THƠ *NGÔ MINH HẰNG
kẻ dại khờ
Ngô Minh Hằng
Nào ai hiểu được lòng ta,
Mà ta trải rộng lòng ra với người!
Tóc xanh nửa mái bạc rồi,
Sao còn ngờ nghệch như thời hoa niên?
Ta đi giữa những lụy phiền,
Chán chường giữa những đảo đien thói đời.
Mệt nhoài với những trò chơi,
Những canh bạc lận, những lời dối gian.
Những cơn gìông bão phũ phàng,
Những ngày nắng hạn võ vàng niềm mơ.
Những đau thương rất tình cờ,
Những tan nát dạ, những ngơ ngẩn lòng.
Nào đời đã đủ long đong,
Có không hạnh phúc,có không tình người
Hay đời là bể khổ thôi?
Cho ta chìm đắm một đời bơ vơ?
Ôi ta một kẻ dại khờ,
Vẫn hy vọng một bến bờ bình yên!
( Trích DƯ ÂM )
*
CHUNG MỘT LỜI NGUYỀNNgô Minh Hằng
Hỡi ơi, cưa? Ải Nam Quan
Những dòng quốc sử còn loang máu hồng
Tiễn Cha, nước mắt từng dòng
Cha nhìn con cũng cảm lòng phân ly
Dạy rằng: Con hãy về đi
Lau dòng nước mắt nữ nhi thường tình!
Hãy đem chữ Hiếu làm Kinh
Thù nhà, nợ nước phân minh báo đền
Ích chi mà khóc, mà phiền
Lệ kia có rửa hận riêng được nào !
Nghe lời Cha dạy thấp cao
Ải Nam Quan đứng nghẹn ngào nhìn theo!
Tiếng Cha hoà tiếng thác reo
Bóng cha cùng với bóng chiều mờ tan!
Lau khô huyết lệ đôi hàng
Tay nâng kiếm báu, lòng mang lời thề
Mười năm dưới bóng trăng khuya
Bình Ngô mở nẻo đường về Đông Quan
Xưa, dòng sử Việt vẻ vang
Nay dòng sử Việt sao mang hận sầu ?
Ải Nam Quan hỡi, còn đâu !
Kìa ai cắt đất dâng Tàu? Quyền chi ???
Chính quyền phục vụ dân thì
Yêu dân, làm việc chỉ vì dân thôi
Chứ đâu cắt đất dâng người
Để toàn dân phải thiệt thòi, đớn đau ?!
Trưng Vương, Nguyễn Trãi nay đâu ?
Thù nhà, nợ nước xin mau báo đền!
Tuốt gươm, chung một lời nguyền
Buôn dân, bán nước, bạo quyền, đập tan!!!
Ngô Minh Hằng
KHI NƯỚC MẮT ĐÃ
KHÔNG TRÒN Ý NGHĨA
(Xin thân ái gởi đến Đồng Bào quốc nội và quốc ngoại với tất cả niềm đau và hy vọng)
Ôi, nước mắt đã không tròn ý nghĩa
Đồng bào ơi, ta nhất loạt vùng lên!
Giang sơn này do xương máu tổ tiên
Đã bồi đắp cho xanh từng tấc đất
Bởi quê hương là tình yêu lớn nhất
Là gia tài, là máu thịt, là nôi
Chốn chôn nhau, cắt rốn tự bao đời
Là chiếc tổ, tình thương, là tất cả !!!
Nhưng hôm nay, than ôi, đau đớn qúa
Ai? Nam Quan, bạo chúa cắt dâng người !
Hỡi Nam Quan! kìa quốc sử còn tươi
Từng giọt lệ của anh hùng Nguyễn Trãi !
Máu lại chảy, Trời ơi, vùng quan ải
Núi sông ta thêm nữa, lưỡi dao hờn
Dưới bạo quyền, dân, nước cứ từng cơn
Đau như xé những cơ tim, mạch máu !
Đâu bất khuất, đâu chí hùng nung nấu ?
Đâu tự hào, danh dự ? Hỡi thanh niên !!!
Có thể nào ta cúi mặt lặng yên
Trước nỗi nhục mà lòng không phẫn uất ???
Có thể nào ta cúi đầu chấp nhận
Mà lương tâm không hổ thẹn, đau buồn ?
Có bao giờ ta thấy tội to hơn
Trước lịch sử vì thờ ơ trách nhiệm ?
Hỡi những anh hùng dưới trăng mài kiếm
Hỡi những lòng tha thiết với tình quê
Xin tuốt gươm thiêng, chung một lời thề:
Phải trị tội phường buôn dân, bán nước
Phải nối chí hào hùng muôn thuở trước
Đòi Nam Quan, ải cũ, trả về ta!
Đứng lên nào, chính nghĩa phải thăng hoa
Vì Tổ Quốc, vì tương lai nòi giống !
Không thể nữa, ngồi nhìn và than khóc
Hãy đứng lên hành động, hỡi muôn người !!!
Đến nước này ta phải thế mà thôi
Khi nước mắt đã không tròn ý nghĩa!
Hỡi Quốc Toản, hỡi Trưng Vương, Nguyễn Huệ
Hỡi toàn dân, cứu quốc, đứng lên nào !
Đất nước này phải hết bóng cờ sao
Thì đất nước mới thanh bình hạnh phúc!
Còn cờ đỏ là dân còn hoả ngục!
Ngô Minh Hằng
KHI TỔ QUỐC ĐÃ VANG LỜI
HIỆU TRIỆU
(Thân mến gởi Đồng Bào mọi giới, mọi lứa tuổi, quốc nội và quốc ngoại)
Không thể được. Không điếu văn, vĩnh biệt !
Ai? thiêng kia, đất cũ phải về ta
Núi sông này là xương máu Ông Cha
Thì con cháu sao buông lời vĩnh biệt ???
Mau, xin gióng những hồi chuông khẩn thiết
Để muôn người, bao thế hệ vùng lên
Giang sơn ta, niềm kiêu hãnh Rồng Tiên
Không cho phép bạo quyền chia cắt thế
Nào, ta hãy lấy khăn lau mắt lệ
Như ngày xưa Nguyễn Trãi một lần lau
Để dựng cho đời cơ nghiệp nghìn sau
Như Nguyễn Huệ, Trưng Vương, như Ngũ Lão
Chỉ sông biếc mà thề lời Hưng Đạo
Gọi trăng vàng mài kiếm báu Đặng Dung
Việt Nam ơi, đâu hiển hách anh hùng ?
Xin hãy đáp tiếng hờn sông núi gọi !
Nhục bán nước đã sóng gầm bão nổi
Trong chí hùng, máu thắm, trái tim son
Đừng ngôì yên, vuốt mặt, nuốt căm hờn
Hỡi toàn quốc, đã đến giờ hành động !!!
Dừng thụ động, đợi chờ và than khóc
Sử Lạc Hồng cần lắm những Kinh Kha
Sát vai nhau mà giữ nước non nhà
Như một thuở những Vua Hùng dựng nước!
Ta đoàn kết là ta làm phải được
Nếu chưa xong, con cháu tiếp theo đời
Hỡi Nam Quan, máu thịt của ta ơi !
Ta không thể nhìn bạo quyền bán nước !
Đừng vì bởi an thân mà khiếp nhược
Còn bạo quyền, tổ quốc mãi còn đau
Ta phải làm gì cho những đời sau
Cho ta nữa ? để giống nòi rạng rỡ ?
Đã khóc tiếng đầu đời là đã nợ
Nợ non sông, tổ quốc, nợ gia đình
Ta phải làm gì cho đươc chết vinh
Hơn sống nhục, sống một đời hèn yếu !
Khi tổ quốc đã vang lời hiệu triệu
Khi hồn thiêng sông núi đã cần ta
Đứng lên nào. Vì nước, hãy xông pha
Dẫu lấy máu rửa hờn cho nhục nước !
Ngô Minh Hằng
XIN HÃY DỰ PHẦN
(Kính gởi toàn dân Việt Nam, các giới, trong và ngoài nước)
Sử vàng còn đó một Huyền Trân
Ô, Rí, hai châu, gái ho. Trần
Dâng hiến ý đời cho nghĩa cả
Cho nhà cho nước, chẳng cho thân
Và gương liệt nữ đất Mê Linh
Trước nỗi chung, riêng , trước bất bình
Tuốt kiếm, má hồng xây nghiệp đế
Quân Tàu khiếp sợ phải lui binh
Đọc trang sử cũ bốn ngàn năm
Dâu biển dù cho mấy cát lầm
Nhưng nhục tủi nào hơn nỗi nhục
Dâng người xương máu của Cha, Ông ?
Dâng người tài sản của dân ta
Mảnh đất quê hương: của mọi nhà !
Ai tước quyền dân rồi phản bội ?
Buôn dân bán nước lẽ nào tha ?
Trước hờn quốc nhục chớ ngồi yên
Yêu nước, ai người? Haỹ đứng lên!
Đây, lúc đem lòng ra cứu nước
Để cùng đòi lại núi sông thiêng !
Để mà góp sức cứu non sông
Cứu chính đời ta, cứu giống giòng
Tổ quốc đủ rồi cơn nhật thực
Dân lành thừa qúa kiếp long đong !
Bốn ngàn xưa đó giống nòi ta
Nhi nữ mài gươm rửa hận nhà
Chẳng lẽ văn minh nay bốn cõi
Anh hùng vắng vẻ bóng Kinh Kha !?
Việt Nam, mọi giới, hỡi TOÀN DÂN!
Hỡi những LƯƠNG TÂM. Hãy dự phần!
Hận nước đã cao bằng núi Thái
Lẽ nào cúi mặt để an thân ???
Ngô Minh Hằng
Ngô Minh Hằng
Nào ai hiểu được lòng ta,
Mà ta trải rộng lòng ra với người!
Tóc xanh nửa mái bạc rồi,
Sao còn ngờ nghệch như thời hoa niên?
Ta đi giữa những lụy phiền,
Chán chường giữa những đảo đien thói đời.
