Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

ĐẶNG PHÙNG QUÂN * SƠN TRUNG * VÕ PHƯỚC HIẾU

Monday, November 7, 2016

TỬ DU * LỆ TÌNH


Lệ TÌNH
Tử Du


Giọt mưa nào chiều nay,
Rơi xuống lối buồn này,
Như lệ lòng ai chảy,
Khóc cho tình xa bay,
Hẹn hò xưa đã lỡ,
Tóc mây trả cho người,
Lệ lòng xin giữ lại,
Tình còn bấy nhiêu thôi !
Người đi,người đi rồi,
Yêu dấu cũng vụt bay,
Còn đây những giọt lệ,
Khóc cho đời chua cay .
Giọt mưa nào chiều nay,
Rơi xuống lối đi này,
Cho cây ươm mầm nhớ,
Những chồi tình xưa vay !


 Nø HÔN
Tº Du
Còn gì không em,
NhÜ gió qua th?m,
HÜÖng bay mÕng manh,
M¶t cu¶c tình bŠn !
RÒi mai së quên,
Nø hôn cûa ngÜ©i,
Gío lܧt trên môi,
Bên nh»ng ÇiŒu cÜ©i !
RÒi m¶t mình tôi,
BuÒn nhÜ con rÓi,
Xót cu¶c tình ngÜ©i ,
ThÜÖng vay mà thôi !
Còn gì Çâu em,
LŒ buÒn Çã cån,
Gi†t sÀu cÛng l¡ng
ChÌ còn bi‹n m¥n !!!
( Màu K› NiŒm )

SƠN TRUNG * ĐÔI MẮT BÀN TAY

Çôi m¡t bàn tay
SÖn Trung
Nh»ng bu°i chiŠu
hay nh»ng Çêm khuya v¡ng
trong niŠm thÜÖng n‡i nh§
Anh thÀm g†i tên em.
Sao anh không là h†a sï
ñ‹ vë Çôi m¡t em
Là dòng sông êm
Chìm Ç¡m hÒn anh nh»ng ngày chung h†c.
ñÜa anh lên ÇÌnh tr©i cao
ÇÀy træng sao
Và trên muôn ngàn trùng sóng båc
Khi giÆn anh em ngÒi khóc
Mây mù th‰ k› ª nÖi Çâu trong khoänh kh¡c?
Sao anh không là nhà Çiêu kh¡c
ñ‹ chåm bàn tay em
Bu°i chiŠu thành phÓ
Bàn tay thon nhÕ
N¢m im trong tay anh
Và nh»ng Çêm xanh
Là con r¡n ngoan ngoän
cu¶n mình trongtrái tim anh.

Màu m¡t nai xanh
Vòng tay båch tu¶c
Men rÜ®u nào thÖm hÖn
Màu hoa Çào ng†t lÎm?
ChiŠu tím
hay Çêm ñông phÜÖnghuyŠn bí
Trái nào say mŠm hÖn
Chân tr©i r¶ng mª ?

* ĐẶNG PHÙNG QUÂN * LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC HỆ

Lý luận tha hóa và tư bản là hai mặt của chủ nghĩa Mác, vừa đối lập lại vừa thống nhất vì nó chỉ ra: một mặt, chủ nghĩa Mác mang tính nhân bản (như một số học giả gọi là chủ nghĩa xã hội mang bộ mặt người- socialism with a human face), mặt khác, nó lại mang tính khoa học (trong từ ngữ mác- xít, đó là chủ nghĩa xã hội khoa học). Tuy nhiên, nếu toàn bộ học thuyết Mác chỉ tập trung ở những lý luận này, Marx chỉ có thế giá của một triết gia hoặc một kinh tế gia thuần túy của thế kỷ XIX, không mang hình ảnh của một nhà lý luận tiền phong cách mạng đã khai sinh ra hệ tư tưởng cộng sản nhằm biến đổi thế giới và xây dựng xã hội mới. Hệ tư tưởng ấy trở thành cơ sở của một thực tiễn cách mạng dưới những dạng biến thái khác nhau hiện đại. Cho nên lý luận về ý thức hệ là một mặt chủ yếu khác của chủ nghĩa Mác, kết hợp tư tưởng Marx và Engels đồng thời chỉ ra sự đóng góp chuyển hướng của Engels vào chủ nghĩa cộng sản thời kỳ sau Marx. Mặt khác, hệ tư tưởng ấy còn là đầu mối của sự phân hóa thế giới hiện đại.

