Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

NGUYỄN ĐAN QUẾ =LÂM L;Ễ TRINH = NGUYỄN THIÊN THỤ=NGUYỄN VĂN SÂM =

Sunday, September 2, 2012


BS. NGUYỄN ĐAN QUẾ * LÊ CHÍ QUANG

People’s voice on the trial of prisoner of conscience Le Chi Quang
By Dr Nguyen Dan Que
Mr. Le Chi Quang, a 32 year old lawyer, was arrested on 21 February 2002 at an Internet café in Hanoi, detained in B14 prison camp with charges of sending ‘dangerous’
Information overseas, which include his writings on Human Rights, Democracy and a short story about black arrangement on border retracing between Beijing & Hanoi (Beware of imperialist China) on the internet.
28 October 2002 he is going to stand trial, facing the charges of ‘propaganda against the State and ‘harming the national security’.
Bringing him before the court, the Politburo of the communist party of Vietnam clearly violates the International Covenant on Civil & Political Rights (ICCPR) Vietnam signed on 24 September 1982. In the first (1989) and second (July 2002) reports to the UN Human Rights Committee, Hanoi focused only on legal reform issues, not on the practical implementation of the ICCPR and there were many areas where ‘Vietnamese law & practice’ were far from being in conformity with the Covenant, thus violations were becoming daily reality for many of the Vietnamese population.
All the Vietnamese people are actually concerned that the charges of crimes against national security, which include such categories as high treason, subversion and espionage are vague, ill defined and operate in ‘catch-all’ manner with the risk that those who disagree with the politburo may find themselves detained for doing no more than exercising their rights to freedom of expression as set forth in article 19 of the ICCPR.
Article 2 of the ICCPR on ‘the duty of the State to ensure all individuals enjoy the rights of the Covenant without distinction of any kind’ is not guaranteed. Especially the duty to ensure that no distinction is made on the basis of political or other opinion is absent from the Vietnamese law, and indeed, individuals are imprisoned on the basis of political or other opinion that questions the political supremacy of the communist party of Vietnam.
Violations of article 9 of the ICCPR concerning Liberty & Security of Person occur in the main because the law often criminalizes some fundamental ICCPR rights. Thus while individuals may be arrested on charges of having violated Vietnamese law, the nature of these laws is in some cases arbitrary, resulting in violations of article 9. For example, article 87 of the Penal Code ‘undermine the unity policy’ states: Those who commit 1 of the following acts with the views to opposing the people’s government shall be sentenced from 5 to 15 years of imprisonment:
1- Sowing division among people of different strata, between people & the armed forces or the people’s government or social organizations.
2- Sowing hatred, ethnic bias and/or division, infringing on the rights to equality among community of Vietnamese nationalities.
3- Sowing division between religious people & non-religious people, division between religious believers & the people’s government or social organizations.
4- Undermine the implementation of policies for international solidarity.’
This article is used by the politburo to criminalize peaceful political & religious dissent from government policy, and leads to the arbitrary arrest, detention and sentencing of those who, on account of their conscientiously-held peaceful views, oppose government policy on a variety of issues. Specifically, individuals are subject to detention & imprisonment for exercising the rights & freedoms guaranteed by the ICCPR.
It is a matter of great concern to many progressive people on the world that the Vietnamese authorities continue to insist that those people are held because they are law-breakers. Vietnamese law is clearly & deliberately drafted to criminalize the right to freedom of expression. While newspapers & the broadcast media under strict government control are expected to promote government policy & party ideology and may not publish dissenting views.
We are deeply concerned of the extensive limitations on the right to freedom of expression in the mass media and the fact that the Press Law does not allow the existence of private press.
We greatly regret that many the fundamental rights guaranteed under the Covenant are not upheld in Vietnam.
We believe that a greater degree of openness, a willingness to accept constructive criticism would bring about concrete progress in upholding the rights & fulfillment of Vietnam’s duty toward the treaty.
The politburo of the Vietnamese Communist Party should take all necessary measures to put an end to direct or indirect restrictions on freedom of expression. The Press Law should be brought into compliance with article 19 of the Covenant.
The Vietnamese people from North to South and overseas strongly condemn the dissident Le Chi Quang’s court case and morally never recognize any form of punishment inflicted on him whatsoever. He is truly a respectable freedom fighter. The defendant before the International Tribunal of Human Conscience would have been the politburo of the communist party of Vietnam for their wrongdoings flagrantly violating the ICCPR Vietnam has acceded since 1982.
Publicly sentencing Le Chi Quang would risk triggering and initiating a widely popular protest voicing for freedom of thought & expression among the Vietnamese people, particularly the young. That’s inevitable sooner or later.
Eventually People’s will is God’s will. /.
Saigon 26 October 2002
Dr.Nguyen Dan Que
1994 Raoul Wallenberg HR Award of the US Congress
1995 Robert F.Kennedy HR Award
2002 Hellman/Hammet HR Award
Dr Nguyen Dan Que
104/20 Nguyen Trai P3 Q5
Saigon City
Vietnam


TS. LÂM LỄ TRINH * NHÂN QUYỀN

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM SOS
TRONG MỘT THẾ GIỚI BÁ ĐẠO
Lâm Lễ Trinh



