=
NGUYỄN HƯNG QUỐC * MAI THẢO
Thơ Mai Thảo, tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh
Bài này chỉ là một phần trong một bài
viết cùng tên đã được đăng trên tạp chí Văn Học (California) số 49
(3.1990). Tôi cho đăng lại vì nghĩ nó thích hợp để minh hoạ cho luận
điểm chính đã được trình bày trong bài “Tháng Tư và ký ức tập thể” vừa
rồi.
***
Hẳn Mai Thảo phải thích bài “Ta thấy hình ta những miếu đền” lắm, ông mới lấy tựa bài này đặt tên cho cả tập thơ. Mai Thảo thích, tôi đoán, có lẽ vì bài thơ thể hiện cô đọng một tư tưởng mà ông hằng ôm ấp:
Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương.
Không nên nghĩ Mai Thảo, ở vào cái tuổi ngoài sáu mươi, đâm ra ngạo thế, như một số nhà thơ trẻ, vì phẫn chí, giả vờ nghênh ngang. Ở hai câu kế tiếp, Mai Thảo giải thích:
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương.
Hạt cát và đại dương. Là gì nhỉ? Là cái cực tiểu và cái cực đại trong Nam Hoa Kinh đấy.
Trong suốt tập “Ta thấy hình ta những miếu đền”, Mai Thảo chỉ nhắc đến mấy chữ Nam Hoa Kinh có ba lần: một lần trong bài “Bờ cõi khởi đầu” và hai lần trong bài “Thơ say trên máy bay”, tuy nhiên, ở hầu hết những bài thơ khác, nếu để ý, người ta sẽ bắt gặp, đâu đó, thấp thoáng, lung linh, một chút ánh sáng dịu dàng và lặng lẽ đến từ vầng trăng Nam Hoa Kinh.
Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, có lẽ Mai Thảo và Chế Lan Viên là hai nhà thơ chịu ảnh hưởng tư tưởng Trang Tử sâu sắc nhất. Thơ của họ phần lớn như một chiếc võng đong đưa giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa một bên là thế giới của cá Côn, của chim Bằng và một bên là thế giới của con ve, của chim cưu.
Có điều, Chế Lan Viên chỉ chịu ảnh hưởng của Trang Tử một thời gian ngắn, từ sau tập “Điêu tàn” đến những năm đầu của kháng chiến chống Pháp. Sau đó, tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, một triết thuyết xây dựng trên căn bản sự mâu thuẫn, dấu ấn của Trang Tử trong thơ Chế Lan Viên càng lúc càng mờ. Cái cực tiểu và cực đại trở thành hai phạm trù riêng biệt, thậm chí, đối lập nhau. Vầng trăng Nam Hoa Kinh vẫn còn đấy, trong thơ Chế Lan Viên, nhưng chỉ còn là một vầng trăng khuyết, hay nói như Thanh Tâm Tuyền, trong một câu thơ thật đẹp: “Một đoá trăng tàn lẩn lút bay.”
Ở phương diện này, Mai Thảo đi xa hơn Chế Lan Viên: thỉnh thoảng ông đạt đến cái nhìn “huyền đồng.” “Huyền đồng” là vượt lên trên tinh thần nhị nguyên, không còn áy náy về những sự mâu thuẫn, không còn băn khoăn về những cái lớn, cái nhỏ, cái đúng, cái sai, cái mình và cái không phải mình. “Huyền đồng” là ý thức về cái Một: con người và vũ trụ là Một (“Vạn vật dữ ngã đồng nhất” - Nam Hoa Kinh, thiên 'Tề vật luận'.)
Cái nhìn “huyền đồng” này được Mai Thảo diễn tả khá hoàn chỉnh trong bài “Cục đất”:
Biển một đường khơi xa thẳm xa
Núi vươn trượng trượng tới mây nhoà
Thì treo cục đất toòng teng giữa
Cho cái vô cùng vẫn nở hoa.
Biển và núi là những cái cực đại, cục đất là cái cực tiểu. Cái cực tiểu ở đây lại là “hoa” của cái cực đại. Vẫn có khác nhau đấy. Nhưng khác mà không biệt. Trong đoá hoa kia có đất có biển có núi có cả những áng mây xa, nghĩa là có cái vô cùng. Thì thành là Một.
Cục đất và biển và núi là Một; hạt cát và đại dương là Một; cái “tiểu ngã” và cái “đại khối” (tức vũ trụ, theo chữ dùng trong Nam Hoa Kinh) là Một. Vậy tại sao Mai Thảo lại không có quyền nghĩ là bao nhiêu huyết lệ trong trời đất đều phát sinh từ huyết lệ mình; bao nhiêu vòng quay của vũ trụ đều phát sinh từ hạt bụi của mình, từ đó, tiến xa hơn, nhìn thấy hình ảnh của mình trong những miếu đền, giữa những trầm hương nghi ngút; trong những công viên, giữa những tượng thờ nghìn bệ; trong trời cao, giữa những vì sao chi chít; trong lịch sử, giữa những trang sách nặng trĩu tên người? Tại sao không?
Kết quả của cái nhìn “huyền đồng” là một tinh thần ung dung tự tại, cái tinh thần “không ham sống, không ghét chết, ra không vui, vào không sợ, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi” (Nam Hoa Kinh, thiên 'Đại Tông Sư'), hay nói như Mai Thảo, trong bài “Sáu mốt”, là cái “tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm”:
Sáu mốt cùng ta đứng trước thềm
Đợi trời thả tặng chút xuân thêm
Trời thôi tặng phẩm, xuân còn hết?
Còn cái tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm,” trong ý nghĩa tuyệt đối của nó, là một trạng thái “chân không” tịch lặng, trong ngần, ở ngoài mọi gió bão, xa lắc những xôn xao:
Sao phải đợi chờ chim én báo
Một đoá vui người đủ tuyết tan.
(Tin xuân)
Tuyết, đâu phải chỉ là tuyết. Tuyết, ở đây, còn là một cục bướu ung thư đang phục kích trong thân hình Mai Thảo. Mai Thảo kể, cái lần đầu tiên, sau khi rọi hình, biết chắc ông bị ung thư, vị bác sĩ quen đã yêu cầu ông nằm lại phòng khám để nghỉ ngơi, nhưng Mai Thảo đã từ chối. Ông ra về. Đi bộ. Ghé vào một quán rượu. Gọi một chai Cognac. Đem cái cay của cuộc đời đổ vào cái đắng của lòng mình. Dần dần, ông coi cái cục bướu ung thư trong thân thể mình như một người bạn để thỉnh thoảng lại chuyện trò:
Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho.
Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng.
(Dỗ bệnh)
“Không hiểu,” theo tôi, là một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của Mai Thảo và là một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của thi ca Việt Nam:
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
Đáng để ý hơn cả, trong bài thơ trên, là hai chữ “chẳng sao.” “Chẳng sao,” rất bất cần. Bất cần cái chuyện “có triệu điều không hiểu.” Bất cần cả cái chuyện “khi đã nằm trong đất.” Câu cuối, như một vì sao xa xăm, mở ra những chân trời vời vợi.
Hiểu hay không hiểu, rốt cuộc, thì cũng vậy thôi mà:
Có lúc nghĩ điều này điều nọ
Cảm thấy hồn như một biển đầy
Có khi đếch nghĩ điều chi hết
Hệt kẻ ngu đần cũng rất hay.
(Có lúc)
Và cả cái chết nữa, trong bài “Món đất” sáng tác sau khi tập “Ta thấy hình ta những miếu đền” xuất bản, đăng trên tạp chí Văn số 88 ra vào tháng Mười 1989, Mai Thảo cũng hình dung như một bữa tiệc:
Đất tưởng còn xa trời vẫn gần
Giờ đất đã gần trời xa dần
Khăn bàn trải sẵn cùng thân thế
Đợi chiếc khay trời món đất ăn.
Hơi hai câu thơ đầu, tôi rất thích: nó có hình ảnh một đường nghiêng. Khởi đầu là “đất tưởng,” hai chữ vần trắc, trên cao, thoải xuống từ từ với chữ “gần” được lặp lại hai lần và cuối cùng, xuống thật thấp, tận thung lũng sâu và rộng với ba chữ vần bằng thoi thóp “trời xa dần.” Té ra, bên trong cái dáng vẻ điềm tĩnh, rất Trang Tử của mình, tâm hồn Mai Thảo vẫn có một chút đìu hiu.
Ở trên, tôi có viết thỉnh thoảng Mai Thảo đạt đến cái nhìn “huyền đồng.” Chỉ thỉnh thoảng thôi. Không phải luôn luôn. Mai Thảo chỉ giữ được thái độ thanh thản, ung dung khi đối diện với những vấn đề có tính chất siêu hình, những vấn đề liên quan đến cuộc đời, đến con người, đến kiếp người nói chung. Nhưng khi đối diện với những vấn đề cụ thể hơn, đến đất nước, đến hoàn cảnh lưu vong, đến bạn bè mình và bản thân mình đang trầm luân trong thời cuộc, thơ Mai Thảo biến thành những tiếng mưa thầm:
Bước một mình qua ngưỡng cửa năm
Nhân gian tịch mịch tiếng mưa thầm.
(Trừ tịch)
Mưa thầm. Những cơn mưa lê thê và tái tê của quốc nạn cứ tuôn rơi dào dạt trong lòng mọi người Việt Nam. Mưa sướt mướt trên trại giam có Nguyễn Sỹ Tế, có Phan Nhật Nam, có Tô Thuỳ Yên... vác thánh giá. Mưa ngùi ngùi thương “những Thanh Tâm Tuyền trăm năm đã xa,” “những Vũ Hoàng Chương nghìn ngày đã khuất,” những Bùi Giáng “ngày ca múa khóc cười giữa chợ,” “tối tối về chùa đêm làm thơ.” Mưa phơi phới bay theo Mai Thảo trên đường vượt biển “giữa đất tận trời cùng giữa chỉ một mình ta.” Mưa giàn giụa trên Vũ Khắc Khoan, trên Nghiêm Xuân Hồng, trên Võ Phiến, trên Mặc Đỗ, trên Thanh Nam, trên Tuý Hồng... đội mũ gai nơi cõi lưu đày. Mưa. Mưa trùng trùng. Mưa điệp điệp. Những tiếng mưa thầm và những giọt mưa đen:
Nửa khuya đợi bạn từ xa tới
Cửa mở cầu thang để sáng đèn
Bạn tới lúc nào không biết nữa
Mưa thả đều trong giấc ngủ đen.
(Đợi bạn)
Mưa. Mưa trên niềm nhớ nhung quê hương không nguôi:
Nhánh hương thắp nửa này trái đất
Bay đêm ngày về nửa bên kia.
(Năm thứ mười)
Mưa. Mưa rơi trên từng ngày, từng ngày trôi giạt:
Mỗi ngày một gạch mỗi ngày giam
Lên bức tường câm cạnh chỗ nằm
Gạch miết tới không còn chỗ gạch
Gạch vào trôi giạt tới nghìn năm.
(Mỗi ngày một)
Mưa từ quá khứ xa mưa tạt về:
Đôi lúc những hồn ma thức giấc
Làm gió mưa bão táp trong lòng
Ngậm ngùi bảo những hồn ma cũ
Huyệt đã chôn rồi lấp đã xong.
(Quá khứ)
Mưa. Vẫn mưa. Mưa trong những tách trà buổi sáng. Để thành một “ngụm đau trời đất” dành cho kẻ ly hương:
Trà đựng trong bình trí nhớ câm
Rót nghiêng từng ngụm nỗi đau thầm
Hoà chung cùng ngụm đau trời đất
Là mỗi ngày ta mỗi điểm tâm.
(Điểm tâm)
Có lúc Mai Thảo tự nhủ:
Đừng khóc dẫu mưa là nước mắt
Đừng đau dẫu đá cũng đau buồn.
(Em đã hoang đường từ cổ đại)
Thì cũng là một cách tự động viên. Làm sao mà hết não nề được khi vẫn còn đây, mỗi ngày, những bước chân lang thang giữa phố người, những mắt nhìn ngơ ngác giữa “rừng vô tuyến, ống thu lôi”.
Làm thân sư tử cao nghìn trượng
Tự thuở xa rừng khóc chẳng thôi.
(Manhattan)
Thanh Nam, lúc còn sống, từng có một kinh nghiệm thấm thía:
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do.
(Thơ xuân đất khách)
Chắc chắn Mai Thảo cũng từng chia xẻ kinh nghiệm ấy:
Tôi tự do phơi phới một đời
Sao từng lúc lòng còn nhỏ lệ.
(Thơ say trên máy bay)
“Từng lúc” khác với “đôi lúc.” “Từng lúc” là triền miên một nỗi đau dài thỉnh thoảng ứa ra một giọt nước mắt nghẹn ngào. Nỗi đau hoá thành đất thành trời thành chiều thành đêm:
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái chi đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy/
(Một mình)
Tôi ngờ là, trong những bài thơ say của Việt Nam, hiếm có bài nào bi thiết và tha thiết như bài thơ nói về cái say của bức tượng lữ thứ này.
Bức tượng? Vâng, một bức tượng bất động lặng lẽ như một khối buồn câm:
Tựa lưng vào vách tường thân thuộc
Trong cõi riêng buồn lại thấy ta.
(Bộ đồ cũ mặc)
Trong bài “Lộ trình,” Mai Thảo tự gọi mình là một bức tượng: “tượng người vô giác.”
Xe lao chở tượng người vô giác
Vào ngả lâm chung lối tử hình.
Bức tượng ấy, giữa cõi nhân gian, bước từng bước lạc lõng và lạc loài. Ấn tượng nổi bật nhất toát lên từ thơ Mai Thảo là ấn tượng nặng nề, day dứt của sự cô đơn. Mai Thảo có đông bạn bè. Trong tập “Ta thấy hình ta những miếu đền”, có khá nhiều bài Mai Thảo viết về bạn bè, viết cho bạn bè, viết nhân lúc đi thăm viếng bạn bè. Có điều, từ hơi thơ đến hình tượng thơ đến cảm xúc thơ, người ta vẫn thấy dường như bao giờ ông cũng lẻ loi. Ông thường làm thơ trên đường đi chứ không phải lúc đã đến.
Thơ Mai Thảo rất ít tiếng động. Cho dù có tiếng động đi nữa thì những tiếng động ấy cũng chỉ được dùng để làm đậm nét thêm cái lặng lẽ, cái tịch mịch trong tâm hồn Mai Thảo. Đi giữa rừng giữa suối; rừng xôn xao, cũng mặc; suối ào tuôn, cũng mặc, Mai Thảo vẫn chìm đắm trong cõi trời đất quạnh quẽ của riêng ông. “Với buổi chiều ta giữa lối buồn.” Đó là Mai Thảo. “Tai đã từ bao lạc tiếng đời.” Đó là Mai Thảo. “Đi dưới mưa một mình.” Đó là Mai Thảo. Và cũng là Mai Thảo nữa, cái bằn bặt não nề này:
Ngất đỉnh cây kia gió thét gào
Trọn mùa. Thành động biển trên cao
Bến ta tối khuất từ xa biển
Bờ chẳng còn ngân tiếng sóng nào.
(Santa Ana Winds)
Tôi yêu bài thơ “Không hiểu” dẫn trên, tôi cũng yêu lắm bài thơ “Không tiếng” dưới đây, rất Đường thi, ngỡ như một bài thơ thiền:
Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy.
Bài thơ mang tựa đề là “Không tiếng” nhưng thật ra nội dung lại nói đến chuyện không hình. “Không tiếng” chỉ ám chỉ sự đi về lặng lẽ; đi, đi rất sớm; về, về rất trễ. Nhưng ai đi? ai về? Cả hai câu đều thiếu chủ từ. Không ai đi, không ai về cả. Cái dấu mà đôi lúc vầng trăng tìm thấy chỉ là một cái bóng gầy nơi vách tường. Chỉ là cái bóng thôi. Chỉ là cái ảo thôi. Thế đấy, cái con người từng thấy tên mình trên các bảng đường, thấy hình mình ở những miếu đền lại cũng thấy nữa, thấy rất rõ cái hư vô, cái hư ảo của cả kiếp mình.
Cái ảo ấy lại cưu mang một nỗi buồn rất thực:
Tả ngạn đời ta một nhánh hoa
Bên kia hữu ngạn vẫn thơm và
Hương bay thần chú qua lìa đứt
Mỗi tới bên này mỗi lệ sa.
(Tả ngạn)
Thơ Mai Thảo, những bài làm sau 1975, có thể nói là những giọt lệ rơi trên một triền núi thẳm, cái triền đi xuống những thung sâu. Đôi lúc, Mai Thảo dùng động từ “khóc,” nhưng thơ của ông, rất lặng lẽ, chỉ là những tiếng khóc thầm, những nỗi đau thầm. Tất cả đều âm thầm. Như những tiếng mưa thầm.
Thơ Mai Thảo là những tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh.
***
Hẳn Mai Thảo phải thích bài “Ta thấy hình ta những miếu đền” lắm, ông mới lấy tựa bài này đặt tên cho cả tập thơ. Mai Thảo thích, tôi đoán, có lẽ vì bài thơ thể hiện cô đọng một tư tưởng mà ông hằng ôm ấp:
Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương.
Không nên nghĩ Mai Thảo, ở vào cái tuổi ngoài sáu mươi, đâm ra ngạo thế, như một số nhà thơ trẻ, vì phẫn chí, giả vờ nghênh ngang. Ở hai câu kế tiếp, Mai Thảo giải thích:
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương.
Hạt cát và đại dương. Là gì nhỉ? Là cái cực tiểu và cái cực đại trong Nam Hoa Kinh đấy.
Trong suốt tập “Ta thấy hình ta những miếu đền”, Mai Thảo chỉ nhắc đến mấy chữ Nam Hoa Kinh có ba lần: một lần trong bài “Bờ cõi khởi đầu” và hai lần trong bài “Thơ say trên máy bay”, tuy nhiên, ở hầu hết những bài thơ khác, nếu để ý, người ta sẽ bắt gặp, đâu đó, thấp thoáng, lung linh, một chút ánh sáng dịu dàng và lặng lẽ đến từ vầng trăng Nam Hoa Kinh.
Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, có lẽ Mai Thảo và Chế Lan Viên là hai nhà thơ chịu ảnh hưởng tư tưởng Trang Tử sâu sắc nhất. Thơ của họ phần lớn như một chiếc võng đong đưa giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa một bên là thế giới của cá Côn, của chim Bằng và một bên là thế giới của con ve, của chim cưu.
Có điều, Chế Lan Viên chỉ chịu ảnh hưởng của Trang Tử một thời gian ngắn, từ sau tập “Điêu tàn” đến những năm đầu của kháng chiến chống Pháp. Sau đó, tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, một triết thuyết xây dựng trên căn bản sự mâu thuẫn, dấu ấn của Trang Tử trong thơ Chế Lan Viên càng lúc càng mờ. Cái cực tiểu và cực đại trở thành hai phạm trù riêng biệt, thậm chí, đối lập nhau. Vầng trăng Nam Hoa Kinh vẫn còn đấy, trong thơ Chế Lan Viên, nhưng chỉ còn là một vầng trăng khuyết, hay nói như Thanh Tâm Tuyền, trong một câu thơ thật đẹp: “Một đoá trăng tàn lẩn lút bay.”
Ở phương diện này, Mai Thảo đi xa hơn Chế Lan Viên: thỉnh thoảng ông đạt đến cái nhìn “huyền đồng.” “Huyền đồng” là vượt lên trên tinh thần nhị nguyên, không còn áy náy về những sự mâu thuẫn, không còn băn khoăn về những cái lớn, cái nhỏ, cái đúng, cái sai, cái mình và cái không phải mình. “Huyền đồng” là ý thức về cái Một: con người và vũ trụ là Một (“Vạn vật dữ ngã đồng nhất” - Nam Hoa Kinh, thiên 'Tề vật luận'.)
Cái nhìn “huyền đồng” này được Mai Thảo diễn tả khá hoàn chỉnh trong bài “Cục đất”:
Biển một đường khơi xa thẳm xa
Núi vươn trượng trượng tới mây nhoà
Thì treo cục đất toòng teng giữa
Cho cái vô cùng vẫn nở hoa.
Biển và núi là những cái cực đại, cục đất là cái cực tiểu. Cái cực tiểu ở đây lại là “hoa” của cái cực đại. Vẫn có khác nhau đấy. Nhưng khác mà không biệt. Trong đoá hoa kia có đất có biển có núi có cả những áng mây xa, nghĩa là có cái vô cùng. Thì thành là Một.
Cục đất và biển và núi là Một; hạt cát và đại dương là Một; cái “tiểu ngã” và cái “đại khối” (tức vũ trụ, theo chữ dùng trong Nam Hoa Kinh) là Một. Vậy tại sao Mai Thảo lại không có quyền nghĩ là bao nhiêu huyết lệ trong trời đất đều phát sinh từ huyết lệ mình; bao nhiêu vòng quay của vũ trụ đều phát sinh từ hạt bụi của mình, từ đó, tiến xa hơn, nhìn thấy hình ảnh của mình trong những miếu đền, giữa những trầm hương nghi ngút; trong những công viên, giữa những tượng thờ nghìn bệ; trong trời cao, giữa những vì sao chi chít; trong lịch sử, giữa những trang sách nặng trĩu tên người? Tại sao không?
Kết quả của cái nhìn “huyền đồng” là một tinh thần ung dung tự tại, cái tinh thần “không ham sống, không ghét chết, ra không vui, vào không sợ, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi” (Nam Hoa Kinh, thiên 'Đại Tông Sư'), hay nói như Mai Thảo, trong bài “Sáu mốt”, là cái “tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm”:
Sáu mốt cùng ta đứng trước thềm
Đợi trời thả tặng chút xuân thêm
Trời thôi tặng phẩm, xuân còn hết?
Còn cái tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Tinh thần Nguyễn Bỉnh Khiêm,” trong ý nghĩa tuyệt đối của nó, là một trạng thái “chân không” tịch lặng, trong ngần, ở ngoài mọi gió bão, xa lắc những xôn xao:
Sao phải đợi chờ chim én báo
Một đoá vui người đủ tuyết tan.
(Tin xuân)
Tuyết, đâu phải chỉ là tuyết. Tuyết, ở đây, còn là một cục bướu ung thư đang phục kích trong thân hình Mai Thảo. Mai Thảo kể, cái lần đầu tiên, sau khi rọi hình, biết chắc ông bị ung thư, vị bác sĩ quen đã yêu cầu ông nằm lại phòng khám để nghỉ ngơi, nhưng Mai Thảo đã từ chối. Ông ra về. Đi bộ. Ghé vào một quán rượu. Gọi một chai Cognac. Đem cái cay của cuộc đời đổ vào cái đắng của lòng mình. Dần dần, ông coi cái cục bướu ung thư trong thân thể mình như một người bạn để thỉnh thoảng lại chuyện trò:
Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho.
Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng.
(Dỗ bệnh)
“Không hiểu,” theo tôi, là một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của Mai Thảo và là một trong những bài thơ tuyệt cú hay nhất của thi ca Việt Nam:
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
Đáng để ý hơn cả, trong bài thơ trên, là hai chữ “chẳng sao.” “Chẳng sao,” rất bất cần. Bất cần cái chuyện “có triệu điều không hiểu.” Bất cần cả cái chuyện “khi đã nằm trong đất.” Câu cuối, như một vì sao xa xăm, mở ra những chân trời vời vợi.
Hiểu hay không hiểu, rốt cuộc, thì cũng vậy thôi mà:
Có lúc nghĩ điều này điều nọ
Cảm thấy hồn như một biển đầy
Có khi đếch nghĩ điều chi hết
Hệt kẻ ngu đần cũng rất hay.
(Có lúc)
Và cả cái chết nữa, trong bài “Món đất” sáng tác sau khi tập “Ta thấy hình ta những miếu đền” xuất bản, đăng trên tạp chí Văn số 88 ra vào tháng Mười 1989, Mai Thảo cũng hình dung như một bữa tiệc:
Đất tưởng còn xa trời vẫn gần
Giờ đất đã gần trời xa dần
Khăn bàn trải sẵn cùng thân thế
Đợi chiếc khay trời món đất ăn.
Hơi hai câu thơ đầu, tôi rất thích: nó có hình ảnh một đường nghiêng. Khởi đầu là “đất tưởng,” hai chữ vần trắc, trên cao, thoải xuống từ từ với chữ “gần” được lặp lại hai lần và cuối cùng, xuống thật thấp, tận thung lũng sâu và rộng với ba chữ vần bằng thoi thóp “trời xa dần.” Té ra, bên trong cái dáng vẻ điềm tĩnh, rất Trang Tử của mình, tâm hồn Mai Thảo vẫn có một chút đìu hiu.
Ở trên, tôi có viết thỉnh thoảng Mai Thảo đạt đến cái nhìn “huyền đồng.” Chỉ thỉnh thoảng thôi. Không phải luôn luôn. Mai Thảo chỉ giữ được thái độ thanh thản, ung dung khi đối diện với những vấn đề có tính chất siêu hình, những vấn đề liên quan đến cuộc đời, đến con người, đến kiếp người nói chung. Nhưng khi đối diện với những vấn đề cụ thể hơn, đến đất nước, đến hoàn cảnh lưu vong, đến bạn bè mình và bản thân mình đang trầm luân trong thời cuộc, thơ Mai Thảo biến thành những tiếng mưa thầm:
Bước một mình qua ngưỡng cửa năm
Nhân gian tịch mịch tiếng mưa thầm.
(Trừ tịch)
Mưa thầm. Những cơn mưa lê thê và tái tê của quốc nạn cứ tuôn rơi dào dạt trong lòng mọi người Việt Nam. Mưa sướt mướt trên trại giam có Nguyễn Sỹ Tế, có Phan Nhật Nam, có Tô Thuỳ Yên... vác thánh giá. Mưa ngùi ngùi thương “những Thanh Tâm Tuyền trăm năm đã xa,” “những Vũ Hoàng Chương nghìn ngày đã khuất,” những Bùi Giáng “ngày ca múa khóc cười giữa chợ,” “tối tối về chùa đêm làm thơ.” Mưa phơi phới bay theo Mai Thảo trên đường vượt biển “giữa đất tận trời cùng giữa chỉ một mình ta.” Mưa giàn giụa trên Vũ Khắc Khoan, trên Nghiêm Xuân Hồng, trên Võ Phiến, trên Mặc Đỗ, trên Thanh Nam, trên Tuý Hồng... đội mũ gai nơi cõi lưu đày. Mưa. Mưa trùng trùng. Mưa điệp điệp. Những tiếng mưa thầm và những giọt mưa đen:
Nửa khuya đợi bạn từ xa tới
Cửa mở cầu thang để sáng đèn
Bạn tới lúc nào không biết nữa
Mưa thả đều trong giấc ngủ đen.
(Đợi bạn)
Mưa. Mưa trên niềm nhớ nhung quê hương không nguôi:
Nhánh hương thắp nửa này trái đất
Bay đêm ngày về nửa bên kia.
(Năm thứ mười)
Mưa. Mưa rơi trên từng ngày, từng ngày trôi giạt:
Mỗi ngày một gạch mỗi ngày giam
Lên bức tường câm cạnh chỗ nằm
Gạch miết tới không còn chỗ gạch
Gạch vào trôi giạt tới nghìn năm.
(Mỗi ngày một)
Mưa từ quá khứ xa mưa tạt về:
Đôi lúc những hồn ma thức giấc
Làm gió mưa bão táp trong lòng
Ngậm ngùi bảo những hồn ma cũ
Huyệt đã chôn rồi lấp đã xong.
(Quá khứ)
Mưa. Vẫn mưa. Mưa trong những tách trà buổi sáng. Để thành một “ngụm đau trời đất” dành cho kẻ ly hương:
Trà đựng trong bình trí nhớ câm
Rót nghiêng từng ngụm nỗi đau thầm
Hoà chung cùng ngụm đau trời đất
Là mỗi ngày ta mỗi điểm tâm.
(Điểm tâm)
Có lúc Mai Thảo tự nhủ:
Đừng khóc dẫu mưa là nước mắt
Đừng đau dẫu đá cũng đau buồn.
(Em đã hoang đường từ cổ đại)
Thì cũng là một cách tự động viên. Làm sao mà hết não nề được khi vẫn còn đây, mỗi ngày, những bước chân lang thang giữa phố người, những mắt nhìn ngơ ngác giữa “rừng vô tuyến, ống thu lôi”.
Làm thân sư tử cao nghìn trượng
Tự thuở xa rừng khóc chẳng thôi.
(Manhattan)
Thanh Nam, lúc còn sống, từng có một kinh nghiệm thấm thía:
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do.
(Thơ xuân đất khách)
Chắc chắn Mai Thảo cũng từng chia xẻ kinh nghiệm ấy:
Tôi tự do phơi phới một đời
Sao từng lúc lòng còn nhỏ lệ.
(Thơ say trên máy bay)
“Từng lúc” khác với “đôi lúc.” “Từng lúc” là triền miên một nỗi đau dài thỉnh thoảng ứa ra một giọt nước mắt nghẹn ngào. Nỗi đau hoá thành đất thành trời thành chiều thành đêm:
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái chi đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy/
(Một mình)
Tôi ngờ là, trong những bài thơ say của Việt Nam, hiếm có bài nào bi thiết và tha thiết như bài thơ nói về cái say của bức tượng lữ thứ này.
Bức tượng? Vâng, một bức tượng bất động lặng lẽ như một khối buồn câm:
Tựa lưng vào vách tường thân thuộc
Trong cõi riêng buồn lại thấy ta.
(Bộ đồ cũ mặc)
Trong bài “Lộ trình,” Mai Thảo tự gọi mình là một bức tượng: “tượng người vô giác.”
Xe lao chở tượng người vô giác
Vào ngả lâm chung lối tử hình.
