THƯ CHỦ NHIỆM
LÁ THÐ CHÑ NHIŒM
Ngày 1 tháng 1 năm 1999
Thưa quý độc giả,
Thưa quý văn nghệ sĩ.
Bên Kia Bờ Đại Dương là một tạp chí điện toán. Đây là một trò chơi điện
toán thuộc phạm vi văn hóa. Chúng tôi sáng tác và biên khảo ước mong
trao đổi một số vấn đề văn hóa với các bạn bè và độc giả gần xa.
Chúng tôi hy vọng tạp chí Bên Kia Bờ Đại Dương sẽ đến tận các độc giả ở
bên kia bờ đại dương. Chúng tôi sáng tác và nghiên cứu song chưa đủ.
Trong khi tìm tòi và đọc, chúng tôi nhận thấy có nhiều tác phẩm có giá
trị. Chúng tôi đã xin phép một số tạp chí và cơ sở văn nghệ để được
trích đăng những tác phẩm đó, và sử dụng các tài liệu hữu ích cho tạp
chí này. Tuy nhiên, chúng tôi không liên lạc được hết càc văn nghệ sĩ vì
không biết địa chỉ, hoặc địa chỉ đã thay đổi.
Vì mục đích phục vụ văn hóa vô vị lợi, chúng tôi xin các tác giả lượng thứ cho chúng tôi .
Xin cảm ơn quý vị.
Sơn Trung
LÁ THÐ CHÑ NHIŒM
Ngày 15 tháng 8 năm 2012
Thưa quý độc giả,
Tạp chí Bên Kia bờ Đại Dương hoạt động đã 14 năm trời. Từ năm 2000,
một số websites đã không tồn tại vì chủ nhân đã đóng cửa đi du lịch xa.
Một số vì bận công việc hoặc sức khoẻ suy yếu. Một số bị các serveur
đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau.
Tạp chí Bên Kia Bờ Đại Dương cũng đã trải qua cơn thăng trầm này. Nay chúng tôi khôi phục các số báo cũ từ số 1 đến 100.
Trong khi tái lập các số báo, chúng tôi cũng gặp khó khăn vì một số đã
bị thất lạc, một số không chuyển đổi qua font Unicode được nên chúng tôi
phải bổ túc bằng các bài mới. Do vậy bên cạnh bài cũ có những bài mới
thuộc niên đại sau. Tuy nhiên thời gian của các bài viết đều có ghi rõ
để độc giả tiện theo dõi.
Một số bài là do các văn hữu gửi đến, một số là do bản báo sưu tầm. Vì
không có địa chỉ của quý vị nên bản báo không thể gửi thư xin phép. Xin
quý vị rộng lòng tha thứ.
Kính chúc quý vị an vui, hạnh phúc,
Son Trung
LÁ THÐ CHÑ NHIŒM
Ngày 1 tháng 1 năm 1999
Thưa quý độc giả,
Thưa quý văn nghệ sĩ.
Bên Kia Bờ Đại Dương là một tạp chí điện toán. Đây là một trò chơi điện
toán thuộc phạm vi văn hóa. Chúng tôi sáng tác và biên khảo ước mong
trao đổi một số vấn đề văn hóa với các bạn bè và độc giả gần xa.
Chúng tôi hy vọng tạp chí Bên Kia Bờ Đại Dương sẽ đến tận các độc giả ở
bên kia bờ đại dương. Chúng tôi sáng tác và nghiên cứu song chưa đủ.
Trong khi tìm tòi và đọc, chúng tôi nhận thấy có nhiều tác phẩm có giá
trị. Chúng tôi đã xin phép một số tạp chí và cơ sở văn nghệ để được
trích đăng những tác phẩm đó, và sử dụng các tài liệu hữu ích cho tạp
chí này. Tuy nhiên, chúng tôi không liên lạc được hết càc văn nghệ sĩ vì
không biết địa chỉ, hoặc địa chỉ đã thay đổi.
Vì mục đích phục vụ văn hóa vô vị lợi, chúng tôi xin các tác giả lượng thứ cho chúng tôi .
Xin cảm ơn quý vị.
Sơn Trung
LÁ THÐ CHÑ NHIŒM
Ngày 15 tháng 8 năm 2012
Thưa quý độc giả,
Tạp chí Bên Kia bờ Đại Dương hoạt động đã 14 năm trời. Từ năm 2000,
một số websites đã không tồn tại vì chủ nhân đã đóng cửa đi du lịch xa.
Một số vì bận công việc hoặc sức khoẻ suy yếu. Một số bị các serveur
đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau.
Tạp chí Bên Kia Bờ Đại Dương cũng đã trải qua cơn thăng trầm này. Nay chúng tôi khôi phục các số báo cũ từ số 1 đến 100.
Trong khi tái lập các số báo, chúng tôi cũng gặp khó khăn vì một số đã
bị thất lạc, một số không chuyển đổi qua font Unicode được nên chúng tôi
phải bổ túc bằng các bài mới. Do vậy bên cạnh bài cũ có những bài mới
thuộc niên đại sau. Tuy nhiên thời gian của các bài viết đều có ghi rõ
để độc giả tiện theo dõi.
Một số bài là do các văn hữu gửi đến, một số là do bản báo sưu tầm. Vì
không có địa chỉ của quý vị nên bản báo không thể gửi thư xin phép. Xin
quý vị rộng lòng tha thứ.
Kính chúc quý vị an vui, hạnh phúc,
Son Trung
CHÀO MỪNG
Chào MØng
Cánh cºa
Çã mª, xin m©i quš khách bܧc
vào .
Nhà cûa chúng tôi không phäi
là m¶t tòa lâu Çài, nhÜng
chúng tôi cÛng Ç¥t m¶t cái
tên.
ñó là :"Bên Kia B© ñåi
DÜÖng".
Bên Kia B© ñåi DÜÖng
là m¶t tåp chí væn h†c nghŒ
thuÆt,là ti‰ng nói cûa ngÜ©i ViŒt
t¿ do.
"Bên Kia B© ñåi DÜÖng"
mang nhiŠu š nghïa:
I.LÎch Sº:
- Chúng ta là
nh»ng thuyŠn nhân.Quê hÜÖng cûa
chúng ta ª Bên Kia B© ñåi
DÜÖng, bên kia Thái Bình
DÜÖng.Vì c¶ng sän Ƕc tài
tàn båo,vì c¶ng sän làm cho
nhân dân mÃt t¿ do và
Çói kh°,bÀn cùng, hàng triŒu
ÇÒng bào ta ª hai miŠn Nam B¡c
Çã bÕ quê hÜÖng ra Çi
tìm t¿ do,dù bi‹n cä hi‹m nguy,
dù phäi tØ bÕ tài sän, gia
Çình,bån bè,quê
hÜÖng,chÃp nhÆn tù
Çày,chÃp nhÆn cܧp bóc
và chÃp nhÆn hy sinh.
- LÎch sº MÏ
quÓc ,Canada là lÎch sº cûa nh»ng
ngÜ©i vÜ®t bi‹n,lÎch sº cûa
nh»ng thuyŠn nhân.
Khªi ÇÀu là dân bän xÙ,
ngÜ©i da ÇÕ có lë là
ngÜ©i châu Á, nh»ng ngÜ©i ª
bên kia b© Çåi dÜÖng,
Çã ljn MÏ châu tØ bao th‰ k›
trܧc.Sau Çó,khoäng th‰ k› thÙ 8,
nh»ng ngÜ©i Viking,vÓn là nh»ng
thuyŠn nhân dÛng mãnh,ljn ÇÎnh
cÜ tåi vùng tuy‰t tr¡ng.Ti‰p theo
Çó,sau khi Christopher Columbus tìm ra châu
MÏ næm 1492,m¶t sÓ ngÜ©i châu
Âu Ç° xô ljn vùng
ÇÃt m§i này lÆp nghiŒp.
- Chúng ta nay
Çã qua bên này B© ñåi
DÜÖng nhÜng Bên Kia B© ñåi
DÜÖng còn 70 triŒu ÇÒng bào ta
Çang qu¢n quåi dܧi ách
Ƕc tài Çäng trÎ cûa b†n
c¶ng sän gian ác,xäo quyŒt. Chúng ta
phäi tích c¿c tranh ÇÃu cho nhân
quyŠn tåi ViŒt Nam.Chúng ta phäi ti‰p sÙc
v§i ÇÒng bào Thái
Bình,Hà ñông,Xuân L¶c.
Chúng ta phäi sát cánh v§i nh»ng
chi‰n sï t¿ do tåi ViŒt Nam nhÜ Quäng
ñ¶,
Trí Siêu,NguyÍn ñình Huy,ñinh
Th‰ Vinh...Hàng triŒu con tim ViŒt Nam quÓc n¶i
Çang hܧng vŠ chúng ta,lë nào ta
låi nh¡m m¡t làm ngÖ ?
II.Tri‰t Lš
- Cu¶c Ç©i
là bi‹n cä,ÇÀy bao khó
khæn,trª ngåi và Çau kh°.Con
ngÜ©i luôn ª trên bi‹n cä cûa
Çói nghèo, chi‰n tranh, và tuyŒt
v†ng...Chúng ta phäi vÜ®t qua nh»ng
khó khæn .Chúng ta phäi vÜ®t qua bi‹n
cä Ç‹ Çi ljn bên kia
b© cûa tình yêu,cûa thành
công,cûa hånh phúc.
- Chúng ta sang
ljn MÏ , Canada ,Úc , Pháp,
ñÙc...,chúng ta ÇÜ®c nhiŠu
s¿ giúp Ç« và có nhiŠu
t¿ do.Chúng ta có quyŠn Çi chùa,
Çi nhà th©, chúng ta có quyŠn
làm báo,
con cái chúng ta ÇÜ®c Çi
h†c,chúng ta ÇÜ®c hܪng nhiŠu tiŒn
nghi vŠ y t‰,vŠ giao thông,vŠ xã h¶i...NhÜng
chúng ta låi thÃy xuÃt hiŒn trܧc
m¡t m¶t Çåi dÜÖng khác
mà chúng ta phäi n‡ l¿c
vܮt qua.
- PhÆt giáo quan
niŒm cu¶c Ç©i là'B‹ kh°".MuÓn
thoát trÀm luân kh° häi, chúng ta
phäi tìm con ÇÜ©ng giäi thoát
Ç‹ chÃm dÙt nh»ng trÀm luân
trên b‹ kh°.
"Tâm kinh" có Çoån:"Y‰t lj,y‰t
lj,ba la y‰t lj,ba la tæng y‰t lj,bÒ
ÇŠ tát bà ha" nghïa là Hãy
vÜ®t qua bên kia b©.Hãy vÜ®t qua
bên kia b©.Bên kia b© là chân
lš,là ánh sáng giác ng¶.
Vì nh»ng š
nghïa trên, chúng tôi së th¿c hiŒn
nh»ng chÜÖng trình có møc
Çích :
- Phát huy
và bäo tÒn væn hóa ViŒt Nam
- Gi§i thiŒu
væn hóa MÏ,Canada,Úc,Pháp..là
nh»ng quÓc gia có ngÜ©i ViŒt
ÇÎnh cÜ
- Tranh ÇÃu
cho nhân quyŠn tåi ViŒt Nam
Xin cäm Ön quš vÎ.
Chúc quš vÎ m¶t Çêm Giáng sinh
vui vÈ và m¶t næm m§i hånh
phúc.
SÖn
Trung
Greeting
Hi!The door is opened.Please come in!
My home isn't a castle but we name it:"The Other Seaside". What
does "The Other Seaside" mean?
It has a lot of meanings.
I.History:
- Our country is on the other
seaside.Because of the communists,we left our country for freedom. We
were the "boat people".
- The origin of USA and Canada
contains people like the Indians who were the first people who came from
the other seaside, maybe from Asia, to Canada . In the 8th century,the
Vikings came to the North of America. After Christopher Columbus
discovered America in 1492, an increasing number of Europeans came here
from the other seaside too.
- Now we have
been separated from our homeland. On this side of the Pacific Ocean
there are us immigrants, on the other seaside, there are our separated
Vietnamese people who are still living under the dictatorial regime of
the Communist. We must struggle for their human rights! We have to
support our people in Thái Bình, Hà ñông, Xuân L¶c. ..We must be
supportive fighting men such as Quäng ñ¶,Trí Siêu, NguyÍn ñình Huy, ñinh
Th‰ Vinh...How can we not care about the sufferring of our people?
II.Philosophy
- Life in the
world is a ocean full of difficulties and sufferings. We are always in
an ocean of poverty, war, and hopelessness. In order to gain love,
success and happiness for the future, we must find a way to go to the
other seaside.
- Now we live
in democratic countries around the world such as USA, Canada,
Australia, France, Germany; where freedom is available... Even though
we have freedom now in these democratic countries to develop a better
life, we also have many new difficulties that we must overcome.
- Lord Buddha
taught us that life is ocean of sufferings. If we want peace and
eternal happiness, we must find the way to liberation. In the Sutras of
Heart, Lord Buddha said: "Cross the sea. Cross the sea. We have to
go the other seaside. We will attain the Supreme Enlightenment."
Because of these reasons, we will do
a lot of things:
- Developing
and conserving our culture .
- Introducing
the culture of the countries such as the USA , Canada, Australia,
France, Germany.. .where our Vietnamese people have been living.
- Struggling
for the human right in Viet Nam.
Thank you very much.
Have Merry Christmas and Happy New Year.
Cánh cºa Çã mª, xin m©i quš khách bܧc vào . Nhà cûa chúng tôi không phäi là m¶t tòa lâu Çài, nhÜng chúng tôi cÛng Ç¥t m¶t cái tên. ñó là :"Bên Kia B© ñåi DÜÖng". Bên Kia B© ñåi DÜÖng là m¶t tåp chí væn h†c nghŒ thuÆt,là ti‰ng nói cûa ngÜ©i ViŒt t¿ do. "Bên Kia B© ñåi DÜÖng" mang nhiŠu š nghïa: I.LÎch Sº:
Xin cäm Ön quš vÎ. Chúc quš vÎ m¶t Çêm Giáng sinh vui vÈ và m¶t næm m§i hånh phúc. SÖn Trung |
Greeting
Hi!The door is opened.Please come in! My home isn't a castle but we name it:"The Other Seaside". What does "The Other Seaside" mean? It has a lot of meanings.
I.History:
II.Philosophy
Because of these reasons, we will do
a lot of things:
Thank you very much.
Have Merry Christmas and Happy New Year. |
Sunday, August 19, 2012
TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 01
NGUYỄN DU, NHỮNG NGÀY THÁNG CHƯA QUÊN
Trong hai mươi tám làm nghề dạy học , thời gian tôi dạy ở Nguyễn Du ngắn
nhất, vỏn vẹn có năm năm, mà còn bị bớt đi một năm tôi đi du học nước
ngoài. Bù vào chỗ này, đó là thời gian sung mãn nhất cuả tôi, vì tôi về
Nguyễn Du vào đúng tuổi 'tam thập nhi lập', và như một nhà thơ tiền
chiến đã viết:
Lòng người trai ba mưoi,
Vui hơn tuổi lên mười,
Yêu hơn độ mười bẩy,
Già hơn sắc năm mươi.
Nên thời gian tôi ở Nguyễn Du tuy ngắn, nhưng tình cảm cuả tôi dành cho
ngôi trường này, các đồng nghiệp và học sinh, không dừng lại sau khi tôi
đổi về trường khác, mà cứ tăng theo thời gian, nhất là thời kỳ sau
30-4-75, và cho tới bây giờ. Vâng, cho tới bây giờ, vưà vào tuổi 'cổ lai
hy', những kỷ niệm về ngôi trường xưa bỗng trở nên sống động hơn bao
giờ hết.
Nhiệm sở đầu tiên cuả tôi là Trung Học Nguyễn Đình Chiểu , Mỹ Tho. Thời
gian gần tám năm ở đây là thời gian bổ túc và ứng dụng vốn liếng gom góp
được từ hai trường Sư Phạm và Văn Khoa Saigon. Kiến thức một sinh viên
tốt nghiệp mới ngoài hai mươi còn cần phải bổ xung nhiều, nhất là kinh
ngiệm giảng dạy. Thực tế có những cái không đúng như mình đã tưởng. Muốn
thành công trong nghề dạy học, kiến thức chưa đủ. Nghề nào cũng có
những tiểu xảo, vấn đề là có nên dùng tiểu xảo trong nghề dạy học hay
không, và dùng tới mức độâ nào còn coi là chấp nhận được.Tôi nghiệm ra
rằng đồng nghiệp và học trò rất tinh, vàng thau khó có thể lẫn lộn về
lâu về dài được. Vả lại, hình như đa số những người chọn nghề dạy học
đều rất khái. Họ chấp nhận ' không ăn khách ' và ' lạc đạo vong bần.'
Năm 1969 tôi được thuyên chuyển về trường Trần Lục , tiền thân cuả
Nguyễn Du. Nhân nói chuyện thuyên chuyển, việc tôi được về Saigon là
điều bất ngờ nhưng không phải ngẫu nhiên. Sau hai năm đầu ở Mỹ Tho, theo
đúng nguyên tắc tôi có quyền nạp đơn xin về Saigon , và năm nào tôi
cũng nạp đơn, tuy biết chẳng có hy vọng gì.
( Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho)
Năm 1969, Tết đã qua rồi và các thuyên chuyển cũng đã xong, tôi ' yên
tâm công tác ' và đợi tới kỳ nạp đơn tiếp. Bất ngờ vì tôi không đợiø mà
nó xẩy đến , nhưng không phải ngẫu nhiên vì nó có nguyên nhân. Sau này
ba tôi cho biết nhân dịp ba tôi về Saigon ăn tết với gia đình--trong năm
ông cụ ở Quảng trị một mình trông nom một tiệm thuốc tây-- tình cờ gặp
lại một người bạn lo về nhân viên ở Nha Trung Học. Nhân lúc hỏi thăm
nhau về gia cảnh, biết được tôi đã dạy ở Mỹ tho hơn bẩy năm mà chưa được
thuyên chuyển, ông bạn nói với ba tôi ông có thể giúp vì tôi đủ điều
kiện. Ba tôi không cho tôi biết, ý ông cụ đợi xem sao rồi hẵng hay.
Một hôm ông hiệu trưởng Phan Văn Huấn cho tùy phái mời tôi vào văn phòng
và cho biết tôi có sự vụ lệnh đổi về Saigon. Vì thấy tôi cũng bị bất
ngờ và không có phản ứng gì rõ rệt, ông hiệu trưởng liền 'chiêu hồi' tôi
ở lại trường. Oâng nói, “ Bây giơ ngoài mấy vị giáo sư già ra, anh
thuộc nhóm tốt nghiệp Khoá 1 Đại học Sư phạm là chim đầu đàn trong
trường. Anh có nhà cưả nhà trường cho ở, thời khoá biểu xếp linh độâng
cho anh đi dạy tư dễ dàng, bạn bè và quen biết rất nhiều và nhất là học
trò đều mến anh. Về Saigon, có thể coi như anh làm lại từ hai bàn tay
trắng.” Tôi cám ơn ông và nói để tôi về nghĩ lại.
Nhưng tôi không phải nghĩ lại lâu. Ngay ngày hôm sau tôi đã vào gặp ông
để thông báo quyết định cuả tôi. Tôi nhớ đã nói với ông, “ Tôi thành
thật cám ơng ông hiệu trưởng đã có hảo ý và muốn tôi ở lại. Nhưng đây là
một quyết định quan trọng, một quyết định để tôi trở thành một ' người
lớn'. Tôi biết về Saigon bây giờ là sẽ gặp khó khăn kiếm nhà thuê, nhất
là kiếm chỗ dạy tư để phụ thêm vào số lương cứ nhỏ đi dần vì vật giá leo
thang và số đinh trong nhà cũng tăng.”
Nhớ lại hồi năm 1961 khi mới ra trường, lương độc thân hơn bẩy ngàn
đồng, phải năn nỉ không dạy thêm giờ phụ và xin xắp thời khoá biểu thật
gọn, để mỗi tuần trưa Thứ Năm đã có thể về lại Saigon. Thời gian đó thật
hạnh phúc, tiền bạc rủng rỉnh, chiều Thứ Năm đám bạn Văn Khoa đã đợi
với danh sách các phim chiếu ở rạp nào. Suốt ngày lê la ở Văn Khoa, vậy
mà cuối cùng cũng lấy được nốt hai chứng chỉ Cử nhân.
Ngay từ hồi còn học trung học ở Huế, tôi đã mơ vào học ở Saigon vì nghĩ
rằng đó là trung tâm văn hoá và nghệ thuật. Cho nên khi về dạy ở Mỹ Tho,
tôi không bao giờ quên là một ngày nào đó tôi phải trở lại Saigon. Cho
nên ngày dọn nhà về Saigon, lòng tôi thật hân hoan, tuy có lúc bất chợt
thấy lo âu vì không biết bao giờ đời sống mới ổn định trở lại, và nao
nao khi chợt nhớ lại nét mặt Lê Trọng Thủy - ông bạn thiết hàng xóm dạy
toán - khi nắm tay tôi và nói, “ Châu ơi, mày nhất định bỏ Mỹ Tho và bọn
tao đó hay sao?”
( Trường Trần Lục, Saigon 2004)
Tôi đến nhận nhiệm sở ở Trần Lục vào một buổi chiều muà hạ. Sở dĩ vào
buổi chiều vì Trần Lục hồi đó còn đang dạy nhờ ở trường Tiểu Học Tân
Định. Buổi sáng dành cho các học sinh tiểu học . Nhà trường chỉ có một
khu nhỏ là riêng cuả mình: văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng giáo sư …
tất cả gom vào một chỗ. Trường chỉ có tới lớp Đệ Tam, lên Đệ Nhị học
sinh phải chuyển qua Petrus Ký.
Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Ngọc tiếp tôi tại bàn giấy cuả ông kê ở giưã
phòng. Qua cặp kiếng cận thật dầy, ông hấp háy nhìn tôi và mỉm cười nói
mừng tôi về với Trần Lục. Tôi thích vẻ mộc mạc cuả ông. Ông cho tôi
biết trường sẽ đổi tên là Nguyễn Du khi về cơ sở mới ở Cư xá Sĩ Quan Chí
Hoà, khi đó còn đang xây. Đoạn ông giới thiệu tôi với thầy Dũng, giám
học, thầy Tuyến, tổng giám thi, mấy nhân viên văn phòng và giám thị.
Cuối cùng ông đưa tôi qua một bàn dài phiá trong cùng, đó là phòng giáo
sư. Lúc đó chỉ có hai ba vị, tôi nhớ nếu không lầm là thầy Cảo, thầy
H.L.Toàn và một vị nữ giáo sư nưã mà tôi quên mất tên.
Vì quen với một trường lớn, cơ ngơi đâu ra đó, các nhân viên già từ thời
Tây rất chững chạc và trang trọng, những buổi họp hội đồng giáo sư
trong amphithéatre nghiêm trang, tôi không khỏi có cảm giác lạ lùng ngày
đầu tiên tôi tới Trần Lục.
Nhưng ngay sau đó, cảm giác này được thay thế bởi một cảm giác dễ chịu,
thoải mái. Tôi thấy có cái gì đó thân quen, giao tiếp với các giáo sư
khác và ban nhân viên thật dễ chịu, đầy không khí gia đình. Dạy ở điạ
điểm Tân Định có cái thú là hôm nào về sớm, tôi thường la cà quanh khu
Hai Bà Trưng và Yên Đổ, ghé tiệm này tiệm nọ, hay vào quán cà phê ở góc
đường ngồi ăn uống lai rai, nhìn thiên hạ.
Trong số học sinh tôi dạy năm đầu ở Trần Lục, chỉ còn một em có liên hệ
đặc biệt với tôi, và có lẽ là độc nhất trong đời 'godautre' cuả tôi. Tôi
dạy H.T. Lý lúc đó học Đệ Tam. Hình ảnh về em mà tôi còn hình dung ra
được là một cậu bé khá cao, trắng trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ và học rất giỏi.
Năm sau em về học Pétrus Ký. Có hai chi tiết đặc biệt về em. Sau kỳ đầu
Tú Tài II ít lâu, Lý đến thăm tôi và cho tôi biết vì làm một bài thi mà
em tự đánh giá chỉ đủ điểm trung bình, như vậy sẽ ảnh hưởng tới thứ hạng
văn bằng cuả em, nên em đã bỏ một môn để thi lại kỳ hai. Em nói muốn
xin được học bổng thì phải đậu ít nhất hạng Ưu, còn tự túc ít ra cũng
phải hạng Bình.
Một hôm Lý tới nhờ tôi viết thư giới thiệu để em bổ túc hồ sơ xin học ở
một trong các trường thuộc Ivy League. Tôi cũng không thắc mắc tại sao
em không nhờ thầy đang dạy em viết thư giới thiệu. Về sau tôi được biết
ba trường lớn đã chấp nhận cho em học, và em đã chọn học ở Yale.
Quan hệ giưã tôi và Lý không ngừng lại ở mức thầy-trò, mà giưã hai gia
đình. Hồi Lý còn đang học bên Mỹ, mẹ Lý thỉnh thoảng từ Gò Vấp lặn lội
tới khu Nguyễn Thiện Thuật để cho tôi hoa trái và trứng gà. Bà cụ bảo có
chút quà cây nhà lá vườn để “ thầy tẩm bổ “ , nhân thể cho biết qua loa
về việc học cuả em. Sau 30-4-75, liên hệ càng thân hơn khi thầy mẹ Lý
dọn nhà về Cư Xá Công Lý, trước chuà Vĩnh Nghiêm. Nơi đây tôi lui tới
nhiều hơn, ăn phở Công Lý vào buổi sáng, chơi mạt chược với một bạn giáo
sư ở phiá mặt tiền vào buổi tối. Cụ thân sinh ra Lý coi tôi như bạn
vong niên và mê mạt chược. Tôi chỉ biết chơi mạt chược sau 4-75. Chúng
tôi đi chơi ở nhiều điạ điểm khác nhau, và khi tôi qua Mỹ thăm bạn bè ở
Cali, cụ đã lôi tôi tới chơi ở nhà một ông nghị viên. Cụ cũng nhờ tôi
kèm Anh văn cho tất cả các em trai và gái cuả Lý.
Các em khi qua Mỹ đều thành đạt, đặc biệt là cô em út khi tốt nghiệp đại
học đã được bà Gorbachev trao bằng, nhân dịp bà cùng chồng thăm Hoa kỳ.
Em tiếp tục qua Stanford học và đậu PH.D về tin học. Khi qua Mỹ, ghé
Boston hay Westminster, tôi đều ghé ở lại ở nhà cụ thân sinh ra Lý, cũng
như lúc cụ đã ngoài 80 vẫn một mình bay qua Ottawa ở chơi với gia đình
tôi một tuần. Mẹ Lý rất thích kể lại hồi năm 1977 hay 78 gì đó, thời
gian 'đọi' nhất, một hôm bà cụ tới nhà tôi cho cái gì đó, vợ chồng tôi
đi dạy học, chỉ có cháu bé ở nhà. Lúc đo cháu mới lên tám, nguời gầy
yếu, bà cụ phải bê hộ nồi cơm điện lên cái bàn cao, vậy mà cháu còn biểu
diễn xào rau muống 'không người lái', không cần mỡ, cho cụ coi.
Tôi rất trân qúy mối liên hệ hiếm hoi này và luôn thầm cám ơn gia đình
cụ đã luôn luôn ở bên gia đình tôi vào thời kỳ khó khăn nhất . Thời gian
Trần Lục đổi tên thành Nguyễn Du khi dọn về Cư xá Sĩ quan Chí hoà là
thời gian đầy ấn tượng trong đời tôi. Lúc đó trường mới xây xong, chung
quanh chỉ có hàng rào, chưa xây tường, nhưng với hai tầng lầu dài, đủ dể
có văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng giáo sư đâu vào đó. Đặc biệt là
mở thêm tới lớp Đệ Nhất, nên giáo sư có thể tới dạy Đệ Nhị Cấp vào buổi
sáng và Đệ Nhất Cấp vào buổi chiều. Trong thời gian này, tôi đã được một
người bạn giới thiệu dạy Anh văn tại một trường tầu ở Chợ Lớn vào buổi
sáng, nên tôi đã xin dạy một số lớp vào buổi chiều. Vì không có nhu cầu
giáo sư Anh văn Đẹâ Nhất Cấp nên tôi được xếp dạy Sử Điạ cho Lớp Đệ Thất
và Đệ Lục.
Điều lý thú là số học sinh buổi chiều tôi dạy rất ít so với số học sinh
buổi sáng, nhưng không hiểu tại sao những học sinh cũ mà tôi gặp lại sau
này đều là học sinh Thất, Lục. Tôi cũng không ngờ tại Ottawa đã có ba
học sinh tới nhận tôi và cho biết học Sử Điạ với tôi. Tôi gặp lại Đào
ngay năm 1989 khi tôi mới qua Canada. Lúc gặp lại thật bất ngờ và cảm
độâng. Trên xe buýt đầy người đi làm vào buổi sáng, một thiếu phụ đi về
phiá tôi và nói, “ Chào thầy. Con là Đào, thấy có nhận ra con hay
không?” và không kịp nghe tôi trả lời, Đào nói luôn, “ Hồi đó con học Đệ
Thất ở Nguyễn Du.” Chi tiết này giúp ký ức tôi làm việc nhanh hơn. Tôi
nhớ tới cô bé mắt to ngồi bàn đầu, rất hoạt động và có vẻ như điều khiển
được cả đám con trai ở ” xóm nhà lá.” Còn Hoan tôi gặp lại ở sân tennis
Đại Hoc Ottawa, lúc em chưa học xong PH.D. Mạnh tôi cũng gặp ở sân
tennis, mãi về sau và đã đi làm rồi. Cả hai đều đến chào tôi và nhận
thầy, nếu không tôi chẳng thể nào nhớ được.
Chuyện hầu như chỉ trò nhớ thầy cũng dễ giải thích. Mỗi lớp tuần học Sử
Điạ có hai giờ, mà lại là lớp nhỏ. Thầy dạy quá nhiều học trò thì làm
sao nhớ được. Chỉ em nào có cái gì thật đặc biệt mới được thầy để ý và
nhớ lâu hơn, chẳng hạn như thật giỏi hay thật dở, thật nghịch ngợm và
lười biếng, hoặc có năng khiếu về thể thao hay văn nghệ… Các em lớp nhỏ
chưa lo thi cử, nên cả thầy và trò đều thoải mái. Bài vở chẳng có gì,
lại có sẵn sách, tôi khuyến khích em nào không có sách thì ráng mua để
khỏi mất thì giờ chép bài trong lớp. Cho nên giờ học sau khi giảng bài
xong, thì giờ còn lại là giờ kể chuyện, mọi chuyện tôi biết liên quan
tới bài học. Tôi muốn mở rộng thêm kiến thức tổng quát cho các em và làm
các em cảm thấy thích môn học thường bị coi là thứ yếu trong học trình.
Có lẽ cũng vì thế mà các em nhớ tôi lâu hơn. Nếu đây là một điều hay,
thì tôi phải nói đó là nhờ thầy Đàm Xuân Thiều.
Tôi chưa từng bao giờ là học sinh cuả thầy Thiều. Tôi học ở Quốc Học,
Huế. Kỳ thi Tú tài II năm 1958, tôi vào vấn đáp môn Sử Điạ với giáo sư
Thiều. Câu hỏi tôi bốc trúng liên quan tới nước Đức trong thời Đaị Chiến
2, chi tiết để trả lời đúng vào câu hỏi thì tôi không nhớ. Chả lẽ đứng ì
ra, tôi nói lòng vòng quanh đó, thầy cứ gật gù để tôi nói gần nưả giờ.
Sau cùng thầy hỏi đã xong chưa, tôi bẽn lẽ gật đầu.
Thầy nói , “ Anh không trả lời trúng vào câu hỏi, nhưng điều anh nói
chứng tỏ anh đãù đọc nhiều. Tôi cho anh đủ điểm trung bình. “ Tôi rối
rít cám ơn, và từ đó về sau mỗi gặp hay nhắc tới giáo sư Thiều, tôi đều
dùng chữ Thầy một cách yêu kính. Tôi vẫn còn nhớ sau 4-75, tôi thỉnh
thoảng gặp thầy cô ra ăn phở ở tiệm đầu đường Nguyễn Thiện Thuật và Hồng
Thập Tự. Lần đầu tôi xin phép thầy cô ngồi cùng bàn. Khi ăn, tôi nhắc
tới chuyện trên. Thầy cô nhìn tôi thật hiền và vui vẻ.
Về điạ điểm mới, Nguyễn Du dần dần đi vào nền nếp. Tôi đặc biệt nhớ tới
một truyền thống bất thành văn là trong các dịp quan hôn tang tế, một số
đông giáo sư và nhân viên văn phòng đã có lệ tự động quyên tiền đóng
góp. Hình thức tương trợ này ngoài việc giúp đõ thiết thực, còn nói lên
được cái tình cuả mọi người đối với nhau. Không khí ' làng xã ' này rất
phù hợp với bản tính cuả tôi.
Một điểm khác nưã là nhiều giáo sư trẻ rất chịu khó đi học thêm ở các
trường đại học với mục đích thăng trật hoăïc chuyển ngành. Rồi một kiosk
nhỏ được đựng lên ở gần cổng ra vào. Ai cảm thấy có khả năng thì đứng
ra 'thầu', cung cấp học liệu lặt vặt cho học sinh với giá rẻ, thực phẩm
nhẹ và cà phê thuốc lá cho nhân viên. Đây là điạ điểm lý tưởng cho mấy
thầy giáo ngồi nói đủ thứ chuyện trên đời vào các giờ trống. Ở đây, tình
bạn cuả một số trong bọn tôi là vượt quá xa tình đồng nghiệp. Giám học
Dũng và Tổng Tuyến vì quan trên trông xuống, 'học trò' trông vào, nên ăn
nói còn phải ngó trước ngó sau, còn đám thầy giáo bọn tôi thì thật
thoải mái. Không biết căn cứ vào đâu mà Tổng Tuyến một hôm đã đổi một
bài thơ xưa rồi ghép bốn tên trong đám chúng tôi vào:
Nguyễn Du có bốn anh hùng,
Toàn gian, Long láo, Bảng khùng, Châu ngu.
Đọc xong, ông ta cười hô hố và nói, “ Đáng lẽ me-sừ Châu cũng phải đổi
sang họ Đỗ.” Quả vậy, tôi họ Nguyễn, còn ba 'vị' kia là Đỗ Quý Toàn, Đỗ
Kim Bảng và Đỗ ngọc Long. Hàn Long Toàn dạy Toán, còn Toàn này dạy Văn,
là một nhà thơ, nhà báo khi còn ở Saigon chuyên viết 'phiếm', mộât nhà
giáo dục, và hiện giờ là một nhà một nhà phân tích kinh tế và chính trị
xuất sắc, thường được các đài phát thanh ở Hoa Kỳ và Pháp phỏng vấn. Tôi
không đủ khả năng để thấy Toàn 'gian' ở chỗ nào cả. Hồi đó hàng tuần
chúng tôi phải vào trực đêm trong trường, tổ tôi có Toàn, Bùi Văn Hiệp,
Đỗ Ngọc Long và tôi. Lần đầu tán chuyện, đọc sách để đợi lúc đi ngủ. Sau
chán qua, tôi nghĩ tới chuyện chơi chắn, nhưng thiếu tay nên tôi phải
gọi thêm P.K.Anh dạy cùng với Long và tôi ở Regina Pacis tới cho có đủ
năm chân.
Thế là chúng tôi có một tổ chắn 'còm' rất lành mạnh. Toàn đi thoát khỏi
Việt nam ngay từ 4-75 và định cư ở Montreal , Canada. Khoảng hai tuần
sau khi tôi được người anh bảo lãnh qua Canada vào cuối Tháng 3-1989, vợ
chồng Toàn đã lái xe xuống Aylmer, Quebec, nằm bên kia sông Ottawa,
thăm chúng tôi. Toàn mang cho tôi một số sách, truyện và chị Duyên - có
tiệm thuốc tây ở Montreal - thì cho nhà tôi một số thuốc.
Khi đó chúng tôi còn đang ở nhờ nhà anh tôi, Toàn xin phép đưa vợ chồng
tôi qua Ottawa chơi, vào ăn bánh cuốn ở quán Phở Bắc ở Phố Tầu. Khi trở
về gần đến nhà, Toàn cởi chiếc Sportscoat đang mặc đưa cho tôi, cười
nói, “ Oâng giữ lấy mà mặc. Tôi không đưa cho ông ở trong nhà vì thấy
nhà anh ông sang quá, sợ hurt ông ấy.” Chiếc áo đó tới nay tôi vẫn
thường mặc khi trời đã ấm hơn vào muà xuân và chưa quá lạnh buổi tàn
thu. Vợ chồng Toàn đã qua ở hẳn Cali để hoạt động văn nghệ. Trước khi
đi, Toàn lái xe xuống thăm tôi. Chúùng tôi ngồi ở vườn sau, lơ đãng nhìn
lá rơi. Khi chỉ có hai người, ngồi bên nhau, nói chuyện thì ít mà yên
lặng thì nhiều.
Chúng tôi thích khoảng thời gian như vậy. Hiện thời, có dịp qua lại Mỹ
và Canada, nếu có thể chúng tôi vẫn gặp nhau. Lần mới đây nhất tôi gặp
Toàn là ở toà soạn báo Người Việt hồi Tháng 4-2008. Toàn đưa tôi tới
chụp ảnh kỷ niệm trước cưả các phòng họp mang tên những người bạn nay đã
là người “ cuả muôn năm cũ” : Trần Đại Lộc, Lê Đình Điểu và Đỗ Ngọc
Yến. Vị anh hùng thứ nhì là Đỗ Ngọc Long. Long dạy Văn và Triết. Long
cao lớn. Chơi bóng chuyền, tôi chuyên nâng bóng cho Long đập. Nhưng Long
ăn nói nhẹ nhàng, giọng trầm ấm, và khi đi cũng chậm chạp. Các nữ sinh
đã nhận xét rất đúng, “ Thầy Long đi như trôi vào lớp.” Long hát hay,
làm thơ tình cũng tuyệt. Nhưng Long chỉ cho một hai người bạn rất thân
đọc, sau đó bỏû đâu tôi cũng không biết. Chơi rất thân với Long, tôi
thấy tuyệt đối không có chỗ nào có thể nói là “ Long láo ” được.Dù đã về
Y khoa từ năm 1973, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với Long, nhất là sau
4-75 thì hầu như mỗi ngày. Long chỉ cho tôi bí quyết viết ' sơ yếu lý
lịch ', vụ này cứ phải làm đều đều dài dài.
Đại khái là viết thật ngắn, chỉ viết những chi tiết chính, các con số
cần thiết, và phải nhớ kỹ cái gì mình đã viết lần đầu. Tiện nhất là sao
lại một bản, lần sau phải viết chỉ thay đổi cái 'râu ria', còn cái chính
phải y chang như cũ. Tiếc rằng lúc tôi biết thì đã trễ, vì ngay lần đầu
tiên ở phường khóm, tôi đã khai đủ thứ trên đời. Về sau bổ túc hồ sơ
cho con gái tôi mới lên chín ra tập huấn môn thể dục dụng cụ ở Hanoi,
Phòng Tổ Chức thuộc Sở Thể Dục Thể Thao thành phố đã bác đơn vì phần lý
lịch tôi khai thiếu mất hai chi tiết so với tờ khai ở phường. Tôi đã
giải thích vì thiếu chỗ nên tôi phải tóm tắt, trưởng phòng bảo được cứ
về, nhưng rút cuộc con tôi vẫn cứ ở nhà. Cô cán bộ huấn luyện con tôi đã
mách nước cho tôi giải thích với Phòng Tổ Chức, nay thấy vô hiệu, đã
trút cái bực bội lên đầu tôi, “ Sao anh dại thế, đã Bắc kỳ di cư thì
khai nhiều làm gì. Con bé rất có năng khiếu.” Khi Long chỉ cho tôi cách
khai lý lịch, tôi hỏi đuà Long làm sao mà hay vậy, cán bộ nào chỉ mánh
cho thế. Long chỉ mỉm cươiø. Long kể cho tôi một hôm có một cán bộ tới
tìm Long tại nhà ở Đường Phan Thanh Giản và trao cho Long một lá thư. Đó
là thư cuả ông Hoàng văn Hoan. Thư cho biết ông thân sinh cuả Long là
đồng chí hoạt động trong bóng tối cùng với ông Hoan và ông Nguyễn Lương
Bằng.
Đó là ông Đỗ Ngọc Du, bí thư thành ủy đầu tiên cuả Hà-nội. Ông Du bị tù ở
Côn Đảo, chết năm 1938 vì bệnh lao, khi Long mới lên hai. Oâng Hoan dặn
Long cứ yên tâm công tác, “ các bác luôn luôn chiếu cố tới con cháu
đồng chí,” có chuyện gì cần thì cứ liên lạc với người đưa thư. Nhưng
Long làm sao yên tâm công tác được. Cái đầu đầy triết tư sản khó tẩy
lắm. Có lần Long đã đi vượt biên nhưng không thành. May sao chị Long
trước học ở Tân Tây Lan, xin thầy cũ đứng ra bảo lãnh cho gia đình Long
qua bên đó được. Long được đi khoảng năm 1984-85 gì đó. Thời gian trước
khi đi, Long thường kêu hay đau bụng, cả Long và chúng tôi đều nghĩ là
nhiều lo âu dễ làm người ta đau dạ dầy lắm. Như đã nói ở trên, Long rất
to con, bạn bè gọi là Long Voi, nên ăn cũng rất khỏe.
Buổi sáng sớm những hôm chơi tennis, chúng tôi thường ăn phở gánh ở
đường Kỳ Đồng. Khi tôi chưa ăn hết nưả tô thì Long đã ăn xong, và lúc
nào cũng có vẻ còn thòm thèm. Những lần Long ghé nhà tôi, gặp giờ cơm
hay nhà có món gì đặc biệt, Long vào ăn rất tự nhiên. Nhà tôi cứ áy náy
là không có nhiều để Long ăn thoả thê. Khi ra về, Long có thói quen vỗ
nhẹ vào má tôi thay lời chào. Long hơn tôi hai tuổi, và đối với tôi như
anh với em. Sau 4-75, những lần về lại Nguyễn Du chơi bóng chuyền, tôi
thường cùng Long kéo nhau về nhà San ở gần đó để trò chuyện thoải mái,
không sợ bị ai để ý. Lúc vào nhà, việc đầu tiên là Long đi thẳng lai tủ
lạnh, mở kiếm xem có gì ăn được không. Thời gian sau khi không còn 'chà
đồ nhôm' được nưã thì bọn tôi đói triền miên. Nhét đầy bụng ' chè bo bo'
mà vẫn cảm thấy đói. Một nưả ký thịt một tháng, chủ yếu dành cho mấy
đưá con, thì lấy đâu protêin nuôi cơ thể. Tôi vốn gầy mà còn thế, huống
chi Long voi . Long có lần đã nói với chị San một câu thật thấm thiá, “
Giờ tôi mới nghiệm ra một cách rõ ràng là cái giữ chịt con người xuống
mặt đất chính là cái bao tử.”
Lá thư đầu Long gửi về cho tôi từ Tân Tây Lan cho biết vưà mới tới phi
trường Bangkok thì Long đã bị đau bụng dữ dội, không ăn uống được gì cả.
Tới TTLan, thì mới biết bị ung thư dạ dầy và đã lan sang các cơ quan
chung quanh. Long bảo lần cuối chơi tennis với tôi bị thua là vì bị
bệnh, nên chưa tâm phục. Tối nhớ buổi sáng hôm đó như thường lệ chúng
tôi ghé ăn phở ở Kỳ Đồng. Tôi ngạc nhiên vì đã ăn xong rồi mà Long vẫn
còn gần nưả tô. Long nói bụng ngâm ngẩm đau, ăn không thấy ngon. Long kể
đi làm ở hãng giầy Addidas và giờ ăn “ mình chỉ ăn được tí súp, cắn
bi-tết một miếng rồi bỏ. Phải chi có thể gửi về cho các cậu những phần
bí tết cuả mình.” Mấy thư sau Long phải đọc cho con gái viết. Rồi Long
ra đi vĩnh viễn, hình chị Long gửi về cho tôi là một Long mà tôi chỉ
nhận ra được cặp môi. Chứng bệnh đã tàn phá Long nhanh quá. Đỗ Kim Bảng
là đại lão trong số bốn chúng tôi.
Bảng tốt nghiệp Cao Đảng Sư Phạm ở Hànội và trước khi di cư, lúc con học
đệ nhất cấp, tôi đã nghêu ngao bài Muà Thi nổi tiếng cuả Bảng. Thi ơi
làthi Sinh mi làm chi Oâi đời đời Khóc cùng cười Hoà theo muà thi. Thời
còn đi học, may mắn tôi chưa một lần khóc theo muà thi. Nhưng trong thời
đi dạy học, tôi đã hai lần 'khóc', vì bị hành hung khi đi coi thi ở
Long Xuyên và Biên Hoà. Tôi chưa từng làm biên bản một thí sinh gian lận
nào, chỉ tịch thu tài liệu quay phim hoặc bài đánh tráo từ ngoài đem
vào, rồi cho giấy thi khác làm tiếp. Tôi không khóc vì cả hai lần đều
không trúng đòn, nhưng 'khóc' khi về Nha Trung Học báo cáo thì được dặn
dò, “ Thôi, em phải cẩn thận. Lần sau 'qua' không đưa em về nơi đó coi
thi nưã.” Tuy vậy, muà coi thi dù sao vẫn là thời gian thư giãn, nhất là
những lần đi coi thi cùng với Long, mà lại gặp Chu Hoài Nhân ở cùng hội
đồng thi. Nhân là cháu cụ Chu Mạnh Trinh, tôi thường đuà bảo Nhân là
không được chút tài hoa nào cuả ông cha cả, ngoài tài đánh bạc. Long và
tôi rất tin tài chơi xì phé cuả Nhân. Hè 71 khi coi thi ở Cần Thơ, tôi
và Long gom tiền đưa cho Nhân, kỳ đó chúng tôi đều đi ăn cơm Tây hay nhà
hàng 'đặc sản.' Như đã bào chưã cho Toàn và Long, tôi không thể không
biện hộ cho Bảng.
Khi tranh luận, mặt Bảng hay đỏ lên và giọng cao hơn. Đó chỉ là cách để
truyền đạt một cách thuyết phục lập luận cuả minh. Vả lại, làm nghề dạy
học, thường càng lớn tuổi càng gàn, mà gàn nhiều dễ bị ngộ nhận là khùng
lắm. Còn tôi, tôi đã nghĩ sao khi được tặng chữ 'ngu.' Tôi thấy đúng
quá đi chứ, chả có gì phải bàn cãi cả. Đã không biết bao nhiêu lần tôi
tự xỉ vả tôi, “ Châu ơi, làm sao mày có thể ngu thế!' Như vậy chỉ nói
ngu thôi là còn nhẹ tay, còn thương đấy. Nhiều bạn khác còn thay chữ
'ngu' bằng chữ khác ghê hơn nhiều, tôi cũng chẳng dám cãi. Sau 4-75, còn
hai người bạn nưã mà tôi chơi rất thân, thường xuyên gặp nhau cho tới
ngày tôi xuất ngoại. Đó là Trương Tiếu Oanh, còn được bạn bè thương gọi
là Oanh Ngồi, và Bùi Thế San, với nickname San Gà. Tôi hỏi Oanh tại sao
có tên này, Oanh chỉ cười. Còn San thì nói ,” Bà xã tao tên Nga, tao ký
tên hai người với nhau, thành Sanga,'bọn xấu' nó chế ra thành San Gà.”
Tôi cười , bảo,” Mày ký thế thì bắt người ta gọi khác làm sao được.” Vì
dạy ở đại học rảnh, tôi thường về lại Nguyễn Du chơi với bạn bè cũ, nhất
là sau năm 75, hầu như tuần nào tôi cũng về chơi bóng chuyền ít nhất
một lần với Long, Oanh, Mậu, Hoàng, Nhiếp, San . . .Sau này tôi còn chơi
tennis với Oanh tuần ba lần ở sân Thoại Ngọc Hầu. Trước khi chơi thì
thỉnh thoảng ăn phở, còn sau khi chơi phải là cà phê, tán gẫu. Qua
tennis, tôi học được ở Oanh hai cái khôn là làm sao giữ tinh thần luôn
luôn thoải mái và cách suy nghĩ tích cực lạc quan. Oanh thường bảo tôi, “
Chơi cốt cho ra mồ hôi thôi mà ” và khi thua đến nơi rồi Oanh vẫn nói, “
Còn da lông mọc.” Quả vậy, có những trận đảo ngược thế cờ, lông không
những mọc được, mà còn mọc xum xuê nưã. San ngay từ lúc đứng ra khai
thác kiosk đã lộ cái tài 'sĩ kiêm bách nghệ' cuả mình, và sau 4-75 thì
cái tài đó nở rộ. Khi tôi chưa được phép dạy tư Anh Văn thì San đã xoay
sang buôn bán rồi.
Hai mặt hàng San thường cung cấp cho các quán cà phê và bạn bè là đường
và sưã đặc. Hỏi kiếm ở đâu ra, San nói túng thì phải tính. Máy ly tâm ở
máy giặt được dùng ở các lò đường, còn sưã đặc là trộn sưã bột với đường
và ít nước. Thỉnh thoảng San ghé vào nhà tôi, quăng cho tôi bịch đường,
“ để mày cải thiện”, hay hôm nào khá hơn thì lôi tôi tới Sân Cộng Hoà
nhậu bia hơi . Một tài khác nưã là San đoán tử vi và nhất là bói Dịch.
Tài này không đem tiền lại cho San, nhưng cà phê thuốc lá và những bưã
cơm gia đình là chuyện thường xuyên. Hình như San đã bắt đầu trau giồi
nghề này từ khi còn dạy ở Bình Dương, sau năm 75 là đào xâu thêm và thực
nghiệm. Riêng đối với gia đình tôi thì tài bói Dịch cuả San thật lạ
lùng. San nói trúng thời gian tôi được xuất cảnh, rồi bị từ chối khi
phỏng vấn, trong khi một người bạn chung khác cuả hai chúng tôi dùng tử
vi thì lại nói ngược hẳn lại. Em rể tôi vượt biên và bị bắt giam ở Vũng
Tầu. Hăm ba tết, người bạn kia dùng tử vi, nói với mẹ tôi,” Nó mà được
về trước tết thì con mất cho cụ hai lạng vàng.” San ngồi bên, thấy mẹ và
em gái tôi nước mắt giòng giòng, bèn nói, “ Cụ lấy hộp tăm bốc cho con
mấy cái.” Đếm xong mấy cái tăm, San suy nghĩ một lúc rồi nói, “ Hai mươi
tám Tết thằng Th. sẽ có mặt ở nhà.” Chiều hăm tám Tết, em rể tôi lừng
lững về nhà thật. Phải nói ngay là người bạn kia rất được nể phục về tài
đoán tử vi, có thể vì vậy mà San chuyểân qua bói Dịch.
Tôi thì nghĩ rằng giữa người bói và người xem bói, nếu có cái gì đó phù
hợp với nhau, hoặc có duyên với nhau, thì bói sẽ trúng. Do đó San thường
bảo người muốn coi bói phải tập trung, nghĩ về điều mình muốn biết, tâm
có động thì mới linh được. Có lẽ tôi hợp với San hơn là với người bạn
kia. Cái 'tài' cuối cùng cuả San thì quả là độc đáo. Hồi đó phong trào
đi học Tài Chi rất mạnh. San theo học một võ sư gốc Hoa và sau cũng đi
huấn luyện tại các bãi tập như ở các sân chuà, nhà thờ hoặc công viên.
Qua võ thuật, San tìm tòi về y thuật liên quan tới các huyệt đạo rồi
chuyển qua châm cứu. Các học viên lớn tuổi bị đau nhức chỗ nọ chỗ kia,
San dùng châm cứu giúp được nhiều người bớt đau hoặc khỏi hẳn. Tùy theo
chứng bệnh, khi thì San dùng kim (châm) khi thì dùng sức nóng(cứu) để
kích thích các huyệt đạo. Để kích thích huyệt đạo bằng sức nóng, San cắt
một lát tỏi mỏng đặt lên trên huyệt, rồi dùng một nén nhang dí vào lát
tỏi. Tôi chịu đụng dễ dàng , nhưng một nữ sinh viên cuả tôi bị chứng ra
mồ hôi tay, nhờ San chữa, khi đi về cô bé nói nhỏ với tôi, “ Thầy ơi,
thầy San 'tra tấn' em đau qua! “
Dùng kim đả huyệt thì chỉ công hiệu được một thời gian ngắn, San kích
thích huyệt lâu hơn bằng cách chích B12 vào ngay huyệt, thời gian thuốc
tan được tính theo giờ. Tình huống này từ hoà đến thắng, vì dù sao B12
cũng chỉ coi như thuốc bổ. Sau San còn nghĩ ra được cách kích thích
huyệt nhiều ngày và nói công hiệu lắm. Tôi không biết bao nhiêu người đã
được San chữa bằng cách này, nhưng chắc chắn có ít nhất một người, đó
là nhà tôi. Hồi đó nhà tôi bị đau thần kinh toạ, Tây y chưã mãi không
khỏi, chuyển sang Đông y. Thôi thì thuốc băùc, thuốc nam, ai chỉ đâu thử
đó. Có cả điả hút máu, 100 con ong chích xưng cả người, cũng không hết.
San bảo thử dùng cách mới cuả San xem sao. San dùng một kim chích lớn -
loại kim dùng chọc đốt sống thắt lưng - chích vào huyệt đạo, kế đó cắt
một mẩu nhỏ chỉ phẫu thuật tự tan(catgut) bỏ vào nòng kim, rồi dùng một
kim nhỏ khác như piston đẩy mẩu chỉ vào tới huyệt. San nói, giống như
B12, mẩu chỉ sẽ kích thích huyệt, nhưng cả tuần là ít. Dĩ nhiên San rất
cẩn thận thực hiện thanh trùng trong tất cả các khâu đoạn này. Sau đợt
trị liệu này, chúng tôi bận rộn lo các thủ tục và nhà cưả để xuất ngoại
nên quên luôn về cái đau thần kinh toạ cuả nhà tôi.
Qua bên này rồi, cả năm sau mới nhớ đến, và tự hỏi không hiểu cái gì đã
làm nhà tôi hết đau, nọc cuả 100 con ong hay khúc chỉ catgut nằm trong
huyệt đạo. Điều tôi biết chắc là San có khá nhiều bệnh nhân và không có
'sự cố' nào cả. Thôi thì cứ cho là 'phúc chủ lộc thầy', câu nói mà San
thường dùng mỗi khi có ai cám ơn San đã bói trúng hay chưã lành một
chứng đau nào đó cho mình. Nếu còn ở lại Việt nam, không biết San sẽõ
đưa cái tài này tới đỉnh cao nào, vì sau tôi một thời gian, San cũng đã
được xuất cảnh đi Mỹ. Không thể nói hết được, nên tôi muốn dành sự kính
trọng đặc biệt cho người cuối cùng ở Nguyễn Du mà tôi nhắc tới trong bài
này. Đó là thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Ngọc. Như đã nói ở trên, ấn
tượng đầu tiên cuả tôi về ông là vẻ mộc mạc. Oâng ăn mặc giản dị, ít nói
và gần như khắc khổ. Ông nghiêm nhưng thương học trò. Nếu không bận dạy
học hay lo giấy tờ ở văn phòng, ông thường đi quanh trường, để ý tới
mọi thứ để hoàn chỉnh ngôi trường mới cơ bản xây xong, còn nhiều thứ
khác phải hoàn tất.
