PHẠM TÍN AN NINH * Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG
Ở cuối hai con đường | |
---|---|
| Contributed by: phuochung | Views: 6.735 Phạm Tín An Ninh, Vương Quốc Nauy ---------------------- Ở cuối hai con đường Phạm Tín An Ninh (Một câu chuyện hoàn toàn có thật) Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6. Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ
huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam,
chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao
động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện
vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50
thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng
chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều
trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa
cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và
phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt.
Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một
suy nghĩ : - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho
đủ ?.
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi , miệng nở nụ
cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng
bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình:
Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa
cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một
tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu
thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã
phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm -
bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23 ?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng :
- Thưa cán bộ, có tôi ạ,.
- Anh ở trung đoàn mấy
- Trung Đoàn 44
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên ;
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi.
Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào ?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2
chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị
các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả ? tôi hỏi .
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được
các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị . Nhờ vậy mà tôi còn sống và
được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba
Lệ
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi
láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt
ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo
cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh
chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh
em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì
sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời.
Anh thường nói :
- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi
biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng
chỉ huỵ
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một nguòi tù chỉ
có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt.
Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị
bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày.
Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung
lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng
hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng
một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bắng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ
này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng :
- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia
cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ
kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng
ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động. Biết là anh em tù bị
đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân ,
quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một
hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách
đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để
luột sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi
xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luột sắn
ăn cho nọ Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh
"chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố
đã đào sẵn. Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi
được no -dù chỉ là no sắn-
Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban" , quản giáo Thà đã báo cáo
với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu
hecta rừng ?
Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ : - Anh
em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì
thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà,
mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh
thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật
nhiều với anh em :
- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương
quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước
uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23
các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận
tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi
ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện.
Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các
anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội
vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn
an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh
y tá săn sóc suốt cả đêm . Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ,
mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố
gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc
lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết
thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y
viện Pleikụ
Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc
tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái
đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà,
và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh
trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men
và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước
tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy
tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc
nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang
ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ
các anh chọ Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng
họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đị Trước khi đưa về Bắc,
chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử
tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng
rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ
dằng vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6. Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một
người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một
cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra
anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức
dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại,
đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng
trại. Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có
tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc
tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên
chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu
vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng
đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho
chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng
tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt.
Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai
nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi
những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ
Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa
xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà
hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân
trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ,
màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó,
chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần
nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù.
Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm
ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm
lòng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh
đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện
trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp
còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là
sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ hoc.
Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công
ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm
tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng
đến với anh là một người con gái VN. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi,
đó là vị hôn thê của anh. Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông.
Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy
tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội
VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ , đùa cợt
cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ
lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi
Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp
và quen với chàng trai Nauy này.
Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du
học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí
tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và
người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài
tuần sau ngày cô đị Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị
anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ
chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông
Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND
Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách
trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên
lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauỵ Biết cô
thuộc gia đình một đảng viên CS cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều
nước thuộc khối CS trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau
này chính Kenneth Hansen, cho biết, bố của cô trước kia là đại sứ VN
tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn
khối CS Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về VN, ông
không còn được nhà nước CS trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày
nằm nhà không tiếp xúc một ai. Sau một thời gian, được cấp quốc tịch
Nauy, cô Đoan trở về VN thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang
ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cộ
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ dến anh quản giáo Nguyễn văn
Thà thưở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền
khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như
để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy
nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ
dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin,
chỉ vỏn vẹn vài chữ : "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm
1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6. Nghĩa Lộ, Hoàng
Liên Sơn ". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp
hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm
việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú
của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông
đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ
Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải
thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện
thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô
nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành
phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để
kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai
nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật
mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt
độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện
thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe, Đầu giây bên
kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghẹ Cô hối hả, nhưng
rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần,
với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ ? tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, Bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan ?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh,
được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe
đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn
thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền
CS Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu
hết những người được chính quyền VN gởi sang lao động, đã không về
nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm
chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành
ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những nguòi
đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không
nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận
thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được
một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em
trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số
thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai
bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày
trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi .
- Bây giờ cháu đang ở đâu ? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một nguòi bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu
lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba
cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp
rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì ?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa
người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để
kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em
trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày
rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwkọ Chúng tôi quen khá
thân lúc cả hai vừa mới đến Nauỵ Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia
là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân
đội CS Ba-Lan. Về sau. anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông
Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy
một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay
sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ
Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian
chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm
sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn
Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang . Ông được bầu làm
Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị
nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành
cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng
giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm
vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ
nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng
tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước
Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi
nghe tôi báo tin sang thăm . Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ
chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh
chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy
để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu
mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh
những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm
tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm
nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay
trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi
đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình
anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù
về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn
hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển
về VN biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ
chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu
trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà
đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan.
Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin
việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung
học.
*
"Các Anh thân quí, Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào.
Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu
nói của Các-Mác: Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ
của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một
thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ
Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những
mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn
mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo
Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác. Chúng tôi mừng cho
các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người
phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng
tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi
để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con
người Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị
điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Tàu tràn
qua biên giới . Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở
hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không
đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy
trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi
tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay.
Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm,
nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn.
May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào
chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi
nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự
quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ,
cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta
được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm
khốn khổ cả nhân gian..."
*
Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận
được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại.
Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong
thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin
hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó
đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh
em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh, Vương Quốc Nauy |
ĐẶNG ĐÌNH TUÂN * BÌNH MINH VỚI HOÀNG HÔN
Welcome to VN.NET
20/12/16
|
SƠN TRUNG * ĐÔI BẠN ĐỒNG SONG
ĐÔI BẠN ĐỒNG SONG
SƠN TRUNG
Lữ Vô Phong và Quách Anh Tài cùng học một thầy tại Gia Định. Lữ sinh
ngưòi Bình Dương, dáng gầy ốm gió thổi bay, mặt xanh xạm, lộ gân xương
không có oai phong như cái tên định mạng. Còn Quách sinh người Gia
Định, thì rất có tài. Tài thứ nhất là giỏi chữ Hán, bất cứ văn thơ ai,
sinh đọc qua một lần thì thuộc nằm lòng, viết chữ Hán rất đẹp, và thông
thạo các lối chữ chân, thảo, triện, lệ. Tài thứ hai là đánh cờ tướng.
Sinh đã nhiều lần đoạt giải quán quân bộ môn này. Khắp Nam kỳ lục tỉnh
không ai là không nghe danh Quách Anh Tài. Lữ sinh và Quách sinh thi đỗ
cử nhân, năm giáp tí tại trường thi Gia Định, sau hai ông đều ra làm
giáo quan, một ông về Bến Tre, một ông ở Định tường.
Lữ Vô Phong là người ngay thẳng nhưng nóng nảy, trong các cuộc tranh
luận thường tỏ ra hung hăng, mà trong văn chương cũng vậy. Ông hết sức
bài xích người này, người kia, với giọng điệu cực đoan và cực tả. Ông
còn dám chỉ trích chúa Nguyễn thơ ấu, ngu muội, còn Trương Phúc Loan
thì tham nhũng, tàn ác, và các văn võ bá quan chỉ là một lũ ăn hại đái
nát. Văn chương và danh tiếng của ông được nhà Tây Sơn chú ý. Họ bèn
vận động ông vào phe với họ.
Ông hăng hái nhận lời, bỏ nhiệm sở lên chiến khu. Lúc này nhà Tây Sơn
ra sức chiêu dụ các nhân tài ở Phú Xuân và Gia Định cho nên một số đã
lên chiến khu chiến đấu, một số ở lại nằm vùng. Lữ Vô Phong và Quách
Anh Tài đều cùng một lúc vào chiến khu. Lữ Vô Phong văn chương có thép
và người sục sôi máu nóng đuợc đảng Tây Sơn ưu đãi, đưa làm Tả Thị Lang
bộ Lễ trong triều Tây Sơn. Còn Quách Anh Tài hiền lành hơn thì giữ một
chức vụ gì đó không mấy quan trọng trong bộ Lễ hay bộ Công. Có người
kể rằng khi Lữ Vô Phong vào chiến khu thì các bạn cũ ngày nào cũng xúm
lại thăm, ác cái là thăm viếng đúng bữa cơm, cho nên quan Tả thị lang
phải mời bạn ngồi chung mâm. Thấy ăn chực hoài cũng ngượng, ông bạn nói
thật với Lữ Vô Phong rằng:
Tụi tai ở đây khổ lắm. Cơm rau dưa, bữa đói, bữa no, riêng mày và các quan cao là được có tiêu chuẩn gà vịt, nên tụi tao tới ăn ké vài bữa thôi!
Thuyết khác thì cho rằng việc này xảy ra ngoài Bắc Hà. Quân Trịnh chiếm
Thuận Hóa, phong cho anh em Nguyễn Nhạc chức Tiên phong tướng quân Tây
Sơn hiệu trưởng, hai bên giao hảo rất đẹp. Nguyễn Nhạc muốn dò la tình
hình Bắc Hà liền cử một phái đoàn ra Bắc mượn cớ triều cống vua Lê
chúa Trịnh. Trong phái đoàn này có quan Tả Thị Lang Lữ Vô Phong. Trong
khi một số dân Thanh Nghệ theo chúa Nguyễn vào Nam thì cũng có một số
dân Nam Hà ra làm quan hay sinh sống ở Bắc Hà. Nghe tin phái đoàn trong
Nam Hà ra tiến cống, các bạn đồng hương Nam Hà ngày nào cũng đến thăm
viếng khiến phái đoàn miền Nam rất phấn khởi.
Nhưng qua cuộc tiếp xúc này, Lữ Vô Phong biết được nhiều bí mật. Bắc
Hà chính sự thối nát hơn cả Nam Hà, vua Lê ngồi vì, chúa Trịnh thao
túng quyền hành, sống trên xương máu nhân dân. Dân chúng thì thầm bàn
tán việc chúa Trịnh tham dâm vô độ mà mắc bệnh kín, sợ ánh sáng, suốt
ngày đêm ở trong phòng tối. Kinh đô ban đêm cấm thắp đèn.
Đến đời Trịnh Sâm chúa cũng vì tham dâm mà mắc bệnh. Bà chúa Chè thông
dâm với Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đầu độc Trịnh Sâm khiến Sâm mới
ngoài bốn mươi đã quy tiên, rồi bà giả chiếu chỉ truất phế thế tử Trịnh
Khải , lập con trai bà là Trịnh Cán mới bốn, năm tuổi lên làm chúa.
Khi Trịnh Cán lên ngôi, em bà chúa Chè là quận mã Đặng Lân coi thường
vương pháp, ngang nhiên cướp nhà dân chúng, bắt hiếp con gái dân lành .
Quân Trịnh hùng mạnh nhưng dân Bắc Hà nghèo đói quanh năm, các bạn
của ông đã than thở rằng từ khi ra Bắc, suốt đời chỉ rau cháo, nay nhờ
ông ra mà được trông thấy miếng thịt gà, thịt heo.
Bọn quan lại ngoài đó coi người Nam Hà như nô lệ, hay đúng hơn, một
thứ dân ngụ cư chỉ biết chống đối và ăn nhậu! Lúc rảnh rổi, một mình đi
chơi ngoại ô, ông thấy cây cối bị chặt trụi, không còn vườn cây bóng
mát vì chúa ra lệnh tăng diện tích trồng lúa, khoai, ai trồng hoa hay
trồng cây ăn trái phải đốn bỏ. Ao chuôm không còn cá, bầu trời không
cánh chim vì dân nghèo đói, con chim sẻ, con cá rô nhỏ trở thành mồi
ngon bồi dưỡng cho trẻ con và người lớn. Ngoài đường, dân chúng đều
mặc đồ nâu hay đồ đen vá chằng vá đụp.
Ai nấy cúi đầu cắm cổ mà đi, không thấy một nụ cười . Đặc biệt là họ
tránh xa khách lạ. Ông nhớ lại khi ra Bình Thuận, sống trong cái nôi
cách mạng Tây Sơn, ông cũng nghe nhiều chuyện, trong đó có việc Nguyễn
Nhạc hiếp vợ Nguyễn Huệ. Còn ruộng đất nơi đây cằn khô sỏi đá, đa số
làm ruộng, một số buôn lậu hay cướp núi như lãnh tụ đảng Nguyễn Nhạc.
Chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo của đảng Tây Sơn
thực chất chỉ là phỉnh gạt dân đen. Dân nghèo có hàng vạn, hàng triệu,
trong khi nhà giàu chỉ có vài chục hay vài trăm.
Lấy vài chục nóc nhà ngói thì chia được cho bao nhà nghèo? Lấy được
chục ký vàng thì bao người được một chỉ vàng? Cướp lúa gạo mỗi huyện
thì dân nghèo mỗi người được mấy cân gạo, và sống được bao lâu? Thực
tế, phần lớn vàng bạc, của cải rốt cuộc vào bọn cướp Lý Tài, Tập Đình
và bọn thân tín của Nguyễn Nhạc. Ông nghĩ đến ruộng đồng miền Nam xanh
tươi, cò bay thẳng cánh, những vườn cây đầy hoa, nặng trái, và dân
chúng nơi đây quanh năm quần lãnh áo hoa, thảnh thơi với câu hò, điệu
hát và tiếng cười. Hai bên khác nhau xa.
Hạnh phúc là đâu? Độc lập, tự do là đâu? Chỉ có một thoáng mây bay mà
ông đã ngửi thấy mùi chuyên chính bốc lên nồng nặc khắp không gian. Quan
Tả thị lang mới tỉnh ngộ, hết tin vào thiên đường miền Bắc và sự sáng
suốt cùng đạo đức cách mạng của Nguyễn Nhạc. Vì vậy, sau này, Tây Sơn
đại thắng mà ông thì trở thành bất mãn, chống đối triều đình.
Thực ra, ông là người miền Nam ngay thẳng, bộc trực, thấy sao nói vậy
chứ không lắt léo như bọn quan lại Bắc Hà tinh ranh, xảo quyệt. Ông
thấy chúng nó tham nhũng, tàn ác thì ông chỉ trích chúng cho nên chúng
tuyệt thông với ông. Sau khi chiếm Gia Định, họ lập nội các mới, bọn
tân tòng tư sản và tiểu tư sản trong đó có ông liền bị chuyển công tác,
sa thải hoặc bị bắt giam. Lê Hảo Ngọt, Trương Như Ngưu, Châu Tâm Luồn
, Trần Lưu Linh lần lượt bỏ xứ mà đi sau khi đã biết mình mắc điếm!
Riêng vợ chồng Nguyễn Thái Giám, chồng là kiến trức sư hay kỹ sư gì
đó, hồi trước là tay xách động sinh viên biểu tình, còn vợ vốn là sinh
viên Văn, sau ngày Tây Sơn nhập thành, trở thành một nữ kiệt đứng sau
Lý Bất Trung ở hội Trí Thức Yêu Nước Đường. Nghe hai vợ chồng ông cũng
bỏ ra nước ngoài it lâu rồi trở về. Phải chăng ông bà chán cảnh lưu đầy,
hoặc được triều đình chuyển công tác, được điều về quốc nội lãnh
nhiệm vụ mới? Lữ Vô Phong không bỏ nước mà đi, ông ở lại, ngày ngày
đến bộ Lễ làm việc, mặc dầu đã mất chức Tả thị lang, song không ai nói
năng gì với ông. Hết ngồi lại đứng, hết giờ thì về. Đó là kết quả của
bao năm theo Nguyễn Nhạc. Cũng may là ông chưa bị tù, chưa bị què chân
cụt tay như bao chiến sĩ vô danh khác đã hy sinh một đời cho mộng cách
mạng hảo huyền.
Còn về Quách Anh Tài sau ngày đại thắng, được triều đình giao cho việc
tiếp quản cơ sở giáo dục Định Tường. Do đó ông trở thành quan Đốc học
Định Tường, tác oai tác quái, báo ân báo oán, đã cách chức và bỏ tù
một số bạn cũ trước đây dạy học tại Định Tường học hiệu. Trong thời
gian này, Quách đốc học gặp một giai nhân, sống một mình trong một biệt
thự ở Gia Định thành. Người đẹp này có cha mẹ là tư sản, bỏ nhà chạy
theo chúa Nguyễn. Quan Đốc học làm đơn xin triều đình cưới vợ song
triều đình không thuận vì hai lẽ:
- Thứ nhất, đảng ta là đảng vô sản, một đồng chí đảng viên không thể kết hôn với kẻ thù giai cấp.
- Thứ nhì, người phụ nữ kia có cha mẹ phản quốc, bỏ nước chạy theo quân thù. Một đồng chí cách mạng, không thể kết hôn với kẻ thù dân tộc.
Quách Anh Tài không nghe lời đảng, quyết bỏ đảng theo người yêu. Kết cuộc, ông được ở nhà vẽ lông mày cho giai nhân, thỉnh thoảng tham gia đấu cờ quốc tế. Đời người như thế cũng hạnh phúc và vui vẻ chán.
- Thứ nhất, đảng ta là đảng vô sản, một đồng chí đảng viên không thể kết hôn với kẻ thù giai cấp.
- Thứ nhì, người phụ nữ kia có cha mẹ phản quốc, bỏ nước chạy theo quân thù. Một đồng chí cách mạng, không thể kết hôn với kẻ thù dân tộc.
Quách Anh Tài không nghe lời đảng, quyết bỏ đảng theo người yêu. Kết cuộc, ông được ở nhà vẽ lông mày cho giai nhân, thỉnh thoảng tham gia đấu cờ quốc tế. Đời người như thế cũng hạnh phúc và vui vẻ chán.
BĂNG TÂM * TRUNG CỘNG ĐẦU ĐỘC THẾ GIỚI
20/12/2016
Bloomberg: Người Trung Quốc đang đưa cả thế giới “từ bàn ăn ra nghĩa địa” như thế nào?
Dù các cơ quan chức năng của nhiều nước đã cố gắng nhưng những món
tôm, thủy sản Trung Quốc giúp đưa người tiêu dùng từ bàn ăn đến nghĩa
địa nhanh hơn vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Ảnh minh họa.
Nếu nhìn từ trên không, vùng đồng bằng sông Châu Giang-Trung Quốc nhìn
chằng chịt những khối ao nuôi tôm cá của hàng trăm nghìn hộ dân nằm xen
kẽ với hàng loạt các chuồng trại nuôi gia súc. Không có gì khó hiểu khi
đây là cùng trung tâm của ngành nông nghiệp nuôi trồng thủy sản tại quốc
gia sản xuất nhiều hải sản nhất thế giới.
Ngành nông nghiệp Trung Quốc hàng nghìn năm nay đã quá quen thuộc với
hình thức vườn ao chuồng, khi những chất thải của chăn nuôi chuồng trại
được làm thức ăn cho cá tôm nuôi. Tuy nhiên, với đà phát triển của kháng
sinh cũng như sự đam mê lợi nhuận, mô hình này giờ đây đã bị ảnh hưởng
mạnh.
Tại các trang trại ở Giang Môn hay một số vùng Quảng Đông-Trung Quốc,
những người nông dân trộn rất nhiều kháng sinh vào thức ăn lợn và chất
thải từ những chuồng lợn này với hàm lượng kháng sinh cực cao lại được
để nuôi tôm cá.
Thông thường, nông dân Trung Quốc sẽ trộn tối thiểu 3 loại kháng sinh
trong thức ăn lợn bao gồm cả Colistin, một chất kháng sinh bị cấm dùng
cho chăn nuôi ở Mỹ.
Nếu nhìn những thùng rác quanh các trại chăn nuôi này, người ta có thể
dễ dàng thấy vỏ hộp của khoảng 9 loại kháng sinh khác nhau. Trong đó 7
loại bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đến
cơ thể người.
Vỏ thuốc kháng sinh bị vứt bừa bãi quanh các trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi ở Quảng Đông.
Siêu vi khuẩn và cái chết không báo trước
Hiện tượng lạm dụng kháng sinh đang tạo nên những loại siêu vi khuẩn và
bệnh dịch kháng thuốc làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Chính phủ Anh ước
tính hàng năm có khoảng 700.000 người trên thế giới tử vong do vi khuẩn
chống lại được kháng sinh. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn mà không có
hành động từ chính phủ các nước, con số này có thể đạt 10 triệu người
mỗi năm vào năm 2050, cao hơn cả số người bị tử vong do ung thư.
Năm 2015, các nhà khoa học đã công bố một thông tin chấn động toàn thế
giới. Họ đã phát hiện ra một gen kháng Colistin ở Trung Quốc, qua đó
biến hàng tá vi khuẩn và dịch bệnh ở nước này thành những siêu vi khuẩn
chống lại kháng sinh hiện hành.
Tồi tệ hơn, kể từ đó đến nay người ta đã tìm được các gen này
trong hàng loạt bệnh nhân, thực phẩm hay những mẫu môi trường tại hơn 20
nước khác nhau, đặc biệt là những quốc gia nhập nhiều thực phẩm từ
Trung Quốc.
Theo giáo sư Mrtin Blaser của trung tâm y tế Langone-Mỹ và là Chủ tịch
hội đồng cố vấn của Tống thống Obama về vấn đề siêu vi khuẩn nhận định
chính nguồn thực phẩm Trung Quốc là nguyên nhân lớn nhất khiến cả thế
giới bị lây lan rủi ro về siêu vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 90% kháng sinh trong thức ăn cho
lợn được đào thải qua nước tiểu và phân, vốn là nguồn dinh dưỡng thiết
yếu cho chăn nuôi thủy sản ở Trung Quốc. Thêm vào đó, người nông dân
cũng trộn cả kháng sinh cho thức ăn chăn nuôi thủy sản, khiến nồng độ
thuốc trong tôm cá và nước ao hồ ở đây lên mức cao chưa từng có.
Nông dân Trung Quốc thường trộn rất nhiều kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi.
Nguy hiểm hơn, những dòng nước thải của các khu vực chăn nuôi này được
xả thẳng ra sông hồ. Cụ thể, những trại chăn nuôi ở Giang Môn xả thẳng
nước thải ra lưu vực sông phía Tây Trung Quốc, qua đó làm ô nhiễm toàn
bộ vùng đồng bằng sông Châu Giang, bao gồm Quảng Đông, Hồng Kông, Macao,
Thẩm Quyến...
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy mỗi năm khu vực sông hồ tại đây nhận
khoảng 213 tấn kháng sinh xả thải hàng năm, một con số khiến nhiều người
lo sợ.
Số liệu của Liên hợp quốc (UN) cho thấy kim ngạch thương mại thủy
sản của Trung Quốc vào khoảng 90 tỷ USD và chiếm 50% giao dịch trên toàn
thế giới. Quốc gia này cũng cung cấp khoảng 60% thủy sản cho thị trường
toàn cầu và đang là nhà xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới.
Một khu vực chăn nuôi thủy sản tại Quảng Đông.
Ngay cả chính phủ Mỹ cũng đã nhận ra được sự nguy hiểm từ thực phẩm
Trung Quốc trong hơn 10 năm qua nhưng họ không thể ngăn chặn hoàn toàn.
Một cuộc khảo sát năm 2006 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ
(FDA) đối với hàng thủy sản nhập khẩu Trung Quốc cho thấy có đến 1/4 số
mẫu chứa các loại chất cấm hoặc những phụ gia không an toàn.
Vào cùng năm đó, chính FDA đã phải ban hành quy định tất cả các lô hàng
tôm và hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc phải bị tạm giữ tại cảng chờ xét
nghiệm rồi mới được thông qua.
Tuy vậy, quy định này cũng không khiến hàng thủy sản Trung Quốc an toàn
hơn tại Mỹ khi các doanh nghiệp có vô vàn cách khác nhau để trốn tránh
nhà chức trách, như cách họ đã làm với mặt hàng thép. Theo đó, các công
ty này di chuyển mặt hàng thủy sản qua nhiều nước để xóa xuất xứ và nhập
khẩu vào Mỹ, một hệ thống tinh vi mà các chuyên gia đánh giá là không
khác gì các băng đảng tội phạm đang rửa tiền.
Chính phủ bất lực
Chính quyền Bắc Kinh cũng đã nhận ra tình trạng dùng kháng sinh vô tội
vạ tại các trại chăn nuôi và từ năm 2011, Trung Quốc đã thực hiện các
chương trình nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong y tế. Kể từ đó,
tỷ lệ dùng kháng sinh tại một số nơi như thành phố Thượng Hải đã giảm
31% và mới đây còn có đề xuất cấm sử dụng Colistin trong chăn nuôi tại
Trung Quốc.
Dẫu vậy, tình hình đã trở nên quá nghiêm trọng khi Trung Quốc đang là
nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Khảo sát trên
toàn Trung Quốc cho thấy 42-83% số người khỏe mạnh được thử nghiệm có
chứa siêu vi khuẩn đủ khả năng chống lại kháng sinh Penixilin cũng như
những biến thể của nó.
Trong khi đó, khảo sát thị trường tại Thượng Hải cho thấy hầu hết các
sản phẩm thủy sản ngoài chợ có chứa những vi khuẩn không thể tiêu diệt
bằng kháng sinh thông thường. Một nghiên cứu kéo dài trong khoảng
2006-2011 đã thu thập số liệu ở Thượng Hài và có kết luận 1/3 số hải sản
ở đây chứa Salmonella, loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ở người và điều
nguy hiểm là 43% mẫu vi khuẩn tìm thấy ở Thượng Hải có khả năng kháng
thuốc mạnh.
Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng sự lây lan của những siêu vi khuẩn
chủ yếu thông qua bằng đường du lịch, vận chuyển khi những người nước
ngoài tiêu thụ thực phẩm, thuốc ở những nước khác. Dù những nghi ngờ về
thực phẩm Trung Quốc là nguyên nhân chính thay vì du lịch đã manh nha từ
sớm nhưng chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh được điều
đó cho đến năm 2015.
Các cửa hàng bán kháng sinh chăn nuôi có khá nhiều tại Trung Quốc với khâu kiểm định chất lượng rất kém.
Khi đó, một nghiên cứu của phòng phân tích vi sinh học quốc gia
NML-Canada cho thấy tất cả những mẫu dương tính với siêu vi khuẩn từ các
sản phẩm thủy sản đều đến từ Đông Nam Á và Trung Quốc.
Kể từ thập niên 90, lượng tiêu thụ tôm hàng năm của người Mỹ đã tăng gấp
đôi và trở thành một món ăn chủ đạo. Vào thập niên 80, phần lớn tôm Mỹ
được nuôi trồng trong nước nhưng tình hình này đã phải thay đổi khi nhu
cầu tăng quá mạnh.
Trong khoảng 1990-2006, lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi, đạt
khoảng 0,6 triệu tấn mỗi năm hiện nay và khoảng 90% số tôm trên bàn ăn
người Mỹ hiện được nuôi trồng từ nước ngoài.
Năm 2003, tỷ lệ tôm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã đạt mức kỷ lục
trong 11 năm trước đó với 16% thị phần và đến năm 2004, Bộ Thương mại Mỹ
đã phải áp thuế chống bán phá giá 112% cho sản phẩm này.
Một hệ thống không khác gì rửa tiền
Nhằm đối phó với các rào cản thương mại của Mỹ về thực phẩm, các doanh
nghiệp Trung Quốc đã xây dựng nên một hệ thống tinh vi nhằm xóa bỏ xuất
xứ các hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, lượng nhập khẩu tôm từ Malaysia năm 2004
bất ngờ tăng gấp 10 lần sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá
cho tôm từ Trung Quốc. Lượng tôm nhập khẩu này tăng đều và chiếm tới 5%
thị trường tôm tiêu thụ tại Mỹ trong khoảng 2008-2011.
Hiện nhiều quan chức Mỹ cho rằng lượng lớn tôm nhập khẩu từ Malaysia
thực chất là từ Trung Quốc bởi nước này sản xuất tôm tùy thuộc vào mùa
vụ. Năm 2015, nước này chỉ sản xuất được 32.000 tấn tôm và khoảng 18.000
tấn đã được tiêu thụ trong nước, 12.000 tấn được xuất sang Singapore
nên số còn lại không đủ để chiếm lĩnh các thị trường khác.
Một sự trùng hợp thú vị là lượng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc vào
Malaysia lại tăng đột biến trong 10 năm qua với mức bình quân 20.000
tấn/năm.
Năm 2011, 75% số tôm chứa các chất cấm được nhập khẩu từ Trung Quốc vào
Mỹ, chỉ 6% là từ Malaysia. Tuy nhiên năm 2015, có 77% số tôm chứa chất
cấm nhập vào Mỹ là từ Malaysia.
Theo các nhà chức trách Mỹ, việc vận chuyển tôm từ Trung Quốc sang
Malaysia và đổi giấy xuất xứ là chuyện vô cùng bình thường khi các công
ty dịch vụ môi giới có thể hoàn thành thủ tục giấy tờ dễ dàng.
Tháng 4 vừa qua, FDA đã phải cảnh báo có thể sẽ bắt giữ và kiểm tra tất
cả các lô hàng tôm, thủy sản từ Malaysia và một số nước để tiến hành xét
nghiệm trước mỗi quan ngại làm giả giấy tờ cũng như xuất xứ của các mặt
hàng này. Đáp lại, Bộ y tế Malaysia cam kết sẽ thắt chặt việc kiểm soát
các nhà máy chế biến tôm cũng như thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất
xứ từ phòng thương mại.
Không dừng lại đó, mặt hàng đông lạnh thủy sản còn được các doanh nghiệp
Trung Quốc xuất sang nhiều nước trước khi được xuất khẩu sang Mỹ nhằm
tránh sự truy tra của các cán bộ hải quan khi Malaysia đã bị nghi ngờ.
Một trong những nước được Trung Quốc nhắm đến hiện nay là Ecuador khi
lượng tôm nhập từ Trung Quốc vào đây để tuồn vào Mỹ thời gian qua bắt
đầu tăng lên.
Rõ ràng, lợi nhuận của ngành thủy sản khiến các doanh nghiệp Trung Quốc
không từ thủ đoạn nào để tuồn những thực phẩm bẩn từ nước họ sang các
thị trường khác. Dù các cơ quan chức năng của nhiều nước đã cố gắng
nhưng những món tôm, thủy sản Trung Quốc giúp đưa người tiêu dùng từ bàn
ăn đến nghĩa địa nhanh hơn vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Theo Trí thức trẻ
TRẦN TRUNG ĐẠO * BỆNH NGHIỆN RƯỢU
Bệnh nghiện rượu dưới chế độ Cộng Sản
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Giống
như tại Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, giới cầm quyền CSVN cũng sẽ từ chối
và cho rằng chẳng lẽ tệ trạng nào cũng đổ lên đầu chế độ hay sao. Thế
nhưng, các nghiên cứu cho thấy đúng vậy, cơ chế chính trị CS là nguyên
nhân tiềm ẩn sâu xa của bệnh nghiện rượu. Giấu cơn giận trong men cay,
ngăn nỗi buồn nơi đáy cốc là thái độ tìm quên tiêu cực nhưng rất phổ
biến của người dân thường trước những bất công đang đè lên số phận của
họ. Bịnh xã hội như thế chỉ thuyên giảm khi các điều kiện vật chất và
tinh thần thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp hơn...
*
Sắp Tết, số lượng rượu bia được tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng cao. Câu hỏi
đặt ra tại sao Việt Nam là một trong những quốc gia dùng rượu bia cao
nhất thế giới?
Nhắc lại, hôm 26 tháng 9, 2016, Báo Vietnamnet đưa tin "Đàn ông Việt uống rượu bia nhiều nhất thế giới". Theo lời Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế Dự phòng dẫn chứng cho biết “Nếu
tính trung bình, một người nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít
cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một trong số
những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ này”.
Cùng lúc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng thốt lên: “Dù
nước ta mọi mặt kinh tế, xã hội đều có sự phát triển, nhưng tỉ lệ dùng
rượu bia đang tăng quá nhanh so với các chỉ số khác. Nếu không có biện
pháp mạnh tay để hạn chế, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu thế giới về
sử dụng rượu bia”.
Kỷ lục dùng rượu bia tai Việt Nam không phải ngẫu nhiên.
Theo công bố của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thuộc Liên Hiệp Quốc, năm
2015, chín trong số mười quốc gia tiêu thụ lượng rượu cao nhất thế giới
là những nước cựu Cộng Sản. Các nước này gồm Belarus, Moldova,
Lithuania, Russia, Romania, Ukraine, Hungary, Czech Republic và
Slovakia.
Lấy nước Nga, từng là nước CS lớn nhất châu Âu để phân tích trước.
Tiêu thụ rượu cao tại Nga có từ thời Sa Hoàng nhưng vượt cao sau Cách mang CS Nga 1917.
Rất nhiều lý do như thời tiết, chiến tranh, nghèo khó v.v... được đưa ra
để giải thích việc sử dụng rượu quá cao tại Nga CS. Những giải thích
này đều không đứng vững vì sau nội chiến, khi điều kiện sống tốt hơn và
những mùa không quá lạnh số lượng rượu được tiêu thụ cũng không giảm
bớt.
Tháng Năm, 1985, Gorbachev tung ra chiến dịch toàn quốc chống nghiện
rượu. Ông cho rằng nghiện rượu là một trong ba căn bịnh trầm trọng nhất
tại Liên Xô, chỉ sau bịnh tim và ung thư. Gorbachev hy vọng việc giảm
lượng rượu được dùng sẽ giúp gia tăng năng suất, nhưng kết quả trái
ngược, thu nhập lợi tức từ rượu của chính phủ có giảm nhưng mức sản xuất
không tăng một cách tương ứng.
Thực tế đó cũng đã xảy ra tại Ba Lan. Trong phóng sự điều tra của báo
Christian Science Monitor phát hành ngày 3 tháng 3, 1981 khi chế độ CS
Ba Lan còn rất mạnh, một trong những căn bịnh xã hội trầm trọng nhất tại
Ba Lan là nghiện rượu. Mười phần trăm trong số mười hai triệu công nhân
Ba Lan say rượu mỗi ngày. Nhà cầm quyền CS tăng giá rượu cao với hy
vọng số lượng rượu được tiêu thụ sẽ giảm, nhưng không, lượng rượu được
dùng đã không giảm bớt.
Tại Đông Đức, theo nghiên cứu của sử gia Thomas Kochan trong tác phẩm
"The Blue Strangler - Drinking habits in the GDR”, Đông Đức trong thời
kỳ CS tiêu thụ rượu cao nhất châu Âu và gấp đôi Tây Đức. Chữ “The Blue
Strangler” trong tác phẩm của ông là hiệu rượu vodka Đông Đức có 40%
cồn. Lương trung bình của một công nhân Đông Đức khoảng 500 Marks trong
lúc một chai rượu Cognac giá 80 Marks. Trong số những người nghiện rượu
hạng nặng có cả các ủy viên Trung ương đảng hay ủy viên Bộ Chính trị CS
Đông Đức như trường hợp Alfred Neumann.
Tại Trung Cộng, theo công bố của WHO vào tháng 12, 2012 “Alcohol and
alcohol-related harm in China: policy changes needed”, số người uống
rượu tại Trung Cộng cao hơn phần lớn nhân loại với 55.6 phần trăm đàn
ông và 15 phần trăm đàn bà uống rượu. Hiện nay, Trung Cộng là một trong
những nước sản xuất bia nhiều nhất thế giới. Uống rượu trong giờ làm
việc cũng là một tình trạng phổ biến tại Trung Cộng và tình trạng này
gắn liền với tham nhũng, hối lộ trong giới chức nhà nước. Nhiều nghiên
cứu cho thấy mức độ bịnh gan có liên quan đến rượu nơi giới viên chức
nhà nước CS cao hơn nhiều so với giới dân thường. Ngay cả báo đảng Nhân
Dân Nhật Báo cũng thừa nhận tình trạng uống rượu trong lúc làm việc và
viết hàng loạt phóng sự về vấn đề này.
Các phân tích đó cho thấy cơ chế chính trị Cộng Sản là một tương quan
nổi bật giữa các nước CS Liên Xô và Đông Âu trước đây cũng như Trung
Cộng và CSVN hiện nay. Các thể hiện của tương quan này:
- Mượn rượu giải sầu: Nhiều công nhân, nông dân dưới các chế độ
CS mượn rượu để làm lối thoát cho lòng tổn thương, thất vọng. Sự thất
bại của các chính sách cai nghiện rượu cho thấy việc giải quyết không
đơn giản là tăng giá như chính phủ Ba Lan hay Liên Xô đã làm nhưng phải
áp dụng các cải cách chính trị kinh tế căn bản.
- Say rượu là một biểu hiện của thái độ trốn chạy thực tế (escapism):
Lý do chính như Michael Binyon trong nghiên cứu Life In Russia xuất bản
vào thập niên 1980 cho rằng nhiều người Nga uống rượu chỉ để say. Họ
tuyệt vọng khi đối diện với một “khoảng trống tinh thần”, một xã hội
không còn có những giá trị văn hóa của đất nước họ đã từng có trong lịch
sử trước đó.
- Điều kiện sống: Nhà ở chật chội, lương bổng thấp, thiếu thốn
mọi thứ cần thiết và sống trong bóng tối theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng
đã đẩy người dân chọn rượu như là phương tiện “giải trí” dễ có nhất.
Trong một xã hội thiếu thốn những món hàng căn bản trong đời sống hàng
ngày của con người nhưng lại có đầy đủ rượu. Giới cầm quyền CS từ chối
nguyên nhân này nhưng thực tế đó đã được rất nhiều nghiên cứu rút ra khi
so sánh đời sống của công nhân dưới hai xã hội tự do và CS.
- Giới cầm quyền CS không quan tâm đến sức khỏe của người dân: Đối
với giới cầm quyền CS, thu nhập và thuế do việc tiêu thu rượu đem lại
quan trọng hơn là sức khỏe của người dân. Vladimir Treml, một nhà kinh
tế thuộc cựu Nga CS đang làm việc tại Duke University cho biết “Hơn sáu
mươi năm, thuế rượu đem lại 12 phần trăm đến 14 phần trăm thu nhập của
nhà nước” và do đó nhà nước CS khuyến khích hơn là ngăn chận tệ nạn lạm
dụng rượu tại Liên Xô.
Chế độ CS đã sụp đổ tại Châu Âu nhưng những căn bệnh xã hội do cơ chế
gây ra đã trở thành một lối sống, một văn hóa xã hội chủ nghĩa tại những
nước này và không thể dễ dàng thay đổi.
Giống như tại Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, giới cầm quyền CSVN cũng sẽ từ
chối và cho rằng chẳng lẽ tệ trạng nào cũng đổ lên đầu chế độ hay sao.
Thế nhưng, các nghiên cứu cho thấy đúng vậy, cơ chế chính trị CS là
nguyên nhân tiềm ẩn sâu xa của bệnh nghiện rượu.
Giấu cơn giận trong men cay, ngăn nỗi buồn nơi đáy cốc là thái độ tìm
quên tiêu cực nhưng rất phổ biến của người dân thường trước những bất
công đang đè lên số phận của họ. Bịnh xã hội như thế chỉ thuyên giảm khi
các điều kiện vật chất và tinh thần thay đổi theo một chiều hướng tốt
đẹp hơn.
20.12.2016
TRẦN THẢO * LŨ MIÈN TRUNG
Lũ lụt Miền Trung
Ảnh Xóm nhiếp ảnh |
Các bạn thân mến.
Năm ấy tôi lên sáu tuổi. Tôi là cậu bé ở một vùng quê của dải
đất miền trung nghèo nàn, cơ cực. Trời mưa liên tiếp mấy ngày,
tôi đứng bên hiên nhà, nhìn chung quanh nước tràn bốn phía, màu
nước đục vàng đe dọa. Thuở đó, làm gì có tin tức khí tượng
được lan truyền tới những vùng quê, vẫn còn quen thuộc với ánh
sáng của ngọn đèn dầu hôi. Người dân quê miền trung nước Việt
chỉ đoán định thời tiết nhờ vào kinh nghiệm của bản thân hay
của ông bà truyền lại.
Nếu tôi nhớ không lầm, trận lụt ghê gớm năm đó xảy đến vào
tháng Mười năm 1964 thì phải. Nhìn cơn mưa càng lúc càng dai
dẳng, Ba tôi rất lo lắng. Ông bảo Mẹ tôi và chị Bảy, lớn hơn
tôi ba tuổi, lo vun vén đồ đạc trong nhà, những thứ như gạo,
lúa, quần áo hay giấy tờ không thể nào ngâm trong nước, tất cả
được chuyển dần lên trên gác lửng.
Sáng hôm ấy, mực nước ngoài sân từ từ dâng cao. Ba tôi không còn
chờ cơn mưa dứt và nước sẽ rút đi khi nhìn màu trời xám xịt,
ẩm thấp. Ba tôi đội áo mưa, cầm rựa ra vườn, lựa những thân
chuối hột khá lớn, ông đốn chúng và trẩy lá, chỉ để thân
chuối. Tôi còn nhỏ quá, nhưng đứng cạnh đó, Ba sai gì thì tôi
làm nấy. Ba đóng sáu thân chuối lại làm thành chiếc bè, có
thể di chuyển trên mặt nước. Gần trưa, nước đã khá cao, nếu tôi
đứng ngoài sân thì đã cao quá đầu. Nhà tôi ở gần đường xe
lửa, từ con dốc đường rây vào tới nhà tôi khoảng chừng hơn trăm
mét. Thế nên chiếc bè chuối mà Ba tôi mới đóng, chỉ là để
dùng đưa cả nhà và những vật dụng tối cần như gạo, mắm,
muối, hột vịt v.v... từ trong nhà ra tới con dốc đường xe lửa,
không xa lắm. Lúc đó không có mái chèo, mà dẫu có mái chèo,
Ba tôi cũng không rành chèo chiếc bè như người dân trong miền tây
nam bộ, ông ngâm mình trong nước đẩy chiếc bè có Mẹ tôi, chị
Bảy và tôi trên đó từ từ ra phía con dốc. Thời gian đó không
có các anh lớn của tôi ở nhà vì đã ra ngoài thị xã trọ học.
Chúng tôi đi lên con dốc cao, từ nơi này, nhìn ra cánh đồng
ruộng phía bắc, tất cả đều một màu vàng đục của nước lũ.
Tôi mang bọc nhỏ quần áo và cái mền, sức của tôi chỉ chừng
đó, bước thấp bước cao theo chân chị Bảy và Ba Mẹ, dọc theo
đường rây xe lửa, đi về hướng Nam. Đi bộ hơn hai cây số, chúng
tôi đã đến nơi cần đến, đó là một ngôi chùa được xây cất trên
một ngọn đồi khá cao đối với tôi lúc đó. Dọc đường, đầu óc
thơ ngây của tôi lần đầu tiên thu vào những hình ảnh thê thảm
mà tôi vẫn nhớ hoài. Trước mắt tôi, những con heo, bò, chó và
đồ gia dụng của cư dân trong thôn làng trôi theo giòng nước hung
hãn của cơn lũ. Những cái đầu heo, đầu bò lúc còn lúc mất,
chập chờn trên mặt nước với những tiếng kêu tuyệt vọng, thảm
thiết. Sau này mỗi khi nhớ lại lần tản cư tránh lũ năm ấy, tôi
đều cảm thấy may mắn, vì nếu lúc đó tôi nhìn thấy thảm cảnh
con người bị trôi đi trong cơn lũ, không biết tôi còn bị ám ảnh
tới đâu!
Trong chùa có nhiều gia đình đã đến trước chúng tôi. Sư thầy
và mấy chú tiểu giúp chúng tôi sắp xếp chỗ ở tạm. Quanh chùa,
tôi thấy những nồi cơm bắc trên mấy cái kiềng ba chân, củi đốt
là những thân cây ẩm nước khiến khói bốc lên mù mịt. Mưa vẫn
không ngớt, bầu trời còn nguyên màu xám xịt. Bữa cơm mùa lũ
với cơm và hột vịt luộc dằm mắm mà sao tôi nghe nó ngon quá
chừng. Ba Mẹ tôi không ngớt lo lắng vì hoa màu và lúa ngoài
đồng ruộng đã gần tới mùa gặt mà bị lũ thế này thì có
khác gì mất trắng. Riêng tôi, thuộc hạng lo chưa tới, cứ thế
mà ngủ khì trong đêm đó.
Tôi nhớ rằng gia đình tôi đã ngủ ở trên ngôi chùa đó trong hai
ngày. Khi trời dứt mưa, nước bắt đầu rút đi, chúng tôi chân
thành cảm ơn Sư Thầy và bắt đầu hồi cư về làng.
Bước chân vào trong sân, tôi kinh ngạc nhận ra sự tàn phá của
cơn lũ. Trong sân, trên nền nhà nhầy nhụa bùn đất. Vật dụng
trong nhà cái còn cái mất. Mấy con gà mẹ tôi nuôi, nhờ bay lên
cành cao ngủ trên đó thì còn, riêng mấy con heo thì mất tiêu.
Căn nhà trong lúc bình thường thì ấm áp với hơi người, với
bếp lửa, bây giờ đứng giữa căn nhà sau cơn lũ tôi thấy trống
vắng và lạnh lùng phát sợ. Tôi còn nhớ hôm đó tôi bị nhiễm
lạnh và phát sốt, trên thân mình nổi mề đay ngứa ngáy, cũng
may có lẽ chỉ là dị ứng bình thường, chứ không có gì nghiêm
trọng.
Thuở đó, miền trung mùa hạ nắng lửa nung trời, mùa đông lũ
lụt là chuyện bình thường, nhưng cơn lũ năm đó quá lớn đã
khiến người dân miền trung Việt Nam bàng hoàng với những tổn
thất về nhân mạng, về nhà cửa hoa màu. Tuy vậy nỗi khốn khổ
vì lũ lụt miền trung thập niên 60 so với tình trạng lũ lụt cả
nước bây giờ thì chả có gì là ghê gớm. Rõ ràng đã có những
hiện tượng cực kỳ bất thường đang xảy ra trên đất nước của
chúng ta. Thành phố Sài Gòn ngày nay, chỉ cần mưa không dứt
trong vòng một tiếng đồng hồ, thì ngoại trừ những khu đất khá
cao, tất cả nẽo đường đều chìm trong nước. Hiện tượng này,
theo những người am hiểu địa thế của thành phố Sài Gòn, là do
sự thiếu hiểu biết trong việc quy hoạch xây dựng những công
trình, những khu gia cư. Những giòng chảy để nước lũ rút nhanh
bây giờ đã bị những công trình, những khu chung cư chận lại,
hỏi làm sao không gây ra ngập lụt đường phố? Những người CSVN,
sau khi thắng trận năm 1975 đã có niềm tự hào của một anh nhà
giàu mới nổi, cứ "duy ý chí" một cách ngu đần rằng ta đây đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ thì
việc gì cũng ở trong tầm tay. Những đề nghị, những ý kiến
xây dựng hữu ích của những người, tuy không ưa gì CS nhưng nghĩ
đất nước giờ đã hoà bình, cần đóng góp xây dựng, hoàn toàn
không lọt vào tai những kẻ ngu, cứ hỉnh mặt lên, lấy cái vốn
bổ túc văn hóa của mình ra để dạy đời cho thạc sĩ, tiến sĩ,
giáo sư miền Nam. Tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa lớn của
đường phố Sài Gòn hiện nay là kết quả tất yếu của một đường
lối hành chính, quy hoạch ngu xuẩn.
Còn miền Bắc và miền Trung Việt Nam thì riêng năm 2016 đã có
những hiện tượng rất bất thường. Chưa có năm nào mà tình
trạng lũ chồng lũ lại gây tác hại nghiêm trọng về nhân mạng,
của cải, hoa màu như thế. Từ đầu năm 2016 đến nay mà chỉ riêng
miền trung, đã có hơn 250 người chết và mất tích, thiệt hại
nói chung là hơn 70 triệu US dollars. Lý do, một phần do nền kỹ
nghệ nặng sản xuất vượt mức trong khu vực, khiến khí thải tuôn
vào không gian, làm thay đổi thời tiết, khí hậu, một phần quan
trọng khác chính là nạn phá rừng cực kỳ nghiêm trọng. Theo
một số liệu không chính thức, diện tích rừng của Việt Nam
trong mấy mươi năm qua hiện còn chưa tới 1/3. Quan tham cấu kết
với lâm tặc, thi nhau khai thác rừng bừa bãi, chả thèm để ý
gì tới lợi ích về lâu về dài của đất nước, của dân tộc. Cây
rừng giúp hút và giữ nước để tránh nạn nước lũ chảy về
đồng bằng miền trung Việt Nam bây giờ hầu như đã tàn, nước lũ
không có gì ngăn cản, hỏi sao không ngập lụt. Lại thêm những
đập thủy điện, mỗi khi mưa nhiều, sợ vỡ đập, cứ xả lũ vô tội
vạ, không cần kế hoạch điều tiết gì, cũng không cần thông báo
trước cho cơ quan xã, huyện địa phương. Chỉ để cận giờ, nhắc
điện thoại nói qua loa cho xong, gọi là đúng quy trình, sau
đó xả lũ thẳng tay, mặc cho người dân đen lúng túng, không đủ
thì giờ vun vén những vật dụng cần thiết tránh lũ.
Mấy tháng trước, Hà Tĩnh chịu nhiều thiệt hại của lũ, gây ra
bởi thiên tai, cộng với nhân tai là việc xả lũ vô trách nhiệm
của Đập Thủy Điện Hố Hô, gây ra thảm cảnh người chết, nhà
xiêu, hoa màu, gia súc thất tán. Thế mà tên tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc,
chủ tịch của cái hội tư vấn khoa học công nghệ gì đó dám
khoe cái mất dạy, vô lương, ngu dốt của mình khi câng câng cái mặt
tuyên bố: "Nước xả ấy có phải của Hố Hô không? Không phải,
vì bản thân hồ không sinh ra nước, mà chỉ xả hết nước lũ mà
hồ không thể chứa được." Không biết tên này nó ăn cái giống
gì mà nó ngu xuẩn phát sợ! Chính vì chế độ có quá nhiều
đứa ngu như nó, nhiều đứa tham lam như nó mà trong mấy ngày qua,
người dân Bình Định đã trải qua những bi thảm mà ai nghe đến
cũng nghẹn lòng. Một bé trai 11 tuổi, vì lũ lụt nên trường cho
về sớm, em đã vĩnh viễn không về được tới nhà. Một cô công
nhân 23 tuổi cũng tan ca về sớm với chồng con, cô cũng vĩnh
viễn ra đi, để lại bé con 2 tuổi. Tôi đọc tin tức mà nghẹn
ngang. Chế độ cứu trợ vật phẩm, gạo, mì gói, đặc biệt là
1500 tấn muối. Từ những kinh nghiệm của những toán cứu trợ lũ
Hà Tĩnh kỳ vừa rồi, tôi không biết mỗi gia đình có nhận được
vài gói mì, vài hạt muối hay tất cả đều về trú ngụ tại
mấy nhà xã trưởng, thôn trưởng? Tôi không tùy hứng nói sảng
đâu! Kỳ lũ Hà Tĩnh, khi đoàn cứu trợ ra khỏi làng, những tên
cán bộ mặt heo đã không đến thu bớt tiền cứu trợ lũ lụt đó
sao?
Các bạn thân mến.
Mấy mươi năm qua, trong chế độ CSVN, cái tình giữa người với
người đã trở nên mong manh như sợi chỉ. Những truyền thống yêu
thương, tình anh em, nghĩa đồng bào, đã bị cái chủ nghĩa thực
dụng khốn nạn của tập đoàn CS làm cho thui chột. Con người duy
lợi, vô cảm trước khốn cảnh của tha nhân. Tôi hoàn toàn không
cường điệu nói ẩu, mà tình trạng đen tối đó thực sự đang
tràn lan trên mảnh đất này. Hiện giờ chế độ khốn nạn đang nắm
quyền, và ước vọng chính đáng của toàn dân Việt Nam là mong
cho chế độ đó lụi tàn sớm ngày nào hay ngày ấy. Nhưng ngay cả
khi mấy tên cộng sản đó đội nón ra đi, thì người dân Việt Nam
chúng ta cũng sẽ mất hàng 10 năm, 20 năm để xây dựng lại niềm
tin, xây dựng lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc chúng
ta. Hành trình nào cũng có điểm khởi đầu. Chúng ta hãy khởi
đầu ngay hôm nay.
Hãy vì đồng bào miền trung của chúng ta đang trong cảnh khổ mà
chia cơm xẻ áo. Ở vị trí của mỗi người trong chúng ta, hãy
tìm hiểu phương cách hữu hiệu và thực dụng nhất, góp chút
lòng cho đồng bào miền trung. Cá nhân tôi cũng đâu khác gì các
bạn. Cũng chỉ là một tấm lòng, quan tâm tới vận mệnh của đất
nước và đồng bào.
TÔ HẢI * ĐỌC BÁO CỘNG
Lần đầu tiên đọc báo đảng mà mình vừa rơi nước mắt vừa buồn... cười!
Tô Hải (Danlambao) - Chỉ
mới hôm qua, đọc trên báo Đảng, có chuyện buồn... cười về tình trạng
bi-hài trong giới văn nghệ... Đó là: Ông Tổng thư ký Hội Nhà Văn công
khai trên báo chí: "Sẽ tính đến chuyện bán cả 2 trụ sở Hội làm nhà
hàng khách sạn để lấy tiền hoạt động trước nguy cơ Hội phải giải tán vì
nhà nước cúp tài trợ!" Chả khác gì: "Không chịu chi tiền cho chúng em thì chúng em đành... nghỉ sáng tác vậy”!
Nhưng, hôm nay, mở tờ Tuổi Trẻ lại có một tin về văn hóa nghệ thuật động
đất, động trời chưa từng xảy ra tại đất nước VN. Một tin làm cả hàng
ngàn văn nghệ sỹ chân chính không thể không thét lên: "có thế chứ!", bởi
tính chất "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của nó rõ ràng là đã quá....”
tích cực”, dù cái thể chế hiện nay người ta đang hô hào tiếp tục "đổi
mới", nhưng... nói thẳng ra rằng: nó đang ngày càng đâm đầu vào bụi rậm
mà chẳng tìm ra cái ný sự cùn nào để khẳng định nó là dơi hay là chuột!.
Bài báo như sau:
Tớ hăm hở, cố đeo kính chống mù, đọc đi, đọc lại mà chẳng để ý gì đến
trên má mình đã từ từ chảy xuống những giọt nước mắt đọng lại trên mi từ
khi đọc đến 2 cái tên mà mình quá quen thuộc...
Đó là 2 họa sỹ - bạn già - cùng phục nhau vì đồng lý tưởng khao khát tự
do cho sáng tác nên phải sống cực khổ cho đến chết mà vẫn bị coi là "phần tử chống đối giai cấp!” Tuy không bị đi cải tạo như anh em “Nhân văn- giai phẩm” nhưng họ cũng bị suốt đời kềm kẹp do đã "dám liều mình" xin
ra khỏi cơ quan nhà nước, dám không sinh hoạt ở các Hội chính trị -
nghề nghiệp mà Đảng đã dựng nên để kiểm soát về nội dung tư tưởng trong
tác phẩm và cả trong suy nghĩ, lới ăn, tiếng nói, tác phong sinh hoạt
của mỗi cá nhân nghệ sỹ...
Riêng đối với một số văn nghệ sỹ quyết tâm rời bỏ cơ quan nhà nước,
không lương bổng, tem phiếu, không có ai quản lý này thì... chẳng còn
ông bí thư hay thủ trưởng nào ngăn cản được họ vẽ cái gì? vẽ theo trường
phái nào?. Không cho triển lãm, thì treo tranh ở nhà... nhà chật chội
thì đem treo ở nhà bạn bè hoặc xếp hàng đống dưới gầm giường! (như Lưu
công Nhân thời ở khu tập thể Văn Chương)
Riêng mình, có hai người thân quen nhất lần này có tên trong ba họa sỹ đã quá cố (*) được đánh giá lại giá trị, tài năng qua tác phẩm bằng buổi bán đấu giá tới mấy chục ngàn USD một bức tranh,
làm mình cảm động nhất vì nó gợi lại cả một thời kỳ văn nghệ sỹ miền
Bắc phải viết, vẽ, diễn,... theo ý Đảng để được... hưởng lương và được
mua lương thực, nhu yếu phẩm theo tem phiếu.
Đấu giá tranh tiền cả mấy chục ngàn đô-la của họa sỹ VN đã qua đời
Ơi! Trần Đông Lương ơi, cậu chết trước tớ nên chả biết được lúc này tớ
khóc thầm cho cậu vì đang nghĩ đến cái cảnh cậu ì ạch vác đến tận nhà tớ
bức tranh mà cậu biết là tớ thích! Cậu tặng tớ mà tớ thì không dám lấy
vì mua nó tớ cũng chả dám đề cập đến nữa là; Tớ nói: "Ông định trả ơn
tôi về mấy chục kí gạo tôi mang đến cho chị và các cháu đấy à! Tranh
này, gặp dịp có thể bán được cả ngàn đô-la chứ chẳng đùa đâu" Ai ngờ cậu
nói "Ơn huệ cái mẹ gì! Lúc khó khăn này tình nghĩa anh em mình, cả
triệu đô la cũng chẳng mua được ấy chứ, còn tranh tớ, dưới quyền lãnh
đạo của mấy ông bần cố nông này thì có đến mùa quýt cũng chăng ai dám bỏ
ra lấy một trăm đô mà mua tranh bọn mình! Toàn con gái, chim hoa, lá,
cá cả mà!"... Thế mà...
Đông Lương ơi! Hôm 17/12/2016 vừa rồi, tại ngay đất Sài-Gòn này bức
"Chân dung thiếu nữ" chì trên giấy của cậu đã được mua với giá hai mươi
ba ngàn đô-la đấy!
Chỉ tiếc rằng: Lúc này đây cậu đã mang theo mối hận về trời và không
hiểu có phải các cháu nó đứng ra bán hay lại qua tay một người "mua rẻ"
bằng gạo cứu đói như mình?
Còn ông bạn già hoạ sỹ Lê Văn Xương thì lại trong một hoàn cảnh đặc biệt
khác. Ông không đi kháng chiến chống Pháp mà đi triển lãm tranh chân
dung Việt Nam ở tận Paris. Đặc biệt ông có tài vẽ chân dung, rất nhanh,
rất sống động và nhấn được cá tính nhân vật qua mầu sắc và ánh sáng...
Nhưng mấy ông cách mạng hỏi ông về bằng cấp thì... chưa tốt nghiệp Mỹ
Thuật Đông Dương nhưng đã được người Tây mời đi triển lãm! Và thế là ông
cứ phất phơ yên lặng làm nghề vô cùng nổi tiếng. Nhưng tranh, tượng của
ông "không theo đường lối vô sản", không phục vụ kịp thời mọi nhiệm vụ
chính trị nào mà Đảng đang để ra cả!... Ông ở khu phố lại kiếm ra tiền
bằng nghề vẽ và nặn tượng bất cứ ai ông yêu thích nên họ "đấu tố" ông đủ
điều... Cuối cùng, để yên thân, ông xin vào cơ quan mà mình mới được
Quân Đội "tăng cường" cho bên Nhân Đân(!?): Nhà xuất Bản Mỹ Thuật Âm
Nhạc. Thế là mình... để ý đến cái ông già suốt ngày mẩu thuốc là dính
mép, cặm cụi nặn bác Hồ bằng thạch cao, cái nào cũng y hệt cái nào, nằm
tầng tầng lớp lớp trong căn phòng chưa được 40 mét vuông của Ban Nặn
Tượng gọi cho sang trọng là Tổ... Tạo Hình! Nghệ thuật tạo hinh đồng
loạt của nhà nước sản xuất ra để “bán cũng như cho mà! Văn Xương chấp
nhận về làm việc ở chỗ đó, theo hợp đòng như một người “thợ lành nghề”,
chẳng nói, chẳng rằng cho đến hết giờ hành chính, không đến muộn cũng
như chẳng về sớm bao giờ!. Riêng với mình, thấy mình hơi... "khác đời",
thỉnh thoảng ông cũng tâm sự về cái sự “yên lặng là vàng của ông” Rằng
thì là: vì có cơ quan kiểm soát rồi thì về nhà sẽ tha hồ... kiếm ra
vàng,... Hai con người trong ông cứ thế song song tồn tại. Cho đến ngày
30/4/1975 thì ông hủy hợp đồng làm việc với cơ quan..., Về Sài Gòn ông
mở một xưởng vẽ và làm tượng đủ kiểu cho bất cứ ai com-măng trả tiền!...
Chả lệ thuộc vào ai. Cơ sở của ông ở ngay mặt tiền Nguyễn Đình Chiểu,
không lúc nào vắng khách đặt hàng... Ông sống phây phây trước mọi khó
khăn của xã hội những thập niên 70-80... Tuy vậy, thỉnh thoảng ông cũng
hy sinh chuyện "vắt đất ra tiền" để buộc đồ nghề trên pooc-ba-ga xe đạp
đi đây đó vẽ cho đỡ nhớ! Một địa chỉ mà ông thường đến thăm là cái
chuồng cu 23 Lý Tự Trọng của mình, mà bà xã sau này của mình thường
được nhờ làm mẫu với cái giá.. "Vẽ 5 cho chọn lấy 2!" Kể cũng thỏa đáng!
Và đây lão nghệ sỹ Văn Xương không có tiền thuê người mẫu,
chỉ vẽ con cháu và ai muốn vẽ free thì cứ... “vẽ 5 tranh chọn 2”
Đây tranh của họa sỹ Trần đông Lương, người nghệ sỹ tài năng
mà cả nhà phải "đoi sắc" vì dám xin ra khỏi biên chế để được tự do sáng tác!
Hôm nay, báo đăng tranh lụa "Thiếu Nữ" của Lê văn Xương do chính con ông
kiêm người mẫu trong tranh đứng ra bán được HAI MƯƠI HAI NGÀN NĂM TRĂM
USD, mình bỗng nhớ tới những ngày cùng ông sống chung một cơ quan,...
Một họa sỹ đảng không công nhận nhưng... cứ yên lặng ngậm chặt chữ
“Nhẫn”, kín tiếng suốt ngày để làm nghệ thuật ăn lương nhà nước và về
nhà thì... làm nghệ thuật theo cái đầu và con tim của mình!
Cho tới giờ, tôi càng cảm phục tài năng, sức chịu đựng, tác phong làm việc của ông, và nhân dịp giá trị đích thực của một nghệ sỹ chân chính đã được đánh giá lại,
tôi bỗng nhớ ông vô cùng ông Xương ơi!... Giá mà ông còn sống để mà
hưởng cái sự "tự chuyển hóa", "tự diễn biến" không gì cưỡng nổi trong
làng văn nghệ cánh ta lúc này!...
(*) Riêng với họa sỹ Lê Phổ, một trong ba họa sỹ đã quá cố, có tranh bán
được giá cao ngày 17.12 vừa qua, do mình không quen, không biết tác
phẩm của ông nên xin phép được miễn bàn.
Tuesday, December 20, 2016
VIỆT DZŨNG
Hoài Niệm - Việt Dzũng, niềm thương tiếc khôn nguôi
Cho Ngày tưởng niệm 20/12/2016, giỗ ba năm, của cố nhạc sĩ Việt Dzũng.
Trân trọng chia sẻ và gửi tặng Hoài Niệm đến gia đình, người vợ thân yêu
của anh Việt Dzũng, cũng như tất cả các thính giả ái mộ người nhạc sĩ
vẫn mãi mãi đồng hành cùng chúng ta trong công cuộc quang phục quê
hương.
Phần chính của lời nhạc phổ từ một bài thơ của độc giả Nguyễn Đan Thanh
hiện còn ở Việt Nam. Tin rằng nỗi niềm trong bài thơ cũng là nỗi niềm
của rất nhiều người Việt khắp nơi, và WE đã thực hiện ca khúc Hoài
Niệm này.
Hoài niệm - Lời Nguyễn Đan Thanh & Trần Bảo Như - Nhạc Trần Bảo Như - Hòa âm Nguyên Ca -Tiếng hát Mê Linh
Từ nguyên tác:
Từ nguyên tác:
Nhớ Việt Dzũng - Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
Tôi Bao giờ nghe được bản tình ca
Là nhặt được mảnh trăng xưa ngày ấy
Giòng sông thơ gió chiều đưa đẩy
Dưới lòng sông trỗi dậy khúc nhạc buồn
Người bây giờ đã mắt nhắm tay buông
Sao âm vang vẫn còn vọng mãi
Nếu ra biển xin hãy dừng chân lại
Nghe biển đêm hát khúc tự tình
Quê hương mình sao cứ mãi điêu linh
Để thi ca vẫn ôm sầu cổ độ
Tôi viết cho Anh người nằm dưới mộ
Không quen nhau sao vẫn nhớ thương hoài
Việt Dzũng đi rồi tôi đứng giữa trần ai
Ai hát cho tôi nghe Thề không phản bội...
Ai cũng quý anh nỡ nào anh đi vội
Anh có mang theo bảy nốt nhạc buồn
Đất Sài gòn tôi nốc cạn chiều buông
Văng vẳng đâu đây Quê hương ngạo nghễ
Trời Sài gòn sao bây giờ buồn thế
Giận trời già tôi uống cả hồn tôi
Nguyễn Đan Thanh
Ô nhiễm và suy thoái môi trường ở Việt Nam là hai vấn đề được nhiều
doanh nghiệp nước ngoài nêu lên tại một Diễn Đàn Doanh Nghiệp gần đây.
Họ cảnh báo hai vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam.
Theo 1 đoạn video của VTV 1 trên Youtube, đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đã nêu lên những quan tâm và lo lắng về mức độ ô nhiễm môi trường mà theo VTV1, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam.
Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định với VOA-Việt Ngữ rằng đang có 1 xu thế các doanh nghiệp nước ngoài rút lui khỏi thị trường tài chính Việt Nam:
"Theo đánh giá của một số chuyên gia thì 1 số quỹ đầu tư nước ngoài đã bán tháo khoảng 400 triệu đô la cổ phiếu của họ ở thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nhìn chung việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài là một điểm đáng chú ý."
Theo tiến sỹ Doanh thì có 1 số nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một trong các nguyên nhân là do Mỹ rút ra khỏi TPP và kỳ vọng của các nhà đầu tư sẽ không được thực hiện. Ngoài ra chuyên gia kinh tế này cho rằng tình hình nợ công và tài chính của Việt Nam đang làm giới đầu tư lo lắng.
Tại Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam tổ chức hôm 5/12 tại Hà Nội, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đều nhắc đến vấn đề ô nhiễm đáng báo động ở Việt Nam, và cho đó là lý do họ xét tới để quyết định liệu có tiếp tục kinh doanh đầu tư tại Việt Nam hay không. Ông Dominic Scriven, chủ tịch điều hành của Dragon Capital Group và là trưởng Nhóm Thị Trường Vốn, cho biết các lý do đưa đến quyết định rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư lớn nhất của tập đoàn Dragon. Ông nói:
"Sự cố lớn tại miền Trung năm nay, những vấn đề liên quan đến sông Mekong, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, chưa kể những ảnh hưởng không tốt đối với uy tín quốc gia từ vai trò của Việt Nam trong việc buôn bán động vật hoang dã đều là những vấn đề mà thế giới đang chứng kiến. Rất tiếc phải thông báo rằng tuần vừa rồi nhà đầu tư lớn nhất của công ty Dragon chúng tôi đã loan báo quyết định rút ra khỏi thị trường Việt Nam vì lý do thiếu vắng những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường."
Ngoài thảm họa cá chết dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung sau đó được xác định là do nguồn xả thải chất nhiễm độc của nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, các hệ thống sông hồ ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng kiến cảnh cá chết hàng loạt. Ngoài ô nhiễm nguồn nước, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng đã lên đến mức báo động. Theo đánh giá của một tổ chức nghiên cứu môi trường Thụy Điển, Việt Nam nằm trong số 10 nước có không khí ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới. Đây đang là mối lo đối với những người nước ngoài muốn đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Ông Kenneth Atkinson, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam, nói tại diễn đàn doanh nghiệp trên VTV1:
"Mức độ ô nhiễm đang tăng cao một cách rõ rệt và ở mức báo động. Điều này sẽ có tác động tới những người muốn chuyển gia đình tới sinh sống ở Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở sự yếu kém trong quản lý và thực thi luật pháp, nhất là ở các khu công nghiệp."
Bà Virginia Foote, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nêu lên những quan tâm về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Bà nói “càng ngày càng thấy áp lực giữa phát triển kinh tế và môi trường” ở Việt Nam.
Tiến sỹ Đinh Đức Trường, phó trưởng khoa Môi Trường và Đô Thị của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ở Hà Nội khẳng định có sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường ở Việt Nam. Một nghiên cứu gần đây của tiến sỹ Trường cho thấy các doanh nghiệp với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò lớn trong việc gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Ông nói:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một cái cực, một cái trụ cột để tăng trưởng kinh tế và ở một góc độ nào đấy thì vẫn còn có một sự đánh đổi nhất định giữa kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Có lẽ khi chúng ta phát triển tốt hơn thì có lẽ là cái nhìn nhận sẽ tốt hơn."
Tiến sỹ Trường ước lượng thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra tương đương với 5% GDP của Việt Nam hằng năm và cảnh báo Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc về mức độ ô nhiễm nếu không có biện pháp đúng đắn để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Trường, Việt Nam có thể kiểm soát mức độ ô nhiễm bằng cách cải thiện hệ thống thể chế luật pháp và sự tham gia của người dân.
http://www.voatiengviet.com/a/tai-sao-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-o-at-rut-von-khoi-viet-nam/3643718.html
Theo 1 đoạn video của VTV 1 trên Youtube, đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đã nêu lên những quan tâm và lo lắng về mức độ ô nhiễm môi trường mà theo VTV1, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam.
Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định với VOA-Việt Ngữ rằng đang có 1 xu thế các doanh nghiệp nước ngoài rút lui khỏi thị trường tài chính Việt Nam:
"Theo đánh giá của một số chuyên gia thì 1 số quỹ đầu tư nước ngoài đã bán tháo khoảng 400 triệu đô la cổ phiếu của họ ở thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nhìn chung việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài là một điểm đáng chú ý."
Theo tiến sỹ Doanh thì có 1 số nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một trong các nguyên nhân là do Mỹ rút ra khỏi TPP và kỳ vọng của các nhà đầu tư sẽ không được thực hiện. Ngoài ra chuyên gia kinh tế này cho rằng tình hình nợ công và tài chính của Việt Nam đang làm giới đầu tư lo lắng.
Tại Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam tổ chức hôm 5/12 tại Hà Nội, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đều nhắc đến vấn đề ô nhiễm đáng báo động ở Việt Nam, và cho đó là lý do họ xét tới để quyết định liệu có tiếp tục kinh doanh đầu tư tại Việt Nam hay không. Ông Dominic Scriven, chủ tịch điều hành của Dragon Capital Group và là trưởng Nhóm Thị Trường Vốn, cho biết các lý do đưa đến quyết định rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư lớn nhất của tập đoàn Dragon. Ông nói:
"Sự cố lớn tại miền Trung năm nay, những vấn đề liên quan đến sông Mekong, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, chưa kể những ảnh hưởng không tốt đối với uy tín quốc gia từ vai trò của Việt Nam trong việc buôn bán động vật hoang dã đều là những vấn đề mà thế giới đang chứng kiến. Rất tiếc phải thông báo rằng tuần vừa rồi nhà đầu tư lớn nhất của công ty Dragon chúng tôi đã loan báo quyết định rút ra khỏi thị trường Việt Nam vì lý do thiếu vắng những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường."
Ngoài thảm họa cá chết dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung sau đó được xác định là do nguồn xả thải chất nhiễm độc của nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, các hệ thống sông hồ ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng kiến cảnh cá chết hàng loạt. Ngoài ô nhiễm nguồn nước, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng đã lên đến mức báo động. Theo đánh giá của một tổ chức nghiên cứu môi trường Thụy Điển, Việt Nam nằm trong số 10 nước có không khí ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới. Đây đang là mối lo đối với những người nước ngoài muốn đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Ông Kenneth Atkinson, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam, nói tại diễn đàn doanh nghiệp trên VTV1:
"Mức độ ô nhiễm đang tăng cao một cách rõ rệt và ở mức báo động. Điều này sẽ có tác động tới những người muốn chuyển gia đình tới sinh sống ở Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở sự yếu kém trong quản lý và thực thi luật pháp, nhất là ở các khu công nghiệp."
Bà Virginia Foote, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nêu lên những quan tâm về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Bà nói “càng ngày càng thấy áp lực giữa phát triển kinh tế và môi trường” ở Việt Nam.
Tiến sỹ Đinh Đức Trường, phó trưởng khoa Môi Trường và Đô Thị của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ở Hà Nội khẳng định có sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường ở Việt Nam. Một nghiên cứu gần đây của tiến sỹ Trường cho thấy các doanh nghiệp với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò lớn trong việc gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Ông nói:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một cái cực, một cái trụ cột để tăng trưởng kinh tế và ở một góc độ nào đấy thì vẫn còn có một sự đánh đổi nhất định giữa kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Có lẽ khi chúng ta phát triển tốt hơn thì có lẽ là cái nhìn nhận sẽ tốt hơn."
Tiến sỹ Trường ước lượng thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra tương đương với 5% GDP của Việt Nam hằng năm và cảnh báo Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc về mức độ ô nhiễm nếu không có biện pháp đúng đắn để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Trường, Việt Nam có thể kiểm soát mức độ ô nhiễm bằng cách cải thiện hệ thống thể chế luật pháp và sự tham gia của người dân.
http://www.voatiengviet.com/a/tai-sao-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-o-at-rut-von-khoi-viet-nam/3643718.html
Việt Nam đơn độc, Biển Đông thành thứ yếu trong chính sách của Trump
Hoa Kỳ và Trung Quốc va chạm nhau trên Biển Đông, những tuyên bố bài Mỹ
của Tổng thống Philippines, Việt Nam tiếp tục củng cố căn cứ tại biển
Đông. Đó là những vấn đề mà ông Renato de Cruz de Castro, một chuyên gia
về quan hệ quốc tế của Đại học De La Salle, Philippines trao đổi với
Đài Á Châu Tự Do RFA.
