SƠN TRUNG * NƯỚC UỐNG TẠI VIỆT NAM
Tåi ViŒt nam, trܧc 1962, cu¶c sÓng tÜÖng ÇÓi ÇÀy Çû và vui vÈ. Nܧc ª Sàigòn và các thành phÓ chäy rÃt månh. TrØ ra m¶t vài nÖi bÎ m¥n và thi‰u nܧc. M¶t phÀn tÌnh Long An, nhÃt là thành phÓ Tân An bÎ nܧc m¥n. M¶t phÀn Thû ñÙc, gÀn Sài gòn ljn mùa hè là khô nu§c, ho¥c bÎ nܧc m¥n. NhÜng tØ khi c¶ng sän phát Ƕng chi‰n tranh trª låi dܧi danh nghïa M¥t TrÆn Giäi Phóng MiŠn nam thì tình hình ngày càng xÃu xa. ViŒt c¶ng phá nhà máy ÇiŒn, nhà máy nu§c khi‰n cho thành thÎ và nông thôn không có diŒn th¡p sáng và có nܧc Ç‹ t¡m rºa. Trܧc 1975, nhiŠu nhà Çã phäi Çào sâu ª ÇÒng hÒ nܧc Ç‹ múc nܧc ban Çêm nhÜ ª vùng Phú Th†.
Sau 1975, tình hình nܧc uÓng càng khó khæn hÖn, nhiŠu nÖi nu§c không còn chäy n»a. Tåi m¶t vài nÖi, không còn mu‡i n»a và ngÜ©i ta ngû không cÀn mùng. S¿ kiŒn này m¶t ÇiŠu buÒn báo Ƕng nܧc ª ViŒt Nam Çã cån, nhÃt là Sàigòn. Trܧc Çây, Sàigòn cÙ khoäng 6, 7 gi© chiŠu là mu‡i bay vo ve tØng Çàn, nhÃt là mu‡i ª dܧi cÓng rãnh bay lên Çen nghÎt vì trܧc Çây nܧc nhiŠu, nhÃt là cÓng rãnh chÙa nhiŠu nܧc thäi. Trܧc tình trång nܧc uÓng khan hi‰m, ngÜ©i ta phäi thay Óng nܧc m§i vì Óng nܧc cÛ Çã bÎ bùn Çóng nghËt. Nhà có tiŠn trong thành phÓ thì mua máy bÖm, xây hÒ nܧc. Nhà khá giä ª ngoåi ô thì Çào gi‰ng. Nhà nghèo thì ngÜ©i ta phäi chÎu khó thÙc khuya hay dÆy s§m múc nܧc tåi ÇÒng hÒ nܧc. Nhà ª vùng quê thì phäi bÕ tiŠn mua nܧc ho¥c Çi gánh nܧc sông, nܧc gi‰ng. KHoäng næm 2000 thì phÀn l§n các nhà ª Sài gòn phäi Çào gi‰ng, Çào gi‰ng rÃt sâu mà vÅn không có nܧc. N‰u có thì nܧc cÛng không có mùi vÎ thÖm ngon. Marx nói r¢ng møc tiêu chính cûa cách mång là xóa bÕ s¿ phân biêt gi»a nông thôn và thành thÎ, và ti‰n lên ÇiŒn khí hóa nông thôn. Nay thì thành thÎ thi‰u nܧc cho nên thi‰u ÇiŒn, nhÃt là mùa n¡ng. Thi‰u ÇiŒn thì thi‰u nܧc.Thi‰u nܧc thì trong bŒnh viŒn bác sï không có nܧc rºa tay trܧc khi m° và sau khi m°. Trong bŒnh viŒn và cÖ quan không có nܧc di cÀu tiêu, nhÃt là bŒnh viên, mùi hôi thÓi không th‹ chÎu n°i. Vì thi‰u nܧc, ngÜ©i ta lÃy nܧc dÖ làm nܧc Çá. Các hàng quán chÆt ch¶i, thi‰u vŒ sinh, thi‰u nܧc thì khó lòng bäo Çäm thÙc æn ngon và såch. NhÃt là các hàng rong suÓt ngày chÌ có m¶t thau nܧc, làm sao h† rºa bát, Çïa? Trong nhiŠu næm, dân chúng và cán b¶ Çã Çiên Çàu vì thi‰u ÇiŒn, thi‰u nܧc. Ÿ nhà, m†i ngÜ©i, già trÈ, l§n bé ÇŠu xôn xao vŠ nܧc. Cä nhà phäi thÙc Çêm Ç‹ múc nܧc, vì ban Çêm m§i có nܧc chäy chút ÇÌnh. Có nÖi phäi Çi xa m§i có nܧc, và cÛng phäi canh gi» thÆt s§m mói có ch‡ hÙng nܧc tØng gi†t. Trong cÖ quan, các cán b cÛng lo l¡ng vŠ nܧc, không ai có th‹ an tâm làm viŒc trØ các cán bô g¶c. Vì vÆy khoäng 1990, Sài gòn có tøc ng»:
" Cä nhà lo viŒc nܧc, cä nܧc lo viŒc nhà""
Nay thì miŠn B¡c, miŠn Nam và miŠn Trung Çã lên ti‰ng báo Ƕng vŠ nån hån hán. ñÃt Çai khô c¢n, nÙt nÈ. Tåi L¶c Ninh, Bình Long, khoäng 3.500 gia Çình thi‰u nܧc sinh hoåt, và d¿ Çoán cuÓi tháng tÜ næm 2002 së h‰t nܧc. Tåi các vùng Cà Mâu, Kiên Giang, Båc Liêu, Sóc Træng, nܧc m¥n tràn ngÆp ÇÃt liŠn khoäng 30-35 km. Hai huyŒn Ba Tri, GiÒng Trôm ( B‰n Tre) có trên 14 ngàn gia Çình thiéu nܧc. Tåi Gò công Çông và Gò Công tây các tråm cÃp nܧc Çã loan báo chÌ vài ngày n»a thì h‰t nܧc, ngÜ©i ta phäi chª nܧc tØ thành phÓ MÏ tho vŠ cung cÃp. S¿ thiŒt håi rÃt l§n. GÀn 28.000 ha lúa bÎ hån, 14.000 ha càphê, tiêu, b¡p, ÇÆu, bông bÎ khô héo, m¶t sÓ Çã ch‰t, m¶t sÓ ng¡c ngoäi. NhiŠu nÖi sông, kênh Çào chÌ còn là m¶t vŒt nܧc nhÕ nhoi trên m¥t ÇÃt. Hàng træm ngàn khu rØng tràm ª U minh Çã khô héo, nån cháy rØng lan kh¡p nÖi nhÜng không có cách cÙu vãn vì không có nܧc, không có phÜÖng tiên tÓi tân, và cÛng không có Çû ngÜ©i Ç‹ gi» rØng và cÙu rØng. NhiŠu nÖi, nhÃt là tåi Bình ThuÆn, có 85.000 con bò và 9.000 con dê thi‰u nܧc uÓng. 6.500 ha ru¶ng lúa héo hon. Các gi‰ng ÇŠu khô cån. Nay thì kh¢p nܧc ngÜ©i Çua nhau Çào gi‰ng, dù Çào sâu bao nhiêu cÛng không có nܧc. HÒ thûy l®i, ÇÆp thûy ÇiŒn cÛng cån nܧc. Khi ti‰p thu Sài gòn, c¶ng sän ti‰p thu nhà máy nܧc Biên Hòa là m¶t nhà máy nu§c tân ti‰n nhÃt ñông Nam Á th©i Çó, chính nhà máy nܧc này Çã cho chúng ta nܧc uÓng tåi Biên Hoà, Sài gon thÖm ngon và bäo Çäm vŒ sinh. NhÜng tên giám ÇÓc c¶ng sän láo khoét bäo r¢ng nhà máy này thua nhà máy nܧc Hà N¶i, m¶t nhà máy nܧc cÛ th©i Pháp Çô h¶!( Dï nhiên ngoài b¡c cái gì cÛng tÓt, xã h¶i chû nghïa là nhÃt rÒi!). Chính vì c¶ng sän nghèo và ngu cho nên Çã phåm nhiŠu sai lÀm khi‰n cho nܧc ª Sàigon ngày càng thäm håi.
Chúng ta thÃy nh»ng nguyên nhân sau :
1. C¶ng sän cho r¢ng không cÀn bÕ hóa chÃt nhÜ eau de javel vào nܧc, và cÛng vì không có tiŠn mua hóa chÃt, ho¥c vì æn c¡p hóa chÃt cho nên lÜ®ng hóa chÃt không Çû khi‰n cho nܧc có nhiŠu phèn, nhiŠu bùn. HÆu quä bùn Çóng nghËt Óng nܧc.
2. C¶ng sän ti‰t kiŒm ÇiŒn. Trܧc kia máy bÖm chåy 24/24 gi©, nay m‡i ngày chÌ mª nܧc vài gi© g†i là ti‰t kiŒm nܧc và ÇiŒn. Nܧc không chäy thÜ©ng xuyên nên bùn džng låi nhiŠu, gây b‰ t¡c dòng nܧc.
3. C¶ng sän không bi‰t bäo quän các Óng nܧc, Ç‹ n¢m læn lóc ngoài tr©i trong nhiŠu næm cho nên các Óng kim loåi cÛng không tránh ÇÜ®c møc nát, hÜ håi..
4. C¶ng sän không thay th‰ các Óng cÛ, hÜ. N‰u có thay th‰ thì chúng không mua Óng kim loåi , chúng dùng Óng cÓng bê tông Çúc sÖ sài qua loa Ç‹ th‰ các Óng kim loåi th©i VNCH. Lë dï nhiên, nh»ng Óng này it lâu låi hÜ, và không chiø n°i áp suÃt cûa nܧc.
5.Dân ngoài b¡c vào trong nam quá nhiŠu. Trܧc 1975, dân Saigòn khoäng ba triŒu, sau 1975 lên ljn 5 triŒu, trong Çó có cán b¶ vào ª và dân chúng trÓn vào .
6.Cán b¶ ª nhà tÆp th‹, xài nܧc t¿ do.
7.Cán b¶ nuôi heo, dùng nܧc t¡m rºa cho heo m¥c sÙc.
8.Các công ty thay nhau Çào x§i m¥t ÇØÖng, sau này tÜ bän ÇÕ xây nhà ngang d†c, Çào ÇÜ©ng, Çào ÇÃt làm b‹ Óng nܧc.
ñÃy th¿c ra là nh»ng nguyên nhân phø. Nguyên nhân chính thì cÛng có rât nhiŠu:
1.Phá rØng:
ViŒc phá rØng có hai nguyên nhân. Nguyên nhân thÙ nhÃt là do chính sách ‘tæng gia sän xuÃt’ và ‘ kinh t‰ m§i’. TØ khi kháng chi‰n chÓng Pháp, c¶ng sän Çã hô hào ‘ tæng gia sän xuÃt’, b¡t tù nhân, dân chúng, b¶ Ƕi và cán b¶ phá rØng Ç‹ lÃy ÇÃt trÒng s¡n, trÒng khoai. Sau này, khi Çã n¡m chính quyŠn, tØ 1954, c¶ng sän b¡t nh»ngtÜ sän, ÇÎa chû và nh»ng ngu©i có gia Çình Çông con phäi Çi kinh t‰ m§i, b¡t lên rØng làm rÅy. Nh»ng tÌnh nào tích c¿c phá rØng, nâng cao diŒn tích trÒng tr†t thì Çu®c lïnh c© tiên ti‰n, còn cán b¶ tïnh, huyŒn thì Çu®c thæng chÙc, thành thº nh»ng tên nào có thành thích phá hoåi ÇÃt nܧc ÇŠu trª thành cán b¶ cÃp tÌnh ûy và trung ÜÖng.
Nguyên do thÙ hai cûa viŒc phá rØng là lÃy g‡ Ç‹ xây dinh th¿ cho cán b¶ cao cÃp và xuÃt cäng g‡ lÃy tiŠn. Ngay sau khi chi‰m miŠn Nam, c¶ng sän Çã ch¥t såch nh»ng hàng thông cûa trÜ©ng QuÓc H†c Hu‰ Ç‹ lÃy g‡ xuât khÄu.ViŒc làm ÇÜ©ng mòn HÒ Chí Minh, xây ÇÆp Hòa Bình, ÇÆp TrÎ An ÇŠu là cÖ h¶i tÓt cho chúng phá rØng lÃy g‡. NguyÍn Væn TrÃn Çã thuÆt låi l©i cûa Bùi Công TrØng nói vŠ b†n c¶ng sän g¶c :
‘ Chúng nó cÛng mÃy th¢ng Ãy, cÛng nh»ng chính sách Ãy, cai trÎ 17 triŒu dân
thì dân Çã nghèo sát ÇÃt, không Çãy 15 næm, hai cái rØng ViŒt B¡c và Tây B¡c
bÎ cåo tr†c lóc. Bây gi© ª miŠn Nam, cÛng Çào kép Ãy( memes acteurs),
hài kÎch Ãy ( comedie), chÜa chi chúng Çã gíành ÇÃt Ban Mê Thut, cûa ñà Låt
và sông Bé,thì chúng nó së Çua v§i miŠn b¡c 15 næm, miŠn Nam chÌ cÀn ba
næm thì cÛng së ‘'TrÖn lu nhÜ mu bà bóng" cho mày coi.’(1)
2.Phá hoåi môi sinh.
VÛ trø có âm dÜÖng, có cao thÃp, có sâu, cån, m‡i thÙ ÇŠu có công næng, công døng cûa chúng. Núi cao thì cây m†c, che gióvà cho thú rØng, sông sâu thi chÙa nܧc, cho chúng ta cá tôm. Tåi sao låi phá núi, lÃp sông làm nh»ng viŒc trái thiên nhiên?ñÀu óc c¶ng sän bao gi© cÛng chÌ nghï ljn lúa gåo ,và ÇÃt Çai. C¶ng sän Cao Miên sau khi chi‰m Cao Miên, gi‰t håi dân chúng, Çã ra lŒnh Çào ÇÜ©ng quÓc l¶ và các xa l¶ , phá hûy cao su, cà phê Ç‹ trÒng lúa. MÜ©i tám thôn vÜ©n trÀu gÀn Sài gon là cæn cÙ cûa c¶ng sän, nhÜng sau 30-4-75, chúng Çã có k‰ hoåch bãi bÕ trÒng cau trÀu vì chúng cho là vô ích. Dân chúng nÖi này Çã phän Ùng månh më nên chúng Çã phäi ngÜng tay.
Khi C¶ng sän cÀm quyŠn, chúng phá hûy các ÇÒng hoang có cÕ m†c, ch¥t cây cÓi, vÜ©n tÜ®c, lÃp sông råch, ao hÒ. Chúng cÛng không cho ngÜ©i ch‰t Çu®c yên °n, chúng b¡t dân phá hûy các nghïa trang, và các ngôi m¶, b¡t cäi táng và chôn cÃt ngÜ©i ch‰t ª nh»ng nh»ng nÖi ÇÃt xÃu , bãi sông hay ru¶ng sâu, džng nuóc, hay chôn trên núi. Có nhiŠu nÖi chúng bát dân chúng phäi d©i nhà lên núi tr†c. Chính sách này Çã làm cho h‰t ao hÒ, h‰t cây, h‰t cÕ là nh»ng thÙ gi» nܧc cho ÇÃt và cho con ngÜ©i. Nay vì c¶ng sän công khai xây biŒt th¿, chúng không còn e ngåi dÜ luÆn chÌ trích ( tham nhÛng, hÓi l¶, tr¶m cûa công) và lÜÖng tâm c¡n rÙt (sÓng vinh hoa trong khi dân chúng nghèo kh°). Tåi Hà N¶i, chúng Çã ngang nhiên làm nhà trên Çê sông HÒng, và tåi nhiŠu nÖi, Ç¥c biŒt là tåi Sài gòn, vì chính sách mª cºa, giá nhà, giá ÇÃt nâng cao, chúng l®I døng chính sách cäi tåo Çô thÎ, lÃp hÒ mÜÖng Ç‹ chi‰m ÇÃt công làm cûa riêng. Trên giòng sông nܧc Çang chäy, b†n công an khu v¿c Çã c¡m mÓc ÇŠ tên chúng, ch© m¶t ngày lÃp sông là chúng xây nhà bán cho ViŒt kiŠu và ngoåi quÓc.
3. Làm thûy l®i.
Khi lên cÀm quyŠn, b†n c¶ng sän b¡t dân chúng làm thûy l®i. Chúng rÃt kiêu cæng, phách lÓi, cho r¢ng chÌ Çào mÜÖng thu› l®i là chúng Çã ch‰ ng¿ thiên nhiên:
ñ‹ cho thûy l®i ti‰n lên thay tr©i !
SÖn Trung
Chú thích
1.NguyÍn Væn TrÃn, Vi‰t Cho MË và QuÓc H¶i. Væn Nghê, California 1995.tr.231
TRẦN BÌNH NAM * CÔ DÂU CÒN TRINH
CÔ DÂU CÒN TRINH
Trần Bình Nam
Khi hấp hối cha của Thìn trối trăng nhờ tôi nuôi nấng dạy dỗ Thìn. Ôâng ta với tôi là bạn học tiểu học với nhau. Tôi vui mừng nhận lời bạn vì vợ chồng tôi lấy nhau đã hơn 10 năm vẫn chưa có mụn con. Thìn ngoan, dễ dạy. Nhưng đến tuổi trăng tròn tôi bắt đầu lo. Dáng người cục mịch, rụt rè, ít nói, tránh bạn trai, không thích trang điểm, cả ngày lui cui giúp vợ tôi làm việc nhà, ngoài giờ đi học. Tôi lo không biết làm sao kiếm chồng cho Thìn. Bỗng Huỳnh Bảo làm quen với Thìn rồi xin cưới. Tôi mừng ít hơn ngạc nhiên. Hai đứa chưa đủ thì giờ tìm hiểu nhau. Huỳnh Bảo là một công nhân nghiêm chỉnh nhất trong đám thợ trẻ của xưởng dệt Hải Dương. Đi làm đúng giờ, nói năng nhỏ nhẹ, dáng dấp e lệ như một cô gái. Trong xưởng người ta đồn Bảo còn biết tự may áo quần lấy. Tôi tự hỏi hắn có biết việc lấy vợ lấy chồng là một việc quan trọng không? Hắn đã suy nghĩ kỹ chưa hay bốc đồng như mấy chú con trai mới lớn sau chiến tranh?
Lễ nghĩa đầy đủ, ba tháng sau lễ cưới được cử hành trước sự chứng kiến của ông Thân bí thư chi bộ xưởng. Tôi thở ra nhẹ nhỏm. Tôi nghĩ thầm, tuy Thìn không xứng với Bảo, ăn ở với nhau có một mụn con thì đâu lại vào đấy. Thế nhưng những câu hỏi vẩn vơ vẫn ám ảnh tôi. Có cái gì nơi Thìn hấp dẫn đối với Bảo? Hay hắn thích đôi má phúng phính của Thìn. Tôi nghe có nhiều người đàn ông thích phụ nữ có da có nhiều, to con đẫy đà như đàn ông. Tìm được một cách giải thích tôi tạm yên tâm ngoại trừ những lúc bực mình nghe mấy cô thợ trẻ xì xầm chuyện của Thìn rồi rúc rích cười với nhau như có cái gì bí mật họ muốn giấu tôi. Ở chức vụ chủ nhiệm an ninh của chi bộ xưởng dệt, tôi lại chịu khó săn đón biếu xén ông trưởng ty nhà đất, nên mấy tháng sau tôi xin được cho vợ chồng Bảo một căn hộ gần xưởng. Cũng là một cách ràng buộc Bảo với Thìn, phòng khi hắn trở chứng. Gần một năm qua tháng nào vợ tôi cũng khéo léo cho tôi hay kinh kỳ củaThìn. Vẫn đều đặn. Và tôi lo. Vợ chồng tôi thỉnh thoảng nhìn nhau thầm cầu nguyện.
Một buổi sáng sau Tết Nguyên Đán, tôi vừa đến văn phòng chưa kịp ngồi xuống thì Thìn mếu máo bước vào phòng. “Cậu ơi! Đêm qua anh Bảo đi cả đêm không thấy về.” Cố đè nén cơn lo tôi hỏi: “Con có biết nó đi đâu không?”
“Dạ không! Sáng nay dậy sớm con đã đi hỏi vài nơi nhưng không ai biết.”
“Hôm qua nó đi lúc nào?” Tôi hỏi.
“Ăn cơm tối xong anh ấy nói anh đi thăm mấy người bạn. Anh có mấy người bạn mới.”
“Thôi được. Con yên tâm xuống làm việc đi và đừng làm ầm ĩ lên. Để cậu hỏi xem sao.” Tôi trấn an Thìn.
Thìn mệt nhọc bước ra khỏi phòng, không quên cầm chiếc nón vừa quạt vừa đi. Từ ngày lấy chồng đến nay, Thìn thêm ít nhất 5 kilô, chiếc áo xanh đồng phục chật cứng, nhìn phía sau không khác một bà đầm. Tôi gọi vài tiệm ruợu, mấy tiệm cà phê hy vọng Huỳnh Bảo đến chơi vui bạn vui bè ngủ quên chưa về. Bỗng chuông điện thoại reo trước khi tôi chạy xuống xưởng xem có người thợ nữ nào vắng mặt không. Biết đâu. Từ ngày Bảo lấy vợ mấy cô thợ trẻ tuổi trong xưởng vẫn không ngừng tán tỉnh Bảo xem như hắn chưa lập gia đình.
Trưởng ty công an tỉnh gọi, cho biết công an kiểm tục vừa bắt giữ một công nhân của xưởng tên là Huỳnh Bảo. Ông ta vắn tắt: “Tôi đang bận, không tiện giải thích, mời đồng chí đến ty ngay. ”
Tôi phóng nhanh lên chiếc xe máy dầu cọc cạch bất chấp trời mưa phùn lạnh thấu xương chạy vội đến ti công an. Chất chua làm bụng tôi cồn cào. Chứng đau bao tử của tôi mấy tháng nay nhờ thuốc thang tưởng đã thuyên giảm. Tôi giận Bảo vô cùng. “Biết mà”, tôi tự nhủ. Tôi biết một ngày nào đó Bảo sẽ đi tìm gái để mua vui. Bây giờ bị kiểm tục bắt. Cả tỉnh sẽ biết, còn gì uy tín của mình đối với công nhân viên và Thìn làm sao ngẩng mặt nhìn ai bây giờ. Tiếng đồn “chồng đi chơi gái bị bắt” không phải là tiếng đồn người vợ nào cũng chịu được.
Tại ty công an nhiều người đã có mặt, thủ trưởng, giám đốc và có cả một vị hiệu trưởng trường trung học, và vài viên chức đã nghỉ hưu. Tôi biết hầu hết, và toàn là những người có máu mặt trong tỉnh. Một chị công an trẻ mời mọi người vào phòng họp phía sau. Phòng mới xây, vách tường còn thơm mùi sơn, giữa phòng là một chiếc bàn gỗ mới quét lớp vét ni đầu. Nhìn quanh tôi thấy người nào cũng có vẻ bồn chồn lo lắng. Tôi nghĩ đến một vụ hiếp dâm tập thể. Nhưng tôi tự trấn an. Bảo hiền lành, phạm thuần phong mỹ tục thì có thể nhưng ép người khác làm việc bậy bạ thì không.
Tôi đang suy nghĩ thì một sĩ quan công an tuổi chừng 40 bước vào, theo sau là một người phụ tá cầm một xấp hồ sơ dày cộm. Ông ta còn ngái ngủ, mí mắt che hết nửa đôi mắt. Cởi chiếc áo bông, choàng lên ghế chủ tọa để lộ 3 ngôi sao trên cổ áo mầu vàng đồng phục của ngành công an ông kéo xấp hồ sơ người phụ tá vừa để trên bàn đến trước mặt. Tôi biết ông, đại úy Minh , trưởng ty công an tỉnh Hải Dương, một người nổi tiếng làm việc theo đúng nguyên tắc.
Không dài dòng ông ta nói tỉnh nhà đang dính vào một vụ tai tiếng liên quan đến tội đồng tính luyến ái. Cả phòng xôn xao nhìn nhau. Ai cũng ít nhiều có nghe danh từ đồng tính luyến ái nhưng ít ai hiểu thật sự là cái gì? Thấy mọi người ngạc nhiên đại úy Minh giải thích, “Nó là một bệnh xã hội như đánh bạc, bán hay mua dâm, nghiện hút và ... bệnh lậu hay bệnh giang mai”. Khi nói mấy chữ sau cùng môi ông trề ra, mắt sáng lên như phải nói đến một cái gì dơ dáy.
Chưa hết thắc mắc, một người trẻ tuổi bạo dạn hỏi, “nhưng ... nhưng thưa đồng chí, thật sự đồng tính luyến ái là gì?
Đại úy Minh cười như nhắm mắt lại: “Là người cùng giống làm tình với nhau.”
Cả phòng cùng ồ lên nhìn nhau mỉm cười.
Đại úy Minh giải thích thêm: “Đồng tính luyến ái là một căn bệnh của thành phần tiểu tư sản, sản phẩm của thế giới tư bản. Xã hội ta xem nó là một sự trụy lạc làm mất trật tự xã hội. Ai bị bắt sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù tùy vi phạm nặng hay nhẹ.”
Tiếng ken két của một chiếc xe hàng thắng nhanh dưới đường làm tim tôi thót lại. Nếu Bảo ở tù, Thìn là gái không chồng. Tôi ăn nói làm sao với người bạn đã khuất. Tôi không hiểu tại sao hắn cưới Thìn để làm hại cuộc đời con gái của Thìn như vậy?
Câu chuyện như thế này. Một nhóm đàn ông gồm công chức, nghệ sĩ, giáo viên lập một câu lạc bộ đặt tên là “Câu lạc bộ Thứ Tư”. Mỗi tối Thứ Tư họ gặp mặt nhau tại phòng họp ở tầng thứ ba của ty điện lực, một ngôi nhà gạch dùng làm công sở nằm khuất trên một đồi thông để vui chơi với nhau. Trưởng ty điện lực là một thành viên tích cực của câu lạc bộ. Thấy khả nghi, công an cho người theo dõi. Không khí của câu lạc bộ vui nhộn. Họ nói đủ thứ chuyện, chuyện văn chương, chuyện kinh tế thị trường, chuyện tình, ôm nhau, hôn hít nhau và thỉnh thoảng trổi nhạc nhảy với nhau như các buổi nhảy đầm tại các khách sạn mới mọc sau thời đổi mới ở Hà nội. Có khi họ đến từng cặp, một trong hai người giả gái, choàng tay nhau như đi dự dạ hội. Sau khi thu thập đủ bằng chứng bằng hình ảnh, video, âm thanh, công an kiểm tục bắt trọn ổ chừng 20 người.
Sau khi đại úy Minh tóm tắt nội vụ, các đại diện được gặp riêng nhân viên của mình. Tại một phòng nhỏ bên cạnh một người công an cho tôi xem lời khai của Bảo trong khi họ đi kiếm hắn. Lời khai gồm ba trang viết tay, Bảo nhận mình là người đồng tính luyến ái, nghe đồn có một câu lạc bộ của những người đồng tính nên đến tìm bạn để giải trí. Bảo mới đến câu lạc bộ lần thứ hai và mới thấy thích một thanh niên trạc tuổi tên Tân thì bị bắt.
Mùi hôi khai từ cầu tiêu bên cạnh làm tôi muốn nhức đầu. Người công an dẫn Bảo vào và đẩy ngồi vào một chiếc ghế trước mặt tôi. Bảo bị còng hai tay ra sau lưng, nhưng vẻ mặt bình tĩnh, đầu hơi cúi như muốn tránh đôi mắt tôi. Mặt Bảo sưng vù, vết dùi cui bề rộng hơn ba phân tây còn hằn đỏ trên trán, một vết hằn nhỏ hơn trên cổ. Tôi thấy thương hại Bảo nhưng tôi không dằn được cơn giận trước sự bình tĩnh của hắn.
Làm mặt nghiêm tôi nói: “Anh biết anh có tội chứ?”
“Con có làm gì đâu. Con chỉ đến đó để nghe họ nói chuyện thôi.”
“Thế anh chưa làm gì với tên Tân sao.” Tôi có ý tìm bằng chứng để gỡ tội cho Bảo.
Bảo ngước mắt nhìn tôi ngây thơ trả lời: “Con chưa làm gì, nhưng cũng rất có thể”
“Nghĩa là sao?”
“Con thấy mến Tân. Nếu, nếu .... Tân đề nghị với con chắc con sẽ không thể từ chối” Bảo nói với sự trong trắng của một người đàn ông lần đầu tiên biết yêu và không muốn phản bội người yêu.
Đập mạnh bàn tay xuống bàn, tôi nói như thét:
“Anh là một người bệnh hoạn”
Tôi ngạc nhiên khi Bảo đổi cách xưng hô, trả lời: “Tôi biết tôi có bệnh.” Và nói tiếp: “ Mấy năm rồi tôi đã tìm đủ mọi cách để chữa trị. Ai bảo gì tôi cũng làm. Thuốc bắc, thuốc nam. Có khi tôi nuốt cả bò cạp, thằn lằn và rắn mối nướng. Nhưng bệnh không hết. Tôi vẫn thấy thích đàn ông. Trước đàn bà tôi không có cảm xúc gì cả”
“Thế sao anh lại cưới Thìn để làm khổ nó và bây giờ làm xấu tôi.” Chất chua ựa lên như chận ở cổ tôi.
“Tôi đâu có ác ý đó. Trước khi cưới tôi thú thật với Thìn tôi không thích đàn bà, và tôi không thể làm tình với cô ta được.”
“Nó tin anh sao?”
“Cô ta nói cô không cần. Cô chỉ muốn được tiếng là gái có chồng.”
“Nó ngu quá.” Tôi vừa nói vừa hỉ mũi vào chiếc khăn tay còn ỉ mùi trong túi áo. “Còn anh là một thằng đểu.”
Lại đổi cách xưng hô, Bảo từ tốn trả lời: “Nếu con không cưới Thìn thì ai cưới? Hôn nhân có lợi cho cả hai. Con giấu được bệnh, và Thìn khỏi mang tiếng ế chồng. Và cậu thấy đó, con có xử tệ với Thìn đâu.”
Người công an ra hiệu hết giờ. Tuy còn giận tôi cũng hứa với Bảo sẽ làm những gì có thể làm để giúp hắn. Tôi khuyên Bảo phải biết ăn năn hối lỗi, và có thái độ hợp tác khai báo với công an. Tôi nghĩ, Bảo có tội, nhưng là một thành phần trong gia đình, cứu nó là cứu tôi.
Trên đường về nhà tôi cho xe chạy chậm, đầu óc suy nghĩ mông lung. Tôi nghĩ cách cứu Huỳnh Bảo. Trước hết Bảo chưa làm điều gì phạm thuần phong mỹ tục nghĩa là chưa phạm tội. Tôi sẽ biện minh trước tòa nó có bệnh và cần chữa bệnh hơn là trừng phạt. Nếu hắn đi tù thì lý lịch xấu ảnh hưởng đến cả gia đình không thể nào tẩy xóa được.
May cho Bảo, ông Đình giám đốc, và ông Thân bí thư đồng ý xem Bảo có bệnh. Nhất là ông Thân vốn có cảm tình với Bảo vì với tính tình hòa dịu mấy năm trước đây đã giúp chỉ bảo cho thằng con trai nhỏ tuổi ngổ ngáo của ông trở nên ngoan ngoãn. Ông Thân bảo tôi: “Ông Thành đừng quá lo, tôi sẽ vận động để Bảo khỏi ngồi tù”
Chuyện đồng tính luyến ái bỗng trở thành đề tài đầu môi của mọi người trong xưởng dệt. Người tỏ ra thạo chuyện nói rằng thời nhà Lê các nam diễn viên trong đoàn ca vũ của triều đình thường ngủ chung và làm tình với nhau vì luật vua không cho nữ diễn viên lẫn lộn trong đoàn ca vũ. Ông giám đốc Đình quả quyết ông đọc sách thấy nói một vài vị vua đời Trần tuyển cả cung phi phái nam vào cung. Và sách Tàu ghi rằng vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của đế chế Trung quốc thường bắt hoạn quan vuốt ve dương vật của ông. Một vài nữ công nhân có cảm tình với Bảo nói đồng tính luyến ái là bệnh của giới thương lưu xã hội. Mỗi lần nghe trong xưởng kháo về chuyện đó tôi chỉ muốn bịt tai lại.
Một buổi tối cơm xong tôi đến thăm Thìn. Căn phòng năm thước trên ba của hai vợ chồng Bảo được chia làm hai phần thật ngăn nắp. Một phần làm phòng ngủ, một phần làm chỗ tiếp khách và ăn cơm cách nhau bằng một tấm màn mầu xanh có điểm hoa hướng dương mầu đỏ nhạt. Từ chiếc ghế gỗ lót nệm trông ra vườn trong phòng khách trong tầm tay là một kệ sách nhỏ đủ thứ sách, sách dạy may vá, sách thuốc nam, vài cuốn tiểu thuyết dịch của Tolstoi, và điều làm tôi ngạc nhiên là một bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Nga được dịch ra Việt Ngữ. Bộ bách khoa không dày lắm, gồm ba cuốn, và mấy năm trước khi phát hành đài nhà nước loan tin và bình luận suốt mấy tuần lễ. Ngoài ra là mấy tờ nguyệt san về phụ nữ. Nơi cửa sổ treo lủng lẳng một chậu hoa quỳnh có ba nụ hoa sắp nở và một chậu hoa tím nhỏ hơn. Ánh sáng từ bóng đèn điện 40 watts của cây đèn có chân để bên góc trái vợ chồng tôi mua tặng hồi đám cưới mang đến cho căn phòng một không khí ấm áp.
Nhấp li trà nóng Thìn vừa rót ra chén tôi nói: “Thìn, cậu thật buồn cho con. Cậu không ngờ Bảo tệ vậy”
“Không cậu! Bảo là một người tốt.” Thìn nhìn thẳng vào mắt tôi đáp.
“Sao con nói vậy.”
“Anh ấy rất tốt với con.”
“Nhưng hắn không phải là một người chồng ... ”
“Cậu nói vậy nghĩa là sao?”
“Nghĩa là ... ”, tôi nói thẳng, “ ... Vì hắn không thể ngủ với con.”
“Anh ấy nói anh đang tu một pháp môn thiền đặc biệt. Thầy của ảnh dạy muốn đạt phải kiêng đàn bà.”
“Và con chịu sao?” Tôi nghĩ thầm, con bé này thật là ngu xuẩn.
“Vô lẽ con đòi!” Thìn trả lời, chịu đựng.
“Nhưng hai đứa con thỉnh thoảng cũng ngủ với nhau chứ?”
“Không.”
“Không một lần nào sao?”
“Dạ không” Thìn đỏ mặt, lơ đãng nhìn ra cửa sổ, tay phải đưa lên vuốt mũi như thói quen của Thìn mỗi khi lúng túng. Trời ở ngoài đã tối hẳn.
Tôi không biết tôi đang nghĩ gì. Trời! Con bé thật đáng thương. Lấy chồng hơn cả năm rồi mà vẫn còn trinh. Tôi nâng cốc trà uống một mạch quên trà còn nóng để đuổi những ý nghĩ khó chịu trong đầu.
Thìn và tôi ngồi im một lúc. Ngồi đó mà đầu óc tôi để đâu đâu, không nhận ra loa phát thanh ở góc đường loan tin muộn quan trọng buổi chiều. Sáng nay quân Trung quốc pháo kích qua biên giới Cao Bằng. Tin nói đây là lần pháo kích thứ 107 trong chín năm qua kể từ năm hai nước đụng độ biên giới với nhau.
Một lúc sau tôi nói với Thìn: “Phải chi cậu biết trước ...”
“Xin cậu đừng buồn.” Thìn an ủi tôi.
“Sao? Mày nói sao!” Tôi hỏi lại như nạt.
“Đàn ông ai cũng thích đàn bà đẹp. Nhưng Bảo chỉ có bạn trai. Trong xưởng dệt mấy con quỷ nhỏ ỷ xinh đẹp hơn con cứ ghẹo anh ấy hoài thế mà anh ấy có thèm để mắt đâu. Anh ấy đâu có sống sa đọa. Vậy có phải tốt cho con không.”
Tôi kìm lại để khỏi bật cười. Làm sao nói cho Thìn biết chồng nó có thể ngủ với một người đàn ông khác chứ không phải chỉ là bạn khơi khơi. Và vì vậy mà bị kiểm tục bắt.
Nhưng tôi không nói gì và bắt qua bàn chuyện cứu Bảo. Tôi khuyên Thìn viết cho ban kiểm tục một lá thư nói Bảo là một người chồng tốt. Tôi dặn Thìn đừng đá động đến chuyện hai vợ chồng chưa hề chung đụng xác thịt với nhau. Trong xưởng, ai nói gì cũng mặc đừng lời qua tiếng lại. Tôi cho Thìn biết công an đang cho người dò la phản ứng trong sở.
Đêm đó tôi nói cho vợ tôi biết quan niệm của Thìn về đàn ông. Bà ta tỉnh bơ nói: “Thằng Bảo không xấu. Và con Thìn cũng không ngu như mình tưởng.”
Tôi gởi tặng đại úy Minh một chai mai quế lộ thượng hảo hạng của Trung quốc và năm cân nhãn Hưng Yên. Tôi nhắc ông lá thư tường trình của Thìn và nhờ ông quan tâm. Qua điện thoại ông nói ông sẽ cố gắng nhưng ông không hứa hẹn gì. Tôi sốt ruột, trằn trọc mỗi đêm làm bà vợ tôi sợ chứng đau bao tử của tôi lại tái phát.
Một buổi chiều sắp tan sở đại úy Minh điện thoại báo tin cấp trên chấp thuận cho chuyển Bảo đến bệnh viện tâm thần của tỉnh nếu xưởng chịu trả chi phí phòng ốc và điều trị. Sau này tôi biết nhà lao của tỉnh không đủ phòng giam vì loại tù nhân này không thể giam chung với các tù nhân khác, nên tỉnh quyết định gởi 13 người đi lao động cải tạo, hai người vào bệnh viện, hai đảng viên trong đó có ông trưởng ty điện lực được lãnh án treo và chuyển qua tỉnh khác. Chỉ có ba người bị án tù.
Tôi chạy vội đến nhà Thìn bảo chuẩn bị gấp một ít hành lý để sáng hôm sau kịp mang lên trại giam cho Bảo. Thìn khóc nức nở vì tin mừng. Sáng hôm sau khi tôi và Thìn đến trại giam thì thấy Bảo và người công an áp tải đang đứng chờ xe trước cổng trại. Vết bầm trên mặt Bảo đã lành, khuôn mặt Bảo trông thật hiền. Bảo ráng nở một nụ cười nói với tôi, “Cậu làm ơn đừng nói cho mẹ con biết việc này.”
“Thế mẹ anh không biết bệnh của anh sao?” Tôi ngạc nhiên hỏi.
“ Dạ không. Cậu nói con bị bệnh tâm thần phải đi chữa bệnh vài tháng.”
Thìn vừa khóc vừa nói: “Anh đừng lo”, tay nhét vội gói quần áo và một hộp thịt heo ran mặn vào tay Bảo khi chiếc xe chở bệnh nhân vừa tới.
Tôi bắt tay Bảo. Bảo nhìn Thìn với đôi mắt trấn an rồi bước lên xe. Người công an bước theo sau. Chiếc xe lăn bánh từ từ rồi rẽ vào một lối khuất sau công xưởng giấy của Thụy Điển viện trợ. Tôi cho nổ máy xe. Thìn tần ngần ngoảnh lại xem còn thấy bóng dáng chiếc xe chở Bảo không rồi mới nhảy thót lên sau xe. Chiếc xe hai bánh của tôi dẹp xuống dưới sức nặng của Thìn.
Hai tuần lễ sau, vào một ngày Thứ Sáu tôi đến bệnh viện thăm Bảo, ở ngoại ô thành phố chừng 10 cây số. Con đường dẫn tới bệnh viện đã được tráng nhựa. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đang trổ xanh rờn. Trời còn lạnh nhưng sinh hoạt tấp nập. Nông dân ra đồng làm cỏ lúa. Phụ nữ bận tộn quảy hàng ra chợ. Bầu trời xanh lơ, ánh sáng chan hòa tỏa xuống trên những sườn đồi trông thật hữu tình. Không ai nghĩ xa kia sau mấy ngọn đồi thấp là một bệnh viện. Bệnh viện nằm trên một ngọn đồi cao hơn, chỉ có một lối vào. Dưới chân đồi là một trạm công an. Tôi nghe nói bệnh viện dùng để chữa trị tâm thần những người vì một lí do nào đó không thuận với đường lối của đảng.
Người ta đưa tôi đến phòng Bảo. Đúng lúc bác sĩ đang khám. Trong y phục trắng ông bác sĩ chừng 50 tuổi, to con, da ngăm đen, dễ dải. Tôi đoán ông là người Việt gốc Nùng. Ôâng bắt tay tôi giới thiệu ông là bác sĩ Nam và nói tình trạng sức khỏe của Bảo tốt.
“Ở đây phương thuốc dành cho anh Bảo là tắm điện. Và hôm nay là buổi tắm định kỳ.” Ông nói với tôi.
“Tắm điện là sao, thưa bác sĩ? ”, Tôi hỏi.
“Nghĩa là tắm trong nước có điện”
Tôi quay sang Bảo, hỏi: “Tắm có dễ chịu không?”
“Dễ chịu lắm.’ Bảo trả lời, miệng mím lại và đôi mắt ngước nhìn tôi như không đồng tình với lời anh nói.
Tôi hỏi bác sĩ Nam tôi có thể xem Bảo tắm điện không. Ông chấp thuận. Ngoài việc xem tắm điện tôi còn tò mò muốn quan sát cơ thể của Bảo. Ở xưởng dệt người ta đồn Bảo không có dương vật, vì vậy Bảo không bao giờ tắm ở chỗ công cọng.
Người y tá còn trẻ, lứa tuổi của Bảo – tự giới thiệu tên là Ứng, tốt nghiệp khoa điện trị liệu tại Hà nội, và là người y tá đàn ông duy nhất ở đây - đưa tôi vào phòng tắm bên cạnh. Phòng tắm điện trang bị đơn sơ. Một bồn nước hình vuông bằng sành tráng men trắng đặt ở một góc phòng có một vòi dẫn nước vào và một lỗ thoát nước. Trên tường nhìn xuống bồn nước là một bảng điều khiển có nhiều núm điện. Hai sợi dây cáp nối liền bảng điện với hai khung thép nằm lơ lửng trong hồ.
Ứng mở nước làm đầy 2/3 hồ rồi ra hiệu cho Bảo cởi áo quần sau một tấm vải mỏng. Khi bước vào hồ Bảo còn mặt quần lót, vẻ mặt thản nhiên chịu đựng.
Tôi hỏi Bảo: “Điện vào cơ thể có đau không?”
“Dạ không.”
Tôi hỏi y tá Ứng: “Đã có điện trong nước chưa?
Ứng trả lời, tay đặt vào núm điện. “Tôi đang cho điện vào.” Và nói thêm: “Người con rể của ông may lắm mới được tắm điện. Các bệnh nhân khác được trị điện trực tiếp bằng cách gắn cực điện vào người và mỗi lần chữa trị thét lên như súc vật bị chọc tiết. Có người bị chết giấc.
“Khi nào thì Bảo hết bệnh.” Tôi hỏi.
“Tôi không biết” Người y tá trả lời.
Trong bồn tắm Bảo nằm yên, chân duỗi thẳng, đầu gác lên một miếng cao su kê trên mép bồn, hai mắt nhằm nghiền vẻ mặt chăm chú như đang chờ đợi một cái gì.
Tôi kéo chiếc ghế đẩu lại sát bồn tắm, im lặng quan sát. Thân thể Bảo chắc nịch, đôi chân trắng nhợt nhạt, láng, không có lông chân, chiếc quần lót cộm lên như mọi người đàn ông khác. Thỉnh thoảng Bảo hít vào rồi thở ra thật dài.
Người y tá vặn nút tăng thêm điện. Bảo co người lại, nét mặt nhăn nhó. Lo lắng tôi hỏi: “Anh thấy sao?”
“Dạ.” Bảo trả lời, mắt vẫn nhắm. Da mặt Bảo tái xanh, mồ hôi lấm tấm trên trán, môi dưới thỉnh thoảng cong lên liếm vào môi trên như khát nước. Ứng vặn nút điện thêm một nấc. Bảo rên nho nhỏ, người cong lên như muốn thoát ra khỏi bồn tắm. Bảo đau. Ứng lấy khăn lau mồ hôi trên trán Bảo, giọng trìu mến: “Ráng chút nữa thôi, tôi xuống điện ngay bây giờ.”
“Không, tăng thêm nữa đi. Tôi chịu được” Bảo vừa nhăn mặt nén đau vừa nói một cách quả quyết.
Căn phòng trở nên im lặng. Trong một phút không ai nói với ai một lời. Hai bàn tay của Bảo bám chặt mép bồn run cầm cập.
Ứng giảm sức điện, khuôn mặt Bảo trở nên thanh thản, hai ngón chân cái không còn cựa quậy như trước.
Thấy đã đủ tôi im lặng đi ra định tìm bác sĩ Nam để cám ơn. Bác sĩ Nam không có ở bàn giấy. Tôi ra ngoài trời tìm một chiếc ghế ngồi, lục túi tìm bao thuốc Điện Biên. Mặt trời lên đã khá cao, ánh nắng chan hòa chiếu qua mấy cây thông đầy lá, chim chóc tung tăng kiếm mồi, kêu ríu rít. Qua khói thuốc một không khí thư thái bình an khác với căn phòng chạy điện bên trong.
Tôi thấy Bảo thật đáng thương. Một thanh niên khỏe mạnh hiền lành mà không thể sống với đàn bà và có một gia đình như mọi người.
Nửa giờ sau tôi trở lại phòng của Bảo. Bảo có vẻ mệt mỏi, người còn run vì lạnh. Bảo nói với tôi khi điện vào như có hàng ngàn mũi kim nhỏ cắm vào bứng từng lớp da lên, vì vậy mỗi lần tắm không thể quá 20 phút.
Tôi rùng mình, nói: “Cậu sẽ cho ông bí thư và ông giám đốc sở biết thiện chí và sự chịu đựng chữa trị của anh.”
“Hy vọng các ông ấy vui.” Bảo lắc cái đầu còn ướt. Và chợt nhớ ra: “À con cám ơn lon thịt chà bông của cậu.”
“Anh cần gì khác không?”
“Lần sau cậu mang cho con mấy cuốn bách khoa tự điển. Con muốn hiểu thêm về bệnh đồng tính luyến ái và cách chữa trị của người Nga.”
“Cậu mong anh sớm được trở về nhà”
“Con cũng chỉ mong có vậy.” Bảo trả lời không tin tưởng.
Kiểng báo giờ cơm. Ứng đẩy cửa bước vào, hai tay bưng khay thức ăn, vui vẻ nói: “Hôm nay có canh rau dền, tôm kho khô và đậu phụ rán. Tôi đã lấy cho bạn đây.”
Tôi đứng lên từ biệt ra về, yên tâm vì sự săn sóc đặc biệt của y tá Ứng dành cho Bảo.
Xuân sang đã lâu. Bảo vào bệnh viện đã hơn một tháng. Ở xưởng dệt Bảo vẫn còn là một đề tài. Thìn không còn im lặng như trước, thỉnh thoảng hóm hỉnh thêm mắm thêm muối vào câu chuyện. Mọi người cảm thấy dễ chịu chờ đợi Bảo trở về.
Ngày Thứ Bảy tôi và Thìn cùng lên thăm Bảo. Gặp Bảo tôi để Thìn nói chuyện riêng, tôi đi kiếm thăm y tá Ứng. Trong khu y tá làm việc cửa phòng của Ứng mở, Ứng đang chăm chú ghi chép sổ tay. Thấy tôi ở cửa phòng Ứng ngạc nhiên gấp vội sổ tay đứng lên bước ra bắt tay mời tôi vào.
“Tôi xin lỗi.” Tôi nói.
“Không, tôi chỉ ngạc nhiên vì ít ai lại phòng làm việc của tôi.”
Tôi rút một tút thuốc lá ba số năm trong chiếc bị cầm tay để vội trên bàn Ứng và nói: “Tôi sẽ không làm mất nhiều thì giờ của cháu. Món quà này không phải để hối lộ cháu mà chỉ để nói lên sự biết ơn của gia đình bác đối với cháu đã tận tình săn sóc cho rể bác.”
“Đừng cho cháu quà như vậy.”
“Cháu không biết hút thuốc sao?”
“Cháu biết hút. Nhưng cháu muốn giúp anh Bảo. Hãy để tặng bác sĩ Nam”
Tôi ngạc nhiên trước thái độ của Ứng. Biết hút thuốc mà từ chối một tút ba số năm là chuyện lạ ở tỉnh nhỏ này. Thấy tôi lúng túng Ứng nói: “Dù có quà tặng hay không cháu cũng đối xử tốt với anh ấy. Chúng tôi đã là bạn với nhau. Người cần tặng quà là bác sĩ. Bác sĩ giúp thì lợi hơn nhiều.”
“Tôi còn một tút khác dành cho bác sĩ”
“Ở đây tiêu chuẩn với bác sĩ là hai tút. Bác thêm tút này cho đủ tiêu chuẩn.”
Tôi cảm động vì chân tình của Ứng, đút vội tút thuốc vào bị, cáo từ.
Bác sĩ Nam đang ngồi đọc báo trong phòng, điếu thuốc lá còn cháy dở trên tay. Tôi gỏ cửa bước vào. Ông ngước mắt liếc nhanh vào chiếc bị cồm cộm của tôi, thoải mái bỏ tờ báo xuống, ra hiệu cho tôi khép cửa phòng và mời tôi ngồi. Ông ngồi trên một chiếc ghế da, sau lưng là hai kệ gỗ đầy sách y khoa, ngăn trên cùng là năm chiếc ống điếu nhiều kiểu khác nhau. Trong phòng ngộp mùi khói thuốc lá.
Sau vài lời trao đổi tôi rút trong bị ra hai tút thuốc lá đưa cho ông và nói: “Thưa bác sĩ đây là chút quà mọn của chúng tôi nhân dịp Xuân sang.”
Ông kéo chiếc ngăn kéo to tướng bên phải bỏ hai tút thuốc vào, và nói: “Cám ơn” chỉ vừa đủ nghe.
“Thưa bác sĩ, Huỳnh Bảo có hy vọng hết bệnh trước khi hết mùa Xuân không.” Tôi hỏi.
“Ông nói gì? Hết bệnh hả?õ” Bác sĩ Nam lộ vẻ ngạc nhiên.
“Vâng.”
Bác sĩ Nam lắc đầu, liếc nhìn chiếc cửa xem đã đóng kín chưa, ra hiệu cho tôi xích lại gần hơn. Tôi kéo ghế lại gần để hai tay lên bàn chờ đợi.
“Nói thật với ông, anh ấy không hết bệnh được.”
“Bác sĩ nói cái gì?” Tôi sững sốt.
“Đồng tính luyến ái không phải là một cái bệnh nên không có vấn đề hết bệnh. Nhưng ông đừng nói với ai tôi nói với ông như vậy nhé.”
“Không phải bệnh tại sao bệnh viện nhận chữa.”
“Công an gởi đến thì chúng tôi phải nhận. Ngoài ra còn có tác dụng tâm lý.”
Ngừng một lát, bác sĩ Nam tiếp: “Đúng, không phải là bệnh. Anh ấy không có thể trở thành một người đàn ông bình thường được. Đồng tính luyến ái chỉ là một khuynh hướng sinh lý, do bẫm sinh, như người thích dùng tay trái người thích tay phải vậy. Nghĩ cho cùng chẳng hại ai.”
“Vậy tại sao lại tắm bằng điện?” Tôi gặn hỏi.
“Điện là phương pháp trị liệu theo chỉ dẫn của Bộ Y tế nên y sĩ chúng tôi phải theo. Vì vậy tôi không dùng cách chạy điện nặng hơn với rể ông. Tắm điện là cách trị ít đau nhất. Tôi cần nói ông biết thêm điều này: theo thống kê trong một ngàn người đồng tính luyến ái chỉ có một người chạy điện mà bớt. Theo tôi, mỡ cá moruy, chô cô la hay thịt heo rán hay cái gì khác còn có kết quả hơn. Thế đủ rồi. Tôi đã nói nhiều quá.”
Tôi điếng người, ngồi bất động. Trông ra cửa sổ trên một cành thông khô một bầy quạ đang vây đánh một con chim chèo bẻo vừa chạy trốn vừa kêu lanh lảnh. Tôi đứng dậy cám ơn bác sĩ Nam. Ông ta dụi điếu thuốc vào chiếc gạt tàn bằng sành trên bàn và nói: “Ông yên tâm. Tôi sẽ để tâm giúp đỡ anh ấy.”
Tôi trở ra kiếm Thìn. Bảo mặt mày tươi tỉnh như vừa tìm thấy sinh lực bên cạnh Thìn. Riêng tôi có trăm câu hỏi trong đầu: Nếu đồng tính luyến ái không phải là một cái bệnh thì tại sao Bảo lại thấy mình có bệnh và chịu đau đớn để chữa trị? Bảo bị mặc cảm vì áp lực xã hội chăng?
Mấy tuần nay Thìn bận rộn chuẩn bị nhà cửa đón Bảo. Thay bình hoa mới, lau sàn nhà. Hắn đến thăm bạn bè hỏi cách làm món chạo tôm, một món ăn Bảo rất thích. Thấy Thìn lăng xăng tôi thật băn khoăn. Tôi cũng mong Bảo sớm được xuất viện. Nhưng nếu bệnh không thuyên giảm thì ai cho về? Tôi không dám thổ lộ tâm sự với ai kể cả vợ tôi. Vợ tôi biết thì ai cũng sẽ biết. Chính vì vợ tôi mà cả xưởng dệt ai cũng biết Thìn chưa biết mùi đàn ông. Họ trêu Thìn là “cô dâu còn trinh.”
Tôi phải làm gì đây? Ai cũng cho đồng tính luyến ái là một cái bệnh, ngoại trừ bác sĩ Nam. Tôi cũng không dám nói với ai những gì bác sĩ Nam nói. Ông bí thư biết thì lớn chuyện. Xưởng đã chi trả hơn 3 triệu đồng để chữa trị cho Bảo do thế lực và sự mua chuộc cảm tình của tôi trong xưởng. Trong đầu tôi cứ lởn vởn mấy câu hỏi: Nếu đồng tính luyến ái là một hiện tượng tự nhiên tại sao lại có đàn ông và đàn bà? Tại sao hai người đàn ông không thể lấy nhau và sinh con đẻ cái. Tại sao trời không cho người đàn ông thêm một bộ phận giống như đàn bà cho tiện việc sổ sách? Càng nghĩ tôi càng nhức đầu. Phải chi tôi có thể hỏi ý kiến nơi một bác sĩ khác hay có một người bạn đủ tin cậy để bày tỏ sự thắc mắc của tôi.
Còn 10 ngày nữa là đến Tết Đoan Ngọ. Một buổi sáng đại úy Minh gọi dây nói báo cho tôi biết Bảo lại phạm tội và công an đã đưa Bảo về lao xá tỉnh. “Lần này hắn bị bắt quả tang.” Đại úy Minh nói.
“Trời đất! Tôi kêu lên.
“Công an có bằng cớ và nhân chứng. Hắn cũng đã nhận tội.”
“Trời!” Tôi cứng họng.
“Hắn bị nhốt rồi.” Đại úy Minh tiếp.
“Hay hắn là một người ái nam ái nữ?” Tôi cố vớt vác.
“Không. Bác sĩ đã khám kỹ. Hắn là một người đàn ông khỏe mạnh, bình thường. Hắn bị bệnh tâm thần và phạm tội sa đọa, xúc phạm thuần phong mỹ tục.” Tôi như nghe được tiếng cười chế nhạo của đại úy Minh.
Buông điện thoại xuống tôi trút tất cả nỗi giận dữ vào Bảo. Hắn đã làm hỏng cả cuộc đời nó và làm phiền lụy đến bao nhiêu người khác.
Vỡ lẽ ra là hắn và y tá Ứng đã thương nhau và lén lút ngủ với nhau. Ứng thường dành phần cơm và thức ăn gấp đôi cho Bảo và Bảo đã đan tặng Ứng một chiếc áo len mầu đỏ cực kỳ duyên dáng. Một hôm hai người ôm nhau hôn hít trong phòng y tá không biết cửa phòng bị gió lùa mở lúc nào không hay. Một người lao công đi qua thấy và đằng hắng ra hiệu. Ứng tin rằng người lao công đã báo cáo cho ban giám đốc viện, nhưng Bảo khuyên Ứng đừng quá sợ hãi vì có thể người lao công chưa thấy gì. Nhưng Ứng biết. Ứng nói mỗi lần gặp hắn người lao công lém lỉnh mỉm cười và nheo một con mắt như thầm bảo “tôi đã thấy rồi.” Không chịu nổi áp lực của sự chờ đợi Ứng đã thú thật mọi chuyện với cấp lãnh đạo bệnh viện. Nhờ tự thú Ứng bị tù treo một năm trong khi Bảo bị phạt hai năm tù ở. Ứng sẽ không bị mất việc nếu biết ăn năn hối cải.
Chiều hôm đó tôi đến nhà báo cho Thìn biết mọi chuyện. Thìn khóc sướt mướt. Bình hoa trên bàn đã bắt đầu tàn. Sàn nhà đã thấy rác. Chén bát dơ còn nằm trong chậu. Lau nước mắt với một chiếc khăn trắng đã ngả mầu Thìn hỏi tôi, “Con phải làm gì bây giờ. Có nên cho mẹ anh ấy biết không?”
“Nói cho bà ta biết. Giấu sao được nữa. Phần con nộp đơn xin ly dị là vừa.”
“Không” Thìn khóc lớn tiếng “Anh ấy là chồng của con. Con đã là vợ anh ấy. Chúng con đã thề ăn đời ở kiếp với nhau. Con sẽ trung thành với anh ấy cho đến chết. Mặc ai dị nghị. Riêng con con biết anh ấy là một người tốt.
“Tốt sao lại ngủ với một người khác.”
“Ở bệnh viện buồn anh ấy tìm một chút thoải mái thôi. Đâu có phải là chuyện ngoại tình hay lấy hai vợ.”
“Thoải mái kiểu đó là phạm trọng tội nên nó phải đi tù.” Tôi nói.
Trong thâm tâm tôi biết Bảo là một người tốt ngoại trừ việc ưa thích đàn ông. Nhưng tôi không bênh Bảo được. Tôi phải bảo vệ vị trí tôi là người phụ trách an ninh của một xưởng dệt lớn nhất nhì của nước. Nếu rể tôi là một phạm nhân thì còn ai nể tôi? Tôi sẽ bị cách chức. Không có tôi ai bảo vệ Thìn? Người ta sẽ cho Thìn nghỉ việc dành chỗ cho một người có lý lịch tốt hơn.
Thấy Thìn vẫn im lặng, tôi hỏi: “Con tính sao?”
“Con quyết đợi anh ấy mãn tù.”
Tôi mệt mỏi đứng dậy, rồi lại cúi xuống nâng cốc trà đã nguội uống một ngụm. Lưỡi thấy chát, tôi bước đến cửa sổ nhìn ra ngoài . Xa xa lấp lánh ánh đèn, một vài con đôm đốm lập lòe bay. Tôi quay lại nói với Thìn, “Nó không xứng đáng để con phải hy sinh. Con phải ly dị nó.”
“Không, con không ly dị.” Thìn mếu máo.
Tôi nổi giận gắt: “Mày biết tao không thể có một thằng rể là tù nhân được. Nhục nhã lắm. Nếu mày muốn chờ nó thì từ nay đừng đến nhà tao nữa.” Nói xong tôi mở cửa bước ra khỏi nhà đóng sầm cửa lại sau lưng.