Tôi về trường mới khoảng một năm đã được một fellowship cuả Colombo Plan
qua học ở Đ.H. Sydney, Uùc. Về dạy lại được hơn hai năm thì xin được về
dạy Anh văn chuyên môn ở Đại học Y Khoa Saigon. Lần nào cầm đơn vào đưa
cho ông, tôi cũng thấy lúng túng, nhưng vẻ điềm nhiên cuả ông làm tôi
cảm thấy yên lòng. Oâng chỉ đọc rồi ký đơn chứ không nói gì cả. Chỉ khi
tôi vào nhận sự vụ lệnh về Y khoa, ông mới nói với tôi,” Không như một
vài ông hiệu trưởng khác, tôi không bao giờ muốn cản bước tiến cuả nhân
viên mình. Tôi linh động xắp giờ dạy cho các giáo sư cần đi học thêm ở
các trường đại học, và không bao giờ gây khó dễ cho những ai có ý định
rời trường. Và bây giờ tôi thành thực chúc mừng anh.” Có lẽ đây là lần
đầu ông nói chuyện với tôi dài như thế. Tôi cũng muốn nói thêm ở đây là
việc tôi được về dạy ở Y khoa không đơn giản như kể lại ở mấy giòng
trên.
Tôi đã nạp đơn xin về Y khoa từ năm 1971 vì nghe có nhu cầu giảng viên
Việt thay thế cho các giảng viên Mỹ, và từ khi Hoà Đàm Paris được ký thì
tiến trình thay thế càng gấp rút hơn. Tôi nạp đơn lại vào năm 1972 và
đơn cứ bị 'ngâm' ở Viện Đại Học. Sau được biết là có hai đơn xin về dạy
sinh ngữ ở Y khoa và cả hai đương đơn tình cờ đều là người Bắc. Đó là lý
do tại sao vị viện trưởng cứ bỏ quên trong hộc bàn hoài. Mãi tới khi
ông đi công cán ngoại quốc -- mà người ta nói đuà rằng thời gian tổng
cộng để ông lãnh công tác phí ngoài lương tháng còn dài hơn thời gian
làm việc trong năm -- thì hồ sơ cuả chúng tôi mới chuyển nhờ vị quyền
viện trưởng, một bác sĩ kiêm huynh trưởng Hướng Đạo, thanh toán các đơn
còn ối đọng. Nhưng khi qua Bộ Giáo Dục thì lại bị kẹt lại tại văn phòng
Tổng Thư ký, ông này cũng thuộc loại không ưa dân ' rau muống.' Người
cùng làm đơn xin với tôi may mắn có bạn là công cán ủy viên cuả ông bộ
trưởng, nên đơn cuả chúng tôi đãø được cầm tay lên cho ông ký. Sau
30-4-75, tôi được nghe kể là giao trường xong cho ban tiếp quản, ông
Ngọc đã bỏ về và không bao giờ trở lại trường nưã.
Chúng tôi bảo nhau là ông đã cáo quan về ở ẩn, hái rau vi cho qua ngày.
Về sau tôi nghe nói ông đã đi tu. Cho tới một hôm tôi được San báo tin
ông đã mất. Về khu Oâng Tạ đưa ma ông, gặp lại một số giáo sư cũ cuả
trường, chúng tôi không ai không ngậm ngùi. Tôi càng cảm phục ông thêm
khi nghe các bà bán hàng ở chợ bên đường tán tụng, “ Xưa ông ấy làm hiệu
trưởng đấy. Giờ sống rất đạo hạnh. Mấy đưá con ông ấy đều nên người
cả.” Từ ngày tôi về dạy Nguyễn Du, tính tới nay đã tròm trèm bốn muơi
năm. Một nưả đời người, thời gian qua thật nhanh. Nhưng nghĩ lại, đã
biết bao vật đổi sao dời trong khoản thời gian này. Biết bao nhiêu kỷ
niệm buồn vui, chuyện đau lòng mà người ta cố quên đi để mà sống. Quả
vậy, con người sống được vì có khả năng quên và quen.Nhưng chính nhờ còn
nhờ những kỷ niệm đẹp, những người đã cho minh biết thế nào là cái ngọt
ngào đầm ấm cuả tình bè bạn và thầy trò, mà tôi coi là những ân huệ mà
cuộc đời đã ưu ái dành cho tôi và giúp tôi an nhiên sống nhữõng ngày
tháng còn lại ở xứ người.
Nguyễn Phong-Châu
Tháng 10-2008
Xin xem sinh hoạt hội ái hữu trường Nguyễn Du
Xin xem hình ảnh trường Nguyễn Du-Saigon
Subscribe to:
Posts (Atom)
Subscribe to:
Posts (Atom)
SƠN TRUNG * CHIẾC ÁO GẤM
CHIẾC ÁO GẤM THƯỢNG HẢI
Sơn Trung
Vương Như Minh vốn người Thanh Hóa, bỏ vợ con và quê hương vào Nam theo
chúa Nguyễn. Ông cho các bạn biết ở ngoài Bắc ông là một võ sĩ, đã làm
đội trưởng Vệ Thần sách, nhưng ông ghét chúa Trịnh tham tàn bạo ngược,
và ghét quan lại Tàu nghênh ngang trên đất Bắc. Nhiều lần ông đã xung
khắc và chống đối họ và bị họ đuổi giết cho nên ông tìm đường vào xứ
Đàng Trong. Không hiểu ông làm thế mà được vào làm việc trong phủ Chưởng
quản Sự Vụ,là phủ Tể tướng, và yêu con gái quan Chưởng quản Cả hai say
đắm nhau, cùng làm thơ qua lại và sắp đi đến hôn nhân. Nhưng sắp đến
ngày cưới thì biến cố xảy ra. Nguyên khi Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ vương
mất, người con trưởng thất lộc nên Vũ vương để di chiếu lập người con
thứ hai song Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập con thứ 16 của Vũ vương
mới 12 tuổi lên ngôi tức Định vương. Định vương chỉ ngồi vì, quyền hành
vào tay Trương Phúc Loan. Lúc này, họ Trương đã lên thay họ Nguyễn, mọi
người anh em, dâu, rể họ Trương đều làm lớn trong các bộ viện và nắm mọi
ngành kinh tế trong xứ. và lập nên một chế độ gia đình trị. Trương Phúc
Loan giết hại, bắt giam và sa thải các quan lại đời trước khiến cho một
số quan lại triều trước trong đó có quan Chưởng quản và gia đình cũng
phải chạy ra ngoại quốc. Vì vậy cuộc tình duyên giữa Vương Như Minh và
cô con gáì quan Chưởng quản phải đứt đoạn.
Kể ra lúc đầu,
Trương Phúc Loan được một số người tín nhiệm vì ông khôn ngoan giương
cao chủ nghĩa “dân vi quý” của Mạnh tử. Vì vậy, một số quan lại và tướng
lãnh chúa Nguyễn đã bỏ chúa mà theo họ Trương trong đó có Vương Như
Minh. Đến khi họ Trương lộ bộ mặt gian ác, ra tay vét thuế, cướp của
công, dùng bọn thủ túc ngu dốt, nhất là sát hại và bỏ tù những ai bất
đồng chính kiến thi Vương Như Minh bỏ con đường chính trị mà xoay sang
con đường giáo dục. Mặc cho Trương Phúc Loan thao túng, mặc cho Nhạc Huệ
tung hoành, ông chỉ lo học và đã đỗ cử nhân, rồi tiến sĩ, sau được vào
dạy ở trường Quốc tử viện là một trường đại học ở kinh đô. Lúc này ông
đã cò gia đình một vợ và ba con, gia cảnh cũng thanh bạch.
Ngày
tháng trôi qua, chẳng mấy chốc mà quân Hoàng Ngũ Phúc đem đại binh vào
bắt giết Trương Phúc Loan và chiếm Thuận Hóa. Tất cả quan lại và tướng
lãnh xứ Đàng Trong đều bị bỏ tù. Một số lớn giáo sư bị ngồi tù hoặc bị
sa thải trong đó có Vương Như Minh. Gia cảnh bầb bạch, bà vợ của Vương
phải may thuê vá mướn lần hồi.
Quân Trịnh áp dụng chính sách
thực dân, đem số lớn dân Đàng Ngoài vào cai trị xứ Đàng Trong. Từ quan
trấn thủ cho đến phu xe, phu hốt rác cũng là người Bắc Hà còn người Nam
Hà rất ít kẻ có công ăn việc ăn, mà tuyệt đại đa số đều thất nghiệp, lâm
cảnh đói khổ, phải bán quần áo, bàn ghế mà sống qua ngày. Trong bao năm
trời, dân chúng ngoài Bắc vào Nam mua vải vóc, máy móc, dụng cụ và
lương thực và chở về Bắc không ngớt. Họ còn kéo nhau hàng triệu người
vào Cao nguyên và Đồng Nai lập trại, lập đồn điền. Hàng trăm ngàn dân
Đàng Ngoài được đưa vào Nam làm an ninh chìm. Người Đàng Ngoài vào tận
thôn xóm xa xăm, làm tổ trưởng liên gia bảo, làm xã trưởng, quận trưởng.
Người Đàng Ngoài giả dạng đi bán bánh, bán chè đi khắp hang cùng ngỏ
hẽm nghe ngóng tin tức. Một số dân Nam Hà cam tâm làm tay sai cho họ
Trịnh. Một số công khai khoe khoang họ là người chúa Trịnh biệt phái vào
Nam nằm vùng. Họ tố cáo người nọ, người kia. Quân Trịnh cũng đưa tiền
bạc dụ dỗ hoặc dùng quyền lực ép buộc dân chúng Nam Hà tố cáo, vu khống
nhau khiến cho bè bạn, anh em nghi ngờ nhau. Một số nhà khoa bảng cũng
như một số nhà tu hành đã cúi đầu làm tay sai cho bạo quyền.
Quân
Trịnh cho một số công an chìm người Nam Hà đóng vai trò dẫn rắn bò ra
khỏi hang. Những người này đến nhà này, nhà nọ, ban đầu lên tiếng chống
đối, phê phán quân Trịnh, ai nhẹ lòng tin theo và lên tiếng chỉ trích họ
Trịnh, thì bước sau, họ đưa ra ý kiến lập nhóm này, nhòm kia tranh đấu.
Ai tin theo thì lập tức bị giam và đưa ra tòa lãnh án.
Trong
thời gian Trịnh quân xâm chiếm Thuận Hóa, tôi cũng được một người bạn
đưa đến giới thiệu với Vương Như Minh và chúng tôi trở thành bạn thân.
Vương
Như Minh có ba tính đặc biệt. Thứ nhất là ông giao du rất rộng. Ngày
nào cũng có hàng tá người đến trò chuyện. Thứ hai, tính tình bộc trực,
dễ tin người. Và thứ ba là vị trí nhà của ông. Nhà của Vương Như Minh ở
cạnh là nhà một tên an ninh của họ Trịnh. Tên này ở ngoài Bắc mới điều
vào, và được phân phối căn nhà này là căn nhà do một gia đình người Nam
Hà chạy theo chúa Nguyễn để lại. Bên cạnh và đàng trước nhà là đường
thông trong xóm nghèo, luôn luôn có kẻ qua người lại nhìn vào trong nhà
và thấy rõ mồn một. Đã thế, giọng nói của ông rất lớn, thành thử ông nói
trong nhà mà ngoài đường cũng nghe rõ. Đó là những điều rất nguy hiểm
trong loạn thế.
Một hôm, tôi đến thăm ông, thì một khách lạ cũng
đến. Vương tiên sinh quen biết khách và giới thiệu tôi. Ngồi chưa nóng
chỗ thì ông khách đã nói hăng hái:
-Chúng ta phải đi qua ngõ Vinh Sơn.
Lúc
bây giờ giáo phái Vinh Sơn đã dùng khí giới chống lại quân Trịnh và hai
bên giao chiến mấy ngày dài. Kết cuộc, đền thờ bị niêm phong, các tu sĩ
bị bắt giam. Nghe khách nói vậy, tôi bèn viện cớ bận việc bỏ ra về. Lần
sau nữa, tôi đến thăm Vương Như Minh thì có khách đang nói chuyrện với
ông. Chủ nhân giới thiệu tôi với khách. Ông này cũng như ông trước, sau
khi nghe giới thiệu tôi là thầy giáo , bèn nói với tôi và Vương Như
Minh:
-Hai ông là giáo sư, có nhiều môn hạ. Nếu hai ông lên tiếng thì sẽ tập hợp được một lực lượng lớn.
Nghe
khách nói như vậy, tôi bèn viện cớ bận việc, xin phép ra về.Tri nhân,
tri diện, bất tri tâm. Thời buổi khó khăn, công an đầy đường, đầy ngõ,
Thời loạn, tính mạng treo chỉ mành. sống bên nhau lâu năm mà cũng chưa
hiểu nhau, thế mà mới gặp mặt, chưa biết ất giáp gì cả mà dám bàn chuyện
lớn một cách công khai. Những người như thế nếu không là công an thì
cũng là những kẻ không làm được việc lớn. Dính với họ chỉ thiệt thân.
Thời
bấy giờ tại kinh đô xảy ra một vụ lớn, nghe nói các luật gia và nhà
khoa bảng lập kiến nghị dâng chúa Trịnh, yêu cần tôn trọng quyền lợi dân
chúng và đất nước. Cả đám bị bắt. Khi bị lấy khẩu cung trong nhà giam,
các luật gia và tay khoa bảng mới biết mình bị lừa vì người xướng xuất
tranh đấu cho nhân quyền chính là một luật gia của Trịnh quân nằm vùng
tại xứ Đàng Trong, bây giờ ông ta đứng ra làm quan tòa lấy khẩu cung và
kết án mọi người. Những chuyện như thế rất nhiều.
Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi:
-Ông có quen ai giòng dõi hoàng tộc không? Tôi muốn găp họ hỏi vài lời.
Tôi
nể lòng, cũng đưa đi giới thiệu một ông bạn thân dòng Nguyễn quý tộc.
Không biết câu chuyện sau này ra sao mà sau này ông bạn hoàng gia lạnh
nhạt và xa lánh tôi. Một hôm, Vương Như Minh nói riêng với tôi:
-Chúa Nguyễn sắp trở về Thuận Hóa. Tôi được mấy bạn thân thông thạo tin tức cho biết như thế.
Tôi bảo ông:
-Trong
tình thế hiện nay, chúa Nguyễn bị đánh tận và đuổi tuyệt, quân lính tan
tác, tướng sĩ xiêu bạt, thân thế chưa biết về đâu, làm sao có thể khôi
phục Thuận Hóa trong lúc này. Ông đừng tin những điều này.
Vì
việc này, ông giận tôi. It lâu sau, ông bi quân Trịnh bắt giam, hình như
về tội tôn phù chúa Nguyễn. Ông ở tù vài năm rồi được thả. Ngày ông về,
tôi đến thăm ông, và chúng tôi nối lại mối tình bạn . Tôi rất thích
Vương Như Minh vì ông rất giỏi Hán nôm, gặp những câu văn, bài thơ không
hiểu rõ, tôi thường hỏi ông và được ông giải thích tường tận. Ngoài ra,
tôi cũng thích ông vì tính ông bình dân, giản dị. Ông cho biết ông đã
học được chữ nho lúc nhỏ do thân phụ ông dậy. Sau hai cụ bị chính sách
cướp của giết người mà chết thảm trong các chiến dịch tàn ác của bạo
quyền xứ Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn đã đào vong, song chúa
Trịnh vẫn lo sợ. Họ ra sức bắt bớ các lực lượng bảo hoàng. Họ tung tin
này, tin nọ, nhưng sự thực thì dân Nam Hà đa số yêu chúa Nguyễn. Một số
nhân sĩ đã âm thầm lập tổ chức bảo hoàng phục quốc. Trong các tổ chức
này, có người thực, kẻ giả. Do Vương Như Minh, tôi quen biết Phạm Bảo
lão nhân là một nhân sĩ đã nổi tiếng một thời ở chốn kinh đô, gia tư
cũng bậc khá giả. Lão nhân đã trên tám mươi nhưng vẫn mạnh khoẻ, hàng
ngày thường luyện tập đi bộ. Phạm lão nhân tới thăm tôi vài lần và tôi
đã tới đáp lễ. Phạm tiên sinh đã rủ tôi xem tướng một lần tại nhà một
danh sư. Phải chăng Phạm lão nhân muốn dùng tướng pháp để chọn ngườI
cộng tác? Ông thầy tướng này nổi tiếng từ lâu và quả thật là giỏi. Giữa
tôi và Phạm lão nhân tình cảm ngày càng sâu đậm thì Phạm lão nhân lâm
bệnh rồi chết. Lão nhân có bạn thân là Thanh Nhàn lão nhân, tuổi khoảng
70. Thanh Nhàn lão nhân có dáng điệu tiên phong đạo cốt, có lẽ lúc trẻ
rất đẹp trai. Vương Như Minh đưa tôi đến thăm lão nhân nhiều lần, và nói
với tôi rằng lão nhân thường vào chiến khu liên lạc với chúa Nguyễn.
Bên
cạnh Vương Như Minh có hai chàng trẻ thường lui tới. Một chàng được
Vương Như Minh giới thiệu là học trò của Vương Như Minh, còn chàng kia
là đệ tử của Phạm Bảo lão nhân. Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi rằng
cuối tháng này, Thanh Nhàn lão nhân sẽ vào chiến khu gặp chúa Nguyễn và
kêu gọi chúng tôi góp ít tiền làm lộ phí cho Thanh Nhàn lão nhân. Thường
thường, nghe những chuyện như vậy, tôi không nói gì, chỉ im lặng. Sau
đó, tôi được chàng đệ tử Phạm lão nhân nói riêng cho biết cuối tháng,
chàng thấy Thanh Nhàn lão nhân đi ngoài phố chứ không phải đi họp trong
chiến khu. It lâu sau, Thanh Nhàn lão nhân cũng lâm bệnh vài bữa rồi
chết đi. Từ đó, tôi không còn nghe nói đến chúa Nguyễn nữa.
Ngày
tháng trôi qua cũng đã vài năm sau khi quân Hoàng Ngũ Phúc chiếm Phú
xuân. Bỗng nhiên quân Trịnh từ Thăng Long kéo vào rất đông. Họ tuyên bố
vào dẹp tệ nạn xã hội tại Đàng Trong. Bao sòng bài, nhà chứa bị bắt. Một
số thương gia bị bắt giam và tịch thâu gia sản vì tội trốn thuế hoặc
chống triều đình. Bề ngoài quân Trịnh nói là dẹp tệ nạn xã hội, nhưng
thực tế là họ tấn công nhân dân Nam Hà. Hàng ngàn, hàng vạn người bị bắt
vì âm mưu khởi loạn. Nghe đâu, tổ chức này rất to lớn được ngoại bang
ủng hộ đàng sau và một số quan lại họ Trịnh cũng có liên quan. Kết quả,
một số bị đem ra xử tử hình, trong đó có một số quan lại họ Trịnh. Hầu
hết bạn bè tôi bị bắt giam trong đó có Vương Như Minh. Ba bốn năm sau,
Vương Như Minh và các bạn tôi được thả ra.
Khi các bạn
tôi được trả tự do, tôi liền đến thăm họ và chúng tôi lại tiếp tục họp
mặt, uống rựơu giải sầu, mặc cho nhà Trịnh có theo dõi hay không. Các
bạn tôi cho biết trong tù, quân Trịnh bắt cung khai các việc, và hỏi rất
nhiều về tôi nhưng các bạn tôi khai thật rằng tôi không có hoạt động
chính trị nào. Việc tôi không bị mắc vòng lao lý có lẽ là do tôi may
mắn. Sau khi quân Trịnh chiếm Thuận Hóa, tôi về ẩn cư. Tôi biết những
ngườI cũ ở xứ Đàng Trong luôn bị Trịnh quân theo dõi. Hễ ai ra khỏi nhà
là có người đi theo rồi về báo cáo với xã trưởng hay cơ quan an ninh
không sót một chi tiết. Trong phố phường và xã thôn, quân Trịnh lập ngũ
gia bảo, nghĩa là năm nhà thành một tổ, nhà này theo dõi nhà kia. Những
kẻ bán hàng rong, những ngườI bán kẹo bánh, bán thuốc lào, sửa xe, sửa
giày dép ở đầu ngõ có thể là công an chìm. Họ có nhiệm vụ theo dõi các
khách lạ vào ra. Đền, chùa, miếu mạo cũng đầy rẫy an ninh, không biết ai
sư thật hay sư giả, đạo sĩ thật hay đạo sĩ giả. Dẫu sao, tôi tự biết
mình bất tài nên thủ phận, và cũng biết cái thế mạnh đang lên của họ
Trịnh, không dám lấy trứng chọi đá. Phải chăng vì vậy mà tôi được yên?
Một hôm, tôi đến thăm Vương Như Minh, chuyện gần, chuyện xa, ông nói:
-Người ngu si cho nên được hưởng thái bình.
Tôi cười mà bảo:
-Phúc họa tại trời, ông cũng nghiên cứu lý số, sao ông nói vậy?
Tôi
nghĩ rằng ông tuổi già lại gặp tai họa liên tiếp cho nên lòng bực tức,
cáu kỉnh. Vì vậy mà tôi không giận ông. Tôi vẫn lui tới và coi như không
có chuyện gì.
Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện trong tù. Ông và
các bạn tôi là tù chính trị, cùng bị giam trong kinh đô Phú Xuân, chứ
không phải bị đày lên rừng sâu hay ra ngoài Bắc. Tuy cùng ở một nhà tù,
nhưng mỗi người ở một khu khác nhau, it khi được thấy mặt nhau. Trong
thời gian đầu, họ bị tra vấn và hành hạ đủ thứ. Nào khai lý lịch cha ông
và bản thân. Mỗi lần bắt cung khai như vậy là phải viết đi viết lại
nhiều lần. Nhưng khi đã kết thúc điều tra, có thể họ bị kết án hay không
kết án, dù không ra tòa, hay có ra tòa, cuộc đời tù nhân đã bước qua
giai đoạn hai. Họ có thể bị giam trong tù hay chuyển lên nông trường
canh tác, danh từ là “đi lao động”. Đi lao động thì thoải mái hơn là bị
nhốt trong nhà giam. Trong giai đoạn đi cung, tù nhân bị hành hạ, chửi
mắng và hăm dọa đủ điều. Có khi nửa đêm bị thức dậy đi cung. Có tên điều
tra viên lễ độ, lịch sự, có tên hung hãn. Nhưng qua giai đoạn điều tra
thì tinh thần tù nhân dễ thở hơn. Thỉnh thoảng, tù nhân phải đi điều tra
bổ túc.
Cuộc sống trong nhà tù cũng giống như ngoài xã hội là có
sự phân chia giai cấp. Những quan lại họ Trịnh tham nhũng mà không chùi
mép sạch, hay là những con dê bị tế thần cho nên mới bị tù. Có vị chỉ
ngồi tù vài bữa, thỉnh thoảng mới vào nhà giam, còn thường là về sống
với gia đình. Có vị được ở phòng đặc biệt, không thiếu nem công chả
phượng. Đám quan lại chúa Nguyễn tất nhiên kém vế hơn vì mang thân phận
bại binh. Nhưng người giàu có thì vẫn sướng hơn kẻ nghèo hèn. Sau một
thời cấm đoán, Trịnh quân mới mở lượng hải hà cho thân nhân tiếp tế tù
nhân. Kể từ khi tù nhân được tiếp tế, không khí trại giam biến đổi.
Những tù nhân giàu có thì được tiếp tế ê hề. Kẻ ích kỷ thì giữ lấy mà ăn
một mình. Kẻ hảo tâm thì chia xẻ cho bạn bè, hoặc tặng rượu, bánh cho
cai tù, cho ngục tốt. Vì vậy mà mối tương quan giữa tù nhân và ngục tốt
được cải thiện. Ngoài ra, tù nhân còn được gia đình tiếp tế tiền bạc,
cho nên tù nhân có thể nhờ ngục tốt mua thức này thức nọ. Vì việc mua
bán mà cả hai bên đều có lợi. Nghe đâu trong các trại cai thuốc phiện
cũng có người vào bán đồ quốc cấm cho người nghiện nếu họ có tiền. Cuộc
sống tù nhân và cai ngục cùng ngục tốt được cải thiện. Một số ngục tốt
than thở cùng tù nhân:
-Trước đây, ngoài Bắc người ta nói rằng ở
Xứ Đàng Trong nhân dân khổ lắm, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Thậm
chí không có bát sành mà ăn phải ăn bốc hoặc bằng gáo dừa. Vì vậy, mà
thân nhân ngoài Bắc vào thăm trong Nam đã mang bát sành, chiếu lác vào
tặng bà con. Nhưng khi vào đến nơi, thấy trong Nam không ai ăn bát sành,
đắp chiếu lác, nằm chõng tre mà nằm giường Hồng Kông, hoặc giường gỗ,
đắp mệm êm, chăn ấm, ăn bát Tàu, đĩa Nhật, hoặc hàng sứ, hàng men Biên
Hòa. Tôi thấy xứ Đàng Trong sung sướng quá. Còn xứ Đàng Ngoài vừa nghèo,
vừa không tình cảm. Tôi đi lính năm năm chưa được về phép, mà vợ con
chẳng ai vào thăm. Nếu muốn vào thăm thì cũng chẳng đào đâu ra tiền mà
mua bánh trái, cá thịt cho chồng!
Được ít lâu, nhân
lễ lục tuần khánh thọ của chúa Trịnh, một số tù nhân được thả ra, trong
số đó có Vương Như Minh. Ông cho tôi biết những ngày cuối cùng trong tù,
các tù nhân được các ngục tốt bày tỏ tình cảm tốt đẹp. Những ngục tốt
này cho biết số phận họ hẩm hiu cho nên phải coi ngục, trong khi các bạn
có vây cánh thì đã làm lớn, có cơ ngơi đình huỳnh. Họ than rằng họ cũng
như các tù nhân phải sống trong ngục. Vì bổn phận bắt buộc mà họ phải
nghiêm khắc và tàn ác đối với các tù nhân. Sự thực, trong thâm tâm, họ
không muốn thế. Họ cho biết rằng bây giờ họ khá hơn trước, được đổi về
kinh đô, còn trước kia phải lảm cai tù trên miền rừng thiêng nước độc,
quanh năm ốm đau bệnh tật, thật khốn khổ vô cùng. Bây giờ về kinh đô thì
khá hơn nhưng sinh hoạt đắt đỏ, gạo châu củi quế, lương bổng thấp kém,
không đủ nuôi vợ con. Họ chúc mừng các tù nhân được về sum họp gia đình.
Và họ ngỏ ý xin chiếc áo, cái quần, đôi giày và những thực phẩm và đồ
dùng cá nhân còn lại. Các tù nhân nghe họ nói, thương tình cho mọi thứ,
trừ bộ áo quần mặc trong người để mang về nhà. Vương Như Minh có chiếc
áo ngự hàn, là kỷ vật của thời ông làm đội trưởng Thần Sách vệ ở Thăng
Long. Tấm áo ấm này trong độn bông, ngoài bao gấm Thượng Hải màu xanh
đậm, sau hai tay bị rách, vợ của Vương lấy vải xanh vá lại. Tên ngục tốt
thường ngày trông nom phòng Vương, kể lể thân thế nghèo hèn, ngoài Bắc
có cha già bảy mươi bênh tật và đói rét, ngỏ ý xin chiếc áo ngự hàn này
để mang về tặng cha già. Vương thấy anh ta tử tế và có lòng hiếu thảo,
bèn trao tặng chiếc áo ngự hàn này.
Tại kinh đô Thuận
Hóa, khi quân Trịnh chiếm Phú Xuân thì nảy sinh ra những hiện tượng kỳ
lạ, khác trước. Dân chúng mặc áo vá, quần đụp. Những người đi bán xôi,
bán cháo, bán bún bò, bán chè, bánh khoái , bánh bèo đông hơn nhiều. Các
tiệm cơm, tiệm trà mọc như nấm. Đường phố biến thành chợ trời bán đủ
mọi thứ như bàn ghế, mùng màn, áo quần, vải vóc, sách vở. . . Người
Trung Hoa có óc kinh doanh đã thu mua các đồ cũ, mở thành một khu chợ
cũ, bán mọi thứ trên đời như giày dép, quần áo,cày bừa, kìm búa, dao,
mác, bàn ghế, bút, mực, giấy, sách học, truyện. . . Một hôm Vương Như
Minh ra chợ cũ mua một ít vật dụng. Ông đi suốt buổi, qua một của hàng
bán đồ ngự hàn, ông thấy chiếc áo gấm Thượng Hải của ông, một chiếc áo
có vá ở hai tay, rất đặc biệt, không thể lầm lẫn, được treo trên cao
cùng một số áo lạnh khác.
Khi trở về nhà, Vương Như Minh
đã mang chứng bệnh ung thư. Phúc bất trùng lai. Ông có đứa con trai tuổi
18 bị bắt sung quân. Thằng con trai của ông tính tình ương ngạnh, thích
kết bạn kết bè rong chơi phố phường. Cu cậu thường lấy trộm sách của bố
đem bán chợ Trời. Tính tình như vậy mà bị bó buộc trong khuôn khổ trại
lính, cu cậu không chịu được đã trốn trại nhiều lần, và sau cùng bị tụi
chúng nó đánh chết mà bảo là thằng bé mang bệnh sốt cấp tính. Vương Như
Minh phải lội suối băng đèo ra biên cương lãnh xác con. Phần thì bệnh
ngày càng nặng, phần thương con, Vương mất lúc gần 70.
Vương
có bạn thân là người đồng hương, xưa nay thường lui tới thân mật. Vương
đã tính giao cho người bạn đồng hương này đứng lo tang lễ sau này.
Nhưng giữa chừng Vương đổi ý. Vương giao du rất thân mật với các nhà báo
là Trăng Thanh và Mưa Bão, là hai nhà báo đã cùng Vương bị tù về tội
ủng hộ chúa Nguyễn. Hai ông này đã vận động một nhà từ thiện lo việc
tống táng cho Vương, trong đó có việc mua cho Vương một áo quan. Vương
giao tất cả tác phẩm của ông cho nhà báo Trăng Thanh để sau ông này lo
việc tái bản, xuất bản. Nhà báo Trăng Thanh vì quen nhiều nên đã tái
xuất bản hai quyển truyện của Vương, thu tiền nhưng không chia cho vợ
con của Vương đồng nào. Bà vợ của Vương gặp nhà báo Trăng Thanh xin lại
các tác phẩm của Vương nhưng nhà báo Trăng Thanh từ chối. Bà Vương nhờ
tôi đứng ra lấy lại, nhưng tôi không tiện nhận lời vì phải đi xa. Tôi
bàn với một ông bạn già nhờ ông đứng ra đòi lại nhưng ông cũng từ chối
vì biết rằng họ không bao giờ trả lại. Họ không trả mà họ nói đã trả
hết, thế là mình chỉ làm bung xung cho họ, gánh tội cho kẻ gian. Tôi đem
việc này bàn với gia đình Vương, và nói rằng e họ không trả hết, chỉ
trả vài quyển lấy lệ. Gia đình Vương bảo tôi cứ đòi, được quyển nào hay
quyển nấy.
Tôi biết người Việt Nam rất quý sách. Họ
không thích mua mà thích mượn. Sách cho mượn hoặc là không trả lại, hoặc
là bị xé mất những bài hay, đoạn hay. Tôi đã có kinh nghiệm này. Gia
đình tôi ở đất Bắc trong thời Kiêu binh, dân chúng cũng hùa vào cướp
phá. Những sách cổ như Tứ thư ngũ kinh hoặc Bách gia chư tử mất đi chẳng
tiếc, chỉ tiếc là các văn thơ gia tiên bị mất. Tôi đã hỏi thăm nhiều
nguồn tin và cũng đã van nài mà chẳng ai trả lại dù họ là anh em trong
họ hàng của tôi. Tất cả đều nói là không biết gì cả. Nay những tác phẩm
của Vương do Vương ký tên giao quyền cho họ, đây là mối lợi, họ không
nhả ra. Tôi biết làm việc này bất lợi cho mình, và mình có thể bị mang
tiếng, nhưng tôi nghĩ thiện tâm là đủ, không cần tính toán. Cuối cùng,
tôi phải gặp nhà báo Trăng Thanh đề nghị trả sách cho gia đình Vương.
Gặp ông hai ba lần, ông chỉ giao lại một vài quyển, tôi bèn giao lại cho
con gái Vương mang về. Sau khi nhà báo Trăng Thanh mất, mà tôi thì đã
dấn bước sông hồ, chưa trở về chốn cũ, không hiểu các tác phẩm của Vương
còn hay mất, hay đi về đâu
Kể ra lúc đầu, Trương Phúc Loan được một số người tín nhiệm vì ông khôn ngoan giương cao chủ nghĩa “dân vi quý” của Mạnh tử. Vì vậy, một số quan lại và tướng lãnh chúa Nguyễn đã bỏ chúa mà theo họ Trương trong đó có Vương Như Minh. Đến khi họ Trương lộ bộ mặt gian ác, ra tay vét thuế, cướp của công, dùng bọn thủ túc ngu dốt, nhất là sát hại và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến thi Vương Như Minh bỏ con đường chính trị mà xoay sang con đường giáo dục. Mặc cho Trương Phúc Loan thao túng, mặc cho Nhạc Huệ tung hoành, ông chỉ lo học và đã đỗ cử nhân, rồi tiến sĩ, sau được vào dạy ở trường Quốc tử viện là một trường đại học ở kinh đô. Lúc này ông đã cò gia đình một vợ và ba con, gia cảnh cũng thanh bạch.
Ngày tháng trôi qua, chẳng mấy chốc mà quân Hoàng Ngũ Phúc đem đại binh vào bắt giết Trương Phúc Loan và chiếm Thuận Hóa. Tất cả quan lại và tướng lãnh xứ Đàng Trong đều bị bỏ tù. Một số lớn giáo sư bị ngồi tù hoặc bị sa thải trong đó có Vương Như Minh. Gia cảnh bầb bạch, bà vợ của Vương phải may thuê vá mướn lần hồi.
Quân Trịnh áp dụng chính sách thực dân, đem số lớn dân Đàng Ngoài vào cai trị xứ Đàng Trong. Từ quan trấn thủ cho đến phu xe, phu hốt rác cũng là người Bắc Hà còn người Nam Hà rất ít kẻ có công ăn việc ăn, mà tuyệt đại đa số đều thất nghiệp, lâm cảnh đói khổ, phải bán quần áo, bàn ghế mà sống qua ngày. Trong bao năm trời, dân chúng ngoài Bắc vào Nam mua vải vóc, máy móc, dụng cụ và lương thực và chở về Bắc không ngớt. Họ còn kéo nhau hàng triệu người vào Cao nguyên và Đồng Nai lập trại, lập đồn điền. Hàng trăm ngàn dân Đàng Ngoài được đưa vào Nam làm an ninh chìm. Người Đàng Ngoài vào tận thôn xóm xa xăm, làm tổ trưởng liên gia bảo, làm xã trưởng, quận trưởng. Người Đàng Ngoài giả dạng đi bán bánh, bán chè đi khắp hang cùng ngỏ hẽm nghe ngóng tin tức. Một số dân Nam Hà cam tâm làm tay sai cho họ Trịnh. Một số công khai khoe khoang họ là người chúa Trịnh biệt phái vào Nam nằm vùng. Họ tố cáo người nọ, người kia. Quân Trịnh cũng đưa tiền bạc dụ dỗ hoặc dùng quyền lực ép buộc dân chúng Nam Hà tố cáo, vu khống nhau khiến cho bè bạn, anh em nghi ngờ nhau. Một số nhà khoa bảng cũng như một số nhà tu hành đã cúi đầu làm tay sai cho bạo quyền.
Quân Trịnh cho một số công an chìm người Nam Hà đóng vai trò dẫn rắn bò ra khỏi hang. Những người này đến nhà này, nhà nọ, ban đầu lên tiếng chống đối, phê phán quân Trịnh, ai nhẹ lòng tin theo và lên tiếng chỉ trích họ Trịnh, thì bước sau, họ đưa ra ý kiến lập nhóm này, nhòm kia tranh đấu. Ai tin theo thì lập tức bị giam và đưa ra tòa lãnh án.
Trong thời gian Trịnh quân xâm chiếm Thuận Hóa, tôi cũng được một người bạn đưa đến giới thiệu với Vương Như Minh và chúng tôi trở thành bạn thân.
Vương Như Minh có ba tính đặc biệt. Thứ nhất là ông giao du rất rộng. Ngày nào cũng có hàng tá người đến trò chuyện. Thứ hai, tính tình bộc trực, dễ tin người. Và thứ ba là vị trí nhà của ông. Nhà của Vương Như Minh ở cạnh là nhà một tên an ninh của họ Trịnh. Tên này ở ngoài Bắc mới điều vào, và được phân phối căn nhà này là căn nhà do một gia đình người Nam Hà chạy theo chúa Nguyễn để lại. Bên cạnh và đàng trước nhà là đường thông trong xóm nghèo, luôn luôn có kẻ qua người lại nhìn vào trong nhà và thấy rõ mồn một. Đã thế, giọng nói của ông rất lớn, thành thử ông nói trong nhà mà ngoài đường cũng nghe rõ. Đó là những điều rất nguy hiểm trong loạn thế.
Một hôm, tôi đến thăm ông, thì một khách lạ cũng đến. Vương tiên sinh quen biết khách và giới thiệu tôi. Ngồi chưa nóng chỗ thì ông khách đã nói hăng hái:
-Chúng ta phải đi qua ngõ Vinh Sơn.
Lúc bây giờ giáo phái Vinh Sơn đã dùng khí giới chống lại quân Trịnh và hai bên giao chiến mấy ngày dài. Kết cuộc, đền thờ bị niêm phong, các tu sĩ bị bắt giam. Nghe khách nói vậy, tôi bèn viện cớ bận việc bỏ ra về. Lần sau nữa, tôi đến thăm Vương Như Minh thì có khách đang nói chuyrện với ông. Chủ nhân giới thiệu tôi với khách. Ông này cũng như ông trước, sau khi nghe giới thiệu tôi là thầy giáo , bèn nói với tôi và Vương Như Minh:
-Hai ông là giáo sư, có nhiều môn hạ. Nếu hai ông lên tiếng thì sẽ tập hợp được một lực lượng lớn.
Nghe khách nói như vậy, tôi bèn viện cớ bận việc, xin phép ra về.Tri nhân, tri diện, bất tri tâm. Thời buổi khó khăn, công an đầy đường, đầy ngõ, Thời loạn, tính mạng treo chỉ mành. sống bên nhau lâu năm mà cũng chưa hiểu nhau, thế mà mới gặp mặt, chưa biết ất giáp gì cả mà dám bàn chuyện lớn một cách công khai. Những người như thế nếu không là công an thì cũng là những kẻ không làm được việc lớn. Dính với họ chỉ thiệt thân.
Thời bấy giờ tại kinh đô xảy ra một vụ lớn, nghe nói các luật gia và nhà khoa bảng lập kiến nghị dâng chúa Trịnh, yêu cần tôn trọng quyền lợi dân chúng và đất nước. Cả đám bị bắt. Khi bị lấy khẩu cung trong nhà giam, các luật gia và tay khoa bảng mới biết mình bị lừa vì người xướng xuất tranh đấu cho nhân quyền chính là một luật gia của Trịnh quân nằm vùng tại xứ Đàng Trong, bây giờ ông ta đứng ra làm quan tòa lấy khẩu cung và kết án mọi người. Những chuyện như thế rất nhiều.
Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi:
-Ông có quen ai giòng dõi hoàng tộc không? Tôi muốn găp họ hỏi vài lời.
Tôi nể lòng, cũng đưa đi giới thiệu một ông bạn thân dòng Nguyễn quý tộc. Không biết câu chuyện sau này ra sao mà sau này ông bạn hoàng gia lạnh nhạt và xa lánh tôi. Một hôm, Vương Như Minh nói riêng với tôi:
-Chúa Nguyễn sắp trở về Thuận Hóa. Tôi được mấy bạn thân thông thạo tin tức cho biết như thế.
Tôi bảo ông:
-Trong tình thế hiện nay, chúa Nguyễn bị đánh tận và đuổi tuyệt, quân lính tan tác, tướng sĩ xiêu bạt, thân thế chưa biết về đâu, làm sao có thể khôi phục Thuận Hóa trong lúc này. Ông đừng tin những điều này.
Vì việc này, ông giận tôi. It lâu sau, ông bi quân Trịnh bắt giam, hình như về tội tôn phù chúa Nguyễn. Ông ở tù vài năm rồi được thả. Ngày ông về, tôi đến thăm ông, và chúng tôi nối lại mối tình bạn . Tôi rất thích Vương Như Minh vì ông rất giỏi Hán nôm, gặp những câu văn, bài thơ không hiểu rõ, tôi thường hỏi ông và được ông giải thích tường tận. Ngoài ra, tôi cũng thích ông vì tính ông bình dân, giản dị. Ông cho biết ông đã học được chữ nho lúc nhỏ do thân phụ ông dậy. Sau hai cụ bị chính sách cướp của giết người mà chết thảm trong các chiến dịch tàn ác của bạo quyền xứ Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn đã đào vong, song chúa Trịnh vẫn lo sợ. Họ ra sức bắt bớ các lực lượng bảo hoàng. Họ tung tin này, tin nọ, nhưng sự thực thì dân Nam Hà đa số yêu chúa Nguyễn. Một số nhân sĩ đã âm thầm lập tổ chức bảo hoàng phục quốc. Trong các tổ chức này, có người thực, kẻ giả. Do Vương Như Minh, tôi quen biết Phạm Bảo lão nhân là một nhân sĩ đã nổi tiếng một thời ở chốn kinh đô, gia tư cũng bậc khá giả. Lão nhân đã trên tám mươi nhưng vẫn mạnh khoẻ, hàng ngày thường luyện tập đi bộ. Phạm lão nhân tới thăm tôi vài lần và tôi đã tới đáp lễ. Phạm tiên sinh đã rủ tôi xem tướng một lần tại nhà một danh sư. Phải chăng Phạm lão nhân muốn dùng tướng pháp để chọn ngườI cộng tác? Ông thầy tướng này nổi tiếng từ lâu và quả thật là giỏi. Giữa tôi và Phạm lão nhân tình cảm ngày càng sâu đậm thì Phạm lão nhân lâm bệnh rồi chết. Lão nhân có bạn thân là Thanh Nhàn lão nhân, tuổi khoảng 70. Thanh Nhàn lão nhân có dáng điệu tiên phong đạo cốt, có lẽ lúc trẻ rất đẹp trai. Vương Như Minh đưa tôi đến thăm lão nhân nhiều lần, và nói với tôi rằng lão nhân thường vào chiến khu liên lạc với chúa Nguyễn.
Bên cạnh Vương Như Minh có hai chàng trẻ thường lui tới. Một chàng được Vương Như Minh giới thiệu là học trò của Vương Như Minh, còn chàng kia là đệ tử của Phạm Bảo lão nhân. Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi rằng cuối tháng này, Thanh Nhàn lão nhân sẽ vào chiến khu gặp chúa Nguyễn và kêu gọi chúng tôi góp ít tiền làm lộ phí cho Thanh Nhàn lão nhân. Thường thường, nghe những chuyện như vậy, tôi không nói gì, chỉ im lặng. Sau đó, tôi được chàng đệ tử Phạm lão nhân nói riêng cho biết cuối tháng, chàng thấy Thanh Nhàn lão nhân đi ngoài phố chứ không phải đi họp trong chiến khu. It lâu sau, Thanh Nhàn lão nhân cũng lâm bệnh vài bữa rồi chết đi. Từ đó, tôi không còn nghe nói đến chúa Nguyễn nữa.
Ngày tháng trôi qua cũng đã vài năm sau khi quân Hoàng Ngũ Phúc chiếm Phú xuân. Bỗng nhiên quân Trịnh từ Thăng Long kéo vào rất đông. Họ tuyên bố vào dẹp tệ nạn xã hội tại Đàng Trong. Bao sòng bài, nhà chứa bị bắt. Một số thương gia bị bắt giam và tịch thâu gia sản vì tội trốn thuế hoặc chống triều đình. Bề ngoài quân Trịnh nói là dẹp tệ nạn xã hội, nhưng thực tế là họ tấn công nhân dân Nam Hà. Hàng ngàn, hàng vạn người bị bắt vì âm mưu khởi loạn. Nghe đâu, tổ chức này rất to lớn được ngoại bang ủng hộ đàng sau và một số quan lại họ Trịnh cũng có liên quan. Kết quả, một số bị đem ra xử tử hình, trong đó có một số quan lại họ Trịnh. Hầu hết bạn bè tôi bị bắt giam trong đó có Vương Như Minh. Ba bốn năm sau, Vương Như Minh và các bạn tôi được thả ra.
Khi các bạn tôi được trả tự do, tôi liền đến thăm họ và chúng tôi lại tiếp tục họp mặt, uống rựơu giải sầu, mặc cho nhà Trịnh có theo dõi hay không. Các bạn tôi cho biết trong tù, quân Trịnh bắt cung khai các việc, và hỏi rất nhiều về tôi nhưng các bạn tôi khai thật rằng tôi không có hoạt động chính trị nào. Việc tôi không bị mắc vòng lao lý có lẽ là do tôi may mắn. Sau khi quân Trịnh chiếm Thuận Hóa, tôi về ẩn cư. Tôi biết những ngườI cũ ở xứ Đàng Trong luôn bị Trịnh quân theo dõi. Hễ ai ra khỏi nhà là có người đi theo rồi về báo cáo với xã trưởng hay cơ quan an ninh không sót một chi tiết. Trong phố phường và xã thôn, quân Trịnh lập ngũ gia bảo, nghĩa là năm nhà thành một tổ, nhà này theo dõi nhà kia. Những kẻ bán hàng rong, những ngườI bán kẹo bánh, bán thuốc lào, sửa xe, sửa giày dép ở đầu ngõ có thể là công an chìm. Họ có nhiệm vụ theo dõi các khách lạ vào ra. Đền, chùa, miếu mạo cũng đầy rẫy an ninh, không biết ai sư thật hay sư giả, đạo sĩ thật hay đạo sĩ giả. Dẫu sao, tôi tự biết mình bất tài nên thủ phận, và cũng biết cái thế mạnh đang lên của họ Trịnh, không dám lấy trứng chọi đá. Phải chăng vì vậy mà tôi được yên? Một hôm, tôi đến thăm Vương Như Minh, chuyện gần, chuyện xa, ông nói:
-Người ngu si cho nên được hưởng thái bình.
Tôi cười mà bảo:
-Phúc họa tại trời, ông cũng nghiên cứu lý số, sao ông nói vậy?
Tôi nghĩ rằng ông tuổi già lại gặp tai họa liên tiếp cho nên lòng bực tức, cáu kỉnh. Vì vậy mà tôi không giận ông. Tôi vẫn lui tới và coi như không có chuyện gì.
Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện trong tù. Ông và các bạn tôi là tù chính trị, cùng bị giam trong kinh đô Phú Xuân, chứ không phải bị đày lên rừng sâu hay ra ngoài Bắc. Tuy cùng ở một nhà tù, nhưng mỗi người ở một khu khác nhau, it khi được thấy mặt nhau. Trong thời gian đầu, họ bị tra vấn và hành hạ đủ thứ. Nào khai lý lịch cha ông và bản thân. Mỗi lần bắt cung khai như vậy là phải viết đi viết lại nhiều lần. Nhưng khi đã kết thúc điều tra, có thể họ bị kết án hay không kết án, dù không ra tòa, hay có ra tòa, cuộc đời tù nhân đã bước qua giai đoạn hai. Họ có thể bị giam trong tù hay chuyển lên nông trường canh tác, danh từ là “đi lao động”. Đi lao động thì thoải mái hơn là bị nhốt trong nhà giam. Trong giai đoạn đi cung, tù nhân bị hành hạ, chửi mắng và hăm dọa đủ điều. Có khi nửa đêm bị thức dậy đi cung. Có tên điều tra viên lễ độ, lịch sự, có tên hung hãn. Nhưng qua giai đoạn điều tra thì tinh thần tù nhân dễ thở hơn. Thỉnh thoảng, tù nhân phải đi điều tra bổ túc.
Cuộc sống trong nhà tù cũng giống như ngoài xã hội là có sự phân chia giai cấp. Những quan lại họ Trịnh tham nhũng mà không chùi mép sạch, hay là những con dê bị tế thần cho nên mới bị tù. Có vị chỉ ngồi tù vài bữa, thỉnh thoảng mới vào nhà giam, còn thường là về sống với gia đình. Có vị được ở phòng đặc biệt, không thiếu nem công chả phượng. Đám quan lại chúa Nguyễn tất nhiên kém vế hơn vì mang thân phận bại binh. Nhưng người giàu có thì vẫn sướng hơn kẻ nghèo hèn. Sau một thời cấm đoán, Trịnh quân mới mở lượng hải hà cho thân nhân tiếp tế tù nhân. Kể từ khi tù nhân được tiếp tế, không khí trại giam biến đổi. Những tù nhân giàu có thì được tiếp tế ê hề. Kẻ ích kỷ thì giữ lấy mà ăn một mình. Kẻ hảo tâm thì chia xẻ cho bạn bè, hoặc tặng rượu, bánh cho cai tù, cho ngục tốt. Vì vậy mà mối tương quan giữa tù nhân và ngục tốt được cải thiện. Ngoài ra, tù nhân còn được gia đình tiếp tế tiền bạc, cho nên tù nhân có thể nhờ ngục tốt mua thức này thức nọ. Vì việc mua bán mà cả hai bên đều có lợi. Nghe đâu trong các trại cai thuốc phiện cũng có người vào bán đồ quốc cấm cho người nghiện nếu họ có tiền. Cuộc sống tù nhân và cai ngục cùng ngục tốt được cải thiện. Một số ngục tốt than thở cùng tù nhân:
-Trước đây, ngoài Bắc người ta nói rằng ở Xứ Đàng Trong nhân dân khổ lắm, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Thậm chí không có bát sành mà ăn phải ăn bốc hoặc bằng gáo dừa. Vì vậy, mà thân nhân ngoài Bắc vào thăm trong Nam đã mang bát sành, chiếu lác vào tặng bà con. Nhưng khi vào đến nơi, thấy trong Nam không ai ăn bát sành, đắp chiếu lác, nằm chõng tre mà nằm giường Hồng Kông, hoặc giường gỗ, đắp mệm êm, chăn ấm, ăn bát Tàu, đĩa Nhật, hoặc hàng sứ, hàng men Biên Hòa. Tôi thấy xứ Đàng Trong sung sướng quá. Còn xứ Đàng Ngoài vừa nghèo, vừa không tình cảm. Tôi đi lính năm năm chưa được về phép, mà vợ con chẳng ai vào thăm. Nếu muốn vào thăm thì cũng chẳng đào đâu ra tiền mà mua bánh trái, cá thịt cho chồng!
Được ít lâu, nhân lễ lục tuần khánh thọ của chúa Trịnh, một số tù nhân được thả ra, trong số đó có Vương Như Minh. Ông cho tôi biết những ngày cuối cùng trong tù, các tù nhân được các ngục tốt bày tỏ tình cảm tốt đẹp. Những ngục tốt này cho biết số phận họ hẩm hiu cho nên phải coi ngục, trong khi các bạn có vây cánh thì đã làm lớn, có cơ ngơi đình huỳnh. Họ than rằng họ cũng như các tù nhân phải sống trong ngục. Vì bổn phận bắt buộc mà họ phải nghiêm khắc và tàn ác đối với các tù nhân. Sự thực, trong thâm tâm, họ không muốn thế. Họ cho biết rằng bây giờ họ khá hơn trước, được đổi về kinh đô, còn trước kia phải lảm cai tù trên miền rừng thiêng nước độc, quanh năm ốm đau bệnh tật, thật khốn khổ vô cùng. Bây giờ về kinh đô thì khá hơn nhưng sinh hoạt đắt đỏ, gạo châu củi quế, lương bổng thấp kém, không đủ nuôi vợ con. Họ chúc mừng các tù nhân được về sum họp gia đình. Và họ ngỏ ý xin chiếc áo, cái quần, đôi giày và những thực phẩm và đồ dùng cá nhân còn lại. Các tù nhân nghe họ nói, thương tình cho mọi thứ, trừ bộ áo quần mặc trong người để mang về nhà. Vương Như Minh có chiếc áo ngự hàn, là kỷ vật của thời ông làm đội trưởng Thần Sách vệ ở Thăng Long. Tấm áo ấm này trong độn bông, ngoài bao gấm Thượng Hải màu xanh đậm, sau hai tay bị rách, vợ của Vương lấy vải xanh vá lại. Tên ngục tốt thường ngày trông nom phòng Vương, kể lể thân thế nghèo hèn, ngoài Bắc có cha già bảy mươi bênh tật và đói rét, ngỏ ý xin chiếc áo ngự hàn này để mang về tặng cha già. Vương thấy anh ta tử tế và có lòng hiếu thảo, bèn trao tặng chiếc áo ngự hàn này.
Tại kinh đô Thuận Hóa, khi quân Trịnh chiếm Phú Xuân thì nảy sinh ra những hiện tượng kỳ lạ, khác trước. Dân chúng mặc áo vá, quần đụp. Những người đi bán xôi, bán cháo, bán bún bò, bán chè, bánh khoái , bánh bèo đông hơn nhiều. Các tiệm cơm, tiệm trà mọc như nấm. Đường phố biến thành chợ trời bán đủ mọi thứ như bàn ghế, mùng màn, áo quần, vải vóc, sách vở. . . Người Trung Hoa có óc kinh doanh đã thu mua các đồ cũ, mở thành một khu chợ cũ, bán mọi thứ trên đời như giày dép, quần áo,cày bừa, kìm búa, dao, mác, bàn ghế, bút, mực, giấy, sách học, truyện. . . Một hôm Vương Như Minh ra chợ cũ mua một ít vật dụng. Ông đi suốt buổi, qua một của hàng bán đồ ngự hàn, ông thấy chiếc áo gấm Thượng Hải của ông, một chiếc áo có vá ở hai tay, rất đặc biệt, không thể lầm lẫn, được treo trên cao cùng một số áo lạnh khác.
Khi trở về nhà, Vương Như Minh đã mang chứng bệnh ung thư. Phúc bất trùng lai. Ông có đứa con trai tuổi 18 bị bắt sung quân. Thằng con trai của ông tính tình ương ngạnh, thích kết bạn kết bè rong chơi phố phường. Cu cậu thường lấy trộm sách của bố đem bán chợ Trời. Tính tình như vậy mà bị bó buộc trong khuôn khổ trại lính, cu cậu không chịu được đã trốn trại nhiều lần, và sau cùng bị tụi chúng nó đánh chết mà bảo là thằng bé mang bệnh sốt cấp tính. Vương Như Minh phải lội suối băng đèo ra biên cương lãnh xác con. Phần thì bệnh ngày càng nặng, phần thương con, Vương mất lúc gần 70.
Vương có bạn thân là người đồng hương, xưa nay thường lui tới thân mật. Vương đã tính giao cho người bạn đồng hương này đứng lo tang lễ sau này. Nhưng giữa chừng Vương đổi ý. Vương giao du rất thân mật với các nhà báo là Trăng Thanh và Mưa Bão, là hai nhà báo đã cùng Vương bị tù về tội ủng hộ chúa Nguyễn. Hai ông này đã vận động một nhà từ thiện lo việc tống táng cho Vương, trong đó có việc mua cho Vương một áo quan. Vương giao tất cả tác phẩm của ông cho nhà báo Trăng Thanh để sau ông này lo việc tái bản, xuất bản. Nhà báo Trăng Thanh vì quen nhiều nên đã tái xuất bản hai quyển truyện của Vương, thu tiền nhưng không chia cho vợ con của Vương đồng nào. Bà vợ của Vương gặp nhà báo Trăng Thanh xin lại các tác phẩm của Vương nhưng nhà báo Trăng Thanh từ chối. Bà Vương nhờ tôi đứng ra lấy lại, nhưng tôi không tiện nhận lời vì phải đi xa. Tôi bàn với một ông bạn già nhờ ông đứng ra đòi lại nhưng ông cũng từ chối vì biết rằng họ không bao giờ trả lại. Họ không trả mà họ nói đã trả hết, thế là mình chỉ làm bung xung cho họ, gánh tội cho kẻ gian. Tôi đem việc này bàn với gia đình Vương, và nói rằng e họ không trả hết, chỉ trả vài quyển lấy lệ. Gia đình Vương bảo tôi cứ đòi, được quyển nào hay quyển nấy.