Renato de Cruz: Dường như là Tổng thống không hỏi ý kiến các cố vấn của mình, ông ấy cư xử như thể mình vẫn còn là thị trưởng của thành phố Davao. Ông ấy tự xem mình là một nhà lãnh đạo quyết đoán, không hỏi ý các ông Bộ trưởng Quốc phòng và ngoại giao.
Đó là kết quả của sự giận dữ của ông ấy khi bị chỉ trích ngay từ thời còn là thị trưởng Davao. Những phản ứng ấy có biến thành chính sách hay không thì chúng ta vẫn phải chờ xem.
Kính Hòa: Nhưng dường như cái chuyện vĩnh biệt nước Mỹ (Bye-bye America) là chuyện mà ông ấy lặp đi lặp lại bấy lâu nay? Liệu nó có biến thành chính sách không?
Kính Hòa: Chuyển sang chuyện biển Đông, vừa mới xảy ra chuyện hải quân Trung Quốc bắt một thiết bị lặng của Mỹ, ý kiến của ông về chuyện này thế nào?
Renato de Cruz: Có hai vấn đề. Thứ nhất có thể là chiến lược của người Trung Quốc là lấy thế trở lại đối với Tổng thống tân cử của Mỹ là ông Donald Trump, khi ông này nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan. Hoặc là đó là một hành động đơn lẻ của viên chỉ huy hải quân. Chúng ta không biết cái gì dẫn tới chuyện đó.
Theo ý tôi thì đó là từ phía viên chỉ huy tại chổ thôi, nhằm chứng minh là Trung Quốc đang kiểm soát vùng biển trong đường chín đoạn mà họ vạch ra. Chúng ta phải chờ, chứ chưa có gì khẳng định đó là một thay đổi chính sách, hay chỉ là một hành động ngẫu nhiên của một viên chỉ huy.
Renato de Cruz: Tôi không nghĩ thế. Trước nhất, ông ấy đã tuyên bố rằng sẽ tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh, bằng cách là phát triển hải quân Mỹ. Nhưng ông ta lại im lặng về chuyện tham gia vô những tổ chức ở địa phương mà Tổng thống Obama đã làm.
Đương nhiên phải kể đến chuyện ông ấy tuyên bố không ủng hộ Thỏa ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, một điều rất quan trọng trong chuyện tái cân bằng của Tổng thống Obama sang vùng châu Á.
Thay vào đó ông ấy nói chuyện xây dựng hải quân, do vậy tôi cho là ông ta sẽ có một cách tiếp cận dùng nhiều sức mạnh hơn khi đối đầu với Trung quốc và thực hiện chính sách trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Kính Hòa: Như vậy ông có nghĩ là ông ta sẽ dựa trên quan hệ với các đồng minh mới và cũ của Mỹ trong khu vực hay không?
Renato de Cruz: Đương nhiên, và nhất là quan hệ Mỹ - Nhật.
Kính Hòa: Còn quan hệ Mỹ - Phi?
Renato de Cruz: Không nhiều quá vì quan điểm hiện nay rất nhạy cảm của Tổng thống Duterte về những quan ngại trên biển Đông.
Tôi không biết là ông Trump có xây dựng một quan hệ cá nhân với Tổng thống Duterte hay không, và có chấp nhận những chỉ trích của ông Duterte rằng Mỹ tránh xa những vấn đề nội trị của Philippines, đừng nói đến nhân quyền liên quan đến cuộc chiến chống ma túy của ông ấy như là Tổng thống Obama đã chỉ trích, hay không.
Renato de Cruz: Tôi nghĩ là ông Trump sẽ tập trung những vấn đề an ninh liên quan đến các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, xem là họ có trả tiền đầy đủ trong chuyện an ninh chung hay không. Đó là quan điểm của tôi, tức là sẽ chú ý đến các đồng minh đó hơn là quan hệ với ASEAN.
Kính Hòa: Như vậy có thể là Đông Nam Á sẽ là điểm yếu của chính sách mới không?
Renato de Cruz: Nó sẽ là thứ yếu. Nhưng ông ấy cũng có nói rằng có thể sẽ có mặt ở thượng đỉnh ASEAN. Chuyện đó có thể làm ông ta nhận thức được tầm quan trọng của ASEAN, và dĩ nhiên của biển Đông nữa.
Kính Hòa: Trong tình hình hiện nay ông có nghĩ rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vẫn còn hữu dụng đối với các nước nhỏ như Philippines, Việt Nam?
Renato de Cruz: Có lẽ Tổng thống Duterte gạt nó ra bên lề. Trong cuộc gặp ở Lào, ông ấy có nói phán quyết đó là chuyện giữa Phi và Trung quốc, còn ASEAN không liên quan. Đó là chỉ dấu chứng tỏ ông ta muốn đặt nó qua một bên là thương lượng song phương.
Bộ trưởng ngoại giao của ông ấy cũng nói là Trung quốc mạnh lắm, đừng thách thức họ mà phải thương lượng với họ. Tôi nghĩ đó là chính sách đối ngoại của Phi khi mà ông Duterte còn nắm quyền ở Manila.
Kính Hòa: Ông cũng biết là trong thời gian qua Việt Nam cũng đã có những động thái như là củng cố các đảo nhân tạo ở Trường sa, và còn có thể là cho triển khai vũ khí nữa, ông nghĩ thế nào về chuyện đó?
Renato de Cruz: Tôi nghĩ điều đó là tốt. Việt Nam tiếp tục đương đầu với Trung Quốc cho dù có vẻ là đơn độc trong lúc này. Nhưng tôi không nghĩ là Phi ủng hộ chuyện đó, và sẽ tránh xa nếu có đụng độ Việt Nam Trung quốc, điều mà tôi hy vọng không xảy ra.
Renato de Cruz: Đúng vậy nhưng tôi nghĩ rằng ông ta xem cái gì Trung Quốc có thể mang đến cho Phi, như là đầu tư, nhượng bộ thương mại chẳng hạn.
Hoặc là đặt ra thành hai chuyện khác nhau, tức là tham gia việc phát triển chung, và tìm cách giải quyết bất đồng bằng song phương. Tôi không có lạc quan về chuyện đó.
Kính Hòa: Thưa ông câu cuối là ông đoán thế nào cho năm 2017 ở vùng biển Đông, Đông Á?
Renato de Cruz: Theo tôi thì chuyện điện thoại với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy có thể là chuyện eo biển Đài Loan đóng vai trò quan trọng hơn. Và như thế chuyện biển Đông thành thứ yếu.
Kính Hòa: Nhưng mới hôm qua đây chánh văn phòng tương lai của ông Trump có nói là Mỹ vẫn tôn trọng chính sách một nước Trung quốc?
Renato de Cruz: Nhưng như thế nào? Có nhiều cách diễn giải khác nhau về chính sách một Trung quốc. Và có thể là ông Trump muốn nói rằng diễn giải của Mỹ về Một nước Trung quốc không giống như phần còn lại của thế giới.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-alone-east-sea-kh-12202016100547.htmlVĩnh biệt nước Mỹ
Kính Hòa: Cuối tuần qua, Tổng phống Philippines nói là Vĩnh biệt nước Mỹ (Bye-bye America) còn trước đó hai ông Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng nói về việc gia tăng quân sự của Trung quốc theo những cách khác nhau. Thưa ông chuyện gì đang xảy ra vậy?Renato de Cruz: Dường như là Tổng thống không hỏi ý kiến các cố vấn của mình, ông ấy cư xử như thể mình vẫn còn là thị trưởng của thành phố Davao. Ông ấy tự xem mình là một nhà lãnh đạo quyết đoán, không hỏi ý các ông Bộ trưởng Quốc phòng và ngoại giao.
Đó là kết quả của sự giận dữ của ông ấy khi bị chỉ trích ngay từ thời còn là thị trưởng Davao. Những phản ứng ấy có biến thành chính sách hay không thì chúng ta vẫn phải chờ xem.
Kính Hòa: Nhưng dường như cái chuyện vĩnh biệt nước Mỹ (Bye-bye America) là chuyện mà ông ấy lặp đi lặp lại bấy lâu nay? Liệu nó có biến thành chính sách không?
Tôi nghĩ là ông Trump sẽ tập trung những vấn đề an ninh liên quan đến các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, tức là sẽ chú ý đến các đồng minh đó hơn là quan hệ với ASEAN.Renato de Cruz: Chúng ta phải chờ xem, xem là bên quân đội người ta có xem đấy là một chỉ dẫn cho chính sách hay không?
-Ông Renato de Cruz
Kính Hòa: Chuyển sang chuyện biển Đông, vừa mới xảy ra chuyện hải quân Trung Quốc bắt một thiết bị lặng của Mỹ, ý kiến của ông về chuyện này thế nào?
Renato de Cruz: Có hai vấn đề. Thứ nhất có thể là chiến lược của người Trung Quốc là lấy thế trở lại đối với Tổng thống tân cử của Mỹ là ông Donald Trump, khi ông này nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan. Hoặc là đó là một hành động đơn lẻ của viên chỉ huy hải quân. Chúng ta không biết cái gì dẫn tới chuyện đó.
Theo ý tôi thì đó là từ phía viên chỉ huy tại chổ thôi, nhằm chứng minh là Trung Quốc đang kiểm soát vùng biển trong đường chín đoạn mà họ vạch ra. Chúng ta phải chờ, chứ chưa có gì khẳng định đó là một thay đổi chính sách, hay chỉ là một hành động ngẫu nhiên của một viên chỉ huy.
Chính sách Biển Đông của chính phủ Trump?
Kính Hòa: Nhân ông đề cập đến ông Trump, ông có nghĩ là ở biển Đông ông ấy sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ Obama?Renato de Cruz: Tôi không nghĩ thế. Trước nhất, ông ấy đã tuyên bố rằng sẽ tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh, bằng cách là phát triển hải quân Mỹ. Nhưng ông ta lại im lặng về chuyện tham gia vô những tổ chức ở địa phương mà Tổng thống Obama đã làm.
Đương nhiên phải kể đến chuyện ông ấy tuyên bố không ủng hộ Thỏa ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, một điều rất quan trọng trong chuyện tái cân bằng của Tổng thống Obama sang vùng châu Á.
Thay vào đó ông ấy nói chuyện xây dựng hải quân, do vậy tôi cho là ông ta sẽ có một cách tiếp cận dùng nhiều sức mạnh hơn khi đối đầu với Trung quốc và thực hiện chính sách trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Kính Hòa: Như vậy ông có nghĩ là ông ta sẽ dựa trên quan hệ với các đồng minh mới và cũ của Mỹ trong khu vực hay không?
Renato de Cruz: Đương nhiên, và nhất là quan hệ Mỹ - Nhật.
Kính Hòa: Còn quan hệ Mỹ - Phi?
Renato de Cruz: Không nhiều quá vì quan điểm hiện nay rất nhạy cảm của Tổng thống Duterte về những quan ngại trên biển Đông.
Tôi không biết là ông Trump có xây dựng một quan hệ cá nhân với Tổng thống Duterte hay không, và có chấp nhận những chỉ trích của ông Duterte rằng Mỹ tránh xa những vấn đề nội trị của Philippines, đừng nói đến nhân quyền liên quan đến cuộc chiến chống ma túy của ông ấy như là Tổng thống Obama đã chỉ trích, hay không.
Việt Nam đơn độc
Kính Hòa: Thế còn những quốc gia xích lại gần Mỹ trong thời gian qua như Việt Nam chẳng hạn?Renato de Cruz: Tôi nghĩ là ông Trump sẽ tập trung những vấn đề an ninh liên quan đến các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, xem là họ có trả tiền đầy đủ trong chuyện an ninh chung hay không. Đó là quan điểm của tôi, tức là sẽ chú ý đến các đồng minh đó hơn là quan hệ với ASEAN.
Kính Hòa: Như vậy có thể là Đông Nam Á sẽ là điểm yếu của chính sách mới không?
Renato de Cruz: Nó sẽ là thứ yếu. Nhưng ông ấy cũng có nói rằng có thể sẽ có mặt ở thượng đỉnh ASEAN. Chuyện đó có thể làm ông ta nhận thức được tầm quan trọng của ASEAN, và dĩ nhiên của biển Đông nữa.
Kính Hòa: Trong tình hình hiện nay ông có nghĩ rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vẫn còn hữu dụng đối với các nước nhỏ như Philippines, Việt Nam?
Renato de Cruz: Có lẽ Tổng thống Duterte gạt nó ra bên lề. Trong cuộc gặp ở Lào, ông ấy có nói phán quyết đó là chuyện giữa Phi và Trung quốc, còn ASEAN không liên quan. Đó là chỉ dấu chứng tỏ ông ta muốn đặt nó qua một bên là thương lượng song phương.
Bộ trưởng ngoại giao của ông ấy cũng nói là Trung quốc mạnh lắm, đừng thách thức họ mà phải thương lượng với họ. Tôi nghĩ đó là chính sách đối ngoại của Phi khi mà ông Duterte còn nắm quyền ở Manila.
Kính Hòa: Ông cũng biết là trong thời gian qua Việt Nam cũng đã có những động thái như là củng cố các đảo nhân tạo ở Trường sa, và còn có thể là cho triển khai vũ khí nữa, ông nghĩ thế nào về chuyện đó?
Renato de Cruz: Tôi nghĩ điều đó là tốt. Việt Nam tiếp tục đương đầu với Trung Quốc cho dù có vẻ là đơn độc trong lúc này. Nhưng tôi không nghĩ là Phi ủng hộ chuyện đó, và sẽ tránh xa nếu có đụng độ Việt Nam Trung quốc, điều mà tôi hy vọng không xảy ra.
Tôi nghĩ là Phi sẽ tránh xa nếu có đụng độ Việt Nam - Trung quốc, điều mà tôi hy vọng không xảy ra.Kính Hòa: Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà ông Duterte viếng thăm. Họ rất hữu nghị lúc đó.
-Ông Renato de Cruz
Renato de Cruz: Đúng vậy nhưng tôi nghĩ rằng ông ta xem cái gì Trung Quốc có thể mang đến cho Phi, như là đầu tư, nhượng bộ thương mại chẳng hạn.
Hoặc là đặt ra thành hai chuyện khác nhau, tức là tham gia việc phát triển chung, và tìm cách giải quyết bất đồng bằng song phương. Tôi không có lạc quan về chuyện đó.
Kính Hòa: Thưa ông câu cuối là ông đoán thế nào cho năm 2017 ở vùng biển Đông, Đông Á?
Renato de Cruz: Theo tôi thì chuyện điện thoại với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy có thể là chuyện eo biển Đài Loan đóng vai trò quan trọng hơn. Và như thế chuyện biển Đông thành thứ yếu.
Kính Hòa: Nhưng mới hôm qua đây chánh văn phòng tương lai của ông Trump có nói là Mỹ vẫn tôn trọng chính sách một nước Trung quốc?
Renato de Cruz: Nhưng như thế nào? Có nhiều cách diễn giải khác nhau về chính sách một Trung quốc. Và có thể là ông Trump muốn nói rằng diễn giải của Mỹ về Một nước Trung quốc không giống như phần còn lại của thế giới.
Chính phủ ở đâu khi miền Trung chìm trong lũ?
Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ chỉ quan tâm đến kinh tế mà đặt nhẹ sự mất mát của người dân, kể cả có thể đã do có vấn đề lợi ích nhóm trong việc cấp giấy phép làm thuỷ điện.
Lũ chồng lũ
Ngày 16 tháng 12, hàng loạt báo chí trong nước cùng đưa tin về các các thuỷ điện đồng loạt xả lũ dồn dập, nhấn chìm hoàn toàn các vùng hạ lưu.Báo Tuổi trẻ đưa tin tập đoàn điện lực VN (EVN) xác nhận có 13 hồ chứa thuỷ điện của các đơn vị thuộc EVN đang xả lũ. Cùng ngày, thuỷ điện sông Tranh 2 tăng lưu lượng điều tiết.
Dồn dập những quyết định xả lũ vì mưa lớn vượt quá khả năng tích nước của hồ thuỷ điện ở miền Trung làm cho người dân từ Bình Định cho đến Hội An hứng chịu những trận ngập “chưa từng thấy”.
Qui trình vận hành không đúng
Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam, qua email, cho chúng tôi biết những hồ thuỷ điện trên đã thực hiện không đúng nguyên tắc của tràn xả lũ:“Tràn xả lũ là một hạng mục công trình rất quan trọng trong tổ hợp công trình đầu mối hồ chứa thủy điện (hay thủy nông). Nếu tràn xả lũ được thiết kế theo hình thức ‘tràn tự do’ (tức tràn không có cửa, ngưỡng tràn có cao trình ngang bằng với mực nước dâng bình thường), nên không thể có chuyện "xả lũ cấp tập" xảy ra. Vì với hình thức tràn tự do (không có cửa), lưu lượng xả lũ (Qxả) luôn nhỏ hơn lưu lượng lũ đến (Qđến): Qxả < Qđến.”
Theo lời ông Trần Nhơn, tại các hồ chứa thủy điện (kể cả cho thủy nông) ở miền Trung hiện tại được xây dựng theo mô hình bụng hồ thì rất nhỏ, nhưng tràn xả lũ lại thường được thiết kế theo hình thức ‘tràn có cửa’, là ngưỡng tràn đặt thấp hơn mực nước dâng bình thường 5 - 6 m, có thể tháo lưu lượng tối đa gấp rưỡi hay gấp đôi lũ lịch sử, cũng tức là gấp rưỡi hay gấp đôi Qđến (mục đích chính là để giảm chiều cao đập, do đó giảm khối lượng công trình xây dựng).
Thêm vào đó, theo lời ông Trần Nhơn, hầu hết các công trình thuỷ điện được thiết kế theo quy trình vận hành không đúng tiêu chuẩn:
“Người thiết kế lại thiết kế quy trình vận hành không chuẩn, và người quản lý có phần tùy tiện, không chịu xả lũ đúng lúc (sớm hơn) vì sợ không tích được đầy nước. Đến khi mực nước trong hồ dâng lên gần đến mực nước dâng bình thường mới vội vã xả lũ cấp tập (lo sợ vỡ đập). Lúc đó tràn xả lũ tháo một lưu lượng nước quá lớn (lớn hơn lũ lịch sử rất nhiều).”
Vì lợi ích kinh tế?
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội cho biết các chuyên gia cũng đã đưa ra ý kiến về tình trạng xả lũ cấp tập là do địa hình miền Trung dốc, và khả năng trữ nước ở các đập thuỷ điện không quá lớn. Bên cạnh đó còn một lý do khác:“Thứ hai là rừng đã bị tàn phá rất nhiều. Cho nên mỗi 1 gốc cây có thể giữ lại được từ 30 đến 60 lít nước, bây giờ cả triệu cây bị đốn thì sẽ bị thiệt hại.”
Chính vì vậy, không như những đập thuỷ điện ở miền Bắc có thể trữ nước và ngăn cản lũ, khi mùa khô đến thì trở thành nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, miền Trung không có những đập thuỷ điện có được chức năng đó:
“Các thuỷ điện đó đã được một số công ty nào đó đã xin phép để xây dựng và bây giờ họ bán điện, thu lại được tiền. Bên cạnh việc họ bán điện, họ cũng tận dụng việc chặt cây khai thác ở dưới lòng hồ hay những vùng xung quanh.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề cập đến lý do dẫn đến lũ lụt là vì lợi ích kinh tế trước mắt nên đã để xảy ra việc chặt cây phá rừng quá nhiều, dẫn đến tình trạng các hồ thuỷ điện không đủ tích nước mỗi khi có lượng mưa lớn.
Điều này đã được báo điện tử VNExpress trong nước đưa tin rằng chỉ sau một ngày mưa lớn, nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước dâng cao lên mức báo động 3, buộc phải xả tràn để đảm bảo an toàn hồ chứa.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết hiện tại đã có nhiều ý kiến yêu cầu phải có sự xem xét lại chính sách làm thuỷ điện:
“Vì vậy nhiều chuyên gia đã phê phán mạnh mẽ và coi đây là biểu hiện của lợi ích nhóm. Nghĩa là những người làm thuỷ điện đã có 1 liên kết nào đó, hành động như thế nào đó để họ có thể xin được giấy phép làm thuỷ điện, để bây giờ gây thiệt hại rất lớn cho người dân.”
Im lặng từ chính phủ
Tuy nhiên, cũng theo ông, cho đến nay chính phủ cũng chưa có một đánh giá, chưa có ý kiến gì về việc xả lũ và nguyên nhân như thế nào, cũng chưa có ý kiến gì là sẽ có xử lý thế nào đối với tình hình hiện tại:“Nhưng các chuyên gia trên các mạng xã hội thì đã có lên tiếng rất nhiều. Một số chuyên gia trực tiếp gửi ý kiến đó cho lãnh đạo của đất nước để xem xét.”
Anh Nguyễn Văn Thạnh, người từng được xem là đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người dân bị thiệt hại vì thuỷ điện xả lũ không đúng qui trình cho biết ý kiến đóng góp cũng như đòi hỏi bồi thường thiệt hại sẽ không dễ dàng:
“Các nhà máy thuỷ điện thì cũng một nhà máy sản xuất công nghiệp sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường có lãi và nó tuân thủ các qui tắc an toàn như tiêu chuẩn cộng đồng. Nếu xả lũ làm thiệt hại người khác thì phải bồi thường. Nhưng sau một thời gian thì tôi biết là các đơn vị thuỷ điện ở Việt Nam thuộc tập đoàn nhà nước. Thứ hai nữa là người nắm quyền chưa muốn có những vụ kiện tụng làm cho họ bối rối cho nên bằng mọi cách họ hăm hoạ, làm mọi người sợ hãi. Và cuối cùng thì không đi đến đâu.”
Nếu Tiến sĩ Lê Đăng Doanh bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều tổ chức lên tiếng đòi hỏi xem xét lại các hồ thuỷ điện một cách nghiêm túc thì anh Nguyễn Văn Thạnh đưa ra mong muốn:
“Theo tôi, nếu là một chính phủ công tâm, họ nắm quyền lực giữ cho xã hội bình đẳng thì họ sẹ nhanh chóng điều tra hoặc mời các vị giám đốc các nhà máy thuỷ điện điều trần. sau đó họ thu thập hoặc cho những tổ chức dân sự độc lập tiến hành kiện tụng.”
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, ông Trần Nhơn thì đặt câu hỏi rằng:
“Bộ Công Thương làm sao hiểu được điều đó? Chính phủ làm sao hiểu được điều đó???”
Trong những chia sẻ đến với người dân đang khốn khó trong lũ, nhiều người nói rằng dù Venice rất đẹp và họ mong một lần được đi trên dòng sông đó, nhưng họ chưa bao giờ mong muốn phố cổ Hội An trở thành một Venice của Việt Nam.
KISSINGER & TRUMP
Henry Kissinger: Trump có thể thành 'tổng thống đáng kể'
20:42 19/12/2016
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gọi Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump là một "hiện tượng" và có thể trở thành một "tổng thống đáng kể" của nước Mỹ.
"Trump là một hiện tượng mà các nước chưa hề biết đến. Vì thế, đó là trải nghiệm choáng váng cho họ khi nhìn thấy ông ấy trở thành tổng thống. Và cũng là một trải nghiệm lạ thường", Kissinger, cựu ngoại trưởng và cựu cố vấn an ninh của Nixon, nói với chương trình Face The Nation trên đài CBS ngày 18/12.
"Và tôi tin rằng ông ta có cơ hội bước vào lịch sử như một tổng thống đáng kể", cựu ngoại trưởng Mỹ, người vẫn được các tổng thống mời đến để tham vấn về các vấn đề quốc tế, nói tiếp.
20:42 19/12/2016
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gọi Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump là một "hiện tượng" và có thể trở thành một "tổng thống đáng kể" của nước Mỹ.
"Trump là một hiện tượng mà các nước chưa hề biết đến. Vì thế, đó là trải nghiệm choáng váng cho họ khi nhìn thấy ông ấy trở thành tổng thống. Và cũng là một trải nghiệm lạ thường", Kissinger, cựu ngoại trưởng và cựu cố vấn an ninh của Nixon, nói với chương trình Face The Nation trên đài CBS ngày 18/12.
"Và tôi tin rằng ông ta có cơ hội bước vào lịch sử như một tổng thống đáng kể", cựu ngoại trưởng Mỹ, người vẫn được các tổng thống mời đến để tham vấn về các vấn đề quốc tế, nói tiếp.
Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ vào thập niên 1970. Ảnh: AP.
Kissinger từng giữ chức ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia dưới thời các cựu Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Ông chỉ trích chính sách của Tổng thống Barack Obama rút Mỹ ra khỏi các xung đột, trong khi Trump có thể bắt đầu một khởi đầu mới.
"Trong bối cảnh gần như không có gì chắc chắn nhưng lại có rất nhiều câu hỏi, chúng ta có thể tưởng tượng điều gì đó to lớn và mới mẻ sắp xảy đến", Kissinger nhận định.
"Tôi không nói nó chắc chắn sẽ đến. Nhưng đó là một cơ hội lớn".
Kissinger nói rằng Trump có một bản năng "rất khác với bản năng học giả trong tôi", điều đó đã giúp ông ta nhìn thấy những vấn đề quan trọng.
"Tổi nể phục ông ta vì đã nắm bắt được một khía cạnh của nước Mỹ, vạch ra một chiến lược, thực hiện nó và chiến thắng. Việc của ông ta bây giờ là áp dụng kỹ năng đó vào tình hình thế giới", cựu ngoại trưởng Mỹ kết luận.
Tổng thống tân cử Trump đang tỏ ra ông sẽ tiếp cận các vấn đề quốc tế theo cách khác hẳn Obama. Ảnh: Reuters.
Cũng trong Face The Nation, Kissinger đã nói việc thông tin tình báo Mỹ cho thấy Nga đã tấn công mạng nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.
"Tôi không nghi ngờ gì việc Nga tấn công mạng chúng ta. Và tôi hy vọng chúng ta cũng đang 'hack' lại họ", ông cho biết.
"Mọi người đều có khả năng tấn công mạng và có lẽ mọi cơ quan tình báo đều tấn công mạng trên lãnh thổ của nước khác. Nhưng chính xác thì ai đang làm chuyện đó? Đó lại là một thông tin rất nhạy cảm và rất khó để nói về chuyện đó. Không ai muốn thừa nhận quy mô việc họ đang làm", Kissinger lý giải.
Ông Abe trả lời báo chí một mình sau cuộc gặp Trump: Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe là lãnh đạo thế giới đầu tiên bay đến Mỹ để gặp tổng thống
đắc cử Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, sau cuộc gặp chỉ có ông Abe xuất hiện
trả lời báo giới.
|
Monday, December 19, 2016
TIN MỸ QUỐC
Cử tri đoàn Hoa Kỳ sắp chính thức xác nhận chiến thắng của ông Trump
20.12.2016
Reuters
Người dân biểu tình trước cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn ở Harrisburg, Pennsylvania, 19/12/2016.
Người dân biểu tình trước cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn ở Harrisburg, Pennsylvania, 19/12/2016.
Hôm thứ Hai, cử tri đoàn của Mỹ theo dự trù sẽ chính thức chọn ông
Donald Trump của đảng Cộng hòa làm tổng thống kế tiếp trong một cuộc bỏ
phiếu mang tính hình thức, nhưng việc này đã diễn ra năm nay trong bối
cảnh có những cáo buộc về việc Nga tấn công mạng nhằm gây ảnh hưởng lên
cuộc bầu cử.
Tại các cuộc họp đã được tổ chức tại mỗi tiểu bang và ở DC, 538 đại cử
tri sẽ bỏ phiếu chính thức cho chức vụ tổng thống và phó tổng thống.
Nhiều phần chắc cuộc bỏ phiếu sẽ không thay đổi kết quả của cuộc bầu cử
hôm 8 tháng 11, với kết quả ông Trump giành được đa số phiếu
Cử tri đoàn để vào Tòa Bạch Ốc, trong khi bà Hillary Clinton thắng về số
phiếu phổ thông.
Kết luận của cơ quan tình báo Hoa Kỳ nói Nga đã tấn công vào email của
Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ trong một nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng đến
cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump, khiến một số đảng viên Dân
chủ đã kêu gọi cử tri không bỏ phiếu theo hướng dẫn trên lá phiếu phổ
thông của tiểu bang.
Ông Trump và nhóm công tác của ông đã bác bỏ những tuyên bố của cơ quan
tình báo về sự can thiệp của Nga, cáo buộc đảng Dân chủ và các đồng minh
đang cố phá hoại chiến thắng bầu cử hợp pháp của ông.
Các giới chức Nga cũng phủ nhận cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử.
Điện Kremlin nói không hề liên lạc với nhóm của ông Trump
Điện Kremlin nói không có bất cứ liên lạc nào với nhóm làm việc của Tổng
thống đắc cử Mỹ Donald Trump, báo chí Nga dẫn lời phát ngôn viên của
Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, cho biết như vậy vào
hôm thứ Hai.
Trong khi vào tháng trước, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga nói chính phủ Nga vẫn giữ liên lạc với các thành viên của nhóm công tác chính trị của ông Trump trong thời gian diễn ra chiến dịch bầu cử ở Mỹ.
Trong khi vào tháng trước, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga nói chính phủ Nga vẫn giữ liên lạc với các thành viên của nhóm công tác chính trị của ông Trump trong thời gian diễn ra chiến dịch bầu cử ở Mỹ.
http://www.voatiengviet.com/a/dien-kremlin-noi-khong-he-lien-lac-voi-nhom-cua-ong-trump/3641933.html
FBI, CIA đồng thuận về động cơ Nga tấn công tin tặc bầu cử Mỹ
FBI ủng hộ kết luận của CIA rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ với
mục tiêu hậu thuẫn cho ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump.
Trong thông điệp gửi cho nhân viên, Giám đốc CIA, John Brennan, cho biết ông đã nói chuyện với Giám đốc FBI, James Comey, và cả với Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper.
Ông Brennan viết rằng: “giữa chúng tôi có sự đồng thuận mạnh mẽ về phạm vi, bản chất, và ý định của Nga trong việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống của chúng ta.”
Một giới chức Mỹ đã xem qua thông điệp của Giám đốc CIA xác nhận tin này với hãng thông tấn AP ngày 16/12.
Tổng thống Barack Obama cam kết Hoa Kỳ sẽ trả đũa Nga vì nhúng tay vào tiến trình bầu cử Mỹ, một cáo giác mà điện Kremlin phủ nhận.
Ông Obama tuyên bố sẽ nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin liên quan các quan ngại về hành động của Nga. Tổng thống Mỹ nói hễ một chính phủ nước ngoài tìm cách can thiệp bầu cử Mỹ, nước Mỹ phải có hành động ‘và chúng ta sẽ hành động vào thời điểm và địa điểm chúng ta tự chọn.’
Phát biểu của Tổng thống Obama là chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy cách đáp trả Mỹ đang dự tính chưa xảy ra.
Tòa Bạch Ốc nhiều tháng nay quả quyết rằng một khi Mỹ trả đũa, có thể sẽ không công bố công khai.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói chuyện Nga tấn công tin tặc để giúp ông Trump trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton là một ‘thực tế.’
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Josh Earnest, ngày 15/12 cũng chỉ trích ông Trump về việc không thừa nhận thực tế này và về những công kích của ông đối với ngành tình báo Mỹ.
Phát ngôn nhân của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, gọi các cáo buộc chống lại Moscow là vô căn cứ và không thích hợp.
Chưa có bằng chứng cụ thể hay thuyết phục nào được trưng ra công luận về vai trò hoặc sự hiểu biết của ông Putin liên quan các vụ tấn công tin tặc vừa kể.
Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc viện dẫn một đánh giá tình báo được công khai hồi tháng 10 nói rằng ‘chỉ các giới chức cao cấp nhất của Nga mới có thể ra lệnh cho các hoạt động này.’
Ông Trump ngày càng bị áp lực nhiều hơn từ cả hai đảng buộc phải thừa nhận chuyện Nga có tấn công tin tặc dù ông một mực khăng khăng rằng không tin Moscow đã ra tay.
Ông Trump cũng bác đánh giá của CIA rằng mục đích của Nga là nhằm giúp ông đắc cử. Ông phản pháo trên Twitter: “đây cũng chính là những người từng tuyên bố rằng Saddam Hussein có võ khí hủy diệt hàng loạt.”
Các tố cáo nhắm vào Tổng thống Nga gợi ý rằng ông Putin đã tác động đến cuộc bầu cử Mỹ, gây phương hại cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các giới chức Mỹ chưa đoan chắc rằng nếu không được Nga hỗ trợ thì ông Trump đã bị bà Clinton đánh bại trong cuộc bầu cử hôm 8/11 và cũng chưa có chỉ dấu nào cho thấy Nga can thiệp vào quá trình kiểm phiếu.
http://www.voatiengviet.com/a/fbi-cia-dong-thuan-ve-dong-co-nga-tan-cong-tin-tac-bau-cu-my/3639589.html
Trong thông điệp gửi cho nhân viên, Giám đốc CIA, John Brennan, cho biết ông đã nói chuyện với Giám đốc FBI, James Comey, và cả với Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper.
Ông Brennan viết rằng: “giữa chúng tôi có sự đồng thuận mạnh mẽ về phạm vi, bản chất, và ý định của Nga trong việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống của chúng ta.”
Một giới chức Mỹ đã xem qua thông điệp của Giám đốc CIA xác nhận tin này với hãng thông tấn AP ngày 16/12.
Tổng thống Barack Obama cam kết Hoa Kỳ sẽ trả đũa Nga vì nhúng tay vào tiến trình bầu cử Mỹ, một cáo giác mà điện Kremlin phủ nhận.
Ông Obama tuyên bố sẽ nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin liên quan các quan ngại về hành động của Nga. Tổng thống Mỹ nói hễ một chính phủ nước ngoài tìm cách can thiệp bầu cử Mỹ, nước Mỹ phải có hành động ‘và chúng ta sẽ hành động vào thời điểm và địa điểm chúng ta tự chọn.’
Phát biểu của Tổng thống Obama là chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy cách đáp trả Mỹ đang dự tính chưa xảy ra.
Tòa Bạch Ốc nhiều tháng nay quả quyết rằng một khi Mỹ trả đũa, có thể sẽ không công bố công khai.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói chuyện Nga tấn công tin tặc để giúp ông Trump trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton là một ‘thực tế.’
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Josh Earnest, ngày 15/12 cũng chỉ trích ông Trump về việc không thừa nhận thực tế này và về những công kích của ông đối với ngành tình báo Mỹ.
Phát ngôn nhân của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, gọi các cáo buộc chống lại Moscow là vô căn cứ và không thích hợp.
Chưa có bằng chứng cụ thể hay thuyết phục nào được trưng ra công luận về vai trò hoặc sự hiểu biết của ông Putin liên quan các vụ tấn công tin tặc vừa kể.
Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc viện dẫn một đánh giá tình báo được công khai hồi tháng 10 nói rằng ‘chỉ các giới chức cao cấp nhất của Nga mới có thể ra lệnh cho các hoạt động này.’
Ông Trump ngày càng bị áp lực nhiều hơn từ cả hai đảng buộc phải thừa nhận chuyện Nga có tấn công tin tặc dù ông một mực khăng khăng rằng không tin Moscow đã ra tay.
Ông Trump cũng bác đánh giá của CIA rằng mục đích của Nga là nhằm giúp ông đắc cử. Ông phản pháo trên Twitter: “đây cũng chính là những người từng tuyên bố rằng Saddam Hussein có võ khí hủy diệt hàng loạt.”
Các tố cáo nhắm vào Tổng thống Nga gợi ý rằng ông Putin đã tác động đến cuộc bầu cử Mỹ, gây phương hại cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các giới chức Mỹ chưa đoan chắc rằng nếu không được Nga hỗ trợ thì ông Trump đã bị bà Clinton đánh bại trong cuộc bầu cử hôm 8/11 và cũng chưa có chỉ dấu nào cho thấy Nga can thiệp vào quá trình kiểm phiếu.
http://www.voatiengviet.com/a/fbi-cia-dong-thuan-ve-dong-co-nga-tan-cong-tin-tac-bau-cu-my/3639589.html
TT Obama: Sẽ có hành động đối với bất kỳ chính phủ nào phá cuộc bầu cử Mỹ
Tổng thống Barack Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ có hành động đối với Nga hay
bất kỳ chính phủ nước ngoài nào khác đã can thiệp vào cuộc bầu cử của
Mỹ.
Hôm thứ Sáu 16/12, Tổng thống Obama nói trên đài phát thanh National Public Radio (NPR) rằng: "Tôi tin chắc là có chính phủ nước ngoài tìm cách gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ... chúng ta cần phải hành động. Và chúng ta sẽ hành động. Có những ảnh hưởng thấy rõ ràng và được công bố, và có những ảnh hưởng khác không thể hiện rõ như vậy."
CIA kết luận rằng tin tặc Nga đã đột nhập các máy tính của Đảng Dân chủ để lấy thông tin email, và có thể là để hạ uy tín bà Hillary Clinton trong quá trình vận động tranh cử của bà. Việc này rõ ràng đã giúp ông Donald Trump của Ðảng Cộng hòa thắng cuộc bầu cử hồi tháng trước.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng một hành động như vậy không thể xảy ra mà không có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay ông không biết chuyện đó. Moscow gọi cáo buộc này là "vô nghĩa."
Ông Obama nói với đài NPR rằng các cơ quan tình báo vẫn đang phân tích các thông tin, và ông đang chờ kết luận ai đã nhúng tay vào, và với mục đích gì.
Tuy nhiên, ông Trump viết trên Twitter: "Nếu Nga, hoặc một nước nào đó đã hack, tại sao Nhà Trắng chờ đợi quá lâu mà không hành động? Tại sao họ chỉ lên tiếng sau khi bà Hillary thất cử?"
Ông Obama không nói rõ liệu ông có nghĩ hacker của Nga đã làm bà Hillary Clinton thất cử. Ông nói có nhiều yếu tố đưa đến kết quả cuộc bầu cử, nhưng chắc chắn cuộc bầu cử đã bị tác động.
Ông cũng không nói liệu ông có nghi ban vận độgn bên ông Trump có đóng vai trò gì trong việc tấn công mạng, ngoài việc khai thác các email bị rò rỉ.
Ông Obama nói: "Nhiều đảng viên Cộng hòa liên tục chỉ trích rằng tôi không đủ cứng rắn đối với Nga”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói với các phóng viên báo chí rằng báo cáo tháng 10 của cơ quan tình báo Hoa Kỳ nói "chỉ có quan chức cao cấp nhất của Nga mới có quyền thực hiện các hành động này."
Hôm thứ Sáu 16/12, Tổng thống Obama nói trên đài phát thanh National Public Radio (NPR) rằng: "Tôi tin chắc là có chính phủ nước ngoài tìm cách gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ... chúng ta cần phải hành động. Và chúng ta sẽ hành động. Có những ảnh hưởng thấy rõ ràng và được công bố, và có những ảnh hưởng khác không thể hiện rõ như vậy."
CIA kết luận rằng tin tặc Nga đã đột nhập các máy tính của Đảng Dân chủ để lấy thông tin email, và có thể là để hạ uy tín bà Hillary Clinton trong quá trình vận động tranh cử của bà. Việc này rõ ràng đã giúp ông Donald Trump của Ðảng Cộng hòa thắng cuộc bầu cử hồi tháng trước.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng một hành động như vậy không thể xảy ra mà không có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay ông không biết chuyện đó. Moscow gọi cáo buộc này là "vô nghĩa."
Ông Obama nói với đài NPR rằng các cơ quan tình báo vẫn đang phân tích các thông tin, và ông đang chờ kết luận ai đã nhúng tay vào, và với mục đích gì.
Tuy nhiên, ông Trump viết trên Twitter: "Nếu Nga, hoặc một nước nào đó đã hack, tại sao Nhà Trắng chờ đợi quá lâu mà không hành động? Tại sao họ chỉ lên tiếng sau khi bà Hillary thất cử?"
Ông Obama không nói rõ liệu ông có nghĩ hacker của Nga đã làm bà Hillary Clinton thất cử. Ông nói có nhiều yếu tố đưa đến kết quả cuộc bầu cử, nhưng chắc chắn cuộc bầu cử đã bị tác động.
Ông cũng không nói liệu ông có nghi ban vận độgn bên ông Trump có đóng vai trò gì trong việc tấn công mạng, ngoài việc khai thác các email bị rò rỉ.
Ông Obama nói: "Nhiều đảng viên Cộng hòa liên tục chỉ trích rằng tôi không đủ cứng rắn đối với Nga”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói với các phóng viên báo chí rằng báo cáo tháng 10 của cơ quan tình báo Hoa Kỳ nói "chỉ có quan chức cao cấp nhất của Nga mới có quyền thực hiện các hành động này."
Ông Trump chỉ trích âm mưu lung lạc chiến thắng của ông
Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump, ngày 15/12 chỉ trích các nỗ lực gây
phương hại cho chiến thắng của ông trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton
qua thông tin rằng Nga đã tấn công tin tặc để tăng cơ hội đắc cử cho
ông.
Bình luận trên Twitter, ông Trump nói: “Nếu Nga hay bất kỳ chủ thể nào tấn công tin tặc thì tại sao Tòa Bạch Ốc không ra tay ngay? Tại sao họ chỉ lên tiếng sau khi bà Hillary thất cử?”
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình, Kellyanne Conway, một trong những phụ tá hàng đầu của ông Trump đã phản bác gợi ý hôm qua của phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Johs Earnest rằng trong thời gian tranh cử ông Trump có thể đã biết việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ và rằng “sự can thiệp của họ có tác động tiêu cực” cho cuộc vận động của bà Clinton.
Bà Conway nói với Fox News cho rằng phát biểu của ông Earnest là cực kỳ vô trách nhiệm.
Tại cuộc họp báo chính thức cuối cùng hồi tháng 7, ông Trump từng mời gọi các tin tặc Nga tìm kiếm những email đã bị xóa từ máy chủ cá nhân của bà Clinton. Sau đó một ngày, ông tuyên bố phát biểu đó chỉ mang tính giễu cợt châm biếm. Tuy nhiên, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc nói rằng đề nghị của ông Trump “có thể là chỉ dấu cho thấy ông ấy hiển nhiên đã biết rõ và kết luận, dựa trên dữ liệu hay nguồn tin nào có được, rằng Nga có can thiệp.”
Các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Moscow đã tấn công tin tặc các tài khoản email của Ủy ban Dân chủ Toàn quốc giúp đưa tới cuộc vận động bất thành của bà Clinton và tấn công máy tính của trưởng ban vận động cho bà Clinton, John Podesta, giúp ông Trump đắc cử.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-chi-trich-am-muu-lung-lac-chien-thang-cua-ong/3638638.html
Bình luận trên Twitter, ông Trump nói: “Nếu Nga hay bất kỳ chủ thể nào tấn công tin tặc thì tại sao Tòa Bạch Ốc không ra tay ngay? Tại sao họ chỉ lên tiếng sau khi bà Hillary thất cử?”
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình, Kellyanne Conway, một trong những phụ tá hàng đầu của ông Trump đã phản bác gợi ý hôm qua của phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Johs Earnest rằng trong thời gian tranh cử ông Trump có thể đã biết việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ và rằng “sự can thiệp của họ có tác động tiêu cực” cho cuộc vận động của bà Clinton.
Bà Conway nói với Fox News cho rằng phát biểu của ông Earnest là cực kỳ vô trách nhiệm.
Tại cuộc họp báo chính thức cuối cùng hồi tháng 7, ông Trump từng mời gọi các tin tặc Nga tìm kiếm những email đã bị xóa từ máy chủ cá nhân của bà Clinton. Sau đó một ngày, ông tuyên bố phát biểu đó chỉ mang tính giễu cợt châm biếm. Tuy nhiên, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc nói rằng đề nghị của ông Trump “có thể là chỉ dấu cho thấy ông ấy hiển nhiên đã biết rõ và kết luận, dựa trên dữ liệu hay nguồn tin nào có được, rằng Nga có can thiệp.”
Các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Moscow đã tấn công tin tặc các tài khoản email của Ủy ban Dân chủ Toàn quốc giúp đưa tới cuộc vận động bất thành của bà Clinton và tấn công máy tính của trưởng ban vận động cho bà Clinton, John Podesta, giúp ông Trump đắc cử.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-chi-trich-am-muu-lung-lac-chien-thang-cua-ong/3638638.html
TQ phản đối việc ông Trump cáo buộc 'đánh cắp' thiết bị lặn
- 19 tháng 12 2016
Bắc Kinh hôm thứ Hai bác bỏ cáo buộc của Tổng thống đắc cử Donald Trump
theo đó nói Trung Quốc đã 'đánh cắp' một thiết bị lặn không người lái
của Mỹ.
Truyền thông quốc gia nước này nói sự thiếu kinh nghiệm ứng xử của ông
Trump có thể sẽ làm bùng lên cuộc đối đầu giữa hai quốc gia, hãng tin
AFP tường thuật.Việc Bắc Kinh thu một thiết bị lặn ở vùng biển quốc tế tại Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai cường quốc.
"Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không muốn thiết bị lặn tự hành mà họ lấy trộm - cứ để cho họ giữ!" ông nhắn trên Twitter.
Trung Quốc phản đối cáo buộc của ông Trump.
Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói tuyên bố của ông Trump là "không chính xác".
"Hãy tưởng tượng thế này, nếu bạn thấy có cái gì đó trên đường phố, thì bạn sẽ cần kiểm tra và xác minh xem nó là gì trước khi trả lại cho người khác," bà nói tại cuộc họp báo thường lệ.
Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu nói một tàu hải quân Trung Quốc đã lấy 'bất hợp pháp' thiết bị lặn đại dương không người lái tại địa điểm cách Vịnh Subic của Philippines 80 cây số về phía tây bắc.
Trung Quốc nói thiết bị này bị lấy lên bởi nó có thể gây nhiễu an toàn cho các tàu bè khác.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói một tàu cứu hộ hải quân đã phát hiện ra và điều tra một thiết bị không rõ là gì "nhằm không để nó gây hại cho việc đi lại an toàn trên biển của các tàu bè".
Trung Quốc cũng tuyên bố họ "phản đối mạnh mẽ" các hoạt động do thám của Mỹ, đồng thời yêu cầu Washington chấm dứt các hoạt động này.
Phía Mỹ nói thiết bị nhằm mục đích thu thập thông tin về nhiệt độ, độ mặn và độ trong của nước biển.
Biển Đông: TQ sẽ trả Mỹ thiết bị lặn
- 18 tháng 12 2016
Bộ Quốc phòng Mỹ nói họ "chốt được tinh thần” là Trung Quốc sẽ trả một thiết bị lặn đại dương thu giữ tại Biển Đông.
Trung Quốc giữ thiết bị này ở vùng biển quốc tế vào hôm thứ Năm. Bắc
Kinh chưa giải thích tại sao và cáo buộc Washington "phản ứng quá mức"
về sự cố.Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc "đánh cắp".
Đây là một trong những sự cố đối đầu quân sự nghiêm trọng nhất giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên.
Lầu Năm Góc cho biết thiết bị lặn tự hành (UUV), đã được sử dụng để tiến hành các nghiên cứu khoa học vào thời điểm bị giữ và yêu cầu Trung Quốc trả lại ngay lập tức. Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc không lặp lại hành động này trong tương lai.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên phía Mỹ vào hôm thứ Bảy nói rằng đã đạt được một thỏa thuận.
"Thông qua liên lạc trực tiếp với chính quyền Trung Quốc, chúng tôi đã chốt được tinh thần rằng Trung Quốc sẽ trả lại UUV cho Hoa Kỳ," người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ trả lại UUV theo "cách thích hợp". Hiện chưa rõ khi nào họ sẽ trả.
Hoa Kỳ nói vụ việc xảy ra ở Biển Đông, cách Vịnh Subic, Philippines 80 cây số.
Ben Cardin, Thượng nghị sĩ cao cấp nhất của đảng Dân Chủ trong ủy ban Đối ngoại Thượng viện, gọi vụ việc "vi phạm luật quốc tế trắng trợn".
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói Hoa Kỳ không nên dung túng "hành vi xúc phạm".
Một tổ chức nghiên cứu Mỹ tuần này tuyên bố hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc lắp đặt vũ khí phòng không dọc bảy đảo nhân tạo mà họ cải tạo trên Biển Đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38355538
ĐÀI BẮC — Các hoạt động được tăng cường
của Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông đang có nhiều tranh chấp làm leo
thang tình hình vốn đã căng thẳng giữa hai siêu cường và khiến thế giới
lo ngại sẽ có thêm mâu thuẫn nghiêm trọng khi Tổng thống đắc cử Donald
Trump nhậm chức.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ ra hôm 13 tháng 12 nói rằng Bắc Kinh quân sự hóa một số đảo ở Trường Sa.
Trong một diễn biến khác không liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng xảy ra trong khu vực hồi tuần trước là vụ Trung Quốc “bắt” một thiết bị lặn không người lái mà một tàu Hải quân Mỹ đang dùng để khảo sát khoa học. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật nói họ sẽ trao trả lại tàu lặn cho Mỹ “theo đúng cách thức,” khiến có những nghi vấn là liệu Trung Quốc sẽ “rút ruột” thiết bị trước khi trả tàu lặn lại.
Ông Andrew Yang là tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu chính sách cao cấp ở Ðài Loan nói:
"Hành động của Trung Quốc là một kiểu gây hấn. Có thể họ muốn gởi đi một tín hiệu rằng họ không hài lòng với những phát biểu của Tổng thống đắc cử Donald Trump."
Trung tâm nghiên cứu mang tên Sáng kiến Minh bạch Hải dương Á châu có trụ sở ở Washington đăng trên trang web rằng căn cứ vào các khảo sát từ tháng 7, Trung Quốc đã phát triển “đáng kể các chốt phòng thủ với pháo cao xạ hạng nặng và có thể cả các hệ thống phòng không tầm ngắn” trên 7 bãi cạn do nước này kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Andrew Yang nói rằng “điều quan trọng là phải biết ý đồ mở rộng lãnh hải của Trung Quốc là gì. Nhiều năm qua Mỹ đã cố tìm hiểu ý đồ mở rộng lãnh hải của Trung Quốc và tại sao họ muốn mở rộng ảnh hưởng.”
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ ra hôm 13 tháng 12 nói rằng Bắc Kinh quân sự hóa một số đảo ở Trường Sa.
Trong một diễn biến khác không liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng xảy ra trong khu vực hồi tuần trước là vụ Trung Quốc “bắt” một thiết bị lặn không người lái mà một tàu Hải quân Mỹ đang dùng để khảo sát khoa học. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật nói họ sẽ trao trả lại tàu lặn cho Mỹ “theo đúng cách thức,” khiến có những nghi vấn là liệu Trung Quốc sẽ “rút ruột” thiết bị trước khi trả tàu lặn lại.
Ông Andrew Yang là tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu chính sách cao cấp ở Ðài Loan nói:
"Hành động của Trung Quốc là một kiểu gây hấn. Có thể họ muốn gởi đi một tín hiệu rằng họ không hài lòng với những phát biểu của Tổng thống đắc cử Donald Trump."
Trung tâm nghiên cứu mang tên Sáng kiến Minh bạch Hải dương Á châu có trụ sở ở Washington đăng trên trang web rằng căn cứ vào các khảo sát từ tháng 7, Trung Quốc đã phát triển “đáng kể các chốt phòng thủ với pháo cao xạ hạng nặng và có thể cả các hệ thống phòng không tầm ngắn” trên 7 bãi cạn do nước này kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Andrew Yang nói rằng “điều quan trọng là phải biết ý đồ mở rộng lãnh hải của Trung Quốc là gì. Nhiều năm qua Mỹ đã cố tìm hiểu ý đồ mở rộng lãnh hải của Trung Quốc và tại sao họ muốn mở rộng ảnh hưởng.”
0:00:00 /0:00:59
▶
Trung Quốc cũng đang dò xét thái độ của Mỹ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng tới. Ông Trump có lẽ đã đụng chạm đến tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Ðài Loan, một đảo tự trị. Ông Trump nói quan hệ giao thương Mỹ-Trung không công bằng. Hôm Chủ nhật, ông Trump viết trên Twitter rằng Mỹ không cần “lấy lại tàu lặn mà Trung Quốc đánh cắp – cứ để cho họ giữ nó.”
Người phát ngôn Dương Vũ Quân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật nói với Tân Hoa Xã rằng “Trung Quốc kiên quyết phản đối” các hoạt động của Mỹ trên Biển Nam Trung Hoa, “và yêu cầu phía Mỹ phải ngưng các hoạt động đó.” Ông Dương được trích lời nói rằng “Trung Quốc sẽ tiếp tục cảnh giác đối với các hành động có liên hệ từ phí Mỹ, và sẽ có những biện pháp cần thiết để đáp lại.”
Ông Alexander Huang, giáo sư khoa nghiên cứu chiến lược của Đại học Tamkang ở Ðài Loan nhận định rằng Hải quân Mỹ sẽ có thêm hoạt động trinh sát trên Biển Đông. Còn về phía Trung Quốc, Bắc Kinh không muốn “ông Trump làm tổng thống Mỹ.” Ông Huang nói:
"Có những căng thẳng cố hữu và sẽ tiếp tục chứ không mất đi bất kể Mỹ có bầu cử hay thay đổi lãnh đạo Tòa Bạch Ốc."
Các nhà phân tích nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở Biển Đông với những mức độ như hiện nay mà ít bị gây cản trở.
Nhiều người nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng những mây thuẫn trên Biển Đông để biểu dương sức mạnh trước Ðại hội Ðảng Cộng sản lần thứ 19 vào năm tới, một sự kiện thường đi cùng với những thay đổi lớn trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
http://www.voatiengviet.com/a/my-tq-san-sang-doi-dau-cung-ran-trong-vung-bien-chau-a/3641863.html
Sunday, December 18, 2016
TRẦN VINH * HAI HỌ LÝ VIỆT NAM Ở TRIỀU TIÊN
Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13
Tác giả: Trần Vinh
Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:
Tản Viên khái tự Tùng sơn tú
Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…
(Núi Tùng của Cao Li và núi Tản Viên nước Việt cùng khoe sắc. Sông Áp Lục của Cao li và sông Nhị Hà nước Việt cùng nối dài..).
Trạng nguyên Hồng Khải Hi còn đề tựa cho bộ sách Quần Thư Khảo Biện của Lê Quý Đôn như sau: ‘Chọn lấy trong thư tịch các đời mà khảo đính, biện luận trên dưới vài nghìn năm, cái được cái mất, ai được ai thua, như thế này thì an, không như thế này thì nguy, không điều nào là không soi xét và tính đến; lật đổ những xét đoán đã định trước đây cũng có, phê phán những kẻ thừa tiếp sai lầm cũng có, cách Lý giải tinh diệu tràn đầy trên giấy mực…’
Đến sau này, vào những năm cao điểm của cuộc chiến Việt Nam 1966-1970, có 2 sư đoàn của Nam Hàn sang tham chiến ở miền Trung Việt Nam. Đó là sư đoàn Mãnh Hổ và sư đoàn Bạch Mã. (Danh hiệu sư đoàn Bạch Mã có liên quan tới một nhân vật trong lịch sử Việt Nam và Cao Li, như sẽ thấy trong bài này). Đương nhiên đã xẩy ra hàng trăm cuộc hôn nhân giữa những chiến binh Đại Hàn và những cô gái Việt. Do đó ngay từ hồi thập niên 1970, nhiều cô gái Việt đã theo chồng về làm dâu bên Đại Hàn rồi.
Ngày nay, từ thập niên 1980, khi kinh tế bắt đầu ‘mở cửa’, con rồng Nam Hàn đã tràn vào làm ăn lớn ở Việt Nam. Họ đến làm ăn nhưng cũng đã mang theo cả những sản phẩm văn hóa, nhất là phim ảnh. Người Việt bây giờ chẳng còn xa lạ gì với con ngưòi và đất nước Đại Hàn nữa.
Với những chuyện kể trên, chỉ là những diễn biến bình thường xẩy ra giữa hai quốc gia, không có điều chi mới lạ!
Sự thực không phải thế. Ẩn nấp dưới dòng lịch sử lạnh lùng, đã phát hiện câu chuyện kì thú về hai vị hoàng tử triều nhà Lý Việt Nam là ‘thuyền nhân’ tị nạn, phiêu bạt tới nước Cao li mãi hồi thế kỉ 12, 13!
Trước 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi có dịp quen biết 2 sinh viên Đại Hàn sang học tại Đại học Sài Gòn với học bổng của Cơ quan Nghiên Cứu Văn Hóa Á Châu: một tên là Kim học văn học Việt Nam. Anh tâm sự học không hiểu mấy, nhất là môn chánh tả Việt ngữ của Giáo sư Lê Ngọc Trụ cho nên anh đang mua sách vở và chuẩn bị về nước. Người thứ hai là chị Lee. Chị nhận giáo sư Nghiêm Thẩm đỡ đầu luận văn cao học sử với đề tài So Sánh Hậu Quả Việc Cấm Đạo Giữa Đại Hàn Và Việt Nam. Chị Lee đọc đã lâu ở thư viện Hội Nghiên Cứu Đông Dương (trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn) mà chưa viết gì. Chúng tôi làm quen và biết chị đang lúng túng về đề tài, cho nên đã thử đề nghị với chị xin Giáo sư Nghiêm Thẩm đổi đề tài thành So Sánh Việc Cấm Đạo Giữa Việt Nam Và Đại Hàn (không tự hạn chế quá chặt chẽ vào hậu quả của việc cấm đạo) để đề tài mở rộng hơn, dễ viết hơn. Chị đã làm như vậy và rất hài lòng. Từ đó chúng tôi trở nên thân hơn. Chị thành thật nói ở cư xá Thanh Quan các chị sinh viên Việt Nam ăn ít quá khiến chị mắc cở không dám ăn nhiều, nên cứ phải sang tiệm New Seoul ở đường Kì Đồng để ăn thêm! Rồi tình cờ một hôm chị nói chị là hậu duệ dòng họ Lý Việt Nam! Lúc đó chúng tôi rất ngạc nhiên nhưng phần vì đang chú tâm vào một công việc, phần vì ‘tối dạ’ nên đã không hỏi chị cho ra câu chuyện đàng hoàng mà chỉ kể lại với Giáo sư Nghiêm Thẩm. Giáo sư đã biết chuyện này cho nên ông thản nhiên bảo chính ông được Trung tướng Phạm Xuân Chiểu, hồi sang làm đại sứ bên Hàn quốc, nhờ làm cố vấn quay một cuốn phim tài liệu, nói về mối quan hệ Việt-Hàn từ thế kỉ 12, 13 tới ngày nay, nhưng vì tình hình chuyển biến luôn nên chưa thực hiện được.
Không ngờ trong lịch sử nước ta lại có những chuyện li kì đến thế! Quả đây là câu chuyện lịch sử lí thú, ít ai biết tới.
Thế rồi tình hình miền Nam sang đầu năm 1975 biến chuyển mau lẹ và sụp đổ tất cả… Mãi tới thập niên 1990, chúng tôi mừng rỡ được đọc vài bài có nhắc tới họ Lý Việt Nam tại Đại Hàn.
Truớc hết, trong bài Niềm Hãnh Diện Chung viết tháng 9 năm 1988, nhà văn Trà Lũ kể sơ qua chuyện hoàng tử Lý Long Tường cùng những người trong hoàng tộc nhà Lý đã vượt biên sang Cao Li năm 1226 để trốn thoát bàn tay của thái sư Trần Thủ Độ. Nhưng nhà văn Trà Lũ cho rằng hoàng tử Lý Long Tường đã đổ bộ lên tỉnh Phu San miền cực Nam của Cao Li. Rồi vì sau có công chống quân Mông Cổ cho nên hoàng tử được vua Cao Li trọng đãi. Khi mất, vua cho dựng tượng đồng, đề là Bạch Mã Tướng Công, anh hùng dân tộc đuổi giặc Mông Cổ. (Trà Lũ. Miền Đất Hạnh Phúc. Việt Pub.. 1989, trang 170).
Sau đó, trong cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử, do Đồng Hướng xuất bản năm 1996, các trang 866-869, tác giả Cao Thế Dung cũng kể chuyện hoàng tử Lý Long Tường vượt biển ‘đến một miền ven biển giá lạnh sau này là Lý Hoa Trang hay Lý Hoa Sơn, vua Triều Tiên cho định cư tại đây’. Tác giả chưa biết là có tới 2 đoàn người Việt họ Lý vượt biển sang tị nạn tại Cao Li với nguyên do khác nhau, một giạt vào bờ biển phía Nam, một giạt vào bờ biển phía Bắc nước này và cách nhau tới 76 năm. Cả hai tác giả Trà Lũ và Cao Thế Dung kể chuyện mà không cho biết đã căn cứ vào đâu.
Còn bài Trang Sử Bị Bỏ Quên của Trần Đình Sơn đăng trên báo Người Việt số ra ngày 02 tháng 02 năm 2002, kể chuyện hoàng tử Lý Long Tường đưa 3 thuyền buồm lớn vượt biển: một chiếc giạt vào lãnh thổ Trung Hoa, 2 chiếc còn lại ‘dạt đến tận tỉnh Pusan miền Nam nước Cao Ly’. Tác giả cho biết ông kể chuyện căn cứ vào sử liệu do một sinh viên Đại Hàn du học tại Luân Đôn cung cấp, vào lịch sử triều nhà Lí, vào lời của các nhân chứng từng viếng thăm các di tích lịch sử và các bài báo. Thế nhưng tác giả Trần Đình Sơn cũng chỉ biết có một chuyến vượt biên và đã lẫn lộn chuyến vượt biên thứ nhất vào năm 1150 của hoàng tử Kiến Hải vương Lý Dương Côn với chuyến vượt biên thứ hai vào năm 1226 của Kiến Bình vương Lý Long Tường. Trần Đình Sơn không đếm xỉa gì tới sự mâu thuẫn lộ liễu về địa dư nước Cao Li. Nước Cao Li là một bán đảo dài, chỉ có miền Bắc tiếp giáp với lục địa. Khi xâm lăng Cao Li, bộ binh Mông Cổ đã vượt qua biên giới phía Bắc, đánh lần xuống kinh đô nằm bên sông Han ở phía Tây Trung bộ nước Cao Li. Không thể lẫn lộn mặt trận vùng núi Hoa Sơn thuộc vùng này với lãnh thổ tỉnh Pusan nằm mãi dưới cực Đông Nam Cao Li. Hơn nữa, tại sao tác giả Trần Đình Sơn lại quả quyết năm 1226 là năm vượt biên mà ‘Hoàng tử Lý Long Tường đang còn ở tuổi niên thiếu’? Thực sự vị hoàng tử này sanh năm 1174, Giáp Ngọ, niên hiệu Chính long Bảo ứng. Năm vượt biên 1226, hoàng tử đã được 52 tuổi.
Điểm lại, chỉ có bài viết của Bs.Trần Đại Sỹ trên Văn Nghệ Tiền Phong số 560 mới cho biết rõ ràng hơn về sự kiện lịch sử này với nhiều chi tiết và bằng chứng cụ thể.
Vào thời thịnh trị của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng thống Đại Hàn là Lý Thừa Vãn đã viếng thăm chính thức Việt Nam Cộng Hòa ngày 6 tháng 11 năm 1958 để đáp lễ chuyến viếng thăm Hàn quốc của tổng thống Ngô Đình Diệm năm trước vào ngày 17 tháng 9 năm 1957. Nhân dịp này, Lý Tổng thống đã nhận tổ tiên của ông là người Việt Nam, ông còn nhờ Ngô tổng thống tìm hậu duệ họ Lý và tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử thẩm phán Lý Quốc Sỉnh qua Nam Hàn để tìm dòng dõi họ Lý Việt Nam.
Chính vì sự việc đáng ngạc nhiên này mà sinh viên y khoa Trần Đại Sỹ, lúc đó 19 tuổi, đã viết thư hỏi thẳng sứ quán Nam Hàn ở Sài Gòn để biết thêm tin tức. Hơn một tháng sau, sứ quán đã trả lời: ‘Tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình Vương Lý Long Tường. Kiến Bình Vương là con thứ 6 của vua Lý Anh Tông. Người cùng tông tộc sang Cao Ly vào đầu thế kỷ thứ 13 vì quốc nạn’.
Ngay năm sau, 1959, sinh viên Trần Đại Sỹ tình cờ tìm thấy Tập san Sử Địa của Nhật Bản, số 2 ra năm 1941 để tại thư viện Paris có lời Bạt về nguyên tổ họ Lý ở Đại Hàn như sau: ‘Năm Bính Tuất, 1226, bấy giờ là niên hiệu Kiến Trung thứ nhì đời vua Thái tôn nhà Trần. Biết mình là con thứ sáu của vua Lý Anh tông, lại đang giữ chức đô đốc, tư lệnh hải quân, trước sau cũng bị Trần Thủ Độ hãm hại, nên ông đã đem tướng sĩ dưới quyền, tông tộc, cùng hạm đội ra đi, sau đó trôi dạt vào Cao li’.
Hơn 20 năm sau, năm 1980, nhân chuyến đi dự hội nghị y khoa tại Hàng Châu (Trung Hoa) trong phái đoàn của nước Pháp, cũng chính Bs.Trần Đại Sỹ đã có duyên được gặp 2 nữ bác sĩ đến từ Bắc Hàn, đó là Bs.Lý Chiếu Minh quê ở Hùng Xuyên (Hunchon) và Bs.Lý Diệp Oanh quê ở Thuận Xuyên (Sunchon). Hai nữ bác sĩ Bắc Hàn này đều tự nhận là hậu duệ của Kiến Bình Vương Lý Long Tường đến từ Việt Nam vào thế kỉ 13. Nhìn nhận nhau vốn là ‘đồng bào’ cả ba trở nên thân thiết. Chiếu Minh và Diệp Oanh đã mời Bs.Trần Đại Sỹ, nhân tiện, đi thăm Bắc Hàn. Nhờ có giấy thông hành Pháp và danh nghĩa đi nghiên cứu nhân sâm, bác sĩ họ Trần dễ dàng được chấp nhận nhập cảnh và được sứ quán Pháp cung cấp đủ mọi phương tiện.
Tại Hùng Xuyên cũng như tại Thuận Xuyên các chi họ Lý gốc gác Việt Nam đã xin phép chính quyền để tụ họp nghe bác sĩ Trần Đại Sỹ kể chuyện lịch sử thời nhà Lý (Ông dùng tiếng Quan thoại, Chiếu Minh và Diệp Oanh phiên dịch). Có cuộc hội họp đông tới 700 người.
Bs.Diệp Oanh đã hướng dẫn Bs.Trần Đại Sỹ đi thăm những vùng đất thiêng liêng và những di tích hiện còn được bảo tồn kĩ lưỡng, như: cửa biển Phú Lương Giang nơi hạm đội của Kiến Bình Vương cập bến năm xưa, miền đất Ung Tân nơi họ Lý được định cư đầu tiên, lăng ngài Kiến Bình Vương trên ngọn đồi Juhang thuộc xã Đỗ Môn (Tômơ ki) và Vọng Quốc Đài trên Quảng Đại Sơn nơi Vương lên đó để hướng vọng cố quốc.
Các chi tộc còn đưa gia phả viết bằng chữ Nho tới để hỏi han thêm về những chi tiết chưa rõ. Trong gia phả họ Lý ở Thuận Xuyên có đôi câu đối như sau:
Thập bát anh hùng giai Phù Đổng,
Tam thiên nữ kiệt tỷ Mê Linh
Câu thứ nhất vinh danh 18 vị tướng đời vua Lý Nhân Tông đã hi sinh trong chiến tranh vệ quốc chống quân nhà Tống. Câu thứ hai vinh danh 3000 nữ chiến sĩ dưới quyền nữ tướng Thiên Ninh công chúa (tức Bà Chúa Kho) đã anh dũng chống lại quân nhà Tống dưới quyền 2 danh tướng Quách Qùy và Triệu Tiết.
Tới năm 1983, Bs.Trần Đại Sỹ đi Nam Hàn, ông nhận thấy tại đây dòng họ Lý gốc Việt không đông như ở miền Bắc. Hầu như không tìm thấy dấu vết nào về cuộc vượt biên của Kiến Bình Vương Lý Long Tường ở đây, bởi vì hoàng tử Lý Long Tường đã dạt vào bờ biển miền Bắc Cao li, chứ không phải ở miền Nam. Nhưng chính tại đây ông đã may mắn khám phá ra thêm một sự kiện lịch sử li kì, đó là có một dòng họ Lý Việt Nam khác nữa cũng đã vượt biển sang đây tị nạn. Người đầu tiên cho ông biết sự việc lạ lùng này là ông Lý Gia Trung. Ông Lý Gia Trung xác nhân gốc gác mình là người Việt, tổ tiên là Kiến Hải Vương Lý Dương Côn, ông không phải là dòng dõi Kiến Bình Vương Lý Long Tường.
Lời xác nhận của ông Lý Gia Trung đã được khám phá của giáo sư Phiến Hoằng Cơ hỗ trợ.
Cuối năm 1996, Gs. Phiến Hoằng Cơ (Pyon Hong Ke), nhà nghiên cứu phả hệ nổi tiếng ở Nam Hàn, sau khi nghiên cứu gia phả mang tên Tinh Thiện Lý Thị Tộc Phả được lưu trữ tại thư viện quốc gia Hán Thành rồi phối hợp với bộ sử Cao Li, đã công bố phát hiện dòng họ Lý gốc Việt Nam thứ hai tại Đại Hàn. Theo Giáo sư, dòng họ Lý tại Tinh Thiện, thuộc đạo Giang Nguyên, phía Đông Nam Đại Hàn ngày nay là con cháu của hoàng tử Lý Dương Côn thuộc triều Lý Việt Nam (1010-1225). Lý Dương Côn hiệu là Nguyên Minh, hoàng tử thứ ba, con vua Càn Đức, ra đi vì sự đe dọa của nước Kim đối với nước Tống vào năm 1115. Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng hậu duệ đời thứ 6 của hoàng tử Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) từng đảm trách những chức vụ quan trọng trong lịch sử Cao Li. Thời vua Nghị Tông (Ui-jiong 1146-1170) Lý Nghĩa Mẫn được phong chức Biệt trưởng. Vua Minh Tông (Mycong 1170-1179) thăng cho ông là Thượng tướng quân (1174), là Tây Bắc Bộ binh Mã sứ (1178) và chức Tể tướng trong suốt 14 năm (1183-1196). Tới năm 1196, tướng Thôi Chung Hiếu (Cho Chung Heon) làm chính biến đã giết cha con tể tướng Lý Nghĩa Mẫn. Sở dĩ dòng họ Lý Việt Nam này còn tồn tại tới nay là nhờ người anh trai của tể tướng Lý Nghĩa Mẫn và gia đình được thoát nạn.
Về thành tích sáng chói của nhân vật Lý Nghĩa Mẫn trong lịch sử nước Cao Li chúng ta không thể có ý kiến gì khác. Song có đôi điều thuộc gia phả chưa sáng tỏ. Thứ nhất, Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng hoàng tử Lý Dương Côn vượt biển tị nạn vì nước Kim xâm lược nước Tống vào năm 1115 là điều khó hiểu. Hoàng tử Lý Dương Côn là người Đại Việt, nếu nước Kim có xâm lăng nước Tống thì còn cách quá xa nước Đại Việt, tại sao Lý hoàng tử lại phải vượt biển đi tị nạn. Vả lại nếu nói thời điểm đi tị nạn là năm 1115 là rơi đúng vào thời thịnh trị của vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đó binh lực nước ta rất hùng mạnh. Năm 1075, anh hùng Lý Thường Kiệt cùng danh tướng Tôn Đản vâng mệnh đưa trên 10 vạn tinh binh đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây) trong sách lược ‘tiên hạ thủ vi cường’ của triều đình nhà Lý để đập tan ý đồ xâm lăng Đại Việt của triều nhà Tống bên Trung Hoa. Vì thế, lại càng không có Lý do để mà phải đi tị nạn xâm lăng.
Điều chưa sáng tỏ thứ hai là việc gia phả nói danh nhân Lý Nghĩa Mẫn là hậu duệ đời thứ sáu của hoàng tử Lý Dương Côn, được vua Nghị Tông (Ui-jiong) phong chức Biệt trưởng vào năm 1170 xem ra có sự nhầm lẫn. Bởi vì theo sử Việt, năm 1117 vua Lý Nhân Tông nhận 5 đứa cháu, con của 5 người em, làm con nuôi và chọn cháu Dương Hoán lên 2 tuổi, con người em là Sùng Hiền hầu, làm hoàng thái tử, còn 4 cháu con của 4 người em khác được phong làm thái tử, trong đó người cháu thái tử thứ 3 chính là hoàng tử Lý Dương Côn. Chắc là hoàng tử Lý Dương Côn chỉ ngang hoặc kém hoàng thái tử Lý Dương Hoán (tức là vua Thần Tông 1128-1138) một vài tuổi. Vậy vào năm 1170 khi hậu duệ của ông là Lý Nghĩa Mẫn được vua Nghị Tông (Ui-jiong) phong chức Biệt trưởng bên Cao Li thì chính hoàng tử Lý Dương Côn (nếu còn sống) khoảng 54 tuổi, làm gì đã có hậu duệ 6 đời. Về điểm này, Bs. Trần Đại Sỹ cho rằng danh nhân trong lịch sử Cao Li Lý Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) chính là con của hoàng tử Lý Dương Côn và là hậu duệ đời thứ 6 kể từ vua Lý Thái Tổ nhà Lý nước Đại Việt.
