ĐOÀN THẠCH BIỀN * ANH CHÀNG CÓ BỘ MẶT HỀ
Anh Chàng Có Bộ Mặt Hề
Từ nhỏ đến bây giờ tôi vẫn
thích xem những bộ phim của vua hề Charlot, dù là phim đen trắng. Tôi đã
học được ở ông cách “tếu tếu” nghiêm trang khi viết truyện. Chỉ tiếc
một điều tôi chưa học được cách im lặng mà vẫn khiến người ta bật cười
như trong những bộ phim câm của ông. Truyện của tôi còn nhiều đối thoại,
còn “nói” quá nhiều . Đấy là một khuyết điểm tôi chưa sửa chữa được.
*
* *
Tôi đang cắm cúi đánh máy bảng kết
toán cuối năm để trình giám đốc ký. Chợt có tiếng cười vang của các bạn
trong phòng, khiến tôi phải ngẩng mặt nhìn lên. Một thanh niên lạ mặt
đứng ngơ ngác ở giữa phòng, tay đang mân mê chiếc mũ nỉ màu nâu đỏ.
Khuôn mặt anh có vẻ gì đó tếu tếu khó diễn tả. Bộ râu mép của anh đã cạo
sạch, vẫn nổi lên một vệt đen ở dưới mũi trông như râu vua hề Sạclô .
Có lẽ thấy tôi nghiêm mặt không cười (tôi vẫn mang tiếng là "bà cụ
non"), anh rụt rè bước đến hỏi:
- Xin lỗi, đây có phải là phòng kế toán tổng hợp?
- Đúng vậy ạ.
Tôi chưa kịp mở miệng, ba cô bạn đã đồng thanh trả lời rồi cười
vang. Bây giờ tôi mới biết họ cười vì anh đi hai chân "chàng hảng" chữ
bát. Tôi hỏi:
- Anh cần gặp ai ?
- Tôi muốn gặp trưởng phòng.
Anh móc túi đưa tôi giấy quyết định bổ nhiệm có chữ ký của giám
đốc. Tên anh là Lê Hữu Nghiêm. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử. Chức vụ: Phó
phòng kế toán. Chị trưởng phòng của chúng tôi đi vắng. Tôi mời anh đến
ngồi đợi ở chiếc bàn của chị. Tôi vẫy tay gọi cô bạn đến cuối phòng, nói
nhỏ:
- Phó phòng của tụi mình đó.
Lan trợn mắt hỏi:
- Mi định "hù" tụi tao hả?
Tôi lắc đầu . Nguyệt hỏi:
- Chắc anh ta thuộc loại COCC (*) gốc bự, chứ tướng đó xin vào làm nhân viên hợp đồng giám đốc cũng không nhận.
- Đừng coi thường. - Tôi nói - Ông ấy tốt nghiệp kỹ sư điện tử đó.
Hương bĩu môi:
- Bằng "dỏm". Tao nghĩ ông ấy đã tốt nghiệp lớp diễn viên hề.
Ba cô bạn lại che miệng cười khúc khích rồi nhỏ to nói chuyện. Tôi
trở về bàn ngồi đánh máy tiếp. Thỉnh thoảng nhìn lên, tôi thấy anh vẫn
ngồi im như pho tượng ở bàn trưởng phòng. Anh ngồi rất nghiêm trang
nhưng trông cũng buồn cười . Một lúc sau, chị Tâm, trưởng phòng đi công
tác về. Ba cô bạn vội ngồi vào bàn chăm chỉ làm việc.
Hai người trao đổi với nhau điều gì đó, rồi chị Tâm gọi chúng tôi
đến giới thiệu với anh chàng có bộ mặt hề. Anh đứng dậy, lễ phép cúi
chào từng người khiến ba cô bạn của tôi lại được dịp cười . Chị Tâm nói:
- Các em hãy làm quen với anh Nghiêm, phó phòng của chúng ta . Anh
tuy biên chế ở phòng, nhưng lại làm việc bên giám đốc. Anh coi máy vi
tính của xí nghiệp. Thôi các em về chỗ làm việc. Chị đưa anh Nghiêm đi
giới thiệu với các phòng ban khác.
Đúng như lời chị Tâm nói . Hằng ngày anh Nghiêm chỉ tạt qua phòng
một chút, để chị Tâm thấy mặt chấm công. Sau đó, anh đi đâu mất. Có lần
tôi lên phòng giám đốc để trình lý báo cáo sử dụng vật tư trong tháng
nhưng không gặp ông. Tôi ngó qua phòng bên cạnh để tìm ông. Trong căn
phòng lắp kính, chạy máy lạnh, anh Nghiêm đang ngồi trước một dàn máy có
màn hình nổi lên những con số như tivi . Tôi tò mò đứng xem. Anh Nghiêm
thấy tôi, vội chạy ra mở cửa, mời vào .
- Tuyết muốn hỏi chuyện gì?
- Cái máy này là "bộ óc" của xí nghiệp phải không anh?
- Đúng vậy . Tuyết thắc mắc điều gì nó sẽ giải đáp ngay .
Tôi cười nói, tôi muốn biết tại sao lương của tôi thấp quá vậy ?
Anh Nghiêm hỏi tôi vào làm ở xí nghiệp được bao lâu, bậc lương mấy . Anh
ngồi xuống máy nhấn nút, những con số hiện ra . Anh trả lời tại cơ chế
quan liêu bao cấp cần tinh giảm biên chế mới được hưởng lương cao . Tôi
nói như vậy chẳng cần máy tính tôi cũng biết, và để trêu anh, tôi hỏi:
- Về chuyện tình yêu, máy có giải đáp được không?
- Được chứ. Nếu Tuyết cung cấp đầy đủ dữ kiện về người Tuyết yêu,
tôi sẽ cho biết chính xác lương hai người cộng lại đủ nuôi dưỡng tình
yêu trong bao lâu .
Không biết anh nói đùa hay thật, tôi bỏ đi về phòng. Tôi kể cho ba cô bạn nghe về sự kỳ lạ của máy vi tính. Lan cười nói:
- Được rồi, tao sẽ nhờ ông ấy dùng máy vi tính tìm giúp tao một người chồng đúng "kích cỡ".
Chiều đó, khi ra về tôi thấy anh Nghiêm đứng lóng ngóng đợi ai ở góc đường. Tôi vừa đi ngang, anh nói:
- Tôi muốn thông báo với Tuyết, tôi đã tìm ra người yêu của Tuyết.
Tôi chưng hửng:
- Ai vậy ?
- Qua máy vi tính tôi được biết lương của tôi cộng với lương của Tuyết đủ nuôi dưỡng tình yêu trong một tháng.
Tôi phì cười vì anh chàng "mát" này . Nhưng không hiểu sao vẫn nhận
lời đi uống nước với anh. Tôi ngượng đỏ mặt khi đi bên anh vào quán
đông người . Có người tế nhị che miệng cười nhưng cũng có người cười hô
hố nói:
- Vua hề Sạclô tái xuất giang hồ.
Người ta thường nghĩ vượt qua những giọt nước mắt thật khó khăn,
nhưng tôi lại nghĩ vượt qua những nụ cười diễu cợt còn khó khăn hơn.
Người ta rất dễ yêu mến một anh hề trên sân khấu, nhưng một anh hề ngoài
đời lại bị diễu cợt. Phải chăng vì đời sống đã có quá nhiều trò hề, nên
người ta chán một anh chàng có bộ mặt hề?
Bây giờ tôi mới hiểu và thông cảm với anh Nghiêm. Anh đã phải chịu
đựng nhiều vì bộ mặt hề của mình. Anh cho biết năm nay anh 38 tuổi, vẫn
chưa lập gia đình. Vì cô nào nghe anh tỏ tình cũng phì cười, cho anh nói
giễu chơi . Người ta khó mà tin được lời nói đứng đắn ở một bộ mặt hề.
Tôi nói:
- Anh hãy thay đổi cách diễn tả để họ không buồn cười, như viết thư chẳng hạn.
- Không phải tại cách diễn tả mà tại quan niệm của tôi về tình yêu .
Tôi nghĩ yêu nhau không phải là ngồi dựa lưng vào nhau rồi bốn mắt nhìn
về bốn hướng. Yêu nhau là nhìn thẳng vào mắt nhau để giúp nhau lấy
những hạt bụi trong mắt.
Thú thật, tôi đã phải bậm chặt môi để khỏi bật cười . Không biết có phải máy vi tính đã giúp anh có quan niệm đó?
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã quyết định nhận lễ hỏi của anh Nghiêm. Mặc cho ba cô bạn cùng phòng khuyên ngăn. Lan nói:
- Nhìn bộ mặt ông ấy mà mi tin ông ấy nói thật à? Ông ấy giễu mi đó.
Hương nói:
- Trên đời này chỉ có tình yêu đứng đắn chứ làm chi có "tình hề".
Nguyệt nói:
- Hay mi "yêu" chức phó phòng?
Tôi đều lắc đầu không trả lời . Con tim có lý lẽ của nó mà tôi
không giải thích được. Nhưng anh Nghiêm hỏi tôi, tại sao không từ chối
tình yêu của anh. Tôi nói:
- Anh có bộ mặt "hề". Em có bộ mặt "bà cụ non". Chúng ta sẽ bổ sung
cho nhau . Con cái chúng ta vừa giống cha vừa giống mẹ, chúng sẽ có bộ
mặt bình thường.
Anh Nghiêm xiết chặt tay tôi, sung sướng mỉm cười . Lần đầu tiên
tôi thấy anh cười . Nụ cười trông thật thảm thương. Tôi thầm nghĩ thà
anh đừng cười, như vậy còn hay hơn.
(*) COCC = con ông cháu cha
Nguồn: Thời Áo Trắng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
ANATON TCHEKHOV * ANH BÉO ANH GẦY
Anton Pavlovich Tchekhov
Anh béo và anh gầy
Trên
sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một
người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ
như quả đào chín . Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi
nước hoa cam. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali,
nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê .
Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài – đó là vợ anh ta,
và một cậu học sinh cao lêu đêu mắt nhíu lại – đó là con trai anh ta.
-
Porphiri đấy à! – anh béo kêu lên khi vừa nhác thấy anh gầy – Đúng là
cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao đông bao hè chúng mình không
gặp nhau rồi!
- Trời! – anh gầy sửng sốt – Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?
Hai người bạn ôm hôn nhau đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau . Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.
-
Cậu ạ - anh gầy bắt đầu nói sau khi ôm hôn – Mình quả không ngờ! Đột
ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp
trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà
cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi,
cậu thấy đấy... Đây, vợ mình đây, Luida, nguyên họ là Vaxenbac, theo đạo
Luyte. Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp ba. Này con,
bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau.
Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.
-
Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! – anh gầy nói tiếp – À này, cậu
còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là
Gêxôxtrat vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách của thư viện, còn
mình thì chúng nó gọi là Ephian vì mình hay mách. Hô hô...Dạo ấy bọn
mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa
nào...Còn đây là vợ mình, nguyên họ là Vaxenbac, theo đạo Luyte...
Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.
- Này anh bạn, bây giờ sống ra sao? – anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ - Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?
-
Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc
tám, cũng được mề đay “Xtalixnap”. Lương lậu chẳng đáng là bao...nhưng
mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng
gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái cơ đấy. Nếu ai mua cả
chục hay nhiều hơn thì cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua
loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì
mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bẩy cũng trong ngành đó
thôi...Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm
rồi chứ? Phải không?
- Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, - anh béo nói – Mình là viên chức bậc ba rồi...có hai mề đay của Nhà nước.
Anh
gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh
toét miệng cười, mặt mày nhăn nhúm, dường như mắt anh ta sáng hẳn lên.
Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ vali, hộp,
túi của anh ta cũng như co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ
như dài thêm ra, thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo
lại...
- Dạ, bẩm quan trên, tôi... tôi
rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn nghĩa là bạn... từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng
nhiên làm chức to thế, hì hì hì...
-
Thôi, cậu đừng nói thế đi! – anh béo cau mặt – Sao cậu lại giở giọng
thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ, việc gì cậu lại giở giọng quan
cách thế?
- Dạ bẩm quan... Quan lớn dạy
gì kia ạ... – anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn – Quan lớn chiếu
cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần hàn đấy ạ... Dạ bẩm quan
trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain... và vợ tôi là Luida, theo đạo
Luyte đấy ạ...
Anh béo định quở trách
điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng
hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn, Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa
tay từ biệt anh gầy.
Anh gầy nắm ba ngón
tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì hì
hì”. Bà vợ mỉm cười, Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ
xuống. Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.
Chú thích:
Gêxôtrat - người Hy Lạp, năm 356 trước Công nguyên đã đốt đền Actêmiđa Ephecxcaia để tên mình trở thành bất tử.
Ephian
– nhà hoạt động chính trị của Aten thời cổ. Năm 480 trước Công nguyên
đã phản bội, chỉ cho quân Ba Tư lối đi vòng qua khe Phermôpinxki. Toán
dân binh Xpacta ở Hy Lạp bảo vệ khe núi này đã hy sinh một cách anh
dũng.
Nguồn: www.ttvnol.com Được bạn: nhk1978 đưa lên vào ngày: 10 tháng 6 năm 2004 |
HẢI ĐÀ SƯU KHẢO
Sầu
Thu: ý Cúc tình Thơ
Hải Đà - Vương Ngọc
Long
Phần 1: Hoa Cúc Trong Đường Thi
Hoa muôn màu muôn sắc là món quà Thượng Đế ban cho con người để tô điểm cuộc sống, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên bốn mùa, qua những đường nét gợi cảm, những màu sắc tinh tế, vóc dáng đa tình, hương thơm ngào ngạt, thêm những biểu tượng độc đáo của từng loài hoa, như muốn thổ lộ tâm tình, nỗi niềm riêng tư nào đó…"ước gì nổi gió hây hây, để cho hoa đấy lòng đây thơm cùng" ..(bài ca dân gian Trăm Hoa) . Nói đến những loài hoa quí, được nhân gian ưa chuộng nhiều, người ta thường nói đến bộ "tứ bình" (bức tranh treo ở bốn phía quanh nhà) , gồm có bốn loại hoa: Mai, Lan, Trúc, Cúc . Hoặc nói về "tứ quí" người ta muốn ám chỉ đến bốn loại cây cảnh : Tùng, Cúc, Trúc, Mai . Người xưa yêu hoa Cúc vì đó là loài hoa biểu lộ đặc tính : "diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa" , lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, dù héo rũ tàn khô, vẫn luôn bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt đời theo đuổi lý tưởng chân chính của mình.
Hoa Cúc biểu tượng cho tinh thần thanh cao của những kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy . "Cúc ngạo hàn sương", cúc vẫn hiên ngang ngạo nghễ đâm hoa kết nhánh mặc cho sương tuyết lạnh giá bao trùm, mặc cho khí thời khắc nghiệt vây quanh, cúc vẫn mang nét điềm đạm ung dung, cúc vẫn vương mình đứng thẳng giữa phong trần, thách thức với bao nỗi đoạn trường gian truân của thế sự nhân tình:
Tiếu ngạo hàn sương phô cốt cách
Khai nhan diệu sắc kháng thu thâm
Cúc Đảm Ngạo Hàn Sương (Hải Đà)
(Hoa cười kiêu ngạo giữa sương lạnh, luôn giữ phong cách cao thượng
Mở mặt vui tươi màu sắc lộng lẫy như muốn thách thức thu già)
|
Cúc trong Đường Thi Trung Quốc
Bàn về hoa cúc trong đường thi, các tao nhân mặc khách thường nhắc nhở đến thi sĩ Đào Tiềm. Đào Tiềm là nhà thơ đời Tấn, tự Uyên Minh, tính tình cao thượng, phóng khoáng, không cầu cạnh lợi danh, ông được đề cử nhậm chức quan ở Bành Trạch (người đương thời thường gọi ông là Đào Bành Trạch), nhân cuối năm có một viên đốc bưu về kiểm tra công việc, và nha lại khuyên ông ăn mặc chỉnh tề ra đón. Ông than "ta há vì năm đấu gạo mà cong lưng vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi xóm sao ?", bèn treo ấn từ quan, và ông đã làm bài "Quy khứ lai từ" để bày tỏ ý chí của mình, trong đó có hai câu:
Tam kính tựu hoang,
Tùng cúc do tồn
(Đường ra lối nhỏ vườn hoang
Chen nhau tùng cúc xếp hàng đợi đây)
Đào Tiềm thành ẩn sĩ , cuộc đời đối với ông chỉ là "vân vô tâm nhi xuất tụ" (mây hờ hững bay ra khỏi hốc núi), tâm hồn ông không còn bị xáo trộn, chi phối bởi ngoại cảnh, nhân tình thế sự, ông chỉ thích làm bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, trong cảnh nghèo, và đặc biệt là ông rất thích trồng cúc, làm bạn với hoa cúc, và thường bắc ghế trúc ngồi bên dậu đàm đạo với hoa hàng giờ, như muốn trang trải gửi gắm tâm hồn cùng tri âm . Trước sân nhà ông trồng năm cây liễu, nên người ta cũng thường gọi Đào Tiềm là "Ngũ Liễu Tiên Sinh" . Cứ đến ngày Trùng Dương (ngày lễ hoa cúc 9-9), ông cùng bạn bè bầy rượu bên mấy dậu cúc để thưởng hoa, ngâm vịnh, ca hát … “hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi nam” (Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn)
Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ ?
Tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai,
Phi điểu tương dữ hoàn.
Thử trung hữu chân ý,
Dục biện dĩ vong ngôn.
(Ẩm Tửu Thi - Đào Uyên Minh)
Cảnh phồn hoa dựng túp lều
Màng chi thế sự dập dìu ngựa xe
Cớ sao ta được vậy hề
Bởi lòng thanh thản nghĩ về trời xa
Dậu đông hái cúc vàng hoa
Núi nam thơ thới lòng ta cảm hoài
Sườn non khí lạnh chiều rơi
Chập chờn thấy bóng chim trời bay cao
Ý thành từ cảnh thanh tao
Sao không nói được lời nào riêng mang
(Hải Đà cảm dịch)
"Hoa cúc trác việt siêu phàm. Đào Tiềm, thi nhân đời Tấn, từng thốt rằng: "Thu cúc hữu giai sắc, ấp lộ chuyết kỳ anh, phiếm thử vong ưu vật, viễn ngã di thế tình" -Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời" (Tứ Quân Tử Trong Hội Họa Trung Quốc-Lê Anh Minh)
Nhớ tích xưa Đào Tiềm trồng hoa cúc và yêu hoa nhất mực, thậm chí luyến thương lá cúc khô mà vẫn bám cành "diệp bất ly thân" không chịu rụng! Tất cả nói lên sự thủy chung, tình nghĩa gắn bó suốt đời của mỗi cá nhân với nguồn cội sinh thành, đất mẹ vườn cha của tình máu mủ ruột thịt.
Hoa cúc đã được các thi sĩ thời Đường, Tống Trung Hoa đưa vào thơ văn như Vi Ứng Vật với những bài thơ điềm đạm trầm mặc, thuần thục giản dị, ít lời nhiều ý, thường diễn tả tâm tình nhàn hạ, như bài thơ "Hiệu Đào Bành Trạch" (bắt chước Ông Đào Bành Trạch):
Sương lạc tụy bách thảo
Thì cúc độc nghiên hoa
Vật tính hiểu như thử
Hàn thử kỷ nại hà !
Xuyết anh phiếm trọc giao
Nhật nhập hội điền gia
Tận túy mao thiềm hạ
Nhất sinh khởi tại đa ?
Hiệu Đào Bành Trạch (Vi Ứng V ật)
Sương rơi cỏ xác xơ tàn
Chỉ mình cúc nở hoa vàng thắm tươi
Trên đời muôn vật thế thôi
Mặc cho nóng lạnh tiết thời đổi thay
Ngắt hoa ngâm với rượu này
Cùng chung bạn hữu đêm nay xum vầy
Thềm tranh cụng chén mà say
Sá chi thế sự đời nay chẳng màng !
(Hải Đà phỏng dịch)
Hoàng Sào (?-884), người Sơn Đông, năm Càn Phủ Đường, Hy Tông thứ 2 (875) cùng Vương Tiên Chi lãnh đạo nông dân khởi nghĩa, trước sau trên mười năm, có lần đánh phá kinh đô Trường An . Là một lãnh tụ nông dân nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc, thi hỏng mà có chí lớn, ông thường dùng hoa cúc để tự ví mình, ý nói tính can trường bất khuất, giống như hoa cúc ngạo nghễ dưới trời sương tuyết phủ, trong khi bao loài hoa khác đều tàn úa, ngầm nói lên ý chí quyết tâm của ông muốn lật đổ triều Đường :
Táp táp tây phong mãn viện tài
Nhị hàn hương lãnh điệp nan lai
Tha niên ngã nhược vi Thanh đế
Báo dữ đào hoa nhất xứ khai
Đề cúc hoa (Hoàng Sào)
Vườn hoa gió thổi bời bời
Hương tàn nhụy rũ bướm thời khó qua
Chúa Xuân nếu được là ta
Sang năm ta bảo đào hoa nở cùng
(Hải Đà phỏng dịch)
Hoàng Sào có lần đã dẫn 60 vạn đại quân, đánh hạ ải Đồng Quan. Vương triều Đường sợ hãi lúng túng, Đường Hi Tông mang phi tần chạy trốn đến Thành Đô, Các quan lại triều Đường không kịp chạy trốn toàn bộ phải ra thành đầu hàng. Chiều hôm ấy, Hoàng Sào ngồi kiệu vàng, được các tướng sĩ vây chung quanh tiến vào thành Trường An. Trăm họ dân chúng trong thành giắt già bồng trẻ, đứng chật hai bên đường chào đón. Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế, quốc hiệu gọi là Đại Tề. Quân khởi nghĩa trải qua bảy năm đấu tranh cũng dành được thắng lợi, nhưng cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại, do nội bộ chia rẽ, và Hoàng Sào bị bộ hạ giết. Ít nhất Hoàng Sào đã thực hiện được giấc mộng trong thơ :" từng đợt hương ngút trời thấu suốt Trường An, khắp thành đều mặc áo giáp vàng (trích giai thoại Giấc mơ Hoa Cúc- tác giả Hoài Anh)
Đãi đắc thu lai cửu nguyệt bát
Ngã hoa khai thời bách hoa sát
Xung thiên hương trận thấu Trường An
Mãn thành đái tận hoàng kim giáp
Cúc Hoa (Hoàng Sào)
Chờ thu tháng chín về nơi
Hoa ta nở rộ hoa người tàn phai
Trường An hương ngút ngập trời
Người mang áo giáp vàng chơi khắp thành
(Hải Đà phỏng dịch)
Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn, một đại thụ sừng sững trên thi đàn Trung Quốc. Ông đã trải nghiệm qua bao thăng trầm trôi nổi trong cuộc sống, nên thơ của ông phong phú đa dạng, thanh điệu nhẹ nhàng, hiện thực trữ tình, phát xuất từ đời sống khốn khổ cơ hàn của chính bản thân ông và của tha nhân bằng chính mắt thấy tai nghe hàng ngày. Ngôn ngữ thơ ông bộc phát sự chân thành tha thiết, lòng nhân đạo trắc ẩn, nên dễ gây sự xúc động nơi người đọc.
Nói đến hoa cúc là nói về mùa thu, cúc và thu như hình với bóng, nhà thơ Đỗ Phủ nhìn thấy chòm cúc nở dưới trời thu lạnh mà lệ thầm tức tưởi buông rơi nhớ quê nhà "tùng cúc lưỡng khai: tha nhật lệ" .... Ông đã sáng tác 8 bài Thu Hứng nổi tiếng, trong những năm
cùng cực gần cuối đời, mà còn phải gối đất nằm sương , một mình ngâm nga "mao ốc vi thu phong sở phá ca" (bài hát gió thu thổi
tốc mái nhà tranh" trong nghẹn ngào tức tưởi ..
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai: tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ: cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đai xích,
Bạch đế thành cao cấp mộ châm.
Thu Hứng (Đỗ Phủ)
Sương ngọc điêu tàn cây lá phong
Âm u Vu Giáp lạnh như đồng
Đất trời tiếp tiếp non cùng nước
Mây gió ùn ùn núi với sông
Tùng cúc hai lần rơi lệ uất
Đò đơn một độ khóc quê ròng
Thấu xương cơn rét cần may áo
Bạch Đế chày buông tiếng chập chùng
Hải Đà phỏng dịch
Trong một bài thơ thu khác nói về ngày hội "trùng dương" , ngày lễ của hoa cúc thay vì cùng bạn bè uống rượu, thưởng hoa, đàm đạo thi ca, nhà thơ Đỗ Phủ lại "độc chước bôi trung tửu", lời lẽ chân thành tha thiết bộc lộ tâm sự xót xa, vất vả đắng cay của bản thân, cảnh buồn theo lòng người quay quắt: " lá trúc cùng người than phận lỡ, cúc vàng thuở đó chẳng đơm hoa..."
Trùng dương độc chước bôi trung tửu
Bảo bệnh khởi đăng giang thượng đài
Trúc diệp vu nhân kí vô phận
Cúc hoa tòng thử bất tu khai
Thù phương nhật lạc huyền viên khốc
Cố quốc sương tiền bạch nhạn lai
Đệ muội tiêu điều các hà tại
Can qua suy tạ lưỡng tương thôi
Cửu Nhật Ngũ Thủ, Tuyển Nhứt (Đỗ Phủ)
Trùng dương, rượu trút, một mình ta
Khổ bệnh, sông dài, dấn bước qua
Lá trúc cùng người than phận lỡ
Cúc vàng thuở đó chẳng đơm hoa
Tha phương vượn khóc tà dương xế
Quê cũ nhạn về sương sớm sa
Em gái phương nào thân tá túc ?
Bệnh căn, loạn lạc, nhiễu phiền ta
Ngày Chín, Năm Bài Lựa Một (Hải Đà)
Những bài thơ tả cảnh của Đỗ Phủ rất sinh động tự nhiên, không đẽo gọt tỉ mĩ, mà lại thanh thoát, nhẹ nhàng lưu loát, ý tứ dạt dào xen lẫn hình ảnh đẹp thi vị, ngân vang âm điệu tràn đầy ..."thềm sân móc trắng sương rơi, phủ đầy hoa cúc giữa trời mênh mang.."
Quang tế huyền sơ thướng
Ảnh tà luân vị an
Vi thăng cổ tái ngoại
Dĩ ẩn mộ vân đoan
Hà Hán bất cải sắc
Quan sơn không tự hàn
Đình tiền hữu bạch lộ
Ám mãn cúc hoa đoàn
Sơ nguyệt (Đỗ Phủ)
Ánh mờ trăng mới nhú lên
Nghiêng nghiêng bóng đổ chênh vênh ráng trời
Dần lên cửa ải chơi vơi
Mây chiều núp bóng nửa vời xa xa
Nguyên màu một dãi ngân hà
Quan san giá lạnh buốt da khí thời
Thềm sân móc trắng sương rơi
Phủ đầy hoa cúc giữa trời mênh mang
Trăng Non (Hải Đà phỏng dịch)
Vương Duy là một bậc tài hoa của Trung Hoạ, ông vẽ rất đẹp, trong tranh của ông là một bài thơ, và trong thơ là một bức tranh.Ông còn tinh thông âm nhạc, giỏi đàn tì bà . Vương Duy rất sùng mộ đạo Phật, điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, tư tưởng, và phong cách thơ của ông .Bài thơ "Tảo Thu Sơn Phong Các" ông viết để an ủi người bạn thân thiết là Bùi Dịch, làm quan bị dèm pha nên vua cách chức, nên phải bỏ vào rừng sâu ẩn dật. Ông đã dùng hình ảnh của Đào Lịch (tức là Đào Tiềm), người bạn tri kỷ của hoa cúc, đã một thời không chịu nhục treo ấn từ quan , và hình ảnh ẩn dụ của Thượng Tử Bình ngày xưa khi đọc kinh Dịch đến quẻ Tốn than rằng: "giàu không bằng nghèo mà không lo lắng" và sau đó ông từ quan đi ngao du sơn thủy .
Vô tài bất cảm luỵ minh thì
Tứ hướng đông khê thủ cố li
Khởi yếm Thượng Bình hôn giá tảo(1)
Khước hiềm Đào Lệnh khứ quan trì (2)
Thảo gian cung ưởng lâm thu cấp
Sơn lý thiền thanh bạc mộ bi
Tịch mịch sài môn nhân bất đáo
Không lâm độc dữ bạch vân kỳ
Tảo Thu Sơn Trung Các (Vương Duy)
Thời thịnh phiền chi kẻ bất tài
Đông Khê hướng cũ nhắm đi hoài
Thượng Bình đâu kém tình gia thất
Đào Lệnh hiềm thua bỏ chức tài
Cỏ rậm dế rền thu vội đến
Non cao ve trỗi điệu bi ai
Thềm tranh quạnh quẽ người không viếng
Hò hẹn mình ta mây trắng bay
Thơ Làm Trong Núi Buổi Đầu Thu (Hải Đà)
Bàn về hoa cúc là phải nói đến ngày hội Trùng Dương đã được nhắc nhở nhiều trong Đường thi . Trùng dương còn gọi là "trùng cửu" tức là tiết ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, ngắm hoa uống rượu "cúc hoa tửu". Đó là thứ rượu ủ với cánh hoa cúc, khi hoa sắp tàn người ta mang nhặt bỏ những cành lá mà chỉ lấy toàn cánh hoa ủ với men rượu và một chút nước, đến năm sau vào đúng ngày Trùng Dương tức là mồng chín tháng chín mới mang ra uống. "Rượu đây vui với bạn đường, nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời","Trùng dương hẹn lại chốn này, ngắm hoa cúc nở vui thay cảnh đời". Hoa cúc và ngày lễ Trùng Dương đã là đề tài được nhiều nhà thơ Đường ngâm vịnh:
1-
Trùng Dương tịch thượng phú bạch cúc
Mãn viên hoa cúc uất kim hoàng,
Trung hữu cô tùng sắc tự sương.
Hoàn tự kim triêu ca tửu tịch,
Bạch đầu ông nhập thiếu niên trường.
Bạch Cư Dị
Tiệc Trùng Dương,vịnh hoa cúc trắng
Vàng hoe cúc nở đầy vườn
Một chòm trắng tựa như sương lạc loài
Khác chi bàn tiệc sớm mai
Giữa thanh niên trẻ chen vai cụ già
Hải Đà phỏng dịch
2-
Cửu Nhật Tề Sơn Đăng Cao
Giang hàm thu ảnh nhạn sơ phi
Dữ khách huề hồ thướng thúy-vi
Trần thế nan phùng khai khẩu tiếu
Cúc hoa tu sáp mãn đầu qui
Đãn tương minh-đính thù giai tiết
Bất dụng đăng lâm hận lạc huy
Cố vãng kim lai chỉ như thủ
Ngưu-sơn hà tất độc triêm y *
Đỗ Mục
(*Ngưu sơn : núi ỏ nước Tề, đời Xuân thu, Tề-cảnh-Công lên núi trông về cố quốc mà khóc)
Lên Núi Tề Sơn Ngày Trùng Dương
Sông Thu lồng bóng nhạn mong manh
Bầu bạn thong dong cảnh sắc xanh
Thế tục buồn vương, môi héo nụ
Đường về cúc giắt, bước dồn nhanh
Mong sao cảnh đẹp, vui cùng rượu
Chẳng phí trèo non, cảm nắng hanh
Sự thế xưa nay trời đất chuyển
Cớ gì lên núi đứng buồn tênh
Hải Đà
3-
Thu Đăng Lan Sơn Ký Trương Ngữ
Bắc-sơn bạch vân lý
Ẩn giả tự di duyệt
Tương vọng thí đăng cao
Tâm tùy nhạn phi diệt
Sầu nhân bạc mộ khởi
Hứng thị thanh thu phiết
Thời kiến qui thôn nhân
Sa hành độ đầu yết
Thiên biên thụ nhược tì
Giang bạn châu như nguyệt
Hà đương tái tửu lai
Cọng tùy trùng dương tiết*
Mạnh Hạo Nhiên
Mùa Thu Lên Núi Lan Sơn làm thơ tặng Trương Ngữ
Núi cao mây trắng giăng đầy
Người u cư sống tháng ngày ung dung
Lên non nhìn xuống mịt mùng
Gửi lòng theo cánh nhạn trùng bay xa
Sầu nghiêng nghiêng bóng chiều tà
Trời thu biếc ngọc chan hòa ý thơ
Ai về thôn xóm thẫn thờ
Dừng chân biển cát, ngồi chờ bến sông
Hàng cây xanh đứng đợi mong
Sông quê in bóng nguyệt lồng soi gương
Rượu đây vui với bạn đường
Nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời
Hải Đà phỏng dịch
4-
Tràng An Thu Tịch
Vân vật thê lương phất thự lưu
Hán gia cung khuyết động cao thu
Tàn tinh kỷ điểm nhạn hoành tái
Tràng địch nhất thanh nhân ỷ lâu
Tử diễm bán khai ly cúc tĩnh
Hồng y lạc tận chử liên sầu
Lô ngư chính mỹ bất qui khứ
Không đái nam quan học Sở tù
Triệu Cổ
Đêm Thu Tràng An
Ảm đạm trời thu điểm ánh thiều
Hán Cung lồng lộng gió phiêu phiêu
Lưa thưa sao sớm vờn chân nhạn
Réo rắt lầu khuya lộng sáo diều
Cúc nở hoa phô vườn thắm sắc
Sen tàn nhụy úa bến đìu hiu
Sông quê mùa cá, chưa về xứ
Đày đọa phương người, phận hẩm hiu
Hải Đà phỏng dịch
5-
Quá cố nhân trang
Cố nhân cụ kê thử
Yêu ngã chí điền gia
Lục thụ thôn biên hợp
Thanh sơn quách ngoại tà
Khai hiên diện trường phố
Bả tửu thoại tang ma
Đãi đáo trùng dương nhật
Hoàn lai tựu cúc hoa.