Bức tượng ấy, giữa cõi nhân gian, bước từng bước lạc lõng và lạc loài. Ấn tượng nổi bật nhất toát lên từ thơ Mai Thảo là ấn tượng nặng nề, day dứt của sự cô đơn. Mai Thảo có đông bạn bè. Trong tập “Ta thấy hình ta những miếu đền”, có khá nhiều bài Mai Thảo viết về bạn bè, viết cho bạn bè, viết nhân lúc đi thăm viếng bạn bè. Có điều, từ hơi thơ đến hình tượng thơ đến cảm xúc thơ, người ta vẫn thấy dường như bao giờ ông cũng lẻ loi. Ông thường làm thơ trên đường đi chứ không phải lúc đã đến.
Thơ Mai Thảo rất ít tiếng động. Cho dù có tiếng động đi nữa thì những tiếng động ấy cũng chỉ được dùng để làm đậm nét thêm cái lặng lẽ, cái tịch mịch trong tâm hồn Mai Thảo. Đi giữa rừng giữa suối; rừng xôn xao, cũng mặc; suối ào tuôn, cũng mặc, Mai Thảo vẫn chìm đắm trong cõi trời đất quạnh quẽ của riêng ông. “Với buổi chiều ta giữa lối buồn.” Đó là Mai Thảo. “Tai đã từ bao lạc tiếng đời.” Đó là Mai Thảo. “Đi dưới mưa một mình.” Đó là Mai Thảo. Và cũng là Mai Thảo nữa, cái bằn bặt não nề này:
Ngất đỉnh cây kia gió thét gào
Trọn mùa. Thành động biển trên cao
Bến ta tối khuất từ xa biển
Bờ chẳng còn ngân tiếng sóng nào.
(Santa Ana Winds)
Tôi yêu bài thơ “Không hiểu” dẫn trên, tôi cũng yêu lắm bài thơ “Không tiếng” dưới đây, rất Đường thi, ngỡ như một bài thơ thiền:
Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy.
Bài thơ mang tựa đề là “Không tiếng” nhưng thật ra nội dung lại nói đến chuyện không hình. “Không tiếng” chỉ ám chỉ sự đi về lặng lẽ; đi, đi rất sớm; về, về rất trễ. Nhưng ai đi? ai về? Cả hai câu đều thiếu chủ từ. Không ai đi, không ai về cả. Cái dấu mà đôi lúc vầng trăng tìm thấy chỉ là một cái bóng gầy nơi vách tường. Chỉ là cái bóng thôi. Chỉ là cái ảo thôi. Thế đấy, cái con người từng thấy tên mình trên các bảng đường, thấy hình mình ở những miếu đền lại cũng thấy nữa, thấy rất rõ cái hư vô, cái hư ảo của cả kiếp mình.
Cái ảo ấy lại cưu mang một nỗi buồn rất thực:
Tả ngạn đời ta một nhánh hoa
Bên kia hữu ngạn vẫn thơm và
Hương bay thần chú qua lìa đứt
Mỗi tới bên này mỗi lệ sa.
(Tả ngạn)
Thơ Mai Thảo, những bài làm sau 1975, có thể nói là những giọt lệ rơi trên một triền núi thẳm, cái triền đi xuống những thung sâu. Đôi lúc, Mai Thảo dùng động từ “khóc,” nhưng thơ của ông, rất lặng lẽ, chỉ là những tiếng khóc thầm, những nỗi đau thầm. Tất cả đều âm thầm. Như những tiếng mưa thầm.
Thơ Mai Thảo là những tiếng mưa thầm rơi trên Nam Hoa Kinh.
THƠ PHÙNG QUÁN
Hôn
Trời đã sinh ra em
Để mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Để yêu em tha thiết!
Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải đi ra trận!
Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu!
Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ đuợc hôn!
Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ!
Tết không vào nhà tôi
Để mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Để yêu em tha thiết!
Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải đi ra trận!
Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu!
Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ đuợc hôn!
Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ!
HUYỆT
Tết không vào nhà tôi
Tết đi qua truớc ngõ
Tim tôi tan nát rồi
Không còn lành đuợc nữa!
Thi sĩ tôi cô đơn
Giữa đời tôi lạc lõng
Giữa chông gai cuộc sống
Trần trụi không hành trang...
Bạc đầu vẫn trẻ con
Dại khờ cho đến chết
Giữa nghiệt ngã trần gian
Trái tim thơ thấm mệt...
Tôi sẽ đào nấm huyệt
Cạnh mồ cha mẹ tôi
Tôi sẽ lăn xuống đó
Thế là xong một đời!
Đàn mối của quê huơng
Sẽ thay phu đào huyệt
Bao nghiệt ngã trần gian
Chỉ dăm ngày vùi hết!
Căn hộ mới đáy huyệt
Ruợu đất tôi uống tràn
Cụng ly cùng dòi bọ
Mừng trắng nợ trần gian!
TRƯỜNG CA CÂY CÀ
TRƯỜNG CA CÂY CÀ
Ba muơi năm truớc
Tôi chết giữa Hồng Hà sóng dữ
Tôi lại hồi sinh giữa xanh thẳm Hàn Giang
Chính cây cà quê mùa lao lực
Đã dạy tôi dũng khí bền gan!
Tôi chết giữa Hồng Hà sóng dữ
Tôi lại hồi sinh giữa xanh thẳm Hàn Giang
Chính cây cà quê mùa lao lực
Đã dạy tôi dũng khí bền gan!
Chuơng I
Cây cà
Quả da trinh nữ
Cuống hoa văn tiền sử
Hoa tím sắc xuân
Lá xanh men ngọc
Thân lao lực màu quê.
Chuơng II
Thuơng cây cà
Chắt nắng
Gạn mưa
Mà xanh
Mà tím
Tím chỉ còn cuống
Xanh chỉ còn xuơng
Khổ thân em sâu róm đầy cành!...
Chuơng III
Lời cây cà
Biết khổ đấy
Mà không ngại khổ
Bởi đất sinh là để làm cà
Mặc cho sâu róm đầy cành
Rễ còn bám đất
Còn khôn nguôi tím nguôi xanh.
Chương IV
Cà giống
Bạc tóc học trồng cà
Tôi mới hiểu ra
Vì sao Gióng
Truớc khi lên ngựa sắt
Vung roi trừ giặc
Chỉ ăn cơm cà
Vì Gióng biết
Trong trái cà lao lực khiêm nhuờng
Ẩn giấu
Tiềm tàng
Cái bền gan của Đất
Trí khôn của Nuớc
Cái ngoan cường không khuất của Cây
Sức mạnh của những gì rất Thật
Tấm lòng thơm thảo của Dân
Ăn hết bảy nong cơm
Ba nong cà
Chú bé không cha
Làng Phù Đổng
Đứng dậy vuơn vai
Thành Thánh Gióng
Người-Cứu-Nước-Khổng-Lồ!
Chuơng V
Cà Nghệ
Cà Nghệ
Thịt dòn
Ruột đặc
Người Nghệ
Tiện tằn, chân chất
Muối một vại cà
Ăn một năm
Sử kháng chiến ngàn trang
Người Nghệ ưa vắn tắt:
-Đánh Pháp hết chín vại cà
Đánh Mỹ hơn hai chục vại
Bù đi bù lại
Đánh bại hai đế quốc to
Hết ba chục vại cà!
THƠ HOÀNG ANH TUẤN
Bài Thơ Còn Lại Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu Năm tháng cũ rợn tình xưa tỉnh thức. Em vẫn bé, anh vẫn còn ngây ngất Màu áo hường còn gợn bóng âm thanh Mắt thuyền qua nên nón vẫn nghiêng vành Chân cuống quýt nên guốc ròn gõ cửa. Anh mở vội cả nghìn lần hớn hở Cho hồn nhiên, mắc cở với hoài nghi Em cúi đầu và lặng lẽ bước đi Từ hôm ấy cửa nhà anh bỏ ngỏ. Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ Như màu trời len lén bước vào xanh Như thời gian vò nát lá thư tình Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại. Bước rất nhẹ như mùa thu con gái Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh Như chưa lần nào em nói: yêu anh Như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ. Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao Em có về ăn cưới những vì sao Ðể chân bước trên giòng sông loáng bạc. Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc Yêu một người mà cảm thấy mênh mông Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ ? Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi. Tay vụng quá nên thư không viết nổi Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ Tầu bay giấy ngượng ngùng bay qua cửa ! Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ Anh còn nguyên là một kẻ yêu em Em đi ngang xin ráng bước cho êm Ðừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ. Ðừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa ? Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ Ðừng nói trước để anh buồn vơ vẩn. Có đi qua xin em đừng đánh phấn Tóc buông rèm lúa tuổi thích ô mai Mắt vương tơ của những phút học bài Tay khéo léo khi đánh chuyền với bạn. Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê Những ngõ vắng, tối tăm anh dấu hết.Hoàng Anh Tuấn
BAN MAI
Mở toang cửa sổ nhà tôi
Hoa cau bung nở khung trời nắng xanh
Dậy đi sương đọng cỏ lành
Con sẻ gọi bạn trên nhành hoa cau
Lá khô rủ gió đuổi nhau
Mảnh sân vấn chiếc khăn màu gạch non
Mặt trời là chiếc mâm son
Nghe tiếng gà gáy lăn tròn lên mây
Đêm qua có sợi heo may
Lặn chùm quả ngọt căng đầy vườn quê
Gánh hàng mẹ bước ven đê
Bán ban mai để mua về hoàng hôn...
NỖI NIỀM LIỀN CHỊ...
Em buồn ngồi tựa song đào
Hỏi người tri kỉ ra vào vấn vương
Những là năm nhớ, mười thương
Gió buông vạt áo quên đường sang mây...
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu em đợi một ngày dài ghê
Thương nhau xin nhớ lời thề:
"Quan họ chẳng thể đón về...thương nhau"
Đêm qua gió đánh buồng cau
Sớm nay sương muối giàn trầu héo hon
Cái duyên ngồi gốc cũng mòn
Dọn quán em bán có còn ai mua?
Bồng bềnh câu hát vào chùa
Đèn nhang em khấn mà chua chát lòng
Hỡi người quân tử biết không?
Năm canh ra ngó vào trông em chờ...
Phongdiep.net
ĐỖ ĐỨC THU * TÌNH XƯA
Cảnh mưa gió bên ngoài làm tiệm càng thêm ấm áp. Mấy dãy ghế đã gần kín người ngồi. Cánh cửa vào phía trong hé mở: một thiếu nữ cùng vào với một làn gió. Liễu, một vũ nữ khá nhất tiệm, có nhan sắc và thêm chút học thức, nó phân biệt hẳn nàng với các bạn cùng nghề. Liễu vừa mỉm cười chào mọi người, thì Hưng, một thiếu niên mặc lễ phục, từ nãy vẫn gõ tay xuống bàn, đã đứng dậy bắt tay nàng, và mời uống rượu. Từ hôm Liễu đến - được chừng tuần lễ - tối nào Hưng cũng đến tiệm, và quấn quít lấy Liễu. Các vũ nữ, cả đến khách hàng, phần nhiều quen nhau vì thường gặp nhau chỗ chơi bời, đã coi Hưng là tình nhân của Liễu. ở những chỗ này, họ hiểu tình ái một cách giản dị, dễ dàng lắm. Càng về khuya, tiệm khiêu vũ càng thêm vui, các bản nhạc kế tiếp nhau luôn, k� binh, vũ nữ càng mềm, dẻo, nhất là Hưng và Liễu. Cặp này nhảy khá, trông họ rất hay mắt. Trong khi ấy một thiếu niên khác không bỏ sót một cử chỉ của Liễu. Người này ngồi tận góc buồng, không nhảy bài nào. Những lúc sáng đèn, đôi mắt sắc, hơi sâu, thường cúi nhìn chiếc tẩu thuốc lá lớn ở miệng, hoặc cốc rượu; khi ánh xanh đỏ làm buồng tối hơn, đôi mắt lại ngửng tìm Liễu trong bọn đang nhảy, thêm một vẻ mơ màng. Một lúc sau, Liễu quay sát vào góc buồng, nhìn thấy thiếu niên. Nàng giật mình, hai mắt mở to, thốt ra một giọng kinh ngạc: - Anh Thanh ! Thiếu niên hơi tái mặt, mắt chớp luôn mấy lần, môi mấp máy. Nhưng cử chỉ đó qua rất mau, người con gái không nhận thấy. Chàng lại trấn tĩnh, lạnh lùng nhìn khói thuốc. Liễu ngơ ngác vài giây, tưởng mình nhầm, lại theo k� binh. Nhưng từ đấy, Hưng thấy nàng nặng nề, chân vướng luôn, như một người mới tập. Về chỗ ngồi, Hưng hỏi: - Liễu hỏi ai vừa rồi thế ? - à, người ngồi kia, trông quen quen. Anh có biết ai không ? Nàng ra vẻ uể oải chỉ sang góc buồng. - Có biết, nhưng không quen. Ngũ Lăng, một nhà viết báo, còn tên thật không biết là gì. Liễu nhìn lên trần, lẩm bẩm : - Ngũ Lăng... Ngũ Lăng... - Phải, Ngũ Lăng, người viết cuốn "Tình xưa". Liễu đọc chưa ? - Anh tính chúng tôi còn thì giờ nào xem sách. Mà cũng chẳng có tiền đâu mua nữa! - Liễu muốn xem để tôi mang đến, quyển ấy hay lắm.Coi ý Hưng muốn tìm hết dịp để vui lòng người con gái. Liễu thờ ơ trả lời : - Cảm ơn anh. Câu chuyện thành lạnh nhạt. Liễu chỉ nói tiếng một, lại từ chối không nhẩy với Hưng mấy bài sau. Anh chàng tức bực, mời vũ nữ khác để khiêu khích Liễu. Liễu chỉ mong có thế, để được tự do nhìn sang góc buồng. Thiếu niên vẫn kín đáo, và trong tối, cặp mắt vẫn không rời Liễu, yên lặng như cặp mắt thủy tinh. Chàng càng bình tĩnh, trầm mặc, thì Liễu càng nóng nẩy, bồn chồn. Nàng chỉ đợi một nụ cười, khóe mắt; một dấu hiệu gì để chạy lại. Dấu hiệu ấy không thấy có. Trường hợp ấy kéo dài mãi. Quá nửa đêm khách lẻ tẻ về. Thiếu niên cũng đứng dậy, nhét gói thuốc lá vào túi, kéo chiếc mũ dạ xuống mắt, thủng thỉnh bước ra, dáng cứng cỏi như một nhà binh. Liễu toan chạy theo thì vừa bị Hưng nắm lại, hỏi một câu chuyện. Liễu phải nén lòng, không muốn vô lễ với một người khách hàng lịch sự, nhiều tình cảm với nàng. Liễu ngồi bên cửa sổ, trông ra đường. Thỉnh thỏang gió hắt hơi lạnh vào Liễu. Nàng không muốn kinh động giấc ngủ của bạn, đứng dậy tắt đèn và khẽ mở va ly lấy một cuốn sách, cuốn "Tình xưa", rồi lại ra cửa sổ. ánh sáng bên ngoài không đủ đọc, Liễu vuốt ve cuốn sách để trong lòng, nghĩ lại... ... Đôi ấy đã yêu nhau bằng hết cả tình ái của tuổi trẻ, của hai trái tim mới mẻ, hết lòng tin ở cuộc đời. Sau một năm, Thanh sang Pháp học. Cha mẹ Liễu không cho nàng đợi một người danh nghĩa chưa quyết định. Rồi gia đình chuyên chế đưa Liễu đến giường một người nàng không yêu. Đoạn tuyệt. Liễu sa vào vòng trụy lạc... Càng dấn thân vào đời mưa gió, Liễu càng tiếc thủa xưa, cảnh tối tăm càng làm thèm thuồng ánh sáng. Những người sau vẫn không làm quên được Thanh. Người ta chỉ yêu một lần, tình ái buổi đầu bao giờ cũng chân thành. Thanh đã đánh dấu người con gái, một vết vào tâm hồn, vĩnh viễn hơn là vào xác thịt. Cuốn "Tình xưa" đã tả tâm hồn nàng bằng những đoạn văn bất diệt. Con dao trích của ông lang nạo sâu vào cái nhọt, người ốm càng thêm đau. Liễu tự hiểu mình hơn, lại càng tha thiết tiếc thời đã mất. Ngẫu nhiên Liễu gặp người cũ, lại biết Thanh đã viết "Tình xưa", sự vui mừng mạnh đến thành hỏang hốt. Nàng muốn kể hết tâm tình với Thanh trong một giọt nước mắt, một tiếng kêu, nếu Hưng không giữ lại. Liễu bất giác mỉm cười một cách chán chường, nghĩ thầm: "Còn anh chàng si tình này nữa, theo đuổi mãi! Để im có phải mình đã được nói chuyện với Thanh rồi không?" Người thiếu nữ ngồi mãi. Lâu dần tâm trí sinh hỗn độn, các mối ký ức không còn rõ rệt, chỉ rõ ràng một cảm giác ê chề. Liễu nhìn lại các chị em đang ngủ vùi, như đàn con nít. Nàng chép miệng: - Ngủ được như họ, có lẽ lại hay. Đẩy cửa vào buồng khiêu vũ, tay Liễu hơi run. Hưng đã đợi sẵn. Liễu nhìn ngay vào góc: Thanh như vẫn ngồi đó từ đêm hôm trước. Hưng mời uống, Liễu từ chối: - Hôm nay mệt lắm, anh ạ. Tôi không uống gì đâu, ngồi nói chuyện thôi. Câu chuyện cũng chẳng ra gì. Nàng chỉ nói gióng một, không đâu vào đâu, không để ý gì đến lời Hưng, luôn luôn nhìn lại phía Thanh. Những lúc nhảy lại càng chán nản, mọi người phải ngạc nhiên vì cô gái nhất tiệm đi không thành bước. Trước mắt Thanh, nàng mất vẻ tự nhiên, thấy bị ôm trong tay người khác là một việc khó chịu gần như ghê tởm. Hưng đứng dậy ra về. Liễu lại ngay chỗ Thanh, ngồi xuống chiếc ghế; nàng ấp úng: - Anh! Chưa thêm được câu gì thì đã nghẹn. Thanh nhìn nàng bằng cặp mắt lặng lẽ và nghiêm nghị, như mắt một tay dạy thú vật. Liễu càng tấm tức. Nàng biết rằng hễ cất tiếng, bất cứ nói câu gì, thì nước mắt trào ra. Mỗi lần có người mời, nàng chỉ lắc đầu, không muốn cho ai đụng đến mình nàng. Cử chỉ đó trái ngược với phận sự một gái nhảy. Có người ra ý bất bình, nhưng chủ tiệm đến xin lỗi ngay, lấy cớ Liễu mệt. Họ lại vui lòng nhảy với người khác. Liễu mong Thanh nói một câu, dù là oán hờn, trách móc, cùng đến mắng nhiếc, xỉ vả, Liễu sẽ vui lòng nhận. Nhưng nàng còn có thể trút được nỗi tấm tức trong tim. Đọc "Tình xưa", Liễu đoán là Thanh vẫn yêu nàng, và thấy nỗi đau đớn u ẩn trong lời văn. Liễu muốn Thanh hiểu tâm tình duy nhất của tâm hồn nàng, khi tấm thân tàn tạ. Thanh vẫn không nói, cái tẩu thuốc lá liền ở môi, thỉnh thỏang sẽ nhếch, để thoáng một vẻ hoài nghi cay độc. Suốt đêm ấy như vậy, rồi cả mấy đêm sau. Liễu khốn khổ về cái hình phạt quái ác. Tối nào cũng thấy Thanh, thấy lại thời trong sạch, nhắc lại quá khứ để nàng hiểu rõ nỗi sẩy chân. Người nàng yêu ngay trước mắt, mà xa xăm như cách mấy vạn dặm. Cô vũ nữ mất ăn, mất ngủ. Mỗi tối khi đến giờ khiêu vũ, âm nhạc như gọi tội nhân ra pháp trường. Liễu biết chắc đao phủ đang ngồi chờ dưới góc buồng, với dáng mặt nghiêm nghị nó làm lạnh giá cả tâm hồn. Một buổi sáng, Liễu thu xếp quần áo vào va ly, bỏ tiệm khiêu vũ Akita. Nỗi đau thương của Thanh đã thành những trang tuyệt tác cuốn "Tình xưa". Viết xong cuốn sách, tâm trí Thanh như nhẹ nhàng hơn. Rồi chàng cố quên, thời gian dần bọc lấy trái tim. Khi gặp Liễu, mớ lửa Thanh tưởng là đã tắt, kỳ thực vẫn âm ỷ, bùng lên. Thanh cố dập tắt, chàng coi Liễu như đã chết, đã vùi bên kia cuốn "Tình xưa". Cô gái nhảy bây giờ không phải là người thiếu nữ ngây thơ chàng yêu khi trước. Tuy vậy Thanh vẫn không dứt bỏ được Liễu. Đêm đêm chàng đến tiệm khiêu vũ, để nhìn Liễu, để sống lại trong tưởng tượng thời kỳ không bao giờ lại thấy. Con tim vẫn rình trở dậy, nhưng lòng tự ái mạnh hơn. Mấy hôm sau khi Liễu đi, Thanh tự nhiên thấy thiếu thốn. Chàng đọc lại "Tình xưa", lại càng thấy nỗi trống trải. Bây giờ Thanh mới thấy đã đem văn chương dối lòng một cách ác nghiệt. Chàng đi tìm Liễu, nhưng người con gái không để lại vết tích gì. Từ đấy, đêm nào người thiếu niên cũng la cà trong các tiệm khiêu vũ, hoặc lang thang ngoài phố, hai tay chắp sau lưng, mắt ngửng nhìn đếm các ngôi sao.
Rút từ tập truyện
ngắn Vỡ Lòng,
Nxb. Đời Nay, Hà Nội, 1940 |
[ Trở Về ]
VÕ PHIẾN * MỘT CHỖ THÂT TỊCH MỊCH
Một Chỗ Thật Tịch Mịch
← | <<< Trở lại Các Truyện Ngắn Của Võ Phiến - Cô Quỳ Còn Không | Các Truyện Ngắn Của Võ Phiến | Kế tiếp >>> Các Truyện Ngắn Của Võ Phiến - Nằm Chơi | → |
Bài này là một phần của Các Truyện Ngắn Của Võ Phiến.
Một Chỗ Thật Tịch Mịch
Võ Phiến - tvvn.org
Chàng vẫn tin rằng cứ đến giữa khung cảnh ấy mà an tọa, một mình, rồi lặng lẽ suy tưởng, thì chẳng mấy chốc sẽ có chim chóc đến làm tổ trên đầu. Một chiếc tổ chim thật rối trên đỉnh đầu, một vòng hoa tư tưởng đáng ước ao như thế có lúc chàng đã dám nghĩ là không khó. Chỉ cần đến đó, một mình. Chỉ cần có thế, nhưng ấy là điều chàng chưa bao giờ làm. Đâu khó gì? Chỉ vì chàng chưa bao giờ có cái duyên đối với một hành vi như thế.
Khung cảnh nọ cách xóm làng không xa. Nằm trên vùng đồi hơi cao. Xế trưa, thơ thẩn trên đồi, chàng trông xuống thấy dừa với tre trong xóm xanh um, nổi bồng lên cuồn cuộn như từng đám rong lớn trong hồ nước. Xóm làng coi xinh xắn, nhỏ hẳn đi. Nhà cửa thì thưa thớt, nằm khuất trong đám cây xanh. Và sự sinh hoạt của dân làng thì càng khuất xa hơn nữa.
Tha hồ nhìn ngắm, vẫn không thấy động tĩnh gì. Lắng tai hàng giờ, không bắt được tiếng hát tiếng la nào. Họa hoằn, như có tiếng ai kêu ơi ới, nhưng tiếng văng vẳng rồi tắt ngay, mơ hồ, không rõ rệt.
Một đôi khi, mắt chàng bắt gặp một bóng người ngoài đồng, trên một con đường bờ ruộng ngoằn ngoèo nhỏ xíu. Một dáng người tí teo ngọ nguậy trong nắng xế bao la. Một chiếc nón trắng lấp lánh giữa đồng trống, tận xa tít... Chiếc nón lấp lánh, di động chậm chạp, trong lúc con ó rằn giăng đôi cánh xác xơ giữa nền trời, trong lúc con cuốc phát tiếng kêu đều đều trong nắng rưng rưng... Chàng càng có cảm tưởng xa cách cuộc sống khiêm tốn của xóm làng hơn bao giờ hết...
Chỉ cần dừng lại, an tọa, chẳng mấy chốc...
Nhưng chàng không đến đó để an tọa.
Và càng tiến xa, cảnh càng vắng hơn. Có một vùng đồi chia làm nhiều khoảnh lớn, như những khoảnh vườn rộng với hàng cây bao bọc bốn bề. Trong số ấy có khoảnh vốn là vườn thật, nhưng vườn cũ, vườn hoang. Bởi vì xưa kia trên đồi có một số gia đình sinh sống, về sau bỏ đồi xuống xóm. Trong những khu vườn hoang ấy còn lại hoặc một cây mít, hoặc năm ba cây dừa, có cây cụt ngọn chết khô từ lâu.
Những khoảnh khác là đất trống, bỏ hoang cho cỏ mọc quanh năm. Cho bò, cho dê ăn. Từ đám đất này qua đám khác chỉ có một lối thông rất hẹp, phải vạch cây vạch lá, lách mình len lỏi. Len qua xong, lọt vào khoảnh đất mới, nhìn quanh quất lại bốn bề có cây vây kín, một ngọn gió không vào nổi. Lại càng vắng vẻ thêm lên một bậc. Vài con chim giật mình quay đầu nhìn khách lạ. Có con nhấp nhỏm mãi, không yên tâm. Có con dứt khoát bay vụt đi, làm rung rinh một chùm quả dái ngựa. Bỏ khách lại với cái bóng của mình, in dài trên nền cỏ.
Thử vạch lá, lách mình len qua một khu đất nữa. Lại càng xa nhân gian thêm lên một bậc. Một con cút cụt đuôi cắm đầu lủi trốn vào bụi rậm. Một con gà rừng chậm hiểu, ngẩng nhìn giây lát trước khi hoảng hốt vỗ cánh một cách nặng nề. Gió không len vào nổi: nắng xế càng nồng.
Cứ thế từ đám đất này qua đám đất khác. Chàng không gặp gì khác hơn là những cây dái ngựa, cây bông trang, là lá giang, lá vằn, là thỉnh thoảng một con bò, mấy con dê. Và thường xuyên là cái bóng chàng, in dài trên nền cỏ. Tuy vậy, mỗi lần lách mình qua một khu đất mới, thoạt tiên chàng đều có một ngạc nhiên mới, trước một khung cảnh vắng vẻ mới.
Cái vắng vẻ chồng chất lên nhiều tầng. Sau cùng đến một bãi rộng mênh mông. Cuối bãi cỏ là khu rừng nhỏ, cây cao bóng cả. Mé rừng là một ngôi miếu.
Hẳn nhiên đây là nơi xưa kia con chằng tinh từng mài răng chờ xé thịt Thạch Sanh. Một ngôi miếu cổ, khuất nẻo như thế, hẳn nhiên...
Nhưng một ngôi miếu cổ, khuất nẻo như thế, cũng là nơi mà một thiếu phụ trong truyện của Pearl Buck từng ném chiếc áo vừa cởi ra, trùm lên đầu các tượng thần để che mấy cặp mắt lom lom. Chi không thích những cặp mắt lom lom.
Khi chàng lần đầu trông thấy Chi, chàng bị thu hút ngay. Chàng nhìn không chớp mắt chiếc cổ trắng muốt tuyệt diệu, nhìn mấy sợi tóc xòa xuống má, cặp mắt sâu, đen nhánh, mở to, trông thông minh và nồng nàn lạ lùng. Chi ngồi giữa bạn bè. Chàng không hề biết người con gái ấy tên là gì, từ đâu tới. Mới trông thấy lần đầu, chàng mê mẩn ngay. Chàng chăm chú nhìn: chàng mê cặp chân mày đen đậm, mê đôi mắt sâu, mê những sợi tóc sau gáy và những sợi tóc mai bên má v.v...
Chàng chăm chú, lom lom. Suýt thành lố bịch. Có lẽ chàng đã có vẻ lố bịch cũng nên. Trong phòng, ai nấy có lẽ đã để ý đến chàng. Còn chàng thì khốn khổ, vẫn chưa tìm ra cái gì để mở miệng, chưa biết nói câu gì.
Dĩ nhiên Chi không hề trông thấy chàng, không hề ngó qua một tí nào về phía chàng. Thình lình Chi ngẩng phắt đầu lên, nhìn thẳng vào mắt chàng, cười xòa, kêu: “Nóng quá”, rồi hai tay nắm hai chéo áo dài, ngửa cổ ra, quạt mấy cái.
Chết một nỗi là sau đó chàng càng bối rối, vẫn không tìm được câu nào để nói. Và chàng hóa ra lố bịch hẳn. Chàng loay hoay, khốn đốn. Tuy vậy đồng thời chàng đã biết chắc chắn mình có hy vọng. Bắt đầu có hy vọng ngay từ lúc ấy.
Như vậy không đáng lo lắng sao? Nếu chỉ cần nói “Nóng quá” để tỏ tình thì có thể Chi đã nói câu ấy biết bao nhiêu lần, với biết bao nhiêu người? Thế nhưng chàng nghĩ lui nghĩ tới, nhớ đến con mắt Chi nhìn chàng lúc ấy, miệng nàng cười lúc ấy, giọng nàng nói lúc ấy; và chàng quả quyết: không lầm được.
Quả nhiên, dần dần, hai người quen nhau. Rốt cuộc Chi đến với chàng nơi ngôi miếu cổ.
Hai người tìm đến để nói với nhau những câu chuyện tuyệt vời.
— À này anh...