Đứng yên một lúc trên ngưỡng cửa tôi mới thấy lối đi. Bầu trời tối om và đầy sao.
Trần Văn Sơn (April 14, 2002)
Binhnam@aol.com
http://www.vnet.org/tbn
(Viết phỏng theo The Bridegroom của Ha Jin trong The Best American Short Stories 2000, Houghton Mifflin Company)
Trần Bình Nam
Khi hấp hối cha của Thìn trối trăng nhờ tôi nuôi nấng dạy dỗ Thìn. Ôâng ta với tôi là bạn học tiểu học với nhau. Tôi vui mừng nhận lời bạn vì vợ chồng tôi lấy nhau đã hơn 10 năm vẫn chưa có mụn con. Thìn ngoan, dễ dạy. Nhưng đến tuổi trăng tròn tôi bắt đầu lo. Dáng người cục mịch, rụt rè, ít nói, tránh bạn trai, không thích trang điểm, cả ngày lui cui giúp vợ tôi làm việc nhà, ngoài giờ đi học. Tôi lo không biết làm sao kiếm chồng cho Thìn. Bỗng Huỳnh Bảo làm quen với Thìn rồi xin cưới. Tôi mừng ít hơn ngạc nhiên. Hai đứa chưa đủ thì giờ tìm hiểu nhau. Huỳnh Bảo là một công nhân nghiêm chỉnh nhất trong đám thợ trẻ của xưởng dệt Hải Dương. Đi làm đúng giờ, nói năng nhỏ nhẹ, dáng dấp e lệ như một cô gái. Trong xưởng người ta đồn Bảo còn biết tự may áo quần lấy. Tôi tự hỏi hắn có biết việc lấy vợ lấy chồng là một việc quan trọng không? Hắn đã suy nghĩ kỹ chưa hay bốc đồng như mấy chú con trai mới lớn sau chiến tranh?
Lễ nghĩa đầy đủ, ba tháng sau lễ cưới được cử hành trước sự chứng kiến của ông Thân bí thư chi bộ xưởng. Tôi thở ra nhẹ nhỏm. Tôi nghĩ thầm, tuy Thìn không xứng với Bảo, ăn ở với nhau có một mụn con thì đâu lại vào đấy. Thế nhưng những câu hỏi vẩn vơ vẫn ám ảnh tôi. Có cái gì nơi Thìn hấp dẫn đối với Bảo? Hay hắn thích đôi má phúng phính của Thìn. Tôi nghe có nhiều người đàn ông thích phụ nữ có da có nhiều, to con đẫy đà như đàn ông. Tìm được một cách giải thích tôi tạm yên tâm ngoại trừ những lúc bực mình nghe mấy cô thợ trẻ xì xầm chuyện của Thìn rồi rúc rích cười với nhau như có cái gì bí mật họ muốn giấu tôi. Ở chức vụ chủ nhiệm an ninh của chi bộ xưởng dệt, tôi lại chịu khó săn đón biếu xén ông trưởng ty nhà đất, nên mấy tháng sau tôi xin được cho vợ chồng Bảo một căn hộ gần xưởng. Cũng là một cách ràng buộc Bảo với Thìn, phòng khi hắn trở chứng. Gần một năm qua tháng nào vợ tôi cũng khéo léo cho tôi hay kinh kỳ củaThìn. Vẫn đều đặn. Và tôi lo. Vợ chồng tôi thỉnh thoảng nhìn nhau thầm cầu nguyện.
Một buổi sáng sau Tết Nguyên Đán, tôi vừa đến văn phòng chưa kịp ngồi xuống thì Thìn mếu máo bước vào phòng. “Cậu ơi! Đêm qua anh Bảo đi cả đêm không thấy về.” Cố đè nén cơn lo tôi hỏi: “Con có biết nó đi đâu không?”
“Dạ không! Sáng nay dậy sớm con đã đi hỏi vài nơi nhưng không ai biết.”
“Hôm qua nó đi lúc nào?” Tôi hỏi.
“Ăn cơm tối xong anh ấy nói anh đi thăm mấy người bạn. Anh có mấy người bạn mới.”
“Thôi được. Con yên tâm xuống làm việc đi và đừng làm ầm ĩ lên. Để cậu hỏi xem sao.” Tôi trấn an Thìn.
Thìn mệt nhọc bước ra khỏi phòng, không quên cầm chiếc nón vừa quạt vừa đi. Từ ngày lấy chồng đến nay, Thìn thêm ít nhất 5 kilô, chiếc áo xanh đồng phục chật cứng, nhìn phía sau không khác một bà đầm. Tôi gọi vài tiệm ruợu, mấy tiệm cà phê hy vọng Huỳnh Bảo đến chơi vui bạn vui bè ngủ quên chưa về. Bỗng chuông điện thoại reo trước khi tôi chạy xuống xưởng xem có người thợ nữ nào vắng mặt không. Biết đâu. Từ ngày Bảo lấy vợ mấy cô thợ trẻ tuổi trong xưởng vẫn không ngừng tán tỉnh Bảo xem như hắn chưa lập gia đình.
Trưởng ty công an tỉnh gọi, cho biết công an kiểm tục vừa bắt giữ một công nhân của xưởng tên là Huỳnh Bảo. Ông ta vắn tắt: “Tôi đang bận, không tiện giải thích, mời đồng chí đến ty ngay. ”
Tôi phóng nhanh lên chiếc xe máy dầu cọc cạch bất chấp trời mưa phùn lạnh thấu xương chạy vội đến ti công an. Chất chua làm bụng tôi cồn cào. Chứng đau bao tử của tôi mấy tháng nay nhờ thuốc thang tưởng đã thuyên giảm. Tôi giận Bảo vô cùng. “Biết mà”, tôi tự nhủ. Tôi biết một ngày nào đó Bảo sẽ đi tìm gái để mua vui. Bây giờ bị kiểm tục bắt. Cả tỉnh sẽ biết, còn gì uy tín của mình đối với công nhân viên và Thìn làm sao ngẩng mặt nhìn ai bây giờ. Tiếng đồn “chồng đi chơi gái bị bắt” không phải là tiếng đồn người vợ nào cũng chịu được.
Tại ty công an nhiều người đã có mặt, thủ trưởng, giám đốc và có cả một vị hiệu trưởng trường trung học, và vài viên chức đã nghỉ hưu. Tôi biết hầu hết, và toàn là những người có máu mặt trong tỉnh. Một chị công an trẻ mời mọi người vào phòng họp phía sau. Phòng mới xây, vách tường còn thơm mùi sơn, giữa phòng là một chiếc bàn gỗ mới quét lớp vét ni đầu. Nhìn quanh tôi thấy người nào cũng có vẻ bồn chồn lo lắng. Tôi nghĩ đến một vụ hiếp dâm tập thể. Nhưng tôi tự trấn an. Bảo hiền lành, phạm thuần phong mỹ tục thì có thể nhưng ép người khác làm việc bậy bạ thì không.
Tôi đang suy nghĩ thì một sĩ quan công an tuổi chừng 40 bước vào, theo sau là một người phụ tá cầm một xấp hồ sơ dày cộm. Ông ta còn ngái ngủ, mí mắt che hết nửa đôi mắt. Cởi chiếc áo bông, choàng lên ghế chủ tọa để lộ 3 ngôi sao trên cổ áo mầu vàng đồng phục của ngành công an ông kéo xấp hồ sơ người phụ tá vừa để trên bàn đến trước mặt. Tôi biết ông, đại úy Minh , trưởng ty công an tỉnh Hải Dương, một người nổi tiếng làm việc theo đúng nguyên tắc.
Không dài dòng ông ta nói tỉnh nhà đang dính vào một vụ tai tiếng liên quan đến tội đồng tính luyến ái. Cả phòng xôn xao nhìn nhau. Ai cũng ít nhiều có nghe danh từ đồng tính luyến ái nhưng ít ai hiểu thật sự là cái gì? Thấy mọi người ngạc nhiên đại úy Minh giải thích, “Nó là một bệnh xã hội như đánh bạc, bán hay mua dâm, nghiện hút và ... bệnh lậu hay bệnh giang mai”. Khi nói mấy chữ sau cùng môi ông trề ra, mắt sáng lên như phải nói đến một cái gì dơ dáy.
Chưa hết thắc mắc, một người trẻ tuổi bạo dạn hỏi, “nhưng ... nhưng thưa đồng chí, thật sự đồng tính luyến ái là gì?
Đại úy Minh cười như nhắm mắt lại: “Là người cùng giống làm tình với nhau.”
Cả phòng cùng ồ lên nhìn nhau mỉm cười.
Đại úy Minh giải thích thêm: “Đồng tính luyến ái là một căn bệnh của thành phần tiểu tư sản, sản phẩm của thế giới tư bản. Xã hội ta xem nó là một sự trụy lạc làm mất trật tự xã hội. Ai bị bắt sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù tùy vi phạm nặng hay nhẹ.”
Tiếng ken két của một chiếc xe hàng thắng nhanh dưới đường làm tim tôi thót lại. Nếu Bảo ở tù, Thìn là gái không chồng. Tôi ăn nói làm sao với người bạn đã khuất. Tôi không hiểu tại sao hắn cưới Thìn để làm hại cuộc đời con gái của Thìn như vậy?
Câu chuyện như thế này. Một nhóm đàn ông gồm công chức, nghệ sĩ, giáo viên lập một câu lạc bộ đặt tên là “Câu lạc bộ Thứ Tư”. Mỗi tối Thứ Tư họ gặp mặt nhau tại phòng họp ở tầng thứ ba của ty điện lực, một ngôi nhà gạch dùng làm công sở nằm khuất trên một đồi thông để vui chơi với nhau. Trưởng ty điện lực là một thành viên tích cực của câu lạc bộ. Thấy khả nghi, công an cho người theo dõi. Không khí của câu lạc bộ vui nhộn. Họ nói đủ thứ chuyện, chuyện văn chương, chuyện kinh tế thị trường, chuyện tình, ôm nhau, hôn hít nhau và thỉnh thoảng trổi nhạc nhảy với nhau như các buổi nhảy đầm tại các khách sạn mới mọc sau thời đổi mới ở Hà nội. Có khi họ đến từng cặp, một trong hai người giả gái, choàng tay nhau như đi dự dạ hội. Sau khi thu thập đủ bằng chứng bằng hình ảnh, video, âm thanh, công an kiểm tục bắt trọn ổ chừng 20 người.
Sau khi đại úy Minh tóm tắt nội vụ, các đại diện được gặp riêng nhân viên của mình. Tại một phòng nhỏ bên cạnh một người công an cho tôi xem lời khai của Bảo trong khi họ đi kiếm hắn. Lời khai gồm ba trang viết tay, Bảo nhận mình là người đồng tính luyến ái, nghe đồn có một câu lạc bộ của những người đồng tính nên đến tìm bạn để giải trí. Bảo mới đến câu lạc bộ lần thứ hai và mới thấy thích một thanh niên trạc tuổi tên Tân thì bị bắt.
Mùi hôi khai từ cầu tiêu bên cạnh làm tôi muốn nhức đầu. Người công an dẫn Bảo vào và đẩy ngồi vào một chiếc ghế trước mặt tôi. Bảo bị còng hai tay ra sau lưng, nhưng vẻ mặt bình tĩnh, đầu hơi cúi như muốn tránh đôi mắt tôi. Mặt Bảo sưng vù, vết dùi cui bề rộng hơn ba phân tây còn hằn đỏ trên trán, một vết hằn nhỏ hơn trên cổ. Tôi thấy thương hại Bảo nhưng tôi không dằn được cơn giận trước sự bình tĩnh của hắn.
Làm mặt nghiêm tôi nói: “Anh biết anh có tội chứ?”
“Con có làm gì đâu. Con chỉ đến đó để nghe họ nói chuyện thôi.”
“Thế anh chưa làm gì với tên Tân sao.” Tôi có ý tìm bằng chứng để gỡ tội cho Bảo.
Bảo ngước mắt nhìn tôi ngây thơ trả lời: “Con chưa làm gì, nhưng cũng rất có thể”
“Nghĩa là sao?”
“Con thấy mến Tân. Nếu, nếu .... Tân đề nghị với con chắc con sẽ không thể từ chối” Bảo nói với sự trong trắng của một người đàn ông lần đầu tiên biết yêu và không muốn phản bội người yêu.
Đập mạnh bàn tay xuống bàn, tôi nói như thét:
“Anh là một người bệnh hoạn”
Tôi ngạc nhiên khi Bảo đổi cách xưng hô, trả lời: “Tôi biết tôi có bệnh.” Và nói tiếp: “ Mấy năm rồi tôi đã tìm đủ mọi cách để chữa trị. Ai bảo gì tôi cũng làm. Thuốc bắc, thuốc nam. Có khi tôi nuốt cả bò cạp, thằn lằn và rắn mối nướng. Nhưng bệnh không hết. Tôi vẫn thấy thích đàn ông. Trước đàn bà tôi không có cảm xúc gì cả”
“Thế sao anh lại cưới Thìn để làm khổ nó và bây giờ làm xấu tôi.” Chất chua ựa lên như chận ở cổ tôi.
“Tôi đâu có ác ý đó. Trước khi cưới tôi thú thật với Thìn tôi không thích đàn bà, và tôi không thể làm tình với cô ta được.”
“Nó tin anh sao?”
“Cô ta nói cô không cần. Cô chỉ muốn được tiếng là gái có chồng.”
“Nó ngu quá.” Tôi vừa nói vừa hỉ mũi vào chiếc khăn tay còn ỉ mùi trong túi áo. “Còn anh là một thằng đểu.”
Lại đổi cách xưng hô, Bảo từ tốn trả lời: “Nếu con không cưới Thìn thì ai cưới? Hôn nhân có lợi cho cả hai. Con giấu được bệnh, và Thìn khỏi mang tiếng ế chồng. Và cậu thấy đó, con có xử tệ với Thìn đâu.”
Người công an ra hiệu hết giờ. Tuy còn giận tôi cũng hứa với Bảo sẽ làm những gì có thể làm để giúp hắn. Tôi khuyên Bảo phải biết ăn năn hối lỗi, và có thái độ hợp tác khai báo với công an. Tôi nghĩ, Bảo có tội, nhưng là một thành phần trong gia đình, cứu nó là cứu tôi.
Trên đường về nhà tôi cho xe chạy chậm, đầu óc suy nghĩ mông lung. Tôi nghĩ cách cứu Huỳnh Bảo. Trước hết Bảo chưa làm điều gì phạm thuần phong mỹ tục nghĩa là chưa phạm tội. Tôi sẽ biện minh trước tòa nó có bệnh và cần chữa bệnh hơn là trừng phạt. Nếu hắn đi tù thì lý lịch xấu ảnh hưởng đến cả gia đình không thể nào tẩy xóa được.
May cho Bảo, ông Đình giám đốc, và ông Thân bí thư đồng ý xem Bảo có bệnh. Nhất là ông Thân vốn có cảm tình với Bảo vì với tính tình hòa dịu mấy năm trước đây đã giúp chỉ bảo cho thằng con trai nhỏ tuổi ngổ ngáo của ông trở nên ngoan ngoãn. Ông Thân bảo tôi: “Ông Thành đừng quá lo, tôi sẽ vận động để Bảo khỏi ngồi tù”
Chuyện đồng tính luyến ái bỗng trở thành đề tài đầu môi của mọi người trong xưởng dệt. Người tỏ ra thạo chuyện nói rằng thời nhà Lê các nam diễn viên trong đoàn ca vũ của triều đình thường ngủ chung và làm tình với nhau vì luật vua không cho nữ diễn viên lẫn lộn trong đoàn ca vũ. Ông giám đốc Đình quả quyết ông đọc sách thấy nói một vài vị vua đời Trần tuyển cả cung phi phái nam vào cung. Và sách Tàu ghi rằng vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của đế chế Trung quốc thường bắt hoạn quan vuốt ve dương vật của ông. Một vài nữ công nhân có cảm tình với Bảo nói đồng tính luyến ái là bệnh của giới thương lưu xã hội. Mỗi lần nghe trong xưởng kháo về chuyện đó tôi chỉ muốn bịt tai lại.
Một buổi tối cơm xong tôi đến thăm Thìn. Căn phòng năm thước trên ba của hai vợ chồng Bảo được chia làm hai phần thật ngăn nắp. Một phần làm phòng ngủ, một phần làm chỗ tiếp khách và ăn cơm cách nhau bằng một tấm màn mầu xanh có điểm hoa hướng dương mầu đỏ nhạt. Từ chiếc ghế gỗ lót nệm trông ra vườn trong phòng khách trong tầm tay là một kệ sách nhỏ đủ thứ sách, sách dạy may vá, sách thuốc nam, vài cuốn tiểu thuyết dịch của Tolstoi, và điều làm tôi ngạc nhiên là một bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Nga được dịch ra Việt Ngữ. Bộ bách khoa không dày lắm, gồm ba cuốn, và mấy năm trước khi phát hành đài nhà nước loan tin và bình luận suốt mấy tuần lễ. Ngoài ra là mấy tờ nguyệt san về phụ nữ. Nơi cửa sổ treo lủng lẳng một chậu hoa quỳnh có ba nụ hoa sắp nở và một chậu hoa tím nhỏ hơn. Ánh sáng từ bóng đèn điện 40 watts của cây đèn có chân để bên góc trái vợ chồng tôi mua tặng hồi đám cưới mang đến cho căn phòng một không khí ấm áp.
Nhấp li trà nóng Thìn vừa rót ra chén tôi nói: “Thìn, cậu thật buồn cho con. Cậu không ngờ Bảo tệ vậy”
“Không cậu! Bảo là một người tốt.” Thìn nhìn thẳng vào mắt tôi đáp.
“Sao con nói vậy.”
“Anh ấy rất tốt với con.”
“Nhưng hắn không phải là một người chồng ... ”
“Cậu nói vậy nghĩa là sao?”
“Nghĩa là ... ”, tôi nói thẳng, “ ... Vì hắn không thể ngủ với con.”
“Anh ấy nói anh đang tu một pháp môn thiền đặc biệt. Thầy của ảnh dạy muốn đạt phải kiêng đàn bà.”
“Và con chịu sao?” Tôi nghĩ thầm, con bé này thật là ngu xuẩn.
“Vô lẽ con đòi!” Thìn trả lời, chịu đựng.
“Nhưng hai đứa con thỉnh thoảng cũng ngủ với nhau chứ?”
“Không.”
“Không một lần nào sao?”
“Dạ không” Thìn đỏ mặt, lơ đãng nhìn ra cửa sổ, tay phải đưa lên vuốt mũi như thói quen của Thìn mỗi khi lúng túng. Trời ở ngoài đã tối hẳn.
Tôi không biết tôi đang nghĩ gì. Trời! Con bé thật đáng thương. Lấy chồng hơn cả năm rồi mà vẫn còn trinh. Tôi nâng cốc trà uống một mạch quên trà còn nóng để đuổi những ý nghĩ khó chịu trong đầu.
Thìn và tôi ngồi im một lúc. Ngồi đó mà đầu óc tôi để đâu đâu, không nhận ra loa phát thanh ở góc đường loan tin muộn quan trọng buổi chiều. Sáng nay quân Trung quốc pháo kích qua biên giới Cao Bằng. Tin nói đây là lần pháo kích thứ 107 trong chín năm qua kể từ năm hai nước đụng độ biên giới với nhau.
Một lúc sau tôi nói với Thìn: “Phải chi cậu biết trước ...”
“Xin cậu đừng buồn.” Thìn an ủi tôi.
“Sao? Mày nói sao!” Tôi hỏi lại như nạt.
“Đàn ông ai cũng thích đàn bà đẹp. Nhưng Bảo chỉ có bạn trai. Trong xưởng dệt mấy con quỷ nhỏ ỷ xinh đẹp hơn con cứ ghẹo anh ấy hoài thế mà anh ấy có thèm để mắt đâu. Anh ấy đâu có sống sa đọa. Vậy có phải tốt cho con không.”
Tôi kìm lại để khỏi bật cười. Làm sao nói cho Thìn biết chồng nó có thể ngủ với một người đàn ông khác chứ không phải chỉ là bạn khơi khơi. Và vì vậy mà bị kiểm tục bắt.
Nhưng tôi không nói gì và bắt qua bàn chuyện cứu Bảo. Tôi khuyên Thìn viết cho ban kiểm tục một lá thư nói Bảo là một người chồng tốt. Tôi dặn Thìn đừng đá động đến chuyện hai vợ chồng chưa hề chung đụng xác thịt với nhau. Trong xưởng, ai nói gì cũng mặc đừng lời qua tiếng lại. Tôi cho Thìn biết công an đang cho người dò la phản ứng trong sở.
Đêm đó tôi nói cho vợ tôi biết quan niệm của Thìn về đàn ông. Bà ta tỉnh bơ nói: “Thằng Bảo không xấu. Và con Thìn cũng không ngu như mình tưởng.”
Tôi gởi tặng đại úy Minh một chai mai quế lộ thượng hảo hạng của Trung quốc và năm cân nhãn Hưng Yên. Tôi nhắc ông lá thư tường trình của Thìn và nhờ ông quan tâm. Qua điện thoại ông nói ông sẽ cố gắng nhưng ông không hứa hẹn gì. Tôi sốt ruột, trằn trọc mỗi đêm làm bà vợ tôi sợ chứng đau bao tử của tôi lại tái phát.
Một buổi chiều sắp tan sở đại úy Minh điện thoại báo tin cấp trên chấp thuận cho chuyển Bảo đến bệnh viện tâm thần của tỉnh nếu xưởng chịu trả chi phí phòng ốc và điều trị. Sau này tôi biết nhà lao của tỉnh không đủ phòng giam vì loại tù nhân này không thể giam chung với các tù nhân khác, nên tỉnh quyết định gởi 13 người đi lao động cải tạo, hai người vào bệnh viện, hai đảng viên trong đó có ông trưởng ty điện lực được lãnh án treo và chuyển qua tỉnh khác. Chỉ có ba người bị án tù.
Tôi chạy vội đến nhà Thìn bảo chuẩn bị gấp một ít hành lý để sáng hôm sau kịp mang lên trại giam cho Bảo. Thìn khóc nức nở vì tin mừng. Sáng hôm sau khi tôi và Thìn đến trại giam thì thấy Bảo và người công an áp tải đang đứng chờ xe trước cổng trại. Vết bầm trên mặt Bảo đã lành, khuôn mặt Bảo trông thật hiền. Bảo ráng nở một nụ cười nói với tôi, “Cậu làm ơn đừng nói cho mẹ con biết việc này.”
“Thế mẹ anh không biết bệnh của anh sao?” Tôi ngạc nhiên hỏi.
“ Dạ không. Cậu nói con bị bệnh tâm thần phải đi chữa bệnh vài tháng.”
Thìn vừa khóc vừa nói: “Anh đừng lo”, tay nhét vội gói quần áo và một hộp thịt heo ran mặn vào tay Bảo khi chiếc xe chở bệnh nhân vừa tới.
Tôi bắt tay Bảo. Bảo nhìn Thìn với đôi mắt trấn an rồi bước lên xe. Người công an bước theo sau. Chiếc xe lăn bánh từ từ rồi rẽ vào một lối khuất sau công xưởng giấy của Thụy Điển viện trợ. Tôi cho nổ máy xe. Thìn tần ngần ngoảnh lại xem còn thấy bóng dáng chiếc xe chở Bảo không rồi mới nhảy thót lên sau xe. Chiếc xe hai bánh của tôi dẹp xuống dưới sức nặng của Thìn.
Hai tuần lễ sau, vào một ngày Thứ Sáu tôi đến bệnh viện thăm Bảo, ở ngoại ô thành phố chừng 10 cây số. Con đường dẫn tới bệnh viện đã được tráng nhựa. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đang trổ xanh rờn. Trời còn lạnh nhưng sinh hoạt tấp nập. Nông dân ra đồng làm cỏ lúa. Phụ nữ bận tộn quảy hàng ra chợ. Bầu trời xanh lơ, ánh sáng chan hòa tỏa xuống trên những sườn đồi trông thật hữu tình. Không ai nghĩ xa kia sau mấy ngọn đồi thấp là một bệnh viện. Bệnh viện nằm trên một ngọn đồi cao hơn, chỉ có một lối vào. Dưới chân đồi là một trạm công an. Tôi nghe nói bệnh viện dùng để chữa trị tâm thần những người vì một lí do nào đó không thuận với đường lối của đảng.
Người ta đưa tôi đến phòng Bảo. Đúng lúc bác sĩ đang khám. Trong y phục trắng ông bác sĩ chừng 50 tuổi, to con, da ngăm đen, dễ dải. Tôi đoán ông là người Việt gốc Nùng. Ôâng bắt tay tôi giới thiệu ông là bác sĩ Nam và nói tình trạng sức khỏe của Bảo tốt.
“Ở đây phương thuốc dành cho anh Bảo là tắm điện. Và hôm nay là buổi tắm định kỳ.” Ông nói với tôi.
“Tắm điện là sao, thưa bác sĩ? ”, Tôi hỏi.
“Nghĩa là tắm trong nước có điện”
Tôi quay sang Bảo, hỏi: “Tắm có dễ chịu không?”
“Dễ chịu lắm.’ Bảo trả lời, miệng mím lại và đôi mắt ngước nhìn tôi như không đồng tình với lời anh nói.
Tôi hỏi bác sĩ Nam tôi có thể xem Bảo tắm điện không. Ông chấp thuận. Ngoài việc xem tắm điện tôi còn tò mò muốn quan sát cơ thể của Bảo. Ở xưởng dệt người ta đồn Bảo không có dương vật, vì vậy Bảo không bao giờ tắm ở chỗ công cọng.
Người y tá còn trẻ, lứa tuổi của Bảo – tự giới thiệu tên là Ứng, tốt nghiệp khoa điện trị liệu tại Hà nội, và là người y tá đàn ông duy nhất ở đây - đưa tôi vào phòng tắm bên cạnh. Phòng tắm điện trang bị đơn sơ. Một bồn nước hình vuông bằng sành tráng men trắng đặt ở một góc phòng có một vòi dẫn nước vào và một lỗ thoát nước. Trên tường nhìn xuống bồn nước là một bảng điều khiển có nhiều núm điện. Hai sợi dây cáp nối liền bảng điện với hai khung thép nằm lơ lửng trong hồ.
Ứng mở nước làm đầy 2/3 hồ rồi ra hiệu cho Bảo cởi áo quần sau một tấm vải mỏng. Khi bước vào hồ Bảo còn mặt quần lót, vẻ mặt thản nhiên chịu đựng.
Tôi hỏi Bảo: “Điện vào cơ thể có đau không?”
“Dạ không.”
Tôi hỏi y tá Ứng: “Đã có điện trong nước chưa?
Ứng trả lời, tay đặt vào núm điện. “Tôi đang cho điện vào.” Và nói thêm: “Người con rể của ông may lắm mới được tắm điện. Các bệnh nhân khác được trị điện trực tiếp bằng cách gắn cực điện vào người và mỗi lần chữa trị thét lên như súc vật bị chọc tiết. Có người bị chết giấc.
“Khi nào thì Bảo hết bệnh.” Tôi hỏi.
“Tôi không biết” Người y tá trả lời.
Trong bồn tắm Bảo nằm yên, chân duỗi thẳng, đầu gác lên một miếng cao su kê trên mép bồn, hai mắt nhằm nghiền vẻ mặt chăm chú như đang chờ đợi một cái gì.
Tôi kéo chiếc ghế đẩu lại sát bồn tắm, im lặng quan sát. Thân thể Bảo chắc nịch, đôi chân trắng nhợt nhạt, láng, không có lông chân, chiếc quần lót cộm lên như mọi người đàn ông khác. Thỉnh thoảng Bảo hít vào rồi thở ra thật dài.
Người y tá vặn nút tăng thêm điện. Bảo co người lại, nét mặt nhăn nhó. Lo lắng tôi hỏi: “Anh thấy sao?”
“Dạ.” Bảo trả lời, mắt vẫn nhắm. Da mặt Bảo tái xanh, mồ hôi lấm tấm trên trán, môi dưới thỉnh thoảng cong lên liếm vào môi trên như khát nước. Ứng vặn nút điện thêm một nấc. Bảo rên nho nhỏ, người cong lên như muốn thoát ra khỏi bồn tắm. Bảo đau. Ứng lấy khăn lau mồ hôi trên trán Bảo, giọng trìu mến: “Ráng chút nữa thôi, tôi xuống điện ngay bây giờ.”
“Không, tăng thêm nữa đi. Tôi chịu được” Bảo vừa nhăn mặt nén đau vừa nói một cách quả quyết.
Căn phòng trở nên im lặng. Trong một phút không ai nói với ai một lời. Hai bàn tay của Bảo bám chặt mép bồn run cầm cập.
Ứng giảm sức điện, khuôn mặt Bảo trở nên thanh thản, hai ngón chân cái không còn cựa quậy như trước.
Thấy đã đủ tôi im lặng đi ra định tìm bác sĩ Nam để cám ơn. Bác sĩ Nam không có ở bàn giấy. Tôi ra ngoài trời tìm một chiếc ghế ngồi, lục túi tìm bao thuốc Điện Biên. Mặt trời lên đã khá cao, ánh nắng chan hòa chiếu qua mấy cây thông đầy lá, chim chóc tung tăng kiếm mồi, kêu ríu rít. Qua khói thuốc một không khí thư thái bình an khác với căn phòng chạy điện bên trong.
Tôi thấy Bảo thật đáng thương. Một thanh niên khỏe mạnh hiền lành mà không thể sống với đàn bà và có một gia đình như mọi người.
Nửa giờ sau tôi trở lại phòng của Bảo. Bảo có vẻ mệt mỏi, người còn run vì lạnh. Bảo nói với tôi khi điện vào như có hàng ngàn mũi kim nhỏ cắm vào bứng từng lớp da lên, vì vậy mỗi lần tắm không thể quá 20 phút.
Tôi rùng mình, nói: “Cậu sẽ cho ông bí thư và ông giám đốc sở biết thiện chí và sự chịu đựng chữa trị của anh.”
“Hy vọng các ông ấy vui.” Bảo lắc cái đầu còn ướt. Và chợt nhớ ra: “À con cám ơn lon thịt chà bông của cậu.”
“Anh cần gì khác không?”
“Lần sau cậu mang cho con mấy cuốn bách khoa tự điển. Con muốn hiểu thêm về bệnh đồng tính luyến ái và cách chữa trị của người Nga.”
“Cậu mong anh sớm được trở về nhà”
“Con cũng chỉ mong có vậy.” Bảo trả lời không tin tưởng.
Kiểng báo giờ cơm. Ứng đẩy cửa bước vào, hai tay bưng khay thức ăn, vui vẻ nói: “Hôm nay có canh rau dền, tôm kho khô và đậu phụ rán. Tôi đã lấy cho bạn đây.”
Tôi đứng lên từ biệt ra về, yên tâm vì sự săn sóc đặc biệt của y tá Ứng dành cho Bảo.
Xuân sang đã lâu. Bảo vào bệnh viện đã hơn một tháng. Ở xưởng dệt Bảo vẫn còn là một đề tài. Thìn không còn im lặng như trước, thỉnh thoảng hóm hỉnh thêm mắm thêm muối vào câu chuyện. Mọi người cảm thấy dễ chịu chờ đợi Bảo trở về.
Ngày Thứ Bảy tôi và Thìn cùng lên thăm Bảo. Gặp Bảo tôi để Thìn nói chuyện riêng, tôi đi kiếm thăm y tá Ứng. Trong khu y tá làm việc cửa phòng của Ứng mở, Ứng đang chăm chú ghi chép sổ tay. Thấy tôi ở cửa phòng Ứng ngạc nhiên gấp vội sổ tay đứng lên bước ra bắt tay mời tôi vào.
“Tôi xin lỗi.” Tôi nói.
“Không, tôi chỉ ngạc nhiên vì ít ai lại phòng làm việc của tôi.”
Tôi rút một tút thuốc lá ba số năm trong chiếc bị cầm tay để vội trên bàn Ứng và nói: “Tôi sẽ không làm mất nhiều thì giờ của cháu. Món quà này không phải để hối lộ cháu mà chỉ để nói lên sự biết ơn của gia đình bác đối với cháu đã tận tình săn sóc cho rể bác.”
“Đừng cho cháu quà như vậy.”
“Cháu không biết hút thuốc sao?”
“Cháu biết hút. Nhưng cháu muốn giúp anh Bảo. Hãy để tặng bác sĩ Nam”
Tôi ngạc nhiên trước thái độ của Ứng. Biết hút thuốc mà từ chối một tút ba số năm là chuyện lạ ở tỉnh nhỏ này. Thấy tôi lúng túng Ứng nói: “Dù có quà tặng hay không cháu cũng đối xử tốt với anh ấy. Chúng tôi đã là bạn với nhau. Người cần tặng quà là bác sĩ. Bác sĩ giúp thì lợi hơn nhiều.”
“Tôi còn một tút khác dành cho bác sĩ”
“Ở đây tiêu chuẩn với bác sĩ là hai tút. Bác thêm tút này cho đủ tiêu chuẩn.”
Tôi cảm động vì chân tình của Ứng, đút vội tút thuốc vào bị, cáo từ.
Bác sĩ Nam đang ngồi đọc báo trong phòng, điếu thuốc lá còn cháy dở trên tay. Tôi gỏ cửa bước vào. Ông ngước mắt liếc nhanh vào chiếc bị cồm cộm của tôi, thoải mái bỏ tờ báo xuống, ra hiệu cho tôi khép cửa phòng và mời tôi ngồi. Ông ngồi trên một chiếc ghế da, sau lưng là hai kệ gỗ đầy sách y khoa, ngăn trên cùng là năm chiếc ống điếu nhiều kiểu khác nhau. Trong phòng ngộp mùi khói thuốc lá.
Sau vài lời trao đổi tôi rút trong bị ra hai tút thuốc lá đưa cho ông và nói: “Thưa bác sĩ đây là chút quà mọn của chúng tôi nhân dịp Xuân sang.”
Ông kéo chiếc ngăn kéo to tướng bên phải bỏ hai tút thuốc vào, và nói: “Cám ơn” chỉ vừa đủ nghe.
“Thưa bác sĩ, Huỳnh Bảo có hy vọng hết bệnh trước khi hết mùa Xuân không.” Tôi hỏi.
“Ông nói gì? Hết bệnh hả?õ” Bác sĩ Nam lộ vẻ ngạc nhiên.
“Vâng.”
Bác sĩ Nam lắc đầu, liếc nhìn chiếc cửa xem đã đóng kín chưa, ra hiệu cho tôi xích lại gần hơn. Tôi kéo ghế lại gần để hai tay lên bàn chờ đợi.
“Nói thật với ông, anh ấy không hết bệnh được.”
“Bác sĩ nói cái gì?” Tôi sững sốt.
“Đồng tính luyến ái không phải là một cái bệnh nên không có vấn đề hết bệnh. Nhưng ông đừng nói với ai tôi nói với ông như vậy nhé.”
“Không phải bệnh tại sao bệnh viện nhận chữa.”
“Công an gởi đến thì chúng tôi phải nhận. Ngoài ra còn có tác dụng tâm lý.”
Ngừng một lát, bác sĩ Nam tiếp: “Đúng, không phải là bệnh. Anh ấy không có thể trở thành một người đàn ông bình thường được. Đồng tính luyến ái chỉ là một khuynh hướng sinh lý, do bẫm sinh, như người thích dùng tay trái người thích tay phải vậy. Nghĩ cho cùng chẳng hại ai.”
“Vậy tại sao lại tắm bằng điện?” Tôi gặn hỏi.
“Điện là phương pháp trị liệu theo chỉ dẫn của Bộ Y tế nên y sĩ chúng tôi phải theo. Vì vậy tôi không dùng cách chạy điện nặng hơn với rể ông. Tắm điện là cách trị ít đau nhất. Tôi cần nói ông biết thêm điều này: theo thống kê trong một ngàn người đồng tính luyến ái chỉ có một người chạy điện mà bớt. Theo tôi, mỡ cá moruy, chô cô la hay thịt heo rán hay cái gì khác còn có kết quả hơn. Thế đủ rồi. Tôi đã nói nhiều quá.”
Tôi điếng người, ngồi bất động. Trông ra cửa sổ trên một cành thông khô một bầy quạ đang vây đánh một con chim chèo bẻo vừa chạy trốn vừa kêu lanh lảnh. Tôi đứng dậy cám ơn bác sĩ Nam. Ông ta dụi điếu thuốc vào chiếc gạt tàn bằng sành trên bàn và nói: “Ông yên tâm. Tôi sẽ để tâm giúp đỡ anh ấy.”
Tôi trở ra kiếm Thìn. Bảo mặt mày tươi tỉnh như vừa tìm thấy sinh lực bên cạnh Thìn. Riêng tôi có trăm câu hỏi trong đầu: Nếu đồng tính luyến ái không phải là một cái bệnh thì tại sao Bảo lại thấy mình có bệnh và chịu đau đớn để chữa trị? Bảo bị mặc cảm vì áp lực xã hội chăng?
Mấy tuần nay Thìn bận rộn chuẩn bị nhà cửa đón Bảo. Thay bình hoa mới, lau sàn nhà. Hắn đến thăm bạn bè hỏi cách làm món chạo tôm, một món ăn Bảo rất thích. Thấy Thìn lăng xăng tôi thật băn khoăn. Tôi cũng mong Bảo sớm được xuất viện. Nhưng nếu bệnh không thuyên giảm thì ai cho về? Tôi không dám thổ lộ tâm sự với ai kể cả vợ tôi. Vợ tôi biết thì ai cũng sẽ biết. Chính vì vợ tôi mà cả xưởng dệt ai cũng biết Thìn chưa biết mùi đàn ông. Họ trêu Thìn là “cô dâu còn trinh.”
Tôi phải làm gì đây? Ai cũng cho đồng tính luyến ái là một cái bệnh, ngoại trừ bác sĩ Nam. Tôi cũng không dám nói với ai những gì bác sĩ Nam nói. Ông bí thư biết thì lớn chuyện. Xưởng đã chi trả hơn 3 triệu đồng để chữa trị cho Bảo do thế lực và sự mua chuộc cảm tình của tôi trong xưởng. Trong đầu tôi cứ lởn vởn mấy câu hỏi: Nếu đồng tính luyến ái là một hiện tượng tự nhiên tại sao lại có đàn ông và đàn bà? Tại sao hai người đàn ông không thể lấy nhau và sinh con đẻ cái. Tại sao trời không cho người đàn ông thêm một bộ phận giống như đàn bà cho tiện việc sổ sách? Càng nghĩ tôi càng nhức đầu. Phải chi tôi có thể hỏi ý kiến nơi một bác sĩ khác hay có một người bạn đủ tin cậy để bày tỏ sự thắc mắc của tôi.
Còn 10 ngày nữa là đến Tết Đoan Ngọ. Một buổi sáng đại úy Minh gọi dây nói báo cho tôi biết Bảo lại phạm tội và công an đã đưa Bảo về lao xá tỉnh. “Lần này hắn bị bắt quả tang.” Đại úy Minh nói.
“Trời đất! Tôi kêu lên.
“Công an có bằng cớ và nhân chứng. Hắn cũng đã nhận tội.”
“Trời!” Tôi cứng họng.
“Hắn bị nhốt rồi.” Đại úy Minh tiếp.
“Hay hắn là một người ái nam ái nữ?” Tôi cố vớt vác.
“Không. Bác sĩ đã khám kỹ. Hắn là một người đàn ông khỏe mạnh, bình thường. Hắn bị bệnh tâm thần và phạm tội sa đọa, xúc phạm thuần phong mỹ tục.” Tôi như nghe được tiếng cười chế nhạo của đại úy Minh.
Buông điện thoại xuống tôi trút tất cả nỗi giận dữ vào Bảo. Hắn đã làm hỏng cả cuộc đời nó và làm phiền lụy đến bao nhiêu người khác.
Vỡ lẽ ra là hắn và y tá Ứng đã thương nhau và lén lút ngủ với nhau. Ứng thường dành phần cơm và thức ăn gấp đôi cho Bảo và Bảo đã đan tặng Ứng một chiếc áo len mầu đỏ cực kỳ duyên dáng. Một hôm hai người ôm nhau hôn hít trong phòng y tá không biết cửa phòng bị gió lùa mở lúc nào không hay. Một người lao công đi qua thấy và đằng hắng ra hiệu. Ứng tin rằng người lao công đã báo cáo cho ban giám đốc viện, nhưng Bảo khuyên Ứng đừng quá sợ hãi vì có thể người lao công chưa thấy gì. Nhưng Ứng biết. Ứng nói mỗi lần gặp hắn người lao công lém lỉnh mỉm cười và nheo một con mắt như thầm bảo “tôi đã thấy rồi.” Không chịu nổi áp lực của sự chờ đợi Ứng đã thú thật mọi chuyện với cấp lãnh đạo bệnh viện. Nhờ tự thú Ứng bị tù treo một năm trong khi Bảo bị phạt hai năm tù ở. Ứng sẽ không bị mất việc nếu biết ăn năn hối cải.
Chiều hôm đó tôi đến nhà báo cho Thìn biết mọi chuyện. Thìn khóc sướt mướt. Bình hoa trên bàn đã bắt đầu tàn. Sàn nhà đã thấy rác. Chén bát dơ còn nằm trong chậu. Lau nước mắt với một chiếc khăn trắng đã ngả mầu Thìn hỏi tôi, “Con phải làm gì bây giờ. Có nên cho mẹ anh ấy biết không?”
“Nói cho bà ta biết. Giấu sao được nữa. Phần con nộp đơn xin ly dị là vừa.”
“Không” Thìn khóc lớn tiếng “Anh ấy là chồng của con. Con đã là vợ anh ấy. Chúng con đã thề ăn đời ở kiếp với nhau. Con sẽ trung thành với anh ấy cho đến chết. Mặc ai dị nghị. Riêng con con biết anh ấy là một người tốt.
“Tốt sao lại ngủ với một người khác.”
“Ở bệnh viện buồn anh ấy tìm một chút thoải mái thôi. Đâu có phải là chuyện ngoại tình hay lấy hai vợ.”
“Thoải mái kiểu đó là phạm trọng tội nên nó phải đi tù.” Tôi nói.
Trong thâm tâm tôi biết Bảo là một người tốt ngoại trừ việc ưa thích đàn ông. Nhưng tôi không bênh Bảo được. Tôi phải bảo vệ vị trí tôi là người phụ trách an ninh của một xưởng dệt lớn nhất nhì của nước. Nếu rể tôi là một phạm nhân thì còn ai nể tôi? Tôi sẽ bị cách chức. Không có tôi ai bảo vệ Thìn? Người ta sẽ cho Thìn nghỉ việc dành chỗ cho một người có lý lịch tốt hơn.
Thấy Thìn vẫn im lặng, tôi hỏi: “Con tính sao?”
“Con quyết đợi anh ấy mãn tù.”
Tôi mệt mỏi đứng dậy, rồi lại cúi xuống nâng cốc trà đã nguội uống một ngụm. Lưỡi thấy chát, tôi bước đến cửa sổ nhìn ra ngoài . Xa xa lấp lánh ánh đèn, một vài con đôm đốm lập lòe bay. Tôi quay lại nói với Thìn, “Nó không xứng đáng để con phải hy sinh. Con phải ly dị nó.”
“Không, con không ly dị.” Thìn mếu máo.
Tôi nổi giận gắt: “Mày biết tao không thể có một thằng rể là tù nhân được. Nhục nhã lắm. Nếu mày muốn chờ nó thì từ nay đừng đến nhà tao nữa.” Nói xong tôi mở cửa bước ra khỏi nhà đóng sầm cửa lại sau lưng.
Đứng yên một lúc trên ngưỡng cửa tôi mới thấy lối đi. Bầu trời tối om và đầy sao.
Trần Văn Sơn (April 14, 2002)
Binhnam@aol.com
http://www.vnet.org/tbn
(Viết phỏng theo The Bridegroom của Ha Jin trong The Best American Short Stories 2000, Houghton Mifflin Company)
NGUY•N THI LONG AN * GIA PHONG
Gia Phong
NguyÍn Thi Long An
Cô giáo dåy các môn h†c thÜ©ng ngày bܧc ra khÕi l§p nhÜ©ng m¶t gi© chót cho môn n» công chiŠu thÙ næm cûa tuÀn lÍ. Tôi cÛng nhÜ các bån d†n dËp tÆp vª cÃt vào c¥p, lôi tÆp giÃy dùng g¡n mÅu thêu v§i h¶p ÇÒ may ra Ç‹ lên m¥t bàn. Ti‰ng soät soåt, ti‰ng kéo khua løp cøp, phát ra ch‡ này ch‡ kia, l§p h†c thÜ©ng xuyên yên l¥ng n°i lên m¶t chút ch¶n r¶n.
Bên ngoài, trÆn mÜa mùa dai d£ng tØ nºa gi© trܧc, gi†t v¡n gi†t dài Çan nhau mù mÎt vùng không gian trܧc m¡t che khuÃt ven cây bên con l¶ Çá. Màn nܧc dÀy bÎt cuÓn hút bªi cánh gió tr©i quÆt tØng làn xÓi xuÓng rào rào. Nܧc ngÆp tràn mênh mông sân trÜ©ng nhÜ th»a ru¶ng khô ngÆp nܧc, lŠu bŠu rác r‰n và nh»ng xác lá ch‰t trôi nghiêng ngºa l¥n l© tÃp vô mé nhÜ nh»ng chi‰c xuÒng nhÕ xíu trên b‰n sông, chen lÅn vô sÓ bong bóng phÆp phÒng, h®p tan trên m¥t nܧc dܧi hiên trÜ©ng.
HÖi lånh ùa vô l§p h†c, m¶t chút se s¡t mÖn man da thÎt, tôi co ngÜ©i,
m¶t tay khoanh trܧc ng¿c, m¶t tay giª nh»ng trang giÃy, džc lÀm thÀm vu vÖ Ç‹ qua Çi th©i gian ch© Ç®i. Nh»ng hàng chÌ nhÕ rÙc hiŒn trܧc m¡t: mÛi nhÕ (couture à petits points), mÛi Ƕt (point arrière), mÛi ch» thÆp (points croisés), mÛi mång (points de reprise), tôi ng¡m nghía ÇÜ©ng chÌ thêu ÇÕ th¡m n°i bÆt trên mi‰ng väi vuông v¡n tr¡ng muÓt.
Cô giáo n» công bܧc vào l§p, nghiêng cây dù nh‹u nܧc ròng ròng trên nŠn gåch tàu ÇÕ trܧc khi d¿ng dù phÖi phía sau tÃm bäng Çen. Chúng tôi ÇÙng
dÆy chào nhÜ thÜ©ng lŒ và t¿ ngÒi xuÓng. Cô ra lŒnh góp bài Çã làm tuÀn trܧc. Cô vi‰t và vë mÅu thêu m§i. Dܧi hàng ÇŠ ngày tháng, ch» couture l§n n¢m gi»a bäng, mÛi Ç¥c (point de passé plat), dܧi n»a cô vë m¶t hình vuông rÒi
vi‰t: chiŠu ngang mÜ©i phân, chiŠu d†c mÜ©i hai phân. Gi»a hình vuông
cô vë m¶t lá cây v§i nh»ng ÇÜ©ng gân sóng lá chåy ngo¢n ngoèo, tua tûa kh¡p cùng m¥t lá. Các bån mª h¶p ÇÒ thêu lÃy vi‰t chì, kéo, giÃy mÕng, vë v©i, c¡t
xén... Låi m¶t lÀn n»a ti‰ng khua Ƕng khô khan n°i lên m†i ch‡.
Tôi träi dài mi‰ng väi l§n trܧc m¥t, Ço Çúng ni tÃc, lÃy vi‰t chì chÃm làm dÃu, cÄn thÆn rút chÌ và c¡t theo ÇÜ©ng chÌ rút m¶t mi‰ng väi ngay ng¡n. Tôi chuÓc låi cây vi‰t chì, c¡m cúi vë lá cây lên giÃy giÓng in trên bäng rÒi can (calquer) lên mi‰ng väi vØa c¡t, tÃt cä xong xuôi s¤n sàng Ç®i cô giáo b¡t ÇÀu mÛi m§i cho tØng ÇÙa. " ChÎ Trang Öi, nh© can dùm em cái lá cây cûa chÎ vào väi cho em Çi. Em vë hoài không ÇÜ®c. ChÎ Trang làm mau mau cho em". Ti‰ng Nhã thúc hÓi, tôi chòm lên bàn trên tính la nó, lÀn nào cÛng vÆy m‡i lÀn cô giáo cho bài thêu m§i, nó ÇŠu nh© tôi thêu dùm, Çôi khi tôi còn ÇÜa luôn mi‰ng väi Çã thêu rÒi cho nó k‰t vào tÆp, tôi thêu mi‰ng khác. Bây gi© thành thói quen m‡i khi làm không ÇÜ®c nó låi réo tôi nhÜ réo Çò. NhiŠu khi tôi cÛng b¿c mình nhÜng ngó cái lÜng gÀy gò còm cõi cúi gÆp xuÓng n¡n nót vë v©i,
cong cong trܧc m¡t, thÜÖng Nhã, tôi låi làm giùm. Cô giáo thÜ©ng nói :
" Hai ÇÙa là chÎ em song sinh nhÜng thÆt tÜÖng phän, ÇÙa månh khÕe, lanh l®i, ÇÙa èo u¶t Óm y‰u, chÆm løt, mà låi m¥t mày cÛng không giÓng nhau".
Hai tên TrÀn ThÎ Thanh Trang, TrÀn ThÎ Thanh Nhã n¢m k‰ bên trong s° Çi‹m danh, Trang, Nhã tØ kép Çi Çôi có š nghïa rÃt ÇËp Çë. Hai ÇÙa Çi tØ nhà t§i trÜ©ng tØ trÜ©ng vŠ nhà bÓn lÜ®t, mÜa n¡ng hai mùa, s¿ gÀn gÛi Çã trª nên ÇÆm Çà thân thi‰t. ñôi khi thÀm nghï có ÇiŠu bÃt tr¡c nào Çó Çã xäy ra trong gia Çình tôi lúc chúng tôi m§i l†t lòng. Tôi mÖ hÒ cäm thÃy ÇÓi v§i hai ÇÙa tình yêu thÜÖng mË tôi ban phát không ÇÒng ÇŠu lÖ là v§i ÇÙa con mà ba tôi Çã nói v§i m†i ngÜ©i vì "xÃu háy" nên phäi gªi cho bà n¶i nuôi.
MÜa bên ngoài vÅn dai d£ng. Ti‰ng uŠnh oang cûa ‹nh ÜÖng r©i råc, buÒn bã n°i lên phía sau sân trÜ©ng. HÒi trÓng tan h†c ÇÜa tôi t§i s¿ lo l¡ng cho ÇÙa em cùng Çi cùng vŠ v§i mình. Nhã quay låi Ãp úng nói v§i tôi
"ChÎ Trang! Em quên Çem theo áo mÜa rÒi".
Gió th°i månh, h¡t nh»ng phi‰n nܧc nhÕ tåt vào cºa, bay thÓc t§i bàn h†c, Nhã lånh run héo h¡t gÆp ngÜ©i nhäy mÛi, m¥t tai tái, nܧc m¡t tràn ÇÀy khóe m¡t. Ngó lên khoäng tr©i xám tôi lôi cái áo mÜa trong c¥p ÇÜa cho Nhã m¥c Ç« lånh, hai chÎ em cùng ra ÇÙng ngoài hàng ba l§p, lóng nhóng ch© mÜa tånh.
Các l§p, tØng lÛ h†c trò Ò åt kéo nhau ra khÕi cºa. LuÒng ngÜ©i ÇÀy Ãp sân trÜ©ng chäy ra phía c°ng, ngoài ÇÜ©ng. RØng áo mÜa và rØng dù xanh ÇÕ lô nhô b¡t trí nh§ tôi hiŒn låi l© m© trܧc m¡t hình änh hai cây dù nhÕ næm nào xa xÜa.....
Bäy tu°i, ba mË sºa soån cho tôi vào trÜ©ng. Trܧc hôm nhÆp h†c, bà n¶i d¡t m¶t ÇÙa con gái nhÕ Ç‰n nhà Ç‹ cùng Çi h†c v§i tôi. NgÜ©i nó nhÕ xíu gÀy nhom, tay chÜn quŠu quào nhÜ nhánh cûi khô, hai mänh xÜÖng vai trÒi lên
cao dܧi làn áo väi tr¡ng m§i tinh. Nó e Ãp níu tay bà n¶i cÙng ng¡t, ÇÙng sát vào bà nhÜ hoäng s® trܧc cái dòm cûa ngÜ©i trong nhà. Ba tôi bi‹u :
"Trang d¡t em Çi chÖi v§i con! Cho bà n¶i nghÌ m¶t chút".
Tôi ngo¡c, nó l¡c ÇÀu, cúi dòm xuÓng ÇÃt. Bà n¶i khoát tay:
"Thây nó... Ç‹ nó ÇÙng Çây v§i bà, ÇØng làm nó khóc".
NhÜng chÜa chi nܧc m¡t nó Çã trào ra, miŒng nó méo xËo. Bà n¶i v¶i vàng d‡ dành:
"ñØng khóc, mai con Çi h†c v§i chÎ Trang vui l¡m, bà n¶i cho con cây dù m§i, che n¡ng mÜa khi Çi h†c".
Bà lÃy trong bao giÃy ra hai cây dù nhÕ, m¶t ÇÕ m¶t xanh Ç‹ lên ván gÀn ch‡ ÇÙa con gái nhÕ ÇÙng. Nó v¶i vàng chøp lÃy cây dù ÇÕ, còn låi cây dù màu xanh, bà n¶i lÃy ÇÜa cho tôi cÛng nói
"Bà cho con cây dù nÀy Ç‹ che mÜa n¡ng khi Çi h†c".
TØ lâu tôi ao ܧc ÇÜ®c mË mua cho cây dù màu ÇÕ, bây gi© bà n¶i cho dù mà cái màu ÇÕ Üa thích Çã bÎ ÇÙa con gái xa lå dành mÃt. Tôi không cÀm, rÜng rÜng nܧc m¡t. Bà n¶i hi‹u š, nhÜng không bi‰t phäi xº sao cho êm ÇËp, hai ÇÙa cháu cùng thích cây dù ÇÕ, nên ÇÜa m¡t cÀu cÙu ba tôi. Ba ra lŒnh:
"Con Trang cÀm cây dù xanh cÃt vô c¥p, mai Çem theo Çi h†c".
Ánh m¡t sáng ho¡c cûa ba chi‰u th£ng vào m¡t tôi, khi‰n tôi cúi ÇÀu và ngoan ngoãn cÀm cây dù Çi vào nhà trong. Qua khÕi ánh m¡t nghiêm kh¡c cûa cha, tôi ném cây dù vào hóc kËt trong phòng, m¥t chØ b¿ Çi ra phía sau b‰p n¡m áo mË khóc Ò. Lòng tÙc b¿c ܧc mÖ không toåi nguyŒn, cäm thÃy bÎ bÕ rÖi. Ba nghiêm kh¡c, bà ni cÛng không thÜÖng, bao nhiêu yêu chiŠu trܧc kia bÎ ÇÙa con gái xa lå cܧp h‰t.MÃy ngày h†c trôi qua, lòng tôi vÅn không nguôi hÆm h¿c. N‡i ganh ghét näy sanh hi‹m ác, nhÜ bà mË ghÈ trong chuyŒn TÃm Cám, tìm dÎp hûy diŒt ÇÒ vÆt mình không chi‰m ÇÜ®c. Tôi ch®t nh§ trong r° may cûa mË, có cây kéo thÆt bén, lÆp tâm thØa lúc m†i ngÜ©i không Ç‹ š, tôi lôi cây dù ÇÕ cûa con nhÕ ra c¡t nát áo dù rÒi cÃt vào ch‡ cÛ. ChuyŒn v« lª tôi bÎ ba Çánh Çòn và phåt quì gÓi, bà n¶i xin ba tha, không thôi, phäi quì tàn câynhang. Con nhÕ ÇÙng d¿a c¶t khóc thút thít. DÀu Çã ÇÜ®c tha nhÜng trong lòng vÅn âm thÀm nh§ lúc bà n¶i v¶i vàng Çi mua cây dù khác ÇŠn cho nó..........
Ti‰ng sét trên không ÇÜa tôi trª låi hiŒn tåi, li‰c m¡t ngó Nhã, Çôi m¡t dåi kh© cûa nó xa v¡ng dòm màn mÜa láy pháy, m¥t xanh xao lÅn khuÃt trong mÛ áo mÜa trùm phû. Lòng råt rào trào dâng niŠm yêu m‰n. ThÜÖng em tôi vô vàn, ÇÙa em gái y‰u ÇuÓi, m‡i lÀn th©i ti‰t Ç°i thay và nh»ng trÆn mÜa dÀm, dÆp dùi triŠn miên v§i bŒnh hoån
MŒt mÕi, chóng chÕi cái Çau lâm
râm âm Ì trong bøng suÓt hai ngày
liên ti‰p, Nhån ngû quên trong n‡i dža Çày
th‹ xác, b‡ng gi¿t mình thÙc giÃc, cÖn
Çau xé ru¶t trª dÆy hành hå,
c¡n ch¥t ræng ngæn ti‰ng rên si‰c. CÖn
Çau càng lúc càng nh¥t thêm, tØng
hÒi liên ti‰p d» d¶i. M¶t mình læn
l¶n gi»a bóng tÓi bao phû cæn buÒng,
Nhån n¡m cÙng thành giÜ©ng, kêu
thÀm bây gi© không ai t§i v§i mình,
và mình cÛng không th‹ t§i v§i ai.
Cõi âm u ÇÎa ngøc ch¿c ch©,
cái ch‰t cÆn kŠ gang tÃc. ñ©i ª ngoài
mình, và mình ª ngoài Ç©i
rÒi. Tr©i Öi, h«i tr©i! Ti‰ng kêu ÇÃng
thiêng liêng hòa tan theo hai hàng nܧc
m¡t. ñêm tÓi Çen, trên nŠn tr©i
khuya nh»ng ngôi sao âm thÀm dày Ç¥t
nhÜ thuª nào, Nhån tØ n‡i mê tÌnh
vÆt v© ljn niŠm lo s® s¿ sÓng và
cái ch‰t cÆn kŠ lan tràn nhÜ thác nܧc
trong lòng.
MË Çã bÖi ghe Çi Çâu tØ chÆp tÓi, cæn d¥n coi chØng nhà. Hai chú làm công ngû ngoài chòi lúa. Trong nhà không còn ai. NgÒi dÆy, Nhån lÀn tay tháo gª l§p väi nÎt bøng, mª tØng vòng, m§ väi suÓt sáu tháng tr©i không r©i khÕi bøng bÓc mùi hôi thúi. Vòng bøng ÇÜ®c n§i lÕng thong thä dÍ chÎu thì cÖn
Çau o¢n oåi t§i tÃp thúc hÓi s¿ lâm bÒn. Nhån chøp cây Çèn cÀy và h¶p quËt lºa Çã thû s¤n bܧc ra khÕi nhà, m¥c kŒ bÕ nhà không ngÜ©i canh gi», lÀn dò bܧc v§i cÖn Çau Çi‰ng ljn LJi cong ngÜ©i Çi không n°i. NgÒi xuÓng, ÇÙng lên, xiêu vËo nhÜ bóng ma gi»a màn sÜÖng khuya.Cæn chòi hoang Å bên con sông dài ru¶ng, giòng nܧc thÀm l¥ng chäy lên, xuÓng Å leo lét ng†n Çèn cÀy khi m© khi tÕ. Ti‰ng nÙc nª cûa Nhån lan nhË hòa cùng ti‰ng d‰. Chºa hoang ÇÈ lånh trong cæn chòi, cái Çau thôi thúc, l‰t lê kh¡p cùng m¥t ÇÃt, læn l¶n, ngºa bên này,
quay bên kia bÃn loån. Thân th‹ Nhån dày xéo nát nghi‰n thäm cÕ dåi cûa nŠn chòi. NÖi Çây không ngÜ©i, Nhån t¿ do rên si‰c. Trán vã mÒ hôi o¢n oåi v§i ǧn Çau, hai tay bÃu ch¥t hai bøi cÕ m†c xÌa bên mé vách, trân mình mê säng. ñÙa nhÕ ÇÕ hÕn b¿c ra khÕi lòng mË v§i ti‰ng khóc è è khàn Çøc. ñôi m¡t mù m© nhòa nhoËt, chÌ kÎp dòm xuÓng thÃy l© m© ÇÙa bé gái lÀy løa nhÜ con mèo con ܧt nܧc ngo ngoe, khúc ru¶t lòng thòng ch‡ rún. Nhån kinh hoàng rÒi mê mang trong vÛng máu. Lúc tÌnh dÆy trÖ tr†i trong chòi, bÓn bŠ im v¡ng, ÇÙa bé ÇÕ hÕn Çã bi‰n mÃt. Nhån ng« mình chiêm bao, Çäo m¡t dòm quanh: màu Çen dày Ç¥t, xa xa ti‰ng gà gáy tan canh. Nhån gÜ®ng gåo nÜÖng theo bóng tÓi s¡p tàn lûi thûi Çi vŠ, lÈn vô nhà v§i thân xác tä tÖi và dÃu máu còn hoen tràn
bê b‰t.......