Mạnh Hạo Nhiên
Qua Trại Của Bạn Cũ
Cơm gà bạn cũ mời ta
Thong dong vườn ruộng quê nhà ghé chơi
Quanh làng cây cỏ xanh tươi
Thành xưa bóng núi biếc ngời soi nghiêng
Vườn rau xanh mát ngoài hiên
Dâu tằm chuyện gẫu, bạn hiền cùng say
Trùng dương hẹn lại chốn này
Ngắm hoa cúc nở vui thay cảnh đời
Hải Đà phỏng dịch
6-
Trùng Dương
Tiết vật kinh tâm lưỡng mấn hoa
Đông ly không nhiễu vị khai hoa
Bách niên tương bán sĩ tam dĩ
Ngũ mẫu tựu hoang thiên nhất nha
Khởi hữu bạch y lai bác trác
Nhất tòng ô mao tư y tà
Chân thành độc toạ không bao thủ
Môn liễu tiêu tiêu táo mộ nha
Cao Thích
Cảnh ngắm lòng kinh tóc bạc phơ
Dậu đông chưa nở cúc ven bờ
Ba phen nhậm chức đời gần cạn
Năm mẫu vườn hoang đất xa mờ
Áo trắng ai đây phường quấy nhiễu
Mũ đen ta đó ngả thân chờ
Một mình vò tóc ngồi ngơ ngác
Khóm liễu chiều kêu tiếng quạ ô
Hải Đà phỏng dịch
7-
Cửu Nguyệt Cửu Nhật Ức Sơn Đông Huynh Đệ
Độc tại dị hương vi dị khách
Mỗi phùng giai tiết bội tư thân
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ
Biến sáp thù du thiểu nhất nhân
Vương Duy
Ngày 9 Tháng 9 Nhớ Anh Em Sơn Đông
Quê người lạ lẫm một mình ta
Tết nhớ người thân mãi thiết tha
Vẫn biết anh em lên núi thẳm
Thù du thiếu giắt một người xa*
Hải Đà phỏng dịch
*Thù du thiếu giắt một người xa: ý nói tác giả vì phải làm thân ly khách, nơi đất lạ quê người, nên Tết Trùng Dương này không cùng với bạn bè ở phía đông núi Hoa Sơn (Sơn Đông) lên núi bẻ nhánh thù du. Ngày xưa tiết Trùng Dương 9/9, người ta hay tổ chức hội hè yến ẩm, ở nhà uống rượu cúc, khi đi chơi núi thường giắt lá thù du vào người với niềm tin là để tránh tai nạn, gọi là "kỵ tà". Thù du là loại cây thuốc có mùi thơm, giống cây tiêu dùng làm vị cay.
Cúc
Trong Cổ Thi Việt Nam:
Trong bài thơ Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến có câu :
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào …
Ông Đào ở đây, thi sĩ Nguyễn Khuyến muốn nhắc đến thi sĩ Đào Tiềm trong đường thi Trung Quốc...
Bàn về cổ thi Việt Nam, Thái Thuận trong Lữ Đường Thi Tập đã được thi sĩ Quách Tấn ngợi khen là một nhà thơ có biệt tài, và ông Quách Tấn đã trích dịch một số thơ và giới thiệu Lữ Đường Di Cảo Thi Tập như một di sản tinh thần quí báu của tiền nhân. "Vì thật sự
sống cùng với thơ, cho nên loại thơ nào của Lữ Đường cũng đều sống động, thơ cảnh cũng như thơ tình, thơ vịnh vật cũng như thơ vịnh sử ....Rõ là cúc. Nhưng không phải cúc nở mùa xuân, cúc chưng bày nơi phố phường để bán, cúc trang điểm cho đài các thêm lộng lẫy huy hoàng. Cúc đây nở trong sương thu lạnh lẽo, cạnh rào dậu giữa thiên thiên. Cúc đây là bạn của Đào Tiềm, là "hóa thân" của tác giả Thái Thuận. Buồn mà tươi đẹp, tươi đẹp nhưng thật buồn, thật buồn song không chán nản ..." (trích Lữ Đường Thi-Quách Tấn)
Lãnh liệt thu thâm độc nại sương
Nhiễu tùng khai biến bạn ly quang
Thảo biên nhật mộ huỳnh phân ảnh
Trúc lý phong hàn xạ tiến hương
Chúng diễm ưng tàm khuy vãn tiết
Nhất sanh ná khẳn phụ trùng dương
Nhàn trung nga khởi Đào Bành Trạch
Tọa đới du nhiên thú vị trường
Cúc Hoa (Thái Thuận)
Lạnh ngắt sương thu đứng một mình
Bên rào nở thắm ánh thiều minh
Cỏ đêm lấp lánh màu đom đóm
Gió lạnh ngạt ngào hương trúc xinh
Tiết muộn hoa tươi cười nhạo báng
Trùng dương cảnh đợi sống chung tình
Thảnh thơi chợt nhớ ông Bành Trạch
Nhàn nhã ung dung đối bóng mình
Hải Đà phỏng dịch
Cũng trong một bài thơ vịnh cảnh khác, thi sĩ Thái Thuận đã cảm hứng trước cảnh thu buồn man mác, mà sáng tác bài Thu Dạ Tức Sự "lạc lạc hoàng hoa phiếm tửu bôi" (thấy hoa cúc vàng nở vui, hãy cùng nâng chén cạn ly), và thêm một lần nhắc nhở đến thi sĩ Đào Tiềm của hoa cúc đường thi:
Vũ quá nhàn đình tuyệt điểm ai
Vô đoan thu hứng dạ trung thôi
Ngô đồng diệp lão phong phiêu tán
Dương liễu âm sơ nguyệt đáo lai
Lộ khấp cùng thanh ưng hữu lệ
Thảo thiêu huynh hỏa bất thành khôi
Cọng thùy hoán báo Đào Bành Trạch
Lạc lạc hoàng hoa phiếm tửu bôi
Thu Dạ Túc Sự (Thái Thuận)
Sân sạch không còn mưa bụi bay
Từ đâu thu hứng đến đêm nay
Vàng ngô gió thổi tung nhiều hướng
Dương liễu trăng soi bóng tỏa đầy
Sương khóc trùng kêu tuôn lệ chảy
Cỏ thiêu tro đóm khó thành thay
Đào Tiềm nhắn hỏi cùng ai đó
Rực rỡ hoàng hoa cụng chén say
Việc Thấy Đêm Thu (Hải Đà)
Thi hào Nguyễn Du ngoài Truyện Kiều, còn để lại cho chúng ta ba tập thơ viết chữ Hán là Thanh Hiên Tiền Hậu Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, và Bắc Hành Tạp Lục. Những tập thơ chữ Hán này đã nói lên sự uyên bác tài ba của Nguyễn Du, sự mẫn cảm chân tình, những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ trước những thăng trầm của thế sự nhân tình . Nguyễn Du qua bài "Ngẫu Hứng" trong tập Nam Trung Tạp Ngâm đã nói lên nỗi nhớ quê dào dạt khi nhìn thấy cúc vàng chớm nở hoa, mà trằn trọc thâu đêm :
Lô hoa sơ bạch cúc sơ hoàng
Thiên lý hương tâm dạ cộng trường
Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt
Lục âm trùng điệp bất di quang
Ngẫu Hứng (Nguyễn Du)
Lau trắng cúc vàng chớm nở hoa
Canh trường thao thức nhớ quê xa
Vén rèm trằn trọc tìm trăng sáng
Bóng tối vây đầy, trăng chẳng qua
(Hải Đà phỏng dịch)
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một anh hùng dân tộc, cũng là một nhà văn và nhà thơ lớn. Ông để để lại các tác phẩm văn bằng chữ Hán có giá trị văn hóa và lịch sử như Quân Trung Từ Mệnh Tập, Bình Ngô Đại Cáo, Lam Sơn Thực Lục . Về thơ ông có hai tập : "Quốc âm thi tập" bằng chữ nôm, và "Ức Trai thi tập" bằng chữ Hán . Thơ của ông man mác tình quê hương dân tộc, gia đình, thế thái nhân tình, cảnh oan nghiệt của cõi đời phù du ... Nhà văn Nhật Chiêu (trong tạp chí Văn hóa Phật giáo) đã có nhận xét : "Thơ Nguyễn Trãi (cả Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập) là thơ thiền. Tâm ấy với mây trắng là một, là nhất sắc - hay nói theo tiếng Việt của Nguyễn Trãi: "hai ấy cùng xem một thức cùng" .....ở Nguyễn Trãi, cái nhất sắc này được đẩy xa hơn, sâu hơn, vào trong tâm thiền. Nơi đó dường như tâm người, tâm chim và tâm cá hoà nhau trong nhất sắc, trong một thức trong một hư không ...." Người thiền như Nguyễn Trãi, ắt hẳn chỉ muốn từ bỏ chốn xa hoa đầy bụi bặm, tự giấu mình bên núi đá, sống thanh bần, bầu bạn với thiên nhiên cỏ hoa. Trong bài thơ chữ Hán "Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn Đường" Nguyễn Trãi nhắc lại câu: "tùng cúc do tồn" từ bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm (đời Đông Tấn, Trung Quốc) để nói về sự ẩn dật của người xưa, bè bạn với tùng cúc, vui sống thanh nhàn:
Khứ hạ phiền hoa đạp nhuyễn trần
Nhất lê nham bạn khả tàng thân
Thương gia lệnh tá xưng Sằn Dã (1)
Hán thế cao phong ngưỡng Phú Xuân (2)
Tùng cúc do tồn quy vị vãn
Lợi danh bất tiển ẩn phương chân
Ta dư cửu bị nho quan ngộ
Bổn thị canh nhàn điếu tịch nhân.
Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn Đường (Nguyễn Trãi)
(1) Sằn Dã: chỉ Y Doãn, người hiền sĩ cày ruộng đời nhà Thương (Trung Quốc), vua phải vời ba lần mới chịu giữ chức tể tướng, đủ tài bình trị quốc dân.
(2) Phú Xuân: một ngọn núi ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) nơi cao sĩ Nghiêm Tử Lăng ở ẩn.
Từ bỏ xa hoa chốn bụi trần
Về hang núi ẩn chẳng phân vân
Phò Thương Sằn Dã từng lưu tiếng
Từ Hán Phú Xuân lộc chẳng cần
Tùng cúc còn đây khi trở lại
Lợi danh không thiết ẩn đời chân
Than mình ngộ nhận là nho hủ
Cày ruộng, đi câu, sống cảnh nhàn
Hải Đà phỏng dịch
Trong bài thơ Thu Nhật Ngẫu Thành, Nguyễn Trãi cũng thêm một lần mơ ước, đã dùng lại chữ "tam kính cúc" (tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn) của Đào Tiềm cùng để giải bày nỗi niềm tâm tư của một triều quan chỉ mong ước dứt bỏ đường công danh sự nghiệp gò bó, để về nơi thôn dã với cuôc sống nhàn, gần gũi với thiên nhiên, được tự do phóng khoáng "Vườn xưa cúc nở nhớ thầm, thuyền đưa hồn mộng đêm đêm giục về":
Tiêu tiêu trụy diệp hưởng đình cao
Bệnh cốt tài tô khí chuyển hào
Thiên địa tư văn tùng cổ trọng
Hồ sơn thanh hứng nhập thu cao
Kính trung bạch phát giai nhân lão
Thân ngoại phù danh mạn nhĩ lao
Miến tưởng cố viên tam kính cúc
Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao.
Thu Nhật Ngẫu Thành (Nguyễn Trãi)
Tiêu điều lá rụng đầy sân
Bệnh vừa qua khỏi tâm thần an nhiên
Tôn vinh sách vở thánh hiền
Nước non thu cảm triền miên dâng đầy
Soi gương tóc bạc mà hay
Phù du muôn sự chỉ bày khổ thêm
Vườn xưa cúc nở nhớ thầm
Thuyền đưa hồn mộng đêm đêm giục về
Cảm Hứng Ngày Thu (Hải Đà phỏng dịch)
Ngô Thì Nhậm (1745 - 1803) là một trí thức đa tài, ông đã đóng góp nhiều thành tích đáng kể cho thời đại Tây Sơn về các phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao. Ông còn có biệt tài về văn chương, viết đủ thể loại : nghiên cứu, bình luận, thơ phú ... Ông sống cuộc đời liêm khiết, khiêm tốn. Thơ ông ung dung phong thái, tiềm tàng khí phách trượng phu, tấm gương mẫu mực của kẽ sĩ luôn coi trọng việc nước việc dân. Bài thơ Thu Cúc của ông ý từ thanh nhã, nói lên cái đức độ thiền tâm, cái nhẹ nhàng thanh thản của một người, không ham phú quí, không cầu cạnh lợi danh, như loài hoa cúc kia, vẫn nở đầy núi dù trong trời sương giá lạnh, đem lại màu hoa tươi thắm để trang điểm cho tiết thu vàng:
Cao tiết xung hàn phóng mãn sơn,
Độc siêu quần hủy điểm thu nhan.
Hốt tư cựu tuế đông li hạ,
Đối tửu xan anh tận nhật nhàn.
Thu Cúc (Ngô Thì Nhậm)
Phủ đầy khí lạnh non xanh
Sắc thu tô điểm chỉ mình cúc bông
Nhớ xưa rào cũ bờ đông
Say nhìn hoa nở thấy lòng ung dung
Hải Đà phỏng dịch
Trương Hán Siêu ( ? - 1354) tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, gốc ở Phúc Am, An Khánh thuộc Hà Nam Ninh. Thời trai trẻ, ông là môn khách trong dinh Trần Quốc Tuấn, từng đàm đạo thơ văn và chính sự với Trần Quốc Tuấn. Thơ văn Trương Hán Siêu còn lại không nhiều. Tác phẩm nổi tiếng qua nhiều thời là bài "Bạch Đằng giang phú". Chỉ với một bài này, ông cũng đã có vị trí xứng đáng trong dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm đời Trần. Trong văn chương của ông - mỗi dòng sông, mỗi tên đất như còn vang vọng mãi tiếng gươm giáo, tiếng gọi quân đánh giặc giữ yên sơn hà. Lòng yêu nước đó gắn liền với niềm tự hào chính đáng về truyền thống anh hùng chiến tận của dân tộc (trích suutap.com). Trương Hán Siêu có bài thơ vịnh Hoa Cúc như sau:
Khứ niên kim nhật hữu hoa đa
Ðối khách sầu vô tửu khả xa .
