Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 17 December 2016

HOÀNG HẢI THỦY=TRUYEN SƠN TRUNG =THƠ VƯƠNG TÂN= TRẦN HỒNG CHÂU

KÝ HOÀNG HẢI THỦY

Ba Đình ngày 2 tháng 9, 1945

Văn nghệBắc Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa được người xứ Bắc ca tụng nhiều nhất là Phùng Quán, tác giả bài thơ “Lời mẹ dặn”. Là nạn nhân trong vụ bọn Tố Hữu phóng tay ác ôn trừng trị những văn nghệdám đòi quyền tự do trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm những năm 1956, 1957, 1958, Phùng Quán đi khỏi Hà Nội trong khoảng 15 năm. “Đi” đây là “đi tù không có án”. Trở về Hà Nội, sống đói rách, Phùng Quán không viết một dòng nào về 15 năm tù đày của anh.
Một ngày Tháng 8, thấy báo Hà Nội đăng lời phát biểu của một anh Cán Cộng, nói người tạo ra cái gọi là Lễ Đài ở Hà Nội, để Hồ chí Minh lên đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập Ngày 2 Tháng 9, 1945 là một anh cà chớn, Phùng Quán nhớ người dựng lên cái lễ đài đó là Nguyễn hữu Đang.
Đây là lời Phùng Quán viết trong bài: Người dựng Lễ Đài Độc Lập. Trích:
Ba Đình nắng thu vàng rực rỡ, một biển người vừa bước từ đêm dài trăm năm nô lệ ra bình minh Độc lập Tự do, cờ hoa trong tay và câu hát trên môi… Người Hiệpvĩ đại của Nhân dân và hai triệu người chết đói, bước vào tuổi năm mươi lăm, râu đen, mắt sáng, lễ phục kaki, đứng trên lễ đài, mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” bất hủ:
– Mọi người sinh ra đều bình đẳng.
Lễ Đài Độc lập là cái cột mốc giữa đêm dài trăm năm nô lệ và bình minh của Độc lập Tự do của cả dân tộc. Kể từ khi trên mặt cỏ nắng Ba Đình mọc lên cái cột mốc này, số phận của cả dân tộc đã thay đổi, và số phận nhỏ bé, hèn mọn của thằng tôi cũng thay đổi. Từ một đứa trẻ chăn trâu mù chữ tôi sẽ trở thành một nhà văn. Cũng từ cái mốc kiến trúc mỏng manh này, cả dân tộc đã xuất phát, bước vào cuộc trường chinh sáng láng nhất, lâu dài nhất và dữ dội nhất của thế kỉ, với gánh nặng lịch sử trên vai: “Ta vì ta ba chục triệu người, Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”.
Phùng Quán đi tìm tài liệu về việc dựng Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1975, và tìm thấy:
Phùng Quán. Bài đã dẫn. Trích:
Thư của Bộ Tuyên Truyền có tiêu đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ đề ngày 31.8.1945 gửi Thị trưởng Hà Nội, về việc tổ chức Ngày Độc lập.
Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,
Bộ Tuyên Truyền của Chính phủ Lâm thời sẽ tổ chức ngày 2.9.1945 một “Ngày Độc lập”.
Muốn cho ngày ấy có một tính cách thiêng liêng, Ban Tổ chức chúng tôi yêu cầu Ngài hạ lệnh cho các chùa chiền, nhà thờ mở cửa, quét tước sạch sẽ và đốt trầm hương suốt ngày hôm ấy để mừng Ngày Độc lập.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang – Một thư khác của Ban Tổ chức “Ngày Độc lập” thuộc Bộ Thông tin và Tuyên truyền, đề ngày 31.8.1945. Hình thức và con dấu như trên. Nội dung thư:
Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,
Nhân “Ngày Độc lập”, chúng tôi yêu cầu Ngài cho treo cờ ở vườn hoa Ba Đình và hai bên những phố lân cận.
Còn về lễ chào Quốc kỳ, chúng tôi nhờ Ngài sửa soạn cho chúng tôi một chiếc cột cao 12 thước tây đủ cả giây và bánh xe (poulie); sẽ có chỉ thị về chỗ dựng cột cho phu Toà Thị chính.
Kính thư, Nguyễn Hữu Đang
Một thư khác, hình thức, tiêu đề và con dấu giống hai bức thư trên, với nội dung:
Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội,
Muốn cho Ngày Độc Lập tổ chức vào ngày 2.9.1945 tới đây được hoàn hảo, chúng tôi yêu cầu Ngài thông báo ngay cho các Phố trưởng để các ông ấy báo tin cho các nhà trong khu vực mình biết rằng Cụ nào trong nam giới hay nữ giới muốn đi dự lễ ấy sẽ đến họp ở Hội quán Khai Trí hồi 13 giờ trước khi đi lên vườn hoa sau
Sở Tài chính.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang
Sau khi đọc kỹ những tư liệu trên, tôi suy luận: ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Ngày Độc lập, vậy chắc ông phải biết ai là tác giả công trình kiến trúc Lễ đài. Cần phải tìm gặp ông để hỏi cho ra.
( .. .. .. )
Anh Nguyễn Hữu Đang thì tôi được biết mặt từ mấy chục năm trước, nhưng rất ít khi được chuyện trò với anh. Mỗi lần tôi được anh hỏi chuyện, tôi bối rối, sướng mê nguời, đầu không khiến mà chân cứ rụt về tư thế đứng nghiêm, như ngày còn làm trinh sát mỗi lần được Chính uỷ Sư đoàn hỏi chuyện. Tôi nghĩ bụng: Tôi là cái thá gì mà được một người như Nguyễn Hữu Đang hỏi chuyện? Nguyễn Hữu Đang, người tham gia hoạt động cách mạng từ khi tôi chưa đẻ; nhà hoạt động báo chí công khai của Đảng cùng thời với Trường Chinh, Trần Huy Liệu; một trong những người tổ chức và lãnh đạo chủ chốt của Hội Truyền bá Quốc ngữ cùng thời với Phan Thanh, cụ Nguyễn Văn Tố. Một trong những người sáng lập và tổ chức Hội Văn hoá Cứu quốc cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Đình Thi. Và cuối cùng là Trưởng ban Tổ chức ngày Đại lễ của Đất nước: 2-9-1945.
(.. .. .. )
Cách đây khoảng mười lăm năm, anh từ cao nguyên Hà Giang trở về, tá túc tại quê nhà. Hàng năm vào dịp giáp Tết, lại thấy anh đáo lên Hà Nội trên chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô (cũ). Anh mang đến cho mấy bạn cũ mỗi người một cân gạo nếp. Một lần tôi cũng được anh cho một cân. Tôi cảm động và ngạc nhiên hỏi anh: “Anh kiếm đâu ra gạo nếp mà cho chúng em thế?”. Anh cười: “Mình sống ở nông thôn cũng phong lưu ra phết. Không những có gạo nếp biếu bạn, lại còn có cả thóc và rơm cho nông dân vay”. – “Hiện nay anh đang làm gì ở dưới đó?”. “Mình nghiên cứu Lão Trang và dịch lại cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô qua bản tiếng Pháp. Đối chiếu thấy bản dịch đã in sai nhiều quá .”
Hai năm trở lại đây không thấy anh lên Hà Nội nữa. Mấy anh em quen cũ chúng tôi hỏi nhau: ” Không biết anh Đang có gặp chuyện gì trắc trở dưới đó không?”.
Phùng Quán tìm đến nơi ở của Nguyễn Hữu Đang. Đây là đoạn Nguyễn Hữu Đang kể về việc dựng Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945:
Phùng Quán. Trích:
Anh Đang ở gian đầu hồi cái nhà bếp của khu tập thể giáo viên, trước mặt là ao cá Bác Hồ của xã. Đứng bên kia bờ ao, một cô giáo chỉ cho tôi: “Bác ấy đang ngồi ở bậc cầu ao kia kìa! Đang cọ rửa cái gì mà chăm chú thế không biết…” Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như vòng cùm sắt; chắc hẳn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng hình chữ C viết nghiêng. Tôi chợt nhớ cách đây rất lâu, tôi được nghe những người cùng thời với anh kể. Hồi Mặt trận Bình dân, Nguyễn Hữu Đang là cán bộ Đảng được cử ra hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như công tử loại một của Hà Thành, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, tuyên truyền cách mạng. Mỗi lần cách mạng cần tiền để hoạt động, Nguyễn Hữu Đang có thể đến bất kì một nhà tư sản Hà Nội nào giàu có, vay vàng, tiền. Mà những người này trao vàng, tiền cho anh đều không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì, vì họ tin sâu sắc rằng trao vàng, tiền cho anh là trao tận tay cho cách mạng.
Và bây giờ, anh ngồi đó, gần tám chục tuổi, không vợ, không con, không cửa không nhà, lưng khòng chữ C viết nghiêng, tỉ mỉ cọ rửa những viên gạch vỡ – chẳng hiểu để làm gì – như người bõ già trong truyện ” Hương cuội ” của Nguyễn Tuân cọ rửa những viên cuội trắng để tẩm kẹo mạch nha vào dịp tất niên. Miên man nghĩ như vậy, tôi bật phì cười…
– Anh Đang!
Tôi nghẹn ngào gọi. Anh quay lại, chớp chớp mắt, răng vàng sỉn, cùn mòn gần nửa vì năm tháng.
– Phùng Quán! Chú về đây từ lúc nào thế?.
