Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 14 December 2016

VIỆT NAM& TRUNG QUỐC=NGUYỄN CAO HÁCH =TRẦN HỒNG CHÂU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRẦN HỒNG CHÂU * SAI GON TRONG HỒI TƯỞNG

Buổi Chiều Hằng Cửu
Trần Hồng Châu
Chúng tôi xin trích đăng một đoạn trong Thành phố trong hồi tưởng của tác giả viết về Tết Sàigon

 Năm tháng qua, như nước chảy dưới cầu Khánh Hội, như mây bay trên 18 thôn vườn trầu, tôi vẫn không hết ngạc nhiên, xúc động đến thảng thốt, mỗi khi mây Sàigòn bủa vây, tới tấp, hay khi nắng Sàigon nung nấu đến rùng mình cả một bầu khí quyển siêu thực, vàng ánh nhu tranh Van Gogh với cái chói chang bỏng lửa củz trưa hè đúng ngọ. Mỗi khi hoa mai bừng nở ở Minh Phụng hay khi con đò Thủ Thiêm đủng đỉnh bắc cầu cho những Sâm Thương thời đại. Mỗi khi sông Nhà Bè bồn chồn nước chảy chia đôi hay khi tấm lòng son của những trái dưa Hà Tiên bằng ngọc thạch dược giãi bày trên lề đường đi về cầu Ông Lãnh trong những ngày đầu xuân.
Dưa đỏ, mai vàng. . . Nhớ lại không khí Tết, gần gũi cũng như xa vắng, gắn liền với hai màu tượng trưng đang dàn trải trên đường phố Sàigon. Đỏ, vàng. Máu đỏ, da vàng.. ., điểm xác minh cũng như nhận diện của lịch sử và giống nòi. Vàng, son. . . sắc màu của những cung điện tâm hồn và ý thức nghệ thuật.
Trái dưa là chứng tích bình minh dân tộc với sức sống mạnh và lòng tin yêu,lạc quan không gì lay chuyển nổi của thời dựng nước. Cành mai thanh tao, thân hình uốn lượn, đơn sơ và khỏe. Vừa khắc khổ đạm bạc, vừa rực rỡ ,lãng mạn. Nói lên khí phách người quân tử " thế gia thanh bạch tỉ sơn mai,"một mình đương đầu với cái đa số, có khi a dua, sai lầm, phi lý. Nói lên cốt cách nghệ sĩ, có thể cương nhu, đậm nhạt, ở những thời và không gian khác nhau, nhưng luôn bảo vệ được sinh mệnh tinh thần của mình trong tư thế mắt sáng, đầu ngủng cao.
Hai s8ác đỏ vàng nở rộ trên đường phố đô thành có nghĩa là mùa xuân đã tới, không một lần lỡ hẹn. Cũng như tiết điệu và ý lời những bài thơ xuân từng vượt qua trường thành của thời gian và quên lãng. Xuân giang hoa nguyệt dạ hay Xuân nhật khởi ngôn chí. . .
Dưa đỏ ,mai vàng trên đường Nguyễn Văn Học và Trần Hưng Đạo. Xuân về đúng chu kỳ, chính xác như một định lý toán học. Đồng thời cũng biện minh cho một nhận định tâm lý: s8ác màu, âm thanh thường quấn quít, đan xen nhau trong một tổng thể hồi tưởng đa dạng.Quá khứ thường trở về trên đỉnh trời âm và săc . Vì đó là hai chất xúc tác, khơi động, gợi nhớ. . . Là tố chất không thể thiếu được của bản thể cái đã qua, dù ở thời điểm nào.
Mùa xuân đã trở về với dưa đỏ, mai vàng và tiếng ngâm thơ Hồ Điệp, giai điệu muôn màu, âm vang trên suốt chiều dài phố phường Sài gòn.
 
Tất cả là một bừng nở sáng chói. Hương và sắc. Hoa thảo mộc và hoa biết nói, theo sáo ngữ. Cùng đứng bên nhau. Thân thiết: nhân diện đào hoa tưong ánh hồng. Lan tỏa mênh mang : Xuân thành vô xứ bất phi hoa. Thoạt tiên là thược dược, cẩm chướng rồi hướng dưong, cánh mở rộng như một mặt trời Van Gogh. Tiếp theo là mãn đình hồng với thân cây cao vồng đi nhanh hơn cả thời gian, với nhụy hoa reo rắc phấn vàng óng ả của loài hoa nhiệt đới làm bằng sắc đậm tươi và hương nồng say đến choáng váng. . .
Nhưng vẫn nhiều nhất là cúc,hồng và lan, những nữ hoàng của hội hoa, của mùa xuân bất tận.Cúc vàng, cúc trắng.. .đi từ kim cúc bé nhỏ đến đại đóa bời bời tóc rối. Từ trắng đục, vàng nhạt, hoàng anh của Nguyễn Du trong những ngày Kinh Bắc, bệnh hoạn và mai danh ẩn tích, đến vàng cam, sơn mài , của những cánh vạn thọ ngoại thành Lộc Uyển mà có lẽ Thích Ca đã từng yêu mến trong những buổi chiều thuyết pháp.
Hồng nhung, hồng quế.. . tất cả sắc tố đậm nhạt của màu hồng đi từ hồng tầm xuân đến huyết dụ đỏ tía. Như sắc tố đậm nhạt của những thỏi son khác nhau đã lần lượt đi trên môi, từ thuở người gái dậy thì khởi đầu biết làm dáng tới những ngày " mùa thu thiếu phụ" đầy ngậm ngùi và hồi tưởng.
Lan là vương giả chi hoa. Địa lan. Phong lan. Yểu điệu. Mảnh mai. Cánh bướm vàng phơi phới. Hạc đồng nội nhởn nhơ. Chiếc hài vân đong đưa gợi mùa xưa cũ. Một diểm hồng. Vài bông ngọc trắng rung rinh trước gió xuân ngọt ngào như nửa tỉnh, nửa say. Thế giới của lan là một thế giới mềm mại, gần như yếu lả, nhạt nhòa, thoang thoảng. Hương sắc, hình hài, âm thanh tưởng như có,như không. Thế giới ấn tượng của buổi chiều Monet, vàng sáng Pissaro và làn da Renoir,thấp thoáng, mờ ảo, bấp bênh, có lẽ cũng chỉ đước xây dựng bằng những tố chất đó thôi.
Trong biển hoa Nguyễn Huệ ngưòi và hoa dường như cùng chung một ý thức về thời gian. Mọi chuyện đều là phù du, hư ảo, sớm nở tối tàn. Hãy sống với hiện tại, với những gì hiện hữu nhất trong phút giây hiện hữu của hôm nay!
Có những cặp vợ chồng đi xem hoa như một nghi lễ cuối năm không thể thiếu đuợc. Để nhớ kỷ niệm một chợ tết xưa. Để tìm lại trong rừng hoa niềm yêu đời và sức sống cần phải có trước lớp ưu tư đang ló dạng ở chân trời.Có những người tình bé nhỏ, ngồi bên nhau,lặng lẽ ngắt và đếm từng cánh hoa cúc vàng. Dò hỏi về tương lai, đầu năm theo truyền thống nhân gian? Hay suy nghĩ về kiếp mong manh để bàng hoàng lo sợ, rồi quyết tâm buồm lái đi ngược lại giòng sông định mệnh ?
Có những chàng trai đi chợ hoa với tân hồn nghệ sĩ vượt thời gian và không gian. Niềm hoài cổ chợt như sóng biển tràn lan.. . Không biết Thăng Long xưa vào những đêm chợ hoa ngày Tết ra sao? Trong khuôn viên Văn miếu lộc xuân nõn nà ció trổ lại nhiều không ? Ngoài cửa Kim mã trai thanh gái lịch chắc phải có hơn một cuộc hẹn hò đầu xuân. Những buổi khán hoa và bình thơ xuân trên sóng nước Tây hồ tưởng như vẫn còn để lại dư âm và phong vị của ngày xa xưa khi Lê Quý Đôn hay Nguyễn Nghiễm từ những phiến trấn xa xôi trở lại thăm cố đô và các bạn vong niên mỗi độ xuân về. . .
Êm ái chiều xuân đến khán đài,
Lâng lâng chẳng gợn chút trần ai.
Rồi những hội chùa đầu xuân nữa chứ! Đâu rồi những Ngọc hồ và Quảng Vân đình những Tiên du và Phật tích, những cành mẫu đơn và tranh tố nữ Cầu đông ? Có lẽ trong lòng thanh niên Sài gòn giữa chợ hoa vẫn còn phảng phất đâu dây nhiều kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm những kỳ ngộ và kỳ tích trong đó hoa thường gần gũi người, gắn bó với người.
Đêm khuya trên phố vắng. Chợ tàn. Những xe lam cuối cùng đã đưa về Bình triệu, Phú xuân mấy chậu hoa còn sót lại. Hoa lỡ thời, ràu rầu, chưa nở rời chợ hoa vì còn ngậm ngùi" nhớ nơ kỳ ngộ."
Gió lạnh thêm. Đêm trở nên hoang liêu. Những cành hoa chết nằm la liệt trong lòng đường, bơ vơ, lạc lỏng. Bạc mệnh cầm chung oán hận trường.
Có ai nhỏ một giọt lệ thương vay ? Có phải đây là oan hồn những vong nữ mà không một bài thơ đoạn mệnh, không một trang Liêu trai nào có thể giải tỏa hết nổi u ẩn, niềm thưong đau của kiếp người và kiếp hoa mãi mãi đắm chìm trong vòng trần lụy.
 

SƠN TRUNG * NHÌN LẠI THẾ KỶ XX

NHÌN lại THẾ KỶ HAI MƯƠI
Sơn Trung



Một trăm năm qua, những gì quan trọng đã xảy đến cho nhân loại?Và con ngườI đã đạt được những thành tích nàoto lớn ?
Sự việc thì nhiều,viết thành năm mườI quyển sách cũng không nói đủ lịch sử thế kỷ hai mươi.Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên một vài nét quan trọng.
Về khoa học, con ngườI đã đạt nhiều thành tích vĩ đại.
Năm 1928 ,nhà bác học Anh quốc Fleming đã tìm ra thuốc trụ sinh, và đã cứu được hang triệu ngườI thoát tay tử thần. Nhưng con ngườI đã mang một chứng bệnh nan y là bệnh AID mà hiện nay ngườI ta chưa tìm ra thuốc chữa.
Về nông nghiệp, nhờ cuộc cách mạng xanh, ngườI ta đã tìm ra nhiều giống lúa mớI,như luá thần nông, có năng suất cao và ngắn hạn. NgườI ta cũng nghiên cứu về ‘gen’để cải tiến nhiều giống cây, trái.
Nay ta có thể ăn nhiều loại trái cây không hột, và ăm những trái ổI, cà chua thật to, thật ngon. . .
Quan trọng nhất là sự ra đờI của computer.Ngày nay, computer đã đi sâu vào các lãnh vực quân sự, khoa học, kỹ thuật, thương mại, văn hóa, thông tin. ..Ngành này đã đưa Bill Gates trở thành tỷ phú và rất nhiều tân triệu phú. Không biết trong tương lai, computer sẽ còn tiến đến đâu nữa ?
Đó lá mặt tích cực của con người.
Chúng ta hãy nhìn đến khía cạnh tiêu cực của nó.
Một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử là sự ra đờI chủ của chủ nghĩa Marxist. Marx và Engels đã soạn thảo cuốn Tư Bản Luận.Trong tài liệu này, hai ông đã chỉ trích chủ nghĩa tư bản và hô hào giai cấp vô sản đoàn kết lại.Hai ông tiên đoán chủ nghĩa tư bản sẽ dẫy chết và chủ nghĩa cộng sản sẽ ra đờI tại Đức là một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiến bộ. Thuyết của Marx đã được Lénine hưởng ứng, áp dụng vào công cuộc lật đổ Nga hoàng năm 1911 và lập nên đảng Cộng sản Nga. Lénine chết, quyền bính lọt vào tay Staline. Staline ra sức củng cố đîa vị, thanh toán Trostky và lập nên một hệ thống quốc tế cộng sản chuyên chính và sắt máu.
Những nước nghèo đói và bị thực dân đô hộ đã trở thành nạn
nhân của chủ nghĩa cộng sản trong đó có nhân dân Liên Xô ,Trung Hoa, Việt Nam,Đại Hàn, Mông CỔ.Cộng sản Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam, Cambodge. . .đã giết hàng chục triệu người, bắt bớ giam cầm hàng triệu người.. .ghê gờm hơn thực dân và phát xít...
Cũng trong thế kỷ XX, một phát minh vĩ đại đã làm nhân loại kinh hoàng. Đó là sự ra đờI của bom nguyên tử, bom khinh khí. . .Nước Đức đã có nhiều nhân tài về khoa học kỹ thuật
Trước đệ nhị thế chiến, Đức đã là nước có nhiều phi cơ chiến đãu, có hạm đội hung mạnh, có hỏa tiển liên lục địa.Sau trận chiến, các nhân tài khoa học của Đức bị Nga và Mỹ đem về. Họ trở thành những khoạ học gia về nguyên tử và không gian của hai nước này.Vì vậy, trong thế kỷ XX, Nga và Mỹ đã đua nhau phát triển bom hạch tâm,và phi thuyền không gian.Một hệ quả nữa là sự ra đờI của các lò nguyên tử. Lò này có ích vì cho con ngườI năng lượng xài nhất là khi hết xăng dầu nhưng nó cũng có nguy hại là gây ô nhiễm môi trường và có cơ hủy diệt nhân loại.
Trong đệ nhị thế chiến, Nga và Mỹ là đồng minh nhưng sau đó hai nước này trở thành thù địch. Chiến tranh lạnh đã xảy ra non bán thế kỷ, và kết thúc nhờ chính sách ngoại giao của ngoại trưởng Mỹ Kissinger trong thập niên 60.
Vì Mỹ thu xếp được cuộc chiến tranh lạnh vớI Nga và Trung cộng, Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam. Ngày 30-4-1975 là ngày bi thảm cho những ngườI Việt Nam tự do, đất nước hoàn toàn rơi vào tay cộng sản.Bao nhiều triệu ngưòi đã chết trong ngục tù, trên biển cả, trong núi rừng ?
Trong thế kỷ này con người đã gây ra ba cuộc thế giới chiến tranh: hai cuộc chiến tranh quy ước và một cuộc chiến tranh lạnh.
Đối vớI ngườI dân Việt,lịch sử thế kỷ 20 là một lịch sử bi đát.
Năm 1989-1991, khôi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Hơn nữa nhân lọại đã thấy được tư do nhưng vì ảnh hưởng quá trầm trọng của cộng sản, nước Nga và các nuớc cộng sản Đông Âu vẫn chưa chấn hưng được.
Trong thiên niênkỷ thứ ba, chúng ta ươc mong chủ nghĩa cộng sản phải bị tiêu diệt để nhân loại được hưởng tự do, dân chủ thực sự.
` Sơn Trung

TRẦN HỒNG CHÂU* VONG BẮC PHƯƠNG

Vọng Bắc Phương
Trần Hồng Châu


Suối lụa tình thơm người viễn xứ
Cố nhân chăng đó nghĩa xa gần
Nhớ chăng tuyết trắng chiều hiu hắt
Bâng khuâng viễn xứ mộng vơi đầy
Dạ y bừng nở thân ngọc biếc
Hoa trôi cửa động chín tầng mây !
Muôn hộc trời xanh chìm đáy mắt
Vàng rơi suối tóc chảy hoàng hôn
Ai về Bồng đảo cho ta nhắn
Vọng bắc phương hề ta nhớ chăng ?
Hồng nhật đông thăng môi ảo mộng
Bạch vân tây vọng tuyết da ngà
Hải âu tung cánh trời cao rộng
Gotland sóng biếc thị Thần châu
Liễu mi cong vút buồm thuyền trắng
Tay tiên hồn nhạc khóc dương cầm
Tuyết xây mộng nhỏ men say đắng
Nửa đêm nhật nguyệt nhập hồn em
Hào quang thánh nữ rừng bạch lạp
Mười sáu mùa hoa một ánh mi
Ai vẫn đi về qua đại lục
Rừng phong biển rộng suối vi vu.
Rượu đào nghiêng mắt biếc lưu ly
Ly bôi tóc rối nỗi niềm xưa
Karen, Igne, Anita !
Vọng bắc phưong hề ta nhớ chăng ?
Trần Hồ ng Châu

BÙI DIỄM * TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

Đại Hội X Và Những Tranh Luận
Trong Nội Bộ Về Nhận Định Tình Hình Thế Giới
Và Chủ Trương Đối Ngoại
         
Bùi Diễm




Đại Hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam thường được tổ chức 5 năm một lần. Như đã được dự trù, Đại Hội sắp tới, gọi là Đại Hội X, sẽ được tổ chức vào cuối mùa Xuân sang năm, 2006. Thời gian từ nay đến đó cũng còn hơn một nửa năm nữa, tuy nhiên ngay lúc này, để chuẩn bị cho hội nghị, dự thảo báo cáo tổng quát về 20 năm “đổi mới” cũng như những văn kiện khác như báo cáo chính trị, kinh tế và xã hội đã gần như được hoàn tất. Một Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ duyệt lại những bản dự thảo báo cáo này để rồi sau chót, các cơ sở Đảng sẽ có cơ hội đóng góp thêm ý kiến.



Trên dây là về phần công khai của việc chuẩn bị Đại Hội như thường lệ. Còn lại là phần không công khai, phần vận động ngấm ngầm trong bóng tối giữa các khuynh hướng, hay nói đúng hơn, giữa các phe nhóm trong nội bộ Đảng. Và đây mới chính là phần quan trọng hơn cả mà người ngoài Đảng chỉ được nghe nói qua những lời đồn đại hay bàn tán lọt ra ngoài. Trong một xã hội bưng bít như xã hội Cộng Sản, tình trạng này phải coi là một chuyện thường có trước ngày Đại Hội. Với bối cảnh chung đó, trường hợp Đại Hội X sắp tới đây xem ra cũng không khác những Đại Hội trong quá khứ, nếu có khác thì chỉ ở chỗ những lời bàn tán này tăng lên gấp bội, gần như lan tràn trong mọi giới ngay cả ở những vùng quê vì nhà cầm quyền không còn bưng bít tin tức được nữa. Kể ra thì không hết nhưng trước hết là những tin từ trong nước đưa ra về rất nhiều những lá thư tố cáo, không phải là nặc danh mà là của những thành phần cách mạng lão thành công khai đứng tên, tố cáo đủ mọi chuyện bê bối trong nội bộ Đảng. Rồi tiếp đến là những bài báo (từ giới truyền thông do chính nhà nước trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát) phanh phui những vụ tham nhũng tại những cơ quan công quyền và những lời thú nhận về tham nhũng của những người trong giới lãnh đạo nay đã về hưu như cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu trong bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, ngày 22 tháng 5 vừa qua: “…bệnh tam nhũng bất trị của chế độ là một bằng chứng về nhà dột từ nóc của chế độ độc tài toàn trị…” Dầu cho không ai lúc này đo lường được mức độ lan rộng hay bề sâu của phong trào chống đối ngay ở trong Đảng hay ngoài dân gian, nhưng đây là những chỉ dấu của một tình trạng phân hóa và khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng trong Đảng.



Về mặt đối nội của tình hình thì đã vậy, còn về mặt đối ngoại thì người dân cũng không kém phần thắc mắc. Người ta được chứng kiến trường hợp ít thấy, gần như cùng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi vài ba tuần, ba nhân vật cấp cao của chế độ lên đường công du nước ngoài: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh qua thăm nước Pháp, Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc, còn Thủ Tướng Phan Văn Khải thì viếng thăm nước Mỹ. Phải chăng vì cần phải đánh lạc dư luận mà Đảng phải tỏ ra tích cực về mặt đối ngoại? Đảng đánh giá tình hình chung trên thế giới ra sao, và đặc biệt chủ trương đối ngoại của Đảng có còn dựa vào ý thức hệ như trong quá khứ không? Nhân kỳ Đại Hội X sắp tới, và đặc biệt nhân dịp chuyến công du của ông Phan Văn Khải viếng thăm nước Mỹ, một số câu hỏi như trên đây cần phải được đặt ra và trong chiều hướng đó, tiểu luận này sẽ cố gắng để làm sáng tỏ vấn đề.



Chính sách ngoại giao của Việt Nam trước và sau “đổi mới”



Nếu trở lại giai đoạn trong lịch sử cận đại của Việt Nam, chạy dài từ ngày có chế độ Cộng Sản được thành lập năm 1945 cho đến ngày chiến tranh hoàn toàn chấm dứt trên hai miền Nam Bắc năm 1975 thì một cách tổng quát ai cũng thấy rõ là chính sách ngoại giao của Hà Nội được đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Chính Trị và có đầy đủ tính cách một chính sách của một nước xã hội chủ nghĩa chính thống, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm căn bản, trung thành triệt để với “nghĩa vụ quốc tế” và đường lối chống đế quốc tư bản của khối những nước Cộng Sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đi sâu vào phần phân tích thì người ta cũng có thể ghi nhận thêm là chủ trương của Hà Nội đã nhiều lúc chao đảo, lúc thì ngả về phía Liên Bang Xô Viết, lúc thì ngả về phía Trung Cộng (chiều theo những nhận định tùy hứng và chủ quan của giới lãnh đạo trong Đảng lúc đó), nhưng tuyệt nhiên vẫn không ra khỏi những tiêu chuẩn đã bị ý thức hệ buộc chặt. Và dĩ nhiên tất cả những tài liệu chính thức của Đảng đều ca tụng giai đoạn này như một thắng lợi lớn của sự “vận động tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình trong nước và hoàn cảnh quốc tế” để “kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự và chính trị nhằm bảo vệ và xây dựng tổ quốc” (1)



Tiếp theo giai đoạn trên đây là giai đoạn từ ngày hòa bình trở lại trên hai miền đất nước cho đến ngày có “đổi mới” (1975-89 và 90, 91) và sau hết là giai đoạn từ sau “đổi mới” cho đến ngày nay.



Riêng về trường hợp đất nước từ Bắc vào Nam được đặt hoàn toàn dưới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam và ngay sau khi chiến tranh chấm dứt thì một đặc điểm nổi bật của giai đoạn “đỉnh cao trí tuệ của loài người” này là tính cách tự cao tự đại của chế độ đưa dẫn đến những lầm lỗi quan trọng về mặt ngoại giao tai hại cho đất nước. Được cơ hội chính quyền Mỹ dưới thời Tổng Thống Carter muốn bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam gần như vô điều kiện vào những năm 1977-78 (Ngoại Trưởng Mỹ Cyrus Vance tuyên bố ngày 10 tháng 1, 1977: “Việc tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt phù hợp với quyền lợi của hai nước”, Mỹ quyết định không phủ quyết Việt nam vào Liên Hiệp Quốc, tháng 7, 1977), Việt Nam ngây ngô nhất quyết đòi hỏi Mỹ phải bồi thường chiến tranh dưới hình thức viện trợ cho Việt Nam 3,2 tỷ dollar, điều mà không một chính quyền Mỹ nào có thể chấp nhận được. Việc điều đình giữa hai bên bất thành, liền sau đó Việt Nam lại gia nhập tổ chức COMECOM của khối Cộng Sản và ký Hiệp Ước Hữu Nghị với Liên Xô vào cuối năm 1978, chặt đứt hẳn cầu với Mỹ, để cho Mỹ từ đó có cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Cộng. Về tất cả những diễn tiến này, người trong cuộc là Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ về sau này có nói: “Tôi thật sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ, khiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng” (2) (bản thảo Hồi Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ được bổ sung và hoàn chỉnh tháng 5, 2003). Rồi đến lúc Việt Nam đưa quân vào Căm Bốt thì như lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Mỹ Cyrus Vance: “Các cuộc nói chuyện Mỹ- Việt về bình thường hóa đã tan vỡ do cuộc xâm lăng Campuchia của Việt Nam”. Rút cuộc, hậu quả của tất cả những lầm lẫn của Đảng Cộng Sản Việt Nam là trước hết chiến tranh với nước bạn đàn anh phương Bắc và Việt Nam phải đợi thêm 17 năm nữa mới trở lại được với Mỹ. Và, vẫn theo lời của ông Trần Quang Cơ (3) “… chỉ hơn 4 năm sau khi giải phóng đất nước, ta lại bị xô đẩy vào cuộc chiến thảm khốc ở Campuchia, đối đầu ngay với Trung Quốc, kẻ đã từng là đồng minh chiến lược của ta trong 30 năm chiến đấu chống xâm lăng phương Tây. Sau hai cuộc kháng chiến gian khổ, dân ta mới chỉ được hưởng mùi vị của chiến thắng và hòa bình êm ả chưa đầy 5 năm thì đã lâm vào cảnh nửa hòa bình nửa chiến tranh…Trong cuộc chiến đấu chống Polpot thì Việt Nam hầu như hoàn toàn bị cô lập. Các nước trong khu vực thì lo sợ Việt Nam sau khi hạ xong Campuchia sẽ phát huy sức mạnh ra cả Đông Nam Á, còn Trung Quốc thì ra sức vu khống Việt Nam xâm lăng Campuchia và mưu đồ lập Liên Bang Dông Dương để làm chủ cả Lào lẫn Campuchia…” “ Nửa cuối thập kỷ 70 này là thời gian ta chồng chất nhiều sai lầm về đối ngoại nhất trong suốt lịch sử dựng nước sau cách mạng năm 1945”. (4)



Trên căn bản, những sai lầm này thực ra bắt nguồn từ những nhận định chủ quan về tình hình thế giới của hàng ngũ lãnh đạo lúc nào cũng nhìn sự việc qua lăng kính của ý thức hệ. Đến lúc ý thức hệ này sụp đổ cùng với sự sụp đổ vào cuối thập niên 80 của những chế độ Cộng Sản Đông Âu và sau đó của Liên Bang Xô Viết (được coi từ trước đến nay như “thành trì” vững chắc của “thiên đàng Cộng Sản”) thì những khó khăn mới lại ập đến. Không còn trông cậy được vào bực đàn anh lớn là Liên Xô và các chư hầu về cả ba mặt quân sự, chính trị và kinh tế và phải đối phó với tình hình nguy ngập về mặt kinh tế ở ngay trong nước, từ những năm 86, 87 nhà cầm quyền bước vào một giai đoạn mới, một mặt về phương diện đối nội tìm đường “đổi mới” và một mặt khác về phương diện đối ngoại tìm điểm tựa bên ngoài. Đổi mới thì, vì ý thức hệ, vẫn phải thòng một cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” trong khi từ trên cao chót đỉnh trong hàng ngũ lãnh đạo (theo lời thú nhận của ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư thời đó, với một người thân trong gia đình) cho đến người dân, không ai hiểu trên thực tế thế nào là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Còn về điểm tựa thì biết quay đầu vào đâu bây giờ? Các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á chăng, trong khi đã bị họ cô lập vì cuộc xâm lăng Campuchia và chính Việt Nam đã làm cao với họ? (Việt Nam phải vất vả chờ đợi đến năm 1955 mới được họ cho gia nhập ASEAN). Ngoài ra, có thể quay lại với nước đàn anh Trung Quốc không? Một vấn nạn mà cho đến ngày nay vẫn chưa được giải quyết dứt khoát.  



Những mâu thuẫn và khúc mắc trong quan hệ Việt-Trung



Nếu không kể đến tình rạng nội bộ nguy ngập về mặt kinh tế và những biện pháp “đổi mới” còn trong vòng thử thách của những năm đầu, giai đoạn vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 là một trong những giai đoạn cực kỳ khó khăn cho Việt Nam về mặt đối ngoại. Những đột biến ở Đông Âu, Liên Xô cùng với vụ Thiên An Môn ở Bắc Kinh làm cho giới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn biết đứng chỗ nào cho vững, nhất là ngay ở sát nách vấn đề Campuchia vẫn còn như một cục xương không nuốt nổi. Để giải tỏa áp lực của quốc tế, rút quân từ đất chùa Tháp về đã đành là một việc không thể tránh được nữa, nhưng tìm được một giảp pháp để khỏi bị mất

mặt và ra khỏi được tình trạng cô lập về mặt ngoại giao không phải là dễ vì không có Trung Quốc thì không có giải pháp, trong khi quan hệ với Trung Quốc không còn là giữa anh em cùng chung một ý thức hệ nữa. Trung Quốc chắc chắn không quên là sau “bài học” mà ông Đặng Tiều Bình đã dành cho Việt Nam năm 1979, Việt Nam đã ghi, ngay trong phần dẫn nhập của bản hiến pháp được sửa lại năm 1980, Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” của Việt Nam.



Ngoại giao của Việt Nam vào thời điểm này là làm sao tìm được một lối thoát. Nhưng không may cho Việt Nam, chính vào thời điểm khó khăn lại có sự lục đục trong nội bộ, đặc biệt là giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Chính Trị về cách đối xử với Trung Quốc. Một bên là Bộ Trưởng và Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch và Trần Quang Cơ thì không chịu thái độ trịch thượng của Trung Quốc muốn ép Việt Nam phải chấp nhận giải pháp của Trung Quốc về vấn đề Campuchia (tương đối có lợi cho Polpot mà Trung Quốc vẫn ủng hộ từ trước), và một bên là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh thì nôn nóng muốn lấy lòng Trung Quốc để trở lại quan hệ bình thường với nước bạn đàn anh. Một tỷ dụ cụ thể và điển hình cho thấy giới lãnh đạo trong Đảng lúng túng ngay trong cả vấn đề nhận định tình hình. Một cán bộ ngoại giao tương đối còn ở cấp thấp, tên là Từ Đôn Tín, được Bắc Kinh cử tới Hà Nội để thảo luận với Việt Nam về vấn đề Campuchia. Họ Từ gặp phải lập trường cứng rắn của Bộ Ngoại Giao, nhưng do sự tính toán sai lầm của Bộ Chính Trị, lại được cả Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh tiếp đón. Trong nội bộ Việt Nam, thái độ và hành động không được thống nhất không những giữa ngành ngoại Giao và Bộ Chính Trị mà còn cả giữa những nhân vật trong Bộ Chính Trị. Kết quả là một mặt Trung Quốc lên chân cho rằng Việt Nam quá nôn nóng muốn quay đầu lại với Trung Quốc, do đó có thể chèn ép Việt Nam và mặt khác trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam nẩy sinh ra hai khuynh hướng rõ rệt, “chống Tầu” và “thân Tầu”.



Về phương diện này, bản Hồi Ức và Suy Nghĩ của ông Trần Quang Cơ nói khá rõ. Ông thuật lại trường hợp to tiếng giữa Từ Đôn Tín và Nguyễn Cơ Thạch, và đồng thời ghi nhận những phản ứng trong nội bộ Bộ Chính Trị đối với vấn đề quan hệ Việt -Trung như: “Cần phải nói lại mạnh mới được” (Đào Duy Tùng), “Nếu Anh không phản ứng mạnh thì chúng tôi không hiểu nổi” (Đồng Sĩ Nguyên), “…tôi đã nói 3 lần là không được hớ, phải rất thận trọng với Trung Quốc, đằng này các anh lại ngửa bài trước để cho họ biết hết… không thể đưa ngực cho nó đấm” (Anh Tô, tức là cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng), “…ta thăm dò thật thà quá” (Võ Văn Kiệt), “Trung Quốc lấy lợi ích dân tộc của họ là chính, không phải theo lợi ích chung của xã hội chủ nghĩa. Họ khác ta, dù ta có muốn hợp tác, họ cũng không chịu đâu” (Võ Chí Công) (5)



Chính trong bối cảnh ấy mà đột nhiên Trung Quốc mời Việt Nam đi họp bí mật ở Thành Đô vào cuối tháng 8 năm 1990. Họ treo cao giải thưởng cho Việt Nam, quan hệ bình thường trở lại như Việt Nam mong muốn, nhưng thực sự họ dụ Việt Nam vào việc giải quyết vấn đề Campuchia. Việt Nam hăm hở đi dự họp (phái đoàn Việt Nam gồm có Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Thủ Tướng Đỗ Mười và Cố Vấn Phạm Văn Đồng) với lập luận là sau khi Liên Xô và các chế độ Cộng Sản Đông Âu sụp đổ thì Việt Nam cần phải hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Rút cuộc, quan hệ bình thường thì chưa có nhưng Việt Nam đã phải nhượng bộ những yêu sách của Trung Quốc về những mặt khác, điều mà về sau này những người như ông Nguyễn Cơ Thạch và Trần Quang Cơ cho là bước đầu của những sai lầm khác, bắt nguồn từ những nhận định thiếu khách quan về tình hình thế giới và đặc biệt về mối quan hệ Việt Trung. Trong hai nhận xét: Trung Quốc có hai bộ mặt, một bộ mặt là “xã hội chủ nghĩa” và một bộ mặt là “ bành trướng, bá quyền”, trong hai bộ mặt đó, bộ mặt nào là thực. Lập luận trên đây và những câu hỏi được đặt ra về bộ mặt nào của Trung Quốc thực ra vẫn đeo đuổi giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cho đến ngày nay, mặc dầu sau hội nghị Thành Đô chỉ có 10 tháng, tại Đại Hội 7 của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6, 1991), thái độ của Việt Nam đã thay đối theo chiều hướng nhượng bộ Trung Quốc. (Nguyễn Văn Linh bị thay thế bởi Đỗ Mười trong chức vụ Tổng Bí Thư, Lê Đức Anh lên làm Chủ Tịch Nước, và Võ Văn Kiệt thay Đỗ Mười trong chức vụ Thủ Tướng, còn Nguyễn Cơ Thạch thì do áp lực của Trung Quốc bị gạt hẳn ra ngoài, mất cả chân trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng). Rồi chỉ một tháng sau Đại Hội 7, Lê Đức Anh lại sang Trung Quốc với tư cách là Đại Diện Đặc Biệt của Trung Ương Đảng Việt Nam để thông báo lãnh đạo Trung Quốc về Đại Hội 7 (nhân dịp này Lê Đức Anh đã thấy cần phải xin lỗi Từ Đôn Tín về vụ to tiếng với Nguyễn Cơ Thạch năm trước). (6)



Kể từ ngày đó, quan hệ giữa hai bên lần lần trở lại bình thường và được tô điểm bằng những khẩu hiệu như: “láng giềng hữu nghi, hợp tác lâu dài “ v.v… mặc dầu trên thực tế một bên từ phía nước bạn đàn anh thì vẫn là một sự chèn ép nặng nề và một bên là thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền Việt Nam, được thể hiện qua nhiều vụ như: việc ký kết những hiệp ước biên giới trên bộ và thỏa hiệp về lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ, những vụ đụng độ đẫm máu tại vùng biển Đông và bắn phá giết hại ngư phủ Việt Nam gần đây, và những lời xác quyết từ Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần là quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Thật là một mối quan hệ đầy mâu thuẫn với những khúc mắc mà Việt Nam không vượt khỏi được.



Chủ trương đối ngoại ở vào thời đại toàn cầu hóa



Vì từ cả ngàn năm nay dân tộc Việt Nam đã phải sống bên cạnh một láng giềng khổng lồ lúc nào cũng lăm le muốn đặt nền đô hộ của họ lên mảnh đất miền Nam, nên không phải riêng gì chính quyền Cộng Sản mà bất kỳ chính quyền nào khác ở Việt Nam cũng phải lo một mặt giữ gìn bờ cõi; và một mặt khác duy trì mối giao hảo với phương Bắc. Nhưng những người Cộng Sản Việt Nam lại ở vào một hoàn cảnh đặc biệt. Không phải là họ không biết đến hay không cảm thấy sự đe dọa từ phương Bắc, vì ngay trong thời kỳ tình đồng chí “thắm thiết” và “môi hở răng lạnh”, họ đã phải trải qua kinh nghiệm cay đắng của bài học mà đồng chí đàn anh đã dành cho họ những ngày đầu năm 1979.



Rồi vết thương chưa lành thì lại đến sự sụp đổ của cả khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô vào đầu thập niên 90. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, bỗng nhiên bị hoàn toàn cô lập, thì còn chủ trương đối ngoại nào nữa ngoài chủ trương quay đầu về với Trung Quốc với lập luận là phải hợp tác với nước bạn để chống lại kẻ thù chung là đế quốc?



Nội lực không còn, giới lãnh đạo Việt Nam từ ngày ấy khó tránh được tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc, điều mà những người có tinh thần độc lập ở ngay trong Đảng hay ngoài dân gian, không ai chấp nhận. Và cũng từ ngày ấy mà trong đầu óc mọi người, không ai bảo ai, vấn đề đa dạng hóa mối quan hệ với những nước ngoài được đặt ra.



Về phương diện này thì nhiều người cho rằng điều hợp lý nhất là quay về với những nước láng giềng trong khối Đông Nam Á. Nhưng cái phao này thực ra cũng không lấy gì làm vững chắc, vì ngay trong nội bộ của ASEAN cũng có những mâu thuẫn và mầm mống xung đột (như giữa Mã Lai và Nam Dương hay giữa Mã Lai và Singapore) tạo ra cảnh “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, biến ASEAN thành một thứ “câu lạc bộ ngoại giao” chưa đủ trọng lượng trên chính trường quốc tế. Rồi nếu loại dần ra những thái độ ủng hộ nhất thời của Liên Hiệp Âu Châu hay Nhật Bản thì cuối cùng còn lại chỉ có Mỹ, một siêu cường quốc với ảnh hưởng bao trùm cả vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Như vậy, rút cuộc, nếu quay về với Mỹ để thoát khỏi được tình trạng lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc thì tất cả sẽ trở thành một mối quan hệ tay ba. Nhưng liệu có đi được với Mỹ không, trông cậy vào Mỹ được tới mức nào và làm sao để khỏi chọc giận nước bạn đàn anh?



