Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

HỒ VĂN CHÂM * MAI THANH TRUYẾT* NGUYỄN CHÍ THIỆN

TRẦN HOÀNG ANH * TÌNH HOA

tình hoa
Trần Hoàng Anh


     Vườn ai một đóa quỳnh sắp nở,
 Đêm nay tiệc rượu linh đình chờ.
 Hương thơm bốn phương trời đất mở
  Người say cười nói như trong mơ.
 Là hoa cho đời thêm đẹp tươi,
 Là hương theo gió vướng tóc người.
Phương xa có người trai xứ Việt
Yêu hoa, yêu hương dừng một nơi.
 Mộng dài mộng ngắn trăm năm qua,
Yêu nhau thắm thiết và đậm đà
 Trong mỗi nụ cưởi và hơi thở
 Đều thoảng mùi hương đẹp nét hoa.   






VƯƠNG NGỌC LONG * ĐÊM NGUYỆN CẦU

đêm nguyện cầu
Vương Ngọc Long



     Vô tình góp những lặng thinh,
Mùa Động trải vội trên cành xác khô.
Ru em từng bước ơ hờ,
Hồi chuông vô thức bơ vơ vào đời.
Những vì sao sáng ngời ngời,
 Đã đưa hơi ấm vào trời lập đông.
 Lời kính tin kính hoài mong,
Bên môi cứu rỗi thấy lòng chơi vơi.
 Em đưa ước vọng vào đời,
  Quỳ bên thập giá những lời thiện tâm.
 Xa vườn trái cấm địa đàng,
  Em vào thế hệ trần gian muộn phiền.
Đêm dài bóng tối ngoài hiên,
Phúc âm thắp sáng ngọn đèn nhân sinh.
  Mùa đông trốn ngủ trong phòng,
 Tiếng đêm du động giữa lòng bơ vơ.
  Em ngồi thắp ngọn nến chờ,
Hàng cây bạch lạp bơ vơ cội sầu.
Lung linh ý ngọc nguyện cầu,
 Ôi đêm cứu rỗi nhiệm mầu chúa ơi!

NGUYỄN HỮU HÙNG * CHỐNG KHỦNG BỐ

HOA KỲ VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ
Nguyễn Hữu  Hùng


Chưa có lúc nào trên thế giới lại rơi vào một tình trạng căng thẳng về mọïi mặt kể từ sau ngày 11 tháng 9 đến nay. Sự căng thẳng không những liên quan đến tình trạng an ninh cho nhân dân trên tòan thế giới mà còn nguy hiểm cho các thế hệ nối tiếp nếu tình trạng nạn khủng bố không đựơc tiêu diệt. Đây là một cuộc chiến tranh tòan diện giữa tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do, dân chủ và đạo nghĩa đối vơí một thiểu số ngừơi ngông cuồng, tàn bạo chưa từng có trên mặt đất này. Tất nhiên cuộc chiến này phải đòi hỏi thời gian và hợp tác thế giới mới có thể đạt đựơc thắng lợi, nếu không thì hậu quả khó lừơng đựơc đến với thế giới tự do này.
Chúng ta cũng thừa hiểu đa số ngừơi dân từ các vùng Trung Đông Á vì chịu ảnh hửơng của một giáo lý Tôn giáo quá khắc khe, độc tôn lảnh đạo quốc gia như chế độ Cộng sản, do đó những ngừơi dân này đựơc trang bị bằng một lý tửơng thù địch ngừơi Mỹ dù rằng họ đựơc sốùng trên đất Mỹ, hửơng bầu không khí tự do hòan tòan như ngừơi Mỹ .Đối với quan niệm Tôn giáo lảnh đạo đất nứơc, điều này cũng tốt nếu như tôn giáo đựơc coi như quốc giáo và đựơc mọi ngừơi chấp nhận mà không bị áp chế nhưng cũng không hòan mỹ cho lắm vì nếu không có tự do đối lập thì nứơc đó cũng trở
thành độc tài chuyên chính.
Các quốc gia theo đạo Hồi giáo hiện đang rơi vào tình trạng độc quyền lảnh đạo này và không giúp đựơc sự tiến bộ nào đáng kể trong cộng đồng xã hội của họ.Với chế độ Taliban lại càng phức tạp hơn ngữa. Không những họ chủ trương độc tài bên trong nứơc Afganistan nhưng họ còn chủ trương “ phải giết hết ngừơi da trắng đi rồi mới có hòa bình và kẻ giết ngừơi sẽ đựơc đấng Alla của họ tiếp đóan về trời”
Với lý luận như vậy thì làm sao ngừơi Tây phương có thể sống đựơc bình an, làm sao họ bỏ qua đựơc bao nhiêu lần đặïc bom nỗ ở những nơi thị tứ, chung cư và gần đây họ còn dùng cả các phi cơ dân dự đâm vào các cao ốc ở Nữu Ước đã gay ra một cuộc thảm khốc nhất từ trứơc đến nay. Có ngừơi cho rằng “ Đó chưa bằng một trận bom của Mỹ
đã đổ xuống Hiroshima, hay ở Việt nam hay ở một nơi nào đó có quân đội Mỹ “. Hai vấn đề này hòan tòan khác nhau. Một bên dùng phương tiện để giết ngừơi mà không can để ý đến mạng sống của ngừơi dân vô tội trong khi bên khác, một trái bom rơi xuống để cứu những ngừơi về sau, để đem lại hòa bình cho thế giới dĩ nhiên có lúc cũng có thể có sự nhầm lẫn vì địa điểm hay do các yếu tố kỹ thuật khác bị sai lạc. Và kết luận tộäi hay không cũng tùy hòan cảnh và điều kiện của hành động.
Nhiều ngừơi chỉ biết chống Mỹ nhưng không dám hé môi chống Nga, Trung Cộng, và các chế độ Hồi Giáo quá khích.Tại sao lại thiếu công bằng như vậy ?
Cuộc chiến chống khủng bố không những tiến hành bằng quân sự nhưng còn dùng nhiều
mặt khác nữa như tài chánh hiện đang áp dụng để phong tỏa tất cả các trương mục của bọn Bin Ladin và cũng từ đó mới tím ra đựơc các nguồn tài trợ này tìm thêm các tổ chức khác yểm trợ cho cuộc khủng bố. Về mặt xã hội, ngừơi Mỹ và thế giới tự do phải tập trung tất cả hệ thống báo chí nhắm vào việc giáo dục quần chúng bên trong nứơc mình và đến trực tiếp với các nứơc Hồi giáo để mọi ngừơi thấy rằng sự phát triễn tôn giáo phải dựa vào sự bình đẳng và tự do truyền đạo. Bật cứ tôn giáo nào cũng coi ngang nhau và đựơc truyền bá vào các quốc gia theo Hồi giáo cũng như tại các xã hội Tây phương. Hơn nữa, quan niệm giải phóng phụ nữ ra khỏi nạïn áp chế quá khe khắc của các quốc gia này sẽ giúp cho ngừơi dân trong nứơc có thêm quan niệm tự do dân chủ là gì. Về phương diện chính trị, cố gắng truyền bá tư tửơng tự do và đa đảng lảnh đạo sẽ giúp cho các dân tộc này tránh khỏi tình trạng độc tài chuyên chế.

Đối với các cộng đồng sống bên trong nứơc Mỹ nói riêng, ngừơi Mỹ phải thẳng thắn hơn nữa mới chấm dứt đựơc tình trạng “ Nuôi ong tay áo.”.Phải có những biện pháp kiểm soát về cá nhân sinh sống bằng giấy tờ căn cuớc hay bằng qua từng tở chức

các cộng đồng liên hệ. Chính nhờ qua các tổ chức Cộng đồng mới tìm ra đựơc những tên có thể là những tên khủng bố còn ẩn tránh hay chưa ra mặt. Đồng thời, báo chí ở
các nứơc phương Tây và ở Mỹ phải tập trung vào vai trò chống khủng bố. Không có lý do gì lại hô hào chóng lại chánh phủ hiện tại, nếu cần, những tên cầm đầu các phong trào chóng đối này cứ gởi họ đếm sống với các nứơc họ thích. Vì Mỹ là một nứơc đàn anh trong thế giới tự do nên chủ trương cuả Mỹ là làm sao đem lại sựï tự do và dân chủ trên trái đất này, sự thịnh vựơng cho tất cả các dân tộc không phân biệt sắc dân và chúng ta cũng hãnh diện là ngừơi dân trong chế độ tự do dân chủ này.
Thử lựa chọn họăc sống với thế giới tự do họăc sống với chế độ Cộng sản họăc sống

trong chế độ độc tài Taleban. Nhiệm vụ của những ngừơi sống trong thế giới tự do không thể nói rằng “ Tôi là ngừơi Việt Nam hay ngừơi Nhật hay ngừơi Pháp sinh sống ở đây chỉ vì đồng đôla mà thôi còn mọi chuyện khác tôi không cần biết đến.” Nếu như vậy lở bị bom hóa học xảy ra, họ có bị ảnh hửơng không ? Muốn sống trong Hoà bình, ngừơi sống trong thế giới tự do phải chuẩn bi chiến tranh. Chiến tranh này không phải là một cuộc diệt chủng nhưng là một cơ hội cứu sống con ngừơi trên trái đất. Cuộc chiến còn nhiều cam go đòi hỏi mọi cá nhân trong xã hội phải có thái độ.Đóng góp bằng mọi hình thức để chiếùn thắng sẽ về vơí chúng ta , về với cộng đồng các quốc gia tụ do dân chủ.
Nguyễn Hữu Hùng-Toronto-Canada

THƠ ĐINH CƯỜNG * MƯA TRÊN PHỐ

 Trưa trên phố Clarento
Ðinh Cường

. tặng Phó Ngọc Văn

lỡ trưa tôi đi về trời nắng gío
đâu có ai về trên phố Clarenton
đâu có mái tóc mượt mà gío lộng
mà nghe như tiếng kinh buồn
rồi lại mùa thu vàng lá rụng
em có buồn như trời thu không
ước chi về đi dưới trời mưa bụi
ôi Huế rêu phong ủ kín trong lòng
lỡ mai tôi đi về dưới suối
vàng mơ một giấc ngủ êm đềm
thì cứ như là mây với gío
gío dạt xô về muôn tiếng chim
rồi lại em qua đồi cỏ ấy
gỏ cả mây hồng em nhớ ai
đời nghiêng nghe chút sầu thiên cổ
trưa một mình đi phố lạ người
Ðinh Cường


kẻ dại khờ
Ngô Minh Hằng


         Nào ai hiểu được lòng ta,
Mà ta trải rộng lòng ra với người!
 Tóc xanh nửa mái bạc rồi,
Sao còn ngờ nghệch như thời hoa niên?
Ta đi giữa những lụy phiền,
Chán chường giữa những đảo đien thói  đời.
Mệt nhoài với những trò chơi,
 Những canh bạc lận, những lời dối gian.
 Những cơn gìông bão phũ phàng,\
  Những ngày nắng hạn võ vàng niềm mơ.
Những đau thương rất tình cờ,
 Những tan nát dạ, những ngơ ngẩn lòng.
 Nào đời đã đủ long đong,
  Có không hạnh phúc,có không tình người
Hay đời là bể khổ thôi?
Cho ta chìm đắm một đời bơ vơ?
  Ôi ta một kẻ dại khờ,
  Vẫn hy vọng một bến bờ bình yên!  ( Trích DƯ ÂM )   

HỒ VĂN CHÂM * MƯA TRONG TÙ

Mưa Trong Tù
  HoVan Cham


                        Mưa rơi...

                        Mưa rơi ngoài trời,

                        Mưa cả trong lòng người.

                        Chỉ nghe tiếng mưa rơi,

                        Chưa từng được thấy hạt mưa rơi!

                        Non hai năm rồi.

                        Hận thù

                        Lẽ nào chưa vơi?



                                                                                    Xà lim Khu AB, Khám Chí Hòa

                                                                                                Thu 1976




TS. LÊ MỘNG NGUYÊN * THU SẦU

Tùy bút:
Thu sầu, thu chết...

Lê Mộng Nguyên

Chiều vàng năm nay khi mùa thu hiu hắt nhớ nhung bao hình bóng
Tìm người yêu đi trong bóng sương, hồn nước khóc âm thầm chờ mong
Lá vàng rơi chứa chan ngoài song (Chiều Vàng Năm Xưa của Lê Mộng Nguyên)



Đài Việt Nam Hải Ngoại (Vietnamese Public Radio: 900 S Washington St. Suite 302 Falls Church, Virginia 22046, USA), được thành lập từ hơn 6 năm qua, phát thanh thường xuyên 24 giờ mỗi ngày, lại còn tiếp vận các đài VOA, BBC, Á Châu Tự Do, RFI (Pháp)... Đài cung cấp đầy đủ tin tức về mọi vấn đề (luật pháp, kinh tế, gia đình, giáo dục và nhất là nghệ thuật), cho thính giả, đồng bào rải rác trên khắp 24 thành phố tại Hoa Kỳ... Hơn nữa Đài đã phát thanh trên satellite, hiện có thể nghe được khắp nơi tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Bắc Phi qua vệ tinh Hotbird. Qua internet, mọi người từ mọi nước có thể nghe trực tiếp bằng cách mở web site của Đài: http://www.radiohaingoai, rồi bấm vào cột Nghe Đài Trực Tiếp (phía trái) hay nghe sau đó tại cột Chương Trình Tuần Này (phía dưới) hay cột Chương Trình Tuần Rồi và về phần Sáng Tác Mới, tìm hàng nào thuộc cột ngày Thứ Bảy 10g30 tối (Giờ EST-USA)... Đây là một chương trình mới sáng lập trong khuôn khổ Chương Trình Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật, do nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn đặc biệt phụ trách. Sau khi nghe STM 1 (phát thanh ngày thứ bảy 25/10/2004), tôi có viết thư cho nhạc sĩ NĐT chuyển đến anh lời cảm ơn và khen ngợi của tôi: Cách trình bày các nhạc sĩ (trước sau), nhạc phẩm và ca sĩ của anh rất bình dị, khách quan nhưng đầy đủ rõ ràng. Với giọng giới thiệu trầm ấm và quyến rủ, anh đã thành công trong nghề MC ngay từ buổi đầu! Những bài lựa chọn của nhiều tác giả khác nhau, rất xác đáng vì tất cả đều đượm màu tình khúc lãng mạn đầy nhung nhớ mà người nghe đôi khi xúc cảm đến tận cùng. Cảm ơn anh rất nhiều đã cho thính giả của Đài thưởng thức giọng ca tuyệt vời của Tuyết Dung qua bài Chiều Vàng Năm Xưa của Lê Mộng Nguyên (Nguyễn Minh Châu đàn đệm synthétiseur). Cảm ơn anh đã cho nghe những bài ca quí báu của các nhạc sĩ mà tôi quen biết và ưa thích: Hiếu Anh (Thuở Mình Quen Nhau), Linh Chi (Mưa), Trang Thanh Trúc-Phạm Ngọc (Về Theo Tháng Năm Buồn), Khanh Phương (Để Mình Mãi Yêu Nhau) từ một CD cùng tên ra mắt năm 2002: "Để Mình Mãi Yêu Nhau", Hoàng Kim Chi (Một Thời Nhớ Nhớ Thương Thương) và Tô Vũ (Vẫn Là Em)... Mong anh tiếp tục trình bày cho đồng bào những Sáng Tác Mới tuyệt diệu để đem lại (như nhạc sĩ Lê Dinh thường nói về giọng hát của nữ danh ca Huyền Châu-Montréal) hạnh phúc cho đời và tình thương cho người...