(Theo sử Việt, Càn Đức là tên huý của vua Lý Nhân Tông, con trưởng vua Lý Thánh Tông, mẹ là bà Linh Nhân Thái hậu).
Cuộc vượt biên thứ nhất của Hoàng tử Lý Dương Côn
Nạn tranh bá đồ vương chốn cung đình triều Lý là Lý do cuộc vượt biên tị nạn của Kiến hải vương Lý Dương Côn năm 1150.
Lý Dương Côn là con nuôi của vua Lý Nhân Tông, được phong là hoàng tử thứ ba. Thân sinh của Lý Dương Côn là Thành Quảng hầu em ruột vua Lý Nhân Tông. Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Bản kỉ, quyển III viết: ‘Năm Đinh Dậu, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 (1117)…Tìm con trai họ tông thất để nuôi ở trong cung. Xuống chiếu rằng: ‘Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng. Chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên hai tuổi mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử’.
Truy tìm nguyên do và thời điểm mà hoàng tử Lý Dương Côn vượt biển tị nạn sang Cao Li, chỉ thấy Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Bản Kỉ, Quyển IV ghi lại rằng: Năm 1138, vua Lý Thần Tông băng, thái tử Thiên Tộ lên ngôi, tức là vua Lý Anh Tông, lú ấy mới có 3 (2?) tuổi. Đến năm Canh ngọ 1150, sử chép: ‘Khi trước vua còn trẻ thơ, chính sự không cứ việc lớn việc nhỏ đều ủy cho Đỗ Anh Vũ cả. Anh Vũ sai vợ là Tô thị ra vào cung cấm hầu hạ Đỗ Thái hậu, do đó mà Anh Vũ tư thông với Lê Thái hậu (lúc đó có 2 bà thái hậu), nhân thế lại càng kiêu…’ Trước tình hình ấy, quan Điện tiền đô chỉ huy sứ là Vũ Đái cùng các công thần hợp lại bắt Anh Vũ. Lê Thái hậu vì tình riêng đã tìm cách đút lót vàng cho Vũ Đái để nhất thời cứu mạng cho Anh Vũ. Khi vụ án lên tới vua, Anh Vũ bị đầy đi cầy ruộng. Lê Thái hậu lại âm mưu cho mở nhiều hội hè lớn và mỗi lần nhân có hội lớn thì tội nhân được ân giảm. Nhờ mấy lần giảm án, cuối cùng Anh Vũ ‘lại làm Thái úy phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn, do đấy chuyên làm oai, làm phúc, sinh sát mà lòng báo thù lúc nào cũng tỏ rõ…’ Hậu quả là khắp nơi xẩy ra bắt bớ, máu đổ đầu rơi, ngay cả ‘bọn Điện tiền đô chỉ huy sứ Vũ Đái 20 người cũng bị chém bêu đầu ở các bến sông…’
Thật vậy, năm 1127, khi vua Lý Nhân Tông qua đời, hoàng thái tử Dương Hoán lên nối ngôi năm 1128, tức là vua Lý Thần Tông. Sau này người em nuôi cũng là em họ của vua Lý Thần tông là Lý Dương Côn được phong tước Kiến hải vương lãnh chức Đại đô đốc hải quân. Năm 1138, vua Lý Thần Tông qua đời, hoàng thái tử là Thiên Tộ mới lên 2 tuổi, triều đình muốn tôn hoàng tử Lý Dương Côn (khoảng 22 tuổi) lên ngôi. Nhưng mẹ của thái tử Thiên Tộ là Cảm thánh Hoàng hậu (họ Lê) đã đút lót vàng bạc cho các quan, rồi bà liên kết với tình nhân là Đỗ Anh Vũ ( Anh Vũ là em của Chiêu Hiếu thái hậu mẹ vua Thần Tông) để đưa hoàng tử Thiên tộ lên ngôi tức là vua Anh Tông (1138-1175). Vua còn thơ ấu, đương nhiên quyền lực nằm trong tay Cảm thánh Hoàng thái hậu. Để củng cố quyền lực bà phải thanh toán mọi nguy cơ có thể xẩy tới cho con bà. Vì thế bà cùng Đỗ Anh Vũ thẳng tay sát hại các em nuôi của vua Thần tông và con của các em vua Nhân Tông cùng toàn thể gia quyến của các vị này. May mắn cho Kiến hải vương Lý Dương Côn đang đóng quân ở Đồ Sơn, thấy tình thế nguy biến, đã đem gia quyến vưọt biển tị nạn. Chính Kiến hải vương Lý Dương Côn mới là người táp vào bờ biển Pusan là một tỉnh cực Đông Nam của nước Cao Li vào năm 1150, chứ không phải là hoàng tử Lý Long Tường.
Cuộc vượt viên thứ hai của Hoàng tử Lý Long Tường năm 1226
Thái sư Trần Thủ Độ tiêu diệt nhà Lí, khai sáng nhà Trần là Lý do cuộc vượt biên tị nạn của hoàng tử Lý Long Tường năm 1226.
Theo các bộ sử Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ thì nhà Trần lấy được thiên hạ từ tay nhà Lý đều do mưu lược của Trần Thủ Độ. Điều đó đúng, song thiển nghĩ vẫn chưa đủ. Sở dĩ Trần Thủ Độ có thể làm được như vậy cũng một phần do các vua cuối triều Lý không còn là những minh quân, đã tỏ ra nhu nhược hoặc đau yếu về thể xác đâu còn đủ sức cáng đáng việc nước. Song đó lại là chuyện khác. Ở đây chỉ nhắc lại sơ lược việc Trần Thủ Độ đã chớp lấy thời cơ để tiêu diệt nhà Lí, giành lấy thiên hạ vào tay nhà Trần khiến cho hoàng tử Lý Long Tường phải liều lĩnh vượt biên tị nạn chính trị.
Năm Giáp thân 1224, vua Lý Huệ tông lập công chúa Phật Kim làm thái tử rồi truyền ngôi cho công Chúa, tức Lý Chiêu Hoàng, sau đó ra tu tại chùa Chân Giáo. Quyền bính nằm trong tay thái hậu Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ. Hai người vốn là anh em họ nay lại tư thông với nhau. Tới tháng 10 năm Ất Dậu 1225, Trần Thủ Độ mưu tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng thành hôn với cháu ông ta là Trần Cảnh mới lên 8, rồi dàn dựng để Lý Chiêu hoàng truyền ngôi cho chồng. Đến đây quyền bính chính thức chuyển từ nhà Lý sang tay nhà Trần. Thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ trong sân chùa, Trần Thủ Độ nói bóng gió với Huệ Tông: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, rồi tháng 8 năm Bính Tuất 1226, Trần Thủ Độ bức tử nhà vua tại chùa Chân Giáo. Thái hậu Trần Thị Dung bị giáng xuống là Thiên cực công chúa để có thể lấy Trần Thủ Độ làm chồng. Nhằm tận diệt dòng dõi nhà Lí, Trần Thủ Độ thanh trừng tôn thất nhà Lí, gả các cung nhân và con gái nhà Lý cho các tù trưởng sơn cước.
Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim: “Thủ Độ đã hại hết cả dòng dõi nhà Lí, lại muốn cho hậu thế không ai nhớ đến họ Lý nữa mới nhân vì tổ nhà Trần là Lý, bắt trong nước ai là họ Lý đếu phải cải là họ Nguyễn’ (Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Nhxb Văn hoá Thông tin, 1999. Trang 126). Một ít năm sau, năm 1232 nhân dịp con cháu nhà Lý còn sót lại tụ họp ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm để làm lễ cúng tổ tiên, Trần Thủ Độ cho đào hố sâu, dựng nhà lên trên, rồi giật nhà đổ để chôn sống tôn thất nhà Lí. (Hoa Lâm nay là huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, là hành cung của nhà Lý thuở xưa). Trong bối cảnh chính trị hoàn toàn bất lợi như thế, tôn thất nhà Lý nào còn sống sót đều phải cao bay xa chạy để thoát nạn tận diệt của Trần Thủ Độ, trong đó có hoàng tử Lý Long Tường là con thứ 7 của vua Lý Anh Tông. Hoàng tử Lý Long Tường là chú của vua Huệ Tông, ông chú của Lý Chiêu Hoàng.
Vua Lý Anh Tông (1138-1175) sinh 7 hoàng tử: Long Xưởng, được phong thái tử (1151-1181), Long Minh (1152-1175), Long Đức (1153-1175), Long Hòa (1152-1175), Long Ích (1167-1212), Long Trát (1172-1210). Năm 1174 thái tử Long Xưởng phạm lỗi, bị phế làm thứ dân, thái tử Long Trát được phong đông cung thái tử, tức vua Lý Cao Tông (1176-1210). Hoàng tử thứ 7 là Long Tường.
Theo Trần tộc Vạn thế Ngọc phả của dòng dõi Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc để tại từ đường thuộc thị xã Lãnh Thủy, huyện Chiêu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc mà Bác sĩ Trần Đại Sỹ đã đọc được thì phần nói về hoàng tử Lý Long Tường nguyên văn như sau: ‘Hoàng tử thứ bảy Long Tường do Hiền phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính long Bảo ứng thứ 12 (DL 1174, Giáp Ngọ). Đức Thái Tông nhà ta( tức Trần Cảnh) phong chức tước như sau: Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc, tước Kiến Bình vương. Niên hiệu Kiến trung thứ nhì đời đức Thái Tông nhà ta ( tức Trần Cảnh) tháng tám ngày rằm, vương cùng gia thuộc hơn 6 ngàn người bôn xuất’. (Xin đánh dấu hỏi vào con số 6000 người vượt biên trong hoàn cảnh tháo chạy và với khả năng kĩ thuật tầu bè vào thế kỉ 13).
Những gì Trần tộc Vạn thế Ngọc phả ghi về hoàng tử Lý Long Tường trên đây không mâu thuẫn với nội dung tường thuật về vị hoàng tử này còn ghi lại trong Tộc phả Lý Hoa Sơn (Địa danh thuộc Bắc Hàn ngày nay):
Hoàng tử Lý Long Tường là vị thân vương duy nhất của triều nhà Lý còn sót lại với những chức tước địa vị cực cao, nhất là đang nắm thực lực binh quyền (Đại đô đốc hải quân) cho nên hoàng tử đã lo sơ bị Thái sư Trần Thủ Độ ám hại. Buộc lòng hoàng tử phải quyết định vượt biên tị nạn chính trị. Trước khi ra đi, hoàng tử đã bí mật lẻn về Kinh Bắc, vái lậy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn đem hết tông tộc hơn 6 ngàn người xuống chiến hạm ra đi. Sau hơn một tháng, hạm đội gạp bão, phải táp vào trú tại đảo Đài Loan. Một con trai của hoàng tử là Lý Đăng Hiền cùng với vợ con ở lại đảo này. Đoàn chiến hạm tiếp tục cuộc vượt biển. Cuối cùng đoàn đã đổ bộ lên cửa Phú Lương Giang, quận Khang Linh (Ong Jin-Gun), tỉnh Hoàng Hải (Hwang hac), thuộc Bắc Cao Li. Vị trí đổ bộ này tên là Nak-nac-wac (Bến của khách phương xa mang theo đồ thờ cúng). Vương được vua Cao Tông (Kojong) cùng quần thần tiếp kiến bằng bút đàm. Sau đó vua ban đồ tiếp tê và cho lập cư ở Ung Tân, phủ Nam Trấn Sơn (Chin sang). Vương cùng thân tộc gắng sức mưu sinh, phát huy học tập văn võ.
Năm 1253, quân Mông Cổ xâm lăng Cao Li. Chiến thuyền và Bộ binh Mông Cổ thắng lợi khắp nơi đe dọa kinh đô. Nhiều tướng Cao li đã tử trận. Thấy tình hình bi đát, Kiến Bình vương Lý Long Tường tình nguyện tới yết kiến Thái úy Vi Hiển Khoan đang nắm binh quyền để hiến kế sách binh pháp nước Đại Việt cho ông. Hoàng tử Lý Long Tường thường cỡi con ngựa trắng chỉ huy đôn đốc binh sĩ giữ thành. Sau 5 tháng kháng chiến kiên cường, quân Nguyên Mông phải rút lui. Cao Li mừng chiến thắng. Nhà vua tưởng thưởng hoàng tử Lý Long Tường, phong cho hoàng tử là Hoa Sơn tướng công theo tên núi Hoa Sơn nơi ông cư ngụ. Vua còn cho dựng bia trên núi Hoa Sơn ghi khắc công lao của tướng công. Đích thân nhà vua tặng 3 chữ Thụ Hàng Môn (cửa tiếp nhận sự đầu hàng của giặc).
Ngày nay, lăng mộ hoàng tử Lý Long Tường và con cháu đến 3 đời vẫn còn trên đối Julbang, xã Đỗ Môn (Tô mơ ki) cách núi Hoa Sơn 10 km về phía Tây. Trên Quảng Đại Sơn vẫn còn Vọng Quốc Đàn là cái đàn hoàng tử thường lên đó để nhìn về phương Nam cố quốc mà ôm mặt khóc. Mỏm đá nơi hoàng tử đặt chân lên đầu tiên có tên là Việt Thanh Nham (tảng đá xanh in dấu vết người Việt). Theo tác giả Trần Đình Sơn trong bài Những Trang Sử Bị Bỏ Quên đã nêu trên đây thì ‘Ngày nay trên đại lộ từ phi trường về thủ đô Hán Thành của Đại Hàn, du khách được chiêm ngưỡng pho tượng Bạch Mã Tướng Công do chính phủ Đại Hàn xây dựng từ thập niên 1960’. Trong chiến tranh Việt Nam, ai cũng biết Đại Hàn đã tham chiến với 2 sư đoàn Mãnh Hổ và sư đoàn Bạch Mã. Sư đoàn Bạch Mã lúc đó do Trung tướng Kim Yong Hiu chỉ huy. Sư đoàn đóng ở Nha Trang và Đèo Cả. Không phải ngẫu nhiên chính phủ Nam Hàn đưa sư đoàn Bạch Mã sang chiến đấu cho tự do tại Việt Nam. Sở dĩ chính phủ mang sư đoàn này sang Việt Nam chắc chắn là để chứng tỏ nước Đại Hàn con nhớ công ơn hoàng tử Lý Long Tường của Việt Nam đã từng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước Cao Li vào thế kỉ thứ 13, nay để đền đáp, chính phủ Đại Hàn cử sư đoàn Bạch Mã sang chiến đấu cho tự do của Miền Nam Việt Nam.
Theo Bs. Trần Đại Sỹ, dòng họ Lý Hoa Sơn nay truyền tới đời thứ 28. Đa số họ Lý Việt Nam cư ngụ ở Bắc Hàn, không có cách chi thống kê được hết. Riêng tại Nam Hàn, dòng họ Lý này chỉ có khoảng 200 hộ (600 người), nhưng hầu hết đều có trình độ văn hoá cao, nắm giữ những chức vụ trọng yếu. Như trên đã nói, cựu tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng tử Lý Long Tường.
Cho đến bây giờ, hàng năm đến Tết Nguyên đán, hậu duệ Kiến Bình vương Lý Long Tường từ nhiều nơi vẫn tìm về Hoa Sơn làm lễ tế tổ tiên. Năm 1995, đã có hơn 100 con cháu Kiến Bình vương từ Hàn quốc trở về làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh để dự hội làng vào ngày 15 tháng 3 Âm lịch.
Thật là cảm động! Hậu duệ của Kiến Bình vương Lý Long Tường nay đã trở thành người Đại Hàn, không biết nói tiếng nói tổ tiên, nhưng họ vẫn còn giữ đuợc những di vật, những gia phả, hàng năm vẫn tụ vể miền đất Hoa Sơn linh thiêng để cử hành nghi lễ cúng giỗ. Họ vẫn biết gốc gác họ từ nước Việt xa xôi. Họ tự hào là hậu duệ dòng họ Lý lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Khi có dịp họ hãnh diện nhận mình là người Việt (như tổng thống Lý Thừa Vãn, như sinh viên cao học Sử Lee…). Và 769 năm sau (1226-1996) họ đã trở về viếng thăm đất tổ.
Thời đại chúng ta, dẫu biết khoa học kĩ thuật ngày nay tiến bộ vượt bậc cho phép thu ngắn không gian và thời gian và nhân loại đang tiến tới toàn cầu hoá. Tuy nhiên tiến bộ khoa học kĩ thuật không thể thay thế được thiện chí, tình cảm thiêng liêng của những tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước. Nơi xứ người, đã có biết bao đồng hương đồng bào cống hiến những sáng kiến và công sức mong gìn giữ tình tự Việt, chất Việt cho con cháu lớn lên ở hải ngoại. Thật đáng khâm phục. Hi vọng 100 năm sau, 200 năm sau, 300 năm sau…lớp hậu duệ vẫn còn biết gốc gác của mình, vẫn hãnh diện nhận mình là người Việt theo gương hậu duệ của ‘thuyền nhân’ Lý Dương Côn và Lý Long Tường thuở xưa.
Nguồn: Advite.com
LÊ NGUYỄN * CHIẾN TRANH MỸ& TRUNG CỘNG
Dự phóng chiến tranh Thái Bình Dương gữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
LS Đào Tăng Dực (Danlambao)
- Trong mấy ngày qua, tin tức cho biết hải quân TQ đã bắt giữ một tàu
ngầm tí hon không người lái của Hoa Kỳ, khi tàu này đang nghiên cứu hải
dương học tại một vùng Biển Đông cách Subic Bay 92 cây số. Hoa Kỳ phản
đối và lập tức sau đó TQ đồng ý trao trả.
Theo quan điểm của tôi, tuy TQ là một quốc gia độc tài, nhưng không phải
pháp trị nghiêm minh mà là căn bản trên những phe nhóm thế lực nội bộ
đảng, giống như CSVN và các quốc gia CS khác.
Chính vì thế các sĩ quan tại chiến trường có thể ỷ lại phe nhóm của mình
và hành động thiếu suy nghĩ. Bắt giữ một tàu ngầm từ một siêu cường mà
khả năng quân sự vượt trội như thế, không có lợi gì cả. Trái lại còn
phải bị nhục nữa.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tuy là một xã hội dân chủ đa nguyên, nhưng pháp trị
nghiêm minh. Các sĩ quan ngay tại trận tuyến, nếu hành xử sai trái, sẽ
bị pháp luật hoặc quân pháp trừng trị. Vì thế các hành động khinh xuất
ít có khả năng xảy ra hơn.
Chính vì thế, chúng ta không thể loại trừ xác xuất chiến tranh tại Biển
Đông và Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và TQ, vì những sơ xuất từ phía TQ.
Trong tình huống đó, tôi xin lược dịch một bài viết của Alex Lockie đăng
trên tờ Business Insider ngày 15 tháng 12, 2016 tựa đề “Bằng cách nào Hoa Kỳ thắng TQ tại Thái Bình Dương” như sau đây.
Sau khi đọc tài liệu lược dịch này, chúng ta sẽ nhận thấy khả năng quân
sự vượt trội của Hoa Kỳ và tính vượt thắng đặc biệt của các chiến đấu cơ
thế hệ thứ 5 của Hoa Kỳ.
Chính vì thế tôi luôn chủ trương rằng, muốn ngăn chặn bá quyền và hiểm hoa TQ chúng ta phải:
1. Chấm dứt độc tài toàn trị
2. Xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên
3. Xây dựng kinh tế thị trường hùng mạnh
4. Trở thành đồng minh quân sự của Hoa Kỳ và sở hữu các vũ khí tối tân
của Hoa Kỳ, nhất là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 hầu răn đe hữu hiệu TQ
Tài liệu này cũng được tác giả Alex Lockie viết căn cứ trên phúc trình
của cơ quan Mitchell Institute for Aerospace Studies do Thiếu Tướng Jeff
Harrigian and Đại Tá Max Marosko viết về khả năng chiến đấu của các
chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến với TQ.
“Phúc trình này bắt đầu bằng một cái nhìn tổng quát về khả năng tác chiến của các phi cơ này trong một cuộc chiến vào năm 2026.
Vị trí của chiến trường rõ ràng là tại miền Tây Thái Bình Dương và đối thủ là TQ với những khả năng cao về phi đạn và radar.
Vì cuộc chiến giả định xảy ra 10 năm trong tương lai, nên tác giả
cũng giả định các khuyết điểm hiện tại của các chiến đấu cơ F35 và F22
đã được khắc phục.
Giai đoạn mở đầu của cuộc chiến Hoa Kỳ sẽ tản rộng các phi cơ F35 và
F22 đi các căn cứ tại TBD trải dài trên đại dương này từ các đồng minh
của Hoa Kỳ.
Làm như thế, TQ sẽ không có khả năng tiêu diệt một lượt tất cả hoặc phần lớn các phi cơ này.
Vào thời điểm đó, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này đã có khả năng tự
tìm kiếm các phi trường cho chính mình và không cần sự trợ giúp của các
kiểm soát viên hàng không trên đất nữa. Điều này giúp các phi cơ có thể
tản đến những nơi ít khả năng trở thành mục tiêu.
Thêm vào đó, những đồng minh như Úc Đại Lợi, cũng sử dụng F35, sẽ có
thể trám vào chỗ trống cho Hoa Kỳ. Các chiến đấu cơ F35 có thể đáp tại
Úc và được bảo trì y như tại Hoa Kỳ.
Với toàn bộ TBD đầy những mạng lưới F35 và F22 thì TQ có thể cố gắng
sử dụng khả năng chiến tranh điện tử của họ, nhưng các nhà quân sự Hoa
Kỳ cho rằng, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này sẽ vượt thắng.
“Các lực lượng Hoa Kỳ có thể phải đối diện với những sự nhiễu sóng
giao thông và radar nghiêm trọng, nhưng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5
vẫn ưu thắng qua mạng lưới kỹ thuật đa dạng và tìm mục tiêu chính xác để
nhận diện các phi cơ địch, trong khi củng cố một chiến lược chung qua
một khung sường giao thông và trao đổi dữ kiện.” Các chuyên gia Không
Quân cho biết.
Trong khi đó, những căn cứ chiến đấu cơ F16, F18 và F15 sẽ tạo thành
một bức tường phòng thủ gần lục địa Hoa Kỳ hơn. Khả năng lớn của TQ trên
phương diện hỏa tiễn địa-không đủ sức làm cho các phi cơ dễ nhận diện
hơn này phải né các trận địa tiền tuyến, cho đến khi các phi cơ F35,
F22, B2 và B21 sắp đến, hoàn tất công việc.
Các chuyên viên công nhận nhu cầu các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 phải
công kích nhanh và rút khỏi các không phận xung đột. Sự thiêu hủy nhiều
căn cứ quân sự Hoa Kỳ và đồng minh có thể xảy ra, tuy nhiên tính đa dạng
của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sẽ tiếp tục thay đổi vị trí, trong
khi TQ tiêu hao số trữ lượng đầu đạn từ lục địa cũng như từ các tàu ngầm
và chiến hạm.
Rất nhiều giàn phi đạn SAM của TQ di chuyển bằng đường bộ. Vì thế các
chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sẽ phải sử dụng các khả năng nhận diện địa dư
và chiến tranh điện tử để tìm và tiêu diệt.
Các bộ phận tìm kiếm trên các phi cơ thế hệ thứ 5 sẽ cung cấp nhiều
dữ kiện quan trọng để các chiến đấu cơ có thể quyết định ngay trong lúc
hoạt động.
Phúc trình ghi rõ:
“Các phi cơ cất cánh với rất ít thông tin- Không hơn một mục tiêu
tổng quát có thể ngoài 1000 dặm. Trên đường đến mục tiêu, các chiến đấu
cơ thế hệ thứ 5 nhận những thông tin tối thiểu về tiếp liệu, sự hiểm
nguy và mục tiêu tác chiến, tuy nhiên đủ cập nhật để có thể tổng hợp,
nhận diện và thanh toán mục tiêu trước khi trở lại căn cứ.”
Thiệt hại của Hoa Kỳ và đồng minh sẽ xảy ra đương nhiên trong một
cuộc chiến như thế. Tuy nhiên các lực lượng thống nhất và sử dụng cùng
các bệ phóng và họ có thể hổ trợ cho nhau trong trường hợp thiệt hại.
Trong thời gian đó, các F35 và F22 gậm nhấm phòng tuyến của TQ, từ từ
giảm thiểu tính đe dọa từ cấp cao đến cấp trung bình. Sau đó, chủ lực
của không quân Hoa Kỳ- các phi cơ truyền thống chủ lực- có thể hoạt động
trên các không phận với một mức độ sống còn khả dĩ.
Sự thể là như vậy.
Một khi các chiến đấu cơ F16 bay lượn trên bầu trời Bắc Kinh, thì
cuộc chiến cơi như ngã ngũ. Trên những không phận tranh chấp cấp trung
bình, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 có thể nối kết hệ thống dữ kiện với
với các phi cơ truyền thống và sử dụng chúng như những phi cơ hạm đội,
sử dụng khả năng tăng trưởng này để thi hành những dịch vụ hủy diệt toàn
bô khả năng phòng không của Trung Quốc.”
HUY PHƯƠNG * BÌNH DÂN HỌC VỤ
Một thời ‘Bình Dân Học Vụ’
* HUY PHƯƠNG
December 4, 2016
December 4, 2016
Tạp ghi Huy Phương
Bỏ qua những chuyện “công, tội, khen, chê” của những nhà viết sử dành
cho giáo sĩ Alexandre Rhodes, chúng ta phải công nhận chữ Quốc Ngữ
(tiếng nước ta) được thành hình là do công lao của ông.
Vào năm 1651, ông cho in cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha-Latin
(Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng
Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây
là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Về cách phát âm thì:
1-Những nguyên âm như chữ a, i, u, o, e thì đọc nguyên.2-Những phụ âm
như chữ s, r, m, b, p, đọc theo cách đọc của alphabet là et-sờ, er-rờ,
em-mờ, bê, pê.Nhưng theo kiểu sáng tạo của phong trào “Bình Dân Học Vụ”
thời Việt Minh (1945) thì những chữ phụ âm, học sinh phải đọc là sờ, rờ,
mờ, lờ, pờ (hay phờ-ph): “bờ-a-ba,” “mờ-a-ma, “ cờ-a-ca, sắc cá…”
“Bình Dân Học Vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong quần chúng do chính
phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (thời Việt Minh) phát động từ năm 1945.
Vì có đến 95% dân chúng Việt Nam mù chữ, các lớp bình dân học vụ được mở
khắp ngang cùng ngõ hẻm, tối tối, nam phụ lão ấu, ai “mù chữ” cũng thắp
đèn đến lớp học, được mở ra trong các đình, chùa, miếu…Cũng vì “Bình
Dân Học Vụ” học đêm, thời này đã có câu ca dao thời đại:
“Bình dân ! Khổ lắm anh ơi !
Không đi thì dốt, đi thời bụng to.”
Không đi thì dốt, đi thời bụng to.”
Năm 1945, người viết bài này mới lên 8 tuổi, còn học lớp Nhì (lớp 4)
trường làng, nghĩa là đã biết đọc biết viết. Chúng tôi được phân công
kiểm soát các o, các mụ đi chợ xem họ có biết chữ hay không? Để khuyến
khích và kiểm soát việc chống nạn mù chữ của dân làng, đầu các con đường
vào chợ đều có những trạm gác và những rào cản, làm bằng một thân tre
bắc ngang ngõ vào chợ. Ai đến đó, đọc được chữ “a,” chữ “bờ,” chữ “cờ”
thì chúng tôi mở cây tre chắn lên cho vào chợ. Thật ra đây chỉ là một
chuyện kiểm soát tượng trưng, hình thức, vì nhiều bà đã vào bày hàng
trong chợ từ sớm khi chúng tôi còn ngủ, hay khi người ta cần bán nải
chuối, mớ rau để lấy tiền mua thức ăn về nhà, ai mà nỡ “cấm chợ, ngăn
sông!” Do đó, ai “mù chữ” thì đứng chờ hay năn nỉ, khi không có người
lớn đứng đó thì chúng tôi làm lơ cho qua.
Ban vận động “Bình Dân Học Vụ” đó đã đặt những câu có vần điệu cho dễ
nhớ mặt chữ. Các bạn để ý các phụ âm ta vẫn thường đọc là “tê” được đọc
là “tờ,” “en-lờ” được đọc là “lờ.”
-“i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
-e, ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
-o tròn như quả trứng gà.
ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu.”
ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu.”
Ngày ấy dân tiểu tư sản thành thị thường dùng thành ngữ trình độ “Bình
Dân Học Vụ” hay chữ “i-tờ-rít” để nói về những người dốt nát, ít học,
thành phần cán bộ Việt Minh “răng đen mã tấu.”
Cả nước dưới thời Pháp thuộc hay miền Nam VNCH, học sinh miền Nam không dùng cách đọc “mờ-cờ-bờ.”
Hai câu “ca dao” khá tếu sau đây theo cách đọc của miền Nam, mà ngay từ hồi nhỏ chúng tôi đã thuộc nằm lòng là:
N K M H U Ơ (Anh ca em hát u ơ )M K N H N R Q M (Em ca anh hát anh rờ cu em)
Hai câu này sẽ trở thành vô nghĩa khi nó đọc theo lối “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh và sau này là Cộng Sản miền Bắc:
Nờ Kờ Mờ Hờ U Ơ
Mờ Kờ Nờ Hờ Rờ Cu Mờ
Mờ Kờ Nờ Hờ Rờ Cu Mờ
Mới đây xẩy ra chuyện liên quan tới lối phát âm Lờ Cờ Bờ, là trong một
cuộc hội nghị kỷ niệm 50 năm của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (The Asian
Development Bank- ADB), ông thủ tướng CSVN đã phát biểu những câu nói mà
thiên hạ ngơ ngác hoàn toàn không hiểu ông nói gì!
Câu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc trên diễn đàn ADB như sau:
-“Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong
khuôn khổ hợp tác của khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMRCS, Cờ-Lờ-Mờ-Vờ
và Cờ-Lờ-Vờ về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo
bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.”
Ông Nguyễn Xuân Phúc tập kết ra Bắc từ năm 1966 khi 12 tuổi (ông sinh
năm 1954). Sau năm 1975, đảng đưa ông trở về quê cũ là đất Quảng Nam, có
lẽ ông có chuyên môn kinh tế, sơ khởi cho ông làm chức vụ “cán bộ ban
quản lý kinh tế.” Đây là thứ cán bộ, như sau năm 1975, chúng ta thường
thấy xe khách dồn cục ở các trạm kinh tế, để mấy ông cán bộ xét hàng,
nắn bóp thân thể người đi buôn, bắt đóng thuế, hay tịch thu gạo, thịt,
đường của dân đi buôn hàng chuyến. Từ đó ông len được vào Bộ Chính Trị
đảng Cộng Sản, leo lên tới chức phó thủ tướng rồi thủ tướng.
Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ
ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn
văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra
những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và
Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và
trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông.
Ví dụ như tên các tổ chức quốc tế như NATO (Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương)
hay IOM (Tổ Chức Di Dân Quốc Tế) khi đọc phải dùng tiếng Anh hay một
sinh ngữ thông dụng, chứ không thể đọc “Nờ-A-Tờ-O” hay “I-O-Mờ” thì
người nghe cũng phải trố mắt ra. Mặt khác, trong bản văn, thư ký soạn
diễn văn có thể viết tắt LHQ, nhưng ông thủ tướng phải biết để đọc
nguyên chữ là Liên Hiệp Quốc, chứ không thể ngu đến mức đọc là
“Lờ-Hờ-Cu” được. Hơn 41 năm ở hải ngoại này, tôi chưa nghe ai đọc VNCH
là “Vờ-Nờ-Cờ-Hờ” cả, đó chính là trình độ học vấn.
Trong bài diễn văn của ông thủ tướng, cũng vì chủ quan “tại chức” ông đã
không đọc trước, và người nào soạn diễn văn cho ông cũng ác độc, ông
không hiểu những chữ viết tắt CLMV hay CLV là gì, nên đành đem cái trình
độ “Bình Dân Học Vụ” (bờ-dờ-hờ-vờ) của ông ra mà giải quyết nhanh, gọn.
Thay vì đọc nguyên chữ Cambodia (*)-Laos- Myanmar-Vietnam hay
Cambodia-Laos-Vietnam, vì không biết, nên ông phát ngôn đại là
“Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ” cho xong.
Trên facebook nhiều vị đã ra sức bênh vực cho bài diễn văn của người cầm
đầu chính phủ (Cờ-Hờ-Xờ-Hờ-Chờ-Ngờ-Vờ-Nờ) CHXHCNVN, nhưng theo tôi, ở
Việt Nam bây chừ, chuyện này cũng thường thôi! Mới đây có chuyện một ông
hiệu trưởng ở Sóc Trăng bị khiển trách vì cho một học sinh trình độ lớp
1 ngồi nhầm ở lớp 6.
Trong trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi nhầm chỗ, quý vị định khiển trách ai đây?
(*) Cambodia # Kampuchea.
CÁCH ĐỌC CHỮ CÁI VẦN QUỐC NGỮ
CÁCH ĐỌC CHỮ CÁI VẦN QUỐC NGỮ
Nhân vụ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát âm Cờ-Lờ-Mờ-Vờ cho chữ tắt CLMV
(Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam) trong một bài diễn văn, đã làm trò
cười cho mọi người về cái dốt tiếng Anh lẫn tiếng Việt của người đứng
đầu chính phủ CSVN này. Ngoài việc ông ta đã đọc bài diễn văn viết sẵn
mà không hiểu nội dung chữ viết tắt là gì, ông cũng phát âm sai những
chữ viết tắt đó. Với cách phát âm thiếu văn hóa đó, nhiều người trên
mạng đã gọi ông là thủ tướng "Ma-dzê in Vờ Nờ" (Made in VN).
Xin mời đọc hai bài phân tích về cách phát âm chữ cái dưới đây:
Xin mời đọc hai bài phân tích về cách phát âm chữ cái dưới đây:
Vấn đề cách phát âm Bảng Chữ Cái (alphabet) tiếng Việt thì tôi xin nói vài lời thật ngắn gọn như sau, nhưng Anh Sáu và quý Anh, Chị cho tôi nói lời nói khách quan trên phương diện học thuật chứ không phải trên quan điểm chính trị. Nếu anh Sáu và quý Anh, Chị cho tôi thiên vị thì tôi thật buồn.
Có ba khía cạnh cần thảo luận là:
- Phân biệt âm và thanh cùng âm thanh [Không nói đến ngữ âm học (phonetics) và âm vị học (phonology) vì nó dài dòng lắm];
- Cách phát âm Bảng Chữ Cái tiếng Việt;
- Cách phát biểu thiếu văn hóa của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc về các chữ cái tiếng Việt.
1/- Âm, Thanh, và Âm Thanh.
Lời nói phát ra bằng âm tiết (rhythm) và thanh điệu (tone) mà thông thường chúng ta gọi chung là âm thanh (sound). Tiếng Việt là tiếng đơn âm nên một chữ hầu hết là một âm tiết; ví dụ, (cái) bàn thì bàn là một âm tiết; table là hai âm tiết. Nhưng một cô gái nói chữ "thiết tha" thì tha thiết hơn một cậu trai nói chữ đó vì thanh điệu của cô gái nhẹ nhàng, dễ thương, trong và ngọt hơn cậu trai.
2/- Phát Âm Bảng Chữ Cái Tiếng Việt.
Không phải ông Hồ Chí Minh hay Đảng Cộng Sản Việt Nam "bày đặt" ra cách phát âm bờ (B / bê), cờ (C / xê), dờ (D / dê), đờ (Đ / đê), v.v .... mà cách phát âm này đã có từ hơn 100 năm trước mặc dầu bản thân ông Hồ Chí Minh gần như luôn luôn dùng cách phát âm này, và Phong Trào Bình Dân Giáo Dục của CSVN (thời Việt Minh) chỉ dùng cách phát âm này trong việc dạy chữ Việt.
Chúng ta phải nhớ ơn quý vị giáo sĩ Bồ Đào Nha và Linh mục Alexandre de Rhodes (thế kỷ thứ 17) đã sáng tạo ra chữ Việt từ mẫu tự La-tinh mà cách phát âm mẫu tự Việt gần như hoàn toàn giống với cách phát âm mẫu tự Latin; ví dụ, ubi societas, ubi jus / đọc là u-bi xô-xi-ê-tát, u-bi rút / khi có xã hội thì có luật pháp.
Đến khi Phong Trào Văn Thân tàn lụi dần thì phong trào học chữ Quốc Ngữ nở rộ mà những người học chữ Quốc Ngữ đầu tiên là những người đã học chữ Pháp không phải là tín hữu Công Giáo (Tín hữu Công Giáo học chữ Quốc Ngữ tại nhà thờ theo đúng cách phát âm nguyên thủy về Bảng Chữ Cái của Linh mục Alexandre de Rhodes). Phong trào học chữ Quốc Ngữ của những người đã biết chữ Pháp phát âm Bảng Chữ Cái Quốc Ngữ theo lối phát âm Bảng Chữ Cái tiếng Pháp, và cuối cùng được cô đọng lại thành một quyển sách giáo khoa do Cụ Diệp Văn Cương viết thành quyển "Syllabaire Quoc Ngu / Sách Vần Quốc Ngữ" xuất bản tại Sài Gòn năm 1909.
[Cụ Diệp Văn Cương, 1862-1929, Cao Lãnh, Sa Đéc, một nhà giáo, một nhà trí thức tiêu biểu đại diện cho tầng lớp trí thức Miền Nam lúc bấy giờ, một vị Thầy của vua Đồng Khánh; lòng yêu nước và sở học của Thầy Diệp Văn Cương được Quận chúa Tôn Nữ Thiện Niệm, ái nữ của Thoại Thái Vương Hồng Y, hết lòng yêu kính và Nàng chấp nhận làm vợ ... ]
Syllabaire Quoc Ngu trình bày cả hai cách đọc Bảng Mẫu Tự Alphabet; ví dụ (nguyên văn), B (thì đọc là bê - bờ), C (thì đọc là xê - cờ), D (thì đọc là dê - dờ), Đ (thì đọc là đê - đờ) ... .
Hiện nay trong nước, hệ thống giáo dục của chính quyền CSVN dùng cả hai cách phát âm Bảng Chữ Cái Quốc Ngữ. Cách phát âm "bờ, cờ, dờ, đờ ..." áp dụng cưỡng bách tại bậc Tiểu Học, nhất là trong diễn trình Tập Đánh Vần; cách phát âm "bê, xê, dê, đê ..." áp dụng tại bậc Trung Học và Đại Học, tuy không cưỡng bách nhưng cũng không phải là nhiệm ý, có thể nói là bán cưỡng bách.
Tại sao lại có hai cách phát âm Bảng Chữ Cái song hành như thế? Lý do được các nhà giáo Tiểu Học và Sư Phạm đưa ra là cách phát âm Pháp "bờ, cờ, dờ, đờ ..." giúp các cháu "đánh vần mau" hơn cách phát âm La-tinh "bê, xê, dê, đê ... ."
3/- Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc Phát Âm Chữ Cái Thiếu Văn Hóa.
Trong diễn văn phát biểu vào ngày 2 tháng 12 năm 2016 nhân Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Ngân Hàng Phát Triển Á Châu và 20 năm ngày mở văn phòng đại diện Ngân Hàng này tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đọc các chữ viết tắt tên các tổ chức đó thật buồn cười.
Trước hết ông Phúc không phải ở lứa tuổi học sinh Tiểu Học, càng không phải ở lứa tuổi học đánh vần, ông phải tôn trọng pháp quy giáo dục do chính Nhà nước CSVN ban hành là ở cấp Trung và Đại Học thì dùng cách phát âm Bảng Chữ Cái theo âm nguyên thủy La-tinh.
Hai là, âm thanh "Cờ Lờ Mờ Vờ ..." dễ bị chế diễu theo cách làm thơ lục bác rất dung tục và bình dân.
Ba là, đọc chữ cái trong các nhóm chữ viết tắt khác với cách đánh vần.
Và quan trọng nhất là ông ta nên nói cho thính giả hiểu ông ta muốn nói gì chứ ông ta chỉ nói các chữ viết tắt trong một buổi họp các chuyên viên kinh tế như thế thì không ra thể thống gì cả, và không chừng chính ông ta cũng không hiểu các chữ viết tắt đó nghĩa là gì vì trình độ kiến thức phổ thông của ông ta quá thấp. Đáng lẽ ông ta nên nói "Ngân Hàng Phát Triển Á Châu" thay vì nói A-Đờ-Bờ (ADB).
A-Đờ-Bờ / ADB là Asian Development Bank / Ngân Hàng Phát Triển Á Châu
Cờ-Lờ-Mờ-Vờ / CLMV là Cambodia, Lao / Lào, Myanmar / Miến Điện, và Vietnam
Cờ-Lờ-Vờ / CLV là Cambodia, Lào, Việt-Nam
Đờ Mờ Cờ Sờ / DMCS mà đáng lẽ phải viết là DMCs / Developing Member Countries / Các Quốc Gia Thành Viên Phát Triển.
Ác-Méc / ACMECS là Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy / Tổ Chức Sách Lược Hợp Tác Kinh Tế (và văn hóa, chính trị) của các Quốc Gia Vùng Sông Cửu Long gồm Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, và Việt Nam được thành lập năm 2004.
Thật hổ thẹn cho nước Việt với một chiều dài thời gian văn hiến!
Cũng đành?
Tran Viet Long
Thuở nhỏ tôi ở Saigon, đuợc thầy dạy A, BÊ, CÊ, ĐÊ.
Khi đồng minh thả bom ở Saigon năm 1945, tôi về Quảng Bình. Các thầy dạy BỜ. CỜ, DỜ, ĐỜ...
Sau này tôi thấy rõ ngoài Bắc dạy BỜ, CỜ, DỜ, ĐỜ , còn trong Nam đọc A, BÊ, CÊ, DÊ, ĐÊ..
Tôi có anh bạn người Huế là bạn cùng lớp thuở thiếu thời. Anh đi Biệt Động Quân, sau vụ Cộng sản chiếm Huế, cả nhà từ Huế chạy vào Đà Nẵng, vợ bị Việt Cộng pháo kich mà chết, bỏ lại hai con. Anh vào Sai gòn đạp xich lô sống qua ngày.Anh thường hay qua tôi chơi. Một hôm anh bảo tôi:
"Ông thử đánh vần chữ KHỔ cho tôi nghe.
Tôi ngạc nhiên chưa biết trả lời sao. Anh ta cười và nói:
"Ngày xưa mình đánh vần :"CA HÁT Ô KHÔ HỎI KHỔ" ,nghĩa là ngày xưa ta khổ nhưng còn ca hát được. Còn bây giờ Việt Cộng đánh vần KHỜ Ô KHÔ HỎI KHỔ nghĩa là khổ đến khờ mo luôn!
Đó là sự khác biệt về cách đánh vần hai miền, và cũng là cuộc sống hai miền Quốc gia và Cộng sản.
Theo Phạm Duy, thời ông đọc là A, BÊ, CÊ, ĐÊ mà trở thành ca dao , tục ngữ lúc đó: A Bê Xê dắt dê đi ỉa... Đó chỉ là lối học chữ mà học trò mất dạy như tôi đã học được ở lũ bạn lếu láo.
( Hồi Ký — Thời Thơ Ấu - Vào Đời.
http://phamduy.com/vi/viet-ve-pham-duy/561-tac-pham/van-nghien-cuu/hoi-ky-pham-duy/hoi-ky-pham-duy-1?start=20)
Cũng trong bài trên, Phạm Duy cho biết sau đó Bình Dân học vụ dạy BỜ CỜDỜ ĐỜ..
Thật vậy, Bình Dân Học Vụ dạy BỜ CỜ ĐÒ. Các ông cộng sản bày ra cách đọc này, nó không tốt hơn cách đọc BÊ CÊ DÊ, ĐÊ..Họ đã đặt ra các bài ca cho dễ nhớ:
"i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
e, ê, l (lờ) cũng một loài
.ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
o tròn như quả trứng gà.
ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu". (WIKIPEDIA)
Thật ra đọc BÊ, CÊ, ĐÊ, hay BỜ, CỜ, ĐỜ không quan trọng.
Như B,C,D
tiếng Pháp đọc BÊ, CÊ, ĐÊ
Còn tiếng Anh đọc BI, XI, ĐI
Cái quan trọng là phải biết tiếng Việt đơn âm, tiếng Âu Mỹ đa âm.
Thí dụ:
-John Fitzgerald Kennedy viết tắt là John F. Kennedy
Fitzgerald có ba âm cho nên viết tắt là F cho tiện.
- Alexandre de Rhodes viết tăt lá A. De Rhodes
Lẽ tất nhiên các danh nhân mới có thể viết tắt vì ai cũng biết.
Còn tiếng và chữ Việt Nam như Việt Miên Lào là ba âm, viết tắt VML cũng ba âm , Dồng bằng sông Cửu Long 5 âm, viết tắt DBSCL cũng năm chữ, năm âm mà viết tắt nào có lợi gì!
Trong chữ Việt, viết tắt dễ gây hiểu lầm. Như ông nọ tên Trần Quang Tèo , ông bắt chước Âu Mỹ viết Trần Q.. T. thì sẽ bị người ta đọc là Trần Cu Tèo, hay Trần Cu To. Hoặc bà nọ tên Hoàng Thị Thanh Bướm mà viết tắt Hoàng Thị T. Bướm , người sẽ đọc là Hoàng Thị To Buớm..
BÙI BẢO TRÚC
Nhà báo Bùi Bảo Trúc. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
WESTMINSTER (NV) – Nhà báo Bùi Bảo Trúc, tên tuổi quen thuộc với người
Việt hải ngoại, vừa qua đời lúc 11:45 tối 16 Tháng 12 năm 2016, tại Bệnh
viện Fountain Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ở tuổi 72.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc, có bút danh khác là Bảo Lâm, sinh năm 1944 tại Bắc
Việt, di cư vào Nam năm 1954, học trung học Chu Văn An, Sài Gòn. Ông đi
du học tại Tây Tây Lan, về nước năm 1967 làm việc cho chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa, sau đó là phát ngôn viên chính phủ đến năm 1974, rồi được
cử qua London làm việc.
Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua
Canada sống một thời ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt
ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio , tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)
Tiễn Biệt Nhà Văn Bùi Bảo Trúc
Nhà văn Bùi Bảo Trúc vừa
Ra đi vĩnh viễn đêm qua nhẹ nhàng
Ngoài song ngọn gió đông sang
Cuốn theo một cánh lá vàng đẫm sương
Giã từ Văn Bút thân thương
Sài Gòn Nhỏ ả Đào Nương vùng vằng
Có theo đòi lại hàm răng
Giữ làm kỷ vật xăng văng tịch tà
Thủ Đô Tị Nạn Bolsa
Gió tanh mưa máu hào hoa xin chào!
17-12-2016
Hồ Công Tâm
Saturday, December 17, 2016
THƠ TRẠCH GẦM
THƠ TRẠCH GẦM
Chờ cả buổi, cuối cùng cô phát thư người bản xứ quen thuộc cũng đã đến. ..Tôi xúc động cầm tr ên tay tập thơ "Dấu Giày Chinh Chiến" và tập truyện ngắn "Nhốt vòng nhớ thương" nhận từ thi sĩ Trạch Gầm. Ông cũng là người bạn đường của tài tử, ca nhạc sĩ Yên Ly; bạn thân với nhà tôi, mấy năm rồi chưa gặp lại.
Siêu Huynh trưởng Nguyễn Đức Trạch khóa 21 vừa gửi tặng cho thằng đàn em Dzuy Lynh, đồng môn TSQTBTĐ khóa 5/71 qua đường bưu điện trưa hôm nay, ngày 22 tháng 11.
Yên Ly, cô em bạn đồng nghiệp " xướng ca đa loại " nhiều năm cùng sinh hoạt văn nghệ với tôi tại San Jose, mươi năm trước.
Yên Ly, dạo ấy chưa viết nhạc. Mệnh danh là người ca sĩ trường chay, khoác áo tràng, mang Thánh giá vào Chùa hát Thiền ca!
Như tôi, người ưa uống nước mắm Cordon Blue, xì dầu Sauvignon- Bordeaux, mặc Lam y đội mũ Tứ Ân vô Nhà Thờ dạy hát, đệm nhạc cho ca đoàn.
Tôi thích đọc thơ trước khi đọc sách.
Một phần, vì thích nấu thơ luộc nhạc. Phần khác, theo thiển ý, văn vần gần gũi với âm nhạc hơn văn xuôi.
Thơ chính là bản nhạc chưa kẻ khuông và ghi note...
... Bói Kiều, tôi tháo sợi dây giày Botte de Sault cũ sờn nhưng chưa đứt còn in đậm Dấu Giày Chinh Chiến ra.
Chiếc giầy bên tay mặt là trang 61.
Ở đây, chỉ một trang giấy nhỏ mà gói trọn cả một trời thương! Ôi sao mà dễ thương quá đỗi!
"Trời thương" là tựa đề một bài thơ tám chữ năm đoạn. Bên dưới tựa đề thi phẩm tác giả ghi Tặng Yên Ly.
Tôi đặt cái Dấu Giày lên giá nhạc, mở máy thu thanh, Micro, Keyboard, kéo hai điếu thuốc lá Mỹ, làm một tợp cà phê Tây... và ca khúc thành hình.
Bản nhạc không hề được ký âm! Có cần thiết không? Như vài năm trước, tiếng gào thống thiết gọi Rừng Ơi từ người thơ lưu vong Cao Nguyên đã cho tôi cảm xúc để đem nhạc vào Rừng.
Hôm nay, ru bên tai là lời thủ thỉ thì thầm thắm thiết "Trời thương" của người thơ luân lạc Trạch Gầm!
Dẫu gì, tôi còn nhớ là mình cũng có "chút xíu" ( nói theo Trạch Gầm) mảnh trời thương, và một đoạn đường chiến binh rong ruổi, một thân phận lưu vong bất đắc dĩ.
Dzuy Lynh trân trọng giới thiệu đến qúy thi hữu, thân hữu nơi đây dòng thơ Trạch Gầm.
Thơ Trạch Gầm đã được nhiều nhạc sĩ có tiếng tăm phổ nhạc. Tôi là người viết nhạc chưa sủi tăm, không nổi tiếng mà có nổi ...điên. Điên và gàn theo cách của một người Lính vất gươm bẻ súng ôm đàn nghêu ngao cho qua ngày đoạn tháng.
Điên vì những vần thơ đẹp, đầy ắp tình yêu thương đến từ tận đáy trái tim Người Lính không còn trẻ nữa!
Trạch Gầm là một thi sĩ không xa lạ với người Việt Nam lưu vong tại tiểu bang California, tại Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác trên thế giới. Nơi có quần thể người Việt Nam tị nạn cộng sản tha hương tạm cư; vẫn kiên nhẫn đêm ngày chờ đợi con gió chuyển mùa Tây Bắc - Đông Nam ập đến, để cùng dong cánh buồm phiêu bạt, hướng về Nam phương; chung tay vá lại mảnh dư đồ rách.
https://app.box.com/s/ i5yx7qswzxogdcm2vonqls593i30tq oe
Dẫu gì, tôi còn nhớ là mình cũng có "chút xíu" ( nói theo Trạch Gầm) mảnh trời thương, và một đoạn đường chiến binh rong ruổi, một thân phận lưu vong bất đắc dĩ.
Dzuy Lynh trân trọng giới thiệu đến qúy thi hữu, thân hữu nơi đây dòng thơ Trạch Gầm.
Thơ Trạch Gầm đã được nhiều nhạc sĩ có tiếng tăm phổ nhạc. Tôi là người viết nhạc chưa sủi tăm, không nổi tiếng mà có nổi ...điên. Điên và gàn theo cách của một người Lính vất gươm bẻ súng ôm đàn nghêu ngao cho qua ngày đoạn tháng.
Điên vì những vần thơ đẹp, đầy ắp tình yêu thương đến từ tận đáy trái tim Người Lính không còn trẻ nữa!
Trạch Gầm là một thi sĩ không xa lạ với người Việt Nam lưu vong tại tiểu bang California, tại Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác trên thế giới. Nơi có quần thể người Việt Nam tị nạn cộng sản tha hương tạm cư; vẫn kiên nhẫn đêm ngày chờ đợi con gió chuyển mùa Tây Bắc - Đông Nam ập đến, để cùng dong cánh buồm phiêu bạt, hướng về Nam phương; chung tay vá lại mảnh dư đồ rách.
https://app.box.com/s/ i5yx7qswzxogdcm2vonqls593i30tq oe
***
TRỜI THƯƠNG
thơ Trạch Gầm . nhạc Dzuy Lynh
( tặng yênly )
Người gánh trên vai cả một trời thương
Xuyên suốt theo ta mấy vạn dặm đường
Nghe người hát những bài thơ ta viết
Những bài thơ ta gởi trả chiến trường
Lúc rỗi rảnh người ngồi nghe ta kể
Ngàn chuyện đau của người lính Quốc Gia
Người bình yên trên những trang nhật ký
Ta xé đời bằng nước mắt xót xa
Nơi ta đứng là chân trời góc bể
Đường ta đi trải thảm lửa mịt mờ
Thử nhận cùng ta một ngày cam khổ
Người trưởng thành cùng nghiệt ngã ước mơ
Hỏi tại sao ta thương người chút xíu
Giữa đạn bom ta sớt hết ân tình
Lúc hò hét, lúc ngồi buồn tiu nghỉu
Tìm Tự Do bằng hai chữ hy sinh
Người lỡ thương mà người thương cũng phải
Có uổng đâu mà mắc mớ chi buồn
Chút xíu cho người... ta không ái ngại
Thuở chiến trường... ta nợ triệu tình thương...
Bạn bè của ta… ngàn trang sách vở
Bạn bè của ta thành phố Sài Gòn
Ta được nhìn em… nhìn em mắc cỡ
Để mỗi một ngày rạng rỡ cô đơn
Một ngày của ta
Một ngày của ta trên tuổi hai mươi
Quê hương của ta khói lửa ngập trời
Cơm áo nhà binh ta vào cuộc chiến
Tìm lấy tự do bằng chính mạng người
Ta quen Bình Long, ta quen Quảng Trị
Vuốt mặt bạn bè chết giữa gió sương
Ta gánh trên vai bao tình chiến hữu
Không có tình nào lại dễ thương hơn
*
Một ngày của ta ở tuổi ba mươi
Ta mất Quê Hương … ta mất hết rồi
Bạn bè của ta có thằng tự sát
Một ngày của ta ở tuổi ba mươi
Ta mất Quê Hương … ta mất hết rồi
Bạn bè của ta có thằng tự sát
Bạn bè của ta có đứa ra khơi
Ta quảy thân tù từ Nam ra Bắc
Long Giao, Văn Bàn, Vĩnh Phú, Lào Cai
Ta gặp Quê Hương lưng tròng nước mắt
Thương xót cho ta thương xót mọi người
Ta quảy thân tù từ Nam ra Bắc
Long Giao, Văn Bàn, Vĩnh Phú, Lào Cai
Ta gặp Quê Hương lưng tròng nước mắt
Thương xót cho ta thương xót mọi người
*
Một ngày của ta trên tuổi bốn mươi
Thành phố ta quen biến thành chợ trời
Cái tách, cái ly, cái quần, cái áo
Giải phóng ra đường đổi bát cơm tươi
Ta đạp cyclo ngày vài chục chuyến
Cố dặn tâm hồn … đừng nhé chớ điên
Gắng sống nghe chưa… tìm đường vượt biển
Để… cùng bạn bè lấy lại tình thương
Một ngày của ta trên tuổi bốn mươi
Thành phố ta quen biến thành chợ trời
Cái tách, cái ly, cái quần, cái áo
Giải phóng ra đường đổi bát cơm tươi
Ta đạp cyclo ngày vài chục chuyến
Cố dặn tâm hồn … đừng nhé chớ điên
Gắng sống nghe chưa… tìm đường vượt biển
Để… cùng bạn bè lấy lại tình thương
Một ngày của ta ở tuổi năm mươi
Trời đất tha phương ru ta ngậm ngùi
Ta nhìn ra ta… ôi loài vô dụng
Hoài bão trùm chăn, khóc suốt đêm dài…
Trạch Gầm
Trời đất tha phương ru ta ngậm ngùi
Ta nhìn ra ta… ôi loài vô dụng
Hoài bão trùm chăn, khóc suốt đêm dài…
Trạch Gầm
NGUYỄN VÂN SÂM * VIỆT NAM NGÀY TRỞ LẠI
VIỆT NAM NGÀY TÔI TRỞ LẠI 2016
NGUYỄN VÂN SÂM
Thế là Uyển Diễm lại sắp xếp cho tôi một ngày trở về Việt Nam, vui ít buồn nhiều. Vui vì được gặp lại thân bằng quyến thuộc, buồn vì quê hương vẫn nghèo nàn lạc hậu, và rất nhiều người muốn rời bỏ đất nước ra đi tìm nguồn sống.
1.
*Đà Lạt:
Hai ngày trên Đà Lạt, có lẽ là thời gian tôi buồn nhất.
“Trở về nơi xưa thêm bao tình thương”, câu hát ấy trong một bài nhạc nhạc xưa không đúng với tâm trạng tôi khi trở về chốn cũ.
Đà Lạt trước năm 1975 như một thành phố Âu Châu xinh đẹp nằm giữa một khu rừng nhiệt đới. Đà lạt đẹp. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt những buổi sáng sương mù đưa nhau xuống phố mà trong lòng ngây ngất cơn say. Đà Lạt những tối mùa đông, tay em trốn lạnh trong túi áo anh. Chúng ta bước chầm chậm bên những vườn hoa thơm ngát, giữa tiếng chuông ngân nga từ lưng đồi đổ xuống.
Nói tới Đà Lạt không thể không nhắc tới dã quỳ. Dã quỳ còn vài tên khác nữa là hoa hướng dương, sơn cúc. Vào mùa dã quỳ trổ rộ, những con đường dẫn tới Đà Lạ, những con đường trong lòng Đà Lạt, những triền núi…vàng rực một màu dã quỳ.
Trở lại những lối đi quanh
đèo lên dốc về
Nhìn lại những mái rêu xanh
NGUYỄN VÂN SÂM
Thế là Uyển Diễm lại sắp xếp cho tôi một ngày trở về Việt Nam, vui ít buồn nhiều. Vui vì được gặp lại thân bằng quyến thuộc, buồn vì quê hương vẫn nghèo nàn lạc hậu, và rất nhiều người muốn rời bỏ đất nước ra đi tìm nguồn sống.
1.
*Đà Lạt:
Hai ngày trên Đà Lạt, có lẽ là thời gian tôi buồn nhất.
“Trở về nơi xưa thêm bao tình thương”, câu hát ấy trong một bài nhạc nhạc xưa không đúng với tâm trạng tôi khi trở về chốn cũ.
Đà Lạt trước năm 1975 như một thành phố Âu Châu xinh đẹp nằm giữa một khu rừng nhiệt đới. Đà lạt đẹp. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt những buổi sáng sương mù đưa nhau xuống phố mà trong lòng ngây ngất cơn say. Đà Lạt những tối mùa đông, tay em trốn lạnh trong túi áo anh. Chúng ta bước chầm chậm bên những vườn hoa thơm ngát, giữa tiếng chuông ngân nga từ lưng đồi đổ xuống.
Nói tới Đà Lạt không thể không nhắc tới dã quỳ. Dã quỳ còn vài tên khác nữa là hoa hướng dương, sơn cúc. Vào mùa dã quỳ trổ rộ, những con đường dẫn tới Đà Lạ, những con đường trong lòng Đà Lạt, những triền núi…vàng rực một màu dã quỳ.
Trở lại những lối đi quanh
đèo lên dốc về
Nhìn lại những mái rêu xanh
Nghiêng vai lạnh kề Thở lại mùi hương
Bay đầy thinh không
Của tình dồn kiếp
Đã hóa thân chia ra
Một loài hướng dương
Vâng, hoa Đà Lạt có phải là hồn của những mối tình đã hóa thân chăng?
Đà Lạt trong trí nhớ của nhiều người xa xứ là một thành phố thơ mộng, vì cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, một chút lạnh lẽo, một chút sương mù. Rừng Ái Ân, hồ Than Thở, cái cách người ta đặt tên cho rừng, cho hồ ấy, không thơ mộng sao?
Cái lạnh ở Đà Lạt không buốt giá mà là một cái lạnh mát. Cái nhỏ bé của Đà Lạt, làm cho Đà Lạt có một vẻ gì đó, tựa như nằm lọt trong chiếc nôi của núi rừng bao quanh. Và cái lạnh dường như muốn ru người ta lại gần nhau hơn. Có lẽ vì thế, trước 1975 người ta cho rằng Đà Lạt là nơi lý tưởng để hưởng tuần trăng mật vậy.
Giờ đây, Đà Lạt hoàn toàn thay đổi, từ khí khậu, khung cảnh đến con
người. Không còn thơ mộng, thanh lịch . Đà Lạt, nơi đã từng được ví như
một thành phố Âu châu xinh đẹp lịch sự hoàn toàn biến mất. Bây giờ cây
cối bị đốn chặt , lá như bớt màu xanh, nhà cửa mọc lên như nấm. Người
đông, áo quần lam lũ, ngoài đường xe cộ chật cứng. Cũng vì thế mà Đà Lạt
không còn lạnh nữa.
Vì khí hậu không lạnh nên Đà Lạt không còn nét đẹp xưa. Tìm đâu thấy một bóng “khăn san bay lả lơi trên vai ai” của các thiếu nữ xinh tươi má hồng đào đỏ au, đi bên nhau nhẹ cười rúc rích. Những ngày chủ nhật, những nàng thiếu nữ học sinh trường Bùi Thị Xuân , e lệ sánh vai cùng chàng sinh viên Võ Bị, hay Chiến Tranh Chính Trị mặc quân phục trang trọng, buổi sáng chủ nhật dạo phố, dạo quanh hồ Xuân Hương …
Nước mặt hồ vẫn phẳng lặng, êm đềm. Vẫn có những chiếc Pedalo đậu bến, nhưng không thấy bóng một chiếc nào chạy lòng vòng trên sóng nước. Thiếu tiếng cười vang vọng, thiếu giọng nói của du khách reo vui. Không còn áo manto, áo dạ áo len mầu quanh bờ hồ. Chỉ thấy những chiếc áo lạnh thô sơ khoác trên thân hình khô cằn, gương mặt xạm đen. Chỉ thấy cỏ khô, lá úa rụng đầy. Và nước mặt hồ vẫn lăn tăn gợn sóng như lặng lẽ đợi những chiếc Pedalo khơi dậy âm thanh lao xao, khua động một thuở nào…
Chung quanh hồ, chi chít là hàng quán, ghế ngồi, bia rượu say sưa, người dạo chơi thì quần áo mặc lôi thôi. Ôi, buồn làm sao khi nhìn thấy một Đà Lạt thanh lịch ngày nào, nay đã biến thành một Đà Lạt lam lũ, nghèo nàn, lạc hậu! Một Đà Lạt trong trí tưởng mà giờ đây là một Đà Lạt : không gian, khí hậu, con người thay đổi hoàn toàn. Trong lòng tôi trào dâng một niềm đau, một nỗi chua xót ngậm ngùi.
Tôi và Uyển Diễm ở trong căn phòng cũ của ngôi nhà xưa đường Trần Hưng Đạo, nay là một trong một chuỗi khách sạn mang tên Dalat CaDaSa Resort của nhà nước. Căn phòng
Tôi và Uyển Diễm ở trong căn phòng cũ của ngôi nhà xưa đường Trần Hưng Đạo, nay là một trong một chuỗi khách sạn mang tên Dalat CaDaSa Resort của nhà nước. Căn phòng xưa của vợ chồng tôi vốn đã rộng nay càng mênh mộng, lạnh lẽo vô cùng . Một đêm thao thức.
Nơi đây như không có một sinh khí. Trống vắng, lạnh lùng. Thường chỉ có tiếp đón phái đoàn của “Nhà nước” đến tham quan du lịch, không có du khách vì giá phòng quá đắt. Toàn bộ ngôi nhà như không thay đổi, hình như họ muốn giữ y nguyên. Ngay cả những vết sơn, vết nứt trên tường, dưới sàn gỗ. Tôi còn nhớ sàn nơi phòng ngủ vào phòng tắm, hơi cao một chút, nếu không để ý có thể bước hụt.
Cho nên ngày ấy nhà tôi đã để một tấm thảm nhỏ dầy cho bằng phẳng. Nay tấm thảm đã mất. Hai chiếc ghế gỗ có chỗ dựa lưng màu nâu xậm kê ngoài balcon vẫn còn, nhưng cũng đã phai màu cùng năm tháng…
Ở đó , tôi không thể nào quên những cơn mưa phùn làm ướt những con dốc nhỏ, Đôi khi người ta phải nắm
tay nhau đi khỏi ngã. Ở đó có những cơn gió thơm nức mùi nhựa thông. Ở đó, có lúc người ta tưởng chừng như mình đang đi trong hơi thở của núi rừng.
Và cũng ở đó, có một thời chiến tranh đã qua đi, và tôi có những ngày thật đen tối:
“Mặt trời không mọc ở phía Đông, Không mọc ở phía Tây” Đó là ngày: “Người yêu dấu của tôi đã chết” như một bài thơ nào đó đã ghi lại.
Vâng, Đà Lạt đẹp và hình như vẫn còn đang ngơ ngác vì những tang tóc chưa xong, lại phải cố thích hợp với những thay đổi bão bùng vừa tới. Nhưng dù sao, đó vẫn là nơi anh đã cho em biết thế nào là những ngọt ngào của tình ái gần và đắng cay lúc xa.
Cũng ở đó, chúng ta đã có tất cả. Và cùng ý nghĩa ấy, khi không còn nhau nữa, chúng ta đã mất hết. Nhưng rất may, anh còn để lại cho em một giọt máu: Nguyễn Quang Uyển Diễm.
Đà Lạt có thêm cư dân mới, nhưng cũng mất đi một số người đi. Đà Lạt có già hơn 100 tuổi nhưng Đà lạt vẫn đẹp và trẻ lại bằng thế hệ mới lớn. Biến cố 1975 vẫn còn như một vết
thương khó lành. Những người cũ bỏ đi. Những người mới vừa tới. Đà Lạt hình như vẫn ngơ ngác, chưa hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh. Đà Lạt vẫn thơm trong gió thông, vẫn xanh mướt những rừng cà phê, vẫn ngọt những miếng khoai mật. Hoa dã quỳ vẫn nở vàng những lối đi quen, như mỉm cười trong nắng gió. Nhắc nhở người xa hãy nhớ. Đừng quên có mắt ai trong đuôi lá xanh. Lấp lánh….để cành ngẩn ngơ. Hồ Xuân Hương vẫn là tấm gương để Đà Lạt tự soi lấy mình. Và bằng đôi mắt trong tâm tưởng, em vẫn nhìn thấy anh trong đó.
Những thác Cam Ly, rừng Ái Ân, hồ Than Thở…những tên gọi không ngớt mang âm hưởng của những hồi chuông ngân nga, nhắc lại cho tôi một thời hạnh phúc.
Nhưng tôi cùng Uyển Diễm hôm nay đã trở về, tìm được sự ấm áp trong không gian phòng trà Căn Nhà Xưa của ca sĩ Thu Minh. Phòng trà tọa lạc dưới một con dốc nhỏ gần khu chợ Đà Lạt. Người ca sĩ chủ nhân này có mái tóc dài buông xõa trên vai . Một dáng dấp rất sinh viên. Những sợi tóc mây ôm nhẹ nhàng gương mặt hiền hòa. Một vẻ đẹp tự nhiên không phấn son trang điểm. Thu Minh thanh thoát ôm cây ghi ta, những ngón tay thon lướt trên hàng phím, âm thanh réo rắt. Một bài hát của Trịnh Công Sơn vang lên trong tôi như gợi nhớ một Quán Văn năm xưa trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Saigon đường Tạ Thu Thâu.
Thu Minh với dáng dấp và giọng hát rất sinh viên. Phòng trà Căn Nhà Xưa vào mỗi buổi tối là nơi hẹn hò của những tâm hồn yêu nhạc xưa, loại nhạc vàng, nhạc tiền chiến. Họ đến và hát cho nhau nghe với một cây ghi ta, piano, và dàn trống. Một không gian xinh xắn, đẹp một cách nghệ thuật và ấm cúng, do chính nữ chủ nhân tự tay thiết kế, trang trí bằng những trái thông khô. Không gian ấm cúng huyền ảo này đã cho tôi tìm thấy một chút thương yêu, gần gũi của một Đà Lạt thuở nào tuổi thanh xuân.
Vâng, Đà Lạt vẫn âm vang những bài hát cũ, nhất là những bài hát viết ra từ Đà Lạt, hát công khai, hát hết mình, hát như những người đã từng sống trong kỷ niệm.
Nhiều nhạc sĩ viết nên những ca khúc bất hủ. Nay đã chết. Một trong những người viết ra những bài hát ấy, nay cũng không còn nữa : Lê Uyên Phương.
Em lên ngày mai
Đường gió trăng cài
Mong em từng giây
Rộn ràng như ngây
Ô hay mùa Đông mà xuân đến lâng lâng
Ô hay mùa Đông
mà mà mai đã lên bông
Vì gót chân in dấu ân tình
Hoa lá ngỡ như mùa xuân
Mùa xuân ái ân
Bay đầy thinh không
Của tình dồn kiếp
Đã hóa thân chia ra
Một loài hướng dương
Vâng, hoa Đà Lạt có phải là hồn của những mối tình đã hóa thân chăng?
Đà Lạt trong trí nhớ của nhiều người xa xứ là một thành phố thơ mộng, vì cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, một chút lạnh lẽo, một chút sương mù. Rừng Ái Ân, hồ Than Thở, cái cách người ta đặt tên cho rừng, cho hồ ấy, không thơ mộng sao?
Cái lạnh ở Đà Lạt không buốt giá mà là một cái lạnh mát. Cái nhỏ bé của Đà Lạt, làm cho Đà Lạt có một vẻ gì đó, tựa như nằm lọt trong chiếc nôi của núi rừng bao quanh. Và cái lạnh dường như muốn ru người ta lại gần nhau hơn. Có lẽ vì thế, trước 1975 người ta cho rằng Đà Lạt là nơi lý tưởng để hưởng tuần trăng mật vậy.
Vì khí hậu không lạnh nên Đà Lạt không còn nét đẹp xưa. Tìm đâu thấy một bóng “khăn san bay lả lơi trên vai ai” của các thiếu nữ xinh tươi má hồng đào đỏ au, đi bên nhau nhẹ cười rúc rích. Những ngày chủ nhật, những nàng thiếu nữ học sinh trường Bùi Thị Xuân , e lệ sánh vai cùng chàng sinh viên Võ Bị, hay Chiến Tranh Chính Trị mặc quân phục trang trọng, buổi sáng chủ nhật dạo phố, dạo quanh hồ Xuân Hương …
Nước mặt hồ vẫn phẳng lặng, êm đềm. Vẫn có những chiếc Pedalo đậu bến, nhưng không thấy bóng một chiếc nào chạy lòng vòng trên sóng nước. Thiếu tiếng cười vang vọng, thiếu giọng nói của du khách reo vui. Không còn áo manto, áo dạ áo len mầu quanh bờ hồ. Chỉ thấy những chiếc áo lạnh thô sơ khoác trên thân hình khô cằn, gương mặt xạm đen. Chỉ thấy cỏ khô, lá úa rụng đầy. Và nước mặt hồ vẫn lăn tăn gợn sóng như lặng lẽ đợi những chiếc Pedalo khơi dậy âm thanh lao xao, khua động một thuở nào…
Chung quanh hồ, chi chít là hàng quán, ghế ngồi, bia rượu say sưa, người dạo chơi thì quần áo mặc lôi thôi. Ôi, buồn làm sao khi nhìn thấy một Đà Lạt thanh lịch ngày nào, nay đã biến thành một Đà Lạt lam lũ, nghèo nàn, lạc hậu! Một Đà Lạt trong trí tưởng mà giờ đây là một Đà Lạt : không gian, khí hậu, con người thay đổi hoàn toàn. Trong lòng tôi trào dâng một niềm đau, một nỗi chua xót ngậm ngùi.
Tôi và Uyển Diễm ở trong căn phòng cũ của ngôi nhà xưa đường Trần Hưng Đạo, nay là một trong một chuỗi khách sạn mang tên Dalat CaDaSa Resort của nhà nước. Căn phòng
Tôi và Uyển Diễm ở trong căn phòng cũ của ngôi nhà xưa đường Trần Hưng Đạo, nay là một trong một chuỗi khách sạn mang tên Dalat CaDaSa Resort của nhà nước. Căn phòng xưa của vợ chồng tôi vốn đã rộng nay càng mênh mộng, lạnh lẽo vô cùng . Một đêm thao thức.
Nơi đây như không có một sinh khí. Trống vắng, lạnh lùng. Thường chỉ có tiếp đón phái đoàn của “Nhà nước” đến tham quan du lịch, không có du khách vì giá phòng quá đắt. Toàn bộ ngôi nhà như không thay đổi, hình như họ muốn giữ y nguyên. Ngay cả những vết sơn, vết nứt trên tường, dưới sàn gỗ. Tôi còn nhớ sàn nơi phòng ngủ vào phòng tắm, hơi cao một chút, nếu không để ý có thể bước hụt.