— Gì?
— Anh biết không...
— Không. Anh chưa biết. Gì thế Chi?
— Bà ngoại đóng đinh bị búa đập trúng ngón tay cái...
— Thật hả? Trời ơi, bao giờ?
— Mới hôm qua. Khiếp, ngón tay bầm tím.
— Tội nghiệp chưa... Nhưng em may áo mới lúc nào thế?
— Dốt! Áo thế này mà mới!
— Anh có trông thấy em mặc áo màu tím này bao giờ đâu.
— Đố anh biết ở đâu ra?
— Anh thua.
— Nhuộm đấy.
— Em nhuộm lấy?
— Anh coi được không?
— Được quá chứ lại. Em khéo thật.
— Thôi ông. Muốn nịnh cũng phải am hiểu mới nịnh được, chứ dốt như anh... Mua được thuốc tốt, nhuộm đâu khó gì.
— Em đem cái này cho anh, phải không?
— Cây ổi trước rào đấy... Có quả to nhất để dành cho anh, dơi nó vừa khoét đêm qua.
— Em tránh qua phía này đi. Có kiến...
— Để yên em coi. Mình không cử động nó không cắn. Anh thấy không, con này bò mãi trên chân em mà không cắn.
— Dại gì. Nó còn muốn bò dần lên cao...
— Thôi ông. Lại bắt đầu nói bậy!
Trên trời cao, nắng gắt, mây trắng sáng lòa. Nhưng xung quanh ngôi miếu cây cao mịt mùng. Bóng cây mát lạnh. Màu của cây xanh lá xanh ánh lên quần áo, thấm mát vào da thịt!
“U cảnh mỗi bạch nhật
Thanh huy chiếu y thường”
Gần như mỗi nhật, thanh huy đều có chiếu y thường một lần. Hai người thủ thỉ, trong lúc con sóc trèo ngược trèo xuôi một nhánh cây thị, trong lúc đàn két hái rớt lộp độp trái cây đâu đó phía sau miếu, trong lúc con ó rằn giăng cánh xác xơ trên trời xanh...
Và đến khi chàng ra về thì trên cỏ bóng chàng đã ngã quá dài. Trong mỗi khoảnh đất hoang, bờ cây bao bọc ngã bóng quá dài. Và những quả dái ngựa thì chúng in một cái bóng cũng dài quá cỡ, thành ra kỳ hình dị tướng. Một quả dái ngựa hơn sải tay! ôi chao, trên đường về đôi khi chàng tưởng thấy bị giễu cợt.
Tuy nhiên không có một cơn gió lay động, không có một tiếng huyên náo. Cảnh vật nghiêm trọng, thâm trầm. Chàng tha hồ sống với cảm xúc của riêng mình, tha hồ gìn giữ cẩn trọng nguyên vẹn cảm xúc riêng.
Chàng giữ gìn cho đến lúc đêm về. Nằm trên chiếc chõng tre đặt ngoài vườn, chàng nhìn trăng cao. Chàng nhìn lá tre trên đầu mình với những giọt nước long lanh tụ ở đuôi lá. Chàng nhìn mây kéo nhau lướt êm đềm bên cạnh mặt trăng. Tai chàng lơ đãng theo dõi tiếng chày giã gạo đều đều trong xóm. Và chàng lặng lẽ ôn lại những lời chàng nói, những lời Chi nói, những cảm xúc của hai người. Chàng như con bò nhàn hạ nhai lại cảm xúc của chính mình. Chàng sống lại, trong đêm, ở một góc vườn, những giờ nồng nàn dưới trưa...
Và tre trúc, và sương đêm, trăng sao v.v...tất cả giữ một xa cách kính cẩn đối với tâm sự của chàng.
Tất cả đều giữ một sự xa cách kính cẩn. Ngay cả cái lúc mà Chi lặng lẽ khóc.
Phải, có lần Chi khóc. Chuyện đó gần như dĩ nhiên. Vì sự gần gũi lâu ngày, thanh huy chiếu y thường nhiều lần, quá nhiều lần. Rồi một hôm, Chi khóc lặng lẽ.
Chàng hỏi: “Em làm sao thế? Chi, anh có làm em khổ không? Hả, Chi, Chi. Em...” Nàng lắc đầu không trả lời, tiếp tục khóc. Còn chàng thì loay hoay. Như một con gà mái loay hoay trong ổ sau khi đẻ xong chiếc trứng, hoàn toàn không hiểu gì về công việc mình vừa làm.
Ngay cả cái lúc ấy, tất cả vẫn xa cách kính cẩn. Két vẫn ăn trái làm rơi lộp bộp sau miếu, con rắn lục vẫn hút một tiếng dài thoang thoảng lửng lơ, con sóc vẫn nhảy nhanh nhẹn từ cành nọ sang cành kia trên cây thị, con kỳ nhông nghểnh đầu rồi lủi đi... Tất cả đều khuyến khích: “Tự nhiên, xin cứ tự nhiên! Xin các người tự nhiên!”
Và Chi thấy an ủi. Và nước mắt nàng khô dần trên mi.
Hạt nước mắt Chi đã khô trên phần tư thế kỷ. Trong chừng ấy thời gian, giặc giã liên miên. Xóm cũ mất đi sáu phần mười nhà cửa. Dân làng mười người tản mác hết tám. Cây cối xâm chiếm hết vùng đồi, bao trùm ngôi cổ miếu...
Còn chàng, bây giờ chàng ngược xuôi trên các con đường nhựa của đô thị, mũi hít mùi xăng nhớt mùi rác rến, mặt mày tóc tai mỗi chiều về phủ dày một lớp bụi. Còn chàng, bây giờ ngày ngày chàng tất tả chạy vào chạy ra sở nọ sở kia, chàng leo lóc cóc các thang lầu, chàng đụng đầu đều đều với những công việc buồn nản.
Mỗi tối, trong tiếng muỗi vo ve bên màn, chàng lắng nghe sự tàn tạ của cuộc đời.
Nhưng cuộc đời không cam phận tàn tạ. Nó không chịu cam phận. Giữa tiếng muỗi vo ve những khi thức giấc nửa đêm, từ trong cùng thẳm của tâm hồn chàng nổi lên tiếng kêu đều đều, tiếng kêu gióng giả, khắc khoải như tiếng cuốc trong nắng đậm xế chiều, tiếng đỗ quyên tiếc nhớ tiền triều. Nó gọi kêu một khung cảnh tịch mịch, thật tịch mịch...
1-1969
Võ Phiến - tvvn.org
Chàng vẫn tin rằng cứ đến giữa khung cảnh ấy mà an tọa, một mình, rồi lặng lẽ suy tưởng, thì chẳng mấy chốc sẽ có chim chóc đến làm tổ trên đầu. Một chiếc tổ chim thật rối trên đỉnh đầu, một vòng hoa tư tưởng đáng ước ao như thế có lúc chàng đã dám nghĩ là không khó. Chỉ cần đến đó, một mình. Chỉ cần có thế, nhưng ấy là điều chàng chưa bao giờ làm. Đâu khó gì? Chỉ vì chàng chưa bao giờ có cái duyên đối với một hành vi như thế.
Khung cảnh nọ cách xóm làng không xa. Nằm trên vùng đồi hơi cao. Xế trưa, thơ thẩn trên đồi, chàng trông xuống thấy dừa với tre trong xóm xanh um, nổi bồng lên cuồn cuộn như từng đám rong lớn trong hồ nước. Xóm làng coi xinh xắn, nhỏ hẳn đi. Nhà cửa thì thưa thớt, nằm khuất trong đám cây xanh. Và sự sinh hoạt của dân làng thì càng khuất xa hơn nữa.
Tha hồ nhìn ngắm, vẫn không thấy động tĩnh gì. Lắng tai hàng giờ, không bắt được tiếng hát tiếng la nào. Họa hoằn, như có tiếng ai kêu ơi ới, nhưng tiếng văng vẳng rồi tắt ngay, mơ hồ, không rõ rệt.
Một đôi khi, mắt chàng bắt gặp một bóng người ngoài đồng, trên một con đường bờ ruộng ngoằn ngoèo nhỏ xíu. Một dáng người tí teo ngọ nguậy trong nắng xế bao la. Một chiếc nón trắng lấp lánh giữa đồng trống, tận xa tít... Chiếc nón lấp lánh, di động chậm chạp, trong lúc con ó rằn giăng đôi cánh xác xơ giữa nền trời, trong lúc con cuốc phát tiếng kêu đều đều trong nắng rưng rưng... Chàng càng có cảm tưởng xa cách cuộc sống khiêm tốn của xóm làng hơn bao giờ hết...
Chỉ cần dừng lại, an tọa, chẳng mấy chốc...
Nhưng chàng không đến đó để an tọa.
Và càng tiến xa, cảnh càng vắng hơn. Có một vùng đồi chia làm nhiều khoảnh lớn, như những khoảnh vườn rộng với hàng cây bao bọc bốn bề. Trong số ấy có khoảnh vốn là vườn thật, nhưng vườn cũ, vườn hoang. Bởi vì xưa kia trên đồi có một số gia đình sinh sống, về sau bỏ đồi xuống xóm. Trong những khu vườn hoang ấy còn lại hoặc một cây mít, hoặc năm ba cây dừa, có cây cụt ngọn chết khô từ lâu.
Những khoảnh khác là đất trống, bỏ hoang cho cỏ mọc quanh năm. Cho bò, cho dê ăn. Từ đám đất này qua đám khác chỉ có một lối thông rất hẹp, phải vạch cây vạch lá, lách mình len lỏi. Len qua xong, lọt vào khoảnh đất mới, nhìn quanh quất lại bốn bề có cây vây kín, một ngọn gió không vào nổi. Lại càng vắng vẻ thêm lên một bậc. Vài con chim giật mình quay đầu nhìn khách lạ. Có con nhấp nhỏm mãi, không yên tâm. Có con dứt khoát bay vụt đi, làm rung rinh một chùm quả dái ngựa. Bỏ khách lại với cái bóng của mình, in dài trên nền cỏ.
Thử vạch lá, lách mình len qua một khu đất nữa. Lại càng xa nhân gian thêm lên một bậc. Một con cút cụt đuôi cắm đầu lủi trốn vào bụi rậm. Một con gà rừng chậm hiểu, ngẩng nhìn giây lát trước khi hoảng hốt vỗ cánh một cách nặng nề. Gió không len vào nổi: nắng xế càng nồng.
Cứ thế từ đám đất này qua đám đất khác. Chàng không gặp gì khác hơn là những cây dái ngựa, cây bông trang, là lá giang, lá vằn, là thỉnh thoảng một con bò, mấy con dê. Và thường xuyên là cái bóng chàng, in dài trên nền cỏ. Tuy vậy, mỗi lần lách mình qua một khu đất mới, thoạt tiên chàng đều có một ngạc nhiên mới, trước một khung cảnh vắng vẻ mới.
Cái vắng vẻ chồng chất lên nhiều tầng. Sau cùng đến một bãi rộng mênh mông. Cuối bãi cỏ là khu rừng nhỏ, cây cao bóng cả. Mé rừng là một ngôi miếu.
Hẳn nhiên đây là nơi xưa kia con chằng tinh từng mài răng chờ xé thịt Thạch Sanh. Một ngôi miếu cổ, khuất nẻo như thế, hẳn nhiên...
Nhưng một ngôi miếu cổ, khuất nẻo như thế, cũng là nơi mà một thiếu phụ trong truyện của Pearl Buck từng ném chiếc áo vừa cởi ra, trùm lên đầu các tượng thần để che mấy cặp mắt lom lom. Chi không thích những cặp mắt lom lom.
Khi chàng lần đầu trông thấy Chi, chàng bị thu hút ngay. Chàng nhìn không chớp mắt chiếc cổ trắng muốt tuyệt diệu, nhìn mấy sợi tóc xòa xuống má, cặp mắt sâu, đen nhánh, mở to, trông thông minh và nồng nàn lạ lùng. Chi ngồi giữa bạn bè. Chàng không hề biết người con gái ấy tên là gì, từ đâu tới. Mới trông thấy lần đầu, chàng mê mẩn ngay. Chàng chăm chú nhìn: chàng mê cặp chân mày đen đậm, mê đôi mắt sâu, mê những sợi tóc sau gáy và những sợi tóc mai bên má v.v...
Chàng chăm chú, lom lom. Suýt thành lố bịch. Có lẽ chàng đã có vẻ lố bịch cũng nên. Trong phòng, ai nấy có lẽ đã để ý đến chàng. Còn chàng thì khốn khổ, vẫn chưa tìm ra cái gì để mở miệng, chưa biết nói câu gì.
Dĩ nhiên Chi không hề trông thấy chàng, không hề ngó qua một tí nào về phía chàng. Thình lình Chi ngẩng phắt đầu lên, nhìn thẳng vào mắt chàng, cười xòa, kêu: “Nóng quá”, rồi hai tay nắm hai chéo áo dài, ngửa cổ ra, quạt mấy cái.
Chết một nỗi là sau đó chàng càng bối rối, vẫn không tìm được câu nào để nói. Và chàng hóa ra lố bịch hẳn. Chàng loay hoay, khốn đốn. Tuy vậy đồng thời chàng đã biết chắc chắn mình có hy vọng. Bắt đầu có hy vọng ngay từ lúc ấy.
Như vậy không đáng lo lắng sao? Nếu chỉ cần nói “Nóng quá” để tỏ tình thì có thể Chi đã nói câu ấy biết bao nhiêu lần, với biết bao nhiêu người? Thế nhưng chàng nghĩ lui nghĩ tới, nhớ đến con mắt Chi nhìn chàng lúc ấy, miệng nàng cười lúc ấy, giọng nàng nói lúc ấy; và chàng quả quyết: không lầm được.
Quả nhiên, dần dần, hai người quen nhau. Rốt cuộc Chi đến với chàng nơi ngôi miếu cổ.
Hai người tìm đến để nói với nhau những câu chuyện tuyệt vời.
— À này anh...
— Gì?
— Anh biết không...
— Không. Anh chưa biết. Gì thế Chi?
— Bà ngoại đóng đinh bị búa đập trúng ngón tay cái...
— Thật hả? Trời ơi, bao giờ?
— Mới hôm qua. Khiếp, ngón tay bầm tím.
— Tội nghiệp chưa... Nhưng em may áo mới lúc nào thế?
— Dốt! Áo thế này mà mới!
— Anh có trông thấy em mặc áo màu tím này bao giờ đâu.
— Đố anh biết ở đâu ra?
— Anh thua.
— Nhuộm đấy.
— Em nhuộm lấy?
— Anh coi được không?
— Được quá chứ lại. Em khéo thật.
— Thôi ông. Muốn nịnh cũng phải am hiểu mới nịnh được, chứ dốt như anh... Mua được thuốc tốt, nhuộm đâu khó gì.
— Em đem cái này cho anh, phải không?
— Cây ổi trước rào đấy... Có quả to nhất để dành cho anh, dơi nó vừa khoét đêm qua.
— Em tránh qua phía này đi. Có kiến...
— Để yên em coi. Mình không cử động nó không cắn. Anh thấy không, con này bò mãi trên chân em mà không cắn.
— Dại gì. Nó còn muốn bò dần lên cao...
— Thôi ông. Lại bắt đầu nói bậy!
Trên trời cao, nắng gắt, mây trắng sáng lòa. Nhưng xung quanh ngôi miếu cây cao mịt mùng. Bóng cây mát lạnh. Màu của cây xanh lá xanh ánh lên quần áo, thấm mát vào da thịt!
“U cảnh mỗi bạch nhật
Thanh huy chiếu y thường”
Gần như mỗi nhật, thanh huy đều có chiếu y thường một lần. Hai người thủ thỉ, trong lúc con sóc trèo ngược trèo xuôi một nhánh cây thị, trong lúc đàn két hái rớt lộp độp trái cây đâu đó phía sau miếu, trong lúc con ó rằn giăng cánh xác xơ trên trời xanh...
Và đến khi chàng ra về thì trên cỏ bóng chàng đã ngã quá dài. Trong mỗi khoảnh đất hoang, bờ cây bao bọc ngã bóng quá dài. Và những quả dái ngựa thì chúng in một cái bóng cũng dài quá cỡ, thành ra kỳ hình dị tướng. Một quả dái ngựa hơn sải tay! ôi chao, trên đường về đôi khi chàng tưởng thấy bị giễu cợt.
Tuy nhiên không có một cơn gió lay động, không có một tiếng huyên náo. Cảnh vật nghiêm trọng, thâm trầm. Chàng tha hồ sống với cảm xúc của riêng mình, tha hồ gìn giữ cẩn trọng nguyên vẹn cảm xúc riêng.
Chàng giữ gìn cho đến lúc đêm về. Nằm trên chiếc chõng tre đặt ngoài vườn, chàng nhìn trăng cao. Chàng nhìn lá tre trên đầu mình với những giọt nước long lanh tụ ở đuôi lá. Chàng nhìn mây kéo nhau lướt êm đềm bên cạnh mặt trăng. Tai chàng lơ đãng theo dõi tiếng chày giã gạo đều đều trong xóm. Và chàng lặng lẽ ôn lại những lời chàng nói, những lời Chi nói, những cảm xúc của hai người. Chàng như con bò nhàn hạ nhai lại cảm xúc của chính mình. Chàng sống lại, trong đêm, ở một góc vườn, những giờ nồng nàn dưới trưa...
Và tre trúc, và sương đêm, trăng sao v.v...tất cả giữ một xa cách kính cẩn đối với tâm sự của chàng.
Tất cả đều giữ một sự xa cách kính cẩn. Ngay cả cái lúc mà Chi lặng lẽ khóc.
Phải, có lần Chi khóc. Chuyện đó gần như dĩ nhiên. Vì sự gần gũi lâu ngày, thanh huy chiếu y thường nhiều lần, quá nhiều lần. Rồi một hôm, Chi khóc lặng lẽ.
Chàng hỏi: “Em làm sao thế? Chi, anh có làm em khổ không? Hả, Chi, Chi. Em...” Nàng lắc đầu không trả lời, tiếp tục khóc. Còn chàng thì loay hoay. Như một con gà mái loay hoay trong ổ sau khi đẻ xong chiếc trứng, hoàn toàn không hiểu gì về công việc mình vừa làm.
Ngay cả cái lúc ấy, tất cả vẫn xa cách kính cẩn. Két vẫn ăn trái làm rơi lộp bộp sau miếu, con rắn lục vẫn hút một tiếng dài thoang thoảng lửng lơ, con sóc vẫn nhảy nhanh nhẹn từ cành nọ sang cành kia trên cây thị, con kỳ nhông nghểnh đầu rồi lủi đi... Tất cả đều khuyến khích: “Tự nhiên, xin cứ tự nhiên! Xin các người tự nhiên!”
Và Chi thấy an ủi. Và nước mắt nàng khô dần trên mi.
Hạt nước mắt Chi đã khô trên phần tư thế kỷ. Trong chừng ấy thời gian, giặc giã liên miên. Xóm cũ mất đi sáu phần mười nhà cửa. Dân làng mười người tản mác hết tám. Cây cối xâm chiếm hết vùng đồi, bao trùm ngôi cổ miếu...
Còn chàng, bây giờ chàng ngược xuôi trên các con đường nhựa của đô thị, mũi hít mùi xăng nhớt mùi rác rến, mặt mày tóc tai mỗi chiều về phủ dày một lớp bụi. Còn chàng, bây giờ ngày ngày chàng tất tả chạy vào chạy ra sở nọ sở kia, chàng leo lóc cóc các thang lầu, chàng đụng đầu đều đều với những công việc buồn nản.
Mỗi tối, trong tiếng muỗi vo ve bên màn, chàng lắng nghe sự tàn tạ của cuộc đời.
Nhưng cuộc đời không cam phận tàn tạ. Nó không chịu cam phận. Giữa tiếng muỗi vo ve những khi thức giấc nửa đêm, từ trong cùng thẳm của tâm hồn chàng nổi lên tiếng kêu đều đều, tiếng kêu gióng giả, khắc khoải như tiếng cuốc trong nắng đậm xế chiều, tiếng đỗ quyên tiếc nhớ tiền triều. Nó gọi kêu một khung cảnh tịch mịch, thật tịch mịch...
1-1969
LƯU NA * PHAN LẠC TIẾP
PHAN LẠC TIẾP: NHỮNG MẢNH HỒN QUÊ
Nhà văn Phan Lạc Tiếp
|
Phan lạc Tiếp viết rất đơn sơ không kiểu cách. Ông có lời mộc mạc, giọng từ tốn tha thiết ân cần; ông viết những điều chân thật về mình, khúc chiết mạch lạc về việc, và chừng mực thận trọng về người. Ở PLT, cái viết là chia sẻ tâm tư, kể chuyện của mình như một hồi tưởng một suy niệm và ghi lại những điều ông trân trọng. Ở Phan Lạc Tiếp, cái chừng mực như xuyên suốt từ cách viết đến con người. Hãy nói đến cái viết. Ông nói chuyện cảnh cũ người xưa, với biết bao hoài niệm, những hình ảnh tục lệ lễ tiết thói quen phong hóa ngày xưa của làng quê ông. Những món ăn, những hội vui, những nghi lễ, thói tục, niềm tin, cách ăn mặc, của một thuở đã xa trên đất Bắc, thay vì là những chuyện phong hóa trong các quyển sách văn hóa ngày xưa nhờ cái chừng mực dừng đúng lúc của ông đã trở thành bức tranh sinh động. Nếu ngon trớn thì ông đã viết phăng phăng và thành Nguyễn Tuân Vũ Bằng Thạch Lam hay Lê minh Hà và những chuyện đó trở thành những cái chung chung không mang dấu ấn của riêng ai. Nhưng ông dừng kịp để vẫn là mình. Làng Nủa và tộc Phan, chuyện làng chuyện họ chuyện xóm giềng bè bạn và quá khứ, trở thành tập ảnh vàng úa mà giở từng trang mình tìm thấy được cu Tiếp quần chúc bâu áo vải nắm tay chị Đan những ngày Tết, trò Tiếp lên tỉnh đi học, và “đằng ấy” phải bùi ngùi từ giã bạn quê ra đi không hẹn ngày về. Làng Nủa và tộc Phan, đâm ra thành những mảnh hồn quê nối người với đất mà những trang sách viết về quê hương đã gắng trao nhưng mình chỉ nhận được qua dòng chữ của Phan lạc Tiếp.
Cái chừng mực trong cách viết của PLT khi qua đến thời oan trái càng sáng rạng, khi sự việc được nhắc thật chi tiết với trọn tâm tình dẫu thương cảm hay buồn phiền. Nhưng đặc biệt, là chỉ cần thêm một chi tiết trong những nỗi oan trái của chiến tranh thì chắc mình sẽ thấy oán hờn, thêm một cái tên trong những việc hậu trường chính trị thì mối bất hòa nghi kỵ sẽ thêm kết nặng. Chính cái chừng mực biết dừng đúng lúc ở những điều muốn viết mà mình cảm nhận được cái hòa ái, cái an lạc cho tâm hồn. Cái chừng mực đó làm cho mình nguôi lại những đớn đau, nó như những giọt nước mưa làm mát dịu những vết thương lòng mà loạn lạc chiến tranh đã gây ra. Hơn thế, nó còn là mảnh đất bằng cho lứa con em lớn lên sau như mình tìm được chỗ để chân. Mình nhớ có một nhà văn miền Bắc đã kể, nhà văn ấy đi vào chiến tranh vì lý tưởng, đã khóc khi thấy ra mình bị gạt. Nhưng cũng chính nhà văn ấy trên làn sóng truyền thanh nói rằng một nửa nước, miền Bắc, cam tâm làm tay sai cho Trung cộng Liên sô; và miền Nam cho Mỹ. So với lời PLT:
Ơi những anh lính kẻ Nam người Bắc
Chết là oan cho một cuộc tương tàn
thì mình tin ông đã đúng khi nhất định chỉ là một người nhà quê chân lấm tay bùn. Không phải cứ hễ chữ nghĩa nó chọn mình thì đánh rơi bản sắc.
Đã rằng viết không có chuyện tiểu nhân quân tử, nhưng có chuyện bản sắc, và PLT có một bản sắc để mình tin cậy muốn đọc hoài. Bản sắc đó có nằm ở chỗ quân tử tầu đang làm trưởng phòng Tâm lý chiến dễ mưu lợi thì lại chỉ thấy cái phiền mà rút lui để đi làm hạm trưởng cái ghe rách bươm, hay có ở chỗ quân tử gàn xin biệt phái qua sở Hỏa xa để khỏi thấy những ánh mắt lạc thần của người dân trong vùng lửa đạn, khỏi phải tham dự vào cái hơi kỳ kỳ của những cuộc hành quân do Mỹ chủ động? Hay bản sắc ở chỗ luôn nhận gốc gác làng quê và ôm giữ theo mình những kỷ niệm, những quan hệ với người muôn năm cũ? Có lẽ tất cả mọi điều.
Trong những điều đó còn thêm là chút nghệ sỹ trong tâm hồn để đau thấy ánh mắt lạc thần của người dân quê khi lạc vùng lửa đạn, thấy cái đơn sơ mà nên thơ của “những đọt lá mới trồi lên xanh non, cuộn tròn như những khúc nhung xanh” (trang 306, 307). Bản sắc, cũng là chút chính kiến, chút phản ứng trước những việc mình không thích. Người lính VNCH dù vì hoàn cảnh hay chọn lựa, dầu sao cũng có và còn được đôi lúc là mình. Bản sắc, ở những ân tình với những người muôn năm cũ, hay những hình bóng tình cờ mang đến nghĩa ân: ông luôn viết trong cái nhìn ly nước một nửa đầy. Gặp những oan trái, những việc cần làm mà ông đã gánh vác thì ly ấy đang một nửa vơi. Và như vậy, những khi mình nhỏ giọt nước mắt cho những điều ông viết xuống gợi ra, mình yên tâm khóc, nghĩ mình không thương vay khóc mướn chuyện trời ơi.
Một Thời Oan Trái không chỉ cho mình những mảnh hồn quê hay nỗi u hoài. Qua đó có những lúc mình mỉm cười thú vị, như trang tả nghi lễ ăn uống thật kiểu cách mà món ăn thật bình dân (mình tự hỏi anh sĩ quan ẩm thực có mời tư lệnh “xơi rau nhúng nồi nước lèo !!!”). Một thời Oan trái còn có những chi tiết thuộc về lịch sử ở góc của người lính Hài quân. Chính ở chỗ chi tiết thuộc về lịch sử mà phải nhìn lại chữ của Phan Lạc Tiếp. Văn hay tùy bút thì câu chữ tùy nơi người viết. PLT đã nói ông không chọn nghiệp văn chương, nên không cần phải chỉ ra những dấu chấm ngang xương hay câu không chủ từ, mà phải khen tùy bút của ông có những câu thật đẹp, như:
“…Từ sâu thẳm trong lòng sân, như có một sự cựa mình, nhưng vi tế quá, tôi hình như chỉ thấy tự tâm tôi. Tôi bước những bước rất từ tốn trên mặt sân, mỗi bước chân đặt xuống nhẹ nhàng êm ả, chỉ sợ đất buồn. Tôi vẫn cố gắng nghe, mà như đất khô già quá, đất lặng lẽ nín câm.” (trang 50).
PLT còn có những cách dùng chữ rất đắt, thí dụ: “tôi như chột đi khi không có chị,” …hay những câu thật hay: “ôm cả cái nao nức chờ đón mùa Xuân vào lòng” (trang 35), “vài lá tía tô tím thẫm làm nền cho các cọng rau muống chẻ xanh non, xoăn tít như nụ cười mời gọi của bà hàng bún” (trang 168), hay thật u hoài: “nhắm mắt lại,…không còn thấy quê cũ là đâu nữa” (trang 134). Những trang viết về Tào Mạt thật ngậm ngùi, nhưng mình thích nhất là những dòng về người bạn “đằng ấy” trong “Người Nghệ Sỹ Miền Quê,” cũng như trang viết tả chị Luông với hàng guốc thật thú vị (trang169). Bên cạnh đó lại có những câu vô ý (!!!!), thí dụ “Như thế, mẹ tôi và dì tôi cùng lấy chồng thiên hạ” (trang 69). Mình sinh trưởng trong Nam, đọc thì bật cười, tuy hiểu ý ông nói lấy chồng ngoài xa, khác thôn làng, nhưng câu đó người trong Nam ý nói hoặc là giật chồng người, hoặc làm bé. Cái vụng về của ông chỉ gieo một cái mỉm cười, nhưng những lỗi typo trong in ấn ở 60 trang viết của bài “Những Chặng Đời Nghiệt Ngã” (trang 288-347) có thể tai hại nếu dùng làm ghi-chép bên lề sử liệu, dù lỗi ấn loát đúng là phải chịu trong mọi chuyện in ấn. PLT nhắc trận Ba Rài có ghi vào Hải sử, cái “ngà” đã làm ông phải ngưng viết lách 6 năm để vác với biết bao công sức của đồng đội bạn bè cấp trên người ủng hộ bảo trợ, v.v…
Trận Ba Rài trang 297, “Chiếc Tiền Phong đỉnh khác, HQ6001, do trung úy Nguyễn Ngọc Giang chỉ huy…, tàu bị B40 bắn thủng phải ủi bãi để tránh bị chìm. (Hiện anh Giang định cư tại thành phố Houston, Texas. Chiến đỉnh này do trung sĩ I Trọng Pháo Lê Phước Đức….làm thuyền trưởng, bị tử thương…” Ở đoạn vừa trích có mở ngoặc mà thiếu đóng ngoặc, ý chấm dứt ở đâu, và HQ6001 do Giang chỉ huy thì Đức làm thuyền trưởng chiến đỉnh nào? Mình không hiểu việc chiến tranh binh bị, những điều về HQ cũng lại là một chuyên môn, nên đọc chỉ căn cứ vào cái mạch lạc để hiểu. Đọc những lời báo cáo đã làm xếp lạnh cẳng, những bài chuẩn bị khi hành quân, những chi tiết nghi lễ dù nhỏ nhặt cũng thứ tự đầy đủ của PLT thì mình tin rằng cái rối ren đã nêu đó là lỗi in ấn, hoặc chính là mình ngớ ngẩn có chứng chỉ (do bạn ông PLT cấp), chứ không thể là lỗi của một người đã viết 2000 trang chữ. Trận Ba Rài trong Hải sử có viết khác hay không? Dù sao, cũng chỉ là chuyện nhỏ.