Trước hết, Marx đã đưa ra một học thuyết về lịch sử, nói như L.Althusser, một khoa học lịch sử với tầm vóc quan trọng như những cuộc cách mạng tri thức nhân loại cổ đại với Platon và Galilée. Cơ sở đó thường được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử.Lý giải vận động của lịch sử theo quan niệm duy vật ở Marx đã liên hệ những vấn đề:
- Sự tha hóa của con người hiện đại.
- Tương quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Thực tại xã hội và ý thức.
- Quá trình tiến hóa của lịch sử.
- Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Những chức năng của nhà nước và quá trình thủ tiêu nhà nước.
- Cách mạng và sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản.
Tìm hiểu cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và những động lực của quá trình lịch sử nơi Marx cũng chỉ ra sự thống nhất giữa những giai đoạn của tiến trình hình thành tư tưởng từ:
- giai đoạn 1 với Hệ tư tưởng Đức và Gia đình thần thánh
- giai đoạn 2 với Tuyên ngôn của đảng cộng sản
- qua giai đoạn 3 với Tư bản và Phê phán đề cương Gotha
Có nhìn thấy sự liên tục của tiến trình tư tưởng Marx mới nhận ra những điểm tồn tại và những điểm lỗi thời của chủ nghĩa Mác, cũng như những chiều hướng khác nhau của các trào lưu mác xít hiện đại. Những nhà triết họa Đông Âu ở Ba Lan như Leszek Kolakowski, ở Nam Tư với nhóm Praxis đã nỗ lực khai thác mặt nhân bản của chủ nghĩa Mác, và chính ở phương diện này, quan điểm về lịch sử của Marx mang tính cách nhân bản hơn hẳn như một triết gia phương Tây, M.Heidegger nhận định: Marx qua kinh nghiệm về tha hóa của con người hiện đại đã nhận thức được chiều hướng cơ bản của lịch sử, nên quan điểm lịch sử mác xít hơn hẳn mọi quan điểm khác (Brief uber den Humanismus).
Heidegger nêu ra một điều trong đoạn kế tiếp mà ít người lưu ý: "Nhưng kể cả Husserl -và đến nay như tôi thấy - lẫn Sartre đều không nhận ra sự quan trọng chủ yếu của tính lịch sử trong Hữu thể cũng như cả hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh không đi vào chiều hướng này, ngõ hầu trước tiên có thể đối thoại hữu ích với chủ nghĩa Mác".
Thư luận về chủ nghĩa nhân bản được viết từ năm 1947, khi thế chiến thứ hai vừa kết thúc, thế giới phân hóa rõ rệt thành hai khối, những khủng hoảng trầm trọng của thời hậu chiến khiến con người hoang mang về thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa trong một thế giới đổ vỡ được đề ra. Những cuộc chiến cục bộ trong những thập niên kế tiếp đánh dấu những tiến trình lịch sử như giải phóng dân tộc, kháng chiến giải thực, chiến tranh ý thức hệ. Tình trạng căng thẳng giữa hai khối qua cuộc chiến tranh lạnh thể hiện qua chủ nghĩa Mc Carthy ở Mỹ và chủ trương thách đố "ai thắng ai? (kvo kto?) của cộng sản. Trong thời đại này, ba trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng sâu đậm trong giới trí thức phương Tây là hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Mác. Nhận định của Heidegger quả khác thường ở chỗ đã khai phá một chiều hướng mới:
- Trước đó trong sinh hoạt tư tưởng đại học, người ta đánh giá thấp chủ nghĩa Mác. Cho nên Heidegger viết tiếp: "Để cho cuộc đối thoại như vậy khả hữu, chắc chắn thiết yếu cần phải từ bỏ những khái niệm ngây thơ về chủ nghĩa duy vật cũng như những phủ nhận rẻ tiền chống lại nó. Bản chất của chủ nghĩa duy vật không dựa trên lập luận là mọi sự đơn giản chỉ là vật chất mà dựa vào một xác định siêu hình, theo đó mọi hữu thể xuất hiện như một chất liệu của lao động".Ở một đoạn khác, ông còn nói rõ: "Những ai chỉ coi 'chủ nghĩa cộng sản' như một 'đảng' hay một 'thế giới quan' (Weltanschauung) thì đã suy nghĩ quá thấp kém".
- Những môn đệ của Heidegger từ Karl Lowith, Herbert Marcuse đến Kostas Axelos, Jurgen Habermas đã đi vào con đường khai phá cuộc đối thoại với chủ nghĩa Mác theo chiều hướng lịch sử như Heidegger đã chỉ ra. Những nhà triết học chịu ảnh hưởng của ông như Sartre và Merleau-Ponty cũng đã nỗ lực tìm ra cái khả hữu của một cuộc đối thoại với chủ nghĩa Mác trong những tác phẩm về sau.
- Bản chất tha hóa của con người không phải tìm lại giá trị của một chủ nghĩa nhân bản cố hữu. Heidegger đã chỉ ra nơi Marx tính nhân bản của con người (der menschliche Mensch) tìm thấy nơi xã hội, cho nên chủ nghĩa nhân bản của Marx không tất yếu phải bắt nguồn từ quan niệm cổ đại (Marx đã viết: chủ nghĩa nhân bản phát triển toàn diện cũng là chủ nghĩa tự nhiên).
Nhà triết học Nam Tư Ivan Urbancic cũng đã nhìn ra nhận định của Heidegger, tuy nhiên ông xét về mặt phê phán tính đạo đức trong tư tưởng Marx - sự khác biệt giữa cơ sở triết học từ Descartes đến Husserl dựa trên sự tự quyết tuyệt đối của ý thức đối với ý thức dựa trên cơ sở xã hội nơi Marx.
Tại sao lại đặt vấn đề khả hữu của một cuộc đối thoại với chủ nghĩa Marx? Đối thoại có nghĩa là đương đầu ở vị thế đối diện, nhưng trên một bình diện toàn thể, nơi Heidegger chỉ ra là bình diện hữu thể lịch sử, nói theo ngôn ngữ mác xít là một lý giải lịch sử, có nghĩa là một chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là hai bộ phận trong triết học mác xít thật ra chỉ được quan niệm trong thời đại Lênin và Stalin nắm chính quyền, đề ra một thứ "triết học chính thống" của chủ nghĩa Mác. Một quan niệm như vậy nhằm chỉ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng được áp dụng vào lĩnh vực sinh hoạt xã hội của con người. Sự phân biệt đó gây ra những lưỡng luận:
- một đằng là nhận thức luận, một đằng là xã hội học.
- một đằng là khoa học, một đằng là triết học.
- một đằng là tri thức, một đằng là thực tiễn.
Marx không bận tâm với những lưỡng luận này. Trong sinh hoạt trí thức của thời đại ông, các khoa học tập trung vào việc nghiên cứu con người qua những hiện tượng sống, nói và lao động. Đó là phát triển của khoa ngữ học, sinh học và kinh tế học. Cho nên khi tán dương Marx, Engels đã so sánh Marx với Darwin: "Nếu như Darwin đã khám phá ra những quy luật phát triển bản chất hữu cơ thì Marx cũng khám phá ra quy luật phát triển của lịch sử loài người".
Trong tập sách nhỏ bàn về Sự vận động của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Engels đề cao Marx đã phát hiện ra hai khám phá lớn: quan niệm duy vật về lịch sử và sự khám phá ra bí mật cuả sản xuất tư bản chủ nghĩa nhờ vào giá trị thặng dư.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử hay quan niệm duy vật về lịch sử như Engels xác định là "quan điểm về tiến trình lịch sử, tìm kiếm nguyên nhân tận cùng và quyền lực biến chuyển lớn lao của mọi biến cố lịch sử quan trọng trong sự phát triển kinh tế của xã hội, trong những biến chuyển về phương thức sản xuất và trao đổi, trong sự phân chia xã hội thành những giai cấp phân biệt và trong những cuộc đấu tranh giai cấp liên hệ".
Engels giải thích rõ ràng hơn trong tác phẩm dẫn trên, để chỉ ra cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử:
"Quan niệm duy vật lịch sử khởi từ luận điểm cho rằng sản xuất và kế tiếp sản xuất, là sự trao đổi những sản vật, là cơ sở của toàn thể cấu trúc xã hội, và trong mọi xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, sự phân bố những sản vật và cùng với nó, sự điều hợp xã hội thành những giai cấp hay những trật tự thì phụ thuộc vào cái gì được sản xuất ra, phương thức sản xuất cũng như trao đổi sản vật. Vì thế, không phải trong đầu óc con người, hay trong nhận thức phát triển của chân lý và công bằng vĩnh cửu mà trong biến đổi của phương thức sản xuất và trao đổi cần phải tìm hiểu nguyên nhân tột cùng của mọi biến đổi xã hội và cách mạng chính trị, cần phải tìm kiếm những nguyên nhân này không phải trong 'triết học', nhưng trong 'kinh tế học' của mỗi thời đại".
Về phần Marx, quan điểm của ông được chỉ ra trong Góp phần phê phán kinh tế chính trị học:
"Những quan hệ sản xuất tương ứng với một giai đoạn đặc thù phát triển những lực lượng sản xuất vật chất. Tổng thể những quan hệ sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội - nền tảng thực trên đó nảy sinh ra kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý cũng như những hình thái đặc thù của ý thức xã hội. Phương thức sản xuất trong đời sống vật chất xác định những quá trình đời sống xã hội, chính trị và tri thức nói chung.Không phải ý thức con người quyết định sự hiện hữu của mình mà ngược lại, sự hiện hữu xã hội quyết định ý thức con người".
Những đối lập cơ bản mang tính biện chứng là: cơ sở (Unterbau) và kiến trúc thượng tầng (Oberbau); lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels đã xác định:
Một khoa học duy nhất: khoa học lịch sử.
Lịch sử có thể xét ở hai mặt và chia ra: lịch sử về tự nhiên, lịch sử về con người (hỗ trợ lẫn nhau).
Quan điểm duy vật lịch sử được khẳng định rõ rệt về mặt triết học như sau: "Đối lập với triết học Đức từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta đi từ mặt đất lên trời. Nói cách khác, chúng ta không thể khởi từ những gì con người nói, suy nghĩ, tưởng tượng, biểu tượng về con người để dẫn đến những con người thực; chúng ta khởi từ những con người thực sự hoạt động và chính bởi quá trình sống thực, chúng ta có thể biểu tượng sự phát triển những phản ánh hệ tư tưởng và những tiếng vọng hệ tư tưởng của quá trình sống này..Không phải ý thức xác định đời sống, nhưng chính đời sống xác định ý thức/Nicht das Bewusstsein bestimmt das Leben, sondern das Leben bestimmt das Bewusstsein".
Những nét cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử có thể chỉ ra như sau:
a.Tính biện chứng: Quan điểm lịch sử của Marx phản ánh tư duy biện chứng có nghĩa là nắm vững vận động lịch sử, trong đó "mọi hình thái bề ngoài có tính cách tĩnh chỉ là những sản phẩm lịch sử và quá độ" - tất cả những gì hiện hữu chỉ là sản phẩm của một sinh thành, một vận động liên tục gia tăng những lực lượng sản xuất. Trong lời bạt của Das Kapital lần xuất bản thứ hai, Marx khẳng định biện chứng "chủ yếu mang tính phê phán và cách mạng" bởi vì về mặt thuần lý, phép biện chứng là một đe dọa cho những giai cấp thống trị, trong vận động nó luôn luôn mang theo sự phá hủy tất yếu.
(Đối với những người mác xít về sau, phép biện chứng lại mang tính cách huyền bí vì luôn luôn họ dựa trên tiêu đề này để phủ nhận những phê phán về sự vật hiện hữu bất biến trong ý thức hệ mác xít - nói như Marx, phép biện chứng trở thành một thời thượng để ca ngợi những thành quả hiện hữu trong chủ nghĩa Marx).
b.Tính duy vật: Trong luận cương về Feuerbach, Marx đã chỉ rõ quan điểm duy vật là xã hội loài người, thực tại cảm thụ là một sinh hoạt của con người mang tính thực tiễn: Sự trùng hợp giữa thay đổi hoàn cảnh và sinh hoạt con người hay biến đổi tự thân chỉ có thể quan niệm và hiểu được một cách thuần lý như là thực tiễn cách mạng (Das Zusammenfallen des Anderns der Umstande und der menschlichen Tatigkeit oder Selbstveranderung kann nur als revolutionare Praxis gefasst und rationell verstanden werden).
c.Đấu tranh giai cấp: Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx và Engels đã đưa ra một khẳng định ngay ở phần đầu:"Lịch sử của mọi xã hội hiện hữu đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp". Những nhà xã hội trước Marx như Bazard, Considérant, Karl Grun đã nhận thức điều này, song Marx và Engels phân biệt với những người tiên khu ở quan niệm biện chứng về phủ định tính cách mạng được thể hiện nơi giai cấp bị bóc lột.Kautsky cho rằng Marx là người đầu tiên đã coi đấu tranh giai cấp như nguồn động lực của lịch sử - song điểm quan trọng chủ yếu là Marx nhận ra nơi giai cấp bị bóc lột, "mặt xấu của xã hội" đã làm ra vận động lịch sử - và điểm hấp dẫn của chủ nghĩa Marx là đã khoác cho giai cấp bị bóc lột - "giai cấp vô sản" - lần đầu tiên trong lịch sử loài người nhiệm vụ khởi cuộc vận động để giải phóng xã hội con người, mà những giai cấp bị bóc lột trong các xã hội có mâu thuẫn đối kháng trước đó không thực hiện được.
d.Cách mạng: Sự phân chia giai cấp trong lịch sử đã dẫn đến những cuộc tương tranh chí tử Ế những nhà xã hội trước Marx cũng nhận thức điều này - song Marx là người tiền phong khẳng định cuộc đấu tranh này một mặt dẫn đến sự biến chuyển cách mạng toàn xã hội, mặt khác đồng thời thủ tiêu cả hai giai cấp đối kháng, vận động này thực sự chỉ diễn ra trong xã hội công nghiệp hiện đại. Đó là cơ sở của một quan niệm duy vật lịch sử, trước hết nhận thức sự cáo chung của thời tiền sử.
Trên đây tôi đã phác họa bốn đặc tính cơ bản quan điểm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác.Điều này còn chỉ ra: Sự khác biệt về chủ nghĩa Mác và "những nhà xã hội không tưởng" ở chỗ đấu tranh giai cấp là động lực của xã hội, tất yếu phải dẫn đến cách mạng xã hội, theo như nguyên tắc của Marx "không phải phê phán nhưng cách mạng mới chính là động lực của lịch sử" - mặt khác sự nhất trí giữa Marx và Engels về vận động lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khởi từ một số tiên đề:
- Quan niệm lịch sử vận động theo chiều tiến hóa, được khẳng định như một quy luật tiến bộ.
- Quá trình biện chứng của vận động tự nhiên và xã hội theo những quy luật nội tại.
Chủ nghĩa duy vật đề ra một bức tranh xã hội trong đó:
- Quan niệm xã hội luôn luôn bao gồm hai thế lực đối lập: người tự do và nô lệ, quí tộc và bình dân, lãnh chúa và nông nô, chủ phường và thợ, tư sản và vô sản.
- Quan niệm xã hội theo năm hình thái sản xuất: phương thức sản xuất châu Á, cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
Trong lời bạt của bộ Tư bản, Marx xác định quan điểm về "sự hình thành kinh tế của xã hội là một quá trình của lịch sử tự nhiên". Cách mạng xã hội diễn ra sự thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội. Marx viết:"Ở một giai đoạn phát triển nhất định, những lực lượng sản xuất vật chất trong xã hội đi đến chỗ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có - hay diễn tả về mặt pháp lý, đó là mâu thuẫn của những quan hệ sở hữu chúng đã hoạt động trước đó".
Khi nghiên cứu vận động kinh tế của xã hội tư bản, Marx chỉ ra xã hội này mâu thuẫn với sự phát triển của những lực lượng sản xuất.
Mặt khác, tiến bộ kỹ thuật dẫn đến sự phá hủy xã hội tư bản và chế độ tư hữu.
Marx và Engels trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản đã chỉ ra nhiệm vụ của giai cấp vô sản là chỉ tự mình giải phóng đồng thời giải phóng toàn bộ xã hội. Tự do về mặt chính trị phải gắn bó khăng khít với giải phóng kinh tế.
Quá trình vận động kinh tế - xã hội xác định chủ nghĩa xã hội là thành quả tất yếu của những quy luật lịch sử và mang theo những đặc tính:
- Thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân về những tư liệu sản xuất.
- Từ nền kinh tế vô chính phủ dẫn đến một nền kinh tế có kế hoạch.
- Thủ tiêu sự phân chia giai cấp và đối kháng xã hội.
- Xóa bỏ nhà nước và những phân biệt về thành thị và nông thôn.
- Quyền lực chính trị thay thế bằng quản lý kinh tế.
Chủ nghĩa Mác sở dĩ có ưu thắng với những "chủ nghĩa xã hội không tưởng" khác ở chỗ khám phá và đề cao tuyệt đối vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, khi quan niệm:
- Giai cấp vô sản là một giai cấp phổ quát, như Marx nhận định "bởi vì giai cấp này mang một đặc tính phổ quát do sự phổ quát của những gánh chịu đau khổ mà không dựa trên những quyền lợi đặc thù nào, vì sự bất công nó gánh chịu không phải là cái riêng mà là cái chung".
- Giai cấp vô sản ý thức những nhu cầu đòi hỏi tiến bộ.
- Giai cấp vô sản tái lập tính phổ quát của xã hội loài người.
- Giai cấp vô sản xóa bỏ những nguồn gốc đối kháng xã hội, và trước hết giương cao ngọn cờ cách mạng như khẩu hiệu đề ra trong Tuyên ngôn "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại"(Proletarier aller Lander, vereinigt Euch!).
Khám phá tác nhân của động lực lịch sử để biến đổi thế giới và giải phóng xã hội là giai cấp vô sản và chủ trương cách mạng bạo động. Tuyên ngôn của đảng cộng sản trở thành một văn kiện hấp dẫn những phong trào xã hội sau này.
Sự tồn tại của chủ nghĩa Mác trong thế kỷ hai mươi trước hết như một ý thức hệ, nó chủ động tư tưởng trong xã hội đảng cộng sản thống trị và đề xuất những cuộc chiến bạo động mệnh danh chiến tranh ý thức hệ.
Song, thế nào là ý thức hệ? Ở Hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels nói đến "ý thức hệ" theo một nghĩa xấu - nó đồng nghĩa với "ngụy thức"(falsches Bewusstsein). Theo Engels,"ý thức hệ là một quá trình do một người được gọi là nhà tư tưởng hoàn tất một cách có ý thức, nhưng thật ra là ngụy thức".Người mác xít thường đối lập "ý thức hệ" cũng như "không tưởng" với "khoa học". Tuy nhiên, trong thuật ngữ mác xít, nhiều từ có tính hàm hồ, khi thì mang nghĩa xấu, khi lại có giá trị quan trọng, và "ý thức hệ" là một trong thuật ngữ đó. Ở thời đại của Lenin và Stalin, hai hệ tư tưởng đối lập nhau rõ rệt là ý thức hệ tư sản và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa.Mặc dầu nói đến ý thức hệ, người ta thường nghĩ đó là vấn đề của chủ nghĩa Mác, nhưng thật sự ý thức hệ là một thuật ngữ trong thời kỳ cách mạng Pháp do Destutt de Tracy đề ra để chỉ "môn khoa học về ý tưởng"(science des idées) nghiên cứu nguồn gốc và những quy luật phát triển của tư tưởng (từ ngữ "những nhà tư tưởng/idéologues) để chỉ những học giả như de Tracy, Cabanis, Volney, Dauron trong truyền thống nhóm Bách khoa Pháp, mặt khác Napoléon dùng từ ngữ này để chế nhạo những nhà lập thuyết chống đối lại đế chế chuyên chính của ông.Marx cũng sử dụng thuật ngữ này để chỉ Feuerbach và những môn đệ Hegel khuynh tả như Bruno Bauer, Max Stirner.Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels đã viết:
Chúng ta phải nghiên cứu khoa học về con người, bởi vì hầu như toàn bộ hệ tư tưởng nhằm đưa ra một quan niệm bị xuyên tạc về lịch sử con người, hoặc dẫn đến một sự trừu tượng toàn diện khởi từ quan niệm ấy. Chính ý thức hệ là một mặt của lịch sử này.
Một khái niệm về ý thức hệ có thể bắt nguồn sâu xa từ trước chủ nghĩa Mác, trong truyền thống triết học Platon phân biệt tư duy (doxa) với tri thức thực (epistémè), trong những thuyết duy nghiệm với Bacon, Condillac và Holbach khi quan niệm tư kiến (idola) xác định bởi môi trường xã hội. Hans Barth trong tác phẩm Wahrheit und Ideologie đã chỉ ra "ý thức hệ như vậy không những chỉ có một ý nghĩa lý luận, nhưng ngay từ khởi thủy đã có một ý nghĩa thực tiễn, chính nó đã chuyên chở nền tảng của những khoa học chính trị, đạo đức và giáo dục"(Die Ideologie besitz aber nicht nur eine theoretische, sie hat von allem Anfang an eine praktische Bedeutung; denn sie allein vermittelt die tragfahige Grundlage der politischen, moralischen und padagogischen Wissenschaften).
Cho nên trong chủ nghĩa Mác, vấn đề ý thức hệ có hai mặt:
1.Ý thức hệ là toàn bộ thượng tầng kiến trúc, những mặt sinh hoạt về tư tưởng, tuy nhiên con người không ý thức được mối quan hệ giữa tư tưởng của con người với những điều kiện sống.Những nhà ý thức hệ đã đi vào con đường sai lầm khi quan niệm những ảnh hưởng của luận lý và tri thức ảnh hưởng quá trình vận động tinh thần mà không biết đến những động lực vật chất điều khiển chúng.
2.Ý thức hệ bao gồm mọi hình thái ý thức xã hội quan hệ tới đời sống xã hội; việc nghiên cứu ý thức hệ nhằm khai thác những xung đột và cấu trúc xã hội đứng từ vị thế tri thức, phụ thuộc vào những hoàn cảnh xã hội xác định chúng. Phê phán của Marx và Engels về những nhà ý thức hệ Đức khởi từ chỗ, trong khi những nhà tư tưởng này cho rằng nhân loại bị chi phối bởi những tư tưởng giả trá và sức mạnh của triết học là phát hiện và triệt hủy những giả tưởng này trong một cuộc cách mạng tư tưởng xã hội, thì Marx và Engels chỉ ra những tư tưởng ấy bắt nguồn từ những điều kiện xã hội.