Thế sự tương vi mỗi như thử,
Kim triêu hữu tửu khước vô hoa
Cúc Hoa Vịnh (Trương Hán Siêu)
Ngày này năm ngoái nở đầy hoa
Chẳng rượu ngon mời tiếp bạn ta
Muôn sự trên đời hay nghịch lý
Rượu sẵn hôm nay chẳng thấy hoa
Hải Đà phỏng dịch
Phan Chu Trinh sinh năm Nhâm Tuất (1872) niên hiệu Tự Ðức 26, tự là Tử Can, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã, quê ở xã Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam . Ông đã để lại một số thơ văn cách mạng để nói lên cái ý chí hạo nhiên của kẻ sĩ. Ngoài ra ông cũng sáng tác những bài thơ trữ tình, cũng như những bài thơ châm biếm những kẻ xu nịnh đương thời …
Ông Nguyễn Quí Anh là bạn thơ của Cụ Phan Châu Trinh, khi Pháp chiếm Nam Kỳ, cụ Phan Châu Trinh, dời ra Phan Thiết ở ẩn dật, chờ thời, chỗ ở này đặt tên là "Ngọa du sào" . Trong bài thơ đề tặng bạn Nguyễn Quí Anh, Phan Châu Trinh có nhắc đến "cúc kính" , tức là lối cúc, của Đào Tiềm khi xưa (tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn), để nói lên tấm lòng thanh thản của nhà nho, bất cần danh lợi, cáo quan lui về sống ẩn dật ở vườn quê . Cũng trong bài thơ này, còn nhắc đến chữ "đào nguyên" , cũng từ nguồn "Đào nguyên ký" của Đào Uyên Minh, tức là Đào Tiềm, truyện kể có người ngư phủ lạc lối, thấy hoa đào trôi xuôi, bèn chèo ngược dòng, đến được nguồn hoa đào, gặp con cháu những người tránh loạn đời nhà Tần, sống cảnh thanh bình, hòa hợp , no ấm như cảnh tiên, nên chỗ này được gọi là động Đào nguyên, chỉ cảnh sống ẩn dật, an bình .
Thiên lý phùng nghênh lưỡng bố y
Nhật tà chước tửu mộ giang ky
Quan hà thu đáo phong vân biến
Hồ hải nhân đa ý khí hi
Cúc kính bán hoang nhân di cổ
Đào nguyên hồi thủ sự toàn phi
Chí kim khẳng khái bi ca ý
Yên Triệu lưu phong cố vị suy
Tặng Nguyễn Quí Anh Nhụ Khanh (Phan Châu Trinh)
Hàn sĩ hai người nghênh tiếp vui
Đầu sông mời rượu ngắm chiều rơi
Thu về mây gió trời trôi nổi
Người gặp sông hồ chí hợp thôi
Lối cúc vườn xưa người vắng bóng
Chốn tiên cảnh cũ chuyện xa vời
Xưa nay hùng tráng lời ca đó
Yên Triệu còn lưu dấu ấn ngời
Hải Đà phỏng dịch
Trong bài thơ Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến có câu :
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào …
Ông Đào ở đây, thi sĩ Nguyễn Khuyến muốn nhắc đến thi sĩ Đào Tiềm trong đường thi Trung Quốc...
Bàn về cổ thi Việt Nam, Thái Thuận trong Lữ Đường Thi Tập đã được thi sĩ Quách Tấn ngợi khen là một nhà thơ có biệt tài, và ông Quách Tấn đã trích dịch một số thơ và giới thiệu Lữ Đường Di Cảo Thi Tập như một di sản tinh thần quí báu của tiền nhân. "Vì thật sự
sống cùng với thơ, cho nên loại thơ nào của Lữ Đường cũng đều sống động, thơ cảnh cũng như thơ tình, thơ vịnh vật cũng như thơ vịnh sử ....Rõ là cúc. Nhưng không phải cúc nở mùa xuân, cúc chưng bày nơi phố phường để bán, cúc trang điểm cho đài các thêm lộng lẫy huy hoàng. Cúc đây nở trong sương thu lạnh lẽo, cạnh rào dậu giữa thiên thiên. Cúc đây là bạn của Đào Tiềm, là "hóa thân" của tác giả Thái Thuận. Buồn mà tươi đẹp, tươi đẹp nhưng thật buồn, thật buồn song không chán nản ..." (trích Lữ Đường Thi-Quách Tấn)
Lãnh liệt thu thâm độc nại sương
Nhiễu tùng khai biến bạn ly quang
Thảo biên nhật mộ huỳnh phân ảnh
Trúc lý phong hàn xạ tiến hương
Chúng diễm ưng tàm khuy vãn tiết
Nhất sanh ná khẳn phụ trùng dương
Nhàn trung nga khởi Đào Bành Trạch
Tọa đới du nhiên thú vị trường
Cúc Hoa (Thái Thuận)
Lạnh ngắt sương thu đứng một mình
Bên rào nở thắm ánh thiều minh
Cỏ đêm lấp lánh màu đom đóm
Gió lạnh ngạt ngào hương trúc xinh
Tiết muộn hoa tươi cười nhạo báng
Trùng dương cảnh đợi sống chung tình
Thảnh thơi chợt nhớ ông Bành Trạch
Nhàn nhã ung dung đối bóng mình
Hải Đà phỏng dịch
Cũng trong một bài thơ vịnh cảnh khác, thi sĩ Thái Thuận đã cảm hứng trước cảnh thu buồn man mác, mà sáng tác bài Thu Dạ Tức Sự "lạc lạc hoàng hoa phiếm tửu bôi" (thấy hoa cúc vàng nở vui, hãy cùng nâng chén cạn ly), và thêm một lần nhắc nhở đến thi sĩ Đào Tiềm của hoa cúc đường thi:
Vũ quá nhàn đình tuyệt điểm ai
Vô đoan thu hứng dạ trung thôi
Ngô đồng diệp lão phong phiêu tán
Dương liễu âm sơ nguyệt đáo lai
Lộ khấp cùng thanh ưng hữu lệ
Thảo thiêu huynh hỏa bất thành khôi
Cọng thùy hoán báo Đào Bành Trạch
Lạc lạc hoàng hoa phiếm tửu bôi
Thu Dạ Túc Sự (Thái Thuận)
Sân sạch không còn mưa bụi bay
Từ đâu thu hứng đến đêm nay
Vàng ngô gió thổi tung nhiều hướng
Dương liễu trăng soi bóng tỏa đầy
Sương khóc trùng kêu tuôn lệ chảy
Cỏ thiêu tro đóm khó thành thay
Đào Tiềm nhắn hỏi cùng ai đó
Rực rỡ hoàng hoa cụng chén say
Việc Thấy Đêm Thu (Hải Đà)
Thi hào Nguyễn Du ngoài Truyện Kiều, còn để lại cho chúng ta ba tập thơ viết chữ Hán là Thanh Hiên Tiền Hậu Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, và Bắc Hành Tạp Lục. Những tập thơ chữ Hán này đã nói lên sự uyên bác tài ba của Nguyễn Du, sự mẫn cảm chân tình, những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ trước những thăng trầm của thế sự nhân tình . Nguyễn Du qua bài "Ngẫu Hứng" trong tập Nam Trung Tạp Ngâm đã nói lên nỗi nhớ quê dào dạt khi nhìn thấy cúc vàng chớm nở hoa, mà trằn trọc thâu đêm :
Lô hoa sơ bạch cúc sơ hoàng
Thiên lý hương tâm dạ cộng trường
Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt
Lục âm trùng điệp bất di quang
Ngẫu Hứng (Nguyễn Du)
Lau trắng cúc vàng chớm nở hoa
Canh trường thao thức nhớ quê xa
Vén rèm trằn trọc tìm trăng sáng
Bóng tối vây đầy, trăng chẳng qua
(Hải Đà phỏng dịch)
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một anh hùng dân tộc, cũng là một nhà văn và nhà thơ lớn. Ông để để lại các tác phẩm văn bằng chữ Hán có giá trị văn hóa và lịch sử như Quân Trung Từ Mệnh Tập, Bình Ngô Đại Cáo, Lam Sơn Thực Lục . Về thơ ông có hai tập : "Quốc âm thi tập" bằng chữ nôm, và "Ức Trai thi tập" bằng chữ Hán . Thơ của ông man mác tình quê hương dân tộc, gia đình, thế thái nhân tình, cảnh oan nghiệt của cõi đời phù du ... Nhà văn Nhật Chiêu (trong tạp chí Văn hóa Phật giáo) đã có nhận xét : "Thơ Nguyễn Trãi (cả Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập) là thơ thiền. Tâm ấy với mây trắng là một, là nhất sắc - hay nói theo tiếng Việt của Nguyễn Trãi: "hai ấy cùng xem một thức cùng" .....ở Nguyễn Trãi, cái nhất sắc này được đẩy xa hơn, sâu hơn, vào trong tâm thiền. Nơi đó dường như tâm người, tâm chim và tâm cá hoà nhau trong nhất sắc, trong một thức trong một hư không ...." Người thiền như Nguyễn Trãi, ắt hẳn chỉ muốn từ bỏ chốn xa hoa đầy bụi bặm, tự giấu mình bên núi đá, sống thanh bần, bầu bạn với thiên nhiên cỏ hoa. Trong bài thơ chữ Hán "Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn Đường" Nguyễn Trãi nhắc lại câu: "tùng cúc do tồn" từ bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm (đời Đông Tấn, Trung Quốc) để nói về sự ẩn dật của người xưa, bè bạn với tùng cúc, vui sống thanh nhàn:
Khứ hạ phiền hoa đạp nhuyễn trần
Nhất lê nham bạn khả tàng thân
Thương gia lệnh tá xưng Sằn Dã (1)
Hán thế cao phong ngưỡng Phú Xuân (2)
Tùng cúc do tồn quy vị vãn
Lợi danh bất tiển ẩn phương chân
Ta dư cửu bị nho quan ngộ
Bổn thị canh nhàn điếu tịch nhân.
Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn Đường (Nguyễn Trãi)
(1) Sằn Dã: chỉ Y Doãn, người hiền sĩ cày ruộng đời nhà Thương (Trung Quốc), vua phải vời ba lần mới chịu giữ chức tể tướng, đủ tài bình trị quốc dân.
(2) Phú Xuân: một ngọn núi ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) nơi cao sĩ Nghiêm Tử Lăng ở ẩn.
Từ bỏ xa hoa chốn bụi trần
Về hang núi ẩn chẳng phân vân
Phò Thương Sằn Dã từng lưu tiếng
Từ Hán Phú Xuân lộc chẳng cần
Tùng cúc còn đây khi trở lại
Lợi danh không thiết ẩn đời chân
Than mình ngộ nhận là nho hủ
Cày ruộng, đi câu, sống cảnh nhàn
Hải Đà phỏng dịch
Trong bài thơ Thu Nhật Ngẫu Thành, Nguyễn Trãi cũng thêm một lần mơ ước, đã dùng lại chữ "tam kính cúc" (tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn) của Đào Tiềm cùng để giải bày nỗi niềm tâm tư của một triều quan chỉ mong ước dứt bỏ đường công danh sự nghiệp gò bó, để về nơi thôn dã với cuôc sống nhàn, gần gũi với thiên nhiên, được tự do phóng khoáng "Vườn xưa cúc nở nhớ thầm, thuyền đưa hồn mộng đêm đêm giục về":
Tiêu tiêu trụy diệp hưởng đình cao
Bệnh cốt tài tô khí chuyển hào
Thiên địa tư văn tùng cổ trọng
Hồ sơn thanh hứng nhập thu cao
Kính trung bạch phát giai nhân lão
Thân ngoại phù danh mạn nhĩ lao
Miến tưởng cố viên tam kính cúc
Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao.
Thu Nhật Ngẫu Thành (Nguyễn Trãi)
Tiêu điều lá rụng đầy sân
Bệnh vừa qua khỏi tâm thần an nhiên
Tôn vinh sách vở thánh hiền
Nước non thu cảm triền miên dâng đầy
Soi gương tóc bạc mà hay
Phù du muôn sự chỉ bày khổ thêm
Vườn xưa cúc nở nhớ thầm
Thuyền đưa hồn mộng đêm đêm giục về
Cảm Hứng Ngày Thu (Hải Đà phỏng dịch)
Ngô Thì Nhậm (1745 - 1803) là một trí thức đa tài, ông đã đóng góp nhiều thành tích đáng kể cho thời đại Tây Sơn về các phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao. Ông còn có biệt tài về văn chương, viết đủ thể loại : nghiên cứu, bình luận, thơ phú ... Ông sống cuộc đời liêm khiết, khiêm tốn. Thơ ông ung dung phong thái, tiềm tàng khí phách trượng phu, tấm gương mẫu mực của kẽ sĩ luôn coi trọng việc nước việc dân. Bài thơ Thu Cúc của ông ý từ thanh nhã, nói lên cái đức độ thiền tâm, cái nhẹ nhàng thanh thản của một người, không ham phú quí, không cầu cạnh lợi danh, như loài hoa cúc kia, vẫn nở đầy núi dù trong trời sương giá lạnh, đem lại màu hoa tươi thắm để trang điểm cho tiết thu vàng:
Cao tiết xung hàn phóng mãn sơn,
Độc siêu quần hủy điểm thu nhan.
Hốt tư cựu tuế đông li hạ,
Đối tửu xan anh tận nhật nhàn.
Thu Cúc (Ngô Thì Nhậm)
Phủ đầy khí lạnh non xanh
Sắc thu tô điểm chỉ mình cúc bông
Nhớ xưa rào cũ bờ đông
Say nhìn hoa nở thấy lòng ung dung
Hải Đà phỏng dịch
Trương Hán Siêu ( ? - 1354) tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, gốc ở Phúc Am, An Khánh thuộc Hà Nam Ninh. Thời trai trẻ, ông là môn khách trong dinh Trần Quốc Tuấn, từng đàm đạo thơ văn và chính sự với Trần Quốc Tuấn. Thơ văn Trương Hán Siêu còn lại không nhiều. Tác phẩm nổi tiếng qua nhiều thời là bài "Bạch Đằng giang phú". Chỉ với một bài này, ông cũng đã có vị trí xứng đáng trong dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm đời Trần. Trong văn chương của ông - mỗi dòng sông, mỗi tên đất như còn vang vọng mãi tiếng gươm giáo, tiếng gọi quân đánh giặc giữ yên sơn hà. Lòng yêu nước đó gắn liền với niềm tự hào chính đáng về truyền thống anh hùng chiến tận của dân tộc (trích suutap.com). Trương Hán Siêu có bài thơ vịnh Hoa Cúc như sau:
Khứ niên kim nhật hữu hoa đa
Ðối khách sầu vô tửu khả xa .
Thế sự tương vi mỗi như thử,
Kim triêu hữu tửu khước vô hoa
Cúc Hoa Vịnh (Trương Hán Siêu)
Ngày này năm ngoái nở đầy hoa
Chẳng rượu ngon mời tiếp bạn ta
Muôn sự trên đời hay nghịch lý
Rượu sẵn hôm nay chẳng thấy hoa
Hải Đà phỏng dịch
Phan Chu Trinh sinh năm Nhâm Tuất (1872) niên hiệu Tự Ðức 26, tự là Tử Can, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã, quê ở xã Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam . Ông đã để lại một số thơ văn cách mạng để nói lên cái ý chí hạo nhiên của kẻ sĩ. Ngoài ra ông cũng sáng tác những bài thơ trữ tình, cũng như những bài thơ châm biếm những kẻ xu nịnh đương thời …
Ông Nguyễn Quí Anh là bạn thơ của Cụ Phan Châu Trinh, khi Pháp chiếm Nam Kỳ, cụ Phan Châu Trinh, dời ra Phan Thiết ở ẩn dật, chờ thời, chỗ ở này đặt tên là "Ngọa du sào" . Trong bài thơ đề tặng bạn Nguyễn Quí Anh, Phan Châu Trinh có nhắc đến "cúc kính" , tức là lối cúc, của Đào Tiềm khi xưa (tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn), để nói lên tấm lòng thanh thản của nhà nho, bất cần danh lợi, cáo quan lui về sống ẩn dật ở vườn quê . Cũng trong bài thơ này, còn nhắc đến chữ "đào nguyên" , cũng từ nguồn "Đào nguyên ký" của Đào Uyên Minh, tức là Đào Tiềm, truyện kể có người ngư phủ lạc lối, thấy hoa đào trôi xuôi, bèn chèo ngược dòng, đến được nguồn hoa đào, gặp con cháu những người tránh loạn đời nhà Tần, sống cảnh thanh bình, hòa hợp , no ấm như cảnh tiên, nên chỗ này được gọi là động Đào nguyên, chỉ cảnh sống ẩn dật, an bình .