Cho nên ngày ấy nhà tôi đã để một tấm thảm nhỏ dầy cho bằng phẳng. Nay tấm thảm đã mất. Hai chiếc ghế gỗ có chỗ dựa lưng màu nâu xậm kê ngoài balcon vẫn còn, nhưng cũng đã phai màu cùng năm tháng…
Ở đó , tôi không thể nào quên những cơn mưa phùn làm ướt những con dốc nhỏ, Đôi khi người ta phải nắm
tay nhau đi khỏi ngã. Ở đó có những cơn gió thơm nức mùi nhựa thông. Ở đó, có lúc người ta tưởng chừng như mình đang đi trong hơi thở của núi rừng.
Và cũng ở đó, có một thời chiến tranh đã qua đi, và tôi có những ngày thật đen tối:
“Mặt trời không mọc ở phía Đông, Không mọc ở phía Tây” Đó là ngày: “Người yêu dấu của tôi đã chết” như một bài thơ nào đó đã ghi lại.
***
Vâng, Đà Lạt đẹp và hình như vẫn còn đang ngơ ngác vì những tang tóc chưa xong, lại phải cố thích hợp với những thay đổi bão bùng vừa tới. Nhưng dù sao, đó vẫn là nơi anh đã cho em biết thế nào là những ngọt ngào của tình ái gần và đắng cay lúc xa.
Cũng ở đó, chúng ta đã có tất cả. Và cùng ý nghĩa ấy, khi không còn nhau nữa, chúng ta đã mất hết. Nhưng rất may, anh còn để lại cho em một giọt máu: Nguyễn Quang Uyển Diễm.
Đà Lạt có thêm cư dân mới, nhưng cũng mất đi một số người đi. Đà Lạt có già hơn 100 tuổi nhưng Đà lạt vẫn đẹp và trẻ lại bằng thế hệ mới lớn. Biến cố 1975 vẫn còn như một vết
thương khó lành. Những người cũ bỏ đi. Những người mới vừa tới. Đà Lạt hình như vẫn ngơ ngác, chưa hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh. Đà Lạt vẫn thơm trong gió thông, vẫn xanh mướt những rừng cà phê, vẫn ngọt những miếng khoai mật. Hoa dã quỳ vẫn nở vàng những lối đi quen, như mỉm cười trong nắng gió. Nhắc nhở người xa hãy nhớ. Đừng quên có mắt ai trong đuôi lá xanh. Lấp lánh….để cành ngẩn ngơ. Hồ Xuân Hương vẫn là tấm gương để Đà Lạt tự soi lấy mình. Và bằng đôi mắt trong tâm tưởng, em vẫn nhìn thấy anh trong đó.
Những thác Cam Ly, rừng Ái Ân, hồ Than Thở…những tên gọi không ngớt mang âm hưởng của những hồi chuông ngân nga, nhắc lại cho tôi một thời hạnh phúc.
Nhưng tôi cùng Uyển Diễm hôm nay đã trở về, tìm được sự ấm áp trong không gian phòng trà Căn Nhà Xưa của ca sĩ Thu Minh. Phòng trà tọa lạc dưới một con dốc nhỏ gần khu chợ Đà Lạt. Người ca sĩ chủ nhân này có mái tóc dài buông xõa trên vai . Một dáng dấp rất sinh viên. Những sợi tóc mây ôm nhẹ nhàng gương mặt hiền hòa. Một vẻ đẹp tự nhiên không phấn son trang điểm. Thu Minh thanh thoát ôm cây ghi ta, những ngón tay thon lướt trên hàng phím, âm thanh réo rắt. Một bài hát của Trịnh Công Sơn vang lên trong tôi như gợi nhớ một Quán Văn năm xưa trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Saigon đường Tạ Thu Thâu.
Thu Minh với dáng dấp và giọng hát rất sinh viên. Phòng trà Căn Nhà Xưa vào mỗi buổi tối là nơi hẹn hò của những tâm hồn yêu nhạc xưa, loại nhạc vàng, nhạc tiền chiến. Họ đến và hát cho nhau nghe với một cây ghi ta, piano, và dàn trống. Một không gian xinh xắn, đẹp một cách nghệ thuật và ấm cúng, do chính nữ chủ nhân tự tay thiết kế, trang trí bằng những trái thông khô. Không gian ấm cúng huyền ảo này đã cho tôi tìm thấy một chút thương yêu, gần gũi của một Đà Lạt thuở nào tuổi thanh xuân.
Vâng, Đà Lạt vẫn âm vang những bài hát cũ, nhất là những bài hát viết ra từ Đà Lạt, hát công khai, hát hết mình, hát như những người đã từng sống trong kỷ niệm.
Nhiều nhạc sĩ viết nên những ca khúc bất hủ. Nay đã chết. Một trong những người viết ra những bài hát ấy, nay cũng không còn nữa : Lê Uyên Phương.
Em lên ngày mai
Đường gió trăng cài
Mong em từng giây
Rộn ràng như ngây
Ô hay mùa Đông mà xuân đến lâng lâng
Ô hay mùa Đông
mà mà mai đã lên bông
Vì gót chân in dấu ân tình
Hoa lá ngỡ như mùa xuân
Mùa xuân ái ân
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG * HỒ CHÍ MINH THẤT SŨNG
Bí Ẩn Chung Quanh Chuyện Hồ Chí Minh
Bị Thất Sủng Vào Lúc Cuối Đời
Trần Viết Ðại Hưng
(Updated 01.2009)
Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ Hồ chí Minh là một lãnh tụ với quyền uy
tuyệt đối, xem ra quyền hạn còn hơn ông vua ngày xưa vì cả nước đều bắt
buộc phải kính mến ngưỡng mộ ông như một ông thánh sống. Sau khi miền
Nam bị cưỡng chiếm năm 1975, Ðảng Cộng sản lấy tên ông để đặt cho thành
phố Sài gòn và đi đâu người ta cũng thấy khẩu hiệu "Sống, chiến đấu,
lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại". Người ta nghĩ ông có một quyền uy
tuyệt đối như Kim nhật Thành ở Bắc Hàn hay Fidel Castro ở Cuba. Nhưng
rồi dần dà với những bí mật dần dần được tiết lộ ra bởi những đảng viên
dưới quyền như Nguyễn văn Trấn, Sơn Tùng với những bằng chứng cụ thể,
người ta thấy ông đã bị thất sủng vào lúc cuối đời. Hai nhân vật Lê
Duẫn và Lê đức Thọ đã "đì" và ăn hiếp ông đến độ tàn tệ như đã ăn hiếp
Võ nguyên Giáp và hai ông họ Lê này đã có lần mưu sát hụt Hồ chí Minh.
Vì sao một người chủ tịch Ðảng kiêm chủ tịch nước và vốn là một cán bộ
Cộng sản gộc do Quốc tế Cộng sản đưa về Việt Nam hoạt động như Hồ chí
Minh lại bị thứ đàn em như Lê Duẩn và Lê đức Thọ khống chế đến độ ông
coi như không còn một chút quyền hành tối thiểu nào trong những năm
tháng cuối đời? Ông đã phạm những sai lầm nào để đến nỗi thất thế như
thế. Bài viết này xin trưng ra những tài liệu do những đảng viên dưới
quyền viết để chúng ta có thể suy luận thêm về lý do tại làm sao Hồ chí
Minh đã bị tước hết quyền hành bởi Lê Duẩn và Lê đức Thọ? Nhân đó mà có
một cái nhìn trung thực hơn về lịch sử và diễn tiến hành động của Ðảng
Cộng sản Việt Nam.
Vào năm 1995, nhà xuất bản Văn Nghệ ở hải ngoại cho xuất bản cuốn sách
"Viết cho mẹ & Quốc hội" của Ðảng viên cao cấp Nguyễn văn Trấn.
Cuốn sách này được coi như "kinh thiên động địa" vì những lời nói thật,
nói thẳng của người Ðảng viên gốc Nam kỳ này. Trong cuốn sách, Nguyễn
văn Trấn có thuật lại một cuộc họp do bạn ông là Bùi công Trừng kể lại,
trong đó Lê đức Thọ tỏ ra hống hách và coi Hồ chí Minh không ra cái gì
cả. Nguyễn văn Trấn viết:
" Chuyện họp "lần thứ 9" này làm sao tôi biết được vài điều muốn khóc?
Ôi! Người rất thân với tôi là Bùi công Trừng và Ung văn Khiêm (chưa nói đến Lê Liêm và Xuân Thủy, nhà ở cách bứt khó gặp)
Với cái giọng "mẹ đời", Bùi công Trừng nói với tôi:
_ Cái thằng Lê đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi, lại lại trong phòng,
như thể đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị.
Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Ðại Tiền Môn ở tay
này, tay kia nó cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà
chìa lon. Nguyễn khánh Toàn tay ăn hút thấy thuốc lá Trung Quốc như lân
thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh
bật lửa cái "beng". Ðứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ
thằng Huy. Ce petit - thằng nhỏ nầy bợ hộp thuốc. Lê đức Thọ cũng đánh
lửa một cái beng. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc có lẽ nó đang
còn tìm lời văn "Mao nhiều"
Ở một góc phòng thằng Hà huy Giáp đứng, Lê đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời - biểu - lên tiếng.
Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ chí Minh ai được Lê đức Thọ để ý có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm rằm tháng bảy.
_ Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ
chí Minh. Tao nghe, thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn chí
Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác- Lê
nin. Chuyện nước giao cho Nguyễn chí Thanh. Việc Ðảng, Statuquo - Lê
Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm.
Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
Mầy coi, coi nó tội nghiệp không. Ðồng chí Hồ chí Minh muôn vàn kính
yêu của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân.
Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi
chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà,
"Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà."
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn.
Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
Khi thương trái ấu cũng tròn
Khi ghét bồ hòn cũng méo
Khi ghét bồ hòn cũng méo
Và ông nói xụi lơ: thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra. Có chi mà!
Bùi công Trừng nói với tôi như vậy
Còn Ung văn Khiêm:
_ Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là
tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho
ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang
tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa
ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ. Và mày coi thằng thủ trưởng khoa giáo của mày (ý nói Tố Hữu). Khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng, và đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lénine. Tao mỉm cười bụng nói: A, thằng nhỏ mày dám đái đầu ông Xá
Hội nghị 9 này có thông qua cái "nghị quyết 9" và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật
_ Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh
"Nghị quyết 9" tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra Ban xét tội và kết án trực thuộc Bộ Chính Trị của Trung ương Ðảng. Ban này có mấy ban viên, tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê đức Thọ, người làm heo là Trần quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Ðệm).
Hai vị này toàn quyền qui kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc...
(Trích "Viết cho mẹ & Quốc Hội" của Nguyễn văn Trấn, trang 327, 328, 329, nhà xuất bản Văn Nghệ, California)
Những ai vốn thường nghĩ là Hồ chí Minh là nhân vật có hoàn toàn quyền sinh sát trong tay trong chuyện điều hành nội bộ Ðảng hẳn sẽ rất kinh ngạc khi đọc đoạn văn trên. Nguyễn văn Trấn đã thuật lại lời nói của những người bạn ông trong hội nghị 9, diễn tả cái lối xử sự lấn lướt, hỗn láo của Lê đức Thọ đối với nhân vật thường được nghĩ là có quyền uy tuyệt đối là Hồ chí Minh. Cuộc đời thấy vậy mà không phải vậy. Người ta không thể tưởng tượng ra cái cảnh Lê đức Thọ "ăn hiếp" Hồ chí Minh thô bạo và thô bỉ đến như vậy. Cần phải ghi nhớ là thời điểm xảy ra câu chuyện trên là vào cuối năm 1963.
Mới đây nhà văn Sơn Tùng, vốn là một chuyên gia nghiên cứu về Hồ chí Minh, được mệnh danh là "Nhà Hồ chí Minh học" đến nói chuyện với khóa 40 của lớp "Ðào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục". Ông Sơn Tùng còn tiết lộ thêm nhiều chuyện động trời như vào trận Mậu Thân 1968, Lê Duẩn và Lê đức Thọ đẩy Võ nguyên Giáp sang Hungary "chữa bệnh" và tống Hồ chí Minh sang Trung Cộng cho rảnh mắt. Lúc Hồ chí Minh về nước bằng máy bay, Duẩn và Thọ cho cán bộ phi trường đổi đèn hiệu sân bay để cố tình gây ra tai nạn cho chiếc phi cơ chở Hồ chí Minh, có nghĩa là mượn tai nạn để giết Hồ chí Minh. Có lẽ số mạng còn lớn nên Hồ chí Minh không chết trong cuộc bố trí do Duẩn và Thọ bày ra và tiếp tục sống đến năm 1969.
Bài nói chuyện của Sơn Tùng được ghi thành văn bản và được phổ biến rộng rãi trên Internet làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên Sơn Tùng nói những âm mưu của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời.
Nhà văn Sơn Tùng kể lại chuyện Duẩn và Thọ mưu sát Hồ chí Minh như sau:
"...Trong bài viết của ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo, ta không để ý vì ông ấy viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền Phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là: Năm 1967, Bộ Chính Trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung quốc về để thông qua việc Tổng tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất Bác đã không đồng ý chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy. Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ra ngay. Ông Giáp cũng chủ trương như vậy nhưng ở thế thiểu số nên ông đi chữa bệnh ở Hungary. Nhưng sắp đến tết Mậu Thân rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết, nên phải mời Bác về. Ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau:
Trên máy bay chỉ có bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ từ Trung quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này..đến giờ này..trên bầu trời nước ta từ hướng này..phương vị này..tuyệt đối không nổ súng. Thời đó đang chiến tranh, vào giờ đó là xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời Hà nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh (Bác ngồi phía sau hút thuốc):
_ Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây?
_ Quan sát lại đi! Ông Vũ Kỳ nói.
_ Em là người lái mà lái máy bay cho Bác thì em nhìn sao được! Người lái nói
Máy bay lượn hai vòng không dám xuống vì theo ông nếu hạ cánh thì máy bay sẽ chạy đến Phố Nổi, thì tan xương chứ.
_ Bây giờ làm thế nào? Quay trở lại không được, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không nó bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn..
_ Phải xuống theo trí nhớ thôi, cậu có xuống được không? Ông Kỳ nói
Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái), chứ không xuống theo đèn tín hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại, nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, trên báo "tín hiệu chệch" dưới vẫn cứ để thế, không sửa.
Vòng một vòng và máy bay hạ cánh chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái. Bác vẫn ngồi ung dung hút thuốc. Ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh
_ An toàn rồi anh ơi!
Mừng quá, nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy.
Ra khỏi máy bay (ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê đức Thọ ra đón, một lúc thì thấy ông Ðồng, chỉ có thế thôi, không còn ai đón Bác cả.
Phải nhận thấy ông Vũ Kỳ (nguyên là người luôn ở bên cạnh Hồ chí Minh) rất khéo léo khi trình bày vấn đề máy bay gặp vấn đề đáp vì đèn hiệu dưới sân bay chệch hướng. Mới đọc thì người ta tưởng đây là một sự trục trặc thường tình về chuyện kỹ thuật đáp của máy bay. Vì vậy bài báo kể chuyện này mới được ba tờ báo đăng. Nhưng nếu đọc và suy luận kỹ thì ta thấy ông Kỳ đã khéo léo tố cáo âm mưu giết Hồ chí Minh của Lê Duẩn và Lê đức Thọ bằng cách ra lệnh cho đèn hiệu dưới sân bay trệch hướng để phi công không đáp được theo kỹ thuật phi hành. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho chuyện mưu sát là khi người phi công thấy đèn chệch hướng không đáp được (có lẽ đáp vào ban đêm), ông ta tìm cách liên lạc với bên dưới bằng vô tuyến nhưng bên dưới không trả lời! Vũ Kỳ sau khi kể chuyện này trên báo thì bị bộ chính trị kêu lên "hỏi thăm sức khỏe" ngay. Có lẽ vì quá uất ức vì chuyện mưu sát Hồ, mà nếu hôm ấy máy bay bị tai nạn thì Vũ Kỳ cũng đã tan xác theo với Hồ vì Vũ Kỳ có mặt trên chuyến máy bay ấy!
Số Hồ chí Minh chưa chết nên viên phi công đã đáp máy bay chở ông và Vũ Kỳ theo trí nhớ và đã bình an chứ không gây ra tai nạn. Trước đây cựu chiến binh Trần dũng Tiến cũng đã viết bài lên tiếng về vấn đề này (có lẽ sau khi đọc và suy luận về bài viết của Vũ Kỳ). Dĩ nhiên Trần dũng Tiến cũng chỉ mạnh dạn lên tiếng âm mưu hãm hại Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời. Mới đây Trần dũng Tiến cũng mới bị bắt vào tù, nối gót theo nhà tranh đấu Phạm quế Dương và Nguyễn đan Quế cũng vừa bị bắt vì bị tố cáo là chuyển e-mail này nọ. Cộng sản nghĩ là khi ruồng bố những người đấu tranh như thế thì chế độ chúng sẽ an toàn hơn, nhưng những chuyện chúng làm chỉ càng ngày càng làm cho giọt nước tràn ly và báo trước những xáo động lớn trong những ngày sắp tới.
Trở lại chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hai ông này đều hoạt động ở miền Nam và khi ra Bắc thì hai ông liên kết với nhau để khống chế quyền lực trong Ðảng. Cựu Ðại tá Bùi Tín, trong những cuốn sách xuất bản ở hải ngoại, đã kể nhiều chuyện cụ thể hai ông phối hợp với nhau để "đì" Võ nguyên Giáp như thế nào. Trong đó có chuyện hai ông đẩy cho Giáp chức "cai đẻ", Giáp phải cắn răng mà nhận vì không dám chống đối để rồi làm trò cười cho nhân dân vì không ai có thể tưởng tượng nổi chuyện một ông đại tướng cầm quân giờ đây đi lo chuyện đẻ đái của phụ nữ! Giáp không dám đương đầu với liên minh Thọ - Duẩn ngay từ lúc đầu vì yếu thế và điều này làm cho Duẩn, Thọ coi thường và hạ nhục Giáp thêm. Bùi Tín chỉ nói đến chuyện Duẩn, Thọ "làm tình, làm tội" Võ nguyên Giáp thôi chứ không hề đề cập đến chuyện Duẩn, Thọ "ăn hiếp" luôn cả Hồ chí Minh. Có lẽ Bùi Tín không biết và không tưởng tượng nổi một nhân vật trông có vẻ có quyền uy tuyệt đối như Hồ chí Minh lại bị phe Duẩn, Thọ khống chế. Người ta nói Duẩn, Thọ ghen tức về cái hào quang Ðiện biên Phủ mà Võ nguyên Giáp và Hồ chí Minh có được trước mặt nhân dân và thế giới nên cố làm một chuyện vĩ đại tương tự là xâm chiếm cho được miền Nam. Trở lại chuyện Tổng công kích tết Mậu Thân 1968 thì thấy uy lực của Duẩn Thọ đã quá rõ ràng. Mặc dù cả Võ nguyên Giáp và Hồ chí Minh phản đối chuyện tổng công kích vì thấy khó thành công nhưng phe Duẩn, Thọ vẫn cứ tiến hành chuyện đánh Mậu Thân. Giáp lúc ấy là Bộ trưởng quốc phòng thì bị đẩy qua Hungary "chữa bệnh", Hồ chí Minh thì bị tống qua Trung Cộng sau khi đọc một bài thơ xuân cổ động cho việc tấn công.
Ðó là mấy câu thơ: "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Một trận đánh lớn như trận tết Mậu Thân mà Bộ trưởng quốc phòng Võ nguyên Giáp bị đẩy đi xa, chủ tịch nước kiêm chủ tịch Ðảng Hồ chí Minh cũng bị tống ra khỏi nước thì đủ thấy phe Duẩn, Thọ đã hoàn toàn nắm quyền sinh sát trong Ðảng.
Trong cuốn hồi ký "Ðêm giữa ban ngày", nhà văn Vũ thư Hiên có kể lại chuyện mẹ của Vũ thư Hiên có ý trách ông Hồ, trong chức vụ chủ tịch nước, đã tỏ ra bội bạc và vô tình không can thiệp cứu giúp khi phe Lê Duẩn và Lê đức Thọ bắt giữ giam cầm ông Vũ đình Huỳnh (là chồng bà cũng như là thân phụ ông Hiên). Ông Huỳnh là bí thư cho ông Hồ trước đây. Lời trách cứ đó không đúng lắm vì ở giai đoạn bắt ông Vũ đình Huỳnh thì Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã tước hết quyền hành của ông Hồ rồi thì làm sao ông Hồ có thể ra tay cứu giúp người bí thư cũ của ông là cụ Vũ đình Huỳnh được.
Nhà văn Sơn Tùng còn có dịp nói chuyện với Ðại tá cựu chiến Binh Cao Nham và được Ðại tá Cao Nham tiết lộ thêm về chi tiết Lê Duẩn đòi giành công đánh trận Mậu Thân như sau:
" Ðầu năm 2001, tôi (Sơn Tùng) có dịp nói chuyện với Ðại tá cựu chiến binh Cao Nham. Trong câu chuyện có một chi tiết tôi không thể quên, theo lời đồng chí Cao Nham về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, ông Lê Duẩn nói với Bác Hồ, "Ðề nghị Bác để tôi đánh trận này, nếu không thắng tôi xin từ chức Tổng bí thư nhưng với điều kiện Bác phải cách chức Võ nguyên Giáp" (không nói lý do?)
Và trận đánh kết quả không như ý ông Duẩn, vào đợt 2 ông Duẩn lại nói với Bác cũng với đề nghị trên, kết qủa cũng không đạt như ý ông, tiếp đến đợt 3 một lần nữa ông Duẩn lại nhắc lại đề nghị trên, nhưng kết quả không hơn gì các đợt trước.
Vậy là cả 3 dợt của Tổng tiến công và nổi dậy như ông Duẩn chủ trương không đạt như ý định, đương nhiên ông phải "từ chức" như ông tự xác định với Bác chứ ("quá tam" mà) nhưng không thấy ông tỏ thái độ nào cả (trong câu chuyện kể của đồng chí Cao Nham)
Tuy nhiên (có thể theo tôi hiểu) Bác Hồ cũng không muốn có sự xáo trộn nhân sự xảy ra khi sự nghiệp giải phóng miền Nam chưa hoàn thành, nên (vẫn đồng chí Cao Nham kể), Bác nói:
_ Chú Duẩn có uy tín với đồng bào miền Nam thì chú cứ làm Tổng bí thư, còn chú Giáp giỏi quân sự thì cứ để chú ấy làm Bộ trưởng Quốc Phòng.
Về chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy, Bác Hồ và ông Giáp không tán thành nhưng vì thiểu số nên phải phục tùng, phải chấp hành, nhưng vì lợi ích không để tổn thất lớn cho lực lượng ta nên Bác đặt vấn đề và hỏi ông Giáp:
_ Có cách nào làm giảm thiệt hại?
Ông Giáp nói:
_ Chỉ còn cách đánh vào các căn cứ gần giới tuyến để kéo bớt lực lượng địch ra ngoài này.
Vì thế ta mới thấy có các trận đánh ác liệt dọc đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, A Sao, A lưới.. Ðịch phải kéo ra 4 sư đoàn để đối phó với ngoài này, và Tổng thống Giôn-sơn đã có một câu tuyên bố nổi tiếng, "Phải tử thủ với Khe Sanh" chính là vào lúc đó.
Thật ra, câu trả lời của Ðại tá Cao Nham cho rằng ông Hồ và Võ nguyên Giáp đứng về phía thiểu số nên đành phải theo lệnh của Lê Duẩn tiến hành cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 là một giải thích không hợp lý. Nếu ông Hồ có toàn quyền uy lực chính trị trong tay thì Lê Duẩn làm sao dám cãi lời ông. Chuyện Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp không cản nổi quyết định đánh trận Mậu Thân do Lê Duẩn chủ trương cho thấy Hồ và Giáp đã tỏ ra "lép vế" trước quyền lực của Lê Duẩn rồi. Cho nên sau này chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ làm những hành động thô bỉ nhằm hạ nhục Võ nguyên Giáp như Bùi Tín đã kể và chuyện Thọ và Duẩn đi đến quyết định tạo dựng tai nạn máy bay để dứt điểm Hồ chí Minh là điều tất yếu phải xảy ra và cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao hai nhân vật có uy thế lừng lẫy trong và ngoài nước như Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp lại bị thất thế trước phe nhóm Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hồ và Giáp đã phạm sai lầm nghiêm trọng nào chăng? Ðiều này chưa thấy ai đưa ra câu trả lời hợp lý và rốt ráo. Có thể Võ nguyên Giáp biết rõ chuyện này vì ông là người trong cuộc nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, ông chẳng thể lên tiếng để biện minh cho sự thất thế của Hồ chí Minh và của chính ông trước phe Duẩn, Thọ. Khi lên tiếng thì coi như ông đã phá tan huyền thoại đoàn kết keo sơn của cấp lãnh đạo Ðảng và chắc chắn nhóm cầm quyền hiện nay sẽ không để ông yên ổn sống nốt những ngày cuối đời.
Chỉ sau khi Duẩn, Thọ qua đời mới có những bài viết phê phán sự độc đoán chuyên quyền của hai nhân vật này. Riêng Nguyễn văn Trấn thì phê phán Lê đức Thọ từ lúc y còn sống trong cuốn sách "Viết cho mẹ & quốc hội" nhưng cuốn sách của Nguyễn văn Trấn chỉ được lưu hành ở hải ngoại và đương nhiên là bị cấm xuất bản trong nước. Còn Trần dũng Tiến, Sơn Tùng chỉ mới phê phán Duẩn Thọ sau khi cặp bài trùng này qua đời.
Cách đây không lâu, một cán bộ cao cấp trong Mặt Trận Giải phóng Miền Nam là Lữ Phương, có viết một bài về Hồ chí Minh nhan đề, "Huyền Thoại Hồ chí Minh" cũng đã nói lên chuyện phe Lê Duẩn - Lê đức Thọ đã thật sự khống chế phe Hồ chí Minh - Võ nguyên Giáp như sau:
".. Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Ðiện Biên Phủ, ra thay mặt Ðảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hòa bình, trong Ðảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn - Lê đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia..nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn Nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ chí Minh trong cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy 1968" vỏn vẹn chỉ có bài thơ, "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà.." Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi..nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy" nổ ra qua Ðài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh - cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Ðảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn - Lê đức Thọ đối đầu với Hồ chí Minh - Võ nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn / Lê đức Thọ khai thác triệt để để "xài" một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày Quốc Khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hỏa táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiêu tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông."
Như vậy rõ ràng cánh Lê Duẩn - Lê đức Thọ đã hoàn toàn khống chế cánh Hồ chí Minh - Võ nguyên Giáp. Trong trận Tổng tấn công Mậu Thân, Hồ bị đưa đi nghỉ ở Bắc Kinh, Giáp bị tống qua Hungary (gọi là "chữa bệnh"!) vì phe Duẩn -Thọ muốn giành công hoàn toàn nếu cuộc Tổng tấn công thành công. Ðáng lý ra, Hồ chí Minh trong chức vụ chủ tịch nước và Ðảng, Võ nguyên Giáp với cương vị Bộ trưởng quốc phòng, Hồ và Giáp phải ở Hà Nội để góp phần chỉ huy và điều động cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Sự thật phũ phàng cho thấy Hồ và Giáp bị phe Duẩn - Thọ tống cổ đi xa ra khỏi nước để Duẩn và Thọ rảnh tay mà điều động mọi chuyện. Ðiều đó cho thấy không còn nghi ngờ nữa là phe Lê Duẩn - Lê đức Thọ đã khống chế hoàn toàn phe Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp. Vì uy tín của Hồ chí Minh quá lớn trước nhân dân và quốc tế nên Duẩn - Thọ vẫn núp bóng Hồ chí Minh để điều hành công việc nhưng bên trong thì Hồ chí Minh bị phe Duẩn - Thọ tước hết quyền hành. Riêng Võ nguyên Giáp thì phe Duẩn - Thọ không coi ra gì cả, và có lúc đã đẩy cho Giáp giữ chức vụ "cai đẻ" để làm nhục Giáp. Giáp ngoan ngoãn nhận chức vụ "cai đẻ" làm trò cười cho nhân dân vì không dám cãi và chống lại quyền sinh sát đang nằm trong tay Duẩn - Thọ.
Có người cho rằng Lê Duẩn có viết vài cuốn sách trong đó Duẩn hết lời ca tụng, kính mến Hồ như thánh sống thì làm sao có chuyện Lê Duẩn lấn át quyền hành Hồ chí Minh được? Muốn trả lời câu hỏi khó khăn này thì phải đọc mấy cuốn sách của cựu Ðại tá Bùi Tín viết ra ở hải ngoại. Bùi Tín có kể Duẩn có lần gặp đám nhà báo như Bùi Tín, Duẩn huênh hoang khoe khoang là tài năng của Duẩn hơn Hồ xa, Hồ thì luôn luôn khúm núm, trọng vọng Mao còn Duẩn thì khi qua Bắc Kinh, dám nói chuyện tay đôi với Mao. Nếu Lê Duẩn thực lòng kính mến Hồ chí Minh thì không đời nào lại có cách ăn nói "phạm thượng" và xách mé, dè bỉu Hồ như thế được. Chuyện Duẩn ca tụng Hồ trong sách của Duẩn chỉ là một vở kịch mà Duẩn đóng quá khéo trước mặt nhân dân Việt Nam và thế giới mà thôi.
Hoàng văn Hoan sau khi qua Bắc Kinh sống đời lưu vong, có cho xuất bản cuốn hồi ký "Giọt nước trong biển cả" trong đó Hoan tố cáo Lê Duẩn đã lấn át quyền Hồ chí Minh trong những năm cuối đời. Hoan giải thích là vì Hồ chí Minh sức khỏe già yếu nên mới bị Lê Duẩn lấn quyền. Ở đây Hoan đã ghi nhận một sự kiện đúng là Lê Duẩn đã lấn quyền Hồ chí Minh trong những năm cuối đời nhưng cách giải thích của Hoan cho rằng sở dĩ Lê Duẩn lấn quyền vì Hồ chí Minh già yếu không được hợp lý cho lắm. Kim nhật Thành của Bắc Hàn cũng chết già nhưng không vì tuổi già sức yếu mà Kim nhật Thành mất quyền lực cai trị. Fidel Castro của Cuba cũng thế, cũng đang tiến vào tuổi già nhưng quyền lực cai trị sinh sát vẫn nắm trong tay. Cho nên lý do Hoan cho rằng Hồ mất quyền lực vào tay Lê Duẩn vì tuổi già sức yếu là một giải thích không được lô gích và chính đáng cho lắm. Có thể Hoan biết lý do chính làm cho Hồ mất quyền lực mà không nói ra vì cấn cái, đụng chạm, và có thể bản thân Hoan cũng không hiểu nổi nguyên nhân chính yếu sâu kín nào làm cho Hồ chí Minh bị Lê Duẩn tước mất quyền lực trong những năm cuối đời.
Năm 1997 ông Nguyễn minh Cần (nguyên Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố Hà Nội) đã tung ra bài viết "Vài mẫu chuyện về cuộc đời Hồ chí Minh" trong đó ông nêu lên một chuyện động trời là có một cô gái người Nùng tên Nông thị Xuân, ăn nằm với Hồ chí Minh có một đứa con trai rồi sau đó bị giết bằng búa bủa vào đầu, được ngụy trang dưới hình thức một tai nạn ô tô. Ông Nguyễn minh Cần đã kể lại câu chuyện tàn bạo, thê thảm này với những chi tiết cụ thể như sau:
" Sau khi rời Hà Nội đi Moskva (Mạc tư khoa) theo học ở Trường đảng cao cấp của Trung ương Ðảng cộng sản Liên Xô hồi năm 1962, và nhất là sau khi tôi đã ra khỏi hàng ngũ đảng cộng sản hồi đầu tháng 6 năm 1964, trong lòng tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một câu chuyện mà càng ngày tôi càng thấy rõ có cái gì đây đầy oan khuất, đầy mờ ám, rất là nghiêm trọng, mà bây giờ ở ngoài nước, trong hàng chục năm, lắm lúc tôi cảm thấy bó tay không thể nào tìm hiểu được. Chuyện thế này: hồi cuối những năm 50 đầu những năm 60, tôi là Phó chủ tịch ủy ban hành chánh thành phố Hà Nội, nên thường ngày tôi xuống các cơ sở. Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại ủy ban, thì anh Nguyễn quốc Hùng, ủy viên trong ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói, "Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm.." Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà nội, chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp, "Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà đây là làm ra vẻ xe cán người..." Dừng lại một lúc, anh nói thêm, "Mà... theo báo cáo thì chiếc xe ấy chạy từ Chủ tịch phủ ra.." Mấy tiếng cuối cùng "từ Chủ tịch phủ ra" đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh. Nhưng lúc đó, thật ra, tôi không hề có mảy may ý nghĩ là việc này có liên quan gì đến vị Chủ tịch nước mà hồi đó, tôi chân thành kính yêu và tin tưởng. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: hay là bọn phục vụ ở Chủ tịch phủ đã làm bậy bạ cái gì đây với chị kia, rồi giết đi và bày trò cán xe? Suy nghĩ một lúc, tôi nói, "Theo quyết định của cấp trên, mọi vấn đề thuộc về công an, tòa án thì do bí thư Thành ủy giải quyết, nhất là những chuyện có dính dấp đến trên, việc này không thuộc thẩm quyền của Ủy ban hay Thành ủy, vậy hôm nay, anh đến gặp anh Tuyên báo cáo ngay cho anh ấy biết để giải quyết thì hơn."
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (tức Lê quốc Thân, hồi đó là Giám đốc Sở công an Hà nội, về sau được thăng chức Thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi, "Thôi, việc đó xong rồi". Biết là không thuận lợi cho một cuộc trao đổi cởi mở, nên tôi im.. Khi đã ở nước ngoài, trong nhiều năm tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện đó.
Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại - chống đảng", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử" này và chuyện tôi kể cho anh lại một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền, "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân..." Tôi đáp lời, "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế!" Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi, "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc, "Biết quá đi, chứ lị! Từ năm 1951, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà." Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo, "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần quốc Hoàn (ủy viên bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật..."
Câu chuyện đại để thế này: Có một chị nữ thanh niên người Nùng ở Cao Bằng, tên là Nông thị Xuân, được đưa đến "phục vụ" Bác Hồ, cô Xuân đưa em gái là Nông thị Vàng và một cô em họ nữa về Hà nội. Sau đó, cô Xuân đẻ cho Bác một đứa con trai, được đặt tên là Nguyễn tất Trung, và còn có tin đồn, có thêm một đứa con gái nữa tên Nguyễn thị Trinh. Thế rồi Trần quốc Hoàn hiếp cô Xuân tại nhà phố Hàng Bông Nhuộm, sau đó giết chết, rồi bày trò xe ô tô cán người ở đường Nhật Tân để lấp liếm tội ác. Sau khi cô chị bị giết, cô em chạy về Cao Bằng, rồi cũng bị giết nốt để "bịt đầu mối", và người em họ cô Xuân cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm máu. Người yêu của cô Vàng đã viết thư tố cáo hung thủ."
Qua câu chuyện cô Nông thị Xuân, người ta thấy những vấn đề khúc mắc cần phải làm sáng tỏ như sau
Chuyện Hồ chí Minh cho đem cô Nông thị Xuân về "phục vụ" chứng tỏ ông ta cũng có một đời sống tình cảm và sinh lý của một người đàn ông bình thường. Ông không được lấy cô Nông thị Xuân vì bị phe Duẩn, Thọ chống đối, họ muốn ông làm một biểu tượng cao cả, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ở miền Bắc, người ta có lưu truyền một ý kiến cho rằng, "Sở dĩ Bác Hồ không lấy vợ vì Bác đóng vai Bác của toàn dân, nay nếu Bác lấy một người dân làm vợ, hóa ra Bác mà lấy cháu làm vợ hay sao!" Ðây là một ý kiến nhằm thần thánh hóa con người Hồ chí Minh, coi ông như một vị thánh, một siêu nhân, không có một đời sống tình cảm nhục dục thông thường như mọi người.
Còn chuyện cô Xuân bị dùng búa đánh vỡ sọ rồi sau đó phi tang bằng một tai nạn ô tô thì vấn đề đặt ra ở đây là: Ai đã ra lệnh cho Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn giết cô Xuân? Có phải vì muốn đóng vai thánh mà Hồ chí Minh ra lệnh cho Trần quốc Hoàn làm chuyện giết người tàn bạo khủng khiếp này không? Và Trần quốc Hoàn, sau khi nhận lệnh từ Hồ chí Minh, đã cưỡng bức cô Xuân trước khi giết vì tội gì mà không hưởng một đóa hoa tuyệt sắc trước khi tiêu diệt thì "phí của trời" đi. Và Trần quốc Hoàn coi như chỉ làm theo lệnh của Chủ tịch Hồ chí Minh nên không sợ những vấn đề liên lụy, rắc rối khi thi hành tội ác giết cô Xuân. Nếu lý luận này đúng thì Hồ chí Minh đã đi đến tận cùng của sự tàn nhẫn độc ác. Ăn nằm với một người đàn bà rồi cho đàn em thủ tiêu để bảo vệ "thanh danh" của mình.
Có thể lệnh giết cô Xuân đến từ phe Duẩn, Thọ và ông Hồ đang đứng thế yếu, đành phải chấp nhận chuyện đàn em thủ tiêu vợ mình mà không dám lên tiếng một lời để phản đối. Hy vọng với thời gian sẽ còn nhiều nhân chứng lên tiếng để làm sáng tỏ vụ án nhiều oan khuất này. Nếu theo lý luận này, thì Trần quốc Hoàn cũng chỉ thi hành lệnh của cấp trên và không sợ những sự rắc rối sau ngày án mạng xảy ra. Nếu lý luận này đúng thì một lần nữa chứng tỏ quyền hành sinh sát của phe Duẩn, Thọ, đã không coi Hồ chí Minh ra gì và sẵn sàng ra tay làm những điều tổn hại đau đớn đến tình cảm của Hồ.
Chắc chắn với chức vụ bộ trưởng Công an, không bao giờ Trần quốc Hoàn dám giết cô Nông thị Xuân nếu không có lệnh của cấp trên. Vấn đề ở đây là Hồ chí Minh ra lệnh hay phe nhóm Duẩn Thọ cho phép thi hành chuyện giết người kinh tởm này? Ðó là điều chúng ta phải tìm hiểu và đưa ra lời kết luận chính xác, công bình và vô tư.
Tóm lại, qua những tài liệu rõ ràng, cụ thể do Nguyễn văn Trấn, Nguyễn
minh Cần và Vũ thư Hiên đưa ra thì quả thật Hồ chí Minh đã bị thất thế
trước phe Duẩn Thọ. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một người sáng lập
Ðảng như Hồ chí Minh lại bị thứ đàn em như Duẩn Thọ khống chế một cách
thô bạo như vậy. Thời điểm Hồ chí Minh bị thất sủng của Hồ chí Minh xảy
ra từ đầu những năm 1960. Phải chăng vì hậu quả của cuộc cải cách ruộng
đất mà Hồ chí Minh bị mất uy tín và bị đàn em lấn lướt, ăn hiếp như
những chuyện đã kể ở trên? Ở đây cũng cần nhắc lại là sau vụ cải cách
ruộng đất kinh hoàng đẫm máu, Tổng bí thư Trường Chinh bị mất chức Tổng
bí thư, nhường lại chức này cho Lê Duẩn từ miền Nam ra nắm lấy. Phải
chăng Hồ chí Minh cũng bị một số phận tương tự như Trường Chinh sau vụ
cải cách ruộng đất sai lầm nghiêm trọng?
Những học giả Tây phương sau này biên soạn về cuộc đời Hồ chí Minh đều
thú nhận cuộc đời Hồ chí Minh có những bí mật, những uẩn khúc không
giải thích nổi vì bản thân ông muốn che giấu cũng như bộ máy tuyên
truyền của nhà cầm quyền muốn bưng bít những chi tiết lịch sử không có
lợi cho họ. Hy vọng sau Nguyễn văn Trấn, Vũ Kỳ, Sơn Tùng, Nguyễn minh
Cần, Vũ thư Hiên sẽ còn thêm nhiều nhân chứng khác lên tiếng để vén cái
màn "thâm cung bí sử" của con người Hồ chí Minh. Nếu được như thế,
người ta sẽ hiểu rõ vị thế, uy quyền của Hồ chí Minh rõ ràng hơn trong
những năm cầm quyền để từ đó có thể có những nhận định trung thực hơn
nữa về lịch sử Việt Nam cận đại.
Lawndale, một ngày nóng bức đầu tháng 4 năm 2003
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
(Muốn đọc tất cả những bài viết của Trần viết Ðại Hưng thì vào www.nsvietnam.com rồi bấm tên Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái)
Nguồn: http://geocities.com/tranvietdaihung/bian_cuoidoi.html
Saturday, December 17, 2016
XUÂN VŨ *CÙ LAO RỒNG
Cù Lao Rồng
Tặng TMHT
Một người đồng hương tìm đến thăm tôi bất ngờ và kể cho tôi nhiều chuyện bất ngờ về quê tôi bây giờ: Mỹ Tho.
Mỹ Tho của Thủ Khoa Huân ngâm thơ lúc lên đoạn đầu đài. Mỹ Tho, vùng đất nghiêng hứng phù sa của những nhánh sông Cửu Long bát ngát. Mỹ Tho có hòn đảo dài nằm phơi nắng giữa sông như con rồng nằm bất động chờ sấm sét sẽ vùng lên bay về trời.
Thị xã Mỹ Tho, một thị xã phồn thịnh lạ lùng, nằm bên ven sông ngày đêm mơ màng trong tiếng còi tàu đến từ Lục Tỉnh. Những cánh buồm trắng no căn, những chuyến bắc khổng lồ chở đầy ấp xe hơi lẫn khách lại qua như mắc cửi. Thị xã lắng nghe tiếng chuông chùa Vĩnh Tràng ngân nga. Thị xã với những xe cà rem lắc chuông vui hơn bất cứ nhạc Tây nhạc Tàu nào. Thị xã với những xe lăn bánh mì pâtê tuyệt vời, ăn ngàn năm còn nhớ. Thị xã với mái trường trang nghiêm, với những ông thầy bản xứ khó tính đáng sợ, và những giáo sư người Pháp thân ái dễ thương hơn.
Tôi rời Mỹ Tho vào một ngày nào không nhớ nữa, nhưng ngày đó là ngày tôi xa vĩnh viễn ghế nhà trường. Chiếc Bắc khổng lồ bị quân Nhật sung công sau khi đã chiếm thị xã không tốn một phát súng từ tay quân Pháp. Tôi được bố tôi rước về trên chuyến thuyền chèo. Và đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là nhảy sóng. Khi thuyền qua đầu cù lao tôi trông thấy chiến hạm Amiral Charner bị máy bay Nhật đánh chìm hôm trước nằm nhóc mỏm khỏi mặt nước như một chú cá voi khổng lồ trong bài học Cách Trí ở nhà trường.
Chốc đây mà đã 44 năm... Ngày tháng đi nhanh, tàn nhẫn. Bây giờ cậu học trò Mỹ Tho sau mấy chục năm trôi nổi, đã biến thành dân tị nạn xa nước 15 năm, cho nên lấy làm hạnh phúc khi được nghe một người đồng hương vượt biển kể cho nghe những nơi xưa chính mình đã sống và rất đổi ngạc nhiên khi nghe những chuyện ở quê nhà ngày nay mà tưởng chiêm bao:
"Buồn lắm anh ạ! Bắc Rạch Miễu đã dời xa bến cũ. Nhà nước giải thích rằng làm như thế sẽ tạo ra công ăn việc làm cho dân. Đúng vậy, bây giờ ở bến Bắc có rất nhiều xe ôm. Trước kia, Honda ôm, bây giờ xe đạp ôm. Trước kia đàn ông chạy, bây giờ đàn bà cũng chạy xe ôm. Anh cứ tưởng tượng đàn bà chở khách đàn ông! Nhiều công ăn việc làm cho cả xe đạp! Bây giờ xe đạp có thể chở thuê sáu cái mái đầm loại lớn ngày xưa mình dùng đựng nước mưa trong nhà. Qua bên này không có lu mái, anh có còn nhớ cái mái bên mình không? Anh có tưởng tượng được là sáu cái mái được kiềng vào xe đạp và chở đi từ Mỹ Tho qua bắc Vàm Cống rồi về tận Cần Thơ không? Nhưng chưa lạ đâu! Để tôi kể cho anh nghe về một cái kỳ quan khác. Anh nhớ hồi trước loại bao bố chỉ xanh của chệt phá bao các vựa lúa nhà giàu? Mỗi bao đựng hai giạ rưỡi lúa. Họ kết hai cái làm một để chở cho nhiều. Mỗi người chở bốn bì than, tức là bằng sức chứa của tám chiếc bao chỉ xanh. Chính tôi cũng không tưởng tượng được nhưng đó là sự thực. Nhưng nếu chỉ có vậy thì cũng chưa ghê gớm. Trên đường đi, một chiếc xe bị bể bánh. Để tương trợ, một người gồng luôn bốn bì than của bạn đồng hành. Nhưng vẫn chưa đáng sợ! Anh ta còn kênh luôn chiếc xe bể bánh lên tám bao than. Tức là ngang với sức chứa của 16 bao chỉ xanh cộng thêm một chiếc xe đạp cơi trên ngọn. Nhưng lại cũng chưa hết mức. Anh ta để cho ông bạn đồng hành ngồi chồm hỗm trên ngọn đống bì than kia vịn chiếc xe đạp. Và cứ như thế mà đạp boong boong trên đường như một trò xiếc. Đồng bào hai bên đường tha hồ xem khỏi mua vé! Gần mười năm giải phóng miền Nam, người Bắc đã biểu diễn toàn bộ cái ưu việt của miền Bắc xã hội chủ nghĩa anh ạ! Có nhiều nghề kinh hãi vô cùng. Một trong những nghề đó là nghề móc bao! Anh biết không, những bao ni-lông xài hồi thời Việt Nam Cộng Hòa vứt ra đống rác cũng chung số phận của người "dân Ngụy", tức là chúng không được sống yên để hóa thành phân. Người dân ngụy bị hành tội đủ bề đủ cách, cũng như những bao ni-lông được những chiếc cù móc lôi ra, đem giặt sạch để dùng lại. Đó là một nghề hèn mọn, nhưng đói thì đầu gối phải bò. Đàn bà còn chạy xe ôm nữa là! Nhưng dù nghề mọn mà lắm khi gặp may. Có người móc gặp xác chết đâu thời Mậu Thân có đeo nhẫn vàng. Thế là người ta ùn ùn thi đua làm nghề "móc bao". Tội nghiệp, có nhà sư trước kia xây ngôi chùa nhỏ trên một cái nền mà tiền kiếp là một bãi rác. Dân làm nghề móc bao ngày nay cứ đến móc. Móc sạch hết bãi rác họ móc vào nền chùa. Họ tìm được những thứ quý giá hơn bao ni-lông cũ như chai lọ, thùng thiếc, sắt vụn, bù loong. Thế là họ cứ móc, móc ngắn không tới họ dùng móc dài. Nền chùa mất chân đứng. Một vài trận mưa đến. Ngôi chùa đổ! Tôn giáo điêu linh vì chánh quyền, chùa sập vì nghề móc bao!"
... Anh bạn kể rất nhiều chuyện. Càng nghe tôi càng kinh ngạc. Đồng bào tôi bây giờ đã biến thành những người gì rồi?
Nhưng, tất cả những kỳ quan ở trên không làm tôi sững sốt bằng câu chuyện sau đây. Chính những cán bộ cộng sản kỳ cựu ngày nay cũng đã ên ẫm với cái chủ nghĩa tuyệt vời, những lãnh tụ thần thánh của họ rồi. Dân không thể húp mãi mắm kho độc lập, tự do, hạnh phúc, chế tạo từ cái bếp Ba Đình, ngày nay cứ vài năm được hăm lại và được vứt thêm vài mẩu xương da thừa, từ bữa ăn của Bộ Chánh Trị, để đấm mõm thằng dân, càng đói càng bất mãn.
Và chính những cán bộ giải phóng kỳ cựu là những người sốt ruột nhất muốn giải phóng miền Nam lần nữa. Và lần này bằng BÀN TAY NGỤY MIỀN NAM.
* * *
- Dạ ở đây là đất Nam, người Nam xưa nay có ai hiểu lầm chiếc "ghe" ra chiếc... gì?
- Anh phải đổi ra nà "Hợp tác xã đóng thuyền" cho đúng với công tác.
- Dạ nếu chúng tôi để hợp tác xã đóng thuyền thì lại bị nghi ngờ là tổ chức vượt biên.
- Anh cứ nghe nời tôi, ai nói gì thì có tôi chịu! - Lần này hắn bỏ đi không nhậm nhầy bới chuyện nữa.
Ông Phó chủ nhiệm hợp tác xã đóng ghe chào hắn rồi trở vào bào gỗ mà tưởng chừng bào ruột gan mình. Đau xót cho dân tộc mình quá đổi truân chuyên. Bốn mươi năm máu lửa. Hòa bình rồi vẫn chẳng được yên thân. Vì cái đám ngợm này.
Những chuyện trái cựa trở thành chuyện bình thường. Những chuyện đấm đá giữa Bắc Nam trở thành tượng trưng cho sự nhất trí trong ngoài đảng. Chuyện giết nhau rồi đọc diễn văn kể công đức dài nhằng được coi là thời trang xã nghĩa.
Cái hợp tác xã này tiếng rằng hợp tác xã nhưng chỉ có hai nhân công thường trực: Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm. Hai người khác chính kiến bỗng thấy gần nhau trong việc đóng ghe cho dân đi chở lúa, đi câu, đi chài lưới. Hai thằng Nam Kỳ dễ cảm thông trên mảnh đất quê nhà. Họ không nói chánh sách, cũng không gợi chuyện đã qua, họ chỉ lo sả cây, bào gỗ, đóng đinh... ghép những mảnh ván vào nhau.
Chập sau thì ông Chủ nhiệm lọc cọc chõi gậy về tới. Ông đi mua gỗ của một ngôi nhà giàu xưa bị giật sập từ năm 1945 khi Việt Minh cướp chánh quyền, như một bộ xương khủng long nằm chình ình đó mạnh dân xóm dân xóm rút, mạnh du kích du kích lấy.
"Thằng Nanh tới, anh Năm!" Ông phó nói ngay khi ông chánh vừa vào.
Ông chủ nhiệm dựng nạng hỏi ngay:
"Nanh nào? Già hay trẻ? Lâu nay tôi chưa chạm trán đám này lần nào!"
"Nanh trẻ."
"Nó moi móc kiếm chác cái gì hả?"
"Nó bảo sai căn bản cái tên Lam Sơn."
"Nó nói sao?"
"Nó bảo Lam Sơn là phong kiến, xổ toẹc luôn!"
"Hơi nào mà nói với dòi."
Chủ nhiệm Năm Thôn là cán bộ tập kết về Nam, gốc gác tại đây. Theo Việt Minh hồi 19, 20 tuổi. Trở về đầu đã bạc trắng không vợ con gì ráo. Cha mẹ đã qua đời từ lâu, anh chị em thì tứ tán. Mấy thằng em trai ngụy quân thứ dữ đi cải tạo chưa về. Ông nhờ bà con tìm cho một cô gái lỡ thời hay một người đàn bà góa, ngụy cũng được. Ông phó chủ nhiệm thương tình đi tìm dùm nhưng Năm Thôn đã có tuổi lại thương binh nên coi mòi rất khó. Năm Thôn đưa tay cào mớ tóc muối tiêu và nói:
"Chính cuộc cách mạng này mới hỏng từ gốc chú ạ!"
Năm Thôn gọi ông phó bằng chú như em. Năm Thôn ỷ có gốc vững chắc nên nói năng không cẩn thận như người khác. Năm Thôn tiếp:
"Tưởng giải phóng xong mọi cái đều khá, ai dè còn tồi tệ hơn hồi trước. Cái tụi Bắc Kỳ này còn khó chịu hơn đám hội tề của Tây. Tôi có sống với tụi nó tôi biết. Tôi không nói gian đâu. Chú biết tại sao nó bảo mình sửa tên không? Là vì chúng nó thấy mình vừa bán được mấy cái ghe mới, mà sao không đấm mõm chúng nó, nên thằng Nanh già gởi thằng Nanh trẻ xuống khơi mào đó. Được rồi, để tao đấm cho!"
Nanh già là Trưởng Ban Thuế Vụ. Hắn có cái răng chó khểnh lòi bên mép. Hắn lại có tánh đảng phú là ăn bẩn nên đồng bào gọi thẳng hắn là thằng Nanh. Vì dưới trướng hắn có thằng nhãi kia nên đồng bào gọi hắn là Nanh già cho khỏi lầm. Trong vùng này còn có câu hò để tặng đám rắn "trun ươn" thối này.
Công An, Thuế Vụ, Kiểm Lâm
Ba thằng giặc ấy nên đâm thằng nào
Đồng bào ơi hỡi đồng bào
Ba thằng giặc ấy thằng nào cũng đâm.
Ông phó thấy ông chánh nổi nóng thì năn nỉ:
"Thôi anh Năm à! Một câu nhịn chín câu lành. Quyền sanh sát trong tay người ta. Nhỡ có bề gì, bể nồi gạo, nguy lắm!"
"Tụi này tui rành quá chú ơi! Tôi ở ngoài đó gần hai mươi năm mà. Mềm nắn rắn buông. Mình sụt cà lui nó tiến tới. Bữa nay con gà, bữa mai đùi heo đấy! Tôi không có ngán tụi nó đâu!"
Ông phó vẫn nhỏ nhẹ:
"Anh không ngán chớ tui sợ anh Năm à! Tui là chim bị đạn mà anh. Người ta ném truyền đơn phục quốc vô xưởng là tôi trở lại trại mút mùa."
"Có tôi chú đừng sợ. Chế độ này là chế độ dân chủ, không phải chế độ..." Năm Thôn muốn chọn chữ cho đúng nhưng anh lập bập rồi ngưng luôn.
Đúng ngày hẹn, thằng Nanh trẻ lại đến. Hắn nổi cáu ngay khi thấy tấm bảng còn y nguyên như khiêu khích nhà nước. Hắn đi vào xưởng định gặp ông phó mà hắn cho là dễ bóp. Nhưng lại đụng một ông già đang ngồi bào gỗ, hắn chắc là người làm công.
"Ê, phó chủ nhiệm có nhà không?"
"Tôi là nhân công, tôi không biết gì hết."
"Thế còn ông chủ nhiệm đâu, lâu nay không thấy lên sở thuế."
"Tôi cũng không biết! Nhưng hai ông ấy có ủy quyền cho tôi hôm nay giải quyết mọi việc của hợp tác xã. Hai ổng đi mua cây tối mới về."
Ông già vừa bào gỗ vừa đối đáp, không coi ông cán bộ thuế quan trọng. Thằng Nanh bước lại tự kéo ghế ngồi và hất hàm:
"Họ có nói cho ông về vụ tấm bảng tên hợp tác xã không?"
"Dạ có chớ. Hai ổng dặn tôi là bữa nay cán bộ tới."
"Sao họ chưa đổi tên như tôi đã bảo."
Ông già chẫm rãi đáp:
"Cái sự đổi là nhất định phải đổi rồi, nhưng muốn cho hợp với ý của ở trên chúng tôi muốn chọn cái tên nào thật có ý nghĩa, chúng tôi thích mà ở trên cũng hài lòng, một lần chữa một lần tốn tiền, nên chỉ chữa một lần thôi. Vì thế hai ông chánh phó hợp tác có đưa cho tôi mấy cái tên để tôi trình bày với cán bộ xem cán bộ ưng cái nào thì kẻ cái ấy lên bảng."
Thằng Nanh móc sổ tay rút bút máy ra chuẩn bị ghi. Ông già nói:
"Tên thứ nhất là NAM SƠN thay vì LAM SƠN. Chúng tôi chỉ thay có một chữ, chữ L đổi ra chữ N. Như vậy ít tốn tiền mà vẫn có ý nghĩa."
Thằng Nanh không ghi mà trợn mắt, xua tay lia lịa:
"Không được! Không đượ... ợc! Cái tên này nghe có mùi phục quốc."
"Sao có mùi phục quốc ạ?"
"Hiện giờ chúng nó đang chui rúc trong các vùng rừng núi như Thất Sơn, Bà Đen, để chiêu binh mãi mã theo kiểu Nê Nợi chờ ngày khởi nghĩa. Nam Sơn với Lam Sơn thì có khác gì nhau. Vả nại đây là vùng đồng bằng nàm gì có lúi. Đỉnh lúi nhô nên như chọc vào mặt mũi chế độ tức nà chống đối."
"Nam Sơn không được thì Phi Long. Được không?" Ông già cười nói.
Thằng Nanh nheo nheo một chút rồi lắc:
"Tên này cũng không ổn đâu, nghe nó chương chướng thế lào ấy!"
"Chướng thế nào ạ?"
"Nong là rồng. Rồng nà tượng trưng cho phong kiến!"
"Hà Nội xưa kia gọi là Thủ đô Thăng Long lừng lẫy thì sao?"
"Hồi xưa kia! Bây giờ đâu có ai gọi nữa. Cũng như Sàigòn vậy. Bây giờ có ai kêu nà Sàigòn đâu. Sàigòn đế quốc đặt cho. Bây giờ cách mạng thành công, đất nước thống nhất rồi nhân dân gọi nó bằng tên bác kính yêu."
"Vậy sao tôi nghe dân chúng nói "đi Sàigòn" chớ không có ai nói tôi đi "thành phố Hồ Chí Minh" cả vậy?"
"Đó là dân nạc hậu. Nại nữa..." Hắn trở lại "Cái chữ Nong đi cặp với chữ Phi lại càng nguy hiểm cho mấy ông. Phi là bay. Đất nước được độc lập rồi còn bay, bay đi đâu? Vượt biên à? Các ông treo cái bảng đó buổi sáng thì buổi trưa công an tới hỏi thăm. Không được đâu! Chọn tên khác ngay đi! Đừng ngoan cố nữa!"
Ông già nói:
"Tụi tui ít chữ nghĩa nên không biết thế nào cho trúng cái bụng của nhà nước, nên ông chủ nhiệm trước khi ra đi có dặn, nếu cán bộ không chịu mấy tên ấy thì lấy tên "Thủ Khoa Huân" là tên nhà cách mạng ái quốc được dùng cho tỉnh nhà như các tỉnh bạn lấy tên Đồ Chiểu, Nguyễn Trung Trực đặt cho tên tỉnh họ hồi 45."
"Thủ Khoa Huân lên đoạn đầu đài còn ngâm thơ, ông ấy anh hùng thật nhưng so với Nguyễn Văn Trỗi thì thua xa. Ông biết tại sao không? Nà vì Thủ Khoa nhà ta không có hô Hồ Chí Minh muôn năm như Nguyễn Văn Trỗi. Nấy tên đó thì được nhưng sợ nhân dân không mua thuyền của các ông nữa..."
"Vì sao?"
"Vì họ sợ xui, mua thuyền của hợp tác xã mang tên một người chết."
"Vậy thành phố Sàigòn mang tên người sống?"
Thằng Nanh vốn lém lỉnh (bố mẹ hắn biết vậy nên đặt tên nó là Lanh) nên chỉ trong hai ba cái nháy mắt, hắn đã tìm được câu trả lời:
"Ông ấy chỉ nà phiến noạn đâu phải nhà cách mạng như Bác. Nếu các ông chưa nghĩ ra, tôi sẽ chọn cho một cái tên tuyệt đẹp vừa hợp với trào xã nghĩa vừa có tính cách nghệ thuật hấp dẫn khách hàng."
"Dạ cảm ơn, tôi còn có một tên cuối cùng ạ, để cán bộ coi có hạp không. Nó vừa nghệ thuật lại vừa hợp với nồi niêu xã nghĩa mình lắm."
"Trào niêu không phải nà lồi liêu! Ông lói bậy bạ quá! Tên gì?"
"Cù Lao Rồng! Ha!... á!" Ông già phá lên cười.
Thằng Nanh bất ngờ không biết đối phó ra sao cũng không hiểu lý do gì mà ông này lại nêu ra một cái tên kỳ quái vậy? Cù Lao Rồng, hắn có nghe nói, hắn nhìn thấy nó hầu như hằng ngày nằm giữa sông "Kiểu Nong" kia nhưng hắn không hiểu gì về nó cả.
"Ní nịch cái cù nao ra sao?"
"Ní nịch hả?" Ông già cười đắc chí "Kể thì rất dài, nhưng tóm tắt thì thế này. Đó là một cù lao lớn nằm giữa sông Tiền Giang, giống hình con Rồng, cho nên có tên gọi là Cù Lao Rồng, ngày xưa thực dân Pháp đem những người cùi nhốt cách ly ở đó. Nhưng dần dần những người cùi đều chết hết, cù lao trở lại cuộc sống bình thường. Nhờ phù sa bồi đắp cho nên cây vườn xanh tốt bạt ngàn... Nhưng sau 75 thì bọn cùi sống lại."
"Tại sao thế?" Cán Nanh ngạc nhiên hỏi.
"Cùi ngoài Bắc tràn vô."
"Ở ngoài đó chánh phủ nhốt chung một trại nàm thao chúng vô đây được?"
"Ồ được chứ! Chúng vô hàng đàn, hàng lũ, lớp luồn trong đường kín, lớp đi bằng xe môlôtôva, lớp thì leo tàu hỏa lớp lại đi xe hơi..."
"Trại cùi miền Bắc đã vỡ ra mà sao ta không biết? Nạ thế?
"Biết làm sao được mà biết!" Ông già hứng thú nói thao thao bất tuyệt trước cặp mắt mở tròn xoe của tên cán ngáo "Chúng nó khôn lắm, chúng nó đâu có nói với người khác rằng chúng nó bị cùi! Chúng nó mặc áo, chúng nó đội mũ, chúng nó mang giầy như mọi người. Hơn thế nữa chúng nó mặc áo cán bộ Mao Trạch Đông, chúng nó mặc áo quân đội chánh quy, nhiều tên lại đeo lon đeo gáo."
"Nếu tôi biết, thì tôi cho nhà lước hay để chận nại ngay!"
"Không tài nào! Không tài nào!" Ông già ngưng tay bào nhìn hắn, cười khảy.
Thằng Nanh lém lỉnh vặt nhưng lại chậm hiểu. Nghe ông già kể chuyện kỳ lạ, hắn cho đây là một cơ hội ngàn năm có một lập công dâng đảng, hắn hỏi phăng xem đám cùi đó là ai.
"Ông biết bọn cùi đó đang trốn ở đâu bây giờ không?"
"Để làm gì chớ?"
"Để bắt gom về Cù Nao Rồng như trước! Ông không biết bệnh cùi nguy hiểm nhất thế giới, chưa thuốc nào trị nổi à?"
"Tôi biết chớ sao không biết, nhưng mà bây giờ chúng đã lẫn lộn trong dân cả rồi, thằng thì làm chủ tịch thành phố, thằng phó bí thư tỉnh ủy, thằng thì trưởng phòng thuế vụ, trưởng ty, giám đốc sở, nhưng cũng có thằng chuyên môn moi móc trong quần... chúng kiếm ăn."
"Những thằng lào tồi bại vậy?"
"Chính mày, chính chúng mày!" Ông già trỏ mặt thằng Nanh. "Chính bọn cùi chúng mày kéo vào đây cả bầy dẫm nát quê hương tao."
Thằng Nanh hốt hoảng lật bật bị vướng cái ghế té ngửa chổng cẳng lên trời, loay hoay mãi mới lồm cồm ngồi dậy được. Hắn vừa thụt lùi, vừa trỏ mặt lão già, quát:
"Tên lày niên hệ phục quốc! Tên lày nàm noạn! Thằng chủ nhiệm của mày sẽ niên nụy với những phát ngôn phản động của mày."
Ông già vỗ ngực:
"Tao là chủ nhiệm đây! Mày muốn gì?"
"Mày niên nạc với tên ngụy phó chủ nhiệm để chống chế độ!"
Ông già cười xòa:
"Chính mày mới là thằng chống chế độ. Thằng công an nào sáng suốt phải còng đầu mày. Chính mày, dòng họ mày, là những tên cùi xổng ra khỏi cái trại cùi vĩ đại của miền Bắc mang bịnh cùi vào lây ra hại khắp miền Nam tao. Chính lũ mày phá nát cách mạng, chính chúng mày là những tên phải được bắt bỏ vào Cù Lao Rồng sớm ngày nào tốt ngày ấy, chẳng sớm thì muộn nước Việt Nam sẽ trở thành một Cù Lao Rồng."
Tên Nanh run từng thớ thịt. Từ ngày mang "mác" cán bộ thuế vụ tới nay, hắn hoạnh họe từ cô gái quê bán tép đến bà cụ bán vỏ dừa khô, muốn gì được nấy, ai cãi lại hắn là "chống chế độ", cho nên thằng Nanh trẻ lẫn thằng Nanh già trở thành Thần Nanh đỏ mỏ. Hôm nay là lần thứ nhứt có một ông già chửi hắn là thằng cùi. Lão chống chế độ ác liệt!
Hắn quát để tự trấn tỉnh:
"Tao sẽ kêu công an còng đầu mày!"
"Hề hề!" Lão già đứng dậy tụt quần, nẩy ngửa "Lại đây còng cái này nè!"
Thằng Nanh đứng sững sốt. Lão già vẫn giữ nguyên vị trí cũ và chậm rãi nói:
"Tao làm cách mạng hồi ông nội mày chưa đẻ tía mày. Cờ búa liềm đầu tiên ở chợ này tao treo đó, nói cho mày hay. Đồ con nít biết gì! May muốn đi dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm Nam Kỳ Khởi Nghĩa không? Để tao gọi tỉnh ủy đem xe tới rước, rồi mày đi với tao nghe!"
Lão chủ nhiệm kéo quần lên quơ lấy cặp nạng gỗ chống đi ra khỏi cái bàn bào, đứng một chân vung nạng lên, chỉa vào mặt thằng Nanh, quát tiếp:
"Cút! Cút! Tao không muốn thấy cái mặt của chúng mày ở xứ tao!"
Ông phó chủ nhiệm được lệnh ông chủ nhiệm lánh mặt ra sau xưởng. Khi thấy cuộc "đối thoại" về cái tên hợp tác xã đã trở thành cuộc xung đột thì ông chạy ra can. Ông vốn quen chịu đựng những chuyện trái cựa quái quắc trong trại, nên ông có tính uyển chuyển hơn ông chánh. Ông vừa can ông chánh, vừa năn nỉ, và xin lỗi "dùm" ông chánh. Nhờ thế ông đại cán gáo có đường rút lui trong danh dự. Ông phó đi theo ra tận ngoài đường, tìm cách vuốt giận ông trung ương. Giả dại qua ải chẳng nhục gì.
Ông phó nói:
"Sớm muộn gì tôi cũng đổi tên hợp tác xã ông ạ."
"Ừ, ông lên niệu mà thay sớm đi, không, không xong với cách mạng đâu!"
"Tên gì xin ông cho chúng tôi một cái!"
"Quyết Tiến, Quyết Thắng, Cờ Hồng, Sao Vàng... thiếu gì danh từ cách mạng. Ở miền Bắc các hợp tác xã công nghiệp, nông nghiệp nhờ đeo các tên đó mà xây dựng xã hội chủ nghĩa nổi đình, nổi đám đó chớ!"
"Vâng. Tôi xin bỏ cái hiệu Lam Sơn, Nam Sơn lẫn Phi Long và Cù Lao Rồng ạ!"
Thằng Nanh tiu nghỉu ra về không thuật chuyện mình bị bỉ mặt, chỉ phóng đại việc hợp tác xã đổi tên cho Nanh già nghe. Chúng coi đó là một chiến thắng mới của cách mạng trong hòa bình, hơn nữa chúng đã tiêu diệt được một ổ phục quốc nguy hiểm nhất: cán bộ tập kết hồi hương móc ngoặc với ngụy quân.
Buổi chiều, sau khi đóng cửa xưởng, hai người bắc ghế ra sân nhậu suông.
Chưa bao giờ ông Năm Thôn buồn như hôm nay. Gần 60 tuổi đầu, với danh hiệu chiến sĩ Nam Kỳ Khởi Nghĩa 40, đảng viên, kháng chiến chống Pháp, vượt Trường Sơn, chống Mỹ kỳ cùng, bây giờ 6 ký gạo mua theo phiếu hàng tháng, kèm vài lạng đường cát khi có khi không, còn vợ con thì hoàn toàn không có.
"Pháp cai trị, chống Pháp; Mỹ vô chống Mỹ, hòa bình rồi, chống nạng! Đúng là tôi theo sát khẩu hiệu "ba chống" của nhà nước!"
Rồi ông cười nhạt, cặp mắt rưng lệ:
"Tôi không đòi hỏi cách mạng đền bù sự hy sinh của tôi. Cách mạng nào mà không cần sự hy sinh của nhân dân, cán bộ, phải không chú? Nhưng tôi đòi hỏi người ta trả lời cho những hy sinh ấy. Để làm gì? Để Làm gì? Phải chăng để bọn cùi hủi này gieo mầm bệnh khắp đất nước? Chú thấy đó, thằng Nanh nhằm bóp cái hợp tác xã tèng xí này đâu phải vì chúng muốn thay đổi bảng hiệu cho hợp với cách mạng cách mùng gì. Mà vấn đề khác. Một bữa tiệc xoàng thôi sẽ xoay hẳn lập trường cách mạng của đám cách mạng lọc cạch lửa này. Chú hiểu mà chú em!" Với nỗi đau thấu tâm can vị cựu chiến sĩ Nam Kỳ Khởi Nghĩa nói tiếp "Cách mạng xưa là thần thánh vô biên, qua 40 năm, nay trở thành cùi hủi gớm ghiếc. Cách mạng đã mất hết nhân tâm cả với bọn tôi nữa! Còn cái tên này tên nọ đổi hay không đổi chẳng quan trọng gì! Vấn đề là người ta có gọi nó hay không? Tên nó xuất phát từ lòng người. Nó tên Mít, tên Xoài mà tôi yêu nó, tôi gọi nó. Nó tên Hoàng Quốc nọ, Hoàng Văn kia mà tôi không ưa thì có vẽ nó to bằng con voi trên tường, tôi vẫn không thèm ngó! Sự thực sờ sờ ra đó, chú rõ mà!" Ông chủ nhiệm quệt ngang nước mắt. Hồi lâu, ông thở dài "Tôi không ngờ đất nước đã giải phóng mà lại thế này chú ạ! Tôi thú thực với chú là mỗi lần tôi thấy chú cầm cái bìa phiếu đi cắt hai lạng rưỡi thịt heo, xách toòng teng trên tay, tôi rất hổ thầm. Xứ mình hồi Tây cũng đâu kỳ cục vậy!" Ông Năm Thôn muốn nói gì thêm nhưng bỗng ông ngưng ngang.
Hai người cùng ngó mặt ra sông. Cù Lao Rồng hiện ra xanh đen như con giao long từ đáy sông trồi lên chực bay lên lướt gió tung mây.
5/89
VIETTUSAIGON * TỪ THIỆN
Thứ Hai, 12/12/2016 - 01:08 — VietTuSaiGon
http://www.rfavietnam.com/node/3599
Lời tâm sự: Việt Nam hiện tại giống như một chiếc xe lỗi thời, tuy
rằng nó vẫn còn vận hành được nhưng đây là chiếc xe cũ kĩ và cần phải có
một cuộc đại tu. Nội lực của con dân Việt, xét cho cùng là một nguồn
năng lượng tiềm ẩn, bền bĩ, chẳng khác nào cổ xe nồi đồng cối đá với sức
chịu đựng và hoạt động kinh hoàng. Nhưng, muốn cho một chiếc xe chạy
tốt, vấn đề không phải là tìm ra điểm mạnh “nồi đồng cối đá” của máy móc
mà phải nhìn thấy những điểm yếu của nó, chẳng hạn như dây điện quá cũ,
đã bong tróc, hoặc thùng xăng đã bị rò rỉ, ốc vít đã long… Tất cả những
chi tiết nhỏ này, nếu không khắc phục, có khi chỉ trong phút chốc,
chiếc xe trở thành một đống đổ nát vĩnh viễn. Với phương châm này, bài
viết Tính Cách Người Việt Qua Lăng Kính Từ Thiện sẽ không đụng đến điểm
ưu của người Việt mà chủ trương tìm ra những điểm yếu, những điểm nhược
của người Việt hiện tại. Và với khả năng nhỏ bé nhưng nỗi thao thức thì
không nhỏ trước hiện tình đất nước, tôi chỉ mong góp tiếng nói bé mọn
của mình vào đại cuộc – tìm tương lai tự do, dân chủ và tiến bộ cho dân
tộc Việt Nam. Bài viết này có thể đụng chạm rất nhiều, kính mong quí vị
lượng tình vì đây là tâm thành của người cầm bút!
Kì 1: Tâm thức nông nghiệp dai dẳng
Người Việt, ai cũng biết và thuộc lòng phương châm “lá lành đùm lá
rách”. Hiện tại, người ta đã phát triển lên cấp độ “lá rách đùm lá nát,
lá nát đùm lá te tua”. Và, dường như mỗi khi đồng bào miền Trung nói
riêng và bất kỳ đồng bào tỉnh nào trên cả nước gặp thiên tai, dịch họa,
không riêng gì người Việt hay cộng đồng người Việt tại hải ngoại mà cả
những người bạn không cùng ngôn ngữ Việt cũng chìa tay giúp đỡ. Ấy là
tình người và lòng trắc ẩn vốn có đang luân chuyển nơi huyết quản.
Nhưng, cũng qua quan sát, tham gia nhiều đợt cứu trợ, theo dõi nhận cứu
trợ, qua nhiều gói cứu trợ và qua nhiều hoạt động thiện nguyện, tiếp
xúc, tương tác, phân tích, quan sát tổng quát… Tôi thực sự buồn khi phải
đưa ra nhận xét: Người Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi tâm thức nông
nghiệp. Mà không có gì đáng sợ cho sự phát triển của một dân tộc hơn là
mọi thứ vẫn dẫm chân trong tâm thức nông nghiệp.