Với mình Phan lạc Tiếp đã viết xong một cái kết luận cho riêng ông, và mình cũng đã nguôi ngoai nổi bực phiền của chuyện còn mất được thua năm xưa. Quả thật “ân hận nay đã thuộc về người khác…” (trang 328). Nghĩ đến một người viết đã quá cố: nhà giáo Nguyễn Hiến Lê, mình cũng muốn mượn lời nhà giáo ấy mà nói rằng Phan Lạc Tiếp đã viết những lời “văn thơm tho, tình hiện u hoài.” Tuy PLT không viết trong chủ đích giáo dục như Nguyễn Hiến Lê, nhưng cái chừng mực ôn hòa của ông khẳng định cái thiện tâm cái hòa ái tự chủ mình nên học. Mình mong ông mãi là “đằng ấy,” chứ không phải nhà văn lớn và không như ai hết, để thế hệ 36 tuổi (Ngô Nhân Dụng) sẽ có dịp và có duyên may như mình, tìm được qua hàng chữ của Phan Lạc Tiếp những mảnh hồn quê.
Lưu Na,
05/15/2011
LÊ THỊ HUỆ *GIỮA THƠ VÀ NGƯỜI
GIỮA THƠ VÀ NGƯỜI
H. như
một niềm bí mật. H như một tình yêu ngần
ngại
Thi sĩ
gọi tôi là H.
Chỉ có
tôi mới gọi tôi là Huệ. Tên tôi là Huệ, Lê Thị
Huệ.
Ngày đầu quyết định
viết văn, tôi suy nghĩ mãi, nên
lấy một cái tên văn chương nghe thật choáng,
thật đặc biệt, thiên hạ đọc lên
nhớ liền. Thiên hạ nhớ cái tên trước,
thế là mình thành danh ngay lập tức.
Hay giữ
cái tên cha sanh mẹ đẻ cho. Lê Thị Huệ, nghe
trần trụi đời thường. Không có văn chương
bóng bẩy gì hết.
Tôi
quyết định chọn cho mình cái tên Lê Thị Huệ,
vì tôi nghĩ như thế tôi có thể viết một cách
chân thật. Tôi tuyên xưng tôi chọn tên chứ không
phải giữ tên Lê Thị Huệ.
Tôi bị
ám ảnh Sự Thật. Tôi chỉ có thể thật
nhất trong vai Lê Thị Huệ. Tôi đã tưởng tác
phẩm là chứng nghiệm của đời sống. Lê
Thị Huệ sống theo những nhân vật trong tiểu
thuyết, trong những bài thơ. Tôi nghĩ mình đã,
đang, và sẽ sống như một bài thơ.
Một
ngày kia, tôi mới khám phá, chết cha, mình đã trở thành
nàng thơ của thi sĩ, không phải là một thi sĩ,
mà là của nhiều thi sĩ, của nhiều người
đàn ông. Họ
tôn tôi lên vai nàng thơ. Tôi là nguồn cảm hứng
của nhiều bài thơ của nhiều người
đàn ông.
Còn mình là
ai. Mình đớn đau đến chết đi
được. Mình bị oan nghiệp suốt kiếp. Mình
tranh đấu đến phải đi nhà thương. Mình
thay đổi bao nhiêu số phận. Mình run rẩy như
một con gái tim non nhẹ dạ. Mình ẩu tả thấy
bà. Mình ích kỷ thấy mẹ. Mình nhát lắm đi
lận. Mình hút
đàn ông, chó, và con nít, như một cục nam châm. Mình
không thích nổi tiếng. Mình không thích ai theo
đuôi mình hết, just leave me alone. Mình đâu có chọn mình là nhà
thơ, mình chỉ khóai viết
truyện. Mình muốn tắt thở ngay phút giây này. Cả
đời còn lại mình nguyện chỉ lo cho Tôm Hùm. Mình
chả biết sợ ai trên đời này, chỉ sợ
một điều mình chết đi Tôm Hùm bị
người ta đối xử tàn ác với con. Ôi mình
đơn giản biết bao vậy mà bị mang tiếng
là cà chua, cà chớn, phản động, việt cộng, cực
đoan, lộng ngôn, xa cách, khó khăn, kiêu ngạo.
Kệ
đi.
Rồi
một bữa, tôi thấy tôi tách được ra
khỏi tôi. Tôi thấy một Lê Thị Huệ ngồi
phụ với thi sĩ nâng H. lên ngôi nàng thơ. Tôi thấy
Lê Thị Huệ không phải là H. Như thể H là một khám phá thơ của thi sĩ.
Tôi làm
chủ biên và tôi đưa bài thơ nhớ H. của thi
sĩ cùng tấm tranh vẽ H. của hoạ sĩ lên
như thể tôi đưa một kẻ lạ nào
đấy lên trang thơ gio-o
Ngày hôm nay
có hơn một thi sĩ réo gọi tên tôi, viết tặng
tôi những bài thơ. Tôi đưa một bài thơ tên H.
ra ánh sáng. Đẩy những bài thơ khác vào bóng tối.
Thi sĩ
ạ, cuộc đời luôn luôn là những hoàng hôn
đớn đau giữa bờ vực ánh sáng và bóng
tối, mà chúng ta là những tấm thân và những linh
hồn quá mẫn cảm.
Chúng ta cùng
đớn đau ngang nhau.
Chúng tôi
bị giằng xéo giữa nhân vật trong tác phẩm và
đời thường. Chúng tôi sống gian nan đớn
đau không tách bạch được đời sống
của tác phẩm và đời sống thật của
mình. Không có ranh giới giữa thơ và người.
Tin tôi
đi thi sĩ, tôi hơn cả những mỹ nữ
tuyệt vời.
Như
một lời cám ơn: Những nàng thơ ấy xứng đáng với niềm mơ mộng
của thi sĩ lắm, thi sĩ ạ.
Hãy cứ để
những người thơ ấy được sống
vĩnh cửu trong những tác phẩm, trong lòng của
chúng ta.
Khi tôi
tự nhủ mình phải tiêu hóa đời sống và nhào
nặn ngôn ngữ nhuyễn nhừ ra để sáng tạo
một tác phẩm nghệ thuật, đã bất ngờ
tôi thấy một bó đuốc Sự Thật le lói từ
phía xa. Tôi là người sáng tác đa đoan. Điều gì
đã bật khởi trong tôi cung điệu phục vụ
cho Sự Thật.
Sự
Thật chỉ là mùi hương. Nhưng tôi đã bị dí
như ma đuổi. Tôi bị khủng cụ vào chân
tường để đôi khi gần như tôi đã
bị cứa cổ gần lìa đời vì mùi hương
ấy.
Và
đêm đêm ghì siết Sự Thật.
Ồ, mà
không phải những Nhà Nước cũng bị ma ám
Sự Thật như tôi sao. Pravda, Pravda, Pravda. Nhà nước
Cọng Sản Nga còn bị ám ảnh bởi Sự
Thật đó thây.
Sự
Thật giàn dụa dãy chết trước mắt tôi. Tôi
đã quay mặt nhiều lần trong đêm tối khóc than
cho những người dân Iraq vô tội bị nướng vào lò
chiến tranh Trung Đông. Tôi đã đi biểu tình
phản đối nước Mỹ mang quân sang Iraq năm 2003. Nước
Mỹ nói dối rằng Iraq có vũ khí nguyên tử. Nước Mỹ
mang quân sang Iraq
đánh cho nát tan xứ sở người
ta. Chả thấy cái đầu đạn nguyên tử nào.
Cả thế giới im lặng phủ phục
trước sự dối trá tăm tối của
nước Mỹ. Im lặng để cho Iraq biến
thành nồi nướng xác người dân Ia Rắc vô tội .
Chỉ
mình tôi thôi. Ân ái với Sự Thật.
Rất
tình cờ Nguyễn Thế Hoàng Linh đọc một bài
thơ
tương tư Sự Thật.
Tôi
để lên gio-o bài thơ của tôi được
Nguyễn Văn Xuyên, một người bạn học
ở Đà Lạt, một người đóng vai Sơn Ca vở Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan hay
nhất ở sân khấu Spellman Đại Học Đà
Lạt thời ấy, ngậm ngùi phổ thành nhạc cho
tôi.
Bài hát
ngậm ngùi ở cái giọng của bạn tôi là Ngọc
Phụng. Ngọc Phụng giọng yếu nhất cũng
chính là tôi. Sự yếu đuối của hai chúng tôi.
Những người đàn bà có khi muốn qụy ngã
trước những khốc liệt của lịch
sử đã đàn áp số mệnh của chúng tôi như
thế nào.
Tấm
thảm đỏ giữa đời không sự thật.
Tôi không có
sức lực để tranh đấu với sự thật
lịch sử.
Sự
Thật để làm gì chứ
Sự
Thật để làm gì chứ.
Sự
Thật để làm gì chứ.
Dối trá
tràn lan và sáng láng khắp mặt đất. Điều
ấy qúa hiển nhiên.
Tôi ngây
thơ. Vô cùng ngây thơ. Khi cất tiếng thơ, không
ngã qụy giữa những cơn say Sự Thật.
Tôi ơi
hãy đầu hàng đi. Hãy chấp nhận hãy tôn thờ
sự dối trá đi. Linh hồn mi sẽ hết run
rẩy. Tiếng lòng mi sẽ hết thổn thức. Đời
sống mi sẽ bớt chật vật. Mi sẽ nhắm
mắt đi ra khỏi cuộc đời này với
một thân xác thanh thản.
Tuổi
tác rớt xuống kẽ giường
Đêm lau
những sợi tóc rối
Son
từng tụm run môi sứt
Nhoà vang
Napa xưa
Vài
đứa con lọt hầm cầu
Bị ám
râu rậm chiến tranh
Những
người đàn ông không đầu
Sắp
hàng qua phiên chờ thay panty hose
Tôi
giấu đời sống qua những chiếc khăn
Khăn
nhầu và những giọt lệ rơi qua vai sô
Chiều
ngập ngực những tiếng khóc oà
Tình
chị em bị bắn tóe đớn đau như tụ
ung thư bướu
Chết
tôi đi đời sống đầy sự dối
Tôi bị
thắt cổ bởi môt. sợi chỉ hồng chân
thật
Có không màu
thời gian chiều nay làm không chứng
Con dấu
lạnh tanh
Tôi một
mình lái xe ra công viên vắng
Nhảy
xuống qua bao nhiêu vực mây bay
Trở
về làm người đàn bà già mốc
Ôm một
bầu ngực cạn
Thương
mình mong manh
Trĩu vai
má hiền
LÊ THỊ HUỆ
Amerika
Mother
Day
13.05.2007
NGÔ SỸ HÀN *GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI LÀM TRÂU
GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI
LÀM TRÂU
Ngô Sỹ Hân
thân tặng Phạm Văn Tố và
Ngô
Thị Ngọc-Dung
Cũng
như các cô giáo khác, đa
số bạn bè của cô Nga là dân chợ. Khi hay tin
cô sắp
lấy chồng về quê, họ ngạc nhiên lườm:
-
Thành thị không ở, lại đút
đầu về quê?
Những
người khác ớn
cái cảnh theo ông xã nhà binh rày
đây mai đó, lại muốn
lấy chồng thầy giáo, hoặc kẹt lắm thì đức
phu quân ít nhất cũng là công chức cho hạnh
phúc đến
đầu bạc răng long:
-
Bộ hết người rồi
sao?
Cô
giáo Nga cười phân bua:
-
Không phải hết người,
nhưng tìm hoài nay mới gặp người trong mộng!
Các
cô bạn mỉa mai:
-
Chà! Lý tưởng dữ ha!
Cô
Nga hơi mắc cở, phang
ngang:
-
Kệ tôi. Thời buổi trai
thiếu gái thừa, tôi sợ ở giá như bà
dì! Không khéo
già kén chẹn hom nghe các con!
Họ
cũng trả lời:
-
Kệ tôi. Bà lo thân bà đi!
Nga
khích:
-
Ừ! Thì thân ai nấy lo. Tôi rán
chống mắt đặng xem mấy bà về tỉnh thành
hay về quê!
Như
vẫn còn ấm ức, cô
giáo Nga gỡ gạc:
-
Sợ lấy chồng nhà binh hả?
Coi chừng cuối cùng rồi cũng lên núi sống với
cọp hay về rừng chơi với vắt và ngủ dưới
giao thông hào!
Cô
giáo Nga nghĩ cũng phải!
Thời buổi chiến tranh, không lấy chồng nhà binh
chỉ có nước thành gái già! Thanh niên
học đại
học nửa chừng hoặc mới vừa xong trung học
đút đầu vào lính, chưa kịp lập gia đình,
mới còn độc thân. Còn mấy ông thầy
giáo và công chức
sống thọ thì đã có
người đặt hàng nâng
khăn sửa túi từ trước; làm lễ ra trường
xong là vội hớn hở bước lên xe hoa để sớm
rút kinh nghiệm cuộc đời cay đắng, “đâu tới
phiên mình -trẻ lắm
cũng hăm bốn hăm lăm!”.
Các
cô vớt vát:
-
Rồi đời con sẽ khổ
nghe con!
Mặc
các cô bạn nói gì thì nói,
cô giáo Nga lấy chồng về nhà quê thật. Nhưng
cô có
ở dưới quê ngày nào đâu mà khổ!
Ông xã dám về
làm đám cưới đúng truyền thống của tổ
tiên chỉ để vui lòng gia đình. Ông anh chồng
phải
nhờ người bạn, trước học cùng lớp,
cho một trung đội Địa Phương Quân giữ
an ninh cho đám cưới nhà binh. Đấy là ảnh lo
xa vậy thôi. Sau Mùa Hè Đỏ Lửa, mấy anh cách
mạng nằm vùng biến
đâu mất tiêu hết, chắc đang co cụm. Vành đai
an ninh quận nới rộng ra đến tận bên này bờ
sông Vàm Cỏ. Có lẽ chỉ trừ đám lá Tối
Trời
bên quận Bình Phước và quận Tân Trụ
còn là chỗ
dung thân cho những cán bộ còn sống sót.
Lúc này nếu có
ai cắc cớ tìm một anh cách
mạng để xin đóng thuế đỏ con mắt
cũng không ra. Từ ngày lấy chồng cho đến lúc
trời xập, cô giáo Nga cũng chưa từng nhìn thấy
một tên cách mạng thật
bằng xương bằng thịt!
Hết
cái cảnh đào đường
cuốc lộ, hết cái cảnh phóng loa kêu gọi lính
Nghĩa
Quân bỏ đồn theo giặc. Lính tráng và
cán bộ Xây Dựng
Nông Thôn vô tới tận thôn làng. Họ chơi
với con
nít, dạy đám trẻ hát, giúp bà con
sửa nhà chữa cửa,
làm ruộng làm nương; tối lại còn nhậu với
đám thanh niên và mấy ông già
gân. Điện chưa về
làng nhưng ánh sáng văn minh lấp ló
đâu đây. Sáng
tinh sương trên con đường làng dẫn đến
chợ, các cô gái yêu đời nhí nhảnh
trong những bộ
đồ bà ba cổ trái tim màu mè, cười giỡn
líu lo
như là sống trong cảnh thái bình. Dĩ nhiên,
hơi quê
mùa nhưng không đến đổi nào. Rải rác cũng
có người học hành đỗ đạt làm công chức,
làm thầy cô giáo ngoài thành,
và đi sĩ quan khắp bốn
vùng chiến thuật. Là dân chợ, cô tự an ủi tại
vì hai người “yêu nhau hết
biết” thì phải chịu thiệt thòi một chút cũng
không sao!
Tuy
nhiên, điều khiến cô
giáo tự hào về gia đình chồng không phải
là ngôi
nhà ngói móc ba gian hai chái, cái
sân gạch tàu phơi lúa rộng
thênh thang, và vườn dừa sai trái hầu như bốn
mùa..., mà là một gia đình nhân từ
và đạo đức,
được nể vì của lối xóm. Ông cha chồng
không học nhiều nhưng còn nhớ đủ để
trâm tiếng Tây được
với anh Thống học sinh ngữ thứ hai Pháp văn
với thầy Lê Văn Nguyện. Ngược lại, bà mẹ
chồng mù chữ như đa số người đàn bà
ở quê vào lứa tuổi ấy. Bà rất mực nhân từ
nhưng nếu diễn tả thì nhiều khi vô tình hay vụng
về làm giảm cái lòng nhân ái của
bà đi. Ông bà, do cha mẹ đặt đâu
ngồi đấy,
ở với nhau từ hồi chưa đến tuổi
hai mươi cho tới lúc bạc đầu, chỉ sinh được
hai thằng con trai rồi ông trời bắt nghỉ luôn không
cho biết lý do. Ông anh lớn làm thầy giáo
chưa lập
gia đình, chỉ một mình phu quân của cô
giáo là sĩ
quan. Bà con lối xóm nói nhà có
phước mới có người
làm quan!
Nhưng
sau ngày cách mạng thành công,
gia đình bác Tám “có phước mới
có người
làm quan!” tự nhiên trở thành ngụy,
mặc dầu từ trên xuống dưới
ai ai cũng mẫu mực đàng hoàng, chớ không hề đầu
môi chót lưỡi, giả nhân giả nghĩa, và tranh
sống
bằng cái mánh lới mới của cách mạng!
Con nít lối xóm gọi bác là ông nội
ông ngoại như ruột thịt. Đám trẻ xem hai bác
như cha mẹ, tá điền lớn tuổi thì coi như
anh cả, ông bà già thì như anh em bè
bạn; trong vùng này không
ai có thể lớn tuổi hơn bác được nữa.
Từ bao nhiêu đời, dòng họ ông không có
truyền thống
tham gia chính quyền làm ông cả ông chủ trong
làng, chỉ
là thường dân Nam bộ. Dù vậy, cũng nhờ có hai
thằng con ăn học mà gia đình được thơm
lây. Cưới hỏi, đình đám, đơn từ một
tay hai anh học trò. Tết nhất họ mang quà tặng đầy
nhà cho dù ông bà không nhận họ cũng
bỏ đấy,
chạy băng qua cái sân gạch mà về.
Ngay
tại ngỏ, dù không có cổng
như đình làng hay của những gia đình khá
giả
khác, bác Tám kiểu cách trồng hai
khóm hoa dâm bụt cao tới
cổ người lớn, lá xanh mướt và bông đỏ
lòng thòng trông không giống như cái
lồng đèn xưa
thu nhỏ lại. Phía bên trong khóm hoa khoảng hai
thước
là cái cầu thấp dùng để rửa chân trước
khi bước lên hai hàng gạch xi-măng ước chừng
bốn năm mươi thước dẫn vào nhà. Người
ta không thấy tượng Phật, hình Chúa, Khổng Tử,
Lão Tử, Quan Công..., mà chỉ thấy hình
ông bà tổ tiên
theo thứ tự ba đời trên bàn thờ. Bộ trường
kỷ chạm trỗ cầu kỳ ở gian giữa dùng
tiếp khách quý trang trọng khi có đám tiệc;
hai bên là
hai bộ ván gõ đỏ lên nước bóng láng
nhờ bác
trai ở trần ngủ trưa hầu như quanh năm,
mãi cho đến cái ngày lỡ khóc lỡ cười!
Lúc
mới đổi đời,
tự nhiên thằng Hai Cò mua ve chai được làm
bí thư
xã. Con vợ nó giờ đây đổi lốt cho khác với
đám đàn bà con gái thường dân; trong
bụng không có bếp
lò mà nó cũng hét ra lửa được! Tay
chân bộ hạ của vợ chồng thằng Hai đa số
dân cô hồn các đảng miệng bằng tay tay bằng
miệng nên dân ngụy phải
sợ! Nếu thế cũng chưa đủ, nó phải
dùng thêm một số con nít mới lớn biết đọc
biết viết để làm giấy tờ. Không biết
do lệnh trên hay chạy theo mốt
cách mạng, mấy cô cậu cách
mạng ba mươi người nào cổ cũng quấn
khăn rằn đỏ, mang một cái túi dết cán bộ
nhập từ miền Bắc, và mang dép râu của bộ đội
nên đi đường đồng trợt lên trợt xuống!
Thằng
Hai Cò mang súng lục đi với thằng phụ tá đến
từng nhà ra lệnh bắt treo cờ xanh đỏ sao vàng
và hình ông già râu lên
bàn thờ. Bác Tám không thể làm
trái nhưng
có ý kiến khác với văn hóa
cách mạng một chút. Ông tửng tửng theo kiểu kẻ
cả:
-
Bàn thờ ngay chánh giữa nhà là
để thờ tổ tiên ông bà. Cờ và hình
thì tao có treo
rồi đó!
Anh
bí thư bây giờ phát tài phát
tướng thành bí thơ Hai Mập,
không còn là thằng Hai Cò
nữa.
Nó làm lớn như thế mà không hiểu sao sau
lưng hắn,
người ta vẫn gọi bằng thằng, thằng
bí
thơ. Nó nài nỉ:
-
Còn hình Bác Hồ?
Hình
như Bác Tám khoảng tuổi
con heo hoặc con chuột hay trẻ lắm cũng con cọp,
biết thằng bí thơ Hai Mập dốt đặc, nói đại:
-
Tuổi ổng là bác của tụi
bây chớ bác tao sao được?
Thằng
Hai Mập, không biết
Bác Hồ của nó bao nhiêu tuổi, nhìn theo
ngón tay bác Tám chỉ:
-
Bây xem hình tao treo chỗ cao nhứt
và sạch sẽ nhứt đó! Tao vẫn kính trọng ổng,
tao kêu ổng bằng ông Hồ hay ông chủ tịch mà!
Hai
Mập đuối lý nói lảng
qua chuyện khác để gỡ gạc. Gương mặt
hồng hào của nó chuyển sang màu “đấu
tranh chánh trị”:
-
Anh Thống có nhiều nợ máu
với nhân dân, cách mạng...
Hiểu
thằng bí thơ sắp
trả bài, bác Tám cướp
lời:
-
... Thôi! Nó có tội để cách
mạng trị nó, không liên quan gì tới tao.
Cách mạng vẫn
nói “ai làm nấy chịu” mà!
Mấy
ông anh của bác Tám trước
khi hy sinh cho cách mạng có nói
“ai làm nấy chịu” nên
chính quyền Quốc Gia không dám làm gì
gia đình ông hết!
Nghe phong thanh hình như chính bác Tám
cũng có tham gia một thời
gian. Anh thầy giáo kể lại rằng Hiệp định
Sơ Bộ mồng Sáu tháng Ba tăng cường thêm sự
hoài nghi của bác Tám. Hoặc là im lặng nhịn
nhục
tới đâu hay tới đó hay là đi mò
tôm [1].
Cách phản đối tiêu cực nhất và đỡ nguy
hiểm nhất là bỏ về. Thừa kế chưa tới
một mẫu, ông già gân suốt cuộc đời làm lụng
vất vả mới dư được mấy mẫu
ruộng và căn nhà ngói, và ráng cho
hai thằng con trai ăn
học nên người. Thằng anh nối gót theo chú nó
đi
dạy thầy giáo rồi. Còn thằng nhỏ, thời buổi
giặc giã, phải đi lính thôi, chớ chẳng lẽ bỏ
vô bưng theo mấy thằng thất học:
-
Thắng làm vua, thua là giặc.
Chuyện đời mà!
Nhiều
lúc nhìn mông lung ra ngoài, bác
mơ màng đến những mùa xuân thanh bình
cách đây không
lâu. Lúc ấy tụi trẻ con tung tăng trong những bộ
quần áo còn thơm mùi hồ đi chúc Tết
ông bà để
hí hửng nhận những đồng tiền lì xì mới
còn thẳng nếp mang theo vào giấc ngủ mộng mơ.
Bác nghĩ đến những nương mạ non màu đọt
chuối đầu mùa và màu xanh lúa trổ
đòng đòng mởn
mơ con gái. Bác nghĩ đến cánh đồng lúa
vàng trĩu
hạt mùa gặt, gánh về phơi đầy sân gạch.
Trả công trâu cày và thợ thầy xong, dư tới
mấy
thiên. Cái bồ lúa ba tầng cao gần đụng nóc
nhà
kho. Thuế má có bao nhiêu, chẳng qua như tiền ăn
bánh!
Chỉ cần mấy mẫu ruộng đồng cũng đủ
sống tàng tàng -ngôn ngữ
của bác- ở cái xứ quê mùa này:
-
Hồi thời ông Diệm bình
yên biết mấy! Cả đến thời ông Thiệu, họ
cũng đâu có hành mình như mấy thằng
này!
Bác
gái nghĩ đời nào mình cũng
làm dân, ai làm hội đồng xã hay chủ tịch
nước
cũng được, nhưng hoang mang không ít:
-
Thời buổi gì kỳ: Muốn
làm gì thì làm, muốn nạt ai thì nạt,
muốn lấy của
ai thì lấy! Coi dân như con nít. Thời Tây
đô hộ cũng
chưa đến đổi như vầy!
Như
mọi khi, ông an ủi:
-
Bà à! Hết rồi những ngày
tháng bình yên.... Tôi đã nói
trước. Còn gì nữa mà tiếc!
Không
biết gia đình ngụy này có bị ghi
tên vô sổ bìa đen
của anh bí thư cách mạng
ba mươi không nhưng anh ta không ép nữa. Cờ đến
tay, vợ chồng Hai Cò dẹp cái nghề mua bán ve chai
khổ
nhọc. Hồi trào ngụy, nó
chỉ mơ được một chân làm lao công ở trường
học Tiểu học Tân Chánh cho nhàn tấm thân
và đỡ
vợ con. Chính nó cũng không ngờ nó nhảy một
bước
đến chín tầng mây xanh. Đúng như cách
mạng nói “chết là cùng -chết
là hy sinh cho cách mạng còn hơn
sống vất vưởng, mà thắng thì cái gì cũng
có...”.
Nhưng không dưng người ta mang của đến
cho mình à?! Cũng phải dùng cái gì
đó mới khiến người
ta đưa tiền chớ! Dâng tiền mà ngược lại
họ phải cám ơn mình đã nhận nữa! Sống
cuộc đời cán bộ cách
mạng ở cái xứ này, giấc mơ đã thành
hiện
thực: Nhà đúc bê-tông, mái ngói
móc, tường tô...; nếu
ở chợ thì anh cũng phải có cái ô-tô
con!
Cuối
cùng thì không thấy hình ông
già râu gian ác đâu. Bác Tám
xối nước trây đất
cho lem luốt đem dấu đi ở một góc kẹt nào
đó. Ông chuẩn bị câu trả lời nếu bị nó
hỏi:
-
Bị mưa dột ướt
hết trơn rồi. Để mai mốt tao sẽ mua cái
khác đàng hoàng đẹp đẽ hơn thay.
Thấy
ông cương với thằng
bí thơ Hai Mập, bác Tám gái lo lắng
nhìn ông:
-
Ông à! Thời buổi sâu bọ
làm người, ông coi chừng tụi nó! Tụi này
không hiền
đâu!
Trái
với tâm tính nhân từ và độ
lượng, tướng tá bác Tám cao lớn, vạm vỡ,
và mặt mũi bặm trợn. Bác chỉ cần đứng
dậy là anh bí thư tưởng bị tấn cống, định
chạy liền:
-
Bà đừng lo! Tôi biết đánh
thì tôi phải biết đỡ chớ!
Bác
gái cũng ậm ừ:
-
Ờ! Để đó cho ông đỡ!
Bác
Tám cương thêm:
-
Má nó à! Trâu già đâu nệ dao
phai!
Ông
già trong tư thế chuẩn
bị hoài mà nó không đánh cho
ông có dịp đỡ. Rồi
thời gian nhục nhằn ngày này qua ngày khác
chồng thêm gánh
nặng khiến tâm hồn bác trai chai đá và lưng
bác gái
còng thêm. Hai bác không biết ông
bà tổ tiên đã sống ở
cái đất này từ hồi nào. Nhưng mở mắt ra
là bác đã nghe tên và lớn lên
chút nữa là biết cái bến
đò Bà Nhờ, cái Xóm Vồng, Ấp Chợ, Xóm
Bà Lựu,
Xóm Lưới...; kéo lên đến ngã ba Tân
Lân, Nhà Dài, và con
tỉnh lộ 18; đổ xuống Kinh Nước Mặn,
đồn Rạch Cốc; qua Cầu Nổi, Mỹ Lợi,
tới Vàm Láng.... Bác biết cả tiên nhơn của
mấy
thằng cách mạng ba mươi
và thằng bí thơ này không sót một chỗ
nào. Tụi nó
mượn nợ ai rồi quịt luôn thế nào, đi ăn
trộm bị lính Nghĩa Quân bắt quả tang ra sao, bác
biết hết mà bác chưa hề kể cho ai nghe.
Bác
trai giải thích:
-
Hồi xưa chánh quyền người
ta dùng người có chữ nghĩa. Bây giờ không
xài mấy
thằng này thì xài ai? Người có học
và đàng hoàng ai
chịu làm tay sai cho tụi nó!
Khi
có dịp ngồi chung với
gia đình, bác gái tâm sự:
-
Ba má ít học không có nhiều
tiền của ruộng nương. Ăn hiền ở lành
chỉ mong để đức lại cho con cháu.