Những người Cộng Sản luôn luôn đặt nặng vấn đề “đánh giá tình hình” thế giới và đánh giá bạn cũng như thù. Đối với Trung Quốc thì câu hỏi đã từng được đặt ra, “thực chất Trung Quốc là bành trướng, bá quyền hay xã hội chủ nghĩa”, còn đối với Mỹ thì sự lo ngại là “diễn biến hòa bình”. Ở vào thời đại toàn cầu hóa như ngày nay thì tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng và bạn hay thù cũng tùy thời điểm mà thay đổi, duy chỉ có quyền lợi dân tộc là vĩnh viễn. Do lịsh sử và địa dư chi phối, Việt Nam ở vào một vị trí tế nhị đứng giữa luồng ảnh hưởng của hai cường quốc lớn, vì vậy mà một chủ trương đối ngoại hợp lý bắt buộc phải là một chủ trương minh mạch gồm cả ba mối quan hệ cân bằng, thân thiện và hợp tác với Trung Quốc; cũng như với những nước láng giềng và với siêu cường quốc Mỹ. Tranh chấp hay xung đột giữa các cường quốc trong vùng không phải là không thể xẩy ra được, do đó điều tối kỵ cần tránh là trường hợp, vì ý thức hệ hay phản ứng ngược lại khi bị chèn ép, tự đặt mình vào hoàn cảnh không có chọn lựa, phải đứng vào phe này hay phe khác, khu vực ảnh hưởng này hay khu vực ảnh hưởng khác. Việt Nam không nên trông chờ vào bất kỳ một nuớc nào vì trên chính trường quốc tế chỉ có quyền lợi là đáng kể. Nếu cần một điểm tựa, thì không có điểm tựa nào vững chắc bằng sự ủng hộ của cả khối dân tộc. 



Tại Đại Hội X của họ vào năm tới, tất nhiên giới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam phải lo giải quyết tình trạng lủng củng ngay trong nội bội để sự chống đối Đảng không lan ra ngoài dân gian, nhưng đồng thời với những vấn đề lớn của đất nước như tham nhũng, chênh lệch giầu nghèo, thành thị thôn quê và tụt hậu, việc lựa chọn một chủ trương đối ngoại hợp với trào lưu tiến hóa theo chiều hướng tự do và dân chủ của thế giới bên ngoài thực ra cũng không kém phần quan trọng. 7



Bùi Diễm

Hoa Thịnh Đốn ngày 25 tháng 6, 2002





Chú thích:

(1) 50 năm Ngoại Giao Việt Nam, Học Viện Quan hệ Quốc Tế 22 tháng 8, 1995

(2) Hồi Ức và Suy Nghĩ , Trần Quang Cơ. Bản thảo được bổ sung và hoàn chỉnh ngày 22 tháng 5, 2003             Trang 6 và 7

(3) Hồi Ức và Suy Nghĩ, trang 7

(4) Hồi Ức và Suy Nghĩ, trang 8

(5) Hồi Ức và Suy Nghĩ, trang 47

(6) Hồi Ức và Suy Nghĩ, trang 105


DƯ THỊ DIỄM BUỒN * MẸ

NT 139 - tháng 10 - 2005

DƯ THỊ DIỄM BUỒN  
MẸ
Hai mươi tuổi tôi thấy mình vẫn bé
Theo mẹ đến chùa dự lễ niệm kinh
Tiếng mõ chuông, lòng thanh thản an bình
Mùi nhang khói thơm lừng trên chánh điện

Quỳ bên mẹ đang lâm râm khấn nguyện
Tôi gọi thầm, "Con thương mẹ, mẹ ơi!"
Thân yếu gầy, nhan sắc nhạt phai rồi
Cha chết sớm, mẹ vẫn còn trẻ quá!

Vì các con, mẹ ngược xuôi vất vả
Mưa nắng hai mùa, mua gánh bán bưng
Nhìn lũ con khôn lớn, mẹ vui mừng
Lệ hạnh phúc, ngày các con mãn khóa

Lòng của mẹ bao la, và cao cả
Anh chị tôi lần lượt lập gia đình
Mẹ vẫn tròn niềm son sắt kiên trinh
Vẫn thờ phượng vong linh người quá cố

Đời quả phụ trải biết bao gian khổ
Tôi yêu thương sùng kính mẹ vô ngần
Nên bao lần chiêm ngưởng Đức Quan Âm
Tôi vẫn tưởng mẹ với ngài là một

Giặc đỏ về, bao lầm than cùng tột
Cùng lũ con dìu dắt chuyến vượt biên
Cái sống như xa, cái chết gần miền
Mẹ vững dạ, giữa biển trời dông bão

Năm tháng dài, sống lất lây hoang đảo
Bới khoai khô, đun nước với lá rừng
Con ốm đau, mẹ canh giấc đêm trường
Và ngồi quạt muỗi thâu canh quạnh quẻ

Khi đói khát, yếu đau con gọi mẹ
Lệ sụt sùi, mắt mệt mỏi quầng thâm
Dang đôi tay, ôm con chặt thì thầm
"Con yêu quý, mẹ đây đừng sợ hãi..."

Xứ của người, mùa đông sương tuyết trải
Thời tiết đổi thay mẹ vất vả thêm
Vì việc làm, phải thức trắng cả đêm
Vẫn kiên nhẫn, không một lời than thở

Quỳ bên mẹ, tôi nguyện cầu nho nhỏ
"Nay vào mùa báo hiếu lễ Vu Lan
Xin Đại Bi Bồ Tát rải tuôn tràn
Nguồn cam lộ cho mẹ hiền vui khỏe...

Mẹ cô đơn nhọc nhằn thời son trẻ
Dưới mắt mọi người, mẹ rất bình thường
Nhưng trong tôi, mẹ cao cả nghìn thương
Như sông Thái, như núi cao, biển thẳm

LÊ DINH * CHUYẾN ĐI

Chuyến đi thập tử nhất sinh
LÊ DINH


Giữa tháng 12 năm 1977, từ một nhà tù nhỏ là trại Phan Đăng Lưu ở chợ Bà Chiểu ra nhà tù lớn là cả nước Việt Nam, thật sự tôi cảm thấy còn lo sợ hơn là khi còn ở trong nhà tù Phan Đăng Lưu. Vì là một người đã bị kết tội vượt biên, dù được tự do, về nhà tôi cứ mãi bị ám ảnh và thần kinh lúc nào cũng căng thẳng. Ban ngày, nghe tiếng ai nói chuyện lớn tiếng trước nhà cũng sợ, ban đêm, nghe tiếng ai gõ cửa càng cuống cuồng hơn nữa, ở nhà thì sợ sệt đủ thứ, sợ ông chủ khóm, chủ ấp, sợ công an khu vực, công an phường, sợ lối xóm, ra đường sợ những người quen, sợ bạn bè, sợ đồng nghiệp cũ. Có một lần, tôi đạp xe bên này lề đường Hồng Thập Tự, nhìn thấy bên kia đường, nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đạp xe đi ngược chiều về phía tôi, tôi liền hạ thấp vành nón đang đội trên đầu để giấu mặt, không dám nhìn anh. Không nhìn anh nhưng tôi cũng đoán biết là anh cũng nhìn thấy tôi nhưng giả vờ không thấy nhau, như vậy tốt hơn, mặc dù trước kia tôi và Nguyễn Hiền rất thân nhau, phòng Điều Hợp của anh ở cạnh phòng Sản Xuất của tôi và tôi với anh có với nhau vài sáng tác hợp soạn như Hoa đào năm trước, Phố vắng đêm mưa v.v... Bạn bè cũ ở đài Phát thanh ngày trước, tôi không dám gặp ai, nhất là những người nào còn ở lại cộng tác với chế độ mới, ra đường rủi gặp họ mình cứ lờ đi, coi như xa lạ. Thế mà cũng không yên. Có một nhân viên cũ của tôi còn làm việc, cho tôi biết, trong một buổi học tập hàng tuần, cựu chủ sự một phòng nọ, vẫn còn làm việc, đứng lên phát biểu rằng: "Sao cách mạng quá dễ dãi như thế, tôi thấy nhạc sĩ Lê Dinh còn cỡi xe đạp tà tà ngoài đường phố, mấy anh có biết rằng thằng Lê Dinh nó đã làm biết bao nhiêu bài nhạc tố cộng, biết bao nhiêu bài nhạc chiến dịch không?". Nghe kể lại, tôi rụng rời và từ đó, có những việc thật cần thiết, tôi mới đạp xe đạp ra khỏi nhà.

Rồi còn vấn đề sinh sống nữa. Đồ đạc trong nhà đã bán hết, nhà cửa trống toát, không còn gì giá trị để bán nữa. May mà chúng tôi còn cha mẹ, anh chị em hai bên ở dười tỉnh, thỉnh thoảng mang lên cứu trợ chúng tôi vài chục kí gạo, một nồi cá kho, một trái bầu, vài nải chuối, vài trái dừa. Vợ tôi và mấy đứa nhỏ làm bịch nước ngọt đong đá để bán cho trẻ con lối xóm, còn tôi và đứa con gái lớn thì dạy Pháp văn và âm nhạc cho hai đứa con của một gia đình cán bộ giàu. Nhờ vậy mà chúng tôi cũng đắp đổi được qua ngày. Nhưng cái khổ về sinh kế không bằng cái khổ về tinh thần. Nào là hộ khẩu, đổi tiền, xét văn hóa phẩm đồi trụy, kêu đi nghĩa vụ, học tập cải tạo, dân công thủy lợi, đuổi đi kinh tế mới, học tập phường khóm, kêu đi biểu tình, phải có giấy phép di chuyển nếu muốn đi đâu và còn loa phóng thanh oang oang inh ỏi những bài hát CS chói tai... tất cả phối hợp lại làm thành một sự tra tấn không chân dung, giết dần giết mòn tinh thần mình ngày này qua ngày khác. Không thể nào chịu nỗi nữa, dù đã một lần vượt biên thất bại, tôi cũng cố gắng, còn nước còn tát, biết đâu Trời Phật thương, giúp cho mình thoát khỏi chốn ngục tù này. Đã một lần bị bắt và bị giam rồi nhưng gia đình tôi vẫn không chút sợ sệt và nghĩ rằng dù bị bắt, bị giết hay chết dưới biển sâu, làm mồi cho cá mập hay gì gì đi nữa thì cũng không khổ bằng sống với CS. Cái sống với CS là cái chết dần chết mòn, đau đớn về cả hai mặt, thể xác và tinh thần, còn cái chết khi vượt biên là cái chết một lần thôi, nhanh chóng và cả nhà đều chết một lượt, còn ước ao gì hơn nữa. Khi người ta đã đến tận cùng của đau khổ, người ta không còn sợ gì nữa cả, dù là cái chết. Ai ai rồi cũng chết, thà chết bây giờ còn sướng thân hơn là phải sống chung với CS. Bởi không mảy may sợ chết cho nên chúng tôi mới quyết định thoát thân một lần nữa, rời khỏi địa ngục này, nếu sống thì tốt mà có chết cũng không sao. Nếu may mà sống thì mai này, ở trên một vùng đất yên vui nào đó, với hai bàn tay không bị gông cùm, với một khối óc không bị áp đảo, chúng tôi sẽ làm lại từ con số không, trong khung cảnh yên bình, tràn đầy tình người ở quốc gia tự do đó.

 Thành phố Gò Công của chúng tôi, về hướng Đông, chỉ cách bãi biển Tân Thành, Vàm Láng 14 cây số. Vùng đó là địa điểm xuất phát rất tiện lợi cho những chuyến vượt biên và là đất sinh sống của một số đông dân chúng trong vùng làm nghề đi biển. Nhờ sự giới thiệu của một học trò cũ của tôi là nhạc sĩ Hoàng Phương (tác giả Hoa sứ nhà nàng, đã qua đời), tôi được quen biết với anh Nguyễn văn Sinh, tự Tư Xuân, chủ nhân chiếc ghe đánh cá mang tên Hồng Vân ở Tân Thành. Tuy là một người dân lao động, nhưng anh Tư Xuân không chịu nổi CS, quyết tâm «vượt biển» cùng với một số trai tráng trong làng, mà số đông cũng cùng hành nghề đi biển, đánh cá, bắt tôm như anh. Là một người quanh năm không xa rời miền biển nhưng tâm hồn anh Tư Xuân rất phóng khoáng, thích văn nghệ. Không hiểu sao, trong đầu anh có những tên tuổi trong giới ca nhạc mà anh mến mộ cho nên, qua nhạc sĩ Hoàng Phương, anh đồng ý cho gia đình tôi theo ghe anh trong chuyến vượt biển do anh tổ chức và đồng thời bảo tôi tìm nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi và nhạc sĩ Quốc Dũng để cùng đi. Tôâi trở về Saigon, gặp Nghiêm Phú Phi và chị Phi là cô Ngọc Sương (xướng ngôn viên Đài Phát thanh Saigon trước 1975), nói lên ý kiến của anh Tư Xuân nhưng ông bà Nghiêm Phú Phi im lặng, gián tiếp chối từ bằng cách không có mặt ở bến xe ngày hôm sau để đi Gò Công theo lời hẹn của tôi. Mà đúng như vậy, làm sao tin được ai, dù người đó là bạn, trong thời buổi nhiễu nhương này? Có người nào quá tốt, trong thời buổi này, cho đi vượt biên mà không phải trả một chỉ vàng nào cả. Về phần Quốc Dũng, tôi có lên nhà của anh trên lầu đường Trần Hưng Đạo nhưng không có ai ở nhà. Riêng nhạc sĩ Hoàng Phương (lúc đó chưa có làm bài «Hoa sứ nhà nàng») không chịu đi, vì - theo tôi hiểu - cơ sở làm ăn của HP tại Gò Công trong hồi phát đạt và một phần nữa là HP còn dính líu tình cảm ở đó cho nên ra đi không đành. Tội nghiệp, chỉ vài năm sau, tiệm vàng và sửa đồng hồ của Hoàng Phương suy sụp và anh qua đời trong sự nghèo túng.

Thế là giữa đêm tối 6 rạng ngày 7 tháng 8 năm 1978, chúng tôi, tất cả gồm 40 người, 32 đàn ông, 5 phụ nữ và 3 trẻ em, chia nhau thành từng tốp 5, 3 người âm thầm đến địa điểm đúng hẹn. Toán chúng tôi gồm có 6 người, kể cả người dẫn đường, cũng thuộc trong nhóm, âm thầm nương theo ánh sáng lờ mờ trên những con đê gập ghềnh để đến nơi hẹn. Một tiếng chó sũa cũng làm chúng tôi giật mình. Chiếc Hồng Vân, bề dài 12m, ngang 2,5m với 40 sinh mạng trong đó, trực chỉ miền Đông, theo hướng mặt trời mọc để hy vọng đến Phi Luật Tân. Chúng tôi ra đi không mang theo một dụng cụ hải hành nào, ngoại trừ một số gạo đựng trong một cái lu nhỏ và một thùng nước ngọt, nhưng hành trang duy nhất là ý chí và sự căm thù tột cùng những người CS. Rời bãi biển Tân Thành chỉ được 2 ngày, là chúng tôi bị một trận gió mùa dữ dội, ghe bị thủng lỗ, chạy lòng vòng, nước tràn vào, gạo nước trong lu đổ tung toé. Chúng tôi phải liên tục luân phiên nhau tát nước ra ngoài. Ba ngày trôi qua, chúng tôi không có một chút gì trong bụng, kể cả nước. Con gái út của chúng tôi, năm đó 13 tuổi, như muốn nổi cơn điên loạn, ai đụng đến nó cũng không được. Trong đêm 12 rạng ngày 13-08-1978, có 8 chiếc tàu lớn chạy ngang qua chiếc ghe bị nạn của chúng tôi, nhưng không dừng lại mặc dù chúng tôi cố sức la to để kêu cứu. May sao đêm đó trời mưa nhỏ, vợ tôi đưa tay ra bên ngoài ghe, hứng được chút nước mưa trong một cái chén để cho mọi người uống và nhờ vậy mà con gái tôi mới qua cơn cuồng loạn.

 Tôi xin trích ra đây một đoạn ghi lại giai đoạn này, từ một tập sách nhỏ mà tôi ấn hành năm 1983, có tên là «More Hope On The Horizon», nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày được cứu vớt: «7 giờ sáng ngày 13-08-1978, một chiếc tàu màu đỏ hiện ra ở đàng xa. Hy vọng lại trở về với 40 người đang chờ chết, những tiếng kêu la cầu cứu, những cánh tay vẫy, những chiếc áo có 3 chữ; được đưa lên cao, đàn bà, trẻ con thì quỳ xuống lạy về phía tàu... Thế rồi chúng tôi thấy chiếc tàu màu đỏ với ống khói đen từ từ chậm lại và cuối cùng đánh một vòng tròn chung quanh chiếc ghe đánh cá nhỏ bé của chúng tôi. Một người trên tàu (mà sau này chúng tôi mới biết đó là vị thuyền trưởng) dùng súng bắn giây để bắn một sợi giây qua ghe của chúng tôi nhưng chẳng may đầu sợi giây rơi xuống biển. Nhanh như nháy mắt, hai thanh niên để nguyên quần áo nhảy ngay xuống biển để lấy sợi giây lên. Chiếc ghe dần dần được kéo lại gần chiếc tàu lớn mà giờ đây chúng tôi nhìn thấy rõ 2 chữ «Avon Forest» ở bên hông tàu. Trẻ em và phụ nữ được người trên tàu xuống dìu lên bằng thang có máy kéo và đàn ông thanh niên thì lần lượt leo lên bằng thang giây. Thế là chúng tôi được cứu thoát».

Cũng cần nói thêm, tôi là một trong vài thuyền nhân cuối cùng leo thang giây lên chiếc thương thuyền và khi chúng tôi cùng với vài thủy thủ lên hết trên tàu Avon Forest, chiếc Hồng Vân nhỏ bé đã chìm sâu vào lòng biển. (Những thủy thủ này là những người đầu tiên xuống ghe đánh cá của chúng tôi khi chiếc Hồng Vân vừa được kéo đến sát tàu Avon Forest),

 Chiếc Avon Forest chở 2,700 chiếc xe hơi Nhật trên đường từ Tân Gia Ba qua Đài Loan, cho nên khi thuyền trưởng, ông Rodrigue McDougall, dự định ghé Hong Hong để xin cho chúng tôi lên bờ nhưng không được chính quyền ở đây chấp thuận. Sau khi cung cấp lương thực cho tất cả 72 người ở trên tàu (32 người thuộc thủy thủ đoàn và 40 thuyền nhân), chiếc Avon Forest tiếp tục lộ trình đến hải cảng Cao Hùng (Kaoshiung), Nam Đài Loan. Chúng tôi được chính quyền Đài Loan chấp thuận cho lên bờ, được chuyển bằng tàu qua đảo Peng Hu, nằm gần Kim Môn, Mã Tổ, giữa Đài Loan và Trung Hoa Lục địa. Nửa tháng sau, chúng tôi sang Hong Kong và ngày 27-10-1978 chúng tôi được đưa định cư ở Montréal, Canada vì chiếc Avon Forest là một chiếc tàu của hãng Hàng hải Federation Commerce and Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada. Chúng tôi đặt chân lên miền đất hứa ngày 28 tháng 10 năm 1978. Thế là sau 3 năm, 3 tháng, 7 ngày sống chung với CS chúng tôi được hoàn toàn tự do sau một chuyến vượt biển 2 tháng 20 ngày, gồm có những giây phút thập tử nhất sinh và những ngày ở trại tị nạn.

27 năm sau, hồi tưởng lại chuyến vượt biên, 10 phần chết, 1 phần sống của ngày 13 tháng 8 năm 1978 đó, giờ đây tôi mới thấy sợ. Vượt biên mà chúng tôi coi như là đi chơi du thuyền, không có bản đồ, không có la bàn, không có ống dòm, không biết khoảng cách của biển Trung Hoa từ Việt Nam đến Phi Luật Tân là bao nhiêu ngày đêm đường đi để ước tính mà đem theo dầu, đem theo lương thực, nước uống. Thế mà chúng tôi ra đi chẳng chút sợ sệt. Dù đến bờ bến hay không, đến hôm nay, chúng tôi vẫn cho rằng quyết định của chúng tôi là đúng. Nếu quyết định của chúng tôi sai thì nhìn lại những ngày cuối tháng 4 năm 1975 xem, thiên hạ đều sai hết à? Nhớ lại những ngày đó, ôi thật là kinh hãi. Cả Saigon như một thủ đô trong cơn điên loạn, tựa như một thành phố bị một đàn thú rừng hung dữ với hàng ngàn con hổ báo, chó sói, voi dữ về dày đạp. Mạnh ai nấy chạy, tiếng kêu la thất thanh, tiếng khóc vang trời, đôi mắt thất thần. Những gương mặt hoảng hốt hối hả đi tìm sự sống ở bến tàu, ở phi trường, ở bờ biển. Sao họ không ở lại để cầm cờ CS tiếp đón «đoàn quân giải phóng»? Những người này có nợ máu - theo lối nói của CS - phải không? Thưa không, họ chỉ là những người dân bình thường, nhưng khi nghe tới hai tiếng «Cộng sản» là hồn phi phách tán, nỗi hãi hùng này bắt nguồn từ sự dã man, tàn ác của CS mà dấu vết còn để lại qua những lần pháo kích vào nhà thường dân, vào trường học giết hại trẻ thơ, vụ Mậu Thân, đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa năm 1972.

(Kỳ sau: Những tấm lòng vàng)




--------------------------------------------------------------------------------


Chú thích hình:

Hình 1: Anh Nguyễn văn Sinh và Lê Dinh, ngày mới đặt chân lên Montréal (1978).

Hình 4: Thuyền trưởng Rodrigue McDougall.

Hình 3: Tàu Avon Forest (1978).




--------------------------------------------------------------------------------

TS. LÂM LỄ TRINH * VIỆT NAM CỘNG HÒA

NGUYỄN PHÚ ĐỨC, NGUYỄN XUÂN PHONG VÀ NGUYỄN TIẾN HƯNG VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỆ NHỊ CỌNG HOÀ


Lâm Lễ Trinh
“We betrayed you”
(W.Westmoreland) 
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975. Về cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp lại và phỏng vấn một số nhân vật chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu, đại tướng Cao Văn Viên (tác giả của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên internet và đăng trên báo.
Người viết cũng có dịp đọc qua và so sánh các dữ kiện trình bày trong năm quyển hồi ký của ba nhân chứng còn sống: Pourquoi les Eùtats-Unis ont-ils perdu la guerre ? (nxb Godefroy De Bouillon, Paris 1996) và The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story (nxb Arthur J Dommen,VA, 2005) của Nguyễn Phú Đức; Hope and Vanquished Reality (nxb Xlibris Corp., NY, 2001) của Nguyễn Xuân Phong; Hồ sơ Mật Dinh Độc lập (viết chung với Jerrold Schecter, nxb The C & K Promotions Inc., LA , 1986) và Khi Đồng minh tháo chạy (nxb Hưá Chấn Minh, 2005) của Nguyễn Tiến Hưng. Gs Đức hiện đã về hưu sau khi dạy luật năm 1975 taị ESSEC, École Supérieure des Sciences Économiques et Commerciales, Paris, còn hai ông Phong và Hưng thì định cư ở Hoa kỳ, người đầu là chuyên viên nghiên cứu ở Trung tâm VN Center, Lubbock, Texas Tech University, và người sau dạy tại Đại học Howard, Washington.
Phạm vi hạn hẹp của bài này không cho phép đi sâu vào chi tiết diễn tiến của những cuộc đàm phán mật và công khai của các phái đoàn tham nghị, đặc biệt giữa Kissinger và đại diện Bắc Việt, kéo dài từ 25.3.1965 (là ngày Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố sẳn sàng nói chuyện hoà bình với CS ) cho đến 27.1.1973 là ngày ký Hiệp định Paris. Người viết sẽ phân tích vai trò thật sự của ba tác giả nêu trên, các đặc điểm trong những hồi ức của họ và bối cảnh hỗn loạn ở Miền Nam VN vào tháng tư 1975.
Chính sách tóm thu quyền bính và bố trí nhân sự của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Từ ngày đảo chính 1.11.1963 lật đổ Đệ nhứt Cọng hoà cho đến 1967 là năm ban hành Hiến pháp Đệ nhị Cọng hoà, Chính phủ Quân nhân cai trị thiếu căn bản pháp lý nên Miền Nam VN biến lọan liên tiếp. Tháng 5.1967, Hoa kỳ thúc Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Ủy ban Hành pháp Trung ương tổ chức bầu cử hai ngành Hành pháp và Lập pháp. Mười liên danh tranh chức Tổng thống và Phó Tổng thống. Liên danh Quân đội Thiệu-Kỳ đắc cử. Trong vòng hai năm, TT Thiệu củng cố địa vị, vô hiệu hoá Hội đồng Giám sát của Tướng lãnh, cắt lông cắt cánh Phó Tổng thống Kỳ và ngày 1.9.1969, thay thế con gà yểu số của Kỳ là Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc bằng Nội các Trần Văn Hương do Thiệu kiểm soát hoàn toàn. Năm 1971, Thiệu độc diễn và đắc cử dễ dàng nhiệm kỳ hai với “chính sách 4 không” : không liên hiệp, không hoà giải hoà hợp với CS, không nhượng đất và không trung lập.
Qua trung gian hai Pháp kiều Raymond Aubrac (bạn thân của Hồ Chí Minh) và Herbert Marcovich (một khoa học gia), giáo sư Kissinger (K) tổ chức cho Averell Harriman, đại diện Hoa kỳ, gặp ngày 10.5.1968 ngoại trưởng Xuân Thủy, có Hà Văn Lâu dự kiến và Lê Đức Thọ cố vấn. Khi chính thức trở nên Phụ tá an ninh cho Nixon, K nhờ Jean Sainteny, nguyên đại diện cho Pháp taị Bắc Việt (1945-1947), sắp xếp cho y gặp riêng ngày 4.8.1969 Xuân Thủy taị tư thất của Sainteny, đường Rivoli, Paris. Năm 1971, cuộc thương thuyết công khai bắt đầu. Hoa Thịnh Đốn ép Chính phủ Sàigòn chấp nhận sự tham gia của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, (MTGPMN). Hòa đàm dẩm chân khá lâu vì bốn phe nghị hội: Mỹ, VNCH. Bắc Việt và MTGPMN tranh luận về thủ tục và kèn cựa mặc cả. Bắc Việt áp dụng chiến thuật vưà đánh vừa đàm vì biết người khổng lồ Hoa kỳ với đôi chân đất sét thiếu kiên nhẩn và bị cánh phản chiến trong nước khoá tay. Chiến cuộc trở nên khốc liệt với biến cố Tết Mậu thân (1968). Ngày 2.3.1971, Việt cộng pháo kích Sàigon, Đà nẵng, Biên Hoà và 115 chổ. Ngày 9.7.1971, để gây áp lực với Bắc Việt, K qua Bắc kinh viếng Chu Ân Lai và chuẩn bị cuộc gặp mặt đầu năm 1972 giữa Nixon và Mao Trạch Đông. CS tổng tấn công vào lễ Phục sinh, lối năm tuần sau chuyến công du của Nixon taị Bắc kinh. Ngày 8.5.1972, Nixon ra lệnh gài mìn Hải phòng và dội bom Bắc Việt.
Để đối phó với tình hình bên trong và bên ngoài, Tổng thống Thiệu cẩn thận sắp xếp một Bộ tham mưu quân chính gồm những thành phần tin cẩn, dựa vào sự trung thành cá nhân hay huyết thống gia đình, bất chấp dư luận dèm pha. Về quân sự, Tổng tư lệnh Quân đội N V Thiệu nắm hết quyền bính trong tay, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên chỉ đóng vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc phòng là “hộp thơ” giữa Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu. Thiệu chọn trung tướng Đặng Văn Quang, cựu Tư lệnh Quân đoàn 4, làm Phụ tá an ninh. Ông bổ nhiệm vào chức Tư lệnh vùng hay sư đoàn trưởng Nguyễn Văn Toàn, Phạm Văn Phú, Ngô Dzu, Đỗ Kiến Nhiểu, Hoàng Đức Ninh.. Với một hệ thống máy truyền tin đặt taị Dinh Độc lập, Tổng thống liên lạc thẳng với cấp chỉ huy Quân khu và theo dõi sít sao việc điều động các đơn vị tác chiến hầu ngăn chận mọi mưu toan đảo chánh. Nhiều thân nhân của ông Thiệu nắm giữ các cơ cấu chính quyền như hai anh ruột là Nguyễn Văn Kiểu (đại sứ ở Đài loan) và Nguyễn Văn Hiếu (đại sứ taị La mã); xui gia Nguyễn Tấn Trung (TGĐ Air VN), Ngô Xuân Tích (chủ tịch Giám sát viện), Ngô Khắc Tỉnh (Tổng trưởng - Thông tin rồi Giáo dục và Thanh niên), Ngô Khắc Tịnh (Tổng trưởng Tư pháp), cháu Hoàng Đức Nhã (Bí thư đăc biệt rồi Tổng ủy Dân vận và Chiêu Hồi), em cột chèo Nguyễn Xuân Nguyên (bí thư), Nguyễn Khắc Bình (Tổng giám đốc Cảnh sát kiêm đặc ủy trưởng Trung ương tình báo)..v..v..Là đảng viên Cần lao thời Đệ nhứt Cọng hoà và Đại Việt, TT Thiệu trọng dụng một số nhân vật chế độ cũ hay đảng phái trong Thượng viện hoặc bộ máy chính trị như các ông Nguyễn Văn Hướng (tự Mười Hướng), Nguyễn Văn Ngãi, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, Trần Văn Lắm, Lê Văn Đồng, Phạm Như Phiên, Trần Hữu Phương.. (hai ông Lắm và Thành có lúc được bổ nhiệm Tổng trưởng Ngoại giao). Tại Quốc hội, các phe nhóm chống Chính phủ lần hồi bị vô hiệu hoá bằng sự chia rẽ nội bộ, đàn áp, mua chuộc, không kể việc xâm nhập của Cộng sản. Đa số thẩm phán Tối cao Pháp viện bị Phủ Đầu Rồng chi phối nghiêm trọng.
Vì biết khả năng của mình giới hạn, ông Thiệu - theo Ngô Khắc Tỉnh nói với người viết – chiụ khó hỏi ý kiến của nhiều chuyên viên, phân tíùch kín đáo và đúc kết lại thành ý kiến riêng để lấy quyết định cuối cùng. Với bẩm tánh đa nghi, kiên nhẫn, chiụ đựng, và khi cần, chấp nhận khổ nhục kế, ôâng Thiệu đã gở nhiều thế bí trong cuộc tranh quyền với Kỳ. Cuối cùng, Kỳ bị loại vì ba hoa hơn mưu lược. “Làm chính trị, phải lì “, ông Thiệu nói.
Trong lúc đàm đạo thân tình, người viết có dịp hỏi đại tướng Cao Văn Viên: “Nếu sánh hai ông Diệm và Thiệu thì người nào độc tài hơn ?”. Suy nghĩ một phút, tướng Viên đáp: “Ông Thiệu độc tài trong dân chủ ”, ngụ ý TT Thiệu khôn ngoan che lấp độc tài dưới võ ngoài dân chủ. Khác với TT Diệm, ông chấp nhận sự chỉ trích khi cần thiết. Nhờ thế, ông Thiệu tồn tại lâu hơn ông Diệm.
Dư luận thắc mắc vì sao, từ 1972, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên buông xuôi và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm giữ thái độ bất động? Nghị sĩ Trần Văn Đôn ghi như sau nơi trang 430-431 của hồi ký Việt Nam Nhân chứng (1989): “..Ông Thiệu nghĩ rằng hai tướng Viên và Khiêm không có can đảm phiêu lưu làm đảo chánh, nhất là không có lịnh của Mỹ……... Năm 1971, TT Thiệu nhờ tôi nói với đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, về việc ông này cứ ở mãi trong văn phòng, không chiụ đi ra ngoài. Ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp thuận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!”. Nơi trang 429, Đôn ghi thêm: “ Tôi hỏi ông Thiệu: Nếu Tổng thống không bằng lòng về hai ông Viên và Khiêm thì sao không đổi người khác để làm việc hữu hiệu hơn? Ông Thiệu đáp: Hai người này của Mỹ, nếu tôi đổi hai người này thì Mỹ sẽ phản đối, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lãnh đạo Miền Nam. Cái khó khăn của tôi ai cũng nghĩ là đối đầu với Cộng sản. Thật ra trở ngại và khó khăn cho tôi là Mỹ.”
Điều mà Ns Đôn quên nêu ra là cả hai tướng Khiêm và Viên từng tuyên bố “không ham thích chính trị.” TT Thiệu tìm đâu ra những nhân vật “lý tưởng hơn” để tránh sự cạnh tranh về quyền lực ?
Nguyễn Phú Đức, Nguyễn Xuân Phong và Nguyễn Tiến Hưng:
Ba nhân chứng, ba giai đọan, ba trách vụ.
Như đã ghi trên, cuộc đàm phán tại Paris gồm có ba giai đọan liên tiếp: mật đàm (từ 25.3.1965 cho đến đầu 1968), đàm phán công khai (từ 1968 cho đến 27.1.1973 là ngày Hiệp ước hoà bình được ký tại Paris) và giai đọan thi hành Hiệp ước, (từ 27.1.1973 cho đến 30.4.1975, kết thúc bằng sự vi phạm của Bắc Việt) .
Chính phủ VNCH không liên hệ đến giai đọan mật đàm. Năm 1965 và 1966, K qua Sàigòn với tư cách chuyên gia tư vấn của Thống đốc Nelson Rockefeller (Dân chủ) tìm hiểu vấn đề VN. Y tiếp xúc với vài nhân vật đối lập như Trần Văn Tuyên, Phan Huy Quát... và thẩm lượng (bi quan) khả năng lãnh đạo của các tướng trẻ Jeunes turcs. Năm 1968, Nixon đắc cử Tổng thống. K mau lẹ xoay qua cố vấn chủ mới Cọng hòa. K say mê ánh đèn sân khấu và thích thú đi đêm với Hànội. Từ tháng 8.1969 cho đến cuối tháng giêng 1973, K gặp riêng Lê Đức Thọ, Cố vấn phái đoàn Bắc việt, lối 15 lần ở Choisy- Le -Roi hay Gif -sur –Yvette (taị tư thất khoa học gia Trần Thanh Vân, em củøa linh mục Trần Thanh Giản)
Khi đàm phán tiến vào giai đọan công khai, TT Thiệu giao cho Ngoai trưởng Trần Chánh Thành phụ trách. Trần Văn Lắm thay thế Thành sau cuộc hội kiến Johnson-Thiệu ở Honululu ngày 18.7.1968. Tại Paris, đại sứ Phạm Đăng Lâm hướng dẫn phái đoàn VNCH, gồm có Nguyễn Xuân Phong (Phó trưởng đoàn), Trần văn Ân, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Vui, và Nguyễn Triệu Đan (phát ngôn viên). Cố vấn Kỳ và vợ gây nhiều tai tiếng tại Thủ đô Ánh sáng. Tiến sĩ Nguyễn Phú Đức, phụ tá ngoại giao cho TT Thiệu, đóng một vai trò kín đáo, khiêm nhường bên sau hậu trường còn Gs Nguyễn Tiến Hưng thì chưa tham chính lúc đó.
Hiệp định Paris được thi hành ra sao? Sau ngày 27.1.1973 ký xong Hiệp định Paris, Trần Văn Lắm trở về Thượng viện để giữ chức Chủ tịch, nhường ghế Ngoại trưởng cho Phụ tá Nguyễn Phú Đức. Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên được chỉ định làm trưởng đoàn VNCH taị Hội nghị La Celle Saint Cloud để chuẩn bị cuộc bầu cử tại Miền Nam VN với chính phủ MTGPMN. Bs Viên, về sau, tiết lộ với người viết: “ Chúng tôi biết trước Hội nghị La Celle Saint Cloud không đi đến đâu, chỉ có tác dụng câu giờ, mọi vấn đề sẽ giải quyết trên chiến trường.” Hai ông Nguyễn Xuân Phong và Nguyễn Tiến Hưng tham gia Nội các vắn số Nguyễn Bá Cẩn, thành lập ngày 14.4.1975, vào lúc Chính Phủ Sàigòn sắp sửa sập tiệm, người đầu trong chức Quốc vụ khanh đặc trách Hoà đàm (thay thế đại sứ Phạm Đăng Lâm) và người sau, trong chức Tổng trưởng Kế hoạch. Dưới danh xưng này, Hưng được TT Thiệu động viên (tuyệt vọng) vào giờ thứ 25 sang Hoa kỳ van xin cứu viện. Nhiệm vụ của Bs Nguyễn Lưu Viên và Đs Nguyễn Xuân Phong chỉ có trên giấy tờ vì Bắc Việt từ chối nhóm họp và ào ạt xua quân thôn tính Miền Nam. bất chấp các điều ký kết.
Vai trò đặc biệt của hai cố vấn Huỳnh Văn Trọng và Hoàng Đức Nhã

Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu từng gây xôn xao trong quần chúng bởi xử dụng một số nhân vật tai tiếng như Nguyễn Cao Thăng, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Ngân, Huỳnh Văn Trọng, Hoàng Đức Nhã…Ba cố vấn của Thiêu bị điều tra, cách chức hay đưa ra Toà: Trọng, Nhạ (tình báo CS) và Ngân (xây dựng uy thế riêng). Bài này chỉ đề cập đến Trọng và Nhạ vì cả hai liên hệ đến hoà đàm Ba Lê.
A- HÙYNH VĂN TRỌNG.
Năm 1958, khi người viết phụ trách Bộ Nội vụ thời Đệ nhứt Cọng hoà, Bernard
Hùynh Văn Trọng (Pháp tich và công giáo) bị Đoàn công tác đặc biệt Miền Trung lùng bắt trong vụ mệnh danh Gián điệp Tây ở Nhà hàng Morin, Huế. Y thoát được qua Nam Vang và tại đây, móc nối với Ca Văn Thỉnh, trưởng đoàn đại diện thương mại CS Bắc Việt. Trọng có bằng cử nhân luật, thông thạo Pháp - Anh ngữ, từng làm thẩm phán ở Huế và năm 1950 giữ chức Tổng thơ ký Chính phủ và Bộ trưởng Nội vụ trong Nội các Nguyễn Phan Long. Sau chính biến 1963, D V Minh thả bưà bãi tù nhân chính trị. Trọng trở về Sàigòn và tham gia cụm tình báo chiến lược A22 do Vũ Ngọc Nhạ phụ trách. Để sinh sống, Trọng dạy tiếng Pháp cho nhân viên ngoại giao Mỹ và nhờ cha Trần Ngọc Nhuận giới thiệu với TT Thiệâu . Y được Thiệu tin dùng và bổ nhiệm phụ tá Tổng thống về chính trị, ngoại giao. Đầu 1969, vợ Trọng đến Văn phòng luật sư của người viết, đường Hàn Thuyên, nhờ biện hộ trước Toà Nhà phố trong vụ bị đuổi ra khỏi một khách sạn đường Lê Lợi Sàigòn vì thiếu tiền thuê nhiều tháng. Trọng nói không dư dã tiền bạc tuy có chức vụ cao.
Tháng 11.1969, vụ án Điệp báo Cố vấn TT Thiệu gây chấn động dư luận. Trọng nhờ tác giả bài này bênh vực trước Toà án Quân sự vùng 3 Chiến thuật. Trọng tiết lộ với người viết rằng y và cụm trưởng Vũ Ngọc Nhạ muốn giúp TT Thiệu tìm ra với MTGPMN một giải pháp cho cuộc chiến, không ngờ CIA theo dõi và phá vỡ mọi việc. Trọng còn cho biết năm 1968, để chuẩn bị hoà đàm taị Ba Lê, TT Thiệu đã gởi Trọng cùng đi với linh mục gốc Bỉ Raymond de Jeagher (cựu cố vấn của TT Diệm và một thành viên năng động trong Liên Minh Á châu chống Cộng) qua Hoa kỳ vận động với Quốc hội, báo giới và nghiệp đoàn. Chuyến công du này không gặt nhiều kết quả vì , theo Trọng, dư luận Mỹ chán ngán chiến tranh.
Vụ án kết thúc ngày 29.11.1969. H V Trọng rất sợ bị tử hình. Người viết khuyên y bình tỉnh vì bên trong sân khấu chính trị, những dàn xếp bất ngờ có thể xảy ra, Hoa kỳ còn một số phi công tù binh tại Hànội Hilton; hơn nữa, trong vụ này, Trọng chỉ đóng vai trò “Lê Lai cứu chúa”.Vị Chánh thẩm cho phép các bị can nói lời chót trước khi tuyên án. Vũ Ngọc Nhạ cường điệu tuyên bố nhóm của y hành động vì quyền lợi quốc gia, họ tin sẽ thắng và hẹn có ngày trở về vinh quang. Trọng lên tinh thần, ngỗ ngáo lập lại trước Toà câu nói của người viết: “Tôi chỉ đóng vai trò Lê Lai cứu Chúa, tôi không có tội.’ Các sự kiện này được kể lại trong quyển hồi ký Ông Cố vấn do CS xuất bản năm 1984 tại VN, với nhiều khoản thêu dệt. Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Nguyễn Xuân Hoè bị chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo. Sau 1975, chúng dược CS giải thoát. Nhạ thăng Thiếu tướng, ngành tình báo.
B- HOÀNG ĐỨC NHÃ.
Tuy không phải là thành viên của phái đoàn VNCH dự hoà đàm tại Ba Lê, Nhã là người gây bực bội nhứt cho K (Kissinger) trong nhiều lần chạm trán. Trần Văn Đôn (trong hồi ức VN Nhân chứng, trang 406- 415) , Nguyễn Phú Đức (trong quyển sách The VN Peace Negotiations, trang 400-403) và K (trong Ending the VN War, trang 310) đề cập nhiều đến Nhã. N P Đức cho biết Nhã là cháu kêu ông Thiệu bằng cậu, tốt nghiệp đại học Oklahoma, trở về VN trong Khối chuyên viên, tiến thân rất mau trong các chức vụ liên tiếp: thông dịch viên, Bí thư tin cẩn của Tổng thống và cuối cùng, Tổng ủy Dân vận /Chiêu hồi, phụ trách sau Hiệp ước Ba Lê mạng lưới Thông tin Quốc ngoại có nhiều quyền lực. Ảnh hưởng của Nhã gia tăng từ tháng 8.1972 (khi K đề nghị Thiệu từ chức hai tháng trước ngày bầu cử với CS) và tăng cao hơn sau ngày Hiệp ước được ký cuối tháng giêng 1973. Nhã luôn luôn có mặt trong các buổi họp riêng giữa Thiệu và K, Haig và Bunker cũng như trong những phiên nhóm Hội đồng An ninh Quốc gia để thông dịch vì Phó Tổng thống Nguyễn Văn Hương, Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền và Hạ viện Nguyễn Bá Lương không rành Anh ngữ. Theo N P Đức, Nhã thiếu kinh nghiệm và sự già giặn để thảo những công văn ngoại giao trao đổi giữa hai chính phủ Mỹ-Việt. Nhã nuôi nhiều cao vọng chính trị và trong những ngày tháng chót của TT Thiệu, Nhã tìm cách gài phe cánh vào Nội các tuy họ thiếu khả năng. Điều này làm cho chính gia quyến ông Thiệu cũng lo ngại, đặc biệt Ngô Khắc Tỉnh và đại sứ Nguyễn Văn Kiểu (trang 403).
Trong Ending the VN War, K viết như sau: “Nhã là cháu tâm phúc của Thiệu, lối 30 tuổi, phụ tá báo chí, từng du học taị Hoa kỳ, tiêm nhiểm gương thành công của các chàng trẻ lanh lợi trong phim xi-nê, ăn bận đúng mốt Hollywood, tướng mạo hao hao giống Alan Ladd thời thanh xuân, nói tiếng Anh trôi chảy và vẫn giữ lại từ bản gốc Việt Nam một khả năng mưu loạn vô biên, an infinite capacity for conspiracy…Bunker và tôi đều đồng ý rằng Nhã đã gây nhiều rắc rối bằng cách thổi phồng mỗi sự hiểu lầm” (trang 310).
K hậm hực kể lại trong hồi ký thái độ “bất nhã” của Nhã: ngày 19.10.1972, theo lệnh của Nixon, K qua Sàigòn trình TT Thiệu taị Dinh Độc lập toàn bản dự thảo Thoả hiệp. Sau khi bắt đợi 15 phút, Nhã ra đón K và Bunker vào, Thiệu không có một lời xã giao, thản nhiên đọc và không phê bình bức thơ riêng của Nixon do K trao lại, xong Thiệu mời hai vị khách bước sang phòng kế bên để gặp Hội đồng An ninh Quốc gia. Giữa bầu không khí nặng nề, Thiệu giao cho Nhã thông dịch mặc dù phiá VN nói được tiếng Anh. K viết: Nhã “bắt đầu chế diễu vai trò của mình” bằng cách chỉ tóm lược gần phân nửa lời thuyết trình của K. Khi K lưu ý về điểm này, Nhã đáp ngáo ngỗ: “ I am a master of contraction, Tôi là bậc sư về khoa cắt ngắn!”. Ngày 21 tháng 10, theo chương trình, K và Bunker gặp lại Hội đồng An ninh lúc 2 giờ 30 trưa. Đợi đến 3 giờ, Nhã điện thoại để thông báo – không cho biết lý do, không xin lỗi – phiên nhóm hoãn đến 5 giờ chiều. “ Y hịch theo kiểu cách của Humphrey Bogart mà có lẽ Nhã đã học đòi đâu đó trên màn ảnh”. 5 giờ 30, vẫn không tin tức. Bunker bực mình gọi Dinh Độc lập, đòi nói chuyện với Nhã, Văn phòng đáp Nhã vưà bước ra ngoài. Một giờ sau – tức là trễ gần 5 giờ theo ước hẹn – Nhã điện thoại báo tin TT Thiệu sẽ tiếp K và Bunker hôm sau lúc 8 giờ sáng. Bunker bắt bẻ: “Có sự chậm trễ ít nữa 24 giờ, giờ Hoa Thịnh Đốn!” Nhã gát điên thoại. K và Bunker hỏi nhau: “Những hành vi xấc xược này phải chăng báo hiệu một vụ chạm trán sắp đến ? Về vấn đề gì? “
Hoàng Đức Nhã hiện ở Chicago. Đến nay, ông chưa kể lại đầy đủ những kỷ niệm cá nhân. Mong được nghe thêm tiếng chuông chân thực của một nhân chứng về giai đọan lịch sử này.
Những đặc điểm trong hồi ký của ba tác giả
1- Về Ts Nguyễn Phú Đức, hiện định cư ở Paris, tốt nghiệp trường luật Hànội và Harvard, cựu Phụ tá Tổng thống về quốc ngoại và Tổng trưởng ngoại giao VNCH sau Hiệp ước Ba Lê, K phê bình châm biếm: “Ông Đức là một sản phẩm mỹ lệ của hệ thống giáo dục Pháp, chuyên định nghĩa trừu tượng, kết luận lạc đềà và có tài cãi bướng” Trong lời tựa của VN, Pourquoi les Eùtats-Unis ont perdu la guerre xuất bản 21 năm sau ngày Sàigòn thất thủ, ông Đức thanh minh rằng ông cần đợi thời gian lắng đọng để phân tích thanh thản cuộc chiến VN. Quyển sách này dày 410 trang, viết bằng tiếng Pháp, chia thành năm phần mổ xẻù chính sách Hoa kỳ tại Đông Dương sau Đệ nhị thế chiến, sự can thiệp của Mỹ vào VN, việc Mỹ chuẫn bị rút quân, kế hoạch Nixon và những ngày cuối của Miền Nam. Phần chót dài 66 trang, không đi sâu vào chi tiết cuộc hoà đàm Ba Lê. Đầu năm 2005, Ts Đức cho phát hành tại Virginia, Hoa kỳ, quyển hồi ký thứ hai, The VN Peace Negotiations, Saigon’s Side of the Story, nxb Dalley, dày 463 trang, gồm có ba phần: mở đầu hoà dàm 1968-1969, những khúc quanh thương thuyết và chiến tranh chấm dứt 1973-1975.
Cố vấn Nguyễn Phú Đức tháp tùng Tổng thống Thiệu ngày 18.7.1968 hội kiến với Lyndon Johnson tại Honolulu (Mỹ hứa không áp đặt một chính phủ liên hiệp taị Miền Nam VN) và ngày 8.6.1969 gặp Richard Nixon tại Midway (Mỹ tuyên bố rút 25,000 quân). Mỗi lần, phái đoàn VNCH gồm có vài chuyên viên khác. Ngày 29.11.1972, Ts Đức được phái qua Hoa Thịnh Đốn trình với Nixon quan điểm của TT Thiệu hầu tránh hoà đàm Ba Lê bế tắc. Ông không có trách nhiệm trực tiếp thương thuyết taị bàn hội nghị. Nói cách khác, ông là một luật gia phụ trách phần “đấm bóp thời cuộc” hơn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số nhận xét của ông vẫn có giá trị. Đặïc biệt, thay vì dùng danh từ vietnamization, Việt nam hóa chiến tranh, Ts Đức đề nghị chữ de-americanization, kế hoạch giải kết vai trò chiến đấu của Hoa kỳ, nhằm mục tiêu võ trang một quân đội quốc gia VN đủ mạnh để giúp Mỹ rút quân tuần tự. Ngoài ra, về mối liên hệ giữa K và Nixon, Ts Đức nhận xét rằng Nixon không tin dùng Bộ Ngoại giao, nhưng đồng thời cũng bực bội không ít về cách tự đề cao ba hoa của K với báo giới, tự cho mình là một “ phù thủy hoà bình, a peace magician”, đặc biệt sau chuyến công du bí mật của y qua Bắc kinh, làm lu mờ vai trò của Nixon về mặt đối ngoại. Tại sao Nixon không hãm bớt K? Nixon không quên K đã phản Rockefeller và Đảng Dân chủ để giúp Nixon (Cọng hoà) thắng cử năm 1968. Bởi thế, Nixon ngán K có thể trở cờ một lần nữa vì quyền lợi cá nhân. (trang 337-338). Sau hết, Ts Đức lưu ý: Khác với Eisenhower từng mời thượng khách Ngô Đình Diệm đọc diễn văn tháng năm 1957 trước lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, hai Tổng thống Johnson và Nixon đều tránh tiếp chính thức ông Thiệâu taị thủ đô Washington, viện lẽ sợ phe phản chiến biểu tình. Sau Hiệp định Ba Lê, Nixon miễn cưởng mời vợ chồng TT Thiệu qua San Clemente, tiếp taị tư thất La Pacifica, để an ủi xã giao. Nixon và Thiệu gặp nhau ba lần. Nixon đã gởi Thiệu trên 20 mật thơ hứa hưu, hưá vượn.
2- Ông Nguyễn Xuân Phong, tốt nghiệp đaị học Oxford, nguyên Tổng trưởng Xã hội và Chiêu hồi, thay thế đại sứ Phạm Đăng Lâm sau 3.2.1973 trong chức vụ Trưởng đoàn VNCH tại hoà đàm Ba Lê. Ông cho phổ biến “Hope and Vanquished Reality, Hy vọng và Khắc phục Thực tại” năm 2001 tại New York, nhà xuất bản là Center for A Science of Hope trực thuộc ICIS (International Center for Integrative Studies), một tổ chức truyền giáo Thụy điển ở Hoa kỳ đấu tranh cho nhân quyền và chuyên nghiên cứu về vai trò của Hy Vọng trong tín ngưỡng. Ông Phong cọng tác trong Hội đồng Cố vấn ICIS từ 1988. Quyển hồi ký Hope dày 374 trang, chia thành 11 chương kể lại việc tác giả từ Paris trở về Sàigòn năm ngày trước khi Sàigòn sụp đổ vào tháng tư 1975, 5 năm cải tạo trong trại học tập Cộng sản, đời sống cơ cực ở VN khi được phóng thích năm 1980, những tang tóc liên tiếp trong gia đình và thủ tục phiền toái để xuất ngoại. Ông Phong được phép nhập cảnh Hoa kỳ năm 2000.
Hope & Vanquished Reality là cuốn sổ tay của một nhà ngoại giao chấm phá ghi lại những âm vang gây trên đức tin của mình bởi sự phá sản của chế độ mà y phục vụ nhiều năm. Người đọc có cảm tưởng tác giả muốn chứng minh Hy vọng là ngọn hải đăng dắt dẫn ông vượt qua mọi thử thách gian nguy cá nhân, mọi cảnh tan nát của Quê hương. Bởi thế N X Phong không đi sâu vào chi tiết của Hoà đàm Bá Lê, không đề cập nhiều đến giai đoạn đấu khẩu gay go giữa hai phái doàn Bắc-Nam tại bàn hội nghị.
Sau khi Phạm Đăng Lâm qua Luân đôn nhâïn chức đại sứ tháng giêng 1973 và Bs Nguyễn Lưu Viên rời vĩnh viễn La Celle Saint Cloud để trở về VN, ông Phong phải một mình đảm trách tại Paris các công tác tồn đọng và tẻ nhạt: gặp báo chí, dự các cuộc thảo luận không đi đến đâu và tiếp xúc với các phái đoàn. Nhờ sự giao thiệp cởi mở và khả năng ngoại ngữ, ông Phong là nhân vật VNCH thường có dịp trao đổi ý kiến ngoài bàn hội nghị với phiá Mỹ như Harriman, Cyrus Vance, Negroponte và đặc biệt, Kissinger. Sự kiện đáng lưu ý là chương 11 trong hồi ký “ The Longest Road: The Communicative Hope, Con đường dài nhất: Hy vọng truyền cảm”, trang 290-392, kể lại việc Phong tiếp xúc và giữ liên lạc với Nguyễn Cơ Thạch, thứ trưởng Ngoại giao, phụ tá cho Lê Đức Thọ, vai trò chính trong phái đoàn Bắc Việt. Chính K đã giới thiệu Phong với Thọ và Thạch trong một đêm tiếp tân của Ngoại trưởng Pháp Maurice Schumann, sau đó Thạch và Phong gặp nhau lại nhiều lần ngoài phòng hội nghị, trao đổi ý kiến cởi mở và trở nên “đôi anh em đối nghịch thành thực, true brother-enemies” tuy dị biệt về một số quan điểm. Phong đánh giá Thạch “thông minh, hiểu biết, có văn hoá, không quá khích và chủ trương thỏa hiệp hơn là hận thù”. Thạch và Phong đồng ý với nhau ít nữa về một điểm: “Hatred and bitterness have never generated anything really good in the end, Cuối cùng Hậân thù và Đắng cay không bao giờ sinh sản điều gì tốt thật sự .”
Sau 1980, Phong ra khỏi trại cải tạo, phải đi dạy Anh văn để sanh sống với số lương năm chục đô hằng tháng, Thạch trở nên một nhân vật của Chính trị Bộ, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng. Thạch có mời Phong đến Văn phòng để hỏi ý kiến, đối xử lịch sự như trước, Phong thẳng thắn đề nghị cần đổi mới kinh tế và bình thường hoá ngoại giao với Mỹ. Một thời gian sau, Nguyễn Cơ Thạch mất ghế trong Chính trị bộ và Chính phủ vì bị xem như thành phần quá cấp tiến.
3. Ts Nguyễn Tiến Hưng cho ra mắt tại Little Saigon, Californie, tháng tư năm nay, quyển hồi ký thứ hai “Khi Đồng Minh Tháo chạy” (KĐMTC) vào lúc George Bush chuẩn bị tiếp Phan Văn Khải taị Hoa Thịnh Đốn, cộïng đồng người Việt hải ngoại sôi sục chống đối. Việc giới thiệu sách thành công về thương mại. Giòng tít lớn (và cũng là lời nguyền rủa của K) “Sao chúng không chết phứt cho rồi” mà tác giả khôn ngoan cho in trên bià làm cho đồng bào ta muốn biết thêm, mua sách. Hồi ức KĐMTC dày 705 trang, chia thành bốn phần: “Làm sao thoát khỏi vũøng lầy”, “Thân phận tiểu quốc”, “Khi Đồng minh tháo chạy” và “Rước của nợ hay được của có”ù. Quyển sách in lại nhiều đoạn và tài liệu - như các bức thơ và mật điện trao đổi giữa Nixon, Ford và Thiệu từ 1972 đến 1975, luôn cả lời nguyền rủa của Kissinger - đã đăng trong Hồ sơ mật Dinh Độc lập (HSMDĐL), bản dịch ra tiếng Việt của The Palace File xuất bản năm 1986, dày 908 trang.
Về cách bố cục nội dung, phương pháp sưu tầm, trình bày các chứng liệu và ngay cả văn phong, HSMDĐL súc tích và có trọng lượng hơn KĐMTC, có lẽ vì nhờ sự hợp tác khoa học của đồng tác giả Jerrold L Schecter, nguyên chủ bút của tạp chí Time, và khả năng chuyển dịch của Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm
Trong Lời Nói Đầu của KĐMTC, Ts Hưng xác nhận ông chỉ làm việc trực tiếp với tướng Thiệu trong những ngày tháng hấp hối của chế độ sau khi Hiệp định Ba Lê được ký. Bởi vậy các ông Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Lắm, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Phú Đức và Nguyễn Xuân Phong xác nhận với người viết không có dịp tiếp xúc với Hưng. Ts Hưng than: “Trong cương vị điều hợp viên viện trợ kinh tế cho VNCH, nhiều lúc tôi phải dẹp bỏ tự ái, lui tới Quốc Hội Hoa kỳ như một người đi cầu xin” (trang21). Khi tình hình an ninh trở nên bi đát, quân đội cạn đạn dược / xăng nhớt, ngân sách hết tiền trả lương cho lính và cảnh sát, ông Thiệu mới nghĩ đến việc sai đại tá Đức trao cho Ts Hưng đầu tháng 4.1975 một hồ sơ bià đen đựng các thơ mật nói trên để ông Hưng gấp đi lobby (?!) chính khách và báo giới Mỹ. Ngày 15.4.1975, một tuần trước khi Thiệu từ chức (21 tháng 4), Hưng đáp máy bay Panam qua Washington. Đây là một sứ mạng biết trước vô vọng vì quá trễ. Không còn nước để mà tát. Hoa kỳ đang xoá sổ đồng minh. VNCH hết được coi như “tiền đồn của thế giới tự do” trấn giữ làn sóng đỏ. Để sớm dứt điểm, Mỹ vận dụng mọi thủ đoạn: đi đêm với Bắc Việt, dành quyền thương thuyết thế cho chính phủ Sàigòn, trấn an, tránh né, đe dọa ký riêng, hăm cắt viện trợ, cam kết đầu môi và bảo đảm suông. Hoa Thịnh đốn - và Ngoại trưởng Kissinger, gốc Do Thái - dồn viện trợ vào Israel, “tiền đồn bảo vệ dầu lửa ở Trung Đông.” Chính sách đối ngoại của Mỹ thực tế, realpolitik, không nặng về luân lý, ý thức hệ hay lòng chung thủy. Căn cứ vào quyền lợi mà thôi. Quyền lợi thô bạo. “Who pays, commands, Ai chi tiền thì người đó chỉ huy” là câu châm ngôn gối đầu ở nước này.
Vì nhận thấy Quốc hội Hoa kỳ phủi sạch tay về VN, Ts Hưng quyết tổ chức cho kỳ được một cuộc họp báo kiểu nhà nghèo ngày 30.4.1975 tại khách sạn Mayflower, đường Connecticut, Hoa Thịnh Đốn, với 3.000 đô vay của gia đình. Ông không lấy ra được ngân khoản 20.000 mỹ kim mà TT Thiệu hưá miệng để trang trải chi phí. Thầy cũ của Hưng là Giáo sư Warren Nutter, cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng thời Nixon, hết lòng ủng hộ nhưng không giúp được gì nhiều. Ts Hưng làm công việc của một người chửa lửa không có dụng cụ trong tay khi nhà cháy sắp tan thành tro. Trong phiên họp báo, ông không đề cập đến những mật điện do Ford gởi cho Thiệu và chỉ dùng vài bức thơ cam kết của Nixon để xin cứu vớt đoàn người đang đổ xô ra Biển Đông. Kết quả là – cọng với áp lực của dư luận thế giới và đặc biệt nhờ sự can thiệp mạnh của Tổng thống Jimmy Carter - Quốc hội HK chấp nhận trợ cấp 455 triệu đô và mở cưả đón làn sóng tị nạn VN trên con số 50.000 người dự trù lúc đầu. Tại Sàigòn lúc đó, ba chiến xa T54 của Bắc Việt phá cổng xông vào Dinh Độc lập, trương cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Cố TT Thiệu cho người viết biết: sau 1975, Ts Hưng có trở về VN làm việc trong lãnh vực tài chính. Mặt khác, nơi trang 18 của quyển hồi ký “Câu chuyện một di dân tỵ nạn Việt” vừa xuất bản năm nay tại San José, cựu trung tá không quân Trần Đỗ Cung, trước kia từng giữ chức Cục trưởng Tổng Cục Tiếp tế thời Nguyễn Cao Kỳ, hiện ở Monterey, Californie, có ghi rằng năm 1988 Nguyễn Tiến Hưng từ Hànôi có nhờ một người bà con của Cung là vợ của Tôn Quang Phiệt, một cán bộ cao cấp CS, nhắn Cung “trở về giúp nước” nhưng Cung không nhận lời.
Kết luận.
Về cái chết của Miền Nam VN, TT Thiệu tuyên bố: “ Tôi có trách nhiệm nhưng tôi không có lỗi”. Mặt khác, trong hồi ký Ending the VN War, Kissinger viết: “Nếu không có sự sụp đổ của quyền hành pháp vì vụ Watergate, tôi tin rằng chúng ta có thể thành công”. Một ngày sau Hiệp định Ba Lê, Phụ tá Nixon là John Ehrlichmann hỏi VNCH tồn tại được bao lâu, K đáp: “Nếu may mắn thì họ có thể cầm cự được một năm rưỡi”. Chính phủ Sàigòn sống lâu hơn decent interval ấy, khiến K mất kiên nhẫn, buông lời nguyền rủa thô bỉ.
Trong thất bại, thay vì trách người, ta phải tự trách mình trước, Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Watergate và Quốc hội Mỹ cắt viện trợ là hai yếu tố làm Đệ nhị Cộng hoà tan rã nhưng chủ trương bỏ Miền Nam đã có trước cả Watergate. Cá nhân TT Thiệu gánh chiụ trách nhiệm vì một số sai lầm tai hại:
1 - Quá tin vào sự ủng hộ của Hoa kỳ, nghĩ rằng Hoa kỳ sẽ không bỏ rơi vì VN
có nhiều dầu lửa (!). Thiệu không thông hiểu và không đánh giá đứng đắn vai trò của Lập pháp và Truyền thông ở xứ này, coi thường công cuộc hoạt động hành lang, lobby, và nhất quyết bám víu vào 30 bức thơ và mật điện trao đổi với Nixon mà ông giữ kín như bảo vật đến giờ chót theo lời cam kết riêng tư. Thiệu không dám tiết lộ vì sợ chính quyền Mỹ “tố cáo là bội ước“ (KĐMTC, trang 258). Cuối cùng, TT Thiệu nhận thấy – nhưng quá trễ! – mình bị gạt vì chủ tâm của Nixon và Kissinger là dấu không cho Quốc hội HK biết những hứa hẹn thiếu thành thật.
2- TT Thiệu không có kế hoạch thiết thực cứu nguy Đất nước và đã để xứ sở tuỳ
thuộc Hoa kỳ quá sâu về chính trị, quân sự và kinh tài. Ông áp dụng muộn màng những biện pháp hốt hoảng vào những ngày cuối cùng như tiết lộ các bức thơ mật của Nixon, chạy vay tiền của quốc vương Saudi Arabia, thế chấp 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc gia, thế chấp tiềm năng dầu hỏa, xuất cảng gạo..v..v..để mượn tiền Mỹ. Đầu năm 1975, TT Thiệu làm chính trị như đánh bạc thử thời vận. Chơi đòn thấu cáy, ông cho rút quân khỏi Cao Nguyên và Miền Trung trong một kế hoạch “tái phối trí” mệnh danh “đầu bé, đít to” để trắc nghiệm lời cam kết can thiệp của Nixon. Hoa kỳ dững dưng trước hành vi của Bắc Việt xé bỏ thô bạo Hiệp định Paris. Ông Thiệu hố lớn, cụt vốn lẫn lời, tàm tan rã Quân đội. Trung tướng Ngô Quang Trưởng xác nhận với người viết rằng không có nhu cầu gấp rút bỏ Huế và Đà nẵng. Thay vì nêu gương ở lại chiến đấu với đồng đội sau ngày từ chức, ông Thiệu bỏ xứ ra đi.
3- TT Thiệu nắm trọn trong tay vận mạng của quốc gia, coi thường hai ngành
Lập pháp và Tư pháp, quyết định một mình việc bỏ rơi hỗn loạn Cao nguyên và Miền Trung và ngang nhiên hành động vi hiến. Điều 39 Hiến pháp buộc các hiệp ước về hoà bình (Hiến pháp dùng danh từ “nghị hoà”) phải được Quốc hội chuẫn phê. Thiệu phạm một sai lầm căn bản khi ông chọn không tuân hành điều này vào tháng 10.1968 để tránh chạm trán với Johnson. Ông mời chủ tịch Thượng viện và Hạ viện tham gia thảo luận trong Hội đồng An ninh Quốc gia để tạo cảm tưởng Quốc hội chính thức chấp thuận các quyết định của Hội đồng. Trên thực tế, Thiệu truất quyền của Lập pháp kiểm soát đường lối thương thuyết của Hành pháp. Đồng lúc, TT Thiệu vô hiệu hoá luôn khả năng của Hành pháp (mà ông đại diện) chống lại áp lực của Johnson và Nixon, để Hoa kỳ tự ý rút quân. Ông Thiệu có dịp tâm tình với người viết rằng ông bị ám ảnh bởi vụ đảo chính và hạ sát TT Diệm do Mỹ sắp xếp khi TT Diệm chống đối.
Ngày nay, ôn cố tri tân, nhắc lại chuyện đau buồn đã qua, không phải là để quy
trách tiêu cực mà là để rút tỉa những bài học từ những thiếu sót trong dĩ vãng hầu giúp cho thế hệ cầm quyền sắp tới đừng tái phạm. Mỗi lãnh tụ đều gặp những khó khăn và khổ tâm riêng, đặc biệt khi hoàn cảnh bắt buộc, cùng một lúc, đương đầu với một đồng minh đanh thép như siêu cường Hoa kỳ và một kẻ thù gian ngoan như Cộng sản. Sau buổi phỏng vấn dài tại Dinh Độc Lập đầu tháng giêng 1973, trước ngày ký Hiệp định Paris, nữ ký giả Ý Oriana Fallaci, (người đã từng phỏng vấn Kissinger, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp), nhận xét: “Có ít nhiều nhân cách trong TT Thiệu và thảm kịch của ông. Chúng ta có thật hiểu ông hay không? Ít nữa, trong giờ phút đặc biệt này, ông không còn là con múa rối lố bịch của người Mỹ như chúng ta tưởng...Tôi hoan hỉ tỏ lòng thương xót và kính trọng đối với ông.” (Interview with History , Oriana Fallaci, trang 48). Với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, lời an ủi cuối cùng này – một Requiescat in pace! – có đủ hay không?
Dân tộc là sức mạnh vạn năng, vạn thắng. Lãnh tụ thất bại vì đánh mất lòng tin và sự ủng hộ của Dân tộc. Khi lãnh tụ thất bại và gục mặt ra đi, chỉ còn lại Dân tộc. Dân tộc trơ trọi, dân tộc cô đơn, dân tộc đau khổ. Dân tộc gánh chịu hết mọi oan khiên và tủi nhục. Nhiều thế hệ trẻ vô tội phải trả một cái giá rất đắt cho sự sai lầm của cha ông. 
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
Ngày 9.8.2005 - Californie
THƯ TỊCH:
1 - “Điểm sách Ending the VN War của Kissinger, TT Thiệu và Hoà đàm Paris” by Lâm Lễ Trinh 17.8.2001, trong tạp chí VN Forum , Đức quốc
2 – “Mạn đàm với Bs Nguyễn Lưu Viên, Từ Hội nghị La Celle Saint Cloud đến những ngày VNCH hấp hối” by Lâm Lễ Trinh, 1.9.2001 trong Thời Luận, Los Angeles.
3 – “Kissinger nhận định trong hồi ký Ending the VN War: Kinh nghiệm VN và thế trận hiện đại” by Lâm Lễ Trinh, 9.10.2002 trong tạp chí Dân chủ & Phát triển, Đức quốc.
4 – “Mạn đàm với cựu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm: Bề trái trong Hoà đàm tại Bá Lê” by Lâm Lễ Trinh, 9.8. 1999, trong tạp chí Hải Ngoại Nhân Văn, Boston
5 – “Điểm sách: Nguyễn Thị Bình tiết lộ về Hoà đàm Bá Lê trong “Chung một Bóng Cờ” by Lâm Lễ Trinh, 6.12. 2000, trong tạp chí Cánh Én, Đức quốc
6 – “Our Endless War, Inside VN” (Presidio Press, CA, 1978) và VN Nhân Chứng, nxb Xuân Thu, CA, 1989, by Trần Văn Đôn
7 – Interview with History, by Oriana Fallaci, Houghton Mifflin Co, Boston, 1976
8 – Tháng 3/05, Ts N.P. Đức cho phát hành taị Virginia quyển hồi ký thứ hai, bằng Anh ngữ, dày 463 trang, với tựa The VN Peace Negotiations, Saigon’s side of the story, nxb Dalley, gồm có ba phần: mở đầu đàm phán 1968-1969, những khúc quanh của cuộc thương thuyết và chiến cuộc chấm dứt 1973-1975.

NGUYỄN MINH CẦN * NHỮNG HẠT NGỌC

Những Hạt Ngọc Kết Tinh Từ Máu Lệ
Nguyễn Minh Cần
Sứ mệnh thơ ơi !
Trong sáng tuyệt vời !

(Thơ Phùng Cung)
Bạn đọc yêu thơ sắp có dịp được thưởng thức những vần thơ độc đáo của một nghệ sĩ tài ba bị đày đoạ suốt bốn mươi năm trời dưới chế độ cộng sản toàn trị. Đó là tập thơ "Trăng Ngục" in trong cuốn "Phùng Cung, Truyện và Thơ Chưa Hề Xuất Bản" do Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành.
Ở nước ta, còn quá ít người biết về nhà thơ Phùng Cung (1928-1997)! May lắm là chỉ biết sơ sơ - anh đã tham gia trào lưu "Nhân Văn - Giai Phẩm" hồi giữa thập niên 50, đã cho đăng truyện ngắn "Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh" trên báo Nhân Văn số 4, tháng 10 năm 1956, sau đó bị đấu tố tơi bời, rồi bị cầm tù ròng rã 12 năm, ra tù còn bị hành hạ, sách nhiễu cho đến ngày qua đời. Còn với tính cách một nhà thơ thì hầu như không ai biết !. Tập thơ "Xem Đêm" của anh, tuyển chọn những bài sáng tác vào các thời kỳ khác nhau, được xuất bản một cách thầm lặng ở trong nước cách đây không lâu, bị giới phê bình "cung đình" ém nhẹm, nên cũng ít ai được biết tới.
Vì thế lần này, tập thơ "Trăng Ngục" trong cuốn "Phùng Cung, Truyện và Thơ Chưa Hề Xuất Bản" chắc chắn sẽ đem lại một sự bất ngờ thú vị cho nhiều người yêu thơ. Tập "Trăng Ngục" gồm có 35 bài làm trong thời gian 12 năm bị giam cầm tại những nhà tù khét tiếng độc ác của chế độ cực quyền cộng sản Việt Nam, như Hỏa Lò, Bất Bạt, Yên Bái, Phong Quang ... Có những bài được sáng tác ngay trong xà lim biệt giam - dưới một số bài tác giả có ghi rõ những dòng chữ: "Biệt giam Bất Bạt 61", "Biệt giam Yên Bái 65", "Biệt giam Lao Cai 71", "Biệt giam Bảo Thắng, Lao Cai 72" .... Chỉ có một bài làm khi mới ra tù - Đêm Vó Ngựa.
Chính trong "ngục luyện" vô cùng ác độc đó của chế độ cộng sản, đã rèn đúc nên tính chất, ý chí, phong cách, bút pháp của nhà thơ, đã mài giũa ngòi bút của người nghệ sĩ thêm sắc bén, thêm sức mạnh tấn công vào chế độ tàn bạo lầy lụa máu và nước mắt của những người dân vô tội. Vì nhận thức rõ "sứ mệnh trong sáng tuyệt vời" của thơ, nên Phùng Cung đã dùng ngòi bút của mình vạch trần những tội ác của chế độ đang đày đoạ biết bao dân lành, trong đó có cá nhân anh. Chắc ai cũng đều biết là sáng tác trong tù ngục của chế độ độc tài Việt Nam, khi sự kiểm soát của đám cai tù - mệnh danh là "quản giáo"! - vô cùng nghiệt ngã, khi không có một tý giấy bút nào trong tay, đã là một điều rất khó. Mà sáng tác với nội dung như Phùng Cung tự đề ra cho mình đúng với quan niệm của anh về "sứ mệnh" thi ca, thì cái khó đó lại nhân lên hàng chục lần! Vì nó đòi hỏi tác giả phải có ý chí và dũng khí sắt đá, đòi hỏi nhà thơ phải kiên trì cao độ, phải học thuộc, ghi kỹ vào "kho nhớ", và khi ra tù thì phải khôi phục lại, chép ra giấy, rồi cất giấu kỹ... để có ngày, như hôm nay, bạn đọc được nâng niu những sáng tác đó trong tay.
Qua tập "Trăng Ngục", bạn đọc nghe rõ tiếng khóc da diết của một con tim chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc lầm than, xót xa trước bi kịch của quê hương "đường quan lầy nước mắt", của "xóm làng queo quắt", đất nước bị lũ "rắn rết đang hoành hành dữ dội Biết bao dân lành ngày đêm rên siết", "dối trá đê hèn Trùm muôn cửa ngõ", cả nước tuồng như chìm đắm trong "nhật thực triền miên Ngày tối hơn đêm"... Nhà thơ khóc cho số phận bao người dân khốn khổ, nghèo nàn, bất hạnh - đó là những người vợ, người mẹ có chồng con bị bắt đi lính "hòng hõng mong thư tuyến lửa", "văng vẳng nỉ non tiếng lòng chinh phụ", những thiếu phụ khóc chồng tử trận "hòng hõng đợi người chồng tử trận Mấy chục năm rồi Đã mỏi xanh ! Nước mắt hoa râm Câm trôi duyên phận", là bà mẹ khóc con mới mười sáu tuổi đầu bị lấy đi chiến tranh, chết bỏ xác ở Khe Sanh - Dốc Miếu, là những cụ già cô đơn "dờ dệt sức già - gãi đất" vì "tuổi trẻ - gái trai Bị lôi đi - đi hết" để ném vào cuộc chiến tranh ở miền Nam, là những người dân khốn khổ bị "cái đói lăn kín bốn mùa", là những oan hồn ngày đêm "thổn thức dưới mồ", là những trí thức, văn nhân, nghệ sĩ "bơ vơ một nẻo", bị Đảng "hết móc ruột moi gan Lại réo tên chỉ mặt" "nửa thế kỷ bị lưu đầy Trong cõi tung hô", là "Em Quỳnh", em bé gái 12-13 tuổi, lần lượt bị "đồng chí chủ nhiệm, đảng viên cốt cán", "chú bí thư đảng uỷ mới bầu" lợi dụng thoả mãn tình dục, rồi tống vào trại tù để "giáo dưỡng", ở đây em lại bị "bác cảnh binh, chánh giám thị Quê làng Sen trọ trẹ" "tự xưng danh chức Đại diện bác Hồ Đại diện đủ ba lực lượng Đảng tiền phong - chính quyền - quốc hội" giở trò cưỡng hiếp, em "dại dột khóc to", chánh giám thị sợ tai tiếng tìm cách lấp liếm, buộc tội cho em rồi đẩy em đến toán lao động cực nhọc cho em chết thảm trong tù, v.v... Triệu triệu giọt nước mắt của những con người bất hạnh đó trên đất nước đau thương lã chã nhỏ xuống và nhà thơ cảm thấy dường như chúng rúng động cả thiên cầu làm muôn vàn sao băng xao xuyến rơi ...
... Tôi đứng trong đêm
Ngửng đầu nhìn cao xa
Vọng hỏi
Có phải nước mắt con người
Đằm đằm dội xuống
Mà trên thiên cầu
Bao vì sao xao xuyến đổi ngôi.
Lòng ái quốc, tinh thần nhân bản sáng ngời trên mỗi vần thơ !
Đất nước ơi
Tôi mến người
Như khi nhìn em bé ngủ
Tôi thương người
Như thương mẹ ốm
Vì đâu
Người khoác manh áo đỏ
Thừa sai - cũn cỡn
Tủi nhục tháng ngày
Long đong chiều sớm
Ôi ! có bao giờ
Người đau đớn như thế này không.
Trong 12 năm tù ngục, tiếng thổn thức của nhà thơ cho số phận đất nước, quê hương không ngớt vang lên: "Tổ quốc kính yêu ơi! Văn hiến - thuần phong mỹ tục Phút chốc bàn tay cộng sản dập vùi" ... "Quê hương ơi! Đường quan lầy nước mắt", "Ơi đất nước sa cơ Già - trẻ bơ vơ nheo nhóc"... "Ơi quê hương Hỡi những ngày xưa! Thuỷ chung - nhân ái Tất cả chìm - ngâm Trong lừa dối cuồng điên"... "Quê nôi" ơi ! Dối trá đê hèn Trùm muôn cửa ngõ"...
Đọc "Trăng Ngục", đồng thời chúng ta cũng nghe được tiếng thét căm hờn đối với chế độ cường bạo, độc tài chuyên chế, đầy sắt máu. Bạn đọc nhận thấy Phùng Cung, vốn là một người cộng sản - do "lòng cả tin - nhẹ dạ" thời niên thiếu - đã tự "lột xác" triệt để như thế nào. Nhà thơ tuyên bố dứt khoát "quyết khước từ bước chân cộng sản Lội máu dân lành Hàng thế kỷ chưa ngơi". Không chút kiêng nể, e sợ, anh dám chĩa thẳng mũi nhọn tố cáo vào chính những "vật thờ thiêng liêng nhất" của chế độ cộng sản toàn trị, như "thò lò muôn mặt lê-mác-mác-lê" "mạ màu mao-ít", "đảng tiền phong - chính quyền - quốc hội", "bác Hồ". Anh "vả mạnh tim đen quyền lực", vả mạnh vào chính những biểu tượng của quyền lực độc tôn - "tàn bạo lên ngôi", "sừng sững dựng khải hoàn môn máu", "cờ máu rợp trời Lợm gió!", "máu cờ đỏ phấp phới hờn ghen", "bóng cờ ma", "nghênh ngáo quốc huy", ..."Thề phanh thây uống máu!..." - "có quốc thiều nào man rợ thế không", "đài phát thanh Bắc Việt Vẫn tối ngày bốn lần leo lẻo"... Anh dám lớn tiếng tố cáo thẳng thừng sự lừa dối bịp bợm và độc ác của đảng cộng sản cầm quyền, vạch rõ bộ mặt thật của giai cấp thống trị, "bản chất nó là cuồng bạo" lại "huênh hoang lấp biển vá trời "Kiến tạo địa đàng - hạnh phúc", v.v... Có một điều đáng nói là ngay từ cuối thập niên 50-đầu thập niên 60, nhà thơ đã âm thầm lo lắng trước âm mưu của tập đoàn thống trị chuẩn bị nội chiến. Anh "đã ưu tư" về điều đó trong bài "Sông Thương - Sao Thương" sáng tác năm 64:
... Ôi ! lòng đã ưu tư
Lại thai nghén chiến tranh
Hoạ cơm áo !
Vẫn giằng co súng gươm oan trái
Chăn viện trợ phủ kín biên thuỳ ...
Và trong nhiều bài khác cái tinh thần chống chiến tranh, chống cảnh huynh đệ tương tàn cũng thường bật lên một cách mãnh liệt:
... Chính chúng nó
Phường cộng sản
Lái buôn binh lửa
Ôi ! Binh lửa triền miên
Tuổi trẻ gái - trai
Bị lôi đi - đi hết ...