Tôi biết người Việt Nam rất quý sách. Họ không thích mua mà thích mượn. Sách cho mượn hoặc là không trả lại, hoặc là bị xé mất những bài hay, đoạn hay. Tôi đã có kinh nghiệm này. Gia đình tôi ở đất Bắc trong thời Kiêu binh, dân chúng cũng hùa vào cướp phá. Những sách cổ như Tứ thư ngũ kinh hoặc Bách gia chư tử mất đi chẳng tiếc, chỉ tiếc là các văn thơ gia tiên bị mất. Tôi đã hỏi thăm nhiều nguồn tin và cũng đã van nài mà chẳng ai trả lại dù họ là anh em trong họ hàng của tôi. Tất cả đều nói là không biết gì cả. Nay những tác phẩm của Vương do Vương ký tên giao quyền cho họ, đây là mối lợi, họ không nhả ra. Tôi biết làm việc này bất lợi cho mình, và mình có thể bị mang tiếng, nhưng tôi nghĩ thiện tâm là đủ, không cần tính toán. Cuối cùng, tôi phải gặp nhà báo Trăng Thanh đề nghị trả sách cho gia đình Vương. Gặp ông hai ba lần, ông chỉ giao lại một vài quyển, tôi bèn giao lại cho con gái Vương mang về. Sau khi nhà báo Trăng Thanh mất, mà tôi thì đã dấn bước sông hồ, chưa trở về chốn cũ, không hiểu các tác phẩm của Vương còn hay mất, hay đi về đâu
SƠN TRUNG *TỤC ĐỐT PHÁO
TUC ñ–T PHÁO TAI
VIỆT - NAM
SÖn Trung
ñã
bao Ç©i tåi ViŒt Nam, ngÜ©i ta
ÇÓt
pháo trong h¶i hè,cúng t‰.ñám
cܧi
nhÃt ÇÎnh là phäi ÇÓt
pháo.ˆn
tân gia, mØng thæng quan ti‰n
chÙc,mØng
th†, mØng sinh con trai...là có ÇÓt
pháo.NhÃt là trong t‰t nguyên
Çán,
pháo là m¶t món không th‹ thi‰u
,là
m¶t trong nh»ng món chính trong m†i nhà
: thÎt m«,dÜa hành,câu ÇÓi
ÇÕ, bánh chÜng
xanh,mÙt,rÜ®u,pháo...
Bài
thÖ VÎnh T‰t cûa NguyÍn Công TrÙ
Çã
tä ÇÀy Çû cänh t‰t dù
là
t‰t cûa ngÜ©i nghèo:
‘Bánh
chÜng chÃt ch¥t chØng hai chi‰c,
Rܮu
thuÓc ngâm ÇÀy Ƕ nºa
siêu.
TrØ
tÎch kêu vang ba ti‰ng pháo,
Nguyên
tiêu cao ngÃt m¶t cành tiêu!’
Câu
ÇÓi næm xÜa cûa Tú
XÜÖng
cÛng là m¶t bÙc hí h†a khá
Ƕc
Çáo:
‘Thiên
hå xác rÒi còn ÇÓt pháo,
Nhân
tình båc th‰ låi bôi vôi!’
Pháo
là m¶t tØ ng» Hán ViŒt .Pháo
khªi
Çâù là Çøng cø,
là
cái máy ném Çá.(Ch»
Pháo
ª Çây có b¶ thåch) Có
lë
giÓng máy ném Çá cûa
quân
Ƕi La mã th©i xÜa, dùng sÙc
bÆt Ç‹ b¡n Çá vào
thành.Phäi
thÆt lâu,khi con ngÜ©i tìm ra thuÓc
súng, ngÜ©i ta m§i ch‰ ra khÄu súng
thÀn
sang( thÀn công ,Çåi bác) b¡n
Çån
là viên Çá l§n rÒi sau là
viên Çån s¡t(Lúc này,ch»
Pháo
có b¶ hÕa vì khi ÇÓt phäi
châm ngòi bæng lºa).
Ngܩi
ta cÛng Çem thuÓc súng vào
Ç©i
sÓng b¢ng cách cách gói ch¥t
låi
trong giÃy,Çem ÇÓt lên së
gây
ti‰ng n°,và ngÜ©i ta cÛng g†i nó
là
Pháo.
Chúng
ta không bi‰t chính xác lúc nào
ngܩi
ViŒt Nam ch‰ ra pháo nhÜng Ç©i NguyÍn
H»u
ChÌnh(
Kêu l¡m låi càng tan xác
l¡m ) ,và HÒ Xuân HÜÖng(
Pháo
n° Çùng ra chi‰u),tÙc là
Ç©i
Lê Çã có pháo .
Làm
pháo thì phäi có thuÓc pháo,sau
này g†I là thuÓc súng.CÖ
bän,thuÓc
pháo có ba chÃt chính:
-LÜu
hùynh (soufre)
-Diêm
tr¡ng ( salpêtre)
-Than.
Các
tài liŒu Âu MÏ ÇŠu cho r¢ngTrung hoa
là
nܧc ÇÀu tiên tìm ra thuÓc
súng.ñào Duy Anh nói r¢ng
ngܩI
Mông c° sang chi‰m Âu châu cho nên
ngܩI
Âu châu bi‰t thuÓc súng tØ
Çó.(1)
TrÀn
Tr†ng Kim cÛng vi‰t r¢ng khi quân Nguyên
Çánh
ta Çã dùng
Çåi
bác b¡n thuyŠn quân ta.(2)
NhÜng
m¶t sÓ tài liŒu Trung quÓc låi cho
r¢ng
ngÜ©i ViŒt Nam là ngÜ©i ÇÀu
tiên
bi‰t dùng súng. Quân Ƕi Trung
quôc
trܧc Ç©i Minh Thành t°(1403-1427)
chÌ
có ngÛ doanh là Trung doanh,TiŠn doanh, Tä
doanh,
H»u doanh và HÆu doanh. Niên hiŒu Vïnh
låc
, Minh Thành t° cho quân chi‰m ViŒt Nam,bæt
ÇÜ®c
HÒ Quš Ly, h†c ÇÜ®c cách thÙc ch‰
súng thÀn sang cûa ngÜ©i ViŒt Nam
lÆp
ra ThÀn CÖ doanh,tÙc là Ƕi
pháo
binh.
Sách
Cô Thø BiŠu ñàm cûa Trung quôc
chép"Lê
TrØng,con cûa HÒ Quš Ly ÇÜ®c
nhà
Minh cho làm h¶ b¶ thÜ®ng thÜ Ç‹
ch‰ tåo súng l§n, súng nhÕ cho
nhà
Minh. Ngày nay hÍ t‰ binh khí thì t‰
luôn
Lê TrØng(3)
Minh
sº
chép r¢ng Lê TrØng làm binh b¶
thܮng
thÜ.
Sách
Thù V¿c Chu TÜ Løc cûa Trung
quÓc
cÛng chép r¢ng Lê TrØng,em cûa
HÒ
Hán ThÜÖng ti‰n dâng cách thÙc ch‰
tåo thÀn sang, ÇÜ®c vua Minh phong cho
làm
quan.(4)
Lê
Quš ñôn k‰t luÆn:"NhÜ vÆy thÙ binh
khí này truyŠn vào Trung quôc th¿c
tØ
Lê TrØng.(5)
Và
chúng ta cÛng có th‹ Ç¥t câu
hÕi:
-
Ngܩi
Trung quôc tìm ra thuÓc súng hay
ngܩi
ViŒt Nam?
-
Hay
ngܩi
Trung quÓc ch‰ ra thuÓc súng nhÜng
ngܩI
ViŒt Nam låi là ngÜ©I ÇÀu
tiên
ch‰ tåo súng?N‰u tØ Ç©I
Nguyên,ngÜ©I
Trung quÓc Çã bi‰t dùng súng
thì
sao h† tr†ng døng HÒ Nguyên TrØng?
Và
bên
Trung quÓc, khªI ÇÀu ngÜ©i ta
ÇÓt
pháo là Ç‹ trØ tà. Sách ‘Kinh
Sª Tu‰ Th©i Kš’ chép r¢ng ngÜ©i
nào
bÎ sÖn tiêu( ma núi) xâm
nhÆp
thì sinh Óm Çau.Do Çó
ngܩi
ta phäi dùng pháo Ç‹ Çu°i ma.
NhÜng
theo th©I gian, pháo trª thành thÙ
không
th‹ thi‰u trong ngày lÍ,t‰t và h¶I hè,
y‰n tiŒc.
Ngܩi
ViŒt Nam ta thì quan niŒm r¢ng ÇÓt
pháo
là Ç‹ cho vui nhà vui cºa,và Ç‹
hòa nhÆp vào niŠm vui chung cûa m†i
ngܩi.
Trong ba ngày t‰t, nhà ngÜ©I ta
ÇÓt
pháo Àm ï,nhà mình im l¥ng
thì
thÆt là buÒn tÈ,lånh v¡ng!
NgܩI
ViŒt Nam ta quan niŒm r¢ng ti‰ng pháo gây nh»ng
âm thanh Àm ï, nh¶n phÎp, nhÜ ti‰ng
trÓng
thúc døc hòa cùng mùi thuÓc
súng
nÒng n¥c,màu khói xanh tÕa trong
không
gian, màu xác pháo hÒng tung tóe
dܧi
ÇÃt Çã gây nên nh»ng
xúc
Ƕng månh cho khÙu giác,thÎ
giác
thính giác...
Ngoài
ra ÇÓt pháo cÛng là m¶t
cách
d¿ Çoán tÜÖng lai.Nhà ai
ÇÓt
pháo không n° phäi châm låi hai ba
lÀn,
hay pháo n° r©I råc thì næm
Çó
làm æn không thuÆn l®i.ñám
cܧI
mà ÇÓt pháo khong n° cÛng
là
m¶t ÇiŠm xui .
Trong
Çám
cܧi, ngÜ©i ta ÇÓt pháo khi h†
nhà trai ljn h† nhà gái, và khi h†
nhà
gái ÇÜa dâu ljn nhà trai.
Trong
lÍ
mØng th†, mØng thæng quan,mØng sinh con
trai,mØng
tân gia, ngÜ©i ta ÇÓt pháo khi
cº
hành lÍ gia tiên,và khi có
nh»ng
quan khách sang tr†ng ljn.
Trong
ngày
t‰t,ngÜ©i ta ÇÓt pháo lúc giao
thØa
và sau Çó là suÓt ba ngày
t‰t.Khi
ljn nhà ai chúc t‰t,khi vào
c°ng,khách
cÛng có th‹ ÇÓt m¶t phong pháo
Ç‹
chúc mØng.
Ngày
xÜa,phong pháo ng¡n l¡m. Phong pháo
dài
hÖn m¶t gang tay,treo lên thì dài
gâp
Çôi, ÇÓt trong vài phút
và
c« pháo ti‹u,nghïa là viên pháo
nhÕ
hÖn ngón tay út và dài hÖn
m¶t
lóng tay.Còn pháo nhÕ hÖn ,b¢ng
nºa
pháo ti‹u, cho trÈ con chÖi thì g†i là
pháo chu¶t. Loåi pháo to hÖn,dài
hÖn,gÃp
Çôi pháo ti‹u là pháo trung.
Còn
pháo Çåi là viên pháo to
gÀn
b¢ng viên pin Çåi, hay b¢ng lon s»a
bò tùy theo nhà ch‰ tåo và
ngܩI
Ç¥t.Ngày xÜa Ç©I sÓng
bình
dÎ, chÌ vài phong pháo ti‹u cÛng
Çû
vui vÈ, dân chúng ít ai ÇÓt
pháo
trung hay pháo Çåi nhÜ ngày nay.
Pháo
thÜ©ng làm thành tràng dài
nên
g†I là pháo tràng. Pháo tØng
viên
là pháo r©i,dành cho trÈ con
chÖi.Pháo
Çåi có th‹ bán r©i Ç‹
ÇÓt
tØng viên hay nÓi v§i pháo
ti‹u,pháo
trung Ç‹ tåo nên âm thanh tåch
tåch,Çùng
Çùng rÃt nh¶n nhÎp.
Ÿ
m¶t
vài nÖi,dân chúng còn có
tøc
ÇÓt pháo tÆp th‹.NgÜ©I ta t°
chÙc
thi ÇÓt pháo ho¥c chÖi ÇÓt
pháo tåi Çình làng. Pháo
nhà
nào n° to,ít lép,xác pháo
væng
xa ..thì th¡ng cu¶c. Có nÖi thi
ném
pháo, tÙc là treo m¶t viên pháo
Çåi lên (viên này rÃt to),
ngܩI
d¿ thi dùng pháo ti‹u ném trúng
pháo
Çåi Ç‹ cho pháo Çåi b¡t
lºa
cháy và n°.CÛng có làng trai
gái
ném pháo vào nhau Çùa gi«n .
Sau
1945,
tøc lŒ ÇÓt pháo dÜ©ng nhÜ
mÃt
h£n ª tåi nhiŠu nÖi.Vì kinh t‰ khó
khæn, vì lòng buÒn, vì chi‰n tranh
Çã
nghe quá nhiŠu ti‰ng n°,vì chính sách
cÃm
Çoán cûa Çäng và nhà
nܧc...
Tåi
miŠn Nam, tuy r¢ng trong chi‰n tranh, chính phû
vÅn
dÍ dãi Ç‹ cho dân t¿ do vui chÖi
ba ngày T‰t.Trong ba ngày t‰t dân chúng
ÇÓt
pháo Àm ï. Pháo vang lØng tØ
Phú
th† sang quÆn Næm,quÆn nhÃt. Pháo rŠn
Thû
ñÙc, Biên Hòa, MÏ Tho...Không
nh»ng
dân ÇÓt pháo mà vài ông
nhà binh còn b¡n súng lên tr©i
chào
Çón xuân vŠ! Trong T‰t mÆu thân (1968),
c¶ng sän l®i døng y‰u tÓ này
và
tøc lŒ vŠ quê æn t‰t cûa binh sï ta
Ç‹
tÃn công bÃt ng© kh¡p lãnh
th°
miŠn Nam. NhÜng trong t‰t mÆu thân, c¶ng sän
Çã thÃt båi chua cay,cái th¡ng
l®i không bù Çáp cái thua thiŒt
khi‰n
HÒ Chí Minh h¶c máu mà ch‰t!
Tåi
ViŒt Nam, nghŠ làm pháo phát tri‹n månh.
Gò
VÃp Çã trª thành m¶t trung
tâm
sän xuÃt pháo.NhÜng pháo ViŒt Nam thua
pháo
HÒng Kông.Pháo HÒng Kông dài
hÖn,n°
to hÖn,bäo Çäm hÖn chÙ không
t¡c
tÎ, låi có nhiŠu loåi,có mùi
thÖm
chÙ không hæng h¡c mùi lÜu
huÿnh,
xác pháo n° ra có nhiŠu màu s¡c.
ñÓt pháo xong,trong pháo bay ra nh»ng
bi‹u ng» mang l©I chúc tøng...ThÆt h‰t
xäy!
Cho nên nhà giàu Çua nhau mua pháo
HÒng
Kông.
Sau
1975,
nghŠ làm pháo càng phát tri‹n vì anh
em miŠn B¡c cûa chúng ta có máu
mê
chÖi pháo.Låi n»a, sau chi‰n tranh, cä
m¶t
kho tàng vÛ khí Çån dÜ®c
còn
Çó, dåi gì mà không xài!
Ngܩi
ta Çem bom Çån trong kho ra bán rÈ,
bi‰n
nó thành tiŠn,thành quÀn
áo,nhà
cºa chÙ chÌ trông vào lÜÖng
nhà
nܧc thì sÓng sao n°i! Nh»ng
kÈ
khÓn kh° thì Çi tìm
Çån,Çi
Çào bom, g« mìn, lÃy chÃt
n°,
lÃy thuÓc súng d‹ bán cho ngÜ©i
b¡t
cá và nhà làm pháo,khi‰n nhiŠu
kÈ
Çã ch‰t oan u°ng vì Çån,vì
bom,vì k‰ sinh nhai!
Trܧc
1975, các nhà giàu cÛng ganh nhau ti‰ng
pháo.Nhà
bên kia ÇÓt m¶t phong thì mình
ÇÓt
hai phong.Næm ngoái ông Sáu ÇÓt
m¶t thܧc pháo,næm nay mình së
ÇÓt phong pháo dài thܧc
rܫi
hoæc hai thܧc.Tuy nhiên s¿ ganh
Çua
Çó cÛng có chØng m¿c. Sau
1975,
s¿ ganh Çua gi»a các ông cán
tai
to m¥t l§n càng công khai,càng Àm
ï,
trong khi Çó dân ‘nguœ’ ta chÌ th©
Ö
ÇÓt pháo chi‰u lŒ theo c° truyŠn chÙ
lòng
không vui.
Có
nh»ng ông cán ÇÓt phong pháo
dài
tØ lÀu ba xuÓng ÇÃt. PhÀn
l§n
xài pháo trung,ho¥c pháo trung g¡n
kèm
pháo Çåi.TrÈ con thì chuyên
ÇÓt
pháo Çåi.
Bây
gi© cái phong tøc tÓt ÇËp
cûa
ÇÓt pháo trª thành m¶t tai h†a.
Trܧc
1975, thÌnh thoäng ngÜ©i ta m§i bÎ
pháo
væng trúng,làm cháy áo quÀn
ho¥c
bÎ thÜÖng tích.Bây gi© chuyŒn
này
trª thành hi‹n nhiên. Trܧc t‰t cÛng
nhÜ sau t‰t, trÈ con ÇÓt pháo thä
cºa. Chúng ném pháo vào
ngܩi
Çi ÇÜ©ng. Chúng ÇÓt
pháo
bÃt cÙ nÖi nào dù là gi»a
ÇÜ©ng Çông ngÜ©i qua låi.
NhÃt là các cô gái trª
thành
møc tiêu cûa s¿ Çùa gi«n
man r® này.Công An trông thÃy cÛng
làm ngÖ vì h† chÌ ÇÓi
phó
v§i ‘b†n phän Ƕng’ chÙ du
Çäng
hay tr¶m c¡p h† ch£ng quan tâm, vì
b¡t
rÒi cÛng phäi thä chÙ ch‡
Çâu
mà chÙa, cÖm Çâu mà nuôi!
NhÜ
trên Çã nói ,có làng nam
n»
ÇÓt pháo ném vào nhau,nhÜng
ném
cách nào Çây? Ném xa hay ném
vào
m¥t,vào áo quÀn ngÜ©I ta? DÅu
sao,nh»ng ngÜ©I Çã ljn tham
d¿
cu¶c ném pháo,là h† Çã
chÃp
nhÆn, còn trÈ con, thi‰u n», ông
bà
già Çang Çi ª ch‡ thÎ thành
Çông
ngÜ©i b‡ng nhiên bÎ ném pháo
vào
ngÜ©I thì không ai có th‹ chÃp
nhÆn.Khoäng
1990,Trung quÓc cÃm pháo. Và sau
Çó
ViŒt Nam cÛng cÃm pháo. Dân chúng
xôn
xao bàn tán.Vì chính trÎ hay
vì
kinh t‰ Çây?
Ch¡c
là vì chính trÎ, quân s¿.
C¶ng
sän len lÕi vào h†c ÇÜ©ng,
vào
tôn giáo cho nên hai khu v¿c này h†
ki‹m
soát rÃt ch¥t chë.C¶ng sän dùng
bãi tha ma chôn vÛ khí cho nên
bây
gi© ngÜ©i ch‰t không ÇÜ®c
yên
mÒ, c¶ng sän h‰t hûy bÕ nghïa trang
này ljn nghïa trang khác.Và h†
Çã
tØng l®i døng døng ti‰ng pháo
xuân
Ç‹ tÃn công cho nên bây gi© h†
cÛng
s® các l¿c lÜ®ng kháng chi‰n
tÃn
công h† trong dÎp t‰t.
N‰u
chû
vŠ kinh t‰, h† phäi chuÄn bÎ viŒc Ç°i
ngành
nhŠ cho dân chúng, và Çi tØ
tØ,
tØ hån ch‰ ljn cÃm tuyŒt , bªi
vì
chính quÓc doanh cÛng sän xuÃt
rÃt
nhiŠu pháo!
ñÒng
bào ª quÓc n¶i không ÇÜ®c
ÇÓt pháo,chúng ta ª häi
ngoåi
tuy t¿ do cÛng không th‹ ÇÓt
pháo.Bªi
vì ngÜ©i láng giŠng cûa ta, nh»ng
ông
police ª khu v¿c ta là ngÜ©i Âu
châu,
MÏ châu không quen viŒc ÇÓt
pháo.Nghe
ti‰ng pháo h† rÃt s® vì lÀm
tܪng
ti‰ng bom Çån giao tranh.ThÃy lºa cháy
sáng ,h† s® hÕa hoån. Không ai cÃm
ta nhÜng ta låi không muÓn làm phiŠn h†
vÓn là nh»ng con ngÜ©i lÎch
s¿,
Üa hòa bình và thanh tïnh, cho nên
ta Çành quên Çi cái tøc lŒ
Çáng
yêu Çáng quš cûa ta.NhÆp gia tuÿ
tøc
là th‰ Çó! Trong c¶ng ÇÒng ta,
khi t° chÙc t‰t cÛng ÇÓt pháo
nhÜng
là pháo ÇiŒn lËt xËt nghe chán
m§
Ç©i!
Sau
mu©i
næm , hai mÜÖi næm n»a,l§p trÈ
l§n lên ª trong nu§c và ngoài
nܧc
së không bi‰t cái pháo là cái
gì.Pháo
cÛng nhÜ bao s¿ vÆt khác nhÜ
cây
Çu,khung cºi, con thoi,cái khÓ, áo
tÙ
thân, nón gæng, quåt lông.. . së
Çi
vào quên lãng.
SÖn
Trung
__________
Chú
thích:
-
ñào
Duy Anh,Trung Hoa Sº CÜÖng,BÓn
PhÜÖng,1954,tr.137-138.
CuÓi Çõi Minh,ngÜ©I Trung quÓc
låi
mua súng cûa ngÜ©I Tây phÜÖng.
-
TrÀn
Tr†ng Kim,Viêt Nam Sº LÜ®c,Tân ViŒt Saigon,in
lÀn 6,tr.140
(3)
Lê
Quš ñôn,Vân ñài LoåiNg»
II,QVKDTVH,Saigon,1972,tr.77,78.
(4) (5)
nhÜ
trên.
TUC ñ–T PHÁO TAI
VIỆT - NAM
SÖn Trung
‘Bánh chÜng chÃt ch¥t chØng hai chi‰c,
RÜ®u thuÓc ngâm ÇÀy Ƕ nºa siêu.
TrØ tÎch kêu vang ba ti‰ng pháo,
Nguyên tiêu cao ngÃt m¶t cành tiêu!’
Câu ÇÓi næm xÜa cûa Tú XÜÖng cÛng là m¶t bÙc hí h†a khá Ƕc Çáo:
‘Thiên hå xác rÒi còn ÇÓt pháo,
Nhân tình båc th‰ låi bôi vôi!’
Pháo là m¶t tØ ng» Hán ViŒt .Pháo khªi Çâù là Çøng cø, là cái máy ném Çá.(Ch» Pháo ª Çây có b¶ thåch) Có lë giÓng máy ném Çá cûa quân Ƕi La mã th©i xÜa, dùng sÙc bÆt Ç‹ b¡n Çá vào thành.Phäi thÆt lâu,khi con ngÜ©i tìm ra thuÓc súng, ngÜ©i ta m§i ch‰ ra khÄu súng thÀn sang( thÀn công ,Çåi bác) b¡n Çån là viên Çá l§n rÒi sau là viên Çån s¡t(Lúc này,ch» Pháo có b¶ hÕa vì khi ÇÓt phäi châm ngòi bæng lºa).
NgÜ©i ta cÛng Çem thuÓc súng vào Ç©i sÓng b¢ng cách cách gói ch¥t låi trong giÃy,Çem ÇÓt lên së gây ti‰ng n°,và ngÜ©i ta cÛng g†i nó là Pháo.
Chúng ta không bi‰t chính xác lúc nào ngÜ©i ViŒt Nam ch‰ ra pháo nhÜng Ç©i NguyÍn H»u ChÌnh( Kêu l¡m låi càng tan xác l¡m ) ,và HÒ Xuân HÜÖng( Pháo n° Çùng ra chi‰u),tÙc là Ç©i Lê Çã có pháo .
Làm pháo thì phäi có thuÓc pháo,sau này g†I là thuÓc súng.CÖ bän,thuÓc pháo có ba chÃt chính:
-LÜu hùynh (soufre)
-Diêm tr¡ng ( salpêtre)
-Than.
Các tài liŒu Âu MÏ ÇŠu cho r¢ngTrung hoa là nܧc ÇÀu tiên tìm ra thuÓc súng.ñào Duy Anh nói r¢ng ngÜ©I Mông c° sang chi‰m Âu châu cho nên ngÜ©I Âu châu bi‰t thuÓc súng tØ Çó.(1)
TrÀn Tr†ng Kim cÛng vi‰t r¢ng khi quân Nguyên Çánh ta Çã dùng
Çåi bác b¡n thuyŠn quân ta.(2)
NhÜng m¶t sÓ tài liŒu Trung quÓc låi cho r¢ng ngÜ©i ViŒt Nam là ngÜ©i ÇÀu tiên bi‰t dùng súng. Quân Ƕi Trung quôc trܧc Ç©i Minh Thành t°(1403-1427) chÌ có ngÛ doanh là Trung doanh,TiŠn doanh, Tä doanh, H»u doanh và HÆu doanh. Niên hiŒu Vïnh låc , Minh Thành t° cho quân chi‰m ViŒt Nam,bæt ÇÜ®c HÒ Quš Ly, h†c ÇÜ®c cách thÙc ch‰ súng thÀn sang cûa ngÜ©i ViŒt Nam lÆp ra ThÀn CÖ doanh,tÙc là Ƕi pháo binh.
Sách Cô Thø BiŠu ñàm cûa Trung quôc chép"Lê TrØng,con cûa HÒ Quš Ly ÇÜ®c nhà Minh cho làm h¶ b¶ thÜ®ng thÜ Ç‹ ch‰ tåo súng l§n, súng nhÕ cho nhà Minh. Ngày nay hÍ t‰ binh khí thì t‰ luôn Lê TrØng(3)
Minh sº chép r¢ng Lê TrØng làm binh b¶ thÜ®ng thÜ.
Sách Thù V¿c Chu TÜ Løc cûa Trung quÓc cÛng chép r¢ng Lê TrØng,em cûa HÒ Hán ThÜÖng ti‰n dâng cách thÙc ch‰ tåo thÀn sang, ÇÜ®c vua Minh phong cho làm quan.(4)
Lê Quš ñôn k‰t luÆn:"NhÜ vÆy thÙ binh khí này truyŠn vào Trung quôc th¿c tØ Lê TrØng.(5)
Và chúng ta cÛng có th‹ Ç¥t câu hÕi:
- NgÜ©i Trung quôc tìm ra thuÓc súng hay ngÜ©i ViŒt Nam?
- Hay ngÜ©i Trung quÓc ch‰ ra thuÓc súng nhÜng ngÜ©I ViŒt Nam låi là ngÜ©I ÇÀu tiên ch‰ tåo súng?N‰u tØ Ç©I
Ngoài ra ÇÓt pháo cÛng là m¶t cách d¿ Çoán tÜÖng lai.Nhà ai ÇÓt pháo không n° phäi châm låi hai ba lÀn, hay pháo n° r©I råc thì næm Çó làm æn không thuÆn l®i.ñám cܧI mà ÇÓt pháo khong n° cÛng là m¶t ÇiŠm xui .
Trong Çám cܧi, ngÜ©i ta ÇÓt pháo khi h† nhà trai ljn h† nhà gái, và khi h† nhà gái ÇÜa dâu ljn nhà trai.
Trong lÍ mØng th†, mØng thæng quan,mØng sinh con trai,mØng tân gia, ngÜ©i ta ÇÓt pháo khi cº hành lÍ gia tiên,và khi có nh»ng quan khách sang tr†ng ljn.
Trong ngày t‰t,ngÜ©i ta ÇÓt pháo lúc giao thØa và sau Çó là suÓt ba ngày t‰t.Khi ljn nhà ai chúc t‰t,khi vào c°ng,khách cÛng có th‹ ÇÓt m¶t phong pháo Ç‹ chúc mØng.
Ngày xÜa,phong pháo ng¡n l¡m. Phong pháo dài hÖn m¶t gang tay,treo lên thì dài gâp Çôi, ÇÓt trong vài phút và c« pháo ti‹u,nghïa là viên pháo nhÕ hÖn ngón tay út và dài hÖn m¶t lóng tay.Còn pháo nhÕ hÖn ,b¢ng nºa pháo ti‹u, cho trÈ con chÖi thì g†i là pháo chu¶t. Loåi pháo to hÖn,dài hÖn,gÃp Çôi pháo ti‹u là pháo trung. Còn pháo Çåi là viên pháo to gÀn b¢ng viên pin Çåi, hay b¢ng lon s»a bò tùy theo nhà ch‰ tåo và ngÜ©I Ç¥t.Ngày xÜa Ç©I sÓng bình dÎ, chÌ vài phong pháo ti‹u cÛng Çû vui vÈ, dân chúng ít ai ÇÓt pháo trung hay pháo Çåi nhÜ ngày nay.
Pháo thÜ©ng làm thành tràng dài nên g†I là pháo tràng. Pháo tØng viên là pháo r©i,dành cho trÈ con chÖi.Pháo Çåi có th‹ bán r©i Ç‹ ÇÓt tØng viên hay nÓi v§i pháo ti‹u,pháo trung Ç‹ tåo nên âm thanh tåch tåch,Çùng Çùng rÃt nh¶n nhÎp.
Ÿ m¶t vài nÖi,dân chúng còn có tøc ÇÓt pháo tÆp th‹.NgÜ©I ta t° chÙc thi ÇÓt pháo ho¥c chÖi ÇÓt pháo tåi Çình làng. Pháo nhà nào n° to,ít lép,xác pháo væng xa ..thì th¡ng cu¶c. Có nÖi thi ném pháo, tÙc là treo m¶t viên pháo Çåi lên (viên này rÃt to), ngÜ©I d¿ thi dùng pháo ti‹u ném trúng pháo Çåi Ç‹ cho pháo Çåi b¡t lºa cháy và n°.CÛng có làng trai gái ném pháo vào nhau Çùa gi«n .
Sau 1945, tøc lŒ ÇÓt pháo dÜ©ng nhÜ mÃt h£n ª tåi nhiŠu nÖi.Vì kinh t‰ khó khæn, vì lòng buÒn, vì chi‰n tranh Çã nghe quá nhiŠu ti‰ng n°,vì chính sách cÃm Çoán cûa Çäng và nhà nܧc...
Tåi miŠn Nam, tuy r¢ng trong chi‰n tranh, chính phû vÅn dÍ dãi Ç‹ cho dân t¿ do vui chÖi ba ngày T‰t.Trong ba ngày t‰t dân chúng ÇÓt pháo Àm ï. Pháo vang lØng tØ Phú th† sang quÆn Næm,quÆn nhÃt. Pháo rŠn Thû ñÙc, Biên Hòa, MÏ Tho...Không nh»ng dân ÇÓt pháo mà vài ông nhà binh còn b¡n súng lên tr©i chào Çón xuân vŠ! Trong T‰t mÆu thân (1968), c¶ng sän l®i døng y‰u tÓ này và tøc lŒ vŠ quê æn t‰t cûa binh sï ta Ç‹ tÃn công bÃt ng© kh¡p lãnh th° miŠn Nam. NhÜng trong t‰t mÆu thân, c¶ng sän Çã thÃt båi chua cay,cái th¡ng l®i không bù Çáp cái thua thiŒt khi‰n HÒ Chí Minh h¶c máu mà ch‰t!
Tåi ViŒt Nam, nghŠ làm pháo phát tri‹n månh. Gò VÃp Çã trª thành m¶t trung tâm sän xuÃt pháo.NhÜng pháo ViŒt Nam thua pháo HÒng Kông.Pháo HÒng Kông dài hÖn,n° to hÖn,bäo Çäm hÖn chÙ không t¡c tÎ, låi có nhiŠu loåi,có mùi thÖm chÙ không hæng h¡c mùi lÜu huÿnh, xác pháo n° ra có nhiŠu màu s¡c. ñÓt pháo xong,trong pháo bay ra nh»ng bi‹u ng» mang l©I chúc tøng...ThÆt h‰t xäy! Cho nên nhà giàu Çua nhau mua pháo HÒng Kông.
Sau 1975, nghŠ làm pháo càng phát tri‹n vì anh em miŠn B¡c cûa chúng ta có máu mê chÖi pháo.Låi n»a, sau chi‰n tranh, cä m¶t kho tàng vÛ khí Çån dÜ®c còn Çó, dåi gì mà không xài!
NgÜ©i ta Çem bom Çån trong kho ra bán rÈ, bi‰n nó thành tiŠn,thành quÀn áo,nhà cºa chÙ chÌ trông vào lÜÖng nhà nܧc thì sÓng sao n°i! Nh»ng kÈ khÓn kh° thì Çi tìm Çån,Çi Çào bom, g« mìn, lÃy chÃt n°, lÃy thuÓc súng d‹ bán cho ngÜ©i b¡t cá và nhà làm pháo,khi‰n nhiŠu kÈ Çã ch‰t oan u°ng vì Çån,vì bom,vì k‰ sinh nhai!
Trܧc 1975, các nhà giàu cÛng ganh nhau ti‰ng pháo.Nhà bên kia ÇÓt m¶t phong thì mình ÇÓt hai phong.Næm ngoái ông Sáu ÇÓt m¶t thܧc pháo,næm nay mình së ÇÓt phong pháo dài thܧc rÜ«i hoæc hai thܧc.Tuy nhiên s¿ ganh Çua Çó cÛng có chØng m¿c. Sau 1975, s¿ ganh Çua gi»a các ông cán tai to m¥t l§n càng công khai,càng Àm ï, trong khi Çó dân ‘nguœ’ ta chÌ th© Ö ÇÓt pháo chi‰u lŒ theo c° truyŠn chÙ lòng không vui.
Có nh»ng ông cán ÇÓt phong pháo dài tØ lÀu ba xuÓng ÇÃt. PhÀn l§n xài pháo trung,ho¥c pháo trung g¡n kèm pháo Çåi.TrÈ con thì chuyên ÇÓt pháo Çåi.
Bây gi© cái phong tøc tÓt ÇËp cûa ÇÓt pháo trª thành m¶t tai h†a. Trܧc 1975, thÌnh thoäng ngÜ©i ta m§i bÎ pháo væng trúng,làm cháy áo quÀn ho¥c bÎ thÜÖng tích.Bây gi© chuyŒn này trª thành hi‹n nhiên. Trܧc t‰t cÛng nhÜ sau t‰t, trÈ con ÇÓt pháo thä cºa. Chúng ném pháo vào ngÜ©i Çi ÇÜ©ng. Chúng ÇÓt pháo bÃt cÙ nÖi nào dù là gi»a ÇÜ©ng Çông ngÜ©i qua låi. NhÃt là các cô gái trª thành møc tiêu cûa s¿ Çùa gi«n man r® này.Công An trông thÃy cÛng làm ngÖ vì h† chÌ ÇÓi phó v§i ‘b†n phän Ƕng’ chÙ du Çäng hay tr¶m c¡p h† ch£ng quan tâm, vì b¡t rÒi cÛng phäi thä chÙ ch‡ Çâu mà chÙa, cÖm Çâu mà nuôi!
NhÜ trên Çã nói ,có làng nam n» ÇÓt pháo ném vào nhau,nhÜng ném cách nào Çây? Ném xa hay ném vào m¥t,vào áo quÀn ngÜ©I ta? DÅu sao,nh»ng ngÜ©I Çã ljn tham d¿ cu¶c ném pháo,là h† Çã chÃp nhÆn, còn trÈ con, thi‰u n», ông bà già Çang Çi ª ch‡ thÎ thành Çông ngÜ©i b‡ng nhiên bÎ ném pháo vào ngÜ©I thì không ai có th‹ chÃp nhÆn.Khoäng 1990,Trung quÓc cÃm pháo. Và sau Çó ViŒt Nam cÛng cÃm pháo. Dân chúng xôn xao bàn tán.Vì chính trÎ hay vì kinh t‰ Çây?
Ch¡c là vì chính trÎ, quân s¿. C¶ng sän len lÕi vào h†c ÇÜ©ng, vào tôn giáo cho nên hai khu v¿c này h† ki‹m soát rÃt ch¥t chë.C¶ng sän dùng bãi tha ma chôn vÛ khí cho nên bây gi© ngÜ©i ch‰t không ÇÜ®c yên mÒ, c¶ng sän h‰t hûy bÕ nghïa trang này ljn nghïa trang khác.Và h† Çã tØng l®i døng døng ti‰ng pháo xuân Ç‹ tÃn công cho nên bây gi© h† cÛng s® các l¿c lÜ®ng kháng chi‰n tÃn công h† trong dÎp t‰t.
N‰u chû vŠ kinh t‰, h† phäi chuÄn bÎ viŒc Ç°i ngành nhŠ cho dân chúng, và Çi tØ tØ, tØ hån ch‰ ljn cÃm tuyŒt , bªi vì chính quÓc doanh cÛng sän xuÃt rÃt nhiŠu pháo!
ñÒng bào ª quÓc n¶i không ÇÜ®c ÇÓt pháo,chúng ta ª häi ngoåi tuy t¿ do cÛng không th‹ ÇÓt pháo.Bªi vì ngÜ©i láng giŠng cûa ta, nh»ng ông police ª khu v¿c ta là ngÜ©i Âu châu, MÏ châu không quen viŒc ÇÓt pháo.Nghe ti‰ng pháo h† rÃt s® vì lÀm tܪng ti‰ng bom Çån giao tranh.ThÃy lºa cháy sáng ,h† s® hÕa hoån. Không ai cÃm ta nhÜng ta låi không muÓn làm phiŠn h† vÓn là nh»ng con ngÜ©i lÎch s¿, Üa hòa bình và thanh tïnh, cho nên ta Çành quên Çi cái tøc lŒ Çáng yêu Çáng quš cûa ta.NhÆp gia tuÿ tøc là th‰ Çó! Trong c¶ng ÇÒng ta, khi t° chÙc t‰t cÛng ÇÓt pháo nhÜng là pháo ÇiŒn lËt xËt nghe chán m§ Ç©i!
Sau mu©i næm , hai mÜÖi næm n»a,l§p trÈ l§n lên ª trong nu§c và ngoài nܧc së không bi‰t cái pháo là cái gì.Pháo cÛng nhÜ bao s¿ vÆt khác nhÜ cây Çu,khung cºi, con thoi,cái khÓ, áo tÙ thân, nón gæng, quåt lông.. . së Çi vào quên lãng.
SÖn Trung
__________
Chú thích:
- ñào Duy Anh,Trung Hoa Sº CÜÖng,BÓn PhÜÖng,1954,tr.137-138. CuÓi Çõi Minh,ngÜ©I Trung quÓc låi mua súng cûa ngÜ©I Tây phÜÖng.
- TrÀn Tr†ng Kim,Viêt Nam Sº LÜ®c,Tân ViŒt Saigon,in lÀn 6,tr.140
THƠ ĐINH HÙNG
CHIÊM NAM * KINH TẾ
KINH TẾ THị TRườNG TRONG MộT NƯỚC
XÃ HộI CHỦ NGHĨA : KINH TẾ " MÁNH MUNg "
Chiêm Nam
Trên phương diện từ ngữ, không ai xác định
được từ
"mánh mun" xuất hiện khi nào. Có thể là
trước 1975 đã có
"từ" đó, nhưng không mấy phổ cập. Sau 1975, khi Cộng Sản
thiết lập
nền cai trị trên toàn quốc, "từ" này hầu như được
dùng tràn lan trong
quần chúng để mô tả hầu hết những hoạt động kinh tế tư
nhân cũng như Nhà Nước
Cộng Sản. Trước 1975, chúng ta thường hay nghe nói "chạy
áp phe",
"trúng áp phe" (từ chữ Pháp affaire mà ra)
để mô tả một hoạt động
kinh tế không chính thức. Từ "mánh mun" có
một nghĩa tương tự.
"Mánh mun" hay "chạy mánh", "chạy cò", nói
cho
văn hoa, là làm trung gian giữa đầu mua và đầu
bán để kiếm lời. Tiếng Mỹ có từ
"broker" để chỉ hoạt động đó. Ở Việt Nam, "mánh mun"
là một
hoạt động kinh tế không cần đến vốn liếng, không sản xuất,
không đầu tư. Nói
nôm na, đó là "bán nước bọt" để lấy
tiền.Trong thực tế, mọi hoạt động
kinh tế đều cần những người trung gian để nối bên bán
và bên mua lại với nhau,
bên cung và bên cầu. Nó là một bộ phận
không thể thiếu trong một nền kinh tế. Ở
Mỹ, chúng ta thấy vô số các hoạt động trung gian
đó, nhỏ có lớn có. Có hoạt động
bao trùm lên toàn quốc, dưới danh nghĩa những
Công Ty, Trung Tâm.... Chúng phụ
giúp vào việc phát triển kinh tế, tạo ra sản phẩm
mỗi ngày mỗi nhanh hơn, tốt
hơn, rẻ hơn.
Nên nhớ rằng, các hoạt động trung gian đó
là cần thiết,
nhưng chúng không phải là
"bản
thân" của nền
kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay thì trái lại. "Mánh
mun", nói không
ngoa, lại là "bản thân" của nền kinh tế. Nó
là bản chất, là chân
tướng của cái gọi là "nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa" của Cộng Sản Việt Nam, một nền kinh tế ngô không ra
ngô, khoai
không ra khoai, nhập nhằng giữa một bên muốn tiến, một
bên lại trì kéo lại.
Theo một bài báo đề cập đến hoạt động của
các ngân hàng
ngoại quốc ở Việt Nam đăng trên tạp chí "Blick Durch Die
Wirtschaft"
(Đức quốc) số tháng 9, 1995, thì " Những Thiện Cảm Ban
Đầu Giờ Đã Bay Theo
Ngày Tháng, Không Những Thế Có Nhiều Dấu
Hiệu Của Sự Đe Dọa. Rất Nhiều Những
Khó Khăn Vướng Mắc Khắp Nơi. Ngay Từ Năm 1992, Giới Ngân
Hàng Quốc Tế Theo Lời
Mời Mọc Của Chính Quyền Việt Nam, Vào Mở Cửa Hoạt Động
Và Được Hứa Hẹn Là Sẽ Có
Những Luật Lệ Rõ Ràng Trong Vấn Đề Tài
Chánh Để Bảo Đảm Cho Sự Làm Ăn Của Họ.
Nhưng Sau 3 Năm, Giới Ngân Hàng Vẫn Miệt Mài Chờ
Đợi. Bỗng Nhiên Họ Nhận Thấy
Số Vốn Của Họ Bỏ Ra Trở Nên Bấp Bênh"..... "Một
Chuyên Viên Ngân Hàng
Nhận Xét : Ở Đây, Luật Lệ Chỉ Có Giá Trị
Trong Giây Lát ". Tuy thế, một số
ngân hàng cũng làm ăn được, không phải qua
những con đường chính thức, mà qua
con đường "mánh mun". Bài báo trên cho biết
" Tuy Với Những Khó
Khăn Như Vậy, Một Vài Ngân hàng Cũng Làm Ăn
Được. Họ Dùng Tiền Để Thu Mua Gạo,
Cà Phê, Hải Sản Và Dầu Thô, Dĩ Nhiên Họ
Thu Lời Không Ít ". Rút kinh
nghiệm từ những điều trên, bài báo khuyên : "
Giới Ngân Hàng Tây Phương
Phải Biết Rõ Điều Này : Không Một Phép Lạ
Nào Có Thể Cứu Gỡ Cho Sự Tính Toán
Thiển Cận Của Họ (chữ "họ" đây ám chỉ Việt Nam), Nhưng Có Thể Thừa Nước Đục Thả
Câu ".
Đúng là các nhà đầu tư Tây
Phương bây giờ mới hiểu rõ bản
chất của nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa của nước Việt Nam Cộng
Sản. Họ không thể
làm ăn đàng hoàng được. Họ phải biết "mánh
mun". Thay vì chờ đợi
những cải tổ cần thiết từ phía Việt Nam, họ tìm
cách lợi dụng những sơ hở để
tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó thì các
nhà đầu tư Đông Phương như Nhật Bản,
Đại Hàn, Hồng Kông, Đài Loan, từ lâu
đã làm ăn với Việt Nam theo kiểu mánh mun
đó. Chẳng mấy khi nghe họ than phiền, vì lẽ họ biết họ
phải làm gì khi họ đến
Việt Nam và phải tiếp xúc với một hệ thống cán bộ
của một chế độ thối nát và
tham nhũng. Hiện nay hai tập đoàn có vốn đầu tư lớn nhất
ở Việt Nam là tập đoàn
DAEWOO của Đại Hàn và CHING FONG của Đài Loan (hai
nước chống Cộng nhất trên
thế giới hiện nay ! ). Daewoo đầu tư vào 11 dự án từ
công nghiệp làm Ti Vi,
liên kết điện tử, thuốc sát trùng, dò dầu
khí, ngân hàng, đến việc xây khu công
nghiệp Gia Lâm với số vốn đầu tư lên đến 1400 triệu Mỹ kim.
Ngoài ra còn có 26
dự án khác đang chuẩn bị văn tự. Các tập
đoàn Đại Hàn khác như Hyundai,
Samsung, Goldstar đã có mặt tại Việt Nam. Ching Fong của
Đài Loan thì đầu tư
vào việc ráp xe gắn máy 125 phân khối hiệu
Bonus, xe gắn máy hiệu Angel (Honda
100 cc), xi măng.
Các tập đoàn đầu tư này đâu cần quan
tâm đến luật đầu tư.
Chuyện đáng quan tâm là chạy "mánh" với
cán bộ Cộng Sản nào và giá
tiền là bao nhiêu. "Mánh" đúng chỗ rồi,
thì cứ thế mà tiến tới. Cho
nên, hoạt động đầu tiên của các nhà đầu tư
là cử một chuyên viên vào Việt Nam
để "bắt mánh". Nói một cách khác,
tìm một nhân vật có quyền thế nào
đó có dính líu đến công việc
và hối lộ, "mua" chữ ký là xong. Sau đó
thì mặc quyền tự tung tự tác. Lớn "mua" theo lớn, Nhỏ
"mua"
theo nhỏ. Cứ lấy "đô la đấm mõm" cán bộ là
xong : hải quan, ngoại
thương, công an, thuế vụ, ủy ban nhân dân,
giám đốc, tài vụ.....
Như thế ở Việt Nam hiện nay, khó thì rất
khó, vì :
- Luật pháp không
rõ
ràng, tiền hậu bất nhất, muốn hiểu sao cũng được.
- Cán bộ làm việc
không phải để bảo vệ luật pháp, mà để làm
tiền riêng cho bọn
chúng.
- Thủ tục hành chánh
rườm rà, dẫm đạp lên nhau, nên bất cứ một cán
bộ nào cũng
có thể làm "khó dễ" khách
hàng.
Nhưng
dễ thì cũng
rất dễ, vì :
- Bất cứ một cán bộ
nào cũng có thể mua được bằng tiền. Ít không
chịu thì tăng tiền
nhiều lên là xong.
- Bất cứ một giấy tờ
nào cũng có thể thay đổi được.
Mánh qua, mánh lại. Đây là
"trò chơi" kinh tế
mà tập đoàn "Mafia kinh tế" Việt Nam Cộng Sản và
các nhà đầu tư ngoại
quốc đang chơi trên đầu trên cổ nhân dân
Việt Nam.
Tôi nói tập đoàn
"Mafia Kinh Tế", vì nó tuy là sản phẩm của chế độ
Cộng Sản, bao gồm
những nhân viên cao cấp của Đảng và Nhà Nước
Cộng Sản cùng với vây cánh của
chúng, nhưng hầu như càng ngày càng
thoát khỏi sự kiểm soát của Bộ Máy Độc
Quyền của Đảng. Họ là một thế lực mới nhô lên ngay
trong Đảng kể từ khi áp dụng
chính sách đổi mới về kinh tế. Họ hình
thành một "nhóm quyền lợi đặc
biệt". Lúc đầu, nhóm đó là những viên
chức trong bộ Ngoại Thương, dần dà
mở rộng ra đến các viên chức ngoại thương ở Tỉnh, Huyện,
thậm chí đến Xã nữa.
Về sau, một số viên chức ở các ngành khác
nhảy vào "ăn có" như công
an, thuế vụ.... Như chúng ta biết, Cộng Sản thi hành
chính sách độc quyền về
ngoại thương, cho nên bất cứ nhà đầu tư nào muốn đi
vào thị trường Việt Nam đều
phải qua trung gian của hàng rào ngoại thương (tức
là đám cán bộ ngoại thương).
Trước đây, trong thời kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa, đám
cán bộ này đâu có làm gì
ngoài một số thủ tục đơn giản về xuất và nhập đối với
các nước xã hội khác. Đến
khi mở cửa đầu tư, lại mở he hé, nên chúng
chuyên môn làm "khó
dễ" khách hàng, một phần vì
không biết, một phần vì sợ hãi. Thấy khó
quá, các thương nhân nước ngoài - lúc
đầu, phần lớn là những nhà buôn nhỏ từ Singapore,
Hồng Kông - bèn "chạy
mánh". Khi thì biếu một món quà, khi
thì mời đi tham quan nước ngoài. Dần
dà, biếu chiếc xe hơi cho đơn vị, biếu chiếc Honda cho thủ
trưởng..... Cuối
cùng, khi cá đã cắn câu, để cho gọn nhẹ,
kín đáo, một bên ký chữ ký, một
bên
trao đô la. Thế là con đường "mánh mun" đã
mở, rồi cứ thế mà tiến
tới. Các quan hệ hậu trường mở rộng để biến thành một thứ
luật bất thành văn,
tiếp thêm sức cho các cán bộ Cộng Sản "mạnh dạn"
chấp nhận nền kinh
tế thị trường.. Vì trước mắt, giao dịch với thương nhân tư
bản chủ nghĩa mang
lại cho chính bản thân họ nhiều quyền lợi cụ thể.
Do đòi hỏi của tình hình đầu tư, Cộng Sản
buộc phải càng
ngày càng làm ăn theo đúng thủ tục,
đúng luật lệ, nhưng rõ ràng là quan hệ hậu
trường luôn luôn đóng vai trò quyết định.
Nó trở thành quán tính. Nó như một
thứ bệnh. Ai đã từng về Việt Nam làm ăn,
và
ngay cả về thăm viếng,
cũng không thoát khỏi cái loại quan hệ hậu trường
đa đoan đó với các cán bộ Nhà
Nước, từ nhỏ đến lớn. Điều này không ngoại trừ các
công ty muốn vào Việt Nam
đầu tư. Tất nhiên, trong một số trường hợp, Cộng Sản cũng muốn tỏ
ra "văn minh" hơn, "đàng
hoàng" hơn bằng cách áp dụng luật lệ sòng
phẳng. Nhưng trong thực tế, Cộng
Sản KHÔNG CÓ ĐỦ LU
T LỆ để giải
quyết mọi trường hợp, vì ngoài một bản
"luật đầu tư" sửa lên sửa xuống theo tình thế, còn
lại đều chẳng có
luật lệ gì, hoặc chỉ là một thứ luật lệ tùy tiện.
Rốt cục, trong vô số trường
hợp, "mánh mun" - tức là quan hệ hậu trường - đóng
vai trò của nó.
Quan hệ này là lưỡng lợi : Một bên có tiền
một bên có hợp đồng. Hậu quả tích
cực của nó là tạo dựng lên một tầng lớp
tư sản ĐỎ rất năng động trong một nước Việt Nam "kinh tế thị trường
theo
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa".
Các
thế hệ tương lai của
Việt Nam sẽ phải trả nợ cho những di lụy mà tầng lớp tư sản ĐỎ
này để lại.
BS.HỒ VĂN CHÂM * CHÍNH TRỊ
Việt Nam Thế Kỷ 21
Hướng về Phương Bắc hay Phương Tây ?
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Nước Việt Nam thuộc vùng Viễn Đông, nằm ở góc đông nam lục địa châu Á , bên trên đường xích đạo.
Phía
bắc Việt Nam là nước Tàu (Chine, China), thường được gọi một cách trang
trọng hơn là Trung Quốc. Phía tây Việt Nam là các nước Tiểu Tây Dương
và Đại Tây Dương. Các nước Tiểu Tây Dương chủ yếu là bán đảo Ấn Độ, xưa
ta quen gọi là Thiên Trúc hay Tây Trúc, nay là các nước India, Pakistan,
Nepal, Bangladesh v.v., mà cư dân thường được giới bình dân nước ta gọi
là Tây Đen, Tây Chà. Các nước Đại Tây Dương ở xa hơn về phía tây, cư
dân được người nước ta gọi là Tây Trắng, gồm chủ yếu là Anh, Pháp, Đức,
Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v,v, (tức là Tây Âu), và Nga, Tiệp
Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi v.v. (tức là Đông Âu). Gần đây, Việt Nam lại
có thêm nhiều liên hệ với Hoa Kỳ và Gia Nã Đại (tức là Bắc Mỹ), và mặc
dù có thể đến các nước ấy theo hướng tây hay hướng đông, người nước ta
vẫn xem Bắc Mỹ thuộc khối các nước Đại Tây Dương.
Suốt
chiều dài lịch sử từ khi lập quốc cho đến ngày nay, Việt Nam luôn luôn ở
cái thế bị níu kéo từ hai phía bắc và tây. Hấp lực phương bắc là từ
Trung Quốc. Hấp lực phương tây thời cổ đại là từ Ấn Độ, thời cận kim là
từ Tây Âu, và hiện nay là từ khối Đại Tây Dương, bao gồm Tây Âu, Đông Âu
và Bắc Mỹ. Việc tranh dành ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây thời
cổ đại không gay gắt như từ thời cận kim đến nay. Trung Quốc bành
trướng ảnh hưởng vừa bằng quân sự vừa bằng văn hóa. Ngược lại, Ấn Độ chỉ
xâm nhập xã hội Việt Nam thuần một mặt văn hóa mà thôi. Kết quả là văn
hóa Ấn Độ phải lùi bước trước văn hóa Trung Quốc, và Việt Nam hoàn toàn
hướng về phương bắc để trở thành mũi dùi bành trướng của văn hóa Trung
Quốc trên bán đảo Đông Dương. Nhưng từ khi người Bồ vững chân ở Đàng
Trong và người Hòa Lan vững chân ở Đàng Ngoài thì cuộc tranh dành ảnh
hưởng giữa phương bắc và phương tây trở nên mỗi ngày một thêm gay gắt
mặc dầu Việt Nam vẫn một lòng một dạ hướng về phương bắc. Đến cuối thế
kỷ 19, khi người Pháp nhập cuộc, dùng quân lực phát động chiến tranh xâm
lược, thiết lập nền đô hộ lên 3 xứ Đông Dương, ảnh hưởng của Trung Quốc
phải từng bước nhường chỗ cho ảnh hưởng của phương tây về tất cả các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sang thế kỷ 20, từ sau Đệ nhị
Thế chiến, người Pháp mất thế độc tôn ở Đông Dương, người Tàu có nhiều
cơ hội gây lại ảnh hưởng, Tàu Tưởng vào những năm 1945-1946, Tàu Mao từ
1949 đến nay, phe phương tây lại có thêm người Nga, người Mỹ, cuộc tranh
giành ảnh hưởng tại Việt Nam giữa phương bắc và phương tây ở vào thế
giằng co, bất phân thắng phụ.