Trong buổi Chương Trình "Sáng Tác Mới 2" ngày thứ bảy 02/10/2004, MC Nguyễn Đăng Tuấn với giọng trầm ấm (ngọt ngào) nói lên những lời hấp dẫn, dường như muốn mời thính giả đi sâu vào nhạc và lời của tác giả đặng khám phá cái hồn và tri thức của mỗi bài ca... Tôi rất ưa thích những bài của Đoàn Chuẩn (Chiếc Lá Cuối Cùng), Hoàng Việt Khanh (Mẹ Gánh Tình Quê: HVK là tác giả hai CD 8 Ca Khúc HVK-2003 và Tình Khúc HVK-2004 được giới thiệu trên nhiều Đài PT hải ngoại), Phạm Anh Dũng (Yêu Em Và Yêu Em), Nguyễn Tiến Dũng trong Phố Chiễu Xanh, không những là một nhà soạn nhạc danh tiếng mà còn là một ca sĩ, một nhạc sĩ dương cầm có biệt tài, Vũ Hữu Toàn (Hư Vô), Phạm Quang Tuấn, tác giả bài Mai điêu luyện nhưng êm dịu, âu yếm trong đàn đệm hòa âm Tây Ban Cầm theo tiếng hát của phu nhân Lệ Mai thánh thót như chim sơn ca, thanh tao như nước suối, âm vọng qua Vạn Lý Trường Thành... PQT cũng là tác giả CD "Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy" mà anh đã trình làng tại Sceaux-Paris ngày thứ bảy 03/04/2004 với ban nhạc SiliconBand, Nhật Vũ (Đom Đóm Viết Thư Tình), Nguyễn Minh Châu tác giả Tìm qua giọng ca dễ thương của Quỳnh Hương. Tôi rất mê tiếng hát Quỳnh Lan (tương tự Bạch Yến), Mezzo soprano qua hai bài Chiếc Lá Cuối Cùng và Hư Vô, dễ tình, dễ cảm! Hai Ngọc... đồng thanh trong "Yêu Em Và Yêu Em" của Phạm Anh Dũng, đã diễn tả một cách chân thành tất cả những cái gì mà tác giả gói ghém trong tâm hồn để tặng người yêu dấu. Xin khen ngợi tất cả các tác giả, ca sĩ (nam và nữ), nhạc sĩ hòa âm đã cộng tác trực tiếp hay gián tiếp với nhạc sĩ phụ trách Chương Trình STM 2 để làm cho buổi phát thanh này được thấm nhuần hương vị gia đình, đất nước.

Nhưng Chương Trình Sáng Tác Mới 3, với chủ đề THU, phát thanh ngày thứ bảy 09 tháng 10-2004 lúc 10g 30 tối (Giờ EST-USA) là một chương trình hoàn hảo nhất, thơ mộng nhất, buồn tha thiết nhất và thành công vẹn toàn... nhất. Có lẽ tôi là người ưa thích MÙA THU nhất (x. PV Lê Mộng Nguyên do Bảo Trâm thực hiện trên Nghệ Thuật số 93, Tháng 12-2001), bởi vì TMBS (13/11/1949) cùng những bài tiếp đó: Một Chiều Thương Nhớ, Chiều Thu, Mưa Huế, Ly Hương vân vân đều được sáng tác trong mùa lá vàng rơi, và sau này bài hậu của TMBS (2001) cũng nói về Thu (Chiều Vàng Năm Xưa), những bản nhạc phổ thơ gần đây đều lấy tên: Thu Trên Sông Seine (thơ Vương Thu Thủy), Giao Mùa (thơ Phạm Ngọc), Thu Sầu (thơ Lưu Hồng Phúc)... Tôi bỏ nhà ra đi (không hẹn ngày về) trong mùa thu 1950! Cũng vì vậy, Chương Trình SÁNG TÁC MỚI 3 của Đài Phát Thanh VNHN đã đem lại nhiều thương tiếc, nhớ mong, nhất là cho những kẻ ra đi từ dạo thu ấy, nay... Kiếp sống tha phương, Thân phận lưu đày, Giọt lệ âu sầu, Nghẹn nấc từng đêm... Bài Mùa Thu Hà Nội của Hoàng Thi do Bảo Yến trình bày sao mà buồn não, ngậm ngùi như hơi thở của đô thành xa xôi (đó là nhờ tài năng của nhạc sĩ, ca sĩ và nhất là người giới thiệu diễn ngâm là nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn thực hiện chương trình). Xin cảm ơn anh Tuấn đã cho vào CT-STM 3 bài thơ Em Có Về Làng Xưa (viết cuối tháng 12-2000) của Lê Mộng Nguyên do giọng ngâm tận cùng thổn thức và ai oán của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh, mà nghe lại tôi không cầm được nước mắt:
Em có về làng Phú Xuân xơ xác
Cạnh Huế thành sau bão lụt vừa qua
Em về thăm cánh đồng thu man mác,
Lá chưa vàng cây cối vẫn như xưa...

Nhà thơ nữ Hoàng Hoa, một người bạn những ngày thơ ấu ở cố đô, tác giả CD "Hoa Vàng Thi Tập" với những giọng diễn ngâm: Hồng Vân, Thúy Vinh, Đoàn Yên Linh, Bảo Cường, khi nhận được bài thơ tôi gửi tặng, hứng cảm ngay bài Họa Em Có Về (Los Angeles, ngày 14/01/2001) có 8 câu đầu rất đau khổ như sau:
Em có về sau cơn bão lụt
Trước năm hai ngàn buồn lắm anh ơi
Quê hương mình nay xơ xác tả tơi
Cánh đồng đẹp ngày xưa không còn nữa!...
Túp lều tranh thay lá vàng rực rỡ
Gió thu về rên xiết giữa hư không
Dòng sông xưa Bình Lục vẫn chờ mong
Đã tan vỡ bóng hình ai thuở trước...

Bài Em Giấu Tôi Vào Huyền Thoại của Vũ Thư Nguyên, người nhạc sĩ trẻ tuổi, tác giả CD "Thuở ấy mới Yêu Em" 1987, dồi dào nhất trên Mạng Lưới, phổ thơ Linh Lan, do ca sĩ Quang Minh trình bày, là một sự đối đáp huyền diệu giữa nhà thơ, người nhạc sĩ với tình yêu, vạn vật và không trung. Nguyễn Đăng Tuấn không những là nhạc sĩ với cung đàn mà còn là một tâm hồn thơ ướt át qua giọng đọc (diễn ngâm) bài thơ Vẫn Là Nỗi Nhớ Người của Trần Thị Hà Thân (với tiếng sáo đệm réo rắt, thiết tha, quạnh hiu) diễn tả mùa thu đượm buồn qua biển sóng... Cũng như qua lời giới thiệu và giọng đọc thơ Lá Rụng của Thúy Diễm, hay Mây Mùa Thu của Đặng Thế Kiệt, Chia Tay của Mạc Phương Định, Thu Về Em Có Hay của Phạm Sĩ Trung... Tôi cầu chúc NS Nguyễn Đăng Tuấn sáng tác nhiều về mùa thu như Mưa Tháng Chín (rất tiếc không có trong CT Thu): Nguyễn Đăng Tuấn (vừa xuất bản CD Cánh Chiều - tình ca NĐT phổ thơ Phạm Ngọc với tiếng hát Nguyên Thao, Thụy Long, Tô Hà Quỳnh Lan, Tố Nga, Hạnh Nguyên, Quang Minh) ở đây anh cũng phổ thơ Phạm Ngọc (nhà thơ ngẫu tượng của phần đông các nhạc sĩ trừu tượng hoặc trữ tình):
... Mưa tháng chín dài cơn đau nặng hạt
Rồi ngọt ngào vào khoảng cách mênh mông
Tôi vẫn gọi âm thầm trăng quá khứ
... Tôi trở lại con đường xưa bỡ ngỡ
Chiếc lá vàng vừa rụng gió heo may.

... Mà nhân dịp, Ngọc Dung đã viết trên Mạng Lưới (Trinh Nữ): "...Mưa Tháng Chín một bản nhạc tình yêu với lá vàng vừa rụng nghe nỗi niềm trăn trở đánh thức lòng tôi sau những giấc mê dài. Nhắm mắt lại với tiết tấu giai điệu của Nguyễn Đăng Tuấn tôi thấy mình nhẹ bỗng chơi vơi như chiếc lá bay trong mưa thu về một phía... không người." Nhạc THU chọn lọc trong buổi phát thanh STM 3 sao mà lãng mạn quá, thơ mộng quá, tình yêu người luôn hòa hợp với tình yêu đất nước như trong Lời Người Xa Xứ của Hồng Khắc Kim Mai, do một giọng nam rất trầm ấm, xúc động của người còn ở lại quê nhà. Biết nói gì đây để diễn tả nỗi tâm tình tha thiết của chúng ta đối với đồng bào quốc nội? Tình Là Hư Không của nhạc sĩ, ca sĩ BS Phạm Anh Dũng, tác giả rất nhiều CD như: Tình Bỗng Khói Sương (phổ thơ Phạm Ngọc), Tình Khúc Hồi Hương và Nhớ Saigon, vân vân, là một nghệ sĩ mà tôi mến chung tài năng và tư cách phong nhã (do Bảo Yến ca rất hoài niệm, qua những lời nhẹ nhàng, êm đẹp và triết lý: Chiều thu mưa vẫn rơi... Chiều thu mưa trắng bay... Chiều thu cơn gió lay... Tình là hư không...). Một Chiều Thăm Em của Hiếu Anh (tác giả nhiều CD như : Giai Điệu Yêu Thương, Tình Ca Học Trò, Cho Người Tình Xa Cách, Lời Tình Buồn, vân vân) do ca sĩ Quốc Thái trình bày, làm tôi nhớ lại những chiều mưa đầu thu tôi đến thăm người em yêu dấu (mới tuổi dậy thì) trú ngụ đường Nam Giao, kinh thành Huế... Ôi bao kỷ niệm ngày xưa lại hiện về trong trí óc, dồn dập như "Lá vàng rơi chứa chan... ngoài song" (Chiều Vàng Năm Xưa)! Cùng theo một ý niệm, người nhạc sĩ trai trẻ nhưng đã lẫy lừng trên mạng lưới là Vũ Hữu Toàn (phụ trách Nhóm Em Ca Hát) qua bài Mùa Thu Của Tôi phổ thơ Phạm Ngọc với tiếng hát Công Bình, đã làm cho thính giả đi sâu vào cuộc tình lãng mạn của tác giả với người yêu... Còn nói gì đến giọng ca thanh thoát, mỹ miều Mezzo soprano của nữ danh ca Lệ Mai trong Những Chiếc Lá Mùa Thu của phu quân đầy tài năng nhạc sĩ Tây Ban Cầm (mà cũng là một Giáo sư Khoa Học) Phạm Quang Tuấn... Cũng như nữ ca sĩ Tố Nga trong Giáng Thu của Nhật Vũ mà tôi đã từng mến phục qua báo Hồn Quê của ký giả BS Vương Huyền. Tóm lại, buổi phát thanh của Đài VNHN hôm mồng 9 tháng 10-2004 do nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn phụ trách là một tán dương ca mùa thu huyền diệu, mùa thu sầu, mùa thu man mác...

Cách đây đúng một năm, tôi nhận được một bức thư của luật sư André BÙI từ Marseille (Pháp), Mùa Thu 2003: ...Do một sự ngẫu nhiên, chúng tôi đã có hân hạnh đọc bài báo bàn về thân thế và sự nghiệp của Giáo sư và qua bài báo nói trên, chúng tôi đã tìm lại được một số tình tiết vọng về từ một thời vang bóng nên xin mạo muội ghi vài hàng để hầu chuyện cùng Giáo sư và nếu có điều gì sơ khoáng, kính mong Giáo sư vui lòng khoan thứ cho. Tuy nhiên, trước hết xin mạn phép Giáo sư tự giới thiệu là Bùi Đăng Hà mà vì tên thánh là André nên tên chính thức trở thành André BÙI. Thuở nhỏ theo học tại Institut de la Providence (Huế), Lycée Blaise Pascal (Tourane), Lycée Chasseloup Laubat (Saĩgon) và Lycée Yersin (Dalat), say mê âm nhạc cổ điển tây phương, chơi đàn mandoline, banjo, guitare và piano và cũng trong bối cảnh nghệ thuật ấy mà khi còn thơ ấu, chúng tôi đã nghe các bậc đàn anh hát những tình khúc lãng mạn nên thơ của một thời xa xưa như Suối Mơ, Trăng Mờ Bên Suối, Thiên Thai, Trương Chi... Mãi đến nay, ngồi nghe lại Suối Mơ và Trăng Mờ Bên Suối (do nữ ca sĩ Thanh Lan trình bày) mà tâm hồn không khỏi rung động bâng khuâng trong một nỗi ngậm ngùi vô tận, nghe như đã đánh mất đi một cái gì thật thiêng liêng và đầy thi vị mà từ nay sẽ không bao giờ tìm lại được trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.

Ngoài ra, gia đình chúng tôi cũng quen biết nhiều với gia đình Bác Thám và anh Luân, cây vĩ cầm danh tiếng của Lycée Khải Định, là bạn với anhchúng tôi. Anh kể lại cho chúng tôi rằng mỗi khi anh Lê Đình Luân đàn vĩ cầm là các nữ sinh của Lycée Đồng Khánh đều tán thưởng. Thậm chí có đêm các nữ sinh ở dortoir (trong đó có người chị của chúng tôi) đều thức dậy vì tiếng vĩ cầm réo rắt của anh Luân. Thật quả là một thanh niên hết sức tài hoa. Thế nhưng, như Nguyễn Du tiên sinh đã dạy "Tinh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa", anh Luân đã vĩnh viễn ra đi để lại cho chúng ta bao nỗi ngậm ngùi.

Riêng về bài báo thì đã được viết như sau: "Ông Lê Đình Luân bị chết khi kháng chiến chống Pháp". Anh chúng tôi vốn là bạn khá thân với anh Luân đã tâm sự cùng chúng tôi về cái chết của anh Luân. Lúc đó chúng tôi còn quá nhỏ, nhưng anh chúng tôi kể lại rằng không một ai hiểu Việt Minh bản chất như thế nào. Ở tuổi đôi mươi, nghe những danh từ hào nhoáng như kháng chiến, xâm lăng, thực dân, thì cứ như bầy cừu của Panurge lao mình vào một guồng máy hết sức khủng khiếp. Lại thêm từ ngữ Việt gian treo lơ lửng trên không tựa hồ như lưởi gươm Damoclès, rơi xuống đầu ai thì dĩ nhiên người ấy phải chết, và cứ như thế, cả một thế hệ đầy thiện chí, khả năng và lý tưởng, đã bị cuốn vào một guồng máy không lối thoát. Đến khi hiểu được mọi tình huống thì đã quá muộn . Anh Luân và anh chúng tôi cũng không thoát khỏi tình cảnh cay đắng này.

Cuối cùng anh Luân rủ anh tôi bơi qua sông Hội An trong đêm tối vì lúc đó Việt Minh không đủ nhân lực để canh gác như ngày nay. Anh tôi trả lời rằng sự ra đi và bơi trong đêm tối như vậy nếu may mắn thì có thể thực hiện được nhưng đến khi bơi tới bờ sông bên kia, nơi phe Quốc Gia kiểm soát thì e khó toàn mạng vì trong đêm tối mịt mù mà lính canh (Quốc Gia) thấy có vật di động trên sông thì sẽ nghĩ rằng đó là Việt Minh bơi qua sông để phá hoại và sẽ nổ súng ngay. Làm sao có thể cho họ biết rằng mình về thành để lánh nạn Việt Minh? Luân cũng phần nào đồng ý như vậy và đôi bạn thân đã bàn thảo khá nhiều về cuộc phiêu lưu quá mức hiểm nguy này. Sau đó, vì không chịu nổi sự khắc nghiệt và tàn bạo của VM nên anh Luân đã ra đi và đã mất tích và cứ mỗi lần nhắc lại thảm kịch này, anh chúng tôi buồn bã vô cùng.

Vậy xin có đôi hàng đơn sơ để gọi là góp thêm vài chi tiết vào sự ra đi đầy uất nghẹn và bi thương của anh. Thư bất tận ngôn song giấy vắn tình dài. Xin cầu chúc Giáo sư và gia đình dồi dào sức khỏe và mọi sự như ý an khang và xin được tạm dừng bút nơi đây. Kính thư, André BÙI.

