Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG * TẠ TỴ * TÔ HOÀI * VÕ NGUYÊN GIÁP

Tuesday, September 11, 2012

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG * ĐẠI TÁ VŨ LĂNG ,CON TRAI VŨ TRỌNG PHỤNG?


 ĐẠI TÁ VŨ LĂNG ,CON TRAI VŨ TRỌNG PHỤNG?

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG


Tháng 2, tháng 3 năm 1976/ Tháng 2, tháng 3 năm 2008..Thấm thoắt dzây mà thời gian đã qua 33 mùa lá rụng..Những năm 1975, 1976 tôi sống những ngày buồn thảm, u tối, tuyệt vọng giữa lòng Sài Gòn, thành phố thủ đô đau thương của tôi.
Biết dzồi..Khổ lắm..Kể mãi..! Vâng, không tả oán nữa, xin nói ngay vào chuyện. Một tối Phù Hư, người bạn văn nghệ của tôi, ghé nhà tôi, anh nói:
- Tôi mới gặp con trai của ông Vũ Trọng Phụng. Anh ta mới ở Hà Nội vào. Tôi hẹn gặp lại anh ta sáng mai.
Anh hỏi tôi:
- Anh có muốn gặp con trai ông Vũ Trọng Phụng không?
Từ lâu tôi biết Nhà Văn Vũ Trọng Phụng không có con trai, ông chỉ có một người con gái. Gần như tất cả những người đọc những tiểu thuyết Giông Tố, Số Đỏ, Cơm Thầy Cơm Cô của Nhà văn Vũ Trọng Phụng đều biết ông chỉ có một người con gái. Nay ở đâu ra anh con này của Nhà Văn? Mạo nhận ư? Nhưng mạo nhận là con Nhà Văn để làm gì? Tôi không tin người nào đó là con trai của Nhà Văn nhưng vì buồn quá đỗi, buồn đến có thể chết được, phần vì không có việc gì làm, tôi theo Phù Hư đi gặp anh ta.
Những tháng đầu tiên bọn Bắc Cộng rước hình Chủ Tịt Hồ chí Minh của chúng vào Sài Gòn, dzân Sài Gòn – thất nghiệp không phải chăm phần chăm mà là năm chăm phần chăm – toàn dzân không có việc gì làm, đổ ra đường kiếm ăn Chợ Trời, Chợ Đất, mở hàng cà phe vỉa hè. Hàng họ thật giản dzị, vài cái bàn, vài cái ghế thấp tè đóng bằng gỗ ván thùng, vài phin cà phe hay một ấm ninh cà phe, nửa ký cà phe, nửa ký đường, bán gần hết chạy đi mua, 1 phích nước, dăm cái ly, cái muỗng, thế là thành một tiệm cà phe vỉa hè Sài Gòn Thất Thủ Lủ Khủ Lù Khu. Sáng hôm ấy tôi theo Phù Hư đến một tiệm cà phe như thế trên vỉa hè đường Gia Long. Đúng giờ hẹn người tự nhận là con trai của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng đến.


Người thanh niên trắng trẻo, đẹp trai, mặt mũi sáng sủa, bận bộ đồ bà ba đen mới may. Không có khả năng nhận xét sắc xảo gì nhưng nhìn anh tôi biết chắc anh không phải là dân Sài Gòn, anh là người miền Bắc mới vào Sài Gòn nhưng anh không có cái vẻ cù lần của bọn thanh niên Hà Nội Bắc Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa, những kẻ được dân Sài Gòn tả trong câu dzân dzao 1975:
Trai Sài Gòn như chim anh vũ,
Trai Hà Nội như củ khoai lang.
Phù Hư đãi anh ly cà phê đen giá 1 đồng, 1 đồng tiền Hồ là 500 đồng bạc Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi nói với anh thanh niên :
- Tôi tưởng ông Vũ Trọng Phụng không có con trai ?
Rất lễ phép, và có vẻ đầy đủ thẩm quyền, coi như chuyện người thiên hạ không biết Nhà Văn Vũ Trọng Phụng có con trai là chuyện thường, anh ta nói :
- Thưa bác..Bố cháu có cháu và em gái cháu. Tên cháu là Vũ Trọng Khanh.
Lần thứ nhất tôi nghe cái tên Vũ Trọng Khanh là trong một sáng cuối năm 1975, hay đầu năm 1976, trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn.
Sau ly cà phe, vài điếu thuốc lá, tôi chia tay với Vũ Trọng Khanh. Ngoài việc xưng là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, người nói tên mình là Vũ Trọng Khanh không ba hoa chích chòe khoe khoang, không nói lời gì với ý định lừa gạt hay lợi dụng Phù Hư và tôi. Anh cũng không hỏi nhà chúng tôi, không nói chỗ anh ở, công tác anh làm, không hẹn gặp lại. Từ đấy tôi không gặp lại anh, tôi cũng không nghe ai nói đến anh.
Năm 1975, 1976 tôi 40 tuổi, người tự nhận là Vũ Trọng Khanh, con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, trạc 30 tuổi. Nếu anh là con ông Vũ, anh phải ra đời trước năm 1939 là năm ông Vũ từ trần, ít nhất anh phải ra đời trong những năm 1934, 1935, năm 1975 anh phải gần 40 tuổi, phải già, phải via tông-keng bằng tôi, anh không thể trẻ đến như thế.



Lần gặp Vũ Trọng Khanh ở Sài Gòn, tôi không tin anh là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng nhưng tôi chẳng bắt bẻ anh làm gì. Tại sao lại cố ý moi móc để chứng tỏ người ta nhận vơ ? Mà người ta nhận vơ người ta là con ông Nhà Văn sì đã nàm thao? Hại gì ai ? Nhà văn Vũ Trọng Phụng có nổi tiếng, có được người đời trọng mến, mới có người nhận là con. Ở đời thiếu gì anh con từ bố, chối bố hay xấu hổ khi có ai nói anh là con của ông bố anh.


Những năm 2000, 2001, ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi nghe nói :
- Ở San José có người nhận là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, tên là Vũ Trọng Khanh.
Tôi nghe qua rồi bỏ. Tự nhiên tôi không tin nhân vật Vũ Trọng Khanh San José 2000 là nhân vật Vũ Trọng Khanh tôi gặp năm 1975, 1976 trên vỉa hè đường Gia Long, Sài Gòn. Lại một vụ nhận vơ.. ! Mà người ta nhận vơ sì đã nàm thao?
Ngày tháng qua đi..Tháng 2 năm 2008, liêu lạc ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, tôi gặp lại cái tên Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh tôi thấy ở Kỳ Hoa năm 2008 không phải là anh thanh niên Bắc Kỳ đẹp trai Vũ Trọng Khanh tôi gặp ở Sài Gòn cuối năm 1975 hay đầu năm 1976. Như vậy : trước sau, trong vòng 40 năm, tôi thấy cuộc đời này có hai ông Vũ Trọng Khanh. Ông Vũ Trọng Khanh thứ nhất tôi được gặp, được nói chuyện ở Sài Gòn năm 1975 không có chức vụ, không cấp bậc gì cả, ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tôi chỉ được nhìn thấy dung nhan trên màn hình Internet trong cuộc phỏng vấn của Hệ Thống Truyền Thông SBTN. Ông Vũ Trọng Khanh San José 2008 được SBTN giới thiệu bằng cái tên có chức vị quân đội là Đại Tá Vũ Lăng.




Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San José 2008 trạc Sáu Bó tuổi đời, bận quân phục, tôi nhìn không rõ đó là quân phục Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa hay quân phục Quân Đội Hoa Kỳ. Ông có vẻ đau yếu, dường như ông ngồi không vững, ông nói khó khăn, ông có bà vợ trẻ ngồi bên đỡ lời, nói dùm. Trong cuộc phỏng vấn ông nói ba, bà nói bẩy. Chuyện kỳ lạ là, như tôi đã viết trên đây, gần như tất cả những người Việt Nam từng đọc tiểu thuyết của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, từng biết, dù biết ít, biết lơ mơ, về đời tư của Nhà Văn, đều biết Nhà Văn không có con trai, nhưng ký giả SBTN – không lẽ không biết – không đặt câu hỏi :
- Có gì chứng minh ông là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ?
Ký giả phỏng vấn, dường như tên là ông Tường Thắng, phăng phăng la tuy-líp coi người được phỏng vấn đúng là ông con của Nhà Văn.
Ông Vũ Trọng Khanh Đại Tá Vũ Lăng San Jose, và bà vợ, kể nhiều chuyện kỳ cục quá đỗi là kỳ cục. Không những chỉ kỳ cục, đó còn là những chuyện dựng đứng. Không chỉ chuyện dựng đứng thường mà là chuyện dựng đứng năm chăm phầm chăm. Tôi nghe chuyện ông bà kể mà chịu hổng có nổi. Tôi kể lại những lời ông bà nói như sau, tất nhiên tôi chỉ kể đại khái thôi, tôi không thể kể hết hay kể thật đúng những lời ông bà nói, nhưng tôi kể không sai.
Ông Đại Tá Vũ Lăng kể ông bị bọn Bắc Cộng bắt sống, giam tù 22 năm ở Bắc Việt, năm 1982 ông trở về Sài Gòn, năm 1985, 1986 ông vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan, người ta đón ông sang Hoa Kỳ. Trong thời gian chịu tù đày ở Bắc Việt, ông bị bọn Cai Tù Bắc Cộng tra tấn, chúng đánh ông thủng hai lỗ ở đầu, rút hết 10 móng tay ông.
Ông kể :
- Lúc đầu Bộ Trưởng Công An Bùi Thiện Ngộ và Thiếu Tướng Công An Dương Thông hỏi cung tôi, rồi đến ông Đại Tá Bùi Tín. Khi nghe tôi nói tôi là con Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, Đại Tá Bùi Tín đập bàn, quát :
- Mày nói láo. Nhà Văn Vũ Trọng Phụng làm gì có thằng con phản động như mày !
Tôi nói :
- Ông Bùi Bằng Đoàn cũng làm gì có thằng con mất dậy như Bùi Tín.
Ông ấy móc súng Côn ra dọa bắn tôi nhưng rồi ông ấy không dám bắn.
Khi ông Thầy Châm Cứu Bùi Duy Tâm ở San Francisco tổ chức chào đón Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín đến San José, tôi đến nơi gặp. Thấy tôi, ông Bùi Tín mặt xanh rờn, tôi vỗ vai ông ta, nói :
- Đại Tá đừng sợ, đây là đất tự do, ông và tôi cùng là người đi tìm tự do.
Đại Tá Vũ Lăng kể Vũ Trọng Phụng không phải là tên thật của Nhà Văn, tên tthật của Nhà Văn là Vũ Văn Tý. Tên của bà mẹ ông, bà vợ Nhà Văn, là Phụng, ông Vũ Văn Tý ghép tên bà thành bút hiệu Vũ Trọng Phụng. Ông kể bà vợ Nhà Văn, bà mẹ ông, là em gái Luật Sư Trần Văn Tuyên, em cùng cha, khác mẹ. Ông kể năm ông 9 tuổi, Luật Sư Trần Văn Tuyên nói với bà mẹ ông là đưa ông đi chơi , nhưng ông TV Tuyên lại đưa ông sang Vân Nam bên Tầu. Ông sống ở đất Tầu mấy năm cho đến khi ông gặp ông Nguyễn Mạnh Côn, ông nói rõ :
- Người về sau là Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn.
Ông kể ông Nguyễn Mạnh Côn đưa ông từ Vân Nam về Hong Kong rồi đưa ông xuống tầu biển về Singapore . Không thấy ông nói rõ ông Nguyễn Mạnh Côn có cùng về Singapore với ông hay không. Chỉ biết ông kể tới đây là mất tích ông Nguyễn Mạnh Côn. Chính quyền Singapore giúp phương tiện cho ông về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ông lên Tòa Thánh Tây Ninh.
Ông kể :
- Ở Tây Ninh tôi gặp lại ông Trần Văn Tuyên. Ông ấy đang là Cố vấn Pháp Luật của Đức Hộ Pháp Pham Công Tắc. Ông ấy bảo tôi : « Mày đừng nói với ai mày là cháu tao. Ở đây chúng nó kỳ thị, chúng nó thù ghét Bắc Kỳ. Đừng nhận họ để khi nếu nó giết tao thì nó không giết mày, nó giết mày thì nó không giết tao. »
Tôi được Tướng Trịnh Minh Thế nhận là em nuôi, cho tôi đi học Khóa 4 Trường Sĩ Quan Đà Lạt. Năm ấy ( 1952 ) tôi nhớ Thiếu Tá Lefort là Hiệu Trưởng. Mỗi khóa Trường Võ Bị Đà Lạt cho các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo được cử 10 người theo học. Những năm 1960, 1961 có một số cán bộ, binh sĩ Việt Cộng gài lại trong Nam sau Hiệp Định Geneve được đưa ra Bắc chỉnh huấn, Tình Báo tổ chức cho tôi nhập vào những toán đó để ra Bắc hoạt động. Tôi ra Bắc năm 1961, bị bắt, bị tù đến năm 1982 mới trở về Sài Gòn.
Ngưng lời kể của Đại Tá Vũ Lăng.






*
Ai thì tôi không dzám quả quyết chứ Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn thì tôi tự cho tôi có thể nói chắc là cả đời ông – Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn – không một lần đi ra khỏi nước Việt Nam. Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn nổi tiếng một thời của Văn Chương Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Mối Tình Mầu Hoa Đào, Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Kỳ Hoa Tử..vv..bị bọn Bắc Công bắt Tháng Ba 1976, năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn đòi bọn CS phải trả tự do cho ông, chúng không chịu trả, ông tuyệt thực. Bắt chước cách đàn áp tù nhân của bọn Nga Cộng, Tầu Cộng, bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước dến chết. Nhà Văn chết ở Trại Tù Xuyên Mộc.




Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên có ông con là Trần Tử Thanh. Năm 1988 Trần Tử Thanh nằm phơi rốn trong Phòng 10 Khu ED Nhà Tù Chí Hòa cùng Tu sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát và người anh em cùng bà vợ, với tôi là Hoàng Hải Thủy. Năm ấy ông Trần Tử Thanh, cùng ông em là Trần Vọng Quốc, bị Phản Gián P 25 nó tó vì tội « âm mưu cưa ghế chính quyền nhân rân » . Hai anh em ông cùng nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hòa. Tôi, qua điện thoại, hỏi ông Trần Tử Thanh về chuyện ông Đại Tá Vũ Lăng San José nói bà mẹ ông ta là em gái Cố Luật sư Trần Văn Tuyên, tức là bà cô ruột của ông, và như dzậy Đại Tá Vũ Lăng Vũ Trọng Khanh San José là anh em con cô, con cậu với ông, ông Trần Tử Thanh cũng đã biết về cuộc phỏng vấn của SBTN, ông kêu :
- Làm gì có chuyện đó. Bà vợ ông Vũ Trọng Phụng đâu phải là em ông cụ tôi. Gia phả giòng tộc nhà tôi không có ai tên như vậy cả. Hoàn toàn bịa đặt ! Anh em chúng tôi sẽ phải lên tiếng về vụ này.
Ông Trần Tử Thanh gửi cho tôi bức thư ngỏ :


THƯ NGỎ


Đồng kính gửi :
- Các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, các mạng Internet.
- Quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quí vị chủ tịch các đảng phái quốc gia, quí vị Chủ Tịch Công Đồng, các Tổ Chức, Hội Đoàn người Việt Quốc Gia tại hải ngoại.
- Bà con thân thuộc và Bằng Hữu của Gia Đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Mới đây trong cuộc phỏng vấn kéo dài 4 phần trên Đài Truyền Hình SBTN ở Quận Cam và được báo Việt Nam Exodus đưa lên mạng, có một người xưng là Vũ Trọng Khanh, tự Vũ Lăng, Cựu Đại Tá QLVNCH, tốt nghiệp Khóa 4 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt ( ? ), con của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng ( ? ) – không hiểu vì lý do gì - đã mạo nhận là cháu của Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Vì sự việc có liên quan đến thân phụ và giòng tộc chúng tôi, chúng tôi xin minh xác :
1 – Họ và tên người này nêu ra trong cuộc phỏng vấn để chứng minh liên hệ với gia đình Luật Sư Trần Văn Tuyên là hoàn toàn xa lạ với gia đình chúng tôi và không có trong gia phả của giòng họ Trần.
2 – Những sự kiện liên quan đến thân phụ chúng tôi là những sự kiện hoàn toàn bịa đặt một cách trắng trợn.
Tất nhiên khi tạo dựng những sự kiện nêu trên, người được phỏng vấn hẳn có mưu đồ đen tối nào đó.
Vì vậy, chúng tôi xin gửi bức thư ngỏ này thông báo tới toàn thể bà con trong gia tộc, các bằng hữu quen biết gia đình chúng tôi, cùng mọi giới để cảnh giác đề phòng và tránh mọi ngộ nhận trong tương lai.
Thay mặt gia đình Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Luật Sư Trần Tử Huyền, Trưởng Nam.
California, ngày 17 Tháng Hai năm 2008.




*
Trước năm 1975 giới ca-ve Sài Gòn có cô Lan, biệt hiệu Lan Khùng, nói cô là con ông Nhà Văn Lê Văn Trương. Năm 1980 ở Sài Gòn có ông Lê Khiêm nhận là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1990 ở Hà Nội có ông Mạc Can, ông này viết tiểu thuyết, nghe nói là con Nhà Văn Lê Văn Trương.
Năm 1976 ở Sài Gòn Cờ Đỏ tôi gặp người xưng tên là Vũ Trọng Khanh, nhận mình là con trai ông Nhà Văn Vũ Trọng Phụng.
Năm 2008 ở Kỳ Hoa, tôi thấy ông Vũ Trọng Khanh thứ hai tự nhận mình là con trai Nhà Văn Vũ Trọng Phụng. Ông Vũ Trọng Khanh San José còn tự nhận ông là Đại Tá và là cháu ruột Cố Luật Sư Trần Văn Tuyên.
Tôi đã kể những gì tôi biết về nhân vật Vũ Trọng Khanh. Xin để quí vị nhận định về vụ này.