LTS: Dưới đây là phần trích từ bài nóí chuyện có ghi âm của LS/GS Lâm Lễ Trinh, Chủ bút Tạp chí Anh- Pháp Human Rights / Droits de l'Homme, diễn giả danh dự tại Ngày Lễ Nhân Quyền Quốc tế do Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montréal tổ chức ngày 8.12.2002 tại Maison de la Culture, 529 Côte-des-Neiges, Montréal, Gia Nã Đại.
Thấm thoát trên một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam bị nhuộm đỏ. Tâm tư của tất cả chúng ta - những người Việt bỏ xứ đi tìm tự do - vẫn bàng hoàng về sự sụp đổ mau lẹ và bất ngờ của khối Sô Viết và chư hầu tại Đông Âu. Đồng thời, chúng ta cũng thắc mắc vì sao tàn dư của Xã hội chủ nghĩa tại Đông Á là bạo quyền CSVN còn tồn tại dai dẳng cho đến nay.
Hoa kỳ bỏ cấm vận năm 1994 và bình thường hoá bang giao với Hànội tháng 7,1995. Sau đó, hằng niên, không có khóa họp nào mà Quốc hội Mỹ không chỉ trích Việt Nam đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Không năm nào Hành pháp Hoa kỳ, do Bộ Ngoại giao thay mặt, lại không lên án CSVN về vấn đề này. Liên hiệp quốc, các hiệp hội báo chí, cơ quan bảo vệ nhân quyền vv..cũng không ngớùt phản đối và phê bình gắt gao chính sách phi nhân của chính phủ Hànội. Nhà cầm quyền CS không mấy nao núng, chẳng những thế, còn năïng tay thêm gần đây đối với các người đối kháng.
Hôm nay, chúng ta thử phân tách lý do của tình trạng này và đề ra một số phương thức đối phó. Nhưng trước hết, cần xác định danh từ "nhân quyền" và thông hiểu, tổng quát, những loại nhân quyền căn bản và những bảo đảm quốc tế.
I- Định nghĩa Nhân Quyền - Quá trình Liên Hiệp Quốc xây dựng Luật Nhân Quyền.
Quần chúng thường nhầm lẫn Nhân quyền và Dân quyền, mặt khác lắm khi lầm tưởng Nhân quyền có thể xung đột với Chủ quyền Quốc gia.
Nhân quyền có trước dân quyền và bao quát hơn dân quyền. Nhân quyền là quyền bẩm sinh, do Tạo hóa ban cho, xuất phát từ giá trị nội tại của con người. vì thế có tính cách thiêng liêng và bất khả chuyển nhượng, không một chính quyền nào có thể tước đoạt hay phủ nhận, không một cá nhân nào có thể thủ đắc nhân quyền của kẻ khác. Một thí dụ cụ thể: Trong mộtä xứ, dân quyền của người công dân là đầu phiếu, ứng cử chức vụ công cử và tham chính. Nhân quyền có tầm bảo vệ rộng hơn, không cho phép nhà cầm quyền trong một nước giam cầm vô cớ, kỳ thị quá đáng hay đánh đập dã man chẳng những công dân của mình mà còn các ngoại kiều trú ngụ trên lãnh thổ nước ấy.
Từ thế kỷ 18, một số quốc gia tân tiến đã có bản Tuyên ngôn Nhân quyền riêng. Đó là trường hợp của Anh quốc với Luật Nhân Quyền Bill of Rights năm 1689, Hoa kỳ với bản Tuyên ngôn Độc lập Declaration of Independence năm 1776 và Pháp, với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Quyền Công dân năm 1789. Giữa quốc gia và người dân có một khế ước mặc nhiên - mà Jean Jacques Rousseau mệnh danh contrat social - căn cứ trên trách vụ và bổn phận liên đới. Bởøi thế chính quyền đương nhiệm không thể trốn tránh bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền là quyền của dân, không phải của quốc gia. Trong một nước dân chủ, nhân quyền không đối chọi với chủ quyền quốc gia. Trái lại, sự tôn trọng nhân quyền luôn luôn đi đôi với một thể chế dân chủ chính danh.
Từ những sự tàn sát khủng khiếp thời Đệ nhị Thế chiến do Đức Quốc Xã và đồng minh gây ra, đã phát sinh hai tuyên cáo đức tin (declarations of faith): Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) và bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948). Có nhu cầu khẩn thiết đánh thức lương tri của nhân loại. Nhân quyền đã trở thành một vấn đề toàn cầu, không còn dành riêng cho nộâi bộ quốc gia hay nói cách khác, nhân quyền được quốc tế hóa. Trong lúc thế giới điêu tàn đang chú ý ưu tiên đến vấn đề tái thiết và khủng hoảng hậu chiến, việc sáng tác và chấp thuận bản TNQTNQ quả là một kỳ công, hệ trọng hơn cả bản HCLHQ. Công tác soạn thảo kéo dài từ 1947 đến 1948 vì vấp phải nhiều thắc mắc căn bản khá phức tạp về triết thuyết, xã hội, pháp lý và chính trị. Thái độ quyết liệt và kiên trì của nhóm phụ trách thực hiện bản Tuyên ngôn vượt qua mọi trở ngại. Tại San Francisco, năm 1946, các nhân vật được bầu vào tiểu ban soạn thảo gồm có bà Éleanore Roosevelt, phu nhân của Tổng thống Hoa kỳ Franklin D. Roosevelt, luật sư René Cassin, chủ tịch Tham Chính Viện Pháp, triết gia Charles Malik gốc Liban, nhà ngoại giao Trung hoa Peng Chung Cheng và luật gia Gia Nã Đại John Humphrey, thuộc Đại học McGill. Gs Humphrey lúc đó vừa 40 tuổi, là thành viên trẻ nhứt, cụt một cánh tay trong tai nạn xe hơi và đang đứng đầu phân khoa Nhân quyền tại Văn phòng Tổng thư ký LHQ. Được ủy thác đầu năm 1947 trình bày một dự thảo sơ bộ tổng quát, Gs Humphrey xuất nạp bốn tháng sau một tài liệu 400 trang lược trình những nguyên tắc căn bản cùng với nhiều trích lục về nhân quyền từ các hiến pháp và văn kiện pháp lý. Mùa thu 1948, 23 trong tổng số 30 điều khoản của bản TNQTNQ được chấp nhận. Tám trong 58 nước thành viên của LHQ không bỏ thăm., trong đó có Saudi Arabia, Nam Phi và vài nước thuộc Khối Xô Viết.
Bản TNQTNQ có tính cách phổ quát (universal), không phỏng theo một mẫu mực riêng biệt nào và liệt kê 26 nhân quyền căn bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa giáo dục. Vì chỉ là một văn kiện tuyên bố ý định (déclaration d'intention) nên bản TNQTNQ ø không đặt ra những biện pháp để chế tài sự vi phạm các nhân quyền vừa kể. Trong điều 56, Hiến chương LHQ, nêu ra một cách lỏng lẽo nghĩa vụ của các quốc gia hội viên "đề xướng và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo".
Phải đợi 28 năm sau, một số quốc gia mới chịu kết ước (1966) và phê chuẩn (1976) hai Công ước Quốc tế có hiệu lực ràng buộc, nghĩa là có giá trị pháp lý cao hơn hiến pháp và luật pháp quốc gia. Đó là một mặt, Công ước về những Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và mặt khác, Công ước về những Quyền Dân sự và Chính trị. Về cách thức thi hành, có một khác biệt giữa hai Công ước: Khi ký Công ước về Dân quyền và quyền Chính trị, các xứ kết ước cam kết tự chế và không vi phạm các quyền này như bắt bớ, giam cầm trái phép, cấm truyền giáo, hành đạo..vv. Trong Công ước về Quyền xã hội, kinh tế và văn hóa, các quốc gia kết ước hứa thể hiện các chương trình, kế hoạch do LHQ đề ra trong lãnh vực kinh tài và phát triển.
Ngày nay, LHQ quy tụ trên 185 nước hội viên. Luật Quốc tế Nhân quyền là một mạng lưới chằng chịt và gồm có bảøn TNQTNQ, hai Công ước tế nêu trên và một số Công ước bổ túc hay khai triển như Công ước chống nạn diệt chủng (1949), Công ước về Quy chế Tị nạn (1951), Công ước chống Kỳ thị Chủng tộc (1965), Công ước chống Kỳ thị Phụ nữ (1979), Công ước chống Tra tấn hành hạ (1984), Công ước về Quyền của Thiếu nhi (1989) v.v...
Như đã vừa phân tách , những quyền con người thật là bao quát và đa dạng. Đại cương, nhân quyền có thể xếp thành ba loại: 1) Quyền liên hệ đến Thân Thể (quyền sống, không bị nô lệ, không bị giam cầm trái phép, quyền được xét xử công khai và công bình trtước Tòa án..vv..) 2) Quyền An cư Lạc nghiệp (quyền tự do cư trú và đi lại, tự do xuất ngoại, quyền sở hữu, quyền làm việc và thành lập nghiệp đoàn, quyền đình công, quyền được hưởng giáo dục, y tế..vv..) 3) và những quyền Tự do Chính trị và Tự do Tinh thần (tự do tư tưởng, hội họp, ra báo, lập hội, tham chính,..vv..).
II - CSVN lộng hành vi phạm nhân quyền. Lý do của sự phản ứng tiêu cực của Thế giới
Với mục đích tuyên truyền, CSVN đã bịp bợm trưng bày trong bản Hiến pháp năm 1992, một "shopping list" khá đầy đủ về những tự do căn bản mà chúng không bao giờ thi hành. Các bộ luật Hình sự và Lao động của Việt Nam cũng thưà nhận cho vui (nhưng không áp dụng nghiêm chỉnh) những quyền của bị cáo và các quyền kinh tế xã hội Là thành viên của Liên Hiệp Quốc sau năm 1975, chúng vi phạm dài dài bản Hiến chương LHQ (ký năm 1945) và bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (thông qua ngày 10.12.1948).
Với Nhật, Đại Hàn, Đài Loan và Phi Luật Tân, Việt Nam là một trong năm nước Đông Á gia nhập hai Công ước Quốc tế Nhân quyền nhưng - theo lời của Dương Thu Hương - dến nay CS vẫn "đối xử man rợ" với dân tộc của mình. Chính phủ Hànội đã ngáo ngổ coi thường khuyến cáo của Đại hội Nhân Quyền Vienna (1993) nhắc nhở "các nước ký kết phải chịu trách nhiệm quốc tế về những hành động vi phạm nhân quyền của họ".ï
Trong nước, những tháng gần đây, CS đàn áp mạnh hơn những tôn giáo hay cá nhân phê bình và tố giác chính quyền: Ls Lê Chí Quang, Lm Nguyễn Văn Lý và ba người cháu, Bs Nguyễn Đan Quế, giáo phái Hoà Hão, đồng bào Thượng thiểu số, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, tài tử phim ảnh Đơn Dương, Bs Phạm Hồng Sơn, Gs Trần Khuê, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn và Trần Dũng Tiến..vv..Thông thường Công an CS chụp mũ các người này là "gián điệp, phản động, phá hoại an ninh quốc gia" trong khi hành động cuả họ có tính cách ôn hoà và xây dựng.
Ngoài việc đưa ra một số ít nghi can trước Toà án với cáo trạng bông lông và bất chấp thủ tục pháp lý, các Ủy ban Nhân dân Tỉnh còn áp dụng vô tội vạ với các thành phần bất đồng chính kiến biện pháp quản chế hành chính chiếu theo Nghị định số 31/CP ngày 14.4.1997. Thời hạn quản chế kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm. Người bị quản chế phải cư trú ở một nơi chỉ định, bị bao vây kinh tế, cô lập với dân chúng và đặt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà chức trách điạ phương.
Chính phủ Hànội còn xử dụng tùy thích một số biện pháp khác không kém thâm độc và cay nghiệt để hù dọa hay áp đảo đối phương như a) Quản thúc tại gia (nạn nhân thí nghiệm: Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ sĩ, Nguyễn Hộ..) b) Quản chế tư pháp những bị can đã thụ hình (trường hợp Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Đổ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà ...) và c) Đày đi giáo huấn tại các Trại Cải tạo (nạn nhân: Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, Trần Danh San, các quân cán chính Việt Nam Cọng hòa...) Gs Nguyễn Đình Huy, 71 tuổi, cựu ký giả và sáng lập viên Phong trào Thống Nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ Việt Nam, bị giam suốt 26 năm qua. Ông được tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters Sans Frontières) xem như một trong những tù lương tâm tiêu biểu nhứt thế giới.
Nhà cầm quyền VN vẫn giả điếc trước những phản đối, can thiệp và khiếu nại của Hộâi Ân xá Quốc tế, Asia Watch, các tổ chức NGOs, cơ quan tư nhân và chính phủ đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền....CSVN vi phạm nhân quyền như cơm bửa. Phản ứng rầm rộ, tùy lúc và thiếu kế họach trường kỳ của cộng đồng người Việt hải ngoại không gặt hái kết quả thiết thực. Đối với Thế giới Tự do hiện phải đương đầu với những mối lo trọng đại như kinh tế xuống dốc, nội bộ bất ổn, nạn khủng bố tràn lan, chiến tranh đe dọa, bệnh AIDS gia tăng..., nhân quyền không còn được chú tâm hàng đầu. Đặc biệt tại Việt Nam, chính phủ bưng bít tin tức, tuyên truyền lạc hướng, cô lập sít sao các nhóm đối kháng, cắt điện thoại, tịch thu máy điện thư, cấm xuất ngoại..vv... Quần chúng vật lộn vất vả với miếng cơm, manh áo hằøng ngày, không còn thời giờ và tâm trí nghĩ đến nhân quyền và chính trị. Mặt khác, CS không ngán sự chống đối lẻ tẻ, rời rạc, kém tổ chức và thiếu lãnh đạo ở bên trong và ngoài nước. Khoán trắng cho siêu cường Hoa kỳ gây áp lực trong lãnh vực nhân quyền là 'bán lúa giống". Thật vậy, Dân chủ và Nhân quyền từ lâu và trong nhiều trường hợp, là hai võ khí mặc cả của Hoa Thịnh Đốn để xây dựng bá quyền. Để tham chiến tại Kosovo và triệt hạ nhà độc tài Milosevic, Mỹ đã nêu một quyền mới: "quyền can thiệp vì lý do nhân đạo". Nhưng Hoa Thịnh Đốn làm ngơ để Nga và Tàu tàn sát lương dân tại Chechnya và Tân Cương. Trong hiện tại, bất cứ chính thể chuyên chế nào ủng hộ đường lối chốàng khủng bố và kế hoạch "tiên vi thủ, hậu vi cường" (preventive strike) của Mỹ thì được Mỹ dễ dải, nương tay. Điều oái oăm là chính phủ Hànội công khai khủng bố dân Việt nhưng không ngượng miệng lên án khủng bố. Trong khi đó, cánh chống Mỹ, đa số thuộc khối Á rập, lại tố ngược Hoa kỳ khủng bố các nước thế cô.
III - Thử đề nghị vài biện pháp đối phó
Tổng thống Abraham Lincoln có nói: " Nếu vì tham sinh huý tử, một quốc gia chấp nhận hy sinh một ít tự do để hưởng chút đỉnh an ninh thì quốc gia ấy không đáng được hưởng tự do." Trong công việc đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người dân Việt, bởi thế, phải gánh vai trò chủ động. Không bi quan quá đáng, không lạc quan tếu, không ngây ngô vọng ngoại. Phải khách quan nhận thức thời thế để hành động đúng mức, dựa vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Hơn một thập niên, CSVN hứa hẹn "đổi mới" nhưng thực tế, đến nay họ chỉ đổi ghế. VN hiện sống èo ọt với hai di sản: di sản ngoại bang Mác-Lê-Mao không nuốt trôi, không tiêu hoá nổi. Và một di sản nội hoá, đó là chế độ tham nhũng bất trị do Hồ khai sinh.
Nhóm mafia cầm quyền phải chọn lựa: Theo Hoa kỳ (nghĩa là nghiêm chỉnh thi hành Hiệp ước Thương mải đã ký kết) thì rã Đảng, còn theo Trung Hoa thì mất đất. Để tồn tại, Chính Trị Bộ đã u tối chọn giải pháp thứ hai bằng cách ký lén nhượng môt phần lãnh thổ và vùng biển cho Bắc kinh.
CSVN chủ xướng hoà giải, hoà hơp dân tộc, giao lưu văn hóa. Không thể chấp nhận chính sách một chiều, bịp bợm, tuyên truyền phỉnh gạt này được. Thật vậy, CS không quyết tâm hoá giải, chỉ muốn hợp nhất và ù lì từ chối đa nguyên. Xã hội chủ nghĩa không thể tránh bị Lịch sử đào thải. Nếu không bằng Cách mạng đổ máu (revolution) thì cũng bằng áp lực giải thể của Thế giới (evolution). Vấn đề chính yếu hiện tại không phải là "CS chừng nào sụp đổ? " mà là "cánh chủ trương dân chủ hóa đất nước có sẳn sàng thay thế hay không? với một chính thể ra sao? và đang làm gì để rút ngắn ngày ra đi của CS?"
Trong phạm vi đấu tranh cho Nhân quyền, cần có sáng kiến và nhận xét thực tế để thay đổi chiến lược và biện pháp, tùy giai đọan, nhu cầu và phương tiện. Cần phân biệt khả thi và bất khả thi, đồng thời đặt thứ tự ưu tiên thi hành các kế hoạch. Sau đây chúng tôi xin mạo muội đề nghị, một cách đại cương và không giới hạn, vài công tác khẩn yếu:
1- Bằng kỹ thuật, phá hủy "bức tường lửa" được Hànội dựng lên trên internet để chận các tin tức và tài liệu về dân chủ và nhân quyền do hải ngoại phổ biến ào ạt vào quốc nội. Đến nay, có nhiều phí phạm vì đường lối đánh võ tự do. Cầân thống nhất và kế hoạch hoá tùy phần chuyên môn và phương tiện. Chọn kỹ các đề tài tuyên truyền hấp dẫn, thich hợp, đánh trúng đích và phản ứng nhạy bén. Mở thêm nhiều đài ra-dô và truyền hình hướng về VN. Xử dụng triệt để và tối đa các điện thoại cầm tay (cell phones) để tránh sự kiểm soát bên trong. Tạo nhịp cầu khắng khít và mau lẹ giữa thính giả nội địa và quốc ngoại, nhắm vào đại chúng, đặc biệt phần tử đối kháng trong hàng ngũ CS. Bằng mọi cách, xây dựng một khối cảm tình trong giới truyền thông quốc tế, biến họ thành đồng minh.
2- Củng cố khối áp lực chính trị (lobby) tại hải ngoại. Lâp hội cử tri gốc Việt tại các địa phương, cổ động ghi danh đi bầu, thuyết trình và cung cấp tài liệu về VN, tổ chức tiếp xúc thường xuyên với các dân biểu, nghị sĩ, nghị viên thành phố...Khuyến khích và ủng hộ thành phần gốc Việt có khả năng ra ứng cử . Tham gia tích cực những buổi hội thảo về VN tại các Đại học hay Trung tâm Nghiên Cứu. Tự nguyện đông đảo trong các hoạt động xã hội, văn hoá, giáo dục, tôn giáo và từ thiện công cọng để xác nhận sự hiện diện của khối người Việt. Một cộng đồng VN xứng đáng với danh xưng, bầu bán dân chủ, đoàn kết chặt chẻ, với những gương mặt có uy tín trong Ban chấp hành, sẽ dễ dàng gây quỹ để hoạt động và bắt tay trong vấn đề lobby với các cộng đồng sắc tộc thiểu số khác. Khi chấn chỉnh xong các cộng đồng tiểu bang và khu vực, cần nghỉ dến cách thức liên kết thành một mạng lưới có tổ chức quy củ, nhắm mục phiêu đấu tranh cao hơn.
3- Việc đưa tội ác CSVN ra trước Toà Hình sự Quốc tế là một công tác cần nghiên cứu kỷ về nhiều phương diện khá phức tạp: tư cách khởi tố, tộâi danh áp dụng, tài liệu xuất nạp, chi phí tài chính, thủ tục tố tụng, thời điểm vô đơn, dư âm chính trị...Cộng đồng của chúng ta không thiếu những luật gia gỉỏi và đầy thiện chí. Cần lập gấp một ủy ban để khảo sát tường tận hầu có một quyết định sáng suốt và khả thi
Trên đây chỉ là vài ý kiến thô thiển phác hoạ trong một buổi nóí chuyện ngắn ngủi. Còn nhiều biện pháp khác có thể hay hơn. Chung quy, thực hiện thành công hay không tùy thuộc mật thiết đến ý chí đoàn kết của mọi người để hành động chung. Đoàn kết, trong nhiều năm nay, là vấn đề gay go then chốt. Nói dễ, làm khó. Tuy nhiên đoàn kết sẽ không nan giải nếu tất cả quyết tâm đặt sự tồn vong của đất nước trên tị hiềm và dị biệt cá nhân; nếu số đông tình nguyện làm cái đuôi thay vì mổi người đều dành làm cái đầu; nếu chúng ta nói it hơn , chịu khó lắng nghe và hành động, thay vì phê bình và chỉ trích tiêu cực.
CSVN gian ác , khởi đầu cuộc chiến, chỉ là thiểu số. Chúng biết kết bè, kết đảng để tiếm quyền và áp đảo đa số. Tại sao người Việt quốc gia, thường tuyên bố là nắm chính nghĩa trong tay, lại không thể hợp quần để đưa xứ sở ra khỏi cái nhục mạc xít và vũng lầy chậm tiến? Vì chia rẻ, chúng ta đã tạo sức mạnh cho CS và giúp chúng sống cầm hơi. Phải chăng chính chúng ta đã làm cho chúng ta mất nước?
Đoàn kết giữa người Việt trong, ngoài sẽ xóa bỏ " hội chứng chờ đợi": Già đợi trẻ và trẻ chờ già "nâng cao ngọn đuốc"; tiền tuyến và hậu phương chờ lẫn nhau "phất cờ khởi nghĩa". Trông chờ mòn mỏi, để rồi xoay qua ước mơ đồng minh đế quốc "bật đèn xanh". Từ vọng ngoại đến vong bổn chỉ có một bước!
Đoàn kết cũng sẽ chấm dứt cái "dị ứng tổ chức" một cơ chế thống nhất cho phe đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại VN. Chúng ta cần một cơ chế danh chính, ngôn thuận, có cán bộ, kỷ luật , kế hoạch, chính sách và uy thế quốc tế để đối đầu hữu hiệu với CS. Một cơ chế khảõ dĩ cuốn hút được đa số thầm lặng, thay vì buông tay cho các tên đầu cơ và phiêu lưu hoạt náo chính trường, làm trò cười cho thiên hạ.
Yeltsin, người thay đổi bộ mặt của Nga Sô, trưởng thành trong cái lò mạc xít, đã lên tiếng cảnh giác thế giới: "Cộng sản không bao giờ sửa đổi. Chúng chỉ có thể bị thay thế mà thôi". Học giả Pháp Jean Francois Revel khẳng định dứt khoát hơn: « Cách hay nhất để canh tân Xã hội chủ nghĩa là tẩy xoá nó đi ».
Xin cám ơn sự chú ý của Quý vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Universal Declaration of Human Rights (december 10, 1948)
2. International Covenant on Civil and Political Rights (1966)
3. International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights (1966)
4. Dự thảo Hiến pháp VN, của Đào Tăng Dực, nxb Việt Luận Australia, 2001
5. Human Rights Handbook, 1998 by Nguyễn Hữu Thống, nxb Hương Quê, Californie
6. Bài "Nhân quyền, điều kiện tiên quyết để phát triển Dân chủ tại Việt Nam" của TS Phạm Văn Song, Paris (2002)
7. Các bài của LS Lâm Lễ Trinh trong các báo: « Droits de l'Homme:La Politique déconcertante des États-Unis" (2001); « Les Droits de l'Homme sont Universels » (1999) ; « Quyền can thiệp vì Nhân đạo, một sáo ngữ ? » (2001) ; « Sau ngày 11.9, Dân chủ và Nhân Quyền sẽ bị thử thách nặng hơn » (2001) ; « Nhân quyền, Cuộc cách mạng cứu rổi thời đại » (1998) ; « Nhân quyền và Bá đạo » (1999) ; « Đồng bào của chúng tôi không bao giờ khuất phục ». diễn văn ngày 10.5, 2002 tại Thượng viện Hoa kỳ nhân ngày Lễ Nhân Quyền VN,
Đọc các bài khác của Ts Lâm Lễ Trinh bằng tiếng Anh, Pháp và Việt trong tạp chí Anh-Pháp Human Rights / Droits de l'Homme xuất bản tại Paris và Californie hay trong trang nhà trên internet http://www.centralstation.net/lamletrinh
  