Đọc xong thư năm ngoái (Mùa Thu 2003), tôi bàng hoàng, cảm động, những kỷ niệm xưa lại dồn dập trở về, nhưng trước hết tôi phải làm công việc đính chính vì đó là một bổn phận thiêng liêng đối với nhạc sư vĩ cầm Lê Đình Luân mà hồi ấy tôi xem như thầy, như người anh cả của tôi. Vì sao có sự lỗi lầm như thế ? Nguồn gốc từ đâu? Xem lại bài tiểu sử của Lê Mộng Nguyên trong Vẻ Vang Dân Việt, Tuyển Tập IV của Trọng Minh, California 1998 (do Trần Quang Hải sưu tầm về LMN, từ trang 168 đến trang176, trong mục "Sự Nghiệp Âm Nhạc"), tôi xin trích: ...Sau đó, ông học đàn lục dương cầm (guitare) với người anh của chị Tôn Nữ Tư Tề là bạn học cùng lớp, ít lâu sau ông lại học đàn vĩ cầm (violon) với ông Lê Đình Luân bị chết trong khi tham gia kháng chiến chống Pháp. Bà mẹ ông Luân đã tặng cho ông Lê Mộng Nguyên cây đàn của người con xấu số. Cây đàn này đã được mang theo sang Pháp và vẫn còn được giữ thật kỹ như một báu vật tại nhà riêng của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên ở Paris... Từ dạo ấy, NS Trần Quang Hải cho đăng tiểu sử LMN trên nhiều báo chí ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Úc vân vân với sự sai lầm (không cố ý) về cái chết của anh Lê Đình Luân... Bây giờ chúng ta biết rõ (nhờ thư đính chính của luật sư André BÙI) là vì muốn trốn tránh chiến khu Cộng sản để trở về tiếp tế Quân Lực VNCH, mà chiến sĩ LĐL đã hy sinh cả cuộc đời mình: cảm động và oai hùng lắm thay! Sở dĩ cho đến bây giờ (một năm sau) tôi mới viết những dòng đính chính này, là vì một lúc đọc hết thư "Mùa Thu 2003, Marseille", tôi sắp đặt nó vào một hồ sơ với ý định sẽ trả lời tường tận, vì việc khẩn cấp trước hết là phải sửa đổi ngay trên các báo và mạng lưới đã đăng rất nhiều lần Tiểu Sử (ngắn hay dài) của Lê Mộng Nguyên. Tôi bắt đầu sứ mệnh này qua Trang Nhà của Đặc Trưng và cũng cho nhạc sĩ TQH biết để anh cho sửa chữa lại như sau việc này: ...ông Lê Đình Luân bị chết vì muốn bỏ Việt Minh để trở về Quốc Gia chống Cộng sản. Việc đính chính xong một phần nào, tôi muốn soạn tìm thư Marseille để trả lời thẳng cho luật sư BÙI thì, than ôi, lá thư biến đâu mất trong hàng trăm hồ sơ chất chồng trong văn phòng làm việc của tôi và trên những rayons của ba thư viện lớn trong nhà... Cách đây một tuần, ngẫu nhiên tìm thấy lá thư nằm lẫn lộn trong một hồ sơ không dính dáng gì với cái chết thê thảm của nhạc sĩ vĩ cầm Lê Đình Luân mất tích một mùa thu năm nào, không ai biết. Tôi còn nhớ chiều hôm ấy (trong những năm 1945-1947), sau khi dạo chơi thành phố bên kia cầu Trường Tiền, lúc trở về nhà ở Chợ Cống (làng Phú Xuân) mới đặt chân vào phòng khách thì thấy một cây đàn vĩ cầm trang trọng nằm trên một bàn tròn lớn (như trong bức tranh "Le Luthiste" của hoạ sĩ Nga quốc Caravage), mẹ tôi nói (giọng buồn bã, trang nghiêm): Đó là cây đàn mà Bác gái Lê Đình Thám muốn tặng con, vì chỉ con là người xứng đáng được tiếp tục đàn trên cây vĩ cầm của anh Lê Đình Luân sau khi Bác được tin anh vĩnh viễn ra đi... Cảm ơn Bác đã nghĩ đến con, con sẽ luyện tập vĩ cầm theo những bài học mà nhạc sư Lê Đình Luân đã dạy bảo, đó là bổn phận thiêng thiêng mà con phải vẹn toàn trong những ngày sắp tới... đối với Bác và người anh quí mến. Với cây đàn vĩ cầm này, tôi điều khiển Ban Hợp Ca thanh thiếu niên Phật tử trong bài Mồng Tám Tháng Tư (Mừng Khánh Đản) của Lê Mộng Nguyên sáng tác theo lời yêu cầu của Hòa Thượng Minh Châu, để khánh thành Chùa Từ Đàm ở Huế trong năm 1948. Với cây đàn này, tôi là người nhạc sĩ độc tấu độc vĩ cầm bi ca "HồnTử Sĩ" trong dịp lễ truy niệm hương hồn một học sinh (tổ chức tại vườn hoa lớn của Trường Trung Học Khải Định) đã bỏ mạng cho tự do tư tưởng và tự do phát biểu trong miền Nam-lãnh thổ Quốc Gia...

Lê Mộng Nguyên (Paris)
  


MAI QUỐC LIÊN * CHẾ LAN VIÊN

Những bức thư cuối cùng của Chế Lan Viên
Mai Quốc Liên

Ấy là những bức thư vào những năm cuối đời của Chế Lan Viên, một thiên tài thơ từ 16 tuổi. Ở các nước, những bức thư như vậy được coi trọng - họ coi trọng từ những cuốn sổ con, mẩu giấy con của các thiên tài, các danh nhân văn hóa và in thành một phần riêng trong toàn tập tác phẩm. Tôi chắc chắn nhiều bạn cũng còn giữ được những bức thư như vậy và mong được đọc và công bố các bức thư ấy. Đây là những bức thư viết vội, gần như tình cờ của Chế Lan Viên gởi cho tôi. Hồi đó, Viên viễn viên (sau Chế Lan Viên mới đổi thành Viên tĩnh viên) còn hoang vắng, chưa có điện thoại; chứ nếu không thì chắc gì đã có những bức thư viết vội vàng, chữ viết rất tháu này của anh.

Tuy nói là thư viết vội, vì không có đến thoại mà viết, nhưng ngẫm lại thì nó cũng phản ánh đậm nét con người, tính cách của Chế Lan Viên, phản ánh văn học, đời sống những năm đó. Chẳng hạn: Tình hình Hội Nhà văn, sáng tác, tranh luận những năm đó: các cuộc họp Ban Thư ký Hội mà Chế là thành viên, về cái "làng Văn": Văn thì nên, chứ làng Văn thì thôi. "Làng Văn thì chỉ có văn là hay thôi, chứ làng thì lúc nào cũng "việc làng" cả". Sáng tác thì có nhắc, đánh giá Tướng về hưu, Bên kia bờ ảo vọng, thơ Hàn Mặc Tử, Hoa ngày thường, Chim báo bão, các sáng tác ở Liên Xô hồi ấy, cả phim Sám hối...

Những ý nghĩ sâu sắc, lạ lùng, cho tới nay chưa nghe ai nói như thế, và tất nhiên còn cần phải ngẫm kỹ xem, nhưng dù sao đó là nhận xét của một người đọc nhiều, nghĩ nhiều. Chẳng hạn về Đỗ Phủ và Lý Bạch: "Mình đã đọc Đỗ Phủ rồi, đã có ý, vĩ đại, "rất" là đằng khác. Nhưng về thơ thì thua Lý Bạch. Đánh giá theo con mắt hiện đại và Tây Phương thì Lý vẫn hơn." Đánh giá về Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm cũng lạ lùng: "Thơ Nguyễn Trãi hay hơn, đời Nguyễn Trãi thâm hơn, nhưng vai trò lịch sử thì Ngô Thì Nhiệm lớn hơn". - Tâm trạng của Chế những năm ấy - những năm Chế làm việc: viết tựa, làm thơ, hoạt động văn học... dữ dội: Lửa cháy phòng bên rồi - đạp tháng ngày mà viết. Vì rằng: Chung quy cũng chỉ là trang giấy. Cái thuyền đó cũng chìm nhưng chậm hơn một chút. Chế ủng hộ đổi mới, dân chủ, nhưng phê phán cực đoan, "nóng ruột ham ăn" làm hại đổi mới, cho mấy ông "xưa im hơi nay lên tiếng, chửi rủa đề nghị, chứ cũng chưa có tư duy gì mới". Chế lo cho anh em đi nước ngoài, in sách. Chế được lương hai vợ chồng 11 ngàn đồng, so với công nhân dệt hai vạn đồng một người. Chế túng thiếu và lâm bệnh. Chế dự định sống thêm 5-7 năm, lo viết, nghĩ rằng "chả còn mấy ngày ở mặt đất nữa". Nhưng rồi thực tế cay nghiệt hơn dự định, chỉ có vài năm thôi. Chế có u: "Phổi tôi có u" và cuối cùng là mổ, phải xin máu... - Những triết lý của Chế về nhân tình, về cuộc đời có một chút gì chua chát trong cái biện chứng pháp tâm lý về yêu và ghét: "Thường là người yêu nhau mới không dám giúp nhau. Còn kẻ đối thủ lại hay cao đạo". Chế nóng nảy nên "Cừu nhân mãn thiên hạ", Chế phải chống chọi, nhưng cái "triết lý" này cũng hay: "Khi người ta ném đá ở chỗ mình đứng, mình có ở đó đâu". Câu thơ trong bài Từ thế chi ca về người yêu, kẻ ghét cũng nằm trong mạch nghĩ đó. Chuyện gì ở đời cũng là "tương đối luận": "ở đời nhìn việc gì cũng cứ là đi cũng tốt mà cũng chưa chắc là tốt, không đi là uổng, mà cũng có khi lại hay v.v...".

Đối với tôi, người nhận thư, tôi cảm nhận ở từng dòng chữ tấm lòng của một người anh vô hạn thân thiết. Dĩ nhiên không chỉ có những bức thư. Nhưng đọc lại những câu "nhưng buồn là Mai Liên đi thì mình cũng vắng" và lời dặn "chuẩn bị lạnh, tất, khăn quàng, áo len, mũ...", sự chăm chút chân tình của anh, lòng tôi dào dạt nhớ thương anh... Phải chi anh còn...
Thư viết đã lâu, trên giấy xấu, màu mực đã cũ, để lâu nữa sẽ nát hết, nên xin công bố để làm tư liệu, biết đâu những người yêu Chế, tìm hiểu nghiên cứu về Chế, về văn học... sẽ thấy một đôi đều có ích.

Tôi có rút gọn hay ghi tắt tên một số người. Một số sự việc đã qua, đã vào quên lãng, nay đăng lên không có ý gì, mong được bạn đọc hiểu cho.

*

Mai Liên thân mến
Đã nhận thư Mai Liên, và ở đâu, tùy Mai Liên quyết đinh thay mình. In ở đâu mà in được là quý rồi. Mình ra quãng 7- 12 về. Ngoài Hội nhiều chuyện rất rối. Nhưng thôi mình lo chuyện mình thôi. Viết được gì viết đi. Thời gian không đợi. Sẽ ghé thăm anh Lành xem sao. Anh ấy hứa sẽ làm thơ lại. Thế là đúng.
Hoan
6- 12-86

*

Mai Liên thân mến,
Mai Liên đang làm gì đó? Anh Anh Đức đã về chưa? Hôm qua anh P.Q có ghé tôi báo cho tôi vài tin của kỳ họp thư ký H.N.V - không hay lắm. Nhưng chả việc gì mà mình quan tâm nhiều...
Có gì cần đọc, cho tôi mượn đọc cho khỏi mù tịt các việc
Thân ái
Chế Lan Viên

*

Mai Liên thân yêu,
Số tiền Mai Liên gửi làm mình đỡ lo nhiều việc, nhưng cũng làm mình lo thêm. Chưa biết lúc nào có mà trả lại Mai Liên. Và bấy giờ đến lúc trả chỉ còn 2 hào với kiểu sụt giá này. Mình và Thường rất cám ơn. Tập "Hàn Mặc Tử" mình đang viết cho xong bài, rồi gửi xuống. Lớp học có lẽ mình không tham gia được. Có thể nói chuyện một buổi gì đó cho vui. Từ nay đến tháng 9 còn quá bận.
Gấp quá, cho Vàng Anh đi đã nhé. Thường và mình đã đọc "Tướng về hưu", tuyệt vời. Bài về Ngô Thì Nhậm, mình sẽ viết cho tạp chí Anh Đức, hay đâu đó chứ B.B. Th phụ trách nó chả đăng mình. Còn N. có thể đăng bài mình. Thời kỳ Ban thư ký này, tăng cho Thường một bậc lương, nhưng N. tăng hai bậc đấy. Thường là người yêu nhau, mới không dám giúp nhau. Còn kẻ đối thủ thì lại trung lập hay cao đạo. Nói thế là nhớ cái chuyện ông Kh. kể "Nhị đào"
Thân yêu
19-7 87

*

M Liên thân yêu,
Hôm qua mình và anh Nhâm chờ M.L ngoài cổng mãi. "Sám hối" (Phim Gruzia làm trong thời kỳ Liên Xô cải tổ) khá hay, và theo mình chiếu sẽ có ích. Hiện báo đang đưa ra nhiều chuyện bắt oan đó sao? Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Quận 6... Cái mình không thú mấy là kỹ thuật hơi chắp vá. Nhưng mình biết gì về kỹ thuật. Cái mình có quyền không thích là vai trò tôn giáo quá đậm. Vai trò lòng tin thì được. Tà giáo cũng được, nhưng sao lại cứ là Công giáo. Thà là Phật giáo đi. Nhưng thôi, đó là tâm lý mỗi nước. Dù sao hoan nghênh phim ấy là phải. Ở ta chả nói "Đào mồ ra" ấy sao.
Trong Quốc hội trước, mỗi năm anh Trần Lê (nguyên Viện trưởng Viên Kiểm sát nhân dân tối cao) có báo cáo "bắt oan" đến 20% là ít. Ông cha ta ở chùa Hương nghĩ ra suối "giải oan, "oan Thị Kính" là giỏi lắm. Thôi nói qua chuyện khác.

Quyển "ảo vọng" con Thắm nó không hỏi, mang theo chồng lên Đồng Nai chiều hay mai mới về. M Liên lấy tạm quyển này. Còn quyển kia đưa cho Trần Nhật Thu. Mùa xuân như cơn mưa bóng mây. Mùa xuân như con chim cuốc lủi. Mình gởi "Hàn Mặc Tử", Liên xem lại bản in, vì chỉ kịp sửa một bản. Nếu có cách, thì cứ sắp chữ các bài vô sự trước đi. Trong khi đó chờ Nghĩa Bình bổ sung, hãy duyệt thêm một số bài cần bàn. Và mình độ 25 là có tựa thôi. Sau khi ra "Sám hối" thì in Tử chả có vấn đề gì. Nhưng mình nghĩ ra về lý luận, mấy vấn đề thú vị lắm, rất Việt Nam và mới.

Gởi M Liên, anh Nhâm, anh Ky quyển "Bài ca Thôn Vỹ" sai vô thiên lũng nên mình không chữa nữa. M Liên cứ liếc qua, sau đó cần chữa, đưa mình. Sai cả Nguyễn Du, cả thơ Phan Bội Châu, còn cái tựa thì sai đến vô nghĩa v.v...

Nhưng mình bận quá sức. Thường có ra "Vết rạn" (nộp từ 7 năm trước, 1980 - bà ta ngán, nên bảo không tặng ai hết vì đọc không thấy hay. Mình thì lại đọc thấy khá, nhưng Thường không tin.