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
TRICH TAP CHI DAN VAN

DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY
Email: tapchidanvan@yahoo.de

Saturday, September 8, 2012

QUẢNG THUẬN * HÂN NAM QUAN

HÆn Nam Quan
Quäng Thuận
ViŒt Nam có äÌ Nam Quan
Ngæn cách Hoa ViŒt giang san hai miŠn
Cºa khÄu H»u NghÎ thiêng liêng
Nghìn næm sØng s»ng b¡c biên nܧc nhà,
Tha hÜÖng thæm vi‰ng quê cha
Nam Quan næm cÛ nay là ÇÃt Hoa!
MÃt biên gi§i, Hoàng, TrÜ©ng Sa,
Bao nhiêu xÜÖng máu ông bà d¿ng xây!
Ai gây nên thäm cänh nÀy?
N« c¡t ÇÃt t° dâng thÀy Trung Hoa!
Nhìn lên vách Çá lŒ sa
MÃy dòng thÖ Hán thÆt là bi thÜÖng:
<Thº Çiå c¿u Nam Quan
Biên Çiå ngä cÓ hÜÖng
Kim thu¶c Trung QuÓc th°
KhÃp khÓc kš Çoån trÜ©ng*..>
(*Yên Tº CÜ Sï Bác Sï TrÀn ñåi SÏ)

Quäng ThuÆn
16/11/2001

THƠ TẠ TỴ

TRANG THƠ TẠ TỴ

Cho Anh
Tặng Nguyễn Tử Đóa

Cho anh này cốc rượu đầy
Với năm tháng cũ với ngày buồn tênh
Cho anh tuổi trẻ phai dần
Cho anh cuộc sống nợ nần hôm nay
Hát ngao tan vỡ bóng ngày
Đêm về nhìn đốt ngón tay vẽ buồn
Dặm dài lối nhạt tơ vương
Dấu chân lãng đãng cuối đường nhân sinh
Vỗ tay mình lại gặp mình
Lỡ câu hò hẹn vỡ hình chiêm bao
Cho anh giọt lệ tuôn trào
Này đây tâm sự gởi vào hư không!
(Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, tập II, Thư Ấn Quán 2007)



Cho Em


Cho em tâm sự vơi đầy
Với bao dòng lệ hao gầy tuổi xanh
Cung buồn dìu tiếng lênh đênh
Tưởng đâu giây phút môi gần gũi môi
Mây đem mong nhớ trong tôi
Hồn phiêu du gởi chim trời lên cao
Gió ru sóng liễu dạt dào
Êm êm năm tháng trôi vào hư vô
Có ai vui thuở đợi chờ
Vòng đôi tay nhỏ ôm hờ yêu đương
Mờ rung bóng dáng thiên đường
Len trong mộng cũ còn vương ý đời
Sầu lên khép kín nụ cười
Chập chờn điệu múa chơi vơi giữa hồn
Ngoảnh nhìn nắng quái hoàng hôn
Mang mang nhân thế nỗi hờn chớm đau
Thắp lên ánh nến nguyện cầu
Để cho hy vọng thắm màu thời gian
Lắng nghe lá đổ về ngàn
Cho em này nhé, muôn hàng mến thương.
(Một Thời Lục Bát Miền Nam, Thư Ấn Quán 2008,
Tủ Sách Di Sản Văn Học Miền Nam)



Bài Thơ Của Một Người


Quán rượu nửa đêm
Tím màu huyết dụ
Tái tê dăm cánh hoa hồng
Ngã nghiêng bờ ly gục khóc

Nửa đêm quán vắng
Dòng lệ nến tàn hoen lòng dĩa xám
Từng bàn tay thôi nhớ những bàn tay
Và mái tóc phai rồi mùi hương quyến rũ

Còn lại
Hai đứa chúng mình
Uống rượu nhìn mưa bay dài đường tối
Những con đường sám hối
Từ lòng đôi ta vuợt qua biên giới
Để nối lại tình thương
Đã chết từ bao thế kỷ

Đêm nay quán vắng
Mưa rơi từng giọt đìu hiu
Không đi biển mà sao lòng say sóng
Tưởng gió về đem nước mặn vào môi

Chúng mình gặp nhau
Để rồi chia lìa bất chợt
Buổi tiễn biệt sẽ buồn như vĩnh biệt
Khi nghe tin người bạn thơ
Đã chết một hôm
Trần truồng không cơm áo

Uống đi anh ly này là ly thứ mấy
Buồn này là buồn hôm nao
Khi giã từ đôi tay bé nhỏ
Anh rót cho tôi
Cả u sầu vạn thuở
Đang đọng trên tóc người vũ nữ
Có nét mặt yêu tinh
Qua ly rượu đỏ
Đỏ như máu dính ở môi
Đỏ như máu ứ trong tim
Vỡ toang tiếng cười pha lê nức nở

Hãy uống đi
Còn đêm nay nữa
Mai anh lên đường gối súng
Tôi về gác nhỏ
Nhìn mưa rơi trên lối mòn cỏ úa
Rợn thôi đầy áo khép tuổi chia ly

Có buồn không
Mà sao hơi rượu
Đọng trong mắt anh
Thấm vào hồn tôi
Trút tiếng thở dài đêm khuya úp mặt

Cô gái nhỏ gục đầu thổn thức
Rượu hết rồi mưa trắng đêm nay! (Cho Cuộc Đời)
(Thơ Tự Do Miền Nam, Thư Ấn Quán 2008,
Tủ Sách Di Sản Văn Học Miền Nam)

