ngực tiếc
nuối chán, Macar lại đi tiếp. Trên giải đường chờ ở sân ga, người ta
đang chuyển những bình sữa đã sử dụng rỗng tuếch ra khỏi toa và những
bình mới đóng đầy sữa vào trong toa. Macar dừng bước bởi trong đầu anh
lóe lên một ý nghĩ:
“Lại thiếu kĩ thuật
rồi! - Anh thốt lên, bày tỏ lời nhận định tình hình của mình. - Chở bình
chứa đầy sữa thì đúng rồi: trong thành phố có nhiều trẻ con và chúng
đang chờ sữa. Nhưng việc gì phải chở cả bình rỗng trên toa xe cơ chứ?
Như vậy là lãng phí kĩ thuật, mà bình lọ thì chiếm rõ lắm chỗ!
Macar
tìm gặp đồng chí phụ trách chở sữa, người điều hành đám bình lọ kia,
khuyên ông nên cho xây dựng một đường ống dẫn sữa từ đây đến Moxkva để
đỡ phải mất công kéo các toa xe chở bình rỗng.
Đồng
chí phụ trách sữa chăm chú lắng nghe ý kiến của Macar, vì ông vốn kính
trọng những con người thuộc tầng lớp quần chúng, nhưng ông khuyên anh đề
đạt ý kiến lên Moxkva - nơi ấy có những con người uyên bác nhất, và họ
lãnh đạo tất cả mọi vấn đề.
Macar bắt bẻ:
-
Nhưng chính đồng chí chở sữa chứ có phải họ đâu! Họ chỉ uống sữa thôi,
làm sao mà họ có thể thấy được tình trạng lãng phí kĩ thuật cơ chứ!
Đồng chí phụ trách giải thích:
- Công việc của tôi là lo vận chuyển, tôi là người thừa hành, tôi không phải là người nghĩ ra đường ống.
Thế là Macar để cho ông ta yên và, lòng đầy nghi ngờ, anh lại đi tiếp đến Moxkva.
Macar có mặt ở thủ đô lúc đã gần trưa. Đường phố tấp nập, dễ đến hàng nghìn người, nhộn nhịp như ở nhà quê vào ngày mùa ấy.
“Họ
sẽ sản xuất cái gì không biết? - Macar đứng giữa đám người đông đúc và
nghĩ ngợi. - Có lẽ những xí nghiệp đồ sộ ở đây lo làm ra quần áo, giầy
dép cho nhân dân tất cả các vùng quê hẻo lánh đấy nhỉ!”.
Macar
nhìn xuống đôi ủng đang mang và nói “cảm ơn” với những người đang vội
vã chạy qua anh, bởi không có họ thì anh đến phải mình trần chân đất ấy
chứ. Đa số bọn họ cắp dưới nách một chiếc túi da; chắc hẳn trong ấy có
đinh và chỉ vuốt nhựa.
“Chỉ có điều việc
quái gì mà họ cứ chạy huỳnh huỵch, hao tốn sức lực đến thế nhỉ? - Macar
lấy làm băn khoăn. - Cứ ngồi tại nhà mà làm việc thì đã làm sao. Cái ăn
cứ cho lên xe ngựa chở đến từng nhà mà phân phát”.
Thế
nhưng mọi người vẫn ra sức chạy, vội vàng nối đuôi nhau trèo lên tàu
điện, chen chúc, xô đẩy, không chút thương tiếc thân mình, tất cả vì sự
nghiệp lao động sản xuất phục vụ lợi ích chung. Điều này khiến Macar hả
lòng hả dạ. Anh thầm nghĩ: “Mọi người tốt thật, đi làm ở xưởng vất vả là
thế mà không hề nản!”
Nhìn xe điện chạy
bon bon, anh lái ngồi đầu toa nhàn nhã cứ như chạy xe không, Macar thích
lắm. Rồi anh cũng trèo lên xe, việc này khá dễ dàng vì dòng người vội
vã đằng sau cứ đùn mông anh mà đẩy lên. Toa xe di chuyển nhịp nhàng, sức
mạnh vô hình của máy móc vang rền dười sàn xe; Macar lắng nghe tiếng
máy mà lòng đầy thương cảm.
“Tội nghiệp
cho cái thân làm lụng! Gò lưng ra mà chở. Nhờ có nó, những con người hữu
ích đến được chỗ cùng làm mà đôi chân không hề bị sứt mẻ đấy!” - Macar
nghĩ về chiếc xe.
Người phụ nữ phụ trách xe điện đưa phiếu cho mọi người, nhưng Macar từ chối cầm phiếu, để khỏi làm khó cho chị.
“ Tôi khỏi cần!” - Anh nói và lách qua người chị.
Mọi
người gào ầm lên với chị phụ trách, bắt chị phải làm đúng yêu cầu, và
chị đồng ý ngay. Để tìm hiểu xem người ta làm cái gì ở đây, Macar cũng
gào to:
- Chị phụ trách ơi, đưa cho tôi cái gì đó cho đúng yêu cầu đi!
Chị phụ trách giật dây, và xe lập tức dừng lại.
- Xuống ngay, đúng yêu cầu cho anh đấy, - mọi người bảo anh công dân Macar và đẩy anh xuống xe.
Macar rảo bước giữa bầu không khí thênh thang.
Không khí đúng là thủ đô: nồng nặc mùi dầu máy và bụi gang từ các phanh xe điện phả ra.
- Chỗ nào ở đây mới chính là tâm điểm quốc gia hở bác? - Macar hỏi thăm một người qua đường.
Người
đó giơ tay chỉ và vứt mẩu thuốc lá vào cái xô đựng rác trên phố. Macar
đến bên xô rác và cũng nhổ vào đó một bãi nước bọt để chứng tỏ ta đây có
quyền được sử dụng tất cả mọi thứ có trong thành phố.
Những
tòa nhà cao vút và đồ sộ đến mức Macar cảm thấy chạnh lòng thương xót
chính quyền xô viết: thật vất vả khi phải bảo toàn cho khối nhà cửa to
lớn nhường kia!
Một đồng chí cảnh sát
đứng giữa ngã tư, tay phải giơ cao cây gậy màu đỏ, còn tay trái thì nắm
lại thành quả đấm dọa người chở bột kiều mạch.
“ Đây người ta không chuộng kiều mạch, họ chỉ ăn mỗi bánh mì trắng thôi.” - Macar đưa ra một kết luận.
Anh hỏi đồng chí cảnh sát:
- Tâm điểm nơi này nằm đâu hở đồng chí?
Đồng chí cảnh sát chỉ tay xuống cuối đoạn phố dốc và bảo:
- Gần nhà hát lớn, dưới nơi thấp ấy.
Macar
đi xuống cuối dốc phố và lọt vào giữa hai bồn hoa. Một bên quảng trường
là dãy tường cao, phía đối diện là tòa nhà có hàng cột phía trước. Phía
trên cột là bốn con ngựa đúc bằng gang, kể ra thì cột có thể làm mảnh
hơn chút ít vì tứ mã cũng chẳng đến nỗi nặng đến thế.
Macar
ra sức tìm trên quảng trường một cây sào treo cờ đỏ, tức là thứ đánh
dấu tâm điểm Moxkva và cũng là của cả quốc gia, nhưng chẳng hề thấy cây
sào nào như thế cả, chỉ thấy duy nhất một phiến đá có khắc chữ. Macar
liền đứng dựa lưng vào phiến đá để chứng tỏ là mình đang có mặt chính
giữa thủ đô, đồng thời thể hiện lòng tự tôn và tình cảm trân trọng đối
với đất nước.
Macar thở phào vui sướng và
chợt cảm thấy bụng đói meo. Thế là anh nhằm hướng con sông mà đi và
nhìn thấy một khu công trường xây dựng rộng bát ngát.
- Người ta xây cái gì ở đây thế nhỉ? - Anh hỏi một người qua đường.
- Một tòa nhà vĩnh cửu bằng sắt thép, bê tông và kính màu đấy ! - Người đó trả lời.
Macar quyết định ghé thăm công trường, cũng mong tìm được việc làm ở đó và trước mắt là kiếm miếng gì cho vào bụng.
Cổng vào công trường có người canh gác. Người gác hỏi Macar:
- Có việc gì, anh ngố?
- Tôi muốn kiếm chút việc làm, đang sắp chết đói mà. - Macar nói thẳng tuột.
- Làm cái con khỉ gì được ở đây khi anh đến mà không mang theo giấy má? - Người gác cổng rầu rĩ lầm bầm.
Ngay lúc đó có một anh thợ đá đi tới và lắng nghe câu chuyện của Macar. Anh liền sốt sắng:
-
Đến ngay bếp tập thể của lán bọn tôi, anh em ở đó sẽ cho cậu chén. Còn
chuyện cậu nhập hội bọn này ngay thì chưa được đâu, cậu sống lang thang
như thế thì cậu chẳng là ai cả. Trước tiên cậu phải đăng kí gia nhập
liên minh công nhân, phải qua một giai đoạn được giám sát cái đã.
Thế
là Macar tìm đến khu lán, ăn cùng công nhân trong bếp ăn tập thể để duy
trì sự sống cho bản thân với hi vọng có một số phận tốt đẹp hơn trong
tương lai.