... Quan hà lộng gió chinh phu
Rừng thu tắm máu
Máu thu gội chiều
Tơ vàng nhỏ giọt lệ điều
Đăm đăm tay vẫn chiều chiều quay xa ...

... Khe Sanh - Dốc miếu là đâu
Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn
Máu chiều gội đỏ hoàng hôn
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ
Đồng chiều gió tím mấp mô
Nén hương đẹn khói, mấy mùa khóc vay.

... Tôi biết em khóc nhiều
Vì chồng em tử trận
Em khóc lúc hừng đông
Nước mắt cử hành
Mặt nạ tay hèn
Lẻn vào đong đếm ...

... Em khóc lúc hoàng hôn
Thì quanh em
Lộng gió cô đơn
Từng giọt rực sáng
Trong nhiều thế giới ...

... Não lòng thay !
Mảnh đất bán khai
Tình nguyện tiền đồn
Đăng cai binh lửa ...

... Tổ quốc kính yêu ơi !
Khói lửa ngút trời
Cháy gia phả
Cháy tình bằng hữu
Cháy cơi trầu bách niên giai lão
Cháy tia trăng thơm
Trên làn tóc trẻ thơ
Hiếu chiến thừa sai
Ruổi cờ dẫn lộ
Giàn cầu lửa
Di lăn - bách hại
Ngập máu !
Lời thơ Phùng Cung nhẹ nhàng, thanh thoát, trang nhã, ý nhị, sâu thẳm và giàu hình tượng, với những ngôn từ chắt lọc, sắc cạnh, đặt đúng nơi đúng chỗ, đem lại cho người yêu thơ nỗi xúc động bàng hoàng và nhiều khoái cảm đê mê. Bài "Trăng Ngục" - mà tác giả dùng làm nhan đề cho tập thơ - chỉ có hai mươi tám chữ, mà vô cùng xúc động. Bài thơ ghi lại một hoạt cảnh nhỏ của cuộc sống trong xà lim chật chội, tối tăm, lạnh lẽo, hôi hám - giữa đêm khuya tĩnh mịch, ánh trăng lọt qua song sắt vào tận ngục thăm nhà thơ, lúc đó đang lơ mơ ngủ, bỗng anh chợt tỉnh và lặng người đi vì xúc động: anh cảm thấy trăng thương xót cảnh tù biệt giam cô đơn, đã nhẹ nhàng "vá lụa" trên vai áo sờn rách của anh. Và tác giả thốt lên vô cùng ai oán: "Ôi, cái ngày tự do xưa kia, sao mà cứ xa mãi, biết bao giờ quay trở lại!". Bài này, theo tôi, đáng coi là một tuyệt tác !
Trăng qua song sắt
Trăng thăm ngục
Bỗng ta chợt tỉnh - sững sờ
Trên vai áo tù
Trăng vá lụa
Ngày xưa ơi !
Xa mãi đến bao giờ.
Mà không chỉ một bài "Trăng Ngục" đó! Còn bao nhiêu bài hay nữa, như Biển Cả, Em Quỳnh, Tổ Quốc, Quê Hương, Nước Mắt, Cung Trời, Thu Xa, Dòng Sông, Quê Xa, Mỏi Xanh, Mẹ, Sông Thương - Sao Thương, Sống Chết, Bước Vô Định, Tội Nghiệp ...
Về thơ Phùng Cung, còn có thể viết nhiều nữa, nhưng ở đây tôi chỉ xin giới thiệu vài đoạn dể thấy rõ cái tình cảnh bi thảm của nhà thơ, cũng như ý chí bất khuất của anh.
... Ta một con người
Nạn nhân đang vòng tù ngục
Đêm ngày chân rỉ máu cùm lim
Linh hồn bất khuất
Trên đầu là thượng đế
Dưới chân là mặt đất hiếu sinh
Bức xúc lương tri
Ta phải xuống đường ...

... Còng sắt cùm lim ngấy máu tù
Vầng dương mãi bỏ quên ta
Bóng du nguyệt chưa qua đã khuất
Thâu ngày đêm
Bị sự im lặng quấy rầy
Tóc mủn trạt vai chờ di chúc
Trái tim vẫn đều đặn
Mô phỏng nhịp trữ tình ...
Trong cảnh đoạ đày khủng khiếp như vậy, "đêm ngày chân rỉ máu cùm lim" đến nỗi "còng sắt cùm lim ngấy máu tù", bản thân anh thì bị lao phổi, viêm loét dạ dày mạn tính do bị tù ngục, lại phải sống trong những điều kiện khủng khiếp - hoàn toàn thiếu ánh nắng, ánh trăng thì chỉ thoáng qua trong giây lát, "đêm xà lim lạnh buốt", bị sự im lặng giày vò, tóc đã mủn ra rồi chỉ chờ ngày chủ của chúng vĩnh biệt cõi trần, nhưng ... lương tri của nhà thơ vẫn giục giã xuống đường, trái tim của anh vẫn đập theo nhịp trữ tình của Nàng Thơ. Thật là đẹp biết bao! Một tâm hồn cao thượng biết bao! Chính vì thế anh đứng trên cao khinh bỉ nhìn xuống bọn thống trị - "tụi mặt dày""tim rắn" - và xót xa vì đất nước bị lọt vào tay chúng.
Đất nước tôi
Triền miên bất hạnh
Tụi mặt dày - tay bẩn
Tim rắn - lời cừu
Văn hoá lớp hai
Điều hành cuộc sống
Tránh làm sao
Khỏi nát ngọc nhân quyền ...
Ngay cả lúc chúng thét gào dữ tợn thì thái độ nhà thơ vẫn ung dung, tự tại, không chút khiếp sợ:
... Ôi ! Bao yên lặng thanh cao
Đang chìm lăn
Trong thét gào man rợ
Thì nhắm mắt
Thì bưng tai
Phải đâu khiếp sợ
Chỉ điếc đui vừa đủ
Để làm ngơ ...
Và anh suy tư, suy tư rất nhiều, "nghiễm nhiên thành triệu phú trầm tư", vất vả "lặn lội" để kiếm tìm "sứ mệnh trong sáng tuyệt vời" của thi ca !
... Nhà thơ chân đất
Đãy vải - gió đưa
Kiếm tìm sứ mệnh
Mỗi ý nghĩ trong ta
Đều trải qua lặn lội
Như phận chiếc cò
Lặn lội trong phong dao ...
Bài "Xuống Đường", làm trong xà lim biệt giam Lao Cai hồi năm 71, là một trong những bài thơ vừa có sức mạnh tố cáo, vừa nêu bật ý chí mãnh liệt của nhà thơ.
Lãnh thổ mến yêu ơi !
Nai lưng trần dưới vòm trời nhiệt đới
Xứ sở của thi ca
Của lòng cả tin - nhẹ dạ
Của đói nghèo nhẫn nhục
Úp mặt - rủi may - đắp đổi
Khóc mếu tối ngày ...
Thế rồi, cái "học thuyết Rắn-hổ-mang-vua" (tôi đoán nghĩa của chữ lạ trong bài như thế) đội lốt công nông từ trời Tây du nhập vào, lúc đầu - khi chưa nắm được chính quyền - nó làm ra vẻ ngoan ngoãn, hiền lành lắm, thậm chí còn tình nguyện làm ngựa làm trâu cho người dân (cái ý này có xuất xứ của nó: tôi còn nhớ trong một cuộc kỷ niệm của Đảng cộng sản Việt Nam - hồi còn đội lốt Đảng lao động - ông Hồ có đọc hai câu thơ của một tác giả Trung Quốc để ví với Đảng lao động, không sợ bất kỳ kẻ địch nào, nhưng lại nguyện làm trâu ngựa cho nhân dân: "Liếc mắt xem khinh nghìn lực sĩ, Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng"):
Học thuyết King-cô-bra
Đội lốt công nông - rình rập
Từ trời tây ập tới
Lúc thoát thai
Nó vờ xin rửa tội
Trộm cắp ánh tà dương
Trước mọi người
Nó khoanh tay - quỳ gối - cúi đầu
Tình nguyện đời đời
Làm ngựa làm trâu
Khi gấp khúc nó ngoan ngoãn
Giành hoàn thiện chức năng gia cẩu
Hầu hạ phấn son
Len lỏi trong lẵng hoa
Trong đồ chơi em bé ...
Thế nhưng, khi nắm được chính quyền rồi thì nó gây biết bao thảm hoạ cho nhân dân ...
Mong hiện nguyên hình
Như dưới vòm trời bất hạnh - hôm đây
Bản chất nó là cuồng bạo
Huênh hoang lấp biển vá trời
"Kiến tạo địa đàng - hạnh phúc"
Tiếc thay, những người thường dân ngây thơ, mộc mạc đã trót lỡ chìa tay cho nó, nên nó càng mặc sức gây ra muôn vàn đau thương cho dân chúng. Có những đoạn trong thơ làm người đọc liên tưởng đến cuộc cải cách ruộng đất đầy tội ác ở miền Bắc ...
... Khốn nạn thay !
Chân đất đầu trần chót chìa tay
Đã lỡ !
Thảm hoạ triền miên
Ôi ! tay chúng cầm lê
Đâm người - dấu mặt
Lại vội lau tay - vu cáo - gây thù
Cha con nghi ngờ
Vợ chồng cảnh giác
Già trẻ xóm giềng
Nhìn nhau len lén
Di hoạ đứng rình
Trong tối lửa tắt đèn
Ngột ngạt - tối tăm - quằn quại
Vô phương khả đảo ...
Bắt chước "thiên triều" đỏ ở Liên Xô và Trung Quốc, tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã làm biết bao điều bạo ngược.
... Nhịp bước thiên triều
Giày xéo thuần phong mỹ tục
Lăng nhục miếu đền
Sừng sững dựng khải hoàn môn máu
Quay quắt đổi đầu
Thò lò muôn mặt Lê-mác-mác-lê ...
Còn người dân Việt Nam khốn khổ thì
Lầm than buộc bụng vác cờ
Tung hô bỏng họng
... Thiên triều tiếp sức
Õng ẹo điệu ương ca
Mạ màu mao-ít
Ma thuật ngoan tay
Tạt độc dược vào tâm - vào não ...
Và khi người dân "trúng độc" rồi, chúng lại càng thêm bạo ngược:
... Cờ máu ngợp trời
Lợm gió !
Tiếng quốc thiều
Tăng âm cực đại thét gào

... "Thề phanh thây uống máu !..."
Ta lùng trong kho nhớ
Nhẩm biên niên sử
Xin hỏi loài người
Có quốc thiều nào man rợ thế không
Trước mặt sau lưng
Ngàn trùng khóc lóc
Ôi ! mỗi tiếng chim kêu
Đếm từng đọi máu
Sóng máu ào ào
Tràn bờ thế kỷ ...
Trong tình cảnh đó, nhà thơ dù đang trong vòng tù ngục cũng thấy lương tri giục giã phải xuống đường tranh đấu, cái ý chí đó vô cùng mạnh mẽ, quyết hy sinh mình vì sự sống của muôn dân. Hình ảnh "mài gươm dưới nguyệt" của Đặng Dung trong bài "Cảm Hoài" hồi đầu thế kỷ 15, đã được Phùng Cung khéo dùng lại để tạo nên một tứ thơ mới nói lên ý chí của mình - "nước mắt mài gươm", vừa hợp với hoàn cảnh của nhà thơ, lại gây ấn tượng mạnh.
... Phải xuống đường
Tìm sinh trong tử
Nước mắt mài gươm
Gươm bén dân lành
Ta chắp tay - ngửa mặt
Cầu xin các đấng linh thần
Cho ta sức mạnh phi trần
Đủ tung hoành, xông xáo
Tận cùng hang ổ
Băm xả vào đầu con rắn đỏ
Cây cỏ vươn reo
Mượn gió nhắn bốn phương
Con rắn đỏ tử thương - rãy giụa
Nó lí nhí van xin chôn cất ...
Còn có thể nói rất nhiều nữa về thơ Phùng Cung, nhưng thiết tưởng với chừng ấy cũng đủ để bạn đọc thấy chúng ta đang có trong tay những di sản quý báu của thi ca nước nhà. Chỉ riêng việc những vần thơ này được trân quý, bảo trọng còn lại cho đến ngày nay và tới tay bạn đọc đã là một điều kỳ diệu! Chắc điều đó đáp ứng được phần nào ước nguyện thầm kín mà nhà thơ hằng ấp ủ mấy chục năm trường khi còn ở cõi trần.
Hy vọng rằng những "hạt ngọc" quý mà người nghệ sĩ Phùng Cung chiết ra từ máu và nước mắt của mình để hiến cho đời, sẽ càng thêm phô sắc, thêm rực rỡ dưới ánh mặt trời và đem lại cho bạn đọc Việt Nam nhiều xúc động và khoái cảm, đồng thời cũng đem lại những suy tư về trách nhiệm và hành động của mỗi người trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân./.
Hè Moskva 03.08.03
Nguyễn Minh Cần

 

 