LÊ THỊ HUỆ * GHẺ BIỂN


Lê Thị Huệ
Ghẻ Biển
truyện ngắn
Đấy là một bãi biển dài và vắng người đến tắm. Hai đầu xa tít tắp là những ghềnh đá  núi xanh đen lừng lững chường mặt ra thách thức với đại dương. Ơû một khoảng eo biển lõm vào như một cái vịnh nhỏ, ánh nắng chiều vàng mật ong pha màu lên thảm cát lỏm chỏm những mảnh san hô trắng úa vỡ, những chiếc bóng dương liễu quơ lượn hình lên trên mặt cát đầy rong biển khô. Sau lưng hàng dương liễu, xa xa, những chiếc lều bạc sơ sài nằm trơ vơ trên một doi đất rộng. Gió chạy luông tuồng bốn hướng trại, những cơn gió thổi mạnh reo vút trên những đọt dương liễu chốc chốc lại kéo theo tiéng leng keng của những lon nhôm mắc đầy trên hàng rào kẽm gai bọc quanh trại. Sóng biển vỗ nhịp nhàng lên bờ. Tất cả như tụ họp thành một chuỗi âm thanh khi rì rào nỉ non, khi xào xạc gào thét, như tấu dâng một điệp khúc lên vòm trời hơi mờ mây sương.
 Người đàn bà ngồi chỉa mình ra giữa khoảng bờ biển trống trải nhất. Hai tay bà ủ xuống cát. Chỗ ngồi của bà lõm trũng xuống cơ hồ như càng lúc cát càng ủ dày thêm lên hình thể nhỏ bé của bà. Bà mặc chiếc áo phin mỏng mầu đất thó gần mòn hai bả vai và hai gối tay, chiếc quần sa tanh đen rách tước dưới gấu, búi tóc như sắp bị gió tung xõa. Khuôn mặt bà nom kỹ như ngoài bốn mươi, nhan sắc còn mặn mà ẩn nấp; nhưng thoạt nhìn thì như đã cạn mòn sinh lực, thất thần, và buồn bã.
 Người đàn ông vừa đến gần trạc dưới năm mươi, mắt mang kính dày cộm, dáng ốm, thấp, và khắc khổ, vận chiếc quần nâu ngắn chừa mắt cá và chiếc áo trắng thùng thình bỏ ngoài quần. Oâng ta đứng tần ngần giây lát, đảo mắt nhìn quanh, trước khi ngồi xuống cạnh. Oâng ngồi chắn đầu hướng nắng chiếu, chiếc bóng ông đổ dài lung linh gần nhập với chiếc bóng của bà. Người đàn bà cào đất quanh chỗ ngồi, cào đất lên và nói:
 -  Chào bác sĩ.
Tiếng bà nhỏ nhẹ và yếu ớt như chìm đi trong chuỗi cười nói từ xa vẳng lại. Cách chỗ ngồi của hai người khoảng năm mười phút dạo bộ về phía tay phải, một đám người tỵ nạn đang ồn ào chuyện vãn và xem trẻ con hát múa trò Rồng Rắn Lên Mây, vài viên cảnh sát Thái trong đồng phục có súng ống và ma trắc thỉnh thoảng lầm lì lượn quanh.
 Người đàn bà xoa năm ngón tay trước mặt, móng tay bà đầy ghét bẩn. Bà nói như nói một mình:
 -  Tay thì không sao, da đã lột. Mình mẩy vẫn nứt nẻ đôi chút. Còn vài cái mụn nhọt dưới chân thì vì cứ xuống lội nước biển nên lở ra hoài.
Bà lật qua rồi lật lại bàn tay và lẩm nhẩm:
-  Này xem này có sao đâu.
 Đôi mắt bà không chớp lên, luôn luôn nhìn xuống đất một cách bâng quơ. Đôi mắt và làn mi đen tuyền làm thành một đường cong dài trên một mặt phẳng bất xúc động.
 Người đàn ông nhìn bàn tay của người đàn bà, bàn tay đen sạm, da sần sùi như đã dầm nước dãi nắng nhiều, những ngón tay cong khoèo như nhánh cây không thể vươn thẳng được. Oâng hỏi:
-  Bị từ bao giờ?
-  Không rõ. Người đàn bà trả lời.
Bà xoè hai chân ra và hỏi:
-  Ông học nhiều sách vở có biết tại sao tôi bị chứng phong biển không?
 Người đàn ông không trả lời, cười nụ giả lả, và đưa tay lên sửa gọng kính. Người đàn bà tiếp:
 -  Mỗi lần xuống biển lội về là mấy cái mụn nhọt cứ bưng nở ra những hoa ghẻ. Oâng nhìn xem.
 Bà kéo gấu quần lên, trên sóng lưng chân trước mắt cá mấy cái mụn đang thời kỳ cương mủ, những cái khác đã khô xẹp chỉ còn lại những vết thẹo. Bà vừa xoa tay lên lưng hai bàn chân vừa kể lể những nguyên nhân mơ hồ và huyền bí của những vết thương trên cơ thể:
 -  Mẹ tôi có lối giải thích riêng của bà, người đàn bà vừa nhìn ra hướng biển vừa nói. Mẹ tôi nói sở dĩ tôi bị như vậy là vì tôi chưa được rửa thể. Theo lời mẹ tôi kể thì phong tục trong làng là khi mới chào đời mọi đứa trẻ sơ sanh đều được nhúng xuống nước bể. Người ta tin là nước bể có thể khử được nhiều chứng bệnh. Hồi đó khi sanh tôi ra trời mưa bão và biển động. Bố tôi đi vắng. Các cô tôi ở nhà không dám chèo ghe ra xa nên chỉ gội sơ đầu tôi trên bờ. Vì vậy mà người tôi chưa sạch hết các thứ phong ngứa. Mẹ tôi còn bảo trong phép rửa thể ấy còn có nghi lễ chích ở đầu ngón chân cái cho mấy giọt máu độc trong người chảy ra. Các cô tôi dấu tiệt không chích lễ cho tôi vì vậy khi lớn lên tôi mới bị bao nhiêu bệnh tật hành hạ.
 Người đàn ông chăm chú lắng nghe, tay vân vê chiếc xách tay bên cạnh, hàng chữ mực nguệch ngoạc Bác Sĩ Nguyễn Đại Bàng đã gần phai mòn trên mặt da nhựa. Người đàn bà say sưa nhắc lại chuyện cũ.
 -  Còn bố tôi thì kết luận rằng tôi bị Hà Bá trừng phạt. Oång bảo tôi là con nhà chày lưới lẽ ra phải thường xuyên xuống nước luyện tập bơi lội cho thân thể mạnh mẽ và dẻo dai. Nhưng tôi đã không làm điều ấy nên phải nhận chịu đòn quật ngược của biển cả.
 Người đàn ông bật cười thành tiếng, nhấp nhô nhịp người ra trước và sau, rồi quay sang người đàn bà hỏi:
 -  Sao không thử làm theo lời ổng dạy?
 -  Tưởng làm theo lời ông dễ lắm à, bà nói. Hồi nhỏ tôi cũng bị bố tôi xô xuống rào bao nhiêu bận. Oång đã tưởng tôi có thể bơi như rái. Nhưng bố tôi lầm. Không phải người ta sinh ra từ bọc nước rồi bị đẩy xuống nước hoài thì tự nhiên lội được. Tôi nặng quá là nặng. Đã có lần tôi bẩo cho ổng biết là tôi cảm thấy mình quá nặng và vụng về trong cái việc tập bơi. Từ đấy ổng có vẻ thất vọng mỗi lần thấy tôi xuống biển ngồi lười biếng ngâm mình trên cạn.
 Khuôn mặt người đàn bà như dần dần linh động theo từng lời kể lể, hai cánh mũi bắt đầu hinh hích rung, đôi mắt chớp nháy và đảo quanh. Bà rướn người lên, chỉ tay ra hướng biển và nói:
 -  Xem kìa biển thật hấp dẫn, xanh biếc.
Bất thần quay sang hỏi người đàn ông.
-  Ông bác sĩ có biết bơi không?
-  Sơ sơ, người đàn ông đáp.
-  Học ở đâu vậy?
-  Piscine.
 Người đàn bà ngẩn lên nhìn người đàn ông một cách tò mò, chiếc áo cộc ngắn cũ để lộ một phần cánh tay ông còn trắng phệt. Bà nói:
 -  Bố tôi thường nói nếu bơi được ra ngoài kia thì tha hồ.
-  Tha hồ gì?
-  Tha hồ tự do.
-  Tự do?
-  Tự do vùng  vẫy trên biển, nước biển mặn làm người nhẹ ra. Tự do ngợp ngụa trogng nó, sảy bao nhiêu cánh tay vẫn còn thấy biển mênh mông, đạp bao nhiêu nhịp vẫn cứ thấy biển vô tận. Đã lắm.
 Người đàn ông nheo mắt nhìn theo hướng chỉ của người đàn bà. Ngoài xa, nhiều người đang lao mình trên mặt biển trông họ chới với như sắp mất hút nhưng rồi họ lại nổi lên và tiếp tục bơi.
 Người đàn bà nói tiếp:
-  Bố tôi, kẻ vẫn tự hào là một tay bơi lão luyện, thường nói chỉ những người tiếp nhận được ân sủng của biển cả như ổng mới tận hưởng được niềm giao du sung sướng ấy. Những tay bơi bị chết đuối thường bị ù ù cạc cạc nên đã xem thường hoặc lạm dụng biển cả.
 Bà dừng lại, đưa tay lên xoa những vết mụn, rồi tiếp:
-  Mà đều phải biết bơi kìa, cái ngữ như tôi xuống biển chỉ hứng toàn sóng.
 Người đàn ông vẫn dán chặt mắt vào những hình thù đang di động trên mặt biển.
Người đàn bà tiếp:
-  Dầm mình trong bờ nước đục sóng cạn đập vào người, nó vật mình đến khổ thân, đến sinh bệnh…
 Khi người đàn ông ngừng ngắm nhìn ra khơi, quay lại nhìn xuống ha chân người đàn bà thì thấy mấy cái nốt mụn cương mủ đã vỡ ra, một lớp cát mỏng bám quanh.
 Ông nói:
-  Phủi bớt cát đi.
-  Ngứa quá, người đàn bà lẩm nhẩm. Khỏi, để lát nữa tôi xuống nước. Xuống biển lội đã ngứa lắm. A! Mấy con ruồi khốn nạn.
 Bà đưa tay vỗ đốp lên mắt cá. Mấy con ruồi bay lảng ra rồi lại quần vù vù quanh quẩn. Phía tay trái của hai người, xa xa, những người tỵ nạn hớn hở vây quanh mấy thùng sò huyết trên chiếc bếp lộ thiên gồm mấy phiến đá. Khói bốc lơ lửng giữa bãi biển, mùi sò huyết bay đến tận chỗ hai người ngồi. Người đàn ông mở xách tay, lấy đưa cho người đàn bà một phong bì và nói:
 -  Có thư từ Việt Nam.
Người đàn bà không xoay lại đỡ phong thư, nói:
-Thư ai vậy?
-  Người gửi Đặng Thị Liệt Nữ. Người nhận Trần Thị Nhạn.
-  Con tôi đấy.
-  Còn ở Việt Nam?
-  Ừ.
 Người đàn ông vân vê lá thư trên tay rồi ngập ngừng hỏi:
-  Được mấy cháu?
-  Tất cả là bảy. Sẩy thai một chết non một. Một thằng trai đầu lòng mất tích hồi di tản chiến thuật năm bảy lăm. Đứa con gái kế lấy chồng nay còn ở Long Khánh. Tôi dẫn theo ba đứa nhỏ.
 -  Thư đây.
-  Khỏi. Nó mắng tôi. Đọc làm gì.
-  Chưa bóc thư mà.
-  Thư nào mà nó chẳng lặp đi lặp lại một lời ấy.
 Người đàn ông đặt lă thư xuống cát. Người đàn bà nói:
-  Thư trước nó mắng tôi già rồi mà không nên nết còn trốn đi vượt biên.
 Một đám trẻ con độ mươi đứa ăn mặc lôi thôi lếch thếch đang chạy bày trò chơi trên cát, di chuyển đến gần chỗ hai người ngồi. Một đứa đề nghị:
 -  Tụi mình chơi trò Bà Điên đi.
-  Mày giả làm bà điên bưng mặt khóc hu hu. Tụi tao đi theo ghẹo nghen.
Một đứa con gái trong bọn vén quần lên đi ngả nghiêng và lẩm nhẩm nói những câu vô nghĩa. Lũ trẻ vừa chạy vừa theo chọc ghẹo vừa vỗ tay hát:  Bà Điên đi vượt biên ở tù ba tháng, đi tắm nước giếng ở tù ba năm.’
 Khi lũ trẻ đi ngang chỗ hai người ngồi, người đàn bà bỗng vùng dậy và vốc cát bay đầy. Lũ trẻ lảng chạy tản mác. Bà xua hai tay lên không và nói:
-  Đồ…ranh…con.
 Cát bay mù mịt quanh chỗ hai người. Người đàn ông lúi húi mở xách tay tìm chiếc khăn che mũi và phủi cát bám trên người. Oâng nói với người đàn bà:
 -  Thôi. Ngồi xuống đi.
Người đàn bà ngồi xuống chỗ cũ, hai tay ôm lấy mặt. Một lúc sau bà mở hai tay ra, hai dòng nước mắt lăn dài trên gò má. Bà quay sang hướng người đàn ông và nói giọng đầy thổn thức:
- Bàng, Bàng bác sĩ thấy tôi vẫn tỉnh táo phải chứ?
 Người đàn ông gật đầu chiếc kính cận trệ gọng của ông như sắp rơi xuống đất. Ngoài xa, bọn người bơi lội đã thưa dần và chỉ còn lại hai bóng người đang cố bơi sải đua. Họ như mất hút trong những bọt nước trắng xóa nhưng rồi họ nổi lên và lại tiếp tục bơi. Ông tránh nhìn hình ảnh khốn khổ của người đàn bà, tóc bà rủ ra, làn da đen nám chảy xuống đôi má hóp, gió thổi phất phơ hai ống quần thâm. Tiếng hát của lũ trẻ vẫn vang vang: ‘Bà Điên đi vượt biên ở tù ba tháng, đi tắm nước giếng ở tù ba năm.
 -  Lũ trẻ chế nhạo tôi, người đàn bà nói.
-  Đừng tự mang những lời ấy lên mình, người đàn ông nói.
-  Bà già chồng và mấy con em chồng mắng tôi quân giòi ăn.
-  Họ quá lời.
-  Con gái tôi cũng khinh tôi nữa.
-  Cô ấy còn nhỏ.
 -  Cả cái trại tỵ nạn này ai cũng xầm xì đồ cái quân trốn chúa lộn chồng. Ăn ở bạc như vậy bị nó đè ra cũng đáng, con chết chẳng ai thương. Quả báo nhãn tiền đấy. Còn rên rỉ nỉ non cái nỗi gì nữa.
 Người đàn ông ngồi thẳng người như ưỡn ngực ra, nói gằn giọng:
-  Bà cứ tự nhủ rằng chúng ta đi tìm tự do. Chúng ta sẵn sàng đánh đổi tất cả để được nó. Mặc những lời người khác nói.
 Người đàn bà mở mắt lớn và ngẩng nhìn người đàn ông qua màn lệ, nói:
-  Ông mặc họ được hả?
 Bà sững sờ nhìn ông nhơ tìm kiếm điều gì trên khuôn mặt lẫn khuất dưới đôi kính trắng dày cộm. Đôi mắt bà như chợt bước ra khỏi vùng hôn mê u ám của khuôn mặt phẳng lạnh cũ, thoảng nét vô ưu nào đó hiện về trong giây lát. Nhưng rồi cả bầu trời như chợt sụp đổ trong khóe mắt ấy. Bà lắc đầu ủ rũ và nhìn đi nơi khác.
 Ánh nắng chiều đã tàn lặn từ bao giờ. Không gian bắt đầu sẫm đục sương biển và bốc mùi nồng mặn. Trên không vài cánh chim biển lẻ loi bay về hướng mây mù xa khơi. Gió biển hú lên từng cơn dài. Tiếng những lon nhôm mắc trên hàng rào kẽm gai quanh trại gõ nhịp hòa nhạc điệu, tiếng lá dương xào xạc reo vút vào mênh mông. Người đàn bà như ngây ngất bởi lượng gió và lượng âm thanh của ngoại vật reo hò. Bà rùng mình như lột vỏ và ủ nửa khuôn mặt vào mái tóc đã rối xoà, nói dịu dàng:
 -  Này Bàng.
-  Chuyện gì? Giọng người đàn ông thấp và gần.
-  Kể chuyện gì đi.
Người đàn ông cười nụ giả lả, nụ cười làm nhấp nhô những sợi ria mép dày và ướt.
Người đàn bà nói tiếp:
-  Này Bàng.
-  Chuyện gì?
-  Chóng nhỉ?
-  …
-  Mới đấy mà đã gần ba mươi năm.
Người đàn ông lẩn tránh đôi mắt nhìn của người đàn bà, không đáp.
-  Ai ngờ gặp Bàng ở cái trại tỵ nạn này.
 Bà thổ ra một tràng dài như tụng kinh:
-  Ngày ấy tôi nhớ mỗi lần Bàng nắm tay mẹ về thăm chúng tôi. Tôi thấy hai mẹ con Bàng thơm mùi đồng lúa, trắng trẻo và thanh thoát như người trên cây trên lá xuống. Còn chúng tôi như người kẻ biển quanh năm chỉ hứng một mùi mặn nồng của biển, mùi cháy nám của da. Tôi mong cho mẹ Bàng và Bàng về để chị em tôi được cầm những miếng cốm xanh đưa lên mũi ngửi cho thoả thích trước khi bỏ vào miệng. Còn Bàng chắc cũng trông chờ những ngày nghỉ để theo mẹ ra thăm chúng tôi, để được tha hồ phơi nắng biển cho đến khi mầu da trắng phệt lột và người Bàng trở thành một mầu đồng rám.
 Bàng có nhớ những buổi chiều trên bãi biển làng tôi, trong khi chờ người lớn đi đánh cá về, cả Bàng và tôi đã ngồi dưới mấy gốc cây keo cũng nhìn ra biển như bây giờ. Tôi thích thu thập những hạt keo khô để rủ Bàng chơi đánh chẵn lẻ. Trong khi Bàng thích kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Bàng thường kể chuyện Tấm Cám, truyện thằng Cuội, truyện Con Muỗi. Tôi còn nhớ khi kể đến truyện Thạch Sanh, Bàng hồ hởi đứng dậy biểu diễn điệu bộ Thạch Sanh hùng dũng cứu công chúa lâm nạn ra sao. Khi kể đến truyện Hòn Vọng Phu, Bàng chỉ ghềnh đá cuối làng và cố mô tả hình ảnh người thiếu phụ hóa đá như thế nào. Hồi đó Bàng bắt chước phường tuồng kể truyện hay quá làm tôi có cảm tưởng lớn lên Bàng sẽ là Thạch Sanh và tôi sẽ là công chúa. Bàng sẽ trở thành chinh phu cỡi ngựa oai hùng còn tôi sẽ trở thành chinh phụ chung thủy chờ chồng nuôi con. Thật là buồn cười.
 Bàng đã giảng cho tôi nghe bài địa lý rằng làng tôi nằm tựa mình trên một đại dương có cái tên rất đẹp: Thái Bình Dương. Tôi đã thắp thỏm vì sao mình mình sanh ra ở vùng nước mặn mà không thể bơi giỏi được. Bàng đã hứa với tôi điều gì nào. A! Phải rồi. Những ngôi nhà èo ẹp của làng tôi ở cạnh biển. Có những năm bão mạnh, sóng lớn táp vào bờ; chúng ăn mất từng phần đất, cuốn trôi từng mảnh tường và nóc nhà. Vậy mà những người trong làng sau mỗi cơn bão lại tiếp tục sửa sang và xây đắp những ngôi nhà bị lở. Họ không bao giờ bỏ làng mà đi. Họ nhẫn nại và can đảm chống đỡ những cơn bão biển để sống sót từ năm này sang năm khác, từ đời này sang đời nọ. Ngày ấy Bàng đã hứa với chị em tôi rằng khi lớn lên Bàng sẽ học nghề xây nhà để dựng cho chúng tôi những ngôi nhà thật vững chắc mà sóng không thể làm trôi nền, gió không thể cuốn nóc, và bão không thể cuốn sập được.
Bà dừng lại, ngước nhìn người đàn ông. Trông ông im lìm, mắt nhìn xa khơi ra dáng trầm tư.
-  Bàng còn nhớ những lúc học chữ Nôm không? Bà nói.
Người đàn ông nhỏm người, nhìn vạt cát trước mặt, vốc tay sâu xuống cát lún và mát rồi cười, nói:
-  Nhớ, ‘Nôm na là cha mách qué’ ấy à.
-  Hứ, ghẹo tôi vậy chứ sao hồi đó Bàng học chữ Hán.
 Người đàn bà chống hai tay lên đầu gối, mắt nhìn ra khơi và tiếp tục kể lể:
-  Còn tôi thì được chú Thảo tuyển lựa trong bầy con không con trai của người anh để thí mạng truyền dạy lại nghề viết câu đối, cái nghề gia bảo mấy đời cố tổ để lại.
Tôi đã vật lộn với ba cái bút lông và mấy tờ giấy bối cũng khổ sở như vật lộn tập bơi trên biển. Tôi thì thuận tay trái, mỗi chuyện tập tay phải cầm bút cho đúng phép tắc không thôi là cả một nỗ lực lớn lao. Chú Thảo nghiêm khắc với tôi hơn, bao giờ cũng bắt tôi ngồi trong cái chòi tranh của chú tâp viết lâu hơn ai hết. Chú bảo tôi, ‘Con nhà kẻ biển, để luông tuồng phóng khóang quen thân.’ Mơ ước của tôi thuở ấy là làm sao viết được những mặt chữ như phượng múa rồng bay cho chú Thảo khỏi rủa. Đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy khi mình sắp viết được những câu đối đẹp nhất thì bị sóng biển tràn lên làm ướt nhòe hết.
 Mỗi lần về chơi với chúng tôi, Bàng nhớ không? Bàng thường cầm tay tôi, hai đứa cùng tập viết được chữ đẹp. Có hôm Bàng và tôi phải mất một buổi mới nắn nót xong ba chữ Tiên Học Lễ. Hôm sau tôi sung sướng chia sẻ với Bàng cái triện son đỏ chói trên trang giấy và lơi ban khen có hoa tay viết chữ đẹp như chú Thảo. Bàng đã cầm vân vê mãi trang giấy và nói với tôi đừng bao giờ làm mất mấy trang vở đẹp và quý ấy.
 Bàng biết mấy tập vở ấy sau này ra sao không?
-  Sao?
-  Tiêu luôn từ cái năm ấy. Để xem nào. Năm Việt Minh nổi dậy là năm mấy? Năm bốn lăm phải không? Năm ấy Bàng ra Hà Nội học rồi đi biệt tích. Còn chú Thảo thì đi theo Việt Minh. Khỏi nói, chú đi rồi bầy môn sinh hiếm hoi của chú dẹp luôn mấy quyển vở lá bổi, tha hồ rong chơi làng trên xóm dưới như ngựa hoang. Cả làng tôi chỉ mỗi mình chú là thông Nôm, viết chữ có nghệ thuật và trung thành với nghề của cha ông để lại. Đến khi chú đi theo Việt Minh! Đâu còn ai làm cái việc bắt bầy trẻ học đồ học viết tuồng chữ ấy nữa.
 Còn Bàng sau này có tiếp tục gì nữa không?
-  Không, người đàn ông nói. Sau này bận học tiếng Pháp nhiều.
Ông tháo gỡ chiếc kính cận xuống, lau hai mặt kiếng lên thân áo đã bạc cũ, rồi hỏi:
-  Còn cái thằng Hiền con ông Đồ Lễ thì sao?
 Người đàn bà quay sang nhìn người đàn ông, rồi quay lại úp mặt xuống hai tay trên đầu gối, và nói:
-  Bao nhiêu năm rồi mà Bàng cũng không quên nó à? Có phải Bàng vẫn còn giữ trong lòng mối ghen tị vì nó viết chữ đẹp trội nhất. Nó đâu có tốt số như Bàng. Nó ở lại làng và nghe nói sau này hai cha con bị Việt Minh đấu tố chết vì trong nhà treo giữ mấy bức hoành phi, mấy câu đối của ông nội, người bị ghép vào tội địa chủ.
 -  Còn thằng Nhượng Cả Quỷnh?
-  Cái thằng viết chữ tồi nhất lớp ấy à. Thằng này sau di cư vào Nam lấy cái Én em tôi đấy.
-  Thế ông bà cụ cũng vào Nam luôn chứ?
-  Bố mẹ tôi đèo bồng chúng tôi chạy ngược ra Vinh, từ Vinh chạy về Đồng Hới xuôi về Đà Nẵng, rồi vô Nha Trang.
Người đàn ông bó hai tay quanh đầu gối, đầu hơi quay về hướng người đàn bà,hỏi:
-  Thế lập gia đình từ bao giờ?
Người đàn bà ngẩng đầu lên và lấy tay che mặt bằng mười ngón tay rồi kể lể:
 -  Vào Nam được nửa năm thì tôi gặp nhà tôi. Chúng tôi lấy nhau vì tình. Anh ấy yêu tôi và tôi cũng yêu anh ấy. Nhưng hạnh phúc đến với chúng tôi chẳng được bao lâu thì anh ấy đã phải vào quân đội. Ba đầu ảnh vào lính Bảo An sau đổi sang Biệt Động Quân.
 Anh ấy là lính tác chiến nên quanh năm xa vắng nhà, một năm chỉ được dăm ba tuần phép về thăm gia đình. Tuy bận rộn hành quân liên miên nhưng hàng tháng ảnh vẫn gởi trọn khoản tiền lương và những cánh thư đầy ắp yêu thương về mẹ con tôi.
 Tôi tha hồ tiêu xài hoang phí tình thương của chồng tôi gói ghém trong những xấp giấy bạc mới toanh ấy. Tôi say sưa đánh số đề đến sạch bách lương lậu của chồng. Mới đầu tôi còn biên đề, sau rồi thành luôn chủ đề. Tôi ngụp lặn trong trò chơi đen đỏ này đến dứt không nổi. Mỗi tuần lễ tôi chỉ ngóng đợi một chiều thứ ba, ngóng chờ cái giây phút máu trong người nóng lên rộn ràng khi nghe điệu nhạc cùng tiếng ông ca sĩ Trần Văn Trạch  trỗi dậy: ‘Xổ số quốc gia…Mua số mau lên…Sổ xố gần đến…Triệu phú đến nơi năm mười đồng thôi mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi…’ Chồng tôi biết tôi sa đà nhưng vì bận công vụ phần vì thương yêu tôi nên đành thả mặc cho tôi quẳng tiền vào từng xấp số đè mỗi thứ ba hàng tuần. Ngược lại, tôi cũng yêu thương chồng con tôi tha thiết, tôi sẵn sàng sống chết vì tình, vì chồng, vì con.
 Người đàn bà nấc lớn nghẹn ngào. Bà khóc to như một đứa trẻ, tiếng khóc của bà lớn quá làm những người tỵ nạn đang lục tục thu dọn những thùng sò huyết phải cau mặt nhìn lại. Trên không gió càng lúc càng rít mạnh. Tiếng thông reo như tranh âm vang với tiếng sóng biển.
 - Năm bảy lăm, người đàn bà quệt nước mắt nói tiếp. Khi cộng sản về nhà thì tôi ruta vô khu. Cũng bởi ảnh không ra trình diện nên ở ngoài tôi bị tịch thu tất cả đồ đạc và nhà cửa. Chúng tôi không được cấp phát khẩu phần như những người khác. Các con tôi không được đi học. Mẹ con tôi như bị bó rọ trước những gọng kìm là những đôi mắt cú vọ của bọn công an nhân dân. Chúng tôi bị bó buộc phải về vùng kinh tế mới để kiếm sống.
 Giữa những cơn đói và những cơn nắng cháy da xé thịt của cái xứ Vĩnh Cẩm, vùng đất này chỉ cày lên được khoai sắn cách thị xã Cam Ranh không bao xa, tôi ngồi chống cuốc lên luống khoai mà mơ môt bát cơm trắng dẻo không độn ngô khoai, mơ một vòng tay đầy đam mê âu yếm, mơ được tung hoành trên sóng nước mênh mông mát rười rượi, mơ đến những xấp số đề chất đầy nỗi bồi hồi nghẹt thở kia.
 Tôi vùng dậy và nhất định tìm đường ra biển.
 Tôi dẫn ba đứa nhỏ trốn theo một gã tình nhân bộ đội. Đấy là một gã nhô con đẹp trai nhưng quỷ quái và hung hiểm. Tôi sẳn sàng trao thân cho gã để đánh đổi những gì mình đang khao khát. Gã hứa hẹn sẽ dẫn tôi đến một vùng trời mơ ước, nhưng gã vơ vét hết tư trang của tôi rồi đẩy mẹ con tôi lên chiếc ghe của những kẻ xa lạ.
 Chiếc ghe rời bãi Cam Ranh và trực chỉ ra khơi biển Thái Bình Dương. Nhưng vì nghe không có tài công chuyên nghiệp nên chạy được ba đêm thì dạt vào vịnh Thái Lan và gặp đá ngầm gần vỡ ra. Một chiếc tàu đánh cá Thái Lan vớt được tám người. Các con tôi đều chết chìm trên biển. Tôi sống sót sau khi đã bị gã bộ đội gạt gẫm và dày vò đến tan nát, sau khi đã mất những đứa con thân yêu về tay biển cả.
 Bà nấc nghẹn tức tưởi sau mỗi đoạn kể lể. Bà cuộn hai tay quanh đầu gối và rúc đầu vào đấy như loài chim biển vùi đầu xuống cát xoay khoan thân thể mình, giọng bà khẩn khoản:
 -  Giữa những tang thương đổ nát vô cùng này, giấc mơ thủơ tóc còn để chỏm lại bỗng hiện về với tôi. Từng đêm tôi bị đánh thức bởi một giấc mộng. Tôi mơ thấy tôi muốn viết những câu đối đẹp tựa phượng múa rồng bay trên thứ giấy bổi như ngày nào. Nhưng ô kìa, trước mặt tôi toàn là những xấp giấy biên đề và tay tôi chỉ viết ra những con số. Nước biển không làm nhoè ướt mà làm nổi nhẹ mọi thứ. Cả tôi nữa, cũng nhẹ tênh trên mặt nước. Và bỗng nhiên tôi có thể bơi được. Tôi biết bơi. Trời ơi! Tôi biết bơi giữa lúc sắp chìm trên chuyến vượt biển vừa qua, giữa những cơn thức dậy kinh hoàng mồ hôi tháo ướt như tắm.
 Người đàn bà dừng lại và chìm đi trong nỗi im lặng chất ngất. Lâu lắm khi những đợt sóng đã rút xa và để lại một bờ trơ đầy những rong biển đen lẫn với đá và ốc vỡ, khi những luồng gió trên không rít mạnh hơn và mang theo men lạnh phủ toả bầu trời hoàng hôn choạng vạng, khi bãi vắng chỉ còn lưa thưa vài người tỵ nạn đang phị những viên cảnh sát Thái nhặt lượm rác rến; bà mới ngẩng đầu lên ngơ ngác nhìn sang người đàn ông. Trông ông cũng tả tơi xơ xác dưới lớp gó và cát biển bám đầy áo quần tóc tai và mặt mũi:
 -  Chị và xấp nhỏ vẫn còn ở Sài Gòn hả? Người đàn bà hỏi.
 Người đàn ông gật đầu, vân vê chiếc quai xách như sắp sửa phủi tay nhổm người đứng dậy. Người đàn bà nhặt lá thư dưới cát lên, xé chiếc phong bì ra và đọc. Bà trừng trừng nhìn vào lòng giấy. Đôi mắt bà sưng húp, ráo hoảnh, và không lay động. Bà lẩm nhẩm: ‘Kính thăm bà ngoại… Cháu nghe nói ngoại bị ghẻ. Bị ghẻ có đau không hả ngoại? Mà ngoại bị ghẻ gì vậy? Ghẻ ruồi, ghẻ đỏ, hay ghẻ gì vậy? Mà làm sao ngoại bị ghẻ vậy?...
Lê Thị Huệ
(trích tuyển tập truyện ngắn Bụi Hồng, xuất bản năm 1984)