NGUYỄN THIÊN THỤ * HÔN NHÂN



HÔN NHÂN
Có âm dương, có vợ chồng,

Có thuyết cho rằng Thượng đế tạo ra vũ trụ. Thuyết khác cho rằng vũ trụ ra đời một cách ngẫu nhiên, không ai tạo ra cả.
Những người tôn thờ Thượng đế có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu trung họ tin vào luật nhân quả. Có vũ tru, cây cối, con người và muôn loài thì ắt có người tạo ra.

Núi kia ai đắp mà cao?
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu?

Nhưng luật nhân quả chi áp dụng vào sự vật một cách tương đối.
Ai sinh ra cha mẹ ta? Ông bà sinh ra cha mẹ ta.
Ai sinh ra ông bà?
Tổ tiên sinh ra ông bà.
Ai sinh ra tổ tiên?
Lên cao nữa, câu trả lời sẽ là Thượng đế.
Vậy ai sinh ra Thượng Đế?
Câu trả lời là Thượng Đế là nguyên nhân sau cùng, không do ai sinh ra cả. Như vậy thì Thượng đế là ngẫu nhiên và muôn loài đều là ngẫu nhiên. Như vậy chính các nhà tôn giáo phủ nhận Thượng Đế.

Dù con người do Thượng Đế sáng tạo hay chỉ là ngẫu nhiên, ta thấy một điểm chung là các loài vật khác nhau, có hình dáng khác nhau, có loài to, loài nhỏ, loài trên trời, loài dưới đất, loài trong nước, loài trên mặt đất nhưng tất cả đều có bộ phận quan trọng giống nhau như cần có bộ phận tiêu hóa ,bộ phận bài tiết, ngụ quan, bộ phận sinh dục và có tình dục. Phải chăng qua triệu năm tụ hội nhân duyên, muôn loài đi đến tự hoàn chỉnh một cách trọn vẹn như ngày nay.

Tình dục là một bản năng, là một nhu cầu cho vạn vật. Con người cũng vậy. Buổi đầu tiên, loài người cũng sống thành bầy như loài vật. Chúng ta không biết buổi sơ khai, con người sống như thế nào. Nhưng quan sát loài vật, ta thấy chúng có nhiều thái độ sống khác nhau.

Một số sống chung theo bản năng. Thế giới chia thành hai loại theo giới tính là đực và cái.Con đực nào cũng có tự do. Con đực chủ động. Một nhóm khác, con đực lớn nhất, khỏe nhất trở thành vua bầy thú. Chúng đánh đuổi con đực nào lénh phénh đến gần con cái, thức ăn và chỗ nằm của nó. Nói rõ hơn nó độc quyền chiếm một hay nhiều con cái.

Có loài vật khác thì sống đôi bên nhau. Loài vật cũng biết lựa chọn "tình yêu" chứ không phải hoàn toàn theo bản năng như một số người nghĩ.
Dù là bản năng hay tình cảm, việc nam nữ giao cấu là luật tự nhiên, giúp muôn loài quân bình đời sống và sinh sôi nẩy nở.

Một số nhà Duy vật trong đó có Marx cho rằng sơ khai con người sống chung chạ, và Marx gọi đó là thời " cộng sản nguyên thủy". Marx tâm đắc nhất là giai đoạn này, vì con người theo chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là sống chung, làm chung, không tài sản riêng. Chính thời kỳ này người ta sống trong cảnh"vợ chung, chồng chạ"như loài vật. Lẽ tất nhiên đưa đến cảnh vợ chung, con chung. Một điều tâm đắc khác của Marx là ông cho rằng chính từ cảnh vợ chung này đưa đến cảnh người đàn ông phải đến với người đàn bà. Người đàn bà trở thành trung tâm của những người đàn ông. Người đàn bà là nhu cầu của đàn ông, nắm giữ "tình yêu" và con cái của đàn ông. Vì vậy chế độ mẫu hệ có thể là xã hội đầu tiên của con người.
Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Lý luận của Marx không đúng lắm vì trong thế giới hiện này, chỉ một số bộ tộc và dân tộc là theo mẫu hệ. Loài vật dường như không theo mẫu hệ. Con đực bao giờ cũng đứng đầu đàn. Và trong các xã hội, nhất là xã hội sơ khai, người nắm kinh tế là đàn ông, vì đàn ông luôn giữ vai chính trong việc săn bắn, trồng tỉa, chống thú dữ và bọn xâm lược.Ở Việt Nam, những tay duy vật như Trương Tửu, Đặng Thai Mai thường bám lấy cái mẫu hệ để chứng minh rằng tại Việt Nam có mẫu hệ, tức là từ đầu đã theo cộng sản.

Lý luận này không đúng. Ở một vài xã hội theo mẫu hệ nhưng đàn ông làm vua chứ không phải đàn bà. Trưng vương làm vua nhưng trước đó chỉ là một người đàn bà. Chồng bà, Thi Sách là lãnh đạo quốc dân kháng nhà Hán, Trưng vương là người kế nghiệp. Trước Trưng Vương, các vua Hùng đều là đàn ông, và sau Trưng vương, các lạc hầu, lạc tướng là đàn ông cho nên không thể nói thời đó nước ta thuộc mẫu hệ.

Dù là đàn bà làm vua như Lã hậu, Từ Hy thái hậu cũng không thể bảo rằng nước đó thuộc mẫu hệ. Dù trong gia đình, người đàn bà cai quản như ngày xưa, chồng đi làm quan, hay ra đồng cày cuốc, vợ ở nhà nuôi con, lo việc chăn nuôi, bếp núc, giữ tiền bạc, tính toán chi tiêu, lo việc mua bán thì cũng chỉ qủản lý cho chồng, không phải là mẫu hệ, mẫu quyền.
Giả sử rằng có những bộ tộc nhiều đàn ông sống dưới quyền một người đàn bà cũng chưa phải là mẫu hệ. Có thể một lúc nào đó, một người đàn ông mạnh nhất giết hết, hoặc đánh đuổi những kẻ đàn ông khác và đánh dập, cưỡng ép người đàn bà., bắt đàn bà làm nô lệ . Như vậy là trở thành phụ hệ. Và trong những bộ lạc, đàn ông hiếm, nhiều đàn bà phải quỵ lụy một người đàn ông cho nên không thành lập chế độ mẫu hệ.
Có lẽ sau một thời gian sống chung chạ, con người từ bỏ chủ nghĩa cộng sản mà đi vào chủ nghĩa tư sản. Con người vốn ích kỷ và có tinh thần tự lập và tự tôn. Người ta tôn trọng những minh quân, ghét các bạo chúa. Trong cộng sản chủ nghĩa, tài sản nằm trong tay một hay vài người. Chúng cướp mồ hôi nước mắt của tập thể, xài phung phí tài sản chung, và bắt dân chúng làm nô lệ. Trong chế độ cộng sản nảy sinh giai cấp thống trị và bị trị. Kẻ bị trị thì đói khổ. Kẻ bị trị phải tìm cách bảo vệ mình, phải tìm nguồn thực phẩm cho riêng mình và giữ đồ dùng, những tư liệu sản xuất và vũ khí cho riêng mình.