Thiên lý phùng nghênh lưỡng bố y
Nhật tà chước tửu mộ giang ky
Quan hà thu đáo phong vân biến
Hồ hải nhân đa ý khí hi
Cúc kính bán hoang nhân di cổ
Đào nguyên hồi thủ sự toàn phi
Chí kim khẳng khái bi ca ý
Yên Triệu lưu phong cố vị suy
Tặng Nguyễn Quí Anh Nhụ Khanh (Phan Châu Trinh)
Hàn sĩ hai người nghênh tiếp vui
Đầu sông mời rượu ngắm chiều rơi
Thu về mây gió trời trôi nổi
Người gặp sông hồ chí hợp thôi
Lối cúc vườn xưa người vắng bóng
Chốn tiên cảnh cũ chuyện xa vời
Xưa nay hùng tráng lời ca đó
Yên Triệu còn lưu dấu ấn ngời
Hải Đà phỏng dịch
Cúc và Thiền Thi:
Triệu Chương Tuyền, một thi nhân đời Tống, với những bài thơ miêu tả đời sống an nhàn thanh đạm, hòa đồng cùng vũ trụ thiên nhiên, trong một bài "Luận Thi" (bàn bạc về Thơ), có câu : " Thu cúc xuân lan ninh dị địa. Thanh phong minh nguyệt bổn đồng thiên" (hoa cúc nở mùa thu, hoa lan nở mùa xuân là do thời tiết, chứ không phải do nơi đất đai khác nhau . Gió mát trăng thanh vốn cùng ở trong một bầu trời), đã nói lên cái phong độ thư thái an nhàn, tất cả cũng chỉ là sự tình cờ bất chợt trong cái vô thường của vũ trụ, "gió mát" -vô hình- là cái "không", "trăng thanh" -hữu hình -là cái "sắc" . "Không" chính là cái bản chất của vạn vật, còn "sắc" là cái biểu tượng bên ngoài . Đó là hai mặt của một bản thể thường hằng bất biến, tuy hai nhưng là một ..."sắc tức thị không, không tức thị sắc"
Sắc hoa, hương hoa, dáng hoa đã đem lại sự nồng nàn tha thiết, sự lãng mạn trữ tình cho người thơ . Hoa phảng phất những dư âm, làm rung cảm tình người, hoa hình như cũng muốn hòa chung vào cảm xúc, rung động của con người , vốn dĩ tất bật trong cuộc đời phù du tạm bợ này. Hoa đem lại hình ảnh đẹp nhưng cũng thật mong manh .."sắc tức thị không..." .như Bạch Cư Dị trong bài "Ký Vương Sơn Nhân" đã nói "Tùng thụ thiên niên hủ, Cẩn hoa nhất nhật yến, Tất cánh cộng không hư, Hà tu khoa tuế nguyệt" (cây thông ngàn năm mới mục, hoa dâm bụt một ngày đã tàn, Cuối cùng tất cả là hư không, Việc gì mà phải khoe cùng năm tháng)
Bàn về hoa cúc, người ta thường nhắc đến bài thơ man mác hương vị thiền, siêu thoát của nhà sư Huyền Quang (1254-1334) đời Trần .Tên thật của ông là Lý Ðạo Tái, pháp danh Huyền Quang, tổ thứ ba phái Thiền học Trúc Lâm . Các tác phẩm của ông gồm có "Chư phẩm kinh", "Công văn tập", và tập thơ "Ngọc tiên tập" có bài thơ Cúc Hoa nổi tiếng. Phần nhiều tác phẩm bị thất lạc, hiện giờ chỉ còn khoảng 24 bài được lưu lại đến ngày nay .
Theo tác giả Nguyễn Lang (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận) : "Huyền Quang giỏi Phật học nhưng thơ của ông bình dị, ít nặng nề danh từ Phật Giáo. Tuy vậy tính cách đạt ngộ thanh thoát vẫn bàn bạc trong thơ ông. Trong bài Hoa Cúc ta đã đọc những câu ông viết về chuyện ngắm hoa tuyệt diệu, trong đó người với hoa hồn nhiên là một và hình ảnh kỳ diệu của một bông cúc nở trong trạng thái ấy. Ông cười với tất cả lòng từ bi khi nhìn thấy một thiếu nữ vì không thây được bản chất mầu nhiệm của cúc, đã hái cúc cắm đầy đầu trước khi ra về "
"Huyền Quang rất yêu hoa cúc. Khi tuổi đã già, lòng đã khô héo, chỉ có hoa cúc mới làm êm dịu được lòng ông. Trúc với mai đối với ông không thể nào so với cúc được. Trong vườn đây đó ông trồng toàn hoa cúc. Ngồi thiền xong, ông ngồi ngắm cúc cho tới khi người ngắm hoa và hoa, hai thứ hồn nhiên là một. Kết quả là cái thấy về thực tại của ông nở sáng như một đóa hoa ...Bài thơ hoa cúc của ông có nhiều tình tiết cảm động, bình dị mà siêu thoát. Ta hãy đọc toàn bài để thưởng thức sự rung cảm của một người trên 70 tuổi, một người xem như hoa cỏ cả thân mạng và cuộc đời nhưng hễ thấy hoa cúc là tâm tình rộn ràng như một người trai trẻ thấy bóng người yêu" (Nguyễn Lang):
Tùng Thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính
Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia
Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp
Cố viên xứ xứ thổ hoàng hoa
Thiên giang vô mộng cán khô trường
Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang
Lão khứ sầu ngâm hồn vị ổn
Thi biều thực vị cúc hoa mang
Vong thân vong thế dĩ đô vương
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương
Niên niên hòa lộ hướng đương khai
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ
Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai
Hoa tại trung đình nhân tại lâu
Phần hương độc tọa tự vong âu
Chủ nhân nhữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu
Xuân lai hoàng bạch các phương phi
Ái diễm liên hương diệc tự thì
Biên giới phồn hoa toàn trụy địa
Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly
Cúc Hoa (Huyền Quang)
Tường Hủ nhà xinh nghe trúc reo
Tây Hồ cảnh đẹp thấy mai treo
Nghĩa tình chẳng hợp chăng đi nữa
Vườn cúc nơi nơi nở rộ đều
Sông ngàn đâu dễ nỗi niềm vơi
Mai vịnh trăm lần cũng thế thôi
Thổn thức sầu ngâm đầu vẫn bạc
Hân hoan cúc nở thấy lòng vui
Thế sự thân mình quên hết thôi
Ngồi thiền giường lạnh cảnh chơi vơi
Rừng sâu không lịch năm cùng tận
Biết tiết Trùng Dương cúc nở cười
Năm tháng thu về nở thắm xinh
Trăng thanh gió mát thiết tha tình
Cười ai chẳng biết nhành vi diệu
Về xứ tóc đầy hoa khiết trinh
Người ở lầu cao hoa trước hiên
Ngồi im tâm tịnh đốt nhang thiền
Vật, người an phận không hiềm tị
Sánh với ngàn hoa cúc trước tiên
Xuân đến trắng vàng sắc điểm tươi
Ngát hương trang điểm cũng theo thời
Ngàn hoa rơi rụng trên ngàn lối
Hoa cúc rào đông lộng lẫy cười
Hải Đà phỏng dịch
"Rừng sâu không lịch năm cùng tận, Biết tiết Trùng Dương cúc nở cười" rò ràng người thơ đã tách mình ra khỏi vòng cương tỏa của kiếp sống phù bình, tự ẩn mật ở một nơi chốn nhẹ nhàng thanh thoát, không cần lịch và không cần biết ngày tháng trôi qua, thời gian có bất chợt đến trong tâm hồn của người thơ cũng do sự ngẫu nhiên mà thôi "Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật, Cúc hoa khai xứ tức trùng dương .." , làm ta liên tưởng đến bài thơ Đáp Nhân (Trả lời Người) của Thái Thượng Ẩn Giả "Ngẫu lai tùng thụ hạ , Cao chẩm thạch đầu miên, Sơn trung vô lịch nhật, Hàn tận bất tri niên" (Tình cờ bước đến gốc thông, Gối cao trên đá giấc nồng chiêm bao, Khó tìm sách lịch núi cao, Rét run đã dứt năm nào chả hay? Hải Đà dịch), cũng cùng chung một ý tưởng với Đào Tiềm trong bài thơ "Đào hoa nguyên thi" :"tuy vô ký lịch chí tứ thời tự thành tuế" (tuy không có lịch ghi ngày tháng, nhưng bốn mùa tự thành năm)
Nói về thơ thiền đời Lý Trần, người ta thường nhắc đến Viên Chiếu thiền sư (999 - 1091) tên là Mai Trực, người đất Phúc Ðường, huyện Long Ðàm, là cháu của Hoàng Hậu Linh Cảm (mẹ vua Lý Thánh Tôn). Sư thọ giáo với Định Hương Trưởng Lão, rất am tường phương pháp Tam Quán của Kinh Viên Giác.Sư đứng ở vị trí đầu thế hệ thứ bảy dòng thiền Quan Bích.
"Thơ thiền phần lớn là ngững bài kệ, hoặc là vấn đáp giữa sư phụ và môn đệ cốt đưa đến việc khai thông trí tuệ. Nhiều bài cũng khô khan nghiêm khắc như những pháp cú, nhưng cũng có nhiều bài đẹp như một bài thơ. Nhiều khi những câu trả lời còn có dạng công án không trực tiếp liền nghĩa với câu hỏi như trong bài Tham đồ hiển quyết (Chỉ rõ bí quyết đạo thiền cho môn đệ) của thiền sư Viên Chiếu" (trích Đường Về Cõi Phật Qua Thơ Văn Xưa-Quách Thanh Tâm) .
Ly hạ Trùng Dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.
Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thố minh
Viên Chiếu thiền sư
Lưng giậu thu về cúc nở hoa
Xuân nồng cành thắm tiếng oanh ca
Vầng dương rạng rỡ ngày tươi sáng
Đêm đến trăng vàng lấp lánh xa
(Hải Đà phỏng dịch)
Theo văn học sử đời Lý còn có ông Phan Trường Nguyên, quê quán làng Trường Nguyên, huyện Tiên Du, Hà Bắc, nổi danh là một nhà tu hành chân chính thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Quan Bích. Ông là một người văn hay chữ tốt có tiếng, được vua Lý Anh Tông triệu về giúp việc, nhưng ông đã từ chối, lánh mình ở ẩn và dời lên tu tại chùa Sóc Thiên Vương, núi Vệ Linh, quận Bình Lổ . Tác phẩm của ông còn lưu truyền một bài thơ, biểu lộ tấm lòng của ông chỉ thích hướng về thiên nhiên dân dã với cuộc sống thanh bần, đạm bạc không vướng màu tục lụy:
Viện hầu bão tử quy thanh chướng
Tự cổ thánh hiền một khả lượng
Xuân lai oanh chuyển bách hoa tham
Thu chí cúc khai một mô dạng
Quy Thanh Chướng (Phan Trường Nguyên)
Khỉ vượn ôm con vượt núi ngàn
Xưa nay hiền thánh ý mênh mang
Trăm hoa, oanh hót, mừng xuân đến
Một mình cúc nở đón thu sang
Về Non Xanh (Hải Đà phỏng dịch)
Triệu Chương Tuyền, một thi nhân đời Tống, với những bài thơ miêu tả đời sống an nhàn thanh đạm, hòa đồng cùng vũ trụ thiên nhiên, trong một bài "Luận Thi" (bàn bạc về Thơ), có câu : " Thu cúc xuân lan ninh dị địa. Thanh phong minh nguyệt bổn đồng thiên" (hoa cúc nở mùa thu, hoa lan nở mùa xuân là do thời tiết, chứ không phải do nơi đất đai khác nhau . Gió mát trăng thanh vốn cùng ở trong một bầu trời), đã nói lên cái phong độ thư thái an nhàn, tất cả cũng chỉ là sự tình cờ bất chợt trong cái vô thường của vũ trụ, "gió mát" -vô hình- là cái "không", "trăng thanh" -hữu hình -là cái "sắc" . "Không" chính là cái bản chất của vạn vật, còn "sắc" là cái biểu tượng bên ngoài . Đó là hai mặt của một bản thể thường hằng bất biến, tuy hai nhưng là một ..."sắc tức thị không, không tức thị sắc"
Sắc hoa, hương hoa, dáng hoa đã đem lại sự nồng nàn tha thiết, sự lãng mạn trữ tình cho người thơ . Hoa phảng phất những dư âm, làm rung cảm tình người, hoa hình như cũng muốn hòa chung vào cảm xúc, rung động của con người , vốn dĩ tất bật trong cuộc đời phù du tạm bợ này. Hoa đem lại hình ảnh đẹp nhưng cũng thật mong manh .."sắc tức thị không..." .như Bạch Cư Dị trong bài "Ký Vương Sơn Nhân" đã nói "Tùng thụ thiên niên hủ, Cẩn hoa nhất nhật yến, Tất cánh cộng không hư, Hà tu khoa tuế nguyệt" (cây thông ngàn năm mới mục, hoa dâm bụt một ngày đã tàn, Cuối cùng tất cả là hư không, Việc gì mà phải khoe cùng năm tháng)
Bàn về hoa cúc, người ta thường nhắc đến bài thơ man mác hương vị thiền, siêu thoát của nhà sư Huyền Quang (1254-1334) đời Trần .Tên thật của ông là Lý Ðạo Tái, pháp danh Huyền Quang, tổ thứ ba phái Thiền học Trúc Lâm . Các tác phẩm của ông gồm có "Chư phẩm kinh", "Công văn tập", và tập thơ "Ngọc tiên tập" có bài thơ Cúc Hoa nổi tiếng. Phần nhiều tác phẩm bị thất lạc, hiện giờ chỉ còn khoảng 24 bài được lưu lại đến ngày nay .