Macar sống ổn thỏa chỗ công
trường xây dựng khu nhà lớn ở Moxkva, ngôi nhà mà người qua đường nọ bảo
là vĩmh cửu. Trước hết anh chén thoải mái món cháo đen đen và béo ngậy ở
bếp công nhân, sau rồi anh dạo thăm quang cảnh lao động trên công
trường xây dựng. Qủa là rộn rịp thật: người người bận rộn, máy móc đủ
loại chẳng biết là máy gì với máy gì đang đóng những chiếc cọc xuống đất
sâu, hố móng được đào san sát khắp trên khu đất rộng, vữa bê tông chảy
tràn trên những ống máng, và rất nhiều những sự kiện lao động tương tự
đang diễn ra trước mắt. Rõ ràng là tòa nhà đang được xây cất dù chưa rõ
một điều là để cho ai. Macar chẳng chút bận tâm chuyện ai được ở – anh
chỉ quan tâm đến vấn đề kĩ thuât mà theo anh là lợi ích dài lâu cho toàn
thể nhân dân. Còn lãnh đạo làng anh, cái đồng chí Shumovoi ấy, dĩ nhiên
là phải ngược lại: đồng chí chỉ quan tâm đến chuyện phân phối diện tích
ở trong tòa nhà tương lai thôi, chứ chẳng phải là những quả tạ bằng
gang của chiếc búa máy. Nhưng Macar là kẻ không có đầu, chỉ có mỗi đôi
tay thạo việc, vì vậy anh mới phải nghĩ ra việc cần làm.
Macar
dạo khắp công trường và thấy rõ là mọi việc tiến triển nhanh gọn và tốt
đẹp. Thế nhưng có điều gì đó cứ làm anh cảm thấy áy náy – một điều gì
đó hãy còn mơ hồ thôi. Anh đến giữa trung tâm khu xây dựng, đưa mắt bao
quát một lượt toàn cảnh bức tranh: rõ ràng là vẫn có cái gì đó chưa đủ,
có cái gì đó bị mất mát, nhưng là cái gì - cũng chưa rõ. Chỉ trong lồng
ngực Macar bỗng trào dâng một nỗi buồn - nỗi buồn day dưt lương tri
người lao động. Cảm thấy rầu lòng và cũng khó chịu vì ăn quá no, Macar
tìm một chỗ yên tĩnh và lăn ra đó mà ngủ. Macar mơ thấy cái làng quê
thân thuộc bị anh lãng quên những ngày qua với giải rừng bạch dương, hồ
nước, những đàn chim, còn cái anh đang cần, cái còn thiếu trên công
trường thì anh lại chẳng mơ thấy. Thế là Macar tỉnh dậy và đột nhiên
phát hiện ra cái chưa đủ của công trường: chính là ở chỗ những người
công nhân đổ bê tông cốt thép để làm tường. Đó đâu phải là kĩ thuật, chỉ
là công việc chân tay nặng nhọc thôi. Kĩ thuật đích thực là phải dùng
những ống dẫn đưa bê tông lên cao, công nhân chỉ việc giữ lấy cái ống và
chẳng hề tốn sức, và chính sự nhàn nhã này cho phép sức mạnh tuyệt vời
của trí tuệ khỏi bị chuyển hết xuống đôi tay nhọc nhằn.
Ngay
lập tức Macar đi tìm văn phòng khoa học kĩ thuật đầu não của thành phố
Moxkva. Văn phòng này được đặt trong tòa nhà kiên cố có hệ thống phòng
cháy hoàn hảo nằm trong một khu an toàn của thành phố. Ngay cửa ra vào
Macar gặp một anh chàng nhỏ thó và nói cho anh ta biết mình là người
sáng chế đường ống xây dựng. Cái anh nhỏ thó đó lắng nghe Macar rất chăm
chú, thậm chí còn hỏi thêm những điều mà Macar mù tịt, xong rồi anh ta
cho Macar lên cầu thang tìm đến chỗ ông chánh văn phòng. Ông này từng là
một kĩ sư uyên bác, thế nhưng chảng hiểu sao ông lại quyết định chỉ làm
công việc giấy tờ, không thèm đếm xỉa đến nghề xây dựng. Macar trình
bày với ông sáng kiến ống dẫn .
- Nhà cửa không cần xây dựng, chỉ cần rót lên thôi, - Macar nói với ông chánh văn phòng uyên bác.
Ông nghe qua rồi buông một câu:
- Này đồng chí phát minh, thế đồng chí lấy gì để chứng minh rằng ống dẫn của đồng chí rẻ hơn phương pháp bê tông thông thường?
- Bằng chính cái điều là tôi cảm nhận nó hết sức rõ ràng, - Macar chứng minh.
Ông chánh văn phòng suy nghĩ điều gì đó có vẻ trầm ngâm và chỉ cho Macar đến cuối hành lang.
- Đằng ấy họ sẽ cấp cho những nhà phát minh có hoàn cảnh khó khăn một rúp tiền ăn và cả vé tàu về nữa đấy.
Macar nhận một rúp, nhưng từ chối vé tàu, bởi lẽ anh đã quyết sống không lùi mà chỉ có tiến lên phía trước.
Trong
phòng khác Macar được cấp giấy đến gặp tổ chức công đoàn để xin được hỗ
trợ, vì anh là người xuất thân từ quần chúng và là nhà phát minh đường
ống. Macar nghĩ bụng, chắc chỗ công đoàn anh sẽ được cấp luôn tiền ngay
hôm nay để lo làm ống dẫn nên hồ hởi đi luôn.
Công
đoàn nằm trong tòa nhà còn đồ sộ hơn cả tòa nhà của văn phòng khoa học
kĩ thuật. Mất hơn hai tiếng đồng hồ lùng sục khắp các ngóc nghách của
tòa nhà mà Macar không tài nào tìm được người có họ tên ghi trên tờ giấy
- vị thủ trưởng chuyên trách công tác quần chúng. Có lẽ đồng chí ấy
đang mải lo toan cho những người lao động ở một nơi nào đó nên không có
mặt chỗ cơ quan. Nhập nhoạng tối mối thấy thủ trưởng đến, ăn một quả
trứng rồi đọc giấy tờ của Macar nhận từ tay cô thư kí của mình - một
thiếu nữ dáng vẻ dẽ thương và nề nếp với bím tóc dài nặng trĩu. Cô thiếu
nữ đó đi đến bàn tài vụ rồi mang sang cho Macar một đồng rúp mới tinh,
còn Macar thì kí nhận đồng rúp với tư cách một người làm thuê thất
nghiệp. Người ta trả lại giấy cho Macar, trên đó có thêm mấy chữ: “Đồng
chí Lopin, đề nghị đồng chí giúp đỡ đoần viên của chúng tôi thực hiện
phát minh ống dẫn của mình theo tuyến công nghiệp”.
Macar
lấy làm thỏa mãn lắm và ngay ngày hôm sau lên đường đi tìm tuyến công
nghiệp để gặp được trên đó đồng chí Lopin. Cả cảnh sát, cả những người
đi đường đều không ai biết gì về cái tuyến ấy, thế là Macar quyết định
tự mình tìm lấy. Trên khắp các phố người ta treo đầy những áp phích và
biểu ngữ bằng xa tanh đỏ phía dưới có tên chính cơ quan mà Macar đang
cần. Trên các tấm áp phích chỉ rõ rằng, toàn bộ giai cấp vô sản phải
đứng vững trên trận tuyến phát triển công nghiệp. Điều này làm cho Macar
vỡ nhẽ ra: trước tiên phải đi tìm giai cấp vô sản, dưới họ sẽ là trận
tuyến và gần đâu đó là đồng chí Lopin.
- Thưa đồng chí cảnh sát, - Macar lễ phép, - nhờ đồng chí chỉ giùm đường đến chỗ giai cấp vô sản.
Đồng chí cảnh sát rút cuốn sổ, tìm địa chỉ của giai cấp vô sản rồi chỉ dẫn cho Macar đang tỏ vẻ hết sức biết ơn.
Macar
đi tìm giai cấp vô sản giữa Moxkva và lấy làm vô cùng kinh ngạc trước
sức mạnh của thành phố đang chạy tràn lên những chíêc ô tô buýt, những
toa tàu điện, và trên cả những đôi chân của dòng người đi bộ đông đúc.
“Vận
động thân thể thế này thì cần ăn nhiều thức ăn lắm đây!” - Macar suy
luận trong đầu - cái đầu có khả năng suy nghĩ khi đôi tay nhàn hạ.
Cuối
cùng, theo chỉ dẫn của người cảnh sát, Macar bơ phờ và cháy nắng cũng
tìm được vị trí của ngôi nhà. Ngôi nhà ấy hóa ra là nơi ngả lưng qua đêm
của giai cấp nghèo khó. Thời xưa, quãng đời trước cách mạng, giai cấp
nghèo khó phải ngả lưng giữa màn trời chiếu đất, giữa sao rơi gió thổi,
giữa giá lạnh mưa tuôn, buốt thấu xương mà vẫn ngủ vùi vì quá mệt mỏi.
Giờ đây, giai cấp nghèo khó đã có giường ấm gối êm để ngả lưng trong
những ngôi nhà có trần có mái bền chắc, và ngọn gió đêm của thiên nhiên
không còn thổi tạt mái tóc trên đầu người nghèo như khi còn nằm ngay
trên bề mặt của trái đất.