Hai anh em chúng tôi ôm chặt nhau giữa bậc cầu ao. Và cả hai gương mặt già nua phút chốc đẫm lệ.
( .. .. .. )
Anh im lặng rất lâu, dùng đũa tém lại những mảnh vụn thịt cóc, nhái trong đĩa, gắp bỏ vào bát mình những mảnh khác rớt xuống mâm ván. Anh chăm chú nhìn vào cái đĩa đã tém gọn, như đang gắng đọc những hồi ức in lại trong lớp men sành…. Rồi anh nói, mắt vẫn không rời cái đĩa:
– Thấm thoắt thế mà đã bốn mươi bảy năm trôi qua… Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó là ngày 28 tháng 8. Tại sao tôi nhớ, vì đó là thời khắc lịch sử phải được tính từng phút một. Năm đó tôi bước vào tuổi băm ba. Chính phủ cách mạng lâm thời họp tại Bắc Bộ phủ, để quyết định ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào… Hôm đó, tôi có việc cần phải giải quyết gấp, nên đến nơi thì phiên họp vừa giải tán. Vừa bước lên mấy bậc thềm thì thấy cụ Nguyễn Văn Tố từ trong phòng họp đi ra. Cụ mừng rỡ chụp lấy tay tôi, nói:
– Anh vào ngay đi, cụ Hồ đang đợi anh trong đó.
Tôi theo cụ Tố vào phòng họp. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp mặt ông Cụ. Ông Cụ ngồi ở ghế tựa, mặc bộ quần áo chàm, tay chống lên ba toong. Cụ Tố kéo tôi lại trước mặt Cụ, giới thiệu:
– Thưa Cụ, đây là ông Nguyễn Hữu Đang, người mà phiên họp quyết định cử làm Trưởng ban Tổ chức ngày lễ.
Cụ Hồ nhìn tôi một lúc với cặp mắt rất sáng, cặp mắt mà về sau này nhân dân cả nước đồn rằng có bốn con ngươi – như muốn cân nhắc, đánh giá người mà Cụ quyết định giao trọng trách. Cụ hỏi tôi với giọng Nghệ pha, rất giống giọng cụ Phan Bội Châu mà có lần tôi đã được nghe:
– Chính phủ lâm thời quyết định làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày mồng Hai, tháng Chín. Chú có đảm đương được việc tổ chức buổi lễ không?
Tôi tính rất nhanh trong đầu: Tháng 8 có 31 ngày, như vậy là chỉ còn 4 ngày nữa thôi. Tôi suy nghĩ cân nhắc, hình dung ra tất cả những khó khăn như núi mà tôi phải vượt qua, để tổ chức được một ngày đại lễ như vậy, trong khi mình chỉ có hai bàn tay trắng. Tôi nói với Cụ Hồ:
– Thưa Cụ, việc cụ giao là quá khó vì gấp quá rồi.
Cụ Hồ nói ngay:
– Có khó thì mới giao cho chú chứ!.
Kể đến đây anh Đang ngẩng mặt lên nhìn tôi.
Vẻ già nua cùng quẫn trên con người anh như được trút bỏ hết. Dáng dấp oai phong, khí phách của người chiếncách mạng luôn luôn đứng ở hàng xung kích lại hiện nguyên hình.
– Như chú biết đấy – giọng anh vụt trở nên sang sảng – tôi là một nhà tuyên truyền, động viên thiên hạ, chuyên nghiệp. Thế mà lần này tôi bị ông cụ động viên một cách tài tình, bằng một lời thật ngắn gọn, giản dị! Nghe ông Cụ nói vậy lúc đó tôi thấy trong con người mình bừng bừng khí thế, muốn lập nên được những kì tích, những chiến công thật vang dội. Tôi nói với ông Cụ:
– Thưa Cụ, Cụ đã nói như vậy con xin nhận nhiệm vụ. Con xin hứa sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách.
Cụ Hồ đứng lên, bắt tay tôi, dáng bộ, gương mặt nom rất vui vẻ, bằng lòng: – Thế thì chú bắt tay ngay vào việc đi. Đến sáng ngày kia, chú đến đây báo cáo với tôi công việc được tiến hành như thế nào.
Tôi chào Cụ, ra về, lòng rạo rực lâng lâng. Nhưng khi vừa bước xuống những bậc thềm rộng thênh thang của Bắc Bộ phủ, tôi chợt nghĩ ra một điều. Tôi quay trở lại phòng họp. Cụ Hồ vẫn còn đứng đó. Cụ hỏi ngay:
– Chú còn cần gì nữa?.
– Thưa Cụ, để hoàn thành trọng trách, xin Cụ trao cho con một quyền.
– Quyền gì, chú cứ nói đi!.
– Thưa Cụ, quyền được huy động tất cả những gì cần thiết cho buổi lễ, về người cũng như về của.
– Được, tôi trao cho chú cái quyền đó. Nếu ai hỏi huy động theo lệnh của ai, cho phép chú được trả lời: Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh!
( .. .. .. )
Sáng ngày 31 tháng 8, tôi đến Bắc Bộ phủ gặp Cụ Hồ như Cụ đã chỉ thị. Sau khi nghe tôi báo cáo ngắn gọn, đầy đủ về tất cả mọi việc có liên quan tới ngày lễ, Cụ nói giọng hết sức nghiêm trang:
– Chú phải nhớ ngày Mồng Hai tháng Chín tới sẽ là một ngày lịch sử. Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Nguyễn Hữu Đang đi kháng chiến 9 năm, không thấy nói trong 9 năm ấy NH Đang làm gì, ở đâu. Trở về Hà Nội sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, NH Đang là một trong số văn nghệđòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác được gọi là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm; NH Đang bị Tố Hữu, Trường Chinh thù, kỵ tài, dùng tội Phản Động Chống Đảng đánh cho tàn tệ. Bọn Tố Hữu, Trường Chinh cho NH Đang đi tù năm 1959. Năm ấy Hồ chí Minh mới về Hà Nội, được tẩm bổ, tiếng VC học mót của CS Tầu là “bồi dưỡng”, người ngợm Hồ béo tốt, hồng hào, phởn phơ. Nhưng không một lần họ Hồ nhớ đến “chú Đang”, không một lời hỏi:
– Chú ấy làm tội gì mà bắt chú ấy tù khổ thế?
Nhiều người Hà Nội biết chuyện NH Đang là Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945 ở Hà Nội, NH Đang là người đứng trước micro giới thiệu:
– Thưa đồng bào.. Đây là Chủ Tịch Chính phủ Lâm Thời Hồ chí Minh.
Nói xong, NH Đang lùi lại, nhường micro cho Hồ chí Minh. Bức ảnh chụp Hồ đọc tuyên ngôn có NH Đang đứng ngay sau lưng họ Hồ. Sau khi còng cổ tống NH Đang đi tù, bọn Tố Hữu cho tẩy, xóa hình NH Đang trong bức ảnh. Từ đó ảnh Hồ chí Minh đọc Tuyên Ngôn không có NH Đang.
Trong bài viết của Phùng Quán có đoạn NH Đang nói ông ta “nghiên cứu Lão Trang và dịch Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô”.
NH Đang nói:
– Tôi so sánh bản tiếng Việt với bản tiếng Pháp, thấy có nhiều đoạn dịch sai.
Trong thời gian ẩn núp ở Hang Pắc Bó – Hang Cáo này đã bị bọn Lính Tàu Cộng, trong trận Tầu Cộng đánh sang Việt Nam năm 1979, đặt mìn phá sập không còn dấu vết, Suối Lê-nin, Núi Các Mác của họ Hồ cũng bị Tầu Cộng cho tiêu tùng luôn – Hồ làm bài thơ:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, canh măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch Sử Đảng.
Cuộc đời cách mang thật là sang.
Như vậy là thời ở Hang Pắc Bó, họ Hồ buồn, không có việc gì làm, ngồi rù gãi háng mãi cũng chán, Hồ xoay ra dịch Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô. Hồ không biết, NH Đang cũng không biết, cái văn kiện gọi là “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô” ấy do Stalin nó cho bọn bồi bút Nga soạn ra, trong đó có nhiều đoạn viết láo, bịa, xuyên tạc, nhiều đoạn đề cao Stalin. Khi cho tượng Stalin, tượng Lenin, ra nằm ở bãi rác, vệ đường, bên miệng cống, người Nga quẳng cái gọi là văn kiện Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô Nhảm Nhí vào thùng rác.
Bọn Bắc Cộng, Nhà Xuất Bản Sự Thật, in bản dịch văn kiện Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô. Không thấy nói đây có phải là bản Hồ chí Minh dịch ở Hang Pắc Bó hay không? Nếu in văn kiện đó, tại sao bọn Bắc Cộng không dùng bản dịch của bác Hồ, không khoe đây là bản dịch của bác Hồ? NH Đang chê bản dịch sai, phải chăng là chê Hồ chí Minh dzốt?
Một ngày trong 365 ngày, một tháng trong 12 tháng năm 1988, ở Phòng 10 Khu ED, Nhà Tù Chí Hòa, Sài Gòn, Việt Nam, người tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát nói:
– Lịch Sử Đảng Cộng Sản Liên Xô do Sì-ta-lin nó cho viết láo. Vậy mà cũng cong lưng ngồi dịch. Chí Minh cái gì, Chí Ngu thì có.
Cuối Tháng Tám, 1945, khi về Hà Nội, Hồ chí Minh mới 52 tuổi. Dzậy mà Y đã tự xưng là Cha Già Dân Tộc, là Bác Hồ, nhiều người gọi y là Cụ. Mắt lơ láo, râu leo heo mấy sợi còi, nếu gọi con người 52 tuổi ấy là Cụ thì phải gọi rõ là Hồ Cụ Trong Dân.
Hồ Cụ Trong Dân tả cái bàn đá Hang Pắc Bó: “Bàn đá chông chênh dịch Sử Đảng.” “Cụ” làm thơ nhảm. Bàn đá không thể chông chênh được, bàn đá mà chông chênh, nó sập, nó đè dẹp lép Cụ Trong Dân.