NgÒi trܧc thŠm nhà canh chØng nh»ng ÇŒm lúa Çang phÖi, Nhån ngܧc m¡t dòm tr©i, Çám mây tr¡ng xám khói nhang Çùn vŠ m¶t phía, ch©n v©n nhÜ muÓn giæng kín khoänh tr©i xanh. Trong cøm cây phía xa Çàn cò ÇÆu nghÌ chÖn trên cành, rút ÇÀu vào cánh rÌa lông, trên thinh không tØng Çàn bay vŠ lán.
Cánh cò tr¡ng xóa nhÃp nhô kh¡p vùng r®p bóng, liŒng Çi, bay vŠ, ki‰m æn trên nh»ng Çám rung biŠn cånh nh»ng con kinh nܧc båc. Làng Lán Cò Çìu hiu trong sinh hoåt thÀm l¥ng h¢ng ngày bên nh»ng rØng tràm dày bÎt. N¡ng tháng Tám hanh vàng trôi trên nh»ng chòm cây, lan nhË xuÓng nh»ng ÇŒm lúa s§m còn ܧt nܧc trên sân. Mùi lúa thÖm thoang thoäng gi»a vùng không khí
mát mÈ sau nh»ng trÆn mÜa mùa ch®t t§i. Hai công ru¶ng dành låi t¿ mình làm lÃy, g¥t hôm qua Ƕ non chøc giå, công kÏ làm riêng, bao nhiêu lúa nâng niu trên mÃy chi‰c ÇŒm bàng. Nhån l¶i vô ÇŒm lúa, xÓc lên b¢ng hai chân, ti‰ng rào rào rÆp r©n rë lúa thành tØng luÓng, nhÜ nh»ng ÇÜ©ng cày ngo¢n ngoèo, Nhån nhæn m¥t m‡i khi nh»ng h¶t lúa xanh vàng ÇÀu nh†n bén, chÌa th£ng vào da Çau Çi‰ng. XÓc h‰t ÇŒm lúa nÀy ljn ÇŒm lúa khác, xong xuôi, bܧc ra khÕi ÇŒm, Nhån giÆm giÆm, giÛ giÛ cho tØng h¶t lúa dính kë chÖn r§t ra rÒi m§i trª låi thŠm nhà ngÒi nhÜ cÛ. Công viŒc tuy nhË nhàng nhÜng Nhån cäm thÃy thÆt n¥ng nŠ, u‹ oäi. S¿ hæng hái lúc ÇÀu tan bi‰n, bao nhiêu náo nÙc tØ hôm nhÆn
ru¶ng làm thº Çã lùi xa Ç‹ låi s¿ chán chÜ©ng mŒt mÕi. Khoänh ru¶ng nhÕ Çã ÇÜ®c chú Hai - ngÜ©i l¿c ÇiŠn trong nhà ÇÅ cày, bØa, trøc và ki‰m m§ må ba tháng Ç‹ s¤n, viŒc còn låi chÌ là cÃy, nh° cÕ, sæn sóc tØng cây ljn khi lúa tr°
bông, chín, g¥t Çem vŠ nhà phÖi phong. PhÀn viŒc Nhån làm tuy ít Õi nhÜng
cÛng có chút công sÙc và chút ít mÒ hôi. Nh»ng phi‰n lúa ao ܧc lúc ÇÀu Çã hi‹n hiŒn ra trܧc m¡t vÆy mà bây gi© Nhån låi ngao ngán, th© Ö, m¶t n‡i buÒn không tên len nhË vào hÒn. Чc mÖ gây d¿ng cho mình có chút vÓn li‰ng Ç‹
dành mai hÆu... khi hai ÇÙa ra riêng. Hܧng m¡t qua cæn nhà phía bên kia hàng rào nhÜ ngóng ch© Çón Ç®i, Nhån thª dài..... Nh»ng giây mÒng tÖi xanh d©n pha lÅn ng†n tim tím chåy d†c ngang, khÖi dÆy nh»ng ngày hai ÇÙa bên này bên kia, m¥t ÇÓi m¥t, m¡t chi‰u m¡t. Hoài công Ãp û, trân tr†ng hÙa hËn là
ngÜ©i tình, là v® hiŠn dâu thäo. Ngót hai tháng qua b¥t tin nhàn cá, bÀu tr©i xanh trܧc m¥t nhÜ søp Ç°, cuc Ç©i Çã Çi vào sa mù, mÜa bão. S¿ ra Çi Ƕt
ng¶t cûa ngÜ©i con trai hàng xóm, không m¶t ti‰ng giã tØ, không Ç‹ låi v‰t tích, không l©i nh¡n gªi... MÕi mòn trông ngóng tin thÜ, g¥p låi chÌ là äo v†ng. Nói r¢ng Çi theo m¶t hoài bäo, hoài bäo gì khi tu°i còn non trÈ? Nói r¢ng Çi theo ti‰ng g†i cûa non sông, non sông gì trong khi chÜa hi‹u h‰t nh»ng danh tØ quá l§n lao vï Çåi? Bây gi© có miŒng nhÜ ngÜ©i câm, không th‹ nói lên l©i oán
trách, không th‹ giäi bày v§i ai ngay chính ngÜ©i thân nhÙt. S¿ thÜÖng yêu thÀm l¥ng, ÇÀu mày cuÓi m¡t cûa ngÜ©i Çó, ngÜ©i con trai gÀn sân xó cºa, g¥p nhau ngoài ÇÒng ru¶ng, bên hàng rào, hay nh»ng Çêm træng ÇÆp lúa dÀn công,
nh»ng khi mË v¡ng nhà nh© qua ngû giúp. N‡i vui sܧng choáng ng®p cûa niŠm yêu thÜÖng òa v« trong nø cÜ©i hÒng, không kŠm gi» n°i, Çã mù quáng trao thân, Çã Çiên cuÒng liŠu lïnh v§i tÃt cä tình yêu ÇÀu, buông trôi cu¶c Ç©i không chút Ç¡n Ço. Gi© Çây trong khoäng không vòng tay n‡i thÃt v†ng, n‡i ê chŠ Çã làm ngÜ©i Nhån nhÜ xác m¶t con vÆt ch‰t ÇuÓi, møc r»a n°i trôi trên giòng kinh nܧc Çøc. Tûi h©n trào dâng, chåy cùng måch máu làm thân th‹
chín mùi trong n‡i Çau ǧn t¶t cùng. a nܧc m¡t ngÆm ngùi, cúi ÇÀu khóc thÀm cho cu¶c tình bÎ phø.VØa m§i ÇÙng rt dÆy Çu°i Çàn gà con bÜÖi lúa, b‡ng
Nhån øa và ói thÓc tháo chÃt nܧc loãng tØ trong ru¶t. Nܧc m¡t nܧc mÛi choàm ngoàm, nܧc mi‰ng cuÒn cu¶n tuôn tràn ra khÕi c°, Nhån chåy mau ljn góc hè cÃm ÇÀu gøc xuÓng. Hai ba ngày trܧc xây xÄm chóng m¥t, nh¶n nhåo trong ngÜ©i khó chÎu, mË cåo gió và b¡t uÓng mÃy viên thuÓc cäm. NhÜng cæn bŒnh không phäi là m¶t cæn bŒnh thông thÜ©ng. Nhån Çã run rÄy, tái xanh m¥t mày gÀn muÓn xÌu, khi so sánh triŒu chÙng cûa cæn bŒnh giÓng hÎt nhÜ nh»ng ngÜ©i Çàn bà Çang cÃn thai trong xóm. Nhån lén uÓng nh»ng chén nܧc rau ræm cay xé h†ng, cháy bÙc ru¶t gan, æn nh»ng trái Çu Çû non tÜÖm mû Ç¡ng ch¢n, Ç¡ng nghét nuÓt không trôi ÇÜ®c xuÓng c°. Nh»ng bu°i sáng lang thang bên b©
sông, ngoài vÜ©n, ru¶ng, tránh né m†i ngÜ©i, tránh luôn mË, rÃt s® ánh m¡t kinh nghiŒm cûa ngÜ©i l§n. Không khoan dung nào tha thÙ cho ÇÙa con gái hoang thai. Nhån s¤n sàng làm bÃt cÙ ÇiŠu gì Ç‹ cho giòng máu Çang tÜ®ng hình tuôn chäy, v« vøn ra. Gi†t máu vô thØa nhÆn, không danh chánh ngôn thuÆn Çang nÄy mÀm trong cÖ th‹. Có khi muÓn t¿ tº, Çâm ÇÀu xuÓng nܧc ch‰t Çi cho xác thân tan bi‰n. Mình ngÒi cä ngày bên giòng sông v¡ng, nhÜng không Çû can Çäm th¿c hành š ÇÎnh. Lan man suy nghï trong khi cÖn mºa hoành hành, trong ngÜ©i không còn chút sinh l¿c, sÙc sÓng nhÜ Çã løi tàn, chân tay thôi c¿a quÆy, Nhån bÖ ph©, h© h»ng d¿a lÜng vào vách nhà, nh»ng Çóm Çen lan tràn mênh mông trong Çôi m¡t võ vàng khép kín.NgÒi trên b¶ ván chÜn quÿ phía
ÇÀu cháy dܧi, bà ba Chܪng Ç° các thÙ lÌnh kÌnh trong khay ra ván, chùi khay, chùi Óng nh°, s¡p låi m§ cau trÀu bØa bn n¢m ng°n ngang không ÇÀu Çuôi. VØa nhai trÀu Çôi m¡t bà vØa theo dõi cº chÌ cûa con gái. ñôi chân thon nhÕ rë ÇÜ©ng cày trong ÇŒm lúa, thân ngÜ©i mänh mai uy‹n chuy‹n di ÇÙng gi»a ánh n¡ng vàng nhË cûa bu°i sáng mun. TØ nào t§i gi© ít khi Çau y‰u, "con gái mÜ©i bäy, mÜ©i tám bÈ gãy sØng trâu", m§i bÎ Çau vài b»a mà dÜ©ng nhÜ da nó Çã xanh xao. Bà nói m¶t mình: "mË nó, bày Ç¥t làm Ç‹ cûa riêng". Bà mÌm cÜ©i nh§ thuª thi‰u th©i, cÛng tÆp làm, cÛng Ç‹ dành tiŠn, nhÜ con gái bây gi©. Dòm con v§i Çôi m¡t thÜÖng yêu bao la, rÜng rÜng cám cänh mình ÇÖn chi‰c thui thûi v§i ÇÙa con gái út. Hai mË con trong cæn nhà r¶ng thinh thang v§i hai ngÜ©i Çàn ông sÒn sÒn Å hai ngÜ©i giúp viŒc tØ khi chÒng còn sanh tiŠn ÇÅ phø trách viŒc nhà cºa ru¶ng vÜ©n và chèo ghe thâu lúa ru¶ng. M¥c dÀu góa bøa, ÇÖn Ƕc chÓng chÕi v§i Ç©i, bà cÛng Çã gÀy d¿ng cho th¢ng con trai có cæn cÖ trên tÌnh, ÇÙa con gái k‰ Çã gä Çi xa, t§i con út nhÙt quy‰t gä b¡t rÍ. Cuc Ç©i còn låi sÓng hû hÌ hôm s§m v§i con v§i cháu. Чc mÖ Çám cháu ngoåi sau này ª gÀn mình cho ljn khi theo ông bà vŠ dܧi vùng ÇÃt m§i.Têm trÀu, chÈ trái cau tÜÖi, nåy håt, æn mi‰ng trÀu cho ngon, b‡ng nghe con gái øa oË dai d£ng phía vách hè, bà Ba buông xøi mi‰ng trÀu, chåy ra Ç« con vô nhà, ÇÄy n¢m trên võng. Nhån nh¡m m¡t thiêm thi‰p mŒt lä, kŒ mË xÙc dÀu, r© trán, n¡n bóp chân tay. Bà ba Chܪng lo ngay ngáy cæn bŒnh lå lùng cûa con gái. HÒi nãy còn chong chÕi, gi© nhÜ ngÜ©i bÎnh n¥ng. Hai, ba ngày không h¶t cÖm trong bøng, ch¡c kiŒt sÙc bÎ nu‡ng sanh ra øa mºa. Bà ba Chܪng nhai v¶i mi‰ng trÀu, lÆt ÇÆt Çi lË xuÓng b‰p b¡t nÒi cháo. BÈ mÃy nhánh chà bÕ vào lò, nhè nhË gát chéo thêm mÃy cây cûi trên nhánh chà cháy dª dang, cº Çng chÀm chÆm, Üu tÜ. ChiŠu qua còn ngÒi chÖi v§i bà trên hàng Çá trܧc nhà, Çâu có Çau y‰u gì. Bà mÜ©ng tÜ®ng nhÜ mình Çoán không Çúng cæn bŒnh cûa con. Ti‰ng chà khô n° lách chách êm êm. ñÅy cûi vô lò, bà ngóng ra sân dòm chØng mÃy ÇŒm lúa. CÖn gió nhË l¡c lay nhành °i, b¡t bà ba nh§ låi gÀn Çây Nhån thÜ©ng leo v¡t vÕng trên cây, l¥t h‰t trái chua, trái chát, l¥t luôn m§ kh‰ sau vÜ©n, thÆm chí th†c thêm nh»ng trái bÀn °i ven råch sau nhà, š nghï Çó làm bà nh§ thêm cº chÌ lå lùng cûa Nhån. Sáng s§m không hŠ thÃy m¥t nhÜ m†i hôm, Çi mÃt biŒt cho t§i trÜa tr© trÜa trÆt m§i ló vŠ, thÜ©ng hay tránh m¥t mình, không còn chà l‰t nhÕng nhÈo m‡i khi bà ngÒi æn trÀu trên b ván. Nghi ng© vÅn vÖ, bà ba Chܪng bÕ nÒi cháo Çang sôi †c åch trên b‰p, Çi ra phía võng ngó Nhån trân trân, bÃt ng© b¡t g¥p ch‡ hóp c°, dܧi khoänh da mŠm måch nÖi Çó gi¿t gi¿t, nhäy lên xuÓng soi sói. M¥t bi‰n s¡c, bà ÇÙng ch‰t sºng nhÜ tr©i trÒng phía trên ÇÀu võng. T¿ dÜng bà chóng m¥t ngang, hÒi lâu bà vói tay chÕi vào ct nhà, m¡t nháy nháy ngæn ngÃn nܧc s¡p trào. MÓi nghi ng© s¿ hÜ hÕng cûa con gái hi‹n hiŒn trܧc m¥t. TÙc giÆn bØng bØng trong lòng, bà ÇÆp ÇÆp ÇÀu võng d¥t månh tay, v§i š ÇÎnh d¿ng Nhån dÆy tra hÕi cho ra ng†n nguÒn, lôi thôi Çánh nó mt trÆn. Nhån c¿a mình mª m¡t ngác ngÖ ngܧc dòm mË bÓi rÓi. Làn da xanh xao, hÓc hác, thi‹u não, m§ tóc rÓi phû trán, lòa xòa nºa m¥t bê b‰t mÒ hôi, lòng bà tr°i dÆy n‡i thÜÖng xót con vô cùng. CÖn giÆn cành hông l¡ng xuÓng nhÜ cái bong bóng lûng l‡ xì hÖi. Bà ch®t nghï ljn m¶t ÇiŠu bÃt l®i và t¿ nhÆn phÀn l‡i vŠ mình, không Ç‹ š dòm chØng Nhån, lÖ là bÕ m¥c nó thÜ©ng Çêm ª nhà m¶t mình, Ç‹ t¿ do và còn nh© vä con trai hàng xóm ngû giúp. Bây gi© chuyŒn Ƕng tr©i xäy ra, hÍ ©mÛi dåi thì lái chÎu Çònª. Cam lòng Çón nhÆn n‡i bÃt hånh giáng xuÓng ÇÀu mình.
Bà ba Chܪng trª låi b¶ ván, chøp Óng nh° nhä bã trÀu, vói tay kéo khay trÀu, têm mi‰ng khác. ˆn trÀu là thú tiêu khi‹n, nhÄn nha, nhai trÀu thú vÎ, vÆy mà hôm nay bà nhai trÀu nhÜ nhai Çá sån, không còn bi‰t mùi vÎ cûa mi‰ng cau tÜÖi, mi‰ng trÀu xanh bôi vôi ÇÕ. Bà cÙ æn, cÙ nhai t§i tÃp, nhä mi‰ng n† låi nhai ti‰p mi‰ng kia, không bi‰t bao nhiêu lÀn bºa cau, bao nhiêu lÀn têm trÀu, nhä xác trÀu gÀn ÇÀy cái Óng nh° mà bà chÜa bi‰t phÜÖng cách nào giäi quy‰t, tránh khÕi ti‰ng tai dÎ nghÎ cûa ngÜ©i Ç©i. ñiŠu sÌ nhøc, nhuÓc nhÖ, båi hoåi gia phong, theo luÆt ngày trܧc thì "Çóng bè chuÓi thä trôi sông". XÃu h° bi‰t mÃy khi bøng nó m¶t ngày m¶t l§n. Suy nghï lung tung cuÓi cùng nhÙt quy‰t không håch hÕi, không cÀn bi‰t tÆn nÖi tÆn gÓc. Bi‰t rÒi không lë bi‹u con làm ÇiŠu thÃt ÇÙc, bi‰t rÒi Ç‹ vÆy coi nhÜ nhìn nhÆn s¿ xÃu xa. ChuyŒn Çã l« làng, rÀy rà Çánh ÇÆp Òn ào nhÜ kêu ngÜ©i mét thót, v« xóm v« làng h† cÜ©i chê xÃu h°. Bà nh° nܧc cÓt trÀu, Ç‹ Óng nh° xuÓng ván, trÀm ngâm, ngÒi trÖ trÖ không nhúc nhích. N‡i xót xa ngÆm ngùi l¡ng xuÓng, cay Ç¡ng n‡i dåy kh© cûa con làm nhøc nhã tông ÇÜ©ng. Bao nhiêu d¿ liŒu tính toan Ç©i mình Ç©i con Çi vào
ÇÜ©ng b‰ t¡c, nông n‡i nÀy không th‹ phÖi bày, không th‹ than thª, Çành làm ngÖ trܧc cänh tình ch© Ç®inh»ng bi‰n thiên. Bà Ba ngóng ra sân cÃt ti‰ng ghèn nghËn Çu°i diŠu Çang xà quÀn trên không ch¿c Çáp xuÓng cÃp Çám gà
con bÜÖi lúa.Täng sáng nay bà Ba Chܪng trª vŠ v§i ÇÙa nhÕ m§i sanh còn
ÇÕ hÕn, Ç¥t n¢m trên b¶ ván ch‡ khay trÀu. ñÙa trÈ ngû vùi trong l§p khæn lông dày bÎt. CÜ©i hŠnh hŒch bà ba nói n¿ng: "ñ‹ N¶i cho uÓng chút nܧc cam thäo "nhe".Ti‰ng mu‡ng lanh canh va thành tách di vào buÒng trong gi»a s¿ ng« ngàng kinh ngåc cûa Nhån. L¡ng nghe ti‰ng mË xÜng " Bà n¶i v§i con mình mà hai hàng nܧc m¡t thÜÖng cäm chäy tràn khÕi khóe. MË Çã bi‰t và Çã cÙu kh°, t‰ Ƕ rºa mÓi nh§p nhÖ. CÙu mình, cÙu ÇÙa trÈ thÖ xÃu sÓ. Nhån khóc ngÃt m¶t mình trong buÒng gói. TÙc tܪi ai hoài v§i mÓi tình mÅu tº, n‡i c¿c nhøc cûa mË già tØ bÃy lâu nay, n‡i båc phܧc cûa mình vÆt vã vØa thoát qua cái ch‰t trong ÇÜ©ng tÖ kë tóc.
Pháo n° Çùng Çùng m¶t tràng
dài vang v†ng bên b‰n sông. Hai chi‰c
ghe rܧc dâu, ÇÜa dâu Çã r©i xa b‰n ÇÆu, ti‰ng máy n° bình bÎch còn ngân džng trên m¥t nܧc tràn ÇÀy. Chú Hai g« tÃm bäng vu qui và d†n dËp theo nhÜ l©i chû d¥n dò. VØa làm chú vØa t¿ hÕi: "Không bi‰t tåi sao bà Ba Chܪng gä con gái út cho ngÜ©i lái lúa, ngÜ©i Çàn ông góa v® già c¢n, ª miŒt "ThÀy Y‰n Ki‰ng
Vàng" Cao Lãnh. Chú Hai l¡c ÇÀu thª dài áy náy cho thân phÆn cûa ngÜ©i
con gái tu°i nhÕ chÎu cänh xa nhà làm dâu con nÖi khÌ ho cò gáy, së không
mÃy khi ÇÜ®c vŠ thæm mË già thui thûi sÓng m¶t mình v§i ÇÙa cháu N¶i vØa m§i lên næm.
NGUY•N THI LONG AN
NguyÍn Thi Long An
Cô giáo dåy các môn h†c thÜ©ng ngày bܧc ra khÕi l§p nhÜ©ng m¶t gi© chót cho môn n» công chiŠu thÙ næm cûa tuÀn lÍ. Tôi cÛng nhÜ các bån d†n dËp tÆp vª cÃt vào c¥p, lôi tÆp giÃy dùng g¡n mÅu thêu v§i h¶p ÇÒ may ra Ç‹ lên m¥t bàn. Ti‰ng soät soåt, ti‰ng kéo khua løp cøp, phát ra ch‡ này ch‡ kia, l§p h†c thÜ©ng xuyên yên l¥ng n°i lên m¶t chút ch¶n r¶n.
Bên ngoài, trÆn mÜa mùa dai d£ng tØ nºa gi© trܧc, gi†t v¡n gi†t dài Çan nhau mù mÎt vùng không gian trܧc m¡t che khuÃt ven cây bên con l¶ Çá. Màn nܧc dÀy bÎt cuÓn hút bªi cánh gió tr©i quÆt tØng làn xÓi xuÓng rào rào. Nܧc ngÆp tràn mênh mông sân trÜ©ng nhÜ th»a ru¶ng khô ngÆp nܧc, lŠu bŠu rác r‰n và nh»ng xác lá ch‰t trôi nghiêng ngºa l¥n l© tÃp vô mé nhÜ nh»ng chi‰c xuÒng nhÕ xíu trên b‰n sông, chen lÅn vô sÓ bong bóng phÆp phÒng, h®p tan trên m¥t nܧc dܧi hiên trÜ©ng.
HÖi lånh ùa vô l§p h†c, m¶t chút se s¡t mÖn man da thÎt, tôi co ngÜ©i,
m¶t tay khoanh trܧc ng¿c, m¶t tay giª nh»ng trang giÃy, džc lÀm thÀm vu vÖ Ç‹ qua Çi th©i gian ch© Ç®i. Nh»ng hàng chÌ nhÕ rÙc hiŒn trܧc m¡t: mÛi nhÕ (couture à petits points), mÛi Ƕt (point arrière), mÛi ch» thÆp (points croisés), mÛi mång (points de reprise), tôi ng¡m nghía ÇÜ©ng chÌ thêu ÇÕ th¡m n°i bÆt trên mi‰ng väi vuông v¡n tr¡ng muÓt.
Cô giáo n» công bܧc vào l§p, nghiêng cây dù nh‹u nܧc ròng ròng trên nŠn gåch tàu ÇÕ trܧc khi d¿ng dù phÖi phía sau tÃm bäng Çen. Chúng tôi ÇÙng
dÆy chào nhÜ thÜ©ng lŒ và t¿ ngÒi xuÓng. Cô ra lŒnh góp bài Çã làm tuÀn trܧc. Cô vi‰t và vë mÅu thêu m§i. Dܧi hàng ÇŠ ngày tháng, ch» couture l§n n¢m gi»a bäng, mÛi Ç¥c (point de passé plat), dܧi n»a cô vë m¶t hình vuông rÒi
vi‰t: chiŠu ngang mÜ©i phân, chiŠu d†c mÜ©i hai phân. Gi»a hình vuông
cô vë m¶t lá cây v§i nh»ng ÇÜ©ng gân sóng lá chåy ngo¢n ngoèo, tua tûa kh¡p cùng m¥t lá. Các bån mª h¶p ÇÒ thêu lÃy vi‰t chì, kéo, giÃy mÕng, vë v©i, c¡t
xén... Låi m¶t lÀn n»a ti‰ng khua Ƕng khô khan n°i lên m†i ch‡.
Tôi träi dài mi‰ng väi l§n trܧc m¥t, Ço Çúng ni tÃc, lÃy vi‰t chì chÃm làm dÃu, cÄn thÆn rút chÌ và c¡t theo ÇÜ©ng chÌ rút m¶t mi‰ng väi ngay ng¡n. Tôi chuÓc låi cây vi‰t chì, c¡m cúi vë lá cây lên giÃy giÓng in trên bäng rÒi can (calquer) lên mi‰ng väi vØa c¡t, tÃt cä xong xuôi s¤n sàng Ç®i cô giáo b¡t ÇÀu mÛi m§i cho tØng ÇÙa. " ChÎ Trang Öi, nh© can dùm em cái lá cây cûa chÎ vào väi cho em Çi. Em vë hoài không ÇÜ®c. ChÎ Trang làm mau mau cho em". Ti‰ng Nhã thúc hÓi, tôi chòm lên bàn trên tính la nó, lÀn nào cÛng vÆy m‡i lÀn cô giáo cho bài thêu m§i, nó ÇŠu nh© tôi thêu dùm, Çôi khi tôi còn ÇÜa luôn mi‰ng väi Çã thêu rÒi cho nó k‰t vào tÆp, tôi thêu mi‰ng khác. Bây gi© thành thói quen m‡i khi làm không ÇÜ®c nó låi réo tôi nhÜ réo Çò. NhiŠu khi tôi cÛng b¿c mình nhÜng ngó cái lÜng gÀy gò còm cõi cúi gÆp xuÓng n¡n nót vë v©i,
cong cong trܧc m¡t, thÜÖng Nhã, tôi låi làm giùm. Cô giáo thÜ©ng nói :
" Hai ÇÙa là chÎ em song sinh nhÜng thÆt tÜÖng phän, ÇÙa månh khÕe, lanh l®i, ÇÙa èo u¶t Óm y‰u, chÆm løt, mà låi m¥t mày cÛng không giÓng nhau".
Hai tên TrÀn ThÎ Thanh Trang, TrÀn ThÎ Thanh Nhã n¢m k‰ bên trong s° Çi‹m danh, Trang, Nhã tØ kép Çi Çôi có š nghïa rÃt ÇËp Çë. Hai ÇÙa Çi tØ nhà t§i trÜ©ng tØ trÜ©ng vŠ nhà bÓn lÜ®t, mÜa n¡ng hai mùa, s¿ gÀn gÛi Çã trª nên ÇÆm Çà thân thi‰t. ñôi khi thÀm nghï có ÇiŠu bÃt tr¡c nào Çó Çã xäy ra trong gia Çình tôi lúc chúng tôi m§i l†t lòng. Tôi mÖ hÒ cäm thÃy ÇÓi v§i hai ÇÙa tình yêu thÜÖng mË tôi ban phát không ÇÒng ÇŠu lÖ là v§i ÇÙa con mà ba tôi Çã nói v§i m†i ngÜ©i vì "xÃu háy" nên phäi gªi cho bà n¶i nuôi.
MÜa bên ngoài vÅn dai d£ng. Ti‰ng uŠnh oang cûa ‹nh ÜÖng r©i råc, buÒn bã n°i lên phía sau sân trÜ©ng. HÒi trÓng tan h†c ÇÜa tôi t§i s¿ lo l¡ng cho ÇÙa em cùng Çi cùng vŠ v§i mình. Nhã quay låi Ãp úng nói v§i tôi
"ChÎ Trang! Em quên Çem theo áo mÜa rÒi".
Gió th°i månh, h¡t nh»ng phi‰n nܧc nhÕ tåt vào cºa, bay thÓc t§i bàn h†c, Nhã lånh run héo h¡t gÆp ngÜ©i nhäy mÛi, m¥t tai tái, nܧc m¡t tràn ÇÀy khóe m¡t. Ngó lên khoäng tr©i xám tôi lôi cái áo mÜa trong c¥p ÇÜa cho Nhã m¥c Ç« lånh, hai chÎ em cùng ra ÇÙng ngoài hàng ba l§p, lóng nhóng ch© mÜa tånh.
Các l§p, tØng lÛ h†c trò Ò åt kéo nhau ra khÕi cºa. LuÒng ngÜ©i ÇÀy Ãp sân trÜ©ng chäy ra phía c°ng, ngoài ÇÜ©ng. RØng áo mÜa và rØng dù xanh ÇÕ lô nhô b¡t trí nh§ tôi hiŒn låi l© m© trܧc m¡t hình änh hai cây dù nhÕ næm nào xa xÜa.....
Bäy tu°i, ba mË sºa soån cho tôi vào trÜ©ng. Trܧc hôm nhÆp h†c, bà n¶i d¡t m¶t ÇÙa con gái nhÕ Ç‰n nhà Ç‹ cùng Çi h†c v§i tôi. NgÜ©i nó nhÕ xíu gÀy nhom, tay chÜn quŠu quào nhÜ nhánh cûi khô, hai mänh xÜÖng vai trÒi lên
cao dܧi làn áo väi tr¡ng m§i tinh. Nó e Ãp níu tay bà n¶i cÙng ng¡t, ÇÙng sát vào bà nhÜ hoäng s® trܧc cái dòm cûa ngÜ©i trong nhà. Ba tôi bi‹u :
"Trang d¡t em Çi chÖi v§i con! Cho bà n¶i nghÌ m¶t chút".
Tôi ngo¡c, nó l¡c ÇÀu, cúi dòm xuÓng ÇÃt. Bà n¶i khoát tay:
"Thây nó... Ç‹ nó ÇÙng Çây v§i bà, ÇØng làm nó khóc".
NhÜng chÜa chi nܧc m¡t nó Çã trào ra, miŒng nó méo xËo. Bà n¶i v¶i vàng d‡ dành:
"ñØng khóc, mai con Çi h†c v§i chÎ Trang vui l¡m, bà n¶i cho con cây dù m§i, che n¡ng mÜa khi Çi h†c".
Bà lÃy trong bao giÃy ra hai cây dù nhÕ, m¶t ÇÕ m¶t xanh Ç‹ lên ván gÀn ch‡ ÇÙa con gái nhÕ ÇÙng. Nó v¶i vàng chøp lÃy cây dù ÇÕ, còn låi cây dù màu xanh, bà n¶i lÃy ÇÜa cho tôi cÛng nói
"Bà cho con cây dù nÀy Ç‹ che mÜa n¡ng khi Çi h†c".
TØ lâu tôi ao ܧc ÇÜ®c mË mua cho cây dù màu ÇÕ, bây gi© bà n¶i cho dù mà cái màu ÇÕ Üa thích Çã bÎ ÇÙa con gái xa lå dành mÃt. Tôi không cÀm, rÜng rÜng nܧc m¡t. Bà n¶i hi‹u š, nhÜng không bi‰t phäi xº sao cho êm ÇËp, hai ÇÙa cháu cùng thích cây dù ÇÕ, nên ÇÜa m¡t cÀu cÙu ba tôi. Ba ra lŒnh:
"Con Trang cÀm cây dù xanh cÃt vô c¥p, mai Çem theo Çi h†c".
Ánh m¡t sáng ho¡c cûa ba chi‰u th£ng vào m¡t tôi, khi‰n tôi cúi ÇÀu và ngoan ngoãn cÀm cây dù Çi vào nhà trong. Qua khÕi ánh m¡t nghiêm kh¡c cûa cha, tôi ném cây dù vào hóc kËt trong phòng, m¥t chØ b¿ Çi ra phía sau b‰p n¡m áo mË khóc Ò. Lòng tÙc b¿c ܧc mÖ không toåi nguyŒn, cäm thÃy bÎ bÕ rÖi. Ba nghiêm kh¡c, bà ni cÛng không thÜÖng, bao nhiêu yêu chiŠu trܧc kia bÎ ÇÙa con gái xa lå cܧp h‰t.MÃy ngày h†c trôi qua, lòng tôi vÅn không nguôi hÆm h¿c. N‡i ganh ghét näy sanh hi‹m ác, nhÜ bà mË ghÈ trong chuyŒn TÃm Cám, tìm dÎp hûy diŒt ÇÒ vÆt mình không chi‰m ÇÜ®c. Tôi ch®t nh§ trong r° may cûa mË, có cây kéo thÆt bén, lÆp tâm thØa lúc m†i ngÜ©i không Ç‹ š, tôi lôi cây dù ÇÕ cûa con nhÕ ra c¡t nát áo dù rÒi cÃt vào ch‡ cÛ. ChuyŒn v« lª tôi bÎ ba Çánh Çòn và phåt quì gÓi, bà n¶i xin ba tha, không thôi, phäi quì tàn câynhang. Con nhÕ ÇÙng d¿a c¶t khóc thút thít. DÀu Çã ÇÜ®c tha nhÜng trong lòng vÅn âm thÀm nh§ lúc bà n¶i v¶i vàng Çi mua cây dù khác ÇŠn cho nó..........
Ti‰ng sét trên không ÇÜa tôi trª låi hiŒn tåi, li‰c m¡t ngó Nhã, Çôi m¡t dåi kh© cûa nó xa v¡ng dòm màn mÜa láy pháy, m¥t xanh xao lÅn khuÃt trong mÛ áo mÜa trùm phû. Lòng råt rào trào dâng niŠm yêu m‰n. ThÜÖng em tôi vô vàn, ÇÙa em gái y‰u ÇuÓi, m‡i lÀn th©i ti‰t Ç°i thay và nh»ng trÆn mÜa dÀm, dÆp dùi triŠn miên v§i bŒnh hoån
MË Çã bÖi ghe Çi Çâu tØ chÆp tÓi, cæn d¥n coi chØng nhà. Hai chú làm công ngû ngoài chòi lúa. Trong nhà không còn ai. NgÒi dÆy, Nhån lÀn tay tháo gª l§p väi nÎt bøng, mª tØng vòng, m§ väi suÓt sáu tháng tr©i không r©i khÕi bøng bÓc mùi hôi thúi. Vòng bøng ÇÜ®c n§i lÕng thong thä dÍ chÎu thì cÖn
Çau o¢n oåi t§i tÃp thúc hÓi s¿ lâm bÒn. Nhån chøp cây Çèn cÀy và h¶p quËt lºa Çã thû s¤n bܧc ra khÕi nhà, m¥c kŒ bÕ nhà không ngÜ©i canh gi», lÀn dò bܧc v§i cÖn Çau Çi‰ng ljn LJi cong ngÜ©i Çi không n°i. NgÒi xuÓng, ÇÙng lên, xiêu vËo nhÜ bóng ma gi»a màn sÜÖng khuya.Cæn chòi hoang Å bên con sông dài ru¶ng, giòng nܧc thÀm l¥ng chäy lên, xuÓng Å leo lét ng†n Çèn cÀy khi m© khi tÕ. Ti‰ng nÙc nª cûa Nhån lan nhË hòa cùng ti‰ng d‰. Chºa hoang ÇÈ lånh trong cæn chòi, cái Çau thôi thúc, l‰t lê kh¡p cùng m¥t ÇÃt, læn l¶n, ngºa bên này,
quay bên kia bÃn loån. Thân th‹ Nhån dày xéo nát nghi‰n thäm cÕ dåi cûa nŠn chòi. NÖi Çây không ngÜ©i, Nhån t¿ do rên si‰c. Trán vã mÒ hôi o¢n oåi v§i ǧn Çau, hai tay bÃu ch¥t hai bøi cÕ m†c xÌa bên mé vách, trân mình mê säng. ñÙa nhÕ ÇÕ hÕn b¿c ra khÕi lòng mË v§i ti‰ng khóc è è khàn Çøc. ñôi m¡t mù m© nhòa nhoËt, chÌ kÎp dòm xuÓng thÃy l© m© ÇÙa bé gái lÀy løa nhÜ con mèo con ܧt nܧc ngo ngoe, khúc ru¶t lòng thòng ch‡ rún. Nhån kinh hoàng rÒi mê mang trong vÛng máu. Lúc tÌnh dÆy trÖ tr†i trong chòi, bÓn bŠ im v¡ng, ÇÙa bé ÇÕ hÕn Çã bi‰n mÃt. Nhån ng« mình chiêm bao, Çäo m¡t dòm quanh: màu Çen dày Ç¥t, xa xa ti‰ng gà gáy tan canh. Nhån gÜ®ng gåo nÜÖng theo bóng tÓi s¡p tàn lûi thûi Çi vŠ, lÈn vô nhà v§i thân xác tä tÖi và dÃu máu còn hoen tràn
bê b‰t.......
NgÒi trܧc thŠm nhà canh chØng nh»ng ÇŒm lúa Çang phÖi, Nhån ngܧc m¡t dòm tr©i, Çám mây tr¡ng xám khói nhang Çùn vŠ m¶t phía, ch©n v©n nhÜ muÓn giæng kín khoänh tr©i xanh. Trong cøm cây phía xa Çàn cò ÇÆu nghÌ chÖn trên cành, rút ÇÀu vào cánh rÌa lông, trên thinh không tØng Çàn bay vŠ lán.
Cánh cò tr¡ng xóa nhÃp nhô kh¡p vùng r®p bóng, liŒng Çi, bay vŠ, ki‰m æn trên nh»ng Çám rung biŠn cånh nh»ng con kinh nܧc båc. Làng Lán Cò Çìu hiu trong sinh hoåt thÀm l¥ng h¢ng ngày bên nh»ng rØng tràm dày bÎt. N¡ng tháng Tám hanh vàng trôi trên nh»ng chòm cây, lan nhË xuÓng nh»ng ÇŒm lúa s§m còn ܧt nܧc trên sân. Mùi lúa thÖm thoang thoäng gi»a vùng không khí
mát mÈ sau nh»ng trÆn mÜa mùa ch®t t§i. Hai công ru¶ng dành låi t¿ mình làm lÃy, g¥t hôm qua Ƕ non chøc giå, công kÏ làm riêng, bao nhiêu lúa nâng niu trên mÃy chi‰c ÇŒm bàng. Nhån l¶i vô ÇŒm lúa, xÓc lên b¢ng hai chân, ti‰ng rào rào rÆp r©n rë lúa thành tØng luÓng, nhÜ nh»ng ÇÜ©ng cày ngo¢n ngoèo, Nhån nhæn m¥t m‡i khi nh»ng h¶t lúa xanh vàng ÇÀu nh†n bén, chÌa th£ng vào da Çau Çi‰ng. XÓc h‰t ÇŒm lúa nÀy ljn ÇŒm lúa khác, xong xuôi, bܧc ra khÕi ÇŒm, Nhån giÆm giÆm, giÛ giÛ cho tØng h¶t lúa dính kë chÖn r§t ra rÒi m§i trª låi thŠm nhà ngÒi nhÜ cÛ. Công viŒc tuy nhË nhàng nhÜng Nhån cäm thÃy thÆt n¥ng nŠ, u‹ oäi. S¿ hæng hái lúc ÇÀu tan bi‰n, bao nhiêu náo nÙc tØ hôm nhÆn
ru¶ng làm thº Çã lùi xa Ç‹ låi s¿ chán chÜ©ng mŒt mÕi. Khoänh ru¶ng nhÕ Çã ÇÜ®c chú Hai - ngÜ©i l¿c ÇiŠn trong nhà ÇÅ cày, bØa, trøc và ki‰m m§ må ba tháng Ç‹ s¤n, viŒc còn låi chÌ là cÃy, nh° cÕ, sæn sóc tØng cây ljn khi lúa tr°
bông, chín, g¥t Çem vŠ nhà phÖi phong. PhÀn viŒc Nhån làm tuy ít Õi nhÜng
cÛng có chút công sÙc và chút ít mÒ hôi. Nh»ng phi‰n lúa ao ܧc lúc ÇÀu Çã hi‹n hiŒn ra trܧc m¡t vÆy mà bây gi© Nhån låi ngao ngán, th© Ö, m¶t n‡i buÒn không tên len nhË vào hÒn. Чc mÖ gây d¿ng cho mình có chút vÓn li‰ng Ç‹
dành mai hÆu... khi hai ÇÙa ra riêng. Hܧng m¡t qua cæn nhà phía bên kia hàng rào nhÜ ngóng ch© Çón Ç®i, Nhån thª dài..... Nh»ng giây mÒng tÖi xanh d©n pha lÅn ng†n tim tím chåy d†c ngang, khÖi dÆy nh»ng ngày hai ÇÙa bên này bên kia, m¥t ÇÓi m¥t, m¡t chi‰u m¡t. Hoài công Ãp û, trân tr†ng hÙa hËn là
ngÜ©i tình, là v® hiŠn dâu thäo. Ngót hai tháng qua b¥t tin nhàn cá, bÀu tr©i xanh trܧc m¥t nhÜ søp Ç°, cuc Ç©i Çã Çi vào sa mù, mÜa bão. S¿ ra Çi Ƕt
ng¶t cûa ngÜ©i con trai hàng xóm, không m¶t ti‰ng giã tØ, không Ç‹ låi v‰t tích, không l©i nh¡n gªi... MÕi mòn trông ngóng tin thÜ, g¥p låi chÌ là äo v†ng. Nói r¢ng Çi theo m¶t hoài bäo, hoài bäo gì khi tu°i còn non trÈ? Nói r¢ng Çi theo ti‰ng g†i cûa non sông, non sông gì trong khi chÜa hi‹u h‰t nh»ng danh tØ quá l§n lao vï Çåi? Bây gi© có miŒng nhÜ ngÜ©i câm, không th‹ nói lên l©i oán
trách, không th‹ giäi bày v§i ai ngay chính ngÜ©i thân nhÙt. S¿ thÜÖng yêu thÀm l¥ng, ÇÀu mày cuÓi m¡t cûa ngÜ©i Çó, ngÜ©i con trai gÀn sân xó cºa, g¥p nhau ngoài ÇÒng ru¶ng, bên hàng rào, hay nh»ng Çêm træng ÇÆp lúa dÀn công,
nh»ng khi mË v¡ng nhà nh© qua ngû giúp. N‡i vui sܧng choáng ng®p cûa niŠm yêu thÜÖng òa v« trong nø cÜ©i hÒng, không kŠm gi» n°i, Çã mù quáng trao thân, Çã Çiên cuÒng liŠu lïnh v§i tÃt cä tình yêu ÇÀu, buông trôi cu¶c Ç©i không chút Ç¡n Ço. Gi© Çây trong khoäng không vòng tay n‡i thÃt v†ng, n‡i ê chŠ Çã làm ngÜ©i Nhån nhÜ xác m¶t con vÆt ch‰t ÇuÓi, møc r»a n°i trôi trên giòng kinh nܧc Çøc. Tûi h©n trào dâng, chåy cùng måch máu làm thân th‹
chín mùi trong n‡i Çau ǧn t¶t cùng. a nܧc m¡t ngÆm ngùi, cúi ÇÀu khóc thÀm cho cu¶c tình bÎ phø.VØa m§i ÇÙng rt dÆy Çu°i Çàn gà con bÜÖi lúa, b‡ng
Nhån øa và ói thÓc tháo chÃt nܧc loãng tØ trong ru¶t. Nܧc m¡t nܧc mÛi choàm ngoàm, nܧc mi‰ng cuÒn cu¶n tuôn tràn ra khÕi c°, Nhån chåy mau ljn góc hè cÃm ÇÀu gøc xuÓng. Hai ba ngày trܧc xây xÄm chóng m¥t, nh¶n nhåo trong ngÜ©i khó chÎu, mË cåo gió và b¡t uÓng mÃy viên thuÓc cäm. NhÜng cæn bŒnh không phäi là m¶t cæn bŒnh thông thÜ©ng. Nhån Çã run rÄy, tái xanh m¥t mày gÀn muÓn xÌu, khi so sánh triŒu chÙng cûa cæn bŒnh giÓng hÎt nhÜ nh»ng ngÜ©i Çàn bà Çang cÃn thai trong xóm. Nhån lén uÓng nh»ng chén nܧc rau ræm cay xé h†ng, cháy bÙc ru¶t gan, æn nh»ng trái Çu Çû non tÜÖm mû Ç¡ng ch¢n, Ç¡ng nghét nuÓt không trôi ÇÜ®c xuÓng c°. Nh»ng bu°i sáng lang thang bên b©
sông, ngoài vÜ©n, ru¶ng, tránh né m†i ngÜ©i, tránh luôn mË, rÃt s® ánh m¡t kinh nghiŒm cûa ngÜ©i l§n. Không khoan dung nào tha thÙ cho ÇÙa con gái hoang thai. Nhån s¤n sàng làm bÃt cÙ ÇiŠu gì Ç‹ cho giòng máu Çang tÜ®ng hình tuôn chäy, v« vøn ra. Gi†t máu vô thØa nhÆn, không danh chánh ngôn thuÆn Çang nÄy mÀm trong cÖ th‹. Có khi muÓn t¿ tº, Çâm ÇÀu xuÓng nܧc ch‰t Çi cho xác thân tan bi‰n. Mình ngÒi cä ngày bên giòng sông v¡ng, nhÜng không Çû can Çäm th¿c hành š ÇÎnh. Lan man suy nghï trong khi cÖn mºa hoành hành, trong ngÜ©i không còn chút sinh l¿c, sÙc sÓng nhÜ Çã løi tàn, chân tay thôi c¿a quÆy, Nhån bÖ ph©, h© h»ng d¿a lÜng vào vách nhà, nh»ng Çóm Çen lan tràn mênh mông trong Çôi m¡t võ vàng khép kín.NgÒi trên b¶ ván chÜn quÿ phía
ÇÀu cháy dܧi, bà ba Chܪng Ç° các thÙ lÌnh kÌnh trong khay ra ván, chùi khay, chùi Óng nh°, s¡p låi m§ cau trÀu bØa bn n¢m ng°n ngang không ÇÀu Çuôi. VØa nhai trÀu Çôi m¡t bà vØa theo dõi cº chÌ cûa con gái. ñôi chân thon nhÕ rë ÇÜ©ng cày trong ÇŒm lúa, thân ngÜ©i mänh mai uy‹n chuy‹n di ÇÙng gi»a ánh n¡ng vàng nhË cûa bu°i sáng mun. TØ nào t§i gi© ít khi Çau y‰u, "con gái mÜ©i bäy, mÜ©i tám bÈ gãy sØng trâu", m§i bÎ Çau vài b»a mà dÜ©ng nhÜ da nó Çã xanh xao. Bà nói m¶t mình: "mË nó, bày Ç¥t làm Ç‹ cûa riêng". Bà mÌm cÜ©i nh§ thuª thi‰u th©i, cÛng tÆp làm, cÛng Ç‹ dành tiŠn, nhÜ con gái bây gi©. Dòm con v§i Çôi m¡t thÜÖng yêu bao la, rÜng rÜng cám cänh mình ÇÖn chi‰c thui thûi v§i ÇÙa con gái út. Hai mË con trong cæn nhà r¶ng thinh thang v§i hai ngÜ©i Çàn ông sÒn sÒn Å hai ngÜ©i giúp viŒc tØ khi chÒng còn sanh tiŠn ÇÅ phø trách viŒc nhà cºa ru¶ng vÜ©n và chèo ghe thâu lúa ru¶ng. M¥c dÀu góa bøa, ÇÖn Ƕc chÓng chÕi v§i Ç©i, bà cÛng Çã gÀy d¿ng cho th¢ng con trai có cæn cÖ trên tÌnh, ÇÙa con gái k‰ Çã gä Çi xa, t§i con út nhÙt quy‰t gä b¡t rÍ. Cuc Ç©i còn låi sÓng hû hÌ hôm s§m v§i con v§i cháu. Чc mÖ Çám cháu ngoåi sau này ª gÀn mình cho ljn khi theo ông bà vŠ dܧi vùng ÇÃt m§i.Têm trÀu, chÈ trái cau tÜÖi, nåy håt, æn mi‰ng trÀu cho ngon, b‡ng nghe con gái øa oË dai d£ng phía vách hè, bà Ba buông xøi mi‰ng trÀu, chåy ra Ç« con vô nhà, ÇÄy n¢m trên võng. Nhån nh¡m m¡t thiêm thi‰p mŒt lä, kŒ mË xÙc dÀu, r© trán, n¡n bóp chân tay. Bà ba Chܪng lo ngay ngáy cæn bŒnh lå lùng cûa con gái. HÒi nãy còn chong chÕi, gi© nhÜ ngÜ©i bÎnh n¥ng. Hai, ba ngày không h¶t cÖm trong bøng, ch¡c kiŒt sÙc bÎ nu‡ng sanh ra øa mºa. Bà ba Chܪng nhai v¶i mi‰ng trÀu, lÆt ÇÆt Çi lË xuÓng b‰p b¡t nÒi cháo. BÈ mÃy nhánh chà bÕ vào lò, nhè nhË gát chéo thêm mÃy cây cûi trên nhánh chà cháy dª dang, cº Çng chÀm chÆm, Üu tÜ. ChiŠu qua còn ngÒi chÖi v§i bà trên hàng Çá trܧc nhà, Çâu có Çau y‰u gì. Bà mÜ©ng tÜ®ng nhÜ mình Çoán không Çúng cæn bŒnh cûa con. Ti‰ng chà khô n° lách chách êm êm. ñÅy cûi vô lò, bà ngóng ra sân dòm chØng mÃy ÇŒm lúa. CÖn gió nhË l¡c lay nhành °i, b¡t bà ba nh§ låi gÀn Çây Nhån thÜ©ng leo v¡t vÕng trên cây, l¥t h‰t trái chua, trái chát, l¥t luôn m§ kh‰ sau vÜ©n, thÆm chí th†c thêm nh»ng trái bÀn °i ven råch sau nhà, š nghï Çó làm bà nh§ thêm cº chÌ lå lùng cûa Nhån. Sáng s§m không hŠ thÃy m¥t nhÜ m†i hôm, Çi mÃt biŒt cho t§i trÜa tr© trÜa trÆt m§i ló vŠ, thÜ©ng hay tránh m¥t mình, không còn chà l‰t nhÕng nhÈo m‡i khi bà ngÒi æn trÀu trên b ván. Nghi ng© vÅn vÖ, bà ba Chܪng bÕ nÒi cháo Çang sôi †c åch trên b‰p, Çi ra phía võng ngó Nhån trân trân, bÃt ng© b¡t g¥p ch‡ hóp c°, dܧi khoänh da mŠm måch nÖi Çó gi¿t gi¿t, nhäy lên xuÓng soi sói. M¥t bi‰n s¡c, bà ÇÙng ch‰t sºng nhÜ tr©i trÒng phía trên ÇÀu võng. T¿ dÜng bà chóng m¥t ngang, hÒi lâu bà vói tay chÕi vào ct nhà, m¡t nháy nháy ngæn ngÃn nܧc s¡p trào. MÓi nghi ng© s¿ hÜ hÕng cûa con gái hi‹n hiŒn trܧc m¥t. TÙc giÆn bØng bØng trong lòng, bà ÇÆp ÇÆp ÇÀu võng d¥t månh tay, v§i š ÇÎnh d¿ng Nhån dÆy tra hÕi cho ra ng†n nguÒn, lôi thôi Çánh nó mt trÆn. Nhån c¿a mình mª m¡t ngác ngÖ ngܧc dòm mË bÓi rÓi. Làn da xanh xao, hÓc hác, thi‹u não, m§ tóc rÓi phû trán, lòa xòa nºa m¥t bê b‰t mÒ hôi, lòng bà tr°i dÆy n‡i thÜÖng xót con vô cùng. CÖn giÆn cành hông l¡ng xuÓng nhÜ cái bong bóng lûng l‡ xì hÖi. Bà ch®t nghï ljn m¶t ÇiŠu bÃt l®i và t¿ nhÆn phÀn l‡i vŠ mình, không Ç‹ š dòm chØng Nhån, lÖ là bÕ m¥c nó thÜ©ng Çêm ª nhà m¶t mình, Ç‹ t¿ do và còn nh© vä con trai hàng xóm ngû giúp. Bây gi© chuyŒn Ƕng tr©i xäy ra, hÍ ©mÛi dåi thì lái chÎu Çònª. Cam lòng Çón nhÆn n‡i bÃt hånh giáng xuÓng ÇÀu mình.
Bà ba Chܪng trª låi b¶ ván, chøp Óng nh° nhä bã trÀu, vói tay kéo khay trÀu, têm mi‰ng khác. ˆn trÀu là thú tiêu khi‹n, nhÄn nha, nhai trÀu thú vÎ, vÆy mà hôm nay bà nhai trÀu nhÜ nhai Çá sån, không còn bi‰t mùi vÎ cûa mi‰ng cau tÜÖi, mi‰ng trÀu xanh bôi vôi ÇÕ. Bà cÙ æn, cÙ nhai t§i tÃp, nhä mi‰ng n† låi nhai ti‰p mi‰ng kia, không bi‰t bao nhiêu lÀn bºa cau, bao nhiêu lÀn têm trÀu, nhä xác trÀu gÀn ÇÀy cái Óng nh° mà bà chÜa bi‰t phÜÖng cách nào giäi quy‰t, tránh khÕi ti‰ng tai dÎ nghÎ cûa ngÜ©i Ç©i. ñiŠu sÌ nhøc, nhuÓc nhÖ, båi hoåi gia phong, theo luÆt ngày trܧc thì "Çóng bè chuÓi thä trôi sông". XÃu h° bi‰t mÃy khi bøng nó m¶t ngày m¶t l§n. Suy nghï lung tung cuÓi cùng nhÙt quy‰t không håch hÕi, không cÀn bi‰t tÆn nÖi tÆn gÓc. Bi‰t rÒi không lë bi‹u con làm ÇiŠu thÃt ÇÙc, bi‰t rÒi Ç‹ vÆy coi nhÜ nhìn nhÆn s¿ xÃu xa. ChuyŒn Çã l« làng, rÀy rà Çánh ÇÆp Òn ào nhÜ kêu ngÜ©i mét thót, v« xóm v« làng h† cÜ©i chê xÃu h°. Bà nh° nܧc cÓt trÀu, Ç‹ Óng nh° xuÓng ván, trÀm ngâm, ngÒi trÖ trÖ không nhúc nhích. N‡i xót xa ngÆm ngùi l¡ng xuÓng, cay Ç¡ng n‡i dåy kh© cûa con làm nhøc nhã tông ÇÜ©ng. Bao nhiêu d¿ liŒu tính toan Ç©i mình Ç©i con Çi vào
ÇÜ©ng b‰ t¡c, nông n‡i nÀy không th‹ phÖi bày, không th‹ than thª, Çành làm ngÖ trܧc cänh tình ch© Ç®inh»ng bi‰n thiên. Bà Ba ngóng ra sân cÃt ti‰ng ghèn nghËn Çu°i diŠu Çang xà quÀn trên không ch¿c Çáp xuÓng cÃp Çám gà
con bÜÖi lúa.Täng sáng nay bà Ba Chܪng trª vŠ v§i ÇÙa nhÕ m§i sanh còn
ÇÕ hÕn, Ç¥t n¢m trên b¶ ván ch‡ khay trÀu. ñÙa trÈ ngû vùi trong l§p khæn lông dày bÎt. CÜ©i hŠnh hŒch bà ba nói n¿ng: "ñ‹ N¶i cho uÓng chút nܧc cam thäo "nhe".Ti‰ng mu‡ng lanh canh va thành tách di vào buÒng trong gi»a s¿ ng« ngàng kinh ngåc cûa Nhån. L¡ng nghe ti‰ng mË xÜng " Bà n¶i v§i con mình mà hai hàng nܧc m¡t thÜÖng cäm chäy tràn khÕi khóe. MË Çã bi‰t và Çã cÙu kh°, t‰ Ƕ rºa mÓi nh§p nhÖ. CÙu mình, cÙu ÇÙa trÈ thÖ xÃu sÓ. Nhån khóc ngÃt m¶t mình trong buÒng gói. TÙc tܪi ai hoài v§i mÓi tình mÅu tº, n‡i c¿c nhøc cûa mË già tØ bÃy lâu nay, n‡i båc phܧc cûa mình vÆt vã vØa thoát qua cái ch‰t trong ÇÜ©ng tÖ kë tóc.
ghe rܧc dâu, ÇÜa dâu Çã r©i xa b‰n ÇÆu, ti‰ng máy n° bình bÎch còn ngân džng trên m¥t nܧc tràn ÇÀy. Chú Hai g« tÃm bäng vu qui và d†n dËp theo nhÜ l©i chû d¥n dò. VØa làm chú vØa t¿ hÕi: "Không bi‰t tåi sao bà Ba Chܪng gä con gái út cho ngÜ©i lái lúa, ngÜ©i Çàn ông góa v® già c¢n, ª miŒt "ThÀy Y‰n Ki‰ng
Vàng" Cao Lãnh. Chú Hai l¡c ÇÀu thª dài áy náy cho thân phÆn cûa ngÜ©i
con gái tu°i nhÕ chÎu cänh xa nhà làm dâu con nÖi khÌ ho cò gáy, së không
mÃy khi ÇÜ®c vŠ thæm mË già thui thûi sÓng m¶t mình v§i ÇÙa cháu N¶i vØa m§i lên næm.
NGUY•N THI LONG AN
NGUYỄN HỮU HÙNG * VONG THÂN
Tính Vong thân của Triết lý Marx
Nguyễn Hữu Hùng
Từ lúc Marx xuất hiện với triết lý Duy Vật Biện Chứng Pháp đã làm đảo ngược không ít về quan niệm nhân sinh và biến thế giới thành một chiến trường tang thương mà hậu quả có đến hàng chục triệu người đã bị giết hại để thực hiện giai cấp vô sản thế giới và cuối cùng Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng chỉ là một tiếng gọi giữa hư vô mà thôi. Ngay từ đầu, thuyết Duy Vật Biện Chứng đã nói lên tính vong thân của nó vì con người là một Hữu thể, con người là con người và vật chất vẫn là vật chất nhưng triết lý này đã trở thành liều thuốc mê làm cho hàng triệu người trở thành tín đồ ngông cuồng và bạo tàn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Marx cho rằng” xã hội cộng sản như là sự triệt phá tích cực sự tư hữu như là nguồn gốc chính sự vong thân của con người và như thế cũng là tìm lại được một cách thưcï chất tính cách của con người qua và cho con người”(1)
Tư hữu tự nó là nguyên tính của hữu thể và không có cách gì thay đổi nó được trừ phi tiêu diệt nó đi bằng hành động cụ thể mà Marx gọi là cuộc cách mạng vô sản. Thế nhưng có tiêu diệt được hết con người trên trái đất này không để thực hiện lý tưởng cộng sản hay lý tưởng này đang rớt xuống vực thẩm và triết lý Marx đang vào con đường hư vô (2)â.