Còn
ông già thì xác quyết như đinh
đóng cột:
-
Ở hiền gặp lành. Ở
ác gặp ác. Ông trời coi vậy mà có con
mắt. Quả báo
nhãn tiền chớ chẳng đâu xa!
Nhưng
điều xác quyết của bác Tám ít nhất tới ba
bốn
năm rồi chưa ứng nghiệm. Mới trước
ngày ông Dương Văn Minh tuyên bố buông
súng, lối xóm
còn nể nang và vồn vã gia đình có
người làm thầy
giáo và làm quan, mà bây giờ tự
nhiên xa lánh. Họ lấm
la lấm lét, không dám nói chuyện cũng
không dám lại gần,
chắc sợ vạ lây! “Liên hệ
với ngụy quân ngụy quyền” mất mạng như
chơi, “nếu không chết
thì cũng èo uột khó nuôi”, không
sợ sao được?!
Gia đình sĩ quan và công chức chế độ cũ
trong xóm ấp cũng cùng chung số phận, chớ không
riêng
gì gia đình bác Tám.
Trong
hai người con của bác,
anh Hai làm thầy giáo chỉ mới bị xài xể sơ sơ
nên chưa mất dạy, bị
buộc tội gián tiếp dạy cho “bọn ngụy tụi nó”
đỗ đạt đi
sĩ quan chống phá lại cách
mạng. Còn anh Thống đi giang đoàn hay giang thuyền
hay giang đĩnh gì đó không hề làm hại một
sợi
lông của cách mạng. Anh
chỉ giết mấy thằng Việt cộng phá làng phá
xóm
thôi, theo lời thành thật
khai báo khi ở tù! Thậm chí anh cũng
không trực tiếp
cầm súng bắn mà chỉ ra lệnh cho xạ thủ bóp
cò. Vì không có nhiều nợ
máu
với nhân dân nên ở tù chưa tới ba năm
thì được
về sớm. Hộ khẩu thì Bộ Tư Lệnh Hải
Quân đã chuyển sang Hoa Kỳ từ năm 1975, vợ chồng
anh sĩ quan và cô giáo trẻ phải về quê
ông già làm ruộng.
Nhưng cách mạng đã lấy
gần hết rồi, còn lại mấy sào gia đình năn
nỉ cách nào họ cũng không chịu cày cho
mình.
Nước
đã nổi, hầu
hết ruộng người ta đã cày rồi, chỉ phần
của đám ngụy quân ngụy
quyền là còn nguyên. Anh con trai dù lo
lắng nhưng có vẻ
chịu đựng, nhìn cha mẹ:
-
Ba má đừng lo! Con đã có
cách.
Bác
Tám trai nôn nóng:
-
Cách gì? Nói tao với má mày nghe đi!
Anh
Thống giải thích:
-
Tụi nó không cày thì mình làm
trâu
cày!
Sống
từ đầu thế
kỷ Hai Mươi tới lúc Đức đánh các nước
Âu châu, rồi đến Nhật đánh Pháp tại
Đông
Dương, bà con và gia đình bác sống lầm than
khổ
sở trăm điều, nhưng bác Tám cũng không hình
dung có cái ngày này, cái
ngày thành công của cuộc cách
mạng vô sản, mà thằng
con sĩ quan nhà ông phải thế trâu cày ruộng!
Bác
nghi ngờ:
-
Được không?
Anh
Thống nhìn ông già:
-
Mỗi bên ba con trâu người!
Bác
Tám thở dài:
-
Coi vậy mà không dễ như
hồi xưa tao làm trâu cho hai đứa bây cỡi đâu!
Cái
lưng thớt của bác gần
bằng cái mặt ghế, bác gái cỡi còn được
huống hồ gì trẻ con! Thằng em ngồi trước,
thằng anh sau, kẹp chân vào bụng và ngực ông
già; hai
anh em khoái chí cười “hắc hắc”, còn nhún
lên nhún xuống
khiến bác gái xót ruột cho ông chồng, cứ sợ
gãy xương
sống nằm một chỗ chẳng làm ăn gì được.
Bác bảo các con phải nhẹ nhàng như cỡi con
nghé! Ông
thầy giáo và ông sĩ quan tiếc rằng từ lúc
bắt
đầu đi học lớp vỡ lòng - kể như người lớn -
thì hết
còn đặc ân ấy nữa!
Bác
Tám gái lên tiếng:
-
Hồi xưa ông chỉ làm trò
cho tụi nó cỡi thôi! Bây giờ phải thế trâu
kéo cây
cày thiệt!
Quay
sang Thống chia sẻ, bà hỏi:
-
Làm sao kéo nỗi, con?
Thống
quả quyết:
-
Trong tù, tụi con đã cày rồi!
Cô
giáo Nga bủn rủn tay chân.
Không có bầu mà cái cổ dài ra, tong
teo ốm yếu vì phải
đi bộ hàng ngày và ăn độn khoai lang. Bụng
lép,
ngực cũng lép; ai không biết cứ tưởng là đứa
học trò con nhà nghèo chừng khoảng mười một
mười hai tuổi. Vậy mà cô vào lớp sau khi có trớn, người ta không
ngờ trong thời xã hội chủ nghĩa lại có một
bộ óc đề kháng khôn ngoan đến đổi vài lần
bị mời lên văn phòng làm
việc! Cô nhớ lại bài học bồi dưỡng
chính trị cho giáo viên nói từng bước
xây dựng xã hội
chủ nghĩa -một xã hội khoa học tiên tiến, phải
hiểu ý nghĩa sâu xa là hồi trước dùng
máy cày thay
trâu, bây giờ dùng sức người thế máy
cày!
Nhìn
khuôn mặt nhợt nhạt
thất vọng của vợ, anh Thống an ủi:
-
Nga đừng có quá bi quan!
Cô
giáo sư dạy sử địa
xuất thân trường Đại học Sư Phạm Sài
Gòn tên Ngô Thùy Ngọc-Nga nhỏ thó như
đứa con gái
suy dinh dưỡng và vàng vọt như người mắc
bệnh sốt ngã nước, ngồi đây, mắt mở
mà như đứng tròng nhìn những người thân
tàn lụi
dần theo năm tháng. Cô cũng như đa số thầy
cô giáo trong tỉnh được lưu dụng để tiếp
tục làm kỹ
sư tâm hồn cho thế hệ kế tiếp cũng may
mắn nhờ ông Trưởng Ty Giáo Dục tỉnh Long An
gốc là thầy giáo hồi kết! Dù cách dạy
và những
gì phải dạy không đúng theo ý mình
hoàn toàn nhưng ít ra
cũng còn là sở trường. Nhưng những nơi khác,
và nhất là sỹ quan, công chức, và cán
bộ, trình độ
đại học mà đi làm ruộng, cuốc đất
trồng khoai để mỗi ngày cầm hơi bằng bữa
đói bữa lép và giải trí bằng đọc báo
quốc
doanh!
Chiều
lại anh Thống bàn với
đám “ngụy quân ngụy quyền”:
-
Hộ khẩu ở đây, làm
sao đi đâu được? Hết cách rồi! Mình áp dụng
bài bản cũ trong tù đi!
Vì
mấy người bạn không
ở chung trại Trảng Lớn -Tây Ninh nên còn thắc mắc:
-
Là sao, mậy?
-
Cày người ông ạ! Ba thằng
bằng một con trâu!
Mọi
người mới vỡ
lẽ ra, thở dài chán ngán:
-
Tưởng tù-trong chúng nó bắt
mình cày không cách gì tránh
được,
không ngờ tù-ngoài mình
cũng
phải tự nguyện bổn cũ soạn lại!
Thế
là mấy người tù-ngoài
trong phút chốc trở thành trâu
hết, không anh nào thoát được. Nhưng nếu được
làm trâu thật cũng sướng chán! Chỉ làm việc
chừng nửa năm là cùng, có nơi chỉ trong mấy
tháng. Không bị mấy thằng cóc cắn hành hạ
đánh
đập như các anh cải tạo. Cây roi chỉ để
hù cho đừng lơ là công việc đồng áng.
Cày bừa
xong về nhà nằm nhơi cỏ, mùa lúa thì nhơi
rơm
khô còn hơn khoai mì H34 tồn kho hư mốc.
Không ngủ,
mắt lim dim nhìn mấy anh chị cách mạng ba
mươi, mà khinh bỉ trong lòng,
mong có ngày họ sáng con mắt ra. Lại khỏi đi họp
tổ mỗi buổi tối để nhàm tai nghe mấy ông
quan con cách mạng ba mươi
nói xàm nói điên, và để ngoáy
lỗ tai nghe những lời
chửi rủa buộc tội.
Trong
một xóm nhỏ, nghèo, và kém
văn minh như thế, dễ gì mà kiếm đủ bảy
ông quan để thành lập một ê-kíp cày.
Không đủ
sĩ quan làm trâu, phải bắt công chức chế độ
cũ; ngoài ra, còn phải tập cho thanh niên em
út của gia đình
ngụy quân ngụy quyền
làm trâu luôn mới đủ trâu
cày. Bộ đồ nghề cày có sẵn, nhưng dây
dàm và
cây roi không xài tới! Cái ách
nhà nghề đẽo cong cong
cho vừa cái cổ trâu cũng không dùng nữa,
mà cái ách bây
giờ phải đủ dài cho sáu người, nhưng cũng
không quá ngắn cho “trâu” khỏi
đụng nhau. Cây dẽo quá thì oằn, mà
dùng loại gỗ
cứng quá thì dễ gãy, ngay chính giữa
dành cột cây đõi
nối với cái cày mà một con người làm việc
nhẹ
-đàn bà con gái cũng được, không kỳ thị
nam nữ- theo sau để thá
dí cho khỏi lõi đất. Quý quan chuẩn bị
đâu
đó xong xuôi, quyết định ngày hôm sau ra
quân.
Quen
kỷ luật nhà binh, ngay sáng
sớm khi mặt trời cách mạng
chưa thức dậy, quý quan đã tập hợp điểm
danh như trước khi hành quân thật, hay ít nhất
trong
quân trường. Dù được coi là cải tạo
tốt mới được cách mạng khoan hồng cho về
đoàn tụ với gia đình và làm trâu thế
con trâu thật
mà cày, nhưng quý quan cũ vẫn chưa bỏ được
lối sống tiểu tư sản! Bên đống lửa
lùi khoai lang vừa để đuổi bù mắc, còn có
café,
trà hoa ngâu, và thuốc rê Long Khánh
-vẫn hơn dế[2] và thuốc giả[3]
trong tù!
Một
anh nhìn những sợi khói
lửng lơ tan chậm vào không gian, hồi tưởng:
-
Như tráng đoàn đi cắm
trại!
Anh
khác nhớ cuộc tình dang dở
và ngày tự nguyện xách ba-lô rào rọ:
-
Thật không ngờ! Như giấc
mơ!
Một
anh ngồi bẹp trước
lò dã chiến đang dùng cây
que khều khều những cục than hồng, thấm
thía về quyết định ở lại vì không nỡ bỏ
người yêu. Giá anh đi thì cuộc tình vẫn đẹp:
-
Mơ còn có thể gặp em. Ác
mộng thì có!
Anh
nào đó xổ nho:
-
ĐM! Sáng tạo xã hội chủ
nghĩa mà!
Cứ
nghĩ chuyện chưa đánh
đấm đã phải buông súng, anh khác hằn hộc:
-
Tao cứ ấm ức hoài! Đâu
phải mình dở! Phải chi tụi nó giỏi hơn mình
và văn minh hơn mình cũng cam! Giải phóng
cái gì? Mình không
giải phóng nó thì thôi! Sao nó lại
giải phóng mình?
Anh
Thống vốn ít nói ngồi
nghe các bạn thảo luận
kinh nghiệm xã hội chủ nghĩa cho đã, hai bàn
tay đang vấn điếu thuốc rê. Anh le lưỡi
liếm cho mép nó dính lại:
-
Tụi bây phải học tánh
kiên nhẫn của Nguyễn Công Trứ!
-
Thắng không kiêu bại không nản!
-
Không phải đâu! “Thắng không kiêu
bại không nản!”
là binh thư. Còn của Nguyễn Công Trứ là
lên voi xuống
chó cũng tàng tàng như nhau!
Đang
nói, bất chợt anh Thống
xuống hò dứt câu sáu vọng
cổ, tất cả cùng cười vui vẻ cứ như
là ở đơn vị khi xưa. Bề ngoài có vẻ an
phận, nhưng trong tận cùng, tuy các anh không
nói, người
ta cảm giác có cái gì cay đắng mỉa mai!
Anh
vừa phát biểu cãi:
-
Đảo đời chớ lên
voi xuống chó gì? Lên voi xuống chó
khác!
Một
anh gắp cục than đưa
cho Thống:
-
Lửa nè, Thống!
Anh
khác phê bình:
-
Chà! Ngon lành như còn làm sếp!
Anh
phân bua:
-
Kệ, để tao điếu
đóm cho nó! Coi như phần thưởng cho mầm non văn
nghệ! Còn sếp tao hả? Đừng có hòng! Chuyện
này
để tụi nhỏ làm!
Không
khí mát dịu nhưng ẩm
thấp. Nghe mùi cỏ quê hương ngọt lịm từ
dưới những bàn chân đất. Lâu lắm mới
nghe lại tiếng chim ríu rít trong tàng cây.
Lâu lắm mới
gặp lại giọt sương long lanh buổi sớm.
Đến
giờ, anh Thống ôn
tồn kết luận:
-
Thôi bỏ mấy chuyện đó
đi! Bây giờ rán hy sinh chịu cực để mai
mốt con cháu mình được
khổ!
Đồng
ý “Bây giờ chịu
cực đặng mai mốt chịu khổ”, theo sự phân
công trước, quý vị sĩ quan chiếu theo nhiệm vụ
thi hành mang đồ nghề ra ruộng. Dù có mấy năm
kinh nghiệm trong trại, không dễ sắp xếp một
dàn cày với sáu người cao thấp không đều
nhau. Ruộng dân và ruộng chính sách
trâu đã cày xong, bây giờ
dân cách mạng hay có hơi
hướng cách mạng
lo làm cỏ, bang đất, phản bờ, chuẩn bị
đất, trong lúc ruộng ngụy
mới bắt đầu. Nước lên cao quá cũng khó cày
cho chính xác mà không bị lõi.
Cày trâu
cách mạng dù gì cũng không bằng
cày trâu thật!
Không
biết anh nào có óc văn nghệ
lên tiếng:
-
Nếu có máy hình, đứa nào
đứng ngoài chụp một pô đặng tao gởi đi
tranh giải phóng sự nhiếp ảnh, và đồng thời
ghi vào sách kỷ lục Guinness!
Vậy
là cả làng Tân Chánh phải
học sáng kiến của mấy anh tù này. Quả là
hiện
tượng lạ lùng, rất mới mẻ, dân miền
Nam vốn lạc hậu, từ tạo thiên lập địa
tới giờ chưa hề nghe sách vở nào nói, và
cũng
chưa bao giờ dám nghĩ tới. Cả đám dân cách
mạng hồ hỡi xem
quên thôi. Họ trầm trồ “không
ngờ mấy ông ngụy đi cải tạo được
cách mạng dạy cho phương pháp tận dụng nhân lực”.
Đúng là thời cách mạng, cách mạng quan hệ
sản
xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật..., dưới
sự lãnh đạo của đỉnh cao trí tuệ loài
người! Trước khi cách
mạng thành công, rải rác đã có
người mua máy cày
nên trâu bán đi cho những vùng khác.
Rồi máy cày cũng được
cách mạng trưng dụng
về nông trại của quý anh lớn trên tỉnh Long An
hay ngoài trung ương Hà Nội!
Trong
khi Thống và đám bạn
tù-ngoài làm trâu cách
mạng cày
dưới ruộng, cô Nga xăng quần xách dép lội ra
quận cách nhà ba cây số làm giáo sư
dạy sử địa
đệ nhị cấp. Chính nơi này trước đây
mấy năm, máy cày thế trâu cho nhiều năng suất,
thì mới chỉ hơn ba năm sau, viễn ảnh đất
nước rừng vàng biển bạc qua cuộc cách mạng
vô sản khiến
sĩ quan công chức thay trâu kéo cày. Nga
tưởng tiền
nhân đời thứ nhất theo bà tổ Âu Cơ lên
núi lập
nghiệp đang làm việc. Cô xây xẩm tối mặt như
bị máu xâm. Chân phải đá chân
trái nhiều lần, cố
kềm cho khỏi té. Nhưng khi khom xuống lượm đôi
dép lại làm rớt cái cặp. Hai củ khoai lang lăng
long lóc ra ngoài. Tập soạn bài phải trình
cho hiệu trưởng
duyệt dính đất lem luốt. Thân 38 ký mà như
nặng
ngàn cân khiến cô có cảm giác như ngồi
trên phi cơ
phản lực đang cất cánh. Nếu không nghĩ đến
lời chồng chắc cô sẽ bỏ cuộc. Nếu không
nhớ tới thái độ của ông cán bộ
cách mạng chắc cô đứng dậy
không nổi.
Ông
cán bộ đó không ai xa lạ
mà là bạn học của anh chồng cô. Anh chồng của
cô đi học sư phạm làm thầy giáo, còn
ông ấy bỏ
học đi theo giặc từ những ngày giặc mới
nổi. Dù sau này khi được tín cẩn ông đi
đâu
cũng kè kè khẩu súng sáu bẻ cổ, nhưng người
ta vẫn gọi ông là Mười Búa, vì trước kia
ông
có thói quen xử tử người ta bằng búa. Khi cách mạng thành công, ông Mười
Búa còn sống sót trở về làm trưởng ban
giáo dục
huyện Cần Đước. Trong buổi họp giáo viên
quận, ông sỉ vả những cô giáo có chồng cải tạo, trong số đó
có cả những cô đã dạy ông ta học. Không
biết
sự thể thế nào, Mười Búa buộc tội ông
thầy của ông ta trước kia là giáo sư Lê Kim
Tiếng
làm tay sai cho CIA đã chỉ điểm cho Cảnh Sát Quốc
Gia bắt mấy đồng chí của ông nằm vùng trong
đám
học sinh Trường Trung học Cần Đước.
Sau
khi qua cái cầu nhỏ xóm Cẩm
Hà, cô giáo Nga ghé bệ đá bờ
sông rửa chân mang dép vào
trước khi bước lên con đường đá đỏ
dẫn tới trường. Đối diện với cổng
trường là ngôi nhà cha mẹ nơi cô sinh
và lớn lên và
ở suốt thời gian dài cho đến khi chồng ở
tù trở về.
Bác
Tư dịu dàng nhìn con gái khóe
mắt đỏ hoe:
-
Con có chuyện buồn?
Tự
nhiên như hồi còn con
nít bị giật đồ chơi, cô òa lên khóc
ngon lành không
cầm được. Bác Tư nắm tay con, vuốt mấy
sợi tóc trên trán và sau ót ướt đẫm
mồ hôi,
như những lần cô gặp tình huống khó xử trong
đời. Bà chuyên môn may áo dài
mà cô giáo con gái bà mặc áo
bà
ba cũ đi dạy học. Cách
mạng thành công mới chừng ba năm mà con
gái bà đã
thực hiện một bước cách mạng nhảy vọt! Sao
nó tiều tụy
quá? Dáng dấp nó trông giống cô Hai
Đàm bưng rổ bánh
khoai mì bán dạo thường ngang qua nhà bà
mấy năm
nay.
Bác
Tư nhẹ nhàng như van lơn:
-
Có chuyện gì nói má nghe!
Cô
Nga nghẹn ngào ngập ngừng:
-
Hồi sáng này... mấy ảnh
làm... trâu... cày!
Bác
Tư chưa hiểu:
-
Con nói cái gì trâu cày?
Cô
giáo giải thích sáng kiến của
chàng rể cho mẹ nghe:
-
Không ai chịu cày. Mấy ảnh
phải thế con trâu làm con trâu
mà cày ruộng!
Sống
qua mấy thời kỳ
bị giặc đô hộ, Bác Tư có nằm mơ cũng
không tưởng tượng nổi với kiến thức
của một sĩ quan, dưới
ánh sáng quang vinh của cuộc cách mạng vô sản,
bây
giờ cày thế trâu!
Qua
ngấn lệ, bà nghẹn lời:
-
Trời ơi! Rồi cày được
không?
-
Con không biết. Nhưng không được
cũng phải được thôi!
Ngừng
một chút, cô Nga mỉa
mai:
-
Cách mạng dạy phải khắc
phục mà!
Bà
bồi thêm:
-
Ờ thì khắc phục. Khắc
phục là tự lo liệu. Khắc phục là chịu đựng.
Khắc phục là bảo sao nghe vậy mà!
Bác
Tư nhìn con. Nó học ngôi trường
này. Nó học sư phạm rồi có thời gian cũng về
dạy ở ngôi trường này. Cấp trên của nó
có giáo
dục và lịch sự chớ không vô học và sỉ nhục
giáo sư như thời này.
Chợt
nhớ ra, bác Tư nghĩ
không biết có nên nói hay không:
-
Có thằng gì nó nói bạn học
cũ của con ghé tìm con.
Cô
Nga tỉnh táo:
-
Con biết rồi. Nó đã ghé
trường.
Bác
Tư hốt hoảng:
-
Con làm sao?
-
Không việc gì má phải sợ!
Bộ ỷ cách mạng thì muốn làm gì thì
làm sao?
Không
biết bác Tư sợ gì nhưng bà vẫn sợ. Chắc
bà sợ hơi cách mạng!
Không nói rõ ràng nhưng cách
mạng
muốn làm gì thì làm, ai biết được. Cách mạng đã đưa bác
trai đi cải tạo cho
dù bác chẳng có dính líu gì
tới lính tráng. Làm chủ cái tiệm
may áo dài ọp ẹp như thế mà cách
mạng cũng bắt bà đi học chính sách
cải tạo công thương nghiệp.... Theo lý luận của
cách mạng thì trong miền Nam ai cũng có tội. Thậm chí
mấy
người theo cách mạng
có con cháu làm công chức hay lính
tráng cũng có tội thì còn
ai khỏi? Bây giờ thằng bạn theo giặc học
chung với nó hồi đó muốn ỷ thế cách
mạng đặng cưỡng
đoạt đứa con gái của bà nữa sao:
-
Má đã nói với nó: Thôi cháu
đừng
tìm con Nga nữa. Nó đã có gia đình.
Hơn nữa, chồng
của nó cũng là bạn hoạc cũ của cháu. Đúng
ra đạo đức cách mạng
dạy cháu không nên tìm nó nữa!
Cô
giáo làm thinh. Người mẹ
tiếp:
-
Nó bảo thằng Thống bây
giờ te tưa trụi lũi còn gì nữa? Phó thường
dân còn chưa được!
Cô
uất ức nổi sung lên:
-
Thằng khốn nạn! Đồ
vô liêm sỉ! Nếu nó không nói gì,
con còn coi nó là bạn. Má đừng
lo cho con. Giả dụ Thống có chết trong tù, con có
ế
chồng đi nữa cũng không tới cái thứ đó!
Nó
nói động tới anh Thống
là cô giáo không tha thứ cho nó được.
Hai vợ chồng
hồi học chung một lớp là kẻ thù của
nhau, bởi vì cả hai cùng học
giỏi, tranh nhau từng tấc
đất! Hai kẻ thù thay phiên nhau giật giải xuất
sắc khi trong lớp hoặc khi toàn trường. Hai anh chị
gầm gừ nhau cho đến khi cô Nga lên đại học
thì hết, vì không còn đối tượng để mà
trả
thù! Anh Thống tới tuổi động viên phải vào Hải
Quân. Trước khi mang ba-lô lên đường, anh Thống
thức trọn một đêm, uống ba ly café đen và
hút
hết hai gói thuốc Bastos xanh, chong đèn ngồi nắn
nót viết. Sáng hôm sau, anh ngập ngừng tạt ngang
trao bức
thư tỏ tình đầu đời cho cô Nga, mà bình
thường
anh không có can đảm làm. Bức thư của kẻ
thù ra đi để sầu
để nhớ cho kẻ thù ở
lại suốt thời gian bốn năm đại học.
Bác
Tư không biểu lộ nhưng
hãnh diện về con gái, vì trong số các anh
chị, tính cô
Nga giống bác nhất: thâm trầm nhưng cương quyết.
Từ hồi rất trẻ, bác gái đã cương quyết
tuyệt tình vì cái tội bay bướm của bác
trai. Thật
ra thì bác trai cũng không có tội
tình gì trầm trọng cho
lắm! Chỉ là văn nghệ văn gừng, nhưng chẳng
may bị bật mí![4].
Ở cái tuổi chưa tới ba mươi, người
phụ nữ nào không cần một vòng tay đàn
ông ôm ấp
và chở che, nhưng bác dứt khoát. Sau biến cố,
bác
trai làm việc ở Sài Gòn, ở luôn trên
đó lâu lắm mới
về thăm con. Với cái tiệm may áo dài nho nhỏ, một
bàn tay bác gái lo cho các anh chị
nên người, mà thân cận
nhất là cô Nga. Và cô Nga, giáo sư dạy
sử địa
lớp Mười Hai, có người chồng sĩ quan sau
cuộc đảo đời làm con trâu cày!
Làm
trâu cày khi ở tù-trong ù ơ
ví dầu thế nào cũng
được, nhưng ở tù-ngoài thu hoạch không đủ
thì lấy lúa đâu mà đóng thuế cho
nhà nước xã hội
chủ nghĩa! Có người nghĩ các bà
tù-ngoài khổ hơn
các ông tù-trong. Ở lâu quá thì
các ông liều mạng không cần
biết đến ngày mai. Còn các bà ở
tù-ngoài một nách
mấy đứa con phải chống chọi cùng một lúc
nhiều mối hiểm nguy! Cho nên về ở tù-ngoài,
quý
quan kê vai chia sẻ gánh cái khổ đó cho vợ
con. Ngày đầu
mới ra quân quý quan chịu không thấu nên về
sớm
cho trâu dưỡng sức.
Bỏ cái ách ra, con trâu người
bị thương nhưng còn gắng gượng lo dọn
dẹp vườn tược. Ngôi nhà này, cái sân
này, vườn
dừa này, những con mương ngăn luống dừa
này... tất cả không thay đổi nhưng khác xưa.
Anh nghe thật rõ ràng tiếng lá xạc xào từng
cơn gió
đi qua. Anh cảm giác từng cơn gió mát ve vuốt
tâm hồn.
Nhìn ra thửa đất dưới ánh nắng có sao, một
khung trời cách biệt. Ở đó những con người
cách mạng đang
hồ hỡi tiến tới thiên
đường xã hội chủ nghĩa theo sách vở
vẽ ra!
Ông
sĩ quan nằm tại gốc
cây không biết bao lâu. Không nhìn thấy
tương lai huy hoàng trước mặt mà
mơ về quá khứ êm đềm sau lưng. Anh nhớ
con đường ướt sương buổi sáng, nhớ
cái gò mả đôi tại ngã ba lộ đất, nhớ rặng
trâm bầu nhà bác Sáu Tứ thợ mộc, và
nhớ bụi
mắc cở ven đường mà một trăm lần
như một anh rắn mắc phải đá một cái cho
lá nó khép lại.... Đến khi nghe tiếng rửa
chân của
cô giáo từ cái cầu thấp ngoài ngỏ, ông
chồng sĩ
quan, một tay đang xoa lên cổ đứng dậy bước
ra ngoài đón. Trời không còn nắng. Trong
cái không khí ảm
đạm buổi chiều nhá nhem chỉ còn đủ để
nhìn rõ mặt người thân, cô giáo
dáng dấp tiều tụy
mệt mỏi. Anh Thống nắm tay vợ, an ủi:
-
Nga cực lắm hả?
Cô
giáo nhìn chồng, thở dài:
-
Nga chỉ khổ!
Ông
sĩ quan nhẹ nhàng:
-
Có chuyện gì vậy Nga?
Cô
Nga trấn an:
-
Thống đừng lo! Không phải
chuyện ở trường đâu!
Ông
sĩ quan cố né tránh dấu
cái cổ đỏ đang xát dầu dừa, nhưng không
qua được mắt cô giáo:
-
Thống đưa cái cổ cho
Nga xem!
Cái
cổ con trâu người làm sao bằng của
con-trâu-cổ
cày chuyên nghiệp! Cái cổ như cái cổ
cò được
gắn trên cây xương đòn gánh, bây giờ
không gánh trách
nhiệm quá trừu tượng mà mang cái ách cho cụ
thể,
nổi đỏ và sưng phù lên. Cô Nga nghẹn lời rươm
rướm nước mắt, gục đầu lên vai Thống.
Một
tay vỗ vỗ lên lưng
Nga, anh Thống an ủi:
-
Hồi trong tù, Thống còn cực
hơn nữa!
Cô
Nga im lặng nuốt những
giọt lệ. Anh Thống tiếp:
-
Ruộng tù đang cày, phân người
nổi lềnh bềnh. Chúng nó gọi là phân Bắc.
Nga
lại im lặng. Tiếng cười
của Thống méo mó:
-
Ruồi nhặng bay đầy! Riết rồi mũi mình hết
biết mùi luôn!
Cô
Nga buồn mửa như bị
thai hành. Thống không thêm lời nào.
Ánh mắt ông sĩ quan
đanh lại. Chuyến hải hành thằng bạn nói hôm
nọ hiện ra trước trước mắt.
Anh
Thống cụng trán vợ
thì thầm:
-
Nga à! Mình phải đi!
Cô
Nga vói tay bá cổ anh Thống
chia sẻ và tìm sự an ủi. Hai vợ chồng ôm nhau, im
nghe hai trái tim cùng nhịp đập.
Ngô
Sỹ Hân
[1] Mò tôm:
Hình
thức xử tử phổ biến thời bấy
giờ của Việt Minh. Nạn nhân bị cho vào bao
bố thả xuống sông.