Và người ta cũng thấy bất tiện trong cảnh " vợ chung, chồng chung." Phải có gia đình riêng, vợ riêng, chồng riêng, con riêng để tránh cảnh vì tranh giành đàn bà mà cha con, anh em đánh nhau, và cha con, anh em, chị em làm tình với nhau vì không nhận ra nhau như Aristotle đã phản đối thuyết của Platon (1)
Vì vậy mà xã hôi đi đến việc lập gia đình riêng. Có thể ở một vài nơi, có vợ chồng, có anh em, có bộ lạc nhưng vẫn là vợ chung, con chung. Sau này con người mới dần dần từ bỏ chế độ cộng thê, cách biệt từng cặp nam nữ sống riêng. Và từ đó hình thành đời sống gia đình gồm vợ chồng, con cái. Trước đây, người đàn ông tự hào ta có chục vợ, trăm vợ, chục con, trăm con nhưng thực tế là không có vợ nào, con nào. Không ai chịu trách nhiệm về người vợ yếu, con thơ. Từ đó mà có hôn nhân, có sự chứng nhận sống chung giữa nam và nữ, và có sự ràng buộc.Và từ đó có vợ chồng, cha con, anh em. . .

Việc sống riêng tạo nên ổn định trong bộ lạc, ngăn chận bọn cường hào cướp bóc, hãm hiếp vợ con người khác. Nó cũng là một sự ràng buộc, cấm việc ly hôn hoặc ngoại tình. Do đó mà luật lệ ra đời. Hôn nhân chính là một hình thức luật pháp bảo vệ gia đình đã truyền lại từ xưa đến nay. Những ai vi phạm đời sống hôn nhân hợp pháp đều bị trừng phạt.

Việc này đưa đến các tục lệ sau:
+Tôn trọng trinh tiết: Cả thế giới ban đầu là vậy. Đạo Thiên Chúa đề cao đức Mẹ đồng trinh là theo chiều hướng xã hội tôn trọng trinh tiết. Tại nhiều nơi đàn bà mất trinh là mất giá trị nhưng cũng có nơi nơi quan niệm đàn bà còn trinh là đàn bà bỏ đi!
+Vì tôn trọng trinh tiết, người ta cấm đàn bà giao thiệp với đàn ông. Tại Á Đông và Trung Đông, đàn ông không được bắt tay hay động chạm vào thân thể đàn bà . Đó là quan điểm
" Nam nữ thọ thọ bất tương thân".
Ngoài ra, những phụ nữ quen biết nhiều đàn ông, con trai thì bị dư luận đàm tiếu cho là không đứng đắn. Người phụ nữ tốt thì phải " tòng nhất nhi chung".Trong khi đó, ở chế độ đa thê, đàn ông được nhiều tự do:
"Trai năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên chỉ có một chồng."
Trái lại, có những xã hội đa phu, đàn bà có quyền lấy nhiều chồng. Tât cả đều do luật lệ, phong tục, mỗi nơi mang sắc thái khác nhau.

Ngoài ra việc hôn nhân là do cha mẹ quyết định:
-Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy:
-Áo mặc không qua khỏi đầu
Nam nữ không có quyền "tự do luyến ái" mặc dầu thực tế trai gặp gỡ hẹn hò, thề ước là chuyện thường ( Cúc Hoa, Kiều, Lục Vân Tiên)

+Trừng phạt giao hợp ngoài hôn thú:
Những người chưa chồng mà có chửa hoặc ngoại tình thì bị coi là gian dâm bị xã hội trừng phạt. Nhẹ nhất là phạt vạ như truyện Thị Kính, hoặc bị đuổi ra khỏi làng. Còn đàn bà ngoại tình thì bị ném đá, bỏ rọ trôi sông. . .

Nước ta theo đạo thờ tổ tiên , ông bà cho nên cần con trai nối dòng dõi, cần người tiếp tục chăn nom mộ phần và thờ cúng tổ tiên thì việc lập gia đình mang ý nghĩa quan trọng. Không con là " vô hậu", là "tuyệt hậu" mang một ý nghĩa bi đát.

Vì khát vọng kế thừa , ngày xưa đa số lập gia đình rất sớm cho nên đi đến nạn tảo hôn. Lý Chiêu hoàng 8 tuổi đã lấy chồng. Ngoài ra còn có việc " chỉ phúc vi hôn" nghĩa là hai gia đình ước định hôn nhân khi con còn nằm trong bụng mẹ. Tục này có ở Trung Hoa mà Việt Nam cũng vài nơi như vậy.

Người ta thường chọn những thiếu nữ lớn hơn trai vài tuổi để có thể sớm sinh con và có khả năng lao động tốt. Tục tảo hôn đã gây ra nhiều cảnh ngang trái và khôi hài:

-Chồng lên tám, vợ mười ba.
Ngồi rỗi nu nống nu na đỡ buồn ...

- Bồng bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng,
Để tôi tát nước, vớt chồng tôi lên!
Tham giàu, em lấy thằng bé tỉ ti
Làng trên, trại dưới thiếu gì trai tơ.
Em đem thân cho thằng bé giày vò
Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng !
Cũng đa mang là gái có chồng…
Chín đêm trực tiết nằm không cả mười!
Nói ra sợ chị em cười,
Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh.
Em cũng liều mình về thằng bé trẻ ranh
Đêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn !
Buồn mình, em lại bế thằng bé nó lên
Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì!
Nó ngủ, nó gáy ti ti.
Một giấc đến sáng còn gì là xuân!
Chị em ơi, hoa nở mấy lần?!

Tuy nhiên, ở một vài nơi, dù cho con lập gia đình sớm cũng không thể dưới mười tuổi. Ca dao đã thể hiện ý kiến của đa số nhân dân về tuổi thích hợp cho nam nữ thành hôn :


- Gái thập tam, nam thập lục (gái 13, trai 16),
- Em lấy anh từ thuở mười ba
Đến năm mười tám em đà năm con...
Năm 1888, nhà nước bảo hộ Pháp ấn định con gái 14 tuổi, con trai 16 tuổi mới được làm đám cưới. Tuy không thay đổi là bao so với 13 và 16 tuổi, nhưng ít ra luật pháp cũng chính thức cấm tục tảo hôn(lấy vợ sớm), không cho phép con trai dưới 16 tuổi lấy vợ. Tuy bị cấm, nhưng ở nông thôn Việt Nam, hủ tục này còn rơi rớt đến tận thế kỷ XXI , nhiều thanh thiếu niên 15 đã sinh con cái.

Nhìn chung, đa số thành hôn khoảng 18-20, nếu ngoài tuổi đó thì coi như muộn màng, ế ẩm:
"Trai ba mươi tuổi đang xoan,
Gái ba mươi tuổi lo toan về già".

Nay thì đa số thanh niên nam nữ lo học hành, tạo dựng sự nghiệp thì mới thành hôn cho nên khoảng 30 thì mới lập gia đình.Xã hội Việt Nam đã thay đổi sâu xa. Ngày nay, trai gái đi học, đi làm cho nên có nhiều dịp gặp gỡ, tìm hiểu nhau trước khi quyết định làm đám cưới. Cha mẹ được hỏi ý kiến nhưng không còn nắm vai trò quyết định nữa. Nghi lễ được tổ chức đơn giản để đỡ tốn thời gian. Lễ hỏi, lễ cưới chỉ có trầu cau, trà bánh và rượu. Lễ gia tiên còn được giữ, các lễ khác thường bỏ qua.


Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgbfK503eCCgGsV0WkcF8ssy2ZjKboG6wLvJzJtR-lFsV79KGRdHBeXh2xsE651T18srYiAJSf8JMbzYs6ulCUMDo-k5BQYVeyBMYzwygYETRhR5Yoo2tSPQssJdxYkM1Pm6uVCM4BfoCA/s400/BUL021.gifDanh từ hôn nhân xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Anh là năm 1250-1300 CE (2). Còn Việt Nam, đời Hùng Vương , An Dương Vương với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Trọng Thủy Mỵ Châu đã có tục hôn nhân.




Ngày xưa, lễ nghi cưới xin của ta bắt chước Tàu. Trong hôn nhân, người ta phải thực hiện lục lễ tức là sáu nghi lễ như sau theo sách Văn công gia lễ :
1- Nạp thái : nhà trai đến nhà gái ngỏ ý
2- Vấn danh : nhà trai hỏi tên tuổi cô gái để tính ngày giờ, xem có bị xung khắc không ?
3- Nạp cát : chọn được ngày tốt, xác nhận với nhà gái
4- Nạp tệ : đưa đồ thách cưới do nhà gái ấn định
5- Thỉnh kỳ : định ngày làm lễ cưới, nộp nữ trang, vải vóc cho nhà gái
6- Nghinh hôn (thân nghinh): lễ rước dâu


Năm 1477 nhà Lê quy định rằng :
Phàm người lấy vợ, trước hết phải mượn người mối đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân. Lễ cầu thân xong rồi mới định lễ dẫn cưới. Dẫn cưới xong rồi mới định ngày đón dâu. Ngày hôm sau chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến lễ nhà thờ. Nghi thức tiết mục, phải theo đúng như điều đã ban xuống mà làm. Không được như trước, nhà trai dẫn lễ cưới rồi để đến 3, 4 năm mới cho đón dâu.
Bắt đầu, nhà trai tìm kiếm đối tượng cho con trai mình. Phần nhiều là trai gái trong làng lấy nhau:
“Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy”.

"Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Dù rằng cỏ xấu chớ qua đồng người".

"Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm".

Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tham thanh chuộng lạ dắt qua đồng người
Đồng người cỏ tốt nhưng hôi
Đồng ta cỏ xấu nhưng bùi trâu ăn
.

Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgbfK503eCCgGsV0WkcF8ssy2ZjKboG6wLvJzJtR-lFsV79KGRdHBeXh2xsE651T18srYiAJSf8JMbzYs6ulCUMDo-k5BQYVeyBMYzwygYETRhR5Yoo2tSPQssJdxYkM1Pm6uVCM4BfoCA/s400/BUL021.gif
Phần nhiều chọn gia đình ngang địa vị với mình. Đó là quan niệm " môn đăng hộ đối". Về tình yêu và hôn nhân, con người có nhiều quan niệm khác nhau. Trong hôn nhân cũng như trong bạn hữu, những người cùng trình độ, tư tưởng, tôn giáo , giai cấp, quan điểm thì dễ sống hơn là hai bên có quá nhiều chênh lệch.Cái sai lầm của khuynh hướng này là kỳ thị giai cấp, tôn giáo, nhất là kỳ thị giai cấp. Trong khi đó một số thấp lại đòi trèo cao , nghèo tham giàu mà đời mỉa mai gọi là" ăn mày đòi ăn xôi gấc" hay " đũa mốc mà chòi mâm son". Xã hội nào cũng có những cuộc hôn nhân mua bán, hôn nhân vì tiền. Nhưng một số người ở địa vị cao mà lại có quan niệm khác. Họ chú trọng tình yêu mà lấy người khác giai cấp như Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Cúc Hoa và Phạm Công. Một thái tử nước Anh đã từ bỏ ngai vàng để lấy người mình yêu. Cũng có người chuộng đạo đức, văn học hơn tiền tài:
"Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ!

Chẳng tham ruộng cả ao sâu,
Tham vì anh tú rậm râu mà hiền.

Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgbfK503eCCgGsV0WkcF8ssy2ZjKboG6wLvJzJtR-lFsV79KGRdHBeXh2xsE651T18srYiAJSf8JMbzYs6ulCUMDo-k5BQYVeyBMYzwygYETRhR5Yoo2tSPQssJdxYkM1Pm6uVCM4BfoCA/s400/BUL021.gif
Người ta tránh lấy người trong họ hàng. Theo Di truyền học, cùng huyết thống mà lấy nhau thì dòng dõi thoái hóa, có thể sinh ra bệnh tật hoặc quái thai. Triều Tiên cấm người cùng họ lấy nhau dù không cùng huyết thống. Người cùng huyết thống mà lấy nhau, luân lý kết tội là loạn luân. Ngô Sĩ Liên lên án việc Lạc Long Quân là chú mà lấy cháu là Âu Cơ, và người ta chế nhạo Thánh Kinh và thần thoại La Hy là kể chuyện vô đạo đức. Những truyện đó là truyền thuyết thuộc đời tiền sử không biết thực hay hư. Dẫu là thực cũng là việc tất nhiên vì năm ngàn năm trước, mười ngàn năm trước, hay hai ba trăm ngàn năm trước, con ngưòi chưa có pháp luật, luân lý, cứ sống như bầy thú hoang, trách sao được!