Mối quan hệ giữa ý thức là một hữu thể ý thức được xác định bởi thực thể xã hội phải được hiểu theo quan niệm duy vật lịch sử về ý thức hệ là một quan niệm toàn diện; điều đó còn có nghĩa chính những điều kiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng phải được áp dụng vào chính bản thân của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx được hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định của thời đại. Chủ nghĩa ấy chỉ ra một ý thức hệ làm đầu não chỉ đạo cho một lực lượng tiến hành cuộc cách mạng xã hội mệnh danh là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân, dưới quyền điều động của một đảng tiền phong. Những khái niệm về đảng, giai cấp, chuyên chính vô sản chỉ được đặt ra từ chủ nghĩa Mác và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa Mác.
Trong Phê phán kinh tế chính trị học, Marx viết:"khi nói về sản xuất luôn luôn có nghĩa là nói về một giai đoạn đặc thù của phát triển xã hội". Những nghiên cứu kinh tế chính trị của Marx đều tập trung vào một xã hội: xã hội tư bản chủ nghĩa.Phân tích quá trình vận động kinh tế tư bản chủ nghĩa và sản xuất tư bản chủ nghĩa, không những Marx phát hiện những quy luật kinh tế riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa, ông còn đưa ra những dự kiến về sự phát triển của lịch sử - những quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Qua những tác phẩm của Marx, những dự kiến của một "chủ nghĩa xã hội khoa học" đã được phác thảo ngay từ những tác phẩm thời trẻ, trong Bản thảo kinh tế chính trị 1844, Hệ tư tưởng Đức và Tuyên ngôn của đảng cộng sản, khám phá ra sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản trong việc hoàn thành cách mạng xã hội, khẳng định xã hội tư bản chủ nghĩa đi đến chỗ triệt hủy, giai cấp tư sản tất yếu sản xuất ra những người đào huyệt chôn nó, mô tả một xã hội cộng sản tương lai, Marx đã đưa ra những suy luận thuần lý trước khi nghiên cứu nền kinh tế tư bản chủ nghĩa để đưa ra những quy luật phát triển xã hội.
Trong Luận cương Feuerbach, Marx đã chỉ ra:"Con người hoạt động thực sự được xác định bởi sự phát triển nhất định của những lực lượng sản xuất của họ" và sinh hoạt ấy chứa đựng trong "toàn bộ những quan hệ xã hội".
Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản, khởi đầu bằng một nhận định khoa trương:"Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu - bóng ma của chủ nghĩa cộng sản". Trên thực tế vào những năm 40 của thế kỷ 19, liên đoàn cộng sản khắp nơi chỉ có khoảng hai, ba trăm đoàn viên. Cũng trong tác phẩm này, Marx đã chỉ ra nhiệm vụ của người cộng sản: "Một đằng về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận tiên tiến và quyết tâm nhất của những đảng giai cấp công nhân ở mọi nước, bộ phận này thúc đẩy những bộ phận khác, một đằng về mặt lý luận, những người cộng sản có thuận lợi hơn đại đa số giai cấp vô sản ở chỗ nhận thức được rõ hướng đi, những điều kiện và những hậu quả chung tột cùng của phong trào vô sản".
Khi xác định mối quan hệ đảng/giai cấp giữa người cộng sản và quần chúng vô sản, Marx đã đưa ra những chỉ đạo khái quát về vai trò của đảng công nhân và nhiệm vụ của người cộng sản - tuy khái niệm về "đảng" còn khá mơ hồ (trong thư gửi Freigrath, Marx bày tỏ nhận thức về đảng trong "ý nghĩa lịch sử lớn lao của từ này") song quan niệm của ông rõ rệt là:
- Không tách rời vai trò của người cộng sản như một nhóm cách mạng chuyên nghiệp nhân danh giai cấp công nhân để đấu tranh.
- Không quan niệm đảng là một bộ phận ở bên trên lãnh đạo quần chúng.
Ở những tác phẩm nghiên cứu lịch sử như Đấu tranh giai cấp ở nước Pháp (1850), Ngày 18 Brumaire của Louis
Bonaparte (1852), Cuộc nội chiến ở nước Pháp (1871), những tác phẩm chính trị như Phê phán cương lĩnh Gotha (Marx) và Phê phán cương lĩnh Erfurt (Engels), qua thư từ và những bài báo trên New York Tribune đã thành hình một ý thức hệ mác xít: lý luận về xã hội, chương trình hành động mà những tác phẩm nghiên cứu kinh tế chính trị về sau không thay đổi những nét lớn mà chỉ minh họa bằng những phân tích đặc thù, kết tập thành một cấu trúc lý luận đại thể của chủ nghĩa Mác.Khi những phong trào xã hội và lý luận xã hội tiến triển, những quan điểm của Marx về chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận về giai cấp, về cách mạng cũng được giải thích khác nhau - đó là định lệ chung đối với mọi hệ tư tưởng, không riêng nơi chủ nghĩa Mác.
Ý thức hệ mác xít vượt hẳn những lý luận xã hội khác ở chỗ nó đã kết thành một lực lượng thực trong chính trị và phát triển xã hội, nhất là khi những đảng cộng sản nắm chính quyền.Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển hệ tư tưởng mác xít, vấn đề đặt ra là: liệu có một ý thức hệ duy nhất? Hay có nhiều ý thức hệ nẩy nở trong những điều kiện xã hội khác nhau?
Ở đây vấn đề không phải là đi tìm những giải đáp mà là nhận định cơ sở của hệ tư tưởng mác xít:
a.Trước hết về đối lập cơ bản giữa cơ sở và kiến trúc thượng tầng.Phê phán sự đối lập này có nghĩa là phê phán quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác.(Ở chương 4 nhận định lý luận về tư bản của Marx, tôi đã chỉ ra những mâu thuẫn giữa tính cách tất định và lịch sử khiến những dự kiến trong bộ Tư bản của Marx không còn giá trị về mặt khoa học).Xét về mặt ý thức hệ, những nguyên lý của Marx đã chỉ ra:
- Cấu trúc kinh tế của xã hội là nền tảng thực sự cho sự nẩy nở kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị cũng như những hình thái xã hội nhất định của tư duy tương ứng.Như vậy toàn bộ kiến trúc thượng tầng biến đổi khi có sự biến đổi cơ sở kinh tế.
Trong Phê phán kinh tế chính trị (1859), Marx còn chỉ rõ:
- Một hệ thống xã hội không thể mất đi trước khi những lực lượng xã hội phát triển đúng mức và những quan hệ sản xuất mới và cao hơn chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất tạo ra chúng chín muồi trong lòng xã hội cũ.
Những hoàn cảnh xã hội diễn ra sau Marx đã chứng thực những nguyên lý của Marx đề ra không ứng dụng vào thực tế, không giải thích được sự xuất hiện của những cuộc đấu tranh lịch sử và biến đổi xã hội hiện đại. Quả thực cấu trúc kinh tế của một thời đại nhất định không giải thích được hiện trạng của thời đại này, ông chỉ có thể lý giải được những biến đổi của thời đại trước nó. Như vậy chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ có tính lý giải, không phải là giải thích tất định hay nhân quả một chiều.Lý giải sự kiện xã hội,lịch sử có tính cách hấp dẫn về mặt tuyên truyền, không phải là những dự kiến tất yếu cho vận động lịch sử như Marx quan niệm. Do đó, những hiện tượng cách mạng năm 1917 ở Nga, "việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại một nước" không phải tuân theo những nguyên lý tất định của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
b.Quan niệm đấu tranh giai cấp như nguồn động lực của lịch sử cũng xây dựng trên cơ sở tất định của chủ nghĩa duy vật lịch sử.Ở đây tôi không bàn về những khái niệm khác nhau trong từ ngữ "giai cấp" Marx sử dụng.Về mặt ý thức hệ, một định nghĩa đơn giản nhất dẫn ra trong Hệ tư tưởng Đức là "những cá nhân khác nhau chỉ tạo thành một giai cấp khi họ có một trận tuyến chung chống lại giai cấp khác" - điều này hàm ngụ giai cấp tạo ra những mâu thuẫn ý thức hệ, cũng như nếu không có ý thức hệ chung thì không phải là giai cấp. Tuy nhiên, Marx cũng nhận xét: "Sự xuất hiện giai cấp là một sản phẩm của tư sản" và mục tiêu nghiên cứu của ông nhằm chỉ ra sự hiện hữu của những giai cấp gắn liền với "một giai đoạn lịch sử đặc thù trong lịch sử sản xuất" và khẳng định lịch sử xã hội cho đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx khái quát hóa cuộc đấu tranh giai cấp này phân chia hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản.Trong Đấu tranh giai cấp ở nước Pháp (1850), Marx đã nêu ra chuyên chính vô sản là một điểm quá độ không thể tránh khỏi, dẫn đến sự thủ tiêu khác biệt giai cấp nói chung, xóa bỏ toàn bộ những quan hệ sản xuất là cơ sở của sự phân chia giai cấp này, dẫn đến sự xóa bỏ toàn bộ những quan hệ xã hội tương ứng với những quan hệ sản xuất này, dẫn đến cách mạng hóa "toàn thể những tư tưởng rút ra từ những mối quan hệ xã hội này".
Như vậy nguồn gốc của những biến đổi có thể dựa trên những mặt: biến đổi kỹ thuật học (những quan hệ sản xuất), biến đổi đường lối tổ chức sản xuất (những quan hệ xã hội) dẫn theo những biến đổi tư duy và ý thức hệ.Từ Tuyên ngôn của đảng cộng sản đến Tư bản, quan niệm về sự biến đổi xã hội của Marx chỉ rõ hệ thống xã hội hiện hữu không bị tiêu diệt trước khi những lực lượng sản xuất phát triển, những quan hệ sản xuất mới, cao hơn không ra đời trước khi những điều kiện vật chất phát triển trong lòng xã hội cũ.Điều đó có nghĩa là khi những lực lượng sản xuất phát triển mà những quan hệ tương ứng không còn thích hợp nữa, tất yếu phải dẫn đến sự hủy diệt - nói cách khác, những điều kiện khoa học - kỹ thuật tiến bộ trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp nữa, tất yếu có khuynh hướng dẫn đến biến đổi toàn diện và trong tiến trình lịch sử, cũng như xã hội tư bản chấm dứt xã hội phong kiến, xã hội tư bản phải tự triệt nhường chỗ cho xã hội xã hội chủ nghĩa.
"Đấu tranh giai cấp" là một nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Trong phần lý luận về tư bản, tôi đã đề cập đến xu hướng chính trị hiện đại đọc Tư bản trên cơ sở đấu tranh giai cấp.L.Althusser khi tự phê cũng quan niệm sai lầm của ông là coi nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp. Vấn đề này có tính cách then chốt trong việc xác định lập trường của người mác- xít.Cho nên chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra hai mặt:
1.Những nghiên cứu kinh tế chính trị của Marx nhằm trình bày quá trình tiến hóa của lịch sử, ở đó chủ nghĩa tư bản xuất hiện và tất yếu phải dẫn đến chủ nghĩa xã hội.
2.Giai cấp vô sản tất yếu thắng lợi trong quá trình đấu tranh giai cấp.
Những vấn nạn đặt ra đối với quy luật duy vật lịch sử là: nếu quan niệm như một quy luật tất yếu không thể tránh khỏi - nghĩa là những quan hệ sản xuất không chứa đựng được nội dung (lực lượng sản xuất) tất phải bùng nổ để triển khai ra một hình thái xã hội mới, đó là tiến hóa hay cách mạng? Đấu tranh giai cấp có thể xây dựng bằng con đường hòa bình hay bắt buộc phải là bạo động?
Những vấn nạn đặt ra chung quanh vấn đề "giai cấp" và "đấu tranh giai cấp": trước hết, tại sao sứ mạng lịch sử phải giao cho giai cấp vô sản, không phải những giai cấp khác, dựa trên một tiền đề xã hội của Marx là ở giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xã hội phân hóa chỉ còn lại hai giai cấp: tư sản (sở hữu tư liệu sản xuất) và vô sản (tức là những người lao động được trả lương)? Trên thực tế, lý luận về giai cấp của Marx không thích hợp với mọi hình thái phân chia giai tầng xã hội.Sự phân hóa giữa tư sản và vô sản ngay trong những nước công nghiệp tiên tiến cũng không mở rộng như Marx tiên đoán, vận động hiện đại hóa tại các nước công nghiệp phương tây cho thấy những giai tầng trung gian phát triển mạnh và không có hiện tượng bần cùng hóa tuyệt đối hay tương đối tại các nước tư bản.Quá trình lịch sử thế giới cũng diễn ra sự xung đột giữa các quốc gia và ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trầm trọng và quyết định hơn mâu thuẫn đối kháng giai cấp.
c.Ý thức hệ mác xít còn là nguồn gốc của những lý luận chính trị thừa kế chủ nghĩa Mác, với những ý niệm cơ bản về chính đảng, nhà nước và chuyên chính vô sản. Tất cả những lý luận thừa kế chủ nghĩa Mác đều xây dựng trên một số những nét chung:
- Ý thức về giai cấp đồng thời phải là ý thức giai cấp cách mạng.
- Thời cơ cách mạng chín muồi khi những điều kiện khách quan và những chuẩn bị chủ quan trùng hợp.
- Lãnh vực tất yếu phải dẫn đến lãnh vực tự do.
- Nhà nước như một công cụ khống chế của giai cấp cầm quyền sẽ bị xóa bỏ dần dần và công việc cai trị người sẽ nhường bước cho việc quản trị sự vật.
Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx đã chỉ ra ý thức hệ chủ đạo của xã hội như sau: "Những tư tưởng của giai cấp thống trị trong mọi thời đại là những tư tưởng thống trị, nghĩa là giai cấp nào đang là lực lượng vật chất thống trị của xã hội cũng đồng thời là lực lượng trí thức lãnh đạo".
Thế nào là tư tưởng thống trị? Marx giải thích ở một chỗ khác: những tư tưởng thống trị này chính là những "thăng hoa tất yếu" của quá trình đời sống vật chất được kiểm chứng một cách thực nghiệm và gắn bó với những tiền đề vật chất.
Điều này giải thích tại sao Marx đã từng quan niệm "sự xuất hiện giai cấp là một sản phẩm của tư sản". Sự xung đột giai cấp tạo ra những mâu thuẫn ý thức hệ, dẫn đến những biến đổi xã hội lịch sử. Như vậy, cách mạng xã hội gắn liền với trật tự luận lý của những diễn biến xã hội và Marx muốn chỉ ra lần đầu một cách rõ rệt là cách mạng gắn liền với đại đa số quần chúng, với sự thống nhất những mặt hành động của đấu tranh giai cấp, "không còn là những cuộc tấn công bất ngờ, hay những cuộc cách mạng do một thiểu số có ý thức nắm đầu quần chúng vô thức".
Những đặc tính này giải thích:
- Tại sao giai cấp vô sản có sứ mạng lịch sử làm cách mạng, giải phóng nhân loại. Trong bước đầu cách mạng, giai cấp vô sản phải chủ động để giữ vai trò của giai cấp lãnh đạo.
- Công cuộc giải phóng không chỉ có ý nghĩa là giải phóng chính trị.
Trong Ngày 18 Brumaire của Louis Bonaparte, Marx đã viết:"Con người làm ra lịch sử, song không phải theo ý thích của mình". Trên căn bản những mâu thuẫn của đời sống vật chất, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - cuộc cách mạng xã hội "tất yếu...không những vì giai cấp thống trị không thể bị lật đổ bằng con đường nào khác, nhưng còn vì giai cấp lật đổ nó chỉ có thể thông qua một cuộc cách mạng, thành công trong việc vượt lên khỏi những trì trệ của thời đại và trở nên thích hợp trong việc xây dựng xã hội mới".Đó là một quá trình thuần lý:
1.Xã hội mới là xã hội cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản là hủy thể của hủy thể và trong giai đoạn kế tiếp của phát triển lịch sử, đó là giai đoạn thực sự tất yếu của sự giải phóng và phục hồi giá trị con người. Đến giai đoạn cộng sản chủ nghĩa, những tiến hóa xã hội không còn là cách mạng chính trị nữa.
2.Song trước khi tiến đến giai đoạn xã hội cộng sản là bước quá độ để cho giai cấp vô sản nắm quyền trở thành giai cấp thống trị. Tiến hành công cuộc cách mạng, nhiệm vụ của giai cấp vô sản là tổ chức hàng ngũ nhằm hành động giành chính quyền, nắm giữ guồng máy nhà nước để ổn định xã hội, Marx đưa ra khái niệm "chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản". Marx đề cập đến khái niệm này trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản và trong Phê phán cương lĩnh Gotha (1875):
"Giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một giai đoạn biến đổi cách mạng từ xã hội này qua xã hội kia, tương ứng với một thời kỳ biến đổi chính trị, trong đó nhà nước không là gì khác hơn chuyên chính vô sản cách mạng".
Khái niệm "chuyên chính cách mạng vô sản" nhằm đối lập với "chuyên chính tư sản" vì guồng máy nhà nước tất yếu phải xây dựng trên cơ sở thống trị. Engels lý luận: khi giai cấp vô sản vẫn còn duy trì guồng máy nhà nước, nó không nhằm lợi ích tự do, nhưng nhằm khống chế kẻ thù của nó và khi nào có thể nói đến tự do, nhà nước không còn lý do hiện hữu nữa.
Khi quan niệm nhà nước là công cụ cưỡng bách của giai cấp thống trị thì lý ưng, chuyên chính là một đặc tính cơ bản của nhà nước.trong thư gửi J.Weydemeyer (ngày 5 tháng 3, 1852), Marx chỉ ra những phát hiện mới của ông như sau:
- Sự hiện hữu của giai cấp gắn liền với những giai đoạn lịch sử đặc thù của phát triển sản xuất.
- Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản.
- Chuyên chính vô sản tự nó chỉ là bước quá độ dẫn đến thủ tiêu mọi giai cấp và dẫn đến xã hội vô giai cấp.
Trong Phê phán cương lĩnh Gotha, Marx lập lại quan điểm chỉ có "giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng thực sự", cho nên giai cấp này nắm vững chuyên chính vô sản nhằm:
- chống lại phản cách mạng
- tiêu diệt tận gốc giai cấp tư sản
- xóa bỏ nhà nước tư sản
- xã hội hóa tư liệu sản xuất
- giáo dục nhân dân để xây dựng xã hội mới.
Nhà nước vô sản khác biệt cơ bản đối với những nhà nước về trước ở chỗ, giai cấp vô sản thực hiện cách mạng triệt để nhằm xóa bỏ giai cấp thống trị và bị thống trị, thực hiện chuyên chính vô sản vì đại đa số quần chúng.
Khái niệm chuyên chính vô sản cũng như một số khái niệm khác chỉ được Marx đưa ra khá mơ hồ, gây nhiều tranh luận giữa những người mác xít, quan trọng hơn cả là tranh luận giữa Kautsky và Lenin. Kautsky cho rằng quan niệm chuyên chính vô sản của Marx chỉ có tính nhất thời, quan hệ là chủ nghĩa xã hội của Marx vẫn gắn liền với dân chủ. Kautsky chống lại quan niệm chuyên chính của nhà nước độc đảng, trong khi Lenin chủ trương chuyên chính vô sản cách mạng có tính triệt để và không tương nhượng.
Như vậy trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, cuộc cách mạng vô sản có tính cách quyết liệt, dưới bất kỳ hình thức bạo động hay ôn hòa vì nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị. Quan niệm chuyên chính không thể hàm ngụ dân chủ, vì khái niệm dân chủ "lồng trong ý thức hệ tư sản," Marx và Engels đã viết trong thư gửi Liên đoàn cộng sản:
"Trong khi giai cấp tiểu tư sản dân chủ muốn mang cuộc cách mạng đến một kết cuộc mau chóng càng tốt và hoàn tất tối đa những yêu cầu trên thì nhiệm vụ và mối quan tâm của chúng ta là thực hiện cách mạng thường trực, bởi vì cách mạng vô sản không phải chỉ phân hóa tư hữu mà là thủ tiêu tư hữu, không phải làm hòa dịu những đối kháng giai cấp mà nhằm thủ tiêu giai cấp, không phải chứng thực xã hội hiện hữu mà đi xây dựng một xã hội mới"(Ansprache der Zentralbehorde an den Bund vom Marz 1850).
Trong thời đại của Marx, quan niệm chuyên chính có thể được giải thích rõ ràng hơn qua ý kiến của Engels:
- Chống lại Blanqui về quan niệm tất yếu của chuyên chính thông qua cách mạng là thành quả của một nhóm thiểu số cách mạng, như vậy chuyên chính đó chỉ là chuyên chính của một thiểu số, không phải chuyên chính của tất cả giai cấp cách mạng.
- Trong lời tựa cho tác phẩm Cuộc nội chiến ở nước Pháp, Engels xác định: "Hãy nhìn vào Công xã Paris. Đó là chuyên chính vô sản."
- Theo Engels, nền cộng hòa dân chủ cũng là "hình thái đặc thù của chuyên chính vô sản."
Quan niệm "chuyên chính vô sản" như vậy gắn liền với những vấn đề sau đây:
1. Đó là một hình thái chính quyền hay đó chỉ là những điều kiện trong giai đoạn nắm chính quyền để tiến tới xây dựng xã hội cộng sản?
2. Chuyên chính vô sản như Marx đã xác định tương ứng với thời kỳ quá độ chính trị: thời kỳ này kéo dài bao lâu? Ai thực hiện: một chính đảng do giai cấp vô sản tổ chức, hay những ủy ban nhân dân? Xây dựng trên cơ sở nào?
Ngay cả khi Marx đặt câu hỏi: Đâu là những quy luật, về mặt chính trị cũng như kinh tế, để xây dựng chủ nghĩa xã hội một khi những người theo xã hội chủ nghĩa nắm quyền? ông cũng không giải đáp vì, theo ông, quả thực chỉ có một giải đáp là phê phán chính vấn đề này. Trong thư viết cho Domela Nieuwenhuis ngày 22 tháng Hai năm 1881, Marx cho rằng "dự kiến lý thuyết và thiết yếu không tưởng về cương lĩnh hành động cho một cuộc cách mạng tương lai chỉ làm lạc hướng cuộc chiến đấu hiện tại."
3. Ngay trong thời đại Marx, một nhà hành động và là thành viên của Quốc Tế Cộng sản I, Bakunin đã nêu ra khái niệm chuyên chính vô sản che dấu sự độc quyền của thiểu số lãnh đạo, núp dưới danh nghĩa ý chí của toàn dân, trong khi Marx cho rằng "dưới chế độ sở hữu tập thể, ý chí toàn dân biến đi nhường chỗ cho ý thức thực sự của những hợp tác viên", đã mở ngỏ con đường lý giải cho những người cộng sản sau này như Lenin và Stalin.