SƠN TRUNG * CƠN ĐẠI HỒNG THỦY

CƠN ĐẠI HỒNG THỦY

Buổi chiều, trên bờ sông, hoa xoan đã nở. Những đám mây hiện rõ và trôi lững lờ trên dòng sông. Đã mấy hôm nay, hình bóng của Mai hiện rõ trong tâm trí Long. Mai đã về quê ngoại mấy hôm rồi, khiến Long nhớ nhung mãi hoài. Cúc, cô hàng xóm , và cũng là cô bạn cùng trường của Long, bỗng đến ngồi cạnh Long:
-Sao trông anh buồn quá vậy? Anh nhớ Mai à? Anh có muốn đi chơi với em không?
Long bèn theo Cúc lên đồi sim vắng, rồi cả hai cùng ngồi xuống đám cỏ xanh. Cúc cần tay Long rồi ôm Long. Cả hai cùng nằm bên nhau suốt buổi chiều. Đến tối cả hai mới trở về. Nhưng từ ngày hôm đó trở đi, Long it khi gặp Cúc. Long mang tâm trạng chán chường vì người Cúc không thơm., không êm ái, và hai thân thể không có sự hòa hợp chặt chẽ như những lần bên Mai..

Mãy hôm sau, Long bỗng nhiên gặp lại Cúc tại chợ phiên. Cúc vui vẻ đi bên Long, và Cúc rủ Long đi chơi Suối Tiên. Khi cả hai đi ngang cửa hàng của một ông thầy bói, Cúc rủ Long vào xem bói. Long để cho Cúc vào xem một mình, còn chàng thì ngồi ở bên ngoài cửa. Xem xong, Cúc không trả tiền, nàng bảo thầy bói nói sai. Thái độ của Cúc làm Long vô cùng chán nản vì nàng quá bủn xỉn và cay nghiệt. Một cảm giác buồn nôn xâm chiếm Long khiến Long không còn muốn tiếp tục đi chơi với Cúc nữa. Chàng bảo nàng chàng cảm thấy đau đầu, muốn trở về, không đi chơi Suối Tíên nữa. Cúc có vẻ giận. Và từ đó, Long chấm dứt liên hệ tình cảm với Cúc. It lâu sau, Long kết hôn với Mai, và hai vợ chồng sinh được một trai, một gái. Tất cả sống trong một gia đình hạnh phúc cùng với cha mẹ ruột của Long.


Năm nay, nhân dịp năm ngưởi già thế giới, triều đình có chương trình y tế săn sóc người già. Tại thủ đô và vài nơi trong nước, bộ Y Dược đã xây dựng những cơ sở to lớn cho người già vốn là quan lại trong triều cho đến quan lại các quận huyện cùng thân nhân của họ. Triều đình cũng hứa hẹn sẽ xây dựng các cơ sở y tế cho người già thuộc diện nhân dân toàn quốc. Chương trình tiếp theo là khám bệnh tổng quát cho người già từ 60 tuổi trở lên. Việc khám tổng quát này chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là các cựu quan lại trung ương cho đến quận huyện cùng gia đình của họ. Các lão nhân này đã tập trung tại các bệnh viện đặc biệt, và chỉ một vài ngày hoặc một tuần thì họ trở về với giấy chứng nhận sức khoẻ tối hảo. Giai đoạn thứ hai là cựu cán bộ xã thôn và dân chúng. Họ nhận được giấy gọi tập trung tại một số trường học và nhà thương. Các cụ ông tập trung một nơi, các cụ bà tập trung một nơi khác.

Tại trường tiểu học tỉnh lỵ, các ông già tập trung đông đảo. Có khoảng hai ba trăm người. Ai cũng tay xách, nách mang. Nào y phục, nào thực phẩm, thuốc men. Lệnh trên ban xuống mỗi người phải chuẩn bị lượng thực trong một tuần. Ông Năm gặp lại các bạn gìà nên ông rất vui vẻ. Gặp ông Bảo, cựu giáo viên, ông tiến đến chào hỏi thân mật:
-Bác gái đâu mà tôi không thấy?
-Bà nhà tôi được lệnh tập trung tại bệnh viện Đa khoa.
-Còn bà nhà ông thị tập trung ở đâu?
-Bà nhà tôi tập trung tại trường trung học gần nhà.
Ông Bảo cười nói vui vẻ:
-Tụi mình già cả hết rồi, không bệnh kia thì bệnh nọ. Triều đình ta nay chú trọng việc chăn sóc sức khoẻ cho người già, thật là đáng hoan nghênh hết sức. Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, chưa có chính phủ nào lo mặt y tế cho người già chu đáo như triều đình ta nay.
Hai ông đang nói chuyện thì ông Lưu, bạn hàng xóm ông Bảo tiến đến, ba ông vui vẻ chào hỏi nhau.
Ông Lưu hỏi:
-Các ông có biết tụi mình phải tập trung bao lâu không?
-Khám sức khỏe thì chỉ vài ngày là cùng.
- Triều đình ra lệnh những người già từ 60 tuổi trở lên phải tập trung để kiểm tra sức khoẻ, và chỉ mang lương thực một tuần. Như vậy là chúng mình chỉ xa nhà một tuần thôi.


Ba ông chào hỏi nhau xong thì phân tán mỗi ông mỗi nơi vì ai cũng muốn tìm kiếm ngườI quen để chào hỏi và hỏi tin tức. Các ông gặp khá nhiều người quen nhưng cũng không hỏi được tin tức gì mới lạ. Nhìn ra cổng trường thì họ thấy nhiều người trẻ dáng chừng là con cái những thân nhân đã đến tập trung tại trường. Họ không nỡ rời xa cha mẹ nên còn lẩn quẩn không bỏ về nhà. Họ tập trung khá đông đảo nên quan trên sai lính lệ đuổi họ về kẻo họ làm trở ngại lưu thông. Sau khi các bô lão đến đầy đủ , cửa trường đóng lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trước cổng trườ ng, lính canh phòng nghiêm nhặt.



Khi các ông già đến địa điểm tập trung thì họ liền trình giấy gọi tập trung để các thư lại ghi tên vào sổ. Sau đó họ liền được gọi điểm danh, rồi nghe quan trên giảng dạy. Các quan cho biết triều đình chăm lo sức khỏe của người già nên từ nay những người già từ 60 trở lên được tập trung để khám sức khỏe. Những ai không có bệnh thì được chích ngừa, rồi về với gia đình. Còn ai có bệnh thì sẽ được ở lại chữa bệnh cho đến khi lành sẽ về . Ai không có gia đình thì ở lại trung tâm người già, và được triều đình chăm lo mọi mặt. Nghe quan lại giải thích, các bô lão đều tỏ ra hân hoan. Có người cảm động khóc sụt sịt như trẻ con.



Buổi trưa và chiều, ai nấy đều đem lương thực ra ăn. Đến tám, chín giờ tối, một số các cụ đã lăn ra nền gạch nằm ngủ. Bỗng mười một giờ đêm, mọi người được lệnh ra sân tập họp để đến địa điểm mới. Có khoảng mười xe, xe nào cũng kín mít như xe chở hàng hóa xuyên liên bang, hay như xe chở tù nhân. Mỗi xe ba chục người, ai lên sau phải đứng. Xe chạy ra ngoài thành phố. Càng đi xa, con đường càng trắc trở khó đi. Đi được gần một ngày thì biến cố xảy đến. Mọi người muốn đi tiêu, đi tiểu nhưng cảnh vệ không cho phép, tài xế phải chạy suốt, không được ngưng lại giữa đường. Vì vậy mà đa số ông già đã tiêu tiểu ngay trong xe. Xe đóng kín mít, không làn gió mát, không ánh sáng. Mùi mồ hôi, nay lại thêm mùu xú uế của tiểu và phân người. Đâu đó có tiếng kêu:
-Có người té xỉu!
-Cấp cứu! Cấp cứu! Có người chết ngạt.
-Tài xế! Dừng xe! Có người đau tim!
Nhưng tài xế và lính lệ im lặng vì họ đã được chỉ thị trước là phải im lặng trong mọi tình huống. Cho đến sáng hôm sau, cả đoàn xe, và một số đoàn xe khác được phép tiến vào một thung lũng có khu trại rộng lớn, ở ngoài cổng có bảng đề năm chữ lớn “ Trại An Dưỡng Bồng Lai” . Đó là trại tù “Đại Gian ” nay đổi tên. Các tù nhân cũ đã được lệnh dờI đến một địa điểm khác nhường chỗ này cho các bô lão.


Khi bước xuống xe, một số lão nhân đã té xuống mà không đứng dậy được vì mấy ngày phải dứng trong xe, không có chỗ nhúc nhích. Họ không được ăn uống lại phải chịu cảnh hôi thối tồi tệ hơn trong một chuồng bò, chuồng ngựa. Một số bại liệt, các lính lệ phải khiêng xuống và đưa vào phòng y tế. Một số đã chết. Trong khoảng năm trăm trại viên mới đến đã có một trăm bại liệt và lâm bệnh trầm trọng, còn 50 trại viên chết trong xe khi di chuyển. Người chết thì trại lập biên bản riêng rồi đem chôn trên đồi. Người bệnh nặng thì cho vào bệnh xá, còn những ai khoẻ thì vào trại. Trại có 8 dãy nhà, trước đây do tù nhân lợp để cho tù nhân ở. Mái lợp tranh. Mỗi dãy nhà cách nhau khoảng 10 thước, ở giữa có hàng rào tre che kín. Tám dãy nhà này là khu tù nhân. Trong mỗi nhà có giường gỗ hoặc giường tre, làm bằng các cây tre để nguyên ống. Các chân giường là những cây gỗ to bằng bắp chân. Ngoài ra cũng có những khu khác như khu nhà ban quản đốc, khi cảnh vệ, khu bệnh xá, khu lao động, khu ẩm thực, khu vật liệu và khu văn hóa gồm thư viện và hội trường.. Giữa khu này qua khu kia có cổng đóng kín và có lính lệ mang súng canh gác.



Sau khi vào trại, các lão nhân được tập trung ở hội trường để nghe chúa trại giảng giải chính sách của triều đình và nội quy của trại. Nội quy của trại gồm những điều sau:
1. Tất cả tiền bạc, đồng hồ, đồ kim khí, đồ vật quý phải trình nạp cho trung tâm cất giữ.
2. Sau khi ăn chiều xong, mọi người có quyền tắm rửa giải trí, hoặc tập thể thao..
3. Chín giờ tối, lên giường ngủ. Không được nói chuyện, hay đi lang thang..
4. Sáu giờ sáng các trại viên phải thức dậy, đánh răng, rửa mặt và ra sân tập thể dục tập thể.
5. Trong đêm muốn đi tiêu, đi tiểu phải xin phép tổ trưởng.
6. Cấm ngặt ăn cắp của trại, của quan lại và các người khác.
7.Nghiêm cấm mọi sự tranh cãi, ấu đả .
8. Cấm dâm dục
9.. Cấm hối lộ.
10. Mỗi phòng, mỗi khu đều có lính trông coi. Trại viên phải tuân lệnh tuyệt đối, không được cãi cọ hay hành hung người triều đình.
11. Ai làm trái nội quy, nhẹ thì bị nhốt từ một ngày đến một tháng, nặng hơn nữa thì bị biệt giam từ vài ngày đến vài tháng.. Nếu ai phao tin đồn nhảm hoậc có ý chống triều đình sẽ bị đưa lên tòa án xử phạt theo luật định, hoặc chúa trại cũng có thể chấp hành pháp luật trừng trị thẳng tay.