 

LS. TẠ VĂN TÀI * NGUYỄN TIẾN HƯNG

Luật Sư Tạ Văn Tài Giới Thiệu
KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY Của GS Nguyễn Tiến Hưng

TÁC PHẨM
Năm 1986, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Giáo sư thực thụ tại Viện Đại Đại học Howard University) cùng với Ông Jerrold L.Schecter (nguyên Phụ Tá Giám Đốc Báo Chí Toà Bạch Ốc, và Phát Ngôn Viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) viết và xuất bản cuốn The Palace File ( Harper & Row Publishers), sau đó được dịch ra tiếng Việt (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập - HSMDĐL). Dư luận chính giới và báo chí quốc tế hồi đó chú trọng đến và khen ngợi giá trị cuốn sách. Tổng Trưởng Ngoại Giao George Schultz (thời Tổng Thống Ronald Reagan) và tờ báo uy tín New York Times đưa cuốn này vào danh sách các tài liệu mà chính giới và ứng cử viên Tổng Thống Mỹ cần phải đọc. Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II khi nhận được sách đã gửi tới tác giả những lời cám ơn và nguyện chúc tốt đẹp.
Hiện nay cuốn sách trên không tái bản, độc giả khó tìm được, nhưng Giáo Sư Hưng đã viết cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy (KĐMTC). Tác phẩm KĐMTC căn cứ một phần vào các dữ kiện của HSMDĐL, nhưng đã đi xa hơn rất nhiều:
"Trong khi HSMDĐL hướng trọng tâm vào những bí ẩn xoay quanh Hoà Đàm Paris, thì cuốn KĐMTC đào sâu hơn các bằng chứng cụ thể phơi bầy sự tráo trở đổi ngược chính sách khi đại cường đồng minh Mỹ bắt tay được với Trung Quốc, tới những biến chuyển trong thời gian sau Hiệp Định, dẫn đến sự suy sụp kinh tế, quân sự và chính trị của tiểu quốc Việt Nam Cộng Hoà;
" Trong khi HSMDĐL được viết cho độc giả quốc tế, nhất là những người trong chính quyền, báo giới Mỹ, và các nhà nghiên cứu lịch sử, thì cuốn KĐMTC nhắm vào đại chúng, nhứt là người Việt Nam. Với lối hành văn trong sáng, vắn gọn, Giáo sư Hưng viết lại lịch sử nhưng theo lối kể chuyện, kiểu như cuốn của David McCullough về Tổng Thống John Adams (đã thành một cuốn sàch bán chạy best-seller), để nghiền ngẫm về một giai đoạn lịch sử rất đau thương của những người sinh trưởng ở Miền Nam Việt Nam;
"Hơn cuốn trước, cuốn KĐMTC còn thuật lại thật chính xác tấm thảm kịch vào giờ VNCH hấp hối, tiết lộ những bí mật động trời chưa được phơi bầy: thí dụ như việc Sàigòn đã tới sát bên bờ vực thẳm, nhưng đã tránh được thảm hoạ như một phép lạ; rồi lời nguyền rủa tàn nhẫn của ông Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn Henry Kissinger đối với nhân dân Miền Nam: "Sao chúng không chết phứt đi cho rồi?".
Cuốn KĐMTC còn nói đến những cố gắng cuối cùng của Giáo sư Hưng vận động để thôi thúc việc Mỹ chấp nhận tị nạn. Theo lệnh TT Thiệu ngày 14/4/1975, Tổng Trưởng Hưng đi Washington để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và Đại sứ Trần Kim Phượng cầu viện lần chót. Tình hình chiến trường biến chuyển mau lẹ, nên khi ông tới nơi thì đã quá muộn. Ông kịp thời đổi ngay sứ mạng: qua những liên hệ riêng tư trong gần hai mươi năm sống trong xã hội Hoa Kỳ, ông vận động Quốc Hội Mỹ, và tới ngày cuối cùng, ông đem ra bằng chứng không thể chối cãi về sự phản bội, khiếu nại tới lương tâm của nhân dân Mỹ, từ báo chí, Quốc Hội, đến Hành Pháp để họ chấp nhận cứu vớt các người di tản từ Việt Nam đang đổ ra Biển Đông như hoa trôi bèo giạt. Sau đó ông còn đóng góp vào việc chọn các địa điểm trại tạm cư cũng như việc định cư đoàn người tị nạn. Họ là những người đã trải qua một cuộc hành trình đoạn trường, gian lao, trong một cuộc chiến ác liệt, một hoà bình bấp bênh, và trải qua bao nhiêu hiểm nghèo vào giờ chót.
Những người Việt vượt biên, vượt biển sau năm 1975, ở những đợt di tản tiếp nối, cũng có sẽ thấy diện mạo cuả mình trong cuốn sách này. Tất cả đều sẽ có tài liệu để cắt nghiã cho con cháu mình, và cho chính mình, về lý do và nguồn gốc của việc mình bỏ nước ra đi.
Cuốn KĐMTC cho ta một số bài học về một cuộc chiến uỷ nhiệm (war by proxy) mà hai phần của một tiểu quốc đã đổ xương máu chém giết nhau trong một cuộc nội chiến biến thành một cuộc chiến tranh quốc tế giữa hai khối do các cường quốc theo hai ý thức hệ đối lập tranh hùng. Qua sự trình bày, Giáo sư Hưng đã giúp độc giả đúc kết được một số bài học quý giá.
Ôn lại những biến cố nói đến trong cuốn sách, ta có thể đồng ý với một chính khách người Anh đã nói về chính trị: "Không có bạn trường cửu, mà chỉ có quyền lợi trường cửu" (no permanent friends, only permanent interests). Cho nên trong cuộc nội chiến Quốc Cộng tương tàn, khi cả hai Miền của tiểu quốc Việt Nam đều được phong làm tiền đồn, Tiền đồn Thế Giới Tự Do và Tiền Đồn Xã Hội Chủ Nghĩa, một khi mà cường quốc Mỹ đã bắt tay được với Trung Quốc thì không cần đến tiền đồn ở Châu Á nữa. Từ đó, vấn đề bỏ rơi Miền Nam không còn phải là 'có nên hay không nên,' mà chỉ còn là 'bỏ lúc nào.' Bởi vậy, sau cùng, cả Lập Pháp lẫn Hành Pháp Mỹ chỉ còn bàn đến chuyện chạy đi cho nhanh.
Sự bất trung trên trường quốc tế của Mỹ đã có hại cho chính nứơc Mỹ. Tuy sau Đông Dương, không có hiện tượng các nước khác tại Đông Nam Á sụp đổ như thuyết domino tiên đoán, nhưng đó chỉ là không có sụp đổ theo "giây chuyền điạ dư" (geographical domino), nhưng đã có các cuộc tấn công có vẻ coi thường nước Mỹ tại Angola, Iran, Iraq, Afghanistan, và đó là "giây chuyền tâm lý" (psychological domino).
Về phía VNCH, lẽ ra TT Thiệu cũng đã nên uyển chuyển, nhận thức được sự biến chuyển về chính trị, ngoại giao của đồng minh Hoa kỳ, vì vậy, phải điều chỉnh lại chính sách cứng rắn "Bốn Không," tìm giải pháp hoà bình thương nghị. Ngoài ra, để có thế nhân dân, ông còn phải làm việc với Quốc Hội VNCH trên căn bản những gì đã trao đổi với Hoa Kỳ, để đại diện nhân dân Miền Nam có thể vận động với Quốc Hội Mỹ, theo lối giao hảo giữa hai dân tộc (people-to-people diplomacy).
Không làm những việc trên kịp thời, Miền Nam Việt Nam trở thành nạn nhân của những hành vi đen tối, xảo quyệt, làm ngoại giao theo lối 'anh hùng cá nhân' của Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn Tổng Thống, ông Henry Kissinger, người đã thán phục và áp dụng mô hình của Metternich và Talleyrand vào đầu thế kỷ 19. Mấy chính khách này đã dùng thủ đoạn, chuyên chế, sắp xếp lại bàn cờ bang giao giữa các quốc gia Âu châu, và làm mọi việc trong bóng tối.
TÁC GIẢ
Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng là một nhân chứng lịch sử cho những chuyện 'thâm cung bí sử' trong bang giao Việt Mỹ ở cấp cao nhất. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại sứ Graham Martin đã qua đời mà không để lại hồi ký, thành ra chỉ còn Giáo sư Hưng là người đã nói chuyện nhiều với cả hai người quá cố, mới ở trong vị thế trình bày được các ý nghĩ của hai người ấy về các biến cố ở Miền Nam Việt Nam cho đến khi Mỹ tháo chạy.
Tuy ông viết sách với tư cách một học giả nhân chứng chú trọng đến những điều mắt thấy tai nghe, ông cũng là một nhà hành động yêu nước và thương dân tộc. Ông sinh ra tại Thanh Hoá trong một gia đình Thiên Chúa Giáo thấm nhuần tinh thần bác ái. Trong thời niên thiếu, ông lại trông thấy cảnh dân nghèo chết trong nạn đói năm 1945, mà gia đình khá giả của ông đã ra tay cứu giúp, được nhân dân trong tỉnh quý mến, giúp ông cụ thân sinh thoát được thảm cảnh cải cách điền địa. Nguyễn Tiến Hưng bắt đầu tiếp xúc với nhân dân Hoa Kỳ từ năm 1957 và theo học tại Đại Học Virginia từ 1958. Ông theo ngành kinh tế, một môn học mệnh danh là khoa học ưu sầu (dismal science) vì chỉ bàn về đề tài làm sao phát triển tài nguyên thiếu thốn để phục vụ con người. Có lẽ vì lúc trẻ như vậy mà những hoạt động của ông có mầu sắc bác ái theo Kitô Giáo hay tinh thần từ bi cứu khổ của Phật Giáo. Chúng tôi được gặp ông vào dịp hè 1960. Vừa tới Đại Học Virginia để theo Khoa Chính trị học đã được ông thăm hỏi, giúp làm quen với đời sống tại Hoa Kỳ. Mua được chiếc xe Studebaker cũ kỹ, ông lái chúng tôi đi tìm thuê nhà, dù xe trục trặc liên tục trên đường phố. Khi còn ở Virginia, chúng tôi đã chứng kiến cảnh sinh viên ban tiến sĩ ấy hoạt động trong Hội Sinh Viên Quốc Tế (International Student Club) được các bạn gọi là "ông Hưng xóc áo can thiệp" vì ông luôn mặc quần áo chỉnh tề để đi "can thiệp" giúp các sinh viên trẻ hơn mỗi khi họ gặp khó khăn và gọi cho ông.
Giáo sư Hưng giúp Tổng Thống Thiệu trong cương vị Phụ Tá về Tái Thiết, rồi Tổng Trưởng Kế Hoạch và Phát Triển, theo đuổi mục đích xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Ý thức được việc hiệp thương với Miền Bắc Việt Nam có thể mang lại một giải pháp cho chiến tranh, ông đã khuyến cáo Tổng Thống Thiệu, trong lúc lo lắng Mỹ bỏ rơi, là đừng nói tới "Bốn Không" nữa, và nên tái lập giao thương với Bắc Việt, giống như mô hình hợp tác thương mại giữa Đông Đức và Tây Đức lúc ấy.Tuy là hai miền riêng biệt với hai chính thể đối nghịch, nhưng cùng ở trong một thị trường, nối lại đường hỏa xa Nam Bắc để bước dần tới nối lại đất nước trong hoà bình. Ông Thiệu đã nghe và nói tới đề nghị này trong bài diễn văn tuyển cử ngày 1/10/1971. Giáo sư Hưng còn trình bày chi tiết và cố vấn TT Thiệu đề nghị với Bắc Việt cùng nhau phát triển sông Cửu Long, một dự án đã được chính Tổng Thống Johnson đồng ý tài trợ một tỷ đôla (ngày 7 tháng 4, 1965), giúp mang lại "cơm ăn, nước uống, và cung ứng nguồn điện lực còn lớn hơn cả công trình TVA (Tennessee Valey Authority) của Mỹ." Nghe câu tuyên bố ấy lúc vừa xong bằng tiến sĩ, ông bắt đầu mơ ước được đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng của quê hương mình.
Sau này, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới đã yêu cầu ông cộng tác giúp công cuộc chuyển đổi kinh tế và xóa đói giảm nghèo, kể cả ở Việt Nam sau đổi mới và hội nhập quốc tế, thí dụ phát triển dự án "Bank on Wheels" (Ngân Hàng Lưu Động), mang dịch vụ ngân hàng đến cho nông dân nghèo, đặc biệt là nhữõng người vào thành phần nghèo nhất, trên Cao Nguyên Miền Nam cũng như vùng Thượng Du Miền Bắc.
Cuốn KĐMTC là một phương cách để con người Nguyễn Tiến Hưng vinh danh đồng bào Việt Nam di tản của ông, họ đã kinh qua những con đường rất là đoạn trường, cùng khổ, để có ngày nay và tương lai sáng lạn hơn. Tháng Tư, 2005
Luật sư Tạ Văn Tài
Tiến sĩ Chính Trị Học, Đại Học Virginia
Thạc Sĩ Luật Học, Đại Học Harvard
Nguyên Giáo sư các trường Đại Học Luật Khoa, Vạn Hạnh, Quốc Gia Hành Chánh, Chiến Tranh Chính Trị, và Cao Đẳng Quốc Phòng, Việt Nam; nguyên Giảng sư, Đại Học Luật Khoa Harvard

ĐẶNG TIẾN * TÔ HOÀI

Tổng quan về hồi ký Tô Hoài
Mừng nhà văn tám mươi tuổi

Chiều Chiều

Chiều chiều chim vịt kêu chìêu
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu


Chiều chiều nhớ lại. Chiều chiều lại nhớ. Lại nhớ chiều chiều. . .

Chiều Chiều , hồi ký văn học, là tác phẩm phẩm mới nhất của Tô Hoài, sau khoảng 170 đầu sách, gồm có truyện ngắn, truyện dài, truyện cho thiếu nhi, truyện phim.. . và khoảng mươi tự truyện kể từ Cỏ Dại , 1944, đến Tự Truyện, 1978, Cát Bụi Chân Ai, 1992, Sổ tay viết văn, 1977, Những Gương Mặt, 1988. Những dư địa ký về Hà Nội và nhiều ký sự, du ký .. .

Và nói chung, kể cả những truyện hư cấu, truyện lịch sử... Tô Hoài viết cái gì thì cũng ra .. . tự truyện. Anh nhẩn nha kể hết chuyện này sang chuyện khác nhưng mỗi tác phẩm đều mang đến cho người đọc nhiều kiến thức mới lạ và lý thú. Thậm chí giọng kể mỗi lần mỗi khác. Ví dụ Cát Bụi Chân Ai đã đem lại nhiều hiểu biết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu và một thời đại văn học. Tưởng đến đó là hết chuyện, nhưng Chiều Chiều lại mang lại nhiều ánh sáng mới, rọi chiếu vào một giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay. Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đọc đi đọc lại Tô Hoài.

Tô Hoài luôn luôn gửi gấm từng mảng đời có thật của mình vào chữ nghĩa, kể cả trong truyện ngắn, truyện dài, và có thể do đó anh không ưa dùng hai chữ tiểu thuyết. Chính Tô Hoài tự nhận điều đó trong hồi ký Một Quãng Đường viết năm 1972.

Sáng tác của tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi - mọi cái của mình, quanh mình. Quê Người, Giăng Thề, xóm Giếng ngày xưa, trong đó có những mảnh đời, mảnh tình cỏn con của mình. Cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa ằ (Tự Truyện, 1985, tr.272).