Vậy tâm thức nông nghiệp là gì? Nên hiểu như thế nào? Đặc trưng tâm thức nông nghiệp Việt Nam nằm ở đâu?
Để nói về tâm thức nông nghiệp, tôi khẳng định: Người Việt Nam hiện tại
đã có cơ hội đi nhiều nơi, làm việc trong nhiều lĩnh vực và tương tác
trong nhiều không gian hoàn toàn không có dấu vết nông nghiệp. Tuy
nhiên, cái bóng nông nghiệp phủ nặng trong tâm thức vẫn chưa bao giờ
được gọt bỏ ở một bộ phận không nhỏ người Việt. Số người đã thoát, đã
loại bỏ thứ tâm thức nặng nề này hiếm hoi, không phải là không có nhưng
chiếm tỉ lệ không cao trong xã hội Việt Nam hiện tại.
Và đáng buồn hơn nữa là ngay trong cả một số nhà hoạt động xã hội dân
sự, nhà đấu tranh dân chủ, cái bóng của tâm thức nông nghiệp vẫn còn đè
nặng. Và đáng sợ hơn cả là hầu hết các giấc mơ về dân chủ của Việt Nam
đều bị tình trạng “bóng đè” này. Điều đó dẫn đến hệ lụy là công cuộc đấu
tranh dân chủ, nhân quyền và tiến bộ tại Việt Nam vẫn luôn trong tình
trạng chậm chạp, chưa bao giờ có sự bứt thoát như những gì các nhà phân
tích dự đoán và chưa tương xứng với nỗ lực đấu tranh, phổ biến dân chủ
của các nhà dân chủ, hoạt động xã hội dân sự…
Vì sao? Vì nếu viết ra thì đụng chạm và nguy cơ bị ném đá sẽ rất cao
nhưng tôi chấp nhận mọi cục đá để nói lên những gì mình cảm nhận (và
thấy rằng nó chính xác!) là người Việt Nam trải qua quá lâu các triều
đại phong kiến, đặc biệt là thứ giáo dục Khổng Nho đã làm người ta đánh
mất khả năng sáng tạo, tiếp đến là Cộng sản xã hội chủ nghĩa, một thứ
môi trường chứa đầy độc tố lưu manh hóa con người đã làm cho đất nước
tiếp tục lao đốc. Ông cha chúng ta chưa có công trình nào gọi là sáng
tạo. Ngay từ cái xe nước của nông dân cũng do cụ Phạm Phú Thứ sang Pháp
học được mà mang về phổ biến cho nước Việt. Bởi Khổng Giáo là thứ giáo
dục người ta chỉ biết tin và tin, đáng sợ hơn cả là tin vào người đi
trước, tin vào lời của người đi trước, rằng nó luôn đúng.
Ngay bản thân Khổng Tử, khi viết Tứ Thư, Ngũ Kinh, ông không hề sáng tạo
bất kỳ một chữ nào trong đó và điều này được ông khẳng định rằng “chỉ
ghi chép lại điều của người xưa dạy vì thấy nó đúng”. Và trong Ngũ Kinh
thì Kinh Lễ được chép kĩ nhất. Bởi bản thân Khổng Khâu là một thầy cúng,
ông chuyên đi cúng cho các gia đình có đám ma, đám giỗ hay các đám trừ
tà từ lúc còn rất trẻ. Và Lễ ở đây đừng hiểu là Lễ Độ hoặc Lễ Phép với
người cao tuổi, là chừng mực ứng xử xã hội như cách diễn dịch của các
nhà Khổng Học tự nhận mà là lễ bái, lễ nghi cúng kính. Cái câu “Tiên Học
Lễ Hậu Học Văn” được các ông sau này dùng treo ở các trường là bê
nguyên văn của Khổng Tử. Trong khi đó, Lễ của thời Khổng Tử là lễ cúng
đối với thần linh và lễ bái đối với bậc vua chúa, quan lại. Nghĩa là
biết kính và biết lạy với các quan, với thiên tử.
Vô hình trung, sự tôn thờ, quì lụy trước các vua chúa, quan lại được
chuyển tiếp từ thời phong kiến sang thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa và
người ta mặc nhiên đón nhận điều này như một thứ triết lý giáo dục. Hệ
quả của nó là thứ văn hóa đội trên đạp dưới, đè đầu cưỡi cổ, chui luồn,
tôn sùng lãnh đạo. Ngay trong đám cưới, đám tang, lời phát biểu của chủ
hôn hay chủ tang cũng đặt việc “kính thưa các cấp lãnh đạo địa phương”
lên trước mọi thứ kính thưa và việc kính thưa đã chiếm gần hết bài phát
biểu… Mọi thứ nhan nhản từ cơ quan nhà nước cho đến công ty, xí nghiệp
tư nhân, gia đình… ngay trong hiện tại chứ không đâu xa.
Và, bên cạnh đó, kiểu làm ruộng rất ư lạc hậu và manh mún của người Việt
suốt cả ngàn năm nay cũng đẫn đến tình trạng tâm lý ức chế, chưa bao
giờ vượt thoát khỏi lũy tre làng hay bờ đê, bờ ruộng. Người ta dù có cố
thoát vẫn phải ngoi ngóp trong vạt ruộng đời. Thậm chí, số phận người ta
biểu hiện trên đám ruộng của người ta, những mảnh ruộng eo óc, nhỏ
nhôi, chắp vá, cằn cỗi.
Và đáng sợ nhất là giai đoạn kinh tế tập trung bao cấp, nông nghiệp tập
thể thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Từ công chức nhà nước, trí thức
cho đến người nông dân chân lấm tay bùn, không có ai thoát khỏi cảnh xếp
hàng, chầu chực miếng ăn, lo sợ mất miếng ăn. Đây là thời kì làm cho
mọi giá trị ý chí cũng như sáng tạo bị thui chột nặng nề nhất.
Chưa hết, sau kinh tế tập trung bao cấp thì liền đó là kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kéo dài mãi cho đến hiện nay.
Nếu như kinh tế tập trung bao cấp, nông nghiệp tập thể làm cho người ta
lo sợ, thui chột trước miếng ăn bao nhiêu thì kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho người ta bị lưu manh hóa nhanh
chóng bấy nhiêu.
Bởi chính cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” đó đã hàm chứa bên trong nó
lợi ích nhóm, lợi ích đỏ. Và nó nhanh chóng phát sinh hàng triệu thứ đeo
bám vào quyền lực đảng. Để được dẫm chân lên lợi ích nhóm, người ta tự
đánh tráo lý tưởng của mình bằng miếng ăn, chỗ ở và tiền bạc. Không
thiếu, thậm chí có rất nhiều người trẻ có năng lực, mặc dù không tin vào
chủ nghĩa Cộng sản nhưng vẫn nỗ lực để vào đảng hoặc chạy chọt bằng mọi
giá để vào cơ quan nhà nước với mục đích kiếm miếng ăn một cách dễ dàng
trong hệ thống này. Và với thứ qui trình/qui luật thăng tiến dựa trên
lý lịch chứ không dựa trên năng lực trong hệ thống nhà nước Cộng sản,
bất kì trí thức nào khi bước vào nó, muốn thăng tiến thì phải nỗ lực cho
có được cái thẻ đảng, nó như một thứ bùa hộ mệnh.
Một khi có được đà thăng tiến thông qua lợi ích nhóm và quyền lực đỏ,
người ta phải chấp nhận luật chơi và dấn sâu vào thế giới của nó, thủ
đoạn, sự bẩn thỉu, tính ích kỉ, lòng tham và tính manh mún được khai
triển, được biểu hiện rõ nét trong giai đoạn này. Chính vì vậy, tất cả
các công chức nhà nước tử tế đều rất cô đơn, thậm chí cô độc và đời sống
của họ gần như là đời sống “lập dị”, dựa vào đồng lương và chăn nuôi,
làm thêm, qua quýt qua ngày đoạn tháng rồi chờ ngày hưu, chờ vào khoản
lương hưu tuổi già, khép kín và yếm thế. Ngược lại, những kẻ cơ hội khi
nắm quyền bính trên tay thì họ nhanh chóng trở thành ông vua một cõi.
Chuyện này nhan nhản trong xã hội Việt Nam hiện tại, đi đâu cũng thấy,
ngửi trong không khí cũng nghe mùi.
Về phía người nông dân, họ không nằm trong các nhóm lợi ích, họ không
nằm trong quyền lực đỏ, thế nhưng họ vẫn không thoát được vòng xoáy của
xã hội. Người nông dân nhanh chóng trở thành nạn nhân và tòng phạm của
thời đại. Về khía cạnh nạn nhân, người nông dân vốn thật thà, chất phác,
ít quan tâm đến chuyện chữ nghĩa, người nông dân dễ dàng bị mắc bẫy của
nhà cầm quyền từ địa phương tới trung ương. Đất đai vốn nhỏ hẹp, phúc
lợi xã hội vốn teo tóp của người nông dân bị chính quyền tùng xẻo, xâu
xé đến mức hàng ngàn nông dân phải màn trời chiếu đất, hàng triệu dân
oan ra đời và chưa dừng ở đó…
(Còn nữa…).
VietTuSaiGon's blogTính cách người Việt qua lăng kính từ thiện
Thứ Hai, 12/12/2016 - 18:55 — VietTuSaiGon
Kỳ 2: Tính toàn tri và hành xử
Nói rằng người nông dân Việt vừa là nạn nhân lại vừa là tòng phạm trong vấn đề đất nước tuột hậu, nghe ra có vẻ không thuyết phục và có chút gì đó võ đoán, phiến diện. Bởi từ trước tới nay, cụ thể là từ thời phong kiến đến thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, nông dân Việt chỉ toàn bị trù dập, đè đầu cưỡi cổ, bị bóc lột chứ làm gì có chuyện tòng phạm làm đất nước chậm phát triển? Đất nước chậm phát triển phải là do giới lãnh đạo, bộ máy lãnh đạo (!?).
Nói rằng người nông dân Việt vừa là nạn nhân lại vừa là tòng phạm trong vấn đề đất nước tuột hậu, nghe ra có vẻ không thuyết phục và có chút gì đó võ đoán, phiến diện. Bởi từ trước tới nay, cụ thể là từ thời phong kiến đến thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, nông dân Việt chỉ toàn bị trù dập, đè đầu cưỡi cổ, bị bóc lột chứ làm gì có chuyện tòng phạm làm đất nước chậm phát triển? Đất nước chậm phát triển phải là do giới lãnh đạo, bộ máy lãnh đạo (!?).
Trên thực tế, đại bộ phận nhân dân, trong đó số đông là nông dân đã tiếp
tay, là tòng phạm trong vấn đề làm cho đất nước bị tuột hậu mà chưa bao
giờ nhìn thấy điều nhày. Bởi nếu người nông dân nhìn thấy điều này thì
đất nước không tệ hại như ngày hôm nay. Đặc biệt, ở đây nếu xét trên
khía cạnh tâm lý hay thói quen, tính cách toàn tri của người Việt thì dễ
dàng nhận thấy nguyên nhân của ngày hôm nay với đầy đủ khổ ải và trả
giá mà người dân Việt phải gánh chịu lại do sự tiếp tay của chính người
Việt cho hệ thống độc tài chứ không ai khác.
Trở lại tính toàn tri của đại bộ phận người Việt Nam, có vẻ như đã là
người Việt thì ai cũng có sẵn máu toàn tri trong người và luôn thấy mình
đúng, thậm chí thấy mình là trung tâm thế giới, là kẻ đi tiên phong,
là… vân vân và vân vân. Mà truy nguyên tính cách này, thì hỡi ôi, nó lại
do Khổng Nho và Cộng sản mà ra. Bởi không có sách vở nào dám khẳng
định, dám xem sự hiểu biết của mình là chân lý giống như sách vở của
Khổng Tử. Tôi có một người quen, ông này cũng có đọc đông tây kim cổ,
cũng có hiểu biết ít nhiều và khá khiêm tốn, chịu học hỏi. Không may cho
ông là sau này, ông nghiền ngẫm tất cả sách vở liên quan đến Khổng Tử
và xem Khổng Tử là vị thầy lớn nhất của mọi thời đại, ông khẳng định
rằng Khổng Tử là “vạn đại sư biểu” và kính thưa các loại ca ngợi. Kết
quả là ông ngày càng trở nên ngáo ộp bởi không xem ai ra gì, tất cả đều
dưới mắt của ông. Bởi ông tin rằng mình đã đọc được tinh hoa của người
xưa, mình đã học toàn điều đúng và những ai ngược với ông đều là sai.
Cuộc sống lúc rảnh nghiền ngẫm sách Khổng Nho, rồi sách bói toán và luôn
tự sướng mình là tinh hoa của xã hội, giờ làm việc thì vo nếp, gói bánh
chưng, nấu bánh chưng, sáng mai chất lên xe cho vợ chở ra chợ bán, lúc
rảnh lại học thuộc lòng một câu nào đó trong sách Khổng (mặc dù ông
chẳng biết lấy nửa chữ Hán hay Nôm mà chỉ đọc sách của người ta dịch).
Thời gian dần biến ông bạn thành loại người quái dị, chẳng giống ai, mặt
mũi thì đen đúa nhọ nồi, tay chân thô thiển, trán hẹp, nói năng lỗ
mãng, chẳng mấy khi đi ra ngoài và cũng chẳng biết gì ngoài mấy tờ báo
nhà nước… Nhưng lúc nào cũng tự tin là mình biết mọi thứ trong thế giới
này và mình luôn đúng.
Có lẽ không nên kéo dài câu chuyện rất ư cá biệt của ông bạn! Điều mà
tôi muốn nói là ông bạn tưởng chừng như cá biệt này lại rất phổ biến và
đa dạng tại Việt Nam hiện tại. Tôi từng tiếp xúc rất nhiều trí thức, họ
nói năng hòa nhã, vui vẻ, thậm chí chơi thoáng. Nhưng chỉ cần đụng đến
quan điểm, chính kiến là gân cổ lên cãi, thiếu điều đập nhau với đối
phương. Có nghĩa là họ sẵn sàng chia sẻ trong cái họ thấy là họ đúng,
trong hệ qui chiếu của họ nhưng họ không chấp nhận ý kiến trái chiều.
Nói rộng ra, hầu như số đông người Việt Nam vấp phải tính cách này,
nghĩa là bình thường, người ta sẵn lòng chia sẻ, thậm chí có thể sớt bớt
nửa chén cơm mình sắp ăn cho người khác và chịu đói để cho người khác
ăn. Nhưng nếu đụng đến chính kiến, đụng đến quan điểm thì mọi chuyện lại
khác. Mà chính kiến, quan điểm ở đây nhiều khi chẳng có liên quan gì
đến bản thân họ, trong khi có những loại chính kiến, quan điểm trực tiếp
liên quan đến họ thì họ bỏ lơ, xem như không phải chuyện của mình và
không thuộc về “phận sự” của mình.
Ví dụ, chắc chắn ví dụ này của tôi sẽ bị ném đá nhưng tôi cũng vui vẻ
nhận sự ném đá, thậm chí trứng thối hoặc thứ gì tệ hại hơn nữa. Và tôi
cũng xin nói trước là tôi cám ơn tất cả những người ném đá và trứng thối
(nếu có), đó là chuyện Phan Anh và cứu trợ. Cùng lúc với chuyện của
Phan Anh có thêm chuyện của Dũng Vova. Cả hai người này đang bị dư luận
ném đá một cách không thương tiếc sau một số trục trặc cũng như sự thiếu
minh bạch trong tài chính cứu trợ của họ
Ở đây, nếu xét trên khía cạnh dư luận và hiệu ứng vết dầu loang của nó,
rất dễ dàng nhận thấy cả Phan Anh, Dũng Vova và những người ném đá anh
ta đều mắc sai lầm. Nếu như Phan Anh, Dũng Vova mắc sai lầm trong việc
thiếu minh bạch về tài chính hoặc sử dụng tiền không đúng mục đích thì
phía những người ném đá lại mắc sai lầm toàn tri. Mà cái bẫy toàn tri là
một loại bẫy do chính bản thân người ta giăng ra để bẫy lý trí của
mình, và chắc chắn là không có kết quả tốt đẹp.
Trở lại vấn đề Phan Anh và Dũng Vova trước, ở đây, nếu Dũng Vova bị tố
là ăn chặn tiền cứu trợ thì Phan Anh cũng bị tố tương đương, nghĩa là số
tiền sử dụng không đúng mục đích và số còn lại không minh bạch. Cả hai
vấn đề này nếu thực sự xảy ra thì đáng lên án và cần phải có những giải
pháp thích đáng để điều chỉnh. Nhưng, vấn đề của Phan Anh lại tiến xa
hơn một bước khi anh quyết định chuyển 2 tỉ đồng trong số tiền còn lại
cho quĩ Hiểu Về Trái Tim. Liền sau đó, Phan Anh nhận tiếp búa rìu dư
luận, bị ném đá tới tấp về việc “sử dụng tiền cứu trợ không đúng mục
đích”.
Tôi xin nhấn mạnh, tôi không nói Phan Anh đúng, thậm chí anh sai trong
vấn đề thiếu minh bạch về vùng cứu trợ cũng như số lượng suất quà (mà
cũng có thể anh ta đã minh bạch điều này riêng với những mạnh thường
quân thông qua email cũng không chừng!?). Nhưng ở đây, những người ném
đá đã rơi vào toàn tri mà không biết. Sự toàn tri này không sai, không
xấu nhưng lại đụng chạm đến vấn đề nhân đạo. Bởi lẽ, cũng là một người
tham gia cứu trợ ở vùng lũ Quảng Bình, Hà Tĩnh, từng đến từng nhà và tìm
hiểu đời sống của người dân vùng lũ. Tôi nhận ra, cái mất của người dân
là khó bù đắp. Nhưng không phải ai cũng mất. Và cứu trợ thì luôn có
tính chất chung chung, tính đại đồng.
Chính vì tính đại đồng này mà các đoàn cứu trợ không thể dồn hết các
suất quà cho riêng các gia đình bị mất mà phải trang trải cho cả cộng
đồng chung quanh. Và có một thực tế: Các gia đình bị sập nhà, có người
chết thì không gì bù đắp nổi, bên cạnh đó, có những gia định bị ảnh
hưởng nhẹ vẫn có những suất quà bằng với gia đình thiệt hại nặng. Và có
một số gia đình vừa nhận quà của các đoàn, vừa nhận quà từ bà con phương
xa gởi về giúp, tổng số tiền người ta nhận được lên đến 60 triệu đồng –
70 triệu đồng, hàng tấn gạo và vài chục thùng mì tôm. Đó là sự thật!
Và khi đã nhận quá nhiều quà cứu trợ, người ta dễ có thói quen sáng ra
uống cà phê, ăn sáng và ngồi nhà chờ xem còn đoàn nào tới nữa không, vì
đi làm một ngày công chỉ được cao lắm 200 ngàn đồng, nhận một suất quà
có khi lớn hơn nhiều. Điều đáng sợ nhất và nguy hiểm nhất là tâm lý yếu
đuối, tự thấy mình là nạn nhân cần được cứu xét. Đây là thứ tâm lý nhanh
chóng đẩy người ta xuống mồ, nó còn đáng sợ hơn cả chính sách ngu dân
và nô bộc hóa người dân bằng rượu, ma túy.
Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nhưng nó đã xảy ra với một số người,
một số gia đình. Mà sở dĩ có như vậy cũng do toàn tri mà ra, nghĩa là
người ta thấy việc mình làm là đúng, là chuẩn mực và không cần suy nghĩ
gì nhiều, người ta nghĩ rằng kẻ có tiền mới mang đi làm từ thiện, nước
chảy từ trên cao xuống thấp, mình ít tiền hơn, mình gặp lũ lụt thì mình
có quyền nhận. Thậm chí, người ta tin chắc rằng cứ làm từ thiện là phải
giàu chứ người ta không thể hình dung ra có những người vì lòng trắc ẩn,
vì lòng lân mẫn trước khốn cảnh đồng loại có thể nhịn ăn, có thể mang
cả tháng lương ki cóp phòng khi đau ốm mà gởi làm quà cứu trợ!
Và trong tình trạng này, nếu tiếp tục đổ tất cả tiền có được trong tài
khoản (do cộng đồng quyên góp) để tặng bà con vùng lũ là có lỗi, thậm
chí là tội ác, vô tình làm cho người khác trở nên yếu đuối và tự bi kịch
hóa thân phận của họ chứ chẳng còn là nhân đạo nữa. Và là người cầm một
số tiền lớn của các nhà hảo tâm trên tay, nếu có lương tâm, chắc chắn
không ai dám cho để mà cho, để “giải ngân” cả! Người ta buộc phải cân
nhắc cho mục đích cuối cùng là Nhân Đạo. Vả lại, cứu trợ, xét cho cùng
là chia sẻ “một miếng khi đói bằng một gói khi no” để người ta tiếp tục
sống và đi tới bằng chính sức mạnh bản thân. Việc nên dừng ở đó, và cứu
trợ vùng lũ Bắc miền Trung xem như đã hoàn thành sứ mệnh. Người ta sụp
cây cầu, sụp ngôi nhà mà không nhìn thấy được nguyên nhân do thủy điện
xả đập, do nhà nước vô trách nhiệm và thay vì đấu tranh để lấy lại những
gì mình bị hại, người ta lại ơ hờ, lại chờ cứu trợ để bù vào thì mối
nguy dân tộc nằm trong chính những gói cứu trợ dông dài chứ không đâu
khác! Và không chừng lòng yêu thương, trắc ẩn của nhà hảo tâm lại bị sập
bẫy của nhà cầm quyền!
(Còn nữa…).
Tính cách người Việt qua lăng kính từ thiện
Thứ Hai, 12/12/2016 - 19:22 — VietTuSaiGon
Kỳ 3: Toàn Tri Toàn Cục và Toàn Tri Manh Mún
VietTuSaiGon's blog
Xét lại quĩ Hiểu Về Trái Tim, hầu như toàn bộ tài chánh của quĩ này đều
dành cho miền Trung, đặc biệt là các tỉnh vừa bị lũ lụt vừa qua là điểm
đến của quĩ này. Các hoạt động của quĩ này suốt nhiều năm nay đã giúp
được rất nhiều cho các em bé miền Trung. Hiện tại, sau khi có quá nhiều
đoàn cứu trợ tìm đến Quảng Bình, Hà Tĩnh, nếu không có thêm một suất cứu
trợ, đồng bào vùng lũ cũng không đến nỗi đói. Nhưng nếu có thêm một ca
phẫu thuật tim, sẽ có một sinh linh bé bỏng được cứu sống.
Và còn một chi tiết cũng khá tế nhị là trong số rất nhiều người ném đá
Phan Anh là tôi vẫn chưa tìm ra một người cụ thể đã gởi tiền vào tài
khoản của anh, nghĩa là những người ném đá không đưa ra được bằng chứng
họ đã gởi bao nhiêu, bao giờ, chứng từ gì…. Nói như vậy, tôi xin nhấn
mạnh lại lần nữa là không để bao biện cho Phan Anh mà là để thấy rằng
tính toàn tri của người Việt còn quá cao. Họ ném đá bởi họ tin mình
đúng, thậm chí rất có thể có nhiều người đã gởi tiền cho Phan Anh nhưng
không muốn trưng ra bằng chứng và cũng không muốn làm lớn vấn đề nhưng
cảm thấy uất ức, tức giận vì Phan Anh không làm đúng mục tiêu ban đầu,
đó là Cứu Trợ Bà Con Vùng Lũ!
Và đó là tính toàn tri, nghĩa là yếu tố nhân đạo ở đây được định nghĩa
và lấy tiêu chuẩn theo thước đo của người cứu trợ. Cứ gởi tiền cứu trợ
vùng lũ là phải cứu trợ vùng lũ, không đuợc sai mục đích. Và tính toàn
tri này hoàn toàn tốt chứ không xấu, bởi người gởi tiền lo và thương
đồng loại, muốn chia sẻ và họ luôn canh cánh trong lòng vì nhìn thấy
đồng bào của mình thiếu thốn, đói khổ, rét lạnh…
Nghiệt nỗi, đó là đỉnh điểm của toàn tri, họ tin vì họ nhìn thấy qua
tivi, qua báo chí và nhiều yếu tố khác. Trong khi đó, vì không thể đến
trực tiếp để cứu trợ, người ta phải chuyển nhờ một ai đó tìm đến vùng
khốn khổ thay cho mình để tặng, để chia sẻ. Vì người gởi tặng tiền không
thể tới nơi, trực tiếp tương tác thì không thể biết rõ ràng, rành mạch
được. Sự biết này chắc chắn bị giới hạn bởi lăng kính truyền thông cũng
như cập nhật không đầy đủ. Và người đại diện cứu trợ (chỉ xét ở người có
lương tri, biết trăn trở trước nỗi đau đồng loại, đồng bào) mới đi thực
tế, mới tiếp xúc và hiểu được vùng nào cần gì, nơi đâu nên dừng cứu
trợ.
Và đương nhiên, người trực tiếp cứu trợ thấy mọi việc đã tạm ổn, không
thể kéo dài thêm tình trạng cho và nhận nữa, mà số tiền trong tài khoản
còn quá nhiều, anh/chị ta buộc phải chuyển hóa sang dạng hoạt động khác
để đạt hiệu quả và mục đích nhân đạo. Việc này chắc chắn sẽ rơi vào tầm
ngắm của tính toàn tri. Và hệ lụy của nó thì dông dài, chẳng biết đâu là
điểm dừng! Người tặng tiền cảm thấy bị tổn thương vì tiền của mình gởi
không đúng mục đích, đã bị sử dụng sai với qui ước ban đầu (mặc dù trước
khi tặng, ai cũng nghĩ rằng mình cho bằng bàn tay trái thì không nên để
bàn tay phải biết mình đã cho!). Người ta tổn thương, nổi giận bởi vì
người ta thấy mọi việc diễn ra không theo đúng lộ trình và định dạng mà
người ta đã xây dựng ban đầu. Và cũng vì người ta tin chắc rằng lộ trình
và định dạng của mình không có gì sai sót nên người ta càng nổi giận
hơn với đối tác khi lộ trình, định dạng này bị bẻ lệch.
(Trong khi đó, có một bài toàn xác suất giữa người kêu gọi và người cho
mà ít ai để ý. Tỉ lệ mong muốn của nhà cứu trợ bao giờ cũng là 10 – 5 – 3
– 1, nghĩa là kêu gọi 10 người, hi vọng 5 người nghe lời kêu gọi, trong
đó còn 3 người quan tâm và có 1 người chia sẻ. Trường hợp đạt tỉ lệ
10/10 thì chắc chắn số tiền sẽ vượt xa so với số quà cứu trợ cần có và
người cứu trợ buộc phải ứng phó linh hoạt để tránh tình trạng lạm phát
nhà cứu trợ và bội thực quà cứu trợ).
Hơn nữa, mọi thông tin về vùng lũ hiện tại đã bị bóp méo quá nặng nề,
thay vì cả nhà nước, nhà hoạt động xã hội dân sự và người dân cùng suy
xét, đưa kẻ tội phạm xả đập thủy điện ra trước pháp đình thì người ta đã
khéo léo lái vấn đề sang chỗ Phan Anh, Dũng Vova và nhiều nhà cứu trợ
khác, làm cho mọi chuyện rối như canh hẹ. Và thay vì cảm kích, thậm chí
biết ơn người đã mang hơi ấm sự sống đến chia sẻ với mình, không ít
người rơi vào tâm lý đám đông, dè bĩu, khinh bỉ nhà cứu trợ bởi họ nghĩ
(lại toàn tri!) rằng nhà cứu trợ đã lợi dụng nỗi đau khổ, mất mát của
họi để kiếm ăn. Mọi chuyện đã bị xô lệch đến mức khó cưỡng lại được bởi
một bàn tay nào đó, một kiểu chơi “thập diện mai phục” để thanh trừng
người tốt và hành động tốt trong xã hội Việt Nam. Làm cho kẻ xấu, chuyện
xấu (cụ thể ở đây là nhà cầm quyền và nhóm lợi ích) nhanh chóng chìm
xuồng và nhởn nhơ vô can!
Ngược lại, về phía người nhận cứu trợ. Có một thực tế đau lòng. Tôi đến
Hương Khê, Hà Tĩnh vào trận lụt đầu, ngày 14 tháng 10 và đã tự bỏ tiền
túi ra tặng một số suất quà nho nhỏ cho một số gia đình khó khăn. Sau đó
tôi có đi tiếp một chuyến cứu trợ ủy lạo của một số bà con người Việt
sống ở Mỹ sau trận lụt tháng 11. Và lần đi này, khi đến Hương khê, vừa
rời thị trấn để đến điểm cứu trợ thì trên đường đi, tôi chứng kiến một
trận ẩu đả nảy lửa của các bà trong một trụ sở thôn vì chia quà không
đều và tố nhau chuyện nhà này có áp phe với trưởng thôn, nhà kia là bà
con chủ tịch xã… Chưa kịp hoàn hồn vì chuyện này thì tiếp đó, tôi nhận
điện thoại của một ông cựu chiến binh quân đội Cộng sản, ông này nói với
tôi là cố gắng cho ông nhiều suất quà một chút vì… ông có quen biết với
tôi! Nghe xong điện thoại thì tôi toát mồ hôi vì nhà ông này thuộc hàng
khá giả trong làng và ông cũng chẳng tổn thất gì mấy.
Đến nơi, tôi gặp riêng ông, không phải để thỏa ý nguyện của ông mà để
hỏi ông tại sao bị tổn thất không đáng kể, cũng có của ăn của để mà lại
có ý định xin riêng cứu trợ. Ông này thú thực: “Tôi cũng không phải quan
tâm đến quà lắm đâu nhưng mình cũng là người của chính quyền, mình cũng
có số có má, vậy mà tụi thôn, tụi xã nó xin được đủ thứ, mình không xin
được gì cũng bẽ mặt với vợ con lắm!”. Tôi im lặng một lúc để tìm giải
pháp và cuối cùng tôi nói với ông: “Sao bác không nói với gia đình bác
rằng sau trận lụt, thứ mà người ta rinh về cho vợ con là quà cứu trợ
thỏa thích, còn bác, bác chỉ muốn rinh về cho vợ con chút lòng tự trọng
và danh dự của một người chồng, người cha bất khuất trước thiên tai,
nhân họa?!”. Nghe đến đây, ông im lặng, có vẻ như ông không đồng tình
với tôi nhưng ông cũng không thể phản pháo tôi được bởi tôi đã chạm vào
thứ cần chạm của người đàn ông này.
Và câu chuyện cứu trợ của tôi ở Hương Khê, Hà Tĩnh thực sự buồn khi tôi
đến xã Phương Mỹ, rốn lũ Hường Khê, nơi mỗi ngày có đến năm, sáu đoàn
cứu trợ đổ về, nơi mà một người bạn sống ở đây đã chia sẻ thành thật với
tôi là đừng ghi ông vào danh sách nhận quà, hãy cất phần quà của ông
cho nơi khác bởi ông không muốn dối lòng trước Chúa. Bởi gia đình ông,
nếu tính luôn cả tiền cứu trợ của các đoàn và tiền của họ hàng phương xa
gởi về cho thì ông đã nhận được 73 triệu đồng, mì tôm lên đến hơn 30
thùng và gạo đã lên hàng tấn. Những gia đình khác cũng vậy.
ôi không dám tin vào tai mình, thử đi thăm một số gia đình, mặc dù không
thể tìm hiểu được số tiền họ đã nhận là bao nhiều nhưng qua quan sát,
số gạo và mì tôm người ta chất trong nhà cũng ngang ngửa với con số mà
ông bạn tôi nói. Và một thực tế khác mà tôi nhìn rõ, nhận rõ là khi
người ta đi nhận quà, suất quà 500 ngàn đồng của đoàn chúng tôi trao
được nhận một cách hờ hững, nhận để mà nhận chứ không mấy mặn mà. Dường
như người dân nơi đây đã bắt đầu mệt mỏi với quà cứu trợ nhưng họ không
thể không nhận! Đó là một sự thật, ở Ba Đồn, Lệ Thủy, Quảng Bình cũng có
nhiều gia đình nhận cứu trợ lên đến con số tương đương con số ở Phương
Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Sau chuyến đi, sau mọi mệt mỏi và vui mừng. Mệt mỏi vì đi nhiều, tránh
trớ cũng nhiều và thu thập “chứng cứ cứu trợ” cũng khá vất vả, nhất là
chứng kiến nhiều nhà cứu trợ bị ném đá và hoạt động cứu trợ bị bị đánh
giá theo chiều hướng không mấy vui. Còn vui mừng nhiều vì đã tiếp xúc
với bà con, đã nhìn thấy niềm vui của người nhận quà, đã ăn bữa cơm đạm
bạc của người dân vùng lũ và đã được các Cha Xứ mời ăn cơm, ân cần, vui
vẻ, ấm áp… Hồi tâm lại, theo dõi thông tin, tự dưng tôi lại thấy hoang
mang tột độ. Sự hoang mang của tôi không nằm trong vấn đề cũ, tức cứu
trợ, lòng thành thật của nhà cứu trợ nữa mà nằm ở vấn đề dân tộc tính.
Nói ra nghe to tát và vung tay quá trán nhưng thực sự, chưa bao giờ tính
toàn tri – tâm thức nông nghiệp lại lấn chiếm mọi tính cách khác của
đại bộ phận người Việt như hiện nay!
Chỉ riêng câu chuyện của Dũng Vova và Phan Anh, có hàng triệu kiểu toàn
tri xuất hiện, mà trong đó có hai luồng chính, đó là Toàn Tri Toàn Cục
và Toàn Tri Manh Mún. Trong đó, Toàn Tri Toàn Cục xuất hiện sau Toàn Tri
Manh Mún.
Trở lại vấn đề của Phan Anh và Dũng Vova, có một điểm dễ nhận biết nữa,
ngoài vấn đề hầu hết người ném đá không trưng ra được bằng chứng đã gởi
tiền vào tài khoản của hai người này, còn có thêm vấn đề khác là hầu như
những người ném đá cũng không hiểu rõ cho lắm về đời sống miền Trung
nói chung và đời sống vùng lũ nói riêng. Thậm chí họ cũng chưa đến đó.
Bởi nếu đã đến, họ sẽ không rơi vào kiểu phán xét võ đoán rằng “bà con
vùng lũ đang đói kém, không có để ăn” sau khi các đoàn cứu trợ đã chính
thức khép lại chương trình cứu trợ nơi đây.
Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, cứu trợ là nhân đạo, và sự nhân đạo
không đi đôi với kiểu chia sẻ vô tội vạ để rồi đẩy người ta vào tình thế
yếu đuối, nhược tiểu. Từ trước đến nay, kẻ độc tài luôn chủ trương đẩy
người dân vào tình thế yếu đuối và nhược tiểu, từ chỗ ngu dân đến biến
mỗi ngôi làng thành một làng rượu, biến người mạnh khỏe thành kẻ nghiện
ngập cho đến biến những người lành mạnh thành những con người yếu đuối,
trông chờ vào sự ban phát, bố thí của người khác. Cứu trợ quá đà sẽ dẫn
đến tình trạng này. Và cứu trợ quá đà, để quà cứu trợ bội thực sẽ là tội
ác cùa nhà cứu trợ chứ không còn là vấn đề nhân đạo nữa.
Dường như những người ném đá Dũng vova và Phan Anh đều có chung một yêu
cầu là “tiền cứu trợ lũ lụt thì phải dùng để cứu trợ lũ lụt chứ không
dùng cho mục đích nhân đạo khác”. Đây là cách nghĩ đầy tính võ đoán và
toàn tri. Bởi không ai hiểu rõ vùng cứu trợ hơn chính nhà cứu trợ, những
người đã lăn lộn trong vùng lũ. Rất tiếc, đây lại là một kiểu toàn tri
manh mún! Manh mún bởi người phát biểu nó không hiểu biết đầy đủ về đối
tượng và hiện tượng họ đang đề cập. Bởi nếu hiểu rõ thì họ đã không phát
biểu như vậy.
Và khi có quá nhiều trường hợp toàn tri manh mún diễn ra thì lại có thêm
kiều Toàn Tri Đại Cục, những ông thầy phán, nhân danh đại cục, nói gì
cũng nêu đại cục, kính thưa các loại đại cục ra đời. Thực ra, các ông
thầy phán này cũng chẳng hiểu mấy về thực tế mà chủ yếu dựa trên các số
liệu sản sinh từ bàn phím để tổng hợp, phân tích, kết luận rồi sau đó
phán xét, đứng vai tài phán hoặc thầy phán. Kết quả việc này cũng chẳng
tới đâu nếu không muốn nói nó càng làm cho vấn đề thêm rối rắm.
Nói cho cùng, tâm tính của số đông người Việt vẫn chưa thoát khỏi tâm
thức nông nghiệp. Cái bóng của tâm thức nông nghiệp đã bao trùm, chi
phối hầu hết hành vi cùa nhiều người. Phán xét vội vã, giận dữ vô căn
cớ, ngụy biện, chụp mũ, ném đá giấu tay… Tất cả đều là biểu hiện của
phần tâm thức nông nghiệp trong tư duy toàn tri còn sót lại trong mỗi
người. Thực tâm mà nói, nếu chúng ta vẫn còn để cho loại tâm thức nông
nghiệp này hoành hành thân xác và tinh thần chúng ta thì sẽ còn rất lâu
chúng ta mới chạm đến được tự do, tiến bộ và dân chủ!
TRƯƠNG DUY NHẤT * NHỮNG CƠN LỤT
Những cơn lụt hậu 23
Thứ Sáu, 12/16/2016 - 10:08 — truongduynhat
“Ông tha bà chẳng tha/Trời hành cái lụt hai ba tháng mười”. Không riêng
Quảng Nam, miền Trung xưa cứ qua 23/10 Âm là thoát lụt. Lụt, nếu có,
23/10 là cơn lụt cuối. Vậy mà giờ đây, sang giữa tháng 11 Âm vẫn lụt.
Ấy không phải lụt trời. Là bởi thuỷ điện, hàng loạt đập thuỷ điện đồng loạt xả lũ.
"Thuỷ điện xả lũ' dần trở thành một cụm từ chết chóc. Nhớ nhiều quan chức thường tự hào là giá điện rẻ nhờ thuỷ điện. Ấy là vì, họ chưa bao gồm giá những mạng sống (của hàng chục, thậm chí hàng trăm) cư dân vùng lũ (mỗi năm)”- Những dòng cay đắng trên facebook Nguyễn Anh Tuấn.
- Chùm ảnh lụt Hội An, chiều 16/12/2016 (nhằm 18/11 Âm) của Trương Thục Đoan và Trương Duy Nhất.
Ấy không phải lụt trời. Là bởi thuỷ điện, hàng loạt đập thuỷ điện đồng loạt xả lũ.
"Thuỷ điện xả lũ' dần trở thành một cụm từ chết chóc. Nhớ nhiều quan chức thường tự hào là giá điện rẻ nhờ thuỷ điện. Ấy là vì, họ chưa bao gồm giá những mạng sống (của hàng chục, thậm chí hàng trăm) cư dân vùng lũ (mỗi năm)”- Những dòng cay đắng trên facebook Nguyễn Anh Tuấn.
- Chùm ảnh lụt Hội An, chiều 16/12/2016 (nhằm 18/11 Âm) của Trương Thục Đoan và Trương Duy Nhất.
TRẦN QUANG THÀNH * GS. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Muốn chấn hưng giáo dục phải thay đổi thể chế chính trị
Trần Quang Thành (Danlambao) - Nền giáo dục Việt Nam ngày càng sa sút nghiêm trọng, tụt hậu nhiều bậc so với các nước trong vùng.
Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự tụt hậu đó. Nổi bật là triết
lý giáo dục. Có người nói Việt Nam chưa có triết lý giáo dục nhưng số
đông khẳng định từ xa xưa Việt Nam đã có triết lý, có nguyên lý giáo
dục. Sở dĩ có tình trạng tụt hậu là do mấy chục năm dưới chế độ toàn trị
của đảng cộng sản, giáo dục đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, thực hiện một
triết lý giáo dục sơ cứng, bảo thủ, biến con người trở thành nô lệ.
Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống qua cuộc trả lời phỏng vấn của nhà
báo Trần Quang Thành đã khẳng định cần thay đổi thể chế chính trị để
chấn hưng giáo dục.
Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:
TRẦN QUỐC VIỆT * THẾ HỆ TRẺ
Hãy nghĩ lại mà thương xót cho thế hệ trẻ
William Tuohy * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch
- Qua đài phát thanh năm mươi lăm người lính quân đội Bắc Việt đầu hàng
ở vùng ngoại ô Sài Gòn vào tháng qua đã gởi thư ngỏ đến bác Hồ Chí Minh
"kính yêu" để khẳng định tình hình ở Nam Việt không phải như những gì
trước kia họ đã nghe và tin tưởng.
Đây chính là lần đầu tiên những địch quân bị bắt đưa ra lời kêu gọi trực tiếp đến Hà Nội.
Những người lính ký vào lá thư ngỏ thuộc trung đoàn Quyết Thắng, hầu hết
họ đã đầu hàng quân đội Nam Việt sau hàng tuần lễ giao tranh.
Thư gởi Hồ được đọc trên đài phát thanh của chính quyền viết "với tất
cả lòng yêu nước rất nồng nàn, chúng con đáp lại lời kêu gọi của bác
bằng cách hăng hái xung phong đi vào Nam giết giặc Mỹ để cứu nước và
đồng bào mình thoát khỏi sự đô hộ của đế quốc.
"Chúng con luôn khắc ghi lời dạy của bác. Lời dạy ấy là khi vào Nam
chúng con sẽ được nhân dân miền Nam mừng rỡ chào đón và ủng hộ, và quân
đội chính quyền miền Nam suy sụp tinh thần thê thảm, và nếu họ bắt được
chúng con họ sẽ giết ngay.
"Nhưng hỡi ôi, thưa bác, lời dạy của bác trái ngược với thực tế chúng
con gặp thấy ở đây. Khi bộ đội chúng con đi đến bất kỳ nơi đâu ở đây
thì dân chúng liền bỏ hết nhà cửa và tài sản, rồi mang con cái chạy tản
cư. Họ chạy trốn chúng con.
"Họ cũng từ chối giúp đỡ và tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm cho
chúng con. Còn binh lính của quân đội miền Nam có tinh thần chiến đấu
rất cao nhưng cũng rất nhân hậu. Họ đánh bại chúng con, tuy vậy họ vẫn
đối xử nhân ái và nhân đạo với chúng con. Họ săn sóc các vết thương của
chúng con và cho chúng con ăn uống và giải trí và để chúng con coi
truyền hình, phim ảnh, tập luyện thể thao...
"Chính quyền, quân đội và nhân dân miền Nam đã lập ra chính sách tiếp nhận nhân đạo, hoàn toàn đón nhận các đồng chí chúng con.
"Chúng con vẫn còn sống bây giờ và có thể cùng viết thư này cho bác
chính nhờ chính sách khoan hồng này. Mức sống ở miền Nam rất cao. Dân
chúng ở đây sống cuộc đời hạnh phúc, thoải mái và nhàn hạ, và tràn đầy
sức sống. Điều này khác rất xa với cuộc sống khốn khổ của nhân dân miền
Bắc.
"Chúng con tha thiết mong bác hãy nghĩ lại mà thương xót cho thế hệ
trẻ và chúng con mong bác đừng bắt họ phải hy sinh gì cho bác và đảng
nữa."
Lá thư kết thúc với lời chúc:
"Chúng con muốn gởi đến bác những lời chúc nồng nhiệt."
Sài Gòn, 5/7/1968
Nguồn:
Báo Los Angeles Times, số ra ngày 5 tháng Bảy 1968, trang 8. Tựa đề tiếng Anh "Viet Prisoners Transmit Radio Message to Ho". Tựa đề tiếng Việt của người dịch.
TS. NGUYỄN THANH GIANG * TRẦN ANH KIM
Cảm mến Trần Anh Kim
Nguyễn Thanh Giang (Danlambao)
- Vào những ngày đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cầm
đầu một đoàn 13 tướng lĩnh sang tận Trung Quốc tiếp tục tung hô “4 tốt”,
“16 chữ vàng” và xin được “giữ nguyên hiện trạng”, cái hiện trạng mà
Trung Quốc gói gọn hầu hết Biển Đông của ta vào một đơn vị hành chinh
đặt tên là Thành phố Tam Sa và ngang nhiên tổ chức tuyến du lịch Hải Nam
- Hoàng Sa, cái hiện trạng mà Trung Quốc đã thiết lập xong sân bay trên
đảo Hoàng Sa và đang tiến tới hoàn thiện sân bay trên đảo Đá Chữ Thập,
tạo cơ sở khoanh định độc chiếm vùng trời Trường Sa của ta, cái hiện
trạng họ tự tung tự tác săn đuổi tàu cá của ta, đánh đập, bắt bớ ngư phủ
ta trong hải phận của ta...; tôi bỗng nhớ những lời sau đây của Trần
Anh Kim:
“Tôi là một sĩ quan đã từng chỉ huy chiến đấu đánh quân Trung quốc
xâm lược, và tôi có thể nói rằng nếu không có tiểu đoàn của tôi chận
đứng các trung đoàn của địch thì nó đã thực hiện mưu đồ xâm lược của
chúng từ lâu rồi.
- Nếu như tôi, tôi thà thân Mỹ. Tôi coi các chiến sĩ VNCH giữ Hoàng
Sa đều là những anh hùng dân tộc VN cả. Họ anh hùng hơn cả Quân đội Nhân
dân VN. Họ đã quyết tử gìn giữ Hoàng Sa.
- Cái đảng CSVN này, cái nhà nước VN này nó hèn nhát. Nó bán đảo cho
Tàu, nó bán biên giới cho Tàu, nó bán biển cho Tàu. Thế là coi như bán
nước rồi.
- Trong lịch sử dân tộc VN, trong các triều đại, chưa có triều đại
nào khốn nạn như cái triều đại CSVN. Ngày xưa ông cha ta chưa có bao giờ
nhường cho nó một tấc đất.
- Thế mà khi Tàu nó chiếm đảo, chiếm biển như thế đảng cấm không cho
nhân dân, sinh viên biểu tình phản đối, chống Tàu. Đảng lại cho cái lực
lượng đàn áp người ta….
- Chúng ta đã và đang hy sinh để phục vụ đảng mà đảng đây là cái đảng phục vụ cho Trung Quốc chứ không phải cho Việt Nam”. (Trần Anh Kim trả lời ký giả Hoàng Hà ngày 18.04.2011)
Trần Anh Kim sinh ngày 15 tháng 8 năm 1949 tại xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình. Do ông nội bị quy là Quốc Dân Đảng, bố bị quy là địa
chủ nên thuở niên thiếu của ông từng rất cơ cực. Ông kể:
“Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: "Thằng này cháu nhà Quốc
Dân Đảng, con địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày
không quì xuống". Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và
bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ
xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt
cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi.
Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta
là phải quỳ xuống, xong lại xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho
ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai
thôi. Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc
cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì
cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông tôi thì rất hăng.
Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem
bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau
không, cho nên phải kiểm tra.
Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái
cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn
vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo
dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô
cho ông, nó đổ đi một nửa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì,
chỉ biết như thế thôi. Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho
chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột,
hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế, tôi cũng chỉ
biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến
chỗ thì lại về thồi”.
Đấy là năm ông 10 tuổi. Khi lớn lên, nghe chính bố ông, vì bị tuyên
truyền lừa bịp vẫn động viên: “Thôi con ạ, bác Hồ đã nhận sai rồi, đã
sửa sai rồi, nhà ta vẫn là nhà cách mạng...” (!), thế là ông lại hăm hở
xung phong lên tuyến đầu. Sau khi đánh 8 trận ở phía Nam, ông được điều
động tham gia chỉ huy mặt trận Chống Tàu ở phía Bắc tại các đơn vị thuộc
Sư đoàn 3, Quân khu I và Sư đoàn 3, Quân khu V.
Tháng 4 năm 1988, ông được chuyển công tác về Ban Quân sự thị xã Thái
Bình (nay là Thành phố Thái Bình), với cương vị Phó Chính ủy Ban Quân sự
Thái Bình.
Những năm tháng ở chiến trường, trong mịt mùng khói lửa, đối diện với
cái sống cái chết. Về với đời thường, quay cuồng trong một nền hành
chính nhộm nhoạm, một trường pháp lý mập mờ trắng đen, một xã hội đầy
bất công, giả dối với nhan nhản kẻ quyền thế áp bức bóc lột nhân dân tần
tệ hơn thời thuộc Phap.. ông mới thấm thía câu thơ Bùi Minh Quốc: “Cay đắng thay/Mỉa mai thay/Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt/Lại đúc nên chính cỗ máy này”.
Ông đau đớn than thở khi trả lời phỏng vấn Đài RFA:
“Cho đến giờ phút này tôi nhận đầy đủ chân tướng của đảng CSVN rồi.
Cho nên tôi quyết định nói cho dân tộc của tôi, nhân dân của tôi rằng
tôi nhận rõ chân tướng này. Để người ta cảnh giác và đừng bị lừa như tôi
nữa. Gia đình tôi đã bị lừa tới 3 đời rồi, chứ không phải 1 đời đâu anh
ạ.
...Thiên hạ đã biết Đảng CSVN là do CS Tàu nó đẻ ra để phục vụ nó
trong cuộc xâm lăng Đông Dương ba phần tư thế kỷ nay. Thế mà quân đội
nhân dân đã bị chúng bưng bít cho đến hôm nay, chỉ một số nhỏ mới biết.
Ba triệu bộ đội sanh Bắc tử Nam như những con thiêu thân. Mấy chục
ngàn bộ đội bị nướng bên Campuchia, mấy chục ngàn bộ đội bị nướng ở biên
giới Việt-Tàu cũng chỉ là để bảo vệ cái Đảng do Tàu nó đẻ ra. Để giờ
này chúng đem đất nước chúng dâng cho Tàu. Đau lắm chứ! Nhục lắm chứ!”
Ông tuyên thệ:
“31 năm qua tôi (và cả triệu binh sĩ cộng sản khác nữa) đã bị lừa, đã
nhận diện bản chất thối nát của chế độ này. Họ luôn luôn nói một đường,
làm một nẻo, hoàn toàn mị dân. Do đó tôi phải đấu tranh cho quyền lợi
của dân tộc, trong đó có tôi. Đảng Cộng Sản đã phản lại dân tộc, phản
lại Tổ quốc!”.
Trong thời gian từ 1995 đến 2005, Trần Anh Kim tích cực tham gia các
nhóm, đoàn dân oan kéo lên huyện, lên tỉnh, về Thủ đô khiếu kiện. Ông
cũng là một trong những người tích cực vận động thành lập các "Hội chống
tham nhũng", "Hội dân oan", “Khối 8406”. Tháng 6 năm 2006, ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam và
được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào của tổ chức này ở Thái Bình.
Ngày 10 tháng 9 năm 2007 ông trở thành Ủy viên trung ương đảng Dân chủ
Việt Nam. Ngày 13 tháng 6 năm 2009, ông nhận lãnh trách nhiệm Phó tổng
thư ký của Đảng này. Ông chuẩn bị trương biển công khai Văn phòng tại
nhà riêng ở thành phố Thái Bình, tuy nhiên bị chính quyền ngăn chặn.
Trong một bài viết mang tiêu đề “Phải xổ” Trần Anh Kim tha thiết kêu gọi:
“Chúng ta những chiến sĩ Dân Chủ, những thành viên trong khối 8406,
những người thực sự yêu nước, thương nòi... (kể cả trong và ngoài nước)
phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa làm cho liều thuốc Dân Chủ Hóa
Đất Nước thực sự có hiệu lực. Phải tẩy bằng sạch loài giun, sán đầu đen
để cứu Tổ quốc thoát căn bệnh hiểm nghèo. Tẩy xong, nhân dân tập trung
bồi bổ, tĩnh dưỡng… Tổ quốc khỏe mạnh sẽ phấn đấu cùng bạn bè hòa nhịp
chung với phong trào tiến bộ của các nước tiên tiến trên thế giới.
Loài giun, sán đầu đen chính là tập đoàn giặc nội xâm đã và đang cấu
kết chặt chẽ với nhau phá hoại đất nước. Trách nhiệm của chúng ta (những
chiến sĩ dân chủ, những thành viên trong khối 8406, những người thực sự
yêu nước, thương nòi… cả trong và ngoài nước.) phải cùng nhau đoàn kết
tạo thành liều thuốc hữu hiệu, quyết tẩy bằng sạch loài giun, sán đầu
đen cứu Tổ quốc Việt Nam đang có nguy cơ khủng hoảng trầm trọng trên mọi
lĩnh vực và vẫn nằm trong tình trạng tụt hậu thảm thương!”.
Báo chí của Đảng vạch tội ông như sau:
“Trần Anh Kim đã nhiều lần phát tán tài liệu có nội dung chống Nhà
nước CHXHCN Việt Nam lên mạng Internet; trả lời phỏng vấn đài, báo phản
động bên ngoài, như: RFA ở Mỹ, "Vietnam Sydney Radio" ở Australia,
"Radio Chân trời mới"...; đại diện "Phong trào dân chủ Việt Nam" ký tên
vào "Thỉnh nguyện thư" gửi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đòi đa
nguyên, đa đảng, đòi lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam; tích cực vận
động người dân ở Thái Bình ký tên ủng hộ "Tuyên ngôn tự do dân chủ, nhân
quyền cho Việt Nam 2006" vào ngày 6/6/2006; tham gia cuộc tụ họp của số
chống đối cực đoan trong nước do Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Nguyễn
Thanh Giang... và các đối tượng phản động người Việt ở Mỹ, Canada do
Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi là "đảng trưởng", "đảng phó" cái gọi là
"đảng Nhân dân hành động".
Từ đầu năm 2005 đến 2009, Trần Anh Kim đã nhiều lần về Hà Nội tụ họp
với số đối tượng chống đối cực đoan để thống nhất hoạt động tuyên truyền
chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chỉ riêng từ đầu năm 2009 đến nay,
Kim đã nhiều lần về Hà Nội tụ họp với số đối tượng chống đối cực đoan,
như: Nguyễn Thanh Giang, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Vũ Bình và một số
đối tượng cực đoan chống đối khác ở Hà Nội nhằm củng cố "phong trào dân
chủ"; củng cố tờ báo phản động "Tổ Quốc" do Nguyễn Gia Kiểng - cầm đầu
tổ chức "Tập hợp dân chủ đa nguyên" ở Pháp móc nối, câu kết với Nguyễn
Thanh Giang ở trong nước lập ra nhằm tán phát tài liệu tuyên truyền
chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam... Riêng chuyến đi Hà Nội cuối tháng
5/2009, Trần Anh Kim đã tán phát một số tài liệu phản động, như: "Lời
kêu gọi tẩy chay...", "Sự thật chân lý là sức mạnh"...”
Ngày 28 tháng 12 năm 2009, ông bị đưa ra xử tại tòa án tỉnh Thái Bình.
Bản cáo trạng, quy cho ông đã soạn thảo, phát tán trên mạng 85 bài viết
có nội dung chống chính quyền Việt Nam. phạm tội "hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân" theo quy định tại khoản 1 điều 79 của Bộ luật hình
sự. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam và
phạt quản chế 3 năm tại địa phương.
Tuy nhiên, ngay sau phiên tòa bà Nguyễn Thị Thơm đã dõng dạc tuyên bố trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA:
“Là vợ anh Kim, tôi cực lực phản bác và bác bỏ bản án ngày hôm nay.
Bản án này vô lý, quá nặng nề. Họ áp đặt bản án này để che đậy việc bắt
bớ, giam cầm anh Kim để bịt đi tiếng nói của anh, tiếng nói làm thức
tỉnh lòng người, là động lực cho bao trái tim yêu nước. Đây là tiếng nói
toàn là sự thật mà anh ấy đã bày tỏ, chứ không vi phạm một điều nào,
khoản nào, và rất phù hợp với bản nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết với
quốc tế. Anh Kim nói rằng anh ấy đánh giặc nội xâm là những quan tham
nhũng, tham ô, phá hoại thành quả của đất nước. Đó là anh ấy có công chứ
không phải có tội”.
Cảm mến Trần Anh Kim, trân quý Trần Anh Kim, ông đã cùng Trần Độ, Phạm
Quế Dương, Vũ Cao Quận, Trần Đại Sơn, Phạm Đình Trọng... chung tay
giương cao ngọn đuốc soi đường cho đất nước vượt thoát đêm dày u tối
tiến lên trong tiến trình dân chủ hóa.
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH * TRẦN THỊ LAM
Ngô Tín: Bay bổng trong sáng tác và ấn tượng nhất qua dòng nhạc phổ thơ như của Trần Thị Lam
Thơ: Trần Thị Lam * Nhạc: Ngô Tín * Trình bày: Erlinda & Ngô Tín
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao)
- Dĩ nhiên không chỉ với riêng bài thơ của một thi sĩ tài tử như cô
giáo Trần thị Lam, nhạc sĩ Tây Cầm Thủ Ngô Tín quả thật đã đem đôi cánh
kỳ diệu của âm nhạc để mang bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?” bay cao thênh thang và chắc hẳn cũng đã đi thẳng, xoáy mạnh vào tim can của người nghe người đọc nhiều hơn gấp bội.
Trước đó cũng với người nhạc sĩ tài hoa này, tôi cũng đã hơn một lần
nghe hồn mình chao chọng đi, khi nghe bài thơ phổ nhạc nổi tiếng của nhà
thơ Du Tử Lê: Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển?
Thơ và nhạc được luyến láy trong nhau và không lạc mất nhau. Âm thanh và
giai điệu, tiết tấu hoà hợp trong một diễn tả rất có hồn. Không trách
chỉ với bài thơ phổ nhạc của cô giáo Lam, nếu ví một người tìm đến
thưởng thức như tặng một đóa hồng thì con số “view” được chia sẻ, chú ý
từ nhiều nguồn đã có thể lên đến một hai triệu đóa hồng, so với hàng
loạt nhạc sĩ cũng động lòng xúc cảm không kém vào thời điểm cuối tháng 4
vừa rồi. Khi mà ở Hà Tĩnh xảy ra thảm hỏa môi trường cá chết, và có một
cô giáo ở Hà Tĩnh đã thay chúng ta nói lên được nhiều điều tự sự chân
tình đánh dội vào người.
Khi tôi viết những dòng chữ muộn màng này thì nhạc sĩ Ngô Tín dự trù sẽ
trở lại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn lần thứ hai. Cũng một khoảng thời gian khá
dài gần cả 20 năm, và không hiểu có phải vì thời gian bằng bặt ấy, mà
bây giờ Miền Đông sẽ đón Ngô Tín cùng hai danh ca trình bày dòng nhạc
thính phòng của Ngô Tín là Ý Lan và Quang Tuấn vào đúng lúc ngoài trời
hứa hẹn sẽ có lúc rớt xuống dưới 10 độ F. Dù trời đất có thể rét ngọt
như thế, nhưng những khán thính giả yêu chuộng mến mộ Ngô Tín và Ý Lan,
Quang Tuấn chắc chắn sẽ vô cùng được sưởi ấm, thả trôi nồng nàn bằng
tiếng hát âm nhạc nhịp đàn, nhất là có dịp được cuốn hút theo “cây đàn
muôn điệu” lả lướt, luân vũ trên từng cung bậc dây tơ phiếm đàn điệu
nghệ và cũng là lúc khiến chúng ta cảm nhận từng nét hấp dẫn độc đáo của
“ghi-ta” qua ngón đàn của anh.
Ở đây tôi không có ý định giới thiệu cuốn CD “Em Bây Giờ Mắt Biếc”
của Ngô Tín, vì cũng đã ra đời quá lâu và có thể nói ngoài tình ca sáng
tác nổi bật, hẳn là với 200 tác phẩm đã cưu mang ra đời, tôi tin chắc
chúng ta sẽ còn có dịp được bắt gặp một Ngô Tín đa dạng mới mẻ hơn trong
giai điệu và cách chọn lựa đề tài, trong đó không chỉ có tình yêu đôi
lứa mà còn có tình yêu quê hương, thân phận và thời đại chúng ta đang
sống, đang suy tư đang trải nghiệm.
Cách nào đi nữa, với một chút công tâm, theo tôi cuốn CD này đã được
chính những tiếng hát thính phòng tên tuổi Việt Nam như Tuấn Ngọc, Ý
Lan, Quang Tuấn... thể hiện với nhiệt tình và cả tâm hồn đã để lại không
ít ma lực quyến rũ khó quên trong tôi.
Đặc biệt những bài thơ như Em Bây Giờ Mắt Biếc, Thuở Yêu Người, Phủ Lấp Đời Nhau,...
là những rung động bồi hồi và cảm xúc có thật, như thể mỗi khúc nhạc
tình của Ngô Tín là một dấu ấn của một trích đoạn trong cuốn thiên tình
sử nhiều tập nên chính anh là người phải xúc động trước hết và lan tỏa
đến chúng ta thì cũng dễ hiểu thôi.
Có lẽ những điều tôi vừa nói là khá đầy đủ lý do khiến tôi không những
không thoái thác vì tin khí tượng, mà còn hết sức mong mỏi rủ rê bạn bè,
và những quen biết hãy bỏ chút thời giờ quý báu để đến đó. Chiều thứ
bảy này, ngày 17/12/2016 tại nhà hàng Thần Tài quen thuộc trong vùng
Virginia.
Bảo đảm sau cuối buổi chiều khi đêm về, những quý bạn có mặt sẽ gói về
theo cho bên mình một chút gì, như một nỗi niềm sâu lắng, nếu không là
thứ dấu ấn của những nghệ nhân suốt đời sống chết đam mê nghệ thuật âm
thanh.
Nhất là phải nói là nền âm nhạc Việt Nam ở bên nhà lúc này đang “đói” những bản nhạc hay của những nhạc sĩ có tầm vóc.
17.12.2016
VIETTUSAIGON * KHI CON CHIM NGỪNG HÓT
Khi con chim ngừng hót
Thứ Bảy, 12/10/2016 - 14:11 — VietTuSaiGon
Kỉ niệm đẹp và buồn của tuổi thơ tôi có lẽ là kỉ niệm về con chim cu
gáy. Đó là con chim cu gáy nở trong chiếc ổ lót bằng mấy cọng cỏ sơ sài
trên cây ô ma, còn gọi là lê ki ma. Sau một trận gió lốc, chiếc tổ bị
rơi và hai con chim con rơi xuống đất, chết một con, bà mang con còn lại
vào nuôi. Không ngườ nó lớn rất nhanh và nó là cu cườm (tức là chim cu
gáy có một chuỗi hạt cườm vòng quanh cổ lốm đốm nhìn rất đẹp. Đây cũng
là loài chim cu đá rất giỏi, người ta nuôi để đá thi, gáy thi). Và con
chim cu gáy đó đã để lại ấn tượng rất mạnh với tôi bởi tiếng hát và cái
chết của nó. Câu chuyện của nữ danh ca Khánh Ly trong mấy ngày gần đây
khiến tôi nhớ đến con chim cu gáy tưởng như đã đi vào hộp ký ức tuổi thơ
của tôi.
Xin kể về con chim cu gáy trước. Bà nhặt được nó khi nó đang ướt sũng,
bộ lông mọc chưa đủ không giúp nó tự bay được. Bà cho nó ăn đậu xanh
bằng cách nhai thật kĩ và mớm cho nó. Không bao lâu, nó lớn mạnh, mọc đủ
lông đủ cánh và bắt đầu tập bay. Biết bay, nó được tự do, bay từ tấm
phảng lên cây trính, rồi bay lên mái nhà, bay ra ngọn tre và cuối cùng
là bay vào bầu trời rộng. Lúc đó tôi nghĩ là nó đã bay đi luôn, nhưng
không, tối nó lại quay về nhà, bởi nó xem nhà tôi như tổ của nó.
Và nó cứ bay đi bay về như vậy từ lúc đó cho đến lúc nó chết, ướt chừng
hơn mười năm thì phải. Vì nó thường quanh quẩn trong vườn nên tôi biết
được nó gáy bộ Ngũ (tức là gáy liên tục 5 tiếng một chuỗi, ví dụ Cù Cú
Cu Cu Cu hoặc Cúc Cù Cu Cu Cu, thay vì bộ tam thì Cù Cú Cu hoặc Cúc Cù
Cu, có con gáy bộ nhị chỉ đúng hai tiếng Cu Cu, Cu Cu, Cù Cu…). Riêng
giống chim cu gáy, tiếng hót thể hiện đẳng cấp và tầm cỡ của nó. Ví dụ
như chim gáy bộ Tứ mà gặp chim gáy bộ Ngũ thì tự xếp cánh mà im lặng chứ
không dám gáy nữa, vì gáy thêm sẽ bị chim bộ Ngũ tấn công. Mà một khi
chim bộ Ngũ tấn công thì chim bộ Tứ chỉ có thua. Bởi tiếng gáy chứa cả
sức khỏe, nội lực của con chim.
Thời vàng son của chim cu gáy kéo dài chừng ba năm, nghĩa là thời gian
này, tiếng gáy thể hiện sức mạnh cũng như lãnh địa của nó. Và dường như
đến năm thứ tư trở đi, chim lười gáy hơn, thỉnh thoảng có chim lạ đến
thì nó lấy hết sức bình sinh gáy một tràn để báo hiệu là lãnh thổ đã có
chủ, đừng quấy phá, hoặc thỉnh thoảng gáy gọi tình chứ không còn gáy máu
lửa như thời vàng son.
Càng về già, chim cu gáy càng ít gáy, đến chừng 7 tuổi trở đi thì hiếm
khi nghe nó gáy. Tôi để ý những coin chim ông nuôi (trừ con chim tự do
mà tôi đang kể ra) và hỏi ông bởi ông là chuyên gia đánh cu nên ông
biết. Ông giải thích với tôi là hầu hết, chim cu gáy khi già nó chẳng
dại gì cất tiếng gáy, bởi nó muốn giữ uy lực thời trẻ của nó, nếu nó gáy
lên, chim trẻ sẽ biết nó già và nó mất lãnh thổ, thậm chí có thể mất
mạng.
Và thường thì những con chim gáy khi về già chỉ quanh quẩn trong địa
giới của nó, thỉnh thoảng bay đi kiếm ăn rồi lại về, ít thấy gáy và
tuyệt nhiên không tham gia các trận chiến giữa các con chim gáy với nhau
cho dù chim gáy bộ thấp hơn nó đến gây hấn, nó cũng im lặng, không thèm
gáy lại. Đó là tập quán của chim gáy cũng không chừng!
Nhưng con chim gáy mà bà nuôi thì lại khác, bởi nó được sống trong nhà,
khi nào trời mưa to gió lớn thì nó bay vào nhà, đậu trên cây trính để
ngủ, sáng mai trời quang mây tạnh thì nó bay. Và hễ nghe có chim lạ tới
gáy thì nó gáy ngay, nó luôn thi thố, dường như chưa bao giờ ngừng gáy
thi mặc dù đã sáu, bảy tuổi, nghĩa là đã quá già. Gặp chim gáy bộ thấp
hơn thì nó tấn công, gặp chim gáy ngang bộ thì nó gáy lại rồi trốn vào
nhà. Cho đến một bữa cả nhà tôi đi chạp mả, đóng cửa, đến trưa tôi về
thì thấy con chim gáy đang chiến đấu với một con chim gáy khác, nó bị
thương khắp mình, bị vặt lông, bị mổ cháy máu, và nó cũng không còn sức
chiến đấu. Tôi chạy đến xua con chim gáy kia đi thì nó tấn công thêm mấy
phát nữa rồi bay đi. Sau đó, mặc dù có cố gắng cứu, con chim gáy thân
thuộc của gia đình tôi cũng không sống thêm được ngày nào.
Ông nhìn nó rồi bảo: “Thôi để nó chết, vì nó chết như vậy cũng hay, nó
chết trẻ, bởi nó chưa bao giờ nhìn thấy nó già, như vậy cũng hay!”. Câu
nói bâng quơ của ông tưởng như nói rồi thôi, tự dưng mấy ngày nay tôi
lại nhớ đến ông một cách lạ thường, nhất là sau khi danh ca Khánh Ly bị
một vố đau không có khán giả trong một chương trình ca nhạc tại nhà thi
đấu Quân Khu 7, Sài Gòn.
Thực ra chuyện này cũng dễ hiểu, cách đây 5 năm, tôi từng nghe một CD
mới nhất của Khánh Ly và thừa nhận là bà đã quá già, giọng của bà không
còn khỏe, tròn trịa và truyền cảm như xưa mà thay vào đó là giọng hát
của kinh nghiệm, kĩ thuật cộng với một chút nhựa âm do tuổi già mang
lại. Nó hoàn toàn không hay và thiếu truyền cảm. Nhưng điều đó không làm
vơi đi sự hâm mộ của tôi đối với bà. Bởi vì bà là giọng ca vàng son một
thuở và hơn hết là những phát biểu đậm chất “ưu thời mẫn thế” của bà
trong các video khiến tôi khâm phục bà lắm lắm.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà đã nói: “Tôi sẽ không về Việt Nam
khi cộng đồng người Việt giống như tôi chưa được về, khi Việt Nam chưa
có tự do. Tôi đã ra đi như thế nào và sẽ trở về như thế ấy!”. Lời phát
biểu này được tôi hiểu với hàm ý rằng nếu Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng
sản độc tài, người dân vẫn còn mất tự do, còn đau khổ thì bà sẽ không về
nước. Nếu bà về nước, nhất định phải trong một tâm thế hoàn toàn tự do,
quê hương đã xóa được đêm trường độc tài…
Nhưng có vẻ như tôi đã hiểu không đúng ý bà. Bởi hiện tại, Việt Nam vẫn
chưa có gì thay đổi, người dân vẫn mất tự do, văn nghệ sĩ, báo giới
không được nói tiếng nói của tự do, không được tự do phát biểu chính
kiến và dân oan ngày càng nhiều, những cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa
của người dân bị đàn áp không thương tiếc… Nhưng bà đã về. Mà không về
một cách bình thường, bà về để hát, và hát phục vụ cho giới quan chức,
giới lãnh đạo Cộng sản.
Sở dĩ tôi nói quả quyết rằng bà hát phục vụ cho giới quan chức, giới
loãnh đạo Cộng sản là vì bà khá người khá thông minh, sắc sảo, bà thừa
biết rằng dân Việt Nam, nhất là giới lao động, thu nhập mỗi tháng của họ
chỉ dao động từ hai triệu đồng đến ba triệu đồng, giới trí thức chân
chính cũng có thu nhập rất thấp, giới kinh doanh tại Việt Nam đang thời
kỳ khó khăn tột độ, chuyện duy trì doanh nghiệp không thôi cũng đủ làm
họ bạc tóc… Chính vì vậy, giá vé dao động từ 800 ngàn đồng đến 2,5 triệu
đồng không phải là giá vé dành cho người dân Việt Nam mà là giá vé dành
cho giới quan chức, giới cán bộ có nhiều tiền và họ không hề xót xa khi
vung tiền qua cửa sổ.
Bà có thể nói rằng giá vé là do ban tổ chức định ra. Nhưng bà có thừa
khả năng để yêu cầu ban tổ chức hạ giá vé, hạ luôn mức tiền cát-sê của
bà để những người yêu quí bà được nghe bà hát, được mục kích sở thị bà.
Bởi vì, giới cán bộ Cộng sản không thể là giới hâm mộ bà được rồi, trừ
khi…?! Còn những người hâm mộ bà là những trí thức, những công chức và
những quân nhân thời Việt Nam Cộng Hòa, họ đang là nạn nhân, đang lây
lất trên quê hương và trong mỗi buổi tối đau khổ của họ, không chừng
tiếng hát của bà đã bầu bạn với họ, tiếp thêm lửa hi vọng cho họ.
Nhưng lần này, bà về nước, bà hát và phục vụ cho một nhóm người có tiền,
vô hình trung, bà làm tổn thương những người đã yêu quí, hâm mộ bà bấy
lâu nay. Và sự tổn thương này là có thật, là hợp lý. Vì sao? Vì họ đã
nâng niu tiếng hát của bà qua thời gian, qua chiến tranh và mất tự do,
qua cả đau khổ và tuyệt vọng. Còn bà, ngược lại, bà đã ném tiếng hát của
bà vào một canh bạc chính trị đầy rẻ rúng, ở đó, không có gì khác ngoài
một sự thỏa hiệp.
Tự dưng, cái chết của tiếng hát Khánh Ly một thuở trong tôi lại làm cho
tôi thấy vui. Bởi lẽ, cái chết này cũng giống như cái chết rất ư trẻ
trung và bồng bột của con chim cu gáy mà gia đình tôi đã nuôi thuở tôi
tấm bé. Nó luôn tin rằng nó còn trẻ, còn khỏe và nó đúng. Và nó đã chết
trong niềm tin đó!
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –
Lời Qua Tiếng Lại
L.T.Đ: Tôi cùng vài đồng nghiệp (Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Kami, Bùi Thanh Hiếu ...) vừa bị Báo Nhân Dân – số ra ngày 2 tháng 12 năm 2016 –hài tội là “... xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện … để gieo rắc thông tin bịa đặt, từng bước gây mơ hồ, hoang mang, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam.”
Những lời cáo buộc nặng nề vừa nêu khiến tôi vô cùng lo sợ. Bị cơ quan ngôn luận chính thức của một quốc gia tầm cỡ (“kẻ thù nào cũng đánh thắng”) mang ra đấu tố mà không lo sao được? Phen này nếu không bị quần chúng nhân dân ném đá cho đến chết (e) cũng la lết, và hết đường về quê mẹ.