Khi viết Duy Vật Biện Chứng Pháp, Marx đã tự vong thân vì không bết hay đã tự chôn cái hữu thể của mình, và ngay cả khi ông cho rằng trong xã hội tư bản, người lao động là con người bị vong thân bởi vì mọi hàng hóa do người lao động làm ra bao nhiêu đềù bị giới tư bản chiếm dụng hết qua thặng dư giá trị, có nghĩa là bản thân người lao động bị đánh mất, vì chỉ là người làm thuê ăn lương mà không phải là người làm chủ sản phẩm hàng hóa làm ra của mình, nên càng làm ra bao nhiêu họ càng nghèo đi bấy nhiêu, càng làm ra nhiều, sức mạnh và giá trị tài sản càng tăng, họ càng nghèo kiệt đi, càng đánh mất bản thân trong quan hệ xã hội (3) có lẽ đây là một suy nghiệm dựa trên tính cách vật chất lý giải trong quan niệm thặng dư kinh tế mà không có liên quan gì đến con người trong xã hội tuy rằng con người sống không thể thiếu vật chất, nhưng vật chất không thể là đơn vị căn bản để đo giá trị làm người. Con người làm ra sản phẩm để tiêu dùng và sự trao đổi thông qua đơn vị tiền tệ. Người giàu hay nghèo trong xã hội tự do hay tư bản đều có tư cách như nhau và và hữu thể không có phân biệt thể tính hay giới tính và chính Parménide coi hữu thể là nền tảng của vạn vật(4).
Thật vậy, vật chất tự nó vô nghĩa nếu nó không được tri nhận bởi một hữu thể . Cho dù không cần thuyết Duy Tâm để đã phá thuyết Duy Vật Biện Chứng nhưng một người bình thường cũng nhận thức được sự suy nghiệm hữu thể là một nền tảng của vạn vật như Permanide đã nói. Khi xác nhận hữu thể là tự thể thì thuyết Duy Vật Biện Chứng đã bị vứt vào thùng rác rồi và nếu có Marx nào khác chăng nữa thì ông ta cũng trực ngộ được tính cách vong thân của mình.
Nguyễn Hữu Hùng-Toronto
Sach tham khảo :
-(1) Từ Thực Tại Vũ Trụ Đến Triết Học- NXB TP-HCM- TS.LS Võ Hưng Thanh .
(2) sđd
-(3) Lịch Sử Triết Học Tây Phương- NXB Đại Nam- Lê Tôn Nghiêm.
-(4) Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học –NXB Đại Nam-
Phạm Công Thiện.
Nguyễn Hữu Hùng
Từ lúc Marx xuất hiện với triết lý Duy Vật Biện Chứng Pháp đã làm đảo ngược không ít về quan niệm nhân sinh và biến thế giới thành một chiến trường tang thương mà hậu quả có đến hàng chục triệu người đã bị giết hại để thực hiện giai cấp vô sản thế giới và cuối cùng Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng chỉ là một tiếng gọi giữa hư vô mà thôi. Ngay từ đầu, thuyết Duy Vật Biện Chứng đã nói lên tính vong thân của nó vì con người là một Hữu thể, con người là con người và vật chất vẫn là vật chất nhưng triết lý này đã trở thành liều thuốc mê làm cho hàng triệu người trở thành tín đồ ngông cuồng và bạo tàn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Marx cho rằng” xã hội cộng sản như là sự triệt phá tích cực sự tư hữu như là nguồn gốc chính sự vong thân của con người và như thế cũng là tìm lại được một cách thưcï chất tính cách của con người qua và cho con người”(1)
Tư hữu tự nó là nguyên tính của hữu thể và không có cách gì thay đổi nó được trừ phi tiêu diệt nó đi bằng hành động cụ thể mà Marx gọi là cuộc cách mạng vô sản. Thế nhưng có tiêu diệt được hết con người trên trái đất này không để thực hiện lý tưởng cộng sản hay lý tưởng này đang rớt xuống vực thẩm và triết lý Marx đang vào con đường hư vô (2)â.
Khi viết Duy Vật Biện Chứng Pháp, Marx đã tự vong thân vì không bết hay đã tự chôn cái hữu thể của mình, và ngay cả khi ông cho rằng trong xã hội tư bản, người lao động là con người bị vong thân bởi vì mọi hàng hóa do người lao động làm ra bao nhiêu đềù bị giới tư bản chiếm dụng hết qua thặng dư giá trị, có nghĩa là bản thân người lao động bị đánh mất, vì chỉ là người làm thuê ăn lương mà không phải là người làm chủ sản phẩm hàng hóa làm ra của mình, nên càng làm ra bao nhiêu họ càng nghèo đi bấy nhiêu, càng làm ra nhiều, sức mạnh và giá trị tài sản càng tăng, họ càng nghèo kiệt đi, càng đánh mất bản thân trong quan hệ xã hội (3) có lẽ đây là một suy nghiệm dựa trên tính cách vật chất lý giải trong quan niệm thặng dư kinh tế mà không có liên quan gì đến con người trong xã hội tuy rằng con người sống không thể thiếu vật chất, nhưng vật chất không thể là đơn vị căn bản để đo giá trị làm người. Con người làm ra sản phẩm để tiêu dùng và sự trao đổi thông qua đơn vị tiền tệ. Người giàu hay nghèo trong xã hội tự do hay tư bản đều có tư cách như nhau và và hữu thể không có phân biệt thể tính hay giới tính và chính Parménide coi hữu thể là nền tảng của vạn vật(4).
Thật vậy, vật chất tự nó vô nghĩa nếu nó không được tri nhận bởi một hữu thể . Cho dù không cần thuyết Duy Tâm để đã phá thuyết Duy Vật Biện Chứng nhưng một người bình thường cũng nhận thức được sự suy nghiệm hữu thể là một nền tảng của vạn vật như Permanide đã nói. Khi xác nhận hữu thể là tự thể thì thuyết Duy Vật Biện Chứng đã bị vứt vào thùng rác rồi và nếu có Marx nào khác chăng nữa thì ông ta cũng trực ngộ được tính cách vong thân của mình.
Nguyễn Hữu Hùng-Toronto
Sach tham khảo :
-(1) Từ Thực Tại Vũ Trụ Đến Triết Học- NXB TP-HCM- TS.LS Võ Hưng Thanh .
(2) sđd
-(3) Lịch Sử Triết Học Tây Phương- NXB Đại Nam- Lê Tôn Nghiêm.
-(4) Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học –NXB Đại Nam-
Phạm Công Thiện.
NÔNG ĐỨC MẠNH LÀ CON HỒ CHÍ MINH
Nông Đức Mạnh đã xác nhận là con của Hồ Chí Minh
Theo tuần qua thì tất cả mọi lời đồn đãi đã được chấm dứt khi TBT Nông Đức Mạnh đãchính thức xác nhận mình là con trai của Hồ Chí Minh. Ban Nguyên Cứu Lịch Sử Đảng thuộc Viện Sử Học và Viện Nguyên Cứu về con người của CSVN đã có một hội nghị chuyên ngành sau Tết Nhâm Ngọ và có sự tham dự của một số chuyên gia quốc tế về DNA. Mục tiêu của cuộc hội nghị này để xác định mối quan hệ huyết thống giữa HCM và NĐM. Đã có một số rất ít Trung Uơng Đảng thuộc thành phần lão thành được mời tham dự với tư cách là nhân chứng để xác nhận một số điều do Ban Nguyên Cứu Lịch Sử của Đảng CSVN thảo luận. Sau 3 ngày hội nghị, TBT NĐM được mời tới và đã
được thông báo kết qủa.á Một số trung ương ủy viên tham dự cuộc họp đặc biệt này cho biết là NĐM đã tỏ ra không có vẻ gì ngạc nhiên khi biết đích xác mình là con trai của HCM, nhưng liền sau đó NĐM có vẻ như bật khóc và được đề nghị đi viếng thăm lăng HCM. Ban Bí Thư TƯDSC đã được lệnh tổ chức học tập để giải thích sự việc này cho các đảng viên và tất cả quần chúng được biết và cái chiến dịch học tập sẽ được bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 tới đâỵ
Theo nguồn tin ngoại giao của Tây phương cho biết là giới ngoại giao không ngạc nhiên về sự việc này vì trong mọi chế độ độc tài, kể cả độc tài CS thì cái hiện tượng gọi là cha truyền con nối là một điều rất là phổ biến. Một chuyên gia người Mỹ gốc Việt về CS cho rằng: Việc ĐCSVN đã công khai hóa sự việc này vào thời điểm này để muốn nói lên một tinh thần gọi là đổi mới đáng kể. Đó là việc họ đã chấm dứt việc thần thánh hóa nhân vật HCM. Được hỏi liệu NĐM có muốn đổi họ để trở lại họ Hồ của cha hay
không? Vị chuyên gia này tuyên đoán rằng nếu phải đổi lại họ thì NĐM sẽ có rất nhiều họ phải đổi vì HCM đã có qúa nhiều bí danh kể cả những bí danh như là Lý Thụy, Lão Vương, Lão Kéù v.v... thì dù sao người ta cũng sẽ biết được việc này chính thức sau ngày 1 tháng 4 tới đâỵ
Cũng trong buổi họp trên UBLS của ĐCS đã có xác nhận rằng Nguyễn Thị Bình đã có lúc là con dâu của HCM, nhưng ban này đã không xác nhận quan hệ giữa bà Bình là đương kim Phó Chủ Tịch nước và ông NĐM.
Phần trên đây là bản tin được loan tải trên đài phát thanh Việt Nam Tự Do, phát thanh ngày 2 tháng 4 năm 2002, có trong trang nhà http://www.rfvn.com
Theo tuần qua thì tất cả mọi lời đồn đãi đã được chấm dứt khi TBT Nông Đức Mạnh đãchính thức xác nhận mình là con trai của Hồ Chí Minh. Ban Nguyên Cứu Lịch Sử Đảng thuộc Viện Sử Học và Viện Nguyên Cứu về con người của CSVN đã có một hội nghị chuyên ngành sau Tết Nhâm Ngọ và có sự tham dự của một số chuyên gia quốc tế về DNA. Mục tiêu của cuộc hội nghị này để xác định mối quan hệ huyết thống giữa HCM và NĐM. Đã có một số rất ít Trung Uơng Đảng thuộc thành phần lão thành được mời tham dự với tư cách là nhân chứng để xác nhận một số điều do Ban Nguyên Cứu Lịch Sử của Đảng CSVN thảo luận. Sau 3 ngày hội nghị, TBT NĐM được mời tới và đã
được thông báo kết qủa.á Một số trung ương ủy viên tham dự cuộc họp đặc biệt này cho biết là NĐM đã tỏ ra không có vẻ gì ngạc nhiên khi biết đích xác mình là con trai của HCM, nhưng liền sau đó NĐM có vẻ như bật khóc và được đề nghị đi viếng thăm lăng HCM. Ban Bí Thư TƯDSC đã được lệnh tổ chức học tập để giải thích sự việc này cho các đảng viên và tất cả quần chúng được biết và cái chiến dịch học tập sẽ được bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 tới đâỵ
Theo nguồn tin ngoại giao của Tây phương cho biết là giới ngoại giao không ngạc nhiên về sự việc này vì trong mọi chế độ độc tài, kể cả độc tài CS thì cái hiện tượng gọi là cha truyền con nối là một điều rất là phổ biến. Một chuyên gia người Mỹ gốc Việt về CS cho rằng: Việc ĐCSVN đã công khai hóa sự việc này vào thời điểm này để muốn nói lên một tinh thần gọi là đổi mới đáng kể. Đó là việc họ đã chấm dứt việc thần thánh hóa nhân vật HCM. Được hỏi liệu NĐM có muốn đổi họ để trở lại họ Hồ của cha hay
không? Vị chuyên gia này tuyên đoán rằng nếu phải đổi lại họ thì NĐM sẽ có rất nhiều họ phải đổi vì HCM đã có qúa nhiều bí danh kể cả những bí danh như là Lý Thụy, Lão Vương, Lão Kéù v.v... thì dù sao người ta cũng sẽ biết được việc này chính thức sau ngày 1 tháng 4 tới đâỵ
Cũng trong buổi họp trên UBLS của ĐCS đã có xác nhận rằng Nguyễn Thị Bình đã có lúc là con dâu của HCM, nhưng ban này đã không xác nhận quan hệ giữa bà Bình là đương kim Phó Chủ Tịch nước và ông NĐM.
Phần trên đây là bản tin được loan tải trên đài phát thanh Việt Nam Tự Do, phát thanh ngày 2 tháng 4 năm 2002, có trong trang nhà http://www.rfvn.com
VÔ DANH* HỒ CHÍ MINH CÓ MẤY VỢ?
Hồ Chí Minh Có Mấy Vợ?
Một người đến tuổi trưởng thành, lập gia đình là chuyện bình thường. Nhưng bản thân Hồ Chí Minh cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn xưng tụng ông Hồ là một người chỉ nghĩ đến việc phục vụ đất nước nên không có thời giờ lập gia đình, và không có vợ con. Thực sự có phải như thế không?
1. Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc:
Khoảng giữa tháng 11-1924, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Lý Thụy, đáp tàu thủy từ Vladivostok (Liên Xô) đến Quảng Châu (Trung Hoa) với tư cách là thư ký kiêm thông ngôn cho phái đoàn cố vấn Borodin (Liên Xô) bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, trong giai đoạn liên minh quốc cộng lần thứ nhất ở Trung Hoa.
Trong thời gian sống ở Quảng Châu, ngoài những hoạt động chính trị, Lý Thụy lấy một cô gái Quảng Châu tên là Tăng Tuyết Minh, đảng viên đảng Cộng Sản Trung Hoa, làm nghề nữ hộ sinh, ngày 18-10-1926. Sau đây là lá thư của Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng Đông Dương phát hiện ngày 14-8-1928:
Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu
Từ nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã da vọng.
Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh
Thụỵ
Tạm dịch:
Cùng em chia tay nhau,
Thấm thoát nháy mắt đã hơn năm,
Nhớ nhung tình sâu,
Không nói cũng tự biết.
Nay nhân gởi tin hồng nhạn,
Xa xôi gởi lá thư mang tấm lòng,
Mong em yên tâm,
Là điều anh trông ngóng.
Cũng xin vấn an nhạc mẫu vạn phúc.
Người anh vụng về
Thụỵ
Theo tác giả Daniel Hémery, Lý Thụy không gặp lại được Tăng Tuyết Minh từ sau năm 1927, có thể vì Tuyết Minh bị thất lạc do chiến tranh quốc cộng ở Trung Hoa vào đầu năm 1927. (1)
Cộng Sản Hà Nội phủ nhận mối quan hệ giữa Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh. Họ cho rằng nếu lá thư có thật, chẳng qua là Lý Thụy thường thông tin với các đồng chí dưới dạng thư tình để qua mặt giới tình báo của các nước tới Quảng Châu. Chú ý đọc kỹ lá thư với lời lẽ rất thân thiết lãng mạn (muội, huynh, tình thâm) thì không thể là thư liên
lạc bình thường.
2. Nguyễn Thị Minh Khai, người đồng chí:
Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tới Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình là nhân viên hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động năm 1930.
` Ở Hồng Kông, tới trụ sở chi nhánh Bộ Đông Phương của Quốc tế cộng sản, hằng ngày, vào buổi sáng, Minh Khai học chính trị do Lý Thụy đích thân truyền dạỵ Từ đó nẩy sinh tình cảm nam nữ giữa hai người. (2)
Tháng 4-1931, Minh Khai bị bắt ở Hồng Kông, đến đầu năm sau thì được thả ra. Trong khi đó, Lý Thụy cũng bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Hồng Kông. Lý Thụy qua Quảng Châu, lên Thượng Hải, đáp tàu đi Vladivostok, rồi Moscow. Ngày 25-7-1935, tới Moscow khai mạc Đại hội Cộng sản Quốc tế. Phái đoàn đại diện đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu gồm có: Lê Hồng Phong, Quốc, Kao Bang, vợ Quốc và hai đại biểu khác từ Nam Kỳ và Ai Lao đến. (3)
Khi đến Moscow, Minh Khai khai báo lý lịch là đã có chồng, và mở ngoặc tên chồng là Lin. Lin là bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó. (4) Cũng theo nguồn tài liệu nầy, những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tới nhà ở tập thể của các cán bộ cộng sản cũng đều ghi hai vợ chồng Minh Khai, Lin cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng... (5)
Theo lời con gái của bà Vera Vasilieva (bà nầy là một nhân viên người Nga trong tổ chức Quốc tế Cộng Sản), kể cho nhà nữ sử học Sophia Quinn Judge (Hoa Kỳ), được ông Thành Tín viết lại trong “Về BaÔng Thánh”, thì trong thời gian diễn ra đại hội nầy, ông Lin (tức Hồ chí Minh) hay ghé lới nhà bà Vera Vasilieva thăm, và thư ờng đi cùng với
một phụ nữ Việt Nam tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi ở Moscow. (6)
Minh Khai học ở Viện Thợ thuyền Đông Phương tức trường Staline đến tháng 2-1937 thì về nước qua đường Pháp, đến Sài Gòn năm 1938. Năm 1940, Khai bị bắt, bị lên án tử hình, và bị bắn tại Hóc Môn năm 1941.
Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong (tức Lê Huy Doãn), và có với Phong một người con gái tên Lê Thị Hồng Minh, sinh năm 1939. Nhưng trước khi làm vợ Lê Hồng Phong, những tài liệu trong tờ khai lý lịch và những câu chuyện do bà Sophia Quinn Judge đưa ra cho thấy một thời Minh Khai
đã là vợ của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh. Nhà báo Thành Tín còn đi xa hơn nữa khi đặt câu hỏi biết đâu tên Hồ Chí Minh là kỷ niệm về Minh Khaị Ngoài ra ông Hồ còn lấy tên là T. Lan để viết một quyển sách tự truyện tựa đề là "Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện". Cũng theo tác giả Thành Tín, biết đâu chữ Lan cũng lấy từ Phan Lan, bí danh của Minh Khai khi ở Moscow. (7)
3. Đỗ Thị Lạc là ai?
Sau đại hội Moscow ngày 25-7-1935, Lê Hồng Phong (1902-1942) được Quốc tế Cộng sản gởi về nước hoạt động, còn Nguyễn Tất Thành (hay Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc) bị thất sủng và bị giữ lại ở Liên Xô cho đến cuối năm 1938, Thành được gởi về Trung Hoa dưới một tên mới là Hồ Quang, điều khiển ban Hải ngoại đảng Cộng Sản Đông Dương.
Đầu năm 1940, Lê Hồng Phong bị bắt ở Phan Thiết, đưa vào Sài Gòn, bị đày đi Côn đảo rồi chết ở ngoài đó năm 1942. (8) Trong khi đó, cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành bắt đầu sử dụng thông hành mang tên Hồ Chí Minh, ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (9)
Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (10) Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, và tổ chức hội nghị Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 (tháng 5-1941), đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm Tổng bí thư đảng, Hồ Chí Minh qua Trung Hoa tiếp tục hoạt động, đánh phá các cơ sở cách mạng không cộng sản, và kiếm cách xin Trung Hoa viện trợ. Cuối tháng 8-1942, Hồ bị chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ đến tháng 9-1943. (11)
Ra khỏi tù, Hồ luôn luôn kiếm cách lấy lòng các tướng quân Trung Hoa ở Liễu Châu như Trương Phát Khuê, Tiêu Văn. Lúc bấy giờ, phía Trung Hoa đang có sự hợp tác quốc cộng để chống Nhật. Tướng Tiêu Văn áp lực các tổ chức cách mạng Việt Nam hợp nhất với nhau. Dù bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội phản đối, Tiêu Văn vẫn cho tiến hành đại hội tại Liễu Châu ngày 28-3-1944
gồm đại biểu của tất cả các tổ chức chính trị Việt Nam. Các phe phái không cộng sản và cộng sản tranh luận gay gắt, nhưng cuối cùng cũng bầu ra được một ban chấp hành mới gồm có bảy ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết là Hồ Chí Minh, và ba ủy viên giám sát. (12)
Trong danh xưng mới, Hồ khéo léo ẩn mình, rất được Tiêu Văn tin cậỵ Hồ đề nghị Tiêu Văn cho mình về nước cùng một số cán bộ đã được Trung Hoa huấn luyện, và một số súng đạn, thuốc men và tiền bạc. Tiêu Văn đồng ý cho Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự Đại Kiều (gần Liễu Châu), cộng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944. (13)
Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy có Đỗ Thị Lạc tức "chị Thuần." Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin. Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Sử gia Trần Trọng Kim, trong sách “Một Cơn Gió Bụi” đã cho biết Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh. (14)
Do tình hình biến chuyển, Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS dưới bí danh Lucius vào tháng 3-1945. (15) Đầu tháng 5-1945,Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang), và bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử sau đó. Chuyện tình giữa Hồ với Đỗ Thị Lạc, cũng như với Minh Khai, Tăng Tuyết Minh bị giấu nhẹm, nên sau đó không còn dấu vết gì nữa.
4. Nông Thị Xuân, cô gái sơn cước:
Sau khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, đất nước bị chia hai, hòa bình được tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách về sức khỏe các nhân vật cao cấp, đã tuyển một phụ nữ thuộc "gia đình cách mạng" (16) tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, Hồ Chí Minh
đã khoảng 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổi. Sau vài tháng có thêm một em gái của cô Xuân tên là Vàng, và một em gái con cậu ruột là Nguyệt cũng được đưa theo. Cả ba được sắp đặt sinh sống trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, gần đường Quang Trung, Hà Nội. Thông thường, để giữ bí mật về mối quan hệ giữa Nông Thị Xuân và Hồ Chí Minh, chính bộ trưởng bộ Công an của chính phủ Hà Nội là Trần Quốc Hoàn đưa cô Xuân vào gặp ông Hồ, rồi sau đó chở về. Bà Xuân rất được ông Hồ ưa thích, và có với ông
Hồ một con trai năm 1956, đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng trước sau ông Hồ vẫn không cho bà Xuân vào ở phủ chủ tịch với ông, và không làm lễ cưới. Thế rồi bỗng nhiên "vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm [Hà Nội]. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng, đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn..." (17)
Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án, ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tức Phó thị trưởng), thì Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà từ ngày 6-2-1957, và cuối cùng đã giết bà Xuân ngày 11-2-1957 bằng cách đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngự Điều nầy chứng tỏ thẩm quyền tối cao về chính trị tại Hà Nội lúc đó, hoặc Hồ Chí Minh, hoặc Bộ Chính trị trung ươngđảng, hoặc cả hai bên, đã quyết định thanh toán bà Xuân khi bà nầy muốn công khai hóa mối liên hệ giữa bà với ông Hồ và đòi chính thức nhìn nhận đứa con, nên Trần Quốc Hoàn mới dám làm hỗn với bà Xuân trước khi giết. Người chứng kiến việc chị mình bị hãm hiếp và bị đem đi giết chết là cô Vàng cũng bị thủ tiêu khoảng ngày 2 hay 3-11-1957. (18)
Ở đây, có lẽ nên mở một dấu ngoặc để tìm hiểu vì sao Trần Quốc Hoàn, ủy viên bộ Chính trị, bộ trưởng bộ Nội vụ nắm giữ ngành công an là một bộ quan trọng trong chế độ cộng sản, quyền lực đầy đủ trong tay, dư điều kiện và phương tiện để hành lạc trác táng, lại hành xử lạlùng như vậy.
Trước hết, tuy được coi là lãnh tụ số một của chế độ cộng sản Hà Nội lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh không được các lãnh tụ khác cũng như bộ ha thực tâm kính trọng. Điều nầy được bộc lộ rõ nét trong những quan hệ riêng tư nội bộ mà dân chúng bên ngoài không được biết, ví dụ tuy bà Xuân đã từng là vợ của Hồ Chí Minh, Trần Quốc Hoàn vẫn xem thường và xài xễ cho bỏ ghét.
Cũng có thể việc xài xễ nầy bắt nguồn từ quan niệm dùng người hết sức tàn bạo của chế độ cộng sản: Đó là khi một người đã hết sử dụng được thì tuyệt đối không còn được chút lưu tình chút nào, và bị coi là một thứ công cụ vứt đi. Hồ Chí Minh quyết định thanh toán bà Xuân, cho Trần Quốc Hoàn muốn làm gì thì làm; hoặc Trần Quốc Hoàn biết bà Xuân sắp bị thanh toán, coi bà như một thứ đồ dùng, xài kẻo phí của trời.
Ngoài ra, hành vi của Trần Quốc Hoàn còn chứng tỏ một tâm lý kiêu hãnh và tự cao, lãnh tụ số một dùng được thì "ta" cũng dùng được, "ta" có thua gì lãnh tụ đâu?
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904-1979), bí danh Sao đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bàXuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận
Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung. (19)
Ngoài bốn nhân vật chính trên đây, theo tác giả Thành Tín tức cựu đại tá Bùi Tín của quân đội cộng sản Hà Nội, trong cuộc đời Hồ Chí Minh còn có một vài cuộc tình nhỏ như khi còn ở Paris, ông Hồ có một người tình tên là Marie Bière, lúc sang Hoa Nam, ông Hồ yêu bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai. Sau đây là lời Thành Tín viết về hai "Mối Tình Con" nầy của ông Hồ: "...Theo tài liệu ở Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Bière nào đó..."
Ở một đoạn khác, Thành Tín tiếp: "... Theo chị Sophia, có người kể với chị là ông Hồ còn có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu, khi gặp nhau ở Hoa Nam thời trẻ; ông cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Véra Vasiliéva. Chị Sophia kể rằng con gái bà Véra Vasiliéva nhớ lại rằng anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm..." (20)
Sau hiệp định Genève, trước vụ cô Xuân, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để điều hòa tâm sinh lý, giúp giữ gìn sức khỏe được tốt. Người ta chọn cho Hồ Chí Minh một nữ cán bộ trẻ đẹp là cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Thanh Hóa (21). Khi về Hà Nội gặp họ Hồ, cô Phương Mai đồng ý lấy ông Hồ với điều kiện là phải danh chánh ngôn thuận, nghĩa là phải làm lễ cưới công khai đàng hoàng. Ông Hồ và các cán bộ lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội cho rằng ông
Hồ không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn (?) nên cuối cùng việc cô Phương Mai không thành. Về sau, cô Phương Mai được đưa lên làm thứ trưởng bộ Thương binh trong chính phủ Hà Nội (22).
Qua các cuộc tình của Hồ Chí Minh, và nhất là qua sự kiện Nông Thị Xuân và Nguyễn Thị Phương Mai, người ta thấy rõ ông Hồ và cả đảng Cộng Sản Việt Nam muốn ông ta có cơ hội giải quyết sinh lý của một con người bình thường, nhưng không chịu công khai hóa một cách danh chánh ngôn thuận đời sống vợ chồng, nhắm tạo cho ông ta thành huyền thoại về một siêu nhân suốt đời sống cô đơn, hy sinh bản thân cho đại cuộc của đất nước.
Đó là chưa kể chính bản thân của ông Hồ là một người say mê công danh đến cùng tột, và sự say mê đó được thể hiện rõ qua việc đảng Cộng Sản đã in cả hàng chục triệu quyển sách để thần thánh hóa ông Hồ, mà ông vẫn chưa thỏa mãn.
Ông ta còn lấy những bút hiệu khác để viết sách tự đề cao mình. Đó làhai quyển “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch”, bút hiệu Trần Dân Tiên, và “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện”, bút hiệu T. Lan.
Các danh nhân trên thế giới viết hồi ký kể lại quá trình hoạt động của mình là chuyện bình thường. Trong hồi ký của họ, đôi khi họ cũng ca ngợi chính bản thân họ, nhưng vấn đề là họ tự đề tên thật và chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Ngược lại, Hồ Chí Minh giấu mình qua những tên khác để tự ca tụng mình. Dưới tên Trần Dân Tiên, ông Hồ đã mở đầu sách “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” như sau:
"Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lới thân thế của mình..."
Sau đó, ông Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh tự đề cao mình: "...Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi [?] nghe bình sinh của người được?..." (23)
Trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Sự Thật đã viết lời dẫn nhập như sau: "...Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ Tịch đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới..." (24)
Nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản sách vở kinh điển của Trung ương đảng Cộng Sản, không thể không biết rõ lai lịch của quyển sách, lý lịch của người viết. Nếu nhà xuất bản Sự Thật không biết sách của ai, hoặc tác giả chỉ là một nhà báo tầm thường không tên tuổi như Trần Dân Tiên hoặc T. Lan, thì chắc chắn không bao giờ sách được nhà xuất bản Sự Thật in ra. Do đó, chắc chắn nhà xuất bản Sự Thật biết Trần Dân Tiên và T. Lan là Hồ Chí Minh mới dám in hai quyển trên. Chẳng những được in trong nước, mà các sách nầy còn được nhà xuất bản Ngoại Văn dịch thành
nhiều thứ tiếng khác nhau để phát hành khắp các nước trên thế giới trong suốt cuộc chiến tranh từ 1960 đến 1975.
Đây không phải chỉ là ý đồ cá nhân của Hồ Chí Minh mà còn là chủ tâm của toàn đảng Cộng Sản Việt Nam nhắm suy tôn lãnh tụ, thần thánh hóa Hồ Chí Minh để đánh lừa chẳng những đồng bào Việt Nam ở trong nước, mà còn cả toàn thể dư luận thế giới trong thời gian chiến tranh trước đâỵ Trở lại chuyện vợ con của ông Hồ, ông ta cũng chỉ là một con người bình thường như mọi người, có vợ có con, nhưng lúc trẻ tham vọng trở thành lãnh tụ chính trị đã thúc đẩy ông chối bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha, và nhất là giấu kỹ tất cả những quan hệ tình cảm cá nhân, nhắm tự tạo cho mình hình ảnh của một lãnh tụ chính trị độc thân, trong sạch, hy sinh cá nhân để suốt đời tận tụy lo toan việc nước, nhắm lôi cuốn quần chúng đi theo đường lối cộng sản của ông ta.
Huyền thoại nầy rất cần thiết để xây dựng chế độ độc tài, nên ông Hồ và các đảng viên thân tín của ông càng ra sức gia công phát huy rộng rãi huyền thoại nầy cho những toan tính của đảng Cộng Sản. Nhưng một khi nhà lãnh tụ vong thân trong huyền thoại thì họ không còn được cuộc sống bình thường của con người, mà nhất nhất đều phải theo sự điều hành trong guồng máy của chủ nghĩa độc tài. Do đó, khi trở thành lãnh tụ nhà nước ở Hà Nội, ông Hồ muốn quyết định bất cứ việc gì, dù có tính cách riêng tư, cũng đều có ý kiến của bộ chính trị đảng Cộng Sản, tức là nhóm lãnh đạo chóp bu của
đảng Cộng Sản Hà Nội lúc bấy giờ. Vì thế mới có chuyện đảng Cộng Sản đi tìm phụ nữ cho Hồ Chí Minh thỏa mãn nhục dục, nhưng một khi các cô gái đòi chính thức hóa bằng hôn lễ công khai, thì lại thoái thác rằng "bác" không lấy vợ để lợi cho uy tín chính trị hơn.
Trong chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, không phải chỉ có một trường hợp điển hình là Hồ Chí Minh, mà có thể còn nhiều khuôn mặt khác nữa... Hiện tượng nầy cũng không phải chỉ riêng ở Việt Nam màlà một hiện tượng chung của thế giới cộng sản. Lý do chính là trong thế giới cộng sản không có cơ chế dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí; từ dó không có sự chế tài đối với các lãnh tụ và các lãnh tụ vượt ra ngoài vòng dư luận, muốn làm gì thì làm, không sợ sự phê bình của dân chúng.
Điều nầy đưa đến nhiều hậu quả tai hại rộng lớn và lâu dài cho đất nước, khiến đất nước càng ngày càng đi xuống thê thảm như tình trạng Việt Nam ngày naỵ
Chú Thích:
1. Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tt. 63, 145. Báo Tuổi Trẻ của Thành đoàn Thanh niên CSHCM thành phố Hồ Chí Minh (tức Sài Gòn cũ) đã trích đăng lới tài liệu của Daniel Hémery trong số báo ngày 18-5-1991. Tổng biên tập báo nầy lúc đó là bà Kim Hớnh liền bị kiểm điểm và bị mất chức.
2. Thành Tín, Về ba ông thánh, 1995, California, tr. 150. Lược dịch và giới thiệu kết quả nghiên cứu của nhà nữ sử học Hoa Kỳ Sophia Quinn Judge. Theo Thành Tín, bà Sophia Quinn Judge là nhà sử học Hoa Kỳ, đã nghiê n cứu hồ sơ mật của Quốc tế cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ, tìm ra một số tài liệu mới về Hồ Chí Minh, và đã công bố kết quả nghiên cứu tới đới học Yale (Hoa Kỳ), và trong một cuộc họp về tài liệu lịch sử ở Aix-en-Provence (Pháp) năm 1995.
3. Thành Tín, sđd. tr. 151. Thành Tín dựa vào danh sách trong một lá thư từ văn phòng cộng sản ở Hồng Kông gởi về Moscou ghi danh sáu đại biểu phái đoàn Đông Dương về dự đại hội của cộng sản quốc tế năm 1935. Kao Bang là Hoàng Văn Nọn tức Tú Huy hay Văn Tân.
4. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Nxb. Văn Hóa, Houston, 1997, tr. 380. Thành Tín, sđd. tr.151.
5. Thành Tín, sđd. tr. 136.
6. Thành Tín, sđd. tr. 151.
7. Thành Tín, sđd. tr. 152.
8. Chính Đạo, sđd. tr. 208.
9. Chính Đạo, sđd. tr. 161. Theo Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, Thành mang tên Hồ Chí Minh từ ngày 13-8-1942, nhưng theo một tác giả Trung Hoa, ông King C. Chen, trong sách Vietnam and China, 1938-1954, Princeton Univ Press, Princeton, 1969, tr. 56-57, thì Hồ Chí Minh bị bắt năm 1942 tới Liễu Châu vì một giấy thông hành đã quá hạn được cấp năm 1940 mang tên Hồ Chí Minh.
10. Stanley Karnow, Vietnam a History, The Viking Press, New York 1983, tr. 126. Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2: 1925-1945, tr. 258.
11. Chính Đạo, sđd. tr. 283.
12. Chính Đạo, sđd. tr. 301. Bảy uy viên chính thức là: Trương Bội Công, Trương Trung Phụng (QĐD), Trần Báo (QĐD), Bồ Xuân Luật (Phục Quốc), Nghiêm Kế Tổ (QĐD), Lê Tùng Sơn (Giải Phóng, Côn Minh), và Trần Đïình Xuyên. Ba uỷ viên kiểm soát là: Nguyễn Hải Thần (Đồng Minh Hội), Vũ Hồng Khanh (QĐD), và Nông Kính Du (Phục Quốc). Trương Bội Công tên thật là Trương Bội Hoàng, được giới hoạt động cách mạng ở Trung Hoa lúc đó kính trọng nên gọi là "Công." Trương Bội Hoàng là phụ thân
của Trương Tử Anh, lãnh tụ của Đại Việt Cách Mạng Đảng.
13. Các tác giả ghi khác nhau ngày Hồ về tới Pắc Bó. Tài liệu đảng CSVN nói tháng 7-1944, tài liệucủa King C. Chen viết là 25-9- 1944, tài liệu tình báo Mỹ ghi tháng 11-1944.
14. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn, 1969, tr. 75.
15. Đầu năm 1945, giới chỉ huy quân sự Hoa Kỳ tới Trung Hoa không tin tưởng ở Hồ dầu Việt Minh đãcứu một phi công Mỹ bị bắn hạ ơ Cao Bằng cuối năm 1944 và Hồ đưa sang Quảng Tây trả lại cho giới chức Mỹ, đồng thời Hồ đã dịch truyền đơn cho Mỹ. Khi Nhật đảo chánh ở Đông Dương (9-3-1945), các giới chức Mỹ đổi thái độ, đồng ý hợp tác với Hồ để Hồ cung cấp tin tức hoạt động của Nhật ở Đông Dương, và ngược lại Mỹ cung cấp thuốc men, vũ khí cho người của Hồ. Ngày 17-3-1945, Hồ gặp CharlesFenn, một sĩ quan của Sở tình báo chiến lược (Office of Strategic Services: OSS), Fenn đặt bí danh cho
Hồ là Lucius. Trong tiếng Latin, Lucius là tên đàn ông, Lucia là tên phụ nữ; cả hai tên nầy do chữ "Lux" mà ra. "Lux" nghĩa là "ánh sáng." (Có thể Fenn đặt tên nầy cho họ Hồ vì họ Hồ tên Minh, có nghĩa là sáng.)
16. Tới Việt Nam, từ nửa thế kỷ nay, xuất hiện cụm từ "gia đình cách mạng" tức là những gia đình có công đóng góp với hoạt động của cộng sản về nhân lực (có con vào đảng, đi bộ đội, che giấu đảng viên, nuôi quân...) hoặc tài lực (tài sản, nhà cửa, thực phẩm, tiền bạc mua thuốc men, vũ khí...).
17. Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi kýÏ chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 607. Về vụ bà Xuân, xin xem Đêm giữa ban ngày tt. 605-609, và nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997, bài "Thêm vài mẫu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh", của Nguyễn Minh Cần, tt. 33-40. Theo Vũ Thư Hiên, cô Xuân họ Nông, nhưng theo Nguyễn Minh Cần, cô Xuân họ Nguyễn. Theo Thao Thức,"báo chui" trong nước, số 3 tháng 6-1998, bà Xuân họ Nông.
Báo Thao Thức còn nhắc đến một phụ nữ Trung-Hoa có con với ông Hồ, nhưng không cho biết danh tánh cụ thể để kiểm chứng. (Thao Thức, tháng 3-1998, rút từ Internet).
18. Nguyễn Minh Cần, báo đd. tt. 37-38.
19. Nguyễn Minh Cần, báo đd. tr. 38.
20. Thành Tín, sđd. tt. 149, 152.
21. Theo hệ thống tổ chức của đảng Cộng Sản Việt Nam, ở mỗi tỉnh có một ủy ban đảng hay tỉnh ủy. Tỉnh ủy do một bí thư đứng đầu và một số tỉnh ủy viên tuỳ theo số lượng đảng viên trong tỉnh.
22. Nguyễn Minh Cần, báo đd. tt. 36-37.
23. Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, in lần thứ hai, 1976, tt 7 và 9. Ngày nay, trong các thư viện trong nước, khi tra cứu về tác giả Trần Dân Tiên hay T. Lan, thư mục ghi rõ: "Xin xem chủ tịch Hồ Chí Minh."
24. Trần Dân Tiên, sđd. tr. 5.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 045
HOÀNG QUỐC KỲ * ÔNG HỒ KHÔNG VỢ
Hồ Không Vợ
Hoàng Quốc Kỳ
Trong một buổi nói chuyện với sinh viên trường đại học bách khoa Hà Nội cuối năm 1957, Hồ ra cái điều thành
khẩn :
"Bác có 2 tật xấu các cháu không nên bắt chước. Một
là hút thuốc. Hai là không lấy vợ"
Phải rồi ! Cậu Cong tức Minh râu, tục gọi là Hồ chưa
hề thọc tay kýỹ giấy giá thú bao giờ. Thế nhưng hắn ta nổi tiếng là một tên chơi chạy. Cuộc đời tình ái công khai của hắn bắt đầu từ cuối năm 1923 khi hắn bước chân vào trường công nhân phương đông ở Mạc Tư Khoa, một trường chuyên đào tạo những tên đồ tể cho phong trào cộng sản khắp thế giới. Trình độ đa số học viên trường ấy chỉ ở bậc tiểu học, có nhiều tên mới thoát nạn mù chữ Quốc ngữ mà TÔI TỪNG GẶP VÀ NÓI CHUYỆN, nhưng bọn Trung Cộng muốn lấy le bèn dịch cái tên trường đó nguyên văn tiếng Nga là TRƯỜNG CÔNG NHÂN PHƯƠNG ĐÔNG ra thành HỌC VIỆN ĐÔNG HƯƠNG. Có tên còn trơ tráo gọi là ĐẠI HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Bọn Việt cộng liền bắt chước, cũng khoe nhặng lên là chúng tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÔNG PHƯƠNG. Trần Phú, Nguyễn văn Cừ, Nguyễn thị Minh Khai, Lê Hồng Phong học lớp mấy? biết được nửa chữ Nga không? Mọi người đều rõ. Với mục tiêu chiến lược dài hạn nhằm xích hóa toàn thế giới, đại đế quốc Nga Sô đã huấn luyện 1 đội nữ KGB lành nghề để mồi chài chính trị gia các nước đến thụ huấn cái trường ấy nhằm biến chúng thành 1 lũ tay sai. Ulbricht, 1 thời là tổng bí thư đảng cộng sản Đông Đức, Tsedenbal, 1 thời là tổng bí thư đảng cộng sản Mông Cổ, đều lấy vợ Nga. Hạng tép riu như Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng bộ giáo dục Hà Nội từ1955 cũng có vợ Nga. Đó là những tên chịu chơi. Còn những tên chơi chịu, khi bị gài KGB cái, chúng cũng chơi. Nhưng chơi đã rồi chạy. Hồthuộc loại này. Hắn từng có 1 em bồ Nga lắm thịt nhiều mỡ. Nhờ chính sách "mỹ nhân kế" này mà sau thế chiến thứII, đế quốc Nga Sô đã thôn tính và sát nhập 1 cách hết sức êm thắm 15 quốc gia và hơn 10 vùng tự trị mênh mông vào phần đất của mình, dưới tên gọi là Liên Bang Xô Viết, mặc cho hàng trăm triệu dân ở các xứ ấy vô cùng phẫn nộ. Nhưng biết làm sao bây giờ, một khi mà lãnh tụ của họ đã cưới nữ tình báo của Nga làm vợ. Trong thời gian ở Tàu, lấy cớ cần người liên lạc canh gác cho hoạt động bí mật, đi tới đâu Hồ cũng kều theo vài nữ "liên lạc viên". Chơi gái sành như hắn mà cũng có khi bị bể, chỉ vì cái tật si tình vớ vẩn. Khi từ Trung Hoa mò về hang Pắc Bó, gia tài của Hồ chẳng có gì ngoài cái va-ly nhỏ bằng mây đan có khóa cẩn thận.Đó là vật bất ly thân. Đi đâu hắn cũng xách theo kè kè. Tối đi ngủ, hắn đặt chiếc va-ly cạnh mình. Người chung quanh thấy rất làm lạ, nhưng đâu có ai dám hó hé hỏi han gì. Một buổi chiều hè, nhân lúc Hồ lảng vảng ngoài vườn rau, 3 thằng cháu ác ôn Giáp, Chinh, Đồng bèn cạy khoá mở chiếc valy ra để xem trộm, thấy bên trong có mấy quyển sổ tay và 1 chiếc giày đàn bà Tàu bằng vải đen. Chưa kịp hành động gì thêm thì Hồ vào bắt gặp quả tang, quát tháo ầm ĩ. Về sau 3 đứa kể chuyện lại :
-
Chưa bao giờ chúng tôi thấy bác giận dữ đến thế ! Bí mật đã lộ tẩy rồi
thì phải tìm cách lấp liếm. Thông thường đã vụng chèo thì phải khéo
chống.Đằng này Hồ đã vụng chèo, lại khéo chống nốt. Hắn biện bạch xằng
bậy : - Chiếc valy này là của đồng chí nữ liên lạc viên Tàu >tặng
bác. Hồi bác hoạt động bí mật bên Trung quốc, 1hôm bị bọn lính Tưởng
vây, đồng chí ấy bảo bác rẽ sang 1 lối, còn đồng chí ấy rẽ sang lối khác
để nhử bọn lính đuổi theo mình. Đến 1 con sông lớn, đồng chí ấy nhảy
xuống nước tự tử để khỏi rơi vào tay giặc, vừa để bảo toàn trinh tiết,
vừa để bảo toàn bí mật của đảng. Sau khi thoát nạn, bác ra chỗ bờ sông
thì bắt gặp chiếc giày vải này nên giữ làm kỷ niệm. AÙi chà nghe cứ như
chuyện xi nê. Chả cần phải có nhiều kinh nghiệm, người ta cũng thấy
ngay sự chống chế rất vụng về của Hồ. Trong sự giao tiếp hàng ngày tặng
đồ vật cho nhau là chuyện thường. Riêng Hồ, có lẽ hắn cũng đã từng nhận
biết bao kỷ vật của kẻ khác. Đâu có sao. Nhưng lạ một điều là hắn không
lưu giữ mà mang kè kè những kỷ vật ấy bên mình như chiếc valy bằng mây
kia. Còn chiếc giày bị tụt khỏi chân trong khi chạy trối chết là 1 biểu
tượng của sự hy sinh cao cả của 1 đảng viên
dám xả thân chết cho lý tưởng cộng sản thì nó là kỷ vật chung của lịch sử đấu tranh của đảng, sao Hồ lại bí mật giữriêng ??? Ấy thế mà không hiểu vì sao sau khi Hồ chết, trong viện bảo tàng HCM, thiên hạ thấy chiếc valy mây cũ kỹ ấy mở nắp, chứ không khóa kín như khi hắn còn sống, nhưng bên trong thì lại có 1 bộ quần áo nâu bạc màu với 1 chiếc khăn mặt Nam Định trắng đã sờn nhằm quảng cáo cuộc đời giản dị của "bác". Những người biết rõ cái dĩ vãng bê bối của Hồ đã cố công tìm kiếm mãi chẳng thấy mấy cuốn sổ tay và chiếc giày đàn bà Tàu đâu cả. Tới đây thì Hồ lộ nguyên hình là 1 tên si tình vớ vẩn kiêm nghề nói phét vụng dại rồi đấy. Nếu đúng nhưhắn dẫn giải thì ngoài những ýỹ nghĩa cao đẹp trên kia, chiếc giày vải còn là biểu tượng của mối tình hữu nghịgiữa hai dân tộc Việt-Hoa và tình đồng chí chiến đấu giữa 2 đảng cộng sản anh em. Sao Hồ lại vất nó đi mà khôngđê? vào viện bảo tàng ? Hay sợ để chiếc giày ấy vào rồi các "đồng chí Trung Quốc" nhổ vào cái bản mặt xạo ? Chơi gái của người ta bị ba thằng cháu ác ôn phát giác, rồi còn bịa ra chuyện hoang đường về nữ đồng chí liên lạc viên hy sinh vì nhiệm vụ, vì lý tưởng cộng sản nữa. Thật, trên đời này chưa thấy chèo chống loạng quạngnhư Hồ chí Minh. Càng biện bạch càng lòi đuôi. Ấy là chưabàn đến cái chi tiết "tự tử để bảo toàn trinh tiết" đấy nhé. Làm liên lạc viên ăn bờ ngủ bụi với cán bộ kiểu "bác Hồ" liệu có còn trinh tiết không để mà bảo toàn, hở trời ? Mà người ta nói cho Hồ biết hồi nào, là người ta tự tử còn để "bảo toàn bí mật của đảng" ?
Phục tài phịa của chú rồi, chú Cong ạ !dám xả thân chết cho lý tưởng cộng sản thì nó là kỷ vật chung của lịch sử đấu tranh của đảng, sao Hồ lại bí mật giữriêng ??? Ấy thế mà không hiểu vì sao sau khi Hồ chết, trong viện bảo tàng HCM, thiên hạ thấy chiếc valy mây cũ kỹ ấy mở nắp, chứ không khóa kín như khi hắn còn sống, nhưng bên trong thì lại có 1 bộ quần áo nâu bạc màu với 1 chiếc khăn mặt Nam Định trắng đã sờn nhằm quảng cáo cuộc đời giản dị của "bác". Những người biết rõ cái dĩ vãng bê bối của Hồ đã cố công tìm kiếm mãi chẳng thấy mấy cuốn sổ tay và chiếc giày đàn bà Tàu đâu cả. Tới đây thì Hồ lộ nguyên hình là 1 tên si tình vớ vẩn kiêm nghề nói phét vụng dại rồi đấy. Nếu đúng nhưhắn dẫn giải thì ngoài những ýỹ nghĩa cao đẹp trên kia, chiếc giày vải còn là biểu tượng của mối tình hữu nghịgiữa hai dân tộc Việt-Hoa và tình đồng chí chiến đấu giữa 2 đảng cộng sản anh em. Sao Hồ lại vất nó đi mà khôngđê? vào viện bảo tàng ? Hay sợ để chiếc giày ấy vào rồi các "đồng chí Trung Quốc" nhổ vào cái bản mặt xạo ? Chơi gái của người ta bị ba thằng cháu ác ôn phát giác, rồi còn bịa ra chuyện hoang đường về nữ đồng chí liên lạc viên hy sinh vì nhiệm vụ, vì lý tưởng cộng sản nữa. Thật, trên đời này chưa thấy chèo chống loạng quạngnhư Hồ chí Minh. Càng biện bạch càng lòi đuôi. Ấy là chưabàn đến cái chi tiết "tự tử để bảo toàn trinh tiết" đấy nhé. Làm liên lạc viên ăn bờ ngủ bụi với cán bộ kiểu "bác Hồ" liệu có còn trinh tiết không để mà bảo toàn, hở trời ? Mà người ta nói cho Hồ biết hồi nào, là người ta tự tử còn để "bảo toàn bí mật của đảng" ?
Trong những ngày trôi giạt ở Côn Minh, khi tá túc trong dinh thự của
tướng Lùng Văn - chúa tể tỉnh Vân Nam. Hồlại lăng nhăng với 1 phụ nữ
Trung Hoa khác. Lùng Văn có biết, song y tảng lờ như không, cứ để cho Hồ
tự do ăn vụng, 1 kiểu cho "thiếu nợ" rất thâm độc để rồi con nợ sẽphải
trả nợ mãi không dứt. Sau 36 năm xa xứ, tháng 12-1941 Hồ về Cao Bằng.
Rúc trong hang Pắc Bó được đúng 1 năm rưỡi, hắn chịu hết nổi cảnh khổ
cực. Lại thấy thèm cơm Tàu, gái tơ nên tháng 8-1942 hắn xí gạt bộ hạ : -
Các chú ở nhà lo công việc để bác sang Trung Hoa cầu viện Tưởng Giới
Thạch. Thật là tiếu lâm. Hồ lạ gì Tưởng Giới Thạch, 1 con người quyết
chống Cộng đến hơi thở cuối cùng thìlàm sao hắn có thể xin được sự trợ
giúp. Nhưng cùng đường, hắn cứ nới bừa lý do thật vô lý để đi đớp hít
cho sướng thân. Thế rồi trời bất dung gian đảng.
Hồ vừa đặt chân vào biên giới Trung Hoa đã bị lính của Tưởng thộp cổ dắt đi lòng vòng "tựa trâu bò" nhưchính hắn thú nhận trong tập thơ Nhật Ký trong Tù và bị tống giam hơn 1 năm trời. Đi cầu viện Tưởng mà bi. Tưởng bỏ tù ? Rõ ràng cái mặt phét lác. Cuối năm 1943 thoát tù, hắn vội vàng trốn ngay về Cao Bằng. Ngồi chưa nóng đít, hắn lại mò sang Vân Nam.
Hồ vừa đặt chân vào biên giới Trung Hoa đã bị lính của Tưởng thộp cổ dắt đi lòng vòng "tựa trâu bò" nhưchính hắn thú nhận trong tập thơ Nhật Ký trong Tù và bị tống giam hơn 1 năm trời. Đi cầu viện Tưởng mà bi. Tưởng bỏ tù ? Rõ ràng cái mặt phét lác. Cuối năm 1943 thoát tù, hắn vội vàng trốn ngay về Cao Bằng. Ngồi chưa nóng đít, hắn lại mò sang Vân Nam.
Đệ
tam quốc tế không có ở Vân Nam. Liên Xô cũng không. Mao không Tưởng
không. Thì hắn sang đó để làm gì. Thế là hai năm rõ mười, lần này thì
hết đường chối cãi rồi nhé. Ở đó có quan thầy Lùng Văn cung phụng đủ
thứ, từ rượu ngon cho đến gái đẹp. Khi đã tàm tớm chán chê rồi, cuối năm
1944 hắn mới chịu về lới Cao Bằng. Lới 1 bận khác ở Hà Nội, không hiểu
có hậu ý gì màHồ khoe với các cháu đoàn viên thanh niên: - Dạo ở Trung
quốc, bác có đem lòng yêu 1 nữ bác sĩ.Bác cũng đã tính đến chuyện trăm
năm. Song không may, người ấy qua đời trước ngày cưới. Hồ có nhiều bản
kịch xi-nê thật giật gân. Chi tiết này không thấy các đồng chí Trung
cộng của hắn đá động tới khiến người ta nghi ngờ hắn nói khoác giật le.
Vì xưa nay chưa nghe có 1 nữ trí thức nào lại đi yêu 1 kẻ ngoại nhân
nghiện ngập, cả đời không được cắp sách đến trường, trừ cái lò sản xuất
ra đồ tể ở Mạc Tư Khoa mà đế quốc Nga Sô gọi bừa là trường Công Nhân
Phương đông. Sau ngày rời bo? Việt Bắc về Hà Nội, nhân khi Hồ vui vẻ.
Giáp, Chinh, Đồng giở trò mai mối. Chúng nó dỗ ngọt lão già :
- Suốt
cuộc đời bác hy sinh đã nhiều. Bây giờ việc nước đã nhẹ đôi phần. Chúng
cháu nhận thấy bác nên lập gia đình. Đành biết rằng mọi sinh hoạt của
bác đãcó cần vụ (bồi bếp) phụ trách, song không thể nào hơn 1 người vợ
lo cho chồng được. Nhất là lúc đêm hôm đau yếu. Hồ vẫn im lặng nghe.
Thấy thế 3 đứa hót tiếp:
- Chúng cháu nghĩ, đồng chí Thập hoàn toàn về mọi mặt,lập trường chính trị vững vàng, tuổi đảng cao, tư cách tốt, rất phù hợp với bác, có thể chăm sóc bác chu đáo để bác tập trung tư tưởng lo việc nước.Tới đây, Hồ cười nhạt, lên giọng mô phạm :
- Bác già rồi,lấy vợ làm gì. Các chú không phải lo cho bác..Không hiểu 3 thằng cháu ác ôn có thâm ý gì ? Định xỏ bác của chúng chăng ? Một tên chơi xẩm, chơi đầm xả láng như Hồ mà dám đi gán cho mụ mười Thập, con mẹ nạ dòng mặt phèn phẹt như cái mẹt đựng hành, bị lính kín Pháp dần nát bấy cả lục phủ ngũ tạng, 1 rổ bụng bầy nhầy, ăn cái gìđi nguyên xi cái ấy bởi uống quá nhiều thuốc trụ sinh nên bộ máy tiêu hóa đã hư hỏng hoàn toàn. Thế thì làm gì mà Hồ chẳng lắc đầu ngoay ngoảy. Thử tiến cử 1 em nõn nà, mặt còn măng sữa xem, Hồ có cười cầu tài mà vui vẻ vội vã vơ vào không.
Đầu đuôi câu chuyện mối lái ấy có người đổ tới già Mười. Mười là 1 dân cày nghèo ở xứ Quảng. Dưới con mắt Mác Xít, Mười được dán nhãn hiệu cố nông là tầng lơp nằm sát đáy xã hội. Cái chòi trang trống trên hở dưới vài cái niêu cái bát mẻ và cái quần xà lỏn tổ đỉa luôn luôn dính trên người là tất cả gia tài của y. Mùa Thu năm 1945, không 1 chút luyến tiếc Mười vất bỏ cả cái tài sản ấy để đi theo cách mạng. Năm 1954 tập kết ra Bắc, y được Hồ cho vô chủ tịch phủ hầu nước. Dĩ nhiên là Mười thương yêu và trung thành với Hồ cho tới chết,nếu không muốn trở về mái nhà tranh xưa nằm trên đất ẩm ướt mà ngủ. Theo cách mạng, Mười được ở nhàngói, dù là nhà bồi. Nhiệm vụ lại rất nhẹ nhàng, chỉ 1 việc bóp vú.
Trong khu vườn chủ tịch phủ có nuôi 10 con bò và 10 con
dê cái của tên giặc râu xồm Castro gửi tặng "để đồng chí HCM bồi dưỡng sau những ngày cách mạng gian khổ" Hiển nhiên, Hồ không thể nhào ra sân ôm vú bò vú dê mà bú.Thế nên cần phải có già Mười. Hàng ngày, y phải vắt sữa mang vào và canh chừng coi Hồ có uống đủ hai lít theo lệnh của bộ chính trị đề ra không. Vì thương bác, ngày nào Mười cũng ép bác uống vượt chỉ tiêu. Rồi y còn thái vài củ nhân sâm Cao Ly to bằng ngón chân cái bỏ vào phích nước sôi. Đồ uống của Hồ chỉ giản dị (!) thế thôi.Trước khi đi ngủ, Mười còn dâng hắn 1 chén thuốc Bắc do Mao tặng. Không biết gồm những vị gì mà khi uống vào người cứ nóng bừng lên. Bọn cán bộ ở bô. Ngoại giao và bô. Ngoại thương đứa nào cũng cố sao chép cho được toa thuốc đó để mỗi khi xuất ngoại, thể nào cũng ghé qua Bắc Kinh hốt lấy vài thang về uống, hy vọng kiếm tí con trai nối dõi.
Đời sống cùng cực ở miền Bắc đã giết chết sinh lực con người từ trước tuổi 40 cho nên lũ cháu của Hồmới cần đến thứ "thần dược" mà chúng đặt cho cái tên ngộ nghĩnh là "toa thuốc bác Mao tặng bác Hồ". Mãi rồi mấy ông lang ở hiệu thuốc Bắc đường Dương Phú Chỉnh giữa thủ đô Bắc Kinh thuộc làu. Mỗi khi thấy cán bô. VN vào, chìa toa thuốc ra là họ cười, khoát tay ra hiệu bảo cất đi và họ hốt đúng y thứ thuốc trong toa. Hồ tẩm bổ như thế , thảo nào khi đã ngoài 70, râu tóc bớc trắng mà da dẻ vẫn hồng hào chưa có qua 1 vết nhăn. Và ngày nào Giáp Đồng Chinh cũng bắt gặp các cháu 6-7 tuổi ngồi ngọ nguậy trong lòng bác mà nhai kẹo. Ba thằng cháu ác ôn đâm hoảng, mới nảy ra cái ýỹ định mai mối để bác của chúng có nơi có chỗ đàng hoàng mà tuôn bớt chất thừa thãi ra. Chẳng biết Mao và Castro vô tình hay có ý gì. Đã biết Hồ không vợ mà còn biếu xén toànnhững chất cường dương thế thì khác nào bẫy đồng chícủa mình vào vòng dâm ô tội lỗi.
Chuyện mèo mỡ của Hồ mới lộ ra sơ sơ có thế, ta hãy tạm gác lại đó, chờ hồi sau để biết thêm về 1 con người khoái tự xưng là thánh sống.
Còn việc hút sách, Hồ khuyên giới trẻ chừa thuốc, vì
hút thuốc vừa tốn tiền vừa có hại cho sức khoẻ. Đó là lýỹ do hắn dẫn chứng. Nhưng trong thâm tâm, hắn sợ bọn trẻ nghiện rồi dễ sinh chứng này tật nọ. Trong cái xã hội bần cùng mà cơm rau đã vô cùng chật vật thì lấy đâu ra tiền để mua thuốc lá ? Không có tiền, ắt chúng phải xoay. Xoay cái gì ? Tài sản nhà nước. Xa hơn nữa, Hồlường được mọi tai hại khủng khiếp hơn do nghiện ngập sinh ra mà bản thân hắn từng trải qua, như làm mật thám cho giặc để có tiền hút sách.