Trước thềm thế
kỷ 21, nhìn lại quá khứ, phân tích tương quan ảnh hưởng của phuơng bắc
và phương tây đối với Việt Nam để rút tỉa kinh nghiệm của các bài học
lịch sử, chúng ta đặt vấn đề là Việt Nam ngày nay nên hướng về phương
bắc hay là phương tây? Chủ động hướng về phương nào để cho dân giàu nước
mạnh?
*
* *
Việt Nam thời sơ sử.
Những
nhà viết sử, cả ta lẫn Tàu, đều cho rằng liên hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc có từ thời sơ sử. Thực ra, bằng chứng về mối liên hệ thuở ban sơ
này không được xây dựng trên những cơ sở chính xác và cụ thể, mà ngược
lại, đó toàn là những câu chuyện truyền miệng ít nhiều có tính chất
hoang đường hoặc là những điều ghi chép có tính cách khoa trương. Truyền
thuyết Tiên Rồng nói đến chuyện cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú
phương nam, lấy vợ sinh con đẻ cháu, chuyện Đế Lai và Lộc Tục là bà con
họ hàng, một người làm vua phương bắc, một người làm vua phương nam,
chuyện Mẹ Âu cơ vốn là người Bắc, lấy Lạc Long Quân sinh trăm trứng nở
trăm con trai, muốn đem 50 con trở về bắc nhưng bị Hoàng Đế đem binh cản
trở, tất cả những chuyện đó đều nhắm vào chủ điểm là nhấn mạnh đến liên
hệ huyết thống giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Sử Tàu cũng
chép chuyện đời nhà Chu, sứ bộ Việt Thường đem dâng chim trĩ trắng, chim
nhớ quê hương cứ tìm cành nam mà đậu, chủ ý khoa trương muốn nêu lên vị
thế trung tâm điểm của Trung Quốc, nên đem chim Việt của miền nam làm
đối trọng với ngựa Hồ của đất bắc (Ngựa Hồ trông ải bắc, Chim Việt đậu
cành nam). Phải đợi đến khi Tần Thủy Hoàng đem quân vào đất Lục Lương,
xâm lấn bờ cõi của cư dân Bách Việt, liên hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
mới có những dữ kiện cụ thể. Nhà Tần vừa diệt xong sáu nước, thống nhất
Trung Quốc (Lục vương tất, tứ hải nhất), năm 214 trước Công nguyên, đem
quân tiến chiếm đất đai Bách Việt dễ dàng như chẻ tre, nhưng đã không
khuất phục được nhân dân Bách Việt. Người Việt rút vào rừng núi và trong
nhiều năm trời đã tiến hành một cuộc kháng chiến dai dẳng và ác liệt
với những thủ lĩnh can trường như Dịch Hu Tống, Tây Vu Vương, khiến cho
mười vạn quân Tần và chủ tướng Đồ Thư phải vong mạng, chiến dịch xâm
lược Bách Việt của nhà Tần thất bại hoàn toàn. Sự kiện lịch sử này cho
thấy giữa dân Bách Việt và dân Hoa Bắc không có chút liên hệ huyết thống
nào cả, và vào buổi ban sơ, Việt Nam cổ đại không hề hướng về phương
bắc. Đến như việc Triệu Đà nổi lên cát cứ ở Phiên Ngung (gần Quảng
Châu), thôn tính Âu Lạc, lập ra nước Nam Việt vào năm 207 trước Công
nguyên, thì ta cũng không thể căn cứ vào sự kiện Triệu Đà vốn là tướng
nhà Tần, quê quán ở Chân Định, Hoa Bắc, để mà nói rằng nước Nam Việt của
Triệu Đà hướng về phương bắc. Sự thực là Triệu Đà cũng như con cháu của
Triệu Đà và triều đình Nam Việt đã tận tuỵ phục vụ quyền lợi của nhân
dân Nam Việt. Phản ứng lại chính sách kỳ thị của bà Lữ Hậu nhà Hán cấm
dân Hán không được bán trâu bò và nông cụ bằng sắt cho dân Việt, năm 183
trước Công nguyên, Triệu Đà đã xưng đế hiệu và đem quân đánh quận
Trường Sa. Năm 181 trước Công nguyên, nhà Hán sai tướng đem quân cứu
viện Trường Sa và tiến đánh Nam Việt, nhưng quân tướng nhà Hán đã bị
Triệu Đà đánh bại, nhục nhã chạy về. Vua Văn Đế nhà Hán đã cử Lục Giả
mang chiếu thư sang Nam Việt giảng hòa, nhìn nhận rằng toàn bộ cư dân và
lãnh thổ từ Phục Lĩnh (Ngũ Lĩnh) trở về nam là thuộc Nam Việt, hoàn
toàn do vua Nam Việt liệu lý. Năm 112 trước Công nguyên, Tể Tướng Nam
Việt là Lữ Gia đã đem cấm binh vào cung giết Ai Vương, Cù Thái Hậu và sứ
thần nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý vì những người này âm mưu dâng Nam
Việt cho nhà Hán. Rõ ràng là Nam Việt đã chống lại hấp lực từ phương
bắc.
Việt Nam thời Bắc thuộc: sự thắng thế của ảnh hưởng phương bắc.
Năm
111 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem quân
đánh chiếm Nam Việt, lập ra Giao Chỉ Bộ gồm có 9 quận là Nam Hải, Uất
Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đạm
Nhĩ. Từ đó, nước ta bị người Tàu đô hộ hơn một nghìn năm. Tuy đã có rất
nhiều cuộc nổi dậy để giành lại quyền tự chủ, nhưng những nỗ lực đó của
dân ta trước sau đều bị người Tàu đàn áp. Mãi đến năm 939 sau Công
nguyên, Ngô Quyền đánh tan thủy quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, tiếp
đến năm 968 sau Công nguyên, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất
non sông về một mối, lập ra nước Đại Cồ Việt, dân ta mới dứt khoát chặt
đứt xiềng xích nô lệ của người Tàu. Trong khoảng thời gian dài hơn một
nghìn năm Bắc thuộc, đã phát sinh những dữ kiện quan yếu sau đây. Thứ
nhất là đã có sự pha trộn huyết thống giữa dân Việt cổ và dân Hán Hoa
Bắc để hình thành dân Việt ngày nay, bằng cớ là dân Việt ngày nay ở đồng
bằng rất khác biệt với dân Mường ở miền núi vốn là bà con họ hàng với
dân Việt cổ, và sự hiện diện với tỷ lệ cao hơn 50% của các từ Hán Việt
phát âm theo thổ ngữ Trường An (kinh đô các triều Hán Đường) trong ngôn
ngữ Việt Nam. Thứ hai là sự chia cắt Giao Chỉ Bộ thành Giao Châu và
Quảng Châu dưới triều Ngô Tôn Hạo, để rồi mỗi châu tiến hóa theo những
phương hướng khác nhau, Giao Châu về sau độc lập trở thành nước Đại
Việt, Quảng Châu hoàn toàn bị Hán hóa đến độ người Quảng Đông ngày nay
cứ tưởng mình là người Hán mặc dù bị người Hán Hoa Bắc nhạo báng rằng
không nói được quan hỏa đúng giọng (thiên bất phạ, địa bất phạ, chỉ phạ
Quảng Đông nhân thuyết quan hóa). Thứ ba là, tuy rằng đại đa số quan lại
của chính quyền đô hộ là tham tàn hung hiểm, vẫn có một số tận tụy phục
vụ quyền lợi thuộc địa, nhất là trong những giai đoạn loạn lạc ở chính
quốc, như cha con, anh em Sĩ Nhiếp đã kế tục nhau giữ cho Giao Châu được
yên ổn, Cao Biền đắp thành Đại La để phòng ngự Giao Châu tránh khỏi nạn
cướp bóc của quân Nam Chiếu, được dân chúng cảm phục và tôn sùng (Sĩ
Vương, Cao Vương). Thứ tư là di dân từ chính quốc sang Giao Châu không
chỉ thuần túy gồm có lưu dân, tội đồ và thú binh nghèo khổ, mà gồm cả
quan lại mãn nhiệm tự nguyện ở lại thuộc địa, và nhất là sĩ phu và
thương nhân tránh loạn lạc ở chính quốc tìm đến Giao Châu là nơi tương
đối yên ổn để định cư lập nghiệp, khiến cho Giao Châu văn vật hẳn lên,
như lời Vương Bột xưng tụng trong bài Đằng Vương các tự (Gia quân tác
tể, lộ xuất danh khu; đồng tử hà tri, cung phùng thịnh tiển). Thứ năm là
các lãnh tụ nổi lên chống đối chính quyền đô hộ không phải chỉ thuần
túy là dân gốc địa phương như Hai Bà Nữ Vương họ Trưng, Bua Cái (Đại
Vương) họ Phùng, Hắc Đế Mai Thúc Loan, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, mà
gồm cả những người gốc gác từ chính quốc như Lý Bôn, Triệu Quang Phục,
Dương Thanh, Khúc Thừa Dụ, một dữ kiện quan yếu chứng tỏ động cơ nổi dậy
không phải đơn thuần là chống áp bức mang tính chất đấu tranh dân tộc,
mà còn là nhu cầu của thuộc địa mỗi ngày một lớn mạnh muốn độc lập với
chính quốc về mặt chính trị và hành chánh. Tóm lại, trên cơ sở những dữ
kiện lịch sử quan yếu vừa liệt kê, ta có thể rút ra hệ luận rằng trải
qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, trên địa bàn Bắc bộ và Bắc Trung bộ
Việt Nam ngày nay, đã dần dà hình thành một tập thể cư dân mới, ít nhiều
còn giữ được những đặc điểm liên quan với cội nguồn (ăn trầu, nhuộm
răng), nhưng nói chung, trên mọi bình diện, hoàn toàn hướng về phương
bắc. Việc hướng về phương bắc này, buổi đầu là do cưỡng bức bằng các áp
lực quân sự và hành chánh, dần dà về sau là do tự nguyện và trở nên
triệt để đến độ các sinh hoạt tại thuộc địa không khác biệt gì lắm so
với chính quốc, và đến cuối thời Bắc thuộc thì nảy sinh xu hướng muốn
độc lập về chính trị và hành chánh nhưng tự nguyện duy trì các tương
quan kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc hướng về phương bắc trong thời Bắc
thuộc mạnh mẽ đến độ đã đánh bạt ảnh hưởng của phương tây (Ấn Độ), và
làm thay đổi bản chất các sinh hoạt thường nhật cũng như các tín điều
tâm linh của cư dân bản địa. Người ta dùng đũa gắp thức ăn, không ai
dùng tay bốc. Nút áo cài bên trái nhường chỗ cho nút áo cài bên phải.
Chữ viết thời cổ không ai biết, chỉ còn biết chữ Hán và chữ Nôm. Ông Bụt
(Buddha, gốc Ấn Độ) trong ngôn ngữ dân gian nhường chỗ cho Ông Phật (âm
Hán Việt của từ Pụt, A mi tà Pụt, của Trung Quốc). Câu chuyện Tet Seo
(Lang Liệu) thời Hùng Vương chế ra bánh tét bánh dầy cũng bị thay đổi
nội dung. Bánh tét có hình tượng sinh thực khí, liên hệ đến tục thờ
linga của Ấn Độ, đã được bánh chưng hình vuông thay vào cho phù hợp với
vũ trụ quan trời tròn đất vuông của Trung Quốc. Nói tóm lại, việc hướng
về phương bắc trong thời Bắc thuộc là triệt để và toàn diện.
Việt Nam thời tự chủ tự nguyện hướng về phương bắc.
Bước
qua thời tự chủ, từ nhà Đinh cho đến nhà Cựu Nguyễn, Việt Nam tiếp tục
tự nguyện hướng về phương bắc. Tuy trong thực tế, Việt Nam hoàn toàn độc
lập về chính trị và hành chánh, trên danh nghĩa, Việt Nam vẫn tự nguyện
làm phiên thuộc của Trung Quốc. Các vua Việt Nam nhận sắc chỉ, áo mũ,
ấn tín tấn phong của Thiên tử Trung Quốc, và cứ ba năm một lần lại cử sứ
bộ mang cống phẩm sang dâng nạp. Đối với thần dân trong nước cũng như
đối với các lân bang phía tây và phía nam, các vua Việt Nam xưng Vương,
xưng Đế, nhưng đối với Thiên tử Trung Quốc, các vua Việt Nam chịu nhún
xưng thần, và nhận tước vị quận vương, quốc vương. Quốc hiệu tự xưng là
Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, nhưng tước vị do Thiên tử Trung Quốc tấn
phong cho các vua Đinh, Tiền Lê là Giao Chỉ Quận vương, Nam Bình vương,
cho các vua Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn là An Nam Quốc vương, và
cho các vua Cựu Nguyễn là Việt Nam Quốc vương. Các vua Mạc và các vua
đầu đời Lê Trung hưng chỉ được phong An Nam Đô Thống sứ. Đã vậy, việc ép
mình chịu làm phiên thuộc cũng không phải là dễ dàng, cũng không phải
là không cam go gian khổ. Người Tàu chấp nhận cho Việt Nam được tự chủ
chẳng qua là ở trong cái thế không giết được thì tha làm phúc, chứ trong
thâm tâm, lúc nào cũng ấp ủ cái mộng tái chiếm thuộc địa, thiết lập lại
các quận huyện ngày trước. Do đó, Lê Hoàn chỉ được phong sau khi giết
chết Hầu Nhân Bảo ở Ải Chi Lăng, và đánh bại Lưu Trừng trên sông Bạch
Đằng; Lê Lợi chỉ được phong sau khi giết chết Liễu Thăng ở đồi Mã Yên và
vây khốn Tổng Binh nhà Minh Vương Thông trong thành Đông Quan; Nguyễn
Huệ chỉ được phong sau khi bức tử Sầm Nghi Đống ở gò Đống Đa và đuổi
Tổng Đốc Lưỡng Quảng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị chạy dài. Tuy là phiên
thuộc trên danh nghĩa, Việt Nam hoàn toàn độc lập về chính trị và hành
chánh. Trung Quốc cũng không can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, ngoại
trừ trường hợp vua Việt Nam tỏ ra cường ngạnh không chịu thần phục (Hồ
Quý Ly), hoặc Trung Quốc được lợi lớn vì vua Việt Nam tỏ ra qụy lụy
nhượng bộ quá mức (Mạc Đăng Dung). Mặt khác, về các phương diện kinh tế,
văn hóa, xã hội, Việt Nam lại tự nguyện hướng về phương bắc, mặc dù
chẳng có một áp lực nào thúc ép. Việt Nam dùng chữ Hán làm văn tự chính
thức. Sĩ tử ngày đêm dùi mài tứ thư ngũ kinh của Trung Quốc. Trong câu
chuyện thù tạc hằng ngày giữa những người có đôi chút chữ nghĩa, Hán tự
cũng được dùng xen vào (nói chữ). Vào những dịp hệ trọng liên quan đến
vận mạng quốc gia, vua tôi bàn bạc, dặn dò, đối dáp với nhau cũng bằng
Hán tự. Chữ nôm, một biến thể của Hán tự dùng để ghi âm tiếng bản địa
được sáng chế từ thời bắc thuộc, tuy được tiếp tục hoàn bị trong thời kỳ
tự chủ, nhưng cũng chỉ được sử dụng hạn chế, chủ yếu là để làm thơ phú
mua vui, chứ không được giới sĩ phu xem trọng (nôm na mách qué), ngoại
trừ dưới các triều đại Hồ và Nguyễn Tây Sơn. Cũng như dưới thời bắc
thuộc, ảnh hưởng phương tây (Ấn Độ) hoàn toàn bị đánh bật ra khỏi đời
sống văn hóa và xã hội Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam lại tự nguyện làm
mũi dùi xung kích cho văn hóa Trung Quốc, khiến cho văn hóa Ấn Độ mỗi
ngày một thu hẹp địa bàn ảnh hưởng trên bán đảo Đông Dương trước bước
chân nam tiến của dân tộc Việt Nam. Nói tóm lại, Việt Nam trong thời kỳ
tự chủ hoàn toàn hướng về phương bắc. Việc hướng về phương bắc này triệt
để và toàn diện cho đến khi người phương tây da trắng bắt đầu đến Viễn
Đông buôn bán và truyền đạo.
Ảnh hưởng của việc người Tây Dương đến Viễn Đông.
Thực
ra thì người Tây Dương đã đến Viễn Đông từ những thời rất xa xưa, ban
đầu theo con đường hương liệu dọc bờ biển Nam Á, băng qua Ấn Độ để đến
Đông Dương, và về sau theo con đường tơ lụa xuyên qua các đồng cỏ Trung
Á, băng ngang sa mạc Mông Cổ để đến Trung Quốc. Chứng tích của các dữ
kiện lịch sử này là việc phát hiện các đồng tiền La Mã tại di chỉ khảo
cổ Óc Eo ở Nam Bộ Việt Nam, việc người Nhục Chi đem văn minh Hồi giáo
đến khai hóa cư dân quần đảo Indonesia, việc người Ý Marco Polo làm quan
tại Triều đình Mông Nguyên Trung Quốc. Tuy vậy, phải đợi đến các thế kỷ
16, 17, với các tiến bộ trong kỷ thuật đóng tàu và phát triển vượt bực
của ngành hàng hải, người Âu châu tìm đến Viễn Đông buôn bán và truyền
đạo mỗi ngày một nhiều, Việt Nam mới bắt đầu tiếp xúc thực sự với phương
tây Vào thời điểm này, người Anh, người Pháp đã đặt cơ sở ở Ấn Độ,
người Hòa Lan đã vững chân ở Batavia, người Tây Ban Nha đã chiếm cứ
Maní, người Bồ Đào Nha đang kinh dinh Penang, Macao, Nagazaki, do đó,
Việt Nam cũng mở cửa đón tiếp thương thuyền Tây Dương: Đàng Ngoài tại
Phố Hiến, Đàng Trong tại Hội An.
Trong
số những thương nhân và giáo sĩ Tây Dương lui tới Việt Nam lúc bấy giờ,
đáng lưu ý hơn cả là người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha. Người Hòa Lan
thân thiện với Đàng Ngoài, bán súng đạn cho quân đội chúa Trịnh, và một
người con gái Hòa Lan lại được tuyển làm cung phi cho vua Lê Thần Tông.
Người Hòa Lan còn ngầm yểm trợ chúa Trịnh đánh chúa Nguyễn, gây ra mối
bất hòa với Đàng Trong, khiến nẩy sinh ra trận thủy chiến đầu năm 1644
giữa hạm đội Hòa Lan do Pieter Baek chỉ huy và hải quân Đàng Trong dưới
sự tiết chế của Thế tử Nguyễn Phúc Tần (Hiền Vương) ở ngoài khơi Đà
Nẵng. Người Bồ Đào Nha ngược lại, tuy bán súng đạn cho quân đội Đàng
Trong, cũng như thân thiện với chính quyền Dàng Trong hơn, nhưng vẫn giữ
được hòa khí với Đàng Ngoài, do đó, người Bồ Đào Nha đi lại buôn bán và
truyền đạo ở cả hai miền nam bắc. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã tìm cách
ghi âm tiếng Việt theo cả hai giọng nam bắc và đã xây dựng được nền tảng
cho lối viết tiếng Việt theo mẩu tự La tinh. Công trình này về sau được
giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) hoàn chỉnh và trở thành
văn tự chính thức của người Việt Nam ngày nay.
Khác
với trường hợp người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha, công việc buôn bán
của người Anh ngay từ buổi đầu đã không được thuận lợi cho lắm. Người
Anh chuyên tâm vào việc trao đổi hàng hóa để kiếm lợi, trong lúc các
chúa Trịnh chúa Nguyễn lại muốn người Tây Dương đem súng đạn đến bán để
canh tân quân đội hòng khuynh loát đối phương, mục tiêu hai bên không
tương đồng nên việc giao thiệp mỗi ngày một lạnh nhạt. Gia dĩ, người Anh
lại ỷ thế mạnh không tôn trọng chủ quyền bản xứ, tự tiện chiếm cứ đảo
Poulo Condore năm 1702 để lập thương điếm, khiến cho Trấn Thủ Trấn Biên
là Trương Phước Phan phải dùng mưu cho người Chà Và trà trộn vào làm
việc cho thương điếm rồi thừa cơ nổi lửa làm loạn, giết chết hết các
thương nhân người Anh. Cuối thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người Anh
không còn có thương điếm ở Việt Nam nữa. Mãi đến khi Tây Sơn nổi lên,
người Anh Charles Chapman có tìm đến Qui Nhơn thương lượng việc buôn
bán, Nguyễn Nhạc nhân đó cũng muốn người Anh giúp đỡ súng đạn tàu thuyền
để mưu chuyện làm chủ Đông Dương, nhưng việc thương thuyết chẳng đi đến
đâu. Sau khi Gia Long thống nhất Việt Nam, người Anh lại phái sứ giả là
Robert mang phẩm vật đến Huế năm 1803 để xin mở thương điếm ở Trà Sơn
(Đà Nẵng), nhưng bị Gia Long từ chối.
Về
phần người Pháp, cũng như người Anh, người Pháp rất chú ý đến đảo Poulo
Condore, nhưng những nỗ lực của Pháp để thiết lập thương điếm tại nơi
đây (Renault năm 1721, Pierre Poivre năm 1748, Protais Leroux năm 1755)
đều không có kết quả. Cũng như người Bồ, người Pháp chuyên chú vào việc
truyền đạo xuyên qua hoạt động tích cực của Hội Dòng Tên (Jesuites) và
Hội Ngoại Quốc Truyền Giáo (Missions Étrangères), khiến cho các chúa
Trịnh chúa Nguyễn e ngại cho uy thế của mình mà đâm ra nghi kỵ, (nhất là
sau khi Giáo Hoàng Clément XI ban hành sắc lệnh năm 1715 cấm ngặt việc
thờ cúng tổ tiên), đưa đến kết quả không hay là việc cấm đạo ở cả Đàng
Ngoài lẫn Đàng Trong vào cuối thế kỷ 17 và suốt thế kỷ 18. Mãi đến khi
chiến cuộc giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh xẩy ra, người Pháp mới có dịp dự
phần vào việc gây ảnh hưởng trở lại tại Việt Nam qua vai trò của Giám
mục Adran là Pierre Joseph Georges Pigneau (Bá Đa Lộc). Giám mục Adran
với tư cách cá nhân đã giúp Nguyễn Ánh đóng tàu, đúc súng, xây thành,
chuyên viên kỹ thuật, cố vấn quân sự, để đánh thắng Tây Sơn. Sau khi Gia
Long lên ngôi, nhiều người Pháp ở lại làm quan tại Triều đình Huế.
Nhưng đến đời Minh Mạng, Việt Nam cấm đạo trở lại, các quan chức người
Pháp cũng lần lượt bỏ về nước. Đến cuối đời Tự Đức thì người Pháp liên
binh với người Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh
xâm lược mấy mươi năm trời, và việc Pháp đô hộ Đông Dương gần cả thế kỷ.
Nói
tóm lại, trong giai đoạn thứ hai này của thời kỳ tự chủ, từ lúc người
Tây Dương vào buôn bán và truyền đạo ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong nước
Đại Việt, cho đến lúc người Pháp đặt nền đô hộ và chia cắt nước Đại Nam
thành ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Việt Nam vẫn tiếp tục hướng về
phương bắc trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ảnh
hưởng phương tây chỉ xẩy ra những khi có tranh chấp nội bộ bằng binh
lực, và giới hạn trong việc mua bán đạn dược, kỹ thuật đúc súng, đóng
tàu, xây dựng thành lũy. Những nhu cầu nhất thời này đương nhiên kéo
theo một vài đặc quyền dành cho người Tây Dương như việc cấp đất lập
thương điếm, việc cho phép các giáo sĩ tự do đi lại giảng đạo. Nhưng một
khi không còn chiến tranh nội bộ, nghĩa là không còn nhu cầu nhờ vũ khí
phương tây để canh tân quân đội trong mục tiêu khuynh loát đối thủ, thì
ảnh hưởng phương tây cũng theo đó mà mờ nhạt đi. Thực vậy, sau khi
Trịnh Nguyễn giảng hòa, lấy sông Gianh phân chia địa bàn cát cứ, hay sau
khi Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi vua ở Phú Xuân, việc buôn
bán của người Tây Dương dần dà gập nhiều điều trở ngại để rồi thương
điếm phải dẹp bỏ, và việc cấm đạo Gia Tô mỗi ngày một trở nên gay gắt.
Chỉ có một biệt lệ cho sự kiện lịch sử này là việc các vua chúa Việt Nam
tiếp tục tin tưởng vào khả năng chửa bệnh theo tây y, như chúa Thế Tông
lưu giữ giáo sĩ Koffler ở lại làm thầy thuốc cho chúa và việc vua Quang
Trung nhờ thầy thuốc người Âu chửa bệnh cho Chính cung Hoàng hậu họ
Phạm. Ngoài hai nhu cầu về kỹ thuật quân sự và y học khiến Việt Nam vào
thời kỳ này hướng về phương tây, trên các lãnh vực khác, Việt Nam nhất
nhất hướng về phương bắc. Ngay như việc Quang Trung dùng chữ nôm thay
Hán tự, mới nghe qua thì tuởng như là một sự canh cải mang tính cách dân
tộc trong chiều hướng muốn vươn lên để thoát khỏi vòng lệ thuộc phương
bắc, nhưng xét cho cùng thì việc dùng chữ nôm vào thời Quang Trung không
có chung bối cảnh lịch sử với việc dùng chữ nôm thời Hồ Quý Ly. Chữ nôm
thoát thai từ chữ Hán, muốn đọc chữ nôm, trước hết phải đọc được chữ
Hán. Thời Quang Trung đã có chữ quốc ngữ. Muốn bớt lệ thuộc phương bắc
về văn hóa, sao không dùng ngay chữ quốc ngữ? Muốn giảm thiểu áp lực từ
phương bắc, sao không bắt ngay cơ hội trước mắt để cấp kỳ hướng về
phương tây, canh tân xứ sở như sau đó nguời Nhật Bản đã làm? Đến việc
Gia Long dần dà lạnh nhạt với những người Pháp đã giúp mình lật đổ Tây
Sơn, không tiếp phái viên của vua Louis XVIII là thuyền trưởng A. de
Kergariou, từ chối nhận cống phẩm của người Anh Robert mang đến Huế để
xin mở thương điếm Trà Sơn, rập khuôn luật pháp, quan chế, học thuật của
người Tàu Mãn Thanh, thì rõ ràng xu hướng phục Tàu, theo Tàu, đã trở
thành căn bệnh cố hữu, và lòng ngờ ghét người Tây Dương mỗi ngày một gia
tăng. Việc Đông Cung Cảnh nông nổi đập phá bàn thờ gia tiên không những
đã mang lại hậu quả tất yếu là con ngài không được nối ngôi tôn, mà còn
khiến cho Gia Long lúc lâm chung trăn trối với Minh Mạng rằng phải cảnh
giác dã tâm trục lợi của người Tây Dương và mầm mống phản loạn của dân
theo Ki tô giáo. Nhưng sự kiện này chỉ là trong muôn một những nguyên
nhân đưa đến chính sách bế môn tỏa cảng và cấm đạo từ đời Minh Mạng trở
về sau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tinh thần cố hữu một lòng một dạ
hướng về phương bắc, cho rằng thiên hạ văn minh chỉ có mỗi một nước Tàu.
Chứng cớ là cuối đời Tự Đức, nhà vua và đình thần cứ khư khư theo nề
nếp cũ, bám chặt các tư tưởng thủ cựu bắt rể từ văn hóa Trung Quốc, bỏ
ngoài tai các đề nghị cải cách theo phương tây, thậm chí khi quân Pháp
đã toàn thắng cuộc chiến tranh xâm lược, “cửa Thuận an Tây lấy, Trấn
Bình đài Tây vô”, Tự Đức vẫn còn cử sứ bộ sang Tàu cầu viện, những mong
dựa vào áp lực từ phương bắc để chống lại áp lực từ phương tây.
Việt Nam thời Pháp thuộc: sự thắng thế của ảnh hưởng phương tây.
Nhưng
nước Tàu lúc này đang suy yếu, tự mình không cứu nổi mình thì còn hòng
che chở cho ai! Bởi vậy, sau những nổ lực vận động không kết quả của sứ
thần nhà Thanh là Tăng Khải Trạch với chính phủ Pháp Jules Ferry để lập
một quốc gia trái độn từ biên giới Quảng Tây đến Qưảng Bình, người Tàu
phải ký Hòa ước Thiên Tân năm 1885 thừa nhận chủ quyền của Pháp trên
lãnh thổ Đại Nam. Mặt khác, người Pháp tìm mọi cách để xóa sạch ảnh
hưởng của người Tàu trong tâm khảm người Việt. Về mặt chính trị, xưa kia
Thiên tử Trung Quốc tấn phong vua Việt Nam thì bây giờ Đại Diện chính
phủ Pháp chủ tọa lễ đăng quang của vua Hàm Nghi, và cũng được hưởng đặc
lệ đi cổng giữa của lầu Ngọ môn để vào điện Thái Hòa y như các sứ thần
Trung Quốc ngày trước. Triều đình Huế phải tiêu hủy trước mặt Đại Diện
chính phủ Pháp chiếc ấn Việt Nam Quốc Vương nhà Mãn Thanh đã phong cho
các vua nhà Nguyễn. Về mặt ngoại giao, nước Pháp đại diện cho Việt Nam
trong việc giao thiệp với nước ngoài. Người Pháp đắp đập bít cửa Thuận
an, tuyệt đường tàu thuyền nước ngoài ngược dòng Hương giang để cô lập
Kinh thành Huế. Buổi đầu, dưới thời các Đô đốc Hải quân cai trị, người
Pháp chỉ chú tâm mở mang thành phố Sài Gòn, với chủ ý hướng về phía tây,
bành trướng thế lực lên Lào, Cao Mên, và Thái Lan. Nhưng về sau, dưới
thời các Toàn quyền dân sự cai trị, từ Paul Doumer (1897-1902) trở đi,
người Pháp lại mở mang thành phố Hà Nội, chủ ý hướng về phía bắc, mưu đồ
kiêm tính các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Về mặt hành chánh,
người Pháp trực tiếp cai trị Nam Kỳ, chia lại các phân hạt hành chánh;
lấy các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng làm nhượng địa; và đặt
chế độ bảo hộ lên Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nghĩa là duy trì các tỉnh, các
phủ, huyện, châu và các quan lại Nam triều (ngoại trừ tại các vùng cao,
Tri châu người Kinh được thay thế bằng các tù trưởng bộ lạc người thiểu
số), chỉ đặt Khâm sứ, Thống sứ ở cấp kỳ, và các Công sứ ở cấp tỉnh để
điều khiển và kiểm soát quan lại bản xứ mà thôi. Về mặt tư pháp, bộ luật
Gia Long, một bộ luật rập khuôn theo luật Tàu, được Philastre chú giải,
và bộ Hoàng Việt luật lệ được Aubaret dịch ra tiếng Pháp, để các quan
chức người Pháp tham khảo pháp điển Việt Nam. Tại Nam Kỳ, hình luật và
dân luật Pháp được áp dụng ngay từ năm 1883. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
luật lệ xưa vẫn còn được áp dụng cho đến khi ban bố các luật lệ mới theo
tinh thần phương tây: thủ tục tố tụng hình sự năm 1917, hình luật năm
1921, dân luật năm 1931 tại Bắc Kỳ; hình luật và thủ tục tố tụng hình sự
năm 1933, dân luật chia làm 3 đợt từ năm 1936 đến năm 1939 tại Trung
Kỳ. Ngoài ra lại còn những luật lệ chung cho cả 5 xứ Đông Pháp như luật
điền thổ ban hành năm 1925 và luật lao động công bố năm 1936. Nguyên tắc
phân quyền giữa hành pháp và tư pháp được áp dụng, cho dù có biệt lệ là
việc thành lập các hội đồng đề hình tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho phép các
giới chức hành chánh can dự vào ngành tư pháp với thẩm quyền rộng rãi
để xét xử các vụ bạo loạn chống Pháp. Nhưng những nỗ lực hữu hiệu nhất
nhằm mục đích xóa bỏ ảnh hưởng của Tàu là về các mặt văn hóa và xã hội.
Năm 1902, Hà Nội được chọn làm thủ đô của Đông Pháp và được mở mang để
làm trung điểm phô trương văn minh Đại Pháp. Các Toàn quyền Dân sự như
Paul Beau, người kế nhiệm Paul Doumer, và nhất là Albert Sarraut, đã lần
lượt thiết lập tại Hà Nội các Nha Y tế, Nha Học chính, Viện Đại Học
Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác cổ; đồng thời tại Hà Nội cũng như tại
các thành phố lớn, nhiều bệnh viện, nhà hộ sinh, chẩn y viện, trường
trung và tiểu học được xây cất để canh tân tổ chức y tế và giáo dục cổ
truyền theo những kiến thức khoa học kỷ thuật của phương tây. Để nhen
nhúm tinh thần chống Tàu, ghét Tàu, xem thường Tàu, “Nha Học chính Đông
Pháp giao cho các ông Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận”
soạn sách giáo khoa, đề cao các anh hùng dân tộc có công đánh bại người
Tàu. Thi cử và bằng cấp được thay đổi. Bãi bỏ thi hương năm 1915 tại
Bắc Kỳ, và năm 1918 tại Trung Kỳ. Văn bằng Thành chung (Diplôme) được
xem tương đương với Cử nhân Hán học, văn bằng Tú tài (Baccalauréat) được
xem tương đương với Tiến sĩ Hán học. Chữ quốc ngữ được phổ cập đến cấp
tổng cấp làng, được sử dụng trong các trường sơ và tiểu học, được dùng
trong các tờ sức của phủ huyện gửi xuống các địạ phương thuộc quyền. Báo
chí quốc ngữ được khuyến khích, được tài trợ. Các tạp chí Thần Kinh ở
Huế, Đông Dương, Nam Phong ở Hà Nội, bên cạnh chữ quốc ngữ thỉnh thoảng
có chua Hán tự để các nhà nho quen dần với lối viết mới. Hán tự dần dà
chỉ còn được dùng để viết chỉ dụ của nhà vua, sớ biểu của đình thần, thi
phú của nhà nho, và trong việc tế tự. Việc truyền đạo Gia tô được đẩy
mạnh, giáo dân được ưu đãi dưới thời Pháp thuộc, đó là lẽ đương nhiên.
Điều đáng lưu ý là đạo Phật cũng được khuyến khích phát triển: người
Pháp đã yểm trợ Bác sĩ Lê Đình Thám ở Huế tổ chức Hội Phật Học và ấn
hành nguyệt san Viên Âm. Phải chăng đây là dụng ý cao thâm của người
Pháp muốn sĩ phu Việt Nam quên đi cái thực tế “hình nhi hạ” quốc phá gia
vong trước mắt để hướng tất cả tâm chí về cõi siêu nhiên cực lạc? Tóm
lại, bằng nhiều hình thức áp đặt khác nhau, tinh vi và sâu sắc, dưới
thời Pháp thuộc, ảnh hưởng khoa học kỷ thuật phương tây đã đánh bạt ảnh
hưởng văn hóa phương bắc.
Từ Hòa ước
Patenôtre ký ngày 6-6-1884 thừa nhận cuộc bảo hộ của Pháp và biến cố
thất thủ Kinh đô ngày 23-5-Ất Dậu (1885) cắm mốc sự kiện Việt Nam hoàn
toàn mất chủ quyền, đến Bản Tuyên cáo của Triều đình Huế ngày 12-3-1945
phủ nhận Hòa ước Patenôtre, tuyên bố Việt Nam độc lập và cắt đứt mọi
liên hệ với Pháp, tính ra vừa chẵn 60 năm. Thời gian không đủ dài để
thay đổi toàn diện lề lối sinh hoạt thường nhật cũng như các tín điều
tâm linh của người Việt Nam như tác động của 1050 năm Bắc thuộc. Ngoại
trừ Nam Kỳ, ảnh hưởng phương tây tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ khó mà len lõi
vào bên trong các lũy tre xanh, cải hóa cung cách sinh hoạt và nề nếp
suy nghĩ của người nông dân, không những chỉ vì thời gian lệ thuộc Pháp
không đủ dài, mà chủ yếu là vì thực trạng xã thôn tự trị và tổ chức hành
chánh hạ tầng phải qua trung gian quan lại Nam triều và hào mục địa
phương vốn là những hạng người thủ cựu. Ngược lại, đối với cư dân thành
thị và những người có chữ nghĩa ở nông thôn, ảnh hưởng phương tây mỗi
ngày một đậm nét. Giới sĩ phu cựu học nhận chân thực trạng thua trận
(“Nào có ra gì cái chữ nho, Ông nghè, ông cống cũng nằm co”…), từ bỏ
thái độ chống đối tiêu cực, tìm đọc sách báo quốc ngữ, và cho con cháu
theo học các trường Pháp Việt. Các nhà nho cách mạng tách rời ý niệm
trung quân ra khỏi chủ nghĩa ái quốc, từ bỏ các chủ trương cần vương,
bình tây sát tả (dẹp tây giết đạo), mà hô hào duy tân, cắt búi tóc, mặc
âu phục, khởi xướng phong trào Đông du, tổ chức Đông Kinh nghĩa thục,
hoặc đi xa hơn chút nữa, chủ trương Pháp Việt đề huề. Giới thanh niên
trí thức hăng hái theo học các trường cao đẳng chuyên khoa; những người
có điều kiện thì tìm cách sang Pháp du học. Những thành phần trí thức
này khi thành tài, tuy đa số phục vụ chính quyền bảo hộ, vẫn có một số
đáng kể làm những nghề tự do, hô hào âu hóa, đổi mới phong tục, chú
trọng thực nghiệp, thành lập các đảng chính trị nhằm mục đích giải phóng
dân tộc, cải tiến dân sinh, xây dựng dân chủ. Giới văn nghệ sĩ thì sử
dụng chữ quốc ngữ để viết văn mới, làm thơ mới, diễn kịch nói, kịch thơ,
và soạn nhạc mới theo kỷ thuật và giai điệu phương tây. Nói tóm lại,
dưới thời Pháp thuộc, ảnh hưởng phương bắc phải nhường bước cho ảnh
hưởng phương tây, và trong nửa đầu thế kỷ 20, cư dân thành thị, nhất là
trí thức tiểu tư sản, dần dà thấm nhuần lề lối sinh hoạt và nề nếp suy
nghĩ của phương tây. Trong bối cảnh đó, các ý niệm tự do, quyền công
dân, quyền con người, cũng như các tư tưởng chính trị, từ dân chủ tư sản
đến chuyên chính vô sản, đã du nhập vào Việt Nam, làm tiền đề cho việc
thành lập các đảng phái cách mạng quốc gia và quốc tế, mở màn cho việc
phân tranh ý thức hệ giữa những người Việt Nam yêu nước từ cuối thời
Pháp thuộc cho đến nay, triền miên và bi thảm.
Việt Nam thời liên hiệp quốc cộng: thế yếu kém của phương bắc.
Chiến
dịch Meigo tối ngày 9-3-1945 của quân đội Nhật Bản đã chấm dứt vị thế
độc tôn của người Pháp tại Đông Dương. Đồng thời việc Đồng Minh tại Hội
nghị Postdam quyết định giao cho Trung Quốc giải giới quân đội Nhật Bản ở
phía bắc vĩ tuyến 16 đã tạo cho Trung Quốc cơ hội gây lại ảnh hưởng đối
với Việt Nam. Trước đây, chính quyền Trung Hoa quốc gia dung dưỡng tất
cả những người Việt Nam chống Pháp trốn tránh sang Tàu, yểm trợ họ tổ
chức lực lượng để chờ cơ hội về nước cướp chính quyền. Những người cách
mạng Việt Nam mặc áo quần kaki nhưng không mang cấp bậc và phù hiệu,
trông ra quan chẳng ra quan, quân chẳng ra quân, là một hiện tượng rất
thường thấy ở các tỉnh miền nam nước Tàu, vì vậy người Tàu thường bảo
nhau: “Quan bất thị quan, quân bất thị quân, thị An Nam cách mạng giả”.
Trong Thế chiến II, Trương Phát Khuê giúp cho Nguyễn Hải Thần củng cố
lại Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội ở Liễu châu, Tiêu Văn và Ngô Trạch
bảo cử cho Hồ Chí Minh đem tiền bạc và cán bộ của Cách Mệnh Đồng Minh
Hội về Việt Bắc hoạt động tình báo, Ngô Thiết Thành làm trung gian để 3
đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng (Phân bộ Côn Minh), Đại Việt Quốc Dân Đảng,
và Đại Việt Dân Chính Đảng hợp nhất thành Quốc Dân Đảng Việt Nam (Mặt
Trận Quốc Dân Đảng), cho tiện việc phối hợp các hoạt động quốc nội và
quốc ngoại. Những sự yểm trợ này của các giới chức quân chính Trung Quốc
đều nhắm mục đích đánh phá ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam để áp
đặt trở lại ảnh hưởng của phương bắc. Trong lời phát biểu của Tưởng Giới
Thạch tại Trùng Khánh vào cuối tháng 4 năm 1945 nhân dịp Bí Thư trưởng
Quốc Dân Đảng Trung Quốc là Ngô Thiết Thành chiêu đãi phái đoàn Quốc Dân
Đảng Việt Nam do Nguyễn Tiến Hỷ cầm đầu, Tưởng Giới Thạch đã nói rằng
sự kiện phái đoàn Việt Nam hiện diện tại Thủ đô (kháng chiến) của Trung
Quốc là biểu trưng của việc Việt Nam trở về với Trung Quốc. Sau ngày
Nhật Bản đầu hàng, Lư Hán và Tiêu Văn, do 2 ngã Vân Nam và Quảng Tây,
kéo 180.000 quân vào Bắc Việt và Bắc Trung Việt, đi theo có các lực
lượng vũ trang của Vũ Hồng Khanh, của Nguyễn Hải Thần, của Vệ An Quốc
(Vi Văn Lưu), của Vũ Kim Thành v.v., tất cả đều có xu hướng thân Trung
Quốc. Đến ngày 15-12-1945, Quốc Dân Đảng Việt Nam ra sinh hoạt công
khai, trụ sở trung ương đặt tại Trường Tiểu học Đỗ Hữu Vị ở Hà Nội, thì
các lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Tàu kéo về, và các
lực lượng vũ trang của Đại Việt Quốc Dân Đảng rải rác khắp nước, như
chiến khu Lạc Triệu, Kép, Trường Lục quân Yên Bái, Gi Linh (Thanh Hóa),
Quảng Nam, An Điền (Nam Bộ), đều được gọi là Quốc Dân quân. Trong lúc
quân Pháp theo gót quân Anh trở lại chiếm đóng nhiều nơi ở Nam Bộ và Nam
Trung Bộ thì ở phía bắc vĩ tuyến 16, quân Pháp bại trận vẫn còn bị giam
trong các trại tù. Với sự liên minh của các lực lượng vũ trang và sự
hợp tác của các nhân vật chính trị cách mạng chống Pháp, thanh thế của
Trung Hoa Quốc gia lúc bấy giờ tại Hà Nội và Huế rất lớn. Trong lúc đó,
Việt Minh tuy có chính quyền trong tay, nhưng vướng phải trở ngại là
trót mang lốt mác-xít lê-ni-nít nên gặp khó khăn từ nhiều phía. Để thoát
ra khỏi tình trạng ngặt nghèo, Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng sản Đông
Dương ngày 11-11-1945, và vận động với Tiêu Văn làm áp lực với Quốc Dân
Đảng và Đồng Minh Hội để thành lập chính quyền liên hiệp quốc cộng. Ngày
22-12-1945, Quốc Dân Đảng thỏa hiệp nhận 50 ghế trong số 350 ghế Đại
biểu Quốc Hội sẽ chính thức được bầu vào ngày 6-1-1946. Vì gặp sự chống
đối của Đại Việt Quốc Dân Đảng cương quyết không tham gia chính quyền
liên hiệp, nên tối ngày 24-2-1946, Tiêu Văn triệu tập một buổi họp mặt
tại Sứ quán Trung Quốc để thuyết phục các đại biểu Quốc Dân Đảng tham
gia chính phủ Hồ Chí Minh. Do đó, ngày 2-3-1946, chính phủ liên hiệp
quốc cộng được công bố thành lập, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, Nguyễn
Hải Thần làm Phó Chủ Tịch, với 10 Bộ Trưởng, chia ra như sau: 2 không
đảng phái, 2 Đồng Minh Hội, 2 Quốc Dân Đảng, 4 cợng sản. Nếu lúc bấy giờ
Hồ Chí Minh thực lòng đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên lý tưởng quốc tế
vô sản, chân thành hợp tác với những người yêu nước quốc gia chủ nghĩa
để chống lại âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp thì dễ gì quân
Pháp kéo vào chiếm đóng các thành phố quan yếu của Việt Nam ở phía bắc
vĩ tuyến 16. Mặt khác, nếu lúc bấy giờ Trung Hoa Dân Quốc hội đủ điều
kiện để có thể hành xử theo tư thế một cường quốc khu vực thì chắc chắn
sẽ có tác động lớn lao đến tình hình Việt Nam. Việt Nam sẽ lại hướng về
phương bắc.
Nhưng Trung Hoa Dân Quốc tuy
mang danh nghĩa một trong tứ cường thắng trận mà thực chất chỉ là cái
thùng rỗng, quân sĩ thì hèn yếu, tướng lãnh thì tham ô, kinh tế thì kiệt
quệ. Tại Việt Nam, viên tư lệnh Lư Hán đã vô học lại bất tài, mọi việc
đều giao cho Tiêu Văn và Chu Phúc Thành liệu lý. Từ khi được tin Long
Vân bị Tưởng Giới Thạch thừa cơ đánh úp đoạt mất Vân Nam, Lư Hán càng tỏ
ra chán nản, suốt ngày chỉ hút thuốc phiện và ăn của đút. Hồ Chí Minh
lại khéo lấy lòng Lư Hán và Tiêu Văn, đem vàng bạc mua chuộc 2 viên
tướng này để họ không thi hành lệnh của Trùng Khánh thay thế chính phủ
Hồ Chí Minh bằng một chính phủ do Bảo Đại cầm đầu. Giới tài phiệt Quảng
Châu lại hám lợi, vận động chính phủ Trùng Khánh ký với Pháp thỏa hiệp
ngày 28-2-1946 để cho quân Pháp vào chiếm đóng phía bắc vĩ tuyến 16, đổi
lại, người Pháp hoàn trả đường hỏa xa Côn Minh-Hải Phòng cho Trung
Quốc, cho hàng hóa Trung Quốc quá cảnh miễn thuế, và nhường cho Trung
Quốc một khu vực tại cảng Hải Phòng. Như vậy, về phía chính phủ Trùng
Khánh, đây là hành động phản bội trắng trợn đồng minh của mình chỉ vì
mối lợi trước mắt. Chính phủ Hồ Chí Minh bị đặt trước một việc đã rồi,
nên mấy ngày sau phải ngậm bồ hòn thuận theo ý của người Tàu mà ký với
Jean Sainteny hiệp định sơ bộ 6-3-1946, chấp nhận qui chế một quốc gia
tự do trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, và để cho quân
Pháp chiếm đóng những thành phố quan yếu của Việt Nam ở phía bắc vĩ
tuyến 16. Việc ký kết này là một sự nhượng bộ quá mức, một sự đầu hàng
nhục nhã, một sự phản bội nhân dân không tiền khoáng hậu. Bởi vậy,
Nguyễn Tường Tam không chịu phó thự và Tiêu Văn đã làm áp lực để Vũ Hồng
Khanh ký thay. Về sau này, trong bài phát biểu “Dưới bóng cờ vẻ vang
của Đảng, tiến lên dành những thắng lợi mới” đọc trên đài phát thanh Hà
Nội ngày 3-2-1970, Lê Duẫn đã khoác lác ví von việc Hồ Chí Minh ký Hiệp
định sơ bộ 6-3-1946 như một tuyệt chiêu trong võ thuật, một mũi tên bắn
hạ 2 con chim cùng một lúc, vừa đẩy lui quân Tàu Tưởng, vừa tạo điều
kiện đánh diệt phe phản động theo Tàu. Sự thực thì khi hạ bút ký Hiệp
định sơ bộ rước quân Pháp vào miền BắcViệt Nam, Hồ Chí Minh đã theo Tàu
trước ai hết, đã ngoan ngoãn chiều theo ý đồ bọn Tàu Tưởng để được an
thân, đã phản bội các chiến hữu liên hiệp với mình chống Pháp, đã phản
bội đại khối nhân dân đóng góp vàng bạc và mạng sống của mình để chống
việc người Pháp âm mưu áp đặt trở lại nền đô hộ lên dân tộc Việt Nam.
Hành động tham vàng bỏ nghĩa của bè lũ Lư Hán Tiêu Văn, cũng như thái độ
buông xuôi bất lực của chính phủ Trùng Khánh, đã khiến các nhà cách
mạng Việt Nam theo Tàu chán ngán. Bởi vậy, sau khi rút về Trung Quốc,
ngoại trừ những phần tử xưa nay vẫn làm công cụ cho người Tàu, hầu hết
những nhà cách mạng Việt Nam trước đây tin tưởng ở Tàu nay dứt khoát
quay lưng với phương bắc để tìm đến phương tây. Nói tóm lại, trong cái
thế giằng co ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây vào những năm
1945-1946, Trung Hoa Dân Quốc vì thiếu tư cách và kém khả năng về nhiều
mặt nên đã bỏ lỡ cơ hội chiếm thế thượng phong.
Việt Nam thời cận đại: thế giằng co giữa phương bắc và phương tây.
Cuối
năm 1949, những người lính của Lâm Bưu xuất hiện trên các ngọn đồi
Quảng Tây, và cái thế giằng co ảnh hưởng tại Việt Nam giữa phương bắc và
phương tây nói trên đây bước vào một thế trận mới, rất khác biệt. Mới
và khác biệt bởi lẽ cái thế giằng co ấy không những chỉ xảy ra giữa Tàu
Mao và Pháp mà còn xãy ra giữa Tàu Mao và Nga Xô, giữa Tàu Mao và Hoa
Kỳ. Người quan sát và phân tích tình hình sẽ tìm thấy trong mớ bòng bong
tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường tại Việt Nam không ít những
thí dụ điển hình nêu bật sự hơn kém giữa đôi bên tranh chấp để rút ra
bài học thực tiển cho dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21 này là, để làm
cho dân giàu nước mạnh, Việt Nam nên chủ động hướng về phương nào,
phương bắc hay phương tây?
Ngày 18-1-1950,
Trung cộng công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Biên giới Hoa Việt
được thông đường, Trung công cấp kỳ đưa 40.000 bộ đội chính quy Việt
cộng qua biên giới để tái huấn luyện và võ trang. Từ 1-3-1950, mỗi ngày
có hàng ngàn xe vận tải Trung cộng chở quân nhu và chiến cụ qua Việt
Nam, có cả đại pháo và cao xạ phòng không. Cố vấn quân sự và kỷ thuật
Trung cộng cũng bắt đầu xuất hiện, từ Bộ Tổng Tư lệnh cho đến các đơn vị
bên dưới tới cấp tiểu đoàn. Tháng 6-1950, Việt cộng thành lập Tổng cục
Chính trị, công khai đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản qua
hệ thống các chính ủy đại đơn vị và các chính trị viên tiểu đoàn và đại
đội. Đến nửa sau năm 1950, Việt cộng đã tổ chức được một số đơn vị tác
chiến tinh nhuệ như các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320. Rập khuôn Hồng
quân Trung cộng, các sĩ quan Việt cộng bắt đầu mang quân hàm, hưởng các
qui chế cung cấp khác nhau: đại táo, trung táo, tiểu táo, đặc táo, tùy
theo chức vụ và cấp bậc, và có cần vụ theo hầu.
So
sánh binh lực hai bên lâm chiến lúc bấy giờ, từ cấp tiểu đoàn trở
xuống, thì bộ đội Việt cộng có nhiều ưu thế hơn quân đội Liên Hiệp Pháp
về mặt vũ trang. Hơn nữa, vừa mới chuyển qua vận động chiến là Việt cộng
đã noi theo gương Trung cộng sử dụng chiến thuật biển người. Hậu quả
đầu tiên được ghi nhận là sự tan rã của 2 binh đoàn Charton và Lepage ở
trận Đông Khê-Thất Khê vào đầu tháng 10 năm 1950, và tiếp theo là việc
quân Pháp triệt thoái Lạng Sơn vào cuối tháng 10 và Lào Kai vào đầu
tháng 11 năm 1950. Các cố vấn Hồng quân như Trần Canh, Dương Đắc Chí, Vi
Quốc Thanh, Lã Quý Ba bắt đầu vênh váo lên mặt, cho rằng chiến thuật
biển người của Lâm Bưu là vô địch. Sự thực thì việc Carpentier quyết
định rút quân ra khỏi Cao Bằng chỉ là việc thực hiện kế hoạch Revers đã
được Thủ tướng Pháp Queille chấp thuận, dựa vào tin tức tình báo ước
tính có tới 20 sư đoàn Hồng quân đang tập trung ở vùng biên giới mà
người Pháp tránh né không muốn chạm mặt. Đến như việc hai binh đoàn
Charton Lepage bị thảm bại thì lý do chính không phải là vì Võ Nguyên
Giáp đã áp dụng hữu hiệu chiến thuật biển người của Trung cộng, mà vì
các sĩ quan Pháp đã bị bất ngờ trước hỏa lực vượt trội và tinh thần
chién đấu xã thân của bộ đội Việt cộng lần đầu tiên từ du kích chiến
chuyển sang vận động chiến. Việc triệt quân ra khỏi Lạng Sơn chỉ là hậu
quả của sự kiện thất trận Đông Khê-Thất Khê, quân Pháp ở Lạng Sơn chưa
đánh đã rút. Việc lui quân từ Lào Kai và Lai Châu đã được tiến hành tốt
đẹp, Pháp lui quân để bảo toàn lực lượng, để tránh việc chạm địch ở một
địa bàn chiến lược bất lợi, mặc dù trước đó đã thắng trận đồn Phố Lu,
gây thiệt hại hơn 1.000 nhân mạng cho đại đoàn 308. Đâu có nơi nào dành
chổ cho thành quả của chiến thuật biển người và công trạng của các tướng
lãnh Hồng quân Trung Quốc. Đây là sự thực, được khẳng định thêm về sau
qua thảm bại kinh hoàng của các đợt xung phong biển người của bộ đội
cộng sản ở Mạo Khê, ở Vĩnh Phúc Yên, và ở Nà Sản trong suốt năm 1951.
Việt cộng đã thảm bại vì thân người trần trụi, cho dù với số đông áp
đảo, vẫn không sao thắng nổi đạn đại liên , bom napalm, và các tầng lưới
lửa. Trong cuộc chiến chống thực dân, người Việt Nam đã không học được
điều gì mới lạ từ phương bắc. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chủ yếu
là nhờ vào sự kiện người Mỹ không giữ lời hứa mang không lực hùng hậu
của hạm đội 7 đến dội bom xuống biển người tiến công. Cứ xem màn kết
thúc trận Khe Sanh năm 1968 thì thấy rõ. Cũng cùng một loại cứ điểm bị
vây, cũng cùng một địa hình lòng chảo, cũng cùng một lối tiến đánh địa
đạo, nhưng Võ Nguyên Giáp đã phải bó tay trước mìn claymore và chiến
thuật dùng bom rải thảm của Mỹ, và đã phải thừa nhận rằng trong chiến
tranh hiện đại, yếu tố quyết định chủ yếu là hiệu năng của vũ khí chứ
không phải là ý chí của con người.