Có tạp chí Văn học nhờ Mai Liên đưa cho anh Anh Đức. Chị Ánh đã về. Trong Văn nghệ Quân đội có mấy câu N.T viết xỏ xiên về mình, anh ta bảo C.L.Viên xưa viết: Đảng bảo ta đem lòng đi theo Đảng mà lại ngơ đi trước các đứa con tinh thần của mình. Các nhà văn mất hết phẩm chất cao thượng trước kia, đi viết văn học lý trí, phi nhân tính... đại khát như thế. Câu văn lập lờ hiểu sao cũng được. Nhưng mình rời bỏ "Điêu tàn" là từ thời ông Hoài Thanh kia chứ. Mình rời các đứa con tinh thần "Điêu tàn" "Vàng sao" từ lúc anh Th chưa đẻ. Và là vì một cái vật chất cao hơn là Cách mạng. Còn trong thơ mình nếu phần "Chim báo bão" là phi nhân tính thì "Hoa ngày thường" có phải là mất phẩm chất không? Cách đây 4 năm trong một bữa ăn ở Báo Văn nghệ, anh ta đứng dậy cầm cốc rượu mời mình. "Xin lỗi, năm ngoái có điều thất thố cùng anh". Mình nói: "Thế à, tôi không biết. Chả có gì gọi là thất thố. Anh em cho vui". Ấy nhưng bây giờ chắc anh ấy nghĩ thời cơ đã đến như thời cơ khen "Cù lao Tràm" rồi chững lại ấy mà. Nói cho M Liên biết chớ mình đang ở chỗ khác, trong một thời gian khác, làm việc khác. Khi người ta ném đá ở chỗ mình đứng, mình có đó đâu. Tựa "Hàn Mặc Tử" cho Hà Nội, hôm nay mai nữa là xong...

*

Mai Liên thân mến,
Chắc thư trước đã đến Mai Liên. Mình và Thường chờ ở đám cưới con anh Khang nhưng không thấy Mai Liên đến. Chả có việc gì hoặc là có nhiều việc chỉ kể thôi. Viết thực bất tiện...
Mình đọc lại "Ngô Thì Nhiệm", tập ấy xứng đáng tiến sĩ chứ không phải phó. Rồi Mai Liên ngày nào nên trở lại, đi sâu hơn nữa cho nó thành một tác phẩm chính thức. Mình vẫn bảo với Thường. Thơ Nguyễn Trãi hay hơn, đời Nguyễn Trãi thâm hơn, nhưng vai trò lịch sử thì Ngô Thì Nhiệm lớn hơn. Cái tựa anh Vũ Khiêu cho một tập "Ngô Thì Nhiệm" khác, lại viết khá. Đến nay tập "Ngô Thì Nhiệm" của M Liên vẫn là hơn cả. Mình vừa đi với ông Khải ra Vũng Tàu hai ngày. Bàn đủ thứ chuyện cùng nhau, có chuyện Hội. Đáng chán cái Hội Nhà văn, và cái làng. Văn thì nên, chứ làng văn thì thôi đi. Mình xa dần, lui về cái Viên - viễn - viên này. Cám ơn số tiền 5.000 Đ M Liên gởi. Chưa biết lúc nào và bằng cách gì hoàn lại cho M Liên và Bích Tiên là người không hề nghĩ gì về việc đó. Thôi, cầu Trời, Chúa, Allah, Phật, Quỷ sứ nữa thương mình. A-men.
Viên-viễn-viên

*

Mai Liên thân yêu,
Vừa rồi ngoài kia có điện mình đi họp cùng Anh Đức, Sáng, Khải. Nhưng một là mình dạo sau này buồn chả thích nhúc nhích gì, hai là nên rời "làng" dần để viết văn. Làng văn thì chỉ có văn là hay thôi, chứ làng thì lúc nào cũng "việc làng" cả.

Năm xưa, nhân nói chuyện giới thiệu M Liên vào giải, M Liên bảo "chả cần, thà anh viết cho mấy câu còn hơn". Vì thế năm nay nhân cái đà viết văn xuôi, mình định làm việc đó. Đã đọc "Dưới gốc me" (khá) và "Ngô Thì Nhiệm" (rất khá) và đã có đủ ý để viết. Nhưng rồi M Liên viết thư bảo "các quyển ấy, tự mình thấy tầm thường quá" làm mình cụt hứng. Không phải là câu nói ấy ảnh hưởng gì lên mình. Vì tác giả nào khi đọc lại tác phẩm cũng đều ngán ngẩm thế, hơn nữa mình đã có ý rõ nhưng dầu sao cũng cứ cụt hứng. Vậy để đến gần tết, dịp Quang Trung sẽ có hứng, viết lại vậy. Giờ thì lại sa lầy vào mấy cái tựa nữa, cho nó xong cái năm quái quỷ này đi. Tin để M Liên và Bích Liên mừng cho mình. Tháng này, tháng đẩu tiên, mình và Thường lãnh lương Sài Gòn. Được 11 nghìn hai đứa. So với công nhân dệt, 2 vạn đồng 1 người, thì mình và Thường thua xa, nhưng so với mình hôm qua thì nay đã lên mây rồi đó. Nhất là khi về hưu, khỏi phải lãnh ở Bắc, rắc rối lắm.

M Liên có Văn Nghệ mới cho mình mượn. Nghe có bài gì G.N không ngọt ngào lắm (Tế Hanh bảo). Báo mình gửi ở chỗ Hoài Vũ, số đực, số cái. Mình gởi trả M Liên 2 số "Nghiên cứu Văn học". Nếu có số mới cho mình mượn. Mình cũng sẽ trả đủ để M Liên có làm tài liệu. Ngoài ra tin tức có gì lạ cho biết. Sau thư của N. hỏi ý kiến về báo, nhờ gửi bài, lại được một cái điện hết sức dài của ông Th. xin bài. Hà Nội không sẵn bài lắm đâu. Đọc các bài chỉ thấy mấy ông xưa im hơi nay lên tiếng, chửi rủa, đề nghị, chứ cũng chua có tư duy gì mới. Nặng về chính trị hơn là học thuật. Do đó M Liên lo cái "Hồ Xuân Hương" đi. Mình đã đọc "Đỗ Phủ" rồi, đã có ý, vĩ đại, "rấf" là đằng khác. Nhưng về thơ thì thua Lý Bạch. Đánh giá theo con mắt hiện đại và Tây Phương thì Lý vẫn hơn. Lý có những phần đời của Đỗ. Đỗ không có phần "siêu" của Lý. Ngoài ra, M Liên nghĩ trước đi về thơ Thiền. Từ nay đến 1990 có một cái gì thì viết. Chung quy cũng chỉ là trang giấy. Cái thuyền đó cũng chìm nhưng chậm hơn một chút. Chả còn mấy ngày ở mặt đất nữa (nếu tính mùa xoài, mùa mai) thì sẽ rõ là độ 5, 7 mùa gì đấy chớ mấy, nên mình đang chuẩn bị để sang năm viết, viết, viết. Tư liệu, chất liệu đã lo kỹ từ lâu.
Viên-viễn-viên
10 10-87

*

Mai Liên thân yêu,
Hôm nay tôi và Thường không ghé M Liên được, vì quá mệt. Sáng họp chấp hành phía Nam với ông Thi. Nhân có ông Thi, ông Khải. Ông Anh Đức, các nhân vật chủ chốt, nên tôi có trình bày xin cho một số anh em đi nước ngoài, có đề nghị Hoài Anh trong số ấy. Nói Hoài Anh nên giữ gìn để cho người ta dễ chấp nhận. Tôi chỉ là bù nhìn, thân phận nó là huơ huơ, tôi cứ huơ huơ còn kết quả đến đâu thì "bù nhìn" này không dám chắc. Nhưng cứ huơ huơ nhiều lần và nhiều người cùng huơ huơ là được. Nói Hoài Anh giữ gìn là chính. Chứ anh ấy xứng đáng đi lắm. Mấy chục năm rồi mà, Tạp chí Cộng sản có bài phê Văn Nghệ đấy. Nghe nhiều người khen là viết chững chạc. Ông Thi đang "thừa thiên hành đạo" nên có vẻ oai lắm. Cũng vui.
Thân yêu

*

N. nóng ruột ham ăn làm hại cho cuộc đổi mới. Vì anh làm loạn, thì người ta phải thiết quân luật làm oan cho bao khách đi đường.
Anh Mai Quốc Liên 83 Phan Kế Bính trên lầu. Xin giớí thiệu anh Khổng Đức có bài về Yến Lan ở Văn Nghệ. Anh cho anh Khổng Đức xem tranh Tống. Khổng Đức rất giỏi về thơ Đường Tống. Có bài này anh đưa cho anh Thái Bá Lợi nếu dùng được thì dùng cho vui. Vì anh Lưu Công Nhân là bạn của Hội An. Rồi tôi sẽ nộp thêm bài khác. Phổi tôi có "u". Ngày nay tôi về nhà đến thứ hai lại vào bệnh viện lại.
9-9-88

*

Mai Liên thân yêu
Có một việc bất thình, mãi hôm qua họ mới bảo. Là cần máu người khỏe, nhóm B. Máu của bệnh viện là xì ke ma túy hay bệnh khác. Nhưng làm sao cho kịp, vì còn phải thử. Mình có nhờ anh Anh Đức, anh Giang lo cho. Nhưng sáng nay họ cho biết anh Giang lo không kịp. Bây giờ nhờ Mai Liên hỏi trong anh em có ai khỏe mạnh có thể cho không? ở ngoài có ai khỏe mạnh (mà mình nắm lý lịch sức khỏe rõ) thì nhờ họ bán cho mình. Vậy nhờ thử điện cho anh Giang, anh Anh Đức, anh Văn Thảo Nguyên (gần NXB Văn Học), Nguyên cũng biết nhà Tấn...

Và họ cần thử ngay chiều nay. Thằng con trai thì ở Hà Nội hôm trước, con Vàng Anh thì yếu quá nên tôi không đặt ra. Con Thắm thì đang nuôi con. Thằng Cường thì buổi sáng đi vắng, nên không biết nó máu gì. Hiện Thường và con anh Hoàng Tố Nguyên đang đi thử máu vì cùng nhóm máu mới được.


Tái bút
Các con,
Mẹ cho cha máu B. Thế thì con Thắm hay Vàng Anh chắc cũng máu B. Vậy hai con một đứa nào đó cho cha 250cc. Nếu mai Cường coi nhà được thì hai con xuống cho. Nhưng chiều nay một con xuống để thử. Rồi 6 giờ mai họ lấy. Con lấy trong tủ một gói cao cho mẹ bồi dưỡng. Họ sẽ thử máu trong chiều nay. Tất cả họ báo vào phút cuối.
Cha
Chế Lan Viên
18-9-89
Mẹ đã cho 25cc rồi. Chỉ cẩn 3 lần. Nếu mua thì 13 ngàn đồng 1 người..