Luật lệ, phong tục đã ra đời nhưng một số người bất tuân. Ở nước ta, Trần Thủ Độ lại lập ra lệ anh em trong họ Trần lấy nhau Đời Lê cấm việc hôn nhân cùng họ, nhưng cùng họ mà xa đời, thuộc chi khác nhau hoặc đã ly hương thì được. Sau này luật lệ anh em trong ba đời không được kết hôn, tuy nhiên thực tế người ta tránh việc lấy người cùng họ dù xa hay gần. Luật lệ ta còn cấm cha con nuôi, anh em nuôi có liên hệ tình dục. Tại Âu Mỹ, con chú bác ruột có thể lấy nhau.
Trung Hoa cho phép chị em con dì , hoặc con cô con cậu lấy nhau nhau:
Cháu cậu mà lấy cháu cô,
"Thóc lúa trong bồ, giống má nhà ta". ...
Trong Hồng Lâu Mộng, Bảo Thoa, Bảo Ngọc lấy nhau. Truyện Hoa Tiên, Lương sinh lấy Giao Tiên.Nhưng Việt Nam không châp nhận việc này.

Người ta tránh lấy những kẻ thuộc gia đình xấu xa , vô đạo đức, bất lương, tàn ác :
-" Lấy vợ xem tồng, lấy chồng xem giống".
-"Phúc bên nội không bằng cái tội bên ngoại".

Vì quan niệm đạo đức, người ta kết tội gái thất trinh. Cũng vì lẽ này, người ta chê bai trường hợp trai tân lấy gái góa hay gái bị chồng bỏ:
"Trai tân mà lấy nạ dòng,
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu."

Người ta khen ngợi trai gái đẹp đôi . Đẹp đôi nghĩa là cả hai cùng đẹp đẽ, mạnh khoẻ, tuôi tác tương xứng. Người chê cười những cặp gái trai bất xứng nghĩa là hai người khác biệt nhau:

-Chồng cao vợ thấp là tiên,

Vợ cao chồng thấp tơ duyên lỡ làng.

-Chồng già vợ trẻ là tiên,

Vợ già chồng trẻ là duyên bẽ bàng!

-Chồng già vợ trẻ thì xinh,

Vợ già chồng trẻ như tình chị em.

-Có phúc lấy được vợ già

Vừa sạch cửa nhà lại ngọt cơm canh.
Vô phúc lấy phải trẻ ranh.
Nó ăn,nó quấy,nó hành cả đêm.

Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgbfK503eCCgGsV0WkcF8ssy2ZjKboG6wLvJzJtR-lFsV79KGRdHBeXh2xsE651T18srYiAJSf8JMbzYs6ulCUMDo-k5BQYVeyBMYzwygYETRhR5Yoo2tSPQssJdxYkM1Pm6uVCM4BfoCA/s400/BUL021.gif

Năm 1663 vua Lê Huyền Tông ban điều giáo hóa :
Vợ chồng là gốc luân thường, lấy vợ, gả chồng phải theo lễ nghĩa, không được suy bì giàu nghèo, đòi nhiều tiền của. Lấy nhau phải phân biệt họ hàng, nòi giống, không được tham giàu sang mà phối hợp loạn luân thường, không được cẩu hợp không có sính lễ để đến nỗi gần như giống cầm thú...

Năm 1804 vua Gia Long định lệ :
Trai lấy vợ, gái lấy chồng thì sính lễ phải châm chước. Trong 6 lễ phải tùy sức nhà trai giàu nghèo, không được bắt ép viết văn khế cầm ruộng...

Sau khi thăm dò, hỏi về tuổi tác, và bắn tin thăm dò, nhà trai mới nhờ ông mai hoặc bà mối mang trầu cau và trà tới xin dạm.
Vai trò của người mai rất quan trọng.

Đẹp như rối, không mối không xong

Người này có tài ăn nói, có thể là người chuyên nghiệp mai dong, ăn tiền cả hai bên, cũng có thể là người quen biết hai gia đình.

Tục nước ta đơn giản hơn. Sau khi mai mối và nhà gái đã đồng ý, nhà trai nhờ thầy xem ngày lành tháng tốt , bàn định cùng nhà gái rồi tiến hành ba lễ:

-Dạm
-Hỏi
-Cưới.

Lễ dạm là lễ hai gia đình chính thức gặp nhau, xác nhận việc hôn nhân của hai trẻ.Hai bên cha mẹ gặp nhau, không có ai trong gia đình hay họ hàng tham dự.
Lễ hỏi là lễ đính hôn: Chỉ có vài ngưòi trong gia đình tham dự.
Lễ cưới là lễ thành hôn: Họ hàng, bạn bè tham dự, cô dâu, chú rễ trao nhẫn cưới, và làm lễ gia tiên.
Nhiều nơi, lễ dạm và hỏi là một.

1. Lễ hỏi
Lễ hỏi đơn giản, song cũng tùy gia đình. Thường thường, nhà gái cho nhà trai biết là phải mang bao nhiêu trầu cau, bánh trái, rượu trà. Lễ vật này để cúng gia tiên và biếu cho bà con,họ hàng láng giềng thân cận. Biếu lễ vật này cũng là một cách thông báo cho mọi người biết hôn nhân của hai người. Nhà trai mang theo khoảng năm, mười người đến nhà gái thăm hỏi, uống trà, ăn trầu, cũng có thể tổ chức ăn uống đơn sơ. Kể từ đó, chàng trai trở thành con rể, có thể lui tới thăm viếng và làm việc cho nhà gái. Tục gọi là làm rể. Mỗi lúc chàng trai tới nhà gái làm rể phải lễ phép, giữ gìn nết na, dè dặt từ lời ăn tiếng nói, không suồng sã, không được vào nhà trong. Khi có việc được phép vào nhà trong thì cô gái phải trốn vào buồng hoặc ra cửa sau lánh mặt.Hai bên không được gặp mặt nhau. Tuy nhiên cũng có trường hợp hai bên hẹn hò tình tứ:

"Chuột kêu rúc rích trong rương,
Anh đi cho khéo kẻo đụng giường mẹ nghe."

Làm rể thì được coi như khách "dâu là con, rể là khách."
Người ta cho rằng tục làm rể có nhiều mục đích. Mục đích thứ nhất là cho nhà gái nhận định kỹ về chàng rể về tính tình và khả năng lao động. Hai là cho hai trẻ gần gũi, tìm hiểu nhau. Cũng có người quan niệm làm rể là một hình thức nô lệ, người con trai bị bóc lột:

-Làm rể ăn cơm nguội, ngủ nhà ngoài”.

-Công anh làm rể Chương đài,
Ăn hết mười một, mười hai vại cà,
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát vì cà nhà em".

Sau 1945, Việt Nam hầu như bỏ tục lệ làm rể.

Sau lễ hỏi, nhà trai phải năng lui tới thăm hỏi, sêu tết nhà gái. Mùa nào thức ấy: nhãn, vải, hồng, cốm...trong khi chờ đợi lễ cưới. Có khi vài tháng hay vài năm mới được cưới. Cũng có khi phải cưới gấp vì phải cưới chạy tang. Theo tục lệ, khi cha mẹ, ông bà mất thì con cháu phải đợi hết tang , có thể một năm hay ba năm mới được cử hành hôn nhân. Để khỏi trễ việc hôn nhân, người ta phải cưới gấp, rất đơn giản trước khi thân nhân mất.


2. Lễ cưới
Sau lễ dạm đến lễ nạp tệ, hay thách cưới.Sau khi nhà trai đã chọn ngày tốt thì đem hỏi ý kiến nhà gái. Nhà gái chấp thuận thì nhà trai hỏi nhà gái muốn những phẩm vật gì và nghi lễ như thế nào. Thông thường thì tùy nhà trai quyết định. Một số gia đình thì đòi hỏi thứ này thứ kia, tục gọi là thách cưới. Nhà gái đưa ra một danh sách những đồ vật và tiền bạc bắt nhà trai phải nộp. Trong Nam, một số người nam phải sắm nhẫn hạt xoàn cho cô dâu, ngoài Bắc thì nhẫn vàng. Nhà nghèo thì miễn.
Một số nhà gái cho biết nhà trai phải lo liệu đầy đủ như xôi, heo, nữ trang. . .Một số thì đòi hỏi để tỏ ra con gái mình có giá trị. Một số thách cưới để cho nhà trai bỏ cuộc. Tục thách cưới đưa đến việc nhà trai phải vay nợ nần, đến khi con dâu về nhà thì hành hạ để trả thù.

Em là con gái nhà giàu,
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao:
Cưới em trăm tấm lụa đào,
Một trắm hòn ngọc, hai tám ông sao trên trời.
Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi,
Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng.
Sắm xe tứ mã đem sang,
Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu.
Ba trăm nón Nghệ đội đầu,
Mỗi người một cái quạt Tàu xinh xinh.
Anh về sắm nhiễu Nghi Đình,
May chăn cho rộng, ta mình đắp chung.
Cưới em chín chĩnh mật ong,
Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.
Cưới em tám vạn trâu bò,
Bảy bạn dê lợn, chín vò rượu tăm.
Lá đa mặt nguyệt đêm rằm,
Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi.
Gan ruỗi, mỡ muỗi cho tươi,
Xin chàng chín chục con dơi góa chồng.
Thách thế mới thỏa tấm lòng,
Chàng mà lo được, thiếp cùng theo chân.


Cũng có gia đình nhà trai tỏ ra mình giàu đã dẫn cưới rất nhiều, không biết bao nhiêu người khiêng heo, gà vịt, bánh trái và bao nhiêu rương vàng bạc, vải vóc. . .dù nhà gái không đòi hỏi hoặc đòi hỏi lấy lệ.
Tục này cũng phổ biến ở vài nơi vì nhà trai phải mang một số tiền bạc đến nhà gái.
Cũng có nơi con gái lấy chồng phải mang của hồi môn về nhà chồng. Ngày nay, nhiều nơi thiếu phụ nữ, phải lấy vợ ngoại quốc rất là tốn tiền bạc. Đấy là một dịp cho gái Việt Nam lấy chồng ngoại quốc mà thay đổi cuộc đời.

Nhìn chung, người Việt Nam ta từ trước vẫn giữ lòng thanh cao, trai gái lấy nhau là vì tình, vì nghĩa, không ai đem con cái ra làm việc mua bán vì " Giá thú bất luận tài". Người ta quý nhất là con cái đã trưởng thành, nên vợ nên chồng, không ai đòi hỏi tiền bạc như tục ở vài quốc gia khác.


Lễ cưới phải chọn ngày tốt, đón dâu cũng phải lựa giờ tốt. Ngày xưa có tục đón dâu vào buổi tối. Nhà trai mang trầu cau, rượu, xôi, gà, lợn...đến nhà gái.
Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng  quan trọng và phổ biếu là trầu cau,  rượu, trà và bánh "xu xê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh " xe xê hay "su sê".Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.

Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

Đám cưới thường có  khoảng 20 người. Dẫn đầu là một cụ già, không có tang, vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu. Cụ già mặc áo thụng xanh, cầm bó hương hay ôm lư trầm. Theo sau là những người đội lễ vật, tiếp đến chú rể, họ hàng. Lễ vật thường do những thanh niên, thiếu nữ bưng quả. Quả là hộp tròn đường kính kh0ảng 30 cm, cao khoảng 10c, sơn đỏ, có nắp đậy, trên phủ khăn hồng kết riềm vàng, trong đựng lễ vật. Nếu heo quay thì khiêng trên bàn, heo sống thì khiêng cũi, gà ngỗng thì xách lồng, vải vóc thì đựng trong bồ do hai người khiêng. . .

Ngày xưa chú rể đội nón. Đến đầu thế kỷ 20, chú rể tân thời bỏ chiếc nón, thay bằng cái ô tây. Ngoài Bắc, chỉ có cha chú rể đi đón dâu. Trong Nam, cha mẹ chú rể cùng đi.
Không biết tự lúc nào, trong đám cưới Việt Nam có phụ dâu, phụ rể.Tục này rất hay. Khi xa nhà cha mẹ, cô dâu rất buồn, phụ dâu làm cho cô dâu có bạn bè mà vui vẻ. Hơn nữa, cô dâu chưa kinh nghiệm, cần có bạn bè bên cạnh nhắc nhở mọi hành vi, cử chỉ và ngôn ngữ. Vai trò phù rể cũng vậy.


Không biết từ baoi giờ đám cưới ngày xưa  có phù đâu, phù rể Đám cưới ngày nay mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Đôi khi thioếu người thì phải mời đại vài người.


Khi nhà trai đến ngõ nhà gái hoặc đưa dâu về nhà trai người ta thường đốt pháo mừng.Ban đầu lễ cưới và đón dâu thường tổ chức vào buổi chiều nhưng vì ngày giờ cát hung mà phải theo ngày giờ mà thầy xem ngày dạy bảo. Ngày xưa cô dâu ở gần thì đi bộ, đi xa thì dùng thuyền, hoặc cáng. Nay thì gần xa đều dùng xe hơi. Ở Trung Quốc, vợ bé thì tự động về nhà chồng, không đón đưa, nghênh tiếp trọng thể như đám cưới vợ cả.