Tại
Hiệp nghị Genève năm 1954, Trung cộng ép buộc Việt cộng chấp nhận chia
đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17, mặc dù đối chiếu với thực trạng thắng lợi
trên chiến trường lúc bấy giờ, Việt cộng có thể đòi hỏi nhiều hơn. Tại
phía nam vĩ tuyến 17, người Mỹ hất chân người Pháp và yểm trợ một chính
thể cộng hòa thân Mỹ. Người dân miền nam Việt Nam dần dà quen với lề lối
sinh hoạt chính trị đại nghị và kinh tế thị trường của phương tây, biết
ưa chuộng dân chủ pháp trị, biết tôn trọng nhân quyền, và tự do tín
ngưỡng của tha nhân, đồng thời biết chú tâm đến việc mở mang công
nghiệp, phát triển thương nghiệp, đơn giản hóa tổ chức công vụ, áp dụng
đường lối địa phương phân quyền, khuyến khích các sáng kiến tự túc phát
triển xã ấp. Trong lúc đó, ở phía bắc vĩ tuyến, Trung cộng ngăn trở
Việt Nam thống nhất, thuyết phục Việt Nam truờng kỳ mai phục, bày ra vụ
“Lưỡi rồng Trung Quốc” để âm mưu độc chiếm biển đông, ấn hành bản đồ
Trung Quốc với biên giới phía nam kéo xuống tận Quảng Bình. Vì những
thất bại chua cay trước đây khi noi gương Trung cộng tiến hành chiến
dịch đấu tố trong cải cách rrộng đất, chiến thuật biển nguời trong chiến
tranh chống thực dân, nên Việt Nam lần này không chịu nghe lời Trung
cộng làm cách mạng văn hóa mà thực chất chỉ là chiến dịch chống Liên Xô.
Bản chất bành trướng bá quyền của Trung cộng làm cho phe thân Trung
Quốc ở Việt Nam dần dần mất thế đứng, phải nhường chổ cho phe thân Liên
Xô. Trường Chinh mất chức Tổng Bí thư Đảng Lao Động, để Lê Duẫn thay
thế. Tiếp theo, Hoàng Văn Hoan trốn ra nước ngoài, Trần Quốc Hoàn mất
chức Bộ Trưởng Nội vụ, Đặng Thai Mai bị chế riễu về bài “Đối với tôi,
ánh sáng rọi từ phương bắc tới” đăng tải trên tạp chí Học Tập từ mấy năm
trước. Ảnh hưởng phương bắc từ Trung cộng mờ nhạt trước ảnh hưởng
phương tây từ Liên Xô. Nhờ Liên Xô mới có nhà khoa học Nguyễn Văn Hiệu.
Nhờ Liên Xô mới có nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Khi người Mỹ đem
chiến tranh ra đất bắc, cũng nhờ Liên Xô mà miền bắc mới có chiến đấu cơ
Mig và hỏa tiển SAM để đối chọi với phi pháo và hải pháo của hạm đội 7
Hoa Kỳ.
*
* *
Kết luận.
Đối với Việt Nam đang đặt chân vào thềm thế kỷ 21, phương bắc có gì để sánh với phương tây?
Phương
bắc, tức là nước Tàu, chỉ có cái viễn ảnh con ngáo ộp sư tử thức giấc
để hù dọa Việt Nam. Ai cũng nói đến vai trò siêu cuờng hạt nhân của
Trung Quốc trong thế kỷ 21. Nhà sử học Toy Bee của Anh Quốc ngay từ thập
niên 60 của thế kỷ 20 đã vội vã tiên đoán Trung Quốc trong thế kỷ 21 sẽ
nuốt trọn Siberia, sẽ gồm thâu Cao Ly, Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Á, Đông
Nam Á và Úc châu. Nhưng thử hỏi từ 1964 là năm Trung cộng thử quả bom
hạt nhân đầu tiên đến nay, kho vũ khí nguyên tử của Trung cộng (20 ICBM,
100 IRBM, 4 SSM, và 24 SLBM) có được những gì gọi là đáng đem ra so
sánh với Anh và Pháp, chứ đừng nói đến chuyện so sánh với Nga và Mỹ? Với
lại, kiến thức khoa học kỷ thuật hạt nhân của Trung Quốc có được là nhờ
phương tây. Tiền Học Sàng, cha đẻ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, vốn
là một giáo sư vật lý của Mỹ, sinh truởng ở Mỹ, chỉ vì bị gián điệp
Trung cộng kích động tình tự dân tộc nên đã chịu về Hoa lục làm việc cho
Trung cộng. Trung cộng vẫn tiếp tục chiêu mộ các khoa học gia phương
tây gốc Tàu, vẫn không ngừng bỏ nhiều tiền mua và thuê đánh cắp các phát
kiến khoa học hạt nhân của phương tây. Quân lực Trung cộng đông người
(2,1 triệu quân nhân tại ngũ), nhưng trang bị yếu kém, chiến thuật biển
người đã phá sản, trước đây đã không dạy cho Việt Nam được bài học nào,
gần đây lại không răn đe được sự ươn ngạnh của Đài Loan. Mặt khác, kinh
tế Trung cộng lại yếu kém. Tuy mức phát triển hàng năm khá cao, 8-9%
năm, nhưng sức sản xuất chỉ chiếm 3.5% GNP toàn cầu so với 25.6% trong
trường hợp Hoa Kỳ. Đã vậy, nền kinh tế Trung cộng lại đang ở trên tiến
trình suy thoái. Với tư thế một quốc gia kinh tế hạng hai như vậy, Trung
cộng không thể có điều kiện để chạy đua vũ trang và theo đuổi một cuộc
chiến tranh kỷ thuật cao (high-tech) với Nga hoặc với Mỹ.
Việt
Nam từ ngàn xưa vốn có tâm lý phục Tàu và sợ Tàu. Phục là vì quanh ta
chỉ có Tàu là văn minh. Sợ là vì quanh ta toàn là các giống dân hèn yếu,
đối mặt với ta chỉ có Tàu, mà Tàu thì to lớn lại chỉ lăm le đè bẹp
mình. Từ khi tiếp xúc với phương tây, nhất là từ thời Pháp thuộc, ta
không còn sợ Tàu. Ta cũng giảm sự phục Tàu rồi đi dần đến tâm lý xem
thường Tàu. Nguyên nhân là vì đối mặt với ta, ngoài Tàu còn có những
nước phương tây cũng văn minh như Tàu. Ta bắt đầu tìm hiểu tư tưởng, học
thuật phương tây qua trung gian người Tàu; về sau ta trực tiếp học hỏi
người phương tây, và về một số khía cạnh, ta đã vượt qua mặt Tàu.
Thời
gian qua, có một số người Việt Nam trở lại tâm lý phục Tàu. Họ trách
người phương tây đã làm cho Việt Nam xa rời văn minh Đông Á (chủ yếu là
Tàu). Họ tiếc việc phổ cập chữ quốc ngữ đã ngăn cản người Việt đọc sách
xưa viết bằng Hán tự. Nhưng trách như vậy là không đúng. Đọc sách xưa
viết bằng Hán tự không cần phải bỏ chữ quốc ngữ để phí nửa đời người trở
lại học chữ Hán. Chỉ cần lập một viện Hán học hay các ban phiên dịch cổ
thư ở các trường Đại học là đủ. Còn văn minh Đông Á ? Chả lẽ vào thời
đại tin học ngày nay, ta lại còn khư khư bám chặt tam cương ngũ thường,
bức hiếp phụ nữ, chà đạp nhân quyền! Chả lẽ ta còn dốc lòng tin tưởng
vào lưỡng nghi, tứ tượng, ngũ hành tương xung, tương khắc, để rồi con
gái tuổi dần không ai chịu cưới, ngày mùi không ai chịu đi nhà thương
khám bệnh uống thuốc (mùi bất phục dược)!
Ngày
nay chính người Tàu cũng phải học hỏi người phương tây. Chủ nghĩa
mao-ít là kết quả của việc học tập chủ nghĩa mác-xít lê-ni-nít. Chính
người Tàu đang tìm cách ve vãn người Mỹ để hưởng qui chế tối huệ quốc,
gia nhập tổ chức WTO, nhằm mục đích chấn hưng kinh tế quốc dân. Chính
người Tàu đang tìm cách liên minh với người Nga để được mua tàu ngầm
nguyên tử, phi cơ SU- 30, nhằm mục đích canh tân quân đội, ngõ hầu đương
đầu với cái thế áp đảo của quân lực Hoa Kỳ.
Mà
Nga hay Mỹ thì cũng đều là những nước phương tây. Việt Nam thế kỷ 21
chẳng có gì để học hỏi ở phương bắc. Việt Nam thế kỷ 21 dứt khoát hướng
về phương tây, tìm ở phương tây tư tuởng và kiến thức để nâng cao mức
sống cũng như sức mạnh để làm đối trọng quân bình tương quan ảnh hưởng
trong mục đích giải tiêu áp lực đe dọa từ láng giềng phương bắc.
Tháng giêng năm 2000
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Đã đăng:
- Tạp chí Cách Mạng số 16, Tháng 2, năm 2000.
- Tạp chí Đi Tới số 33 & 34 Bộ mới, Tháng 5 & 6 năm 2000.
- Đặc san Quảng Trị Xuân Tân Tỵ 2001, Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Trị Georgia, 6243 Wandering Way, Norcross, GA 30093, USA.
-
Quan điểm về một số vấn đề chính trị và văn hóa Việt Nam. Phần Khảo
Luận. Minh Vũ Hồ Văn Châm. Bản điện tử 2002 (mã Unicode và VPS).
Website: http://www.geocities.com/chamho
Việt Nam Thế Kỷ 21
Hướng về Phương Bắc hay Phương Tây ?
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Nước Việt Nam thuộc vùng Viễn Đông, nằm ở góc đông nam lục địa châu Á , bên trên đường xích đạo.
Phía bắc Việt Nam là nước Tàu (Chine, China), thường được gọi một cách trang trọng hơn là Trung Quốc. Phía tây Việt Nam là các nước Tiểu Tây Dương và Đại Tây Dương. Các nước Tiểu Tây Dương chủ yếu là bán đảo Ấn Độ, xưa ta quen gọi là Thiên Trúc hay Tây Trúc, nay là các nước India, Pakistan, Nepal, Bangladesh v.v., mà cư dân thường được giới bình dân nước ta gọi là Tây Đen, Tây Chà. Các nước Đại Tây Dương ở xa hơn về phía tây, cư dân được người nước ta gọi là Tây Trắng, gồm chủ yếu là Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v,v, (tức là Tây Âu), và Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi v.v. (tức là Đông Âu). Gần đây, Việt Nam lại có thêm nhiều liên hệ với Hoa Kỳ và Gia Nã Đại (tức là Bắc Mỹ), và mặc dù có thể đến các nước ấy theo hướng tây hay hướng đông, người nước ta vẫn xem Bắc Mỹ thuộc khối các nước Đại Tây Dương.
Suốt chiều dài lịch sử từ khi lập quốc cho đến ngày nay, Việt Nam luôn luôn ở cái thế bị níu kéo từ hai phía bắc và tây. Hấp lực phương bắc là từ Trung Quốc. Hấp lực phương tây thời cổ đại là từ Ấn Độ, thời cận kim là từ Tây Âu, và hiện nay là từ khối Đại Tây Dương, bao gồm Tây Âu, Đông Âu và Bắc Mỹ. Việc tranh dành ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây thời cổ đại không gay gắt như từ thời cận kim đến nay. Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng vừa bằng quân sự vừa bằng văn hóa. Ngược lại, Ấn Độ chỉ xâm nhập xã hội Việt Nam thuần một mặt văn hóa mà thôi. Kết quả là văn hóa Ấn Độ phải lùi bước trước văn hóa Trung Quốc, và Việt Nam hoàn toàn hướng về phương bắc để trở thành mũi dùi bành trướng của văn hóa Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương. Nhưng từ khi người Bồ vững chân ở Đàng Trong và người Hòa Lan vững chân ở Đàng Ngoài thì cuộc tranh dành ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây trở nên mỗi ngày một thêm gay gắt mặc dầu Việt Nam vẫn một lòng một dạ hướng về phương bắc. Đến cuối thế kỷ 19, khi người Pháp nhập cuộc, dùng quân lực phát động chiến tranh xâm lược, thiết lập nền đô hộ lên 3 xứ Đông Dương, ảnh hưởng của Trung Quốc phải từng bước nhường chỗ cho ảnh hưởng của phương tây về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sang thế kỷ 20, từ sau Đệ nhị Thế chiến, người Pháp mất thế độc tôn ở Đông Dương, người Tàu có nhiều cơ hội gây lại ảnh hưởng, Tàu Tưởng vào những năm 1945-1946, Tàu Mao từ 1949 đến nay, phe phương tây lại có thêm người Nga, người Mỹ, cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam giữa phương bắc và phương tây ở vào thế giằng co, bất phân thắng phụ.
Trước thềm thế kỷ 21, nhìn lại quá khứ, phân tích tương quan ảnh hưởng của phuơng bắc và phương tây đối với Việt Nam để rút tỉa kinh nghiệm của các bài học lịch sử, chúng ta đặt vấn đề là Việt Nam ngày nay nên hướng về phương bắc hay là phương tây? Chủ động hướng về phương nào để cho dân giàu nước mạnh?
*
* *
Việt Nam thời sơ sử.
Những nhà viết sử, cả ta lẫn Tàu, đều cho rằng liên hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ thời sơ sử. Thực ra, bằng chứng về mối liên hệ thuở ban sơ này không được xây dựng trên những cơ sở chính xác và cụ thể, mà ngược lại, đó toàn là những câu chuyện truyền miệng ít nhiều có tính chất hoang đường hoặc là những điều ghi chép có tính cách khoa trương. Truyền thuyết Tiên Rồng nói đến chuyện cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương nam, lấy vợ sinh con đẻ cháu, chuyện Đế Lai và Lộc Tục là bà con họ hàng, một người làm vua phương bắc, một người làm vua phương nam, chuyện Mẹ Âu cơ vốn là người Bắc, lấy Lạc Long Quân sinh trăm trứng nở trăm con trai, muốn đem 50 con trở về bắc nhưng bị Hoàng Đế đem binh cản trở, tất cả những chuyện đó đều nhắm vào chủ điểm là nhấn mạnh đến liên hệ huyết thống giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Sử Tàu cũng chép chuyện đời nhà Chu, sứ bộ Việt Thường đem dâng chim trĩ trắng, chim nhớ quê hương cứ tìm cành nam mà đậu, chủ ý khoa trương muốn nêu lên vị thế trung tâm điểm của Trung Quốc, nên đem chim Việt của miền nam làm đối trọng với ngựa Hồ của đất bắc (Ngựa Hồ trông ải bắc, Chim Việt đậu cành nam). Phải đợi đến khi Tần Thủy Hoàng đem quân vào đất Lục Lương, xâm lấn bờ cõi của cư dân Bách Việt, liên hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mới có những dữ kiện cụ thể. Nhà Tần vừa diệt xong sáu nước, thống nhất Trung Quốc (Lục vương tất, tứ hải nhất), năm 214 trước Công nguyên, đem quân tiến chiếm đất đai Bách Việt dễ dàng như chẻ tre, nhưng đã không khuất phục được nhân dân Bách Việt. Người Việt rút vào rừng núi và trong nhiều năm trời đã tiến hành một cuộc kháng chiến dai dẳng và ác liệt với những thủ lĩnh can trường như Dịch Hu Tống, Tây Vu Vương, khiến cho mười vạn quân Tần và chủ tướng Đồ Thư phải vong mạng, chiến dịch xâm lược Bách Việt của nhà Tần thất bại hoàn toàn. Sự kiện lịch sử này cho thấy giữa dân Bách Việt và dân Hoa Bắc không có chút liên hệ huyết thống nào cả, và vào buổi ban sơ, Việt Nam cổ đại không hề hướng về phương bắc. Đến như việc Triệu Đà nổi lên cát cứ ở Phiên Ngung (gần Quảng Châu), thôn tính Âu Lạc, lập ra nước Nam Việt vào năm 207 trước Công nguyên, thì ta cũng không thể căn cứ vào sự kiện Triệu Đà vốn là tướng nhà Tần, quê quán ở Chân Định, Hoa Bắc, để mà nói rằng nước Nam Việt của Triệu Đà hướng về phương bắc. Sự thực là Triệu Đà cũng như con cháu của Triệu Đà và triều đình Nam Việt đã tận tuỵ phục vụ quyền lợi của nhân dân Nam Việt. Phản ứng lại chính sách kỳ thị của bà Lữ Hậu nhà Hán cấm dân Hán không được bán trâu bò và nông cụ bằng sắt cho dân Việt, năm 183 trước Công nguyên, Triệu Đà đã xưng đế hiệu và đem quân đánh quận Trường Sa. Năm 181 trước Công nguyên, nhà Hán sai tướng đem quân cứu viện Trường Sa và tiến đánh Nam Việt, nhưng quân tướng nhà Hán đã bị Triệu Đà đánh bại, nhục nhã chạy về. Vua Văn Đế nhà Hán đã cử Lục Giả mang chiếu thư sang Nam Việt giảng hòa, nhìn nhận rằng toàn bộ cư dân và lãnh thổ từ Phục Lĩnh (Ngũ Lĩnh) trở về nam là thuộc Nam Việt, hoàn toàn do vua Nam Việt liệu lý. Năm 112 trước Công nguyên, Tể Tướng Nam Việt là Lữ Gia đã đem cấm binh vào cung giết Ai Vương, Cù Thái Hậu và sứ thần nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý vì những người này âm mưu dâng Nam Việt cho nhà Hán. Rõ ràng là Nam Việt đã chống lại hấp lực từ phương bắc.
Việt Nam thời Bắc thuộc: sự thắng thế của ảnh hưởng phương bắc.
Năm 111 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem quân đánh chiếm Nam Việt, lập ra Giao Chỉ Bộ gồm có 9 quận là Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đạm Nhĩ. Từ đó, nước ta bị người Tàu đô hộ hơn một nghìn năm. Tuy đã có rất nhiều cuộc nổi dậy để giành lại quyền tự chủ, nhưng những nỗ lực đó của dân ta trước sau đều bị người Tàu đàn áp. Mãi đến năm 939 sau Công nguyên, Ngô Quyền đánh tan thủy quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, tiếp đến năm 968 sau Công nguyên, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất non sông về một mối, lập ra nước Đại Cồ Việt, dân ta mới dứt khoát chặt đứt xiềng xích nô lệ của người Tàu. Trong khoảng thời gian dài hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đã phát sinh những dữ kiện quan yếu sau đây. Thứ nhất là đã có sự pha trộn huyết thống giữa dân Việt cổ và dân Hán Hoa Bắc để hình thành dân Việt ngày nay, bằng cớ là dân Việt ngày nay ở đồng bằng rất khác biệt với dân Mường ở miền núi vốn là bà con họ hàng với dân Việt cổ, và sự hiện diện với tỷ lệ cao hơn 50% của các từ Hán Việt phát âm theo thổ ngữ Trường An (kinh đô các triều Hán Đường) trong ngôn ngữ Việt Nam. Thứ hai là sự chia cắt Giao Chỉ Bộ thành Giao Châu và Quảng Châu dưới triều Ngô Tôn Hạo, để rồi mỗi châu tiến hóa theo những phương hướng khác nhau, Giao Châu về sau độc lập trở thành nước Đại Việt, Quảng Châu hoàn toàn bị Hán hóa đến độ người Quảng Đông ngày nay cứ tưởng mình là người Hán mặc dù bị người Hán Hoa Bắc nhạo báng rằng không nói được quan hỏa đúng giọng (thiên bất phạ, địa bất phạ, chỉ phạ Quảng Đông nhân thuyết quan hóa). Thứ ba là, tuy rằng đại đa số quan lại của chính quyền đô hộ là tham tàn hung hiểm, vẫn có một số tận tụy phục vụ quyền lợi thuộc địa, nhất là trong những giai đoạn loạn lạc ở chính quốc, như cha con, anh em Sĩ Nhiếp đã kế tục nhau giữ cho Giao Châu được yên ổn, Cao Biền đắp thành Đại La để phòng ngự Giao Châu tránh khỏi nạn cướp bóc của quân Nam Chiếu, được dân chúng cảm phục và tôn sùng (Sĩ Vương, Cao Vương). Thứ tư là di dân từ chính quốc sang Giao Châu không chỉ thuần túy gồm có lưu dân, tội đồ và thú binh nghèo khổ, mà gồm cả quan lại mãn nhiệm tự nguyện ở lại thuộc địa, và nhất là sĩ phu và thương nhân tránh loạn lạc ở chính quốc tìm đến Giao Châu là nơi tương đối yên ổn để định cư lập nghiệp, khiến cho Giao Châu văn vật hẳn lên, như lời Vương Bột xưng tụng trong bài Đằng Vương các tự (Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu; đồng tử hà tri, cung phùng thịnh tiển). Thứ năm là các lãnh tụ nổi lên chống đối chính quyền đô hộ không phải chỉ thuần túy là dân gốc địa phương như Hai Bà Nữ Vương họ Trưng, Bua Cái (Đại Vương) họ Phùng, Hắc Đế Mai Thúc Loan, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, mà gồm cả những người gốc gác từ chính quốc như Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Dương Thanh, Khúc Thừa Dụ, một dữ kiện quan yếu chứng tỏ động cơ nổi dậy không phải đơn thuần là chống áp bức mang tính chất đấu tranh dân tộc, mà còn là nhu cầu của thuộc địa mỗi ngày một lớn mạnh muốn độc lập với chính quốc về mặt chính trị và hành chánh. Tóm lại, trên cơ sở những dữ kiện lịch sử quan yếu vừa liệt kê, ta có thể rút ra hệ luận rằng trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, trên địa bàn Bắc bộ và Bắc Trung bộ Việt Nam ngày nay, đã dần dà hình thành một tập thể cư dân mới, ít nhiều còn giữ được những đặc điểm liên quan với cội nguồn (ăn trầu, nhuộm răng), nhưng nói chung, trên mọi bình diện, hoàn toàn hướng về phương bắc. Việc hướng về phương bắc này, buổi đầu là do cưỡng bức bằng các áp lực quân sự và hành chánh, dần dà về sau là do tự nguyện và trở nên triệt để đến độ các sinh hoạt tại thuộc địa không khác biệt gì lắm so với chính quốc, và đến cuối thời Bắc thuộc thì nảy sinh xu hướng muốn độc lập về chính trị và hành chánh nhưng tự nguyện duy trì các tương quan kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc hướng về phương bắc trong thời Bắc thuộc mạnh mẽ đến độ đã đánh bạt ảnh hưởng của phương tây (Ấn Độ), và làm thay đổi bản chất các sinh hoạt thường nhật cũng như các tín điều tâm linh của cư dân bản địa. Người ta dùng đũa gắp thức ăn, không ai dùng tay bốc. Nút áo cài bên trái nhường chỗ cho nút áo cài bên phải. Chữ viết thời cổ không ai biết, chỉ còn biết chữ Hán và chữ Nôm. Ông Bụt (Buddha, gốc Ấn Độ) trong ngôn ngữ dân gian nhường chỗ cho Ông Phật (âm Hán Việt của từ Pụt, A mi tà Pụt, của Trung Quốc). Câu chuyện Tet Seo (Lang Liệu) thời Hùng Vương chế ra bánh tét bánh dầy cũng bị thay đổi nội dung. Bánh tét có hình tượng sinh thực khí, liên hệ đến tục thờ linga của Ấn Độ, đã được bánh chưng hình vuông thay vào cho phù hợp với vũ trụ quan trời tròn đất vuông của Trung Quốc. Nói tóm lại, việc hướng về phương bắc trong thời Bắc thuộc là triệt để và toàn diện.
Việt Nam thời tự chủ tự nguyện hướng về phương bắc.
Bước qua thời tự chủ, từ nhà Đinh cho đến nhà Cựu Nguyễn, Việt Nam tiếp tục tự nguyện hướng về phương bắc. Tuy trong thực tế, Việt Nam hoàn toàn độc lập về chính trị và hành chánh, trên danh nghĩa, Việt Nam vẫn tự nguyện làm phiên thuộc của Trung Quốc. Các vua Việt Nam nhận sắc chỉ, áo mũ, ấn tín tấn phong của Thiên tử Trung Quốc, và cứ ba năm một lần lại cử sứ bộ mang cống phẩm sang dâng nạp. Đối với thần dân trong nước cũng như đối với các lân bang phía tây và phía nam, các vua Việt Nam xưng Vương, xưng Đế, nhưng đối với Thiên tử Trung Quốc, các vua Việt Nam chịu nhún xưng thần, và nhận tước vị quận vương, quốc vương. Quốc hiệu tự xưng là Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, nhưng tước vị do Thiên tử Trung Quốc tấn phong cho các vua Đinh, Tiền Lê là Giao Chỉ Quận vương, Nam Bình vương, cho các vua Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn là An Nam Quốc vương, và cho các vua Cựu Nguyễn là Việt Nam Quốc vương. Các vua Mạc và các vua đầu đời Lê Trung hưng chỉ được phong An Nam Đô Thống sứ. Đã vậy, việc ép mình chịu làm phiên thuộc cũng không phải là dễ dàng, cũng không phải là không cam go gian khổ. Người Tàu chấp nhận cho Việt Nam được tự chủ chẳng qua là ở trong cái thế không giết được thì tha làm phúc, chứ trong thâm tâm, lúc nào cũng ấp ủ cái mộng tái chiếm thuộc địa, thiết lập lại các quận huyện ngày trước. Do đó, Lê Hoàn chỉ được phong sau khi giết chết Hầu Nhân Bảo ở Ải Chi Lăng, và đánh bại Lưu Trừng trên sông Bạch Đằng; Lê Lợi chỉ được phong sau khi giết chết Liễu Thăng ở đồi Mã Yên và vây khốn Tổng Binh nhà Minh Vương Thông trong thành Đông Quan; Nguyễn Huệ chỉ được phong sau khi bức tử Sầm Nghi Đống ở gò Đống Đa và đuổi Tổng Đốc Lưỡng Quảng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị chạy dài. Tuy là phiên thuộc trên danh nghĩa, Việt Nam hoàn toàn độc lập về chính trị và hành chánh. Trung Quốc cũng không can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, ngoại trừ trường hợp vua Việt Nam tỏ ra cường ngạnh không chịu thần phục (Hồ Quý Ly), hoặc Trung Quốc được lợi lớn vì vua Việt Nam tỏ ra qụy lụy nhượng bộ quá mức (Mạc Đăng Dung). Mặt khác, về các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, Việt Nam lại tự nguyện hướng về phương bắc, mặc dù chẳng có một áp lực nào thúc ép. Việt Nam dùng chữ Hán làm văn tự chính thức. Sĩ tử ngày đêm dùi mài tứ thư ngũ kinh của Trung Quốc. Trong câu chuyện thù tạc hằng ngày giữa những người có đôi chút chữ nghĩa, Hán tự cũng được dùng xen vào (nói chữ). Vào những dịp hệ trọng liên quan đến vận mạng quốc gia, vua tôi bàn bạc, dặn dò, đối dáp với nhau cũng bằng Hán tự. Chữ nôm, một biến thể của Hán tự dùng để ghi âm tiếng bản địa được sáng chế từ thời bắc thuộc, tuy được tiếp tục hoàn bị trong thời kỳ tự chủ, nhưng cũng chỉ được sử dụng hạn chế, chủ yếu là để làm thơ phú mua vui, chứ không được giới sĩ phu xem trọng (nôm na mách qué), ngoại trừ dưới các triều đại Hồ và Nguyễn Tây Sơn. Cũng như dưới thời bắc thuộc, ảnh hưởng phương tây (Ấn Độ) hoàn toàn bị đánh bật ra khỏi đời sống văn hóa và xã hội Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam lại tự nguyện làm mũi dùi xung kích cho văn hóa Trung Quốc, khiến cho văn hóa Ấn Độ mỗi ngày một thu hẹp địa bàn ảnh hưởng trên bán đảo Đông Dương trước bước chân nam tiến của dân tộc Việt Nam. Nói tóm lại, Việt Nam trong thời kỳ tự chủ hoàn toàn hướng về phương bắc. Việc hướng về phương bắc này triệt để và toàn diện cho đến khi người phương tây da trắng bắt đầu đến Viễn Đông buôn bán và truyền đạo.
Ảnh hưởng của việc người Tây Dương đến Viễn Đông.
Thực ra thì người Tây Dương đã đến Viễn Đông từ những thời rất xa xưa, ban đầu theo con đường hương liệu dọc bờ biển Nam Á, băng qua Ấn Độ để đến Đông Dương, và về sau theo con đường tơ lụa xuyên qua các đồng cỏ Trung Á, băng ngang sa mạc Mông Cổ để đến Trung Quốc. Chứng tích của các dữ kiện lịch sử này là việc phát hiện các đồng tiền La Mã tại di chỉ khảo cổ Óc Eo ở Nam Bộ Việt Nam, việc người Nhục Chi đem văn minh Hồi giáo đến khai hóa cư dân quần đảo Indonesia, việc người Ý Marco Polo làm quan tại Triều đình Mông Nguyên Trung Quốc. Tuy vậy, phải đợi đến các thế kỷ 16, 17, với các tiến bộ trong kỷ thuật đóng tàu và phát triển vượt bực của ngành hàng hải, người Âu châu tìm đến Viễn Đông buôn bán và truyền đạo mỗi ngày một nhiều, Việt Nam mới bắt đầu tiếp xúc thực sự với phương tây Vào thời điểm này, người Anh, người Pháp đã đặt cơ sở ở Ấn Độ, người Hòa Lan đã vững chân ở Batavia, người Tây Ban Nha đã chiếm cứ Maní, người Bồ Đào Nha đang kinh dinh Penang, Macao, Nagazaki, do đó, Việt Nam cũng mở cửa đón tiếp thương thuyền Tây Dương: Đàng Ngoài tại Phố Hiến, Đàng Trong tại Hội An.
Trong số những thương nhân và giáo sĩ Tây Dương lui tới Việt Nam lúc bấy giờ, đáng lưu ý hơn cả là người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha. Người Hòa Lan thân thiện với Đàng Ngoài, bán súng đạn cho quân đội chúa Trịnh, và một người con gái Hòa Lan lại được tuyển làm cung phi cho vua Lê Thần Tông. Người Hòa Lan còn ngầm yểm trợ chúa Trịnh đánh chúa Nguyễn, gây ra mối bất hòa với Đàng Trong, khiến nẩy sinh ra trận thủy chiến đầu năm 1644 giữa hạm đội Hòa Lan do Pieter Baek chỉ huy và hải quân Đàng Trong dưới sự tiết chế của Thế tử Nguyễn Phúc Tần (Hiền Vương) ở ngoài khơi Đà Nẵng. Người Bồ Đào Nha ngược lại, tuy bán súng đạn cho quân đội Đàng Trong, cũng như thân thiện với chính quyền Dàng Trong hơn, nhưng vẫn giữ được hòa khí với Đàng Ngoài, do đó, người Bồ Đào Nha đi lại buôn bán và truyền đạo ở cả hai miền nam bắc. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã tìm cách ghi âm tiếng Việt theo cả hai giọng nam bắc và đã xây dựng được nền tảng cho lối viết tiếng Việt theo mẩu tự La tinh. Công trình này về sau được giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) hoàn chỉnh và trở thành văn tự chính thức của người Việt Nam ngày nay.
Khác với trường hợp người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha, công việc buôn bán của người Anh ngay từ buổi đầu đã không được thuận lợi cho lắm. Người Anh chuyên tâm vào việc trao đổi hàng hóa để kiếm lợi, trong lúc các chúa Trịnh chúa Nguyễn lại muốn người Tây Dương đem súng đạn đến bán để canh tân quân đội hòng khuynh loát đối phương, mục tiêu hai bên không tương đồng nên việc giao thiệp mỗi ngày một lạnh nhạt. Gia dĩ, người Anh lại ỷ thế mạnh không tôn trọng chủ quyền bản xứ, tự tiện chiếm cứ đảo Poulo Condore năm 1702 để lập thương điếm, khiến cho Trấn Thủ Trấn Biên là Trương Phước Phan phải dùng mưu cho người Chà Và trà trộn vào làm việc cho thương điếm rồi thừa cơ nổi lửa làm loạn, giết chết hết các thương nhân người Anh. Cuối thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người Anh không còn có thương điếm ở Việt Nam nữa. Mãi đến khi Tây Sơn nổi lên, người Anh Charles Chapman có tìm đến Qui Nhơn thương lượng việc buôn bán, Nguyễn Nhạc nhân đó cũng muốn người Anh giúp đỡ súng đạn tàu thuyền để mưu chuyện làm chủ Đông Dương, nhưng việc thương thuyết chẳng đi đến đâu. Sau khi Gia Long thống nhất Việt Nam, người Anh lại phái sứ giả là Robert mang phẩm vật đến Huế năm 1803 để xin mở thương điếm ở Trà Sơn (Đà Nẵng), nhưng bị Gia Long từ chối.
Về phần người Pháp, cũng như người Anh, người Pháp rất chú ý đến đảo Poulo Condore, nhưng những nỗ lực của Pháp để thiết lập thương điếm tại nơi đây (Renault năm 1721, Pierre Poivre năm 1748, Protais Leroux năm 1755) đều không có kết quả. Cũng như người Bồ, người Pháp chuyên chú vào việc truyền đạo xuyên qua hoạt động tích cực của Hội Dòng Tên (Jesuites) và Hội Ngoại Quốc Truyền Giáo (Missions Étrangères), khiến cho các chúa Trịnh chúa Nguyễn e ngại cho uy thế của mình mà đâm ra nghi kỵ, (nhất là sau khi Giáo Hoàng Clément XI ban hành sắc lệnh năm 1715 cấm ngặt việc thờ cúng tổ tiên), đưa đến kết quả không hay là việc cấm đạo ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong vào cuối thế kỷ 17 và suốt thế kỷ 18. Mãi đến khi chiến cuộc giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh xẩy ra, người Pháp mới có dịp dự phần vào việc gây ảnh hưởng trở lại tại Việt Nam qua vai trò của Giám mục Adran là Pierre Joseph Georges Pigneau (Bá Đa Lộc). Giám mục Adran với tư cách cá nhân đã giúp Nguyễn Ánh đóng tàu, đúc súng, xây thành, chuyên viên kỹ thuật, cố vấn quân sự, để đánh thắng Tây Sơn. Sau khi Gia Long lên ngôi, nhiều người Pháp ở lại làm quan tại Triều đình Huế. Nhưng đến đời Minh Mạng, Việt Nam cấm đạo trở lại, các quan chức người Pháp cũng lần lượt bỏ về nước. Đến cuối đời Tự Đức thì người Pháp liên binh với người Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược mấy mươi năm trời, và việc Pháp đô hộ Đông Dương gần cả thế kỷ.
Nói tóm lại, trong giai đoạn thứ hai này của thời kỳ tự chủ, từ lúc người Tây Dương vào buôn bán và truyền đạo ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong nước Đại Việt, cho đến lúc người Pháp đặt nền đô hộ và chia cắt nước Đại Nam thành ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Việt Nam vẫn tiếp tục hướng về phương bắc trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ảnh hưởng phương tây chỉ xẩy ra những khi có tranh chấp nội bộ bằng binh lực, và giới hạn trong việc mua bán đạn dược, kỹ thuật đúc súng, đóng tàu, xây dựng thành lũy. Những nhu cầu nhất thời này đương nhiên kéo theo một vài đặc quyền dành cho người Tây Dương như việc cấp đất lập thương điếm, việc cho phép các giáo sĩ tự do đi lại giảng đạo. Nhưng một khi không còn chiến tranh nội bộ, nghĩa là không còn nhu cầu nhờ vũ khí phương tây để canh tân quân đội trong mục tiêu khuynh loát đối thủ, thì ảnh hưởng phương tây cũng theo đó mà mờ nhạt đi. Thực vậy, sau khi Trịnh Nguyễn giảng hòa, lấy sông Gianh phân chia địa bàn cát cứ, hay sau khi Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi vua ở Phú Xuân, việc buôn bán của người Tây Dương dần dà gập nhiều điều trở ngại để rồi thương điếm phải dẹp bỏ, và việc cấm đạo Gia Tô mỗi ngày một trở nên gay gắt. Chỉ có một biệt lệ cho sự kiện lịch sử này là việc các vua chúa Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào khả năng chửa bệnh theo tây y, như chúa Thế Tông lưu giữ giáo sĩ Koffler ở lại làm thầy thuốc cho chúa và việc vua Quang Trung nhờ thầy thuốc người Âu chửa bệnh cho Chính cung Hoàng hậu họ Phạm. Ngoài hai nhu cầu về kỹ thuật quân sự và y học khiến Việt Nam vào thời kỳ này hướng về phương tây, trên các lãnh vực khác, Việt Nam nhất nhất hướng về phương bắc. Ngay như việc Quang Trung dùng chữ nôm thay Hán tự, mới nghe qua thì tuởng như là một sự canh cải mang tính cách dân tộc trong chiều hướng muốn vươn lên để thoát khỏi vòng lệ thuộc phương bắc, nhưng xét cho cùng thì việc dùng chữ nôm vào thời Quang Trung không có chung bối cảnh lịch sử với việc dùng chữ nôm thời Hồ Quý Ly. Chữ nôm thoát thai từ chữ Hán, muốn đọc chữ nôm, trước hết phải đọc được chữ Hán. Thời Quang Trung đã có chữ quốc ngữ. Muốn bớt lệ thuộc phương bắc về văn hóa, sao không dùng ngay chữ quốc ngữ? Muốn giảm thiểu áp lực từ phương bắc, sao không bắt ngay cơ hội trước mắt để cấp kỳ hướng về phương tây, canh tân xứ sở như sau đó nguời Nhật Bản đã làm? Đến việc Gia Long dần dà lạnh nhạt với những người Pháp đã giúp mình lật đổ Tây Sơn, không tiếp phái viên của vua Louis XVIII là thuyền trưởng A. de Kergariou, từ chối nhận cống phẩm của người Anh Robert mang đến Huế để xin mở thương điếm Trà Sơn, rập khuôn luật pháp, quan chế, học thuật của người Tàu Mãn Thanh, thì rõ ràng xu hướng phục Tàu, theo Tàu, đã trở thành căn bệnh cố hữu, và lòng ngờ ghét người Tây Dương mỗi ngày một gia tăng. Việc Đông Cung Cảnh nông nổi đập phá bàn thờ gia tiên không những đã mang lại hậu quả tất yếu là con ngài không được nối ngôi tôn, mà còn khiến cho Gia Long lúc lâm chung trăn trối với Minh Mạng rằng phải cảnh giác dã tâm trục lợi của người Tây Dương và mầm mống phản loạn của dân theo Ki tô giáo. Nhưng sự kiện này chỉ là trong muôn một những nguyên nhân đưa đến chính sách bế môn tỏa cảng và cấm đạo từ đời Minh Mạng trở về sau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tinh thần cố hữu một lòng một dạ hướng về phương bắc, cho rằng thiên hạ văn minh chỉ có mỗi một nước Tàu. Chứng cớ là cuối đời Tự Đức, nhà vua và đình thần cứ khư khư theo nề nếp cũ, bám chặt các tư tưởng thủ cựu bắt rể từ văn hóa Trung Quốc, bỏ ngoài tai các đề nghị cải cách theo phương tây, thậm chí khi quân Pháp đã toàn thắng cuộc chiến tranh xâm lược, “cửa Thuận an Tây lấy, Trấn Bình đài Tây vô”, Tự Đức vẫn còn cử sứ bộ sang Tàu cầu viện, những mong dựa vào áp lực từ phương bắc để chống lại áp lực từ phương tây.
Việt Nam thời Pháp thuộc: sự thắng thế của ảnh hưởng phương tây.
Nhưng nước Tàu lúc này đang suy yếu, tự mình không cứu nổi mình thì còn hòng che chở cho ai! Bởi vậy, sau những nổ lực vận động không kết quả của sứ thần nhà Thanh là Tăng Khải Trạch với chính phủ Pháp Jules Ferry để lập một quốc gia trái độn từ biên giới Quảng Tây đến Qưảng Bình, người Tàu phải ký Hòa ước Thiên Tân năm 1885 thừa nhận chủ quyền của Pháp trên lãnh thổ Đại Nam. Mặt khác, người Pháp tìm mọi cách để xóa sạch ảnh hưởng của người Tàu trong tâm khảm người Việt. Về mặt chính trị, xưa kia Thiên tử Trung Quốc tấn phong vua Việt Nam thì bây giờ Đại Diện chính phủ Pháp chủ tọa lễ đăng quang của vua Hàm Nghi, và cũng được hưởng đặc lệ đi cổng giữa của lầu Ngọ môn để vào điện Thái Hòa y như các sứ thần Trung Quốc ngày trước. Triều đình Huế phải tiêu hủy trước mặt Đại Diện chính phủ Pháp chiếc ấn Việt Nam Quốc Vương nhà Mãn Thanh đã phong cho các vua nhà Nguyễn. Về mặt ngoại giao, nước Pháp đại diện cho Việt Nam trong việc giao thiệp với nước ngoài. Người Pháp đắp đập bít cửa Thuận an, tuyệt đường tàu thuyền nước ngoài ngược dòng Hương giang để cô lập Kinh thành Huế. Buổi đầu, dưới thời các Đô đốc Hải quân cai trị, người Pháp chỉ chú tâm mở mang thành phố Sài Gòn, với chủ ý hướng về phía tây, bành trướng thế lực lên Lào, Cao Mên, và Thái Lan. Nhưng về sau, dưới thời các Toàn quyền dân sự cai trị, từ Paul Doumer (1897-1902) trở đi, người Pháp lại mở mang thành phố Hà Nội, chủ ý hướng về phía bắc, mưu đồ kiêm tính các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Về mặt hành chánh, người Pháp trực tiếp cai trị Nam Kỳ, chia lại các phân hạt hành chánh; lấy các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng làm nhượng địa; và đặt chế độ bảo hộ lên Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nghĩa là duy trì các tỉnh, các phủ, huyện, châu và các quan lại Nam triều (ngoại trừ tại các vùng cao, Tri châu người Kinh được thay thế bằng các tù trưởng bộ lạc người thiểu số), chỉ đặt Khâm sứ, Thống sứ ở cấp kỳ, và các Công sứ ở cấp tỉnh để điều khiển và kiểm soát quan lại bản xứ mà thôi. Về mặt tư pháp, bộ luật Gia Long, một bộ luật rập khuôn theo luật Tàu, được Philastre chú giải, và bộ Hoàng Việt luật lệ được Aubaret dịch ra tiếng Pháp, để các quan chức người Pháp tham khảo pháp điển Việt Nam. Tại Nam Kỳ, hình luật và dân luật Pháp được áp dụng ngay từ năm 1883. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, luật lệ xưa vẫn còn được áp dụng cho đến khi ban bố các luật lệ mới theo tinh thần phương tây: thủ tục tố tụng hình sự năm 1917, hình luật năm 1921, dân luật năm 1931 tại Bắc Kỳ; hình luật và thủ tục tố tụng hình sự năm 1933, dân luật chia làm 3 đợt từ năm 1936 đến năm 1939 tại Trung Kỳ. Ngoài ra lại còn những luật lệ chung cho cả 5 xứ Đông Pháp như luật điền thổ ban hành năm 1925 và luật lao động công bố năm 1936. Nguyên tắc phân quyền giữa hành pháp và tư pháp được áp dụng, cho dù có biệt lệ là việc thành lập các hội đồng đề hình tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho phép các giới chức hành chánh can dự vào ngành tư pháp với thẩm quyền rộng rãi để xét xử các vụ bạo loạn chống Pháp. Nhưng những nỗ lực hữu hiệu nhất nhằm mục đích xóa bỏ ảnh hưởng của Tàu là về các mặt văn hóa và xã hội. Năm 1902, Hà Nội được chọn làm thủ đô của Đông Pháp và được mở mang để làm trung điểm phô trương văn minh Đại Pháp. Các Toàn quyền Dân sự như Paul Beau, người kế nhiệm Paul Doumer, và nhất là Albert Sarraut, đã lần lượt thiết lập tại Hà Nội các Nha Y tế, Nha Học chính, Viện Đại Học Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác cổ; đồng thời tại Hà Nội cũng như tại các thành phố lớn, nhiều bệnh viện, nhà hộ sinh, chẩn y viện, trường trung và tiểu học được xây cất để canh tân tổ chức y tế và giáo dục cổ truyền theo những kiến thức khoa học kỷ thuật của phương tây. Để nhen nhúm tinh thần chống Tàu, ghét Tàu, xem thường Tàu, “Nha Học chính Đông Pháp giao cho các ông Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận” soạn sách giáo khoa, đề cao các anh hùng dân tộc có công đánh bại người Tàu. Thi cử và bằng cấp được thay đổi. Bãi bỏ thi hương năm 1915 tại Bắc Kỳ, và năm 1918 tại Trung Kỳ. Văn bằng Thành chung (Diplôme) được xem tương đương với Cử nhân Hán học, văn bằng Tú tài (Baccalauréat) được xem tương đương với Tiến sĩ Hán học. Chữ quốc ngữ được phổ cập đến cấp tổng cấp làng, được sử dụng trong các trường sơ và tiểu học, được dùng trong các tờ sức của phủ huyện gửi xuống các địạ phương thuộc quyền. Báo chí quốc ngữ được khuyến khích, được tài trợ. Các tạp chí Thần Kinh ở Huế, Đông Dương, Nam Phong ở Hà Nội, bên cạnh chữ quốc ngữ thỉnh thoảng có chua Hán tự để các nhà nho quen dần với lối viết mới. Hán tự dần dà chỉ còn được dùng để viết chỉ dụ của nhà vua, sớ biểu của đình thần, thi phú của nhà nho, và trong việc tế tự. Việc truyền đạo Gia tô được đẩy mạnh, giáo dân được ưu đãi dưới thời Pháp thuộc, đó là lẽ đương nhiên. Điều đáng lưu ý là đạo Phật cũng được khuyến khích phát triển: người Pháp đã yểm trợ Bác sĩ Lê Đình Thám ở Huế tổ chức Hội Phật Học và ấn hành nguyệt san Viên Âm. Phải chăng đây là dụng ý cao thâm của người Pháp muốn sĩ phu Việt Nam quên đi cái thực tế “hình nhi hạ” quốc phá gia vong trước mắt để hướng tất cả tâm chí về cõi siêu nhiên cực lạc? Tóm lại, bằng nhiều hình thức áp đặt khác nhau, tinh vi và sâu sắc, dưới thời Pháp thuộc, ảnh hưởng khoa học kỷ thuật phương tây đã đánh bạt ảnh hưởng văn hóa phương bắc.
Từ Hòa ước Patenôtre ký ngày 6-6-1884 thừa nhận cuộc bảo hộ của Pháp và biến cố thất thủ Kinh đô ngày 23-5-Ất Dậu (1885) cắm mốc sự kiện Việt Nam hoàn toàn mất chủ quyền, đến Bản Tuyên cáo của Triều đình Huế ngày 12-3-1945 phủ nhận Hòa ước Patenôtre, tuyên bố Việt Nam độc lập và cắt đứt mọi liên hệ với Pháp, tính ra vừa chẵn 60 năm. Thời gian không đủ dài để thay đổi toàn diện lề lối sinh hoạt thường nhật cũng như các tín điều tâm linh của người Việt Nam như tác động của 1050 năm Bắc thuộc. Ngoại trừ Nam Kỳ, ảnh hưởng phương tây tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ khó mà len lõi vào bên trong các lũy tre xanh, cải hóa cung cách sinh hoạt và nề nếp suy nghĩ của người nông dân, không những chỉ vì thời gian lệ thuộc Pháp không đủ dài, mà chủ yếu là vì thực trạng xã thôn tự trị và tổ chức hành chánh hạ tầng phải qua trung gian quan lại Nam triều và hào mục địa phương vốn là những hạng người thủ cựu. Ngược lại, đối với cư dân thành thị và những người có chữ nghĩa ở nông thôn, ảnh hưởng phương tây mỗi ngày một đậm nét. Giới sĩ phu cựu học nhận chân thực trạng thua trận (“Nào có ra gì cái chữ nho, Ông nghè, ông cống cũng nằm co”…), từ bỏ thái độ chống đối tiêu cực, tìm đọc sách báo quốc ngữ, và cho con cháu theo học các trường Pháp Việt. Các nhà nho cách mạng tách rời ý niệm trung quân ra khỏi chủ nghĩa ái quốc, từ bỏ các chủ trương cần vương, bình tây sát tả (dẹp tây giết đạo), mà hô hào duy tân, cắt búi tóc, mặc âu phục, khởi xướng phong trào Đông du, tổ chức Đông Kinh nghĩa thục, hoặc đi xa hơn chút nữa, chủ trương Pháp Việt đề huề. Giới thanh niên trí thức hăng hái theo học các trường cao đẳng chuyên khoa; những người có điều kiện thì tìm cách sang Pháp du học. Những thành phần trí thức này khi thành tài, tuy đa số phục vụ chính quyền bảo hộ, vẫn có một số đáng kể làm những nghề tự do, hô hào âu hóa, đổi mới phong tục, chú trọng thực nghiệp, thành lập các đảng chính trị nhằm mục đích giải phóng dân tộc, cải tiến dân sinh, xây dựng dân chủ. Giới văn nghệ sĩ thì sử dụng chữ quốc ngữ để viết văn mới, làm thơ mới, diễn kịch nói, kịch thơ, và soạn nhạc mới theo kỷ thuật và giai điệu phương tây. Nói tóm lại, dưới thời Pháp thuộc, ảnh hưởng phương bắc phải nhường bước cho ảnh hưởng phương tây, và trong nửa đầu thế kỷ 20, cư dân thành thị, nhất là trí thức tiểu tư sản, dần dà thấm nhuần lề lối sinh hoạt và nề nếp suy nghĩ của phương tây. Trong bối cảnh đó, các ý niệm tự do, quyền công dân, quyền con người, cũng như các tư tưởng chính trị, từ dân chủ tư sản đến chuyên chính vô sản, đã du nhập vào Việt Nam, làm tiền đề cho việc thành lập các đảng phái cách mạng quốc gia và quốc tế, mở màn cho việc phân tranh ý thức hệ giữa những người Việt Nam yêu nước từ cuối thời Pháp thuộc cho đến nay, triền miên và bi thảm.
Việt Nam thời liên hiệp quốc cộng: thế yếu kém của phương bắc.
Chiến dịch Meigo tối ngày 9-3-1945 của quân đội Nhật Bản đã chấm dứt vị thế độc tôn của người Pháp tại Đông Dương. Đồng thời việc Đồng Minh tại Hội nghị Postdam quyết định giao cho Trung Quốc giải giới quân đội Nhật Bản ở phía bắc vĩ tuyến 16 đã tạo cho Trung Quốc cơ hội gây lại ảnh hưởng đối với Việt Nam. Trước đây, chính quyền Trung Hoa quốc gia dung dưỡng tất cả những người Việt Nam chống Pháp trốn tránh sang Tàu, yểm trợ họ tổ chức lực lượng để chờ cơ hội về nước cướp chính quyền. Những người cách mạng Việt Nam mặc áo quần kaki nhưng không mang cấp bậc và phù hiệu, trông ra quan chẳng ra quan, quân chẳng ra quân, là một hiện tượng rất thường thấy ở các tỉnh miền nam nước Tàu, vì vậy người Tàu thường bảo nhau: “Quan bất thị quan, quân bất thị quân, thị An Nam cách mạng giả”. Trong Thế chiến II, Trương Phát Khuê giúp cho Nguyễn Hải Thần củng cố lại Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội ở Liễu châu, Tiêu Văn và Ngô Trạch bảo cử cho Hồ Chí Minh đem tiền bạc và cán bộ của Cách Mệnh Đồng Minh Hội về Việt Bắc hoạt động tình báo, Ngô Thiết Thành làm trung gian để 3 đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng (Phân bộ Côn Minh), Đại Việt Quốc Dân Đảng, và Đại Việt Dân Chính Đảng hợp nhất thành Quốc Dân Đảng Việt Nam (Mặt Trận Quốc Dân Đảng), cho tiện việc phối hợp các hoạt động quốc nội và quốc ngoại. Những sự yểm trợ này của các giới chức quân chính Trung Quốc đều nhắm mục đích đánh phá ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam để áp đặt trở lại ảnh hưởng của phương bắc. Trong lời phát biểu của Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh vào cuối tháng 4 năm 1945 nhân dịp Bí Thư trưởng Quốc Dân Đảng Trung Quốc là Ngô Thiết Thành chiêu đãi phái đoàn Quốc Dân Đảng Việt Nam do Nguyễn Tiến Hỷ cầm đầu, Tưởng Giới Thạch đã nói rằng sự kiện phái đoàn Việt Nam hiện diện tại Thủ đô (kháng chiến) của Trung Quốc là biểu trưng của việc Việt Nam trở về với Trung Quốc. Sau ngày Nhật Bản đầu hàng, Lư Hán và Tiêu Văn, do 2 ngã Vân Nam và Quảng Tây, kéo 180.000 quân vào Bắc Việt và Bắc Trung Việt, đi theo có các lực lượng vũ trang của Vũ Hồng Khanh, của Nguyễn Hải Thần, của Vệ An Quốc (Vi Văn Lưu), của Vũ Kim Thành v.v., tất cả đều có xu hướng thân Trung Quốc. Đến ngày 15-12-1945, Quốc Dân Đảng Việt Nam ra sinh hoạt công khai, trụ sở trung ương đặt tại Trường Tiểu học Đỗ Hữu Vị ở Hà Nội, thì các lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Tàu kéo về, và các lực lượng vũ trang của Đại Việt Quốc Dân Đảng rải rác khắp nước, như chiến khu Lạc Triệu, Kép, Trường Lục quân Yên Bái, Gi Linh (Thanh Hóa), Quảng Nam, An Điền (Nam Bộ), đều được gọi là Quốc Dân quân. Trong lúc quân Pháp theo gót quân Anh trở lại chiếm đóng nhiều nơi ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ thì ở phía bắc vĩ tuyến 16, quân Pháp bại trận vẫn còn bị giam trong các trại tù. Với sự liên minh của các lực lượng vũ trang và sự hợp tác của các nhân vật chính trị cách mạng chống Pháp, thanh thế của Trung Hoa Quốc gia lúc bấy giờ tại Hà Nội và Huế rất lớn. Trong lúc đó, Việt Minh tuy có chính quyền trong tay, nhưng vướng phải trở ngại là trót mang lốt mác-xít lê-ni-nít nên gặp khó khăn từ nhiều phía. Để thoát ra khỏi tình trạng ngặt nghèo, Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 11-11-1945, và vận động với Tiêu Văn làm áp lực với Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội để thành lập chính quyền liên hiệp quốc cộng. Ngày 22-12-1945, Quốc Dân Đảng thỏa hiệp nhận 50 ghế trong số 350 ghế Đại biểu Quốc Hội sẽ chính thức được bầu vào ngày 6-1-1946. Vì gặp sự chống đối của Đại Việt Quốc Dân Đảng cương quyết không tham gia chính quyền liên hiệp, nên tối ngày 24-2-1946, Tiêu Văn triệu tập một buổi họp mặt tại Sứ quán Trung Quốc để thuyết phục các đại biểu Quốc Dân Đảng tham gia chính phủ Hồ Chí Minh. Do đó, ngày 2-3-1946, chính phủ liên hiệp quốc cộng được công bố thành lập, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch, với 10 Bộ Trưởng, chia ra như sau: 2 không đảng phái, 2 Đồng Minh Hội, 2 Quốc Dân Đảng, 4 cợng sản. Nếu lúc bấy giờ Hồ Chí Minh thực lòng đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên lý tưởng quốc tế vô sản, chân thành hợp tác với những người yêu nước quốc gia chủ nghĩa để chống lại âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp thì dễ gì quân Pháp kéo vào chiếm đóng các thành phố quan yếu của Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Mặt khác, nếu lúc bấy giờ Trung Hoa Dân Quốc hội đủ điều kiện để có thể hành xử theo tư thế một cường quốc khu vực thì chắc chắn sẽ có tác động lớn lao đến tình hình Việt Nam. Việt Nam sẽ lại hướng về phương bắc.