Viên chúa trại cho biết triều đình rất quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, mà chú ý đặc biệt về sức khoẻ của ngườI già. Người già thì suy yếu, nhiều bệnh tật nên triều đình phải tập trung để kiểm tra toàn diện. Ai không bệnh sẽ trở về, ai bệnh nhẹ thì ở lại một thời gian ngắn, ai bệnh nặng thì cần thời gian dài hơn. Sau khi lành bệnh, những ai không có gia đình hoặc muốn ở lại thì triều đình sẽ chấp thuận, vì triều đình luôn chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là những nhân dân già cả. Viên chúa trại thuyết trình xong, hỏi ai có thắc mắc thì cứ hỏi.


Vì đường xa, quá mệt mỏi, it ai đưa ra thắc mắc hoặc tham dự cuộc tranh luận. Cuối cùng, các cụ chia thành tổ , rồi bầu tổ trưởng, tổ phó và được lính lệ dẫn vào các phòng. Lính lệ vào hướng dẫn cách sắp xếp đồ vật cá nhân, chỗ xếp quần áo, chân màn và chỗ nằm từng tổ. Sau khi các cụ vào trại, lính lệ kiểm soát lần nữa, rồi ra ngoài khóa cửa lại. Trong đêm, những ai muốn đi tiêu, đi tiểu thì phải kêu to, xưng tên, và nói rõ là xin đi tiêu hay đi tiểu. Khi tổ trưởng chấp thuận thì các trại viên mới được ngồi dậy đi vào một cái thùng đặt ở góc phòng.


Sáng ra, mọi người thức dậy từ sáu giờ sáng, đi tiêu, đi tiểu, đánh răng, súc miệng, rửa mặt và tập thể dục trong phòng. Tổ trưởng cử ngưởi đổ thùng phân và nước tiểu và quét dọn phòng. Khoảng 7 giờ, mọi ngưới ăn sáng rồi đi lao động. Nhóm mộc thì cưa đẽo, đục, lo đóng bàn ghế. Nhóm canh nông thì xúc phân, đổ nước tiểu và trồng lúa, khoai, sắn. Nhóm lâm sản đi săn bắn và hái củi. Mỗi trại viên ngày ăn ba bữa, mỗi bữa không đầy một bát cơm. Bữa ăn thường là cơm độn khoai sắn hay bắp. Thức ăn là một món canh và một món kho hay xào. Canh thường là rau muống. Mỗi nồi canh nấu cho trăm người, gồm rau muống để nguyên, không cắt, không chẻ, không loại bỏ rau già, chỉ rửa sơ sài, nấu với một con gà hay hai ba ký xương bò, xương heo. Món xào thường là rau muống xào thịt bò hay thịt heo, món mặn thường là cá hay thịt kho với bầu bí, cà chua, cà dái dê. Rau muống, bầu bí hoặc cà chua đều là trại viên trồng trong trại. Mỗi trại viên nói chung là được vài muỗng canh, một lát thịt hay một miếng cá kho nhỏ. Phần lớn các cụ không ăn nổi, Mỗi tuần, các trại viên mỗi phòng thực hiện việc kiểm điểm hàng tuần. Cụ Lâm là một thương gia ở kinh đô thắc mắc:
-Tại sao triều đình lại đối xử với chúng tôi như tù nhân?
Viên phó chúa trại tuổi khoảng ba mươi giải thích:
-Đây không phải là trại tù mà là trường học. Các anh xưa nay sống cá thể, nay các anh phải làm cuộc cách mạng, phải sống một đời mới của tập thể nghĩa là mọi người cùng làm, cùng ăn và cùng ngủ. Có sống cuộc sống tập thể thì mới tiến lên đại đồng, không còn phân chia giai cấp, không còn biên cương quốc gia, mọi người trên toàn cầu là anh em một nhà.

Viên trưởng ban chính trị, tuổi khoảng bốn mươi, lên tiếng giảng dạy:
- Các anh đã già không nên ăn nhiều mà phải ăn theo quy định y tế để đảm bảo sức khỏe. Các anh lại phải lao động vì lao động là vinh quang, lao động là luyện tập cơ thể. Tất cả các anh hiện nay đang được triều định giáo dục và bồi dưỡng. Các anh phải cố gắng học tập tốt, cố gắng lao động tốt để khỏi phụ tấm lòng đại nhân, đại nghĩa của hoàng thượng và triều đình!
Cụ Nhân, một cai đội hưu lên tiếng:
-Tại sao không kiểm tra trong thành phố mà phải vào nơi rừng núi hoang vu?
Viên chúa trại trả lời:
-Ngày nay, quả địa cẩu nóng lên và sinh ra nhiều bệnh dịch. Triều đình ta biết trước việc này nên phải đưa các anh lên chốn núi rừng để tâm hồn các anh được thanh tĩnh, đồng thời tránh sự lây lan trong dân chúng.
Y sĩ Nho hỏi:
-Tại sao chuyên chở chúng tôi như chuyên chở súc vật, không cho chúng tôi ăn uống, nghỉ ngơi, và đi tiêu, đi tiểu?
Viên phó chúa trại trả lời:
- Triều đình ta có nhiệt tình săn sóc sức khoẻ cho nhân dân nhưng vì thiếu phương tiện nên bọn các anh phải ngồi chật. Việc xe chạy liên tục là để tránh chậm trễ, triều đình săn sóc các anh nên muốn đưa các anh mau đến nơi an dưỡng.Tất cả là do lòng yêu nước và yêu nhân dân của hoàng thượng và triều đình..
Cụ Văn là một giáo viên xin hỏi:
-Triều đình ra lệnh tập trung một tuần sao đã mấy tháng qua, chúng tôi chưa được về mà còn phải lao động như tù nhân, như nô lệ? Triều đình nói kiểm tra sức khoẻ mà đến nay chúng tôi vẫn không thấy bóng y sĩ hay y tá đâu cả. Xin các quan lớn giải thích rõ ràng, đừng lừa dối nhân dân.
Viên chúa trại trả lời:
-Triều đình ra lệnh các anh mang lương thực một tuần chứ không nói các anh chỉ đi một tuần. Hiện nay, trung tâm chưa thực hiện được việc khám tổng quát là vì thiếu y sĩ. Các anh phải chờ đợi một thời gian nữa!
Tuy các quan đã bào chữa và cố gắng thuyết phục nhưng một số các cụ vẫn phản đối. Cụ Vân là một đại thương gia, luôn sống trong cảnh phú túc, không chịu nỗi cư cực. Và cụ Minh, một luật sư không chấp nhận hành động phi pháp của triều đình, quyết tâm tuyệt thực. Hai cụ còn vận động một số bạn già tuyệt thực tập thể. Chúa trại cho gọi mấy ngườI này lên văn phòng, và khuyến dụ họ, song họ không chịu. Cụ Vân nói:
-Chúng tôi không phạm tộI, tại sao đối xử như tù nhân? Dù chúng tôi phạm tộI gì, chúng tôi phải được pháp luật triều đình xét xử công minh.

Cụ Minh phát biểu:
Không thể đưa chúng tôi vào rừng sâu bỏ cho chết đói như thế này. Yêu cầu triều đình phải đối xử công bằng và nhân đạo với nhân dân.
Viên chúa trại tức giận, đập bàn quát lớn:
-Chúng bay là những thằng già vô ích, không sản xuất, không làm gì có ich lợi cho nhân dân, cho đất nước. Giết sạch chúng bay hàng triệu đứa thì triều đình thu lợI hàng triệu, hàng ức lạng vàng hàng năm. Chúng bay cũng gần kề miệng lỗ, chết sớm vài năm thì cũng tốt thôi. Nuôi chúng bay chỉ tổn hại cơm gạo. Đáng lẽ chúng tao cho chúng bay chết đói từ ngày đầu tiên vào đây, nhưng chúng tao còn chờ lệnh trên. Chúng bây là những tử tộI sắp lên đoạn đầu đài mà không biết thân còn biểu tình, tranh đấu vớI tuyệt thực!





Sau khi la mắng xong, viên chúa trại ra lệnh đem các cụ giam tại khu biệt giam (khu này còn gọi là khu kiên giam). Khu biệt giam là một hòn đảo giữa một cái hồ rộng nuôi cá sấu. Có một cái cầu bắc từ trong bờ ra khu kiên giam. Khu kiên giam là một gò đất, là một cái nhà hay cái chuồng làm bằng gỗ, trên lợp tôn, xung quanh có lứới sắt bao bọc. Có hai tầng, cách biệt nhau bằng những thân cây đóng khít nhau.Mỗi tầng co hai hay ba phòng, mỗi phòng có thể nhốt một hai người. Các trại viên bị kỷ luật thì bị xiềng xích chân tay, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa.. Những ai đã vào đây khoảng hai tuần cho đến một tháng đều chết hết. Nhưng ở tầng trên thì thoải mái hơn.



Đến tháng bảy âm lịch, tại miền Bắc là mùa mua lũ. Cơn mưa càng ngày càng dâng nước lên cao khiến các trại viên phải ở nhà không đi lao động được. Đêm đến như thường lệ, các thầy đội ra lệnh nhốt các trại viên vào phòng và khóa trái cửa bên ngoài. Khoảng nửa đêm, chúa trại ra lệnh tập họp các thầy cai, thầy đội và lính lệ mang hành lý ra bên ngoài trại. Tại đây có xe lớn, xe con đợi sẵn. Họ lặng lẽ lên xe đến một nơi khác, bỏ mặc sau lưng đám người già sắp bị chết đuối.
Nước dâng mỗi lúc một cao, nước đã vào phòng ngủ của trại. Các cụ hoảng hốt kêu gọi nhau:
-Nước lụt các bác ơi! Nước lụt ngập trại!
-Dậy mau! Dậy mau!
- Các thầy cai, thầy đội ơi ! Mở cửa! Mở cửa! Cứu chúng tôi!
-Người ta giết chúng tôi! Xin TrờI Phật phù hộ chúng tôi!
-Lạy Quan Thế âm bồ tát! Xin bồ tát cứu khổ, cứu nạn chúng con!.
-Lạy chúa! Xin cứu vớt chúng con!



Trong trại toàn là tiếng kêu than, nguyền rủa. Một vài cụ khoẻ mạnh đã leo được lên mái nhà hoặc chạy ra ngoài. Những ai chạy ra ngoài liền bị nước cuốn trôi đi ra sông, ra biển.