Macar ngắm những dãy nhà khang trang vững chãi và thực sự cảm thấy bằng lòng với chính quyền xô viết.
“Một chính quyền khá ra phết! - Anh đánh giá, - chỉ cần là nó đừng gây phiền nhiễu, vì chính quyền là của chúng ta!”
Như
tất cả mọi khu nhà ở của Moxkva, khu nhà trọ cũng có một văn phòng.
Không có văn phòng thì mọi chuyện có mà lộn tùng phèo lên, và các nhân
viên trong văn phòng luôn luôn tạo được nếp sống đúng đắn, tuy có hơi
chậm chạp. Bản thân Macar bao giờ cũng kính trọng các cán bộ văn phòng.
“
Cứ mặc cho họ tồn tại! - Macar quyết định. - Một khi họ ăn lương thì họ
cũng phải nghĩ ra việc mà làm chứ, mà nếu chức trách buộc họ phải suy
nghĩ thì chắc rằng họ sẽ thông minh ra thôi, và sẽ là những người chúng
ta cần.”
- Cậu cần gì?- Người quản lí nhà trọ hỏi Macar.
- Tôi cần gặp giai cấp vô sản mà, - Macar trình báo.
- Tầng lớp nào vậy? - Ông ta tỏ vẻ am hiểu.
Macar không cần nghĩ, vì anh biết trước là anh cần gì.
- Tầng lớp dưới, - anh nói, - chỗ đông đông ấy, ở đó nhiều người hơn, ở đó chính là quần chúng.
-
Thế à! - Người quản lí hiểu ngay. - Vậy là cậu phải đợi trời tối mới
được: cứ đám nào đông nhất về thì cậu cứ đến mà ngủ với họ - với hội ăn
xin, hoặc hội làm công theo mùa...
- Tôi muốn cùng những anh em đang xây dựng chính chủ nghĩa xã hội ấy, - Macar đề nghị.
- Thế à! - Người quản lí cũng lại hiểu ngay. - Vậy là cậu cần gặp những người đang xây dựng tòa nhà mới phải không?
Chỗ này thì Macar nghi hoặc:
-
Nhà cửa thì trước đây, khi chưa có Lênin, người ta cũng đã xây. Nhưng
trong ngôi nhà rỗng tuếch thì ông lấy đâu ra chủ nghĩa xã hội?
Người
quản lí cũng ngẩn người ra nghĩ, vì chính ông cũng chả rõ chủ nghĩa xã
hội nó mặt ngang mũi dọc như thế nào, và liệu trong chủ nghĩa xã hội sẽ
có được niềm sung sướng diệu kì không, và sung sướng ra làm sao?
-
Nhà thì đúng là đã có xây, - ông tán thành, - chỉ có điều hồi trước
trong chúng sống rặt một lũ đê tiện, còn bây giờ ý à, tôi sẽ cấp cho cậu
một phiếu vào nhà mới mà trọ.
- Phải quá, - Macar vui mừng . - Vậy, ông chính là người trợ thủ đắc lực của chính quyền xô viết rồi.
Macar nhận phiếu rồi đến ngồi bệt xuống đống gạch ngổn ngang không ai nhòm ngó của công trường.
“
Ra cũng... – Macar suy luận, - dưới mông mình là viên gạch, mà viên
gạch ấy là do giai cấp vô sản đổ mồ hôi làm ra: chính quyền Xô Viết còn
non - tài sản của mình mà không nhìn ra được!”
Macar
ngồi trên đống gạch tới tận chiều tối, ngắm lần lượt cảnh mặt trời lặn,
cảnh đàn chim sẻ ríu rít bay về tổ, cảnh những ngọn đèn được bật sáng
khắp nơi.
Cuối cùng thì cũng băt đầu xuất
hiện những người vô sản: người khệ nệ túi bánh mì, người đủng đỉnh tay
không, người bộ dạng ốm yếu, người có vẻ mệt nhọc, nhưng tinh thần lao
động cần cù khiến họ trông thật dễ mến, và bởi đã làm lụng kiệt sức nên
tất cả đều rất hiền lành.
Macar kiên nhẫn
chờ cho tới lúc những người vô sản đã yên vị trên những chiếc giường
nhà nước và thở phào nhẹ nhõm sau một ngày căng thẳng trên công trường
xây dựng. Bấy giờ anh mới mạnh dạn bước vào gian phòng lớn của khu nhà
trọ, đứng giữa phòng và lên tiếng:
- Kính
thưa tất cả các anh em công nhân viên lao động! Các đồng chí đang sống
giữa thành phố Moxkva thân yêu, sức mạnh trung tâm của quốc gia, nhưng
trong thành phố còn nhiều sự lộn xộn và mất mát tài sản quí giá...
Tầng lớp vô sản trên những chiếc giường bắt đầu ngọ nguậy:
- Này Mitri, - ai đó cất giọng ồm ồm. - Cậu hất cho hắn một cái nhè nhẹ, đủ để hắn không tàn tật ...
Macar không bực bội, vì nằm trước mặt anh đây không phải là lực lượng thù địch, mà là anh em vô sản.
-
Các đồng chí tính toán mọi việc còn chưa được kĩ càng, - Macar nói
tiếp. - Bình sữa đã uống hết, đã rỗng tuếch lại chất lên những toa tàu
quí giá mà chở. Việc này thực ra chỉ cần một máy bơm và đường ống dẫn là
đủ... Cũng như trong xây dựng nhà cửa và kho chái, ta chỉ nên dùng ống
cao su mà rót, thế nhưng các đồng chí lại làm kiểu cò con... Tôi đã nghĩ
ra ống đẫn rồi và xin biếu không các đồng chí với mong muốn chủ nghĩa
xã hội và công cuộc hữu ích khác nữa chóng đến với chúng ta...
- Ông dẫn nào vậy? - Vẫn cái gọng ồm ồm của ai đó.
- Ông dẫn của tôi! - Macar khẳng định.
Lúc
đầu những người vô sản im lặng, rồi sau đó từ góc trong cùng một giọng
rành rọt của ai đó gào lên, bay đến chỗ Macar như luồng gió:
-
Sức lực với chúng tôi đâu có quí - cứ xem cách chúng tôi xây nhà theo
kiểu linh tinh thì thấy, tâm hồn mới là quí đối với chúng tôi. Nếu anh
là người, cái quan trọng không phải ở nhà cửa mà là ở trái tim. Ở đây
chúng tôi làm việc có chỉ tiêu, sống có bảo vệ an toàn lao động, xây
dựng có công đoàn, giải trí nghỉ ngơi có các câu lạc bộ, chúng tôi chẳng
ai để ý đến ai, chuyện ai để ý đến ai chúng tôi giao phó cho luật
pháp...Nếu anh là nhà sáng chế, anh cứ đưa tâm hồn ra xem!
Macar
lập tức cụt hứng. Anh sáng chế đủ thứ, nhưng chẳng hề động chạm đến tâm
hồn, mà cái này với quần chúng ở đây lại là sáng chế chính yếu. Macar
nằm xuống chiếc giường nhà nước và lặng đi bởi nỗi ngờ vực, rằng suốt
quãng đời đã qua anh toàn làm những việc chẳng có tính vô sản gì hết.
Macar
ngủ chập chờn, vì rằng anh bắt đầu dày vò cả trong giấc ngủ. Và nỗi dày
vò của anh chuyển thành cơn mơ: trong mơ anh thấy một ngọn núi, hay một
cái gò cao, đứng trên đỉnh núi đó là một người thông thái. Còn Macar
thì nằm dưới chân núi, trông như một thằng ngốc vật vờ, ngước mặt chờ
đợi người thông thái ban cho hoặc lời khuyên, hoặc công việc. Nhưng ông
ta cứ đứng sững và lặng phắc, chẳng hề nhìn thấy Macar khốn khổ, vì ông
đâu để ý đến cá nhân anh; ông chỉ bận tâm chuyện đại sự quốc gia mà
thôi. Bộ mặt của người thông thái được chiếu sáng bởi vầng hào quang của
cuộc sống đại chúng xa xôi mà tầm nhìn của ông đang hướng đến, và vì
đứng quá cao và nhìn quá xa nên đôi mắt ông thật đáng sợ và không hề có
sinh khí. Người thông thái đứng lặng im, còn Macar nằm ngủ mơ và buồn
bã.
“ Ta phải làm gì trong cuộc đời này,
để ta còn có ích cho mọi người và cho chính bản thân ta?” - Macar tự vấn
và lặng người vì hoảng sợ.
Người thông
thái vẫn lặng phắc như trước, chẳng hề có câu trả lời, và trong đôi mắt
lạnh lẽo của ông ta in bóng triệu triệu mạng sống.
Macar
lấy làm kinh ngạc, liền theo các bậc đất lạnh như đá trèo lên cao. Ba
lần liền anh sợ dựng cả tóc gáy trước hình thù bất động của người thông
thái, và cũng ba lần sự tò mò trong anh xua tan cảm giác sợ hãi ấy. Giá
như anh là người thông minh thì anh đã chẳng trèo lên trên cao làm gì,
nhưng anh vốn là kẻ lạc hậu, chỉ có đôi tay thích tò mò, còn cái đầu thì
ù lì chậm chạp. Và thế là với sức mạnh của sự tò mò ngu ngốc, Macar lên
được chỗ người thông thái đứng, lấy tay chạm vào cái thân hình phì nộn
của ông ta. Tay anh vừa mới cham tới, cái thân người kì dị đó bỗng nhiên
cựa quậy như còn sống rồi lập tức đổ ập xuống người Macar. Hóa ra đó là
một xác chết.