Nhưng Trung Hoa Dân Quốc tuy mang danh nghĩa một trong tứ cường thắng trận mà thực chất chỉ là cái thùng rỗng, quân sĩ thì hèn yếu, tướng lãnh thì tham ô, kinh tế thì kiệt quệ. Tại Việt Nam, viên tư lệnh Lư Hán đã vô học lại bất tài, mọi việc đều giao cho Tiêu Văn và Chu Phúc Thành liệu lý. Từ khi được tin Long Vân bị Tưởng Giới Thạch thừa cơ đánh úp đoạt mất Vân Nam, Lư Hán càng tỏ ra chán nản, suốt ngày chỉ hút thuốc phiện và ăn của đút. Hồ Chí Minh lại khéo lấy lòng Lư Hán và Tiêu Văn, đem vàng bạc mua chuộc 2 viên tướng này để họ không thi hành lệnh của Trùng Khánh thay thế chính phủ Hồ Chí Minh bằng một chính phủ do Bảo Đại cầm đầu. Giới tài phiệt Quảng Châu lại hám lợi, vận động chính phủ Trùng Khánh ký với Pháp thỏa hiệp ngày 28-2-1946 để cho quân Pháp vào chiếm đóng phía bắc vĩ tuyến 16, đổi lại, người Pháp hoàn trả đường hỏa xa Côn Minh-Hải Phòng cho Trung Quốc, cho hàng hóa Trung Quốc quá cảnh miễn thuế, và nhường cho Trung Quốc một khu vực tại cảng Hải Phòng. Như vậy, về phía chính phủ Trùng Khánh, đây là hành động phản bội trắng trợn đồng minh của mình chỉ vì mối lợi trước mắt. Chính phủ Hồ Chí Minh bị đặt trước một việc đã rồi, nên mấy ngày sau phải ngậm bồ hòn thuận theo ý của người Tàu mà ký với Jean Sainteny hiệp định sơ bộ 6-3-1946, chấp nhận qui chế một quốc gia tự do trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, và để cho quân Pháp chiếm đóng những thành phố quan yếu của Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Việc ký kết này là một sự nhượng bộ quá mức, một sự đầu hàng nhục nhã, một sự phản bội nhân dân không tiền khoáng hậu. Bởi vậy, Nguyễn Tường Tam không chịu phó thự và Tiêu Văn đã làm áp lực để Vũ Hồng Khanh ký thay. Về sau này, trong bài phát biểu “Dưới bóng cờ vẻ vang của Đảng, tiến lên dành những thắng lợi mới” đọc trên đài phát thanh Hà Nội ngày 3-2-1970, Lê Duẫn đã khoác lác ví von việc Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 như một tuyệt chiêu trong võ thuật, một mũi tên bắn hạ 2 con chim cùng một lúc, vừa đẩy lui quân Tàu Tưởng, vừa tạo điều kiện đánh diệt phe phản động theo Tàu. Sự thực thì khi hạ bút ký Hiệp định sơ bộ rước quân Pháp vào miền BắcViệt Nam, Hồ Chí Minh đã theo Tàu trước ai hết, đã ngoan ngoãn chiều theo ý đồ bọn Tàu Tưởng để được an thân, đã phản bội các chiến hữu liên hiệp với mình chống Pháp, đã phản bội đại khối nhân dân đóng góp vàng bạc và mạng sống của mình để chống việc người Pháp âm mưu áp đặt trở lại nền đô hộ lên dân tộc Việt Nam. Hành động tham vàng bỏ nghĩa của bè lũ Lư Hán Tiêu Văn, cũng như thái độ buông xuôi bất lực của chính phủ Trùng Khánh, đã khiến các nhà cách mạng Việt Nam theo Tàu chán ngán. Bởi vậy, sau khi rút về Trung Quốc, ngoại trừ những phần tử xưa nay vẫn làm công cụ cho người Tàu, hầu hết những nhà cách mạng Việt Nam trước đây tin tưởng ở Tàu nay dứt khoát quay lưng với phương bắc để tìm đến phương tây. Nói tóm lại, trong cái thế giằng co ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây vào những năm 1945-1946, Trung Hoa Dân Quốc vì thiếu tư cách và kém khả năng về nhiều mặt nên đã bỏ lỡ cơ hội chiếm thế thượng phong.
Việt Nam thời cận đại: thế giằng co giữa phương bắc và phương tây.
Cuối năm 1949, những người lính của Lâm Bưu xuất hiện trên các ngọn đồi Quảng Tây, và cái thế giằng co ảnh hưởng tại Việt Nam giữa phương bắc và phương tây nói trên đây bước vào một thế trận mới, rất khác biệt. Mới và khác biệt bởi lẽ cái thế giằng co ấy không những chỉ xảy ra giữa Tàu Mao và Pháp mà còn xãy ra giữa Tàu Mao và Nga Xô, giữa Tàu Mao và Hoa Kỳ. Người quan sát và phân tích tình hình sẽ tìm thấy trong mớ bòng bong tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường tại Việt Nam không ít những thí dụ điển hình nêu bật sự hơn kém giữa đôi bên tranh chấp để rút ra bài học thực tiển cho dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21 này là, để làm cho dân giàu nước mạnh, Việt Nam nên chủ động hướng về phương nào, phương bắc hay phương tây?
Ngày 18-1-1950, Trung cộng công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Biên giới Hoa Việt được thông đường, Trung công cấp kỳ đưa 40.000 bộ đội chính quy Việt cộng qua biên giới để tái huấn luyện và võ trang. Từ 1-3-1950, mỗi ngày có hàng ngàn xe vận tải Trung cộng chở quân nhu và chiến cụ qua Việt Nam, có cả đại pháo và cao xạ phòng không. Cố vấn quân sự và kỷ thuật Trung cộng cũng bắt đầu xuất hiện, từ Bộ Tổng Tư lệnh cho đến các đơn vị bên dưới tới cấp tiểu đoàn. Tháng 6-1950, Việt cộng thành lập Tổng cục Chính trị, công khai đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản qua hệ thống các chính ủy đại đơn vị và các chính trị viên tiểu đoàn và đại đội. Đến nửa sau năm 1950, Việt cộng đã tổ chức được một số đơn vị tác chiến tinh nhuệ như các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320. Rập khuôn Hồng quân Trung cộng, các sĩ quan Việt cộng bắt đầu mang quân hàm, hưởng các qui chế cung cấp khác nhau: đại táo, trung táo, tiểu táo, đặc táo, tùy theo chức vụ và cấp bậc, và có cần vụ theo hầu.
So sánh binh lực hai bên lâm chiến lúc bấy giờ, từ cấp tiểu đoàn trở xuống, thì bộ đội Việt cộng có nhiều ưu thế hơn quân đội Liên Hiệp Pháp về mặt vũ trang. Hơn nữa, vừa mới chuyển qua vận động chiến là Việt cộng đã noi theo gương Trung cộng sử dụng chiến thuật biển người. Hậu quả đầu tiên được ghi nhận là sự tan rã của 2 binh đoàn Charton và Lepage ở trận Đông Khê-Thất Khê vào đầu tháng 10 năm 1950, và tiếp theo là việc quân Pháp triệt thoái Lạng Sơn vào cuối tháng 10 và Lào Kai vào đầu tháng 11 năm 1950. Các cố vấn Hồng quân như Trần Canh, Dương Đắc Chí, Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba bắt đầu vênh váo lên mặt, cho rằng chiến thuật biển người của Lâm Bưu là vô địch. Sự thực thì việc Carpentier quyết định rút quân ra khỏi Cao Bằng chỉ là việc thực hiện kế hoạch Revers đã được Thủ tướng Pháp Queille chấp thuận, dựa vào tin tức tình báo ước tính có tới 20 sư đoàn Hồng quân đang tập trung ở vùng biên giới mà người Pháp tránh né không muốn chạm mặt. Đến như việc hai binh đoàn Charton Lepage bị thảm bại thì lý do chính không phải là vì Võ Nguyên Giáp đã áp dụng hữu hiệu chiến thuật biển người của Trung cộng, mà vì các sĩ quan Pháp đã bị bất ngờ trước hỏa lực vượt trội và tinh thần chién đấu xã thân của bộ đội Việt cộng lần đầu tiên từ du kích chiến chuyển sang vận động chiến. Việc triệt quân ra khỏi Lạng Sơn chỉ là hậu quả của sự kiện thất trận Đông Khê-Thất Khê, quân Pháp ở Lạng Sơn chưa đánh đã rút. Việc lui quân từ Lào Kai và Lai Châu đã được tiến hành tốt đẹp, Pháp lui quân để bảo toàn lực lượng, để tránh việc chạm địch ở một địa bàn chiến lược bất lợi, mặc dù trước đó đã thắng trận đồn Phố Lu, gây thiệt hại hơn 1.000 nhân mạng cho đại đoàn 308. Đâu có nơi nào dành chổ cho thành quả của chiến thuật biển người và công trạng của các tướng lãnh Hồng quân Trung Quốc. Đây là sự thực, được khẳng định thêm về sau qua thảm bại kinh hoàng của các đợt xung phong biển người của bộ đội cộng sản ở Mạo Khê, ở Vĩnh Phúc Yên, và ở Nà Sản trong suốt năm 1951. Việt cộng đã thảm bại vì thân người trần trụi, cho dù với số đông áp đảo, vẫn không sao thắng nổi đạn đại liên , bom napalm, và các tầng lưới lửa. Trong cuộc chiến chống thực dân, người Việt Nam đã không học được điều gì mới lạ từ phương bắc. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chủ yếu là nhờ vào sự kiện người Mỹ không giữ lời hứa mang không lực hùng hậu của hạm đội 7 đến dội bom xuống biển người tiến công. Cứ xem màn kết thúc trận Khe Sanh năm 1968 thì thấy rõ. Cũng cùng một loại cứ điểm bị vây, cũng cùng một địa hình lòng chảo, cũng cùng một lối tiến đánh địa đạo, nhưng Võ Nguyên Giáp đã phải bó tay trước mìn claymore và chiến thuật dùng bom rải thảm của Mỹ, và đã phải thừa nhận rằng trong chiến tranh hiện đại, yếu tố quyết định chủ yếu là hiệu năng của vũ khí chứ không phải là ý chí của con người.
Tại Hiệp nghị Genève năm 1954, Trung cộng ép buộc Việt cộng chấp nhận chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17, mặc dù đối chiếu với thực trạng thắng lợi trên chiến trường lúc bấy giờ, Việt cộng có thể đòi hỏi nhiều hơn. Tại phía nam vĩ tuyến 17, người Mỹ hất chân người Pháp và yểm trợ một chính thể cộng hòa thân Mỹ. Người dân miền nam Việt Nam dần dà quen với lề lối sinh hoạt chính trị đại nghị và kinh tế thị trường của phương tây, biết ưa chuộng dân chủ pháp trị, biết tôn trọng nhân quyền, và tự do tín ngưỡng của tha nhân, đồng thời biết chú tâm đến việc mở mang công nghiệp, phát triển thương nghiệp, đơn giản hóa tổ chức công vụ, áp dụng đường lối địa phương phân quyền, khuyến khích các sáng kiến tự túc phát triển xã ấp. Trong lúc đó, ở phía bắc vĩ tuyến, Trung cộng ngăn trở Việt Nam thống nhất, thuyết phục Việt Nam truờng kỳ mai phục, bày ra vụ “Lưỡi rồng Trung Quốc” để âm mưu độc chiếm biển đông, ấn hành bản đồ Trung Quốc với biên giới phía nam kéo xuống tận Quảng Bình. Vì những thất bại chua cay trước đây khi noi gương Trung cộng tiến hành chiến dịch đấu tố trong cải cách rrộng đất, chiến thuật biển nguời trong chiến tranh chống thực dân, nên Việt Nam lần này không chịu nghe lời Trung cộng làm cách mạng văn hóa mà thực chất chỉ là chiến dịch chống Liên Xô. Bản chất bành trướng bá quyền của Trung cộng làm cho phe thân Trung Quốc ở Việt Nam dần dần mất thế đứng, phải nhường chổ cho phe thân Liên Xô. Trường Chinh mất chức Tổng Bí thư Đảng Lao Động, để Lê Duẫn thay thế. Tiếp theo, Hoàng Văn Hoan trốn ra nước ngoài, Trần Quốc Hoàn mất chức Bộ Trưởng Nội vụ, Đặng Thai Mai bị chế riễu về bài “Đối với tôi, ánh sáng rọi từ phương bắc tới” đăng tải trên tạp chí Học Tập từ mấy năm trước. Ảnh hưởng phương bắc từ Trung cộng mờ nhạt trước ảnh hưởng phương tây từ Liên Xô. Nhờ Liên Xô mới có nhà khoa học Nguyễn Văn Hiệu. Nhờ Liên Xô mới có nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Khi người Mỹ đem chiến tranh ra đất bắc, cũng nhờ Liên Xô mà miền bắc mới có chiến đấu cơ Mig và hỏa tiển SAM để đối chọi với phi pháo và hải pháo của hạm đội 7 Hoa Kỳ.
*
* *
Kết luận.
Đối với Việt Nam đang đặt chân vào thềm thế kỷ 21, phương bắc có gì để sánh với phương tây?
Phương bắc, tức là nước Tàu, chỉ có cái viễn ảnh con ngáo ộp sư tử thức giấc để hù dọa Việt Nam. Ai cũng nói đến vai trò siêu cuờng hạt nhân của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Nhà sử học Toy Bee của Anh Quốc ngay từ thập niên 60 của thế kỷ 20 đã vội vã tiên đoán Trung Quốc trong thế kỷ 21 sẽ nuốt trọn Siberia, sẽ gồm thâu Cao Ly, Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Á, Đông Nam Á và Úc châu. Nhưng thử hỏi từ 1964 là năm Trung cộng thử quả bom hạt nhân đầu tiên đến nay, kho vũ khí nguyên tử của Trung cộng (20 ICBM, 100 IRBM, 4 SSM, và 24 SLBM) có được những gì gọi là đáng đem ra so sánh với Anh và Pháp, chứ đừng nói đến chuyện so sánh với Nga và Mỹ? Với lại, kiến thức khoa học kỷ thuật hạt nhân của Trung Quốc có được là nhờ phương tây. Tiền Học Sàng, cha đẻ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, vốn là một giáo sư vật lý của Mỹ, sinh truởng ở Mỹ, chỉ vì bị gián điệp Trung cộng kích động tình tự dân tộc nên đã chịu về Hoa lục làm việc cho Trung cộng. Trung cộng vẫn tiếp tục chiêu mộ các khoa học gia phương tây gốc Tàu, vẫn không ngừng bỏ nhiều tiền mua và thuê đánh cắp các phát kiến khoa học hạt nhân của phương tây. Quân lực Trung cộng đông người (2,1 triệu quân nhân tại ngũ), nhưng trang bị yếu kém, chiến thuật biển người đã phá sản, trước đây đã không dạy cho Việt Nam được bài học nào, gần đây lại không răn đe được sự ươn ngạnh của Đài Loan. Mặt khác, kinh tế Trung cộng lại yếu kém. Tuy mức phát triển hàng năm khá cao, 8-9% năm, nhưng sức sản xuất chỉ chiếm 3.5% GNP toàn cầu so với 25.6% trong trường hợp Hoa Kỳ. Đã vậy, nền kinh tế Trung cộng lại đang ở trên tiến trình suy thoái. Với tư thế một quốc gia kinh tế hạng hai như vậy, Trung cộng không thể có điều kiện để chạy đua vũ trang và theo đuổi một cuộc chiến tranh kỷ thuật cao (high-tech) với Nga hoặc với Mỹ.
Việt Nam từ ngàn xưa vốn có tâm lý phục Tàu và sợ Tàu. Phục là vì quanh ta chỉ có Tàu là văn minh. Sợ là vì quanh ta toàn là các giống dân hèn yếu, đối mặt với ta chỉ có Tàu, mà Tàu thì to lớn lại chỉ lăm le đè bẹp mình. Từ khi tiếp xúc với phương tây, nhất là từ thời Pháp thuộc, ta không còn sợ Tàu. Ta cũng giảm sự phục Tàu rồi đi dần đến tâm lý xem thường Tàu. Nguyên nhân là vì đối mặt với ta, ngoài Tàu còn có những nước phương tây cũng văn minh như Tàu. Ta bắt đầu tìm hiểu tư tưởng, học thuật phương tây qua trung gian người Tàu; về sau ta trực tiếp học hỏi người phương tây, và về một số khía cạnh, ta đã vượt qua mặt Tàu.
Thời gian qua, có một số người Việt Nam trở lại tâm lý phục Tàu. Họ trách người phương tây đã làm cho Việt Nam xa rời văn minh Đông Á (chủ yếu là Tàu). Họ tiếc việc phổ cập chữ quốc ngữ đã ngăn cản người Việt đọc sách xưa viết bằng Hán tự. Nhưng trách như vậy là không đúng. Đọc sách xưa viết bằng Hán tự không cần phải bỏ chữ quốc ngữ để phí nửa đời người trở lại học chữ Hán. Chỉ cần lập một viện Hán học hay các ban phiên dịch cổ thư ở các trường Đại học là đủ. Còn văn minh Đông Á ? Chả lẽ vào thời đại tin học ngày nay, ta lại còn khư khư bám chặt tam cương ngũ thường, bức hiếp phụ nữ, chà đạp nhân quyền! Chả lẽ ta còn dốc lòng tin tưởng vào lưỡng nghi, tứ tượng, ngũ hành tương xung, tương khắc, để rồi con gái tuổi dần không ai chịu cưới, ngày mùi không ai chịu đi nhà thương khám bệnh uống thuốc (mùi bất phục dược)!
Ngày nay chính người Tàu cũng phải học hỏi người phương tây. Chủ nghĩa mao-ít là kết quả của việc học tập chủ nghĩa mác-xít lê-ni-nít. Chính người Tàu đang tìm cách ve vãn người Mỹ để hưởng qui chế tối huệ quốc, gia nhập tổ chức WTO, nhằm mục đích chấn hưng kinh tế quốc dân. Chính người Tàu đang tìm cách liên minh với người Nga để được mua tàu ngầm nguyên tử, phi cơ SU- 30, nhằm mục đích canh tân quân đội, ngõ hầu đương đầu với cái thế áp đảo của quân lực Hoa Kỳ.
Mà Nga hay Mỹ thì cũng đều là những nước phương tây. Việt Nam thế kỷ 21 chẳng có gì để học hỏi ở phương bắc. Việt Nam thế kỷ 21 dứt khoát hướng về phương tây, tìm ở phương tây tư tuởng và kiến thức để nâng cao mức sống cũng như sức mạnh để làm đối trọng quân bình tương quan ảnh hưởng trong mục đích giải tiêu áp lực đe dọa từ láng giềng phương bắc.
Tháng giêng năm 2000
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Đã đăng:
- Tạp chí Cách Mạng số 16, Tháng 2, năm 2000.
- Tạp chí Đi Tới số 33 & 34 Bộ mới, Tháng 5 & 6 năm 2000.
- Đặc san Quảng Trị Xuân Tân Tỵ 2001, Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Trị Georgia, 6243 Wandering Way, Norcross, GA 30093, USA.
- Quan điểm về một số vấn đề chính trị và văn hóa Việt Nam. Phần Khảo Luận. Minh Vũ Hồ Văn Châm. Bản điện tử 2002 (mã Unicode và VPS).
Website: http://www.geocities.com/chamho
SƠN TRUNG * CHIẾC ÁO GẤM
CHIẾC ÁO GẤM THƯỢNG HẢI
Sơn Trung
Vương Như Minh vốn người Thanh Hóa, bỏ vợ con và quê hương vào Nam theo
chúa Nguyễn. Ông cho các bạn biết ở ngoài Bắc ông là một võ sĩ, đã làm
đội trưởng Vệ Thần sách, nhưng ông ghét chúa Trịnh tham tàn bạo ngược,
và ghét quan lại Tàu nghênh ngang trên đất Bắc. Nhiều lần ông đã xung
khắc và chống đối họ và bị họ đuổi giết cho nên ông tìm đường vào xứ
Đàng Trong. Không hiểu ông làm thế mà được vào làm việc trong phủ Chưởng
quản Sự Vụ,là phủ Tể tướng, và yêu con gái quan Chưởng quản Cả hai say
đắm nhau, cùng làm thơ qua lại và sắp đi đến hôn nhân. Nhưng sắp đến
ngày cưới thì biến cố xảy ra. Nguyên khi Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ vương
mất, người con trưởng thất lộc nên Vũ vương để di chiếu lập người con
thứ hai song Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập con thứ 16 của Vũ vương
mới 12 tuổi lên ngôi tức Định vương. Định vương chỉ ngồi vì, quyền hành
vào tay Trương Phúc Loan. Lúc này, họ Trương đã lên thay họ Nguyễn, mọi
người anh em, dâu, rể họ Trương đều làm lớn trong các bộ viện và nắm mọi
ngành kinh tế trong xứ. và lập nên một chế độ gia đình trị. Trương Phúc
Loan giết hại, bắt giam và sa thải các quan lại đời trước khiến cho một
số quan lại triều trước trong đó có quan Chưởng quản và gia đình cũng
phải chạy ra ngoại quốc. Vì vậy cuộc tình duyên giữa Vương Như Minh và
cô con gáì quan Chưởng quản phải đứt đoạn.
Kể ra lúc đầu, Trương Phúc Loan được một số người tín nhiệm vì ông khôn ngoan giương cao chủ nghĩa “dân vi quý” của Mạnh tử. Vì vậy, một số quan lại và tướng lãnh chúa Nguyễn đã bỏ chúa mà theo họ Trương trong đó có Vương Như Minh. Đến khi họ Trương lộ bộ mặt gian ác, ra tay vét thuế, cướp của công, dùng bọn thủ túc ngu dốt, nhất là sát hại và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến thi Vương Như Minh bỏ con đường chính trị mà xoay sang con đường giáo dục. Mặc cho Trương Phúc Loan thao túng, mặc cho Nhạc Huệ tung hoành, ông chỉ lo học và đã đỗ cử nhân, rồi tiến sĩ, sau được vào dạy ở trường Quốc tử viện là một trường đại học ở kinh đô. Lúc này ông đã cò gia đình một vợ và ba con, gia cảnh cũng thanh bạch.
Ngày tháng trôi qua, chẳng mấy chốc mà quân Hoàng Ngũ Phúc đem đại binh vào bắt giết Trương Phúc Loan và chiếm Thuận Hóa. Tất cả quan lại và tướng lãnh xứ Đàng Trong đều bị bỏ tù. Một số lớn giáo sư bị ngồi tù hoặc bị sa thải trong đó có Vương Như Minh. Gia cảnh bầb bạch, bà vợ của Vương phải may thuê vá mướn lần hồi.
Quân Trịnh áp dụng chính sách thực dân, đem số lớn dân Đàng Ngoài vào cai trị xứ Đàng Trong. Từ quan trấn thủ cho đến phu xe, phu hốt rác cũng là người Bắc Hà còn người Nam Hà rất ít kẻ có công ăn việc ăn, mà tuyệt đại đa số đều thất nghiệp, lâm cảnh đói khổ, phải bán quần áo, bàn ghế mà sống qua ngày. Trong bao năm trời, dân chúng ngoài Bắc vào Nam mua vải vóc, máy móc, dụng cụ và lương thực và chở về Bắc không ngớt. Họ còn kéo nhau hàng triệu người vào Cao nguyên và Đồng Nai lập trại, lập đồn điền. Hàng trăm ngàn dân Đàng Ngoài được đưa vào Nam làm an ninh chìm. Người Đàng Ngoài vào tận thôn xóm xa xăm, làm tổ trưởng liên gia bảo, làm xã trưởng, quận trưởng. Người Đàng Ngoài giả dạng đi bán bánh, bán chè đi khắp hang cùng ngỏ hẽm nghe ngóng tin tức. Một số dân Nam Hà cam tâm làm tay sai cho họ Trịnh. Một số công khai khoe khoang họ là người chúa Trịnh biệt phái vào Nam nằm vùng. Họ tố cáo người nọ, người kia. Quân Trịnh cũng đưa tiền bạc dụ dỗ hoặc dùng quyền lực ép buộc dân chúng Nam Hà tố cáo, vu khống nhau khiến cho bè bạn, anh em nghi ngờ nhau. Một số nhà khoa bảng cũng như một số nhà tu hành đã cúi đầu làm tay sai cho bạo quyền.
Quân Trịnh cho một số công an chìm người Nam Hà đóng vai trò dẫn rắn bò ra khỏi hang. Những người này đến nhà này, nhà nọ, ban đầu lên tiếng chống đối, phê phán quân Trịnh, ai nhẹ lòng tin theo và lên tiếng chỉ trích họ Trịnh, thì bước sau, họ đưa ra ý kiến lập nhóm này, nhòm kia tranh đấu. Ai tin theo thì lập tức bị giam và đưa ra tòa lãnh án.
Trong thời gian Trịnh quân xâm chiếm Thuận Hóa, tôi cũng được một người bạn đưa đến giới thiệu với Vương Như Minh và chúng tôi trở thành bạn thân.
Vương Như Minh có ba tính đặc biệt. Thứ nhất là ông giao du rất rộng. Ngày nào cũng có hàng tá người đến trò chuyện. Thứ hai, tính tình bộc trực, dễ tin người. Và thứ ba là vị trí nhà của ông. Nhà của Vương Như Minh ở cạnh là nhà một tên an ninh của họ Trịnh. Tên này ở ngoài Bắc mới điều vào, và được phân phối căn nhà này là căn nhà do một gia đình người Nam Hà chạy theo chúa Nguyễn để lại. Bên cạnh và đàng trước nhà là đường thông trong xóm nghèo, luôn luôn có kẻ qua người lại nhìn vào trong nhà và thấy rõ mồn một. Đã thế, giọng nói của ông rất lớn, thành thử ông nói trong nhà mà ngoài đường cũng nghe rõ. Đó là những điều rất nguy hiểm trong loạn thế.
Một hôm, tôi đến thăm ông, thì một khách lạ cũng đến. Vương tiên sinh quen biết khách và giới thiệu tôi. Ngồi chưa nóng chỗ thì ông khách đã nói hăng hái:
-Chúng ta phải đi qua ngõ Vinh Sơn.
Lúc bây giờ giáo phái Vinh Sơn đã dùng khí giới chống lại quân Trịnh và hai bên giao chiến mấy ngày dài. Kết cuộc, đền thờ bị niêm phong, các tu sĩ bị bắt giam. Nghe khách nói vậy, tôi bèn viện cớ bận việc bỏ ra về. Lần sau nữa, tôi đến thăm Vương Như Minh thì có khách đang nói chuyrện với ông. Chủ nhân giới thiệu tôi với khách. Ông này cũng như ông trước, sau khi nghe giới thiệu tôi là thầy giáo , bèn nói với tôi và Vương Như Minh:
-Hai ông là giáo sư, có nhiều môn hạ. Nếu hai ông lên tiếng thì sẽ tập hợp được một lực lượng lớn.
Nghe khách nói như vậy, tôi bèn viện cớ bận việc, xin phép ra về.Tri nhân, tri diện, bất tri tâm. Thời buổi khó khăn, công an đầy đường, đầy ngõ, Thời loạn, tính mạng treo chỉ mành. sống bên nhau lâu năm mà cũng chưa hiểu nhau, thế mà mới gặp mặt, chưa biết ất giáp gì cả mà dám bàn chuyện lớn một cách công khai. Những người như thế nếu không là công an thì cũng là những kẻ không làm được việc lớn. Dính với họ chỉ thiệt thân.
Thời bấy giờ tại kinh đô xảy ra một vụ lớn, nghe nói các luật gia và nhà khoa bảng lập kiến nghị dâng chúa Trịnh, yêu cần tôn trọng quyền lợi dân chúng và đất nước. Cả đám bị bắt. Khi bị lấy khẩu cung trong nhà giam, các luật gia và tay khoa bảng mới biết mình bị lừa vì người xướng xuất tranh đấu cho nhân quyền chính là một luật gia của Trịnh quân nằm vùng tại xứ Đàng Trong, bây giờ ông ta đứng ra làm quan tòa lấy khẩu cung và kết án mọi người. Những chuyện như thế rất nhiều.
Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi:
-Ông có quen ai giòng dõi hoàng tộc không? Tôi muốn găp họ hỏi vài lời.
Tôi nể lòng, cũng đưa đi giới thiệu một ông bạn thân dòng Nguyễn quý tộc. Không biết câu chuyện sau này ra sao mà sau này ông bạn hoàng gia lạnh nhạt và xa lánh tôi. Một hôm, Vương Như Minh nói riêng với tôi:
-Chúa Nguyễn sắp trở về Thuận Hóa. Tôi được mấy bạn thân thông thạo tin tức cho biết như thế.
Tôi bảo ông:
-Trong tình thế hiện nay, chúa Nguyễn bị đánh tận và đuổi tuyệt, quân lính tan tác, tướng sĩ xiêu bạt, thân thế chưa biết về đâu, làm sao có thể khôi phục Thuận Hóa trong lúc này. Ông đừng tin những điều này.
Vì việc này, ông giận tôi. It lâu sau, ông bi quân Trịnh bắt giam, hình như về tội tôn phù chúa Nguyễn. Ông ở tù vài năm rồi được thả. Ngày ông về, tôi đến thăm ông, và chúng tôi nối lại mối tình bạn . Tôi rất thích Vương Như Minh vì ông rất giỏi Hán nôm, gặp những câu văn, bài thơ không hiểu rõ, tôi thường hỏi ông và được ông giải thích tường tận. Ngoài ra, tôi cũng thích ông vì tính ông bình dân, giản dị. Ông cho biết ông đã học được chữ nho lúc nhỏ do thân phụ ông dậy. Sau hai cụ bị chính sách cướp của giết người mà chết thảm trong các chiến dịch tàn ác của bạo quyền xứ Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn đã đào vong, song chúa Trịnh vẫn lo sợ. Họ ra sức bắt bớ các lực lượng bảo hoàng. Họ tung tin này, tin nọ, nhưng sự thực thì dân Nam Hà đa số yêu chúa Nguyễn. Một số nhân sĩ đã âm thầm lập tổ chức bảo hoàng phục quốc. Trong các tổ chức này, có người thực, kẻ giả. Do Vương Như Minh, tôi quen biết Phạm Bảo lão nhân là một nhân sĩ đã nổi tiếng một thời ở chốn kinh đô, gia tư cũng bậc khá giả. Lão nhân đã trên tám mươi nhưng vẫn mạnh khoẻ, hàng ngày thường luyện tập đi bộ. Phạm lão nhân tới thăm tôi vài lần và tôi đã tới đáp lễ. Phạm tiên sinh đã rủ tôi xem tướng một lần tại nhà một danh sư. Phải chăng Phạm lão nhân muốn dùng tướng pháp để chọn ngườI cộng tác? Ông thầy tướng này nổi tiếng từ lâu và quả thật là giỏi. Giữa tôi và Phạm lão nhân tình cảm ngày càng sâu đậm thì Phạm lão nhân lâm bệnh rồi chết. Lão nhân có bạn thân là Thanh Nhàn lão nhân, tuổi khoảng 70. Thanh Nhàn lão nhân có dáng điệu tiên phong đạo cốt, có lẽ lúc trẻ rất đẹp trai. Vương Như Minh đưa tôi đến thăm lão nhân nhiều lần, và nói với tôi rằng lão nhân thường vào chiến khu liên lạc với chúa Nguyễn.
Bên cạnh Vương Như Minh có hai chàng trẻ thường lui tới. Một chàng được Vương Như Minh giới thiệu là học trò của Vương Như Minh, còn chàng kia là đệ tử của Phạm Bảo lão nhân. Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi rằng cuối tháng này, Thanh Nhàn lão nhân sẽ vào chiến khu gặp chúa Nguyễn và kêu gọi chúng tôi góp ít tiền làm lộ phí cho Thanh Nhàn lão nhân. Thường thường, nghe những chuyện như vậy, tôi không nói gì, chỉ im lặng. Sau đó, tôi được chàng đệ tử Phạm lão nhân nói riêng cho biết cuối tháng, chàng thấy Thanh Nhàn lão nhân đi ngoài phố chứ không phải đi họp trong chiến khu. It lâu sau, Thanh Nhàn lão nhân cũng lâm bệnh vài bữa rồi chết đi. Từ đó, tôi không còn nghe nói đến chúa Nguyễn nữa.
Ngày tháng trôi qua cũng đã vài năm sau khi quân Hoàng Ngũ Phúc chiếm Phú xuân. Bỗng nhiên quân Trịnh từ Thăng Long kéo vào rất đông. Họ tuyên bố vào dẹp tệ nạn xã hội tại Đàng Trong. Bao sòng bài, nhà chứa bị bắt. Một số thương gia bị bắt giam và tịch thâu gia sản vì tội trốn thuế hoặc chống triều đình. Bề ngoài quân Trịnh nói là dẹp tệ nạn xã hội, nhưng thực tế là họ tấn công nhân dân Nam Hà. Hàng ngàn, hàng vạn người bị bắt vì âm mưu khởi loạn. Nghe đâu, tổ chức này rất to lớn được ngoại bang ủng hộ đàng sau và một số quan lại họ Trịnh cũng có liên quan. Kết quả, một số bị đem ra xử tử hình, trong đó có một số quan lại họ Trịnh. Hầu hết bạn bè tôi bị bắt giam trong đó có Vương Như Minh. Ba bốn năm sau, Vương Như Minh và các bạn tôi được thả ra.
Khi các bạn tôi được trả tự do, tôi liền đến thăm họ và chúng tôi lại tiếp tục họp mặt, uống rựơu giải sầu, mặc cho nhà Trịnh có theo dõi hay không. Các bạn tôi cho biết trong tù, quân Trịnh bắt cung khai các việc, và hỏi rất nhiều về tôi nhưng các bạn tôi khai thật rằng tôi không có hoạt động chính trị nào. Việc tôi không bị mắc vòng lao lý có lẽ là do tôi may mắn. Sau khi quân Trịnh chiếm Thuận Hóa, tôi về ẩn cư. Tôi biết những ngườI cũ ở xứ Đàng Trong luôn bị Trịnh quân theo dõi. Hễ ai ra khỏi nhà là có người đi theo rồi về báo cáo với xã trưởng hay cơ quan an ninh không sót một chi tiết. Trong phố phường và xã thôn, quân Trịnh lập ngũ gia bảo, nghĩa là năm nhà thành một tổ, nhà này theo dõi nhà kia. Những kẻ bán hàng rong, những ngườI bán kẹo bánh, bán thuốc lào, sửa xe, sửa giày dép ở đầu ngõ có thể là công an chìm. Họ có nhiệm vụ theo dõi các khách lạ vào ra. Đền, chùa, miếu mạo cũng đầy rẫy an ninh, không biết ai sư thật hay sư giả, đạo sĩ thật hay đạo sĩ giả. Dẫu sao, tôi tự biết mình bất tài nên thủ phận, và cũng biết cái thế mạnh đang lên của họ Trịnh, không dám lấy trứng chọi đá. Phải chăng vì vậy mà tôi được yên? Một hôm, tôi đến thăm Vương Như Minh, chuyện gần, chuyện xa, ông nói:
-Người ngu si cho nên được hưởng thái bình.
Tôi cười mà bảo:
-Phúc họa tại trời, ông cũng nghiên cứu lý số, sao ông nói vậy?
Tôi nghĩ rằng ông tuổi già lại gặp tai họa liên tiếp cho nên lòng bực tức, cáu kỉnh. Vì vậy mà tôi không giận ông. Tôi vẫn lui tới và coi như không có chuyện gì.
Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện trong tù. Ông và các bạn tôi là tù chính trị, cùng bị giam trong kinh đô Phú Xuân, chứ không phải bị đày lên rừng sâu hay ra ngoài Bắc. Tuy cùng ở một nhà tù, nhưng mỗi người ở một khu khác nhau, it khi được thấy mặt nhau. Trong thời gian đầu, họ bị tra vấn và hành hạ đủ thứ. Nào khai lý lịch cha ông và bản thân. Mỗi lần bắt cung khai như vậy là phải viết đi viết lại nhiều lần. Nhưng khi đã kết thúc điều tra, có thể họ bị kết án hay không kết án, dù không ra tòa, hay có ra tòa, cuộc đời tù nhân đã bước qua giai đoạn hai. Họ có thể bị giam trong tù hay chuyển lên nông trường canh tác, danh từ là “đi lao động”. Đi lao động thì thoải mái hơn là bị nhốt trong nhà giam. Trong giai đoạn đi cung, tù nhân bị hành hạ, chửi mắng và hăm dọa đủ điều. Có khi nửa đêm bị thức dậy đi cung. Có tên điều tra viên lễ độ, lịch sự, có tên hung hãn. Nhưng qua giai đoạn điều tra thì tinh thần tù nhân dễ thở hơn. Thỉnh thoảng, tù nhân phải đi điều tra bổ túc.
Cuộc sống trong nhà tù cũng giống như ngoài xã hội là có sự phân chia giai cấp. Những quan lại họ Trịnh tham nhũng mà không chùi mép sạch, hay là những con dê bị tế thần cho nên mới bị tù. Có vị chỉ ngồi tù vài bữa, thỉnh thoảng mới vào nhà giam, còn thường là về sống với gia đình. Có vị được ở phòng đặc biệt, không thiếu nem công chả phượng. Đám quan lại chúa Nguyễn tất nhiên kém vế hơn vì mang thân phận bại binh. Nhưng người giàu có thì vẫn sướng hơn kẻ nghèo hèn. Sau một thời cấm đoán, Trịnh quân mới mở lượng hải hà cho thân nhân tiếp tế tù nhân. Kể từ khi tù nhân được tiếp tế, không khí trại giam biến đổi. Những tù nhân giàu có thì được tiếp tế ê hề. Kẻ ích kỷ thì giữ lấy mà ăn một mình. Kẻ hảo tâm thì chia xẻ cho bạn bè, hoặc tặng rượu, bánh cho cai tù, cho ngục tốt. Vì vậy mà mối tương quan giữa tù nhân và ngục tốt được cải thiện. Ngoài ra, tù nhân còn được gia đình tiếp tế tiền bạc, cho nên tù nhân có thể nhờ ngục tốt mua thức này thức nọ. Vì việc mua bán mà cả hai bên đều có lợi. Nghe đâu trong các trại cai thuốc phiện cũng có người vào bán đồ quốc cấm cho người nghiện nếu họ có tiền. Cuộc sống tù nhân và cai ngục cùng ngục tốt được cải thiện. Một số ngục tốt than thở cùng tù nhân:
-Trước đây, ngoài Bắc người ta nói rằng ở Xứ Đàng Trong nhân dân khổ lắm, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Thậm chí không có bát sành mà ăn phải ăn bốc hoặc bằng gáo dừa. Vì vậy, mà thân nhân ngoài Bắc vào thăm trong Nam đã mang bát sành, chiếu lác vào tặng bà con. Nhưng khi vào đến nơi, thấy trong Nam không ai ăn bát sành, đắp chiếu lác, nằm chõng tre mà nằm giường Hồng Kông, hoặc giường gỗ, đắp mệm êm, chăn ấm, ăn bát Tàu, đĩa Nhật, hoặc hàng sứ, hàng men Biên Hòa. Tôi thấy xứ Đàng Trong sung sướng quá. Còn xứ Đàng Ngoài vừa nghèo, vừa không tình cảm. Tôi đi lính năm năm chưa được về phép, mà vợ con chẳng ai vào thăm. Nếu muốn vào thăm thì cũng chẳng đào đâu ra tiền mà mua bánh trái, cá thịt cho chồng!
Được ít lâu, nhân lễ lục tuần khánh thọ của chúa Trịnh, một số tù nhân được thả ra, trong số đó có Vương Như Minh. Ông cho tôi biết những ngày cuối cùng trong tù, các tù nhân được các ngục tốt bày tỏ tình cảm tốt đẹp. Những ngục tốt này cho biết số phận họ hẩm hiu cho nên phải coi ngục, trong khi các bạn có vây cánh thì đã làm lớn, có cơ ngơi đình huỳnh. Họ than rằng họ cũng như các tù nhân phải sống trong ngục. Vì bổn phận bắt buộc mà họ phải nghiêm khắc và tàn ác đối với các tù nhân. Sự thực, trong thâm tâm, họ không muốn thế. Họ cho biết rằng bây giờ họ khá hơn trước, được đổi về kinh đô, còn trước kia phải lảm cai tù trên miền rừng thiêng nước độc, quanh năm ốm đau bệnh tật, thật khốn khổ vô cùng. Bây giờ về kinh đô thì khá hơn nhưng sinh hoạt đắt đỏ, gạo châu củi quế, lương bổng thấp kém, không đủ nuôi vợ con. Họ chúc mừng các tù nhân được về sum họp gia đình. Và họ ngỏ ý xin chiếc áo, cái quần, đôi giày và những thực phẩm và đồ dùng cá nhân còn lại. Các tù nhân nghe họ nói, thương tình cho mọi thứ, trừ bộ áo quần mặc trong người để mang về nhà. Vương Như Minh có chiếc áo ngự hàn, là kỷ vật của thời ông làm đội trưởng Thần Sách vệ ở Thăng Long. Tấm áo ấm này trong độn bông, ngoài bao gấm Thượng Hải màu xanh đậm, sau hai tay bị rách, vợ của Vương lấy vải xanh vá lại. Tên ngục tốt thường ngày trông nom phòng Vương, kể lể thân thế nghèo hèn, ngoài Bắc có cha già bảy mươi bênh tật và đói rét, ngỏ ý xin chiếc áo ngự hàn này để mang về tặng cha già. Vương thấy anh ta tử tế và có lòng hiếu thảo, bèn trao tặng chiếc áo ngự hàn này.
Tại kinh đô Thuận Hóa, khi quân Trịnh chiếm Phú Xuân thì nảy sinh ra những hiện tượng kỳ lạ, khác trước. Dân chúng mặc áo vá, quần đụp. Những người đi bán xôi, bán cháo, bán bún bò, bán chè, bánh khoái , bánh bèo đông hơn nhiều. Các tiệm cơm, tiệm trà mọc như nấm. Đường phố biến thành chợ trời bán đủ mọi thứ như bàn ghế, mùng màn, áo quần, vải vóc, sách vở. . . Người Trung Hoa có óc kinh doanh đã thu mua các đồ cũ, mở thành một khu chợ cũ, bán mọi thứ trên đời như giày dép, quần áo,cày bừa, kìm búa, dao, mác, bàn ghế, bút, mực, giấy, sách học, truyện. . . Một hôm Vương Như Minh ra chợ cũ mua một ít vật dụng. Ông đi suốt buổi, qua một của hàng bán đồ ngự hàn, ông thấy chiếc áo gấm Thượng Hải của ông, một chiếc áo có vá ở hai tay, rất đặc biệt, không thể lầm lẫn, được treo trên cao cùng một số áo lạnh khác.
Khi trở về nhà, Vương Như Minh đã mang chứng bệnh ung thư. Phúc bất trùng lai. Ông có đứa con trai tuổi 18 bị bắt sung quân. Thằng con trai của ông tính tình ương ngạnh, thích kết bạn kết bè rong chơi phố phường. Cu cậu thường lấy trộm sách của bố đem bán chợ Trời. Tính tình như vậy mà bị bó buộc trong khuôn khổ trại lính, cu cậu không chịu được đã trốn trại nhiều lần, và sau cùng bị tụi chúng nó đánh chết mà bảo là thằng bé mang bệnh sốt cấp tính. Vương Như Minh phải lội suối băng đèo ra biên cương lãnh xác con. Phần thì bệnh ngày càng nặng, phần thương con, Vương mất lúc gần 70.
Vương có bạn thân là người đồng hương, xưa nay thường lui tới thân mật. Vương đã tính giao cho người bạn đồng hương này đứng lo tang lễ sau này. Nhưng giữa chừng Vương đổi ý. Vương giao du rất thân mật với các nhà báo là Trăng Thanh và Mưa Bão, là hai nhà báo đã cùng Vương bị tù về tội ủng hộ chúa Nguyễn. Hai ông này đã vận động một nhà từ thiện lo việc tống táng cho Vương, trong đó có việc mua cho Vương một áo quan. Vương giao tất cả tác phẩm của ông cho nhà báo Trăng Thanh để sau ông này lo việc tái bản, xuất bản. Nhà báo Trăng Thanh vì quen nhiều nên đã tái xuất bản hai quyển truyện của Vương, thu tiền nhưng không chia cho vợ con của Vương đồng nào. Bà vợ của Vương gặp nhà báo Trăng Thanh xin lại các tác phẩm của Vương nhưng nhà báo Trăng Thanh từ chối. Bà Vương nhờ tôi đứng ra lấy lại, nhưng tôi không tiện nhận lời vì phải đi xa. Tôi bàn với một ông bạn già nhờ ông đứng ra đòi lại nhưng ông cũng từ chối vì biết rằng họ không bao giờ trả lại. Họ không trả mà họ nói đã trả hết, thế là mình chỉ làm bung xung cho họ, gánh tội cho kẻ gian. Tôi đem việc này bàn với gia đình Vương, và nói rằng e họ không trả hết, chỉ trả vài quyển lấy lệ. Gia đình Vương bảo tôi cứ đòi, được quyển nào hay quyển nấy.
Tôi biết người Việt Nam rất quý sách. Họ không thích mua mà thích mượn. Sách cho mượn hoặc là không trả lại, hoặc là bị xé mất những bài hay, đoạn hay. Tôi đã có kinh nghiệm này. Gia đình tôi ở đất Bắc trong thời Kiêu binh, dân chúng cũng hùa vào cướp phá. Những sách cổ như Tứ thư ngũ kinh hoặc Bách gia chư tử mất đi chẳng tiếc, chỉ tiếc là các văn thơ gia tiên bị mất. Tôi đã hỏi thăm nhiều nguồn tin và cũng đã van nài mà chẳng ai trả lại dù họ là anh em trong họ hàng của tôi. Tất cả đều nói là không biết gì cả. Nay những tác phẩm của Vương do Vương ký tên giao quyền cho họ, đây là mối lợi, họ không nhả ra. Tôi biết làm việc này bất lợi cho mình, và mình có thể bị mang tiếng, nhưng tôi nghĩ thiện tâm là đủ, không cần tính toán. Cuối cùng, tôi phải gặp nhà báo Trăng Thanh đề nghị trả sách cho gia đình Vương. Gặp ông hai ba lần, ông chỉ giao lại một vài quyển, tôi bèn giao lại cho con gái Vương mang về. Sau khi nhà báo Trăng Thanh mất, mà tôi thì đã dấn bước sông hồ, chưa trở về chốn cũ, không hiểu các tác phẩm của Vương còn hay mất, hay đi về đâu
Kể ra lúc đầu, Trương Phúc Loan được một số người tín nhiệm vì ông khôn ngoan giương cao chủ nghĩa “dân vi quý” của Mạnh tử. Vì vậy, một số quan lại và tướng lãnh chúa Nguyễn đã bỏ chúa mà theo họ Trương trong đó có Vương Như Minh. Đến khi họ Trương lộ bộ mặt gian ác, ra tay vét thuế, cướp của công, dùng bọn thủ túc ngu dốt, nhất là sát hại và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến thi Vương Như Minh bỏ con đường chính trị mà xoay sang con đường giáo dục. Mặc cho Trương Phúc Loan thao túng, mặc cho Nhạc Huệ tung hoành, ông chỉ lo học và đã đỗ cử nhân, rồi tiến sĩ, sau được vào dạy ở trường Quốc tử viện là một trường đại học ở kinh đô. Lúc này ông đã cò gia đình một vợ và ba con, gia cảnh cũng thanh bạch.
Ngày tháng trôi qua, chẳng mấy chốc mà quân Hoàng Ngũ Phúc đem đại binh vào bắt giết Trương Phúc Loan và chiếm Thuận Hóa. Tất cả quan lại và tướng lãnh xứ Đàng Trong đều bị bỏ tù. Một số lớn giáo sư bị ngồi tù hoặc bị sa thải trong đó có Vương Như Minh. Gia cảnh bầb bạch, bà vợ của Vương phải may thuê vá mướn lần hồi.
Quân Trịnh áp dụng chính sách thực dân, đem số lớn dân Đàng Ngoài vào cai trị xứ Đàng Trong. Từ quan trấn thủ cho đến phu xe, phu hốt rác cũng là người Bắc Hà còn người Nam Hà rất ít kẻ có công ăn việc ăn, mà tuyệt đại đa số đều thất nghiệp, lâm cảnh đói khổ, phải bán quần áo, bàn ghế mà sống qua ngày. Trong bao năm trời, dân chúng ngoài Bắc vào Nam mua vải vóc, máy móc, dụng cụ và lương thực và chở về Bắc không ngớt. Họ còn kéo nhau hàng triệu người vào Cao nguyên và Đồng Nai lập trại, lập đồn điền. Hàng trăm ngàn dân Đàng Ngoài được đưa vào Nam làm an ninh chìm. Người Đàng Ngoài vào tận thôn xóm xa xăm, làm tổ trưởng liên gia bảo, làm xã trưởng, quận trưởng. Người Đàng Ngoài giả dạng đi bán bánh, bán chè đi khắp hang cùng ngỏ hẽm nghe ngóng tin tức. Một số dân Nam Hà cam tâm làm tay sai cho họ Trịnh. Một số công khai khoe khoang họ là người chúa Trịnh biệt phái vào Nam nằm vùng. Họ tố cáo người nọ, người kia. Quân Trịnh cũng đưa tiền bạc dụ dỗ hoặc dùng quyền lực ép buộc dân chúng Nam Hà tố cáo, vu khống nhau khiến cho bè bạn, anh em nghi ngờ nhau. Một số nhà khoa bảng cũng như một số nhà tu hành đã cúi đầu làm tay sai cho bạo quyền.
Quân Trịnh cho một số công an chìm người Nam Hà đóng vai trò dẫn rắn bò ra khỏi hang. Những người này đến nhà này, nhà nọ, ban đầu lên tiếng chống đối, phê phán quân Trịnh, ai nhẹ lòng tin theo và lên tiếng chỉ trích họ Trịnh, thì bước sau, họ đưa ra ý kiến lập nhóm này, nhòm kia tranh đấu. Ai tin theo thì lập tức bị giam và đưa ra tòa lãnh án.
Trong thời gian Trịnh quân xâm chiếm Thuận Hóa, tôi cũng được một người bạn đưa đến giới thiệu với Vương Như Minh và chúng tôi trở thành bạn thân.
Vương Như Minh có ba tính đặc biệt. Thứ nhất là ông giao du rất rộng. Ngày nào cũng có hàng tá người đến trò chuyện. Thứ hai, tính tình bộc trực, dễ tin người. Và thứ ba là vị trí nhà của ông. Nhà của Vương Như Minh ở cạnh là nhà một tên an ninh của họ Trịnh. Tên này ở ngoài Bắc mới điều vào, và được phân phối căn nhà này là căn nhà do một gia đình người Nam Hà chạy theo chúa Nguyễn để lại. Bên cạnh và đàng trước nhà là đường thông trong xóm nghèo, luôn luôn có kẻ qua người lại nhìn vào trong nhà và thấy rõ mồn một. Đã thế, giọng nói của ông rất lớn, thành thử ông nói trong nhà mà ngoài đường cũng nghe rõ. Đó là những điều rất nguy hiểm trong loạn thế.
Một hôm, tôi đến thăm ông, thì một khách lạ cũng đến. Vương tiên sinh quen biết khách và giới thiệu tôi. Ngồi chưa nóng chỗ thì ông khách đã nói hăng hái:
-Chúng ta phải đi qua ngõ Vinh Sơn.
Lúc bây giờ giáo phái Vinh Sơn đã dùng khí giới chống lại quân Trịnh và hai bên giao chiến mấy ngày dài. Kết cuộc, đền thờ bị niêm phong, các tu sĩ bị bắt giam. Nghe khách nói vậy, tôi bèn viện cớ bận việc bỏ ra về. Lần sau nữa, tôi đến thăm Vương Như Minh thì có khách đang nói chuyrện với ông. Chủ nhân giới thiệu tôi với khách. Ông này cũng như ông trước, sau khi nghe giới thiệu tôi là thầy giáo , bèn nói với tôi và Vương Như Minh:
-Hai ông là giáo sư, có nhiều môn hạ. Nếu hai ông lên tiếng thì sẽ tập hợp được một lực lượng lớn.
Nghe khách nói như vậy, tôi bèn viện cớ bận việc, xin phép ra về.Tri nhân, tri diện, bất tri tâm. Thời buổi khó khăn, công an đầy đường, đầy ngõ, Thời loạn, tính mạng treo chỉ mành. sống bên nhau lâu năm mà cũng chưa hiểu nhau, thế mà mới gặp mặt, chưa biết ất giáp gì cả mà dám bàn chuyện lớn một cách công khai. Những người như thế nếu không là công an thì cũng là những kẻ không làm được việc lớn. Dính với họ chỉ thiệt thân.
Thời bấy giờ tại kinh đô xảy ra một vụ lớn, nghe nói các luật gia và nhà khoa bảng lập kiến nghị dâng chúa Trịnh, yêu cần tôn trọng quyền lợi dân chúng và đất nước. Cả đám bị bắt. Khi bị lấy khẩu cung trong nhà giam, các luật gia và tay khoa bảng mới biết mình bị lừa vì người xướng xuất tranh đấu cho nhân quyền chính là một luật gia của Trịnh quân nằm vùng tại xứ Đàng Trong, bây giờ ông ta đứng ra làm quan tòa lấy khẩu cung và kết án mọi người. Những chuyện như thế rất nhiều.
Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi:
-Ông có quen ai giòng dõi hoàng tộc không? Tôi muốn găp họ hỏi vài lời.
Tôi nể lòng, cũng đưa đi giới thiệu một ông bạn thân dòng Nguyễn quý tộc. Không biết câu chuyện sau này ra sao mà sau này ông bạn hoàng gia lạnh nhạt và xa lánh tôi. Một hôm, Vương Như Minh nói riêng với tôi:
-Chúa Nguyễn sắp trở về Thuận Hóa. Tôi được mấy bạn thân thông thạo tin tức cho biết như thế.
Tôi bảo ông:
-Trong tình thế hiện nay, chúa Nguyễn bị đánh tận và đuổi tuyệt, quân lính tan tác, tướng sĩ xiêu bạt, thân thế chưa biết về đâu, làm sao có thể khôi phục Thuận Hóa trong lúc này. Ông đừng tin những điều này.
Vì việc này, ông giận tôi. It lâu sau, ông bi quân Trịnh bắt giam, hình như về tội tôn phù chúa Nguyễn. Ông ở tù vài năm rồi được thả. Ngày ông về, tôi đến thăm ông, và chúng tôi nối lại mối tình bạn . Tôi rất thích Vương Như Minh vì ông rất giỏi Hán nôm, gặp những câu văn, bài thơ không hiểu rõ, tôi thường hỏi ông và được ông giải thích tường tận. Ngoài ra, tôi cũng thích ông vì tính ông bình dân, giản dị. Ông cho biết ông đã học được chữ nho lúc nhỏ do thân phụ ông dậy. Sau hai cụ bị chính sách cướp của giết người mà chết thảm trong các chiến dịch tàn ác của bạo quyền xứ Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn đã đào vong, song chúa Trịnh vẫn lo sợ. Họ ra sức bắt bớ các lực lượng bảo hoàng. Họ tung tin này, tin nọ, nhưng sự thực thì dân Nam Hà đa số yêu chúa Nguyễn. Một số nhân sĩ đã âm thầm lập tổ chức bảo hoàng phục quốc. Trong các tổ chức này, có người thực, kẻ giả. Do Vương Như Minh, tôi quen biết Phạm Bảo lão nhân là một nhân sĩ đã nổi tiếng một thời ở chốn kinh đô, gia tư cũng bậc khá giả. Lão nhân đã trên tám mươi nhưng vẫn mạnh khoẻ, hàng ngày thường luyện tập đi bộ. Phạm lão nhân tới thăm tôi vài lần và tôi đã tới đáp lễ. Phạm tiên sinh đã rủ tôi xem tướng một lần tại nhà một danh sư. Phải chăng Phạm lão nhân muốn dùng tướng pháp để chọn ngườI cộng tác? Ông thầy tướng này nổi tiếng từ lâu và quả thật là giỏi. Giữa tôi và Phạm lão nhân tình cảm ngày càng sâu đậm thì Phạm lão nhân lâm bệnh rồi chết. Lão nhân có bạn thân là Thanh Nhàn lão nhân, tuổi khoảng 70. Thanh Nhàn lão nhân có dáng điệu tiên phong đạo cốt, có lẽ lúc trẻ rất đẹp trai. Vương Như Minh đưa tôi đến thăm lão nhân nhiều lần, và nói với tôi rằng lão nhân thường vào chiến khu liên lạc với chúa Nguyễn.