Trận lụt năm này đã làm cho núi rừng ngập lụt. Nước từ núi cao chảy về. Nước từ biển cả dâng lên. Hàng vạn dân chúng miền núi và miền xuôi bị trôi ra biển. Triều đình thông báo trận lụt đã cuốn trôi một số đông quan lại bộ Y, quan quân, và giết hàng vạn các lão nhân tại các trung tâm an dưỡng toàn quốc. Việc này đã gây ra một phản ứng dữ dội trong toàn quốc. Những ai có cha mẹ thiệt mạng trong trận bão lụt đã lên tiếng chỉ trích chính sách vô trách nhiệm của triều đình. Có kẻ gửi thư lên vua, có kẻ viết thư cho Đô ngự sử hoặc phủ huyện kêu oan, có người viết cáo thị dán khắp nơi kêu gọi dân chúng lên tiếng phản kháng.. Vua quan tức giận, cho họ là phản động nên ra lệnh bắt giam họ hoặc sa thải họ.



Thân phụ của Long nhờ bám vào một thân cây cho nên trôi vào một bờ sông. Cụ được một ngườI chài lướI vớt được đưa vào nhà cấp cứu và nuôi dưỡng. Sau vài bữa, cụ tỉnh lại, cụ thuật mọI việc cho ngườI thuyền chài nghe. Sau vài ngày, ngườI chài này dùng thuyền âm thầm đưa cụ về làng cũ. Chờ nửa đêm khuya vắng, ông dắt cụ về nhà. Nửa đêm, nghe tiếng gõ cửa, mọi người trong nhà Long lo lắng vì sợ lính lệ hay tuần phu đến xét nhà. Khi thấy một ngườI lạ dẫn bố mình về, Long vô cùng ngạc nhiên và vui sướng. Long mờI khách vào nhà ngỏ lờI cảm tạ. Long đem tiền bạc biếu người thuyền chài nhưng ông ta từ chối. Ông xin phép về ngay vì ở lại lâu bất tiện.

Sau khi khách ra về, Long hỏi bố mọi việc, Long mới biết bố mình đã thoát hai đại nạn. Long dặn mọi người trong nhà không được tiết lộ bí mật. Mẹ Long cũng đã đi trình diện thế là đã chết trong cơn đại hồng thủy. Long thương xót mẹ già. Long giấu bố trong chuồng heo. Chuồng heo nhà Long khá lớn, có hai phần. Một phần nuôi heo, còn phần bên cạnh để chứa dụng cụ và đồ cũ. Long đào một hầm bí mật tại đây, xây gạch đá vững chắc. Một tấm gỗ làm cửa, trên phủ rơm. Khi làm xong hầm, Long đưa bố vào ẩn lánh trong này. Hàng đêm, đích thân Long đưa cơm nước cho bố.




Mỗi buổi chiều, các cô gái thường ra sông giặt quần áo. Cúc thường gặp Lan, Hạnh, Hường và Hoa. Giặt quần áo xong, Cúc thường ngồi trên tảng đá trên bến chuyện trò với các bạn gái.
Hạnh nói:
-Con Mai xấu thế mà được anh Long yêu và cưới làm vợ! Số phận chúng mình thật thua kém!
Hoa nói:
- Vợ chồng là do duyên phận, so sánh làm chi cho mệt!
Cúc mang những thư trong túi ra khoe cùng bè bạn:
-Nhiều chàng trai làng và ngoài tỉnh gửi thư cho tao mà tao không chưa yêu ai cả! Trước khi cưới Mai, Long đã cầu hôn tao mà tao không chịu. Nay Long đã cưới Mai mà Long vẫn chạy theo van nài ban phát chút tình yêu! Anh chàng thật trơ trẽn!



Ban đêm, Cúc thường nhìn sang nhà Long, thấy cảnh Long âu yếm Mai mà lòng nàng tức giận vô cùng. Nhà Long và nhà Cúc cách nhau một hàng rào dâm bụt. Nhiều đêm, Cúc bò qua hàng rào sang nhà Long nhìn vào phòng vợ chồng Long. Trong khi vợ chồng Long ngủ say, Cúc đứng thẩn thờ lòng đầy uất hận. Bỗng một đêm, Cúc thấy Long mở cửa ra sau vườn, tay mang một thúng nặng. Cúc đi theo và thấy Long vào chuồng heo. Cúc tính liều xông ra ôm đại Long. Nhưng Cúc thấy Long nâng tấm ván và chui vào một hầm bí mật. Cúc biết Long có sự bí mật. Long giấu một kho tàng ư? Hay Long giấu một tên cướp? Hay Long nấu rượu lậu?


Theo dõi một thờI gian, Cúc thấy đêm nào Long cũng vào chuồng heo và bưng theo một cái thúng vào. Cúc bèn bỏ thư rơi cho viên lý trưởng, báo cho biết có tên cướp ẩn náu trong chuồng heo nhà Long. Đêm đến, viên lý trưởng bèn đem tuần phu vây nhà Long và bắt được thân phụ Long và giải lên huyện. Quan huyện kết tội bố Long trốn trại, và Long chấp chứa phản động. Bố Long bị đày ra đảo, ít lâu sau rồi chết. Còn gia đình Long bị đuổI ra khỏi làng, phải lên tập trung sản xuất tại rừng núi xa xăm, mà sau cũng không ai biết tông tích.




Trong thời gian nước Đại Lạc bị cơn hồng thủy, mấy chiếc tàu quốc tế nghiên cứu môi trường đại dương có mặt ngoài biển. Họ đã vớt được một số nạn nhân của cơn hồng thủy. Những người trẻ thì sau vài ngày chữa trị , họ đưa vào bờ . Còn những lão nhân thuộc các trung tâm An Dưỡng, thì được đưa về trung tâm y tế thế giới. Sau một thời gian trị bệnh, các cụ tỉnh lại và tường thuật lại những sự thực tại các trung tâm an dưỡng. Sau đó, hội Bảo vệ nhân quyền, hội bảo vệ người già cùng nhau nghiên cứu và đi đến những khám phá mới về các chính sách của triều đình Đại Lạc quốc. Họ kết luận:


Trung tâm an dưỡng sự thực là những lò sát sanh. Họ theo đường lối cách mạng đỏ là đường lối duy vật vô nhân đạo nhằm đối phó nạn nghèo đói. Chính sách này có những điểm sau:
-Không nuôi nấng, không chữa bệnh cho người già từ 60 tuổi trở lên, mà phải giết họ đem bón cây để khỏi hao tốn tài nguyên quốc gia.
-Không cho thanh niên nam nữ kém sức khỏe được kết hôn và sinh đẻ. Nếu không giết thì phải thiến hoặc hoạn những người này.
-Trẻ con đẻ non, yếu đuối bệnh tật thì giết đi đem bón phân hay làm thực phẩm gia súc
-Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh được một đứa con.
-Những người tự tử thì không được cứu chữa, để cho họ chết theo ý nguyện. .
-Tất cả thuốc men và phương tiện ưu tiên phục vụ quan lại triều đình vì triều đình là người tổ chức mọi thắng lợi cho tổ quốc..
-Không cứu chữa những người không có tiền trả viện phí.
-Những người chết không được chôn xuống đất, đất để sản xuất chứ không dùng để chôn ngườI chết. Những người chết phải đem thiêu, lấy tro bón cây.
-Những nhà dưỡng lão, viện tế bần, nhà thương của chế độ cũ là tàn tích phong kiến và thực dân, phải triệt tiêu hoàn toàn bằng cách giao cho các nước bạn xử lý thích đáng..



Sau khi nghe tin tức của hội Nhân quyền, dân chúng khắp nơi phẫn nộ, kết tội vua quan vô nhân đạo, là một lũ quỷ sống, phạm tội diệt chủng. Triều đình ra thông báo phủ nhận tin tức trên, cho rằng tin trên là hoàn toàn thất thiệt, do bọn địch có dụng tâm đánh phá triều đình ta.

THƠ VƯƠNG TÂN

Dòng Thơ Thi sĩ Vương Tân : GIANG HỒ CA5

Chuyên mục: Tác GiảCập nhật 3 năm trước FavoritesThích nội dung nàyFeedbackPhản hồiPrintIn nội dung

Đêm nằm khám lạnh ta nhìn váchNhìn rõ đời mình cõi biệt giamGiang hồ khí phách giang hồ dởmThơ phú lăng nhăng những lỡ làng

Hồ Nam.

Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Hồ Nam sinh năm 1930 tại Sơn Tây, có bút hiệu khác Vương Tân.
Khởi sự viết từ năm 1950.

1952-1954 Chủ bút Tuần Báo Quê Hương.

1955 Biên tập viên Tuần Báo Đời Mới

1956 Thư Ký tòa soạn Tuần Báo Việt Chính và chủ trương tủ sách Lạc Việt cùng Phan Lạc Tuyên và Mạc Ly Châu.

1957 Tham gia nhóm Sáng Tạo làm thư ký với bút hiệu Vương Tân.

1958 Chủ trương Tuần Báo Cái Tiến cùng Giản Chi, Đông Xuyên.

1961 Phụ trách trang Văn Nghệ của Nhật Báo Mới.

1964 Phụ trách phần văn nghệ Nhật Báo Quyết Tiến

1970 Thư Ký Tòa Sọan Nhật Báo Hòa Bình.

1975 tù “Cải Tạo” 3 lần cả thảy, sau khi ra tù viết báo “chui” Việt Nam.

Có tên trong Khảo Luận Về Thi Ca Việt Nam của Uyên Thao; Thi Ca Việt Namcủa Trần Tuấn Kiệt và Nhà Văn Việt Nam HIện Đại của Nguyễn Đình TUyến.
Sách đã xuât bản :

- Tìm Hiểu Thơ Tự Do viết chung với Phan Lạc Tuyên, Mạc Ly Châu và Kiêm Đạt 1956.