Theo tác giả Nguyễn Lang (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận) : "Huyền Quang giỏi Phật học nhưng thơ của ông bình dị, ít nặng nề danh từ Phật Giáo. Tuy vậy tính cách đạt ngộ thanh thoát vẫn bàn bạc trong thơ ông. Trong bài Hoa Cúc ta đã đọc những câu ông viết về chuyện ngắm hoa tuyệt diệu, trong đó người với hoa hồn nhiên là một và hình ảnh kỳ diệu của một bông cúc nở trong trạng thái ấy. Ông cười với tất cả lòng từ bi khi nhìn thấy một thiếu nữ vì không thây được bản chất mầu nhiệm của cúc, đã hái cúc cắm đầy đầu trước khi ra về "
"Huyền Quang rất yêu hoa cúc. Khi tuổi đã già, lòng đã khô héo, chỉ có hoa cúc mới làm êm dịu được lòng ông. Trúc với mai đối với ông không thể nào so với cúc được. Trong vườn đây đó ông trồng toàn hoa cúc. Ngồi thiền xong, ông ngồi ngắm cúc cho tới khi người ngắm hoa và hoa, hai thứ hồn nhiên là một. Kết quả là cái thấy về thực tại của ông nở sáng như một đóa hoa ...Bài thơ hoa cúc của ông có nhiều tình tiết cảm động, bình dị mà siêu thoát. Ta hãy đọc toàn bài để thưởng thức sự rung cảm của một người trên 70 tuổi, một người xem như hoa cỏ cả thân mạng và cuộc đời nhưng hễ thấy hoa cúc là tâm tình rộn ràng như một người trai trẻ thấy bóng người yêu" (Nguyễn Lang):
Tùng Thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính
Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia
Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp
Cố viên xứ xứ thổ hoàng hoa
Thiên giang vô mộng cán khô trường
Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang
Lão khứ sầu ngâm hồn vị ổn
Thi biều thực vị cúc hoa mang
Vong thân vong thế dĩ đô vương
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương
Niên niên hòa lộ hướng đương khai
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ
Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai
Hoa tại trung đình nhân tại lâu
Phần hương độc tọa tự vong âu
Chủ nhân nhữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu
Xuân lai hoàng bạch các phương phi
Ái diễm liên hương diệc tự thì
Biên giới phồn hoa toàn trụy địa
Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly
Cúc Hoa (Huyền Quang)
Tường Hủ nhà xinh nghe trúc reo
Tây Hồ cảnh đẹp thấy mai treo
Nghĩa tình chẳng hợp chăng đi nữa
Vườn cúc nơi nơi nở rộ đều
Sông ngàn đâu dễ nỗi niềm vơi
Mai vịnh trăm lần cũng thế thôi
Thổn thức sầu ngâm đầu vẫn bạc
Hân hoan cúc nở thấy lòng vui
Thế sự thân mình quên hết thôi
Ngồi thiền giường lạnh cảnh chơi vơi
Rừng sâu không lịch năm cùng tận
Biết tiết Trùng Dương cúc nở cười
Năm tháng thu về nở thắm xinh
Trăng thanh gió mát thiết tha tình
Cười ai chẳng biết nhành vi diệu
Về xứ tóc đầy hoa khiết trinh
Người ở lầu cao hoa trước hiên
Ngồi im tâm tịnh đốt nhang thiền
Vật, người an phận không hiềm tị
Sánh với ngàn hoa cúc trước tiên
Xuân đến trắng vàng sắc điểm tươi
Ngát hương trang điểm cũng theo thời
Ngàn hoa rơi rụng trên ngàn lối
Hoa cúc rào đông lộng lẫy cười
Hải Đà phỏng dịch
"Rừng sâu không lịch năm cùng tận, Biết tiết Trùng Dương cúc nở cười" rò ràng người thơ đã tách mình ra khỏi vòng cương tỏa của kiếp sống phù bình, tự ẩn mật ở một nơi chốn nhẹ nhàng thanh thoát, không cần lịch và không cần biết ngày tháng trôi qua, thời gian có bất chợt đến trong tâm hồn của người thơ cũng do sự ngẫu nhiên mà thôi "Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật, Cúc hoa khai xứ tức trùng dương .." , làm ta liên tưởng đến bài thơ Đáp Nhân (Trả lời Người) của Thái Thượng Ẩn Giả "Ngẫu lai tùng thụ hạ , Cao chẩm thạch đầu miên, Sơn trung vô lịch nhật, Hàn tận bất tri niên" (Tình cờ bước đến gốc thông, Gối cao trên đá giấc nồng chiêm bao, Khó tìm sách lịch núi cao, Rét run đã dứt năm nào chả hay? Hải Đà dịch), cũng cùng chung một ý tưởng với Đào Tiềm trong bài thơ "Đào hoa nguyên thi" :"tuy vô ký lịch chí tứ thời tự thành tuế" (tuy không có lịch ghi ngày tháng, nhưng bốn mùa tự thành năm)
Nói về thơ thiền đời Lý Trần, người ta thường nhắc đến Viên Chiếu thiền sư (999 - 1091) tên là Mai Trực, người đất Phúc Ðường, huyện Long Ðàm, là cháu của Hoàng Hậu Linh Cảm (mẹ vua Lý Thánh Tôn). Sư thọ giáo với Định Hương Trưởng Lão, rất am tường phương pháp Tam Quán của Kinh Viên Giác.Sư đứng ở vị trí đầu thế hệ thứ bảy dòng thiền Quan Bích.
"Thơ thiền phần lớn là ngững bài kệ, hoặc là vấn đáp giữa sư phụ và môn đệ cốt đưa đến việc khai thông trí tuệ. Nhiều bài cũng khô khan nghiêm khắc như những pháp cú, nhưng cũng có nhiều bài đẹp như một bài thơ. Nhiều khi những câu trả lời còn có dạng công án không trực tiếp liền nghĩa với câu hỏi như trong bài Tham đồ hiển quyết (Chỉ rõ bí quyết đạo thiền cho môn đệ) của thiền sư Viên Chiếu" (trích Đường Về Cõi Phật Qua Thơ Văn Xưa-Quách Thanh Tâm) .
Ly hạ Trùng Dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.
Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thố minh
Viên Chiếu thiền sư
Lưng giậu thu về cúc nở hoa
Xuân nồng cành thắm tiếng oanh ca
Vầng dương rạng rỡ ngày tươi sáng
Đêm đến trăng vàng lấp lánh xa
(Hải Đà phỏng dịch)
Theo văn học sử đời Lý còn có ông Phan Trường Nguyên, quê quán làng Trường Nguyên, huyện Tiên Du, Hà Bắc, nổi danh là một nhà tu hành chân chính thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Quan Bích. Ông là một người văn hay chữ tốt có tiếng, được vua Lý Anh Tông triệu về giúp việc, nhưng ông đã từ chối, lánh mình ở ẩn và dời lên tu tại chùa Sóc Thiên Vương, núi Vệ Linh, quận Bình Lổ . Tác phẩm của ông còn lưu truyền một bài thơ, biểu lộ tấm lòng của ông chỉ thích hướng về thiên nhiên dân dã với cuộc sống thanh bần, đạm bạc không vướng màu tục lụy:
Viện hầu bão tử quy thanh chướng
Tự cổ thánh hiền một khả lượng
Xuân lai oanh chuyển bách hoa tham
Thu chí cúc khai một mô dạng
Quy Thanh Chướng (Phan Trường Nguyên)
Khỉ vượn ôm con vượt núi ngàn
Xưa nay hiền thánh ý mênh mang
Trăm hoa, oanh hót, mừng xuân đến
Một mình cúc nở đón thu sang
Về Non Xanh (Hải Đà phỏng dịch)
Thu sầu dạo khúc thê lương Nỗi buồn từ thuở ly hương lưu đày Mơ quê xa lắc đường dài Hoa vàng chợt thấy gửi ai đôi lời Gió sương ngạo nghễ hoa cười Mặc thu tàn úa, vẫn tươi thắm ngàn Cha xưa yêu đóa cúc vàng Lòng con ly xứ muôn vàn nhớ Cha Hải Đà |
Cúc và Cha tôi:
Lúc sinh thời cha tôi yêu thích hoa cúc, nhà tôi ở thành phố không có vườn, nên ông đã lấy gỗ tự đóng lấy mấy giậu ô vuông, đổ đất và trồng hoa, đặc biệt ông thích loại hoa vàng. Cúc nở lâu tàn, và những khi nhàn rỗi cha tôi vẫn thường nấu ấm nước sôi, tự pha trà và nhâm nhi ngồi nhìn hoa cúc, dáng dấp trầm ngâm suy tư về một nỗi niềm riêng ...Phải chăng tâm tư nhạy cảm của ông mang nặng tình hoài cổ, nỗi lòng rưng rưng về một ký ức xa xăm viễn mộng nào đó. Và khi nhìn chùm hoa cúc nở thắm, có lẽ cùng chung cảnh ngộ, đôi khi cha tôi chợt mỉm cười bâng quơ vì hoa cúc có thể mang lại một niềm tin, một thông điệp nào đó cho một kiếp đời vốn trầm uất với bao cảnh dâu bể thăng trầm của thế sự nhân tình, thời cuộc đổi thay:
Tôi nhớ cha tôi thuở sinh thời
Thích trồng hoa cúc, thú vui chơi
Ôi ! cánh hoa vàng tươi rực rỡ
Rực cả hồn quê, rỡ nụ cười
Một sáng mùa đông trời băng giá
Sương tuyết rơi rơi ngập cả vườn
Chỉ một loài hoa vươn cánh nở :
Cúc hoàng ! Cúc đảm ngạo hàn sương !
Hoàng cúc phương chi chẳng ngại ngần
Vươn mình sống thẳng giữa phong trần
Nhánh hoa thắm nhuộm màu tao nhã
Thắm cả lòng yêu mến quốc-dân !
Hải Đà
Dòng thời gian mãi trôi đi biền biệt ....bây giờ tôi nơi xứ lạ quê người, cứ mỗi độ thu về, tiết trời se se lạnh, lá vàng bắt đầu nhẹ rơi, tôi đã thấy hàng xóm láng giềng trồng cúc trước nhà, quanh vườn, cạnh hàng rào, dọc lối đi . Những cảm giác lạ lẫm của cái lạnh mơn man trong buổi sáng mùa thu, chút nằng nhè nhẹ ban mai làm tan đi làn sương mờ trên những khóm cúc nở vàng tươi rực rỡ , thoang thoảng trong gió đong đưa một mùi hương gợi cảm, bất chợt làm tôi chạnh lòng nhớ đến cha tôi ngày xưa ...Và trong phút giây lắng đọng, cảm xúc dâng trào, mạo muội viết bài thơ:
Cúc Đảm Ngạo Hàn Sương
Bách cảm thu ngâm uẩn khúc trầm
Lữ sầu uất muộn tại phân khâm
Mộng trung thanh phượng tư hà xứ (1)
Nhãn thượng hoàng hoa ký viễn âm
Tiếu ngạo hàn sương phô cốt cách (2)
Khai nhan diệu sắc kháng thu thâm
Sinh thời nghiêm phụ tương giao cúc
Du tử tha hương thốn thảo tâm (3)
Hải Đà
dịch nghĩa:
Hoa cúc ngạo nghễ dưới sương lạnh
Trăm mối cảm hoài, nghe khúc thu ngâm thầm lắng
Nỗi sầu xa xứ phiền muộn trong lòng từ lúc biệt ly
Trong giấc mơ quê cha (Thanh Phượng) thấy nhớ nhà xưa
Trước mắt thấy cánh hoa vàng như muốn nhắn gửi lời phương xa
Hoa cười kiêu ngạo giữa sương lạnh, luôn giữ phong cách
Mở mặt vui tươi màu sắc lộng lẫy như muốn thách thức thu già
Lúc còn sống thân phụ thích làm bạn với hoa cúc
Con bây giờ ở nơi xa xăm tấc lòng luôn tưởng nhớ
(1) Thanh Phượng= Thanh Cù, Phượng Lâu (tỉnh Hưng Yên, Bắc Việt) cũng là bút hiệu của thân phụ
(2) Cúc ngạo hàn sương= trời thu lạnh hoa tàn mà một mình cúc tốt tươi, ý nói người cao sĩ thời loạn ly
Cốt cách= phong cách thanh tao ,Hoàng hoa= hoa cúc màu vàng thường nở vào mùa thu
(3) Thốn thảo tâm= tấc lòng nhỏ ví như tấc cỏ "nguyện tương thốn thảo tâm, báo đáp tam xuân huy"=
mong đem tấm lòng như một tấc cỏ mà báo đáp công ơn cha mẹ ví như ánh sáng ba tháng mùa xuân
Bài thơ Du Tử Ngâm của Mạnh Giao có câu :"Thùy ngôn thốn thảo tâm , Báo đắc tam xuân huy"
Cúc Cười Ngạo Nghễ Gió Sương
(tưởng nhớ thân phụ)
1-
Ngâm khúc sầu thu luống đoạn trường
Mối sầu da diết thuở ly hương
Thầm mơ quê nội nhà xa quá
Chợt thấy hoa vàng gửi tiếng thương
Sương gió dãi dầu hoa ngạo nghễ
Thu già thách thức sắc phô trương
Sinh thời thân phụ yêu thương cúc
Tấc cỏ lòng con mãi vấn vương
2-
Thu sầu dạo khúc thê lương
Nỗi buồn từ thuở ly hương lưu đày
Mơ quê xa lắc đường dài
Hoa vàng chợt thấy gửi ai đôi lời
Gió sương ngạo nghễ hoa cười
Mặc thu tàn úa, vẫn tươi thắm ngàn
Cha xưa yêu đóa cúc vàng
Lòng con ly xứ muôn vàn nhớ Cha
Hải Đà
Ghi chú: Những bài thơ chữ Hán trong bài viết sưu khảo này đã có rất nhiều nhà chuyên khảo Hán Học uyên bác, các học giả tiền bối đã dịch Thơ Đường với những bản dịch trác tuyệt và tài hoa. Nhưng mỗi dịch giả có một cách dịch thâm thúy khác nhau dưới các khía cạnh thưởng ngoạn đa dạng và cảm xúc rung động muôn chiều khi đọc, ngâm, vịnh một bài thơ Đường.
Vì lòng đam mê văn chương và thi ca, tác giả mạo muội chỉ xin mượn ý và phỏng dịch từ Thơ ra Thơ. Vì phải giữ cấu tứ, âm điệu, thể cách, luật bằng trắc nên chắc chắc có rất nhiều thiếu sót vì nhiều chữ không được sát nghĩa, khó lột đúng tinh thần nguyên tác, cái khó khăn là phải giữ cái hồn thơ và ý thơ của nguyên bản, và đồng thời thi điệu của bài thơ dịch. Nếu có gì thiếu sót và bất cẩn, mong sự lượng thứ và thông cảm của quí bậc túc nho trưởng thượng và quí bạn đọc yêu thơ .
Hải Đà-Vương Ngọc Long
Tài liệu tham khảo:
-Đường Thi Tuyển Dịch-Lê Nguyễn Lưu
-Lữ Đường Thi-Quách Tấn
-249 bài thơ Chữ Hán Nguyễn Du-Duy Phi biên soạn
-Giai thoại thơ Đường và Tác Giả - Hoài Anh
-Tạp chí Văn hóa Phật giáo-Nhật Chiêu
-Việt Nam Phật Giáo Sử Luận-Nguyễn Lang
-Đường Về Cõi Phật Qua Thơ Văn Xưa-Quách Thanh Tâm
-Tứ Quân Tử Trong Hội Họa Trung Quốc-Lê Anh Minh
-http://www.quangduc.com
-http://www.buddhismtoday.com
-http://www.truongviet.net
-http://www.luongsonbac.com
-http://www.maihoatrang.com
-http://www.phattuvietnam.org
-http://www.giaphahophan.com
Có phải em là nữ chúa Thu ? Khai nhan lộng lẫy chốn sa mù Muôn loài hoa khác tiêu điều dáng Chỉ một mình em nét đặc thù Ngạo nghễ dưới trời sương tuyết phủ Kiêu sa trước cuộc sống phù du Đào Tiềm một thuở tìm tri kỷ Chỉ có hoàng hoa sánh trượng phu Hoàng Hoa (Hải Đà) |
Xin xem tiếp:
Phần 2: Hoa Cúc Trong Thi Ca
Cúc Đảm Ngạo Hàn Sương
The Enduring Chrysanthemum
Dược tính của hoa cúc
Sưu tầm về hoa cúc
Tình Thu-Hải Đà
BÙI HIỂN * ÁC CẢM
Bùi Hiển
Ác Cảm
Một chiếc cầu bắc trên dòng
sông hẹp, ngăn thành phố với ngoại ô. Sang khỏi cầu, sự thay đổi đột
ngột. Con đường xù xì lên những đá và đất đỏ. Những đứa con nít, phần
nhiều có một dải bùa vàng buộc ở cổ áo, giỡn nhau giữa đường, chửi đùa
nhau cũng khá thô tục. Một đứa bé tí lem luốc bước trên hai cẳng chân
chưa vững và khóc bi bẹ Vài con chó chạy nhong nhong, cúi ngửi bã míạ
Từng khoảng một, hai bên mép đường, mấy đứa con gái ngồi bán mía, em nhỏ
đặt ngồi cạnh để trông giữ luôn.
Hai dãy nhà lụp xụp nối dài, cửa che bằng phên chống nghiêng
nghiêng hoặc bằng mành tre rất to nan. Trên giậu râm bụt, vắt phơi trơ
trẽn những quần áo bẩn thỉu, yếm váy vá chằng đụp.
Sông lờ đờ lê dòng hẹp màu vàng đục. Về chiều, nhất là những ngày
chủ nhật hay ngày lễ, người trong phố ra ngồi bờ sông câu cá. Có người
âu phục, có người ra dáng thợ máy, có mấy cậu học trò, và không biết tại
sao, đôi khi lại có cả một bác lính mũ chào màọ Họ ngồi kiên nhẫn dị
thường, chặn đầu cần câu dưới một hòn gạch hoặc đá, đoạn lơ đãng ngắm
cảnh vật hoặc nhìn lại những người đứng chơi trên cầu nhìn họ.
Mấy người đàn bà lội xuống vo gạo, rửa rau, chè hoặc bèọ Họ cũng có
ý đứng xa một tí những người đang giặt yếm váỵ Họ khua tay trên nước
mấy cái cho bọt và rác dãn ra theo vòng sóng, đoạn nhúng rổ xuống.