TRẦN BÁ ĐÀM * TÂM LINH HUYỀN SỬ

 
TÂM LINH HUYỀN SỬ
Töø Ñình Traàn Baù Ñaøm 
Ngaøy 30 thaùng 4 naêm 2003, Naêm tî naïn ñaõ böôùc qua thöù 28. Thôøi ñieåm thaáy tín hieäu tình hình Vieät Nam chuyeån bieán. ÔÛ goùc ñoä nhoû suy nghó baûn thaân neâu leân tình traïng ñoá kî, phaân hoùa hieän nay, nguyeân nhaân phaùt sinh vaø ñeà nghò giaûm thieåu: ÔÛ chung trong cö xaù cao nieân coù ngöôøi da traéng, toâi thaáy ñaëc tính cuûa hoï khoâng phaûi haàu heát, nhöng phaàn ña soá ít ñeå yù ñeán chuyeän rieâng cuûa ngöôøi khaùc, vaø noùi veà caù nhaân mình.Trong sinh hoaït coäng ñoàng noùi thaúng coù sôû cöù khoâng sôï maát loøng. Töï troïng bieát nhaän sai khi thaáy ña soá khoâng ñoàng yù vaø giaûi thích cho bieát. Chuyeän tranh luaän xong cho qua roài queân ñi ít töï aùi noùi ñi noùi laïi. Chæ toû tin caäy khi nhìn thaáy roõ nhaân caùch hieän taïi cuûa ñoái töôïng, khoâng quan taâm gia theá, hoïc vò, quyeàn löïc quaù khöù. Coù thaùi ñoä töï nhieân khoâng quî luïy tröôùc ngöôøi thöôïng löu, uy quyeàn, giaàu sang. Trong giao teá thaáy ai coù haønh ñoäng baátïï thöôøng, chæ toû khoù chòu kín ñaùo. Neáu quaù ñaùng thì ñeán thaåm quyeàn chung cö nhôø giaûi quyeát. Hieám thaáy coù thaùi ñoä pheâ bình cheâ bai ngöôøi khaùc sau maët, vaø ñeà cao mình.
Khi noùi vaø laøm thöôøng taäp trung vaøo muïc ñích. Thöôïng toân phaùp luaät. Ít caûm tính tranh caõi beø caùnh. Coù khuynh höôùng tha thöù ñeå ñöôïc thanh thaûn. Ñoâi luùc cao höùng cuõng taïo hình thöùc, cöû chæ, coù lôøi noùi khaùc thöôøng, ñeå ngöôøi chung quanh chuù yù ñeán mình. Nhöng laøm nieàm vui chöù khoâng coù yù noåi danh, vì hieåu muoán coù danh phaûi taøi naêng, hoaëc laøm ñöôïc vieäc gì xuaát chuùng khieán moïi ngöôøi tin phuïc. Höõu saï töï nhieân höông. Taïo thaønh löïc ñaåy vöôït söùc huùt naâng mình leân, coøn töï mình naâng mình seõ bò huùt trì keùo xuoáng. Quy luaät. Khi coù dòp ñöùng tröôùc ñaùm ñoâng chæ noùi vaøo ñeà ngaén goïn. Khoâng daønh leân noùi vôùi chuû yù tìm caùch cho moïi ngöôøi bieát maët bieát teân, hoaëc ñeå ngöôøi ta khoâng queân mình. Khi toû loøng traéc aån thì theå hieän baèng thieän nguyeän moät caùch laëng leõ.Coù tinh thaàn taäp theå vaø laøm vieâc nguyeân taéc, traùch nhieäm. Coi thaùi ñoä ganh gheùt, phaân chia laø kyø thò vi luaät Gia naõ Ñaïi.Veà ñôøi soáng tieän nghi choã ôû, y phuïc keå caû tranh, töôïng thôø luoân ñoåi môùi, toû ra raát chòu mua saém theo tuùi tieàn cuûa mình, vôùi yù thöùc tieâu thuï ñeå phaùt trieån kinh teá chung, Ñoà y phuïc, giaày cuõ vv... ñöôïc chuøi, giaët saïch roài ñem ñeán ñöa nhaø thôø ñeå cho ngöôøi ngheøo, di daân môùi tôùi. Coù khi mang ra ñeå ngoaøi raøo cho ngöôøi qua ñöôûng, khoâng coù tình traïng ích kyû thaø ñem vöùt ñi chöù khoâng cho ai.Tình traïng naøy toâi ñaõ thaáy ôû Vieät Nam sau ngaøy 30 thaùng 4 naêm 1975 ôû caùc nhaø giaàu môùi: Coù moät con choù ñoùi ñi kieám aên, tha veà nhaø chuû ngheøo moät taûng thòt heo khoaûng hai kí loâ. Moi ra ôû trong thuøng nöôùc gaïo cuûa nhaø Coâng an kinh teá trong xoùm.Thòt laäu tòch thu mang veà aên vì coù muøi oâi neân boû ñi. Nhöng ñoái vôùi nhaø ngheøo ñem röûa saïch boùp muoái kho maën, aên deø seûn ñöôïc caû tuaàn thöùc aên, trong luùc nhòn theøm vì khoâng coù tieàn mua.
Troâng ngöôøi nhìn laïi baûn thaân mình, neáu coù ñöôïc moät soá tính neát toát keå treân thì ñôõ coäng nghieäp. Nhöng vì sinh laàm theá kyû vaø lôùn leân ôû xaõ hoäi bò ngoaïi nhaân thoáng trò, hoaëc chi phoái tröïc tieáp, giaùn tieáp. Chieán tranh trieàn mieân laøm ñôøi soáng ba chìm baåy noåi chín leânh ñeânh , neân luoân phaûi thuû theá vaø laán löôùt ñeå soáng coøn. Do ñoù, khoâng traùnh ñöôïc tieâm nhieãm tính xaáu hôn laø toát, nhaát laø baûn chaát ñoá kî gaây chia reõ di caên. Thôøi gian chæ thaáy taêng bieát laø sai maø khoâng giaûi quyeát ñöôïc vì baát löïc. Roài töï an uûi laø ñôøi cua cua maùy, ñôøi caùy caùy ñaøo, thaùi ñoä buoâng suoâi nhaän haäu quaû keùo daøi khoâng khai phoùng ñöôïc.
Naêm di daân tî naïn ñaõ böôùc qua thöù 28 , Coäng ñoàng Vieät nam töø vaïn söï khôûi ñaàu nan, vaø chæ thôøi gian ngaén ñaõ thaêng tieán laøm ngaïc nhieân theá giôùi. Nhaát laø saûn sinhø theá heä keá thöøa con hôn cha laø nhaø coù phuùc. Coù nhieàu gia ñình qua maáy theá heä töø oâng ñeán cha ñeàu doát do bò thoáng trò. Nay con chaùu vöôït bieân qua ñaây, tö chaát bình thuôøng, khoâng phaûi con doøng chaùu gioáng môùi hoïc saùng daï. Nhöng do bieát thaân neân ñaõ coá gaéng hoïc toát nghieäp chuyeân moân, toát nghieäp ñaïi hoïc, kieám vieäc laøm oån ñònh, noåi danh. Chòu khoù cuõng laø thieân taøi. Trong luùc coù ngöôøi tröôùc ñaây raát gioûi nay laïi thaát baïi. Khoâng ai giaàu ba hoï, khoâng ai khoù ba ñôøi.
ÔÛ Vieät nam ngheøo töø maáy ñôøi, laøm vaát vaû vaãn khoâng ñuû aên. Neân ñeán nay nhôø töøng traûi neân khi vöôït bieân ñöôïc nhaän ñònh cö ôû nöôc thöù 3 ñaõ raát chòu khoù ñi laøm, trôû neân khaù giaû mua nhaø, mua xe. Ai thaùo vaùt trôû thaønh trieäu phuù. Ai thoâng minh sieâng hoïc trôû neân khoa baûng. Noùi toùm laïi ngöôøi di daân, tî naïn ña naêng, nhöng laïi toû ra luùng tuùng tröôùc tình traïng phaân hoùa di caên, do hoaøn caûnh chuû quan, khaùch quan gaây neân. Heä luïy naøy laøm aûnh höôûng ñeán söï thaêng tieán cuûa Coäng ñoàng, coù khi coøn laøm voâ hieäu thí duï: Neáu ngöôøi Vieät Nam noùi chung hieän nay keát hôïp laïi ñöôïc thì coù theå rôøi non laáp bieån. Coøn phaân hoùa thì duø xuaát chuùng ñeán ñaâu, cuõng chæ phuïc vuï cho theá giôùi. Nhöõng minh chaâu laáp laùnh chieáu saùng ñôn ñoäc. Khoâng theå giuùp ñöôïc Coäng ñoàng hay coá höôngø ñang caàn nhö haïn mong möa.
2
Thuoäc lôùp tuoåi quaù giaø coù ñoâi chuùt bieátø mình, bieát ngöôøi neân aên naên, saùm hoái, vaø traên trôû vaøi söï vieäc keùm haøi hoøa. Neân yù thöùc neáu muoán hoäi tuï loøng ngöôøi phaûi ñeå yù giaûm thieåu, coù coøn hôn khoâng , Vì thieáu dieãn ñaøn töï do, vaø Coäng ñoàng chöa coù ban ñaïi dieän ñeå ñeà ñaït. Toâi maïn pheùp söû duïng taïp vaên tính chaát taûn maïn tính ñaïi chuùng ñeå neâu leân, khaùc vaên chính trò chuyeân ñeà khoâ khan keùn ngöôøi ñoïc.Truyeän hö caáu thöôøng leä, nhöng caên cöù kinh nghieäm baûn thaân, vaø coù thaät töøng traûi .Tuy nhieân, do trình ñoä giôùi haïn vaø khoâng traùnh ñöôïc chuû quan caûm tính, neân chaéc coù ñieàu sai.Toâi caàu söï goùp yù, chæ daãn cuûa ñoäc giaû veà ñieåm sai, vaø ñeà ñaït cuûa toâi coù thích hôïp ôû ñaây khoâng, ñeå toâi söûa ñoåi thích nghi ?
3
Trong thöïc ñôn ñaõi aên taân gia coù moùn caø ri deâ, ñöôïc thöïc khaùch khen gia chuû naáu ngon khoâng keùm nhaø haøng.Theo aâm lòch thì naêm 2003 laø naêm Quyù Muøi, neân thòt deâ vaø ruôïu ngoïc döông ngaâm thuoác baéc “oâng uoáng baø khen” laø ñeà taøi cuûa nam giôùi. Haøo höùng haáp daãn noùi chuyeän Baéc Myõ xöù laïnh tình noàng, aên thòt deâ boå aâm, boå döông veà ñeâm nay thaáy haïnh phuùc. Coøn vôï choàng treû, nhaát laø môùi cöôùi coù khi veà ñeán nhaø laø thaáy haïnh phuùc lieàn, vì ñöông thì muøa xuaân tình yeâu. Chuyeän teáu ñaõ laøm moät soá caùc baø, caùc coâ, voán nöõ tính e leä phaûi ñoû maët. Coù baø ngöôøi Baéc troïng tuoåi laáy gioïng thaân maät ñaøn chò la ñoà phaûi gioù, laäp töùc coù ñoái ñaùp coi chöøng”Thöôïng Maõ Phong”. Laøm baø noåi sung naït ñoà Quyû söù nhaø trôøi roài im luoân. OÂng choàng cuûa baø ngoài ôû phe ñaøn oâng, maët ñoû röôïu coøn baät cöôøi coù thaùi ñoä taùn thaønh phe ta.
Nhieàu thöïc khaùch cuøng cöôøi ngaû nghieâng, cuõng coù ngöôøi ngaån ra khoâng hieåu, vaø yeâu caàu cho bieát lieân töø chöõ nho naøy laø gì maø soâi noåi vaäy? Nhöng khoâng ai daùm giaûi nghóa do baát tieän vaø vì trong luùc coù quyù beà treân hieän dieän. Neân maáy oâng chæ noùi nhoû roài cöôøi vôùi nhau caøng gaây theâm toø moø. Ñaïi yù noùi ngöôøi ta thöôøng caàu ñeán ngaøy maõn phaàn, duø leân thieân ñöôøng hay xuoáng ñòa nguïc cuõng ñi mau maén. Ñöøng keùo daøi beänh taät, keùo daøi haáp hoái vì nuoái tieác cuûa caûi, vôï beù, naøng haàu. AÂn haän tham, saân, si quaù möùc ñaõ gieo tai hoïa cho ñoàng loaïi. Cheát ñang du döông vôùi myõ nhaân laø cheát xöôùng treân neäm eâm. Coøn töû traän ôû chieán tröôøng da ngöïa boïc thaây, chæ coù tieáng ñöôïc toå quoác tri aân, nhöng laø cheát khoå ít ai ham, tröø ngöôøi kieät xuaát. Thaân höõu vui veû côûi môû, khoaûnh khaéc taïm queân phieàn toaùi thöïc taïi.
4
Nhaø môùi trang trí toaøn ñoà thôøi trang, truyeàn hình maøn aûnh maët phaúng ñang haùt nhaïc cuûa trung taâm Asia.Thì coù moät thöïc khaùch yeâu caàu ñoåi xem baêng Video soá 63 cuûa trung taâm Thuùy Nga, chuû ñeà “Yeâu”, phaùt haønh naêm ngoaùi raát hay. Ngöôøi naøy noùi xem laïi môùi roõ heát, xem moät laàn vì hình phaùt nhanh nhìn khoâng kòp. Moïi ngöôøi trong baøn tieäc chaêm chuù xem baêng nhaïc, coù moät soá taùn thöôûng MC thuyeát minh duyeân daùng ,khoâi haøi yù nhò. Ngheä thuaät bieåu dieãn cuûa nam nöõ ca nhaïc só vaø vuõ coâng taøi naêng. Saøn quay thu hình, thu aâm hieän ñaïi. Hoaït caûnh maøu saéc myõ thuaät haáp daãn, sinh ñoäng .Baêng nhaïc cuûa trung taâm Thuùy Nga keå töø ngaøy phaùt haønh ñeán nay coù tieáng ôû haûi ngoaïi, ñöôïc caû daân tî naïn vaø daân trong nöôùc aùi moä, Tuy nhieân, veà ngheä thuaät duø coù hay ñeán ñaâu cuõng khoâng theå laøm haøi loøng taát caû moïi ngöôøi.Nhaát laø thöïc khaùch ôû ñaây hoâm nay tuy laø thaønh phaàn di daân tî naïn, nhöng ñi tröôùc ñi sau, trình ñoä, sôû thích khoâng ñoàng ñeàu, neân söï thöôûng thöùc coù ñoâi söï khaùc bieät. Do ñoù, ñaõ xaåy pheâ bình tranh luaän khoâng phaûi veà ca nhaïc hay dôû, maø laïi laø vaán ñeà MC thuyeát minh chuû ñeà doøng thôøi gian cho baûn nhaïc “Coù bao giôø em hoûi” Vì hai beân ñeàu laø ngöôøi coù trình ñoä hieåu bieát, töøng traûi, neân ñoái thoaïi mang neùt hoäi luaän veà hieän haèng toùm thuaät sau:
5
Môû ñaàu thuyeát minh baøi haùt” Coù bao giôø em hoûi ” MC Ngoïc Ngaïn noùi veà tình töï queâ höông daân toäc raát laø caûm ñoäng. Sau ñoù chuyeån qua rieãu haøi laïi coù yù phaûn baùc Huyeàn Söû AÂu Laïc vaø 4000 naêm vaên hieán, ñöôïc saép ñaët lyù luaän :Khai maøo MC Kyø Duyeân noùi em qua Myõ töø nhoû hoïc vaên hoùa Myõ neân thích gioáng Myõ (American way). Tuy nhieân khi lôùn leân hieåu bieát neân ñaõ thay ñoåi, vaø raát haõnh dieän laø ngöôøi Vieät Nam, muoán hoïc lòch söû nöôùc nhaø.
MC Ngoïc Ngaïn traû lôøi: hoïc Vieät Nam söû löôïc cuûa hoïc giaû Traàn troïng Kim.
MC Kyø Duyeân hoûi: Baø AÂu Cô ñeû 1000 tröùng?
MC Ngoïc Ngaïn söûa coù moät traêm khoâng phaûi ngaøn (nguyeân vaên) Khaùn giaû cöôøi. MC Kyø Duyeân laïi yeâu caàu noùi veà huyeàn söû vaø 4000 naêm vaên hieán. Mc Ngoïc Ngaïn giaûi thích caên cöù saùch chính söû cuûa Trung Hoa vaø Vieät Nam, thì lòch söû Vieät Nam chæ khoaûng 3000 naêm, coøn neáu tính caû huyeàn söû thì leân tôùi gaàn 5ooo naêm, nhöng khi ñeà caäp huyeàn söû laïi noùi:
Coøn söï thaät coù thaáy Roàng bao giôø ñaâu, vaø Tieân cuõng chöa bao giôø gaëp caû. (nguyeân vaên).Veà tröôøng hôïp 50 con theo cha xuoáng bieån, 50 theo meï leân nuùi ñaõ keát luaän: theá laø nöôùc Vieät Nam chia laøm ñoâi, tieáp MC Kyø Duyeân phuï hoïa” Ngay töø ñaàu” Coù thöïc khaùch noùi, nghe thuyeát minh, ñoái thoaïi cuûa MC laøm gôïi nhôù luùc coøn ôû Vieät Nam.Coâng an phöôøng chæ ñònh moãi gia ñình phaûi cöû moät ngöôøi lôùn, ñi nghe noùi chuyeän veà toân giaùo ôõ sôû vaên hoùa, thoâng tin thaønh phoá. Hoâm ñoù dieãn giaû laø moät caùn boä ngöôøi Baéc , töôûng tuyeân truyeàn moät chieàu nhöng coù ñoaïn noùi: Do con ngöôøi khieáp sôï tröôùc nhöõng hieän töôïng thieân nhieân, neân cho laø coù moät quyeàn uy cuûa ñaáng voâ hình. Töø ñoù ñaõ phaùt sinh toâng giaùo, tuøy vuøng vaø coù teân goïi khaùc nhau. Nhöng cuøng thôø moät ñaáng toái cao” Thöôïng ñeá “ laø nhu caàu tinh thaàn, roài keát luaän:
Coøn Phaät Thích Ca vaø Chuùa Gieâ-Su chæ laø nhaø tö töôûng thuyeát giaûng, roài noái tieáp caùc nhaø tö töôûng keá thöøa caên cöù vaø boå sung vieát ra kinh, saùch löu truyeàn. Rieâng Chuùa treân trôøi, vaø Thích Ca tu ñaéc ñaïo thoaùt voøng luaân hoài laø chuyeän thaàn thoaïi. Veà suy nghó môùi thaáy caùn boä Coäng saûn aùp duïng thuaät tuyeân truyeàn ñaàu tieân noùi Duy linh , sau ñoù laáy Duy lyù daãn giaûi vôùi muïc ñích baùc boû nieàm tin Duy taâm. Coøn MC Ngoïc Ngaïn baây giôø luùc ñaàu cuõng noùi veà tình töï daân toäc raát chí lyù, nhöng sau ñoù laáy Duy lyù ñaët caâu hoûi huyeàn söû vôùi duïng taâm phaûn baùc.
6
Trích daãn suy luaän Huyeàn söû:
Traêm con laø phöùc bieán moãi ñöùa moät khaùc nhöng ôû trong moät boïc duy nhaát. Hieän töôïng laø phöùc bieán, nhöng baûn theå laø ñoàng nhaát, ñoàng baøo (*) Ñi vaøo huyeàn söû qua nhieàu giai thoaïi vöôït caû coõi nhaân gian, ñeå taâm ñoäng ñeán quyû thaàn vaø xuùc caûm caû vaïn vaät. Tuïc ngöõ: Laáy vôï keùn toâng, laáy choàng keùn gioáng. Tröùng roàng laïi nôõ ra roàng. Liu ñiu laïi nôõ ra doøng liu ñiu. Söï haõnh dieän doøng doõi laø chaát suùc taùc laøm coâng daân heát loøng gìn giöõ töï haøo daân toäc.
Vieät Nam söû löôïc huyeàn söû Roàng Tieân, 4000 naêm vaên hieán, do Hoïc giaû Traàn troïng Kim bieân soaïn vaûo thaäp nieân 1920 , ñöôïc pheùp daïy ôû caáp tieåu hoïc thôøi Phaùp. Ñeán thôøi Quoác gia saùch söû naøy vaãn ñöôïc duy trì trong giaùo khoa, vaø thaáy phoå bieán treân vaên ñaøn töø thaäp nieân 1930 cho ñeán nay, ñaõ thaâm nhaäp vaøo taâm tö quaàn chuùng traûi qua nhieàu theá heä :
“Gioù Ñoäng ñình meï ru con nguû
Traêng Tieàn ñöôøng aáp uû naêm canh
Tieát trôøi thu laïnh laønh lanh
Coû caây khoùc haï hoa caønh thöông ñoâng
Boàng boàng boáng boáng boâng boâng
Voõng ñaøo meï beá con Roàng chaùu Tieân..”
Thô Khai Trinh
Tuy nhieân, cuõng coù saùch vaø tham luaän phaûn baùc huyeàn söû “Roàng Tieân”. Ñieån hình coù Vieät Nam Söû Löôïc Toaøn Thö cuûa Phaïm Vaên Sôn, vaø tham luaän con Roàng chaùu Tieân cuûa Hoaøng Vaên Chí vv...Tuy nhieân caùc taùc phaåm naøy sau khi phoå bieán cuõng chæ ñöôïc xeáp vaøo thö vieän, vaên khoá löu tröõ, ñeå daønh veà sau naøy khi Vieät Nam coù Haøn laâm vieän Quoác Gia. Thì laáy laøm taøi lieäu ñoùng goùp bieân soaïn pho chính söû Vieät Nam toaøn thö caên baûn. Rieâng Vieät Nam söû löôïc cuûa Hoïc Giaû Traàn Troïng Kim, vaãn laø saùch giaùo khoa chöa coù saùch naøo thay theá.
7
Trong boái caûnh naøy MC Ngoïc Ngaïn laø nhaø giaùo, nhaø vaên coù theå tham luaän goùp yù veà Vieät Nam söû löôïc nhö neâu treân. Coøn ñöa vaøo hoaït keâ vaên ngheä giaûi trí ñeå thuyeát minh, rieãu haøi nguï yù phaûn baùc, thì khoâng thuyeát phuïc vaø coøn laøm chaïm loøng ñaïi chuùng.
Cuõng nhö trong moät cuoán baêng khaùc, ñaõ rieãu haøi ngöôøi mua nhaø noùi nhôø ôn Chuùa, Mc Ngoïc Ngaïn noùi laø nhôø chuû nhaø baêng. Ñuùng laø nhö vaäy, nhöng coù ngöôùi ngoan ñaïo suøng tín khoâng haøi loøng.
Ñeà caäp tö duy, trôøi sanh con ngöôi coù baûn naêng vaø lyù trí, trong sinh toàn ngoaøi phaûn öùng baûn naêng, coøn bieát duïng trí ñeå tieán leân.Khi nhaân loaïi ñaït vaên minh coù ngoân ngöõ, vaên töï thì söï suy nghó goïi laø tö duy. Coù nhieàu tö duy, nhöng ñieån hình coù Duy lyù, Duy taâm, Duy vaät ñöôïc noùi tôùi nhieàu nhaát :
Duy lyù thöïc duïng nhöng khoâng kî Duy taâm..
Duy vaät aùp duïng khoa hoïc bieän chöùng baùc boû Duy taâm, tö duy naøy tin töôûng ñôøi soáng taâm linh huyeàn nhieäm, chæ caûm nhaän ñöôïc baèng tieàm thöùc, duyeân nghieäp, chöù khoâng theå nhìn baèng maét, sôø baèng tay.
Ngöôøi Vieät nam töø xöa goïi tieáng saám laø Trôøi gaàm, tieáng seùt neït tia chôùp truùng cheát ngöôøi goïi la øTrôøi ñaùnh. Cuõng coù ngöôøi sinh thôøi choïc trôøi khuaáy nöôùc,baïo thieân nghòch ñòa.Nhöng ñeán luùc veà giaø töøng traûi nhaän thöùc ñöôïc Saùt na cuûa Phaät, 10 ñieàu raên cuûa Chuùa.Neân ñaõ tìm veà ñôøi soáng taâm linh ñeå nöông naùu cuoái ñôøi, treã coøn hôn khoâng : Quy y tam baûo, trôû laïi ñaïo, saùm hoái, aên naên. Toäi nhaân töû hình xin ñöôïc caàu sieâu, röûa toäi tröôùc khi thoï hình. Daân Haø noäi baøn taùn Thuû töôùng Coäng saûn Phaïm vaên Ñoàng, ngaøy gaàn cuoái ñôøi ñaõ laøm caàu sieâu cho vôï cheát vì beänh ñieân vaø xin quy y Tam baûo.
8