Mỗi ký sự của Tô Hoài đều có sắc thái riêng. Ví dụ mảng hồi ký về thủ đô Hà Nội , từ Chuyện Cũ Hà Nội (1986) đến Hà Nội và Hà Nội (1996) đã đem lại những chứng từ sống động về địa dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô, và nhà văn Nga Ni-cu-Lin đã tinh tế phát hiện ở nhà văn Tô Hoài một nhà dân tộc học. Viết bao nhiêu về thủ đô Hà Nội Tô Hoài vẫn còn ô tình thương chưa đã, nhớ chưa bưa ằ nên thừa mọi cơ hội để tự tình với Hà Nội, từ tiểu thuyết lịch sử Quê Nhà (1970) đến Chiều Chiều.

Tô Hoài đă viết hàng chục tập du ký. Chú Dế Mèn đã mở những trang phiêu lưu ký đến khắp các miền đất nước, sang láng giềng Lào, Campuchia, sang các nước Âu Mỹ, á Phi, mà đỉnh cao là cảnh núi Kilimangierô, nơi Dế Mèn đã phiêu lưu đến năm 1989 (Chiều Chiều tr. 501). Du ký của Tô Hoài ăm ắp tình người và lúc nào cũng đăm đắm lòng quê.

Tiếp theo là hồi ký văn học, đặc biệt là Những Gương Mặt (1988) ghi lại chân dung đậm nét về các tác giả bạn bè từ Nguyễn Bính đến Trần Huyền Trân, đằm thắm tình nghĩa. Nổi tiếng nhất là Cát bụi chân ai (1992) viết sau thời kỳ đổi mới, đã gây tiếng vang lớn. Một mặt vì nó tiết lộ nhiều sự kiện, như thái độ một số nhà văn thời kỳ đàn áp nhân văn giai phẩm, mặt khác vì lối viết mới mẻ, ví dụ như những trang về quan hệ đồng tính với Xuân Diệu (1992, tr. 190) , những trang nồng nàn tình bạn với Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân qua bao nhiêu sóng gió. Sách được in đi in lại nhiều lần, trong nước và ngoài nước. Khi tái bản, Tô Hoài chăm chút đọc lại và thêm bớt, tuỳ nhu cầu thông tin hay tình hình cho phép. Ví dụ trong CBCA, lần in 1997 trong Tự Truyện, anh ghi rõ tên Hoàng Huế là người năm 1956 đã mỉa mai Nguyễn Tuân ô nhà văn thắt cà vạt đỏ đi du lịch năm châu ằ trên báo Đất Mới. Cũng trong Tự Truyện, ấn bản 1997, Tô Hoài thêm cả một chương dài 15 trang cho Nguyễn Hữu Đang (tr. 360-374). Và nói rõ thêm về các nhà văn theo nhóm Trốt Kýt (đệ tứ), như Lam Kiều bút hiệu của Nguyễn Xuân Huy (tr. 282) .

Như vậy, khi đọc Tô Hoài, dù một tác phẩm in lại, nếu đọc kỹ, chúng ta vẫn thu hoạch được những kiến thức mới và hiểu được thời tiết văn nghệ Việt Nam trong khí hậu chính trị Việt Nam : vào thời điểm nào thì có thể viết được chuyện gì, dù là chuyện tình trai, lúc nào có thể nhắc đến tên ai, dù kẻ ấy là công thần của cách mạng.

Điều lý thú khác khi đọc Chiều Chiều là những bí ẩn kia do bản thân Tô Hoài kể ra sau 50 năm sống trong guồng máy từ chi bộ đến Đảng bộ, Đảng uỷ. Từ những hồ sơ, người đọc biết những gian nan một thời của Đồ Phồn, Trinh Đường, Phan Kế An ... và thêm một số chuyện khác. Như về Thế Lữ, chúng ta cho rằng đã biết đầy đủ qua hồi ký của bà Song Kim ; về Quang Dũng cũng vậy, qua những trang giới thiệu của Trần Lê Văn ; về Lưu Hữu Phước, hồi ký Mai Văn Bộ tưởng là đã đầy đủ chi tiết về chính trị nhưng đọc Chiều Chiều của Tô Hoài mới biết thêm nhiều oan khuất không ngờ tới. Và biết thêm về đời sống văn chương của một thời chưa xa vắng. Về những oan khiên đè nặng lên cuộc đời những Đặng Đình Hưng, Trần Đức Thảo, Trần Huyền Trân, và những gian nan của Nguyễn Bính (tr. 228). Về Phan Khôi, chúng ta đã đọc nhiều trang phê phán hay ký sự cực đoan, bên này hay bên kia, với những dụng ý ngoài văn chương. Đọc Tô Hoài sẽ bắt gặp nhiều nét bình thường trong đời sống hàng ngày, bên cạnh những ký hoạ về Hoàng Trung Thông hay Phùng Quán.

Lại thêm việc tập kết từ miền Nam, năm 1955, ô nhiều cán bộ được bố trí ở lại mất tinh thần đã đổ xô xuống tàu, không kiểm soát được, trong khi những người cần đem ra thì bỏ lại. Các trường hợp Lam Giang và Võ Phiến là như vậyằ (tr. 209). Võ Phiến công nhận điều này và tỏ vẻ ngạc nhiên : Sao Tô Hoài lại biết dến Lam Giang?

Ngay về Tô Hoài, theo những tư liệu văn học phổ biến, chúng ta vẫn cho rằng truyện đầu tay của anh là Nước Lên đăng ở Hà Nội Tân Văn của Vũ Ngọc Phan, năm 1940. Đọc Chiều Chiều mới biết thêm rằng trước đó mấy năm anh đã có Những Chuyện Khó Hiểu đăng trên phụ trang nhật báo Đông Pháp (tr. 496). Nước Lên là truyện đầu tiên được trả tiền do đó Tô Hoài đã nhiều lần viết ô Tôi vào nghề văn từ truyện ngắn Nước Lên ằ (Tự truyện, 1985, tr. 250) gây ra một sai lầm về thư tịch.

- o O o -

Chiều Chiều là con sông dài, qua bao nhiêu ghềnh thác vẫn tiếp tục xuôi dòng hồi ức 80 năm của Tô Hoài mà vẫn chưa hò hẹn ngày xuống đồng bằng hay đổ ra biển cả.

Vậy Chiều Chiều đã mang lại cho người đọc những cảm thụ gì mới ? So với những tự truyện trước, Chiều Chiều nặng phần phê phán thời đại mà tác giả đã trải qua. ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn ái Quốc, về đời sống Hà Nội từ những ngày tiếp thu qua những đợt sơ tán, đặc biệt là những ngày nhà văn Tô Hoài, trưởng khu phố (1965-1972) phải đi mai phục ô bắt gái điếm ằ (tr. 294) và ô những người giặt xi líp thuê cho gái điếm ằ (tr. 288) ô bắt những anh Hà Nội, buổi trưa thuê phòng chơi gái ằ (tr. 290), hay cảnh diệt chuột, bắt mê tín, thậm chí cả việc ô trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của thành phố ằ (tr. 301). Hà Nội thanh lịch của Tô Hoài trong các hồi ký trước, đến Chiều Chiều bỗng sực mùi bẩn thỉu, hôi hám suốt mười trang rất hiện thực mà lần đầu tiên, Tô Hoài đã dành cho ô việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ ằ (tr. 300). Ngôn ngữ này sẽ làm ngạc nhiên nhiều độc giả vì lạ lẫm ở hành văn Tô Hoài, một tác giả duy mỹ, có cả một chủ trương về chữ nghĩa, mà từ 1959 anh đã gọi là ô chủ nghĩa tiếng nói ằ . Mới đây anh có bài báo : ô Làm sao cho mỗi chữ là một hạt ngọc trên bản thảo, hạt ngọc mới nhất của ta tìm được, do phong cách văn chương của ta mà có được. Trang sách mà không có ô ngọc ằ, trang bản thảo không có chữ thần, không có tinh hoa chữ thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, biết lấy gì mà sống được, không có chữ ngon, chữ bổ nuôi nó, trang viết gầy gùa trống rỗng rồi chết héo ằ (Tâm sự về chữ nghĩa, Tạp Chí Văn học, 12/1998), nhưng bài này viết đã lâu, trong Sổ Tay Viết Văn (1959).

Chữ ỉa đái không chứng minh mà cũng không phản biện ô chủ nghĩa tiếng nói ằ của Tô Hoài ; theo tôi, nó chỉ chứng tỏ cụ Tô... bực mình ; cụ bất bình về chính sách vệ sinh thời đó, mà phải phớt tỉnh, cho đến Chiều Chiều thì nó bật ra. Sự đời, rồi đến tình người, cụ bực nhiều chuyện lắm ; thậm chí cụ gắt gỏng ngay với con sông Tô lịch tuyệt vời nhất châu á (!) (tr. 267) mà một đời cụ chắt chiu trong trí tưởng - cái tên Tô Hoài còn có nghĩa là hoài vọng sông Tô.

Quen giọng Tô Hoài, người đọc biết được lúc ngọt lúc chua : Ví dụ với Lê Đạt, trong CBCA (1992, tr. 59) kể lại thời Nhân Văn Giai Phẩm và công tác đảng, anh kể ô tôi làm bí thư, Lê Đạt phó bí thư ằ, là ngọt ; đến Chiều Chiều (tr. 106) gọi Lê Đạt là ô Ông phó bí thư chi bộ cũ của tôi ằ, là chua. Nhưng ví dụ đậm đà nhất là Như Phong, bạn nối khố với Tô Hoài từ mặt Trận Dân Chủ (1943) văn hoá Cứu Quốc, cùng vào tù ra khám, cùng làm báo Cứu Quốc vv. Vv. Nhưng đến khi đánh Nhân Văn Giai Phẩm thì Như Phong đánh Tô Hoài rất kỹ, rất ác và rất hỗn như câu ô cái tật làm ra vẻ mình thông minh của Tô Hoài (tr.103) còn gọi Tô Hoài là ô thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt ằ (CBCA, tr 117). Nhưng trong Những Gương Mặt, Tô Hoài vẫn có một chương rất đằm thắm cho Như Phong (không rõ năm viết) và khi Như Phong chết (1985) Tô Hoài, đọc điếu văn rất lâm ly bi thiết. Tôi rất lấy làm lạ và có lần gạ hỏi riêng anh : ô Thế không giận à ằ ? trả lời : ô Giận gì ? Gặp vẫn đi uống bia ằ. Tôi cho Tô Hoài là thánh. Nhưng rồi trong Chiều Chiều, anh kể lại thời kỳ đi thực tế (1958) Thanh Đình tay viết kiếm hiệp ba xu một hôm đến đợi Như Phong tại nhà Xuất bản Văn Học, nói : ô Tao vào thằng Thạc, tao với thằng Thạc là bạn nối khố, Thạc là tên cúng cơm của Như Phong ằ (tr. 28) ; Tôi mới hay Tô Hoài không phải là thánh và cũng biết hờn giận như ai. Vì đã gọi một bạn văn bằng ô thằng ằ dù qua lời người khác, cũng là... không ưa thích.

- o O o -

Tiếng Việt ta không có một từ chính xác tương đương với chữ humour trong tiếng Pháp, tiếng Anh. Ta tuỳ tiện dùng những chữ hài hước, hóm hỉnh, dí dỏm ... Nhưng trí óc Viêt Nam rất giàu uy mua (hay u mặc) . Ca dao, tục ngữ, truyện dân gian chứng tỏ điều đó. Gặp văn học phương tây, nó phát triển mạnh : truyện Vỡ Đê thời Phạm Duy Tốn là một ví dụ ; O chuột (1943), tập truyện đầu tay của Tô Hoài là một ví dụ về sau.

O chuột, một hình ảnh, phản ngữ của động từ O Mèo, là một sáng tạo ngôn từ của Tô Hoài (o nghĩa là tán tỉnh, như trong từ o bế). Ngoài Tô Hoài ra, không ai nói : o chuột. Nhưng (humour) uy mua, không hợp với văn chương cách mạng. Hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trào phúng, hài hước chỉ đích danh đối phương ; Còn uy mua thì không rõ ám chỉ ai, mà nhất định phải là một lối văn linh tinh, không đáng tin cậy, nhất là trứơc một đề tài trọng đại. Lấy Như Phong làm ví dụ, khi ông ấy phê phán cuốn Mười Năm (1957) : ô Tại sao Tô Hoài cứ phải giở giọng pha trò khi nói đến những giờ phút nhiệt tình hay cảm động của quần chúng ằ (sđd, tr 132). Khổ thân Tô Hoài, theo cách mạng từ tuổi thiếu niên làm sao dám pha trò, đùa cợt, chế diễu (sđd, tr. 104) với cách mạng ? ấy chỉ là cái uy mua, u mặc đặc biệt trong giọng văn và trong cách sống, cách nhìn đời. Sáng tác Tô Hoài luân lưu giữa hai bờ phong cách : u hoài và u mặc. Cuộc đời Tô Hoài là Nụ Cười Thương Nhớ - tên một bài thơ Đinh Hùng, cố tri và cố nhân. (Nguyên câu thơ là : Nụ cười thương nhớ - nét đan thanh).

Giọng văn dí dỏm khiến người đọc dù nghe chuyện về những nhà văn ít tên tuổi như Sao Mai (sinh 1924) cũng không chán : ô Tôi lại khoái ông có máu đa tình mà lại chung thuỷ. Léng téng với ai rồi cũng lấy người ta. Nghe nói ông mới có phòng mới (...) vừa cai nghiện (...) bằng một liều thuốc dân gian, mạnh và dữ, phải có nghị lực mới cai được (...) Bài thuốc cai của Sao Mai có gia giảm cả vị phụ nữ... ằ (tr. 25-27). Tô Hoài không nói rõ là gia hay giảm.

Giọng văn có khi đanh lại, như khi nói chuyện quyền thế, cơ hội, tráo trở. Tâm hồn anh thoáng rộng, không cố chấp về luân lý hay chính trị, thậm chí còn bị Như Phong kết tội là hoài nghi chủ nghĩa (!) (Sđd, tr. 132) ; duy có một điều : Tô Hoài tình nghĩa, như đã viết : tình nghĩa cũng trong lẽ sống tự nhiên (tr. 516) và đã tự nhiên thì mãi mãi (tr. 269) ! Và từ đó Tô Hoài không hiểu những thái độ không tình nghĩa - chẳng nhất thiết phải là phản bội hay tráo trở. Nói là nhược điểm cũng được đi. Trong CBCA, Tô Hoài có thể xởi lởi với một đại tá Huỳnh Cự phản phúc (1992, tr. 116), nhưng đến Chiều Chiều anh đã gay gắt với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt - vì là chỗ cố tri (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế. Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy ; như cái lần anh đưa đám ma ông Minh Đức, đã phải trả lời Nguyễn Tuân : ô Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi ằ (CBCA, 1992, tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có những câu hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra - Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57), nhưng mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh ấy đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết là Hiếu Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam CHí Hoà năm 1985. Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.

Nhân tiện, mong Tô Hoài rà lại về cái chết của Nhượng Tống . Phải chăng ông ấy bị ban ám sát (Việt Minh) khử (tr. 333) như lời Cụ Thắng, hay bị đồng đảng thanh toán, như nhiều nguồn tư liệu đã ghi lại ?

Giọng văn Tô Hoài cũng có lúc cà kê ở phần sau, khi kể những chuyến đi các nước á Phi, Nga, Đông Âu, ở giai đoạn mà các chính quyền cộng sản địa phương đang băng hoại. Tô Hoài đi thăm con trai, lao động tại Laixich (tr. 409) mấy năm sau đã tử nạn tại đấy (tr. 521). Một thảm kịch trong đời, nhưng anh chỉ kể sơ lược. Tô Hoài vốn tiết kiệm những chuyện gia đình, riêng tư. Anh chỉ ghi lại những mảng đời tiêu biểu, có liên quan đến xã hội, văn học, và chỉ đề cập đến con người cá nhân khi nó ô mang hình thái trọn vẹn của thân phận làm người ằ như lòi Montaigne.

- o O o -

Tâm sự thoáng qua của một người có khi hồi quang cả một thời đại. Như vài ba ngày ngắn ngủi khi Tô Hoài đi xe ôm về thăm lại Xóm Đồng ở Thái Ninh, Thái Bình, nơi anh đã tham gia cải cách ruộng đất non bốn mươi năm trước (1958-1996). Chuyến đi ngắn ngày chiếm trọn chương cuối với năm mươi trang cực kỳ súc tích và cảm động, như một chuyến hành hương. Những gian nan biến mỗi quá quan thành cố quận. Những ân hận biến mỗi kỳ ngộ thành một cố nhân. Ông Ngãi, nông dân nghèo, có dáng dấp Phan Khôi, người đã cưu mang Tô Hoài, Phùng Quán, thời cải cách ruộng đất, năm 1958 ngủ giưã bụi tre, bốn mươi năm sau vẫn ngủ giữa bụi tre, trong khi làng xóm thời kinh tế thị trường ô cứ đua nhau mà nhà tầng nhà gác ằ. Ông Ngãi bình luận : ô ối người đi vay lãi, bán lúa từ lúc vào đòng để làm nhà. Chỉ khác ngày xưa lý trưởng, phó lý giàu có, bây giờ chủ tịch, bí thư, xã đội, dạo trước còn chân chủ nhiệm, kế toán nữa cũng trộm cắp mà nên giàu có cả ằ (tr. 535). Chủ nhiệm Sự giàu sụ, thành nghiện thuốc phiện nặng, hai con trai ở tù, con gái ô ra ngoài tàu ngủ với trăm thằng. Cả mẹ nó ... Bà lão cũng chẳng tha thằng nào. Có thế mới giầu như điên ằ (tr. 546). Thái Bình. Lại Thái Bình. Sao Tô Hoài không trở về Xóm Giếng ngày xưa để hạ màn Chiều Chiều, cho bớt não nùng tiếng sương ? Anh lại trở lại nhà hát Bà Ký Đường trong truyện Nguyễn Khắc Mẫn, nửa thế kỷ về trước, gặp lại Cô Thẹn mười ba, mười lăm tuổi, ngày xưa, bây giờ là bà lão : ô Nước mắt bà lão chảy ra, không biết cái nước chết lưu niên ở hai con mắt loà lúc nào cũng ràn rụa nhợt nhạt trên mi, hay là nước mắt (...) Cô Thẹn ngày ấy đây. Bà lão vẫn nắm tay tôi cất giọng phều phào, rè rè :

Đến bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai

Câu Kiều này (câu 2282, ĐT) đầu mùa đông 1959, Nguyễn Đình Thi đã ghi sổ lưu niêm bảo tàng L.Tôn-x-Tôi ở Tu La. Mỗi khi mơ màng lại cái chuyến về Thái Bình này, là thật hay chiêm bao. Hai câu lẫy Kiều tình nghĩa kia đã thấy ở Tu La hay đã nghe cô Thẹn, bà cụ Thẹn nghẹn ngào ằ.