- Những Sương Phụ Của Thời Đại - Truyện dài,- Sống Mới xuất bản




GỬI DUYÊN ANH
Tao hiểu mày thằng bạn văn nghệ
Ăn nói lung tung ưa chửi sảng
Tao hiểu mày thằng luôn bất mãn
Lúc nào miệng cũng cứ oang oang
Chúng nó giết mày là ngu xuẩn
Mày chỉ chửi đổng và nói ngang
Mày chi thương vay rồi khóc mướn
Luôn bao đồng ăn nói lung tung
Đứa có tài thì luôn có tật
Lại sinh vào thời buổi nhố nhăng
Nên mày phải bị lãnh nhục hình
Tao hiểu mày đời cần bât mãn
Nhất là đứa cầm bút như mình
“Vũ vương nhât nộ an thiên hạ”
Ta với nhà ngươi chẳng thể im
Ngươi đã vượt biển đi để viêt
Đã viêt bao nhiêu trang sách đời
Trời còn giông bão ngươi còn viêt
Cho tới hơi tàn ngươi vẫn chơi
Tao hiểu mày như tao hiểu tao
Chúng mình một lũ mê chuyện hão
Lấy chuyện thiên hạ làm chuyện mình
Rồi nổi cơn lên chửi vung vít
Làm cho thiên hạ phải phát điên
Bạo lưc là ‘’kế’’của kẻ yếu
Bạo lưc muôn năm vẫn cứ thua
Tao mày đứa nào chẳng phải chêt
Sống chêt với mình như trò đùa
Mày chêt đi rồi tao vẫn chơi
Cái trò cầm bút chao ôi thảm
Chúng nó ‘’cà nanh’’ đến buồn cươi
Thằng Kếu bị hành đến quên hềt
Thằng Long quẩn quanh với lũ ma
Mình tao coi thương lũ chêt tiệt
Minh tao một mình dám chơi hêt
Sống chêt trò đùa có ngại chi
Một mình độc ẩm một mình viêt












GIANG HỒ CA5
Đêm nằm khám lạnh ta nhìn vách
Nhìn rõ đời mình cõi biệt giam
Giang hồ khí phách giang hồ dởm
Thơ phú lăng nhăng những lỡ làng
Phen này vợ nhiếc tai ù đặc
Cắt hêt thăm nuôi cho bõ ghét
Đêm gặp ma quỉ cho mày chêt
Sáng dậy chèo queo có một mình
Hữu thân hữu khổ là như thế
Than thở mà chi cho chúng cười
Trăm năm cuộc thế ai thua được
Còn một mình ta vẫn cứ chơi
Bay nhốt ta chung với lũ muỗi
Ta cứ nghênh ngang ta cứ cười
Ta điên hay tỉnh ta nào biêt
Chỉ biêt một mình ,ta vẫn chơi
Cuộc chơi chữ nghĩa chao ôi mệt
Ngoài kia trăng sáng ta bóng tối
Hỡi ơi cuộc thế sống và chêt
Ta vẫn là người của cõi điên
Giang hồ ta chỉ giang hồ tếu
Vỗ bụng mà cười ngât ngưởng đi
Sự nghiệp văn thơ ta sổ toẹt
Hám gì chữ nghĩa cái lá mít
Ta vươt mãi ta ,ta ngất ngư
Thân trai thời loạn có ra gì
Hãy quẳng đời đi quẳng hêt đi
Đã sống môt ngày ngang thế kỷ
Thì chấp làm chi chuyện văt , tù
Đã chơi thì phải chơi cho đã
Ba ngàn thê giới cũng như không
Ta thắng ta rồi ta cươi ngất
Ta vượt gì nữa thôi quăng hết
Cả rượu cả thơ cả người đẹp
Tán hão cươi ruồi có ích chi
Ta với bóng đêm tâm sự gì
Còn trời còn đât còn đen trắng
Ta còn khốn khổ có ra chi
Trăm năm sống chêt vai còn nặng
Mỗi bước giang hồ một khổ đau
Gió cứ nổi lên ta cứ điên
Hát ngao cho đời bớt ưu phiền
Mai này thiên hạ tha hồ nhiếc
Một kiêp giang hồ mấy kiêp điên
Ta vẫn cươi khà ta là thế
Vung bút làm thơ rồi ngồi thiền
Ta nhìn vách lạnh ta thần tiên
Măc thây thiên hạ đi tranh đoat
Ta một mình ta một cõi riêng
Ta lại vượt ta qua sống chêt
Nghìn năm vẫn thê ta thằng điên
Nghìn năm ta vẫn một tên hão huyền
Cứ mơ cứ mộng cứ huyên thiên
VƯƠNG TÂN


BÃO VÔ ĐỜI TA
Tặng vug
Bão vô đời ta bão vào nhà ta
Cây sòai trốc gốc cây sòai ngã
Bẩy mươi năm lẻ đời nhiêu lạ
Ta vẫn một mình một khúc ca
Hỡi ơi trời đất bao la quá
Bạn bè tứ tán phương trời lạ
Bão có vô tình thổi gió qua
Chia nhau ly rượu giang hồ cũ
Uống cạn cùng nhau nỗi nhớ nhà
Đêm nay trăng lạnh trời đơn lẻ
Rượu nhạt vô tình ta lại ca
Bão bao nhiêu trận sao chưa''đã''
Ta vẫn nghẹn ngào với bóng ma
Hỡi ơi tri kỷ phưong trời cũ
Có động tâm vì chút nắng tà
Một trời giông tố bao tâm sự
Nòi giống Viêm Phuơng có nghẹn ngào
Ta hát ta ca ta uống rượu
Nhớ em mắt sáng đêm chờ sáng
Chỉ thấy mênh mông những mộng buồn
Chỉ thấy mênh mông đời đơn lẻ
Và những vầng trăng sáng lạ thường
VƯƠNG TÂN




BÀI CA THIỀN SƯ
Tặng Dõan Quốc Sỹ
Thiền sư xuống núi vì thiên hạ
Múa bút cho đời được nở hoa
Thiền sư xuống núi như ‘’tiên đọa’’
Lận đận cho đời vẫn hát ca
Thiền sư mạt pháp mang tâm lành
Thở ra hít vô nhìn quỉ dữ
Cái tâm của ‘’bụt’’ trái tim xanh
Chuyện đời không tính nhiều ít chữ
Miễn sao cho trời được trong lành
Miễn sao cho đời được yên bình
Miễn sao cho mình đươc an tịnh
Gìn Vàng Giữ Ngọc mãi văn chương
Khu Rừng Lau vẻ đẹp hoang đường
Dòng Sông Định Mệnh nào ngơ ngác
Có biết bao nhiêu nỗi đọan trường
Thiền sư gác bút đi tìm pháp
Cái pháp trong tâm mãi chưa ra
Hít thở mênh mông trời quỉ dữ
Chỉ thấy đêm khuya bóng trăng tà
Giấc mộng nhân sinh môt trận đời
Nghìn năm nước chẩy với hoa trôi
Những gì được mất trong thiên ha
Cũng chỉ nằm trong môt lẽ đời
Cát bụi rồi đây hòan cát bụi
Còn lại hay chăng một chút lòng
Nửa đêm tỉnh mộng ngắm trăng suông
Thấy lẽ vô thừong trong cuộc sống
Thấy đời tiếp nối đến vô cùng
Ván cờ cuộc thế trò hư ảo
Còn mãi muôn đời’’pháp ‘’ văn chương
VƯƠNG TÂN
[2007]





LÀM NGÔI SAO BÉ NHỎ
Tặng Pham Tường
Thượng đế của ta ơi
Thơ thật là tuyệt vời
Ta mãi người ảo tưởng
Không hư vô thì chết
Nỗi sống mãi không cùng
Như cay đắng cuộc đời
Như tình yêu tuyệt vọng
Ngỏanh nhìn lại đời mình
Nhớ mãi hưong tóc em
Rồi nguyền rủa thời gian
Như nguyền rủa thân phận
Cũa tháng ngày tật nguyền
Xin cảm ơn hư vô
Xin cảm ơn ảo tưởng
Nỗi nhớ em không cùng
Mất mát không tiếc nuối
Vào lịch sử cửa lớn
Vung bút chuyển cơ trời
Xá gì đường sống chết
Vượt thời gian con người
Vượt không gian trái đất
Vượt tình yêu gái trai
Và men say cuộc đời
Làm nụ hoa hàm tiếu
Làm mây trắng bay bay
Làm ngôi sao bé nhỏ
Cho thiên hạ ngắm chơi
Vương Tân





CHÚT TÌNHTặng Nguyễn Hòang Bảo Việt

Hơn nửa thế kỷ rồi đấy nhé
Tóc xanh bạc trắng cả hai rồi
Việc đời vẫn rối như canh hẹ
Tôi với anh cùng lận đận thôi
Ta cách xa mà vẫn nhớø đời
Nửa đêm trăng sáng nhìn đêm tối
Bỗng nhớ chiêm bao tặc lưỡi hòai
Mộng nào nhớ lại xa vời vợi
Tôi nhớ anh nhớ mãi tiếng cười
Cuộc đời xuôi ngược vì thiên hạ
Trăm năm cuộc thế mãi ngược xuôi
Ta vẫn lên đường vẫn thế thôi
Vẫn giận vì đời chưa được đẹp
Phải làm cho thơ có tiếng cười
Đóa đời thơm ngát con đường thép
Ta với nhà ngươi ngất ngửởng chơi
Rượu vào quên hết chuyện xưa sau
Cùng vẽ cho em một nét cười
Tìm trong đáy mắt bao hờn dỗi
Được mất gì đâu một cuộc chơi
Trước sau ta mãi lên đường tiếp
Thua được không hơn một tiếng cười

VƯƠNG TÂN 1.12.06


VƯỢT MÃI VÔ CÙNGTa vượt ta và ta thắng ta
Cõi đời cõi mộng chia hai ngả
Ta với vô cùng cứ rượt nhau
Ai kẻ bị xô thì phải ngã
Ta với vô thường mãi hát ca
Hỡi ơi Lý Bạch rượu còn không
Ta hết thèm say thèm được sống
Chỉ thấy mênh mông nỗi đọan trường
Chỉ thấy mênh mông trời quỉ dữ
Và vầng trăng lạnh đến cô đơn
Ta vượt ta hòai sẽ đến đâu
Hoa đêm nở ngát đến điên đầu
Lời kinh trời sáng bao tâm thức
Càng tụng càng thêm những chiếc cầu
Bến giác bờ mê nhiêu sự thưc
Ta thắng ta hòai sẽ đến đâu
Vượt mãi vô cùng bao mệt mỏi
Con dường vô tận như hoang mạc
Kiếp người hữu hạn thật lẻ loi
Ta vượt ta rồi ta thắng ta

Con dường vô tận dài mãi ra
Câu kinh lời kệ thơ đâu nhỉ
Có động lòng ai buổi nắng tà
Chỉ thấy mênh mông trời quỉ sứ
Ta lại vượt ta rồi thắng ta
Mênh mông giấc mộng lúc canh gà
Hỡi ơi tỉnh thức làm chi nhỉ
Trời sáng còn trơ ta với ta