Mệt nhoài với những trò chơi,
Những canh bạc lận, những lời dối gian.
Những cơn gìông bão phũ phàng,
Những ngày nắng hạn võ vàng niềm mơ.
Những đau thương rất tình cờ,
Những tan nát dạ, những ngơ ngẩn lòng.
Nào đời đã đủ long đong,
Có không hạnh phúc,có không tình người
Hay đời là bể khổ thôi?
Cho ta chìm đắm một đời bơ vơ?
Ôi ta một kẻ dại khờ,
Vẫn hy vọng một bến bờ bình yên!
( Trích DƯ ÂM )
*
CHUNG MỘT LỜI NGUYỀNNgô Minh Hằng
Hỡi ơi, cưa? Ải Nam Quan
Những dòng quốc sử còn loang máu hồng
Tiễn Cha, nước mắt từng dòng
Cha nhìn con cũng cảm lòng phân ly
Dạy rằng: Con hãy về đi
Lau dòng nước mắt nữ nhi thường tình!
Hãy đem chữ Hiếu làm Kinh
Thù nhà, nợ nước phân minh báo đền
Ích chi mà khóc, mà phiền
Lệ kia có rửa hận riêng được nào !
Nghe lời Cha dạy thấp cao
Ải Nam Quan đứng nghẹn ngào nhìn theo!
Tiếng Cha hoà tiếng thác reo
Bóng cha cùng với bóng chiều mờ tan!
Lau khô huyết lệ đôi hàng
Tay nâng kiếm báu, lòng mang lời thề
Mười năm dưới bóng trăng khuya
Bình Ngô mở nẻo đường về Đông Quan
Xưa, dòng sử Việt vẻ vang
Nay dòng sử Việt sao mang hận sầu ?
Ải Nam Quan hỡi, còn đâu !
Kìa ai cắt đất dâng Tàu? Quyền chi ???
Chính quyền phục vụ dân thì
Yêu dân, làm việc chỉ vì dân thôi
Chứ đâu cắt đất dâng người
Để toàn dân phải thiệt thòi, đớn đau ?!
Trưng Vương, Nguyễn Trãi nay đâu ?
Thù nhà, nợ nước xin mau báo đền!
Tuốt gươm, chung một lời nguyền
Buôn dân, bán nước, bạo quyền, đập tan!!!
Ngô Minh Hằng
KHI NƯỚC MẮT ĐÃ
KHÔNG TRÒN Ý NGHĨA
(Xin thân ái gởi đến Đồng Bào quốc nội và quốc ngoại với tất cả niềm đau và hy vọng)
Ôi, nước mắt đã không tròn ý nghĩa
Đồng bào ơi, ta nhất loạt vùng lên!
Giang sơn này do xương máu tổ tiên
Đã bồi đắp cho xanh từng tấc đất
Bởi quê hương là tình yêu lớn nhất
Là gia tài, là máu thịt, là nôi
Chốn chôn nhau, cắt rốn tự bao đời
Là chiếc tổ, tình thương, là tất cả !!!
Nhưng hôm nay, than ôi, đau đớn qúa
Ai? Nam Quan, bạo chúa cắt dâng người !
Hỡi Nam Quan! kìa quốc sử còn tươi
Từng giọt lệ của anh hùng Nguyễn Trãi !
Máu lại chảy, Trời ơi, vùng quan ải
Núi sông ta thêm nữa, lưỡi dao hờn
Dưới bạo quyền, dân, nước cứ từng cơn
Đau như xé những cơ tim, mạch máu !
Đâu bất khuất, đâu chí hùng nung nấu ?
Đâu tự hào, danh dự ? Hỡi thanh niên !!!
Có thể nào ta cúi mặt lặng yên
Trước nỗi nhục mà lòng không phẫn uất ???
Có thể nào ta cúi đầu chấp nhận
Mà lương tâm không hổ thẹn, đau buồn ?
Có bao giờ ta thấy tội to hơn
Trước lịch sử vì thờ ơ trách nhiệm ?
Hỡi những anh hùng dưới trăng mài kiếm
Hỡi những lòng tha thiết với tình quê
Xin tuốt gươm thiêng, chung một lời thề:
Phải trị tội phường buôn dân, bán nước
Phải nối chí hào hùng muôn thuở trước
Đòi Nam Quan, ải cũ, trả về ta!
Đứng lên nào, chính nghĩa phải thăng hoa
Vì Tổ Quốc, vì tương lai nòi giống !
Không thể nữa, ngồi nhìn và than khóc
Hãy đứng lên hành động, hỡi muôn người !!!
Đến nước này ta phải thế mà thôi
Khi nước mắt đã không tròn ý nghĩa!
Hỡi Quốc Toản, hỡi Trưng Vương, Nguyễn Huệ
Hỡi toàn dân, cứu quốc, đứng lên nào !
Đất nước này phải hết bóng cờ sao
Thì đất nước mới thanh bình hạnh phúc!
Còn cờ đỏ là dân còn hoả ngục!
Ngô Minh Hằng
KHI TỔ QUỐC ĐÃ VANG LỜI
HIỆU TRIỆU
(Thân mến gởi Đồng Bào mọi giới, mọi lứa tuổi, quốc nội và quốc ngoại)
Không thể được. Không điếu văn, vĩnh biệt !
Ai? thiêng kia, đất cũ phải về ta
Núi sông này là xương máu Ông Cha
Thì con cháu sao buông lời vĩnh biệt ???
Mau, xin gióng những hồi chuông khẩn thiết
Để muôn người, bao thế hệ vùng lên
Giang sơn ta, niềm kiêu hãnh Rồng Tiên
Không cho phép bạo quyền chia cắt thế
Nào, ta hãy lấy khăn lau mắt lệ
Như ngày xưa Nguyễn Trãi một lần lau
Để dựng cho đời cơ nghiệp nghìn sau
Như Nguyễn Huệ, Trưng Vương, như Ngũ Lão
Chỉ sông biếc mà thề lời Hưng Đạo
Gọi trăng vàng mài kiếm báu Đặng Dung
Việt Nam ơi, đâu hiển hách anh hùng ?
Xin hãy đáp tiếng hờn sông núi gọi !
Nhục bán nước đã sóng gầm bão nổi
Trong chí hùng, máu thắm, trái tim son
Đừng ngôì yên, vuốt mặt, nuốt căm hờn
Hỡi toàn quốc, đã đến giờ hành động !!!
Dừng thụ động, đợi chờ và than khóc
Sử Lạc Hồng cần lắm những Kinh Kha
Sát vai nhau mà giữ nước non nhà
Như một thuở những Vua Hùng dựng nước!
Ta đoàn kết là ta làm phải được
Nếu chưa xong, con cháu tiếp theo đời
Hỡi Nam Quan, máu thịt của ta ơi !
Ta không thể nhìn bạo quyền bán nước !
Đừng vì bởi an thân mà khiếp nhược
Còn bạo quyền, tổ quốc mãi còn đau
Ta phải làm gì cho những đời sau
Cho ta nữa ? để giống nòi rạng rỡ ?
Đã khóc tiếng đầu đời là đã nợ
Nợ non sông, tổ quốc, nợ gia đình
Ta phải làm gì cho đươc chết vinh
Hơn sống nhục, sống một đời hèn yếu !
Khi tổ quốc đã vang lời hiệu triệu
Khi hồn thiêng sông núi đã cần ta
Đứng lên nào. Vì nước, hãy xông pha
Dẫu lấy máu rửa hờn cho nhục nước !
Ngô Minh Hằng
XIN HÃY DỰ PHẦN
(Kính gởi toàn dân Việt Nam, các giới, trong và ngoài nước)
Sử vàng còn đó một Huyền Trân
Ô, Rí, hai châu, gái ho. Trần
Dâng hiến ý đời cho nghĩa cả
Cho nhà cho nước, chẳng cho thân
Và gương liệt nữ đất Mê Linh
Trước nỗi chung, riêng , trước bất bình
Tuốt kiếm, má hồng xây nghiệp đế
Quân Tàu khiếp sợ phải lui binh
Đọc trang sử cũ bốn ngàn năm
Dâu biển dù cho mấy cát lầm
Nhưng nhục tủi nào hơn nỗi nhục
Dâng người xương máu của Cha, Ông ?
Dâng người tài sản của dân ta
Mảnh đất quê hương: của mọi nhà !
Ai tước quyền dân rồi phản bội ?
Buôn dân bán nước lẽ nào tha ?
Trước hờn quốc nhục chớ ngồi yên
Yêu nước, ai người? Haỹ đứng lên!
Đây, lúc đem lòng ra cứu nước
Để cùng đòi lại núi sông thiêng !
Để mà góp sức cứu non sông
Cứu chính đời ta, cứu giống giòng
Tổ quốc đủ rồi cơn nhật thực
Dân lành thừa qúa kiếp long đong !
Bốn ngàn xưa đó giống nòi ta
Nhi nữ mài gươm rửa hận nhà
Chẳng lẽ văn minh nay bốn cõi
Anh hùng vắng vẻ bóng Kinh Kha !?
Việt Nam, mọi giới, hỡi TOÀN DÂN!
Hỡi những LƯƠNG TÂM. Hãy dự phần!
Hận nước đã cao bằng núi Thái
Lẽ nào cúi mặt để an thân ???