TS. MAI THANH TRUYẾT *tOÀN CẦU HÓA

Toàn Cầu Hóa Khoa Học: Thực Tế hay Aûo Tưởng
TS MAI THANH TRUYẾT


Vào năm 2000, Hội Đồng Hàn Lâm Viện Liên Quốc (InterAcademy Council) đã được LHQ thành lập với như một kho dữ kiện nhằm mục đích cung cấp những kiến thức độc đáo và cố vấn cho Ngân hàng Thế giới cùng các tổ chức quốc tế khác. Hội đồng nầy có nhiệm vụ khuyến khích và thúc đẩy các quốc gia cần phải khai triển thêm chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của mỗi nước.
Khái niệm về toàn cầu hóa khoa học đã được manh nha từ hội nghị Thượng Đỉnh Rio de Janeiro 1992 tại Ba Tây và việc hình thành của HĐ HLV LQ là kết quả của cuộc vận động lâu dài. Ngày 7 tháng 12,2001 nhân lễ kỷ niệm 100 năm thành lập giải Nobel, vị đại diện100 khôi nguyên của giải nầy đã kết luận trong một bài phát biểu như sau:" Để có thể sống còn trong thế giới chúng ta đã biến dạng, chúng ta cần phải học tập để nghĩ đến một hướng đi mới. Hơn bao giờ hết, tương lai của mỗi quốc gia tùy thuộc vào những điều phát kiến tích cực của cả nhân loại". Do đó, vấn đề toàn cầu hóa khoa học không còn là một vấn đề cần phải bàn cải nữa, mà là mục tiêu của tất cả quốc gia trên thế giới phải nhắm tới. Thế giới cần phải đẩy mạnh tất cả những tiến bộ khoa học như trong lãnh vực giáo dục, viễn thông, ngân hàng, y khoa, công nghệ, và môi sinh trong tinh thần hổ tương cộng tác và tương tác liên hệ (interdependence).
Vào đầu tháng 2,2004, Oâng Kofi Annan, Tổng Thư Ký LHQ đã chủ tọa một buổi tường trình của Hội đồng Hàn Lâm Viện Liên Quốc (HLVLQ) sau gần 4 năm thành lập. Chủ đề của báo cáo là:" Chiến lược toàn cầu xây dựng kỷ năng khoa học và công nghệ". Trong đó, báo cáo kêu gọi cần phải có một sự hợp tác chặt chẻ hơn nữa giữa các khả năng khoa học liên quốc và chia xẻ các thành quả thu lượm được đến tất cả cộng đồng khoa học trên thế giới. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển, ngân sách dự trù cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ ít nhất phải từ 1,0 đến 1,5% tổng sản lượng quốc gia để hy vọng các nước nầy có thể theo kịp sức cạnh tranh và phát triển giữa các quốc gia toàn cầu.
Với mục tiêu trên, Hội đồng hy vọng sẽ thu ngắn được khoảng cách giữa các quốc gia "giàu" và "nghèo". Đây cũng chính là một vòng lẩn quẩn đối với các quốc gia đang phát triển. Lý do khách quan chính là các quốc gia nầy không có đủ ngân sách để nghiên cứu và đào tạo, cho nên khoảng cách ngày càng xa hơn so với các quốc gia đã phát triển. Do đó cần phải đẩy mạnh nhu cầu nầy cho các nước đang phát triển. Kết luận của báo cáo nhấn mạnh:" Các quốc gia đang phát triển phải tận dụng mọi cố gắng toàn dân cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia bạn. Đối với sự thay đổi về tiến bộ nhanh chóng trong hiện tại, sẽ không còn đủ thời gian cho các nước nầy phí phạm thêm nữa nếu muốn hội nhập và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo."
Rõ ràng, đây là khái niệm rất cao thượng của LHQ. Nhưng đứng về mặt thực tế, các quốc gia trên thế giới đã tiếp nhận và thẩm thấu khái niệm trên từ 4 năm qua như thế nào?
Câu trả lời gồm cả hai phần: tích cực và tiêu cực.
Có rất nhiều chỉ dấu đậm nét nói lên tính cách tiêu cực hết sức rõ ràng của vần đề là:
· Trong hiện tại khoảng cách giữa các quốc gia Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu (gìau – nghèo) dường như dài thêm ra. Các nước kỹ nghệ hóa tiếp tục làm chủ thế giới nắm bắt hầu hết tất cả phát minh, sáng kiến ngay cả những sáng kiến đến từ các quốc gia đang phát triển.
· Về nhân sự, vẫn còn tình trạng xuất cảng chất xám của các quốc gia nghèo đến những quốc gia đã phát triển;
· Về tài nguyên và nhân công, các quốc gia nghèo vẫn còn là nơi sản xuất rẽ tiền để phục vụ cho những nước giàu;
· Chính sách "bế quan tỏa cảng" trong lãnh vực khoa học vẫn được một số quốc gia giàu áp dụng thay vì chia xẻ kiến thức với cộng đồng thế giới. Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn lo ngại Cộng đồng Aâu Châu sẽ là một vùng cạnh tranh kinh tế quyết liệt vào năm 2010 qua sự việc yểm trợ tài chánh dồi dào cho nghiên cứu của Hội đồng Cạnh tranh Aâu Châu (EU Competitiveness Council);
· Hiện tại, về phương diện khảo cứu khoa học, Hoa Kỳ vẫn hành xử giống như thời chiến tranh lạnh Mỹ – Nga trước kia. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc vẫn cấm cảng việc in ấn các báo cáo khoa học của các quốc gia như Iran, Sudan, và Cuba vào các tạp chí khoa học Hoa kỳ;
· Và quan trong hơn cả là các quốc gia giàu vẫn tiếp tục vi phạm quy định về xuất cảng phế thải độc hại trong đó có phế thải hạch nhân qua các quốc gia nghèo, trái với những điều mà họ đã ký kết trong Thượng Đỉnh toàn cầu hóa tại Rio De Janeiro năm 1992 ở Ba Tây. (Một thí dụ là HK đã xuất cảng máy điện toán và truyền hình đã phế thải qua Việt Nam và Pakistan hàng năm có thể lên đến trên 50 triệu chiếc).
May mắn thay, bên cạnh những tiêu cực vừa kễ trên, chúng ta vẫn còn thấy nhiều hình ảnh tích cực, và chính những hình ảnh nầy đã mang lại niềm hy vọng cho tương lai cho sự toàn cầu hóa khoa học.
Trước hết, cần phải kễ đến Eugene Garfield Foundation, tổ chức đã mang đến sự thành lập HĐ HLV LQ. Và Hội Đồng nầy có mục đích kết hợp với 14 quốc gia khác và các Hàn lâm viện của các quốc gia đệ tam, trong đó TS Goverdhan Mehta, đại diện Aán Độ và TS Bruce Alberts, đại diện Hoa Kỳ làm đồng Chủ tịch HĐ.
Thứ đến là ở kỳ Thượng đỉnh 1992, các quốc gia hậu kỹ nghệ đã đồng ý xóa nợ cho các nước đang phát triển là 0,7% tổng sản lượng của các nước đang mắc nợ hàng năm. Năm 1995 các nước giàu chỉ thực thi xóa nợ đến 0,27% và năm 2002, có nnhiều quốc gia đã đạt được 0,7% đúng theo yêu cầu.
Từ hai thành quả tích cực vừa kễ trên, trong nhiệm kỳ 1999 – 2004, Hội đồng HLVLQ đã cố gắng hoàn tất điều tra căn bản về khả năng khoa học và phát triển của các nước trên thế giới cũng như trình bày nhũng nhận định và đề nghị đến LHQ và Ngân hàng Thế giới, để hai cơ quan nầy có thêm dữ kiện để giải quyết các vấn nạn của những quốc gia nghèo. Năm 2000, HĐ tiếp nhận sự yểm trợ của chính phủ Hoàn Lan, Alfred Sloan Foundation, Rockfeller Foundation, Carnegie Group.
Và sau cùng cần phải kễ đến Bill Gates , vị hoàng tử của toàn cầu hóa. Bill Gates và Bill & Melinda Gates Foundation đã đóng góp hàng tỷ Mỹ kim cho các quốc gia cần giúp đỡ trên thế giới từ giáo dục đến y tế cùng vệ sinh phòng dịch.
Từ những hiện tượng tiêu cực và tích cực trong việc toàn cầu hóa thế giới, hiện tại chúng ta đang đứng giữa hai quan niệm suy tư đối nghịch: Đây là một thực tế cần phải chấp nhận hay chỉ là ảo tưởng trong khái niệm về toàn cầu hóa khoa học?
Chắc chắn sẽ khó có câu trả lời rốt ráo cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy rõ và chắc chắn là các quốc gia Bắc Bán cầu không thể nào tiếp tục khai thác và kéo dài khoảng cách giàu – nghèo so với các quốc gia Nam Bán cầu. Sẽ có một ngày sau cùng cho tình trạng nầy, để từ đó thế giới sẽ bình an hơn. Nếu không, cơn đại hồng thủy "nhân tạo" có thể xảy ra và hiện tượng hâm nóng toàn cầu sẽ là một trong những nguyên nhân đầu tiên xóa tan cuộc sống trên hành tinh của chúng ta.
Hy vọng trong tương lai sẽ còn nhiều mạnh thường quân trên cương vị quốc gia để có thể từ đó biến một thế giới không cân đối, không bình an đến chiều hướng phát triển hài hòa hơn. Từ đó chúng ta có thể tạo dựng lại đúng vị trí trong sáng vai trò của khoa học là Bão vệ Di sản Thiên nhiên cho Toàn cầu.
Sau cùng, toàn cầu hoá khoa học có thể được hiểu như là một hướng phải đi của thế giới hơn là một điểm đến cần phải đạt được.
MTT (California 4,2004)
- II -
Phòng Ngừa Ô Nhiễm:
Chiến Lược Tối Ưu Cho Phát Triển Toàn Cầu
TS Mai Thanh Truyết
Trong vòng một thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Hóa học Xanh (Green Chemistry) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu trong việc giải quyết ô nhiễm và bão vệ môi trường. Mục tiêu nầy do Hội Đồng LHQ về Môi sinh và Phát triển đề ra qua Nghị trình 21 là: Tạo dựng tăng trưởng kỹ nghệ, Cân bằng môi sinh, và Tiến bộ xã hội. Đây là ba nguyên căn bản để có thể xây dựng được một sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Một trong những biện pháp để tiến tới mục tiêu trên là làm thế nào để phòng ngừa ô nhiễm. Từ suy nghĩ nầy, phong trào hóa học xanh ngày càng phát triển mạnh và được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại để giải quyết các vấn nạn môi trường.
Hàng năm có rất nhiều Hội nghị ở cấp quốc gia và quốc tế về vấn đề trên qua những chương trình kỹ thuật nhất là ở các đại hôi của Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society – ACS). Nhiều tạp chí khoa học khác đều có những ấn bản đặc biệt liên quan đến Hóa học Xanh như tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Hạch toán Hóa học (Scientific Research & Accounts of Chemical). Riêng tại Anh Quốc, Hội Hoá học Hoàng gia đã phát hành từ 4 năm qua tạp chí Hóa học Xanh.
Một số viện đại học trên thế giới cũng đã thành lập phân khoa riêng cho môn Hóa học Xanh nầy. Viện Hóa học Xanh thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ đã đóng góp rất nhiều khóa huấn luyện cho sinh viên và các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Và công nghệ Hóa học Xanh đã ra đời cũng như đã được xem như là một công nghệ chiến lược cho phát triển bền vững toàn cầu.
Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều Viện hay Trung tâm nghiên cứu đã được thành hình ở Anh Quốc, Ý, Nhật Bổn, Hoa Kỳ , và Uùc Châu. Có thể nói hầu hết các nhà hóa học trên thế giới đều được biết qua thông tin về Hóa học Xanh ngày nay.
Hóa học Xanh hay Hóa học Bền vững
Hóa học Xanh còn được gọi là Hóa học Bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) đề xướng lần đầu tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm nhằm truy tìm những biện pháp giải quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là đặt trọng tâm vào việc quản lý và xử lý các chất thải rắn, lỏng, và khí từ kỹ nghệ.
Trên 12 nguyên tắc căn bản để thực hiện công nghệ hóa học bền vững, công nghệ sinh học và siêu vi (nano) là hai công nghệ được áp dụng nhiều nhất trong các quy trình sản xuất và chế biến hóa chất. Điểm đặc sắc của hai công nghệ nầy là làm cho môi trường rất ít hay không bị ô nhiễm.
Vấn đề cấp bách được đặt ra là làm thế nào để cho tất cả các quốc gia trên thế giới được cập nhật thông tin và áp dụng những công nghê mới khám phá sau nầy. Nếu không cuộc cách mạng xanh chỉ có thể xảy ra ở những quốc gia hậu kỹ nghệ và vấn nạn ô nhiểm toàn cầu vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.
Trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Phát triển Bền vững tại Johannesburg năm 2002, GS Jurgen Metzger thuộc đại học Oldenburg (Đúc) có nêu lên những tiến bộ của thế giới trong việc ứng dụng Nghị trình 21 vào chính quốc như việc xử dụng hóa chất an toàn cũng như lưu tâm nhiều đến sức khỏe của con người và môi trường. Đây chính là một đóng góp lớn của các công ty sản xuất hóa chất trên thế giới. Công ty Dow Chemical (Hoa Kỳ) là một công ty sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới đã giảm được sự thải hồi thán khí (CO2) trong các quy trình sản xuất từ 28,1 triệu tấn cho năm 1994 xuống còn 26,1 triệu tấn năm 2002.
Sau cùng GS Metzger đã đề nghị Viễn kiến 2020 với một mục tiêu rõ ràng là giãm thiểu 30% năng lượng so với năm 2002 trong các công nghệ sản xuất hóa chất toàn cầu. Và Oâng cũng đã tiên liệu sẽ có 25% hóa chất hữu cơ sẽ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái sinh.
Tuy nhiên, Oâng cũng đưa ra một nghi vấn là sẽ rất khó để cho toàn thế giới áp dụng các kỷ năng mới nầy cũng như "sự ù lì" của một số đại công ty vẫn còn muốn đi theo lề lối cũ trong kỹ nghệ như xử dụng nguồn hóa dầu để sản xuất ra sản phẩm hóa học khác hơn là áp dụng nguồn nguyên liệu tái sinh…
Chất dẽo tổng hợp từ thực vật
Một trong những việc làm đáng ca ngợi của công ty Cargill Dow thuộc nhóm Nature Works là đã thành công trong việc sản xuất chất dẽo (plastic) từ trái bắp. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng xanh lớn nhất vào đầu thế kỷ 21 nầy. Polylactic acid hay PLA là một loại chất dẽo thực vật có được từ việc tổng hợp đường dextrose trong trái bắp. Phát minh nầy đã được giải thưởng Presidential Green Chemistry Challenge năm 2002. Loại plastic "bắp" nầy có thể áp dụng trong các kỹ nghệ như quần áo, khăn, thảm, bao bì cho thực phẩm và nhiều ứng dụng khác trong nông nghiệp. Cũng theo Cargill Dow thì việc sản xuất chất dẽo trong điều kiện trên sẽ giãm thiểu được 20 đến 50% năng lượng xử dụng so với việc sản xuất theo quy trình chất dẽo hiện tại.
Công ty nầy hiện ở Blair, Nebraska đã bắt đầu sản xuất 140.000 tấn /năm từ năm 2002 và dự kiến tăng lên 500.000 tấn vào năm 2006.
EPA Hoa Kỳ đã tổng kết tất cả các thành quả của Hóa học xanh tại nước nầy từ năm 1996 đến 2002, là trung bình hàng năm , Hoa Kỳ đã:
· Loại bỏ 800.000 tấn hóa chất trong đó có Chlorofluorocarbon (CFC)(Chất làm vỡ từng ozone của bầu khí quyển), hợp chất hữu cơ nhẹ, độc hại và không bị sinh thoái hóa;
· Giãm 650 triệu gallon dung môi hữu cơ;
· Giãm 138 tỷ gallon nước dùng trong việc sản xuất các kỹ nghệ dệt, phim ảnh, chất bán dẫn;
· Giãm được 90.000 tỷ đơn vị năng lượng tiêu thụ Btu và 430.000 tấn thán khí (CO2) thải hồi vào không khí;
· Giải quyết được 19 triệu tấn phế thải độc hại đã được xử lý hay tái sinh.
Cản ngại trong việc chuyển đổi quy trình sạch
Đứng trên căn bản lợi nhuận, việc chuyển đổi các quy trình cổ điển qua quy trình sạch thích hợp với tiến trình toàn cầu hóa là một việc không dễ dàng. Vì thế, tích cách "bảo thủ trong sản xuất" là một trong những cản ngại căn bản cho việc chuyển đổi nầy.
Lấy một thí dụ trong kỹ nghệ dược phẩm. Theo ước tính, nếu một công ty trong kỹ nghệ nầy đã nghiên cứu thành công dây chuyền sản xuất sạch, thì trong giai đoạn chuyển tiếp, công ty có thể bị gián đoạn hay giảm 50% sản xuất; từ đó việc mất mức lợi nhuận sẽ phải là những con số đáng kễ mà khó có công ty nào chấp nhận hy sinh được.
Do đó, để giảm bớt tính bảo thủ trên, các công ty, ngoài việc nghiên cứu quy trình sạch cần phải thực hiện song hành với việc nghiên cứu tài chính và thị trường trong công cuộc chuyển đổi nấy.
Những điểm "tối" trong hóa học xanh
Chuyển hóa hóa học hiện tại qua hóa học xanh là một cuộc cách mạng toàn diện, do đó những nhà hoa học và kỹ sư hiện đang gặp phải nhiều khó khăn trong công cuộc chuyển đổi nầy. Lý do là hầu như không có một quy trình dự kiến nào để làm căn bản cho nghiên cứu cả, mà chỉ dựa vào tính sáng tạo cá nhân của những người làm khoa học.
Trên lý thuyết, kinh tế nguyên tử (atom economy) là một nguyên tắc căn bản để thực hiện hóa học xanh đã được GS Burry Trost, đại học Stanford gợi ý vào năm 1991. Dựa theo quan niệm trên, phương pháp tổng hợp nguyên tử sẽ được áp dụng triệt để để hoàn thành sản phẩm sau cùng. Từ đó có thể kiểm soát được lượng "nguyên tử nguyên liệu" và "nguyên tử sản xuất". Theo nguyên tắc nầy, thì trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ không có phụ phẩm (by-product). Thí dụ như trong quá trình cổ điển, việc sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4,5-T đả sinh sản ra một phụ phẩm nổi tiếng là TCĐ hay Dioxin.
Vấn đề mấu chốt của việc tổng hợp trên là làm thế nào đo lường "nguyên tử nguyên liệu" cho công cuộc tổng hợp. Và đây cũng là điểm đen trong cuộc cách mạng xanh nầy.
Kết luận
Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại trong việc chuyển đổi các quy trình sản xuất hóa chất cổ điển ra quy trình sạch, điều không thể chối cải là hóa học xanh hiện nay vẫn là một biện pháp phòng ngừa ô nhiễm hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nhận thức trên vẫn còn nhiều nghi vấn khó mang đến sự đồng thuận của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Câu hỏi được đặt ra là liệu các nguyên liệu đến từ việc chuyển hóa sinh học, hay tái sinh có thể hoàn toàn thay thế được nguyên liệu dầu hỏa hay không? Thán khí và các nguồn khí thải khác có thể được thu hồi và chuyển đổi thành hóa chất khác hay không? Liệu khinh khí (hydrogen) sẽ là một nguồn năng lượng chính trong tương lai? Liệu các hóa chất xử dụng trong nông nghiệp và dược phẩm sẽ là những hóa chất có thể dễ bị sinh thoái hóa (bio-degradable) và không còn ảnh hưởng lên môi trường?
Nhiều nhà môi sinh bi quan đã nghi ngờ sự thành công của khái niệm về hóa học xanh và từ đó quy kết là sự phát triển bền vững đúng nghĩa không thể nào thực hiện được và chỉ là mộng tưởng mà thôi.
Ngược lại, những người lạc quan tin tưởng rằng tiến trình phát triển bền vững là một hướng đi, chứ không phải là mục tiêu để đến đích. Và Hóa học Xanh là một cẩm nang căn bản đưa đến việc làm sạch và bảo vệ môi trường.
Nghĩ được như thế, Hóa Học Xanh sẽ là ngón tay chỉ hướng Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca trong công cuộc phát triển bền vững toàn cầu.
Mai Thanh Truyết
California 4/2004
  