Cú đập khiến Macar choàng
tỉnh và nhìn thấy người quản lí nhà trọ đang cúi xuống giường, tay cầm
siêu nước gõ nhẹ vào đầu anh để đánh thức anh dậy.
Macar
ngồi lên và thấy một anh chàng công nhân mặt rỗ chằng đang cầm một bát
nước rửa mặt kiểu rất tiết kiệm. Macar ngạc nhiên vô cùng trước lối rửa
chỉ bằng một vốc nước ấy và hỏi anh mặt rỗ:
- Mọi người đi làm cả, sao cậu một mình ở lại và rửa ráy thế kia?
Anh chàng mặt rỗ xát cái mặt ướt nhèm vào gối, lau khô xong mới nói:
-
Anh em vô sản làm lụng thì đông, người suy nghĩ thì lại ít quá. Thế nên
tớ tự nhận trách nhiệm nghĩ thay cho tất cả. Cậu có hiểu những gì tớ
nói không, hay chỉ biết im như thóc vì áp bức và dốt nát?
- Vì đau buồn và nghi ngờ thôi, - Macar đáp.
- Ra thế, vậy thì cậu đi với tớ, chúng ta sẽ cùng nghĩ thay cho tất cả, - anh rỗ hiểu ngay và ngỏ ý.
Vậy là Macar hăng hái đứng lên, theo anh rỗ tên là Piotr ấy đi tìm cho bản thân một sứ mạng.
Trên
đường đi Macar và Piotr gặp rất đông phụ nữ mặc trang phục bó sát
người, thứ trang phục nói lên sở thích khỏa thân của họ; đàn ông trên
phố cũng đông, nhưng đồ che thân của họ rộng rãi hơn nhiều. Hàng ngàn
đàn ông, đàn bà khác, để bảo vệ thân thể, nghìn nghịt kéo lên những
chiếc ô tô, xe điện đã chật cứng và ì ạch vì quá tải. Cả người đi xe lẫn
người đi bộ ai cũng hối hả muốn vượt lên phía trước, vẻ mặt họ trông
rất thông thái, về cơ bản mà nói là giống cái ông to lớn hùng vĩ mà
Macar nhìn thấy trong mơ. Quan sát đám đông học thức đó, Macar thấy lòng
đầy kinh hãi. Để trấn an, anh nhìn sang phía Piotr: có phải anh ta cũng
chỉ là con người thông thái với tầm mắt nhìn xa không nhỉ?
- Này, cậu có biết hết các khoa học và có nhìn xa quá không đấy? - Macar rụt rè hỏi.
Piotr cố tập trung mọi nhận thức mình có được:
- Tớ ấy à? Tớ phải cố cho được như Lenin: tớ cố nhìn xa, nhìn gần, nhìn rộng, nhìn sâu, và cả nhìn lên cao nữa.
-
Phải vậy chứ! - Macar thấy yên tâm. - Thế mà tôi mới đây gặp phải một
ông lớn thông thái: ông ta nhìn xa tít tắp, nhưng ngay cạnh ông ta, chỉ
cách có hai bước chân thôi, một cá nhân đang quằn quại khổ sở thì ông ấy
chẳng nhìn thấy.
- Chứ gì nữa! – Piotr
tỏ vẻ am hiểu, - ông ta đứng sừng sững như thế và tưởng rằng tất cả đều ở
phía xa kia, còn gần cạnh ông thì chẳng có việc quái gì hết! Lại có kẻ
chỉ chăm chăm nhìn xuống chân mình, lúc nào cũng sợ vấp phải mô đất ngã
vỡ mất mặt, thế nhưng cứ cho mình là phải. Mà với quần chúng ấy mà, lối
đi bằng phẳng làm họ chán lắm đấy. Tụi ta, người anh em ạ, sợ quái gì
những mô đất cơ chứ!
- Dân mình bây giờ đều có giầy đi cả rồi! - Macar gật gù tán thành.
Nhưng Piotr không để ý điều gì khác ngoài suy tưởng hướng về phía trước của mình
- Cậu đã nhìn thấy đảng cộng sản bao giờ chưa?
- Chưa, đồng chí Piotr ạ, chưa bao giờ người ta đưa đảng cho tôi xem! Ở làng tôi chỉ thấy mỗi đồng chí Shumovoi thôi!
-
Ở đây thì đầy những đồng chí Shumovoi. Là tớ đang muốn nói với cậu về
một đảng chân chính cơ, một đảng có hướng nhìn rõ ràng đúng đắn ấy. Khi
tôi chưa vững vàng giữa đội ngũ của đảng, tôi thấy mình chỉ là một thằng
ngốc thôi.
- Vì sao hở đồng chí Piotr? Nhìn bề ngoài thì cậu cũng gần như thông thái đấy chứ.
-
Vì thân xác tớ nó ăn lấn mất trí não. Tớ thèm ăn, nhưng đảng nói: chúng
ta phải xây dựng các nhà máy trước đã; thiếu sắt thép, lúa mì sẽ cằn
cỗi. Cậu hiểu ý tôi không, có hiểu được đường lối cơ bản ở đây không?
- Hiểu rồi, - Macar đáp.
Ai
là những người xây dựng nên những xí nghiệp và làm ra máy móc - điều
này thì Macar biết rồi, cứ như anh là nhà thông thái vậy. Từ thuở lọt
lòng anh đã gắn bó và hiểu tường tận cảnh làng quê nhà tranh vách đất và
luôn tâm niệm rằng chúng không thể đổi thịt thay da nếu không có những
cỗ máy nóng bỏng.
- Thế đấy - Piotr giảng
tiếp. - Mà cậu nói là cậu không thích cái người cậu mơ thấy ấy. Cả tớ
và cả đảng cũng chẳng hề thích ông ta: chính ông ta là sản phẩm của
thằng ngốc chủ nghĩa tư bản, mà những kẻ như vậy chúng ta đang dần hạ bệ
đấy!
- Tôi cũng cảm nhận một điều gì đó, chỉ có điều tôi chưa biết rõ cụ thể là cái gì thôi! - Macar bộc bạch.
-
Một khi cậu chưa rõ là điều gì, cậu cứ hẵng sống theo sự chỉ đạo của
tớ; nếu không cậu sẽ chệch khỏi trận tuyến chật hẹp mà rơi bịch xuống
dưới đấy.
Macar đưa mắt quan sát dân
chúng của thành phố Moxkva và ngẫm nghĩ: ”Ở đây ai cũng no đủ, sung túc,
mặt mũi hồng hào, lí ra là phải tăng thêm dân số mới phải, nhưng sao
chẳng thấy trẻ con đâu cả...” rồi đem điều này thắc mắc với Piotr. Anh
này liền giải thích:
- Đây không phải
thiên nhiên, mà là văn hóa. Mọi người ở đây sống có gia đình cả nhưng
không có sự gia tăng dân số, vì chỉ ăn mà không đem lại năng suất lao
động...
- Thế là thế nào?
-
Thế này nhé, - Piotr thông thái giảng giải. – Người thì ghi ý nghĩ của
mình vào hóa đơn - nhờ việc này họ và cả nhà họ được chu cấp trong nửa
năm... Có người lại chẳng ghi gì sất - đơn giản chỉ sống để chỉ giáo
những kẻ khác mà thôi.
Macar và Piotr
lang thang mãi đến tận chiều; hai người quan sát hết sông Moxkva lại đến
các khu phố, xem hết các quầy hàng bán vải vóc quần áo, và dạ dày đã
đến lúc đòi ăn.
- Ta đến đồn cảnh sát kiếm bữa vậy. – Piotr bảo.
Macar đi theo, bụng nghĩ đồn cảnh sát là nơi cho ăn cho uống.
- Tớ sẽ trình bày, còn cậu đừng mở mồm mà cứ tỏ vẻ thật khổ sở vào. - Piotr dặn Macar.
Trong
đồn chật ních bọn trộm cắp, lang thang, lưu manh, côn đồ và đủ loại bất
hạnh khác. Ngồi trước chiếc bàn đối diện đám người này là một nhân viên
cảnh sát đang giải quyết lần lượt từng trường hợp một. Kẻ thì anh cho
vào nhà tạm giam, kẻ thì anh cho vào bệnh viện, kẻ khác lại bị đuổi cổ
ra ngoài.
Đến lượt Piotr và Macar, Piotr liền trình bày:
- Kính thưa đồng chí chỉ huy, tôi tóm cổ được một tay tâm thần trên đường phố và dẫn nó đến cho đồng chí đây ạ.
- Hắn tâm thần thế nào ?- Đồng chí cảnh sát hỏi, - Hắn đã phá phách gì chỗ công cộng?