GS. NGUYỄN HỮU CHI * TÔI BIẾT SỢ

“Toâi Bieát Sôï”
Töø Sôï Haõi Tôùi Mô Öôùc
Nguyeãõn Höõu Chi
Tieán Só Taâm Lyù Chính Trò Hoïc
(profnchi@hotmail.com)
Baûn tính toâi raát nhuùt nhaùt, neân ñoâi khi toâi thaáy hoå theïn trong loøng. Nhöng gaàn ñaây, toâi caûm thaáy an uûi ñöôïc moät phaàn naøo khi nghe noùi coù moät nhaân só Baéc Haø huøng duõng tuyeân boá moät caâu ñaùng ñeå ñôøi: “Toâi coøn soáng ñeán ngaøy nay vì toâi bieát sôï(Nguyeãn Tuaân). Toâi raát thoâng caûm oâng naøy, vì ngaøy naøo cuõng phaûi nghe caâu ca “theà phanh thaây uoáng maùu quaân thuø” thì quaû thaät laø khieáp ñaûm. Theá maø ngöôøi ñôøi laïi nôõ leân aùn nhöõng ngöôøi chæ mô öôùc moät ñôøi soáng giaûn dò, duø phaûi soáng trong caûnh ngheøo naøn vôùi baùt côm ñoän khoai lang vaø cuoäng rau muoáng luoäc. Tieác thay, khen-cheâ laø chuyeän thöôøng tình ôû treân coõi ñôøi oâ troïc naøy. Ta thöôøng cheâ nhöõng ngöôøi sôï cheát laø “heøn”, vì nhöõng ngöôøi “heøn” naøy khoâng chòu hy sinh ñôøi soáng cuûa hoï ñeå baûo veä quyeàn lôïi cuûa ta. Traùi laïi, ta ca tuïng nhöõng ngöôøi “huøng” vì nhöõng ngöôøi naøy saün saøng cheát theá maïng cho ta. Baây giôø, chuùng ta ñaõ “an cö laïc nghieäp” trong caùc nöôùc thanh bình vaø giaàu coù, chuùng ta khoâng caàn moät ngöôøi naøo phaûi hy sinh cho chuùng ta nöõa. Do ñoù, chuùng ta coù theå nhìn vaøo vaán ñeà “sôï haõi” moät caùch khaùch quan hôn, nhaát laøø khoâng caàn phaûi phaùn xeùt nhöõng haønh ñoäng “huøng” hay “heøn”.
1. “Sôï Vì Ñieân” Vaø “Ñieân Vì Sôï”
Thoâng thöôøng chuùng ta sôï moãi khi chuùng ta phaûi ñöông ñaàu vôùi moät moái nguy haïi cho baûn thaân chuùng ta hoaëc nhöõng ngöôøi thaân thích cuûa chuùng ta. Tình traïng caøng nguy hieåm vaø caáp baùch bao nhieâu, thì chuùng ta caøng sôï baáy nhieâu. Chuùng ta sôï haõi vì nhieàu lyù do thoâng thöôøng, deã hieåu. Ngoaøi ra, coøn coù moät vaøi ngöôøi sôï haõi vì nhöõng lyù do baát thöôøng, ít ai hieåu noåi. Nhöõng noãi sôï haõi baát thöôøng naøy (phobic disorders) baét nguoàn töø moät traïng thaùi taâm thaàn roái loaïn, nhö sôï choã ñoâng ngöôøi (aggrophobia), sôï bò tuø tuùng trong moät nôi chaät heïp (claustrophobia), sôï bò ngöôøi khaùc aùm haïi mình (paranoia), hoaëc sôï haõi moät caùch quaù ñaùng nhöõng sinh vaät nhoû beù, keå caû khi nhöõng sinh vaät voâ haïi naøy ñaõ bò ñaäp cheát, v.v.. Nhöõng noãi sôï haõi taâm thaàn naøy (“sôï vì ñieân”) ñaõ ñöôïc nhieàu baùc só taâm thaàn giaûi thích [1], neân toâi thaáy khoâng caàn phaûi ñeà caäp tôùi.
ÔÛ ñaây, toâi chæ coá tìm hieåu nhöõng noãi lo sôï thoâng thöôøng haøng ngaøy trong soá nhöõng ngöôøi maø toâi taïm coi laø “tænh”. Toâi noùi vaäy thoâi, chöù thöïc ra laøm sao toâi bieát chaéc ñöôïc “ngöôøi naøo tænh”, “ngöôøi naøo ñieân”, ngoaïi tröø tröôøng hôïp ñieân cuoàng loaïn moät caùch loä lieãu, nhö xeù quaàn xeù aùo, hoaëc chöûi bôùi om soøm, v.v.. Cuõng may coù hai oâng baùc só taâm thaàn teân laø H. J. Kaplan vaø B. J. Sadock ñaõ ñöa ra moät baûng lieät keâ hôn moät traêm daáu hieäu khaùc nhau veà beänh ñieân ñeå caùc baùc só khaùc coù theå döïa vaøo ñoù ñeå phaân loaïi ngöôøi “ñieân” vaø ngöôøi “tænh” [2]. Sau khi ñoïc kyõ baûng lieät keâ naøy, toâi thaáy taát caû moïi ngöôøi maø toâi bieát — ngöôøi Vieät Nam cuõng nhö ngöôøi AÂu, Myõõ — ñeàu coù ít hay nhieàu daáu hieäu “ñieân” trong ñôøi soáng haøng ngaøy. Vì theá, toâi khoâng ngaïc nhieân khi ñoïc moät baøi baùo cho bieát raèng coù tôùi 3% lính Myõ bò khuûng hoaûng taâm thaàn sau moät naêm trôøi chieán ñaáu ôû Irak, tuy raèng cuoäc chieán tranh ôû Irak khoâng nghóa lyù gì khi so vôùi cuoäc chieán tranh ôû Vieät Nam (theo toâi öôùc tính, trung bình moãi naêm, tyû soá lính Myõ bò töû thöông ôû Irak khoâng baèng moät phaàn ba tyû soá lính Myõ bò töû thöông ôû Vieät Nam).
Coøn ngöôøi Vieät Nam chuùng ta — keå caû phe thaéng traän cuõng nhö phe baïi traän — ñaõ soáng trong sôï haõi, cheát trong maùu löûa, gaàn nöûa theá kyû. Vì theá, tyû leä “ñieân” coù leõ coøn cao hôn 3%. Raát nhieàu ngöôøi trong soá chuùng ta chæ hôi “maùt” moät chuùt, hoaëc “ñieân ngaám ñieân ngaàm” vì chuùng ta coøn ñuû tænh taùo ñeå kieàm cheá nhöõng haønh ñoäng baát bình thöôøng ôû nhöõng nôi coâng coäng. Thöïc ra, soáng trong caûnh “maát nöôùc nhaø tan”, chæ nhöõng ngöôøi voâ löông tri môùi daùm töï coi mình laø ngöôøi hoaøn toaøn “tænh” maø thoâi. Nhöng xeùt cho cuøng, nhöõng ngöôøi voâ löông tri naøy töôûng raèng mình “tænh” nhöng thöïc ra ñaõ rôi vaøo trong tình traïng “vong ngaõ” (neurotic alienation) vì ñaõ maát heát khaû naêng duy trì daây lieân heä tình caûm vôùi taát caû moïi ngöôøi trong xaõ hoäi; hoäi chöùng naøy coù theå ñöa ta tôùi nhöõng haønh ñoäng baïo taøn, khoâng khaùc gì nhöõng haønh ñoäng dieät chuûng ôû Ñöùc döôùi thôøi Hitler [3].
Nhaân tieän ñaây, toâi xin trình baøy vaøi nhaän xeùt veà “chieán tranh”, “sôï haõi” vaø “khuûng hoaûng tinh thaàn” (ñieân). Xin caùc baïn ñoäc giaû boû qua vaø thöù loãi neáu thaáy nhöõng nhaän xeùt sau ñaây khoâng hôïp vôùi baûn tính “kieâu huøng” cuûa caùc baïn. (Chuù yù: Neáu khoâng “boû qua” ñöôïc, thì xin lieân laïc vôùi toâi ôû ñòa chæ profnchi@hotmail.com)
(1) Cuoäc chieán tranh caøng taøn baïo bao nhieâu, thì caøng coù nhieàu anh huøng töû só baáy nhieâu, vaø möùc ñoä sôï haõi trong ñaùm ngöôøi soáng soùt caøng leân cao baáy nhieâu.
(2) Möùc ñoä sôï haõi caøng gia taêng bao nhieâu, thì tyû soá ñieân caøng leân cao baáy nhieâu.
(3) Xaõ hoäi naøo caøng ca tuïng truyeàn thoáng kieâu huøng bao nhieâu, thì xaõ hoäi ñoù caøng quyeát taâm uoáng maùu quaân thuø baáy nhieâu.
(4) Xaõ hoäi naøo caøng quyeát taâm uoáng maùu quaân thuø bao nhieâu, thì xaõ hoäi ñoù caøng coù nhieàu anh huøng, töû só baáy nhieâu. (Chuù thích: Trong moät traän chieán, neáu ta quyeát taâm “uoáng maùu quaân thuø”, thì ñòch cuõng phaûi quyeát taâm “baûo veä maùu” cuûa hoï; theá laø caû hai beân ñeàu cheát nhö raï. Soá töû xuaát coøn cao hôn nöõa neáu caû hai beân ñeàu quyeát taâm “uoáng maùu” laãn nhau).
Sau ñaây laø hai nhaän xeùt ñuùc keát töø nhöõng nhaän xeùt ñaõ trình baøy ôû treân.
(5) Tyû soá ñieân trong xaõ hoäi coù truyeàn thoáng kieâu huøng cao hôn tyû soá ñieân trong xaõ hoäi khoâng haùm danh kieâu huøng.
(6) Trong moät cuoäc chieán, tyû soá ñieân trong ñaùm ngöôøi thích uoáng maùu quaân thuø cao hôn tyû soá ñieân trong ñaùm ngöôøi khoâng thích uoáng maùu quaân thuøø.
2. Sôï Quaù Thì Nuùp Trong Loøng Meï
Khi noùi ñeán sôï haõi thì moïi ngöôøi ñeàu bieát caûm giaùc sôï haõi nhö theá naøo, vì khoâng moät ai coù theå traùnh khoûi ñoâi luùc sôï haõi trong cuoäc ñôøi cuûa mình. Ngay luùc chaøo ñôøi, chuùng ta ñaõ caát tieáng khoùc sôï haõi vì boãng nhieân phaûi rôøi khoûi moät nôi cöïc kyø an laïc, khoâng khaùc gì caëp vôï choàng A-Dong vaø E-Vaø bò ñuoåi ra khoûi Vöôøn Ñòa Ñaøng. Luùc ñoù, boä oùc sô sinh cuûa ñöùa treû chöa ñuû phaùt trieån ñeå ghi nhaän ñöôïc daây phuùt sôï haõi naøy [4]. Tuy nhieân, theo söï nhaän xeùt cuûa Bs. Michael Fordham, noãi khieáp ñaûm luùc ra ñôøi ñöôïc ghi saâu trong tieàm thöùc cuûa chuùng ta, vaø ñöôïc coi nhö laø “maãu hình lo sôï” (“prototypic anxiety”) vì noù tieáp tuïc aùm aûnh suoát caû cuoäc ñôøi chuùng ta. Sau khi chuùng ta tröôûng thaønh, noãi aùm aûnh lo sôï naøy khieán chuùng ta suy tö veà nhöõng chuyeän “hoang ñöôøng” (“fantasy”) lieân quan tôùi vaán ñeà “sinh ñeû vaø taùi sinh” [5]. (Chuù Thích: Caùc ñoäc giaû naøo tin vaøo giaùo thuyeát “Taùi Sinh” (“Resurrection”) hoaëc “Luaân Hoài” (“Rebirth”) chaéc khoâng hai loøng vôùi lôùi suy luaän cuûa Gs. Fordham. Thöïc ra, raát nhieàu chuyeân vieân veà khoa taâm lyù vaø hoaëc taâm thaàn — nhaát laø nhöõng ngöôøi theo moân phaùi cuûa Carl Jung — ñeàu nghó raèng taát caû moïi giaùo thuyeát veà caùc ñaáng thaàn linh vaø caùc vaán ñeà sieâu hình baét nguoàn töø nhöõng aùm aûnh ñaõ naèm saün trong tieàm thöùc cuûa taát caû moïi ngöôøi töø thôøi thöôïng coå ñeán giôø [6]).
Sau khi chuùng ta lôùn leân, bieát nhaän xeùt vaø suy nghó, chuùng ta môùi ghi nhôù ñöôïc nhöõng caûnh sôï haõi maø chuùng ta ñaõ gaëp phaûi trong ñôøi. Laø ngöôøi Vieät Nam coù truyeàn thoáng “oai huøng” cuøng vôùi “boán ngaøn naêm vaên hieán”, chuùng ta ñaõ phaûi soáng trong caûnh sôï haõi trieàn mieân vì chieán tranh, vì giam caàm, vì nhöõng haønh ñoäng voâ nhaân ñaïo, thieáu “vaên hieán”. Chuùng ta ñaõ traûi qua giôø phuùt haõi huøng khi phaûi chaïy khoûi vuøng maùu löûa ñeå ñeán nhöõng nôi töông ñoái an toaøn hôn, ít maùu löûa hôn, ít baïo taøn hôn. Laøm sao chuùng ta coù theå queân ñöôïc nhöõng caûnh haõi huøng ñoù? Vì theá, toâi cho raèng ngöôøi naøo khuyeân chuùng ta “Haõy queân quaù khöù ñi” laø nhöõng ngöôøi khoâng coù khaû naêng thoâng caûm (empathyÏ). Chuùng ta coù theå tha thöù nhöõng keû ñaõ phaïm toäi aùc trong quaù khöù, nhöng chuùng ta khoâng theå queân ñöôïc, vaø cuõng khoâng neân queân, nhöõng haønh ñoäng voâ nhaân ñaïo maø chuùng ta ñaõ laø naïn nhaân hôn 30 hay 40 naêm tröôùc ñaây. Carl Jung cuõng nhö Freud — tuy ñoái nghòch vôùi nhau [7] — cuõng ñeàu coi moïi coá gaéng ñeå “queân nhöõng caûnh kinh hoaøng trong quaù khöù” laø moät haønh ñoäng doàn eùp vaøo tieàm thöùc (repression), vaø söï doàn eùp taâm lyù naøy neáu khoâng ñöôïc hoùa giaûi seõ ñöa ñeán tình traïng khuûng hoaûng tinh thaàn (neurosis). Neáu vaäy, nhöõng ngöôøi tìm caùch queân nhöõng caûnh kinh hoaøng trong ñôøi hoï laø nhöõng ngöôøi “maùt” roài hay sao? Toâi xin daønh cho caùc baùc só taâm thaàn traû lôøi caâu hoûi naøy.
Toå tieân loaøi ngöôøi cuõng ñaõ phaûi traûi qua nhieàu phuùt haõi huøng vì phaûi soáng trong moät moâi tröôøng taøn baïo ñaày thieân tai vaø thuù döõ. Con ngöôøi phaûi tieáp tuïc soáng trong sôï haõi haøng trieäu naêm ñaõ qua. Theo Carl Jung [8], nhöõng caûm giaùc sôï haõi ñoù — cuøng vôùi caûm giaùc kinh hoaøng luùc rôøi loøng meï — laø kinh nghieäm chung cuûa con ngöôøi, neân ñaõ ñöôïc ghi saâu trong tieàm thöùc taäp theå cuûa taát caû moïi ngöôøi (collective unconscious). Noãi lo sôï khi phaûi ñöùng tröôùc hieåm ngheøo ñöông nhieân taïo ra söï mô öôùc ñöôïc soáng trong caûnh yeân laønh. Nhöõng mô öôùc naøy cuõng laø thaønh phaàn quan troïng naèm trong tieàm thöùc taäp theå maø Carl Jung goïi laø aûo hình (“imagos”) — coù khi Carl Jung coøn goïi laø aán töôïng (“archeptypes”), hoaëc bieåu töôïng (“symbols”), hoaëc hình aûnh (“images”).
Theo lyù thuyeát phaân taùch taâm lyù cuûa Carl Jung, tieàm thöùc taäp theå taøng tröõ moät soá aûo hình khaùc nhau vaø ñoái nghòch nhau. Vaøi aûo hình thöôøng ñöôïc nhaéc tôùi nhö sau ñaây:
· aûo hình “Ngöôøi Meï” töôïng tröng ngöôøi meï yeâu thöông, hoaëc ngöôøi meï ñoäc aùc (“meï gheû”);
· aûo hình “Ngöôøi Huøng”, “Sieâu Nhaân” (“Hero”, “Superman”) töôïng tröng söùc maïnh xaây döïng, hoaëc söùc maïnh taøn phaù;
· aûo hình “Thaàn Linh” toaøn thieän (“God”, “Spirit”), vaø ngöôïc laïi aûo hình “Ma Quyû” toaøn aùc (“Demon”).
Nhöõng aûo hình naøy laø keát tinh taát caû kinh nghieäm soáng cuûa con ngöôøi, vaø ñöôïc di truyeàn töø ñôøi naøy sang ñôøi khaùc, trong moãi chuûng toäc, hay trong caû nhaân loaïi, khoâng phaân bieät phong tuïc caù bieät cuûa vuøng naøo [9].
Ngoaøi tieàm thöùc taäp theå, Carl Jung coøn phaân ñònh ra tieàm thöùc caù nhaân (personal unconscious), thöïc ngaõ (ego), vaø baûn ngaõ (self). Tieàm thöùc caù nhaân chöùa ñöïng nhöõng maëc caûm (complex), nhöõng maåu kinh nghieäm soáng trong ñôøi moãi ngöôøi, nhöõng hình aûnh, hoaëc nhöõng caûm xuùc ñaëc bieät, v.v. Nhöõng döõ kieän taâm lyù naøy ñaõ bò doàn xuoáng tieàm thöùc caù nhaân vì chuùng ta khoâng coøn nhôù, hoaëc chuùng ta muoáùn queân ñi vì moät lyù do taâm lyù ñaëc bieät naøo ñoù. Tri thöùc chöùa ñöïng nhöõng suy tö, nhöõng caûm xuùc, hoaëc nhöõng döõ kieän maø ta ñaõ tieáp nhaän ñöôïc töø caûnh vaät xung quanh ta. Thöïc ngaõ giöõ vai troø quan troïng trong ñôøi soáng chuùng ta. Bình thöôøng, thöïc ngaõ döïa vaøo tri thöùc ñeå höôùng daãn chuùng ta soáng theo thöïc teá, khieán chuùng ta coù moät loái nhìn thöïc tieãn vaø duy lyù khi ta tieáp xuùc vôùi caûnh vaät xung quanh ta. Nhöng coù nhöõng luùc ñôøi soáng cuûa chuùng ta quaù khoù khaên, chuùng ta bò ñaåy vaøo traïng thaùi hoang mang vaø lo sôï, laøm cho chuùng ta khoâng muoán nhìn vaøo thöïc teá phuõ phaøng. Phaûn öùng gaàn nhö töï nhieân cuûa con ngöôøi tröôùc caûnh haõi huøng laø vuøi ñaàu vaøo trong mô öôùc vieån voâng naøo ñoù, thöôøng laø mô öôùc ñöôïc an vui trong moät khung caûnh thanh bình vaø truø phuù.
Noùi theo kieåu “Jungian”, trong nhöõng luùc chuùng ta lo sôï, thöïc ngaõ (töùc laø con ngöôøi) coá döïa vaøo tri thöùc (döõ kieän thieát thöïc) ñeå tìm ra moät giaûi phaùp thích öùng trong khi ñöông ñaàu vôùi moái nguy hieåm. Neáu khoâng tìm ra ñöôïc giaûi phaùp naøo thoûa ñaùng, thöïc ngaõ tieán saâu vaøo tieàm thöùc ñeå tìm moïi caùch chaán an noãi lo sôï. Ñoù laø tình traïng tieàm thöùc laán aùp tri thöùc ñeå xaâm nhaäp vaøo thöïc ngaõ. Vì theá, khi chuùng ta ñöùng tröôùc moät caûnh hieåm ngheøo, chuùng ta coù khuynh höôùng haønh ñoäng theo tieàm thöùc hôn laø theo caùc ñieàu kieän thöïc teá. Noùi moät caùch khaùc, khi chuùng ta khieáp sôï, moät soá aûo hình (ñaõ naèm saün trong tieàm thöùc) xaâm nhaäp vaøo thöïc ngaõ, roài ñieàu khieån taùc phong cuûa chuùng ta. Nhö Gs. Heùleøne Kiener ñaõ vieát: “Nhöõng aûo hình laø cô söùc taïo thaønh linh hoàn con ngöôøi. Nhöõng cô söùc naøy coù theå bò huy ñoäng baát kyø luùc naøo, thí duï trong moät cuoäc xung ñoät [taâm lyù], [hoaëc] trong luùc chuùng ta quaù xuùc caûm, [hoaëc] trong khi moät vaán ñeà quan troïng cho ñôøi soáng chuùng ta phaùt hieän ra moät caùch gay gaét. (nhöõng chöõ neùt ñaäm, hoaëc ôû trong ngoaëc […] do toâi theâm vaøo cho roõ nghóa).[10]
Moät trong nhöõng aûo hình maø Carl Jung ñaõ nhaéc tôùi nhieàu laàn laø aûo hình “Ngöôøi Meï”. AÛo hình naøy ñoùng moät vai troø quan troïng trong ñôøi soáng moïi ngöôøi, ngay töø luùc caát tieáng khoùc chaøo ñôøi [11]. Khi con ngöôøi laâm vaøo caûnh sôï haõi, aûo hình “Ngöôøi Meï” (coù theå cuøng vôùi moät soá aûo hình khaùc) xaâm laán baûn ngaõ, vaø ñöôïc baûn ngaõ toâ ñieåm theâm baèng nhöõng chi tieát cuï theå phaûn aûnh thöïc teá. Do ñoù, aûo hình “Ngöôøi Meï” theå hieän ra ngoaøi döôùi nhieàu hình daïng khaùc nhau, tuøy theo vaên hoùa ñöông thôøi cuûa moãi daân toäc. AÛo hình “Ngöôøi Meï” coù theå gôïi trong ñaàu chuùng ta loøng tin töôûng vaøo moät nöõ thaàn coù khaû naêng “cöùu khoå, cöùu naïn”, chaúng haïn nhö “Ñöùc Meï Maria”, hoaëc “Ñöùc Phaät Baø Quan AÂm”, hoaëc “Baø Coâ Toå” v.v.. maø chuùng ta thöôøng caàu khaån khi gaëp moät tình traïng khieáp ñaûm. AÛo hình “Ngöôøi Meï” cuõng coù theå laøm chuùng ta mô öôùc moät nôi yeân laønh, hoaëc theøm nhôù thôøi thô aáu (“Queâ Meï”), nhaát laø nhöõng daây phuùt ñöôïc “Ngöôøi Meï” oâm aáp trong loøng — toâi goïi nhöõng mô öôùc naøy laø mô öôùc Trôû Veà Vöôøn Ñòa Ñaøng”, hoaëc mô öôùcLaïc Vaøo Coõi Thieân Thai”.
AÛo hình “Ngöôøi Meï” cuõng laø nguoàn caûm höùng cuûa nhöõng vaên nhaân höôùng loøng veà nhöõng mô öôùc caûnh thaùi hoøa [12]. Thí duï nhö caâu chuyeän “Thieân Thai”, vôùi nhöõng naøng tieân sinh ñeïp ngaøy ñeâm ca haùt khuùc Ngheâ Thöôøng, vaø saün saøng mang “hai traùi ñaøo thôm” ra ñoùn tieáp nhöõng chaøng Töø Thöùc, Löu, Nguyeãn chaùn caûnh vaät loän nôi traàn tuïc, roài ñi lang thang, laïc loái khoâng bieát ñöôøng veà. Khuùc Ngheâ Thöôøng eâm dòu khoâng khaùc gì tieáng meï ru con laøm ñöùa con heát lo sôï ñeå yeân taâm nguû moät giaác nguû eâm ñeàm trong loøng “Ngöôøi Meï”. Coøn hai traùi ñaøo thôm” roõ raøng töôïng tröng hình aûnh moät ngöôøi meï mang maïch soáng cuûa mình ñeå nuoâi naáng ñöùa con thô. AÛo hình “Ngöôøi Meï” quaû laø dòu hieàn vaø hieàn hoøa. Vì theá, trong thôøi maùu löûa, nhöõng thanh nieân “troán vieäc quan” vì khoâng thích “traán thuû löu ñoàn”, hoaëc chaùn caûnh “quaân dòch” hay “nghóa vuï quaân söï” ñeàu mô öôùc ñöôïc loït vaøo caûnh Thieân Thai ñaày thô moäng! Öôùc mô naøy laø nguoàn caûm höùng cuûa hai nhaïc só noåi tieáng trong thôøi chieán khi saùng taùc baûn nhaïc Thieân Thai (Vaên Cao) vaø baûn nhaïc Tieáng Saùo Thieân Thai (Phaïm Duy). Hai baûn nhaïc naøy raát ñöôïc daân chuùng ngöôõng moä vì noù laøm chuùng ta thoaùng queân thöïc teá ñaày lo sôï, vaø cho chuùng ta vaøi phuùt thaûnh thôi, mô öôùc caûnh thanh bình, yeân aám.
ÔÛ beân Anh, sau khi Theá Chieán I nghieàn naùt moät trieäu thanh nieân trong tuoåi bieát yeâu vaø theøm yeâu, thì coù caâu chuyeän hoang ñöôøng veà moät chaøng thanh nieân ñi laïc vaøo vuøng Shangri-La naèm giöõa moät thung luõng thanh bình kyø laï, khoâng bò giôùi haïn bôûi khoâng gian vaø thôøi gian [13]. Cuõng nhö Töø Thöùc, chaøng Conway trong caâu chuyeän naøy ñaõ tìm thaáy söï an vui tuyeät vôøi ôû Shangri-La, nhöng roài sau ñoù laïi boû veà nôi traàn tuïc, ñeå roài laïi hoái tieác, vaø cuoái cuøng thì maát tích trong khi tìm ñöôøng trôû laïi vuøng tieân caûnh. Nhöõng ngöôøi soáng trong lo aâu vaø sôï haõi ñeàu caûm thaáy tieác cho soá phaän nhöõng chaøng Töø Thöùc vaø Conway! (Chuù Thích: Söï truøng hôïp giöõa chuyeän Thieân Thai vaø chuyeän Lost Horizon cho ta thaáy lyù thuyeát cuûa Carl Jung veà tieàm thöùc taäp theå vaø aûo hình “Ngöôøi Meï” ñaõ ñöôïc chöùng minh moät caùch roõ raøng. Toâi daùm chaéc neáu chuùng ta chòu khoù tìm kieám trong vaên hoùa khaép naêm chaâu, chuùng ta cuõng coù theå thu löôïm ñöôïc nhöõng maåu chuyeän thaàn thoaïi töông töï).
Ñaëc bieät trong vaên hoùa Vieät Nam, traûi qua nhöõng giai ñoaïn lòch söû khoù khaên vaø ñaày lo sôï, “Ngöôøi Meï” noùi chung, vaø “ngöôøi ñaøn baø” noùi rieâng luoân luoân ñöôïc ngöôøi Vieät Nam ca tuïng, vaø coi nhö laø moät nguoàn an uûi voâ bieân, moät nôi truù aån hoaøn haûo. Trong caûnh göôm ñao thôøi Trònh-Nguyeãn phaân tranh, thì coù Thuùy Kieàu baùn mình ñeå cöùu cha khoûi caûnh tuø toäi; roài laïi coøn coù thieáu phuï Nam Söông oââm con chôø ngaøy ngöôøi choàng ñöôïc giaûi nguõ, trôû veà ñoaøn tuï vôùi gia ñình. Trong thôøi kinh teá khuûng hoaûng, khi naïn thaát nghieäp traøn lan laøm nhieàu ngöôøi lo sôï, thì coù Leâ Vaên Tröông, Khaùi Höng, Nhaát Linh v.v.. ñua nhau ca tuïng “Ngöôøi Meï” ñaõ cöùu vôùt nhöõng ngöôøi hoaïn naïn qua nhöõng taùc phaåm, Toâi Laø Meï, Nöûa Chöøng Xuaân, Anh Phaûi Soáng v.v.. Trong thôøi chieán tranh gaàn ñaây, möùc sôï haõi ñaõ leân tôùi möùc kinh hoaøng khuûng khieáp, vöôït quaù khaû naêng cöùu vôït cuûa “Ngöôøi Meï”, neân “Ngöôøi Meï” chæ coøn bieát ngoài khoùc choàng, khoùc con trong nhöõng baøi “naõo ca” cuûa caùc nhaïc só noåi danh nhö Phaïm Duy, Trònh Coâng Sôn. (Chuù Thích: Moät neùt ñaëc thuø cuûa neàn vaên hoùa Vieät Nam laø chuùng ta luoân luoân ca tuïng “Ngöôøi Meï”. Trong khi ñoù, “Ngöôøi Cha” laïi khoâng ñöôïc vaên nhaân, thi só ñoaùi hoaøi tôùi. Theo loái suy luaän kieåu Jungian, “Ngöôøi Cha” töôïng tröng söùc maïnh nghieâm khaéc, neân hình aûnh “Ngöôøi Cha” khoâng bao giôø trôû neân moät nguoàn an uûi maàu nhieäm nhö hình aûnh “Ngöôøi Meï” trong nhöõng giai ñoaïn lòch söû ñaãm maùu cuûa nöôùc ta).
Hieän nay ôû Vieät Nam coù nhieàu ngöôøi soáng trong caûnh cô haøn, roài mô öôùc ñöôïc di cö tôùi caùc nöôùc giaàu coù maø hoï thöôøng so saùnh vôùi “Thieân Ñaøng”. Ñoù laø nhöõng mô öôùc ñöôïc vaøo coõi Thieân Thai cuûa ngöôøi cuøng vaän, lo sôï cho böõa aên ngaøy mai. Nhöõng mô öôùc naøy quaû laø ñaùng thöông, chöù khoâng ñaùng cheâ. Chæ nhöõng ngöôøi ñaõ tôùi “Thieân Ñaøng” vaø ñaõ soáng chaät vaät ôû “Thieân Ñaøng” môùi thaáy söï so saùnh ñoù thieät laø quaù haøm hoà. Nhieàu Vieät kieàu ñaõ phaûi soáng trong lo aâu vì caïnh tranh ngheà nghieäp, vì coâng aên vieäc laøm baáp beânh, neân ñaõ thaáy roõ thöïc traïng cuûa vuøng meänh danh laø “Thieân Ñaøng”. Nhieàu Vieät kieàu chaùn chöôøng vôùi caûnh vaät hieän taïi, neân mô öôùc ñöôïc trôû veà “Queâ Meï”. Tuy “Queâ Meï” khi xöa chæ laø moät vuøng buøn laày nöôùc ñoïng, nhöng nay ñaõ ñöôïc hoï mang trí töôûng töôïng ra toâ ñieåm thaønh moät vuøng thieân nhieân ñaày tình ngöôøi. Coù nhieàu ngöôøi ñaõ trôû veà “Queâ Meï” ñeå roài thaát voïng, vì “Queâ Meï” khoâng gioáng nhö “Queâ Meï” ngaøy xöa maø hoï ñaõ mô töôûng. Tuy vaäy, ngöôøi ñaõ “trôû veà” vaãn thænh thoaûng coøn caûm thaáy buøi nguøi moãi khi nghe nhöõng caâu ca “Queâ nhaø toâi chieàu khi naéng eâm ñeàm…”, hoaëc “Tröôøng laøng toâi …”, vì hoï vaãn coøn mong öôùc ñöôïc tìm thaáy quaù khöù ñaàm aám nhö hoï ñaõ mô.
3. Sôï Quaù Beøn Nuùp Sau Löng Ngöôøi Huøng
Nhö ñaõ trình baøy ôû treân, sôï haõi laøm cho chuùng ta nhìn ñôøi qua oáng kính cuûa tieàm thöùc hôn laø tri thöùc. Neáu chuùng ta bieát kieàm cheá noãi lo sôï trong möùc ñoä vöøa phaûi naøo ñoù, traïng thaùi lo sôï coù tính caùch xaây döïng vì noù khuyeán khích khaû naêng caûm xuùc vaø saùng taïo cuûa chuùng ta trong khi tìm caùch thích hôïp vôùi thôøi theá. Tuy nhieân, neáu chuùng ta rôi vaøo trong tình traïng lo sôï quaù ñaùng, tieàm thöùc coù theå hoaøn toaøn laán aùt tri thöùc, laøm cho chuùng ta maát heát tænh taùo roài ñaâm ra suy nghó vaø haønh ñoäng moät caùch raát laø baát bình thöôøng, nhieàu khi raát laø “khoù hieåu”. Cuõng may trong ñôøi soáng haøng ngaøy, ít khi chuùng ta rôi vaøo caûnh ngoä ñoù, nhöng lo sôï vaãn coù theå thuùc ñaåy chuùng ta haønh ñoäng voäi vaøng, thieáu suy nghó chín chaén.
Moät trong nhöõng thí duï ñieån hình gaàn nhaát vôùi chuùng ta laø phaûn öùng cuûa moïi ngöôøi sau vuï khuûng boá ngaøy 9 thaùng 11 ôû Myõ. Vuï khuûng boá khieáp ñaûm naøy laøm xuùc ñoäng toaøn theå daân Myõ — töø chính quyeàn ñeán thöù daân. Caùc vieân chöùc lo vieäc an ninh vaø phoøng thuû nhìn choã naøo cuõng thaáy ñòch thuû laêm le taán coâng. Ñaëc bieät Toång Thoáng Bush tuy chöa naém chaéc ñöôïc tình hình chính trò quoác teá ñaõ voäi vaõ coi Irak, Iran, vaø Baéc Haøn caáu keát vôùi nhau thaønh moät khoái choáng Myõ, maø oâng goïi laø “Truïc Quyû Quyeät” (“Axis of Evils”). Ñieàu naøy hoaøn toaøn khoâng ñuùng vì caû ba nöôùc naøy khoâng theo ñuoåi chính saùch taán coâng nöôùc Myõ. Saddam Hussein khoâng tröïc tieáp hay giaùn tieáp taøi trôï caùc vuï khuûng boá 9-11, vaø nöôùc Irak chæ trôû thaønh nôi thu huùt löïc löôïng khuûng boá quoác teá sau khi T.T. Bush ñaùnh tan löïc löôïng quaân söï cuûa Saddem Hussein. Ta cuõng neân bieát sau khi Myõ taán coâng Irak, hai nöôùc Iran vaø Baéc Haøn môùi tieáp tuïc chöông trình nghieân cöùu vaø saûn xuaát bom nguyeân töû maø hoï ñaõ chòu taïm ngöng tröôùc kia.
Hôn nöõa, T.T. Bush vaø caùc cô quan tình baùo nhaát ñònh cho raèng Saddam Hussein ñaõ saûn xuaát vaø taøng tröõ nhöõng vuõ khí taän dieät taäp theå (weapons of mass destruction), vaø coù theå cung caáp nhöõng vuõ khí ñoù cho caùc nhoùm khuûng boá choáng ñoái quyeàn lôïi cuûa Myõ treân theá giôùi. Ñoù laø lyù do T.T. Bush quyeát ñònh taán coâng Irak maëc daàu cuoäc khaùm xeùt cuûa phaùi ñoaøn Lieân Hieäp Quoác taïi Irak chöa tìm thaáy moät chöùng côù cuï theå naøo veà vaán ñeà naøy. Sau khi quaân ñoäi Myõ ñaõ tieáp thu taát caû cô sôû quaân söï cuõng nhö kyõ ngheä ôû Irak, theá maø vaãn khoâng tìm thaáy moät veát tích gì chöùng toû Saddam Husseein ñaõ thieát laäp moät chöông trình saûn xuaát caùc loaïi vuõ khí vi truøng hay hôi ngaït. Noùi toùm laïi, quyeát ñònh môû moät chieán tuyeán ôû Irak quaû döïa treân nhöõng lyù do khoâng chính ñaùng. Chính quyeàn Myõ vaø T.T. Bush ñaõ quaù hoát hoaûng neân khoâng coøn saùng suoát khi phaûi laøm moät quyeát ñònh ñoøi hoûi söï hy sinh cuûa haøng ngaøn lính Myõ vaø haøng traêm ngaøn tín ñoà Hoài Giaùo ôû Trung Ñoâng.
Caâu hoûi quan troïng ñaùng neâu ra ôû ñaây laø taïi sao T.T. Bush ñaõ quyeát ñònh mang quaân ñi ñaùnh lung tung (töø Irak cho tôùi maáy hoøn ñaûo ôû phía nam Phi Luaät Taân) trong khi cuoäc bình ñònh ôû Afghanistan vaãn chöa chaám röùt, vaø taäp ñoaøn laõnh ñaïo Al Queada vaãn coøn hoaønh haønh ôû khaép vuøng Trung Ñoâng. Taïi sao laïi voäi vaõ nhö vaäy? Muoán traû lôøi caâu hoûi naøy, ta phaûi tìm hieåu ñoäng cô taâm lyù cuûa ba nhaân vaät chính trong vuï naøy: T.T. Bush, nhaân daân Myõ, vaø nhoùm tín ñoà Hoài Giaùo quaù khích.
(a) T.T. Bush
Döïa treân lyù thuyeát cuûa Carl Jung, ta coù theå cho raèng T.T. Bush ñaõ quaù lo sôï cho ñaát nöôùc, neân oâng ñaõ nhìn theá giôùi beân ngoaøi qua oáng kính tieàm thöùc hôn laø tri thöùc. Noùi moät caùch cuï theå hôn, nhöõng söï nhaän xeùt vaø haønh ñoäng cuûa oâng ñaõ bò ñieàu khieån bôûi moät soá aûo hình naèm trong tieàm thöùc, ñaëc bieät hai aûo hình ñaùng ñeå yù tôùi laø aûo hình “Ngöôøi Huøng” vaø aûo hình “Ma Quyû”.
Tröôùc heát, T.T. Bush quen thoùi haønh ñoäng theo loái “Ngöôøi Huøng Texas” neân khoâng ñeå yù tôùi giôùi haïn cuûa quyeàn löïc, duø laø quyeàn löïc trong tay ngöôøi laõnh ñaïo moät sieâu cöôøng quoác ñoäc nhaát treân theá giôùi. Vì lyù do ñoù, T.T. Bush deã bò loâi cuoán bôûi aûo hình “Ngöôøi Huøng” khi taâm thaàn bò xaùo ñoäng. AÛo hình naøy laøm oâng töôûng mình laø moät “vò sieâu nhaân” coù ñuû khaû naêng thieân phuù, coù theå caùng ñaùng traùch nhieäm “Caûnh Saùt Theá Giôùi” maø khoâng caàn ñeán ai hoã trôï. Veà taùc phong beà ngoaøi, ta ñaõ töøng thaáy vò toång thoáng naøy coù nhöõng ñieäu boä raát “huøng” treân maøn aûnh TV. OÂng raát oai phong khi ñaùp maùy bay chieán ñaáu xuoáng taøu haøng khoâng maãu haïm Myõ; roài vôùi veû maët kieâu huøng, oâng tuyeân boá oâng ñaõ toaøn thaéng ôû Irak. Hình aûnh oâng Bush luùc ñoù thaät laø oai phong laãm lieät, khoâng khaùc gì “Superman” treân maøn aûnh Hollywood. Thöïc ra, luùc ñoù cuoäc chieán tranh Irak môùi thöïc söï baét ñaàu vaøo giai ñoaïn gaây caán.
Ngoaøi ra, T.T. Bush cuõng bò aùm aûnh bôûi aûo hình “AÙc Quyû”, neân nhöõng nhaän xeùt thôøi cuoäc cuûa oâng ñöôïm maàu giaùo chieán. OÂng duøng chöõ “crusade” ñeå chæ nhöõng cuoäc haønh quaân choáng khuûng boá ôû Trung Ñoâng, laøm cho moïi ngöôøi lieân töôûng tôùi nhöõng cuoäc vieãn chinh Thaäp Töï Giaùo (Crusaders) thôøi Trung Coå vôùi nhieäm vuï linh thieâng laø ñaùnh ñuoåi daân Hoài Giaùo ra khoûi Thaùnh Ñòa Jerusalem. Hôn nöõa, nhöõng nöôùc naøo xöa nay choáng ñoái chính saùch ngoaïi giao cuûa Myõ (nhö Irak, Iran, Baéc Haøn) cuõng ñöôïc oâng xeáp vaøo haøng “Quyû Quyeät” luoân (“Axis of Evils”). Vôùi loái nhìn ñôøi moät caùch traéng ñen nhö vaäy (Thieân Thaàn tieâu dieät AÙc Quyû), ta khoâng ngaïc nhieân khi thaáy oâng coi nöôùc naøo khoâng hôïp taùc vôùi Myõ trong cuoäc chieán tranh Irak laø keû thuø cuûa Myõ, hoaëc ít ra cuõng khoâng phaûi laø baïn cuûa Myõ. Canada khoâng chòu mang quaân sang Irak neân bò oâng Bush giaän laém, beøn leân aùn Canada laø nôi chöùa chaáp quaân khuûng boá taán coâng Myõ, tuy raèng toaøn theå caùn boä khoâng taëc trong vuï 9/11 ñeàu ñöôïc luaät phaùp Myõ cho pheùp cö nguï vaø hoïc laùi maùy bay ngay trong nöôùc Myõ.
(b) Nhaân Daân Myõ
Daân chuùng Myõ laø naïn nhaân moät cuoäc khuûng boá taøn baïo cuõng raát xuùc ñoäng. Nhöng roài sau ñoù, hoï caûm thaáy yeân loøng hôn vì hoï nghó theo tieàm thöùc neân cho raèng hoï ñöôïc che chôû bôûi moät vò “Laõnh Ñaïo Anh Minh” (aûo hình “Philosopher-King”) vaø coù khaû naêng moät “Sieâu Nhaân” (aûo hình “Superman”). Vì vaäy, nhöõng thaùng tieáp sau vuï 9/11 — nhaát laø trong luùc Myõø vöøa môùi ñaùnh tan löïc löôïng chính quy cuûa Saddam Hussein — ngöôøi ta chöa töøng bao giôø thaáy moät vò toång thoáng ñöôïc daân Myõ yeâu meán vaø tin töôûng nhö vaäy. Nöôùc Phaùp cöïc löïc khuyeân caûn nöôùc Myõ neân thuûng thaúng, ñöøng voäi taán coâng Saddam Hussein, thì bò daân Myõ coi nhö keû thuø cuûa nöôùc Myõ vì Phaùp ñaõ khoâng phuïc toøng vò “Laõnh Ñaïo Anh Minh” cuûa hoï. Ñeå tröøng phaït haønh ñoäng “phaïm thöôïng” naøy, nhöõng haøng nhaäp caûng töø Phaùp vaøo Myõ — nhö nhöõng bình röôïu thôm ngon, hoaëc nhöõng thoûi phoù-maùt naëng muøi — khoâng ñöôïc nhöõng ngöôøi Myõ öa chuoäng nhö tröôùc nöõa. Roài laïi coøn coù moät oâng chuû tieäm aên sang troïng ôû New York caêm thuø nöôùc Phaùp ñeán noãi oâng ta loâi heát nhöõng chai röôïu Phaùp quyù giaù ra ñoå xuoáng coáng ñeå cho baø con loái xoùm coù dòp haû côn phaãn noä. Ngay ñeán moùn khoai chieân maø daân Myõ goïi laø “French Fries” (“Khoai Chieân Phaùp”) cuõng bò maáy oâng nghò só Myõ ñoåi teân vì khoâng muoán moùn aên ñaëc bieät cuûa nöôùc Myõ mang danh hieäu nöôùc Phaùp.
Nhöõng haønh ñoäng thieáu duy lyù naøy cuõng deã hieåu vì daân Myõ vaø chính quyeàn Myõ ñaõ bò xuùc ñoäng quaù vì sôï haõi — sôï haõi ñöa tôùi töùc giaän, töùc giaän ñöa tôùi traû thuø, traû thuø khoâng ñöôïc thì theo chieán löôïc “giaän caù cheùm thôùt” maø caùc nhaø taâm lyù hoïc goïi laø haønh ñoäng theo nghi thöùc (ritualistic behaviour).
(d) Phe Ñoái Laäp
Coøn phe ñoái laäp ôû Myõ cuõng lo sôï khoâng keùm, vaø loái suy nghó cuûa hoï cuõng khoâng khaù hôn phe chính quyeàn. Sau vuï 9/11, moïi ngöôøi (keå caû oâng John Kerry) hoà hôûi uûng hoä T.T. Bush khi vò “Laõnh Ñaïo Anh Minh” naøy quyeát ñònh mang quaân ñi tieãu tröø Saddam Hussein. Ñeán khi hoï thaáy haøng ngaøy quaân nhaân Myõ bò gieát ñeàu ñeàu, vaø phí toån chieán tranh leân tôùi hôn tæ Myõ kim moãi tuaàn, phe ñoái laäp laïi caøng lo sôï hôn nöõa, neân chæ muoán ruùt quaân veà caøng sôùm caøng hay ñeå thöïc hieän mô öôùc “Tung Caùnh Chim Tìm Veà Toå AÁm” töông töï nhö mô uôùc “Vöôøn Ñòa Ñaøng”. Ñaây cuõng moät chính saùch thieáu chín chaén vì baét nguoàn töø söï sôï haõi quaù ñaùng — hoaëc sôï cheát, hoaëc sôï maát danh döï vì thua. Ngöôøi sôï cheát thì muoán ruùt lui tröôùc khi daán thaân vaøo choã cheát. Ngöôøi sôï thua thì muoán “ruùt lui trong danh döï”, töùc laø “thua non”. Nguyeân taéc “ruùt lui trong danh döï” nghe raát chöôùng tai vì khoâng bòp ñöôïc ai, nhöng cuõng coù veû duy lyù theo loái lyù luaän kieåu “thí doã con niùt” nhö sau:
· neáu ta ruùt lui tröôùc khi ta thua, thì ñòch khoâng coù dòp gieát ta vaø thaéng ta;
· neáu ñòch khoâng thaéng ta, thì ta ñaâu coù thua;
· neáu ta khoâng thua, thì ta ñaâu coù bò maát danh döï.
Tieác thay, cuoäc chieán tranh choáng khuûng boá ôû Trung Ñoâng vaø Ñoâng Nam AÙ (Nam Döông, Phi Luaät Taân, Maõ Lai, Thaùi Lan) khoâng gioáng nhö chieán tranh ôû Vieät Nam. Hieän nay, chieán tranh ôû Irak ñaõ trôû thaønh moät thöù thaùnh chieán ñoái vôùi nhoùm Hoài Giaùo quaù khích soáng raûi raéc khaép naêm chaâu. Do ñoù, cuoäc chieán tranh naøy khaùc vôùi chieán tranh Vieät nam vì khoâng bò giôùi haïn bôûi bieân giôùi, vaên hoùa, ngoân ngöõ. Do ñoù, Myõ khoâng theå ruùt quaân veà maø khoâng gaây ra nhieàu haäu quaû tai haïi khoù maø löôøng ñöôïc (nhaát laø nhöõng gieáng daàu hoûa laïi naèm trong vuøng Hoài Giaùo). Tuy raèng taán coâng Irak laø moät quyeát ñònh voäi vaõ vaø thieáu suy tính kyõ caøng, nhöng traän chieán chöa ngaõ nguõ ra sao maø ñaõ phaûi ruùt lui, thì khoâng khaùc gì mang daàu hoûa ñoå theâm vaøo loøng cuoàng tín cuûa nhöõng tín ñoà saün saøng hy sinh cho ñaïo phaùp.
(d) Phe Hoài Giaùo Qua Khích
Nhöõng tín ñoà Hoài Giaùo quaù khích cuõng khoâng traùnh khoûi noãi lo sôï. Hoï sôï toân giaùo vaø vaên hoùa cuûa hoï seõ bò tieâu dieät bôûi nhöõng daân “ngoaïi ñaïo” (“infidels”). Söï sôï haõi quaù ñaùng naøy ñaõ ñöa hoï tôùi chính saùch phi lyù döïa treân cuoàng voïng: töï coi mình coù khaû naêng “Sieâu Nhaân” baûo veä ñaïo phaùp, vaø coi nhöõng keû ngoaïi ñaïo nhö ñaùm “AÙc Quyû” caàn phaûi tieâu dieät. Vì theá, hoï nghó raèng hoï coù theå ñaùnh baïi caùc cöôøng quoác treân theá giôùi baèng chieán löôïc “chaâu chaáu ñaù voi”, töùc laø gaây ra nhöõng cuoäc khuûng boá leû teû trong caùc thaønh phoá lôùn, hoaëc caùc trung taâm kyõ ngheä, thöông maïi. Vuõ khí cuûa hoï laø nhöõng tín ñoà cuoàng tín saün saøng oâm bom nhaøo vaøo ñòch ñeå cheát cuøng vôùi ñòch, roài sau ñoù seõ ñöôïc “Baåy Coâ Gaùi Trinh” ñoùn tieáp ôû coång Thieân Ñaøng.
Tröôùc khi cheâ bai loøng mô öôùc “Baåy Coâ Gaùi Trinh” laø moät thöù cuoàng daâm ngu xuaån, ta phaûi trôû laïi lyù thuyeát Carl Jung thì môùi hieåu noåi taâm traïng nhöõng teân Kinh Kha taân thôøi naøy. Tröôùc heát, teân khuûng boá cuõng laø con ngöôøi, cuõng phaûi haønh ñoäng theo baûn naêng töï toàn cuûa con ngöôøi, neân haén cuõng raát sôï haõi khi nghó tôùi quaû bom seõ noå tung trong loøng ngöïc cuûa haén. Tuy kinh haõi cuøng cöïc nhö vaäy, haén vaãn ñeo bom tieán tôùi muïc tieâu “nhö moät ngöôøi maát hoàn” (theo lôøi nhaän xeùt cuûa moät nhaân chöùng ñaêng treân baùo chí Myõ). Thöïc ra, haén khoâng “maát hoàn”, nhöng haén ñaõ maát heát moïi tieáp xuùc vôùi thöïc taïi vì haén ñaõ hoaøn toaøn bò chi phoái bôûi tieàm thöùc. Caùc aûo hình töø tieàm thöùc baét ñaàu xuaát hieän, vaø laøm cho haén khoâng yù thöùc ñöôïc nhöõng chuyeän cheát choùc seõ xaûy ra cho haén. Coù leõ haén chuù taâm ñeán Thöôïng Ñeá. Coù leõ haén tin saép ñöôïc Thöôïng Ñeá ban thöôûng neân haén ñeå taâm vaøo nhöõng hình aûnh vui töôi, nhöõng mô öôùc ñaày laïc thuù doàn daäp trong ñaàu haén. Laø moät tín ñoà cuoàng tín, taát nhieân laø haén mô öôùc ñöôïc leân “Thieàn Ñaøng” — moät phaàn thöôûng ñích ñaùng cho moät tín ñoà “töû vi ñaïo”. Ñeå quyeán duõ hôn, hình aûnh “Thieân Ñaøng” phaûi ñöôïc toâ ñieåm theo maàu saéc ñòa phöông, ñeå cuoái cuøng trôû thaønh hình aûnh “Baåy Coâ Gaùi Trinh” chaïy ra tieáp ñoùn moät tín ñoà anh duõng. Hình aûnh naøy raát phuø hôïp vôùi vaên hoùa Hoài Giaùo vôùi troïng taâm ñaët vaøo (i) phong tuïc ña theâ, (ii) truyeàn thoáng “troïng nam khinh nöõ”, vaø (iii) quan nieäm “chöõ trinh ñaùng giaù ngaøn vaøng”.
Ta cuõng neân bieát, aûo hình “Ñòa Ñaøng” hoaëc “Thieân Ñaøng” laø moät bieán theå cuûa aûo hình “Ngöôøi Meï”. Ñoái vôùi moät thanh nieân Hoài giaùo ñaõ ñöôïc giaùo huaán trong vaên hoùa coå truyeàn, hình aûnh “Ngöôøi Meï” trong ñôøi soáng haøng ngaøy chæ laø moät ngöôøi ñaøn baø bí aån (khaên chuøm kín maët) laãn loän trong moät soá ñaøn baø khaùc cuõng bí aån khoâng keùm. Nhöõng “Ngöôøi Meï” naøy coù moät nhieäm vuï thieâng lieâng duy nhaát laø haàu haï ngöôøi choàng vaø cuøng nhau nuoâi taát caû moïi ñöùa con cuûa choàng. Noùi toùm laïi, “Baåy Coâ Gaùi Trinh” laø hình aûnh nhöõng “Ngöôøi Meï” soáng trong haäu cung (Harem), ñaày tình thöông vaø saün saøng ñoùn nhaän vaøo loøng ñöùa con laïc loõng, bô vô, vaø sôï haõi.
Neáu chuùng ta chaáp nhaän loái suy luaän theo kieåu “Jungian” nhö ñaõ trình baøy ôû ñaây, toâi chaéc chuùng ta seõ khoâng coøn cheâ cöôøi thanh nieân Hoài Giaùo laø loaïi ngöôøi cuoàng daâm, khoâng ngaïi töï saùt vaø phaïm toäi coá saùt ñeå ñöôïc aân aùi vôùi “baåy coâ gaùi trinh”!
4. Cöù Bình Tónh Maø Run
Lo sôï chöa chaéc ñaõ phaûi laø moät ñieàu xaáu maø ta khoâng caàn phaûi traùnh (nhöng traùnh laøm sao ñöôïc?). Tuy vaäy ta ñöøng coù “sôï quaù hoùa khuøng”. Vuï chieán tranh Irak cho ta thaáy raèng lo sôï thöôøng laøm cho ta maát bónh tónh, vaø thuùc ñaåy ta laøm nhöõng haønh ñoäng thieáu suy xeùt chín chaén. Vì theá, ta caøng lo sôï bao nhieâu, ta caøng phaûi bình tónh baáy nhieâu. Laøm nhö vaäy, môùi coøn giöõ ñöôïc minh maãn (do tri thöùc) ñeå huy ñoäng khaû naêng saùng taïo (do tieàm thöùc) ñeå tìm caùch ñoái phoù vôùi nhöõng yeáu toá ñaõ laøm cho ta lo sôï. Hôn nöõa, ta cuõng khoâng caàn phaûi troán traùnh sôï haõi, vaø cuõng khoâng neân leân aùn söï sôï haõi. Ñöøng nghó raèng “chæ coù ngöôøi heøn nhaùt môùi sôï” (vaán ñeà “heøn nhaùt” vaø “can ñaûm” seõ ñöôïc ñeà caäp tôùi trong soá baùo sau). Duø sao ñi chaêng nöõa, caûm giaùc sôï haõi gaén lieàn vôùi thaân phaän con ngöôøi. Chæ nhöõng ngöôøi töï doái loøng mình vì lyù do thaàm kín naøo ñoù môùi daùm noùi raèng “toâi khoâng bieát sôï”. Theá maø laïi coøn coù nhieàu ngöôøi tìm ñuû moïi caùch daáu dieám söï sôï haõi ñang daøy voø loøng mình, chæ vì sôï bò moïi ngöôøi bieát raèng mình ñang run sôï. Thieät laø quaù khoå: chöa heát caùi sôï naøy laïi coøn ñeøo theâm caùi sôï khaùc. Coù bieát ñaâu chính nhöõng ngöôøi töôûng raèng mình khoâng sôï môùi taïo ra nhöõng caûnh sôï haõi laøm cho thieân haï ñieâu linh (vaán ñeà naøy seõ ñöôïc ñeà caäp tôùi trong soá baùo sau).
Thöïc ra, nhieàu böôùc tieán boä cuûa loaøi ngöôøi baét nguoán töø caûm giaùc sôï haõi, vì sôï haõi ñaõ thuùc ñaåy con ngöôøi tìm moïi caùch giaûi quyeát nhöõng vaán ñeà gaây ra sôï haõi. Nhö ñaõ trình baøy ôû treân, ôû trong traïng thaùi sôï haõi, ta suy tö theo tieàm thöùc, nhöng tieàm thöùc laïi laø nguoàn caûm höùng ngheä thuaät, vaø cuõng laø nôi phaùt xuaát ra nhöõng saùng kieán taân kyø raát caàn thieát trong caùc cuoäc nghieân cöùu khoa hoïc vaø kyõ thuaät. Nhö Carl Jung ñaõ vieát: “nhieàu ngheä só, trieát gia, keå caû khoa hoïc gia ñaït ñöôïc moät soá tö töôûng cao sieâu ñeàu laø nhôø caûm höùng, nhöõng caûm höùng naøy phaùt xuaát baát thình lình töø tieàm thöùc maø ra. Caùi ñaëc tính maø ngöôøi ta thöôøng goïi laø thieân taøi chính laø khaû naêng ñaøo saâu tôùi maïch [tieàm thöùc] ñaày thöù chaát lieäu [caûm höùng], vaø bieán cheá chaát lieäu [caûm höùng] ñoù thaønh trieát lyù, vaên chöông, aâm nhaïc, hoaëc phaùt minh khoa hoïc.” (nhöõng chöõ trong ngoaëc […] do toâi theâm cho roõ nghóa). [14]
Ta cöù thöû xeùt laïi thôøi kyø Chieán Tranh Laïnh thì seõ thaáy ngay. Trong giai ñoaïn lòch söû naøy, caùc cöôøng quoác ñeàu lo sôï bò ñoái thuû tieâu dieät. Vì theá, Myõ vaø Lieân Soâ ñaõ phaûi thi ñua voõ trang ñeå phoøng ngöøa söï taán coâng baát ngôø cuûa ñòch. Muïc ñích cuûa chính saùch thi ñua voõ trang laø laøm cho ñòch khieáp sôï ñeán möùc khoâng coøn daùm nghó ñeán chuyeän thoân tính hoaøn caàu. Chính saùch naøy döïa treân khieáp ñaûm cuøng cöïc maø toâi xin pheùp ñöôïc trình baøy moät caùch noâm na nhö sau [15]:
Ñòch töôùi bom nguyeân töû leân ñaàu ta (first strike), ta seõ mang bom nguyeân töû töôùi leân ñaàu ñòch (counter strike). Keát quaû laø ñòch vaø ta seõ cuøng cheát, vaø toaøn theå nhaân loaïi cuõng cheát theo luoân. Vaäy, neáu ñòch khoâng muoán caû ta laãn ñòch cuøng bò tieâu dieät trong moät nhaùy maët, thì ñòch khoâng daùm taán coâng ta.
Vôùi chieán löôïc khieáp ñaûm naøy, caû Myõ laãn Lieân Soâ ñeàu sôï bò taän dieät, nhôø vaäy theá giôùi môùi ñöôïc soáng trong hoøa bình töø Ñeä Nhò Theá Chieán ñeán giôø. (Chuù thích: Chieán löôïc “töôùi bom nguyeân töû leân ñaàu nhau” cuõng töông töï nhö chieán löôïc “oâm bom ñi noå xöù ngöôøi” do nhoùm Hoài Giaùo quaù khích saùng taùc ra. Cuõng may, chieán löôïc “oâm bom ñi noå xöù ngöôøi” chæ laøm moïi ngöôøi gheâ tôûm, chöù khoâng laøm theá giôùi khieáp ñaûm, vì söï thieät haïi do vaøi kyù thuoác noå gaây ra raát laø haïn heïp khi so vôùi moät quaû bom haïnh nhaân coù söùc taøn phaù haøng trieäu taán thuoác noå).
Ngoaøi ra, nhôø cuoäc thi ñua voõ trang naøy, nhaân loaïi môùi ñöôïc höôûng nhöõng tieán boä kyõ thuaät ngaøy nay. Thí duï nhö nhöõng hoûa tieãn mang ñaàu ñaïn nguyeân töû, tuy laø moät loaïi vuõ khí taän dieät nhaân loaïi, nhöng noù ñaõ cho chuùng ta nhöõng veä tinh nhaân taïo ñeå cho chuùng ta lieân laïc vôùi nhau deã daøng hôn tröôùc (TV, ñieän thoaïi, v.v.). Thöïc ra, chuùng ta cuõng khoâng caàn phaûi nhìn leân trôøi môùi thaáy nhöõng tieän nghi do cuûa cuoäc thi ñua voõ trang mang tôùi cho chuùng ta. Vaøo trong beáp moãi nhaø, chuùng ta seõ thaáy ngay loø microwave do caùc kyõ sö Boä Quoác Phoøng Myõ ñaõ phaùt minh ra trong khi tìm caùch caûi tieán maùy radar duøng ñeå phaùt giaùc aâm möu ñaùnh leùn cuûa ñòch thuû. Kyõ ngheä chieán tranh coøn taïo ra raát nhieàu tieän nghi khaùc nöõa, laøm sao maø keå heát ra ñaây ñöôïc!
Nhìn moät caùch toång quaùt hôn, chuùng ta ñeàu thaáy raèng thi ñua voõ trang baét nguoàn töø sôï haõi, vaø ñaõ taïo ra kyõ ngheä chieán tranh. Kyõ ngheä chieán tranh ôû Myõ ñaõ giuùp cheá ñoä tö baûn Myõ phaùt trieån maïnh meõ. Traùi laïi, kyõ ngheä chieán tranh ôû Lieân Soâ ñaõ laøm tan naùt cheá ñoä naøy. Lyù do chính laø Lieân Soâ ñaõ quaù lo sôï cho söï soáng coøn cuûa cheá ñoä, trong khi khaû naêng taøi chaùnh laïi quaù eo heïp. Ngaân saùch quoác phoøng cuûa Lieân Soâ nuoát moät phaàn lôùn taøi nguyeân caàn thieát ñeå xaây döïng ñaát nöôùc, laøm cho moïi ngöôøi (töø thaønh phaàn laõnh ñaïo tôùi thöôøng daân) ñeàu maát heát tin töôûng vaøo cheá ñoä kinh teá quoác doanh vaø ñoäc taøi ñaûng trò. Cuoái cuøng, taát caû cheá ñoä coäng saûn naèm trong vuøng Ñoâng AÂu laàn löôït trôû thaønh cheá ñoä tö baûn. Thaät laø oaùi aêm: chæ vì taäp ñoaøn laõnh ñaïo Lieân Soâ ñaõ quaù sôï haõi cho söï soáng coøn cuûa cheá ñoä, neân cuoái cuøng cheá ñoä Lieân Soâ ñaõ bò trieät tieâu. Ñoù laø moät ñieàu nghòch lyù (paradox) trong cuoäc Chieán Tranh Laïnh maø toâi xin toùm taét nhö sau:
· Caøng lo sôï cho cheá ñoä bao nhieâu, thì caøng phaûi tieâu tieàn vaøo phoøng thuû baáy nhieâu.
· Caøng tieâu tieàn vaøo phoøng thuû bao nhieâu, thì cheá ñoä caøng sôùm tan raõ baáy nhieâu.
Ñieàu nghòch lyù naøy hieän ñang aùm aûnh chính quyeàn Myõ. Vì quaù sôï khuûng boá, chính quyeàn Myõ phaûi ñoå haøng traêm tæ vaøo chieán tranh Irak. Ruùt lui cuõng keït, maø ôû laïi ñeå ñaùnh tôùi thaéng thì toán phí taøi nguyeân vaø nhaân löïc. Keát quaû laø coâng quyõ bò thieáu huït, khoâng coøn ñuû tieàn ñeå taøi trôï nhöõng chöông trình caàn thieát cho daân (giaùo duïc, y teá, cöùu teá xaõ hoäi, baûo veä moâi tröôøng, v.v.). Trong khi ñoù thì naïn thaát nghieäp gia taêng, caùn caân thöông maïi thieáu huït ñeàu ñeàu laøm cho ñoàng Myõ Kim baét ñaàu xuoáng giaù… Neáu Toång Thoáng Bush doác toaøn nhaân löïc vaø taøi löïc vaøo chieán tranh choáng khuûng boá (theá keït khoâng ruùt ra ñöôïc), thì lieäu daân Myõ coøn chòu ñöïng ñöôïc ñeán bao laâu? Neáu khoâng kheùo leùo, oâng Bush coù theå sa vaøo tình traïng “sôï quaù hoùa thaát baïi”.
Ñoái vôùi chuùng ta, trong khi ñöông ñaàu vôùi nhöõng noãi lo sôï haøng ngaøy, leõ dó nhieân chuùng ta khoâng muoán rôi vaøo tình traïng “sôï quaù hoùa roà”, hoaëc “sôï quaù hoùa thaát baïi”. Vì vaäy, toâi xin trình baøy vaøi nguyeân taéc haønh ñoäng trong caûnh sôï haõi nhö sau:
(1) Neáu lo sôï thì phaûi ñeà phoøng.
(2) Neáu lo sôï nhöng khoâng coù khaû naêng ñeà phoøng, thì khoâng neân lo sôï. Ñoù laø nhöõng noãi “lo sôï voâ ích” nhö tröôøng hôïp “sôï trôøi suïp”, hoaëc “sôï sau khi cheát con chaùu khoâng cuùng gioã”, v.v..
(3) Neáu lo sôï vaø coù khaû naêng ñeà phoøng nhöng khoâng ñeà phoøng. Ñoù laø nhöõng noãi lo sôï khoâng ñaùng ñeà phoøng, noâm na goïi laø tröôøng hôïp “lo sôï vôù vaån, vaån vô” khoâng khaùc gì moät nhaïc só laõng maïn thoát ra moät caâu lo sôï: “Em ôi, neáu moäng khoâng thaønh thì sao”.
(4) Möùc ñoä lo sôï phaûi töông xöùng vôùi möùc ñoä ñeà phoøng. Thí duï nhö ngöôøi ngheøo khoâng sôï maát cuûa, neân khoâng caàn phaûi mua keùt saét baûo veä tieàn baïc. Hôn nöõa, ñeà phoøng khoâng ñuùng möùc lo sôï coù theå ñöa tôùi nhöõng tai haïi khoâng ñoaùn tröôùc ñöôïc, keát quaû chæ laøm taêng tröôûng möùc lo sôï. Traùi laïi, ñeà phoøng quaù möùc lo sôï vì lo xa quaù ñaùng chæ laøm hao toån thì giôø, tieàn baïc, vaø nguy haïi ñeán söùc khoeû (ñau bao töû chaúng haïn).
(5) Möùc ñoä ñeà phoøng töông xöùng vôùi khaû naêng. Ngöôøi baàn cuøng khoâng coù khaû naêng ñeà phoøng, neân khoâng nghó ñeán ñeà phoøng duø ôû trong tình traïng raát nguy hieåm ñeán tính maïng. Ñoù laø tröôøng hôïp “thí maïng cuøi”.
Muoán aùp duïng nguyeân taéc xöû theá treân, ngöôøi lo sôï phaûi bình tónh môùi coù ñuû saùng suoát ñeå bieát öôùc löôïng möïc ñoä lo sôï vaø tìm kieám phöông thöùc ñeà phoøng töông xöùng. Vieát ñeán ñaây laøm toâi nhôù moät oâng baïn ñaõ khuyeân toâi: “Cöù bình tónh maø run”. Chaéc oâng naøy muoán aùm chæ “phaûi bình tónh ñeå tìm caùch hoùa giaûi noãi sôï haõi”. Thöïc ra coù hieåu roõ söï sôï haõi, thì ta môùi bieát ñöông ñaàu vôùi sôï haõi, haàu traùnh ñöôïc nhöõng phaûn öùng hoà ñoà phi lyù. Ngoaøi ra, coøn nhieàu caâu hoûi ñaùng ñöôïc neâu ra, chaúng haïn nhö: “Taïi sao ta sôï?”, “Caùc ngöôøi can ñaûm ñaõ laøm theá naøo ñeå cho ñôõ sôï?”, “Caùc cheá ñoä ñoäc taøi ñaõ duøng phöông phaùp gì ñeå laøm cho toaøn daân phaûi run sôï?”. Nhöõng caâu hoûi naøy toâi seõ laàn löôït trình baày trong caùc soá baùo tôùi. (Toâi chæ sôï oâng Chuû Buùt khoù tính khoâng cho pheùp toâi tieáp tuïc thoå loä heát noãi sôï haõi ñaõ naèm saün trong ñaàu toâi).
______________________
Taøi Lieäu Tham Khaûo Vaø Chuù Thích
[1] I. M. Marks, Fear and Phobias (nxb: Heinemann ôû London, 1969); R. Pasnau, Diagnosis and Treatment of Anxiety Disorders (nxb: Ameraican Psychiatric Press, Washington D.C., 1983).
[2] H. J. Kaplan vaø B. J. Sadock, “Typtical Signs and Symptoms of Psychiatric Illness”trong Comprehensive Textbook of Psychiatry/V do H.I. Kaplan, vaø B.J. Sadock bieân soaïn (nxb: Williams & Wilkins ôû Baltimore, 1985), trang 499-501.
[3]Ï Veà vaán ñeà “vong ngaõ”, xin ñoïc hai cuoán saùch noåi tieáng cuûa E. Fromm, Escape from Freedom (nxb: Rinehart, New York, 1941) vaø The Sane Society (nxb: Rinehart, New York, 1955).
[4] Theo giaùo sö R. A. Spitz, ñöùa beù luùc môùi ra ñôøi chöa ñuû khaû naêng nhaïân xeùt, cho tôùi 3 thaùng sau môùi lô mô nhaän ra ñöoïc nhöõng söï vaät xung quanh mình. Nhöõng hình aûnh lô mô trong ñaàu ñöùa treû ñöôïc Spitz goïi laø “pre-objects”. The First Year of Life (nxb: International University Press, New York, 1965).
[5] Nhö Gs. M. Fordham ñaõ vieáât, “Birth violently interrupts the protected quatic life of the infant. It is widely held that the event gives rise to prototypic anxiety reflected later in birth and rebirth themes of archetypical fantasy.” Children as Individuals (nxb: Hodder and Stoughton, London, 1969), trang 112.
[6] Lyù thuyeát phaân taùch taâm lyù cuûa Carl Jung raát phong phuù. Ñaëc bieät veà vaán ñeà tín ngöôõng töø Ñoâng sang Taây, xin ñoïc vaøi cuoán saùch sau ñaây: C. Jung, Psychology of Religion (nxb: Yale University Press, New Haven, 1938); C. Jung, Psychology of Western Religion (nxb: Princeton University Press, Princeton, N. J. 1984); R. Hostie, Du Mythe aø la Religion dans la psychologie analytique de Carl Jung (nxb: Descleùe de Brouwer, Paris, 1968); R. N. Bella, “Father and Son in Christianity and Confucianism” trong cuoán Personality and Religion: The Role of Religion in Personality Development do W. A. Sadler Jr. bieân soaïn (nxb: Harper & Row, New York, 1970); R. Aziz, Carl Jung’s Psychology of Religion and Synchronicity (nxb: State University Of New York Press, Albany, 1990); H. G. Coward, Jung and Eastern Thought (nxb: State University Of New York Press, Albany, 1985); W. G. Rollins, Jung and the Bible (nxb: J. Knox Press, Atlanta, 1983).
[7] Thuyeát phaân taùch taâm lyù (analytical psychology) cuûa Carl Jung khaùc haún lyù thuyeát phaân taâm (psychoanalysis) cuûa Freud. Xin ñoïc Jef Dehing, “Deux modes de penseùe, Freud et Jung” ñaêng trong cuoán töïa ñeà laø Carl Gustav Jung do Michael Cazenave bieân soaïn (nxb: Les Cahiers de l’Herne, Paris, 1984) trang 19-31.
[8] Saùch veà lyù thuyeát Carl Jung raàt nhieàu do oâng vieát ra (haøng ngaøn trang) hoaëc caùc moân ñoà cuûa phaùi “Jungian” phaùt trieån ra (cuõng ñeán haøng traêm cuoán). Moät trong nhöõng saùch ñaùng neân ñoïc vì töông ñoái deã hieåu laø cuoán Analytical Psychology, Its theory and Practice do Carl Jung vieát (nxb: Pantheon Books, Random House, New York,1968), ñaëc bieät tr. 1-113 ; vaø Man and His Symbols (nxb: Doubleday, New York, 1964), ñaëc bieät Phaàn 1-3, tr. 1-229 (taùc giaû laø Carl Jung vaø 5 moân ñoà cuûa oâng). Ngoaøi ra, Bs. Michael Fordham aùp duïng lyù thuyeát cuûa Carl Jung ñeå tìm hieåu taâm lyù treû em trong cuoán Children as Individuals (op.cit.) cuõng ñaùng neân ñoïc qua. Veà vaán ñeà chaån beänh taâm thaàn, quyeån ngaén goïn nhaát laø cuoán do Bs. Murray Stein bieân soaïn (editor), Jungian Analysis (nxb: Open Court, The Reality of the Psychic Series, London, 1982).
[9] Nhieàu moân phaùi taâm lyù hoïc khoâng chaáp nhaän quan nieäm taâm lyù di truyeàn, roài cho raèng Carl Jung ñaõ ñöa ra moät lyù thuyeát uûng hoä cheá ñoä Ñöùc Quoác Xaõ. Sau naøy, nhieàu nhaø taâm lyù hoïc, nhö Gs. Edmund D. Cohen, ñaõ minh oan cho C. Jung, vaø chöùng minh raèng Carl Jung ñaõ vieát nhieàu baøi ñaû kích lyù thuyeát kyø thò chuûng toäc, vaø leân aùn nhoùm ngöôøi theo Hitler. Edmond G. Cohen, C. J. Jung and the Scientific Attitude (nxb: Philosophy Library, New York, 1975), trang 99-111.
[10] Heùleøne Kiener, “Les archeùtypes sont les forces formatrices de l’aâme humaine, forces qui peuvent eâtre activeùes aø tout moment, par exemple aø l’occasion d’un conflict, lorsque nous somes en proie aø une vive eùmotion, lorsqu’un probleøme important de notre vie se pose pour nous de facon particulieørement aigue.”) Chöông “Le Probleøme religieux dans l’oeuvre de Jung”, trong cuoán Carl Gustav Jung (op. cit.), trang 250.
[11] “Psychological Aspects of the Mother Archetype” trong cuoán The Collected Works of Carl Jung (nxb: Princeton University Press, Princeton, 1953-1959), taäp 9i, ñoaïn 158.
[12] Sibylle Birkhauser-Oeri, The Mother, Archetypal Image in Fairy Tales, do Marie-Louise Von Franz bieân soaïn, vaø do Michael Mitchell dòch töø tieáng Ñöùc (nxb: Inner ity Book, Toronto, 1988). Coù raát nhieàu saùch vieát veà aûnh höôûng cuûa tieàm thöùc (aûo hình) trong vaên chöông vaø ngheä thuaät. Cuoán saùch ñaùng neân ñoïc laø cuoán A Jungian Approach to Literature cuûa Bettina L. Knapp (nxb: Southern Illinois University Carbondale, Illinois, 1984). Baïn naøo ñaõ töøng bieát coå tích Phaùp veà Tristan vaø Iseut seõ roõ bieát theâm veà lyù thuyeát phaân taùch taâm lyù trong cuoán La Subversion de l’AÂme (nxb: Seghers, Paris, 1981) do Michael Cazenave saùng taùc.
[13] James Hamilton, Lost Horizon (nxb: Macmillan, New York, 1933).
[14] Carl Jung, “Many artists, philosophers, and even scientists owe some of their best ideas to inspirations that appear suddenly from the unconscious. The ability to reach a rich vein of such material and to translate it effectively into philosophy, literature, music, or scientific discovery is one of the hallmarks of what is commonly called genius”. Chöông “Approaching the Unconscious”, trong cuoán Man and His Symbols (op.cit.), tr. 38.
[15] Coù raát nhieàu saùch vieát veà vaán ñeà hai cöôøng quoác mang bom ra huø nhau. Toâi thaáy ñoïc moät trong 3 cuoán saùch sau cuõng ñuû ñeå bieát veà vaán ñeà naøy: Robert Powell, Nuclear Deterrence Theory: The Search for Credibility (nxb: Cambridge University Press, Cambridge, 1990); Wolfgant Heisenberg, Strategic Stability and Nuclear Deterrence in East-West Relations (nxb: Institute for East-West Security Studies, Boulder, Colorado, 1989); Steven E. Miller, Strategy and Nuclear Deterrence: an International Security Reader (nxb: Princeton University Press, Princeton, New Jersey, 1984).