VƯƠNG TÂN






GIANG HỒ CA
Ta tiễn người hay ta tiễn ta
Nửa đêm rượu nhạt với trăng tà
Phương trời lận đận ai còn mất
Ta lai tìm ta nơi đáy cốc
Chỉ thấy mênh mông những mù lòa
Chỉ thấy hồn ai đang lẩn khuất
Và ánh trăng nặng những nươc mắt
Ta ngồi ngâm lại độc hành ca
Trời đất vô cùng trăng vô tận
Ta với ngươi phải gĩa biệt nhau
Rươu chưa cạn hêt bình rươu chót
Mà ngươi đã đi có nhớ không
Bên sông tiếng hát phương trời cũ
Vẫn cứ mênh mông những đợi chờ
Ngươi đi đi mãi bao nhiêu nhớ
Mấy kiếp giang hồ có biết không?
Ta cạn ly này trăng về sáng
Nhớ đêm nằm kích bờ suối cạn
Nhớ mình sống sót không cười khóc
Măc thây thiên hạ đi tranh đọat
Ta gẩy độc huyền ta hát ngao
‘’trăm năm một cõi đi về hát’’
Ta hát cho đời mãi nở hoa
Ta hát cho ta rượu say khướt
Ta hát cho em mắt sáng ra
Ta hát cho mình đươc ngủ mơ
Và hát cho ai chẳng nhớ nữa
Cứ hát giọng khàn những men say
Cứ hát như chim mặt trơi mọc
Và trong giấc ngủ chưa tỉnh giấc
Rượu càng uống cạn càng thêm nhạt
Ta gõ bát hòai hát nhớ ai
Nhớ mình còn sống mà như chết
Nhớ ngươi ra biển buổi sáng nay’’
Vương tân
GIANG HỒ CA 2
Ta lại tìm ta nơi đáy cốc
Rượu cạn đêm vơi trăng lại khuât
Ta lại tìm ta trong ký ưc
Cuộc đời lich sử đêm lạnh buốt
Đời ta mấy lần qua cõi chêt
Và đã mấy lần say không đẹp
Ta còn lại gì bình rươu chót
Đời cư trôi và ta cứ đi
Rượu còn uống nữa say ngại gì
Gõ chén mà hát sống như chêt
Nhớ nụ cười ai mối tinh si
Nhớ nụ cười ai lại bước đi
Ngât ngưởng lạc đà thân lữ khách
Ngất ngưởng rươu say áo vắt vai
Ngất ngưởng văng tục cho hả rượu
Ngất ngương về nhà ôm măt khóc
Thân trai tủi quá buồn muốn chêt
Và lai nằm mơ chửi vung vít
Và lại làm thơ ngâm vang trời
Và lai sầu đời tìm thần chêt
Chỉ mặt văng tục cươi ha hả
‘’ta với nhà ngươi cạn chén đi
Ai đươc ai mất có hề gì?
Nghìn năm nốc rươu vào say hết
Thần chêt và ta đâu khác chi’’
Uống đi bình chót lăn ra ngủ
Mộng nào cũng đẹp hơn người đó’
Rượu nữa đât trời sẽ ngả nghiêng’
Cụng ly sẽ biêt đời không vậy
Rươu vào ăn nói buông tuồng hêt
Bản chất ta ngươi đâu khác nhau
Rượu say cười khóc so hơn thiệt
Ta với nhà ngươi lũ chó chêt
Lảm nhảm những điều thua văng tục
Uống cạn đi rồi ôm nhau khóc
Uống cạn đi rồi mai lại say
Uống cạn ly rồi bình sẽ hết
Uống hêt đi rồi bất cần ai’’
Vương Tân

GIANG HỒ CA 3
Ta kẻ giang hồ không gối chăn
Đêm đêm khám lạnh cùm hai chân
Đêm đêm khám lạnh mơ trời sáng
Chỉ thấy mênh mông những nỗi niềm
Ta đã vì ai chịu đóng đinh
Vai mang thập gía bao khổ hình
Ta đã vì ai vô’’ cải tạo’’
Để đời tít tắp chốn rừng xanh
‘’Hữu thân hữu khổ’’ta không chịu
Chúng nó cùm ta ta cứ chơi
Nghênh ngang trong cõi trời tâm tưởng
Ta hát ta ca đến đã đời
Ta kẻ giang hồ tay trắng tay
Chỉ có cái đầu không hành trang
Chỉ có cái đấu mang rât nặng
Những rươu những thơ những mộng vàng
Những yêu những ghét những lang thang
Những em sầu mộng phưong nào đó
Và cả tương lai không tối đen
Ta cứ giang hồ ta cứ ca
Dù chân cùm nặng đêm không nhà
Dù bụng đói meo cổ khát khô
Làm trai đâu ngán đêm tù tội
Ta cứ lang thang chẳng đơi chờ
Ta cứ lên đường không ngại bước
Có đi có tới làm sao đâu
Ta phải phá cùm ta phải đi
Như chim trốn rét chim thiên di
Chim Lạc chim Hồng sải cánh bay
Chết sống nào đâu có sá gì
Cuối trời biển rộng nắng choi chang
Gió nổi lên rồi phải biệt ly
Còn tiếc gì đâu thân tù tội
Trăm năm cuộc thế có ra gì
Ta đã vào đời ta nhập cuộc
Ta phải lên đương ta phải đi
Giang hồ tứ xứ phưong trời lạ
Chêt sống nào đâu có sá gì?
Đầu ta bay bổng cùng trời đất
Càn khôn đảo lộn ta cứ đi
Cùm gông tháo hêt dù cho chêt
Ta phải giang hồ như gió bay
Ta phải lên đương cho kịp chuyến
Sống chêt hề chi cõi thê này
Em ở cuối trời cứ đợi đấy
Đời ngươi như môt hơi rượu cay
Đời ngươi như hoa nở sớm mai
Đời người khác gì một cơn say
Tỉnh dậy thây mình thèm nỗichêt
Tỉnh dậy thây mình phải đi ngay
Tỉnh dậy thấy đời chưa chấm dứt
Phải hát phải ca phải múa may
Tuồng đời còn lắm màn hư ảo
Ta hại đời ta đến thế sao
Ta phải lên đường ta phải say
Gĩa từ cùm gông ta đi đây
Vương Tân 

