VÕ KỲ ĐIỀN *CÂY SẦU RIÊNG VƯỜN CŨ
laøm baèng taám vaùn daày, caùc chön ñöôïc ñoùng dính luoân xuoáng ñaát.
Taám vaùn ñöôïc cöa caét raát thoâ nhöng vì nhieàu ngöôøi ngoài tôùi ngoài lui
neân noù trôû thaønh trôn laùng. ÔÛ traïi chuyeån tieáp ñeå ñi ñònh cö, ai cuõng
thích ñeán ñaây, vì ít ra taïi vò trí naày, ngöôøi ta coù theå nhìn ra ngoaøi thaáy
ñöôïc moät khoaûng trôøi nhoû vaø ôû döôùi kia, caùi söôøn ñoài thoai thoaûi
coù vaøi maõnh vöôøn, caây coái xanh maùt.
Ngoài keá beân toâi laø chuù hai thôï baïc, queâ ôû Soùc Traêng. Moãi laàn ra
ñaây, toâi ñeàu gaëp chuù. Khí haäu Maõ Lai thieät laø kyø cuïc. Ban ñeâm,
trôøi laïnh teo ruoät teo gan, nguû phaûi ñaép meàn. Ban ngaøy trôøi noùng nhö
ñoå löûa, hôi noùng höøng höïc töø saùng tôùi chieàu, moà hoâi töôm ra ñaày
ngöôøi. ÔÛ taïi leàu khoâng caùch gì chòu noåi neân ai cuõng tìm nôi ñeå troán
noùng. Coøn choã naøo lyù töôûng hôn choã naày. Caùi baêng nuùp döôùi
boùng maùt moät buïi tre um tuøm, ngoaøi kia döôùi söôøn ñoài laø phong
caûnh kyø thuù. Thieät ra ôû vuøng naày coøn nhieàu nôi caûnh vaät ñeïp hôn
nhieàu nhöng daân tî naïn bò giôùi haïn trong voøng raøo keõm gai neân ñaâu
coù ñöôïc ra ngoaøi maø ñi ñoù ñi ñaây. Coù maáy ngöôøi ñi chöõa bònh veà
keå laïi raèng ôû ngoaøi kia, thaønh phoá ñeïp ñeõ, sang troïng, saïch seõ, tieän
nghi. Rieâng toâi vaø chuù hai thôï baïc thì chæ bieát xöù Maõ Lai qua caùi
khung trôøi nhoû xíu naày.
Toâi ngoài ôû ñaây maø ñaàu oùc ôû ñaâu ñaâu. Caùi vuøng ñaát môùi maø
toâi seõ ñeán thì xa laï quaù, nôi ñoù coù veõ haáp daãn laém. Coù nhaø laàu
choïc trôøi, coù xa loä theânh thang, coù tuyeát rôi traéng xoaù, coù ñuû moïi
thöù vui. Toâi töôûng töôïng ra bao caûnh kyø laï maø toâi seõ ñöôïc maét
thaáp, tai nghe trong moät ngaøy raát gaàn. Nhöng coù anh baïn ñi tröôùc, gôûi
thô veà traïi, trong coù ñoaïn vieát " ...vöøa böôùc ra khoûi maùy bay nhö ñi
vaøo caùi tuû laïnh, muõi thôû ra khoùi, tay chön teâ coùng..", toâi chôït thaáy
gheâ quaù, quay qua chuù hai thôï baïc:
-Mai moát qua beån, chuù sôï laïnh hoâng chuù hai?
-Sôï chôù thaày tö, ÔÛ nhaø toâi luùc naøo cuõng taém baèng nöôùc noùng
nhö maáy oâng ghieàn thuoác phieän. Taïi khoâng nöôùc naøo nhaän neân toâi
ñaønh phaûi chòu ñi Canada. Tuoåi giaø xöông coát chòu laïnh dôû laém.
Ngöôøi ta noùi ôû beån, xin loãi thaày tö nghen, ñi tieåu ngoaøi ñöôøng, noù
ñoùng laïi thaønh caây nöôùc ñaù. Nghe noùi sôï quaù. Maáy ñöùa nhoû thì
khoaùi chí. Toái toái tuïi noù ruû nhau ñi ñeán hoäi tröôøng coi chieáu phim.
Thaáy taây taø tröôït tuyeát vôùi nhaûy ñaàm, coi boä tuïi nhoû chòu döõ.
Toâi nhìn chuù hai thôï baïc. Chuù oám ngöôøi, da xanh meùt, maët xöông
xöông, daùng khaéc khoå. Muoán gôïi chuyeän cho vui, toâi noùi:
-Thì laàn hoài roài cuõng quen. Ngöôøi ta chòu ñöôïc thì mình chòu ñöôïc,
coù gì maø lo. Toâi vôùi chuù qua beån, mình hoïc moät khoaù nhaûy ñaàm
vôùi taäp tröôït tuyeát laø xong heát. Ngöôøi ta tôùi ñaâu mình tôùi ñoù. Vöôït
bieân nguy hieåm, cheát soáng vaày maø mình coøn laøm ñöôïc, nhaèm nhoø gì
ba caùi leû teû ñoù!
-YÙ thoâi thaày tö, thaày tuoåi treû thì coøn ñöôïc, toâi treân naêm möôi roài,
tieáng Taây tieáng Myõ moät chöõ cuõng khoâng bieát, noùi chi tôùi vieäc oâm
ñaàm maø nhaûy nhoùt.
-Vaäy chuù chòu cöïc, chòu khoå laën loäi qua ñaây ñeå laøm chi?
Chuù hai nhìn ra xa traû lôøi ngaäp ngöøng:
-Taïi beân mình khoù soáng quaù, vöøa nhöùc ñaàu, vöøa ngheït thôû, neân
phaûi ñi. Chôù vui veû gì. Toâi ñaâu coù muoán nhöng hoaøn caûnh baét buoäc.
Thaày tö nghó coi, caùi tieäm thôï baïc nhoû xíu cuõng bò tòch thaâu. Thoââi
ñaønh deïp keàm, deïp buùa. Toâi laøm ñôn xin veà queâ laøm ruoäng. Nhaø
nöôùc cuõng khoâng cho, baét phaûi ñi xaây döïng kinh teá môùi. Caùi cheá ñoä
gì coù maét khoâng ñöôïc nhìn, coù tai khoâng ñöôïc nghe, coù mieäng khoâng
ñöôïc noùi, thì ôû laïi laøm gì. Noùi thieät vôùi thaày tö, toâi ngoài ñaây maø
ñaàu oùc vaãn nhôù Baõi Xaøu. Tröôùc nhaø toâi coù caùi raïch nhoû, chieàu
chieàu ra ñaèng tröôùc caâu caù, cuõng ñuû vui. Lôùn tuoåi roài, ñaâu coøn
ham muoán gì nöõa!
Noùi xong, chuù ngoù meânh ngoù moâng. Chôït chuù ñöa tay chæ xuoáng
phía döôùi söôøn ñoài, hoûi:
-Caùi vöôøn ôû döôùi ñoù troàng caây gì maø caønh laù xanh um?
Toâi nhìn theo, traû lôøi ngay:
-Caây saàu rieâng ñoù. Maáy caây naày môùi troàng chöøng ba boán naêm,
coøn nhoû chöa coù traùi. Neáu lôùn hôn moät chuùt thì muøa naày ñaõ coù
boâng roài.
Toâi nhìn caây saàu rieâng Maõ Lai laù nhoû nhöng taøn raäm hôn saàu rieâng
ôû Vieät Nam. Thaáy khu vöôøn naày loøng toâi ñaâm ngaån ngô. Queâ toâi laø
xöù cuûa saàu rieâng, maêng cuït, baây giôø noù ra sao?
Toâi quay qua hoûi chuù hai:
-UÛa, chuù chöa bao giôø thaáy caây saàu rieâng sao? Chuù coù aên ñöôïc
saàu rieâng khoâng? Coù nhieàu ngöôøi heã nghe tôùi muøi laø chaïy maát, hoï
noùi hoâi khoâng chòu noåi.
-Toâi khoaùi laém chôù. Cöù tôùi muøa traùi caây laø mua moãi laàn caû
chuïc kí, aên tôùi môø con maét... Nhöng tieác quaù, toâi chöa coù dòp ñi vöôøn
ñeå thaáy caây cuûa noù...
Toâi beøn moâ taû caây saàu rieâng cho chuù hai bieát:
-Thoâng thöôøng thì ôû beân mình, caây trung bình coù thaân lôùn côû coät
nhaø, cao hôn coät ñeøn ñöôøng chuùt xíu, taøn thöa maø roäng, muøa coù traùi
nhìn thaáy meâ laém. Traùi noù treo luûng laúng ñaày caønh, gai ñaâm tua tuûa.
Nhöõng traùi coøn non nhoû côû traùi cau, traùi quít, thöôøng bò ruïng raûi raùc
quanh goác. Hoài nhoû tuïi toâi löôïm laáy, beû maáy caùi gai nhoïn, caém leân
caøm... ñeå laøm oâng giaø raâu!
-Traùi noù to quaù maø ñaày gai, ruûi noù ruïng truùng ñaàu thì chaéc cheát!
-Vaäy maø hình nhö chöa coù ai bò rôùt beå ñaàu vì saàu rieâng. Chæ coù
maáy anh ñi aên troäm môùi sôï thoâi vì traùi noù chæ ruïng vaøo nöûa ñeâm
veà saùng. Traùi saàu rieâng chín ruïng aên môùi ngon. Neáu caét cuoáng sôùm,
coøn non aên laït nhaùch, nhieàu khi bò söôïng. Ngöôøi saønh ñieäu hoï löïa
choïn kyõ caøng khi mua. Phaûi laø thöù voû moûng, nhoû hoät, côm daày
maøu môõ gaø, aên caùi vò noù beo beùo, ñaêng ñaéng môùi ñaõ. Chôù aên
saàu rieâng maø löïa thöù côm ngoït ngay, thì aên chöøng vaøi muùi laø ngaùn
ngöôïc. AÊn buoåi saùng, buoåi chieàu coøn nghe muøi thôm.
-Maø chuù hai ôi, aên saàu rieâng maø aên moät mình cuõng chöa ñuû ngon.
Phaûi ñi vaøo vöôøn vôùi moät coâ baïn gaùi deã thöông, löïa moät nôi im maùt,
gom coû khoâ laïi laøm ñeäm, khui traùi saàu rieâng chín thôm nöïc noàng, caàm
töøng muùi baèng naêm ngoùn tay, aên heát roài coøn lieám côm coøn dính treân
caùc ngoùn tay, muùt chuøn chuït, nhìn nhau maø cöôøi... môùi ñaõ theøm.
-Sao taû caûnh nghe meâ quaù vaäy. Chaéc thaày tö aên saàu rieâng kieåu
ñoù hoaøi?
-Phaûi ñöôïc nhö chuù noùi, cuõng ñôõ. Nhieàu khi toâi nghó tôùi coøn töùc
mình. Hoài ñoù tôùi giôø, ngoài döôùi goác caây saàu rieâng thì nhieàu, coøn aên
nhö vaäy thì chöa bao nhieâu. Baây giôø ngoài ñaây, nhôù tôùi kyû nieäm maø
trong loøng nao nao. Luùc ñoù toâi vöøa ñöôïc hai möôi tuoåi...
Toâi gaëp laïi Phöông do moät söï tình côø. buoåi chieàu hoâm ñoù, trôøi
vöøa saåm toái. toâi ôû lôùp hoïc ra, ñi ngay ñeán ngaû tö ñaàu ñöôøng, ñeå
ñoùn xe veà tænh nhaø. Chieác xe loâ ngöøng laïi. Toâi nhìn vaøo xe, thaát
voïng, trong khoang khoâng coøn moät choã troáng. Ngöôøi ta ngoài ñen ngheït,
chen chuùc nhau. Anh lô xe môû cöûa, nhaûy xuoáng keùo tay toâi, ñaåy vaøo.
Toâi coá chen vaøo trong. Coù vaøi tieáng caèn nhaèn nho nhoû:
-Xe chaät cöùng, choã ñaâu maø chöùa nöõa!
Toâi vöøa ngoài xuoáng vöøa nghe baùc taøi xeá traû lôøi:
-Baø con coâ baùc thoâng caûm. Chuyeán choùt hoång röôùc, ngöôøi ta phaûi
nguû laïi Saøi Goøn sao ? Theá laø ñaâu vaøo ñoù. Ai naáy ñaønh chòu
chaät. Toâi bò keït cöùng tö beà. Phía tröôùc, phía trong, phía sau laø ngöôøi ta,
coøn beân phaûi laø caùnh cöûa xe baèng saét. Toâi khoâng coù caùch gì ñeå
ñaët chön cho goïn. day qua, trôû laïi, söûa tôùi, söûa lui, cuõng khoâng oån
thoaû chuùt naøo. Nhôø xe chaïy coù ñöôïc chuùt ít gioù maùt. AÙnh saùng veà
ñeâm cuûa thaønh phoù laáp loaùng qua cöûa xe. Ñeøn quaûng caùo xanh xanh,
ñoû ñoû. Ñeøn ñöôøng saùng traéng nhôït nhaït. Baàu trôøi laáp laùnh ñaày sao.
Chieác xe coøn chaïy loanh quanh chöa ra khoûi thaønh phoá. Toâi yeân chí noù
seõ chaïy moät maïch veà tôùi tænh. Chaät quaù roài laøm sao chöùa ñöôïc
nöõa. Naøo ngôø, qua moät goùc phoá, chieác xe töø töø ngöøng laïi. Coù tieáng
oàn aøo:
- Trôøi ñaát ôi, caùi xe nhoû xíu nhö vaäy, baùc taøi tính chöùa bao nhieâu
maïng ?
Toâi thaát voïng. Neáu coù theâm ngöôøi, toâi seõ bò doàn vaøo trong. Coøn
ñaâu maø nhìn thaáy phong caûnh beân ñöôøng vôùi gioù maùt traêng saùng.
Chöa kòp phaûn öùng gì, thì cöûa xe ñaõ môû, anh lô nhaûy xuoáng, ñaåy
ngöôøi khaùch môùi leân choã toâi. Toâi baét buoäc ôû caùi theá phaûi eùp saùt
vaøo beân trong ñeå nhöôøng choã. Ñuùng laø hoäp caù moøi. Haønh khaùch
bò eùp nhö maáy con caù naèm saép lôùp, heát cuïc cöïa. Baùc taøi vöøa cho xe
chaïy, vöøa cam keát:
-Thoâi ñuû roài, khoâng röôùc nöõa. Baây giôø thì xe hôi chaät. Xe chaïy
moät hoài, noù laéc xuoáng ñaâu vaøo ñoù. Baø con coâ baùc thoâng caûm!
Khoâng thoâng caûm vôùi baùc taøi cuõng khoâng ñöôïc. Trôøi toái roài,
khoâng leõ böôùc xuoáng xe ñeå ôû laïi Saøi goøn ñeâm nay. Maø baây giôø thì
toâi ñaâu coøn muoán böôùc xuoáng nöõa. Ngöôøi haønh khaùch vöøa môùi leân
laø moät coâ gaùi coøn treû, trong aùnh saùng môø môø, toâi khoâng thaáy roõ
nhöng coù leõ naøng ñeïp laém. Taø aoù vaøng ñöôïc veùn kheùo qua beân,
naøng coá thu mình cho nhoû goïn laïi, daùng kheùp neùp. Rieâng toâi vì ñuïng
chaïm beân ngöôøi naøng neân loay hoay, xoay ngang ngöôøi laïi cho thö thaû.
ÔÛ caùi theá naày toâi thaáy thoaûi maùi hôn nhöng ñoàng thôøi caùnh tay phaûi
nhö oâm laáy ngöôøi naøng. Toâi maéc côõ quaù, ñaâu coù daùm ñuïng, ñaønh
phaûi voùi tay qua gaùc treân cöûa xe cho ñôõ moõi. Troïn nöûa ngöôøi beân
phaûi toâi eùp saùt nöûa ngöôøi beân traùi cuûa naøng. Toâi nghe moät caûm
giaùc eâm aùi beành boàng. Toâi ñaâu coù ngôø hoaøn caûnh traùi ngang nhö
vaäy. Laàn ñaàu tieân ngoài gaàn moät coâ gaùi laï, toâi boái roái quaù. Toâi
thöû nghó haèng chuïc caâu hôûi ñeå mong laøm quen vôùi naøng, nhöng thaáy
caâu naøo cuõng voâ duyeân. Thoâi ñaønh ngoài im, laøm ra veû ñöùng ñaén
nghieâm nghò.
Boãng chieác xe queïo gaét ôû moät khuùc quanh, ngöôøi naøng ñeø haún
leân toâi. Nhö ñeå ñôõ maéc côû, noùi noùi baâng quô:
-Chieàu thöù baûy naøo xe cuõng chaät nöùt!
Toâi beøn baét chuyeän:
-Daï, daï, cuõng hôi ñoâng.
-Chuùt xíu nuûa laø toâi ñoùn huït roài. Töø tröôøng ra tôùi ñaây keït xe
quaù!
-Chaéc coâ hoïc tröôøng Luaät?
Coâ ta hôi nghieâng ñaàu qua toâi, hoûi laïi:
-Sao anh bieát?
Toâi thaáy vui trong buïng, coù dòp ñeå naøng thaáy toâi thoâng minh:
-Ña soá sinh vieân luaät thöôøng ñoùn xe choã coâ vöøa leân.
Naøng cöôøi nheï nhaøng, haøm raêng traéng boùng ñeàu ñaën:
-Daï khoâng phaûi, toâi hoïc ôû Vaên Khoa.
Toâi ñoaùn traät laát. Nhöng khoâng heà gì. Mieãn noùi chuyeän ñöôïc vôùi
naøng laø vui roài. Toâi tuy khoâng hoïc ôû ñoù, nhöng cuõng bieát chuùt ít:
- Xin loãi, toâi hôi toø moø, coâ ñang theo chöùng chæ naøo ?
-Daï, toâi hoïc lôùp döï bò..
-Vaäy laø coâ ñöôïc hoïc vôùi oâng giaùo sö Vöông Hoàng Seãn. Toâi khoaùi
ñöôïc nghe oång noùi chuyeän. Heã saùch naøo coù baøi oång vieát, toâi ñeàu
kieám mua. OÅng raønh veà ñoà coå... Chaéc coâ cuõng thích caùc giôø oâng
aáy daïy?
Laïi moät laàn nöõa toâi bò hoá:
-Daï, toâi sôï caùc giôø ñoù laém. Kyø roài, toâi bò rôùt vì moân Vaên Chöông
Quoác AÂm, neân kyø nhì phaûi thi laïi moân naày.
Toâi khoâng daùm hoûi theâm. Toâi suy nghó hoaøi cuõng khoâng hieåu taïi
sao coâ ta laïi rôùt moân Quoác AÂm, caùi moân ñöôïc coi laø deã hôn caùc
moân khaùc. Voán ít noùi vaø hay ruït reø, toâi laïi ñaønh ngoài im. Thoang
thoaûng, toâi ngöõi thaáy toùc naøng coù muøi thôm nheø nheï. Töï nhieân toâi
caûm thaáy trong loøng moät xuùc ñoäng baát ngôø. Trôøi ñaát naøo xui khieán
cho toâi gaëp naøng nhö vaäy. Baây giôø toâi phaûi noùi caâu naøo nöõa ?
-Chaéc coâ veà tôùi beán xe ?
-Daï khoâng, toâi xuoáng Caàu Ngang.
Toâi laïi tìm ñöôïc caâu ñoái ñaùp:
-Coâ ôû gaàn caùi nhaø ngoùi ñoû, coù coång saét sôn xanh khoâng? ñaèng
tröôùc coù buïi tre ngaø ?â
Coâ ta nghieâng ñaàu qua nhìn toâi:
-Chaéc anh laø baïn hoïc cuûa anh Bình! caên nhaø ñoù cuûa toâi.
Ñoaïn naøng chaêm chuù nhìn toâi, thoaùng do döï, naøng tieáp:
-Phaûi anh laø anh Höng khoâng, em laø Phöông ñaây !
Toâi vöøa xaùc nhaän thì naøng líu lo:
-Trôøi ôi, sao laâu quaù khoâng thaáy anh xuoáng nhaø chôi. Ba maù em vôùi
anh Bình thöôøng nhaéc tôùi anh hoaøi.
Toâi ngaïc nhieân sung söôùng. Khoâng deø con nhoû Phöông ngaøy naøo
nhoû xíu, ñen thui, môùi coù maáy naêm maø lôùn ñeïp nhö vaäy. Nhöõng
chuyeän naêm tröôùc baây giôø ñöôïc toâi vaø Phöông nhaéc laïi. Naøng noùi
chuyeän lanh lôïi, duyeân daùng. Toâi laàn laàn bình tónh hôn. Toâi hoûi thaêm
tin töùc Bình, sau cuøng toâi thaéc maéc:
-OÂng Seãn deã laém maù! Taïi sao Phöông laïi bò keït moân Quoác AÂm?
Phöông phaân traàn:
-Anh Höng thöû nghó coi, em vaøo vaán ñaùp, oång ñöa em quyeån " Truyeän
Ñôøi Xöa "ø cuûa Tröông Vónh Kyù, bieåu em ñoïc baøi " Anh chaøng sôï vôï
" Caùi chuyeän anh chaøng luøi khoai lang trong tro noùng cho chín ñeå aên
vuïng, naøo ngôø chò vôï veà nöûa chöøng, anh ta sôï quaù beøn coät tuùm oáng
quaàn laïi, boû cuõ khoai lang vaøo trong ñoù ñeå daáu, noùng quaù beøn nhaåy
caø töng. Ñoïc ñeán ñaây, oång baûo ngöøng laïi vaø hoûi em:
-Nhaåy caø töng laø nhaûy laøm sao "
Em coøn ñang suy nghó chöa kòp traû lôøi, thì oång hoûi tieáp:
- Ñaâu coâ nhaûy caø töng cho toâi coi!
-Anh Höng thöû nghó caû caùi phoøng thi roäng meânh moâng. ÔÛ döôùi caû
maáy chuïc ngöôøi ngoù leân, em maéc côû quaù, laøm sao daùm nhaûy. Chôø
hoài laâu khoâng ñöôïc, oång nghó laø em khoâng bieát, neân cho döôùi ñieåm
trung bình. Em ñaønh phaûi thi laïi kyø hai.
Toâi an uûi naøng:
-Gaëp toâi maø oång bieåu nhaûy thì cuõng rôùt. Ai laïi nhaûy caø töng tröôùc
maét moïi ngöôøi, kyø thaáy moà.
Phöông cöôøi nheï:
-Laïy trôøi cho mai moát ñöøng gaëp caùi "Anh chaøng sôï vôï " nöõa.
Toâi chôùp ngay laáy caùi caâu noùi hôù ñoù, hoûi laïi:
-Vaäy chôù Phöông muoán gaëp anh chaøng nhö theá naøo, cho toâi bieát
caùc ñieàu kieän ñoøi hoûi....ñeå kieám caùi ñaàu heo.
Phöông choáng cheá:
-Ô Anh Höng, khoâng phaûi vaäy ! Maáy naêm roài gaëp laïi, anh vaãn y nhö
hoài xöa, cöù phaù em hoaøi.
Töø ñoù toâi thöôøng xuoáng Caàu Ngang thaêm gia ñình naøng. Bình thì ñaõ
vaøo quaân ñoäi, ít khi coù nhaø. Maù naøng laàn naøo thaáy toâi, cuõng noùi:
-Khi naøo raõnh roåi chaùu xuoáng ñaây chôi, ñöøng ngaïi gì heát, thaèng Bình
ñi lính, hai Baùc nhôù noù quaù. Nhaø ñôn chieác khoâng coù ai.!
Coøn Ba naøng thì ít noùi, thöôøng daãn toâi ra sau vöôøn, beû traùi caây caû
ñoáng baét aên. Phöông xinh xaén, deã thöông, laêng xaêng laøm caùc moùn
ngon ñeå ñaõi khaùch. Chuùng toâi thöôøng aên döôùi goác caây saàu rieâng
lôùn. Vöôøn nhaø Phöông raát roäng. caùc möông nöôùc nhoû ñaày rong. Nöôùc
trong vaét, thaáy ñöôïc nhöõng con caù baõi traàu,caù lia thia, caù lìm kìm, loäi
nhôûn nhô döôùi ñoù. Ñaát ñen maàu môõ, caây daâu, caây maêng cuït, caây
saàu rieâng, coù nhöõng taøn laù xanh um, maùt röôïi...
Toâi ngoài maø nghe loøng khoan khoaùi, maét nhìn aùnh naéng laáp laùnh
qua caùc khoaûng laù thöa. Ñaâu ñaây coù con chim hoùt treân caønh, tieáng
nghe trong treûo quaù. Phöông cuõng nhö chim líu lo:
-Treân nhaø anh Höng coù vöôøn khoâng? coù troàng nhieàu boâng khoâng?
ñoâi khi leân tænh, em muoán gheù chôi cho bieát maø sôï... anh Höng khoâng
theøm tieáp.
Maù Phöông maéng yeâu con gaùi:
-Caùi con nhoû naày, maày laøm nhö caäu Höng laø ngöôøi döng!
Phöông vöøa ngoù xeùo toâi, vöøa traû lôøi meï:
-Thì maù thaáy ñoù, hoâm con gaëp anh Höng treân xe, ngoài gaàn caû giôø
ñoàng hoà, aûnh ñaâu coù theøm nhìn... baø con!
Toâi khoâng bieát traû lôøi ra sao, ñaønh cöôøi tröø! OÂi! nhöõng buoåi
tröa aám cuùng, loøng vui nhö môû hoäi. Toâi vaãn ñaén ño, ruït reø, chöa daùm
ngoõ yù vôùi Phöông. Hoïc haønh chöa thaønh, coâng danh chöa toaïi, baây giôø
coøn quaù sôùm ñeå noùi chuyeän yeâu ñöông....
Nhöõng ngaøy thaùng keá tieáp qua mau. Ba maù Phöông saün coù voán, môû
theâm caên tieäm caàm ñoà ngoaøi chôï. Ngoaøi nhöõng giôø hoïc, Phöông
coøn phuï meï buoân baùn, troâng nom coâng vieäc soå saùch. Toâi laïi coù dòp
gaëp gôõ naøng nhieàu hôn. Chuùng toâi trao ñoåi chuyeän trôøi möa, trôøi
naéng, chuyeän hoïc haønh, thi cöû. Toaøn laø chuyeän ñaâu ñaâu, vaäy maø
cuõng coù ñeå noùi hoaøi, khoâng chaùn. Coù laàn Phöông hoûi toâi:
-Anh Höng ôi, hieän thôøi anh thöông ai nhöùt ?
Toâi traû lôøi, cöôøi cöôøi:
-Thì Phöông bieát roài, toâi noùi hoaøi! Ñôøi toâi chæ thöông coù chuù luøn
baùn huû tieáu döôùi goác me...
Maët Phöông hôi phuïng phòu:
-Vaäy chôù maáy ngöôøi ñeïp cuûa anh, khoâng ai baèng chuù luøn sao ?
Toâi giaûng nghiaõ:
-Ñeïp ñaâu coù aên ñöôïc. Coøn huû tieáu caây me aên ngon, cho neân toâi
thöông ... chuù luøn.
Phöông nín thinh, baäm moâi töùc toái. Toâi muoán giaûi hoaø cho khuaây
khoaû:
-Phöông ôi, maáy ngaøy ôû nhaø khoâng coù buoân baùn, em laøm gì ?
-Em ñi chôï, mua caù mua cua.
-Roài sau ñoù Phöông laøm gì nöõa ?
Naøng traû thuø toâi, traû lôøi tænh ruïi:
-Thì em laøm caù laøm cua.
-Vaäy chôù khoâng luùc naøo Phöông nhôù tôùi baïn beø chuùt xíu naøo sao ?
Phöông baät cöôøi, töôi nhö ñoaù hoa buoåi saùng:
-Coù chôù, luùc gheù aên huû tieáu caây me thì nhôù tôùi anh!
Toâi vöøa laøm ñieäu boä thaát voïng, vöøa nhìn söõng maët naøng. Phöông
cöôøi, khuoân maët vuoâng vuoâng, raïng rôõ, laøn da traéng mòn maøng. Toùc
caét ngaén goïn, caùi muõi thaúng cao, xinh xaén. Caëp moâi treà treà. Heøn chi
naøng noùi chuyeän tía lia. OÂng trôøi sao thieät baát coâng. Maët Phöông
khoâng moät khuyeát ñieåm. Taát caû ñöôøng neùt ñeàu hoaø hôïp, theâm vaøo
ñoù laø caùi duyeân daùng nöõa. Coøn toâi thì vöøa xaáu, vöøa ñen, ñöôïc quen
vôùi naøng, ñôøi toâi coøn haïnh phuùc naøo hôn. Do caâu chuyeän ñaåy ñöa,
baát chôït toâi thaáy Phöông deã thöông laøm sao. Trong moät thoaùng ngaån
ngô, toâi noùi ñaïi:
-Coâ chuû tieäm caàm ñoà ôi,sao coâ ñeïp quaù vaäy ? Tieäm coâ caàm
vaøng baïc, chaâu baùu ngoïc ngaø maø coù caàm "ngöôøi ta" khoâng ?
Phöông troá maét nhìn toâi. Hình nhö naøng chöa hieåu caâu noùi. Caëp maét
naøng troøn to, ñen boùng, ngaây thô. Toâi noùi tieáp:
-Coù moät sinh vieân ngheøo, hoïc haønh dang dôû, hoaøn caûnh tuùng baán,
caàn caàm taïm ñeå ñuû tieàn aên hoïc, mieãn coù côm canh ngaøy hai böûa,
mai sau coù ngheà nghieäp vöõng chaéc, nguyeän seõ laøm "toâi moïi" ñeå traû
coâng laãn lôøi.
Phöông hieåu ra, cöôøi nho nhoû, thuû thæ beân tai toâi;
-Anh Höng muoán caàm thieät khoâng ñoù ? Tieäm cuûa em khoâng khoù
khaên nhö maáy tieäm khaùc ñaâu. Mieãn laø soøng phaüng, sieâng naêng, traû
nôï suoát ñôøi...
Töø ñoù, toâi vaø Phöông thöông nhau. Roài chieán tranh ngaøy moät taøn
khoác. Toâi phaûi vaøo quaân nguõ, troâi noãi ngöôïc xuoâi. Nhöõng caùnh thô
noàng naøn thay theá nhöõng laàn gaëp gôõ. Phöông thöôøng vieát cho toâi
bieát, naøng ñaõ phaûi nhieàu laàn töø choái nhöõng moái mai xung quanh. Toâi
run trong buïng. Laøm sao naøng coù theå chôø ñôïi vaø neáu chôø thì ñeán
bao giôø. Thaân toâi, toâi coøn lo chöa xong. Cöôùi Phöông baây giôø, chæ
laøm khoå cho naøng, ñieàu maø toâi khoâng muoán. Yeâu Phöông, toâi muoán
naøng ñöôïc hoaøn toaøn sung söôùng. Phöông xinh xaén vaø deã thöông quaù,
naøng ñaâu theå vì toâi maø chòu khoå cöïc. Roát cuoäc roài thì toâi cuõng
phaûi chòu thua ñònh maïng. Moät buoåi saùng muøa thu, toâi nhaän ñöôïc thô
cuoái cuøng cuûa Phöông. Vaøo phoøng rieâng, toâi xeù thô ra ñoïc. Neùt chöõ
quen thuoäc deã thöông ngaøy naøo, quay cuoàng tröôùc maét toâi:
" ...ba maù baét em phaûi laäp gia ñình vôùi moät ngöôøi khoâng quen. Giöõa
tình yeâu vaø gia ñình, em phaûi choïn moät. Gôûi ñeán anh böùc aûnh cuoái
cuøng em chuïp beân goác saàu rieâng ngaøy naøo... nhö noãi loøng em.."
Nöôùc maét toâi töï nhieân öùa ra, raøn ruïa. Nhöõng chöõ coøn laïi, môø
nhaït. Cuoái thô Phöông khoâng kyù teân, toâi ñoïc ñöôïc caâu ca dao ôû haøng
döôùi cuøng:
Ñeâm khuya thaép chuùt daàu dö
Tim loang chaùy luïn, saàu tö moät mình.
Caâu chuyeän ñaõ treân hai möôi naêm roài, baây giôø toâi coøn nhôù laïi nhö
in. Caùi kyû nieäm ngaøy xöa sao maø eâm aùi nheï nhaøng quaù. Toâi vôùi
chuù hai thôï baïc, ngoài im laëng beân nhau. Moãi ngöôøi moät yù nghó vuïn
vaët, taûn maùc. Xa queâ höông laø xa heát nhöõng caûnh, nhöõng vaät,
nhöõng ngöôøi thaân yeâu. Tröôùc maét toâi, baây giôø cuõng coù caây saàu
rieâng. Nhöng ñaâu phaûi laø caây saàu rieâng vöôøn cuõ. Phöông baây giôø
ñaõ coù choàng, coù con. bieát ñöôïc naøng haïnh phuùc, toâi möøng laém.
Nhöng roài vaän nöôùc ñoåi thay. Hieän giôø vôï choàng con caùi naøng vaãn
coøn ôû nguyeân nôi queâ xöa. Lieäu naøng coù ñuû söùc khoeû vaø nghò löïc
ñeå vöôït qua nhöõng khoå nhuïc maø cheá ñoä môùi ñöa tôùi hay khoâng ?
Nhôù tôùi giôø phuùt naày hình aûnh cuûa haèng trieäu ngöôøi ñang phaûi
lam luû, chaân laám tay buøn, cuoác xôùi treân vuøng ñaát khoâ caèn mieàn kinh
teá môùi ñeå phuïc vuï moät thöù chuû nghiaõ ngoaïi lai, tim toâi nhö muoán
ngheïn laïi:
-Chuù hai ôi! maáy ngöôøi coøn ôû laïi laøm sao maø soáng noåi vôùi tuïi noù
?
-Roài cuõng phaûi soáng chôù thaày tö, hoång leõ ... töï töû cheát ! Con ngöïa
ñua baét ñem ñi keùo caøy thì cuõng nhö con boø, con traâu vaäy !
Nghe chuù hai thôï baïc noùi, toâi nghó ngay ñeán Phöông ngaøy naøo. Trôøi
ñaát ôi! caùi söï thaät sao maø chua xoùt. Toâi ñöùng daäy heát muoán noåi. :
- Vaäy thì chöøng naøo daân mình heát khoå, chuù hai ? Hoång leõ phaûi chòu
nhö vaäy hoaøi !
Chuù hai thôï baïc vöøa ñi vöøa traû lôøi:
- Thaày tö ñöøng coù lo! Luaät taïo hoaù tuaàn hoaøn heát bó cöïc roái tôùi
thôùi lai. Nhö traùi saàu rieâng chín thì phaûi ruïng. Ngaøy ñoù toâi vôùi thaày
tö trôû veà, gaày döïng laïi queâ höông cuõ. Caàu trôøi cho noù ñöøng quaù
tang thöông, ñoå naùt...
LÊ HỮU * ÁO DÀI TRONG THƠ VÀ NHẠC
Áo dài trong thơ và nhạc
Lê Hữu
Trong vườn quên lãng áo ai xanh
(“Dạ hội”, thơ Đinh Hùng)
Chiều nào áo tím nhiều quá / lòng thấy rộn ràng nhớ người...
Giọng
hát trầm ấm, dìu dặt của Duy Trác cất lên đâu đó trong một ngày đầu thu
gợi nhớ hình ảnh và nơi chốn thân quen trước “cổng trường áo tím”
những chiều tan học. Áo tím túa ra như đàn bướm, áo tím thướt tha dọc
theo những “lối đi dưới lá” trên lề đường Phan Thanh Giản, trên những
đường phố Saigon ngập nắng. Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã
đi vào thi ca, làm rung động lòng người và là nguồn cảm hứng vô tận của
những người làm thơ, viết nhạc. Tà áo nên thơ ấy, dưới đôi mắt ngắm
nhìn của người nghệ sĩ, là bức tranh sinh động với nhiều đường nét,
nhiều dáng vẻ, thể hiện qua từng lời thơ ý nhạc:
Dưới mắt Vũ Thành là “Áo dài bay ngờm ngợp cả khung trời...” (Mùa kỷ niệm)
Dưới mắt Hoàng Dương là “Áo mầu tung gió chơi vơi...” (Hướng về Hà Nội)
Dưới mắt Trịnh Công Sơn là “Áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều...” (Tình nhớ)
Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. Từ…
“Đôi tà áo lụa bay trong nắng” (Áo lụa, Bàng Bá Lân) đến…
“Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài” (Áo trắng, Huy Cận)
Áo dài cũng len cả vào những câu lục bát trữ tình của Nguyễn Bính:
“Hồn anh như bông cỏ may
một chiều cả gió bám đầy áo em” (Bông cỏ may)
Và len cả vào dòng thơ hào hùng và lãng mạn của Quang Dũng:
“Em đi áo mỏng buông hờn tủi
dòng lệ thơ ngây có dạt dào” (Đôi bờ)
Áo dài còn là giấc mơ thanh bình của những làng quê hiền hòa trong tình ca quê hương của Phạm Duy:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi / mơ thấy bên lề cuộc đời / áo dài đùa trong tiếng cười… (Quê nghèo)
Áo dài lướt thướt như vạt áo của nàng Xuân trong thơ Trần Mộng Tú:
“Tôi gói xuân vào hai vạt áo
ngước nhìn mây trắng dạ mang mang” (Mẫu Đơn)
Áo dài bồng bềnh như dải trăng thu huyền ảo trong thơ Nghiêu Minh:
“Dấu thu kinh tự còn mê
Em mang tà áo bốn bề là trăng” (Thu vô lượng)
Kỷ niệm êm đềm về một tà áo, một đôi mắt huyền được Tô Vũ ghi lại bằng nét nhạc lâng lâng:
Em đến thăm anh / người em gái
Tà áo hương nồng / mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh… (Em đến thăm anh một chiều mưa)
“Ta
ước mơ một chiều thêu nắng...”, nỗi “ước mơ” của chàng nhạc sĩ họ Tô ấy
được vẽ lại trong những câu lục bát Trần Dạ Từ. Trong phút giây chờ
đợi bước chân người tình khe khẽ đến bên hiên nhà, chàng tưởng chừng
nghe được cả tiếng gió lay động vạt áo dài và tiếng lá nhẹ rơi bên thềm:
“Môi cười vết máu chưa se
cành hoa gạo cũ nằm nghe nắng hiền
Anh nằm nghe bước em lên
ngoài song lá động, trên thềm áo bay” (Khi nàng đến)
Áo bay làm gió lộng cả đường đi, làm… lay động cả trái tim chàng nhạc sĩ Tuấn Khanh:
Mỗi lần em về là gió lộng đường đi / Anh nhìn em bồi hồi trông theo tà áo… (Từ đó khôn nguôi)
Áo bay làm nhớ nhung, như nỗi nhớ da diết một mầu áo, một đôi môi thắm trong nhạc Từ Công Phụng:
Chiều nay nhớ em rồi / và nhớ áo em đẹp trời thơ / môi tràn đầy ước mơ… (Bây giờ tháng mấy)
Áo bay làm ngơ ngẩn, như chàng Huy Cận thuở mới lớn, trước cổng trường nữ sinh:
“Một hôm trận gió tình yêu lại
đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” (Học sinh)
Áo bay mất làm “cậu học trò” rụt rè Nguyên Sa phải hối tiếc vì một lời yêu chưa kịp nói:
“Nàng đến gần tôi chỉ dám... quay đi
Tà áo khuất, thì thầm: ‘Chưa phải lúc’” (Tuổi mười ba)
Tà áo khuất, thì thầm: ‘Chưa phải lúc’” (Tuổi mười ba)
Áo bay trong nắng sân trường làm anh chàng làm thơ Kim Tuấn phải bâng khuâng:
“Áo chiều bay trong nắng
sân trường ai bâng khuâng” (Thu ở xa người)
sân trường ai bâng khuâng” (Thu ở xa người)
Áo bay làm chàng thi sĩ đa tình Nguyễn Tất Nhiên phải thẫn thờ, dõi mắt nhìn theo mãi một tà áo vu quy:
“Đò qua sông chuyến đầu ngày
người qua sông mặc áo dài buông eo” (Chuyến đò Cửu Long)
Áo bay mịt mù theo gió theo mây, như cánh chim đã bay mất, như tình đã vụt bay trong thơ Như Thương:
“Thôi thì anh, cánh chim bay
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng” (Vàng thu)
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng” (Vàng thu)
“Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong” 1
Áo
trắng trinh nguyên tuổi học trò, áo trắng của “một thời áo trắng”, từng
làm ngất ngây trái tim bao chàng trai, để đêm đêm trong giấc ngủ chập
chờn còn trông thấy “áo ai bay trắng cả giấc mơ”.2
Áo trắng như dòng suối mát trong thơ Huy Cận:
“Dịu dàng áo trắng trong như suối
tỏa phát đôi hồn cánh mộng bay” (Áo trắng)
Áo trắng như lụa trắng trong thơ Hoàng Anh Tuấn:
“Áo em lụa trắng sông Hương
qua đò Thừa Phủ nhớ thương rạt rào” (Về chân trời tím)
Và trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Đài các chân ngà ai bước khẽ
quyện theo tà lụa cả phương đông” (Tháng Giêng, chim)
quyện theo tà lụa cả phương đông” (Tháng Giêng, chim)
Và trong thơ Kim Tuấn:
“Em về tà áo lụa
bay ngập ngừng trong anh” (Thu ở xa người)
bay ngập ngừng trong anh” (Thu ở xa người)
Và cả trong thơ Nguyên Sa:
“Guốc cao, gót nhỏ, mây vào gót
áo lụa trăng mềm bay xuống thơ” (Tám phố Saigon)
Áo trắng như gió, như mây, để “nhà thơ của tình yêu” phải bâng khuâng:
“Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi, một phần mây?
Hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Tương tư)
Áo
trắng của nhà thơ còn là dải sương mù lướt thướt trên bến sông Seine
giữa kinh thành hoa lệ Paris, gợi nhớ một vạt áo dài mềm mại nơi chốn xa
quê nhà:
“Anh về giữa một dòng sông trắng
là áo sương mù hay áo em” (Paris có gì lạ không em?)
Áo trắng của Hoàng Thi Thơ là bướm trắng, là hoa trắng, là mây trắng…
Ngày nào em đến áo em mầu trinh / áo xinh là xinh
Áo em trong trời buồn / là gió / là bướm / là hoa / là mây chiều tà… (Hình ảnh người em không đợi)
Áo trắng một màu trắng thanh khiết trong nhạc Nguyễn Vũ:
Áo trắng em bay như cánh thiên thần… (Bài thánh ca buồn)
Áo trắng nhẹ bay trong chiều giáo đường trong nhạc Lê Trọng Nguyễn:
Tà áo trinh nguyên tung bay / nụ cười thân ái… (Chiều bên giáo đường)
Áo trắng một màu trắng xóa làm hoa cả mắt nhà thơ Hàn Mặc Tử:
“Áo em trắng quá nhìn không ra” (Đây thôn Vĩ Dạ)
Áo trắng như bài thơ trên những nhịp cầu chênh vênh đón bước ai qua trong thơ Y Dịch:
“Áo em trắng cả bài thơ
Cầu cong giữa nhịp chân chờ bước ai” (Tiễn đưa)
Áo trắng níu chân người trên đường phố dập dìu trong nhạc Phan Ni Tấn:
Nghe xôn xao thị thành / áo ai trắng bay mù lòng đường / làm rối bước anh về cõi thơ... (Sinh nhật của cây đàn)
Áo trắng không còn bay trên những đường phố cũ trong nhạc Phạm Anh Dũng:
Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng / Duy Tân im lìm phố vắng / thương cây lá hoang tàn… (Nhớ Saigon)
Áo trắng xôn xao mùa tựu trường trong thơ Đoàn Vị Thượng:
“Sáng nay áo trắng tựu trường
gót chân cuống quýt cả hương cúc vàng” (Ánh mắt tựu trường)
Áo trắng lượn lờ như đôi cánh trắng trong thơ Luân Hoán:
“Tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh” (Trong sân trường bữa ấy)
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh” (Trong sân trường bữa ấy)
Áo trắng trên đường lá me bay và ánh mắt trông theo trong thơ Trần Huy Sao:
“Đường em về vàng rụng lá me trưa
anh ngơ ngẩn vời theo màu áo trắng” (Áo trắng học trò)
Áo trắng ngày xưa nay trôi dạt về đâu, để lại nỗi tiếc nhớ trong thơ Ngàn Sau:
“Tôi về Ban-mê-thuột chiều mưa
em ơi áo trắng bây giờ ở đâu?” (Nhớ Ban Mê)
Bao nhiêu là áo trắng trên sân trường kỷ niệm!…
Mỗi
người đều cần có một mái trường để luyến tiếc, để nhớ về... Nhớ về ngôi
trường cũ là nhớ về những người thầy, người bạn, nhớ về những lớp học,
những giờ ra chơi, những tà áo mầu, áo trắng mềm mại và những tháng năm
tươi đẹp nhất của một đời người.
“Áo mầu tung gió chơi vơi” 3
Áo
bay như bướm lượn, áo bay như đàn bướm muôn mầu muôn sắc trong khu vườn
mùa xuân. Áo bay nhiều quá, để chàng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm... thơ:
Hôm nay sao áo bay nhiều thế! / Tôi tưởng ngàn cánh bướm khoe mầu… (Tà áo cưới)
Áo mầu của Phạm Duy lất phất trong gió chiều như lòng người... phất phơ:
Xin cho em một chiếc áo mầu / cho em đi nhẹ trong nắng chiều
Một chiều nhiều người theo / ở ngoài đường trên phố / và lòng người như áo phất phơ… (Tuổi ngọc)
Nhớ
về một mầu áo là nhớ về những đường phố quen tên, nhớ áo ai bay trong
chiều trên những con đường ngập xác lá vàng, như nỗi nhớ ngút ngàn của
Trịnh Công Sơn:
Nhớ Saigon những chiều lộng gió / lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm / Có không gian mầu áo bay lên… (Em còn nhớ hay em đã quên)
Những
tà áo muôn mầu muôn vẻ vẫn khoe sắc thắm trong những trang thơ và nhạc.
Áo vàng trong thơ Nguyên Sa có khi là bông cúc vàng:
“Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc” (Tuổi mười ba)
Có khi là nắng thu vàng:
“Có phải mùa xuân sắp sửa về
hay là gió lạnh lúc đêm khuya?
hay là em chọn sai mầu áo
để nắng thu vàng giữa lối đi?” (Tương tư)
Áo vàng như cánh mai vàng trong nhạc Trần Thiện Thanh. Người lính trẻ thấy sắc hoa rừng, mơ về mầu áo năm xưa:
Những hôm vừa xong phiên gác chiều ven rừng kín hoa mai vàng
chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ… (Đồn vắng chiều xuân)
Người lính chiến trong nhạc Phạm Đình Chương cũng bâng khuâng vì một sắc hoa, một mầu áo, một đôi mắt người xưa:
Ngày hành quân anh đi về cánh rừng thưa / thấy sắc hoa tươi nên mơ mầu áo năm xưa
Kỷ niệm đầu len len trở về tâm tư / Có mắt ai xanh thắm trong mộng mơ… (Màu kỷ niệm)
Tà áo màu xác pháo để lại nỗi buồn lắng đọng trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Người qua sông mặc áo hường
Nắng dương gian, nắng buồn hơn trước nhiều” (Chuyến đò Cửu Long)
Áo
mầu tím, mầu của “định mệnh”, của mộng mơ, của nhớ nhung và chia cách.
Chuyện tình “ngàn thu áo tím” của cô bé trót yêu màu tím, được Hoàng
Trọng, “nhạc sĩ của mầu tím”, kể lại:
Ngày xưa xa xôi em rất yêu mầu tím...
Chiều xuống áo tím thường thướt tha / bước trên đường thắm hoa / ngắm mây trời lướt xa…
Rồi khi vừa biết yêu là khi chia tay với mầu tím, chia tay với tình đầu:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em mầu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em mầu tím… (Ngàn thu áo tím)
Trong
mắt Vũ Thành, “nhà thơ của mầu tím”, khi mùa thu buông áo xuống một
phương trời, mầu mây tím trông như mầu áo người mình yêu để lòng chàng
gợn lên nỗi buồn trăn trở:
“Áo em tím cả phương này
anh nghe thành phố đêm nay trở buồn” (Áo tím)
Vạt áo dài mầu tím hoa sim, trong thơ Phạm Thiên Thư, chỉ là thoáng lay động, vừa ngập ngừng e ấp vừa nao nức gọi mời:
“Áo em vạt tím ngàn sim
nửa nao nức gọi, nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
gặp đây giả bộ hững hờ khói bay” (Động hoa vàng)
Rồi áo tím qua cầu, mang theo cả mùa thu, để lại nỗi trống vắng mênh mang trong lòng nhà thơ Trang Châu:
“Thế giới của anh không có chân trời
không có mùa xuân lấy đâu hoa bướm
không có bàn tay cho bàn tay hò hẹn
áo tím qua cầu nên cũng hết mùa thu” (Thế giới của anh)
Có
những gặp gỡ rất tình cờ, bất chợt, như gặp gỡ một tà áo tím, cũng đủ
để lòng chàng nhạc sĩ Hoàng Nguyên mãi vấn vương theo mầu áo:
Một chiều lang thang bên dòng Hương giang / tôi gặp một tà áo tím / nhẹ thấp thoáng trong nắng vương…
Rồi lòng bâng khuâng theo mầu áo ấy… (Tà áo tím)
“Nhạc sĩ của mầu xanh”, danh hiệu ấy có lẽ thuộc về hai chàng nghệ sĩ Đoàn Chuẩn–Từ Linh chứ chẳng ai khác hơn:
Với bao tà áo xanh đây mùa thu… (Gửi gió cho mây ngàn bay)
Câu hát nghe như bàn tay kéo nhẹ tấm màn cửa mở ra khung trời bát ngát mùa thu, bát ngát màu xanh.
Trong những dòng kẻ nhạc của hai chàng nghệ sĩ đa tình ấy vẫn luôn luôn thấp thoáng một “tà áo xanh” và một “màu xanh ái ân”:
Tà áo xanh nào về với giấc mơ / Mầu áo xanh là mầu anh trót yêu… (Thu quyến rũ)
“Trót”, như một định mệnh, buộc chặt người viết câu hát ấy với mầu xanh kia.
Hẹn một ngày nao khi mầu xanh lên tà áo… (Cánh hoa duyên kiếp)
Câu hát nghe như câu hẹn ước, như lời thề nguyền sắt son.
Khi nào em đến với anh / xin đừng quên chiếc áo xanh… (Tà áo xanh)
Còn lời dặn dò nào ân cần, thiết tha hơn thế nữa!
Nhớ về một mầu áo là “nhớ những giây phút êm đềm / nắng loang trên sân trường một chiều nào...” 4 Màu áo xanh trong thơ Nguyên Sa là màu cây cỏ xanh tươi trên sân trường phượng vỹ:
“Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường” (Tuổi mười ba)
Màu áo xanh trong nhạc Y Vũ & Nhật Ngân gợi nhớ một mái tóc, một tà áo thấm đẫm nước mưa:
Chiều xưa mưa rơi âm thầm / để thấm ướt chiếc áo xanh / và đẫm ướt mái tóc em… (Tôi đưa em sang sông)
Tà áo mầu xanh thắm của một “tiếng hát học trò” gieo vào lòng hai chàng nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Minh Kỳ bao “niềm thương nhớ đầy vơi”:
Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ / Tà áo em xanh / mầu mắt ngây thơ… (Tiếng hát học trò)
Thiếu
nữ vừa biết yêu trong nhạc Trần Thiện Thanh cũng bồi hồi khoác vào
người chiếc áo mầu xanh da trời trong lần hò hẹn đầu tiên:
Biết anh thích mầu trời / em đã bồi hồi chọn mầu áo xanh… (Bảy ngày đợi mong)
Tà áo dài trong nhạc Nguyễn Văn Đông có màu xanh của rừng thông Đà Lạt một mùa nào Giáng Sinh:
Tà áo năm xưa xanh màu thông Đà Lạt… (Màu xanh Noel)
Áo xanh mộng mị còn bay cả vào trong thơ “trung niên thy sỹ” Bùi Giáng:
“Biển dâu sực tỉnh giang hà
còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh” (Áo xanh)
Áo xanh mộng mị của một thời quên lãng trong thơ Đinh Hùng:
“Trong vườn quên lãng áo ai xanh” (Dạ hội)
* * *
Làm
sao kể hết được câu chuyện về những vạt áo dài dịu dàng và thướt tha,
những vạt áo dài lộng gió trong thơ và nhạc. Tà áo dài mềm mại đã nhẹ
nhàng êm ái đến với cuộc đời, nhẹ nhàng êm ái đi vào lòng người...
Bất
cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dù ở chốn quê nhà gần gũi, hay ở phương
trời nào xa thẳm, chiếc áo dài cũng mang theo bầu trời quê hương, cũng
mang về mùa xuân ấm áp trong lòng người Việt tha hương. Chiếc áo dài còn
là biểu tượng thân quen để người Việt nhận ra nhau trên bước đường lưu
lạc trong cuộc sống nổi trôi nơi xứ lạ quê người.
Thấy một vạt áo dài, thấy quê hương xa xăm mà gần gũi.
Qua
bao mùa tang thương dâu bể, qua bao nhiêu vật đổi sao dời, chiếc áo dài
truyền thống, chiếc áo dài duyên dáng và trữ tình của người phụ nữ Việt
Nam vẫn luôn luôn là hình ảnh khó phai mờ và còn đọng lại mãi trong
lòng người.
Lê Hữu
1 Áo trắng, thơ Huy Cận
2 Phượng hồng, nhạc Vũ Hoàng & Đỗ Trung Quân
3 Hướng về Hà Nội, nhạc Hoàng Dương
4 Từ giã thơ ngây, nhạc Nguyễn Hiền & Minh Kỳ
3 Hướng về Hà Nội, nhạc Hoàng Dương
4 Từ giã thơ ngây, nhạc Nguyễn Hiền & Minh Kỳ
Labels:
Lê Hữu,
Văn học-nghệ thuật-khảo cứu
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 057
HỒ HÁN SƠN * TÌNH NGHÈO
TÌNH NGHÈO
Hồ Hán Sơn
Nhớ thuở
Anh cày thuê
Em chăn trâu
Bóng mát dưới cầu
Quen nhau
Một cỗ trầu cau
Nên đôi vợ chồng
Túp lều tre nứa
Dựng cuối vườn làng
Hai mùa lúa chín, ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng đã vui !
Thế rồi !
Mõ giục từng hồi
Giặc tràn mấy xứ
Lúa khoai màu mỡ
Ai không tiếc ruộng tiếc đồng
Đường quê thiên hạ tiễn chồng
Em đưa anh ra lính
Giặc vào anh đánh
Giặc tan anh về
làm sao đuổi hết giặc đi
Để cho cối đất chầy tre nhịp nhàng
Bao giờ
Giặc chết trên ngàn
Giặc tàn ngoài bể
Nhớ lời Em nhé !
Và, cánh đồng quê
Dù, không may
Anh cứ về
Ai cười: người đuổi giặc
Ai ghét: kẻ thương binh
Còn làng còn nước còn Anh
Còn đồng ruộng cũ còn tình lứa đôi
Em vui !
Nước nhà độc lập ???
Đường quê tấp nập
trai tráng về làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng như xưa
HỒ HÁN SƠN ( trích trong: Nghệ thuật chỉ
Đạo Chiến Tranh: ấn bản 1952)
Hồ Hán Sơn
Hồ Hán Sơn theo Ngô Đình nhưng rồi bị Ngô đình giết.
. Nhớ thuở
Anh cày thuê
Em chăn trâu
Bóng mát dưới cầu
Quen nhau
Một cỗ trầu cau
Nên đôi vợ chồng
Túp lều tre nứa
Dựng cuối vườn làng
Hai mùa lúa chín, ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng đã vui !
Thế rồi !
Mõ giục từng hồi
Giặc tràn mấy xứ
Lúa khoai màu mỡ
Ai không tiếc ruộng tiếc đồng
Đường quê thiên hạ tiễn chồng
Em đưa anh ra lính
Giặc vào anh đánh
Giặc tan anh về
làm sao đuổi hết giặc đi
Để cho cối đất chầy tre nhịp nhàng
Bao giờ
Giặc chết trên ngàn
Giặc tàn ngoài bể
Nhớ lời Em nhé !
Và, cánh đồng quê
Dù, không may
Anh cứ về
Ai cười: người đuổi giặc
Ai ghét: kẻ thương binh
Còn làng còn nước còn Anh
Còn đồng ruộng cũ còn tình lứa đôi
Em vui !
Nước nhà độc lập ???
Đường quê tấp nập
trai tráng về làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng như xưa
HỒ HÁN SƠN ( trích trong: Nghệ thuật chỉ
Đạo Chiến Tranh: ấn bản 1952)
NGÔ MINH HẰNG * ÁO GẤM VỀ LÀNG
ÁO GẤM VỀ LÀNG
(Viết để trả lời những câu hỏi:
"Đã về "du lịch" Việt Nam chưa?"
Chẳng phải vì ta không áo gấm
Nên ta chưa mò mẫm về làng
Cho dù mũ áo xênh xang
Thì ta cũng chẳng về làng vội đâu!
Ta còn nhớ, chưa lâu, hôm trước
Từng đoàn người lũ lượt trốn đi
Cha con, chồng vợ phân ly
Biển sâu chết chẳng danh ghi bao người
Vì đâu phải xa rời cố quốc?
Vì ai mà đất nước điêu linh?
Mình không ở được quê mình
Phải đi tìm cái tồn sinh quê người
Vì cảm thấy nhục đời vong quốc
Nên ta chưa về được đấy thôi
Cảm lòng nhân đạo của người
Cứu ta giữa chốn biển khơi ngày nào
Dù cho có bang giao chính thức
Giữa nước này với nước Cộng kia
Nếu ta cúi mặt mà về
Thẹn lòng với kẻ xưa thì cứu ta!
Với chính nghĩa còn là bội phản
Bởi vì đâu lánh nạn ra đỉ
Ai gây tử biệt sinh ly?
Ngày Ba Mươi ấy, ngày gì, nhớ không???
Nhìn nước mất mà lòng dao cắt
Tìm Tự do đùm dắt nhau điâÀỠ
Hành trang : Một khối sầu bi
Kẻ cho tá túc, người thì ui? an
Họ chẳng cùng da vàng máu đỏ
Ơn nghĩa này, món nợ ta mang
Nên ta chưa thể về làng
Dollars đầy túi, khoe khoang mình giàu!
Nuôi mập bọn chư hầu Cộng Sản
Mà tưởng rằng âÀỠcứu vãn quốc gia!
Nuôi phường cầm giáo giết ta
Ngây ngô lại tưởng mình làâÀỠcứu tinh!
Đứng trước gương nhìn mình cho rõ
Ta là ai? Kẻ nọ là ai?
Đừng thua thêm một nước bài
Quê hương ai chẳng ai hoài xót thương!
Nhưng pha?I đúng con đường mà chọn
Đừng mập mờ lẫn lộn trắng đen
Đừng vì có mấy đồng tiền
Đem về phá nát thêm miền đất xưa
Bao thiếu nữ xuân vừa đôi tám
Vì dollars phải bán xuân đi
Nếu ta thật sự yêu quê
Thì cùng hẹn một ngày về với nhau
Ngày về đó, ma đầu Cộng Sản
Phải đầu hàng, phân tán, tan hoang!
Việt Nam về với Việt Nam
Dư đồ ta đắp, giang san ta bồi
Ngày về đó, mọi người dân Việt
Nêu cao gương khí tiết quật cường
Quê ta, nơi đó, đau thương
Chờ ta về quét sạch phường vong nô
Chứ áo gấm tiền đô chỉ để
Làm mạnh thêm gốc rễ nhà Hồ
Nghĩa là cứu sống Cộng nô
Ta không khờ dại mắc lưà thế đâu!
Ngô Minh Hằng
NGUYỄN THIÊN THU * VĂN CAO
văn cao
( 1929- 1995)
Nguyễn Thiên Thụ
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15-11-1923 tại Hải Phòng, chánh quán tại làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.. Thuở nhỏ ông theo gia đình sống ở Hải Phòng, học tiểu học tại trường Bonnal, học trung học tại trường dòng Saint Joseph. Sau lên Hà ni học Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, và tự học âm nhạc, trở thành nhạc sĩ với các bản Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi và Bến Xuân.
Các tài liệu đều ghi Văn Cao sinh trưởng trong gia đình công nhân nghèo, nhưng trước 1945, học trường dòng thì rất tốn tiền, và học đến trung học và cao đẳng Mỹ Thuật thì không phải là gia đình nghèo, cho dù về sau bị phá sản! Ông theo Việt Minh, ở trong Hộii Văn Hóa Cứu quốc, Đội Danh dự trừ Gian của Hà Nội và ‘tham gia những công tác đặc biệt của bộ Nội vụ . Ông được Võ Nguyên Giáp tặng một khẩu súng lục. Nhiều người cho rằng ông là một tay ám sát đã giết bao đồng bào lương thiện và chiến sĩ quốc gia như ông Phin ở Hải Phòng, Hoàng Sĩ Nhu , Cai Long và ông Phán Linh ở Hà Nội . Ông cũng là một tay gián điệp của cộng sản, phụ trách mạng lưới tình báo tại biên giới Hoa Việt(1) . Ông viết bài Tiến Quân Ca, Sông Lô, Chiến Sĩ Việt Nam, Tiến Về Hà Nội. Bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong thời gian1945, ông được cử vào ban thường vụ hội Văn Hóa Việt Nam. Lúc này, nhà in Rạng Đông phụ trách đã tái bản các bản nhạc của ông, và ông đã yêu Nghiêm Thúy Băng, con gái của ông chủ nhà in, nhưng đảng không tán thành việc ông lấy con gái tư sản. Văn Cao vẫn cương quyết lấy người mình yêu, sau này là bà Văn Cao, người đàn bà đau khổ nhưng rất tự hào về người chồng của mình! Hai bên làm lễ cưới và về ở tại Chương Mỹ, Hà Đông. Khi chiến tranh bùng nổ, hai vợ chồng ông tản cư lên Lao Kay, rồi dời về Tuyên Quang, sau nữa thì về Vĩnh Yên. Thấy hai vợ chồng này càng ngày càng tiến về Hà Nội, đảng liền gọi Văn Cao lên Đại Từ, giao công tác trong hội Âm Nhạc Việt Nam. Năm 1951 Văn Cao sáng tác bản Trường ca Sông Lô và được kết nạp đảng. Năm 1952, ông được cử sang Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, khi về ông tỏ ý chán nản về cái thiên đường cộng sản Sô Viết! Khi về nước, ông chứng kiến những cảnh đãu tố dã man, nhất là việc đãu nhạc phụ của Nguyễn Khánh Toàn ở Thái Nguyên, ông càng ghê tởm bộ mặt thật cộng sản! Năm 1956, ông tham gia nhóm Nhân Văn, nhưng đảng vẫn im lặng vì không muốn làm hại đến người viết quốc ca cho cả nước. Nhưng đến 1958, họ thấy Văn Cao không những viết bài chống đảng mà còn vận đng mt số nhạc sĩ chống đảng nên họ đem Văn Cao vào trại khổ sai (lao động cải tạo), và sau đó cấm Văn Cao sáng tác và cấm in các tác phẩm của ông. Xuân Diệu lúc này bộc lộ rõ vai trò văn nô, hùa theo Tố Hữu, Trần Độ hại Văn Cao. Xuân Diệu viết bài Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao trên tờ Văn Nghệ số tháng 7-1958 tố cáo Văn Cao là con người phản trắc hai mặt giả dối như con mèo, là một tên phù thủy toan dùng âm binh chọi nhau với đảng . Sau khi bị trừng phạt ông vẫn có lương hàng tháng và sống với nghề vẽ bỉa sách cho các nhà in. Đến 1987, do quần chúng đòi hỏi, người ta mới phục hồi danh dự cho Văn Cao và nhạc của Văn Cao mới được công khai trình bày. Văn Cao mất lúc 4 giờ sáng ngày 10-7- 1995 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội hưởng thọ 72 tuổi.
Tác phẩm:
Thơ:
Cái Hầm Sông (1948)
Những Người Trên Cửa Biển (Trường ca, 1956)
Lá Thơ(1988)
Tuyển tập Văn Cao (1994)
Ông còn để lại một số bản nhạc rất giá trị và một số tranh vẽ.
Năm 1945, ông viết bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc để tả lại cảnh dân chết đói trong năm 1945:
-Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe,
Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
Ma, ma hằng thao thức
Trong phố lội đìu hiu
Ma, ma tràn trên vực
- Hang tối gục tiêu điều
Mang linh hồn cô liêu
Tiếng xe càng ám ảnh
Tiếng xa lần xa lánh
Khi gà đầu ô kêu.
Kiếp người tang tóc . . .
Sự thực, trong bài thơ này, Văn Cao tố cáo xã hội ăn chơi, trụy lạc hơn là nói về cảnh chết đói của đồng bào ta lúc này. Ở đây, tính giai cấp ở đây cao hơn lòng ái quốc và tình yêu nước, yêu đồng bào. Và cũng chính bài thơ này cho ta biết trong thời gian 1945, tâm hồn ông đã nặng đầy tư tưởng cộng sản thù ghét cảnh ăn chơi trụy lạc của xã hội cũ. Ông tấn công những sinh hoạt của xã hội cũ như là hát ả đào, hút thuốc phiện ,nhảy đầm.. .Mở đầu ông viết:
Ngả nghiêng, nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hóa tà ma. . .
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang. . . Não nuột khóc tàn sương
Loạn lạc đồi xương chất lên xương.
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc.. .
. .. Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
Đảo điên. . . mê say. . . Thể phách chia lìa
Nghe reo mạnh chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
Tiền rơi! Tiền rơi! Chùm sao huyền diệu
Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
- Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu. . .
Văn Cao hăng hái kết tội xã hội cũ, và nhiều người đã hưởng ứng bởi vì trong những ngày đầu 1945, người ta chưa thấy rằng cái xã hội đỏ sắt máu hơn xã hội cũ, và xã hội chủ nghĩa cũng mang màu sắc của một xã hội trụy lạc, và con người cuồng điên chạy theo kim tiền!
Văn Cao đã tả lại những ngày ông hoạt động trong bóng tối cho cộng sản trước 1945 trong tác phẩm Những Người Trên Cửa Biển, là tập thơ chung của bốn người là Hoàng Cầm, Văn Cao,Trần Dần, và Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1956:
Trong những ngày đen tối ấy
Không thể cúi đầu
Đi hết cuộc đời cùng khổ
Tôi nhớ lại đôi mắt từng đồng chí
Nhìn lại thềm nhà lỗ chỗ vết giọt gianh
Như tìm dấu chân vợ con lần cuối
Sẽ là những giọt ánh sáng
Trong ngục tối âm u
Những đêm chìa tay hành đng. . .
( Những ngày động biển)
Ông tự hào về những thành tích đó:
Chúng tôi nhớ hết những bàn tay
Những bàn tay sần sùi của đồng chí thợ rèn
Những bàn tay run run của những người thợ điện
Những bàn tay rắn chắc của côm ben.
Những bàn tay ram ráp của xi măng
Những bàn tay mịn màng của máy chỉ
Ngày mai dù thiếu một hai người
Thiếu một mùi hôi quen thuộc
Con mắt nhìn nhau thấy đời nhau dĩ vãng.
Những bàn tay không nói dặn dò
Mỗi ngày mồng một tháng năm
Hải Phòng thuộc về tay chúng tôi.
Tàu đứng chết trên bến
Máy nằm im rĩ dầu trên mặt đất
Mỗi ngày mồng một tháng năm
Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gay, Uông Bí
Tay chúng tôi
Làm thành những ngày động biển
Rồi cửa biển về ta
Những năm đầu chính quyền cách mạng
Giấc mơ của Hải Phòng
Như bóng cò trắng bay về lòng tôi thuở nhỏ. . .
( Những ngày động biển)
Sau khi về Hà nội, năm 1956 ông thay đổi nhãn quan. Trở về Hà Nội, Văn Cao nhận thấy rằng giặc Pháp đã hết nhưng một loại giặc mới xuất hiện ở trong hàng ngũ cộng sản, chúng tàn hại tương lai dân tộc, đục khoét hy vọng nhân dân. Đó là những tên cộng sản thi hành những chính sách hại nước hại dân và bọn tham nhũng, trộm cắp của công:
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá.
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu chân tay dìm chết một con người
Đất nước đang lên da, lên thịt,
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày.
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu bọ nằm tròn trong cuống.
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hy vọng.
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người.
Chúng nó ở bên ta, trong ta lén lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc men
( Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Ông quyết tâm trừ khử bọn này, vạch mặt bọn này và hy vọng dân tộc ta sẽ thấy ánh mặt trời:
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tôi sẽ vạch từng tên, từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông, thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường trái đất quanh mặt trời. ..
( Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Bài thơ này ở trong tập trường ca Những Người Trên Cửa Biển, và cũng đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu tập II tháng 10-1956. Bài thơ sau đây của Văn Cao in trong Giai Phẩm Mùa Xuân ngày 8-10-1956, Văn Cao vẫn tiếp tục chỉ trích đảng bằng những lời thơ nhẹ nhàng, kín đáo nhưng sâu cay. Ông gọi bọn cộng sản là kẻ thù của dân tộc, không phải là đồng chí của ông:
Những con người không phải của chúng ta
Ông cho rằng khi nào hết lũ cộng sản thì đất nước mới thật sự thanh bình:
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ, bẻ chân đeo tội ác cho người. . .
( Anh có nghe không?)
Văn Cao nghĩ rằng hết thực dân Pháp nhưng tai họa cộng sản vẫn còn:
Bây giờ không còn những tiếng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu chúng cho người tự tử
Chỗ nào cũng có tiếng chưa nói lên
( Anh có nghe không?)
Văn Cao kêu gọi mở ‘một cuộc đãu tranh mới’ cho dân tộc:
Những người của chúng ta
Đang lờ mờ xuất hiện. . .
.. . . Vào một cuộc đãu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không?
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung cả cửa bể
Và tung ra hảng loạt, hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.
( Anh có nghe không?)
Văn Cao làm thơ tranh đãu, Văn Cao cũng làm thơ suy tư. Những ý tưởng của ông rất thâm sâu khó mà hiểu rõ. Trong thời gian bị đảng trừng phạt, ông đã bỏ nhiều ngày tháng nghĩ về nhiều vấn đề. Ông suy nghĩ về những nẻo đường ngoằn ngoèo trong rừng:
Nếu không có đường mòn
Ai biết mà tìm nhau
Người đi đâu về đâu
Nhìn chòm sao Bắc Đẩu
Những người lạc rừng sâu
Tìm về theo dòng suối
Như lửa và cây cối
Che chở những con người
Chỉ từ những đường mòn
Rừng mở ra vạn lối
( Đường rừng, 1975 )
Văn Cao cũng có lúc nhớ đến rừng khuya:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
( Có lúc, 1963)
Bài thơ sau đây là một sự bí hiểm. Phải chăng ông suy nghĩ về việc ông đã giết hại nhiều người theo lệnh đảng mà ông không hề biết gì về họ:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống
con dao ấy
có phải đấy là sự nghịch ngợm
bỗng nhiên nghe tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao. . .
(Bải biển khóc tuổi 65)
Phải chăng ông cũng nghĩ đến những ngày sóng gió Nhân Văn, Giai Phẩm mà ông và các bạn hữu đã bị săn đuổi:
Tôi đi trên phố
Bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
Mt ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
(Bải biển khóc tuổi 65)
Ông cho rằng ông đã bị hoàn cảnh bên ngoài vây phủ cuc đời ông, và ông như một con sâu nhỏ đã rơi vào lưói nhện, hay một con tằm nằm yên trong tổ kén của chính nó và không tìm ra lối thoát:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuộn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được
tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
( Bãi biển khóc tuổi 65, 1988)
Và một chủ đề cuối trong thơ Văn Cao là tình yêu. Những nhà thơ khác thường ca tụng mối tình thuở ấu thơ, riêng Văn Cao ca tụng mối tỉnh già của ông. Đó là mối tình vợ chồng chung thủy. Ông thương yêu người vợ của ông đã yêu ông từ ngày đầu và vẫn còn yêu ông trong những ngày người đời hất hủi ông. Bài thơ sau đây ông viết vào năm 1974:
Giữa những ngày dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng
Dù hai đứa chúng ta
Chua lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy
( Khuôn mặt em)
Bài thơ sau đây Văn Cao viết vào năm 1987 cũng là để vinh danh người vợ hiền của ông:
Thời gian qua kẽ tay
Làm úa những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi như tiếng sõi
trong lòng giếng cạn
Chỉ những câu thơ là vẫn còn xanh
Chỉ những bài hát là vẫn còn xanh
Và đôi mắt em
hai giếng nuớc. . .
( Thời gian)
Thật vậy, Văn Cao mất đi nhưng những bài thơ, những câu hát của ông vẫn còn xanh mãi với thời gian và dân tộc.
LịCH SỬ VĂN HọC VIệT NAM
( 1929- 1995)
Nguyễn Thiên Thụ
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15-11-1923 tại Hải Phòng, chánh quán tại làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.. Thuở nhỏ ông theo gia đình sống ở Hải Phòng, học tiểu học tại trường Bonnal, học trung học tại trường dòng Saint Joseph. Sau lên Hà ni học Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, và tự học âm nhạc, trở thành nhạc sĩ với các bản Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi và Bến Xuân.
Các tài liệu đều ghi Văn Cao sinh trưởng trong gia đình công nhân nghèo, nhưng trước 1945, học trường dòng thì rất tốn tiền, và học đến trung học và cao đẳng Mỹ Thuật thì không phải là gia đình nghèo, cho dù về sau bị phá sản! Ông theo Việt Minh, ở trong Hộii Văn Hóa Cứu quốc, Đội Danh dự trừ Gian của Hà Nội và ‘tham gia những công tác đặc biệt của bộ Nội vụ . Ông được Võ Nguyên Giáp tặng một khẩu súng lục. Nhiều người cho rằng ông là một tay ám sát đã giết bao đồng bào lương thiện và chiến sĩ quốc gia như ông Phin ở Hải Phòng, Hoàng Sĩ Nhu , Cai Long và ông Phán Linh ở Hà Nội . Ông cũng là một tay gián điệp của cộng sản, phụ trách mạng lưới tình báo tại biên giới Hoa Việt(1) . Ông viết bài Tiến Quân Ca, Sông Lô, Chiến Sĩ Việt Nam, Tiến Về Hà Nội. Bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong thời gian1945, ông được cử vào ban thường vụ hội Văn Hóa Việt Nam. Lúc này, nhà in Rạng Đông phụ trách đã tái bản các bản nhạc của ông, và ông đã yêu Nghiêm Thúy Băng, con gái của ông chủ nhà in, nhưng đảng không tán thành việc ông lấy con gái tư sản. Văn Cao vẫn cương quyết lấy người mình yêu, sau này là bà Văn Cao, người đàn bà đau khổ nhưng rất tự hào về người chồng của mình! Hai bên làm lễ cưới và về ở tại Chương Mỹ, Hà Đông. Khi chiến tranh bùng nổ, hai vợ chồng ông tản cư lên Lao Kay, rồi dời về Tuyên Quang, sau nữa thì về Vĩnh Yên. Thấy hai vợ chồng này càng ngày càng tiến về Hà Nội, đảng liền gọi Văn Cao lên Đại Từ, giao công tác trong hội Âm Nhạc Việt Nam. Năm 1951 Văn Cao sáng tác bản Trường ca Sông Lô và được kết nạp đảng. Năm 1952, ông được cử sang Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, khi về ông tỏ ý chán nản về cái thiên đường cộng sản Sô Viết! Khi về nước, ông chứng kiến những cảnh đãu tố dã man, nhất là việc đãu nhạc phụ của Nguyễn Khánh Toàn ở Thái Nguyên, ông càng ghê tởm bộ mặt thật cộng sản! Năm 1956, ông tham gia nhóm Nhân Văn, nhưng đảng vẫn im lặng vì không muốn làm hại đến người viết quốc ca cho cả nước. Nhưng đến 1958, họ thấy Văn Cao không những viết bài chống đảng mà còn vận đng mt số nhạc sĩ chống đảng nên họ đem Văn Cao vào trại khổ sai (lao động cải tạo), và sau đó cấm Văn Cao sáng tác và cấm in các tác phẩm của ông. Xuân Diệu lúc này bộc lộ rõ vai trò văn nô, hùa theo Tố Hữu, Trần Độ hại Văn Cao. Xuân Diệu viết bài Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao trên tờ Văn Nghệ số tháng 7-1958 tố cáo Văn Cao là con người phản trắc hai mặt giả dối như con mèo, là một tên phù thủy toan dùng âm binh chọi nhau với đảng . Sau khi bị trừng phạt ông vẫn có lương hàng tháng và sống với nghề vẽ bỉa sách cho các nhà in. Đến 1987, do quần chúng đòi hỏi, người ta mới phục hồi danh dự cho Văn Cao và nhạc của Văn Cao mới được công khai trình bày. Văn Cao mất lúc 4 giờ sáng ngày 10-7- 1995 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội hưởng thọ 72 tuổi.
Tác phẩm:
Thơ:
Cái Hầm Sông (1948)
Những Người Trên Cửa Biển (Trường ca, 1956)
Lá Thơ(1988)
Tuyển tập Văn Cao (1994)
Ông còn để lại một số bản nhạc rất giá trị và một số tranh vẽ.
Năm 1945, ông viết bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc để tả lại cảnh dân chết đói trong năm 1945:
-Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe,
Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
Ma, ma hằng thao thức
Trong phố lội đìu hiu
Ma, ma tràn trên vực
- Hang tối gục tiêu điều
Mang linh hồn cô liêu
Tiếng xe càng ám ảnh
Tiếng xa lần xa lánh
Khi gà đầu ô kêu.
Kiếp người tang tóc . . .
Sự thực, trong bài thơ này, Văn Cao tố cáo xã hội ăn chơi, trụy lạc hơn là nói về cảnh chết đói của đồng bào ta lúc này. Ở đây, tính giai cấp ở đây cao hơn lòng ái quốc và tình yêu nước, yêu đồng bào. Và cũng chính bài thơ này cho ta biết trong thời gian 1945, tâm hồn ông đã nặng đầy tư tưởng cộng sản thù ghét cảnh ăn chơi trụy lạc của xã hội cũ. Ông tấn công những sinh hoạt của xã hội cũ như là hát ả đào, hút thuốc phiện ,nhảy đầm.. .Mở đầu ông viết:
Ngả nghiêng, nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hóa tà ma. . .
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang. . . Não nuột khóc tàn sương
Loạn lạc đồi xương chất lên xương.
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc.. .
. .. Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
Đảo điên. . . mê say. . . Thể phách chia lìa
Nghe reo mạnh chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
Tiền rơi! Tiền rơi! Chùm sao huyền diệu
Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
- Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu. . .
Văn Cao hăng hái kết tội xã hội cũ, và nhiều người đã hưởng ứng bởi vì trong những ngày đầu 1945, người ta chưa thấy rằng cái xã hội đỏ sắt máu hơn xã hội cũ, và xã hội chủ nghĩa cũng mang màu sắc của một xã hội trụy lạc, và con người cuồng điên chạy theo kim tiền!
Văn Cao đã tả lại những ngày ông hoạt động trong bóng tối cho cộng sản trước 1945 trong tác phẩm Những Người Trên Cửa Biển, là tập thơ chung của bốn người là Hoàng Cầm, Văn Cao,Trần Dần, và Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1956:
Trong những ngày đen tối ấy
Không thể cúi đầu
Đi hết cuộc đời cùng khổ
Tôi nhớ lại đôi mắt từng đồng chí
Nhìn lại thềm nhà lỗ chỗ vết giọt gianh
Như tìm dấu chân vợ con lần cuối
Sẽ là những giọt ánh sáng
Trong ngục tối âm u
Những đêm chìa tay hành đng. . .
( Những ngày động biển)
Ông tự hào về những thành tích đó:
Chúng tôi nhớ hết những bàn tay
Những bàn tay sần sùi của đồng chí thợ rèn
Những bàn tay run run của những người thợ điện
Những bàn tay rắn chắc của côm ben.
Những bàn tay ram ráp của xi măng
Những bàn tay mịn màng của máy chỉ
Ngày mai dù thiếu một hai người
Thiếu một mùi hôi quen thuộc
Con mắt nhìn nhau thấy đời nhau dĩ vãng.
Những bàn tay không nói dặn dò
Mỗi ngày mồng một tháng năm
Hải Phòng thuộc về tay chúng tôi.
Tàu đứng chết trên bến
Máy nằm im rĩ dầu trên mặt đất
Mỗi ngày mồng một tháng năm
Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gay, Uông Bí
Tay chúng tôi
Làm thành những ngày động biển
Rồi cửa biển về ta
Những năm đầu chính quyền cách mạng
Giấc mơ của Hải Phòng
Như bóng cò trắng bay về lòng tôi thuở nhỏ. . .
( Những ngày động biển)
Sau khi về Hà nội, năm 1956 ông thay đổi nhãn quan. Trở về Hà Nội, Văn Cao nhận thấy rằng giặc Pháp đã hết nhưng một loại giặc mới xuất hiện ở trong hàng ngũ cộng sản, chúng tàn hại tương lai dân tộc, đục khoét hy vọng nhân dân. Đó là những tên cộng sản thi hành những chính sách hại nước hại dân và bọn tham nhũng, trộm cắp của công:
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá.
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu chân tay dìm chết một con người
Đất nước đang lên da, lên thịt,
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày.
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu bọ nằm tròn trong cuống.
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hy vọng.
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người.
Chúng nó ở bên ta, trong ta lén lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc men
( Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Ông quyết tâm trừ khử bọn này, vạch mặt bọn này và hy vọng dân tộc ta sẽ thấy ánh mặt trời:
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tôi sẽ vạch từng tên, từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông, thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường trái đất quanh mặt trời. ..
( Những ngày báo hiệu mùa xuân, 1956)
Bài thơ này ở trong tập trường ca Những Người Trên Cửa Biển, và cũng đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu tập II tháng 10-1956. Bài thơ sau đây của Văn Cao in trong Giai Phẩm Mùa Xuân ngày 8-10-1956, Văn Cao vẫn tiếp tục chỉ trích đảng bằng những lời thơ nhẹ nhàng, kín đáo nhưng sâu cay. Ông gọi bọn cộng sản là kẻ thù của dân tộc, không phải là đồng chí của ông:
Những con người không phải của chúng ta
Ông cho rằng khi nào hết lũ cộng sản thì đất nước mới thật sự thanh bình:
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ, bẻ chân đeo tội ác cho người. . .
( Anh có nghe không?)
Văn Cao nghĩ rằng hết thực dân Pháp nhưng tai họa cộng sản vẫn còn:
Bây giờ không còn những tiếng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu chúng cho người tự tử
Chỗ nào cũng có tiếng chưa nói lên
( Anh có nghe không?)
Văn Cao kêu gọi mở ‘một cuộc đãu tranh mới’ cho dân tộc:
Những người của chúng ta
Đang lờ mờ xuất hiện. . .
.. . . Vào một cuộc đãu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không?
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung cả cửa bể
Và tung ra hảng loạt, hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.
( Anh có nghe không?)
Văn Cao làm thơ tranh đãu, Văn Cao cũng làm thơ suy tư. Những ý tưởng của ông rất thâm sâu khó mà hiểu rõ. Trong thời gian bị đảng trừng phạt, ông đã bỏ nhiều ngày tháng nghĩ về nhiều vấn đề. Ông suy nghĩ về những nẻo đường ngoằn ngoèo trong rừng:
Nếu không có đường mòn
Ai biết mà tìm nhau
Người đi đâu về đâu
Nhìn chòm sao Bắc Đẩu
Những người lạc rừng sâu
Tìm về theo dòng suối
Như lửa và cây cối
Che chở những con người
Chỉ từ những đường mòn
Rừng mở ra vạn lối
( Đường rừng, 1975 )
Văn Cao cũng có lúc nhớ đến rừng khuya:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được
( Có lúc, 1963)
Bài thơ sau đây là một sự bí hiểm. Phải chăng ông suy nghĩ về việc ông đã giết hại nhiều người theo lệnh đảng mà ông không hề biết gì về họ:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống
con dao ấy
có phải đấy là sự nghịch ngợm
bỗng nhiên nghe tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao. . .
(Bải biển khóc tuổi 65)
Phải chăng ông cũng nghĩ đến những ngày sóng gió Nhân Văn, Giai Phẩm mà ông và các bạn hữu đã bị săn đuổi:
Tôi đi trên phố
Bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
Mt ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
(Bải biển khóc tuổi 65)
Ông cho rằng ông đã bị hoàn cảnh bên ngoài vây phủ cuc đời ông, và ông như một con sâu nhỏ đã rơi vào lưói nhện, hay một con tằm nằm yên trong tổ kén của chính nó và không tìm ra lối thoát:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuộn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được
tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
( Bãi biển khóc tuổi 65, 1988)
Và một chủ đề cuối trong thơ Văn Cao là tình yêu. Những nhà thơ khác thường ca tụng mối tình thuở ấu thơ, riêng Văn Cao ca tụng mối tỉnh già của ông. Đó là mối tình vợ chồng chung thủy. Ông thương yêu người vợ của ông đã yêu ông từ ngày đầu và vẫn còn yêu ông trong những ngày người đời hất hủi ông. Bài thơ sau đây ông viết vào năm 1974:
Giữa những ngày dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng
Dù hai đứa chúng ta
Chua lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy
( Khuôn mặt em)
Bài thơ sau đây Văn Cao viết vào năm 1987 cũng là để vinh danh người vợ hiền của ông:
Thời gian qua kẽ tay
Làm úa những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi như tiếng sõi
trong lòng giếng cạn
Chỉ những câu thơ là vẫn còn xanh
Chỉ những bài hát là vẫn còn xanh
Và đôi mắt em
hai giếng nuớc. . .
( Thời gian)
Thật vậy, Văn Cao mất đi nhưng những bài thơ, những câu hát của ông vẫn còn xanh mãi với thời gian và dân tộc.
LịCH SỬ VĂN HọC VIệT NAM
VÕ ĐẠI TÔN * 28 NĂM ĐẤU TRANH
28 years of hearty
struggle and sometime in loneliness
Vo Dai Ton
As the war in Iraq came to the final stage while the Coalition forces entered Baghdad in the second week of April 2003, things happened there to prove that the people of Iraq have been liberated: The Iraqi mothers welcomed the coalition troops with petals of wild flowers attached to the solddiers' uniforms - on their chest; the skinny children with smiles braced the heads of the soldiers to kiss them, the biggest statue of Saddam Hussein in Baghdad was toppled and the throat cut, the statue's head was placed with a shoe on it (a symbol of great insult) etc. The Iraqi fatherland is in resurrection. The Iraqi communities in the United States ran down to the streets with their cheerfulness and they shook hands to express their determination to return to their motherland to help build the nation... All made the writer feel sad for Vietnam that this April 30 will mark the 28th years of commemoration of the Black AprilDay with the struggle against a totalitarian regime
continuing.
The general view on the Day of April 30 was that it is a day of victory for the Northern communist invaders or the day of defeat for South Vietnam. But another view still needs time to answer: As the most famous one-eyed general of the Israeli army - MOSHEÙ DAYAN - stated in his visit to Saigon prior to 1975 that the Northern communists will fail after they successfully occupied South Vietnam.
That statement has proven more and more to be a truth as time goes on: We were a victim of a global strategic arrangement in 1975, but we have continued to fight since then on all fronts - political, economic, cultural, propagandizing, including penetrating into the homeland. Many Viet freedom fighters and democracy activists have fallen down; but the fight keeps on. The writer was once penetrating VN and was captured.. He was released after 10 years in jail as a result of massive international interventions. He - and his organization - has continued to fight, politically, with limited financial resource and means, and sometimes, in loneliness...
Yet, the fight goes on with better and better results every day, as we move to commemorate this
April 30 in the days ahead.
VNI
28 naêm ñaáu
tranh
baèng löûa tim vaø nhöõng noãi coâ ñôn
Baøi vieát
cuûa VOÕÕ ÑAÏI TOÂN nhaân ngaøy Quoác Haän 30/4/2003
Trong nhöõng ngaøy qua, suùng ñaïn vaø khoùi löûa trong cuoäc chieán Iraq treân voâ tuyeán
truyeàn hình gôïi laïi trong taâm naõo toâi bieát bao caûnh töôïng haøo huøng xen laãn tang thöông cuûa cuoäc chieán Vieät Nam, töôûng raèng ñaõ ñi vaøo quaù khöù laõng queân, nhöng vaãn coøn aån hieän ñaâu ñaây qua töøng nhòp thôû cuûa kieáp soáng löu vong. Khi löïc löôïng lieân quaân
Anh-Myõ tieán vaøo thuû ñoâ Baghdad, daân chuùng ñaõ hoø reo nhaûy muùa, keùo saäp töôïng
ñaøi Saddam Hussein ñaõ töøng ngaïo ngheã ñöùng nôi coâng vieân thaønh phoá töø maáy chuïc
naêm qua. Nhöõng ngöôøi meï giaø Hoài giaùo phuû kín khaên ñen caøi leân chieác aùo traän cuûa
ngöôøi lính phöông xa töøng nhaùnh hoa daïi, caùc em beù khaúng khiu oâm hoân ngöôøi chieán
binh ngoaïi quoác vôùi nuï cöôøi ngaây thô coøn soùt laïi treân moâi. Trong khoùi löûa vaãn chan
hoøa nöôùc maét, nöôùc maét cuûa möøng vui ñöôïc thaáy Toå Quoác hoài sinh. Caùc coäng ñoàng
Iraq löu vong taïi Hoa Kyø töø maáy thaäp nieân qua cuõng voäi ra ñöôøng phaát cao ngoïn côø
queâ höông, möøng reo chieán thaéng baïo taøn, caàm tay nhau maø öôùc heïn ngaøy veà. Toâi
ngaäm nguøi nhìn nhöõng hình aûnh aáy, loøng nao nao mô öôùc roài mai ñaây toâi cuõng seõ ñöôïc hoøa chung vaøo doøng soâng Daân Toäc ñeå chaûy veà queâ höông beân kia bôø ñaïi döông.
Trong 28 naêm qua, tuy coâng cuoäc phuïc quoác chöa thaønh, nhöng toâi vaãn khoâng theïn loøng vì ñaõ ñaáu tranh baèng ngoïn löûa quaû tim chaân chính, tuy coù nhieàu luùc caûm thaáy coâ ñôn treân haønh trình hôn moät laàn trôû laïi queâ höông.
Bao nhieâu laàn toâi ñaõ nghó raèng muoán trò laønh moät veát thöông treân cô theå con ngöôøi thì
ngoaøi vieäc choïn ñuùng thuoác coøn caàn ñeán yeáu toá thôøi gian. Nhöng ñoái vôùi veát thöông
taâm hoàn, veát thöông cuûa ngöôøi daân maát nöôùc, thì khoâng coù loaïi döôïc phaåm naøo coù
theå chöõa trò, vaø thôøi gian tuy coù giuùp phoâi phai phaàn naøo nhöng noãi thao thöùc vaø traèn
troïc vaãn aâm thaàm soáng trong töøng huyeát quaûn. Nöôùc maét vaãn chaûy veà ñeâm trong
aùc moäng lao tuø, trong tieáng keâu thaûng thoát, nhaát laø ñoái vôùi caùc theá heä cao nieân
tuoåi haïc caøng cao thì noãi nhôù thöông queâ cha ñaát toå caøng quaèn quaïi taâm tö. Hôn moät
phaàn tö theá kyû ñaõ laïnh luøng troâi qua, theâm moät theá heä Vieät Nam nöõa ñang tröôûng
thaønh, nhöõng oan khieân cay nghieät cuûa moät giai ñoaïn lòch söû ñaõ ñöôïc chöùng minh baèng maùu cuûa Daân Toäc. Nhöõng bí aån cuûa cuoäc chieán trong theá chieán löôïc toaøn caàu ñaõ
ñöôïc giaûi maõ vaø hôn heát, nhöõng toäi aùc cuûa ngöôøi Coäng Saûn ñaõ ñöôïc minh chöùng
baèng nhöõng baûn thoáng keâ trung thöïc tröôùc löông taâm nhaân loaïi, do Lieân Hieäp Quoác
phoå bieán chöù khoâng phaûi do nhöõng ngöôøi quoác gia choáng coäng nguïy taïo. Hôn heát, moãi ngöôøi trong chuùng ta ñaõ laø naïn nhaân vaø chöùng nhaân thôøi ñaïi. Roài, toâi laïi ñöùng leân
töø nhöõng noãi coâ ñôn cuûa moät ngöôøi khaùng chieán suoát 28 naêm qua, vaø laïi böôùc ñi
döôùi ngoïn löûa soi ñöôøng cuûa con tim khoâng bao giôø ñöôïc pheùp queân nieàm ñau cuûa Toå
Quoác.
Khoâng ít thì nhieàu, chuùng ta ñaõ bao laàn neâu leân caùc caâu hoûi : - Laøm gì ? Laøm theá naøo
? Ai laøm ? Xaây döïng töø ñaâu? Ñaùnh phaù töø ñaâu ? Bao giôø haønh ñoäng ? Laáy gì tieáp
öùng? Baèng caùch naøo ñeå thaønh coâng ? - Nhöõng caâu hoûi trieàn mieân aáy, chuùng ta bieát
hoûi ai ? Khoâng ai coù theå giaûi ñaùp nhöõng vaán ñeà naøy caû. Chæ coù moãi ngöôøi trong
chuùng ta caàn phaûi quay veà trong töï theå moät laàn nöõa ñeå caät vaán caùi YÙ Nguyeän cuûa
mình. YÙ Nguyeän khoâng phaûi chæ bieát "Muoán Thaønh Coâng" maø khoâng chòu haønh ñoäng.
Xin haõy xeùt laïi caùi Taâm cuûa mình ñeå ñöøng bao giôø ñaët caùi Ta leân treân Toá Chöùc vaø
ñaët Toå Chöùc leân treân Toå Quoác. Coù nhö vaäy thì môùi mong hôïp ñoaøn ñeå cuøng nhau
haønh ñoäng ñuùng, ruùt ngaén con ñöôøng ñi ñeán thaønh coâng cho toaøn Daân Toäc chöù
khoâng phaûi cho rieâng mình vaø phe nhoùm. Ñaõ 28 naêm troâi qua roài ñaáy.
Chuùng ta haõy bình taâm nhìn laïi söï kieän ngaøy 30.4.1975. Thoâng thöôøng, söï kieän naøy
ñöôïc giaûi thích laø ngaøy suïp ñoå cuûa Vieät Nam Coäng Hoøa vaø laø ngaøy ñaïi thaéng cuûa
Coäng Saûn Baéc Vieät. Nhöng ngoaøi hai caùch nhìn toång quaùt naøy, coøn moät caùch nhìn thöù
ba seõ chôø thôøi gian ñem ñeán keát luaän. Trong thaäp nieân 60, khi vieáng thaêm Saigon, ñöôïc hoûi laøm theá naøo ñeå chieán thaéng Coäng Saûn thì MOSHEÙ DAYAN, danh töôùng ñoäc nhaõn Do Thaùi ñaõ traû lôøi nhö sau : "Baéc Vieät seõ thaát traän khi hoï chieám ñöôïc mieàn Nam". Luùc baáy giôø ít ngöôøi hieåu ñöôïc yù nghóa saâu xa cuûa caâu traû lôøi naøy. Nhöng ñeán nay, traûi
qua hôn moät phaàn tö theá kyû, moïi vieäc ñaõ roõ raøng. Ngay caù nhaân toâi, khi saùng taùc
baøi thô "Meï Vieät Nam ôi, chuùng con vaãn coøn ñaây' vaøo naêm 1972, (ñaõ ñöôïc Nguyeãn AÙnh Chín phoå nhaïc) ba naêm tröôùc ngaøy chuùng ta maát queâ höông, toâi ñaõ tieân ñoaùn laø "Meï
loøng ñau, phöông Baéc chieám phöông Nam". Chieám chöù khoâng phaûi thaéng. Theo bieåu kieán beân ngoaøi thì ñuùng nhö ngöôøi Coäng Saûn ñaõ hueânh hoang tuyeân boá laø hoï ñaõ ñaùnh cho "Myõ cuùt, Nguïy nhaøo" nhöng thöïc söï laø Myõ khoâng cuùt, maø phaûi noùi cho ñuùng boái caûnh lòch söû toaøn caàu laø Myõ ngöng khoâng tieáp tuïc hieän dieän ôû mieàn Nam Vieät Nam vì lyù do thay ñoåi chieán löôïc cuûa hoï, vaø löïc löôïng Vieät Nam Coäng Hoøa khoâng thaát traän, chæ ôû
theá bò baét buoäc ngöng chieán ñaáu, ñeå ñoåi laáy söï chaám döùt chieán tranh laïnh giöõa hai
cöôøng quoác Lieân Xoâ vaø Hoa Kyø. Ñaát nöôùc chuùng ta, ôû vaøo theá nhöôïc tieåu, bò laøm
naïn nhaân cuûa moät cuoäc saép xeáp chieán löôïc toaøn caàu. Ñaáy laø noãi oan khieân cuûa lòch
söû Daân Toäc maø chuùng ta ñaønh phaûi chaáp nhaän trong nöôùc maét vaø maùu haän. Töø söï
chaám döùt chieán tranh laïnh daãn ñeán söï suïp ñoå toaøn dieän cuûa khoái Xaõ Hoäi Chuû Nghóa
do Lieân Xoâ laõnh ñaïo. Rieâng veà cheá ñoä Coäng Saûn Vieät Nam, thôøi gian thoáng trò cuûa
hoï ñaõ ñem ñeán cho toaøn daân moät söï thaät, nhö hoïc giaû Nguyeãn Hieán Leâ ñaõ vieát :
"Muoán thaáy cheá ñoä ñoù ra sao thì phaûi soáng döôùi cheá ñoä ñoù. Ñoù laø baøi hoïc ñaàu tieân
vaø voâ cuøng quan troïng maø toâi vaø coù leõ hôn 90% ngöôøi daân mieàn Nam ruùt ra ñöôïc töø
naêm 1975 ñeán nay". Tieâu bieåu nhaát laø yù kieán cuûa Vuõ Ñình Huyønh (cha cuûa Vuõ Thö
Hieân, taùc giaû hoài kyù Ñeâm Giöõa Ban Ngaøy) moät thôøi laøm bí thö cho Hoà Chí Minh, gaàn
cuoái ñôøi ñaõ tænh ngoä vaø ñeà nghò "Muoán cho daân toäc ta khoâng thua keùm caùc daân toäc
khaùc, muoán cho ñaát nöôùc ta ñöôïc thònh vöôïng, daân ta khoâng ngheøo khoå maõi thì khoâng
theå thieáu moät ñieàu kieän tieân quyeát, aáy laø phaûi gaït boû söï laõnh ñaïo cuûa ñaûng Coäng
Saûn". Moät söû gia löøng danh cuûa Phaùp, oâng MARGOLIN, töøng uûng hoä Coäng Saûn Baéc
Vieät, ñeán nay cuõng phaûi tuyeân boá : "Nhöng ñeán baây giôø thì khoâng phaûi moät mình toâi
maø toâi tin raèng coøn coù nhieàu ngöôøi cuøng thôøi vôùi toâi ñaõ bò sai laàm vì nhöõng tuyeân
truyeàn sai laïc cuûa Coäng Saûn". Nöõ taøi töû ñieän aûnh JANE FONDA cuûa Hoa Kyø, moät nhaân vaät noåi tieáng veà caùc phong traøo phaûn chieán, trieät ñeå uûng hoä Haø Noäi, nhöng ñeán
naêm 1988 ñaõ phaûi tuyeân boá cuøng baùo chí : "Toâi seõ coøn hoái tieác cho ñeán ngaøy toâi
cheát veà nhöõng ñieàu toâi ñaõ laøm trong caùc phong traøo phaûn chieán. Haønh ñoäng cuûa toâi
ñaõ laøm haïi bieát bao chieán só. Ñoù laø haønh ñoäng sai laàm kinh khuûng nhaát maø toâi ñaõ
phaïm. Ñuùng laø toâi ñaõ khoâng bieát suy nghó". Coøn bieát bao nhieâu lôøi tuyeân boá phaûn
tænh, cuøng nhöõng baèng chöùng cuï theå khaùc, vieát cho ñeán nghìn trang khoâng heát veà
cheá ñoä Coäng Saûn Vieät Nam ngaøy nay treân queâ höông chuùng ta.
Giôø ñaây, cho duø ñaõ muoän, chuùng ta cuõng caàn xaùc ñònh laïi yù nghóa cuûa Loøng Yeâu
Nöôùc vaø Haønh Ñoäng Cöùu Nöôùc trong khi nhöõng bieán chuyeån veà toân giaùo vaø loøng
daân quoác noäi ñang taïo ra nhieàu cô hoäi thuaän lôïi cho coâng cuoäc ñaáu tranh chung vì Töï Do vaø Daân Chuû. Töø loøng yeâu nöôùc ñeán haønh ñoäng cöùu ngöôøi cöùu nöôùc, laø moät quaõng
ñöôøng xa vôùi nhieàu gaùnh naëng, ñoøi hoûi nhieàu hy sinh. Con ñöôøng haønh ñoäng cuûa
ngöôøi Vieät Nam yeâu nöôùc chaân chính neáu khoâng ñöôïc höôùng daãn bôûi yù thöùc cöùu
nöôùc, ñöôïc reøn luyeän qua caùc giai ñoaïn lòch söû, neáu khoâng ñöôïc traûi baèng Haïnh Hy
Sinh, khoâng ñöôïc soi baèng Ñaïo Soáng Vieät, thì chæ laø nhöõng ñöôøng ñi khoâng tôùi ñích.
Theá giôùi khoâng coù moät tröôøng hoïc naøo daïy ta cöùu nöôùc vaø cuõng khoâng coù cöôøng
quoác naøo voâ tö giuùp ta cöùu nöôùc. Ngöôøi Coäng Saûn ñaõ ñoàng hoùa Loøng Yeâu Nöôùc vôùi
Yeâu Mình vaø Yeâu Ñaûng, Yeâu Xaõ Hoäi Chuû Nghóa. Keát quaû laø hoï ñaõ ñöa toaøn Daân Toäc
vaøo hoá thaúm dieät vong ngaøy hoâm nay, veà moïi phöông dieän töø vaät chaát ñeán taâm linh
trong ñôøi soáng con ngöôøi treân queâ höông chuùng ta. Keû goïi laø chieán thaéng ñaõ thaúng tay
boùc loät, ñaøn aùp, traû thuø, hôn caû ngoaïi bang xaâm löôïc. Ngöôøi thua traän ñaønh phaûi aâm
thaàm nhòn nhuïc trong lao tuø vaø tìm moïi cô hoäi boû nöôùc ra ñi.
Chuùng ta caàn bình taâm nhaän xeùt khaùch quan veà Theá Maïnh vaø Yeáu giöõa hai chieán
tuyeán quoác gia - coäng saûn hieän nay.
Cheá ñoä Coäng Saûn
Theá maïnh :
- coøn naém ñöôïc söï ñoäc toân cai trò vaø laø thaønh vieân cuûa Lieân Hieäp Quoác, ñöôïc moät
soá nöôùc vieän trôï, giao thöông.
- coøn naém ñöôïc hai löïc löôïng maïnh nhaát laø quaân ñoäi vaø coâng an, vôùi khaû naêng taäp
trung nhanh ñeå ñaøn aùp caùc phong traøo quaàn chuùng noåi daäy.
- coøn naém ñöôïc troïn veïn taøi saûn chìm vaø noåi cuûa ñaát nöôùc. Chöa keå ñeán soá ngoaïi
teä khoång loà haèng hai ba tyû ñoâ la moãi naêm do ngöôøi Vieät haûi ngoaïi göûi veà, giaùn tieáp
nuoâi soáng cheá ñoä Coäng Saûn.
Theá yeáu :
- maát loøng daân vì ñaõ ñeå loä chaân töôùng tuyeân truyeàn löøa bòp, khoâng coøn ai muoán lao
vaøo cuoäc chieán moät caùch cuoàng nhieät, baát chaáp moïi hy sinh nhö tröôùc ñaây.
- ôû vaøo theá thuû vì phaûi lo baûo veä nhöõng gì ñaõ cöôùp ñoaït ñöôïc, vì leõ ñoù ñaõ maát ñi
quyeàn chuû ñoäng trong moïi cuoäc ñaáu tranh.
- ñaûng Coäng Saûn ñaõ bò ñoàng ñoâ la cuûa Myõ phaù hoaïi töø ngaøy goïi laø Ñoåi Môùi ñeán
nay, tranh chaáp noäi boä vì quyeàn lôïi ngaøy caøng traàm troïng, khoâng coøn laø moät khoái
"ñoäc theå" coù söùc maïnh nhö tröôùc nöõa.
- giaù trò chieán ñaáu cuûa ñaûng vieân ngaøy caøng suït giaûm, vaøo ñaûng ñeå kieám quyeàn lôïi
chöù khoâng phaûi vì lyù töôûng. Tröôùc ñaây hoï khoâng coù gì cho neân caàn phaûi chieán ñaáu
ñeå coù. Ñeán nay thì laïi coù quaù nhieàu taøi saûn rieâng tö, do tham nhuõng hoái loä, cho neân
chæ lo baûo veä nhöõng gì ñaõ töôùc ñoaït ñöôïc töø ngöôøi daân, töø mieàn Nam. Tham nhuõng
ñaõ trôû thaønh quoác naïn, thaäm chí ñaõ taïo ra tö töôûng : Tham nhuõng töø ñaûng maø ra, dieät
tham nhuõng laø dieät ñaûng, cho neân hoï chæ coøn coá baùm vaøo ñaûng ñeå ñöôïc tieáp tuïc
tham nhuõng, chöù khoâng phaûi vì bò nhoài soï veà yù thöùc heä.
- maát ñieåm töïa vöõng chaéc laø khoái Coäng Saûn Quoác Teá, töø khi Lieân Xoâ vaø Ñoâng AÂu
suïp ñoå. Baéc Haøn vaø Cu Ba thì ñang haáp hoái, ñoùi ngheøo kieät queä. Döïa vaøo Trung Coäng
thì khoâng theå tin ñöôïc.
Phía khoái quoác gia choáng Coäng thöïc söï vì Lyù Töôûng Daân Toäc :
Theá maïnh.
- naém ñöôïc chính nghóa Daân Toäc, coù theå huy ñoäng ñöôïc söùc maïnh cuûa Loøng Daân.
- chuùng ta tröôûng thaønh trong ñau khoå, trong tuø ñaøy, trong uaát haän, trong ly taùn gia ñình, trong caûnh löu vong tuûi nhuïc. Khoâng coøn bò meâ hoaëc bôûi nhöõng lôøi tuyeân truyeàn löøa
bòp, nhöõng lôøi ngon ngoït nöõa. Ñaáy laø baøi hoïc quyù giaù giuùp chuùng ta tieáp tuïc chieán
ñaáu ñeå töï cöùu mình, cöùu ngöôøi vaø cöùu nöôùc.
- taïi haûi ngoaïi, chuùng ta khai thaùc ñöôïc söùc maïnh cuûa truyeàn thoâng ñeå phaù vôõ söï böng bít thoâng tin cuûa cheá ñoä coäng saûn.
Theá yeâu :
- ta khoâng coù chính quyeàn cho neân tieáng noùi khoâng ñöôïc coäng ñoàng theá giôùi toân
troïng.
- thieáu thoán quaù nhieàu phöông tieän chieán ñaáu, ñaëc bieät veà taøi chaùnh.
- löïc löôïng choáng coäng trong nöôùc phaûi hoaït ñoäng bí maät vaø bò phaân taùn tröôùc khaû
naêng ñaøn aùp cuûa cheá ñoä coäng saûn. Löôïng thoâng tin phaûn khaùng bò boùp ngheït, khoâng
ñöôïc phoå bieán ñeán quaûng ñaïi quaàn chuùng.
- chia reõ trong haøng nguõ choáng coäng taïi haûi ngoaïi, nhieàu phen laøm baêng hoaïi nieàm tin
vì coù caù nhaân hoaëc toå chöùc khoâng phuïc vuï ñuùng lyù töôûng vì Daân vì Nöôùc.
Ñaáy laø nhöõng phaân tích toång quaùt ñeå tìm ra töû huyeät cuûa Coäng Saûn maø haønh ñoäng
xuyeân thuûng, tìm ra theá yeáu cuûa ta maø boå khuyeát. Chuùng ta caàn phaûi ñöa ngöôøi vaø
chuyeån tin ngaøy caøng nhieàu vaøo trong nöôùc ñeå goùp coâng taïo thaønh moät traän chieán
taâm lyù quaàn chuùng, keát hôïp vôùi caùc phong traøo noåi daäy ñoøi töï do tín ngöôõng, ñoøi
quyeàn soáng, ñaát ñai, kích ñoäng tuoåi treû ñoøi ñôøi soáng vaên minh daân chuû ñeå khôûi
ñoäng moät cuoäc Caùch Maïnh Daân Toäc.
Nhöng, muoán ñaït ñeán thaønh coâng, toâi thieån nghó moïi keá hoaïch vaø chieán thuaät haønh
ñoäng ñeàu phaûi phaùt xuaát töø caùi TAÂM trong saùng vì Daân Toäc chöù khoâng vì tham voïng
caù nhaân hay phe nhoùm. Nhöõng ngöôøi naøo coù Chí Beàn, Daï Saùng, Taâm Roäng, Nghóa
Saâu thì môùi mong ñoùng goùp ñöôïc Coâng Ñöùc vaøo ñaïi cuoäc cöùu ngöôøi vaø cöùu nöôùc.
Töø ngoïn löûa cuûa quaû tim ñaäp cuøng nhòp tim cuûa Toå Quoác, töø nhöõng noãi coâ ñôn trong
cuoäc tröôøng chinh goùp coâng cöùu nöôùc, chuùng ta laïi cuøng ñöùng beân nhau vaø tieán böôùc
ñeå coù moät ngaøy khoâng xa nöõa seõ ñöôïc nhìn thaáy aùnh vinh quang cuûa Daân toäc vaø ta
seõ quyø hoân laïi nhöõng kyû nieäm ngaøy xöa treân queâ höông yeâu daáu. VÑT - 30/4/2003,
haûi ngoaïi.
Vo Dai Ton
As the war in Iraq came to the final stage while the Coalition forces entered Baghdad in the second week of April 2003, things happened there to prove that the people of Iraq have been liberated: The Iraqi mothers welcomed the coalition troops with petals of wild flowers attached to the solddiers' uniforms - on their chest; the skinny children with smiles braced the heads of the soldiers to kiss them, the biggest statue of Saddam Hussein in Baghdad was toppled and the throat cut, the statue's head was placed with a shoe on it (a symbol of great insult) etc. The Iraqi fatherland is in resurrection. The Iraqi communities in the United States ran down to the streets with their cheerfulness and they shook hands to express their determination to return to their motherland to help build the nation... All made the writer feel sad for Vietnam that this April 30 will mark the 28th years of commemoration of the Black AprilDay with the struggle against a totalitarian regime
continuing.
The general view on the Day of April 30 was that it is a day of victory for the Northern communist invaders or the day of defeat for South Vietnam. But another view still needs time to answer: As the most famous one-eyed general of the Israeli army - MOSHEÙ DAYAN - stated in his visit to Saigon prior to 1975 that the Northern communists will fail after they successfully occupied South Vietnam.
That statement has proven more and more to be a truth as time goes on: We were a victim of a global strategic arrangement in 1975, but we have continued to fight since then on all fronts - political, economic, cultural, propagandizing, including penetrating into the homeland. Many Viet freedom fighters and democracy activists have fallen down; but the fight keeps on. The writer was once penetrating VN and was captured.. He was released after 10 years in jail as a result of massive international interventions. He - and his organization - has continued to fight, politically, with limited financial resource and means, and sometimes, in loneliness...
Yet, the fight goes on with better and better results every day, as we move to commemorate this
April 30 in the days ahead.
VNI
baèng löûa tim vaø nhöõng noãi coâ ñôn
Trong nhöõng ngaøy qua, suùng ñaïn vaø khoùi löûa trong cuoäc chieán Iraq treân voâ tuyeán
truyeàn hình gôïi laïi trong taâm naõo toâi bieát bao caûnh töôïng haøo huøng xen laãn tang thöông cuûa cuoäc chieán Vieät Nam, töôûng raèng ñaõ ñi vaøo quaù khöù laõng queân, nhöng vaãn coøn aån hieän ñaâu ñaây qua töøng nhòp thôû cuûa kieáp soáng löu vong. Khi löïc löôïng lieân quaân
Anh-Myõ tieán vaøo thuû ñoâ Baghdad, daân chuùng ñaõ hoø reo nhaûy muùa, keùo saäp töôïng
ñaøi Saddam Hussein ñaõ töøng ngaïo ngheã ñöùng nôi coâng vieân thaønh phoá töø maáy chuïc
naêm qua. Nhöõng ngöôøi meï giaø Hoài giaùo phuû kín khaên ñen caøi leân chieác aùo traän cuûa
ngöôøi lính phöông xa töøng nhaùnh hoa daïi, caùc em beù khaúng khiu oâm hoân ngöôøi chieán
binh ngoaïi quoác vôùi nuï cöôøi ngaây thô coøn soùt laïi treân moâi. Trong khoùi löûa vaãn chan
hoøa nöôùc maét, nöôùc maét cuûa möøng vui ñöôïc thaáy Toå Quoác hoài sinh. Caùc coäng ñoàng
Iraq löu vong taïi Hoa Kyø töø maáy thaäp nieân qua cuõng voäi ra ñöôøng phaát cao ngoïn côø
queâ höông, möøng reo chieán thaéng baïo taøn, caàm tay nhau maø öôùc heïn ngaøy veà. Toâi
ngaäm nguøi nhìn nhöõng hình aûnh aáy, loøng nao nao mô öôùc roài mai ñaây toâi cuõng seõ ñöôïc hoøa chung vaøo doøng soâng Daân Toäc ñeå chaûy veà queâ höông beân kia bôø ñaïi döông.
Trong 28 naêm qua, tuy coâng cuoäc phuïc quoác chöa thaønh, nhöng toâi vaãn khoâng theïn loøng vì ñaõ ñaáu tranh baèng ngoïn löûa quaû tim chaân chính, tuy coù nhieàu luùc caûm thaáy coâ ñôn treân haønh trình hôn moät laàn trôû laïi queâ höông.
Bao nhieâu laàn toâi ñaõ nghó raèng muoán trò laønh moät veát thöông treân cô theå con ngöôøi thì
ngoaøi vieäc choïn ñuùng thuoác coøn caàn ñeán yeáu toá thôøi gian. Nhöng ñoái vôùi veát thöông
taâm hoàn, veát thöông cuûa ngöôøi daân maát nöôùc, thì khoâng coù loaïi döôïc phaåm naøo coù
theå chöõa trò, vaø thôøi gian tuy coù giuùp phoâi phai phaàn naøo nhöng noãi thao thöùc vaø traèn
troïc vaãn aâm thaàm soáng trong töøng huyeát quaûn. Nöôùc maét vaãn chaûy veà ñeâm trong
aùc moäng lao tuø, trong tieáng keâu thaûng thoát, nhaát laø ñoái vôùi caùc theá heä cao nieân
tuoåi haïc caøng cao thì noãi nhôù thöông queâ cha ñaát toå caøng quaèn quaïi taâm tö. Hôn moät
phaàn tö theá kyû ñaõ laïnh luøng troâi qua, theâm moät theá heä Vieät Nam nöõa ñang tröôûng
thaønh, nhöõng oan khieân cay nghieät cuûa moät giai ñoaïn lòch söû ñaõ ñöôïc chöùng minh baèng maùu cuûa Daân Toäc. Nhöõng bí aån cuûa cuoäc chieán trong theá chieán löôïc toaøn caàu ñaõ
ñöôïc giaûi maõ vaø hôn heát, nhöõng toäi aùc cuûa ngöôøi Coäng Saûn ñaõ ñöôïc minh chöùng
baèng nhöõng baûn thoáng keâ trung thöïc tröôùc löông taâm nhaân loaïi, do Lieân Hieäp Quoác
phoå bieán chöù khoâng phaûi do nhöõng ngöôøi quoác gia choáng coäng nguïy taïo. Hôn heát, moãi ngöôøi trong chuùng ta ñaõ laø naïn nhaân vaø chöùng nhaân thôøi ñaïi. Roài, toâi laïi ñöùng leân
töø nhöõng noãi coâ ñôn cuûa moät ngöôøi khaùng chieán suoát 28 naêm qua, vaø laïi böôùc ñi
döôùi ngoïn löûa soi ñöôøng cuûa con tim khoâng bao giôø ñöôïc pheùp queân nieàm ñau cuûa Toå
Quoác.
Khoâng ít thì nhieàu, chuùng ta ñaõ bao laàn neâu leân caùc caâu hoûi : - Laøm gì ? Laøm theá naøo
? Ai laøm ? Xaây döïng töø ñaâu? Ñaùnh phaù töø ñaâu ? Bao giôø haønh ñoäng ? Laáy gì tieáp
öùng? Baèng caùch naøo ñeå thaønh coâng ? - Nhöõng caâu hoûi trieàn mieân aáy, chuùng ta bieát
hoûi ai ? Khoâng ai coù theå giaûi ñaùp nhöõng vaán ñeà naøy caû. Chæ coù moãi ngöôøi trong
chuùng ta caàn phaûi quay veà trong töï theå moät laàn nöõa ñeå caät vaán caùi YÙ Nguyeän cuûa
mình. YÙ Nguyeän khoâng phaûi chæ bieát "Muoán Thaønh Coâng" maø khoâng chòu haønh ñoäng.
Xin haõy xeùt laïi caùi Taâm cuûa mình ñeå ñöøng bao giôø ñaët caùi Ta leân treân Toá Chöùc vaø
ñaët Toå Chöùc leân treân Toå Quoác. Coù nhö vaäy thì môùi mong hôïp ñoaøn ñeå cuøng nhau
haønh ñoäng ñuùng, ruùt ngaén con ñöôøng ñi ñeán thaønh coâng cho toaøn Daân Toäc chöù
khoâng phaûi cho rieâng mình vaø phe nhoùm. Ñaõ 28 naêm troâi qua roài ñaáy.
Chuùng ta haõy bình taâm nhìn laïi söï kieän ngaøy 30.4.1975. Thoâng thöôøng, söï kieän naøy
ñöôïc giaûi thích laø ngaøy suïp ñoå cuûa Vieät Nam Coäng Hoøa vaø laø ngaøy ñaïi thaéng cuûa
Coäng Saûn Baéc Vieät. Nhöng ngoaøi hai caùch nhìn toång quaùt naøy, coøn moät caùch nhìn thöù
ba seõ chôø thôøi gian ñem ñeán keát luaän. Trong thaäp nieân 60, khi vieáng thaêm Saigon, ñöôïc hoûi laøm theá naøo ñeå chieán thaéng Coäng Saûn thì MOSHEÙ DAYAN, danh töôùng ñoäc nhaõn Do Thaùi ñaõ traû lôøi nhö sau : "Baéc Vieät seõ thaát traän khi hoï chieám ñöôïc mieàn Nam". Luùc baáy giôø ít ngöôøi hieåu ñöôïc yù nghóa saâu xa cuûa caâu traû lôøi naøy. Nhöng ñeán nay, traûi
qua hôn moät phaàn tö theá kyû, moïi vieäc ñaõ roõ raøng. Ngay caù nhaân toâi, khi saùng taùc
baøi thô "Meï Vieät Nam ôi, chuùng con vaãn coøn ñaây' vaøo naêm 1972, (ñaõ ñöôïc Nguyeãn AÙnh Chín phoå nhaïc) ba naêm tröôùc ngaøy chuùng ta maát queâ höông, toâi ñaõ tieân ñoaùn laø "Meï
loøng ñau, phöông Baéc chieám phöông Nam". Chieám chöù khoâng phaûi thaéng. Theo bieåu kieán beân ngoaøi thì ñuùng nhö ngöôøi Coäng Saûn ñaõ hueânh hoang tuyeân boá laø hoï ñaõ ñaùnh cho "Myõ cuùt, Nguïy nhaøo" nhöng thöïc söï laø Myõ khoâng cuùt, maø phaûi noùi cho ñuùng boái caûnh lòch söû toaøn caàu laø Myõ ngöng khoâng tieáp tuïc hieän dieän ôû mieàn Nam Vieät Nam vì lyù do thay ñoåi chieán löôïc cuûa hoï, vaø löïc löôïng Vieät Nam Coäng Hoøa khoâng thaát traän, chæ ôû
theá bò baét buoäc ngöng chieán ñaáu, ñeå ñoåi laáy söï chaám döùt chieán tranh laïnh giöõa hai
cöôøng quoác Lieân Xoâ vaø Hoa Kyø. Ñaát nöôùc chuùng ta, ôû vaøo theá nhöôïc tieåu, bò laøm
naïn nhaân cuûa moät cuoäc saép xeáp chieán löôïc toaøn caàu. Ñaáy laø noãi oan khieân cuûa lòch
söû Daân Toäc maø chuùng ta ñaønh phaûi chaáp nhaän trong nöôùc maét vaø maùu haän. Töø söï
chaám döùt chieán tranh laïnh daãn ñeán söï suïp ñoå toaøn dieän cuûa khoái Xaõ Hoäi Chuû Nghóa
do Lieân Xoâ laõnh ñaïo. Rieâng veà cheá ñoä Coäng Saûn Vieät Nam, thôøi gian thoáng trò cuûa
hoï ñaõ ñem ñeán cho toaøn daân moät söï thaät, nhö hoïc giaû Nguyeãn Hieán Leâ ñaõ vieát :
"Muoán thaáy cheá ñoä ñoù ra sao thì phaûi soáng döôùi cheá ñoä ñoù. Ñoù laø baøi hoïc ñaàu tieân
vaø voâ cuøng quan troïng maø toâi vaø coù leõ hôn 90% ngöôøi daân mieàn Nam ruùt ra ñöôïc töø
naêm 1975 ñeán nay". Tieâu bieåu nhaát laø yù kieán cuûa Vuõ Ñình Huyønh (cha cuûa Vuõ Thö
Hieân, taùc giaû hoài kyù Ñeâm Giöõa Ban Ngaøy) moät thôøi laøm bí thö cho Hoà Chí Minh, gaàn
cuoái ñôøi ñaõ tænh ngoä vaø ñeà nghò "Muoán cho daân toäc ta khoâng thua keùm caùc daân toäc
khaùc, muoán cho ñaát nöôùc ta ñöôïc thònh vöôïng, daân ta khoâng ngheøo khoå maõi thì khoâng
theå thieáu moät ñieàu kieän tieân quyeát, aáy laø phaûi gaït boû söï laõnh ñaïo cuûa ñaûng Coäng
Saûn". Moät söû gia löøng danh cuûa Phaùp, oâng MARGOLIN, töøng uûng hoä Coäng Saûn Baéc
Vieät, ñeán nay cuõng phaûi tuyeân boá : "Nhöng ñeán baây giôø thì khoâng phaûi moät mình toâi
maø toâi tin raèng coøn coù nhieàu ngöôøi cuøng thôøi vôùi toâi ñaõ bò sai laàm vì nhöõng tuyeân
truyeàn sai laïc cuûa Coäng Saûn". Nöõ taøi töû ñieän aûnh JANE FONDA cuûa Hoa Kyø, moät nhaân vaät noåi tieáng veà caùc phong traøo phaûn chieán, trieät ñeå uûng hoä Haø Noäi, nhöng ñeán
naêm 1988 ñaõ phaûi tuyeân boá cuøng baùo chí : "Toâi seõ coøn hoái tieác cho ñeán ngaøy toâi
cheát veà nhöõng ñieàu toâi ñaõ laøm trong caùc phong traøo phaûn chieán. Haønh ñoäng cuûa toâi
ñaõ laøm haïi bieát bao chieán só. Ñoù laø haønh ñoäng sai laàm kinh khuûng nhaát maø toâi ñaõ
phaïm. Ñuùng laø toâi ñaõ khoâng bieát suy nghó". Coøn bieát bao nhieâu lôøi tuyeân boá phaûn
tænh, cuøng nhöõng baèng chöùng cuï theå khaùc, vieát cho ñeán nghìn trang khoâng heát veà
cheá ñoä Coäng Saûn Vieät Nam ngaøy nay treân queâ höông chuùng ta.
Giôø ñaây, cho duø ñaõ muoän, chuùng ta cuõng caàn xaùc ñònh laïi yù nghóa cuûa Loøng Yeâu
Nöôùc vaø Haønh Ñoäng Cöùu Nöôùc trong khi nhöõng bieán chuyeån veà toân giaùo vaø loøng
daân quoác noäi ñang taïo ra nhieàu cô hoäi thuaän lôïi cho coâng cuoäc ñaáu tranh chung vì Töï Do vaø Daân Chuû. Töø loøng yeâu nöôùc ñeán haønh ñoäng cöùu ngöôøi cöùu nöôùc, laø moät quaõng
ñöôøng xa vôùi nhieàu gaùnh naëng, ñoøi hoûi nhieàu hy sinh. Con ñöôøng haønh ñoäng cuûa
ngöôøi Vieät Nam yeâu nöôùc chaân chính neáu khoâng ñöôïc höôùng daãn bôûi yù thöùc cöùu
nöôùc, ñöôïc reøn luyeän qua caùc giai ñoaïn lòch söû, neáu khoâng ñöôïc traûi baèng Haïnh Hy
Sinh, khoâng ñöôïc soi baèng Ñaïo Soáng Vieät, thì chæ laø nhöõng ñöôøng ñi khoâng tôùi ñích.
Theá giôùi khoâng coù moät tröôøng hoïc naøo daïy ta cöùu nöôùc vaø cuõng khoâng coù cöôøng
quoác naøo voâ tö giuùp ta cöùu nöôùc. Ngöôøi Coäng Saûn ñaõ ñoàng hoùa Loøng Yeâu Nöôùc vôùi
Yeâu Mình vaø Yeâu Ñaûng, Yeâu Xaõ Hoäi Chuû Nghóa. Keát quaû laø hoï ñaõ ñöa toaøn Daân Toäc
vaøo hoá thaúm dieät vong ngaøy hoâm nay, veà moïi phöông dieän töø vaät chaát ñeán taâm linh
trong ñôøi soáng con ngöôøi treân queâ höông chuùng ta. Keû goïi laø chieán thaéng ñaõ thaúng tay
boùc loät, ñaøn aùp, traû thuø, hôn caû ngoaïi bang xaâm löôïc. Ngöôøi thua traän ñaønh phaûi aâm
thaàm nhòn nhuïc trong lao tuø vaø tìm moïi cô hoäi boû nöôùc ra ñi.
Chuùng ta caàn bình taâm nhaän xeùt khaùch quan veà Theá Maïnh vaø Yeáu giöõa hai chieán
tuyeán quoác gia - coäng saûn hieän nay.
Cheá ñoä Coäng Saûn
Theá maïnh :
- coøn naém ñöôïc söï ñoäc toân cai trò vaø laø thaønh vieân cuûa Lieân Hieäp Quoác, ñöôïc moät
soá nöôùc vieän trôï, giao thöông.
- coøn naém ñöôïc hai löïc löôïng maïnh nhaát laø quaân ñoäi vaø coâng an, vôùi khaû naêng taäp
trung nhanh ñeå ñaøn aùp caùc phong traøo quaàn chuùng noåi daäy.
- coøn naém ñöôïc troïn veïn taøi saûn chìm vaø noåi cuûa ñaát nöôùc. Chöa keå ñeán soá ngoaïi
teä khoång loà haèng hai ba tyû ñoâ la moãi naêm do ngöôøi Vieät haûi ngoaïi göûi veà, giaùn tieáp
nuoâi soáng cheá ñoä Coäng Saûn.
Theá yeáu :
- maát loøng daân vì ñaõ ñeå loä chaân töôùng tuyeân truyeàn löøa bòp, khoâng coøn ai muoán lao
vaøo cuoäc chieán moät caùch cuoàng nhieät, baát chaáp moïi hy sinh nhö tröôùc ñaây.
- ôû vaøo theá thuû vì phaûi lo baûo veä nhöõng gì ñaõ cöôùp ñoaït ñöôïc, vì leõ ñoù ñaõ maát ñi
quyeàn chuû ñoäng trong moïi cuoäc ñaáu tranh.
- ñaûng Coäng Saûn ñaõ bò ñoàng ñoâ la cuûa Myõ phaù hoaïi töø ngaøy goïi laø Ñoåi Môùi ñeán
nay, tranh chaáp noäi boä vì quyeàn lôïi ngaøy caøng traàm troïng, khoâng coøn laø moät khoái
"ñoäc theå" coù söùc maïnh nhö tröôùc nöõa.
- giaù trò chieán ñaáu cuûa ñaûng vieân ngaøy caøng suït giaûm, vaøo ñaûng ñeå kieám quyeàn lôïi
chöù khoâng phaûi vì lyù töôûng. Tröôùc ñaây hoï khoâng coù gì cho neân caàn phaûi chieán ñaáu
ñeå coù. Ñeán nay thì laïi coù quaù nhieàu taøi saûn rieâng tö, do tham nhuõng hoái loä, cho neân
chæ lo baûo veä nhöõng gì ñaõ töôùc ñoaït ñöôïc töø ngöôøi daân, töø mieàn Nam. Tham nhuõng
ñaõ trôû thaønh quoác naïn, thaäm chí ñaõ taïo ra tö töôûng : Tham nhuõng töø ñaûng maø ra, dieät
tham nhuõng laø dieät ñaûng, cho neân hoï chæ coøn coá baùm vaøo ñaûng ñeå ñöôïc tieáp tuïc
tham nhuõng, chöù khoâng phaûi vì bò nhoài soï veà yù thöùc heä.
- maát ñieåm töïa vöõng chaéc laø khoái Coäng Saûn Quoác Teá, töø khi Lieân Xoâ vaø Ñoâng AÂu
suïp ñoå. Baéc Haøn vaø Cu Ba thì ñang haáp hoái, ñoùi ngheøo kieät queä. Döïa vaøo Trung Coäng
thì khoâng theå tin ñöôïc.
Phía khoái quoác gia choáng Coäng thöïc söï vì Lyù Töôûng Daân Toäc :
Theá maïnh.
- naém ñöôïc chính nghóa Daân Toäc, coù theå huy ñoäng ñöôïc söùc maïnh cuûa Loøng Daân.
- chuùng ta tröôûng thaønh trong ñau khoå, trong tuø ñaøy, trong uaát haän, trong ly taùn gia ñình, trong caûnh löu vong tuûi nhuïc. Khoâng coøn bò meâ hoaëc bôûi nhöõng lôøi tuyeân truyeàn löøa
bòp, nhöõng lôøi ngon ngoït nöõa. Ñaáy laø baøi hoïc quyù giaù giuùp chuùng ta tieáp tuïc chieán
ñaáu ñeå töï cöùu mình, cöùu ngöôøi vaø cöùu nöôùc.
- taïi haûi ngoaïi, chuùng ta khai thaùc ñöôïc söùc maïnh cuûa truyeàn thoâng ñeå phaù vôõ söï böng bít thoâng tin cuûa cheá ñoä coäng saûn.
Theá yeâu :
- ta khoâng coù chính quyeàn cho neân tieáng noùi khoâng ñöôïc coäng ñoàng theá giôùi toân
troïng.
- thieáu thoán quaù nhieàu phöông tieän chieán ñaáu, ñaëc bieät veà taøi chaùnh.
- löïc löôïng choáng coäng trong nöôùc phaûi hoaït ñoäng bí maät vaø bò phaân taùn tröôùc khaû
naêng ñaøn aùp cuûa cheá ñoä coäng saûn. Löôïng thoâng tin phaûn khaùng bò boùp ngheït, khoâng
ñöôïc phoå bieán ñeán quaûng ñaïi quaàn chuùng.
- chia reõ trong haøng nguõ choáng coäng taïi haûi ngoaïi, nhieàu phen laøm baêng hoaïi nieàm tin
vì coù caù nhaân hoaëc toå chöùc khoâng phuïc vuï ñuùng lyù töôûng vì Daân vì Nöôùc.
Ñaáy laø nhöõng phaân tích toång quaùt ñeå tìm ra töû huyeät cuûa Coäng Saûn maø haønh ñoäng
xuyeân thuûng, tìm ra theá yeáu cuûa ta maø boå khuyeát. Chuùng ta caàn phaûi ñöa ngöôøi vaø
chuyeån tin ngaøy caøng nhieàu vaøo trong nöôùc ñeå goùp coâng taïo thaønh moät traän chieán
taâm lyù quaàn chuùng, keát hôïp vôùi caùc phong traøo noåi daäy ñoøi töï do tín ngöôõng, ñoøi
quyeàn soáng, ñaát ñai, kích ñoäng tuoåi treû ñoøi ñôøi soáng vaên minh daân chuû ñeå khôûi
ñoäng moät cuoäc Caùch Maïnh Daân Toäc.
Nhöng, muoán ñaït ñeán thaønh coâng, toâi thieån nghó moïi keá hoaïch vaø chieán thuaät haønh
ñoäng ñeàu phaûi phaùt xuaát töø caùi TAÂM trong saùng vì Daân Toäc chöù khoâng vì tham voïng
caù nhaân hay phe nhoùm. Nhöõng ngöôøi naøo coù Chí Beàn, Daï Saùng, Taâm Roäng, Nghóa
Saâu thì môùi mong ñoùng goùp ñöôïc Coâng Ñöùc vaøo ñaïi cuoäc cöùu ngöôøi vaø cöùu nöôùc.
Töø ngoïn löûa cuûa quaû tim ñaäp cuøng nhòp tim cuûa Toå Quoác, töø nhöõng noãi coâ ñôn trong
cuoäc tröôøng chinh goùp coâng cöùu nöôùc, chuùng ta laïi cuøng ñöùng beân nhau vaø tieán böôùc
ñeå coù moät ngaøy khoâng xa nöõa seõ ñöôïc nhìn thaáy aùnh vinh quang cuûa Daân toäc vaø ta
seõ quyø hoân laïi nhöõng kyû nieäm ngaøy xöa treân queâ höông yeâu daáu. VÑT - 30/4/2003,
haûi ngoaïi.
PHẠM HOÀI VIỆT * TỬ THỦ AN LỘC
TỬ THỦ AN LỘC
- Kính dâng các hương linh Chiến Sĩ QLVNCH
đã hy sinh trong trận tái chiếm Thành An Lộc.
- Kính tặng gia đình Biệt Cách Dù và anh họ Biệt Cách Dù PXP.
Xương tan dựng lại Thành An Lộc
Danh vẫn ngợi khen Biệt Cách Dù !
PHV
Vẫn thương kính Biệt Cách Dù chiến sĩ
Bao tháng năm lưu lạc chốn quê xa
Chí can cường dũng liệt vẫn hằn da
Việt Nam Mẹ ! Quê Cha mau quang phục.
Trai nước Việt anh hùng nào chịu nhục
Đã bao lần sung trận thập tử sanh
Thân dù ngã - khí phách vẫn tinh anh
Không thối chí - tung hoành ta phục chiến.
Quảng Trị, Thừa Thiên đầu vùng hỏa tuyến
Này Đông Hà, căn cứ Ái Tử doanh
Áo hoa Dù pha lẫn lá rừng xanh
Quyết tử chiến chiếm lại thành An Lộc.
Liên Đoàn 81/BCD giải vây An Lộc
Bao gian truân trước mặt vẫn tiến lên
Quyết hy sinh tiêu diệt lũ bạo quyền
Loài quỷ đỏ đang nghiền tan quê Mẹ.
Biệt Cách Dù đoàn quân hùng mau lẹ
Quyết một lòng tái chiếm lại địa danh
An Lộc ghi: Mũ Đỏ tiếng hùng anh
Cao quý lắm ! Thanh danh ngời ca mãi.
Phạm Hoài Việt
- Kính dâng các hương linh Chiến Sĩ QLVNCH
đã hy sinh trong trận tái chiếm Thành An Lộc.
- Kính tặng gia đình Biệt Cách Dù và anh họ Biệt Cách Dù PXP.
Xương tan dựng lại Thành An Lộc
Danh vẫn ngợi khen Biệt Cách Dù !
PHV
Vẫn thương kính Biệt Cách Dù chiến sĩ
Bao tháng năm lưu lạc chốn quê xa
Chí can cường dũng liệt vẫn hằn da
Việt Nam Mẹ ! Quê Cha mau quang phục.
Trai nước Việt anh hùng nào chịu nhục
Đã bao lần sung trận thập tử sanh
Thân dù ngã - khí phách vẫn tinh anh
Không thối chí - tung hoành ta phục chiến.
Quảng Trị, Thừa Thiên đầu vùng hỏa tuyến
Này Đông Hà, căn cứ Ái Tử doanh
Áo hoa Dù pha lẫn lá rừng xanh
Quyết tử chiến chiếm lại thành An Lộc.
Liên Đoàn 81/BCD giải vây An Lộc
Bao gian truân trước mặt vẫn tiến lên
Quyết hy sinh tiêu diệt lũ bạo quyền
Loài quỷ đỏ đang nghiền tan quê Mẹ.
Biệt Cách Dù đoàn quân hùng mau lẹ
Quyết một lòng tái chiếm lại địa danh
An Lộc ghi: Mũ Đỏ tiếng hùng anh
Cao quý lắm ! Thanh danh ngời ca mãi.
Phạm Hoài Việt
TRẦN HOÀNG ANH * ĐÔI CHIM XANH
ÑOÂI CHIM
XANH
TRAÀN HOAØNG ANH
Naøng toùc ñen möoùt xanh
Moâi cöôøi nhö hoa nôû
Öa líu lo lôøi chim
Chaøng it noùi ít cöôøi
Laëng im nhö caây coû
Ñi vaøo giöõa cuoäc ñôøi
Saên soùc töøng maûnh ñaát
Cho ñaát ñaâm choài xanh
Naâng niu töøng coïng rau
Nhö naâng niu ñôøi mình
Vaø cöù theá hoï soáng
Nhö ñoâi chim xinh xinh
An laïc vaø hoøa bình
TRAÀN HOAØNG ANH
Naøng toùc ñen möoùt xanh
Moâi cöôøi nhö hoa nôû
Öa líu lo lôøi chim
Chaøng it noùi ít cöôøi
Laëng im nhö caây coû
Ñi vaøo giöõa cuoäc ñôøi
Saên soùc töøng maûnh ñaát
Cho ñaát ñaâm choài xanh
Naâng niu töøng coïng rau
Nhö naâng niu ñôøi mình
Vaø cöù theá hoï soáng
Nhö ñoâi chim xinh xinh
An laïc vaø hoøa bình
SƠN TRUNG * VƯƠNG LÃO SƯ
VƯƠNG LÃO SƯ
Tại kinh đô Thăng Long có Vương lão
sư, tên thật là Vương Hồng Phát, tổ tiên vốn người Hoa, sang phố Hiến nước
Việt lập nghiệp. Cha mẹ tiên sinh giàu có, cho tiên sinh du học kinh đô Thăng Long. Mặc dầu tiên sinh không thi đỗ tiến sĩ, cử nhân
hay tú tài, tiên sinh cũng có tài văn chương, nên đã trúng tuyển cuộc thi lại viên của triều Mạc, được bổ làm
lại viên (thư ký) cho một cơ quan nhỏ ở kinh đô. Sau vì tiên sinh có tài chọn
kim cương, ngọc thạch cho các bà chúa họ Mạc,
tiên sinh được vua Mạc phong làm Phó Chưởng Quản thư viện của viện Bảo Tàng. Vì gia đình có tiền của
cho nên tiên sinh không bận sinh kế . Cái lương bổng của tiên sinh cũng chỉ
dùng vào việc vui chơi chốn tửu điếm,
trà đình cùng bạn trang lứa. Tiên sinh là người có máu văn nghệ, đa tài và nhiều đam mê.
Cái tài hoa thứ nhất là tài văn chương. Tiên sinh có giọng văn quyến rủ, duyên
dáng đặc biệt. Tiên sinh viết truyện cổ, truyện kim, truyện mình, truyện người đều
tuyệt, nay còn lưu các sách: Tôi Mê Đào Nương, Một Đời Hư Hỏng, Thăng Long Năm Xưa,, Nghệ Thuật
Chơi Cổ Ngoạn. . .
Ngôi nhà của Vương lão sư
Tiên sinh có ba cái đam mê và cũng là ba cái tài hoa của
tiên sinh. Cái đam mê thứ nhất là thích
sưu tầm sách. Sách xưa đã quý mà sách mới xuất bản cũng được tiên sinh yêu
thích. Bất cứ sách nào mới xuất bản tiên
sinh đều mua ba quyển, một quyển để xem,
một quyển để vào thư viện gia đình, và một
quyển để cho bạn bè mượn. Đam mê thứ hai là mê ca vũ nhạc. Và đam mê thứ
ba là sưu tập đổ cổ.
Nước ta vốn nghèo, việc ấn
loát sách khó khăn, và đắt đỏ, nên ít
người mua. Lại nữa, thời buổi chiến
tranh, sách mất mát, thư viện hoàng gia cũng chẳng thu thập được bao nhiêu. Vì
tiên sinh có nhiều sách cổ và quý nên một số văn quan trong trường Quốc tử giám
đã mời tiên sinh vào dạy tại đây để việc giao du và trao đổi giữa hai bên thêm
bền chặt. Tiên sinh được giao dạy môn Văn
Học Ngoại Biên và tiên sinh chọn đề
tài “Thú
tiêu khiển ” để giảng dạy các sinh viên. Tiên sinh không có tác phong nghiêm
trang, đạo mạo của một giáo sư. Phong thái độc đáo của tiên sinh là phong thái
của một nghệ sĩ, một tay chơi thượng hạng, và của một nghệ nhân kể truyện trong
các trà đình tửu điếm ngày xưa bên Trung Quốc. Những buổi giảng dạy của tiên
sinh không giống như những buổi giảng dạy của các giáo sư khác. Tiên sinh kể
truyện cho sinh viên nghe. Tiên sinh không bao giờ cầm sách hay soạn giáo án gì
cả.
Buổi giảng dạy của tiên sinh chỉ là
những buổi kể chuyện rất thích thú. Tiên sinh cười nói vui vẻ coi các
sinh viên là những thính giả hay những bạn đồng trang lứa, và các sinh viên
cũng rất thích thú vì những điều tiên sinh nói ra đối với đa số sinh viên là rất
xa lạ. Tiên sinh kể về thú đá dế, chọi gà, chọi cá lia thia . . Tiên sinh cũng nói về thú mê hát của tiên
sinh thuở trẻ. Tiên sinh kể rằng lúc bấy giờ tiên sinh mê cô đào Phùng Hoa. Cô
này nổi tiếng về tuồng hát bội, cô thường thủ vai Quan Công, Triệu tử Long rất
xuất sắc. Cô đào này to lớn, vạm vỡ, giọng hát thanh tao cho nên khi cô thủ vai
Quan Công, Triệu Tử Long hay Lữ Bố thì rất oai phong lẫm liệt. Khi cô xuất hiện
trong những vai này thì các vương tôn, công tử Hà thành hoa lệ thảy đều đắm say.
Cô này có một điểm đặc biệt là trước khi diễn tuồng phải có cái mục “đệ tam
khoái” để kích
thích và gây cảm xúc thì mới diễn xuất
hay. Việc này thì cũng thông thường và cũng khá đặc biệt trong hàng văn nghệ sĩ . Trong đời sống riêng tư, con người có những
sắc thái đặc biệt. Nhiều văn nghệ sĩ đã tìm
nguồn trợ hứng trong rượu, nha phiến hay cà phê, trà. Có
cô họa sĩ khi vẽ phải khỏa thân hoàn toàn thì mới vẽ được. Lẽ tất nhiên đoàn hát phải lo đầy đủ
phương tiện cho bậc danh nghệ này để đạt nghệ thuật cao, vì cô là đệ nhất danh
ca, là con gà đẻ trứng vàng của gánh hát, nhờ tài nghệ cô mà
gánh hát thu bộn tiền. Tiên sinh cũng đã gặp cô đào này. Tiên sinh không nói rõ
tiên sinh là kép của cô đào này hay chỉ là một khách hàng xa lạ. Đêm chung chăn
với người đẹp thì biến cố xảy ra. Mấy cắc
bạc trong túi tiên sinh rớt ra ngoài và đi xuống gậm giường. Tiên sinh phải tìm
hộp quẹt đánh diêm soi khắp nơi, làm cho giai nhân tỉnh giấc nồng. Người đẹp bực
mình hỏi:
-Anh
làm gì mà cứ lục đục hoài vậy?
Tiên
sinh phải thú thực:
-Anh
tìm mấy cắc bạc rớt xuống gậm giường.
Người đẹp liền lấy hai ba tờ
giấy bạc, không rõ là tờ một đồng hay tờ
năm, mười đồng đốt lên để tìm mấy cắc bạc
cho tiên sinh! (Nên nhớ rằng lúc này một đồng bạc có giá trị lắm, quyển sách ba xu hay năm
xu, lương quan huyện khoảng một trăm đồng ).
Tiên sinh dạy được một hai
khóa rồi nghỉ dạy nghe đâu trong trường có người phê bình sao đó.
Tiên
sinh là một người say mê cổ ngoạn. Tiên sinh có một kho tàng bảo vật trong nhà
do công phu một đời sưu tập. Những nhà chơi cổ ngoạn hay những danh gia vọng tộc
muốn mua hay bán đồ cổ thường đến hỏi ý kiến tiên sinh, nhờ tiên sinh thẩm định
giá trị và giá cả. Vì vậy,
trong nhà tiên sinh lúc nào cũng đầy khách khứa vào ra.
Lúc bấy giờ quân nhà Lê đã tấn công kinh đô Thăng
Long nhiều lần và nhà Lê đã chiếm thượng phong. Những kẻ giàu sang đã mang của
cải chạy sang Trung Quốc, Nhật Bản hay Cao Ly. Cũng có người tính chạy theo họ
Mạc lên Cao Bằng, Lạng Sơn. Một số tướng quân nhà Lê cho người vào kinh đô Thăng
Long vận động các nhà giàu ở lại . Họ nói đi ra xứ lạ quê người khổ lắm. Làm người
vô tổ quốc là làm thân lưu đày. Hơn nữa, đi ra nước ngoài, không biết tiếng tàu,
tiếng tây, tiếng u, không có nghề nghiệp, không có thân thích giúp đỡ chỉ làm nô
lệ cho người. Họ hát khúc Không nơi nào đẹp
bằng quê hương ta, hoặc Ta về ta tắm
ao ta!
Vương
lão sư cũng được các tay dân vận và trí vận của nhà Lê chiêu dụ. Họ bảo họ rất
quý trọng tiên sinh. Khi nào nhà Lê chiếm
được Thăng Long, đánh tan nhà Mạc thì họ sẽ mời Vương tiên sinh làm thượng thư
hoặc tể tướng đứng đầu triều. Cũng có điệp viên họ Lê giả làm phú thương đến
mua đồ cổ ngoạn để dóm ngó, kiểm kê kho tàng của tiên sinh. Hết người này đến
người kia bao vây tiên sinh, không cho tiên sinh được gặp quan lại họ Mạc. Thực
ra, từ khi được quan lại nhà Lê hứa hẹn nhiều điều, nhất là thấy quân nhà Lê hùng
mạnh, lòng tiên sinh đã chán cha con họ
Mạc, vì vậy tiên sinh đã quyết định ở lại Thăng Long. Tiên sinh cũng đã tính tới
tính lui. Tiên sinh chỉ là một nho gia, một viên thư lại, không giữ chức vụ
quan trong trong triều Mạc, cũng không gây thù oán với ai. Người hiền lương như tiên sinh thì sống triều
đại nào cũng được an an bình bình. Lại nữa,
đi ra nước ngoài thì làm sao chở hết kho tàng của tiên sinh? Còn ngôi nhà tiên
sinh là ngôi nhà đẹp nhất, cổ nhất ở Bắc Ninh, tiên sinh đã tốn ngàn lượng vàng
để mua về dựng lại tại khu vườn nhà ỡ Thăng Long. Bây giờ bỏ đi sao đành! Yêu
Thăng Long diễm lệ, yêu kho tàng quý báu, và
yêu ngôi nhà cổ kính , tiên sinh ở lại, không bao giờ tiên sinh có ý nghĩ
rời xa những kỷ vật thân yêu đó.
Cuối cùng, quân vua Lê đã vào
Thăng Long và quân nhà Mạc đã tháo chạy
lên Cao Bằng. Vua Lê lên ngôi nhưng binh quyền nằm trong tay cha con họ Trịnh. Trịnh Tùng ngày càng kiêu hãnh, coi thuờng
vua Lê và luật pháp quốc gia. Trịnh Tùng phong em là Trịnh Thọ làm Ngũ môn Đô
Thống, quản lĩnh quân đội trong kinh thành. Các quan văn võ dưới quyền Trịnh Thọ
cho người liên tiếp đến nhà Vương tiên sinh thăm viếng và hỏi han về cổ ngoạn.
Vì sợ oai hùm và cũng do đầu óc ưa khoe khoang của con người, tiên sinh phải dẫn
họ đi xem kho báu của tiên sinh. Hết phái đoàn Bảo tàng viện, đến phái đoàn Sử
học, phái đoàn Khảo cổ, đến viện Văn hóa, Nghệ thuật, ngày nào cũng tấp nập đến
nhà tiên sinh. Nếu có khách đến thăm, thấy nhà tiên sinh khách khứa ồn ào, xe cộ
tấp nập thì tự động ra về. Cũng có kẻ hiếu sự, cố ngồi chờ hoặc hỏi han kia nọ,
thì có người trả lời:
-Tiên sinh bận
tiếp khách, xin mời hôm khác trở lại!
Họ
Trịnh cũng đã tỏ lòng quý mến tiên sinh thật sự. Anh em họ Trịnh cũng đã có kẻ
tới thăm tiên sinh. Họ khen ngợi tiên sinh. Sở Văn hóa mời tiên sinh đăng đàn
diễn thuyết. Hội Nghệ thuật xin in mấy quyển sách của tiên sinh và trả tác quyền
khá hậu hỉ.
Sau
mấy tháng giao lưu, Viện Khào cổ, rồi sở Văn hóa ngỏ ý mượn đồ quý của tiên
sinh đi triển lãm thì tiên sinh thẳng cánh từ chối theo nguyên tắc “ vật bất ly
thân”. Nhưng anh em họ Trịnh không lùi bước!
Lúc bấy giờ tiên sinh tuổi
gần bát tuần, có một vợ và một trai. Đời tình ái của tiên sinh khá trắc trở cho
nên sau vài lần đứt gánh giữa đường, tiên sinh chắp nối với nữ danh ca Hồng Ngọc, và hai người đang sống
yên vui trong cảnh già nua tuổi tác. Tiên sinh hiếm muộn chỉ được một cậu trai
tên là Hồng Bảo. It lâu sau người ta bắt giam Hồng Bảo về tội mắc nợ. Không hiểu
cậu mắc nợ ai, nợ bao nhiêu và vì sao mà mắc nợ đến nỗi phải bị tù tội? Gia tài
tiên sinh thiếu gì vàng bạc. Nếu tiên sinh bán đi một vài cái lọ Khang Hy thì cũng
bộn tiền, cần gì mà phải mắc nợ. Chắc là quan quân họ Trịnh tìm cớ gây áp lực với
tiên sinh, bắt Hồng Bảo để đe dọa tiên sinh. Nhưng tiên sinh vẫn không lùi bước.
Tiên sinh thà chết chứ không đầu hàng bạo quyền. Rồi thì cuối cùng tiên sinh cũng
phải chết, không vì lý do này thì cũng lý do khác. Họ Trịnh cho quân tiến vào
chiếm nhà tiên sinh và họ bảo tiên sinh đã hiến nhà cho chúa Trịnh. Họ Trịnh đưa ra một chứng từ do ông thầy thuốc
Nam
tên lả Nguyễn Văn Nhiều ở cạnh nhà tiên sinh viết như sau:
Tôi là Nguyễn Văn
Nhiều, đông y sĩ. Bạn tôi là Vương Hồng Phát để di ngôn cho tôi là cống hiến toàn
bộ gia sản cho chúa Trịnh v. v. . .
Những người mê tín, dị đoan cho rằng
các bảo vật thường là đồ bất tường, ai mang bảo vật là mang tai họa vào thân.
Người ta nói rằng các cổ vật quý báu thường có những lịch sử đầy máu và nước mắt.
Những bảo vật này đã có những chủ nhân giàu sang quyền quý một thời. Họ đã có những
ngày tháng vui vẻ hả hê khi được báu vật. Họ khoe với mọi người hoặc cất giấu
kín đáo, thỉnh thoảng lấy ra chiêm ngưỡng, sờ mó và hôn hít, ôm ấp. Rồi ngày tháng trôi qua, họ làm ăn thất bại,
phải bán vàng ngọc và đồ cổ ngoạn để mua gạo thóc hoặc để trả nợ nần. Cũng có kẻ
mang bảo vật thì mang họa, bị cướp hay quan quân vào nhà, giết con cái và đoạt
tài vật. Những kẻ này tiếc của thương khóc hay uất hận mà chết, vong hồn không
đi đầu thai mà cứ lẩn quẩn bên những báu vật đó, ngày càng đông và oán khí ngày
càng dầy. Một cái dĩa đời Đường, một bức tranh đời Tống, một cái đôn sứ của vua
Lý Thái Tổ qua bao nhiêu chủ là tập trung mấy vong linh u uất và đau khổ như hồn
những con ma trành bên con hổ ăn thịt người. Nếu điều này là đúng thi vong hồn tiên sinh đã nhập vào đám vong linh
uất hận ngàn đời không tan vì bạo quyền coi khinh pháp luật, ngang nhiên cướp đoạt
tài sản của tiên sinh.
HẢI ĐÀ * HOÀNG HẠC LÂU
Hoàng Hạc Lâu:
Lầu Thơ Vút Cánh Hạc Vàng
Sưu khảo của Hải Đà
Lầu Thơ Vút Cánh Hạc Vàng
Sưu khảo của Hải Đà
Thơ Đường là một sản phẩm vô giá, một nghệ thuật trác tuyệt của nền văn hóa
phương Đông, là một đỉnh cao sáng chói và thành tựu rực rỡ của nền văn học thi ca Trung Quốc. Thơ Đường chan chứa tình người, tình đời, tình đạo, có giá trị nhân bản cao, thấm đượm những tư duy thâm thúy và mẫn cảm của con người trước thế sự thăng trầm, thời cuộc điên đảo, tâm lý xã hội phức tạp. Những bài thơ Đường với những hình tượng sáng sủa, tình ý sâu sắc, đã biểu lộ những rung động chân thành của trái tim con người trước thiên nhiên vũ trụ, xã hội và gia đình, tình yêu, tình bạn v.v… Một bài thơ Đường chỉ thu hẹp hạn chế trong một số chữ theo đúng niêm luật, nhưng đã tạo nên một sự hài hòa tương xứng về âm thanh, hình ảnh và nỗi lòng … đã có một sức truyền cảm tuyệt vời, tạo một sự quyến rũ vô cùng. Bước vào thế giới Đường Thi như đi lạc vào khu rừng trùng trùng điệp điệp đầy kỳ hoa dị thảo, hương sắc muôn màu, càng đọc, càng suy tư, càng thấm thía và say mê… Học giả Trần Trọng San đã viết rằng: "Tôi bước vào cảnh giới Đường Thi từ bến Phong Kiều qua lầu Hoàng Hạc. Phong Kiều Dạ Bạc và Hoàng Hạc Lâu là hai bài đã in trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất trong số những bài thơ Đường mà gia nghiêm đã dùng dạy tôi học chữ Hán trong lúc ấu thời.". Học giả Kiều Văn đã nhận xét rằng: "Nhiều câu thơ Đường đã trở thành câu nói cửa miệng nhân gian như:
- Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
(Dưới vầng trăng đừng để chén không)
-Nhân sinh thất thập cổ lai hi
(Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm)
-Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
(Trời sinh tài ta, tất được dùng)
-Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
(Hạc vàng một đi không trở lại)
" Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản" … Hạc Vàng đã bay đi về một khung trời miên viễn nào đó …. nhưng Hoàng Hạc Lâu mãi mãi đã để lại một âm vang kỳ diệu, một hình ảnh sống động, một suy tư trầm bổng khôn nguôi trong lòng người đọc …
NGUYÊN VĂN BÀI THƠ VÀ NGUYÊN TÁC CHỮ HÁN
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu!
Thôi Hiệu
ĐÔI GIÒNG VỀ THI SĨ THÔI HIỆU ( Ts'ui Hao , Cui Hao)
Thi sĩ Thôi Hiệu ( 704? – 754) người Biện Châu ( hiện nay là huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam), đậu Tiến Sĩ niên hiệu Khai Nguyên (725, đời Đường Huyền Tông), làm đến chức Tư-huân viên-ngoại-lang. Thi sĩ Thôi Hiệu có bản tính lãng mạn, nhiều lần kết hôn và ly dị. Cùng thời với Vương Duy, ông gia nhập nhóm văn đoàn Kỳ Vương Lý Phạm.
Thơ Thôi Hiệu phóng khoáng, tao nhã. Hai bài nổi tiếng của ông là khúc nhạc phủ Trường Can Hành và bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã đưa ông lên đỉnh cao sáng chói của nghệ thuật thơ Đường.
GHI CHÚ CÁC ĐỊA DANH
Hoàng Hạc Lâu: Lầu Hạc Vàng ở đầu cầu Vũ Xương, phía Tây Bắc phủ Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, bên sông Trường Giang.
Hán Dương: huyện Hán Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc, ở phía nam sông Hán Thủy thành phố Vũ Hán ngày naỵ
Anh Vũ châu: cồn Anh Vũ giữa sông Trường Giang, phía bắc lầu Hoàng Hạc, phía Tây Nam thành phố Vũ Hán
TRUYỀN THUYẾT VÀ KIẾN TRÚC LẦU HOÀNG HẠC
Theo sách Hoàn Vũ Ký, Phí Hôi từ lầu nầy cưỡi hạc vàng đi tu tiên. Sách Tề Hài Chí thì ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng bay ngang lầu nầy. Sách Nguyên Hòa Chí thì ghi lầu nầy được dựng trên mỏm đá có tên Hạc Vàng.
Theo truyền thuyết, khu đất lầu Hoàng Hạc cổ xưa vốn là một quán rượu của một người tên Tân. Một hôm có một vị thiền sư theo Lão Giáo ghé quán nầy nghỉ chân, và được chủ quán mời rượu không tính tiền. Để đền ơn chủ quán, vị thiền sư vẽ hình một con hạc vàng lên bờ tường và khi vỗ tay khi con hạc nhảy múa rất đẹp mắt. Từ khi có hiện tượng kỳ lạ nầy, quán rượu thu hút rất nhiều khách thập phương và vị chủ quán trở nên giàu có. Khoảng 10 năm sau, vị thiền sư trở lại thăm quán rượu, lần nầy vị thiền sư thổi sáo và sau đó vỗ tay gọi cánh hạc bay ra và cưỡi lưng hạc về trời. Để ghi nhớ cảnh tượng kỳ lạ và cơ duyên trong việc gặp gỡ vị thiền sư huyền bí nầy, người chủ quán giàu có gọi nhân công xây một căn lầu gọi tên là Hoàng Hạc Lâu (lầu Hoàng Hạc). Theo sử liệu ghi chép thì lầu Hoàng Hạc được xây vào năm 223 (AD) sau Công Nguyên . Sau khi hoàn thành xong thì lầu Hoàng Hạc là nơi các vị hoàng tộc triều đình và các văn thi sĩ,
tao nhân mặc khách thường lui tới chốn nầy để ngắm cảnh và làm thơ. Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng chỉ có bài thơ của Thi Sĩ Thôi Hiệu là xuất sắc nhất, phổ thông nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Lầu Hoàng Hạc nguyên thủy được làm bằng gỗ, sau khi bị hỏa hoạn nhiều lần, lầu được trùng tu lại nhiều lần. Công việc trùng tu được bắt đầu từ năm 1981, và hoàn thành năm 1985, và cũng trong năm này được mở ra cho công chúng vào thăm viếng. Hoàng Hạc Lâu nguyên thủy là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng.
Lầu Hoàng Hạc ngày nay trông lộng lẫy hơn, gồm năm tầng, cao 51.4 mét (cao hơn kiến trúc cũ 20 mét). Tầng thấp nhất có kích thước 20 mét mỗi bề (lầu cũ chỉ có 15 mét), nên du-khách biết ngay đây là một kiến trúc xây lại hoàn toàn mới, chứ không phải tu bổ từ căn lầu cũ. Tuy lầu Hoàng Hạc mới được xây lại dựa trên quan điểm thẩm mỹ hiện đại và kỹ thuật kiến trúc tân thời, nhưng vẫn còn giữ lại những đặc tính văn hóa và nét đẹp cổ truyền của lầu Hoàng Hạc cổ xưa.
Lầu Hoàng Hạc đã được nhiều thi-văn-sĩ đến thăm viếng cảnh và đề thơ. Học giả Trần Trọng San đã ghi chép: "Trong số những câu đối đề lầu Hoàng Hacï, câu sau nầy được coi là hay nhất, vì có tình thú đậm đà, dùng được nhiều chữ trong thơ xưa liên hệ với lầu nầy, miền nầy:
Hà thời hoàng hạc trùng lai, thả cộng đảo kim tôn, kiêu châu chử thiên niên mậu thảo; Đản kiến bạch vân phi khứ, dữ thùy xuy ngọc địch, lạc giang thành ngũ nguyệt mai hoa.
Bao giờ hạc vàng trở lại, hãy cùng rót chén vàng, tưới cỏ tươi ngàn năm trên bãi;
Chỉ thấy mây trắng bay đi, với ai thổi sáo ngọc, mai tháng năm rụng xuống thành
sông."
DỊCH NGHĨA BÀI HOÀNG HẠC LÂU CỦA THÔI HIỆU:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay mất rồi
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hạc vàng hoang vắng
Hạc vàng một lần bay đi không thấy trở về
Mây trắng ngàn năm cứ mãi trôi hoài
Bên sông tạnh cây cối miền Hán Dương tươi sáng
Bãi Anh Vũ cỏ tươi mơn mởn ngát thơm hương
Chiều tối không biết quê nhà ở đâu?
Khói sóng trên sông làm lòng người sầu vương
DỊCH THƠ:
Bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã được rất nhiều nhà chuyên khảo Hán Học uyên bác, các học giả tiền bối Việt Nam, và các thi sĩ say mê Đường Thi dịch với những bản dịch trác tuyệt, phong phú và tài hoa. Mỗi dịch giả có một phong cách sáng tạo và cách dịch thâm thúy khác nhau dưới các khía cạnh thưởng ngoạn đa dạng với những nhận thức tinh tế,những cảm xúc nghệ thuật và rung động thẩm mỹ muôn chiều khi đọc, ngâm, vịnh một bài thơ Đường. Các bản dịch của các học giả và thi-sĩ muôn phương đã được ghi chép ở cuối bài… đó chính là những tài liệu tham khảo quí giá, là khuôn vàng thước ngọc cho bài sưu khảo nầy… Sau đây là hai bản dịch của tác giả:
Lầu Hạc Vàng
Người xưa cưỡi hạc vút xa đây
Hoàng Hạc lầu trơ quạnh chốn nầy
Một thuở hạc vàng hun hút khuất
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hán Dương sông tạnh cây tươi thắm
Anh Vũ đồng thơm cỏ mịn dày
Chiều phủ quê xa mù mịt bóng
Sông vờn khói sóng não nề thay!
Hải Đà dịch
Lầu Hạc Vàng
Người xưa theo cánh hạc vàng
Vút bay thăm thẳm, bẽ bàng lầu thơ
Thoắt đi cánh hạc xa mờ
Mênh mang mây trắng thẫn thờ luyến thương
Cây xanh vờn bãi Hán Dương
Cỏ thơm Anh Vũ lộng hương bốn bề
Chiều buông phủ lạnh bóng quê
Chập chùng khói sóng thảm thê khách sầu
Hải Đà dịch
VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÀI HOÀNG HẠC LÂU:
Hoàng Hạc Lâu là một bài thơ vịnh cảnh đặc sắc phong phú, man mác một vẻ hoài cổ ung dung tự tại, mang lại một mối sầu tiếc luyến thương bâng khuâng, cho người đọc cảm thức một vũ trụ huyền vi với những hình ảnh quyến rũ tuyệt vời, xen lẫn những chiêm nghiệm về cuộc sống đời thường trong một vũ trụ mênh mang bát ngát. Vũ trụ trong bài thơ được xem như một căn bản, một nền tảng tồn tại cho một tâm thức cá thể, để con người phải suy tư trầm ngâm đi tìm nguồn cội, nơi chốn để trở về, điểm cuối cùng của đời người: một quê cha đất tổ muôn vàn yêu dấu …
Theo sách "Thương lang thi thoại", Nghiêm Vũ đời Nam Tống đã nói rằng " Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu Hoàng Hạc Lâu đệ nhất" (Thơ niêm luật đời Đường bảy chữ, phải xếp bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu vào hạng nhất). Hoàng Hạc Lâu đã đưa Thôi Hiệu lên đỉnh cao sáng chói của thi-văn-đàn Trung Quốc. Đó là một bài thơ đã nói lên cái ý thức gia-tộc, quê hương rất xúc tích tràn trề, đã đưa cảm quan con người từ một sinh vật nhỏ bé, ở một nơi chốn không gian thu hẹp: từ một lầu cao có tên Hoàng Hạc phóng tầm mắt ra xa vạn dặm đến tận độ vô cùng vô thủy vô chung … từ nơi đó đưa trí tưởng con người về một khung trời vạn cổ xa xăm: vũ trụ đã trở thành biểu trưng của tâm hồn người thơ … Từ nơi chốn miên viễn đó đã tạo nên một truyền thuyết mang sắc thái huyền bí, một khung cảnh thần tiên, một ý niệm thiêng liêng
… Lầu Hoàng Hạc được xây trên một địa điểm cao có thể nhìn chung quanh bốn
phương trời lồng lộng và nhìn xuống dưới là dòng sông Dương Tử trong tỉnh Hồ Bắc. Nước sông cuồn cuộn chảy theo hướng đông để nhập vào biển cả bao la … gây một cảm giác chia ly ngăn cách … cái cảm giác đó đã được nhà thơ biểu lộ trong hai câu đầu tiên:
Người xưa cưỡi hạc vút xa đây
Hoàng Hạc lầu trơ quạnh chốn nầy
Người Thơ đã tự nhìn mình như một người khách lạ, một cõi riêng ta, dưới cái cái cảm quan của một khách thể, đưa bản ngã hòa đồng vào đại ngã của một vũ trụ mênh mông bát ngát, một cõi hư vô bàng bạc … Người xưa đã cưỡi hạc bay về đâu, ở nơi chốn nào, người thơ chỉ cảm nhận điều đó ở trong nội tâm thầm kín và thăm thẳm, mà không tìm hiểu, và chỉ biết cái hiện hữu là lầu cao nơi người thơ đang phóng tầm mắt nhìn bốn phương trời vô định chỉ còn là sự trống trãi trơ trọi bơ vơ giữa vũ trụ muôn trùng. Hạc vàng đã bay đi khuất rồi, nhìn lên bầu trời quang tạnh chỉ còn thấy vầng mây trắng lững lờ lặng lẽ trôi mãi ngàn năm … một cảm giác lênh đênh, một nỗi cảm khái dâng tràn, một cảm quan xao xuyến bồn chồn ngập tràn tâm hồn của người thơ, để từ cái nơi chốn không gian bao la đó, bỗng chiêm nghiệm và cảm thụ rằng có một mối liên quan mật thiết giữa con người – một sinh vật yếu đuối nhỏ bé – với một không gian mênh mông trùng điệp trong vũ trụ huyền vi biến hóa khôn lường… để từ đó cảm nhận được sự
tương giao, tương hợp giữa tiên hạc trên trời và chuyện con người, sự sống, và đời
thường:
Một thuở hạc vàng hun hút khuất
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hạc vàng và mây trắng: hai hình ảnh và màu sắc tương phản. Hạc trắng tượng trưng cho thiền nhân ẩn sĩ, triết lý vô vi, và hình tượng bất tử. Mây trắng là biểu tượng của trinh bạch, tinh khiết, thư thái và yên tĩnh, và là cảm hứng thôi thúc cho con người trầm mặc, suy tư và thiền định . Hạc là loài chim có ý thức bay đi, còn mây là vật vô tri lơ lửng trong không gian mà hướng đi không chủ định. Bài thơ đã gợi ý vầng mây trắng bay đi vào quá khứ vô tận, có lẽ vì sự "bất tử" không còn hiện hữu ở nơi chốn đó nữa, hoặc có lẽ sẽ không có một sự "bất tử" nào khác có thể thay thế được . Hạc và mây gợi nên một ý tưởng ly biệt, phân cách, cánh hạc sẽ bay đi bay mãi bỏ lại vầng mây trắng huyền ảo lơ lửng giữa bầu trời thăm thẳm … Từ cái sự ly biệt đó, nhà thơ đã đưa người đọc về lại
cái thực tế hiện hữu của con người, đó là cái không gian có cuộc sống, có không khí, hơi thở của con người, có sự tồn tại của thiên nhiên, cây cỏ, sông núi, của những nơi chốn ngập tràn ánh dương và ngào ngạt hương sắc, đã tạo ra một hình ảnh sống động tương giao trong vũ trụ, đem lại sức mạnh lâng lâng gợi cảm vô hình …
Hán Dương sông tạnh cây tươi thắm Anh Vũ đồng thơm cỏ mịn dày
Cái hình ảnh tươi mát "cỏ thơm mịn dày" = "phương thảo thê thê" = fragrant grass
rich-thick , ở bãi Anh Vũ, đã giống ý từ trong một bài nhạc phủ Trung Hoa, Chiêu ẩn sĩ trong Sở từ có nội dung " khi chàng đi chơi xa chưa về, trời đã sang xuân cỏ thơm mơn mởn và xanh ngát …" (Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê ) đó là hình ảnh cụ thể có màu sắc tươi mát và sống động, nhưng hình ảnh đó lại trớ trêu, lạ lùng không đúng chỗ và không hài hòa với những đặc điểm chung quanh, vì cỏ xanh biểu tượng cho một mùa xuân vui tươi hạnh phúc, mà nhà thơ lại gợi nhớ đến sự chia ly .. (It
is customary to associate apparently incongruous description of scenery with narrative lines in Chinese to achieve greater colour and concreteness, but there can be irony in the association as there is here when spring, a glad time, recalls parting - Wayne Schlepp).
Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng cùng một từ ngữ Trung-Hoa, phát âm giống nhau nhưng lúc viết khác nhau và cũng có hai nghĩa khác biệt (đồng âm dị nghĩa), như chữ "thê thê" có nghĩa là xanh tươi, mơn mởn, nhưng còn có nghĩa là lạnh buốt, buồn bã (khi phát âm)
Từ những hình ảnh mơ ảo xa vời của mây trắng ngàn năm phiêu lãng, hờ hững cuồn cuộn trôi " du du " đến những hình ảnh rất thực tế và sống động chứng minh sự hiện hữu của con người trong đó có nhà thơ đang đứng thầm lặng trên lầu Hoàng Hạc: cây cối tươi sáng rõ mồn một "lịch lịch" và cỏ thơm xanh mát mơn mởn "thê thê" …. Thôi Hiệu đã vẽ nên một bức tranh thủy mạc tuyệt vời. Thêm vào đó là hai địa danh cụ thể bất di bất dịch: Hán Dương và Anh Vũ đã tạo ra "thiên tính" của thơ cụ thể, dễ làm cho người đọc cảm nhận một cách dễ dàng, theo như quan điểm của một nhà phê bình văn học phương Tây: "Thơ không phải là thứ ngôn ngữ máy tính, cơ giới mà là thứ ngôn ngữ cụ thể có thể cảm nhận được … ý tượng của thơ không chỉ là sự óng ả trau chuốt , mài dũa mà còn là tinh hoa mẫn tuệ của ngôn ngữ trực quan (Hulme)". Hán Dương là thành phố dân cư ở phía Nam con sông và Anh Vũ, là một hòn đảo nhỏ giữa sông Trường Giang.
Anh Vũ còn gọi là Cồn Vẹt (một loài chim ở lại đối lại với cánh hạc đã bay đi), tương truyền rằng cuối đời Đông Hán con trai của vị Thái Thú ở đây có mở tiệc ăn mừng, có một vị tân khách dâng chim vẹt, có người làm bài phú kể lại chuyện nầy, và từ đó bãi Anh Vũ được gọi là cồn Vẹt.
Thi sĩ Thôi Đồ (không phải Thôi Hiệu) cũng đã nói về bãi Anh Vũ nầy qua bài thơ cảm hứng "Anh Vũ Châu Xuân Vọng" (Ngắm cảnh xuân trên bãi Anh Vũ) có hai câu thơ tả
cảnh và tình rất đẹp:
U đảo noãn văn Yên nhạn khứ
Hiểu giang tình giác Thục ba lai (Thôi Đồ)
(Trên đảo vắng –Anh Vũ- thoảng nghe tiếng chim nhạn Yên bay đi
Trên sông tạnh buổi sớm mai biết rằng sóng Thục đã xô về)
Đảo vắng nhạn Yên tung cánh vỗ
Sông mai sóng Thục dập dềnh xô (Hải Đà)
Như vậy bãi Anh Vũ là một phong cảnh đẹp, có nắng ấm, có tiếng chim bay, có sóng vỗ, nhưng buồn vắng quạnh hiu, đã gợi tình cho tao nhân mặc khách đề thơ. Bãi Anh Vũ cũng đã được Lý Bạch đưa vào một bài thơ sẽ đề cập sau.
Từ cái cảnh tượng sống động thực tế trước mắt (nhãn quan) đó, nhà thơ đã đưa chúng ta đến cái cảm quan khi nhìn thấy sương khói mù mịt lãng đãng bao phủ bầu trời trên sông, để cảm thấy nỗi buồn vời vợi khi nghĩ đến quê hương xa cách nghìn trùng không biết ở đâu mà tìm "Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? " (Chiều tối rồi, không biết quê nhà ở đâu nhỉ) …. Nếu phân tích cho kỹ, chúng ta không hiểu có phải sự vô tình hay cố ý mà tác giả bài thơ đã dẫn giải cho chúng ta thấy cái nguyên lý âm dương của tạo hóa vô hình … Cái sáng sủa của cây cỏ tốt tươi biểu tượng cái "dương" tính, trong khi cảnh hoàng hôn, chiều buông, mặt trời tắt báo hiệu một ngày đã hết biểu tượng cái "âm" tính. Đó là cái định luật vô thường của thiên nhiên tạo hóa.
Theo Lão Tử thì muôn sự vật trên đời rất đa dạng, và sự vật nào cũng muốn quay về nguồn cội của nó, và khi trở về căn nguyên nguồn cội tức là về trạng thái tĩnh (Phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn, quy căn viết tĩnh). Hai câu thơ cuối trong bài Hoàng Hạc Lâu đã nói lên cái tâm trạng hoài hương của người lữ thứ xa nhà, xa quê biền biệt. Cái trạng thái tĩnh đó chính là cảnh hoàng hôn buồn vời vợi khi nắng chiều đã tắt, lại thêm khói sóng chập chùng trên sông đã tạo nên cái buồn não nuột cho khách đường xa mà bóng quê thì mờ mịt xa lắc xa lơ … ai mà chẳng nao nức muốn quay về nguồn cội là nơi quê nhà cũ của mình, đó chính là cái khát vọng sâu xa và thầm kín của con người muốn hòa nhập với thiên nhiên, và thiên nhiên cảnh vật chung quanh như muốn chia xẻ với người thơ nỗi ngậm ngùi xót xa, bồi hồi nhớ nhung quê cha đất tổ:
Chiều phủ quê xa mù mịt bóng
Sông vờn khói sóng não nề thay
PHÉP ĐỐI NGẪU VÀ CẤU TRÚC CỦA BÀI THƠ:
Theo luật thi, trong một bài thơ Đường bảy chữ (thất ngôn bát cú), theo nguyên tắc luật niêm vận phải chặt chẽ, phải tuân theo luật đối ngẫu, hai liên ở giữa phải đối nhau hài hoà cả thanh lẫn ý . Phép đối ngẫu (parallelism) là một phương thức kỹ thuật dùng chữ rất đặc trưng của các thi-sĩ Trung Hoa, có thể so sánh với pháp "ẩn dụ" (metaphor) của các thi sĩ phương Tây (một ví dụ về "pháp ẩn dụ" của phương Tây như: She has a heart of stone – Cô ta có trái tim bằng đá).
Tuy nhiên bài thơ Hoàng Hạc Lâu là một ngoại lệ. Bốn câu thơ đầu không theo đúng qui luật bằng trắc, làm ta tưởng chừng như đó là một bài thơ cổ phong. Phép đối ngẫu chỉ thành công khi nó diễn tả và lột xác được cái nội dung thâm thúy và ý tứ sâu sắc của bài thơ mà thôi. Nhờ những câu thơ đối nhau tuyệt tác tài tình mà người đọc có thể hiểu được và cảm nhận cái tinh hoa của bài thơ …Trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu, ngay hai câu thơ đầu tiên (liên 1) đã thấy có đối nhau (mặc dầu luật thi không bắt buộc), người ta nói đây là phá thể của thơ Đường:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Con chim hoàng hạc (một động vật di động) để đối lại với lầu Hoàng Hạc (một tĩnh vật bất động), người thơ đã đi ra ngoài khuôn cách gò bó của thể thơ Đường, người thơ đã "phá" cái cấu trúc thông lệ … và chính cái sự bất thường ngoại lệ đó đã làm nổi bật sáng tỏ hai sự vật tương phản, giữa cái động (chim) và cái tĩnh (lầu), giữa cái đi (chim đã bay mất rồi) và cái ở (lầu còn đó trơ trọi), đó chính là điểm phân biệt giữa cái hư vô và
hiện hữu. Trong liên 2 (hai câu thơ 3 và 4) luật đối không chỉnh:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
"bất phục phản" (không trở lại) không đối chỉnh với "không du du"
(vẫn bay bay, hững hờ trôi)
Những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã phân tách và gọi hiện tượng nầy là "song hành phi đối xứng" (asymmetric parallelism). Nhà thơ đã phóng bút một mạch để ý thơ lai láng tuôn tràn tự nhiên mà tạo ra cái gọi là "tự đối tự phi đối", làm cho bài thơ tự nó có một sự lôi cuốn hấp dẫn lạ lùng.
Ngôn ngữ Đường Thi Trung Quốc là một sự giao hòa của các biểu tượng nhạc tính và âm tiết, nên khó diễn tả một cách tương ứng trong các bài thơ dịch ra ngôn ngữ ngoại quốc. Cái đặc trưng của ngôn ngữ thơ Đường là bao gồm "Từ tượng" (Onomatopoeia) nghĩa là sự kết hợp âm thanh trong một từ bắt chước giống nhau như "phì phì" (hiss),
"cúc cu" (cuckoo), "thùm thụp" (thud); kế đến là "Trùng Âm" (assonance), và "sự lặp lại
kế tiếp nhau của cùng một chữ hoặc một âm" (alliteration, ex: "sing a song of sixpence"
– hát một bài hát về sáu xu) (The Chinese language provides a vast range of musical and
rhythmic devices, none of which can adequately be shown in translation. Onomatopoeia,
assonance and alliteration work in a way familiar to us but their use for conscious effect
in Chinese is more often confined to pairs of words which sound typically poetic to a
Chinese - Wayne Schlepp)
Những điệp-ngữ-thể (dùng hai chữ lắp làm một, "double-compound) là một xảo kỹ trong
ngôn ngữ Đường thi, như qua bài Hoàng Hạc Lâu chúng ta đã thấy các chữ "du du, lịch
lịch, thê thê", đã gây một sự lôi cuốn và quyến rũ vô cùng. Đây là một đặc điểm khó
tìm thấy trong thi văn của phương Tây.
Chúng ta cũng đã thấy trong Bài thơ Hoàng Hạc Lâu 4 câu thơ đầu mà đã có 3 lần lặp
chữ, trùng ý "hoàng hạc" (câu 1,2,3) và 2 lần chữ "không" (câu 2 và 4), đây là những
điểm tối kỵ trong luật thơ Đường rất cô đọng vỏn vẹn trong 8 câu và 56 chữ . Nhưng
không vì thế mà bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã trở thành tầm thường gượng ép, trái lại ý thơ
tuôn trào một cách tự nhiên mạch lạc … Điểm khác biệt nầy chính là điểm sáng của bài
thơ …Tác giả đã không ngần ngại phơi bày hình ảnh "hạc vàng" ba lần trong một bài
thơ ngắn gọn chắc hẳn phải có một dụng ý thâm thúy … điều đó tác giả chỉ muốn gây
một ấn tượng mạnh vào tâm hồn người đọc, vì hình ảnh "hạc vàng" tượng trưng cho sự
tao nhã, cao quí, cho một cái gì vĩnh hằng và vô thường … Người ta thường nói rằng
"cưỡi hạc qui tiên" phải chăng "hạc vàng" là phương tiện cao siêu huyền bí để dẫn dắt
và chuyên chở con người đến một thế giới khác vô nhai vô thủy vô chung, một nơi chốn
vĩnh cửu tu tâm đắc đạo, đạt được chân lý vi diệu của đạo pháp, để thấy rằng cuộc đời
chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi tạm bợ, công danh sự nghiệp chỉ là màn vân cẩu ảo hóa,
phù du. Trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng, Lâm Đại Ngọc đã phát biểu "Quả thật nếu có
những câu thơ kỳ lạ, thì dù không cần theo đúng bằng trắc, hư thực và không cần đối
chỉnh cũng đều được cả" (Nhược thị quả hữu kỳ cú, liên bằng trắc hư thực bất đối đô sử
đắc đích) . Để diễn đạt được ý thơ tuyệt tác, Thôi Hiệu đã không ngần ngại phóng bút
như vậy, cái tài tình của nhà thơ đã không làm cho "từ" hại "ý" là vậy. Tác giả đã phá
cách thể thơ như vậy, nhưng chỉ trong 4 câu đầu, và tác giả đã mau chóng trở lại với
niêm luật và đối khổ trong 4 câu thơ sau để còn giữ cái phong cách an nhiên tự tại và
sắc thái tao nhã lịch lãm của bài thơ Đường luật. Đây là một nghệ thuật chuyển ý tuyệt
vời, nghệ thuật tài tình đó như một chất keo pha lê gắn liền hai nửa khác nhau, không để
lại dấu vết ranh giới, để chuyển hợp hài hòa thành một bài thơ Đường có cấu trúc hoàn
mỹ và tinh vi …
LÝ BẠCH VÀ HOÀNG HẠC LÂU
Thi sĩ Lý Bạch là một ngôi sao Bắc Đẩu sáng chói của thời Thịnh Đường (713-846), thi
ca được phát triễn rực rỡ, đa dạng, phong phú đủ mọi đề tài, là nhờ sự yêu chuộng văn
nghệ và quí trọng thi nhân của vua Đường Minh Hoàng. Lý Bạch là một đại thụ sừng
sững nổi bật nhất trong thời kỳ thịnh đạt của Đường Thi. Ông là người tiền phong khai
sinh trường phái lãng mạn, mang tinh thần tự do, phóng túng, phối hợp hiện thực với
huyền thoại.
Tương truyền rằng có lần thi-sĩ Lý Bạch đến viếng thăm lầu Hoàng Hạc, định làm một
bài thơ tả cảnh lầu nầy, có đọc được bài thơ của Thôi Hiệu thấy quá hay nên ông ta
không làm thơ nữa, và đề lên tường hai câu sau:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Cảnh đẹp trước mắt, tả không được
Vì thơ Thôi Hiệu đề ở trên)
Theo một bài tham khảo của giáo sư Wei Shang trường đại học Columbia về đề tài "Sự
kiện ám ảnh thi sĩ Lý Bạch về Hoàng Hạc Lâu" (History of an Obsession: Li Bai and
Yellow Crane Tower). Theo Wei Shang, Lý Bạch là một nhà thơ rất nổi tiếng đời
Đường, ám ảnh bởi bài thơ tuyệt tác của Thôi Hiệu ở lầu Hoàng Hạc mà đành im lặng,
mặc dầu không nói ra sự bất mãn nhưng Lý Bạch đã không thể bình tâm trước sự kiện
nầy, và Ông đã gián tiếp ngấm ngầm tạo ra một cuộc đối thoại với Thôi Hiệu qua những
bài thơ tương tự đề cập đến lầu Hoàng Hạc và những cảnh trí khác với chủ đề và tình ý
tương tự Hoàng Hạc Lâu, điển hình là bài "Lầu Phượng Hoàng" (Phoenix Tower at
Jinling) và bài Anh Vũ Châu . Theo bài tham luận của giáo sư Wei Shang, đại học
Columbia, đã nêu ra hai vấn đề:
1- sự chính xác của tài liệu gốc và sự đua tranh giữa các nhà thơ Đường nổi tiếng.
2- các điều kiện hoàn cảnh thực sự hoặc tưởng tượng khi những bài thơ nầy được sáng
tác vào thời gian nào, giai đoạn nào, đã được lưu hành và đáp ứng như thế nào . Trong
một bài thơ, Lý Bạch đã mơ tưởng đến sự phá tan Lầu Hoàng Hạc ra từng mảnh. Trong
một bài thơ khác Lý Bạch cũng tưởng tượng đến việc xây dựng trùng tu lại lầu Hoàng
Hạc… với một bờ tường có lớp sơn mới để như mời mọc Lý Bạch đề một bài thơ mới do
Lý Bạch sáng tác lên đó. Việc xây một bờ tường với lớp sơn mới để xóa đi hoặc che phủ
bài thơ cũ của Thôi Hiệu đã mở ra một trí tưởng tượng sáng tạo của Lý Bạch ..
Dù đây có phải là một truyền thuyết hay không giữa Lý Bạch và Thôi Hiệu với Hoàng
Hạc Lâu cũng không phải là vấn đề quan trọng cho hậu thế. Nhưng điều đó chứng tỏ cái
tuyệt vời đặc sắc của một bài thơ Đường. Dù là truyền thuyết đi chăng nữa, qua những
bài thơ của Lý Bạch viết có nhắc đến địa danh Hoàng Hạc Lâu (dẫn chứng dưới đây)
chứng tỏ Lý Bạch rất quan tâm về địa-danh và bài thơ nầy của Thôi Hiệu. Những bài
thơ của Lý Bạch có đề cập đến lầu Hoàng Hạc như:
Hoàng Hạc Lâu văn địch
Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa
Tây vọng Tràng An bất kiến gia
Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt Lạc mai hoa
Lý Bạch
Nghe tiếng sáo ở lầu Hạc Vàng
Làm thân ly khách tận Trường Sa
Nhìn lại Tràng An chẳng thấy nhà
Hoàng Hạc lầu thơ vi vút sáo
Giang Thành vọng khúc Lạc mai hoa
Hải Đà dịch
(Lạc mai hoa = tên một điệu nhạc sáo thổi)
hoặc một bài thơ khác của Lý Bạch cũng nhắc đến địa danh nầy, như bài
Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tân
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
Lý Bạch
Giã từ Hoàng Hạc bạn về tây
Cảnh tiết thành Dương hoa khói bay
Nhòa nhạt trời xanh buồm khuất bóng
Trường Giang cuồn cuộn tận chân mây
Hải Đà dịch
At Yellow Crane Terrace Farewell to Meng Hao-jan, Leaving for Kuang-ling
From Yellow Crane Tower you sail
the river west as mist flowers bloom.
A solitary sail, far shadow, green mountains at the empty end of vision
And now, just the Yangtze river touching the sky.
(Translated by Tony Barnstone, Willis Barnstone, and Chou Ping)
Một bài thơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bài Hoàng Hạc Lâu phải nói là bài Anh Vũ
Châu, ý tình thắm thiết, từ điệu phong phú, tiết tấu nhẹ nhàng, cũng là một danh tác bất
hủ:
Anh Vũ Châu
Anh Vũ lai quá Ngô giang thủy
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh
Anh Vũ tây phi lũng Sơn khứ
Phương châu chi thụ hà thanh thanh
Yên khai lan diệp hương phong khởi
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh
Thiên khách thử thời đồ cực mục
Trường châu cô nguyệt hướng thùy minh
Lý Bạch
Bãi Anh Vũ
Sông Ngô anh vũ lướt bay qua
Anh Vũ thành xưa vẫn gọi là
Núi Lũng trời tây anh vũ khuất
Bãi thơm cây biếc chập chờn xa
Lá lan thoang thoảng lừng hương gió
Sóng gấm bập bềnh lượn sát hoa
Lữ khách hoài trông trời tít tắp
Tình ai trăng dọi sáng đêm tà ?