GS. ĐẶNG PHÙNG QUÂN * PAUL rICOEUR

Đặng Phùng Quân
Paul Ricoeur, nhà hiện tượng luận của thế hệ đầu thế kỷ XX

Tin triết gia người Pháp Paul Ricoeur qua đời vào tháng 5 đến với tôi muộn màng trong một trưa hè ở quán cà phê trung tâm thành phố. Ông là một trong những triết gia Pháp chào đời trong hai thập niên đầu của thế kỷ. Tôi nhấn mạnh đến điều đó, vì những tên tuổi của phong trào hiện tượng luận Pháp đều sinh trong khoảng thời gian này, như J.P. Sartre (1905), Maurice Merleau-Ponty (1908), Mikel Dufrenne (1910), E. Levinas (1906, Raymond Polin (1911), Trần Đức Thảo (1917). Cái chết của Paul Ricoeur đánh dấu sự kết thúc của một thế hệ triết lý đã khai phá những con đường tư tưởng xung đột mà đầy nét sáng tạo. Tuy nhiên khi nói đến Paul Ricoeur, một số những câu hỏi đặt ra trong đầu là: tại sao người ta chú ý đến Ricoeur một cách muộn màng như vậy, trong khi những tác phẩm và tư duy của ông mở ra nhiều triển vọng? Trong cùng thời đại của ông, những tên tuổi thường được nói đến là Foucault, Derrida, Deleuze, Lacan, Althusser, Barthes, Lévi-Strauss…Có phải con đường tư tưởng của ông mang tính chiết trung vì bao gồm triết học phản tỉnh, hiện tượng luận, thông diễn học, phân tâm học và triết học phân tích ? Ricoeur có để lại di sản gì cho đấu trường triết học đương đại ?
Tất nhiên định vị một triết gia trong khung cảnh thời đại không phải là một vấn đề đơn giản. Chẳng hạn thời quá độ cuối thế kỷ 19, hai nhà triết học có ảnh hưởng lớn như Brentano và Dilthey ở trên một phương diện khác hẳn với những người như Nietzsche hay Marx. Ở một góc nhìn khác, lại không thể so sánh với Kant và Hegel. Tại sao vậy? Phải chăng Kant và Hegel là những triết gia đã xây dựng lên những hệ thống tư tưởng hoàn tất và đồ sộ, mở ra những tư trào tân Kant và tân Hegel có nghĩa là những hệ thống ấy không thể vượt mà chỉ điều chỉnh cho hợp với định hướng mới của tư tưởng? Brentano với lý luận hướng tính không những mở đường cho hiện tượng luận mới, mà còn là người tiên khu của triết học phân tích; Dilthey khai phá chiều kích mới về triết học của ý thức lịch sử, đồng thời phát triển thông diễn luận. Những xung đột của nghịch lý tư tưởng giải thích lý do tại sao những nhà tư tưởng của nửa sau thế kỷ XX như Foucault không đứng trong lĩnh vực triết học mà có xu hướng của một sử gia về tri thức, Derrida không giới hạn trong nghiên cứu hiện tượng luận mà dẫn khởi một lý luận hủy tạo trong văn chương. Những tác phẩm Ricoeur để lại có một số lượng khá đồ sộ, quả đúng như Derrida nhận xét, ta không thể bàn hết được trong phạm vi một bài viết. Ở đây tôi chỉ nói đến một số vấn đề tiếp chạm với thời đại chúng ta.
Từ vị thế của một nhà hiện tượng luận: Có thể nói khi hiện tượng luận đã xâm nhập vào môi trường tư duy triết học Pháp thì Paul Ricoeur là một trong những kiện tướng xuất sắc bên cạnh những Emmanuel Levinas, Maurice Merleau-Ponty, và Trần Đức Thảo. Trong Thế chiến thứ Hai, ông bị động viên năm 1939 chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Đức Quốc xã và bị bắt làm tù binh giam tại trại Gross-Born ở Ba Lan. Tại đây với điều kiện dễ dãi dành cho tù binh cấp bậc sĩ quan, ông cùng với một số bạn hữu như Mikel Dufrenne, Fernand Langrand, Jean Chevallier, Savinas, Roger Ikor, Jacques Desbiez,Paul-André Lesort có cơ hội trao đổi kiến thức lẫn nhau và bản thân Ricoeur cùng người bạn thân Dufrenne cùng nhau nghiên cứu Karl Jaspers và viết chung một cuốn sách về Jaspers[i] mà phần lớn viết trong thời gian ở trại. Riêng Ricoeur trong hoàn cảnh cấm cố này đã được đọc cuốn Ideen I của Husserl (mặc dầu là sách cấm vì Husserl là người Do Thái) và đã dịch tác phẩm này bằng cách ghi chú ngay bên những lề trống của trang sách (vì điều kiện thiếu thốn và hạn chế ở trong trại giam). Cuốn sách đã đưa ông vào thế giới hiện tượng luận. Chính nhờ tiếp cận Jaspers và Husserl, ông đã hoàn toàn sống trong một vũ trụ của tư duy, xa lạ với hận thù như ông nói: Những kẻ canh giữ tôi không hiện hữu, và tôi sống trong sách vở, y như thời niên thiếu. Nước Đức thực sự ở đó, là nước Đức của Husserl, Jaspers.[ii] Thành quả là bộ Triết học ý chí[iii] xây dựng trên cơ sở hiện tượng luận, dùng phương pháp giảm trừ ý tượng (réduction eidétique) của Husserl để đào sâu vấn đề ý chí về mặt thể nghiệm và sáng tạo cùng với những bài viết tản mạn nhằm phân tích những vấn đề hiện tượng luận trong triết học Husserl.[iv] Sự khác biệt giữa Ricoeur và những nhà hiện tượng luận khác của Pháp là trong khi Sartre miêu tả phương thức bất khả thi của cái nhìn khi luận về trí tưởng, Merleau-Ponty chỉ ra vai trò của tri giác trong vận động hiện tượng luận thì Ricoeur ngay từ tác phẩm dẫn trên đã chú ý đến chức năng của lĩnh hội (Verstehen) thông qua vai trò của trí tưởng trong ngôn ngữ khi ông đi phân tích những biểu tượng, thần thoại, thi ca, thuyết thoại để tiến gần với thông diễn học. Ricoeur đã vượt qua hiện tượng luận hiện sinh để đi tới hiện tượng luận thông diễn, hay đúng hơn là bước sang thông diễn học hiện tượng luận, gần với Heidegger và H.G. Gadamer. Những tác phẩm về sau như Xung đột giữa những lý giải (le Conflit des interprétations), Bàn về lý giải (De l’interprétation. Essai sur Freud) phát triển những lý luận về một khoa thông diễn học mới, kế thừa Schleiermacher, Dilthey nhập cuộc vận động trong khúc quanh thông diễn học của thời đại, mở đường cho khoa học văn chương với những tác phẩm như Ẩn dụ sống (La métaphore vive), Thời gian và truyện kể I,II,III (Temps et récit), Từ văn bản đến hành động (Du texte à l’action). Nếu như ở tác phẩm đầu khi nghiên cứu về quan hệ đối lập ý chí và phi ý chí, Ricoeur xác định then chốt của phương pháp là mô tả những cấu trúc có định ý, thực tiễn và phản cảm của Cogito theo kiểu Husserl, ông đã nhận ra một đằng nhận thức những cấu trúc của chủ thể thường xuyên phải tham chiếu kiến thức của kinh nghiệm và khoa học như một triệu chứng của những cấu trúc định ý này, thì mặt khác, chịu ảnh hưởng tư duy của G.Marcel, ông nhận ra những kết hợp cơ bản của những cấu trúc này cho thấy cái thống nhất nơi con người chỉ có thể tham chiếu vào huyền nhiệm chính của hiện hữu nhập thể,[v] tham nhập này xung đột với đòi hỏi khách quan cao độ của hiện tượng luận. Mâu thuẫn này chỉ giải quyết trong sự thay đổi phương pháp mà chính Ricoeur nhìn nhận trong tiến hóa tư tưởng của ông, từ một hiện tượng luận ý tượng đến thông diễn học, khởi đi từ Husserl.[vi] Theo ông, có thể đối lập thông diễn học với hiện tượng luận duy tâm của Husserl trên từng cương lĩnh để tìm ra mối quan hệ “biện chứng” thực giữa hai lĩnh vực này. Thông diễn học chỉ trở thành một triết học lý giải khi quan tâm đến điều kiện ngôn ngữ của mọi kinh nghiệm.[vii] Ông nhận ra sự phụ thuộc vào kinh nghiệm này đã khai triển trong Sein und Zeit của Heidegger mà tiền đề hiện tượng luận cơ bản nhất của triết học thông diễn là vấn đề ý nghĩa của hiện thể. Mặt khác, trong lý luận văn bản, nhiệm vụ của thông diễn học là khai phá ra “sự việc” của văn bản, theo Gadamer, chứ không phải tâm lý của tác giả. Có thể đối chiếu sự việc của văn bản ở nơi cấu trúc của nó, cũng như trong mệnh đề, theo Frege, tham chiếu ở nơi ý nghĩa. Minh thi điều này có nghĩa là hiện tượng luận chỉ hữu hiệu trên cơ sở thông diễn học.
Phản ứng chống lại khuynh hướng duy tâm trong hiện tượng luận của Husserl là thái độ của Ricoeur khi đi tìm một con đường phương pháp bổ sung là thông diễn học, cũng như Trần Đức Thảo tìm về biện chứng pháp duy vật. Mối tương đồng giữa hai nhà hiện tượng luận sử dụng tiếng Pháp này ở chỗ dành cho việc phân tích hành động một vị trí ưu thế. Ricoeur đã ca ngợi tác phẩm của Thảo trong bài viết về hiện tượng luận đăng trên tạp chí Esprit năm 1953, và nhà triết học mà Thảo tha thiết muốn gặp khi đặt chân trở lại nước Pháp vào năm 1992 chính là Ricoeur. Trong thư của Ricoeur kể lại cho Thierry Marchaise, chủ biên tập tủ sách “L’ordre philosophique” của nhà xuất bản Seuil, ông viết:”Tôi gặp lại Thảo vài tuần trước đây và cuộc gặp gỡ này làm tôi xúc động. Tôi không rõ điều gì về việc đặt ra và thi hành trong những báo cáo do sợ hãi và dối trá làm đảo lộn hết thẩy…Tôi có ấn tượng về một con người đang bị đe dọa mạng sống…Tôi không biết chúng ta thực sự có trách nhiệm về điều này không.” Mối đe dọa ở đây qua lời thuật của Trần Đức Thảo là việc ông bị đưa ra kỷ luật trước một tòa án của những cán bộ trong Đảng Cộng sản Pháp: “Tôi bị kết án và bị loại ra khỏi đảng như một kẻ phản bội…Và mới nhận được bản án thì đồng thời cũng nhận được thư ở Việt Nam qua cho hay bị tịch biên tài sản và cho tôi biết tôi là một người không được ân sủng nữa. Tôi bị đẩy ra ngoài đường, không tiền bạc, chỗ dựa và bị lưu đày lại Pháp cho đến hết đời.”[viii]
Đến lý giải phân tâm học qua thông diễn: Khi đi tìm hiểu học thuyết Freud, Ricoeur có một quan hệ xấu với một nhà phân tâm học đương đại, Jacques Lacan. Cuộc tranh biện này gây nhiều ngờ vực. Trước hết, Ricoeur tiếp cận với Freud là nhờ vị giáo sư triết đầu tiên của ông, Roland Dalbiez vốn là người chuyên khảo về Freud (ông có một công trình nhan đề La Méthode psychanalytique et la doctrine freudienne, 1936) tuy khi khai triển lý giải Freud, Ricoeur có một quan điểm ngược với Dalbiez ở chỗ: trong khi Dalbiez quan niệm công trình của Freud là một lịch sử phân tích sâu sắc nhất về những nhân tố kém nhân tính nơi con người thì Ricoeur lại chủ trương phân tâm học là một lý giải về văn hóa, bởi ông quan tâm đến cấu trúc trong diễn ngôn của Freud. Điểm này liên hệ trực tiếp đến dòng tư tưởng hình thành nơi ông, nhịp nối giữa triết học và phân tâm học, hiện tượng luận và thông diễn học. Thật sự, từ nguyên ủy, hiện tượng luận xây dựng trên cơ sở ý thức, thật tương phản với phân tâm học. Làm sao để nối kết Husserl với Freud. Về mặt nhận thức, lý giải trong phân tâm học thế nào? Về mặt triết học phản tỉnh, cái bản ngã nào đưa tới nhận thức bản ngã? Về mặt biện chứng, lý giải văn hóa của Freud có loại trừ những lý giải khác? Nếu không thì lý tắc của tư tưởng ra sao để không rơi vào chỗ chiết trung? Những câu hỏi này hình thành ra tác phẩm Lý giải, luận về Freud,[ix] khởi nguồn từ những bài giảng tại Đại học Yale vào mùa thu năm 1961 và tám bài giảng ở Louvain vào mùa thu năm sau. Ricoeur khẳng định quyển sách này chỉ bàn về Freud, không bàn về phân tâm học và ông cũng không phải là một nhà phân tâm học.Hiển nhiên không có kinh nghiệm về phân tâm cũng như xem xét những trường phái hậu Freud (như Adler, Jung, Katren Horney, Klein, Lacan v.v..). Như tôi nói đến ở trên, lý giải phân tâm học của Ricoeur có những điểm tương đồng với Lacan và Antoine Vergote về chức năng và trường ngôn ngữ chỉ có thể giải mã qua những hiện tượng tâm thần, giấc mộng v.v... Ricoeur có vẻ đồng ý với Vergote khi coi Husserl và Freud đã kế thừa khái niệm định ý/intention của Franz Brentano cũng như nhận xét của Vergote là “Freud đã phát hiện tâm linh được xác định nhờ ý nghĩa và ý nghĩa này mang tính năng động và lịch sử”.[x] Cho nên mặc dầu đề cao vai trò ngôn ngữ, song quan điểm của Ricoeur khác hẳn với Lacan (những người viết tiểu sử về Lacan và Ricoeur thường đề cập đến sự xung đột của họ qua thái độ của Lacan, khi ông này cho rằng Ricoeur đã vay mượn ý tưởng của ông viết về tâm phân học) vì cũng như Vergote và Laplanche, Ricoeur chú ý mặt năng lực mà Lacan không nói đến, và coi vô thức là điều kiện của ngôn ngữ, không phải do ngôn ngữ cấu trúc ra. Mặt khác khi nghiên cứu học thuyết Freud mà vô thức có vai trò chủ chốt, Ricoeur nhận ra trên bình diện thông diễn, lý giải là một thao tác của ngờ vực. Ba khuôn mặt lớn của tư tưởng thế kỷ XX , “ba người thày, xem ra loại trừ lẫn nhau, thống trị trường phái ngờ vực này là Marx, Nietzsche và Freud.”[xi] Tại sao những nhà tư tưởng này gây ấn tượng cho Ricoeur? Ông nhìn thấy ở họ một ý định chung, đó là coi toàn bộ ý thức sơ khởi như một “ngụy thức”. Họ đặt lại vấn đề nghi hoặc ngay trong cốt lõi chủ nghĩa Descartes, vì trong khi những người theo học thuyết Descartes coi mọi sự đều có thể ngờ vực vì chúng không phải như đang thấy song họ không thể ngờ vực ý thức như đang thấy, mà trong ý thức, ý nghĩa và ý thức về ý nghĩa trùng hợp. Nhưng khởi từ Marx, Nietzsche và Freud, sau khi ngờ vực mọi vật, người ta bắt đầu ngờ vực ý thức. Tuy nhiên họ không là những người của chủ nghĩa hoài nghi (scepticisme), theo Ricoeur, họ đều nhìn thấy rõ viễn tượng của một chân trời mới của Chân lý, không phải nhờ vào những phương tiện của phê phán hủy triệt, mà là phát minh ra một nghệ thuật thông diễn: “Đối với Marx, Nietzsche và Freud, phạm trù cơ bản của ý thức là mối quan hệ ẩn-hiện, dấu-mở…Điều chủ yếu là cả ba với những phương tiện trong tay, chống lại những tư kiến của thời đại, sáng tạo ra một khoa học gián tiếp về ý nghĩa, không giản lược vào ý thức trực tiếp về ý nghĩa.” Điểm đặc sắc nổi bật của những nhà tư tưởng này liên quan tới quá trình ngụy thức và phương pháp giải mã, ở Freud là những giấc mộng và những hiện tượng thác loạn thần kinh, ở Marx là những hệ tư tưởng trong những hạn chế của tha hoá kinh tế, ở Nietzsche là việc đánh giá và đảo hoán giá trị,tìm then khoá của mặt mạnh và yếu trong ý chí tiến tới quyền lực. Điểm hội tụ của ba nguồn tư tưởng này là giải hoặc lừa phỉnh/démystification, khởi sự với ngờ vực về những ảo tưởng của ý thức. Thủ tục giải hoặc ấy có thể minh giải, như David Stewart đã thực hiện trong việc đi tìm và giải thích ý nghĩa thực của tôn giáo qua việc loại trừ ý nghĩa giả.[xii] Ở Marx, tôn giáo không phải trụ nơi những vấn đề về giải thoát và siêu việt, mà chức năng thực của nó là làm cho bay bổng lên khỏi cái thực tại của những điều kiện lao động phi nhân và làm cho con ngưiời chịu đựng sự lầm than của đời sống. Marx coi tôn giáo là thuốc phiện của con người. Ở Nietzsche, mục đích thực của tôn giáo là nâng cao cái yếu lên tầm mạnh, tạo sự ươn hèn khả kính, khiến cho đời sống lụy vào đạo đức nô lệ khi đề cao những phẩm hạnh như khiêm cung, bác ái. Nietzsche coi tôn giáo là chỗ ẩn trú của kẻ yếu. Ở Freud, phân tích tôn giáo cũng trong phương thức khai mở cái thực với cái giả,khi quan niệm tôn giáo là nguồn công chính của niềm tin và an ủi trước những khó khăn của đời sống, thực ra chỉ là ảo tưởng về một thượng đế. Từ góc nhìn của một thông diễn học ngờ vực, có thể rọi chiếu ánh sáng vào những hiện tượng thời đại cụ thể: những hành vi bạo động (khủng bố, ôm bom tự sát, ám sát v.v..) không phải biểu tỏ sức mạnh mà chỉ là sự yếu đuối trước sức mạnh của quyền lực.[xiii]
Phủ nhận chủ nghĩa, trở lại con người: Paul Ricoeur vẫn được coi là người tham gia phong trào duy nhân (personnaliste) mà cơ sở chủ yếu là tạp chí Esprit, đại biểu cho một khuynh hướng xã hội Thiên chúa giáo, trong khi ông theo đạo Tin lành. Nếu căn cứ vào lời Jean Lacroix thì lãnh tụ của phong trào này là E. Mounier nhận xét Ricoeur là người nổi bật trong số những triết gia trẻ của phong trào thời bấy giờ. Ricoeur cũng xác nhận sự gia nhập phong trào này vì Mounier đi tìm một nhà lý luận sáng giá cho phong trào. Trong bài viết Emmanuel Mounier: một triết học duy nhân[xiv] trong số báo cuối năm, đánh dấu năm mất của Mounier, Ricoeur đã viết một tiểu luận rất sâu sắc chứng tỏ ông nắm vững cơ sở và tinh thần của phong trào này, cũng như tư tưởng Mounier. Sự xuất hiện tạp chí Esprit trên diễn đàn trí thức Pháp vào năm 1932 đánh dấu một khúc quanh mới trong tư tưởng Pháp, đó là phản ứng phê phán triết học đóng khung trong khuôn khổ Đại học: mặt mạnh của triết học này là đặt những vấn đề phương pháp, những nghiên cứu và tra vấn tiên khởi về “chân lý đầu tiên”, “khởi điểm” và ứng xử của diễn ngôn (có thể nói mặt mạnh này vẫn được những thế hệ triết học về sau kế thừa), song mặt yếu của nó là xu hướng đặt để những vấn đề bên lề cuộc sống, lịch sử và tạo ra một cuộc sống, một lịch sử riêng kỳ cùng thì hoàn toàn phi thực. Khi thành lập Esprit làm cơ sở cho phong trào duy nhân, Mounier đã đi vào con đường thử thách xây dựng một triết học ngoài đại học, như Ricoeur nhận xét: “Chủ nghĩa duy nhân từ nguyên ủy là một khoa sư phạm về đời sống cộng đồng gắn liền với sự thức tỉnh con người”.[xv] Ông cũng nhấn mạnh đến tĩnh từ duy nhân ở đây trước tiên để chỉ một nền văn minh, một nhiệm vụ văn minh đối diện với cuộc khủng hoảng về chính trị và tinh thần bùng nổ ở châu Âu lúc bấy giờ. Tuy không nhắc ra những khuôn mặt tư tưởng chủ đạo như Marx, Nietzsche và Freud như trong tác phẩm Luận về lý giải (1965), Ricoeur chỉ ra sự ngờ vực về mặt phương pháp (doute méthodique) mang tính cách lịch sử và văn hóa trụ trong những suy tưởng của Mounier, cũng như toan tính giải hoặc sự lừa phỉnh của một xu hướng tai họa luận (catastrophisme) mà giáo quyền (spirituels) đang tuyên giảng. Những bài viết của Mounier dẫn tới một thứ giống như “phân tâm học xã hội” để giải hoặc những nỗi sợ hãi trong phản ứng của xu hướng chống kỹ thuật, cũng như cái khuôn mặt phi nhân (le “On”/das Man) của phi nhân hóa tập thể dẫn đến một nỗi sợ thực của bản ngã (vraie peur de soi). Ricoeur là người nắm vững tinh thần tác phẩm lớn Khảo về tính (Traité du caractère, 1946) của Mounier trong nhận xét mục tiêu của quyển sách này là xét cái khả năng lĩnh hội được khái niệm về con người bên cạnh nhận thức khách quan, cái tinh túy trong tác phẩm này ở chỗ chỉ ra “con người chắc chắn vượt lên mục tiêu, nhưng trước hết thu tập và thâu tóm nó”.[xvi] Chủ nghĩa duy nhân có ưu thế so với khả năng phê phán của những chủ nghĩa hiện sinh ở chỗ động viên hành động hơn là minh giải những ý nghĩa, chỉ định những cấu trúc và tìm nơi nhân vị phương thức thuần nhân tính của hiện sinh. Nó cũng chỉ ra những khả năng tiếp nhận, tặng dữ,hưu giãn là những nhân tố cấu thành của hữu thể mà chủ nghĩa hiện sinh không biết đến, ngay quan niệm tự do cũng đặt định trong cấu trúc toàn diện của nhân vị, không những dưới những điều kiện mà còn nhận biết những giá trị đã tạo ra nhân phẩm, quan niệm “tự do của tôi là tự do của con người trong vị trí nhất định mà còn phải được đánh giá” của Mounier, theo Ricoeur gần gũi với những Max Scheler,Nicolai Hartmann, Martin Buber và G. Marcel trên bình diện cụ thể của triết học giá trị. Ba mươi ba năm sau (1983), trong một bài viết với nhan đề khá khích động: Chủ nghĩa duy nhân chết, con người trở lại…[xvii] Ricoeur nhìn lại chủ nghĩa duy nhân và tác phẩm Mounier với một nhận định là người sáng lập ra phong trào Esprit có một chọn lựa không may trong việc dùng từ chủ nghĩa (-isme) để đua tranh với những chủ nghĩa khác, trải qua bao thế hệ ngày nay như những bóng ma khái niệm. Cái ý tưởng ba hệ tư tưởng :”chủ nghĩa duy nhân , chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Mác” đánh dấu một thời đại chỉ là bộ mặt ảo tưởng,vì thực sự chúng chỉ là những dị bản của cùng một chủ nghĩa nhân bản. Dường như chính Mounier đã ý thức điều đó khi viết: “Chúng ta không ngưng thoát ra những giá trị của những ngộ nhận và những tồn tại xã hội học đã trung lập hóa chúng trên những nẻo đường về tương lai, dưới chiêu bài là bảo vệ chúng”.[xviii]
Không xét đến sự phong phú về mặt chính trị,kinh tế và xã hội của ý tưởng nhân vị, Ricoeur nghĩ chỉ nói đến một vấn đề duy nhất là vấn đề bảo vệ những quyền của con người, quyền của những tù nhân, hay những trường hợp lương tâm khác nhau đặt ra trong việc thi hành luật dẫn độ cũng chỉ ra là làm sao có thể tranh luận những trường hợp này mà không tham chiếu nhân vị. Nhưng điều quan trọng chính là biện luận triết học: trở lại con người vẫn là ứng viên tốt hơn để hỗ trợ những cuộc chiến pháp lý,chính trị,kinh tế và xã hội, so với những thực thể khác như “ý thức”, “chủ thể”, “bản ngã”, vì con người vẫn là một khái niệm tồn tại và phục hoạt. Nhưng làm thế nào khi nói về nhân vị mà không có hỗ trợ của chủ nghĩa duy nhân? Ricoeur chỉ ra ở đây một khái niệm mượn từ Eùric Weil[xix] là mọi phạm trù mới đều nẩy sinh từ những thái độ rút ra từ cuộc sống. Nhân vị chính là trung tâm điểm (foyer) của “thái độ” có thể tương ứng với những phạm trù gia bột và khác biệt, theo một quan niệm mà người ta làm công việc tư duy xứng đáng được gọi là triết lý. Từ thái độ-nhân vị, hay trong thông diễn học có thể gọi là lãnh hội thường nhật, bao dung những tiêu chí khủng hoảng, nhập cuộc, như một nhà tư tưởng khác của phong trào Esprit, Paul-Louis Landsberg đã chỉ ra, và những hệ luận như trung tín trong thời gian với một chính nghĩa tối cao, tiếp nhận tha thể và khu biệt trong sự đồng nhất nơi con người. Những công trình đào sâu ngôn ngữ,hành động và truyện kể trong những tác phẩm đồ sộ của Ricoeur cũng như những nghiên cứu đương đại theo ông có thể đem lại cho việc xây dựng đạo đức của con người một nền móng, cơ sở có thể so sánh với công trình khai phá của Mounier trong tác phẩm Khảo về tính. Trong một bài viết 7 năm sau bài kể trên, với nhan đề Những tiếp cận nhân vị[xx] Ricoeur lại tiếp tục những suy nghĩ ông coi như tiếp nối công trình của Mounier, liên hệ đến ngôn ngữ,hành động, truyện kể, đời sống đạo đức hay có thể gọi là con người nói, con người cử hoạt, con người thuyết thoại và nhân vật trong truyện kể đời mình, và sau cùng là con người có trách nhiệm[xxi] là những địa tằng cấu thành nhân vị. Những suy tưởng về ước nguyện một đời sống hoàn tất – với và vì tha nhân – trong những định chế công lý, tôn trọng bản ngã và ân cần đối với tha nhân, phát hiện ra một biện chứng triệt để nhất về đạo lý/ethos ngõ hầu tìm ra giây liên lạc chỉ đạo trong thám hiểm những tầng khác của việc cấu thành con người. Đó chính là thông điệp của Ricoeur, tiếp nối truyền thống triết học Pháp, song mở ra đối thoại với những nguồn tư tưởng khác của thời đại.