Ngô Minh Hằng
TS MAI THANH TRUYẾT * YẾU TỐ THỜI CƠ
YẾU TỐ THỜI CƠ
& Cuộc Vượt Thoát của Việt Nam Hiện Tại
& Cuộc Vượt Thoát của Việt Nam Hiện Tại
TS MAI THANH TRUYẾT
Từ năm 1986 trở đi Việt Nam đang mở cửa trực tiếp
tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và chỉ trong một thời gian ngắn xã hội Việt Nam
đã có nhiều biến chuyển đáng ghi nhận như có một nguồn sinh khí mới thổi vào xã
hội và người dân Việt. Tuy nhiên với những hạn chế do nhu cầu sinh tử là sự bảo
đảm an toàn quyền lực của chế độ, Việt Nam trong thế mở vẫn còn tạo ra nhiều
trăn trở và khó khăn cho xã hội. Việt Nam vẫn còn dò dẫm trong tư thế của một xã
hội nông nghiệp, phát triển từ từ lên xã hội công nghiệp, để rồi đang phải chịu
hụt hẩng trước thế toàn cầu hóa. Thật khó thực hiện được một xã hội hài hòa bao
gồm các xu hướng phát triển không đồng nhất thậm chí mâu thuẩn lẫn nhau. Một
lần nữa, làm sao tránh khỏi tụt hậu trước tiến trình toàn cầu hóa trong lúc lãnh
đạo Việt Nam vẫn còn giữ thái độ thù nghịch, nghi kỵ với hầu hết các quốc gia
trên thế giới? Làm sao phát triển thành một xã hội công nghiệp hóa lấy căn bản
nông nghiệp làm tiêu chuẩn như trường hợp Việt Nam hiện tại? Mở nhưng vẫn đóng.
Đóng trong định kiến. Đóng trong lo sợ bị đào thải. Càng đóng lại càng có nguy
cơ bị đào thải sớm hơn.
Hiện nay, người ta có cảm tưởng như những yếu tố
sau đây là chính yếu trong sắc thái dân tộc của Việt Nam là:
1- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và chưa được
khai thác đúng mức;
2- Tiềm năng nhân lực dồi dào;
3- Nước nghèo, nhân công rẽ và thừa thải, thông minh và dễ huấn luyện tay nghề;
4- Có bàn tay sắt của nhà cầm quyền giữ gìn trật tự và sự ổn định;
5- Thiếu luật lệ rõ ràng và tham nhũng dễ cho các phiêu lưu mậu dịch, chỉ cần liên hệ với một số người có chức vị và có quyền lực trong đảng;
6- Đa số dân chúng sống về nghề nông với một nền công nghiệp còn thô sơ....
Từ những sắc thái đặc thù đó, người Việt Nam sống về huyền thoại nhiều hơn thực tiển và huyền thoại gần đây nhất là Việt Nam lại mộât lần nữa “cường điệu” trong dự kiến phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 2005 trong khi việc sản xuất một chiếc xe đạp cho người dân vẫn chưa hòan chỉnh!!!
2- Tiềm năng nhân lực dồi dào;
3- Nước nghèo, nhân công rẽ và thừa thải, thông minh và dễ huấn luyện tay nghề;
4- Có bàn tay sắt của nhà cầm quyền giữ gìn trật tự và sự ổn định;
5- Thiếu luật lệ rõ ràng và tham nhũng dễ cho các phiêu lưu mậu dịch, chỉ cần liên hệ với một số người có chức vị và có quyền lực trong đảng;
6- Đa số dân chúng sống về nghề nông với một nền công nghiệp còn thô sơ....
Từ những sắc thái đặc thù đó, người Việt Nam sống về huyền thoại nhiều hơn thực tiển và huyền thoại gần đây nhất là Việt Nam lại mộât lần nữa “cường điệu” trong dự kiến phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 2005 trong khi việc sản xuất một chiếc xe đạp cho người dân vẫn chưa hòan chỉnh!!!
Do đó, nếu muốn đuổi kịp cộng đồng các quốc gia
trên thế giới Việt Nam cần:
· Mở cửa để học hỏi, lựa chọn, đón nhận cái mới.
Cái mới, cái chưa biết nào cũng có những hiểm nguy của nó. Sự tính toán dò dẫm
là cần thiết, nhưng quá tính toán có khi tính già hóa non, vì để mất thời
cơ.
· Không nên tạo thêm huyền thoại. Tập cho người dân thực tiển hơn.
· Không ngừng phát triển sắc thái dân tộc, cái sức mạnh bên trong tức la ønội lực của quốc gia, để tự tạo cho mình một thế mạnh trong sự bang giao với cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
· Không nên tạo thêm huyền thoại. Tập cho người dân thực tiển hơn.
· Không ngừng phát triển sắc thái dân tộc, cái sức mạnh bên trong tức la ønội lực của quốc gia, để tự tạo cho mình một thế mạnh trong sự bang giao với cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
Muốn được như vậy, Việt Nam cần tạo điều kiện cho
mọi người dân, mọi dân tộc trong cộng đồng quốc gia tham gia vào cuộc sống
chung, để mọi cá nhân, mọi đoàn thể đều có thể tự lập, tự sinh sống, không ỷ lại
vào sự sáng suốt hay sức mạnh của một đảng, một nhà nước hay của một cấp lãnh
đạo nào. Cần làm cho mỗi người Việt Nam tự thấy mình thực sự còn có nội lực để
đóng góp tích cực và toàn diện trong mạch sống quốc gia.
Kêu gọi tận dụng nội lực trong nước để phát triển
quốc gia mà không cho phép hay hạn chế người dân phát huy nội lực cho từng cá
nhân thì làm sao tránh khỏi cảnh tụt hậu cho đất nước được ?
Xưa vua thay Trời trị nước, tất cả điều là của vua,
ngay cả sinh mạng của người dân. Minh quân hay hôn quân vô đạo là sự may nhờ rũi
chịu của người dân, người dân không có tiếng nói. Một thứ nô lệ sẵn sàng chết vì
ông chủ, gọi như thế là trung.
Nay, thì nhân danh nhân dân mà dân không có quyền
tư hữu sản xuất. Tương tự như xưa, triều đình suy nghĩ và dạy dân những gì triều
đình cho là tốt nhất, thì bây giờ Đảng suy nghĩ và thông tri cho dân những gì
cấp lãnh đạo nghĩ là tốt nhất. Đã đến lúc “chủ nghĩa nhân danh” phải cáo chung,
để mỗi người dân, và theo đó mỗi dân tộc tập tành nghĩ suy và hành động theo
những hiểu biết và cảm xúc của mình. Phải trả lại cho dân, cho những dân tộc cái
quyền sống của họ. Không một ai sống thay cho bất cứ ai được. Phải sống thật mới
lớn mạnh được. Sống nhờ, sống gữi, sống mà trí tuệ và tâm linh gữi cho nhà vua
hay cấp lãnh đạo, sống mà trách nhiệm giữa vời, chờ đợi ơn mưa móc ở một minh
quân, hay phép lạ của một huyền thoại trí tuệ tập thể, sống mà lúc nào cũng phải
chạy theo cái ăn cái mặc, ngày ngày đói no không chừng, đau ốm không thuốc
men,... Sống như vậy là sống còi cọc, què quặt, bịnh hoạn và khuyết
tật.
Khi người dân được trọn vẹn với cuộc sống của mình.
Khi đói dám nói rằng mình đói, khi thất học dám nhận mình thất học. Khi không
còn sợ hãi nói cái mình thật sự cảm nghĩ như thâu hiểu được tính vô úy trong
Phật giáo, nói chung khi mà kinh nghiệm được rằng mình có những quyền hạn bất
khả xâm, được luật pháp và cơ quan thẩm quyền bảo vệ. Khi ấy, có nhiều khả năng
con người dấn thân trọn vẹn với cộng đồng của mình, làm hết sức mình cho chính
mình và cho cộng đồng.. Chừng ấy, đương nhiên dân giàu và theo đó nước mạnh.
Người đại diện cho quốc gia, cho dân tộc nhờ vậy mà có cái thế mạnh của mình
trong bang giao quốc tế.
Đưa nửa triệu người làm mồi cho biển cả, giam một
triệu người vào các trại cải tạo, để một triệu người tăng cường nhân lực cho các
nước giàu có, (hầu hết nhân lực trên đều trong tuổi lao động, sản xuất tốt nhất,
hiệu quả nhất) là một biện pháp tốt để đổi lấy một sự yên ổn chính trị, nhưng là
một biện pháp đã làm thui chột hay què quặt quốc gia.
Tương tự, thắng trận ghi công là một điều thường
tình, nhưng kỳ thị người tại chổ, áp dụng chính sách “tru di tam tộc” (đời cha,
đời con, và đời cháu không được học quá tiểu học) của thời quân chủ chuyên chế,
là đặt phân nửa đất nước ra khỏi sự tham gia đóng góp việc chung.
Có một đảng mạnh, có kỹ luật, có những cán bộ tiên
phong, có một quá trình thử thách nhiều thập niên, có trên 2.479.717 (thống kê
Đại hội Đảng kỳ IX) đảng viên là một điều tốt. Nhưng biến đảng ấy thành một số
quan lại của một triều đình vua và chúa, đứng ngoài luật pháp, tham ô và lạm
quyền, nhất nhất một chiều, là thui chột ý chí va ølòng phấn đấu vươn lên của
mọi tầng lớp dân chúng. Cả nước chỉ có hai triệu rưởi người có quyền dám nghĩ,
nhưng chỉ một thiểu số trên đây có quyền dám nói; và trong hai triệu rưởi người
nầy, đa số vì miếng đỉnh chung, vì sự tiến thân và an ninh của mình và gia đình
đã trở thành a dua, nương thời, nương lúc, nên cũng không dám nghĩ, không cần
nghĩ và nói xuôi chiều cho khỏe thân. Chỉ còn lại một thiểu số ít oi, 1170 đại
biểu, 150 ủy viên trung ương đảng và 15 ủy viên bộ chính trị, dầu có thông minh
tuyệt đỉnh, dầu có trí tuệ tuyệt vời, thì đương nhiên quốc gia phải èo
ọt.