Coøn tröôøng hôïp MC Kyø Duyeân noùi baø AÂu Cô ñeû 1000 tröùng vì khoâng thuoäc söû thì laï quaù.Caên cöù tuaàn Thôøi Baùo Toronto soá 912 vaø 914 phaùt haønh vaøo thöù saùu ñeà ngaøy 26-10-2002 vaø 2-11-2002, treân trang vaên ngheä, Kyù giaû Tröôøng Kyø ñaõ vieát veà Nguyeãn Cao Kyø Duyeân keå sau: Caùch nay 20 naêm luùc ôû tuoåi thieáu nöõ ñaõ saùng taùc truyeän ngaén “Treân Ñænh Cao Tuyeät Vôøi”, göûi ñeán oâng Tröôøng Kyø ñeå ñaêng treân baùo do oâng laøm chung vôùi nhaïc só Tuøng Giang. Hieän nay coâ laø luaät sö, laøm MC do sôû thích vaø coi laø ngheà tay traùi. Moät maãu ngöôøi ña taøi: Vieát, chuïp aûnh, caõi bieän hoä ôû toøa aùn vaø ca haùt, ñuùng ra coøn thieáu chöa keå taøi vuõ ñieäu, ñoùng kòch.
Veà tröôøng hôïp MC Kyø Duyeân bò khaùn thính giaû pheâ bình ngheà nghieäp, phaân taùch coù ñieåm ñuùng. Ñaïi yù coù tröôøng hôïp do thaáy ñuïng chaïm ñeán mình duø laø voâ tình nhö rieãu veà nhaân daùng chaúng haïn , hoaëc vì khoâng hieåu. Nhöng cuõng coù pheâ bình do ñoá kî, ganh gheùt coâ laø con nhaø sang caû, coù taøi saéc vaø danh tieáng , OÂng Tröôøng Kyø moâ taû coâ Kyø Duyeân coù thöøa tö caùch ñeå ñöa ra nhöõng nhaän xeùt rieâng, moät caùch raát thaønh thöïc veà ñoái töôïng cuûa ngheà MC .(nguyeân vaên) Ñoàng thôøi trích daãn ñeå leân ñaàu hai baøi baùo lôøi phaùt bieåu:
1-Caøng ngaøy caøng heát chuyeän noùi, hieän nay gaàn nhö khoâng bieát laøm sao cho khoûi ñuïng chaïm. Hoïa may em vaø anh Ngaïn cöù ñuøa veà ngöôøi ñieân laø coøn may ra ñöôïc, vì ngöôøi ñieân khoâng ñi coi :show” neân khoâng phaûn ñoái mình (nguyeân vaên).
2-Ngöôøi Vieät Nam mình khoâng cheâ laø khen vaø ít khi khen laém. Phaàn ñoâng coi moät caùi gì ñeå kieám caùi cheâ hôn laø khen (nguyeân vaên).
Khoâng hieåu taïi sao MC Kyø Duyeân laïi laáy taâm lyù caù bieät cuûa moät soá khaùn thính giaû, ñeå gaùn taâm lyù ñoù cho chung ngöôøi Vieät Nam, neáu vieát laø chæ coù moät soá thì thuyeát phuïc hôn. (gene) ? Chaúng leõ moät ngöôøi coù trình ñoä vaø saéc saûo nhö vaäy laïi khoâng thuoäc huyeàn söû, vaø khi thuyeát minh coøn nhaéc ñeán khuûng long “Dinosaur” ñeû nhieàu tröùng, trong luùc ñang noùi veà meï AÂu Cô ñeû 100 tröùng.
Theo tin töôûng coå truyeàn thì khoâng neân baùng boå taâm linh vì laø ñieàu toái kî raát ñoäc. Töôïng baèng ñaát ñeå leân beä thôø, caàu nguyeän, thaép nhang khaán vaùi. Tuïc ngöõ: coù thôø coù thieâng, coù kieâng coù laønh.
9
Moät söï ngaãu nhieân truøng hôïp laø trong naêm, coù nöõ ca só Ñaëng tuyeát Mai thaân maãu cuûa Mc Kyø Duyeân, ñaõ ñeán Toronto haùt giuùp vui trong buoåi hoïp maët cuûa hoäi AÙi Höõu Haûi Quaân.Trong trình dieãn baø coù sen keõ chaâm bieám veà chia reõ. Coù nhieàu ngöôøi voã tay taùn thöôûng, nhöng laïi khoâng nghó chính baûn thaân mình coù bò di caên tính ñoá kî chia reõ khoâng ? Baø coøn ñöôïc ñöa leân trang vaên ngheä, vaø kyù giaû Tröôøng Kyø ñaõ vieát veà moái duyeân “kyø ngoä” cuûa baø môùi ñaây sau khi ly dò, ñi theâm böôùc nöõa keå sau: Ngöôøi baïn ñôøi laø oâng Buøi xuaân Hieán maëc duø ôû löùa tuoåi” Nhi nhó thuaän”, nhöng trong duyeân muoän ñaõ noùi raát say ñaém. Treân moïi phöông dieän toâi ñeàu keùm so vôùi oâng Nguyeãn cao Kyø, nhöng veà yeâu Tuyeát Mai thì hôn. Thaät ñeïp haïnh ngoä duyeân phaàn, laøm coõi traàn bôùt ñöôïc chuùng sinh coâ ñôn,
Coøn oâng Nguyeãn cao Kyø thaân phuï cuûa Mc Kyø Duyeân cuõng thaáy ñaêng treân baùo ôû Toronto, veà chuyeän oâng töï thuaät trong taùc phaãm “Con Caàu Töï -Bouddha’s child”, saùng taùc chung vôùi moät nhaø vaên Myõ chuyeån ngöõ tieáng Vieät. Chuyeän oâng töøng ñöôïc Toång bí thö Ñoå Möôøi döï ñònh môøi veà Vieät Nam ,vaø saép höôùng daãn moät ñoaøn thöông gia ñi tieáp thò Vieät Nam, theo lôøi môøi cuûa giôùi thaåm quyeàn. Coäng saûn. Tin naøy phaùt xuaát töø moät baøi phoûng vaán oâng Kyø ñaêng treân baùo UÙc ñaïi lôïi, ñöôïc truyeàn thoâng, baùo chí Vieät Nam chuyeån ngöõ ñaêng taûi vaø bình phaåm Sau ñoù oâng Kyø ñaõø phaûn öùng môøi moät soá giôùi haïn truyeàn thoâng ñeán hoïp baùo ñeå phaân traàn laø bò xuyeân taïc, ñöôïc ñöa leân Internet. Ai ñuùng ai sai nhôø coâng luaän voâ tö.
10
Noùi veà caùc Töôùng laõnh QLVNCH thoaùt thaân ñöôïc ra haûi ngoaïi sau 30- 4 1975, thaáy ña soá giöõ thaùi ñoä traàm laëng. Coù oâng vieát hoài kyù hoaëc ghi cheùp laïi söï kieän töøng traûi, ñöôïc bieát ñeå löu laïi haäu theá. Söï hình thaønh QÑQGVN.(1948-1975). Chieán söû oai huøng laäp coâng traïng löøng laãy. Naém vöõng tay suùng cho ñeán vieân ñaïn cuoái cuøng. Maát thaønh cheát theo thaønh. (*) SINH VI TÖÔÙNG TÖÛ VI THAÀN (*). Nguyeãn khoa Nam, Leâ vaên Höng, Nguyeãn vaên Phuù, Traàn vaên Hai, Leâ nguyeân Vyõ vv... Noãi caêm hôøn nhöôïc tieåu...Cuõng coù ngöôøi haønh ñoäng gaây dò nghò, ñieån hình coù nguyeân Thieáu Töôùng Haïnh theo Coäng saûn, Ñoã Maäu veà Vieät Nam noùi xaáu cheá ñoä Quoác Gia. OÂng Maäu ñaõ cheát aâm thaàm vì beänh giaø ôû Myõ vaøo naêm 2002. Rieâng hai oâng nguyeân Toång Phoù Thieäu-Kyø coù ñoâi laàn xuaát hieän tuyeân boá moät vaøi ñieàu. Laø laäp töùc bò daân tî naïn phaûn ñoái, nhöng coù ngöôøi thoâng caûm caùc oâng cuõng chæ laø naïn nhaân.
Chæ hôn ngöôøi laø coù moätù thôøl aên treân ngoài choác, sai ngöôøi ta vaøo choã nguy hieåm, vaø coù phöông tieän chaïy thoaùt thaân khi thaát baïi maát mieàn Nam, boû maëc daân chuùng, quaân ñoäi. Ñaëc bieät vaøo ngaøy 21 thaùng 4 naêm 1975, oâng Thieäu vaø thaùp tuøng coù nguyeân Toång tham möu tröôûng, luùc ñoù vöøa xin Toång thoáng Traàn vaên Höông cho töø nhieäm. Treân truyeàn hình oâng Thieäu sau khi ñaû kích Myõ boäi öôùc roài tuyeân boá laø trao quyeàn cho phoù Toång thoáng Traàn vaên Höông, ñeå trôû veà Quaân ñoäi saùt caùnh chieán ñaáu vôùi binh só. Nhöng lieàn sau ñoù caû 2 oângù ñaõ cuøng leân maùy bay ñaøo nguõ. Chính ngöôûi vieát ñöôïc xem treân truyeàn hình trong ñôn vò, trong luùc nghe tin töôùng Nguyeãn khoa Nam Tö leänh Quaân ñoaøn 4 toå chöùc töû thuû ôûû mieàn taây töø beân kia caàu baéc Myõ Thuaän. Cam keát noùi sai mang toäi vaø chòu traùch nhieäm veà löông tri vaø luaät phaùp veà noùi leân söï thaät naøy.
Daân chôi baøi caøo baøn coù söï ngaãu nhieân laø cheá ñoä ñeä nhò Coäng Hoøa baét ñaàu naêm 1963 ( 9 nuùt ), toàn taïi 9 naêm 1963-i975, ngaøyToång thoáng Thieäu giao quyeàn Phoù toång Thoáng Traàn vaên Höông laø ngaøy 21 thaùng 4 naêm 1975, ñuùng 9 ngaøy laø mieàn Nam xuïp ñoå. Maëc duø vaäy khi oâng cheát “Nghóa töû laø nghóa taän” ñaùm ma cuûa oâng vaãn coù moät soá nguyeân laø quaân nhaân caùc caáp thuoäc Quaân Binh chuûng QLVNCH ñeán phuùng ñieáu, ñi ñöa ñaùm theo leã nghi Phaät giaùo.Coù chuyeän laø sau 30 -4 1975 daân mieàn Nam sau khi ñaõ neám muøi Coäng saûn. ÔÛ taâm traïng aân haän bò maéc löøa neân tröôùc ñoù khuynh höôùng tin Coäng saûn. Neân ñaõ tieác hai oâng naøy theå hieän qua ñoàng dao, haùt laùi:
Uôùc ao bao giôø cho ñeán ngaøy xöa. ?
Ñaû ñaûo Thieäu Kyø mua gì cuõng coù,
UÛng hoä Hoà chí Minh (Do majeur) (*) mua ñinh phaûi xin giaáy. Haùt laùi baøi nhö coù baùc Hoà trong ngaøy vui giaûi phoùng: Nhö coù baùc Hoà ñang ngoài chôi xì pheù. Ngoài keá beân laø oâng Nguyeãn cao Kyø.Trôøi ñaát ôi Hoà chí Minh aên gian, ñaùnh cheát meï noù ñi .Coù moät ngöôøi ñieân ñaõ bò boä ñoäi gaùc ôû ngaõ ba Trung luông Myõ Tho baén cheát khi haùt baøi naøy. Ngöôøi ta noùi naïn nhaân nguyeân laø coâng chöùc thôøi Quoác gia, bò maéc beänh taâm thaàn ñi lang thang. Luùc tænh bieát chaøo hoûi ngöôøi quen, luùc ñieân goïi Coäng saûn laø quyû vöông ,roài haùt nhöõng baøi xuùc phaïm cheá ñoä phaùt sinh töø ñoàng dao. Coù ngöôøi noùi laø saám Traïng trình, coù ngöôøi noùi laø cô buùt, töïu chung do baát maõn cheá ñoä neân naåy ra caùch choáng ñoái baèng hình thöùc tieâu cöïc.
11
Ñeà caäp veà phaân hoùa thì phaûi thoâng hieåu vaán naïn gaây ra: Thôøi Phaùp cai trò aùp duïng chính saùch boùc loät, ngu daân vaø chia ñeå trò. Ba mieàn Baéc,Trung, Nam coù ba theå cheá thoáng trò: Baûo hoä, Hoaøng trieàu cöông thoå, Thuoäc ñòa. Döôùi cheá ñoä Coäng saûn, vôï choàng cuõng phaûi caûnh giaùc. Ñaáu tranh giai caáp tieâu dieät “Trí Phuù Ñòa Haøo”. Hoàng hôn chuyeân, xaõ hoäi soáng bon chen baát keå nhaân tính. Naêm i954, Vieät nam bò caùc sieâu cöôøng aùp ñaët chia ñoâi Baéc Nam. Chieán tranh 1946-1975, mieàn Baéc laø thaønh trì xaõ hoäi chuû nghóa, mieàn Nam laø tieàn ñoàn choáng Coäng. Hai beân cuøng hoï haøng xa gaàn, saùt phaït nhau thaúng tay baèng vuõ khí vieän trôï cuûa hai khoái Tö baûn vaø Coäng saûn. Ngoaïi tröø thôûi gian töø naêm 1954 ñeán naêm 1960, mieàn Nam ñöôïc soáng thanh bình. Saigon laø hoøn ngoïc Vieãn ñoâng. Coøn ôû thoân queâ ñaõ ñöôïc nhaø vaên Dö thò dieãm Buoàn, taû queâ ngoaïi ôû xaõ Myõ Ñöùc quaän Caùi Beø, tænh Ñònh töôûng, toùm trích keå sau: Daân chuùng an cö laïc nghieäp. ñöôøng ñi töø quoác loä 4 vaøo Quaän, Xaõ ñöôïc tu boå traùng nhöïa. Caàu baéc qua raïch nhoû baèngû coät xi maêng vaø loùt vaùn cho daân ñi, coøn raïch lôùn caàu xaây kieân coá löu thoâng ñöôïc xe Lam. Laøng coù traïm y teá , tröôøng sô hoïc. Cô sôû toâng giaùo Chuøa, Nhaø thôø ñöôïc tu boå xaây caát theâm. Daân chuùng töï do ñi laïi khoâng phaûi xin pheùp, ban ñeâm khoâng giôùi nghieâm. Chính quyeàn laøng xaõ uy tín, tình hình an ninh traät töï, ít thaáy xaåy ra phaïm phaùp.
Ñeán naêm 1960 Coäng saûn laäp maët traân Giaûi phoùng mieàn nam, Beán Tre ñoàng khôûi, xaõ Myõ ñöùc maát an ninh. ÔÛ ñaâu xuaát hieän côø ñoû sao vaøng laø choã ñoù xaåy baát haïnh. Neân ngöôøi daân noùi Coäng saûn coù bieät taøi laøm xaáu ñi nhöõng gì ñang toát ñeïp. Sau khi mieàn Baèc nhôø aên may ñaõ chieán thaéng mieàn Nam vaøo ngaøy 30 -4 1975.Thay vì ñem tình thöông soùa boû haän thuø kieán thieát Quoác gia haäu chieán. Nhöng mieàn Baéc ñaõ xöû taøn teä ñoái vôùi mieàn Nam , vaø sai laàm tieán leân Xaõ hoäi chuû nghóa. Haäu quaû phaûi nhieàu theá heä môùi hoùa giaûi ñöôïc, nhaát laø söï oaùn hôøn ngöôøi trong nöôùc. Suy nghó laïi cuoäc chieán thì meï Vieät Nam bò thieät ñôn thieät keùp.Thua thieät do söï gaây taùc haïi cuûa chuû nghóa Coäng saûn, vaø coøn bò ñoái xöû ích kyû cuûa phe Tö baûn ñoàng minh. Noùi veà chieán tranh duø keùo daøi ñeán ñaâu cuõng höõu haïn roài qua ñi trong queân laõng, nhöng ñeå laïi haäu quaû toaøn dieän vaø voâ haïn. Sau ngaøy 30-4-1975 coù moät soá ngöôøi Vieät phaûi boû goác gaùc di daân tî naïn vaøng thau laãn loän. Vôùi truyeàn thoáng sieâng naêng, saùng taïo, chæ thôøi gian ngaén ñaõ hình thaønh Coäng ñoàng phaùt ñaït veà hoïc vaán, kinh doanh, lao ñoäng chaân tay, trí oùc.
12
Theo leõ töï nhieân haïnh phuùc naøo cuõng phaûi traû giaù, vaø coù toát coù xaáu. Nhöng neáu muoán thuï höôûng thaønh quaû cuoäc soáng cho coù yù nghóa.Thì phaûi can ñaûm gaïn ñuïc khôi trong , chaét loïc boû bôùt caùi xaáu ñeå laáy caùi toát.Traùnh tình traïng cheâ vaên hoùa Vieät nam huû laäu .Trong luùc raát chaäm haáp thuï tinh hoa môùi, coøn tieâm nhieãm vaên hoùa ñoài truïy, caën baõ thì raát nhanh, hoaëc coøn teä hôn laø voâ vaên hoùa. Neáp soáng môùi taây phöông troïng caù nhaân, laøm theo vi tính thieát keá, tính theo giôø.Tuïc ngöõ Vieät Nam ôû ñaâu aâu ñaáy. ÔÛ oáng thì troøn, ôû baàu thì giaøi. Gaàn möïc thì ñen, gaàn ñeøn thì raïng. Soáng ôû haûi ngoaïi söï giao thieäp cuûa ngöôøi Vieät Nam coù moät soá vaãn duy trì theo neà neáp ôû queâ nhaø. Nhöng ñôøi soáng hieän ñaïi gheùp vaøo khuoân khoå vôùi ñaày ñuû tieän nghi vaø maùy moùc . Giao thieäp chuû yeáu duøng ñieân thoaïi, gaëp nhau ngoaøi ñöôøng chæ thaêm hoûi sô saøi roài voäi vaõ ñi vì phaûi lo ñôøi soáng. Töø ñoù tình caûm bò aûnh höôûng, ñieån hình ñoâi khi gaëp ôû choã hoïp coâng ñoàng thì phaàn ña soá khi xong laø maïnh ai ngöôøi aáy veà. Neáu coù cho soá ñieän thoaïi xaõ giao thì cuõng ít khi goïi laïi, vaø neáu coù goïi chæ khi naøo caàn thieát vieäc gì, nhôø caäy vv...
Chöa keå trong thôøi gian gaäp nhau ngaén nguûi, qua tranh luaän coøn xaåy baát ñoàng yù kieán, baát hoøa. Ai cuõng daønh phaàn phaûi vaø cho mình laø ñuùng, laø gioûi hôn.”Vaên mình vôï ngöôøi” Roài böôi moùc quaù khöù, bòa ñaët noùi xaáu, chuïp muõ nhau. Phe mình ñaùnh phe ta, ñaøo saâu chia reõ. Ñoâi khi quen gaëp nhau ngoaøi ñöôøng thaáy töø xa, laøm boä taûng lôø coi nhö khoâng thaáy.Tình caûm Vieät Nam, xoùm gieàng taét löûa toái ñeøn thaáy nhau, moät ngaøy neân nghóa chuyeán ñoø neân quen, ñeán nay laø chuyeänï hieám coù.Trong gia ñình ñaõ xaåy ra xung ñoät vaên hoùa cuõ, môùi, do chaäm hoøa nhaäp vaø dung hoøa. Neân ñaõ phaùt sinh nhieàu chuyeän maø tröôùc ñoù hieám coù: Vôï choàng giaø coù con chaùu ñaày ñaøn coøn ly thaân. Con caùi ñoái xöû teä baïc vôùi cha meï. Anh chi em ruoät coi nhau nhö ngöôøi döng, nöôùc laõ. Ñôøi soáng naëng veà caù nhaân vaø vaät chaát laøm con ngöôøi coâ ñôn, chai saïn tình caûm . Trong luùc kieáp ngöôøi ngaén nguûi, ñaõ ñöôïc moâ taû nhö vaït naéng, boùng caâu, maây bay, thaáy ñaáy roài maát ñaáy, soáng göûi thaùc veà.”Voâ thöôøng”.
13
Ngoaøi xaõ hoäi coù haïng ngöôøi thöôøng khoe hoïc vò, chöùc töôùc, giaàu sang thôøi Quoác gia vaø coøn bòa theâm. Nguïy taïo hoài kyù noùi toát veà mình, xuyeân taïc caù nhaân,söï kieän lòch söû xaåy ra. Nhöng khi noùi ñeán söï tranh ñaáu hy sinh döôùi côø cuûa Quaân Caùn Chaùnh Quoác gia. Thì laïi coù thaùi ñoä pheâ phaùn khoâng coâng bình, chæ noùi nhöôïc ñieåm, trong luùc ñaâu coù xaõ hoäi naøo traùnh ñöôïc. Coi nheï daân nöôùc ñaõ toán bieát bao cuûa caûi, moà hoâi, xöông maùu voâ danh vaø höõu danh môùi coù ngaøy hoâm nay. Coù moät danh ngoân veà söï hy sinh : Ñöôïc soáng soùt laø maéc nôï nhöõng ngöôøi ñaõ cheát . Ai khoâng nhôù ñeán nhöõng ngöôøi ñaõ cheát laø theâm moät laàn nöõa phaûn boäi hoï. (Nhaø vaên Elie Wiesel ngöôøi Loã ma ni g6c Do Thaùi giaûi Nobel hoøa bình naêm 1986 )
Traùnh neù tham gia ñoùng goùp vaøo lôïi ích coäng ñoàng, chæ ñöùng ngoaøi pheâ phaùn voâ traùch nhieäm hoaëc phaù ñaùm. Trieät ñeå khai thaùc keõ hôû ôû xaõ hoäi töï do, ñeå laøm baâî,cöù lyø maët laø daønh ñöôïc phaàn. Coù ngöôøi coøn caäy taøi cao ngaïo, kyø thò, laán aùt ngöôøi yeáu theá ñeå thoûa maõn baûn naêng. Neáu coù laøm vieäc gì chæ nhaèm ñeå noåi danh caù nhaân, vuï lôïi , coøn vì aùi quoác, vì tha nhaân laø thöù yeáu. Hoang töôûng hö danh Haønh ñoäng naøy ñaõ töøng laøm haïi thôøi Quoác gia, nay laïi mang sang ñaây gaây roái ôû haûi ngoaïi, aûnh höôûng ñeán theá heä keá thöøa, con saâu laøm saàu noài canh. Ngoaøi gaây taùc haïi coøn laøm aûnh höôûng ñeán uy tín cuûa Coäng ñoàng, khi coù thaåm giaù baèng thoáng keâ vi tính, ñieän toaùn cuûa thôøi ñaïi vaên minh.Thôøi nay chuyeän Phong thaàn Thieân lyù kính laø coù thaät, töø treân chín töøng maây baèng phöông tieän khoa hoïc. Ngöøôi traàn maét thòt coù theå nhìn thaáy ñaøn kieán sieâng naêng, vaø hung haõn giaønh moài caén nhau seù nhau taøn baïo. Trong Coäng ñoàng ña vaên hoùa Gia naõ Ñaïi, seõ ghi laïi voâ tö veà öu nhöôïc ñieåm nhaân sinh quan cuûa Coäng ñoàng Vieät Nam trong giai ñoaïn hình thaønh.Caàu mong theá heä keá thöøa khi nhìn vaøo,thaáy haõnh dieän hôn laø buoàn tuûi.Tuoåi treû caàn coù quaù khöù ñeå haõnh dieän, laø chaát suùc taùc phaán ñaáu trong hieän taïi vaø höôùng veà töông lai hy voïng.
14
Ñeà caëp veà tu haønh coù nhöõng vò xuaát ,nhaäp theá haønh ñaïo cöùu nhaân ñoä theá. Ñieån hình: Cha Gildo Dominici ngöôøi YÙ ñaïi lôïi, teân Vieät nam laø Ñoã minh Trí, ñaïi aân nhaân cuûa thuyeàn nhaân tî naïn. Caùc nhaø tu chaân chính noi göông Hoøa thöôïng Huyeàn Quang, Quaûng Ñoä veà ñöùc ñoä, veà tranh ñaáu baûo veä ñaïo phaùp, nhaân quyeàn. (*) Nhöng cuõng coù tu quoác doanh tay sai. Tu danh lôïi huû hoùa traàn tuïc, möôïn ñaïo taïo ñôøi, töï phong chöùc saéc. Troán vieäc quan ñi ôû chuøa. Giaû daïng tu ñeå troán lao ñoäng, khoâng traû nôï aùo côm.Phaät daïy tu khoâng daïy caàu, ta thaønh Phaät, chuùng sinh cuõng thaønh Phaät. Theá nhaân chôù buoân thaàn baùn thaùnh, ñaàu cô Phaät. Muoái duøng öôùp caù ñeå khoûi bò öôn , nay muoái cuõng bò uôn, laøm sao ñaây ?
15