Khuyên người thì thế, song với bản thân mình thì Hồ chẳng những không hề kiêng khem, mà còn hút thả giàn. Mỗi ngày Hồ chỉ tốn vài que diêm để đốt thuốc sau khi ngủ dậy, còn thì ắn mồi hết điếu này sang điếu khác cho tới khi đi ngủ. Thỉnh thoảng già Mười mang 1 gói Trung Hoa. Bài hay Đại Tiền Môn là 2 loại thuốc thơm hảo hạng của Trung Quốc dúi cho bạn bè thân tín thì được anh em hỏi lấy lệ :
- Sao anh Mười không để hút ? Cho anh em làm gì ?
- Từ nhỏ tới lớn tui đâu có hút thuốc. Tui mà ghiền thìai giao cho tui công tác này.
- Anh cho anh em như thế này, lỡ bác biết làm sao ?
Già Mười hạ giọng nói khẽ như đang bàn chuyện quốc
cấm:
- Thuốc này bác Mao gởi biếu bác. Hàng tháng đều có
một chuyến bay đặc biệt từ Bắc Kinh mang sang nào là sâm Cao Ly, thuốc Bắc, thuốc lá thơm, táo, lê, nho khô, bánh kẹo lỉnh kỉnh. Bác chỉ giữ lại sâm, thuốc Bắc và 1 ít thuốc lá. Còn ba cái đồ ăn bác chia hết cho mấy ông ủy viên BCT. Mà ông già hổng có hút thuốc Trung quốc đâu. Giữ lại vài gói để tiếp khách thôi. Ông hút cái thứ thuốc gì mà tui hổng biết tên. Thứ đó mua ở bên Tây lận. Thành ra lâu lâu tui phải hốt ba cái Trung Hoa Bài, Đại Tiền Môn giục vô thùng rác. Thấy uổng quá, đem ra cho anh em hút chơi. Mình thì nghiện ngập be bét, lại khuyên người khác chừa thuốc, có khác nào một tên kẻ cướp răn người lương thiện. Hồvẫn thích làm giáo dục theo kiểu đó.
Hoàng Quốc Kỳ
- Chúng cháu nghĩ, đồng chí Thập hoàn toàn về mọi mặt,lập trường chính trị vững vàng, tuổi đảng cao, tư cách tốt, rất phù hợp với bác, có thể chăm sóc bác chu đáo để bác tập trung tư tưởng lo việc nước.Tới đây, Hồ cười nhạt, lên giọng mô phạm :
- Bác già rồi,lấy vợ làm gì. Các chú không phải lo cho bác..Không hiểu 3 thằng cháu ác ôn có thâm ý gì ? Định xỏ bác của chúng chăng ? Một tên chơi xẩm, chơi đầm xả láng như Hồ mà dám đi gán cho mụ mười Thập, con mẹ nạ dòng mặt phèn phẹt như cái mẹt đựng hành, bị lính kín Pháp dần nát bấy cả lục phủ ngũ tạng, 1 rổ bụng bầy nhầy, ăn cái gìđi nguyên xi cái ấy bởi uống quá nhiều thuốc trụ sinh nên bộ máy tiêu hóa đã hư hỏng hoàn toàn. Thế thì làm gì mà Hồ chẳng lắc đầu ngoay ngoảy. Thử tiến cử 1 em nõn nà, mặt còn măng sữa xem, Hồ có cười cầu tài mà vui vẻ vội vã vơ vào không.
Đầu đuôi câu chuyện mối lái ấy có người đổ tới già Mười. Mười là 1 dân cày nghèo ở xứ Quảng. Dưới con mắt Mác Xít, Mười được dán nhãn hiệu cố nông là tầng lơp nằm sát đáy xã hội. Cái chòi trang trống trên hở dưới vài cái niêu cái bát mẻ và cái quần xà lỏn tổ đỉa luôn luôn dính trên người là tất cả gia tài của y. Mùa Thu năm 1945, không 1 chút luyến tiếc Mười vất bỏ cả cái tài sản ấy để đi theo cách mạng. Năm 1954 tập kết ra Bắc, y được Hồ cho vô chủ tịch phủ hầu nước. Dĩ nhiên là Mười thương yêu và trung thành với Hồ cho tới chết,nếu không muốn trở về mái nhà tranh xưa nằm trên đất ẩm ướt mà ngủ. Theo cách mạng, Mười được ở nhàngói, dù là nhà bồi. Nhiệm vụ lại rất nhẹ nhàng, chỉ 1 việc bóp vú.
Trong khu vườn chủ tịch phủ có nuôi 10 con bò và 10 con
dê cái của tên giặc râu xồm Castro gửi tặng "để đồng chí HCM bồi dưỡng sau những ngày cách mạng gian khổ" Hiển nhiên, Hồ không thể nhào ra sân ôm vú bò vú dê mà bú.Thế nên cần phải có già Mười. Hàng ngày, y phải vắt sữa mang vào và canh chừng coi Hồ có uống đủ hai lít theo lệnh của bộ chính trị đề ra không. Vì thương bác, ngày nào Mười cũng ép bác uống vượt chỉ tiêu. Rồi y còn thái vài củ nhân sâm Cao Ly to bằng ngón chân cái bỏ vào phích nước sôi. Đồ uống của Hồ chỉ giản dị (!) thế thôi.Trước khi đi ngủ, Mười còn dâng hắn 1 chén thuốc Bắc do Mao tặng. Không biết gồm những vị gì mà khi uống vào người cứ nóng bừng lên. Bọn cán bộ ở bô. Ngoại giao và bô. Ngoại thương đứa nào cũng cố sao chép cho được toa thuốc đó để mỗi khi xuất ngoại, thể nào cũng ghé qua Bắc Kinh hốt lấy vài thang về uống, hy vọng kiếm tí con trai nối dõi.
Đời sống cùng cực ở miền Bắc đã giết chết sinh lực con người từ trước tuổi 40 cho nên lũ cháu của Hồmới cần đến thứ "thần dược" mà chúng đặt cho cái tên ngộ nghĩnh là "toa thuốc bác Mao tặng bác Hồ". Mãi rồi mấy ông lang ở hiệu thuốc Bắc đường Dương Phú Chỉnh giữa thủ đô Bắc Kinh thuộc làu. Mỗi khi thấy cán bô. VN vào, chìa toa thuốc ra là họ cười, khoát tay ra hiệu bảo cất đi và họ hốt đúng y thứ thuốc trong toa. Hồ tẩm bổ như thế , thảo nào khi đã ngoài 70, râu tóc bớc trắng mà da dẻ vẫn hồng hào chưa có qua 1 vết nhăn. Và ngày nào Giáp Đồng Chinh cũng bắt gặp các cháu 6-7 tuổi ngồi ngọ nguậy trong lòng bác mà nhai kẹo. Ba thằng cháu ác ôn đâm hoảng, mới nảy ra cái ýỹ định mai mối để bác của chúng có nơi có chỗ đàng hoàng mà tuôn bớt chất thừa thãi ra. Chẳng biết Mao và Castro vô tình hay có ý gì. Đã biết Hồ không vợ mà còn biếu xén toànnhững chất cường dương thế thì khác nào bẫy đồng chícủa mình vào vòng dâm ô tội lỗi.
Chuyện mèo mỡ của Hồ mới lộ ra sơ sơ có thế, ta hãy tạm gác lại đó, chờ hồi sau để biết thêm về 1 con người khoái tự xưng là thánh sống.
Còn việc hút sách, Hồ khuyên giới trẻ chừa thuốc, vì
hút thuốc vừa tốn tiền vừa có hại cho sức khoẻ. Đó là lýỹ do hắn dẫn chứng. Nhưng trong thâm tâm, hắn sợ bọn trẻ nghiện rồi dễ sinh chứng này tật nọ. Trong cái xã hội bần cùng mà cơm rau đã vô cùng chật vật thì lấy đâu ra tiền để mua thuốc lá ? Không có tiền, ắt chúng phải xoay. Xoay cái gì ? Tài sản nhà nước. Xa hơn nữa, Hồlường được mọi tai hại khủng khiếp hơn do nghiện ngập sinh ra mà bản thân hắn từng trải qua, như làm mật thám cho giặc để có tiền hút sách.
Khuyên người thì thế, song với bản thân mình thì Hồ chẳng những không hề kiêng khem, mà còn hút thả giàn. Mỗi ngày Hồ chỉ tốn vài que diêm để đốt thuốc sau khi ngủ dậy, còn thì ắn mồi hết điếu này sang điếu khác cho tới khi đi ngủ. Thỉnh thoảng già Mười mang 1 gói Trung Hoa. Bài hay Đại Tiền Môn là 2 loại thuốc thơm hảo hạng của Trung Quốc dúi cho bạn bè thân tín thì được anh em hỏi lấy lệ :
- Sao anh Mười không để hút ? Cho anh em làm gì ?
- Từ nhỏ tới lớn tui đâu có hút thuốc. Tui mà ghiền thìai giao cho tui công tác này.
- Anh cho anh em như thế này, lỡ bác biết làm sao ?
Già Mười hạ giọng nói khẽ như đang bàn chuyện quốc
cấm:
- Thuốc này bác Mao gởi biếu bác. Hàng tháng đều có
một chuyến bay đặc biệt từ Bắc Kinh mang sang nào là sâm Cao Ly, thuốc Bắc, thuốc lá thơm, táo, lê, nho khô, bánh kẹo lỉnh kỉnh. Bác chỉ giữ lại sâm, thuốc Bắc và 1 ít thuốc lá. Còn ba cái đồ ăn bác chia hết cho mấy ông ủy viên BCT. Mà ông già hổng có hút thuốc Trung quốc đâu. Giữ lại vài gói để tiếp khách thôi. Ông hút cái thứ thuốc gì mà tui hổng biết tên. Thứ đó mua ở bên Tây lận. Thành ra lâu lâu tui phải hốt ba cái Trung Hoa Bài, Đại Tiền Môn giục vô thùng rác. Thấy uổng quá, đem ra cho anh em hút chơi. Mình thì nghiện ngập be bét, lại khuyên người khác chừa thuốc, có khác nào một tên kẻ cướp răn người lương thiện. Hồvẫn thích làm giáo dục theo kiểu đó.
Hoàng Quốc Kỳ
VI ANH * DƯ LUẬN BÁO CHÍ
The CPV failed to protect the Fatherland because it gains no people's supports
Điểm qua dư luận báo chí Hải Ngoại:
CSVN bị chèn ép vì không có nội lực Dân Tộc
Vi Anh (VB, 20/1/02)
Việt Nam mất 1000 cây số lãnh thổ, 9% lãnh hải Vịnh Bắc Việt, và một số hải đảo ở Trường Sạ Đó chỉ là những dấu chân để lại thấy được của Trung Cộng tại VN trên con đường "bành trướng" trong Vùng Đông Nam Á. Mở cửa rộng cho Mỹ vào với Thương Ước, chiều chuộng Nhựït vào VN là mượn tay hoá giải hành động " bá quyền" của Trung Cộng. Trò đi đu dây, ý đồ khai thác mâu thuẩn giữa hai siêu cường của CS Hà nội cho đến bây giờ đã tỏ ra thất bại. Mất cả chì lẫn chàị Đất bị mất cho Trung Cộng mà cũng không
đồng minh được với Mỹ để được bao che. Tại sao?û Xin thưa, CS Hà nội bị chèn ép cùng cựïc vì không nội lựïc dân tộc.
Từ tháng 10 - 2000, Trung Cộng đã gở Miên và Lào ra khỏi tay CS Hà nội. Cuộc chiến Campuchia chết hàng chục ngàn bộ đội, làm kiệt quệ kinh tế VN để lập một chánh quyền tay sai trái độn ngăn chận Tư bản từ Thái Lan, trở nên vô nghĩa. Cuộc viếng thăm con thoi của các nhân vật chủ chốt kèm theo các thỏa ước viện trợ hào phóng về kinh tế, quân sựï, và hợp tác chánh tri.của Trung Cộng đã biến Miên thành một cánh quân bọc hậu VN, Thái Lan và có thể thọc sâu xuống Mã lai rất nhiều người Trung quốc.
CS Hà nội đã trễ tàu, tàu Mỹ cũng như tàu Trung Cộng. Hà nội đã lọt kế Bắc kinh, ký Thương Ước với Mỹ chậm hơn Trung Cộng hơn mấy năm trời. Giao thương của VN với Mỹ đã ít vì nước nhỏ lai càng ít vì trễ tràng. Quyền lợi của Mỹ ở VN vì thế so với ở Trung Cộng sẽ không đáng kể. Chính tương quan quyền lợi này đã khiến Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà khi Mỹ bắt tay được với Trung Cộng trong Chiến tranh VN.
Thương Ước không đem lại sựï thân thiện ngoại giao hay sựï ủng hộ chánh trị và quân sựï nào cho CS Hà nôi từ phía Mỹ. Ý muốn Mỹ trở thành lá chắn hay ít nhứt là trái độn trong các tranh chấp với Trung Cộng, như tranh chấp hải đảo chẳng hạn, thất bại. Nhựït không đủ sức thay thế Mỹ đối với Trung Công trong bài toán VN.Với thân cô thế cô, yếu ngoại giao như vậy, CS Hà nội bi. Trung Cộng chèn ép là lẽ cố nhiên. Sựï chèn ép của Trung Cộng được nội ứng bởi hai động lựïc trong nội bộ Đảng. Một, tâm lý của phe giáo điều, thà đi với Trung Cộng có lý hơn với Mỹ là cựïu thù. Hai, tham vọng của toàn Đảng bám chánh quyền bằng bất cứ giá nào, kể cả cái giá ngàn đời ô nhục là dâng đất cho Tàu.
Ngoài ra và quan yếu nhứt, CS Hà nội bi. Trung Cộng chèn ép vì không có nội lựïc dân tộc. Tương quan quốc gia, không có thù muôn thuở, ban. muôn đời, trái lại dưa trên thế và lựïc. Thế và lựïc của một nước chánh yếu là sức mạnh đoàn kết, thống nhứt của quốc gia, dân tộc. Hai thứ đó, CS Hà nội hoàn toàn không có. Hai mươi sáu năm cai trị, CS không tạo được đoàn kết dân tộc, không thống nhứt được quốc gia. Trái lại, hố ngăn cách, chia rẻ giữa CS và người dân ngày càng sâu rộng. CS chỉ còn cầm quyền bằng súng đạn, gông cùm, và ngục tù, xây dựïng bằng máu, nước mắt, mồ hôi và oán hờn, bất công, áp bức.
Oán hờn CS Hà nội đến đã quá mức. Nhà tu cũng đứng lên. Đồng bào chất phác nhứt, là Đồng Bào Thượng, cũng nổi dậy. Nôâng dân ít nói nhứt ở Miền Nam cũng ra tận Hà nội "kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm". Cường hào ác bá đỏ ở nông thônvà lãnh chúa đỏ ở đia phương "quan liêu, cửa quyền", sâu dân mọt nước nhiều như rươi như ra.
Tham nhũng,cướp đất của nhân dân ngày nhiều và trắng trợn. CS là đầu tàu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không đổ cho ai được .
Oán hờn đã qúa mức. Đến đổi Ải Nam Quan, ải đia đầu bao quân dân Việt cố giành giữ~ suốt 4000 năm lịch sử dù phải đổ xương trắng màu đào bao lượt, nay bị mất cho Tàu không tốn một viên đạn, một nhát đao. Mất vi CS Hà nội dâng cho Trung Cộng. Niềm đau, nỗi nhục lớn vô cùng nhưng có người lại muốn chuyện đó xảy ra. Xảy ra để bao oán hơn của người Việt đối với CS Hà nội bao năm chồng chất, để cơn tủi nhục của đồng bào chưa bao giờ có trong lịch sư,û bùng dậy, nổ lên. Thựïc vậy xưa Lê chiêu Thống âm mưu mải quốc cầu vinh, cổng rắng cắn gà nhà nhưng cũng phải lưu vong, làm lén lút bên Tàu, chớ không dám hèn hạ và trân tráo làm trịch thượng như CS Hà nội bây giờ. CS Hà nội dời cột trụ số 0 giáp giới 5 cây số sâu vào phía Việt Nam, giao Aûi Nam Quan, Thác Bản Giốc, 9% lãnh hải Vịnh Bắc Việt, và một số hải đảo cho Trung Cộng; Trung Cộng không cần nổ một tiếng súng hay hươi một đường đao. Nhục ơi là nhục!
Phân tích phản ứng trong nước, người ta thấy những Đảng viên kỳ cựïu của hai thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, những anh chị em trí thức sống nhiều với CS, là những người phản ứng trước, nhiều, và mạnh nhứt. Những người này tuy hoặc đã về hưu, hoặc đã thức tỉnh bỏ Đảng, đứng ngoài công quyền nhưng rất có uy tín với Quân đội và nhiều cán bộ đảng viên thầm lặng đang tại chức. Những người nầy ý thức sâu sắc việc buôn dân bán nước của Bô. Chánh Trị và Chánh Phủ là một phản bội, một tội ác lớn nhứt từ trước đến giờ. Đó là đề tài có thể lôi kéo đảng viên thầm lặng, Quân đội đứng lên làm một cái gì đóđể không bị mang tội đồng loã trước nhân dân. Từng trui rèn trong đấu tranh, những người này thừa biết với oán hờn cao điểm của nhân dân hiện tại, chỉ cần một cuộc binh biến nhỏ,lật đổ, triệt hạ, hay cô lập Bô. Chánh trị và vài nhân viên quan trọng của Nhà nước, không quá hai mươi người chóp bu của Đảng, hệ thống công quyền sẽ bị liệt. Đảng bô. Miền Nam
sẽ tách ra. Quân đội sẽ bất động, không can thiêp. Phong trào đấu tranh cho tựï do tôn giáo và nhân quyền sẽ kết hop. Nhân dân sẽ vùng lên. Công quyền sẽ vở ra từng mảng và quay về với cách mạng nhân dân để tựï cứu và tồn tạị Đó là giải đoán tại sao các cựïu đảng viên hăng nhứt trong vụ chống Đảng nhượng đất cho Tàu.
In this article, the writer emphasized the dead end of the Communist Party of
VN which is its failure to gain the supports of the people of VN; therefore,
it has had to rely on China's political protection for survival. The CPV has
endured massive pressures from China since the collapse of communism in
Eastern Europe and the Soviet Union.
Now it wants to return to the game of swinging between China and the
United States to benefit both the two. But it failed! The real situation is the
CPV is in a weak position and subject to tremendous pressures by both China
and the U.S., to the point that its bargaining power has been jeopardized
against China, and it had to yield to the U.S. in many areas, such as in the case
of catfish exports to the U.S. market.
The CPV's offering of vast border land and sea territories of VN to China was
a consequence of its desire to hold on to its monopower forever. But massive
protests in the homeland and overseas regarding the CPV's affair to sell part
of the Fatherland to China are threatening its political survival in the days ahead.
The CPV is being condemned by the Viets all over the world.
Điểm qua dư luận báo chí Hải Ngoại:
CSVN bị chèn ép vì không có nội lực Dân Tộc
Vi Anh (VB, 20/1/02)
Việt Nam mất 1000 cây số lãnh thổ, 9% lãnh hải Vịnh Bắc Việt, và một số hải đảo ở Trường Sạ Đó chỉ là những dấu chân để lại thấy được của Trung Cộng tại VN trên con đường "bành trướng" trong Vùng Đông Nam Á. Mở cửa rộng cho Mỹ vào với Thương Ước, chiều chuộng Nhựït vào VN là mượn tay hoá giải hành động " bá quyền" của Trung Cộng. Trò đi đu dây, ý đồ khai thác mâu thuẩn giữa hai siêu cường của CS Hà nội cho đến bây giờ đã tỏ ra thất bại. Mất cả chì lẫn chàị Đất bị mất cho Trung Cộng mà cũng không
đồng minh được với Mỹ để được bao che. Tại sao?û Xin thưa, CS Hà nội bị chèn ép cùng cựïc vì không nội lựïc dân tộc.
Từ tháng 10 - 2000, Trung Cộng đã gở Miên và Lào ra khỏi tay CS Hà nội. Cuộc chiến Campuchia chết hàng chục ngàn bộ đội, làm kiệt quệ kinh tế VN để lập một chánh quyền tay sai trái độn ngăn chận Tư bản từ Thái Lan, trở nên vô nghĩa. Cuộc viếng thăm con thoi của các nhân vật chủ chốt kèm theo các thỏa ước viện trợ hào phóng về kinh tế, quân sựï, và hợp tác chánh tri.của Trung Cộng đã biến Miên thành một cánh quân bọc hậu VN, Thái Lan và có thể thọc sâu xuống Mã lai rất nhiều người Trung quốc.
CS Hà nội đã trễ tàu, tàu Mỹ cũng như tàu Trung Cộng. Hà nội đã lọt kế Bắc kinh, ký Thương Ước với Mỹ chậm hơn Trung Cộng hơn mấy năm trời. Giao thương của VN với Mỹ đã ít vì nước nhỏ lai càng ít vì trễ tràng. Quyền lợi của Mỹ ở VN vì thế so với ở Trung Cộng sẽ không đáng kể. Chính tương quan quyền lợi này đã khiến Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà khi Mỹ bắt tay được với Trung Cộng trong Chiến tranh VN.
Thương Ước không đem lại sựï thân thiện ngoại giao hay sựï ủng hộ chánh trị và quân sựï nào cho CS Hà nôi từ phía Mỹ. Ý muốn Mỹ trở thành lá chắn hay ít nhứt là trái độn trong các tranh chấp với Trung Cộng, như tranh chấp hải đảo chẳng hạn, thất bại. Nhựït không đủ sức thay thế Mỹ đối với Trung Công trong bài toán VN.Với thân cô thế cô, yếu ngoại giao như vậy, CS Hà nội bi. Trung Cộng chèn ép là lẽ cố nhiên. Sựï chèn ép của Trung Cộng được nội ứng bởi hai động lựïc trong nội bộ Đảng. Một, tâm lý của phe giáo điều, thà đi với Trung Cộng có lý hơn với Mỹ là cựïu thù. Hai, tham vọng của toàn Đảng bám chánh quyền bằng bất cứ giá nào, kể cả cái giá ngàn đời ô nhục là dâng đất cho Tàu.
Ngoài ra và quan yếu nhứt, CS Hà nội bi. Trung Cộng chèn ép vì không có nội lựïc dân tộc. Tương quan quốc gia, không có thù muôn thuở, ban. muôn đời, trái lại dưa trên thế và lựïc. Thế và lựïc của một nước chánh yếu là sức mạnh đoàn kết, thống nhứt của quốc gia, dân tộc. Hai thứ đó, CS Hà nội hoàn toàn không có. Hai mươi sáu năm cai trị, CS không tạo được đoàn kết dân tộc, không thống nhứt được quốc gia. Trái lại, hố ngăn cách, chia rẻ giữa CS và người dân ngày càng sâu rộng. CS chỉ còn cầm quyền bằng súng đạn, gông cùm, và ngục tù, xây dựïng bằng máu, nước mắt, mồ hôi và oán hờn, bất công, áp bức.
Oán hờn CS Hà nội đến đã quá mức. Nhà tu cũng đứng lên. Đồng bào chất phác nhứt, là Đồng Bào Thượng, cũng nổi dậy. Nôâng dân ít nói nhứt ở Miền Nam cũng ra tận Hà nội "kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm". Cường hào ác bá đỏ ở nông thônvà lãnh chúa đỏ ở đia phương "quan liêu, cửa quyền", sâu dân mọt nước nhiều như rươi như ra.
Tham nhũng,cướp đất của nhân dân ngày nhiều và trắng trợn. CS là đầu tàu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không đổ cho ai được .
Oán hờn đã qúa mức. Đến đổi Ải Nam Quan, ải đia đầu bao quân dân Việt cố giành giữ~ suốt 4000 năm lịch sử dù phải đổ xương trắng màu đào bao lượt, nay bị mất cho Tàu không tốn một viên đạn, một nhát đao. Mất vi CS Hà nội dâng cho Trung Cộng. Niềm đau, nỗi nhục lớn vô cùng nhưng có người lại muốn chuyện đó xảy ra. Xảy ra để bao oán hơn của người Việt đối với CS Hà nội bao năm chồng chất, để cơn tủi nhục của đồng bào chưa bao giờ có trong lịch sư,û bùng dậy, nổ lên. Thựïc vậy xưa Lê chiêu Thống âm mưu mải quốc cầu vinh, cổng rắng cắn gà nhà nhưng cũng phải lưu vong, làm lén lút bên Tàu, chớ không dám hèn hạ và trân tráo làm trịch thượng như CS Hà nội bây giờ. CS Hà nội dời cột trụ số 0 giáp giới 5 cây số sâu vào phía Việt Nam, giao Aûi Nam Quan, Thác Bản Giốc, 9% lãnh hải Vịnh Bắc Việt, và một số hải đảo cho Trung Cộng; Trung Cộng không cần nổ một tiếng súng hay hươi một đường đao. Nhục ơi là nhục!
Phân tích phản ứng trong nước, người ta thấy những Đảng viên kỳ cựïu của hai thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, những anh chị em trí thức sống nhiều với CS, là những người phản ứng trước, nhiều, và mạnh nhứt. Những người này tuy hoặc đã về hưu, hoặc đã thức tỉnh bỏ Đảng, đứng ngoài công quyền nhưng rất có uy tín với Quân đội và nhiều cán bộ đảng viên thầm lặng đang tại chức. Những người nầy ý thức sâu sắc việc buôn dân bán nước của Bô. Chánh Trị và Chánh Phủ là một phản bội, một tội ác lớn nhứt từ trước đến giờ. Đó là đề tài có thể lôi kéo đảng viên thầm lặng, Quân đội đứng lên làm một cái gì đóđể không bị mang tội đồng loã trước nhân dân. Từng trui rèn trong đấu tranh, những người này thừa biết với oán hờn cao điểm của nhân dân hiện tại, chỉ cần một cuộc binh biến nhỏ,lật đổ, triệt hạ, hay cô lập Bô. Chánh trị và vài nhân viên quan trọng của Nhà nước, không quá hai mươi người chóp bu của Đảng, hệ thống công quyền sẽ bị liệt. Đảng bô. Miền Nam
sẽ tách ra. Quân đội sẽ bất động, không can thiêp. Phong trào đấu tranh cho tựï do tôn giáo và nhân quyền sẽ kết hop. Nhân dân sẽ vùng lên. Công quyền sẽ vở ra từng mảng và quay về với cách mạng nhân dân để tựï cứu và tồn tạị Đó là giải đoán tại sao các cựïu đảng viên hăng nhứt trong vụ chống Đảng nhượng đất cho Tàu.
In this article, the writer emphasized the dead end of the Communist Party of
VN which is its failure to gain the supports of the people of VN; therefore,
it has had to rely on China's political protection for survival. The CPV has
endured massive pressures from China since the collapse of communism in
Eastern Europe and the Soviet Union.
Now it wants to return to the game of swinging between China and the
United States to benefit both the two. But it failed! The real situation is the
CPV is in a weak position and subject to tremendous pressures by both China
and the U.S., to the point that its bargaining power has been jeopardized
against China, and it had to yield to the U.S. in many areas, such as in the case
of catfish exports to the U.S. market.
The CPV's offering of vast border land and sea territories of VN to China was
a consequence of its desire to hold on to its monopower forever. But massive
protests in the homeland and overseas regarding the CPV's affair to sell part
of the Fatherland to China are threatening its political survival in the days ahead.
The CPV is being condemned by the Viets all over the world.
TS. NGUYỄN SĨ GIÁC * KHOA CỬ
Giáo
døc và khoa cº th©i NguyÍn
Ti‰n sï NguyÍn Sï Giác là giáo sÜ Hán Væn tåi trÜ©ng Çåi h†c Væn Khoa và SÜ Phåm Sài gòn trong thÆp niên 60.Cø cÛng nhÜ cø NguyÍn Huy Nhu ,ViŒn Dåi H†c Hu‰ là nh»ng vÎ ti‰n sï cuÓi cùng cûa nhà NguyÍn. c
Trܧc 1975, khi cø thôi dåy h†c, lui vŠ ª tåi Khánh H¶i, lúc Çó cø Çã 90 tu°i, tôi có ljn thæm nhiŠu lÀn và có lÀn Çã hÕi cø vŠ thi hÜÖng, thi h¶i, Cø trao cho tôi m¶t xÃp tài liŒu viêt tay Çang ª trong tình trång bän nháp. Cø Çã vi‰t xong rÒi hay chÜa xong? Cø Çã Çæng täi bài này hay chÜa Çæng? Sau khi nhÆn xÃp tài liŒu này tôi không còn g¥p låi cø n»a! DÅu sao tôi cÛng phäi Çánh máy låi, trung thành v§i nguyên bän và xin gûi ljn quš vΠǶc giä tài liŒu này. NguyÍn Thiên Thø
ñŠ tài này là m¶t ÇŠ tài Çã cÛ, trܧc Çây Çã có mÃy nhà Hán h†c nói ljn, th‰ mà ngày nay còn Çem ra thuÆt låi thì m§i nghe ai cÛng cho là m¶t câu truyŒn cÛ rích, có lë cho là m¶t ÇŠ tài buÒn, không Ç‹ š ljn. Song le tôi cÙ tr¶m phép Çem ÇŠ tài này ra trình bày là chû š muÓn thuÆt låi m¶t cách tÜ©ng tÆn và ÇÀy Çû g†i là giúp ích cho các nhà khäo cÙu m¶t ít tài liŒu vŠ m¶t vÃn ÇŠ quan hŒ cho væn hóa m¶t nܧc.
Bài này tôi chÌ trình bày vŠ ch‰ Ƕ triŠu NguyÍn, b¡t ÇÀu tØ Ç©i Gia Long, vì tØ Ç©i HÆu Lê trª vŠ trܧc, trong quÓc sº ta không chép rõ, ljn nay không khäo cÙu vào Çâu mà thuÆt rõ ÇÜ®c ch‰ Ƕ này cûa các triŠu trܧc, tÙc là tØ Ç©i Lš, b¡t ÇÀu mª khoa thi ti‰n sï, mà th©i Ãy g†i là Thái h†c sinh.
Nu§c ViŒt ta tØ lúc m§i d¿ng nܧc, chuyên h†c ch» Hán, Çó là m¶t ÇiŠu sai lÀm., ljn n‡i coi ch» Tàu là ch» nܧc nhà. Bªi th‰, tÆp quán, phong tøc, lÍ nghi, luân thÜ©ng Çåo lš, cho ljn pháp luÆt, ch‰ Ƕ, chính s¿, væn chÜÖng, cái gì cÛng theo giÓng nhÜ Trung Hoa, chÌ khác có m¶t ÇiŠu là ngÜ©i ViŒt ta nói ti‰ng ViŒt, mà ti‰ng này vi‰t ra thành ch», låi g†i là ch» nôm, tÙc là ch» bän quÓc. ThÙ ch» này cÛng dùng ch» Tàu ghép låi mà thành ra ti‰ng ViŒt. Ch» nôm thông døng ª nܧc ta träi hÖn m¶t ngàn næm, trܧc khi ch» quÓc ng» ViŒt Nam, ghép b¢ng ch» La tinh xuât hiŒn.
Bªi lš do này, kh¡p nܧc ta ÇŠu lÃy ch» Hán dåy ª các trÜ©ng, trÜ©ng công cÛng nhÜ trÜ©ng tÜ, mà ch» nôm th©i không dåy, cho nên ch» bän quÓc chÌ theo tÆp quán mà vi‰t mà dùng, chÙ không có quy t¡c nhÃt ÇÎnh và lÓi væn chÜÖng cÛng không có væn phåm n»a.
Ta xét mà xem nܧc ViŒt Nam ta là mt nܧc væn hóa có kém gì Trung Hoa. TØ Ç©i ñinh. TØ Ç©i ñinh vŠ sau, träi mÃy Ç©i Lê, Lš, TrÀn, HÆu Lê và NguyÍn, lúc nào ta cÛng gi» ÇÜ®c nŠn Ƕc lÆp. Trong khoäng hÖn m¶t ngàn næm, có bao nhiêu là anh hùng liŒt n» chÓng gi» ÇÃt nܧc, ÇÓi ch†i v§i ngÜ©i Tàu. VÛ công Çã lØng lÅy nhÜ vÆy, há r¢ng væn hóa låi kém ngÜ©i Tàu? Th‰ mà sÜu tÀm ljn tác phÄm væn hóa cûa ta thì nh»ng thÖ væn b¢ng quÓc ng» lÖ thÖ nhÜ sao bu°i sáng. Sao träi bao nhiêu triŠu Çåi, nhân tài và væn h†c sánh Çôi v§i Trung quÓc mà tác phÄm vŠ væn nghŒ b¢ng ch» bän quÓc không thÃy lÜu truyŠn ÇÜ®c bao nhiêu? ñiŠu này rÃt dÍ hi‹u, chÌ vì các h†c giä nܧc nhà, xÜa kia có trܧc tác, ÇŠu làm b¢ng Hán væn, cho nên tác phÄm b¢ng quÓc væn ít có. ñó cÛng vì quÓc gia ngày trܧc chÌ chuyên chú vŠ Hán h†c, xem bài này ta nhÆn thÃy ch‰ Ƕ vŠ giáo døc và khoa cº chép nguyên cûa Tàu, cho nên nhân tài ÇŠu do Hán h†c mà ra, thành ra bao nhiêu tác phÄm vŠ væn nghŒ, ljn chin muÖi chín phÀn træm b¢ng ch» Hán.
Bªi th‰ trong th©i Çåi triŠu NguyÍn, các bÆc tiŠn hiŠn sang sÙ Tàu nhiŠu vÎ ÇÜ®c các nhà væn Trung Hoa tôn tr†ng.
I.Ch‰ Ƕ giáo døc
1. TrÜòng công
Các trÜ©ng công cûa nhà nܧc d¿ng ra gÒm có trÜ©ng QuÓc tº giám ª kinh Çô là m¶t trÜ©ng Çåi h†c cho cä nܧc và các trÜ©ng tÌnh và trÜ©ng phû huyŒn.
VŠ ngåch h†c quan, tåi trÜ©ng QuÓc tº giám trên nhÃt là T‰ tºu và TÜ nghiŒp. Quan T‰ tºu là chánh, quan TÜ nghiŒp là phó giám ÇÓc trÜ©ng QuÓc tº giám ª kinh thành. TrÜ©ng này dåy các cº nhân, tôn sinh tú tài, Ãm sinh tú tài và h†c sinh tú tài. TrÜ©ng QuÓc tº giám chuyên dåy nh»ng h†c sinh luyŒn tÆp Ç‹ thi h¶i. Ngoài ra các tÌnh,m‡i tÌnh có m¶t trÜ©ng , do quan ÇÓc h†c dåy. M‡i phû có m¶t trÜ©ng do quan giáo thø dåy. M‡i m¶t huyŒn có m¶t trÜ©ng do quan huÃn Çåo dåy. Các chÙc giáo thø và huÃn Çåo thì thuc quyŠn quan ÇÓc h†c vŠ phÜÖng diŒn giáo døc. và thu¶c quan t°ng ÇÓc hay tuÀn vÛ vŠ phÜÖng diŒn hành chánh.
2. TrÜ©ng tÜ
Các trÜ©ng h†c công khai thuÆt ª trên này là nh»ng trÜ©ng dåy h†c sinh l§n tu°i, Çã Çû khä næng Ç‹ thi hÜÖng. ñây là m¶t vÃn ÇŠ rÃt quan tr†ng, mà quÓc gia ngày trܧc không sæn sóc ljn. Träi bao nhiêu triŠu Çåi, quÓc gia Çã không sæn sóc ljn l§p ÇÒng sinh, tØ lúc m§i v« lòng cho ljn khi h†c Çã gÀn có khä næng Ç‹ thi hÜong. VÆy thì h†c trò ta ngày trܧc ÇÜ®c có nÖi h†c Ç‹ thành tài ÇŠu nh© ª trÜ©ng tÜ thøc. Mà nói cho Çúng, thì các trÜ©ng công có các trÜ©ng k‹ trên nào có Çû ch‡ cho h‰t thäy h†c trò l§n tu°i theo h†c. Ngày xÜa có m¶t phong tøc rÃt tÓt.
Các nhà khoa bäng sau khi thi LJ , có nhiŠu vÎ không ra làm quan, chÌ ª nhà mª trÜ©ng dåy h†c, suÓt Ç©i lÃy s¿ Çào tåo anh tài làm vui thú và låi coi là m¶t ÇiŠu vinh d¿ n»a. Ông Månh tº nói:’ BÆc quân tº có ba ÇiŠu vui mà mt¶ là giáo døc bÆc anh tài trong nu§c’. ñiŠu vui này coi hÖn cä s¿ ra cÀm quyŠn trÎ nܧc. Xem câu này ta Çû bi‰t chí hܧngcûa các bÆc tiŠn hiŠn ngày xÜa.
TrÜ©ng tÜ thøc ngày trܧc räi rác kh¡p các hÜÖng thôn. M‡i trÜ©ng có m¶t thÀy, ho¥c là do khoa bäng xuÃt thân mà phÀn nhiŠu là các ông cº, ông tú hay ho¥c các vÎ túc nho tuy không LJ song có mt h†c l¿c uyên thâm Çû Ç‹ Çào tåo b†n hÆu ti‰n. Các vÎ cº, tú này mª trÜ©ng vØa dåy h†c các l§p cao vØa t¿ luyŒn thi hÜÖng , thi H¶i, còn có các các ông ÇÒ mª trÜ©ng dåy các ÇÒng sinh mà tøc ng» ta g†i là làm nghŠ gõ ÇÀu trÈ, cÛng là m¶t trong các trÜ©ng tÜ thøc ª nܧc ta. Bªi tÆp quán và s¿ th¿c hành này,cho nên các con em nhà th‰ gia nghïa là nh»ng nhà nhiŠu phø huynh h†c thành tài thì phÀn nhiŠu có phø huynh Çào luyŒn cho, do Çó ÇÜ®c nhiŠu Üu Çi‹m hÖn nh»ng ÇŒ tº nhà bình dân. Các ÇŒ tº nhà bình dân không nh»ng bÎ thiŒt thòi vì thi‰u phø huynh giÕi, ho¥c hiŠn sÜ h»u hiŒu Çào tåo, låi còn bÎ thiŒt thòi vì s¿ thi‰u sách h†c n»a.
Ch‰ Ƕ cûa quÓc gia ngày xÜa rÃt r¶ng, h†c trò không cÙ h†c trÜ©ng công hay tÜ ÇŠu ÇÜ®c Ùng thí m¶t cách rÃt dÍ dàng. CÙ nhÜ š tôi thì h†c trò ÇÜ®c thành tài phÀn Çông là nh© các trÜ©ng tÜ, nhÃt là h†c ª các trÜ©ng do các vÎ khoa bäng mª ra, h†c vÃn Çã uyên thâm mà s¿ dåy d‡ låi tÆn tâm là Ç¢ng khác. Phong tøc ngày xÜa, h†c trò ÇÓi v§i thÀy không khác gì con cái ÇÓi v§i cha mË mà s¿ kính lê và lòng nh§ Ön còn sâu xa hÖn. ThÆt tôi Çã ÇÜ®c thÃy nhiŠu vÎ tiŠn bÓi, do khoa bäng xuÃt thân, làm quan ljn c¿c phÄm, th‰ mà ÇÓi v§i thÀy h†c cÛ, chÌ là m¶t ông tú hay m¶t ông cº, hay là m¶t ông ÇÒ không LJ Çåt gì, vÓn vÅn m¶t niŠm tôn kính nhÜ cha. ñó là do h†c Çåo Kh°ng Månh, h†c trò ÇÓi v§i thÀy, không nh»ng là ngoài m¥t phäi gi» lÍ Çã Çành, mà thÆt trong thâm tâm, cÛng m¶t niŠm thûy chung, không lúc nào phai nhåt. Các vÎ tôn sÜ dåy h†c cÛng gi» m¶t Çåo ÇÙc cao thÜ®ng, yên cái cänh thanh båch, lÃy s¿ Çào tåo nhân tài làm vui, nhÜ trên tôi Çã thuÆt môt câu trong sách Månh tº thì Çû rõ các phong hóa ngày trܧc là th‰ nào. Các vÎ sÜ nho ta ngày xÜa không nh»ng lÃy væn h†c mà rèn luyŒn b†n hÆu sinh, còn t¿ mình Çem Çåo ÇÙc ra làm gÜÖng mÅu, cho nên h†c trò ÇÓi v§i thÀy, không nh»ng là nh§ Ön Çã Çào tåo cho nên ngÜ©i, còn quš tr†ng cái Çåo ÇÙc cûa thÀy khác nào m¶t tín ÇÒ ÇÓi v§i m¶t giáo chû vÆy.
3. ViŒc h†c tâp
LÓi h†c ch» Hán ngày trܧc, các ÇÒng sinh h†c ÇÜ®c mÃy quy‹n nhÜ tÙ thÜ ch£ng hån , b¡t ÇÀu h†c làm câu ÇÓi. Nghïa là thÀy ra cho m¶t câu trong sách, h†c trò låi tìm m¶t câu mà ÇÓi cho chÌnh. Trong câu Çó danh tØ ÇÓi v§i danh tØ, Ƕng tØ ÇÓi v§i Ƕng tØ vân vân.
Thí dø: Ra: Tu‰ h»u tÙ th©i
ñÓi : Thiên vô nhÎ nhÆt.
Ra: H†c nhi th©i tÆp
ñÓi: B¢ng t¿ viÍn lai.
Bi‰t làm câu ÇÓi rÒi thì h†c làm thÖ, làm phú. Çoån rÒi h†c làm kinh nghïa.
Kinh nghïa là gì? Là ra m¶t câu ª trong ngÛ kinh, hay tÙ thÜ rÒi h†c trò làm m¶t bài giäi thích câu Ãy.
Thí dø ra câu: ñŒ tº nhÆp t¡c hi‰u, xuÃt t¡c ÇÍ( Con em khi vào phäi hi‰u v§i cha mË, khi ra thì phäi thäo v§i anh em ). H†c trò phäi làm thành m¶t bài giäi thích câu Ãy.
Kinh nghïa làm theo lÓi væn bát c° ( tám v‰), mª ÇÀu b¢ng hai câu phá, 3,4 câu thØa.
ThÖ, có hai lÓi ñÜ©ng luÆt là bäy ch» và næm ch». ñÜ©ng luÆt bäy ch» có tám câu, næm vÀn. ñÜ©ng luÆt næm ch» có 16 câu tám vÀn.
Phú cÛng là væn vÀn. Phú thÜ©ng ra m¶t câu ÇÀu bài, và lÃy m¶t câu n»a làm vÀn. Thí dø ra câu: Månh tº ki‰n LÜÖng HuŒ vÜÖng. LÃy câu :TÄu bÃt viÍn thiên lš nhi lai làm vÀn. Th‰ là bài phú này phäi làm bäy vÀn. VÀn nào ít ra cÛng phäi có ba vÀn, mà câu nào cÛng phäi ÇÓi nhau. VÀn ÇÀu là vÀn TÄu, vÀn thÙ hai là BÃt vân vân.
Væn sách có c° væn, kim væn. C° væn thì hÕi vŠ sách c°, kim væn thì phÀn nhiŠu hÕi vŠ th©i s¿.
Ngoài thÖ, phú, kinh nghïa, và væn sách còn có lÓi làm chi‰u, là l©i cûa nhà vua tuyên bÓ cho thÀn dân. Bi‹u là bài cûa m¶t vÎ bÀy tôi tâu lên vua. LÓi væn bi‹u là lÓi væn tÙ løc, có câu ng¡n, có câu dài mà câu nào cÛng phäi ÇÓi nhau.
Bài s§: lÓi væn này là lÓi væn xuôi, không phäi ÇÓi nhau, mà cÛng là bài cûa m¶t bày tôi tâu lên vua. Thí dø t© s§ xin nhà vua khai m¶t con sông, mª m¶t nÖi dinh ÇiŠn.
I I. CH ñÔ THI C±
A.Thi HÜÖng
Thi hÜÖng b¡t ÇÀu tØ khoa Çinh mão( 1807) , næm thÙ 6 niên hiŒu Gia Long. SuÓt Ç©i vua Gia Long chÌ có ba khoa thi HÜÖng là khoa Çinh mão, khoa quš dÆu (1813) næm thÙ 12 Gia Long và khoa k› mão( 1819), næm thÙ 18 Gia Long. TØ Ç©i Minh Mång m§i Ãn ÇÎnh ba næm m¶t khoa, cÙ mª vào næm tí, næm mão, næm ng† và næm dÆu. Song tØ Ç©i Minh mång ljn Ç©i ñÒng Khánh, ngoài nh»ng khoa chính mª vào các næm tí, mão, ng†, dÆu, còn thÌnh thoäng låi mª khoa thi bÃt thÜ©ng, g†i là ân khoa. Ân khoa hay mª vào dÎp nhà nܧc có viŒc vui mùng, nhÃt là dÎp nhà vua m§i lên ngôi.
1. ñiŠu kiŒn d¿ thi HÜÖng
Các h†c trò Çã LJ tú tài, các tôn sinh( h†c trò con cháu nhà vua), các Ãm sinh ( h†c trò con các quan tØ ngÛ phÄm trª lên Çã sát håch ÇÜÖc liŒt vào hång Ãm sinh) ÇŠu ÇÜ®c Çi thi HÜÖng không phäi qua kÿ håch ª tÌnh. Ngoài ra các h†c trò thÜ©ng, m§i b¡t ÇÀu mang lŠu chõng ( chÜa thi bao gi©) hay Çã thi m¶t khoa hay nhiŠu khoa, Çã ÇÜ®c väo nhÎ trÜ©ng tam trÜ©ng tØ khoa trܧc, ÇŠu phäi LJ kÿ håch ª tÌnh m§i ÇÜ®c thi. Thí dø g¥p næm dÆu có kÿ thi, nh»ng h†c trò tuy Çã thi khoa trܧc là khoa ng† mà ÇÜ®c vào nhÎ hay tam trÜ©ng, ljn khoa dÆu này vÅn phäi LJ kÿ håch ª tÌnh m§i ÇÜ®c d¿ thí.
M‡i khi g¥p khoa thi thÜ©ng lŒ hay ân khoa, trܧc Çó næm hay sáu tháng, quan ÇÓc h†c ª tÌnh phäi mª m¶t kÿ håch h†c trò. Håch có m¶t kÿ, ÇÀu bài thÜ©ng ra m‡t bài kinh nghïa, m¶t bài thÖ, hay hai vÀn phú v§i m¶t Çoån væn sách. Quy‹n các h†c trò phäi là phê thÙ trª lên cho ljn Üu, bình m§i Çu®c LJ håch. Kÿ håch này ai LJ ÇÀu thì g†i là tÌnh nguyên hay ti‰ng ViŒt g†i là ñÀu XÙ. Lúc thi, quy‹n thi cûa các thí sinh,sï nhân hay tú tài ÇŠu nhÜ nhau, không phân biŒt.
Trܧc khi thi HÜÖng, h†c trò phäi n¶p quy‹n thi. Ch‰ Ƕ cûa quÓc gia rÃt r¶ng, h†c trò không cÙ là là h†c ª trÜ©ng công hay h†c ª trÜ©ng tÜ ÇŠu dÜ®c Ùng thí. Lúc n¶p quy‹n thi, ai h†c trÜ©ng công thì khai’thø nghiŒp bän tÌnh, hay m‡ tính ÇÓc h†c quan’, bän phû, hay m‡ phû giáo thø quan, bän huyŒn hay m‡ huyŒn huÃn Çåo quan. H†c trò trÜ©ng tÜ thì chÌ phäi khai ba ch» ‘ Nguyên tÜ thøc’. LÓi khai này rÃt giän tiŒn. Trܧc kÿ thi, thí sinh phäi n¶p quy‹n thi. Ngoài m¥t ghi h† tên b¢ng ch» to. RÒi ª dܧi h† tên, vi‰t hai dòng ch» nhÕ. Giòng trên thì khai quán chÌ. Thí dø nhÜ tôi thì khai ª dܧi h† tên tôi :Hà ñông tÌnh, ThÜ©ng Tín phû, Thanh Trì huyŒn, KhÜÖng ñình t°ng, Kim LÛ xã.
Giòng bên này , nºa trên khai tu°i. Thí dø næm tôi Çi thi 22 tu°i, thì khai: Niên canh mÆu tí, nhÎ thÆp nhÎ tu‰. LiŠn Çó, n‰u tôi thø nghiŒp quan ÇÓc h†c Hà ñông thì khai thø nghiŒp Hà ñông tÌnh ÇÓc h†c quan. N‰u tôi h†c trÜ©ng tÜ thì chÌ khai hai ch» : tÜ thøc hay ba ch» nguyên tÜ thøc. NÓi giòng này là ljn giòng khai ba Ç©i cø, ông và cha. Tru§c h‰t vi‰t bÓn ch» cung khai tam Çåi : Tæng t° h† tên, n‰u có LJ hay làm công chÙc gì thì dܧi h† tên khai m‡ khoa ti‰n sï, phó bäng hay cº nhân, tú tài, và chÙc nghiŒp. ñ‰n Ç©i ông khai: T°, h† tên. ñ©i cha: Phø: h† tên. Còn sÓng thì khai ch» tÒn, mÃt rÒi thì khai ch» cÓ. N‰u ba Ç©i không có LJ và làm công chÙc thì khai hai ch»: nghiŒp nông tÒn hay cÓ.
2 . Các kÿ thi HÜÖng
Thi HÜÖng tØ Ç©i Gia Long ljn Ç©i Ki‰n Phúc chÌ có ba kÿ. Trܧc tiên, phép thi Ç¥t kÿ ÇŒ nhÃt thi hai bài kinh nghïa, ÇŒ nhÎ thi ba bài chi‰u, bi‹u, ch‰.Kÿ ÇŒ tam thi væn sách.
3. VÎ
trí trÜ©ng thi HÜÖng
Ti‰n sï NguyÍn Sï Giác là giáo sÜ Hán Væn tåi trÜ©ng Çåi h†c Væn Khoa và SÜ Phåm Sài gòn trong thÆp niên 60.Cø cÛng nhÜ cø NguyÍn Huy Nhu ,ViŒn Dåi H†c Hu‰ là nh»ng vÎ ti‰n sï cuÓi cùng cûa nhà NguyÍn. c
Trܧc 1975, khi cø thôi dåy h†c, lui vŠ ª tåi Khánh H¶i, lúc Çó cø Çã 90 tu°i, tôi có ljn thæm nhiŠu lÀn và có lÀn Çã hÕi cø vŠ thi hÜÖng, thi h¶i, Cø trao cho tôi m¶t xÃp tài liŒu viêt tay Çang ª trong tình trång bän nháp. Cø Çã vi‰t xong rÒi hay chÜa xong? Cø Çã Çæng täi bài này hay chÜa Çæng? Sau khi nhÆn xÃp tài liŒu này tôi không còn g¥p låi cø n»a! DÅu sao tôi cÛng phäi Çánh máy låi, trung thành v§i nguyên bän và xin gûi ljn quš vΠǶc giä tài liŒu này. NguyÍn Thiên Thø
ñŠ tài này là m¶t ÇŠ tài Çã cÛ, trܧc Çây Çã có mÃy nhà Hán h†c nói ljn, th‰ mà ngày nay còn Çem ra thuÆt låi thì m§i nghe ai cÛng cho là m¶t câu truyŒn cÛ rích, có lë cho là m¶t ÇŠ tài buÒn, không Ç‹ š ljn. Song le tôi cÙ tr¶m phép Çem ÇŠ tài này ra trình bày là chû š muÓn thuÆt låi m¶t cách tÜ©ng tÆn và ÇÀy Çû g†i là giúp ích cho các nhà khäo cÙu m¶t ít tài liŒu vŠ m¶t vÃn ÇŠ quan hŒ cho væn hóa m¶t nܧc.
Bài này tôi chÌ trình bày vŠ ch‰ Ƕ triŠu NguyÍn, b¡t ÇÀu tØ Ç©i Gia Long, vì tØ Ç©i HÆu Lê trª vŠ trܧc, trong quÓc sº ta không chép rõ, ljn nay không khäo cÙu vào Çâu mà thuÆt rõ ÇÜ®c ch‰ Ƕ này cûa các triŠu trܧc, tÙc là tØ Ç©i Lš, b¡t ÇÀu mª khoa thi ti‰n sï, mà th©i Ãy g†i là Thái h†c sinh.
Nu§c ViŒt ta tØ lúc m§i d¿ng nܧc, chuyên h†c ch» Hán, Çó là m¶t ÇiŠu sai lÀm., ljn n‡i coi ch» Tàu là ch» nܧc nhà. Bªi th‰, tÆp quán, phong tøc, lÍ nghi, luân thÜ©ng Çåo lš, cho ljn pháp luÆt, ch‰ Ƕ, chính s¿, væn chÜÖng, cái gì cÛng theo giÓng nhÜ Trung Hoa, chÌ khác có m¶t ÇiŠu là ngÜ©i ViŒt ta nói ti‰ng ViŒt, mà ti‰ng này vi‰t ra thành ch», låi g†i là ch» nôm, tÙc là ch» bän quÓc. ThÙ ch» này cÛng dùng ch» Tàu ghép låi mà thành ra ti‰ng ViŒt. Ch» nôm thông døng ª nܧc ta träi hÖn m¶t ngàn næm, trܧc khi ch» quÓc ng» ViŒt Nam, ghép b¢ng ch» La tinh xuât hiŒn.
Bªi lš do này, kh¡p nܧc ta ÇŠu lÃy ch» Hán dåy ª các trÜ©ng, trÜ©ng công cÛng nhÜ trÜ©ng tÜ, mà ch» nôm th©i không dåy, cho nên ch» bän quÓc chÌ theo tÆp quán mà vi‰t mà dùng, chÙ không có quy t¡c nhÃt ÇÎnh và lÓi væn chÜÖng cÛng không có væn phåm n»a.
Ta xét mà xem nܧc ViŒt Nam ta là mt nܧc væn hóa có kém gì Trung Hoa. TØ Ç©i ñinh. TØ Ç©i ñinh vŠ sau, träi mÃy Ç©i Lê, Lš, TrÀn, HÆu Lê và NguyÍn, lúc nào ta cÛng gi» ÇÜ®c nŠn Ƕc lÆp. Trong khoäng hÖn m¶t ngàn næm, có bao nhiêu là anh hùng liŒt n» chÓng gi» ÇÃt nܧc, ÇÓi ch†i v§i ngÜ©i Tàu. VÛ công Çã lØng lÅy nhÜ vÆy, há r¢ng væn hóa låi kém ngÜ©i Tàu? Th‰ mà sÜu tÀm ljn tác phÄm væn hóa cûa ta thì nh»ng thÖ væn b¢ng quÓc ng» lÖ thÖ nhÜ sao bu°i sáng. Sao träi bao nhiêu triŠu Çåi, nhân tài và væn h†c sánh Çôi v§i Trung quÓc mà tác phÄm vŠ væn nghŒ b¢ng ch» bän quÓc không thÃy lÜu truyŠn ÇÜ®c bao nhiêu? ñiŠu này rÃt dÍ hi‹u, chÌ vì các h†c giä nܧc nhà, xÜa kia có trܧc tác, ÇŠu làm b¢ng Hán væn, cho nên tác phÄm b¢ng quÓc væn ít có. ñó cÛng vì quÓc gia ngày trܧc chÌ chuyên chú vŠ Hán h†c, xem bài này ta nhÆn thÃy ch‰ Ƕ vŠ giáo døc và khoa cº chép nguyên cûa Tàu, cho nên nhân tài ÇŠu do Hán h†c mà ra, thành ra bao nhiêu tác phÄm vŠ væn nghŒ, ljn chin muÖi chín phÀn træm b¢ng ch» Hán.
Bªi th‰ trong th©i Çåi triŠu NguyÍn, các bÆc tiŠn hiŠn sang sÙ Tàu nhiŠu vÎ ÇÜ®c các nhà væn Trung Hoa tôn tr†ng.
I.Ch‰ Ƕ giáo døc
1. TrÜòng công
Các trÜ©ng công cûa nhà nܧc d¿ng ra gÒm có trÜ©ng QuÓc tº giám ª kinh Çô là m¶t trÜ©ng Çåi h†c cho cä nܧc và các trÜ©ng tÌnh và trÜ©ng phû huyŒn.
VŠ ngåch h†c quan, tåi trÜ©ng QuÓc tº giám trên nhÃt là T‰ tºu và TÜ nghiŒp. Quan T‰ tºu là chánh, quan TÜ nghiŒp là phó giám ÇÓc trÜ©ng QuÓc tº giám ª kinh thành. TrÜ©ng này dåy các cº nhân, tôn sinh tú tài, Ãm sinh tú tài và h†c sinh tú tài. TrÜ©ng QuÓc tº giám chuyên dåy nh»ng h†c sinh luyŒn tÆp Ç‹ thi h¶i. Ngoài ra các tÌnh,m‡i tÌnh có m¶t trÜ©ng , do quan ÇÓc h†c dåy. M‡i phû có m¶t trÜ©ng do quan giáo thø dåy. M‡i m¶t huyŒn có m¶t trÜ©ng do quan huÃn Çåo dåy. Các chÙc giáo thø và huÃn Çåo thì thuc quyŠn quan ÇÓc h†c vŠ phÜÖng diŒn giáo døc. và thu¶c quan t°ng ÇÓc hay tuÀn vÛ vŠ phÜÖng diŒn hành chánh.
2. TrÜ©ng tÜ
Các trÜ©ng h†c công khai thuÆt ª trên này là nh»ng trÜ©ng dåy h†c sinh l§n tu°i, Çã Çû khä næng Ç‹ thi hÜÖng. ñây là m¶t vÃn ÇŠ rÃt quan tr†ng, mà quÓc gia ngày trܧc không sæn sóc ljn. Träi bao nhiêu triŠu Çåi, quÓc gia Çã không sæn sóc ljn l§p ÇÒng sinh, tØ lúc m§i v« lòng cho ljn khi h†c Çã gÀn có khä næng Ç‹ thi hÜong. VÆy thì h†c trò ta ngày trܧc ÇÜ®c có nÖi h†c Ç‹ thành tài ÇŠu nh© ª trÜ©ng tÜ thøc. Mà nói cho Çúng, thì các trÜ©ng công có các trÜ©ng k‹ trên nào có Çû ch‡ cho h‰t thäy h†c trò l§n tu°i theo h†c. Ngày xÜa có m¶t phong tøc rÃt tÓt.
Các nhà khoa bäng sau khi thi LJ , có nhiŠu vÎ không ra làm quan, chÌ ª nhà mª trÜ©ng dåy h†c, suÓt Ç©i lÃy s¿ Çào tåo anh tài làm vui thú và låi coi là m¶t ÇiŠu vinh d¿ n»a. Ông Månh tº nói:’ BÆc quân tº có ba ÇiŠu vui mà mt¶ là giáo døc bÆc anh tài trong nu§c’. ñiŠu vui này coi hÖn cä s¿ ra cÀm quyŠn trÎ nܧc. Xem câu này ta Çû bi‰t chí hܧngcûa các bÆc tiŠn hiŠn ngày xÜa.
TrÜ©ng tÜ thøc ngày trܧc räi rác kh¡p các hÜÖng thôn. M‡i trÜ©ng có m¶t thÀy, ho¥c là do khoa bäng xuÃt thân mà phÀn nhiŠu là các ông cº, ông tú hay ho¥c các vÎ túc nho tuy không LJ song có mt h†c l¿c uyên thâm Çû Ç‹ Çào tåo b†n hÆu ti‰n. Các vÎ cº, tú này mª trÜ©ng vØa dåy h†c các l§p cao vØa t¿ luyŒn thi hÜÖng , thi H¶i, còn có các các ông ÇÒ mª trÜ©ng dåy các ÇÒng sinh mà tøc ng» ta g†i là làm nghŠ gõ ÇÀu trÈ, cÛng là m¶t trong các trÜ©ng tÜ thøc ª nܧc ta. Bªi tÆp quán và s¿ th¿c hành này,cho nên các con em nhà th‰ gia nghïa là nh»ng nhà nhiŠu phø huynh h†c thành tài thì phÀn nhiŠu có phø huynh Çào luyŒn cho, do Çó ÇÜ®c nhiŠu Üu Çi‹m hÖn nh»ng ÇŒ tº nhà bình dân. Các ÇŒ tº nhà bình dân không nh»ng bÎ thiŒt thòi vì thi‰u phø huynh giÕi, ho¥c hiŠn sÜ h»u hiŒu Çào tåo, låi còn bÎ thiŒt thòi vì s¿ thi‰u sách h†c n»a.