Đằng xa, một người đàn bà rán sức vung quá đầu chiếc chiếu cuộn dẹt
rồi đập lên mặt nước rất mạnh, khiến nổ bật những tiếng như tiếng súng.
Giữa cái xã hội ngoại ô ấy, Mân sống đã mấy tháng naỵ Anh dạy học ở
một trường tư trong tỉnh, sau những buổi dạy, anh trở về túp tranh dựng
ngay cạnh cầu, thuê mười đồng một năm. Anh chưa quen thuộc hẳn với cái
xã hội mà anh cho là ô hợp ấỵ Nhất là những lúc nghe hàng xóm chửi bới
nhau om sòm, anh không nén được phiền bực.
Túp lều Mân ở tối om om. Mỗi sáng, soạn và chấm bài, anh phải chong
ngọn đèn dầu mãi đến bảy giờ. Cái cửa sổ chấn song tre, cạnh đó kê bàn
làm việc, nhìn ra con đường nhỏ dẫn xuống bến sông. Người gánh nước qua
lại luôn, làm rộn trí anh. Nước đọng vũng, mấy con vịt đến khoắng mỏ lục
sục, hơi bùn tanh nhạt, có khi thối hoắc, xông lên nặc mũị
Một sự lầm lỡ đã đầy đọa Mân đến cảnh nàỵ Chắc mấy người hàng xóm
của Mân chẳng ai ngờ rằng cái ông giáo quèn vừa về sống cạnh họ và có bộ
xơ xác, đã có lần quản trị hàng vạn bạc. Trước, Mân chung mở đồn điền
với một người cùng huyện tên Bạc Hóị ồ, đó không phải một tên Tàu, hay
Cao Miên. Nhưng lẽ ra - sau này Mân hối hận và nghĩ lại - với một cái
tên như vậy, Mân phải đề phòng hơn mới phảị Có những cái tên hình như
tiền định. Hắn hói mất nửa đầu, nên có biệt danh ấỵ Tên Bạc cũng chẳng
hay ho gì, khi nó dùng để ghép những chữ kép như: bạc ác, bạc bẽo, bội
bạc.
Quả nhiên, Bạc Hói lừa Mân. Hắn nắm được một chỗ hở của Mân, đâm
đơn kiện và tranh lấy cả đồn điền. Mân thu vét tiền còn lại để theo
kiện, nên bây giờ nghèo xơ xác. Mân có của người kinh doanh cái óc bao
quát công việc và cái khiếu đón đầu thời cơ. Nhưng anh đã tin người quá.
Bao nhiêu những nhà doanh nghiệp đều có quả tim khô khan và khóe mắt
nghi kỵ. Họ ngầm giữ miếng với cả những người tâm phúc. Cũng một đôi khi
Mân đã ngờ lòng Bạc Hói, nhưng để rồi tự thẹn với mình, tự thẹn vì đã
gán cho kẻ khác những tình ý mà hẳn y không có.
Bây giờ Mân sống đoạn tuyệt với mẩu đời vừa quạ Anh nguyền quên hết
cả; anh bóp chết trong lòng hình ảnh Bạc Hói cũng như kỷ niệm sâu cay
của một cuộc thất bại đau đớn. Nghị lực anh dựng một bức tường cao ngăn
hẳn hiện tại với quá khứ. Của thời cũ, nếu Mân còn giữ lại cái gì, thì
đó là cái kinh nghiệm về lòng người, càng quý báu vì giá mua càng đắt.
ở được ít lâu nơi ngoại ô, Mân có một bạn láng giềng mớị Một chiều
đi dạy về, đang đứng thơ thẩn trước cửa, Mân thấy anh ta chuyển đồ đạc
từ xe bò vào túp tranh bên cạnh. Anh không nhìn thẳng vào mắt hắn, nhưng
đoán chừng hắn trạc ba bốn mươị Một hồi sau, ăn cơm xong, anh ra vườn
thì lại thấy hắn đứng rửa taỵ Hắn quay nhìn sang phía anh, nhưng cúi đầu
nên anh không nhận rõ được mặt hắn. Trong bóng hoàng hôn, anh tò mò
ngắm hắn lâu lắm. Khuôn mặt hắn tròn tròn, đều đặn, anh chỉ biết có thế.
Chợt tiếng reo nổi lên ngoài phía sông: hẳn một con cá vừa mắc câu,
giữa sự vui mừng huyên náo và hơi trẻ con của những người xem. Hắn chưa
quen tiếng ồn ào ấy, ngước nhìn, và Mân được dịp nhận ra một bộ mặt hiền
lành, nhũn nhặn. Nhưng cùng một lúc, Mân đột ngột cảm thấy cái gì như
một phiền rầy: có lẽ bởi anh bị bắt chợt đang nhìn trộm hắn. Anh bèn
quay vàọ
Vú già nói cho anh biết là hắn sắp mở một quán rượu đón những ông
Xã bác Nhiêu lên tỉnh: rằng hắn tên là Tạọ Đàn bà là những cơ quan thông
tấn thực nhạỵ
Tin báo của vú già khiến lòng Mân nao lên một niềm gì gần như giận
dữ. Hàng xóm của anh chưa đủ ầm ĩ hay sao mà hắn còn lo tụ tập lại những
ông Lý toét, những bác Nhiêu, chén rượu thịt chó vào rồi hét oang oang
như để cho cả trời nghe!
Chiều hôm sau trong lúc ngồi trông nom học trò làm bài, Mân sực nhớ
lại giấc mộng hồi đêm. Có nhiều khi hồi ức giấc mộng đã cũ trở lại trí
nhớ một cách đột ngột như thế, trong một hoàn cảnh không liên quan gì
với chuyện trong mộng cả. Hình như anh đã thấy trong chiêm bao một cảnh
gì náo động lắm, có điểm chút kinh hoàng thì phải, nhưng không nhớ rõ
chuyện gì. Mà hình như giữa sự hỗn độn của những hình ảnh, có thoáng qua
bóng dáng người láng giềng mới của anh.
Sau buổi dạy, trái với thói thường, Mân đi dạo quanh vùng anh ở.
Khi qua trước cửa hàng rượu, anh quay nhìn vào một thoáng maụ Không hiểu
tại sao anh cứ phải chú ý đến Tạọ Hắn đang sắp lại mấy phong thuốc lào
trên quầy hàng, sực ngửng lên. Hắn đon đả chào:
- Thưa ông giáo đi chơi ... Ông ghé tạm vào chơi xơi nước ạ.
Mân không bằng lòng với mình vì đã để cho hắn bắt chợt luồng mắt mình. Anh trả lời:
- Cám ơn bác. Để hôm saụ
Hắn có dáng nhã thiệp, và một nụ cười nhũn nhặn, dễ thương. Quần áo
sạch sẽ, tóc chải gọn. Nhưng những điều ấy, không biết tại sao, chỉ làm
Mân ghét thêm hắn. Hình như trong anh có tiếng nhủ thầm: Hãy coi chừng!
Hãy coi chừng cái bề ngoài ấy!
Đáp lại lời mời nhã thiệp của hắn, Mân đã lấy một giọng hơi xẵng,
hoặc ít ra cũng khô khan. Nhưng mà anh không thấy tự thẹn vì sự thiếu lễ
độ kia; trái lại anh có một chút thỏa thuê trong thâm tâm.
Sau đó mấy hôm, vú già lại nói chuyện với Mân về người láng giềng
mớị Vú kể rằng lúc sáng, một ông Phó lý ghé vào hàng hắn uống rượu, rồi
ra chợ; một lát sau hắn bắt được trên bàn cái túi, mở ra thấy mấy tờ
bạc; hắn vội vàng thuê xe ra chợ, rồi chạy sục khắp chợ tìm cho được
người khách lơ đễnh kia, giao giả cẩn thận.
Câu chuyện ấy khiến Mân càng ác cảm với hắn thêm. Anh nuôi sâu cái
định kiến vô lý rằng hắn chỉ có thể là một đứa gian tham. Chà! Nếu một
hôm nào đó, người ta bắt chộp được hắn đang pha nước vào rượu, hẳn Mân
sẽ bằng lòng vô cùng. Anh gắt đuổi vú già xuống bếp. Anh cảm thấy hơi lo
ngại, lo ngại cho lòng tự ái, như khi nghe ai đưa lý lẽ để đánh đổ một
tin tưởng hồn nhiên nhưng sâu sắc của mình.
Sau cùng, Mân nghĩ rạ Chà, đó chỉ là một tấn kịch dàn mặt. Hắn đã
bày ra kế ấy để chiêu khách đến cửa hàng mới của hắn. Ông Phó lý nào đó
chỉ là người hắn thuê đóng trò. ý nghĩ đó làm cho Mân hả hê.
Một buổi sáng, Mân vừa ra cửa, một toán con nít đùa nhau xô cả vào
anh. Sách vở anh cầm trong tay văng ra đường. Chúng vội bỏ chạỵ Vừa lúc
ấy, Tạo đi ngang qua, ý chừng lên phố. Hắn kêu lên:
- Ngỗ nghịch thế thì thôi!
Đoạn cúi xuống nhặt hộ một quyển vở. Mân vội tranh nhặt, nhưng không kịp. Hắn phủi bụi cẩn thận, trao trả Mân và nói:
- Con nít mình không biết dạy dỗ, đứa nào cũng hỗn xược.
Hắn kèm lời nói bằng một nụ cười như để cầu xin tha thứ cho bọn trẻ.
Mân nói: "Cám ơn", đoạn gọi xe lên trường. Anh tự nhằn mình vì đã để phải chịu ơn hắn. Hắn càng đáng ghét.
Bài luận lý dạy hôm ấy, về sự công bằng, hiến dịp cho Mân nghĩ về
hắn một cách đúng đắn hơn. Người ta ít khi kiểm soát lòng mình, vì lười
biếng, và nhất là vì nhát gan; người ta sợ không biện giải được cho
những hành động, những tình cảm của mình. Mân nhận thấy mình vô lý. Anh
đã bất công với Tạọ Hắn có làm gì anh đâủ Trái lại hắn lịch thiệp và ân
cần với anh.
Mân tự hỏi duyên cớ cái ác cảm lạ lùng kiạ Có lẽ bởi Tạo là người
chứng kiến một quãng đời suy bại của anh chăng? Nhưng không, ác cảm của
anh cũ hơn kia; nó đã dậy lên đột ngột ngay từ cuộc giáp mặt đầu tiên;
anh thấy phiền rầy bực bội khi vừa trông thấy hắn. Mấy lâu nay anh vẫn
lánh mặt hắn - tuy vẫn chú ý ngầm - để tránh cái phiền bực khó hiểụ Mân
nghĩ rằng cái phiền bực ấy thuộc về vợ chồng trước khi lan sang địa hạt
tinh thần; chắc hắn có một cái cằm hay một cái mũi không ưa mắt anh.
Từ đó Mân để tâm quan sát hắn. Anh thừa những dịp hiếm hắn đứng ở
vườn sau để ghé mắt qua khe vách nhìn trộm rất lâụ Anh không tìm ra sự
gì mớị Mặt hắn vẫn có vẻ hồn hậu, trong những nét cân đối, tròn trặn.
Sau anh nghĩ ra: lỗi của anh là đã nhìn kỹ quá. Khi mình tò mò ngắm một
người thân, bạn mình hay mẹ mình chẳng hạn, khi mình để ý đến từng nét
lông mày, từng vành môi, từng nếp mi mắt, thì mình nhận thấy - điều này
có vẻ trái ngược nhưng mà quả thực thế - người ấy không giống bạn mình,
mẹ mình nữạ
Một hôm vú già báo rằng Tạo đánh tiếng muốn nhờ Mân thảo hộ cái đơn
xin mở thêm cái tiểu bài một nhãn rượu khác. Tin ấy khiến Mân vui
thích: bây giờ anh nắm được chứng cớ cái làm ơn của hắn sáng hôm nọ chỉ
là vị lợị Nhưng anh không quên lợi dụng dịp tốt này để tìm hiểu cái điều
làm anh thắc mắc từ mấy hôm. Anh bảo với vú già hẹn hắn đúng tám giờ
tối sang nhà anh.
Chiều hôm ấy anh đi mượn một chiếc đèn lớn, đem về treo giữa nhà.
Ai hiểu được sự bố trí chu đáo của anh, để đi tới mục đích nhỏ nhặt như
thế nào, tất phải buồn cườị
Đèn treo thắp sáng choang. Sau bữa cơm, Mân ngồi làm việc ở bàn,
nghĩa là quay lưng ra cửạ Khi Tạo đến, tiếng guốc trên bậc đá sẽ báo
trước. Đợi hắn vào quá ngưỡng cửa một chút, anh sẽ vụt quay nhìn rạ Anh
không lóa mắt, vì đã quen với ánh sáng cây đèn trên bàn làm việc. Lúc
đó, ngọn đèn lớn sẽ chiếu chênh chếch xuống mặt hắn, và làm nổi bật
những nét lồi lõm.
Cái việc xảy ra y như Mân đã dự đoán. Gần tám giờ tối, Tạo bước vàọ
Mân xô ghế rất mạnh, quay nhìn. Một nỗi sững sờ đột ngột chiếm lấy anh,
lẫn với cái cảm giác phiền bực mà anh đã từng biết rõ.
Làm sao lâu nay anh không nhận thấy điều đó? Mặt hắn phảng phất giống mặt Bạc Hóị
SƠN TRUNG * VIỆT CỘNG VIỆT KIỀU
CHÍNH SÁCH
CỘNG SẢN
ĐỐI VỚI VIỆT
KIỀU
Cộng sản là bọn độc tài,
tàn bạo và lưu manh. Chúng coi người dân là kẻ thù. Ngay với đồng bọn, vì quyền
lợi, vì chính kiến bất đồng, cộng sản cũng thẳng tay không thương tiếc.
Trotsky, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Hoàng Văn Hoan.. .là những minh chứng cụ thể.
Nguyên tắc đầu tiên của cng sản là phân biệt bạn và thù. Theo Marx và Lenine ,kẻ
thù của cộng sản là tư bản. Theo Mao Trạch Đông, trí thức là vô giá trị, là bọn
phản động. Mao đã nói: ‘Trí thức không bằng cục phân trâu’. Staline, Mao, Hồ đều
cho vua chúa, quan lại, người cộng tác với thực dân, đế quốc.. .đều là kẻ thù của
nhân dân. Đối với nhân dân trong nước và ngoài nước, cộng sản bao giờ cũng có
biện pháp cứng và biện pháp mềm. Biện pháp cứng là khủng bố, biện pháp mềm là
tuyên truyền,dụdỗ.
Chính sách của cng sản đối
với Việt kiều đã diễn biến qua nhiều giai đoạn.
1. Giai đoạn thù nghịch:
Trong chiến tranh Việt Nam. Những người
bỏ vào Nam
hay chạy ra ngoại quốc đều được coi là kẻ thù. Nhà cửa,tài sản bị tịch thu, cha
mẹ, anh em đều bị ghi sổ đen với hàng chữ : “ có anh em vào Nam”, có con chạy theo đế quốc” Và những người này
đã phải chịu bao cay đắng vì chính sách tàn bạo của đảng cộng sản trả thù gia
đình họ. Nói chung, cng sản đã coi Việt kiều là tay sai đế quốc, là phản động.
.. 2. Giai đoạn ve vản.
Khoảng 1980, đồng bào Việt Nam hải ngoại
đã bắt đầu gửi chui tiền về Việt Nam . Số tiền này rất lớn. Cộng sản
in tiền giấy lại thu đô la một cách dễ dàng. Và đây là mối lợi lớn cho cộng sản.
Ban đầu cộng sản cấm dân chúng tích trữ đô la, buôn bán đô la, nhưng sau chúng
thấy biện pháp này bất lợi, không ngăn được chợ đen cho nên từ đây cộng sản cho
phép đồng bào ta gửi tiền, gửi quà về Việt Nam. Cộng sản và bọn gian thương
thân cộng lập các tổ chức gửi quà, gửi tiền về Việt Nam. Nhiều tên cộng sản giở giọng
nhân nghĩa kêu gọi gửi tiền về Việt Nam, cứu trợ Việt Nam. Chúng bắt
đầu đổi giọng, chúng gọiViệt kiều là khúc ruột xa nghìn dặm.