Đêm rồi sợ tới mất ngủ luôn. Nằm suy nghĩ miết tôi mới nhớ ra là mình có một bài viết cũ – trên trang talawas – lỡ ghi lại vài ba sự kiện về báo Nhân Dân, cùng với những lời bình hết sức vô tư và khách quan, chứ không hề “dựng chuyện” hay “vu cáo” gì (ai) ráo trọi. Xin phép được ghi lại trên diễn đàn này để rộng đường dư luận, cùng với hy vọng sẽ được công luận minh oan.
Trân Trọng
Tờ New York Times sống dở (chết dở) ở đâu không rõ, chớ ở xứ sở chúng em thì báo Nhân Dân vẫn in ấn đều đều, và vẫn sống hùng sống mạnh như thường lệ. Không tin cứ thử đọc qua “vài nét” về tờ Nhân Dân, qua http://www.nhandan.org.vn/vainet/ coi:
“Hiện nay, báo Nhân Dân có 5 ấn phẩm (sic) gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng Anh.”
“Báo Nhân Dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày.”
“Báo Nhân Dân cuối tuần 16 trang ra hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân cuối tuần in tại Hà Nội, chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.”
“Báo Nhân Dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân hằng tháng in ở 2 nhà in: Nhà in báo Nhân Dân tại Hà Nội và Công ty in Tạp chí Cộng sản, được vận chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.”
“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”
“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”
“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”
“Báo Nhân Dân phát hành theo cả hai kênh: Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT) và hệ thống bán lẻ. Năm 1996 đạt 57,85 triệu tờ. Năm 2007 đạt 82,74 triệu tờ.”
Tờ báo bề thế và tầm vóc (tới) cỡ đó mà giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, thuở sinh thời, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI, dám biểu là thiên hạ không ai thèm đọc báo Nhân Dân. Họ chỉ dùng nó vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.” (Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York:1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì (dù có bị ra tấn) ổng cũng nhất định không chịu nói.
Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen nói năng úp/mở, hay “bóng và gió” như vậy. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer - sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 - đã thản nhiên tuyên bố :
“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).
Những ý kiến vừa ghi, tất nhiên, chỉ là cái nhìn phiến diện và chủ quan của những cha nội thuộc loại phản động, hay bá vơ nào đó - kiểu như Nguyễn Ngọc Lan, Robert Templer… mà thôi. Báo Nhân Dân, chắc hẳn, phải có tác dụng và giá trị (đặc biệt) của nó mà “kẻ ngoại đạo” khó lòng nhìn ra được.
Cách đạy chưa lâu, qua BBC, tôi nghe nhà văn Đào Hiếu kể một chuyện vui và (chả hiểu sao) lại nghĩ ngay đến ông Tổng Biên tập của báo Nhân Dân:
“Có thằng nhà báo Pháp gặp tao nó hỏi: ‘Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí?’ Tao đáp: ‘ Có chừng 700.’ ‘Ô thế thì báo chí Việt Nam thực là phong phú.’ Tao nói: ‘Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập.’ Thằng Tây nó cười gần chết.”
Còn “mấy thằng làm báo Việt Nam” thì cũng gần chết (dù không cuời) khi phài làm việc với một ông TBT khổng lồ cỡ đó. Tuy có tên là ND nhưng (thiệt ra) đây là tờ báo của Đảng CSVN. Nó có nhiệm vụ chính là định hướng tư tưởng cho đảng viên và chỉ đạo nhận thức cho cả nước. Ngoài ra, nói một cách hoa mỹ, báo ND cũng là “kim chỉ nam” hay “ngọn hải đăng” cho cả ngàn tờ báo khác.”
Phải mở lại những chồng báo cũ - kể từ năm 1951 đến nay, trải qua những đời TBT Trường Chinh, Tố Hữu, Hoàng Tùng … – mới thấy được hết công dụng của báo Nhân Dân trong công việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội ở… nước ta! Khi thì báo Nhân Dân cổ động chính sách Cải cách Ruộng đất hay Cải tạo Công Thương Nghiệp, lúc thì hô phong hoán vũ (”thay trời làm mưa,” “nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài”) để đẩy mạnh phong trào Hợp tác xã Nông nghiệp …
Báo Nhân Dân còn đảm nhiệm một vai trò quan trọng khác nữa mà cỡ thường dân như ông Nguyễn Ngọc Lan, hay ngoại nhân như ông Robert Templer, còn lâu mới khám phá ra. Ông Bùi Tín, cựu phó Tổng Biên tập của tờ báo này cho biết: “Đây là một nền báo chí quan liêu, chuyên lên lớp, răn dạy, đe nẹt người đọc.” (Hoa Xuyên Tuyết, 2nd ed. Turpin Press. California: 1994, 42).
Nói tóm lại là răn/đe. Xin đơn củ một thí dụ về thứ ngôn ngữ đanh thép, đe doạ và qui chụp - theo tiêu chí “gắp lửa bỏ tay người” - của của báo Nhân Dân đối với những những đồng nghiệp (hay đồng chí) lỡ thò chân ra khỏi… lề bên phải:
“Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi lập thành một nhóm. Tháng 9-1956, dựa vào tiền bạc của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân Văn… Báo Nhân Văn là tờ báo chính trị phản động. Mục đích của tờ báo này là nhằm khích động quần chúng chống lại chế độ dân chủ nhân dân… Sau khi báo Nhân Văn bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn cấu kết chặt chẽ với nhau và tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại.”
(Nguồn: Nhân Dân, Hà Nội, 21/01/1960, tr. 1, 6. Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn).
Nửa thế kỷ sau, vào ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên báo Nhân Dân xuất hiện bài viết “Chung quanh vấn đề khai thác bô - xít ở Tây Nguyên” (của một ông hay bà Xuân Quang nào đó) để cổ vũ cho chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên - cũng cùng với cái giọng điệu “ngậm máu phun người” cố hữu:
“Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ.”
Lập trường của báo Nhân Dân rõ ràng (và hoàn toàn) không thay đổi nhưng thế thời thì đã đổi thay… tự lâu rồi. Cùng ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên Blog Osin xuất hiện một bài viết ““Bauxite & Báo Nhân Dân” (của tác giả Huy Đức) để đáp lại cái thứ ngôn ngữ lu loa, ngoa ngoắt của Xuân Quang. Xin được trích dẫn đôi ba phản hồi ngăn ngắn, đọc được sau bài báo này:
- TRUNG NGÔN// 27/04/2009 3:03 am
Tôi rất bàng hoàng khi đọc ý kiến của tác giả Xuân Quang. Một tiếng nói lạc lõng cất lên giữa những tiếng lòng đang từng giờ lo lắng cho vận nước.
- cù nèo // 27/04/2009 // 3:10 am
Thằng Xuân Quang từ ngày hôm nay sẽ chính thức được gọi là thằng
bán nước cầu vinh.
- Hồ Quốc // 27/04// 4:37 am
Đừng tìm cách giữ đặc quyền đặc lợi cho mình và cho một nhóm người. Lòng dân đã không còn tin vào “Nhân dân” từ lâu rồi. Ít ai thích đọc, còn phát hành được chỉ vì không biết xấu hổ.
Cây gậy có tên gọi là báo Nhân Dân của Đảng CSVN, với thời gian, đã trở thành một… cây củi mục! Nó không còn có thể gây sợ hãi hay gây tai hại cho bất cứ ai nữa.
Chuyện “báo hại” tới đây kể như đã (hoàn toàn) chấm dứt nhưng chuyện “báo cô” hay còn gọi là cách sống ký sinh thì ngó bộ còn lâu. Coi:
“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”
“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”
“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”
Sản xuất giấy để… chùi thì chỉ cần nhà máy in là đủ. Chớ mắc mớ chi phải có trụ sở trung ương, cơ quan thường trực tại những thành phố lớn, và những cơ quan thường trú ở Paris, Bangkok, Bắc Kinh…? Đã thế, còn khoe rằng báo Nhân Dân có “một số lượng nhất định được gửi ra… nước ngoài” nữa cơ! Nghe mà ớn chè đậu. Nói sợ ông Đinh Thế Huynh (đương kim TBT báo Nhân Dân) buồn lòng chớ ngoài những nước bạn bè thân thiết như Cu Ba, Bắc Hàn ra, người dân ở bất cứ một quốc gia khác - kể cả dân Tầu - không ai có đủ can đảm (dám) đụng tay vào tờ báo (thổ tả) này đâu!
Những lời cáo buộc nặng nề vừa nêu khiến tôi vô cùng lo sợ. Bị cơ quan ngôn luận chính thức của một quốc gia tầm cỡ (“kẻ thù nào cũng đánh thắng”) mang ra đấu tố mà không lo sao được? Phen này nếu không bị quần chúng nhân dân ném đá cho đến chết (e) cũng la lết, và hết đường về quê mẹ.
Đêm rồi sợ tới mất ngủ luôn. Nằm suy nghĩ miết tôi mới nhớ ra là mình có một bài viết cũ – trên trang talawas – lỡ ghi lại vài ba sự kiện về báo Nhân Dân, cùng với những lời bình hết sức vô tư và khách quan, chứ không hề “dựng chuyện” hay “vu cáo” gì (ai) ráo trọi. Xin phép được ghi lại trên diễn đàn này để rộng đường dư luận, cùng với hy vọng sẽ được công luận minh oan.
Trân Trọng
Tờ New York Times sống dở (chết dở) ở đâu không rõ, chớ ở xứ sở chúng em thì báo Nhân Dân vẫn in ấn đều đều, và vẫn sống hùng sống mạnh như thường lệ. Không tin cứ thử đọc qua “vài nét” về tờ Nhân Dân, qua http://www.nhandan.org.vn/vainet/ coi:
“Hiện nay, báo Nhân Dân có 5 ấn phẩm (sic) gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng Anh.”
“Báo Nhân Dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày.”
“Báo Nhân Dân cuối tuần 16 trang ra hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân cuối tuần in tại Hà Nội, chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.”
“Báo Nhân Dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân hằng tháng in ở 2 nhà in: Nhà in báo Nhân Dân tại Hà Nội và Công ty in Tạp chí Cộng sản, được vận chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.”
“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”
“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”
“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”
“Báo Nhân Dân phát hành theo cả hai kênh: Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT) và hệ thống bán lẻ. Năm 1996 đạt 57,85 triệu tờ. Năm 2007 đạt 82,74 triệu tờ.”
Tờ báo bề thế và tầm vóc (tới) cỡ đó mà giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, thuở sinh thời, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI, dám biểu là thiên hạ không ai thèm đọc báo Nhân Dân. Họ chỉ dùng nó vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.” (Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York:1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì (dù có bị ra tấn) ổng cũng nhất định không chịu nói.
Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen nói năng úp/mở, hay “bóng và gió” như vậy. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer - sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 - đã thản nhiên tuyên bố :
“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).
Những ý kiến vừa ghi, tất nhiên, chỉ là cái nhìn phiến diện và chủ quan của những cha nội thuộc loại phản động, hay bá vơ nào đó - kiểu như Nguyễn Ngọc Lan, Robert Templer… mà thôi. Báo Nhân Dân, chắc hẳn, phải có tác dụng và giá trị (đặc biệt) của nó mà “kẻ ngoại đạo” khó lòng nhìn ra được.
Cách đạy chưa lâu, qua BBC, tôi nghe nhà văn Đào Hiếu kể một chuyện vui và (chả hiểu sao) lại nghĩ ngay đến ông Tổng Biên tập của báo Nhân Dân:
“Có thằng nhà báo Pháp gặp tao nó hỏi: ‘Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí?’ Tao đáp: ‘ Có chừng 700.’ ‘Ô thế thì báo chí Việt Nam thực là phong phú.’ Tao nói: ‘Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập.’ Thằng Tây nó cười gần chết.”
Còn “mấy thằng làm báo Việt Nam” thì cũng gần chết (dù không cuời) khi phài làm việc với một ông TBT khổng lồ cỡ đó. Tuy có tên là ND nhưng (thiệt ra) đây là tờ báo của Đảng CSVN. Nó có nhiệm vụ chính là định hướng tư tưởng cho đảng viên và chỉ đạo nhận thức cho cả nước. Ngoài ra, nói một cách hoa mỹ, báo ND cũng là “kim chỉ nam” hay “ngọn hải đăng” cho cả ngàn tờ báo khác.”
Phải mở lại những chồng báo cũ - kể từ năm 1951 đến nay, trải qua những đời TBT Trường Chinh, Tố Hữu, Hoàng Tùng … – mới thấy được hết công dụng của báo Nhân Dân trong công việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội ở… nước ta! Khi thì báo Nhân Dân cổ động chính sách Cải cách Ruộng đất hay Cải tạo Công Thương Nghiệp, lúc thì hô phong hoán vũ (”thay trời làm mưa,” “nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài”) để đẩy mạnh phong trào Hợp tác xã Nông nghiệp …
Báo Nhân Dân còn đảm nhiệm một vai trò quan trọng khác nữa mà cỡ thường dân như ông Nguyễn Ngọc Lan, hay ngoại nhân như ông Robert Templer, còn lâu mới khám phá ra. Ông Bùi Tín, cựu phó Tổng Biên tập của tờ báo này cho biết: “Đây là một nền báo chí quan liêu, chuyên lên lớp, răn dạy, đe nẹt người đọc.” (Hoa Xuyên Tuyết, 2nd ed. Turpin Press. California: 1994, 42).
Nói tóm lại là răn/đe. Xin đơn củ một thí dụ về thứ ngôn ngữ đanh thép, đe doạ và qui chụp - theo tiêu chí “gắp lửa bỏ tay người” - của của báo Nhân Dân đối với những những đồng nghiệp (hay đồng chí) lỡ thò chân ra khỏi… lề bên phải:
“Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi lập thành một nhóm. Tháng 9-1956, dựa vào tiền bạc của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân Văn… Báo Nhân Văn là tờ báo chính trị phản động. Mục đích của tờ báo này là nhằm khích động quần chúng chống lại chế độ dân chủ nhân dân… Sau khi báo Nhân Văn bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn cấu kết chặt chẽ với nhau và tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại.”
(Nguồn: Nhân Dân, Hà Nội, 21/01/1960, tr. 1, 6. Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn).
Nửa thế kỷ sau, vào ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên báo Nhân Dân xuất hiện bài viết “Chung quanh vấn đề khai thác bô - xít ở Tây Nguyên” (của một ông hay bà Xuân Quang nào đó) để cổ vũ cho chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên - cũng cùng với cái giọng điệu “ngậm máu phun người” cố hữu:
“Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ.”
Lập trường của báo Nhân Dân rõ ràng (và hoàn toàn) không thay đổi nhưng thế thời thì đã đổi thay… tự lâu rồi. Cùng ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên Blog Osin xuất hiện một bài viết ““Bauxite & Báo Nhân Dân” (của tác giả Huy Đức) để đáp lại cái thứ ngôn ngữ lu loa, ngoa ngoắt của Xuân Quang. Xin được trích dẫn đôi ba phản hồi ngăn ngắn, đọc được sau bài báo này:
- TRUNG NGÔN// 27/04/2009 3:03 am
Tôi rất bàng hoàng khi đọc ý kiến của tác giả Xuân Quang. Một tiếng nói lạc lõng cất lên giữa những tiếng lòng đang từng giờ lo lắng cho vận nước.
- cù nèo // 27/04/2009 // 3:10 am
Thằng Xuân Quang từ ngày hôm nay sẽ chính thức được gọi là thằng
bán nước cầu vinh.
- Hồ Quốc // 27/04// 4:37 am
Đừng tìm cách giữ đặc quyền đặc lợi cho mình và cho một nhóm người. Lòng dân đã không còn tin vào “Nhân dân” từ lâu rồi. Ít ai thích đọc, còn phát hành được chỉ vì không biết xấu hổ.
Cây gậy có tên gọi là báo Nhân Dân của Đảng CSVN, với thời gian, đã trở thành một… cây củi mục! Nó không còn có thể gây sợ hãi hay gây tai hại cho bất cứ ai nữa.
Chuyện “báo hại” tới đây kể như đã (hoàn toàn) chấm dứt nhưng chuyện “báo cô” hay còn gọi là cách sống ký sinh thì ngó bộ còn lâu. Coi:
“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”
“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”
“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”
Sản xuất giấy để… chùi thì chỉ cần nhà máy in là đủ. Chớ mắc mớ chi phải có trụ sở trung ương, cơ quan thường trực tại những thành phố lớn, và những cơ quan thường trú ở Paris, Bangkok, Bắc Kinh…? Đã thế, còn khoe rằng báo Nhân Dân có “một số lượng nhất định được gửi ra… nước ngoài” nữa cơ! Nghe mà ớn chè đậu. Nói sợ ông Đinh Thế Huynh (đương kim TBT báo Nhân Dân) buồn lòng chớ ngoài những nước bạn bè thân thiết như Cu Ba, Bắc Hàn ra, người dân ở bất cứ một quốc gia khác - kể cả dân Tầu - không ai có đủ can đảm (dám) đụng tay vào tờ báo (thổ tả) này đâu!
Friday, December 16, 2016
SƠN TRUNG * CON NGƯỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CON NGƯỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SƠN TRUNG
Marx tuyên truyền rằng chủ nghĩa cộng sản tiến bộ hơn tư bản chủ nghĩa, rằng giai cấp vô sản sẽ chôn sống giai cấp tư sản, rằng sản phẩm dư thừa, nhân dân mặc sức ăn uống thả cửa, làm việc thoải mái, ai muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu).Còn Lenin thì vung vít khoe khoang"chủ nghĩa cộng sản tự do gấp triệu lần tư bản."
Họ đã giết hơn trăm triệu người, đưa Nga, Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba vào địa ngục thế mà họ nói bô bô tiến lên xã hội chủ nghĩa! Đưa lên hay đưa xuống? Nếu cộng sản đi đến Thiên Đàng thì Triệu Tử Dương đã nói phải trăm năm nữa mới đến XHCN, và Trung Quốc phải cải tổ theo mô hình dân chủ Âu Mỹ.Và dân tỷ phú, triệu phú thuộc giai cấp tư sản đỏ của Trung Quốc và Việt Nam phải bỏ thiên đàng Cộng sản mà theo đế quốc Mỹ hoặc bọn tư bản Âu châu, Úc châu!
Người cộng sản đã quảng cáo khoe khoang quá nhiều, nên bọn cộng sản đàn em cũng theo Marx, Lenin mà tự hào chủ nghĩa cộng sản bách chiến bách thắng, con người cộng sản trí tuệ đệ nhất hành tinh. Nguyễn Phú Trọng bán nước hại dân, thi hành các thủ đoạn gian dối, tàn ác, phản dân chủ thế mà trong Đại hội lần thứ XII của Đảng diễn ra vào sáng 28-1-2016 tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), mặt trơ trán bóng nói rằng "Việt Nam dân chủ như thế là cùng."
Cộng sản đã khoe khoang quá nhiều, nên trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến cái xấu của con người XHCN, từ vua quan, đảng viên cho đến thường dân sống trong hang cộng sản.
I. NGƯỜI CỘNG SẢN
1.GIAN DỐI, TÀN ÁC
Người lương thiện thì "đi không thay tên, ngồi không đổi họ".Nguyễn Tất Thành tâm gian dối, tính chuyện lưu manh cho nên trước khi bước chân vào giang hồ đã có giấy tờ giả mạo với tên Nguyễn Văn Ba. Câu Ba hoặc bọn thuộc hạ vẽ vời cho cái bất lương của cậu Ba bằng cách dựng lên là giấy tờ giả mạo này do Hồ Tá Bang và viên công sứ Pháp Denier làm tại Phan Thiết (NGUYỄN THIÊN THỤ * TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH, IX,). Quan Công sứ mà làm giống tờ giả mạo ư? Nói như thế là phe ta khoe rằng Cậu Ba gian lận cũng gian lận cao cấp chứ đâu thèm chơi với bọn lưu manh ở Phan Thiết hay kho Năm Khánh Hội! Trình độ cậu là học sinh lớp ba trường làng, thế mà chính Cậu hay bọn đàn em vung lên là học sinh Quốc Học, thầy giáo trường Dục Anh Phan Thiết và trườngBách Công Saigon dù nơi nào cũng vài ngày, vài tuần cho có vị công nhân giai cấp lãnh đạo và trí thức! Đi xa hơn nữa, câu tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của các bậc tiền bối. Sau sang Trung quốc, cậu lại tiếm danh Hồ Chí Minh và tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm bí danh Hồ Chí Minh.
Cậu khuyên dụ Phan Bội Châu không được, câu bèn báo cho Pháp bắt Phan Bội Châu để lấy tiền. A tòng với cậu cóLâm Đức Thụ, phản bội Phan Bội Châu. Câu Ba với Lâm Đức Thụ còn đem bán các đảng viên quốc gia và đảng viên Cộng sản không theo hệ thống của Lý Thụy để lấy tiền tiêu. Sau 1945, Lâm Đức Thụ bị Hồ Chí Minh giết bịt miệng.
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc có lẽ bị Trung Cộng báo cho Anh Pháp bắt giam ở HồngKông rồi giết để Hồ Tập Chương, người Khách gia Đài loan thay Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Cộng theo quỹ đạo Trung Quốc. Từ đây HồTập Chương biến Cộng sản Việt Nam thành đội quân Partisan của Trung Cộng trong âm mưu tiến về phương Nam!
Từ 1954, trong cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn đảng ở miền Bắc, Hồ giả đã giết, bỏ tù, gây khốn khổ cho bao triệu người dân vô tội. Hồ giả còn đưa Việt Nam thành con nợ của Trung Quốc và Hồ giả cùng Việt Cộng giết hại hơn hai triệu người trong chiến tranh!Chính Hồ giả, Trung Cộng, Liên Xô với chủ nghĩa Marx độc tài, tàn bạo đã làm kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức Việt Nam suy đồi!
2. THAM DÂM
Huỳnh Tâm viết rõ thân thế Hồ Chí Minh là một người Hoa do Mao cắm vào trong Cộng sản Việt Nam với mục đích lèo lái Việt Nam thành châu quận Trung Quốc.Với một thủ đoạn mới, Hoa Nam dựng đứng nhân vật Nguyễn Tất Thành và cho sống lại, bằng cách Hồ Chí Minh tự nhận là Nguyễn Tất Thành vẫn sống và có sáng tác được một tập thơ Hán.(Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 1)
Lại nữa, theo ông Phạm quế Dương trong bài, “HCM là thiếu tá Hồ Quang” có đoạn: “Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong hồ sơ HTC 4567 lưu trữ tại Quân Ủy Trung Ương (CPC) và tình báo Hoa Nam như sau: Đương sự được đảng cộng sản Trung cộng huấn luyện hơn một thập niên tại học viện Hoàng Phố, Vân Nam…Kết quả, Trung cộng dốc hết nhân lực, tài khi, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ chí Minh làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa”. Điều này đúng hay sai thì chưa ai dám quả quyết, nhưng nó cho thêm một bằng chứng nữa là Thiếu tá Huguang sau đổi là Hồ chí Minh là một người Trung Hoa.
Huỳnh Tâm cho biết thiếu tá Hồ Quang khi ở Bát lộ quân đã hiếp trẻ con rồi giết chết.
Hồ Quang được phân bổ công tác phía Bắc, thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên Quế Lâm, trưởng toán đặc nhiệm mặt trận tình báo "thống nhất" vừa thành lập, nhưng lập tức bị kỷ luật, lý do: Cánh quân của Hồ Quang tạm ẩn tại ngôi nhà nấu rượu của ông Khoáng Đạt (Kuangda). Qua đêm thứ hai, Hồ Quang cưỡng dâm đến chết bé gái Ngân Hà (Galaxy), vừa 8 tuổi, con gái độc nhất chủ nhà rượu Khoáng Đạt. Toán tình báo của phân bộ tác chiến, kịp thời phát hiện, thấy Hồ đang giúi đầu một thi thể vào thùng rượu để phi tang chạy tội, trong đêm bộ chỉ huy rất khó khăn mới điều giải được người dân trong thôn Lộ Mạc, đưa Hồ Quang về tổng tham mưu trình diện tướng Lý Khắc Nông.
Sáng hôm sau dân trong làng xôn xao, kẻ chê cười, người rủa thậm tệ, tiếng qua, tiếng lại, tặng cho Hồ Quang một bí danh "tám làm" (八办). Ngụ ý, Hồ cưỡng dâm "làm" chết bé gái "tám" tuổi. Từ đó thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên, truyền câu chuyện "Hồ Quang tám làm" (胡光八办). Cũng đồng nghĩa "Bát Lộ Quân cưỡng dâm" (八路军强奸). Ngày nay ở nơi đây là quảng trường "Vạn Tường Phường" (Wanxiang. [4] [....]. Chiến tranh Trung Nhật làm cho những đường giao thông đã bị cắt từ Hồ Nam, Giang Tây đến khu quân sự của Tứ Lộ Quân miền Bắc. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực đang khó khăn. Lần này Lý Khắc Nông đề cử Hồ Quang đến Việt Nam thu mua lương thực, vận chuyển bằng đường thủy từ Hải Phòng về đại lục chuyển đến Bác Lộ Quân và Tứ Lộ Quân. Thời vận Hồ Quang qua khỏi "sao hạn" xóa nợ cũ "tội cưỡng dâm bé gái Ngân Hà". [Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 12)]
Huỳnh Tâm cho biết tiếp:
Theo nhật ký của Trương Ngọc Phượng (张玉凤) nữ thư ký riệng của Mao Trạch Đông, ghi lại nguyên văn: "Sẽ có ngày nào, cây kim trong túi tự nó lộ ra, một đoạn phim đời Hồ Chí Minh đã từng khoác lác với Mao Trạch Đông: "Tôi nhận, nhuận bút rất hậu hĩnh không biết dùng vào đâu cho hết, tối ngày chi tiêu vào đờn ca, giải sầu với các ả, và đôi khi chi trả vào việc cho cá dưới ao ăn các ả". [Nguyên văn: (会不会有一天, 针头在他的口袋里, 露出本身的胡志明视频生活一直吹嘘毛泽东: "我收到了钱, 很慷慨的特许权使用费不知道在哪里使用的所有, 在天花在传统音乐, 悲伤与她, 有时在池塘支付鱼吃了.)
"Bác" thủ tiêu những nữ ca nhạc sĩ phục vụ trong đêm không vừa lòng "Bác", tức khắc bị vùi xuống ao cá tại nhà sàn của Hồ, tộc ác của "Bác" gia tăng từng giờ. Sau khi tin này loan truyền, hy vọng đảng cộng sản Việt Nam làm sáng tỏ, trước nhất hãy bơm nước trong ao cá tại Bắc bộ phủ để tìm sự thực có bao nhiêu xác chết, cũng là một cử chỉ minh oan cho những nạn nhân xấu số, và đặt lại vấn đề có nên tha thứ cho Hồ Chí Minh về tội sát nhân không? Bởi vì "Bác" là "vĩ nhân" và "cha già dân tộc".[Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 6 - Huỳnh Tâm]
Trần Nhu viết về nhà sàn, nơi hành lạc của ông Hồ:
Nhà sàn, nơi hành lạc của ông vua vô sản là một sáng kiến lạ lùng, không giống ai nhưng nếu được kinh doanh trong thời kỳ kinh tế đổi mới thì lợi nhuận rất cao, nên làm thí điểm ở Hà Nội và Sài Gòn.
Về chuyện làm nhà sàn cũng có nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn. Ðó là những kỷ niệm hành lạc của Hồ Chí Minh với các cô gái miền núi. Hồi ấy Trần Ðăng Ninh, một công thần trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở vùng rừng núi Bắc Bộ, đã có công săn tìm được nhiều cô gái Thái xinh đẹp mê hồn bên dòng suối Nạn Cỏ, hay bên con thác Cà Nàng ở Quỳnh Nhai (Sơn La) để cho Hồ Chí Minh hành lạc ở nhà sàn. Ðến khi về tiếp quản Hà Nội, ông có sáng kiến làm ngôi nhà sàn và ra lệnh cho các cận thần tìm gái miền núi để ông hành lạc cho đúng hương vị. (39 * TRẦN NHU * NHÀ SÀN )
Người cộng sản là thiên tài tạo ra các vụ tai nạn xe cộ như vụ Đinh Bá Thi năm 1978, Lưu Quang Vũ năm 1988, và gần đây, tháng 9-2014, trung tướng công an Nguyễn Xuân Tư. Không hiểu sao cả nhà cô Xuân đều đổ máu dưới bánh xe hơi? Trời xui đất khiến mà Trần Đĩnh đi du học Trung Quốc, nếu ở lại cứ tò te tí te với công chúa-quý phi thì Trần Đĩnh đã cùng với vợ chồng, chị em cô Xuân nằm dưới bánh xe ô tô mà đi thăm hai cụ Mác Lê từ đời tám hoành nào!
Trần Đĩnh cũng nói đến Nguyễn Thị Hằng và đôi cánh thiên thần của cô. Ông viết:Nguyễn Thị Hằng, cô gái bắn máy bay nổi tiếng đẹp ở cầu Hàm Rồng. Cô này quá trẻ và lại sợ người ta dị nghị... Hằng thì đường mây thăng thiên vào Trung ương đảng và nội các ( ĐC,298).
Nguyễn Đăng Mạnh và Dương Thu Hương cũng đề cập đến " nữ danh nhân" này mặc dầu cả hai cũng chỉ sơ lược vài câu nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ về cha già dê và đám quần thần trong nội phủ. Nguyễn Đăng Mạnh viết về kỷ niệm ngày xưa, khi Mỹ bắn phá miền Băc, giới thiệu Nguyễn Thị Hằng như một thiếu nữ ngây thơ nhưng bác lại là một kẻ khát tình, theo chiến thuật " tiến nhanh, tiến mạnh " như Xuân Diệu than van:"mau với chứ! vội vàng lên với chứ ".
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng,Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng. Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.
Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh. ( Chương V, 127 )
Con người ông Hồ ra sao? Nhiệt tình với chiến sĩ hay nhiệt tình với gái non?
Dương Thu Hương thì chiếu cố kỹ càng lý lịch và thành tích vĩ đại của chiến sĩ Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng, nhưng với Nguyễn Thị Hằng , Dương Thu Hương đã dùng hết màu sắc ngôn ngữ bình dân như sau:
Lúc đó, để biểu diễn những màn “chiến thắng” nhằm tuyên truyền với báo chí trong và ngoài nước đã sẵn có cô Nguyễn Thị Hằng, người nhờ nhan sắc, nhờ ôm ấp kỹ ông Quang, chỉ huy quân khu tả ngạn, được đưa lên thủ đô. Ở thủ đô, sau khi trở thành bồ non của ông Lê Đức Thọ, cô lại được ông Lê khả Phiêu tổng bí thư đảng bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng bộ thương binh xã hội. Dân Thanh hoá có câu: “Cô Tuyển vác đạn, con đĩ Hằng lên ngôi ” [http://dcvonline.net/2013/10/18/nhung-co-che-cua-su-nham-lan-3/ ]
Như vậy là ông Hồ, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu đều là khách quen, khách sộp của Nguyễn Thị Hằng! Ngày xưa phong kiến lạc hậu, Nho giáo cổ hủ nhưng chưa bao giờ đưa một con đĩ vào hàng thượng thư, tổng đốc! Nghĩ cho cùng thì cũng dễ hiểu thôi. Bọn lưu manh trộm cắp, giết người và gái giang hồ tất nhiên là đồng điệu, đồng chí theo tinh thần vô sản quốc tế đó thôi! Hơn nữa, đảng là ta, đứa nào dám phê bình?
Tại an Toàn khu, ông Hồ thưởng lẻn đi giao du bí mật. Ông Hồ và bọn cộng sản bự đưa gái vào cơ quan hành sự. Phan Kế An kể:
Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: “À, cái Z tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa.” chắc máy Cụ yếu!” , giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ. ( ĐC,28 )
Bọn thân cận ông Hồ còn kháo nhau chuyện bác chơi gái : Ông Bác chỉ tìm nạ dòng. “Sao lại thế?” Thấy bác dại, chúng tôi kêu lên. Thì được giải thích: “Thế là Bác khôn, nạ dòng thì đỡ rầy rà hậu sự (ĐC,30 ).
Bác Hồ tự biên tự diễn rất khá chứ không phải non nớt gì thế mà đảng lo sốt vó lên lo vợ con cho bác. …Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ”. (ĐC,30)
Hồ Tập Chương trong vai Hồ Chí Minh đóng vai tu sĩ, không lấy vợ nhưng thực tế khi ở Trung Quốc và khi về Việt Nam làm chủ tịch, ông không thiếu món bướm vàng.Ông Hồ có vô số vợ, vô số hầu thiếp và gái chơi xung quanh nhưng ông luôn nói là ông hy sinh hạnh phúc cho dân tộc. Ông nói cả hàng ngàn lần về con đường tu khổ hạnh dối trá của ông. Làm cộng sản chứ đâu phải đi tu mà ông cứ chứng minh độc thân thánh thiện? Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa duy vật cơ mà! Ông Mao tự nhiên như người Hà Nội , lại có năm sáu cái sẵn sàng. Ông thich bơi lội, nhảy đầm, sát bên hồ bơi và phòng nhảy là phòng ngủ của ông. Trong khi nhảy hứng chí ông kéo người đẹp vào buồng tiếp tục khúc luân vũ dị thường. Thế mà hàngchục triệu dân Trung Quốc tôn kính ông, các nhà báo ngoại quốc không ai chỉa ống kính vào trận địa của ông! Có vợ thì nói có vợ cần gì phải dấu diếm thế? Trong khi các thầy tu đòi lấy vợ, trong khi giám mục, hòa thượng phạm tội nhi dâm mà ông lại đòi làm thánh khổ tu? Điều lệ cộng sản đâu có ghi khoản này, và dân Việt Nam đâu có quý gì mấy thầy tu phá giới mà ông phải dối trá như vậy. Đã nhi dâm, ông lại phạm tội giết vợ và quăng xác vợ ra đường cho xe cán. Phải chăng ông là người phi thường ở đỉnh cao chói lọi cho nên có những hành động siêu phàm của bậc anh hùng ngoại cỡ?
Ngày nay có bài viết của Huỳnh Thị Thanh Xuân nhan đề : "Lần gặp Bác Hồ tôi bị mất trinh" với mấy tấm ảnh rất đặc biệt, ký tên Huỳnh Thị Thanh Xuân. được đăng trên các mạng, nội dung kể lại câu chuyện năm 1964, một nhóm thiếu nhi thuộc những "gia đình cách mạng" ở miền Nam được "tuyển" ra Bắc "tham quan" và gặp Bác Hồ. Huỳnh Thị Thanh Xuân, 15 tuổi, là giao liên cho biệt động thành Đà Nẵng và huyện uỷ Điện Bàn, Đại Lộc. Sau khi gặp Bác, các cháu gái lần lượt đều được Bác ưu ái tiếp riêng từng đứa trong "căn nhà sàn" và đều bị Bác… phá trinh "gây giống" ngay trong đêm.
Theo Nguyễn Y Vân, bài viết vào tháng 10/2006 của tác giả Hoàng Dũng, cán bộ VP trung ương (thời Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư) thì sẽ thấy dưới chế đô CS, nhất là CSVN, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Theo Hoàng Dũng (do lời kể lại của Nguyễn Văn Linh), "Bác Hồ" rất "ưa thích" gái Nam Bộ. Do vậy, Bộ Chính trị thời ấy do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư, đã yêu cầu Xứ bộ miền Nam tuyển một số cháu gái trẻ đẹp để đưa ra Bắc "phục vụ" Bác. Sau khi "tuyển" xong, chính Võ Văn Kiệt là người sẽ hộ tống "các cháu" ra Bắc... Nhưng vì chiến tranh trở nên ác liệt, đường đi bị nghẽn nên chưa thể đưa ra ngay được. Và trong lúc chờ đợi, chính Kiệt đã "qua mặt Bác" làm cho một "cháu" đẹp nhất trong bọn có họ Phan mang bầu .(42 * NGUYỄN Y VÂN * ĐÀN BÀ )
Việt Cộng tạo ra huyền thoại Lê Duẩn cũng như ông Hồ làm cách mạng từ hồi tóc còn để chỏm, hoàn toàn hy sinh hết cho cách mạng, vào tù, mai ra khám, suốt mười bốn năm liền cho nên anh Ba quên đi chuyện vợ con. Ðùng một cái, khoảng 1950, người ta nghe nói anh Ba cưới vợ! Mặc dù chuyện cưới vợ của anh Ba được giữ bí mật, chỉ có một số cán bộ cao cấp mới biết được. Việc tổ chức hôn lễ của anh Ba thu hẹp trong một phạm vi nhỏ bé, nhưng rồi, mọi người đều hay.
Theo giáo sư HỨA HOÀNH, anh Ba đã có vợ cả , ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. ( Wikipedia ghi tên bà cả là Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 - 6 tháng 8 năm 2008) kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con: Anh Ba. cũng có đệ nhị phòng tên là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam, đồng nghiệp công nhân hỏa xa. Sau vào Nam mê cô Đỗ Thị Thúy Nga ( nay tên là Nguyễn Thị Vân, đã viết kiến nnghị triệt hạ Võ Nguyên Giáp), con điền chủ Cần thơ, dòng Đỗ Hữu Vị. Bọn trung ương cục miền nam làm bổn phận ma cô nhưng cô không ưng lấy lão già nhà quê. Lê Duẩn lập kế mời cô vào chiến khu họp rồi ép liễu nài hoa.
Năm 1955, cô Nga ra Bắc, bà Đỗ Thi Khê đem con đến gặp cô Nga, bà cả hung dữ làm ầm ĩ khiến đảng xấu hổ phải đưa cô Nga đi Trung quốc học chính trị, thỉnh thoảng Lê Duẩn sang thăm. Nhự vậy là Lê Duẩn phạm tội lợi dụng chức vụ cưỡng hiếp phụ nữ, lường gạt gái tơ và tội song hôn.? Ngoài ra Lê Duẩn cũng có nhiều phụ nữ khác nữa chứ không phải là đạo đức cách mạng phòng không gối chiếc. Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà cũng đòi trung ương cục cưới vợ, cũng là vợ bé trẻ đẹp con nhà điền chủ, không phải giai cấp vô sản. Danh tướng Phạm Văn Trà có thơ tặng:
Khen thay anh Phạm Văn Trà,
Năm thê bảy thiếp cũng là trung ương!
Cả đám cộng sản ở Việt Băc vì lâu ngày bị ẩn ưc sinh lý cho nên đã tiết ra bằng " khẩu dâm " nghĩa là nói năng, bàn luận luôn nhắm chủ đề " lá đa ". Chỗ quần chúng họ nghiêm trang nhưng chỗ riêng tư, họ nói năng thoải mái.
Ngay Trường Chinh khi giảng về lượng và chất đã nói về tình dục. "Ông giải thích bằng cái thực tiễn dễ bập nhất vào đầu, cái thực tiễn đang quá ư khan hiếm và là mơ ước rộn rạo của hầu hết. Tức là giao hợp . Những cái nhún nhảy vào ra (nhiều anh em ở đây chưa có vợ nhưng có thể tưởng tượng ra, cái này không phải học mà). Trường Chinh rào trước, ấy là số lượng, số lượng nhiều đến mức nào thì người khoái rủn tỉ lên và lúc ấy là chất đổi. Mọi người cười rầm. Ngỡ chữ “rủn tỉ” chỉ kẻ phàm mới nói. Riêng cái cười Trường Chinh lúc ấy còn ngụ thêm ý:này, đừng tưởng tôi kém cạnh đâu đấy nhé. Chả lẽ tôi lại kê khai ra? (ĐC,24).
Còn các đảng viên khác cũng loạn ngôn về tình dục. Hồi đó , nhiều cộng tác viên tên tuổi như Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu,Xuân Thủy, chủ nhiệm báo Cứu Quốc. v. v. hay lui tới Sự Thật. Cái tiền sảnh kề bên Tổng bí thư này là nơi các vị được nói năng thoải mái nhất, không sợ lộ bí mật, bô báo.... Cán bộ nói chung thường độc thân, vấn đề sinh lý nổi lên ám ảnh Một bữa một vị (cho miễn nói tên) nói chuyện khi học ở Liên Xô cua gái Liên Xô thế nào. Này, tóc màu gì thì lông ở chỗ ấy cũng mầu ấy, thế chứ, có đứa như nghịch đem cả một cái mai cua bể luộc đỏ au úp vào. (ĐC,28-30)
Trần Đĩnh kể việc ông tai nghe: Hôm đến lấy giấy tờ để trở về báo đi học nước ngoài, chờ mãi không có ai, tôi lăn ra giường ngủ mất. Tỉnh giấc mà phải nằm im: câu chuyện khám phá đàn bà của từng vị ủy viên đang hồi mặn mòi nhất. Nghe ké ngoài rìa mà chân tay cũng rậm rựt lên. Học viên là cán bộ, cốt cán tứ xứ đến lớp cũng ra sức nam nữ khám phá nhau. Gần như cuồng loạn. Cao trào phóng tay phát động bần cố đã tạo dịp cho con dục quậy(ĐC,92).
Một số cán bộ cao cấp đã thực hành triết lý duy vật ngay ở cơ quan, trong đó có ông Hồ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng.Trần Đĩnh thuật lời Nguyễn Sáng:
Tao ra vén màn lên. Mày biết thế nào không? Lê Duẩn chơi gái. Tao ôn tồn nhưng mà nghiêm nghị nói thưa ông, ông có nhà có cửa đàng hoàng sao lại phải đến nhà tôi, công an khu vực họ đến khám nhà thì tôi khai quan hệ của tôi với ông như thế nào đây, quan hệ với cô gái thế nào đây... Bỏ đi, Duẩn còn cúi chào. Tưởng yên ai hay lát sau lại tiếp dĩễn. Lần này mở màn thì là Phạm Văn Đồng. Tao cáu quá, chỉ tay ra cửa buồng: - Ra khỏi đây ngay! Gần nửa đêm sắp đi ngủ thì lại vật lộn như thế. Lần này là thằng Hoa em tao. Nó bảo có cái bãi tốt thế này cho em ruột mượn mà cũng ky? Nay tao khỏi điên rồi mày bảo có hay không?(ĐC,441-42)
Trong Tiểu Thuyết Vô Đề của Dương Thu Hương , nhân vật Biền, đã nói về bất công và tàn ác trong quân đội Việt Cộng khi con trai ông bị điên vì ẩn ức sinh lý:
Khổ thân con tôi, trai đương thì hơ hớ. . . Anh Quân này, lũ dân thường như chúng ta, chịu cực đủ điều, bóp miệng, bóp mồm, bóp cả đến con c.. . Tụi tướng lĩnh nó có khổ như thế đâu? Ra Bắc vào Nam, đâu đâu chúng nó cũng có đàn bà. Ngày xưa thì là phi, là thiếp, giờ thì các đồng chí nữ phục vụ. Trò đểu, thời nào cũng giống nhau là thế! (121)
Trần Đĩnh đã dẫn một câu ca dao đương đại:
Áo lính chưa ráo máu đào, / Mà xe vợ tướng đã vào tới nơi.”(ĐC,492)
Trong CCRD, cán bộ về nông thôn đã gây lên một phong trào hủ hóa. Nông dân, nhất là nữ rất phong tình, nay được giải phóng thì khó tránh cái chuyện lang chạ.( ĐC, 92 ).
Việc này, trong Ba Người Khác, Tô Hoài đã nói rõ.
Khi về Hà Nội, mọi thứ đầy đủ nhưng cái tham dâm cũng không vì thế mà suy giảm, trái lại nó phát triển theo hoàn cảnh thuận tiện với khuôn mặt trắng trợn, dã man. Nguyễn Đăng Mạnh viết:
Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy...
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.(Ch V. 128).
Câu hỏi của Vũ Kỳ "Các đồng chí có bao nhiêu nữ?” là một câu hỏi nặng ký, biểu lộ cái tâm, và cách sống của chủ tớ trong nội phủ nhà Hồ. Nói rõ ra là cả chủ tớ khao khát tìm gái! Đó là một triều đình dâm ô!
Ôi, đó cũng là truyền thống của cộng sản. Mao khi gặp Nixon đã gạ gẫm bán dâm: " Chúng tôi nghèo, - Mao nửa đùa nửa thật, chỉ có phụ nữ là sẵn mà đều là phụ nữ ghê gớm cả. Hỏi Kissinger rằng Mỹ có cần phụ nữ Trung Quốc không, chúng tôi có thể đưa sang nhiều đấy"(ĐC, 422). Chủ tich Việt Cộng Nguyễn Minh Triết cũng theo sư phụ làm ma cô khi sang Mỹ quảng cáo cho món hàng xuất khẩu của Việt Nam là Bướm Vàng ( gái Việt nam đẹp lắm ).
http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/con-gai-viet-nam-dep-lam-khi-xi-cang-dan-nu-hoang-noi-y-ngoc-trinh-bi-nhieu-website-tren-t
Truyện bác Mao và chú Nguyễn đã đi vào kho tàng truyện cấm cười của nền văn học Việt Nam hiện đại!
3. ĐẠO TẶC, THAM NHŨNG
Cộng sản cấm tư hữu thì lòng người cộng sản lại khát khao tư hữu.Marx không có kế hoạch để bảo quản tài sản chung sau khi đã tịch thu tài sản tư bản, địa chủ, phong kiến và những người theo phe đối lập. Không nói ra nhưng chủ trương " vô sản chuyên chính" tất giao tài sản cho hạng bần cố nông, công nhân. Tuy lý thuyết là vậy nhưng nghìn đời công nhân vẫn là công nhân mặc đầu một số lao động trong kinh tế cá thể vào đảng và làm lớn như Võ Chí Công, Đỗ Mười, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Chí Thanh... và thực tế là quyền lợi vào tay cộng sản gộc. Nắm tài sản quốc gia trong tay, cộng sản sẽ xài tiền chùa không thương tiếc, và họ sẽ chiếm đoạt tài sản đó làm của riêng. Thứ nữa, là do thực tế cách mạng vô sản thất bại, cán bộ các cấp lâm vào đói khổ cho nên họ phải ăn cắp của công để đền bù cho công lao khó nhọc theo đảng mà chẳng được đồng xu dính túi. Bao nhiêu thịt cá thì các lãnh đạo ăn hết, đảng viên quèn chỉ mút xương. Trong chế độ quân chủ hay thực dân, một số it tham nhũng, nhưng trong chế độ cộng sản, tham nhũng ,trộm cắp đều theo tinh thần tập thể.
Một số người trung thành theo cộng đảng, cuối cùng ân hận vì biết mình bị chúng lường gạt:
Ăn như tu.
Ở như tù.
Làm như phu.
Nói như lãnh tụ.
Đến khi về hưu mới biết mình ngu ...
Trong Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương, cậu Chính nhiệt tình với cách mạng đã đi Liên Xô, tham gia việc mua bán, gửi hàng về Việt Nam, biết cách làm thuê và biết cách lợi dụng (237-238). Người nghiên cứu sinh đã nói về cậu Chính và những con người cộng sản cuồng tín và ngu dốt: Ông cậu của cô giống như một loại người tôi từng gặp. Họ là những kẻ đã phao phí gần hết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường dưới trần ai, nhưng trí khôn ngắn ngủi của họ lại không đủ để hiểu thiên đường ấy ra sao và con đường nào đưa tới nó.. . . . Vì thế, khi biết công việc ấy hảo huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực, nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mãnh đất bùn lầy (245).
Trước khi Nguyễn Văn Linh theo Đặng Tiểu Bình quay lui về tư bản và tư hữu, phần lớn đảng viên cộng sản đói khổ. Họ lợi dụng chức vụ, trấn lột các đồng chí cấp dưới. Tô Hoài kể cho ta nghe những chuyện cướp cơm chim.
Trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài đã vạch ra những thủ đoạn gian trá của cộng sản. Dưới chế độ cộng sản, bất cứ món lợi nào, đảng đều thâu tóm. Đảng lấy tiền quốc cứu lụt, tiền UNESCO về tu bổ đền dài cung diện, tiền quốc tế viện trợ bỏ túi. Tô Hoài đã nói rõ việc đảng lấy 200 chiếc xe đạp mà nước Đức trao tặng các nhà văn Việt Nam (đảng hay kẻ nào mượn danh đảng?):
Hội Nhà Văn Đức tặng hội Nhà Văn Việt Nam 200 trăm cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình Việt và của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế. Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe vào cái kho bộ Thương Nghiệp. (136).
Ông cũng tố cáo đảng trấn lột một nghìn bảng Anh của ông do bà thủ tướng J. Gandhi tặng khi ông qua thăm Ấn Độ: Túi rỗng, tôi đi qua các nhà hàng không chào lại, như còn đương mãi nghĩ. Chả là tôi vừa nhận giải thưởng hội Nhà Văn Á Phi 1969, bà thủ tướng J. Gandhi trao tặng kèm một ngàn bảng Anh. Nhưng trong va li tôi chỉ có tờ chứng nhận và chiếc huy hiệu bằng đồng. Mấy chai votca các bạn nhà văn cho, ai đến mừng thì nâng cốc vui sướng. à hôm sứ quán nhận tiền tôi đưa, có làm một tiệc nem rán mời khách (312).
Tô Hoài cũng nêu lên vụ tham nhũng ở một huyện. Một bí thư huyện làm sổ giả để lấy tiền nhà nước tiêu xài. Lần lượt các chủ tịch, bí thư xã mua xe, xây nhà.Các ngành các giới lên huyện họp được cấp tiền ăn như ăn cỗ gấp mười tiêu chuẩn. Chánh văn phòng giữ sổ sách, chì tiêu văng mạng, chủ tịch, bí thư huyện, cả ban thường vụ nữa, không hề biết mặt đồng lương. Kho bạc nhà nước như chĩnh gạo nhà mình. Ai cũng ngập miệng nên cán bộ cả huyện và tất cả các xã ngậm tăm. Đến khi phải bắt đi tù vãn cả huyện ủy, ủy ban, hàng huyện mới ngã ngửa ra. Trong ban chấp hành chỉ có một đảng viên nữ không dính bởi sợ (289). Tô Hoài có khi tỏ ra ngây thơ trong thực tế và trong chính trị ( ho ặc ông mai mỉa?). Lẽ nào ông không hiểu mánh khóe tuyên truyền bịp bợm của cộng sản. Cho đến năm 2007, người Việt Nam ( trừ công ty ngoại quốc tại Việt Nam) vẫn chưa chế tạo được ô tô, chỉ sửa hay tân trang ô tô cũ, thế mà năm 1955, báo đăng quân giới cộng sản lắp ráp được xe ô tô, và họ cho vài chiếc xe 'mới' chạy ngoài đường, mà ông tưởng thật hoan hô ầm ĩ : Sau đít xe, cái biển kẻ ba số không rồi đến con số một đỏ chóe. Nhà máy quân đội ta đã sản xuất được cả xe ô tô! Những đồ đồng nát đem chữa chạy lại mà có thể vỗ tay lên được chủ nghĩa xã hội thì đến ngơ ngẩn cả người thực! (72)
Trong Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương, cậu Chính nhiệt tình với cách mạng đã đi Liên Xô, tham gia việc mua bán, gửi hàng về Việt Nam, biết cách làm thuê và biết cách lợi dụng (237-238). Người nghiên cứu sinh đã nói về cậu Chính và những con người cộng sản cuồng tín và ngu dốt: Ông cậu của cô giống như một loại người tôi từng gặp. Họ là những kẻ đã phao phí gần hết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường dưới trần ai, nhưng trí khôn ngắn ngủi của họ lại không đủ để hiểu thiên đường ấy ra sao và con đường nào đưa tới nó.. . . . Vì thế, khi biết công việc ấy hảo huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực, nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mãnh đất bùn lầy (245).
Trước khi Nguyễn Văn Linh theo Đặng Tiểu Bình quay lui về tư bản và tư hữu, phần lớn đảng viên cộng sản đói khổ. Họ lợi dụng chức vụ, trấn lột các đồng chí cấp dưới. Tô Hoài kể cho ta nghe những chuyện cướp cơm chim.
Trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài đã vạch ra những thủ đoạn gian trá của cộng sản. Dưới chế độ cộng sản, bất cứ món lợi nào, đảng đều thâu tóm. Đảng lấy tiền quốc cứu lụt, tiền UNESCO về tu bổ đền dài cung diện, tiền quốc tế viện trợ bỏ túi. Tô Hoài đã nói rõ việc đảng lấy 200 chiếc xe đạp mà nước Đức trao tặng các nhà văn Việt Nam (đảng hay kẻ nào mượn danh đảng?):
Hội Nhà Văn Đức tặng hội Nhà Văn Việt Nam 200 trăm cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình Việt và của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế. Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe vào cái kho bộ Thương Nghiệp. (136).
Ông cũng tố cáo đảng trấn lột một nghìn bảng Anh của ông do bà thủ tướng J. Gandhi tặng khi ông qua thăm Ấn Độ: Túi rỗng, tôi đi qua các nhà hàng không chào lại, như còn đương mãi nghĩ. Chả là tôi vừa nhận giải thưởng hội Nhà Văn Á Phi 1969, bà thủ tướng J. Gandhi trao tặng kèm một ngàn bảng Anh. Nhưng trong va li tôi chỉ có tờ chứng nhận và chiếc huy hiệu bằng đồng. Mấy chai votca các bạn nhà văn cho, ai đến mừng thì nâng cốc vui sướng. à hôm sứ quán nhận tiền tôi đưa, có làm một tiệc nem rán mời khách (312).
Tô Hoài cũng nêu lên vụ tham nhũng ở một huyện. Một bí thư huyện làm sổ giả để lấy tiền nhà nước tiêu xài. Lần lượt các chủ tịch, bí thư xã mua xe, xây nhà.Các ngành các giới lên huyện họp được cấp tiền ăn như ăn cỗ gấp mười tiêu chuẩn. Chánh văn phòng giữ sổ sách, chì tiêu văng mạng, chủ tịch, bí thư huyện, cả ban thường vụ nữa, không hề biết mặt đồng lương. Kho bạc nhà nước như chĩnh gạo nhà mình. Ai cũng ngập miệng nên cán bộ cả huyện và tất cả các xã ngậm tăm. Đến khi phải bắt đi tù vãn cả huyện ủy, ủy ban, hàng huyện mới ngã ngửa ra. Trong ban chấp hành chỉ có một đảng viên nữ không dính bởi sợ (289). Tô Hoài có khi tỏ ra ngây thơ trong thực tế và trong chính trị ( ho ặc ông mai mỉa?). Lẽ nào ông không hiểu mánh khóe tuyên truyền bịp bợm của cộng sản. Cho đến năm 2007, người Việt Nam ( trừ công ty ngoại quốc tại Việt Nam) vẫn chưa chế tạo được ô tô, chỉ sửa hay tân trang ô tô cũ, thế mà năm 1955, báo đăng quân giới cộng sản lắp ráp được xe ô tô, và họ cho vài chiếc xe 'mới' chạy ngoài đường, mà ông tưởng thật hoan hô ầm ĩ : Sau đít xe, cái biển kẻ ba số không rồi đến con số một đỏ chóe. Nhà máy quân đội ta đã sản xuất được cả xe ô tô! Những đồ đồng nát đem chữa chạy lại mà có thể vỗ tay lên được chủ nghĩa xã hội thì đến ngơ ngẩn cả người thực! (72)
Ngày trước cho đến bây giờ cái trò cướp cơm chim cũng không bỏ. Các
trại tị nạn dân Campuchia ở Saigòn, các vụ cúu trợ thiên tai, bão lụt
ai phát quà cứ phát. Khi các phái đoàn quay lui thì cộng sản thu hồi đồ
cứu trợ!
Từ 1985, Nguyễn Văn Linh theo Đặng Tiểu Bình trở lại con đường tư bản chủ nghĩa thì tính chất gian tham của cộng sản bộc phát. Đó là bản chất chứ không phải biến chất như cộng sản biện hộ. Lúc này tiền vào Việt Nam như nước lũ. Tiền quốc tế viện trợ, tiền ngoại quốc đầu tư, tiền hải ngoại gửi về cho gia đình hàng tỷ...Việt cộng bèn lập các ciông ty ma, kế hoạch ma để rút tiền ngân hàng. Mặt khác chúng cho vợ con, anh em, bộ hạ vào quốc hội và các bộ viện dù chúng bất tài, vô đức. Thôi thì chúng ngang nhiên cươp bóc, gian tham. Có hàng triệu vụ như cầu Cần Thơ vừa xây đã sập, đường vừa làm đã lún, nứt nẻ và ổ gà.
Những chuyện của thông tín vĩa hè không đáng tin cậy nhưng tin này do nội bộ phát tán không do quân thù xuyện tạc đâu nhé: Ông Nông Đức Mạnh được cô gái rượu khoe khoang bố tôi là tay chơi số một dám bỏ bảy trăm triệu đô mua cái lá đa! Trí tuệ cao thiệt là cao, bọn tư bản Mỹ thua xa lơ xa lắc!
Vụ hối lộ tiền Polymer được BBC đăng tải.
Công ty Securency trụ sở tại Melbourne hiện có hợp đồng in tiền cho 26 quốc gia.Vừa có thêm tiết lộ mới liên quan đến số tiền trao tay đối tác Việt Nam từ công ty Securency của Úc. Cảnh sát liên bang Úc xác nhận với Ngân hàng Trung ương nước này rằng họ đang điều tra cáo buộc công ty cung cấp vật liệu in tiền polymer Securency của Úc ‘hối lộ' đối tác Việt Nam để giành hợp đồng. Báo The Age số ra tại Melbourne nói Securency đã trả các khoản tiền hoa hồng lớn, ít nhất 10 triệu AUD, vào tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ của công ty Kỹ thuật và Phát triển, CFTD, trụ sở tại Hà Nội.
Tin nói rằng công ty CFTD có công ty con là BankTech, mà ông Lê Đức Minh, con trai của cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, làm giám đốc.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2009/05/090526_polymer_new_revelations.shtml
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cho ta biết bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các Đoàn thể Trung ương năm 2016.
Theo đó, đề cập đến bảng lương của các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương. Cụ thể, Tổng Bí thư (14.950.000 đồng/tháng); Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (13.380.000 đồng/tháng).
để xem chi tiết tiền lương của từng chức danh
http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/13034/bang-luong-cua-tong-bi-thu-uy-vien-bo-chinh-tri-nam-2016
Nhiều tài liệu cho biết tài sản kếch xù của các ông vô sản gộc Việt Nam.
Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công tyTheo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.
"Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…
Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.
1.- Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)-
2. Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK-
3. Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.-
4. Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK-
5. Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK-
6. Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK-
7. Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.-
8. Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK.
Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.
Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì:
"Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:
1. Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;
2. Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;
3. Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;
4. Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;
5. Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;
6. Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;
7. Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD;
8. Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;
9. Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;
10. Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;
11. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;
12. Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng.
http://www.thienlybuutoa.org/Misc/NguoiLinhGia.htm
http://minht.free.fr/tham%20nhung%20001/mat%20tran/no%20le%20che%20do%20001.html
Trung Quốc cũng mang bệnh tham nhũng, gian phi, đạo tặc y như Việt Nam.. Thời Mao Trạch Đông, các quan chức, đại biểu quốc hội phần lớn là bần nông, công nhân. Họ có tài sản lớn nhưng đóng vai vô sản. Đến thời Đặng Tiểu Bình, trong chính trường và thương trường đột phát giai cấp mới mà bình dân gọi bọn họ la tư sản đỏ. .
Những người thân của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, trong đó có các ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng …đã che giấu một khối tài sản to lớn tại các thiên đường trốn thuế ở nước ngoài.[...].Trong số 22.000 cái tên được tiết lộ, có thân nhân của các lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, chủ yếu là tầng lớp « thái tử đỏ ». Hiện diện đông đảo trong danh sách này là các đại biểu Quốc hội, những người thân của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các cựu Thủ tướng Lý Bằng, Đặng Tiểu Bình, Ôn Gia Bảo, và đặc biệt là đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình. Tổng cộng Nhà nước Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 3.000 tỉ euro do khối tài sản trốn thuế này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140122-china-leaks-tiet-lo-khoi-tai-san-o-nuoc-ngoai-cua-cac-lanh-dao-trung-quoc
Hãng tin Bloomberg công bố nghiên cứu cho thấy con cháu các đại công thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành tầng lớp "quý tộc đỏ" như thế nào.
Điều tra, công bố hôm 27/12, lần theo dấu vết tài sản của 103 người, có liên hệ với “Bát đại nguyên lão”, ám chỉ tám công thần thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng.
Tám vị công thần, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn, Tống Nhiệm Cùng, đóng vai trò chính khi mở cửa Trung Quốc năm 1978.
Sang thập niên 1980, con cháu của họ được chọn dẫn dắt các tập đoàn nhà nước. Những người này, trong thập niên 1990, lại xâm nhập các lĩnh vực khác như bất động sản, năng lượng.
Ngày hôm nay, nhiều người trong số đó cũng là những doanh nhân hàng đầu trong khu vực tư doanh.
Theo Bloomberg, 26 người con cháu đã từng quản lý hoặc lãnh đạo các công ty quốc doanh lớn.
Riêng ba người – con trai Vương Chấn, con rể Đặng Tiểu Bình và con trai Trần Vân – đã từng lãnh đạo hoặc vẫn đang quản lý các công ty quốc doanh với tổng tài sản lên đến 1.6 ngàn tỷ đôla năm ngoái.
43 người khác có công ty riêng hoặc trở thành giám đốc các công ty tư nhân.
Con cháu các công thần cũng kiểm soát nền kinh tế hiện nay
Thế hệ thứ ba – cháu của Bát đại nguyên lão và vợ chồng của họ - đã dùng quan hệ gia đình và bằng cấp nước ngoài để có công việc trong khu vực tư doanh.
Ít nhất 11 trong 31 thành viên của thế hệ này đã có công ty riêng hoặc giữ vị trí giám đốc. Một số được các ngân hàng Mỹ thuê như Citigroup và Morgan Stanley.
Cũng theo Bloomberg, gần một nửa con cháu Bát đại nguyên lão đã sống, học hoặc làm việc ở ngoại quốc – một số ở Úc, Anh và Pháp.
Ít nhất 23 người học ở Mỹ, gồm ba tại Đại học Harvard và bốn ở Đại học Stanford.
Ít nhất 18 người từng làm việc cho công ty Mỹ và 12 người có nhà ở Mỹ.
Bloomberg News cho biết họ đã đọc hàng ngàn trang tài liệu từ các công ty, hồ sơ nhà cửa và các trang web chính thống.
Trang web của Bloomberg đã bị Trung Quốc chặn kể từ tháng Sáu, khi hãng tin Mỹ đăng một bài về tài sản của người trong gia đình ông Tập Cận Bình.
Điều tra mới nhất của Bloomberg cũng nhanh chóng bị chặn ở đại lục.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2012/12/121229_bloomberg_china_princelings.shtml
Nguyễn Cao Quyền nhận định về tư sản đỏ ở Trung Quốc:
Những người có tài khoản lớn tại các ngân hàng này là: con trai của Ôn Gia Bảo, con rể của Tập Cận Bình, cá nhân của Hồ Cẩm Đào, cá nhân của Lý Bằng, cá nhân của Đặng Tiểu Bình…
Từ năm 2001, sau khi Giang Trạch Dân đọc bài diễn văn nổi tiếng về học thuyết Ba Đại Diện thì đảng cầm quyền đã mở lại cửa để đón nhận những nhà tư bản làm ăn giỏi.[...]. Các nhà tư sản ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc chỉ chiếm một số rất nhỏ trong quan hệ cộng sinh này, trong khi đa số là các nhà tư bản đỏ đã công khai cộng tác với đảng cầm quyền để cùng tồn tại và cùng hưởng lợi.[...].Tại đây, giai cấp tư sản đỏ phát triển rất nhanh chóng. Vào thời điểm 3/2/1015 báo cáo của Hurun Report cho biết Trung Quốc có 430 tỷ phú, chỉ sau Hoa Kỳ có khoảng hơn 100 người, nhưng cũng theo báo cáo này thì vào ngày 15/10/2015 Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới với 596 tỷ phú, vượt Hoa Kỳ khoảng 150 người. Uông Kiệm Lâm là người giàu nhất Trung Hoa lục địa hiện nay.[...].Bào Đồng, nguyên cố vấn lâu năm cho Triệu Tử Dương nhận xét một cách thực tế rằng: “Mao Trạch Đông quốc hữu hóa tài sản cá nhân. Đặng Tiểu Bình chuyển giao tài sản quốc gia vào tay giới tinh hoa của Đảng. Kết quả là hiện nay các “thái tử Đảng” kiểm soát phần lớn của cải ở Trung Quốc”.
http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/hien-tuong-cong-san-than-huu-va-tu-ban.htm
Cộng sản từ Đông sang Tây đều là những tay tham nhũng, lừa bịp đảng và nhân dân. Ngày nay, cộng sản đã quên Marx, quên mục tiêu đấu tranh cho công bằng xã hội. Họ làm việc cho cá nhân và gia đình họ với danh nghĩa đảng Cộng sản. Họ đánh phá nhau, tiêu diệt nhau, kết tội đối phương là tham nhũng nhưng tất cả bọn họ đều tham nhũng, cướp bóc. Quan toà cộng sản cũng là cướp!
4. ÓC ĐỊA PHƯƠNG
Xét về từ ngữ, Cộng sản là một đường lối nhân đạo, bác ái, không tham lam chiếm đoạt tài sản, quyền bính, không có của riêng, sống tập thể như các thầy tu chân chính. Họ là những người tich cưc chống bóc lột, bảo vệ kẻ nghèo khổ, yếu thế bị bọn cường bạo bắt làm nô lệ. Họ xóa bất công, tạo một xã hội bình đẳng, coi bốn bể là nhà ( tứ hải giai huynh đệ), không có kẻ xâm lược, người bị xâm lược, kẻ thống trị, người bị cai trị...Nói chung là tốt, trong trần gian hiếm có ai như vậy!
Nhưng sự thực không phải như thế. Các thuyết xã hội của đức Phật, Khổng tử phần lớn là đạo lý, là lý tưởng chp mỗi người tự thực hiện, còn thuyết của Marx tich cực hơn, đưa ra nhiều biện pháp thi hành chứ không phài lý thuyết suông. Chính vì " chuyên chính vô sản," "đấu tranh giai cấp", cấm tư ghữu, cưỡng bách lao động là những nhát đao, búa,kìm kẹp áp dụng cho tự do của con người.
Marx nói xóa bỏ biên cương giai cấp và biên cương quốc gia để lâp mọt quốc tế vĩ đại, là cái mà người Trung Quốc gọi là thế giới đại đồng. Nghe ra giống giọng các đại tôn sư , đại đế Trung Quốc muốn thống nhất thiên hạ để mình làm bá chủ võ lâm!
Nga , Trung Quốc và Việt Nam đều giống nhau đều muốn làm đại anh hùng.Nô lệ hèn mạt như Lê Duẩn mà muốn làm triết gia địa phương, và vênh vang ta đây anh hùng thức thâu đêm canh nhà cho các ông bà chủ lớn ngủ yên! Stalin lập đệ tam quốc tế để làm vua thế giới đỏ. Trung Quốc không kém, cũng muốn hất Nga làm đại đế búa liềm. Hai bên đánh nhau thế mà làm sao có tâm từ bi, bác ái thực hiện cộng sản chủ nghĩa?
Xóa tan biên cương quốc gia ư? Nga chiếm các nước lân cận làm liên bang Nga, và các nước xa hơn làm liên bang Sô Viết chưa đủ no, Nga chiếm các nước Đông Âu bắt họ phải làm nô lệ. Trung Công chiếm Tây Tạng, Mộng Cổ, Tân Cương và xâm lấn Việt Nam để sống với nhau cho trọn 16 chữ vàng ư? Timnh thần Quốc tế vô sản là thế ư?
Nga, Trung Cộng nói xóa tan biên cương quốc gia nghĩa là các nước nhỏ mở cửa cho đàn anh xâm nhập chiếm lãnh thổ, tài nguyên nình. Mình là chủ nhà hóa ra đầy tớ!
Cái nhân nghĩa nghĩa vụ quốc tế, tinh thần quốc tế thực ra là tinh thần đế quốc, thực dân xâm lược.Cái tinh thần địa phương, cục bộ đó đã nảy sinh trong các đảng cộng sản và quốc gia Cộng sản.
Ông Hồ lấy danh nghĩa là Nguyễn Ái Quốc thu gom dân Trung kỳ thành một phái. Sau 1945, dân Trung kỳ cai trị miền Bắc cho đến khi Lê Duẩn chết là trường trị gần nửa thế kỷ. Nếu kể thêm nữa, từ khui Nguyễn Ánh thống nhất đất nước đến khi Lê Duẩn buông tay nhắm mắt (1802-19686) thì dân Trung Kỳ cai trị suốt 184 năm, gần hai thế kỷ. Nếu kể xa hơn nữa, từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) cho đến Lê Duẩn mất (1886) là 458 năm Trung kỳ làm vua. Thượng Đế hình như chơi trò luỡng cực cho Việt Nam kể từ bà Âu Cơ sinh trăm trứng. Thời vua Lê chúa Trịnh , Việt Nam có hai kinh đô:
Bắc hữu kim thành tráng
Nam hữu ngọc bich thành
Kinh đô miền Nam cũng do dân Trung kỳ làm vua. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Ngô Đình Điệm, Nguyễn Văn Thiệu đều người miền Trung!
Dân Bắc nghe cái giọng và cái mặt Trung Kỳ là phát ơn. Cái họa quân Tam Phủ đã làm dân Bắc kinh hoàng, nay lại gặp bản mặt Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu thì càng thêm ghét.
Sau khi Trường Chinh lên làm vua , bọn Bắc Kỳ quyết ôm lầy cái ghế Tổng Bí thư không rời, cho dù Tổng bí thư ngu như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì Nam kỳ đóng hơn nữa ngân sách nên đành cho chúng làm thủ tướng. Còn bọn Trung kỳ thì thí cho cái mồm tuyên giáo hay miếng giẻ rách.
Đó là việc ở trên thượng tầng kiến trúc Cộng đảng, còn dưới thì be bét những phân và nước tiểu. Dân Bắc giành hết quyền lợi, các anh Nam kỳ tỉnh ủy được coi như anh gá cửa cơ quan, đưọc cho ở vào một cái gara cũ hay một xó bếp! Tụi Nam Kỳ nhục lắm, Bọn Miền Nam ra Bắc bị coi như là con Toto, khiến Xuân Vũ chửi toáng lên. Rồi dân Miền Nam đặt thơ:
Bắc Kỳ cai trị Nam Kỳ
Chức gì cũng chiếm, món gì cũng vơ!
Khi về Nam, bọn chúng cũng không thoát bàn tay sắt Bắc Kỳ. Bọn chúng phải rút về miền thôn quê làm trưởng khóm, hay huyện ủy viên, gặm xương xẩu do Bắc Kỳ ném xuống đất. Rồi trong Mặt Trận GPMN bọn Bắc Kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cũng cầm đầu, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo chỉ là bù nhìn. Sau 1975,bọn miền Nam như Trương Như Tảng, Châu Tâm Luân phải co giò mà chạy!. Vũ Anh Khanh ca tụng Bác và Đảng cuối cùng lạy cả nón trốn về Nam, bị VC bắt chết giữa dòng Bến Hải. Xuân Vũ chửi lung tung: "Chính mày, chính chúng mày!".... "Chính bọn cùi chúng mày kéo vào đây cả bầy dẫm nát quê hương tao."(Xuân Vũ. Cù Lao Rồng)
Bởi vậy năm 1981, Trường Chinh lên làm Chủ tịch nước, rồi làm Tổng Bí thư lần thứ hai (1996) dân Bắc sung sướng reo vui:"Hai thế kỷ nay ta Bắc Kỳ ta mới làm vua!
Cộng sản chống phong kiến, ghét vua quan, ghét cha truyền con nối, ghét chức danh vua quan -- chỉ gọi nhau là đồng chí-- nhưng thật sự họ tham muốn chức nọ chức kia ghê gớm.
Cái tin thần địa phương cục bộ xảy ra khi cộng sản kết hai ba tỉnh làm một để xây dựng vĩ mô kinh tế, hành chánh, nhưng rồi cũng chia rẽ, cãi cọ phải tách riêng. Kết ba tỉnh với nhau thì dân Quảng Bình là Đại Cách mạng, bọn Quảng Trị, Thùa thiên là ngụy quân, ngụy quyền bị khinh rẻ. Dân Quảng Bình nắm hết mọi ngành từ tỉnh ủy cho đến cán bộ quét rác đều là Quảng Bình. Việc này cũng như tại Saigon dân Bắc Kỳ nắm hết, chỉ chừa miếng cơm cháy cho bọn nằm vùng và Nam kỳ hồi kết gốc Saigon. Quảng Bình làm chủ, Quảng Trị, Thừa Thiên làm tôi tớ cho nên mới có thành ngữ "Bình Trị Thiên". Đến khi tách ra, dân Quảng Bình khi vào trên răng dưới dế, khi về lại muốn khiêng cái nọ, lấy cái kia thành ra hai bên tranh chấp dữ dội. Tại Thuân Hải hợp rồi ly cũng tốn nhiều sức lực đấu đá!
5. TÍNH KIÊU CĂNG HỢM HĨNH
Người Cộng sản bách chiến bách thắng nên kiêu căng rất dữ dội. Họ tự hào biết sơ sơ về Marxist là có phép thần thông hô phong hoán vũ. Họ tự hào giai cấp công công nhân cách mạng, tiên tiến,là giai cấp lãnh đạo. Họ đánh thắng Mỹ là tốt nghiệp đại học vẻ vang hơn các trường Âu Mỹ!
Lê Duẩn cho rằng ông đẻ ra ba dòng thác cách mạng, không là triết gia thế giới thì cũng triết gia vùng! Ông tự hào giỏ hơn thầy ông là Hồ Chí Minh và có công lớn hơn Hồ Chí Minh. Ông cho ông tài giỏi, khinh miệt Võ Nguyên Giáp hèn nhát...