Những dòng cuối Chiều Chiều. Giọng Tô Hoài trầm xuống, nghẹn lại. Chấm dứt cuốn Tự Truyện như vậy là tài tình. Hay ở chữ tài. Quý ở cái tình. Chữ tài vẫn quý nhưng không hiếm. Cái tình vừa quý vừa hiếm, càng ngày càng hiếm, có cơ tuyệt chủng.

- o O o -

Tên sách Chiều Chiều lấy từ ca dao :

Chiều Chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn diều vắt vai

Tô Hoài trích dẫn ở đầu sách, gọi là ca dao cổ. Thật ra nó không cổ, chỉ mới phổ biến hơn trăm năm nay, vì nguyên là một câu thơ của Tương An Quận Vương, con vua Minh Mệnh, kín đáo khóc Hồng Bảo, con trưởng vua Thiệu Trị, là cháu, học trò và bạn tri âm của mình. Hồng Bảo âm mưu tranh ngôi vua với em là Tư Đức nên bị bắt giam và bức tử trong ngục.

Nguyên gốc là :

Chiều Chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai

Đãy gấm là cái hà bao bằng gấm. Bao là cái đãy, hà là cây sen, vì đãy gồm có hai phần : đãy lớn hình lá sen đựng trầu cau, đãy nhỏ hình bông sen đựng thuốc. Màu sắc tuỳ thuộc đẳng cấp : Vua dùng đãy bằng đoạn màu vàng, hoàng thân, như Hồng Bảo dùng đãy bằng gấm màu đỏ (điều) dân thường dùng lụa màu xanh.

Chi tiết nhỏ không quan trọng gì, nhưng tôi vẫn trình với Tô Hoài vì anh ưa thảo luận về chữ nghĩa, trong cái anh gọi là ô chủ nghĩa tiếng nói ằ (Có lần anh than với tôi : ô ngày xưa còn cụ Hoàng đạo Thuý, thỉnh thoảng mình còn có người nói chuyện về chữ nghĩa. Bây giờ ông ấy qua đời thì ... ằ. Anh có những câu nhẹ nhàng thế thôi, nhưng nghe ... phát ớn).

Chiều Chiều ... Tô Hoài dùng chữ theo ý nghĩa, nhưng còn vì âm vang của nó. Chiều Chiều là hồi ký của người cao tuổi, như Nhớ Nghĩ Chiều Hôm của Đào duy Anh. Nhưng chỉ hiểu như thế thì chưa tri âm. Vì Tô Hoài rất thích âm vang ấy từ hồi còn trẻ, như là lúc 23 tuổi. Tại Sơn Tây, ngày 20 Juillet 1943 anh đã viết : ô Chiều chiều Ly thẩn thơ ra ngoài bờ giếng. Gã muốn nói mãi, nói mãi về những chiều vô tội ấy. Những buổi chiều hoa mộng không bao giờ có thể quên, bởi nó ngây ngất mà chẳng mang một nghĩa gì rõ ràng (...). Sao không chỉ có những chiều thơ dại ấy trong tất cả một đời người ... ằ.

Tô Hoài là nhà văn không bao giờ già. Vì con người anh chưa bao giờ trẻ. Tô Hoài miên viễn là ô buổi trưa mùa thu ằ. ô Mùa thu có những ngày không sáng, mà cũng không chiều ằ Nhưng vẫn có những chiều chiều. Những chiều chiều mãi mãi trong chúng ta.

Thỉnh thoảng lại hanh hao lên một âm hao u hoài xa vắng ...

Chiều Chiều...

Đặng Tiến

Orleans, 14/9/1999
Viết cho ngày sinh nhật Tô Hoài, Rằm Trung Thu, 1920





Tổng quan về hồi ký Tô Hoài
Mừng nhà văn tám mươi tuổi

Chiều Chiều

Chiều chiều chim vịt kêu chìêu
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu


Chiều chiều nhớ lại. Chiều chiều lại nhớ. Lại nhớ chiều chiều. . .

Chiều Chiều , hồi ký văn học, là tác phẩm phẩm mới nhất của Tô Hoài, sau khoảng 170 đầu sách, gồm có truyện ngắn, truyện dài, truyện cho thiếu nhi, truyện phim.. . và khoảng mươi tự truyện kể từ Cỏ Dại , 1944, đến Tự Truyện, 1978, Cát Bụi Chân Ai, 1992, Sổ tay viết văn, 1977, Những Gương Mặt, 1988. Những dư địa ký về Hà Nội và nhiều ký sự, du ký .. .

Và nói chung, kể cả những truyện hư cấu, truyện lịch sử... Tô Hoài viết cái gì thì cũng ra .. . tự truyện. Anh nhẩn nha kể hết chuyện này sang chuyện khác nhưng mỗi tác phẩm đều mang đến cho người đọc nhiều kiến thức mới lạ và lý thú. Thậm chí giọng kể mỗi lần mỗi khác. Ví dụ Cát Bụi Chân Ai đã đem lại nhiều hiểu biết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu và một thời đại văn học. Tưởng đến đó là hết chuyện, nhưng Chiều Chiều lại mang lại nhiều ánh sáng mới, rọi chiếu vào một giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay. Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đọc đi đọc lại Tô Hoài.

Tô Hoài luôn luôn gửi gấm từng mảng đời có thật của mình vào chữ nghĩa, kể cả trong truyện ngắn, truyện dài, và có thể do đó anh không ưa dùng hai chữ tiểu thuyết. Chính Tô Hoài tự nhận điều đó trong hồi ký Một Quãng Đường viết năm 1972.

Sáng tác của tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi - mọi cái của mình, quanh mình. Quê Người, Giăng Thề, xóm Giếng ngày xưa, trong đó có những mảnh đời, mảnh tình cỏn con của mình. Cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa ằ (Tự Truyện, 1985, tr.272).

Mỗi ký sự của Tô Hoài đều có sắc thái riêng. Ví dụ mảng hồi ký về thủ đô Hà Nội , từ Chuyện Cũ Hà Nội (1986) đến Hà Nội và Hà Nội (1996) đã đem lại những chứng từ sống động về địa dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô, và nhà văn Nga Ni-cu-Lin đã tinh tế phát hiện ở nhà văn Tô Hoài một nhà dân tộc học. Viết bao nhiêu về thủ đô Hà Nội Tô Hoài vẫn còn ô tình thương chưa đã, nhớ chưa bưa ằ nên thừa mọi cơ hội để tự tình với Hà Nội, từ tiểu thuyết lịch sử Quê Nhà (1970) đến Chiều Chiều.

Tô Hoài đă viết hàng chục tập du ký. Chú Dế Mèn đã mở những trang phiêu lưu ký đến khắp các miền đất nước, sang láng giềng Lào, Campuchia, sang các nước Âu Mỹ, á Phi, mà đỉnh cao là cảnh núi Kilimangierô, nơi Dế Mèn đã phiêu lưu đến năm 1989 (Chiều Chiều tr. 501). Du ký của Tô Hoài ăm ắp tình người và lúc nào cũng đăm đắm lòng quê.

Tiếp theo là hồi ký văn học, đặc biệt là Những Gương Mặt (1988) ghi lại chân dung đậm nét về các tác giả bạn bè từ Nguyễn Bính đến Trần Huyền Trân, đằm thắm tình nghĩa. Nổi tiếng nhất là Cát bụi chân ai (1992) viết sau thời kỳ đổi mới, đã gây tiếng vang lớn. Một mặt vì nó tiết lộ nhiều sự kiện, như thái độ một số nhà văn thời kỳ đàn áp nhân văn giai phẩm, mặt khác vì lối viết mới mẻ, ví dụ như những trang về quan hệ đồng tính với Xuân Diệu (1992, tr. 190) , những trang nồng nàn tình bạn với Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân qua bao nhiêu sóng gió. Sách được in đi in lại nhiều lần, trong nước và ngoài nước. Khi tái bản, Tô Hoài chăm chút đọc lại và thêm bớt, tuỳ nhu cầu thông tin hay tình hình cho phép. Ví dụ trong CBCA, lần in 1997 trong Tự Truyện, anh ghi rõ tên Hoàng Huế là người năm 1956 đã mỉa mai Nguyễn Tuân ô nhà văn thắt cà vạt đỏ đi du lịch năm châu ằ trên báo Đất Mới. Cũng trong Tự Truyện, ấn bản 1997, Tô Hoài thêm cả một chương dài 15 trang cho Nguyễn Hữu Đang (tr. 360-374). Và nói rõ thêm về các nhà văn theo nhóm Trốt Kýt (đệ tứ), như Lam Kiều bút hiệu của Nguyễn Xuân Huy (tr. 282) .

Như vậy, khi đọc Tô Hoài, dù một tác phẩm in lại, nếu đọc kỹ, chúng ta vẫn thu hoạch được những kiến thức mới và hiểu được thời tiết văn nghệ Việt Nam trong khí hậu chính trị Việt Nam : vào thời điểm nào thì có thể viết được chuyện gì, dù là chuyện tình trai, lúc nào có thể nhắc đến tên ai, dù kẻ ấy là công thần của cách mạng.

Điều lý thú khác khi đọc Chiều Chiều là những bí ẩn kia do bản thân Tô Hoài kể ra sau 50 năm sống trong guồng máy từ chi bộ đến Đảng bộ, Đảng uỷ. Từ những hồ sơ, người đọc biết những gian nan một thời của Đồ Phồn, Trinh Đường, Phan Kế An ... và thêm một số chuyện khác. Như về Thế Lữ, chúng ta cho rằng đã biết đầy đủ qua hồi ký của bà Song Kim ; về Quang Dũng cũng vậy, qua những trang giới thiệu của Trần Lê Văn ; về Lưu Hữu Phước, hồi ký Mai Văn Bộ tưởng là đã đầy đủ chi tiết về chính trị nhưng đọc Chiều Chiều của Tô Hoài mới biết thêm nhiều oan khuất không ngờ tới. Và biết thêm về đời sống văn chương của một thời chưa xa vắng. Về những oan khiên đè nặng lên cuộc đời những Đặng Đình Hưng, Trần Đức Thảo, Trần Huyền Trân, và những gian nan của Nguyễn Bính (tr. 228). Về Phan Khôi, chúng ta đã đọc nhiều trang phê phán hay ký sự cực đoan, bên này hay bên kia, với những dụng ý ngoài văn chương. Đọc Tô Hoài sẽ bắt gặp nhiều nét bình thường trong đời sống hàng ngày, bên cạnh những ký hoạ về Hoàng Trung Thông hay Phùng Quán.

Lại thêm việc tập kết từ miền Nam, năm 1955, ô nhiều cán bộ được bố trí ở lại mất tinh thần đã đổ xô xuống tàu, không kiểm soát được, trong khi những người cần đem ra thì bỏ lại. Các trường hợp Lam Giang và Võ Phiến là như vậyằ (tr. 209). Võ Phiến công nhận điều này và tỏ vẻ ngạc nhiên : Sao Tô Hoài lại biết dến Lam Giang?

Ngay về Tô Hoài, theo những tư liệu văn học phổ biến, chúng ta vẫn cho rằng truyện đầu tay của anh là Nước Lên đăng ở Hà Nội Tân Văn của Vũ Ngọc Phan, năm 1940. Đọc Chiều Chiều mới biết thêm rằng trước đó mấy năm anh đã có Những Chuyện Khó Hiểu đăng trên phụ trang nhật báo Đông Pháp (tr. 496). Nước Lên là truyện đầu tiên được trả tiền do đó Tô Hoài đã nhiều lần viết ô Tôi vào nghề văn từ truyện ngắn Nước Lên ằ (Tự truyện, 1985, tr. 250) gây ra một sai lầm về thư tịch.

- o O o -

Chiều Chiều là con sông dài, qua bao nhiêu ghềnh thác vẫn tiếp tục xuôi dòng hồi ức 80 năm của Tô Hoài mà vẫn chưa hò hẹn ngày xuống đồng bằng hay đổ ra biển cả.

Vậy Chiều Chiều đã mang lại cho người đọc những cảm thụ gì mới ? So với những tự truyện trước, Chiều Chiều nặng phần phê phán thời đại mà tác giả đã trải qua. ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn ái Quốc, về đời sống Hà Nội từ những ngày tiếp thu qua những đợt sơ tán, đặc biệt là những ngày nhà văn Tô Hoài, trưởng khu phố (1965-1972) phải đi mai phục ô bắt gái điếm ằ (tr. 294) và ô những người giặt xi líp thuê cho gái điếm ằ (tr. 288) ô bắt những anh Hà Nội, buổi trưa thuê phòng chơi gái ằ (tr. 290), hay cảnh diệt chuột, bắt mê tín, thậm chí cả việc ô trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của thành phố ằ (tr. 301). Hà Nội thanh lịch của Tô Hoài trong các hồi ký trước, đến Chiều Chiều bỗng sực mùi bẩn thỉu, hôi hám suốt mười trang rất hiện thực mà lần đầu tiên, Tô Hoài đã dành cho ô việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ ằ (tr. 300). Ngôn ngữ này sẽ làm ngạc nhiên nhiều độc giả vì lạ lẫm ở hành văn Tô Hoài, một tác giả duy mỹ, có cả một chủ trương về chữ nghĩa, mà từ 1959 anh đã gọi là ô chủ nghĩa tiếng nói ằ . Mới đây anh có bài báo : ô Làm sao cho mỗi chữ là một hạt ngọc trên bản thảo, hạt ngọc mới nhất của ta tìm được, do phong cách văn chương của ta mà có được. Trang sách mà không có ô ngọc ằ, trang bản thảo không có chữ thần, không có tinh hoa chữ thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, biết lấy gì mà sống được, không có chữ ngon, chữ bổ nuôi nó, trang viết gầy gùa trống rỗng rồi chết héo ằ (Tâm sự về chữ nghĩa, Tạp Chí Văn học, 12/1998), nhưng bài này viết đã lâu, trong Sổ Tay Viết Văn (1959).

Chữ ỉa đái không chứng minh mà cũng không phản biện ô chủ nghĩa tiếng nói ằ của Tô Hoài ; theo tôi, nó chỉ chứng tỏ cụ Tô... bực mình ; cụ bất bình về chính sách vệ sinh thời đó, mà phải phớt tỉnh, cho đến Chiều Chiều thì nó bật ra. Sự đời, rồi đến tình người, cụ bực nhiều chuyện lắm ; thậm chí cụ gắt gỏng ngay với con sông Tô lịch tuyệt vời nhất châu á (!) (tr. 267) mà một đời cụ chắt chiu trong trí tưởng - cái tên Tô Hoài còn có nghĩa là hoài vọng sông Tô.

Quen giọng Tô Hoài, người đọc biết được lúc ngọt lúc chua : Ví dụ với Lê Đạt, trong CBCA (1992, tr. 59) kể lại thời Nhân Văn Giai Phẩm và công tác đảng, anh kể ô tôi làm bí thư, Lê Đạt phó bí thư ằ, là ngọt ; đến Chiều Chiều (tr. 106) gọi Lê Đạt là ô Ông phó bí thư chi bộ cũ của tôi ằ, là chua. Nhưng ví dụ đậm đà nhất là Như Phong, bạn nối khố với Tô Hoài từ mặt Trận Dân Chủ (1943) văn hoá Cứu Quốc, cùng vào tù ra khám, cùng làm báo Cứu Quốc vv. Vv. Nhưng đến khi đánh Nhân Văn Giai Phẩm thì Như Phong đánh Tô Hoài rất kỹ, rất ác và rất hỗn như câu ô cái tật làm ra vẻ mình thông minh của Tô Hoài (tr.103) còn gọi Tô Hoài là ô thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt ằ (CBCA, tr 117). Nhưng trong Những Gương Mặt, Tô Hoài vẫn có một chương rất đằm thắm cho Như Phong (không rõ năm viết) và khi Như Phong chết (1985) Tô Hoài, đọc điếu văn rất lâm ly bi thiết. Tôi rất lấy làm lạ và có lần gạ hỏi riêng anh : ô Thế không giận à ằ ? trả lời : ô Giận gì ? Gặp vẫn đi uống bia ằ. Tôi cho Tô Hoài là thánh. Nhưng rồi trong Chiều Chiều, anh kể lại thời kỳ đi thực tế (1958) Thanh Đình tay viết kiếm hiệp ba xu một hôm đến đợi Như Phong tại nhà Xuất bản Văn Học, nói : ô Tao vào thằng Thạc, tao với thằng Thạc là bạn nối khố, Thạc là tên cúng cơm của Như Phong ằ (tr. 28) ; Tôi mới hay Tô Hoài không phải là thánh và cũng biết hờn giận như ai. Vì đã gọi một bạn văn bằng ô thằng ằ dù qua lời người khác, cũng là... không ưa thích.

- o O o -

Tiếng Việt ta không có một từ chính xác tương đương với chữ humour trong tiếng Pháp, tiếng Anh. Ta tuỳ tiện dùng những chữ hài hước, hóm hỉnh, dí dỏm ... Nhưng trí óc Viêt Nam rất giàu uy mua (hay u mặc) . Ca dao, tục ngữ, truyện dân gian chứng tỏ điều đó. Gặp văn học phương tây, nó phát triển mạnh : truyện Vỡ Đê thời Phạm Duy Tốn là một ví dụ ; O chuột (1943), tập truyện đầu tay của Tô Hoài là một ví dụ về sau.