Nhìn vào các dân tộc khác trên thế giới, chúng ta
không thể tìm ra một quốc gia nào có nền văn hóa hàm chứa những giá trị hoàn
toàn khác biệt. Vì lý do đó, những giá trị về nhân quyền và các quyền tự do căn
bản của con người trên toàn cầu đều phải được tôn trọng triệt để. Và dĩ nhiên sẽ
không có trường hợp ngoại lệ cho Việt Nam. Thật khó biện minh trước thế giới khi
Việt Nam công bố :”Việt nam có những giá trị và bảo vệ nhân quyền đặc thù theo
cung cách Việt Nam. Việc áp đặt quyền làm người theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc
là xâm phạm vào chủ quyền Việt Nam.” Với cách nhìn như trên, chính sách mở của
Việt Nam hiện tại vẫn còn dựa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên lãnh đạo
Việt Nam vẫn còn cổ súy chủ nghĩa dân tộc cực đoan để duy trì quyền lực và không
dám mở thực sự vì sợ sẽ bị phô bày cho thế giới rõ những sự lạc hậu và lầm lạc
của họ trong việc phát triển quốc gia. Từ đây, với mặc cảm tự ty đối với thế
giới bên ngoài, dân tộc Việt Nam vốn dĩ đã bị dồn ép từ lâu, sẽ vùng dậy và lần
lần rập khuôn theo “ngoại bang” khi được hé mở từ từ . Từ đó tiến trình chủ
nghĩa dân tộc “cách ly” trước đây đã biến thành chủ nghĩa “chạy theo ngoại bang”
mà chính quyền hiện tại khó kiểm soát nổi.
Tóm lại, từ ngày xưa, chủ nghĩa dân tộc đã một thời
thúc đẩy sự phát triển quốc gia. Nhưng ngày nay, cung cách suy nghĩ mới của phát
triển đã vượt qua rào cản của ranh giới quốc gia và ngôn ngữ của các dân tộc
trên thế giới. Bây giờ và tương lai cần phải có một sự phát triển hài hòa chung
cho cả nhân loại. Tiến trình toàn cầu hóa là một tiến trình tự nhiên và là kết
quả có được qua suốt chiều dài của lịch sử phát triển trong tranh chấp của các
quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa không phải là từ bỏ bản sắc dân tộc của
từng quốc gia mà là điểm hội tụ của tất cả mọi văn hóa dân tộc để đạt đến một sự
phát triển toàn diện cho nhân loại.
Và Việt Nam cần phải có một tầm nhìn thoáng hơn để
giải toả những “nút chận” do chính mình tạo ra.
MTT (West Covina 6/2005)
GS.TẠ VĂN TÀI *" KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY CỦA G.S. NGUYỄN TIẾN HƯNG
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM " KHI
ĐỒNG MINH THÁO CHẠY" CỦA G.S. NGUYỄN TIẾN HƯNG VÀ BÀN THÊM VỀ CUỘC CHIẾN
TRANH VN
TẠ VĂN TÀI Harward Law School
II . Bàn thêm về chiến tranh Việt Nam.
Ôn lại những biến cố nói đến trong cuốn sách
KĐMTC và cả cuốn HSMDĐL của Giáo sư Hưng, chúng ta rút được các nhận định sau về
những năm sau cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam và hậu quả của nó . Nếu độc gỉa
cho rằng rút bài học sau khi việc sảy ra rồi (hindsights) thì "dễ qúa mà", thì
chúng tôi cũng đồng ý trong sự khiêm tốn của một người nghiên cứu. Nhưng điều
chúng tôi muốn nói là, nếu những nhà làm chinh sách, ngay trong khi biến cố đang
sảy ra, chịu khó tham khảo những học gỉa hay cố vấn đã dâỳ công nghiên cứu bài
học tiền nhân để lại trong chiều dài của lịch sử, thì cũng có thể thấy ngay
những điều nên làm, vào lúc đang phải gỉai quyết vấn đề, và bớt được nhiều sai
lầm. Chẳng khác gì các vị anh quân ngày xưa nghe theo những lời bàn của các vị
thâm nho hay các quan ngự sử, chiếu các nguyên tắc trị nước khôn ngoan truyền
lại từ các tiền nhân (Khổng Tử, Tôn Tử, Aristotle v.v.) hay từ các triều đại cực
thịnh hay cực rối ren tại Á Châu (chẳng hạn các thế liên minh thay đổi của thời
Đông Chu Liệt Quốc). Cũng chẳng khác gì các chính phủ Âu Mỹ trong thời hiện đại
dùng đến các kinh nghiệm và ký ức lịch sử chứa trong các định chế (institutional
memory) như các đại học hay các cơ quan tư duy cố vấn (think tank). Ông N.V.
Thiệu là một quân nhân làm chính trị, nhưng chưa đủ tầm vóc một statesman
(chính khách), vì tính đa nghi , hẹp hòi, sợ ngừơi dưới quyền vượt mình và có
thể hại mình (như trong cách xử tệ với Phụ Tá Nguyễn Văn Ngân, người đã có công
xây dựng Đảng Dân Chủ và tổ chức bầu cử Tổng Thống "chắc ăn" năm 1971 cho ông
,không cho Ông Nguyễn Cao Kỳ ra chia phiếu của ông khi đối đầu với Đại tướng
Dương Văn Minh) (Gíao sư Nguyễn Ngọc Huy riễu cợt với tôi khi tả tính đa nghi
của Ông Thiệu: "Ông ấy bắt tay người ta rồi về nhà ngó bàn tay mình xem còn đủ
năm ngón không") . Ông Thiệu theo lối phân công từng mảng việc cho từng người ,
không cho người này biết việc của người kia, theo lối "phân gian", nghĩ rằng như
vậy dễ kiềm chế từng người, do đó không tụ hội trong một hội đồng tham mưu gồm
nhiều bộ óc cố vấn giỏi cùng bàn chung việc nước (brain trust), và không đi dến
viễn kiến xa rộng và khôn ngoan được. Việc hòa đàm Paris, mà các vấn đề ngọai
giao, quân sự, kinh tế, tình hình chinh trị ở Mỹ, tình hình và chính sách Đảng
Cộâng Sản ở Miền Bắc, liên hệ chằng chịt và ảnh hưởng đến diễn tiến thương nghị
và nội dung hòa đàm, thì ông Thiệu giao cho nhữõng ngươì sau đây, mỗi người một
mẩu vấn đề: Gíao sư N.T.Hưng, Đại sứ Phạm Đăng Lâm, các ông Nguyễn Xuân Phong,
Nguyễn Phú Đức, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Cao Kỳ. Gíáo sư Hưng nói trong sách là
ông chỉ được giao việc về chuyện liên lạc với Mỹ, còn ông không được cho biết về
tình hình quân sự cho dến phút chót và ngay cả gần 30 mật thư của hai Tổng Thống
Hoa Kỳ mà cuối cùng Ông Thiệu giao cho Gíáo sư Hưng đi cầu viện thì cũng đưa cho
xem vài lá thư vào lúc bắt đầu nguy kịch mà thôi.
Khi bàn trên đây về cá tính của ông Thiệu và sau đây về Chiến Tranh Việt Nam, chúng tôi đều có tài liệu và nhân chứng còn sống và có thể cung cấp chi tiết và điện thoại cho độc gỉa nào muốn phối kiểm lại . Nhưng chúng tôi không ghi ra trong bài tham luận này để đỡ làm mệt độc giả .
Khi bàn trên đây về cá tính của ông Thiệu và sau đây về Chiến Tranh Việt Nam, chúng tôi đều có tài liệu và nhân chứng còn sống và có thể cung cấp chi tiết và điện thoại cho độc gỉa nào muốn phối kiểm lại . Nhưng chúng tôi không ghi ra trong bài tham luận này để đỡ làm mệt độc giả .
1. Như một chính khách Anh đã nói về chính trị,
"không có bạn trừơng cửu, mà chỉ có quyền lợi trừơng cửu thôi" (no permanent
friends, only permanent interests). Trong cuộc nội chiến Quốc Cộng tương tàn
giữa hai Miền Nam Bắc Việt Nam, cũng là chiến tranh quốc tế do hai khối cường
quốc uỷ nhiệm ,trong đó cả hai Miền của tiểu quốc Việt Nam được phong là tiền
đồn của Xã Hội Chủ Nghĩa và của Thế Giới Tự Do, cả hai Miền đều lệ thuộc hoàn
toàn vào cường quốc bảo trợ, cho nên một khi mà cường quốc Mỹ đã bắt tay được
với cừơng quốc đối phương là Trung Quốc sau khi Kissinger và Nixon đi Tàu, và
không còn quyền lợi là phải lo ngăn chặn bành trướng của khối Cộng Sản xuống
Đông Nam Á bằng cách yểm trợ Nam Việt Nam nữa, thì Mỹ bỏ rơi Miền Nam, nhượng bộ
tối đa trong Hiệp Định Đình Chiến, đồng y' cho Bắc Việt để lại quân đội tại Miền
Nam, chỉ cốt đem được tù binh Mỹ về,không còn yểm trợ võ khí theo nguyên tắc
"mất một thì đổi một" đã cam kết, bác cả việc Miền Nam dùng Quỹ Đối Gía (Viện
trợ) để trả lương quân đội và cảnh sát, dù đóan trứơc là Miền Nam chỉ sống sót
được chừng một năm rưỡi sau Hiệp Định Paris tháng 1/1973 (lời Kissinger) . Đến
khi tình hình tại Nam Việt Nam suy sụp trước sự tiến công của quân đội Miền Bắc
vào năm 1975, thì Ngoại trưởng Kissinger cố y' dấu Quốc Hội Mỹ lời cam kết của
Tổng Thống Nixon yểm trợ bằng không lực và giúp võ khí, và cả Quốc Hội lẫn Hành
Pháp Mỹ chỉ bàn chuyện di tản khỏi Việt Nam.