Cộng sản bao giờ cũng phân
biệt bạn và thù. Những người có cảm tình với chúng thì được gọi là Việt kiều
yêu nước.Những nhân vật chống cộng thì chúng thẳng tay đối phó. Tại hải ngoại,
họ bị chúng theo dõi. Bọn làm tại tòa đại sứ Việt công có nhiệm vụ báo cáo mọi
việc về cho công an quốc nội, trong đó có tình hình báo chí, đảng phái, hội
đòan quốc gia. Chúng chi một số tiền rất lớn vào công việc này. Chúng không cấp
chiếu khán cho những người có thành tích chống cộng. Nhiều người về đến phi trường
thì bị đuổi hoặc bị bắt giữ. Những chiến sĩ về hoạt đông thì bị bắt, bị giết.
Những người bị tình nghi hoặc bị tội hình sự cũng bị xử theo luật rừng ,mặc dù
người ta đã là công dân các nước Canada, Mỹ. Cộng sản không đếm xỉa
đến công pháp quốc tế. Chúng muốn bắt, muốn giết tuỳ thích không có gì bảo đảm
cho tính mạng và tài sản Việt kiều. Đó là trường hợp bà Nguyễn Thị Hiệp, công
dân Canada
đã bị xử tử, và chúng không cho thân nhân nhận xác. Chưa có một quốc gia nào dã
man như vậy ở tân kỷ nguyên này!
Ngày nay, đối với đồng bào
trong nước ,chúng ra sức khủng bố, kìm kẹp, đối với Việt kiều chúng tuyên truyền
để đồng bào gửi tiền bạc, đem tài sản về cung hiến chúng, đồng thời dụ dỗ các
trí thức trở về làm tay sai cho chúng. Song song với các tổ chức kinh tài, cộng
sản còn hoạt động tôn giáo vận, trí thức vận, chống phá âm thầm và công khai
các hội đoàn. Chúng ta nên nhớ rằng các tổ chức này đã có tại Việt nam trước
1975, nay chúng phát triển tại quốc ngoại mà các cơ sở chỉ đạo là các tòa đại sứ
cng sản. Hoa Kỳ, Canada, Pháp . . .là những nơi cộng
sản hoạt động mạnh. Chúng ta thử xét xem các hoạt động của cộng sản trong các
lãnh vực sau:
1.Tôn giáo
Trước 1975, cộng sản đã cho
người trà trộn vào các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài giáo và
Phật giáo Hòa Hảo. Nay thì những nhân vật đó đã lộ mặt .Ở hải ngoại, những vụ
chiếm chùa, vu khống các vị tu hành đã là những hành vi phá hoại Phật giáo. Có
nhiều cơ sở Phật giáo, tại chùa chiền cũng như trên Internet đã lộ bô mặt cộng
sản của chân tay Minh Châu( Viện Phật học Vạn Hạnh). Cộng sản đã tấn công hải
ngoại mạnh mẽ bằng cách gửi Thanh Từ, Trí Dũng qua Bắc Mỹ và các nơi khác để kiếm
tiền và tuyên truyền. Bên ngoài là gửi kinh điển, sách, in tài liệu, giới thiệu
trang nhà trên Inetrnet,bên trong là thi hành các mệnh lệnh của Hà Nội. Xin các
Phật tử đừng tin bề ngoài của họ mà lầm. Cộng sản không bao giờ cho những vị
chân tu ra ngoài nước. Những kẻ được phép ra nước ngoài chính là cng sản đi
công tác. Nhiều vị sư trước 1975 là những con người tu hành chân chính nhưng
nay đã bị cộng sản mua chuộc.
Đọc báo chí, chúng tôi thấy
có nhiều bức thư gửi từ Việt Nam
kêu gọi góp tiền về xây chùa, sửa chùa. Đồng ý rằng sửa chùa , xây tháp là việc
thiện của người Phật tử nhưng chúng ta đừng mắc mưu cng sản, gửi tiền về cho
chúng tiêu xài phung phí, tạo thêm sức mạnh cho chúng đàn áp nhân dân. Chúng
tôi không hiểu tại sao đồng bào Thiên chúa giáo vốn có tinh thần chống cộng cao
lại gửi tiền về cho một số linh mục tay sai cộng sản ?
2.Trí thức.
Cộng sản lấy công nhân làm
nòng cốt, nông dân là giai cấp liên minh với công nhân chứ không phải là nòng cốt
cách mạng. Trí thức không là công nhân không là nông dân, không thuộc giai tầng
lãnh đạo như công nông.Cộng sản ghét trí thức, cho trí thức không thực lòng
theo đảng. Mao bảo trí thức không bằng cục phân. Cuc cách mạng văn hóa tại
Trung quốc đã khiến cho bao trí thức và đảng viên chết và sống nhục nhã. Tại Việt
Nam,
biết bao trí thức theo cộng mà cuộc đời khốn đốn như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh
Tường. Sau 1975, cộng sản đã sa thải biêt bao trí thức vì họ bao giờ cũng theo
đường lối vô sản chuyên chính,’ hồng hơn chuyên’và coi trí thức là kẻ thù giai
cấp. Trước 1975, nhiều tướng , tá Việt nam cộng hòa đã gửi con qua Pháp ăn học.
Một số có bằng tiến sĩ, cử nhân, một số lông bông,không bằng cấp, không nghề
nghiệp, cha ông chống cộng, họ lại nghe theo lời đường mật của cộng sản trở về
Hà Nội làm tay sai . Họ mang danh trí thức nhưng chỉ làm bung xung, làm con mồi
để quyến rũ những kẻ ngây thơ, dại khờ khác. Họ có bằng cấp nhưng không đuợc cộng
sản trọng dụng cho dạy đại học hay làm việc tại các b viện, công ty. Họ chỉ
lãnh một số lương còm với chức vụ là cán bộ Mặt trận hay tổ chức Việt kiều yêu
nước. Nhiệm vụ của họ là đón tiếp, tuyên truyền, theo dõi các Việt kiều mới về
thăm nước. Họ đã kêu gọi Việt kiều trở về xây dựng đất nước. Thực ra đây chỉ là
một chiêu bài lừa bịp, để tuyên truyền . Nếu họ cần người xây dựng đất nước, họ
đã dùng các nhân tài hiện đang còn lại ở Việt Nam. Tại Việt Nam ,hiện nhiều
trí thức thất nghiệp. Một số ngay thảng thì bị sa thải, thanh trừng, một số thì
bị chèn ép. Chỉ có bọn tay sai như Nguyễn Xuân Oánh, Lý Chánh Trung, Trần Hà
Nam, Chu Phạm Ngọc Sơn, Lê Tòng Xuân. .. mới được trọng dụng.
Một số trí thức theo cộng sản
về hợp tác, kết quả có kẻ bị tù, bị săn đuổi, may mà họ còn giữ được tính mạng
mà trở về Mỹ, Canada, Pháp.Và may nữa là họ chưa hủy passport, làm đơn từ chối
quốc tịch Mỹ, quốc tịch Pháp để làm người Việt Nam yêu nước!
Tại sao những trí thức hải
ngoại lại theo cng sản ?Nghe cộng sản dụ dỗ? Chúng ta thấy có nhiều lý do:
a-Những vị trên đi trước
1975, chưa hiều cộng sản nên dễ bị cộng sản lừa dối.
b.Những vị trên chuyên môn
giỏi nhưng không chịu đọc sách báo văn hóa, chính trị cho nên trình đô chính trị
quá thấp kém, non nớt. Ý thức chính trị của họ kém hơn những chị bán rau, bà
bán cá đã sống với cộng sản.
c.Họ tự cao, tự đắc. Được cộng
sản móc nối, họ cho họ là tài ba nên đã nhắm mắt theo cộng sản. La Fontaine đã
kể chuyện con cáo và con gà trống, Con cáo thấy con gà trống đậu trên cánh cây
cao, không sao bắt được. Cáo bèn nói:’ Chao ôi, anh hát hay quá’. Gà thích quá
gáy thật to . Cáo nói:’ Giá như anh nhắm mắt mà hát thì hay hơn’. Gà nghe lời
nhưng chỉ nhắm một mắt, một mắt mở đề phòng. Cáo khen: ‘Anh nhắm hai mắt thi chắc
gáy hay nhất thiên hạ’. Gà thích chí nhắm hai mắt gáy,cáo nhanh nhẹn nhảy lên đớp
chú gà ngây thơ.
3.Thương gia.
Khoảng 1980, cộng sản đánh
tư sản mại bản, tịch thu nhà cửa và các cơ sở kinh doanh của đồng bào ta,và lập
ra các công ty, các cửa hàng quốc doanh, các hợp tác xã.. .Và cộng sản cũng bắt
đầu việc xuất khẩu sang các nước tư bản. các mặt hàng nông nghiệp, hải sản nhưng
việc xuất khẩu thất bại vì hàng xấu, bao bì xấu, không rành việc xuất khẩu, luộm
thuộm trong các thủ tục hành chánh. Họ xuất khẩu lúa gạo, đău sang các nước Thái Lan, Malaysia,
Singapore..
nhưng bị chê. Một số phải bán tống bán tháo, một số phải đổ xuống biển, một số
phải chở về bán lại cho dân, gọi là hàng hồi khẩu! Những thương gia này mua bán
tại Singapore,
Malaysia,
Indonesia...
phần lớn là người Hoa. Họ bảo mấy ông cán ngố rằng các ông không rành việc xuất
khẩu, nên về Việt Nam., đến hãng này,nhà này tìm tên này.. ,chúng sẽ chỉ cho
cách chọn gạo, phơi gạo,xay gạo, cất giữ gạo, vào bao gạo.. .,Thế là cộng sản
phải trả lại một số cửa hàng cho người Hoa, mời người Hoa tham gia việc kinh
doanh để góp vốn và dạy kinh nghiệm, đồng thời làm môi giới cho cho cộng sản
trong việc buôn bán với thế giới, nhất là với các nước Á châu. Từ đây Hoa kiều,
Việt kiều đã được đảng và nhà nước cng sản lợi dụng để làm giàu cho họ. Và từ
đây, giới doanh thương Hoa kiều đã tiếp tay với cộng sản để phát triển ngoại
thương với Hồng kong, Singapore,
Indonesia,
Thái lan. . .
Đối với Việt kiều, cộng sản
tỏ ra khắt khe hơn. Phải chăng họ sợ các thế lực quốc gia xâm nhập hoạt động ?
Thế sao họ lại nài nỉ Đài loan, Đại Hàn ,Mỹ.. . vào kinh doanh? Có hai lý do. Mỹ,
Pháp. Đại Hàn, Đài Loan.. . nhiều tiền và nhiều người dại khờ,không hiểu cộng sản
nên rất ngon ăn! Hai là óc kỳ thị, thiển cận. Họ muốn thống trị nhân dân, không
muốn dễ dãi với dân chúng.Đó cũng là thói quen vọng ngoại, và có lẽ họ cũng biết
dân Việt rất khôn lanh, quá hiểu cộng sản cho nên họ chỉ kêu gọi người ngoài dầu
tư mà không cho phép dân quốc ni và dân Việt kiều đầu tư. Trước đây,Việt kiều
không được đầu tư, không được mua nhà đất. Nhiều Việt kiều tưởng ngon nên đã xuất
tiền cho bà con dứng tên mua nhà, lập cơ sở kinh doanh. Thế là phạm luật, là ở
tù, mất tiền và suýt mất mạng!
Công việc kinh doanh tại Việt
Nam
là một cuộc phiêu lưu mà cuối chặng đường chắc chắn là thất bại vì :
- thuế nặng và luôn luôn
tăng theo ý muốn của cán bộ.
- nền kinh tế nghèo nàn,
dân chúng không có tiền để tiêu thụ.
- Nạn tham nhũng hoành
hành, chúng ta không lường được số tiền chúng ta phải đóng góp hàng tháng cho
cán bộ, công an, và các tổ chức của đảng và nhà nước.
- Pháp luật không nghiêm
minh, nhât là những luật lệ về thương mại, thuế vụ không rõ ràng và luôn thay đổi.
- đồng tiền sụt giá
3. Văn nghệ.
Tại Việt Nam, cộng sản cấm
các sách báo ngoại quốc trong đó có cả báo chí Việt nam hải ngoại. Ai mang sách
vở ,báo chí , băng nhạc Việt nam hải ngoại về là bị bắt, bị tịch thu. Tuy nhiên,
sách báo, băng video, băng nhạc. . .hải ngoại đã lan tràn khắp nơi vì đây là một
dịch vụ béo bở, là một món ăn tinh thần rất đuợc đồng bào ta thưởng thức nhưng
cng sản lại cấm đoán, thỉnh thoảng công an mở chiến dịch bao vây, kiểm soát, tịch
thu các cơ sở cho thuê băng, thâu băngvà các quán cà phê, các phòng trà, các tiệm
sách...làm cho nhân dân khốn đốn.
Như trên đã trình bày, cng
sản luôn vuốt ve ,lừa dối đồng bào Việt Nam hải ngoại. Chúng lưu manh,tàn
ác nhưng lại làm ra vui vẻ, thân thiện để mong xoá bớt hình ảnh xấu xa của
chúng. Chúng đã mời mọc mt số văn nghệ sĩ về Việt Nam trình diễn. Một số nhẹ dạ đã
theo chúng như Elvis Phương, Hương Lan, Hoài Linh. . . Đồng bào ta hiền lành lại
trọng tài nên chưa tỏ thái đ đối với những người trên, nhưng họ phải biết sự
kiên nhẫn nào cũng có giới hạn. Trước đây, nhiều người trong đó có giáo sư Lê Hữu
Mục dã công kích Phạm Duy vì Phạm Duy đã nói những câu như: ‘Tôi không chống
cng..Tôi chống gậy..’
Tôi cho rằng Giáo sư họ Lê
đã quá lời. Nay thì Phạm Duy đã về Việt Nam. Ông về để sống những ngày còn
lại trên đât mẹ hay ông về công tác với cộng sản ? Chúng ta hãy chờ thời gian
giải đáp! Cộng sản đã nhiều lần đưa các phái đoàn văn nghệ của chúng sang các
nước tư bản để quảng cáo. Những con buôn , những kẻ nằm vùng đã kết hợp với
nhau trong việc tổ chức các buổi văn nghệ. Chúng ta không về được quê hương để
chiến đãu thẳng tay với cộng sản thì tại đây, chúng ta phải có thái độ đối với
bọn cộng sản và tay sai. Chúng ta áp dụng đường lối đãu tranh bất bạo động nhưng
cương quyết đối với bọn họ. Và đồng bào nên có ý thức yêu nước, giữ vững tinh
thần chống cộng của những chiến sĩ tự do.
Ngày xưa Câu Tiễn đã phải nằm
gai, nếm mật là để nhắc nhở mình đừng quên hận vong quốc. Đồng bào ta sau khi
ra nước ngoài một thời gian đã quên mất quá khứ đau thương, và quên bổn phận phải
cứu đồng bào trong nước bằng con đường tranh đãu cho nhân quyền, cho tự do của
người ở lại. Họ nghỉ rằng nay họ mang quốc tịch Mỹ, Canada,
Úc, Pháp..là cộng sản không làm gì họ khi họ về kinh doanh, làm việc tại Việt Nam.. Vì nghĩ
như vậy, một số người đã đau khổ. Cộng sản là bọn gian manh, tàn ác. Chúng đã cố
gắng phá hoại đời sống và hoạt động của chúng ta. Chúng luôn mở cuộc chiến chống
lại chúng ta. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn. Thất bại vụ Trần Trường, chúng quay
sang dùng tay họa sĩ Mỹ để quáng cáo tên tội phạm Hồ Chí Minh. Và chúng sẽ dùng
nhiều thủ đoạn khác nũa. Đây là quê hương thứ hai của chúng ta. Chúng ta phải bảo
vệ ngọn cờ và chính nghĩa quốc gia. Chúng ta phải chống lại sự xâm lăng của cộng
sản. Người Mỹ, người Pháp có quyền lợi và bổn phận của họ, còn chúng ta có quyền
lợi và bổn phận của chúng ta. Chúng ta là người Việt nam, đã thống khổ vì cộng
sản, chúng ta phải chiến đãu với chúng bằng chính trị, bằng tinh thần đaọ lý,luật
pháp và sự kiên quyết và khôn ngoan.
No comments:
Post a Comment