Trên đường đến nhà gái, nhà trai thường bị người ta đặt hương án và chăng giây. Để tránh khỏi mất thời giờ, và nghe những lời thô bỉ, xui xẻo, nhà trai phải nộp lễ vật, hoặc tiền bạc cho họ. Có khi chỉ là trò vui. Họ đưa ra một câu đối bắt nhà trai phải đối được mới cho qua. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu, vì vậy mà triều đình cấm.
Cũng có nhà gái khi nhà trai đến thì đóng cửa lại, bảo rằng chưa đến giờ hoàng đạo phải chờ. Nha tàai phải cử người bưng mâm trầu xin phép vào nhà. Đa số nhà gái vui vẻ khi đoàn nhà trai đến trước ngõ, nhà gái mở rộng cửa, cho người ra đón và đốt pháo đón mừng Nhà gái mời đại diện nhà trai cùng cô dâu chú rể làm lễ cáo gia tiên . Đây cũng là một dịp để trẻ con bên nhà gái đóng cửa nhà thờ nhõng nhẽo vòi tiền nhà trai. Sau đó, người chủ hôn hoặc đại diện nhà trai bưng ra cơi trầu, mâm rượu xin nhà gái cho phép đón dâu về.

Ngoài Bắc, cha mẹ cô dâu không đưa tiễn con gái về nhà chồng. Trong Nam, nhà gái cũng kén một cụ già cầm bó hương đi trước, theo sau là cô dâu và cha mẹ họ hàng, bạn bè đưa tiễn.
Đám rước dâu vẫn do cụ già của nhà trai cầm bó hương dẫn đầu, đằng sau là hai họ. Đoàn người về tới đầu ngõ thì nhà trai đốt pháo chào mừng.
Trong lúc đi đường, cô dâu ăn mặc đẹp sợ bị thiên hạ quở quang, phải cài vài cái kim vào choàng áo để trấn áp những câu nói độc mồm độc miệng.

Ở nước ngoài, các cô dâu Việt Nam thường mặc áo dài thêu rồng vẽ phượng, đầu đội khăn vành, màu đỏ màu vàng, trong khi ở trong nước các cô lại chuộng chiếc áo cưới cồng kềnh lết đất của Âu Mỹ. Còn chú rể nay đa số bận complet, thắt caravat.

Khi cô dâu vào nhà, thường là mẹ chồng phải tránh mặt vì sợ chạm vía cô dâu. Cũng vì sợ vía dữ, người ta đặt lò than hồng trước cửa cho cô dâu bước qua. Trước khi cô dâu bước vào nhà, mẹ chú rể xách bình vôi lánh mặt một lúc lâu rồi mới về chào mừng hai họ.


Có nơi chờ đám rước dâu về tới đầu ngõ, một người lấy chày giã vào cối đá, đôi khi giã mạnh đến vỡ cả cối. Phan Kế Bính nói rằng tục ấy thì ngộ quá, không hiểu ý làm sao .
Giã cối là một tục cổ, có từ thời đại Hùng Vương.Giã cối cũng là một tục lệ ngày hội.Từng đôi nam nữ cầm chày dài đứng giã cối tròn, phải chăng chày cối, đâm giã có ý nghĩa tượng trưng cho hành động tính giao.

Ở thị thành, người ta bỏ tục này. Sau khi cô dâu vào nhà, tân nương và tân lang trao nhẫn cưới và làm lễ gia tiên. Người theo đạo Thiên Chúa thì làm lễ nhà thờ. Ở thôn quê, sau khi làm lễ gia tiên thì họ hàng mừng quà. Việc đầu tiên sau khi làm lễ gia tiên, tân lang và tân giai nhân phải làm lễ ra mắt cha mẹ. Tại nhà gái, hai vợ chồng làm lễ lạy tạ cha mẹ .


Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... . Đối với ông bà cũng có những động tác tương tự.

Khi về nhà trai, cô dâu, chú rể cùng lễ tổ ở nhà thờ họ nhà trai, rồi trở về nhà chú rể lễ gia tiên. Cũng có nơi, chú rể chỉ phải làm lễ gia tiên. Trên bàn thờ thường thắp nến đỏ, loại to dài có hình long phượng dành cho đám cưới. Hai vợ chồng lạy ba lạy. Nếu đốt nhang một lần mà cháy là duyên nợ tốt đẹp. Nếu thắp nhiều lần mà nhang không cháy là điềm xui. Sau khi lễ gia tiên, cô dâu làm lễ ra mắt mẹ chồng. Cũng lạy hay vái hai cái, sau dâng rượu, trà hay trầu cau.

Sau lễ gia tiên, người ta làm lễ tơ hồng, cám ơn Nguyệt Lão đã xe duyên cho đôi trẻ.Sau lễ tế tơ hồng, trai gái làm lễ giao bôi hợp cẩn. Giao bôi là trao chén rượu mời nhau. Trai gái lấy hai chén rượu cùng nhau uống. Cũng có nơi nàng dâng ly rượu, chàng mời miếng trầu. Sau đó là động phòng, trai gái cùng nhau ân ái. . Từ đó vợ chồng sống với nhau tâm đầu ý hiệp, hy vọng “bách niên giai lão”.


Sau đó cả họ cùng ăn cỗ. Ở thị thành, người ta đặt tiệc cưới tại các nhà hàng. Sau khi làm lễ ở nhà thờ hoặc trong tiệc cưới tại nhà hàng, cô dâu theo tục lệ Tây phương, tay cầm bó hoa tung lên cho các thiếu nữ chụp lấy. Ai lấy được bó hoa này người ta là sẽ được lên xe hoa.
Trong đám cưới thôn quê ngày xưa, người ta hay bắt bẻ, chê bai:
"Ma chê cưới trách".
Thường thường là nhà gái chê nhà trai, mỉa mai nhà trai.Vì vậy, nhà trai phải mời những tay văn học, những người có thế thần, có tài ăn nói để đối trị.


Trong đám cưới, cũng có chú rể mang quốc phục khi làm lễ gia tiên, mặc âu phục khi ở nhà hàng đãi tiệc. Trong tiệc cưới, cô dâu thay ba bốn bộ quần áo, giống như một cuộc trình diễn thời trang.

Trong đám cưới, chú rể và cô dâu nhiều khi bị bạn bè tinh nghịch bày ra những trò chơi quái dị.Tục lệ thông thường là bắt cô dâu, chú rể uống rượu say.Trong tiệc cưới còn có một “cách chơi” mới xuất hiện vài ba năm gần đây có vẻ không thích hợp lắm với văn hóa Việt. Cách chơi này do các bạn trẻ của cô dâu chú rể bày đặt ra mua vui và tạo thân mật, nhưng thực ra đó là cách “hành hạ” cặp tân hôn và tân giai nhân thì đúng hơn.

Khi cô dâu chú rể đến chào bàn, những người bạn trẻ bắt cô dâu chú rể phải làm những điều họ bày đặt đòi hỏi. Chẳng hạn họ bắt chú rể nhắm mắt lại đưa tay sờ vào một một con cút chiên, chú rể sờ đúng chỗ nào nơi con chim cút thì phải hôn lên nơi đó của cô dâu. Khi chú rể nhắm mắt, họ đưa cái phao câu con chim cút cho chú rể sờ, rồi bắt chú rể phải hôn mông cô dâu. Hoặc họ buộc những bao thư vào đầu sợi dây một cần câu, bắt cô dâu phải nhướn người lên để lấy. Những trò chơi này mất văn hóa và đôi khi nguy hiểm vì cô dâu có thể bị té. Trong ngày cưới, cô dâu, chú rể phải lo nhiều việc rất là mệt mà bạn bè còn bày trò tinh nghịch quá trớn. Tục này nên bãi bỏ.


Có nhiều tục lệ trong đêm tân hôn.
+Một vài người đặt chiếc khăn trắng dưới mình cô dâu, nếu không chảy máu tức là cô dâu mất trinh. Người vợ có thể bị chồng bỏ.
+Khi về nhà chồng, mẹ chồng thường cài lên đầu cô dâu vài trâm nhọn mục đích là đề phòng tai biến "Phạm phòng". "Phạm phòng"là gì? Nói thô tục là chết ngay trên bụng vợ ngay khi quan hệ vợ chồng. Ca dao tục ngữ có câu "nhất phạm phòng, nhì lòng lợn"nghĩa là hai việc đều dễ bị chết. Lòng lợn ngon nhưng dễ trúng độc!

Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loã lồ, lại thêm tâm lý e thẹn xấu hổ, sợ hãi, nếu người vợ thả người chồng ra, để dương vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương thì khó lòng cứu chữa.

Lúc đó, sẵn có cái trâm cài trên đầu hoặc mấy chiếc kim đính ở vành khăn, người đàn bà một tay vẫn ôm riết lấy phía dưới lưng chồng một tay lấy chiếc trâm hoặc kim chích vào phía dưới hố xương chậu, phía trên hậu môn, kích thích đến lúc nào người chồng tỉnh lại. Người con trai nào có lông ở đít thì giật lông. Nếu chưa tỉnh thì tiếp tục châm kim, lấy mùi xoa trắng hoặc lấy giấy bản chấm thử, hễ thấy có máu chảy là chữa được.



Description: Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgbfK503eCCgGsV0WkcF8ssy2ZjKboG6wLvJzJtR-lFsV79KGRdHBeXh2xsE651T18srYiAJSf8JMbzYs6ulCUMDo-k5BQYVeyBMYzwygYETRhR5Yoo2tSPQssJdxYkM1Pm6uVCM4BfoCA/s400/BUL021.gif
Trong khi cưới hay sau khi cưới, gia đình phải nộp cheo. Nộp cheo là trình làng việc hôn nhân để chính quyền chứng nhận việc hôn nhân, làm giấy hôn thú, ghi vào sổ bộ, đồng thời nộp tiền cho làng. Có nộp cheo mới được làng công nhận chuyện cưới xin.
Khi nhận tiền nộp cheo, làng viết giấy chứng nhận. Giấy này có giá trị như giấy giá thú ngày nay. Đám cưới nào không nộp cheo thì cặp vợ chồng đó sẽ bị làng coi như sống lén lút :
Có cưới mà chẳng có cheo
Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài

Có cưới mà chẳng có cheo,
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Trong ca dao, người ta cũng nói nhiều về tiền cheo:

-Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.

- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.

- Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.

Nộp cheo bằng đồ vật hay tiền bạc. Có làng bắt nộp chiếc mâm đồng, ít chén bát để dùng cho hội hè đình đám. Có nơi đòi ít gạch để lót lại quãng đường hư hỏng, hay một ít vật liệu để sửa cái cầu, giếng nước...Luật xưa quy định :
Bất cứ ở cùng một làng hay làng khác đều cho phép thu cheo một quan tiền cổ và một vò rượu. Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm (1663).
Về tiền cheo thì nhà giàu phải nộp 1 quan 5 tiền, nhà bậc trung nộp 6 tiền, nhà nghèo nộp 3 tiền (1804).
Tuy luật quy định như vậy nhưng trong thực tế vẫn có sự phân biệt người cùng làng hay khác làng. Và tiền cheo thường bắt nộp quá mức luật định.

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.



Kể từ sau năm 1945 tục lệ thách cưới, dạm ngõ, vấn danh, tiền cheo, nạp tài... không còn nữa. Thanh niên thiếu nữ cũng lập gia đình ở tuổi chững chạc hơn. Càng về sau càng nhiều những cặp hôn nhân già dặn, cả về tuổi tác lẫn vốn sống.

Trước năm 1975 hôn nhân ở miền Nam Tự do đã tạo được một nề nếp tương đối giản dị, mẫu mực chan hòa giữa hai thái cực cũ mới. Trước 1975, miền Bắc mọi sự do đảng quyết định. Trai gái muốn đi đến hôn nhân phải được đảng đồng ý. Được đảng đồng ý thì kết hôn, do đảng tổ chức, thường là tổ chức cưới tập thể, dùng trà bánh. Tuy vậy con cái những quan lớn vẫn tổ chức sang trọng còn thường dân mà làm rềnh rang thì bị phạt tiền ngu.Sau ngày mở cửa, tư sản đỏ nhiều tiền của, đám cưới tổ chức rất lớn có hàng ngàn tân khách. Đây cũng là dịp người ta hối lộ và ăn hối lộ.