Ch‰ Ƕ cûa quÓc gia ngày xÜa rÃt r¶ng, h†c trò không cÙ h†c trÜ©ng công hay tÜ ÇŠu ÇÜ®c Ùng thí m¶t cách rÃt dÍ dàng. CÙ nhÜ š tôi thì h†c trò ÇÜ®c thành tài phÀn Çông là nh© các trÜ©ng tÜ, nhÃt là h†c ª các trÜ©ng do các vÎ khoa bäng mª ra, h†c vÃn Çã uyên thâm mà s¿ dåy d‡ låi tÆn tâm là Ç¢ng khác. Phong tøc ngày xÜa, h†c trò ÇÓi v§i thÀy không khác gì con cái ÇÓi v§i cha mË mà s¿ kính lê và lòng nh§ Ön còn sâu xa hÖn. ThÆt tôi Çã ÇÜ®c thÃy nhiŠu vÎ tiŠn bÓi, do khoa bäng xuÃt thân, làm quan ljn c¿c phÄm, th‰ mà ÇÓi v§i thÀy h†c cÛ, chÌ là m¶t ông tú hay m¶t ông cº, hay là m¶t ông ÇÒ không LJ Çåt gì, vÓn vÅn m¶t niŠm tôn kính nhÜ cha. ñó là do h†c Çåo Kh°ng Månh, h†c trò ÇÓi v§i thÀy, không nh»ng là ngoài m¥t phäi gi» lÍ Çã Çành, mà thÆt trong thâm tâm, cÛng m¶t niŠm thûy chung, không lúc nào phai nhåt. Các vÎ tôn sÜ dåy h†c cÛng gi» m¶t Çåo ÇÙc cao thÜ®ng, yên cái cänh thanh båch, lÃy s¿ Çào tåo nhân tài làm vui, nhÜ trên tôi Çã thuÆt môt câu trong sách Månh tº thì Çû rõ các phong hóa ngày trܧc là th‰ nào. Các vÎ sÜ nho ta ngày xÜa không nh»ng lÃy væn h†c mà rèn luyŒn b†n hÆu sinh, còn t¿ mình Çem Çåo ÇÙc ra làm gÜÖng mÅu, cho nên h†c trò ÇÓi v§i thÀy, không nh»ng là nh§ Ön Çã Çào tåo cho nên ngÜ©i, còn quš tr†ng cái Çåo ÇÙc cûa thÀy khác nào m¶t tín ÇÒ ÇÓi v§i m¶t giáo chû vÆy.
3. ViŒc h†c tâp
LÓi h†c ch» Hán ngày trܧc, các ÇÒng sinh h†c ÇÜ®c mÃy quy‹n nhÜ tÙ thÜ ch£ng hån , b¡t ÇÀu h†c làm câu ÇÓi. Nghïa là thÀy ra cho m¶t câu trong sách, h†c trò låi tìm m¶t câu mà ÇÓi cho chÌnh. Trong câu Çó danh tØ ÇÓi v§i danh tØ, Ƕng tØ ÇÓi v§i Ƕng tØ vân vân.
Thí dø: Ra: Tu‰ h»u tÙ th©i
ñÓi : Thiên vô nhÎ nhÆt.
Ra: H†c nhi th©i tÆp
ñÓi: B¢ng t¿ viÍn lai.
Bi‰t làm câu ÇÓi rÒi thì h†c làm thÖ, làm phú. Çoån rÒi h†c làm kinh nghïa.
Kinh nghïa là gì? Là ra m¶t câu ª trong ngÛ kinh, hay tÙ thÜ rÒi h†c trò làm m¶t bài giäi thích câu Ãy.
Thí dø ra câu: ñŒ tº nhÆp t¡c hi‰u, xuÃt t¡c ÇÍ( Con em khi vào phäi hi‰u v§i cha mË, khi ra thì phäi thäo v§i anh em ). H†c trò phäi làm thành m¶t bài giäi thích câu Ãy.
Kinh nghïa làm theo lÓi væn bát c° ( tám v‰), mª ÇÀu b¢ng hai câu phá, 3,4 câu thØa.
ThÖ, có hai lÓi ñÜ©ng luÆt là bäy ch» và næm ch». ñÜ©ng luÆt bäy ch» có tám câu, næm vÀn. ñÜ©ng luÆt næm ch» có 16 câu tám vÀn.
Phú cÛng là væn vÀn. Phú thÜ©ng ra m¶t câu ÇÀu bài, và lÃy m¶t câu n»a làm vÀn. Thí dø ra câu: Månh tº ki‰n LÜÖng HuŒ vÜÖng. LÃy câu :TÄu bÃt viÍn thiên lš nhi lai làm vÀn. Th‰ là bài phú này phäi làm bäy vÀn. VÀn nào ít ra cÛng phäi có ba vÀn, mà câu nào cÛng phäi ÇÓi nhau. VÀn ÇÀu là vÀn TÄu, vÀn thÙ hai là BÃt vân vân.
Væn sách có c° væn, kim væn. C° væn thì hÕi vŠ sách c°, kim væn thì phÀn nhiŠu hÕi vŠ th©i s¿.
Ngoài thÖ, phú, kinh nghïa, và væn sách còn có lÓi làm chi‰u, là l©i cûa nhà vua tuyên bÓ cho thÀn dân. Bi‹u là bài cûa m¶t vÎ bÀy tôi tâu lên vua. LÓi væn bi‹u là lÓi væn tÙ løc, có câu ng¡n, có câu dài mà câu nào cÛng phäi ÇÓi nhau.
Bài s§: lÓi væn này là lÓi væn xuôi, không phäi ÇÓi nhau, mà cÛng là bài cûa m¶t bày tôi tâu lên vua. Thí dø t© s§ xin nhà vua khai m¶t con sông, mª m¶t nÖi dinh ÇiŠn.
I I. CH ñÔ THI C±
A.Thi HÜÖng
Thi hÜÖng b¡t ÇÀu tØ khoa Çinh mão( 1807) , næm thÙ 6 niên hiŒu Gia Long. SuÓt Ç©i vua Gia Long chÌ có ba khoa thi HÜÖng là khoa Çinh mão, khoa quš dÆu (1813) næm thÙ 12 Gia Long và khoa k› mão( 1819), næm thÙ 18 Gia Long. TØ Ç©i Minh Mång m§i Ãn ÇÎnh ba næm m¶t khoa, cÙ mª vào næm tí, næm mão, næm ng† và næm dÆu. Song tØ Ç©i Minh mång ljn Ç©i ñÒng Khánh, ngoài nh»ng khoa chính mª vào các næm tí, mão, ng†, dÆu, còn thÌnh thoäng låi mª khoa thi bÃt thÜ©ng, g†i là ân khoa. Ân khoa hay mª vào dÎp nhà nܧc có viŒc vui mùng, nhÃt là dÎp nhà vua m§i lên ngôi.
1. ñiŠu kiŒn d¿ thi HÜÖng
Các h†c trò Çã LJ tú tài, các tôn sinh( h†c trò con cháu nhà vua), các Ãm sinh ( h†c trò con các quan tØ ngÛ phÄm trª lên Çã sát håch ÇÜÖc liŒt vào hång Ãm sinh) ÇŠu ÇÜ®c Çi thi HÜÖng không phäi qua kÿ håch ª tÌnh. Ngoài ra các h†c trò thÜ©ng, m§i b¡t ÇÀu mang lŠu chõng ( chÜa thi bao gi©) hay Çã thi m¶t khoa hay nhiŠu khoa, Çã ÇÜ®c väo nhÎ trÜ©ng tam trÜ©ng tØ khoa trܧc, ÇŠu phäi LJ kÿ håch ª tÌnh m§i ÇÜ®c thi. Thí dø g¥p næm dÆu có kÿ thi, nh»ng h†c trò tuy Çã thi khoa trܧc là khoa ng† mà ÇÜ®c vào nhÎ hay tam trÜ©ng, ljn khoa dÆu này vÅn phäi LJ kÿ håch ª tÌnh m§i ÇÜ®c d¿ thí.
M‡i khi g¥p khoa thi thÜ©ng lŒ hay ân khoa, trܧc Çó næm hay sáu tháng, quan ÇÓc h†c ª tÌnh phäi mª m¶t kÿ håch h†c trò. Håch có m¶t kÿ, ÇÀu bài thÜ©ng ra m‡t bài kinh nghïa, m¶t bài thÖ, hay hai vÀn phú v§i m¶t Çoån væn sách. Quy‹n các h†c trò phäi là phê thÙ trª lên cho ljn Üu, bình m§i Çu®c LJ håch. Kÿ håch này ai LJ ÇÀu thì g†i là tÌnh nguyên hay ti‰ng ViŒt g†i là ñÀu XÙ. Lúc thi, quy‹n thi cûa các thí sinh,sï nhân hay tú tài ÇŠu nhÜ nhau, không phân biŒt.
Trܧc khi thi HÜÖng, h†c trò phäi n¶p quy‹n thi. Ch‰ Ƕ cûa quÓc gia rÃt r¶ng, h†c trò không cÙ là là h†c ª trÜ©ng công hay h†c ª trÜ©ng tÜ ÇŠu dÜ®c Ùng thí. Lúc n¶p quy‹n thi, ai h†c trÜ©ng công thì khai’thø nghiŒp bän tÌnh, hay m‡ tính ÇÓc h†c quan’, bän phû, hay m‡ phû giáo thø quan, bän huyŒn hay m‡ huyŒn huÃn Çåo quan. H†c trò trÜ©ng tÜ thì chÌ phäi khai ba ch» ‘ Nguyên tÜ thøc’. LÓi khai này rÃt giän tiŒn. Trܧc kÿ thi, thí sinh phäi n¶p quy‹n thi. Ngoài m¥t ghi h† tên b¢ng ch» to. RÒi ª dܧi h† tên, vi‰t hai dòng ch» nhÕ. Giòng trên thì khai quán chÌ. Thí dø nhÜ tôi thì khai ª dܧi h† tên tôi :Hà ñông tÌnh, ThÜ©ng Tín phû, Thanh Trì huyŒn, KhÜÖng ñình t°ng, Kim LÛ xã.
Giòng bên này , nºa trên khai tu°i. Thí dø næm tôi Çi thi 22 tu°i, thì khai: Niên canh mÆu tí, nhÎ thÆp nhÎ tu‰. LiŠn Çó, n‰u tôi thø nghiŒp quan ÇÓc h†c Hà ñông thì khai thø nghiŒp Hà ñông tÌnh ÇÓc h†c quan. N‰u tôi h†c trÜ©ng tÜ thì chÌ khai hai ch» : tÜ thøc hay ba ch» nguyên tÜ thøc. NÓi giòng này là ljn giòng khai ba Ç©i cø, ông và cha. Tru§c h‰t vi‰t bÓn ch» cung khai tam Çåi : Tæng t° h† tên, n‰u có LJ hay làm công chÙc gì thì dܧi h† tên khai m‡ khoa ti‰n sï, phó bäng hay cº nhân, tú tài, và chÙc nghiŒp. ñ‰n Ç©i ông khai: T°, h† tên. ñ©i cha: Phø: h† tên. Còn sÓng thì khai ch» tÒn, mÃt rÒi thì khai ch» cÓ. N‰u ba Ç©i không có LJ và làm công chÙc thì khai hai ch»: nghiŒp nông tÒn hay cÓ.
2 . Các kÿ thi HÜÖng
Thi HÜÖng tØ Ç©i Gia Long ljn Ç©i Ki‰n Phúc chÌ có ba kÿ. Trܧc tiên, phép thi Ç¥t kÿ ÇŒ nhÃt thi hai bài kinh nghïa, ÇŒ nhÎ thi ba bài chi‰u, bi‹u, ch‰.Kÿ ÇŒ tam thi væn sách.
Khu trÜ©ng thi HÜÖng khá r¶ng. M‡i khi g¥p khoa thi, trÜ©ng thi m§i sºa sang låi. Nguyên trÜ©ng thi ª vào m¶t nÖi ÇÒng b¢ng r¶ng rãi. Nh»ng næm không có khoa thi thì trÜ©ng thi trØ m¶t nhà ThÆp Çåo làm b¢ng gåch l®p ngói là còn nguyên ª gi»a, xung quanh thì låi thành ru¶ng cho dân cày cÃy. ñ‰n khi có khoa thi, m§i sºa sang låi, xung quanh rào låi thành bÓn vi bao quanh nhà ThÆp Çåo ; vŠ phía sau ljn næm thi thì m§i làm nhà g‡ l®p lá Ç‹ làm nÖi các khäo quan, tØ quan chánh phó chû khäo ljn các quan sÖ khäo cÜ trú trong vø thi. TrÜ©ng có bÓn vi là giáp ƒt, và Tä, H»u là ch‡ cho các thí sinh Çóng lŠu mà làm bài ª xung quanh nhà ThÆp Çåo. Cºa trong vi Çi ra thì vi nào cÛng phäi qua nhà thÆp Çåo. Cách ki‰n trúc này là Ç‹ ngæn nh»ng h†c trò không d¿ thí lÈn vào mà làm bài gian cho ngÜ©i khác.
4. Các khäo quan
Tuÿ theo trÜ©ng thi l§n nhÕ mà sÓ khäo quan nhiŠu hay ít. Trung bình m‡i trÜ©ng có m¶t quan chánh chû khäo, m¶t quan phó chû khäo, hai hay ba quan giám khäo, hai hay ba quan phân khäo, Ƕ sáu hay tám quan phúc khäo, và Ƕ mÜ©i quan sÖ khäo. Các quan phân khäo có nhiŒm vø quan tr†ng, cho nên triŠu Çình ngày trܧc thÜ©ng ch†n nh»ng ông LJ Çåi khoa xuÃt thân sung vào. Các quan phân khäo chÌ chÃm nh»ng quy‹n nào bÎ giám khäo phê liŒt. GiÃu cûa quan phân khäo cÛng nhÜ chû khäo, phó chû khäo nghïa là giÃu chung thÄm. Thí dø quy‹n ª n¶i trÜ©ng giám khäo phê liŒt, mà quan phân khäo phê Üu hay phê bình thì quy‹n Ãy ÇÜ®c Üu hay bình. BªI th‰ chÙc vø phân khäo là hŒ tr†ng nhÜng rÃt buÒn vì suÓt m¶t vø thi, chÌ ÇÜ®c chÃm nh»ng quy‹n dª, quan giám khäo Çã phê liŒt.
Ngoài ra có ban giám sát, gÒm các quan Ng¿ sº và các quan ñŠ ñiŒu.
5. Các thû tøc trong trÜ©ng thi
a. LÍ ti‰n trÜ©ng
LÍ ti‰n trÜ©ng là m¶t lÍ rÃt long tr†ng. Trܧc ngày thi Ƕ mÜ©i ngày, các khäo quan vào làm lÍ ti‰n trÜ©ng. Có ÇiŠu này là lå, tôi phäi thuÆt ra Çây Ç‹ quš vΠǶc giä nhÆn xét cái nhân tâm vŠ ÇÜ©ng tin tܪng träi hÖn ngàn næm không thay Ç°i. Khi các quan vào trÜ©ng Ç‹ phøng hành viŒc thi, g†i là lÍ ti‰n trÜ©ng, thì trܧc khi vào có m¶t viên chÙc ÇÙng ª cºa tiŠn trÜ©ng thi, l§n ti‰ng xܧng mÃy câu nhÜ sau:
Báo oán giä tiên nhÆp,
Báo ân giä thÙ nhÆp,
ChÜ trÜ©ng quan dï thÙ nhi nhÆp.
(DÎch nghïa: Phøng cº hành lÍ ti‰n trÜ©ng,
Ai báo oán vào trܧc,
Ai báo ân vào thÙ hai,
rÒi các khäo quan theo thÙ t¿ mà vào).
ñây là theo c° tøc. Mãy câu xܧng thuÆt trên này khi‰n cho chúng ta phäi suy nghï. Vì có câu xܧng nhÜ th‰ nhÜng nào có thÃy ai Çu®c Çi trܧc các khäo quan mà ti‰n vào trÜ©ng. VÆy thì báo oán giä và báo ân giä là ai? Báo oán giä và báo ân giä Çã không có hình ngÜ©i cho m†i ngÜ©i trông thÃy thì xܧng câu Ãy làm gì và chû š nhÜ th‰ nào? TØ lúc này cho ljn hôm xܧng danh là ngày viŒc trÜ©ng xong, chÌ có nh»ng viên chÙc phø trách viŒc cung Ùng cho các khäo quan Çu®c ra vào, và s¿ ra vào này Çã do ban ki‹m sát khám xét cho khÕi s¿ gian lÆu.
b. LŒ xܧng danh
Trܧc
hôm vào thi kÿ ÇŒ nhÃt, quan trÜ©ng
Çã y‰t bäng tên các thí sinh nào
vào vi nào. ñ‰n Çêm, bÓn vi ÇŠu
xܧng tên cho các thí sinh vào. TrÜ©ng
Çông thí sinh d¿ thí, thì s¿
xܧng danh nàycó khi phäi b¡t ÇÀu
tØ chÆp tÓi. NhÜ vÆy thì ljn
gÀn sáng m§i xong.
H†c trò vào thi phäi mang nh»ng gì? M¶t cái lŠu có nh»ng g†ng b¢ng tre và m¶t cái suÓt ngang, m¶t cái áo lŠu, ho¥c làm b¢ng väi sÖn, ho¥c làm b¢ng giÃy bän phÃt nܧc cÆy. Áo lŠu là Ç‹ phû lên trên, che mÜa che n¡ng mà ngÒi trong lŠu Ç‹ làm bài.CÀn nhÃt các thí sinh ai nÃy cÛng phäi có m¶t Óng quy‹n, Ç‹ khi nhÆn quy‹n vào thi, thì bÕ quy‹n vào trong Óng, Çem quy‹n ra vi‰t, khi nghÌ vi‰t låi bÕ quy‹n trong Óng, vì phäi gi» quy‹n cho såch së. N‰u quy‹n thi có m¶t chút dÃu v‰t là bÎ phåm trÜ©ng quy, dù væn bài có hay ljn Çâu cÛng bÎ loåi ngay. Ngoài ra các thí sinh phäi mang cÖm nܧc Çû dùng trong m¶t ngày, cùng là Çèn n‰n Ç‹ vi‰t bài trong lúc tr©i tÓi.
Khi thí sinh vào trÜ©ng quan chánh chû khäo phäi ngÒi ª trên gh‰ cao, ta g†i là gh‰ chéo ª vi Giáp; quan Phó chû khäo vi ƒt; quan Phân Khäo hay Giám khäo ª vi Tä và vi H»u. Lúc xܧng tên các thí sinh vào trong vi, vì có cÃm Çem sách vª nên có s¿ khám xét rÃt nghiêm nh¥t các thÙ cûa thí sinh mang vào, nhÜ lŠu, nhÜ chi‰u,chõng và các thÙ mang trong tráp hay trong yên. c.Th©i hån thi:
TØ næm canh tí (1900) trª vŠ trܧc, th©i hån thi hÜÖng thÜ©ng gÀn ljn nºa Çêm, s¿ này là tùy Ƕ lÜ®ng cûa các quan trÜ©ng r¶ng rãi hay nghiêm ng¥t. TØ næm quš mão (1903) trª vŠ sau, th©i hån thi nhÃt ÇÎnh là tØ sáng s§m ljn bäy gi© tÓi.
d. TrÓng thu quy‹n
Thi kÿ nào cÛng vÆy, c٠Ƕ ba, bÓn gi© chiŠu trª Çi là b¡t ÇÀu có trÓng thu quy‹n. TrÓng này có ba hÒi, song cÙ Çánh räi rác Ƕ næm phút có m¶t ti‰ng thùng, cÙ kéo dài nhÜ th‰ Ƕ hai ba gi© m§i h‰t m¶t hÒi. TØ hÒi thÙ ba trª Çi thì ª trên chòi cao, lính cÙ thÌnh thoäng låi Çem loa ra g†i ‘ Các thí sinh hãy mau mau n¶p qÜy‹n, không thì së bÎ ngoåi hàm.’ Nh»ng loa g†i này làm cho nh»ng thí sinh m§i thi m¶t khoa phäi mÃt vía, có ngÜ©i cuÓng quít không làm ÇÜ®c bài n»a. Song ÇÓi v§i các ông Çã lão luyŒn trong trÜ©ng thi, nghïa là Çã thi hai, ba khoa rÒi thì ch£ng thèm Ç‹ š ljn. Các ông Ãy cÙ ung dung ngÒi làm bài cho hay, khác nào nhÜ nh»ng tܧng Çã ra trÆn quen. Còn nhÜ h†c trò m§i thi m¶t khoa,m§i tÓi Çã phäi làm xong mà n¶p rÒi ra trÜ©ng, chÌ s® ngoåi hån.
e. GiÃu NhÆt Trung
Kÿ nào cÛng vÆy, tØ 10 gi© sáng ljn khoäng hai gi© chiŠu, các thí sinh phäi Çem quy‹n cûa mình, xin Çóng cho m¶t cái dÃu vào trong quy‹n thi cûa mình. GiÃu này g†i là giÃu ‘nhÆt trung’. Låi phòng Çóng giÃu vào gi»a dòng, rÒi thí sinh Çem quy‹n vŠ lŠu, vi‰t bài ti‰p vào dܧi giÃu Ãy.
6. Cách chÃm bài thi
Cách phê bài thi b¢ng bÓn ch» Üu, bình, thÙ, liŒt. Hång Üu là l©i væn rÃt hay, phê ch» Ðu to hay kém m¶t chút, phê ch» Üu nhÕ, rÒi ljn ch» bình to, ch» bình vØa vØa, và ch» bình nhÕ. Hång thÙ cÛng có nhiŠu hång. Thí dø phê ch» thÙ to , g†i là thÙ mác to, là hång kém quy‹n væn phê ch» bình nhÕ, ljn ch» thÙ mác nhÕ , ljn hång thÙ chÃm to , ljn hång thÙ chÃm vØa vØa , cuÓi cùng là hång thÙ nhÕ , tøc g†i là thÙ mu‡i. Quy‹n væn nào Çáng loåi, thì phê liŒt . Quy‹n thí sinh nào bÎ phê liŒt là bÎ loåi. Có nhiŠu quy‹n ÇŒ nhÃt phê Üu, ÇŒ nhÎ phê Üu, giá ÇŒ tam ÇÜ®c cái thÙ mu‡I là së liŒt vào hång cº nhân cao, th‰ mà không may bÎ phê liŒt, thôi th‰ là bÎ loåi h£n. NhiŠu khi quän quy‹n thÃy có trÜ©ng h®p nói trên dù các khäo quan có bøng yêu nhân tài, cÛng Çành phäi Çánh hÕng, không sao cÙu ÇÜ®c. Chúng ta nên bi‰t r¢ng quy‹n væn phê liŒt so v§i quy‹n phê thÙ mu‡i nhiŠu khi không hÖn kém gì nhau, cÛng nhÜ thi bây gi© phê 10 Çi‹m là Çû moyenne, mà 9 Çi‹m là dܧi moyenne. Bây gi© phép thi tuy món nào bÎ bÎ phê dܧi moyenne, còn lÃy món khác bù vào, chÙ ngày xÜa hÍ phê liŒt, dܧi moyenne là bÎ loåi h£n, cho nên m§i có trÜ©ng h®p tôi thuÆt ª trên, thÆt Çáng ti‰c cho thí sinh Ãy.
Các quy‹n thi ÇŠu phäi có bÓn dÃu chÃm. BÓn dÃu chÃm Ãy là quan sÖ khäo chÃm trܧc tiên, ljn quan phúc khäo, rÒi ljn quan giám khäo. Ba dÃu này g†i là dÃu n¶i trÜ©ng. Ba dÃu này chÃm xong, m§i ljn dÃu ngoåi trÜ©ng, là dÃu chÃm cûa các quan chánh chû khäo hay phó chû khäo hay quan phân khäo.. DÃu ngoåi trÜ©ng rÃt quan tr†ng, vì quy‹n nào cÛng lÃy dÃu này làm chû Çích. Thí dø ba dÃu trong phê Üu hay bình, mà ljn quan ngoåi trÜ©ng mà ljn quan ngoåi trÜ©ng phê liŒt thì quy‹n Ãy phäi bÎ loåi. Ba dÃu trong phê liŒt mà mà ljn dÃu ngoåi trÜ©ng phê Üu hay bình thì quy‹n Ãy cÛng dÜ®c coi là Üu hay bình. Có m¶t quy ch‰ rÃt nghiêm vŠ trÜ©ng h®p này là quy‹n nào ª ba dÃu n¶i trÜ©ng( sÖ khäo, phúc khäo và giám khäo) c§ dÃu nào phê liŒt hay cä ba dÃu ÇŠu phê liŒt mà ljn quan ngoåi trÜ©ng trái låi phê Üu thì quan nào phê liŒt phäi phù xuÃt, nghïa là phäi mÃt chÙc khäo quan, không Ç܆c chÃm n»a. Trái låi dÃu n¶i trÜ©ng sÖ phúc hay giám khäo phê Üu mà quan ngoåi trÜ©ng xét låi phê liŒt thì quan sÖ khäo, phúc khäo giám khäo nào Çã phê Üu phäi phù xuÃt. Tuy có quy ch‰ nghiêm th‰ này, mà tôi xem ra tØ trܧc ljn sau, chÜa có trÜ©ng h®p nào quan n¶i trÜ©ng bÎ phù xuÃt bao gi©, nghïa là chÜa thÃy bao gi© trong n¶i trÜ©ng phê Üu mà ljn quan ngoåi trÜ©ng låi phê liŒt, cùng là n¶i trÜ©ng phê liŒt mà ngoåi trÜ©ng låi phê Üu bao gi©.
7. Cách lÃy LJ ª trÜ©ng thi HÜÖng
Các thí sinh vào kÿ ÇŒ nhÃt, quy‹n nào bÎ phê liŒt là bÎ loåi ngay không ÇÜ®c vào thi kÿ ÇŒ nhÎ. Kÿ ÇŒ nhÎ cÛng th‰. Thi xong ba kÿ, thí sinh nào trong ba kÿ, ít nhÃt phäi có m¶t kÿ phê bình, hai kÿ phê thÙ m§i Çu®c Ç‹ vào hång cº nhân. Song m‡i khoa thi, m‡i trÜ©ng thi, triŠu Çình ÇŠu ÇÎnh sÓ Ç‡ trܧc, g†i là giäi ngåch. CÙ m¶t cº nhân thì lÃy LJ ba tú tài.. Thí dø trÜ©ng Hà Nam, sau này là trÜ©ng thi chung cho cä B¡c ViŒt, giäi ngåch cº nhân ÇÎnh là 50 ngÜ©i, thì giäi ngåch tú tài së lÃy LJ 150 ngÜ©i. Giäi ngåch cº nhân n‰u tæng lên lÃy 60 ngÜ©i, thì giäi ngåch tú tài së lÃy LJ 180.
Vì sÓ giäi ngåch nhÃt ÇÎnh nhÜ th‰ nên có quy‹n thí sinh ba kÿ có m¶t kÿ bình, hai kÿ thÙ mà phäi xuÓng tú tài là vì sÓ Ç‡ cº nhân Çã Çû. TØ Ç©i vua Gia Long ljn Ç©i vua Ki‰n Phúc, các thí sinh Çu®c d¿ vào hàng cº nhân, sau ba kÿ thi rÒi , khäo quan cÙ lÃy LJ rÒi xܧng danh cho LJ. Sau lúc xܧng danh m§i sát håch låi ho¥c m¶t bài thÖ, hay m¶t bài chi‰u, bi‹u Ç‹ xem ông cº có th¿c tài không. NhÜng ljn khoa giáp thân, næm Ç¢u niên hiŒu Ki‰n phúc, phép thi Ç°i låi, Ç¥t ra kÿ phúc håch. Nh»ng quy‹n thí sinh nào trong ba kÿ phäi ít nhÃt m¶t kÿ phê bình, hai kÿ phê thÙ m§i Çu®c vào kÿ phúc håch. Thi xong kÿ phúc håch, quan trÜ©ng m§i xem xét cä bÓn kÿ mà ÇÎnh quy‹n lÃy LJ và ÇÎnh trên dܧi.
Tôi xem tÃt cä các kÿ thi thì sÓ thí sinh ÇÜ®c vào phúc håch, khoa nào cÛng nhiŠu hÖn sÓ ÇÎnh lÃy LJ. Thí dø thi trÜ©ng Hà Nam, næm Ãy ÇÎnh lÃy LJ 60 hay næm mÜÖi cº nhân thì sÓ thí sinh ÇÜ®c vào phúc håch tÃt là trên sÓ giäi ngåch, ít ra cÛng mÜÖi quy‹n, có khoa ljn 20 hay 30 quy‹n. Th‰ rÒi kÿ thi phúc håch xong, quan trÜ©ng lÃy sÓ cº nhân theo sÓ nhà nܧc Çã ÇÎnh trܧc, còn thØa bao nhiêu, Ç‹ xuÓng hång tú tài.
Vì ch‰ Ƕ thi HÜÖng nhÜ vÆy, nên ljn ngày xܧng danh, có m¶t s¿ hÒi h¶p lå thÜ©ng trong các thí sinh ÇÜ®c vào kÿ phúc håch. S¿ hÒi h¶p này không nh»ng là chÌ ª các thí sinh mà ljn cä gia quy‰n, thân thích, bè bån các thí sinh cÛng vÆy. Sáng hôm xܧng danh, trܧc gi© Çã ÇÎnh, các thí sinh ÇÜ®c vào phúc håch lju phäi ch¿c s¤n trܧc cºa trÜ©ng. Vì k‰t quä không cho bi‰t trܧc nên m§i có s¿ hÒi h¶p này. NhÃt là khoa nào sÓ ÇÜ®c vào phúc håch nhiŠu hÖn sÓ giäi ngåch quá nhiŠu. Thí dø sÓ giäi ngåch cº nhân ÇÎnh là 50 mà sÓ Çu®c vào phúc håch nh»ng 80 th‰ là có 30 thí sinh phäi xuÓng tú tài.
B. THI HÔI
TrÜ©ng H¶i và trÜ©ng ñình b¡t ÇÀu mª tØ khoa nhâm ng†, næm thÙ ba Ç©i Minh Mång. Khoa này LJ ÇÀu là ông NguyÍn Ý, ngÜ©i huyŒn Thanh Trì tÌnh Hà n¶i ( sau Ç°i Hà ñông). Ông Ý Ç‡ nhÎ giáp ti‰n sï ( hoàng giáp). Thi H¶i và thi ñình tuy là hai trÜ©ng thi nhÜng k‰t quä thì có m¶t. Do hai trÜ©ng thi này, nhà nܧc lÃy các thí sinh trúng tuy‹n mà cho danh hiŒu chánh bäng và phó bäng.
1. TrÜ©ng thi H¶i
TrÜ©ng H¶i mª ª kinh Çô Hu‰ cho nên vÎ trí lÎch s¿ hÖn trÜ©ng hÜÖng. Song cách x‰p Ç¥t cÛng nhÜ trÜ©ng hÜÖng. Nhà thÆp Çåo ª gi»a, bÓn vi ª bÓn chung quanh, khi thí sinh làm bài xong n¶p quy‹n mà ra ÇŠu phäi qua nhà ThÆp Çåo. BÓn vi ÇŠu xây tÜ©ng gåch xung quanh, c٠ljn næm có khoa thi thì trong vi làm lŠu cho thí sinh ngÒi làm bài. Vì th‰ các thí sinh vào thi không phäi mang lŠu chõng chÌ phäi mang m¶t chi‰u Ç‹ giäi trong lŠu ngÒi mà làm væn, ngoài ra phäi mang m¶t cái cháp hay cái yên, trong Ç¿ng giÃy bút m¿c và ít th¿c phÄm Çû dùng trong m¶t ngày, cùng là cây Çèn n‰n Ç‹ vi‰t khi m¥t tr©i Çã l¥n vì th©i hån thi tØ khoa Çinh vÎ ( 1907) vŠ trܧc, ÇŠu r¶ng cho ljn canh hai, có khi ljn nºa Çêm.
Các cÓng sinh vào thi h¶i lúc xܧng ljn tên mà lïnh quy‹n rÒi vào vi ÇŠu phäi mang áo thøng xanh cä. SÓ cÓng sinh d¿ thí thì khoa nào cÛng không ljn m¶t ngàn ngÜ©i, nên lŠu làm trong vi, cÙ cái n† cách cái kia ljn hÖn mÜ©i thܧc. CÓng sinh phäi ngÒi riêng m‡i ngÜ©i m‡i lŠu, chØng Ƕ bÓn thܧc vuông, trên lŠu l®p tranh, xung quanh quây cót kín. Các cÓng sinh không ÇÜ®c qua lŠu khác mà hÕi nhau vŠ væn bài.
2. ñiŠu kiŒn d¿ thi.
Các cº nhân ÇÜ®c d¿ thi Çã Çành. Ngoài ra các tôn sinh tú tài, Ãm sinh tú
tài, và h†c sinh tú tài, ai muÓn d¿ thi H¶i phäi qua m¶t kÿ sát håch. Kÿ håch này cÛng mª trܧc khoa h¶i Ƕ hai tháng. Håch có m¶t kÿ, có ba bài, m¶t bài chi‰u, môt bài bi‹u, m¶t bài s§ hay m¶t bài luÆn. Væn phäi ÇÜ®c 15 Çi‹m trª lên( bình hång) m§I Çu®c trúng tuy‹n mà vào thi h¶i. Nh»ng tôn sinh tú tài, Ãm sinh tú tài và h†c sinh tú tài Çã ÇÜ®c trúng kÿ sát håch mà thi khoa h¶i næm Ãy, n‰u ª trÜ©ng h¶i ÇÜ®c vào ÇŒ tam rÒi hÕng thì khoa h¶i sau låi ÇÜ®c thi, không phäi qua kÿsát håch n»a.
3. ChÜÖng trình thi
ChÜÖng trình thi H¶i có bÓn kÿ, ÇŒ nhÃt thi ba bài kinh nghïa, ÇŒ nhÎ thi ba bài: m¶t bài chi‰u, m¶t bài bi‹u và m¶t bài luÆn, ÇŒ tam thi m¶t bài ngÛ ngôn ñÜ©ng luÆt 8 vÀn, và m¶t bài phú cÛng 8 vÀn, ÇŒ tÙ thi m¶t bài væn sách, cÛng gÒm c° væn và kim væn nhÜ ÇÀu bài thi HÜÖng, nhÜng væn sách hÕi dài hÖn, và sách cÛng hÕi r¶ng hÖn.
Kÿ ÇŒ nhÃt, quan trÜ©ng ra bäy ÇŠ møc: næm ÇŠ lÃy ª ngÛ kinh, và hai ÇŠ lÃy ª tÙ truyŒn( tÙ thÜ). CÓng sinh (thí sinh thi hi g†i là cÓng sinh) m‡i ngÜ©i phäi làm ba bài, hai bài kinh, m¶t bài truyŒn. CÓng sinh nào làm cä bäy bài, g†i là kiêm trÎ nhÜ lŒ thi HÜÖng cÛng ÇÜ®c. N‰u không làm cä bäy bài, thì chÌ làm ÇÜ®c ba bài, không Çu®c làm 4, 5 hay 6 bài.
4. LÍ ti‰n trÜ©ng và cách chÃm thi
LÍ ti‰n trÜ©ng ª trÜ©ng h¶i cÛng nhÜ trÜ©ng hÜÖng, không có gì Çáng k‹.
Duy ban chÃm thi chÌ có hai dÃu, m¶t dÃu ª n¶i trÜ©ng có bÓn quan ÇÒng khäo, và ª ngoåi trÜ©ng có ba vÎ. M¶t quan chánh chû khäo, m¶t quan phó chû khäo và m¶t quan Tri cÓng cº. Ba vÎ này lju chÃm cä cÛng nhÜ các vÎ ÇÒng khäo ª n¶i trÜ©ng. Thí dø có 400 quy‹n thi, trܧc h‰t chia cho bÓn vÎ ÇÒng khäo chÃm, m‡i vÎ chÃm 100 quy‹n. BÓn vÎ chÃm xong, ông này chÃm quy‹n nào ÇÎnh phê bao nhiêu thì buôm lên sÓ phân ÇÎnh phê, rÒi ÇÜa cho ba vÎ kia xem låi. Khi bÓn ông Çã ÇÒng š, quy‹n nào ÇÎnh phê bao nhiêu phân, lúc Ãy m§i cùng th¿ tên:
ñÒng khäo NguyÍn Giáp
ñÒng khäo Lê ƒt
ñÒng khäo TrÀn Bính
ñÒng khäo TrÜÖng ñinh phøng nghï:
Væn lš Ç¡c nhÃt phân hay nhÎ phân, tam phân vân vân.
Các quy‹n thi n¶i trÜ©ng Çã chÃm xong ÇÜa ra ngoåi trÜ©ng, ông chû khäo gi» bao nhiêu quy‹n Ç‹ chÃm, còn thì chia cho ông phó chû khäo và tri cÓng cº chÃm. Các ông chÃm xong cÛng buôm lên tØng quy‹n, rÒi quy‹n do ông chû khäo chÃm låi ÇÜa cho ông phó chû khäo và tri cÓng cº xem låi. Nh»ng quy‹n do hai vÎ này chÃm. Nh»ng quy‹n do hai vÎ này chÃm cÛng phäi ÇÜa trình quan chánh chû khäo xem låi. Khi ba vÎ ngoåi trÜ©ng ÇŠu ÇÒng š, m§I Çem tØng quy‹n ra phê.
QuÓc gia ta ngày trܧc, vŠ viŒc khoa cº rÃt là chú tr†ng, trong kÿ thi, thi hÜÖng cÛng nhÜ thi h¶i Çã có bao nhiêu cách ÇŠ phòng Ç‹ trØ cái tŒ gian lÆu, nhÜ n¶i trong kÿ thi, các khäo quan phäi ª luôn trong trÜ©ng, không Çu®c giao thông v§i ngoài. Thi H¶i, thi dình còn có cách ÇŠ phòng này n»a. Quy‹n thi cûa các cÓng sinh n¶p rÒi, r†c phách Çi rÒi, không ÇÜa ngay cho n¶i trÜ©ng là các vÎ ÇÒng khäo chÃm. Nh»ng quy‹n thi này ÇŠu giao cho m¶t ban sao tä ra quy‹n khác. Quy‹n thí sinh vi‰t b¢ng m¿c thì quy‹n sao ra vi‰t b¢ng son. Sao tä tÃt cä các quy‹n thi xong Çã có ban ki‹m sát soát låi xem låi phòng sao có nhÀm ch» nào không. Khi Çã soát xong m§i ÇÜa quy‹n cho các quan ÇÒng khäo chÃm. N¶i trÜ©ng chÃm xong, ljn các quan ngoåi trÜ©ng chÃm, ÇŠu chÃm quy‹n sao b¢ng ch» son. Thi H¶i thi lÃy dÃu ngoåi trÜ©ng làm chung thÄm, thi Çình lÃy dÃu hai quan ñ¶c quy‹n làm chung thÄm. Cách ÇŠ phòng này là Ç‹ các khäo quan không th‹ nhÆn ÇÜ®c dÃu ch» cûa thí sinh.
Væn bài thi hi không phê Üu, bình, thÙ, liŒt mà phê phân, tØ m¶t phân ljn mÜ©i phân. M¶t phân là thÙ con, hai phân là thÙ l§n, ba phân là bình thÙ, bÓn næm phân là bình, sáu bäy tám phân là bình l§n, chín mÜ©i phân là Üu. Quy‹n nào væn dª Çánh hÕng thì phê bÃt cÆp nhÃt phân. BÃt cÆp nhÃt phân tÙc là liŒt.
Thi hÜÖng n‰u væn cûa thí sinh nào bÎ phê liŒt thì liŠn bÎ loåi, không ÇÜ®c vào kÿ sau. NhÜng thi h¶i thì khác. Væn cûa thì sinh m§i bÎ m¶t kÿ bÃt cÆp nhÃt phân vÅn ÇÜ®c vào kÿ sau. N‰u kÿ sau låi bÎ bÃt cÆp nhÃt phân m§i bÎ hÕng.
Thí dø ÇŒ nhÃt bÃt cÆp nhÃt phân, vÅn ÇÜ®c vào ÇŒ nhÎ. ñŒ nhÎ ÇÜ®c m¶t phân, hay dŒ nhÃt ÇÜ®c m¶t phân, ÇŒ nhÎ bÃt cÆp vÅn ÇÜ®c vào ÇŒ tam. ñŒ tam låi ÇÜ®c m¶t phân, vÅn ÇÜ®c vào ÇŒ tÙ. Thí sinh nào trong bÓn kÿ, không bÎ kÿ nào bÃt cÆp mà cÛng bÓn kÿ ÇÜ®c tØ bÓn Çén bäy phân, së ÇÜ®c LJ thÙ trúng cách. Ho¥c là trong bÓn kÿ, có mt kÿ phê bÃt cÆp nhÃt phân, mà ba kÿ khác cng ÇÜ®c tØ 8 phân trª lên cÛng ÇÜÖc LJ thÙ trúng cách. Các thí sinh bÓn kÿ không bÎ phê bÃt cÆp nhÃt phân mà cng bÓn kÿ ÇuÖc tØ 8 phân trª lên ÇÜ®c LJ chánh trúng cách.
NhÜ vÆy nh»ng thí sinh, trong bÓn kÿ có m¶t kÿ bÃt cÆp nhÃt phân, còn ba kÿ khác Çu®c nhiŠu phân ( mÜ©i læm hay hai mÜÖi phân ch£ng hån) có Çu®c LJ chánh trúng cách hay không? TrÜ©ng h®p này không có lŒ nhÃt ÇÎnh. Tôi nhÆn thÃy khoa giáp thìn ( 1904), m¶t thí sinh là TrÀn Væn ThÓng, m¶t kÿ bÎ bÃt cÆp, ba kÿ ÇÜ®c 13 phân, Çu®c LJ chánh trúng cách, rÒi vào thi Çình LJ ti‰n sï, song tôi không thÃy lŒ ÇÎnh vŠ trÜ©ng h®p m¶t kÿ bÃt cÆp, thì ba kÿ khác phäi ÇÜ®c bao nhiêu phân m§i ÇÜ®c LJ chánh trúng cách.
C. THI ñµNH
1. ñiŠu kiŒn vào thi Çình
TØ næm thÙ 18 niên hiŒu T¿ ñÙc trª vŠ trܧc chÌ có chánh trúng cách LJ ª kÿ thi h¶i m§i ÇÜ®c vào thi Çình, và m§i ÇÜ®c x‰p Ç¥t vào hång tam giáp, nhÎ giáp hay nhÃt giáp, tùy theo kÿ væn Çình mà ÇÎnh. Còn nh»ng cÓng sinh LJ thÙ trÙng cách ª kÿ thi h¶i, ÇŠu x‰p ngay vào hång phó bäng mà không ÇÜ®c vào thi Çình. ñ‰n næm thÙ 18, niên hiŒu T¿ ñÙc Ç°i låi phép thi. Các thí sinh chánh trúng cách hay thÙ trúng cách ÇŠu ÇÜ®c vào thi Çình, rÒi nhà vua tùy theo væn Çình mà chia ra cho LJ nhÃt giáp, nhÎ giáp hay tam giáp hay phó bäng.
2 .DiÍn ti‰n cu¶c thi
Thi Çình là m¶t khoa thi cûa nhà vua nên chính vÎ thiên tº làm chû khäo.
ñ‰n ngày thi, các cÓng sinh phäi ch¿c ª ñåi cung môn tØ m© m© sáng. K‰ Çó vào trܧc sân ÇiŒn CÀn chánh Çã có m¶t ban giám sát phø trách viŒc trông coi. Ban giám sát toàn là vÛ quan. Các cÓng sinh vào ª trÙÖc sân ÇiŒn CÀn Chánh ÇÙng s¡p hàng, sÓ lÈ tØ sÓ 1 sÓ 3 trª xuÓng, và sÓ ch¤n tØ sÓ 2, sÓ 4 trª xuÓng, chia ra hai bên, rÒi m¶t viên chÙc phát ÇÀu bài ch‰ sách cho các cÓng sinh, m‡i ngÜ©i m¶t t© ÇÀu bài. ñÀu bài này vi‰t b¢ng giÃy vàng, cun tròn låi ÇÜa cho cÓng sinh. NhÆn ÇÀu bài xong, cÓng sinh låy næm låy ª trܧc sân CÀn Chánh, rÒi vŠ ch‡. TØ giáp ÇiŒn CÀn Chánh quanh hành lang cho ljn cºa ñåi cung môn là nÖi cÓng sinh ngÒi làm bài. CÓng sinh ngÒi hai bên hành lang Çã có chi‰u träi s¤n. SÓ lÈ ngÒi m¶t bên, sÓ ch¤n ngÒi m¶t bên. Thí dø bên lÈ cÓng sinh LJ sÓ trúng cách sÓ m¶t, rÒi ljn sÓ ba; bên ch¤n, cÓng sinh LJ trúng cách sÓ hai, rÒi ljn sÓ bÓn. CÓng sinh ngÜ©i này ngÒi cách ngÜ©i kia Ƕ næm thܧc. Ban giám sát trông coi luôn, không cho các cÓng sinh ÇÜ®c hÕi nhau. Kÿ thi Çình, cÓng sinh chÌ vào ngÜ©i không, các thÙ cÀn dùng, nhà vua ÇŠu ban cho. Quy‹n thi, giÃy Ç‹ nháp bài trܧc khi vi‰t vào quy‹n, bút và m¿c, ÇŠu ÇÜ®c ban cho. Sáng s§m có ban bánh và nܧc trà, bu°I trÜa ban mt b»a cÖm thÜ©ng, rÒi tØ trÜa ljn tÓi thÌnh thoäng låi ban bánh và nu§c trà. Thí sinh làm bài tØ sáng s§m ljn tÓi mÎt là h‰t hån, vì không có Çèn cho nên các thí sinh phäi liŒu sao cho trܧc lúc tÓi phäi vi‰t bài cho xong. Mt Çôi khoa n‰u bài ch‰ sách có dài quá, nhà vua gia ân cho cÓng sinh m‡i ngÜ©i m¶t cây sáp, Çó là Ç¥c ân lâm th©i, chÙ theo lŒ thì bài thi phäi vi‰t xong trܧc lúc tÓi quá.
3. Cách chÃm thi
ñÀu bài t¿ vua ra. Kÿ thi Çình là kÿ thi cûa nhà vua, chính nhà vua thân hành ra ÇÀu bài, g†i là ch‰ sách. Bài cûa các cÓng sanh làm, g†i là ÇÓi sách nghïa là giäi Çáp nh»ng câu trong ch‰ sách hÕi. Trong bài ch‰ sách hÕi cä c° và kim. Bªi lš do nàyvua Ç¥t ra m¶t ban giám khäo Ç‹ giúp vua chÃm bài. Ban này chia làm hai ti‹u ban, nghïa là bài thi có hai dÃu chÃm, là ban DuyŒt quy‹n (dÃu n¶i) và ban ñ¶c quy‹n. DuyŒt quy‹n là chÃm sÖ, có hai vÎ, thÜ©ng thÜ©ng cº các quan tam phÄm hay tÙ phÄm sung vào. ñ¶c quy‹n là chÃm phúc, cÛng có hai vÎ, là các quan džc các quy‹n thi cho vua nghe mà ÇÎnh s¿ thû xä. ChÙc Ƕc quy‹n thì thì tÃt là cº các quan Çåi thÀn, hàng thÜ®ng thÖ, ít nhÃt là nhÎ phÄm. Dãu phê lÃy dÃu ban ñ¶c quy‹n làm nhÃt ÇÎnh. Thí dø quy‹n thi nào ban duyŒt quy‹n phê có m¶t hay hai phân, ban Ƕc quy‹n phê ba phân thì theo dÃu phê cûa ban ñ¶c quy‹n mà lÃy LJ. Ban Ƕc quy‹n chÃm xong, phê xong, m§i ÇÎnh quy‹n nào nên cho LJ hång nào, rÒi ÇŒ tâu lên Ç‹ nhà vua ÇÎnh Çoåt. Khi sÓ Ç‡ Çã ÇÎnh và Çã ÇÜ®c chÌ vua chuÄn y, thì k‰t quä Çu®c tuyên bÓ trܧc ngày truyŠn lô hai ngày. Thí dø mÒng mÜ©i là ngày truyŠn lô, thì sáng mÒng tám các cÓng sinh Çã phäi ch¿c ª b¶ LÍ Ç‹ xem k‰t quä.
4. Cách lÃy LJ ti‰n sï và phó bäng
Cách lÃy LJ này, tØ khoa Çinh vÎ (1907) vŠ trܧc hoàn toàn cæn cÙ vào væn Çình. Các thí sinh LJ chánh trúng cách cÛng nhÜ các thí sinh LJ thÙ trúng cách, hÍ væn Çình Çu®c phê ba phân là Çu®c liŒt vào hång tam giáp, Çu®c phê bÓn hay næm phân là Çu®c liŒt vào hång nhÎ giáp, Çu®c phê sáu hay bäy phân là Çu®c liŒt vào hång nhÃt giáp ÇŒ tam danh (thám hoa), Çu®c phê tám hay chín phân là Çu®c x‰p vào hång ÇŒ nhÃt giáp ÇŒ nhÎ danh (Bäng nhãn), Çu®c phê mÜ©i phân là Çu®c liŒt vào hång ÇŒ nhÃt giáp ÇŒ nhÃt danh ( trång nguyên). NhÜng nh»ng thí sinh LJ chánh trúng cách ª kÿ thi H¶i, Çu®c m¶t Üu Çi‹m hÖn hång thÙ trúng cách là khi vào thi ñình, n‰u væn Çình chÌ phê m¶t phân hay hai phân mà vì là chánh trúng cách ª kÿ thi H¶i cho nên Çu®c Çô tam giáp ti‰n sï. Ngoài cái Üu Çi‹m này, các thi sinh LJ chánh trúng cách cÛng nhÜ các thí sinh LJ thÙ trúng cách Çu®c LJ nhÃt giáp, nhÎ giáp hay tam giáp Çôi bên cÛng nhÜ nhau cä. Xem cách này ta nhÆn thÃy cách lÃy LJ ª trÜ©ng h¶i, trÜ©ng Çình chú tr†ng væn Çình nhiŠu l¡m. Thí dø hai cÓng sinh, m¶t ngÜ©i væn h¶i nhiŠu Çi‹m l¡m( 15 hay 20 phân) ÇÜ®c LJ h¶i nguyên ( ÇÀu kÿ thi H¶i). ñ‰n khi vào thi Çình væn chÌ ÇÜ®c có m¶t phân, tuy r¢ng vÅn Ç܆c LJ ti‰n sï song phäi LJ cuÓi bäng. Cùng khoa Ãy, m¶t cÓng sinh ª trÜ©ng h¶i, m‡i kÿ chÌ ÇÜ®c có m¶t phân, bÓn kÿ bÓn phân, LJ cuÓi bäng thÙ trúng cách, vào thi Çình, væn Çình ÇÜ®c phê ba phân, th‰ là cä h¶i lÅn Çình c¶ng Çu®c có 7 phân, th‰ mà ông LJ cuÓi thÙ trúng cách này ÇÜ®c LJ tam giáp ti‰n sï, LJ trên ông chánh trúng cách, væn Çình chÌ có m¶t phân.
Thi H¶i và thi Çình không có giäi ngåch ÇÎnh trܧc. Khoa nào cÛng nhÜ khoa nào, cÙ tùy væn thi mà lÃy LJ. Bªi th‰ có khoa LJ nhiŠu LJ ít. Có khoa có thám hoa, hoàng giáp và ti‰n sï, phó bäng, có khoa chÌ có tam giáp ÇÒng ti‰n sï và phó bäng mà thôi. Thi ñình là Ç‹ nhà vua tùy væn ñình mà cho LJ chánh bäng hay phó bäng.
Chánh bäng có ba hång.
M¶t là ñŒ nhÃt giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ
Hai là ñŒ nhÎ giáp ti‰n sï xuÆt thân. ( hoàng giáp)
Ba là ñŒ tam giáp dÒng ti‰n sï xuÃt thân.
Hång ÇŒ nhÃt giáp låi có ba bÆc:
ñŒ nhÃt giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ ÇŒ nhÃt danh (Trång nguyên)
ñŒ nhÎ giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ ÇŒ nhÎ danh( Bäng nhãn)
ñŒ nhÃt giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ Çê tam danh( Thám hoa)
Phó bäng chÌ có m¶t hång là phó bäng.
5. Nghi lÍ
Sau khi cu¶c chÃm thi ñình xong, nhà vua Ç¥t ra nhiŠu nghi l‹ long tr†ng:
a. LÍ truyŠn lô: LÍ truyŠn lô là lÍ xܧng tên các ông m§i LJ Çåi khoa, tØ tam
giáp ti‰n sï trª lên.
b. LÍ d¿ y‰n : vua ban y‰n cho các tân khoa
c. Khán hoa: xem hoa ª vÜ©n thÜ®ng uy‹n.
d. Du nhai: dåo chÖi các phÓ phÜ©ng.
e. Tå bi‹u: các quan tân khoa làm bi‹u tå Ön vua.
f. LÍ thích ÇiŒn: ª væn mi‰u Kh°ng tº.
NguyÍn Sï Giác
H†c trò vào thi phäi mang nh»ng gì? M¶t cái lŠu có nh»ng g†ng b¢ng tre và m¶t cái suÓt ngang, m¶t cái áo lŠu, ho¥c làm b¢ng väi sÖn, ho¥c làm b¢ng giÃy bän phÃt nܧc cÆy. Áo lŠu là Ç‹ phû lên trên, che mÜa che n¡ng mà ngÒi trong lŠu Ç‹ làm bài.CÀn nhÃt các thí sinh ai nÃy cÛng phäi có m¶t Óng quy‹n, Ç‹ khi nhÆn quy‹n vào thi, thì bÕ quy‹n vào trong Óng, Çem quy‹n ra vi‰t, khi nghÌ vi‰t låi bÕ quy‹n trong Óng, vì phäi gi» quy‹n cho såch së. N‰u quy‹n thi có m¶t chút dÃu v‰t là bÎ phåm trÜ©ng quy, dù væn bài có hay ljn Çâu cÛng bÎ loåi ngay. Ngoài ra các thí sinh phäi mang cÖm nܧc Çû dùng trong m¶t ngày, cùng là Çèn n‰n Ç‹ vi‰t bài trong lúc tr©i tÓi.
Khi thí sinh vào trÜ©ng quan chánh chû khäo phäi ngÒi ª trên gh‰ cao, ta g†i là gh‰ chéo ª vi Giáp; quan Phó chû khäo vi ƒt; quan Phân Khäo hay Giám khäo ª vi Tä và vi H»u. Lúc xܧng tên các thí sinh vào trong vi, vì có cÃm Çem sách vª nên có s¿ khám xét rÃt nghiêm nh¥t các thÙ cûa thí sinh mang vào, nhÜ lŠu, nhÜ chi‰u,chõng và các thÙ mang trong tráp hay trong yên. c.Th©i hån thi:
TØ næm canh tí (1900) trª vŠ trܧc, th©i hån thi hÜÖng thÜ©ng gÀn ljn nºa Çêm, s¿ này là tùy Ƕ lÜ®ng cûa các quan trÜ©ng r¶ng rãi hay nghiêm ng¥t. TØ næm quš mão (1903) trª vŠ sau, th©i hån thi nhÃt ÇÎnh là tØ sáng s§m ljn bäy gi© tÓi.
d. TrÓng thu quy‹n
Thi kÿ nào cÛng vÆy, c٠Ƕ ba, bÓn gi© chiŠu trª Çi là b¡t ÇÀu có trÓng thu quy‹n. TrÓng này có ba hÒi, song cÙ Çánh räi rác Ƕ næm phút có m¶t ti‰ng thùng, cÙ kéo dài nhÜ th‰ Ƕ hai ba gi© m§i h‰t m¶t hÒi. TØ hÒi thÙ ba trª Çi thì ª trên chòi cao, lính cÙ thÌnh thoäng låi Çem loa ra g†i ‘ Các thí sinh hãy mau mau n¶p qÜy‹n, không thì së bÎ ngoåi hàm.’ Nh»ng loa g†i này làm cho nh»ng thí sinh m§i thi m¶t khoa phäi mÃt vía, có ngÜ©i cuÓng quít không làm ÇÜ®c bài n»a. Song ÇÓi v§i các ông Çã lão luyŒn trong trÜ©ng thi, nghïa là Çã thi hai, ba khoa rÒi thì ch£ng thèm Ç‹ š ljn. Các ông Ãy cÙ ung dung ngÒi làm bài cho hay, khác nào nhÜ nh»ng tܧng Çã ra trÆn quen. Còn nhÜ h†c trò m§i thi m¶t khoa,m§i tÓi Çã phäi làm xong mà n¶p rÒi ra trÜ©ng, chÌ s® ngoåi hån.
e. GiÃu NhÆt Trung
Kÿ nào cÛng vÆy, tØ 10 gi© sáng ljn khoäng hai gi© chiŠu, các thí sinh phäi Çem quy‹n cûa mình, xin Çóng cho m¶t cái dÃu vào trong quy‹n thi cûa mình. GiÃu này g†i là giÃu ‘nhÆt trung’. Låi phòng Çóng giÃu vào gi»a dòng, rÒi thí sinh Çem quy‹n vŠ lŠu, vi‰t bài ti‰p vào dܧi giÃu Ãy.
6. Cách chÃm bài thi
Cách phê bài thi b¢ng bÓn ch» Üu, bình, thÙ, liŒt. Hång Üu là l©i væn rÃt hay, phê ch» Ðu to hay kém m¶t chút, phê ch» Üu nhÕ, rÒi ljn ch» bình to, ch» bình vØa vØa, và ch» bình nhÕ. Hång thÙ cÛng có nhiŠu hång. Thí dø phê ch» thÙ to , g†i là thÙ mác to, là hång kém quy‹n væn phê ch» bình nhÕ, ljn ch» thÙ mác nhÕ , ljn hång thÙ chÃm to , ljn hång thÙ chÃm vØa vØa , cuÓi cùng là hång thÙ nhÕ , tøc g†i là thÙ mu‡i. Quy‹n væn nào Çáng loåi, thì phê liŒt . Quy‹n thí sinh nào bÎ phê liŒt là bÎ loåi. Có nhiŠu quy‹n ÇŒ nhÃt phê Üu, ÇŒ nhÎ phê Üu, giá ÇŒ tam ÇÜ®c cái thÙ mu‡I là së liŒt vào hång cº nhân cao, th‰ mà không may bÎ phê liŒt, thôi th‰ là bÎ loåi h£n. NhiŠu khi quän quy‹n thÃy có trÜ©ng h®p nói trên dù các khäo quan có bøng yêu nhân tài, cÛng Çành phäi Çánh hÕng, không sao cÙu ÇÜ®c. Chúng ta nên bi‰t r¢ng quy‹n væn phê liŒt so v§i quy‹n phê thÙ mu‡i nhiŠu khi không hÖn kém gì nhau, cÛng nhÜ thi bây gi© phê 10 Çi‹m là Çû moyenne, mà 9 Çi‹m là dܧi moyenne. Bây gi© phép thi tuy món nào bÎ bÎ phê dܧi moyenne, còn lÃy món khác bù vào, chÙ ngày xÜa hÍ phê liŒt, dܧi moyenne là bÎ loåi h£n, cho nên m§i có trÜ©ng h®p tôi thuÆt ª trên, thÆt Çáng ti‰c cho thí sinh Ãy.