[2] Dế:
Tiếng lóng chỉ đuôi thuốc lá trong tù. Những
anh
em nghèo không có tiếp tế lượm chừng
mươi cái đuôi rồi “recycle” lại hút cho
đỡ ghiền! Lúc đầu mắc cở vì sỉ
diện, nhưng riết rồi xem như thường!
Ngặt là dế trong tù không to như dế ở
ngoài!!!
[3] Thuốc
giả: Lấy bất cứ lá gì phơi khô quấn hút
như “hút thuốc”!
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 028
P TRUY N:
P TH÷:
SƠN TRUNG *TRUNG CAN NGHĨA ĐẢM
TRUNG CAN
NGHĨA ĐẢM
Lúc bấy giờ quân Trịnh chiếm
bắc sông Gianh, còn miền nam sông Gianh thuộc chúa Nguyễn. Tại Thuận Hóa, chúa Nguyễn ấu thơ, quyền vào
tay thái sư Trương Phúc Loan tàn ác,
gian tham khiến cho muôn dân thống khổ. Hoàng Ngũ Phúc tuyên bố sẽ vào Nam Hà
trừ khử Trương Phúc Loan để giải phóng cho dân lành, chứ không có tham vọng
nào khác. Các quan trong triều một số sợ hãi, bèn bắt Trương Phúc Loan giao cho
Hoàng Ngũ Phúc để Hoàng Ngũ Phúc khỏi vào Thuận Hóa. Sau khi giết Trương Phúc Loan,
quân Trịnh lại tuyên bố rằng Trịnh quân sẽ đánh vào Quy Nhơn để hủy diệt bọn Tây Sơn tham tàn cứu dân lành khỏi nạn cướp
bóc chứ họ không hề muốn xâm chiếm Nam Hà.
Hoàng Ngũ Phúc đem đại binh chiếm đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn bỏ chạy vào
Gia Định. Quân Trịnh muốn dùng Tây Sơn để chiếm Gia Định bèn sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem cờ và ấn vào phong cho anh em Nguyễn Nhạc
chức Tiên phong tướng quân Tây Sơn hiệu
trưởng. Được ít lâu, quân Tây Sơn chiếm
Gia Định, chúa Nguyễn thất trận phải bỏ chạy ra ngoài.
Quân Trịnh tiến vào Thuận Hóa và Quảng
Nam.
Lúc này tại đây có ba hạng dân chúng: và ba hạng quan quân: Hạng uy quyền nhất
là quân chúa Trịnh, hạng thứ hai là quân Tây Sơn, và hạng thứ ba là dân chúng và
quan quân chúa Nguyễn đã bại trận.Trong Quảng Nam học hiệu, các giáo thụ cũng
chia thành ba phe: một phe theo chúa Trịnh, một phe theo chúa Nguyễn, và một
phe theo Tây Sơn. Ông cử Dương, cử Lâm và cử Hiền thấy quân Trịnh hùng mạnh nên
chạy theo quân Trịnh. Mấy ông này nhân dịp Tết bèn góp tiền bạc mua lụa là gấm vóc, và đặt một
tấm liễn sơn son thếp vàng có ba chữ “ Như Đông Hải” dâng Hoàng Ngũ Phúc. Ba chữ
“Như Đông Hải “ xuất xứ từ thành ngữ
“ Phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn” thường
được dùng để chúc thọ. Nay không phải lúc khánh thọ của Hoàng Ngũ Phúc mà các ông
này dâng ba chữ “Như Đông Hải” là có y ca tụng Hoàng Ngũ Phúc
uy quyền to lớn, phúc lộc dồi dào như biển đông!
Quân Tây Sơn chỉ là lực lượng phụ thuộc, ở đưới
quyền Hoàng Ngũ Phúc. Quân Trịnh mới là
lực lượng chính quy, là chủ nhân ông của đất nước. Quân Trịnh lợi dụng quân Tây
Sơn mà Tây Sơn cũng muốn lợi dụng quân
Trịnh để tránh giao tranh với cường địch và phát triển lực lượng. Quân Tây Sơn
rất ghét quân Trịnh. Họ chờ cơ hội thuận tiện giết sạch quân Bắc Hà để làm chủ
đất Nam Hà. Lúc này dân Nam Hà cũng rất ghét
quân Trịnh. Nếu dân Thăng Long ghét bọn Kiêu binh bảy, tám phần thì dân Nam Hà
ghét quân họ Trịnh chín, mười phần vì bọn Trịnh quân cậy thế là người chiến thắng,
anh hùng vô địch, coi khinh thiên hạ. Hơn nữa chúng lại hống hách và cướp bóc dân
chúng. Khi quân Trịnh đánh Quảng Bình,
Quảng Trị. chiếm kinh đô Phú Xuân, và Quảng Nam, Quảng Ngãi, dân chúng bỏ chạy
vào Gia Định hay chạy ra nước ngoài thì quân Trịnh xông vào chiếm nhà cửa, vàng
bạc, ruộng đất của dân chúng. Nhà có người ở, chúng cũng xông vào cướp vàng bạc,
quần áo, vải vóc, và đuổi dân chúng ra khỏi nơi cư ngụ bắt dân phải về thôn quê
hay lên rừng canh tác. Hễ nghe giọng Bắc chua như dấm và giọng Thanh Nghệ trọ
trẹ là dân Nam
ngảnh mặt quay lưng. Nhà nhà thấy bóng quan quân xe ngựa họ Trịnh ngoài phố là
vội đóng của. Lúc này, quân Trịnh hoàn toàn chiếm Thuận Hóa, còn quân Tây Sơn
và quân Trịnh chia nhau nắm giữ quyền lợi tại Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Hoàng Thanh Tâm là người Biên Hòa thi đỗ cứ
nhân rồi được chúa Nguyễn bổ nhiệm làm giáo thụ (giáo sư) tại Quảng Nam học hiệu. Cử Hoàng là người hiền
hậu, thật thà và chăm đọc sách. Tiên sinh it nói, không thích chưng diện, ít bạn
bè nhưng tính tình thẳng thắn và trung hậu. Cử Hoàng có mấy bạn theo quân Tây
Sơn cho nên tiên sinh trở thành nhân vật khá quan trọng trong trường. Trong trường này
cũng như đa số trường học tại Nam Hà, các giáo thụ phần nhiều là người cũ của
chúa Nguyễn còn lại. Ban điều hành gồm các quan Bắc Hà , còn các quan lại Tây Sơn
chỉ giữ chức tổ trưởng hay thư lại làm việc văn phòng là những chức không mấy
quan trọng mặc dầu họ cớ ưu thế hơn các giáo viên thuộc loại ‘’ngụy Nguyễn’’.
Cử Hoàng được các quan Tây
Sơn cho biết nay mai quân Trịnh sẽ lui về Bắc, giao lại Nam Hà cho anh em nhà Tây
Sơn như lời Hoàng Ngũ Phúc đã tuyên bố trước đây. Nghe tin trên, cử Hoàng rất
phấn khởi. Cử Hoàng là người bộc trực thường chê bai các bậc danh thần Bắc Hà như Lê Quý Đôn, Nguyễn Khản, Bùi Huy Bích, Ngô
Thời Sĩ là một lũ bất trung, bất nghĩa, phò Trịnh mà chẳng phò Lê, theo cường
quyền mà bỏ quên chính nghĩa. Ông cũng chỉ trích đường lối giáo dục của xứ Đàng Ngoài là thối
nát, và quan lại Đàng Ngoài ngu dốt và tham ô. Lời của ông không phải là không
căn cứ. Lúc bấy giờ ngoài Bắc giặc giã nổi lên liên tiếp, quân sĩ phải đi chinh
chiến liên miên, mà triều đình thì cạn kiệt tài chánh. Niên hiệu Cänh Hưng thứ
11 (1750), triều đình bắt mỗi thí sinh đóng
năm tiền, gọi là tiền thông kinh để chi tiêu cho trường thi. Ngày xưa, học trò thi hương phải qua một kỳ khảo hạch trước, ai đỗ mới được địa phương cấp giấy dự thi Hương. Sau Đỗ Thế Giai cầm quyền trong phủ
chúa, y bèn có sáng kiến bắt thí sinh đóng ba quan tiền thì được vào thi khỏi
phải khảo hạch. Vì vậy hạng sĩ tử ngu
dốt, con quan quyền hay nhà giàu, hạng thợ thuyền, hạng đi buôn cũng nạp tiền mà đI thi rất đông, dẫm đạp nhau mà chết ở
cổng trường thi. Và trong trường
thi, thí sinh quá đông, các giám thí không thể kiểm soát được, cho nên sĩ tử mặc
tình mở sách chép bài hoặc mượn người làm
bài. Trường thi trở thành cái chợ hỗn loạn.
Dân chúng mĩa mai những ông cử, ông tú thời này là “cử nhân
ba quan”’, “’tú tài ba quan “. Cử Hoàng
cực lực phản đối quan hiệu trưởng cho con cháu quân Trịnh ngu dốt mà vẫn
vào thẳng các học hiệu, không cần tuyển
lựa như trước đây. Ông lại lên tiếng chất vấn ông hiệu trưởng vốn là một võ
quan Bắc Hà:
-Thưa quan hiệu trưởng, chúng tôi nghe tin đồn rằng một vài giáo quan bản
trường đã có vợ ngoài Bắc nay lại ve vản
gái nhà lành. Chúng tôi cũng nghe tin đồn vài võ quan nhà Trịnh đã cướp vàng bạc,
ngựa xe của nhân dân thành Quảng Nam . Xin hỏi đại nhân, đại nhân có nghe những tin đồn đó
hay không?
Viên hiệu trưởng phủ nhận mọi
việc , bảo rằng đó là những tin
thất thiệt.
Nghe lời chất vấn của cử Hoàng, các bạn đồng
nghiệp Nam Hà và Tây Sơn rất thích thú nhưng họ đều im lặng không dám bày tỏ
thái độ. Họ thầm khen ông là người trung can nghĩa đảm, dám nói sự thật và tố cáo
bạo quyền.
Rồi ngày tháng cũng trôi qua. Ít lâu sau, quân
Trịnh bất chợt tấn công quân Tây Sơn, tất cả người Tây Sơn đều bị giáng chức, bị
giết hoặc bị bắt giam. Trong một cuộc họp, viên hiệu trưởng lên tiếng cho rằng
hiện nay có nhiều bọn phản động có ý đồ phá hoại thanh danh quân đội và quan lại
triều đình. Đó là bọn phản quốc, cần phải nghiêm trị. Ông tuyên bố một số giáo
quan là tay sai của “ngụy Nguyễn” và “ngụy Tây Sơn” cần phải đuổi ra khỏi học hiệu. Trong số đó có cử nhân Hoàng Thanh Tâm.
Cử Hoàng sau ngày bị sa thải liền thu xếp
hành lý về quê nhà Biên
Hòa, song gia đình nhà vợ khuyên ông không nên về Biên Hòa vì
đường xa, con nhỏ, vợ yếu, và thời loạn không an toàn. Vì vậy, ông ở lại
quê vợ ở Hương Trà, Thừa Thiên cày ruộng.
It lâu sau, nhân ngày giỗ
thân phụ, cử Dương mời các bạn đồng nghiệp đến nhà ăn giỗ. Các giáo quan cũ gặp
nhau. Họ rất mừng vì sau cơn bão tố, họ và gia đình vẫn được an bình.
Ông cử Hiền nói:
-Nhờ
ơn trên phù hộ, chúng ta được tai qua nạn khỏi.
Ông cử Lâm nói:
-Ơn
trên là một chuyện, ở đời cần phải khôn khéo thì mới tồn tại. Lưỡi mềm thì còn, răng cứng thì gãy, thánh hiền
đã dạy. Ngu thì chết , chẳng có ai thương xót!
Ông tú Mỹ vui vẻ góp ý kiến:
-Việc
chúng ta dâng tấm liễn chúc mừng Hoàng tướng quân là một hành động trí tuệ và đầy
ý nghĩa!
Ông tú Chiêu cười mà bảo rằng:
-Cử
Hoàng kiêu ngạo, coi mình là anh hùng, là trung trực. Chúa thượng khai ân, rộng
lượng khoan hồng, không giết , không bỏ tù là may cho y. Nay bị
đuổi ra khỏi trường thật là đáng
kiếp!
ĐĂNG PHÙNG QUÂN * TÖÏ TRUYỆN
TÖÏ TRUYEÄN ÑAËNG PHUØNG QUAÂN |
|
Ngăn kéo thứ nhất
Tôi thường có thói quen buổi sáng vào
ngồi
uống
cà phê ở một quán trung tâm thành phố
trước khi
đến
lớp dạy.Ngoài trời còn nhá nhem, những ô
cửa
kính mờ hơi sương, những ngọn đèn lục khuất ở
các
góc tường vẫn cháy sáng, một vài
khuôn mặt quen
thuộc
trầm ngâm trước ly trà bốc khói.Trong sớm mai
nỗi
nhọc nhằn của một ngày mới bắt đầu.Tôi vẫn
thường
tự hỏi quanh ta những âm mưu thử thách nào sắp
sửa
bắt
đầu
Barthes
không quan niệm không có tác phẩm, nhưng
ông nhận định tác phẩm hiện đại không thể khả hữu,
khi nhà văn với văn tự của ông còn ở trong một
mâu thuẫn không lối thoát
:
Trong
bất kỳ hình thức văn chương nào, cũng có sự chọn
lựa tổng
quát một thái độ, một thái độ đạo đức,
chính vì những tương
quan giữa suy tưởng của nhà văn về xử thế xã hội đối với
hình
thức và sự chọn lựa của mình, chọn lựa một luân
lý về hình thức
chọn lựa không khí xã hội mà trong đó
nhà văn quyết định xác
nhận bản chất ngôn ngữ của mình.Tóm lại nhà
văn định vị trên
một thực tế hàm hồ : giao ngộ tương tác giữa nhà
văn và xã hội;
từ cứu cánh tính xã hội này, đưa đẩy
nhà văn tới những nguồn
lực cần thiết trong sự sáng tạo của ông, bằng một thứ
chuyển
hoán bi đát.Chính vì không có
tư tưởng nào không cần ngôn ngữ
mà Hình thức là phán quyết đầu tiên
và sau cùng của
trách
nhiệm văn chương, và chính vì xã hội
không hòa giải mà
ngôn
ngữ, tất yếu và thiết yếu bị chỉ huy, đã tạo dựng cho
nhà văn một
thân phận xâu xé, xót xa.
Trong
văn chương chỉ có những nhân vật thực (thực sự)
Trong
triết học chỉ có những nhân vật phi thực (thực chất)
Cuộc
hành trình của nàng gần ba mươi năm, qua gần nửa
vòng trái đất mới gặp lại người yêu (cũ).Cuộc
tình tưởng chừng không bao giờ được thuật lại, ví
như một câu thơ ngẫu hứng (dở dang) trên trang giấy trắng
trơn
chim sẻ về mùa này trên những cành hoang
trong
bỗng
nhiên chàng hiểu đó không là ảo tưởng
nhưng tập hồ sơ lý lịch thứ nhất trong đời người.
Ngăn kéo thứ hai
Người đàn bà ấy đã nhắc nhở lại nơi chàng
cả một thời tuổi trẻ.Những cơn mưa trên phố xá
Đà lạt.Chao ơi, lâu lắm rồi chàng mới
xuôi về mối tình đầu thưở cũ.Con đường dốc
quanh co lên đỉnh đồi dẫn đến ngôi nhà ở
chênh vênh cạnh rừng thông bạt
ngàn đó.Nhớ.Lúc kéo cao cổ áo, đốt
một điếu thuốc, ngừng lại nghỉ một giây mệt mỏi rồi bước
trên lối đi lát gạch, bâng khuâng đứng
bên cửa nghe tiếng nàng hát nho nhỏ (dường như chỉ
để nghe một mình) trong lúc làm bếp.Cô
thiếu nữ mười lăm ấy, với khuôn mặt trăng rằm (chàng
thường chế nhạo như thế, cộng với cái răng khểnh
làm dáng) là một thế giới thứ nhất đã
mất của
chàng.
thành
phố của nàng nhìn ra Thái bình dương, nơi
nhà thơ lưu vong Czeslaw Milosz đã viết những viễn tưởng
Widzenia nad Zatoka San Francisco --nàng có biết điều
đó ?
thành
phố của nàng mỗi sớm mai chuyến tàu điện chạy ngược từ
lâm viên quốc gia về khu thị tứ, tiếng chuông bạt
trong gió, nàng cũng đã ra khỏi nhà, đi
ngang quảng trường ngăn con lộ chính của trục giao thông
nam bắc với khuôn viên Đại học, con đường nhỏ và
thảm cỏ được cắt tỉa thành hàng như đánh dấu lối
đi vì ngày nào nàng cũng thức giấc đều đặn
vào lúc năm giờ ngồi tĩnh tâm đợi ngoài trời
sáng rõ (có những buổi sương mù giăng tỏa
ngập không gian, nàng nhìn qua khung cửa sổ chờ
ngọn đèn trên nóc cao ốc xa tắt để đánh dấu
ngày mới), như một công chức hành chính
làm việc đúng giờ, nàng qua khỏi quảng trường để
đón chuyến xe sớm nhất tới Dale, chuyến xe với những khuôn
mặt quen thuộc theo một lịch trình nhất định, có nhắm mắt
nàng cũng tưởng tượng được mỗi người khách đó ngồi
ở hàng ghế nào (như) thể một định mệnh ràng buộc
(nàng tự cười thầm về ý nghĩ vơ vẩn) trong khi những
âu lo mỗi ngày sắp đặt trong đầu như một con toán
đố thuở học trò (gọi cho người cán sự mới nhận việc - đo
nhiệt độ - làm công việc vệ sinh buổi sáng -
hâm nóng thức ăn sửa soạn từ tối hôm trước -
đã đến ngày gội đầu - trước khi tắm - trải nệm giường mới
- thay tã - mặc áo mới - chải tóc sau khi lau
khô cẩn thận để tránh nhiễm cảm - đặt ngồi ở ghế
bành với gối dựa êm, chắc - kể từ lúc bà cụ
ngã bệnh, căn bệnh của tuổi tám mươi cầm cự theo
ngày tháng) nàng thốt lên nho nhỏ trong
miệng như vừa chợt khám phá ra một điều mới lạ, như thể
sự khó chịu ấm ách trong lồng ngực vừa được cởi bỏ nghe
nh- nhõm (nàng vừa nhận ra cơn đau ngang thắt lưng bấy
lâu là vì chiếc giường bệnh kê cao quá
so với tầm vóc của nàng, mỗi khi nàng đỡ m- từ chỗ
nằm sang phòng tắm),
lại một
chuyện bận rộn chiếm khoảng trống trong trí mấy ngày
(và nàng cảm thấy hạnh phúc với điều
đó)
những
ngày tháng khi còn làm trợ giáo ở
Min., nơi nàng tự đặt cho một cái tên là Xứ
Tuyết, nghe như tên một tiểu thuyết Nhật bản, mùa hạ cũng
nóng bốc lửa, công việc không ràng buộc như
bây giờ nhưng sao nàng không cảm thấy chút tự
do như giây phút ngồi trên một lộ trình
hàng ngày nhất định lúc này.Nàng
không thể kể lể cho
người
nào.
thành
phố của nàng, nơi chàng đã đặt chân đến
vào tháng mười
mang theo
câu thơ của Milosz
Bylo
nas wielu, z Jass i Koloszwaru, Wilna i Bukaresztu,
Sajgonu
i
Marakesz
Wstydliwie pamietajacych domowe zwyczaje
lũ
chúng ta đến từ Jassy và Koloshvar, Wilno và
Bucharest, Saigon với
Marrakesh nguợng ngùng nhớ lại những tập quán nơi
quê
nhà
tâm sự
thường xảy đến với những người di dân đến chốn này, một
thành phố đang thất lạc trong trí nhớ - bạn
có biết mỗi con đường chỉ những con số (lục lạo trong tiềm thức
để hình dung cuộc hẹn)/năm sinh, giờ bay và điện thoại dự
liệu nếu khi tới/sự biến đến với nàng - hình dung một
Đà lạt của riêng nàng và chàng
lúc này (tôi vẫn tưởng tượng nàng đứng ở
dưới chân dốc, khép tà áo tung lên
trong gió, trông theo cho đến lúc xe chạy khuất
cuối đường vòng), tôi vẫn tưởng mang đi được cả
hình ảnh tuổi mới lớn của nàng (song thất bại) dẫu chiếm
đoạt tất tận những giấc mơ khi nàng xa rời trường học (sống với
nhau trọn kiếp) - dường như thuở ấy chiến tranh còn ở tận
góc chân trời nào,
(chiến tranh,
chia ly, đời sống chỉ là những khái niệm thật mơ hồ đối
với nàng)
-
đó
là câu chuyện ba mươi năm về trước đối với chàng, ở
một thành phố khác khi chàng khởi cuộc hành
trình này - theo đuổi một nhân vật của chàng
người đàn bà ở một góc khác - không,
tất cả chỉ là sự mơ hồ,
bắt đầu cho cuộc sáng tạo, hay thật ra chỉ là cơn
ái tình làm
xong, kéo tới, bao vây lấy cơn buồn ngủ lúc
này rủ rê, vỗ về ngã
mình xuống tấm nệm để thiếp đi, quên hết trong khi
thân hình
nhớp nhúa, ý nghĩ thì bồng bềnh trên một
khoảnh khắc vừa đoạn
lìa với khí hậu của căn phòng 3x4 thước chỉ chứa
đủ một cái
giường sắt không treo mùng đặt song song với cái
bàn xếp những
tạp chí nhiều hình ảnh (những cái gáy nhiều
màu sắc, dễ nhận
ra) khung ảnh chữ nhật mặt nhựa trong suốt lồng chân dung một
người đàn bà, nét mặt mờ ảo dưới ánh
sáng, đang cười, cái phin
cà phê để trên chiếc
ly bằng sành
nung
người
đàn bà giờ này đã thật trưởng thành
(thật sự ở vào lứa tuổi bốn mươi đã tự coi là
già lắm rồi, không còn gì để mơ tưởng - như
nàng thường nói) - bỗng dưng thời khắc xáo trộn
vì chàng xuất hiện
tưởng anh không còn sau cuộc biến động/ý nghĩ của
chàng cũng
vậy/như một lần tự sát/có thể nào mình gặp
lại nhau - ngày xưa
mình đã vô tình vì nghĩ sự gần gũi
chẳng thể có gì chia
cách/bây giờ em sợ vô tình/thành phố
như một căn phòng ngủ
khi hai thân xác kề bên
nhau
giữa những
thân xác khác, biến dời và nghiêng
lệch tùy theo ý nghĩa, thấm nhuần xung quanh và
vượt qua ý nghĩa thân xác, luôn luôn
cầu khẩn và thu phục nội dung, tự biến đóng kín
châu thân, trong nội tại cũng như qua các tri thức
đắc thủ, những kinh nghiệm từng trải, những cảm tình nuôi
dưỡng, đồng thời cũng khám phá cái trống vắng,
sự xóa
bỏ mọi nội dung, sự lược giảm hiện diện vào tha
tính
Căn phòng đường Sloat
Ngay từ buổi đầu tiên khi gặp lại nhau, khí hậu
tháng mười nơi thành phố nàng ở đã chớm
lạnh, cái lạnh không ẩm thấp làm se da thịt,
lúc bước chân vào căn phòng, chàng đỡ
chiếc áo khoác ngoài của nàng vắt lên
thành ghế, họ đã ôm chầm lấy nhau - nàng dụi
mặt vào ngực chàng, nghe như thấm những giọt nước mắt tự
nhiên ứa ra (và nàng nức nở không
nguôi) - rồi một khoảnh khắc nào đó, họ đã
nằm bên nhau, thân thể của nàng (người đàn
bà chưa qua lần sinh đẻ nào) không một dấu ngấn,
đầu vú tròn, đỏ nhỏ xinh xắn, làn da mịn dưới
những cảm giác của bàn tay chàng (và
chàng nhận ra một nốt ruồi son ở phía bụng dưới của
nàng), chàng thầm thì nói điều đó
với nàng
- hai người
cùng thốt lên cười trong lúc thân xác
đã kề bên nhau - họ cùng chia xẻ một ý nghĩ
trong ba mươi năm qua đi tìm kiếm thấy lại một điều gì
đó riêng tư của chính mình trong
xát-na này (ngày xưa, tại sao? em nhát lắm,
có thể vì khung cảnh thời trung cổ Đà lạt,
có thể để chờ đợi một ngày thực sự em sẽ là của
anh, cái ngày ấy đã trở
thành
ngày dài nhất suốt cuộc hành trình đời
người, nghe như tiếng than vãn của nàng/của
chàng), cái riêng tư ấy đến thật muộn trên
thành phố lạ mặt.
Mười mấy năm sau khi chàng đặt chân đến xứ sở này,
chuyến xe đón người tị nạn ở phi trường đã chạy ngang
thành phố về hướng thung lũng, cho đến ngày hẹn đến thăm
nàng, chàng mới có dịp trở lại, kể cho nàng
nghe lúc lái xe trên con lộ mười chín,
chàng đã lạc đường đến tận vùng đồi sát bờ
biển (đứng ở trên mỏm đất cao nhìn ra trùng dương
xa, chân trời mờ mịt trong sương chiều, hình dung
nàng cũng nhạt nhòa) bây giờ hiển hiện trong từng
cảm giác, chàng thú thực vẫn như ảo tưởng,
"ôm chặt em đi" - nàng thầm thì khuyến
khích, từ lâu rồi...một nơi để trở về, căn phòng,
nơi mà tôi (sẽ) phải đến bởi vì không thể
là nơi nào khác - thế giới đã dành
cho chúng ta một chỗ này, chàng mơ hồ nhớ như
đã đọc (viết) ở đâu đó, một chỗ ngồi với nhau ở
thềm cát ngoài bãi biển, ngó mông về
phía những đợt sóng trùng trùng lớp lớp dội
vào bờ thấy một người đàn ông dáng vẻ
Á đông đang thổi chiếc kèn đồng, âm thanh dạt
lại theo chiều gió, nàng tưởng tượng tiếng nhạc đó
như nói với
mình
Ngăn kéo thứ
ba
Khởi đầu là tình yêu.Giống như Cựu Ước viết :
Berechit/bara elohim et hachchamáim veet haárets.Derrida
cũng khởi từ phần thứ ba trong Rechtsphilosophie của Hegel để viết :
Tôi bắt đầu với tình yêu.Con đường gai góc để
nói đến Hegel, đến Genet, đến Freud.Có phải tất cả chỉ
là phỉnh gạt ? Hãy tin vào sự khởi đầu, vì
tình yêu là một khoảnh khắc của Sittlichkeit.
Hegel ghi nhận trong thiên mở đầu Gia đình :
Liebe heisst uberhaupt das Bewusstseyn meiner Einheit mit
einem Anderen, so dass ich fur mich nicht isolirt bin, sondern
mein Selbstbewusstseyn nur als Aufgebung meines Fursichseyns
gewinne, und durch das mich Wissen, als der Einheit meiner
mit dem Anderen, und des Anderen mit
mir
tình yêu nói chung mang ý nghĩa ý
thức tính thống nhất của ta
với tha nhân, đến độ ta không còn bị cô lập
trong ta nữa, nhưng
ta có thể thắng cái tự thức như thể từ bỏ cái ta
quy nội, và kể
từ cái tự kiến này mà thống nhất được ta với tha
nhân cũng như
tha nhân với
ta
tình
yêu lại là Empfindung - die Liebe ist aber Empfindung - sự
tìm kiếm cái thất lạc trong nhau, khi phút ban đầu
của tình yêu là không muốn sống một
mình/dass ich keine selbststandige Person fur mich seyn will/ta
thấy ta trong tha nhân/dass ich mich in einer anderen Person
gewinne
tình
yêu là điều mâu thuẫn không ngờ - die Liebe
ist daher der ungeheuerste
Widerspruch
Marx hẳn
không thể hiểu quá trình biện chứng
này
mâu thuẫn biện chứng của tình yêu với Hegel vượt
lên khỏi nhận
thức lý luận/den der Verstand nicht losen kann - những mặt đối
lập (chung/riêng, khách/chủ, tổng thể/cá thể...);
mâu thuẫn gắn
bó với Aufhebung/Vereinigung, những vận động dàn trải
khắp tư
tưởng Hegel khi ông viết tình yêu không
có tha thể vì bạn hãy
yêu tha nhân như chính bạn - als einen der du ist,
vì yêu chính
mình là một tiếng không có ý nghĩa
(ein Wort ohne Sinn)
tôi
không đưa bạn vào con đường hữu thần luận của Hegel (bạn
có thể theo chân Derrida đọc lại Freud khi phân
tích sinh thực khí trong cổ thoại hy lạp, kể rằng
mỗi khi nhìn thần Medusa là biến thành tượng
đá : khủng cụ của Medusa là niềm khủng cụ bị thiến hoạn
gắn liền với cái nhìn, bởi vì đứng trước
cái đầu bị cắt và miệng mở rộng chính là
đứng trước âm hộ của người m-; trong nghệ phẩm biểu hiện
tóc trên đầu Medusa bằng hình tượng những con rắn
bắt nguồn từ mặc cảm thiến hoạn vì tuy chúng có vẻ
dọa nạt nhưng lại làm giảm vẻ khủng khiếp, vì
chúng thay thế dương vật mà nguyên ủy của khủng
khiếp là do thiếu vắng dương vật (dessen Fehlen die Ursache des
Grauens ist) - nhìn đầu Medusa làm bạn sợ cóng đến
độ biến thành đá, cóng biểu hiện cương cứng
có nghĩa là vẫn còn dương
vật)
Hegel
nói đến phân hóa thành hai là cội
nguồn của nhu cầu triết học (Entzweiung ist der Quell des Bedurfnisses
der Philosophie), mối quan tâm của lý trí nhằm chế
giảm sự phân hóa này.Đó chẳng qua là
một cách nói của quyền năng thống nhất (Macht der
Vereinigung), cho nên cần đến triết học chưa hẳn là triết
học.Triết học chỉ bắt đầu
bằng
chính nó.Từ triết học từ tự nhiên đến triết học về
tinh thần diễn ra cái vòng biện chứng, khởi từ nhu cầu
đến cảm thụ cái khuyết, cái khuyết của cá thể
trong giống, cái chia cách của giống trong cá thể,
như vận động hàn gắn vết cắt, làm đầy chỗ khuyết như
hành động giao hợp của chủng loại (Begattung), làm
tình giữa giống cái với
giống đực
(Geschlechtsverhaltnis).
tình yêu là mâu thuẫn nằm ngay trong
phân hóa giữa hai giống và chỉ trong giao hợp mới
lấy đi sự phân hóa này.Cái cơ động của
Aufhebung là quan hệ giữa giao cấu và khu biệt đực
cái, nhưng giống đực và cái không đối lập
như hai từ mà khu biệt của bất phân và phân
hoá, như mồng đóc giống với dương vật nhưng thụ
động, cái hình thành tiểu âm thần giống như
túi dịch hoàn và đường rãnh ngọc
hành làm thành âm đạo nơi đàn
bà - giao hoan là thụ cảm (das Empfangen) của đàn
bà và cử hoạt (das Tatige) của đàn ông, một
bên nhận và một bên mất đi
Cái
vòng vo chạy đuổi theo nhau như cút bắt trong cuộc
làm tình nơi đàn ông/đàn bà
thăng hoá thành Aufhebung trong triết lý Hegel
âm u đến thế
nhà
thơ như Francis Ponge vỡ lẽ tại sao khoái đọc ngụ ngôn La
Fontaine hơn Schopenhauer hay Hegel vì bớt mệt, lại nhiều
thú vị , sạch sẽ hơn và ít lợm (moins fatigant,
plus plaisant; plus propre, moins degoutant)
Derrida khi
đi tìm hiểu điều đó đã tự hỏi :
Hegel (le philosophe) n'est pas très propre, et il faut,
après l'avoir lu, se laver, on dirait même s'en laver les
mains...