Tại quốc nội hay hải ngoại , đám cưới Việt Nam có nhiều điểm giống nhau.
+Đa số đều tổ chức tại nhà hàng.Nhiều nhà hàng tại Toronto bắt buộc phải có hơn hai trăm khách thì họ mới nhận. Đám cưới thường tổ chức vào thứ bảy hoặc chủ nhật vì đó là ngày nghỉ. Phải đặt trước cả năm.
+Người Việt Nam thường đi trễ. Thiệp mời 6-7 giờ nhưng thực tế là 8-9 giờ mới bắt đầu, vì chủ nhân phải đợi khách. Nếu không đợi, thân hữu sẽ buồn phiền. Vấn đề cũng do kẹt xe, nhà ở xa, nhưng mà lý do chính là người Việt it người đúng giờ.(Không ăn khỏe không phải người Mễ/ Không đi trễ không phải người Việt Nam). Người ngoại quôc luôn đúng giờ.
+ Tiệc cưới Tây chỉ tặng quà khoảng 20 đô, ăn uống sơ sài, sau bữa tiệc ai cũng kêu đói, phải ăn bổ túc. Tiệc Việt Nam ăn no nhưng phải tặng tiền một người khoảng 50- 100 đô là một số tiền lớn. Một tháng dự vài đám cưới là kinh tế gia đình khủng hoảng.
+Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của chúng ta, nhưng trong tiệc cưới, phần đông thực khách rất không lấy gì làm thích thú lắm khi phải “thưởng thức” cái âm thanh inh tai nhức óc. Đây chỉ mới là một “hiện tượng lẻ tẻ”. Những tiệc cưới khác vẫn thuê các ban nhạc sống. Có người quan niệm mướn ban nhạc càng hùng hậu thì càng sang.Tại một vài nơi, một số thực khách thường nhảy lên cầm micro tra tấn lỗ tai người nghe.

+Một thủ tục khác rất phổ biến xưa nay trong các tiệc cưới là việc “chào bàn”. Chào bàn là thủ tục cha mẹ cô dâu chú rể dẫn con trai con gái “của chúng ta” đến từng bàn ra mắt và cảm ơn bà con, bạn hữu, đồng thời bà con bạn hữu trao quà tặng và chụp hình kỷ niệm. Việc này cũng hay vì sau này, cặp vợ chồng ngồi lại với nhau xem những tấm hình ngày cưới.Tuy nhiên tục này cũng gây bất tiện cho tân lang và tân giai nhân vì phải đi nhiều bàn trong khi bàn ghế nhiều và kê sát nhau, lối đi chật chội.Nếu đi vài chục bàn thì được, còn đi nữa thì e tân lang và tân giai nhân té xỉu.

Trước đây, tục đi chào bạn cũng có mục đích nhận tiền mừng của họ hàng. Nay thì trước cửa ra vào người ta đã đặt bàn để khách ghi tên, viết lời chúc mùng và tặng quà. Người nhà cô dâu chú rể ngồi thu tiền và tổng kết. Thường thường là tiền mừng nếu không dư cũng đủ trang trải tiệc cưới. Vài nơi, cô dâu, chú rể không đi chào bàn nữa mà chụp hình kỷ niệm khi khách đến và đi. Cánh này khỏi nhọc cho cha mẹ, cô dâu, chú rể và thợ chụp hình.

Tục lại quả
Sau khi nhận lễ, nhà gái bèn trả lại các mâm, các quả cho nhà trai để nhà trai  trả lại cho nhà hàng  cho mượn quả, và mâm. Trong các quả này có it lễ vật biếu lại nhà trai.

Ngày Nhị hỷ-

Sau lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, ngày hôm sau, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ. Nếu hai vợ chồng vui vẻ là mọi sự tốt đẹp.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc nếu trong ngày nhị hỉ, nhà trai biếu cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh.

Ly hôn
Ngày xưa người ta mong mỏi hai vợ chồng sống đến đầu bạc răng long, không ai nghĩ đến việc ly hôn vì ly hôn là điều bất hạnh.
Thiên Chúa giáo cấm ly hôn nhưng rồi thần quyền phải lui bước trước thế quyền vì con người cần có tự do, dân chủ.
Việt Nam chịu ảnh hưởng tam tòng, nên người phụ nữ tòng nhất nhi chung. Nhiều người chồng chết vẫn thủ tiết. Triều đình khuyến khich việc thủ tiết cho nên vua thường ban biển "Tiết hạnh khả phong".,
Tuy vậy, trong dân chúng, thỉnh thoảng cũng có vụ ly hôn.
Ngày xưa, Khổng tử cũng đã ly dị vợ. Thủ tục ly dị cũng đơn giản:
"Trai chê thì để, gái chê thì đền"
Trai muốn bỏ vợ thì chỉ viết một giấy ly hôn , cho vợ về lấy chồng khác. Còn gái muốn ly dị thì phải trả lại tiền của mà nhà trai đã dẫn cưới. Sự thật thì ngày xưa người phụ nữ it khi bị chồng bỏ. Gia đình gái có quyền kiện ở quan trên. Theo luật, phạm một trong bảy điều sau đây thì mới bị chồng bỏ:
(1).Không con
(2). dâm
(3). không thờ cha mẹ chồng,
(4).lắm điều,
(5).trộm cắp,
(6). ghen tuông,
(7).bị bệnh khó chữa ...
 Ngày xưa phụ nữ bị ly dị nếu còn cha mẹ và cha mẹ giàu có thì còn nơi nương tựa, nếu không có nghề nghiệp, nhà cửa, mà  bị ly hôn thì khốn đốn.


Tất nhiên trong chế độ cũ cũng như mới, không ai khuyến khích việc ly hôn. Có những trường hợp quan hệ vợ chồng gặp nhiều trắc trở, nhưng vì nghĩ đến tương lai của con cháu hoặc vì nguyên cớ này, lý do nọ, họ đành chấp nhận nỗi thiệt thòi chung sống vì phận sự, mà thiếu tình yêu.
Ngày nay, pháp luật đã bảo đảm cho quyền lợi phụ nữ. Người phụ nữ có quyền nuôi con, và được chia tài sản. Tại Canada, muốn ly hôn thì ly hôn, không cần lý do, và tài sản sau khi kết hôn mới chia. Còn vài nơi khác, phải được sự đồng ý của đối phương và có lý do chánh đáng mới được ly hôn. Ngày nay, tại Việt Nam việc ly hôn trở thành phổ biến.





_____
(1). http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.2.two.html (Part III)
(2). Oxford English Dictionary 11th Edition, "marria
         

NGUYỄN HỮU HÙNG * TỪ ÁI

TÖØ AÙI- CON ÑÖØÔNG CÖÙU NÖÙÔC
                            CUÛA TOÂN GIAÙO VIEÄT NAM
                                                                        Nguyeãn Höõu Huøng
       Noùi ñeán töø aùi, chuùng ta coù theå bò hieåu laàm danh töø naøy chæ ñöïôc aùp duïng trong xaõ hoäi nhaát laø trong laûnh vöïc tinh thaàn theå hieän trong caùc haønh söû giöõa con ngöøôi vaø con ngöøôi maø khoâng coù moät yù nieäm naøo lieân quan ñeán tính caùch chính trò thuaàn tuyù cuûa noù.Töø aùi ñöïôc ñaët ôû moät vò trí leân treân taát caû nhöõng tính duïng khaùc cuûa xaõ hoäi vì neáu moät caù nhaân maát ñi tính töø aùi thì khoâng coøn laø con ngöøôi hieän höõu hay noùi ñuùng hôn laø moät theå chaát hieän höõu nhö caùc söï vaät , sinh vaät khaùc . Nhö vaäy töø aùi taïi sao laïi ñöïôc xem raát quan troïng  maø töø laâu chuùng ta haàu nhö chöa khôi daäy ñöïôc noù moät caùch ñuùng möùc , öùng duïng vaøo xaõ hoäi môùi hi voïng coù ñöïôc moät xaõ hoäi an laønh, moät coõi trôøi thô moäng hôn treân traùi ñaát naøy.
      Töø aùi laø danh töø ñöïôc gheùp laïi töø hai danh töø cao quyù nhaát :”Töø bi vaø baùc aùi “ xuaát phaùt töø doøng suoái uyeân nguyeân cuûa nhaân tính maø hai toân giaùo ôû phöông Ñoâng vaø phöông Taây ñaõ gaëp nhau cuøng moät ñieåm : toân giaùo môùi laø toân giaùo vaø con ngöøôi môùi laø con ngöøôi. Nhö  vaäy coøn tình thöông thì sao ?
      Tröùôc khi noùi veà tinh thaàn töø aùi,  chuùng ta quan saùt laïi quan nieäm tình thöông trong xaõ hoäi ngaøy nay môùi tìm ra ñöïôc vò trí cuûa tình thöông coù theå hieän ñöïôc tính chaát cao quyù nhaát  cuûa noù hieän tính hay khoâng? Hay tình thöông vaãn coøn naèm ôû moät vò trí khieâm nhöøông ?
       Tình thöông laø söï trao ñoåi giöaõ con ngöøôi vaø tha nhaân hay giöaõ con ngöøôi vaø söï vaät - suùc vaät . Khi haõy coøn ôû vò trí trao ñoåi thì tình thöông vaãn coøn naèm trong phaïm vi höõu haïn , phaïm vi cuûa moät söï ban ra vaø moät söï thu vaøo giöõa con ngöøôi vaø tha nhaân. Trao vaø nhaän, ban ra vaø thu vaøo laø hieän tính cuûa söï ñoåi chaùt hôn laø söï töï phaùt voâ phaân bieät. Ñoâi khi cuõng vì tình thöông ñaët khoâng ñuùng choã neân ñaõ bò bieán tính ñeå trôû thaønh tình haän (thöông nhau cao böõa laøm ba, gheùt nhau cao laïi beû ra laøm möøôi) .Cuõng nhö ôû nhöõng nöùôc coäng saûn,  tình thöông khoâng ñöïôc chôùm nôõ vì con ngöøôi ñaõ bò rôi xuoáng ngang haøng vôùi söï vaät vaø caùn boä coäng saûn cuõng  ñaõ rôi xuoáng ngang haøng vôùi suùc vaät vì neáu coøn nhaân tính thì hoï khoâng tieáp thu ñöïôc taø thuyeát Mac-Leâ moät caùch thoâng suoát vaø troïn veïn nhaát.
      Muoán cho tình thöông ñöïôc ñaët ñuùng laïi vò trí cuûa noù, tình thöông phaûi vöïôt qua söï phaân bieät vaø voâ phaân bieät, giöõa ñuùng vaø sai, giöõa con  ngöøôi vaø tha nhaân v.v..thì tình thöông phaûi böùôc leân ngöõông cöûa töø aùi. Muoán coù töø aùi, con ngöøôi phaûi vöøa coù tình thöông vöaø theå hieän ñöïôc yù thöùc phoùng ngoïai vaø yù thöùc buoâng xaõ.YÙ thöùc phoùng ngoïai laø yù thöùc veà theå tính cuûa con ngöøôi vöïôt ra ngoøai caên tính cuûa tuïc tính. Vöïôt ñöïôc tuïc tính thì taát caû nhöõng gì thuoäc veà mình vaø khoâng thuoäc veà mình ñeàu xem nhö boït nöùôc möa rôi .YÙ thöùc buoâng xaõ laø yù thöùc veà söï buoâng rôi taát caû nhöõng töông quan giöõa con ngöøôi vôùi nhau  duø coù xung khaéc hay khoâng xung khaéc, ñoá kî hay khoâng ñoá kî ñeàu laø con soá khoâng to lôùn. Hai taâm hoàn seõ laø moät trong moät theá giôùi caûm thoâng vaø thô moäng nhaát.( ñoâi maét nhìn nhau mieäng móm cöøôi).Chính yù thöùc buoâng xaû môùi chaám döùt ñöïôc söï thuø haän vaø chieán tranh .
      Ngöøôi Vieät Nam chuùng ta ñaõ cöu mang moät gia taøi vaên hoùa cuûa thieân tính, nhaân tính  vaø ñaïo tính ,vaãn töûông raèng ñaõ khoâi phuïc ñöïôc nhöõng beá taéc, nhöõng ñoå vôõ tang thöông do caùc cuoäc chieán tranh ñeå laïi vaø sau hôn hai möôi naêm lang baïc xöù ngöøôi  chuùng ta vaãn nghæ raèng mình ñaõ ñeán luùc ñaït ñöïôc tinh thaàn töø aùi töø laâu roài nhöng khoâng ngôø söï thaät quaù phuû phaøng , tình thöông haõy coøn ngöï trò trong taâm hoàn ôû moãi ngöøôi trong töøng giaây phuùt. Caùc toân giaùo chöa thöïc söï ngoài laïi moät caùch chaân tình nhaát trong moät giai ñoïan voâ cuøng noùng boûng , coù chaêng chæ laø söï trao ñoåi chuùt xaû giao cho coù leä. Toân giaùo haõy ñöùng leân gaùnh laáy traùch nhieäm tröùôc lòch söû daân toäc  vì hieän taïi khoâng coøn con ñöøông naøo khaùc hôn laø duøng tinh thaàn töø aùi ñeå cöùu nöùôc vaø xaây döïng laïi ñaát nöùôc . Chuùng ta haõy nhaän nhau laø anh em, vaø anh em ñang ñöùùng tröùôc moät hoá thaúm cuûa moät söï dieät vong cuûa moät daân toäc haøo huøng.Vai troø cuûa toân giaùo ngaøy nay khoâng coøn thuaàn tuyù ôû phaïm vi toân giaùo nöõa maø haõy vöïôt qua vaø ñi vaøo tinh thaàn töø aùi . Toân giaùo khoâng theå ngoài ñoù maø chôø ñôïi, hay bon chen  tranh giaønh caùi gì ñoù cho toân giaùo mình. Chính tinh thaàn töø aùi laø con ñöøông giaûi phoùng söï thuø haän , gian aùc nhaát cuûa cheá ñoä coäng saûn Vieät Nam , quang phuïc laïi  nhaân tính , thieân tính vaø ñaïo tính cho daân toäc Vieät Nam.
      Söï keát hôïp thaønh moät lieân toân vôùi tinh thaàn töø aùi seõ laø ngoïn soùng thaàn queùt saïch heát taát caû raùc reán beân trong vaø beân ngoøai Vieät Nam , chaám döùt cheá ñoä phi nhaân ñeå môû laïi moät trang söû môùi huy hoøang vaø töôi saùng nhaát cho daân toäc haøo huøng naøy.                                                             Nguyeãn Höõu Huøng-Toronto.