-
Chưa phá phách gì đâu ạ, - Piotr thật thà khai báo, - Hắn lang thang,
tâm thần rất bất ổn, rất có thể hắn sẽ đập nát hết mọi thứ, lúc đó thì
sẽ thành tội phạm. Mà cách đấu tranh chống tội phạm hữu hiệu nhất là
ngăn chặn nó. Và chính tôi đang ngăn chặn tội phạm.
-
Chí lí! - Đồng chí cảnh sát nhất trí ngay lập tức. - Ngay bây giờ tôi
sẽ cho gửi hắn đến viện nghiên cứu bệnh nhân tâm thần để người ta khám
tổng thể...
Đồng chí cảnh sát đã viết xong giấy và rồi lo lắng nói:
- Tất cả đã được phái đi hết, không có ai áp giải các anh đi rồi...
- Cho phép tôi dẫn hắn đi, - Piotr đề nghị, - Tôi là người tỉnh táo mà, chỉ có hắn bị tâm thần thôi.
- Giải đi! - Đồng chí cảnh sát mừng rỡ đưa cho Piotr mẩu giấy.
Sau
một giờ đồng hồ hai người tìm đến được viện nghiên cứu bệnh nhân tâm
thần. Piotr trình bày rằng cảnh sát cử anh áp giải tên ngốc nguy hiểm
tới đây, rằng anh không được lơi là vơi hắn dù chỉ một phút, mà tên ngốc
này thì chưa ăn uống gì và sắp lên cơn điên đến nơi.
- Các anh xuống ngay nhà ăn, ở đó người ta sẽ cho ăn đấy. - Chị y tá trực ban tốt bụng chỉ dẫn cho Piotr.
-
Nhưng thằng cha này nó ăn khỏe lắm, - Piotr từ chối, - Một mình nó ngốn
hết cả liễn xúp với hai liễn cháo cơ đấy. Cứ cho người mang đến thôi,
xuống bếp thì nó nuốt hết cả chảo của nhà bếp mất.
Chị y tá phục vụ ngay. Macar được cấp ba suất ăn tươm tất, và Piotr cùng được chén no nê.
Ngay
sau đó, bác sĩ tiến hành khám cho Macar, hỏi anh những vấn đề thuộc
hoàn cảnh mà Macar do ít học nên trả lời các câu hỏi của bác sĩ như một
người điên thực sự. Thế là bác sĩ khám cho Macar rất kĩ và nói rằng tim
anh bị ứ quá nhiều máu.
- Phải giữ lại để còn theo dõi tiếp. - Bác sĩ kết luận về bệnh trạng của Macar.
Vậy
là cả Macar và Piotr cùng ở lại ngủ đêm tại viện. Tối hôm ấy hai anh
chàng rủ nhau tìm đến phòng đọc sách của viện, và Piotr đọc cho Macar
những cuốn sách của Lenin.
“ Các công sở
của chúng ta là thứ phế thải, - Piotr đọc cho Macar đang chăm chú lắng
nghe những dòng của Lenin và lấy làm vô cùng kinh ngạc trước trí tuệ
sáng suốt của Người, - Pháp luật của chúng ta - đáng vứt đi. Chúng ta
chỉ mới biết ra chỉ thị mà chưa biết thực thi. Ngự trị đầy rẫy trong các
công sở của chúng ta là những kẻ đi ngược lai quyền lợi của chúng ta,
một số đồng chí khác của chúng ta thì trở nên quan cách, làm việc như
những anh ngốc...”
Các bệnh nhân tâm thần
khác cũng bắt đầu chăm chú nghe Lenin. Họ chưa hề biết là Lenin giỏi
đến thế, điều gì Người cũng thấu đáo như thế.
- Đúng quá! - Tất cả bệnh nhân tâm thần đều là công nhân và nông dân cùng thốt lên, và Piotr mặt rỗ lại đọc tiếp:
“Trong
các công sở cần có thêm nhiều công nhân và nông dân tham gia làm việc.
Chủ nghĩa xã hội cần phải được xây dựng bằng bàn tay của quần chúng nhân
dân chứ không phải bằng giấy tờ quan liêu nơi công sở của chúng ta. Và
tôi không hề mất đi niềm hi vọng rằng, đến một lúc nào đó dân chúng sẽ
treo cổ tất cả chúng ta một cách đáng đời vì tội đó”...
-
Thấy chưa? - Piotr hỏi Macar, - đến Lenin mà cũng bị các công sở hành
hạ, trong khi đó chúng ta chỉ biết nằm dài chán lại lăng quăng vớ vẩn.
Cậu thấy chưa, cách mạng là vậy đấy, được viết giống sự thật chưa... Tớ
sẽ thủ cuốn sách này luôn vì ở đây có công sở, và ngay ngày mai cậu với
tớ sẽ tìm đến một văn phòng bất kì, sẽ nói rằng chúng ta là công nhân và
nông dân. Tớ với cậu sẽ ngồi trong công sở và sẽ suy nghĩ cho toàn thể
quốc gia.
Rời phòng đọc, Piotr và Macar
kéo nhau đi ngủ để lấy lại sức lực sau một ngày đầy vất vả trong viện
tâm thần. Lại nữa, ngày mai họ sẽ còn phải tiếp tục đấu tranh cho sự
nghiệp của Lenin và toàn thể người nghèo.
Piotr
biết nơi họ cần đến là chỗ nào rồi. Đó là BCN[ii], nơi quí trọng những
kẻ bị oan ức và phiền nhiễu. Mở hé cửa căn phòng đầu tiên trên hành lang
tầng hai của BCN, họ thấy vắng ngắt, tịnh không một bóng người. Trên
cánh cửa phòng thứ hai dán tấm áp phích ngắn gọn:” Ai thắng ai?”; Macar
và Piotr bước vào căn phòng này. Trong phòng không còn ai khác ngoài
đ/c[iii] Shumovoi đang ngồi điều hành cái gì chẳng biết. Ông đã bỏ lại
làng quê của mình cho các anh chàng mu gích muốn làm gì thì làm để đến
ngồi tại đây.
Macar không hề sợ Shumovoi và bảo Piotr:
- Này, nếu nói “ai thắng ai” thì với lão ta thử xem...
Nhưng anh chàng Piotr đầy kinh nghiệm gạt ngay:
- Âý chớ, đây là nhà nước nhé, không phải món bánh phở đâu nhé. Ta lên cao nữa xem.
Trên cao ấy họ được tiếp nhận ngay, vì ở đó đang thiếu ghê gớm con người và trí tuệ đích thực của quần chúng lớp dưới.
-
Chúng tôi là thành viên của các giai cấp, - Piotr trình bày với vị lãnh
đạo cao nhất. - Chúng tôi đã tích lũy đủ trí tuệ. Hãy trao cho chúng
tôi quyền lực áp chế lũ quan liêu hống hách.
- Các đồng chí hãy tiếp nhận đi. Chính quyền là của các đồng chí, - Vị lãnh đạo cao nhất đáp và trao chính quyền vào tay họ.
Kể
từ hôm ấy Piotr và Macar ngồi vào hai chiếc bàn đối diện Shumovoi và
bắt đầu tiếp xúc chuyện trò với lớp dân nghèo đến công sở, giải quyết
mọi công việc hết sức trí tuệ trên cơ sở cảm thông với những người cùng
khổ. Chẳng bao lâu sau, dân chúng không đến công sở của Piotr và Macar
nữa, vì hai người suy nghĩ mọi vấn đề đơn giản tới mức tự những người
nghèo cũng có thể suy nghĩ và giải quyết được như vậy và tầng lớp lao
động bắt đầu tự lo cho bản thân ngay tại nhà mình.
Shumovoi
ngồi lại một mình trong công sở, bởi chẳng có ai viết quyết định lệnh
cho ông rời khỏi đó. Và một khi ủy ban phụ trách vấn đề xóa bỏ nhà nước
còn chưa được công bố thực thi nhiệm vụ thì ông vẫn còn ngồi đó. Đ/c
Shumovoi làm ở đấy cả thảy là 44 năm rồi qua đời giữa sự lãng quên và
mọi công việc giấy má vốn là sự nghiệp chứa đựng toàn bộ trí tuệ tổ chức
NN[iv] của ông.
Chú thích của dịch giả:
Tác
giả cố tình sử dụng những từ ngữ sự vụ đựơc dùng rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng thời kì đầu của chính quyền xô viết mà
mặc dù chưa hiểu rõ nhưng những người ít học như Macar rất thích sử
dụng, như một thủ pháp gây cười. Người dịch xin in nghiêng những chỗ
này.
[ii] BCN - viết tắt trong nguyên bản. Có thể hiểu là “Ban Công Nông”.
[iii] Trong nguyên bản viết tắt nên bản dịch giữ dạng viết tắt chữ “đồng chí”.
[iv] Trong nguyên bản viết tắt chữ “Nhà nước”. Chúng tôi dịch là “NN”.