Pourquoi les philosophes seraient-ils, sans compter toutes leurs
autres insuffisances, sales?
Hegel (triết gia) không sạch lắm đến nỗi sau khi đọc ông,
ta phải đi tắm nếu không muốn nói phải rửa tay nữa
Tại sao các triết gia lại bẩn, chưa kể tới những khiếm khuyết
khác?
trong
muôn vàn lý do, cái tội nhất của mấy triết
gia là cứ "huyên thuyên bất
tận"/"volumenplusieurstomineux", không biết cắt ngắn đi và
ký tên vì ông nào cũng chối bỏ đặc ngữ
của cái tên mình mà chỉ nói những
khái niệm và khái quát chẳng sạch
sẽ/thích đáng/impropres
Hành trạng của viết
Tất cả là quyển sách - cuộc phiêu lưu của chữ viết
bắt đầu.Nhưng tại sao lại hành trạng ? Có gì
liên quan giữa cuộc đời (bio) và chữ viết (graphie)
? Quyển sách được khai sinh, những chữ được viết ra, dường như
tất cả từ hư vô đổ xô dồn lại; không phải vậy, chỉ
có sự phân cách mỏng manh giữa hai biên giới
: bên trong và bên ngoài cuộc đời
Quyển
sách triết học đầu tiên chàng đọc là bản
dịch của H.Albert từ tác phẩm Zur Genealogie der Moral sang
tiếng Pháp, Mercure de France xuất bản mua lại từ quầy
sách cũ, chủ nhân là một bà già
(mù chữ ? chàng đoán mò thế vì mặt
hàng của bà đầy sách báo ngoại ngữ tạp
nhạp, kẹo và thuốc lá) đặt xế cửa quán cà
phê Mai Hương (?) ở
Saigon thuở
ấy - nhiều năm sau này quầy sách cũ và bà
cụ đã biến đi trong những biến động nhiễu nhương.Quyển
sách cũng thất lạc, giờ đây chàng chỉ còn
giữ nguyên bản copyright 1930 của Alfred Kroner Verlag ở Leipzig.
Nietzsche kể lể những kẻ thù của Schopenhauer như Hegel,
đàn bà, thú nhục dục và toàn bộ
ý chí để tồn tại, ngoan cố nên trên hết thẩy
là tình dục mà Schopenhauer coi như kẻ thù
cá nhân (als personlichen Feind):
Jedes Tier, somit auch la bête philosophe, strebt instinktiv
nach einem Optimum von gunstigen Bedingungen, unter denen es
seine Kraft ganz herauslassen kann und sein Maximum im
Machtgefuhl erreicht; jedes Tier perhorresziert ebenso instinktiv
und mit einer Feinheit der Witterung, die "hoher ist als alle
Vernunft", alle Art
Storenfriede
und Hindernisse, die sich ihm uber diesen Weg zum Optimum legen
oder legen konnten (es ist nicht sein Weg zum "Gluck", von dem
ich rede, sondern sein Weg zur Macht, zur Tat, zum machtigsten Tun, und
in den meisten Fallen tatsachlich sein Weg zum
Ungluck).Dergestalt perhorresziert der Philosoph die Ehe samt dem, was
zu ihr uberreden mochte,- die Ehe als Hindernis und Verhangnis auf
seinem Wege zum Optimum.Welcher grosse
Philosoph war
bisher verheiratet? Heraklit, Plato, Descartes, Spinoza, Leibniz, Kant,
Schopenhauer - sie waren es nicht; mehr noch, man kann sie nicht einmal
denken als verheiratet.
Mọi loài thú, kể cả loài thú triết gia,
phấn đấu theo bản năng để đạt tới cái tối hảo từ những
điều kiện thuận lợi, nhờ đó nó có thể khai triển
sức lực và hoàn thành cảm năng quyền lực tối đa;
cũng do bản năng và nhận thức tinh tế cái gì "ở
trên hết thảy lý trí", mọi loại xâm nhập hay
chướng ngại có thể cản đường tới cái tối hảo
(tôi không nói con đường dẫn đến "hạnh phúc",
mà là con đường tới quyền lực, hành động, hoạt
động uy quyền nhất, và trong mọi trường hợp ý nghĩa nhất
thực sự là con đường dẫn đến bất hạnh).Thế nên triết gia
kinh hãi hôn nhân, cùng với những gì
có thể thuyết phục được, - hôn nhân là
chướng ngại và tai họa đối với con đường đến chỗ tối
hảo.Có ai trong những triết gia lớn lấy vợ đâu ? Như
Heraklit, Plato, Descartes, Spinoza, Leibniz, Kant, Schopenhauer
đều không lấy vợ; hơn nữa không ai có thể tưởng
tượng họ lấy vợ
cũng
Nietzsche cho Sokrates là trường hợp ngoại lệ, nằm trong
nguyên lý hài kịch của ông
thế những
triết gia như Khổng Khưu, Thích Ca, Aristoteles, Hegel, Husserl,
Heidegger...ở trong hàng ngũ nào ?
còn
những Lão Đam, Jesus ở trong nguyên lý nào ?
Nietzsche
viết tinh thần tự do chỉ có khi nói không với mọi
sự nô dịch rồi đi vào sa mạc (nein sagten zu aller
Unfreiheit und in irgend eine Wuste gingen)
há
đó không phải là hình ảnh Lão Đam
triết gia
không từ khước tồn tại mà xác quyết tồn tại của
chính mình (ở một chỗ nào đó, chàng
viết (đọc) : chấp nhận trần gian, tọa thị thẳng thắn trên
mặt trái đất, con người là sự nghiệp của mình ở đời
pereat
mundus, fiat philosophia, fiat philosophus, fiam
Maine de
Biran trong Nhật ký ca ngợi triết lý là suy tưởng
trong quay cuồng thế giới cũng như trong cô tịch thư phòng
đạt tới đỉnh cao vòi vọi, trong khi những tinh thần nhỏ nhoi của
thế nhân chỉ nghĩ trong hoàn cảnh và thời khắc nhất
định khi đầu óc và bao tử ổn định - đến chín phần
mười cuộc đời chẳng dành cho tư tưởng
Sau bao năm
tháng trôi qua, tôi vẫn đi trên một lối
mòn và không bao giờ quay trở lại
Ecce enim
breves anni transeunt, et semitam per quam non revertar, ambulo
Những căn
phòng trọ, những thành phố không tọa độ, những
hình ảnh người đàn bà trong đời, cuộc hành
trình vô định như thể viết, mãi không ngừng
nghỉ (nàng hỏi, chàng hay tôi phải ký
tên)
đặng
phùng quân
|
SƠN TRUNG * VÕ PHƯỚC HIÊU
V¾ PHÐỚC HIÊU
Võ
Phܧc Hi‰u còn có bút
hiŒu là Võ ñÙc Trung, sinh næm 1933 (
quš dÆu) tåi làng Thanh Hà, quÆn
Châu Thành, tÌnh Ch® L§n, sau Ch®
L§n
thu¶c Çô thành Sàigòn- Ch®
L§n. quÆn này
trª thành B‰n LÙc, tÌnh Long An. Võ
Phu§c Hi‰u thu¶c gia Çình giáo
chÙc, cha và
mË ÇŠu là giáo viên tÌnh Ch®
L§n.
Ông làm
công chÙc th©i ÇŒ
nhÃt c¶ng hòa, ljn th©i ÇŒ
nhÎ c¶ng hòa chuy‹n qua làm nhà
xuÃt bän, ông là
giám ÇÓc nhà xuÃt bän Lºa
Thiêng tåi Sài gòn. Ông cÛng
Çã tØng làm báo, vi‰t væn
trܧc 1975. Ông cùng gia Çình
vÜ®t biên tháng 6-1979 và ljn Nam
DÜÖng. TÎ nån
chánh trÎ tåi Pháp tØ tháng
11-1979 ljn nay. Khi ra h£i ngoåi, ông
càng chuyên
vŠ sáng tác thÖ và truyŒn ng¡n.
Tác phÄm:
TH÷
Le Chemin vers La
Mer.
Présence Vietnamienne, 1988.
Coeur de
Mère. Présence
Vietnamienne, 1989.
Th¡p
Sáng Hoàng Hôn. Cºu
Long, 1989.
T
P TRUY N:
Phá SÖn Lâm ñâm Hà
Bá. Làng
Væn, Canada.2000
Hùm Ch‰t ñ‹ Da
. Làng Væn, Canada,
2001,
NhÜ Nܧc Trong NguÒn . HÜÖng Cau, Paris. 2004.
TUY”N
T
P TH÷:
M¶t PhÀn TÜ Th‰ K› Thi Ca ViŒt Nam Häi Ngoåi I,
II (1975-2000)
Væn Hóa Pháp ViŒt,
2004.
ñ†c
Võ Phܧc Hi‰u, chúng ta thÃy rõ
cÃu trúc cûa ba tÆp truyŒn nhÜ sau:
Phá SÖn Lâm ñâm Hà
Bá : ñÒng quê +
th¿c trång ViŒt Nam
Hùm Ch‰t ñ‹ Da
: ñÒng quê+
Th¿c trång ViŒt Nam (
Bån bè) + ñåo Lš
NhÜ Nܧc Trong NguÒn : ñÒng quê+ Tình MÅu
tº ( gia Çình)
ñÒng
quê là mÅu sÓ chung , là chû
ÇŠ chính cho các tÆp truyŒn cûa
Võ
Phܧc Hi‰u. Ngoài ra còn có nh»ng
chû ÇŠ khác nhÜ :Th¿c trång ViŒt Nam,
ñåo Lš và Tình mÅu tº.
I.
ñÒng Quê
Ba
tác phÄm cûa Võ Phܧc Hi‰u mang
cùng m¶t n¶i dung là ÇÒng
quê Nam
Kÿ. Ông sinh trܪng ª tÌnh Ch®
L§n ngày xÜa mà nay là B‰n LÙc
tÌnh Long An. Tâm
hÒn ông Çã g¡n liŠn v§i quê
hÜÖng và dân t¶c. Bây gi©,
ông cÛng nhÜ bao triŒu
ngÜ©i ViŒt sau bi‰n cÓ 1975 phäi r©i
bÕ quê hÜÖng v§i bao niŠm kh°
Çau và
thÜÖng nh§. Nh»ng tác phÄm cûa
ông vi‰t ra là Ç‹ hoài niŒm quê
hÜÖng yêu dÃu.
Trong các tác phÄm cûa ông, chúng
ta nhÆn thÃy có hai miŠn Nam:
M¶t miŠn Nam thanh bình và m¶t miŠn nam tang
thÜÖng. Ta có
th‹ nói ÇÒng quê tÙc là miŠn Nam
thanh bình. Còn miŠn Nam
tang thÜÖnglà ÇÒng quê
Çiêu tàn, tÙc là th¿c
trång ÇÃt nܧc trong bàn tay
c¶ng sän.
1.Ngܩi
và ÇÃt
NhÜ Nܧc Trong NguÒn dày
300 trang, mang s¡c thái chung là quê
hÜÖng miŠn Nam.
Tác giä Çã
phác h†a vài nét dÖn sÖ vŠ quê
hÜÖng cûa ông:
Tôi sinh trܪng và l§n lên
nÖi làng Thanh Hà hÈo lánh quê
mùa, Çèo heo
hút gió. M¶t làng nhÕ nh¡n
nên thÖ v§i âm hܪng Ç¥c
trÜng cûa vùng sông nܧc
båt ngàn phÜÖng Nam,
nguyên sÖ và kÿ bí. Nhà cºa
vÓn lÜa thÜa, không ÇÜ®c bao
nhiêu t¶c h†
quây quÀn trong n‰p sÓng gia Çình
truyŠn thÓng ‘tÙ Çåi ÇÒng
ÇÜ©ng’, mÃy th‰ hŒ
sum h®p, chung lÜng Çâu cÆt vui vÈ
và hånh phúc dܧi m¶t mái
Ãm duy nhÃt .
Xa xa vŠ phía bên kia Vàm Cây
Trôm, khÕi xóm Råch Chung ngót
nghét Çôi ba
cây sÓ ngàn, chÌ thÃy ru¶ng
tân lÆp bát ngát và rØng
chÒi, rØng tràm ti‰p nÓi
chåy dài mút m¡t (21-22).
NÖi
chôn nhau
c¡t rÓn cûa Võ Phܧc HI‰u là
nÖi thôn
dã, ÇÀy vÈ hoang vu nhÜng
có nhiŠu màu s¡c tÜÖi ÇËp
cûa m¶t thiên nhiên
phong phú cänh s¡c:
S¿ sÓng ª Çây
ÇÜ®c nhÆn diŒn qua nh»ng Çàn
chim se sÈ hay dÒng d¶c tØng
chÆp bay lÜ®n vù vù trong bÀu
tr©i xanh thÄm. Chúng lܧt ngay cä
trên ÇÌnh ÇÀu
ngÜ©i ho¥c sà xuÓng nh»ng cánh
ÇÒng lúa mênh mông nghe r©n
r®n. Các Çàn chim
này to l§n l¡m, Çông vô sÓ
k‹, Çôi khi che h£n m¥t tr©i làm
sÅm tÓi m¶t vùng
ÇÃt.
ñó Çây không bi‰t cÖ
man nào mà k‹ cho h‰t các loåi cò
rÃt Ça dång nhÜ cò
lºa, cò cá, cò ma, cò qu¡m,
cò Çúm và nhÃt là cò
tr¡ng bông bܪi. .
. . rÒi
nào là diŒc, Çiên
Çi‹n, còng c†c, quÃc. . .
chen chúc chåy nhäy, tranh nhau Çi
sæn mÒi hay quây quÀn trºng gi«n
trên
chót vót nh»ng ng†n tràm. TÃt cä
tåo m¶t màu s¡c ÇËp m¡t,
n°i bÆt h£n trên bÙc
h†a thiên nhiên v§i nŠn xanh nõn nà
mÜ©m mÜ®t cûa cây cûa lá,
cûa ru¶ng lúa
ngày mùa, thÃp thoáng Än hiŒn xa xa
nhÜng låi gÀn gÛi, nÒng nàn
sâu ÇÆm (24-25)
Võ
Phܧc Hi‰u Çã ÇÜa ta trª vŠ
khoäng hai træm
næm trܧc, khi miŠn Nam m§i ÇÜ®c
khai phá.Tác giä nói cho chúng ta bi‰t
nguÒn gÓc cûa t°
tiên ông là nh»ng ngÜ©i
Üa phiêu lÜu måo hi‹m, tØ miŠn Trung
Çã theo chân các chúa NguyÍn
vào Nam lÆp
nghiŒp. Khªi ÇÀu h† ª vùng Bà
ñi‹m, Hóc Môn, sau ti‰n dÀn vŠ
phÜÖng Nam, khai
phá vùng B‰n LÙc hoang vu thành ru¶ng
ÇÒng (26). H† Çã th¿c s¿ lao
Ƕng, Çã Ç°
mÒ hôi Ç‹ tåo Ç¿ng gia sän
và tåo d¿ng miŠn Nam
trù phú. H†
Çã thành công và bi‰t dåy d‡
con cháu Ç‹ con cháu ti‰n lên trong lao
Ƕng, và
h†c tÆp. H† cÛng bi‰t
yêu thÜÖng ÇÒng
bào, giúp Ç« nh»ng kÈ
khÓn khó. LÎch sº cûa gia dình
ông cÛng là lÎch sº cûa
bao triŒu gia Çình ngÜ©i Nam trong
Çó có gia Çình Lê Væn
DuyŒt, NguyÍn ñình
Chi‹u Çã tØ miŠn Trung vào Nam lÆp
nghiŒp. Và Çó cÛng là lÎch
sº cûa miŠn Nam,
lÎch sº cûa Nam ti‰n.
Võ
Phܧc Hi‰u vi‰t vŠ xóm Råch Rít cûa
ông:
Cái xóm Råch Rít nÖi
ông bà tôi an phÆn tu°i già
ÇÜ®c thành lÆp không
lâu. Các hàng bô lão thu¶c
hàng th° công Çaon ch¡c chÌ
ngót nghét m¶t hai træm
næm là cùng. NhÜng bây gi©
xóm không ljn LJi quånh hiu l¡m
so v§i nh»ng nÖi sâu
hút khác hoang vu cùng cÓc v§i
Çôi ba nóc tranh lè tè, ho¥c
næm bÄy mái lá xác
xÖ, khép nép n¢m khuÃt sâu
hóm sau nh»ng vÜ©n cây æn
trái tåp nhåp Çû loåi,
gi»a m¶t vùng sông nܧc båt
ngàn.
Xóm gÒm trên dܧi vài
chøc sinh mång quanh næm dån dày
sÜÖng n¡ng, gió
mÜa.TØ Çó có th‹ Çoán ra
dÍ dàng n‰p sÓng cûa h† Ça sÓ
vÅn còn ª mÙc khó nghèo
triŠn miên dai d£ng nhÜng quy‰t tâm sinh tº
cûa h† trên mänh ÇÃt nghèo
kh° Çó
mà h† Çã Ç¡n Ço l¿a
ch†n vÅn không hŠ thay Ç°i. Nhà cûa
h† nÖi này m¶t cøm, nÖi
kia m¶t cøm, hú g†i m¶t ti‰ng l§n
là có th‹ truyŠn Çåt v§i nhau nhanh
chóng
(30).
2.
Tình quê
Phá SÖn Lâm ñâm Hà
Bá dày 238
trang, gÒm bäy bút kš: Vét ao
æn t‰t; Trâu già ch£ng nŒ dao
phay; Con qu› giò bܧm quê tôi;
NhÙt phá sÖn lâm, nhì Çâm
Hà Bá; ñÒ quân æn
cܧp, Væng v¢ng ti‰ng chuông;
ñám cháy ÇÀu xuân.
TÆp
truyŒn
này Çã trình bày nhiŠu s¡c
thái cûa ÇÒng quê miŠn Nam. Võ
Phܧc Hi‰u Çã tô vë
hai cänh ViŒt Nam mâu thuÅn nhau. ñó
là miŠn Nam trܧc 1945, là m¶t miŠn Nam
thanh bình v§i lúa xanh, mây tr¡ng
và miŠn Nam sau 1945, 1954 và sau 1975. là
m¶t miŠn Nam tràn ngÆp áo Çen c©
ÇÕ.
Cänh
trong
các truyŒn ÇŠu ª xóm Råch Rít
quê mùa, nÖi sinh trܪng cûa
tác giä. Các nhân vÆt
là nh»ng ngÜ©i dân quê chân
lÃm tay bùn, tâm hÒn chÃt phác
giän dÎ. H† có nh»ng
cái hay nhÜ chæm chÌ làm viŒc,
chÎu khó dÀm mÜa dãi n¡ng
và cÛng có nh»ng tính
xÃu nhÜ uÓng rÜ®u, bài båc,
chºi l¶n, và ngÒi lê Çôi
mách. M¶t sÓ truyŒn cûa Võ
Phܧc Hi‰u nói lên tình ngÜ©i
ª nÖi thôn quê miŠn Nam.Vét ao
æn t‰t vi‰t vŠ cu¶c sÓng bình an ª
nÖi thôn quê ViŒt
Nam trܧc 1945. Trong gia Çình nghèo,
nhÜ gia Çình Bäy Sô, v® chÒng
già thÜÖng
yêu nhau, vui buÒn có nhau, Çúng theo
nghïa ‘’tÜÖng kính nhÜ
tân’’. Xóm làng
dù có nh»ng mâu thuÅn
, ngÜ©i này nói xÃu ngÜ©i kia
nhÜng khi cÀn h®p tác Ç‹ làm viŒc
công ích låi
Çoàn k‰t v§i nhau, tích c¿c lao
Ƕng nhÜ
viŒc vét ao.
Trâu già ch£ng nŒ dao phay
ÇŠ cao tình yêu quê hÜÖng.
Chú Næm Nghê tØng
Çi lính bên tây, h‰t hån
Çæng lính, chú không ª låi
Pháp nhÜ m¶t sÓ ngÜ©i mà
trª vŠ ViŒt Nam bªi vì Chú
thÜÖng cái xóm Råch Rít.
Chú nh§
quê hÜÖng, bà con lÓi xóm (64). Chú
ª trong cái nhà nhÕ, không cha mË
v® con,
nhà chú trª thành nÖi tø h¶i
cä xóm vì chú có tài k‹ truyŒn.
Chú nghèo nhÜng
häo tâm, ai ljn chú ÇŠu ti‰p
Çãi tº t‰. Chú ít h†c, nhÜng
tØng träi, Çã Çi Çó
Çi Çây. Chú có lòng nhân
hÆu và có m¶t lš tܪng cao quš:
chú yêu thÜÖng m†i
ngÜ©i, và vui v§i hiŒn tåi .
ñ©i rÃt hÃp dÅn, chÃt
chÙa bao lôi cuÓn quy‰n rÛ. ñ©i
låi muôn hình vån
trång.M‡i ngÜ©i nhìn m¶t góc
cånh nào Çó cûa cu¶c
Ç©i Ç‹ qua cái ÇËp mình
vØa
khám phá , Çón nhÆn Ç©i
v§i niŠm vui hånh phúc t¿ tåo. TØ
Çó dÅn d¡t mình thêm
thÜÖng yêu cu¶c sÓng, thêm
thÜÖng yêu
nh»ng gì chung quanh mình nhÜ
yêu ngÜ©i,
yêu thiên nhiên, yêu n¶i tâm,
yêu ngoåi cänh, yêu tÃt cä, bao la
không biên
gi§i ( 68-69)..
3. Cänh quê và cu¶c sÓng
nÖi thôn quê ngày xÜa
Võ
Phܧc Hi‰u Çã ÇÜa ta trª vŠ
cu¶c sÓng êm
ÇŠm và thú vÎ cûa th©i
trܧc 1945. ñó là nh»ng cái
ÇËp cûa thiên nhiên và cái
ÇËp cûa lao Ƕng.
Cái thú ª thôn quê hÈo
lánh thuª thanh bình là ÇÜ®c
tham d¿ cänh Çåp lúa
trâu nh»ng Çêm træng sáng huyŠn
diŒu xuÓng cánh ÇÒng vàng mÖ
thÖm phÙc mùi rå
m§i.Gió mát trong lành phÖn ph§t
tØng cÖn nhË nhàng säng khoái.
BÓn bŠ tïnh
mÎch. Ngu©i ta chÌ nghe
ti‰ng thª khìn
khÎt tØng chÆp cûa Çôi trâu
Çen ngòm mÆp
lút và ti‰ng nh¡c nhª thúc
hÓi cûa bác nông dân già
phía sau.
Cänh Çåp lúa Çôi vui
nh¶n l¡m. ´t ra cÛng næm bäy
bãi lúa l§n Çåi. M‡i bãi
có m¶t hay hai Çôi trâu
quÀn thäo không ngÜng.Thêm ngÜ©i
sªi lúa, vô bao chÌ xanh, kÈ
khuân chÃt ngay
ng¡n trên c¶ täi vŠ lÅm tråi. G¥p
lúc cuÓi næm giáp T‰t, cänh náo
nhiŒt còn
tÜng bØng hÖn.ai ai cÛng quy‰t tâm, ganh
Çua nhau dÙt Çi‹m s§m Ç‹ kÎp
rܧc ông
bà, hÌ hå ba ngày xuân ( Con qu›
Gò Bܧm quê tôi 102).
NgÜ©i ViŒt Nam ta Çi ljn
Çâu, viŒc
ÇÀu tiên là lÆp m¶t cänh
chùa, dù chÌ là vách lá ÇÖn sÖ. Cái niŠm tin
PhÆt giáo Çã có tØ ngàn
xÜa, th‹ hiŒn ª cái chùa làng cûa
Võ Phܧc Hi‰u. Chùa là trái tim
cûa nhân dân
và cÛng là cänh trí cûa
ÇÃt nܧc, quê hÜÖng:
Chùa làng tôi c° l¡m.
Mái ngói cÛ kÏ, rong rêu
Çóng dày c¶m, xám sÆm Äm
i. Chùa ÇÜ®c xây cÃt lâu
Ç©i, khoäng th‰ k› trܧc trên
ngôi ÇÃt ven råch, tiŒn
l®I cho khách thÆp phÜÖng và b°n
Çåo ljn vi‰ng vào th©i bu°i
vàng son thÎnh
hành cûa ghe xuÒng, sông nܧc.
Chung quanh cây cÓi um tùm. NhiŠu cây to san
sát
hùng vï tæng thêm vÈ huyŠn bí
m© m© äo äo cûa nÖi tín
ngÜ«ng thiêng liêng.
Ngoài vÜ©n, có khi sát
bên thŠm chùa, räi rác nhiŠu tháp cao,
l¡m tØng,
chÃt chÒng v§i ÇÌnh chót
vót chÌa th£ng lên không trung.
Tháp xây b¢ng Çá täng,
ho¥c Çá xanh hay Çá ong trét
b¢ng ô dܧc, cÛng rêu phong
trùm phû lÓm ÇÓm. Mãy
li‰p chuÓi båt ngàn xanh nhåt v§I
nh»ng quày dài cä thܧc tây,
bao b†c nh»ng
luÓng rau luÓng cà ( Phá SÖn Lâm
ñâm Hà Bá, 180- 181).
Còn bao
tøc lŒ Çáng yêu nhÜ chia thÎt ,
rܧc
ông bà ngày xuân , và bao nh†c
nh¢n khi b†n tr¶m cܧp hoành hành
trong nh»ng
ngày giáp T‰t ( ñám
cháy ÇÀu xuân ) Çã
Çu®c ông
k‹ tÜ©ng tÆn. ñi‹m này cho chúng
ta thÃy tåi løc tÌnh cÛng giÓng
nhÜ ngoài B¡c
ngày xÜa vÅn có nh»ng b†n cܧp
hoành hành
nhÃt là trong dÎp T‰t mà triŠu
Çình phäi bó tay.
Ngoài
ra, trong NhÜ Nܧc Trong NguÒn,
Võ Phܧc Hi‰u cÛng cho ta bi‰t nh»ng n‰p
sÓng
và phong tøc cûa quê ông nhÜ
tôn sÜ tr†ng Çåo, viŒc giáo døc
ª thôn quê, viŒc
trÒng thuÓc lá và hút thuÓc
lá, tøc uÓng
trà, tøc xem phong thûy, tøc nÃu
rÜ®u và tŒ nån c© båc ª
thôn quê trܧc 1945,
nhât là cu¶c sÓng thi‰u phÜÖng tiŒn
y t‰ ( bà mø Ç« ÇÈ).
3.
K› niŒm th©i
thÖ Ãu
Trong NhÜ
Nܧc Trong
NguÒn, Võ Phܧc Hi‰u Çã
nh¡c ljn nh»ng k› niŒm th©i thÖ Ãu
cûa ông. ñó là
hình änh cÆu Võ væn Th† bäy
tu°i Çu®c cha cho Çi h†c tÜ ª
nhà ông thÀy Hu‰. L§p
h†c tÜ võn vËn có bÓn h†c trò
là Th†, ñ¿c NhÕ, Hai ñ§t
và Bäy Rái. Tác giä gi§i
thiŒu sÖ lÜ®c vŠ ông thÀy Hu‰. CÛng
nhÜ ông thÀy Quäng cûa HÒ H»u
TÜ©ng, ông
thÀy Hu‰ cûa Võ Phܧc Hi‰u cÛng
có m¶t lai lÎch và hành tung bí
mÆt:
ñÓi v§i ngÜ©i dân
xóm Råch Rít, ông thÀy Hu‰ ljn
Çây lúc nào không ai
bi‰t và cÛng không ai quan tâm Ç‹ š
tìm hi‹u làm chi. Ÿ vùng ÇÃt
khÄn hoang tÃt
bÆt, ÇÃt tr©i bÃt bi‰t này,
ngÜ©i tÙ x٠ljn lÆp nghiŒp
không phäi ít. . .