LS. NGUYỄN HỮU THỐNG * BA HIỆP ƯỚC BẮC VIỆT

UÛY BAN LUAÄT GIA BAÛO VEÄ DAÂN QUYEÀN
TÖÔØNG TRÌNH VEÀ 3 HIEÄP ÖÔÙC BAÉC VIEÄT
LUAÄT SÖ NGUYEÃN HÖÕU THOÁNG

Cuoái theá kyû vöøa qua, giöõa luùc trôøi quang bieån laëng, phe laõnh ñaïo Coäng Saûn Vieät Nam ñaõ kyù 3 hieäp öôùc ñeå nhöôïng ñaát, baùn nöôùc vaø daâng bieån cho Trung Quoác. Ñoù laø Hieäp Öôùc Bieân Giôùi Vieät Trung ngaøy 30-12-1999, Hieäp Öôùc Phaân Ñònh Vònh Baéc Boä vaø Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù ngaøy 25-12-2000.
Vaán ñeà phaân ranh laõnh thoå vaø laõnh haûi Baéc Vieät ñaõ ñöôïc giaûi quyeát töø theá kyû 19. Naêm 1885 Vieät Nam vaø Trung Hoa kyù Hieäp Öôùc Thieân Taân ñeå phaân ñònh chuû quyeàn laõnh thoå, vaø hai beân ñaõ veõ baûn ñoà, caém ranh moác taïi mieàn bieân giôùi. Naêm 1887 Vieät Nam vaø Trung Hoa laïi kyù Hieäp Öôùc Baéc Kinh ñeå phaân ranh haûi phaän Baéc Vieät theo ñöôøng Breùvieù chaïy töø Moùng Caùy Traø Coå doïc theo kinh tuyeán 108 Ñoâng, phía taây Ñöôøng Breùvieù laø ñaûo Baïch Long Vó thuoäc Vieät Nam, vaø phía ñoâng laø ñaûo Haûi Nam thuoäc Trung Hoa.
Hai hieäp öôùc quoác teá naøy ñaõ ñem laïi an ninh laõnh thoå cho hai quoác gia töø treân moät theá kyû. Vaäy maø ngaøy nay, maëc daàu khoâng coù chieán tranh voõ trang, khoâng coù xung ñoät bieân giôùi, khoâng coù tranh chaáp haûi phaän, boãng döng voâ côù, phe laõnh ñaïo Coäng Saûn ñaõ cuøng Trung Quoác maät ñaøm, maät öôùc, leùn luùt thoâng qua vaø khoâng coâng boá Hieäp Öôùc tröôùc quoác daân.
Sôû dó hoï phaûi giaáu gieám vì hoï bieát raèng ñaây laø nhöõng hieäp öôùc baát coâng, vi phaïm phaùp lyù vaø vi phaïm ñaïo lyù.
Vi phaïm phaùp lyù vì noù ñi traùi vôùi caùc hieäp öôùc vaø coâng öôùc quoác teá hieän haønh nhö Coâng Öôùc Lieân Hieäp Quoác veà Luaät Bieån, Hieäp Öôùc Baéc Kinh vaø Hieäp Öôùc Thieân Taân.
Vi phaïm ñaïo lyù vì noù ñi traùi vôùi nhöõng muïc tieâu cuûa Hieán Chöông Lieân Hieäp Quoác vaø Tuyeân Ngoân Quoác Teá Nhaân Quyeàn nhö bình ñaúng, hôïp taùc, höõu nghò, hoøa bình, coâng lyù, töï do, trong ñoù coù töï do keát öôùc, khoâng baïo haønh, khoâng thoân tính, khoâng laán chieám.
Baát coâng laø vì, taïi mieàn bieân giôùi, noù ñaõ hôïp thöùc hoùa moät tình traïng ñaõ roài gaây neân bôûi söï laán chieám baïo haønh cuûa caùc saéc daân thieåu soá Trung Hoa.
Thôøi ñieåm laán chieám khôûi söï ñaàu thaäp nieân 1950 thôøi Chieán tranh Ñoâng Döông Thöù Nhaát. Ñeå tieáp teá voõ khí, quaân trang, quaân duïng, cung caáp coá vaán vaø caùn boä huaán luyeän cho Baéc Vieät, caùc xe vaän taûi vaø xe löûa Trung Coäng ñaõ chaïy saâu vaøo noäi ñòa Vieät Nam ñeå laäp caùc caên cöù chæ huy, trung taâm huaán luyeän, tieáp vieän vaø choân giaáu voõ khí. Trong dòp naøy moät soá daân coâng vaø saéc daân thieåu soá Trung Quoác daõ keùo sang ñònh cö laäp baûn taïi Vieät Nam.
Trong Chieán Tranh Ñoâng Döông Thöù Hai, vôùi caùc chieán dòch Toång Coâng Kích, Toång Khôûi Nghóa Teát Maäu Thaân (1968) vaø Toång Taán Coâng Xuaân Haï hay Muøa Heø Ñoû Löûa (1972), Baéc Vieät ñaõ huy ñoäng toaøn boä caùc sö ñoaøn chính quy vaøo chieán tröôøng Mieàn Nam. Ñeå baûo veä an ninh quoác ngoaïi choáng söï phaûn kích cuûa quaân löïc Vieät Nam Coäng Hoøa vaø Hoa Kyø (nhö trong Chieán Tranh Trieàu Tieân), Baéc Vieät ñaõ nhôø hôn 300 ngaøn binh só Trung Quoác maëc quaân phuïc Vieät Nam ñeán truù ñoùng taïi 6 tænh bieân giôùi. Trong dòp naøy caùc daân coâng vaø saéc daân thieåu soá Trung Hoa ñaõ di chuyeån nhöõng coät ranh moác veà phía nam doïc theo laèn bieân giôùi.
Trong Chieán Tranh Ñoâng Döông Thöù Ba (1979), ñeå giaønh giaät ngoâi vò baù quyeàn, Trung Quoác ñaõ ñem quaân taøn phaù 6 tænh bieân giôùi, vaø khi ruùt lui ñaõ gaøi mìn taïi nhieàu khu vöïc roäng tôùi vaøi ngaøn thöôùc vuoâng ñeå laán chieám ñaát ñai.
Ngaøy nay Baéc Kinh buoäc Haø Noäi phaûi hôïp thöùc hoùa tình traïng ñaõ roài theå theo lôøi yeâu caàu cuûa caùc saéc daân thieåu soá Trung Hoa ñaõ ñònh cö laäp baûn taïi Vieät Nam.
Baát coâng laø vì taïi mieàn bôø bieån, Hieäp Öôùc Vònh Baéc Boä ñaõ khoâng tuaân theo nhöõng tieâu chuaån cuûa Toøa AÙn Quoác Teá, theo ñoù söï phaân ranh haûi phaän phaûi caên cöù vaøo caùc yeáu toá ñòa lyù, nhö maät ñoä daân soá vaø chieàu daøi bôø bieån. Ngaøy nay daân soá Baéc Vieät ñoâng gaáp 6 laàn daân soá ñaûo Haûi Nam, vaø bôø bieån Baéc Vieät daøi gaáp 3 laàn bôø ñaûo Haûi Nam phía ñoái dieän Vieät Nam. Taïi mieàn bôø bieån heã ñaõ coù ñaát thì phaûi coù nöôùc; coù nhieàu ñaát hôn thì ñöôïc nhieàu nöôùc hôn; coù nhieàu daân hôn thì caàn nhieàu nöôùc hôn. Vì vaäy haûi phaän Vieät Nam phaûi lôùn hôn haûi phaän Trung Hoa (63% vaø 37% theo Hieäp Öôùc Baéc Kinh). Vaø cuõng vì vaäy vuøng bieån naøy coù teân laø Vònh Baéc Vieät.
Ngaøy nay phe Coäng Saûn ñaõ duøng ñöôøng trung tuyeán thay theá cho ñöôøng Breùvieù vôùi tyû leä lyù thuyeát 53% vaø 47%. Nhö vaäy Vieät Nam ñaõ maát ít nhaát 10% haûi phaän Baéc Vieät, khoaûng 12.000 km2.
Taïi mieàn bieân giôùi, vì baûn ñoà chöa ñöôïc coâng boá, neân chuùng ta khoâng bieát roõ nhöõng giaûi ñaát naøo Vieät Nam ñaõ nhöôïng cho Trung Quoác. Theo giôùi am hieåu Vieät Nam ñaõ maát khoaûng 800 km2 doïc theo bieân giôùi, trong ñoù coù nhöõng quaëng moû vaø nhöõng ñòa danh nhö AÛi Nam Quan, Suoái Phi Khanh taïi Laïng Sôn, Thaùc Baûn Gioác taïi Cao Baèng...
Cuoái naêm 2001 khi coù vuï caém ranh moác taïi mieàn giôùi tuyeán, ñoàng baøo caùc giôùi voâ cuøng phaãn uaát. Caùc nhaø trí thöùc treû trong nhoùm Daân Chuû nhö Leâ Chí Quang, Phaïm Hoàng Sôn, Nguyeãn Vuõ Bình, Nguyeãn Khaéc Toaøn ñoàng thanh toá caùo phe laõnh ñaïo Coäng Saûn ñaõ nhöôïng ñaát, baùn nöôùc, daâng bieån cho ngoaïi bang, ñoàng thôøi leân aùn chuû nghóa baù quyeàn Trung Quoác. Ñeå traû ñuõa, Ñaûng Coäng Saûn ñaõ truy toá hoï veà caùc toäi giaû taïo, cöôõng eùp nhö truyeàn choáng nhaø nöôùc hay giaùn ñieäp, vaø ñaõ keát aùn Leâ Chí Quang 4 naêm tuø, Phaïm Hoàng Sôn 5 naêm tuø, Nguyeãn Vuõ Bình 7 naêm tuø, vaø Nguyeãn Khaéc Toaøn 12 naêm tuø.
Vì ñoàng baøo trong nöôùc khoâng coøn quyeàn ñöôïc noùi neân chuùng ta phaûi noùi thay cho hoï.
Thaùng 4 vöøa qua, Vieät Nam vaø Trung Quoác ñaõ kyù Nghò Ñònh Thö ñeå boå sung Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù. Muïc ñích ñeå taïo moät tình traïng ñaõ roài vaø laøm aùp löïc buoäc Quoác Hoäi Vieät Nam phaûi pheâ chuaån Hieäp Öôùc vaøo thaùng 6 tôùi ñaây. Thaùng 5 vöøa qua, UÛy Ban Ñoái Ngoaïi Quoác Hoäi ñaõ laäp phuùc trình yeâu caàu pheâ chuaån Hieäp Öôùc Phaân Ñònh Vònh Baéc Boä vaø Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù.
Cuõng neân ghi nhaän raèng naêm 1997, Vieät Nam ñaõ kyù Hieäp Öôùc Phaân Ñònh Vònh Thaùi Lan, nhöng ñaõ khoâng kyù hieäp öôùc hôïp taùc ñaùnh caù vôùi Thaùi Lan. Caâu hoûi ñaët ra laø taïi sao vaø trong tröôøng hôïp naøo Haø Noäi ñaõ kyù 3 hieäp öôùc vôùi Baéc Kinh ñeå nhöôïng ñaát, baùn nöôùc, daâng bieån, cho Trung Quoác vaø gaây tai hoïa voâ löôøng cho ñaát nöôùc vaø ñoàng baøo?
A. NGUYEÂN NHAÂN
Kinh nghieäm cho bieát, caùc quoác gia laùng gieàng chæ kyù hieäp öôùc phaân ñònh laõnh thoå hay laõnh haûi sau khi coù chieán tranh voõ trang, xung ñoät bieân giôùi hay tranh chaáp haûi phaän.
Trong cuoán Bieân Thuøy Vieät Nam (Les Frontieøres du Vietnam), söû gia Pierre Bernard Lafont coù vieát baøi "Ranh Giôùi Haûi Phaän cuûa Vieät Nam" (La Frontieøre Maritime du Vietnam). Theo taùc giaû, naêm 1887, Vieät Nam vaø Trung Hoa ñaõ kyù Hieäp Öôùc Baéc Kinh ñeå phaân chia haûi phaän Vònh Baéc Vieät theo ñöôøng kinh tuyeán Greenwich 108 Ñoâng chaïy töø Traø Coå Moùng Caùy xuoáng vuøng Cöûa Vònh. Ñoù laø ñöôøng bieân giôùi giöõa Vieät Nam vaø Trung Hoa taïi Vònh Baéc Vieät. Vì ñaõ coù söï phaân ñònh Vònh Baéc Vieät theo Hieäp Öôùc Baéc Kinh, neân töø ñoù hai beân khoâng caàn kyù keát moät hieäp öôùc naøo khaùc. Do nhöõng yeáu toá ñòa lyù ñaëc thuø, Vieät Nam ñöôïc 63%, Trung Hoa ñöôïc 37% (Vuõ Höõu San: Vònh Baéc Vieät, Ñòa Lyù vaø Chuû Quyeàn Haûi Phaän, 2004).
Chuùng ta coù theå tìm thaáy nguyeân nhaân caùc Hieäp Öôùc Baéc Vieät trong lôøi thuù nhaän söï leä thuoäc cuûaVieät Nam ñoái vôùi Trung Quoác:
"Trung Quoác vó ñaïi ñoái vôùi chuùng ta khoâng chæ laø ngöôøi ñoàng chí, maø coøn laø ngöôøi thaày tin caån ñaõ cöu mang chuùng ta nhieät tình ñeå chuùng ta coù ngaøy hoâm nay. Vì vaäy chuû quyeàn Hoaøng Sa thuoäc Vieät Nam hay thuoäc Trung Quoác cuõng vaäy thoâi !" ( Baùo Saigon Giaûi Phoùng thaùng 5-1976).
Veà maët chieán löôïc toaøn caàu, naêm 1949, sau khi thoân tính luïc ñòa Trung Hoa, muïc tieâu cuûa Quoác teá Coäng Saûn laø nhuoäm ñoû hai baùn ñaûo Ñoâng Döông vaø Trieàu Tieân.
Qua naêm sau 1950, vôùi söï yeåm trôï cuûa caùc chieán xa Lieân Xoâ vaø chí nguyeän quaân Trung Quoác, boãng döng voâ côù, daàu khoâng bò khieâu khích, vaø cuõng khoâng tuyeân chieán, Baéc Haøn keùo quaân xaâm chieám Nam Haøn. Muïc ñích ñeå giaønh yeáu toá baát ngôø. Tuy nhieân aâm möu thoân tính khoâng thaønh do söï phaûn kích cuûa quaân löïc Hoa Kyø vaø Lieân Hieäp Quoác. Töø 1951, cuoäc chieán baát phaân thaéng phuï ñöa ñeán hoøa ñaøm. Hai naêm sau Chieán Tranh Trieàu Tieân keát thuùc bôûi Hieäp Ñònh Ñình Chieán Baøn Moân Ñieám ngaøy 27-7-1953. Ñaây laø moät hieäp öôùc thuaàn tuùy quaân söï.
Thaát baïi trong chieán tranh Trieàu Tieân, Trung Coäng taäp trung hoûa löïc vaø keùo caùc ñaïi phaùo töø maët traän Baéc Haøn xuoáng maët traän Baéc Vieät. Vôùi chieán thaéng Ñieän Bieân Phuû, Vieät Coäng chieám ñöôïc Mieàn Baéc Vieät Nam do Hieäp Ñònh Ñình Chieán Geneøve ngaøy 20-7-1954. Cuõng nhö Hieäp Ñònh Baøn Moân Ñieám, Hieäp Ñònh Geneøve chæ laø moät hieäp öôùc thuaàn tuùy quaân söï.
Theo ñònh luaät coù vay coù traû, ngaøy nay Haø Noäi phaûi thöïc hieän lôøi cam keát ñeàn ôn traû nghóa ngöôøi thaày baèng söï nhöôïng ñaát bieân giôùi cho Trung Quoác nhö ñaõ trình baøy ôû treân.
Töø 1959, muïc tieâu chieán löôïc cuûa Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam laø "giaûi phoùng Mieàn Nam" baèng voõ löïc. Qua naêm sau, 1960, chieán tranh Ñoâng Döông Thöù Hai ñöôïc chính thöùc phaùt ñoäng vôùi söï thieát laäp Maët Traän Giaûi Phoùng Mieàn Nam. Ñeå choáng laïi Vieät Nam Coäng Hoøa, Hoa Kyø vaø Ñoàng Minh, Haø Noäi hoaøn toaøn troâng caäy vaøo söï yeåm trôï cuûa Lieân Xoâ vaø nhaát laø Trung Quoác. Veà töông quan löïc löôïng, phe Quoác Teá Coäng Saûn khoâng theå qua maët ñöôïc Hoa Kyø vaø Theá Giôùi Daân Chuû. Do ñoù moät laàn nöõa, Haø Noäi caàn söï cöu mang taän tình cuûa ngöôøi thaày phöông Baéc. Muoán ñöôïc cöu mang cuõng laïi phaûi cam keát ïñeàn ôn traû nghóa ngöôøi thaày. Thaùng 9, 1958, qua lôøi Phaïm Vaên Ñoàng, Hoà Chí Minh, Chuû Tòch Ñaûng, Chuû Tòch Nöôùc cam keát nhöôïng cho Trung Quoác caùc quaàn ñaûo Hoaøng Sa vaø Tröôøng Sa.