[i] Xuất bản năm 1947 nhan đề Karl Jaspers et la philosophie de l’existence, Editions du Seuil, 1947.
[ii] X. Paul Ricoeur, La critique et la conviction, Entretien avec F. Azouvi et Marc de Launay, Calmann-Lévy, 1995. Quyển sách này cùng với một tác phẩm khác nhan đề Réflexion faite :autobiographie intellectuelle, Esprit, 1995 có thể coi như tự truyện về Ricoeur.
[iii] Philosophie de la volonté gồm I. Le Volontaire et l’Involontaire (1950), II. Finitude et culpabilité (1. L’Homme faillible ; 2. La symbolique du mal, 1960).
[iv] Những bài viết này đã được biên tập và dịch sang tiếng Anh trong sách Husserl, An Analysis of His Phenomenology, 1967.
[v] Huyền nhiệm (mystère) đối lập với vấn tính (problématique) trong cơ sở tư tưởng của Gabriel Marcel, người đã có ảnh hưởng nhiều trong bước đầu vào con đường triết học của Ricoeur. Trong những năm 1934-35, ông đã tham gia vào những chiều ‘thứ sáu’ ở nhà Marcel. Ngoài quyển sách viết chung với Dufrenne về Jaspers, Ricoeur còn viết một quyển sách khác đối chiếu tư tưởng hiện sinh của G. Marcel và K. Jaspers, vì nhờ đọc hai bài viết của Marcel mà Ricoeur khám phá ra Jaspers. (X. G. Marcel et K. Jaspers, 1947). Trong luận án L’existence d’autrui et la fidélité dans l’oeuvre de G. Marcel (1967), tôi cho rằng sức căng giữa huyền nhiệm và vấn tính dựa trên sức nặng của hữu thể mà Marcel quan niệm thiếu sót nơi vấn tính.
[vi] Xem bài viết Phénoménologie et herméneutique: en venant de Husserl, in lần đầu trong Phänomenologische Forschungen, 1975 , E.W.Orth biên tập.
[vii] Ricoeur dịch từ tiếng Đức Sprachlichkeit thành điều kiện ngôn ngữ (condition langagière), X. Du texte à l’action, 1986.
[viii] Dẫn theo F. Dosse, Paul Ricoeur, Les sens d’une vie, 1997.
[ix] Ricoeur, De l’interprétation. Essai sur Freud, 1965.
[x] “Freud a découvert que le psychisme se définit par le sens, et que ce sens est dynamique et historique.” Vergote, L’Intérêt philosophique de la psychanalyse freudienne, Archives de philosophie (Jan-Feb, 1958). Ricoeur dẫn trong sách nói trên.
[xi] Ricoeur, sdt.
[xii] X. David Stewart, The Hermeneutics of Suspicion, trong Journal of Literature and Theology, 1989.
[xiii] Những hành động gọi là “khủng bố” diễn ra trên thế giới ngày nay bày ra cái yếu của tôn giáo. Việc ôm bom tự sát, lái xe bom tự sát, ám sát, bắt cóc v.v…biểu tỏ phản ứng ngờ vực (xung đột giữa hệ phái sunni và shi’ite). Tôi không nghĩ những hành động tự sát cùng với cái chết của những người khác (khác hệ phái) là do cuồng tín vào một ‘thiên đường’ (ở đó người ta nằm dài trên tràng kỷ lót châu báu,có những thiên thần và trinh nữ/houris vây quanh) do sự giải thích sơ thiểu giáo lý mà ra. Ngoài những hiện tượng này, những hành động như trong thời chiến, đặc công du kích ám sát xã trưởng (là những viên chức thấp hèn nhất trong guồng máy chính quyền), như trong xã hội Mỹ hiện tại, cướp vặt xông vào một cửa tiệm thực phẩm bách hóa giết người để đoạt chừng vài trăm bạc (trong khi phải ở tầm cỡ mafia mới có thể diện kiến tỉ phú cỡ Bill Gates) v.v.. đều biểu tỏ cái yếu trong một thời đại của ngờ vực, phi lý.
[xiv] Emmanuel Mounier: une philosophie personnaliste (tháng 12-1950).
[xv] Bài dẫn trên, in lại trong Histoire et vérité, 1955. Tư tưởng Mounier vào thời kỳ đầu này dàn trải qua những bài viết về Cách mạng duy nhân và cộng đồng, Tuyên ngôn phục vụ chủ nghĩa duy nhân, Chủ nghĩa duy nhân và thiên chúa giáo, Từ sở hữu tư bản chủ nghĩa đến sở hữu thuộc về con người, Vô chính phủ và chủ nghĩa duy nhân (in lại trong Toàn bộ tác phẩm, t. I, Ed. du Seuil). Tư tưởng duy nhân du nhập vào miền Nam sau năm 1954 với tiêu đề “nhân vị cộng đồng”, cũng giống như tư tưởng Mác-Lê du nhập vào miền Bắc trở nên hủ hóa. Tôi gọi đó là những tư tưởng bất toàn.
[xvi] La personne transcende certes l’objectif, mais d’abord le rassemble et le somme.
[xvii] Meurt le personnalisme, revient la personne…đăng trong Esprit, janvier 1983, in lại trong Lectures 2.
[xviii] Ricoeur trích dẫn Qu’est-ce que le personnalisme,1946 của Mounier.
[xix] Eric Weil, Logique de la philosophie, 1950.
[xx] Approches de la personne đăng trong Esprit, mars-avril 1990, in lại trong Lectures 2.
[xxi] Những nghiên cứu về mặt này trong nhiều tác phẩm của Ricoeur như: Temps et Récit 1,2,3 ; Du texte à l’action ; Soi-même comme un autre ; Lectures 1,2,3 ; La mémoire,l’histoire,l’oubli ; L’Idéologie et l’Utopie ;Le Juste ; Amour et Justice v.v..

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * TỰ DO TÔN GIÁO

TỰ DO TÔN GIÁO
“ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA“

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


Nhân danh Cách Mạng vô sản, Đảng Cộng sản tự cho mình cái quyền Lãnh đạo Đất Nước độc đảng. Cách Mạng vô sản, khi Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, thì Đảng Cộng sản lại bịa ra “Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa“ để lấy cớ giữ độc quyền lãnh đạo cho Đảng mình. Nào là Kinh tế Tự do Thị trường “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa“ ! Nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa như thế nào rõ rệt, thì chính Bộ Chính trị Đảng cũng chẳng biết mô tê nào mà nói rõ cho Dân.
Kinh tế Chỉ huy Tập quyền đã thất bại, đưa đến nghèo đói và là lý do nội tại làm sụp đổ cả Đế quốc Cộng sản. Việt Nam buộc phải tuyên bố cởi mở, đổi mới, đi theo Kinh tế Tự do Thị trường, nhưng cố níu lấy mấy chữ “định hướng xã hội chủ nghĩa“ để lấy lý do giữ quyền cho Đảng như tiên phong làm Cách Mạng “ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA“, nghĩa là dành quyền độc tài cho Đảng mình.
Ngày 21.06.2005, PHAN VĂN KHẢI qua Mỹ gặp Tổng Thống Hoa kỳ để van xin sự hỗ trợ, nhất là về Kinh tế, Thương Mại. TT BUSH nhấn mạnh đến vấn đề Tự do Tôn giáo như cái giá mà Việt Nam phải trả để có sự hỗ trợ. Tôi đã viết nhiều về cái giá này và nhìn thấy rằng phía Đảng CSVN tìm cách gài lừa trong cái giá mà Việt Nam phải trả để có sự hỗ trợ của Mỹ. Có lẽ điều gài lừa tổng quát mà Cộng sản cố chấp gân cổ rêu rao, đó là những chữ “Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa“, nghĩa là Tự do Tôn Giáo “định hướng xã hội chủ nghĩa“. Họ trả giá Tự do Tôn giáo, nhưng phải ở trong cái “định hướng xã hội chủ nghĩa“ mà Đảng Cộng sản dành độc quyền làm cuộc Cách Mạng trống rỗng ấy.
VIỆC GIA TĂNG ĐÀN ÁP TÔN GIÁO
Trong thời gian gần đây, sau cuộc hứa hẹn cái giá Tự do Tôn Giáo với Hoa kỳ, Cộng sản Việt Nam gia tăng những vụ đàn áp Tôn giáo: đối với Phật Giáo Hòa Hảo, đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đối với các Giáo Hội Tin Lành Tại gia.
Nhà Thờ của Giáo Hội Mennonite bị giật sập. Các nơi thờ tự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị kiểm soát và bao vậy chặt chẽ hơn. Nhưng cuộc đàn áp cay nghiệt hơn cả là đối với Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang. Sự cay nghiệt đến nỗi có nhiều Chức sắc và Tín đồ tự thiêu.
Những vụ đàn áp này đã gây phản ứng khá mạnh trong giới Truyền thông Quốc tế và tạo những Phản ứng Lên tiếng mạnh trong các Đoàn thể Đấu tranh Hải ngoại. Ngay cả tại Quốc nội, một số Nhà Đấu tranh cho Tôn giáo cũng đã can đảm, khảng khái lên tiếng chống lại những hành động đàn áp ấy.
Sứ quán Hoa kỳ tại Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn cũng đều biết đến những đàn áp cay nghiệt này. Tất nhiên TT.BUSH cũng phải biết tới.
Điều trái ngược: một đàng Cộng sản hứa cho Tự do Tôn Giáo như một cái giá để có sự hỗ trợ của Hoa kỳ, một đàng họ gia tăng đàn áp Tôn giáo.
LÝ DO CỦA ĐIỀU TRÁI NGƯỢC:
GIA TĂNG ĐÀN ÁP TÔN GIÁO ?
Chúng tôi muốn tìm hiểu đâu là những lý do cho hành động trái ngược này. Thực vậy, để có được sự hỗ trợ của Mỹ như hỗ trợ cho Việt Nam vào OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế), Phan Văn Khải hứa nới rộng Tự do Tôn giáo. Việc này, trước khi qua Hoa kỳ gặp Tổng Thống Mỹ, Nhà Nước Việt Nam đã thực hiện một số vụ chứng tỏ việc nới rộng Tự do Tôn Giáo như thả Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Linh mục Nguyễn Văn Lý chẳng hạn. Nhưng sau khi Phan Văn Khải qua Mỹ hứa hẹn và trở về, thì tại sao lại có sự gia tăng đàn áp Tôn Giáo. Đâu là những điều trái ngược trong những sự việc này ?
Sau đây là những lý do mà chúng tôi giả thiết. Mong quý độc giả nghĩ thêm về những giả thiết này.
Tranh chấp quyền hành nội bộ
Sau khi Phan Văn Khải qua Mỹ hứa hẹn Tự do Tôn giáo, thì Trần Đức Lương qua Trung Cộng. Phan Văn Khải thuộc nhóm thân Mỹ, Trần Đức Lương thuộc nhóm thân Trung Cộng. Nếu để Phan Văn Khải yên lành làm theo lời hứa Tự do Tôn giáo, thì nhóm Phan Văn Khải thắng thế trong kỳ Đại Hội Đảng sắp tới. Khi Trần Đức Lương qua Trung Cộng, biết đâu nhận chỉ thị của quan thầy là phải làm giảm thế lực của nhóm Phan Văn Khải và dằn mặt Mỹ muốn đặt tầm ảnh hưởng tại Việt Nam. Việc gia tăng đàn áp Tôn giáo, chống lại lời hứa của Khải, là việc tranh chấp nội bộ của Đảng giữa nhóm thân Trung Cộng (Trần Đức Lương) và nhóm thân Mỹ (Phan Văn Khải). Nạn nhân của chính trị nội bộ Đảng là dân lành Việt Nam vậy.
Tiến lên để lùi là vừa
Cái lý do giả thiết này cũng có thể là của cả các nhóm trên chủ trương. Đảng Cộng sản biết rằng họ buộc phải trả cái giá Tự do Tôn giáo để có thể nhận được hỗ trợ của Hoa kỳ vô cùng thiết cần cho chế độ, nhất là về Kinh tế, Thương mại. Đảng bắt đầu tính toán rằng nếu cho Tự do Tôn giáo đúng như Hoa kỳ đòi hỏi, thì Lực lượng Tôn giáo có thể lan sang đấu tranh cho Nhân quyền, cho Dân chủ và như vậy Quyền hành độc tài Cộng sản bị đe dọa. Ai cũng biết rằng Cộng sản thường áp dụng chiến lược “Tiến lên rồi Lùi là vừa“. Tỉ dụ Cộng sản cứ bắt bừa, kết án độc đoán, bỏ tù người ta, rồi sau đó giảm án, thả tù... để lấy tiếng là nhân đạo, là cho Tự do...Tỉ dụ trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý. Khi họ biết là sẽ phải trả cái giá Tự do Tôn giáo, thì bây họ gia tăng đàn áp Tôn giáo để rồi Hoa kỳ phản ứng, đòi hỏi, họ tuyên bố cho Tự do Tôn giáo, nhưng chỉ lùi lại cái mức ngày hôm nay. Đây là thủ đoạn ma giáo đánh lừa của Cộng sản.
Phản ứng lại khởi điểm của
Tiến trình Dân chủ hóa
Ngày Lễ Quốc Khánh của Hoa kỳ, Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài gòn mờiø những nhà Đối Kháng, trong đó có những Vị Tranh đấu cho Tự do Tôn giáo. Chúng tôi coi đây là khởi điểm cho một Tiến trình Dân chủ hóa tại Việt Nam. Một tiến trình Dân chủ hóa cần phải có Lực lượng Nhân dân. Những Nhà Đối Kháng tại quốc nội và Đảng Cộng sản đều biết rằng Lực lượng Nhân dân đối kháng ấy sẽ đến trước tiên từ Tín hữu các Tôn giáo. Một số Lãnh đạo Tôn giáo cùng với những Nhà đấu tranh cho Dân chủ có lẽ đã ra mặt vận động công việc này. Tỉ dụ Cụ Lê Quang Liêm, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nhẫn, một số Thượng tọa gia tăng trả lời những cuộc Phỏng vấn của nước ngoài, nghĩa là cuộc đấu tranh ở quốc nội bắt đầu thế động. Việc gia tăng đàn áp của Cộng sản đối với Tôn giáo có thể hiểu như việc phản ứng lại thế động khởi điểm này. Trong giả thiết ấy, chúng ta phải triệt để đấu tranh ủng hộ thế động của những Vị Lãnh đạo Tôn giáo chân chính và những nhà Đấu tranh cho Dân chủ tại Quê Hương để mau tiến đến một Lực lượng Nhân dân đối lập với độc tài. “Tự do phải mua bằng giá mắc mới có“. Xin một số người đừng thấy Cộng sản hù một cái là co vòi ngồi rúm lại để mơ Cộng sản thương hại mà cho Tự do. Xin cũng ý thức rằng đàn áp cũng là cái mầm tạo hăng say và bắt đầu những cuộc Cách Mạng.
Cố thủ nắm độc quyền hay là
Tự do Tôn giáo “định hướng xã hội chủ nghĩa“
Đây là cái chủ trương cố hữu của Đảng CSVN đã bao chục năm nay. Đây là cái lý do đàn áp hiện nay mà toàn Đảng chủ trương.
Đảng CSVN sợ những tập họp Dân chúng bởi lẽ những Tập họp này có khả năng chống lại độc tài. Tôn giáo là Tập họp Dân chúng được nuôi dưỡng và bảo vệ bằng lòng Tin thiêng liêng vào đời sau. Khi có lòng tin thiêng liêng vào đời sau thì cuộc sống thân xác hiện tại có thể được mỗi cá nhân coi nhẹ, nghĩa là Tín hữu có thể chết về thân xác nếu lòng Tin thiêng liêng về đời sau bị cấm cản, chà đạp.
Cộng sản, ngay cả ở thời kỳ thịnh nhất của chế độ, đã tìm mọi cách tiêu diệt Tôn giáo, nhưng họ đã thất bại. Vì vậy họ chuyển sang chiến thuật khắc phục Tôn giáo bằng những biện pháp như:
=> Cho những thành phần giáo gian quốc doanh len lỏi vào hàng ngũ Lãnh đạo Tôn giáo để chia rẽ, làm cho hàng Lãnh đạo không thể có một tiếng nói chung khả dĩ nói lên những sự thật phũ phàng mà chế độ khủng bố Dân chúng. Tỉ dụ thời kỳ yên tiếng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
=> Tạo ra những Giáo Hội quốc doanh song hành. Xử dụng những Giáo Hội quốc doanh này để chia rẽ Tín hữu. Tỉ dụ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để chống lại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tỉ dụ Tổng Liên Hội Tin Lành Miền Nam để nghe theo Đảng, chia rẽ Tín đồ Tin Lành, chống lại các Giáo Hội Tin Lành thầm lặng tại gia.
=> Quản chế, bao vây, ngăn cản, kềm kẹp, đàn áp những Lãnh đạo Tôn giáo không làm theo hướng Chính trị của Đảng. Đó là những trường hợp của Hoà thượng Thích Quảng Độ, Cụ Lê Quang Liêm, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Hồng Quang... Cấm đoán sinh hoạt của những Giáo Hội do các Lãnh đạo chân chính này điều hành.
=> Cho một số ngợm giáo gian quốc doanh, nhân danh Tôn giáo, tổ chức những Đoàn thể Tín hữu đứng trong Mặt Trận Tổ Quốc dưới sự điều hành của Đảng.
Tất cả những việc làm trên đây của Đảng là nhằm mục đích diệt trừ đối kháng để Đảng giữ độc quyền thi hành Chính trị độc tài.
Ngày nay, trong thế bí của chế độ, nhất là về Kinh tế, Tài chánh, Thương mại, Đảng phải van lậy Hoa kỳ. Hoa kỳ đặt cái giá Tự do Tôn giáo. Đảng biết rằng phải trả cái giá ấy nếu muốn có hỗ trợ của Mỹ. Nhưng Đảng không thể bỏ chủ trương nắm quyền độc tài cho Đảng. Trong chủ trương như vậy và vẫn cố thủ muốn nắm độc quyền cai trị, nên:
@ Đảng phải tìm cách làm giảm tầm ảnh hưởng của những Lãnh đạo chân chính, đàn áp những Giáo Hội không theo họ. Có lẽ đây là lý do mà Cộng sản gia tăng đàn áp lúc này vì họ muốn trừ hậu họa khi mà họ buộc phải trả giá Tự do Tôn giáo theo yêu cầu của Mỹ.
@ Khi mà họ cho Tự do Tôn giáo, thì lúc ấy là Tự do Tôn giáo cho những thành Lãnh đạo ngợm giáo gian quốc doanh và cho những Giáo Hội do họ điều khiển hoặc Giáo hội nào mà hàng Lãnh đạo nhắc cho Giáo dân rằng:“Tôn giáo không làm Chính trị“.

Tóm lại, Đảng sẽ trả cái giá Tự do Tôn giáo mà Hoa kỳ đòi hỏi, nhưng đó là Tự do Tôn giáo “Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa“ mà Đảng tự nhận mình là nhóm Lãnh đạo độc quyền và Tiên phong thực hiện “Đinh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa“.

“ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA“, những tiếng trống rỗng mà chính Đảng CSVN và Hoa kỳ cũng chẳng hiểu đó là gì.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế.

THI VŨ * MÙA HÈ

Thi VũMùa hè săn đuổi
Không có tiếng ve sầu, nhưng vẫn rền giọng ve kêu. Không hàng phượng đỏ rực, mùa hè vẫn âm ỉ chói nhói qua tim.
Quá khứ thường dội về bằng âm và màu. Dù mùa hè còn nước và dòng sông chảy không vang. Với hương ngát không ngân, như hương sen trên dãy hào bao quanh hoàng cung.
Từ bờ cao trường thành nhìn xuống mặt sau đường Paul Bert đang lung linh mù biệt dưới cơn nắng hạ. Hào sen rực rỡ. Bao đóm hồng chúm hay nở toả, nhoi vút giữa các dĩa lá lục ngọc chen sắc bạc. Xối vào cơn nắng chát và gắt, chút hương sen lung linh. Trưa đậm đặc. Vào lúc này, không gian chỉ hiển hiện trên những cánh chuồn chuồn rù rì di động theo chấm màu đỏ ối, xanh biếc, tím than hay lục non. Không gian chúc đầu trốn chạy vào con nước trên sông, để lại những đám mây trắng tốc, trấn đóng trên nền trời xanh biếc đứt hơi.
Không gian của ta bây giờ không còn sông, không hương. Chúng ta nhập tịch nơi không gian đá gạch cõi Tây du lam lũ. Còn sót chăng, vài niệm tình hay ký vãng đánh mốc dặm về chốn cũ xa xôi.
Không gian lòng người, giờ đây cũng tiêu điều, chật hẹp. Gặp gỡ và chuyện trò với số đông, ta như nhà tu bất bạo bị kéo vào tham dự cuộc săn bắn. Bao là kẻ sống suốt đời vẫn chưa hoàn thành sự nghiệp mơ ước hay thành quả đạo đức. Họ cần nói cho hả. Và rất cần có người nghe biểu đồng tình. Họ đem ước mơ làm thực tại, trao mơ ước ấy cho ta, bắt ta sống thay họ. Mỗi người là một ông thầy đời. Họ không tìm hiểu vì sao họ thất bại. Chẳng muốn nhúng tay vào bất cứ gì, nhưng họ dạy ta cách phải làm để thành công. Phải... Phải... Phải thế này phải thế nọ. Duy chuyện biến ngôn ngữ, ý nghĩ ra hành động cứu đời thì họ xin thôi. Ngôn ngữ thặng dư sau mươi cốc la de, cognac, sau bữa ăn thịnh soạn, ê hề. Ngôn ngữ ựa. Không phải tiếng lòng nghìn lửa bốc. Không là tiếng suối kéo nước đi. Mỗi người là một thợ săn chạy đuổi con mồi vô vọng. Chạy đuổi từ tấm bé đến già nua, bám riết con mồi nhưng vẫn không bắn trúng. Mải miết, gầm ghè. Người đọc tôi có cảm giác này chăng khi chuyện vãn với thiên hạ ?
Ta ngồi đấy nghe câu chuyện bất tận. Rồi thôi. Người nói nói liên lỉ nơi lòng họ đêm này sang ngày khác suốt năm. Gặp được ta, lời thầm liền bắt tiếng, vang lên như guốc khuya gõ trên hè phố. Người nói không cần người nghe. Bởi người nói đuổi theo con thú trong rừng ảo giác mà y tin có thật. Tuy y vẫn cần ta hiện diện, để độc thoại mang ý nghĩa đối thoại. Y muốn trao-nhưng-không-cho sang kẻ khác món gia bảo cồng kềnh y mang vác, chạy đuổi từ ấu thời. Y cần ta như cần gốc cây, hốc đá, phong cảnh, để cuộc săn thêm chướng ngại và hào hứng. Chuyện y kể ngày càng chào xáo, đồ sộ, phóng lớn. Sức tưởng tượng ghép theo thời gian lớn dần thành cảnh thực. Càng nói, càng kể, y càng tin, càng mê tiếng nói của chính mình. Dần dà y quên truyện phim do y đạo diễn chỉ là những hình bóng dẹt trên màn ảnh phẳng lờ. Không là cuộc đời.
Mà đời thì đầy những mãnh thú phải hạ thủ.
Viên quan lại xưa, một tướng lãnh, chính trị gia, nhân sĩ, giáo sư, trí thức, văn nghệ sĩ... ra tới cán bộ cao cấp đảng. Tất. Họ là những tên thợ săn chạy đuổi con mồi hư ảo qua cơn độc thoại bất tận. Ý nghĩa do họ tạo ra chỉ mang giá trị cho riêng họ. Mặc đời có yêu thích hay không. Tất. Họ là kẻ săn đuổi mặt trời.
Người tiền sử xưa kia là ai đó nhỉ ! Anh chàng đã bắn rụng chín mặt trời giữa mùa hạn hán ? Hắn thâm hiểm khi để sót một mặt trời. Ý chừng trêu cợt bọn thợ săn hư ảo ngày nay ? Khiến con người mải đi quanh, như trái đất quay quanh mặt trời. Trên thế gian mỗi người đi quanh mặt trời bốn mươi vòng, sáu mươi vòng, tám chín mươi vòng... Dẻo dai lắm được một trăm vòng rồi lăn quay ra chết.
Ðời người tính lại chỉ bấy nhiêu : mấy chục vòng đi quanh mặt trời chẳng sao bắn rụng. Mấy chục lần nhai đi nói lại cuộc độc thoại khôn nguôi, với bao lý tưởng lỗi thời. Mấy trăm bận làm diễn viên cho những vở bi hài.
Thanh niên chê chửi bọn người lớn bất tài, vô dụng, lẩm cẩm. Người già chê bọn thanh niên non nớt. Thế nhưng, người lớn vẫn rầm rì chơi trò con nít. Rồi đâu sẽ vào đấy, bọn thanh niên lực lưỡng dần dà ra râu chuốc tóc, đóng vai đạo mạo người lớn mà chúng phê chửi trước kia.
Thời gian lột trần chiếc mặt nạ với bao lần áo đạo đức giả, xa hoa, kênh kiệu. Thời gian đánh đổ mọi ý tưởng và lý tưởng.
Tất cả mông muội làm thợ săn chạy theo con mồi hư ảo. Tất cả đi được vài chục vòng quanh mặt trời rồi ngã đạn. Tự mình cầm súng bắn vào mình. Con mồi đuổi theo kia nào ai khác ngoài ta ? Ta đang giết chính ta trong cuộc đời này.
Từ nửa giờ hơn tôi chưa biết viết gì cho mục tạp ghi. Tạp ghi, ghi những điều tạp nhạp trong cuộc sống ? Hay ghi trăm màu nghìn vẻ đời người nơi vùng tạp xứ ? Quý hồ như hiệu tạp hoá là may. Người ghé mắt đọc tựa khách ghé mua cái chổi, kiếm lóng chỉ, vài đinh ốc, dăm viên kẹo bi... Thức gì cũng có. Quý hồ làm trạm nghỉ cho những kẻ đi săn dừng chân uống chai la de, xá xị.
Tôi vân vê quản bút nhìn tờ giấy trắng, nhồi nồi điếu, bật lửa. Chợt nhìn qua bên kia dãy bàn ở quán cà phê, thấy dáng một người Việt ngồi đăm chiêu. Ðịnh nhếch cười chào. Song tự hỏi có sỗ sàng với gã chăng ? Nếp sống nghi kỵ đã thành dân tộc tính. Bao nhiêu năm rồi người Việt thôi nhìn nhau. Họ chỉ dò nhau mỗi khi gặp gỡ. Sự vồn vã chảo hỏi thuở xưa đã biệt tích trên lắm nẻo đường.
Ta cứ nói ba hoa về người Việt, người Việt. Nhưng có thật còn một Người Việt trên trái đất này chăng ?
Hẳn nhiên có rất nhiều người tự nhận, hoặc bị gán, là Việt Cộng, Việt Gian, Việt Quốc, Việt Cách, Việt Nguỵ, Việt Kiều, vân vân... Sau đám mỹ từ hay xỉ từ hỗn loạn kia, con người là hình nộm ngồi chờ thượng đế hà hơi. Nhưng thượng đế chẳng bao giờ đến.
Cứ kêu rao văn hoá, văn nghệ đi ! Ðể chỉ thấy người thăng đồng, vàng ra như nghệ, còn văn cong đuôi văng mất. Cứ đề cao và rống to bốn nghìn năm văn hiến đi ! Như con số chồng lên con số. Nhưng năm thứ bốn nghìn so chẳng khác chi năm thứ nhất. Vẫn ăn lông ở lổ, vẫn võ biền du thực trong linh hồn. Văn hiến heo quay. Văn nghệ sơn mài. Văn học bộ đội.
Cuối cùng tôi quyết định chào hắn, nên khẽ nghiêng đầu cười đưa. Hắn đáp lễ như tôi rụt rè. Thoáng thấy hắn quen quen, như từng gặp đâu đó rồi. Song tôi vờ ngó xuống xấp giấy trắng , cốt đánh tan cử chỉ chào hỏi, vừa mang vẻ lịch sự tối thiểu, vừa hối tiếc sỗ sàng quá lố, hoá trang lòng tự kiêu.
Lát sau, tôi liếc mắt quan sát xem đã gặp hắn ở đâu. Lục lọi, tóc mách, xem hắn là người thế nào. Tôi vờ chắp đôi tay tì bàn đăm chiêu để có dịp nhìn kỹ hắn. Có lẽ hắn cùng tâm trạng xoi mói tìm tòi như tôi, nên cũng phác hoạ lên bên kia dãy bàn những tư thế tương tự. Tôi tiếc thị lực yếu, cặp kính cận lâu chưa thay, nhìn hắn không rõ nét. Bèn đứng lên qua bàn hắn, lấy cớ chào hỏi xem cho rõ mặt.
Nhưng vừa đứng lên mới hay cái thằng mình thấy quen quen như đã gặp đâu đó rồi, chẳng ai khác hơn mình đang phản chiếu vào mặt tường gương bên kia dãy bàn quán cà phê ! Tôi bàng hoàng e thẹn.
Con người đi đâu cũng chỉ thấy riêng mình. Chẳng nhìn ai khác. Tất cả đều là Việt Cộng. Trừ mình. Tất cả đều là Xịa. Trừ mình. Tất cả đều là nguỵ và phản động. Trừ mình. Tất cả đều tiểu nhân. Trừ mình. Tất cả đều ngu dốt. Trừ mình. Tất cả đều ích kỷ. Trừ mình...
Trừ mình. Trừ mình. Nhưng vẫn không chịu trừ mình ra khỏi màn kệch cỡm làm đau nhói nhân sinh.
Tấm gương soi có đó, dành soi riêng cái mình "vĩ đại", "ngạo mạn", "anh hùng". Gương soi chưa là mặt kính chiếu yêu, rọi nguyên hình con thú trong tâm mà mình phải săn bắn. Ðể chấm dứt cuộc săn đuổi ảo vọng.
Ðể chấm dứt cuộc đi quanh mặt trời.
Thi Vũ

SƠN TRUNG * XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

Những yếu tố cần thiết
ĐỂ XÂY DỰNG &PHÁT TRIỂN
CÁC CHÍNH ĐẢNG, HộI đoàn và Cộng đồng việt nam tại hải ngoại
Sơn Trung