Trần Minh Tâm dịch
|
THƠ NHÃ CA
Nhã ca mùa hạ
Xin giao trả, này một cành hoa trắng
Với nửa vòng tay với nửa đời người
Tôi trở về làm con gái hai mươi
Hai mươi tuổi cộng thêm ngày sắp tới
Hai mươi tuổi cộng thêm ngày sắp tới
Nỗi buồn ấy tan biến như mây mù
Mùa hạ đơn sơ một loài hoa rụng đỏ
Trong hồn tôi từng giọt tango bleu
Rơi rơi mãi rơi đều không thiết ngó
Rơi rơi mãi rơi đều không thiết ngó
Bài dạ khúc cắt đôi chiều thứ ba
Chàng có giọng hát buồn như nước chảy
Tôi ở lại gọi trăm lần nhã ca
Tiếng gọi thê lương kéo suốt thời thơ dại
Hai mươi tuổi thôi hết thời con gái
Hai mươi tuổi thôi hết thời con gái
Cành xanh xao với trái mùa thu
Tuổi trẻ bị bỏ quên không bao giờ ngó lại
Tôi với ngày qua biển xám mây mù
Mùa hạ
Chiểu đỏ sẫm lăn lộn cùng mặt trời
biển nhọc nhằn co giãn
và bầy chim xưa trên núi cao
lại trở về trong tiếng kêu hốt hoảng
Biển thấy gì không
núi cao thấy gì không
và chàng thấy gì không
tình yêu nào đã bốc cháy nàng
hạnh phúc nào đã vùi dập nàng
hồn nào đã tối tăm nàng
và đợi chờ nào đã
đánh thức nàng tỉnh dậy
Có nghe thấy gì không,
nhìn thấy gì không
hỡi mặt trời đang lăn lộn cùng máu
với tiếng chim xưa cùng giọt lệ trên má
tiếng chim khan, giọt lệ khô
nàng trăn trở và biến thành bụi mù
trong máu lửa, chiến tranh và mùa hạ
Cơm trưa mùa hạ
Nóng hãy dùng tạm chiếc quạt giấy
Hay đi tắm, rửa mặt, rửa tay
Tóc bù rối hãy soi gương và chải
Con cái đâu, ngồi lại cho ngay
Mâm cơm nghèo đã dọn giữa nhà
Thời buổi khó, thôi ăn uống sơ
Chén với đũa đã so rồi đó
Nhai chén này chén nữa cho qua
Nuốt miếng cơm mặt mày như xối
Nuốt luôn giùm nhau gáo mồ hôi
Cây ước vọng lòng ta cằn cỗi
Mồ hôi ơi hãy tưới giùm tôi
THƠ THANH TÂM TUYỀN
HẠ CA
Em vén tóc cho cao
Trưa nay trời nồng nực Đầu cành xa hoa đỏ trổ ngời Óng ánh nắng mật Ngửng trông giếng khơi tuyệt ngấn mây Đáy biếc toả Tháng tư chói lọi vây Chập chùng lấp loá Ngày nôn nả ngây Diễm lệ kinh hoàng Giấc chon von còn chưa rớt ngã Rực rỡ im vang. Này em dừng nghe Thời gian lặng thiếp cháy Thong thả thong thả Tình si thong thả Lửa đầm say đê mê Long lanh ngút ảo Trên phố xá bừng héo hon Rạng um xanh cây cối Trổi râm ran điệu ve sầu bôn chôn Van vỉ như hớt hải mờ tối Phương hướng nào cũng mở mông lung Quýnh quáng đốm trời diệu vợi. Thả em bên kia chiêm bao nghĩ thoáng Rong suốt giải phân ly Theo đam mê lững thững Ô em quỷ mị mùa hè Sông nước phơi vàng xoá bờ bến Tịch mịch rơi hạt lệ quạnh không. Thản nhiên thản nhiên thôi Tim khờ dại Ngục tù thênh thang đắm tiếng gọi Máu thổ hoa ngầu thắm tươi cười Kìa vầng dương trút rợp huyễn hoặc Biển khô mù hát trầm vong khôn nguôi. 4-74 (Giai phẩm Văn 21.5.1974) |
THƠ LUÂN HOÁN
HẠ THI
buồn tay vẽ bậy bụi cây
cây gì ? không biết, lá đầy cành phơi
vuốt lòng bón mấy sợi hơi
bất ngờ cây nở tình tôi trĩu cành
vẽ thêm một chú vàng anh
đứng nghiêng đầu hứng gió quanh quẩn về
và trong nắng lụa tứ bề
mùa hè phơi phới chỉnh tề bước ra
thế là hoa lẫn vào hòa
và tôi trẻ lẫn tôi già vươn vai
nghe đâu đây vạt áo dài
của ai vừa cỡi móc ngoài hành lang
mùi hương thiếu nữ bay ngang
bụi cây tôi vẽ bàng hoàng hoá thơ
mắt nhìn thay ngón tay sờ
mà sao như chợt đụng vào chính tâm
mùa hè nhỏ nhẹ bước thầm
có cho tôi kịp giáp vòng chiêm bao
rằm tháng tư âm lịch
gởi chị Lê Thị Kim Anh và em Lê Hân...
để nhớ rằm tháng tư, ngày giỗ má chúng ta
nằm im dưới ánh trăng mù
nghe trong hương gió điệu ru đầu đời
lơ mơ thả gót rong chơi
gặp bàn tay mẹ xoa đầu, à ơi...
chùm ca dao trải xanh trời
chở tôi bay bổng một đời cùng thơ
lòng nôi lòng võng ngày thơ
lót bằng lòng mẹ bây giờ còn thơm
đời tôi chưa biết ổ rơm
chỉ ngấm hương ổ tình thơm mẫu từ
mẹ đi biệt giữa tháng tư
vầng trăng tròn lắm, hình như tròn hoài
tôi nhìn rõ lắm hai vai
mẹ xuôi trong chiếc quan tài bình an
nhớ như in, nhớ rõ ràng
tôi im lặng đứng cạnh bàn khói hương
tôi không là đứa bình thường
mắt không có lệ lòng vươn trần nhà
tôi đi tôi đứng như là
những cánh hoa huệ nở ra âm thầm
ngậm câu kinh Phật trong lòng
hóa ra tôi khóc bằng dòng khói hương
mẹ tôi chừ ở mười phương ?
không đâu, mẹ vẫn ngồi đầu giường tôi
câu thơ tôi ngát tình đời
chỉ nhờ hơi ấm mẹ tôi thở vào
mẹ không biến thành ngôi sao
mẹ là tất cả dòng thơ tôi trồng
gìa nửa đời tôi lưu vong
rằm tháng tư vẫn chờ trăng xứ người
nằm im đắp ánh trăng mù
nguồn ca dao cũ từ từ mở ra
luân hoán
mùa hạ, mưa Montréal
mưa hạ ở Montréal
mượt mà như những nhánh cành ca dao
hương từ những búp mây cao
vãi thơ ra buộc tình vào với nhau
em đi tay mở che đầu
mưa ngấm làm bóng thêm màu móng tay
bước chân ngỗ nghịch trình bày
đồi hoa cỏ gọi chân mày săm soi
em đi phơi phới gió lùa
váy cao lạc ngọn mưa vừa trổ thơ
hình như cũng thật bất ngờ
có tôi trong hạt mưa chờ hiển linh
luân hoán
buồn tay vẽ bậy bụi cây
cây gì ? không biết, lá đầy cành phơi
vuốt lòng bón mấy sợi hơi
bất ngờ cây nở tình tôi trĩu cành
vẽ thêm một chú vàng anh
đứng nghiêng đầu hứng gió quanh quẩn về
và trong nắng lụa tứ bề
mùa hè phơi phới chỉnh tề bước ra
thế là hoa lẫn vào hòa
và tôi trẻ lẫn tôi già vươn vai
nghe đâu đây vạt áo dài
của ai vừa cỡi móc ngoài hành lang
mùi hương thiếu nữ bay ngang
bụi cây tôi vẽ bàng hoàng hoá thơ
mắt nhìn thay ngón tay sờ
mà sao như chợt đụng vào chính tâm
mùa hè nhỏ nhẹ bước thầm
có cho tôi kịp giáp vòng chiêm bao
rằm tháng tư âm lịch
gởi chị Lê Thị Kim Anh và em Lê Hân...
để nhớ rằm tháng tư, ngày giỗ má chúng ta
nằm im dưới ánh trăng mù
nghe trong hương gió điệu ru đầu đời
lơ mơ thả gót rong chơi
gặp bàn tay mẹ xoa đầu, à ơi...
chùm ca dao trải xanh trời
chở tôi bay bổng một đời cùng thơ
lòng nôi lòng võng ngày thơ
lót bằng lòng mẹ bây giờ còn thơm
đời tôi chưa biết ổ rơm
chỉ ngấm hương ổ tình thơm mẫu từ
mẹ đi biệt giữa tháng tư
vầng trăng tròn lắm, hình như tròn hoài
tôi nhìn rõ lắm hai vai
mẹ xuôi trong chiếc quan tài bình an
nhớ như in, nhớ rõ ràng
tôi im lặng đứng cạnh bàn khói hương
tôi không là đứa bình thường
mắt không có lệ lòng vươn trần nhà
tôi đi tôi đứng như là
những cánh hoa huệ nở ra âm thầm
ngậm câu kinh Phật trong lòng
hóa ra tôi khóc bằng dòng khói hương
mẹ tôi chừ ở mười phương ?