O chuột, một hình ảnh, phản ngữ của động từ O Mèo, là một sáng tạo ngôn từ của Tô Hoài (o nghĩa là tán tỉnh, như trong từ o bế). Ngoài Tô Hoài ra, không ai nói : o chuột. Nhưng (humour) uy mua, không hợp với văn chương cách mạng. Hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trào phúng, hài hước chỉ đích danh đối phương ; Còn uy mua thì không rõ ám chỉ ai, mà nhất định phải là một lối văn linh tinh, không đáng tin cậy, nhất là trứơc một đề tài trọng đại. Lấy Như Phong làm ví dụ, khi ông ấy phê phán cuốn Mười Năm (1957) : ô Tại sao Tô Hoài cứ phải giở giọng pha trò khi nói đến những giờ phút nhiệt tình hay cảm động của quần chúng ằ (sđd, tr 132). Khổ thân Tô Hoài, theo cách mạng từ tuổi thiếu niên làm sao dám pha trò, đùa cợt, chế diễu (sđd, tr. 104) với cách mạng ? ấy chỉ là cái uy mua, u mặc đặc biệt trong giọng văn và trong cách sống, cách nhìn đời. Sáng tác Tô Hoài luân lưu giữa hai bờ phong cách : u hoài và u mặc. Cuộc đời Tô Hoài là Nụ Cười Thương Nhớ - tên một bài thơ Đinh Hùng, cố tri và cố nhân. (Nguyên câu thơ là : Nụ cười thương nhớ - nét đan thanh).

Giọng văn dí dỏm khiến người đọc dù nghe chuyện về những nhà văn ít tên tuổi như Sao Mai (sinh 1924) cũng không chán : ô Tôi lại khoái ông có máu đa tình mà lại chung thuỷ. Léng téng với ai rồi cũng lấy người ta. Nghe nói ông mới có phòng mới (...) vừa cai nghiện (...) bằng một liều thuốc dân gian, mạnh và dữ, phải có nghị lực mới cai được (...) Bài thuốc cai của Sao Mai có gia giảm cả vị phụ nữ... ằ (tr. 25-27). Tô Hoài không nói rõ là gia hay giảm.

Giọng văn có khi đanh lại, như khi nói chuyện quyền thế, cơ hội, tráo trở. Tâm hồn anh thoáng rộng, không cố chấp về luân lý hay chính trị, thậm chí còn bị Như Phong kết tội là hoài nghi chủ nghĩa (!) (Sđd, tr. 132) ; duy có một điều : Tô Hoài tình nghĩa, như đã viết : tình nghĩa cũng trong lẽ sống tự nhiên (tr. 516) và đã tự nhiên thì mãi mãi (tr. 269) ! Và từ đó Tô Hoài không hiểu những thái độ không tình nghĩa - chẳng nhất thiết phải là phản bội hay tráo trở. Nói là nhược điểm cũng được đi. Trong CBCA, Tô Hoài có thể xởi lởi với một đại tá Huỳnh Cự phản phúc (1992, tr. 116), nhưng đến Chiều Chiều anh đã gay gắt với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt - vì là chỗ cố tri (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế. Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy ; như cái lần anh đưa đám ma ông Minh Đức, đã phải trả lời Nguyễn Tuân : ô Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi ằ (CBCA, 1992, tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có những câu hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra - Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57), nhưng mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh ấy đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết là Hiếu Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam CHí Hoà năm 1985. Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.

Nhân tiện, mong Tô Hoài rà lại về cái chết của Nhượng Tống . Phải chăng ông ấy bị ban ám sát (Việt Minh) khử (tr. 333) như lời Cụ Thắng, hay bị đồng đảng thanh toán, như nhiều nguồn tư liệu đã ghi lại ?

Giọng văn Tô Hoài cũng có lúc cà kê ở phần sau, khi kể những chuyến đi các nước á Phi, Nga, Đông Âu, ở giai đoạn mà các chính quyền cộng sản địa phương đang băng hoại. Tô Hoài đi thăm con trai, lao động tại Laixich (tr. 409) mấy năm sau đã tử nạn tại đấy (tr. 521). Một thảm kịch trong đời, nhưng anh chỉ kể sơ lược. Tô Hoài vốn tiết kiệm những chuyện gia đình, riêng tư. Anh chỉ ghi lại những mảng đời tiêu biểu, có liên quan đến xã hội, văn học, và chỉ đề cập đến con người cá nhân khi nó ô mang hình thái trọn vẹn của thân phận làm người ằ như lòi Montaigne.

- o O o -

Tâm sự thoáng qua của một người có khi hồi quang cả một thời đại. Như vài ba ngày ngắn ngủi khi Tô Hoài đi xe ôm về thăm lại Xóm Đồng ở Thái Ninh, Thái Bình, nơi anh đã tham gia cải cách ruộng đất non bốn mươi năm trước (1958-1996). Chuyến đi ngắn ngày chiếm trọn chương cuối với năm mươi trang cực kỳ súc tích và cảm động, như một chuyến hành hương. Những gian nan biến mỗi quá quan thành cố quận. Những ân hận biến mỗi kỳ ngộ thành một cố nhân. Ông Ngãi, nông dân nghèo, có dáng dấp Phan Khôi, người đã cưu mang Tô Hoài, Phùng Quán, thời cải cách ruộng đất, năm 1958 ngủ giưã bụi tre, bốn mươi năm sau vẫn ngủ giữa bụi tre, trong khi làng xóm thời kinh tế thị trường ô cứ đua nhau mà nhà tầng nhà gác ằ. Ông Ngãi bình luận : ô ối người đi vay lãi, bán lúa từ lúc vào đòng để làm nhà. Chỉ khác ngày xưa lý trưởng, phó lý giàu có, bây giờ chủ tịch, bí thư, xã đội, dạo trước còn chân chủ nhiệm, kế toán nữa cũng trộm cắp mà nên giàu có cả ằ (tr. 535). Chủ nhiệm Sự giàu sụ, thành nghiện thuốc phiện nặng, hai con trai ở tù, con gái ô ra ngoài tàu ngủ với trăm thằng. Cả mẹ nó ... Bà lão cũng chẳng tha thằng nào. Có thế mới giầu như điên ằ (tr. 546). Thái Bình. Lại Thái Bình. Sao Tô Hoài không trở về Xóm Giếng ngày xưa để hạ màn Chiều Chiều, cho bớt não nùng tiếng sương ? Anh lại trở lại nhà hát Bà Ký Đường trong truyện Nguyễn Khắc Mẫn, nửa thế kỷ về trước, gặp lại Cô Thẹn mười ba, mười lăm tuổi, ngày xưa, bây giờ là bà lão : ô Nước mắt bà lão chảy ra, không biết cái nước chết lưu niên ở hai con mắt loà lúc nào cũng ràn rụa nhợt nhạt trên mi, hay là nước mắt (...) Cô Thẹn ngày ấy đây. Bà lão vẫn nắm tay tôi cất giọng phều phào, rè rè :

Đến bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai

Câu Kiều này (câu 2282, ĐT) đầu mùa đông 1959, Nguyễn Đình Thi đã ghi sổ lưu niêm bảo tàng L.Tôn-x-Tôi ở Tu La. Mỗi khi mơ màng lại cái chuyến về Thái Bình này, là thật hay chiêm bao. Hai câu lẫy Kiều tình nghĩa kia đã thấy ở Tu La hay đã nghe cô Thẹn, bà cụ Thẹn nghẹn ngào ằ.

Những dòng cuối Chiều Chiều. Giọng Tô Hoài trầm xuống, nghẹn lại. Chấm dứt cuốn Tự Truyện như vậy là tài tình. Hay ở chữ tài. Quý ở cái tình. Chữ tài vẫn quý nhưng không hiếm. Cái tình vừa quý vừa hiếm, càng ngày càng hiếm, có cơ tuyệt chủng.

- o O o -

Tên sách Chiều Chiều lấy từ ca dao :

Chiều Chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn diều vắt vai

Tô Hoài trích dẫn ở đầu sách, gọi là ca dao cổ. Thật ra nó không cổ, chỉ mới phổ biến hơn trăm năm nay, vì nguyên là một câu thơ của Tương An Quận Vương, con vua Minh Mệnh, kín đáo khóc Hồng Bảo, con trưởng vua Thiệu Trị, là cháu, học trò và bạn tri âm của mình. Hồng Bảo âm mưu tranh ngôi vua với em là Tư Đức nên bị bắt giam và bức tử trong ngục.

Nguyên gốc là :

Chiều Chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai

Đãy gấm là cái hà bao bằng gấm. Bao là cái đãy, hà là cây sen, vì đãy gồm có hai phần : đãy lớn hình lá sen đựng trầu cau, đãy nhỏ hình bông sen đựng thuốc. Màu sắc tuỳ thuộc đẳng cấp : Vua dùng đãy bằng đoạn màu vàng, hoàng thân, như Hồng Bảo dùng đãy bằng gấm màu đỏ (điều) dân thường dùng lụa màu xanh.

Chi tiết nhỏ không quan trọng gì, nhưng tôi vẫn trình với Tô Hoài vì anh ưa thảo luận về chữ nghĩa, trong cái anh gọi là ô chủ nghĩa tiếng nói ằ (Có lần anh than với tôi : ô ngày xưa còn cụ Hoàng đạo Thuý, thỉnh thoảng mình còn có người nói chuyện về chữ nghĩa. Bây giờ ông ấy qua đời thì ... ằ. Anh có những câu nhẹ nhàng thế thôi, nhưng nghe ... phát ớn).

Chiều Chiều ... Tô Hoài dùng chữ theo ý nghĩa, nhưng còn vì âm vang của nó. Chiều Chiều là hồi ký của người cao tuổi, như Nhớ Nghĩ Chiều Hôm của Đào duy Anh. Nhưng chỉ hiểu như thế thì chưa tri âm. Vì Tô Hoài rất thích âm vang ấy từ hồi còn trẻ, như là lúc 23 tuổi. Tại Sơn Tây, ngày 20 Juillet 1943 anh đã viết : ô Chiều chiều Ly thẩn thơ ra ngoài bờ giếng. Gã muốn nói mãi, nói mãi về những chiều vô tội ấy. Những buổi chiều hoa mộng không bao giờ có thể quên, bởi nó ngây ngất mà chẳng mang một nghĩa gì rõ ràng (...). Sao không chỉ có những chiều thơ dại ấy trong tất cả một đời người ... ằ.

Tô Hoài là nhà văn không bao giờ già. Vì con người anh chưa bao giờ trẻ. Tô Hoài miên viễn là ô buổi trưa mùa thu ằ. ô Mùa thu có những ngày không sáng, mà cũng không chiều ằ Nhưng vẫn có những chiều chiều. Những chiều chiều mãi mãi trong chúng ta.

Thỉnh thoảng lại hanh hao lên một âm hao u hoài xa vắng ...

Chiều Chiều...

Đặng Tiến

Orleans, 14/9/1999
Viết cho ngày sinh nhật Tô Hoài, Rằm Trung Thu, 1920






Tổng quan về hồi ký Tô Hoài
Mừng nhà văn tám mươi tuổi

Chiều Chiều

Chiều chiều chim vịt kêu chìêu
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu


Chiều chiều nhớ lại. Chiều chiều lại nhớ. Lại nhớ chiều chiều. . .

Chiều Chiều , hồi ký văn học, là tác phẩm phẩm mới nhất của Tô Hoài, sau khoảng 170 đầu sách, gồm có truyện ngắn, truyện dài, truyện cho thiếu nhi, truyện phim.. . và khoảng mươi tự truyện kể từ Cỏ Dại , 1944, đến Tự Truyện, 1978, Cát Bụi Chân Ai, 1992, Sổ tay viết văn, 1977, Những Gương Mặt, 1988. Những dư địa ký về Hà Nội và nhiều ký sự, du ký .. .

Và nói chung, kể cả những truyện hư cấu, truyện lịch sử... Tô Hoài viết cái gì thì cũng ra .. . tự truyện. Anh nhẩn nha kể hết chuyện này sang chuyện khác nhưng mỗi tác phẩm đều mang đến cho người đọc nhiều kiến thức mới lạ và lý thú. Thậm chí giọng kể mỗi lần mỗi khác. Ví dụ Cát Bụi Chân Ai đã đem lại nhiều hiểu biết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu và một thời đại văn học. Tưởng đến đó là hết chuyện, nhưng Chiều Chiều lại mang lại nhiều ánh sáng mới, rọi chiếu vào một giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay. Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đọc đi đọc lại Tô Hoài.

Tô Hoài luôn luôn gửi gấm từng mảng đời có thật của mình vào chữ nghĩa, kể cả trong truyện ngắn, truyện dài, và có thể do đó anh không ưa dùng hai chữ tiểu thuyết. Chính Tô Hoài tự nhận điều đó trong hồi ký Một Quãng Đường viết năm 1972.

Sáng tác của tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi - mọi cái của mình, quanh mình. Quê Người, Giăng Thề, xóm Giếng ngày xưa, trong đó có những mảnh đời, mảnh tình cỏn con của mình. Cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa ằ (Tự Truyện, 1985, tr.272).

Mỗi ký sự của Tô Hoài đều có sắc thái riêng. Ví dụ mảng hồi ký về thủ đô Hà Nội , từ Chuyện Cũ Hà Nội (1986) đến Hà Nội và Hà Nội (1996) đã đem lại những chứng từ sống động về địa dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô, và nhà văn Nga Ni-cu-Lin đã tinh tế phát hiện ở nhà văn Tô Hoài một nhà dân tộc học. Viết bao nhiêu về thủ đô Hà Nội Tô Hoài vẫn còn ô tình thương chưa đã, nhớ chưa bưa ằ nên thừa mọi cơ hội để tự tình với Hà Nội, từ tiểu thuyết lịch sử Quê Nhà (1970) đến Chiều Chiều.

Tô Hoài đă viết hàng chục tập du ký. Chú Dế Mèn đã mở những trang phiêu lưu ký đến khắp các miền đất nước, sang láng giềng Lào, Campuchia, sang các nước Âu Mỹ, á Phi, mà đỉnh cao là cảnh núi Kilimangierô, nơi Dế Mèn đã phiêu lưu đến năm 1989 (Chiều Chiều tr. 501). Du ký của Tô Hoài ăm ắp tình người và lúc nào cũng đăm đắm lòng quê.

Tiếp theo là hồi ký văn học, đặc biệt là Những Gương Mặt (1988) ghi lại chân dung đậm nét về các tác giả bạn bè từ Nguyễn Bính đến Trần Huyền Trân, đằm thắm tình nghĩa. Nổi tiếng nhất là Cát bụi chân ai (1992) viết sau thời kỳ đổi mới, đã gây tiếng vang lớn. Một mặt vì nó tiết lộ nhiều sự kiện, như thái độ một số nhà văn thời kỳ đàn áp nhân văn giai phẩm, mặt khác vì lối viết mới mẻ, ví dụ như những trang về quan hệ đồng tính với Xuân Diệu (1992, tr. 190) , những trang nồng nàn tình bạn với Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân qua bao nhiêu sóng gió. Sách được in đi in lại nhiều lần, trong nước và ngoài nước. Khi tái bản, Tô Hoài chăm chút đọc lại và thêm bớt, tuỳ nhu cầu thông tin hay tình hình cho phép. Ví dụ trong CBCA, lần in 1997 trong Tự Truyện, anh ghi rõ tên Hoàng Huế là người năm 1956 đã mỉa mai Nguyễn Tuân ô nhà văn thắt cà vạt đỏ đi du lịch năm châu ằ trên báo Đất Mới. Cũng trong Tự Truyện, ấn bản 1997, Tô Hoài thêm cả một chương dài 15 trang cho Nguyễn Hữu Đang (tr. 360-374). Và nói rõ thêm về các nhà văn theo nhóm Trốt Kýt (đệ tứ), như Lam Kiều bút hiệu của Nguyễn Xuân Huy (tr. 282) .

Như vậy, khi đọc Tô Hoài, dù một tác phẩm in lại, nếu đọc kỹ, chúng ta vẫn thu hoạch được những kiến thức mới và hiểu được thời tiết văn nghệ Việt Nam trong khí hậu chính trị Việt Nam : vào thời điểm nào thì có thể viết được chuyện gì, dù là chuyện tình trai, lúc nào có thể nhắc đến tên ai, dù kẻ ấy là công thần của cách mạng.

Điều lý thú khác khi đọc Chiều Chiều là những bí ẩn kia do bản thân Tô Hoài kể ra sau 50 năm sống trong guồng máy từ chi bộ đến Đảng bộ, Đảng uỷ. Từ những hồ sơ, người đọc biết những gian nan một thời của Đồ Phồn, Trinh Đường, Phan Kế An ... và thêm một số chuyện khác. Như về Thế Lữ, chúng ta cho rằng đã biết đầy đủ qua hồi ký của bà Song Kim ; về Quang Dũng cũng vậy, qua những trang giới thiệu của Trần Lê Văn ; về Lưu Hữu Phước, hồi ký Mai Văn Bộ tưởng là đã đầy đủ chi tiết về chính trị nhưng đọc Chiều Chiều của Tô Hoài mới biết thêm nhiều oan khuất không ngờ tới. Và biết thêm về đời sống văn chương của một thời chưa xa vắng. Về những oan khiên đè nặng lên cuộc đời những Đặng Đình Hưng, Trần Đức Thảo, Trần Huyền Trân, và những gian nan của Nguyễn Bính (tr. 228). Về Phan Khôi, chúng ta đã đọc nhiều trang phê phán hay ký sự cực đoan, bên này hay bên kia, với những dụng ý ngoài văn chương. Đọc Tô Hoài sẽ bắt gặp nhiều nét bình thường trong đời sống hàng ngày, bên cạnh những ký hoạ về Hoàng Trung Thông hay Phùng Quán.