Bên cạnh Vương Như Minh có hai chàng trẻ thường lui tới. Một chàng được Vương Như Minh giới thiệu là học trò của Vương Như Minh, còn chàng kia là đệ tử của Phạm Bảo lão nhân. Một hôm, Vương Như Minh bảo tôi rằng cuối tháng này, Thanh Nhàn lão nhân sẽ vào chiến khu gặp chúa Nguyễn và kêu gọi chúng tôi góp ít tiền làm lộ phí cho Thanh Nhàn lão nhân. Thường thường, nghe những chuyện như vậy, tôi không nói gì, chỉ im lặng. Sau đó, tôi được chàng đệ tử Phạm lão nhân nói riêng cho biết cuối tháng, chàng thấy Thanh Nhàn lão nhân đi ngoài phố chứ không phải đi họp trong chiến khu. It lâu sau, Thanh Nhàn lão nhân cũng lâm bệnh vài bữa rồi chết đi. Từ đó, tôi không còn nghe nói đến chúa Nguyễn nữa.
Ngày tháng trôi qua cũng đã vài năm sau khi quân Hoàng Ngũ Phúc chiếm Phú xuân. Bỗng nhiên quân Trịnh từ Thăng Long kéo vào rất đông. Họ tuyên bố vào dẹp tệ nạn xã hội tại Đàng Trong. Bao sòng bài, nhà chứa bị bắt. Một số thương gia bị bắt giam và tịch thâu gia sản vì tội trốn thuế hoặc chống triều đình. Bề ngoài quân Trịnh nói là dẹp tệ nạn xã hội, nhưng thực tế là họ tấn công nhân dân Nam Hà. Hàng ngàn, hàng vạn người bị bắt vì âm mưu khởi loạn. Nghe đâu, tổ chức này rất to lớn được ngoại bang ủng hộ đàng sau và một số quan lại họ Trịnh cũng có liên quan. Kết quả, một số bị đem ra xử tử hình, trong đó có một số quan lại họ Trịnh. Hầu hết bạn bè tôi bị bắt giam trong đó có Vương Như Minh. Ba bốn năm sau, Vương Như Minh và các bạn tôi được thả ra.
Khi các bạn tôi được trả tự do, tôi liền đến thăm họ và chúng tôi lại tiếp tục họp mặt, uống rựơu giải sầu, mặc cho nhà Trịnh có theo dõi hay không. Các bạn tôi cho biết trong tù, quân Trịnh bắt cung khai các việc, và hỏi rất nhiều về tôi nhưng các bạn tôi khai thật rằng tôi không có hoạt động chính trị nào. Việc tôi không bị mắc vòng lao lý có lẽ là do tôi may mắn. Sau khi quân Trịnh chiếm Thuận Hóa, tôi về ẩn cư. Tôi biết những ngườI cũ ở xứ Đàng Trong luôn bị Trịnh quân theo dõi. Hễ ai ra khỏi nhà là có người đi theo rồi về báo cáo với xã trưởng hay cơ quan an ninh không sót một chi tiết. Trong phố phường và xã thôn, quân Trịnh lập ngũ gia bảo, nghĩa là năm nhà thành một tổ, nhà này theo dõi nhà kia. Những kẻ bán hàng rong, những ngườI bán kẹo bánh, bán thuốc lào, sửa xe, sửa giày dép ở đầu ngõ có thể là công an chìm. Họ có nhiệm vụ theo dõi các khách lạ vào ra. Đền, chùa, miếu mạo cũng đầy rẫy an ninh, không biết ai sư thật hay sư giả, đạo sĩ thật hay đạo sĩ giả. Dẫu sao, tôi tự biết mình bất tài nên thủ phận, và cũng biết cái thế mạnh đang lên của họ Trịnh, không dám lấy trứng chọi đá. Phải chăng vì vậy mà tôi được yên? Một hôm, tôi đến thăm Vương Như Minh, chuyện gần, chuyện xa, ông nói:
-Người ngu si cho nên được hưởng thái bình.
Tôi cười mà bảo:
-Phúc họa tại trời, ông cũng nghiên cứu lý số, sao ông nói vậy?
Tôi nghĩ rằng ông tuổi già lại gặp tai họa liên tiếp cho nên lòng bực tức, cáu kỉnh. Vì vậy mà tôi không giận ông. Tôi vẫn lui tới và coi như không có chuyện gì.
Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện trong tù. Ông và các bạn tôi là tù chính trị, cùng bị giam trong kinh đô Phú Xuân, chứ không phải bị đày lên rừng sâu hay ra ngoài Bắc. Tuy cùng ở một nhà tù, nhưng mỗi người ở một khu khác nhau, it khi được thấy mặt nhau. Trong thời gian đầu, họ bị tra vấn và hành hạ đủ thứ. Nào khai lý lịch cha ông và bản thân. Mỗi lần bắt cung khai như vậy là phải viết đi viết lại nhiều lần. Nhưng khi đã kết thúc điều tra, có thể họ bị kết án hay không kết án, dù không ra tòa, hay có ra tòa, cuộc đời tù nhân đã bước qua giai đoạn hai. Họ có thể bị giam trong tù hay chuyển lên nông trường canh tác, danh từ là “đi lao động”. Đi lao động thì thoải mái hơn là bị nhốt trong nhà giam. Trong giai đoạn đi cung, tù nhân bị hành hạ, chửi mắng và hăm dọa đủ điều. Có khi nửa đêm bị thức dậy đi cung. Có tên điều tra viên lễ độ, lịch sự, có tên hung hãn. Nhưng qua giai đoạn điều tra thì tinh thần tù nhân dễ thở hơn. Thỉnh thoảng, tù nhân phải đi điều tra bổ túc.
Cuộc sống trong nhà tù cũng giống như ngoài xã hội là có sự phân chia giai cấp. Những quan lại họ Trịnh tham nhũng mà không chùi mép sạch, hay là những con dê bị tế thần cho nên mới bị tù. Có vị chỉ ngồi tù vài bữa, thỉnh thoảng mới vào nhà giam, còn thường là về sống với gia đình. Có vị được ở phòng đặc biệt, không thiếu nem công chả phượng. Đám quan lại chúa Nguyễn tất nhiên kém vế hơn vì mang thân phận bại binh. Nhưng người giàu có thì vẫn sướng hơn kẻ nghèo hèn. Sau một thời cấm đoán, Trịnh quân mới mở lượng hải hà cho thân nhân tiếp tế tù nhân. Kể từ khi tù nhân được tiếp tế, không khí trại giam biến đổi. Những tù nhân giàu có thì được tiếp tế ê hề. Kẻ ích kỷ thì giữ lấy mà ăn một mình. Kẻ hảo tâm thì chia xẻ cho bạn bè, hoặc tặng rượu, bánh cho cai tù, cho ngục tốt. Vì vậy mà mối tương quan giữa tù nhân và ngục tốt được cải thiện. Ngoài ra, tù nhân còn được gia đình tiếp tế tiền bạc, cho nên tù nhân có thể nhờ ngục tốt mua thức này thức nọ. Vì việc mua bán mà cả hai bên đều có lợi. Nghe đâu trong các trại cai thuốc phiện cũng có người vào bán đồ quốc cấm cho người nghiện nếu họ có tiền. Cuộc sống tù nhân và cai ngục cùng ngục tốt được cải thiện. Một số ngục tốt than thở cùng tù nhân:
-Trước đây, ngoài Bắc người ta nói rằng ở Xứ Đàng Trong nhân dân khổ lắm, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Thậm chí không có bát sành mà ăn phải ăn bốc hoặc bằng gáo dừa. Vì vậy, mà thân nhân ngoài Bắc vào thăm trong Nam đã mang bát sành, chiếu lác vào tặng bà con. Nhưng khi vào đến nơi, thấy trong Nam không ai ăn bát sành, đắp chiếu lác, nằm chõng tre mà nằm giường Hồng Kông, hoặc giường gỗ, đắp mệm êm, chăn ấm, ăn bát Tàu, đĩa Nhật, hoặc hàng sứ, hàng men Biên Hòa. Tôi thấy xứ Đàng Trong sung sướng quá. Còn xứ Đàng Ngoài vừa nghèo, vừa không tình cảm. Tôi đi lính năm năm chưa được về phép, mà vợ con chẳng ai vào thăm. Nếu muốn vào thăm thì cũng chẳng đào đâu ra tiền mà mua bánh trái, cá thịt cho chồng!
Được ít lâu, nhân lễ lục tuần khánh thọ của chúa Trịnh, một số tù nhân được thả ra, trong số đó có Vương Như Minh. Ông cho tôi biết những ngày cuối cùng trong tù, các tù nhân được các ngục tốt bày tỏ tình cảm tốt đẹp. Những ngục tốt này cho biết số phận họ hẩm hiu cho nên phải coi ngục, trong khi các bạn có vây cánh thì đã làm lớn, có cơ ngơi đình huỳnh. Họ than rằng họ cũng như các tù nhân phải sống trong ngục. Vì bổn phận bắt buộc mà họ phải nghiêm khắc và tàn ác đối với các tù nhân. Sự thực, trong thâm tâm, họ không muốn thế. Họ cho biết rằng bây giờ họ khá hơn trước, được đổi về kinh đô, còn trước kia phải lảm cai tù trên miền rừng thiêng nước độc, quanh năm ốm đau bệnh tật, thật khốn khổ vô cùng. Bây giờ về kinh đô thì khá hơn nhưng sinh hoạt đắt đỏ, gạo châu củi quế, lương bổng thấp kém, không đủ nuôi vợ con. Họ chúc mừng các tù nhân được về sum họp gia đình. Và họ ngỏ ý xin chiếc áo, cái quần, đôi giày và những thực phẩm và đồ dùng cá nhân còn lại. Các tù nhân nghe họ nói, thương tình cho mọi thứ, trừ bộ áo quần mặc trong người để mang về nhà. Vương Như Minh có chiếc áo ngự hàn, là kỷ vật của thời ông làm đội trưởng Thần Sách vệ ở Thăng Long. Tấm áo ấm này trong độn bông, ngoài bao gấm Thượng Hải màu xanh đậm, sau hai tay bị rách, vợ của Vương lấy vải xanh vá lại. Tên ngục tốt thường ngày trông nom phòng Vương, kể lể thân thế nghèo hèn, ngoài Bắc có cha già bảy mươi bênh tật và đói rét, ngỏ ý xin chiếc áo ngự hàn này để mang về tặng cha già. Vương thấy anh ta tử tế và có lòng hiếu thảo, bèn trao tặng chiếc áo ngự hàn này.
Tại kinh đô Thuận Hóa, khi quân Trịnh chiếm Phú Xuân thì nảy sinh ra những hiện tượng kỳ lạ, khác trước. Dân chúng mặc áo vá, quần đụp. Những người đi bán xôi, bán cháo, bán bún bò, bán chè, bánh khoái , bánh bèo đông hơn nhiều. Các tiệm cơm, tiệm trà mọc như nấm. Đường phố biến thành chợ trời bán đủ mọi thứ như bàn ghế, mùng màn, áo quần, vải vóc, sách vở. . . Người Trung Hoa có óc kinh doanh đã thu mua các đồ cũ, mở thành một khu chợ cũ, bán mọi thứ trên đời như giày dép, quần áo,cày bừa, kìm búa, dao, mác, bàn ghế, bút, mực, giấy, sách học, truyện. . . Một hôm Vương Như Minh ra chợ cũ mua một ít vật dụng. Ông đi suốt buổi, qua một của hàng bán đồ ngự hàn, ông thấy chiếc áo gấm Thượng Hải của ông, một chiếc áo có vá ở hai tay, rất đặc biệt, không thể lầm lẫn, được treo trên cao cùng một số áo lạnh khác.
Khi trở về nhà, Vương Như Minh đã mang chứng bệnh ung thư. Phúc bất trùng lai. Ông có đứa con trai tuổi 18 bị bắt sung quân. Thằng con trai của ông tính tình ương ngạnh, thích kết bạn kết bè rong chơi phố phường. Cu cậu thường lấy trộm sách của bố đem bán chợ Trời. Tính tình như vậy mà bị bó buộc trong khuôn khổ trại lính, cu cậu không chịu được đã trốn trại nhiều lần, và sau cùng bị tụi chúng nó đánh chết mà bảo là thằng bé mang bệnh sốt cấp tính. Vương Như Minh phải lội suối băng đèo ra biên cương lãnh xác con. Phần thì bệnh ngày càng nặng, phần thương con, Vương mất lúc gần 70.
Vương có bạn thân là người đồng hương, xưa nay thường lui tới thân mật. Vương đã tính giao cho người bạn đồng hương này đứng lo tang lễ sau này. Nhưng giữa chừng Vương đổi ý. Vương giao du rất thân mật với các nhà báo là Trăng Thanh và Mưa Bão, là hai nhà báo đã cùng Vương bị tù về tội ủng hộ chúa Nguyễn. Hai ông này đã vận động một nhà từ thiện lo việc tống táng cho Vương, trong đó có việc mua cho Vương một áo quan. Vương giao tất cả tác phẩm của ông cho nhà báo Trăng Thanh để sau ông này lo việc tái bản, xuất bản. Nhà báo Trăng Thanh vì quen nhiều nên đã tái xuất bản hai quyển truyện của Vương, thu tiền nhưng không chia cho vợ con của Vương đồng nào. Bà vợ của Vương gặp nhà báo Trăng Thanh xin lại các tác phẩm của Vương nhưng nhà báo Trăng Thanh từ chối. Bà Vương nhờ tôi đứng ra lấy lại, nhưng tôi không tiện nhận lời vì phải đi xa. Tôi bàn với một ông bạn già nhờ ông đứng ra đòi lại nhưng ông cũng từ chối vì biết rằng họ không bao giờ trả lại. Họ không trả mà họ nói đã trả hết, thế là mình chỉ làm bung xung cho họ, gánh tội cho kẻ gian. Tôi đem việc này bàn với gia đình Vương, và nói rằng e họ không trả hết, chỉ trả vài quyển lấy lệ. Gia đình Vương bảo tôi cứ đòi, được quyển nào hay quyển nấy.
Tôi biết người Việt Nam rất quý sách. Họ không thích mua mà thích mượn. Sách cho mượn hoặc là không trả lại, hoặc là bị xé mất những bài hay, đoạn hay. Tôi đã có kinh nghiệm này. Gia đình tôi ở đất Bắc trong thời Kiêu binh, dân chúng cũng hùa vào cướp phá. Những sách cổ như Tứ thư ngũ kinh hoặc Bách gia chư tử mất đi chẳng tiếc, chỉ tiếc là các văn thơ gia tiên bị mất. Tôi đã hỏi thăm nhiều nguồn tin và cũng đã van nài mà chẳng ai trả lại dù họ là anh em trong họ hàng của tôi. Tất cả đều nói là không biết gì cả. Nay những tác phẩm của Vương do Vương ký tên giao quyền cho họ, đây là mối lợi, họ không nhả ra. Tôi biết làm việc này bất lợi cho mình, và mình có thể bị mang tiếng, nhưng tôi nghĩ thiện tâm là đủ, không cần tính toán. Cuối cùng, tôi phải gặp nhà báo Trăng Thanh đề nghị trả sách cho gia đình Vương. Gặp ông hai ba lần, ông chỉ giao lại một vài quyển, tôi bèn giao lại cho con gái Vương mang về. Sau khi nhà báo Trăng Thanh mất, mà tôi thì đã dấn bước sông hồ, chưa trở về chốn cũ, không hiểu các tác phẩm của Vương còn hay mất, hay đi về đâu
SƠN TRUNG *TỤC ĐỐT PHÁO
TUC ñ–T PHÁO TAI
VIỆT - NAM
SÖn Trung
‘Bánh chÜng chÃt ch¥t chØng hai chi‰c,
RÜ®u thuÓc ngâm ÇÀy Ƕ nºa siêu.
TrØ tÎch kêu vang ba ti‰ng pháo,
Nguyên tiêu cao ngÃt m¶t cành tiêu!’
Câu ÇÓi næm xÜa cûa Tú XÜÖng cÛng là m¶t bÙc hí h†a khá Ƕc Çáo:
‘Thiên hå xác rÒi còn ÇÓt pháo,
Nhân tình båc th‰ låi bôi vôi!’
Pháo là m¶t tØ ng» Hán ViŒt .Pháo khªi Çâù là Çøng cø, là cái máy ném Çá.(Ch» Pháo ª Çây có b¶ thåch) Có lë giÓng máy ném Çá cûa quân Ƕi La mã th©i xÜa, dùng sÙc bÆt Ç‹ b¡n Çá vào thành.Phäi thÆt lâu,khi con ngÜ©i tìm ra thuÓc súng, ngÜ©i ta m§i ch‰ ra khÄu súng thÀn sang( thÀn công ,Çåi bác) b¡n Çån là viên Çá l§n rÒi sau là viên Çån s¡t(Lúc này,ch» Pháo có b¶ hÕa vì khi ÇÓt phäi châm ngòi bæng lºa).
NgÜ©i ta cÛng Çem thuÓc súng vào Ç©i sÓng b¢ng cách cách gói ch¥t låi trong giÃy,Çem ÇÓt lên së gây ti‰ng n°,và ngÜ©i ta cÛng g†i nó là Pháo.
Chúng ta không bi‰t chính xác lúc nào ngÜ©i ViŒt Nam ch‰ ra pháo nhÜng Ç©i NguyÍn H»u ChÌnh( Kêu l¡m låi càng tan xác l¡m ) ,và HÒ Xuân HÜÖng( Pháo n° Çùng ra chi‰u),tÙc là Ç©i Lê Çã có pháo .
Làm pháo thì phäi có thuÓc pháo,sau này g†I là thuÓc súng.CÖ bän,thuÓc pháo có ba chÃt chính:
-LÜu hùynh (soufre)
-Diêm tr¡ng ( salpêtre)
-Than.
Các tài liŒu Âu MÏ ÇŠu cho r¢ngTrung hoa là nܧc ÇÀu tiên tìm ra thuÓc súng.ñào Duy Anh nói r¢ng ngÜ©I Mông c° sang chi‰m Âu châu cho nên ngÜ©I Âu châu bi‰t thuÓc súng tØ Çó.(1)
TrÀn Tr†ng Kim cÛng vi‰t r¢ng khi quân Nguyên Çánh ta Çã dùng
Çåi bác b¡n thuyŠn quân ta.(2)
NhÜng m¶t sÓ tài liŒu Trung quÓc låi cho r¢ng ngÜ©i ViŒt Nam là ngÜ©i ÇÀu tiên bi‰t dùng súng. Quân Ƕi Trung quôc trܧc Ç©i Minh Thành t°(1403-1427) chÌ có ngÛ doanh là Trung doanh,TiŠn doanh, Tä doanh, H»u doanh và HÆu doanh. Niên hiŒu Vïnh låc , Minh Thành t° cho quân chi‰m ViŒt Nam,bæt ÇÜ®c HÒ Quš Ly, h†c ÇÜ®c cách thÙc ch‰ súng thÀn sang cûa ngÜ©i ViŒt Nam lÆp ra ThÀn CÖ doanh,tÙc là Ƕi pháo binh.
Sách Cô Thø BiŠu ñàm cûa Trung quôc chép"Lê TrØng,con cûa HÒ Quš Ly ÇÜ®c nhà Minh cho làm h¶ b¶ thÜ®ng thÜ Ç‹ ch‰ tåo súng l§n, súng nhÕ cho nhà Minh. Ngày nay hÍ t‰ binh khí thì t‰ luôn Lê TrØng(3)
Minh sº chép r¢ng Lê TrØng làm binh b¶ thÜ®ng thÜ.
Sách Thù V¿c Chu TÜ Løc cûa Trung quÓc cÛng chép r¢ng Lê TrØng,em cûa HÒ Hán ThÜÖng ti‰n dâng cách thÙc ch‰ tåo thÀn sang, ÇÜ®c vua Minh phong cho làm quan.(4)
Lê Quš ñôn k‰t luÆn:"NhÜ vÆy thÙ binh khí này truyŠn vào Trung quôc th¿c tØ Lê TrØng.(5)
Và chúng ta cÛng có th‹ Ç¥t câu hÕi:
- NgÜ©i Trung quôc tìm ra thuÓc súng hay ngÜ©i ViŒt Nam?
- Hay ngÜ©i Trung quÓc ch‰ ra thuÓc súng nhÜng ngÜ©I ViŒt Nam låi là ngÜ©I ÇÀu tiên ch‰ tåo súng?N‰u tØ Ç©I
Ngoài ra ÇÓt pháo cÛng là m¶t cách d¿ Çoán tÜÖng lai.Nhà ai ÇÓt pháo không n° phäi châm låi hai ba lÀn, hay pháo n° r©I råc thì næm Çó làm æn không thuÆn l®i.ñám cܧI mà ÇÓt pháo khong n° cÛng là m¶t ÇiŠm xui .
Trong Çám cܧi, ngÜ©i ta ÇÓt pháo khi h† nhà trai ljn h† nhà gái, và khi h† nhà gái ÇÜa dâu ljn nhà trai.
Trong lÍ mØng th†, mØng thæng quan,mØng sinh con trai,mØng tân gia, ngÜ©i ta ÇÓt pháo khi cº hành lÍ gia tiên,và khi có nh»ng quan khách sang tr†ng ljn.
Trong ngày t‰t,ngÜ©i ta ÇÓt pháo lúc giao thØa và sau Çó là suÓt ba ngày t‰t.Khi ljn nhà ai chúc t‰t,khi vào c°ng,khách cÛng có th‹ ÇÓt m¶t phong pháo Ç‹ chúc mØng.
Ngày xÜa,phong pháo ng¡n l¡m. Phong pháo dài hÖn m¶t gang tay,treo lên thì dài gâp Çôi, ÇÓt trong vài phút và c« pháo ti‹u,nghïa là viên pháo nhÕ hÖn ngón tay út và dài hÖn m¶t lóng tay.Còn pháo nhÕ hÖn ,b¢ng nºa pháo ti‹u, cho trÈ con chÖi thì g†i là pháo chu¶t. Loåi pháo to hÖn,dài hÖn,gÃp Çôi pháo ti‹u là pháo trung. Còn pháo Çåi là viên pháo to gÀn b¢ng viên pin Çåi, hay b¢ng lon s»a bò tùy theo nhà ch‰ tåo và ngÜ©I Ç¥t.Ngày xÜa Ç©I sÓng bình dÎ, chÌ vài phong pháo ti‹u cÛng Çû vui vÈ, dân chúng ít ai ÇÓt pháo trung hay pháo Çåi nhÜ ngày nay.
Pháo thÜ©ng làm thành tràng dài nên g†I là pháo tràng. Pháo tØng viên là pháo r©i,dành cho trÈ con chÖi.Pháo Çåi có th‹ bán r©i Ç‹ ÇÓt tØng viên hay nÓi v§i pháo ti‹u,pháo trung Ç‹ tåo nên âm thanh tåch tåch,Çùng Çùng rÃt nh¶n nhÎp.
Ÿ m¶t vài nÖi,dân chúng còn có tøc ÇÓt pháo tÆp th‹.NgÜ©I ta t° chÙc thi ÇÓt pháo ho¥c chÖi ÇÓt pháo tåi Çình làng. Pháo nhà nào n° to,ít lép,xác pháo væng xa ..thì th¡ng cu¶c. Có nÖi thi ném pháo, tÙc là treo m¶t viên pháo Çåi lên (viên này rÃt to), ngÜ©I d¿ thi dùng pháo ti‹u ném trúng pháo Çåi Ç‹ cho pháo Çåi b¡t lºa cháy và n°.CÛng có làng trai gái ném pháo vào nhau Çùa gi«n .
Sau 1945, tøc lŒ ÇÓt pháo dÜ©ng nhÜ mÃt h£n ª tåi nhiŠu nÖi.Vì kinh t‰ khó khæn, vì lòng buÒn, vì chi‰n tranh Çã nghe quá nhiŠu ti‰ng n°,vì chính sách cÃm Çoán cûa Çäng và nhà nܧc...
Tåi miŠn Nam, tuy r¢ng trong chi‰n tranh, chính phû vÅn dÍ dãi Ç‹ cho dân t¿ do vui chÖi ba ngày T‰t.Trong ba ngày t‰t dân chúng ÇÓt pháo Àm ï. Pháo vang lØng tØ Phú th† sang quÆn Næm,quÆn nhÃt. Pháo rŠn Thû ñÙc, Biên Hòa, MÏ Tho...Không nh»ng dân ÇÓt pháo mà vài ông nhà binh còn b¡n súng lên tr©i chào Çón xuân vŠ! Trong T‰t mÆu thân (1968), c¶ng sän l®i døng y‰u tÓ này và tøc lŒ vŠ quê æn t‰t cûa binh sï ta Ç‹ tÃn công bÃt ng© kh¡p lãnh th° miŠn Nam. NhÜng trong t‰t mÆu thân, c¶ng sän Çã thÃt båi chua cay,cái th¡ng l®i không bù Çáp cái thua thiŒt khi‰n HÒ Chí Minh h¶c máu mà ch‰t!
Tåi ViŒt Nam, nghŠ làm pháo phát tri‹n månh. Gò VÃp Çã trª thành m¶t trung tâm sän xuÃt pháo.NhÜng pháo ViŒt Nam thua pháo HÒng Kông.Pháo HÒng Kông dài hÖn,n° to hÖn,bäo Çäm hÖn chÙ không t¡c tÎ, låi có nhiŠu loåi,có mùi thÖm chÙ không hæng h¡c mùi lÜu huÿnh, xác pháo n° ra có nhiŠu màu s¡c. ñÓt pháo xong,trong pháo bay ra nh»ng bi‹u ng» mang l©I chúc tøng...ThÆt h‰t xäy! Cho nên nhà giàu Çua nhau mua pháo HÒng Kông.
Sau 1975, nghŠ làm pháo càng phát tri‹n vì anh em miŠn B¡c cûa chúng ta có máu mê chÖi pháo.Låi n»a, sau chi‰n tranh, cä m¶t kho tàng vÛ khí Çån dÜ®c còn Çó, dåi gì mà không xài!
NgÜ©i ta Çem bom Çån trong kho ra bán rÈ, bi‰n nó thành tiŠn,thành quÀn áo,nhà cºa chÙ chÌ trông vào lÜÖng nhà nܧc thì sÓng sao n°i! Nh»ng kÈ khÓn kh° thì Çi tìm Çån,Çi Çào bom, g« mìn, lÃy chÃt n°, lÃy thuÓc súng d‹ bán cho ngÜ©i b¡t cá và nhà làm pháo,khi‰n nhiŠu kÈ Çã ch‰t oan u°ng vì Çån,vì bom,vì k‰ sinh nhai!
Trܧc 1975, các nhà giàu cÛng ganh nhau ti‰ng pháo.Nhà bên kia ÇÓt m¶t phong thì mình ÇÓt hai phong.Næm ngoái ông Sáu ÇÓt m¶t thܧc pháo,næm nay mình së ÇÓt phong pháo dài thܧc rÜ«i hoæc hai thܧc.Tuy nhiên s¿ ganh Çua Çó cÛng có chØng m¿c. Sau 1975, s¿ ganh Çua gi»a các ông cán tai to m¥t l§n càng công khai,càng Àm ï, trong khi Çó dân ‘nguœ’ ta chÌ th© Ö ÇÓt pháo chi‰u lŒ theo c° truyŠn chÙ lòng không vui.
Có nh»ng ông cán ÇÓt phong pháo dài tØ lÀu ba xuÓng ÇÃt. PhÀn l§n xài pháo trung,ho¥c pháo trung g¡n kèm pháo Çåi.TrÈ con thì chuyên ÇÓt pháo Çåi.
Bây gi© cái phong tøc tÓt ÇËp cûa ÇÓt pháo trª thành m¶t tai h†a. Trܧc 1975, thÌnh thoäng ngÜ©i ta m§i bÎ pháo væng trúng,làm cháy áo quÀn ho¥c bÎ thÜÖng tích.Bây gi© chuyŒn này trª thành hi‹n nhiên. Trܧc t‰t cÛng nhÜ sau t‰t, trÈ con ÇÓt pháo thä cºa. Chúng ném pháo vào ngÜ©i Çi ÇÜ©ng. Chúng ÇÓt pháo bÃt cÙ nÖi nào dù là gi»a ÇÜ©ng Çông ngÜ©i qua låi. NhÃt là các cô gái trª thành møc tiêu cûa s¿ Çùa gi«n man r® này.Công An trông thÃy cÛng làm ngÖ vì h† chÌ ÇÓi phó v§i ‘b†n phän Ƕng’ chÙ du Çäng hay tr¶m c¡p h† ch£ng quan tâm, vì b¡t rÒi cÛng phäi thä chÙ ch‡ Çâu mà chÙa, cÖm Çâu mà nuôi!
NhÜ trên Çã nói ,có làng nam n» ÇÓt pháo ném vào nhau,nhÜng ném cách nào Çây? Ném xa hay ném vào m¥t,vào áo quÀn ngÜ©I ta? DÅu sao,nh»ng ngÜ©I Çã ljn tham d¿ cu¶c ném pháo,là h† Çã chÃp nhÆn, còn trÈ con, thi‰u n», ông bà già Çang Çi ª ch‡ thÎ thành Çông ngÜ©i b‡ng nhiên bÎ ném pháo vào ngÜ©I thì không ai có th‹ chÃp nhÆn.Khoäng 1990,Trung quÓc cÃm pháo. Và sau Çó ViŒt Nam cÛng cÃm pháo. Dân chúng xôn xao bàn tán.Vì chính trÎ hay vì kinh t‰ Çây?
Ch¡c là vì chính trÎ, quân s¿. C¶ng sän len lÕi vào h†c ÇÜ©ng, vào tôn giáo cho nên hai khu v¿c này h† ki‹m soát rÃt ch¥t chë.C¶ng sän dùng bãi tha ma chôn vÛ khí cho nên bây gi© ngÜ©i ch‰t không ÇÜ®c yên mÒ, c¶ng sän h‰t hûy bÕ nghïa trang này ljn nghïa trang khác.Và h† Çã tØng l®i døng døng ti‰ng pháo xuân Ç‹ tÃn công cho nên bây gi© h† cÛng s® các l¿c lÜ®ng kháng chi‰n tÃn công h† trong dÎp t‰t.
N‰u chû vŠ kinh t‰, h† phäi chuÄn bÎ viŒc Ç°i ngành nhŠ cho dân chúng, và Çi tØ tØ, tØ hån ch‰ ljn cÃm tuyŒt , bªi vì chính quÓc doanh cÛng sän xuÃt rÃt nhiŠu pháo!
ñÒng bào ª quÓc n¶i không ÇÜ®c ÇÓt pháo,chúng ta ª häi ngoåi tuy t¿ do cÛng không th‹ ÇÓt pháo.Bªi vì ngÜ©i láng giŠng cûa ta, nh»ng ông police ª khu v¿c ta là ngÜ©i Âu châu, MÏ châu không quen viŒc ÇÓt pháo.Nghe ti‰ng pháo h† rÃt s® vì lÀm tܪng ti‰ng bom Çån giao tranh.ThÃy lºa cháy sáng ,h† s® hÕa hoån. Không ai cÃm ta nhÜng ta låi không muÓn làm phiŠn h† vÓn là nh»ng con ngÜ©i lÎch s¿, Üa hòa bình và thanh tïnh, cho nên ta Çành quên Çi cái tøc lŒ Çáng yêu Çáng quš cûa ta.NhÆp gia tuÿ tøc là th‰ Çó! Trong c¶ng ÇÒng ta, khi t° chÙc t‰t cÛng ÇÓt pháo nhÜng là pháo ÇiŒn lËt xËt nghe chán m§ Ç©i!
Sau mu©i næm , hai mÜÖi næm n»a,l§p trÈ l§n lên ª trong nu§c và ngoài nܧc së không bi‰t cái pháo là cái gì.Pháo cÛng nhÜ bao s¿ vÆt khác nhÜ cây Çu,khung cºi, con thoi,cái khÓ, áo tÙ thân, nón gæng, quåt lông.. . së Çi vào quên lãng.
SÖn Trung
__________
Chú thích:
- ñào Duy Anh,Trung Hoa Sº CÜÖng,BÓn PhÜÖng,1954,tr.137-138. CuÓi Çõi Minh,ngÜ©I Trung quÓc låi mua súng cûa ngÜ©I Tây phÜÖng.
- TrÀn Tr†ng Kim,Viêt Nam Sº LÜ®c,Tân ViŒt Saigon,in lÀn 6,tr.140
THƠ ĐINH HÙNG
CHIÊM NAM * KINH TẾ
KINH TẾ THị TRườNG TRONG MộT NƯỚC
XÃ HộI CHỦ NGHĨA : KINH TẾ " MÁNH MUNg "
Chiêm Nam
Trên phương diện từ ngữ, không ai xác định
được từ
"mánh mun" xuất hiện khi nào. Có thể là
trước 1975 đã có
"từ" đó, nhưng không mấy phổ cập. Sau 1975, khi Cộng Sản
thiết lập
nền cai trị trên toàn quốc, "từ" này hầu như được
dùng tràn lan trong
quần chúng để mô tả hầu hết những hoạt động kinh tế tư
nhân cũng như Nhà Nước
Cộng Sản. Trước 1975, chúng ta thường hay nghe nói "chạy
áp phe",
"trúng áp phe" (từ chữ Pháp affaire mà ra)
để mô tả một hoạt động
kinh tế không chính thức. Từ "mánh mun" có
một nghĩa tương tự.
"Mánh mun" hay "chạy mánh", "chạy cò", nói
cho
văn hoa, là làm trung gian giữa đầu mua và đầu
bán để kiếm lời. Tiếng Mỹ có từ
"broker" để chỉ hoạt động đó. Ở Việt Nam, "mánh mun"
là một
hoạt động kinh tế không cần đến vốn liếng, không sản xuất,
không đầu tư. Nói
nôm na, đó là "bán nước bọt" để lấy
tiền.Trong thực tế, mọi hoạt động
kinh tế đều cần những người trung gian để nối bên bán
và bên mua lại với nhau,
bên cung và bên cầu. Nó là một bộ phận
không thể thiếu trong một nền kinh tế. Ở
Mỹ, chúng ta thấy vô số các hoạt động trung gian
đó, nhỏ có lớn có. Có hoạt động
bao trùm lên toàn quốc, dưới danh nghĩa những
Công Ty, Trung Tâm.... Chúng phụ
giúp vào việc phát triển kinh tế, tạo ra sản phẩm
mỗi ngày mỗi nhanh hơn, tốt
hơn, rẻ hơn.
Nên nhớ rằng, các hoạt động trung gian đó
là cần thiết,
nhưng chúng không phải là
"bản
thân" của nền
kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay thì trái lại. "Mánh
mun", nói không
ngoa, lại là "bản thân" của nền kinh tế. Nó
là bản chất, là chân
tướng của cái gọi là "nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa" của Cộng Sản Việt Nam, một nền kinh tế ngô không ra
ngô, khoai
không ra khoai, nhập nhằng giữa một bên muốn tiến, một
bên lại trì kéo lại.
Theo một bài báo đề cập đến hoạt động của
các ngân hàng
ngoại quốc ở Việt Nam đăng trên tạp chí "Blick Durch Die
Wirtschaft"
(Đức quốc) số tháng 9, 1995, thì " Những Thiện Cảm Ban
Đầu Giờ Đã Bay Theo
Ngày Tháng, Không Những Thế Có Nhiều Dấu
Hiệu Của Sự Đe Dọa. Rất Nhiều Những
Khó Khăn Vướng Mắc Khắp Nơi. Ngay Từ Năm 1992, Giới Ngân
Hàng Quốc Tế Theo Lời
Mời Mọc Của Chính Quyền Việt Nam, Vào Mở Cửa Hoạt Động
Và Được Hứa Hẹn Là Sẽ Có
Những Luật Lệ Rõ Ràng Trong Vấn Đề Tài
Chánh Để Bảo Đảm Cho Sự Làm Ăn Của Họ.
Nhưng Sau 3 Năm, Giới Ngân Hàng Vẫn Miệt Mài Chờ
Đợi. Bỗng Nhiên Họ Nhận Thấy
Số Vốn Của Họ Bỏ Ra Trở Nên Bấp Bênh"..... "Một
Chuyên Viên Ngân Hàng
Nhận Xét : Ở Đây, Luật Lệ Chỉ Có Giá Trị
Trong Giây Lát ". Tuy thế, một số
ngân hàng cũng làm ăn được, không phải qua
những con đường chính thức, mà qua
con đường "mánh mun". Bài báo trên cho biết
" Tuy Với Những Khó
Khăn Như Vậy, Một Vài Ngân hàng Cũng Làm Ăn
Được. Họ Dùng Tiền Để Thu Mua Gạo,
Cà Phê, Hải Sản Và Dầu Thô, Dĩ Nhiên Họ
Thu Lời Không Ít ". Rút kinh
nghiệm từ những điều trên, bài báo khuyên : "
Giới Ngân Hàng Tây Phương
Phải Biết Rõ Điều Này : Không Một Phép Lạ
Nào Có Thể Cứu Gỡ Cho Sự Tính Toán
Thiển Cận Của Họ (chữ "họ" đây ám chỉ Việt Nam), Nhưng Có Thể Thừa Nước Đục Thả
Câu ".
Đúng là các nhà đầu tư Tây
Phương bây giờ mới hiểu rõ bản
chất của nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa của nước Việt Nam Cộng
Sản. Họ không thể
làm ăn đàng hoàng được. Họ phải biết "mánh
mun". Thay vì chờ đợi
những cải tổ cần thiết từ phía Việt Nam, họ tìm
cách lợi dụng những sơ hở để
tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó thì các
nhà đầu tư Đông Phương như Nhật Bản,
Đại Hàn, Hồng Kông, Đài Loan, từ lâu
đã làm ăn với Việt Nam theo kiểu mánh mun
đó. Chẳng mấy khi nghe họ than phiền, vì lẽ họ biết họ
phải làm gì khi họ đến
Việt Nam và phải tiếp xúc với một hệ thống cán bộ
của một chế độ thối nát và
tham nhũng. Hiện nay hai tập đoàn có vốn đầu tư lớn nhất
ở Việt Nam là tập đoàn
DAEWOO của Đại Hàn và CHING FONG của Đài Loan (hai
nước chống Cộng nhất trên
thế giới hiện nay ! ). Daewoo đầu tư vào 11 dự án từ
công nghiệp làm Ti Vi,
liên kết điện tử, thuốc sát trùng, dò dầu
khí, ngân hàng, đến việc xây khu công
nghiệp Gia Lâm với số vốn đầu tư lên đến 1400 triệu Mỹ kim.
Ngoài ra còn có 26
dự án khác đang chuẩn bị văn tự. Các tập
đoàn Đại Hàn khác như Hyundai,
Samsung, Goldstar đã có mặt tại Việt Nam. Ching Fong của
Đài Loan thì đầu tư
vào việc ráp xe gắn máy 125 phân khối hiệu
Bonus, xe gắn máy hiệu Angel (Honda
100 cc), xi măng.
Các tập đoàn đầu tư này đâu cần quan
tâm đến luật đầu tư.
Chuyện đáng quan tâm là chạy "mánh" với
cán bộ Cộng Sản nào và giá
tiền là bao nhiêu. "Mánh" đúng chỗ rồi,
thì cứ thế mà tiến tới. Cho
nên, hoạt động đầu tiên của các nhà đầu tư
là cử một chuyên viên vào Việt Nam
để "bắt mánh". Nói một cách khác,
tìm một nhân vật có quyền thế nào
đó có dính líu đến công việc
và hối lộ, "mua" chữ ký là xong. Sau đó
thì mặc quyền tự tung tự tác. Lớn "mua" theo lớn, Nhỏ
"mua"
theo nhỏ. Cứ lấy "đô la đấm mõm" cán bộ là
xong : hải quan, ngoại
thương, công an, thuế vụ, ủy ban nhân dân,
giám đốc, tài vụ.....
Như thế ở Việt Nam hiện nay, khó thì rất
khó, vì :
- Luật pháp không
rõ
ràng, tiền hậu bất nhất, muốn hiểu sao cũng được.
- Cán bộ làm việc
không phải để bảo vệ luật pháp, mà để làm
tiền riêng cho bọn
chúng.
- Thủ tục hành chánh
rườm rà, dẫm đạp lên nhau, nên bất cứ một cán
bộ nào cũng
có thể làm "khó dễ" khách
hàng.
Nhưng
dễ thì cũng
rất dễ, vì :
- Bất cứ một cán bộ
nào cũng có thể mua được bằng tiền. Ít không
chịu thì tăng tiền
nhiều lên là xong.
- Bất cứ một giấy tờ
nào cũng có thể thay đổi được.
Mánh qua, mánh lại. Đây là
"trò chơi" kinh tế
mà tập đoàn "Mafia kinh tế" Việt Nam Cộng Sản và
các nhà đầu tư ngoại
quốc đang chơi trên đầu trên cổ nhân dân
Việt Nam.
Tôi nói tập đoàn
"Mafia Kinh Tế", vì nó tuy là sản phẩm của chế độ
Cộng Sản, bao gồm
những nhân viên cao cấp của Đảng và Nhà Nước
Cộng Sản cùng với vây cánh của
chúng, nhưng hầu như càng ngày càng
thoát khỏi sự kiểm soát của Bộ Máy Độc
Quyền của Đảng. Họ là một thế lực mới nhô lên ngay
trong Đảng kể từ khi áp dụng
chính sách đổi mới về kinh tế. Họ hình
thành một "nhóm quyền lợi đặc
biệt". Lúc đầu, nhóm đó là những viên
chức trong bộ Ngoại Thương, dần dà
mở rộng ra đến các viên chức ngoại thương ở Tỉnh, Huyện,
thậm chí đến Xã nữa.
Về sau, một số viên chức ở các ngành khác
nhảy vào "ăn có" như công
an, thuế vụ.... Như chúng ta biết, Cộng Sản thi hành
chính sách độc quyền về
ngoại thương, cho nên bất cứ nhà đầu tư nào muốn đi
vào thị trường Việt Nam đều
phải qua trung gian của hàng rào ngoại thương (tức
là đám cán bộ ngoại thương).
Trước đây, trong thời kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa, đám
cán bộ này đâu có làm gì
ngoài một số thủ tục đơn giản về xuất và nhập đối với
các nước xã hội khác. Đến
khi mở cửa đầu tư, lại mở he hé, nên chúng
chuyên môn làm "khó
dễ" khách hàng, một phần vì
không biết, một phần vì sợ hãi. Thấy khó
quá, các thương nhân nước ngoài - lúc
đầu, phần lớn là những nhà buôn nhỏ từ Singapore,
Hồng Kông - bèn "chạy
mánh". Khi thì biếu một món quà, khi
thì mời đi tham quan nước ngoài. Dần
dà, biếu chiếc xe hơi cho đơn vị, biếu chiếc Honda cho thủ
trưởng..... Cuối
cùng, khi cá đã cắn câu, để cho gọn nhẹ,
kín đáo, một bên ký chữ ký, một
bên
trao đô la. Thế là con đường "mánh mun" đã
mở, rồi cứ thế mà tiến
tới. Các quan hệ hậu trường mở rộng để biến thành một thứ
luật bất thành văn,
tiếp thêm sức cho các cán bộ Cộng Sản "mạnh dạn"
chấp nhận nền kinh
tế thị trường.. Vì trước mắt, giao dịch với thương nhân tư
bản chủ nghĩa mang
lại cho chính bản thân họ nhiều quyền lợi cụ thể.
Do đòi hỏi của tình hình đầu tư, Cộng Sản
buộc phải càng
ngày càng làm ăn theo đúng thủ tục,
đúng luật lệ, nhưng rõ ràng là quan hệ hậu
trường luôn luôn đóng vai trò quyết định.
Nó trở thành quán tính. Nó như một
thứ bệnh. Ai đã từng về Việt Nam làm ăn,
và
ngay cả về thăm viếng,
cũng không thoát khỏi cái loại quan hệ hậu trường
đa đoan đó với các cán bộ Nhà
Nước, từ nhỏ đến lớn. Điều này không ngoại trừ các
công ty muốn vào Việt Nam
đầu tư. Tất nhiên, trong một số trường hợp, Cộng Sản cũng muốn tỏ
ra "văn minh" hơn, "đàng
hoàng" hơn bằng cách áp dụng luật lệ sòng
phẳng. Nhưng trong thực tế, Cộng
Sản KHÔNG CÓ ĐỦ LU
T LỆ để giải
quyết mọi trường hợp, vì ngoài một bản
"luật đầu tư" sửa lên sửa xuống theo tình thế, còn
lại đều chẳng có
luật lệ gì, hoặc chỉ là một thứ luật lệ tùy tiện.
Rốt cục, trong vô số trường
hợp, "mánh mun" - tức là quan hệ hậu trường - đóng
vai trò của nó.
Quan hệ này là lưỡng lợi : Một bên có tiền
một bên có hợp đồng. Hậu quả tích
cực của nó là tạo dựng lên một tầng lớp
tư sản ĐỎ rất năng động trong một nước Việt Nam "kinh tế thị trường
theo
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa".
Các
thế hệ tương lai của
Việt Nam sẽ phải trả nợ cho những di lụy mà tầng lớp tư sản ĐỎ
này để lại.
BS.HỒ VĂN CHÂM * CHÍNH TRỊ
Việt Nam Thế Kỷ 21
Hướng về Phương Bắc hay Phương Tây ?
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Nước Việt Nam thuộc vùng Viễn Đông, nằm ở góc đông nam lục địa châu Á , bên trên đường xích đạo.
Phía bắc Việt Nam là nước Tàu (Chine, China), thường được gọi một cách trang trọng hơn là Trung Quốc. Phía tây Việt Nam là các nước Tiểu Tây Dương và Đại Tây Dương. Các nước Tiểu Tây Dương chủ yếu là bán đảo Ấn Độ, xưa ta quen gọi là Thiên Trúc hay Tây Trúc, nay là các nước India, Pakistan, Nepal, Bangladesh v.v., mà cư dân thường được giới bình dân nước ta gọi là Tây Đen, Tây Chà. Các nước Đại Tây Dương ở xa hơn về phía tây, cư dân được người nước ta gọi là Tây Trắng, gồm chủ yếu là Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v,v, (tức là Tây Âu), và Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi v.v. (tức là Đông Âu). Gần đây, Việt Nam lại có thêm nhiều liên hệ với Hoa Kỳ và Gia Nã Đại (tức là Bắc Mỹ), và mặc dù có thể đến các nước ấy theo hướng tây hay hướng đông, người nước ta vẫn xem Bắc Mỹ thuộc khối các nước Đại Tây Dương.
Suốt chiều dài lịch sử từ khi lập quốc cho đến ngày nay, Việt Nam luôn luôn ở cái thế bị níu kéo từ hai phía bắc và tây. Hấp lực phương bắc là từ Trung Quốc. Hấp lực phương tây thời cổ đại là từ Ấn Độ, thời cận kim là từ Tây Âu, và hiện nay là từ khối Đại Tây Dương, bao gồm Tây Âu, Đông Âu và Bắc Mỹ. Việc tranh dành ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây thời cổ đại không gay gắt như từ thời cận kim đến nay. Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng vừa bằng quân sự vừa bằng văn hóa. Ngược lại, Ấn Độ chỉ xâm nhập xã hội Việt Nam thuần một mặt văn hóa mà thôi. Kết quả là văn hóa Ấn Độ phải lùi bước trước văn hóa Trung Quốc, và Việt Nam hoàn toàn hướng về phương bắc để trở thành mũi dùi bành trướng của văn hóa Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương. Nhưng từ khi người Bồ vững chân ở Đàng Trong và người Hòa Lan vững chân ở Đàng Ngoài thì cuộc tranh dành ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây trở nên mỗi ngày một thêm gay gắt mặc dầu Việt Nam vẫn một lòng một dạ hướng về phương bắc. Đến cuối thế kỷ 19, khi người Pháp nhập cuộc, dùng quân lực phát động chiến tranh xâm lược, thiết lập nền đô hộ lên 3 xứ Đông Dương, ảnh hưởng của Trung Quốc phải từng bước nhường chỗ cho ảnh hưởng của phương tây về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sang thế kỷ 20, từ sau Đệ nhị Thế chiến, người Pháp mất thế độc tôn ở Đông Dương, người Tàu có nhiều cơ hội gây lại ảnh hưởng, Tàu Tưởng vào những năm 1945-1946, Tàu Mao từ 1949 đến nay, phe phương tây lại có thêm người Nga, người Mỹ, cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam giữa phương bắc và phương tây ở vào thế giằng co, bất phân thắng phụ.
Trước thềm thế kỷ 21, nhìn lại quá khứ, phân tích tương quan ảnh hưởng của phuơng bắc và phương tây đối với Việt Nam để rút tỉa kinh nghiệm của các bài học lịch sử, chúng ta đặt vấn đề là Việt Nam ngày nay nên hướng về phương bắc hay là phương tây? Chủ động hướng về phương nào để cho dân giàu nước mạnh?
*
* *
Việt Nam thời sơ sử.
Những nhà viết sử, cả ta lẫn Tàu, đều cho rằng liên hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ thời sơ sử. Thực ra, bằng chứng về mối liên hệ thuở ban sơ này không được xây dựng trên những cơ sở chính xác và cụ thể, mà ngược lại, đó toàn là những câu chuyện truyền miệng ít nhiều có tính chất hoang đường hoặc là những điều ghi chép có tính cách khoa trương. Truyền thuyết Tiên Rồng nói đến chuyện cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương nam, lấy vợ sinh con đẻ cháu, chuyện Đế Lai và Lộc Tục là bà con họ hàng, một người làm vua phương bắc, một người làm vua phương nam, chuyện Mẹ Âu cơ vốn là người Bắc, lấy Lạc Long Quân sinh trăm trứng nở trăm con trai, muốn đem 50 con trở về bắc nhưng bị Hoàng Đế đem binh cản trở, tất cả những chuyện đó đều nhắm vào chủ điểm là nhấn mạnh đến liên hệ huyết thống giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Sử Tàu cũng chép chuyện đời nhà Chu, sứ bộ Việt Thường đem dâng chim trĩ trắng, chim nhớ quê hương cứ tìm cành nam mà đậu, chủ ý khoa trương muốn nêu lên vị thế trung tâm điểm của Trung Quốc, nên đem chim Việt của miền nam làm đối trọng với ngựa Hồ của đất bắc (Ngựa Hồ trông ải bắc, Chim Việt đậu cành nam). Phải đợi đến khi Tần Thủy Hoàng đem quân vào đất Lục Lương, xâm lấn bờ cõi của cư dân Bách Việt, liên hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mới có những dữ kiện cụ thể. Nhà Tần vừa diệt xong sáu nước, thống nhất Trung Quốc (Lục vương tất, tứ hải nhất), năm 214 trước Công nguyên, đem quân tiến chiếm đất đai Bách Việt dễ dàng như chẻ tre, nhưng đã không khuất phục được nhân dân Bách Việt. Người Việt rút vào rừng núi và trong nhiều năm trời đã tiến hành một cuộc kháng chiến dai dẳng và ác liệt với những thủ lĩnh can trường như Dịch Hu Tống, Tây Vu Vương, khiến cho mười vạn quân Tần và chủ tướng Đồ Thư phải vong mạng, chiến dịch xâm lược Bách Việt của nhà Tần thất bại hoàn toàn. Sự kiện lịch sử này cho thấy giữa dân Bách Việt và dân Hoa Bắc không có chút liên hệ huyết thống nào cả, và vào buổi ban sơ, Việt Nam cổ đại không hề hướng về phương bắc. Đến như việc Triệu Đà nổi lên cát cứ ở Phiên Ngung (gần Quảng Châu), thôn tính Âu Lạc, lập ra nước Nam Việt vào năm 207 trước Công nguyên, thì ta cũng không thể căn cứ vào sự kiện Triệu Đà vốn là tướng nhà Tần, quê quán ở Chân Định, Hoa Bắc, để mà nói rằng nước Nam Việt của Triệu Đà hướng về phương bắc. Sự thực là Triệu Đà cũng như con cháu của Triệu Đà và triều đình Nam Việt đã tận tuỵ phục vụ quyền lợi của nhân dân Nam Việt. Phản ứng lại chính sách kỳ thị của bà Lữ Hậu nhà Hán cấm dân Hán không được bán trâu bò và nông cụ bằng sắt cho dân Việt, năm 183 trước Công nguyên, Triệu Đà đã xưng đế hiệu và đem quân đánh quận Trường Sa. Năm 181 trước Công nguyên, nhà Hán sai tướng đem quân cứu viện Trường Sa và tiến đánh Nam Việt, nhưng quân tướng nhà Hán đã bị Triệu Đà đánh bại, nhục nhã chạy về. Vua Văn Đế nhà Hán đã cử Lục Giả mang chiếu thư sang Nam Việt giảng hòa, nhìn nhận rằng toàn bộ cư dân và lãnh thổ từ Phục Lĩnh (Ngũ Lĩnh) trở về nam là thuộc Nam Việt, hoàn toàn do vua Nam Việt liệu lý. Năm 112 trước Công nguyên, Tể Tướng Nam Việt là Lữ Gia đã đem cấm binh vào cung giết Ai Vương, Cù Thái Hậu và sứ thần nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý vì những người này âm mưu dâng Nam Việt cho nhà Hán. Rõ ràng là Nam Việt đã chống lại hấp lực từ phương bắc.
Việt Nam thời Bắc thuộc: sự thắng thế của ảnh hưởng phương bắc.