. ChÌ bi‰t nh»ng
næm gÀn Çây, ông
thÀy Hu‰ rÃt có uy tín trong thôn
xóm. Ông ÇÜ®c lòng bà con
tØ ÇÀu thôn ljn cuÓi
xóm, có th‹ nói ch£ng sót m¶t
ngÜ©i. Ai cÛng dành cho ông m¶t
s¿ ti‰p Çón niŠm
nª v§i cäm tình nÒng hÆu, chan
chÙa nghïa ân.
. . Tông tích
ông thÀy Hu‰ phû
m¶t màn bí mÆt dÀy Ç¥c.
Riêng ông tôi bi‰t rõ ng†n ngành ngay
tØ thuª ông thÀy
Hu‰ lang thang Çi bán thuÓc dåo trên
chi‰c ghe lÜ©ng có mui che mÜa n¡ng
kín
Çáo, xuôi ngÜ®c quanh næm trên
sông nܧc, tØ ÇÀu thôn
cuÓi xóm, làng này qua
làng khác Ç‹ cÙu Ç©i và
cÛng Ç‹ sinh nhai..
. . Ông thÀy Hu‰
thu¶c l§p sï phu
miŠn Trung, nÖi sinh sän nh»ng tâm hÒn
bÃt khuÃt, yêu nܧc nÒng
nàn, cái nôi
cûa cách mång dân t¶c chÓng
th¿c dân và phong ki‰n vào ÇÀu
th‰ k› trܧc. Ông
quä có dính li‰u quÓc s¿, chÓng
Pháp xâm læng cܧp nܧc
và triŠu Çình Hu‰ quan
liêu bÃt l¿c.
Có lë nh»ng ngÜ©i
ÇÒng chí cùng tham gia nh»ng phong
trào bí mÆt v§i
thÀy, kÈ bÎ k‰t án tº hình qua
các máy chém lÜu Ƕng,
ngÜ©i bÎ tù t¶i ÇÀy äi
chung thân cÃm cÓ, m¶t Çi không
hËn ngày vŠ tÆn Côn ñäo xa
khÖi. T° chÙc bÎ mÆt
thám liên bang phá v«. ThÀy b¡t
bu¶c phäi Ç°i vùng, vào miŠn
ÇÃt m§i Nam Kÿ
tránh tai h†a, tránh s¿ truy lùng g¡t
gao bûa vây ngày càng th¡t ch¥t
cûa th¿c
dân lj quÓc.. . (61- 69)
Sau l§p h†c
này, Võ Phܧc Hi‰u Çi h†c
trܩng
làng. ñó là nh»ng s¿
vÆt, nh»ng hình änh rÃt tÀm
thÜ©ng trong cu¶c d©i nhÜng
v§i tác giä låi là nh»ng nŠn
täng cûa tình cäm, cûa tâm tÜ
Çã æn sâu trong lòng
tác giä.
Bu°i chiŠu lúc tan trÜ©ng, m¥t
tr©i vÅn còn lûng l£ng trên
không trung,
chúng tôi thØa mÙa thì gi© rong
chÖi phá phách.
Gi© này th¢ng MÜ©i có
thói quen la cà chåy d«n v§i
Çám løc læn løc lºa
chúng tôi ljn sÅm tÓi vÅn
chÜa chÎu vŠ chùa. Có lë Çó
là gi© kh¡c t¿ do cûa nó,
thoát khÕi s¿ dòm ngó cûa bŠ
trên. Chúng tôi thÜ©ng g¥p nhau ª
b© Çê, ª Gò
Bܧm,, Gò Vua hay quán bà TÜ
TrÀu, nÖi bày bán bánh trái
ÇÜ®c trình bày tÜÖm
tÃt trong hàng chai keo ÇÆy n¡p
kín mít
ho¥c treo lòng thòng lûng l£ng
trܧc cºa quán. Nh»ng thÙ tåp
nhåp màu
s¡c Çó có ma l¿c lôi
cuÓn s¿ thèm thuÒng cûa chúng
tôi m‡i khi Çi ngang quán
(Phá SÖn Lâm ñâm Hà Bá ,
176)
Ngày nay,
tác giä sÓng ª Pháp, lòng
vÃn vÜÖng
vÃn quê hÜÖng ViŒt Nam, thÜÖng
nh§ xóm Råch Rít:
Tôi nh§ quê hÜÖng
Tôi nh§ xóm Råch Rít
Tôi nh§ ông bà và mË
tôi.
Tôi nh§ ông giáo Sº và
nhÙt là ông thÀy Hu‰ ngày xÜa
(NhÜ Nܧc Trong NguÒn ,79)
Ngày nay,
ông mang tâm trång lÜu Çày
cûa ngÜ©i
xa xÙ. Trong bài thÖ ñón
MË, ông vi‰t:
Ÿ nh»ng ch¥ng ÇÜ©ng
ÇÀy chông gai
SuÓt cä tháng ngày
Con sÓng ki‰p lÜu ÇÀy cô
lÈ.
. .
. . .
. . .
.
Con ljn mänh ÇÃt dung thân
NhÜng MË Öi,
Con Çã khóc bao nhiêu lÀn?
Ki‰p ly hÜÖng
M¶t chu‡i phÛ phàng!
Con chÌ thÃy quê hÜÖng con
là ÇËp
(NhÜ Nܧc Trong
NguÒn, 10-11)
Ông
luôn hoài niŒm làng xóm, quê
hÜÖng cûa
ông:
Tôi nh§ chòm xóm, bà con
cÆt ru¶t, ngay cä cây cÕ chim chóc
quen
thu¶c. . .
tÃt cä nh»ng gì Çã g¡n
liŠn v§i cu¶c sÓng
cûa tôi trܧc Çây, tØ
gÓc rå khô n¢m mËp dܧi
chân ngÜ©I, c†ng cÕ dåi ch‰t rÛ
quæn queo ª vŒ ÇÜ©ng ljn nh»ng
l©I ra78n dåy ngà ng†c quš hi‰m cûa ông
bà tôi,
cûa mË tôi, cûa thÀy tôi thuª
tôi còn ª trÀn trùng trøc rong
chÖi, khét n¡ng
hôi trâu, h¿c mùi rÖm rå và
bùn non xà xÎn.
. .
.
. . Nay
tóc muÓi tiêu, tu°i x‰ chiŠu, nhÜng sao
nh»ng hình änh thân thÜÖng Ãy
vÅn rõ nét trong tôi. Nh»ng hình
änh ch®t ljn
ch®t Çi Ço cÙ chÆp ch©n trên
xóm Råch Rít bu°n tênh cûa
tôi thÃp thoáng Än hiŒn
xa xa. .
.
(NhÜ Nܧc Trong NguÒn, 79).
II. TH C TR[1]NG
MI“N NAM ( ñ—NG QUÊ TANG THÐ÷NG)
Võ
Phܧc Hi‰u
chÜa quên quá khÙ thì làm sao
ông quên hiŒn tåi, m¶t hiŒn tåi nay
Çang bi‰n
thành quá khÙ Çã và
Çang vây phû bao ngÜ©i ViŒt xa xÙ?
Chính cái bi‰n cÓ 1945,
1954, và gÀn hÖn, bi‰n cÓ 1975
Çã làm cho miŠn Nam diêu tàn, tang
tóc. CÙ m‡i
bút kš là m¶t vài nét chÃm
phá vŠ lÎch sº ViŒt Nam hiŒn Çåi.
Chính m‡i k› niŒm
vŠ làng xóm thân thÜÖng låi mang
thêm nhiŠu gi†t lŒ cho quê hÜÖng, cho bà
con
ru¶t thÎt còn ª låi trong tûi
nhøc hay
nh»ng ngÜ©i Çã n¢m xuÓng
trong uÃt hÆn, và Çau thÜÖng.Trong
Phá SÖn Lâm, ñâm Hà
Bá, Võ Phܧc Hi‰u Çã cho ta
rõ vŠ viŒc m¶t sÓ
ngÜ©i dân Çã ch‰t oan , hay Çau
kh° trong bàn tay c¶ng sän, và bao
thäm h†a
giáng xuÓng nh»ng ngÜ©i dân miŠn
Nam yêu chu¶ng hòa bình. ñó
là th¢ng Ba La
trong 1945 ch‰t oan vì ViŒt Minh hành quy‰t vŠ t¶i
ViŒt gian :
Phong trào b¡t VIŒt gian làm nhiŠu
ngÜ©i ch‰t oan Ùc. Tám Thôi chÜa
kÎp
hòn hÒn sau vø b¡t cø Bùi
ª chùa Giác Häi b‡ng nghe lÛ trÈ
la ó b¡t ÇÜ®c ViŒt
gian s¡p dÅn ngang nhà. Anh lÆt
ÇÆt phóng ra xem. M¡t mª to tròn
xoe trâng
tráo, tay chân bûn rûn, miŒng Ãp
úng không nói ra l©i. Thì ra th¢ng
Ba La, bån
chí thân cûa anh, bÎ trói thúc
ké. Nó bÎ Çäy ra trܧc vŠ
hܧng cÀu Bình Tiên.
Theo sau là nhóm ngÜ©I h¢n h†c võ
trang gÆy g¶c dao mác và lÛ trÈ
quÀn xà lÕn,
ª trÀn trùng trøc, la ó nói
cÜ©iÀm vang h‡n Ƕn.
Ông hàng xóm tÕ vÈ hi‹u
bi‰t ghé tai anh bäo r¢ng th¢ng Ba La bÎ
b¡t tåi nhà. Nó bÎ kêu án
tº hình và
së bÎ hành quy‰t ngay tåi sân
Çá banh bên hông cÀu R© Nô
Bình Tiên.
ñÀu óc anh rÓi loån. Anh
ngÄn ngÜ©i chÜa kÎp có phän
Ùng gì b‡ng nghe
rõ ràng ti‰ng nói quaen thu¶c
cûa th¢ng Ba La. Nó khóc òa, gào
thét kêu
oan Ùc thäm thi‰t l¡m. NgÜ©i ta hò
hét xô ÇÄy nó Çi tØng
bu§c m¶t. Tám Thôi
không dám theo chÙng ki‰n cänh hành
quy‰t nó nhÜng anh nghe k‹ låi nó bÎ
Çâm
b¢ng gÜÖm NhÆt tØ mån hang cua
bên trái thÃu xuÓng lút tim,
xác vÃt ª sông Ông
Buôn. Anh cäm thÃy ray rÙt và
xÃu h° vì bÃt l¿c không
dám ra bào ch»a cho nó
tru§c khí th‰ Çám Çông
không cách gì ngæn cän
ÇÜ®c. Th¢ng Ba La hiŠn nhÜ cøc
b¶t. KhÓn n‡i, ch¡c có ngu©i nào
x§n xác nhìn lÀm nó v§i tên
biŒn Chà cänh sát
ngày xÜa nên nó phäi mang chÎu mang
h†a vào thân (140-141).
ñó
là cu¶c
Ç©i cûa Tám Thôi. Sau 1945, thÃy Sài gòn
ÇÀy cänh máu tanh, Tám Thôi lui
vŠ quê, dùng sÓ tiŠn cÀn kiŒm khi làm
viŒc cho
nhà thuÓc Ông Tiên Ç‹ cܧi
v® và mua ru¶ng ÇÃt. Tám
Thôi có hai ÇÙa con l§n,
sau 1975 phäi di ngÒi tù, hai ÇÙa con
dâu phäi vŠ nÜÖng náu nhà ông.
Tám Thôi
phäi quay vŠ nghŠ câu tôm câu cá
Ç‹ nuôi sÓng gia Çình. Cänh
kh° cûa ông cÛng
là cänh kh° cûa Ça sÓ dân
chúng xóm Råch Rít khi c¶ng sän
xâm chi‰m miŠn Nam.
Và con sông quê ông cÛng mang sÓ
phÆn Çau thÜÖng cûa dân t¶c:
Bây gi© trong xóm ai cÛng
Ç° bung ra sông ra råch chæn ví,
sæn Çu°i cá
tôm, tranh nhau Ç¡p Ç°i qua ngày.
Tôm cá bây gi© càng hi‰m hoi. Cu¶c
sÓng thêm
vÃt vä buÒn nôn.
Ngày xÜa con sông
này không l§n
không nhÕ nhÜng rÃt thÖ m¶ng.
Nó lånh lëo vô tri thÆt nhÜng
ÇÓi v§i ông, vÓ g¡n
bó gÀn gÛi, h¶i nhÆp vào
nó, nó chÃt chÙa mang chª m¶t
cái gì thiêng liêng tiŠm
Än khi‰n ông càng quy‰n luy‰n kh¡ng khít
v§i nó luôn. Ngày nay cái hÒn
nܧc,
hÒn sông Çó trª nên nhåt
nhòa v§i cu¶c Ç©i nghiŒt ngã (148).
ñó
là cu¶c Ç©i cûa chú Næm
Nghê con ngÜ©i vui
vÈ nhÜng sau 1975 bÎ ‘’ghép vào
thành phÀn phän Ƕng chÓng ch‰
Ƕ’’, h† cÃm dân
chúng tø h†p cho nên nhà chú
không còn ai dám lai vãng, chú bŒnh
và ch‰t trong
cô ÇÖn và nghèo kh° ((73) .
RÒi
bao bi‰n
cÓ xäy ra cho ÇÃt nܧc ViŒt Nam
mà xóm Råch Rít cûa Võ
Phܧc Hi‰u cÛng không
thoát khÕi cÖn Çåi hÒng
thûy. Nào là h†c tÆp cäi tåo,
nào là sän xuÃt tÆp th‹
hóa nông nghiŒp (146-147), .Hai ông
giáo trong NhÜ Nܧc Trong
NguÒn là nh»ng con ngÜ©i bÃt
khuÃt, có quá khÙ chÓng Pháp
, ông thÀy Hu‰
ch‰t già, còn ông giáo Sº
bÎ ViŒt Minh
gi‰t vì ông yêu t¿ do, không chÎu
khuÃt phøc Çäng vô sän,
Çäng cûa thi‹u sÓ ngÜ©i
ngông cuÒng không tܪng, r¡p
tâm muÓn áp Ç¥t b¢ng võ
l¿c và hÆn thù (75).
Trong Hùm
Ch‰t ñ‹ Da và NhÜ Nܧc
Trong NguÒn, tác giä Çã nói
vŠ cu¶c Ç©i cûa tác giä và
các bån bè vì chÎu không
thÃu kh° ách c¶ng sän phäi bÕ
nܧc mà Çi:
Tháng 6 næm 1979, sau th©i gian mÃy
næm bÎ vùi dÆp trong nh»ng ‘’ chi‰n
dÎch cäi tåo’’ , ‘’ Çánh tÜ
sän måi bän’’, ‘’ ki‹m kê công
thÜÖng nghiŒp’’ và
‘’bài trØ væn hóa Çòi
trøy’’. . .
. do c¶ng sän Ƕc tài
Ƕc trÎ chû trÜÖng nh¢m
trä thù và cܧp cûa cûa
bà con miŠn Nam, tôi l¥ng lë cúi
ÇÀu tûi nhøc, thÃm thía
bܧc xuÓng chi‰c tàu cây
ÇÎnh mŒnh (NhÜ Nܧc Trong
NguÒn, 77).
Dù miŠn Nam
chìm d¡m
trong Çau thÜÖng, ngÜ©i dân vÅn
sáng suÓt nhÆn xét vè c¶ng
sän. H† tranh Çãu
m¶t cách kín Çáo. H† công
kích væn h†c, nghŒ thuÆt c¶ng sän.
Chú Næm Nghê và
Bäy Bèo trong Phá SÖn Lâm
ñâm Hà Bá tiêu bi‹u
cho nh»ng ngÜ©i Nam Kÿ b¶c tr¿c,
luôn nói th£ng, nói thÆt. Chú
Çã phê bình bài
thÖ Ta Çi t§i cûa TÓ
H»u và nhÆn xét vŠ xã
h¶i chû nghïa rÃt chí lš:
Tao thì ít ch» låi thi‹n cÆn nhÜng tao nghï nhà thÖ hång nhÃt cûa ch‰ Ƕ
hÒ hªi d¿ phóng con
ÇÜ©ng Çi t§i trܧc m¥t, con
ÇÜ©ng thênh thang ª tÜÖng
lai mà chÌ r¶ng có tám
thܧc, không °n chút nào h‰t.
HÒi lâu ª bên Tây,, tÆn
vùng phía b¡c nܧc Pháp,
tÙc xa thû Çô ánh sáng Ba
Lê vài træm cây sÓ, nh»ng
con ÇÜ©ng r¶ng rãi na ná nhÜ
th‰ không thi‰u gì, nhan nhän kh¡p nÖi.
ñàng này,
xây d¿ng tÜÖng lai ch‰ Ƕ v§i
nh»ng con ÇÜ©ng r¶ng tám
thܧc Çã huênh hoang
hãnh diŒn, Çã thÕa mãn mØng
húm, tao cho Çó là ÇÀu
óc nông dân hång bét, cøc
b¶
thi‹n cÆn, thua h£n bà con khai rØng
phá rÅy cûa mình ngày xÜa
quá c« th® m¶c.
ThÆt Çúng y chang các ông bí
thÜ, các bà chû tÎch bù trÖ
bù trÃt, nhìn xa không
quá mÛi cûa xã mình. ñÃt
nܧc ViŒt Nam Ç‹ cho nh»ng hång
ngÜ©i Çó lãnh Çåo,
chÌ lÓi chÌ Çu©ng làm sao
trª thành rÒng? Tao dám nói
không
s® l¡m, tøi nó së bi‰n xÙ sª
thành r¡n ráo hay liu Çiu thôi (87).
Bäy
Bèo
, m¶t nông dân trÈ, trܧc có
Çi lính quÓc gia, so sánh giáo
døc quÓc gia và
giáo døc c¶ng sän:
ThÖ gì džc chÕi tai quá
tr©i. HÒi xÜa ª trÜ©ng, tôi
có džc nh»ng bài nhÜ
Qua Çèo Ngang tÙc cänh cûa bà
huyŒn Thanh Quan hay mùa thu ngÒi câu cá
cûa cø
Tam Nguyên Yên ñ° NguyÍn Khuy‰n, nghe
êm tai, chan chÙa tình cäm, vÀn
ÇiŒu rung
Ƕng khi‰n tâm hÒn man mác.. . .
ñ¢ng này, thÖ gì c¶c lÓc,
cÙ xúi døc chém gi‰t
thù hÆn, cÙ nhè ÇÒng
bào ru¶t thÎt mình mà nguyŠn rûa,
sÌ vä và n¥ng l©i khi‰n
tôi rùng mình nh§ låi cänh ch¥t
c° sªn ÇÀu, m° bøng dÒn
trÃu, th†c huy‰t cho mò
tôm hay b¡n tét gáy nh»ng næm
khûng bÓ (83-84).
Tác
phÄm cûa
Võ Phܧc Hi‰u Çã trình bày
khá ÇÀy Çû nh»ng nét
chính y‰u cûa lÎch sº miŠn Nam
tØ trܧc 1945 cho ljn nay.
III. ñ[1]O
LÝ
Hùm
Ch‰t ñ‹ Da dày 253
trang, gÒm 6 truyŒn ng¡n:
Hùm ch‰t Ç‹ da
Chút tình Ç‹ låi
GiÃc chiêm bao cuÓi næm
Cây cÀu ông HiŒu
NiŠm Çau cuÓi Ç©i
Âm ÇÜÖng h¶i ng¶
TÆp
truyŒn
này giÓng tÆp trܧc là xây
d¿ng trên bÓi cänh và nhân
vÆt miŠn Nam th©i trܧc 1945. NhÜng
khác v§i tÆp trܧc ª Çi‹m
luân lš. Ta
có th‹ nói tÆp truyŒn này mang tính
cách Çåo lš.Ông cÛng nhÜ HÒ
Bi‹u Chánh,
Bình Nguyên L¶c muÓn truyŠn cho
ngÜ©i džc ánh sáng cûa
Çåo lš, cûa tình
ngÜ©i.TruyŒn ÇÀu là truyŒn ông
ÇÓc ThÜ©ng, xuÃt thân gia
Çình nghèo khó nhÜng
ÇÜ®c nhà trÜ©ng cÃp h†c
b°ng Ç‹ æn h†c. Thành tài, ông
không muÓn g¥p cha ru¶t
là m¶t nông dân quê mùa, vì
ông s® bån bè chê cÜ©i. Sau ông tích c¿c
phøc vø cho Pháp làm nhiŠu
ÇiŠu bÃt nghïa. Vi‰t
truyŒn này, Võ
Phܧc Hi‰u nh¢m chÌ trích nh»ng
kÈ h»u tài mà vô hånh. TruyŒn
thÙ hai nh¡m ca
tøng bà Næm TÖ HÒng, m¶t
ngÜ©i bình dân it h†c nhÜng có tinh
thÀn xã h¶i và
nhân ái, møc Çích sÓng
cûa bà là Çem låi hånh
phúc cho m†i ngÜ©i. Bà luôn ÇŠ
cao tình nghïa v® chÒng, nghïa là
ÇŠ cao gia Çình, vì Çó
là nŠn täng cûa xã
h¶i. Bà Næm TÖ HÒng nói:
Ÿ Ç©i, chÌ có tình yêu
là quan tr†ng hÖn cä. Nó là
ÇÀu mÓi không th‹
thi‰u sót ÇÜ®c Ç‹ xây d¿ng,
cûng cÓ và phát tri‹n m†i thÙ
tình khác trên th‰
gian th¿c hÜ hÜ th¿c này (93).
TruyŒn GiÃc chiêm bao cuÓi
næm nói vŠ thuy‰t nhân quä cûa
Çåo PhÆt. Võ Phܧc Hi‰u
là m¶t PhÆt tº, Çã hi‹u rõ
tri‰t lš nhà PhÆt, và Çã trình
bày tri‰t lš nhà PhÆt
qua truyŒn này. Ba truyŒn sau cùng vi‰t vŠ nh»ng
ngu©i bån thân Çã và Çang
sÓng
dܧi ch‰ Ƕ c¶ng sän cùng viŒc
tác giä vÜ®t biên qua Pháp.
IV. TµNH
M U T±
NhÜ
Nܧc Trong
NguÒn, 187 trang, khªi ÇÀu m¶t
bài thÖ, ti‰p theo là ba hÒi kš và k‰t
thúc
b¢ng hai bài thÖ, t°ng c¶ng ba bài
thÖ và ba hÒi kš:
ñón MË (thÖ)
Ngày Ãy qua mau
NhÜ nܧc trong nguÒn
HÜÖng lòng
th¡p mu¶n
Và mË ra Çi
(thÖ)
Ainsi tu t’en vas (thÖ)
Tuy là ba
hÒi kš nhÜng cùng chung m¶t chû ÇŠ
MË, và š tÙ liên tøc cho nên
có th‹ coi nhÜ là m¶t . Khác v§i
hai tác phÄm
trên, tác phÄm này có n¶i dung
hoài niŒm vŠ ngÜ©i MË cûa tác
giä. Th¿c ra, ª
trong tÆp này, tác giä hoài niŒm t°
tiên, ông bà và cha me, nhÜng MË
ÇÜ®c tô
nh»ng nét rÃt ÇÆm dà.
ñón MË là m¶t
bài thÖ mª ÇÀu tÆp truyŒn..
Tác giä Çã nói lên n‡i
Çau kh° cûa
ông trong Çêm chia tay mË Ç‹
vÜ®t biên:
Lúc chia tay
Con nh§ mãi
Ÿ nh»ng ch¥ng ÇÜ©ng ÇÀy
chông gai
SuÓt cä tháng ngày
Con sÓng ki‰p lÜu Çày cô
lÈ
Con không dám th£ng nhìn
m¥t MË
ñ‹ ghi rõ dung nhan MË
lÀn cuÓi
MË ÇÙng Çó
NhÜ tÜ®ng Çá Çêm
Çông
MË Çã ch‰t trong lòng
Khi dõi m¡t theo con
(10)
Trong tÆp
này, tác giä Çã tÕ lòng
yêu thÜÖng thân mÅu và
nhåc mÅu. Nhåc mÅu cûa tác
giä Çã mÃt khi 83 tu°i, nhÜng vong
linh cûa bà vÅn
theo dõi ÇÙa con xa:
MË!
MË!
MË Öi!
MË kiŒt sÙc rÒi
Tám ( mÜÖi ) ba tu°i
ch¤n da mÒi tóc sÜÖng
MË còn l¥n l¶i d¥m
trܩng
Tìm con tän låc bÓn
phÜÖng quê ngÜ©i (15).
Trong tÆp NhÜ Nܧc Trong
NguÒn , tác giä cho bi‰t cha mÃt
s§m,
thân mÅu cûa ông Çã hy sinh cu¶c
Ç©i thanh xuân Ç‹ nuôi con khôn
l§n và cho æn h†c. Bà Çã
thÜÖng yêu dåy d‡ ông,
nhÃt là Çã Çau kh° khi con trai
bÕ xÙ ra Çi vào nÖi sóng
gió hi‹m nguy:
Tôi nh§ mË tôi khôn nguôi.
Tôi nh§ hình änh thân thÜÖng,
nh§ nh»ng l©I
ra78n dåy ng†c ngà quš báu, nh§ nh»ng hy
sinh cao cä vô b© ngÜ©i dành cho
tôi
suÓt cu¶c Ç©i ba Çào sóng
gió trên quê hÜÖng tôi máu
lºa triŠn miên (NhÜ Nܧc
Trong NguÒn , 137).
Võ
Phܧc Hi‰u tä cänh, tä tình rÃt
chi ti‰t. ñôi khi l©i væn hÖi dài
theo cách vi‰t cûa TrÜÖng Vïnh Kš và
Huÿnh TÎnh Cûa. Ÿ m¶t vài nÖi,
ông vi‰t
rÃt lÜu loát, và say mê theo
dòng cäm hÙng tràn ÇÀy nhÜ
Çoån ông tä tâm s¿ kÈ
hoài hÜÖng:
NgÜ©i tÎ nån ViŒt Nam, tØ
hÖn hai mÜÖi næm nay, nhÙt là
nh»ng ngÜ©i tr†ng
tu°i, có m¶t quá khÙ n¢ng n¥ng
dài lê thê sau lÜng mình, hay nh¡c
nh§ thuª xa
xôi Ãy, nay dù Çã bÎ l§p
bøi th©i gian vô tình phû m©
Çôi chút. H† cÓ tìm ki‰m
trong các ngæn ngách ch¢ng chÎt
và phÙc tåp cûa vùng tâm
thÙc, m¶t chút gì Çó
g¡n bó v§i nguÒn gÓc c¶i
rÍ, thÜ©ng là nh»ng cänh
ÇËp, nét diÍm kiŠu cûa quê
hÜÖng cách ngæn diŒu v®i.
H† lâng lâng b¡t g¥p Çâu
Çây nh»ng con ÇÜ©ng mòn
m¶t màu nâu sÆm, quanh co uÓn éo
rÃt thân quen v§i tÀm
m¡t h†, nÖi h† tØng in dÃu chân tung
tæng li‰ng tho¡ng, rong chÖi khét n¡ng
hôi
trâu th©i son trÈ hÒn nhiên.
NÖi Çây nh»ng b© mÅu
trÖn tr®t lún phún cÕ mai
cÕ chÌ cùng
vài loåi hoa dåi ú màu vào
mùa mÜa dÀm mÎt tr©i mÎt
ÇÃt, bÎ c¡t Çoån tØng
khoän
do l° ch‡ b‹ v«, nܧc chäy róc
rách.
NÖi kia con l¶ ÇÃt ÇÕ
nhÕ hËp vØa Çû cho hai chi‰c xe
bò leo lŠ tránh nhau trong kh° nh†c, con l¶ duy
nhÃt Çó chåy dài ngút
m¡t, c¡t ngang xóm nghèo v§I nh»ng
chi‰c c¶ trâu xuôi
ngÜ®c ngùn ngøt rÖm rå và
thóc lúa.
H† sung sܧng trong cäm
giác Çê mê, Än hiŒn m¶t chút
gì mênh mông sâu r¶ng, còn
rÖi r§t khi nhìn
ng¡m m¥t tr©i ÇÕ ºng tØ
tØ khuÃt dång
sau chòm cây hay Çám lá tÓi om
dÀy mÎt nÖi cuÓi chân tr©i,
nhÜ©ng ch‡ cho mÀu
sÅm tÓi chÀm chÆm chi‰m lÃy
không gian, mang låi thôn Ãp làng
quê s¿ dÎu dànbg
thÖi th§i, nhÜ Ç‹ ÇŠn bù cä
m¶t ngày dài oi nÒng ÇÅm m¥n
mÒ hôi, n¥c nÒng mùi
rÖm rå khô c¢n vào nh»ng mùa
g¥t hái ( NhÜ NЧc Trong NguÒn, 147).
Ông
Çã cho chúng ta thÃy cänh
ÇËp cûa miŠn quê và công phu khai
thác
ru¶ng vÜ©n , ÇÃt Çai cûa
nh»ng ngÜ©i Çi tiên phong. H†
Çã xây d¿ng nên m¶t mänh
giang sÖn gÃm vóc nhÜng chû nghïa
c¶ng sän Çã bi‰n mänh ÇÃt
hiŠn hòa thành nÖi
tang tóc, Çau thÜÖng. Tác phÄm
cûa ông mang tính chÃt hoài niŒm
nhÜng cÛng mang
tính chÃt tÓ cáo và tranh
Çãu. Tác phÄm cûa ông man
mác tình cäm nhÜng cÛng
thành thÆt theo bút pháp hiŒn th¿c,
phän chi‰u lÎch sº ViŒt Nam
trܧc và sau
1975.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 028
No comments:
Post a Comment