SƠN TRUNG * NGƯỜI ĂN TRỘM BÊN XỨ ĐÔNG

NGƯỜI ĂN TRỘM BÊN XỨ ĐÔNG
Ba Dao ở Chí Linh, Hải Dương cha mẹ chết sớm, phải nương tựa vào bác. Bác trai thời thương cháu, nhưng bác gái thì hẹp hòi, độc ác, bắt Hai Dao phải chăn trâu bò, hoặc lên rừng hái củi, ngày đêm khó nhọc không thôi.
Chuyện của Ba Dao cũng là chuyện thường thế gian:
"Con chú, chú cho học nho,
Cháu chú, chú bắt chăn bò, chăn trâu!"
Đã thế, mỗi bữa cơm chỉ được ăn một bát nhỏ với muối rang hoặc mắm cà, không bao giờ được ăn no. Ba Dao trốn đến Nam Định, xin vào làm tôi tớ ở một nhà cự phú. Công việc hàng ngày là cày cấy, thái rau, bổ củi. Ở đây, Ba Dao được ăn no, mặc ấm cho nên thân thể phát triển. Ba Dao mười bốn tuổi, thấy con gái phú ông mười ba, nhan sắc mặn mà nên đôi lúc cũng tỏ vẻ suồng sã. Bọn gia nhân mách với phú ông. Phú ông bèn trói Ba Dao lại, đánh một trận nên thân rồi đuổi đi.


Ba Dao lưu lạc nhiều nơi, sau vào Hồng Sơn, Nghệ An làm công cho một nhà phú hộ, quen một cô gái cũng làm công ở đây, hai bên kết thành vợ chồng. Phú hộ cho một miếng đất làm chòi mà ở . Ba Dao vẫn tiếp tục làm công cho phú hộ, nhưng đôi khi ban đêm ra đi, vào các nhà trong vùng ăn trôm, ăn cắp. Y là một tay trộm tập sự cho nên nhiều khi bị đánh đuổi, nhiều tháng ngày nhịn đói. Người vợ rất lo sợ, nhiều lần khuyên thôi đi, Ba Dao bèn bỏ nghề.

Được hai ba năm, nghèo túng không sao sống nổi, định bụng giở nghề cũ ra làm một lần chót. Bèn nói thác là đi buôn, tới gặp một người thầy bói giỏi, hỏi đi về hướng nào thì tốt. Người thầy bói nói “Hướng đông nam tốt, nhưng có lợi cho kẻ tiểu nhân, bất lợi cho người quân tử” . Ba Dao thấy quẻ bói hợp với mình, trong bụng mừng thầm, bèn đi về phía đông nam.


Phạm vi hoạt động của Ba Dao rất rộng lớn. Ba Dao thường qua lại phủ huyện lân cận như Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn,Hưng Nguyên, Quỳ Châu. Hàng ngày, Ba Dao đi dạo qua các thôn xóm, giả làm thợ cắt tóc, người mua đồng nát vào các thôn xóm mà dò la đường sá, cửa nẻo. Một hôm ngẫu nhiên vào một ngôi chùa, thấy ở góc tường có hai ba hòn đá chất lên nhau, lấy làm lạ cũng nhặt một hòn vứt vào đó rồi ra sau tháp nằm ngủ. Đến chiều thì nghe trong chùa có tiếng nói ồn ào, như có hơn chục người. Nhìn kỹ thì thấy họ là những người cao to nhưng có đuôi như đuôi loài chồn, sói. Một người ra đếm đống đá, thấy thừa một hòn thì ngạc nhiên, cả bọn đổ đi tìm, thấy Ba Dao sau tháp bèn hỏi: “Ngươi ném hòn đá vào phải không?” Ba Dao dạ. Bọn kia hỏi tới tên họ quê quán, Ba Dao bịa đặt trả lời. Tên đảng trưởng hỏi:
-Tại sao người đi ăn trộm?
Ba Dao nói là mình quá nghèo khổ, bị bọn nhà giàu bóc lột, vô nhân đạo, không bố thí quần áo, cơm cháo lại đánh đập tàn nhẫn.
Viên đảng trưởng nói:
-Anh nói đúng. Bọn ta đây cũng vậy vì bọn nhà giàu tàn ác mà phải ăn trộm, ăn cướp. Vậy từ nay, anh là đồng chí của chúng ta, cùng tấn công quân thù, cùng chia vui sẻ buồn, cùng hưởng chung tài vật theo tinh thần tập thể. Nghe đảng trưởng nói thế, Năm Dao và cả bọn hoan hô. Từ đó Ba Dao gia nhập đảng cướp.
Tới một ngôi nhà lớn, bọn họ bắc thang lên tường tranh nhau trèo vào, riêng Ba Dao vì thân hình thấp bé nên được nằm lại ở bên ngoài nhận đồ vật từ trong chuyền ra. Giây lát, có một cái bao ném ra, lát sau, lại một cái hòm được ném ra. Ba Dao bưng cái hòm thấy bên trong có đồ vật, bèn phá ra đưa tay vào mò mẫm, thấy toàn là vật nặng đắt tiền, bèn dồn cả vào một cái bao, vác lên trốn đi luôn, ngày đêm theo đường về nhà. Nhờ đó xây dựng nhà cửa, mua ruộng tốt, nộp hàng ngàn tạ thóc cứu trợ, được quan huyện cấp cho biển “ Thiện nhân” treo ở trước cổng.

Tại Hải Phòng, có tên Năm Lẹ nhà nghèo túng. Cuối năm trong nhà hết gạo, trên người không có được tấm áo nào lành lặn, tự nghĩ không biết lấy gì mà sống. Bèn giấu vợ, lén vác gậy ra rình trong khu mộ ngoài đồng, chờ có kẻ nào đi ngang một mình thì ra cướp. Rình rập rất lâu, nhìn xa xa chẳng thấy bóng một ai, mà gió lạnh thấu xương, chịu không nổi đã toan bỏ về. Chờ thấy một người ì ạch đi tới, mừng thầm đợi lúc tới gần bèn nhảy xổ ra. Thì ra là một ông già đeo cái túi, đứng lại bên đường năn nỉ với Năm Lẹ rằng "Trên người không có vật gì đáng tiền, nhà hết gạo vừa qua vay con rể được năm đấu gạo này mà thôi". Năm Lẹ cướp túi gạo, lại muốn lột cả cái áo bông, ông già khóc lóc lạy lục, y tha, không cướp áo bông, chỉ vác gạo về nhà.
Vợ hỏi gạo từ đâu ra, ất nói dối là đánh bạc thắng được, nghĩ thầm cách này quá hay. Hôm sau lại ra đi, chờ không bao lâu thấy một người vác gậy tới, cũng núp vào trong khu mộ, ngồi chồm hổm nhìn nhìn ngó ngó. Năm Lẹ bèn sau mộ đi vòng ra, người ấy giật mình hỏi là ai, đáp là kẻ đi đường. Lại hỏi sao không đi tiếp, Năm Lẹ đáp "Chờ anh đấy thôi". Người kia cười ngất, tự xưng là Bảy Hổ. Hai bên hiểu ý nhau rồi cùng than thở chuyện đói rét. Từ đó cả hai quen thân với nhau.

Một hôm, cả hai không kiếm được gì, Năm Lẹ muốn về, người kia nói :"-Anh tuy làm nghề này, nhưng còn ngây thơ lắm, để ta chỉ cho anh, song anh phải chịu tốn tiền mua, vì ta cũng cũng phải mua của người với giá hai lượng vàng. Năm Lẹ bằng lòng. Người bạn dẫn Ba Dao vào trong núi, đến một hang sâu, gặp bà phù thủy , vốn là một Hồ tiên, mua phép ăn trộm. Năm Lẹ nộp hai cây vàng, Hồ tiên bèn giao cho Năm Lẹ một đầu lâu và dặn trước khi đi hành nghề phải thắp hương đọc chú . Năm Lẹ tuân lời đem đầu lâu về để trên gác bí mật. Trước khi ra đi hành nghề, y thường thắp hương khấn vái trước đầu lâu. Hễ cái đầu lâu quay về hướng nào đi hướng đó thì tất thành công.

Một hôm, Năm Lẹ đến một nhà có đám cưới và gặp Bảy Hổ cũng rình rập nhà này. Cả hai chờ đợi mọi người mỏi mệt đi ngủ thì vào. Không bao lâu có người mở cửa ra múc nước, Năm Lẹ và Bảy Hổ nhân đó lẻn vào, thấy phòng phía bắc còn đèn sáng, các phòng khác đều tối om. Chợt nghe một bà nói: "Con à, về phòng phía đông xem lại xem, nữ trang của con cất cả trong rương, có khóa hay quên rồi?". Hai người nghe tiếng cô gái mệt mỏi ậm ừ, mừng thầm lẻn qua phòng phía đông. Mò mẫm trong bóng tối, thấy có cái rương dài, mở nắp lên sờ soạng nhưng đáy rương sâu quá không với tới. Bảy Hổ bảo Năm Lẹ "Vào đi". Năm Lẹ nhảy vào vớ được một cái bọc to bèn chuyền ra cho Bảy Hổ. Bảy Hổ hỏi hết chưa, đáp :"Hết rồi". Lại nói "Tìm nữa xem". Năm Lẹ quay lại mò thêm nữa thì Bảy Hổ đóng nắp rương cài khóa rồi bỏ đi.
Năm Lẹ bị nhốt ở trong, không ra được. Không bao lâu có ánh đèn lửa tiến vào phòng, soi tới cái rương, rồi nghe tiếng bà già nói ai khóa lại thế nhỉ. Kế đó hai mẹ con tắt đèn đi ngủ, Năm Lẹ bí quá giả làm tiếng chuột gặm sột soạt, cô gái nói "Trong rương có chuột". Bà già nói "Coi chừng nó cắn nát áo con đấy, mẹ mệt lắm rồi, con dậy xem đi”. Cô gái mặc áo trở dậy mở khóa giở nắp rương lên, Năm Lẹ bất ngờ nhảy ra, cô gái hoảng sợ ngã lăn xuống đất, kêu toáng lên, gia nhân vây bắt được Nam Lẹ trói lại rồi sáng sớm giải lên quan.

Quan bắt tra khảo. Năm Lẹ khai ra Bảy Hổ và bà phù thủy. Quan sai lính vây núi thì bắt được một hang ổ hồ ly. Từ đó trong vùng hết trộm cướp.

No comments:

Post a Comment