Các quy‹n thi ÇŠu phäi có bÓn dÃu chÃm. BÓn dÃu chÃm Ãy là quan sÖ khäo chÃm trܧc tiên, ljn quan phúc khäo, rÒi ljn quan giám khäo. Ba dÃu này g†i là dÃu n¶i trÜ©ng. Ba dÃu này chÃm xong, m§i ljn dÃu ngoåi trÜ©ng, là dÃu chÃm cûa các quan chánh chû khäo hay phó chû khäo hay quan phân khäo.. DÃu ngoåi trÜ©ng rÃt quan tr†ng, vì quy‹n nào cÛng lÃy dÃu này làm chû Çích. Thí dø ba dÃu trong phê Üu hay bình, mà ljn quan ngoåi trÜ©ng mà ljn quan ngoåi trÜ©ng phê liŒt thì quy‹n Ãy phäi bÎ loåi. Ba dÃu trong phê liŒt mà mà ljn dÃu ngoåi trÜ©ng phê Üu hay bình thì quy‹n Ãy cÛng dÜ®c coi là Üu hay bình. Có m¶t quy ch‰ rÃt nghiêm vŠ trÜ©ng h®p này là quy‹n nào ª ba dÃu n¶i trÜ©ng( sÖ khäo, phúc khäo và giám khäo) c§ dÃu nào phê liŒt hay cä ba dÃu ÇŠu phê liŒt mà ljn quan ngoåi trÜ©ng trái låi phê Üu thì quan nào phê liŒt phäi phù xuÃt, nghïa là phäi mÃt chÙc khäo quan, không Ç܆c chÃm n»a. Trái låi dÃu n¶i trÜ©ng sÖ phúc hay giám khäo phê Üu mà quan ngoåi trÜ©ng xét låi phê liŒt thì quan sÖ khäo, phúc khäo giám khäo nào Çã phê Üu phäi phù xuÃt. Tuy có quy ch‰ nghiêm th‰ này, mà tôi xem ra tØ trܧc ljn sau, chÜa có trÜ©ng h®p nào quan n¶i trÜ©ng bÎ phù xuÃt bao gi©, nghïa là chÜa thÃy bao gi© trong n¶i trÜ©ng phê Üu mà ljn quan ngoåi trÜ©ng låi phê liŒt, cùng là n¶i trÜ©ng phê liŒt mà ngoåi trÜ©ng låi phê Üu bao gi©.
7. Cách lÃy LJ ª trÜ©ng thi HÜÖng
Các thí sinh vào kÿ ÇŒ nhÃt, quy‹n nào bÎ phê liŒt là bÎ loåi ngay không ÇÜ®c vào thi kÿ ÇŒ nhÎ. Kÿ ÇŒ nhÎ cÛng th‰. Thi xong ba kÿ, thí sinh nào trong ba kÿ, ít nhÃt phäi có m¶t kÿ phê bình, hai kÿ phê thÙ m§i Çu®c Ç‹ vào hång cº nhân. Song m‡i khoa thi, m‡i trÜ©ng thi, triŠu Çình ÇŠu ÇÎnh sÓ Ç‡ trܧc, g†i là giäi ngåch. CÙ m¶t cº nhân thì lÃy LJ ba tú tài.. Thí dø trÜ©ng Hà Nam, sau này là trÜ©ng thi chung cho cä B¡c ViŒt, giäi ngåch cº nhân ÇÎnh là 50 ngÜ©i, thì giäi ngåch tú tài së lÃy LJ 150 ngÜ©i. Giäi ngåch cº nhân n‰u tæng lên lÃy 60 ngÜ©i, thì giäi ngåch tú tài së lÃy LJ 180.
Vì sÓ giäi ngåch nhÃt ÇÎnh nhÜ th‰ nên có quy‹n thí sinh ba kÿ có m¶t kÿ bình, hai kÿ thÙ mà phäi xuÓng tú tài là vì sÓ Ç‡ cº nhân Çã Çû. TØ Ç©i vua Gia Long ljn Ç©i vua Ki‰n Phúc, các thí sinh Çu®c d¿ vào hàng cº nhân, sau ba kÿ thi rÒi , khäo quan cÙ lÃy LJ rÒi xܧng danh cho LJ. Sau lúc xܧng danh m§i sát håch låi ho¥c m¶t bài thÖ, hay m¶t bài chi‰u, bi‹u Ç‹ xem ông cº có th¿c tài không. NhÜng ljn khoa giáp thân, næm Ç¢u niên hiŒu Ki‰n phúc, phép thi Ç°i låi, Ç¥t ra kÿ phúc håch. Nh»ng quy‹n thí sinh nào trong ba kÿ phäi ít nhÃt m¶t kÿ phê bình, hai kÿ phê thÙ m§i Çu®c vào kÿ phúc håch. Thi xong kÿ phúc håch, quan trÜ©ng m§i xem xét cä bÓn kÿ mà ÇÎnh quy‹n lÃy LJ và ÇÎnh trên dܧi.
Tôi xem tÃt cä các kÿ thi thì sÓ thí sinh ÇÜ®c vào phúc håch, khoa nào cÛng nhiŠu hÖn sÓ ÇÎnh lÃy LJ. Thí dø thi trÜ©ng Hà Nam, næm Ãy ÇÎnh lÃy LJ 60 hay næm mÜÖi cº nhân thì sÓ thí sinh ÇÜ®c vào phúc håch tÃt là trên sÓ giäi ngåch, ít ra cÛng mÜÖi quy‹n, có khoa ljn 20 hay 30 quy‹n. Th‰ rÒi kÿ thi phúc håch xong, quan trÜ©ng lÃy sÓ cº nhân theo sÓ nhà nܧc Çã ÇÎnh trܧc, còn thØa bao nhiêu, Ç‹ xuÓng hång tú tài.
Vì ch‰ Ƕ thi HÜÖng nhÜ vÆy, nên ljn ngày xܧng danh, có m¶t s¿ hÒi h¶p lå thÜ©ng trong các thí sinh ÇÜ®c vào kÿ phúc håch. S¿ hÒi h¶p này không nh»ng là chÌ ª các thí sinh mà ljn cä gia quy‰n, thân thích, bè bån các thí sinh cÛng vÆy. Sáng hôm xܧng danh, trܧc gi© Çã ÇÎnh, các thí sinh ÇÜ®c vào phúc håch lju phäi ch¿c s¤n trܧc cºa trÜ©ng. Vì k‰t quä không cho bi‰t trܧc nên m§i có s¿ hÒi h¶p này. NhÃt là khoa nào sÓ ÇÜ®c vào phúc håch nhiŠu hÖn sÓ giäi ngåch quá nhiŠu. Thí dø sÓ giäi ngåch cº nhân ÇÎnh là 50 mà sÓ Çu®c vào phúc håch nh»ng 80 th‰ là có 30 thí sinh phäi xuÓng tú tài.
B. THI HÔI
TrÜ©ng H¶i và trÜ©ng ñình b¡t ÇÀu mª tØ khoa nhâm ng†, næm thÙ ba Ç©i Minh Mång. Khoa này LJ ÇÀu là ông NguyÍn Ý, ngÜ©i huyŒn Thanh Trì tÌnh Hà n¶i ( sau Ç°i Hà ñông). Ông Ý Ç‡ nhÎ giáp ti‰n sï ( hoàng giáp). Thi H¶i và thi ñình tuy là hai trÜ©ng thi nhÜng k‰t quä thì có m¶t. Do hai trÜ©ng thi này, nhà nܧc lÃy các thí sinh trúng tuy‹n mà cho danh hiŒu chánh bäng và phó bäng.
1. TrÜ©ng thi H¶i
TrÜ©ng H¶i mª ª kinh Çô Hu‰ cho nên vÎ trí lÎch s¿ hÖn trÜ©ng hÜÖng. Song cách x‰p Ç¥t cÛng nhÜ trÜ©ng hÜÖng. Nhà thÆp Çåo ª gi»a, bÓn vi ª bÓn chung quanh, khi thí sinh làm bài xong n¶p quy‹n mà ra ÇŠu phäi qua nhà ThÆp Çåo. BÓn vi ÇŠu xây tÜ©ng gåch xung quanh, c٠ljn næm có khoa thi thì trong vi làm lŠu cho thí sinh ngÒi làm bài. Vì th‰ các thí sinh vào thi không phäi mang lŠu chõng chÌ phäi mang m¶t chi‰u Ç‹ giäi trong lŠu ngÒi mà làm væn, ngoài ra phäi mang m¶t cái cháp hay cái yên, trong Ç¿ng giÃy bút m¿c và ít th¿c phÄm Çû dùng trong m¶t ngày, cùng là cây Çèn n‰n Ç‹ vi‰t khi m¥t tr©i Çã l¥n vì th©i hån thi tØ khoa Çinh vÎ ( 1907) vŠ trܧc, ÇŠu r¶ng cho ljn canh hai, có khi ljn nºa Çêm.
Các cÓng sinh vào thi h¶i lúc xܧng ljn tên mà lïnh quy‹n rÒi vào vi ÇŠu phäi mang áo thøng xanh cä. SÓ cÓng sinh d¿ thí thì khoa nào cÛng không ljn m¶t ngàn ngÜ©i, nên lŠu làm trong vi, cÙ cái n† cách cái kia ljn hÖn mÜ©i thܧc. CÓng sinh phäi ngÒi riêng m‡i ngÜ©i m‡i lŠu, chØng Ƕ bÓn thܧc vuông, trên lŠu l®p tranh, xung quanh quây cót kín. Các cÓng sinh không ÇÜ®c qua lŠu khác mà hÕi nhau vŠ væn bài.
2. ñiŠu kiŒn d¿ thi.
Các cº nhân ÇÜ®c d¿ thi Çã Çành. Ngoài ra các tôn sinh tú tài, Ãm sinh tú
tài, và h†c sinh tú tài, ai muÓn d¿ thi H¶i phäi qua m¶t kÿ sát håch. Kÿ håch này cÛng mª trܧc khoa h¶i Ƕ hai tháng. Håch có m¶t kÿ, có ba bài, m¶t bài chi‰u, môt bài bi‹u, m¶t bài s§ hay m¶t bài luÆn. Væn phäi ÇÜ®c 15 Çi‹m trª lên( bình hång) m§I Çu®c trúng tuy‹n mà vào thi h¶i. Nh»ng tôn sinh tú tài, Ãm sinh tú tài và h†c sinh tú tài Çã ÇÜ®c trúng kÿ sát håch mà thi khoa h¶i næm Ãy, n‰u ª trÜ©ng h¶i ÇÜ®c vào ÇŒ tam rÒi hÕng thì khoa h¶i sau låi ÇÜ®c thi, không phäi qua kÿsát håch n»a.
3. ChÜÖng trình thi
ChÜÖng trình thi H¶i có bÓn kÿ, ÇŒ nhÃt thi ba bài kinh nghïa, ÇŒ nhÎ thi ba bài: m¶t bài chi‰u, m¶t bài bi‹u và m¶t bài luÆn, ÇŒ tam thi m¶t bài ngÛ ngôn ñÜ©ng luÆt 8 vÀn, và m¶t bài phú cÛng 8 vÀn, ÇŒ tÙ thi m¶t bài væn sách, cÛng gÒm c° væn và kim væn nhÜ ÇÀu bài thi HÜÖng, nhÜng væn sách hÕi dài hÖn, và sách cÛng hÕi r¶ng hÖn.
Kÿ ÇŒ nhÃt, quan trÜ©ng ra bäy ÇŠ møc: næm ÇŠ lÃy ª ngÛ kinh, và hai ÇŠ lÃy ª tÙ truyŒn( tÙ thÜ). CÓng sinh (thí sinh thi hi g†i là cÓng sinh) m‡i ngÜ©i phäi làm ba bài, hai bài kinh, m¶t bài truyŒn. CÓng sinh nào làm cä bäy bài, g†i là kiêm trÎ nhÜ lŒ thi HÜÖng cÛng ÇÜ®c. N‰u không làm cä bäy bài, thì chÌ làm ÇÜ®c ba bài, không Çu®c làm 4, 5 hay 6 bài.
4. LÍ ti‰n trÜ©ng và cách chÃm thi
LÍ ti‰n trÜ©ng ª trÜ©ng h¶i cÛng nhÜ trÜ©ng hÜÖng, không có gì Çáng k‹.
Duy ban chÃm thi chÌ có hai dÃu, m¶t dÃu ª n¶i trÜ©ng có bÓn quan ÇÒng khäo, và ª ngoåi trÜ©ng có ba vÎ. M¶t quan chánh chû khäo, m¶t quan phó chû khäo và m¶t quan Tri cÓng cº. Ba vÎ này lju chÃm cä cÛng nhÜ các vÎ ÇÒng khäo ª n¶i trÜ©ng. Thí dø có 400 quy‹n thi, trܧc h‰t chia cho bÓn vÎ ÇÒng khäo chÃm, m‡i vÎ chÃm 100 quy‹n. BÓn vÎ chÃm xong, ông này chÃm quy‹n nào ÇÎnh phê bao nhiêu thì buôm lên sÓ phân ÇÎnh phê, rÒi ÇÜa cho ba vÎ kia xem låi. Khi bÓn ông Çã ÇÒng š, quy‹n nào ÇÎnh phê bao nhiêu phân, lúc Ãy m§i cùng th¿ tên:
ñÒng khäo NguyÍn Giáp
ñÒng khäo Lê ƒt
ñÒng khäo TrÀn Bính
ñÒng khäo TrÜÖng ñinh phøng nghï:
Væn lš Ç¡c nhÃt phân hay nhÎ phân, tam phân vân vân.
Các quy‹n thi n¶i trÜ©ng Çã chÃm xong ÇÜa ra ngoåi trÜ©ng, ông chû khäo gi» bao nhiêu quy‹n Ç‹ chÃm, còn thì chia cho ông phó chû khäo và tri cÓng cº chÃm. Các ông chÃm xong cÛng buôm lên tØng quy‹n, rÒi quy‹n do ông chû khäo chÃm låi ÇÜa cho ông phó chû khäo và tri cÓng cº xem låi. Nh»ng quy‹n do hai vÎ này chÃm. Nh»ng quy‹n do hai vÎ này chÃm cÛng phäi ÇÜa trình quan chánh chû khäo xem låi. Khi ba vÎ ngoåi trÜ©ng ÇŠu ÇÒng š, m§I Çem tØng quy‹n ra phê.
QuÓc gia ta ngày trܧc, vŠ viŒc khoa cº rÃt là chú tr†ng, trong kÿ thi, thi hÜÖng cÛng nhÜ thi h¶i Çã có bao nhiêu cách ÇŠ phòng Ç‹ trØ cái tŒ gian lÆu, nhÜ n¶i trong kÿ thi, các khäo quan phäi ª luôn trong trÜ©ng, không Çu®c giao thông v§i ngoài. Thi H¶i, thi dình còn có cách ÇŠ phòng này n»a. Quy‹n thi cûa các cÓng sinh n¶p rÒi, r†c phách Çi rÒi, không ÇÜa ngay cho n¶i trÜ©ng là các vÎ ÇÒng khäo chÃm. Nh»ng quy‹n thi này ÇŠu giao cho m¶t ban sao tä ra quy‹n khác. Quy‹n thí sinh vi‰t b¢ng m¿c thì quy‹n sao ra vi‰t b¢ng son. Sao tä tÃt cä các quy‹n thi xong Çã có ban ki‹m sát soát låi xem låi phòng sao có nhÀm ch» nào không. Khi Çã soát xong m§i ÇÜa quy‹n cho các quan ÇÒng khäo chÃm. N¶i trÜ©ng chÃm xong, ljn các quan ngoåi trÜ©ng chÃm, ÇŠu chÃm quy‹n sao b¢ng ch» son. Thi H¶i thi lÃy dÃu ngoåi trÜ©ng làm chung thÄm, thi Çình lÃy dÃu hai quan ñ¶c quy‹n làm chung thÄm. Cách ÇŠ phòng này là Ç‹ các khäo quan không th‹ nhÆn ÇÜ®c dÃu ch» cûa thí sinh.
Væn bài thi hi không phê Üu, bình, thÙ, liŒt mà phê phân, tØ m¶t phân ljn mÜ©i phân. M¶t phân là thÙ con, hai phân là thÙ l§n, ba phân là bình thÙ, bÓn næm phân là bình, sáu bäy tám phân là bình l§n, chín mÜ©i phân là Üu. Quy‹n nào væn dª Çánh hÕng thì phê bÃt cÆp nhÃt phân. BÃt cÆp nhÃt phân tÙc là liŒt.
Thi hÜÖng n‰u væn cûa thí sinh nào bÎ phê liŒt thì liŠn bÎ loåi, không ÇÜ®c vào kÿ sau. NhÜng thi h¶i thì khác. Væn cûa thì sinh m§i bÎ m¶t kÿ bÃt cÆp nhÃt phân vÅn ÇÜ®c vào kÿ sau. N‰u kÿ sau låi bÎ bÃt cÆp nhÃt phân m§i bÎ hÕng.
Thí dø ÇŒ nhÃt bÃt cÆp nhÃt phân, vÅn ÇÜ®c vào ÇŒ nhÎ. ñŒ nhÎ ÇÜ®c m¶t phân, hay dŒ nhÃt ÇÜ®c m¶t phân, ÇŒ nhÎ bÃt cÆp vÅn ÇÜ®c vào ÇŒ tam. ñŒ tam låi ÇÜ®c m¶t phân, vÅn ÇÜ®c vào ÇŒ tÙ. Thí sinh nào trong bÓn kÿ, không bÎ kÿ nào bÃt cÆp mà cÛng bÓn kÿ ÇÜ®c tØ bÓn Çén bäy phân, së ÇÜ®c LJ thÙ trúng cách. Ho¥c là trong bÓn kÿ, có mt kÿ phê bÃt cÆp nhÃt phân, mà ba kÿ khác cng ÇÜ®c tØ 8 phân trª lên cÛng ÇÜÖc LJ thÙ trúng cách. Các thí sinh bÓn kÿ không bÎ phê bÃt cÆp nhÃt phân mà cng bÓn kÿ ÇuÖc tØ 8 phân trª lên ÇÜ®c LJ chánh trúng cách.
NhÜ vÆy nh»ng thí sinh, trong bÓn kÿ có m¶t kÿ bÃt cÆp nhÃt phân, còn ba kÿ khác Çu®c nhiŠu phân ( mÜ©i læm hay hai mÜÖi phân ch£ng hån) có Çu®c LJ chánh trúng cách hay không? TrÜ©ng h®p này không có lŒ nhÃt ÇÎnh. Tôi nhÆn thÃy khoa giáp thìn ( 1904), m¶t thí sinh là TrÀn Væn ThÓng, m¶t kÿ bÎ bÃt cÆp, ba kÿ ÇÜ®c 13 phân, Çu®c LJ chánh trúng cách, rÒi vào thi Çình LJ ti‰n sï, song tôi không thÃy lŒ ÇÎnh vŠ trÜ©ng h®p m¶t kÿ bÃt cÆp, thì ba kÿ khác phäi ÇÜ®c bao nhiêu phân m§i ÇÜ®c LJ chánh trúng cách.
C. THI ñµNH
1. ñiŠu kiŒn vào thi Çình
TØ næm thÙ 18 niên hiŒu T¿ ñÙc trª vŠ trܧc chÌ có chánh trúng cách LJ ª kÿ thi h¶i m§i ÇÜ®c vào thi Çình, và m§i ÇÜ®c x‰p Ç¥t vào hång tam giáp, nhÎ giáp hay nhÃt giáp, tùy theo kÿ væn Çình mà ÇÎnh. Còn nh»ng cÓng sinh LJ thÙ trÙng cách ª kÿ thi h¶i, ÇŠu x‰p ngay vào hång phó bäng mà không ÇÜ®c vào thi Çình. ñ‰n næm thÙ 18, niên hiŒu T¿ ñÙc Ç°i låi phép thi. Các thí sinh chánh trúng cách hay thÙ trúng cách ÇŠu ÇÜ®c vào thi Çình, rÒi nhà vua tùy theo væn Çình mà chia ra cho LJ nhÃt giáp, nhÎ giáp hay tam giáp hay phó bäng.
2 .DiÍn ti‰n cu¶c thi
Thi Çình là m¶t khoa thi cûa nhà vua nên chính vÎ thiên tº làm chû khäo.
ñ‰n ngày thi, các cÓng sinh phäi ch¿c ª ñåi cung môn tØ m© m© sáng. K‰ Çó vào trܧc sân ÇiŒn CÀn chánh Çã có m¶t ban giám sát phø trách viŒc trông coi. Ban giám sát toàn là vÛ quan. Các cÓng sinh vào ª trÙÖc sân ÇiŒn CÀn Chánh ÇÙng s¡p hàng, sÓ lÈ tØ sÓ 1 sÓ 3 trª xuÓng, và sÓ ch¤n tØ sÓ 2, sÓ 4 trª xuÓng, chia ra hai bên, rÒi m¶t viên chÙc phát ÇÀu bài ch‰ sách cho các cÓng sinh, m‡i ngÜ©i m¶t t© ÇÀu bài. ñÀu bài này vi‰t b¢ng giÃy vàng, cun tròn låi ÇÜa cho cÓng sinh. NhÆn ÇÀu bài xong, cÓng sinh låy næm låy ª trܧc sân CÀn Chánh, rÒi vŠ ch‡. TØ giáp ÇiŒn CÀn Chánh quanh hành lang cho ljn cºa ñåi cung môn là nÖi cÓng sinh ngÒi làm bài. CÓng sinh ngÒi hai bên hành lang Çã có chi‰u träi s¤n. SÓ lÈ ngÒi m¶t bên, sÓ ch¤n ngÒi m¶t bên. Thí dø bên lÈ cÓng sinh LJ sÓ trúng cách sÓ m¶t, rÒi ljn sÓ ba; bên ch¤n, cÓng sinh LJ trúng cách sÓ hai, rÒi ljn sÓ bÓn. CÓng sinh ngÜ©i này ngÒi cách ngÜ©i kia Ƕ næm thܧc. Ban giám sát trông coi luôn, không cho các cÓng sinh ÇÜ®c hÕi nhau. Kÿ thi Çình, cÓng sinh chÌ vào ngÜ©i không, các thÙ cÀn dùng, nhà vua ÇŠu ban cho. Quy‹n thi, giÃy Ç‹ nháp bài trܧc khi vi‰t vào quy‹n, bút và m¿c, ÇŠu ÇÜ®c ban cho. Sáng s§m có ban bánh và nܧc trà, bu°I trÜa ban mt b»a cÖm thÜ©ng, rÒi tØ trÜa ljn tÓi thÌnh thoäng låi ban bánh và nu§c trà. Thí sinh làm bài tØ sáng s§m ljn tÓi mÎt là h‰t hån, vì không có Çèn cho nên các thí sinh phäi liŒu sao cho trܧc lúc tÓi phäi vi‰t bài cho xong. Mt Çôi khoa n‰u bài ch‰ sách có dài quá, nhà vua gia ân cho cÓng sinh m‡i ngÜ©i m¶t cây sáp, Çó là Ç¥c ân lâm th©i, chÙ theo lŒ thì bài thi phäi vi‰t xong trܧc lúc tÓi quá.
3. Cách chÃm thi
ñÀu bài t¿ vua ra. Kÿ thi Çình là kÿ thi cûa nhà vua, chính nhà vua thân hành ra ÇÀu bài, g†i là ch‰ sách. Bài cûa các cÓng sanh làm, g†i là ÇÓi sách nghïa là giäi Çáp nh»ng câu trong ch‰ sách hÕi. Trong bài ch‰ sách hÕi cä c° và kim. Bªi lš do nàyvua Ç¥t ra m¶t ban giám khäo Ç‹ giúp vua chÃm bài. Ban này chia làm hai ti‹u ban, nghïa là bài thi có hai dÃu chÃm, là ban DuyŒt quy‹n (dÃu n¶i) và ban ñ¶c quy‹n. DuyŒt quy‹n là chÃm sÖ, có hai vÎ, thÜ©ng thÜ©ng cº các quan tam phÄm hay tÙ phÄm sung vào. ñ¶c quy‹n là chÃm phúc, cÛng có hai vÎ, là các quan džc các quy‹n thi cho vua nghe mà ÇÎnh s¿ thû xä. ChÙc Ƕc quy‹n thì thì tÃt là cº các quan Çåi thÀn, hàng thÜ®ng thÖ, ít nhÃt là nhÎ phÄm. Dãu phê lÃy dÃu ban ñ¶c quy‹n làm nhÃt ÇÎnh. Thí dø quy‹n thi nào ban duyŒt quy‹n phê có m¶t hay hai phân, ban Ƕc quy‹n phê ba phân thì theo dÃu phê cûa ban ñ¶c quy‹n mà lÃy LJ. Ban Ƕc quy‹n chÃm xong, phê xong, m§i ÇÎnh quy‹n nào nên cho LJ hång nào, rÒi ÇŒ tâu lên Ç‹ nhà vua ÇÎnh Çoåt. Khi sÓ Ç‡ Çã ÇÎnh và Çã ÇÜ®c chÌ vua chuÄn y, thì k‰t quä Çu®c tuyên bÓ trܧc ngày truyŠn lô hai ngày. Thí dø mÒng mÜ©i là ngày truyŠn lô, thì sáng mÒng tám các cÓng sinh Çã phäi ch¿c ª b¶ LÍ Ç‹ xem k‰t quä.
4. Cách lÃy LJ ti‰n sï và phó bäng
Cách lÃy LJ này, tØ khoa Çinh vÎ (1907) vŠ trܧc hoàn toàn cæn cÙ vào væn Çình. Các thí sinh LJ chánh trúng cách cÛng nhÜ các thí sinh LJ thÙ trúng cách, hÍ væn Çình Çu®c phê ba phân là Çu®c liŒt vào hång tam giáp, Çu®c phê bÓn hay næm phân là Çu®c liŒt vào hång nhÎ giáp, Çu®c phê sáu hay bäy phân là Çu®c liŒt vào hång nhÃt giáp ÇŒ tam danh (thám hoa), Çu®c phê tám hay chín phân là Çu®c x‰p vào hång ÇŒ nhÃt giáp ÇŒ nhÎ danh (Bäng nhãn), Çu®c phê mÜ©i phân là Çu®c liŒt vào hång ÇŒ nhÃt giáp ÇŒ nhÃt danh ( trång nguyên). NhÜng nh»ng thí sinh LJ chánh trúng cách ª kÿ thi H¶i, Çu®c m¶t Üu Çi‹m hÖn hång thÙ trúng cách là khi vào thi ñình, n‰u væn Çình chÌ phê m¶t phân hay hai phân mà vì là chánh trúng cách ª kÿ thi H¶i cho nên Çu®c Çô tam giáp ti‰n sï. Ngoài cái Üu Çi‹m này, các thi sinh LJ chánh trúng cách cÛng nhÜ các thí sinh LJ thÙ trúng cách Çu®c LJ nhÃt giáp, nhÎ giáp hay tam giáp Çôi bên cÛng nhÜ nhau cä. Xem cách này ta nhÆn thÃy cách lÃy LJ ª trÜ©ng h¶i, trÜ©ng Çình chú tr†ng væn Çình nhiŠu l¡m. Thí dø hai cÓng sinh, m¶t ngÜ©i væn h¶i nhiŠu Çi‹m l¡m( 15 hay 20 phân) ÇÜ®c LJ h¶i nguyên ( ÇÀu kÿ thi H¶i). ñ‰n khi vào thi Çình væn chÌ ÇÜ®c có m¶t phân, tuy r¢ng vÅn Ç܆c LJ ti‰n sï song phäi LJ cuÓi bäng. Cùng khoa Ãy, m¶t cÓng sinh ª trÜ©ng h¶i, m‡i kÿ chÌ ÇÜ®c có m¶t phân, bÓn kÿ bÓn phân, LJ cuÓi bäng thÙ trúng cách, vào thi Çình, væn Çình ÇÜ®c phê ba phân, th‰ là cä h¶i lÅn Çình c¶ng Çu®c có 7 phân, th‰ mà ông LJ cuÓi thÙ trúng cách này ÇÜ®c LJ tam giáp ti‰n sï, LJ trên ông chánh trúng cách, væn Çình chÌ có m¶t phân.
Thi H¶i và thi Çình không có giäi ngåch ÇÎnh trܧc. Khoa nào cÛng nhÜ khoa nào, cÙ tùy væn thi mà lÃy LJ. Bªi th‰ có khoa LJ nhiŠu LJ ít. Có khoa có thám hoa, hoàng giáp và ti‰n sï, phó bäng, có khoa chÌ có tam giáp ÇÒng ti‰n sï và phó bäng mà thôi. Thi ñình là Ç‹ nhà vua tùy væn ñình mà cho LJ chánh bäng hay phó bäng.
Chánh bäng có ba hång.
M¶t là ñŒ nhÃt giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ
Hai là ñŒ nhÎ giáp ti‰n sï xuÆt thân. ( hoàng giáp)
Ba là ñŒ tam giáp dÒng ti‰n sï xuÃt thân.
Hång ÇŒ nhÃt giáp låi có ba bÆc:
ñŒ nhÃt giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ ÇŒ nhÃt danh (Trång nguyên)
ñŒ nhÎ giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ ÇŒ nhÎ danh( Bäng nhãn)
ñŒ nhÃt giáp ti‰n sï cÆp ÇŒ Çê tam danh( Thám hoa)
Phó bäng chÌ có m¶t hång là phó bäng.
5. Nghi lÍ
Sau khi cu¶c chÃm thi ñình xong, nhà vua Ç¥t ra nhiŠu nghi l‹ long tr†ng:
a. LÍ truyŠn lô: LÍ truyŠn lô là lÍ xܧng tên các ông m§i LJ Çåi khoa, tØ tam
giáp ti‰n sï trª lên.
b. LÍ d¿ y‰n : vua ban y‰n cho các tân khoa
c. Khán hoa: xem hoa ª vÜ©n thÜ®ng uy‹n.
d. Du nhai: dåo chÖi các phÓ phÜ©ng.
e. Tå bi‹u: các quan tân khoa làm bi‹u tå Ön vua.
f. LÍ thích ÇiŒn: ª væn mi‰u Kh°ng tº.
NguyÍn Sï Giác
Saturday, September 1, 2012
GS. VŨ QUỐC THÚC * HỒ TẤN ANH
BỨC TÂM THƯ DI CHÚC
CỦA LIỆT SĨ HỒ TẤN ANH
GS Vũ Quốc Thúc
Ghi chú của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN:
Bài này của GS VŨ QUỐC THÚC là một bài quan trọng cho công cuộc tranh đấu chung. Xin anh chị em thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh và giới trí thức VN trong ngoài nước chú ý đặc biệt tới bài phân tích này, nhất là những vị và anh chị em ở Quốc Nội.
Nhân kỷ niệm Đệ I Chu Niên Hiến Chương 2000 - xin nhắc lại - GS VŨ QUỐC THÚC là Trưởng Ban Tổ Chức Địa Phương Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000 ngày 25-26/11/2000 tại Paris, Pháp (vị Phụ Tá là TS Lê Đình Thông, Giảng viên Đại Học, Paris). Xin đăng lại bức hình kỷ niệm. GS VŨ QUỐC THÚC (ngồi) và TS LÊ
ĐÌNH THÔNG (đứng, MC).hiện là các Phát Ngôn Viên của Hiến Chương 2000 tại Tây
Âu (GS Thúc phụ trách tổng quát )
Trước khi tự thiêu lúc 4 giờ rưỡi sáng mồng 2 tháng 9 năm 2001, Ông Hồ Tấn Anh, cố huynh trưởng Gia đình Phật tử Quảng Nam đã tự tay viết 5 bức thư :
1) Bức thứ nhất gửi cho các cấp lãnh đạo Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng Sản Việt Nam: tài liệu này có tính chất một bức thư phản đối;
2) Bức thứ hai gửi cho các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các nam nữ thanh niên cùng các sinh viên, học sinh: Tác giả gọi đây là một bức “tâm thư " nhằm “ kêu gọi tinh thần yêu quê hương dân tộc của các bậc trí thức Việt Nam”, đồng thời nói lên tâm tư, nguyện vọng của ông “trước tiền đồ đen tối của đất nước thân yêu";
3) Bức thứ ba gửi các vị hoà thượng lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để xin phép được tự thiêu;
4) Bức thứ tư gửi cho các nhân vật lãnh đạo hay hữu trách quốc tế và ngoại quốc kêu gọi họ can thiệp để buộc Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam phải thi hành 12 biện pháp nhằm phục hồi nhân quyền và các quyền tự do công dân;
5) Bức thứ năm tố cáo cùng toàn thể đồng bào những hành động đàn áp của các cấp chính quyền địa phương đối với tín đồ Phật giáo.
Trong bài này, chúng tôi đặc biệt chú trọng bức thư thứ hai vì thấy mình thuộc thành phần xã hội được tác giả nghĩ tới trong lúc sắp từ trần. Đó là một dịp để kính dâng anh linh vị liệt sĩ đã dũng cảm hy sinh nhục thể của mình cho Đạo và Đời tấm lòng ngưỡng mộ sâu xa của tôi.
Trước hết, tôi thấy tác giả đã quá khiêm tốn khi tự giới thiệu mình chỉ là "một nông dân chân lấm tay bùn, trình độ hạn chế". Riêng tôi, sau khi đọc bức tâm thư của Ông, tôi thành thực kính phục cách Ông phân tích sự việc, cách nhận định sắc bén, cach lý luận khúc triết cũng như cách trình bầy ngắn gọn, sáng sủa với những lời lẽ thống tiết đi thẳng vào trái tim của người đọc. Đối với tôi Ông đáng coi là một bực thầy, hơn hẳn nhiều người có bằng cấp cao tôi đã từng gặp. Tôi hài lòng nhận thấy là những kết luận của Ông hoàn toàn phù hợp với những nhận định của các tác giả đã gửi bài đăng trên hai tạp chí Khai Thác Thị Trường và Đối Lực. Thật đúng với câu của cổ nhân "Đồng thanh tương ứng": Những người Việt yêu nước, thành thực lo lắng cho tiền đồ của dân tộc và tha thiết tranh đấu cho các quyền tự do thiêng liêng của con người, làm sao có thể bịt mắt, bưng tai, giả câm giả điếc, trước thực trạng bi đát của quê hương?
A) Liệt sĩ Hồ Tấn Anh đã dành riêng một bức tâm thư - có tính cách di chúc - cho các trí thức khoa bảng, các sinh viên, học sinh và toàn thể giới trẻ Việt Nam để nhắc nhở trách nhiệm rất quan trọng của họ trong giai đoạn lịch sử hiện thời. Ông viết: “Còn gì nhục bằng? Còn gì đau xót bằng, hỡi quý Ngài và anh chị em? Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo thì đất nước mình sẽ đi về đâu? Rồi con cháu chúng ta sẽ hận chúng ta là những người nhu nhược. Chắc quý Ngài và anh chị em cũng như tôi biết mình phải làm gì. Làm gì? Dĩ nhiên, mấy ai dám hy sinh nhục thể như cố huynh trưởng Hồ Tấn Anh vì đại đa số chúng ta chỉ là những người tầm thường, "tham sinh úy tử", do
đó chúng ta chỉ có thể cố gắng tranh đấu với khả năng hiện hữu của mình. Nhưng ta đừng tự ti, đánh giá quá thấp sức mạnh tiềm tàng của chúng ta. Kinh nghiệm bản thân lúc còn bị kẹt ở Việt Nam cho tôi biết rằng Đảng Cộng Sản đã nắm nhân dân bằng một khí giới tâm lý rất hiệu quả: đó là mặc cảm sợ hãi. Họ chỉ cần làm một vài vụ trừng phạt thật tàn bạo, thật ngoạn mục để gây nên trong mọi tầng lớp xã hội ấn tượng là Đảng có tai mắt ở khắp nơi và thẳng tay đàn áp bất cứ ai chống lại mình (như vụ xử LM Lý 15 năm tù cộng 5 năm quản chế ngày 19-10-01 vừa rồi!). Người ta tin rằng Cộng sản bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế. Và dĩ nhiên, đối với những kẻ vô thần như
họ, thì đừng nói làm chi tới sự xét xử của Trời, Phật, Quỷ Thần cho phí lời và phí thời giờ! Vì sợ Công An thường xuyên theo dò mình nên rất nhiều người tuy bất mãn mà không dám biểu lộ tâm tư trước người lạ hoặc trước những bạn sơ giao. Cũng có khi thấy một cán bộ quen thuộc công khai chỉ trích Nhà nước, thì người ta lại tin rằng đó là một kẻ cố ý gợi chuyện để dễ dò xét rồi báo cáo lên thượng cấp!
Bức tâm thư của Liệt sĩ Hồ Tấn Anh được đưa ra rất đúng lúc: đó là một tiếng chuông cảnh báo, lời khuyến cáo chân thành của một người biết rõ những thủ đoạn bất lương của Đảng Cộng Sản. Trước khi quyết định hồi hương phục vụ, các bạn trẻ ở hải ngoại cần phải đòi chế độ cộng sản hiện thời cải tổ toàn diện, phải dân chủ hóa thực sự. Chỉ sau khi chế độ đã thay đổi như vậy, các bạn hãy về!
Bàn đến trường hợp của các bạn trẻ sinh sống trong nước, tôi không thể tránh một số thắc mắc: tôi có cảm tưởng là các bạn đó hiền lành quá, nếu so sánh với những kẻ cùng lứa tuổi ở Pháp, ở Hoa Kỳ, và ngay cả ở nhiều nước Á Châu như Đại Hàn, Nam Dương, Phi Luật Tân... Ở những nước vừa kể và chắc chắn ở nhiều nước khác nữa, giới trẻ rất năng động: mỗi khi nhà cầm quyền thi hành một biện pháp nào đụng chạm tới quyền tự do của họ - thí dụ tự do chọn ngành học, tự do hội họp, tự do chuyển dịch - hoặc khiến cho đời sống của họ khó khăn hơn - thí dụ tăng thêm học phí, không đủ chỗ trong học xá cho mọi sinh viên v.v.. , lập tức họ xuống đường biểu tình, diễn hành, chiếm đóng một vài quảng trường, một vài công thự, có khi còn thiết lập chướng ngại vật trên công lộ làm cản trở lưu thông! Nhà cầm quyền ở những nơi này ít khi dám đàn áp vì trong đám trẻ "xuống đường" thường có cả con cháu các "ông bự"! Giới trẻ cũng luôn luôn tham gia các cuộc đấu tranh của nhân dân: họ coi đó là một quyền tự do căn bản của công dân. Họ cũng là một công dân và có bổn phận tham gia tích cực sinh hoạt của cộng đồng...
Tại sao giới trẻ ở nước nhà lại thụ động, ngoan ngoãn chấp nhận kỹ luật Nhà nước cũng như kỹ luật học đường? Phải chăng từ tấm bé, họ đã bị đào luyện trong một cái khuôn cứng rắn do Đảng và Nhà Nước thiết lập, khiến họ mất hẳn óc phê bình cùng tính quật cường? Ở đây tôi nghĩ tới những tổ chức do Đảng Cộng Sản đặt ra để đoàn ngũ hóa mọi người ngay từ lúc còn thơ ấu: đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ, đoàn thanh niên, đoàn phụ nữ v.v.. Đây là những chặng đường đưa dần người ta đến các tổ chức ngoại vi của Đảng
Cộng Sản. Ở mỗi chặng, các cán bộ Đảng đã chọn lọc những phần tử coi là có đủ điều kiện để sau này được đưa vào Đảng. Do đó việc được chấp nhận làm đảng viên biến thành một sự thăng tiến xã hội. Đây là một kỹ thuật "ru ngủ" con người, làm tiêu diệt ý tưởng chống Đảng ngay từ lúc ý tưởng đó phôi thai. Một khi người thanh niên, sau bao năm cố gắng, đạt được mục đích là trở thành đảng viên, tất nhiên anh ta tha thiết bảo vệ tư cách đảng viên - nói khác, bảo vệ Đảng - vì đó là nguồn gốc của mọi đặc quyền, đặc lợi.
Ra đời rồi trưởng thành trong một môi trường tâm lý như vậy, làm sao tầng lớp trẻ chẳng trở nên thụ động?
Bức tâm thư của liệt sĩ Hồ Tấn Anh, dù thống thiết, chưa chắc gì có thể làm cho tầng lớp trẻ - ngoài Gia đình Phật tử - động tâm đi đến chỗ tham gia cuộc tranh đấu Cho Tự Do và Dân Chủ.
Chính vì thế mà tôi cho rằng giới trẻ ở hải ngoại cần đóng vai trò yếu tố xúc tác để thực hiện công cuộc dân chủ hoá chế độ chính trị trong nước. Bằng mọi cách các bạn nên tăng cường liên lạc với giới trẻ quốc nội, nên cho họ biết rõ hiện trạng của giới trẻ ở các nước: có như thế họ mới ý thức được tình trạng lạc hậu của họ. Với những phương tiện và kỹ thuật truyền thông hiện đại, việc này tương đối dễ làm hơn xưa.
Trên đây là một vài ý kiến đã đến với tôi nhân dịp đọc bức tâm thư của Ông Hồ Tấn Anh. Chúng ta đừng để phụ lòng một vị liệt sĩ đã đem thân mình làm bó đuốc để soi sáng lương tâm chúng ta, đã đặt tin tưởng nơi chúng ta để hoàn thành sự nghiệp cứu nguy dân tộc./.
Vũ Quốc Thúc
CỦA LIỆT SĨ HỒ TẤN ANH
GS Vũ Quốc Thúc
Ghi chú của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN:
Bài này của GS VŨ QUỐC THÚC là một bài quan trọng cho công cuộc tranh đấu chung. Xin anh chị em thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh và giới trí thức VN trong ngoài nước chú ý đặc biệt tới bài phân tích này, nhất là những vị và anh chị em ở Quốc Nội.
Nhân kỷ niệm Đệ I Chu Niên Hiến Chương 2000 - xin nhắc lại - GS VŨ QUỐC THÚC là Trưởng Ban Tổ Chức Địa Phương Đại Hội Thế Giới Công Bố Hiến Chương 2000 ngày 25-26/11/2000 tại Paris, Pháp (vị Phụ Tá là TS Lê Đình Thông, Giảng viên Đại Học, Paris). Xin đăng lại bức hình kỷ niệm. GS VŨ QUỐC THÚC (ngồi) và TS LÊ
ĐÌNH THÔNG (đứng, MC).hiện là các Phát Ngôn Viên của Hiến Chương 2000 tại Tây
Âu (GS Thúc phụ trách tổng quát )
Trước khi tự thiêu lúc 4 giờ rưỡi sáng mồng 2 tháng 9 năm 2001, Ông Hồ Tấn Anh, cố huynh trưởng Gia đình Phật tử Quảng Nam đã tự tay viết 5 bức thư :
1) Bức thứ nhất gửi cho các cấp lãnh đạo Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng Sản Việt Nam: tài liệu này có tính chất một bức thư phản đối;
2) Bức thứ hai gửi cho các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các nam nữ thanh niên cùng các sinh viên, học sinh: Tác giả gọi đây là một bức “tâm thư " nhằm “ kêu gọi tinh thần yêu quê hương dân tộc của các bậc trí thức Việt Nam”, đồng thời nói lên tâm tư, nguyện vọng của ông “trước tiền đồ đen tối của đất nước thân yêu";
3) Bức thứ ba gửi các vị hoà thượng lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để xin phép được tự thiêu;
4) Bức thứ tư gửi cho các nhân vật lãnh đạo hay hữu trách quốc tế và ngoại quốc kêu gọi họ can thiệp để buộc Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam phải thi hành 12 biện pháp nhằm phục hồi nhân quyền và các quyền tự do công dân;
5) Bức thứ năm tố cáo cùng toàn thể đồng bào những hành động đàn áp của các cấp chính quyền địa phương đối với tín đồ Phật giáo.
Trong bài này, chúng tôi đặc biệt chú trọng bức thư thứ hai vì thấy mình thuộc thành phần xã hội được tác giả nghĩ tới trong lúc sắp từ trần. Đó là một dịp để kính dâng anh linh vị liệt sĩ đã dũng cảm hy sinh nhục thể của mình cho Đạo và Đời tấm lòng ngưỡng mộ sâu xa của tôi.
Trước hết, tôi thấy tác giả đã quá khiêm tốn khi tự giới thiệu mình chỉ là "một nông dân chân lấm tay bùn, trình độ hạn chế". Riêng tôi, sau khi đọc bức tâm thư của Ông, tôi thành thực kính phục cách Ông phân tích sự việc, cách nhận định sắc bén, cach lý luận khúc triết cũng như cách trình bầy ngắn gọn, sáng sủa với những lời lẽ thống tiết đi thẳng vào trái tim của người đọc. Đối với tôi Ông đáng coi là một bực thầy, hơn hẳn nhiều người có bằng cấp cao tôi đã từng gặp. Tôi hài lòng nhận thấy là những kết luận của Ông hoàn toàn phù hợp với những nhận định của các tác giả đã gửi bài đăng trên hai tạp chí Khai Thác Thị Trường và Đối Lực. Thật đúng với câu của cổ nhân "Đồng thanh tương ứng": Những người Việt yêu nước, thành thực lo lắng cho tiền đồ của dân tộc và tha thiết tranh đấu cho các quyền tự do thiêng liêng của con người, làm sao có thể bịt mắt, bưng tai, giả câm giả điếc, trước thực trạng bi đát của quê hương?
A) Liệt sĩ Hồ Tấn Anh đã dành riêng một bức tâm thư - có tính cách di chúc - cho các trí thức khoa bảng, các sinh viên, học sinh và toàn thể giới trẻ Việt Nam để nhắc nhở trách nhiệm rất quan trọng của họ trong giai đoạn lịch sử hiện thời. Ông viết: “Còn gì nhục bằng? Còn gì đau xót bằng, hỡi quý Ngài và anh chị em? Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo thì đất nước mình sẽ đi về đâu? Rồi con cháu chúng ta sẽ hận chúng ta là những người nhu nhược. Chắc quý Ngài và anh chị em cũng như tôi biết mình phải làm gì. Làm gì? Dĩ nhiên, mấy ai dám hy sinh nhục thể như cố huynh trưởng Hồ Tấn Anh vì đại đa số chúng ta chỉ là những người tầm thường, "tham sinh úy tử", do
đó chúng ta chỉ có thể cố gắng tranh đấu với khả năng hiện hữu của mình. Nhưng ta đừng tự ti, đánh giá quá thấp sức mạnh tiềm tàng của chúng ta. Kinh nghiệm bản thân lúc còn bị kẹt ở Việt Nam cho tôi biết rằng Đảng Cộng Sản đã nắm nhân dân bằng một khí giới tâm lý rất hiệu quả: đó là mặc cảm sợ hãi. Họ chỉ cần làm một vài vụ trừng phạt thật tàn bạo, thật ngoạn mục để gây nên trong mọi tầng lớp xã hội ấn tượng là Đảng có tai mắt ở khắp nơi và thẳng tay đàn áp bất cứ ai chống lại mình (như vụ xử LM Lý 15 năm tù cộng 5 năm quản chế ngày 19-10-01 vừa rồi!). Người ta tin rằng Cộng sản bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế. Và dĩ nhiên, đối với những kẻ vô thần như
họ, thì đừng nói làm chi tới sự xét xử của Trời, Phật, Quỷ Thần cho phí lời và phí thời giờ! Vì sợ Công An thường xuyên theo dò mình nên rất nhiều người tuy bất mãn mà không dám biểu lộ tâm tư trước người lạ hoặc trước những bạn sơ giao. Cũng có khi thấy một cán bộ quen thuộc công khai chỉ trích Nhà nước, thì người ta lại tin rằng đó là một kẻ cố ý gợi chuyện để dễ dò xét rồi báo cáo lên thượng cấp!
Thật ra, cái sợ của người dân, nhiều khi chỉ là tự kỷ ám thị: Cộng sản
đâu có phải là "thiên thủ thiên nhãn"! Trong những trường hợp người dân
không sợ nữa, thì cộng sản hoặc chịu bó tay, hoặc phải kéo thật đông vây
cánh như ta đã thấy ở Thái Bình, Xuân Lộc, An Truyền... Ở các nước dân
chủ, lợi khí sắc bén của người dân để bắt nhà cầm quyền phải tôn trọng
các quyền tự do được minh thị công nhận trong Hiến Pháp, chính là khả
năng phát biểu nguyện vọng, khả năng phản đối bằng lời nói, bằng các
cuộc biểu tình, bằng các cuộc diễn hành... Làm như vậy không phải là bạo
động, nếu kẻ biểu tình hay diễn hành đừng có những hành động có tính
cách phá phách, gây thương tích v.v.. Nếu dân ta khắc phục được mặc cảm
"sợ công an", dám bày tỏ công khai sự bất mãn của mình, chắc chắn những
cán bộ cộng sản ở cấp địa phương sẽ phải e dè, không dám lộng hành nữa.
Tuy nhiên, người dân, ở đâu cũng vậy, ít khi khởi xướng: người ta chờ
đợi những người được coi là thân hào, nhân sĩ, thức giả... xung phong để
hùa theo. Chính vì vậy mà trách nhiệm của những nhà trí thức trở nên
quan trọng, đặc biệät khi họ có một học hàm cao như: tiến sĩ, thạc sĩ,
phó tiến sĩ, cử nhân... Họ không có quyền giả đui giả điếc, "dựa cột mà
nghe" để có thể yên ổn "ngậm miệng ăn tiền". Không! Bổn
phận của họ là phải hướng dẫn dư luận. Những nhà trí thức chân chính phải xử sự như Mạnh Kha đã dạy: "uy vũ bất năng khuất", nghĩa là không chịu khuất phục trước uy quyền, sẵn sàng nói lên sự thật theo đúng lương tâm. Trong lịch sử nước nhà, chúng ta đã có nhiều tấm gương sáng như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu v.v. Hiện thời, những nhà trí thức như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu v.v.. đã theo đúng truyền thống cao đẹp ấy. Cố Huynh Trưởng Hồ Tấn Anh đã nhắc nhở cho tất cả những ai mang danh trí thức đừng quên trách nhiệm của mình, đừng viện cớ sợ công an, sợ Đảng, mà mặc cho đất nước trôi dần xuống vực
thẳm. Ai cũng biết hiện thời ở Quốc nội nhan nhản những trí thức khoa bảng. Họ đã lấy được những bằng cấp này qua nhiều đường lối như : theo học thực sự ở trường đại học quốc gia, du học, học hàm thụ, học tại chức, đó là chưa kể những bằng mua, bằng giả... Nhưng một khi đã có học hàm rồi, họ vẫn có bổn phận xử sự như những thức giả chân chính. Đó là ý nghĩa sâu sắc của bức tâm thư liệt sĩ Hồ Tấn Anh đã để lại.
B) Sau các trí thức khoa bảng, thành phần xã hội được ông Hồ Tấn Anh chú ý là các sinh viên, học sinh, cùng toàn thể giới trẻ. Đây là một thái độ rất sáng suốt, rất thực tế. Là Huynh trưởng Tổ chức gia đình phật tử tỉnh Quảng Nam, đáng lẽ Ông phải nghĩ trước tiên tới các thanh niên, thiếu nữ phật tử và kêu gọi thành phần này tiếp tục tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo. Ông không thu hẹp vấn đề như vậy. Trái lại Ông hiểu rõ rằng quyền tự do tôn giáo chỉ là một khía cạnh của quyền tự do tín ngưỡng nói chung.Và ngay cả quyền tự do tín ngưỡng cũng chỉ là một phần của các quyền tự do căn bản của người công dân, nhất là dưới một chế độ vẫn coi nhân dân là chủ. Như vậy, cuộc tranh đấu giành lại tự do phải là một cuộc tranh đấu của toàn thể nhân dân, trong đó
giới trẻ đang học hay đã học xong, phải đóng vai tiền phong vì đó chính là tương lai của họ. Chính chúng tôi, trong một bài xã luận đã đăng trên tạp chí Khai Thác Thị Trường (Bài toán hòa bình hiện thời ở Việt Nam) cũng đưa ra một chủ trương tương tự. Chúng tôi lý luận rằng cuộc tranh đấu của các tín đồ tôn giáo chỉ chắc chắn thành công khi được đa số thanh niên, sinh viên, học sinh... hưởng ứng và nhập cuộc. Tôi đã căn cứ trên kinh nghiệm của nhiều nước ở Âu Châu cũng như ở Á Châu để chủ trương như vậy. Do đó tôi hoàn toàn tâm đắc khi đọc bức tâm thư - di chúc của huynh trưởng Hồ Tấn Anh.
Những giòng huyết lệ xuất phát từ đáy lòng của một người sắp tự thiêu có một sức truyền cảm mạnh gấp hàng nghìn, hàng vạn lần bài xã luận khô khan của tôi. Nói đến giới trẻ, tôi thấy cần phân biệt những bạn trẻ đang sinh sống ở hải ngoại và những bạn trẻ hiện ở quốc nội.
Đối với các bạn trẻ ở hải ngoại, từ nhiều năm qua, tôi vẫn âm thầm lo ngại là vì hoàn cảnh, các bạn ấy có thể mất dần ý thức dân tộc, không còn tha thiết tới tương lai của quê cha đất tổ, không hiểu rõ lịch sử Việt Nam, không nói được tiếng Việt thông thạo, và tất nhiên không thể biết rõ các truyền thống, các phong tục của dân Việt. Họ dần dần hội nhập xã hội nơi cư trú, nghĩ mình là Mỹ, là Pháp, là Úc, là Anh v.v.. và hoàn toàn thờ ơ đối với mọi cuộc vận động tự do, tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam. Tôi đã lầm và rất mừng là mối lo ngại của tôi không có lý do nữa. Sau 26 năm, kể từ ngày chế
độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, khiến hơn một triệu người phải bỏ nước ra đi, tôi nhận thấy cộng đồng người Việt Hải Ngoại vẫn giữ nguyên ý thức dân tộc. Mặc dù sống phân tán ở nhiều nước, người Việt hải ngoại vẫn liên lạc thân thiết với nhau vẫn đồng tâm nhất trí bảo vệ cá tính dân tộc, vẫn tha thiết giữ vững lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ cùng bài quốc ca "Tiếng Gọi Công Dân", coi đó là những biểu tượng thiêng liêng của nguồn gốc chung. Nhờ có môi trường xã hội và tâm lý này nên giới trẻ, đa số sinh ở hải ngoại, vẫn không hề quên quê cha đất tổ.
Một sự việc đã khiến cho tôi phấn khởi là từ mấy năm nay, các bạn trẻ đã thành lập được Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường. Tổ Chức này khéo léo xử dụng các phương tiện hiện đại để thông báo cho nhau biết rõ tình hình quốc nội. Các bạn quyết tâm lên đường tranh đấu cho quê hương, và rất có thể mai đây khi hoàn cảnh trở nên thuận lợi, một số đông sẽ hồi hương tái thiết xứ xở, để khỏi bị mỉa mai:
"Gáo vàng đem múc giếng tây
Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta!"
phận của họ là phải hướng dẫn dư luận. Những nhà trí thức chân chính phải xử sự như Mạnh Kha đã dạy: "uy vũ bất năng khuất", nghĩa là không chịu khuất phục trước uy quyền, sẵn sàng nói lên sự thật theo đúng lương tâm. Trong lịch sử nước nhà, chúng ta đã có nhiều tấm gương sáng như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu v.v. Hiện thời, những nhà trí thức như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu v.v.. đã theo đúng truyền thống cao đẹp ấy. Cố Huynh Trưởng Hồ Tấn Anh đã nhắc nhở cho tất cả những ai mang danh trí thức đừng quên trách nhiệm của mình, đừng viện cớ sợ công an, sợ Đảng, mà mặc cho đất nước trôi dần xuống vực
thẳm. Ai cũng biết hiện thời ở Quốc nội nhan nhản những trí thức khoa bảng. Họ đã lấy được những bằng cấp này qua nhiều đường lối như : theo học thực sự ở trường đại học quốc gia, du học, học hàm thụ, học tại chức, đó là chưa kể những bằng mua, bằng giả... Nhưng một khi đã có học hàm rồi, họ vẫn có bổn phận xử sự như những thức giả chân chính. Đó là ý nghĩa sâu sắc của bức tâm thư liệt sĩ Hồ Tấn Anh đã để lại.
B) Sau các trí thức khoa bảng, thành phần xã hội được ông Hồ Tấn Anh chú ý là các sinh viên, học sinh, cùng toàn thể giới trẻ. Đây là một thái độ rất sáng suốt, rất thực tế. Là Huynh trưởng Tổ chức gia đình phật tử tỉnh Quảng Nam, đáng lẽ Ông phải nghĩ trước tiên tới các thanh niên, thiếu nữ phật tử và kêu gọi thành phần này tiếp tục tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo. Ông không thu hẹp vấn đề như vậy. Trái lại Ông hiểu rõ rằng quyền tự do tôn giáo chỉ là một khía cạnh của quyền tự do tín ngưỡng nói chung.Và ngay cả quyền tự do tín ngưỡng cũng chỉ là một phần của các quyền tự do căn bản của người công dân, nhất là dưới một chế độ vẫn coi nhân dân là chủ. Như vậy, cuộc tranh đấu giành lại tự do phải là một cuộc tranh đấu của toàn thể nhân dân, trong đó
giới trẻ đang học hay đã học xong, phải đóng vai tiền phong vì đó chính là tương lai của họ. Chính chúng tôi, trong một bài xã luận đã đăng trên tạp chí Khai Thác Thị Trường (Bài toán hòa bình hiện thời ở Việt Nam) cũng đưa ra một chủ trương tương tự. Chúng tôi lý luận rằng cuộc tranh đấu của các tín đồ tôn giáo chỉ chắc chắn thành công khi được đa số thanh niên, sinh viên, học sinh... hưởng ứng và nhập cuộc. Tôi đã căn cứ trên kinh nghiệm của nhiều nước ở Âu Châu cũng như ở Á Châu để chủ trương như vậy. Do đó tôi hoàn toàn tâm đắc khi đọc bức tâm thư - di chúc của huynh trưởng Hồ Tấn Anh.
Những giòng huyết lệ xuất phát từ đáy lòng của một người sắp tự thiêu có một sức truyền cảm mạnh gấp hàng nghìn, hàng vạn lần bài xã luận khô khan của tôi. Nói đến giới trẻ, tôi thấy cần phân biệt những bạn trẻ đang sinh sống ở hải ngoại và những bạn trẻ hiện ở quốc nội.
Đối với các bạn trẻ ở hải ngoại, từ nhiều năm qua, tôi vẫn âm thầm lo ngại là vì hoàn cảnh, các bạn ấy có thể mất dần ý thức dân tộc, không còn tha thiết tới tương lai của quê cha đất tổ, không hiểu rõ lịch sử Việt Nam, không nói được tiếng Việt thông thạo, và tất nhiên không thể biết rõ các truyền thống, các phong tục của dân Việt. Họ dần dần hội nhập xã hội nơi cư trú, nghĩ mình là Mỹ, là Pháp, là Úc, là Anh v.v.. và hoàn toàn thờ ơ đối với mọi cuộc vận động tự do, tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam. Tôi đã lầm và rất mừng là mối lo ngại của tôi không có lý do nữa. Sau 26 năm, kể từ ngày chế
độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, khiến hơn một triệu người phải bỏ nước ra đi, tôi nhận thấy cộng đồng người Việt Hải Ngoại vẫn giữ nguyên ý thức dân tộc. Mặc dù sống phân tán ở nhiều nước, người Việt hải ngoại vẫn liên lạc thân thiết với nhau vẫn đồng tâm nhất trí bảo vệ cá tính dân tộc, vẫn tha thiết giữ vững lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ cùng bài quốc ca "Tiếng Gọi Công Dân", coi đó là những biểu tượng thiêng liêng của nguồn gốc chung. Nhờ có môi trường xã hội và tâm lý này nên giới trẻ, đa số sinh ở hải ngoại, vẫn không hề quên quê cha đất tổ.