Đáng lẽ ra, các ngừơi lãnh đạo Miền Nam Việt Nam phải nhận ra khuynh hướng giải kết của Mỹ từ lâu rồi chứ! Khi thấy dân chúng Mỹ bắt đầu mệt mỏi vì chiến tranh và phong trào phản chiến ngày càng mạnh từ năm 1968, và ngay chính Tổng Thống Johnson cũng nản chí không ra tranh cử năm 1968 mà dành tòan thời gian vào việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, thì phải tiên liệu là Mỹ sẽ tìm cách tháo gỡ. Dù không hề làm việc gì trong chính quyền Miền Nam Việt Nam và chỉ đóng vai giáo sư/nghiên cứu gia, chúng tôi đã viết, vào năm 1970,bài"Tiền Mỹ, Máu Việt" trong Tập San Quốc Phòng của Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Saigon, về chương trình Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng Thống Nixon và trong khi thuyết trình tại Trường, có tiên liệu là khi người Mỹ không còn con cái của họ thương vong ở Việt Nam, họ sẽ kém rộng lượng về viện trợ. Và nếu không có "xương sống" Mỹ, thì tổ chức chống cộng Liên Phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization) cũng chỉ là "con hổ giấy", và máu Việt có đổ ra thì chưa chắc tiền Mỹ sẽ có để có đủ quân trang quân dụng. Có lẽ các vị tướng tá trong Trường, là nhũng quân nhân cao cấp nhiều hiểu biết, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy, mặc dù họ và chúng tôi đã có dịp đi thăm hàng không mẫu hạm trong lực lượng hùng hậu của Hạm Đội 7 của Mỹ và nghe Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thuyết trình về vị thế Quân Đòan I chặn ngang đường tiến quân có thể có của quân đội Miền Bắc.
Việc thay đổi các thế liên minh tại các quốc gia Âu Mỹ trong hai thế kỷ vừa qua cũng cho thấy chẳng có gì trường tồn, hay chắc chắn trong bang giao quốc . Quyền lợi của mỗi quốc gia, ngay cả cường quốc, thay đổi theo mỗi giai đọan.
Về vấn đề cuộc chiến Việt Nam là nội chiến hay chiến tranh do các phe quốc tế ủy nhiệm, thì có thể nói lúc Pháp trở lại Việt Nam, và Hồ Chí Minh ôm lấy cụ Nguyễn Hải Thần yêu cầu các đảng quốc gia cùng gánh vác trách nhiệm chung và sau đó lập Chính phủ Liên Hiệp với các đại diện các đảng quốc gia như Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng, VNQĐĐ), Nguyễn Tường Tam (Đại Việt, ĐV), Nguyễn Hải Thần (Việt nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, VNCMĐMH), thì lẽ ra đã không có cuc nội chiến. Sở dĩ có thể tin như vậy là vì Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh đã có công cứu mạng Hồ Chí Minh ở bên Liễu Châu, Trung Quốc . Theo lời Ông Vũ Hồng Khanh kể lại trong trại học tập sau 1975 cho người cùng phòng giam trong trại học tập là Đại Tá Buì Thế Dung (hiện ở Massachusetts), thứ trrưởng quốc phòng trong chính phủ Dương Văn Minh, mà Ông Khanh đối xử như hàng con cháu, thì ông Khanh cho biết rằng vào đầu thập kỷ 1940, Hồ Chí Minh, lúc đó lấy tên là Lý Thụy, gỉa đò như một cụ gìa mù, đi với hai người trẻ tuổi từ Pac Pó qua Liễu Châu, thì bị quân đội Quốc Dân Đảng Tàu bắt, hai người trẻ tuổi chạy mau nên thóat (ông Khanh sau này đóan đó là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp). Có người Việt Nam tên là Lý Sanh đến nhờ hai Ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần trong Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (VNCMĐMH) can thiệp với tỉnh trưởng Tàu là tướng Trương Phát Khuê. Tuy tướng Khuê nói : "Anh này là Cộng Sản, sẽ chặt làm đôi.", nhưng rồi cũng thả Lý Thụy ra và cho về ở với các ông Khanh, Hải Thần và Lý Sanh. Ông Khanh cho biết ông Hải Thần mê ông cụ gìa Việt nam họat bát đó và ông cụ này cũng được Tướng Khuê tin, giao công việc này nọ . Năm 1943, trong buổi họp VNCMĐMH đưa vấn đề cử người về nước đặt cơ sở cho Cách Mạng thì ông Lý Thụy xung phong. Sau này, khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945 và Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải thần vô Chính phủ Liên Hiệp, ngồi ăn cơm với nhau trên chiếu trong Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, thì các ông mới nhìn ra Hồ Chí Minh chính là ông gìa Lý Thuỵ và ông Hoàng Văn Hoan chính là Lý Sanh vào năm 1943. Sau 1975 , khi ông Vũ Hồng Khanh bị bắt và đưa ra ở trong trại học tập ở Miền Bắc, thì Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn vào thăm và cho ra trại sớm vào năm 1977, để về ở với người con gái lớn 53 tuổi ở lại Miền Bắc sau 1954, tại quê cũ ở Vĩnh Phúc Yên. Nếu Đảng Cộng Sản , vào thời điểm 1945-46, tiếp tục đối xử tương kính đối với các lãnh tụ phe quốc gia như tả trên, mà không ám sát hàng lọat những người quốc gia như nói sau đây, thì chưa chắc đã có cuộc nội chiến.
Và lẽ ra không có cuộc nội chiến và Chính Phủ Liên Hiệp mà Hồ Chí Minh lập ngày 2/3/1946 đã có thể tiếp tục với sự chia xẻ quyền lực quốc-cộng , nếu cường quốc Hoa Kỳ đã không bỏ mặc Viêt Nam cho Pháp và đã can thiệp sớm hơn và can thiệp đúng hơn theo chính sách của Tổng Thống Roosevelt là không cho thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Sau khi Roosevelt qua đời, và Truman lên thay, Mỹ đã lờ đi không trả lời tám bức thư Hồ Chí Minh liên tiếp gủi cho Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngọai Giao Mỹ để xin ủng hộ nền độc lập Việt nam trước việc Pháp đem quân trở lại Việt nam, vì cho rằng Mỹ cần Pháp như đồng minh trong cuộc Chiến Tranh Lạnh với Liên Sô đã bắt đầu. Pháp đã được quân đội Anh ở trong Nam (tước khí giới quân đội Nhật đầu hàng) cho đổ bộ tái chiếm thuộc điạ. Theo Thỏa Ước Trùng Khánh Pháp ký ngày 28/2/1946 với Trung Hoa Dân Quốc (mà quân đội do Lư Hán và Tiêu Văn chỉ huy, sang Miền Bắc Việt nam tước khí giới quân đội Nhật đầu hàng) , Pháp đem quân trở lại Miền Bắc. Tại cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam, tàu chiến Mỹ chở quân đội Pháp vào Sàigon và Hải Phòng.
Và Pháp đã tiếp tay cho Việt Minh trong việc tiêu diệt các thành phần quốc gia (nói sau đây) vì cho là họ có lâp trường cực đoan, phản đối kịch liệt Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6/3/1946 (Bộ Trưởng Ngọai Giao Nguyễn tường Tam không tham dự), và chỉ trích Hồ Chí Minh rất nặng là "bán nước cho Pháp” . (Sainteny và Leon Pignon gặp Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần, nhưng không đạt được thỏa hiệp). Hiệp Định Sơ Bộ này nhìn nhận Việt nam là một nước "tự do" trong Liên Hiệp Pháp và chỉ có một phần quyền cai trị. Hồ Chí Minh phải gỉai thích tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và thề : "Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước".
Ngay từ tháng 9/1945, đã có sự nghi kỵ, kèn cựa giữa các đảng quốc gia và Việt Minh: quốc gia tố cáo Việt Minh là cộng sản; Việt Minh tố cáo Việt Cách (VNCMĐMH) và Việt Quốc (VNQĐD) là phản động. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, các đảng quốc gia dự tính dựa vào sự ủng hộ vẫn có của Quốc Dân Đảng Trung Hoa từ khi họ lưu vong ở bên Tàu (sau biến cố Khởi nghĩa Yen Bái của Nguyễn Thái Học 1930), đểû lật đổ chính phủ lâm thời đầu tiên do Hồ Chí Minh lập, tuy đã có vài đại diện của họ. Nhưng các đảng quốc gia không đoàn kết, thiếu cơ sở quần chúng trong nước vì lưu vong lâu, tính dựa vào mấy tướng Tàu tham nhũng, cho nên khi họ tổ chức biểu tình, và chỉ trích Việt Minh, họ thua Việt Minh đã tổ chức quần chúng trong nước từ khi Tướng Tàu Trương Phát Khuê cho Hồ Chí Minh về nước năm 1941 trong tư cách VNCMĐMH mà Việt Minh là một thành viên, mà lại có sự ủng hộ của Đệ Tam Quốc Tế, Quốc Dân Đảng Trung Hoa (sau khi Việt Minh đút lót cho Lư Hán vă Tiêu Văn vàng--do tuần lễ vàng quyên trong đồng bào-- và thuốc phiện, Trung Hoa bắt các đảng quốc gia theo giải pháp liên hiệp, dù miễn cưỡng ) và của Cơ Quan Tình Báo Office of Strategic Services OSS cuả Mỹ. Việt Minh cũng tổ chức biểu tình, và trưng hình cán bộ bị phe quốc gia giết.
Khi một đảng viên cộng sản hỏi Hồ Chí Minh : "Thưa Bác, tại sao phải để cho bọn phản quốc giết người ấy sống làm gì ? Chỉ cần Bác ra lệnh là tuị cháu sẽ tiêu diệt hết chúng nó nội trong một đêm", thì Hồ Chí Minh mỉm cười: " Có con chuột chạy vào phòng này thì chú lấy đá ném nó hay tìm cách bắt nó ? Ném đá thì vỡ đồ quý trong phòng. Muốn làm chuyện lớn thì phải biết tiên liệu ."
Nhưng khi Hồ Chí Minh đi dự Hội Nghị Fontaineblau tại Pháp, và cố gắng thuyết phục các trí thức quốc gia ở Pháp về nước cộng tác thì ở trong nứơc, các người lãnh đạo Đảng Cộng Sản có mặt trong nước đã ra lệnh các trưởng ban ám sát triệt hạ trụ sở, chiến khu và giết hại các đảng viên các đảng quốc gia nội trong vòng vài tháng, lúc đó không còn được các tướng Tàu ủng hộ nữa: ở ngoài Bắc , bị giết hay mất tich là các nhà ái quốc Trương Tử Anh (một lãnh tụ nêu gương sống đạm bạc, nằm ngủ trên chiếc giường vốn là một tấm cửa sổ, theo lời Gíáo Sư Bùi Tường Huân) , Lý Đông A, Khái Hưng, còn Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Tàu; ở trong Nam, ngoài các lãnh tụ Đệ Tứ Quốc Tế bị giết hay mất tích như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Thiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch, thì các lãnh tụ không cộng sản cũng bị thủ tiêu, như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Ký, Bùi Quang Chiêu, Huỳnh Phú Sổ và các chức sắc Cao Đài và Hòa Hảo. Quốc Hội Lập Hiến họp ngày 28/10/1946 thì chỉ có 291 người có mặt trong số 444 đại biểu ; 70 ghế đại biểu dành cho VNQĐD và VNCMĐMH thì chỉ có 37 người có mặt, còn những người kia bị bắt trước rồi, rồi sau đó 34 người còn lại cũng biến mất. .Do đó các đảng quốc gia phải theo con đường chống cộng ; một số theo con đường "chùm chăn", tức lủi tránh không hoạt động nưã; và sau này, họ theo gỉai pháp Bảo Đại .
Khía cạnh nội chiến, người Việt giết hại người Việt, cũng rõ rệt trong cuộc cải cách ruộng đất tàn ác 1953-54 ở Miền Bắc, khiến một triệu đồng bào Việt Nam bỏ chạy Miền Bắc di cư vô Miền Nam, và cũng rõ sau này trong việc sát hại oan uổng những người dân ở Huế trong Tết Mậu Thân 1968 (xin xem cuốn " Giải Khăn Sô cho Huế" của Nhã Ca).
Hồi đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp không phải là cuộc chiến tranh ủy nbiệm, vì khi Việt Minh chống cự lại Pháp tái chiếm đất nước, để gìanh độc lập, thì đó là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà tất cả những người Việt Nam yêu nước đều ủng hộ, không có Liên Sô hay Trung Cộng ủy nhiệm người Việt đánh Ph'ap vào lúc đầu (Stalin còn xử tệ với Hồ Chi Minh--như Kruschev viết hồi ký sau này cho biết--và Mao Trạch Đông còn đang chiến đấu với Quốc Dân Đảng Trung Hoa, chưa đi tới biên giới Việt Nam) . Tổng Thống Mitterand sau này sang thăm Việt Nam thống nhất , đứng trước Điện Biên Phủ, cũng tỏ ý hối tiếc là Pháp đãlầm lẫn trở lại định tái chiếm thuộc địaViệt Nam trong cuộc chiến cho độc lâp của người Việt . Bên phe quốc gia trong Giải Pháp Bảo Đại cũng chỉ được uỷ nhiệm một phần nhỏ, và chỉ ở giai đọan sau của cuộc chiến, khi Tướng De Lattre thấy rằng 280,000 quân đi viễn chinh Pháp đánh nhau lấy không xong, phải uỷ nhiệm một phần nhỏ cho người Việt Nam với 70,000 quân đôi người Việt do Pháp lập ra với chế độ đông viên. Còn trước đó, thực dân Pháp muốn đánh lấy một mình; năm 1946 đưa Vua Duy Tân đang đi đầy về Paris nhưng nửa đường đến Algeria thì máy bay trục trặc rớt, rất đáng ngờ vực, sau đó Pháp bàn là không nên dùng Bảo Đại mà đưa Nam Phương Hoàng Hậu làm phụ chính (Regent), cuối cùng mới đi đến chỗ dùng Bảo Đạị.
Sau naỳ khi Mỹ thay thế Pháp ở Miền Nam Việt Nam để yểm trợ cho Ngô Đình Diệm, thì cuộc chiến tranh Việt Nam mang nhiều tính chất nội chiến hơn, vì mỗi miền đã có phần lãnh thổ và chính phủ riêng biệt. Nhưng tính chất uỷ nhiệm quốc tế cũng rõ hơn. Miền Bắc lãnh nhiệm vụ quốc tế bành trướng chủ nghĩa cộng sản với sự trợ giúp mạnh mẽ của Liên Sô và Trung Quốc trong việc đồng thời đấu tranh thống nhất đất nước cho dân tộc. Miền Nam được Mỹ mênh danh là tiền đồn của Thế Giới Tự Do, được Mỹ uỷ nhiệm một phần thứ yếu trong cuộc chiến trong giai đọan sôi nổi nhất, người Việt chỉ phòng vệ diện địa. Còn phiá Mỹ thì leo thang tham chiến ngày càng nhiều: chính phủ Mỹ lúc đầu được báo chí và công luận ủng hộ mạnh việc tham chiến , người Mỹ khởi sự với vai trò cố vấn, rồi đem vào lực lượng đặc biệt , sau cùng đem đại quân tác chiến (combat troops) để thi hành phương pháp hành quân "tìm diệt địch" (search and destroy); ở thời cao điểm, Mỹ tung nửa triệu quân vào chiến trường (nếu kể số binh sĩ Mỹ luân lưu tham gia chiến trường Việt Nam, thì số người Mỹ tham chiến ở Việt Nam là 3 triệu người), chưa kể không quân , hải quân yểm trợ từ Hạm Đội 7 và từ Thái Lan.. Ông Bùi Diễm, cựu Đại Sứ Miền Nam Việt Nam tại Mỹ, đã tả trong hồi ký của ông cách thức người Mỹ tự mời họ tham chiến với đại quân vào năm 1965 : Sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Chủ tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân thám sát chiến trường, họ yêu cầu ông Bùi Diễm sọan văn bản "mời" Mỹ đem đại quân qua Việt Nam (tức là Mỹ hóa --Americanization--chiến tranh), mà không có sự thảo luận trong quốc hội và nhân dân Mỹ. Mỹ tự mời Mỹ qua, nhưng để cho ông Buì Diễm, lúc đó là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hoà, sọan thảo thông cáo chung để cứu thể diện Nam Việt Nam. Chính Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Tướng Taylor cũng ngạc nhiên . Hầu như tất cả các lãnh đạo dân, quân sự Miền Nam Việt nam hồi đó đều chống dối việc Mỹ hóa chiến tranh (Xin ghi là ông Ngô Đình Diệm cũng dã chống việc đem quân tác chiến Mỹ qua Việt Nam).
Sau khi số thương vong Mỹ lên cao, cảnh chết chóc đẫm máu trên màn truyền hình màu ở Mỹ đem chiến tranh đến tận từng nhà người Mỹ mỗi bữa cơm chiều, và phong trào phản chiến bắt đầu trong giới trẻ rồi lan sang các giới quần chúng khác, đưa ra ý muốn rút khỏi chiến tranh Việt Nam và tìm cách đem tù binh Mỹ về, thì T.T. Nixon Việt nam hóa chiến tranh. Vai trò quân đội người Việt ở Miền Nam lúc đó mới tăng cường nhiệm vụ chiến đấu nhiều hơn. Nhưng rồi sau đó, vì phong trào phản chiến đã xẹp xuống do việc bỏ chế độ động viên và việc thanh niên Mỹ không sợ chết tại Việt nam nưã, thì vấn đề Nam Việt Nam sống còn hay không, không còn là mối lo cho của Mỹ nữa, và ngay cả việc uỷ nhiệm cho Miền Nam Việt Nam dùng khí giới Mỹ giữ "tiền đồn thế giới tự do" cũng bị Mỹ từ bỏ luôn sau khi ký Hiệp Định Paris và rút đuợc tù binh và quân đội Mỹ về nước, và đã giao hảo tốt đẹp được với đại cường Trung Quốc và giảm căng thẳng với địch thủ chính là Liên Sô . Ngược lại, lãnh đạo Miền Bắc Việt Nam vẫn tự cho là tiền đồn của cuộc cách mạng cộng sản ở Đông Nam Á, và có ý định không những thống nhất Việt Nam mà còn giúp các đảng cộng sản Cam Bốt, Lào, Thái Lan và các nơi khác nữa (theo taì liệu văn khố Sô Viết, giải mật sau khi Liên Sô sụp đổ).
Xét theo quan diểm quyền lợi của Mỹ, thì việc Mỹ đã mắc lỗi lầm chiến lược là tự đem đại quân tác chiến vào Việt Nam rồi sau đó lại bất trung, bỏ cuộc tại Việt Nam nhữõng năm sau cùng cuả cuộc chiến , dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam, cũng có hại cho chính nứơc Mỹ. Tuy sau các nước Đông Dương, không có nước khác tại Đông Nam Á rơi vào khối Cộng sản, theo ly' thuyết domino (tức là không có geographical domino,giây chuyền điạ dư) nhưng đã có các cuộc tấn công có vẻ coi thường nước Mỹ tại Angola và Iran chẳng hạn (psychological domino, giây chuyền tâm ly'). Nghe nói sinh viên Iran bắt nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ làm con tin là bắt chước chiến thuật bám sát địch cuả Cộng sản Việt Nam.
Nhưng là cường quốc, cho nên Mỹ vẫn vững trên trường quốc tế, lại có thể " ăn miếng trả miếng", cô lập hóa Việt Nam với chính sách cấm vận hai chục năm trời, làm điêu đứng Việt Nam và khi hai nước tái lập bang giao, Việt Nam lại là nứơc muốn và cần giao hảo tốt đẹp với Mỹ hơn là ngược lại.
Cái thế thù thành bạn dã rõ trong lời tuyên bố trong bài thuyết trình đầu năm 2005 của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Marine. Theo ông, mặc dầu liên hệ hai nước trong quá khứ không vui vẻ gì, "rõ ràng là bây giờ Việt Nam và Hoa Kỳ không có bất đồng về chiến lược (no strategic differences)" và " Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dứt khóat chống mọi âm mưu phân ly hay các đe dọa khác tại biên giới Việt Nam. Chúng tôi có nhiều lãnh vực chung quyền lợi về an ninh vùng và an ninh thế giới . Sự hợp tác về quốc phòng hiện nay là bước đầu để cùng đương đầu với các thử thách về an ninh trong thế kỷ 21."
2. Với thân phận tiểu quốc, có một cường quốc bảo trợ là MỹÏ nay đã thành "con hổ giấy" vì không muốÙn hy sinh thêm xÜương máu và tài nguyên tại Á Châu, mà Nam Việt Nam lại có một Tổng Thống thiếu thực tế,cứ nóí khẩu hiệu "Bốn Không" (không chung sống với cộng sản v.v..) mãi, không nhớ là có chánh nghĩa như Đức Giáo Hoàng mà thiếu lực lượng quân sự cũng bị Stalin hỏi "Giáo Hoàng có mấy sư đoàn?", không thấy là mọi cuộc chiến phải kết thúc bằng giải pháp chính trị,vì chiến lược chính trị mới là giải pháp toàn bộ mà bộ máy quân sự là phương tiện (war is politics by other means).
Nếu Ông Ngô Đình Diệm đồng y' với Miền Bắc tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 theo Hiệp Định Geneva, thì có thể có một quốc hội toàn quốc, trong đó Miền Nam Việt Nam ít ra cũng có gần nửa số đại biểu và chưa chắc đã có nội chiến trong một nước Việt Nam thống nhứt. Đầu năm 1975, Trưỏng Phái Đòan Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Paris là Ông Nguyễn Văn Hiếu nhờ tướng Trần Văn Đôn nói giùm vơí ông Thiệu và thúc ông Thiệu đưa Mặt Trận vào chính phủ Saigon như một thành phần chính phủ liên hiệp để chống lại sự thống trị của Hà Nội. Ông Thiệu bảo hỏi Mỹ, và Ông Đôn cho biết người Mỹ nói không thích theo đuổi đề nghị của MTGPMN. Như vậy là ông Thiệu không giám tiến hành sáng kiến giải pháp chính trị. Trước đó, năm 1971,theo lời khuyên của Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ Nutter, là giáo sư cũ của Giáo sư Hưng, là Miền Nam nên có sáng kiến độc lập, thì Giáo sư Hưng đã đề nghị ông Thiệu đưa ra đề nghị taí lập giao thương giữa hai Miền Nam và Bắc Việt Nam, tuy là hai nước nhưng cùng chung một thị trường, và tái lập đường hỏa xa Nam Bắc và phát triển Sông Cửu Long. Ông Thiệu có nói đến mấy điểm đó trong bài diễn văn tranh cử của ông ngày 1/10/1971. Nhưng Ông Thiệu vẫn lo ngại và yêu cầu "thăm dò Mỹ". Bộ Ngoại Giao Mỹ trả lời là đã quá muộn và Kissinger điện cho Đại Sứ Martin nói rằng điều đình nào cũng phải là giữa Mỹ và Bắc Việt và tiến hành tại Paris.
Không thoát ra khỏi đương lối cứng rắn "Bốn Không" để đi tìm giải pháp hòa bình thương nghị, chỉ chọn giải pháp quân sự là nhờ Mỹ yểm trợ di bom B52 nếu bị tấÕn công, rồi khi yêu cầu yễm trợ Mỹ không tới mà còn bị Mỹ áp lực từ chức, Ông Thiệu lên đài truyền hình ngày 21/4/1975 để từ chức, đồng thời chưỉ Mỹ là đã không thắng nổi Bắc Việt, tìm đường tháo lui mà lại vô nhân đạo,không trợ giúp cho quân đội Miền Nam. Quân đội Miền Nam lại càng mất tinh thần hơn. Trong tháng 4/1975 này, vì lo là"dân" du học ở Mỹ về, tôi chắc sẽ gặp khó khăn trong chế độ mới và có lẽ "tẩu vi thượng sách", cho nên ngày nào tôi cũng điện thoại cho Đai Tá Nguyễn Mộng Hùng, Trưởng Phòng 5, Hành Quân, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, để hỏi tin tức xác thực (mà tôi nghĩ ông sẽ nói thực với tôi, vì tôi là ngừơi bà con) , và ông ấy nói và ông ấy nói giọng mệt mỏi, yếu ớt , đầy vẻ nản chí: " Tài ơi !Lính nó không đánh nưã !": (mặc dầu trước đó, Quân Đội Miền nam đã can đảm chiến đấu, đẩy lui nhiễu cuộc tấn công của quân đội Miền Bắc, thí dụ trong Tết Mậu Thân hay trong Trận Quảng Trị) . Hỏi người quen trong Tòa Đại Sứ Mỹ, họ nói quân xa và chiến xa của Quân đội Bắc Việt ở bên kia vĩ tuyến, theo không ảnh, chạy nối đuôi nhau (bumper-to-bumper) công khai. Chắc hẳn họ biết là Mỹ đã bỏ cuộc, sẽ không trả đũa, ném bom.
Lẽ ra, Ông Thiệu phải có lề lối độc lập hơn với Mỹ và, chiếu chủ quyền quốc gia và quyền lợi dân tộc mà sáng kiến mạnh bạo hơn, đặt Mỹ trước sự đã rồi về việc điều đình trực tiếp giữa Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam, qua trung gian của Pháp chẳng hạn. Tâm ly' sợ Mỹ như quan thày không có lợi cho dân tộc. Thiết nghĩ, nếu đặt Mỹ trước sự đã rồi về phương cách điều đình, có thể rồi Mỹ cũng phải theo. Vì cứ so sánh với trường hợp Iraq hiện nay, năm 2005: Mỹ có quân đội hiện đại ở lỳ lại, ngòai ra có Tổng Thống Bush cương quyết hơn , mà Mỹ cũng nhấn mạnh đến giải pháp chính trị là bầu cử để giải kết, và hơn nữa bầu cử để có một chế độ liên hiệp giữa các phe Kurd, Sunni và Shiite thì mới hy vọng có hoà bình, và nếu phe Sunni không tham gia, cũng phải làm tới và hứa cho phe Sunni một số ghế trong chính phủ tương lai.
Ông Thiệu lo ngại sẽ bị đảo chính và gặp nạn như Ông Ngô Đình Diệm khi Mỹ ám chỉ nếu không chịu nghe theo quan điểm Mỹ thì "có thể có biến cố như 1963". Nhưng thiết tưởng nếu ông Thiệu không giữ khư khư lấy mấy mật thư của Tổng Thống Mỹ như bùa hộ mệnh (mà bùa đó cũng chẳng ích gì vì Tổng Thống Nixon, người đua ra lời hứa, đang bị khủng hoảng rồi từ chức trong vụ Watergate), mà đem công khai hóa việc Mỹ làm áp lực về những nhượng b ộ thiếu công bình và an ninh cho Miền Nam Việt Nam, và đồng thời đưa ra công khai cho dư luận dân chúng Mỹ và dư luận quốc tế (qua báo chi, truyền thông) biết về cái lập trường thương nghị hoà bình trực tiếp với Miền Bắc, thì chắc Mỹ cũng không dám mưu hại ông, và Quốc Hội Mỹ sau này cũng không thể nói là Miền Nam có hoà bình rồi mà cứ bàn về chiến tranh và xin quân viện.
Cứ cố trung thành với, hay e sợ, hay nghe theo cường quốc thì cũng không bảo đảm gì được tình bạn lâu dài hay không có lợi cho tiểu quốc. Điều này cũng đúng với chế độ ở Miền Bắc Việt Nam khi xưa, đã nghe theo lời cố vấn của cán bộ Trung Quốc thực hiện cuộc cải các điền địa tàn ác, bất công cho nhiều nông dân vô tội, đến nỗi sau này phải sửa sai và công nhận là sai lầm . Và cũng đúng với chế độ hiện nay của nước Việt Nam thống nhất. Một hai người lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đã nghe theo Trung Quốc bảo chờ Trung Quốc ký Hiệp Định Thương Mại Trung Quốc-Mỹ trước, cho nên đã yêu cầu để chậm hơn 1 năm trời việc ky' Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ, làm thiệt cho Việt Nam là đã bị Trung Quốc đi trước vô thị trường vô biên của Mỹ để cạnh tranh bán cùng một lọại sản phẩm. Và đã ngả theo áp lực của Trung Quốc mà ký Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ (nghe nói, không biết tin này có đúng hay không, trong chuyến du hành sang Tàu,một lãnh đạo cao cấp của Đảng muốn dựa Tàu dể củng cố quyền lực cá nhân trong Đảng Viêt Nam, nên đãõ ký Hiệp Định ấy), khiến ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn chết, vu cáo cho là cướp biển, ngay trong vùng hải phận Việt Nam mà xưa nay dân chài Việt Nam đã quen thuộc là của Việt Nam. Trong khi đó thì các nhà ngọai giao Việt Nam ở cấp dưới, sáng suốt vì đã diều nghiên kỹ , rất ghét và đa nghi mỗi khi thương lượng với đại diện Trung Quốc về chi tiết các vấn đề, mà họ tả là Trung QuốÙc hay có thói bắt nạt của cường quốc bá quyền. Có lẽ họ và nhân dân Việt Nam chỉ còn cách là yêu cầu Quốc Hội Viêt Nam, nhân danh dân tộc, chiếu diều 84 đọan 13 của Hiến Pháp Việt Nam và quyền lợi tối cao của dân tộc, nhất là của những người dân chài cùng khổ, mà huỷ bỏ Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc luật quốc tế rebus sic stantibus (nguyên trạng không còn thì hủy bỏ).
Đáng lẽ ra, các ngừơi lãnh đạo Miền Nam Việt Nam phải nhận ra khuynh hướng giải kết của Mỹ từ lâu rồi chứ! Khi thấy dân chúng Mỹ bắt đầu mệt mỏi vì chiến tranh và phong trào phản chiến ngày càng mạnh từ năm 1968, và ngay chính Tổng Thống Johnson cũng nản chí không ra tranh cử năm 1968 mà dành tòan thời gian vào việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, thì phải tiên liệu là Mỹ sẽ tìm cách tháo gỡ. Dù không hề làm việc gì trong chính quyền Miền Nam Việt Nam và chỉ đóng vai giáo sư/nghiên cứu gia, chúng tôi đã viết, vào năm 1970,bài"Tiền Mỹ, Máu Việt" trong Tập San Quốc Phòng của Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Saigon, về chương trình Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng Thống Nixon và trong khi thuyết trình tại Trường, có tiên liệu là khi người Mỹ không còn con cái của họ thương vong ở Việt Nam, họ sẽ kém rộng lượng về viện trợ. Và nếu không có "xương sống" Mỹ, thì tổ chức chống cộng Liên Phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization) cũng chỉ là "con hổ giấy", và máu Việt có đổ ra thì chưa chắc tiền Mỹ sẽ có để có đủ quân trang quân dụng. Có lẽ các vị tướng tá trong Trường, là nhũng quân nhân cao cấp nhiều hiểu biết, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy, mặc dù họ và chúng tôi đã có dịp đi thăm hàng không mẫu hạm trong lực lượng hùng hậu của Hạm Đội 7 của Mỹ và nghe Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thuyết trình về vị thế Quân Đòan I chặn ngang đường tiến quân có thể có của quân đội Miền Bắc.