Hải Đà dịch
Anh Vũ Châu cũng là một là một bài thơ tuyệt tác … Đọc qua bài thơ Anh Vũ Châu của
Lý Bạch, ta thấy lối cấu trúc và tình ý hơi từa tựa giống như bài Hoàng Hạc Lâu, nghĩa
là 4 câu đầu cũng phá cách, có sự lặp chữ "anh vũ" 3 lần (câu 1,2,3), hai chữ "châu" ở
câu 2 và 4. Thấy có sự liên hệ về ý nghĩa chủ đề cũng như sự biến đổi nhịp nhàng của ý
từ, khởi đầu là sự ly biệt của một truyền thuyết (anh vũ thay vì chim hạc bay đi), để lại
một nơi chốn mang tên của loài chim đó (hoàng hạc, anh vũ), loài chim đã bay đi xa (còn
lại mây trắng vẫn lững lờ bay, hoặc cây cối vẫn xanh tươi biếc ngọc), rồi tác giả đã phơi
bày ra những cảnh đẹp thiên nhiên trước mắt chứng tỏ sự hiện hữu của cuộc sống đời
thường, rồi đến hai câu kết nói lên tâm trạng thầm kín của con người, một nỗi buồn nẫu
nuột nhớ quê hương mịt mùng xa tít …. Lý Bạch đã thành công khi sáng tác một bài thơ
có tầm vóc như bài Hoàng Hạc Lâu.
Lý Bạch cũng có sáng tác một bài thơ khác, có nội dung tương tự chịu ảnh hưởng nhiều
của bài thơ Hoàng Hạc Lâu, đó là bài Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng Đài, tương tự như
bài Hoàng Hạc Lâu về ý từ và nội dung.
Chắc rằng Lý Bạch đã đắc ý và cảm thấy thỏa mãn tự ái khi sáng tác xong bài Phượng
Hoàng Đài, bài thơ nầy cũng mang những nét đẹp pha trộn tư tưởng uyên bác và siêu
việt của Thiền học Phật Giáo và triết lý Lão Trang .. Sự "ghé đến, đi qua, và bay vút" là
những thoáng thi-vị phù du chập chờn mờ ảo trong vũ trụ vô thường nầy. Nhà thơ đã
muốn đưa tâm hồn người đọc bay bổng vượt thoát ra khỏi cái thế giới ta bà vốn giăng
mắc ngụp lặn trong vũng lầy tham, sân, si của thất tình lục dục, nghiệp chướng, phiền
não và khổ lụy nầy trong cõi tạm nầy.
Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài
Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu
Lý Bạch
Lên Đài Phươnïg Hoàng ở Kim Lăng
Đài cũ Phượng Hoàng tạm ghé chơi
Phượng bay đài vắng nước im trôi
Cung Ngô hoa cỏ đường đi phủ
Triều Tấn khăn đai hóa mộ đồi
Tận đỉnh Tam Sơn trời khuất nửa
Cuối sông Nhị Thủy bãi chia rời
Ánh dương mây nổi vờn che kín
Hút bóng Trường An xót lệ rơi
Hải Đà dịch
On Climbing in Nan-king to the Terrace of Phoenixes
Phoenixes that play here once, so that the place was named for them,
Have abandoned it now to this desolated river;
The paths of Wu Palace are crooked with weeds;
The garments of Chin are ancient dust.
Like this green horizon halving the Three Peaks,
Like this Island of White Egrets dividing the river,
A cloud has risen between the Light of Heaven and me,
To hide his city from my melancholy heart
(unknown)
NGUYỄN DU VỊNH HOÀNG HẠC LÂU
Niên hiệu Gia Long thứ 12, Nguyễn Du được thăng hàm Cần Chánh điện Học Sỹ, được
cử đi sứ sang Trung Quốc, từ mùa xuân năm 1813 đến mùa xuân 1814. Trong thời gian
nầy Nguyễn Du có sáng tác một tập thơ chữ Hán có tên là Bắc Hành Tạp Lục, trong đó
có bài thơ Hoàng Hạc Lâu khi Nguyễn Du đến viếng thăm lầu Hoàng Hạc như sau:
Hoàng Hạc Lâu
Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì?
Do lưu tiên tích thử giang mi
Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
Hạc khứ lầu không Thôi Hiệu thi
Hạm ngoại yên ba chung diếu diếu
Nhãn trung thảo thụ thượng y y
Trung tình vô hạn bằng thùy tố
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
Nguyễn Du (Bắc Hành Tạp Lục)
Lầu Hoàng Hạc
Tiên đến rồi đi tự chốn đây
Dấu tiên còn mãi bến sông nầy
Lư Sinh tỉnh mộng đời qua vút
Thôi Hiệu đề thơ hạc thoắt bay
Khói sóng ngoài hiên mờ mịt phủ
Cỏ cây trước mắt mướt xanh đầy
Tình thâm ấp ủ nào ai tỏ?
Gió núi trăng ngàn chẳng thấu hay
Hải Đà dịch
Lư Sinh mộng = còn gọi là hoàng lương mộng, Lư Sinh đời Đường đi thi hỏng, đến quán
trọ nghỉ tạm, chợp mắt ngủ mơ màng trong lúc chủ nhà đang nấu một nồi kê (hoàng
lương). Lư Sinh nằm mộng thấy mình lấy con gái đẹp họ Thôi làm vợ, rồi thi đỗ Tiến Sĩ,
được bổ làm quan, và được vua thăng đến chức Tễ Tướng, sống cuộc đời vinh hoa phú
quí, con cháu đầy đàn. Chẳng may bị tội hình và sắp bị đưa đi chém, thì Lư Sinh giật
mình tỉnh dậy … mà nồi kê chủ nhà đang nấu vẫn chưa chín. Thi-sĩ Nguyễn Du đã cho
thấy cái thiền tính bàng bạc trong bài thơ rằng cuộc đời cũng chỉ là bóng câu bên khung
cửa, thoáng mây trôi cuối trời, như chiếc lá rụng ngoài sân …
Trong cơn chấp nhất mê mê sảng...
Tỉnh giấc hoàng lương ... một kiếp đời!
Bài thơ của Nguyễn Du trầm lặng trong vẻ đẹp của bức tranh sơn thủy hữu tình, mang
một phong cách thanh tao, nhàn dật, chan chứa khí vị Đạo Học êm đềm, đượm mùi
Thiền thanh đạm, mang tư tưởng "cầu tiên phỏng đạo" của đạo sĩ và "khinh thế ngạo
vật" của đạo gia. Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy cái triết lý vô thường trên cuộc đời
nầy, có đó rồi mất đó, đến và đi thật tình cờ, cái bản lai diện mục của muôn sự, đã đưa
tâm hồn người đọc dạo bước thênh thang trên con đường đi tìm nguồn chân nguyên Bát
Nhã trong Ánh Đạo Vàng lung linh huyền diệu … Vạn vật trong vũ trụ nầy hễ sinh tất
diệt, quay mãi trong vòng luân hồi như một dòng nước triền miên chảy mãi về khung trời
vô tận hư không … Cái cảnh trí của Hoàng hạc Lâu đã làm cho nhà thơ phải tư duy,
phân tích, suy gẫm về Ý Niệm và Cuộc Đời, về Động và Tĩnh, về Âm Dương và Sắc
Không … mà đôi khi con người không hiểu được cái căn nguyên của khổ lụy vòng vo
lẩn quẩn trong giấc mộng "hoàng lương", cái ray rứt bần thần và tha thiết của một tâm
thức hoài hương, cái nỗi niềm u uất ẩn mật trong niềm đau xa xứ, cái trầm thống của tình
đời, thế sự để rồi tự đắm chìm vào cái tĩnh mịch của chân không, và thiên nhiên để tự
hỏi:
Tình thâm ấp ủ nào ai tỏ?
Gió núi trăng ngàn chẳng thấu hay…
Một bài thơ Anh Ngữ bắt chước ý từ bài thơ Hoàng Hạc Lâu:
Thi-sĩ Wayne Schlepp rất thích thú khi đọc bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã có hai bản dịch
Anh Ngữ ghi chép ở dưới, ông ta cũng bắt chước ý từ và nội dung của bài Hoàng Hạc
Lâu để sáng tác bài thơ Anh Ngữ dưới đây (thay vì "hạc vàng", ông ta dùng chữ "ngựa
con"..), bài thơ cũng gợi cảnh nhớ nhà của người khách tha hương khi chiều buông xuống
..
Once the Sioux rode his pony here,
Now no-one watches from Saddle Horn Peak.
The pony gone will never return,
The prairie rolls, a hundred years idle.
Heat shimmers over the Moreau Valley trees,
The grass has dried at Rattlesnake Butte*.
The sun sets, when will I get home?
Drifting dust over the road makes me lonely.
(by Wayne Schlepp)
* Read to rhyme with "mute".
Ngày xưa khi chàng Sioux phi chú ngựa con lại đây
Bây giờ chẳng còn ai nhìn thấy từ đỉnh đồi cao Saddle Horn
Chú ngựa con đã đi và không còn trở lại
Đồng cỏ xanh mướt vẫn trải dài, trăm năm mòn mỏi ngu ngơ
Ánh sáng lung linh sưởi ấm trên cành cây trong thung lũng Moreau
Cỏ đã héo tàn bên bờ Rattlesnake Butte
Hoàng hôn buông xuống, khi nào ta trở về nhà ?
Bụi đường mịt mù đã làm cho ta sầu thảm luyến thương
KẾT LUẬN:
Hoàng Hạc Lâu là một bài thơ tả cảnh, bàng bạc tình yêu quê hương da diết và man
mác hương vị Thiền, ẩn hiện cái lý chân không, vô thường và vô ngã, mạch thơ tự nhiên
uyển chuyển và biến hóa, không gò bó câu nệ trong khuôn khổ đối ngẫu niêm luật của
thể thơ Đường, lời thơ siêu thoát rung động tâm hồn người đọc. Mặc dầu biết rằng một
bài thơ là do ngôn ngữ tạo thành, "dùng từ để biểu đạt cái nội dung là điều ắt có và phải
cần… nhưng còn có điều quan trọng hơn nữa đó là phương thức và phong cách để hình
tạo nội dung đó …" Cái phương thức mà thi-sĩ Thôi Hiệu dùng trong bài Hoàng Hạc Lâu
là tất cả một kỹ thuật hàm xúc, tinh vi, độc đáo, một thế giới đặc thù riêng biệt và mới lạ
của thứ ngôn ngữ hiền triết, đã kết nối được tất cả hình ảnh, ý niệm, tâm thức, cảm
nhận, và giác quan một cách tài tình và hài hòa trong vũ trụ, con người, thời gian và
không gian. Ngôn ngữ thi ca đã bay bổng tự nhiên một cách phóng khoáng, không dụng
công đẽo gọt. Thôi Hiệu đã thành công chuyển đạt được nghệ thuật tinh vi, thâm thúy,
đầy hình tượng sáng sủa và âm thanh đãi lọc, có sức thuyết phục lôi cuốn được sự chú ý
và tạo được cảm xúc mạnh mẽ nơi người đọc. Hoàng Hạc Lâu đúng là một bông hoa
diễm tuyệt, một viên ngọc vô giá trong rừng thơ Đường, là bài thơ tuyệt tác bất hủ, sống
mãi mãi muôn đời. …
... Bài sưu khảo nếu có gì thiếu sót và bất cẩn, kính mong sự lượng thứ và thông cảm của
quí bậc túc nho trưởng thượng và quí bạn đọc yêu thơ.
HẢI ĐÀ sưu khảo
Phóng tác theo ý thơ:
Lầu Thơ Vút Cánh Hạc Vàng
(phỏng theo ý thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu)
Lầu thơ vút cánh hạc vàng
Ngàn năm mây trắng ngỡ ngàng còn bay
Thi nhân lệ vỡ dâng đầy
Chơi vơi sóng chữ ngật ngầy men thơ
Bóng trăng quê cũ xa mờ
Hóa thân Hoàng Hạc đậu tờ hoa tiên …
VNL
Thấp thoáng thuyền trăng đậu bến mơ
Véo von sáo trúc vọng lầu thơ
Người xưa cưỡi hạc đi biền biệt
Bỏ lại lầu hoang dấu bụi mờ
Hoàng hạc về đâu, vút cánh bay
Thi nhân cạn chén, tỉnh hay say
Ngàn năm lãng đãng vầng mây trắng
Thổn thức hồn thơ mắt lệ đầy
Rừng xưa lá biếc thắm ven sông
Lơ lửng thuyền câu dạt cuối dòng
Bến cũ đồng thơm xanh cỏ mịn
Chập chờn cố quận ngẩn ngơ trông
Viễn khách đường xa tạm ghé qua
Lầu thơ chênh chếch bóng trăng tà
Hạc vàng bay khuất trời miên viễn
Thi sĩ ôm thầm giấc mơ xa
Bảng lảng mây trôi trắng xóa màu
Trời buồn lất phất hạt mưa ngâu
Người xưa có nhớ ngày nay nhỉ ?
Khói sóng đong đưa giục khách sầu
Vương Ngọc Long
CÁC BẢN DỊCH VIỆT NGỮ CỦA NHIỀU TÁC GIẢ:
Bản dịch Tản Đà:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Bản dịch Trần Trọng Kim:
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu
Bản dịch Vương Uyên:
Bản dịch 1
Hạc vàng khuất bóng tịch câu
Bỏ đây lầu cũ ngàn sau điêu tàn
Hạc vàng theo gió mây ngàn
Sương mù giăng phủ che ngăn lối về
Hán Dương cây lặng não nề
Ôi bờ Anh Vũ bốn bề thảm thương
Nhớ về quê cũ vấn vương
Mù sương khói sóng dậm trường sơn khê
Bản dịch 2
Người xưa cưỡi Hạc bay rồi
Quạnh hiu, lầu vắng giữa trời mênh mông
Đường về rạng rỡ nẻo không
Mây, ngàn năm vẫn, bềnh bồng trên cao
Hán Dương cây nước chung màu
Bãi xa Anh Vũ, nối bầu trời xanh
Đêm về chạnh nghĩ cố hương
Nhìn giòng sông lạnh, mù sương chợt sầu
Bản dịch Vũ Hoàng Chương:
Xưa cánh hạc bay vút bóng người
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc, bay bay mãi
Trắng một mầu mây, vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống, đâu quê quán ?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Bản dịch Ngô Tất Tố
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dầy.
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Bản dịch Lam Giang
Người tiên cưỡi hạc khuất bao giờ
Lầu hạc nơi này dấu vẫn trơ
Hạc cất cánh vàng bay một nước
Mây dăng màn bạc lượn nghìn thu
Hán Dương cây rạng sông quanh khúc
Anh Vũ cồn tươi cỏ ngập bờ
Đâu chốn quê hương trời sẩm tối
Khói vờn sóng nước gơnï sầu mơ
Bản dịch Lê Nguyễn Lưu
Mái lầu Hoàng Hạc còn trơ đó
Đã khuất người xưa cỡi hạc vàng !
Một thuở hạc vàng đi mãi mãi
Muôn đời mây trắng nổi mang mang
Hán Dương sông tạnh cây san sát
Anh Vũ cồn thơm cỏ mỡ màng
Quê cũ chiều nay đâu đó nhỉ
Trên sông khói sóng gợi sầu thong
Bản dịch Đinh Vũ Ngọc
Hạc vàng người trước cưỡi đi đâu ?
Hoàng hạc còn đây một mái lầu
Biền biệt hạc vàng bay một thuở
Lững lơ mây trắng trải ngàn thâu
Hán dương cây biếc sông in bóng
Anh Vũ cồn thơm cỏ dơnï màu
Khuất nẻo quê hương, chiều lịm tắt
Sông mờ khói sóng, chạnh niềm đau
Bản dịch Nguyễn Thế Nữu
Hạc vàng, người xưa đã cưỡi đi
Lầu Hạc vàng trơ lại đất này
Một đi, hạc vàng không trở lại
Ngàn năm, mây trắng vẫn bay bay
Cây in sông tạnh Hán Dương đó
Cỏ mịn đã thơm Anh Vũ đây
Ngày hết, quê nhà đâu ấy nhỉ
Trên sông khói sóng não người thay
Bản dịch Trần Trọng San:
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây
Hạc đã một đi không trở lại
Man mác muôn đời mây trắng bay
Hán Dương sông tạnh cây in thắm
Anh Vũ bờ thơm cỏ biếc đầy
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy
Trên sông khói sóng gợi buồn ai
Bản dịch Khương Hữu Dụng
Ai cưỡi hạc vàng đi thuở trước
Trơ lầu Hoàng Hạc lại đây thôi
Hạc vàng một đã đi đi biệt
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi
Sông tạnh Hán Dương cây sáng rỡ
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá ?
Khói sóng đầy sông những ngậm ngùi
Bản dịch Kiều Văn
(trên cơ sở bản dịch cũ của Khương Hữu Dụng)
Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi
Hạc vàng một đi không trở lại
Mây trắng ngàn năm man mác trôi
Sông tạnh Hán Dương cây tăm tắp
Cỏ thơm Anh Vũ bãi bời bời
Chiều xuống, quê hương xưa đâu tá ?
Sóng dỡn sương buông não dạ người!
Bản dịch Nguyễn Khuê
Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu
Còn đấy Hoàng Hạc chỉ trơ lầu
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ
Khói sóng trên sông giục khách sầu
Bản dịch Tùng Văn
Người tiên xưa cưỡi hạc vàng tếch
Ở đây còn có lầu hạc trơ
Hạc vàng một tếch chẳng về nữa
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ
Sông tạnh Hán Dương cây sát sát
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa
Trời chiều quê quán đâu chăng nhỉ
Khói sóng trên sông giục nhớ nhà
Bản dịch Ngô Văn Phú
Cưỡi hạc người xưa đã tếch rồi
Chỉ lầu Hoàng Hạc đứng trơ thôi
Hạc vàng đi mất không quay lại
Mây vẫn ngàn năm bóng sáng ngời
Sông tạnh Hán Dương cây thắm thắm
Bãi xa Anh Vũ cỏ bời bời
Mặt trời gác núi quê nào thấy
Khói sóng phơi sông, nẫu cả người!
Bản dịch Phạm Vũ Thịnh
Bản dịch 1
Lầu Hạc Vàng
Hạc cùng người đi bấy lâu nay
Chỉ còn lầu Hạc trống trơ đây
Một bóng hạc vàng biền biệt khuất
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hàng cây soi Hán Dương giòng biếc
Hương cỏ thơm Anh Vũ gió lay
Chiều tàn quê cũ xa vời vợi
Trên sông khói sóng nhớ thương đầy
Bản dịch 2
Người xưa theo cánh hạc xa bay
Cô đơn lầu Hạc còn trơ đây
Thoáng vàng vút cao đôi cánh mộng
Mây trắng bơ vơ ngàn năm nay
Bãi vắng ngát hương thơm thảm cỏ
Sông êm soi bóng mướt hàng cây
Chiều tàn quê cũ giờ đâu thấy
Khói sóng dâng thương nhớ vơi đầy
PV. Thịnh (Syney 13/11/96)
CÁC BẢN DỊCH NGOẠI NGỮ
BẢN DỊCH ANH NGỮ
Home Longings
by H.A.Giles
Here a mortal once sailed up to Heaven on a crane,
And the Yellow-Crane Kiosque will for ever remain;
But the bird flew away and will come back no more.
Though the white clouds are there as the white clouds of yore.
Away to the east lie fair forests of trees,
From the flowers on the west comes a scent-laden breeze,
Yet my eyes daily turn to their far-away home,
Beyond the broad River, its waves, and its foam.
H. A. Giles (Chinese poetry in English verse, London, 1898)
Brown Crane Tower
by Wayne Schlepp
Past one once rode brown crane away,
This place emptily left Brown Crane building.
Brown crane once gone never again returns,
White clouds thousand years purposeless long-slow.
Clear, stream, sharp-clear Han-yang trees,
Fragrant grass rich-thick Ying-wu Isle.
Day ends, home place what point is?
Mist waves river over make one sad.
Yellow Crane Tower
by Wayne Schlepp
When the sage of ancient days went away on the yellow crane,
Here left to no use was this tower. Flown, they never returned,
And a thousand years' white clouds passed in vain.
In Han-yang the trees stand out clear, now, over the river;
On Ying-wu sweet grass grows heavy and thick.
Day ends... which way is home?
I grow sad with the mist and rough water.
Yellow Crane Tower
by Fletcher
The sage of old has flown upon a Yellow Crane,
And left its Tower alone to mark where mortals saw him last.
The Yellow Crane once flown away -- it never comes again.
Long years have past -- yet white and ghast the empty clouds remain.
Mid winding groves of Hanyang's trees the stream pellucid flows.
On Parrot Isle the fragrant grass in wild luxuriance grows.
My village from my gazes the dying sunbeams part.
The river hid the mist amid calls shadows o'er my heart.
Yellow Crane Tower
by unknown author
Past person already gone yellow crane away
Here only remain yellow crane tower
Yellow crane once gone not return
White cloud 1000 years sky leisuredly
Clear river clear Hanyang tree
Fragrant grass parrot islet
Day dusk homeland pass what place be
Mist water river on become person sorrow
Yellow Crane Tower
by unknown author
The yellow crane has long since gone away,
All that here remains is yellow crane tower.
The yellow crane once gone does not return,
White clouds drift slowly for a thousand years.
The river is clear in Hanyang by the trees,
And fragrant grass grows thick on parrot isle.
In this dusk, I don't know where my homeland lies,
The river's mist-covered waters bring me sorrow.
Yellow Crane Tower
by unknown author
The sage on yellow crane was gone amid clouds white.
To what avail does Yellow Crane Tower remain?
Once gone, the yellow crane will ne'er on earth alight,
Only white clouds still float from year to year in vain.
By sun-lit river trees can be count'd one by one;
On Parrot Islet sweet green grass grows fast and thick.
Where is my native land lit by the setting sun?
The mist-veiled waves of River Han make me homesick.
Bài thơ của Mao Trạch Đông sáng tác
khi viếng thăm Hoàng Hạc Lâu (bản Anh-ngữ)
Yellow Crane Tower
by Mao Tse-Tung Spring, 1927
Wide, wide flow the nine streams through the land,
Dark, dark threads the line from south to north.
Blurred in the thick haze of the misty rain
Tortoise and Snake hold the great river locked.
The yellow crane is gone, who knows whither?
Only this tower remains a haunt for visitors.
I pledge my wine to the surging torrent,
The tide of my heart swells with the waves.
From " Mao Tse-Tung's poems "
(http://www.maoism.org/msw/poems/poems02.htm)
BẢN DỊCH PHÁP NGỮ
Le Pavillon de la Grue Dorée
Thanh-Tâm (traduction)
Il était une fois..., sur les ailes d'une grue au plumage doré,
Une personne s'envola et n'est jamais revenue,
Laissant derrière elle ce Haut Pavillon abandonné;
Cette grue dorée, on ne l'a jamais revue!
Aux alentours, les nuages continuent à flâner,
Laissant entrevoir des arbres verdoyants
Au bord du fleuve traversant Han Yang;
La Prairie des Perruches aussi ne cesse de parfumer...
La soirée s'assombrit; de quel côté est ma terre natale?
Une nostalgie s'élève en moi comme cette brume fluviale!
Thanh-Tâm (traduction)
2002-06-13
Le Pavillon de la Grue Jaune
by Tchang Jou-Jouei, found in Anthologie de la poésie chinoise classique, Gallimard,
Paris, 1962 , edited by Paul Demiéville.
Monté sur une grue jaune, jadis, un homme s'en alla pour toujours;
Il ne resta ici que le Pavillon de la Grue Jaune.
La grue jaune, une fois partie, n'est jamais revenue;
Depuis mille ans les nuages blancs flottent au ciel, à perte de vue.
Par temps clair, sur le Fleuve, on distingue les arbres de Han Yang;
Sur l'Ile des Perroquets, les herbes parfumées forment d' épais massifs.
Voici le soir qui tombe. Où donc est mon pays natal ?
Que la brume et les vagues sont tristes sur le Fleuve !
BẢN DỊCH ĐỨC NGỮ
Der Turm zum Gelben Kranich
translated by G. Debon
Auf seinem gelben Kranich flog der Weise vorseiten fort.
Der Turm zum gelben Kranich blieb allein am leeren Ort.
Und ist der Kranich einmal fortgeflogen, bleibt er uns weit.
Die Wolken aber fluten still dahin in Ewigkeit.
Dort uberm Strom, ganz klar, sieht man die Baume von Han-yang bluhn;
Und auf dem Papageiensand der Graser duftendes Grun.
Die Sonne sinkt hinab. Sag mir, wo liegt der Heimat Erde ?
Das Nebelwogen auf dem Strome macht, daß ich beklommen werde.
G. Debon (Lyrik des Ostens : China, Munchen, 1962)
* *
*
Ý Nghĩa loài Chim Hạc ( ĐÀM GIANG )
Hạc bay vun vút khuất trời mây
Quạnh quẽ lầu thơ tiếng thở dài
Thi sĩ ngồi say cùng tuế nguyệt
Hồn thơ thờ thẫn tựï bao ngày…
Nói đến hạc, chúng ta thường thấy những tấm tranh lụa hay bức tranh sơn mài hay sơn
dầu với một đàn hạc bay, hầu hết trong tranh đều bay từ phải qua trái . Trong truyền
thuyết của Tầu, hạc là tượng trưng cho chiến mã của thần thánh. Hạc được coi như thủy
tổ của các loài chim từ thuở khai thiện lập địa, và hạc được coi như sống lâu đến 600
năm. trong tranh hay trên những điêu khắc trưng bày, chúng ta thường thấy ngoài cây
thông trường thiên, còn có hạc, hạc tượng trưng cho trường thọ, và sự hiện diện của hạc
luôn luôn mang lại điềm lành. Điển tích hạc mang lại điềm lành bắt nguồn từ thời nhà
Bắc Tống, vào năm 1112, Hoàng Đế Huizong mở đại hội mừng ngày khai trương cung
điện của ông cho dân chúng chiêm ngưỡng thì có một bày hạc trắng hai mươi con bất
chợt xuất hiện trên trời cao. Cảm kích điềm báo trước tốt đẹp này, Hoàng Đế Huizong
đã tự mình vẽ một bức tranh trên giấy cuộn rất đẹp, rất nghệ thuật mang tựa đề “ Đàn
Hạc mang điềm lành”.
Hình tượng Hạc được trưng bầy tại rất nhiều đền đài cung điện, một vài nơi nổi tiếng
nhất phải kể tại Hoàng Hạc Lâu , và Cấm Thành.
ĐÀM GIANG
Cùng một tác giả :
PHONG KIỀU DẠ BẠC
DU TỬ NGÂM
TÌNH THU TRONG ĐƯỜNG THI
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 057
No comments:
Post a Comment