NGUYỄN MẠNH TRINH * THƠ CAO TẦN

Cao Tần, thơ người di tản buồn

Thư điện tửInPDF
Đánh giá của người đọc: / 1
DởHay nhất


Tạp Ghi Văn Nghệ
Cao Tần, thơ người di tản buồn
Nguyễn Mạnh Trinh
Cao Tần Là một thi sĩ xuất hiện một cách bất ngờ trong thời điểm vô cùng đặc biệt. Lúc đó, là những năm đầu kế tiếp sau cuộc di tản của mấy trăm ngàn người Việt lưu lạc sang xứ người. Trong hoàn cảnh bắt đầu của một cuộc sống xa lạ, khởi đi từ những nỗi niềm mang theo, văn chương ở hải ngoại đã nảy mầm từ những tâm tư thương nhà nhớ nước của người Việt tị nạn sau một cuộc đổi đời. Cao Tần là một nhà thơ xuất hiện sớm nhất và cũng là một nhà thơ nổi bật nhất trong thời kỳ ấy. Vốn là một nhà văn đã thành danh ở Việt Nam và cũng là một ký giả có lối viết phiếm luận sắc bén, thơ Cao Tần đã được để ý từ những bài thơ đầu tiên.
Năm 1977, gần hai năm sau ngày 30 tháng tư năm 1975, trên tờ báo Bút Lửa có đăng mấy bài thơ của một thi sĩ danh tánh lạ hoắc ký tên Cao Tần. Những bài thơ ấy mới xuất hiện đã nổi bật ngay và gây một hiện tượng xôn xao cho độc giả. Nhiều người liên tưởng tới như những bài thơ của T.T Kh. đã tạo thành một nghi vấn cho văn học Việt Nam mà còn mù mờ chưa rõ ràng .Quả thực những bài thơ trên Bút Lửa ấy đã gây kinh ngạc cho độc giả. Mãi về sau này, mới biết Cao Tần là bút danh của nhà văn Lê Tất Điều hay nhà báo Kiều Phong, một người đã là một cây bút quen thuộc của hai mươi năm văn học miền Nam…
Ông sinh ngày 2 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông. Di cư vào Nam năm 1954 và di tản sang Mỹ năm 1975. Trước khi di tản ông là một nhà giáo và cũng là một ký giả ở Sài Gòn. Đã xuất bản truyện dài Đêm Dài Một Đời đã đoạt giải thưởng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và các tập truyện ngắn Khởi Hành, Kẻ Tình Nguyện, Quay Trong Gió Lốc, Phá Núi, Người Đi, Những Giọt Mực.
Lý do mà những bài thơ đầu tiên mang tên Cao Tần được chú ý thật là giản dị. Bởi tâm sự của Cao Tần khi làm thơ cũng là tâm trạng chung của những người Việt di tản lúc ấy. Với ngôn ngữ vừa bi hùng vừa tha thiết, diễn tả lại một tình trạng tâm lý của những người còn xa lạ với cuộc sống mới và tiếc nuối những tháng ngày của cuộc đời xưa cũ. Lúc ấy, một nền văn học lưu vong đang dần dần hình thành. Ở những ngoái nhìn quá khứ và băn khoăn từ những bước chân đi đến tương lai. Ai mà chẳng cùng chung suy tư và ở những câu thơ Cao Tần lại gợi lên từ tâm cảm yêu nước nhớ nhà và ngôn ngữ mẹ đẻ đã thành thân yêu vô cùng trong những ngày bắt đầu tạo dựng một cuộc sống mới ở xứ người..
Có lẽ hồi trước 1975, nhà văn Lê Tất Điều cũng không làm thơ và sau này khi loạt thơ Cao Tần chấm dứt ông cũng ngưng làm thơ. Tại sao ông chỉ làm thơ trong khoảng thời gian đó?
Có lẽ chỉ có một mình tác gỉa mới có thể trả lời câu hỏi khó này. Trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á Châu Tự Do RFA do Mặc Lâm thực hiện thì ông giải thích
“Tự nhiên tôi không có cảm hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn bởi vì trong bài thơ công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều..”
Nhà văn Võ Phiến có viết đại ý là Cao Tần làm thơ như người kể chuyện và đó chính là một yếu tố để thơ ông gần gũi với cuộc sống hơn và tạo sự chú ý của độc giả.
Trong bài đề tựa tập thơ Cao tần do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành, nhà văn Võ Phiến nói rằng thơ của Cao Tần kết cấu như truyện và là những truyện ly kỳ nữa nên gợi được sự tò mò muốn tìm hiểu của người đọc. Và ông nêu ra vài thí dụ bài thơ Kho tàng kể về chuyện của một anh chàng tị nạn Cù Lần..
Nội dung của bài thơ cũng chỉ là một anh chàng tị nạn lúc nào cũng kè kè bên mình một cái túi không một phút nào rời xa. Bạn bè tưởng là anh chàng biển lận nên đè anh ta xuống để mở cái túi bí mật kia ra. Và cũng chẳng có gì ngoài một lạng vàng, chiếc khăn tay và những danh thiếp cũ. Nhưng là cả một kho tàng của một người di tản và nhắc lại người và cảnh đã xa. Vàng thì nhắc đến người mẹ:
“.. miệng túi mở ra kho tàng rơi tung toé
một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
một đứa hét “vàng này thằng em bé
không mại đi mày tính để đem thờ
“Sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
ông bán ba, bắt gọn mấy trăm đô
còn cục này tàn đời ông cóc bán
lúc lên đường bà cụ dúi tay cho”
Còn khăn tay thì nhắc đến người vợ bây giờ đã xa cách ngàn trùng:
“ ..một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt
mầu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
“ giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt
“ Khăn vợ tao trao ngày khoác áo nhà binh”
và những tấm danh thiếp, ôi những tấm giấy làm nhớ lại những tên đường những tên người đã vào xa xưa:
”đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
những tên người tên tỉnh đã xa xưa
những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
những đường quen không trở lại bao giờ
…Với danh thiếp những tên đường đã đổi
những số nhà chớp mắt đã tang thương
những chốn hẹn ngàn năm không trở lại
những tên đời tơi tả khắp quê hương.”
Đọc xong bài thơ này chúng ta thấy thế nào?
Phải nói là rất xúc động anh Trinh à! Nhưng có khi chỉ cảm thấy thôi chứ diễn tả ra cái hay thế nào thì khó lắm. Phải có một lúc , đợi xúc cảm lắng xuống thì dễ dàng để thất bài thơ này độc đáo ra sao..
Chúng tôi cũng như những độc giả khác, chỉ cảm thấy rung động thôi và cũng phải loay hoay suy nghĩ để may ra có thể tìm được những điều mà mình cho là tâm đắc và tuyệt diệu. Bài thơ sống động quá với những ngôn ngữ đời thường mô tả những cuộc đối thoại chuyên chở được ý tình mà tác giả muốn đề cập đến. Có một chút diễu cợt nhưng chỉ là cảm giác thoáng qua để thay vào đó là sự thương camû. Chỉ một túi nhỏ tầm thường của người di tản vỏn vẹn có thế mà sao lại coi như một kho tàng vô gia được ? . Bởi vì những vật thể này không còn đơn thuần là vật thể nữa mà nó chứa đựng cả một trời quê hương và nhắc lại những người thân đã xa và những nơi chốn đã khuất biệt. Câu chuyện kể bằng thơ chỉ giản dị như thế nhưng lại gây ra sự xúc động đến vô bờ cho người đọc. Bởi nó đánh động đến tâm sự chung nên đầy ắp những chia sẻ…
Một bài thơ khác mà nhà văn Võ Phiến nhắc đến như một bằng chứng đơn cử cho lập luận của mình. Như bài” Ta làm gì cho hết nửa đời sau”.Hình như đã có nhiều người lưu vong thốt lên lời nói đó mỗi khi bị ray rứt vì chuyện nước chuyện non..
“Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
gánh sơn hà toan chất thử lên vai
chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
dọn tinh thần cưa nhẹ đỡ vài chai..”
như trong một cơn đồng thiếp, một chàng hào hùng;
“một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
nay đất khách léo lê đời rất nản
ta tính sẽ về vượt suối trèo non
sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
và cờ bay trên đất nước xinh tươi..”
Và một chàng khác,thì lại muốn làm tượng thần tự do hỏa thiêu thân xác chính mình để làm đuốc soi đường cho những oan hồn bị trầm luân trong đáy nước bao la:
”Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
những oan hồn ai bỏ giữa bao la”
Và kết cuộc, chỉ là một cơn say, một tỉnh dậy giữa nỗi buồn của những người thấy mình
bất lực giữa thế thời, mộng ước lớn mà bàn tay thì qúa nhỏ:
”..sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới
Ta làm gì cho hết nửa đời sau.”
Thật là cảm khái. Thật là cay đắng với những nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời lớn lên và trưởng thành trong những nghiệt ngã của đất nước chiến tranh. Thực trạng sao buồn quá! Câu hỏi như một tiếng than…Ta làm gì cho hết nửa đời sau?…Những thân phận lưu vong. Những nỗi niềm nhược tiểu.
Mỗi người tị nạn đều mang theo những kỷ niệm trong ký ức. Có những người vẫn còn vương vấn đến tận bây giờ. Có những buồn phiền . có những ray rứt. Nhà thơ Cao Tần có bài thơ nào diễn tả tâm trạng ấy trong nhiều bài thơ. Chúng ta thử đọc bài thơ Chốn Tạm Dung xem. Bản thân tôi đã sống ở đây ba chục năm, thế mà có lúc cũng có những nỗi niềm trống vắng như thế.Thơ nói lên tâm cảm của những người nhiều khi thấy mình bơ vơ giữa cuộc sống và kỷ niệm của nơi chốn xưa của đời sống cũ vẫn cứ bàng bạc hiện hữu:
“nhà tôi ở toòng teng đỉnh đồi
buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
sau lưng sương ngập cao lưng trời
trước mặt thông sầu reo đáy vực
bắt đầu ngày bằng một chút vui
hát nghêu ngao trong lòng xe rỗng tuếch
bài ca quen bỗng chợt quên lời
chút kỷ niệm còm lại mất khơi khơi
tiếng Việt trong ta ngày bỗng héo
hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
dốc mở như đời ta trước mặt
sương kín như đời ta năm xưa..”
Một ngày qua một ngày. Ra đi khi lúc vừa mờ sáng và trở về khi phố đã lên đèn, khúc ca sầu xứ mãi mãi ám ảnh. Trải qua bao nhiêu cuộc đổi dời. Bao nhiêu là nỗi muộn phiền . bao nhiêu là ray rứt. Người tị nạn có một mẫu số chung, của khởi hành đi vào cuộc đời mới với tất cả năng lực của mình nhưng vẫn canh cánh bên lòng nhớ mong về quê hương đất nước:
“chiều về lên dốc thân tơi tả
một quả hoàng hôn phủ kín trời
mình mới ngoi lên ngày đã ngả
đêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi
giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non.”
Cái độc đáo của thơ Cao Tần là dùng những ngôn từ thật sống động , những ngôn ngữ tạo nhiều hình ảnh như: kỷ niệm còm“, như “quả hoàng hôn”, như “mất khơi khơi”. Xử dụng những ngôn từ ấy thành thơ chinh là một dụng công để thi ca có máu huyết xương thịt của đời sống thực, của suy nghĩ thực…
Người tị nạn tuy hôi nhập vào dòng chính nhưng vẫn còn ám ảnh bởi quê hương cũ của đất nước xưa. Có một lúc nào thơ Cao Tần biểu lộ tâm cảm ấy .
Đọc bài thơ Cảm Khái chúng ta nhận ra ngay lập tức.Tấm thẻ căn cước , tờ chứng chỉ tại ngũ nhắc lại một thời xa xưa.Một cách hóm hỉnh pha lẫn đau xót,tác gỉa nhận thấy hình như những tấm hình trên căn cước đều lam nhem xấu xí , không biết có phải là số phận tiền định xui khiến như vậy:
“hình căn cước anh nào mà chẳng xấu
tên chụp hình như một lão tiên tri
triệu mặt ngây ngô bàng hoàng xớn xác
cùng đến một ngày gãy đổ phân ly
nhìn hình chim in trên tờ chứng chỉ
chợt nhớ câu thơ Gãy cánh đại bàng
ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
muôn anh hùng phút chốc hóa tang thương..”
và những câu cảm khái mà chúng ta trong những ngày lưu lạc thường hay thấm thía:
“Hỡi kẻ trong hình mặt xanh mày xám
người sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
mày lang thang đất lạ đến bao giờ
Oâi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Oâi trong trí mỗi anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ.”
Có người nhận xét rằng mỗi bài thơ của Cao Tần đều mang theo một thông điệp gửi gấm cho người cùng cảnh ngộ và gửi trả lại quê hương. Trong hai mươi bài của tập Thơ Cao Tần, hình như hầu hết các bài đều diễn tả được một tâm sự đặc thù của người bỏ xứ ra đi.
Thư Quê Hương là “Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
anh sẽ đọc đất trời ta đã thở..”
Chuyện Thần Tiên là:” Ta muốn điều chi cuối đời lưu lạc
Này bà tiên vừa hỏi giấc mơ ta
‘”hãy đem hết những đổi đời tan tác
gói giùm vào cơn mộng dữ đêm qua”
Chiều Bát Phố la ”Chỉ gặp toàn Tây một chiều bát phố
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gẫy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu
Nhưng quen cả nước chắc lòng sẽ nhẹ
Khi đi có chào may bớt xót xa
Ơi xóm mưa ơi có khi nào đổi kiếp
Tôi về thành chim hót trước hiên nhà.”
Mai Mốt Anh Về là: ”nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra ngàn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng”
Và còn nhiều bài thơ khác với những ý tưởng khác, thông điệp khác. Giở từng trang thơ, để thấy những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng, những ngôn từ dân giã, tất cả làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu cợt, có lúc như ngông nghênh, mà có lúc là tình cảnh “ở ngoài cười nụ ở trong khóc thầm”. Người tị nạn đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu nói thơ Cao Tần là biểu hiện sống động một thời kỳ của người Việt di tản đầu tiên thì cũng chưa đầy đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm hồi sinh lại một thời đại văn học lưu vong ở hải ngoại. …

No comments:

Post a Comment