Coù ø 3 lyù do ñöôïc vieän daãn trong cam keát naøy:
a) Vì Hoaøng Sa, Tröôøng Sa toïa laïc taïi caùc vó tuyeán 17-7 (Quaûng Trò-
Caø Maâu) neân thuoäc haûi phaän Vieät Nam Coäng Hoøa. Ñoái vôùi Haø Noäi nhöôïng Hoaøng Sa, Tröôøng Sa cho Trung Quoác trong thôøi ñieåm naøy chæ laø baùn da gaáu!
b) Sau naøy do nhöõng tình côø lòch söû, neáu Baéc Vieät thoân tính ñöôïc Mieàn Nam thì maáy hoøn ñaûo san hoâ taïi Bieån Ñoâng ñaâu coù aên nhaèm gì so vôùi toaøn theå laõnh thoå Vieät Nam?
Thaám ñoøn taïi Trieàu Tieân, Lieân Xoâ vaø Trung Quoác yù thöùc raèng Hoa Kyø ñaàu thaäp nieân 60 khoâng phaûi laø Phaùp ñaàu thaäp nieân 50. Vaø ngay töø khi chieán tranh buøng noå, caùn caân löïc löôïng ñaõ nghieâng veà Theá Giôùi Daân Chuû.
c) Giaû söû cuoäc "giaûi phoùng Mieàn Nam" khoâng thaønh, thì vieäc Trung Coäng chieám Hoaøng Sa Tröôøng Sa thuoäc laõnh haûi Vieät Nam Coäng Hoøa cuõng coù taùc duïng laøm suy yeáu phe quoác gia veà kinh teá, chính trò, chieán löôïc vaø chính nghóa.
Trong baûn töôøng trình thaùng 2, 2001 ñaêng treân Taïp Chí Coäng Saûn Haø Noäi thuù nhaän raèng ngay töø ñaàu thaäp nieân 70, Vieät Nam vaø Trung Quoác ñaõ tieán haønh ñaøm phaùn veà nhöõng vaán ñeà (nhöôïng) laõnh thoå, phaân ñònh (laïi) laõnh haûi, vaø thieát laäp (theâm) vuøng ñaùnh caù chung taïi Baéc Boä.
Noùi laø ñaøm phaùn cho coù veû bình ñaúng, nhöng ñaây chæ ñeå hieän thöïc nhöõng lôøi cam keát töø thôøi Hoà Chí Minh.
Tuy nhieân vì tham voïng baù quyeàn vaø baûn tính trí traù, Vieät Coäng ñaõ bò ngöôøi thaày keát aùn laø "vong aân boäi nghóa". Khaåu hieäu naøy ñöôïc veõ baèng sôn ñoû phía nam nuùi ñaù Laïng Sôn khi Chieán Tranh Ñoâng Döông Thöù Ba boäc phaùt naêm 1979. Töø 1989, vôùi söï giaûi theå Coäng Saûn taïi Ñoâng AÂu, söï can thieäp cuûa Lieân Hieäp Quoác taïi Caêm Boát vaø söï tan raõ cuûa Lieân Bang Soâ Vieát naêm 1991, Vieät Coäng laâm vaøo tình traïng coâ laäp, kieät queä. Vôùi muïc ñích cuõng coá chính quyeàn vôùi baát cöù giaù naøo, Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam phaûi muoái maët deïp töï aùi vaø lieâm sæ ñeå moät laàn nöõa quay veà thaàn phuïc Baéc Kinh. Töø 1988 hoï ñeå Trung Coäng chieám 8 ñaù noåi vaø ñaù chìm taïi Tröôøng Sa. Töø 1992, hoï ñeå Trung Coäng chieám khu daàu khí Vaïn An phía taây baõi Töù Chính thuoäc theàm luïc ñòa Vieät Nam.
Sau khi taùi laäp quan heä ngoaïi giao vôùi Baéc Kinh, naêm 1993 Haø Noäi xin thöïc thi nhöõng cam keát vôùi Trung Quoác baèng vieäc soaïn thaûo caùc hieäp öôùc (Taïp Chí CS 02/2001).
Vì nhöõng lyù do thaàm kín noùi treân, daân chuùng khoâng hieåu taïi sao, boãng döng voâ côù, Vieät Coäng ñaët buùt kyù 3 hieäp öôùc Baéc Vieät ñeå nhöôïng ñaát bieân giôùi, baùn nöôùc Bieån Ñoâng vaø daâng caù daâng daàu cho Trung Coäng.
Hieäp Öôùc Bieân Giôùi Vieät Trung ñaõ ñöôïc Ban Thöôøng Vuï Quoác Hoäi pheâ chuaån ñeå coù hieäu löïc chaáp haønh töø thaùng 6, 2000.
Theo giôùi am hieåu thì 2 hieäp öôùc Vònh Baéc Vieät cuõng seõ ñöôïc pheâ chuaån vaøo thaùng 6 naêm nay.
Laàn naøy Haø Noäi buoäc phaûi aên ôû phaûi ñaïo trong cöông vò moät chö haàu khieáp nhöôïc cuûa Baéc Kinh. Muïc ñích ñeå cuûng coá quyeàn löïc vaø giöõ chaët caùi gheá ñòa vò ñaõ quaù lung lay.
B. HAÄU QUAÛ
Theo Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ñaùnh Caù hai beân seõ thieát laäp moät vuøng ñaùnh caù chung roäng 60 haûi lyù, moãi beân 30 haûi lyù, töø ñöôøng trung tuyeán bieån saâu nhieàu caù, khôûi söï töø vó tuyeán 20 (Ninh Bình, Thanh Hoùa) ñeán vuøng Cöûa Vònh taïi vó tuyeán 17 (Quaûng Bình, Quaûng Trò).
Taïi Quaûng Bình, bieån roäng chöøng 120 haûi lyù. Theo ñöôøng trung tuyeán Vieät Nam ñöôïc 60 haûi lyù, tröø 30 haûi lyù cho vuøng ñaùnh caù chung, ngö daân chæ coøn 30 haûi lyù gaàn bôø, khoaûng 25% haûi phaän.
Taïi Thanh Hoùa, bieån roäng chöøng 170 haûi lyù. Theo ñöôøng trung tuyeán Vieät Nam ñöôïc 85 haûi lyù, tröø 30 haûi lyù cho vuøng ñaùnh caù chung, ngö daân chæ coøn 55 haûi lyù gaàn bôø, khoaûng 32% haûi phaän.
Theo nguyeân taéc huøn hieäp, caên cöù vaøo soá voán, soá taàu, soá chuyeân vieân kyõ thuaät gia vaø ngö daân chuyeân nghieäp, Trung Quoác seõ laø chuû nhaân oâng ñöôïc toaøn quyeàn ñaùnh caù ôû caû hai vuøng, vuøng ñaùnh caù chung vaø vuøng haûi phaän Trung Hoa. Nhö vaäy taïi vó tuyeán 20, ñaûo Haûi Nam seõ coù 115 haûi lyù veà phía taây, coäng theâm 200 haûi lyù vuøng ñaëc quyeàn kinh teá ñaùnh caù veà phía ñoâng thoâng sang Thaùi Bình Döông. Vôùi soá daân 7 trieäu, ñaûo Haûi Nam seõ coù 315 haûi lyù ñeå ñaùnh caù, so vôùi 55 haûi lyù cho 42 trieäu daân Baéc Vieät. Ñaây laø söï baát coâng quaù ñaùng!
Ngaøy nay Trung Quoác laø quoác gia ngö nghieäp soá 1 treân theá giôùi. Treân maët ñaïi döông, trong soá 10 taàu ñaùnh caù xuyeân döông troïng taûi treân 100 taán, ít nhaát coù 4 taàu mang hieäu kyø Trung Quoác. Nhö vaäy, trong cuoäc hôïp taùc ñaùnh caù vôùi Trung Quoác, Vieät Nam chæ laø caù roâ, caù rieác saùnh vôùi caù maäp, caù kình:
a) Trong soá 17 quoác gia ngö nghieäp phaùt trieån treân theá giôùi coù taàu ñaùnh caù lôùn troïng taûi treân 100 taán, moät mình Trung Quoác chieám hôn 40 % soá taàu, so vôùi 5% cuûa Hoa Kyø, 3% cuûa Nhaät Baûn vaø 2% cuûa Ñaïi Haøn, (Vieät Nam khoâng coù maët trong soá 17 quoác gia naøy).
b) Caùc taàu ñaùnh caù lôùn naøy coù trang bò caùc löôùi caù daøi vôùi taàm hoaït ñoäng 60 daëm hay 50 haûi lyù. Do ñoù ñoaøn ngö thuyeàn Trung Quoác khoâng caàn ra khoûi khu vöïc ñaùnh caù chung cuõng vaãn coù theå chaêng löôùi veà phía taây saùt bôø bieån Vieät Nam ñeå ñaùnh baét heát toâm caù, haûi saûn, töø Ninh Bình Thanh Hoùa, Ngheä An, Haø Tónh tôùi Quaûng Bình Quaûng Trò. Chaêng löôùi ñaùnh caù taïi khu vöïc Vieät Nam laø vi phaïm hieäp öôùc. Tuy nhieân caùc ñoäi tuaàn caûnh duyeân haûi seõ ngoaûnh maët laøm ngô. Laø cô quan kinh taøi cuûa Ñaûng, hoï seõ trieät ñeå thi haønh chính saùch thöïc duïng laøm giaøu vôùi baát cöù giaù naøo, keå caû baèng söï ñoàng loõa vi phaïm luaät phaùp vaø vi phaïm hieäp öôùc. Trong cuoäc hôïp taùc naøy khoâng coù bình ñaúng vaø ñoàng ñaúng. Vieät Coäng chæ laø keû ñaùnh keù, moâi giôùi hay maïi baûn, giuùp phöông tieän cho Trung Coäng maëc söùc vô veùt toâm caù haûi saûn cuûa ngö daân ñeå xin chia hoa hoàng (gioûi laém laø 10% vì Trung Quoác coù 100% taàu, 100% löôùi vaø 95% coâng nhaân vieân).
c) Roài ñaây Trung Coäng seõ coâng nhieân vi phaïm Hieäp Öôùc Hôïp taùc Ñaùnh Caù cuõng nhö hoï ñaõ thöôøng xuyeân vi phaïm Coâng Öôùc veà Luaät Bieån. Chieáu Coâng Öôùc caùc quoác gia duyeân haûi coù vuøng ñaëc quyeàn kinh teá 200 haûi lyù ñeå ñaùnh caù. Nhöng cuõng coù nghóa vuï phaûi baûo toaøn vaø dinh döôõng ngö sinh ñeå daønh haûi saûn cho bieån caû vaø caùc theá heä töông lai. Trung Quoác ñaõ traéng trôïn vaø thöôøng xuyeân vi phaïm Coâng Öôùc veà Luaät Bieån trong chính saùch "taän thaâu, veùt saïch vaø caïn taàu raùo maùng" aùp duïng töø thôøi Ñaëng Tieåu Bình. Ñoù laø chính saùch thöïc duïng meøo ñen, meøo traéng, laøm giaøu laø vinh quang, laøm giaøu vôùi baát cöù giaù naøo.
Töø 1/4 theá kyû theo kinh teá thò tröôøng, vôùi söï phaùt trieån vöôït böïc veà coâng kyõ ngheä, thöông maïi, ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí, ngaøy nay taïi vuøng duyeân haûi vaø theàm luïc ñòa Trung Hoa, caùc nguoàn lôïi thieân nhieân nhö toâm caù, daàu khí ñaõ caïn kieät. Trong khi ñoù nhu caàu canh taân kyõ ngheä hoùa vaø naïn nhaân maõn (cuûa 1 tyû 380 trieäu ngöôøi) ñoøi hoûi Trung Quoác phaûi môû roäng khu vöïc ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí xuoáng Mieàn Nam. Vôùi söï suïp ñoå cuûa Lieân Xoâ, töø 1992 Baéc Kinh cho Haø Noäi taùi laäp bang giao vaø nhaän baûo trôï. Nhöng vaãn khoâng queân yeâu caàu ñaøn em thöïc thi nghieâm chænh nhöõng ñieàu cam keát "bình sinh chi ngoân". Cuï theå laø naêm 1992 Baéc Kinh ñaõ ngang nhieân chieám baõi daàu khí Vaïn An, phía taây baõi Thanh Long Töù Chính cuûa Vieät Nam sau khi chieám 8 ñaù noåi vaø ñaù chìm taïi Tröôøng Sa töø 1988.
d) Vôùi 25 naêm kinh nghieäm trong ngheà caù, Trung Quoác ñaõ huaán luyeän ñöôïc moät ñoäi nguõ coâng nhaân vieân ñoâng ñaûo goàm caùc kyõ thuaät gia giaøu kinh nghieäm, caùc chuyeân vieân ñieän töû, vaø caùc ngö daân chuyeân nghieäp coù tay ngheà. Trong khi ñoù veà phía Vieät Nam chæ coù moät soá coâng nhaân khoâng chuyeân moân ñeå sai phaùi trong caùc coâng taùc taïp dòch hay coâng taùc veä sinh nhö röûa caù, röûa taàu v...v... Vaø roài ñaây, beân caïnh caùc lao ñoäng noâ leä xuaát khaåu taïi Ñoâng Nam AÙ , chuùng ta seõ coù theâm moät soá lao ñoäng noâ leä taïi Bieån Ñoâng treân caùc taàu ñaùnh caù xuyeân döông Trung Quoác.
C. KEÁ HOAÏCH 4 BÖÔÙC CUÛA TRUNG COÄNG ÑEÅ THOÂN TÍNH BIEÅN ÑOÂNG
Naêm 1982 vôùi tö caùch moät trong nguõ cöôøng thuoäc Hoäi Ñoàng Baûo An coù quyeàn phuû quyeát, Trung Coäng tham döï Ñaïi Hoäi Kyø 3 Lieân Hieäp Quoác veà Luaät Bieån vaø ñaõ hoan hyû kyù Coâng Öôùc veà Luaät Bieån. Kyù xong Coâng Öôùc, Baéc Kinh môùi thaáy lo! Theo Coâng Öôùc caùc quoác gia duyeân haûi chæ coù 200 haûi lyù vöøa laø vuøng ñaëc quyeàn kinh teá ñeå ñaùnh caù vöøa laø theàm luïc ñòa ñeå khai thaùc daàu khí. Trong khi ñoù Hoaøng Sa toïa laïc ngoaøi luïc ñòa Trung Hoa 300 haûi lyù, vaø Tröôøng Sa caùch Hoa Luïc 750 haûi lyù, neân khoâng thuoäc haûi phaän (theàm luïc ñòa vaø vuøng ñaëc quyeàn kinh teá ñaùnh caù) cuûa Trung Quoác.
Vì vaäy, ñaàu thaäp nieân 80, Baéc Kinh taäp hôïp 400 hoïc giaû Trung Hoa ngaøy ñeâm nghieân cöùu thaûo luaän roøng raõ trong suoát 10 naêm, ñeå keát luaän raèng "Nam Haûi laø Bieån Lòch Söû cuûa Trung Quoác töø thôøi Haùn Vuõ Ñeá ".
Bieån Lòch Söû hay Löôõi Roàng Trung Quoác naèm saùt bôø bieån Quaûng Ngaõi 40 haûi lyù, caùch Nam Döông 30 haûi lyù, caùch Maõ Lai vaø Phi Luaät Taân 25 haûi lyù. Noù bao goàm toaøn theå vuøng bieån Hoaøng Sa Tröôøng Sa vaø chieám troïn 3 tuùi daàu khí ñang khai thaùc laø Töù Chính (Vanguard) cuûa Vieät Nam, Coû Rong (Reed Bank) cuûa Phi Luaät Taân vaø Natuna cuûa Nam Döông.