Từ khi xảy đàn tan nghé, dân Việt Nam ra hải ngoại đã vuợt bao khó khăn để tồn tại.Một trong những công việc quan trọng nhất mà đồng bào ta đã làm là xây dựng một cộng đồng mới, tái lập những mối quan hệ giữa những người Việt nam với nhau. Do đó, những đoàn thể, chánh đảng mới đã ra đời, và những chánh đảng cũ cũng xuất hiện.
Hơn hai mươi lăm năm trôi qua, đồng bào ta đã gặt gái nhiều thành quả rực rỡ, tuy cũng có những khuyết điểm không thể tránh khỏi.
Những người lãnh đạo chánh đảng cũng như hội đoàn đã tỏ ra có tinh thần quốc gia , tinh thần chiến đãu hăng say. Tuy nhiên một số cũng có nhiều sơ thất đáng chê trách. Bài viết hôm nay là nhìn lại quá khứ để rút bài học lịch sử.
Thiết tưởng các chính đảng và hội đoàn đều có hai mục đích tuy rằng nặng nhẹ có khác nhau.
Mục tiêu thứ nhất là tranh đãu cho một Việt Nam tự do, dân chủ thực sự. Chiến lược, chiến thuật khác nhau nhưng cùng mục đích là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu thứ hai là xây dựng cộng đồng hải ngoại, trong đó có mục đích phát triển văn hóa, bảo vệ truyền thống, xiết chặt tình huynh đệ giữa những người tự do, dân chủ đồng quê hưong, đồng chí hướng.
Những người Việt Nam bỏ nước ra đi có ba hạng người,không kể bọn cộng sản nằm vùng.
Hạng thứ nhất đã trở thành người Mỹ, người Pháp thực sự, họ đã quên Việt Nam, không còn muốn có một liên hệ gì đến Việt Nam. Một số người trước khi ra đi HO nói rằng họ đã chiến đãu, đã ngồi tù, đã làm tròn bổn phận đối với Việt Nam, nay thì vĩnh biệt quá khứ, vĩnh biệt Việt Nam.. .
Hạng thứ hai lửng lơ con cá vàng ,hăng say kiếm tiền, ngày đi làm, tối về ngủ hay đi Casino, không chú ý lắm đến sinh hoạt cộng đồng, năm thì mười họa họ mới tham gia sinh hoạt cộng đồng. Hạng này nại cớ là bận việc, hoạc không thích chính trị, hoạc không thích một số lãnh đạo xôi thịt trong cộng đồng.
Hạng thứ ba là những người tích cực hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội.
Hạng thứ ba này cũng có thể chia ra làm hai loại:
Một số rất tích cực, hăng say ,vô tư , trong sạch.
Một số tham nhũng, bè phái.. .gây rối loạn trong chánh đảng và cộng đồng.
Sở dĩ có tranh chấp trong các chánh đảng và trong cộng đồng là do hai nguyên nhân chính:
Con người xấu xa, đê tiện . Các ông bác sĩ , tướng tá cho đến hạng cùng đinh , dù ở Việt Nam, dù ra đảo, dù đã sang Mỹ có tiền, có địa vị cũng bị lòng tham tiền, tham danh , tham quyền lực ,sự đố kị , óc bè phái chi phối.
Một số bị bọn tiểu nhân dèm pha, ghen ghét hay bị cộng sản phá hoại .
Qua những bài học lịch sử, chúng ta nhận thấy rằng các chính đảng và cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của ngưòi Việt Nam hải ngoại. Muốn đạt được một hay hai mục tiêu như đã nêu trên ( tranh đâu cho Việt Nam và xây dựng cộng đồng ), đồng bào các giới , các chánh đảng , các cộng đồng, nhất là các vị lãnh đạo chánh đảng hay cộng đồng phải lưu ý ba điểm sau :
Trong sáng :
Khi bầu cử chúng ta phải chọn những người lãnh đạo có tài và có đức. Nếu người lãnh đạo không có tài lại không có đức sẽ gây thất bại cho cộng đồng, đưa cộng đồng đến chia rẽ, tranh chấp.
Người có tài là người có thành tích hoạt động, có chuyên môn giỏi trong một lãnh vực nào đó, có khả năng tổ chức, có khả năng thuyết phục cộng đồng và chiến hữu.
Người có đức là người biết tôn trọng pháp luật, biết tôn trọng cộng đồng.
Người có đức đuợc thể hiện qua những đức tính cần thiết sau đây :
Trong sáng về tài chánh :
Vị lãnh đạo không tham lam tiền bạc , nội quy phải chặt chẽ và hợp pháp,chi tiêu phải rõ ràng, phải có phúc trình thường xuyên , và phải có sự theo dõi kiểm tra của ban giám sát, Một vài chánh đảng và cộng đồng rất mạnh đã mang tiếng xấu vì tranh chấp, nội bộ tố cáo nhau về tiền bạc.
Trong sáng về tổ chức :
Người lãnh đạo phải có tinh thần vì nước quên mình, chí công vô tư.
Nội quy phải qui định vai trò các vị lãnh đạo theo đúng tinh thần dân chủ và pháp lý. a) Trong buổi đầu chưa đủ người, các chức vụ thường là đề cử. Sau này phải có sự ứng cử, bầu cử. Vị lãnh đạo không nên vì tình riêng mà cất nhắc người này, ruồng bỏ người kia. Điều này là không dân chủ, không công bằng, gây ra bất mãn trong hàng ngũ.
b) Một vài lãnh đạo chánh đảng cũng như lãnh đạo cộng đồng đã đưa bà con, ,anh em nắm hầu hết các chức vụ. quan trọng Đây là tinh thần gia đình trị đã tiêm nhiễm từ lâu trong đầu óc Việt Nam. Nếu các vị bà con anh em này có khả năng phục vụ dân tộc, chúng ta rất hoan nghênh. Nhưng chúng ta phải tránh hết sức những hiềm nghi làm đổ vỡ công việc chung.
c) Một vài chánh đảng thường có khuynh hướng giữ nguyên cơ cấu cũ vì họ không muốn thay đổi lãnh đạo khi lãnh đạo là người sáng lập tổ chức. Nhưng các cộng đồng phải có sự đổi thay. Nhiều tổ chức vừa mang tính chất gia đình trị hay bè phái và chuyên quyền, họ ngồi lì nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác, gia đình họ, phe phái họ có mặt trong mọi tổ chức.Một số người tham quyền cố vị một cách tinh khôn bằng cách hết làm chủ tịch lại quay sang làm tổng thư ký hay cố vấn..Ngô Đình Diệm đã thất bại vì gia đình trị, cộng sản đã suy sụp vì độc tài đảng trị. Chúng ta muốn thực thi dân chủ, chúng ta không thể theo đường lối gia đình trị hay tinh thần bè phái .Những vị giáo sư, tiến sĩ, tu sĩ.văn sĩ, thi sĩ . . .trong tổ chức Văn Bút cũng đã phạm lỗi lầm này!
Trong sáng bầu cử và ứng cử :
Khi tổ chức bầu cử phải theo nội quy, tránh mọi sự gian lận. Một số đoàn thể tổ chức bầu bán bí mật, gồm những chân tay thủ hạ ,quần chúng ngay cả đoàn viên không biết ngày và địa chỉ bầu cử. Các phe của Văn bút cũng như cộng đồng Nam Cali trước đây tố nhau tổ chức bầu cử gian lận, và trái nội quy. Đó là môt điều đáng tiếc do con người tham danh tham lợi mà phá hoại cộng đồng.
Nói tóm lại, muốn lãnh đạo tốt cộng đồng, các vị lãnh đạo phải chí công vô tư, không tham nhũng, không bè phái.
Ôn hòa :
Nhiều người nhận xét rằng cộng đồng ta hội họp là thường gây tranh luận sôi nổi, đôi khi lớn tiếng hoặc xô xát.
Không ai muốn điều này xảy ra. Chúng ta phải thực hiện nói ôn hòa, viết ôn hòa.
Tại Cali, một số người lợi dụng quyền tự do ngôn luận đã lên đài phát thanh châm chích nhau., và tại Canada, những phe của Văn bút, những nhà văn thanh nhã đã dùng những lời hàng tôm hàng cá mạt sát nhau đủ điều !
Một số lãnh tụ vừa được hoan hô thì đã nảy sinh óc độc tài, óc quan liêu, hống hách với các chiến hữu.
Muốn tránh việc này, chúng ta cần thực hiện ba điều
Chúng ta phải đặt tình chiến hữu, nghĩa đồng bào lên trên hết. Hãy thực hiện lời Phật dạy về từ bi ,Kitô dạy về bác ái , Khổng tử dạy về nhân ái.
Chúng ta phải nói ,viết lịch sự, hòa nhã. Cổ nhân đã dạy :
"Lời nói không mất tiền mua,
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Chúng ta phải đọc nhiều lần quyển Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie. Nếu một lần chúng ta lớn tiếng nặng lờì, sẽ làm cho đối phương tức giận, căm thù, người nghe khó chịu và chính bản thân ta cũng bị phương hại. Đối phương thù hận ta thì lần sau họ sẽ công kích lại ta. Như vậy ta , đối phương và cộng đồng sẽ triền miên trong khổ ách.
Người làm chủ tọa cuộc họp phải biết điều khiển cuộc họp: Phải cắt ngang những bàn luận ngoài vấn đề, chấm dứt những lời nói gay gắt. .Đối với báo chí và đài phát thanh loại này, đồng bào hãy tỏ thái độ ôn hòa, cho họ biết ý kiến của mình, hoặc tẩy chay họ, không mua báo, không đăng quảng cáo trên những loại báo ấy, và không nghe đài..
Sáng suốt :
Một đặc tính quan trọng của người lãnh đạo cộng dồng, nhất là lãnh đạo chánh đảng là phải sáng suốt, sáng suốt trong mọi vấn đề, trong mọi tình huống. Một người ngu si tất nhiên không làm được việc gì. Nhưng con người hữu hạn, làm sao lúc nào cũng thông minh, sáng suốt ? Đó là cái khó. Người lãnh đạo phải học nhiều, đọc nhiều, và nhất là phải có trí thông minh trời cho, hay nói cách khác phải có giác quan thứ sáu.
Nhiều người không học nhiều nhưng có trí xảo và dễ thành công. Chúng ta không phải là Khổng Minh, nhưng người lãnh đạo chánh trị phải có những tài năng đặc biệt,trong đó có sự thông minh, sáng suốt . Thông minh là để biết việc nào nên làm, người nào nên dùng, nếu không thì dễ đi đén thất bại, hại cho chánh đảng , cho đoàn thể và cho dân tộc.
Nhìn xa:
Bậc thánh nhân ở trong phòng mà nhìn thấu sự vật xảy ra ngàn dặm. Người làm chánh trị, tuy không phải thánh nhân cũng phải có chương trình ,kế hoạch tương lai, phải biết dự đoán tưong lai. Người đánh cờ giỏi, vị tướng đánh trận giỏi đều phải biết dự đoán tương lai.
Có óc thực tiễn:
Nhiều người quá mơ mộng. Cộng sản cũng là một thứ mơ ước viễn vông. Họ bắt hàng triệu thanh niên đổ máu, họ giết bao triệu sinh mạng, bỏ tù hàng triệu con người cuối cùng nhân dân vẫn nghèo khổ. Một chính đảng đã hô hào đem quân hoặc đưa người về Việt Nam tranh đãu trong khoảng 1985-1990 là những hành động quá sớm trong khi cộng sản chưa đổi mới chính trị.
Tránh xa bọn dèm xiểm, bọn nịnh, bọn gian
Ngày xưa bên mình các vua chúa thường có bọn nịnh thần. Bọn này là người thân, hoặc cô công lao, hoặc là tôi tớ bên cạnh vua đã đem lời sàm báng khiến cho bao kẻ trung lương phải rơi đầu. Bọn này có bên trong nội bộ và bên ngoài quần chúng. Ngày nay, bọn tiểu nhân bên ngoài lơị dụng báo chí, đài phát thanh đã châm ngòi cho sự chia rẽ cộng đồng. Bên cạnh bọn tiểu nhân còn có bọn cộng sản. Tại Cali, nhân dân ta đã tranh đãu chống lại Trần Văn Trường tay sai cộng sản, nhưng biết bao kẻ muốn gây chia rẽ nội bộ, muốn hạ thấp giá trị của cuộc tranh đãu, muốn xuyên tạc về tiền bạc, muốn hạ uy tín của những người lãnh đạo. Họ không là cộng sản thì cũng là bọn tiểu nhân . Đa số tổ chức của ta là tổ chức quần chúng, không phải là một tổ chức bí mật như cộng sản, do đó mà cộng sản có thể xâm nhập. Vụ tàu Thương Tín, vụ giết Chu Tử trong đêm 30-4-1975, Le Ly Hayslip, Trần Trường. . . cho ta thấy ở đâu cũng có cộng sản. Trong đaị hội 5-1999 của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Việt Nam tại Washington, Lê Bàng, đại sứ cộng sản tại
Mỹ đã cho ngườI đến phá hoại nhưng y đã thất bại . Trước đây,ngay tại dinh Độc lâp cũng có cộng sản do CIA Mỹ và các linh mục chống cộng đem vào ... Việc này cho ta thấy có sự trao đổi giữa bạn hữu ta với kẻ thù, và đồng minh đã bán đứng ta cho quỷ ! Nếu ta có công tâm, có óc thông minh sáng suốt, ta cũng có thể tránh được những phá hoại của bọn tiểu nhân, bọn cộng sản.
Tránh xa những cạm bẫy:
Đời thường có những cạm bẫy, đặc biệt là những cạm bẫy của kẻ thù. Cộng sản là một bọn tinh ranh,xảo quyệt, chúng có nhiều mánh lới để phá hoại. Muốn tránh cạm bẫy này, người lãnh đạo phải thực sự khôn ngoan, thông minh. Cộng sản thường dùng mỹ nhân kế, khổ nhục kế, dùng thuốc độc, dùng tiền bạc, dùng quyền lực. . .để đánh đổ, mua chuộc, vu cáo , giết hại các lãnh tụ....
Một lãnh tụ kháng chiến đã tuyên bố với các chiến hữu rằng hãy về Việt Nam vì mọi công việc đã an bài, ta về nữa là xong. ( Họ nghe ai nói, ai thúc đảy ?) . Khi các chiến sĩ này về Sài gon, đến ngân hàng lãnh tiền, khoảng 300 ngàn mỹ kim ,( Có thật hay không ? Tiền đâu nhiều thé? Sao dễ tin người đến thế ?) chưa sờ đến đồng đô la nào thì bị bắt . Phải chăng cộng sản hay ai đó đã giăng bẫy ?
Thành thực :
Một đức tính quan trọng của cộng đồng và lãnh tụ là phải trung thực, thành tín. Cộng sản đã gian manh xảo quyệt, chúng ta không thể đi theo vết chân của bọn đó.
Trong chính trị, kinh tế, quân sự, nhiều khi ta phải giữ bí mật, và có những sự thật không nên tiết lộ. Song những sự khoa trương quá lố sẽ có phản tác dụng. Một vài lãnh tụ đã gian dối và bị cộng đồng khinh khi. Nếu sự nói dối đã trở thành bản chất, họ là những người thiếu đạo đức, trước sau chỉ làm hại dân tộc.
Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.Đó là chủ trương khôn ngoan đối với quân thù.
Chúng ta phải dùng mưu kế đối với kẻ thù xảo quyệt, nhưng ta không thể lừa dối nhân dân như cộng sản đã từng làm. Lẽ dĩ nhiên, đôi khi ta phải quyền biến.
Một vị lãnh tụ đã nói với các chiến hữu rằng mọi sự đã xong, ta chỉ về tiếp thu .( Họ bịa ra để khuyến dụ anh em ?). Các chiến hữu hỏi : Tại sao về Việt Nam mà chẳng có chuẩn bị gì, luyện tập gì ? Lãnh tụ đáp : Về chiến khu sẽ huấn luyện. Lãnh tụ tuyên bố với quốc tế là có nhiều chiến khu, có hàng chục ngàn quân. Có lãnh tụ tuyên bố là đã móc nối đuợc một số tướng lãnh cộng sản.. .

Muốn xây dựng cộng dồng, muốn tranh đãu có hiệu quả, việc đầu tiên là phải đoàn kết. Ai cũng hiểu rằng làm việc lớm phải có nhiều người, và ai cũng hiểu " chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống" nhưng cái "tôi" của mình nhiều khi to hơn Thái Sơn. "Ăn không được thì đạp cho đổ" , họ phá hoại cả đoàn thể và tưong lai dân tộc bởi vì một sự tranh chấp, đó kị nhỏ nhen. Phải có một tinh thần cao thượng, biết hy sinh bản thân , đặt quyền lợi tổ quốc lên trên thì mới phục hưng được xứ sở, xây dựng được cộng đồng. Có nhiều tiền , có nhiều người nhưng thiếu đạo đức là thiếu tất cả. Đó là bài học lịch sử hiện đại. Hưng Đạo vương đã nêu lên một tấm gương sáng :" Vì nợ nước quên thù nhà". Chúng ta ngày nay phải đòan kết, phải đạt mục tiêu chính là tự do dân chủ của dân tộc. Nếu chúng ta là người quốc gia thật sự,chúng ta nên đem sức để chiến đãu với cộng sản, đừng dùng sức mà tranh chấp với anh em.
Hiện nay,chúng ta có nhiều tổ chức, nhiều đảng phái. Muốn tạo sức mạnh, ta phải đoàn kết, phải kết hợp các lực lượng lại. Một số chánh đảng đã và đang làm điều này.
Một số tổ chức ngại ngùng hợp tác vì muốn độc tôn, hoặc nghi ngờ tổ chức bạn có hành vi, lập trường không rõ rệt . Chúng ta phải chờ đợi thời gian tiếp xúc và tìm hiểu .Mọi sự gấp rút, vội vàng đều không tốt. Trong tương lai, qua sự thử thách và lựa chọn của thời gian, một nhân vật sáng chói sẽ đủ sức thu hút, tập họp các nhóm lại với nhau. Trong tình thế hiện thời, chúng ta nên thực hiện đoàn kết nội bộ trước, sau mới tính việc liên kết với các phe nhóm khác. Khổng tử đã dạy trước khi đi đến kết hợp lớn ( đại đồng ), chúng ta nên thực hiện liên kết nhỏ( tiểu khang).
Việc thứ hai là phải đàng hoàng, không tham nhũng, bè phái,ngồi lì, thủ lợi. Người lãnh đạo ngồi lì, tham nhũng, bè phái sẽ làm cho những người ngay thẳng phản đối, và người hiền lành chán nản, lánh xa. Như vậy là công đồng, chánh đảng, hội đoàn tan vỡ.
Nói tóm lại, để xây dựng chánh đảng , đoàn thể và cộng đồng , chúng ta cần có những người tài đức ra gánh vác, và chúng ta phải trau dồi tài năng, tu dưỡng đạo đức.
Ngày nay khoa học tiến triển, chúng ta cần phải học nhiều. Không phải đỗ tiến sĩ là không cần học hỏi.
Chúng ta lại còn phải tu thân. Không phải già 60, 70 là đã thành bất hoặc. Nhiều người càng già càng tệ! Sách Đại Học nói :'" Từ vua cho đến dân, ai cũng phải tu thân". Nhiều lãnh tụ hay con em lãnh tụ khi chưa thành công thì rất tốt nhưng khi mới được dân chúng tin tưởng đã trở thành độc tài, chuyên quyền và tham nhũng. Ông Ngô Đình Diệm và gia đình cũng đã phạm lỗi lầm này.
Muốn trở thành con người tài đức song toàn, chúng ta chỉ cần thực hiện năm đức tính của Nho giáo là Nhân, Nghĩa, Lễ,Trí ,Tín. Chúng ta cũng có thể lấy lời Phật dạy :" vô tham, vô sân, vô si" mà tu dưỡng. Có nhân nghĩa thì thương nước, yêu đồng bào, không tham nhũng, không kéo bè, kéo cánh. Có lễ thì biết tôn trọng người, không nói năng, viết lách thô bỉ, gian dối. Có trí thì khôn ngoan, có khả năng làm việc, biết gĩải quyết công việc, biết đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là cạm bẫy. Có thành tín thi đuợc mọi người tin tưỏng, ủng hộ.
Vô tham thì không tham tiền, tham địa vị, mê cờ bạc , mê chơi bời..Do đó mà không ăn cắp công quỹ, không vơ vét, không đem bà con, anh em vào đảng, vào cộng đồng nắm các chức vụ nọ kia.
Vô sân thì bình tĩnh, không căm tức, giận hờn, không nói những lời hung dữ, độc ác, không trả thù, không vu khống, xuyên tạc.
Vô si thì sáng suốt, không bị người lừa dối , không phạm những sai lầm trầm trọng... .
Dù những ai siêng năng đến giáo đường, hoặc chăm chỉ gõ mõ tụng kinh mà vẫn hung dữ, tham lam,nóng nảy..trong cộng đồng, trong đoàn thể, trong cuộc sống thì chưa phải là con chiên của chúa, đệ tử của Phật. Họ còn phải tu tập nhiều. Không cần phải đưa cả hai má ra cho người ta vả, không cần chặt cánh tay để cầu đạo, chỉ cần ít tham, ít sân, ít si , chỉ cần
tích cực hoạt động cho việc công, không coi chức chủ tịch của hội đoàn là to, không coi đồng tiền của cộng đồng là lớn, thì cũng đã là phúc cho dân Việt Nam hải ngoại!


Đạt được như vậy, các vị lãnh đạo chánh đảng , đoàn thể và cộng đồng không những trở thành lãnh tụ giỏi mà thật ra đã trở thành bậc thánh đáng cho mọi người hâm mộ.
Ngoài ra, các chính đảng , đoàn thể và cộng đồng phải có có những người tài giỏi cộng tác. Một con én không làm nên mùa xuân.Trừ những kẻ muốn lấy việc công làm việc tư, muốn chiếm hữu đảng, đoàn thể ,hay cộng đồng, coi chỗ này như một mối lợi lớn, đem lại tiền tài , danh vọng cho họ, họ làm một mình hay làm riêng với gia đình họ, phe phái họ, ngưòi có công tâm, có chí lớn bao giờ cũng cần sự cộng tác của nhiều người. Chúng ta muốn phát triển, chúng ta phải cần nhiều người góp sức. Chúng ta cần nhiều ban : ban cố vấn gồm những người tài giỏi, có kinh nghiệm,có uy tín làm cố vấn.
ban nghiên cứu gồm những chuyên viên kinh tế, chính trị,ngoại giao.. .,
ban kinh tài lo phát triển kinh tế,
ban an ninh ,phản gián để theo dõi tình hình của địch ,nhất là theo dõi những kẻ thù trong nội bộ.
ban văn hóa giáo dục. . .
Néu các lãnh tụ và người cộng tác có tài, có đức , nhất định các chánh đảng, các đoàn thể và cộng đồng sẽ phát triển và thành công.
Sơn Trung

TRẦN HỒNG CHÂU * XUÂN VÀ BIỂN THIẾU QUÊ HƯƠNG

XUÂN VÀ BIỂN THIẾU QUÊ HƯƠNG
                                TrÀn HÒng Châu
                      Biển đa tình
                            Nằm hôn bờ cát trắng
                            Áo kim nhũ
                            Áo kim cương
                            Âm bản xanh một cõi trống
                            Ngàn sao trời lật ngược
                            Niềm bâng khuâng phơn phớt vàng
                            Trái chín rơi từ trong lực
                            Mặt trời đúng ngọ

                            Đàn hải âu kia sao chỉ vui xuân một mình
                            Bỏ mặc ta bất động bên bờ vắng
                            Như một mỏm đá chơ vơ
                            Ngàn năm xưa cũ
                            Nỗi buồn hóa thạch
                            Mọc dầy đặc mấy lớp bì phu

                            Ta nhặt từng sợi rong biển
                            Tóc thề trong chất lỏng xanh
                            Ta nhặt từng sợi kỷ niệm
                            Bềnh bồng trong tiềm thức biển sâu
                            Quá khứ đến rồi đi
                            Luân hồi
                            Trên bạc đầu sóng vỗ
                            Tản mạn về chân trời
                            Mù khơi...

                            Nơi xa đó
                            Diện đối diện nửa vòng xích đạo
                            Có phải quê hương ta?
                            Bãi trước. Bãi sau
                            Ngôi nhà tranh xiêu vẹo
                            Em bé thiếu dinh dưỡng
                            Người mỏng như sợi chỉ bàn tay

                            Vẫn biển một khối liền
                            Vẫn một gầm trời chung
                            Vẫn một em mây hồng lãng đãng
                            Mây cho ta nhắn gửi
                            Lời về thăm cố lý
                            Nơi có từng giọt nước mắt rơi
                            Trên từng hòn đất xót xa
                            Nơi có những nụ cười héo hắt
                            Và chẳng hề có một mùa xuân!

                            Nỗi nhớ bắc cầu vồng đến tận chân trời
                            Từ bên này góc biển
                            Ta lặng im
                            Ngày này sang ngày khác
                            Sương rơi tóc biếc
                            Tuyết phủ sao trăng
                            Hồn chơi vơi bạc ố mấy thời gian
                            Đêm hoang mang đen mãi những bao giờ

                            Chẳng làm sao đem được quê hương trong hành lý
                            Người xưa từng thấy

                            Ta lặng im
                            Tâm sự buồn
                            Với con còng gió
                            Có quê hương là lỗ sâu trong cát
                            Với ngọn cỏ sa mạc
                            Không hề bị đứt rễ lưu đầy!

                            Ta sẽ đi tìm dấu chân người thi sĩ già
                            Có ngôi chùa cổ Hàng châu là không gian quy ẩn
                            Người thi sĩ gửi tro tàn theo sóng biển Đông
                            Về địa chỉ nơi chôn cuống nhau là Liên Bạt Hà Đông

                            Sóng hãy vỗ về
                            Mấy hồn người lạc lỏng
                            Mấy ván thuyền đau buốt
                            Trôi rạt về bến xưa

                            Môt mùa xuân nào đó
                            Ta sẽ là chàng lãng tử
                            Quỳ gối gôn
                            Chân trời xa nửa vòng xích đạo
                            Bãi trước. Bãi sau...

                            Biển đắng
                            Hãy mang ta đi trên thảm thần xanh!

                                                          ( NHỚ ĐẤT THƯƠNG TRỜI )
 

SƠN TRUNG * TS. DƯ PHƯỚC LONG

Tưởng Niệm Tiến Sĩ DƯ Phước Long
Sơn Trung



Tôi thường có thói quen la cà ở các nhà sách. Đối với tôi, nhà sách là một thế giới êm đềm và đẽp đẽ.Nó êm đềm vì trong nhà sách,cũng như ở thư viện, không ai cười nói,hay gây huyên náo. Tất cả khách hàng đều chăm cbú nhìn vào kệ sách hay trang sách. Có người dừng lại thật lâu như suy tư, tìm tòi, có người vội bỏ đi như chợt nhớ đang có một cái hẹn nào đó.Và nó đẹp đẽ vì nó có nhiều khuôn mẫu ,màu sắc và chất chứa nhiều nội dung phong phú từ tôn giáo,triết học, đên y khoa, kỹ thuật, thương mại, thể thao, du lịch. ..
Có lần tôi đang lướt nhìn các quyển sách trên kệ, bỗng mắt tôi dừng lại khá lâu trên một quyển sách khá dày Quyển sách viết về thiếu niên Việt Nam phạm pháp tại Mỹ ,với cái tên tác giả Việt Nam :Tiến sĩ Dư Phươc Long.Tôi rất khâm phục con người này mặc dầu đây là lần đàu tiên tôi biết tên ông. Người Việt nam đỗ tiến sĩ đã hiếm, còn viết sách và đuợc nhà xuất bản Mỹ in ra lại càng hiếm!
Cuộc thế vần xoay đã đüa đảy tôi gặp con người đó! Tôi đã tham dự cuôc hội nghị của Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Việt Nam tai Santa Ana ngày 31-1-1998.Chúng tôi từ Canada sang trước một ngày. Chúng tôi tập trung tại nhà ông Mạc Ngọc Pha để gặp gỡ và bàn luận trước khi về khách sạn.Tại đây, chúng tôi cũng chuẩn bị mọi thứ để sáng hôm sau làm lễ khai mạc đại hội.
Buổi chiều đó khi chúng tôi vừa đến , chưa kịp ngồi thì một mhóm khác đến cũng vừa đến. Nhóm này có khoảng năm, sáu người, đi đầu là hai lão trượng,và chúng tôi được giới thiệu đó là cụ Dư Phước Long,và Lê Nguyên Long. ..Hai cụ nay đã bát tuần, từ San José đến.Tôi rất ngạc nhiên vì hai cụ đã lớn tuổi mà còn lặn lội đường xa tham gia cộng cuộc chống cộng cứu nước.Tôi rất buồn mà nghĩ rằng trong cộng đòng ta, tại hải ngoại, nhiều người chỉ lo buôn bán làm giáu,lokiếm tiền ,hoặc lo ăn chơi,không chịu bỏ một buổi cuối tuần để tham gia sinh hoat cộng đồng. Nhiều người chỉ biết suốt ngày đêm mài miệt tại Casino, không thiết đến vợ con, quốc gia, xã hội. Họ mất hàng trăm, hàng ngàn cho Casino không tiếc, nhưng họ tiếc từng đòng bỏ vào cứu trợ hay đóng góp cộng đòng! Tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai cụ lôi trong hành lý ra nhiều thứ : nào cờ quốc gia ,nào khẩu hiệu mượn hòa thượng Thích Giác Lượng .Vừà đến nơi, hai cụ lại đi mượn dụng cụ để cắm cờ....Ngày hôm sau, hai cụ lại dậy sớm, cùng với các bạn trong Liên Minh, treo cờ, dán bich chương,khầu hiệu tại hội trường. Sao hai cụ lại chu đáo và tích cực đến thế! Tôi cảm thấy mình trẻ hơn nhưng thua xa hai cụ nhiều phương diện!Nhưng tự thâm tâm tôi cũng nổi lên một niềm tin tưởng và an ủi. Đất nước ta nguy vong, chúng ta mang thân phận vong quốc, đòng bào quốc nội trăm đắng ngàn cay dưới ách cộng sản tàn bạo, nhưng còn những người hăng say như cụ Dư Phước Long, Lê Nguyên Long thì tương lai đất nước hãy còn nhiều hy vọng.
Hôm sau, chúng tôi khai mạc đại hội.Cụ là người cầm đàu phái đoàn đại biểu Bắc California tham dự đại hội thành lập cơ cấu lâm thời của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Việt Nam tại Santa Ana., cụ được mời giữ chức cố vấn cạnh hội đòng lãnh đạo của Liên Minh. Ban tổ chức mời cụ Dư Phước Long lên phát biểu. Cụ nói :’ Cụ đã 8o tuổI, cụ tham dự hộI nghị là để khuyến khích mọI ngườI, nhất là khuyến khích lớp trẻ,hãy đứng lên nối tiếp tinh thần anh dũng,bất khuất của tiền nhân, tranh đãu cho Việt Nam tự do, dân chủ thật sự.
Tôi hiểu cụ và tôi rất cảm động.Cụ đến đây là để trao lại cờ danh dự, và kiếm báucho lớp sau.Trước bàn thờ tổ quốc,chúng tôi phải quỳ xuống và tiếp nhận bảo vật và nhiệm vụ thiêng liêng.Và chúng tôi cũng là những lực sĩ trong cuộc tranh tài, chúng tôi phải tiếp nhận và giữ gìn ngọn lửa thiêng đã thắp lên từ muôn ngàn năm!Hôm đó,tại hội trường, chúng tôi lần đàu tiên gặp mặt giáo sư Phan Ngô, tiến sĩ Lê Tấn Bủu.Cựu Thượng Nghị Sĩ Lê Tấn Bửu và Giáo sư Phan Ngô cũng đã ngoại bát tuần.Đặc biệt là giáo sư Phan Ngô giọng nói sang sảng, tinh thân vô cùng minh mẩn và hăng hái.Năm sau chúng tôi tổ chức đại hội tại Washington.
Tại đây, chúng tôi được biêt nhiều vị cao niên đã tham dự trong đó có cựu Thượng nghị sĩ Nguyễn Đại Thắng
tuổi đã bát tuần, hiện là thành viên trong hội đồng thường trực Liên Minh.Và trong Liên Minh của chúng tôi có những vị giáo sư đại học,là bậc thầy của các thầy, tuổi củng khoảng bát tuần như giáo sư Vũ Quốc Thúc, giáo sư Nguyễn Cao Hách...đã đóng góp nhiều công sức cho Liên Minh chúng tôi. Tát cả những vị trên là tinh hoa của dân tọc, là vốn quý của Việt Nam, là nguồn năng lực của chúng tôi.
Nay cụ Dư Phước Long đã ra đi, thọ 82 tuổi. Chúng tôi mất đi một cố vấn, một chiến hữu, và đất nước Việt Nam mất đi một nhân tài.Chúng tôi rất buồn nhưng chúng tôi xin hứa cùng cụ chúng tôi sẽ tiến lên, tiếp tục chiến đãu ,tiếp nhận ngọn cờ và thanh kiếm tổ quốc, giữ gìn ngọn lửa thiêng. Chúng tôi xin kính chào cụ và cầu chúc cụ thanh bình nơi thiên quốc.
Sơn Trung

NGÔ MINH HẰNG * GIÁO VIÊN CHIA THỊT

giáo viên chia thịt
Ngô Minh Hằng



Trường học hay là quán chợ đây?
Giáo viên ? Đồ tể ? Mấy ai hay!
Cô mang cái thớt bên chồng vở,
Thầy xách con dao cạnh xấp bài!
Cắt cắt, chia chia màu máu nhạt,
Dày dày, mỏng mỏng sắc da phai.
Tự do, độc lập là năm lạng,
Hạnh phúc nào bằng mỡ dính tay!

TRẦN HỒNG CHÂU * TRO TÀN KỶ NIỆM

tro tàn kỷ niệm
Trần Hồng Châu



Nhớ em như gió nhớ cây
Như thân nhạn lẻ lạc bầy nhớ ai
Dàn hoa lý bóng chiều phai
Từ xa cách ấy đã hoài phấn son
Ở đây mưa lạnh đường mòn
Ngoài hiên sương gió đâu còn tuổi xanh
Tờ mây khép kín chim xanh
Đêm nay dĩ vãng cuốn mành về chơi
Tro tàn kỷ niệm chơi vơi
Hình xưa bóng cũ lời lời phôi pha
Thu xưa thu đến mặn mà
Áo thu hồng biếc la đà vườn sau
Hồn trinh ngát ý hoa cau
Tưởng nhu vàng đá với nhau trọn đời
Trăng mơ suối cảm đầy vơi
Còn vương trang sách một lời hoa khô
Tóc xanh đan mấy vần thơ
Còn dư một nắm mộng hờ nhân gian
Xót xa đời vắng phương lan
Sương đêm quạnh quẽ buông màn huyền trân
Mộng du ảnh tượng phân vân
Nửa môi ảo diễm nửa thần mắt tiên
Mình em như sắc phấn tiên
Hương em chăn gối ưu phiền gió đông
Có về không có về không
Trắng đêm rồi lại một vòng trắng tay
Mơ đêm Tình sử còn vay
Ván bài nhân thế xóa bày thâu canh
Khói lam thuốc đắng xây thành
Thành khôn khóa nhớ thôi đành sầu giam
Rượu cay rót chén vô vàn
Men say say mấy võ vàng tương tư
Còn ta với bóng gật gù
Nửa khuya trăng lạnh mịt mù dáng em
Còn ta với bóng lãng quên
Về thiên lập địa xây đền nhớ em

NGUYỄN THIÊN THỤ * QUACH TẤN

Quách Tấn (1910- 1992) 
NGUYỄN THIÊN THỤ

Trước 1945, Quách Tấn đã nổi danh với Mùa Cổ Điển. Quyển này sau do Tân Việt, Sài gòn tái bản 1960, trong đó có thêm những bài mới sáng tác trong khoảng 1945-1956.
Những bài thơ này cho ta biết tâm trạng của tác giả và những kinh nghiệm đau khổ của cả dân tộc dưới ách cộng sản.
Năm 1946, ông và một số trí thức bị Việt Minh bắt giam tại An Lão, quận Hoài Ân, tỉnh Bình Định:
Vô hóa mà vô cải hóa đường
Cảnh đời linh loạn kiếp văn chương.
Ngọt ngon chửa trải mùi tân chế
Cay đắng cho cam bụng thá thường
Sừng ngựa mơ hồ đêm hé nguyệt,
Lòng xuân chếch mác vạc kêu sương.
Chiều chiều trông nước Lai giang chảy
Thấp thoáng buồm treo mộng cố hương, . .
( Bị an trí)
Sau đó ít lâu, ông được thả, ông muốn vào Nam tìm tự do nhưng cầu đường đã bị Việt Minh phá hủy và ngăn chận. Ông phải ra Huế với Chế Lan Viên - Chế Lan Viên lúc nhỏ ở Bình Định - để Chế Lan Viên giới thiệu với Tố Hữu:
Từ phen cố lý nổi phong ba
Khó chạy vào nên phải chạy ra.
Hèn yếu đã cam phần sợ giặc,
Chìu lòn nghĩ tội cảnh không nhà!
Thơ ăn ai đó hòng đem trẻ
Tuổi chửa bao lăm đã thấy già.
Cũng muốn chắp tay ngồi đối vách
Bên thềm con quốc trót tu oa.
( Thân lữ thứ)
Năm 1947, cuộc chiến tranh toàn quốc bắt đầu, Quách Tấn và gia đình phải chịu cái khổ của tản cư:
Vừa mới hồi cư đã tản cư
Vận nhà vận nước biết nên hư?
Máu xương chiến đãu thương đà lắm,
Nanh vuốt xâm lăng giận chửa trừ!
Vuờn cũ tả tơi trời tháng chạp
Đường quê khấp khểnh nguyệt canh tư
Gió sương chếnh choáng hồn ly loạn,
Ước nguyện bình sinh nữa có như?
( Lại tản cư )

Trong thời gian 1950, cộng sản cố thủ vùng liên khu V, những trí thức như Quách Tấn, Võ Phiến tại Bình Định đã bị cộng sản kiềm tỏa. Cảm thấy bị mất tự do và cùng đường bí lối, ông lui về quê nhà, sống ẩn dật, xa lánh cuộc thế hiểm nguy đầy gươm giáo và sói lang của cộng sản:
Từ phen biển mộng khép trăng song
Nửa mẫu vườn quê tạm náu lòng.
Đi đứng luống thương đường lối hẹp
Ăn nằm dám phụ nước non chung.
Mười phương tin tức mây hờ hững
Ba kiếp văn chương bút ngại ngùng!
Bạn tác ví thương tình gặp gỡ
Đừng đem mây ráng đọ nghi dung.
( Chút lòng)
Sau ông trở về dạy học, nhưng đến 1952 ông bị Việt Munh sa thải và 1953 lại bị bắt giam. Ông đã cho ta biết thân phận người dân, nhất là người trí thức ở trong vùng cộng sản như cá nằm trên thớt, luôn luôn bị đe dọa, và người dân sức yếu thế cô phải cam chịu:
Vườn quê hẩm hút thú ăn làm
Mỗi bận nghi tình mỗi bắt giam.
Năm nắng mười sương thân đã dạn,
Ba cha bảy mẹ phận đành cam.. . .
( Lại bị an trí )
Non mấy trùng cao nước mấy trùng
Tình chung non nước mối thù chung
Ngựa trâu kiếp đã ê chề kiếp
Lang sói lòng thêm trắng trợn lòng!
(Hận thu)
Lúc này, ông phải lao động để kiếm sống:
Năm ngoái năm nay gặp bưiớc cùng
Lỡ bề gánh xách, lỡ bề bưng.
Văn xưa dạy học trường bôn thải,
Sức yếu làm thuê thế chẳng dừng
Thân thích khó nhờ sơ khó cậy
Ruộng nương thì có lúa thì không!
Ngày mùa đành vẫn ăn cơm ghé
Cha nhịn con ăn vợ nhịn chồng !
( Bước cùng)



Sau 1954, cộng sản rút về miền Bắc, tỉnh Bình Định và vùng Nam Nghĩa thuộc về miền Nam, Quách Tấn chào mừng ngọn quốc kỳ quốc gia:
Ngàn sương lóng lánh ánh quang huy
Phấp phới nồm trương ngọn Quốc kỳ.
Cửa đón tân xuân lồng thược dược
Trà dâng nguyên đán ngát tường vy.
Mộng phiền ba tỉnh hồn phấn điệp
Điềm thái hòa ứng giọng hoàng ly
Tấm lòng đất nước chung hoan hỉ
Hương khói thơm lừng nhịp trúc ty.
( Tân xuân)
Nghệ thuật của Quách Tấn là nghệ thuật cổ. Trong khi đa số thi nhân từ bỏ Đường luật, ông vẫn giữ vững nghệ thuật thơ Đường. Cái đáng quý là thơ ông là thơ tả thực, là thơ của người yêu nước, yêu đời và yêu tự do. Trong khoảng 1945- 1956, ông đã can đảm tố cáo trước dư luận những tàn ác của cộng sản. Thơ ông có giá trị lịch sử, và phản chiếu bi đát của lịch sử Việt Nam.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment