VÕ PHIẾN * MAI SAU
MAI SAU
Võ Phiến
Quê tôi có cái hát bộ là nổi tiếng. Cụ Tản Ðà từng bảo: “Tuồng Bình
Ðịnh, rạp Phú Phong.” Tuồng là tác phẩm viết ra, rạp là chỗ diễn tuồng.
Viết tuồng hay, diễn tuồng cũng giỏi nữa; thế là xuất sắc mọi bề? Tôi
nghe vậy, biết vậy.
Rồi có lần gặp bài Lỗ Tấn về chuyện xem hát ở xứ ông. Chuyện thật
ngộ. Xem qua nhớ hoài.(1) Lỗ tiên sinh viết bài ấy năm 1922, tức năm
ông vào khoảng tứ tuần. Bảo rằng trong vòng hai mươi năm qua ông chỉ
xem hát Tàu ở Bắc Kinh có hai lần. Lần đầu vào năm 1912, tức năm ông 31
tuổi. Ông nghe bạn nói hát tuồng ở Bắc Kinh là nhất, thế nào cũng phải
xem cho biết.
Thì xem. Ðêm ấy, ông hớn hở vào một rạp hát. Tuồng đang diễn, kèn trống
inh ỏi, sắc màu rực rỡ, khách xem đông đảo… Ông len lách vào chỗ có
mấy chiếc ghế trống, toan ngồi, thì nghe có tiếng la: “Ấy! Ghế đã có
người giữ trước cả rồi đấy.” Loanh quanh tìm mãi không có chỗ ngồi, ông
tháo lui, bỏ cuộc.
Lần thứ hai – ông không nhớ năm nào – có đêm hát gây quĩ cứu trợ nạn
nhân bão lụt ở Hồ Bắc. Ông mua tấm vé hai đồng bạc để được vào Ðệ Nhất
Hí Viện xem một bổn tuồng do nhiều đào kép ưu tú và có cả diễn viên
thượng thặng là Tan Xinpei (2) đích thân trình diễn. Ai nấy nhấn mạnh
vào chỗ đặc biệt quan trọng ấy. Ðến giờ, ông vào thì rạp đã chật cứng,
không chỗ chen chân. Trên sân khấu đang có anh kép đóng vai một bà lão
hát ê a. Kép nào vậy? Ông lên tiếng hỏi, bị người khán giả bên cạnh đáp
vắn tắt, tỏ vẻ khó chịu. Từ đó ông không dám hỏi han quấy rầy ai nữa.
Ông lặng lẽ xem một nữ nhân vật cùng hát với con nữ tì bên cạnh một cụ
già, rồi một đám đánh nhau toán loạn, rồi hai người đánh nhau, rồi ba kẻ
đánh nhau v.v… Ông không biết ai là ai. Ông cứ thế xem miết giờ này
qua giờ khác. Tới mười hai giờ khuya vẫn chưa thấy bóng dáng kép thượng
thặng Tan Xinpei đâu. Cuối cùng ông đành len lách thoát ra khỏi Ðệ Nhất
Hí Viện. Bên ngoài vắng vẻ: lơ thơ mấy chiếc xe kéo chờ khách, lơ thơ
mấy người có lẽ chờ đón đám đàn bà ra về khi vãn hát. Tuyệt không thấy
tăm hơi Tan Xinpei.
Sau lần ấy, Lỗ Tấn nghĩ rằng giữa ông với tuồng hát Trung quốc thế là dứt tình.
Bỗng nhiên một hôm ông đọc được một cuốn sách Nhật viết về tuồng hát
Trung quốc. Sách có chỗ cho rằng tuồng Tàu nhiều chiêng trống ồn ào
nhảy nhót rộn rịp náo nhiệt quá cỡ, không tiện đem diễn bên trong hí
viện; nhưng nếu đem diễn tuồng ngoài trời và ta ở cách khoảng xa xa mà
thưởng thức thì có chỗ thích thú. Lỗ Tấn tiên sinh lấy làm đắc ý ngay.
Ông nhớ ra hồi nhỏ từng có lần được một bữa xem hát rất thích.
Bấy giờ ông mới độ mười một muời hai tuổi, sống ở Luzhen, theo mẹ về
quê ngoại vào mùa hè. Nhà ngoại ở thôn Pinqiao, gần biển. Thôn nhỏ
thôi, dưới ba chục gia đình. Chú bé từ xa về đó được cưng chiều trọng
đãi như khách quí, chú khoái quá trời. Trẻ đồng lứa xúm nhau kéo tới,
cùng chơi, vui vẻ hết cỡ. Ðám trẻ, chín mươi chín phần trăm không biết
chữ. Bé ở Luzhen về thì đọc sách vanh vách! Cả bọn đào trùn, câu cá,
theo trâu ra bãi cỏ chơi đùa. Nhưng điều bé Luzhen ao ước nhất là được
xem hát ở Zhaozhuang, xa chừng năm dặm. Thôn Pingqiao thì bé quá, không
có nổi một rạp hát; hàng năm, đến kỳ, dân làng phải đi Zhaozhuang xem
hát. Ði đường thủy; một con thuyền sáng đi chiều về.
Khi đám trẻ đưa ra chuyện đi xem hát, bà ngoại nhiệt liệt tán thành.
Nhưng lúc ấy thuyền đã đi mất rồi. Ngoại đốc thúc, vẫn không ai xoay
được phương tiện nào khác. Xế chiều, cậu bé Luzhen tưởng tượng ra cảnh
buổi hát khai diễn, tưởng tượng tai mình nghe tiếng trống tiếng kèn, và
nghĩ mấy thằng bạn ở rạp hát đang uống sữa đậu nành mua ngay bên sân
khấu. Cậu đang rầu rĩ thì thằng Shuangxi chợt nẩy ra ý kiến: Thuyền của
ông Tám vừa về. Tại sao không…? Hơn chục đứa bạn cùng bé Luzhen nhào
lên thuyền, rối rít. Lũ trẻ con nhà thuyền chài đều biết bơi cả, không
có gì đáng lo. Bà ngoại hài lòng.
Trăng sáng đầy sông, đám trẻ líu lo nói cười rôm rả; nước vỗ mạn
thuyền, lúa và đậu xanh mướt trên đồng ruộng hai bên sông. Lát sau bắt
đầu nghe tiếng trống kèn, tiếng hát. Rồi Zhaozhuang xuất hiện. Thuyền
ông Tám tiến tới, nhưng không thể chen vào gần sân khấu. Vả lại cái
diễn xuất xem ra có vẻ uể oải: Dân làng sáng phải ra đồng làm việc, nên
đã lo kéo nhau về nhà ngủ; các gia đình khá giả thì rút vào khoan
thuyền ăn bánh, ăn trái cây, cắn hột dưa v.v… Rạp trống khách, đào kép
hát xướng múa men không mấy hào hứng.
Cậu bé Luzhen thấm mệt, nhờ thằng bạn mua nước đậu nành uống chơi. Nó
bảo: Ngày hôm nay nó có uống được hai bát, nhưng giờ này lão điếc bán
nước đậu đã về mất rồi. Cậu Luzhen thất vọng. Xung quanh, trên sân khấu
cũng như dưới đám khán giả đều uể oải. Mãi tới lúc một tên hề mặc áo
đỏ được dắt ra buộc vào cây trụ rồi một lão già nhảy lên lưng cưỡi làm
ngựa, bấy giờ ai nấy thích chí cười ầm ĩ. Cậu bé Luzhen cho đó là màn
hay nhất của đêm hát.
Lát sau một vai lão bà ra, ngồi trên chiếc ghế giữa sân khấu, hát
hoài hát hoài. Ðám trẻ lo không chừng bà ta sẽ hát mãi tới sáng, bèn rủ
nhau rút êm, xuống thuyền, dông về. Xem vị trí vầng trăng trên bầu
trời, đoán chừng cả bọn vào rạp cũng chẳng được bao lâu. Kèn quyển vẫn
nổi lên réo rắt, đèn vẫn sáng trên sân khấu, nhưng không còn sức thu
hút đám bạn trẻ nữa.
Thuyền về còn cách Pinqiao chừng một dặm thì mấy tay chèo kêu mệt kêu
đói. Dừng thuyền, xúm nhau nhảy lên bờ, vào các đám đậu của mẹ thằng
Afa và của cụ Liu Yi mà hái lia lịa. Rồi nhóm lửa lên, nấu đậu, xơi
thật ngon lành. Ăn xong, rửa nồi, đổ vỏ đậu xuống sông, không để lại
dấu tích gì. Chỉ còn lại cái đáng lo là thằng Shuangxi đã tự tiện lấy
củi và lấy muối ngay trong thuyền của ông cụ Tám ra dùng. Thuyền về tới
bến, cậu bé Luzhen đã có mẹ chờ đón sẵn. Cả bọn giải tán, cậu Luzhen
ngủ vùi một giấc tới trưa hôm sau.
Cụ Liu Yi tới, rầy quở đám nhóc về chuyện hái trộm đậu và phá phách,
thì thằng Shuangxi đáp ngay là bọn chúng đã tiếp đãi một khách từ
phương xa về mà: “Nè, khách nè, cụ xem!” Cụ Liu trông thấy bé Luzhen,
niềm nỡ ngay:
– Cậu Xun! hát tuồng đêm qua cậu thấy hay không?
– Thưa hay.
– Thế cái đậu ăn đêm qua, ăn có thích không?
– Cháu thấy ngon lắm.
Cụ Liu Yi hân hoan tuyên bố: Người ở đô thị lớn, có học, quả là biết
ra ngay cái xấu cái tốt. Tôi đã chọn lựa đậu giống từng hạt một, mà dân
nhà quê không nhận thấy đậu tôi hơn hẳn đậu thiên hạ! Tôi sẽ bảo đem
tặng mẹ cậu một mớ đậu ngay hôm nay, ăn thử xem…
Nghe nói rồi khi gặp bà mẹ, cụ Liu có lời khen cậu nồng nhiệt: Cậu ấy
còn bé mà đã biết rành rẽ đâu ra đấy. Rồi về sau thế nào cũng đậu đạt
cao. Thật là phúc nhà…
Từ đó tới giờ chưa bao giờ cậu được ăn thứ đậu nào ngon bằng và được xem đêm hát nào hay bằng đêm hát hôm ấy.
Lỗ Tấn viết vậy, tôi cũng biết vậy thôi.
Cụ Tản Ðà bảo xem tuồng này ở rạp nọ, cụ không có lời chê khen rõ ràng, tôi bất quá có thể đoán cụ vừa ý, chứ đâu dám đi xa hơn.
Cụ Lỗ Tấn hư hư thực thực. Trong bài văn, nhân vật là “tôi”; nhưng
bài viết được xếp vào thể loại truyện, không phải là ký. Mình đâu dám
tự tiện gán mọi cái làm cái nghĩ của “tôi” cho tác giả! Thí dụ cái mà
“tôi” tán thưởng nhiệt liệt nhất trong đêm ấy là cảnh người nhảy thót
lên cưỡi lưng ngựa hề và bữa ăn đậu hái trộm. Cho vàng mình cũng không
dám bảo đó là quan niệm của Lỗ tiên sinh về tinh túy của tuồng hát
Trung quốc.
Dù sao tôi vẫn cứ lưu luyến với câu chuyện của Lỗ Tấn. Chuyện tiên
sinh kể về đám trẻ con xem hát bên Tàu làm tôi liên tưởng tới một kỷ
niệm ấu thời về chuyện trẻ con xem hát bên ta. Xem “tuồng Bình Ðịnh”,
như cụ Tản Ðà đã xem. Nhưng xem ngay tại làng tôi, không phải ở “rạp
Phú Phong”.
Bấy giờ – độ chừng năm 1935 hay 1936 – tôi cũng vào khoảng tuổi như
nhân vật của Lỗ Tấn. Ðám hát do ông lý trưởng tổ chức nhân dịp mừng nhà
mới xây cất.
Ông lý có đứa con gái cỡ tuổi tôi, hàng ngày vẫn chơi với đám trẻ con
trong xóm; nhờ đó chúng tôi có thể theo dõi diễn tiến trong gia đình
tổ chức đám: Dựng rạp hát giữa đồng; dựng rạp tiếp khách trước sân nhà,
lợp bằng lá đùng đình; mượn ván gỗ, mượn bàn ghế khắp xóm; mua heo, mổ
bò… Lại có cuộc đi Qui Nhơn mua bún song thần, mua bắp sú, mua cả mấy
cân củ hành tây, bún tàu, tương xại… Thím Tư Qua tự mang con dao riêng
từ nhà thím đến xắt rau chuối: con dao cán dài cả thước tây, cán mài
mặt đất lâu ngày mòn đi như bị vạt đứt một nhát. Chuối cây, đã chọn sẵn
những cây non, nhỏ. Thím Tư xắt rau chuối khéo nổi tiếng; thím ngồi xắt
suốt ngày, giúp bà lý. Rồi thợ thịt đến…
Con Vân, đứa con gái vừa nói của ông lý, điểm mặt từng đứa trong đám
bạn chúng tôi, tuyên bố: “Thằng Cang: Ðược! Thằng Kiểu: Ðược. Lát nữa
được cho vô coi hát. Con Phi sẽ ngồi với tao. Thằng Chiếu: Ðược! Thằng
Ðiểm: Không cho coi hát, nghe chưa v.v…” Thằng Ðiểm cười to, nham nhở…
Con Vân trừng mắt, nhắc lại: “Thằng Ðiểm không được vô coi hát.”
Xế chiều, ban hát gồng gánh kéo tới thì nhà ông lý đã tràn ngập khách khứa. Cánh nhỏ chúng tôi lạc nhau.
Chiều, cử hành lễ gia tiên. Bàn thờ được trần thiết huy hoàng như
chưa từng thấy bao giờ trong khắp làng. Ông lý, bố của bé Vân, mặc áo
thụng xanh, đội chiếc khăn mới tinh. Lễ cử hành. Ban nhạc của gánh hát
với bao nhiêu thứ kèn trống cùng nổi lên. Trước đôi mắt ngơ ngác của bé
Vân, bố nó đứng lên, quì xuống, lạy, vái, theo tiếng xướng ngân nga
đĩnh đạc.
Suốt hai ngày ba đêm, con Vân không có dịp kiểm điểm đám bạn. Cả bọn
khi tụ khi tán, tản mác, tung tăng, khi đến rạp, khi về nhà, chăn bò,
cắt cỏ, khi ngồi ăn những món hàng bày bán xung quanh rạp. Hai gánh xu
xoa, ba gánh bánh tráng thịt lụi, bày bán suốt ngày đêm. Xu xoa là quà
ngọt, nấu bằng rau câu vớt dưới biển, nấu tan ra nước, để nguội đọng
cứng lại. Múc vào chén, dùng muổng xắn nhỏ, chan nước đường vào. Còn
thịt bò ướp sả, tiêu, tỏi, ớt…, nướng than, thơm điếc mũi, cuốn vào
bánh tráng với rau thơm, chuối chát non, khế, chấm tương đậu phộng… Ăn
tại chỗ, ngồi trên những chiếc chiếu trải ngay giữa ruộng khô, hay mang
đi chọn chỗ thích ý, ngồi trên các bờ ruộng, hưởng gió mát trăng
thanh, nhẩn nha thưởng thức món ngon. Với bạn, với bồ. Vừa ăn, vừa
chuyện trò, vừa nghe hát, nghe nhạc…
Những dịp ấy, đám bạn chúng tôi gặp nhau, trao đổi ý kiến inh ỏi.
Thích nhất các trận đấu ác liệt trên sân khấu, rồi các màn hề nói xạo.
Không đứa nào trong bọn có chỗ ngồi trong rạp. Cứ len lách chui ra chui
vào, thoắt biến thoắt hiện. Tôi có cảm tưởng đứa được xem hát nhiều
nhất là thằng Ðiểm. Ðứa xem ít nhất là con Vân.
Ra vào rạp hát không phải chuyện dễ dàng. Rạp trống bốn bề. Không có
chiếc ghế nào. Không có thứ chân ghế vững chắc có thể chịu đựng nổi sự
xô đẩy ác liệt trong một rạp hát; chỉ có những tấm ván lát trên những
cây cọc đóng sâu xuống đất, trói kết vào nhau chặt chẽ bằng dây cật tre
tươi. Khán giả chiếm được chỗ gần sân khấu nhất thì ngồi. Lớp sau
nhướng mắt xem qua khe cổ của những người ngồi trước.
Lớp sau nữa: phải quì gối, phải nhấp nhổm. Lại sau nữa thì đứng trên
phản, vịn vai nhau, ôm cổ nhau cho vững. Lớp khán giả muộn màng, ở vòng
ngoài cùng thì chân đứng trên ván, tay giơ cao bấu vào mái rạp.
Trong hoàn cảnh như thế, mỗi khi có người – hoặc lớn hoặc bé – từ trong
lách ra hay từ ngoài chui vào, vẹt một lối đi, là cả một nhốn nháo chí
chóe, rất bực mình. Cánh phụ nữ khoái xem đào hát than thở: đang theo
dõi một cô đào đẹp đẽ lâm ly cảm động muốn chết, mà bị xô đẩy xiêu vẹo
cả hàng ngũ thì…
Xế chiều ngày thứ hai, thằng Ðiểm gặp tôi trong lúc nó đang ngồi trên
một bờ ruộng, bên ngoài rạp hát, vừa ăn vừa nói huyên thiên. Do nó,
tôi biết mấy chuyện động trời:
– Ngay đêm đầu tiên, có một bà từ làng bên đến xem hát, bị mấy đứa ngỗ
nghịch khiêng chạy. Bà nọ kêu la inh ỏi náo động: Trai làng xông ra đuổi
theo, giải thoát. Nạn nhân khóc sướt mướt, được hộ tống đưa vào chỗ
ngồi gần sân khấu.
– Ðêm thứ hai, một cô gái đứng ở tấm phản gỗ mép rạp, tay bám vào mái
rạp, bị thanh niên ngồi sát đất, ngửa mặt thổi bông bồn bồn vào ống
quần, thổi ngược lên. Cô gái ngứa gãi như điên; không chịu nổi, cả bọn
kéo nhau về…
– Một đứa bạn của nó (tức thằng Ðiểm) mang quả thị chín, lẻn vào hậu trường, bị bắt gặp, bỏ chạy. Suýt bị đòn v. v…
Thằng Ðiểm cao hứng mời tôi một cuốn bánh tráng thịt lụi. Nước mắm
rắc sẵn đủ độ mặn. Ngồi ăn ngay tại bờ ruộng. Tôi chưa từng được ăn
cuốn bánh nào ngon thơm như cuốn bánh hôm ấy.
Sau đám hát, lũ bạn trong xóm chúng tôi lần hồi tụ tập sinh hoạt, bàn
tán, cãi cọ. Tôi không thấy bé Vân cho biết đã thích tuồng tích nào
nhất. Chỉ thấy nó tỏ vẻ quyến luyến cô đào chính, và đôi lần khoe với
chúng tôi những chuyện đã biết về cái son cái phấn của cô ta; nó rất
“thương” cô ta khi cô nức nở khóc trên sân khấu.
Thằng Cang bảo bố nó bận công việc, chỉ vào rạp được một buổi; nhưng
đêm nào ông nằm nhà cũng theo dõi tiếng hát từng vai tuồng, tiếng trống
chầu của quan khách. Tiếng hát, gió đưa về, có lúc nghe rõ mồn một. Bố
nó nhiều lần lên tiếng hát theo – í a í á – từng đoạn dài. Gặp bạn
hoặc đến nhà hoặc ngoài đồng, ông chê ông khen…; ông bảo “thằng” (kép)
này giọng còn tốt hơi còn mạnh lắm, “thằng” kia – tội nghiệp – không
bám sân khấu được bao nhiêu năm nữa đâu v.v…
Ðám hát kết thúc, bà mẹ con Vân vùi đầu ngủ li bì luôn một mạch hai ngày một đêm, bỏ ăn bỏ uống.
Ngót năm mươi năm sau, tôi gặp lại “con bạn” ở Mỹ. Nó rời Việt Nam
theo diện O.D.P., “nó” đã thành bà, cháu nội cháu ngoại đủ thứ. Có cả
chắt. Nó không còn nhớ được bao nhiêu về đám hát. Mối cảm tình, lòng
hâm mộ đối với cô đào hát đã phai lạt nhiều. Hình ảnh nổi bật còn giữ
lại là ông cụ mặc áo rộng xanh trong buổi lễ gia tiên: Chiêng trống,
đàn địch…, ông cụ của “bé Vân” uy nghi, đứng trên mọi nhân vật khác.
Tôi nhận xét: “Nhân vật ấy vượt thời gian!” Bà bạn già cười: “Vượt tuốt
hết.” Và thêm: “Mẹ tôi không ra tới rạp, không trông thấy sân khấu.
Nhắc lại đám hát, cụ vừa lòng nhất là mớ củ hành tây mua tận Qui Nhơn.
Ðược bà con xóm làng chú ý đến nhất. Trầm trồ: “Hành ta nhỏ mà thơm;
hành tây to tướng mà chẳng có chút mùi vị gì. Tây, cái gì cũng buồn
cười.”
Vân hỏi tôi. Tôi nghĩ ngợi: “Cảm tưởng có đổi thay theo thời gian.
Các vai hề phai lạt dần, vì những điều họ đã nói hồi ấy, mình quên mất
nhiều. Cái còn lại đậm đà ở tôi là những trận giáp chiến náo nhiệt trên
sân khấu. Ðặc biệt, những trận đánh nhau có kép đeo cả lục lạc bầu,
mỗi múa nhảy mỗi kêu lên rôn rổn.”…
Bà Vân xen lời: “Ðeo lục lạc bầu ở chân, mặt vẽ đen đỏ dữ dằn: đánh
lớn đấy, có tướng cưỡi ngựa xông pha. Rổn rổn là ngựa đấy…” Tôi ngạc
nhiên: “A! Chị thạo há!” Bà Vân bảo: “Anh Ðiểm nhà ta giải thích cả.
Tướng đánh trận, thắng trận rồi, đứng nghênh ngang vuốt râu rung chân
rổn rổn, hát ông ổng một hồi như trong cuộc đá dế con thắng đứng vểnh
râu, kêu inh ỏi…”
Tôi cười, bà Vân cười. Hướng về đêm hát những tình cảm giễu cợt âu yếm.
Tôi hỏi thêm: “Anh ta bây giờ ở đâu?
– Ai?
– Ðiểm.
– Thì ở làng chớ ở đâu? Ở nguyên tại làng chúng ta từ ngày ấy, có nhích đi đâu bước nào!
Một lát, bà bạn lại nói:
– Ngày xưa cứ loi choi như bắt cóc bỏ dĩa, bây giờ bám riết xóm làng. Sợ buông ra, người ta ăn cắp mất xóm Cây Cầy không bằng…
Tôi bật cười: “Tới bây giờ chị vẫn còn cay cú về anh chàng ấy. Ðiểm
láu cá như thế ở đâu chẳng được, gặp hoàn cảnh nào chẳng thích nghi
được, việc gì chạy đi đâu cho… mệt?
– À há!
Tản Ðà, và Lỗ Tấn, và sách Nhật v.v.. như thể cùng nhau toa rập trong
thái độ đối xử với món hát tuồng. Chuyện kép trẻ đóng vai bà già, cảnh
chờ đợi ngất ngư, cảnh chen chúc lộn xộn trong rạp, việc ăn đậu hái
trộm giữa đồng, trò đánh đá rùm beng, giễu cợt rẻ tiền v.v… là những
tinh hoa của nghệ thuật sân khấu cổ đại sao? Tuồng Trung Quốc, tuồng
Bình Ðịnh, rạp Bình Ðịnh, rạp Phú Phong… đều buồn cười! Vậy cái gì thu
hút được số khán giả luôn luôn chật ních ở các rạp đô thị Trung Quốc, ở
cả các đám hát làng Bình Ðịnh?
Các cụ không nói đến, không giải ra, sức mấy mình dám mạnh miệng liến
thoắng? Các cụ không giải mà các cụ cũng không kết (tội). Thời này
nhìn lại thời kia, ánh mắt không giấu được chút ngỡ ngàng, giễu cợt;
nhưng cái nhìn rõ ràng là một cái nhìn tò mò, chăm sóc, đầy thiện cảm.
Noi gương các cụ, tốt nhất.
Ðời sống tiến tới, biến cải. Sự đào thải cái cũ, xưa chậm nay nhanh. Kỹ
thuật truyền thông tiến mạnh, cách viết cách xem văn thơ, cách thưởng
thức mọi thể loại nghệ thuật đổi khác vùn vụt, quan niệm thẩm mỹ nhảy
từng bước dài. Những cái mình đang hè hụi thực hiện lúc này, chúng nó sẽ
chịu sự đối xử kiểu nào mai sau? “Mai sau” không phải là vài ba thế kỷ
tới, e cũng không phải một thế kỷ tới đâu. Ngắn ngủi hơn thế nhiều:
“Bất tri tam thập dư niên hậu…”
Quận Cam, 11-2004
Chuyện Village Opera, trong cuốn Lu Xun Selected Works, tập một,
do Foreign Languages Press ấn hành tại Bắc Kinh, lần thứ hai, năm
1980.
Tôi tiếc không phiên âm được ra Việt ngữ hầu hết các nhân danh địa danh trong bài này.
at 11:12 AM
LINH SƠN * TRƯƠNG CHI
Linh Sơn, CTV Phía Trước
Trương chi
là một trong những truyện ngắn được coi là “bốt chát” và gây sốc nhất
của Nguyễn Huy Thiệp trong mấy chục năm ông xuất hiện trên văn đàn.
Nhiều người sẽ không khỏi thấy phản cảm và “dội ngược” khi liên tục bắt
gặp trong truyện của ông toàn phân với cứt. Đến nỗi, sau truyện ngắn này và một số truyện khác (kiểu như chuyện ông Móng) người ta đặt cho Thiệp cái biệt danh xấu xí: Thiệp cứt
(đó là lời của Thiệp trong một bài trò chuyện với phóng viên trong
nước). Đúng là thoạt nhìn ở góc độ thẩm mĩ, nhân văn, truyện ngắn này
khó có thể được chấp nhận thậm chí bị liệt vào hàng “vô văn hóa”, “bẩn
thỉu”… Đúng là văn của Thiệp khó ngửi thật, nó như một thứ quả lạ, vỏ
ngoài xù xì, gai góc, phút ban đầu tiếp xúc ta nghe nó bốc mùi tanh
tưởi. Nhưng nếu chúng ta bình tâm, kiên nhẫn, vượt qua lớp vỏ ngôn từ có
vẻ “thô thiển”, “đĩ thỏa” như nhiều người từng xổ toẹt, nhiều khi ta
lại chợt nhận ra, Thiệp chửi như vậy là nhẹ lắm rồi. Trương Chi
là một trong những truyện ngắn kì lạ nhất của Nguyễn Huy Thiệp chứa đầy
chất ám thị, với những thông điệp giễu nhại vô cùng thú vị.
Tác phẩm dựa vào câu truyện cổ tích Trương Chi – Mị Nương trong dân gian và tái sinh lại các nhân vật theo tinh thần hiện đại. Trương Chi
trong tâm thức của người Việt xưa nay là hình ảnh đầy bi kịch của một
người nghệ sĩ tài hoa phải chịu bất hạnh trong tình yêu chỉ vì diện mạo
xấu xí. Cái đẹp của tâm hồn, của tài năng phải bị hủy diệt vì quy luật
khắt khe của cuộc sống khiến người ta hoài nghi về tình yêu của con
người… Trương Chi là hình ảnh của những người nghệ sĩ tài hoa
nhưng bạc mệnh… Thậm chí người đời sau còn dùng lí luận Marxism để cấp
cho nó cái ý nghĩa sặc mùi triết học chính trị rằng Trương Chi là
hình ảnh đại diện cho khát vọng tình yêu chính đáng và bi kịch thương
tâm của người lao động trong xã hội xưa trước sự chà đạp của tầng lớp
thống trị phong kiến… Tùy vào cách hiểu của mỗi người, song nhìn chung
đây là hình mẫu nhân vật cam chịu, đầy tội nghiệp và phải chờ đợi ánh
sáng tư tưởng nhân đạo của nhân dân soi rọi, ban cho cái kết cục tạm gọi
là có hậu ở phần cuối tác phẩm: một sự đền đáp, xoa dịu đầy thương hại.
Đến
Nguyễn Huy Thiệp, câu truyện cổ tích này được tái sinh với một cảm hứng
thẩm mĩ và ý nghĩa ám thị hoàn toàn khác với truyền thống. Trong truyện
cố, người ta kể rằng, sau khi hát xong câu hát cuối cùng:
Kiếp này đã dở dang nhau
Thì xin kiếp khác duyên sau lại lành
Trương
Chi đã nhảy xuống sông tự trầm. Hồn chàng nhập vào thân cây bạch đàn.
Người ta lấy gỗ bạch đàn tiện thành bố chén tiến vua. Mỵ Nương rót nước,
nhìn thấy hình ảnh Trương Chi trong chén. Giọt nước mắt nàng lăn xuống,
cái chén bạch đàn vỡ tan. Bao nhiêu oan khuất tủi hờn đến nỗi tự trầm,
chỉ một giọt nước mắt thương hại đã có thể làm tan đi khối tình chốn
tuyền đài lạnh lẽo. Người nghệ sĩ Trương Chi có tiếng hát tuyệt hay
khiến công chúa phải tương tư, ngày đêm hao mòn vì thương nhớ. Nhưng sự
phũ phàng cay nghiệt của thế thái nhân tình đã không thể chấp nhận một
tâm hồn đẹp, một tài năng xuất sắc trú ngụ trong lớp vỏ xù xì. Trương
Chi vô tình bị tổn thương, bị chà đạp tới mức tuyệt vọng tự kết liễu đời
mình. Người nghệ sĩ ấy quá yếu đuối, tội nghiệp. Và cuộc sống chỉ dành
tặng cho nhà nghệ sĩ ấy điều ưu ái duy nhất, thứ mà Nguyễn Huy Thiệp căm
thù cay đắng – sự thương hại bố thí. Những dòng văn cuối truyện ngắn đã
bộc lộ rõ cảm quan nhân sinh và thái độ mạnh mẽ, dứt khoát của Thiệp:
“Tôi –
người viết truyện ngắn này – căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền
thống… Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi.
Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục.
Bởi lẽ,
hình ảnh nhân vật Trương Chi đã được Nguyễn Huy Thiệp cấu trúc lại và
cấp cho nó một ý nghĩa ám thị hoàn toàn hiện đại. Trương Chi ấy chính là
hình ảnh khái quát cho giới văn nghệ sĩ nước ta trong gọng kiềm của cơ
chế, đường lối văn nghệ hà khắc, cực đoan một thời… Thời mà Thiệp đã
kinh qua – thời bao cấp. (Dĩ nhiên di chứng của nó còn kéo dài tới hôm
nay). Khi mà văn chương nghệ thuật chỉ bị coi như một thứ công cụ chức
năng chuyên làm cờ xí, gióng trống thổi kèn thì nghệ thuật đã đi vào cõi
chết. Trong quy luật sinh diệt của vũ trụ, trời đất, văn chương nghệ
thuật là dạng ý thức thượng thừa được chắt lọc từ cái tôi chủ quan,
tiếng nói tự do của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, ở các nước phong kiến Á
Đông và đặc biệt là thời Liên Xô, hay thời bao cấp ở Việt Nam…văn chương
nghệ thuật bị “cưỡng bức” ghê gớm, giới văn nghệ sĩ rơi vào tình trạng
ức chế. Văn chương trở thành một dạng đồng ca, vạn người cùng nhép chung
một lời một điệu để ca ngợi công ơn của ông X, bà Y, tổ chức Z, để mua
vui và lấy lòng giới quan chức chóp bu.
Từ câu
chuyện bi thương về bi kịch tình yêu của Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp đã
tái sinh cuộc đời ấy theo dụng ý nghệ thuật riêng. Trương Chi ấy có ý
nghĩa bao quát, bao trùm cả cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp. Và thế là Thiệp
đã không để cho nhân vật của mình trở nên cam chịu, tội nghiệp và yếu
đuối như trong truyền thống. Trương Chi có những hành động đầy khiêu
khích và lời lẽ đầy phẫn uất, căm hận: Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòng sông. Chàng hát nghêu ngao trong nỗi buồn vinh cửu và sự bất bình, tiếng hát của chàng bay vút cao rồi chàng
úp mặt vào hai bàn tay chai sạn. Chàng khóc. Không có nước mắt. Chàng
cắn vào ngón tay. Một đốt ngón tay đứt trong miệng chàng. Chàng nhổ mẫu
ngón tay xuống sông. Chàng nói: Cứt !…Trương Chi ấy qua cách gợi tả
đầy ma mị và kinh dị của Nguyễn Huy Thiệp dường như không phải là con
người cam chịu trong tâm thức truyền thống (dĩ nhiên), cũng không phải
là một con người cụ thể trong một khoảnh khắc tồn tại cụ thể. Chàng
Trương ấy đã hóa thân vào dòng thác lịch sử và những giá trị văn hóa cũ
kĩ. Thiệp viết tiếp: Bốn ngàn năm trước chàng đã mất ngủ thế này. Bốn ngàn năm trước chàng đã đau khổ thế này, đã căm giận thế này. Con
số 4000 năm nó phảng phất gợi cho ta điều gì? Đó là con số ngẫu nhiên
hay là tín hiệu gợi ta liên tưởng đến sức ì của nền văn hóa già cỗi (lấp
lánh tinh hoa đáng lưu giữ và cả cặn bã phải loại trừ). Những chi tiết
này có tính ám thị gợi sự liên tưởng đầy cảm tính. Nhưng chắc rằng không
ai hiểu theo cách thứ nhất. “Mô – típ” dạng này cũng xuất hiện trong
chiếc bình bốn ngàn năm (truyện ngắn Sang sông) hay bàn chân giao chỉ trong truyện Con gái thủy thần.
Trương Chi là sự hóa thân của những kiếp đời, những kiếp nghệ sĩ muôn
thuở trên đất nước này. Tài giỏi nhưng yếu đuối, cam chịu. Nên cuối cùng
tài hoa chỉ như một thứ đồ chơi mua vui cho những kẻ có quyền. Để phút
chót nhận lấy chút lòng thương hại, ban phát tình ưu ái xem như là sự
đền đáp.
Những
dòng hồi tưởng của Trương Chi cho ta thấy rõ bức tranh đầy biếm họa về
cái nghiệp văn chương nghệ thuật: Trương Chi mơ thấy mình bị gọi vào hát
cho công chúa nghe. Hình ảnh Mỵ Nương hiện ra. Trương Chi thở dài. Nàng ngả người trên nệm. Nàng lấy những ngón tay thon thả gỡ tóc. Nàng bảo chàng:
- Hát đi!
Đám hoạn quan yêu cầu chàng: Hát ca ngợi công danh đi!
Và chàng hát. Mỵ Nương khen hay. Lũ hoạn quan cười ré lên: Hát như cứt! Rồi
cả bọn thay nhau đòi chàng hát về sự nhẫn nhục, về tình yêu, ca ngợi
tiền bạc…chen lẫn vào những tiếng ca hát, cười nói ồn ào ấy lời nói tục
tằn của đám hoạn quan, chúng ré lên cười, mỗi lần Trương Chi hát xong lại nói: Hát như cứt!
Hiện thực
bi ai của những người văn nghệ sĩ giới sự áp chế của đám ôn thần tai
sai trong văn nghệ, trong “hậu cung” chính trị tất cả đã được dàn dựng
bằng cảm hứng hoạt kê, được ướt lệ và đưa lên sân khấu để tạo nên tấn
hài kịch quái đãng như thế. Lũ hoạn quan ấy chính là hình ảnh ám thị cho
đám văn nô, bồi bút chuyên nịnh hót bề trên và dùng búa rìu giáo mác
của mình hạ nhục, chà đạp những người nghệ sĩ đích thực không làm đúng
theo quan điểm, chỉ thị, thông tư. Những cái tên Trương Chi, Mỵ Nương mới
đầu tưởng đâu dẫn dắt người đọc vào thế giới truyện cổ tích nhưng thật
ra nó chỉ là một phần của cái sân khấu mô phỏng hiện thực (đã và đang
diễn ra trong đời sống văn nghệ của nước ta). Nhưng người nghệ sĩ tài
hoa bị làm sứt mẻ, thui chột, biếng chất, điếm nhục chính vì lũ thái
giám văn nghệ, bọn tay sai thô bỉ ấy. Thế nên, Nguyễn Huy Thiệp như nhập
hồn, như hóa thân vào Trương Chi để cất lên tiếng chửi, sự căm phẫn tột
cùng đối với những vị quan trong ngành văn hóa nghệ thuật, mà bằng ngòi
bút giễu nhại thâm nho, ông biến chúng thành đám thái giám thô tục,
chốc chốc lại ré lên cười. Nguyễn Huy Thiệp không chấp nhận sự
thương hại. Không muốn là kẻ ngoan ngoãn hèn nhát. Thế nên Trương Chi
của ông văng tục, phản kháng dữ dội vào cái cơ chế tàn nhẫn ấy một thời.
Những tiếng văng tục đầy phân với cứt là để bộc lộ bản chất thô bỉ, dốt nát của bọn bồi bút (rất giống với bè lũ thập thường thị cuối đời Hán).
Sau một
hồi giật mình, “lên máu”, “trợn ngược” với những hình ảnh, từ ngữ kì
khôi, sất láo ta nhận ra nhịp đập trái tim rỏ máu đầy thổn thức của
người nghệ sĩ truy cầu sự tự do tuyệt cùng cho văn chương nghệ thuật.
Nghệ thuật, nhà nghệ sĩ cần được tự do. Nghệ thuật căm hận sự áp chế và
lợi dụng coi nó như công cụ mua vui. Và rồi sẽ có nhiều người, đâu đó
trong một phút trầm mặc về cuộc đời mình, lại sực nhận ra mình là Trương
Chi hay mình chính là một trong những tên hoạn quan đó. Đừng tự biến
mình thành một loại Trương Chi thời đại mới! Và chúng ta sẽ còn gặp lại
dáng dấp của chàng Trương Chi tội nghiệp trong một truyện ngắn khác của
Thiệp: truyện Chú Hoạt tôi.
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
HÀN SONG TƯỜNG * NGÀY HOÀNG HÔN CHẾT
Ngày Hoàng Hôn Chết
Hàn Song Tường
Lúc mở tủ kiếm quần áo thì một anh nhện vô cớ sa ngay vào mặt
tôi rồi cong đuôi chạy mất. Bực mình tôi lẩm bẩm chửi thề. Tôi nhìn ra
ngoài, trông quang đãng sau một trận mưa lớn, vậy tội gì không ra ngắm
phố, ngắm đường. Tôi huýt gió rồi thay quần áo, hôm nay tôi mặc áo bỏ
trong quần, sơ mi mầu nâu nhạt, đi đôi giày của tụi Versace, thằng sư tổ
Versace này đã lăn quay ra chết bởi phát súng của tên tình cũ, chết thế
cũng sướng, khỏi lo lắng gì cả. Rồi tôi ước cô ta, con Lý bắn tôi một
viên vào tim chết tốt, tôi bỗng phá ra cười khi nghĩ Lý sẽ tức chết nếu
cô biết cái bảo hiểm nhân thọ tôi đã gạch bỏ tên cô, chắc chắn Lý sẽ vừa
khóc vừa chửi tôi mười năm là ít, làm sao hơn khi cô đã ngoại tình. Tôi
có nói rõ với lão bác sĩ gà chết David Lillard cả tháng nay là Lý đã
ngoại tình, người yêu của tôi đã ngoại tình, nhưng lão không tin, lão
bảo phải có bằng chứng, cái gì thì khó chứ bằng chứng thì dễ ợt, hai
ngày trước tôi đã lục ví của cô ta, một vỉ thuốc ngừa thai, lát nữa đây
tôi sẽ mang vất vào mặt lão. Từ tiệm cà phê tôi đi thả bộ đến phòng mạch
của bác sĩ Lillard, hoa blue bonnet đã nở tím ngập đường, gió hiu hiu,
mặt trời và đất như mang một màu quạnh quẽ như nhau, xe cộ vắng vẻ lạ
lùng.
Lòng tôi bỗng dưng thấy buồn rồi nhớ đến con nhện có cái bụng đốm hoa rơi vào mặt buổi sáng. Nhện ơi, nhện hỡi, hình như có ai đó đọc cho tôi nghe bài ca con nhện nhưng tôi không nhớ rõ nữa. Khi đi qua khu chợ, tôi sờ vào túi quần, vỉ thuốc ngừa thai của Lý nổi dầy cộm, lần này thì lão David thuạ Lão thua là cái chắc. Bước vào văn phòng bác sĩ sao mà vắng lặng, một vài con bệnh ngồi lặng lẽ, im lìm thấy chán nản. Tôi chờ mãi cho đến khi cô y tá có cặp vú to bằng quả dừa ra gọi tên tôi sẵng giọng Danny Hung Pham, mẹ tổ con quỷ này vô duyên gớm, nó vẫn hay cười khi gặp tôi, nụ cười như muốn chọc giận. Bác sĩ hỏi, hôm nay anh có khỏe không. Anh còn thuốc uống mà, tôi cười mỉm, bữa nay tôi mang đến cho ông xem bằng chứng, vợ tôi nó đã ngoại tình. Rồi tôi vất vỉ thuốc ngừa thai lên bàn. Bác sĩ, ông xem, một thằng không có con, tinh trùng loãng, cả đời chẳng làm cho mụ nào thụ thai được, vậy vợ tôi nó giữ cái vỉ này làm cái trò gì. Lão Lillard cầm vỉ thuốc xem kỹ lưỡng rồi đứng dậy, bật cười ầm ỹ. Chỉ có vậy thôi sao, anh bạn ơi, cô vợ anh cô ấy khôn lắm, cô ấy dùng thuốc này để tưới cây. Tưới cây, tôi hỏi lại. Lão gật gù, ừ, cứ pha một ly nước với một viên thuốc, rồi đổ xuống mỗi gốc cây một chút thì cây cối sẽ ra quả ra hoa xanh ngát cả mùa. Vậy sao. Sao cô ta không kể với tôi. Kể với anh làm gì, chuyện nhỏ mà, rồi lão gọi cô y tá mang cho lão một ly nước và bỏ viên thuốc ngừa thai vào, xong lão đổ lên mấy cây kiểng trong phòng rồi dặn dò, tuần sau bạn đến mà xem, mấy cây này lá nó xanh um lên hết, chẳng có phân bón nào tốt bằng, tin tôi đi, bà vợ anh đúng là người biết trồng cây. Tôi gật gù. Cô y tá nói ậm ừ như bị bóp cổ, con quỷ cái này xấu gái làm sao. Tôi nhún vai, bỏ vỉ thuốc vào túi áo... Lý đang dọn dẹp sách, cái tủ sách quá cao và chồng chất của tôi. Lý bảo tôi nên vất bớt những sách báo cũ, để nhìn chỉ chật và bẩn nhà. Tôi nói không. Sách vở là gia tài của tôi. Tôi còn gì ngoài chồng sách mua ở các tiệm sách cũ bán nửa giá tiền. Lý gắt nhưng anh không bao giờ đọc nữa. Đọc rồi coi lại làm gì, vậy thì phải vất đi. Không. Nó là vật bất ly thân. Nàng nhún vai rồi vất tuốt một số sách vào bao rác. Có quyển truyện in hình bìa tranh của Luciant Freud vẽ một người đàn bà nằm vạch hết ra tàn bạo thật. Tôi giật vội cuốn sách trên tay Lý, cái bìa xé toạc thảm thương, mình mẩy cô ta chia làm hai, phía dưới trên tay tôi, nửa trên của Lý. Tôi bỗng dưng muốn khóc. Có ai nỡ xé em đâu, sao em nỡ xé người tạ Tôi mắng Lý. Lý đẩy tôi ngã xuống sàn nhà, bê chồng sách ném xuống thùng rác phía dưới lầu. Tiếng kêu như đập một bên thái dương. Lý làm tôi bực bội vô cùng. Tủ sách Lý dọn dẹp vài ngày đã vơi đi một nửa. Có tiếng Lý nói, trời ạ, làm sao anh có thể giữ những quyển sách vô loài này. Tôi không trả lời, tôi nhượng bộ cô ta, cho dù cô có bảo con chim phượng là loài ác điểu, có cái mỏ to như mõ diều hâu, và giấc mộng Nam Kha là sự thật, thì thế giới này cũng chẳng tận thế hôm nay, và cho dù Lý cam chắc với tôi rằng hai vú của nàng vẫn còn trinh tiết, nàng chưa cho ai ngậm lên vú thì tôi vẫn là người chồng thứ thật của Lý, một người chồng không được ngậm lên vú vợ, đó là sự cam kết, tôi đã bằng lòng khi lấy cô... Lý nấu ăn, dọn dẹp, tóc nàng cột cao, để lộ cổ trắng đẹp, trông Lý cao quá. Tôi muốn Lý làm hòa với tôi, ngọt ngào với tôi sau khi cô vất một số sách của tôi đi, nhưng cô không nói một lời, tôi nhìn xung quanh nhà những cây kiểng xanh tốt, lão bác sĩ nói đúng, Lý đã dùng thuốc ngừa thai tưới cây. Tôi khen, em đúng là người biết trồng cây, nhưng Lý bất thần hét lên. Ông Hưng ơi. Tôi không phải bà Lý. Tôi là Karen ông nghe chưa. Bà Lý không còn ở đây nữa. Bác sĩ của ông là thằng ngụ Chữa bệnh kiểu này mười đời ông vẫn điên. Ông ấy phải cho ông nhớ là bà Lý đã chết. Chết là hết. Chết là không còn hiện diện là không có quyền gì trên quả đất này ông có hiểu không. Hôm nay ông phải đọc mười lần tên tôi. Karen, ông đọc đi. Mười lần. Nàng nói cho đã, rồi đẩy tôi vào phòng ngủ.
... Một ngày sau khi Karen mắng chửi tôi, nàng đi biệt dạng. Chị gái tôi bảo Lý hay Karen cũng là đàn bà, tìm hiểu mà chị Cô ấy đi rồi sẽ về. Lý chết hay sống cũng thế thôi. Tôi bực. Nhưng Karen đi đâu. Tôi muốn biết cô ấy đi đâu. Mấy người cứ lừa dối tôi. Tôi không muốn là kẻ điên. Nói xong tôi đập vỡ một ly nước, rồi đi ra cửa, thằng em út chạy ra cản, tôi hất nó ngã chúi, nó chạy theo năn nỉ. Về đi anh, mai tôi đưa anh đi chơi. Tôi không nói mở cửa xe, chạy ào vào phố chính... Tôi đi lăng quăng một mình. Hai bên đường người ta đi lại ồn ào. Một người đàn bà mặc áo tắm hai mảnh, giơ cao cái bảng Men will be girls. Cô gái rủ tôi vào quán rượu, không mất tiền vào cửa hôm naỵ Tôi đứng lại vuốt ve cánh tay cô tạ Cô nói, sờ thì phải trả tiền. Bỏ vào đâu. Cô chỉ vào nịt vú, tôi vạch nịt ngực cô rồi bỏ tiền vào. Rẻ chán. Cô cười môi đỏ chót, phía dưới phồng quá, đúng là đàn ông, tôi cười rồi bước vào bar rượu, bọn đàn ông, son phấn tấp nập. Lâu lâu họ tốc váy lên cho nhìn, cửa mình trắng bóc. Mẹ chúng nó cạo lông hết, người đàn ông ngồi bên cạnh nói khá lớn, đàn ông hết đó, nó kéo ra đàng sau giả đàn bà, vậy sao, hồi bước vô ông không thấy cái bảng Men will be girls. Vậy tất cả là đàn ông, ừ , ở đây không có đàn bà tốc váy, chỉ có đàn bà nhìn đàn ông tốc váy vui ghê, tôi gật gù thích thú, ngắm nhìn bọn họ đi qua đi lại, quả thật mỹ miều. Khuya lắm, thôi tôi về. Tôi nghiêng ngửa, rượu thấm say, tiếng chửi thề ào ào sau lưng, nghe quen quen chứ không tức giận, vui thật... Lý đã trở về. Cô dạy tôi hát một bài ca lạc hậu buồn cười. Tôi chê lời không hay, nghe ngô nghệ Lý vỗ tay, vậy là anh đã tỉnh rồi, hôm nay tôi muốn anh phải rõ, anh không có lỗi gì với Lý, Lý chết không phải vì anh, anh phải hiểu anh không thể không tỉnh, anh phải nhớ tôi tên Karen, một người nhận tiền của hãng bảo hiểm để trông nom anh, một nữ y tá 30 tuổi và có bồ, có thuốc ngừa thai để trong xách tay, tại sao anh dám lấy của tôi, tôi không muốn nghe lời bác sĩ của anh nữa, hắn bắt tôi lặng thinh, tôi cứ là Lý thì anh sẽ không là anh. Tôi là Karen, nàng hét vào tai tôi, tôi che mặt. Nàng thẩy cho tôi ổ bánh mì, miệng vẫn lải nhải, Lillard là tên ngu, một bác sĩ ngu, hắn không nhận ra anh chỉ là một người mất trí giả. Một người sống giả, giả mãi rồi thấy hay quá không muốn tỉnh nữa. Từ nay nếu anh không gọi tôi là Karen, tôi sẽ nghĩ việc, không đến đây nữa. Tôi gật đầu, đưa tay thề. Cô hỏi, hôm qua anh đi đâu.
"Đi xem bọn giả gái"
"Họ đẹp không."
"Đẹp đến sợ."
"Họ giống ai."
"Giống Lý." Tôi chỉ cô.
Cô nghe nhẩy xổ, tát bốc vào mặt tôi.
"Nói lại ngaỵ"
"Giống Karen."
Tôi nói rồi xoa má, cô suýt xoa.
"Sao anh không đánh trả tôi."
"Đánh trả cô chết thì sao."
"Tôi không chết, lần sau anh phải đánh lại tôi nhớ không."
Tôi vẫn nói, tôi sợ em chết mất, em không đến đây nữa. Cô cúi mặt, bắt tôi nói lại. Tôi sợ Karen không đến làm việc nữa, tôi phải nói bốn lần, cô khen ngoan rồi ôm lấy tôi... Tháng mười trời lạnh Karen dẫn tôi đi ăn sáng, bây giờ tôi phải gọi cô là Karen, không cô lại đánh tôi, mấy tuần qua tôi cứ bị đòn luôn vì gọi cô tên Lý. Hình như Lý đổi tên rồi, tên Lý không hay sao em, tên Lý là hoa Lý, hoa Lý đẹp và thơm, em đã nói với tôi như thế, sao em lại đổi tên đi, cả cái nốt ruồi trên môi em cũng cắt vất đi đâu. Lý ôi, Lý ơi... Karen chở tôi đi phía nam thành phố, Karen bảo nhà ở đây sờ cháy tay, mắc kinh khủng, mỗi ngày mỗi tăng giá, tôi nghe nói gật gù, hình như đã lâu tôi không để ý chuyện gì cả. Khi vào tiệm ăn trưa, cô lại kể chuyện đụng xe, một tai nạn của ai đó, họ có cái tên giống hệt tôi và Lý. Người đàn bà tên Lý đã chết. Sao tôi không biết. Nàng nhún vai, vì anh không muốn nhớ. Tôi nói, thôi bỏ chuyện đụng xe, nghe không vui. Ừ, cô gật, tôi hỏi cô, cô có thể cho tôi nghe nhạc, cô bảo chờ đi đến đầu tháng tới bà Tina Turner về đây tôi sẽ dẫn anh đi xem, chắc anh cũng thích bà này, một bà 60 tuổi nhảy tưng tưng hát thống thiết. Tôi mê bà này vô cùng. Tôi cãi, tôi chỉ thích ca sĩ Việt. Ai, cô hỏi.
"Tôi không nói ra đâu, một bà cũng già rồi."
"Không sao, nghệ sĩ làm gì có tuổi. Tôi không chú ý đến tuổi tác."
Tôi cười.
"Sao ngày xưa cô bảo ca sĩ già hát hết hay không còn hơi."
"Không phải tôi nói."
"A, Lý nói thế."
"Sao anh cứ nhớ Lý mãi vậy, tôi thì sao. Thôi
anh cứ kể chuyện cô Lý cho tôi nghe đi. Miễn là
anh phải hiểu tôi không phải là Lý, anh nhớ nghẹ"
Tôi nhắm mắt, làm sao để tôi có thể nói với Karen con khùng điên này, Lý chính là Karen, tôi hiểu cái trò giả dạng của cô, để tránh cái chuyện chung giường với tôi, vì tôi nhớ sau một vụ gì đó, xẩy ra đến bất ngờ, tôi bị liệt mẹ nó cánh tay trái, liệt cha dương vật, nên cô chỉ muốn bỏ tôi đi. Tôi nói với cộ Em chỉ muốn đổi đời và xa lánh tôi...
Cô im lặng, có tiếng cô thở dài. Tôi lại nhắc, thôi cô hãy bỏ tôi đi, tôi đã thấy những thay đổi, lòng nào tôi giữ được, Lý hay Karen chẳng còn yêu tôi, tôi sẽ quen một mình bên cạnh bà chị ế chồng. Gió có gào ngoài phên cửa, bão có đổ một cây cầu chắc chị ấy cũng không xúc động. Rồi tôi cũng như chị, tôi bỗng khóc ấm ức. Cô dẫn tôi ra xe vỗ về. Anh Hưng anh không được đuổi tôi. Cô nói rồi lau nước mắt cho tôi. Trời đã bắt đầu tối. Mặt trời đã đi ngủ. Khi vào nhà, chị tôi vẫn còn ngồi xem phim bộ. Cô đưa tôi vào phòng, nằm bên cạnh tôi. Gió mùa thu thổi lành lạnh từng nơi, rít khẽ trên nóc nhà như muốn ẩn sống nơi căn phòng tôi ở. Tôi nghe tiếng gió, tiếng thở đều đều của cô, tiếng chân chị tôi vào phòng hỏi cô về một người nào đó. Cô ngồi dậy nói, em không muốn gặp hắn nữa, chị tôi suýt xoa, tôi nghiệp em tôi, chị an ủi cô, tôi thấy cô lặng thinh, buồn buồn... Lý ơi, sao em làm mù mắt chị em tôi... Tôi choàng dậy nửa đêm, tiếng côn trùng réo vang ngoài vườn sau, dội vào tôi nỗi cô quạnh khó tả. Tôi thấy tôi không là tôi nữa, tôi như không còn hiện hữu trên đời sống này, sao họ cứ mãi gạt gẫm tôi, bác sĩ bảo cô ấy đúng là Lý, còn cô nói cô là Karen. Tôi biết tin ai. Tôi ngồi co vào góc giường, đếm từng ngón tay, ngón chân. Một lần Lý khen, tay tôi đẹp. Các ngón tay anh đẹp quá, không đẹp làm sao họa sĩ được, tôi kiêu hãnh nói vậy. Tôi ra ngoài phòng khách ngắm bức tranh tôi vẽ Lý, tôi gọi Lý thống thiết. Người trong tranh đẹp não nùng, đẹp đến sợ, hai vú trinh nguyên của cô xinh xắn làm sao, hai vú quay vòng trong đầu tôi muốn nổ, vùng ngực bỗng lạnh toát, chút âm thanh kêu cứu thoát ra từ một nơi xa thẳm nào đó dồn tôi muốn ngã quy... Tôi cắn chặt môi, máu chảy ra tươi thắm. Tôi hiểu tôi đã mất Lý hoàn toàn. Vệt máu chảy trong miệng, mặn chát. Tôi nói, Lý em đã bỏ tôi, tôi còn ai để yêu thương.
... Một tháng sau Karen dẫn tôi đến bác sĩ Lillard. Cô y tá vẫn gọi tên tôi ấm ớ. Lý kể với bác sĩ vài chuyện. Ông xoa tay cười. Ông hỏi tôi, anh thuộc tên Karen chưa. Karen giỏi thật, ông khen. Tôi nhìn ông không chớp mắt, điệu bộ của ông ta giống hệt tên tình nhân của Lý, với cái cổ dài, đôi mắt màu hạt dẻ. Chính hắn đã đoạt chiếm Lý của tôi, giết chết Lý của tôi, tôi nhớ chính hắn đã giết Lý vì ghen, hắn đúng là tên lái chiếc xe truck màu xanh tím đã đâm vào xe Lý, đúng hắn đang đóng vai tên bác sĩ Lillatrd này. Còn ai vào đây. Tôi xông lại, nắm lấy cổ hắn vật xuống nhà, tôi phải giết ông. Tiếng nói thoát ra như ma lực khiến Lillard vùng chạy, đồ vật rơi tứ tung, tôi cầm chiếc kéo trên bàn đâm vào người mình. Máu tôi đổ xuống sàn nhà, Lý ơi, em thấy không, mất em anh đau đến chừng nào...
Hơn một năm sau tôi rời khỏi nhà thương tâm trí, Karen lại trở về, nàng chọn cho tôi một nơi ở khác, nàng đã có một đứa con gái được gần một tuổi, nó nhỏ xíu, Karen bảo, nó là gia tài của cộ Tôi hỏi xin cô được bế nó. Cô gật, con bé đẹp như búp bê, cái miệng lúc nào cũng cười. Tôi ôm nó cho sát, con ai mà đẹp thế này hả Karen.
... Cơn chấn động nào làm cả nhà tôi khóc, gió mùa nào thổi tan cả một dãy hàng rào. Tôi về mang tâm trạng bằng an không thể kể. Chị tôi khóc nức khi hai tòa nhà ở New York sụp đổ. Chị nói, chị không ngờ chị yêu quê hương này đến thế, em ơi, em có hiểu không. Nỗi đau nào rồi cũng qua, ai cũng phải sống bình thường, em đã bình an chưa. Tôi gật, tôi nhắm mắt, rồi mở mắt, Karen đang múa cho tôi xem một vũ khúc người đàn bà đi tìm người yêu dưới nước, nàng múa với vũ điệu thiên nga, thân hình uốn éo, cánh tay hất cao ngang đầu, đủ cho tôi thấy nụ hoa mai đỏ xâm bên vú trái, tôi nhìn sau lưng nàng. Ngoài cửa sổ gió thổi tơi bời, Lý đang nhìn tôi cười lặng lẽ, tôi bật dậy chạy theo Lý, gọi cô, với chụp cô, cho đến khi tôi nhìn tôi nằm vật trên nền gạch, mắt hé mở nhìn lên bầu trời cao và thăm thẳm màu hoàng hôn. Trời New Orleans thấy đẹp vô cùng. Ai đó lật tôi sang một bên, có bàn tay của Karen vuốt lên mắt tôi, nước mắt nàng rơi tơi tả như mưa, nước mắt thắm vào môi tôi da mặt tôi. Chị tôi đã rẽ đám đông, ôm chặt tôi vào lòng. Tôi thấy máu trong miệng tôi bắt đầu ứa ra chảy xuống đùi chị. Chị tôi ấm quá, truyền hơi ấm sang tôi, đó là lần cuối tôi ở cõi đời này. Một ngày rất đẹp, tôi đã nắm được tay Lý rồi, Lý sẽ không bỏ tôi đi nữa. Nàng âu yếm, em sẽ mãi bên anh. Chân chúng tôi đạp lên ánh hoàng hôn mà bước, tương lai rộng như bầu trời này. Tôi sẽ chẳng bao giờ cần Lý trả lời. Tại sao nàng ngoại tình. Trả lời chỉ là dư thừa. Tôi cần gì đoái hoài đến sự yếu đuối của nàng ngày ấy. Chúng tôi như đi lạc vào rừng mây kia. Mây đưa chúng tôi đi thật xạ Hoàng hôn đỏ thắm trên người nàng. Đôi vú thanh tân cũng nhuốm đỏ, nàng mỉm cười, nụ cười hoàng hôn đẹp vô cùng. Tôi khen Lý. Tôi kéo Lý sát vào người cho đến khi ánh sáng đã tàn và hoàng hôn liệm chết dưới chân đồi. Chúng tôi cùng tan biến mất.
Hết
Lòng tôi bỗng dưng thấy buồn rồi nhớ đến con nhện có cái bụng đốm hoa rơi vào mặt buổi sáng. Nhện ơi, nhện hỡi, hình như có ai đó đọc cho tôi nghe bài ca con nhện nhưng tôi không nhớ rõ nữa. Khi đi qua khu chợ, tôi sờ vào túi quần, vỉ thuốc ngừa thai của Lý nổi dầy cộm, lần này thì lão David thuạ Lão thua là cái chắc. Bước vào văn phòng bác sĩ sao mà vắng lặng, một vài con bệnh ngồi lặng lẽ, im lìm thấy chán nản. Tôi chờ mãi cho đến khi cô y tá có cặp vú to bằng quả dừa ra gọi tên tôi sẵng giọng Danny Hung Pham, mẹ tổ con quỷ này vô duyên gớm, nó vẫn hay cười khi gặp tôi, nụ cười như muốn chọc giận. Bác sĩ hỏi, hôm nay anh có khỏe không. Anh còn thuốc uống mà, tôi cười mỉm, bữa nay tôi mang đến cho ông xem bằng chứng, vợ tôi nó đã ngoại tình. Rồi tôi vất vỉ thuốc ngừa thai lên bàn. Bác sĩ, ông xem, một thằng không có con, tinh trùng loãng, cả đời chẳng làm cho mụ nào thụ thai được, vậy vợ tôi nó giữ cái vỉ này làm cái trò gì. Lão Lillard cầm vỉ thuốc xem kỹ lưỡng rồi đứng dậy, bật cười ầm ỹ. Chỉ có vậy thôi sao, anh bạn ơi, cô vợ anh cô ấy khôn lắm, cô ấy dùng thuốc này để tưới cây. Tưới cây, tôi hỏi lại. Lão gật gù, ừ, cứ pha một ly nước với một viên thuốc, rồi đổ xuống mỗi gốc cây một chút thì cây cối sẽ ra quả ra hoa xanh ngát cả mùa. Vậy sao. Sao cô ta không kể với tôi. Kể với anh làm gì, chuyện nhỏ mà, rồi lão gọi cô y tá mang cho lão một ly nước và bỏ viên thuốc ngừa thai vào, xong lão đổ lên mấy cây kiểng trong phòng rồi dặn dò, tuần sau bạn đến mà xem, mấy cây này lá nó xanh um lên hết, chẳng có phân bón nào tốt bằng, tin tôi đi, bà vợ anh đúng là người biết trồng cây. Tôi gật gù. Cô y tá nói ậm ừ như bị bóp cổ, con quỷ cái này xấu gái làm sao. Tôi nhún vai, bỏ vỉ thuốc vào túi áo... Lý đang dọn dẹp sách, cái tủ sách quá cao và chồng chất của tôi. Lý bảo tôi nên vất bớt những sách báo cũ, để nhìn chỉ chật và bẩn nhà. Tôi nói không. Sách vở là gia tài của tôi. Tôi còn gì ngoài chồng sách mua ở các tiệm sách cũ bán nửa giá tiền. Lý gắt nhưng anh không bao giờ đọc nữa. Đọc rồi coi lại làm gì, vậy thì phải vất đi. Không. Nó là vật bất ly thân. Nàng nhún vai rồi vất tuốt một số sách vào bao rác. Có quyển truyện in hình bìa tranh của Luciant Freud vẽ một người đàn bà nằm vạch hết ra tàn bạo thật. Tôi giật vội cuốn sách trên tay Lý, cái bìa xé toạc thảm thương, mình mẩy cô ta chia làm hai, phía dưới trên tay tôi, nửa trên của Lý. Tôi bỗng dưng muốn khóc. Có ai nỡ xé em đâu, sao em nỡ xé người tạ Tôi mắng Lý. Lý đẩy tôi ngã xuống sàn nhà, bê chồng sách ném xuống thùng rác phía dưới lầu. Tiếng kêu như đập một bên thái dương. Lý làm tôi bực bội vô cùng. Tủ sách Lý dọn dẹp vài ngày đã vơi đi một nửa. Có tiếng Lý nói, trời ạ, làm sao anh có thể giữ những quyển sách vô loài này. Tôi không trả lời, tôi nhượng bộ cô ta, cho dù cô có bảo con chim phượng là loài ác điểu, có cái mỏ to như mõ diều hâu, và giấc mộng Nam Kha là sự thật, thì thế giới này cũng chẳng tận thế hôm nay, và cho dù Lý cam chắc với tôi rằng hai vú của nàng vẫn còn trinh tiết, nàng chưa cho ai ngậm lên vú thì tôi vẫn là người chồng thứ thật của Lý, một người chồng không được ngậm lên vú vợ, đó là sự cam kết, tôi đã bằng lòng khi lấy cô... Lý nấu ăn, dọn dẹp, tóc nàng cột cao, để lộ cổ trắng đẹp, trông Lý cao quá. Tôi muốn Lý làm hòa với tôi, ngọt ngào với tôi sau khi cô vất một số sách của tôi đi, nhưng cô không nói một lời, tôi nhìn xung quanh nhà những cây kiểng xanh tốt, lão bác sĩ nói đúng, Lý đã dùng thuốc ngừa thai tưới cây. Tôi khen, em đúng là người biết trồng cây, nhưng Lý bất thần hét lên. Ông Hưng ơi. Tôi không phải bà Lý. Tôi là Karen ông nghe chưa. Bà Lý không còn ở đây nữa. Bác sĩ của ông là thằng ngụ Chữa bệnh kiểu này mười đời ông vẫn điên. Ông ấy phải cho ông nhớ là bà Lý đã chết. Chết là hết. Chết là không còn hiện diện là không có quyền gì trên quả đất này ông có hiểu không. Hôm nay ông phải đọc mười lần tên tôi. Karen, ông đọc đi. Mười lần. Nàng nói cho đã, rồi đẩy tôi vào phòng ngủ.
... Một ngày sau khi Karen mắng chửi tôi, nàng đi biệt dạng. Chị gái tôi bảo Lý hay Karen cũng là đàn bà, tìm hiểu mà chị Cô ấy đi rồi sẽ về. Lý chết hay sống cũng thế thôi. Tôi bực. Nhưng Karen đi đâu. Tôi muốn biết cô ấy đi đâu. Mấy người cứ lừa dối tôi. Tôi không muốn là kẻ điên. Nói xong tôi đập vỡ một ly nước, rồi đi ra cửa, thằng em út chạy ra cản, tôi hất nó ngã chúi, nó chạy theo năn nỉ. Về đi anh, mai tôi đưa anh đi chơi. Tôi không nói mở cửa xe, chạy ào vào phố chính... Tôi đi lăng quăng một mình. Hai bên đường người ta đi lại ồn ào. Một người đàn bà mặc áo tắm hai mảnh, giơ cao cái bảng Men will be girls. Cô gái rủ tôi vào quán rượu, không mất tiền vào cửa hôm naỵ Tôi đứng lại vuốt ve cánh tay cô tạ Cô nói, sờ thì phải trả tiền. Bỏ vào đâu. Cô chỉ vào nịt vú, tôi vạch nịt ngực cô rồi bỏ tiền vào. Rẻ chán. Cô cười môi đỏ chót, phía dưới phồng quá, đúng là đàn ông, tôi cười rồi bước vào bar rượu, bọn đàn ông, son phấn tấp nập. Lâu lâu họ tốc váy lên cho nhìn, cửa mình trắng bóc. Mẹ chúng nó cạo lông hết, người đàn ông ngồi bên cạnh nói khá lớn, đàn ông hết đó, nó kéo ra đàng sau giả đàn bà, vậy sao, hồi bước vô ông không thấy cái bảng Men will be girls. Vậy tất cả là đàn ông, ừ , ở đây không có đàn bà tốc váy, chỉ có đàn bà nhìn đàn ông tốc váy vui ghê, tôi gật gù thích thú, ngắm nhìn bọn họ đi qua đi lại, quả thật mỹ miều. Khuya lắm, thôi tôi về. Tôi nghiêng ngửa, rượu thấm say, tiếng chửi thề ào ào sau lưng, nghe quen quen chứ không tức giận, vui thật... Lý đã trở về. Cô dạy tôi hát một bài ca lạc hậu buồn cười. Tôi chê lời không hay, nghe ngô nghệ Lý vỗ tay, vậy là anh đã tỉnh rồi, hôm nay tôi muốn anh phải rõ, anh không có lỗi gì với Lý, Lý chết không phải vì anh, anh phải hiểu anh không thể không tỉnh, anh phải nhớ tôi tên Karen, một người nhận tiền của hãng bảo hiểm để trông nom anh, một nữ y tá 30 tuổi và có bồ, có thuốc ngừa thai để trong xách tay, tại sao anh dám lấy của tôi, tôi không muốn nghe lời bác sĩ của anh nữa, hắn bắt tôi lặng thinh, tôi cứ là Lý thì anh sẽ không là anh. Tôi là Karen, nàng hét vào tai tôi, tôi che mặt. Nàng thẩy cho tôi ổ bánh mì, miệng vẫn lải nhải, Lillard là tên ngu, một bác sĩ ngu, hắn không nhận ra anh chỉ là một người mất trí giả. Một người sống giả, giả mãi rồi thấy hay quá không muốn tỉnh nữa. Từ nay nếu anh không gọi tôi là Karen, tôi sẽ nghĩ việc, không đến đây nữa. Tôi gật đầu, đưa tay thề. Cô hỏi, hôm qua anh đi đâu.
"Đi xem bọn giả gái"
"Họ đẹp không."
"Đẹp đến sợ."
"Họ giống ai."
"Giống Lý." Tôi chỉ cô.
Cô nghe nhẩy xổ, tát bốc vào mặt tôi.
"Nói lại ngaỵ"
"Giống Karen."
Tôi nói rồi xoa má, cô suýt xoa.
"Sao anh không đánh trả tôi."
"Đánh trả cô chết thì sao."
"Tôi không chết, lần sau anh phải đánh lại tôi nhớ không."
Tôi vẫn nói, tôi sợ em chết mất, em không đến đây nữa. Cô cúi mặt, bắt tôi nói lại. Tôi sợ Karen không đến làm việc nữa, tôi phải nói bốn lần, cô khen ngoan rồi ôm lấy tôi... Tháng mười trời lạnh Karen dẫn tôi đi ăn sáng, bây giờ tôi phải gọi cô là Karen, không cô lại đánh tôi, mấy tuần qua tôi cứ bị đòn luôn vì gọi cô tên Lý. Hình như Lý đổi tên rồi, tên Lý không hay sao em, tên Lý là hoa Lý, hoa Lý đẹp và thơm, em đã nói với tôi như thế, sao em lại đổi tên đi, cả cái nốt ruồi trên môi em cũng cắt vất đi đâu. Lý ôi, Lý ơi... Karen chở tôi đi phía nam thành phố, Karen bảo nhà ở đây sờ cháy tay, mắc kinh khủng, mỗi ngày mỗi tăng giá, tôi nghe nói gật gù, hình như đã lâu tôi không để ý chuyện gì cả. Khi vào tiệm ăn trưa, cô lại kể chuyện đụng xe, một tai nạn của ai đó, họ có cái tên giống hệt tôi và Lý. Người đàn bà tên Lý đã chết. Sao tôi không biết. Nàng nhún vai, vì anh không muốn nhớ. Tôi nói, thôi bỏ chuyện đụng xe, nghe không vui. Ừ, cô gật, tôi hỏi cô, cô có thể cho tôi nghe nhạc, cô bảo chờ đi đến đầu tháng tới bà Tina Turner về đây tôi sẽ dẫn anh đi xem, chắc anh cũng thích bà này, một bà 60 tuổi nhảy tưng tưng hát thống thiết. Tôi mê bà này vô cùng. Tôi cãi, tôi chỉ thích ca sĩ Việt. Ai, cô hỏi.
"Tôi không nói ra đâu, một bà cũng già rồi."
"Không sao, nghệ sĩ làm gì có tuổi. Tôi không chú ý đến tuổi tác."
Tôi cười.
"Sao ngày xưa cô bảo ca sĩ già hát hết hay không còn hơi."
"Không phải tôi nói."
"A, Lý nói thế."
"Sao anh cứ nhớ Lý mãi vậy, tôi thì sao. Thôi
anh cứ kể chuyện cô Lý cho tôi nghe đi. Miễn là
anh phải hiểu tôi không phải là Lý, anh nhớ nghẹ"
Tôi nhắm mắt, làm sao để tôi có thể nói với Karen con khùng điên này, Lý chính là Karen, tôi hiểu cái trò giả dạng của cô, để tránh cái chuyện chung giường với tôi, vì tôi nhớ sau một vụ gì đó, xẩy ra đến bất ngờ, tôi bị liệt mẹ nó cánh tay trái, liệt cha dương vật, nên cô chỉ muốn bỏ tôi đi. Tôi nói với cộ Em chỉ muốn đổi đời và xa lánh tôi...
Cô im lặng, có tiếng cô thở dài. Tôi lại nhắc, thôi cô hãy bỏ tôi đi, tôi đã thấy những thay đổi, lòng nào tôi giữ được, Lý hay Karen chẳng còn yêu tôi, tôi sẽ quen một mình bên cạnh bà chị ế chồng. Gió có gào ngoài phên cửa, bão có đổ một cây cầu chắc chị ấy cũng không xúc động. Rồi tôi cũng như chị, tôi bỗng khóc ấm ức. Cô dẫn tôi ra xe vỗ về. Anh Hưng anh không được đuổi tôi. Cô nói rồi lau nước mắt cho tôi. Trời đã bắt đầu tối. Mặt trời đã đi ngủ. Khi vào nhà, chị tôi vẫn còn ngồi xem phim bộ. Cô đưa tôi vào phòng, nằm bên cạnh tôi. Gió mùa thu thổi lành lạnh từng nơi, rít khẽ trên nóc nhà như muốn ẩn sống nơi căn phòng tôi ở. Tôi nghe tiếng gió, tiếng thở đều đều của cô, tiếng chân chị tôi vào phòng hỏi cô về một người nào đó. Cô ngồi dậy nói, em không muốn gặp hắn nữa, chị tôi suýt xoa, tôi nghiệp em tôi, chị an ủi cô, tôi thấy cô lặng thinh, buồn buồn... Lý ơi, sao em làm mù mắt chị em tôi... Tôi choàng dậy nửa đêm, tiếng côn trùng réo vang ngoài vườn sau, dội vào tôi nỗi cô quạnh khó tả. Tôi thấy tôi không là tôi nữa, tôi như không còn hiện hữu trên đời sống này, sao họ cứ mãi gạt gẫm tôi, bác sĩ bảo cô ấy đúng là Lý, còn cô nói cô là Karen. Tôi biết tin ai. Tôi ngồi co vào góc giường, đếm từng ngón tay, ngón chân. Một lần Lý khen, tay tôi đẹp. Các ngón tay anh đẹp quá, không đẹp làm sao họa sĩ được, tôi kiêu hãnh nói vậy. Tôi ra ngoài phòng khách ngắm bức tranh tôi vẽ Lý, tôi gọi Lý thống thiết. Người trong tranh đẹp não nùng, đẹp đến sợ, hai vú trinh nguyên của cô xinh xắn làm sao, hai vú quay vòng trong đầu tôi muốn nổ, vùng ngực bỗng lạnh toát, chút âm thanh kêu cứu thoát ra từ một nơi xa thẳm nào đó dồn tôi muốn ngã quy... Tôi cắn chặt môi, máu chảy ra tươi thắm. Tôi hiểu tôi đã mất Lý hoàn toàn. Vệt máu chảy trong miệng, mặn chát. Tôi nói, Lý em đã bỏ tôi, tôi còn ai để yêu thương.
... Một tháng sau Karen dẫn tôi đến bác sĩ Lillard. Cô y tá vẫn gọi tên tôi ấm ớ. Lý kể với bác sĩ vài chuyện. Ông xoa tay cười. Ông hỏi tôi, anh thuộc tên Karen chưa. Karen giỏi thật, ông khen. Tôi nhìn ông không chớp mắt, điệu bộ của ông ta giống hệt tên tình nhân của Lý, với cái cổ dài, đôi mắt màu hạt dẻ. Chính hắn đã đoạt chiếm Lý của tôi, giết chết Lý của tôi, tôi nhớ chính hắn đã giết Lý vì ghen, hắn đúng là tên lái chiếc xe truck màu xanh tím đã đâm vào xe Lý, đúng hắn đang đóng vai tên bác sĩ Lillatrd này. Còn ai vào đây. Tôi xông lại, nắm lấy cổ hắn vật xuống nhà, tôi phải giết ông. Tiếng nói thoát ra như ma lực khiến Lillard vùng chạy, đồ vật rơi tứ tung, tôi cầm chiếc kéo trên bàn đâm vào người mình. Máu tôi đổ xuống sàn nhà, Lý ơi, em thấy không, mất em anh đau đến chừng nào...
Hơn một năm sau tôi rời khỏi nhà thương tâm trí, Karen lại trở về, nàng chọn cho tôi một nơi ở khác, nàng đã có một đứa con gái được gần một tuổi, nó nhỏ xíu, Karen bảo, nó là gia tài của cộ Tôi hỏi xin cô được bế nó. Cô gật, con bé đẹp như búp bê, cái miệng lúc nào cũng cười. Tôi ôm nó cho sát, con ai mà đẹp thế này hả Karen.
... Cơn chấn động nào làm cả nhà tôi khóc, gió mùa nào thổi tan cả một dãy hàng rào. Tôi về mang tâm trạng bằng an không thể kể. Chị tôi khóc nức khi hai tòa nhà ở New York sụp đổ. Chị nói, chị không ngờ chị yêu quê hương này đến thế, em ơi, em có hiểu không. Nỗi đau nào rồi cũng qua, ai cũng phải sống bình thường, em đã bình an chưa. Tôi gật, tôi nhắm mắt, rồi mở mắt, Karen đang múa cho tôi xem một vũ khúc người đàn bà đi tìm người yêu dưới nước, nàng múa với vũ điệu thiên nga, thân hình uốn éo, cánh tay hất cao ngang đầu, đủ cho tôi thấy nụ hoa mai đỏ xâm bên vú trái, tôi nhìn sau lưng nàng. Ngoài cửa sổ gió thổi tơi bời, Lý đang nhìn tôi cười lặng lẽ, tôi bật dậy chạy theo Lý, gọi cô, với chụp cô, cho đến khi tôi nhìn tôi nằm vật trên nền gạch, mắt hé mở nhìn lên bầu trời cao và thăm thẳm màu hoàng hôn. Trời New Orleans thấy đẹp vô cùng. Ai đó lật tôi sang một bên, có bàn tay của Karen vuốt lên mắt tôi, nước mắt nàng rơi tơi tả như mưa, nước mắt thắm vào môi tôi da mặt tôi. Chị tôi đã rẽ đám đông, ôm chặt tôi vào lòng. Tôi thấy máu trong miệng tôi bắt đầu ứa ra chảy xuống đùi chị. Chị tôi ấm quá, truyền hơi ấm sang tôi, đó là lần cuối tôi ở cõi đời này. Một ngày rất đẹp, tôi đã nắm được tay Lý rồi, Lý sẽ không bỏ tôi đi nữa. Nàng âu yếm, em sẽ mãi bên anh. Chân chúng tôi đạp lên ánh hoàng hôn mà bước, tương lai rộng như bầu trời này. Tôi sẽ chẳng bao giờ cần Lý trả lời. Tại sao nàng ngoại tình. Trả lời chỉ là dư thừa. Tôi cần gì đoái hoài đến sự yếu đuối của nàng ngày ấy. Chúng tôi như đi lạc vào rừng mây kia. Mây đưa chúng tôi đi thật xạ Hoàng hôn đỏ thắm trên người nàng. Đôi vú thanh tân cũng nhuốm đỏ, nàng mỉm cười, nụ cười hoàng hôn đẹp vô cùng. Tôi khen Lý. Tôi kéo Lý sát vào người cho đến khi ánh sáng đã tàn và hoàng hôn liệm chết dưới chân đồi. Chúng tôi cùng tan biến mất.
Hết
NNS* TÔ KIỀU NGÂN
| ||
TÔ KIỀU NGÂN * CHUYỆN HUẾ
Chuyện Huế ít người biết
Tô Kiều Ngân | |
Tại sao lại gọi là Ngựa Thượng Tứ ?
Ở Huế, khi nói về một người đàn bà hung dữ, có lời ăn tiếng nói thô lỗ, cử chỉ vùng vằng, người ta thường ví kẻ đó như Con ngựa Thượng Tứ . Thượng là thuộc về của Vua . Tứ
là xe bốn bánh do ngựa kéo . Gần cửa Đông Nam, một trong tám cửa của
kinh thành Huế, xưa có khu vườn nuôi ngựa để kéo xe cho vua . Những con
ngựa này thường là dữ dằn phải do đội phi kỵ vệ và khinh kỵ vệ nuôi dạy,
huấn luyện cho ngựa trở nên thuần . Người đàn bà dữ dằn lúc nào cũng
lồng lên như ngựa chứng thì có gọi là “ngựa Thượng Tứ” cũng đúng thôi .
Cửa Đông Nam vì ở gần khu Thượng Tứ nên cũng được dân Huế gọi luôn là
cửa Thượng Tứ, không ai còn để ý đến hai chữ Đông Nam ghi trên vọng lâu
nữa .
Chợ Đông Ba hay chợ Đông Hoa ?Chợ Đông Ba, ngôi chợ lớn nhất trong các chợ ở Huế, vốn có tên thật là chợ Đông Hoa – cửa Đông Ba xưa cũng gọi là cửa Đông Hoa . Đây là một cái tên do ta bắt chước Trung Quốc . Thời Tần Thủy Hoàng bên Tàu cũng có một cái cửa gọi là cửa Đông Hoa . Chỉ vì tránh phạm húy mà người Huế phải gọi trệch ra là Đông Ba vì tên Hoa là tên của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, được phong Tá Thiên Nhân hoàng hậu, gốc người Biên Hòa (Nam Bộ) . Nếu ta nghe người Huế xưa gọi “Ánh sáng” là “Yến sáng'” thì cũng đừng ngạc nhiên vì họ sợ phạm húy bởi “Ánh” là tên vua Gia Long nên phải đổi ra thành Yến . Lão thi ông Ưng Bình Thúc Giạ khi làm thơ cũng đổi chữ “cánh phồn hoa” ra “cánh phiền ba” bởi hơn ai hết, ông phải kỵ húy vì ông là người trong Hoàng tộc . (còn tiếp) Tập San “Áo Dài Huế” (Nhớ Huế – tập 3) Nhà Xuất Bản Trẻ 1999 (*) Chú thích của BN : Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, người Huế . Ông đa tài lắm: ca hát, làm thơ, ngâm thơ, thổi sáo . Một số bài thơ về Huế của ông được phổ nhạc như “Những Con Đường Trắng” . Ông ngâm bài “Đây Thôn Vỹ Dạ” (Hàn Mặc Tử) thì phải nói là tuyệt . Đa số nghệ sĩ ngâm thơ bài này đều bắt chước lối ngâm của ông . Ông thổi sáo đệm cho nhiều nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng như Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Hoàng Thư, Quang Minh, Quách Đàm . Trước 1975, ông cộng tác với ban Tao Đàn và Thi Nhạc Giao Duyên của thi sĩ Dinh Hùng . Khi Đinh Hùng qua đời năm 1967, ông phụ trách ban Tao Đàn . Bắt trẻ con làm cá, lấy trấu làm tép!Nhân vùng biển Thuận An sắp trở thành thị xã, xin kể vài tục lạ của người dân vùng biển này có từ thời xa xưa . Dân chài lưới ở Thuận An rất sùng bái nữ thần Thái Dương vì vị thần này đã nhiều phen giúp họ làm ăn phát đạt . Họ lập miếu thờ và mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch lại tổ chức lễ hội, trang điểm cho tượng thần, bày ra các trò vui chơi và cúng tế để cầu yên . Họ thường nhắc câu: ”20 làm tốt, 21 xâu tai, 22 đeo hoa, 23 tế Nhân” . Xâu tai, đeo hoa là làm đẹp cho tượng thần và Nhân là tên của nữ thần Thái Dương . Ngư dân ở đây đã lấy lưới vây trên bến cạn, bắt một số trẻ em trần truồng cho vào trong lưới giả làm cá vừa lưới được, xong nhiều người đem rổ rá đến mua . Cũng diễn ra cảnh chọn cá và kỳ kèo, trả giá, xong thì đem bọn trẻ sang bờ bên kia thả cho chúng chạy . Họ cũng dùng trấu giả làm tép biển và lấy vợt xúc lên, giả như đang thu hoạch . Tiếp sau đó, có những trò vui như đua trải, nhậu nhẹt và hát bội cho dân làng xem . Người Huế mà không được nói . . . tiếng Huế !Đó là lệnh cấm đối với các thiếu nữ được tuyển vào làm cung phi trong Nội, dưới triều Nguyễn . Họ không được nói rặt giọng Huế mà phải nói y như giọng dân Phường Đúc . Phường Đúc là khu quần cư tập trung các người thợ đúc đồng tài giỏi do triều dình tuyển từ Bắc vào hoặc trong Nam ra . Họ là tác giả của chuông chùa Linh Mụ, Cửu vị Thần Công và Cửu Đỉnh ở Huế . Những sản phẩm của họ dãi nắng, dầm mưa, trải bao tuế nguyệt đến nay vẫn chẳng chút nứt rạn hay có tì vết gì . Họ mang theo gia đình ra làm ăn sinh sống lâu ngày ở Huế nên hòa đồng ngôn ngữ với dân địa phương . Dân Phường Đúc không nói rặt một giọng nào mà pha trộn nửa nọ, nửa kia . Các cung phi trong Nội phải bắt chước giọng Phường Đúc, nghĩa là vừa nói nửa Trung, nửa Nam, ai không tuân thì bị tội . Tại sao lại có hiện tượng này ? Kể cũng khó hiểu . Và lệnh này có từ đời nào ? Có người đưa ra giả thuyết: có lẽ chuyện này xuất phát từ thời bà Từ Dũ vốn là một phụ nữ Nam Bộ, con gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng, người Gia Định . Bà được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, lấy vua Thiệu Trị, đứng đầu bộ phận “hậu cần” của Hoàng đế, có nhiều quyền uy đối với các cung phi khắp ba cung, sáu viện . Có lẽ bà muốn những người dưới tay mình phải dùng giọng nói pha âm sắc Nam Bộ để trao đổi cho dể hiểu chăng, bởi vì người Tân Hòa – Gia Định nghe giọng Huế “đặc sệt” có thể không hiểu mô tê chi cả . Cũng có thể lệ này xuất hiện sớm hơn, từ thời Minh Mạng vì ông này nổi tiếng là ông vua có nhiều vợ và phần lớn là người miền Nam . Về giọng nói Phường Đúc thì cho đến nay, thời gian qua quá lâu, trải nhiều thế hệ, giọng nửa Nam nửa Trung đã trở thành Huế rặt . Ngoài ra còn có một hiện tượng buồn cười khác là các người làm việc trong nội dù là cung phi, lão tỳ, thị tỳ, nô nhân hay nê nhân, lúc mới vào đều phải tự nguyện “câm” đi trong thời gian sáu tháng . Suốt thời gian này, họ không nói gì cả hoặc nói rất ít . Không nói vì sợ phạm húy, lỡ mồm lỡ miệng thì mang họa vào thân . Chờ khi nào thuộc lòng những chữ “nên tránh” gồm trọng húy và khinh húy, hoặc những chữ cấm nói như: chết chóc, đui què, máu me, phong hủi . . . vì những từ này mang điềm gỡ hoặc thô tục, lúc đó họ mới được phép . . . hết câm . Tập San “Áo Dài Huế” (Nhớ Huế – tập 3) Nhà Xuất Bản Trẻ 1999 Trước đây, BN có nhắc đến một số nghệ sĩ ngâm thơ đã từng cộng tác với thi nhạc sĩ Tô Kiều Ngân trước 1975 trong ban Tao Đàn và Thi Nhạc Giao Duyên như Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Hoàng Thư, Quang Minh, Quách Đàm . BN quên kể Hoàng Thư đã qua đời đầu năm 2000, còn Hồ Điệp thì đã bị mất tích trên đường vượt biên bằng đường bộ |
TRẦN XUÂN AN * PHAN VĂN DẬT
Đọc tiểu thuyết DIỄM DƯƠNG TRANG của Phan Văn Dật
Được
giới cầm bút và người đọc yêu thơ biết đến từ thời niên thiếu (1924),
và từ đó, suốt mười mấy năm dài, Phan Văn Dật(1907 - 1987)có thơ đăng
trên báo chí. Khi ông bước vào tuổi 28 (1935), “Bâng khuâng”, tập thơ đầu tay của ông, được xuất bản. Hoài Thanh viết bài thẩm định, ngợi khen trên báo (và dăm bảy năm về sau, đưa vào “Thi nhân Việt Nam”, cuốn sách tôn vinh chỉ khoảng bốn mươi nhà thơ thuộc trào lưu “Thơ mới”). Nhưng không chỉ thơ, ông còn viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đầu tay của Phan Văn Dật, “Diễm Dương Trang”, cũng vào năm 1935, lại được khẳng định ngay bởi một giải thưởng danh giá lúc bấy giờ: giải thưởng Tự Lực văn đoàn.
Những thông tin ấy, tôi và bạn bè thuở học trò đều biết, nhưng thú thật, rất đáng trách, hầu như không ai tìm tập thơ “Bâng khuâng” và tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”
để đọc, mặc dù biết rằng chúng nằm đâu đó trong thư viện. Thời chúng
tôi còn là sinh viên, thi sĩ Phan Văn Dật chỉ tồn tại trong “Thi nhân Việt Nam” với ba bài thơ trích từ tập “Bâng khuâng”;
ông thường được gọi là nhà giáo, giảng viên đại học, nhà nghiên cứu Hán
văn và lịch sử. Ông là một vì sao thơ văn sớm tắt, một vì sao đổi ngôi,
sáng lên ở góc trời nghiên cứu, giảng dạy. Còn “Diễm Dương Trang” hoàn toàn bị lãng quên!
Mãi cho đến những ngày gần đây, tôi quá đỗi vui mừng khi tìm gặp “Diễm Dương Trang”, với dòng ghi chú, “theo bản in trên báo Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1935”.
Cuốn tiểu thuyết gần hai trăm trang ấy đã chiếm hết tâm trí tôi...
Trước hết, tôi phải tự tìm cách giải đáp cho chính mình về sự quên lãng
của người đọc, trong Nam cũng như ngoài Bắc, đối với “Diễm Dương Trang”.
1. Một tiểu thuyết có cốt truyện
Phan
Văn Dật theo lối viết tiểu thuyết khá hiện đại của thời bấy giờ, nên
chúng ta có thể thấy câu chuyện được diễn biến chủ yếu theo trình tự
thời gian nhưng vẫn xen vào những chương đoạn hồi ức, nhằm làm sáng tỏ
những góc khuất trong tâm trạng, bước ngoặt cuộc đời của nhân vật.
Câu
chuyện bắt đầu ở bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Trần Hoài Trang, một thanh
niên khoảng chừng 25, 26 tuổi, đang trong những ngày phục hồi, bồi dưỡng
sức khoẻ, sau những trận ốm sốt rét và bởi vết thương trong tâm hồn. Đi
cùng với Trang là cậu bé giúp việc tên Cồ, trước kia người ta hay gọi
là tiểu đồng. Trên bãi biển Mỹ Khê này, anh ta tình cờ gặp hai mẹ con,
người con là cô gái còn trẻ nhưng đang mang tâm bệnh. Tình cờ anh cũng
gặp được Oánh, bạn cũ. Oánh chính là con trai của người mẹ kia, anh trai
của cô gái nọ: bà Nghè Thuyên và cô Tư Nga. Câu chuyện lại quay về quá
khứ, cho người đọc biết: Trang vốn là một lưu học sinh trường trung đẳng
ở Hà Nội, vì cha đột ngột mất, nên phải về Huế, đành đoạn bỏ học dở
dang, nộp đơn xin đi làm, để có đồng lương giúp mẹ và hai em. Trang được
bổ đến Toà Công sứ tại một tỉnh cao nguyên, với vai trò nhân viên thư
kí. Nhưng khi gia đình đã tạm ổn với cửa hàng buôn bán nhỏ, Trang muốn
thôi việc, để sống cuộc đời một người hành nghề tự do. Chắc hẳn anh ta
không muốn bị ràng buộc vào guồng máy nhà nước thực dân. Và còn bởi một
lẽ khác, Trang đang nuôi mộng trở thành thi sĩ. Nhưng phải đến khi Trang
nhận được thư phụ tình của Dinh, cô bạn từ thuở bé và hiện là người yêu
của Trang, Trang đau đớn tột cùng, quyết tâm bỏ việc ở Toà Công sứ để
đi chung vốn làm lãnh hành (thầu khoán). Anh bị sốt rét ngã nước trong
những tháng ngày lãnh hành này. Và hiện tại, ở bãi biển Mỹ Khê, anh đang
tự chữa cả hai căn bệnh cùng một lúc: tâm bệnh và thể bệnh. Qua những
lần gặp gỡ trên bãi biển, Trang thầm yêu Nga. Qua cậu bé Cồ, Trang biết
Nga cũng đang đau khổ đến mức trở thành tâm bệnh, vì người yêu là Thạch,
sinh viên trường thuốc, vừa mới chết vì bệnh. Trong những ngày Oánh ở
đó, lại có thêm hai nhân vật xuất hiện: ông Cửu Bạch cùng viên tham tá
trẻ tên Hồng. Tham Hồng cũng bị goá vợ cách đây mấy năm. Tham Hồng chừng
như cũng muốn tục huyền với Nga. Trong tình huống đó, Trang xem ra lép
vế nhất, nhưng chính Nga lại tỏ ra có cảm tình với Trang nhiều hơn. Tuy
vậy, Nga vẫn đang ở trong giai đoạn khổ đau vì mất Thạch, lòng lạnh giá.
Lại một tình huống nữa: Oánh mời cả nhà và Trang đi chợ đêm Đà Nẵng.
Nhưng Nga đang ngụp lặn trong trạng thái chợt vui chợt buồn của một
người sầu khổ, Nga không muốn đến những chỗ đông người. Ngờ đâu, khi
Trang vào chợ đêm ấy, lại gặp viên tham tá Hồng đang đi cùng gia đình
Nga, gia đình người tư sản Cửu Bạch, Hồng lại đi kề Nga nữa! Trang thật
sự rơi vào tuyệt vọng. Hoá ra, về sau, Trang mới biết, chính vì cô con
gái của Cửu Bạch, nữ sinh Đồng Khánh tên Trà, mời ép, đến mức Nga không
thể từ chối! Và chỉ vậy mà thôi. Thế rồi, gia đình Nga trở về Huế. Trang
cũng về nhà ở ngoài đó. Gia đình Trang lại muốn Trang lập gia đình,
quên hẳn Dinh đi. Trang tìm cách lên trang trại của gia đình Nga để thăm
viếng... Lên đến nơi, Trang càng biết rõ đó là cơ ngơi của ông Nghè
Thuyên, một người đã đỗ tiến sĩ, nhưng tính tình, theo nguyên văn trong
tiểu thuyết, là “phóng khoáng, quả hợp” (thích tự do, ít hợp ý với những kẻ tầm thường khác), vì “thời buổi khó khăn”
(dưới ách thực dân) nên không ra làm quan, mà tìm về một miền đất dưới
chân rừng núi để lập trang trại, có tên là Diễm Dương Trang. Trong gần
một tháng, Trang có nhiều lần từ quê nhà, ngoại ô phía đông kinh đô Huế,
đạp xe lên ngoại ô phía tây, thăm Diễm Dương Trang. Trái tim của Nga
hình như đã hồi sinh, ấm lại. Giữa Nga và Trang hình như đã nẩy sinh
tình cảm, nhưng cả hai đều im lặng. Trang chưa một lần dám ngỏ lời.
Trang rụt rè sợ thất bại, bởi vết thương phụ tình do Dinh gieo vào lòng
anh ta. Nga lại đang phân vân, giằng xé giữa sự chung tình với Thạch,
người đã khuất, và chút tình với Trang. Đó là chút tình mới âm thầm chớm
nở trong kìm nén, Nga giấu tận đáy sâu lòng mình. Thế rồi, ông Cửu Bạch
cùng vợ từ Đà Nẵng ra, có cả cô con gái tên Trà, nữ sinh Đồng Khánh, từ
Huế lên. Thì ra, ông Cửu Bạch ra thăm để ngỏ lời dạm hỏi Nga cho viên
tham tá Hồng, bạn nhờ vả vong niên của ông ta. Cũng do sự hiểu lầm của
Nga trước sự ngẫu nhiên xảy ra – bởi cành lá dâu bật lên, rơi bụi dằm
vào mắt Trà, lúc cô rủ Trang hái dâu –, và cách cư xử rất tân thời của
Trà trong tình huống ấy, Nga trốn, tránh mặt Trang. Trang không thể tìm
gặp Nga. Và Trang đinh ninh anh hoàn toàn thất thế, mất hẳn Nga. Anh về
nhà, quyết định trở vào tiếp tục làm thầu khoán như cũ, lao vào công
việc để quên đi nỗi đắng cay. Trước khi lên đường, anh vẫn còn đạp xe
lên lại Diễm Dương Trang để chào gia đình bà Nghè Thuyên, đặc biệt là
Nga. Anh bất ngờ khi biết Nga đã từ chối lời cầu hôn của Hồng, trước mặt
gia đình mình và gia đình ông Cửu Bạch. Và bấy giờ, ở tình huống anh
lên để chào từ giã, Oánh và bà Nghè Thuyên thì đã quá hiểu Trang, lại
thương anh rụt rè, nhút nhát, nên họ mớm lời cho Trang, để Trang đủ mạnh
dạn tìm gặp Nga, ngỏ lời. Trước sân nhà, dưới bóng trăng, thay vì với ý
nghĩa mừng đám cưới Nga – Hồng, là ý nghĩa giao ước giữa Nga – Trang,
Trang trao chiếc nhẫn vàng cho Nga. Trang nâng tay Nga, đeo hẳn chiếc
nhẫn ấy vào ngón tay Nga. Ngay lúc đó, Trang nói: Nga đau khổ, Trang
cũng đau khổ; hai người đau khổ có thể giúp nhau làm lành lại vết thương
trong tâm hồn nhau. Nga, bấy giờ, theo nguyên văn trong tiểu thuyết, “run rẩy, ái ngại: Ta liệu có gây nổi hạnh phúc cho nhau không?”. Và “dưới bóng trăng vằng vặc”, họ đã “tay cầm tay, nhìn nhau, yên lặng...”. Tiểu thuyết kết thúc với ba dấu chấm lửng.
2. Tiểu thuyết tâm lí: Quá trình sống lại của hai tâm hồn
Đây
là cuốn tiểu thuyết thuộc trào lưu lãng mạn, xuất hiện vào những năm đầu
giai đoạn cực thịnh của văn chương quốc ngữ theo hệ abc, 1930-1945.
Phải một năm sau, 1936, mới bắt đầu cao trào dân chủ ở nước ta, bấy giờ
còn là thuộc địa, do sự cầm quyền của Mặt trận Bình dân ở Pháp. Chính
trong thời đoạn 1936-1939 ấy, mới có thể nở rộ trào lưu hiện thực phê
phán, trên văn đàn công khai (tuy công khai trong cao trào dân chủ,
nhưng chiếc kéo kiểm duyệt sắc nhọn, khổng lồ thường xuyên treo lơ lửng
trên đầu mỗi nhà văn chương).
“Diễm Dương Trang”,
vì thế, qua cốt truyện, chúng ta có thể nói, chủ yếu chỉ là một chuyện
tình yêu đương. Tuy nhiên, so với tác phẩm văn xuôi của các nhà văn cùng
thời đoạn, như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam..., “Diễm Dương Trang”
vẫn có nét độc đáo ở khía cạnh chủ đề, bên cạnh bối cảnh là bãi biển Mỹ
Khê, Đà Nẵng và ngoại ô kinh đô Huế. Mặc dù Nhất Linh, Thạch Lam đều là
người gốc Quảng Nam, nhưng bối cảnh tiểu thuyết, truyện ngắn của hai
tác giả nổi bật này vẫn là Bắc Bộ. Khái Hưng thì đã đành là rặt Bắc Bộ
rồi! Mặt khác, tình yêu đương nam nữ trong văn xuôi của các tác giả ấy
được đào sâu, thể hiện ở khía cạnh khác với Phan Văn Dật. Nói cách khác,
“Diễm Dương Trang” có cùng đề tài là tình yêu đương nhưng lại khác hẳn về khía cạnh chủ đề, so với “Hồn bướm mơ tiên”, “Đoạn tuyệt”...
Thi
sĩ đồng thời là nhà tiểu thuyết Phan Văn Dật đã khai thác đề tài yêu
đương ở tình huống đặc biệt, để tác phẩm thật sự có nét độc đáo. Hai
nhân vật chính đều đang ở trong trạng thái trầm kha về bệnh tâm lí, cần
đi an dưỡng, và họ đã gặp nhau ở bãi biển Mỹ Khê. Tuy thế, căn bệnh tâm
lí của hai người vẫn khác nhau. Ở Trang, đó là nỗi đau cùng cực của một
kẻ bị phụ tình. Dinh, người yêu của Trang, đã phũ phàng dứt tình với anh
ta để đi đến hôn nhân với một người danh giá hơn Trang về bằng cấp học
vấn và địa vị xã hội. Trong sự tổn thương vì bị phụ tình của tâm hồn
Trang, còn có nỗi tự ái bị xúc phạm. Ở Nga, cô gái ấy không khổ đau vì
bị phụ tình, mà khổ đau vì người yêu sớm qua đời. Người nữ Việt Nam ngày
xa xưa và ngay thuở bấy giờ, trong trường hợp đó, thường là họ tự chít
khăn tang lên trái tim mình, tự biến trái tim mình mãi mãi thành bàn thờ
với hình ảnh người đã khuất. Nhưng, dẫu chỉ xét trên mẫu số chung của
con người, không phân biệt bản sắc văn hoá dân tộc, thì cũng có ai lại
không khổ đau trong tình cảnh đó!
Nếu
cho rằng di chứng bệnh sốt rét ở Trang không đáng kể, thì Trang và Nga
đều chỉ là hai bệnh nhân tâm lí. Họ không hẹn nhau, nhưng cùng tìm cách
chữa bệnh cho chính mình, theo kiến thức y học phổ thông thuở bấy giờ,
bằng cách thoát ra khỏi khung cảnh cũ, không gian sống thường ngày, để
tìm đến với thiên nhiên, sóng biển và không khí trong lành. Với tâm cảnh
của mỗi người, hẳn mọi cảm xúc đều héo úa. Ở họ, tình yêu khó đâm chồi,
nẩy lộc. Trong trường hợp như Trang, có người vĩnh viễn căm thù phụ nữ.
Đối với Trang, bệnh trạng nhẹ hơn, anh ta chỉ sợ hãi tình yêu đương, sợ
hãi thất bại, cự tuyệt. Trang lâm bệnh mặc cảm tự ti, không những tự ti
khi nghĩ đến địa vị người chồng của Dinh, mà tự ti với cả Thạch, người
sắp là ông “đốc-tờ”, nhưng sớm mất. Thạch của Nga đã chết, nhưng chừng
như vẫn còn đó. Trang đến sau Thạch, lại kém sút Thạch quá nhiều! Trang
chỉ là viên thư kí quèn, là viên thầu khoán tập tành, phải chung vốn với
người nhiều vốn hơn. Còn giấc mộng thi sĩ của Trang cũng bị cả viên
tham tá Hồng chế giễu!... Tác giả không gọi hẳn ra căn bệnh của Trang
còn là mặc cảm tự ti, nhưng sự rụt rè, nhút nhát thái quá ở Trang, đến
mức ta thấy Trang thật tội nghiệp, mặc dù vẫn trân trọng anh... Và cảm
thấy thương Trang nữa, như Oánh cùng bà Nghè Thuyên đã phải mớm lời cho
Trang, để Trang đủ mạnh dạn ngỏ lời với Nga!... Nhưng dẫu sao, Trang
không bị chút áp lực xã hội nào khi anh ta dấn bước vào cuộc tình mới.
Trang đâu phải là người phụ tình, ruồng rẫy Dinh! Trang có quyền tìm
kiếm tình duyên mới. Còn ở Nga? Dĩ nhiên Nga cũng chẳng tội tình gì.
Nhưng văn hoá Việt Nam thuở bấy giờ vẫn rất ngưỡng mộ những người con
gái, trong trường hợp như Nga, biết để tang người yêu mới khuất. Như đã
nói, con người dân tộc nào cũng thế, thời nào cũng thế, nhưng trong
không gian văn hoá Việt thuở đó, lòng thuỷ chung vốn rất được đề cao.
Chính sự đề cao ấy mặc nhiên đã trở thành một ràng buộc, áp lực có tính
chất đạo đức, và người ta cảm thấy vinh dự khi giữ được lòng thuỷ chung
cao quý như vậy.
Có
thể nói, ở cả Trang lẫn Nga, tâm hồn họ đều đã héo hon, đều đã chết, bởi
hai vết thương tình duyên khác nhau. Và suốt cả cuốn tiểu thuyết là cả
một quá trình sống lại của tâm hồn hai người. Người đọc nếu đặt mình vào
không gian và thời gian văn hoá thuở bấy giờ, mới có thể thấu hiểu được
họ.
Tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”,
với sự triển khai dần cốt truyện của tác giả, đã cho người đọc thấy rõ
quá trình ấy, với những ngộ nhận ngẫu nhiên gây ra không ít khổ đau, có
lúc tưởng chừng hoàn toàn tan vỡ, nhất là sự xuất hiện của người thứ ba –
viên tham tá Hồng –, kẻ có thể một lần nữa giết chết tâm hồn của cả hai
người. Thi sĩ Phan Văn Dật, ở lĩnh vực tiểu thuyết, tỏ ra ông còn là
một nhà văn tinh tế, sâu sắc về tâm lí, cụ thể là các diễn biến tâm lí,
và ông để cho nhân vật thể hiện các trạng thái tâm lí của mỗi người
trong những cử chỉ, dáng vẻ, lời nói ở nhiều tình huống khác nhau.
Cùng với dấu chấm lửng cuối cùng, câu áp cuối của tiểu thuyết “Ta liệu có gây nổi hạnh phúc cho nhau không?” là một câu kết nhưng lại mở ra các hướng khác nhau: một gia đình đầm ấm, sáng tươi hay lạnh băng, tăm tối?
Tôi
nghĩ rằng, chính nhờ biết khám phá, khai thác khía cạnh này trong đề tài
lớn là tình yêu đương, nên giải thưởng danh giá Tự Lực văn đoàn đã được
trao cho Phan Văn Dật.
2. Bối cảnh tiểu thuyết: Nền nếp xưa và sự hãnh tiến của lối sống tân thời
Phan
Văn Dật là thi sĩ, nhà văn xuôi thuộc khuynh hướng lãng mạn, tuy có ý
thức vươn tới những giá trị mới, đương thời, nhưng ông cũng đồng thời
thể hiện sự luyến tiếc, giữ gìn, trân trọng những nền nếp văn hoá nghìn
đời của dân tộc. Ở bà Thị Tốn, mẹ của Trang, cũng như ở bà Nghè Thuyên,
mẹ của Oánh và Nga, hình ảnh người mẹ Việt Nam được thể hiện rõ. Họ là
tiêu biểu cho bản sắc nghìn xưa, nhưng không hề cổ hũ. Bà Thị Tốn cũng
chỉ thuộc tầng lớp trung lưu, từng suýt lao đao ở bờ vực của nghèo khổ,
đã bản lĩnh vượt lên. Bà Nghè Thuyên dù có trang trại, nhưng cũng chưa
được gọi là điền chủ. Sự sung túc hiện tại là nhờ Oánh làm nghề thầu
khoán. Ở Nga cũng thể hiện nền nếp gia phong đáng quý, đặc biệt trong
quan hệ với Trang. Và hầu như Phan Văn Dật, về phương diện này, không
gần gũi với những tác giả hiện thực phê phán cùng thời, đặc biệt là
trong thời đoạn 1936-1939... (nói như vậy, cũng cần thấy Vũ Trọng Phụng,
Ngô Tất Tố, Nam Cao phê phán những địa chủ đáng phê phán, chứ không
phải như bà Nghè Thuyên). Tuy thế, mặt khác, Phạm Văn Dật lại gần gũi
với khuynh hướng văn học hiện thực phê phán ấy, khi hướng ngòi bút của
mình vào đối tượng viên chức hãnh tiến của guồng máy thực dân hay người
tư sản hãnh tiến. Tác giả không phê phán cả thành phần, mà chỉ khu biệt
những cá nhân hãnh tiến mà thôi.
Phan Văn Dật khắc hoạ nhân vật bằng đối thoại, nét mặt:
“... - Kìa anh Trang, hồn thơ gởi đâu mà ăn lơ lửng thế?
Oánh làm bộ rầy chàng, rồi lại muốn khoe bạn cùng quý khách:
- Anh Trang tôi đây ngoài các công việc kinh dinh ra lại còn là một nhà thi sĩ.
Hồng, ông khách tuổi trẻ, trừng mắt một cái rất nhanh, ra dáng hoài nghi, nhưng chẳng để ý gì đến Trang, sẽ đạo mạo nói:
- Nếu thật xứng với cái danh hiệu ấy thì còn gì hay bằng!
Lại sợ chưa bày tỏ đủ ý kiến mình, liền nói tiếp, giọng mỉa mai, dằn từng đoạn một:
-
Phải, cũng có thi sĩ và thi sĩ... Nếu chỉ thuộc đôi chút lề lối, biết
qua một mớ niêm luật, xin chớ vội tưởng mình là thi sĩ. Phải có thiên
tài, cái đó là lẽ cố nhiên; tình cảm phải cho dồi dào, nhưng cũng chưa
đủ; còn cần phải học, học cho có hàm súc, cho có nhiều công phu mới mong
viết một lời nghe được. ‘Muốn thì được’, chỉ là một câu nói để khuyến
miễn người đời, không thể dùng về trường hợp nầy...”.
Khi
Oánh chân tình giới thiệu về bạn mình là Trang với niềm tự hào, viên
tham tá Hồng ngay lập tức phơi bày bản chất kém lịch sự, thiếu văn hoá
của y. Y không những bộc lộ sự ganh ghét nhỏ mọn bằng “đòn đánh phủ
đầu”, ngạo mạn “lên lớp, dạy dỗ” Trang, một người mới gặp lần đầu, mà
còn cả sự thiếu tôn trọng Oánh. Tham tá Hồng quả thực là một tên hãnh
tiến, quên bẵng mình là nô lệ của thực dân!
Còn đây là một đoạn hoạt hình biếm hoạ về nhân vật Cửu Bạch:
“... Ông Cửu Đùm nãy giờ nghe bạn tri kỉ của mình nói, vừa hiểu được mấy câu sau, liền vội ngắt lời Hồng:
-
Ngài Tham nói quả là chí lí! Tôi tuy quê mùa, học vấn còn kém cỏi lắm,
nhưng cũng phải biểu đồng tình về sự đó. Hồi tôi mới ra đời, lăn lộn
mười năm, đủ từ Nam chí Bắc, từ Lào sang Mên, chẳng nơi nào là không
đến, chẳng nghề gì là không làm, mà trắng tay vẫn hoàn tay trắng. Mãi
sau về đây buôn bán vụn vặt, cho thuê xe, cho vay tiền góp sơ sài mà mới
gây dựng ra cái gia thế ngày nay. Ai dè bôn tẩu không nhằm chi, về nằm
co lại tự dưng có của cải, mới biết lời tục không nhầm, có an cư mới lạc
nghiệp!
Ông
Cửu nói đến đó, liền buông một chuỗi cười dài, xoè cả cây quạt rộng
bằng nửa cái nia, vung phành phạch. Ông cất cốc rượu, ngả người ra, nốc
một hơi rồi mới ngó tất cả mọi người thử có chịu mình là một bậc lão
thành lịch lãm.
Thấy Hồng cứ gật đầu, ông Cửu Đùm thích chí vểnh bộ râu tôm, ngất ngưởng kết luận rằng:
-
Phải, trong mười mấy năm trời tôi phong trần đã lắm. Những mùi đắng cay
mặn lạt ở đời tôi đều nếm qua, nên phàm việc gì cũng gọi là lịch thiệp.
Bây giờ nhờ ơn trên đã được dư ăn dư để, nhưng vâng lời ngài Tham tôi
còn muốn đem những chỗ biết hẹp hòi của mình ra gánh vác việc đời cho
khỏi phụ lòng anh em mong đợi.
Nói
dứt lời, ông Cửu đưa tay nắn lại cái vành khăn, chỉnh nét mặt, có ý làm
ra vẻ nghiêm trang cho xứng với cái trọng trách mình sắp ra đảm
nhận...”.
Phan Văn Dật tiếp tục phê phán người tư sản hãnh tiến này:
“...
Nên mỗi khi ông xét đoán, phê bình về một người nào, tất ông lại lấy tư
bản ông làm mực thước. Ai giàu hơn ông là người ấy giỏi mà ai kém ông
là người ấy còn vừa, chí như những hạng nghèo kiết, thì dẫu ông không
dám nói ra, trong bụng chỉ coi là đồ ương gàn, không đủ mà đếm xỉa.
Nhưng người hơn ông đâu có nhiều, ra đường chỉ rặt là kẻ ăn làm đầu tắt
mặt tối, thành thử ông hay có cái bộ khinh khỉnh, coi người bằng nửa con
mắt. Tuy vậy ông Cửu không phải chỉ giao du với các nhà tư bản thôi, vì
ông đã giàu rồi lại muốn sang, nên hễ gặp ông tai to mặt lớn nào là ông
bắt quàng làm thân ngay. Sau hai bận đi Huế, người ta đã thấy trước
ngực ông lủng lẳng chiếc bài ngà hàn lâm viện đãi chiếu. Về việc đó ông
cứ phàn nàn mãi: "Nhà nước quá yêu mà ân tứ cho thế nầy, chớ thật tôi
nhờ trời đủ bát ăn, có dám màng đâu danh vọng ". Ông dẫu nói vậy, vả lại
vừa làm lễ tam sanh ăn ngũ tuần, nhưng vạn bất đắc dĩ phải chìu lòng
anh em trong xóm mạc, ăn khao hết ba bò tám heo, rước đám hát đằng đẵng
nửa tháng trời. Lắm người đã khen là ông tính việc gì cũng chu đáo lắm.
Nhưng ông Cửu lại tiếc mình có tài năng nên ông còn muốn ra làm hội đồng
thành phố. Muốn cho có vây cánh, ông bèn chơi thân với ông tham Hồng là
người có thể giúp cho ông nhiều về việc ấy. Sắp đặt đã xong đâu đấy,
ông chỉ còn phiền cái tên ông nó không có giọng quý phái chút nào, ông
bèn nghĩ đổi ngay nó ra là Bạch. Nhưng dẫu danh thiếp ông gởi đi khắp
thành phố, nhan nhản đề cái tên Cửu Bạch, thiên hạ cũng cứ quen mồm gọi
ông là ông Cửu Đùm vậy. Ông biết thế, không vui lòng chút nào...”.
Bên
cạnh một Nga thuỳ mị, dịu dàng, chung tình nhưng cũng biết vượt lên sự
bất hạnh trong mối tình đầu để sống, xây dựng hạnh phúc một cách chính
đáng, là hình tượng cô gái tân thời, nữ sinh Đồng Khánh tên Trà, con gái
ông Cửu Bạch. Thật ra, Trà cũng không có gì đáng ghét. Cử chỉ giao
thiệp của cô khá bình đẳng, tự nhiên, nhưng chưa đến mức lố lăng. Cách
ăn mặc, trang sức ở Trà cũng kín đáo, trang nhã.
3. Sự phản đối khéo léo chế độ thực dân: Chút lầm lạc hiển ngôn và sự phản biện ẩn ngôn xuyên suốt
“Diễm Dương Trang”
rõ ràng là tiểu thuyết về tình yêu đương và hôn nhân. Tuy nhiên, nếu
chưa kịp hiểu ẩn ý của tác giả, người đọc hẳn sẽ cảm thấy bất bình thật
sự, thậm chí muốn ném cả cuốn sách gần hai trăm trang này vào lửa, thiêu
huỷ nó đi, khi đọc phải một đoạn ngắn khoảng dăm bảy câu văn:
“Trang
còn đương loay hoay nghĩ thế thì đã đến nơi nghĩa địa của mấy người
lính thủy Tây Ban Nha. Đứng trước các ngôi mộ ấy, chàng bỗng hồi tưởng
lại cái khí tượng hào hùng của những kẻ xông pha trên mặt bể hiểm nghèo,
những kẻ đó có lẽ coi nhẹ cảnh gia đình êm ấm. Cách sinh hoạt éo le của
hạng người ấy, trên sóng, đầu gió, có một cái khí vị ngây ngất, phi
thường... Trang bấy giờ nhận thấy cái ái tình nó nhỏ nhen quá. Ở đời còn
thiếu chi sự nghiệp lừng lẫy đủ kích thích chàng? Hồi nhỏ đi học, chàng
có nghĩ rằng đến lúc trưởng thành sẽ để tiêu trầm nghị lực trong chốn
tình trường chăng?”.
Trang
tỏ ra lầm lạc, trong khi anh ta thừa vốn liếng tiếng Pháp để có thể
đọc, hiểu được đó chính là nghĩa trang của những tên thực dân Tây Ban
Nha và Pháp, trong cuộc đánh chiếm mở đầu quá trình xâm lược thực sự của
chúng trên đất nước ta, vào các năm 1858-1860, tại Đà Nẵng. Tại sao
Trang lại ca ngợi chúng với những tính từ kêu vang đến thế? Thậm chí,
chúng ta có thể kinh ngạc tự hỏi, tại sao thi sĩ Phan Văn Dật lại đặt ý
nghĩ lầm lạc đến mức như thế vào chuỗi suy tư, tâm trạng trăn trở chân
thành, thầm kín của nhân vật mà ông không giấu lòng yêu mến?
Tôi
đã đọc, với sự sửng sốt, khi gặp phải những dòng chữ ấy, và cũng toan
ném hoặc xé cuốn sách đi. Thế rồi, tự nhủ phải nhẫn nại, xem sao. Cuối
cùng, tôi bình tĩnh đọc tiếp, và thấy rằng, đoạn văn trên quả là quá lạc
lõng trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết, như thể ai đó ác ý thêm thắt vào.
Ai
cũng biết, tuy dưới ách thực dân Pháp cai trị và thế lực giáo quyền của
các cố đạo Tây Ban Nha còn bao trùm, nhất là ở thời điểm tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” ra đời, các thông tin về lịch sử xâm lược, thống trị nước ta đã dần dà hé mở. Ai cũng biết, từ năm 1921, cuốn “Việt Nam sử lược”
của Trần Trọng Kim đã được ấn hành. Thế nhưng, nhân vật Trang của thi
sĩ, nhà văn Phan Văn Dật lại lầm lạc đến mức không thể nào chấp nhận
được!
Và,
thật ra, ai cũng biết tác giả có quyền để cho nhân vật của mình ngu ngơ,
mù mờ về kiến thức lịch sử, trong một thoáng ý nghĩ thôi, để rồi tác
giả phản biện lại chút lầm lạc ấy bằng cả cuốn tiểu thuyết. Sự phản biện
ấy lại nằm ở tầm sâu của bản chất nhân vật. Trang không thích, không
muốn ở trong guồng máy nhà nước thực dân Pháp. Anh ta cực chẳng đã phải
chịu làm việc tại Toà Công sứ Pháp ở một tỉnh trên cao nguyên để cứu lấy
gia đình trước bờ vực nghèo đói, thất học, và nhanh chóng xin thôi
việc, lao vào công việc lãnh hành (thầu khoán), một nghề tự do bên ngoài
guồng máy của Pháp. Trong thâm sâu của bản chất Trang, đâu phải chỉ vì
bị phụ tình hay chút tự do của người ôm mộng làm thi sĩ, mà anh đi đến
quyết định ấy. Và chúng ta còn thấy, Trang rất mực yêu quý, kính trọng
gia đình của cụ Nghè Thuyên, một nhà nho đỗ đại khoa, không muốn bị vấy
bẩn cốt cách mình, tuy cũng chỉ là một người yêu nước thầm kín, bất khả
kháng, ngậm ngùi xuôi tay, lánh đục về trong, trước thời cuộc: “Trang
bấy giờ mới biết rằng ông Nghè Thuyên xưa, dù là một nhà tấn sĩ xuất
thân, nhưng vì tánh tình phóng khoáng, quả hợp, lại gặp thời buổi khó
khăn, sợ liên lụy đến mình, nên chẳng chịu ra làm quan; lại nhờ nhà có
tiền của nên mới trưng sở đất ấy mà lập nghiệp. Trước, chỗ ở còn là cái
nhà rường, ông Nghè đặt tên cho nó là "Diễm Dương Trang". Đến sau ông
qua đời rồi, Oánh làm ăn mỗi ngày mỗi phát đạt thêm lên, mới bỏ cái nhà
ấy đi mà cất lại sở lầu mới bây giờ, nhưng cũng vẫn dùng cái tên cũ”. Con trai ông, Oánh, cũng thế: “Oánh tuy là dòng dõi nhà nho, nhưng chẳng chịu dấn thân vào đường sĩ hoạn”.
Nếu
chúng ta đồng ý với nhau rằng, chính tính khuynh hướng của toàn bộ cuốn
tiểu thuyết mới thể hiện đúng tư tưởng của tác giả, như F. Engels đã
nói, thì rõ ràng cả cuốn sách gần hai trăm trang có tên là “Diễm Dương Trang”
này có sứ mệnh chính là mang chứa thông điệp bất hợp tác với chế độ
thực dân Pháp, thể hiện thái độ, khát vọng lánh đục về trong của chính
thi sĩ, nhà văn Phan Văn Dật.
Nói
cho rốt ráo, riêng ở nhân vật Trang, có thể anh ta thực sự sai sót về
nhận thức lịch sử, cụ thể về nghĩa trang Tây Ban Nha – Pháp ở Sơn Trà,
nhưng bản chất anh ta lại đúng đắn đến mức đáng quý trọng. Nhân vật
Trang, thậm chí, nếu quá khắt khe, ta cũng có thể quy anh ta vào loại người mang tâm lí, nhận thức lưỡng phân.
Đó là loại tâm lí, nhận thức của những người sống dưới chế độ thực dân
Pháp cai trị, mặc dù nhận thức có lệch lạc, mù mờ ở điểm nào đó, nhưng
trên bình diện tổng thể, vẫn nhận thức được thực trạng mất nước của dân
tộc mình, và trong thâm tâm, tận chiều sâu bản chất vẫn không bao giờ
chấp nhận làm tay sai, nô lệ cho chúng.
Đó cũng chính là sự khôn khéo kín đáo của Phan Văn Dật trên văn đàn công khai.
Tôi
cũng muốn nhấn mạnh một lần nữa: Đó là chút lầm lạc hiển ngôn (trên văn
bản tiểu thuyết, đặt trong chuỗi suy nghĩ của nhân vật), nhưng cả cuốn
tiểu thuyết là sự phản biện ẩn ngôn xuyên suốt (tính khuynh hướng của
trọn vẹn tác phẩm), thể hiện thái độ, khát vọng bất hợp tác, lánh đục về
trong của nhân vật và cũng của tác giả, cho dù ở dưới guồng máy cai trị
của thực dân Pháp.
Và
có lẽ để hiểu thêm, cảm thông thêm với nhân vật như Oánh, Trang và cả
tác giả Phan Văn Dật, thiết tưởng cũng cần bàn thêm: Nếu đất nước độc
lập, ý muốn tiến thủ trên quan trường, để tích cực góp phần xây dựng,
bảo vệ đất nước, không phải là không chính đáng. Vấn đề ở tiểu thuyết
này là thực trạng đất nước còn trong vòng nô lệ, dưới ách thực dân.
Trong bối cảnh bất khả kháng, thái độ, khát vọng bất hợp tác, lánh đục
về trong mà “Diễm Dương Trang” chuyển tải, vẫn rất đáng trân trọng.
Nhìn chung, “Diễm Dương Trang”
tuy là cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là duy nhất của nhà thơ Phan
Văn Dật, nhưng về kết cấu, cốt truyện và các chi tiết được sử dụng đã
khá già dặn. Những tình huống được xếp đặt khéo léo, tự nhiên như thể
tất yếu phải xảy ra như thế. Qua đó, nội tâm nhân vật, đặc biệt là các
diễn biến tâm lí, được bộc lộ rõ nét. Về tính cách nhân vật, ông đã chú
trọng khắc hoạ để các nhân vật nổi rõ như những con người thật, có cá
tính, không chung chung, mờ nhạt.
Trong tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”,tác
giả có chủ ý sử dụng một số phương ngữ Huế - Quảng Trị (chưa kể một ít
từ cổ, bấy giờ còn thông dụng...). Điều đó khiến cho tác phẩm có thể hơi
vướng chỗ này, chỗ nọ, đối với một số người đọc chưa quen với những từ
địa phương vùng đất này. Tuy vậy, chính những từ ngữ mang màu sắc địa
phương khiến tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” tạo được ấn tượng
nhất thể giữa bối cảnh địa lí, khung cảnh xã hội địa phương và ngôn từ
mang bản sắc địa phương ấy. Đó không phải là tiểu thuyết viết về những
người Bắc Bộ hay Nam Bộ sống ở Huế, mặc dù Huế vốn là kinh đô (vẫn còn
là kinh đô ở thời điểm đó), nên đất Huế không thiếu người từ khắp toàn
quốc đến sống, làm việc và chọn Huế làm quê hương! Dĩ nhiên, như bất kì
tác giả sinh trưởng ở bất cứ vùng đất nào trên đất nước, Phan Văn Dật
cũng đã tiết chế, giảm đến mức vừa đủ liều lượng từ ngữ địa phương, để
vừa giữ màu sắc địa phương, vừa hoà nhập vào ngôn ngữ phổ thông với tính
nhất thống toàn quốc.
Vượt
lên kĩ thuật, nghệ thuật vẫn là sự độc đáo, khá sâu sắc khi khai thác
một khía cạnh đặc biệt trong tình cảm yêu đương và thông điệp của tiểu
thuyết “Diễm Dương Trang”.
Với bài viết này, tôi đã mạnh dạn đề xuất một cách cảm thụ tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”,
với hi vọng nó sẽ được tái bản, không tiếp tục bị chìm vào quên lãng.
Ít ra, trong những tiết học về văn học địa phương, các buổi sinh hoạt
ngoại khoá tại quê nhà Quảng Trị, tiểu thuyết của thi sĩ Phan Văn Dật,
từng chói sáng trên văn đàn cả nước cách đây 76 năm (1935), sẽ được các
nhà giáo bình giảng, học sinh thuyết trình, thảo luận (*). Trong những
lúc đó, xin đừng quên rằng Phan Văn Dật đã dành một quãng đời khá dài để
nghiên cứu Hán văn và lịch sử, đạt được một mức độ uy tín nhất định
trong giới học giả...
_________________________
(*) Cụ thể hơn, ở tiểu thuyết “Diễm Dương Trang”,
có thể đoạn lầm lạc trong suy nghĩ của nhân vật Trang sẽ phải được ghi
chú cải chính, theo yêu cầu khoa học, để bảo đảm thông tin đã được cải
chính, đồng thời bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản – tư liệu.
Thông tin về bản gốc và sách tham khảo:
1) Phan Văn Dật, “Diễm Dương Trang”, Trung Bắc tân văn, Hà Nội – 1935. Bản gốc có ở Thư viện quốc gia tại Hà Nội (xem trang thông tin điện tử).
2) Nhiều tác giả, “Từ điển văn học”, bộ mới, Nxb. Thế Giới, 2004, tr. 1399-1401 (mục từ “Phan Văn Dật” do Phạm Phú Phong viết).
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 023
BÙI DIỄM * CHIÊN TRANH
Bài
Phỏng Dịch Tiếng Anh
The
Vietnam War and Two Concepts for Building Society
International
Conference
The
Vietnam War
and Europe 1963 - 73
Paris,
January
24-25, 2003
Dear
Colleagues,
Ladies
and
Gentlemen,
It
is an honor
to be here with you today, participating in the International
Conference
"The Vietnam War and Europe", and I'd like to thank the organizers
for their kind invitation.
Thirty
years
after the Paris Treaty, I believe that we have had enough time for the
contribution of ideas relating to an historic war that that devastated
my
country in those previous decades. I hope that these contributions will
help
everyone gain a clearer understanding of the events that transpired
and, if
possible, result in a few good lessons for the future. This conference
is an
admirable initiative of the Diplomatic and Strategic Association and
the
European Historical Center for the 20th Century.
I
have been
invited to participate in the subject debate "An American War". I
have quite few ideas on the subject and will present them later.
However, the
conference has been organized to both coincide with the 30th
anniversary of the signing of the Paris Treaty and to review the roles
played
by Europe during the Vietnam War period.
Therefore I cannot ignore the memorable special atmosphere of
the May,
1968 time frame in Paris.
Paris - May 1968
At
that moment
it was springtime and everyone expected and hoped for peace after
enduring a
long and destructive war. It was a joy to have Paris as a site for
negotiations
by the parties involved in the war. Indeed, in all quarters of Europe,
as well
as everywhere else, it had been agreed that Europe, particularly France
because
of her neutral stance toward the war, was the most appropriate nation
to host
the meeting. It had been hoped for that due to relations with both
sides France
could secretly facilitate the negotiations.
But,
due to
several unfortunate historical events, France was in a chaotic state
when the
first negotiations between the American and North Vietnamese delegates
began.
The streets of Paris erupted in demonstrations by students and
agitators of the
so-called "68 generation." Barricades were erected throughout the
Latin Quarter, the location of most of the universities, as well as the
site of
the most volatile student demonstrations.
It was if France was paralyzed and there was a question as to
whether
this was the beginning of a revolution. During that period, my office
was in
the United States and I began a weekly shuttle between the two capitals
of Washington
and Paris. But due to the unusual situation, my flight from New York
had to
land at Bretigny, a military airport, instead of Orly airport. And many
times I
had to drive all the way up to Brussels to board my flight back to the
United
States.
I
mention these
memories only to recall the special atmosphere at the time of the
negotiations.
Furthermore, the demonstrations weren’t a phenomenon peculiar only to
France.
The disorder caused by students and agitators was no less throughout
Europe,
particularly in Germany and by the anti-war faction in the United
States. In
reality, this was a social phenomenon, a rebellion of a generation
against the
society that raised it. The Vietnam War opposition might have a
political
flavor, but the overall background was that of a chaotic society not
connected
to the Vietnam War and Vietnam was merely an excuse.
At that time, we were still a long way from
the collapse of the Soviet Union and the legacy of Communism,
therefore, no one
was surprised if those demonstrations seemed to support the leftists in
Europe
and else where, because of the thought that this was a modern trend.
The efforts of Europe
as an
intermediary
The
negotiations on Vietnam began in such a special environment public
opinion saw
them as a concrete effort to find a solution for the ongoing war
without
realizing that in several past instances intermediaries had attempted
to
arrange contacts between the adversaries. The efforts by Europe to
mediate on
this matter were numerous, this we all know, and the fourth negotiating
session
of the conference would have time to explore the matter in detail. I only want to review, as I recall, a few
cases that I followed to commend Europe's efforts at peace.
In
1966, while
the war was intensified and rampant, Poland, through its representative
in the
International Control Committee (ICC), together with Italian
representative in
Saigon, tried to find a way to narrow the distance between the
viewpoints of
the parties involved. At a higher level, at the beginning of 1967,
British
Prime Minister Harold Wilson and Soviet Union Prime Minister Alexis
Kosygin
also tried to organize a peace conference. Since 1965, France had
secretly
facilitated meetings between Hanoi’s representative, Mr. Mai Van Bo,
and an
American diplomat, Mr. Edmond Guillion. In this same spirit, and
perhaps with
the implicit agreement of the French it seemed to have the naturally
consent of
the French Foreign Ministry, two Frenchmen, Mr. Aubrac and Mr.
Marcovich,
agreed to cooperate with Doctor Kissinger (a quasi-official American
representative at the time) to deliver a memorandum from Washington to
the
leadership in Hanoi. There were many less important efforts, such as
Sweden's,
that did not achieve concrete results; they all reflected the serious
concerns
of Europe toward the Vietnam War. And if the conference, today, wants
to review
the role of Europe in the peace efforts for Vietnam then it is
justified.
An American War
In
the 60's,
70's and thereafter, the leftists or anti-American faction and the
majority of
international media often labeled Vietnam War as "an American War".
The intensified involvement of American in Vietnam, particularly since
1966,
could explain the reason for such labeling, and not far from the truth.
In
fact, who could deny the presence of half a million American soldiers
in South
Vietnam? But although this presence was obvious to me (and many
independent
historians that I knew) it was neither the most profound nor sole cause
of the
war. Back in time, the 1954 Geneva Treaty concluded the first Vietnam
War (the
so called Indochina War) and divided Vietnam into two regions at the
17th
parallel, one could easily see that America had a limited concern about
Vietnam. It was only after the treaty was signed that the concern was
increased
with the establishment of the South East Asia Treaty Organization
(SEATO). This
concern continued to intensify with the tension of the Cold War,
particularly
after the Korean War, and following the unsettling actions of Mao
Tse-Tung in
China and especially after the Communist International Organization
openly
supported the North Vietnamese regime.
Vietnam - Two Countries
Naturally,
the
1954 Geneva Treaty recognized the independence and unity of Vietnam as
one
nation and one people. But this treaty also divided Vietnam into two
regions
and defined the national mechanism for each region. For our side, the
Saigon
government held powers in the South, and the same was also true for the
Hanoi
government in the North. Therefore, there were two Vietnams that were
officially recognized internationally. The Republic of Vietnam in the
South was
recognized by the free world, and the Democratic Republic of Vietnam in
the
North was recognized by communist nations in the North. We should
remember that
before the Geneva Agreement divided the country, the nation of Vietnam
was
recognized by 35 countries, and in September, 1952, despite a veto by
the
Soviet Union in the United Nations Security Council, the United Nations
General
Assembly cast 40 votes for and 5 votes against, with 12 abstentions for
a
resolution accepting the nation of Vietnam into the United Nations. After the Geneva Accords the nation became
the Republic of Vietnam, an independent nation in the South.
Historical View of
Division
In
considering
the aspirations of the Vietnamese people the continuously hoped for a
united
country. The division of the country
into two parts by the Geneva Agreement was situation of the time that
no one
wanted, but had to be tolerated due to the historical and international
conditions. As a matter of consolation,
one can recall the period when the country was divided into North and
South at
the 18th parallel over two centuries ago, and could only be
reunified by Emperor Gia Long at the beginning of 19th century. Moreover, this wasn't a unique case if one
considers the division of East and West Germany or South and North
Korea.
Therefore, after the Geneva Treaty, the people in South Vietnam
accepted
reality and hoped that the two independent nations could maintain the
status
quo until such time as conditions permitted a peaceful reunification,
such as
in the past.
Foreign Intervention
However,
the
situation of these two independent nations didn’t last. Conflict
between the
two began early on, and remained smoldering during the early 60’s
before
becoming an open war. In Vietnam’s special environment with the Cold
War
intensifying the United States intervened in accordance with its
containment
policy in stopping the communist wave. The same was true for the policy
of
expansionism and multi-unity of the Communist bloc with the brotherly
socialist
countries supporting the North. If there
was a divergence it was that a strong overt support to the South in
almost all
areas, while at the same time in the North intervention was cleverly
disguised. Therefore, the wartime
presence of some 200,000 Chinese troops in the North only belatedly
came to
light after the war concluded.
It
is not my
intention to take sides with such kind of support from the United
States. To the contrary, during the years
I worked in
America I had the opportunity to see the awkward political machinations
of the
United States replete with contradictions and mistakes. But in case of
Vietnam,
the claim that the United States aspired to expand its territory or
power
leading to the conclusion that the Vietnam started as a result of
American
intervention is absurd and far from the truth.
If
the presence
of American Forces in the South is now seen as a hindrance to the
independence
and unity of Vietnam I would like to remind you that as of October 1966
at an
international conference in Manila, the capital of the Philippines
seven
nations allied with South Vietnam merged to strongly urge the inclusion
of a
provision in the Joint Communiqué asserting that all foreign
troops,
specifically the American troops first, must withdraw from Vietnam six
months
after the war ceased and this request was approved by the conference. Additionally, if the 1973 Paris Treaty was
perceived by the parties involved as binding, and this document
definitely
resolved the issue of United States troops in Vietnam, meaning that the
“United
States War” was over, and it was no longer the American War, then the
question
remaining is why did the war continue for two more years?
An Ideological Struggle
Due
to its
boisterousness and strength American support had, indeed, misled the
essence of
the war in Vietnam while covering over one of the main causes of the
war. Truly, if every Vietnamese had hoped
for
independence at the beginning of the previous century, at the time the
France
colonist government still controlled all of Vietnam, there was a
remarkable
difference between the patriots and other political groups on the
methods for
struggle against the colonists for the future of Vietnam. The
Vietnamese
Communist Party wanted to construct a society according to Marx - Lenin
(the
struggle of the classes, dictatorship of the proletariat, land reform
etc.)
while the national parties, although vague, wanted to build a society
respectful
of individual freedom. On the one side
the omniscient model was so simplistic that only afterwards could one
be able
to realize its cruel nature, and on the other side were the experiments
of a
multifaceted nature in political plurality that were criticized by some
as
being less effective. Hence, from the
beginning, the main factor here was a conflict of thought and ideology,
especially when each patriotic organization had to carry separate
struggles in
secret to avoid the watchful eyes and oppression of the French
Colonialists.
The two events clearly reflecting these two tendencies both occurred at
the
same time in 1930, the uprising at Yen Bai of the Vietnam Nationalist
Party and
the Soviet Nghe-Tinh incident of the Vietnam Communist Party.
As
time went
by, this ideological struggle evolved into an uprising, especially
after the
Communist Party seized control of the administration in August 1945.
And if
during the war against the colonialist French the Communist Party could
hide
under the guise of researching Marxism, and then later change to the
Labor
Party with the administration of this party only talking about a joint
national
government then its objective was to mobilize the masses, rather than a
true
desire to cooperate with the other forces in the movement against the
French to
gain independence. And then the Bao Dai
solution was born. The rift between the Nationalists and Communists
deepened
and became more manifest with the Geneva Agreement dividing the
country. Now it
became more of a legal question of an international nature more than a
domestic
issue governing the relations between the two sides, with each side
having its
own life style and own political regime.
This situation was also accepted by the nations of the Communist
Bloc,
because in January 1957, the Soviet Union proposed that the United
Nations
accept both regions, South and North into the United Nations as two
separate
and independent nations.
But the unification
issue still
remains
Naturally
there
was still the unification issue, an issue that the governments of both
sides
held different concepts. While the South wanted to temporarily maintain
the
status quo in order to have time to heal the wounds of war and rebuild
the
nation for the first time with independence reluctantly returned by the
French,
and therefore seek a solution for future reunification, the North was
obsessed
with the ambition of exerting Communism throughout the country even
with the
cost of a fratricidal war of mutual destruction. In other words, one
side
envisioned a passive reunification and one side reacting drastically
due to
blindly believing in revolutionary doctrine and “international duty” of
the
Communists. Thus the war between the two regions became inevitable,
regardless
of whether or not there was foreign intervention.
The
situation
actually happened that way, to the grief of an entire people
Within
the
confines of the conference and due to the limited time I cannot express
all the
grief, suffering and destruction borne by the Vietnamese people in both
regions
during and after the war. Hundreds of books and analyses that have been
published addressed this issue. But for
this particular conference please allow me to present a few views of my
own regarding
the record of the Vietnam War.
The Paris Treaty
Firstly,
concerning the Paris Agreement, one could clearly see that the
agreement did
not bring about peace, but to the contrary it was a continuation of the
war. The North got what it wanted: U.S.
Forces withdrew completely from the South while they were able to
maintain
their forces in the South. The United
States didn’t receive anything other than the return of
Prisoners-of-War as a
small consolation. In his recent book
“No Peace, No Honor” American author Larry Berman, who participated in
the
conference, evaluated the conference as an American betrayal of
Vietnam,
because the war continued after the signing of the document.
At
this point I
must say that I do not intend to invoke a debate as to the
responsibilities of
the various parties involved in the war, a debate which I believe is
not
beneficial since the war concluded some 30 years ago.
Since then too much water has flowed under
the bridge and many present generations do not remember or do not know
that a
war occurred. But we must remember that
in the framework of the Cold War the war in Vietnam was a confrontation
between
the two doctrines of communism and nationalism, and between total
dictatorship
and freedom and democracy.
Like
a person,
a country also has an individual fate. The fate of Vietnam was right
after
World War II when the Communist Party took advantage by seizing power
in the
North in 1945 and by implementing resistance against France until the
1954
Geneva Accords. Thereafter, for more than 20 years there was an effort
to
viciously attack the South under the banner of reunification concluding
with
the collapse of Saigon in 1975. The Communist Party must bear
responsibility
before the people and history concerning what happened in the homeland
for more
than half a century in the North, and for more than a quarter century
this
party has governed both regions. At this
point perhaps I should add that intoxicated by victory, the communists
often
boast of driving out both the French Colonialists and the American
Imperialists,
and that they are the paramount of mankind.
But shortly after the victory one could see the humiliating
reality and
long series of frustrations. Following the victory, for one entire
decade the
Communists totally applied Marxist-Leninist theory throughout the
nation,
invaded Cambodia to complete their “international duty” and
self-isolated
themselves, putting the nation in chaos, and pushed the people into
poverty. In
the meantime, on the international front, history surpassed the
expectations of
many: Communist China escaped the fervor
of the Proletarian Cultural Revolution, carrying out reforms beginning
in 1978
and the following year gave brethren socialists in Hanoi a bloody
lesson. Afterward came the collapse of
Communist
regimes in Europe, and finally the disintegration of the Soviet Union.
All at
once, the world suddenly realized that Communist models were no longer
appropriate for modern times, meaning total bankruptcy as Dang
Xiaoping, and in
turn, Gorbachev later admitted.
Victory becomes defeat,
defeat
becomes victory
After
the Paris
Treaty in 1973 and the victory in the style of Pyrrhus “conquer in
order to
lose,” the Vietnamese Communist Party, due to their mistakes, led the
country
into a serious crisis toward the end of the 80's. Standing on the brink
of an
abyss, the party searched for ways to reverse course.
For the previous few years it was often said
that there was some progress by Vietnam on the path to “Doi Moi”
(renovation,
or new change) making life easier than before for the people. But some
forgot
that such progress stemmed from libertarian measures that the Communist
Party
had denounced and sought to nullify. Facing the realities of today’s
world, the
Vietnam Communist Party realized that their plan for constructing
society had
become worthless and obsolete. But
non-communist Vietnamese both at home and abroad expressly hoped that
this
obvious condition would become more readily apparent. They didn’t
desire to
assert their own doctrine, or attempt to rationalize that such doctrine
(political democracy, free enterprise, and respect for human rights),
was more
worthy than the doctrine of the communists.
They only wanted implementation of basic conditions for the
benefit of
the Vietnamese people, a nationality that had been subjected to
numerous
hardships in the past and deserving of a better future.
Bui
Diem
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 023
NGUYỄN VY KHANH * VÕ PHIẾN
Võ Phiến những năm 1960
Nguyễn Vy Khanh
Về
mỗi tác giả, người đọc và cả "nhà phê bình" vẫn thường có thái độ tổng
quát hóa, như Nhất Linh là tác giả Đoạn Tuyệt, Nguyên Sa chỉ là nhà thơ
tình yêu, Thanh Tâm Tuyền nhà thơ tự do, Võ Phiến (sanh năm 1925) là nhà
văn "chẻ sợi tóc làm tư", v.v. Tuy nhiên, một sự nghiệp văn chương
trong thực tế không thể chỉ là một hào quang cũng không thể đóng nhãn,
đóng hộp. Văn chương và con người của một tác giả nếu sự nghiệp lâu dài
về thời gian, đều có những thay đổi, những thăng trầm, biến động, nếu
không như lửa với nước thì cũng như những tiếng sóng. Thanh Nam
và Lê Tất Điều chẳng hạn sau khi ra khỏi nước đã có những tác phẩm khác
biệt hẳn những gì họ đã xuất bản trước 1975. Tìm cho ra cái động trong
một sự nghiệp đòi hỏi nhiều công phu, tuy nhiên việc điều nghiên từng
tác phẩm đặt trong khung cảnh thời gian, cũng có thể giúp hiểu biết hơn
về tác giả đó. Trong chương này, chúng tôi xin thu hẹp vào một giai đoạn
viết của Võ Phiến, với những tác phẩm của ông xuất bản trong suốt thập
niên 1960.
Miền
nam vĩ tuyến thứ 17 sau 1954 vốn quen với hai luồng văn học từ hai thủ
đô văn nghệ, một mới, Sài Gòn và một cũ, Hà Nội, đã ngạc nhiên đón nhận
một nhà văn từ miền Trung là miền đến lúc ấy vẫn nổi tiếng về thơ hơn là
văn: nhà văn Võ Phiến gây chú ý ngay từ những tập truyện ngắn đầu tay
xuất bản ở Qui Nhơn vào đầu nửa cuối thập niên 1950: Chữ Tình xuất bản năm 1956 và Người Tù một năm sau đó. Lúc đó ông cộng tác thường xuyên với tạp chí văn chương Mùa Lúa Mới ở Huế và gửi bài đăng trên Bách Khoa và Sáng Tạo ở Sài Gòn. Hai tập truyện ngắn Chữ Tình và Người Tù
ra đời hợp không khí chính trị những năm đầu của nền đệ nhất cộng hòa,
về văn chương không có mới lạ, có thể nói bình thường, hơi quê, văn theo
tiêu chuẩn chung, chưa đặc sắc.
Không
khí văn chương trong các "tác phẩm" xuất bản sau ngày chia đôi đất nước
là của thời kháng chiến chống Pháp trước đó, không khí đấu tranh chính
trị, tâm tình người dân yêu nước, cuộc sống khó khăn. Võ Phiến từng sống
và tham gia cuộc kháng chiến đó, ở liên khu V, nhưng ông cũng đã từng
ly khai và bị tù tội vì bất đồng quan điểm. Một nền cộng hòa dân chủ mới
được thiết lập ở miền nam. Trong bầu không khí chính trị mới, văn
chương Võ Phiến, cũng như của Đỗ Tấn, Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn
Quốc Sỹ,..., những con người từng theo kháng chiến, đã gặp cả ba yếu tố
"thiên thời, địa lợi, nhân hòa"! Văn chương đó đã góp phần xây dựng
chính trị miền đất mới trong giai đoạn đắp nền của thời đệ nhất cộng
hòa.
Tác
phẩm của Võ Phiến đã đáp ứng những chờ đợi của con người thời đó. Những
đấu tranh chính trị với cộng sản, những nhân vật như đồng chí Thọ, cán
bộ Lung, Hạnh, Dung, v.v. Những chuyện xảy ra ở Bình Định và liên khu V,
đã cũng như ở các liên khu kháng chiến khác. Đấu tranh con người và
chính trị là một! Con người trong Chữ Tình và Người Tù là
những con người bị thời cuộc lôi kéo và "con tạo" cán nát. Những con
người sống trong tù hãm, tâm hồn muốn được bình thường đã phải bị động,
xô đẩy theo phe, phải có thái độ. Lê Nọ giết người, Huỳnh Thiện Thủ già
nua vụng dại như con trẻ, Linh mơ mộng được in sách, Hoè có vẻ hơn những
con người trong nhà tù nhưng lại bị tình yêu vây hãm và vẫn phải bám sự
sống còn. Võ Phiến đã cho người đọc thấy sự ưu thời mẫn thế của ông!
Các
truyện trong hai tập đầu Võ Phiến lấy đề tài và chất liệu trong những
biến cố chính trị xã hội tác giả từng sống qua, chứng kiến, kể cả việc
đấu tố, lao tù. Từng thủ thế, từng "biết" sống với một kẻ thù cực kỳ
nguy hiểm, khi đặt bút viết, Võ Phiến đã cho thấy có một cái nhìn thông
suốt, có "bùa chú" đàng hoàng. Những
cảnh đời quá khứ gần, những nhân vật và tình tiết được đào sâu, tỉ mỉ
và nhà văn thường lộ nụ cười hóm hỉnh, tỏ lộ một số đặc điểm của địa
phương, rất địa phương, một địa phương "mới" cho văn học Việt Nam cho
đến đó. Các tác phẩm sau này của Võ Phiến sẽ xác nhận thêm địa phương
tính này của ông với đủ chi tiết và cách nhìn. Đặc điểm này ông liên tục
bận tâm, qua mỗi lời nói, nhân vật và khung cảnh câu chuyện, và qua
nhiều tác phẩm nếu không muốn nói là hầu hết.
Vì an sinh của miền Nam
cộng hòa, nơi tập hợp mới là những viên gạch không thể thiếu trong hoàn
cảnh. Nhiều biến cố dồn dập đến từ miền Bắc như Cải cách ruộng đất, như
vụ án Nhân văn giai phẩm (3-1956, nhưng 1-1960 mới xử) xuất từ
chiến dịch Trăm hoa đua nở ở Trung quốc, và cả từ thế giới như biến cố
tân bí thư đảng Liên xô Khruschev tố khổ Staline, rồi dân chúng Budapest
(Hung Gia Lợi) theo làn gió "xét lại" nổi dậy tháng 10-1956 bị chiến xa
Liên xô đè bẹp một tháng sau đó: bức màn sắt buông xuống một phần nhân
loại. Quách Thoại giương cao ngọn cờ dân chủ :
"Đến lúc phải tỉnh thức
(...) Hỡi các lực lượng dân chủ
Chúng ta phải gây lại sức mạnh hùng cường
Vì độc tài thì vô lượng
Âm mưu, lý thuyết, tổ chức, thủ đoạn
Hành động thì dã man vô lường
Ôi chao! đau thương không thể tưởng
Hỡi các lực lượng dân chủ
Hãy thận trọng đoàn kết và dũng mãnh bước lên đường"
(Hỡi Các Lực Lượng Dân Chủ)
Doãn Quốc Sỹ thì dứt khoát vai trò của người trí thức, đề cao dân tộc tính và tình người khi còn có thể. Tháng 10-1956, tạp chí Sáng Tạo ra mắt. Trong bài “Sài Gòn, Thủ Đô Văn Hóa” mở đầu, Mai Thảo đã mạnh mẽ lên tiếng: "Sài
Gòn, thủ đô văn hóa Việt Nam. Không phải là một danh từ, một câu nói
suông nhạt. (...) Sài Gòn đã đứng vào vị trí, đã nhận nhiệm vụ mình, sau
khi Hà Nội đã từ bỏ nhiệm vụ của Hà Nội. Lửa văn hóa vượt tuyến đã sáng
lên ở đây hôm nay. Sự tê liệt, sự hủy diệt, sự đổ ngã một nơi nào đẩy
những sức sống trẻ mạnh về Sài Gòn, hợp làm một với những sức sống trẻ,
mạnh sẵn có. Thành phố hòn ngọc của châu Á, tinh hoa của đất nước - đã
chứa đựng cái sắc thái của một mảnh đất màu, trên đó đua nở những cỏ hoa
tươi tốt của một mùa văn hóa, mà những thành tích, kết quả cụ thể đang
được thu lượm dần dần, đang được sắp thành biểu đồ hệ thống" (Sáng Tạo,
1, 10-1956, tr. 1 &2). Khẳng định của Mai Thảo là một diễn dịch
khác của một cơ cấu xã hội và chính trị bị-động, phải đối phó tức thời
với kẻ thù. Đảng Cần Lao được tổ chức như cơ cấu của kẻ thù, đòi hỏi hy
sinh và một lòng, một mục đích. Với những phương tiện tương đương. Sáng Tạo không đi ra ngoài quỹ đạo đó! (Về lý thuyết và hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ, tổ chức đảng phái như đảng Cần Lao là đúng ).
Như
Mai Thảo đã viết, "những cỏ hoa tươi tốt của một mùa văn hóa (...)
thành tích, kết quả đang được thu lượm dần dần, đang được sắp thành biểu
đồ hệ thống", trong đó có Võ Phiến với Chữ Tình, Người Tù rồi Mưa Đêm Cuối Năm. Tập Mưa Đêm Cuối Năm
do nhà Tự Do xuất bản ở Sài Gòn năm 1958, được giải thưởng Văn chương
toàn quốc 1959-1960 đã xác định vị trí của ông đối với người đọc lúc bấy
giờ.
Miền Nam
đến cuối thập niên 50 đã có được những cơ cấu chính trị và xã hội nền
tảng của một chế độ dân sự hiện đại. Nhưng từ năm 1960, đã bắt đầu có
những tiếng nói khác nhịp với chính quyền. Nhóm Caravelle (4-1960), rồi
đảo chính ngày 11-11-1960, rồi hai phi công thả bom dinh Độc lập 2-1962,
những nỗ lực chính trị của một số người của chế độ muốn cứu nền đệ nhất
cộng hòa không kết quả, bàn cờ domino khiến "đồng minh" Hoa Kỳ thiếu
kiên nhẫn muốn đi nước cờ theo ý mình, bèn cấu kết đưa đến đảo chính
1-11-1963, rồi chỉnh lý, biểu dương chính trị, tôn giáo, v.v. Miền Nam
bốc lửa, nếp thanh bình tương đối của thời ngưng chiến sau 1954 dần mất.
Nhà văn cũng như bao người dân khác, bị thời cuộc xáo trộn, phải đối
phó. Sinh hoạt văn hóa cũng bị biến cố thời thế ảnh hưởng, và ảnh hưởng
nặng nề. Những Sáng Tạo, Hiện Đại, Thể Kỷ Hai Mươi, ... đề xướng văn nghệ "hôm nay" thì sau 1960, những tạp chí Văn Nghệ, Văn Học, Nghệ Thuật, Văn, v.v. đã "hiện đại" mạnh mẽ hơn! Rồi sự góp mặt của một thế hệ nhà văn trẻ hơn như Lê Tất Điều (Khởi Hành, 1961), Nguyễn Đình Toàn (Chị Em Hải, 1961), Dương Nghiễm Mậu (Cũng Đành, Gia Tài Người Mẹ,
xuất bản cùng năm 1963). Người hiểu biết sẽ thấy khi chế độ đệ nhất
cộng hòa bị lật đổ, chống Cộng sẽ hết còn dễ dàng. Và một tuổi trẻ năng
động trong hành trình trí thức và tâm cảm, nhiều khắc khoải, ưu tư,
nhưng họ lại có thể không cùng kinh nghiệm kháng chiến hay chống Cộng.
Vẫn
tiếp tục chống độc tài, áp bức nhưng khởi từ cuộc sống mới của thập
niên 60, Võ Phiến sẽ đi sâu vào những phân tích tâm lý và con người phổ
quát qua con người của quê hương Bình Định của ông. Năm 1959, ông vào ở
hẳn Sài Gòn, xuất bản Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà, v.v.
Đến Đêm Xuân Trăng Sáng, xuất bản năm 1961, tập truyện ngắn đồ sộ về số trang (370 trang, sau tách thành hai cuốn ĐXTS và Về Một Xóm Quê
khi tái bản), Võ Phiến được người đọc nhìn như một tác giả điêu luyện,
có tính chất "thời đại" với những phân tích tâm hồn và quan sát con
người rất tinh tế. Nhân vật của ông thêm sức mạnh và "bản lĩnh"! Đêm
Xuân Trăng Sáng gồm 8 truyện ngắn Lẽ Sống, Tâm Hồn, Anh Em, Đêm Xuân
Trăng Sáng, Thị Thành, Thác Đổ Sau Nhà, Về Một Xóm Quê, Tuổi Thơ Đã Mất
đến với người đọc như một đảm bảo văn tài của tác giả Võ Phiến. Nhìn
chung, qua các truyện ngắn này, Võ Phiến chứng tỏ tài quan sát và phân
tích tâm lý con người, tận cùng sâu thẳm của con người, tài xây dựng
nhân vật vừa điển hình vừa đặc thù. Các nhân vật sống
động với bề mặt diện mạo cử chỉ và bề sâu tâm tình xúc tích. Họ là
những người dân quê, là những ông phó lý, chủ tịch Liên Việt, những quân
nhân hay ông tướng Hùng Sơn hoang đường.
Võ
Phiến, một cây viết mới và "khác", ông chẻ sợi tóc làm tư, viết những
chuyện như "cái chạy loanh quanh của một con kiến vàng trên cái tay đầy
những sợi lông măng của nàng", hay truyện một anh cán bộ bị "phục viện"
vì sốt rét ngã nước. Nằm một chỗ tình cờ anh nhìn thấy một hạt thóc
vương vãi đã nẩy mầm và cái lá non nhỏ đã nhú đang bay phe phẩy. Trong
truyện Băn Khoăn, con người kháng chiến cũ ngồi ôn lại "quãng đời đầy
buồn thảm, gớm ghiếc" vừa qua đó của mình. Nơi kháng chiến, những cán bộ
ở rừng như Lung (MĐCN) đạo đức khả nghi, đời sống sinh lý quá phóng
túng, bất thường. Thác Đổ Sau Nhà là một kết cuộc tự nhiên của Hạnh bỏ
chồng vì anh đã bị vong thân chỉ nghĩ đến lợi dụng! Đêm Xuân Trăng Sáng
là một tập truyện ngắn đúng nghĩa, xúc tích về bề dày, về nghệ thuật
viết của tác giả. Cái tinh tế từ ba tập truyện đã xuất bản nay thành cay
chua tàn nhẫn hơn. Chủ nghĩa hoài nghi trở nên thường trực hơn qua các
dòng chữ. Như S.A. Kierkegard từng sống vớị ám ảnh trọn đời theo đuổi,
Võ Phiến không muốn tin để khỏi mất mát, cứ hoài nghi để tiến xa trí
thức, nhất là chống những sự thật chủ quan đóng khuôn. Con người hiện
hữu là cái cớ để tương phản, đau khổ và lo âu tự do hoành hành. Cứ bi
quan thì sẽ khỏi bị cuộc đời chơi phổng tay trên. Võ Phiến, con người
từng nếm mùi tù cộng sản, từng nếm những tranh luận hơn thua liên hệ đến
sự sống còn mà không là những tranh luận trí thức suông! Võ Phiến đã
nhìn thấy rõ tâm hồn của con người, ít ra là qua những nhân vật quen
thuộc của ông, ông đã thấy cả những bế tắc và phức tạp của cuộc đời.
Nhân vật Thảo chẳng hạn ngoại tình thường trực dù luôn tự kết án là
"Bậy! Bậy vô số!".
Tâm
sự tha hương bắt đầu rõ nét. "Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
Nhưng quả rằng xóm quê tôi tầm thường chẳng phải là nơi linh địa. Cho
đến những điền dâu bể cũng tầm thường nhạt nhẽo, chẳng thành chuyện ra
hồn. Chỉ nghe một cái gì buồn rả rích từng giọt từng giọt của trận mưa
dai dẳng kéo dài, kéo dài qua ... qua cái gì? Qua suốt mười mấy năm dài
chưa dứt sao? (VMXQ. Một số truyện ngắn trong tập này như Anh Em, Tuổi
Thơ Đã Mất đưa người đọc vào một thế giới hoang đường rùng rợn. Trong
Tuổi Thơ Đã Mất, nhân vật Bành mới bốn mươi hai tuổi đời đã khoác hình
dong già nua mà lại đầy mặc cảm ám ảnh về sự héo hắt của mình. Con ma
quấy rầy đeo đuổi có thể là chính ông ta, ma sẽ cho ông lại xúc giác và
sống lại dĩ vãng với người yêu và tuổi thơ. Truyện Anh Em gây khiếp hãi
về một thế giới hoang đường mơ hồ, qua một ngôi nhà ma và thời buổi
chiến tranh, trong khung cảnh tình cảm anh em họ. Ma quỷ đến quấy nhiễu
gia đình người chú đang gặp vận đen, khiến quên cả lo cho con cái. Con
ma phải chăng vẫn tiếp tục khấy phá tâm sự nhân vật "tôi" như "một bàn
tay thóc mách từ dĩ vãng đưa về", dai dẳng, qua cái cảm giác "rêm rêm"
"như còn rung đến da thịt" và trong trí tưởng, "hình ảnh một cổ tay
trắng tròn" của em Hạnh?
Giã Từ
(1962) là truyện dài đầu tay của Võ Phiến. Nhân vật "tôi" muốn dứt
khoát với quá khứ, đã chôn sâu quá khứ trong lòng đất quê hương, thị xã
Qui-Nhơn, để bỏ đi đến một nơi thật xa làm lại cuộc đời. Một
bữa tiệc chia tay, có nhiều người bạn và có ông Ba Thê Đồng Thời. Câu
chuyện xoay quanh ông Ba Thê Đồng Thời, gia đình với vợ ông ta, hai
thằng con tên Toàn và Phong và đứa con gái tên Loan. Ba Thê Đồng Thời
choán hết chỗ. Ông này cũng như ông bác Đại Cuộc cùng giỏi nói dai nói
nhiều, từng hoạt động cho phía bên kia. "Tôi" ẩn khuất nhưng đẩy đưa câu
chuyện. Giã từ quê hương, "tôi" đi lính vì Loan, người yêu, đi làm cứu
thương, ra chốn trận mạc, lại gặp Toàn con ông Ba Thê Đồng Thời về sau
chết trận. Rồi các con ông Ba Thê Đồng Thời mỗi người một ngả, Loan bồng
con theo chồng tập kết, vợ Toàn chắp nối với một hàng binh Lê-dương,
Phong làm kẻ cướp giật. "Tôi" hóa ra trơ trọi, trở về sống với những
người già cũ quen xưa: ông bác già và (lại) vợ chồng Ba Thê Đồng Thời,
suốt ngày cứ rỉ rả chuyện quê nhà và cuộc đời. Ông bác Đại Cuộc về già
hay lẫn, vui như trẻ nít, quên cả quá khứ. Chị Toàn biệt tăm bên Áo quê
chồng - "thêm một người nữa trong bọn dứt khoát giã từ quá khứ"."Tôi
nhìn từng vết thương trên cây cối, từng dấu tích tàn phá sửa đổi trong
vườn cố đoán ra những hoạt động xảy ra trong những năm tôi vắng mặt,
lòng bùi ngùi". "Tôi" chán họ, những kẻ cũ già hoặc "bỏ đi", muốn sống
một giai đoạn mới, thoát khỏi "thời buổi bây giờ"! "Quá khứ của chúng
tôi gầy đi nhiều quá" Thôi đành phải giã từ! "Tôi tưởng như mình cũng
đang cúi hôn trên cái dĩ vãng gồm toàn những chuyện đau lòng ngớ ngẩn.
Vừa hôn vừa ngạc nhiên không hiểu tại sao mình làm như thế". Năm 1959,
Võ Phiến cũng đã giã từ Qui Nhơn vào sống ở thủ đô.
Thương Hoài Ngàn Năm
(1962) gồm 3 truyện ngắn với khung cảnh làng quê An Quí : Thương Hoài
Ngàn Năm, Viết Thư Buổi Trưa, Đến Khi Ma Chết. Chuyện những con người
bình thường, tầm thường là khác, nhưng họ sống những thảm kịch lớn và
những đời sống nội tâm sôi nổi. Thương Hoài Ngàn Năm kể chuyện yêu đương
không bình thường của Bạch, có lẽ vì nàng là đứa con thật của ông bà
Nghĩa trong khi ba cô chị của nàng là con do lang chạ của bà mẹ với ông
lý trưởng. Viết Thư Buổi Trưa là chuyện tình sôi nỗi qua thư từ hơn là
qua gặp gỡ. Đến Khi Ma Chết thì chính con ma chuông cũng muốn yên mà
không được, sau khi đã quyết theo vợ chồng Hải Thọ lên chốn thị thành để
quấy phá trả thù.
Ở
những năm đầu thập niên 60 này, Võ Phiến đã thành công bắt người đọc
theo ông vào những ngõ ngoắt của nội tâm con người, những chỗ u ẩn nhất.
Bằng những chi tiết cuộc đời, những mảng tâm linh huyền hoặc. Bằng khả
năng biểu tỏ những cảm thức của mình trước sự vật và biến cố. Bằng tính
bi quan như cố hữu của mình. Bằng cách đả động đa phần đến những khía
cạnh hoặc sự việc tiêu cực, tầm thường.
Thư Nhà
(1963) gồm những chuyện mà "hình ảnh những nhân vật rầu rĩ lố lăng,
không hứa hẹn một vinh dự gì cho chỗ quê hương (LTN), nhưng thêm một lần
tác giả trải bầy tình yêu quê hương làng An Quí của ông cũng như thị xã
Qui Nhơn hình thù như "hình quả tim rất xinh" - nơi ông trãi qua tuổi
học sinh. Truyện thứ nhất, Ngày Xuân Êm Đềm, tả đời sống ở thị xã Qui
nhơn, chuyện những người láng giềng thân thiết. Những tình cảm quê mùa
nhưng tha thiết, hội nhập. Một cuộc sống địa phương, ngày nay khó tìm
thấy. "Nghe kỹ mà xem. Vui biết chừng nào, tiếng nước rụng từng giọt rả
rích". Đến Thư Nhà là chuyện Qui Nhơn và Sài Gòn : dĩ vãng, cũ, xưa. Ở
trong ni lạc lõng nhớ ngoài tê xa lắc, qua những lá thư trao đổi, lòng
yêu quê hương làng mạc thắm thiết, đã đi mà không xa vì xa mà chưa chắc
đã "lẫm liệt"!
Lại
Thư Nhà đặc sắc hơn cả, "mắm cua chua" được dùng làm đầu câu chuyện để
tác giả viết về quê hương Bình Định, xoay quanh anh nông dân Bốn Thôi
người xấu trai nhưng có đến sáu đời vợ trong đó bốn bà bỏ nhà trốn đi vì
ông bất lực về sinh lý. Chị Lộc người vợ thứ hai có tài làm mắm cua
chua, chị chịu đựng cảnh có chồng như không, nhưng chị chết sớm vì mụn
nhọt độc trên mặt. Người vợ cuối thì chịu ở chung nhưng ngoại tình và có
con với người khác. Tác giả tả chị Lộc "Trên thân người nở nang ấy, mọi
hình nét đều có vẻ rộng rãi, dịu dàng. Ngững tầm mắt lên một thân người
như thế người ta cảm thấy một cảm tưởng yên ổn trong tâm trí. Mặc dù
khoảng ngực của chị có thể mở rộng và đầy, người nhìn thấy không hề bị
khích động mà chỉ cảm thấy một thích thú thoải mái như là nghỉ ngơi.
Trong âm thanh của tiếng nói, trong cái ngước mặt chậm chạp mà chắc chắn
không ngập ngừng có một vẻ gì vừa hiền dịu vừa nhẫn nại, vừa vững chải
vừa ổn định..."
Một
người nữ dịu dàng hiền lành hiếm hoi, có thể đem lại hạnh phúc cho bất
cứ người đàn ông nào, thương chồng dù bất lực, khiến anh Bốn Thôi "lần
hồi tin cậy ở cuộc sống". Tình vợ chồng - dù sao đi nữa- càng rõ nét hơn
khi chị Lộc chết , anh Bốn Thôi đã đêm hôm khuya khoắc vác cuốc đi thăm
nước ngoài đồng, nhìn con đom đóm bay lập lòe rồi "gõ ngón tay vào cán
cuốc kêu loong coong" mà hát ngêu ngao nho nhỏ một mình hiu quạnh - anh
là người vẫn hay lẫn trốn cô đơn với thói vặt lông mũi như một cách
"lặng lẽ tự xóa mình", cũng là lúc anh có thể mơ mộng triền miên.
Rồi
chiến tranh, anh Bốn Thôi tầm thường trở thành biểu tượng. "Trong đời
anh đã trầy lên trật xuống, nhục nhã nhiều phen vì vợ con, rốt cuộc là
để gầy ra cái tập thể nhỏ bé trong đó anh cảm thấy yên tâm không cần
biết đến cuộc sống mênh mông. Thế rồi mãi anh ta vẫn không được yên.
Ngót hai mươi năm trời rồi, gần như hồi nào anh cũng cầm vũ khí trong
tay; anh né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn
roi của bên nọ... và anh cũng lại đánh trả nữa. Và nét mặt anh thì lúc
nào tuồng như cũng rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc..."
Trời, làm sao anh Bốn Thôi ở ngoài cuộc chiến được, một cuộc chiến tranh
ác ôn, mà ác ôn nhất vẫn là ở chốn nhà quê! "Vậy mà hoạt động của anh
đã làm ra tình hình của xứ sở (...) Ở khắp các nơi trên thế giới, người
ta theo dõi anh, bàn tán về anh...". Đáng chớ, vì Bốn Thôi chiến đấu và
bị thương. Võ Phiến mỉa mai cay độc thời đại của ông, cuộc sống của ông:
"Mà như vậy mới phải chứ, việc anh làm là nằm trong khuôn khổ cuộc
tranh chấp giữa những lý thuyết lớn lao và cao đẹp mà (...) Thời kỳ này
quan trọng. Công việc của những người như Bốn Thôi có ảnh hưởng tới mai
sau. Nói một cách văn hoa, anh ta đang làm lịch sử đấy chứ; lâu nay anh
ta vẫn rầu rầu làm ra lịch sử với một vẻ hững hờ, nhẫn nại". Võ Phiến
tiếc rẻ một người Nho học như ông tú Từ Lâm uống cà phê theo cách uống
trà: "Trông hai bên Đông Tây gặp nhau tình cờ ở nơi cái già nua lẩm cẩm,
ở những ngày tàn rất tiêu điều của ông tú Từ Lâm, người ta nghĩ thà
rằng nó đừng gặp gỡ nhau lại hơn". Một Khổng Ất Kỷ (Lỗ Tấn) Việt Nam tàn
lụi với thời thế, ở đường cùng, hành cử tồi tệ đến đáng thương hại! Võ
Phiến còn đi xa hơn nữa, nghi
ngờ cả cuộc đời, đạo lý, thấy Bốn Thôi phải nuôi lũ con ngoại tình của
bà vợ thứ sáu, ông phán "Không hẳn là vui vẻ sung sướng", và khi thấy vợ
Bốn Thôi đi ăn hàng nhưng chối là đi xin nước bún về cho con: "Kỳ thực
ai cũng biết chị đã mất rất nhiều tiền lúc vào lò bún, mà không phải để
uống nước cho khỏe. Bởi nước bún chẳng ai bán bao giờ".
Đấy là thế giới của "bà tôi", của kỷ niệm, của thế giới lờ mờ của dĩ vãng, của thế giới "mọi lần". Tập Thư Nhà
chấm dứt trong bi quan, chậm chán, có cười thì cũng đắng cay: "Chiều
vẫn còn mưa nữa trời. Những con én chiều bay lẻ đã lặn mất vào bóng
tối". Đêm, bóng tối, cũng như mưa, những cơn mưa dài ngắn, được Võ Phiến
liên tục dùng đến khi viết cũng như những ám ảnh và tâm sự của kẻ tha
hương bàng bạc trong nhiều tác phẩm của ông. Thôn làng An Quí và thị xã
Qui nhơn, những nơi tác giả đã sống, trải dài trong nhiều tác phẩm của
ông, truyện, tiểu thuyết cũng như tạp bút.
Cho đến khi Võ Phiến xuất bản Thư Nhà,
miền Nam thanh bình, Võ Phiến bằng lòng với chế độ chính trị và xã hội,
do đó ông hăng say về văn hóa, làm văn chương, đưa vào tác phẩm mình
"một" sứ mạng văn chương nào đó; tuy nhiên không ồn ào như các nhà văn
nghệ thuộc nhóm Sáng Tạo và Quan Điểm! Từ đầu thập niên
60, Võ Phiến đã chứng tỏ văn chương trưởng thành, tinh tế và điêu luyện.
Và cũng từ thời gian này, ông nghiên cứu các trào lưu văn nghệ hiện đại
mới ở các nước Âu Mỹ, cả Nga Sô; ông viết Tiểu Thuyết Hiện Đại (1963) và dịch nhiều tác phẩm hiện đại trong số có truyện của S. Sweig, .. với
bút hiệu Tràng Thiên cũng như mở nhà xuất bản Thời Mới. Và người đọc
chứng kiến một Võ Phiến mới, rõ nét hơn. Nếu tìm ảnh hưởng của việc
nghiên cứu này vào nghệ thuật viết của ông thì chỉ thấy ông phân tích
tâm lý kỹ hơn, quá kỹ là khác và bi quan dai dẵng hơn. Cò thể nói khó
tìm thấy những tâm tình, cảnh vật và nhân vật hiện sinh trong tác phẩm
của ông, khác với nhiều nhà văn đồng thời. Lối tả tỉ mỉ "lẩm cẩm" những
vật tầm thường có thể hiểu như lối tả của Jean-Paul Sartre trong Buồn
Nôn (La Nausée), thật ra gần với tâm tính con người Bình Định của ông
hơn! Ông có bi quan, lạnh lùng nhưng thực chất tha thiết, có hậu, không
như nhiều nhà văn theo khuynh hướng "tiểu thuyết mới" hay hiện sinh.
Những năm cuối thập niên 60, Võ Phiến có hai ám ảnh: một văn chương và
một thời đại. Về văn chương, ông ngưng viết truyện ngắn, xoay qua viết
tùy bút hoặc nặng tùy bút như Ảo Ảnh, Phù Thế, Thư Nhà. Về thế sự, ông
viết những nhận định về xã hội, văn hóa mà ông gọi là "tạp bút" (Tạp Bút
1,2,3).
Một Mình
(1965) là tiểu thuyết được viết vào năm 1963 nhưng xuất bản 2 năm sau,
được coi như đánh dấu quặt văn nghiệp Võ Phiến. Khung cảnh địa lý Sài
Gòn thay vì làng An Quí và thị xã Qui Nhơn quen thuộc, và không khí tiểu
thuyết nặng nề khó thở như cuộc sống của Hữu, nhân vật chính. Con người
trở thành đối tượng của ngòi bút Võ Phiến. Một con người cuộc đời tầm
thường công chức nhưng sống xa lạ một phần như anh chàng Grégoire Samsa
trong Métamorphose của F. Kafka, phần khác như anh chàng A. Roquentin
trong La Nausée của Jean-Paul Sartre và Meursault trong L'étranger của
Albert Camus. Những cử động tầm thường của mỗi ngày trong công sở,
những đợt xếp mới xếp cũ. Mỗi cử chỉ, mỗi đồ vật được Hữu gán cho đủ mọi
lý luận và quan sát, nhất là từ những người đàn bà của đời chàng như
Yến, Thúy Mẫn, Cúc, những người yêu công khai và lén lút, như Quỳnh,
người vợ, như Châu, "cô bé", con ông ký Ngà, người bạn già, mà chàng
yêu, cứ tưởng hết yêu rồi có lúc thấy như hãy còn yêu, như Nga, gái đĩ.
Con người cuối cùng ra là bất khả cảm thông, kẻ này là "địa ngục" cho kẻ
kia. Với Nga, Hữu "loay hoay vô ích" tìm cách "xông vào cuộc sống của
kẻ khác. Dù nỗ lực thế nào chàng vẫn loanh quanh bên ngoài, trong sự
lạnh nhạt. May lắm, là trong một thái độ lạnh nhạt ôn tồn, phải chăng,
như của Nga đối với chàng (...) Nàng vẫn dễ dãi, buông thả, tử tế - mà
dửng dưng, hờ hững, lãnh đạm, bất khả xâm phạm, bất khả kích động. Nàng
vẫn cứ nguyên vẹn (...) nguyên vẹn mãi như nàng là khoảng không". Nhưng
hình như trong trí tưởng, khi tâm hồn Hữu hạnh phúc, hân hoan thì chàng
cũng đã cảm nghiệm rõ sự cảm thông "giữa chàng và người và cảnh xung
quanh có một cảm thông tin cậy, có một hòa đồng khắng khít". Những giây
phút ấy không nhiều, nhất khi chàng đã ra đời và bắt đầu bệnh hoạn, yếu
đuối. "... bây giờ thì chàng tha hồ quấy động... vẫn không có tiếng vang
dội nào. Lạnh lùng, im ỉm. Giữa chàng và bên ngoài, và người chung
quanh, chỉ còn có những liên hệ vụ lợi, thực tế, cần thiết". Nhiều đồ
vật ngày nhỏ, hột mụn nặn được ở vành tai, vết thẹo nơi xương bả vai cô
đĩ, v.v. với Hữu, đều là "những kỷ niệm thân thiết lạ lùng"! Chàng, một
con người quen "lặng lẽ chuẩn bị chu đáo", quen "thiết tha đeo dính vào
cuộc sống, không chịu lỏng tay buông rời"! Một mình và cái tôi đáng sợ
như câu nói của Jean Cau mà tác giả trích ở đầu tiểu thuyết : "Je suis
seul et j'ai peur de moi. De moi! De moi!".
Đến giai đoạn cuối của thập niên 60, thời của trực diện, có các tạp chí Đất Nước (11-1967), Tin Văn (6-1966), Đối Diện (7-1969), Trình Bày, Vấn Đề, Tiếng Nói,
v.v. Nguy cơ đang đến với miền Nam khi chiến tranh đang lún sâu vào bế
tắc và thất bại với một đồng minh ngày càng lộ thâm ý dùng miền Nam như
một con cờ tráo bán. Võ Phiến chuyển sang viết nhiều tạp bút và tùy bút
nghiêng hẳn về chính trị và cộng tác với đài Mẹ Việt Nam. Xã hội đang
thay đổi nhiều, văn hóa đang mất giá trị, Võ Phiến phải lên tiếng. Nhà
văn và giới trí thức hoang mang, bối rối trong một cuộc sống buồn vì
chiến tranh triền miên không lối thoát, không khí buồn thảm của những
cái chết, người dân ở thôn quê phải bỏ làng mạc chạy lên đô thị hoặc vào
các trại tị nạn. Rồi đồng đô la của đồng minh tràn ngập xã hội miền Nam
khiến đời sống và văn hóa phải đảo lộn, xáo trộn. Không lối thoát, mất
tự tin. Thảm kịch của con người trí thức đứng trước con đường một chiều,
không U-turn, cũng không thể chạy trốn thực tại, sai trái với "thiên
chức" của mình.
Đàn Ông
(1966): Thế giới đàn ông qua những người đàn bà Lê, Thục. Thường trực
bị "sự đè nặng của cá tính đàn ông lên cuộc đời mình", chị Lê bỏ Qui
Nhơn theo chồng tên Khảo, vào sống ở Sài Gòn, rồi có thai với nhân tình,
rồi cặp với nhân ngãi khác. Chị luôn bị đàn ông ám ảnh; những cử chỉ
thân mật hay một chi tiết nhỏ nhặt trên thân thể một người đàn ông cũng
làm cho chị lo trước một chân trời mới và định mệnh của mình. Biết phải
mất cuộc sống tự chủ nhưng lại thích bị khuất phục, thu hút. Cuối cùng
vì quá tin cậy và thụ động trước số mệnh, vả lại thường bị dĩ vãng ám
ảnh, chị rơi vào tay "vụng về" của ông tú Từ Lâm người làng chị cũng tìm
vào đô thành. Chị bị ông làm "chuyện không đẹp, đáng giận" như bao đàn
ông khác cuối cùng đều đi đến đó, nhưng ông tú già và dở, "không có gì
cả, không có được chút gì... Sự cố gắng thất bại, cố gắng để tạo một mối
liên quan gần gũi thực sự với kẻ khác". Thục, bạn giang hồ của chị Lê
thì khác, vì đàn ông, Thục tự tử nhiều lần, tự tử như xúc máy vì sau mỗi
lần, nàng như sống lại. "Đàn ông có thất bại chăng chỉ là sự nghiệp đổ
vỡ, danh dự lem luốc: bề ngoài cả. Còn họ (đàn bà), mỗi lần họ thất bại
là mỗi lần con người họ bị tổn thương, tâm hồn họ ê chề đau đớn; thân
xác họ bị xúc phạm tới chỗ kín đáo nhất, thâm thiết nhất, trọn vẹn hồn
và xác họ bị mất mát". Thân phận đấy chăng?
Ảo Ảnh
(1967) gồm 7 bản văn được tác giả gọi là "đoản văn". Xem Sách lướt qua
cuộc đời của một thi sĩ già với những chi tiết tầm thường của cuộc đời
như mất người yêu, bút chiến nhưng tác giả đã ngừng lại lâu ở nơi "an
tâm" của nhà thơ bên tủ sách. Khắc khoải trong một không gian lạnh lẽo
nhưng có những cái mờ nhạt nhất của sự sống, gây phấn khởi nơi con người
. "Giã từ cái dạ non của mẹ để ra ngoài đời, con người vẫn luôn luôn mơ
hồ nhớ về cái quê hương nguyên thủy của mình, nơi mình đã trải qua một
thời cô đơn trong ấp ủ ấm áp. Một nghệ sĩ già, thỉnh thoảng ngắm nghía
mấy nhúm tóc bạc óng ánh như cước của mình, cần được ngắm nghía trong
khung cảnh an toàn như thế chứ. Một nghệ sĩ già không vợ, không con,
không còn cha mẹ, không còn liên hệ nào với làng quê của mình nữa. Một
nghệ sĩ già sau ba mươi năm vất vả với nghững cảm nghĩ của chính mình,
những đòi hỏi của kỹ thuật thể hiện, những khen chê của đời... Gian
phòng, hãy tối lại một chút cho gần với cái ấm cúng trong lòng mẹ thủa
nào...".
Người
Chồng Bất Thường vì hình như thừa hưởng tính của tổ tiên hay nghen
tương quá độ, ghen có thể vũ phu khiến gia đình tan vỡ. Thảm kịch qua
người vợ, bỏ chồng xong lại thấy cuộc đời mình mất ổn định. "Những cái
tát ấy làm cho tôi thấy trên đời có một ý chí xác quyết không phân vân.
Ngày nào còn sống bên chàng, bên cạnh sự hung tợn dữ dội lôi cuốn của
chàng tôi có cảm tưởng thế giới quanh tôi có vẻ vững vàng ổn cố. Bao giờ
chàng cũng đi quá mức một chút, thật đáng tiếc. Phải chi chàng đừng
chém, đừng có ý định giết tôi, tôi sẽ vui lòng ở mãi với chàng". Vì "Sự
đe dọa của một ý chí, không đáng lo hãi bằng sự đe dọa của trống rỗng,
của cái khoảng không, không chiều hướng, không ý chí trước mặt mình". Võ
Phiến đã hiểu tâm lý những bà vợ bị chồng đánh nhưng vẫn vui sống bên
cạnh! Truyện Cái Còn Lại là một đào sâu quá khứ và vô thức, để tìm thấy
và nhận chân những cái vụn vặt rườm rà tạo thành sự sống và nó thường
nằm lẫn lộn đâu đó tưởng đã khuất trong khi có thể là ngọn đèn vàng cạch
tầm thường, khuất lấp trong cái thường nhật vô danh như thế, vẫn sáng
đâu đó nơi chàng suốt ba mươi năm". Nhưng tác giả đang triết lý "vụn"
bỗng vội vàng nói đến những chuyện quan trọng của đời người : "Bây giờ
là ba mươi năm sau ... bây giờ mẹ chàng đã qua đời trên mười lăm năm,
tóc trên đầu chàng, mười phần bạc đến bảy tám... sau khi chàng có người
vợ thứ hai, người này gian díu với một thằng bạn khiến chàng nhúng tay
vào một vụ sát nhân". Năm Ba Lá Thư là những lá thư tình được hờ hững
đọc lại, như cuộc đời buồn bã, không ý nghĩa. Truyện Ế Ị đưa
người đọc đến với thế giới âm thanh lạc lõng một buổi trưa trong xóm
nơi đô thị vốn ồn ào. Đó là tiếng rao mơ hồ, "giọng của một người xẩm,
trong trẻo... Nó cất lên giữa khu phố như tiếng con chiền chiện ngoài
đồng nọ. Cả hai đều làm cho trời thêm xanh, nắng thêm sáng, mây bạc
phiêu phiêu thêm cao". Tiếng rao khiến anh công chức tên Đỗ cảm động và
đồng thời nhớ đến sự thoải mái tươi mát của làng quê xưa, quá khứ đang
"tiếp tục sống trong lòng hiện tại". Nhưng theo tác giả, "chờ đợi tiếng
rao ngân nga nọ, như là đang vuốt ve một ảo tưởng thanh bình". Truyện
Hội An khoác vẻ vừa nghiên cứu vừa triết lý, cũng là một khởi điểm để
con người lắng nghe tiếng thở dài của thời gian và những xao xuyến của
thời đại. Đoản văn cuối, Giọt Cà
Phê, gây nơi người đọc nhiều cảm xúc tột cùng. Chỗ ngồi nhìn phin cà
phê nhỏ giọt là "chỗ u cốc ẩn cư tư tưởng của người đô thị". Và những
giọt cà phê "rụng chậm" như là cái cớ để "chàng" nhớ dĩ vãng và cả những
điều "nhảm nhí". Marcel Proust "đi tìm lại thời gian đã mất" khởi từ
mẩu bánh quả bàng (madeleine) thời tuổi nhỏ. "Chàng" ở đây, từ những
giọt cà phê chảy chậm nhớ lại những kỷ niệm, cả cuộc đời và cậu Bảy nghệ
sĩ hay "nói" Vân Tiên, khiến chàng dù không sợ chạm trán với cái chết
đã đi đến kết luận không thể "ghét bỏ cuộc đời này (...) Đó là chỗ nhược
căn bản của con người (...) Mai sau khi chàng đã nằm kỹ dưới ba tất
đất, áo quan lâu ngày - dù là thứ áo quan tốt của cửa tiệm danh tiếng
bên kia lề đường - sẽ mục rã, chàng nằm yên tiếc rằng từ ngày chàng rời
mặt đất sự chuyển biến trong thân thể chỉ xảy ra có một chiều, ngày mai
mềm đến hai môi, ngày kia sập mất cái mũi... Cứ thế. Chán quá đi mất.
Suốt mùa khô ráo thời gian dài bất tận, không có bình minh, hoàng hôn,
không có đêm ngày, không có gì nhắc nhở đến cuộc sống trên kia. Thế
nhưng khi mùa mưa đến thì khác. Nước mưa thấm vào đất, âm thầm len lỏi
qua nhiều lớp đất, như qua một cái phin vĩ đại. Cuối cùng đến mặt áo
quan, nó dừng một chút, lưỡng lự, ngập ngừng, thăm dò. Nhưng áo quan đã
mục: nó được phép. Bèn có những giọt nhỏ xuống: một giọt bên phải, một
giọt bên trái, một giọt... Thôi, đúng rồi! đúng vào cái nơi trước kia
vốn là trái tim của chàng". Ý thức sáng suốt lẫn với hoang mang đau đớn
của thân phận làm người. Như vậy ở cuối tập Ảo Ảnh, Võ Phiến tỏ lộ lòng
tha thiết yêu thương con người, vì tình yêu đó mà ông đã không bỏ qua
những chi tiết dù nhỏ nhặt của cuộc đời, những kỷ niệm dù kỳ quặc của
kiếp người. Giọt cà phê mà lại soi sáng thấy rõ cái kiếp người!
Với Phù Thế
(1969), Võ Phiến đi sâu chuyện thế sự và thể văn tùy bút mà xa lần thể
truyện ngắn hay tiểu thuyết thông thường. Những đoản văn xen lẫn những
suy tư miên man về những vấn đề hôm nay, về cuộc đời bị động, mơ tỉnh
trộn lẫn với quá khứ và những hy vọng, chờ đợi cho ngày mai. Trong Một
Ngày Để Tùy Nghi là suy nghĩ từ những tiếng động của chiến tranh và mưa
rơi không dứt. Lúc Dừng Nghỉ khởi từ cuộc đời quay cuồng cũng phố xá ồ
ào và chiến tranh, đưa tư duy đến những quan hệ với người khác, quan hệ
như một ám ảnh thường trực. Một Chỗ Thật Tịch Mịch cần đến để lắng nghe
cuộc đời đang tàn tạ, cái tàn tạ cũng là để dĩ vãng vùng lên, để những
khắc khoải của tâm hồn day dứt. Thao thức trong vắng vẻ, một trực diện
với mình "không nồng nàn". Không tha nhân, mà vật thì vô tri, xa vời!
Nụ
cười dí dỏm, lối nói duyên dáng và con mắt tinh tế chính trị của nhà
văn Võ Phiến buổi đầu văn chương, đến đầu thập niên 60 đã biến thành cay
chua một cách sáng suốt và hài hước hậu ý giáo dục như Socrate ngày xưa
khi bị chế độ xử án đã dám "làm hỏng" thanh thiếu niên. Sáng suốt nhìn
thẳng, nói thẳng, đối đầu với vấn đề trước mặt, đi tới cùng tinh túy của
sự thật. Từ châm chọc, bông lơn đưa đến bi quan tột độ chuyện thế sự,
nhưng mà một bi quan có văn hóa, thâm trầm, không lộ liễu. Năm 1968, sau
vụ tấn công tết Mậu Thân, ông viết hai bài tạp bút gây chú ý : Bắt Trẻ
Đồng Xanh cảnh cáo hiểm họa kẻ thù vì nhu cầu chiến tranh sẽ bắt cóc trẻ
con trong Nam đưa ra Bắc huấn luyện rồi gửi trả về chiến trường miền
Nam. Bài Tiếng Cú cảnh giác cách giải quyết chiến tranh của miền Nam
sẽ đến từ áp lực và công luận mệt mỏi. Cộng sản với Võ Phiến là một ám
ảnh đời, một kinh nghiệm sống chết của riêng ông và vì thế ông biết là
thảm họa chung.
Võ
Phiến muốn thuyết phục bằng lý luận và chi tiết của sự việc hơn là bằng
tuyên truyền và khẩu hiệu của các chính trị gia. Thâm trầm, tinh tế
nhưng bi quan và hoài nghi thường trực, đồng thời đôi khi cũng từ bi,
khoan dung với kẻ thấp và khinh miệt, uy dũng, lãnh cảm với kẻ cao. Và
đến một lúc nào đó không thể đồng lõa với chính quyền - ông là một công
chức cao cấp, ông đã lên tiếng : ngày 5-3-1969, cùng một trăm văn nghệ
sĩ khác, ông đã ký kiến nghị yêu cầu chính phủ bãi bỏ chế độ kiểm duyệt
đối với ngành xuất bản. Hậu quả ông đã bị bãi chức chánh-sự-vụ ở bộ
Thông Tin. Võ Phiến, một nhà văn không tai tiếng, cần mẫn với văn
chương, một công chức gần trọn đời, một giám khảo các Giải thưởng văn
nghệ toàn quốc và hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục trước và sau đó.
Lên tiếng vì Võ Phiến nghi ngờ cái tuyệt đối, tuyệt mỹ. Cái đẹp đối với
ông là những cái bình thường. Võ Phiến tiêu biểu cho con người bất mãn,
với những kẻ tàn độc trong kháng chiến, trong cuộc sống; tóm, ông bất
mãn với thực tại. Anh Bốn Thôi tầm thường, xấu trai, bất lực sinh lý,
chỉ mong có được một cuộc sống bình thường mà không được, anh không theo
thời, cuối cùng anh vẫn bị lôi kéo, cho nhập cuộc, nhập phe! Thao thức,
ước vọng, hay Võ Phiến góp tiếng nói trách nhiệm của mình! Trong một
hoàn cảnh bi đát, đã trễ!
Đọc
Võ Phiến không dễ, vì đọc ông không phải để cho qua thì giờ. Đọc xong
thường người đọc bàng hoàng, nghi ngờ, có thể ý thức mệt mỏi, lo hơn,
dằn vặt hơn: những cuộc đời quê mùa, những kẻ bình thường nhưng sao phải
khốn cùng, khắc khoải? Nhân vật của Võ Phiến là những con người cục
mịch, quê mùa, với những cái tên gợi hình như chị Bốn Chìa Vôi, anh Bốn
Thôi, Ba Càng Cua, Ấm Sứt, Hai Mỏ Gẫy, Tư Huệ Héo, gợi cảm như ông tú Từ
Lâm, anh Nam Hà, Thập Tam,... Họ, nhiều người nét mặt "rầu rầu, nguội
lạnh như một người ngoại cuộc", một rầu rầu bình thản hoặc rầu rầu vì
lạc loài, phải sống âm thầm nhưng tâm hồn thì sôi sục đây khắc khoải,
khát vọng thường cũng rất bình thường, có khi là một nỗi cô đơn hiu hắt,
có khi là những mất quân bình đáng thương hại. Họ sống cho kỳ vọng của
mẹ cha hoặc sống vì người khác. Võ Phiến không dựng những nhân vật lạc
quan hoặc có cuộc sống hạnh phúc từ đầu đến cuối. Không chiến tranh thì
cũng ai đó trong gia đình dòng họ xóm làng làm rối cuộc đời lặng lẽ. Mà
cái lặng lẽ này cũng đầy nghi ngờ vì ngầm chứa những oán thù, nợ nần,
truân chuyên... chỉ đợi lúc bùng vỡ. Làm người dân thường như những nông
dân của Võ Phiến cũng không dễ, mà những nông dân cục mịch đó cũng ngày
càng biến dạng trong văn chương Việt Nam và ở ngoài đời họ cũng đô thị
hóa tại chỗ với TV, ca nhạc, vật dụng thường nhật và y phục. Nhưng tâm
hồn họ ? Trong tình cảnh lưu vong của nhiều người Việt hiện nay, nhất là
lưu vong dứt khoát không ỡm ờ, đọc chuyện nông dân của Võ Phiến lại
càng thấm thía hơn, một thâm thía trong bất lực, như một dĩ vãng đã quá
tầm tay với!
Cái
bi quan của Võ Phiến, cái không khí buồn tột cùng hay bất lực trong tác
phẩm ông, như đã lây đến thế hệ viết văn trẻ hơn ông như Dương Nghiễm
Mậu, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Ngọc Tuấn, Trần Thị NgH., v.v. Ở hải ngoại
sau 1975, Võ Phiến sẽ đẩy cái bi quan khi nhẹ khi mạnh thời trong nước
thành một loại bi quan bi đát, ông cười cợt cả số mệnh mà hình như ông
cũng ở trong cái đối tượng cười cợt đó. Và bảo thủ như chưa từng! Ở
đường cùng, tối tăm, bơ vơ, bức tường đã chắn, như thân phận thật sự
"lưu dày". Quá đau khổ chăng, tuyệt vọng chăng ?
Phải
chi Võ Phiến tiếp tục dùng tài điêu luyện tâm linh và bén nhậy để viết
về con người hôm nay ở những năm cuối một thế kỷ, khi mà âm khí nặng nề
và tâm linh thể hiện dưới nhiều hình thức và ảnh hưởng nhiều đến người
Việt nhất là ở hải ngoại! Những chị Lộc, chị Lê, Hữu, Khảo, anh Bốn
Thôi, ông tú Từ Lâm, ... cũng nhiều mà những Trần Hùng, Trần Kỳ Vỹ,
Phùng Văn Nước, Hoàng Gia Lộc, bác Đại Cuộc, ... cũng không thiếu! Nhưng
đa số nay mặc đồ lớn, thắt cà-vạt, lái xe hơi, mà nếu có lâm vào tình
trạng như chị Lộc cũng đã có trả lời sẵn của ... xã hội ! Võ Phiến là
một nhân chứng của thời ông và là một nhân chứng can đảm và bi quan.
v.v../.
9-9-1998
VƯƠNG NGỌC LONG BIÊN KHẢO
TÌNH MẸ QUA BÀI THƠ ĐƯỜNG
DU TỬ NGÂM
Sưu Khảo của Hải Đà - Vương Ngọc Long
Thế
giới của Đường Thi là một thế giới siêu thoát, không bến bờ, bát ngát,
triền miên và vô tận. Thời Đường đã đưa Đường Thi lên đến tuyệt đỉnh của
nền thi ca nhân loại. Vì là tinh-hoa của nền văn hóa Trung Quốc , Đường
thi đã làm rạng danh Đời Đường. Bộ Toàn Đường Thi soạn thảo vào đời
Thanh gồm khoảng 900 tập, với gần 2900 thi sĩ đã sáng tác khoảng ngót
50,000 bài thơ, đó là chưa kể số lớn những bài thơ chưa thu góp lại
được. Thơ Đường rất phong phú :tả tình, tả cảnh, nói lên cái khí hạo
nhiên của con người, cái đạo Trung-Hiếu-Nhân-Nghĩa làm đầu .Thơ Đường
chia ra nhiều thể loại và đa dạng, nội dung khác nhau: những bài thơ
thời chinh chiến tả cảnh biên thùy, nỗi lòng người lính thú xa nhà,
những bài thơ tả cảnh đồng quê dân dã, bốn mùa xuân hạ thu đông, những
thú tiêu khiển thiên nhiên, hưởng nhàn, đọc sách, ngâm vịnh, câu cá, du
thuyền, những bàithơ phơi bày thảm trạng chua xót của xã hội, những bài
siêu trần thoát tục, hệ lụy nhân sinh v.v...không sao kể xiết.
Tuy thế-giới Đường Thi lớn lao và đồ sộ như vậy nhưng chỉ có một số ít ỏi những bài thơ Đường ca tụng nghĩa Mẹ ơn Cha. Bài thơ Du Tử Ngâm là một bông hoa hiếm hoi đã vươn mình khoe sắc rực rỡ trong khu rừng Đường Thi trùng trùng điệp điệp.
DU TỬ NGÂM
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
Mạnh Giao
KHÚC NGÂM CHO ĐỨA CON ĐI XA
( DU TỬ NGÂM do Hải Đà dịch )
Bài 1 :
Tay Mẹ hiền se chỉ
Khâu áo người đi xa
Chắt chiu từng sợi kỹ
Sợ con lâu về nhà
Lòng cỏ nào đáp nổi
Nắng ba xuân đậm đa
Bài 2:
Mẹ ngồi se chỉ trên tay
Chắt chiu áo mỏng, đợi ngày con đi
Đường khâu mũi vá chi li
Băn khoăn lo lắng con đi lâu về
Hỏi rằng tấc cỏ lòng quê
Ba Xuân nắng ấm đền bù được chăng ?
ĐÔI DÒNG VỀ THI-SĨ MẠNH GIAO (751-814)
Thi-sĩ Mạnh Giao sống vào thời Trung Đường (cùng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Gia Đảo, Thường Kiến, Thôi Hộ...) MạnhGiao tự là Đông Dã, sinh quán tại Vũ-Khang, Hồ-Châu (nay là huyện Vũ-Khang, tỉnh Chiết-Giang). Công danh khá lận đận, đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ được tiến sĩ và năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện úy Lật Dương (tỉnh Giang-Tô), một chức quan nhỏ mà ông không màng tha thiết. Cảnh nhà nghèo túng quẫn, cuộc đời không lấy gì vui, nên thơ của ông thường châm biếm chê bai giới quý-tộc quan liêu, lột tả nỗi niềm ta oán của giới trí-thức không gặp thời như cảnh ngộ của ông, hoặc nỗi bất công của những người dân nghèo lao-động tay lấm chân bùn. Tác phẩm của ông còn lưu truyền cho hậu thế là "Mạnh Đông Dã" gồm 2 tập thơ . Thơ của ông gồm khoảng hơn bốn trăm bài nhạc phủ và cổ thi. Ông rất thận trọng, cân nhắc trong việc lựa chọn chữ nghĩa, ý từ, làm nhiều bài thơ rất khúc chiết, sâu sắc, khó hiểu. Bài thơ Du-Tử-Ngâm của ông là một ngoại lệ, là một bài thơ hay với lời lẽ giản-dị, chân thật và dễ hiểu. Hàn Dũ đã mô tả tài năng về thơ của Mạnh Giao như là con ngựa bất kham, thông suốt kim cổ.
CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ DU TỬ NGÂM:
Với một ý thức hệ nho gia phong kiến, lấy "trung-hiếu" làm đầu, dựa trên nền tảng triết-lý nhân sinh đại chúng và đạo-lý cương thường xã hội, trong một chế-độ quân-chủ về chính trị và phụ quyền về xã-hội, tại sao rất it những bài thơ Đường ca tụng Tình Mẹ?
Phải chăng những nhà thơ Đường, trong cái sĩ-khí của nhà Nho, ngày đêm dùi mài kinh sử để mong đến ngày thi đỗ ra làm quan, thực hiện cái hoài bão "kinh bang tế thế, trị quốc an-dân..." hoặc nếu không thành-đạt như ý, họ bất lực chán nản buông xuôi và tự ẩn dật chìm mình trong tư-tưởng vô vi, hướng về những đề tài thiên nhiên, sơn thủy điền viên, với tư tưởng "lạc thiên tri mệnh" (vui trời biết mệnh).
Phải chăng họ đã mang mặc cảm ngại phơi bầy những tình cảm gia đình mật thiết riêng tư, những xúc động chân thành như tình mẹ, vì bị ràng buộc bởi quan niệm nghiệt ngã trọng nam khinh nữ,tam tòng tứ đức đè nặng trong xã hội hủ tục phong kiến, sợ người đời gán cho là kẻ yếu đuối, hèn nhác không phải là bậc đại-trượng-phu trong thiên hạ?
Hình
ảnh người phụ nữ trong xã hội đó phải chăng chỉ là những chiếc bóng âm
thầm, tủi nhục, mang cái thân phận bèo bọt chồng chúa vợ tôi, có nhiệm
vụ tôi mọi nô bộc, chỉ biết đầu tắt mặt tối làm việc và không được chia
sẻ cái chân lý căn bản của lẽ sống gia-đình: hạnh phúc và tình yêu. Thật
là thảm thương khi ta mường tượng đến hình ảnh của người phụ nữ, một
người Mẹ, một người vợ trong cái xã hội quan- liêu bất công đó:
Loạn bồng vi mấn, bố vi cân
Hiểu đạp Hàn sơn tự phụ tân (Bạch Cư Dị)Dịch:
Tóc tua cỏ dại rối bù
Dung nhan tàn tạ, khăn thô che đầu
Nắng mưa sương gió dãi dầu
Đầu non nặng gánh củi sầu thế gian (Hải Đà dịch)
Nói
đến sự đề cao người phụ nữ hay vinh danh người Mẹ trong Đường Thi, thì
ai ai cũng phải nhắc đến bài thơ DU TỬ NGÂM. Đó là bài thơ với những lời
lẽ chân tình, giản dị, là những tiếng lòng tỏa ra những âm vang huyền
diệu, những nỗi niềm tha thiết dễ làm rung động người đọc, vì đó là
nhừng lời lẽ phát xuất tự một con tim chân thật, bộc trực của một người
con rất có hiếu, nhà tuy nghèo nhưng đã được Mẹ, hy sinh, tần tảo, dãi
dầu nắng sương , chăm lo, nuôi nấng cho đến khi thành tài, dù rất muộn
màng mãi đến năm 50 tuổi, cái tuổi tri thiên mệnh mới được bổ làm quan.
Khi được làm quan , ông đã nghĩ ngay đến Mẹ già ở quê và vội vàng đón Mẹ
về chung sống với ông. Tác giả đã sáng tác bài thơ "Du Tử Ngâm" khi đón
Mẹ lên Lật Dương (Nghênh Mẫu Lật Dương tác, như lời chú giải của ông).
Bài thơ có nội dung ngắn gọn, nhưng mỗi từ ngữ trong thơ rất dạt dào,
súc tích, tạo một sự truyền cảm mãnh liệt đến người đọc. Chỉ nhìn những
công việc nho nhỏ thôi, những sợi chỉ trên tay của bà mẹ già, những giây
phút thầm lặng, cúi đầu chăm chú từng đường kim, múi chỉ để, may, khâu,
vá áo cho con, chờ ngày con lên đường đi xa.
Qua bao dặm trường ngăn cách, trắc trở, qua bao cạm bẫy nguy hiểm của đường đời, Mẹ biết bao giờ con trở lại? Đợi ngày vinh qui bái tổ quá xa vời vợi trong trí tưởng của người Mẹ. Cái gì để gửi gắm cho con? Tấm áo khoác trên mình con trên khắp nẻo đường lãng du, dù ở một bến bờ nào đều mang tâm tình ấp ủ, khăng khít của lòng Mẹ. Lòng Mẹ thương con như sông rộng, biển đầy, mênh mang, bát ngát. Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược? và người con có đền đáp lại được gì mà người Mẹ đã cho ? Cái tâm tình nầy đã trải rộng trong hai câu thơ kết:
"Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy?"
Ai
có thể nói rằng tấc lòng của cỏ non đền đáp được ánh sáng của ba tháng
mùa Xuân nắng ấm? Đứa con là "tấc lòng của cỏ", còn Mẹ hiền là "nắng ấm
của ba tháng mùa xuân" khi mà những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá,
đã phả hơi ấm, làm đâm chồi nẩy lộc những cọng cỏ co ro, ủ rũ, tàn héo,
nằm rạp mình trong những ngày đông lạnh lẽo, u ám. Cỏ cũng như những
cánh én không tạo dựng một mùa xuân, không đem lại nắng ấm mùa Xuân,
nhưng chính những tia nắng ấm đó từ lòng Mẹ đã làm cỏ thắm tươi, xanh
ngát để hãnh diện khoe màu cùng vũ trụ. Chính Lòng Mẹ đã hy sinh cho
con, muốn cho con nên người, công thành danh toại hầu nở mày nở mặt với
thiên hạ.
Bài thơ Du Tử Ngâm đúng là một tuyệt tác diễn tả được lòng mẹ bao la, đã xuất phát tự con tim, đáy lòng như sự nhận xét của Tô-Thức "Thi tùng phế phủ xuất, xuất thiếp sầu phế phủ" (bài thơ xuất phát từ ruột gan, tâm can mà ra, và đã làm gan ruột phải bồi hồi xao xuyến).
Những điệp tự như "mật mật phùng " (mật = dầy, nhặt, gần, khít / phùng =may) đã đối lại với "trì trì quy" (trì = chậm, trễ, muộn, lâu / quy =về) tạo nên những giai điệu rất hài hoà, âm thanh tình mật thiết quyện vào nhau, đã diễn tả được những gì khăng khít nhất, những khắc khoải lo lắng bồi hồi của người mẹ, sợ con đi xa lâu trở về, trên bước đường viễn du không một bàn tay săn sóc, Mẹ chỉ mong sao cho manh áo được dầy, kín, để đủ sưởi ấm thân con trẻ trên bước đường tha phương lưu lạc.
Bài thơ với từ ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng đã diễn đạt được cái tận cùng của một bản sắc dân tộc, một cội nguồn của nhân bản: Tình Mẹ, của một đời dầm mưa dãi nắng, của những chuỗi ngày triền miên, cay đắng, chịu đựng, và đợi chờ, khi những đứa con của Mẹ, phải làm "du tử" ra đi thời chinh chiến..., không hẹn ngày trở về ...
"Mẹ buồn thắp lửa hư vô,
Năm canh khắc khoải sững sờ đợi con"
để mà
"Đêm đêm trên cánh đồng khô,
Đôi tay vô vọng mẹ quờ trăng mơ" (Mẹ Trầm Luân , Thơ Hải Đà)
Hai câu cuối của bài thơ "Du Tử Ngâm" đã đi vào văn học Trung Quốc, đã tạo ra những thành ngữ trong tự điển Hán-Học như:
"Thốn thảo tâm"= tấc lòng nhỏ ví như tấc cỏ, lòng con hiếu thảo với cha mẹ
"Thốn thảo tâm bi" = tấc lòng của con thương cha mẹ
"Thốn thảo xuân huy" = Tấc cỏ và ánh sáng mùa xuân. Xin đem tấm lòng của con ví như một tấc cỏ mà báo đáp công ơn cha mẹ ví như ánh hồng của ba tháng mùa xuân.
"Xuân Huyên" = công cha nghĩa mẹ như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê,
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao.
Xuân huyên lo sợ xiết bao,
Quá ra khi đến thế nào mà hay ! "
hoặc :
"Xuân huyên nhớ thuở đời tàn
Mẹ ta dầu dãi tảo tần nuôi con
Cha già cải tạo đầu non,
Giao thừa mắt mẹ lệ mòn phương nao"
(Nhắn Hỏi Xuân Đài, thơ Hải Đà)
Chuyện Kiều đã đề cập đến chữ Hiếu rất nhiều, hiếu thảo với cha mẹ là việc con cái luôn mong ước được báo đền :
"Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu , bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành".
Nguyễn
Du cũng đã mượn hai câu thơ cuối của bài Du Tử Ngâm để diễn tả nỗi lòng
tha thiết muốn báo hiếu cha mẹ, đền ơn sinh thành của người hiếu nữ
Thúy Kiều dù phải chịu đựng bao nhục nhằn đau khổ:
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
CHIẾC ÁO và TÌNH MẸ TRONG THI-CA VIỆT-NAM
Nghĩ
đến chiếc áo do chính bàn tay mẹ may, chắc chắn bạn sẽ thích thú những
câu thơ sau đây, tuy bình dị, giản đơn, không cao xa cầu kỳ, nhưng
"trong mắt con Mẹ là tất cả", và còn là hình tượng của những chắt chiu,
nhân hậu, chân thành, là những cảm xúc thân quen nhất, là những nét đẹp
vĩnh hằng, của một trái tim đã rung lên muôn ngàn cung bậc, giữa khung
đời xao động, trong khu vườn thơ ấu hồn nhiên và vô tư thuở nào. Hãy
nghe những lời bộc bạch chân tình gửi gắm của đứa con lưu lạc xứ người:
xưa u mọi tối ngày
Làm rách cái áo, mẹ may cả tuần
Mẹ chong đèn vá, rưng rưng:
Trặc tay hay có bầm sưng chỗ nào?"
(MẸ, trong thi phẩm Mời Em Lên Ngựa của nhà thơ Luân Hoán)
Hãy mường tượng hình ảnh của "Mẹ Thường Hằng" giữa đêm dài hiu hắt, bên ngọn đèn khuya vàng vọt leo lắt, ngoài khung cửa là những cành cây khô xương xẩu, trơ trụi lá, bóng đêm bao trùm, khung trời lạnh lẽo ảm đạm, sụt sùi những hạt mưa ngâu tháng bảy.... Đó là hình ảnh của nụ hoa ân tình, của hương thơm từ lượng, của ánh sáng bao dung, của biểu tượng chân tâm và thực tánh:
Ngọn đèn dầu trên chiếc máy may cũ
Má còng lưng xem đường chỉ mũi kim
Ngoài trời khuya nghe thằn lằn chắt lưỡi
Bóng má trên vách như bóng bà tiên!
(Mừng Tuổi Má Bảy Mươi, thi-nhạc-phẩm Mẹ Thường Hằng của nhà nhơ Nghiêu Minh)
Cũng
bàn về Chiếc Áo do chính bàn tay Mẹ may, khâu, vá, làm tôi chợt nhớ đến
bài thơ ÁO CŨ của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (Lưu Quang Vũ là người bạn đời
của cố nữ-sĩ Xuân Quỳnh, nổi tiếng với bài thơ phổ nhạc"Thuyền và Biển)
Bài Thơ ÁO CŨ (làm năm 15 tuổi -1963)
Bài Thơ ÁO CŨ (làm năm 15 tuổi -1963)
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay
Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua....."
(thơ Lưu-Quang-Vũ)
Và nữ-sĩ Xuân Quỳnh đã xúc cảm với tình Mẹ Con bao la của Quang Vũ , thổn thức nói lên lòng mình:
"Phải đâu Mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn Mẹ suốt đời chưa xong "
Nói
về "huyền thoại" của Tình Mẹ, đã có quá nhiều ngôn từ để diễn tả, và
thật là đơn sơ, giản dị, bóng Mẹ đã khởi đầu từ ánh lửa than hồng, bếp
củi khi một ngày chạng vạng mặt trời chưa tỉnh giấc; bóng Mẹ là những
buổi trưa hè buồn ru tiếng võng; Mẹ ru biển, ru sông, ru núi, ru trời,
ru con chập chửng vào đời. Bóng Mẹ là những đêm dài oi bức, vò võ năm
canh thức đủ năm canh, là "miệng ru mắt nhỏ hai hàng, nuôi con khôn lớn
mẹ càng thêm lo". Mẹ là trái tim diệu ảo, ngọt ngào như ngọn lúa say,
mênh mang chiều ru tiếng sáo, chân tình như cỏ như cây :
Mẹ tôi tóc trắng bạc phơ
Chiều chiều tựa cửa đón chờ tin con
Bao năm lòng mẹ héo hon
Thương con vất vả, long đong tháng ngày"
(Lời Ru Của Mẹ, Thơ Vũ Hối)
Mẹ
thân cò lặn lội nắng mưa, gánh nặng vai gầy sương gió, lưng còng lam lũ
nhọc nhằn. Mẹ là bóng tre già phủ mái đầu xanh, là bàn tay xoa dịu
những hôm trái gió trở trời, là trái tim chan chứa tình người, hy sinh,
chịu đựng, một món quà cho đi mà chẳng bao giờ đòi lại. Món quà vô giá
đó chính là chiếc áo "Du tử thân thượng y" của Mẹ cho con những ngày dãi
nắng, dầm mưa, những đêm đi gió về sương.... Và trong những đường kim
múi chỉ đó đã xen kẻ những khắc khoải, bồn chồn, ăn ngủ không yên, phấp
phỏm đợi chờ tin con ở nơi đèo heo hút gió, chốn biên thùy rừng sâu nước
độc, để bảo vệ quê hương muôn vàn yêu dấu:
Đây chiếc áo năm canh mẹ thức
Múi đan dầy ... ấm ngực con thơ
Đêm đêm giấc ngủ vật vờ
Con ơi Mẹ sợ đến giờ ....con đi
...Con ra đi, hề, mẹ nhớ mong
Con thành công, hề, lòng mẹ vui
Rừng phong lá rụng cát vùi
Núi xương lửa bốc con ngồi sao đang?
Mẹ tiễn con đi một dặm đàng
Không mong con đạt cảnh giầu sang
Công tâm con giữ khi hành sự
Mới tránh cho đời đổ máu xương
..... Con ra đi, hề, mẹ nhớ thương
Con thương Mẹ, hề, con buông cương
Anh hùng vó ngựa thênh thang
Dù khi chiếu đất màn sương cũng cười
Tiễn con rót chén ly bôi
Uống đi, nhớ Mẹ, nhớ lời sắt son...
(Lời Mẹ Hiền, thơ Thanh Phượng, trong thi-phẩm Vương Tơ)
Hình
ảnh của người Mẹ Việt Nam chịu đựng trong cuộc chiến tranh tương tàn
chẳng có một ngôn từ nào để diễn tả đúng mức cái bứt rứt quằn quại the
thắt nội tâm, cái đau đớn thống khổ đè nén tâm linh, trong cảnh khói lửa
triền miên ly loạn, giữa tang thương đổ nát điêu tàn, những ngày tháng
thê lương hoang vắng ảm đạm, khi những người con du tử của Mẹ ra đi bảo
vệ giải giang sơn gấm vóc, có thể là những cánh chim bạt gió bay đi
không hẹn ngày về.... Hình ảnh gươm dao xô xát, súng nổ bom rền, chốn
biên cương trắc trở, nơi trận mạc điên cuồng, đã hình tạo những dòng
suối lệ chua chát, ngậm ngùi vẫn chảy hoài chảy mãi trong đôi mắt Mẹ
hiền.
"Mẹ như ánh mắt trăng rằm,
Lệ từ bi chảy trăm năm chẳng mòn..."
Cuộc
chiến đó đã trĩu nặng trên đôi vai cơ cầu của Mẹ, đã khắc nhiều vết hằn
thâm sâu trên trán Mẹ, và Mẹ phải chua xót, đau đớn nhìn hình ảnh những
đứa con Mẹ sau cuộc chiến:
"Con què, con quặt, con mù.
Con gông, con xích, con tù mục xương.
Con câm, con điếc bên đàng.
Con thân trâu ngựa, con tàn ma trơi "
và
không phải chỉ những đứa con của Mẹ thôi đâu và còn là hình ảnh của
những người Cha thương tâm của con Mẹ nữa. Chúng ta hãy chiêm vọng bóng
hình một người mẹ cô phụ ngồi đan áo sau cuộc chiến:
Ngày đông mang gió lạnh về
Mẹ ngồi đan áo bên hè lá rơi
Ngày đông chất ngất mây trời
Mẹ ra gom lá cho mồi lửa lên
Ngày đông mưa nhỏ hàng hiên
Mẹ mang thùng hứng cho quên nỗi sầu
Mẹ làm mọi việc - cha đâu?
-Cha con tù ngục rừng sâu mịt mù!
(Ngày Đông, thơ Hoàng Minh Hùng)
Và
chẳng có gì đổi được Tình Mẹ bao la trăm suối nghìn sông, dầu chỉ là
một nụ cười nho nhỏ, mộc mạc, đơn sơ trên môi Mẹ hiền, như một nhà thơ
đã hoài vọng thiết tha:
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười....
(Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười Thơ Trần Trung Đạo)
và
trong bầu trời thiên thu đó là những cay đắng, nghiệt ngã trải dài oằn
lưng Mẹ, là những khô héo trên đôi tay gầy guộc, những vết nhăn trên
trán giữa chợ đời gió bụi, những tàn phai ghi dấu thời gian chịu đựng
trên mái đầu phơ phơ bạc, những vết hằn nhẫn nhục trên gò má nhăn nheo,
trầu nhai móm mém ....ù ơ võng đời....Trong phồn hoa sôi động, Mẹ như
lời kinh khuya giữa dòng đời u muội,
"Hồn Mẹ lúa trổ bông,
Mái tranh đồng xanh biếc,
Trúc họa tình phương Đông.
Lòng Mẹ sân thóc rộng,
Khói lam chiều tỏa hương,
Sáo diều vương sáo trúc,
Chim hót cội cương thường."
Mẹ
là dáng dấp của Quê Hương nghìn trùng yêu dấu, là mãnh đất màu mỡ cho
hạt Nhân gieo vãi và nẩy mầm xanh bác ái, là những chứa chan ký ức rưng
rưng gọi về....
Buổi chiều gió thổi qua vườn mía
Mẹ đứng sau nhà, mắt đỏ hoe
Gió đuổi chạy dài trên sóng lá
Dòng đời nặng nghiến cuối hàng tre
Đã biết bao người không trở lại
Nên vườn mía ấy lắm bi thương
Đêm đêm trăng giải trên hàng mía
Nhạc dế ru buồn lạt tiếng sương...
(thơ Giang-Hữu-Tuyên Vườn Mía trong thi-phẩm Trời Mưa Đi Phát Báo)
Mẹ
là bóng mát của dòng sông trí tưởng ngọt ngào và êm ái. Bơi lợi giữa
dòng sông sữa Mẹ đó, trong sóng nước bập bềnh của quê nghèo, là những kỷ
niệm thơ ấu vàng như mơ, sẽ trở nên chua xót và nghẹn ngào, chẳng bao
giờ phai nhòa trong ký-ức của một người con mất Mẹ
Gió gào và gió lặng thinh
Chia cùng con Mẹ trong im lặng này
Áo con mảnh vá còn đây
Còn mang hơi ấm bàn tay Mẹ luồn
....................................................
Vọng về như tiếng thì thào
Cố quên mà vẫn nao nao trong lòng
Đưa Mẹ con đưa trên sông
Thuyền trôi mấy dặm tới dòng chia ly
Quan tài áp má con tì
Tìm hơi hướng Mẹ - Mẹ đi sao đành
Trời xanh vẫn một màu xanh
Sông kia cũng xót chòng chành thuyền trao"
(thơ Trần-Thanh-Quang "Đưa Mẹ Qua Sông")
Khi
Mẹ đã vĩnh viễn từ bỏ cái cuộc đời ô trọc, giả tạm, phù phiếm nầy để đi
về cõi hư vô, vào một thế giới khác không còn hận thù, oán ghét, giả
dối chia rẽ, và đố kỵ, gia tài Mẹ để lại cho con không là của cải ngọc
ngà châu báu ngàn cân, không là những danh cao tước trọng bổng lộc tràn
đầy, mà Mẹ đã để lại cho con một món quà cao quí: đó là một bông hoa từ
ái, một tấm lòng vô ngã, một tâm hồn vị tha, một tình thương yêu dân tộc
và quê hương nồng nàn, thắm thiết. Món quà đó là hành trang theo chân
những người con tha-phương ở khắp chân trời góc bể.
"Khi xưa Mẹ dặn con rằng,
Quê người tráng lệ đâu bằng quê con,
Con đi mắt mẹ mỏi mòn,
Trông con chim nhỏ có còn nhớ Quê ? "
Hãy nghe một người con "du tử " nơi đất khách hoài vọng hình ảnh của bà mẹ già thân thương một thuở nào :
Quạnh vắng giờ đây bên bờ đất khách
Con lạnh lùng nhìn trăng sáng Tầm dương
Con xót xa sao đất trời cô tịch
Cõi lòng con che dấu suốt mùa đông
Hai mươi năm tròn chưa thăm mồ Mẹ
Lời trăn trối còn văng vẳng bên tai
Cỏ úa màu ướp thơm mùi Áo Mẹ
Nỗi vong niên con điên đảo cơn say....
(Tâm Tình Với Me của Trang-Thúy-Quỳnh )
DU TỬ NGÂM VỚI những dịch giả muôn phương
1- Bản dịch của Lương Thúc Ký :
Mảnh áo thân con trẻ
Đường kim tay mẹ già
Con đi mẹ may kỹ
Kẻo nữa lâu về nhà
Tấc cỏ dưới bóng xuân
Báo đáp đâu đặng mà
2-Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu:
Áo ấy thân con mặc
Chỉ này tay mẹ khâu
Con đi mẹ nhíp kỹ
Mẹ sợ con về lâu....
Ai rằng lòng tấc cỏ
Đền được ánh xuân đâu !
3-Bản dịch của Khương Hữu Dụng:
Sợi chỉ trên tay mẹ
Tấm áo trên mình con
Kịp đi khâu nhặt mũi
Sợ về còn chậm chân
Ai bảo lòng tấc cỏ
Báo được ánh ba xuân ?
4-Bản dịch của Trần Trọng San:
Mẹ hiền sợi chỉ cầm tay
Khâu lên tấm áo trước ngày con đi
Đường kim khăng khít chinh y
Sợ con chậm trễ không về lại ngay
Ai rằng tấc cỏ lòng này
Mà đền đáp nỗi ánh trời ba xuân?
5-Bản dịch của Trần Trọng Kim
Mẹ từ sợi chỉ trong tay
Trên mình du tử áo may vội vàng
Sắp đi mũi chỉ kỹ càng
Sợ con đi đó nhỡ nhàng trễ lâu
Chút lòng tấc cỏ dễ đâu
Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho người
6- Bản dịch của Vương Hồ
Trên tay sợi chỉ mẹ cầm
Thương con áo mỏng âm thầm mẹ may
Đường kim ấp ủ thân nầy
Đi lâu chắc Mẹ quắt quay tháng ngày
Lòng son tấc cỏ có hay
Nắng ba xuân đủ đong đầy ơn sâu?
7-Bản dịch của Đinh Vũ Ngọc:
Mẹ hiền sợi chỉ trên tay
Khâu vào thân áo con ngày ra đi
Chỉ khâu cẩn thận từng li
Ý chừng mẹ sợ con đi quên về
Tấm lòng một tấc cỏ quê
Ánh ba xuân ấy dễ chi báo đền
8- Bản dịch anh ngữ của Jennifer Hsu:
Song of a Roamer
The threads in the hand of a loving mother
The clothes for her son going on a long journey
Tightly stitched before he takes his leave
For fear that he would be late in coming home
How could the heart of a blade of grass ever repay
The warmth that the sun imparts to it in the spring?
8- Bản phỏng dịch anh ngữ:
A Roamer's Song
My benevolent mother
With thread and needle in hand
Mends the garment I have on,
Ere I leave my native land.
More stiches, ere I take leave
To hold the seams firm and fast
As itinerant worker,
To come home I 'd be the last
With what can I repay Ma?
Whatever others may say,
For what she has done for me,
Her, I can never repay!
THAY LỜI KẾT LUẬN:
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan nhưng trái tim của Mẹ mới thật là đệ nhất kỳ quan. Vì trái tim của Mẹ là một thứ kỳ quan sống động linh hoạt. Trong khi các kỳ quan khác đều chết đứng bất động. Đối với kỳ quan nầy chúng ta không cần phải phí công tốn của để tìm kiếm quan chiêm, vì chính kỳ quan tuyệt bích ấy đã ở trong ta từ lúc mới tượng hình, và theo năm tháng kỳ quan nầy lại càng trở nên kỳ ảo, vĩ đại, vô tiền khoáng hậu. (Tình Mẹ của HT Thích-Hộ-Giác)
Và trái tim Mẹ bao dung nhân hậu đó chỉ có bốn ngăn thôi, và bốn ngăn đó là bốn mùa hiu hiu gió, man mác lời mẹ ru con ngủ, thoang thoảng hương thơm của bốn loài thụy thảo: mai, lan, trúc, cúc; là bốn phương trời đau đáu ánh mắt mẹ hiền dõi trông bước chân phiêu bạt của người con du-tử. Bốn ngăn tim đó chứa đầy bốn thể tánh vô- ượng của đất trời : Từ, Bi, Hỉ, Xả. Mẹ phải là một kỳ-quan vô-giá, kỳ-diệu nhất trong vũ-trụ vô thường và hữu hạn nầy...
Thôi hết rồi kỳ quan tuyệt vời nhất
Nơi viễn phương màu nắng cũng hoang sơ
Thành phố buồn từ khi xa vắng Mẹ
Trong lòng con hiu hắt cả trời thơ "
(Thơ Thái-Tú-Hạp "Thành Phố Buồn Từ Khi Xa Vắng Mẹ")
HẢI ĐÀ – VƯƠNG NGỌC LONG
Thơ Phổ Nhạc: Du Tử Ngâm
Thơ phóng tác: Vương Ngọc Long
(Du Tử Ngâm - Mạnh Giao)
Nhạc: Mai Đức Vinh
Đây chiếc áo năm canh dài Mẹ thức
Ngọn đèn khuya hiu hắt suốt đêm trường
Tay gầy guộc, run run luồn kim chỉ
Áo bạc màu nhưng đậm nghĩa yêu thương
Chiếc áo cũ theo đời con phiêu bạt
Trên bước đường giữa mưa nắng vô thường
Từng mũi vá nâng niu lời ru Mẹ
Những đường khâu khe khẽ tiếng yêu thương
Chốn tha phương mà lòng con lệ ứa
Mẹ quê nhà thui thủi giữa đêm sương
Mắt Mẹ đó lung linh ngàn tia sáng
Con lưu vong Mẹ dẫn dắt soi đường
Đây chiếc áo chắt chiu từng sợi chỉ
Múi đan dầy cho ấm ngực đêm đông
Tóc bạc trắng tháng năm chờ mòn mỏi
Con ra đi, con đi, mẹ nhớ mong
Mẹ là đó, là trái tim nhân ái
Đầy hy sinh nhẫn nhục chẳng ngại ngần
Lòng con đây thấm dâng từng tấc cỏ
Biết bao giờ đền đáp nắng ba xuân ?
- 2012 www.nguoivietatlanta.com Email : webmaster@nguoivietatlanta.com
NGUYỄN ĐỨC CUNG * CHỮ HIẾU
CHỮ
HIẾU TRONG
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Nguyễn Đức Cung
Dân
tộc Việt Nam vốn là một dân
tộc thấm nhuần giáo lý Khổng Mạnh từ
những thời kỳ lập quốc cho tới ngày nay.
Nền văn minh nông nghiệp và hệ tư tưởng,
triết lý đến từ phương bắc là Trung
quốc đã cố kết và nhào nặn dân tộc
Việt Nam trong quá trình xây dựng và
phát triển
đất nước mà trong đó gia đình là một
cơ cấu căn bản rất cần thiết cho
sự sống còn của dân tộc qua trường kỳ
lịch sử. Các mối liên hệ tương quan
giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam
đã
được biểu thị qua hệ thống tam
cương, ngũ thường mà sách vở kinh
điển của Nho gia như Luận
ngữ, Mạnh tử,
Đại học, Trung dung hay các kinh Thi, Thư, Lễ,
Nhạc, Xuân thu tuy vốn là
những « sách thánh » của Trung quốc
tự ngàn
xưa nhưng vẫn còn hay nhắc đến, trong đó
chữ hiếu có ảnh
hưởng rất đậm nét trong phong cách hành xử
của người Việt Nam. Tinh thần hiếu
đễ đã hun đúc nên tâm tính hiền
hòa, nhẫn
nhục của người Việt Nam chính là yếu
tố cốt cán giúp cho xã hội bền vững và gia
đình phát triển qua nhiều thế hệ. Bởi
thế, tìm hiểu ý nghĩa của chữ hiếu qua
truyền thống văn hóa Việt Nam
cũng là thiết thực đóng góp chút ít
suy tư với
độc giả nhất là tầng lớp thanh niên
Việt Nam đang ngày càng đạt được
nhiều thành công trong việc ổn định cuộc
sống tại hải ngoại.
I.- TÌM HIỂU
TỪ NGUYÊN CHỮ HIẾU.
Từ nguyên
(étymologie) là nguồn gốc, lịch sử hình
thành và phát
triển của một từ hay một chữ trong
thời gian về trước và hiện tại, chính
là yếu tố giúp cho
người đọc hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó.
Căn cứ theo lục thư
(sáu cách viết chữ Hán của người Trung hoa
gồm có chỉ sự, tượng hình,
hài thanh hay hình thanh, hội ý,
giả tá, chuyển chú)
chữ hiếu
được cấu tạo theo lối hội ý nghĩa là kết
hợp nhiều ý nghĩa của nhiều chữ.
Theo linh mục L.
Wieger, ý nghĩa và kết cấu hình thành của
chữ hiếu (Hsiao, Filial piety)
đã được biện
giải « là điều mà
các con em mắc nợ đối với bậc
trưởng thượng nói chung và đối với
bậc cha mẹ nói riêng, là kẻ phụng sự cha mẹ
rất chí tình, viết một phần gồm chữ lão
(già cả) bỏ bớt nét và gồm với chữ tử (
con) » 1. Linh mục L. Wieger thuộc
Dòng Tên là
một nhà Trung hoa học nổi tiếng trên thế
giới trong nhiều thập niên trước đây
với rất nhiều công trình biên tập giới
thiệu cùng độc giả Tây phương các tác
phẩm kinh điển của nền văn hóa cổ Trung
hoa. Sách vở biên tập của ông đã được
nhiều thế hệ sử dụng trong đó có rất
nhiều tầng lớp độc giả, trí thức và
giáo sư Đại học Việt nam. Ý nghĩa nhà bác
học này muốn nhấn mạnh tới qua chữ hiếu
đó là mối liên
hệ mật thiết giữa lớp người trưởng
thượng và con cháu của họ, một mối quan
hệ hỗ tương rất chặt chẽ trong ý
nghĩa của chính ngôn từ và trong đời sống
thực tế ngoài xã hội.
Một kiến
giải khác được hình thành trong một cuốn
sách
viết về nền văn hóa tâm linh xuất bản
mới đây đã có trình bày rằng
« theo hình tượng chữ hiếu
trên phần đầu
chữ khảo
cha,
dưới chữ tử là người con, giữa có cái
gậy vắt ngang, hiếu là con mũ gậy cha
mẹ. » 2 Ý kiến
giải thích như
vậy cũng có tính cách khả tín. Tuy vậy xem
lại hai
cách giải nghĩa chữ hiếu
thì trong đó các tác giả có phần
nào gượng ép.
Theo linh mục
Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (1891-1979), giáo sư
Hán
văn của Trường Đại Học Văn Khoa
Huế, Sài Gòn và Viện Hán học Huế trước năm
1975, một bậc túc nho cuối cùng của nền Hán
học cổ truyền Việt Nam, thì chữ hiếu được
kết hợp bởi chữ thổ
là đất, nét sổ xiên
từ phải sang trái và
chữ tử
là con, nghĩa chung là
« đứa con chịu nằm xuống đất và
để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh
thì đó là
đứa con có hiếu. » Lối giải thích từ
nguyên của vị giáo sư thâm nho này cũng
có những
nét đặc sắc và gần gũi với nền giáo
dục trẻ con của Việt Nam ngày trước (Thương con cho
roi cho vọt,
ghét con cho ngọt cho bùi), một lối giáo dục
nặng hình thức thương yêu mà trấn áp, răn
đe.
Theo học giả
Thiều Chửu, chữ hiếu
có hai nghĩa : 1.- Thảo, con thờ cha mẹ hết
lòng gọi là hiếu. 2.-
Tục gọi đồ
tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu -
mặc đồ tang (để tang). Thoát hiếu -
chút đồ tang (đoạn tang)
v.v. Sách Hán
Việt Từ Điển của Đào Duy Anh
cũng có những giải thích tương tự.3
II.- MỘT SỐ
Ý NIỆM VỀ CHỮ HIẾU TRONG CÁC TÔN
GIÁO VÀ TRIẾT THUYẾT.
Đất
nước Việt Nam là nơi gặp gỡ của
nhiều tôn giáo như Nho, Phật, Lão (tam giáo
đồng
qui) và về sau với sự góp mặt của Thiên chúa
giáo
cùng với một số tôn giáo có tính
cách địa
phương như Cao đài, Hòa hảo nên có thể
nói
được rằng ảnh hưởng của các tôn
giáo đã đặt những dấu ấn rõ rệt trong nền
văn hóa của dân tộc mà điển hình là
một
số ý niệm của các tôn giáo về vấn đề
chữ hiếu nói chung. Có
thể nói hầu hết mọi tôn giáo và triết
thuyết Á đông đều khuyến khích con cái sống
hiếu thảo đối với cha mẹ, các bậc
trưởng thượng và tinh thần hiếu đễ
có khi được coi là một tập tục sâu sắc,
một tín ngưỡng (hiếu đạo).
1.- Thiên chúa giáo
và vấn đề chữ hiếu :
Giáo lý của Thiên
chúa giáo có điều răn thứ bốn dạy là
« thảo kính cha mẹ ». Trong sách Huấn Ca của Cựu Ước người
ta đã đọc thấy những lời dạy như
sau :
Hỡi các con, hãy nghe
cha đây,
Và làm thế nào
để các con
được cứu độ
Đức Chúa làm cho
người cha
được vẻ vang vì con cái
Cho người mẹ thêm uy quyền
đối với các con.
Ai thờ cha thì bù đắp
lỗi
lầm
Ai kính mẹ thì
tích trữ kho báu
Ai thờ cha sẽ được vui
mừng vì con cái
Khi cầu nguyện họ sẽ
được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được
trường thọ,
Ai vâng lệnh Đức Chúa
sẽ làm cho
mẹ an lòng. 4
Trong
sách Tin Mừng
Thánh Mát-thêu (15, 1-
6) có một đoạn liên
hệ tới đạo hiếu, nói về thái độ
của Đức Kitô đã cảnh cáo lớp người
giả đạo đức thời đại của
Ngài: « Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu
và
mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp
Đức Giê-su và nói rằng : « Sao
môn đệ ông
vi phạm truyền thống của tiền nhân, không
chịu rửa tay khi dùng bữa ? » Người
trả lời : « Còn các ông, tại sao
các ông dựa
vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều
răn của Thiên Chúa ? Quả thế, Thiên Chúa
dạy : Ngươi hãy
thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ,
thì phải bị xử tử. Còn các ông,
các ông lại
bảo : « Ai nói với cha với mẹ
rằng : những gì con có để giúp cha mẹ,
đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì
người ấy không phải thờ cha kính mẹ
nữa ». Như thế, các ông dựa vào truyền
thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên
Chúa... » 5
Ý
nghĩa hiếu thảo và thương yêu
giữa cha mẹ với con cái cũng được Thánh
Phao-lồ nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê : «... Kẻ
làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì
đó là
điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha
mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng
ngã lòng » 6.
Căn
cứ theo các tài liệu lịch sử
hiện nay thì Thiên chúa giáo xuất hiện ở đất
nước Việt Nam vào quảng đầu thế
kỷ XVI. « Theo sách Dã
lục thì tháng 3 năm Nguyên-hòa thứ nhất
(1533)
đời Lê-Trang-Tôn, có người Tây-Dương tên
là
I-nê-Xu lén lút đến xã Ninh-Cường, xã
Quần Anh,
huyện Nam-Châu, và xã Trà-Lũ huyện
Giao-thủy, ngấm
ngầm truyền bá tả đạo Gia-Tô.Thế
là, ít ra, từ đó, đạo Công-giáo
đã được biết ở Nam-Định. »
7
Đạo Công giáo
khi được truyền bá vào Việt Nam cũng
đề cao tinh thần chữ hiếu trong bất cứ
mọi trường hợp của cuộc sống, ngay
cả đến khi cận kề cái chết, nên hoàn toàn
có
khả năng để thích ứng với cá tính
đạo đức của dân Việt Nam và tình huống
xã hội của đất nước chúng ta.
Trong một bài báo
đăng trên Tạp chí Thế
Kỷ 21 số 161 tháng Chín 2002, tác giả
Ngô Nhân Dụng
đã đề cập tới quyển sách của nhà
truyền giáo De La Bissachère xuất bản hồi
đầu thế kỷ 19 (sách in ở Paris năm 1812, tuy
nhiên đã được in ở Luân Đôn từ năm
trước) nhan đề État
Actuel du Tunkin, de la Cochinchine, et des Royaumes de Cambogde, Laos,
et Lac
Tho (Tình trạng đương thời ở xứ
Đàng ngoài, Đàng trong, và các vương
quốc Cam
Bốt, Lào, Lạc Thổ).Giáo sĩ De La Bissachère
đã
sống ở các xứ trên trong 18 năm dưới thời
vua Gia Long. Bài báo của tác
giả Ngô Nhân Dụng có đoạn viết :
« Một
nền tảng của nền đạo lý dân tộc
ở Việt Nam là đạo hiếu, thể hiện qua
tục thờ cúng tổ tiên. De La Bissachère ghi nhận
người Việt Nam thờ cúng tổ tiên và « coi
họ như những người ở trên trời,
những thần linh bậc nhì còn săn sóc và bảo
vệ gia đình họ », và tin rằng « tổ
tiên
lúc sống càng thánh thiện bao nhiêu
thì lúc chết càng có
sức mạnh linh thiêng bấy nhiêu ».
Có lẽ đây là một cách
diễn tả niềm tin về « phúc đức ông
bà » của người Việt. De La Bissachère viết,
« Người già cả được tôn kính với
thái độ giống như trong tôn giáo. »
Ông nhận
xét rằng ngoài chính sách cấm đạo cũa vua
chúa thì
đây là một trở ngại cho việc truyền
đạo Thiên chúa ở Việt Nam, « tục thờ
cúng tổ tiên, việc thờ cúng có vẻ
ngoài như
một tín ngưỡng. Các vị thừa sai thuộc dòng
Tên đã chấp nhận phong tục này, mà họ thấy
không thể cắt lìa phong tục đó khỏi các
dân
tộc này được ;... mà trong các bổn phận
đối với tổ tiên đó, tất cả chỉ là
để tỏ tình thương và lòng tôn kính,
nhưng Rome
không thể chấp nhận ý tưởng khoan dung
đó. » 8. Lập trường của Giáo
hội Roma về sau cũng tỏ ra rất uyển
chuyển không còn cứng ngắc như trước
đây, nhất là sau thời Công Đồng Vatican II,
đối với một số các phong tục Á đông
như việc thờ cúng tổ tiên, vấn đề hôn
phối với người khác tín ngưỡng v.v...
Trước
đây trong thời kỳ đạo Công giáo bị các
chế độ phong kiến bách hại, người ta
đưa ra lý luận rằng theo Công giáo là bỏ
ông bà,
bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ đạo hiếu. Lý
luận đó đã bị thực tế chứng minh trái
ngược lại. Linh mục Nguyễn Văn Thích đã
bày tỏ quan niệm về trung và hiếu của ngài trong
bài viết ngắn và bài thơ sau đây :
Trung và Hiếu
« Có kẻ
không hiểu nói rằng theo
đạo Chúa, bỏ cha mẹ, nên làm lời giải
hoặc.
Trung hiếu bổn vô nhị tri –
Trung
ư quân, tức hiếu ư thân ». Trung hiếu
không
phải hai đàng nghịch nhau. Trung với Chúa ấy là
hiếu với cha mẹ. Đây chưa nói chữ hiếu
theo nghĩa Evang (Phúc âm) »
« Hết trung thờ
Chúa đạo làm
trai,
Chữ hiếu làm con dễ
dám sai.
Vẫn hiếu với trung là vốn
một,
Mà trung cùng hiếu
chẳng toàn hai.
Thà rằng mất hiếu trung
cùng Chúa,
Hễ đã không trung,
hiếu với
ai ?
Chữ hiếu ấy tình, trung ấy
nghĩa,
Bên trung bên hiếu nặng
hai vai.
An
Ninh chủng viện 1917
J.M.T
(Trích
trong « Sảng Đình Thi Tập », tr.9) 9
Ngày
19-6-1988, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã
hân hoan mầng 117 vị chân phúc của Việt Nam
đã
được phong bậc hiển thánh trong đó có
rất nhiều tấm gương hiếu đễ trung
tín đã được chứng minh trong cuộc
đời của các Ngài kể cả những lúc
trước giờ bị rơi đầu vì đức tin.
Người Công Giáo cũng có truyền thống
tưởng nhớ đến cha mẹ và thân nhân đã
khuất bằng cách dành tháng 11 (Novembre) để cầu
nguyện, xin lễ, viếng mộ cách đặc biệt
cho người chết gọi là Tháng Các Đẳng Linh
Hồn, và ngày 2 tháng 11 là Ngày Lễ
Các Đẳng (Fête Des
Défunts), tất cả những việc đó đều có ý
nghĩa khuyến khích tinh thần hiếu thảo của
con cái đối với cha mẹ.
Trong
Thư Mục
Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
đưa ra tại Hà Nội ngày 11-10-2002, phần mở
đầu đã có đề cập đến chữ
hiếu trong gia đình người Công Giáo Việt Nam:
«Nói đến gia đình Việt
Nam, người ta nghĩ ngay tới một nề nếp
gia phong rất gần gũi với giáo lý đức tin.
Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu nên
rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc
Âm, trong đó
điều răn phải thảo kính cha mẹ
được xếp ngay sau ba điều răn quy
định việc thờ phượng Thiên Chúa. »
2.- Phật giáo
và chữ hiếu :
Phật giáo là
một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam mà
ảnh hưởng đã thấy rõ trong các lãnh vực
chính
trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội trong
suốt quá trình lịch sử của đất nước.
Có nhiều ý kiến khác nhau nói về thời điểm
Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
Theo
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu,
« Phật giáo du nhập vào
nước ta do hai cách : a) Nhờ các vị sư Tàu
sang tránh nạn ở Bắc kỳ, sau khi vua Hán
Linh-Đế mất (189), trong khi nước Tàu có nội
loạn (cuối thế kỷ thứ II và đầu
thế kỷ thứ III) ; b) Nhờ các vị sư
người Thiên-trúc Inde), Khang-cư (Sogdiane),
Nguyệt-thị (Indoscythe) sang ở nước ta, hoặc đi qua
nước ta
để sang Tàu trong thế kỷ thứ III. » 10
Giáo
sư Nguyễn Đăng Thục cho
rằng : « Bước
đầu lịch sử Phật học ở An nam
chỉ bắt đầu từ thế kỷ III sau Công
nguyên nhất là nếu chúng ta không kể
sách Mâu Tử
như là một tác phẩm chân thật của thời
kỳ 190-200 ».11
Trong Việt Nam Phật Giáo
Sử
Luận, tác giả Nguyễn Lang cho
rằng « đạo
Phật đầu tiên do các thương gia Ấn
Độ đem đến. Những người này không
phải là những nhà truyền giáo ; họ chỉ
sống đời sống tín ngưỡng của họ
trong lúc lưu lại Giao Châu, và chính
vì vậy mà
người Giao Châu biết
đến đạo Phật. » 12
Trải
qua quá trình lịch sử, Phật Giáo
đã có những giai đoạn thăng trầm nhưng
tinh thần từ bi hỉ xã của Phật Giáo vẫn là
những nét trỗi bật trong nỗ lực hòa
đồng với các tôn giáo khác và nhất
là thể
hiện truyền thống đạo hiếu trong các
lễ nghi và bản sắc văn hóa của mình. Mùa Vu
lan
của Phật giáo là mùa báo hiếu và
trong thời kỳ
quân chủ trước đây có khi công cuộc tổ
chức các lễ lạc được tiến hành từ
trong chốn triều đình ra ngoài dân gian.
« Mùa hạ năm 1434 vua Lê
Thái Tông
sai các quan rước Phật từ chùa Pháp Vân về
kinh
đô để làm lễ cầu mưa. Lại cho phóng
thích một số tù nhân, và dựng trai
đàn chẩn
tế ngay ở điện Cần Chánh để tu
tạo công đức, cầu cho có mưa. Rằm tháng
bảy năm ấy, vua lại cho tổ chức
đại hội Vu Lan, mời chư tăng đến
cầu nguyện, rồi cúng
dường chư tăng và phóng thích thêm năm mươi
tù nhân nữa. » 13
Với
Phật giáo, Vu-Lan-Bồn là một
phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất. Theo
hòa thượng Thích Thiện Hoa, « Vu-Lan-Bồn
là phiên âm theo tiếng Phạn.
Người Trung Hoa dịch là : « giải
đảo huyền », nghĩa đen là cổi trói
người bị treo ngược ; nghĩa bóng là
cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề
như đang bị treo ngược...Ngài
Đại-hiếu Mục-Kiền-Liên, sau khi tu hành
chứng được 6 phép thần-thông, ngậm ngùi
nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài bèn tìm
cách báo
đáp. Dùng đạo-nhãn xem trong thế gian, Ngài
nhận
thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ-quỷ, thân thể
ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều
tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như
ống chỉ, đói khát suốt năm không
được ăn uống. Thương xót quá, Ngài
liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ.
Ngài vận thần-thông, bưng bát cơm đi đến
chỗ mẹ ở. Bà mẹ vì quá khao-khát, nên
khi
được cơm, lòng tham nổi lên, sợ
người cướp giựt, lấy tay trái che giấu
bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam
độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên
cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra
lửa,
bà chẳng ăn được.
Ngài
Mục-Kiền-Liên thấy thế, hết sức đau
buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về
bạch Phật, thuật lại như trên và cầu
Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu
độ thân mẫu... Ngài Mục-Kiền-Liên vâng lời
Phật dạy, đến ngày rằm tháng 7 làm lễ
Vu-Lan, sắm đủ các vật liệu, rước
chư Tăng trong mười phương thành tâm kính
lễ trai-Tăng cúng-dường, nên vong mẫu của
Ngài thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, sanh về cảnh
giới lành. » 14
Cũng
theo hòa thượng Thích Thiện Hoa
việc báo hiếu có nhiều cách nhưng không
ngoài hai
phương diện : vật chất và tinh thần
tức là lo cho cha mẹ miếng ăn thức uống, áo
quần, chỗ ở và làm cho tinh thần cha mẹ được
nhẹ nhàng cao thượng và đi dần đến
chỗ giải thoát.