Tuy nhieân veà maët phaùp lyù, neáu AÁn Ñoä Döông khoâng phaûi laø ñaïi döông cuûa AÁn Ñoä, thì Nam Haûi cuõng khoâng phaûi laø bieån cuûa Trung Hoa veà phía Nam.
Vaû laïi theo Toøa AÙn Quoác Teá La Haye, bieån lòch söû chæ laø noäi haûi.
Vaø thuyeát Bieån Lòch Söû cuûa Trung Quoác ñaõ bò Coâng Öôùc Lieân Hieäp Quoác Veà Luaät Bieån baùc boû trong Ñieàu 8: "Bieån lòch söû hay noäi haûi cuûa moät quoác gia toïa laïc trong luïc ñòa hay ñaát lieàn, beân trong bôø bieån hay ñöôøng caên baûn" (ñöôøng caên baûn laø möïc nöôùc thuûy trieàu thaáp).
Do ñoù Bieån Nam Hoa hay Nam Haûi khoâng phaûi laø Bieån Lòch Söû cuûa Trung Quoác vì noù laø ngoaïi haûi vaø caùch luïc ñòa Trung Hoa hôn 2000 caây soá.
Vaø coâng trình 10 naêm nghieân cöùu cuûa 400 hoïc giaû Trung Hoa chæ laø coâng "daõ traøng xe caùt Bieån Ñoâng, nhoïc nhaèn maø chaúng neân coâng caùn gì"!
Thaát baïi trong thuyeát Bieån Lòch Söû, Trung Quoác ñeà ra keá hoaïch 4 böôùc ñeå thoân tính Bieån Ñoâng.
Trong giai ñoaïn chuaån bò töø 1988 ñeán 1995, Trung Quoác tung ra chieán dòch hoûa muø, laán chieám böøa baõi caùc ñaù baõi taïi Tröôøng Sa, chieám 8 ñaù noåi vaø ñaù chìm thuoäc haûi phaän Vieät Nam trong ñoù coù ñaù Chöõ Thaäp (Fiery Cross) vaø ñaù Gaven, chieám baõi daàu khí Vaïn An, vaø chieám 6 ñaù chìm vaø baõi ngaàm nhö ñaù Vaønh Khaên (Mischief) trong theàm luïc ñòa Phi Luaät Taân.
Trong thôøi gian naøy, haûi quaân Trung Quoác thöôøng xuyeân tuaàn thaùm, phoùng hoûa tieãn, thao dieãn quaân söï, gaây tranh chaáp baát oån treân maët bieån, huø doïa seõ bieán Ñoâng Nam AÙ thaønh moät loø löûa Trung Ñoâng. Roài giôû gioïng khuyeán duï caùc quoác gia Ñoâng Nam AÙ haõy gaùc vaán ñeà tranh chaáp chuû quyeàn haûi ñaûo ñeå cuøng hôïp taùc khai thaùc ngheà caù vaø daàu khí taïi vuøng ñaëc quyeàn kinh teá vaø theàm luïc ñòa.
Bình thöôøng chuùng ta chæ thaáy coù söï hôïp taùc khai thaùc daàu khí giöõa hai quoác gia coù theàm luïc ñòa chung, nhö Ñaïi Haøn, Nhaät Baûn: bôø Phuù San chæ caùch bôø Yamaguchi 100 haûi lyù. Tuy nhieân chuùng ta khoâng thaáy coù sö khai thaùc chung daàu khí giöõa hai quoác gia khoâng coù chung theàm luïc ñòa (tröôøng hôïp Vieät Nam vaø Trung Quoác taïi vuøng bieån Hoaøng Sa-Tröôøng Sa).
Chieáu Ñieàu 121 Luaät Bieån caùc haûi ñaûo nhoû beù nhö Hoaøng Sa-Tröôøng Sa, vì khoâng coù thöôøng daân cö nguï vaø khoâng theå töï tuùc veà kinh teá, neân khoâng ñöôïc höôûng quy cheá 200 haûi lyù ñeå ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí.
Do ñoù tranh chaáp haûi ñaûo taïi Tröôøng Sa chæ laø tung hoûa muø. Muïc tieâu chieán löôïc cuûa Trung Quoác laø thoân tính Bieån Ñoâng veà kinh teá, baèng caùch ñoøi khai thaùc chung ngheà caù vaø daàu khí taïi caùc vuøng ñaëc quyeàn kinh teá vaø theàm luïc ñòa cuûa Vieät Nam, Cao Mieân, Thaùi Lan, Phi Luaät Taân, Maõ Lai, Nam Döông v...v...
Cho ñeán nay chæ coù Vieät Nam laø con moøng deã baét nhaát. Do nhöõng cam keát cuûa Ñaûng Coäng Saûn khi xin Trung Quoác cöu mang trong hai cuoäc Chieán Tranh Ñoâng Döông (töø ñaàu thaäp nieân 50 ñeán ñaàu thaäp nieân 70).
Sau giai ñoaïn chuaån bò laø giai ñoaïn thöïc hieän. Loä trình cuûa Baéc Kinh goàm 4 böôùc nhö sau:
1) Kyù keát Hieäp Öôùc Vònh Baéc Boä ñeå huûy baõi Hieäp Öôùc Baéc Kinh (theo ñoù Vieät Nam ñöôïc 63% vaø Trung Hoa ñöôïc 37% haûi phaän Baéc Vieät). Töø nay, theo ñöôøng trung tuyeán, hai beân ñöôïc chia ñeàu 50% (Vieät Nam ñöôïc 53% treân lyù thuyeát). Nhö vaäy,Vieät Nam ñaõ maát 13% haûi phaän khoaûng 15000 km2.
Treân thöïc teá, Trung Coäng khoâng aùp duïng nghieâm chænh ñöôøng trung tuyeán vaø ñaõ ñeà ra 21 ñieåm tieâu chuaån phaân ñònh, theo ñoù Vieät Nam chæ coøn 45% so vôùi 55% cuûa Trung Hoa (Vuõ Höõu San, saùch ñaõ daãn).
2) Kyù keát Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù ñeå thieát laäp vuøng ñaùnh
caù chung 60 haûi lyù. Vaø Vieät Nam chæ coøn töø 25% ñeán 32% haûi phaän Baéc Vieät. Vôùi caùc taàu ñaùnh caù lôùn troïng taûi treân 100 taán, vôùi caùc löôùi caù daøi coù taàm hoaït ñoäng 50 haûi lyù, vaø nhaát laø vôùi söï toa raäp ñoàng loõa cuûa ñoäi tuaàn caûnh duyeân haûi, toaøn theå Vònh Baéc Vieät seõ bieán thaønh khu ñaùnh caù töï do cho ñoäi kình ngö Trung Quoác maëc söùc taän thu, veùt saïch, vaø caïn taàu raùo maùng.
3) Töø ñaùnh caù ñeán khai thaùc daàu khí chæ coøn moät böôùc. Trong Hieäp Öôùc Phaân Ñònh Vònh Baéc Vieät coù ñieàu khoaûn quy ñònh raèng, khi daàu khí ñöôïc phaùt hieän, hai beân seõ khôûi söï hôïp taùc khai thaùc daàu khí. Daàu khí laø do caùc chaát höõu cô keát tuï trong caùc thuûy tra thaïch keát taàng döôùi ñaùy bieån. Caùc chaát höõu cô naøy ñöôïc nöôùc phuø sa soâng Hoàng Haø töø Vaân Nam vaø soâng Cöûu Long töø cao nguyeân Taây Taïng ñoå ra Bieån Ñoâng töø caû trieäu naêm nay. Do ñoù daàu khí neáu coù, laø do caùc chaát höõu cô töø luïc ñòa Vieät Nam, chöù khoâng phaûi töø Hoa Luïc. Maëc daàu vaäy, taïi Vònh Baéc Vieät, Trung Quoác ñaõ ñeà ra nhieàu döï aùn thaêm doø vaø khai thaùc daàu khí, nhö Döï AÙn Quyønh Haûi beân bôø ñaûo Haûi Nam vaø Döï AÙn Vònh Baéc Boä veà phía Baéc vó tuyeán 20. Khi duøng danh xöng "Vònh Baéc Boä", Trung Quoác maëc nhieân nhìn nhaän raèng ñoù laø vònh cuûa Vieät Nam veà phía Baéc. Vì neáu laø cuûaTrung Hoa thì phaûi goïi laø Vònh Nam Boä môùi ñuùng ñòa lyù.
4) Vôùi chính saùch veát daàu loang, sau khi thaønh töïu keá hoaïch ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí chung taïi Baéc Vieät, hai beân seõ tieán tôùi vieäc hôïp taùc ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí chung taïi mieàn duyeân haûi Trung vaø Nam Vieät. Ñieàu ñaùng löu yù laø vuøng laõnh haûi naøy thuoäc theàm luïc ñòa vaø khu ñaëc quyeàn kinh teá ñaùnh caù 200 haûi lyù cuûa Vieät Nam neân thuoäc chuû quyeàn tuyeät ñoái cuûa Vieät Nam. ÔÛ ñaây khoâng coù söï truøng ñieäp hay söï choàng laán haûi phaän nhö tröôøng hôïp Vònh Baéc Vieät.
Khoâng ai ngu daïi gì cho ngöôøi nöôùc ngoaøi ñeán ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí chung taïi theàm luïc ñòa vaø vuøng ñaëc quyeàn kinh teá rieâng cuûa nöôùc mình. Chieáu Ñieàu 77 Luaät Bieån, theàm luïc ñòa thuoäc chuû quyeàn tuyeät ñoái cuûa quoác gia duyeân haûi. Moïi söï chieám cöù baát cöù töø ñaâu tôùi cuõng ñeàu voâ hieäu, nhaát laø chieám cöù voõ trang (tröôøng hôïp Trung Coäng duøng voõ trang chieám Hoaøng Sa naêm 1974 vaø Tröôøng Sa töø naêm 1988).
Baèng keá hoaïch thoân tính 4 böôùc, ñeá quoác Baéc Kinh ñaõ buoäc Haø Noäi hieán daâng laõnh haûi Vieät Nam töø Vònh Baéc Vieät ñeán vuøng bieån Hoaøng Sa Tröôøng Sa theo lôøi cam keát cuûa Hoà Chí Minh (Phaïm Vaên Ñoàng chæ laø keû thöøa sai, baát löïc, khoâng coù caû quyeàn boå nhieäm moät thöù tröôûng theo lôøi töï phaùn)
Nhö vaäy, thuyeát Bieån Lòch Söû do Trung Quoác ñeà ra naêm 1982 seõ ñöôïc hieän thöïc hoùa trong loä trình 4 böôùc. Vì quyeàn lôïi rieâng tö, Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam ñaõ taùng taän löông taâm nhöôïng ñaát, baùn nöôùc, daâng bieån cho keû thuø truyeàn kieáp cuûa daân toäc.
ÑOÄI NGUÕ HAØNH KHAÁT GIA TAÊNG
Vôùi ñaø naøy thì khoâng caàn ñeán 15 naêm nhö thôøi haïn quy ñònh trong Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù, chæ sau daêm ba naêm, toaøn theå haûi saûn, toâm caù Vònh Baéc Vieät seõ khaùnh kieät vaø khoâng theå phuïc sinh trong vaøi theá heä. Vaø haøng trieäu ngö daân töø Nam Ñònh Ninh Bình, Thanh Ngheä Tónh ñeán Quaûng Bình Quaûng Trò seõ laâm vaøo caûnh khoán cuøng, khaùnh kieät. Vaø ñoäi nguõ tha phöông khaát thöïc taïi caùc trung taâm ñoâ thò seõ ngaøy caøng ñoâng ñaûo. Ñaïi toäi cuûa Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam laø khoâng theo kinh teá thò tröôøng ñeå phaùt trieån mieàn duyeân haûi nhö tröôøng hôïp Trung Quoác. Töø tröôùc Theá chieán I, vaø cho ñeán 1975, Vieät Nam vaãn laø moät trong nhöõng quoác gia giaøu thònh nhaát Ñoâng Nam AÙ. Saigon laø hoøn ngoïc Vieãn Ñoâng vaø Vieät Nam laø bao lôn cuûa Thaùi Bình Döông. Vaäy maø ngaøy nay, vaø roài ñaây, vôùi söï thoân tính Bieån Ñoâng cuûa ñeá quoác Baéc Phöông, caùc ngö daân vaø noâng daân töø duyeân haûi leân cao nguyeân vaãn khoâng nhìn thaáy aùnh saùng töø cuoái ñöôøng haàm.
Caùch ñaây vaøi naêm coù moät traän baõo lôùn töø Phi Luaät Taân thoåi qua. Ngö daân Thanh Hoùa ñöôïc caûnh baùo khoâng ñöôïc ñi bieån, khoâng ñöôïc ñaùnh caù ngoaøi khôi, vì ñi laø cheát. Vaäy maø, raát nhieàu ngö daân vaãn ñi bieån vaø ñaõ cheát trong ñaïi döông. Moät soá thaân nhaân chuùng ta cuõng ñaõ cheát trong Bieån Ñoâng khi vöôït bieån tìm töï do. Daãu sao khi cheát ñi, hoï coøn coù nieàm an uûi laø ñaõ cheát treân ñöôøng tìm töï do. Vaø caùi cheát cuûa hoï ñaõ caûnh tænh löông tri nhaân loaïi veà thöïc chaát cuûa moät cheá ñoä phi nhaân maø hoï ñaõ khöôùc töø. Trong khi ño,uø caùc ngö daân Thanh Hoùa cheát ñi maø khoâng coù nieàm an uûi naøo! Vì hoï ñaõ cheát trong tuûi hoå, uaát haän, cheát ñeå thoaùt hoûa nguïc traàn gian, khoâng muoán nhìn thaáy caûnh vôï con boû laøng, boû xoùm ñi tha phöông khaát thöïc.
Ngaøy nay taïi Thanh Hoùa, con chaùu Leâ Lôïi vaø Trieäu Thò Trinh muoán ñi haønh khaát cuõng phaûi xin giaáy chöùng nhaän hay chöùng minh thö cuûa nhaø caàm quyeàn. Neáu khoâng, do cheá ñoä hoä khaåu, hoï seõ bò truïc xuaát veà nguyeân quaùn. Muoán coù giaáy chöùng nhaän, hoï phaûi ñoùng moât loaïi thueá moân baøi giaáy pheùp, goïi laø thueá haønh khaát. Cuõng nhö ngöôøi lao ñoäng noâ leä hay ngöôøi noâ leä tình duïc phaûi ñoùng thueá ñaêng kyù vaø thueá lôïi töùc ñeå ñöôïc xuaát khaåu.
Trong lòch söû 4000 naêm cuûa daân toäc, khoâng thaáy chính quyeàn naøo taøn nhaãn nhö nhaø caàm quyeàn hieän nay. Ngay caû döôùi thôøi Baéc thuoäc, nhöõng vieân thaùi thuù nhö Toâ Ñònh nhaø Haùn, Tröông Phuï nhaø Minh, cuõng khoâng nôõ boùc loät nhöõng ngöôøi cuøng ñinh maït haïng trong giôùi haønh khaát. Huoáng chi nhöõng naïn nhaân naøy khoâng löôøi bieáng, yû laïi. Hoï ñaõ bò cheá ñoä naøy töôùc ñoaït moïi phöông tieän möu sinh. Ñau xoùt hôn nöõa keû bò boùc loät laïi laø ñoàng baøo vaø töøng laø ñoàng chí cuûa keû boùc loät.
Sau 60 naêm kinh qua cheá ñoä Coäng Saûn, chuùng ta yù thöùc raèng cheá ñoä naøy khoâng theå söûa chöõa ñöôïc. Vì töông lai daân toäc, vì quyeàn soáng con ngöôøi, chuùng ta phaûi ñöùng leân thieát laäp cheá ñoä

No comments:

Post a Comment