Lại thêm việc tập kết từ miền Nam, năm 1955, ô nhiều cán bộ được bố trí ở lại mất tinh thần đã đổ xô xuống tàu, không kiểm soát được, trong khi những người cần đem ra thì bỏ lại. Các trường hợp Lam Giang và Võ Phiến là như vậyằ (tr. 209). Võ Phiến công nhận điều này và tỏ vẻ ngạc nhiên : Sao Tô Hoài lại biết dến Lam Giang?

Ngay về Tô Hoài, theo những tư liệu văn học phổ biến, chúng ta vẫn cho rằng truyện đầu tay của anh là Nước Lên đăng ở Hà Nội Tân Văn của Vũ Ngọc Phan, năm 1940. Đọc Chiều Chiều mới biết thêm rằng trước đó mấy năm anh đã có Những Chuyện Khó Hiểu đăng trên phụ trang nhật báo Đông Pháp (tr. 496). Nước Lên là truyện đầu tiên được trả tiền do đó Tô Hoài đã nhiều lần viết ô Tôi vào nghề văn từ truyện ngắn Nước Lên ằ (Tự truyện, 1985, tr. 250) gây ra một sai lầm về thư tịch.

- o O o -

Chiều Chiều là con sông dài, qua bao nhiêu ghềnh thác vẫn tiếp tục xuôi dòng hồi ức 80 năm của Tô Hoài mà vẫn chưa hò hẹn ngày xuống đồng bằng hay đổ ra biển cả.

Vậy Chiều Chiều đã mang lại cho người đọc những cảm thụ gì mới ? So với những tự truyện trước, Chiều Chiều nặng phần phê phán thời đại mà tác giả đã trải qua. ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn ái Quốc, về đời sống Hà Nội từ những ngày tiếp thu qua những đợt sơ tán, đặc biệt là những ngày nhà văn Tô Hoài, trưởng khu phố (1965-1972) phải đi mai phục ô bắt gái điếm ằ (tr. 294) và ô những người giặt xi líp thuê cho gái điếm ằ (tr. 288) ô bắt những anh Hà Nội, buổi trưa thuê phòng chơi gái ằ (tr. 290), hay cảnh diệt chuột, bắt mê tín, thậm chí cả việc ô trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của thành phố ằ (tr. 301). Hà Nội thanh lịch của Tô Hoài trong các hồi ký trước, đến Chiều Chiều bỗng sực mùi bẩn thỉu, hôi hám suốt mười trang rất hiện thực mà lần đầu tiên, Tô Hoài đã dành cho ô việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ ằ (tr. 300). Ngôn ngữ này sẽ làm ngạc nhiên nhiều độc giả vì lạ lẫm ở hành văn Tô Hoài, một tác giả duy mỹ, có cả một chủ trương về chữ nghĩa, mà từ 1959 anh đã gọi là ô chủ nghĩa tiếng nói ằ . Mới đây anh có bài báo : ô Làm sao cho mỗi chữ là một hạt ngọc trên bản thảo, hạt ngọc mới nhất của ta tìm được, do phong cách văn chương của ta mà có được. Trang sách mà không có ô ngọc ằ, trang bản thảo không có chữ thần, không có tinh hoa chữ thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, biết lấy gì mà sống được, không có chữ ngon, chữ bổ nuôi nó, trang viết gầy gùa trống rỗng rồi chết héo ằ (Tâm sự về chữ nghĩa, Tạp Chí Văn học, 12/1998), nhưng bài này viết đã lâu, trong Sổ Tay Viết Văn (1959).

Chữ ỉa đái không chứng minh mà cũng không phản biện ô chủ nghĩa tiếng nói ằ của Tô Hoài ; theo tôi, nó chỉ chứng tỏ cụ Tô... bực mình ; cụ bất bình về chính sách vệ sinh thời đó, mà phải phớt tỉnh, cho đến Chiều Chiều thì nó bật ra. Sự đời, rồi đến tình người, cụ bực nhiều chuyện lắm ; thậm chí cụ gắt gỏng ngay với con sông Tô lịch tuyệt vời nhất châu á (!) (tr. 267) mà một đời cụ chắt chiu trong trí tưởng - cái tên Tô Hoài còn có nghĩa là hoài vọng sông Tô.

Quen giọng Tô Hoài, người đọc biết được lúc ngọt lúc chua : Ví dụ với Lê Đạt, trong CBCA (1992, tr. 59) kể lại thời Nhân Văn Giai Phẩm và công tác đảng, anh kể ô tôi làm bí thư, Lê Đạt phó bí thư ằ, là ngọt ; đến Chiều Chiều (tr. 106) gọi Lê Đạt là ô Ông phó bí thư chi bộ cũ của tôi ằ, là chua. Nhưng ví dụ đậm đà nhất là Như Phong, bạn nối khố với Tô Hoài từ mặt Trận Dân Chủ (1943) văn hoá Cứu Quốc, cùng vào tù ra khám, cùng làm báo Cứu Quốc vv. Vv. Nhưng đến khi đánh Nhân Văn Giai Phẩm thì Như Phong đánh Tô Hoài rất kỹ, rất ác và rất hỗn như câu ô cái tật làm ra vẻ mình thông minh của Tô Hoài (tr.103) còn gọi Tô Hoài là ô thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt ằ (CBCA, tr 117). Nhưng trong Những Gương Mặt, Tô Hoài vẫn có một chương rất đằm thắm cho Như Phong (không rõ năm viết) và khi Như Phong chết (1985) Tô Hoài, đọc điếu văn rất lâm ly bi thiết. Tôi rất lấy làm lạ và có lần gạ hỏi riêng anh : ô Thế không giận à ằ ? trả lời : ô Giận gì ? Gặp vẫn đi uống bia ằ. Tôi cho Tô Hoài là thánh. Nhưng rồi trong Chiều Chiều, anh kể lại thời kỳ đi thực tế (1958) Thanh Đình tay viết kiếm hiệp ba xu một hôm đến đợi Như Phong tại nhà Xuất bản Văn Học, nói : ô Tao vào thằng Thạc, tao với thằng Thạc là bạn nối khố, Thạc là tên cúng cơm của Như Phong ằ (tr. 28) ; Tôi mới hay Tô Hoài không phải là thánh và cũng biết hờn giận như ai. Vì đã gọi một bạn văn bằng ô thằng ằ dù qua lời người khác, cũng là... không ưa thích.

- o O o -

Tiếng Việt ta không có một từ chính xác tương đương với chữ humour trong tiếng Pháp, tiếng Anh. Ta tuỳ tiện dùng những chữ hài hước, hóm hỉnh, dí dỏm ... Nhưng trí óc Viêt Nam rất giàu uy mua (hay u mặc) . Ca dao, tục ngữ, truyện dân gian chứng tỏ điều đó. Gặp văn học phương tây, nó phát triển mạnh : truyện Vỡ Đê thời Phạm Duy Tốn là một ví dụ ; O chuột (1943), tập truyện đầu tay của Tô Hoài là một ví dụ về sau.

O chuột, một hình ảnh, phản ngữ của động từ O Mèo, là một sáng tạo ngôn từ của Tô Hoài (o nghĩa là tán tỉnh, như trong từ o bế). Ngoài Tô Hoài ra, không ai nói : o chuột. Nhưng (humour) uy mua, không hợp với văn chương cách mạng. Hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trào phúng, hài hước chỉ đích danh đối phương ; Còn uy mua thì không rõ ám chỉ ai, mà nhất định phải là một lối văn linh tinh, không đáng tin cậy, nhất là trứơc một đề tài trọng đại. Lấy Như Phong làm ví dụ, khi ông ấy phê phán cuốn Mười Năm (1957) : ô Tại sao Tô Hoài cứ phải giở giọng pha trò khi nói đến những giờ phút nhiệt tình hay cảm động của quần chúng ằ (sđd, tr 132). Khổ thân Tô Hoài, theo cách mạng từ tuổi thiếu niên làm sao dám pha trò, đùa cợt, chế diễu (sđd, tr. 104) với cách mạng ? ấy chỉ là cái uy mua, u mặc đặc biệt trong giọng văn và trong cách sống, cách nhìn đời. Sáng tác Tô Hoài luân lưu giữa hai bờ phong cách : u hoài và u mặc. Cuộc đời Tô Hoài là Nụ Cười Thương Nhớ - tên một bài thơ Đinh Hùng, cố tri và cố nhân. (Nguyên câu thơ là : Nụ cười thương nhớ - nét đan thanh).

Giọng văn dí dỏm khiến người đọc dù nghe chuyện về những nhà văn ít tên tuổi như Sao Mai (sinh 1924) cũng không chán : ô Tôi lại khoái ông có máu đa tình mà lại chung thuỷ. Léng téng với ai rồi cũng lấy người ta. Nghe nói ông mới có phòng mới (...) vừa cai nghiện (...) bằng một liều thuốc dân gian, mạnh và dữ, phải có nghị lực mới cai được (...) Bài thuốc cai của Sao Mai có gia giảm cả vị phụ nữ... ằ (tr. 25-27). Tô Hoài không nói rõ là gia hay giảm.

Giọng văn có khi đanh lại, như khi nói chuyện quyền thế, cơ hội, tráo trở. Tâm hồn anh thoáng rộng, không cố chấp về luân lý hay chính trị, thậm chí còn bị Như Phong kết tội là hoài nghi chủ nghĩa (!) (Sđd, tr. 132) ; duy có một điều : Tô Hoài tình nghĩa, như đã viết : tình nghĩa cũng trong lẽ sống tự nhiên (tr. 516) và đã tự nhiên thì mãi mãi (tr. 269) ! Và từ đó Tô Hoài không hiểu những thái độ không tình nghĩa - chẳng nhất thiết phải là phản bội hay tráo trở. Nói là nhược điểm cũng được đi. Trong CBCA, Tô Hoài có thể xởi lởi với một đại tá Huỳnh Cự phản phúc (1992, tr. 116), nhưng đến Chiều Chiều anh đã gay gắt với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt - vì là chỗ cố tri (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế. Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy ; như cái lần anh đưa đám ma ông Minh Đức, đã phải trả lời Nguyễn Tuân : ô Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi ằ (CBCA, 1992, tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có những câu hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra - Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57), nhưng mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh ấy đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết là Hiếu Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam CHí Hoà năm 1985. Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.

Nhân tiện, mong Tô Hoài rà lại về cái chết của Nhượng Tống . Phải chăng ông ấy bị ban ám sát (Việt Minh) khử (tr. 333) như lời Cụ Thắng, hay bị đồng đảng thanh toán, như nhiều nguồn tư liệu đã ghi lại ?

Giọng văn Tô Hoài cũng có lúc cà kê ở phần sau, khi kể những chuyến đi các nước á Phi, Nga, Đông Âu, ở giai đoạn mà các chính quyền cộng sản địa phương đang băng hoại. Tô Hoài đi thăm con trai, lao động tại Laixich (tr. 409) mấy năm sau đã tử nạn tại đấy (tr. 521). Một thảm kịch trong đời, nhưng anh chỉ kể sơ lược. Tô Hoài vốn tiết kiệm những chuyện gia đình, riêng tư. Anh chỉ ghi lại những mảng đời tiêu biểu, có liên quan đến xã hội, văn học, và chỉ đề cập đến con người cá nhân khi nó ô mang hình thái trọn vẹn của thân phận làm người ằ như lòi Montaigne.

- o O o -

Tâm sự thoáng qua của một người có khi hồi quang cả một thời đại. Như vài ba ngày ngắn ngủi khi Tô Hoài đi xe ôm về thăm lại Xóm Đồng ở Thái Ninh, Thái Bình, nơi anh đã tham gia cải cách ruộng đất non bốn mươi năm trước (1958-1996). Chuyến đi ngắn ngày chiếm trọn chương cuối với năm mươi trang cực kỳ súc tích và cảm động, như một chuyến hành hương. Những gian nan biến mỗi quá quan thành cố quận. Những ân hận biến mỗi kỳ ngộ thành một cố nhân. Ông Ngãi, nông dân nghèo, có dáng dấp Phan Khôi, người đã cưu mang Tô Hoài, Phùng Quán, thời cải cách ruộng đất, năm 1958 ngủ giưã bụi tre, bốn mươi năm sau vẫn ngủ giữa bụi tre, trong khi làng xóm thời kinh tế thị trường ô cứ đua nhau mà nhà tầng nhà gác ằ. Ông Ngãi bình luận : ô ối người đi vay lãi, bán lúa từ lúc vào đòng để làm nhà. Chỉ khác ngày xưa lý trưởng, phó lý giàu có, bây giờ chủ tịch, bí thư, xã đội, dạo trước còn chân chủ nhiệm, kế toán nữa cũng trộm cắp mà nên giàu có cả ằ (tr. 535). Chủ nhiệm Sự giàu sụ, thành nghiện thuốc phiện nặng, hai con trai ở tù, con gái ô ra ngoài tàu ngủ với trăm thằng. Cả mẹ nó ... Bà lão cũng chẳng tha thằng nào. Có thế mới giầu như điên ằ (tr. 546). Thái Bình. Lại Thái Bình. Sao Tô Hoài không trở về Xóm Giếng ngày xưa để hạ màn Chiều Chiều, cho bớt não nùng tiếng sương ? Anh lại trở lại nhà hát Bà Ký Đường trong truyện Nguyễn Khắc Mẫn, nửa thế kỷ về trước, gặp lại Cô Thẹn mười ba, mười lăm tuổi, ngày xưa, bây giờ là bà lão : ô Nước mắt bà lão chảy ra, không biết cái nước chết lưu niên ở hai con mắt loà lúc nào cũng ràn rụa nhợt nhạt trên mi, hay là nước mắt (...) Cô Thẹn ngày ấy đây. Bà lão vẫn nắm tay tôi cất giọng phều phào, rè rè :

Đến bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai

Câu Kiều này (câu 2282, ĐT) đầu mùa đông 1959, Nguyễn Đình Thi đã ghi sổ lưu niêm bảo tàng L.Tôn-x-Tôi ở Tu La. Mỗi khi mơ màng lại cái chuyến về Thái Bình này, là thật hay chiêm bao. Hai câu lẫy Kiều tình nghĩa kia đã thấy ở Tu La hay đã nghe cô Thẹn, bà cụ Thẹn nghẹn ngào ằ.

Những dòng cuối Chiều Chiều. Giọng Tô Hoài trầm xuống, nghẹn lại. Chấm dứt cuốn Tự Truyện như vậy là tài tình. Hay ở chữ tài. Quý ở cái tình. Chữ tài vẫn quý nhưng không hiếm. Cái tình vừa quý vừa hiếm, càng ngày càng hiếm, có cơ tuyệt chủng.

- o O o -

Tên sách Chiều Chiều lấy từ ca dao :

Chiều Chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn diều vắt vai

Tô Hoài trích dẫn ở đầu sách, gọi là ca dao cổ. Thật ra nó không cổ, chỉ mới phổ biến hơn trăm năm nay, vì nguyên là một câu thơ của Tương An Quận Vương, con vua Minh Mệnh, kín đáo khóc Hồng Bảo, con trưởng vua Thiệu Trị, là cháu, học trò và bạn tri âm của mình. Hồng Bảo âm mưu tranh ngôi vua với em là Tư Đức nên bị bắt giam và bức tử trong ngục.

Nguyên gốc là :

Chiều Chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai

Đãy gấm là cái hà bao bằng gấm. Bao là cái đãy, hà là cây sen, vì đãy gồm có hai phần : đãy lớn hình lá sen đựng trầu cau, đãy nhỏ hình bông sen đựng thuốc. Màu sắc tuỳ thuộc đẳng cấp : Vua dùng đãy bằng đoạn màu vàng, hoàng thân, như Hồng Bảo dùng đãy bằng gấm màu đỏ (điều) dân thường dùng lụa màu xanh.

Chi tiết nhỏ không quan trọng gì, nhưng tôi vẫn trình với Tô Hoài vì anh ưa thảo luận về chữ nghĩa, trong cái anh gọi là ô chủ nghĩa tiếng nói ằ (Có lần anh than với tôi : ô ngày xưa còn cụ Hoàng đạo Thuý, thỉnh thoảng mình còn có người nói chuyện về chữ nghĩa. Bây giờ ông ấy qua đời thì ... ằ. Anh có những câu nhẹ nhàng thế thôi, nhưng nghe ... phát ớn).

Chiều Chiều ... Tô Hoài dùng chữ theo ý nghĩa, nhưng còn vì âm vang của nó. Chiều Chiều là hồi ký của người cao tuổi, như Nhớ Nghĩ Chiều Hôm của Đào duy Anh. Nhưng chỉ hiểu như thế thì chưa tri âm. Vì Tô Hoài rất thích âm vang ấy từ hồi còn trẻ, như là lúc 23 tuổi. Tại Sơn Tây, ngày 20 Juillet 1943 anh đã viết : ô Chiều chiều Ly thẩn thơ ra ngoài bờ giếng. Gã muốn nói mãi, nói mãi về những chiều vô tội ấy. Những buổi chiều hoa mộng không bao giờ có thể quên, bởi nó ngây ngất mà chẳng mang một nghĩa gì rõ ràng (...). Sao không chỉ có những chiều thơ dại ấy trong tất cả một đời người ... ằ.

Tô Hoài là nhà văn không bao giờ già. Vì con người anh chưa bao giờ trẻ. Tô Hoài miên viễn là ô buổi trưa mùa thu ằ. ô Mùa thu có những ngày không sáng, mà cũng không chiều ằ Nhưng vẫn có những chiều chiều. Những chiều chiều mãi mãi trong chúng ta.

Thỉnh thoảng lại hanh hao lên một âm hao u hoài xa vắng ...

Chiều Chiều...

Đặng Tiến

Orleans, 14/9/1999
Viết cho ngày sinh nhật Tô Hoài, Rằm Trung Thu, 1920

No comments:

Post a Comment