Câu
chuyện Quan Âm Thị Kính nói việc Thị
Kính bị mang tiếng oan có âm mưu giết chồng
(Thiện Sĩ), chịu sỉ nhục tàn tệ phải
cải dạng nam nhi mà đi tu, lại bị Thị
Mầu quyến rũ không được, phải nhận
nuôi con rơi của Thị Mầu, rồi sau đó
chết vì sức khỏe mõi mòn,
cuối cùng nàng được Phật tổ
truyền cho thành Phật Quan Âm và được sư
cụ chùa Vân (nơi nàng đi tu) bày tỏ
công
đức :
« Nay bà Thị
Kính hóa duyên
Nam mô
Phật, độ vô biên hằng hà
hóa thân
được cả mẹ cha,
kìa là
bạn cũ, nọ là con thơ
thế gian
trông thấy sờ sờ »
« Ý
của sư cụ là khi Thị Kính chứng quả,
nàng có thể độ luôn được cả mẹ
cha, Thiện Sĩ, đứa con thơ và vô biên hằng hà
sa số người khác. Như vậy nghĩa là tu theo
đạo Phật cũng có thể đền đáp công
ơn cha mẹ và giúp đời cứu người,
chữ hiếu, chữ nhân trọn vẹn,
và
đạo Phật không trái chống với nguyên tắc của
Nho giáo. » 15
Theo
tác giả Nguyễn Lang, sự tích Quan Âm Nam
Hải đã được Việt hóa một cách hoàn
toàn.
Đức Quan Âm này, tuy là công chúa thứ
ba con vua Diệu
Trang ở nước Hưng Lâm ( ?) nhưng đã
đi tu tại núi Hươ ng Tích ở Việt Nam và
thành
Phật tại đây. Truyện do một vị tăng
đời Nguyên sáng tác. Công chúa thứ ba tên Diệu Thiện không muốn
lấy chồng mà quyết chí đi tu. Nàng bị vua cha
tìm
mọi cách cản trở, hành hạ, ra lịnh xử chém,
nhưng được một mãnh hổ cứu thoát. Nàng
có dịp xuống địa ngục chứng kiến
mọi cảnh khổ, vâng lời Phật dạy về tu
tại núi Hương Tích, dùng một tay và một mắt
của mình trị bệnh nan y cho vua cha, thuyết phục
được cha mẹ bỏ ác làm lành rồi cả nhà
cùng tu hành tại chùa Hương Tích. Hai
nàng công chúa (chị
của nàng) Diệu Thanh và Diệu Âm trở thành
Văn Thù
Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
Chân như
đạo Phật rất mầu
Tâm trung
chữ hiếu, niệm
đầu chữ nhân
Hiếu là độ
được đấng thân
Nhân là cứu vớt trầm
luân mọi loài.
Cũng như
truyện Quan Âm Thị Kính, truyện Nam Hải Quan Âm
chủ trương rằng tu theo đạo Phật
vẫn có thể làm tròn chữ hiếu và thực hiện
chữ nhân. 16
Ngoài ra, một tôn
giáo khác ở Việt Nam, Phật Giáo Tứ Ân cũng
đề cao lòng hiếu thảo đối với cha
mẹ ngay trong nền tảng giáo lý của mình (ơn cha
mẹ,
ơn đất nước...).
3.- Khổng
học bàn về chữ hiếu.
Kinh Thi của Trung
hoa cũng coi như ca dao, tục ngữ của Việt
Nam là một
bộ môn văn chương bình dân tối cổ, cũng
có những câu nói về công ơn cha mẹ rất cảm
động :
« Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc
ngã,
Ai ai phụ mẫu, sinh ngã
cù lao,
Dục báo thâm ân,
hiệu thiên võng
cực ».
Nghĩa là : cha
sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sinh ta cực
nhọc. Muốn đền đáp âm đức của cha
mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng.
Khổng tử
quan niệm chữ hiếu
ở một mức độ rất cao. Trong sách Trung dung,
Khổng tử có nói
rằng : « Kính kỳ
sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự
sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí giaõ »
(nghĩa là : kính
những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu
những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha
mẹ lúc chết rồi cũng như lúc hãy còn, ấy
là
hiếu đến rất mực vậy). Là một
bậc thầy uyên bác, Khổng tử có nhiều lối
trả lời khác nhau khi được hỏi về
chữ hiếu với các đệ tử. Mạnh Ý-tử ( quan đại
phu nước
Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà-Kỵ) hỏi thờ
đấng thân thế nào gọi là hiếu. Đức
Khổng nói rằng : « Thờ đấng thân mà
không
ngang trái là hiếu. » Thày Phàn
trì ngự xe cho đức
Khổng, đức Khổng bảo cho rằng :
« Họ Mạnh-tôn hỏi ta điều hiếu, ta
thưa rằng : « Không ngang
trái ». Thày Phàn trì
hỏi rằng : « Lời ấy là ý bảo thế
nào ? » Đức Khổng nói rằng :
« Ta
nói không ngang trái là không ngang
trái với lẽ phải.
Người con thờ đấng thân, khi đấng thân
còn thì phụng dưỡng cho phải lễ ; khi
đấng thân mất thì tống táng cho phải
lễ ; khi tế đấng thân thì tế cho phải
lễ »
Mạnh Vũ-Bá (con Mạnh
Ý-tử, tên là
Trệ) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói
rằng : « Cha mẹ
chỉ chăm lo về tật bệnh
người con ».
Thầy
Tử-Du (học trò Đức Khổng, họ Ngôn, tên
Yển) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói
rằng : « Đời nay chỉ bảo rằng nuôi
được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến
loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi
nó cả. Nếu nuôi
cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác
gì đâu !. »
Tử-Hạ (học trò của đức
Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi
điều hiếu. Đức Khổng nói rằng :
« Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt
hòa vui.
Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục
dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và
có
rượu cơm mời ngài xơi, những điều
ấy có kể là hiếu đâu »17.
Trong lần khác, Khổng tử nói
quan
hệ của con cái đối với cha mẹ cũng
thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha
mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha
mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có
đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi
để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có
thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất
hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những
điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn
đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị
cho
đến bây giờ. Trong Nho
giáo, học giả họ Trần nói thêm: “ Lấy
lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm
điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử
nói: “Sự phụ mẫu
cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất
vi, lao
nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có
làm
điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách
êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ
không nghe, thì lại kính mà không
trái lễ, dẫu có phải
điều đau đớn khó nhọc cũng không oán
giận”. (Luận ngữ, Lý
nhân, IV). 18
Ảnh
hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha
mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng
tử có dạy: “Phụ
tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên
vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu
hỹ” : cha còn thì phải xem cái chí của
cha, cha mất
rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không
đổi cái đạo của cha, khả gọi là
hiếu vậy. (Luận
ngữ, Học nhi, I) 19.
Nhưng
đối với Đức Khổng, tinh thần trung dung
luôn luôn được sử dụng như là một thái
độ cần thiết trong cuộc sống con
người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử
rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả,
kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng
chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy
cái thẳng
mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi
làm
chứng). Ngài nói rằng: “Ngô
đảng chi trực
giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử
vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỹ”
(người thẳng xóm chúng tôi thì khác
thế: cha che
chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong
đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII) 20.
Đức Khổng rất đề
cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử
của con người, từ đó mà việc thảo kính
của con cái đối với cha mẹ đã
được xem như là một đạo hiếu
(hiếu đạo) và những tư duy về nguyên
tắc căn bản trong sự đối đãi giữa
con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong
Hiếu kinh của họ
Khổng. Mạnh tử cũng có nói : “Bất hiếu hữu
tam vô hậu vi đại.”
nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc
không có con nối dõi là điều bất hiếu to
nhất.
Thầy
Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu
đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh
tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa
để lấy tiền nuôi mẹ. Đến khi ông thành
công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang
làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã
qua
đời hết. Ông buồn bã than rằng:
“Mộc
dục tịnh nhi phong bất đình!
Tử
dục dưỡng nhi thân bất tại”.
Nghĩa là cây muốn lặng mà
gió
chẳng ngừng ! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ
chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của
thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung
của những người con có hiếu!
Trong tác phẩm Trung Quốc
Triết Học Sử, bác sĩ
Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu
đạo chưa đầy đủ bằng Tăng
tử . Tăng tử nói: “Hiếu
hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ
phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa
là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn
thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau
nữa mới nuôi dưõng.
Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao
cái nhân cách của mình, tôn cao
cái nhân cách của cha mẹ mình, không
hủy hoại thân
thể mình; không làm điếm nhục đến cái
nhân
cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết
là nuôi
dưỡng cha mẹ.21
Nói
chung
học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến
chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên
những lời Khổng tử nói với Tăng tử
về chữ hiếu gồm thành một quyển sách
gọi là Hiếu kinh, các
nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi
thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu
đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong
một số xã hội Á đông trong đó có Việt
Nam
từ xưa cho đến nay.
III.- CHỮ HIẾU TRONG NỀN VĂN
HỌC VIỆT NAM.
1.-
Các
chứng liệu chữ hiếu trong văn chương
bình dân và bác học.
Dân
tộc Việt Nam vốn là dân tộc hiếu đễ,
tôn trọng luân thường đạo lý, kính trọng
tổ tiên, ông bà, cha mẹ nên trong các
hình thức văn
chương bình dân như ca dao, tục ngữ những
vấn đề đạo đức, luân lý cũng
được nói đến với tất cả sự
đề cao, trân trọng:
Công cha
như núi Thái sơn
Nghĩa
mẹ như
nước trong nguồn chảy ra
Một lòng
thờ mẹ kính cha,
Cho tròn
chữ hiếu mới là đạo con
hoặc: Lên
non mới biết non cao,
Nuôi
con mới biết công lao
mẫu từ.
hay là so sánh: Mẹ
nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể
từng ngày.
Công ơn cha mẹ thể hiện
từ khi sinh ra, thời gian đi học cho đến
tuổi trưởng thành: Con
học, thóc vay.- Gia cảnh dù túng thiếu, cha mẹ
vẫn chạy vạy chỗ này chỗ nọ để
có phương tiện nuôi cho con đi học. Con
đóng khố, bố cởi
truồng.- Sự hy sinh
về vật chất để cho con cái đầy
đủ. Con lên ba cả nhà
học nói.- Niềm vui và sự cộng tác của
mọi người để dạy con. Cá không ăn muối
cá ươn, con cưỡng cha
mẹ trăm đường con hư.- Kinh nghiệm
khôn ngoan học hỏi ở cha mẹ để tránh
được thất bại mà đạt đến
thành công. Cơm cha áo mẹ
ăn chơi, Cất lấy cơm người đổ
bát mồ hôi.- Thừa hưởng công sức của cha
mẹ một cách vô tình trong khi gặp cảnh khó
khăn,
cô đơn lẻ loi thì phải làm cật lực mới
có cái ăn. Còn cha ăn cơm
với cá, còn mẹ liếm lá ngoài cửa.-
Nói về
khả năng nuôi con cái của cha hay mẹ. Con
có cha như nhà có nóc.- Nói
về sự vững vàng khi con còn có cha. Bên
ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.- Sự
hy sinh chẳng quản đến thân mình của
người mẹ.
Con ơi
mẹ bảo đây này
Học buôn
học bán cho tày người ta,
Con
đừng học thói chua ngoa
Bạn bè
khinh dễ, người ta chê cười.
Ca dao khuyên răn:
Đói lòng ăn đọt chà là
Để
cơm nuôi mẹ,
mẹ già yếu răng.
Kho tàng tục ngữ ca dao của dân
tộc còn có rất nhiều câu nói phản ảnh tinh
thần hiếu đạo và mối liên hệ giáo huấn
của cha mẹ đối với con cái. Những câu
nồng nàn lòng yêu thương và niềm cảm mến
nuối tiếc của con cái đối với bậc cha
mẹ khi những người thân này đã khuất bóng: Chiều
chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ
ruột đau chín chìu
Cốt lõi của hiếu đạo
là:
Thờ cha mẹ ở hết
lòng
Ấy
là chữ hiếu dạy
trong luân thường.
Chữ
đễ nghĩa là
nhường,
Nhường
anh , nhường
chị lại nhường người trên.
Ghi
lòng tạc dạ chớ quên,
Con
em phải giữ lấy
nền con em.
Đối với các bậc trí
thức khoa bảng Việt Nam trước đây, việc
trứ thuật các tác phẩm nhắm mục đích giáo
dục tinh thần hiếu đễ cho con em
được xem như là một trong những chủ đích
của mình. Các tác phẩm văn học nổi tiếng
như Đoạn
trường tân thanh của Nguyễn Du, Lục Vân
Tiên
của Nguyễn Đình Chiểu cũng được xây
dựng trên chủ đề chữ hiếu. Sau đây
là điển hình một số
tác giả có tác phẩm viết về vấn đề
chữ hiếu, đạo hiếu.
Nguyễn
Trãi là một bậc khai quốc công thần của nhà
Hậu Lê. Ông sinh năm 1380, quán làng Nhị
Khê, huyện
Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà
Đông, con trai Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi
Khanh, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 21
tuổi,ra giúp Lê Lợi khoảng năm 1421, giữ các
việc tham mưu và viết các thư từ trọng
đại cho lê Lợi trong việc xử trí với quân
Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi, ông được phong tước
Quan Phục hầu, làm Nhập Nội Hành Khiển
dưới thời Lê Thái Tông. Sau ông bị gặp phải
vụ án Nguyễn Thị Lộ mà bị tru di tam tộc
năm 1442. Tác phẩm ông để lại có rất
nhiều loại viết bằng chữ Hán gồm Quân trung
từ mệnh tập, Dư địa chí, Ức trai thi
tập, Văn loại trong số đó có tập “Gia
huấn ca (bài hát dạy
người nhà) vẫn truyền là của ông soạn ra,
nhưng không được chắc lắm.
a) Tập này
có sáu bài ca: 1. Dạy
vợ con; 2. Dạy con ở cho có đức; 3. Dạy con
gái; Vợ khuyên chồng; 5. Dạy học trò ở cho
có
đạo; 6. Khuyên học trò phải chăm họ.
b)
Các bài
ca viết theo thể lục bát, nhiều khi đặt xen
những câu bảy chữ.
c)
Chủ ý tác giả là đem các
điều cốt yếu, trong luân thường diễn ra
lời nôm cho đàn bà trẻ con đọc.
d) Lời
văn bình-thường, giản-dị, lưu-loát êm-ái.
Nếu tập ấy thật của Nguyễn-Trãi soạn
ra, thì văn nôm của ta về đầu thế-kỷ
thứ XV cũng không khác nay mấy, chỉ
thỉnh-thoảng có một vài chữ nay ít dùng.”22
Đặt ra ngoài tính cách
nghi ngờ
về tác giả sách Gia huấn ca, chúng ta cũng nhận
chân được ý thức về giá trị của tinh
thần hiếu đạo mà người xưa
thường quan niệm.
Một
danh sĩ thời Nguyễn, Lý Văn Phức (1785-1849)
người làng Hồ khẩu, huyện Vĩnh thuận,
tỉnh Hà đông, làm quan trải ba triều Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều lần đi
sứ các nước lân cận, đã sáng tác
nhiều sách
vở bằng Hán văn như
Việt hành ngâm, Việt hành tục ngâm,
trong số
đó có tập Nhị thập tứ hiếu
nói về 24 người con có hiếu ở bên Tàu. “Lý Văn Phức là một nhà luân
lý muốn đem các điều luân thường
đạo lý để khuyên răn người
đời. Tác phẩm “Nhị thập tứ hiếu” (416
câu thơ song thất lục bát) đã thành một cuốn
gia-huấn ca được phổ cập rộng rãi trong
dân chúng.”23
Mới đây,
tác
phẩm Nhân Thế Tu Tri
do
Cao Xuân Dục (1842-1923), Phó tổng tài Quốc sử
quán
triều Thành Thái biên soạn bằng Hán văn theo
lời
đề nghị của Diên Lộc Quận Công Nguyễn
Thân năm 1899 và in năm Thành Thái thứ 14
(1902), bản
dịch do Nhà xuất bản Văn học ấn hành
năm 2001 với nhan đề Người
Đời Nên Biết. “Chủ
đề của tác phẩm là làm sáng tỏ luân
thường nhân sinh, việc học làm người, phép
lập thân xử thế. Sách tập trung vào những
điều thiết yếu có quan hệ đến
nhật dụng nhân sinh thông qua các lời đã
chép,
việc đã làm rút trong
Kinh, Sử, Tử, Tập...”
Những lời châm ngôn, những tấm gương
hiếu đễ, những lời khuyến thiện
trừng ác của Trung Hoa, của Việt Nam, những
việc làm tốt đẹp của các danh nhân liệt
nữ đều được biên tập lại trong
sách này có thể coi đây là một hệ
thống quy
phạm đạo đức chính thống triều
Nguyễn 24.
Một vị linh mục Công giáo
mà công
trình kiến trúc nhà thờ Phát Diệm của
ông đã nêu
phương danh lại cho hậu thế đó
là linh mục Trần
Lục hay còn gọi là Cha Sáu hoặc Père Six
vốn là Khâm
sai đại thần dưới triều vua Tự
Đức cũng đã để lại một công trình
trứ tác văn chương nổi tiếng về
vấn đề giáo dục chữ hiếu. Linh mục
Trần Lục nguyên quán làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh năm 1825, đi tu
năm 1845 tại chủng viện Vĩnh Trị, năm
1860 thụ phong linh mục, từng làm Gia lễ bộ Tham
tri, Khâm sai Tuyên phủ sứ của vua Đồng Khánh,
Lễ bộ Thượng thư của vua Thành Thái. Ngài
mất năm 1899. Tác phẩm của linh mục Trần
Lục Sách thuật lại ít
nhiều ca vè gồm có ba tác phẩm có
tên Hiếu tự ca (1088 câu), Nữ
tắc thường
lễ (1016 câu), Nịch ái
vong ân (440 câu).
“Hiếu
tự ca nói về chữ hiếu của
người Việt Nam, đối với cha mẹ và
tổ tiên. Tất cả là người đã sinh ra
đều mang nợ với tổ tiên và cần báo
đền.
Mấy lời hiếu tự nói
qua,
Để
cho ai nấy trẻ
già nhớ ơn.
Làm
người sống ở
thế gian,
Ai
không đội đức cao
san nặng dày.” 25
“Nữ tắc thường lễ là
bài chỉ dẫn những nguyên tắc,
những điều thông thường cho thanh thiếu
nữ cần biết trở thành người lương
thiện và giáo dân đạo hạnh. Cụ Sáu đưa
ra tám điều trong sinh hoạt hằng ngày của
người con gái để sống: thảo kính cha
mẹ, lo liệu công việc nhà, giao tiếp xã hội
bên
ngoài, dáng điệu đi đứng, cử chỉ khi
ngồi, lời ăn tiếng nói, cách thức trang phục
và trau dồi nghề nghiệp. Tất cả dựa theo
đạo tam tòng: phụ phu tử và tứ đức:
công dung ngôn hạnh.
Sinh mà không
dạy khác gì,
Như loài
mục súc ngu si quê mùa.
Dạy con
thì dạy đầu sơ,
Đang khi
còn bé dạy thì dễ in.
Lòng như
giấy trắng nguyên tuyền,
Ta mà
muốn vẽ đỏ đen khó gì.
Nữ nhi
bay cũng phải suy,
Cá không
ăn muối ắt thì cá ươn.” 26
“Nịch ái vong ân là
bài học dành cho thanh niên. Đến tuổi trưởng
thành lập nghiệp có gia đình, người thanh
niên nên
biết khéo sống với vợ, và khôn với cha mẹ
hai bên. Muốn có người vợ ăn kiếp ở
đời với mình phải lựa chọn, đắn
đo, bàn tính trước sau, không vội vàng bừa
bãi mà
ân hận suốt đời.
Dạy con
từ thuở lên ba.
Dạy
vợ khi mới về nhà làm dâu. (17-18)
Cả vợ chồng việc làm
đầu tiên là thảo kính tứ thân phụ mẫu
tùy
khả năng.
Tứ thân
cha mẹ bình an,
Đi
thăm về viếng hỉ hoan tươi cười.
Canh riêu
miếng lạt miếng tươi,
Liệu
chừng thay đổi cho người bổ lao.
Lúc
người yếu đuối liệt lào,
Trông nom
chớ để giờ nào qua không.” 27
Tóm lại, tác phẩm chủ yếu
vẫn là Hiếu Tự Ca là
tập thơ “diễn tả những tâm tình, những
sự kiện liên quan đến lòng hiếu thảo
xảy ra hằng ngày trước mắt đại chúng.
Chữ Hiếu trong Khổng học, chữ Hiếu trong
Thiên chúa giáo, và chữ Hiếu trong niềm tin
phổ thông
nơi đại chúng, trước ba lựa chọn
ấy, Cha Sáu và dân con vùng Phát
Diệm, qua Hiếu Tự,
đã chấp nhận lựa chọn thứ ba, chỉ vì
lựa chọn ấy sẽ cung ứng nhiều
phương án hợp cảnh, hợp tình hơn.” 28
2.- Một vài mẫu chuyện liên
quan tới chữ hiếu:
Vua Lê Thánh Tôn hiếu với
mẹ.
Vua Lê Thánh Tôn là
một vị minh quân
trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ 1460
đến 1497. Dưới thời của ngài, đất
nước phát triển về kinh tế, văn học,
cương thổ, quân sự. Ngài cũng là người
con rất có hiếu. Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại rằng : “
Trước đây, hồi tháng
2, Hoàng thái hậu đi lễ lăng về, không may bị
bệnh nặng, đến giờ Hợi, ngày 26 tháng
nhuận, băng ở chính tẩm điện Thừa Hoa,
thọ 76 tuổi. Khi Hoàng thái hậu chưa băng, mùa
đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày
đêm chăm sóc, không lúc
nào rời bên cạnh. Khi dâng thuốc thang hay đồ
ăn uống, vua nhất định tự mình nếm
trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài
thì dốc
lòng cầu khẩn, không thần nào là không
khấn.
Đến khi hấp hối cũng tự kêu gào, Thái
hậu còn nhếch mép một chút, muốn nói để
từ giã. Mọi việc mặc áo, khâm liệm, bỏ
gạo vào miệng người chết, vua đều
tự làm lấy cả để tỏ lòng đau xót.”29
Trịnh
Kiểm với chuyện ăn cắp gà.
Cho đến nay, cuộc đời
của nhũng danh nhân lịch sử thường
được tô điểm bằng những câu chuyện
gọi là giai thoại Trịnh Kiểm là người làng
Sóc sơn, huyện Vĩnh lại tỉnh Thanh hóa, có
công
trong việc trung hưng nhà Lê vào những năm giữa
thế kỷ 16. Tương truyền thuở nhỏ
Kiểm đã có lần ăn cắp con gà mái của
hàng xóm
làm thịt cho mẹ ông ăn vì ông vốn rất
có
hiếu với mẹ nhưng nhà lại quá nghèo. Hàng
xóm
biết được bắt mẹ ông thả xuống
giếng cho chết. Câu chuyện thực hư như
thế nào không biết nhưng cũng là yếu tố góp
công xây dựng một chút huyền sử cho vị thái
sư họ Trịnh này.
Chuyện
người giết
cọp xứ Quảng.
Nguyễn Văn Danh, người Bình
Sơn, Quảng Ngãi, lúc đầu thi đỗ tú tái. Cha
đi thăm nương bị hổ vồ mang đi. Danh
đem người nhà đi tìm thây cha, thấy vết
hổ có một dấu chân nhỏ, bèn đo và ghi lại.
Sau đó đặt bẫy, ngày đêm chỉ lo việc
bắt hổ. Sau bắt được một con hổ
chân sau hơi nhỏ, so với kích thước đo thì
khớp, lập tức giết hổ lấy tim gan tế
trước mộ cha, ăn sống đến hết.
Nhân đó mắc bệnh, mỗi khi nói chuyện với
người, tiếng rống như hổ. Thiệu
Trị năm thứ sáu, được biểu
dương. 30
Lòng hiếu
thảo của vua
Tự Đức.
Vua Tự Đức (1847-1883) vốn là
người rất có hiếu với mẹ. Mẹ ngài là
bà Phạm Thị Hằng tức Đức bà Từ
Dũ, con của ông Phạm Đăng Hưng là một
vị khai quốc công thần thời Gia Long. Vua Tự
Đức thường dành những ngày không thiết
triều để viếng thăm mẹ và những
điều mẹ ngài dạy ngài đều ghi vào một
cuốn sổ gọi là Từ
Huấn Lục. Sau đây là một câu chuyện nói
về lòng hiếu thảo của nhà vua.
Một hôm vua Tự Đức đi
săn ở rừng Thuận trực ở phía
thượng nguồn sông Lợi Nông, cách kinh thành
Huế
khoảng 15 cây số. Gặp lúc trời mưa lụt nên
nhà vua không về được mà chỉ còn hai
ngày nữa
là ngày kỵ của vua cha là Thiệu Trị. Bà Từ
Dũ bèn sai Nguyễn Tri Phương đi tìm đón
rước về. Dọc đường hai bên gặp
nhau nhưng vì nước sông
chảy mạnh quá nên thuyền không thể đi nhanh
được mà tối đến mới về tới
kinh thành. Vua Tự Đức vội vã bất chấp
trời mưa đến trình diện mẹ mình xin
chịu tội. Bà Từ Dũ ngồi quay mặt vào trong,
im lặng không nói gì. Vua Tự Đức bèn lấy một
cây roi mây dâng lên mẹ và đặt nơi
trường
kỷ rồi lặng lẽ nằm xuống khẩn
khoản xin chịu tội. Bà mẹ bấy giờ mới
quay lại lấy tay hất cây roi mây rồi nói: “Thôi tha cho, đi chơi
để cho quan quân cực khổ thì phải ban
thưởng cho người ta.” 31
Câu
chuyện hoàng tử Lý Long
Tường.
Câu chuyện sau đây có
tính cách
thời sự và đặc biệt nối kết con
người hiện tại với quá khứ cách đây
hơn tám trăm năm.
Năm 1225, do âm mưu sắp
đặt của Trần Thủ Độ, ngai vàng họ
Lý bị chuyển sang tay họ Trần do việc Lý Chiêu
Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Trần Thủ Độ tiến hành việc tận
diệt dòng dõi nhà Lý, giết vua Lý
Chiêu Tông, cùng sát hại
toàn bộ tôn thất nhà Lý. Hoàng tử thứ
hai là Lý Long
Tường, con vua Lý Anh tông (1136-1175) và là
em của Lý Long
Trát (tức Lý Cao Tông 1175-1210) biết rõ nếu
chần
chừ trước sau cũng bị hại về tay
Trần Thủ Độ. “Lý
Long Tường đau xót trước sự sụp
đổ của vương triều Lý và lo lắng tông
miếu bị hủy bỏ, không ai thờ cúng tổ tiên.
Năm 1226, ông đem theo đồ thờ của tổ
tông, chạy về phía đông dùng thuyền vượt
biển ra nước ngoài...thuyền của ông cuối
cùng đã vượt qua biển cả mênh mông, đến
sông Phú Lương huyện Bồn Tân phía tây
nước Cao
Ly và ông đã cư trú tại Trấn Sơn phía
nam phủ thành.” 32.
Vua phát hiện ra hoàng tử An nam
bèn cấp đất lập cho thái ấp tên Hoa Sơn.
Tại đây hoàng tử Lý Long Tường đã góp
sức đánh bại quân Nguyên bằng sức mạnh và
mưu trí trong rất nhiều trận chiến khiến cho
vua Cao ly rất cảm phục. Dù xa quê nhưng
Lý Long Tường vẫn luôn nhớ
về quê cũ nên được vua Cao ly xây cho Vọng
quốc đàn trên đỉnh Hoa Sơn để ngày ngày
ông lên đó hướng về phía nam mà lắng
lòng trầm
tư. Vua Cao Ly ban quan
tước, cấp thêm 30 dăïm vuông đất và nhân
khẩu 20 hộ cho ông làm thái ấp để thờ cúng
tổ tiên.
Sau chiến tranh, Hoàng tử Lý
Long
Tường mở trường dạy học, dựng
đài bình văn, lập đền thờ các bậc thánh
hiền, học trò có nhiều người đỗ
đạt. Con cháu ông dần dà sinh sôi nảy nở
trên
đất CHDCND Triều Tiên và ở Hàn Quốc, riêng ở
đây có khoảng 200 hộ với trên 600 người. Gia
phả của dòng họ gọi là Hoa Sơn Lý thị
tộc phổ ghi chép
được 32 đời
kể từ đời vua Lý Thái tổ (Lý Công
Uẩn). Các di tích của dòng họ Lý tại
Hàn Quốc cho
đến nay vẫn được gìn giữ cẩn thận
chẳng hạn như
ngôi mộ của Lý Long Tường dưới chân núi Di
Ất phía tây phủ thành Bồn Tân 10 dặm, di
tích Thụ hàng môn và tấm
bia Thụ hàng môn kỷ tích bi, di
tích thành lũy và dinh quán cũa Hoa Sơn
Quân. Năm 1994,
một người cháu đời thứ 26 của hoàng
tử Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã
từ Hàn Quốc tìm về cố hương là làng
Đình
Bảng thăm viếng và hội ngộ lại với
tổ tiên, dòng tộc theo lời căn dặn của
tiền nhân.
Trong tác phẩm Đường Hy
Vọng biên soạn trong một
hoàn cảnh rất đổi khó khăn của tác giả,
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn
Thuận (1928-2002) có viết : “Gia
đình là một “trung tâm ánh sáng”, đem
ngọn lửa
hồng đốt sáng nóng kẻ khác. Ngày nào
mỗi gia
đình là “một trung tâm ánh sáng”, thế
giới này sẽ là một đại gia đình,
đầy ánh sáng, đầy hy vọng” 33 . Mong
sao chữ hiếu là căn bản của mọi sinh
hoạt gia đình lại cũng chính là yếu tố
giữ cho trung tâm ánh sáng cháy bừng
mãi mãi.
Nguyễn Đức Cung
CHU ÙTHÍCH:
1.-
Dr. L.
Wieger, S.J, Chinese Characters,
Paragon Book Reprint Corp., New York Dover Publications, Inc., New
York, trang
88.
2.-
Nguyễn Đăng Duy, Văn
hóa tâm linh, Nhà xuất bản Hà Nội, 1998,
tr. 167.
3.-
Thiều Chửu, Hán Việt
tự điển, Nhà xuất bản Đại Nam,
trang 137. Đào Duy Anh, Hán
Việt từ điển, Nhà xuất
bản Tràng Thi, Sài Gòn, 1957, trang 361.
4.-
Nhóm
Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh
Thánh Cựu Ứơc và Tân Ước, Huấn
Ca, Tòa Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí
Minh, 1998,
trang 1282.
5.-
Nhóm
Phiên Dịch, Sách đã dẫn, tr. 1871.
6.-
Nhóm
Phiên Dịch, Sđd, tr. 2196.
7.- Nguyễn Phương, Cha Đắc-Lộ
với
sự thành lập Giáo Hội Công Giáo Việt Nam,
Tạp
chí Đại Học, năm
thứ tư, 1961, số 1 kỷ niệm giáo sĩ
Đắc Lộ, tr. 71. Phan Phát Huồn, Việt Nam
Giáo Sử, tập I, Cứu Thế
xuất bản, Sài Gòn 1965, bản in lần thứ hai, tr.
35.
8.-
Ngô
Nhân Dụng, bài Thực vi
văn hiến chi bang, Thế
kỷ 21, số 161, September, 2002, tr. 10-11.
9.-
Lê
Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo
Phận Huế, Tập I, 2000, tr. 347.
10.-
Dương Quảng Hàm, Việt
Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Giáo Dục, Trung
Tâm Học Liệu Xuất Bản, in lần 10, 1968, tr. 58.
11.-
Nguyễn Đăng Thục, Lịch
Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập II, Nhà
xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 117.
12.-
Nguyễn Lang, Việt Nam
Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Lá Bối xuất
bản, 1973, tr. 39.
13.-
Nguyễn Lang, Việt Nam
Phật Giáo Sử Luận, Tập II, Lá Bối xuất
bản, 1973, tr. 64.
14.-
Hòa
thượng Thích Thiện Hoa, Phật
Học Phổ Thông, quyển I, Thành Hội Phật Giáo
Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1992, tr. 231.
15.-
Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 79. Nguyễn Đăng
Thục, Quan Âm Thị Kính, Lịch
Sử Tư Tưởng Việt Nam,
Tập I, Nhà xuất bảnThành Phố Hố Chí Minh, 1998,
trang 374-391.
16.-
Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 83. Nguyễn Đăng
Thục, Sự Tích Phật Bà
Chùa Hương Tích, Lịch
Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà
xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 357-373.
17.-
Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Đôn-Phục
dịch Luận Ngữ (Thiên Vi
chính, Chương V-VIII, trích trong Việt
Nam Văn Học Sử Yếu của
Dương Quảng Hàm, Bô Giáo Dục, Trung Tâm Học
Liệu Xuất Bản, bản in lần 10, 1968, tr. 42.
18.-
Trần Trọng Kim, Nho Giáo,
quyển thượng, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học
Liệu Xuất Bản, 1971, tr. 106.
19.-
Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
20.-
Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
21.-
Hồ Thích, Trung Quốc
Triết Học Sử, bản dịch Huỳnh Minh
Đức, Khai Trí xuất bản, 1970, tr. 261-262.
22.-
Dương Quảng Hàm, Sđd, tr. 270.
23.-
Nguyễn Huyền Anh, Việt
Nam Danh Nhân Từ Điển, Cơ sở xuất
bản Zieleks, tr. 176.
24.-
Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Tập 1, Người Đời Nên
Biết (Nhân Thế Tu Tri), Trần Lê
Sáng, Phạm Kỳ Nam dịch, Nhà xuất bản Văn
Học, 2001, tr. 7-8.
Muốn hiểu thêm về tác
phẩm Người Đời Nên Biết tức
Nhân Thế Tu Tri của Cao Xuân Dục xin
đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Diên Lộc Quận
Công Nguyễn Thân, Nhà xuất
bản Nhật Lệ, Philadelphia, Hoa Kỳ 2002, tr. 394-408.
25.- Phạm Bá Nha, Đọc
tác phẩm “ Sách thuật lại ít
nhiều ca vè”, bài trích trong Trần
Lục do một Ban Biên
Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 143.
26.- Phạm Bá Nha, Bài đã
dẫn, tr.
146.
27.- Phạm Bá Nha, Bài đã
dẫn, tr.
151.
28.- Phạm Xuân Thu, Tìm
hiểu “Hiếu Tự Ca” của Cha Sáu Trần
Lục (1825-1899), bài trích trong Trần
Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada,
1996, tr. 179.
29.-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ
thực lục, quyển XIII, kỷ nhà Lê, Viện Khoa
Học Xã Hội, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội,
Hà Nội, 1998, tr. 514.
30.- Tuyển
Tập Cao Xuân Dục, Sách đã dẫn, tr. 245.
31.- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử
Lược,
bản in lần VI, Tân Việt, Sài Gòn, tr. 471.
32.- Phan Huy Lê, Họ
Lý Hoa Sơn, một họ Lý gốc Việt
ở Hàn Quốc, bài trích trong Tìm
Về Cội Nguồn,
Tập II, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội,
1999, trang 432-440.
33.- Đức Hồng Y Phanxicô Xavie
Nguyễn Văn Thuận, Đường
Hy Vọng, Kinh Đô ấn quán, Houston,
(không đề năm in), tr.116.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 023
No comments:
Post a Comment