Veà noùi tieáng Vieät, traûi caû gaàn ngaøn naêm bò Taàu trò, ngoùt traêm naêm bò Phaùp trò, tieáng Vieät vaãn coøn, chæ bò pha do hoaøn caûnh khaùch quan. Nhöng nhôø ñoù maø ñeánø nay trôû neân phong phuù vaø coø nhôø Thaàn khí thaùnh linh ban cho maãu töï La Hy thay theá chöõ nho khoù hoïc. Coøn hieän giôø chöa ñaày ba thaäp nieân di daân, tî naïn, söï sao laõng tieáng Vieät ôû Coäng ñoàng laø moät böùc xuùc khoân nguoâi, ngoân ngöõ coøn goác Vieät môùi coøn. Nhaân loaïi hieän coøn giöõ ñöôïc nhöõng coå tích cuûa thôøi vaên minh coå ñaïi. Nhöng caùc daân toäc chuû cuûa caùc neàn vaên minh naøy, coù moät soá khoâng coøn nöõa. Ñaõ bò ñoàng hoùa vaøo daân toäc khaùc, vaø chæ coøn dieän maïo chöa laãn ñöôïc.Vì taïo hoùa hình thaønh sinh vaät töøng nhoùm, thôøi gian coù bieán daïng tieán hoùa nhöng khoâng xoùa ñöôïc nguoàn goác. Ngaøy nay khoa hoïc hieän ñaïi ra coâng tìm nguyeân nhaân xoùa soå treân baûn ñoà theá giôùi, cuûa caùc daân toäc neâu treân, vaø ñöa ra nhieàu luaän cöù khaùc nhau. Luaän cöù ñôn daûn laø daân toäc ñoù sau khi ñaït cöïc thònh, luùc ñeán chu kyø ñi xuoáng do tranh chaáp .do bieán thieân. Trong hoaøn caûnh naøy ñaõ phaûi taûn maùt ñeå sinh toàn. Nhöng sau ñoù khoâng coù khaû naêng hoäi tuï laïi, neân phaûi tuøy nghi ñoàng hoùa vaøo daân toäc khaùc ñeå soáng coøn .Coù daân toäc bò töù taùn, bò chieám ñoùng vaø ñoàng hoùa ñieån hình nhö Vieät Nam, Do Thaùi, Pa leùt tin, nhöng nhôø kieân trì giöõ löûa. Roài khi taïo ñöôïc öu theá, ñaõ hoäi tuï vuøng leân giaønh hoaëc döïng laïi nöôùc, vieát leân huøng söû nhaân loaïi. Nhöng cuõng coù daân toäc vì baát löïc neân ñaõ bò ñoàng hoùa vónh vieãn nhö neâu treân, ñoù laø noãi baát haïnh taän cuøng.
16
Hieän nay laø thôøi sieâu daãn ñieän toaùn, keå veà taøi nguyeân, nhaân löïc noùi chung cuûa Vieät nam. Coù khaû naêngù xaây döïng ñöôïc moät Quoác gia saùnh vai ôû treân theá giôùi. Nhöng coøn bò caùc theá löïc thaàn quyeàn, theá quyeàn chi phoái, vaø chuyeân chính vaãn coøn ñoù, Ngoaøi heä luïy keå treân coøn trôû ngaïi laø saùc öôùp Hoà ly vaãn coøn ôû laêng Ba ñình, thì noùi chung coøn gaây khoù cho coâng cuoäc thoáng nhaát loøng ngöôøi. Sanh tieàn oâng ban haønh Tuyeân ngoân ñoäc laäp ngaøy 2 thaùng 9 naêm 1945. Noäi dung laáy yù trong Tuyeân ngoân ñoäc laäp cuûa Hieäp chuùng quoác Hoa kyø, vaø töøø Quoác hieäu cuûa nöôùc Phaùp coù doøng chöõ: Caàn lao-Gia ñình-Toå quoác (Travail-Famille-Patrie). Doøng chöõ döôùi Quoác hieäu Vieät nam daân chuû Coäng hoøa laø Ñoäc laäp-Töï do-Haïnh phuùc. Sao cheùp tö töôûng Daân toäc. Daân sinh. Daân quyeàn cuûa nhaø caùch maïng Trung hoa Toân trung Sôn. Tuyeân ngoân daân chuû nhöng aùp ñaët chuyeân chính voâ thaàn,vaø sau traûi aùp duïng thöïc teá ñaõ gaây thaûm hoïa cho ñaát nöôùc ngaøy nay.Thaûm traïng chieán tranh teát Maäu thaân laø haønh ñoäng cuoái cuøng tröôùc khi lìa traàn. OÂng cheát vaøo naêm 1969, con ngöôøi sanh ra töø ñaát roài trôû veà ñaát “Hoaøn thoå quy nguyeân” vónh haèng sieâu thoaùt. Nhöng aùc nghieäp sui khieán, thaân saùc cuûa oâng, ñaõ bò caùc ñoàng chí ñem öôùp roài ñeà vaøo tuû kính cho ngöôøi ta vaøo xem. Muïc ñích ñöa leân haøng thaàn töôïng, ñeå noái tieáp söï nghieäp theo di chuùc cuûa ñænh cao trí tueä, laø hoaøn thaønh Toå quoác Xaõ hoäi chuû nghóa. Ñeán nay Coäng saûn chæ laø hoang töôûng vôùi heä luïy, nhöng caùc ñoàng chí haäu dueä vaãn duy trì saùc öôùp naøy, ñeå keùo daøi ñaëc quyeàn, ñaëc lôïi.Töùc toái khoâng sieâu thoaùt ñöôïc neân trôû thaønh hoân aùm baùo haïi ngöôøi soáng. Laêng laïi xaây treân vuøng ñaát khoâng ñuùng pheùp phong thuûy Thaùi cöïc, Löôõng nghi. Neân ñaõ laøm ñoäng treä ñeán linh ñòa cuûa Ñaïi la thaønh,Thaêng long Ñoâng Ñoâ ngaøn naêm vaên vaät. Khaùc vôùi caùc neàn vaên minh coå, raát caàn troïng vieäc xaây laêng taåm vua chuùa. Vaøo theá kyû 20 döôùi cheá ñoä Coäng saûn voâ thaàn, khi laõnh tuï cheát ñem öôùp xaùc, vaø xaây laêng böøa baõi laøm daân nöôùc gaëp nhieàu baát haïnh .(Leâ nin, Hoà chí Minh, Mao traïch Ñoâng)
Vaøo naêm 1010 sau Coâng nguyeân vua Lyù thaùi Toå ñaõ dôøi Ñoâ veà vuøng linh ñòa naøy. Trong Chieáu thieân ñoâ ñaõ vieát:”...Ñaïi la Thaønh traïch thieân ñòa khu vöïc chi trung, ñaéc long baøn hoå cöù chi theá, chaùnh nam ,baéc, ñoâng, taây chi vò, tieän giang sôn höôùng boäi chi nghi. Thaønh Ñaïi la ôû vaøo choã trung taâm, coù theá roàng chaàu hoå phuïc, ñuùng vò trí giöõa boán phöông nam baéc ñoâng taây, tieän nghi hình theå nuùi soâng . Neân choïn laøm Kinh sö Ñeá nghieäp. Thaønh Ñaïi la sau ñoåi laø Thaêng long vôùi truyeàn thuyeát, vua ngöï thaáy hieän töôïng Roàng bay leân trôøi.(*) Theo giaûi thích cuûa thuaät Phong thuûy, thì duø nhaø ôû cö daân, quaàn theå xoùm laøng cho ñeán nhöõng kieán truùc ñoà soä taàm côõ Quoác gia. Khi xaây döïng treân ñòa theá ñeàu bò aûnh höoûng boán phöông taùm höôùng, sinh khí nuùi non, doøng chaåy, soâng ngaàm, bieån caû. Veà ñòa hình phaûi choïn löïa thích nghi cho töøng loaïi: nhaø ngöôøi daân ôû, phoá thò, cung ñieän vua chuùa, ñeàn ñaøi thôø phöôïng, thaønh quaùch, nghóa trang vv... Neáu laøm ñuùng hay sai tuøy möùc ñoä, seõ nhaän söï tieän vaø baát tieän. Laøm aûnh höôûng ñeán sinh hoaït ñôøi soáng caù nhaân, doøng hoï, quaàn theå xaõ hoäi. Neân ñaõ coù tröôøng hôïp do sai quy caùch, roài gaây ra taùc haïi thaáy roõ. Sau ñoù phaûi xoay höôùng, phaù boû, thay theá môùi yeân. Ñieàu naøy ñaõ thaáy xaåy ra treân thöïc teá khoâng coù dò ñoan.
17
Ngoaøi ra coøn coù tröôøng hôïp ngoaïi leä ôû Coäng ñoàng .Ñieàn hình: ÔÛ Toronto coù hoäi ngöôøi Vieät vöøa kyû nieäm 30 naêm thaønh laäp. Hoài töôûng söï hình thaønh moät toå chöùc phuïc vuï coâng coäng vaø toàn taïi laâu daøi. Phaûi tri aân loøng haûo taâm, vaø coâng cuûa ñoùng goùp höõu danh voâ danh ñaïi chuùng ,Ai coù ñöùc seõ löu danh, laø chuyeän lôùn. ÔÛ ñaây chæ neâu leân ôû goùc ñoä nhoû vaøi söï vieäc ñang xaåy ra noùi ñeán: Noäi quy cuûa hoäi veà baàu cöû: Hoäi vieân öùng cöû Hoäi ñoàng quaûn trò phaûi coù hai hoäi vieân giôùi thieäu, trong ñoù moät laø ñöông kim quaûn trò vieân. Toå chöùc hoäi chôï teát coù lôøi hay bò loã khoâng coâng khai cho hoäi vieân vaø Coäng ñoàng bieát. Tieàn kyù thaùc ôû ñaâu vaø söû duïng laøm vieäc gì? Maëc duø ñaõø nhaân danh hoäi ngöôøi Vieät ñeå keâu goïi thieän nguyeän vieân,vaø yeåm trôï haûo taâm cuûa ñaïi chuùng. Treân khaùn ñaøi khai maïc hoäi chôï teát Quyù muøi 2003, ñaêng hình ôû bìa Thôøi baùo soá 945 ngaøy 20 thaùng 02 naêm 2003, thaáy vaéng boùng côø vaøng ba soïc ñoû. Queân mang côø ñeå laøm nghi leã khai maïc hoäi chôï, phaûi ñi möôïn cuûa ñoaøn theå Höôùng ñaïo Gia naõ ñaïi goác Vieät nam. ÔÛ ñaây laø xaõ hoäi daân chuû phaùp trò, ñoù laø quyeàn cuûa hoäi, ban toå chöùc. Nhöng veà phöông dieän Coäng ñoàng laøm sao thuyeát phuïc loøng ngöôøi .Vì ñieàu kieän öùng cöû vaøo ban quaûn trò cuûa hoäi khaùc Gia naõ ñaïi. ÔÛ ñaây coâng daân khoâng phaïm phaùp, coù taøi ñöùc laø ra öùng cöû. Ai ñaët ra ñieàu kieän baûo laõnh naøy, nhaèm muïc ñích gì neân giaûi thích lyù leõ, ñeå coäng ñoàng coù yù kieán ? Ñoàng thôøi di daân, tî naïn Coâng saûn, ñaõ moät thôøi ñöôïc maàu côø naøy che chôû ,baèng xöông maùu cuûa Quaân Daân Caùn Chính Vìeät Nam Coäng Hoøa. .
Hieän nay caên cöù treân danh saùch ñaêng treân Ñaëc san kyû nieäm 30 naêm thaønh laäp 1972-2002, môùi bieát hoäi coù 279 hoäi vieân. Khoâng thaáy noùi sinh hoaït, ñoùng nieân lieãm. Ñeà caäp thôøi gian qua veà thöïc teá sinh hoaït, chæ thaáy hoïp maët taïi cô sôû khi toå chöùc ñaïi hoäi baàu cöû nhieäm kyø ban Quaûn trò. Hoïp ôû toøa Thò chính Toronto ñeå baøn baïc veà laûnh vöïc haønh chaùnh. Soá hoäi vieân tham döï keå caû caûm tình vieân thöôøng ñaït tyû leä khieâm toán. Khoâng thaáy sinh hoaït hoäi vieân ñeå kieåm thaûo, baøn baïc chöông trình coâng taùc ngaén, daøi haïn, phaùt trieån hoäi. Veà ñieàu haønh laøm theo nguyeân taéc coâng chöùc ñuùng giôø döôùi quyeàn Giaùm ñoác. Ngöôøi vieát laø hoäi vieân ñeán naêm 2002 môùi nghæ. Thaáy sao noùi vaäy, nhaän chòu traùch nhieäm veà löông tri trung thöïc vaø luaät phaùp.
18
Trong Coäng ñoàng coù cö daân Kim Phuùc ñöôïc taëng haøm” Ñaïi söù hoøa bình ôû Lieân hieäp quoác”. Ngaïn ngöõ: Huy chöông naøo cuõng coù maët traùi. Thôøi chieán tranh Vieät nam luùc leân chín tuoåi traùnh ñaïn giao tranh giöõa ta vaø ñòch, ôû moät ngoâi chuøa laøng nôi cö nguï, Roài ruûi bò thöông chaùy phoûng ôû caáp ñoä nheï do bom saêng ñaëc.Trong luùc QLVNCH ñaùnh ñuoåi Coäng saûn xaâm laêng quaän Traûng baøng tænh Taây ninh. Hình aûnh moät beù gaùi côûi boû quaàn aùo chaïy treân ñöôøng do phoùng vieân ngoaïi quoác chuïp ñöa leân baùo tin chieán söï, Ñaõ bò phaûn chieán trieät ñeà söû duïng choáng chieán tranh. Coäng saûn söû duïng taâm lyù chieán choáng Quoác gia VIEÄT NAM COÄNG HOØA. Ñeán sau ngaøy 30 thaùng 4 naêm 1975, Coäng saûn ñöa vaøo trieån laõm trong baûo taøng toäi aùc Myõ, Nguïy ôû thaønh phoá Saigon.Veà öu ñaõi Kim Phuùc ñöôïc Xaõ hoäi chuû nghóa nuoâi cho aên hoïc, nhöng khoâng thaâyù ñoã ñaït gì caû. Ngöôøi vieát troâng thaáy laø nhôø sau ngaøy 30 thaùng 4 naêm 1975, ñaõ keït laïi ôû Vieät Nam treân 17 naêm. Y thò keát hoân vaøo naêm 1992 ñöôïc öu ñaõi ñi du lòch Nga höôûng tuaàn. Khi trôû veà töø phi tröôøng Cuba chuyeån tieáp gheù Toronto.Vôï choàng ñaõ nhaân cô hoäi xin tî naïn chaùnh trò ôû Gia naõ ñaïi . Luùc baùo chí phoûng vaán baø traû lôøi: Toâi luoân bò Coäng saûn ñöa ñi tuyeân truyeàn, taám hình ñaõ laøm toâi noåi tieáng, nhöng noù ñaõ laøm cho cuoäc soáng khoâng nhö yù muoán …
Keå töø ngaøy ñònh cö ôû Gia naõ ñaïi, tuy laø daân tî naïn nhöng gia ñình Kim Phuùc khoâng quan heä vôùi Coäng ñoàng, vaø coøn tieáp tuïc bò phaûn chieán lôïi duïng trong tröôøng hôïp nguy taïo keå sau: Vaøo ngaøy Cöïu chieán binh Hoa kyø 11 thaùng 11 naêm 1996 toå chöùc taïi Hoa thònh ñoán, trong buoåi leå khi chöông trình ñeán phaàn nhoùm phaûn chieán baø ñaõ xuaát hieän phaùt bieåu: Ngaøy hoâm nay neáu ñöôïc ñoái dieän vôùi phi coâng neùm bom, toâi seõ noùi thöa oâng chuùng ta khoâng theå thay ñoåi lòch söû, nhöng neân laøm ñieàu toát ñeïp cho hieän taïi vaø töông lai ñöôïc hoøa bình “. Laäp töùc coù Muïc sö John Plummer 49 tuoåi ngoài ôû döôùi haøng gheá ñi leân nhaän mình laø phi coâng . Hai ngöôøi oâm choaøng laáy nhau, ngöôøi noùi xin loãi , ngöôøi noùi tha thöù. OÁng kính chuïp aûnh chôùp röïc saùng thu hình, ñem ñaêng baùo laøm nhieàu ngöôì meàm loøng xuùc ñoäng.
Nhöng sau ñoù söï rao giaûng hoøa bình ñaõ bò baùo Baltimore Sun ngaøy 14 thaùng 12 naêm 1997 phaùt giaùc.Thôøi chieán tranh Vieät nam oâng Muïc sö naøy luùc chöa ñi tu, coù phuïc vuï khoâng quaân nhöng laøm ôû döôùi ñaát. Cuï the coøn coù oâng Ronald.N. Timberlake nguyeân Thieáu taù phi coâng thuoäc sö ñoaøn 1 khoâng kî. Luùc ñoù ñoùng ôû phi tröôøng Bieân hoøa, ñaõ göûi thö cho baùo Myõ vaø Vieät nam cho bieát thöïc traïng coù ñoaïn vieát ñaïi yù: Lôøi tha thöù cuûa baø Kim Phuùc ñaõ nhaàm choã, vì khoâng löïc Hoa kyø khoâng heà neùm traùi bom naøy. Ñoàng thôøi sau ñoù chính Muïc sö Plummer cuõng ñaõ nhaän loãi laø maïo nhaän, ñaêng treân baùo Baltimore Sun. (Ñoïc baøi vieát cuûa baø Nhaøn ôû San Francisco, ñaêng treân tôø luaân löu Goùp gioù, tieáng noùi tranh ñaáu cuûa ngöôøi Quoác gia) Thôøi theá chieán thöù hai trong phi haønh ñoaøn phaùoñaøi bay B29 cuûa khoâng löïc Hoa kyø ñi neùm bom nguyeân töû ôû thaønh phoá Hiroshima vaø Nagasaki Nhaät baûn. Coù moät phi coâng sau khi giaûi nguõ, vì aân haän thaáy do baøn tay nhaán nuùt cuûa mình, maø caû moät thaønh phoá ñoâng daân trôû thaønh ñòa nguïc löûa, neân saùm hoái ñi tu trôû thaønh Linh muïc.Vì laâu ngaøy queân maát teân, tin naøy ñaêng trong baùo QLVNCH trích trong Science et vie. OÂng Muïc sö naøy thích hö danh neân giaû doái vaäy.Baây giôø thaáy baø Kim Phuùc xuaát hieän laøm thieän nguyeän, hoaëc hieän dieän trong toå chuùc laïc quyeân töø thieän cuøa ngöôøi baûn xöù, vaø ñi rao giaûng hoøa bình khi coù dòp . Ñöôïc môøi leân truyeàn hình phoûng vaán. Moät maãu ngöôøi sinh ra ñeå noåi tieáng, nhöng neáu khoâng töï coâ laäp, vaø veà soáng hoøa nhaäp vôùi coäng ñoàng cuûa mình ñang cö nguï. Ñoù môùi laø toû thieän chí hoøa bình moät caùch thieát thöïc . Phaûn chieán mang laïi haïnh phuùc töï do thì baø ñaâu co xinù tî naïn?
19
Quy luaät, hoøa bình ñeå chuaån bò chieán tranh, ngheøo khoù ôû vuøng naøy laø sung tuùc ôû vuøng khaùc, vaø caùc nöôùc nhöôïc tieåu thöôøng laø naïn nhaân cuûa caùc sieâu cöôøng. Nhöng sau chieán tranh môùi bieát ñuùng sai, söï huûy dieät vaø laøm ñoåi môùi tieán boä. Ngaøy nay khoâng ai phuû nhaän ñöôïc chaùnh nghóa Quoác gia choáng Coäng . Naêm 2000 Quoác hoäi Hieäp chuùng quoác Hoa kyø ñaõ vinh danh Quaân löïc Vieät nam Coäng hoøa. Naêm 2003 moät töôïng ñaøi chieán só Hoa kyø vaø Vieät nam ñaõ ñöôïc döïng ôû Ca li phoùc ni a. Côø vaøng Quoác gia vaø côø Hieäp chuùng quoác Hoa kyø tung bay song song, nôi taäp trung ngöôøi tî naïn ñoâng nhaát ôû haûi ngoaïi. Chieán tranh Vieät nam ñaõ goùp phaàn laøm tan raõ Coäng saûn quoác teá, giaûi phoùng keàm keïp treân theá giôùi, vaø ñe doïa theá chieán thöù ba huûy dieät baúng vuõ khí haït nhaân. Môû ra moät traät töï theá giôùi môùi, maëc duø Tö baûn cuõng coù nhöôïc ñieåm cuûa noù, nhöng hieän nay chöa coù yù thöùc heä naøo thay theá ñöôïc.Ngöôøi ñang ñöôïc höôûng thaønh quaû cuûa Tö baûn, coù theå goùp yù xaây döïng. Khoâng neân thieáu thaän troïng ñaû kích baèng caûm tính, roài cho laø öu thôøi maãn theá. Thôøi sieâu daãn, ñieän toaùn trí thöùc phaûi caäp nhaät öùng duïng, khoâng lyù thuyeát xuoâng. Döoùi cheá ñoä Phong Thöïc choàng ñoã oâng Ngheø, vôï cuõng ñöôïc goïi laø baø Ngheø. Moät ngöôøi laøm quan caû hoï ñöôïc nhôø. Hieän nay ôû haûi ngoaïi thôøi Tö baûn hoïc vaøhaønh, khi toát nghieäp phaûi ñöôïc söû duïng thì baèng caáp môùi coù giaù trò thöïc teá
20
Naêm 1996 ôû Toronto phaùt haønh bieân khaûo Traàn Luïc, taàm côõ ñoà soä, do taäp theå tu só, trí, giaû, giaùo sö goùp taøi lieäu, baøi vieát, tham luaän vv ...ôû ñaàu trang soá 338 coù ñoaïn vaên: Keát luaän cuûa taùc giaû laø veà tuaân thuû luaät phaùp vaø canh taân xöù sôû. Phong traøo Caàn vöông yeâu nöôùc bao nhieâu, thì phong traøo “Vaên thaân” baùn nöôùc baáy nhieâu. Dö luaän noùi:Toå chöùc Vaên thaân khôûi nghóa xuaát phaùt töø giôùi daân ngheøo, aùi quoác. Muïc ñích “Bình taây saùt taû”, nhöng laïi choáng luoân trieàu ñình An Nam vì cho laø buø nhìn, tay sai Phaùp. Phong traøo Vaên thaân chæ haønh ñoäng cuoàng tín choáng phaù ñaïo giaùo, vaø khuûng boá giaùo daân voâ toäi , ñaâu coù baùn nöôùc cho ai? Moät thaønh kieán xuyeân taïc lòch söû, neáu taùc giaû bieát töï troïng phaûi ñính chính, neáu khoâng laø phaïm troïng toäi.
21
Trong moät Ñaëc san tuoåi Haïc ôû baøi phieám, coù ñoaïn vieát choáng Coäng khoâng ruïng sôïi loâng chaân. Neáu laø noùi rôõn chôi thì khoâng sao, nhöng ñöa leân moät Ñaëc San ngöôøi giaø thì voâ taâm quaù. Thöïc teá khi ñöôïc nöôùc Gia naõ Ñaïi cöu mang thì ai cuõng phaûi lo ñôøi soáng môùi. Coøn ñoái vôùi coá höông neáu coù Ñoäc laäp. Töï do, Haïnh phuùc roài, thì ñaâu coù coøn gì ñeå thaéc maéc. Nhöng vì thaáy queâ nhaø nhieãu nhöông quaù neân ñoäng loøng traéc aån. Do ñoù, caàu mong thay ñoåi cheá ñoä baèng theå hieän tinh thaàn oân hoøa, theo luaät phaùp sôû taïi cho pheùp, chöù hai baèng tay khoâng choáng ai? Theâm nöõa Coäng saûn ñaâu coù coøn maø choáng.?
ÔÛ Toronto môùi coù theâm Nguyeät san “TREÛ”, ñaêng nhieàu truyeän laáy töø baùo ôû Vieät Nam thuoäc theå vaên thuaàn tuùy, nhöng neùt ñaëc bieät teân baùo in chöõ Treû raát gioáng baùo Treû ôû thaønh Hoà. Noùi veà di daân, tî naïn cuøng chung soá phaän, nhöng keû ñi tröôùc, ngöôøi ñi sau, maát maùt khoâng ñoàng ñeàu. Coù moät soá baát haïnh bò taøn gia baïi saûn, cheát ngöôøi thaân, bò ñaày ñoïa trong tuø Coäng saûn thôøi gian daøi.Neân raát nhaäy caûm khi troâng thaáy caùi gì töø maàu saéc ñeán hình thöùc coù neùt aån duï. Gioáng nhö daân Do thaùi troâng thaáy côø chöõ Vaïn Ñöùc Quoác Xaõ. Daân Cam pu Chia troâng thaáy côø Khôø Me ñoû. Vaán naïn naøy phaûi coøn laâu môùi queân ñöôïc.
22