Năm 111 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem quân đánh chiếm Nam Việt, lập ra Giao Chỉ Bộ gồm có 9 quận là Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đạm Nhĩ. Từ đó, nước ta bị người Tàu đô hộ hơn một nghìn năm. Tuy đã có rất nhiều cuộc nổi dậy để giành lại quyền tự chủ, nhưng những nỗ lực đó của dân ta trước sau đều bị người Tàu đàn áp. Mãi đến năm 939 sau Công nguyên, Ngô Quyền đánh tan thủy quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, tiếp đến năm 968 sau Công nguyên, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất non sông về một mối, lập ra nước Đại Cồ Việt, dân ta mới dứt khoát chặt đứt xiềng xích nô lệ của người Tàu. Trong khoảng thời gian dài hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đã phát sinh những dữ kiện quan yếu sau đây. Thứ nhất là đã có sự pha trộn huyết thống giữa dân Việt cổ và dân Hán Hoa Bắc để hình thành dân Việt ngày nay, bằng cớ là dân Việt ngày nay ở đồng bằng rất khác biệt với dân Mường ở miền núi vốn là bà con họ hàng với dân Việt cổ, và sự hiện diện với tỷ lệ cao hơn 50% của các từ Hán Việt phát âm theo thổ ngữ Trường An (kinh đô các triều Hán Đường) trong ngôn ngữ Việt Nam. Thứ hai là sự chia cắt Giao Chỉ Bộ thành Giao Châu và Quảng Châu dưới triều Ngô Tôn Hạo, để rồi mỗi châu tiến hóa theo những phương hướng khác nhau, Giao Châu về sau độc lập trở thành nước Đại Việt, Quảng Châu hoàn toàn bị Hán hóa đến độ người Quảng Đông ngày nay cứ tưởng mình là người Hán mặc dù bị người Hán Hoa Bắc nhạo báng rằng không nói được quan hỏa đúng giọng (thiên bất phạ, địa bất phạ, chỉ phạ Quảng Đông nhân thuyết quan hóa). Thứ ba là, tuy rằng đại đa số quan lại của chính quyền đô hộ là tham tàn hung hiểm, vẫn có một số tận tụy phục vụ quyền lợi thuộc địa, nhất là trong những giai đoạn loạn lạc ở chính quốc, như cha con, anh em Sĩ Nhiếp đã kế tục nhau giữ cho Giao Châu được yên ổn, Cao Biền đắp thành Đại La để phòng ngự Giao Châu tránh khỏi nạn cướp bóc của quân Nam Chiếu, được dân chúng cảm phục và tôn sùng (Sĩ Vương, Cao Vương). Thứ tư là di dân từ chính quốc sang Giao Châu không chỉ thuần túy gồm có lưu dân, tội đồ và thú binh nghèo khổ, mà gồm cả quan lại mãn nhiệm tự nguyện ở lại thuộc địa, và nhất là sĩ phu và thương nhân tránh loạn lạc ở chính quốc tìm đến Giao Châu là nơi tương đối yên ổn để định cư lập nghiệp, khiến cho Giao Châu văn vật hẳn lên, như lời Vương Bột xưng tụng trong bài Đằng Vương các tự (Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu; đồng tử hà tri, cung phùng thịnh tiển). Thứ năm là các lãnh tụ nổi lên chống đối chính quyền đô hộ không phải chỉ thuần túy là dân gốc địa phương như Hai Bà Nữ Vương họ Trưng, Bua Cái (Đại Vương) họ Phùng, Hắc Đế Mai Thúc Loan, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, mà gồm cả những người gốc gác từ chính quốc như Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Dương Thanh, Khúc Thừa Dụ, một dữ kiện quan yếu chứng tỏ động cơ nổi dậy không phải đơn thuần là chống áp bức mang tính chất đấu tranh dân tộc, mà còn là nhu cầu của thuộc địa mỗi ngày một lớn mạnh muốn độc lập với chính quốc về mặt chính trị và hành chánh. Tóm lại, trên cơ sở những dữ kiện lịch sử quan yếu vừa liệt kê, ta có thể rút ra hệ luận rằng trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, trên địa bàn Bắc bộ và Bắc Trung bộ Việt Nam ngày nay, đã dần dà hình thành một tập thể cư dân mới, ít nhiều còn giữ được những đặc điểm liên quan với cội nguồn (ăn trầu, nhuộm răng), nhưng nói chung, trên mọi bình diện, hoàn toàn hướng về phương bắc. Việc hướng về phương bắc này, buổi đầu là do cưỡng bức bằng các áp lực quân sự và hành chánh, dần dà về sau là do tự nguyện và trở nên triệt để đến độ các sinh hoạt tại thuộc địa không khác biệt gì lắm so với chính quốc, và đến cuối thời Bắc thuộc thì nảy sinh xu hướng muốn độc lập về chính trị và hành chánh nhưng tự nguyện duy trì các tương quan kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc hướng về phương bắc trong thời Bắc thuộc mạnh mẽ đến độ đã đánh bạt ảnh hưởng của phương tây (Ấn Độ), và làm thay đổi bản chất các sinh hoạt thường nhật cũng như các tín điều tâm linh của cư dân bản địa. Người ta dùng đũa gắp thức ăn, không ai dùng tay bốc. Nút áo cài bên trái nhường chỗ cho nút áo cài bên phải. Chữ viết thời cổ không ai biết, chỉ còn biết chữ Hán và chữ Nôm. Ông Bụt (Buddha, gốc Ấn Độ) trong ngôn ngữ dân gian nhường chỗ cho Ông Phật (âm Hán Việt của từ Pụt, A mi tà Pụt, của Trung Quốc). Câu chuyện Tet Seo (Lang Liệu) thời Hùng Vương chế ra bánh tét bánh dầy cũng bị thay đổi nội dung. Bánh tét có hình tượng sinh thực khí, liên hệ đến tục thờ linga của Ấn Độ, đã được bánh chưng hình vuông thay vào cho phù hợp với vũ trụ quan trời tròn đất vuông của Trung Quốc. Nói tóm lại, việc hướng về phương bắc trong thời Bắc thuộc là triệt để và toàn diện.
Việt Nam thời tự chủ tự nguyện hướng về phương bắc.
Bước qua thời tự chủ, từ nhà Đinh cho đến nhà Cựu Nguyễn, Việt Nam tiếp tục tự nguyện hướng về phương bắc. Tuy trong thực tế, Việt Nam hoàn toàn độc lập về chính trị và hành chánh, trên danh nghĩa, Việt Nam vẫn tự nguyện làm phiên thuộc của Trung Quốc. Các vua Việt Nam nhận sắc chỉ, áo mũ, ấn tín tấn phong của Thiên tử Trung Quốc, và cứ ba năm một lần lại cử sứ bộ mang cống phẩm sang dâng nạp. Đối với thần dân trong nước cũng như đối với các lân bang phía tây và phía nam, các vua Việt Nam xưng Vương, xưng Đế, nhưng đối với Thiên tử Trung Quốc, các vua Việt Nam chịu nhún xưng thần, và nhận tước vị quận vương, quốc vương. Quốc hiệu tự xưng là Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, nhưng tước vị do Thiên tử Trung Quốc tấn phong cho các vua Đinh, Tiền Lê là Giao Chỉ Quận vương, Nam Bình vương, cho các vua Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn là An Nam Quốc vương, và cho các vua Cựu Nguyễn là Việt Nam Quốc vương. Các vua Mạc và các vua đầu đời Lê Trung hưng chỉ được phong An Nam Đô Thống sứ. Đã vậy, việc ép mình chịu làm phiên thuộc cũng không phải là dễ dàng, cũng không phải là không cam go gian khổ. Người Tàu chấp nhận cho Việt Nam được tự chủ chẳng qua là ở trong cái thế không giết được thì tha làm phúc, chứ trong thâm tâm, lúc nào cũng ấp ủ cái mộng tái chiếm thuộc địa, thiết lập lại các quận huyện ngày trước. Do đó, Lê Hoàn chỉ được phong sau khi giết chết Hầu Nhân Bảo ở Ải Chi Lăng, và đánh bại Lưu Trừng trên sông Bạch Đằng; Lê Lợi chỉ được phong sau khi giết chết Liễu Thăng ở đồi Mã Yên và vây khốn Tổng Binh nhà Minh Vương Thông trong thành Đông Quan; Nguyễn Huệ chỉ được phong sau khi bức tử Sầm Nghi Đống ở gò Đống Đa và đuổi Tổng Đốc Lưỡng Quảng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị chạy dài. Tuy là phiên thuộc trên danh nghĩa, Việt Nam hoàn toàn độc lập về chính trị và hành chánh. Trung Quốc cũng không can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, ngoại trừ trường hợp vua Việt Nam tỏ ra cường ngạnh không chịu thần phục (Hồ Quý Ly), hoặc Trung Quốc được lợi lớn vì vua Việt Nam tỏ ra qụy lụy nhượng bộ quá mức (Mạc Đăng Dung). Mặt khác, về các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, Việt Nam lại tự nguyện hướng về phương bắc, mặc dù chẳng có một áp lực nào thúc ép. Việt Nam dùng chữ Hán làm văn tự chính thức. Sĩ tử ngày đêm dùi mài tứ thư ngũ kinh của Trung Quốc. Trong câu chuyện thù tạc hằng ngày giữa những người có đôi chút chữ nghĩa, Hán tự cũng được dùng xen vào (nói chữ). Vào những dịp hệ trọng liên quan đến vận mạng quốc gia, vua tôi bàn bạc, dặn dò, đối dáp với nhau cũng bằng Hán tự. Chữ nôm, một biến thể của Hán tự dùng để ghi âm tiếng bản địa được sáng chế từ thời bắc thuộc, tuy được tiếp tục hoàn bị trong thời kỳ tự chủ, nhưng cũng chỉ được sử dụng hạn chế, chủ yếu là để làm thơ phú mua vui, chứ không được giới sĩ phu xem trọng (nôm na mách qué), ngoại trừ dưới các triều đại Hồ và Nguyễn Tây Sơn. Cũng như dưới thời bắc thuộc, ảnh hưởng phương tây (Ấn Độ) hoàn toàn bị đánh bật ra khỏi đời sống văn hóa và xã hội Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam lại tự nguyện làm mũi dùi xung kích cho văn hóa Trung Quốc, khiến cho văn hóa Ấn Độ mỗi ngày một thu hẹp địa bàn ảnh hưởng trên bán đảo Đông Dương trước bước chân nam tiến của dân tộc Việt Nam. Nói tóm lại, Việt Nam trong thời kỳ tự chủ hoàn toàn hướng về phương bắc. Việc hướng về phương bắc này triệt để và toàn diện cho đến khi người phương tây da trắng bắt đầu đến Viễn Đông buôn bán và truyền đạo.
Ảnh hưởng của việc người Tây Dương đến Viễn Đông.
Thực ra thì người Tây Dương đã đến Viễn Đông từ những thời rất xa xưa, ban đầu theo con đường hương liệu dọc bờ biển Nam Á, băng qua Ấn Độ để đến Đông Dương, và về sau theo con đường tơ lụa xuyên qua các đồng cỏ Trung Á, băng ngang sa mạc Mông Cổ để đến Trung Quốc. Chứng tích của các dữ kiện lịch sử này là việc phát hiện các đồng tiền La Mã tại di chỉ khảo cổ Óc Eo ở Nam Bộ Việt Nam, việc người Nhục Chi đem văn minh Hồi giáo đến khai hóa cư dân quần đảo Indonesia, việc người Ý Marco Polo làm quan tại Triều đình Mông Nguyên Trung Quốc. Tuy vậy, phải đợi đến các thế kỷ 16, 17, với các tiến bộ trong kỷ thuật đóng tàu và phát triển vượt bực của ngành hàng hải, người Âu châu tìm đến Viễn Đông buôn bán và truyền đạo mỗi ngày một nhiều, Việt Nam mới bắt đầu tiếp xúc thực sự với phương tây Vào thời điểm này, người Anh, người Pháp đã đặt cơ sở ở Ấn Độ, người Hòa Lan đã vững chân ở Batavia, người Tây Ban Nha đã chiếm cứ Maní, người Bồ Đào Nha đang kinh dinh Penang, Macao, Nagazaki, do đó, Việt Nam cũng mở cửa đón tiếp thương thuyền Tây Dương: Đàng Ngoài tại Phố Hiến, Đàng Trong tại Hội An.
Trong số những thương nhân và giáo sĩ Tây Dương lui tới Việt Nam lúc bấy giờ, đáng lưu ý hơn cả là người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha. Người Hòa Lan thân thiện với Đàng Ngoài, bán súng đạn cho quân đội chúa Trịnh, và một người con gái Hòa Lan lại được tuyển làm cung phi cho vua Lê Thần Tông. Người Hòa Lan còn ngầm yểm trợ chúa Trịnh đánh chúa Nguyễn, gây ra mối bất hòa với Đàng Trong, khiến nẩy sinh ra trận thủy chiến đầu năm 1644 giữa hạm đội Hòa Lan do Pieter Baek chỉ huy và hải quân Đàng Trong dưới sự tiết chế của Thế tử Nguyễn Phúc Tần (Hiền Vương) ở ngoài khơi Đà Nẵng. Người Bồ Đào Nha ngược lại, tuy bán súng đạn cho quân đội Đàng Trong, cũng như thân thiện với chính quyền Dàng Trong hơn, nhưng vẫn giữ được hòa khí với Đàng Ngoài, do đó, người Bồ Đào Nha đi lại buôn bán và truyền đạo ở cả hai miền nam bắc. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã tìm cách ghi âm tiếng Việt theo cả hai giọng nam bắc và đã xây dựng được nền tảng cho lối viết tiếng Việt theo mẩu tự La tinh. Công trình này về sau được giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) hoàn chỉnh và trở thành văn tự chính thức của người Việt Nam ngày nay.
Khác với trường hợp người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha, công việc buôn bán của người Anh ngay từ buổi đầu đã không được thuận lợi cho lắm. Người Anh chuyên tâm vào việc trao đổi hàng hóa để kiếm lợi, trong lúc các chúa Trịnh chúa Nguyễn lại muốn người Tây Dương đem súng đạn đến bán để canh tân quân đội hòng khuynh loát đối phương, mục tiêu hai bên không tương đồng nên việc giao thiệp mỗi ngày một lạnh nhạt. Gia dĩ, người Anh lại ỷ thế mạnh không tôn trọng chủ quyền bản xứ, tự tiện chiếm cứ đảo Poulo Condore năm 1702 để lập thương điếm, khiến cho Trấn Thủ Trấn Biên là Trương Phước Phan phải dùng mưu cho người Chà Và trà trộn vào làm việc cho thương điếm rồi thừa cơ nổi lửa làm loạn, giết chết hết các thương nhân người Anh. Cuối thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người Anh không còn có thương điếm ở Việt Nam nữa. Mãi đến khi Tây Sơn nổi lên, người Anh Charles Chapman có tìm đến Qui Nhơn thương lượng việc buôn bán, Nguyễn Nhạc nhân đó cũng muốn người Anh giúp đỡ súng đạn tàu thuyền để mưu chuyện làm chủ Đông Dương, nhưng việc thương thuyết chẳng đi đến đâu. Sau khi Gia Long thống nhất Việt Nam, người Anh lại phái sứ giả là Robert mang phẩm vật đến Huế năm 1803 để xin mở thương điếm ở Trà Sơn (Đà Nẵng), nhưng bị Gia Long từ chối.
Về phần người Pháp, cũng như người Anh, người Pháp rất chú ý đến đảo Poulo Condore, nhưng những nỗ lực của Pháp để thiết lập thương điếm tại nơi đây (Renault năm 1721, Pierre Poivre năm 1748, Protais Leroux năm 1755) đều không có kết quả. Cũng như người Bồ, người Pháp chuyên chú vào việc truyền đạo xuyên qua hoạt động tích cực của Hội Dòng Tên (Jesuites) và Hội Ngoại Quốc Truyền Giáo (Missions Étrangères), khiến cho các chúa Trịnh chúa Nguyễn e ngại cho uy thế của mình mà đâm ra nghi kỵ, (nhất là sau khi Giáo Hoàng Clément XI ban hành sắc lệnh năm 1715 cấm ngặt việc thờ cúng tổ tiên), đưa đến kết quả không hay là việc cấm đạo ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong vào cuối thế kỷ 17 và suốt thế kỷ 18. Mãi đến khi chiến cuộc giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh xẩy ra, người Pháp mới có dịp dự phần vào việc gây ảnh hưởng trở lại tại Việt Nam qua vai trò của Giám mục Adran là Pierre Joseph Georges Pigneau (Bá Đa Lộc). Giám mục Adran với tư cách cá nhân đã giúp Nguyễn Ánh đóng tàu, đúc súng, xây thành, chuyên viên kỹ thuật, cố vấn quân sự, để đánh thắng Tây Sơn. Sau khi Gia Long lên ngôi, nhiều người Pháp ở lại làm quan tại Triều đình Huế. Nhưng đến đời Minh Mạng, Việt Nam cấm đạo trở lại, các quan chức người Pháp cũng lần lượt bỏ về nước. Đến cuối đời Tự Đức thì người Pháp liên binh với người Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược mấy mươi năm trời, và việc Pháp đô hộ Đông Dương gần cả thế kỷ.
Nói tóm lại, trong giai đoạn thứ hai này của thời kỳ tự chủ, từ lúc người Tây Dương vào buôn bán và truyền đạo ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong nước Đại Việt, cho đến lúc người Pháp đặt nền đô hộ và chia cắt nước Đại Nam thành ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Việt Nam vẫn tiếp tục hướng về phương bắc trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ảnh hưởng phương tây chỉ xẩy ra những khi có tranh chấp nội bộ bằng binh lực, và giới hạn trong việc mua bán đạn dược, kỹ thuật đúc súng, đóng tàu, xây dựng thành lũy. Những nhu cầu nhất thời này đương nhiên kéo theo một vài đặc quyền dành cho người Tây Dương như việc cấp đất lập thương điếm, việc cho phép các giáo sĩ tự do đi lại giảng đạo. Nhưng một khi không còn chiến tranh nội bộ, nghĩa là không còn nhu cầu nhờ vũ khí phương tây để canh tân quân đội trong mục tiêu khuynh loát đối thủ, thì ảnh hưởng phương tây cũng theo đó mà mờ nhạt đi. Thực vậy, sau khi Trịnh Nguyễn giảng hòa, lấy sông Gianh phân chia địa bàn cát cứ, hay sau khi Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi vua ở Phú Xuân, việc buôn bán của người Tây Dương dần dà gập nhiều điều trở ngại để rồi thương điếm phải dẹp bỏ, và việc cấm đạo Gia Tô mỗi ngày một trở nên gay gắt. Chỉ có một biệt lệ cho sự kiện lịch sử này là việc các vua chúa Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào khả năng chửa bệnh theo tây y, như chúa Thế Tông lưu giữ giáo sĩ Koffler ở lại làm thầy thuốc cho chúa và việc vua Quang Trung nhờ thầy thuốc người Âu chửa bệnh cho Chính cung Hoàng hậu họ Phạm. Ngoài hai nhu cầu về kỹ thuật quân sự và y học khiến Việt Nam vào thời kỳ này hướng về phương tây, trên các lãnh vực khác, Việt Nam nhất nhất hướng về phương bắc. Ngay như việc Quang Trung dùng chữ nôm thay Hán tự, mới nghe qua thì tuởng như là một sự canh cải mang tính cách dân tộc trong chiều hướng muốn vươn lên để thoát khỏi vòng lệ thuộc phương bắc, nhưng xét cho cùng thì việc dùng chữ nôm vào thời Quang Trung không có chung bối cảnh lịch sử với việc dùng chữ nôm thời Hồ Quý Ly. Chữ nôm thoát thai từ chữ Hán, muốn đọc chữ nôm, trước hết phải đọc được chữ Hán. Thời Quang Trung đã có chữ quốc ngữ. Muốn bớt lệ thuộc phương bắc về văn hóa, sao không dùng ngay chữ quốc ngữ? Muốn giảm thiểu áp lực từ phương bắc, sao không bắt ngay cơ hội trước mắt để cấp kỳ hướng về phương tây, canh tân xứ sở như sau đó nguời Nhật Bản đã làm? Đến việc Gia Long dần dà lạnh nhạt với những người Pháp đã giúp mình lật đổ Tây Sơn, không tiếp phái viên của vua Louis XVIII là thuyền trưởng A. de Kergariou, từ chối nhận cống phẩm của người Anh Robert mang đến Huế để xin mở thương điếm Trà Sơn, rập khuôn luật pháp, quan chế, học thuật của người Tàu Mãn Thanh, thì rõ ràng xu hướng phục Tàu, theo Tàu, đã trở thành căn bệnh cố hữu, và lòng ngờ ghét người Tây Dương mỗi ngày một gia tăng. Việc Đông Cung Cảnh nông nổi đập phá bàn thờ gia tiên không những đã mang lại hậu quả tất yếu là con ngài không được nối ngôi tôn, mà còn khiến cho Gia Long lúc lâm chung trăn trối với Minh Mạng rằng phải cảnh giác dã tâm trục lợi của người Tây Dương và mầm mống phản loạn của dân theo Ki tô giáo. Nhưng sự kiện này chỉ là trong muôn một những nguyên nhân đưa đến chính sách bế môn tỏa cảng và cấm đạo từ đời Minh Mạng trở về sau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tinh thần cố hữu một lòng một dạ hướng về phương bắc, cho rằng thiên hạ văn minh chỉ có mỗi một nước Tàu. Chứng cớ là cuối đời Tự Đức, nhà vua và đình thần cứ khư khư theo nề nếp cũ, bám chặt các tư tưởng thủ cựu bắt rể từ văn hóa Trung Quốc, bỏ ngoài tai các đề nghị cải cách theo phương tây, thậm chí khi quân Pháp đã toàn thắng cuộc chiến tranh xâm lược, “cửa Thuận an Tây lấy, Trấn Bình đài Tây vô”, Tự Đức vẫn còn cử sứ bộ sang Tàu cầu viện, những mong dựa vào áp lực từ phương bắc để chống lại áp lực từ phương tây.
Việt Nam thời Pháp thuộc: sự thắng thế của ảnh hưởng phương tây.
Nhưng nước Tàu lúc này đang suy yếu, tự mình không cứu nổi mình thì còn hòng che chở cho ai! Bởi vậy, sau những nổ lực vận động không kết quả của sứ thần nhà Thanh là Tăng Khải Trạch với chính phủ Pháp Jules Ferry để lập một quốc gia trái độn từ biên giới Quảng Tây đến Qưảng Bình, người Tàu phải ký Hòa ước Thiên Tân năm 1885 thừa nhận chủ quyền của Pháp trên lãnh thổ Đại Nam. Mặt khác, người Pháp tìm mọi cách để xóa sạch ảnh hưởng của người Tàu trong tâm khảm người Việt. Về mặt chính trị, xưa kia Thiên tử Trung Quốc tấn phong vua Việt Nam thì bây giờ Đại Diện chính phủ Pháp chủ tọa lễ đăng quang của vua Hàm Nghi, và cũng được hưởng đặc lệ đi cổng giữa của lầu Ngọ môn để vào điện Thái Hòa y như các sứ thần Trung Quốc ngày trước. Triều đình Huế phải tiêu hủy trước mặt Đại Diện chính phủ Pháp chiếc ấn Việt Nam Quốc Vương nhà Mãn Thanh đã phong cho các vua nhà Nguyễn. Về mặt ngoại giao, nước Pháp đại diện cho Việt Nam trong việc giao thiệp với nước ngoài. Người Pháp đắp đập bít cửa Thuận an, tuyệt đường tàu thuyền nước ngoài ngược dòng Hương giang để cô lập Kinh thành Huế. Buổi đầu, dưới thời các Đô đốc Hải quân cai trị, người Pháp chỉ chú tâm mở mang thành phố Sài Gòn, với chủ ý hướng về phía tây, bành trướng thế lực lên Lào, Cao Mên, và Thái Lan. Nhưng về sau, dưới thời các Toàn quyền dân sự cai trị, từ Paul Doumer (1897-1902) trở đi, người Pháp lại mở mang thành phố Hà Nội, chủ ý hướng về phía bắc, mưu đồ kiêm tính các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Về mặt hành chánh, người Pháp trực tiếp cai trị Nam Kỳ, chia lại các phân hạt hành chánh; lấy các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng làm nhượng địa; và đặt chế độ bảo hộ lên Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nghĩa là duy trì các tỉnh, các phủ, huyện, châu và các quan lại Nam triều (ngoại trừ tại các vùng cao, Tri châu người Kinh được thay thế bằng các tù trưởng bộ lạc người thiểu số), chỉ đặt Khâm sứ, Thống sứ ở cấp kỳ, và các Công sứ ở cấp tỉnh để điều khiển và kiểm soát quan lại bản xứ mà thôi. Về mặt tư pháp, bộ luật Gia Long, một bộ luật rập khuôn theo luật Tàu, được Philastre chú giải, và bộ Hoàng Việt luật lệ được Aubaret dịch ra tiếng Pháp, để các quan chức người Pháp tham khảo pháp điển Việt Nam. Tại Nam Kỳ, hình luật và dân luật Pháp được áp dụng ngay từ năm 1883. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, luật lệ xưa vẫn còn được áp dụng cho đến khi ban bố các luật lệ mới theo tinh thần phương tây: thủ tục tố tụng hình sự năm 1917, hình luật năm 1921, dân luật năm 1931 tại Bắc Kỳ; hình luật và thủ tục tố tụng hình sự năm 1933, dân luật chia làm 3 đợt từ năm 1936 đến năm 1939 tại Trung Kỳ. Ngoài ra lại còn những luật lệ chung cho cả 5 xứ Đông Pháp như luật điền thổ ban hành năm 1925 và luật lao động công bố năm 1936. Nguyên tắc phân quyền giữa hành pháp và tư pháp được áp dụng, cho dù có biệt lệ là việc thành lập các hội đồng đề hình tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho phép các giới chức hành chánh can dự vào ngành tư pháp với thẩm quyền rộng rãi để xét xử các vụ bạo loạn chống Pháp. Nhưng những nỗ lực hữu hiệu nhất nhằm mục đích xóa bỏ ảnh hưởng của Tàu là về các mặt văn hóa và xã hội. Năm 1902, Hà Nội được chọn làm thủ đô của Đông Pháp và được mở mang để làm trung điểm phô trương văn minh Đại Pháp. Các Toàn quyền Dân sự như Paul Beau, người kế nhiệm Paul Doumer, và nhất là Albert Sarraut, đã lần lượt thiết lập tại Hà Nội các Nha Y tế, Nha Học chính, Viện Đại Học Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác cổ; đồng thời tại Hà Nội cũng như tại các thành phố lớn, nhiều bệnh viện, nhà hộ sinh, chẩn y viện, trường trung và tiểu học được xây cất để canh tân tổ chức y tế và giáo dục cổ truyền theo những kiến thức khoa học kỷ thuật của phương tây. Để nhen nhúm tinh thần chống Tàu, ghét Tàu, xem thường Tàu, “Nha Học chính Đông Pháp giao cho các ông Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận” soạn sách giáo khoa, đề cao các anh hùng dân tộc có công đánh bại người Tàu. Thi cử và bằng cấp được thay đổi. Bãi bỏ thi hương năm 1915 tại Bắc Kỳ, và năm 1918 tại Trung Kỳ. Văn bằng Thành chung (Diplôme) được xem tương đương với Cử nhân Hán học, văn bằng Tú tài (Baccalauréat) được xem tương đương với Tiến sĩ Hán học. Chữ quốc ngữ được phổ cập đến cấp tổng cấp làng, được sử dụng trong các trường sơ và tiểu học, được dùng trong các tờ sức của phủ huyện gửi xuống các địạ phương thuộc quyền. Báo chí quốc ngữ được khuyến khích, được tài trợ. Các tạp chí Thần Kinh ở Huế, Đông Dương, Nam Phong ở Hà Nội, bên cạnh chữ quốc ngữ thỉnh thoảng có chua Hán tự để các nhà nho quen dần với lối viết mới. Hán tự dần dà chỉ còn được dùng để viết chỉ dụ của nhà vua, sớ biểu của đình thần, thi phú của nhà nho, và trong việc tế tự. Việc truyền đạo Gia tô được đẩy mạnh, giáo dân được ưu đãi dưới thời Pháp thuộc, đó là lẽ đương nhiên. Điều đáng lưu ý là đạo Phật cũng được khuyến khích phát triển: người Pháp đã yểm trợ Bác sĩ Lê Đình Thám ở Huế tổ chức Hội Phật Học và ấn hành nguyệt san Viên Âm. Phải chăng đây là dụng ý cao thâm của người Pháp muốn sĩ phu Việt Nam quên đi cái thực tế “hình nhi hạ” quốc phá gia vong trước mắt để hướng tất cả tâm chí về cõi siêu nhiên cực lạc? Tóm lại, bằng nhiều hình thức áp đặt khác nhau, tinh vi và sâu sắc, dưới thời Pháp thuộc, ảnh hưởng khoa học kỷ thuật phương tây đã đánh bạt ảnh hưởng văn hóa phương bắc.
Từ Hòa ước Patenôtre ký ngày 6-6-1884 thừa nhận cuộc bảo hộ của Pháp và biến cố thất thủ Kinh đô ngày 23-5-Ất Dậu (1885) cắm mốc sự kiện Việt Nam hoàn toàn mất chủ quyền, đến Bản Tuyên cáo của Triều đình Huế ngày 12-3-1945 phủ nhận Hòa ước Patenôtre, tuyên bố Việt Nam độc lập và cắt đứt mọi liên hệ với Pháp, tính ra vừa chẵn 60 năm. Thời gian không đủ dài để thay đổi toàn diện lề lối sinh hoạt thường nhật cũng như các tín điều tâm linh của người Việt Nam như tác động của 1050 năm Bắc thuộc. Ngoại trừ Nam Kỳ, ảnh hưởng phương tây tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ khó mà len lõi vào bên trong các lũy tre xanh, cải hóa cung cách sinh hoạt và nề nếp suy nghĩ của người nông dân, không những chỉ vì thời gian lệ thuộc Pháp không đủ dài, mà chủ yếu là vì thực trạng xã thôn tự trị và tổ chức hành chánh hạ tầng phải qua trung gian quan lại Nam triều và hào mục địa phương vốn là những hạng người thủ cựu. Ngược lại, đối với cư dân thành thị và những người có chữ nghĩa ở nông thôn, ảnh hưởng phương tây mỗi ngày một đậm nét. Giới sĩ phu cựu học nhận chân thực trạng thua trận (“Nào có ra gì cái chữ nho, Ông nghè, ông cống cũng nằm co”…), từ bỏ thái độ chống đối tiêu cực, tìm đọc sách báo quốc ngữ, và cho con cháu theo học các trường Pháp Việt. Các nhà nho cách mạng tách rời ý niệm trung quân ra khỏi chủ nghĩa ái quốc, từ bỏ các chủ trương cần vương, bình tây sát tả (dẹp tây giết đạo), mà hô hào duy tân, cắt búi tóc, mặc âu phục, khởi xướng phong trào Đông du, tổ chức Đông Kinh nghĩa thục, hoặc đi xa hơn chút nữa, chủ trương Pháp Việt đề huề. Giới thanh niên trí thức hăng hái theo học các trường cao đẳng chuyên khoa; những người có điều kiện thì tìm cách sang Pháp du học. Những thành phần trí thức này khi thành tài, tuy đa số phục vụ chính quyền bảo hộ, vẫn có một số đáng kể làm những nghề tự do, hô hào âu hóa, đổi mới phong tục, chú trọng thực nghiệp, thành lập các đảng chính trị nhằm mục đích giải phóng dân tộc, cải tiến dân sinh, xây dựng dân chủ. Giới văn nghệ sĩ thì sử dụng chữ quốc ngữ để viết văn mới, làm thơ mới, diễn kịch nói, kịch thơ, và soạn nhạc mới theo kỷ thuật và giai điệu phương tây. Nói tóm lại, dưới thời Pháp thuộc, ảnh hưởng phương bắc phải nhường bước cho ảnh hưởng phương tây, và trong nửa đầu thế kỷ 20, cư dân thành thị, nhất là trí thức tiểu tư sản, dần dà thấm nhuần lề lối sinh hoạt và nề nếp suy nghĩ của phương tây. Trong bối cảnh đó, các ý niệm tự do, quyền công dân, quyền con người, cũng như các tư tưởng chính trị, từ dân chủ tư sản đến chuyên chính vô sản, đã du nhập vào Việt Nam, làm tiền đề cho việc thành lập các đảng phái cách mạng quốc gia và quốc tế, mở màn cho việc phân tranh ý thức hệ giữa những người Việt Nam yêu nước từ cuối thời Pháp thuộc cho đến nay, triền miên và bi thảm.
Việt Nam thời liên hiệp quốc cộng: thế yếu kém của phương bắc.
Chiến dịch Meigo tối ngày 9-3-1945 của quân đội Nhật Bản đã chấm dứt vị thế độc tôn của người Pháp tại Đông Dương. Đồng thời việc Đồng Minh tại Hội nghị Postdam quyết định giao cho Trung Quốc giải giới quân đội Nhật Bản ở phía bắc vĩ tuyến 16 đã tạo cho Trung Quốc cơ hội gây lại ảnh hưởng đối với Việt Nam. Trước đây, chính quyền Trung Hoa quốc gia dung dưỡng tất cả những người Việt Nam chống Pháp trốn tránh sang Tàu, yểm trợ họ tổ chức lực lượng để chờ cơ hội về nước cướp chính quyền. Những người cách mạng Việt Nam mặc áo quần kaki nhưng không mang cấp bậc và phù hiệu, trông ra quan chẳng ra quan, quân chẳng ra quân, là một hiện tượng rất thường thấy ở các tỉnh miền nam nước Tàu, vì vậy người Tàu thường bảo nhau: “Quan bất thị quan, quân bất thị quân, thị An Nam cách mạng giả”. Trong Thế chiến II, Trương Phát Khuê giúp cho Nguyễn Hải Thần củng cố lại Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội ở Liễu châu, Tiêu Văn và Ngô Trạch bảo cử cho Hồ Chí Minh đem tiền bạc và cán bộ của Cách Mệnh Đồng Minh Hội về Việt Bắc hoạt động tình báo, Ngô Thiết Thành làm trung gian để 3 đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng (Phân bộ Côn Minh), Đại Việt Quốc Dân Đảng, và Đại Việt Dân Chính Đảng hợp nhất thành Quốc Dân Đảng Việt Nam (Mặt Trận Quốc Dân Đảng), cho tiện việc phối hợp các hoạt động quốc nội và quốc ngoại. Những sự yểm trợ này của các giới chức quân chính Trung Quốc đều nhắm mục đích đánh phá ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam để áp đặt trở lại ảnh hưởng của phương bắc. Trong lời phát biểu của Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh vào cuối tháng 4 năm 1945 nhân dịp Bí Thư trưởng Quốc Dân Đảng Trung Quốc là Ngô Thiết Thành chiêu đãi phái đoàn Quốc Dân Đảng Việt Nam do Nguyễn Tiến Hỷ cầm đầu, Tưởng Giới Thạch đã nói rằng sự kiện phái đoàn Việt Nam hiện diện tại Thủ đô (kháng chiến) của Trung Quốc là biểu trưng của việc Việt Nam trở về với Trung Quốc. Sau ngày Nhật Bản đầu hàng, Lư Hán và Tiêu Văn, do 2 ngã Vân Nam và Quảng Tây, kéo 180.000 quân vào Bắc Việt và Bắc Trung Việt, đi theo có các lực lượng vũ trang của Vũ Hồng Khanh, của Nguyễn Hải Thần, của Vệ An Quốc (Vi Văn Lưu), của Vũ Kim Thành v.v., tất cả đều có xu hướng thân Trung Quốc. Đến ngày 15-12-1945, Quốc Dân Đảng Việt Nam ra sinh hoạt công khai, trụ sở trung ương đặt tại Trường Tiểu học Đỗ Hữu Vị ở Hà Nội, thì các lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Tàu kéo về, và các lực lượng vũ trang của Đại Việt Quốc Dân Đảng rải rác khắp nước, như chiến khu Lạc Triệu, Kép, Trường Lục quân Yên Bái, Gi Linh (Thanh Hóa), Quảng Nam, An Điền (Nam Bộ), đều được gọi là Quốc Dân quân. Trong lúc quân Pháp theo gót quân Anh trở lại chiếm đóng nhiều nơi ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ thì ở phía bắc vĩ tuyến 16, quân Pháp bại trận vẫn còn bị giam trong các trại tù. Với sự liên minh của các lực lượng vũ trang và sự hợp tác của các nhân vật chính trị cách mạng chống Pháp, thanh thế của Trung Hoa Quốc gia lúc bấy giờ tại Hà Nội và Huế rất lớn. Trong lúc đó, Việt Minh tuy có chính quyền trong tay, nhưng vướng phải trở ngại là trót mang lốt mác-xít lê-ni-nít nên gặp khó khăn từ nhiều phía. Để thoát ra khỏi tình trạng ngặt nghèo, Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 11-11-1945, và vận động với Tiêu Văn làm áp lực với Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội để thành lập chính quyền liên hiệp quốc cộng. Ngày 22-12-1945, Quốc Dân Đảng thỏa hiệp nhận 50 ghế trong số 350 ghế Đại biểu Quốc Hội sẽ chính thức được bầu vào ngày 6-1-1946. Vì gặp sự chống đối của Đại Việt Quốc Dân Đảng cương quyết không tham gia chính quyền liên hiệp, nên tối ngày 24-2-1946, Tiêu Văn triệu tập một buổi họp mặt tại Sứ quán Trung Quốc để thuyết phục các đại biểu Quốc Dân Đảng tham gia chính phủ Hồ Chí Minh. Do đó, ngày 2-3-1946, chính phủ liên hiệp quốc cộng được công bố thành lập, do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch, với 10 Bộ Trưởng, chia ra như sau: 2 không đảng phái, 2 Đồng Minh Hội, 2 Quốc Dân Đảng, 4 cợng sản. Nếu lúc bấy giờ Hồ Chí Minh thực lòng đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên lý tưởng quốc tế vô sản, chân thành hợp tác với những người yêu nước quốc gia chủ nghĩa để chống lại âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp thì dễ gì quân Pháp kéo vào chiếm đóng các thành phố quan yếu của Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Mặt khác, nếu lúc bấy giờ Trung Hoa Dân Quốc hội đủ điều kiện để có thể hành xử theo tư thế một cường quốc khu vực thì chắc chắn sẽ có tác động lớn lao đến tình hình Việt Nam. Việt Nam sẽ lại hướng về phương bắc.
Nhưng Trung Hoa Dân Quốc tuy mang danh nghĩa một trong tứ cường thắng trận mà thực chất chỉ là cái thùng rỗng, quân sĩ thì hèn yếu, tướng lãnh thì tham ô, kinh tế thì kiệt quệ. Tại Việt Nam, viên tư lệnh Lư Hán đã vô học lại bất tài, mọi việc đều giao cho Tiêu Văn và Chu Phúc Thành liệu lý. Từ khi được tin Long Vân bị Tưởng Giới Thạch thừa cơ đánh úp đoạt mất Vân Nam, Lư Hán càng tỏ ra chán nản, suốt ngày chỉ hút thuốc phiện và ăn của đút. Hồ Chí Minh lại khéo lấy lòng Lư Hán và Tiêu Văn, đem vàng bạc mua chuộc 2 viên tướng này để họ không thi hành lệnh của Trùng Khánh thay thế chính phủ Hồ Chí Minh bằng một chính phủ do Bảo Đại cầm đầu. Giới tài phiệt Quảng Châu lại hám lợi, vận động chính phủ Trùng Khánh ký với Pháp thỏa hiệp ngày 28-2-1946 để cho quân Pháp vào chiếm đóng phía bắc vĩ tuyến 16, đổi lại, người Pháp hoàn trả đường hỏa xa Côn Minh-Hải Phòng cho Trung Quốc, cho hàng hóa Trung Quốc quá cảnh miễn thuế, và nhường cho Trung Quốc một khu vực tại cảng Hải Phòng. Như vậy, về phía chính phủ Trùng Khánh, đây là hành động phản bội trắng trợn đồng minh của mình chỉ vì mối lợi trước mắt. Chính phủ Hồ Chí Minh bị đặt trước một việc đã rồi, nên mấy ngày sau phải ngậm bồ hòn thuận theo ý của người Tàu mà ký với Jean Sainteny hiệp định sơ bộ 6-3-1946, chấp nhận qui chế một quốc gia tự do trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp, và để cho quân Pháp chiếm đóng những thành phố quan yếu của Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Việc ký kết này là một sự nhượng bộ quá mức, một sự đầu hàng nhục nhã, một sự phản bội nhân dân không tiền khoáng hậu. Bởi vậy, Nguyễn Tường Tam không chịu phó thự và Tiêu Văn đã làm áp lực để Vũ Hồng Khanh ký thay. Về sau này, trong bài phát biểu “Dưới bóng cờ vẻ vang của Đảng, tiến lên dành những thắng lợi mới” đọc trên đài phát thanh Hà Nội ngày 3-2-1970, Lê Duẫn đã khoác lác ví von việc Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 như một tuyệt chiêu trong võ thuật, một mũi tên bắn hạ 2 con chim cùng một lúc, vừa đẩy lui quân Tàu Tưởng, vừa tạo điều kiện đánh diệt phe phản động theo Tàu. Sự thực thì khi hạ bút ký Hiệp định sơ bộ rước quân Pháp vào miền BắcViệt Nam, Hồ Chí Minh đã theo Tàu trước ai hết, đã ngoan ngoãn chiều theo ý đồ bọn Tàu Tưởng để được an thân, đã phản bội các chiến hữu liên hiệp với mình chống Pháp, đã phản bội đại khối nhân dân đóng góp vàng bạc và mạng sống của mình để chống việc người Pháp âm mưu áp đặt trở lại nền đô hộ lên dân tộc Việt Nam. Hành động tham vàng bỏ nghĩa của bè lũ Lư Hán Tiêu Văn, cũng như thái độ buông xuôi bất lực của chính phủ Trùng Khánh, đã khiến các nhà cách mạng Việt Nam theo Tàu chán ngán. Bởi vậy, sau khi rút về Trung Quốc, ngoại trừ những phần tử xưa nay vẫn làm công cụ cho người Tàu, hầu hết những nhà cách mạng Việt Nam trước đây tin tưởng ở Tàu nay dứt khoát quay lưng với phương bắc để tìm đến phương tây. Nói tóm lại, trong cái thế giằng co ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây vào những năm 1945-1946, Trung Hoa Dân Quốc vì thiếu tư cách và kém khả năng về nhiều mặt nên đã bỏ lỡ cơ hội chiếm thế thượng phong.
Việt Nam thời cận đại: thế giằng co giữa phương bắc và phương tây.
Cuối năm 1949, những người lính của Lâm Bưu xuất hiện trên các ngọn đồi Quảng Tây, và cái thế giằng co ảnh hưởng tại Việt Nam giữa phương bắc và phương tây nói trên đây bước vào một thế trận mới, rất khác biệt. Mới và khác biệt bởi lẽ cái thế giằng co ấy không những chỉ xảy ra giữa Tàu Mao và Pháp mà còn xãy ra giữa Tàu Mao và Nga Xô, giữa Tàu Mao và Hoa Kỳ. Người quan sát và phân tích tình hình sẽ tìm thấy trong mớ bòng bong tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường tại Việt Nam không ít những thí dụ điển hình nêu bật sự hơn kém giữa đôi bên tranh chấp để rút ra bài học thực tiển cho dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21 này là, để làm cho dân giàu nước mạnh, Việt Nam nên chủ động hướng về phương nào, phương bắc hay phương tây?
Ngày 18-1-1950, Trung cộng công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Biên giới Hoa Việt được thông đường, Trung công cấp kỳ đưa 40.000 bộ đội chính quy Việt cộng qua biên giới để tái huấn luyện và võ trang. Từ 1-3-1950, mỗi ngày có hàng ngàn xe vận tải Trung cộng chở quân nhu và chiến cụ qua Việt Nam, có cả đại pháo và cao xạ phòng không. Cố vấn quân sự và kỷ thuật Trung cộng cũng bắt đầu xuất hiện, từ Bộ Tổng Tư lệnh cho đến các đơn vị bên dưới tới cấp tiểu đoàn. Tháng 6-1950, Việt cộng thành lập Tổng cục Chính trị, công khai đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản qua hệ thống các chính ủy đại đơn vị và các chính trị viên tiểu đoàn và đại đội. Đến nửa sau năm 1950, Việt cộng đã tổ chức được một số đơn vị tác chiến tinh nhuệ như các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320. Rập khuôn Hồng quân Trung cộng, các sĩ quan Việt cộng bắt đầu mang quân hàm, hưởng các qui chế cung cấp khác nhau: đại táo, trung táo, tiểu táo, đặc táo, tùy theo chức vụ và cấp bậc, và có cần vụ theo hầu.
So sánh binh lực hai bên lâm chiến lúc bấy giờ, từ cấp tiểu đoàn trở xuống, thì bộ đội Việt cộng có nhiều ưu thế hơn quân đội Liên Hiệp Pháp về mặt vũ trang. Hơn nữa, vừa mới chuyển qua vận động chiến là Việt cộng đã noi theo gương Trung cộng sử dụng chiến thuật biển người. Hậu quả đầu tiên được ghi nhận là sự tan rã của 2 binh đoàn Charton và Lepage ở trận Đông Khê-Thất Khê vào đầu tháng 10 năm 1950, và tiếp theo là việc quân Pháp triệt thoái Lạng Sơn vào cuối tháng 10 và Lào Kai vào đầu tháng 11 năm 1950. Các cố vấn Hồng quân như Trần Canh, Dương Đắc Chí, Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba bắt đầu vênh váo lên mặt, cho rằng chiến thuật biển người của Lâm Bưu là vô địch. Sự thực thì việc Carpentier quyết định rút quân ra khỏi Cao Bằng chỉ là việc thực hiện kế hoạch Revers đã được Thủ tướng Pháp Queille chấp thuận, dựa vào tin tức tình báo ước tính có tới 20 sư đoàn Hồng quân đang tập trung ở vùng biên giới mà người Pháp tránh né không muốn chạm mặt. Đến như việc hai binh đoàn Charton Lepage bị thảm bại thì lý do chính không phải là vì Võ Nguyên Giáp đã áp dụng hữu hiệu chiến thuật biển người của Trung cộng, mà vì các sĩ quan Pháp đã bị bất ngờ trước hỏa lực vượt trội và tinh thần chién đấu xã thân của bộ đội Việt cộng lần đầu tiên từ du kích chiến chuyển sang vận động chiến. Việc triệt quân ra khỏi Lạng Sơn chỉ là hậu quả của sự kiện thất trận Đông Khê-Thất Khê, quân Pháp ở Lạng Sơn chưa đánh đã rút. Việc lui quân từ Lào Kai và Lai Châu đã được tiến hành tốt đẹp, Pháp lui quân để bảo toàn lực lượng, để tránh việc chạm địch ở một địa bàn chiến lược bất lợi, mặc dù trước đó đã thắng trận đồn Phố Lu, gây thiệt hại hơn 1.000 nhân mạng cho đại đoàn 308. Đâu có nơi nào dành chổ cho thành quả của chiến thuật biển người và công trạng của các tướng lãnh Hồng quân Trung Quốc. Đây là sự thực, được khẳng định thêm về sau qua thảm bại kinh hoàng của các đợt xung phong biển người của bộ đội cộng sản ở Mạo Khê, ở Vĩnh Phúc Yên, và ở Nà Sản trong suốt năm 1951. Việt cộng đã thảm bại vì thân người trần trụi, cho dù với số đông áp đảo, vẫn không sao thắng nổi đạn đại liên , bom napalm, và các tầng lưới lửa. Trong cuộc chiến chống thực dân, người Việt Nam đã không học được điều gì mới lạ từ phương bắc. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chủ yếu là nhờ vào sự kiện người Mỹ không giữ lời hứa mang không lực hùng hậu của hạm đội 7 đến dội bom xuống biển người tiến công. Cứ xem màn kết thúc trận Khe Sanh năm 1968 thì thấy rõ. Cũng cùng một loại cứ điểm bị vây, cũng cùng một địa hình lòng chảo, cũng cùng một lối tiến đánh địa đạo, nhưng Võ Nguyên Giáp đã phải bó tay trước mìn claymore và chiến thuật dùng bom rải thảm của Mỹ, và đã phải thừa nhận rằng trong chiến tranh hiện đại, yếu tố quyết định chủ yếu là hiệu năng của vũ khí chứ không phải là ý chí của con người.
Tại Hiệp nghị Genève năm 1954, Trung cộng ép buộc Việt cộng chấp nhận chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17, mặc dù đối chiếu với thực trạng thắng lợi trên chiến trường lúc bấy giờ, Việt cộng có thể đòi hỏi nhiều hơn. Tại phía nam vĩ tuyến 17, người Mỹ hất chân người Pháp và yểm trợ một chính thể cộng hòa thân Mỹ. Người dân miền nam Việt Nam dần dà quen với lề lối sinh hoạt chính trị đại nghị và kinh tế thị trường của phương tây, biết ưa chuộng dân chủ pháp trị, biết tôn trọng nhân quyền, và tự do tín ngưỡng của tha nhân, đồng thời biết chú tâm đến việc mở mang công nghiệp, phát triển thương nghiệp, đơn giản hóa tổ chức công vụ, áp dụng đường lối địa phương phân quyền, khuyến khích các sáng kiến tự túc phát triển xã ấp. Trong lúc đó, ở phía bắc vĩ tuyến, Trung cộng ngăn trở Việt Nam thống nhất, thuyết phục Việt Nam truờng kỳ mai phục, bày ra vụ “Lưỡi rồng Trung Quốc” để âm mưu độc chiếm biển đông, ấn hành bản đồ Trung Quốc với biên giới phía nam kéo xuống tận Quảng Bình. Vì những thất bại chua cay trước đây khi noi gương Trung cộng tiến hành chiến dịch đấu tố trong cải cách rrộng đất, chiến thuật biển nguời trong chiến tranh chống thực dân, nên Việt Nam lần này không chịu nghe lời Trung cộng làm cách mạng văn hóa mà thực chất chỉ là chiến dịch chống Liên Xô. Bản chất bành trướng bá quyền của Trung cộng làm cho phe thân Trung Quốc ở Việt Nam dần dần mất thế đứng, phải nhường chổ cho phe thân Liên Xô. Trường Chinh mất chức Tổng Bí thư Đảng Lao Động, để Lê Duẫn thay thế. Tiếp theo, Hoàng Văn Hoan trốn ra nước ngoài, Trần Quốc Hoàn mất chức Bộ Trưởng Nội vụ, Đặng Thai Mai bị chế riễu về bài “Đối với tôi, ánh sáng rọi từ phương bắc tới” đăng tải trên tạp chí Học Tập từ mấy năm trước. Ảnh hưởng phương bắc từ Trung cộng mờ nhạt trước ảnh hưởng phương tây từ Liên Xô. Nhờ Liên Xô mới có nhà khoa học Nguyễn Văn Hiệu. Nhờ Liên Xô mới có nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Khi người Mỹ đem chiến tranh ra đất bắc, cũng nhờ Liên Xô mà miền bắc mới có chiến đấu cơ Mig và hỏa tiển SAM để đối chọi với phi pháo và hải pháo của hạm đội 7 Hoa Kỳ.
*
* *
Kết luận.
Đối với Việt Nam đang đặt chân vào thềm thế kỷ 21, phương bắc có gì để sánh với phương tây?
Phương bắc, tức là nước Tàu, chỉ có cái viễn ảnh con ngáo ộp sư tử thức giấc để hù dọa Việt Nam. Ai cũng nói đến vai trò siêu cuờng hạt nhân của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Nhà sử học Toy Bee của Anh Quốc ngay từ thập niên 60 của thế kỷ 20 đã vội vã tiên đoán Trung Quốc trong thế kỷ 21 sẽ nuốt trọn Siberia, sẽ gồm thâu Cao Ly, Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Á, Đông Nam Á và Úc châu. Nhưng thử hỏi từ 1964 là năm Trung cộng thử quả bom hạt nhân đầu tiên đến nay, kho vũ khí nguyên tử của Trung cộng (20 ICBM, 100 IRBM, 4 SSM, và 24 SLBM) có được những gì gọi là đáng đem ra so sánh với Anh và Pháp, chứ đừng nói đến chuyện so sánh với Nga và Mỹ? Với lại, kiến thức khoa học kỷ thuật hạt nhân của Trung Quốc có được là nhờ phương tây. Tiền Học Sàng, cha đẻ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, vốn là một giáo sư vật lý của Mỹ, sinh truởng ở Mỹ, chỉ vì bị gián điệp Trung cộng kích động tình tự dân tộc nên đã chịu về Hoa lục làm việc cho Trung cộng. Trung cộng vẫn tiếp tục chiêu mộ các khoa học gia phương tây gốc Tàu, vẫn không ngừng bỏ nhiều tiền mua và thuê đánh cắp các phát kiến khoa học hạt nhân của phương tây. Quân lực Trung cộng đông người (2,1 triệu quân nhân tại ngũ), nhưng trang bị yếu kém, chiến thuật biển người đã phá sản, trước đây đã không dạy cho Việt Nam được bài học nào, gần đây lại không răn đe được sự ươn ngạnh của Đài Loan. Mặt khác, kinh tế Trung cộng lại yếu kém. Tuy mức phát triển hàng năm khá cao, 8-9% năm, nhưng sức sản xuất chỉ chiếm 3.5% GNP toàn cầu so với 25.6% trong trường hợp Hoa Kỳ. Đã vậy, nền kinh tế Trung cộng lại đang ở trên tiến trình suy thoái. Với tư thế một quốc gia kinh tế hạng hai như vậy, Trung cộng không thể có điều kiện để chạy đua vũ trang và theo đuổi một cuộc chiến tranh kỷ thuật cao (high-tech) với Nga hoặc với Mỹ.
Việt Nam từ ngàn xưa vốn có tâm lý phục Tàu và sợ Tàu. Phục là vì quanh ta chỉ có Tàu là văn minh. Sợ là vì quanh ta toàn là các giống dân hèn yếu, đối mặt với ta chỉ có Tàu, mà Tàu thì to lớn lại chỉ lăm le đè bẹp mình. Từ khi tiếp xúc với phương tây, nhất là từ thời Pháp thuộc, ta không còn sợ Tàu. Ta cũng giảm sự phục Tàu rồi đi dần đến tâm lý xem thường Tàu. Nguyên nhân là vì đối mặt với ta, ngoài Tàu còn có những nước phương tây cũng văn minh như Tàu. Ta bắt đầu tìm hiểu tư tưởng, học thuật phương tây qua trung gian người Tàu; về sau ta trực tiếp học hỏi người phương tây, và về một số khía cạnh, ta đã vượt qua mặt Tàu.
Thời gian qua, có một số người Việt Nam trở lại tâm lý phục Tàu. Họ trách người phương tây đã làm cho Việt Nam xa rời văn minh Đông Á (chủ yếu là Tàu). Họ tiếc việc phổ cập chữ quốc ngữ đã ngăn cản người Việt đọc sách xưa viết bằng Hán tự. Nhưng trách như vậy là không đúng. Đọc sách xưa viết bằng Hán tự không cần phải bỏ chữ quốc ngữ để phí nửa đời người trở lại học chữ Hán. Chỉ cần lập một viện Hán học hay các ban phiên dịch cổ thư ở các trường Đại học là đủ. Còn văn minh Đông Á ? Chả lẽ vào thời đại tin học ngày nay, ta lại còn khư khư bám chặt tam cương ngũ thường, bức hiếp phụ nữ, chà đạp nhân quyền! Chả lẽ ta còn dốc lòng tin tưởng vào lưỡng nghi, tứ tượng, ngũ hành tương xung, tương khắc, để rồi con gái tuổi dần không ai chịu cưới, ngày mùi không ai chịu đi nhà thương khám bệnh uống thuốc (mùi bất phục dược)!
Ngày nay chính người Tàu cũng phải học hỏi người phương tây. Chủ nghĩa mao-ít là kết quả của việc học tập chủ nghĩa mác-xít lê-ni-nít. Chính người Tàu đang tìm cách ve vãn người Mỹ để hưởng qui chế tối huệ quốc, gia nhập tổ chức WTO, nhằm mục đích chấn hưng kinh tế quốc dân. Chính người Tàu đang tìm cách liên minh với người Nga để được mua tàu ngầm nguyên tử, phi cơ SU- 30, nhằm mục đích canh tân quân đội, ngõ hầu đương đầu với cái thế áp đảo của quân lực Hoa Kỳ.
Mà Nga hay Mỹ thì cũng đều là những nước phương tây. Việt Nam thế kỷ 21 chẳng có gì để học hỏi ở phương bắc. Việt Nam thế kỷ 21 dứt khoát hướng về phương tây, tìm ở phương tây tư tuởng và kiến thức để nâng cao mức sống cũng như sức mạnh để làm đối trọng quân bình tương quan ảnh hưởng trong mục đích giải tiêu áp lực đe dọa từ láng giềng phương bắc.
Tháng giêng năm 2000
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Đã đăng:
- Tạp chí Cách Mạng số 16, Tháng 2, năm 2000.
- Tạp chí Đi Tới số 33 & 34 Bộ mới, Tháng 5 & 6 năm 2000.
- Đặc san Quảng Trị Xuân Tân Tỵ 2001, Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Trị Georgia, 6243 Wandering Way, Norcross, GA 30093, USA.
- Quan điểm về một số vấn đề chính trị và văn hóa Việt Nam. Phần Khảo Luận. Minh Vũ Hồ Văn Châm. Bản điện tử 2002 (mã Unicode và VPS).
Website: http://www.geocities.com/chamho
No comments:
Post a Comment