Trần Văn Trà trong quyển Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (gồm nhiều tập, mới in tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống, nên các tập sau không được xuất bản) cjho rằng chiến thắng 1975 là ông kiên quyết, còn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ..đều là đồ chết nhát. Vì khinh bạc như vậy nên sách bị cấm.
Vũ Thư Hiên cho biết Lê Đức Tho trước kia thờ Trưoờng Chinh như cha, nhưng từ khi trong Nam ra Bắc, anh ta coi Trường Chinh như con chó ghẻ. Anh ta và Trường Chinh giành chức Tổng Bí thư, Trường Chinh thắng nhưng bị một búa bể đầu lăn xuống cầu thang mà đi thăm hai cụ Mac- Lê!
Bọn họ coi bậc thầy, bậc đàn anh của họ như rác huống hồ các ông tướng, sĩ quan, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư , linh mục, hòa thượng , các văn nghệ sĩ trong Nam chớ buồn làm chi!
6. THÙ HẬN, GIẾT NHAU
Các ông quốc dân đảng gọi nhau là đồng chí. Tôn Dật Tien trước khi mất dận đảng viện: Cách mạng thượng vị thành công, đồng chí nhưng tu nỗ lực 革命尚未成功,同志仍须努力。(Cách mạng chưa thành công, các đồng chí hãy gắng sức-The Revolution has not yet succeeded. Comrades, you must carry on!) Thực ra từ "đồng chí" này đã được dùng từ lâu trong ngôn ngữ Trung Hoa như trong Hồng Lâu Mộng, có nghĩa là người cùng chí hướng, anh em, bạn bè, vợ chồng...Người Việt Nam dùng đã lâu. Nguyễn Trãi trong bài Hoạ Hương tiên sinh vận giản chư đồng chí 和鄉先生韻柬諸同志 • Hoạ thơ của Hương tiên sinh lưu giản các đồng chí. nhưng từ này Việt Nam it dùng, Sau 1945, chỉ cộng sản mới gọi nhau là đồng chí. Thường dân chúng ta không nên gọi các ông Việt Cộng là "đồng chí" mà bị chửi đấy. Trần Đĩnh cho biết tình cảnh Vũ Đình Huỳnh khi sa cơ thất thế:
Tôi khó quên chuyện lúc mấy người công an đẩy Vũ Đình Huỳnh đi, anh đề nghị:
– Các đồng chí cho tôi vào hôn mấy cháu bé.
– Thằng phản động, ai đồng chí với mày hả?
Huỳnh sau này bảo tôi:
– Mật thám Tây đến bắt không vô văn hoá như vậy.(ĐC. Ch.29)
Cộng sản là lũ hùm sói man rợ. Các nước cũng có chuyện tranh giành, chém giết nhưng không kinh khủng bằng các ông đồng chí đối với nhau.Tính đến nay, số lượng nạn nhân chính xác vẫn chưa được tiết lộ do sự che giấu của chính quyền các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia cộng sản. Tại Liên Xô dưới thời Lenin và Stalin, ước tính đã có hơn 300.000 đến 600.000 nạn nhân do các cuộc Khủng bố Đỏ (Красный террор) và Đại thanh trừng (Большой террор) trong đó phần lớn là là Dân biểu quốc hội và các tướng lãnh Hồng quân. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, chiến dịch kinh tế Đại nhảy vọt đã khiến từ 18 đến 45 triệu người chết, và cuộc Cách mạng văn hóa đã khiến cho hàng nghìn người trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng chính trị tại Trung Quốc mà những tai to mặt lớn của Trung Cộng phải chết thaảm khốc như Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, Bành Đức Hoài....
Hồ Chí Minh mượn tay Pháp bắt Phan Bội Châu và bắt các đảng viên Cộng sản không theo y để lấy tiền xài. Các tai nạn xảy ra cho Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Thiết Huìng, Nguyễn Bình..biết đâu cũng do bàn tay Hồ Chí Minh. Người may mắn thoát chết là Trần Văn Giàu. Đến thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, chân tay của Võ Nguyên Giáp bị chặt một cách âm thầm. Và sau đó nhiều cái chết bí mật xảy ra trong chóp bu Việt Cộng nào là Dương Bạch Mai (1904-1964),– Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh(1914-1967); Đại Tướng Chu Văn Tấn (1909-1984), Đại Tướng Hoàng Văn Thái (1915-1986);Đại Tướng Lê Trọng Tấn (1914-1986),– Thượng Tướng Đinh Đức Thiện (1913-1987),..
Hoàng Tùng đã khui hũ mắm thối của thượng tầng cộng sản: chém giết, vu khống, đề phòng, nghi kị.
Hoàng Tùng viết trong hồi ký: “Một nỗi đau của Bác Hồ là mấy vị đầu não của Đảng không ưa nhau. Từ 1966 – tức là sau Nghị quyết 9 ba năm – Bác hay mời cơm mấy vị sang ăn nhưng chả ai nói với ai câu nào. Thế mới biết học Bác khó quá thay vậy!”
Có thể từ khi không còn Bác để cố công nhờ mấy bữa cơm hàn gắn nội bộ đầu não Đảng và đất nước, Trường Chinh thôi ăn ở chỗ lạ. Với ông, nay chỗ ăn lạ duy nhất là chỗ của đảng. Nhưng phi đảng mời thì còn ai mời ông? Tôi lạ là các bộ óc đầy hằn học, nghi ngờ nhau như vậy lại vẫn nhất trí được với nhau trong việc trị dân.(ĐC, Ch.17)
Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đều là những tay sát nhân hạng nặng. Lê Đức Tho có nhiều tội.
Sau khi Lê Duẩn qua đời thì Lê Đức Thọ gây sự và ra tay giết Trường Chinh vì tranh giành ngôi vị Tổng bí thư . Vũ Thư Hiên viết:
“Trường Chinh sau khi rút lui khỏi cuộc đọ sức với Lê Đức Thọ vào chân tổng bí thư, buồn bã ngồi nhà. Ông qua đời vì chấn thương não trong một cú ngã ở cầu thang. Có tin ông bị Lê Đức Thọ sai tên bảo vệ ông, người của Trần Quốc Hoàn, hạ sát. Tên này lẽ ra phải đi sát ông từng bước, nhưng đã để ông ngã khi có một mình, Vết thương ở gáy có thể do mép bậc thang gây ra, mà cũng có thể do một vật bằng gỗ khác đập vào...” (“Đêm giữa ban ngày” trang 761).
Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành phố Hải phòng và là người thân tín
của Lê Duẩn kể lại để thấy Lê Duẩn mệt mỏi vì bị Lê Đức Thọ quấy rầy.
Thọ muốn Duẩn viết di chúc nhường ngôi Tổng bí thư cho Thọ sau khi Duẩn
qua đời. Có lẽ vì không thích Thọ nên Duẩn từ chối làm chuyện đó và điều
này làm cho Thọ tức giận đến quấy phá Duẩn ngay tại nhà riêng của Duẩn.
Ông Đoàn Duy Thành kể rõ như sau:
“Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng. "Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?" Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng. Tôi nói: Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy?
Con người Việt Nam trước 1945 có trí tín nhân nghĩa. Cộng sản lên phá vỡ đạo đức và văn hóa dân tộc. Hai nỗi kinh hoàng lớn cho nhân dân Miền Bác là CCRD, đánh tư sản và Chỉnh Đốn đảng,
CCRD thì Công sản giết trung nông, bần nông cho đủ túc số 5 % nhân dân. Họ bắt con tố cha, vợ tố chồng..gây nên sự tàn phá trong một giây tình nghĩa gia đình, họ hàng làng xóm. Đánh tư sản và Chỉnh Dốn đảng cũng là tai họa cho nhân dân và đảng viên Cộng sản. Chỉnh đốn đảng, Cải tạo tư tưởng, Chỉn h huần dù thuật ngữ khác nhau nhưng đó là một cách khủng bố tinh thần con người, còn được gọi là tẩy não. Nhiều người phải tự vu cáo mình, bịa ra chuyện hiếp dâm em gái cho có vẻ thành khẩn,. Nhiều người tư tử, nhiều người nổi điên.
Vũ Thư Hiên viết về Chỉnh huấn:
Tiếp đến là chỉnh huấn. nó mang tên chỉnh phong, gọi tắt cuộc vận động chỉnh đốn tam phong: học phong, văn phong, Ðảng phong trong Ðảng cộng sản Trung Quốc. Chỉnh huấn là chuyện hết sức lạ lùng đối với chúng tôi, những chàng trai học trò vừa xếp bút nghiên lên đường kháng chiến. Cứ đinh ninh rằng mình cũng tựa những tráng sĩ thời xưa, thanh gươm yên ngựa ra sa trường. Ðến chỉnh huấn mới ngã ngửa ra rằng không phải: đi theo cách mạng trước hết là để cải tạo những tư tưởng thối tha, bao giờ cũng sẵn có trong mình như một thứ tội tổ tông truyền. Phải cải tạo tư tưởng để xứng đáng là người của Ðảng, của xã hội mới. Người ta giảng cho chúng tôi: tất cả ưu điểm các anh có được là nhờ ơn Ðảng, nhờ ơn cách mạng. Tất cả khuyết điểm các anh mang trong mình là do phong kiến, đế quốc truyền cho.[...].
Sau đó, mỗi học viên liên hệ những điều học được với tư tưởng và hành động của bản thân, đưa những thu hoạch ra trình bày trước tổ để tập thể góp ý, phân tích, phê phán. Chúng tôi lén gọi những buổi phê phán là những tự xỉ vả. Ai tự xỉ vả nhiều được coi là thành khẩn. Những bản cung khai tội lỗi xuất sắc nhất được báo cáo trước toàn hội nghị, gọi là báo cáo điển hình.
Vắt óc mãi không nghĩ ra tội gì khả dĩ coi được, tôi bộc lộ rằng tôi thương địa chủ, tôi lén lút đem khoai lang cho mấy đứa con kẻ thù đói lả; tôi có tư tưởng sợ địch khi nhìn thấy trong tờ Paris Match ảnh chụp hàng đàn máy bay với những trái bom bay ra như trấu vãi. Mặc dầu đã tố thêm cho ra vẻ thành khẩn, tội lỗi của tôi vẫn chưa ăn thua gì với tội lỗi những người cùng tổ: họ bộc lộ cha mẹ là phú nông, địa chủ; có anh bộ đội khai đóng quân ở đâu là hủ hóa(5) ở đó, có anh còn khai đã ngủ với em ruột… Học viên vận dụng kiến thức vừa học được xỉ vả thậm tệ những người bộc lộ. Nào là với tư tưởng bóc lột của cha mẹ truyền lại đồng chí không xứng đáng là cán bộ cách mạng. Nào là hủ hóa với con gái nông dân lao động có khác nào con hủ hóa với mẹ vân vân và vân vân. Nói chung, sự suy diễn theo luật tam đoạn được tha hồ đẩy tới phi lý. Tôi nhớ mãi một buổi báo cáo điển hình, khi một anh chàng hùng hổ đứng lên xơi xơi xỉ vả người báo cáo:”Ðồng chí có biết với tư tưởng như thế, với hành động như thế, đồng chí là cái giống gì không? Ðồng chí là… là… con chó, là con chó ghẻ…., con chó ghẻ lang thang…trên…trên…” Ðến đó anh ta ngắc ngư mãi không tìm ra đoạn tiếp cho câu ví. Thế rồi đánh liều, anh ta nói một hơi: “…lang thang trên…cánh đồng… cánh đồng xanh”.(DGBN, ch,9)
Vũ Thư Hiên cho biết tâm trạng con người trong hỏa ngục lúc ấy. Vợ phải bỏ chồng, anh em bạn bè phải tố nhau để tránh tôi liên hệ. Bạn bè gặp nhau ngoảnh mặt làm lơ. Bi kịch xảy ra trong ngày Vũ Thư Hiên gặp tai họa.
Ngồi sau tôi, vợ tôi úp mặt vào lưng tôi khóc khe khẽ.
Ðó là cuộc tiễn đưa của người vợ đưa chồng đến cõi chết. Trên đường Nguyễn Du rẽ sang Trần Bình Trọng tôi gặp Nguyên Hồng đi ngược chiều. Trên người anh vẫn cái áo pi-gia-ma xanh nhạt đã ngả sang cháo lòng, vẫn cái quần ximili xám vén gấu, vẫn cái xà-cột đựng bản thảo tòn ten bên hông. Chòm râu anh mới nuôi năm trước giờ chấm cổ áo. Ðang tư lự trên hè, nhác thấy tôi anh giật mình đứng lại. Tôi xuống xe, định đến bắt tay anh thì bỗng Nguyên Hồng hấp tấp lùi lại, bước tránh sang vệ cỏ. Ðôi mắt anh bùi ngùi nhìn tôi. Rồi rất trịnh trọng, anh chắp tay xá tôi, xá dài theo kiểu người xưa, môi mấp máy nói gì không rõ. Tôi đứng lặng. Nguyên Hồng đùa hay thật? Không, anh không đùa. Ðành cúi đầu xá anh, đáp lễ.
Nguyên Hồng làm thế là phải. Ðã mấy tháng nay nhất cử nhất động của gia đình tôi đều bị theo dõi. Không cứ anh, ai cũng phải làm như thế.Nguyên Hồng lẳng lặng đi, đầu cúi(DGBN, Ch.II)
Không vu khống, mạ lị người, chỉ lánh xa thôi cũng là một cử chỉ đáng quý của thời ma quỷ ấy!
Dương Thu Hương cũng cho biết vài nét về Nhân văn Giai Phẩm.Việc bách hại Nhân Văn Giai Phẩm khiến cho hàng trăm,hàng ngàn người bị trả thù, bị trừng phạt.
Bên Kia Bờ Ảo Vọng là truyện tình của những con người đã chạy theo những ảo ảnh của tình yêu. Họ là những con người đam mê, đi tìm cái đẹp tuyệt đối, chán ghét những cảnh tầm thường, nhạt nhẽo. Họ luôn bất mãn với hiện tại, chạy theo những hình bóng đẹp đẽ, huy hoàng bằng tất cả đam mê. Họ không bao giờ trung thành với họ và với vợ chồng. Linh yêu Nguyên rồi chán Nguyên, say mê nhạc sĩ Trần Phương. Bà Phượng, dì của Linh trước kia cũng phản bội chồng, yêu Trần Phương, và chính Trần Phương chạy theo hình bóng các giai nhân mà phụ bạc vợ. Trần Phương nói: Tình yêu đó chỉ là bữa ăn thêm đối với người đàn ông (288). Trần Phương là con người giả dối. Ông chiếm vợ người khác, ông ta lại thuyết giáo về lòng nhân đạo, về sứ mệnh cao cả của các bậc thánh. . . Với các lời lẽ ấy, ông ta hiện ra dưới vầng hào quang của chúa Cứu Thế, còn Linh là con chiên được vớt sâu khỏi hố sâu tuyệt vọng cùng những sa ngã tối tăm (304) Đến khi Trần Phương phục hồi chức vị, trong buổi mít tinh, Trần Phương hết lời ca tụng kẻ quyền thế đã hại ông. Linh cảm thấy một cái gì đó vừa sụp đổ trong cô như tiếng sét vửa bổ toác gốc cây trường thụ . . .(326).
Ngay cả việc nhạc sĩ Trần Phương trở lại chức vị cũ cũng đã tố cáo một xã hội tham nhũng, thối nát, cá lớn nuốt cá bé, người ta đấu đá nhau, nịnh hót cấp trên, và đi cửa sau, để được thăng quan tiến chức hoặc phục hồi địa vị đã mất (318-330). Chính Trần Phương đã tích cực đánh Nhân Văn Giai Phẩm để được thăng tiến. Chính Trần Phương đã hạ một đồng chí đã từng với ông đi kháng chiến và cùng viết nhạc khiến cho nhạc sĩ này thân bại, danh liệt, vùi tài năng trong men rượu. Chính Trần Phương đã nhờ vợ và tình nhân vận động để ông trở lại địa vị cũ. Ông hân hoan, ông tự đắc, ông ca tụng chế độ, ca tụng kẻ thù đã hạ ông và ông đã từng căm thù. . . Cộng sản đã từng chỉ trích tư bản, phong kiến nhưng rồi chính cộng sản đã xây dựng một xã hội có nhiều xấu xa hơn tư bản và phong kiến. Dương Thu Hương đã can đảm tố cáo xã hội cộng sản. Những trường hợp bà nêu ra là những điển hình cho toàn xã hội Việt Nam và các xã hội cộng sản khác.Việc đưa cán bộ ngu dốt lên cầm quyền không phải là ngẫu nhiên mà là do chủ trương vô sản chuyên chính của cộng sản.
Trong CCRD , Chỉnh Huấn, và Nhân Văn Giai Phẩm khung cảnh man rợ, tàn bạo nhưng vẫn có bóng dáng những con người bất khuất, đầy tình người.
Một trong những điểm đặc sắc của Cát Bụi Chân Ai là Tô Hoài đã cho ta biết tâm trạng và nỗi nhục nhằn của các văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản. Có lẽ trong các văn nghệ sĩ, Nguyên Hồng là người bị đao búa nặng nhất về tội để cho Phan Khôi, Lê Đạt viết chống đảng trên báo Văn, và chính ông viết truyện ngắn về con hổ Truyện Cái Xóm Tha Hương ở Cửa Rừng Suối Cát Và Con Hùm Bồ Côi mà bị kiểm thảo:
Một vòng người họp tổ, như các cụ trong làng ngày trước ngồi xếp bằng quanh chiếu tổ tôm. Những lời dao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng lên, khóc òa lên (88). Sau vụ kiểm thảo, Nguyên Hồng tức bực đã lui về Nhã Nam.Nguyên Hồng nói:
-Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam (134).
Sau đó ông xin về hưu non. Nguyên Hồng cười mà nói:
-Ông đố đứa nào bắt chước được ông đấy! (136)
Từ 1985, Nguyễn Văn Linh theo Đặng Tiểu Bình trở lại con đường tư bản chủ nghĩa thì tính chất gian tham của cộng sản bộc phát. Đó là bản chất chứ không phải biến chất như cộng sản biện hộ. Lúc này tiền vào Việt Nam như nước lũ. Tiền quốc tế viện trợ, tiền ngoại quốc đầu tư, tiền hải ngoại gửi về cho gia đình hàng tỷ...Việt cộng bèn lập các ciông ty ma, kế hoạch ma để rút tiền ngân hàng. Mặt khác chúng cho vợ con, anh em, bộ hạ vào quốc hội và các bộ viện dù chúng bất tài, vô đức. Thôi thì chúng ngang nhiên cươp bóc, gian tham. Có hàng triệu vụ như cầu Cần Thơ vừa xây đã sập, đường vừa làm đã lún, nứt nẻ và ổ gà.
Những chuyện của thông tín vĩa hè không đáng tin cậy nhưng tin này do nội bộ phát tán không do quân thù xuyện tạc đâu nhé: Ông Nông Đức Mạnh được cô gái rượu khoe khoang bố tôi là tay chơi số một dám bỏ bảy trăm triệu đô mua cái lá đa! Trí tuệ cao thiệt là cao, bọn tư bản Mỹ thua xa lơ xa lắc!
Vụ hối lộ tiền Polymer được BBC đăng tải.
Công ty Securency trụ sở tại Melbourne hiện có hợp đồng in tiền cho 26 quốc gia.Vừa có thêm tiết lộ mới liên quan đến số tiền trao tay đối tác Việt Nam từ công ty Securency của Úc. Cảnh sát liên bang Úc xác nhận với Ngân hàng Trung ương nước này rằng họ đang điều tra cáo buộc công ty cung cấp vật liệu in tiền polymer Securency của Úc ‘hối lộ' đối tác Việt Nam để giành hợp đồng. Báo The Age số ra tại Melbourne nói Securency đã trả các khoản tiền hoa hồng lớn, ít nhất 10 triệu AUD, vào tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ của công ty Kỹ thuật và Phát triển, CFTD, trụ sở tại Hà Nội.
Tin nói rằng công ty CFTD có công ty con là BankTech, mà ông Lê Đức Minh, con trai của cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, làm giám đốc.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2009/05/090526_polymer_new_revelations.shtml
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cho ta biết bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các Đoàn thể Trung ương năm 2016.
Theo đó, đề cập đến bảng lương của các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương. Cụ thể, Tổng Bí thư (14.950.000 đồng/tháng); Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (13.380.000 đồng/tháng).
để xem chi tiết tiền lương của từng chức danh
http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/13034/bang-luong-cua-tong-bi-thu-uy-vien-bo-chinh-tri-nam-2016
Nhiều tài liệu cho biết tài sản kếch xù của các ông vô sản gộc Việt Nam.
Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công tyTheo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.
"Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…
Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.
1.- Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)-
2. Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK-
3. Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.-
4. Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK-
5. Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK-
6. Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK-
7. Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.-
8. Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK.
Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.
Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì:
"Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:
1. Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;
2. Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;
3. Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;
4. Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;
5. Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;
6. Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;
7. Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD;
8. Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;
9. Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;
10. Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;
11. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;
12. Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng.
http://www.thienlybuutoa.org/Misc/NguoiLinhGia.htm
http://minht.free.fr/tham%20nhung%20001/mat%20tran/no%20le%20che%20do%20001.html
Trung Quốc cũng mang bệnh tham nhũng, gian phi, đạo tặc y như Việt Nam.. Thời Mao Trạch Đông, các quan chức, đại biểu quốc hội phần lớn là bần nông, công nhân. Họ có tài sản lớn nhưng đóng vai vô sản. Đến thời Đặng Tiểu Bình, trong chính trường và thương trường đột phát giai cấp mới mà bình dân gọi bọn họ la tư sản đỏ. .
Những người thân của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, trong đó có các ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng …đã che giấu một khối tài sản to lớn tại các thiên đường trốn thuế ở nước ngoài.[...].Trong số 22.000 cái tên được tiết lộ, có thân nhân của các lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, chủ yếu là tầng lớp « thái tử đỏ ». Hiện diện đông đảo trong danh sách này là các đại biểu Quốc hội, những người thân của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các cựu Thủ tướng Lý Bằng, Đặng Tiểu Bình, Ôn Gia Bảo, và đặc biệt là đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình. Tổng cộng Nhà nước Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 3.000 tỉ euro do khối tài sản trốn thuế này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140122-china-leaks-tiet-lo-khoi-tai-san-o-nuoc-ngoai-cua-cac-lanh-dao-trung-quoc
Hãng tin Bloomberg công bố nghiên cứu cho thấy con cháu các đại công thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành tầng lớp "quý tộc đỏ" như thế nào.
Điều tra, công bố hôm 27/12, lần theo dấu vết tài sản của 103 người, có liên hệ với “Bát đại nguyên lão”, ám chỉ tám công thần thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng.
Tám vị công thần, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn, Tống Nhiệm Cùng, đóng vai trò chính khi mở cửa Trung Quốc năm 1978.
Sang thập niên 1980, con cháu của họ được chọn dẫn dắt các tập đoàn nhà nước. Những người này, trong thập niên 1990, lại xâm nhập các lĩnh vực khác như bất động sản, năng lượng.
Ngày hôm nay, nhiều người trong số đó cũng là những doanh nhân hàng đầu trong khu vực tư doanh.
Theo Bloomberg, 26 người con cháu đã từng quản lý hoặc lãnh đạo các công ty quốc doanh lớn.
Riêng ba người – con trai Vương Chấn, con rể Đặng Tiểu Bình và con trai Trần Vân – đã từng lãnh đạo hoặc vẫn đang quản lý các công ty quốc doanh với tổng tài sản lên đến 1.6 ngàn tỷ đôla năm ngoái.
43 người khác có công ty riêng hoặc trở thành giám đốc các công ty tư nhân.
Con cháu các công thần cũng kiểm soát nền kinh tế hiện nay
Thế hệ thứ ba – cháu của Bát đại nguyên lão và vợ chồng của họ - đã dùng quan hệ gia đình và bằng cấp nước ngoài để có công việc trong khu vực tư doanh.
Ít nhất 11 trong 31 thành viên của thế hệ này đã có công ty riêng hoặc giữ vị trí giám đốc. Một số được các ngân hàng Mỹ thuê như Citigroup và Morgan Stanley.
Cũng theo Bloomberg, gần một nửa con cháu Bát đại nguyên lão đã sống, học hoặc làm việc ở ngoại quốc – một số ở Úc, Anh và Pháp.
Ít nhất 23 người học ở Mỹ, gồm ba tại Đại học Harvard và bốn ở Đại học Stanford.
Ít nhất 18 người từng làm việc cho công ty Mỹ và 12 người có nhà ở Mỹ.
Bloomberg News cho biết họ đã đọc hàng ngàn trang tài liệu từ các công ty, hồ sơ nhà cửa và các trang web chính thống.
Trang web của Bloomberg đã bị Trung Quốc chặn kể từ tháng Sáu, khi hãng tin Mỹ đăng một bài về tài sản của người trong gia đình ông Tập Cận Bình.
Điều tra mới nhất của Bloomberg cũng nhanh chóng bị chặn ở đại lục.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2012/12/121229_bloomberg_china_princelings.shtml
Nguyễn Cao Quyền nhận định về tư sản đỏ ở Trung Quốc:
Những người có tài khoản lớn tại các ngân hàng này là: con trai của Ôn Gia Bảo, con rể của Tập Cận Bình, cá nhân của Hồ Cẩm Đào, cá nhân của Lý Bằng, cá nhân của Đặng Tiểu Bình…
Từ năm 2001, sau khi Giang Trạch Dân đọc bài diễn văn nổi tiếng về học thuyết Ba Đại Diện thì đảng cầm quyền đã mở lại cửa để đón nhận những nhà tư bản làm ăn giỏi.[...]. Các nhà tư sản ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc chỉ chiếm một số rất nhỏ trong quan hệ cộng sinh này, trong khi đa số là các nhà tư bản đỏ đã công khai cộng tác với đảng cầm quyền để cùng tồn tại và cùng hưởng lợi.[...].Tại đây, giai cấp tư sản đỏ phát triển rất nhanh chóng. Vào thời điểm 3/2/1015 báo cáo của Hurun Report cho biết Trung Quốc có 430 tỷ phú, chỉ sau Hoa Kỳ có khoảng hơn 100 người, nhưng cũng theo báo cáo này thì vào ngày 15/10/2015 Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới với 596 tỷ phú, vượt Hoa Kỳ khoảng 150 người. Uông Kiệm Lâm là người giàu nhất Trung Hoa lục địa hiện nay.[...].Bào Đồng, nguyên cố vấn lâu năm cho Triệu Tử Dương nhận xét một cách thực tế rằng: “Mao Trạch Đông quốc hữu hóa tài sản cá nhân. Đặng Tiểu Bình chuyển giao tài sản quốc gia vào tay giới tinh hoa của Đảng. Kết quả là hiện nay các “thái tử Đảng” kiểm soát phần lớn của cải ở Trung Quốc”.
http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/hien-tuong-cong-san-than-huu-va-tu-ban.htm
Cộng sản từ Đông sang Tây đều là những tay tham nhũng, lừa bịp đảng và nhân dân. Ngày nay, cộng sản đã quên Marx, quên mục tiêu đấu tranh cho công bằng xã hội. Họ làm việc cho cá nhân và gia đình họ với danh nghĩa đảng Cộng sản. Họ đánh phá nhau, tiêu diệt nhau, kết tội đối phương là tham nhũng nhưng tất cả bọn họ đều tham nhũng, cướp bóc. Quan toà cộng sản cũng là cướp!
4. ÓC ĐỊA PHƯƠNG
Xét về từ ngữ, Cộng sản là một đường lối nhân đạo, bác ái, không tham lam chiếm đoạt tài sản, quyền bính, không có của riêng, sống tập thể như các thầy tu chân chính. Họ là những người tich cưc chống bóc lột, bảo vệ kẻ nghèo khổ, yếu thế bị bọn cường bạo bắt làm nô lệ. Họ xóa bất công, tạo một xã hội bình đẳng, coi bốn bể là nhà ( tứ hải giai huynh đệ), không có kẻ xâm lược, người bị xâm lược, kẻ thống trị, người bị cai trị...Nói chung là tốt, trong trần gian hiếm có ai như vậy!
Nhưng sự thực không phải như thế. Các thuyết xã hội của đức Phật, Khổng tử phần lớn là đạo lý, là lý tưởng chp mỗi người tự thực hiện, còn thuyết của Marx tich cực hơn, đưa ra nhiều biện pháp thi hành chứ không phài lý thuyết suông. Chính vì " chuyên chính vô sản," "đấu tranh giai cấp", cấm tư ghữu, cưỡng bách lao động là những nhát đao, búa,kìm kẹp áp dụng cho tự do của con người.
Marx nói xóa bỏ biên cương giai cấp và biên cương quốc gia để lâp mọt quốc tế vĩ đại, là cái mà người Trung Quốc gọi là thế giới đại đồng. Nghe ra giống giọng các đại tôn sư , đại đế Trung Quốc muốn thống nhất thiên hạ để mình làm bá chủ võ lâm!
Nga , Trung Quốc và Việt Nam đều giống nhau đều muốn làm đại anh hùng.Nô lệ hèn mạt như Lê Duẩn mà muốn làm triết gia địa phương, và vênh vang ta đây anh hùng thức thâu đêm canh nhà cho các ông bà chủ lớn ngủ yên! Stalin lập đệ tam quốc tế để làm vua thế giới đỏ. Trung Quốc không kém, cũng muốn hất Nga làm đại đế búa liềm. Hai bên đánh nhau thế mà làm sao có tâm từ bi, bác ái thực hiện cộng sản chủ nghĩa?
Xóa tan biên cương quốc gia ư? Nga chiếm các nước lân cận làm liên bang Nga, và các nước xa hơn làm liên bang Sô Viết chưa đủ no, Nga chiếm các nước Đông Âu bắt họ phải làm nô lệ. Trung Công chiếm Tây Tạng, Mộng Cổ, Tân Cương và xâm lấn Việt Nam để sống với nhau cho trọn 16 chữ vàng ư? Timnh thần Quốc tế vô sản là thế ư?
Nga, Trung Cộng nói xóa tan biên cương quốc gia nghĩa là các nước nhỏ mở cửa cho đàn anh xâm nhập chiếm lãnh thổ, tài nguyên nình. Mình là chủ nhà hóa ra đầy tớ!
Cái nhân nghĩa nghĩa vụ quốc tế, tinh thần quốc tế thực ra là tinh thần đế quốc, thực dân xâm lược.Cái tinh thần địa phương, cục bộ đó đã nảy sinh trong các đảng cộng sản và quốc gia Cộng sản.
Ông Hồ lấy danh nghĩa là Nguyễn Ái Quốc thu gom dân Trung kỳ thành một phái. Sau 1945, dân Trung kỳ cai trị miền Bắc cho đến khi Lê Duẩn chết là trường trị gần nửa thế kỷ. Nếu kể thêm nữa, từ khui Nguyễn Ánh thống nhất đất nước đến khi Lê Duẩn buông tay nhắm mắt (1802-19686) thì dân Trung Kỳ cai trị suốt 184 năm, gần hai thế kỷ. Nếu kể xa hơn nữa, từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) cho đến Lê Duẩn mất (1886) là 458 năm Trung kỳ làm vua. Thượng Đế hình như chơi trò luỡng cực cho Việt Nam kể từ bà Âu Cơ sinh trăm trứng. Thời vua Lê chúa Trịnh , Việt Nam có hai kinh đô:
Bắc hữu kim thành tráng
Nam hữu ngọc bich thành
Kinh đô miền Nam cũng do dân Trung kỳ làm vua. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Ngô Đình Điệm, Nguyễn Văn Thiệu đều người miền Trung!
Dân Bắc nghe cái giọng và cái mặt Trung Kỳ là phát ơn. Cái họa quân Tam Phủ đã làm dân Bắc kinh hoàng, nay lại gặp bản mặt Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu thì càng thêm ghét.
Sau khi Trường Chinh lên làm vua , bọn Bắc Kỳ quyết ôm lầy cái ghế Tổng Bí thư không rời, cho dù Tổng bí thư ngu như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì Nam kỳ đóng hơn nữa ngân sách nên đành cho chúng làm thủ tướng. Còn bọn Trung kỳ thì thí cho cái mồm tuyên giáo hay miếng giẻ rách.
Đó là việc ở trên thượng tầng kiến trúc Cộng đảng, còn dưới thì be bét những phân và nước tiểu. Dân Bắc giành hết quyền lợi, các anh Nam kỳ tỉnh ủy được coi như anh gá cửa cơ quan, đưọc cho ở vào một cái gara cũ hay một xó bếp! Tụi Nam Kỳ nhục lắm, Bọn Miền Nam ra Bắc bị coi như là con Toto, khiến Xuân Vũ chửi toáng lên. Rồi dân Miền Nam đặt thơ:
Bắc Kỳ cai trị Nam Kỳ
Chức gì cũng chiếm, món gì cũng vơ!
Khi về Nam, bọn chúng cũng không thoát bàn tay sắt Bắc Kỳ. Bọn chúng phải rút về miền thôn quê làm trưởng khóm, hay huyện ủy viên, gặm xương xẩu do Bắc Kỳ ném xuống đất. Rồi trong Mặt Trận GPMN bọn Bắc Kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cũng cầm đầu, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo chỉ là bù nhìn. Sau 1975,bọn miền Nam như Trương Như Tảng, Châu Tâm Luân phải co giò mà chạy!. Vũ Anh Khanh ca tụng Bác và Đảng cuối cùng lạy cả nón trốn về Nam, bị VC bắt chết giữa dòng Bến Hải. Xuân Vũ chửi lung tung: "Chính mày, chính chúng mày!".... "Chính bọn cùi chúng mày kéo vào đây cả bầy dẫm nát quê hương tao."(Xuân Vũ. Cù Lao Rồng)
Bởi vậy năm 1981, Trường Chinh lên làm Chủ tịch nước, rồi làm Tổng Bí thư lần thứ hai (1996) dân Bắc sung sướng reo vui:"Hai thế kỷ nay ta Bắc Kỳ ta mới làm vua!
Cộng sản chống phong kiến, ghét vua quan, ghét cha truyền con nối, ghét chức danh vua quan -- chỉ gọi nhau là đồng chí-- nhưng thật sự họ tham muốn chức nọ chức kia ghê gớm.
Cái tin thần địa phương cục bộ xảy ra khi cộng sản kết hai ba tỉnh làm một để xây dựng vĩ mô kinh tế, hành chánh, nhưng rồi cũng chia rẽ, cãi cọ phải tách riêng. Kết ba tỉnh với nhau thì dân Quảng Bình là Đại Cách mạng, bọn Quảng Trị, Thùa thiên là ngụy quân, ngụy quyền bị khinh rẻ. Dân Quảng Bình nắm hết mọi ngành từ tỉnh ủy cho đến cán bộ quét rác đều là Quảng Bình. Việc này cũng như tại Saigon dân Bắc Kỳ nắm hết, chỉ chừa miếng cơm cháy cho bọn nằm vùng và Nam kỳ hồi kết gốc Saigon. Quảng Bình làm chủ, Quảng Trị, Thừa Thiên làm tôi tớ cho nên mới có thành ngữ "Bình Trị Thiên". Đến khi tách ra, dân Quảng Bình khi vào trên răng dưới dế, khi về lại muốn khiêng cái nọ, lấy cái kia thành ra hai bên tranh chấp dữ dội. Tại Thuân Hải hợp rồi ly cũng tốn nhiều sức lực đấu đá!
5. TÍNH KIÊU CĂNG HỢM HĨNH
Người Cộng sản bách chiến bách thắng nên kiêu căng rất dữ dội. Họ tự hào biết sơ sơ về Marxist là có phép thần thông hô phong hoán vũ. Họ tự hào giai cấp công công nhân cách mạng, tiên tiến,là giai cấp lãnh đạo. Họ đánh thắng Mỹ là tốt nghiệp đại học vẻ vang hơn các trường Âu Mỹ!
Lê Duẩn cho rằng ông đẻ ra ba dòng thác cách mạng, không là triết gia thế giới thì cũng triết gia vùng! Ông tự hào giỏ hơn thầy ông là Hồ Chí Minh và có công lớn hơn Hồ Chí Minh. Ông cho ông tài giỏi, khinh miệt Võ Nguyên Giáp hèn nhát...
Trần Văn Trà trong quyển Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (gồm nhiều tập, mới in tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống, nên các tập sau không được xuất bản) cjho rằng chiến thắng 1975 là ông kiên quyết, còn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ..đều là đồ chết nhát. Vì khinh bạc như vậy nên sách bị cấm.
Vũ Thư Hiên cho biết Lê Đức Tho trước kia thờ Trưoờng Chinh như cha, nhưng từ khi trong Nam ra Bắc, anh ta coi Trường Chinh như con chó ghẻ. Anh ta và Trường Chinh giành chức Tổng Bí thư, Trường Chinh thắng nhưng bị một búa bể đầu lăn xuống cầu thang mà đi thăm hai cụ Mac- Lê!
Bọn họ coi bậc thầy, bậc đàn anh của họ như rác huống hồ các ông tướng, sĩ quan, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư , linh mục, hòa thượng , các văn nghệ sĩ trong Nam chớ buồn làm chi!
6. THÙ HẬN, GIẾT NHAU
Các ông quốc dân đảng gọi nhau là đồng chí. Tôn Dật Tien trước khi mất dận đảng viện: Cách mạng thượng vị thành công, đồng chí nhưng tu nỗ lực 革命尚未成功,同志仍须努力。(Cách mạng chưa thành công, các đồng chí hãy gắng sức-The Revolution has not yet succeeded. Comrades, you must carry on!) Thực ra từ "đồng chí" này đã được dùng từ lâu trong ngôn ngữ Trung Hoa như trong Hồng Lâu Mộng, có nghĩa là người cùng chí hướng, anh em, bạn bè, vợ chồng...Người Việt Nam dùng đã lâu. Nguyễn Trãi trong bài Hoạ Hương tiên sinh vận giản chư đồng chí 和鄉先生韻柬諸同志 • Hoạ thơ của Hương tiên sinh lưu giản các đồng chí. nhưng từ này Việt Nam it dùng, Sau 1945, chỉ cộng sản mới gọi nhau là đồng chí. Thường dân chúng ta không nên gọi các ông Việt Cộng là "đồng chí" mà bị chửi đấy. Trần Đĩnh cho biết tình cảnh Vũ Đình Huỳnh khi sa cơ thất thế:
Tôi khó quên chuyện lúc mấy người công an đẩy Vũ Đình Huỳnh đi, anh đề nghị:
– Các đồng chí cho tôi vào hôn mấy cháu bé.
– Thằng phản động, ai đồng chí với mày hả?
Huỳnh sau này bảo tôi:
– Mật thám Tây đến bắt không vô văn hoá như vậy.(ĐC. Ch.29)
Cộng sản là lũ hùm sói man rợ. Các nước cũng có chuyện tranh giành, chém giết nhưng không kinh khủng bằng các ông đồng chí đối với nhau.Tính đến nay, số lượng nạn nhân chính xác vẫn chưa được tiết lộ do sự che giấu của chính quyền các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia cộng sản. Tại Liên Xô dưới thời Lenin và Stalin, ước tính đã có hơn 300.000 đến 600.000 nạn nhân do các cuộc Khủng bố Đỏ (Красный террор) và Đại thanh trừng (Большой террор) trong đó phần lớn là là Dân biểu quốc hội và các tướng lãnh Hồng quân. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, chiến dịch kinh tế Đại nhảy vọt đã khiến từ 18 đến 45 triệu người chết, và cuộc Cách mạng văn hóa đã khiến cho hàng nghìn người trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng chính trị tại Trung Quốc mà những tai to mặt lớn của Trung Cộng phải chết thaảm khốc như Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, Bành Đức Hoài....
Hồ Chí Minh mượn tay Pháp bắt Phan Bội Châu và bắt các đảng viên Cộng sản không theo y để lấy tiền xài. Các tai nạn xảy ra cho Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Thiết Huìng, Nguyễn Bình..biết đâu cũng do bàn tay Hồ Chí Minh. Người may mắn thoát chết là Trần Văn Giàu. Đến thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, chân tay của Võ Nguyên Giáp bị chặt một cách âm thầm. Và sau đó nhiều cái chết bí mật xảy ra trong chóp bu Việt Cộng nào là Dương Bạch Mai (1904-1964),– Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh(1914-1967); Đại Tướng Chu Văn Tấn (1909-1984), Đại Tướng Hoàng Văn Thái (1915-1986);Đại Tướng Lê Trọng Tấn (1914-1986),– Thượng Tướng Đinh Đức Thiện (1913-1987),..
Hoàng Tùng đã khui hũ mắm thối của thượng tầng cộng sản: chém giết, vu khống, đề phòng, nghi kị.
Hoàng Tùng viết trong hồi ký: “Một nỗi đau của Bác Hồ là mấy vị đầu não của Đảng không ưa nhau. Từ 1966 – tức là sau Nghị quyết 9 ba năm – Bác hay mời cơm mấy vị sang ăn nhưng chả ai nói với ai câu nào. Thế mới biết học Bác khó quá thay vậy!”
Có thể từ khi không còn Bác để cố công nhờ mấy bữa cơm hàn gắn nội bộ đầu não Đảng và đất nước, Trường Chinh thôi ăn ở chỗ lạ. Với ông, nay chỗ ăn lạ duy nhất là chỗ của đảng. Nhưng phi đảng mời thì còn ai mời ông? Tôi lạ là các bộ óc đầy hằn học, nghi ngờ nhau như vậy lại vẫn nhất trí được với nhau trong việc trị dân.(ĐC, Ch.17)
Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đều là những tay sát nhân hạng nặng. Lê Đức Tho có nhiều tội.
Sau khi Lê Duẩn qua đời thì Lê Đức Thọ gây sự và ra tay giết Trường Chinh vì tranh giành ngôi vị Tổng bí thư . Vũ Thư Hiên viết:
“Trường Chinh sau khi rút lui khỏi cuộc đọ sức với Lê Đức Thọ vào chân tổng bí thư, buồn bã ngồi nhà. Ông qua đời vì chấn thương não trong một cú ngã ở cầu thang. Có tin ông bị Lê Đức Thọ sai tên bảo vệ ông, người của Trần Quốc Hoàn, hạ sát. Tên này lẽ ra phải đi sát ông từng bước, nhưng đã để ông ngã khi có một mình, Vết thương ở gáy có thể do mép bậc thang gây ra, mà cũng có thể do một vật bằng gỗ khác đập vào...” (“Đêm giữa ban ngày” trang 761).
Lê Đức Thọ nắm Ban Tổ chức đảng. Y đặt ra Ban bảo vệ cục chính trị đặt dưới quyền chỉ đạo của cục an ninh Bộ nội vụ. Chính
cục này theo lệnh của Thọ đã cho mật vụ giết đại tướng Hoàng Văn Thái
vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời
bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là các đại tá
Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác
chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân... Họ đã
bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng
Văn Thái....
“Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng. "Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?" Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng. Tôi nói: Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy?
Con người Việt Nam trước 1945 có trí tín nhân nghĩa. Cộng sản lên phá vỡ đạo đức và văn hóa dân tộc. Hai nỗi kinh hoàng lớn cho nhân dân Miền Bác là CCRD, đánh tư sản và Chỉnh Đốn đảng,
CCRD thì Công sản giết trung nông, bần nông cho đủ túc số 5 % nhân dân. Họ bắt con tố cha, vợ tố chồng..gây nên sự tàn phá trong một giây tình nghĩa gia đình, họ hàng làng xóm. Đánh tư sản và Chỉnh Dốn đảng cũng là tai họa cho nhân dân và đảng viên Cộng sản. Chỉnh đốn đảng, Cải tạo tư tưởng, Chỉn h huần dù thuật ngữ khác nhau nhưng đó là một cách khủng bố tinh thần con người, còn được gọi là tẩy não. Nhiều người phải tự vu cáo mình, bịa ra chuyện hiếp dâm em gái cho có vẻ thành khẩn,. Nhiều người tư tử, nhiều người nổi điên.
Vũ Thư Hiên viết về Chỉnh huấn:
Tiếp đến là chỉnh huấn. nó mang tên chỉnh phong, gọi tắt cuộc vận động chỉnh đốn tam phong: học phong, văn phong, Ðảng phong trong Ðảng cộng sản Trung Quốc. Chỉnh huấn là chuyện hết sức lạ lùng đối với chúng tôi, những chàng trai học trò vừa xếp bút nghiên lên đường kháng chiến. Cứ đinh ninh rằng mình cũng tựa những tráng sĩ thời xưa, thanh gươm yên ngựa ra sa trường. Ðến chỉnh huấn mới ngã ngửa ra rằng không phải: đi theo cách mạng trước hết là để cải tạo những tư tưởng thối tha, bao giờ cũng sẵn có trong mình như một thứ tội tổ tông truyền. Phải cải tạo tư tưởng để xứng đáng là người của Ðảng, của xã hội mới. Người ta giảng cho chúng tôi: tất cả ưu điểm các anh có được là nhờ ơn Ðảng, nhờ ơn cách mạng. Tất cả khuyết điểm các anh mang trong mình là do phong kiến, đế quốc truyền cho.[...].
Sau đó, mỗi học viên liên hệ những điều học được với tư tưởng và hành động của bản thân, đưa những thu hoạch ra trình bày trước tổ để tập thể góp ý, phân tích, phê phán. Chúng tôi lén gọi những buổi phê phán là những tự xỉ vả. Ai tự xỉ vả nhiều được coi là thành khẩn. Những bản cung khai tội lỗi xuất sắc nhất được báo cáo trước toàn hội nghị, gọi là báo cáo điển hình.
Vắt óc mãi không nghĩ ra tội gì khả dĩ coi được, tôi bộc lộ rằng tôi thương địa chủ, tôi lén lút đem khoai lang cho mấy đứa con kẻ thù đói lả; tôi có tư tưởng sợ địch khi nhìn thấy trong tờ Paris Match ảnh chụp hàng đàn máy bay với những trái bom bay ra như trấu vãi. Mặc dầu đã tố thêm cho ra vẻ thành khẩn, tội lỗi của tôi vẫn chưa ăn thua gì với tội lỗi những người cùng tổ: họ bộc lộ cha mẹ là phú nông, địa chủ; có anh bộ đội khai đóng quân ở đâu là hủ hóa(5) ở đó, có anh còn khai đã ngủ với em ruột… Học viên vận dụng kiến thức vừa học được xỉ vả thậm tệ những người bộc lộ. Nào là với tư tưởng bóc lột của cha mẹ truyền lại đồng chí không xứng đáng là cán bộ cách mạng. Nào là hủ hóa với con gái nông dân lao động có khác nào con hủ hóa với mẹ vân vân và vân vân. Nói chung, sự suy diễn theo luật tam đoạn được tha hồ đẩy tới phi lý. Tôi nhớ mãi một buổi báo cáo điển hình, khi một anh chàng hùng hổ đứng lên xơi xơi xỉ vả người báo cáo:”Ðồng chí có biết với tư tưởng như thế, với hành động như thế, đồng chí là cái giống gì không? Ðồng chí là… là… con chó, là con chó ghẻ…., con chó ghẻ lang thang…trên…trên…” Ðến đó anh ta ngắc ngư mãi không tìm ra đoạn tiếp cho câu ví. Thế rồi đánh liều, anh ta nói một hơi: “…lang thang trên…cánh đồng… cánh đồng xanh”.(DGBN, ch,9)
Vũ Thư Hiên cho biết tâm trạng con người trong hỏa ngục lúc ấy. Vợ phải bỏ chồng, anh em bạn bè phải tố nhau để tránh tôi liên hệ. Bạn bè gặp nhau ngoảnh mặt làm lơ. Bi kịch xảy ra trong ngày Vũ Thư Hiên gặp tai họa.
Ngồi sau tôi, vợ tôi úp mặt vào lưng tôi khóc khe khẽ.
Ðó là cuộc tiễn đưa của người vợ đưa chồng đến cõi chết. Trên đường Nguyễn Du rẽ sang Trần Bình Trọng tôi gặp Nguyên Hồng đi ngược chiều. Trên người anh vẫn cái áo pi-gia-ma xanh nhạt đã ngả sang cháo lòng, vẫn cái quần ximili xám vén gấu, vẫn cái xà-cột đựng bản thảo tòn ten bên hông. Chòm râu anh mới nuôi năm trước giờ chấm cổ áo. Ðang tư lự trên hè, nhác thấy tôi anh giật mình đứng lại. Tôi xuống xe, định đến bắt tay anh thì bỗng Nguyên Hồng hấp tấp lùi lại, bước tránh sang vệ cỏ. Ðôi mắt anh bùi ngùi nhìn tôi. Rồi rất trịnh trọng, anh chắp tay xá tôi, xá dài theo kiểu người xưa, môi mấp máy nói gì không rõ. Tôi đứng lặng. Nguyên Hồng đùa hay thật? Không, anh không đùa. Ðành cúi đầu xá anh, đáp lễ.
Nguyên Hồng làm thế là phải. Ðã mấy tháng nay nhất cử nhất động của gia đình tôi đều bị theo dõi. Không cứ anh, ai cũng phải làm như thế.Nguyên Hồng lẳng lặng đi, đầu cúi(DGBN, Ch.II)
Không vu khống, mạ lị người, chỉ lánh xa thôi cũng là một cử chỉ đáng quý của thời ma quỷ ấy!
Dương Thu Hương cũng cho biết vài nét về Nhân văn Giai Phẩm.Việc bách hại Nhân Văn Giai Phẩm khiến cho hàng trăm,hàng ngàn người bị trả thù, bị trừng phạt.
Bên Kia Bờ Ảo Vọng là truyện tình của những con người đã chạy theo những ảo ảnh của tình yêu. Họ là những con người đam mê, đi tìm cái đẹp tuyệt đối, chán ghét những cảnh tầm thường, nhạt nhẽo. Họ luôn bất mãn với hiện tại, chạy theo những hình bóng đẹp đẽ, huy hoàng bằng tất cả đam mê. Họ không bao giờ trung thành với họ và với vợ chồng. Linh yêu Nguyên rồi chán Nguyên, say mê nhạc sĩ Trần Phương. Bà Phượng, dì của Linh trước kia cũng phản bội chồng, yêu Trần Phương, và chính Trần Phương chạy theo hình bóng các giai nhân mà phụ bạc vợ. Trần Phương nói: Tình yêu đó chỉ là bữa ăn thêm đối với người đàn ông (288). Trần Phương là con người giả dối. Ông chiếm vợ người khác, ông ta lại thuyết giáo về lòng nhân đạo, về sứ mệnh cao cả của các bậc thánh. . . Với các lời lẽ ấy, ông ta hiện ra dưới vầng hào quang của chúa Cứu Thế, còn Linh là con chiên được vớt sâu khỏi hố sâu tuyệt vọng cùng những sa ngã tối tăm (304) Đến khi Trần Phương phục hồi chức vị, trong buổi mít tinh, Trần Phương hết lời ca tụng kẻ quyền thế đã hại ông. Linh cảm thấy một cái gì đó vừa sụp đổ trong cô như tiếng sét vửa bổ toác gốc cây trường thụ . . .(326).
Ngay cả việc nhạc sĩ Trần Phương trở lại chức vị cũ cũng đã tố cáo một xã hội tham nhũng, thối nát, cá lớn nuốt cá bé, người ta đấu đá nhau, nịnh hót cấp trên, và đi cửa sau, để được thăng quan tiến chức hoặc phục hồi địa vị đã mất (318-330). Chính Trần Phương đã tích cực đánh Nhân Văn Giai Phẩm để được thăng tiến. Chính Trần Phương đã hạ một đồng chí đã từng với ông đi kháng chiến và cùng viết nhạc khiến cho nhạc sĩ này thân bại, danh liệt, vùi tài năng trong men rượu. Chính Trần Phương đã nhờ vợ và tình nhân vận động để ông trở lại địa vị cũ. Ông hân hoan, ông tự đắc, ông ca tụng chế độ, ca tụng kẻ thù đã hạ ông và ông đã từng căm thù. . . Cộng sản đã từng chỉ trích tư bản, phong kiến nhưng rồi chính cộng sản đã xây dựng một xã hội có nhiều xấu xa hơn tư bản và phong kiến. Dương Thu Hương đã can đảm tố cáo xã hội cộng sản. Những trường hợp bà nêu ra là những điển hình cho toàn xã hội Việt Nam và các xã hội cộng sản khác.Việc đưa cán bộ ngu dốt lên cầm quyền không phải là ngẫu nhiên mà là do chủ trương vô sản chuyên chính của cộng sản.
Trong CCRD , Chỉnh Huấn, và Nhân Văn Giai Phẩm khung cảnh man rợ, tàn bạo nhưng vẫn có bóng dáng những con người bất khuất, đầy tình người.
Một trong những điểm đặc sắc của Cát Bụi Chân Ai là Tô Hoài đã cho ta biết tâm trạng và nỗi nhục nhằn của các văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản. Có lẽ trong các văn nghệ sĩ, Nguyên Hồng là người bị đao búa nặng nhất về tội để cho Phan Khôi, Lê Đạt viết chống đảng trên báo Văn, và chính ông viết truyện ngắn về con hổ Truyện Cái Xóm Tha Hương ở Cửa Rừng Suối Cát Và Con Hùm Bồ Côi mà bị kiểm thảo:
Một vòng người họp tổ, như các cụ trong làng ngày trước ngồi xếp bằng quanh chiếu tổ tôm. Những lời dao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng lên, khóc òa lên (88). Sau vụ kiểm thảo, Nguyên Hồng tức bực đã lui về Nhã Nam.Nguyên Hồng nói:
-Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam (134).
Sau đó ông xin về hưu non. Nguyên Hồng cười mà nói:
-Ông đố đứa nào bắt chước được ông đấy! (136)
Tô Hoài kể lại nỗi đau khổ của Ngô Tất Tố: Kim Lân kể dạo ở trên Chợ Chu, trong một cuộc kiểm điểm, Ngô Tất Tố bị một anh xưa nay bác Ngô vẫn coi không ra gì, bây giờ phải nghe anh ấy sát phạt lên lớp. Ngô Tất Tố quệt nước mũi vào gốc cây, sụt sùì nói với Kim Lân: ' Làm người khó lắm bác ạ'(112). Tô Hoài đã nói đến những vụ hành hạ trong chỉnh huấn khiến cho người ta uất hận nuốt lưỡi dao cạo hay thắt cổ mà chết (113- 114).
Dẫu sao, trong đám văn nghệ sĩ cũng có người kiên cường bất khuất. Cứng cỏi nhất là Phan Khôi: Chúng tôi ở Lao Cai về, cái lớp 21 ngày vừa hết, còn buổi sau cùng. Tiếng vỗ tay bế mạc rầm rầm ngập cái sân thượng. Cái ông lão Phan Khôi ngang như cua ưa chơi trội, chống ba toong bước ra về trước, còn quay lại nói một câu thế nào đấy, dường như là người đi chợ Hôm sung sướng mua được quả chanh cốm, hỏi ra mới biết chanh xuất khẩu bị ế. ở người trồng chanh phải được ăn chanh ngon nhất chớ! Chẳng biết nói bóng gió hay nói vỗ mặt. Nhưng mà cách nghênh ngáo táo tợn của ông thì không lạ! (79) Tú Mỡ là người có nhân có nghĩa. Ông chỉ trích đường lối chính trị của Nguyễn Tường Tam nhưng ông lại nói ông không quên ân nghĩa của Nhất Linh đã khuyến khích Tú Mỡ trên đường văn nghệ (114).
Trong tầng lớp nhân dân, cán bộ và vợ con cộng sản cũng có vài nhân vật
đáng khen. Vũ Thư Hiên ca tụng Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành đã cương
trực chống lại lệnh Lê Đức Tho xử vụ Xét lại hiện đại, bắt hàng ngàn
đảng viên và văn nghệ sĩ để bắt họ khai Võ Nguyên Giáp phản đảng.
Ông cũng ca ngợi vợ của Lê Trung Nghĩa và vợ Hoàng Minh Chánh trung thành với chồng.
Vũ Thư Hiên viết về hai ông Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành như sau:
Thế rồi vào một ngày không chờ đợi, khi tôi đã ra tù nhiều năm, bỗng nghe sấm động giữa trời quang - Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành, vụ trưởng Vụ bảo vệ đảng cùng ký kiến nghị đòi Trung ương đảng thẩm tra và giải oan cho những người bị bắt tù nhiều năm không xét xử trong vụ án gọi là "nhóm xét lại chống Đảng và làm tay sai cho nước ngoài".[...].Từ vị trí ăn trên ngồi trốc trong hệ thống cai trị, Lê Hồng Hà quyết định rời bỏ đảng của anh để đi về phía lẽ phải, có nghĩa là về phía những người chống thể chế độc tài. Anh trở thành bạn của chúng tôi, những nạn nhân của vụ án mà anh là người tham gia trấn áp. Trớ trêu là ở chỗ đó. [...]. Lê Hồng Hà ngày một đi xa hơn. Anh phủ định lý thuyết mác-xít về đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, phủ định chuyên chính vô sản, phủ định mọi thần tượng - Marx, Lenin, Stalin, Mao[...]. Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành là tấm gương sáng cho những người một thời lầm lỡ. Họ sẽ mất rất nhiều, nhưng đổi lại họ sẽ được cái lớn hơn - tình yêu thương và lòng kính trọng của nhân dân.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38008943
Trần Đĩnh viết về các vai nữ trong vụa án Xét lại hiện đại do Lê Đức Thọ chủ mưu:
II. NHÂN DÂN XHCN
Trước 1945, dân ta có văn hóa cao, biết lễ nghĩa. Nhưng từ khi cộng sản thống trị miền Bắc, chúng đã tàn phá văn hóa và đạo đức dân tộc theo cái mà Marx gọi là phá huỷ thượng tầng kiến trúc của xã hội cũ.
Vũ Ngọc Phan trong Những Năm Tháng Ấy đã luyến tiếc quá khứ vàng son của 36 phố phường Hà Nội.
Người Hà Nội xưa được tiếng đẹp,thanh tú,lịch thiệp,nhã nhặn,khôn ngoan được truyền tụng qua cửa miệng dân gian:“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An”;hoặc“Chẳng thanh cũng thể hoa mai/Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh”.
Ông cũng ca ngợi vợ của Lê Trung Nghĩa và vợ Hoàng Minh Chánh trung thành với chồng.
Vũ Thư Hiên viết về hai ông Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành như sau:
Thế rồi vào một ngày không chờ đợi, khi tôi đã ra tù nhiều năm, bỗng nghe sấm động giữa trời quang - Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành, vụ trưởng Vụ bảo vệ đảng cùng ký kiến nghị đòi Trung ương đảng thẩm tra và giải oan cho những người bị bắt tù nhiều năm không xét xử trong vụ án gọi là "nhóm xét lại chống Đảng và làm tay sai cho nước ngoài".[...].Từ vị trí ăn trên ngồi trốc trong hệ thống cai trị, Lê Hồng Hà quyết định rời bỏ đảng của anh để đi về phía lẽ phải, có nghĩa là về phía những người chống thể chế độc tài. Anh trở thành bạn của chúng tôi, những nạn nhân của vụ án mà anh là người tham gia trấn áp. Trớ trêu là ở chỗ đó. [...]. Lê Hồng Hà ngày một đi xa hơn. Anh phủ định lý thuyết mác-xít về đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, phủ định chuyên chính vô sản, phủ định mọi thần tượng - Marx, Lenin, Stalin, Mao[...]. Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành là tấm gương sáng cho những người một thời lầm lỡ. Họ sẽ mất rất nhiều, nhưng đổi lại họ sẽ được cái lớn hơn - tình yêu thương và lòng kính trọng của nhân dân.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38008943
Trần Đĩnh viết về các vai nữ trong vụa án Xét lại hiện đại do Lê Đức Thọ chủ mưu:
Trong vụ án xét lại, phải nói tới các
chị. Chị Tề, vợ Vũ Đình Huỳnh; chị Mỹ, vợ Đặng Kim Giang; chị Sơn, vợ
Bùi Công Trừng; chị Minh Quang, vợ Minh Việt; chị Oanh, vợ Lưu Động; chị
Lan, vợ Kiến Giang. v.v…
Chị Thảo, vợ Lê Trọng Nghĩa, rửa bát ở
mấy nhà ăn quốc doanh suốt từ Tràng Tiền đến Cửa Nam và Ga Hàng Cỏ lấy
tiền nuôi con và gửi cái gì đó cho chồng. Người ta thẩm vấn chị “chui
vào đảng để nhằm cái gì?”
- A, thế sao các anh không hỏi thời Pháp
thời Nhật những lần tôi chui vào Hoả lò tiếp tế cho tù cộng sản thì là
để nhằm cái gì? Tôi hỏi lúc ấy các anh ở đâu?
Hồng Ngọc vợ Hoàng Minh Chính ba lần
nuôi chồng tù ta. Bị khai trừ khỏi đảng, bị buộc về hưu sớm. Tội: không
đấu tranh giáo dục chồng, Hoàng Minh Chính! Dạo Chính tù lần hai, một
hôm tôi đã thốt lên: “Bà giỏi, nuôi chồng tù vất vả (cơm hai mẹ con toàn
rau muống luộc mà cứ mời tôi cùng ăn) mà vẫn khoẻ chứ không thì khốn.
Chị vạch chân tóc: “Nhuộm đây này! Dù có thế nào, đàn bà con gái cũng
không được phép tiều tuỵ (ĐC, Ch.29)
II. NHÂN DÂN XHCN
Trước 1945, dân ta có văn hóa cao, biết lễ nghĩa. Nhưng từ khi cộng sản thống trị miền Bắc, chúng đã tàn phá văn hóa và đạo đức dân tộc theo cái mà Marx gọi là phá huỷ thượng tầng kiến trúc của xã hội cũ.
Vũ Ngọc Phan trong Những Năm Tháng Ấy đã luyến tiếc quá khứ vàng son của 36 phố phường Hà Nội.
Người Hà Nội xưa được tiếng đẹp,thanh tú,lịch thiệp,nhã nhặn,khôn ngoan được truyền tụng qua cửa miệng dân gian:“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An”;hoặc“Chẳng thanh cũng thể hoa mai/Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh”.
Cái đáng quý nhất là người Hà Nội nói năng lịch sư. Họ rất được quý
mến,ngay khi đem bán rau,đậu cho người Hà Nội,cô gái Kẻ Láng cũng muốn
sắm sửa quang gánh cho trang trọng và “mượn người lịch sự”gánh đi : Anh
giúp em đôi quang tám dẻ cho bền/Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.
Nói “lịch sự”phải nói đến ăn,đến mặc,đến cư xử,đối đãi,nói năng.Theo tục xưa,trong gia đình Việt Nam,không riêng gì Hà Nội,ngồi vào mâm cơm,người lớn chưa cầm đũa,trẻ con chưa được ăn.Trước khi ăn,trẻ con phải mời ông bà,cha mẹ và các anh chị rồi mới cầm đũa.Dân Hà Nội xưa cũng có người đẹp,người xấu,người trang nhã ,người thô tục…Nhưng người ta nhận thấy rằng,trong sự tiếp xúc giữa con người với con người,ít khi người Hà Nội xưa có những thói thô bạo,tục tằn…”(tr.52,53*)
Phan Văn Thanh than phiền về Hà Nội ngày nay;
Quê tôi ngày nay Sau Đổi mới,cư dân chính cống Hà Nội thay đổi triệt để,tính cách bị pha tạp rất nhiều. Kết quả một điều tra mới đây cho thấy tại phường Hàng Đào,số người Hà Nội ở mười đời trở lên chiếm không quá 9%; trong khi hàng năm Hà Nội có khoảng 1/5 số người nhập cư đến từ nơi khác. Quá trình đô thị hóa biến nhiều làng thành phố, còn người phố thì sống kiểu làng .
Lối sống “thanh lịch” của người Hà Nội hầu như không còn có thể quan sát được nữa. Thay vào đó là hiện tượng những tính cách xấu gia tăng.Thời bao cấp cấu trúc tính cách người Hà Nội có sự biến đổi rất mạnh. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, đồng tiền đã chi phối nếp nghĩ và lối sống của nhiều người. Thái độ cục cằn, thô lỗ trong khu vực dịch vụ có xu hướng gia tăng. Hiện tượng “bún quát, phở đuổi, cháo chửi” không còn là ngoại lệ.
(Phan Văn Thanh.Hà Nội Nhìn Thấy Qua Hồi Ký Vũ Ngọc Phan .
http://newvietart.com/index4.1889.html )
Giang Quân viết về Hà Nội hôm nay;
Đất nước đã hòa bình, việc hàng đầu là mở cửa hội nhập với quốc tế. Mở cửa thì cả gió lành và gió không lành đều ùa vào. Lối sống gấp hưởng thụ theo bản năng đã làm sa đọa một bộ phận không nhỏ thanh niên. Họ chỉ biết vì mình, coi tiền là tất cả. Họ lao vào những việc làm phi pháp để có nhiều tiền vui chơi, sa vào cờ bạc, nghiện hút, mất cả lương tri con người. Để làm giàu nhanh, họ cũng đã lôi kéo một số cán bộ công quyền tham ô, tham nhũng làm nghèo đất nước.
Trong nếp sống, lối sống, những hiện tượng không lành mạnh, kém văn hóa đã xuất hiện. Cách nói năng tùy tiện, từ ngữ thô tục ở cửa miệng của cả những sinh viên có học. Nhiều cô gái Hà Nội ngày nay ăn mặc phô phang tấm thân ngọc ngà trời cho chẳng cần tế nhị như xưa. Họ xăm mình khắp nơi cho đó là mốt đẹp. Cách ăn uống giờ cũng xô bồ, chạm cốc bia vại, hô lớn "dô dô" rồi ngửa cổ uống ừng ực, bia bọt tràn ra mép một cách bất nhã.
Một số người Tràng An ngày nay chỉ nghĩ đến mình nên tính vô cảm gia tăng. Nhiều khi thấy người gặp nạn, họ bỏ qua không giúp đỡ, va xe làm ngã phụ nữ, người già lại phóng xe bỏ đi cho khỏi trách nhiệm. Mọi cuộc va chạm khác, họ không phân biệt phải trái cứ to mồm và dùng sức mạnh chân tay để "cả vú lấp miệng em". Một số người hay đua xe, lạng lách trên đường làm mất trật tự, an toàn giao thông, coi thường luật pháp. Mặc dù đã xây dựng hàng nghìn km đường nhưng phương tiện giao thông tăng quá nhanh và ý thức tôn trọng luật giao thông của người dân chưa cao nên tình trạng ùn tắc trở thành vấn đề nóng của Hà Nội.
Có người nói vì Hà Nội mở rộng, dân số ngoại thành bằng dân số nội thành, lại có hàng chục vạn lao động chân tay các tỉnh về đây kiếm sống, nên thành phố trở nên nhếch nhác, rác thải bừa bãi, môi trường văn hóa bị ô nhiễm. (Giang Quân. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang bị phôi pha.http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/net-thanh-lich-cua-nguoi-ha-noi-dang-bi-phoi-pha-3091026.html
Tiến Thành viết về Hà Nội xưa và nay:
Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo.
Ngày nay thì khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…còn chạy theo xu hướng đua đòi, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.
Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi vì Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Còn cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay thì không phải vì nghèo nên áo rách, mà vì nhiều người cố tình xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…
Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.
Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hãy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đã trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…
Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.
Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...
Những thanh lịch, nho nhã, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội vì thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quý, hiếm”.
Chẳng đâu xa, mấy hôm trước người viết bài này cũng bị một nhóm nữ sinh gọi lại rồi bông đùa, trêu chọc, ăn nói tục tĩu…Không ngờ, các thiếu nữ ở Hà Nội thời nay lại "bạo" thế!
Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…[...].. Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo.
Ngày nay thì khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…còn chạy theo xu hướng đua đòi, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.
Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi vì Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Còn cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay thì không phải vì nghèo nên áo rách, mà vì nhiều người cố tình xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…
Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.
Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hãy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đã trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…
Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.
Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...
Những thanh lịch, nho nhã, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội vì thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quý, hiếm”.
Chẳng đâu xa, mấy hôm trước người viết bài này cũng bị một nhóm nữ sinh gọi lại rồi bông đùa, trêu chọc, ăn nói tục tĩu…Không ngờ, các thiếu nữ ở Hà Nội thời nay lại "bạo" thế!
Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…(Tiến Thành. Người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay trong mắt tôi
http://vnn.vietnamnet.vn/thuhanoi/2009/02/830818/
Ngày nay, con ngườiCHXHCN Việt Nam hiện rõ những tính xấu.
1. NGÔN NGỮ THÔ BỈ:
Hồ Chí Minh tỏ ra là người vô sản, ông nói năng thô lỗ thành thử cả bọn cộng sản cũng nhiễm tính ông. Theo Vũ Thư Hiên, Hồ chí Minh thường gọi tất cả kẻ thù là thằng và xác định: “Chính ông Hồ Chí Minh dùng cách gọi này trong những cuộc nói chuyện với cán bộ và trong những bài viết trên báo Cứu Quốc: Thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Sihanouk, thằng Lý Quang Diệu, thằng Măng-Đét-Phrăng...”(ĐGBN. Ch.38). Từ đó, trong CCRĐ, con cái, thanh niên gọi ông bà già địa chủ bằng thằng con, tao, mày.Trong nhà tù, tù nhân phải thưa bẩm với cán bộ, còn cán bộ coi tù nhân như súc vật, cũng mày tao chi tớ.
Bùi Ngọc Tấn đã ở tù Cộng sản, đã mục kích những chuyện bi hài trong trại tù Cộng sản như việc tù nhân lớn tuổi phải chào mẹ con nữ công an. (Bọn hắn ốm thử đi xin viên thuốc ở chỗ ông Chắn, công an y tá xem) Gặp ai cũng phải gọi là ông, là bà. Gặp bà công an kế toán bế con trai lên bốn đi chơi, là phải kính cẩn:
– Bà với ông đi chơi ạ!” (Quyển I, trang 88-89, NXB Thanh Niên, 2000)
Chào như vậy hóa ra mẹ con công an là vợ chồng sao?
Nguyễn Công Hoan xuất thân gia đình nho học, ông làm thầy gíáo, theo Cộng sản rồi cũng thành quỷ. Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Công Hoan theo quỷ, viết một bài thơ gửi Phan Khôi:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Ðù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài.
Lô-dích, trước cam làm kiếp chó.
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai!
Rõ nhất là Xuân Diệu , một thằng con đại bất hiếu.Chính Cộng sản đã bắt dân chúng đi vào đường vô lễ nghĩa, phản đạo đức truyền thống.Trong đợt cải cách ruộng đất 1953, Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:
Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .
Nguyễn Chí Thiện đã có một bài thơ rất hiện thực về CCRĐ., cụ thể là vụ Bảy Dần: con đấu mẹ, mẹ thưa bẩm:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra. Con – thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội.
Chính Phạm Thị Hoài cũng công nhận có một cuộc "cách mạng văn hóa" tại Hà Nội.
Vài ba năm trước, chúng tôi nói năng lịch sự, tư cách người nào cũng hoàn hảo, cùng gọi nhau là đồng chí. Bây giờ thì mày tao ông tôi con thằng nó chúng nó anh em chú cháu, rồi lại cái mốt ngộ nỉ bắt đầu lấn mốt ma đam mơ xuya nữa[...]. Đoài sẽ mừng rơn nếu tôi tiết lộ rằng dân Hà Nội nói ngọng và chửi bậy nhất nước Việt văn hiến. (Marie Sến, Ch.II)
2. CHỬI THỀ, NÓI TỤC
Nói “lịch sự”phải nói đến ăn,đến mặc,đến cư xử,đối đãi,nói năng.Theo tục xưa,trong gia đình Việt Nam,không riêng gì Hà Nội,ngồi vào mâm cơm,người lớn chưa cầm đũa,trẻ con chưa được ăn.Trước khi ăn,trẻ con phải mời ông bà,cha mẹ và các anh chị rồi mới cầm đũa.Dân Hà Nội xưa cũng có người đẹp,người xấu,người trang nhã ,người thô tục…Nhưng người ta nhận thấy rằng,trong sự tiếp xúc giữa con người với con người,ít khi người Hà Nội xưa có những thói thô bạo,tục tằn…”(tr.52,53*)
Phan Văn Thanh than phiền về Hà Nội ngày nay;
Quê tôi ngày nay Sau Đổi mới,cư dân chính cống Hà Nội thay đổi triệt để,tính cách bị pha tạp rất nhiều. Kết quả một điều tra mới đây cho thấy tại phường Hàng Đào,số người Hà Nội ở mười đời trở lên chiếm không quá 9%; trong khi hàng năm Hà Nội có khoảng 1/5 số người nhập cư đến từ nơi khác. Quá trình đô thị hóa biến nhiều làng thành phố, còn người phố thì sống kiểu làng .
Lối sống “thanh lịch” của người Hà Nội hầu như không còn có thể quan sát được nữa. Thay vào đó là hiện tượng những tính cách xấu gia tăng.Thời bao cấp cấu trúc tính cách người Hà Nội có sự biến đổi rất mạnh. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, đồng tiền đã chi phối nếp nghĩ và lối sống của nhiều người. Thái độ cục cằn, thô lỗ trong khu vực dịch vụ có xu hướng gia tăng. Hiện tượng “bún quát, phở đuổi, cháo chửi” không còn là ngoại lệ.
(Phan Văn Thanh.Hà Nội Nhìn Thấy Qua Hồi Ký Vũ Ngọc Phan .
http://newvietart.com/index4.1889.html )
Giang Quân viết về Hà Nội hôm nay;
Đất nước đã hòa bình, việc hàng đầu là mở cửa hội nhập với quốc tế. Mở cửa thì cả gió lành và gió không lành đều ùa vào. Lối sống gấp hưởng thụ theo bản năng đã làm sa đọa một bộ phận không nhỏ thanh niên. Họ chỉ biết vì mình, coi tiền là tất cả. Họ lao vào những việc làm phi pháp để có nhiều tiền vui chơi, sa vào cờ bạc, nghiện hút, mất cả lương tri con người. Để làm giàu nhanh, họ cũng đã lôi kéo một số cán bộ công quyền tham ô, tham nhũng làm nghèo đất nước.