Nhaân dòp töôûng nieäm Quoác naïn, trích keå laïi vaên chöông moâ taû moät thaûm caûnh thuûy taùng ngöôøi vöôït bieân cheát treân thuyeàn vì ñoùi khaùt beänh hoaïn: Phaûi maáy ngöôøi suùm laïi môùi laáy ñöôïc ñöùa beù saùu thaùng tuoåi ñaõ cheát ra khoûi tay meï noù, khi baø ñaõ baát tænh vì daèng co. Sau ñoù khi tænh laïi ngöôøi meï khoán khoå laúng laëng ñi leân mui, roài nhaåy xuoáng bieån cheát theo con. Thuyeàn boû luoân vì khoâng coù khaû naêng laùi voøng trôû laïi ñeå cöùu vôùt. Ñeâm traêng thöôïng tuaàn trôøi trong laáp laùnh sao, gioù nheï bieån eâm, aùnh traêng sao phaûn chieáu soùng laên taên taïo caûnh ñeïp nhö mô. Ngöôøi cheát khi ñaåy xuoáng bieån laøm tung toùe nöôùc roài chìm ngay, coøn maáy goùi myø neùm theo noåi daäp deành theo löôïn soùng daùt vaøng...
23
Vaøo ñaàu thaùng 4 naêm 2003 ôû Toronto coù toå chöùc bieåu tình taïi saân toøa Thò chính , uûng hoä Myõ vaø pheâ phaùn Thuû töôùng Gia naõ ñaïi. Khoâng taùn thaønh Myõ ñôn phöông taán coâng I Raéc, ñaõ aûnh höôûng ngoaïi giao.Trong ñaùm ñoâng thaáy coù khoaûng möôøi cö daân goác Vieät thaønh phaàn cöïu quaân nhaân, mang côø vaøng ba soïc ñoû vaø bieåu ngöõ taùn thaønh chieán tranh I Raéc, ñaõ giaûi thoaùt ngöôøi daân ra thoaùt ñoäc taøi .Hoâm ñoù neáu khoâng trôû laïnh, baûo tuyeát thì soá ngöôøi tham gia coøn coù theâm nöõa. Haønh ñoâng naøy ñuùng, sai, hay ñoùng goùp coù choáng coù uûng hoä, phaûi thôøi gian thaáy lôïi hay haïi môùi lyù giaûi ñöôïc. Coøn tröôøng hôïp Thuû töôùng Jean Chreùtien choáng thaùi ñoä”American first” cuûa Myõ laø xöû theá theo leõ phaûi. Sau 40 naêm tham chính vaø saép maõn nhieäm, oâng ñaõ haønh xöû ñuùng phong caùch: Laäp nghieäp. Laäp danh. Laäp ngoân. Laäp ñöùc coù haäu .
Ñaát nöôùc Gia naõ ñaïi roäng gaàn 10.000000 caây soá vuoâng, taøi nguyeân phong phuù, daân soá ñuû naêm maàu da hôïp laïi, vaên hoùa ña nguyeân, chæ coù treân 30 trieäu daân. Quoác kyø neàn traéng tinh khoâi hieàn hoøa, ôû giöõa hình laù Phong maàu ñoû ñeïp haøng ñaàu cuûa saéc thieân nhieân. Laù caây Phong haøng naêm khi ñeán chuyeån muøa thu ñoâng laø ñoåi maàu tuyeät ñeïp. Maät cheá töø caây Phong uoáng laønh vaø boå. Gia naõ Ñaïi laø nôi soáng toát treân tinh caàu, ngöôøi daân hieàn hoøa khoâng phaûn chieán choáng caùi aùc, nhöng nguyeän voïng soáng hoøa bình coâng chính.Tuy nhieân, trong theá chieán vaø chieán tranh cuïc boä ôû theá kyû vöøa qua, coâng daân Gia naõ ñaïi ñeàu coù ñoùng goùp baèng chieán ñaáu hy sinh. Nhöng chuû yeáu laø Daân söï vuï giuùp ñôõ nhaân ñaïo vôùi tinh thaàn phuïc vuï cao caû, ñieàn hình trong chieán tranh Vieät Nam.
24
Hieän nay Coäng ñoàng Vieät nam ôû Toronto coù ñuû taát caû, nhöng chöa coù baùo vaø dieãn ñaøn töï do. Vì ngaïi neáu coù maø khoâng kieàm cheá ñöôïc laïi laøm gaây roái theâm. Ñöôïc caùi noï hoûng caùi kia, söï thieáu naøy ñaõ boû qua moïi chuyeän roài gaây neân doàn neùn. Ñieån hình coù ngöôøi xaáu lì lôïm khai thaùc keõ hôû luaät phaùp, hoaëc caäy thaàn theá laøm caøn, laán hieáp ñoàng höông, ñieån hình nhö giöït huïi. Naïn nhaân öùc quaù muoán ñi thöa nhöng khoâng bieát caùch vaø coù tieàn möôùn luaät sö. Theâm nöõa neáu coù thöa thì neáu toøa hoûi laáy tieàn ôû ñaêu ra ñoùng huïi trong luùc laõnh trôï caáp xaõ hoäi? Laøm sao maø traû lôøi vaø coøn lo sôï bò caét trôï caáp thì laáy gì maø soáng. Do ñoù, keû ñi gaït naém ñöôïc choã yeáu naøy neân khoâng sôï gì caû cöù lì maët chôø thôøi gian khoûa laáp. Vaán naïn naøy ñaõ phaùt sinh thö naëc danh, roài baï ñaâu thoùa maï ñoù, vaø noåi khuøng ñi ñeán baïo löïc. Coù ngöôøi ñöùng ôû ngaõ tö Dundas-Spadina töï nhaän laø Phaät töû phaùt truyeàn ñôn toá giaùc, coù ñaùm löu manh lôïi duïng ban ñeâm ñeán chuøa phaù khoùa chieám ñoaït vv..
25
Môùi ñaây thöôïng kyø töôûng nieäm Quoác naïn 3o thaùng 4, vì sô yù côø chæ buoäc moät giaây laøm maát theå thoáng. Ban toå chöùc ñaõ ñöôïc nhaéc nhöng vaãn khoâng quan taâm caùo loãi vôùi Coäng ñoàng veà thieáu soùt. Ñaõ gaây baøn taùn nhieàu yù kieán roài boû qua, nhöng ñeå laïi daáu aán vaø doàn neùn khoâng giaûi toûa.Thôøi Quoác gia coät côø cuûa ñôn vò do sæ quan tröïc traùch nhieäm, khi chaøo côø keùo leân duø gioù to laøm xuùt moái buoäc, hay ñöùt giaây do bò muïc, ngöôøi tröïc cuõng phaûi chòu traùch nhieäm. Moãi laàn xaåy ra nhö vaäy, binh só tin töôûng ôû ñöùc chæ huy, laøm sao cho ñieàm xaáu tai qua naïn khoûi.Neâu coù gaëp xui thì cuõng nheï nhaøng, chöù khoâng sui taän maïng ñi haønh quaân bò phuïc kích, töû traän la lieät trong ñoù coù caû ñôn vò tröôûng, ñieàu naøy ñaõ xaåy ra trong thöïc teá.
26
Chuyeän xaåy ra ôû moät buoåi leã coäng ñoàng veà vaên hoùa, giaùo duïc, trong soá quan khaùch môøi coù baø cöïu thò tröôûng Canada vv… Ngöôøi ñieàu khieån chöông trình thay vì yeâu caàu giöõ im laëng, laïi yeâu caàu thöïc khaùch ngöng aên ñeå nghe baø phaùt bieåu.Khi phaùt giaáy khen cho hoïc sinh thay vì trònh troïng môøi töøng quan khaùch leân phaùt, laïi môøi moät löôït leân saân khaáu. Trong luùc ñaâu coù gì gaáp vì chöông trình ñeán hai giôø khuya môùi maõn . Coù thöïc khaùch khoâng haøi loøng cho laø nònh bôï di caênï, keùm toå chöùc neân laøm buoåi leã keùm trang nghieâm.Trong buoåi leã laïi coù maáy nhaân vaät Vieät Nam leân phaùt bieåu baèng tieáng Anh daøi quaù. Laøm coù ngöôøi soát ruoät noùi ñeán ñaây ñeå thaáy söï thaønh ñaït hoïc vaán cuûa theá heä sanh ôû Canada.Thaät phaán khôûi khi thaáy coù em ñaït ñieåm öu veà toaùn saùc xuaát. Chæ muoán nghe phaùt bieåu ngaén goïn cuûa ñaïi dieän laø lôùp cha anh, Coøn noùi traøng giang ñaïi haûi, nhöng thöïc teá caû thöïc khaùch Taây vaø Ta chaúng hieåu ñöôïc bao nhieâu veà söï uyeân baùc cuûa dieãn giaû. Vì noùi phaùt aâm theo gioïng töø Vieät Nam mang qua. Maëc daàu coù luyeän gioïng nhöng öùng khaåu noùi bao quaùt quaù. Coù thöïc khaùch khoâi haøi neáu muoán noùi tieáng Anh thuaàn tuùy, phaûi hoïc töø Maãu giaùo, aên thöïc phaåm Canada. Coøn tröôùc ñaây hoïc ôû queâ Vieät Nam ñaõ aên côm vôùi caø phaùo maém toâm, döa daù maém kho vv... thì aâm gioïng duø coù luyeän tôùi ñaâu cuõng khoâng taåy ñöôïc muøi vò naøy.Tröôøng hôïp keå treân thay vì goùp yù xaây döïng, laïi mang ra pheâ bình ôû ngoaøi quaùn tieäm . Neáu coù dieãn ñaøn töï do, coù ban ñaïi dieän giaûi toûa thì ñaâu coù xaåy teä traïng maàm chia reõ .
27
Trong Coäng ñoàng coù moät soá trí thöùc khoa baûng nguyeân laø sinh vieân du hoïc töï tuùc, laõnh hoïc boång Quoác gia, nhöng sau khi toát nghieäp ñaõ ôû laïi haûi ngoaïi.Vì khoâng chaáp nhaän cuoäc chieán Vieät Nam maø thöïc chaát cho laø tranh chaáp sieâu cöôøng. ÔÛ haûi ngoaïi nhôø coù moâi tröôøng, neân giôùi naøy ñaõ ñoùng goùp vaøo söï thònh vöôïng cuûa Baéc Myõ, Trôû thaønh coù beà theá vaø am hieåu ñòa phöông. Neáu Coäng ñoàng ñöôïc caùc vò du hoïcï uûng hoä, tieáp tay tích cöïc trong ñieàu haønh, phaùt trieån. Thì thaät laø quyù hoùa khoâng gì baèng, vaø ñöôïc cö daân kính troïng, löu danh .
28
Trong Coäng ñoàng coù xaåy ra tranh chaáp do baát ñoàng ñieàu haønh, tranh chaáp aûnh höôûng, quyeàn lôïi höôûng tieàn “FUN” cuûa chaùnh phuû. Laõnh “FUN” nhöng chæ laøm hình thöùc roài löøa doái baèng baùo caùo ñuùng maãu ñieän toaùn. Teä traïng ñaõ toû voâ ôn ñoái vôùi nöôùc ñaõ cöu mang, laøm maát danh döï Coäng ñoàng coøn ñöa ñeán phaân hoùa ñöa nhau leân truyeàn thoâng, baùo chí, baát keå mang tieáng. Coù chuyeän hi höõu vaøo ngaøy baàu ban chaáp haønh cuûa moät hoäi ñoaøn. Ñaõ coù moät soá ngöôøi keùo ñeán ñoùng nieân lieãm nhaäp hoäi, ñeå giuùp cho lieân danh thaéng cöû. Trong soá ngöôøi naøy coù moät oâng khoa baûng tham döï, theo daân noùi vò naøy nguyeân laø coâng chöùc nghaønh ngoaïi giao thôøi Quoác gia. Coøn hieän nay laø nhaân vaät vai veá trong Coäng ñoàng. OÂng tham gia vaøo vieäc traùo trôû do neå baïn beø, haäu quaû ñaõ gaây chia reõ traàm troïng , laøm maát uy tín ñoaøn theå Quoác gia .
29
Cuøng laø Chuøa nhöng loøng töø bi khaùc nhau, coù Chuøa giuùp cho hoäi ñoaøn möôïn hoäi tröôøng ñeå toå chöùc ñeâm khoâng nguû. Soá ngöôøi tham döï coù treân moät traêm, ñeå toû tinh thaàn phaûn ñoái Coäng saûn daâng ñaát cho Trung coäng. Coù chuøa laáy lyù do toân giaùo khoâng laøm chaùnh trò, töø choái treo côø vaøng ba soïc ñoû. Nhöng laïi coù thaùi ñoä coi maàu côø naøy ñaõ bò soùa boû töø ngaøy 30 thaùng 4 naêm 1975, thay theá baèng côø ñoû sao vaøng. Noùi veà yù nghóa chaùnh trò cöù laáy töï ñieån baùch khoa tieáng Anh ra tra cöùu thì thaáy roõ. Coøn veà tieáng Vieät giaûi thích ñaïi khaùi sau: Chinh trò töï noù laø loái soáng hieän haèng cuûa caù nhaân. Yeâu gheùt, ñi ñöùng, noùi naêng , laøm vieäc. Thích nghi hoaøn caûnh, ñöông ñaàu, ñoái phoù tình theá vv... ñeàu laø chaùnh trò. Noùi khoâng laøm chaùnh trò cuõng laø thaùi ñoä chaùnh trò. Ngay moät ñöùa beù aáu thô muoán ñoäc quyeàn meï saên soùc beá aüm aâu yeám, ñaõ toû ghen töùc vôùi anh chò hay chính vôùi oâng Boá ñeû, cöù giaønh oâm meï noù cuõng laø thaùi ñoä chaùnh trò. Khi maõn phaàn phaûi laøm ñaùm ma thaät to, moä xaây cho lôùn coù maùi che, vaø hai oâng baø naèm lieàn nhau, .Caùo phoù phaûi ñaêng ôû caùc tôø baùo phaùt haønh haøng ñaàu. Ñaêng nguyeân trang coù ñaày ñuû danh taùnh, hoïc vò, chöùc töôùc cuûa caû ngöôøi cheát vaø ngöôøi ñi ñöa ñaùm. Ñoàng thôøi tuøy haønh vi luùc sanh tieàn coøn löu danh hay löu suù, cuõng laø chaùnh trò vv...
30
Veà thaáy ñieàu sai trong Coäng ñoàng cuõng coù cö daân boäc tröïc noùi thaúng , thì laïi bi coi laø vaïch aùo cho ngöôøi xem löng, ngöôøi Quoác gia noùi xaáu laãn nhau. Toát phoâ ra xaáu sa ñaäy ñieäm. Khoâng phaân bieät bòa ñaët, vu caùo, chuïp muõ, vôùi noùi thaät ñeå kieåm thaûo. Caùi ung nhoït laøm ñau ñôùn thì phaûi chöõa baèng caùch daùn cao huùt muû roài naën cho heát, hoaëc giaûi phaãu laøm saïch maùu ñoäc thì môùi khoûi. Cöù sôï ñau ñeå bò nhieãm truøng ñi ñeán hoaïi thö. Ñeà caäp vaên hoùa, ngöôøi Myõ coù saùch ngöôøi Myõ xaáu sí. Ngöôøi Trung Hoa coù saùch ngöôøi Trung Quoác xaáu sí. Nhöõng taät xaáu do chuû quan, khaùch quan gaây neân, ñöôïc phôi baày ñeå ñaïi chuùng bieát haàu giaûm bôùt. Töø ñoù taïo ra söï thoâng caûm, laøm ngöôøi ta deã gaàn vaø thaønh thaät vôùi nhau, giaûm thieåu tình traïng baèng maët khoâng baèng loøng, noùi sau löng taïo chia reõ. Trong ñôøi thöôøng xaáu toát phaûi töông ñoái, nhöng khi xaáu quaù möùc thì gaây heä luïy tröôùc cho chính mình , sau gaây haïi cho ngöôøi, vaø coøn ñeå laïi di caên.Tuïc ngöõ: Phaù laøng phaù xoùm. Ñaâm cha thuoác chuù, laáy baø thím. Ích kyû haïi nhaân. Seõ bò quaû baùo nhaõn tieàn. Ñôøi cha aên maën ñôøi con khaùt nöôùc ...Tình traïng thaû noåi tieâu cöïc ñaõ phaùt sinh taâm lyù chaùn ngaùn muõ ni che tai, maëc keä noù, Heä luïy doàn neùn gaây caêng thaúng, roài coù ngaøy buøng noå khoâng löôøng ñöôïc tai haïi, laøm aûnh höôûng theá heä keá thöøa.
31
Hieän nay phaàn lôùn coäng ñoàng moïi saéc daân ôû Toronto ñeàu coù truï sôû vaø ban Ñaïi dieän. Cô sôû naøy nhôø ñöôïc moïi taàng lôùp cö daân cuûa hoï yeåm trôï neân hoaït ñoäng höõu hieäu.Thaønh phaàn ñöùng ra laøm vieäc ña soá laø thieän nguyeän vieân, thuoäc giôùi trí thöùc, ngöôøi coù saûn nghieäp ñöôïc cö daân ñaët nieàm tin. Rieâng Coäng ñoàng Vieät nam cuõng ñaõ töøng toå chöùc cô sôû naøy nhöng khoâng duy trì ñöôïc, do ñoù ñeán nay vaån con boû troáng. Caàu mong tình traïng keå treân ñöôïc giaûi quyeát caøng sôùm caøng toát, ñeå caân ñoái vôùi taàm voùc cuûa Coäng ñoàng. Laøm ñöôïc vieäc naøy nhôø söï höôûng öùng cuûa moïi giôùi, haøng ñaàu laø giôùi trí thöùc, giôùi giaàu coù.
Hieän nay, keå veà taøi nguyeân nhaân löïc cuûa Vieât Nam noùi chung, caên cöù söï thaønh ñaït ôû haûi ngoaïi. tieàn cuûa haøng naêm göûi veà queâ giuùp thaân nhaân. Coøn ôû trong nöôùc noâng daân chæ môùi ñöôïc Coäng saûn nôùi loûng haïn cheá, ñaõ khôûi saéc laøm ra luùa gaïo xuaát caûng. Coù öu theá naøy taïi sao Vieät Nam vaãn bò xeáp haïng ngheøo, keùm nhaân quyeàn vaø phaân hoùa cuøng cöïc? Muoán caûi thieän tình traïng naøy, tieân quyeát phaûi can ñaûm thaúng thaén, khoâng töï doái mình thaáy laøm sai vaãn cöù nhaém maét cho qua. Ñeå sau ñoù baøn taùn sau löng, gaây soùng ngaàm phaân hoùa laøm nhaän chìm thaønh quaû. Do ñoù, ngöôøi Vieät Nam hieän coøn gaëp trôû ngaïi hoäi tuï, nhöng vì soáng coøn phaûi noi göông tieàn nhaân khoâng ngöng nghæ coá laøm baèng ñöôïc. Coâng cuoäc naøy duø thôøi gian coù keùo daøi, vaø cö daân phaûi lo laøm laïi töø ñaàu thích öùng hoøa nhaäp thaêng tieán. Thaønh ñaït khoa baûng, phaùt trieån kinh doanh ñi *CAÀY* ñoùng thueá.
32
Noùi veà öu ñieåm neâu thaønh tích döôùi ñaây:
Caên cöù Nieân giaùm Thôøi baùo Toronto naêm Quyù muøi 2003, tröôùc naêm 1975 ôû Toronto .Coù khoaûng moät traêm ngöôøi Vieät nam ,ña soá laø sinh vieân du hoïc töï tuùc, ñöôïc caáp hoïc boång Quoác gia. Coøn hieän nay coù khoaûng 70.000 cö daân, ñeám ñöôïc 52 baùc só, 66 nha só, 62 döôïc só, Veà dòch vuï, kinh doanh 11 vaên phoøng luaät phaùp, 172 nhaø haøng lôùn nhoû, 87 thaåm myõ vieän, 47 cô xöôûng xöûa oâ toâ vv…Maëc duø gaëp khoù khaên do chuû quan, khaùch quan gaây neân. Nhöng hieän nay trong coäng ñoàng tî naïn vaãn coøn nhieàu ngöôøi , toû kieân trì giöõ löûa baèng söùc maïnh tinh thaàn. Vôùi phong caùch traàm laëng, tích cöïc, khoâng ngöng nghæ laøm taát caû nhöõng gì vôùi nguyeän voïng. Keát hôïp noäi ñòa laøm caùch maïng laäp neân theå cheá hôïp loøng daân, hôïp thôøi ñaïi. Ñoàng thôøi, xaây döïng Coäng ñoàng haûi ngoaïi thònh vöôïng haøi hoøa, xöùng ñaùng vôùi beà theá ngaøy caøng phaùt trieån .Ñaây laø moät nguyeän voïng khaû thi neáu coá laøm, haõy ñöa ra thí duï: sau ngaøy 30 thaùng 4 naêm 1975. Ai coù theå ñoaùn ñöôïc ngaøy hoâm nay, soá ngöôøi Vieät Nam ôû haûi ngoaïi ñaït trình ñoä chuyeân vieân ôû caùc heä Ñaïi hoïc, phaûi söû duïng ñeán saùu haøng soá, maø soá ñaàu khoâng phaûi soá moät. Neáu thoáng keâ caû coâng nhaân tay ngheà caáp Trung hoïc, hay töï hoïc baèng thöïc haønh thì bieát bao nhieâu maø keå. Keát quaû laø do caàn cuø saùng taïo vaø quyeát taâm cuûa truyeàn thoáng Laïc Vieät .
Khôûi saéc ñaõ thaáy xuaát hieän theá heä keá thöøa, vaø söï höôûng öùng cuûa nhöõng ngöôøi mieàn Baéc thöùc tænh. Hoàn thieâng soâng nuùi “Quoác gia höng vong thaát phu höõu traùch”. Coäng ñoàng haûi ngoaïi laø phaàn thaân meänh daân toäc. Keå veà thaønh tích hoaït ñoäng cuûa Coäng ñoàng trong 28 naêm tî naïn haûi ngoaïi phaûi nhôø trí giaû bieân khaûo.Trong phaïm vi taïp vaên vaø trình ñoä coù haïn , toâi thaän troïng neâu leân ôû phaïm vi nhoû :
33
Hieän nay veà chaùnh trò, ngöôøi goác Vieät ñaõ tham gia ñaûng phaùi, nhöng chöa thaáy ra öùng cöû tham chính. Ngoaøi phuïc vuï chuyeân ngaønh khoa hoïc kyõ thuaät, vaên hoùa giaùo duïc, coâng chöùc vv...Ñaëc bieät coøn thaáy hieän dieän trong ngaønh Caûnh saùt, Quaân ñoäi. Rieâng trong phaïm vi Coäng ñoàng coù caùc toå chöùc ñoaøn theå sinh hoaït, hoäi hoïp, toå chöùc bieåu tình dieãn haønh, kieán nghò. Phaûn aùnh taâm tö, nguyeän voïng treân baùo chí, truyeàn thoâng. Haøng naêm thöôïng kyø töôûng nieäm quoác naïn 30-4-1975 vv... Laø sinh hoaït daân chuû töï do, theå hieän nguyeän voïng Vieät Nam, trong xaõ hoäi ña vaên hoùa thöôïng toân phaùp luaät. Giaáy pheùp phaùp nhaân hoaït ñoäng thuoäc ”Patent” teân ñoaøn theå laø“Cooperative” baát vuï lôïi. Ngöôøi caàm ñaàu laø “Director”. Coøn veà danh xöng thì tuøy nghi caùc ñoaøn theå ñaët ra ñeå ñieàu haønh sinh hoaït theo tinh thaàn Vieät Nam.Tuy ôû trong khuoân khoå nhö vaäy, nhöng söï theå hieän keå treân vaø ñöôïc tieàm aån Coäng ñoàng uûng hoä. Ñaõ ñaït keát quaû ngaên cô ñöôïcø Coäng saûn ñeán nay chöa caém ñöôïc ra ngoaøi truï sôû ñaïi söù, laõnh söï. Caùn boä ngoaïi vaän khoâng daùm ngang nhieân ra maët. Laøm giaûm thieåu söï ñoäc taøi cuûa Coäng saûn, taïo nieàm hy voïng cho ñoàng baøo noäi ñòa. Giöõ löûa ñaáu tranh vôùi nguyeän voïng Vieät nam coù moät theå cheá do daân baàu, chaám döùt chuyeân chính.
