Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

NGUYỄN TẤT NHIÊN=SƠN TRUNG =LÊ ĐÌNH CAI= NGUYỄN VĂN SÂM

THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN

  • Hồng trần


    January19
    Em mùa thi diện cũng xênh xang
    Áo mới còn bay mùi tơ hàng
    Ta tiếc dùm ai từng sợi tóc
    Rụng lẻ loi sầu trên vai ngang
    Em mùa thi khua đôi guốc cao
    Bàn chân Nam Định rất chiêm bao
    Ta sợ bùn đen vây nếp chỉ
    Bởi vì tháng bảy có mưa mau
    Em mùa thi mơn như trái cam
    Con mắt kiêu kỳ rất Việt Nam
    Ta đợi hôm nào em chợt khóc
    Dù đượm u hoài hay hân hoan
    Em mùa thi ưng ửng phấn hồng
    Đôi má làm duyên cùng bướm ong
    Ta lo ngàn cánh môi tàn nhẫn
    Chờ gió giông nào rớt nụ hôn
    Em mùa thi xanh màu lá non
    Ve vẩy cười trên cành lộc thơm
    Toan ghé tay phàm ai trộm ngắt
    Đau đớn trong ta mấy trận đòn
    Từ khóa: ,
    Bình luận (0)
  • Cho đáng đời ai


    January19
    Ờ bạn nào đâu có nghịch ngầm
    Cười duyên lần lữa chẳng hồi âm
    Ừ, tôi cũng thấy cô… ngoan lắm
    Dài cổ tại người – bộ tại em?
    Ờ bạn nào đâu có khó thương
    Cười ngây thơ kéo hẹn nhì nhằng
    Ừ, tôi cũng thấy cô… khờ lắm
    Ai chết tại người – cho chết luôn!
    Ờ cá vàng đâu có lửng lơ
    Yểu điệu trời cho đẹp nhởn nhơ
    Người ta cáu kỉnh vì nôn nóng
    Ai nhận bà con phải ráng chờ!
    Ờ tiểu thơ nhu nhã dạ thưa
    Người nghe như gió động hoa đưa
    Ừ, tôi cũng thấy cô… hiền lắm
    Thưa dạ rồi ai chết biết chưa?
    Ừ bạn từ tâm dễ mủi lòng
    Cho tôi thấy được đứa lành hơn
    Nhờ cô, tôi biết tôi lành lắm
    Chẳng thế sao nhầm em dễ thương!
    Ừ, tôi đổ quạu đến… trời ơi !
    Nhiếc móc cho ai tức đáng đời
    Ngày mai em cũng chưa thư nữa
    Đáng đời ai vậy? Chắc đời tôi!
    Từ khóa: ,
    Bình luận (0)
  • Cho nhỏ ngày thi


    January19
    Ngày thi sắp gần kề rồi đó nhỏ
    Nhỏ lo năm mà ta ngại tới mười
    Sợ bài thi làm nhỏ biếng môi cười
    Ta thật sự nghe lòng đau khôn xiết
    Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi rớt
    Nhỏ sẽ buồn như những lá thu bay
    Lệ thắm nồng ướt đẫm chiếc khăn tay
    Như có dạo nhỏ buồn ta phải đỗ
    Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi đỗ
    Nhỏ có mừng chưa chắc đã hơn ta
    Nụ nhỏ cười sẽ rực rở như hoa
    Nỗi sung sướng ửng hồng đôi má đỏ
    Ngày thi đã gần kề rồi đó nhỏ
    Ta không thi nhưng hồi hộp lạ thường
    Đêm ta nằm cầu mong Chúa xót thương
    Cho nhỏ đỗ dẫu ta… người ngoại đạo
    Từ khóa: ,
    Bình luận (1)
  • Hai hàng me ở đường Gia Long


    January19
    Hôn rách mặt mà sao còn nghi ngại?
    Nhớ điên đầu sao cứ sợ chia tan?
    Mỗi lòng người một lý lẽ bất an
    Mỗi cuộc chết, có một hình thức, khác
    Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác
    Mỗi đời tình, có một thú, chia ly
    Chiều nắng âm thầm chào biệt lũ lá me
    Lá me nhỏ, như nụ cười hai đứa, nhỏ
    Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
    Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần
    Em bắt đầu thấy ân hận, chưa em?
    Vì lỡ nói thương anh, cái thằng quanh năm túng thiếu
    Ân hận, có, thì hãy nên, ráng chịu
    Hãy xem như cảnh ngộ đã an bài
    Như địa cầu không thể ngược vòng quay
    Như Chúa, Phật phải cam go trước giờ lên ngôi Phật, Chúa
    Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
    Nên mới yêu, mà cư xử rất vợ chồng
    Rất thiệt tình khi lựa quán bình dân
    Khi nói thẳng: “Anh gọi cà phê đen bởi hụt tiền uống cà phê đá”
    Mỗi cuộc sống thăng trầm, phải mua bằng nhục nhã
    Mỗi mặt trời, phải trả giá một hoàng hôn
    Đêm, chẳng còn cách khác tối tăm hơn
    Nên mặt mũi ta đây, bùn cứ tạt
    Môi thâm tím bận nào tươi tắn, hát
    Em nhớ vờ hoan hỉ vỗ tay, khen
    Để anh còn cao hứng cười duyên
    Còn tin tưởng nụ hôn mình, vẫn ngọt
    Khăn tăm tối hãy ngang đầu quấn nốt
    Quấn cho nhau, quấn bạo, quấn cuồng điên
    Vòng sau cùng sẽ gặp quỷ Sa Tăng
    Bởi hạnh phúc mơ hồ như Thượng Đế
    Đời, vốn không nương người thất thế
    Thì thôi, ô nhục cũng là danh
    Mình nếu chọn đời nhau làm dấu chấm
    Mỗi câu văn đâu được chấm hai lần.
    Từ khóa: ,

NGUYỄN HỮU HÙNG * HIỆN SINH

HIỆN SINH, CON ĐƯỜNG THƠ MỘNG

                                                                                     Nguyễn Hữu Hùng-Toronto

                                               (Viết lại theo bài giảng của vị đạo sư trong lúc thiền quán)

            Tôi phải dùng chữ hiện sinh mới có thể diễn tả bằng ngôn từ một cách trọn vẹn về ý nghĩa của một trạng thái tỉnh thức và trong sáng nhất của tâm thức trải qua từng giây phút theo đúng tinh thần của đạo Phật. Từ mỗi một sát na tỉnh thức này,tâm thức sẽ bùng nổ trong siêu thức mới cộng hưởng được với tất cả quang năng,điện năng, từ năng trong vũ trụ,hành giả thực sự chứng đạt được cảnh giới an lạc và phát hiện sự vật y như thật.

        Ở đây tôi cũng không muốn dùng danh từ hiện sinh theo quan niệm của triết gia K.Jaspers( 1883 – 1869 ) là đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh Đức, một người tôn sùng những tư tưởng của Nietzsche thể hiện trong tác phẩm Lý tính và hiện sinh bàn về hiện sinh tức là nhân vị tự do và tự chủ và cuối cùng là đạt tới siêu việt, đỉnh cuối cùng của hiện sinh.Đây chưa thể hiện đúng mức tinh thần hiện sinh vì còn  nằm trong lý tính của một trạng thái tâm thức.

        Tôi cũng không muốn nói theo hiện sinh của Jean Paul Satre, thoái trào của một tâm hồn bi quan, xô đẩy con người vào sự hưởng thu, nô lệ thân xác một cách trọn vẹn và sa đọa nhất trong các thập niên 50,60 ở Pháp và Âu châu .Tác phẩm Buồn Nôn đã đưa ông lên địa vị vinh quang với giải văn học thế giới Nobel. Hơn nữa, chủ nghĩa hiện sinh của Pháp không dừng lại ở lý luận mà còn hòa nhập vào cuộc sống mới của thanh thiếu niên thời đại lúc bấy giờ.Chính tư tưởng mà Sarte đã truyền đạt “ con người tự làm nên mình” đã xô đẩy thanh niên vào con đường trác tán và xa đọa.

        Con đường hiện sinh của đạo Phật đã được thể nghiệm và thực chứng sau 49 ngày ngồi thiền định của đức Phật đã làm sáng tỏ hiện sinh trở thành hiện sinh,triết lý trở thành triết lý và con người trở thành con người một cách trọn vẹn. Đức Phật đã nói :” Đừng tưởng về quá khứ vì nó đã qua cũng đừng mơ về tương lai vì nó chưa đến mà hãy sống với hiện tại, với chính mình trong sự tỉnh thức từng sát na,đó la øan lạc,là giải thoát”.Đây chính la øý nghĩa tuyệt vời mà tôi muốn nói lên một cách trung thực nhất để làm sống lại cái thế giới tâm thức đang bị chìm đắm trong vô biên phiền não khiến cho thế giới càng ngày càng điên đảo,chiến tranh tàn phá,tranh chấp vì chủ nghĩa, chủ quyền,giáo điều, giáo chủ v.v..một cách bi đát và đau thương nhất, đã làm cho con người mất đi tính hiện sinh, sống không biết mình sống thì làm sao nói đến chuyện giải thoát. Thiền định chính là hiện sinh .Hiện sinh chính là cái sống biết mình sống,tỉnh thức và trong sáng,an lạc trong từng sát na và tất cả những phiền não sẽ tự nhiên tan biến.

        Muốn thực hiện hiện sinh, hành giả phải bắt đầu bằng tâm từ bi và hỉ xả.Từ bi để đoán nhận tất cả những cảm nhận tươi mát và hỉ xả để xóa bỏ tất cả những ràng buộc tâm thức trở về với tâm không.Thực hiện được tâm không thì hiện sinh mới thực sự xuất hiện ví như bầu trời trong vắt thì ánh sáng mặt trời mới chiếu rọi một cách trong sáng nhất tên mặt đất này.Ứng dụng sổ tức quán và biết mình đang thở ra, hít vào biết mình đang hít vào trong sự tỉnh thức từng giây phút, tâm thức sẽ không còn vọng động, một sức mạnh phi thường sẽ phát hiện phá tan bức màng vô minh để nhận chân được sự thật như thật.Đó là sự phát hiện của trí huệ.

        Thể giới hiện nay càng chìm đắm trong biển thù hận, con người càng ngày rơi vào hố thẩm diệt vong.Hố thẩm tư tưởng đang bị che lấp bởi thành kiến, con người chưa thực sự  tìm đúng vũ trụ quan và nhân sinh quan nên phải trãi qua bế tắc này lại đến những bế tắc khác.Các hiện tượng tự sát và giết người do vì tâm thần khủng khoảng hay bệnh hoạn liên tục xảy ra trong cuộc sống ở vùng Bắc Mỹ này đã chứng tỏ con người càng ngày càng bị bế tắc ,tuyệt vọng nhất. Hiện sinh là con đường sống thực mới giải quyết được những bế tắc nói trên và đem lại sự an lạc cho con người và xả hội cũng như là con đường thơ mộng cho những ai muốn tìm con đường giải thoát.Hãy sống với chính mình và biết mình sống trong sự tỉnh thức trọn vẹn ngày và đêm, đó chính là hiện sinh, tinh thần cao tột của thiền định.
                                                                                       Nguyễn Hữu Hùng-Toronto


ĐỖ THÁI NHIÊN * HOA YÊN BÁI



HOA YÊN BÁI
                                                                            Đỗ Thái Nhiên

            Ghi chú của Tòa Soạn: Nhân Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Bái,
                17-6, Đối Lực xin trình bày dưới đây phần chủ yếu bài viết
                        về "HOA YÊN BÁI" của Đỗ Thái Nhiên.

Việt Nam Quốc Dân Đảng là một bộ phận của Trung Hoa Quốc Dân
Đảng, với tính lệ thuộc này, liệu chừng VNQĐD có khả năng bảo vệ
độc lập của Dân Tộc trong quan hệ ngoại giao giữa hai Dân Tộc Việt Hoa
hay không ?

Dư luận trên không phải là dư luận vô căn cứ : hai đảng Việt Nam QĐD và Trung Hoa QĐD có lối đặt tên Đảng đồng dạng với nhau về thuật ngữ cũng như về văn phạm. Hai Đảng có trao đổi nhau về ngoại giao cũng như về tư tưởng. Hai Đảng đều thường đề cao Tam Dân... Thế nhưng, nếu bằng ngần ấy yếu tố mà người ta vội kết luận Việt Nam Quốc Dân  Đảng là một bộ phận của Trung Hoa QĐD thì e rằng kết luận đó có thể lệch lạc. Muốn thấy rõ mối tương quan chính trị giữa VNQĐD và THQĐD, không gì hữu lý hơn là chúng ta hãy tìm về cội nguồn và toàn bộ hệ thống tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động của Việt Quốc. Tư tưởng chỉ đạo đó hẳn nhiên là đã bắt nguồn từ nền tảng tư tưởng của hai nhân vật lãnh đạo nồng cốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

- Nhân vật thứ nhất là ông Nguyễn Thái Học. Nhà cách mạng này là Chủ Tịch và là sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927. - Nhân vật thứ hai là cụ Phan Bội Châu. Nhà chí sĩ này đã có ý thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng từ trước năm 1927, thời bấy giờ cụ Phan còn sống lưu vong ở Trung Quốc. Ngày 2 tháng 10 năm 1928 cụ nhận lời vừa là Chủ Tịch Danh Dựï của Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa là Đảng Viên hoạt động của Đảng : Cụ xác nhận với ông Đặng Đình Diêu, đại diện của VNQĐD khi ông này được cụ tiếp kiến : "Tôi già yếu thật, nhưng nếu còn giúp ích được gì cho Tổ Quốc thì tôi xin hết sức phục tòng mệnh lệnh của anh em". Sau khi được cụ Phan nhận lời cộng tác, VNQĐD đã nhờ cụ thựïc hiện hai việc như sau :

- Một là nhờ cụ đứng ra đem oai quyền đạo đức mà thống nhất các đảng lại.
- Hai là nhờ cụ dùng uy tín ngoại giao của cụ để giúp đỡ cho VNQĐD. Cụ quen thân với các yếu nhân ngoại quốc như Khuyển Dưỡng Nghị, Cung Kỳ Di Tòn ở Nhật, và Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ ở Tàụ (xin xem sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống tr. 35, 36 và sách Việt Nam Quốc Dân Đảng của Hoàng Văn Đào tr. 47, 48).

Bây giờ chúng ta hãy trở lại câu hỏi trọng yếu : Tư tưởng của hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học là gì?  Như mọi người đã biết : CụPhan đã cống hiến trọn vẹn đời sống của cụ cho độc lập Dân Tộc và cho đoàn kết toàn Dân. Câu nói "Bởi Dân, do Dân và vì Dân" đã bị người đời lạm dụng biến nó thành một sáo ngữ rỗng tuếch. Riêng cụ Phan đã diễn tả ý nghĩa của "Bởi Dân, do Dân và vì Dân" bằng chính đời sống của cụ, bằng mồ hôi trong lao tù và bằng nước mắt trước cảnh lầm than nhưng chia rẽ của đồng bào. Tâm tình cô nhiệt vừa kể của cụ đã biến thành câu nói mà hậu thế sẽ chẳng bao giờ quên : "Dân chẳng Duy Tâm, Dân chẳng Duy Vật, Dân chỉ Duy Dân". Một cách ngắn gọn, người ta có thể kết luận : Tư tưởng của cụ Phan Bội Châu là tư tưởng Duy Dân. Tư tưởng căn bản của Nguyễn Thái Học là tư tưởng thành nhân. Mặt khác, Nhân là Người mà Dân cũng là Người. Do đó, tư tưởng của VNQĐD là tư tưởng lấy con Người làm gốc cho đời Người, lấy Người làm chuẩn cho mọi công cuộc xây dựïng đời Người, và lấy Người làm đối tượng tối cao mà đời người phải phục vu.. Nói cách khác, Người là điểm giao thoa giữa nhân và dân, Người là tiền đề triết học trong tư tưởng Việt Quốc. Tiền đề triết học của một hệ thống tư tưởng vừa kể là điểm xuất phát trọng yếu, vừa là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống tư tưởng đó. Một hệ thống triết học toàn vẹn bao giờ cũng gồm ba phần chủ yếu : bản thể luận, nhận thức luận và phương pháp luận. Hẳn nhiên cả ba phần này thường hằng bám sát thựïc tại, lấy điểm thựïc tại làm điểm chuẩn duy nhất cho chân lý. Đặc biệt bản thể luận, còn gọi là tiền đề triết học, là tim óc của hệ thống tư tưởng. Bản thể luận là phép lý luận có chủ đích mô tả và xác định bản chất đích thựïc của một tư duy. Khởi hành từ bản thể luận, người ta sẽ lần lượt khám phá ra mọi mối liên hệ xoay chiều và đa phương giữa bản thể và những khách thể chung quanh, đó là nội dung cốt lõi của nhận thức luận. Nhận thức luận của một hệ tư tưởng mang tính khoa học bao giờ cũng được diễn đạt bằng một số qui luật triết học, những qui luật này vừa chặt chẽ vừa uyển chuyển. Chặt chẽ để tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược, làm giảm sức mạnh cách mạng xã hội. Uyển chuyển để tránh xa rời thựïc tại. Xa rời thựïc tại là hố đào thải của mọi loại tư tưởng. Có được bản thể luận, có được nhận thức luận, mạch tư
tưởng sẽ đẩy người ta đến câu hỏi : Làm thế nào để mang bản thể đó, nhận thức đó vào thựïc tiễn Xã Hội ? Trả lời câu hỏi này, người ta sẽ có được phương pháp luận. Những điều trình bày cho thấy : bản thể luận, nhận thức luận và phương pháp luận là ba mặt không tách rời của khoa lý luận. Chính tính thống nhất vừa nói của khoa lý luận đã giúp cho chúng ta chỉ cần căn cứ vào tiền đề triết học (bản thể luận) của một hệ thống tư tưởng để có thể phân định sựï khác biệt của hệ thống này và hệ thống khác. Dựïa vào luận cứ đó, so sánh tư tưởng của Trung Hoa QĐD và Việt Nam QĐD người ta thấy : Tôn Dật Tiên chọn DUY SINH làm tiền đề cho triết học của ông ta. Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học lại chọn CON NGƯỜI làm tiền đề : Con người Duy Dân và con người Thành Nhân. Tiền đề khác nhau kéo theo nhận thức luận và  phương pháp luận khác nhau.ï Điều này đã chứng minh một cách cụ thể nhất, chính xác nhất tính độc lập về mặt tư tưởng giữa Việt Nam QĐD và Trung Hoa QĐD. Điều này cũng đương nhiên phủ nhận một cách dứt khoát ý kiến cho rằng Việt Nam Quốc Dân Đảng là một bộ phận của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trên chủ đề bình luận chung về những suy nghĩ đối với 71 năm sinh hoạt của VNQĐD, bài viết này không thể viết chi tiết tư tưởng Việt Quốc. Đề tài này sẽ được trình bày trong một bài viết khác.

Qua những phần trình bày ở trên, bài viết này đã nêu ra và đã lý giải các dư luận chủ yếu nhìn về Việt Quốc trong 71 năm qua. Mặc dầu đa số phần luận cứ của bài viết có tính biện minh cho Việt Quốc, tuy nhiên đàng sau những lời lẽ biện minh đó hiển nhiên độc giả đã có được những nhận thức đối với hai sựï thựïc :
- Sựï thựïc một : Việt Nam Quốc Dân Đảng vốn là một Đảng lấy quyền  lợi Dân Tộc làm tư tưởng dẫn đạo, lấy sinh mạng của mỗi Đảng Viên trong đấu tranh cách mạng làm bảo đảm cho tôn chỉ hành động. Vì vậy cho tới ngày nay VNQĐD vẫn là một đảng cách mạng được đông đảo quần chúng tham dựï với tư cách Đảng Viên hoặc Cảm Tình Viên. Điều này đã mạnh mẽ minh chứng lòng nhiệt thành yêu nước là một trong những đức tính căn bản và truyền thống của người Việt.  - Sựï thựïc hai : phần vì những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của lịch sử, phần vì thiếu Cán Bộ Lãnh Đạo có tài năng, trong các thập niên qua VNQĐD đã chưa khắc phục được hai khó khăn :
a) Khó khăn về tư tưởng chỉ đạo : Mặc dầu Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và Chủ Tịch Phan Bội Châu đã đề ra tư tưởng chỉ đạo lấy CON NGƯỜI làm tiền đề. Tuy nhiên, tiền đề Người cần phải được chi tiết hóa và thích nghi hóa trong các hoàn cảnh đặc thù của lịch sử. Cách mạng chống Thựïc Dân, cách mạng chống Cộng, cách mạng chống các loại Việt gian và nhất là cách mạng chống chiêu bài Dân Tộc hiện nay của Cộng Sản khác nhau như thế nào về bản thể, về nhận thức và về phương pháp ? Câu hỏi này chưa được giới lãnh đạo VNQĐD giải đáp thỏa đáng, từ đó tư tưởng chỉ đạo là những lời nói chung chung, rất mơ hồ.

b- Khó khăn về tổ chức : tư duy là kim chỉ nam của hành động và ngược lại hành động giúp cho tư duy phong phú hơn, gắn bó với hiện tại hơn. Thế nên khi tư tưởng chỉ đạo (tư duy) bị ngưng trệ, vận hành của tổ chức Việt Quốc cũng trở nên ngưng trệ và phân tán, hành động cách mạng giảm hẳn hiệu lựïc, mặc dầu Việt Quốc có đông đủ Đảng Viên và trong lòng mỗi Đảng Viên bao giờ cũng hừng hựïc lửa ái quốc. Trên bình diện phân công phân nhiệm, giới Lãnh Đạo Đảng là thành phần chịu trách nhiệm chủ yếu đối với mọi công tác khó khăn mà Đảng gặp phải trên diễn trình cách mạng. Thế nhưng khó khăn càng lớn, nhu cầu hiệp lựïc để giải quyết khó khăn càng cao. Khó khăn về tư tưởng và về tổ chức hiện nay của Việt Quốc chỉ có thể được giải quyết hữu hiệu và nhanh chóng bởi thái độ góp ý, góp việc của toàn khối Đảng  Viên : từ cấp Lãnh Đạo đến tân Đảng Viên.

Viết về Hoa Yên Bái, bình luận về những dư luận chung quanh sinh hoạt của VNQĐD, phân tích và xác định những khó khăn hiện nay của Việt Quốc, bài viết có hàm ý chia sẻ với bạn đọc một số ước mong :
- Ước mong rằng : Chiến sĩ cách mạng Việt Quốc, trong tương lai gần đây, sẽ hoàn tất một cách ngoạn mục công tác tinh vi hóa, thựïc tại hóa và toàn diện hóa tư tưởng chỉ đạo của Đảng theo đúng chí hướng của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và Chủ Tịch Phan Bội Châu. Trên căn bản tư tưởng chỉ đạo vừa nói, toàn bộ Đảng Viên Việt Quốc sẽ trở thành một khối nhân lựïc bất khả phân hóa, sựï nghiệp cách mạng của Việt Quốc sẽ được thăng hoa với rất nhiều thành quả mới.
- Ước mong rằng : Trên thế giới của hồn sử, liệt sĩ Yên Bái cũng như quý vị liệt sĩ Việt Quốc trước và sau Yên Bái sẽ sớm có cơ hội chứng giám cuộc cách mạng do quý vị mở đường trước đây nay sẽ được những Đồng Chí thế hệ hiện tại đẩy mạnh bằng những việc làm cụ thể và dũng cảm dưới ánh sáng dẫn đường của tư tưởng chỉ đạo thống nhất.
- Ước mong rằng : Đồng bào trong và ngoài nước sẽ càng thấu hiểu con đường cách mạng của Việt Quốc, con đường này là sựï kết hợp tuyệt vời giữa lý luận khoa học và lòng yêu nước sắt son. Từ thông cảm, đồng bào sẽ chia gánh nặng với Việt Quốc trong nỗ lựïc loại bỏ chế độ Cộng Sản độc tài, xây dựïng một Việt Nam Tựï Do Dân Chủ đích thựïc. Đích thựïc có nghĩa là Tựï Do Dân Chủ phải được điều hướng bằng một hệ thống lý luận vừa chặt chẽ, vừa uyển chuyển, vừa bám sát thựïc tại, vừa không bối rối trước tương lai.

Chữ "ước mong" ở đây là chữ dùng theo quan điểm của bài viết. Tuy nhiên trên vị trí của những Đảng Viên Việt Quốc, các ước mong nói trên hiển nhiên là nghĩa vụ của VNQĐD. Nghĩa vụ càng gian khổ, hoa thắng lợi càng thắm tươi. Như vậy dòng tư tưởng của chúng ta đã đi từ ước mơ đến nghĩa vụ, và rồi chẳng bao lâu nữa Chiến Sĩ Việt Quốc biến nghĩa vụ thành hiện thựïc lịch sử.
Sau cùng, ước mơ của bài viết, nghĩa vụ của Việt Quốc, hiện thựïc của lịch sử là ba nén hương vô cùng nồng ấm mà VNQĐD xin được cùng Đồng Bào trang trọng cắm lên bàn thờ Yên Bái nhân kỷ niệm ngày tang 17 tháng 6, ngày HOA MÁU nở rộ trên sử Việt. Kính xin quý Đồng Chí Liệt Sĩ chuẩn nhận nơi đây lòng tôn kính tuyệt đối của VNQĐD thế he hiện tại.

NGUYỄN XUÂN TIẾN * TRUNG CỘNG

Cảm nghĩ của một Sinh viên về việc đảng CSVN ký 2 Hiệp định biên giới bất bình đẳng với đảng CSTQ

                                                                                    Nguyễn Xuân Tiến (Đông Âu)

        Tôi sinh ra ở miền Bắc XHCN. Khi lớn lên, đi học, trong sách giao khoa viết, thầy gíao dậy rằng : Đất nước ta tươi đẹp. Rừng vàng biển bạc, gỗ qúy, tôm cá nhiều lòng đất đầy khoáng sản. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Nam Bô ruộng thẳng cánh cò bay, vựa lúa của cả nước. Biển Đông ngoài hải sản, đặc biệt còn có rất nhiều dầu lửa... nhiều đến nỗi theo, có thể so sánh vỉa dầu của ta như lưng con voi, còn những nơi khác vỉa dầu của họ chỉ như con tem thư.

        Khi vào đại học, tôi được nhà trường cho đi thực tập, tham quan Mục Nam Quan, cột mốc cây số O (số không), và nhất là xem bức ảnh thác Bản Giốc - Cao Bằng dệt trên lụa... tôi nhận ra Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta qủa thật giầu và đẹp. Mỗi ngọn núi, cánh rừng, ngọn thác... thât thiêng liêng mà bao đời, từ khi dụng nước tới nay đã thấm mắu thịt của các thế hệ đã hy sinh gìn giữ bảo vệ nó. Đặc biệt khi nhớ tới câu nói của Hồ Chí Minh": Các vua Hùng có công dựng nước. Bác chắu ta phải cùng nhau giữ nươc" (có thật không?) - lại càng thấm thía...

        Thế mà mới đây, trên các phương tiện truyền thông loan tải: Đảng CSVN đã ký hai hiệp định biên giới nhượng cho Trung Quốc hơn 700 Km đất liền và gần 10% diện tích biển Đông, so với sự phân chia giữa chính phủ nhà Thanh của Trung Quốc và chính phủ bảo hộ Pháp ký cách đây hơn trăm năm. Những địa danh nổi tiếng như Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc đã di vào sử sách của dân tộc giờ đây đã thuộc về Trung Quốc.

        Dù biện minh thế nào, với bất cứ lý do gì, những người lãnh đạo Đảng CSVN đem đất đai của tổ tiên, của dân tộc hiến cho ngoại bang đều phải quy vào tôi Bán nước ''trời không dung, đất không tha''. Hành động này của những người lãnh đạo đảng CSVN còn tệ hại hơn gấp trăm ngàn lần Mạc Đăng Dung khi xưa - bị đuổi bắt vì tôi thoán nghịch - đã dâng hiến cho nhà Thanh một phần rất nhỏ đất đai của tổ tiên để làm chỗ dung thân.

        Những người lãnh đạo đảng CSVN ngang nhiên dâng đất cho nước ngoài nhằm mục đich gì ? Phải chăng họ cầu lợi cho cá nhân , giòng họ... như Mạc Đăng Dung khi xưa đã làm? Liệu còn có lý do nào khác không ? Người dân Việt đặt câu hỏi:
Khi ông Lê Khả Phiêu thay mặt Đảng CSVN ký kết hai bản hiệp định này nhằm mục
đích gì ? Tai sao cho đến nay những người lãnh dạo mới không dám công khai
trước nhân dân về nội dung các bản hiệp định đó.

        Tệ hại hơn nữa, ông Phiêu và những người lãnh đạo đảng CSVN đã không đếm xỉa tới cái gọi là Quốc Hội - được bộ máy tuyên truyền luôn rêu rao là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước để họ - dù chỉ là hình thức - bàn, quyết định.

        Trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã lập nên bao chiến công hiển hách. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc . Mỗi tấc đất , con suối , dòng sông đều thấm máu những người con anh dũng của dân tộc .Giờ đây đảng CSVN đã mang một phần mắu thịt của nhân dân ta cống nạp cho ngoại bang.

        Những người con của dân tộc Việt Nam dù ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài, không kể gìa trẻ, trai gái, không phân biệt xu hướng chính trị... hãy cùng nhau xiết chặt hàng ngũ, đứng lên tranhđấu đòi đảng CSVN phải xóa bỏ các bản hiệp định biên giới bất bình đẳng đã ký với Trung Quốc. Thu hồi ngay những mét đất, những đîa danh đã nhượng bất hợp pháp cho ngoại bang. đồng thời đòi đảng CSVN châm dứt độc tài, độc đảng, thực hiện, tự do dân chủ - dân chủ phổ quat trên mọi lĩnh vực đời sống, để đưa đất nước tới phồn vinh thịnh vượng. Nhân dân ấm no, hạnh phúc.

                                                                                            Berlin tháng 5 năm 2002

PHẠM HOÀI VIỆT * ẢI NAM QUAN

AÛI NAM QUAN - THAÙC BAÛN GIOÁC
                                    Phaïm Hoaøi Vieät (- Kính taëng ñoàng baøo trong vaø ngoaøi nöôùc
- gôûi Taäp Ñoaøn Trung Öông ñaûng CSVN).
Ñôøi xöa cho ñeán ñôøi sau
Phöông Nam vaãn choáng giaëc Taøu xaâm laêng.
 
Ba laàn ñaïi phaù quaân Nguyeân
Ba laàn thaéng Toáng, bình Chieâm, Baïch Ñaèng
Göông xöa söû cheùp coøn vang:
"Cheùm ñaàu thaàn tröôùc roài haøng giaëc sau".

Ñaây AÛi Nam Quan moät thôøi oanh lieät
Töø Vua Huøng ñeán Tröng Trieäu löøng danh
Thaùc Baûn Gioác ghi ñeïp neùt söû xanh
Nguyeãn Hueä, Phi Khanh laãy löøng khí theá.
Toå Tieân deïp boïn xaâm laêng aùp cheá
Ñaùnh ñuoåi giaëc Taøu baûo veä non soâng
Maùu ñaøo naêm xöa thaám caû ruoäng ñoàng
Söû maùu xöông ngaøn naêm ñaø ñoå thaém.
Ñòa linh Vieät - deät muoân ngaøn hoa gaám
Khí haøo huøng baát khuaát raïng OÂng Cha
Baïn ôi! Taëc töû trieàu coáng sôn haø
Nhuïc! Nhuïc laém! Ta vuøng leân röûa haän.
Nay ñaûng Coäng ñeán vöïc saâu cuøng taän
Taám tình trung vöôït thaân phaän nöõ nhi
Ñôøi ngöôøi moät laàn seõ phaûi ra ñi
Ta vuøng daäy mau ñaùp lôøi soâng nuùi.
Trô treõn laém, kìa nhöõng teân luoàn cuùi
Coõng raén veà nhaø, daâng ñaát Cha OÂng
Löông, Khaûi, Kieät, Maïnh maõi quoác voâ toâng
Queân caû coäi nguoàn Roàng Tieân nöôùc Vieät.
Lôøi keâu goïi vôùi taâm tình tha thieát
Mong toaøn daân vuøng daäy laät baïo quyeàn
Nöôùc khoán cuøng vì moät luõ quyû ñieân
Ñöa daân toäc soáng ñieâu linh, tuûi nhuïc !

Thôøi nay Trung Coäng gian tham
Tröôøng Sa haûi ñaûo Vieät Nam ñaâu coøn !
Bieân giôùi Baéc Vieät hao moøn
Ai ngöôøi phuïc quoác, neân troøn thanh danh !
                                                Phaïm Hoaøi Vieät
                                                 Harlingen, Texas

TRẦN KIM KHÔI * LÊ CHÍ QUANG

LÊÂ CHÍ QUANG ĐÃ ĐI VÀO LÒNG DÂN TỘC!
                                                            TRẦN KIM KHÔI                       
                                      Charlotte - North Carolina

    Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
                  Hồi cuồng lan như chướng bách xuyên...
        Làm sao cho bách thế lưu phương
                                                                                    Nguyễn Công Trứ

     Anh đã sinh ra và lớn lên
 Trong một xã hội khốn kiếp
  Ở đó: người ta tôn sùng sự bịp:
  Con dối cha, vợ dối lừa chồng,
  Bè bạn lừa gạt nhau đâu kể tình tri kỷ,
 Đồng nghiệp hại nhau nhân danh hai từ đồng chí,
  Trên dưới gầm ghè hất nhau do vận dụngchủ thuyết MácLê.

  Đạo đức, lương tâm, công lý... đi vắng trường kỳ!
   Nên trí thức bị gán cho mang trái tim loài chó! (1)
   Ở đó: Tự Do là món hàng quốc cấm:
    Ai nhắc đến Tự do sẽ bị bóp miệng, bịt mồm!
   Truyền bá Tự do sẽ bị cắt điện thoại, lấy mất computer!
  Ai đòi hỏi Tự do sẽ phải vào tù ra khám,
   Hình sinh viên Lê Chí Quang    

                               Những người yêu Tự do biến thành những tên tội phạm.
                               Chẳng những "tàn đời" mà còn tác hại đến thân nhân
                               Nên mọi người thờ chủ nghĩa an thân
                               Chịu sống cúi đầu rụt cổ!
                               Tránh hai chữ Tự do như tránh loài ôn dịch!
                               Còn Dân chủ? - Chỉ là những màn bi hài kịch:
                               Dân bị lôi ra làm bình phong bằng thích
                               Quân đội, Tòa án, Công an... tất cả các tổ chức
                                                       của chính quyền
                               Đều được gắn thêm cái đuôi "nhân dân" trơ trẽn,
                                                        vô duyên
                                Làm như dân được tận tình phục vụ!
                                Lại thêm thuật ngữ " Nhân dân làm chủ"
                                (Một trong ba định chế điều khiển Quốc gia)
                                Nghe bùi tai, mát ruột như là
                                Nhân dân có toàn quyền quyết định...
                                Sự thực dân chỉ được phép làm theo lệnh
                                Như đoàn người nô lệ đáng thương nhất trần gian!

                               Sống trong một môi trường nhầy nhụa bùn đen
                               Anh vẫn vương lên như một đóa Sen tinh khiết!
                               Noi gương tiền nhân: Những vị anh hùng, hào kiệt
                               Anh trải lòng với nước với dân
                               Xem nhẹ sự an nguy, anh chấp nhận dấn thân
                               Gánh vác trách nhiệm của một sĩ phu yêu nước
                               Thấm nhuần đạo lý " Uy vũ bất năng khuất"
                               Anh công khai chất vấn chính quyền
                               Vạch mặt lũ văn nô, bồi bút hèn hạ, đảo điên
                               Đã bôi nhọ những người công chính.
                               Dù biết hiểm nguy vẫn hiên ngang xác định
                               Thế đứng đối đầu với lũ sói lang,
                               Dùng sở tri làm vũ khí tinh thần
                               Tán trợ những người đấu tranh cho dân chủ.
                               Đấu lý với bọn công an hình người dạ thú
                               Khiến chúng sượng sùng lấp liếm dối quanh.
                               Gióng lớn tiếng chuông thức tỉnh quốc dân
                               "Hãy cảnh giác với Bắc triều" đầy tham vọng,
                                Cảnh cáo lũ chóp bu Việt cộng
                                "Hiến đất, dâng biển" cho Tàu hòng bảo vệ chỗ ngồi!
                                Phản bội Tổ Tiên, làm điếm nhục Giống Nòi
                                Cam phận làm chư hầu cho kẻ thù truyền kiếp.
                                Lời cảnh cáo nổ bùng như trái phá
                                Uy lực còn hơn vạn tấn đạn bom!
                                Khiến lũ "chó săn" tại Ba Đình lo lắng, kinh hoàng
                                Sợ đồng bào phẩn nộ,
                                Lại sợ chạm đến Thiên tử họ Giang sắp tuần du
                                                        đất Việt
                                Nên chúng cuống cuồng ra tay đàn áp
                                Mong bịt miệng anh - Một kẻ thế cô
                                Nhưng vô ích!
                                Dù thân anh lâm vào cảnh lao tù
                                Nhưng ý chí vẫn sáng ngời sắt thép!
                                Không khuất phục, không đầu hàng, không hợp tác
                                Anh hiên ngang đối mặt với bạo quyền!
                                Dù khó khăn, nguy hiểm, gian nan...
                                Vẫn bình tĩnh đi tiếp con đường anh đã chọn!
                                Là kẻ sĩ anh bảo toàn khí tiết,
                                Là dân lành anh xem trọng lương tâm,
                                Là thanh niên anh không ngại dấn thân
                                Khi đất nước gặp cơn nguy biến!



Đường anh đi dù chông gai, nguy hiểm
        Nhưng sáng ngời chính nghĩa, rạng tương lai
Anh là người khơi dậy niềm tin
Cho những ai thật lòng yêu nước!
Đường anh đi sẽ có lắm người nối bước,
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã mạnh dạn dẫn đầu
Và hẳn còn nhiều bạn trẻ dấn bước theo sau
Đáp tiếng gọi thiết tha của Tổ Quốc!
Sự hy sinh của anh sẽ không bao giờ vô ích
Tuy hôm nay chưa thấy kết quả nhãn tiền!
Nhưng đây là một trong những đốm lửa đầu tiên
Sẽõ bùng cháy đốt thiêu chế độ độc tài lạc hậu!
LÊ CHÍ QUANG, anh đã đi vào lòng dân tộc
Như những vị anh hùng vì nước xả thân.
Tám chục triệu người dân đang ghi khắc tên anh
Vào trang sử đấu tranh hào hùng Đất Việt!

Kỷ niệm Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam 11/5/02
(1) Phỏng vấn của Dương Thu Hương
Ghi chú của Tòa Soạn: TRẦN KIM KHÔI là chiến sĩ hàng
đầu của phong trào LIÊN TÔN KHỞI NGHIÃ và phong trào
CHỐNG CS BÁN NƯỚC. Hiện sống tại Charlotte, NC. øÔng
cùng với các nhà thơ ái quốc VŨ THỊ SÀI GÒN, ĐỖ
VĂN THÔNG v.v. đã viết nên những vần thơ trác tuyệt về
các anh hùng Dân Tộc VN như Lý Tống, LM Nguyễn Văn Lý,
Nguyễn Thị Thu, Hồ Tấn Anh, Lê Chí Quang v.v.










SƠN TRUNG * NGÔI NHÀ VÀNG

NGÔI NHÀ VÀNG
Ở Việt Trì, tại Ngã Ba Hạc có một cây đa rất lớn, mà bên dưới là hang hốc chồn cáo. Nhiều đêm, bọn ma quỷ, bọn hồ tinh thường hội họp bàn tán. Chúng bàn mọi việc trên trời dưới đất, trong xóm ngoài làng. Một con Ma chê bọn Cáo:
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
Hồ ly nói:- Đó là nét văn hóa đặc thù của loài Cáo chúng tôi. Dù có tài thiên biến vạn hóa, chúng tôi vẫn giữ truyền thống cũ:
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!

Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
-Thật chứ. Cái nhà toàn bằng vàng, ở trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian, ngay gần đây không xa.

Câu chuyện lọt vào tai Thổ công. Ông nghĩ rằng ông là thổ công xứ này, đưọc thiên đình giao cho việc theo dõi tình hình địa phương. Dưới ông là các đội trưởng, toán trưởng , tổ trưởng và hàng trăm quan lại thượng thừa đủ chủng loại và cấp bậc gồm những thằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, trung tướng, thiếu tướng, và hàng chục vạn nhân viên , cứ mỗi nhân viên coi mười nhà. Nhân dân chúng nó ăn gì, vợ chồng chúng nó chửi nhau ra sao, yêu nhau ra sao đều báo cáo đầy đủ về bộ An Ninh Thiên Đình. Thế mà một cái nhà vàng nằm chình ình trong khu vực của ông lại không ai báo cáo việc này. Nhân viên ông, thủ hạ ông toàn là những tay cốt cán, đã có thành tích phá tan hàng vạn cuộc nổi dậy và biểu tình chống đối. Chúng rất tích cực đến độ trước mắt quốc tế, chúng đánh đập nhân dân công khai, và trước tòa án, trước các phóng viên báo chí trong ngoài, chúng lấy tay bịt miệng người ta không cho nói. Danh từ " bịt miệng" không còn là nghĩa bóng mà là nghĩa đen rùng rợn, rõ rệt và man rợ! Chúng luôn trung thành với ông, với Thiên Đình, không lẽ chúng lo làm giàu mà quên nhiệm vụ? Không lẽ tất cả chúng nó đã chạy theo "diễn biến hòa bình" mà bỏ ngũ? Không lẽ kẻ thù tài ba ghê gớm có thể che thần nhãn của ông?

Việc to lớn như thế mà ông không biết, chứng tỏ ông và thủ hạ bất lực, sớm muộn sẽ bị thiên đình phát giác và trừng phạt. Lúc đó thì ông ăn cám, và về đuổi gà cho vợ cũng không xong!

Theo thói quen nghề nghiệp, ngay đêm ấy ông đến chơi đức Thành hoàng bổn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói xem thử hư thực như thế nào. Thành hoàng rất ngạc nhiên khi nghe ông bạn An Ninh kể chuyện. Ngài bảo:
- Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được. Tôi quanh năm nằm trong đình làng thôi thì làm sao biết việc ở làng khác, tỉnh khác!

Hai ông ngẩn người, bèn bảo nhau qua nhà Đông Trù Tư mạnh Táo quân, rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh Táo quân. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện Phong thần, cười và nói:
- Tôi chỉ công tác trong nhà chứ đâu công tác ngoài xã hội. Nếu có nhà vàng thì phải do cấp trên cao hơn theo dõi, chứ tôi chỉ công tác trong xó bếp nhân dân thôi! Nước ta nghèo, theo XHCN, làm gì có kiểu sang giàu như vua chúa đời xưa! Lạ quá. Xin các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe.

Thấy hai ông kia ngơ ngác, bấy giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ.
- Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, và nghe các đồng nghiệp trình tâu tình hình các nơi mà không thấy một việc lạ như thế. Vả lại ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu, hoặc vài nơi mạ vàng như bàn thờ hoặc câu đối chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo.
Thành hoàng nói:
-Vùng Sơn Tây thuộc Tản Viên linh thần. Ta nên lên Tản Viên hỏi thử.
Cả ba lên Tản Viên nhưng không được gặp vì Tản Viên sơn thần đi đự hội nghị ngoài biển đông với Long vương.
Táo quân nói:-Âu chúng ta nên hỏi Nam tào giữ sổ nhân gian xem sao.
Cùng nhau lên xe mây, để thiên ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại hiện ra giữa không trung chặn đường.
Các thần đều hỏi:
- Ông là ai? Xin cho biết quý danh?
Người lạ đáp:
- Tôi là nhà tu Thích Đủ Thứ, sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết.
Các thần hỏi:
- Vậy ông chận đường chúng tôi có việc gì?
Nhà sư kỳ dị đáp:
- Tôi cũng vừa nghe các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ sổ thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Bọn họ chỉ lo kiếm vàng chứ không biết chuyện nhà vàng đâu. Các ông một là phải theo thủ tục đầu tiên, hai là phải có quyền thế, vây cánh và phải có giấy giới thiệu của cơ quan và của lệnh bài của Thiên Đình. Nếu không, chúng chỉ sang Nam Tào, Nam Tào lại chỉ về Bắc Đẩu, Bắc Đẩu lại chỉ sang Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng lão quân lại chỉ sang Vương Mẫu, Vương mẫu lại chỉ sang Đông Hải Long vương. Các ông chạy trăm năm cũng không có ai giải quyết vấn đề cho đâu!
Các thần nhìn nhau, rồi hỏi:
- Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không?
Nhà sư kỳ lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về thôn Đoài, tỉnh Đoài. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thuỷ tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía xa, trỏ cho các thần xem. Các thần chăm chú
nhìn tức thì thấy cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị.
Các thần rú lên:
- Đích rồi! Hoàng kim ốc!

Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, rồi nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng rừng núi và đồng ruộng. Ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh nhỏ.

Lúc bấy giờ trong ngôi nhà tranh, một chàng thư sinh vừa buông sách xuống, định ngả lưng nằm nghỉ. Bỗng nhiên ngó lên mái nhà, thầy ba bóng người đang vạch mái tranh nhìn xuống. Một ông mặt đen như nhọ chão, một ông đội mũ vàng, một ông bịt khăn rằn che mặt. Cả ba ông bàn cãi nhau và trong giấc mộng, chàng nghe ba ông bảo:
-Sao lại thế nhĩ?
Chàng thở ra, thở vào đều đều, rồi an giấc.
Đông trù cằn nhằn Thổ công:
- Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Hoang đường quá! Mộng mị quá ! Các ông là nhà cách mạng lại đi tin những điều yêu hồ nhảm nhí! Nếu dân chúng và thiên đình biết được thì uy tín các ông không còn, mà lại có thể bị rút thẻ "Ưu tiên" và đuổi xuống hạ giới!
Thành hoàng cũng bực mình:
- Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ kỳ yên rồi còn gì. Mấy ông thần hoàng bạn tôi ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định mời tôi về ăn nhậu, chơi bời, có em út và ca sĩ khắp bốn bể năm châu về, có sòng bài, đủ thứ vui. Khi về còn được hàng chục phong bao dày cộm. Thế mà vì việc chẳng ra chi mà đành lỡ hẹn với các ông trên ấy. Thật đáng tiếc, mất cả chỉ lẫn chài! Chẳng cái dại nào bằng cái dại nào!
Thổ công vuốt râu cười hắt:
- Thôi các ông đừng trách móc nhau nặng lời. Ta thử xem trên đường có gặp thằng nhà sư quỷ quái kia không mà cho nó một trận nên thân!

Ba ông vừa đi vừa nhìn kỹ, quả nhiên thấy bên gốc cây vệ đường, nhà sư kỳ dị đang nằm ngủ.
Cả ba thần đánh thức nhà sư và quát lón:
-Ông là nhà sư sao lại nói dối hả?
Nhà sư cười:
-Các ông quyền cao chức trọng nhưng sức học lớp ba, lớp năm trường làng cho nên chẳng biết chữ nghĩa của thánh hiền. Tôi xin mời ông trở lại ngôi nhà vàng.
Ba vị thần linh theo nhà sư bước vào ngôi nhà tranh. Người học trò đang nằm ngủ. Nhà sư mở cửa cùng ba thần linh đi vào nhà . Vị sư chỉ hai câu đối treo trên tường nhà người học trò:
Ngã độc thư, ngô mao lư thị hoàng kim ốc,
Quân hành thiện, quân Phật tâm tức bích ngọc thành.
(Ta đọc sách, nhà tranh ta là nhà vàng,
Ông làm thiện, tâm Phật của ông ấy thành ngọc)

Ông sư lại mở bồ sách, lấy ra một quyển nhan đề là "Trạng Nguyên Thi" và chỉ cho ba thần xem thì thấy hàng chữ:
"An cư bất dụng giá cao đường. Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.Thiện tâm mao ốc hóa lâu đài."
( Ở yên là đưọc, không cần làm nhà cao. Trong sách có nhà vàng. Có lòng thiện thì nhà tranh thành lâu đài.)
Sau cả ba lên thiên đình, trình tấu sự việc. Thượng Đế cười:
-"Chúng nó lý tưởng quá, lý tưởng quá thì khổ. Nhà tranh sao là nhà vàng, sách nói hoang đường. Ta đây sống trên trời nhưng rất thực tế. Ta tranh đấu là tranh đấu cho ta, cho chúng ta, cho địa vị, tiền bạc cho vật chất vì chúng ta theo Duy Vật chủ nghĩa mà! Nhà của ta đây mới là nhà vàng, cung điện của ta giá hàng tỷ mỹ kim, nơi nghỉ mát của ta giá hàng triệu mỹ kim, tối tân hơn vạn lần cái nhà vàng trong mộng của chúng nó! Nhưng thằng đó nghèo mà dám nói nhà nó là nhà vàng. Đó là tư tưởng duy tâm thần bí! Nói như thế là nó bảo nó giàu sang hơn ta, đó là hành động chống phá triều đình! Các khanh nên đem nó đi học tập Đại Học Trường Kỳ."
Các thần bèn lạy tạ mà lui ra!


SƠN TRUNG * KINH TẾ CÁ THỂ

Ba giai đoạn kinh tế cá thể
của ngườI CỘNG sản

                                                                                                     Sơn Trung

         Bài này nhắm vào đối tượng là cán bộ trung cấp và hạ cấp, còn cán bộ cao cấp thì không dám đụng đến, vì họ có sẵn kho tàng quốc gia, và của cải nhân dân, xài hoài không hết, cần gì phải làm kinh tế cá thể cho mệt!
         Đừng tưởng rằng cán bộ đảng là không có óc tư hữu. Họ ra sức đánh tư sản, đánh địa chủ không phải là diệt tư hữu mà là vì muốn lấy tài sản cuả người làm của mình.
Chính sách quốc doanh, hợp tác xã là bắt mọi người trong nước làm nô lệ cho cộng sản. Đồng thời họ cũng bắt cán bộ từ trung cấp trở xuống làm tay sai cho họ. Do đó mà bọn cán bộ này ngoài đồng lương chết đói, chỉ có ba đường, một là trộm cắp  của công, hai là tham nhũng, hối lộ, và ba là ra sức lao động để kiếm sống.
        Lao động kiếm sống này không thuộc lãnh đạo của đảng, không thuôc quốc doanh hay HTX, cho nên gọi là kinh tế cá thể. Có nhiều cách làm cá thể, nhưng phổ biến là nuôi heo. Cho nên ba giai đoạn trong lịch sử đảng cộng sản làm kinh tế cá thể là nuôi heo,  nuôi heo che mắt và không cần nuôi heo.

I. Nuôi heo kiếm lời ( 1954-1980):
        Nuôi heo gia đình là truyền thống của nhân dân ta. Trung Nam Bắc đều nuôi heo. Đây là một phương tiện làm kinh tế. Một nhà it nhất là nuôi một con heo. Chỉ có nhà bần nông mới không nuôi heo vì nuôi heo cũng tốn kém, phải làm chuồng trại, phải có tấm cám cho heo ăn. Nuôi heo để bán lấy lời, cũng như nuôi gà, nuôi vịt. Nhà giàu thì nuôi gà vịt để cúng giỗ và thết khách. Nhà giàu cũng nuôi heo để thết họ hàng làng xóm trong đám giỗ, đám khao. Nhà nông Viêt Nam tại miền Trung cho rằng nuôi không lời nhưng họ phải nuôi heo để lấy phân bón ruộng. Nhưng tại miền Nam nuôi heo chính là làm kinh tế.
        Miền Nam nuôi heo khác hơn miền Trung và miền Bắc. Trung Bắc nuôi heo bằng cám, rau, bèo. Heo ngoài Trung Bắc giống nhỏ, chỉ được vài chục ký nhưng dễ nuôi, ít bị bệnh tật. Trong Nam nuôi heo giống tốt, con heo rất to khoảng trên một tạ thịt,, có nơi thả rong, và nuôi rất công phu như là cho heo ăn cơm, thêm vài ít thuốc bổ. Họ không lấy phân, cho nên chuồng rất sạch, chủ nhân lại luôn luôn tắm rửa cho heo. Có nhà sợ heo bị muỗI cắn, đêm giăng mùng cho heo ngủ. Heo trong Nam sướng hơn người miền Trung và miền rừng núi , nhất là dân miền bắc xã hội chủ nghĩa trước 1975, vì dân nơi này quanh năm ăn độn cơm với  khoai, hay bắp, đôi khi không có cơm, mà chỉ toàn là khoai , bắp, hay sắn như là mấy người đi cải tạo.
        Trước 1975, cuôc sống thành thị rất hạnh phúc. Thức ăn thừa thải cho nên người nuôi heo cứ đến tiệm ăn lấy đồ dư là đủ nuôi đàn heo. Sau 1975, tình hình kinh tế và chính trị khác đi, người nuôi heo muời người  hết tám bỏ nghề vì không đủ tiền mua cám cho heo. Lúc này người không có gạo mà ăn thì tiền đâu nuôi heo! Con ngườI XHCN một ngày một gầy quắt đi là vì cái vòng luẩn quẩn đó. Gạo và thịt hay bánh mì và thịt đi chung với nhau như cặp tình nhân tha thiết. Có gạo thì có thịt, không gạo thì không thịt. Thành thử con người tư bản ngày càng béo, còn ngườI XHCN (trừ mấy vị lãnh đạo), ngày một teo! Lại nữa có gạo thì có cám, không gạo lấy gì có cám mà nuôi heo, cho nên dưới chế đ XHCN, nghề nuôi heo càng ngày càng đi xuống.

        Không nuôi heo thì thịt heo ngày càng đắt, cho nên ai nuôi được heo thì lại càng lời! Do đó, đa số cán bộ đảng đã nuôi heo. Dẫu sao, họ là cán bộ cho nên cũng dễ xoay xở hơn là dân, cho nên việc nuôi heo không khó. Ngày đi làm, chiều về mua bó rau muống, phần ngon tươi thì người ăn, phần già xấu thì cho heo ăn. Nuôi heo là một hình thức bỏ ống. Cán bộ cấp dưỡng ( anh nuôi, chị nuôi)  trong cơ quan, trong trại tù, trong bệnh viện hay trong các trường đại học, trường mẫu giáo thì nuôi heo đại lợi vì họ cố ý nấu cơm hoặc cháy hoặc sống, không ai ăn được, thế là họ mang cơm và thức ăn về nuôi heo! Nhân dân cũng có thể nuôi heo tốt nếu biết móc ngoặc với các anh nuôi chị nuôi của chế độ ! Có nhiều sáng kiến trong việc nuôi heo. Một cán bộ khoa học của đảng được trở thành anh hùng lao động vì có công nghiên cứu mới, lấy phân heo, phân bò nuôi trâu bò và nuôi heo! Nghiên cứu của anh được đăng lên báo và đảng hết lời ca tụng ! ( Không biết anh này là ai, chắc là con cháu Phạm Văn Đồng hay Lê Duẩn, Trường Chinh? )  Công cuộc nghiên cứu bèo hoa dâu của ủy ban khoa học đảng đã công nhận bèo hoa dâu nuôi heo rất tốt, bón phân cũng tốt. Chỉ có cái anh chàng Ngô Gia Định, (  hồi 75 còn trẻ, nay đã già rồi), tiến sĩ thực vật, học trò của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, dạy học tại đại học Cần Thơ dám nói bèo hoa dâu là cỏ dại! Anh bị cán bộ đảng cự lại: ‘Có người dại chứ không có cỏ dại’! Trong khi các vị giáo sư ‘ngụy’ và giáo sư nằm vùng như Trần Kim Thạch khom lưng tán tụng thì đuợc ở lại, riêng anh bị cho ra khỏi đại học vì dám nói trái với lời của đảng . Cũng có sáng kiến lấy thai nhi và nhau đem về nuôi heo vì trong bệnh viện lúc nào cũng có nhiều phụ nữ nạo thai, phá thai theo chủ trương của đảng. Chính các lãnh tụ đảng cũng đã dùng thai nhi, hoặc nhau để bồi dưỡng cho nên tên nào cũng sống lâu và hiện hình ác quỷ! Có truyện kể rằng chị kia làm ở bệnh viện, thường đem thai nhi về cho heo ăn. Mt hôm nấu cám heo, chị nghe tiếng trẻ con kêu:’nóng quá! nóng quá’. Chị sợ quá, từ đó không dám đem thai nhi về nữa!
 Tại Hà Nội, cán bộ cũng nuôi heo. Sau 1954. dân Hà Nội đa số bỏ vào Nam. Nhà cửa của họ , của tư sản và ‘ ngụy quân ngụy quyền’ đều bị tịch thâu, làm nhà cho cán bộ và cơ quan. Những người không thuộc diện tư sản, và ‘ngụy quân, ngụy quyền’ nhưng có nhà cao cửa rộng thì bị đảng mượn, hoặc đổi cho nhà nhỏ hơn, hoặc phải hiến. Tiến lên một bước nữa, đảng bắt dân đóng thuế nhà. Nhà rộng không đủ tiền nộp thuế thì đảng lấy nhà. Một căn nhà chia năm, sẻ bảy cho cán bộ ở. Một cán bộ có diện tích khoảng ba hay bốn mét vuông, đủ kê một cái giường và một cái bàn. Hộ này cách hộ kia một bức màn. Trong tình trạng này người ta cũng nuôi heo! Họ thả heo dưới gậm giuờng! Dẫu sao, heo cũng đã nuôi họ một thời gian. Nguyễn Văn Trấn cũng đã ca tụng nghề nuôi heo khi ông nói:
             ‘ Một hũ vàng chôn, không bằng cái lồn heo nái’ (1)
         Trong giai đoạn này, đời sống những cán bộ thấp cổ bé miệng và loại cán bộ thật thà chơn chất rất khổ. Con của dân buôn thúng bán bưng buổi sáng đi học còn có gói xôi, con cán bộ đói meo. Đời sống của dân buôn bán phe phẩy cao hơn cán bộ, tự do hơn cán bộ. Trong Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương, gia đình cậu Chính là một điển hình cho hạng cán bộ ngu xuẫn tin vào đảng. Cậu tin rằng làm cán bộ là vinh quang, còn làm ăn cá thể, buôn thúng bán bưng là cổ hủ , là ô nhục, là lạc hậu mặc dù cái gia đình buôn thúng bán bưng đã đem lại rất nhiều thương yêu và tài lộc cho cậu. Cậu bảo bà chị:
        Chị nghe đây này:Cái nghề buôn thúng bán bưng của chị, dù bây giờ kiếm
    đủ ngày hai bữa cơm, nhưng mai sau sẽ bị tiêu diệt. Còn đứng vào đi ngũ giai
    cấp, dù làm tạp vụ chăng nữa, cũng sẽ nắm chắc tương lai trong tay!(2)
 Cậu đã xin  cho bà chị làm tạp vụ ở một nhà máy, nhưng bà chị làm ăn cá thể này rất sáng suốt, từ chối vinh dự làm cán bộ đảng. Bà nói:
          Ngần này tuổi tôi còn làm loong toong cho người sai vặt.biết bao giờ mới
        thành nghề, thành nghiệp?.. .Mà trước mắt, lương bổng như thế, tôi làm sao
        nuôi nổi cháu Hằng?(3)
        Một nhà nghiên cứu xã hội nói: Nhìn thùng rác là biết thực tế xã hội.
Thât vậy, khi mới vào Nam, người cán bộ cộng sản cũng có nhiều suy nghĩ. Họ xem cái thùng rác và đống rác ngoài đường là thấy một miền nam sung sướng, thừa mứa.Và họ thấy rằng những lời tuyên truyền của đảng rằng miền nam cực khổ, bị bóc lột là giả dối. Đống rác miền Nam nhiều cá thịt hơn kho lương thực của đảng ở miền Bắc! Thứ hai là họ quan sát các cô thứ ký miền Nam còn sót lại. Tiền quà sáng, quà trưa, quà chiều của các cô này trong một tuần bằng lương cả tháng của họ. Lương trả rẻ mạt, không đủ cho họ ăn quà song họ phải làm  việc vì nhiều lý do. Một là có việc làm. Triết lý thực dụng của dân Sàigòn lúc nằy là làm được mười đồng thì đỡ mất mười đồng, còn hơn là ngồi không ( Có hơn không , lấy chồng hơn ở ở góa) . Hai là làm việc để đuợc sống tại Sài gòn, nếu không thì phải đi kinh tế mới! Đi kinh tế mới hay đi lao động xã hội chủ nghĩa là đi vào nơi tàn phá nhan săc, nơi đày ải con người chứ không phải sung sướng như Trịnh Công Sơn đã ca tụng! Nhiều ông nghe nói trong nam khổ quá, nên đã mang vào bát sành, chiếu cói vào cho thân nhân, nhưng khi vào đến nơi, thấy dân đây xài bát kiểu Trung quốc, dĩa sứ Nhật bổn và aó quần lượt là, chăn len gối bông, là họ đã hiểu! Khi họ mới vào, họ cứ tưởng nhà của ta là nhà cán bộ cao cấp của Mỹ Ngụy, vì ngoài bắc chỉ cán bộ cao cấp mới có nhà riêng, có xa lông, tủ bàn...!
        Nói chung, dù có khoe khoang khoác lác, họ cũng đã công nhận ngoằi bắc nghèo khổ hơn! Khi phát hàng tiêu chuẩn, có cơ quan đã kêu gọi viên chức người Nam bấy lâu đã sung sướng nên nhường hàng lại cho cán bộ Bắc kỳ ! Có nơi kêu gọi viên chức trong Nam ủng hộ cán bộ A ! Thật vậy, trong giai đoạn đầu, nhiều nịnh thần đã cung phụng quần áo, xe cộ, đồ đạc, thuốc men cho Việt Cộng trong đó có rất nhiều nhà giáo của chúng ta!


II. NUÔI HEO CHE MẮT  (1980-1990)

  Có thực mới vực được đạo. Cổ nhân dạy thế. Khi vào Nam, các cán bộ tinh khôn đã thấy đuợc những ngu muội quá khứ. Họ thấy họ bị lường gạt, và bấy giờ họ phải lấy lại những gì đã mất. Một là họ trả thù, và hai là họ phải làm giàu bằng mọi phương tiện để bù lại một cuộc đời đã mất đi cho ngu dại!   Miền Trung nghèo , cán bộ khó làm ăn cho nên họ làm cho dân miền Trung khổ gấp mười! Còn miền Nam nhiều lợi nhuận cho nên họ làm cho họ sướng gấp mười!
Võ Nguyên Giáp chủ trương kìm hãm miền Nam:’Xây dựng kinh tế không để cho miền nam lên mạnh, miền bắc, miền Trung tụt lại sau!(4)
Nguyễn Văn Trấn viết:
      Chính sách này đã dùng nhiều biện pháp làm rối loạn nền kinh tế,
      và khiến cho nó trì trệ và làm được việc mà đàng ngoài mong ước,
      miền nam ngheò để đuổi kịp miền bắc!(5)
Dù chúng kìm kẹp, kinh tế miền nam tuy không phát triển bằng trước, vẫn đủ tiền cung phụng cho lũ trung ương tiêu xài, vì riêng Sài gon đã góp một nữa ngân quỹ so với cả nước.
 Lúc đầu dân trong Nam ai cũng lo sợ, nhất là mấy ông Ba Tàu Chợ Lớn. Họ nói chỉ sợ Cộng sản không chịu ăn, nếu cộng sản ăn là mọi sự xong ngay! Thế là tham nhũng bộc phát.  Sự thực tham nhũng có ngay đời ông Bành Tổ. Và chỗ nào có Việt Nam, Trung quốc là có ngay tham nhũng, lạm quyền, chiếm công vi tư, ngồi lỳ, hám danh hám lợi cho dù là danh hão! Và tham nhũng đã có ngay từ thời ông Hồ. Dân quân tự vệ canh gác, xét người, xét hàng nhất là vùng xôi đậu đã ăn hối lộ,hoặc  tịch thu và cướp bóc của dân. Trong vụ tịch thu nhà cửa, vàng bạc của tư sản và điạ chủ ở hai miền nam bắc là cơ hội làm giàu cho cán bộ. Cho nên ai nói người cộng sản biến chất là sai bởi vì chất tham nhũng, gian ác, xão trá đã nằm trong bản chất từ lâu, không phải bây giờ mói có. Trong chiến tranh, họ cũng đã lấy hàng nhà nước đem bán. Nhiều nơi cán bộ ăn bớt phân bón thuốc trừ sâu của nông dân.. Và hầu hết HTX mua bán đã ăn bớt đường, bột ngọt và gạo của dân. Cho nên họ giàu có lắm, tiền không biết để đâu cho hết, mỗi kỳ đổi tiền, là tiền vứt hàng đống ngoài đường vì cán bộ không dám ra mặt đổi tiền, sợ đảng hỏi tiền đâu mà lắm thế và bỏ tù họ ! Vì vậy, họ không nhận hối lộ tiền mà đòi vàng và đô la. Một cách biện minh cho sự làm giàu của mình là nói tiền do tôi nuôi heo. Và nuôi heo chính là một biện minh cho sự giàu sang của họ. Ở Sài gòn cũng có tay giàu sụ, đám cưới con gái mời hàng ngàn cán bộ, báo chí thắc mắc và biêu riếu ông tham nhũng, ông thanh minh: Ông có tiền là do nuôi chó berger!

III. KHÔNG CẦN NUÔI HEO (1990 cho đến nay)

        Bây giờ đảng bắt đầu tư sản hóa cho cán bộ. Nhà ‘ngụy quân ngụy quyền’, nhà tư sản mại bản, nhà của người bỏ đi ra nước ngoài rất nhiều, tha hồ cho cán bô đảng ở, không phải cực khổ như ngoài bắc. Cán bô chồng một hai nhà, cán bộ vợ một hai nhà, dồng chí con một hai nhà. Nhận nhà xong là bán ngay sợ đảng đổi ý. Cán bộ trung cấp và cao cấp dược cấp những biệt thự ở Tú Xương, Đồng Khởi, tha hồ cho ngoại quốc thuê. Nhờ đảng và nhà nuớc, họ ngồi không, tháng tháng thu về hàng ngàn đô la như chơi! Như vậy là họ đâu cần phải nuôi heo cho thúi, cho dơ nữa! Còn nhiều lợi tức khác nữa. Chính sách đổi mới khiến cho cha con họ được lợi. Vợ chồng họ ở trong đảng, trong chính quyền, con cái họ cho ra lập công ty, như vậy là công tư lưỡng lợi. Lúc này tư bản vào đầu tư, tư bản đã làm giàu cho túi tiền của họ. Và lúc này đi đâu người cộng sản cũng khoe đô la và xài đô la! Thiệt là ‘ Việt kiều nghèo hơn Việt cộng!’
        Một nguồn lợi vô cùng to lớn vẫn là tài sản quốc gia. Chiếm miền nam là họ có thêm một kho tàng vĩ đại sau khi đã phá tán kho tàng miền bắc. Chúng ta hãy nghe Bùi Công Trừng nói với Nguyễn Văn Trấn từ cái ngày tháng 1975:
         Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu
        dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc
        và Tây bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền Nam cũng đào kép ấy (mêmes
        acteurs), hài kịch ấy( même commédie), chưa chi chúng nó đã gìành đất Ban
        Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng sẽ đua với miền bắc 15 năm, miền
        nam chỉ cần ba năm thì cũng sẽ ‘trơn lu như mu bà bóng’ cho mầy coi!  (6)

Ngày nay cộng sản đã trở thành tư sản đỏ. Mở cửa, đầu tư, thị trường chứng khoán, tư nhân hóa quốc doanh , buôn bán với Mỹ đều là những chính sách lợi cho cộng sản. Nay họ không còn Liên Xô, họ còn Trung quốc, nhưng họ không cho con cái học Trung quốc mà sang Mỹ, Canada. Tiền của họ nay gửi tại Thủy sĩ, Mỹ, Canada. May mai của thiên trả địa, chỉ có dân tộc Việt Nam là thiệt thòi, mất mát mà thôi !

CHÚ THÍCH
1. Nguyễn Văn  Trấn, Viết Cho Mẹ Và Quốc HôI.Văn Nghệ, Cali,1995,tr.228.
2. Dương Thu Hương, Thiên Đường Mù, Phu Nữ, Hà NộI, 1988,tr.90.
3. ( như trên)
4. Nguyễn Văn Trấn, sđd,tr.234.
5. như trên,tr.235.
6. như trên,tr.231.

 

No comments:

Post a Comment