không đâu, mẹ vẫn ngồi đầu giường tôi
câu thơ tôi ngát tình đời
chỉ nhờ hơi ấm mẹ tôi thở vào
mẹ không biến thành ngôi sao
mẹ là tất cả dòng thơ tôi trồng
gìa nửa đời tôi lưu vong
rằm tháng tư vẫn chờ trăng xứ người
nằm im đắp ánh trăng mù
nguồn ca dao cũ từ từ mở ra
luân hoán
mùa hạ, mưa Montréal
mưa hạ ở Montréal
mượt mà như những nhánh cành ca dao
hương từ những búp mây cao
vãi thơ ra buộc tình vào với nhau
em đi tay mở che đầu
mưa ngấm làm bóng thêm màu móng tay
bước chân ngỗ nghịch trình bày
đồi hoa cỏ gọi chân mày săm soi
em đi phơi phới gió lùa
váy cao lạc ngọn mưa vừa trổ thơ
hình như cũng thật bất ngờ
có tôi trong hạt mưa chờ hiển linh
luân hoán
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 021
THƠ NGUYỄN TRÃI
夏日漫成
傳家舊業只青氈,
離亂如今命苟全。
浮世百年真似夢,
人生萬事總關天。
一壼白酒消塵慮,
半榻清風足午眠。
惟有故山心未斷,
何時結屋向梅邊。
離亂如今命苟全。
浮世百年真似夢,
人生萬事總關天。
一壼白酒消塵慮,
半榻清風足午眠。
惟有故山心未斷,
何時結屋向梅邊。
Hạ nhật mạn thành
Truyền gia cựu nghiệp chỉ thanh chiên,
Ly loạn như kim mệnh cẩu tuyền.
Phù thế bách niên chân tự mộng,
Nhân sinh vạn sự tổng quan thiên.
Nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự,
Bán tháp thanh phong túc ngọ miên.
Duy hữu cố sơn tâm vị đoạn,
Hà thì kết ốc hướng mai biên.
CẢM HỨNG NGÀY HẠ
Nghiệp xưa còn lại tấm chăn thôi,
Sau loạn mà thân được sống rồi!
Cuộc thế trăm năm đều giấc mộng,,
Đời người muôn việc thảy lòng trời!
Một vò bạch tửu tan lo lắng,
Nửa chiếu thanh phong dược ngủ vùi.
Lòng nhớ non xưa chưa đứt đoạn,
Bao giờ dựng trại ở bên mai?
Ly loạn như kim mệnh cẩu tuyền.
Phù thế bách niên chân tự mộng,
Nhân sinh vạn sự tổng quan thiên.
Nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự,
Bán tháp thanh phong túc ngọ miên.
Duy hữu cố sơn tâm vị đoạn,
Hà thì kết ốc hướng mai biên.
CẢM HỨNG NGÀY HẠ
Nghiệp xưa còn lại tấm chăn thôi,
Sau loạn mà thân được sống rồi!
Cuộc thế trăm năm đều giấc mộng,,
Đời người muôn việc thảy lòng trời!
Một vò bạch tửu tan lo lắng,
Nửa chiếu thanh phong dược ngủ vùi.
Lòng nhớ non xưa chưa đứt đoạn,
Bao giờ dựng trại ở bên mai?
夏日漫成
雨過庭柯長綠陰,
蟬聲宮徵奏虞琴。 窗前黃卷公媒睡, 戶外青山故索吟。 晝靜乾坤寬道思, 人間名利醒初心。 回頭三十年前事, 夢裡悠悠更莫尋。 |
Hạ nhật mạn thành
Vũ quá đình kha trưởng lục âm,
Thiền thanh cung chuỷ tấu Ngu cầm.
Song tiền hoàng quyển công môi thuỵ,
Hộ ngoại thanh sơn cố sách ngâm.
Trú tĩnh càn khôn khoan đạo tứ,
Nhân gian danh lợi tỉnh sơ tâm.
Hồi đầu tam thập niên tiền sự,
Mộng lý du du cánh mạc tầm
CẢM HỨNG NGÀY HẠ
Cây cối thêm xanh lúc tạnh mưa,
Tiếng ve réo rắt dạo cung tơ.
Trước hiên đọc sách, lim dim ngủ
Ngoài cửa nhìn non bát ngát thơ.
Ngày tĩnh đất trời, vui ý đạo,
Người nhàn, danh lợi, tĩnh lòng xưa.
Ngoảnh đầu ba chục năm qua vút,
Mộng cũ tìm đâu? Một giấc mơ.!
Sơn Trung dịch
Trước hiên đọc sách, lim dim ngủ
Ngoài cửa nhìn non bát ngát thơ.
Ngày tĩnh đất trời, vui ý đạo,
Người nhàn, danh lợi, tĩnh lòng xưa.
Ngoảnh đầu ba chục năm qua vút,
Mộng cũ tìm đâu? Một giấc mơ.!
Sơn Trung dịch
端午日
天中共喜值佳辰,
酒泛菖蒲節物新。
進帖當年思永叔,
沉湘底事嘆靈均。
闢邪不用絲纏臂,
隨俗聊為艾結人。
願把蘭湯分四海,
從今澡雪舊污民。
(2).Đoan Ngọ (còn gọi là Đoan Dương, Đoan Ngũ, Trùng Ngũ hay Trùng Ngọ): ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, năm 290 trước Tây lịch, Khuất Nguyên, tự là Linh Quân, làm đến chức Tả đồ đời Sở Hoài Vương (Trung Quốc), vì hai lần bị gièm pha do ghen tài nên tự vẫn ở sông Mịch La (tức sông Tương). Về sau dân nước Sở cứ đến ngày ấy tổ chức đua thuyền, ngụ ý để vớt thi hài Khuất Nguyên
酒泛菖蒲節物新。
進帖當年思永叔,
沉湘底事嘆靈均。
闢邪不用絲纏臂,
隨俗聊為艾結人。
願把蘭湯分四海,
從今澡雪舊污民。
Đoan Ngọ nhật
Thiên trung cộng hỉ trị giai thần,
Tửu phiếm xương bồ tiết vật tân.
Tấn thiếp đương niên tư Vĩnh Thúc,
Trầm Tương để sự thán Linh Quân.
Tịch tà bất dụng ti triền tý,
Tùy tục liêu vi ngải kết nhân.
Nguyện bả lan thang phân tứ hải,
Tòng kim tháo tuyết cựu ô dân.
NGÀY ĐOAN NGỌ
Mừng ngày Đoan ngọ buổi ban trưa
Bánh trái thơm tho lại rượu trà.
Tưởng sớ ông Âu nơi Đế khuyết
Nhớ thân chàng Khuất bến Mịch La
Nếu chẳng đeo giây trừ quỷ quái
Cũng nên treo ngãi trấn tà ma.
Xin đem lan dược cho thiên hạ
Nguyện sẽ vì dân tẩy vết dơ.
(1). Vĩnh Thúc:Tự của .Âu Đương Tu đòi Tốnh Nhân Tôn, ông thường dân sớ can vua về việc bãi chức nhiều quan đại thần.Tửu phiếm xương bồ tiết vật tân.
Tấn thiếp đương niên tư Vĩnh Thúc,
Trầm Tương để sự thán Linh Quân.
Tịch tà bất dụng ti triền tý,
Tùy tục liêu vi ngải kết nhân.
Nguyện bả lan thang phân tứ hải,
Tòng kim tháo tuyết cựu ô dân.
NGÀY ĐOAN NGỌ
Mừng ngày Đoan ngọ buổi ban trưa
Bánh trái thơm tho lại rượu trà.
Tưởng sớ ông Âu nơi Đế khuyết
Nhớ thân chàng Khuất bến Mịch La
Nếu chẳng đeo giây trừ quỷ quái
Cũng nên treo ngãi trấn tà ma.
Xin đem lan dược cho thiên hạ
Nguyện sẽ vì dân tẩy vết dơ.
(2).Đoan Ngọ (còn gọi là Đoan Dương, Đoan Ngũ, Trùng Ngũ hay Trùng Ngọ): ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, năm 290 trước Tây lịch, Khuất Nguyên, tự là Linh Quân, làm đến chức Tả đồ đời Sở Hoài Vương (Trung Quốc), vì hai lần bị gièm pha do ghen tài nên tự vẫn ở sông Mịch La (tức sông Tương). Về sau dân nước Sở cứ đến ngày ấy tổ chức đua thuyền, ngụ ý để vớt thi hài Khuất Nguyên
TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 21
sÖn trung
chû biên
Mùa Hè
N¶i Dung
- L©i nói ÇÀu
- NguyÍn Trãi Hå NhÆt Mån Thành
- NguyÍn Khuy‰n ñêm Mùa Hå Cäm HÙng
- Xuân Tâm NghÌ Hè
- Nam Trân Hu‰, ngày hè
- Nam Trân Hu‰, ñêm Hè
- Çoàn Væn CØ Træng hè
- Bàng Bá Lân TrÜa hè
- Anh ThÖ TrÜa hè
- NguyÍn Væn Tài Náng hå
S– 21
tháng 7 - 2000
Last updated August, 2012
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 021
THƠ NAM TRÂN
Huế, Ngày Hè Nam Trân Lửa hạ bừng bừng cháy, Làn ma trốt trốt bay. Tiếng ve rè rè mãi, Đánh đổ giấc ngủ ngày. Đường sá ít người đi, Bụi cây lắm kẻ núp. Xơ xác quán nước chè, Ra vào người tấp nập. Phơ phảy chiếc quạt tre, Chú nài ngồi đầu voi. Thỉnh thoảng giơ tay bẻ, Năm ba chùm nhãn còi. Huê phượng như giọt huyết, Dỏ xuống phủ lề đường. Mặt trời gay gắt đỏ, Nhuộm đỏ góc sông Hương. (Huế.Đẹp và Thơ) Huế, đêm hè Nam Trân Trời nóng băm bốn độ, Đèn, sao khắp đế đô. Mặt trăng vàng trỏn trẻn, Nấp sau nhánh phượng khô. Ba dịp cầu Trường Tiền, Đứng dày người hóng mát. Ngọn gió Thuận An lên, Áo quần kêu sột soạt. Đủng đỉnh chiếc thuyền nan, Qua, lại bến sông Hương. Tiếng đàn chen tiếng hát, Thánh thót điệu Nam Bường. Hai tay xách hai vịm, Một vài mụ le te, Tiếng non rao lảnh lói, Chốc chốc:" Ai ăn chè?" ( Trích Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh) |
THƠ DƯƠNG BÁ TRẠC
Bài này ở trong Quốc Văn Giáo Khoa thư, không rõ của ai.