Veà kinh teá thì thaønh ñaït ña daïng, cô sôû kinh doanh quy moâ voán ñaàu tö baïc nhieàu trieäu, haøng ñaàu laø ngö nghieäp. Ñoàng thôøi caên cöù tieàn ôû haûi ngoaïi göûi veà queâ höông giuùp thaân nhaân, ñaàu tö kinh doanh, giuùp töø thieän vv... thì môùi thaáy söï giaàu coù cuûa ngöôøi Vieät ôû haûi ngoaïi.Tieàn moà hoâi, nöôùc maét göûi veà nguoàn khoâng ai coù theå laáy ñöôïc, neáu ai tham roài cuõng phaûi traû vaø coøn mang toäi. Quy luaät .Veà vaên hoùa coù truyeàn thanh, truyeàn hình baùo tuaàn, baùo thaùng, baùo quyù, baùo naêm, ñaëc san hoäi ñoaøn. Bieân taäp ñaày ñuû veà tin töùc trong ngoaøi nöôùc. Vaên ngheä, chính trò, kinh teá, xaõ hoäi, khoa hoïc kyõ thuaät. Saùch vaên hoïc, ngheä thuaät, söû hoïc, kieán vaên, kinh keä, phieân dòch, chuyeån ngöõ vv...Rieâng laõnh vöïc baùo chí, chæ moät tuaàn baùo haøng ñaàu ôû Toronto, cuõng ñaõ phaùt haønh moãi tuaàn hai kyø coäng 24.ooo soá. Baùo ñeán tay ñoäc giaû döôùi hình thöùc, sau khi mua thöïc phaåm, ñöôïc theâm moùn aên tinh thaàn. Ai khoâng ñi chôï coù theå ñeán nhaän mieãn phí taïi toøa soaïn .Neáu laáy heát soá baùo phaùt haønh haøng tuaàn trong coäng ñoàng gom laïi. Coù theå ñuû phaùt cho cö daân thích ñoïc moãi ngöôøi moät tôø. So vôùi caùc nöôùc ngheøo, vaø trong Coäng ñoàng caân ñoái ñöôïc baát hoøa, quy tuï hoaït ñoäng thaêng tieán ñaïi chuùng saâu roäng. Khoâng giôùi haïn nhaát laø boû queân nhöûng ngöøôi baát haïnh ngay ôû trong Coäng ñoàng thì thieân ñaøng laø ñaây coù ñaâu xa ? Thoâng thöôøng baùo chí coù taàm côõ laø coù boùng lôùn che rôïp...
34
Caùc lôùp daïy tieáng Vieät töï tuùc , thaày daïy thieän nguyeän. Veà chuøa Phaät giaùo ngoaøi caùc ngaøy leã chaùnh thöùc coøn coù sinh hoaït haøng tuaàn. Coù 09 chín ngoâi chuøa lôùn nhoû, vaø moät khu ñaát ôû ngoaïi thaønh roäng 48 maãu. Döï truø töông lai xaây tu vieän, töôïng ñaøi Phaät coù kích thöôùc lôùn. Moät phaùt taâm(* HUEÄ*) nhaø Phaät, giuùp chuùng sinh caên tu coù vieän hoïc ñaïo ñeå giuùp ñôøi. Veà ñaïo Cao ñaøi coù moät Chuøa. Caùc nhaø thôø Thieân chuùa giaùo vaø Tin laønh giaûng ñaïo tieáng Vieät. ÔÛ Toronto coù raát nhieàu nhaø thôø, treân ngaõ tö ñöôøng Sherbourne-Carlton thaáy hai thaùnh ñöôøng chæ caùch con loä böôùc qua. Ñaõ gôïi nhôù ôû vuøng Buøi chu, Phaùt dieäm, ñi ngoaøi caùnh ñoàng troáng nhìn thaáy thaùp chuoâng nhaø thôø truøng ñieäp muùt taàm con maét.
Ngöôøi ta phaûi coù ñôøi soáng taâm linh, neáu thieáu laø moät baát thöôøng. ÔÛ ñôøi nieàm vui mau queân, nhöng noãi buoàn thì nhôù laâu. Phuùc baát truøng lai , hoïa voâ ñôn chí. Khoâng may gaëp tai aùch höôùng veà taâm linh laø con ñöôøng cöùu roãi cuûa Chuùa, giaûi thoaùt cuûa Phaät. Tuy nhieân” töông sinh töông khaéc”, phuùc ôû ñoù maø hoïa cuõng ôû ñoù. Phuùc hoïa do Trôøi maø cuõng do ta. Ñaõ ñöôïc Thi haøo Nguyeãn Du dieãn taû trong truyeän Kieàu laø: Xöa nay nhaân ñònh thaéng thieân raát nhieàu. Tuïc ngöõ: Ñöùc naêng thaéng soá. Tieän ñaây toâi trích daãn chuyeän taâm linh luùc chieán ñaáu cuûa binh só Quoác Gia choáng Coäng Saûn. Trong QLVNCH coù Tuyeân UÙy Phaät Giaùo, Coâng Giaùo, lo veà ñôøi soáng taâm linh cho quaân nhaân tín ñoà. Khi vaøo traän ñöôïc leänh xuaát phaùt , luùc xung phong tieán chieám muïc tieâu coù ñòch naèm chôø, hay ñaõ khai hoûa. Do phaûn saï ngöôøi lính tín ñoà keû nieäm Phaät, ngöôøi laøm daáu Chuùa. Coù ngöôøi khoâng ñi ñaïo cuõng laøm theo. Khi bò thöông coøn tænh hoaëc baát tænh treân ñöôøng taûi thöông, thaáy coù ngöôøi tay naém traøng haït ñeo ôû coå. Coù moät binh só ñaïo Coâng giaùo ñi haønh quaân bò ñòch baét, trong nguy khoán anh vaãn laåm nhaåm caàu kinh. Ngöôøi Caùn binh Coäng Saûn aùp giaûi naït noä vaën hoûi caàu nguyeän coù ích gì khoâng ? Anh traû lôøi coù taùc duïng laøm bôùt sôï, vaø nuoâi hy voïng soáng soùt. Sau ñoù anh ñaõ ñöôïc cöùu thoaùt trong moät cuoäc haønh quaân cuûa quaân ta taán coâng vaøo maät khu an toaøn Cuïc R. Chæ bò tuø taùm thaùng trong traïi giam ôû bieân giôùi Taây Ninh Cam pu Chia.
35
Caùc hoäi ñoaøn vaên hoùa haøng naêm toå chöùc cöû haønh leã hoäi coå truyeàn, ñieån hình coù gioã toå Huøng Vöông, gioã hai baø Tröng. Ñoaøn theå Quoác gia, Hieäp hoäi, Hoäi ñoaøn, Hoäi aùi höõu, Caâu laïc boä Thanh nieân, Phuï nöõ vv...Ngöôøi thieän chí ñöùng ra gaùnh vaùc coâng vieäc Coäng ñoàng, ñöôïc goïi laø côm nhaø vaùc Tuø vaø haøng Toång. Tuïc ngöõ coå truyeàn ca tuïng söï vaát vaû cuûa trai traùng ngaøy xöa, laøm nhieäm vuï giöõ traät töï an ninh laøng xaõ ñi tuaàn ñeâm thoåi oác Tuø vaø. Hoaëc goïi laø côm nhaø nhaø vaùc ngaø voi, ñaây laø lôøi than thôû cuûa ngöôøi xöa thôøi noâ leä. Bò tröng duïng cöôõng baùch ñi vaùc ngaø voi ñoà quyù hieám cho giôùi caàm quyeàn thoáng trò. Ngaø voi laø xöông chaát voâi, nhöng caáu taïo raát naëng vaø cöùng coù khaû naêng nhaác noåi moät khuùc caây lôùn.
36
Nhôù veà quaù khöù, toå tieân Laïc Vieät khoâng kham noåi haø khaéc thoáng trò, ñaõ baàu ñoaøn theâ töû boàng beá, daét díu ñi tha phöông caàu thöïc veà phöông Nam laäp quoác. Nhöng vaãn bò keû thuø ñeo ñuoåi lieân tuïc, caäy theá löïc aùp ñaûo xích hoùa trôû laïi. Naêm 40 Taây lòch nöõ löu Tröng Traéc khôûi nghóa laät ñoå thoáng trò cuûa nhaø Haùn daønh laïi chuû quyeàn. Naêm 42 nhaø Haùn cöû töôùng Maõ vieän mang binh huøng töôùng maïnh aùp ñaûo ñaët laïi thoáng trò. Phaûi ñeán naêm 939 Ngoâ Quyeàn môùi ñaáu tranh daønh laïi chuû quyeàn, vaø khai saùng trieàu ñaïi Vieät Nam.Töø theá kyû thöù 10 ñeán theá kyû ñeán nay ñaõõ traûi qua caùc trieàu ñaïi: Nhaø Ñinh, tieàn Leâ, Lyù, Traàn, Hoà, haäu Leâ, Maïc, vaø Nguyeãn Taây sôn vv... Laø nöôùc nhoû vua Vieät nam nhaän saéc phong cuûa Trung hoa vaø trieàu coáng. Nhöng vôùi tham voïng ñaïi Haùn baønh tröôùng, caùc trieàu ñaïi Trung hoa lieân tuïc xaâm laêng nöôùc ta, ñeán nay nhìn laïi thì khoâng trieàu ñaïi naøo thoaùt khoûi, nhöng moïi cuoäc xaâm laêng ñeàu bò ñaùnh baïi. Sôû dó toå tieân giaønh, giöõ ñöôïc nöôùc laø nhôø ñoaøn keát kieân trì vaø anh duõng vuøng leân khi taïo ñöôïc öu theá. Trong ñaáu tranh töï tin , uyeån chuyeån töông keá töïu keá, vaø haønh xöû ñuùng luùc ñuùng choã kòp thôøi, chuùng ta haäu dueä ñöôïc thöøa höôûng truyeàn thoáng.
37
Tuy nhieân, trong boái caûnh hieän nay neáu muoán laøm quoác keá daân sinh thì tieân quyeát phaûi deïp boû chuyeân chính, baàu theå cheá hôïp loøng daân, hôïp thôøi ñaïi thì môùi thöïc hieän ñöôïc. Phaûi nhôù raèng Coäng saûn sôû tröôøng trí traù, baïo löïc, Moïi haønh ñoäng ñeàu trieät ñeå aùp duïng saùch löôïc, luøi moät böôùc ñeà tieán ba böôùc, cöùu caùnh bieän minh phöông tieän.Rieâng veà ngöôøi Vieät nam thôøi haäu Coäng saûn taát caû deàu laø ñoàng baøo.Danh xöng cheá ñoä thay ñoåi, thuaän loøng daân thì coøn, nghòch thì maát. Rieâng Quoác gia daân toäc ñaõ coù töø ngaøn xöa, tieáp noái ñeán nay vaø toàn taïi maõi maõi. Coøn ñoái vôùi phaân hoùa moïi ngöôøi phaûi yù thöùc tìm caùch khaéc phuïc.Vì truyeàn thoáng Vieät Nam neáu khoâng ñoaøn keát thì laøm sao giöõ ñöôïc nöôùc, vaø toàn taïi ñeán nay. Khi noùi ra phaûi coá coâng taâm ñeå xaây döïng, coøn mæa mai voâ traùch nhieäm chæ laøm nöùt raïn theâm , vì chuùng ta ñeàu laø naïn nhaân. Ñaõ xaåy tröôøng hôïp caù bieät coù ngöôøi Vieät Nam khi ñöôïc ngöôøi ngoaïi quoác hoûi veà xuaát xöù ñaõ khoâng nhaän nguoàn goác, vaø coøn pheâ bình taâm lyù Vieät Nam coù nhieàu nhöôïc ñieåm. Ñieån hình laø tính ích kyû vuï lôïi, ñoá kî, hay noùi khoaùc laùc hoang töôûng vaø só dieän haûo huyeàn, thích laøm ñeå noåi danh caù nhaân hôn laø vì aùi quoác, vì tha nhaân. Neáp soáng hình thaønh do hoaøn caûnh khaùch quan phaûi soáng noâ leä ngoaïi bang, vaø noäi chieán trieàn mieân. Di daân tî naïn, ôû ñaâu aâu ñaáy, thöïc taïi ñaõi loïc qua vi tính, ñieän toaùn. Do hoaøn caûnh chuû quan laø caên trí baát ñoàng” Tham Saân Si”.Taäp quaùn naøy chæ khi naøo theá heä hieän nay qua ñi, vaø phaûi ñeán theá heä keá thöøa ñöôïc haáp thuï giaùo duïc thích hôïp, thì môùi coù khaû naêng canh caûi ñöôïc.
38
Ñaây laø suy luaän chuû quan coøn trong ñôøi thöôøng khi thaáy sai phaûi söûa lieàn ñeå soáng coøn laøm sao chôø ñöôïc. Vaø ñoù chæ laø nhöôïc ñieåm cuûa moät thieåu soá ngöôøi maéc phaûi .Veà lòch söû Vieät Nam coù tam giaùo, vaên hieán, thöôïng voõ. Giaëc ñeán nhaø ñaøn baø phaûi ñaùnh. Toâng giaùo Vieät Nam hieän nay: Chaân nhö Phaät. Thaùi cöïc Nho. Laõo trang giaùo. Ñeán theá kyû 18 tieáp nhaän ñaïo Thaàn khí thaùnh linh Chuùa. Chæ daân toäc coù truyeàn thoáng laâu ñôøi môùi trí tueä ñoùn nhaän nieàm tin duy linh nhaân loaïi ,vaø hoøa ñoàng toâng giaùo.Vaøo thôøi ñieåm thaäp nieân 1940 coù toå chöùc lieân toân choáng Coäng. Vaïn phaùp ñoàng toâng. Vaïn giaùo nhaát lyù. Chæ coù töø bi, baùc aùi môùi ñem laïi hoøa bình, giôùi haïn chieán tranh quy luaät, vaø do con ngöôøi chuû tröông vì tham voïng.
Trích daãn töø giaùo khoa: Ai khoâng coå huû phong kieán toát phoâ ra xaáu xa ñaäy ñieäm, Khoâng töï doái mình bieát nhaän thieáu soùt ñeå söûa ñoåi laø ngöôøi”TRÍ” Nhöng doâí ngöôøi, doái mình vaø coøn cao ngaïo quay maët vôùi ñoàng ñoàng baøo. Laø vong thaân, vong baûn töï ñaùnh maát mình, thuoäc baûn chaát noâ leä khoâng khaéc phuïc goät röûa ñöôïc. Nhöôïc ñieåm naøy neáu laø ngöôøi bình daân ít hoïc coøn coù theå bieän minh, nhöng neáu laø ngöôøi hoïc thöùc vaø coù tö theá thì thaät laø toäi nghieäp .Con ngöôøi ñöôïc Thöôïng ñeá sinh ra coù baûn naêng, lyù trí , nhaân tính bieát traùi phaûi .Vaên hoùa Vieät Nam: ôû ñôøi muoân söï cuûa chung, Hôn nhau moät tieáng anh huøng maø thoâi.
39
YÙ kieán phaûn baùc:
Naêm nay ñaõ qua naêm thöù 28 ôû haûi ngoaïi.Tuïc ngöõ : ÔÛ ñaâu aâu ñaáy, nhöng vaãn coøn nhieàu ngöôøi chaäm thích öùng hoøa nhaäp xaõ hoäi môùi, giaûm thieåu baûo thuû loãi thôøi, Baûn thuyeát trình chuû ñeà “Doøng thôøi gian” cuûa MC Ngoïc Ngaïn haøm suùc nguoàn goác, tình töï queâ höông, daân toäc. Nhöng vaãn coù ngöôøi tìm sô hôû baét beõ baèng suy luaän caûm tính, roài coøn laáy baêng video soá 40 tröôùc ñaây ra nhaéc .Ñieån hình:OÂng Ngaïn laø moät vaên taøi sôùm noåi danh treân vaên ñaøn haûi ngoaïi, saùng taùc nhieàu taùc phaàm, keå caû ngoaïi ngöõ tieáng Anh, coù nhieàu ñoäc giaû, Laø naïn nhaân Coäng saûn, thaàn töôïng choáng Coäng. Khoâng hieåu vì sao laïi thuyeát minh baêng Video soá 40, coù caûnh trí bò pheâ phaùn laø xuyeân taïc QLVNCH, trong khi oâng laø Só quan tröø bò, vaø coøn caäy taøi cao ngaïo. Neân ñaõ bò moät soá ngöôøi Vieät tî naïn ôû Myõ, UÙc , Gia naõ ñaïi vv ... phaûn ñoái Trung Taâm Thuùy Nga Paris by night. Hieän laø Master of ceremonies haøng ñaàu ôû haûi ngoaïi, ñöôïc nhieàu khaùn thính giaû ñuû moïi giôùi aùi moä, raát noåi danh. Ñeán nay khoâng roõ vì ñoäng löïc naøo, laïi söû duïng baêng Video kyø thöù 63, ñeå baøi baùc, phuû nhaän huyeàn söû doøng gioáng Tieân Roàng ?
40
Hoài töôûng coâng lao cuûa trung taâm Thuùy Nga Paris by night, phuïc vuï giaûi trí cho ngöôøi Vieät haûi ngoaïi töø sau 30-4-1975 ñeán nay, coù theå noùi laø moät lao ñoäng ngheä thuaät coâng phu.Tuy nhieân, khi phaùt haønh ñeán baêng video soá 40, trung taâm ñaõ gaëp soùng gioù chaùnh trò töôûng raèng bò taåy chay. Nhöng trung taâm vaãn ñöùng vöõng vaø khôûi saéc ñi leân. Nhôø trình ñoä ngheä thuaät thu huùt ñöôïc khaùn thính giaû yeâu nhaïc thuoäc ñuû moïi giôùi ,vaø coù toå chöùc khoa hoïc. Noùi veà kinh doanh thöông maïi neáu khoâng uyeån chuyeån, thì laøm sao coù theå toàn taïi vaø phaùt trieån nhö vaäy? Lo toan haøng ñaàu cuûa Trung taâm laø soáng coøn, vaø laøm sao coù saân khaáu ñeå ngheä só trình dieãn ngheä thuaät, ñaùp öùng thò hieáu ñaïi chuùng, vaø phaùt trieån taøi naêng . Baûo ñaûm löông boång, thuø lao xöùng ñaùng cho ngheä só, coâng nhaân.Caïnh tranh thò tröôøng, chòu ñöïng naïn sang baêng baát hôïp phaùp, vaø söï traøn ngaäp cuûa baêng nhaïc töø Vieät Nam ñöa baùn ôû haûi ngoaïi.
Giôùi laøm baêng nhaïc ôû noäi ñòa noùi chung coù öu theá 80 trieäu daân, saün ngheä só nghieäp dö, nhaát laø thaønh phaàn nöõ ca só ôû tuoåi thô, tuoåi ngoïc, tuoåi traêng troøn, tuoåi thieáu nöõ...Coù ngoaïi hình xinh ñeïp, hoàn nhieân, ngaây thô, coù gioïng ca naêng khieáu, vaø theå nhaïc vaøng raát thích hôïp vôùi ngöôøi mieàn Baéc. Laïi thöôøng xuyeân taäp döôït trau doài khaû naêng ñeå ñöôïc leân saân khaáu trình dieãn, coøn vaán ñeà traû thuø lao chæ laø thöù yeáu, Thu hình ngoaøi trôøi, chæ toán coâng ít chi phí vaø laøm kinh doanh baêng nhaïc ñöôïc thaåm quyeàn vaên hoùa vaän yeåm trôï vôùi yù ñoà chaùnh trò. Do ñoù ñaõ göûi soá löôïng nhieàu vaø baùn reû ôû haûi ngoaïi, vôùi muïc ñích khuynh ñaûo thò tröôøng , roài töøng böôùc chieám lónh ñoäc quyeàn. Coøn ôû haûi ngoaïi ñoái vôùi daân soáng thöïc duïng cöù thaáy cuûa laï, reû tieàn laø mua, maëc duø coù ngöôøi bieátø aûnh höôûng baát lôïi cho coäng ñoàng.
41
Vaên ngheä khoâng bieân giôùi ñöôïc aùp duïng ôû xöù vaên minh tieán boä. Danh ca theá giôùi Ma-Ñoâ-Na trang phuïc hôû hang, nhaûy muùa tröôùc töôïng Chuùa GieâSu ñoùng ñinh treân thaùnh giaù. Bò daân chuùng caû trong, ngoaøi ñaïo baát bình, vaø toøa thaùnh La maõ leân tieáng. Nhöng baûn nhaïc vaãn ñöôïc ñaùnh giaù ñaït trình ñoä ngheä thuaät coù thöông soá cao .(Best sellers) ÔÛ ñaây laø xaõ hoäi Taây phöông daân chuû phaùp trò, moïi coâng daân ñeàu coù quyeàn suy nghó, noùi vaø haønh ñoäng trong luaät leä cho pheùp, vaø khoâng theå teá nhò laøm vöøa loøng taát caû. Tröôøng hôïp caù nhaân naøo khoâng ñoàng yù ñöôïc töï do phaåm bình ñuùng pheùp, xuyeân taïc laø vi luaät. Nhöng ñieàu ñoù vaãn duy trì vì laø hôïp phaùp, vaø mieãn ñöôïc nhieàu ngöôøi haâm moä deå kieám lôïi nhuaän. Nhôø vaäy xaõ hoäi môùi coù phöông tieän ñeå phaùt trieån, thôøi ñaïi vaät chaát, tay oâm tuùi baïc noùi ngöôøi ta môùi nghe...
42
Theo chöông trình thì thöïc khaùch ñaõ xuoáng taàng haàm ñeå haùt karaoke, khieâu vuõ caû giôø, nhöng baøn troøn tranh luaän treân phoøng aên vaãn tieáp tuïc soâi noåi. Laøm chuû nhaø e ngaïi xaåy gaây caán, neân ñaõ ñeán can vôùi lôøi leõ sau: Hoâm nay môøi quyù baïn ñeán nhaø ñeå chung vui aên taân gia, chöù khoâng phaûi noùi chuyeän toân giaùo, chaùnh trò.Trong ñoái thoaïi khoâng coù troïng taøi: “Sö noùi sö phaûi, vaõi noùi vaõi hay” thì bieát ñeán bao giôø môùi keát thuùc. Quyù baïn tranh luaän nhö vaäy laø ñuû roài, ñaõ ñeán luùc neân chaám döùt. Toâi caàu mong quyù baïn baát ñoàng chôù baát hoøa, vì chuùng ta cuøng caûnh ngoä di daân tî naïn, Phe caùnh hai beân ngöng ñoâi co vôùi thaùi ñoä khoù chòu vì bò ngaét ngang, nhöng vaãn ñoàng loaït ñöùng leân, coù ngöôøi ñi xuoáng choã haùt Karaoke, coù ngöôøi chaøo kieáu gia chuû ñeå ra veà,
Chuù thích:(*)Tham khaûo 24 caâu hoûi vaø traû lôøi veà “Phuïc Vieät” cuûa Dr Nguyeãn hoaøi Vaân .
(*)Cha Gildo Domicini doøng Teân, coù teân Vieät nam Ñoã minh Trí, ngöôøi YÙ ñaïi lôïi (1935_2003). Giaùo sö trieát hoïc ôû Vieät nam töø naêm i967 ñeán 1975. Chaên daét con chieân vaø laøm thieän nguyeän ôû nhieàu traïi tî naïn töø naêm 1977 ñeán naêm 1990. Raát gioûi tieáng Vieät, vieát vaên, laøm baùo. Maõn phaàn taïi YÙ vaøo ngaøy 03 thaùng 3 naêm 2003, höôûng thoï 68 tuoåi.
Hoøa thöôïng Huyeàn Quang ñaõ bò Coäng saûn caàm tuø vaø quaûn cheá caû 20 naêm nay ôû ngoaïi mieàn Trung. Theo baùo chí haûi ngoaïi, naêm 2003 nhôø söï uûng hoä cuûa Lieân hieäp Nghò só AÂu chaâu, vaø chuyeån bieán tình hình. Ñaõ laøm Thuû töôùng Coäng saûn Phan vaên Khaûi phaûi haï mình ñeán tieáp suùc vôùi nhaân só naøy vaø höùa giaûi quyeát sai laàm.
(*) Do majeur vaø tieáng Ñan Maïch laø nghóa boùng, aån duï tieáng chöûi theà môùi coù ôû haûi ngoaïi. Treân theá giôùi baát cöù daân toäc naøo cuõng coù chöûi theà, chöûi tuïc, laø ñaëc tröng daân toäc tính. Nhöng ít ñoäc ñaùo nhö cuûa Vieät Nam thuaàn tuùy. Cuõng nhö ngöôøi Laïc Vieät , Vaên Lang ñaõ nhuoäm raêng ñen ñeå khoâng bò ñoàng hoùa. Coå tuïc naøy coøn duy trì ñeán thaäp nieân 1940 ôû laøng queâ mieàn Baéc Vieät Nam. Ñoàng thôøi ñeå giöõ tieáng noùi cuûa mình, khi hoïc chöõ Trung Hoa lieân töø Quoác Gia, nhôø trí tueä dòch laø(* NÖÔÙC - NHAØ*). Nöôùc laø chaát lieäu thaáy roõ haøng ñaàu phaùt sinh söï soáng cuûa sinh, thaûo vaät treân ñòa caàu. Daân toäc Laïc Vieät ñònh cö troàng luùa nöôùc. Döïng Huyeàn söû cha laø Laïc long Quaân ôû döôùi bieån, hoùa thaân phoái ngaãu Tieân treân nuùi, ñeû boïc tröùng nôû traêm con. Ngöôøi trong nöôùc goïi nhau laø ñoàng baøo, thaân sô ñeàu xöng hoâ oâng baø, chuù baùc, caäu môï, anh chò em.
(*) Trích daãn lai lòch thaønh Ñaïi La.
Töø ñình Traàn Baù Ñaøm
Email:> tranbadam@yahoo.ca<

No comments:

Post a Comment