Một sự việc đã khiến cho tôi phấn khởi là từ mấy năm nay, các bạn trẻ đã thành lập được Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường. Tổ Chức này khéo léo xử dụng các phương tiện hiện đại để thông báo cho nhau biết rõ tình hình quốc nội. Các bạn quyết tâm lên đường tranh đấu cho quê hương, và rất có thể mai đây khi hoàn cảnh trở nên thuận lợi, một số đông sẽ hồi hương tái thiết xứ xở, để khỏi bị mỉa mai:
"Gáo vàng đem múc giếng tây
Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta!"
Đảng Cọng Sản Việt Nam đã nhận thấy cái lợi nếu dụ dỗ được thật nhiều
Việt Kiều trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn cao, về nước phục vụ. Ngay
sau Đại Hội IX của Đảng, đầu tháng 7 vừa qua, Nhà cầm quyền đã quyết
định mở một chiến dịch "kiều vận" chủ yếu hướng vào các chuyên gia trẻ
tuổi, đầy nhiệt huyết nhưng chưa có kinh nghiệm về sinh hoạt chính trị
hiện thời ở quốc nội. Một khi những người này về nước, được đón tiếp
long trọng như những kẻ "áo gấm về làng", rồi được bổ nhiệm vào những
chức vụ có vẻ quan trọng trong bộ máy Nhà nước hay các xí nghiệp quốc
doanh, dĩ nhiên họ sẵn sàng
chấp nhận một số lương rẻ mạt so với số lương bình thường họ có thể kiếm được ở hải ngoại. Nhưng dần dần họ mới thấy rằng họ bị kềm tỏa trong cái khung đảng trị cứng ngắc! Mọi quyền quyết định đều ở trong tay các đảng ủy. Khi thấy đám cán bộ này làm bậy, chẳng hạn tham nhũng, chiếm công vi tư v.v.. họ chỉ có hai thái độ: hoặc là hùa theo để được chia chác - kiểu "theo voi ăn bã mía", hoặc là không đồng ý thì đành giả đui giả điếc để được yên thân. Muốn trở lại hải ngoại thì khó khăn vô cùng! Thật đúng với câu:
"Chót rằng tay đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!"
chấp nhận một số lương rẻ mạt so với số lương bình thường họ có thể kiếm được ở hải ngoại. Nhưng dần dần họ mới thấy rằng họ bị kềm tỏa trong cái khung đảng trị cứng ngắc! Mọi quyền quyết định đều ở trong tay các đảng ủy. Khi thấy đám cán bộ này làm bậy, chẳng hạn tham nhũng, chiếm công vi tư v.v.. họ chỉ có hai thái độ: hoặc là hùa theo để được chia chác - kiểu "theo voi ăn bã mía", hoặc là không đồng ý thì đành giả đui giả điếc để được yên thân. Muốn trở lại hải ngoại thì khó khăn vô cùng! Thật đúng với câu:
"Chót rằng tay đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!"
Bức tâm thư của Liệt sĩ Hồ Tấn Anh được đưa ra rất đúng lúc: đó là một tiếng chuông cảnh báo, lời khuyến cáo chân thành của một người biết rõ những thủ đoạn bất lương của Đảng Cộng Sản. Trước khi quyết định hồi hương phục vụ, các bạn trẻ ở hải ngoại cần phải đòi chế độ cộng sản hiện thời cải tổ toàn diện, phải dân chủ hóa thực sự. Chỉ sau khi chế độ đã thay đổi như vậy, các bạn hãy về!
Bàn đến trường hợp của các bạn trẻ sinh sống trong nước, tôi không thể tránh một số thắc mắc: tôi có cảm tưởng là các bạn đó hiền lành quá, nếu so sánh với những kẻ cùng lứa tuổi ở Pháp, ở Hoa Kỳ, và ngay cả ở nhiều nước Á Châu như Đại Hàn, Nam Dương, Phi Luật Tân... Ở những nước vừa kể và chắc chắn ở nhiều nước khác nữa, giới trẻ rất năng động: mỗi khi nhà cầm quyền thi hành một biện pháp nào đụng chạm tới quyền tự do của họ - thí dụ tự do chọn ngành học, tự do hội họp, tự do chuyển dịch - hoặc khiến cho đời sống của họ khó khăn hơn - thí dụ tăng thêm học phí, không đủ chỗ trong học xá cho mọi sinh viên v.v.. , lập tức họ xuống đường biểu tình, diễn hành, chiếm đóng một vài quảng trường, một vài công thự, có khi còn thiết lập chướng ngại vật trên công lộ làm cản trở lưu thông! Nhà cầm quyền ở những nơi này ít khi dám đàn áp vì trong đám trẻ "xuống đường" thường có cả con cháu các "ông bự"! Giới trẻ cũng luôn luôn tham gia các cuộc đấu tranh của nhân dân: họ coi đó là một quyền tự do căn bản của công dân. Họ cũng là một công dân và có bổn phận tham gia tích cực sinh hoạt của cộng đồng...
Tại sao giới trẻ ở nước nhà lại thụ động, ngoan ngoãn chấp nhận kỹ luật Nhà nước cũng như kỹ luật học đường? Phải chăng từ tấm bé, họ đã bị đào luyện trong một cái khuôn cứng rắn do Đảng và Nhà Nước thiết lập, khiến họ mất hẳn óc phê bình cùng tính quật cường? Ở đây tôi nghĩ tới những tổ chức do Đảng Cộng Sản đặt ra để đoàn ngũ hóa mọi người ngay từ lúc còn thơ ấu: đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ, đoàn thanh niên, đoàn phụ nữ v.v.. Đây là những chặng đường đưa dần người ta đến các tổ chức ngoại vi của Đảng
Cộng Sản. Ở mỗi chặng, các cán bộ Đảng đã chọn lọc những phần tử coi là có đủ điều kiện để sau này được đưa vào Đảng. Do đó việc được chấp nhận làm đảng viên biến thành một sự thăng tiến xã hội. Đây là một kỹ thuật "ru ngủ" con người, làm tiêu diệt ý tưởng chống Đảng ngay từ lúc ý tưởng đó phôi thai. Một khi người thanh niên, sau bao năm cố gắng, đạt được mục đích là trở thành đảng viên, tất nhiên anh ta tha thiết bảo vệ tư cách đảng viên - nói khác, bảo vệ Đảng - vì đó là nguồn gốc của mọi đặc quyền, đặc lợi.
Ra đời rồi trưởng thành trong một môi trường tâm lý như vậy, làm sao tầng lớp trẻ chẳng trở nên thụ động?
Bức tâm thư của liệt sĩ Hồ Tấn Anh, dù thống thiết, chưa chắc gì có thể làm cho tầng lớp trẻ - ngoài Gia đình Phật tử - động tâm đi đến chỗ tham gia cuộc tranh đấu Cho Tự Do và Dân Chủ.
Chính vì thế mà tôi cho rằng giới trẻ ở hải ngoại cần đóng vai trò yếu tố xúc tác để thực hiện công cuộc dân chủ hoá chế độ chính trị trong nước. Bằng mọi cách các bạn nên tăng cường liên lạc với giới trẻ quốc nội, nên cho họ biết rõ hiện trạng của giới trẻ ở các nước: có như thế họ mới ý thức được tình trạng lạc hậu của họ. Với những phương tiện và kỹ thuật truyền thông hiện đại, việc này tương đối dễ làm hơn xưa.
Trên đây là một vài ý kiến đã đến với tôi nhân dịp đọc bức tâm thư của Ông Hồ Tấn Anh. Chúng ta đừng để phụ lòng một vị liệt sĩ đã đem thân mình làm bó đuốc để soi sáng lương tâm chúng ta, đã đặt tin tưởng nơi chúng ta để hoàn thành sự nghiệp cứu nguy dân tộc./.
Vũ Quốc Thúc
LM. PHAN VĂN LỢI *TỰ DO TÔN GIÁO
“Tự do tôn giáo hay là chết!”
Linh Mục Phê-rô PHAN VĂN LỢI
Cuối năm 2000, khi bắt đầu phát động tại Huếá đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã tung ra một câu khẩu hiệu nổi tiếng, mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh hiện đại của dân tộc. Chúng tôi muốn nói đến câu khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết!”
Trong quá khứ, nơi này nơi nọ, nhiều nhà đấu tranh, nhiều nhà cách mạng đã tung ra khẩu hiệu “Tự do hay là chết!”. Đấy là lời hiệu triệu của thủ lãnh, là tiếng thét xung trận của chiến sĩ, là mục tiêu thành đạt của những con người bị áp bức, của những dân tộc bị đọa đày quyết tìm lại danh dự và nhân phẩm. Nay với khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết!”, linh mục Nguyễn Văn Lý muốn nói lên một cái gì mới mẻ, độc đáo và sâu xa hơn nữa.
Để hiểu rõ hơn khẩu hiệu mới mẻ này, thiết tưởng chúng ta cần xét hai điểm: trước hết, tự do tôn giáo là gì trên định nghĩa lý thuyết; tiếp đến, nó như thế nào trong thực tế Việt Nam hôm nay.
1- Định nghĩa lý thuyết về tự do tôn giáo.
Để đưa ra một định nghĩa lý thuyết chính xác và đầy đủ về tự do tôn giáo, có lẽ không gì bằng nghe các văn kiện quốc tế căn bản và các văn kiện tôn giáo chính thức.
• Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ năm 1966 (mà Việt Nam ký gia nhập năm 1982) viết ở điều 18 như sau: “1- Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo. 2- Không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng” (Các
văn kiện quốc tế về quyền con người. Nhà xuất bản Tp HCM. Bản dịch của Trung tâmnghiên cứu về quyền con người, 1996, trang 116-117)
• Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo do Giáo hội Công giáo đưa ra năm 1965 trong Công đồng Vaticanô II cũng viết tại số 3 rằng: “Không ai bị cưỡng bách hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo tiếng lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo. Vì việc hành đạo, tự bản chất, trước hết ở tại những hành vi ý chí và tự do bên trong, hướng con người thẳng tới Thượng Đế. Những hành vi này không thể bị một quyền bính thuần nhân loại nào ép buộc hay ngăn cản. Đàng khác, chính
bản tính xã hội của con người đòi họ phải diễn tả những hành vi tôn giáo bên trong ra bên ngoài, thông truyền cho nhau trong lãnh vực tôn giáo, tuyên xưng đạo của mình dưới hình thức cộng đoàn. Vậy chối bỏ quyền tự do hành đạo của con người nơi xã hội, trong trường hợp trật tự công cộng vẫn được bảo đảm, tức là nhục mạ con người và trật tự mà Thượng Đế đã ấn định cho con người”.
Số 4 của Tuyên ngôn nói tiếp: “Các cộng đoàn tôn giáo phải được tự do để hoạt động theo những quy luật riêng, công khai phụng thờ Đấng Tối Cao, giúp đỡ các tín hữu trong việc thực thi đời sống tôn giáo, nuôi dưỡng họ bằng giáo lý, phát triển các tu hội,trong đó các phần tử cộng tác với nhau để tổ chức đời sống riêng theo những nguyên tắc tôn giáo của họ... Các cộng đoàn tôn giáo cũng có quyền đòi các cơ quan lập pháp, hành pháp dân sự không được ngăn cản việc chọn lựa, đào tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển các viên chức riêng của mình, việc liên lạc với giáo quyền và những cộng đoàn tôn giáo ở những nơi khác trên hoàn cầu, việc thiết lập các cơ sở tôn giáo cũng như thu hoạch và quản trị những tài sản thích hợp. Các cộng đoàn tôn giáo cũng có quyền công khai giảng dạy và minh chứng đức tin của mình bằng lời nói và chữ viết mà không bị cấm cản... Ngoài ra, tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị ngăn cản trong việc biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết mình trong việc tổ chức xã hội và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại được sống động. Sau hết, theo bản tính xã hội của con người, cũng như theo bản chất của tôn giáo, con người có quyền tự
do hội họp hay thành lập những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn giáo thúc đẩy”.
Cuối cùng, số 6 của Tuyên ngôn kết luận: “Quyền bính dân sự phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân bằng những đạo luật chính đáng và những phương tiện thích hợp khác, phải tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp phát triển đời sống tôn giáo... Do đó, công quyền không được phép dùng bạo lực, đe dọa hay những phương tiện khác để bắt buộc người dân phải tuyên xưng hay chối bỏ một tôn giáo nào,hoặc ngăn cản không cho họ gia nhập hay rời bỏ một cộng đoàn tôn giáo. Công quyền sẽ đi ngược với ý định của Thượng Đế và những quyền lợi thiêng liêng của cá nhân cũng như của gia đình các dân tộc, nếu dùng bạo lực dưới bất cứ hình thức nào để tiêu diệt hay cấm đoán một tôn giáo trong toàn thể nhân loại, trong một miền hay một nhóm người nào đó” (Công đồng chung Vaticanô II. Bản dịch của Phân khoa Thần học Giáo hoàng học viện Piô X, Đà lạt, 1972. Trang 579-584)
• Những điều vừa nói trong Công ước quốc tế và Tuyên ngôn Công giáo trên đây cho thấy tự do tôn giáo là một trong những nhân quyền quan trọng và có thể nói là thiêng liêng nhất. Quả thế, xét như là một hữu thể có tương quan với ba thực tại: thiên (Thượng Đế), nhân (loài người), địa (thiên nhiên), bất cứ ai (ngoại trừ những kẻ thực sự vô thần từ trong tâm khảm) cũng muốn thực thi các tương quan này trong tự do cũng như thấy trong ba mối tương quan này thì tương quan với Thượng Đế là quan trọng hơn cả. Nó chiphối cả cuộc đời mình và còn ảnh hưởng lên hai mối tương quan kia (bằng chứng -thêthảm- của điều này là thái độ cuồng tín với những hậu quả tai hại lên xã hội như chúng ta vừa chứng kiến tại Mỹ!). Tự do tôn giáo thành thử là nhân quyền căn bản, làm nền tảng cho mọi nhân quyền, và là tự do chủ yếu, làm cơ sở cho mọi thứ tự do. Chính vì thế mà mọi tổ chức nhân quyền quốc tế hôm nay chỉ cần tìm hiểu tự do tôn giáo tại một quốc gia nào đó trên hành tinh là biết có hay không mọi tự do khác, vì hễ quyền tự do tôn giáo đúng nghĩa, trọn vẹn được tôn trọng thì tức khắc mọi quyền tự do khác được bảo đảm.
Đây là thứ quyền bao gồm rất nhiều khía cạnh, vì con người quan hệ với Thượng Đế Tối Cao như một hữu thể có hồn xác và có xã hội tính. Ngoài ra, đó là thứ quyền xuất phát tự bản tính con người chứ không do thừa nhận của tha nhân, lại càng không do sự ban phép của quyền bính dân sự. Nhưng trong thực tế Việt Nam thì sao?
2- Tự do tôn giáo trong thực tế Việt Nam
Kể từ lúc nắm quyền cai trị đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã lập tức dành cho các tôn giáo nhiều biện pháp rất đặc biệt. Vốn là một chủ nghĩa vô thần tranh đấu (athéisme militant), Cộng sản luôn xem tôn giáo như kẻ thù không đội trời chung. Là một chế độ độc tài toàn trị, Cộng sản luôn chống lại nguyên tắc của tôn giáo đặt luật Đấng Tối Cao lên trên luật loài người, tiếng lương tâm lên trên mệnh lệnh của quyền lực trần gian. Do đó, Cộng sản luôn tìm cách tiêu diệt tôn giáo. Nhưng trong thời đại này không thể áp dụng biện pháp chém giết như chế độ phong kiến ngày trước - vốn chỉ khiến tôn giáo mạnh mẽ hơn và phát triển hơn - Cộng sản Việt Nam đã
và đang tìm cách tiêu diệt tôn giáo bằng các thủ đoạn tinh vi mà thực tế của hơnnửa thế kỷ qua ngày càng cho thấy rõ.
a- Cộng sản triệt tiêu ảnh hưởng của tôn giáo trên nhân quần xã hội.
Trước hết bằng cách tịch thu tất cả các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội to lớn mà các tôn giáo sở hữu một khi Cộng sản lên nắm quyền; bằng cách đóng cửa hay cấm đoán mọi tạp chí và nhà xuất bản riêng của các giáo hội. Các tờ “Giác Ngộ” cũng như “Công giáo và Dân tộc” tại Việt Nam hiện nay chẳng hạn đều là công cụ của CS. Tiếp đến,
- bằng cách không cho các tôn giáo lên tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng công cộng hay sở hữu các phương tiện truyền thông đại chúng tư nhân;
- bằng cách cấm các tôn giáo tổ chức bất cứ hội đoàn nào, dẫu thuần túy tôn giáo, nhất là tổ chức đảng phái chính trị theo tinh thần và đường lối của tôn giáo;
- bằng cách giới hạn mọi sinh hoạt đạo trong khuôn viên nhà thờ, chùa chiền, thánh thất;
- bằng cách loại trừ các tín đồ thuần thành khỏi các chức vụ cao trong bộ máy hành chánh, quân đội, giáo dục... CS còn ghi rõ mục tôn giáo lên thẻ chứng minh nhân dân và mọi giấy tờ hành chánh để dễ kỳ thị các tín đồ hơn nữa.
b- Cộng sản biến các giáo hội trở thành công cụ ngoan ngoãn.
Trước hết qua việc tự quyền ra nhiều văn kiện pháp lý để kiểm soát, giới hạn mọi tôn giáo:
- nghị quyết 297/CP năm 1977,
- chỉ thị 379/TTg năm 1993,
- nghị định 26/CP năm 1999,
- rồi mới đây, tháng 12/2000 là Dự thảo Pháp lệnh Tôn giáo.
Thứ đến, CSVN lập ra Ban Tôn giáo từ trung ương cho tới địa phương nhằm kiểm soáthoạt động của mọi giáo hội. Ngành công an cũng có phòng A16 đặc trách gián điệp đồng thời với tôn giáo. CS còn lập ra những “giáo hội quốc doanh” hay “ủy ban đoàn kết” nhằm dò xét nội bộ giáo hội, lèo lái hàng giáo phẩm và gây chia rẽ giữa khối giáo đồ. CS đặc biệt tìm khống chế cơ cấu điều hành của các giáo hội bằng cách kiểm soát các hội nghị tôn giáo cao cấp, thao túng việc bổ nhiệm hàng lãnh đạo. CS cũng luôn rình rập các chức sắc tôn giáo, chộp cho được những lỗi lầm của các vị hay gài bẫy chocác vị sa vào thế kẹt để biến các vị thành những tay sai. Rồi để khống chế hàng lãnh đạo của các giáo hội ngay từ xa, từ đầu, Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ việc tuyển mộ và huấn luyện các ứng viên; đó là chưa kể việc móc nối một số trong thành phần này làm báo cáo viên mật cho CS. CS còn tìm cách gài người vào hàng ngũ những giáo đồ đang cộng tác với các chức sắc lãnh đạo. Cuối cùng, CS chen mình vào việc thu hoạch và quản trị các tài sản dùng để sinh hoạt của các tôn giáo.
c- Cộng sản làm tôn giáo mất hẳn bản chất bằng sự dối trá giả hình.
Đây là thủ đoạn tàn phá tôn giáo cách thâm độc, đáng sợ hơn cả. Quả thế, ngoài việc quy hướng tín đồ về với Thượng Đế như Sự Thiện tự tại, tôn giáo nào cũng dạy Sự Thật và khuyên nhủ người ta sống theo lương tâm đã được giáo dục, đối xử với nhau trong niềm tôn trọng chữ tín, chân thành phát biểu cảm nghĩ của mình. Thế nhưng, CS Việt Nam đã và đang sử dụng sự dối trá tràn lan và thành thạo, làm cho dối trá trở nên nguyên tắc trong mọi sinh hoạt nhân dân, ở mọi lãnh vực đời sống, tại mọi cơ quan nhà nước, đưa đến hậu quả là hầu hết mọi người dân Việt hiện nay đều phải biết dối trá để
tồn tại, để xuôi thuận công việc. Điều này khiến các tôn giáo cũng bị ảnh hưởng màbiến đổi bản chất, chẳng còn nguyên tuyền thánh thiện, khiến các tín đồ cũng bị ảnh hưởng mà hư hỏng lương tâm, chẳng còn đáng tin được nữa. CS tiến hành công việc gian dối hóa đáng sợ này bằng ba phương tiện:
• Một là hệ thống tuyên truyền: trên lãnh vực giáo dục, thông tin và luật pháp. Mọi học sinh sinh viên đều được dạy rằng những gì liên hệ tới CS là tuyệt hảo, là ưu việt, còn mọi cái khác, đặc biệt các tôn giáo, phần lớn chỉ có xấu xa, mê tín, phản văn hóa, phản khoa học, phản cách mạng. Mọi người dân, qua tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng vốn là của Đảng, chẳng bao giờ được trình bày sự thật mà chỉ được nghe thấy
toàn những tô vẽ về Đảng, về chế độ, hay ngược lại là những vu khống, mạ lỵ đối với những ai tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Mọi công dân đều thấy Hiến pháp có vẻ dân chủ (trừ những ai thật sự nghiên cứu tìm hiểu). Nhưng đi vào các văn bản pháp luật bên dưới, thì có rất nhiều điểm ngược Hiến pháp hoàn toàn, ví dụ Nghị định 31/CP về quản chế không xét xử hoặc Nghị định 26/CP về tôn giáo. Việc giải thích luật pháp trong thực tế lại rất tùy tiện, luôn có lợi cho CS, đặc biệt trong các vụ việc liên quan đến tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Nói tóm, một bầu khí gian
dối bao trùm toàn xã hội, phủ lên tâm trí.
• Hai là thủ tục hành chánh. CS dùng thủ tục này để buộc người ta làm ngược lại với lương tâm. Bất cứ công dân Việt Nam nào, đặt bút xuống mọi giấy tờ, đều phải cúi đầu viết những công thức mà mình thấy rõ là dối trá: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; và dù muốn hay không vẫn phải viết, để bản thân khỏi rắc rối, công việc được xuôi thuận.
Chuyện bầu cử Quốc hội cả nước và Hội đồng nhân dân các cấp cũng chỉ là một hình thức dân chủ bịp bợm. Dân bị buộc đi bầu những ai đảng CS đã chọn. Việc thường xuyên thực hiện những chuyện gian dối này làm cho lương tâm - vốn là nền tảng của tâm tình tôn giáo - ra cùn mằn, hết bén nhạy, chẳng còn phân biệt thực giả trên phương diện luân lý.
• Ba là mạng lưới theo dõi. Với một mạng lưới công an chuyên nghiệp khổng lồ, một thế trận công an nhân dân rộng lớn, CS theo dõi từng người dân ngày đêm, khiến ai nấy sống trong sự cảnh giác, nghi ngờ, sợ hãi, chẳng dám nói thật, chẳng dám chân thành trình bày cảm nghĩ của mình về xã hội, về chế độ, kẻo gặp rắc rối cho bản thân hay hiểm nguy cho mạng sống. Điều này tạo nên thái độ che giấu, hai lòng, nước đôi, nói tóm là thái độ dối trá, giả hình. Hậu quả tai hại là lương tâm cá nhân bị băng hoại, các quan hệ xã hội bị đầu độc, bầu khí cộng đoàn thành khó thở. Tai hại càng ghê gớm hơn nữa trong các cộng đoàn tôn giáo, là nơi mà đúng ra, mọi thành viên phải sống với nhau trong tình yêu thương, sự chân thành và lòng tín nhiệm, nhiều nơi đã không còn như thếnữa! Con người có tôn giáo đã như thế thì chính tôn giáo cũng dễ đánh mất ý nghĩa, khó thực hiện vai trò mang lại chân thiện mỹ cho xã hội. Rốt cục, nhiều ngôn sứ của sự thật lại im tiếng trước lường gạt, dối trá, nhiều chứng nhân của sự thiện lại lặng câm trước áp
bức,
bất công của bạo quyền. Người ta im lặng vì đồng lõa hay vì hãi sợ. Hay
có nói lên tiếng nói của tôn giáo thì cũng nói cách vô thưởng vô phạt;
lời dạy của tôn giáo chẳng còn sắc bén, tác động thực sự. Người ta phát
biểu ngược lại lòng mình để được thí ban vài ân huệ, để được xuôi thuận
trong công việc, để được an thân trong cuộc sống, bỏ mặc những anh em
đồng đạo của mình tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền.Linh Mục Phê-rô PHAN VĂN LỢI
Cuối năm 2000, khi bắt đầu phát động tại Huếá đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã tung ra một câu khẩu hiệu nổi tiếng, mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh hiện đại của dân tộc. Chúng tôi muốn nói đến câu khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết!”
Trong quá khứ, nơi này nơi nọ, nhiều nhà đấu tranh, nhiều nhà cách mạng đã tung ra khẩu hiệu “Tự do hay là chết!”. Đấy là lời hiệu triệu của thủ lãnh, là tiếng thét xung trận của chiến sĩ, là mục tiêu thành đạt của những con người bị áp bức, của những dân tộc bị đọa đày quyết tìm lại danh dự và nhân phẩm. Nay với khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết!”, linh mục Nguyễn Văn Lý muốn nói lên một cái gì mới mẻ, độc đáo và sâu xa hơn nữa.
Để hiểu rõ hơn khẩu hiệu mới mẻ này, thiết tưởng chúng ta cần xét hai điểm: trước hết, tự do tôn giáo là gì trên định nghĩa lý thuyết; tiếp đến, nó như thế nào trong thực tế Việt Nam hôm nay.
1- Định nghĩa lý thuyết về tự do tôn giáo.
Để đưa ra một định nghĩa lý thuyết chính xác và đầy đủ về tự do tôn giáo, có lẽ không gì bằng nghe các văn kiện quốc tế căn bản và các văn kiện tôn giáo chính thức.
• Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ năm 1966 (mà Việt Nam ký gia nhập năm 1982) viết ở điều 18 như sau: “1- Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo. 2- Không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng” (Các
văn kiện quốc tế về quyền con người. Nhà xuất bản Tp HCM. Bản dịch của Trung tâmnghiên cứu về quyền con người, 1996, trang 116-117)
• Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo do Giáo hội Công giáo đưa ra năm 1965 trong Công đồng Vaticanô II cũng viết tại số 3 rằng: “Không ai bị cưỡng bách hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo tiếng lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo. Vì việc hành đạo, tự bản chất, trước hết ở tại những hành vi ý chí và tự do bên trong, hướng con người thẳng tới Thượng Đế. Những hành vi này không thể bị một quyền bính thuần nhân loại nào ép buộc hay ngăn cản. Đàng khác, chính
bản tính xã hội của con người đòi họ phải diễn tả những hành vi tôn giáo bên trong ra bên ngoài, thông truyền cho nhau trong lãnh vực tôn giáo, tuyên xưng đạo của mình dưới hình thức cộng đoàn. Vậy chối bỏ quyền tự do hành đạo của con người nơi xã hội, trong trường hợp trật tự công cộng vẫn được bảo đảm, tức là nhục mạ con người và trật tự mà Thượng Đế đã ấn định cho con người”.
Số 4 của Tuyên ngôn nói tiếp: “Các cộng đoàn tôn giáo phải được tự do để hoạt động theo những quy luật riêng, công khai phụng thờ Đấng Tối Cao, giúp đỡ các tín hữu trong việc thực thi đời sống tôn giáo, nuôi dưỡng họ bằng giáo lý, phát triển các tu hội,trong đó các phần tử cộng tác với nhau để tổ chức đời sống riêng theo những nguyên tắc tôn giáo của họ... Các cộng đoàn tôn giáo cũng có quyền đòi các cơ quan lập pháp, hành pháp dân sự không được ngăn cản việc chọn lựa, đào tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển các viên chức riêng của mình, việc liên lạc với giáo quyền và những cộng đoàn tôn giáo ở những nơi khác trên hoàn cầu, việc thiết lập các cơ sở tôn giáo cũng như thu hoạch và quản trị những tài sản thích hợp. Các cộng đoàn tôn giáo cũng có quyền công khai giảng dạy và minh chứng đức tin của mình bằng lời nói và chữ viết mà không bị cấm cản... Ngoài ra, tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị ngăn cản trong việc biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết mình trong việc tổ chức xã hội và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại được sống động. Sau hết, theo bản tính xã hội của con người, cũng như theo bản chất của tôn giáo, con người có quyền tự
do hội họp hay thành lập những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn giáo thúc đẩy”.
Cuối cùng, số 6 của Tuyên ngôn kết luận: “Quyền bính dân sự phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân bằng những đạo luật chính đáng và những phương tiện thích hợp khác, phải tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp phát triển đời sống tôn giáo... Do đó, công quyền không được phép dùng bạo lực, đe dọa hay những phương tiện khác để bắt buộc người dân phải tuyên xưng hay chối bỏ một tôn giáo nào,hoặc ngăn cản không cho họ gia nhập hay rời bỏ một cộng đoàn tôn giáo. Công quyền sẽ đi ngược với ý định của Thượng Đế và những quyền lợi thiêng liêng của cá nhân cũng như của gia đình các dân tộc, nếu dùng bạo lực dưới bất cứ hình thức nào để tiêu diệt hay cấm đoán một tôn giáo trong toàn thể nhân loại, trong một miền hay một nhóm người nào đó” (Công đồng chung Vaticanô II. Bản dịch của Phân khoa Thần học Giáo hoàng học viện Piô X, Đà lạt, 1972. Trang 579-584)
• Những điều vừa nói trong Công ước quốc tế và Tuyên ngôn Công giáo trên đây cho thấy tự do tôn giáo là một trong những nhân quyền quan trọng và có thể nói là thiêng liêng nhất. Quả thế, xét như là một hữu thể có tương quan với ba thực tại: thiên (Thượng Đế), nhân (loài người), địa (thiên nhiên), bất cứ ai (ngoại trừ những kẻ thực sự vô thần từ trong tâm khảm) cũng muốn thực thi các tương quan này trong tự do cũng như thấy trong ba mối tương quan này thì tương quan với Thượng Đế là quan trọng hơn cả. Nó chiphối cả cuộc đời mình và còn ảnh hưởng lên hai mối tương quan kia (bằng chứng -thêthảm- của điều này là thái độ cuồng tín với những hậu quả tai hại lên xã hội như chúng ta vừa chứng kiến tại Mỹ!). Tự do tôn giáo thành thử là nhân quyền căn bản, làm nền tảng cho mọi nhân quyền, và là tự do chủ yếu, làm cơ sở cho mọi thứ tự do. Chính vì thế mà mọi tổ chức nhân quyền quốc tế hôm nay chỉ cần tìm hiểu tự do tôn giáo tại một quốc gia nào đó trên hành tinh là biết có hay không mọi tự do khác, vì hễ quyền tự do tôn giáo đúng nghĩa, trọn vẹn được tôn trọng thì tức khắc mọi quyền tự do khác được bảo đảm.
Đây là thứ quyền bao gồm rất nhiều khía cạnh, vì con người quan hệ với Thượng Đế Tối Cao như một hữu thể có hồn xác và có xã hội tính. Ngoài ra, đó là thứ quyền xuất phát tự bản tính con người chứ không do thừa nhận của tha nhân, lại càng không do sự ban phép của quyền bính dân sự. Nhưng trong thực tế Việt Nam thì sao?
2- Tự do tôn giáo trong thực tế Việt Nam
Kể từ lúc nắm quyền cai trị đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã lập tức dành cho các tôn giáo nhiều biện pháp rất đặc biệt. Vốn là một chủ nghĩa vô thần tranh đấu (athéisme militant), Cộng sản luôn xem tôn giáo như kẻ thù không đội trời chung. Là một chế độ độc tài toàn trị, Cộng sản luôn chống lại nguyên tắc của tôn giáo đặt luật Đấng Tối Cao lên trên luật loài người, tiếng lương tâm lên trên mệnh lệnh của quyền lực trần gian. Do đó, Cộng sản luôn tìm cách tiêu diệt tôn giáo. Nhưng trong thời đại này không thể áp dụng biện pháp chém giết như chế độ phong kiến ngày trước - vốn chỉ khiến tôn giáo mạnh mẽ hơn và phát triển hơn - Cộng sản Việt Nam đã
và đang tìm cách tiêu diệt tôn giáo bằng các thủ đoạn tinh vi mà thực tế của hơnnửa thế kỷ qua ngày càng cho thấy rõ.
a- Cộng sản triệt tiêu ảnh hưởng của tôn giáo trên nhân quần xã hội.
Trước hết bằng cách tịch thu tất cả các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội to lớn mà các tôn giáo sở hữu một khi Cộng sản lên nắm quyền; bằng cách đóng cửa hay cấm đoán mọi tạp chí và nhà xuất bản riêng của các giáo hội. Các tờ “Giác Ngộ” cũng như “Công giáo và Dân tộc” tại Việt Nam hiện nay chẳng hạn đều là công cụ của CS. Tiếp đến,
- bằng cách không cho các tôn giáo lên tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng công cộng hay sở hữu các phương tiện truyền thông đại chúng tư nhân;
- bằng cách cấm các tôn giáo tổ chức bất cứ hội đoàn nào, dẫu thuần túy tôn giáo, nhất là tổ chức đảng phái chính trị theo tinh thần và đường lối của tôn giáo;
- bằng cách giới hạn mọi sinh hoạt đạo trong khuôn viên nhà thờ, chùa chiền, thánh thất;
- bằng cách loại trừ các tín đồ thuần thành khỏi các chức vụ cao trong bộ máy hành chánh, quân đội, giáo dục... CS còn ghi rõ mục tôn giáo lên thẻ chứng minh nhân dân và mọi giấy tờ hành chánh để dễ kỳ thị các tín đồ hơn nữa.
b- Cộng sản biến các giáo hội trở thành công cụ ngoan ngoãn.
Trước hết qua việc tự quyền ra nhiều văn kiện pháp lý để kiểm soát, giới hạn mọi tôn giáo:
- nghị quyết 297/CP năm 1977,
- chỉ thị 379/TTg năm 1993,
- nghị định 26/CP năm 1999,
- rồi mới đây, tháng 12/2000 là Dự thảo Pháp lệnh Tôn giáo.
Thứ đến, CSVN lập ra Ban Tôn giáo từ trung ương cho tới địa phương nhằm kiểm soáthoạt động của mọi giáo hội. Ngành công an cũng có phòng A16 đặc trách gián điệp đồng thời với tôn giáo. CS còn lập ra những “giáo hội quốc doanh” hay “ủy ban đoàn kết” nhằm dò xét nội bộ giáo hội, lèo lái hàng giáo phẩm và gây chia rẽ giữa khối giáo đồ. CS đặc biệt tìm khống chế cơ cấu điều hành của các giáo hội bằng cách kiểm soát các hội nghị tôn giáo cao cấp, thao túng việc bổ nhiệm hàng lãnh đạo. CS cũng luôn rình rập các chức sắc tôn giáo, chộp cho được những lỗi lầm của các vị hay gài bẫy chocác vị sa vào thế kẹt để biến các vị thành những tay sai. Rồi để khống chế hàng lãnh đạo của các giáo hội ngay từ xa, từ đầu, Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ việc tuyển mộ và huấn luyện các ứng viên; đó là chưa kể việc móc nối một số trong thành phần này làm báo cáo viên mật cho CS. CS còn tìm cách gài người vào hàng ngũ những giáo đồ đang cộng tác với các chức sắc lãnh đạo. Cuối cùng, CS chen mình vào việc thu hoạch và quản trị các tài sản dùng để sinh hoạt của các tôn giáo.
c- Cộng sản làm tôn giáo mất hẳn bản chất bằng sự dối trá giả hình.
Đây là thủ đoạn tàn phá tôn giáo cách thâm độc, đáng sợ hơn cả. Quả thế, ngoài việc quy hướng tín đồ về với Thượng Đế như Sự Thiện tự tại, tôn giáo nào cũng dạy Sự Thật và khuyên nhủ người ta sống theo lương tâm đã được giáo dục, đối xử với nhau trong niềm tôn trọng chữ tín, chân thành phát biểu cảm nghĩ của mình. Thế nhưng, CS Việt Nam đã và đang sử dụng sự dối trá tràn lan và thành thạo, làm cho dối trá trở nên nguyên tắc trong mọi sinh hoạt nhân dân, ở mọi lãnh vực đời sống, tại mọi cơ quan nhà nước, đưa đến hậu quả là hầu hết mọi người dân Việt hiện nay đều phải biết dối trá để
tồn tại, để xuôi thuận công việc. Điều này khiến các tôn giáo cũng bị ảnh hưởng màbiến đổi bản chất, chẳng còn nguyên tuyền thánh thiện, khiến các tín đồ cũng bị ảnh hưởng mà hư hỏng lương tâm, chẳng còn đáng tin được nữa. CS tiến hành công việc gian dối hóa đáng sợ này bằng ba phương tiện:
• Một là hệ thống tuyên truyền: trên lãnh vực giáo dục, thông tin và luật pháp. Mọi học sinh sinh viên đều được dạy rằng những gì liên hệ tới CS là tuyệt hảo, là ưu việt, còn mọi cái khác, đặc biệt các tôn giáo, phần lớn chỉ có xấu xa, mê tín, phản văn hóa, phản khoa học, phản cách mạng. Mọi người dân, qua tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng vốn là của Đảng, chẳng bao giờ được trình bày sự thật mà chỉ được nghe thấy
toàn những tô vẽ về Đảng, về chế độ, hay ngược lại là những vu khống, mạ lỵ đối với những ai tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Mọi công dân đều thấy Hiến pháp có vẻ dân chủ (trừ những ai thật sự nghiên cứu tìm hiểu). Nhưng đi vào các văn bản pháp luật bên dưới, thì có rất nhiều điểm ngược Hiến pháp hoàn toàn, ví dụ Nghị định 31/CP về quản chế không xét xử hoặc Nghị định 26/CP về tôn giáo. Việc giải thích luật pháp trong thực tế lại rất tùy tiện, luôn có lợi cho CS, đặc biệt trong các vụ việc liên quan đến tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Nói tóm, một bầu khí gian
dối bao trùm toàn xã hội, phủ lên tâm trí.
• Hai là thủ tục hành chánh. CS dùng thủ tục này để buộc người ta làm ngược lại với lương tâm. Bất cứ công dân Việt Nam nào, đặt bút xuống mọi giấy tờ, đều phải cúi đầu viết những công thức mà mình thấy rõ là dối trá: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; và dù muốn hay không vẫn phải viết, để bản thân khỏi rắc rối, công việc được xuôi thuận.
Chuyện bầu cử Quốc hội cả nước và Hội đồng nhân dân các cấp cũng chỉ là một hình thức dân chủ bịp bợm. Dân bị buộc đi bầu những ai đảng CS đã chọn. Việc thường xuyên thực hiện những chuyện gian dối này làm cho lương tâm - vốn là nền tảng của tâm tình tôn giáo - ra cùn mằn, hết bén nhạy, chẳng còn phân biệt thực giả trên phương diện luân lý.
• Ba là mạng lưới theo dõi. Với một mạng lưới công an chuyên nghiệp khổng lồ, một thế trận công an nhân dân rộng lớn, CS theo dõi từng người dân ngày đêm, khiến ai nấy sống trong sự cảnh giác, nghi ngờ, sợ hãi, chẳng dám nói thật, chẳng dám chân thành trình bày cảm nghĩ của mình về xã hội, về chế độ, kẻo gặp rắc rối cho bản thân hay hiểm nguy cho mạng sống. Điều này tạo nên thái độ che giấu, hai lòng, nước đôi, nói tóm là thái độ dối trá, giả hình. Hậu quả tai hại là lương tâm cá nhân bị băng hoại, các quan hệ xã hội bị đầu độc, bầu khí cộng đoàn thành khó thở. Tai hại càng ghê gớm hơn nữa trong các cộng đoàn tôn giáo, là nơi mà đúng ra, mọi thành viên phải sống với nhau trong tình yêu thương, sự chân thành và lòng tín nhiệm, nhiều nơi đã không còn như thếnữa! Con người có tôn giáo đã như thế thì chính tôn giáo cũng dễ đánh mất ý nghĩa, khó thực hiện vai trò mang lại chân thiện mỹ cho xã hội. Rốt cục, nhiều ngôn sứ của sự thật lại im tiếng trước lường gạt, dối trá, nhiều chứng nhân của sự thiện lại lặng câm trước áp
Nói tóm, gian dối hóa để làm mất hẵn bản chất tôn giáo chính là hiểm họa lớn lao hơn cả mà CS gây ra cho mọi giáo hội tại Việt Nam hôm nay. Điều này nằm trong yếu tính của chủ nghĩa và chế độ cộng sản. Một văn hào Nga từng nói: Cộng sản không phải là một thất bại kinh tế cho bằng là một băng hoại tâm linh, một sự dữ tinh thần (un mal spirituel).
Chính vì ý thức được mối nguy do ba thủ đoạn tinh vi nói trên gây ra cho các tôn giáo - mối nguy vốn đã, đang và sẽ tác động lên toàn xã hội Việt Nam (tình trạng suy thoái đạo đức và đánh mất lương tâm hiện nay tại quê nhà là những bằng chứng rõ rệt) - linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đã tung ra khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết” vừa như một lời hiệu triệu, vừa như một lời báo động.
Khẩu hiệu đó, nhiều vị trong các
tôn giáo tại Việt Nam không nói nhưng đã sống. Họ đã dám chết vì quyền
tự do thiêng thánh này: ông Hồ Thái Bạch của Giáo hội Cao đài, cụ bà
Nguyễn Thị Thu của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, anh Hồ Tấn Anh của Giáo
hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, tổng giám mục Nguyễn Kim Điền của
Giáo hội Công giáo là những thí dụ tiêu biểu. Ngoài ra còn hằng hà sa số
vị tử đạo vô danh trong các tôn giáo tại Việt Nam nữa. Tất cả các ngài
đã lấy máu đào để minh chứng cho chân lý và quyết tâm mà cha Lý đã nêu
ra.
Như để phụ họa thêm cho lời hiệu triệu lẫn báo động của vị linh mục công giáo, trong thông điệp Vu lan 2001 mới đây, Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã viết: “Phải biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật Pháp”. Ngài tha thiết dặn dò: “Đối với hàng Cư sĩ, hãy tổ chức lễ nghi hiếu hạnh tại nhà để giáo dục con cháu về chữ Hiếu trước cuộc khủng hoảng xã hội và đạo lý trầm trọng ngày nay. Đối với chư Tăng Ni, thì sự truyền thừa Chánh Pháp và sự sống còn của Dân tộc là đạo Hiếu đối với Đức Phật: phải biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật Pháp!”
Như thế, không có tự do tôn giáo thì không thể làm con người đúng nghĩa, không thể làm tín hữu đích thực, không thể làm công dân xứng danh. Không có tự do tôn giáo thì xã hội con người sẽ biến thành quần thể thú vật, đạo đức con người sẽ trở nên luân lý bầy đàn. Và chỉ còn có nước lấy cái chết để phục hồi mọi giá trị đích thực!
Như để phụ họa thêm cho lời hiệu triệu lẫn báo động của vị linh mục công giáo, trong thông điệp Vu lan 2001 mới đây, Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã viết: “Phải biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật Pháp”. Ngài tha thiết dặn dò: “Đối với hàng Cư sĩ, hãy tổ chức lễ nghi hiếu hạnh tại nhà để giáo dục con cháu về chữ Hiếu trước cuộc khủng hoảng xã hội và đạo lý trầm trọng ngày nay. Đối với chư Tăng Ni, thì sự truyền thừa Chánh Pháp và sự sống còn của Dân tộc là đạo Hiếu đối với Đức Phật: phải biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật Pháp!”
Như thế, không có tự do tôn giáo thì không thể làm con người đúng nghĩa, không thể làm tín hữu đích thực, không thể làm công dân xứng danh. Không có tự do tôn giáo thì xã hội con người sẽ biến thành quần thể thú vật, đạo đức con người sẽ trở nên luân lý bầy đàn. Và chỉ còn có nước lấy cái chết để phục hồi mọi giá trị đích thực!
Viết tại Huế ngày 16-10-2001
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi
(90/13 Phan Chu Trinh - Huế)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 045
Saturday, September 1, 2012
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Giaùo-Hoäi Phaät-Giaùo Vieät Nam Treân
Theá-Giôùi
World Vietnamese Buddhist Order
1978 Parthenais st., Montreal qc. Canada H2K 3S3
Phone : (514) 525-8122
_______________________________________________________
Tuyeân-Ngoân
cuûa Giaùo-Hoäi Phaät-Giaùo Vieät Nam Treân Theá-Giôùi
veà vieäc taäp ñoaøn coäng-saûn Vieät Nam nhöôïng ñaát toå cho Trung-Coäng
Nhaän-ñònh:
1- Laõnh-thoå
vaø laõnh haûi cuûa baát cöù
quoác-gia naøo, duø ôû trình-ñoä
sô-khai nhaát, cuõng ñöôïc traân-troïng
giöõ-gìn vaø baûo-veä, vì laø
di-saûn thieâng-lieâng, baát-khaû xaâm-phaïm,
keát-quaû coâng-lao huyeát-haõn cuûa
bao theá-heä kieân-trì xaây ñaép
neân;
2- Traûi naêm
ngaøn naêm töø ngaøy laäp quoác,
daân-toäc Vieät Nam, vôùi loøng yeâu
nöôùc
nhieät-thaønh, ñaõ ñoå bieát bao moà hoâi nöôùc maét, maùu xöông, caàn-cuø giöõ-gìn töøng taác ñaát, kieán-taïo moät giaûi giang-sôn caåm-tuù, traûi daøi töø AÛi Nam-Quan ñeán Muõi Caø-Maâu, ñeå truyeàn laïi nguyeân veïn cho caùc theá-heä keá-tieáp;
3- Chæ coù nhöõng ngöôøi vong-baûn, hoaøn-toaøn thieáu yù-thöùc traùch-nhieäm vaø nghóa-vuï ñoái vôùi quoác-gia, khoâng nghó gì ñeán coâng-ñöùc cuûa tieàn-nhaân, danh-döï cuûa daân-toäc, quyeàn-lôïi cuûa Ñaát-nöôùc, môùi nhaãn-taâm caét phaàn di-saûn voâ-giaù cuûa Toå-tieân cho ngoaïi-bang;
4- Nguïy-quyeàn coäng-saûn Vieät Nam khoâng nhöõng baát-löïc trong vieäc giaûi-quyeát moïi
vaán-ñeà quoác-keá daân-sinh, laïi coøn tham-nhuõng vaø tai-haïi hôn nöõa, coøn phaûn-boäi
Toå-Quoác, nhaãn-taâm baùn nöôùc caàu vinh. Nguïy-queàn ñoù neáu coøn toàn taïi, seõ coøn gaây nhieàu haäu-quaû tai-haïi khoân löôøng cho daân-toäc vaø nhaân-loaïi;
5- Hoøa-bình Theá-giôùi chæ ñöôïc duy-trì, coâng-lyù chæ ñöôïc baûo-ñaûm khi caùc hieäp-öôùc ñöôïc kyù-keát trong tinh-thaàn bình-ñaúng giöõa caùc chính-quyeàn do daân chuùng baàu leân trong moät cuoäc tuyeån-cöû coâng-khai vaø hôïp-phaùp;
6- Laøm ngô tröôùc nhöõng haønh-ñnoäg khuûng-boá vaø phaûn-boäi khoâng nhöõng gaây nguy-haïi cho neàn an-ninh chung trong hieän taïi maø coøn taïo maàm loaïn khoâng theå traùnh trong töông lai;
7- Söùc maïnh cuûa söï ñoaøn-keát toaøn-daân laø yeáu-toá quyeát-ñònh cho vieäc giaûi-quyeát
thoûa-ñaùng quoác-naïn vaø phaùp-naïn do taäp-ñoaøn coäng-saûn gaây ra vôùi bieát bao tang-toùc ñau-thöông maø daân-toäc ñaõ phaûi chòu-ñöïng töø hôn nöûa theá-kyû nay;
Quyeát-nghò:
1- Ñoøi hoûi taäp-ñoaøn laõnh-ñaïo coäng-saûn Vieät Nam phaûi coâng-khai-hoùa caùc maät-öôùc vaø hieäp-öôùc hoï ñaõ kyù-keát vôùi Baéc-kinh töø naêm 1945 ñeán nay, lieân-heä ñeán moïi laõnh-vöïc, ñaëc-bieät laø vaán-ñeà laõnh-thoå vaø laõnh-haûi;
2- Keâu goïi nhöõng ai coøn coù chuùt loøng ñoái vôùi queâ-höông, keå caû nhöõng thaønh-phaàn vì hoaøn caûnh lòch-söû phaûi ñöùng trong haøng-nguõ coäng-saûn, haõy coù thaùi-ñoä cuông-quyeát döùt-khoaùt ñoái vôùi vieäc taäp-ñoaøn laõnh-ñaïo coäng-saûn Vieät Nam caét ñaát, baùn nöôùc naøy;
3- Keâu goïi toaøn daân, nay ñaõ roõ boä maët thöïc cuûa coäng-saûn löøa bòp, mò daân, baùn nöôùc caàu vinh, haõy cuøng ñöùng leân cho taäp ñoaøn laõnh ñaïo coäng-saûn Vieät Nam bieát raèng hoï khoâng coøn lyù-do toàn taïi theâm moät ngaøy naøo nöõa;
4- Keâu goïi caùc Coäng-ñoàng, Hoäi ñoaøn, Toå-chöùc ñaáu-tranh chaân-thöïc keát-hôïp thaønh moät toå-chöùc chung, vaän-ñoäng toaøn-daân giaûi-theå cheá-ñoä coäng-saûn phi-nhaân, phaûn-quoác;
5- Yeâu-caàu caùc quoác-gia töï-do tích-cöïc hoã-trôï nhaân-daân Vieät Nam trong vieäc quyeát-lieät phuû-nhaän giaù-trò Hieäp-Ñònh Veà Bieân-Giôùi Treân Boä giöõa Vieät Nam vaø Trung-Quoác kyù ngaøy 30 thaùng 12 naêm 1999, nhöôïng 789 km2 doïc theo bieân-giôùi trong ñoù coù caû AÛi Nam-Quan, moät ñòa danh ghi bao daáu tích lòch-söû anh-huøng cuûa daân toäc Vieät Nam, nay khoâng coøn nöõa vôùi leã caém moác bieân-giôùi Vieät-Trung ngaøy 27 thaùng 12 naêm 2001; phuû-nhaän Hieäp-Ñònh Phaân-Ñònh Vònh Baéc-Boä kyù ngaøy 25 thaùng 12 naêm 2000 khieán Vieät Nam maát ñi treân 11 000 km2 treân Vònh Baéc-Vieät;
6- Thænh-caàu Lieân-Hieäp-Quoác haõy duøng uy-tín cuûa mình khuyeán caùo caùc quoác-gia,
ñaëc-bieät laø Trung-Coäng vaø Vieät-Coäng haõy ngöng ngay caùc haønh-ñoäng khuûng-boá vaø
phaûn-boäi qua vieäc kyù-keát caùc hieäp-öôùc baát-bình-ñaúng, gaây thieät haïi cho haân-daân Vieät Nam;
7- Keâu goïi toaøn-theå ñoàng-baøo trong vaø ngoaøi nöôùc, tröôùc tình-traïng Toå-Quoác laâm-nguy, haõy queân ñi thaønh-kieán dò-bieät, neâu cao tinh-thaàn ñoaøn-keát, hoã-trôï coâng cuoäc trieäu-taäp Hoäi-Nghò Dieân-Hoàng ñeå cuøng nhau söû duïng söùc maïnh vaø uy tín toång-hôïp, sôùm giaûi-theå cheá-ñoä ñoäc taøi toaøn-trò, phaûn-daân, haïi nöôùc, giuùp taïo cô-hoäi cho theá-heä ngaøy nay vaø ngaøy sau coù theå haõnh-dieän soáng xöùng-ñaùng vôùi naêm ngaøn naêm vaên-hieán cuûa daân-toäc Vieät Nam oai-huøng baát-khuaát.
Laøm taïi Montreal Canada, ngaøy 04 thaùng Gieâng naêm 2002
Thöôïng-Thuû
Giaùo-Hoäi Phaät-Giaùo Vieät Nam Treân Theá-Giôùi
Hoaø-Thöôïng Thích Taâm-Chaâu
World Vietnamese Buddhist Order
1978 Parthenais st., Montreal qc. Canada H2K 3S3
Phone : (514) 525-8122
_______________________________________________________
cuûa Giaùo-Hoäi Phaät-Giaùo Vieät Nam Treân Theá-Giôùi
veà vieäc taäp ñoaøn coäng-saûn Vieät Nam nhöôïng ñaát toå cho Trung-Coäng
Nhaän-ñònh:
nhieät-thaønh, ñaõ ñoå bieát bao moà hoâi nöôùc maét, maùu xöông, caàn-cuø giöõ-gìn töøng taác ñaát, kieán-taïo moät giaûi giang-sôn caåm-tuù, traûi daøi töø AÛi Nam-Quan ñeán Muõi Caø-Maâu, ñeå truyeàn laïi nguyeân veïn cho caùc theá-heä keá-tieáp;
3- Chæ coù nhöõng ngöôøi vong-baûn, hoaøn-toaøn thieáu yù-thöùc traùch-nhieäm vaø nghóa-vuï ñoái vôùi quoác-gia, khoâng nghó gì ñeán coâng-ñöùc cuûa tieàn-nhaân, danh-döï cuûa daân-toäc, quyeàn-lôïi cuûa Ñaát-nöôùc, môùi nhaãn-taâm caét phaàn di-saûn voâ-giaù cuûa Toå-tieân cho ngoaïi-bang;
4- Nguïy-quyeàn coäng-saûn Vieät Nam khoâng nhöõng baát-löïc trong vieäc giaûi-quyeát moïi
vaán-ñeà quoác-keá daân-sinh, laïi coøn tham-nhuõng vaø tai-haïi hôn nöõa, coøn phaûn-boäi
Toå-Quoác, nhaãn-taâm baùn nöôùc caàu vinh. Nguïy-queàn ñoù neáu coøn toàn taïi, seõ coøn gaây nhieàu haäu-quaû tai-haïi khoân löôøng cho daân-toäc vaø nhaân-loaïi;
5- Hoøa-bình Theá-giôùi chæ ñöôïc duy-trì, coâng-lyù chæ ñöôïc baûo-ñaûm khi caùc hieäp-öôùc ñöôïc kyù-keát trong tinh-thaàn bình-ñaúng giöõa caùc chính-quyeàn do daân chuùng baàu leân trong moät cuoäc tuyeån-cöû coâng-khai vaø hôïp-phaùp;
6- Laøm ngô tröôùc nhöõng haønh-ñnoäg khuûng-boá vaø phaûn-boäi khoâng nhöõng gaây nguy-haïi cho neàn an-ninh chung trong hieän taïi maø coøn taïo maàm loaïn khoâng theå traùnh trong töông lai;
7- Söùc maïnh cuûa söï ñoaøn-keát toaøn-daân laø yeáu-toá quyeát-ñònh cho vieäc giaûi-quyeát
thoûa-ñaùng quoác-naïn vaø phaùp-naïn do taäp-ñoaøn coäng-saûn gaây ra vôùi bieát bao tang-toùc ñau-thöông maø daân-toäc ñaõ phaûi chòu-ñöïng töø hôn nöûa theá-kyû nay;
Quyeát-nghò:
1- Ñoøi hoûi taäp-ñoaøn laõnh-ñaïo coäng-saûn Vieät Nam phaûi coâng-khai-hoùa caùc maät-öôùc vaø hieäp-öôùc hoï ñaõ kyù-keát vôùi Baéc-kinh töø naêm 1945 ñeán nay, lieân-heä ñeán moïi laõnh-vöïc, ñaëc-bieät laø vaán-ñeà laõnh-thoå vaø laõnh-haûi;
2- Keâu goïi nhöõng ai coøn coù chuùt loøng ñoái vôùi queâ-höông, keå caû nhöõng thaønh-phaàn vì hoaøn caûnh lòch-söû phaûi ñöùng trong haøng-nguõ coäng-saûn, haõy coù thaùi-ñoä cuông-quyeát döùt-khoaùt ñoái vôùi vieäc taäp-ñoaøn laõnh-ñaïo coäng-saûn Vieät Nam caét ñaát, baùn nöôùc naøy;
3- Keâu goïi toaøn daân, nay ñaõ roõ boä maët thöïc cuûa coäng-saûn löøa bòp, mò daân, baùn nöôùc caàu vinh, haõy cuøng ñöùng leân cho taäp ñoaøn laõnh ñaïo coäng-saûn Vieät Nam bieát raèng hoï khoâng coøn lyù-do toàn taïi theâm moät ngaøy naøo nöõa;
4- Keâu goïi caùc Coäng-ñoàng, Hoäi ñoaøn, Toå-chöùc ñaáu-tranh chaân-thöïc keát-hôïp thaønh moät toå-chöùc chung, vaän-ñoäng toaøn-daân giaûi-theå cheá-ñoä coäng-saûn phi-nhaân, phaûn-quoác;
5- Yeâu-caàu caùc quoác-gia töï-do tích-cöïc hoã-trôï nhaân-daân Vieät Nam trong vieäc quyeát-lieät phuû-nhaän giaù-trò Hieäp-Ñònh Veà Bieân-Giôùi Treân Boä giöõa Vieät Nam vaø Trung-Quoác kyù ngaøy 30 thaùng 12 naêm 1999, nhöôïng 789 km2 doïc theo bieân-giôùi trong ñoù coù caû AÛi Nam-Quan, moät ñòa danh ghi bao daáu tích lòch-söû anh-huøng cuûa daân toäc Vieät Nam, nay khoâng coøn nöõa vôùi leã caém moác bieân-giôùi Vieät-Trung ngaøy 27 thaùng 12 naêm 2001; phuû-nhaän Hieäp-Ñònh Phaân-Ñònh Vònh Baéc-Boä kyù ngaøy 25 thaùng 12 naêm 2000 khieán Vieät Nam maát ñi treân 11 000 km2 treân Vònh Baéc-Vieät;
6- Thænh-caàu Lieân-Hieäp-Quoác haõy duøng uy-tín cuûa mình khuyeán caùo caùc quoác-gia,
ñaëc-bieät laø Trung-Coäng vaø Vieät-Coäng haõy ngöng ngay caùc haønh-ñoäng khuûng-boá vaø
phaûn-boäi qua vieäc kyù-keát caùc hieäp-öôùc baát-bình-ñaúng, gaây thieät haïi cho haân-daân Vieät Nam;
7- Keâu goïi toaøn-theå ñoàng-baøo trong vaø ngoaøi nöôùc, tröôùc tình-traïng Toå-Quoác laâm-nguy, haõy queân ñi thaønh-kieán dò-bieät, neâu cao tinh-thaàn ñoaøn-keát, hoã-trôï coâng cuoäc trieäu-taäp Hoäi-Nghò Dieân-Hoàng ñeå cuøng nhau söû duïng söùc maïnh vaø uy tín toång-hôïp, sôùm giaûi-theå cheá-ñoä ñoäc taøi toaøn-trò, phaûn-daân, haïi nöôùc, giuùp taïo cô-hoäi cho theá-heä ngaøy nay vaø ngaøy sau coù theå haõnh-dieän soáng xöùng-ñaùng vôùi naêm ngaøn naêm vaên-hieán cuûa daân-toäc Vieät Nam oai-huøng baát-khuaát.
Laøm taïi Montreal Canada, ngaøy 04 thaùng Gieâng naêm 2002
Thöôïng-Thuû
Giaùo-Hoäi Phaät-Giaùo Vieät Nam Treân Theá-Giôùi
Hoaø-Thöôïng Thích Taâm-Chaâu
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 045
No comments:
Post a Comment