Trong nếp sống, lối sống, những hiện tượng không lành mạnh, kém văn hóa đã xuất hiện. Cách nói năng tùy tiện, từ ngữ thô tục ở cửa miệng của cả những sinh viên có học. Nhiều cô gái Hà Nội ngày nay ăn mặc phô phang tấm thân ngọc ngà trời cho chẳng cần tế nhị như xưa. Họ xăm mình khắp nơi cho đó là mốt đẹp. Cách ăn uống giờ cũng xô bồ, chạm cốc bia vại, hô lớn "dô dô" rồi ngửa cổ uống ừng ực, bia bọt tràn ra mép một cách bất nhã.
Một số người Tràng An ngày nay chỉ nghĩ đến mình nên tính vô cảm gia tăng. Nhiều khi thấy người gặp nạn, họ bỏ qua không giúp đỡ, va xe làm ngã phụ nữ, người già lại phóng xe bỏ đi cho khỏi trách nhiệm. Mọi cuộc va chạm khác, họ không phân biệt phải trái cứ to mồm và dùng sức mạnh chân tay để "cả vú lấp miệng em". Một số người hay đua xe, lạng lách trên đường làm mất trật tự, an toàn giao thông, coi thường luật pháp. Mặc dù đã xây dựng hàng nghìn km đường nhưng phương tiện giao thông tăng quá nhanh và ý thức tôn trọng luật giao thông của người dân chưa cao nên tình trạng ùn tắc trở thành vấn đề nóng của Hà Nội.
Có người nói vì Hà Nội mở rộng, dân số ngoại thành bằng dân số nội thành, lại có hàng chục vạn lao động chân tay các tỉnh về đây kiếm sống, nên thành phố trở nên nhếch nhác, rác thải bừa bãi, môi trường văn hóa bị ô nhiễm. (Giang Quân. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang bị phôi pha.http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/net-thanh-lich-cua-nguoi-ha-noi-dang-bi-phoi-pha-3091026.html
Tiến Thành viết về Hà Nội xưa và nay:
Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo.
Ngày nay thì khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…còn chạy theo xu hướng đua đòi, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.
Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi vì Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Còn cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay thì không phải vì nghèo nên áo rách, mà vì nhiều người cố tình xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…
Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.
Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hãy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đã trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…
Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.
Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...
Những thanh lịch, nho nhã, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội vì thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quý, hiếm”.
Chẳng đâu xa, mấy hôm trước người viết bài này cũng bị một nhóm nữ sinh gọi lại rồi bông đùa, trêu chọc, ăn nói tục tĩu…Không ngờ, các thiếu nữ ở Hà Nội thời nay lại "bạo" thế!
Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…[...].. Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo.
Ngày nay thì khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…còn chạy theo xu hướng đua đòi, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.
Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi vì Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Còn cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay thì không phải vì nghèo nên áo rách, mà vì nhiều người cố tình xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…
Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.
Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hãy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đã trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…
Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.
Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...
Những thanh lịch, nho nhã, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội vì thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quý, hiếm”.
Chẳng đâu xa, mấy hôm trước người viết bài này cũng bị một nhóm nữ sinh gọi lại rồi bông đùa, trêu chọc, ăn nói tục tĩu…Không ngờ, các thiếu nữ ở Hà Nội thời nay lại "bạo" thế!
Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…(Tiến Thành. Người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay trong mắt tôi
http://vnn.vietnamnet.vn/thuhanoi/2009/02/830818/
Ngày nay, con ngườiCHXHCN Việt Nam hiện rõ những tính xấu.
1. NGÔN NGỮ THÔ BỈ:
Hồ Chí Minh tỏ ra là người vô sản, ông nói năng thô lỗ thành thử cả bọn cộng sản cũng nhiễm tính ông. Theo Vũ Thư Hiên, Hồ chí Minh thường gọi tất cả kẻ thù là thằng và xác định: “Chính ông Hồ Chí Minh dùng cách gọi này trong những cuộc nói chuyện với cán bộ và trong những bài viết trên báo Cứu Quốc: Thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Sihanouk, thằng Lý Quang Diệu, thằng Măng-Đét-Phrăng...”(ĐGBN. Ch.38). Từ đó, trong CCRĐ, con cái, thanh niên gọi ông bà già địa chủ bằng thằng con, tao, mày.Trong nhà tù, tù nhân phải thưa bẩm với cán bộ, còn cán bộ coi tù nhân như súc vật, cũng mày tao chi tớ.
Bùi Ngọc Tấn đã ở tù Cộng sản, đã mục kích những chuyện bi hài trong trại tù Cộng sản như việc tù nhân lớn tuổi phải chào mẹ con nữ công an. (Bọn hắn ốm thử đi xin viên thuốc ở chỗ ông Chắn, công an y tá xem) Gặp ai cũng phải gọi là ông, là bà. Gặp bà công an kế toán bế con trai lên bốn đi chơi, là phải kính cẩn:
– Bà với ông đi chơi ạ!” (Quyển I, trang 88-89, NXB Thanh Niên, 2000)
Chào như vậy hóa ra mẹ con công an là vợ chồng sao?
Nguyễn Công Hoan xuất thân gia đình nho học, ông làm thầy gíáo, theo Cộng sản rồi cũng thành quỷ. Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Công Hoan theo quỷ, viết một bài thơ gửi Phan Khôi:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Ðù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài.
Lô-dích, trước cam làm kiếp chó.
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai!
Rõ nhất là Xuân Diệu , một thằng con đại bất hiếu.Chính Cộng sản đã bắt dân chúng đi vào đường vô lễ nghĩa, phản đạo đức truyền thống.Trong đợt cải cách ruộng đất 1953, Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:
Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .
Nguyễn Chí Thiện đã có một bài thơ rất hiện thực về CCRĐ., cụ thể là vụ Bảy Dần: con đấu mẹ, mẹ thưa bẩm:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra. Con – thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội.
Chính Phạm Thị Hoài cũng công nhận có một cuộc "cách mạng văn hóa" tại Hà Nội.
Vài ba năm trước, chúng tôi nói năng lịch sự, tư cách người nào cũng hoàn hảo, cùng gọi nhau là đồng chí. Bây giờ thì mày tao ông tôi con thằng nó chúng nó anh em chú cháu, rồi lại cái mốt ngộ nỉ bắt đầu lấn mốt ma đam mơ xuya nữa[...]. Đoài sẽ mừng rơn nếu tôi tiết lộ rằng dân Hà Nội nói ngọng và chửi bậy nhất nước Việt văn hiến. (Marie Sến, Ch.II)
2. CHỬI THỀ, NÓI TỤC
Hàn Lệ Nhân trong bài Cả Nước Xả Hơi Đéo hết đã sưu tầm nhiều chuyện thực về CHXHCN Việt Nam, nhất là chuyện đó xảy ra ở trung tâm công sản.
01/21/2013
(1). Anh Phan Văn Khải có biệt danh cả lớp đặt cho là ‘Khải đờ mờ’ (vì anh có tật khi nói hay chêm tiếng đệm hai chữ viết tắt của tên ông Đỗ Mười: Đ.M. mà những anh em người gốc nông dân Nam Bộ tập kết thường mắc phải). Năm ấy, anh Khải được nhà trường cấp bằng khen vì thành tích rất lớn là bỏ được hai tiếng ‘đù má’ chêm vào trước bất cứ câu gì khi anh nói; nên hôm anh Sáu Thọ (tức Sáu Búa Lê Đức Thọ,tên thật là Phan Đình Khải) đến dự lễ khai mạc khóa chính trị Mác-Lê cao cấp do thầy Hoàng Minh Chính giảng, anh được vinh dự đảng uỷ nhà trường phân công lên hô chào cờ. Có lẽ vì anh Phan Văn Khải xúc động quá, khi lần đầu được gặp anh Sáu Thọ, thần hồn nát thần tính, giữa không khí cực thịnh, cực nghiêm trang của tôn giáo Mác -Lê, trên có đảng kỳ, kèm chân dung 5 lãnh tụ vĩ đại: Mác, Lê Nin, Stalin ở giữa, hai bên là Bác Mao và Bác Hồ, dưới nữa là cờ đỏ sao vàng, dưới nữa là anh Sáu Thọ. Thế mà giữa ba quân ngất trời thiêng liêng ấy, anh Phan Văn Khải đứng cực nghiêm, hô chào cờ bằng giọng Củ Chi Nam Bộ, hệt như Trương Phi hét trước cầu Trường Bản; anh Khải hô (hét) cực vang, cực to, cực nhanh, rằng:
“Đ. M. nghiêm! Chào cờ, chào!”
Cả hàng quân ngót trăm người tí nữa ngã đùng ra đất, vội đưa tay bụm miệng, vừa bịt mồm vừa hát quốc ca, nên âm vang hùng tráng của bài Tiến quân ca nghe như tiếng ếch nhái ho, như thể chó vừa ăn vụng bột vừa hát (sủa), khiến có vài tên ngã lăn đùng ra như trúng gió vì sặc cười, phải khiêng đi cấp cứu ngay.] (Lê Nhân: Thư ngỏ gửi thủ tướng Phan Văn Khải)
(2). Nhân buổi họp báo của Phan Thủ tướng trên nước Mỹ (21/06/2005), có một người trẻ đặt câu hỏi:
- Như thế thì ngài Thủ tướng nghĩ sao về nền giáo dục của ta?
Suy nghĩ thật nghiêm túc một hồi lâu, Phan thủ tướng trả lời:
- Nghĩ đéo được, đuổi nó ra ngoài.
Báo của Tổng Tuấn (Nguyễn Anh Tuấn, VietNamNet) đã ‘trung thực’ thuật lại buổi họp báo: “Đéo có đuổi!” (trang 1, tựa lớn chiếm hết cả trang).
Thủ tướng than phiền với đàn em về chuyến đi Mỹ:
- Đ. M. bọn Mỹ, hổng biết bọn nó làm ăn cái đéo gì mà để cho bọn Việt kiều phản động đéo đủ tư cách,đéo bằng con chó sỉ nhục quốc khách của Mỹ. Đéo hiểu.
Đàn em của Thủ tướng liền phụ vào:
- Chuyến đi nầy thật là...đéo sướng!] (xin lỗi, quên ghi nguồn trong tài liệu lưu trữ)
(3). Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Vào một con hẻm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà bạn tôi, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời: “Tôi...đéo hiểu ông nói gì cả! ” Tôi không buồn, đi tiếp. Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?
Một đứa bé trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: “Biết, nhưng đéo chỉ!”
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên hỏi: “Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?.
Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: “Đéo biết!”
Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ, thô bỉ đến thế hả anh?!
Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!”
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:
- Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ v.v... Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: dũng cảm là gì? Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: “Nghĩa là... là...đéo sợ!”
Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông thứ trưởng về định hướng giáo dục XHCN, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ Dũng cảm là: đéo sợ, cho ông nghe. Nghe xong, ông thứ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
- Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!
- !!!
- Ðấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người XHCN như thế đấy. Đất nước kiểu nầy thật là đéo khá!] (Đãi được từ trên Net).
(4). «Xuân đi làm vắng, cô tôi bảo Xuân làm ở sở chế biến liên hiệp, tôi chưa quen với những danh từ mới nên nhiều khi chữ nọ xọ chữ kia. Thằng Tường (15 tuổi, con Xuân) đang ngồi trên phản phì phò điếu thuốc, tôi cũng chẳng biết gọi là thuốc gì, thuốc lá hay thuốc rê. Thấy nó hút thuốc tôi để ý nhìn lũ trẻ chơi trong xóm, nhiều đứa nhỏ hơn nó cũng phì phèo hút lách như thế cả. Đang chuyện trò với cô tôi thì một đứa bạn đến gọi nó ơi ới:
- Đ.. mẹ thằng Tường có lên Đồng Xuân bây giờ không đấy hả? Để bố mày chờ mãi, muộn đéo nó rồi còn gì?
Thằng Tường đủng đỉnh trả lời:
- Thủng thẳng ông lấy cái xe đạp ông ra ngay, có động mồ động mả cha mày đâu mà rối lên thế?
Rồi nó lững thững kiểng chân lên giường, nghễn cổ, với cái xe đạp cũ treo trên trần bằng sợi dây thừng khá chắc, gọn gàng và nhẹn lắm, nó tháo dây thừng, lôi chiếc xe xuống, lí nhí chào tôi rồi đi. Cô tôi dặn với:
- Đừng la cà, về ngay con nhá!
Hai thằng bạn lại cười nói như không, câu chuyện lại nổ như pháo rang, mỗi câu lại mang mồ mả, cha ông làm chấm phẩy. Hình như tôi không thấy cô tôi thở dài.»] (Thụy Khuê: Cô tôi)
(5).«Tôi chỉ xin kể chuyện ở những quán cóc ngày nay. Đa số (nếu không
muốn nói hầu hết) khách là thanh niên. Trong số thanh niên, thì đa số là
mới lớn, thậm chí ở tuổi vị thành niên. Họ ăn mặc rất diện, luôn đúng
‘mốt’. Đầu tóc thật... phong phú. Thôi thì nhuộm đủ màu nâu, vàng, đỏ.
Thậm chí có cậu thanh niên mà tóc trắng phớ như ông già. Họ vào hàng,
gọi nước trà, nước ngọt, hút thuốc phì phèo. Và, đặc biệt nhất là nói
cười như pháo nổ.
- Này! Đ.. mẹ, thằng Cường bọt vừa sắm con ‘ét hát’, mày biết chưa?
Quả thật tôi thấy rùng mình vì câu chuyện của mấy cậu, mấy cô choai choai này. Xin phép độc giả, tôi không dám ghi tiếp lời thoại của họ. Nói một câu độ mươi cụm từ, thì họ đệm tới vài chục câu chửi thề. Nghĩa là ‘chất độn’ nhiều hơn ‘nguyên chất’. Một điều hết sức ngạc nhiên, là kể cả những cô gái choai, quần áo rất mốt, cũng đệm nhiều cụm từ chửi thề, thường thì chỉ có nam giới dùng. Họ đều ở tuổi 8x, 9x. Cũng có nghĩa họ sinh ra và lớn lên ở một môi trường mới, đời sống nâng cao, văn hoá cũng nâng cao. Gia đình họ - có thể nói - hầu hết khá giả. Đặc biệt, họ đều là người Hà Nội. Thậm chí gia đình đã sống lâu đời ở Hà Nội.
Chúng tôi thường nói một cách hài hước và cay đắng rằng, cái lớp thanh niên với ‘Nền văn hoá không rõ nguồn’ này, không thấy xấu hổ đã đành, lại còn phô diễn cái văn hoá rất ...thiếu văn hoá ấy, ở chỗ đông người, nơi có cả các bậc cha chú của mình. Và, xin hãy coi chừng, nếu bạn có một câu góp ý, dù chỉ nhẹ nhàng từ tốn, không những không nhận được sự tiếp thu, mà còn bị gây sự lại, thậm chí chuốc hoạ vào thân. Nhẹ, ‘được’ ném vào mặt vài câu chửi thề. Nặng, thì dùng đao búa...
Hình như ở nước ta, chưa có luật nào xử phạt những người văng tục, chửi thề ở nơi công cộng. Chẳng lẽ đó không phải làm ô nhiễm đó sao?»] (Đỗ Bảo Châu: Văn hoá không rõ nguồn, ANTĐ 05/10/2012)
(6). Quốc hội sáng 14/11/2012. ĐBQH Dương Trung Quốc chất vấn đồng chí Ếch:
(…) «Thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một Văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Đồng chí Ếch trả lời:
«Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý kiến thế này.
Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.
Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Là một cán bộ đảng viên của đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.
Và đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.
Và đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và đảng ta cũng là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua…»
ĐB họ Dương:
- Xin thủ tướng cụ thể hơn cho…
- Nghĩa là…là tôi sẽ…đéo từ chức! Xin cám ơn đại biểu!
(7).Việt Nam sau ngày 30/04/1975, có rất nhiều chuyện, nhiều thứ để nói ra nhưng vì đã được các chú, các bác tận tâm định hướng, chỉ đạo nên khi có dịp thường chỉ dám tranh thủ lén lút xả hơi với nhau, còn nếu phải tóm tắt cực cực gọn hiện tượng lắm chuyện kia thì là thế này: Kể ra đéo hết.
Việt nam ngày nay với những vẻ đẹp như thế này thì tớ ...đéo thích và đéo về!
Tớ đéo về, song đéo có tớ chợ vẫn đông. Và từ ngày có làn sóng người Việt về thăm bà con họ hàng, bồ đoàn Vẹm dùng mọi khoé chiêu dụ về (như tung chiêu ban cho cái Visa 5 năm), có điều bà con nói: về thì về chớ đéo ở.
Những Việt kiều về quê ăn Tết, nghe lãnh đạo Vẹm nói: “Quê hương là chùm khế ngọt…, đồng bào ở nước ngoài là khúc ruột, là bộ phận không thể tách rời…”, ai nghe qua cũng đều văng chữ trong bụng: Đéo ham.] (theo TTM)
3. BÚN MẮNG CHÁO CHỬI
Theo VTC14, 29.9.2016: “Mới đây, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain - người từng ăn bún chả với Tổng thống Obama - đã không giấu nổi sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên đến ăn ở quán bún chửi Ngô Sỹ Liên. Ông đã đưa trải nghiệm lạ lùng của mình vào chương trình Parts Unknown, vừa phát sóng trên kênh CNN cách đây ít ngày”.
Trong chương trình truyền hình đó, đầu bếp này được một cô gái Hà Nội đưa đến giới thiệu món “bún chửi”(BC) ở phố Ngô Sĩ Liên và nói rằng đó là quán ăn yêu thích nhất của cô.
Ông Mỹ không cảm nhận được tiếng chửi và sự nhục mạ khách của người bán hàng thì đã đành. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thay vì bất bình với thái độ bất lịch sự, bạo lực của người bán bún – vì chửi và miệt thị người khác đương nhiên là một dạng bạo lực - cô gái lại đồng tình, biện hộ cho người “đàn bà chửi” đó, coi như một đặc sản văn hóa ẩm thực VN.
Chương trình truyền hình nói trên quay trong bối cảnh quán có đông người ăn. Bà chủ quán thấy ông Mỹ và truyền hình quay thì dịu giọng hơn mọi ngày, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó, bà ta cũng đã kịp làm nhục một cô gái trẻ khác trước đám đông.
Cô gái không có lỗi gì. Cô ăn mặc và nói năng lịch sự. Cô chỉ hỏi mua một bán bún có mọc(thịt nạc giã nhuyễn viên thành viên, thường các quán bán bún đều có).
Chỉ thế thôi mà bà chủ quán đã tạt vào mặt cô những lời mỉa mai, xua đuổi cô trước mặt đám đông, trước cả ông đầu bếp Mỹ và ống kính truyền hình, trong khi những khách hàng khác thản nhiên xì xụp, chăm chú vào bát bún, coi việc chửi là chuyện đương nhiên.
Ông người Mỹ không biết tiếng Việt thì đã đành. Nhưng khách ăn thì thấm thía tận ruột gan những cầu chửi bằng tiếng mẹ đẻ chứ không thể biện hộ rằng không hiểu.
Khách ăn lần đầu bị chửi hoặc biết sẽ bị chửi mà vẫn ăn thì chứng tỏ những người ăn đó đã chấp nhận và gián tiếp cổ vũ tính bạo lực và lưu manh. Việc này càng được phổ biến rộng, chấp nhận rộng rãi thì càng gây hại cho xã hội và động chạm đến nhân phẩm con người.
Vì sự chấp nhận đương nhiên, ngày càng nhiều quán và dịch vụ các loại kèm “gia vị chửi- gia vị nhục” với khách hàng. Với thông tin BC lên CNN thì e rằng món BC phát triển thêm rầm rộ và khách hàng đi đâu cũng dễ được ăn kèm thứ “gia vị xú uế” đó.
Điều này tưởng vô hại, nhưng thực ra tiềm ẩn những nguy cơ sâu xa.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/hanoi-street-restaurant-culture-vthblog-10032016102446.html
Xã hội cũng xuất hiện những hàng quán loại “cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây, khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở. Nhiều người đã lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được thì.. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải…”, hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nhìn. Nước mắm để ở góc bàn kia kìa…” Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng, thì thực khách trong quán đã không tức giận, mà lại còn nháy mắt với nhau, và…rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là vì các món ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ vì tham ăn, tục uống mà người Hà Nội bây giờ mất hết cả tư cách.(ĐOAN NGHI * NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY XƯA
http://son-trung.blogspot.ca/2015/09/oan-nghi-nguoi-ha-noi-ngay-xua.html
4. GIAN MANH
Trần Thành Nam cho biết ông bạn Nga của ông phê bình về người đồng chí , người học trò của Mao của Stalin như sau:
Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
TRẦN THÀNH NAM * NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI VIỆT NAM?
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 444
Lê Phú Khải kể chuyện:
Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tám người từ các nơi khác đến “ngụ cư”. Họ làm quan, làm thơ, làm dân thường. Họ mang lối sống “hỗn tạp” (từ dùng của nhà thơ Hoàng Hưng) đến đất ngàn năm văn vật. Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n và l là chuyện vô tư.
Thằng con trai cả của tôi định cư ở Cần Thơ, ra Hà Nội chơi cùng với hai người bạn đều là công an ở Cần Thơ. Vao một tiệm ăn, lúc trả tiền, thấy chủ quán tính gấp mười lần so với bàn bên cạnh cũng ăn những thứ như thế. Nó không chịu, chủ quán sừng sộ quơ dao phay lên. Hai người bạn dân Nam Bộ cùng đi chìa tiền ra trả cho yên chuyện. Nổi máu “điên” thằng con tôi đập ngay một chai bia, cầm cổ chai chĩa vào mặt chủ quán.
Cuối cùng thì Công an 113 phải đến để dẹp loạn. Người ăn hàng được trả đúng giá, nhưng chủ quán cũng chẳng được “nhắc nhở” câu nào (!) Thằng con tôi chính là dân Hà Nội gốc, đi giang hồ tứ xứ nên học được thói du côn phương xa, nó đủ bản lĩnh để đương đầu với người Hà Nội mới hôm nay.(Lê Phú Khải- Như thế nào là người Hà Nội?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/06/100610_hanoi_lephukhai.shtml
5.HÔI CỦA
Người Việt Nam bây giờ có tật hôi của.
Video đám đông đổ xô vào hôi của khi một xe chở bia bị đổ ở Đồng Nai làm dư luận sững sờ mấy ngày qua khiến tôi nhớ lại cũng một vụ việc tương tự mới đây.
Lần ấy, đi ngang qua đường tôi chứng kiến cảnh một chiếc xe tải chở dưa hấu bị lật, tài xế đã được đưa đi bệnh viện trong khi người dân xung quanh xúm vào vác dưa hấu chất lên xe của mình. Tôi hỏi một anh đang mang "chiến lợi phẩm" về trong sự hân hoan: “Sao lại lấy đồ của người ta? Công sức và tiền bạc của người khác mà anh lại nỡ ẵm không như thế à?”. Anh đáp lời gọn lỏn: “Ui dào, thấy mọi người lao vào lấy thì tôi cũng lấy, mình lấy một quả đâu có ăn thua gì với so với số hàng kia”.
Nghĩ mà đau lòng. Những hành động như thế này có khác gì cướp ngày đâu. So với cách đây vài chục năm, đời sống của nhân dân ta đã khấm khá hơn rất nhiều nhưng nạn hôi của lại diễn ra khắp nơi và có chiều hướng ngày càng tăng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/mot-dam-dong-hoi-cua-ca-dat-nuoc-e-che-2920297.html
Hôm nay, 8/2/2014, thông tin về vụ “hôi của” khi xe container chở khoảng 18 tấn nhãn tươi trị giá khoảng 1,3 tỷ đồng gặp tai nạn tại địa phận huyện Minh Hóa, Quảng Bình vào ngày 21/1/2014 một lần nữa đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý hơn, đã xuất hiện thông tin Giám đốc của công ty có xe gặp nạn lên tiếng: “Đây là hành vi cướp của trắng trợn, đi ngược lại với văn hóa của người Việt. Không hiểu sao, lực lượng chức năng có mặt tại đó cũng không thể ngăn cản được người dân”.
Để hiểu rõ hơn về vụ việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Phạm Quang Du – Trưởng Công an huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho hay: “Anh em sáng nay có đọc thông tin trên báo chí, nói chung, sự việc tự gây tai nạn rồi đổ thùng và rơi vãi hàng hóa là có. Địa điểm xảy ra vụ tai nạn là vùng rẻo cao, vực sâu, hàng hóa vung vãi ra diện rộng”.
http://nguyentandungvn.org/vu-hoi-cua-o-quang-binh-truong-cong-an-huyen-len-tieng.html
Trần Thành Nam cũng chia xẻ một chuyện lòng cay đắng về đồng bào ruột thị ta ở trong lò Cộng sản.
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”…
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó![...].Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” [...]. Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa.[...]. Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?
Trần Thành Nam.Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/06/hay-tra-lai-ro-tep-kho-cho-toi.html#
6. TIỀN HỎI ĐƯỜNG
Tôi làm việc ở Hà Nội đã được vài năm nhưng ít đi lại nên không phải đường nào cũng thông thạo. Tết mang xe máy về quê, đến cửa ga Lê Duẩn (ga A) rồi mới biết chỗ gửi xe lên tàu là bên cửa ga Trần Quý Cáp (ga B). Ga A và ga B cách nhau không xa, nhưng khu vực đó nhiều đường một chiều nên tôi không thạo, liền hỏi bác xe ôm ngoài cửa ga thì bác ta nói một câu tỉnh bơ “đưa chú 20 ngàn chú dẫn đường cho, không biết đường đi vòng vèo là tí muộn tàu đấy”, chị Thúy kể.
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-xe-om-doi-tien-chi-duong-20140313081820916.htm
Một Việt kiều về thăm Đồng Hới, kể câu chuyện như sau:
Xe vào thị xã vào khoảng một giờ trưa. Đã biết tên và địa chỉ tiệm ăn mà bạn Châu ở Huế giới thiệu, chúng tôi dừng xe nhờ một ông chạy xe ôm chỉ đường. Câu trả lời của người đồng châu gặp đầu tiên khiến tôi ngỡ ngàng,“Không nói mô (đâu); đưa đây năm ngàn rồi chỉ chỗ ăn cho.”
Tôi không trả tiền, dù năm ngàn đồng chỉ tương đương với 30 xu Mỹ. Lái xe đi loanh quanh thị trấn tìm chỗ ăn trưa, nhưng không nơi nào có thức ăn. Người ta cho biết cơm trưa đã hết, cơm chiều chưa nấu, và phố chợ không bán quà vặt có thể ăn đỡ đói.
Xe chạy qua chợ Tam Tòa, chợ chính của thị xã. Nhớ khi xưa nhiều lần được ngoại đặt ngồi trong cái thúng ở đằng trước, thúng sau chất hàng cho cân rồi gánh đi theo tới đây. Bảo tài xế cho tôi xuống thăm chợ một mình, đi qua các sạp hàng lộ thiên tìm lại hình bóng thân yêu của ngoại.
Lúc tôi trở lại, Châu kể chuyện hai ông công an đến đòi tiền,
“Đưa đây sáu chục ngàn đi uống cà phê, không thì giữ giấy tờ và giam xe.”
Sáu chục ngàn đồng gần bằng bốn đô la; Châu hỏi tại sao, một ông trả lời thẳng thừng,
“Xe đậu lại đây và chị là Việt kiều nước ngoài. Hỏi xú xớ sẽ ‘phạt’ gấp đôi.”
( NGUYỄN NGỌC HOA* MỘT ĐỜI CHUNG THỦY)
Nhiều nơi ở Sai gon, Hà Nội, người ta chưng bảng đòi 5 ngàn, mười ngàn để chỉ đường.
7. TRỘM CẮP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Ở đâu cũng có bảng cảnh giới người Việt trôm cắp.
Phi Hành đoàn Vietnam Airlines Phạm Pháp-
Hôm thứ tư, 17 tháng 12 vừa qua, truyền thông Nhật lại đồng loạt loan tải một tin tức liên quan đến Việt Nam. Lần này không phải là vụ PCI, mà là chuyện một phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines bị cảnh sát Nhật bắt, vì tình nghi chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam.
Bản tin cho biết cảnh sát có lệnh khám xét khẩn cấp cùng một lúc 6 cơ sở của hãng hàng không Việt Nam tại Tokyo cũng như tại các phi trường quốc tế Narita, Nagoya, Osaka, Fukuoka, và phát hiện thêm nhiều thùng hàng ăn cắp khác. Các đài truyền hình đã chiếu đi chiếu lại cảnh phi công Đặng Xuân Hợp bị bắt tại một khách sạn gần phi trường quốc tế Narita, đưa lên xe chở về sở cảnh sát điều tra.
JPEG - 21.7 kb
Phi công Đặng Xuân Hợp (Nguồn: báo Asahi)
Phi công Đặng Xuân Hợp nhận là đã không khai báo một số hàng hóa khi qua cửa khẩu, và cho biết thêm, đó là hàng hoá do người khác gửi nhờ ông đem về, chứ ông không biết đó là hàng ăn cắp. Về phía cảnh sát điều tra Nhật, thì họ đã căn cứ vào lời khai của những người Việt Nam đi ăn cắp bị bắt, rồi lập ra đường dây theo dõi, tìm ra manh mối và các liên hệ trong hệ thống ăn cắp và chuyển lậu hàng ăn cắp về Việt Nam, trong đó, những cơ sở và nhân sự của Vietnam Airlines tại Nhật đóng một vai trò quan trọng để dẫn đến những cuộc khám xét và bắt bớ như vừa nêu ở trên. Theo các cuộc điều tra thì từ năm 2006 đến nay, mạng lưới tội phạm này đã ăn cắp và chuyển về Việt Nam một khối lượng hàng hoá trị giá lên tới 140 triệu yen, tức tương đương với khoảng 1 triệu 6 trăm ngàn mỹ kim.
Cảnh sát Nhật còn cho biết là họ sẽ bắt thêm sáu người khác nữa có liên quan trong vụ này, nhưng chưa công bố tên tuổi, vì đang trong vòng điều tra. Trên thực tế, cũng như ở các sân bay quốc tế của các nước khác, cảnh sát hải quan ở các sân bay cửa khẩu ở Nhật rất ít khi xét hỏi hàng hoá của nhân viên phi hành đoàn, ngoài những câu hỏi mang tính cách thủ tục chiếu lệ. Phần vì uy tín và sự lương thiện của phi hành đoàn các chuyến bay quốc tế, phần khác vì khối lượng người và hàng hoá qua lại các sân bay cửa khẩu quá lớn, đặc biệt là ở các sân bay quốc tế nhộn nhịp như Narita hay Kansai.
JPEG - 15.6 kb
Cảnh sát khám xét văn phòng Vietnam Airlines tại phi trường Kansai (Nguồn: báo Asahi)
Lợi dụng sự dễ dãi đó, nhân viên phi hành Vietnam Airlines đã nhiều lần mang hàng lậu ra vào nước Nhật. Hồi tháng 5 vừa qua, tiếp viên phi hành Trần Thanh Phong bị quan thuế phi trường Nhật bắt giữ vì đã đem lậu đồ hiệu trị giá cả 10 ngàn mỹ kim vào Nhật. Và người ta đã phát hiện ra là hầu hết phi hành đoàn của nhiều chuyến Vietnam Airlines đến Nhật đều đem theo đủ thứ hàng lậu. Từ đồ hiệu, đồ cổ đắt giá, cho đến thịt chó, thịt rắn... theo đơn đặt hàng của các tiệm ăn Việt Nam. Khi trở ra thì mang hàng hóa ăn cắp về. Chẳng phải chỉ có đường bay đi Nhật, mà đường bay sang các nước khác, phi hành đoàn Vietnam Airlines cũng làm những chuyện phạm pháp tương tự. Tháng 4 vừa qua, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lén ba, bốn triệu tiền Úc về Việt Nam. Năm 2007, hai tiếp viên phi hành của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Hàn Quốc, khi nhân viên quan thuế phát hiện họ đem trái phép 300 ngàn đô la Mỹ từ Việt Nam vào Hàn quốc. Có nhiều phần đây là một trong những lần rửa tiền cho các quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản Việt Nam.
Một số phi hành đoàn của những hãng hàng không nước khác, khi được ký giả Nhật hỏi cảm nghĩ về chuyện phạm pháp của phi công Đặng Xuân Hợp, thì họ đều cho rằng rằng đó là chuyện đáng trách, cần phải xử phạt nặng. Tuy nhiên, theo họ thì đừng vì chuyện phi công của Vietnam Airlines làm chuyện xấu, mà hải quan Nhật sẽ gắt gao, xoi mói đối với phi hành đoàn các quốc gia khác.
Được biết những món hàng mà phi công Hợp đem về Việt Nam toàn là đồ mỹ phẩm đắt giá, hiệu Shiseido, Kanebo của Nhật, do các nhóm tội phạm người Việt, khoảng 85 người, ăn cắp ở những siêu thị hay tiệm thuốc tây, sau đó được đóng thùng tẩu tán. Vì quy mô của hệ thống ăn cắp này, cảnh sát Nhật đã phải thành lập một Ủy ban điều tra hỗn hợp trải rộng trên 16 tỉnh, phủ để theo dõi, điều tra. Điều này không phải là không gây ảnh hưởng cho khối người Việt lương thiện sinh sống ở Nhật. Mấy tháng trước đây, người Việt đi làm việc là bị bạn đồng sở hỏi về vụ PCI; nay thì hỏi về chuyện Vietnam Airlines. Người ta biết là những cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo Vietnam Airlines, chắc chắn không vô can trong những vụ tai tiếng này.
- Này! Đ.. mẹ, thằng Cường bọt vừa sắm con ‘ét hát’, mày biết chưa?
Quả thật tôi thấy rùng mình vì câu chuyện của mấy cậu, mấy cô choai choai này. Xin phép độc giả, tôi không dám ghi tiếp lời thoại của họ. Nói một câu độ mươi cụm từ, thì họ đệm tới vài chục câu chửi thề. Nghĩa là ‘chất độn’ nhiều hơn ‘nguyên chất’. Một điều hết sức ngạc nhiên, là kể cả những cô gái choai, quần áo rất mốt, cũng đệm nhiều cụm từ chửi thề, thường thì chỉ có nam giới dùng. Họ đều ở tuổi 8x, 9x. Cũng có nghĩa họ sinh ra và lớn lên ở một môi trường mới, đời sống nâng cao, văn hoá cũng nâng cao. Gia đình họ - có thể nói - hầu hết khá giả. Đặc biệt, họ đều là người Hà Nội. Thậm chí gia đình đã sống lâu đời ở Hà Nội.
Chúng tôi thường nói một cách hài hước và cay đắng rằng, cái lớp thanh niên với ‘Nền văn hoá không rõ nguồn’ này, không thấy xấu hổ đã đành, lại còn phô diễn cái văn hoá rất ...thiếu văn hoá ấy, ở chỗ đông người, nơi có cả các bậc cha chú của mình. Và, xin hãy coi chừng, nếu bạn có một câu góp ý, dù chỉ nhẹ nhàng từ tốn, không những không nhận được sự tiếp thu, mà còn bị gây sự lại, thậm chí chuốc hoạ vào thân. Nhẹ, ‘được’ ném vào mặt vài câu chửi thề. Nặng, thì dùng đao búa...
Hình như ở nước ta, chưa có luật nào xử phạt những người văng tục, chửi thề ở nơi công cộng. Chẳng lẽ đó không phải làm ô nhiễm đó sao?»] (Đỗ Bảo Châu: Văn hoá không rõ nguồn, ANTĐ 05/10/2012)
(6). Quốc hội sáng 14/11/2012. ĐBQH Dương Trung Quốc chất vấn đồng chí Ếch:
(…) «Thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một Văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Đồng chí Ếch trả lời:
«Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý kiến thế này.
Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.
Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Là một cán bộ đảng viên của đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.
Và đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.
Và đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và đảng ta cũng là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua…»
ĐB họ Dương:
- Xin thủ tướng cụ thể hơn cho…
- Nghĩa là…là tôi sẽ…đéo từ chức! Xin cám ơn đại biểu!
(7).Việt Nam sau ngày 30/04/1975, có rất nhiều chuyện, nhiều thứ để nói ra nhưng vì đã được các chú, các bác tận tâm định hướng, chỉ đạo nên khi có dịp thường chỉ dám tranh thủ lén lút xả hơi với nhau, còn nếu phải tóm tắt cực cực gọn hiện tượng lắm chuyện kia thì là thế này: Kể ra đéo hết.
Việt nam ngày nay với những vẻ đẹp như thế này thì tớ ...đéo thích và đéo về!
Tớ đéo về, song đéo có tớ chợ vẫn đông. Và từ ngày có làn sóng người Việt về thăm bà con họ hàng, bồ đoàn Vẹm dùng mọi khoé chiêu dụ về (như tung chiêu ban cho cái Visa 5 năm), có điều bà con nói: về thì về chớ đéo ở.
Những Việt kiều về quê ăn Tết, nghe lãnh đạo Vẹm nói: “Quê hương là chùm khế ngọt…, đồng bào ở nước ngoài là khúc ruột, là bộ phận không thể tách rời…”, ai nghe qua cũng đều văng chữ trong bụng: Đéo ham.] (theo TTM)
3. BÚN MẮNG CHÁO CHỬI
Theo VTC14, 29.9.2016: “Mới đây, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain - người từng ăn bún chả với Tổng thống Obama - đã không giấu nổi sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên đến ăn ở quán bún chửi Ngô Sỹ Liên. Ông đã đưa trải nghiệm lạ lùng của mình vào chương trình Parts Unknown, vừa phát sóng trên kênh CNN cách đây ít ngày”.
Trong chương trình truyền hình đó, đầu bếp này được một cô gái Hà Nội đưa đến giới thiệu món “bún chửi”(BC) ở phố Ngô Sĩ Liên và nói rằng đó là quán ăn yêu thích nhất của cô.
Ông Mỹ không cảm nhận được tiếng chửi và sự nhục mạ khách của người bán hàng thì đã đành. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thay vì bất bình với thái độ bất lịch sự, bạo lực của người bán bún – vì chửi và miệt thị người khác đương nhiên là một dạng bạo lực - cô gái lại đồng tình, biện hộ cho người “đàn bà chửi” đó, coi như một đặc sản văn hóa ẩm thực VN.
Chương trình truyền hình nói trên quay trong bối cảnh quán có đông người ăn. Bà chủ quán thấy ông Mỹ và truyền hình quay thì dịu giọng hơn mọi ngày, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó, bà ta cũng đã kịp làm nhục một cô gái trẻ khác trước đám đông.
Cô gái không có lỗi gì. Cô ăn mặc và nói năng lịch sự. Cô chỉ hỏi mua một bán bún có mọc(thịt nạc giã nhuyễn viên thành viên, thường các quán bán bún đều có).
Chỉ thế thôi mà bà chủ quán đã tạt vào mặt cô những lời mỉa mai, xua đuổi cô trước mặt đám đông, trước cả ông đầu bếp Mỹ và ống kính truyền hình, trong khi những khách hàng khác thản nhiên xì xụp, chăm chú vào bát bún, coi việc chửi là chuyện đương nhiên.
Ông người Mỹ không biết tiếng Việt thì đã đành. Nhưng khách ăn thì thấm thía tận ruột gan những cầu chửi bằng tiếng mẹ đẻ chứ không thể biện hộ rằng không hiểu.
Khách ăn lần đầu bị chửi hoặc biết sẽ bị chửi mà vẫn ăn thì chứng tỏ những người ăn đó đã chấp nhận và gián tiếp cổ vũ tính bạo lực và lưu manh. Việc này càng được phổ biến rộng, chấp nhận rộng rãi thì càng gây hại cho xã hội và động chạm đến nhân phẩm con người.
Vì sự chấp nhận đương nhiên, ngày càng nhiều quán và dịch vụ các loại kèm “gia vị chửi- gia vị nhục” với khách hàng. Với thông tin BC lên CNN thì e rằng món BC phát triển thêm rầm rộ và khách hàng đi đâu cũng dễ được ăn kèm thứ “gia vị xú uế” đó.
Điều này tưởng vô hại, nhưng thực ra tiềm ẩn những nguy cơ sâu xa.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/hanoi-street-restaurant-culture-vthblog-10032016102446.html
Xã hội cũng xuất hiện những hàng quán loại “cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây, khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở. Nhiều người đã lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được thì.. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải…”, hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nhìn. Nước mắm để ở góc bàn kia kìa…” Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng, thì thực khách trong quán đã không tức giận, mà lại còn nháy mắt với nhau, và…rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là vì các món ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ vì tham ăn, tục uống mà người Hà Nội bây giờ mất hết cả tư cách.(ĐOAN NGHI * NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY XƯA
http://son-trung.blogspot.ca/2015/09/oan-nghi-nguoi-ha-noi-ngay-xua.html
4. GIAN MANH
Trần Thành Nam cho biết ông bạn Nga của ông phê bình về người đồng chí , người học trò của Mao của Stalin như sau:
Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
TRẦN THÀNH NAM * NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI VIỆT NAM?
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 444
Lê Phú Khải kể chuyện:
Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tám người từ các nơi khác đến “ngụ cư”. Họ làm quan, làm thơ, làm dân thường. Họ mang lối sống “hỗn tạp” (từ dùng của nhà thơ Hoàng Hưng) đến đất ngàn năm văn vật. Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n và l là chuyện vô tư.
Thằng con trai cả của tôi định cư ở Cần Thơ, ra Hà Nội chơi cùng với hai người bạn đều là công an ở Cần Thơ. Vao một tiệm ăn, lúc trả tiền, thấy chủ quán tính gấp mười lần so với bàn bên cạnh cũng ăn những thứ như thế. Nó không chịu, chủ quán sừng sộ quơ dao phay lên. Hai người bạn dân Nam Bộ cùng đi chìa tiền ra trả cho yên chuyện. Nổi máu “điên” thằng con tôi đập ngay một chai bia, cầm cổ chai chĩa vào mặt chủ quán.
Cuối cùng thì Công an 113 phải đến để dẹp loạn. Người ăn hàng được trả đúng giá, nhưng chủ quán cũng chẳng được “nhắc nhở” câu nào (!) Thằng con tôi chính là dân Hà Nội gốc, đi giang hồ tứ xứ nên học được thói du côn phương xa, nó đủ bản lĩnh để đương đầu với người Hà Nội mới hôm nay.(Lê Phú Khải- Như thế nào là người Hà Nội?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/06/100610_hanoi_lephukhai.shtml
5.HÔI CỦA
Người Việt Nam bây giờ có tật hôi của.
Video đám đông đổ xô vào hôi của khi một xe chở bia bị đổ ở Đồng Nai làm dư luận sững sờ mấy ngày qua khiến tôi nhớ lại cũng một vụ việc tương tự mới đây.
Lần ấy, đi ngang qua đường tôi chứng kiến cảnh một chiếc xe tải chở dưa hấu bị lật, tài xế đã được đưa đi bệnh viện trong khi người dân xung quanh xúm vào vác dưa hấu chất lên xe của mình. Tôi hỏi một anh đang mang "chiến lợi phẩm" về trong sự hân hoan: “Sao lại lấy đồ của người ta? Công sức và tiền bạc của người khác mà anh lại nỡ ẵm không như thế à?”. Anh đáp lời gọn lỏn: “Ui dào, thấy mọi người lao vào lấy thì tôi cũng lấy, mình lấy một quả đâu có ăn thua gì với so với số hàng kia”.
Nghĩ mà đau lòng. Những hành động như thế này có khác gì cướp ngày đâu. So với cách đây vài chục năm, đời sống của nhân dân ta đã khấm khá hơn rất nhiều nhưng nạn hôi của lại diễn ra khắp nơi và có chiều hướng ngày càng tăng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/mot-dam-dong-hoi-cua-ca-dat-nuoc-e-che-2920297.html
Hôm nay, 8/2/2014, thông tin về vụ “hôi của” khi xe container chở khoảng 18 tấn nhãn tươi trị giá khoảng 1,3 tỷ đồng gặp tai nạn tại địa phận huyện Minh Hóa, Quảng Bình vào ngày 21/1/2014 một lần nữa đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý hơn, đã xuất hiện thông tin Giám đốc của công ty có xe gặp nạn lên tiếng: “Đây là hành vi cướp của trắng trợn, đi ngược lại với văn hóa của người Việt. Không hiểu sao, lực lượng chức năng có mặt tại đó cũng không thể ngăn cản được người dân”.
Để hiểu rõ hơn về vụ việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Phạm Quang Du – Trưởng Công an huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho hay: “Anh em sáng nay có đọc thông tin trên báo chí, nói chung, sự việc tự gây tai nạn rồi đổ thùng và rơi vãi hàng hóa là có. Địa điểm xảy ra vụ tai nạn là vùng rẻo cao, vực sâu, hàng hóa vung vãi ra diện rộng”.
http://nguyentandungvn.org/vu-hoi-cua-o-quang-binh-truong-cong-an-huyen-len-tieng.html
Trần Thành Nam cũng chia xẻ một chuyện lòng cay đắng về đồng bào ruột thị ta ở trong lò Cộng sản.
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”…
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó![...].Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” [...]. Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa.[...]. Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?
Trần Thành Nam.Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/06/hay-tra-lai-ro-tep-kho-cho-toi.html#
6. TIỀN HỎI ĐƯỜNG
Tôi làm việc ở Hà Nội đã được vài năm nhưng ít đi lại nên không phải đường nào cũng thông thạo. Tết mang xe máy về quê, đến cửa ga Lê Duẩn (ga A) rồi mới biết chỗ gửi xe lên tàu là bên cửa ga Trần Quý Cáp (ga B). Ga A và ga B cách nhau không xa, nhưng khu vực đó nhiều đường một chiều nên tôi không thạo, liền hỏi bác xe ôm ngoài cửa ga thì bác ta nói một câu tỉnh bơ “đưa chú 20 ngàn chú dẫn đường cho, không biết đường đi vòng vèo là tí muộn tàu đấy”, chị Thúy kể.
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-xe-om-doi-tien-chi-duong-20140313081820916.htm
Một Việt kiều về thăm Đồng Hới, kể câu chuyện như sau:
Xe vào thị xã vào khoảng một giờ trưa. Đã biết tên và địa chỉ tiệm ăn mà bạn Châu ở Huế giới thiệu, chúng tôi dừng xe nhờ một ông chạy xe ôm chỉ đường. Câu trả lời của người đồng châu gặp đầu tiên khiến tôi ngỡ ngàng,“Không nói mô (đâu); đưa đây năm ngàn rồi chỉ chỗ ăn cho.”
Tôi không trả tiền, dù năm ngàn đồng chỉ tương đương với 30 xu Mỹ. Lái xe đi loanh quanh thị trấn tìm chỗ ăn trưa, nhưng không nơi nào có thức ăn. Người ta cho biết cơm trưa đã hết, cơm chiều chưa nấu, và phố chợ không bán quà vặt có thể ăn đỡ đói.
Xe chạy qua chợ Tam Tòa, chợ chính của thị xã. Nhớ khi xưa nhiều lần được ngoại đặt ngồi trong cái thúng ở đằng trước, thúng sau chất hàng cho cân rồi gánh đi theo tới đây. Bảo tài xế cho tôi xuống thăm chợ một mình, đi qua các sạp hàng lộ thiên tìm lại hình bóng thân yêu của ngoại.
Lúc tôi trở lại, Châu kể chuyện hai ông công an đến đòi tiền,
“Đưa đây sáu chục ngàn đi uống cà phê, không thì giữ giấy tờ và giam xe.”
Sáu chục ngàn đồng gần bằng bốn đô la; Châu hỏi tại sao, một ông trả lời thẳng thừng,
“Xe đậu lại đây và chị là Việt kiều nước ngoài. Hỏi xú xớ sẽ ‘phạt’ gấp đôi.”
( NGUYỄN NGỌC HOA* MỘT ĐỜI CHUNG THỦY)
Nhiều nơi ở Sai gon, Hà Nội, người ta chưng bảng đòi 5 ngàn, mười ngàn để chỉ đường.
7. TRỘM CẮP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Ở đâu cũng có bảng cảnh giới người Việt trôm cắp.
Phi Hành đoàn Vietnam Airlines Phạm Pháp-
Hôm thứ tư, 17 tháng 12 vừa qua, truyền thông Nhật lại đồng loạt loan tải một tin tức liên quan đến Việt Nam. Lần này không phải là vụ PCI, mà là chuyện một phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines bị cảnh sát Nhật bắt, vì tình nghi chuyển hàng ăn cắp về Việt Nam.
Bản tin cho biết cảnh sát có lệnh khám xét khẩn cấp cùng một lúc 6 cơ sở của hãng hàng không Việt Nam tại Tokyo cũng như tại các phi trường quốc tế Narita, Nagoya, Osaka, Fukuoka, và phát hiện thêm nhiều thùng hàng ăn cắp khác. Các đài truyền hình đã chiếu đi chiếu lại cảnh phi công Đặng Xuân Hợp bị bắt tại một khách sạn gần phi trường quốc tế Narita, đưa lên xe chở về sở cảnh sát điều tra.
JPEG - 21.7 kb
Phi công Đặng Xuân Hợp (Nguồn: báo Asahi)
Phi công Đặng Xuân Hợp nhận là đã không khai báo một số hàng hóa khi qua cửa khẩu, và cho biết thêm, đó là hàng hoá do người khác gửi nhờ ông đem về, chứ ông không biết đó là hàng ăn cắp. Về phía cảnh sát điều tra Nhật, thì họ đã căn cứ vào lời khai của những người Việt Nam đi ăn cắp bị bắt, rồi lập ra đường dây theo dõi, tìm ra manh mối và các liên hệ trong hệ thống ăn cắp và chuyển lậu hàng ăn cắp về Việt Nam, trong đó, những cơ sở và nhân sự của Vietnam Airlines tại Nhật đóng một vai trò quan trọng để dẫn đến những cuộc khám xét và bắt bớ như vừa nêu ở trên. Theo các cuộc điều tra thì từ năm 2006 đến nay, mạng lưới tội phạm này đã ăn cắp và chuyển về Việt Nam một khối lượng hàng hoá trị giá lên tới 140 triệu yen, tức tương đương với khoảng 1 triệu 6 trăm ngàn mỹ kim.
Cảnh sát Nhật còn cho biết là họ sẽ bắt thêm sáu người khác nữa có liên quan trong vụ này, nhưng chưa công bố tên tuổi, vì đang trong vòng điều tra. Trên thực tế, cũng như ở các sân bay quốc tế của các nước khác, cảnh sát hải quan ở các sân bay cửa khẩu ở Nhật rất ít khi xét hỏi hàng hoá của nhân viên phi hành đoàn, ngoài những câu hỏi mang tính cách thủ tục chiếu lệ. Phần vì uy tín và sự lương thiện của phi hành đoàn các chuyến bay quốc tế, phần khác vì khối lượng người và hàng hoá qua lại các sân bay cửa khẩu quá lớn, đặc biệt là ở các sân bay quốc tế nhộn nhịp như Narita hay Kansai.
JPEG - 15.6 kb
Cảnh sát khám xét văn phòng Vietnam Airlines tại phi trường Kansai (Nguồn: báo Asahi)
Lợi dụng sự dễ dãi đó, nhân viên phi hành Vietnam Airlines đã nhiều lần mang hàng lậu ra vào nước Nhật. Hồi tháng 5 vừa qua, tiếp viên phi hành Trần Thanh Phong bị quan thuế phi trường Nhật bắt giữ vì đã đem lậu đồ hiệu trị giá cả 10 ngàn mỹ kim vào Nhật. Và người ta đã phát hiện ra là hầu hết phi hành đoàn của nhiều chuyến Vietnam Airlines đến Nhật đều đem theo đủ thứ hàng lậu. Từ đồ hiệu, đồ cổ đắt giá, cho đến thịt chó, thịt rắn... theo đơn đặt hàng của các tiệm ăn Việt Nam. Khi trở ra thì mang hàng hóa ăn cắp về. Chẳng phải chỉ có đường bay đi Nhật, mà đường bay sang các nước khác, phi hành đoàn Vietnam Airlines cũng làm những chuyện phạm pháp tương tự. Tháng 4 vừa qua, phi công Lại Quốc Việt đã bị cảnh sát Úc bắt giữ vì đã đem lén ba, bốn triệu tiền Úc về Việt Nam. Năm 2007, hai tiếp viên phi hành của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Hàn Quốc, khi nhân viên quan thuế phát hiện họ đem trái phép 300 ngàn đô la Mỹ từ Việt Nam vào Hàn quốc. Có nhiều phần đây là một trong những lần rửa tiền cho các quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản Việt Nam.
Một số phi hành đoàn của những hãng hàng không nước khác, khi được ký giả Nhật hỏi cảm nghĩ về chuyện phạm pháp của phi công Đặng Xuân Hợp, thì họ đều cho rằng rằng đó là chuyện đáng trách, cần phải xử phạt nặng. Tuy nhiên, theo họ thì đừng vì chuyện phi công của Vietnam Airlines làm chuyện xấu, mà hải quan Nhật sẽ gắt gao, xoi mói đối với phi hành đoàn các quốc gia khác.
Được biết những món hàng mà phi công Hợp đem về Việt Nam toàn là đồ mỹ phẩm đắt giá, hiệu Shiseido, Kanebo của Nhật, do các nhóm tội phạm người Việt, khoảng 85 người, ăn cắp ở những siêu thị hay tiệm thuốc tây, sau đó được đóng thùng tẩu tán. Vì quy mô của hệ thống ăn cắp này, cảnh sát Nhật đã phải thành lập một Ủy ban điều tra hỗn hợp trải rộng trên 16 tỉnh, phủ để theo dõi, điều tra. Điều này không phải là không gây ảnh hưởng cho khối người Việt lương thiện sinh sống ở Nhật. Mấy tháng trước đây, người Việt đi làm việc là bị bạn đồng sở hỏi về vụ PCI; nay thì hỏi về chuyện Vietnam Airlines. Người ta biết là những cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo Vietnam Airlines, chắc chắn không vô can trong những vụ tai tiếng này.
Bây giờ những ai đến Nhật, trình cái hộ chiếu Việt Nam ở cửa khẩu, thì
không sao tránh khỏi cái nhìn xoi mói, đầy nghi ngờ của hải quan Nhật.
Và người ta mới thấm thía với câu nói của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang
Kiệt cách đây vài tháng, về nỗi nhục nhã khi mang theo tấm hộ chiếu của
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra nước ngoài.
CON ÔNG CHÁU CHA ĂN CẮP TẠI NHẬT
50 phi công, tiếp viên Vietnam Airlines dính vào dịch vụ chuyển hàng mất cắp
Phi công Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines bị cảnh sát phi cảng quốc tế Narita, Tokyo, bắt ngày 17/12/2008 với cáo buộc vận chuyển hàng bị đánh cắp.
TOKYO - Khoảng 50 phi công, tiếp viên phi hành của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines dính vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa đánh cắp ở nước Nhật về Việt Nam.
Báo chí Nhật nói như vậy chứ không phải chỉ có một mình phi công Ðặng Xuân Hợp, người đã bị bắt ở phi trường quốc tế Narita, Tokyo, ngày 17/12/08.
Báo chí Nhật cách đây ba ngày cho hay cảnh sát đã bắt giữ 85 người Việt Nam liên quan đến các vụ đánh cắp, vận chuyển các loại hàng hóa lấy từ các siêu thị, tiệm thuốc, tiệm buôn trên đất Nhật về Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn là mỹ phẩm, quần áo đắt tiền rất có giá tại Việt Nam.
Theo báo Asahi Shimbun ngày 20/12/08, các tài liệu mà cơ quan điều tra của cảnh sát đã tìm được nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy số phi công, tiếp viên, nhân viên của VNA chi nhánh trên đất Nhật rất đông đảo chứ không phải chỉ có mình Ðặng Xuân Hợp.
Ðặng Xuân Hợp chỉ là phi công phụ nhưng nguồn tin trên nói cả các phi công chính của VNA cũng tham dự vào các vụ vận chuyển hàng mất cắp đó. Phi công các đường bay quốc tế đến Nhật không phải qua thủ tục khám xét hành lý bình thường của hải quan nên họ là những mắt xích hợp lý cho các vụ chuyển vận hàng lậu.
Ðiện thoại di động, vàng, kim cương, tiền đô la và các loại ngoại tệ mạnh mà tiếp viên và phi công VNA vận chuyển ra vào Việt Nam bất hợp pháp từng bị bắt giữ tại một số quốc gia trong vùng cũng như khi về đến Việt Nam.
Cảnh sát tại 14 thành phố của Nhật đã mở các cuộc lục soát điều tra trong những ngày qua, theo báo Asahi Shimbun, để xác định xem các người của VNA có thật sự liên quan đến các đường dây ăn trộm hàng hóa hay không. Nhưng ít nhất, thì những gì họ đã tìm thấy khi bắt giữ Ðặng Xuân Hợp, có dấu hiệu như vậy.
Cảnh sát tìm thấy tại chỗ cư trú của một phụ nữ tên Trần Thị Mỹ Hạnh một tờ thư fax từ Việt Nam với nội dung về hàng hóa và người nhận hàng để chuyển về Việt Nam là Ðặng Xuân Hợp.
Theo nguồn tin này, từ các bản thư fax từ Việt Nam sang và các biên nhận gửi bưu phẩm trong đường dây đánh cắp và gửi hàng mở ra cho họ thấy sự kinh doanh bất hợp pháp này liên hệ đến rất nhiều người, từ nhân viên VNA đến các “tu nghiệp sinh” của Việt Nam.
Ðặng Xuân Hợp khai với cảnh sát điều tra là ông ta không biết các món hàng mà ông ấy mang về Việt Nam là hàng ăn cắp. Tuy nhiên, ông nhìn nhận đã được trả công mỗi chuyến như vậy $100 USD.
Ngày 18/12/08, tòa án ở Yamagucji đã kết án Nguyễn Hoàng Công 2 năm tù vì tội ăn cắp hàng hóa.
Ngày 25/5/08, hải quan phi trường Narita đã tạm giữ tiếp viên Trần Thanh Phong của VNA sau chuyến bay từ Sài Gòn đến. Trong hành lý của ông này bị hải quan xét thấy có nhiều tiền yen và một số hàng hóa trị giá hơn $10,000 USD. Khi được thả về nước, Phong đã xin nghỉ việc.
Ngày 13/7/08, tiếp viên VNA tên Nguyễn Hoàng Hải bị xét thấy vận chuyển bất hợp pháp hơn 330,000 Euro từ Ðức về Việt Nam.
Cuối Tháng Sáu 2007, hai phi công của VNA đã bị “đình bay” vì vận chuyển bất hợp pháp một số mỹ phẩm trị giá khoảng $3,600 USD từ Osaka về Sài Gòn.
Ngày 31/3/08, Lại Quốc Việt, phi công VNA đã bị bắt giữ ở phi trường Sydney, Úc, vì vận chuyển 4 triệu Úc kim ra khỏi nước này và liên quan đến một số đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy. Một phi công VNA khác đã bị Úc kết án 4 năm rưỡi tù hồi năm ngoái vì vận chuyển bất hợp pháp 6.5 triệu Úc kim về Việt Nam.
Nếu chính phủ Nhật tìm ra đủ chứng cớ và truy tố 50 phi công, tiếp viên VNA, trong một vụ làm ăn bất chính và qui mô, đây là chuyện tai tiếng không nhỏ cho hãng hàng không quốc doanh này nói riêng và thể diện của người Việt Nam nói chung ở nước ngoài.
Theo một nhà báo ở Sài Gòn nói với báo Người Việt, xin vào làm phi công và tiếp viên cho VNA không phải dễ. Hoặc phải là “con ông cháu cha” được gửi gấm hoặc phải tốn những số tiền rất lớn. Hai năm trước, báo chí phanh phui cho thấy con của Bộ Trưởng Tư Pháp Uông Chu Lưu, tướng vùng, và nhiều quan chức khác đã dùng thế lực và ảnh hưởng để cho con đi du học ngành hàng không dân dụng ở ngoại quốc với tiền đài thọ của VNA, tuy không thuộc “diện” được thu nhận
TAI LIỆU:http://radiochantroimoi.com/spip.php?article4875http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2003/06/3B9C9220/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081217_viet_pilot_japan.shtmlhttp://www.vnn-news.com/spip.php?breve12051
CẢNH BÁO KHẮP NƠI
Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật. Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm.
Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Tấm biển cảnh cáo có thêm tiếng Việt.
Cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt ở Đài Loan
- Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
o rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi
"Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn
CON ÔNG CHÁU CHA ĂN CẮP TẠI NHẬT
50 phi công, tiếp viên Vietnam Airlines dính vào dịch vụ chuyển hàng mất cắp
Phi công Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines bị cảnh sát phi cảng quốc tế Narita, Tokyo, bắt ngày 17/12/2008 với cáo buộc vận chuyển hàng bị đánh cắp.
TOKYO - Khoảng 50 phi công, tiếp viên phi hành của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines dính vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa đánh cắp ở nước Nhật về Việt Nam.
Báo chí Nhật nói như vậy chứ không phải chỉ có một mình phi công Ðặng Xuân Hợp, người đã bị bắt ở phi trường quốc tế Narita, Tokyo, ngày 17/12/08.
Báo chí Nhật cách đây ba ngày cho hay cảnh sát đã bắt giữ 85 người Việt Nam liên quan đến các vụ đánh cắp, vận chuyển các loại hàng hóa lấy từ các siêu thị, tiệm thuốc, tiệm buôn trên đất Nhật về Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn là mỹ phẩm, quần áo đắt tiền rất có giá tại Việt Nam.
Theo báo Asahi Shimbun ngày 20/12/08, các tài liệu mà cơ quan điều tra của cảnh sát đã tìm được nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy số phi công, tiếp viên, nhân viên của VNA chi nhánh trên đất Nhật rất đông đảo chứ không phải chỉ có mình Ðặng Xuân Hợp.
Ðặng Xuân Hợp chỉ là phi công phụ nhưng nguồn tin trên nói cả các phi công chính của VNA cũng tham dự vào các vụ vận chuyển hàng mất cắp đó. Phi công các đường bay quốc tế đến Nhật không phải qua thủ tục khám xét hành lý bình thường của hải quan nên họ là những mắt xích hợp lý cho các vụ chuyển vận hàng lậu.
Ðiện thoại di động, vàng, kim cương, tiền đô la và các loại ngoại tệ mạnh mà tiếp viên và phi công VNA vận chuyển ra vào Việt Nam bất hợp pháp từng bị bắt giữ tại một số quốc gia trong vùng cũng như khi về đến Việt Nam.
Cảnh sát tại 14 thành phố của Nhật đã mở các cuộc lục soát điều tra trong những ngày qua, theo báo Asahi Shimbun, để xác định xem các người của VNA có thật sự liên quan đến các đường dây ăn trộm hàng hóa hay không. Nhưng ít nhất, thì những gì họ đã tìm thấy khi bắt giữ Ðặng Xuân Hợp, có dấu hiệu như vậy.
Cảnh sát tìm thấy tại chỗ cư trú của một phụ nữ tên Trần Thị Mỹ Hạnh một tờ thư fax từ Việt Nam với nội dung về hàng hóa và người nhận hàng để chuyển về Việt Nam là Ðặng Xuân Hợp.
Theo nguồn tin này, từ các bản thư fax từ Việt Nam sang và các biên nhận gửi bưu phẩm trong đường dây đánh cắp và gửi hàng mở ra cho họ thấy sự kinh doanh bất hợp pháp này liên hệ đến rất nhiều người, từ nhân viên VNA đến các “tu nghiệp sinh” của Việt Nam.
Ðặng Xuân Hợp khai với cảnh sát điều tra là ông ta không biết các món hàng mà ông ấy mang về Việt Nam là hàng ăn cắp. Tuy nhiên, ông nhìn nhận đã được trả công mỗi chuyến như vậy $100 USD.
Ngày 18/12/08, tòa án ở Yamagucji đã kết án Nguyễn Hoàng Công 2 năm tù vì tội ăn cắp hàng hóa.
Ngày 25/5/08, hải quan phi trường Narita đã tạm giữ tiếp viên Trần Thanh Phong của VNA sau chuyến bay từ Sài Gòn đến. Trong hành lý của ông này bị hải quan xét thấy có nhiều tiền yen và một số hàng hóa trị giá hơn $10,000 USD. Khi được thả về nước, Phong đã xin nghỉ việc.
Ngày 13/7/08, tiếp viên VNA tên Nguyễn Hoàng Hải bị xét thấy vận chuyển bất hợp pháp hơn 330,000 Euro từ Ðức về Việt Nam.
Cuối Tháng Sáu 2007, hai phi công của VNA đã bị “đình bay” vì vận chuyển bất hợp pháp một số mỹ phẩm trị giá khoảng $3,600 USD từ Osaka về Sài Gòn.
Ngày 31/3/08, Lại Quốc Việt, phi công VNA đã bị bắt giữ ở phi trường Sydney, Úc, vì vận chuyển 4 triệu Úc kim ra khỏi nước này và liên quan đến một số đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy. Một phi công VNA khác đã bị Úc kết án 4 năm rưỡi tù hồi năm ngoái vì vận chuyển bất hợp pháp 6.5 triệu Úc kim về Việt Nam.
Nếu chính phủ Nhật tìm ra đủ chứng cớ và truy tố 50 phi công, tiếp viên VNA, trong một vụ làm ăn bất chính và qui mô, đây là chuyện tai tiếng không nhỏ cho hãng hàng không quốc doanh này nói riêng và thể diện của người Việt Nam nói chung ở nước ngoài.
Theo một nhà báo ở Sài Gòn nói với báo Người Việt, xin vào làm phi công và tiếp viên cho VNA không phải dễ. Hoặc phải là “con ông cháu cha” được gửi gấm hoặc phải tốn những số tiền rất lớn. Hai năm trước, báo chí phanh phui cho thấy con của Bộ Trưởng Tư Pháp Uông Chu Lưu, tướng vùng, và nhiều quan chức khác đã dùng thế lực và ảnh hưởng để cho con đi du học ngành hàng không dân dụng ở ngoại quốc với tiền đài thọ của VNA, tuy không thuộc “diện” được thu nhận
TAI LIỆU:http://radiochantroimoi.com/spip.php?article4875http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2003/06/3B9C9220/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081217_viet_pilot_japan.shtmlhttp://www.vnn-news.com/spip.php?breve12051
CẢNH BÁO KHẮP NƠI
Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật. Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm.
Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Tấm biển cảnh cáo có thêm tiếng Việt.
Cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt ở Đài Loan
- Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
o rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi
"Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn
minh của người Việt."
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt. Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'.
"Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.">
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/nhat-thai-han-reu-rao-nguoi-viet-trom-cap-an-tham-xa-rac-166642.html
Những tệ nạn trên do chủ nghĩa cộng sản đã làm băng hoại văn hóa, kinh tế , đạo đức Việt Nam. Trước 1945, dân ta có như thế đâu!
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt. Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'.
"Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.">
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/nhat-thai-han-reu-rao-nguoi-viet-trom-cap-an-tham-xa-rac-166642.html
Những tệ nạn trên do chủ nghĩa cộng sản đã làm băng hoại văn hóa, kinh tế , đạo đức Việt Nam. Trước 1945, dân ta có như thế đâu!
Qua ý kiến các nhà văn , ta thấy dân miền Bắc đã bị cộng sản phá hoại
đời sống vật chất và tinh thần. Cái nguy hại là phá hoại luân lý đạo
đức. Hồ Chí Minh cũng nói đến đạo đức. Đó là "đạo đưc cách mạng", nghĩa
là căm thù, tuân theo lệnh cộng sản để giết hại đồng bào chứ không phải
trung hiếu, nhân nghĩa lễ tín của truyền thống.
Có hai nguyên nhân gây ra tình trạng suy đồi luân lý đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân xa là chủ nghĩa cộng sản. Việt Cộng theo Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ.. ghét bỏ trí thức mà dùng bọn vô tài vô đức. Dùng bọn Dốt, Dối, Dại tất nhiên chúng sẽ phá hoại đất nước Thành thử ngôn ngữ, hành động của bọn này thống trị miền Bắc khiến cho ngôn ngữ và hành động của bọn này sẽ gây ô nhiễm môi trường, nạn chửi thề, nói tục,trộm cắp coi như công khai và đương nhiên.
Có hai nguyên nhân gây ra tình trạng suy đồi luân lý đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân xa là chủ nghĩa cộng sản. Việt Cộng theo Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ.. ghét bỏ trí thức mà dùng bọn vô tài vô đức. Dùng bọn Dốt, Dối, Dại tất nhiên chúng sẽ phá hoại đất nước Thành thử ngôn ngữ, hành động của bọn này thống trị miền Bắc khiến cho ngôn ngữ và hành động của bọn này sẽ gây ô nhiễm môi trường, nạn chửi thề, nói tục,trộm cắp coi như công khai và đương nhiên.
Việc trộm cắp khắp nơi cũng do "vô sản chuyên chính". Dưới chế độ cộng
sản, bọn đầu gấu cướp bạc triệu, bạc tỷ thì hạng căc ké cũng'Phấn đấu",
"tranh thủ" cho đưọc vài chục, vài trăm ngàn. Việc đưa bọn lưu manh sang
Nhật, Thái Lan, Nam Hàn.. là do cộng sản chủ trương song song với việc
buôn người.Họ tổ chức tinh vi, liên hệ chặt chẽ với ngoại giaio, công
an, hàng không và các tiệm buôn khắp nơi để phân phioói và tiêu thụ hàng
hóa. Trăm ngàn tội lội là do cộng sản gian tham, tàn ác gây ra. Chúng
ta hy vọng sớm giải thoát dân tộc khỏi ách cộng sản để xây dưng một quốc
gia an bình,thịnh vượng có một nền văn hóa cao.
Chúng ta tin tưởng tương lai Việt Nam dộc lập, tự do, dân chủ và hòa bình đang đến với nhân dân Việt Nam. Đó là do tinh thần chiến đấu trường kỳ, gian khổ của bao tầng lớp nhân dân, hết lớp này đến lớp khác xông lên như sóng vỗ bờ. Nào Nhân Văn Giai Phẩm, nào Quỳnh Lưu, Hướng Phương .Nào Trần Độ , Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hộ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Anh Kim. Nhất là ngày nay từ Bắc chí Nam, nhất là miền Trung đã đứng dậy chống Trung Cộng xâm lưoợc, Việt Cộng bán nước, khi thế ngày càng dũng mãnh.
Cộng sản trong gần nửa thế kỷ đã làm quốc gia điêu linh.Nguyên nhân gần cũng do chủ nghĩa cộng sản. Dân thanh lịch giàu có và trí thức đã vào Nam trong cuộc di cư 1954. Một số ở lại thì bị tù, bi đày đi kinh tế mới để nhà cửa cho dân Trung Kỳ ( Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Nguyễn Chú Thanh...) và dân Lạng Sơn, Thái Nguyên
( Nông Đức Mạnh , Chu Văn Tấn ..) xâm chiếm . Bọn này truyền bá cái cộc cằn, thô lỗ và mọi rợ của họ cho dân Hà Nội và miền Bắc XHCN.
Hơn nửa thế kỷ Việt Cộng đã tàn phá quê hương Việt Nam. Chúng ta phải dẹp tan bè lũ cộng sản thì mới xây dựng một Việt Nam độc lập, tư do, dân chủ, trong đó kinh tế, chính trị ổn định, pháp luật nghiêm minh, văn hóa giáo dục và luân lý, đạo đức tiến bộ theo kịp đà phát triển của thế giới văn minh và nhân bản.
Chúng ta tin tưởng tương lai Việt Nam dộc lập, tự do, dân chủ và hòa bình đang đến với nhân dân Việt Nam. Đó là do tinh thần chiến đấu trường kỳ, gian khổ của bao tầng lớp nhân dân, hết lớp này đến lớp khác xông lên như sóng vỗ bờ. Nào Nhân Văn Giai Phẩm, nào Quỳnh Lưu, Hướng Phương .Nào Trần Độ , Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hộ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Anh Kim. Nhất là ngày nay từ Bắc chí Nam, nhất là miền Trung đã đứng dậy chống Trung Cộng xâm lưoợc, Việt Cộng bán nước, khi thế ngày càng dũng mãnh.
Cộng sản trong gần nửa thế kỷ đã làm quốc gia điêu linh.Nguyên nhân gần cũng do chủ nghĩa cộng sản. Dân thanh lịch giàu có và trí thức đã vào Nam trong cuộc di cư 1954. Một số ở lại thì bị tù, bi đày đi kinh tế mới để nhà cửa cho dân Trung Kỳ ( Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Nguyễn Chú Thanh...) và dân Lạng Sơn, Thái Nguyên
( Nông Đức Mạnh , Chu Văn Tấn ..) xâm chiếm . Bọn này truyền bá cái cộc cằn, thô lỗ và mọi rợ của họ cho dân Hà Nội và miền Bắc XHCN.
Hơn nửa thế kỷ Việt Cộng đã tàn phá quê hương Việt Nam. Chúng ta phải dẹp tan bè lũ cộng sản thì mới xây dựng một Việt Nam độc lập, tư do, dân chủ, trong đó kinh tế, chính trị ổn định, pháp luật nghiêm minh, văn hóa giáo dục và luân lý, đạo đức tiến bộ theo kịp đà phát triển của thế giới văn minh và nhân bản.
SƠN TRUNG,
OTTAWA ngày 17-12-2016
No comments:
Post a Comment