Cũng có nơi ghi là của Dương Bá Trạc
VÀO HÈ
Ai xui con cuốc gọi vào hè?
THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG
Đại Hạn
Tác giả:
Trần Tế Xương
Dạo này đá chảy với vàng trôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi
Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi
Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi
Giời Nực Mặc Áo Bông
Tác giả:
Trần Tế Xương
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,
Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không.
Một tuồng rách rưới, con như bố,
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.
Đất biết bao giờ sang vận đỏ ?
Trời làm cho bỏ lúc chơi ngông.
Gần chùa, gần cảnh, ta tu quách;
Cửa Phật quanh năm vẫn áo sồng.
Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không.
Một tuồng rách rưới, con như bố,
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.
Đất biết bao giờ sang vận đỏ ?
Trời làm cho bỏ lúc chơi ngông.
Gần chùa, gần cảnh, ta tu quách;
Cửa Phật quanh năm vẫn áo sồng.
THƠ XUÂN TÂM
Xuân Tâm
ñoàn trai non h§n hª rû nhau vŠ.
Chín mÜÖi ngày nhäy nhót ª miŠn quê,
Ôi tÃt cä mùa xuân trong mùa hå!
M¶t nét m¥t ,træm ti‰ng cÜ©i r¶n rã,
L©i trên môi chen chúc nÓi nghìn câu.
Ch© Çêm nay, sáng s§m bܧc lên tàu,
ˆn ch£ng ÇÜ®c,lòng nôn nao khó ngû.
Trong khoänh kh¡c sách, bài là giÃy cÛ,
Nh§ làm chi,thÀy mË Ç®i, em trông.
Trên ÇÜ©ng làng,huy‰t phÜ®ng nª thành bông,
Và vÜ©n rông nhiŠu trái cây ngon ng†t.
Ki‹m soát kÏ, có khi còn thi‰u sót,
RÜÖng chÆt rÒi, khó nhÓt cä niŠm vui.
Tay b¡t tay, hÒn không chút bùi ngùi,
Các bån h«i, ngày mai ÇÀy ánh sáng.
( Trích Thi Nhân ViŒt Nam)
BACK
THƠ NGUYỄN KHUYẾN
夏 日 晚 眺
四 月 初 回 暑 氣 濃
四 月 初 回 暑 氣 濃
一 清 啼 鳥 綠 陰 中
家人晒 穀爭 逃 雨
婦 女 登 蠶 擬 護 風
原 濕 貪 天 歸 亦 晚
雲 陰 覆 日 影 猶 紅
百 年 奕 奕 誰 無 事
散 髮 承 涼 獨 乃 翁
HẠ NHẬT VÃN THIẾU
Tứ
nguyệt sơ hồi thử khí nùng,
Nhất
thanh đề điểu lục âm trung.
Gia
nhân sái cốc tranh đào vũ,
Phụ
nữ đăng tàm nghỉ hộ phong.
Nguyên
thấp tham thiên quy diệc vãn,
Vân
âm phù nhật ảnh do hồng.
Bách
niên dịch dịch thùy vô sự,
Tán phát thừa lương độc nãi
ông.
NGẮM CHIỀU HÈ
Vừa tới tháng tư,
khí đã nồng,
Trong lùm chim hót tiếng
vang lừng.
Gia nhân phơi
thóc lo mưa đến,
Phụ nữ nuôi tằm ngại
gió lồng.
Tham việc ruộng sâu, người
nghỉ muộn,
Che trời, mây
xám, nắng loe hồng.
Trăm năm vất
vả, ai nhàn hạ,
Hóng gió tóc xoà, chỉ
có ông!
VỊNH MÙA HÈ
Biếng trông trời hạ nước non xa,
Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ.
Cá vượt khóm rau lên mặt nước,
Bướm len lá trúc lượn rèm thưa.
Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu
Xóm Liễu quanh khe chịu tiếng khờ.
Nhân hứng cũng vừa toan cất chén,
Sấm đông rầm rập gió nồm đưa.
Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ.
Cá vượt khóm rau lên mặt nước,
Bướm len lá trúc lượn rèm thưa.
Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu
Xóm Liễu quanh khe chịu tiếng khờ.
Nhân hứng cũng vừa toan cất chén,
Sấm đông rầm rập gió nồm đưa.
Đêm Mùa Hạ
Tác giả:
Nguyễn Khuyến
Tháng tư đầu mùa hạ,Tiết trời thật oi ả.
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Nỗi ấy biết cùng ai ?
Cảnh này buồn cả dạ
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đà sớm giục giã.
THƠ LÊ THÁNH TÔNG
Vịnh cảnh mùa hè I
Nghi ngút ngàn mây tán lửa che,
Rùng người thay bấy, gọi là hè,
Hồng bay lựu, màn vây liễu,
Hương nức sen, bóng rợp hòe.
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc,
Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve.
Lầu cao gió mát, người vô sự,
Khúc Nam huân văng vẳng nghe.
Vịnh cảnh mùa hè II
Nghi ngút ngàn mây tán lửa che,
Rùng người thay bấy, gọi là hè,
Hồng bay lựu, màn vây liễu,
Hương nức sen, bóng rợp hòe.
Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc,
Cành kia dắng dỏi gẩy cầm ve.
Lầu cao gió mát, người vô sự,
Khúc Nam huân văng vẳng nghe.
LẠI VỊNH NẮNG MÙA HÈ
Mai gầy liễu guộc, cỏ le te,
Biết chạy làm sao khỏi nắng hè ?
Đậu lá, võ vàng con bươm bướm,
Ấp cây, gầy guộc cái ve ve.
Thốt chi kẻ đã nằm trên gác,
Thương một người còn lội dưới khe.
Càng điểm mây mưa càng lõi lục,
Hay làm cho bõ khách màn the.
NẮNG HÈ
Cũng thì đất chở, cũng trời che,
Nóng nảy làm chi bấy hỡi hè?
Khắc khoải đã đau lòng cái quốc,
Băn khoăn thêm tức ngực con ve.
Người nằm trướng vóc, bồ hôi mướt,
Kẻ hái rau tần, nước bọt se.
Nào khúc Nam huân sao chửa gẩy ?
Chẳng thương bồ liễu phận le te.
Khắc khoải đã đau lòng cái quốc,
Băn khoăn thêm tức ngực con ve.
Người nằm trướng vóc, bồ hôi mướt,
Kẻ hái rau tần, nước bọt se.
Nào khúc Nam huân sao chửa gẩy ?
Chẳng thương bồ liễu phận le te.
NẮNG MÙA HÈ
Buồn nghe dặng tiếng, tiếng cầm ve,
Gióng khách chào ai bấy, hỡi hè ?
Bẻo lẻo đầu ghềnh con bố cốc,
Lênh đênh mặt nước cái đè he,
Ngày chầy phảng phất hồn hồ điệp,
Đêm nhắp mơ màng tiếng tử qui,
Nóng nảy làm chi cờ dạo cuộc,
Nam huân sao chửa lọt song the ?
ĐẠI HẠN GẶP MƯA
Đã dư mấy tháng ngày khô khao,
Mừng thấy trời cho một trận rào.
Hoa đượm màu tươi cười hớn hở,
Cá mừng nước ngọt nhảy lao xao.
Trong triều mọi sĩ đều ca vịnh,
Ngoài nội tam nông kẻo ước ao,
Nhuần khắp bốn phương tạo hóa,
Mây tuôn năm thức chín trùng cao.
Mừng thấy trời cho một trận rào.
Hoa đượm màu tươi cười hớn hở,
Cá mừng nước ngọt nhảy lao xao.
Trong triều mọi sĩ đều ca vịnh,
Ngoài nội tam nông kẻo ước ao,
Nhuần khắp bốn phương tạo hóa,
Mây tuôn năm thức chín trùng cao.
Bốn đầu đề của chùm 4 bài thơ Đại hạn gặp mưa, Đất khách gặp bạn cũ, Đuốc hoa đêm động phòng, Khi bảng vàng đề tên nguyên là một bài thơ Đường:
Cửu hạn phùng cam vũ,
Tha hương ngộ cố tri
Động phòng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh thì.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 021
No comments:
Post a Comment