Việc thay đổi các thế liên minh tại các quốc gia Âu Mỹ trong hai thế kỷ vừa qua cũng cho thấy chẳng có gì trường tồn, hay chắc chắn trong bang giao quốc . Quyền lợi của mỗi quốc gia, ngay cả cường quốc, thay đổi theo mỗi giai đọan.
Về vấn đề cuộc chiến Việt Nam là nội chiến hay chiến tranh do các phe quốc tế ủy nhiệm, thì có thể nói lúc Pháp trở lại Việt Nam, và Hồ Chí Minh ôm lấy cụ Nguyễn Hải Thần yêu cầu các đảng quốc gia cùng gánh vác trách nhiệm chung và sau đó lập Chính phủ Liên Hiệp với các đại diện các đảng quốc gia như Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng, VNQĐĐ), Nguyễn Tường Tam (Đại Việt, ĐV), Nguyễn Hải Thần (Việt nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, VNCMĐMH), thì lẽ ra đã không có cuc nội chiến. Sở dĩ có thể tin như vậy là vì Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh đã có công cứu mạng Hồ Chí Minh ở bên Liễu Châu, Trung Quốc . Theo lời Ông Vũ Hồng Khanh kể lại trong trại học tập sau 1975 cho người cùng phòng giam trong trại học tập là Đại Tá Buì Thế Dung (hiện ở Massachusetts), thứ trrưởng quốc phòng trong chính phủ Dương Văn Minh, mà Ông Khanh đối xử như hàng con cháu, thì ông Khanh cho biết rằng vào đầu thập kỷ 1940, Hồ Chí Minh, lúc đó lấy tên là Lý Thụy, gỉa đò như một cụ gìa mù, đi với hai người trẻ tuổi từ Pac Pó qua Liễu Châu, thì bị quân đội Quốc Dân Đảng Tàu bắt, hai người trẻ tuổi chạy mau nên thóat (ông Khanh sau này đóan đó là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp). Có người Việt Nam tên là Lý Sanh đến nhờ hai Ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần trong Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (VNCMĐMH) can thiệp với tỉnh trưởng Tàu là tướng Trương Phát Khuê. Tuy tướng Khuê nói : "Anh này là Cộng Sản, sẽ chặt làm đôi.", nhưng rồi cũng thả Lý Thụy ra và cho về ở với các ông Khanh, Hải Thần và Lý Sanh. Ông Khanh cho biết ông Hải Thần mê ông cụ gìa Việt nam họat bát đó và ông cụ này cũng được Tướng Khuê tin, giao công việc này nọ . Năm 1943, trong buổi họp VNCMĐMH đưa vấn đề cử người về nước đặt cơ sở cho Cách Mạng thì ông Lý Thụy xung phong. Sau này, khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945 và Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải thần vô Chính phủ Liên Hiệp, ngồi ăn cơm với nhau trên chiếu trong Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, thì các ông mới nhìn ra Hồ Chí Minh chính là ông gìa Lý Thuỵ và ông Hoàng Văn Hoan chính là Lý Sanh vào năm 1943. Sau 1975 , khi ông Vũ Hồng Khanh bị bắt và đưa ra ở trong trại học tập ở Miền Bắc, thì Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn vào thăm và cho ra trại sớm vào năm 1977, để về ở với người con gái lớn 53 tuổi ở lại Miền Bắc sau 1954, tại quê cũ ở Vĩnh Phúc Yên. Nếu Đảng Cộng Sản , vào thời điểm 1945-46, tiếp tục đối xử tương kính đối với các lãnh tụ phe quốc gia như tả trên, mà không ám sát hàng lọat những người quốc gia như nói sau đây, thì chưa chắc đã có cuộc nội chiến.
Và lẽ ra không có cuộc nội chiến và Chính Phủ Liên Hiệp mà Hồ Chí Minh lập ngày 2/3/1946 đã có thể tiếp tục với sự chia xẻ quyền lực quốc-cộng , nếu cường quốc Hoa Kỳ đã không bỏ mặc Viêt Nam cho Pháp và đã can thiệp sớm hơn và can thiệp đúng hơn theo chính sách của Tổng Thống Roosevelt là không cho thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Sau khi Roosevelt qua đời, và Truman lên thay, Mỹ đã lờ đi không trả lời tám bức thư Hồ Chí Minh liên tiếp gủi cho Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngọai Giao Mỹ để xin ủng hộ nền độc lập Việt nam trước việc Pháp đem quân trở lại Việt nam, vì cho rằng Mỹ cần Pháp như đồng minh trong cuộc Chiến Tranh Lạnh với Liên Sô đã bắt đầu. Pháp đã được quân đội Anh ở trong Nam (tước khí giới quân đội Nhật đầu hàng) cho đổ bộ tái chiếm thuộc điạ. Theo Thỏa Ước Trùng Khánh Pháp ký ngày 28/2/1946 với Trung Hoa Dân Quốc (mà quân đội do Lư Hán và Tiêu Văn chỉ huy, sang Miền Bắc Việt nam tước khí giới quân đội Nhật đầu hàng) , Pháp đem quân trở lại Miền Bắc. Tại cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam, tàu chiến Mỹ chở quân đội Pháp vào Sàigon và Hải Phòng.
Và Pháp đã tiếp tay cho Việt Minh trong việc tiêu diệt các thành phần quốc gia (nói sau đây) vì cho là họ có lâp trường cực đoan, phản đối kịch liệt Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6/3/1946 (Bộ Trưởng Ngọai Giao Nguyễn tường Tam không tham dự), và chỉ trích Hồ Chí Minh rất nặng là "bán nước cho Pháp” . (Sainteny và Leon Pignon gặp Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần, nhưng không đạt được thỏa hiệp). Hiệp Định Sơ Bộ này nhìn nhận Việt nam là một nước "tự do" trong Liên Hiệp Pháp và chỉ có một phần quyền cai trị. Hồ Chí Minh phải gỉai thích tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và thề : "Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước".
Ngay từ tháng 9/1945, đã có sự nghi kỵ, kèn cựa giữa các đảng quốc gia và Việt Minh: quốc gia tố cáo Việt Minh là cộng sản; Việt Minh tố cáo Việt Cách (VNCMĐMH) và Việt Quốc (VNQĐD) là phản động. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, các đảng quốc gia dự tính dựa vào sự ủng hộ vẫn có của Quốc Dân Đảng Trung Hoa từ khi họ lưu vong ở bên Tàu (sau biến cố Khởi nghĩa Yen Bái của Nguyễn Thái Học 1930), đểû lật đổ chính phủ lâm thời đầu tiên do Hồ Chí Minh lập, tuy đã có vài đại diện của họ. Nhưng các đảng quốc gia không đoàn kết, thiếu cơ sở quần chúng trong nước vì lưu vong lâu, tính dựa vào mấy tướng Tàu tham nhũng, cho nên khi họ tổ chức biểu tình, và chỉ trích Việt Minh, họ thua Việt Minh đã tổ chức quần chúng trong nước từ khi Tướng Tàu Trương Phát Khuê cho Hồ Chí Minh về nước năm 1941 trong tư cách VNCMĐMH mà Việt Minh là một thành viên, mà lại có sự ủng hộ của Đệ Tam Quốc Tế, Quốc Dân Đảng Trung Hoa (sau khi Việt Minh đút lót cho Lư Hán vă Tiêu Văn vàng--do tuần lễ vàng quyên trong đồng bào-- và thuốc phiện, Trung Hoa bắt các đảng quốc gia theo giải pháp liên hiệp, dù miễn cưỡng ) và của Cơ Quan Tình Báo Office of Strategic Services OSS cuả Mỹ. Việt Minh cũng tổ chức biểu tình, và trưng hình cán bộ bị phe quốc gia giết.
Khi một đảng viên cộng sản hỏi Hồ Chí Minh : "Thưa Bác, tại sao phải để cho bọn phản quốc giết người ấy sống làm gì ? Chỉ cần Bác ra lệnh là tuị cháu sẽ tiêu diệt hết chúng nó nội trong một đêm", thì Hồ Chí Minh mỉm cười: " Có con chuột chạy vào phòng này thì chú lấy đá ném nó hay tìm cách bắt nó ? Ném đá thì vỡ đồ quý trong phòng. Muốn làm chuyện lớn thì phải biết tiên liệu ."
Nhưng khi Hồ Chí Minh đi dự Hội Nghị Fontaineblau tại Pháp, và cố gắng thuyết phục các trí thức quốc gia ở Pháp về nước cộng tác thì ở trong nứơc, các người lãnh đạo Đảng Cộng Sản có mặt trong nước đã ra lệnh các trưởng ban ám sát triệt hạ trụ sở, chiến khu và giết hại các đảng viên các đảng quốc gia nội trong vòng vài tháng, lúc đó không còn được các tướng Tàu ủng hộ nữa: ở ngoài Bắc , bị giết hay mất tich là các nhà ái quốc Trương Tử Anh (một lãnh tụ nêu gương sống đạm bạc, nằm ngủ trên chiếc giường vốn là một tấm cửa sổ, theo lời Gíáo Sư Bùi Tường Huân) , Lý Đông A, Khái Hưng, còn Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Tàu; ở trong Nam, ngoài các lãnh tụ Đệ Tứ Quốc Tế bị giết hay mất tích như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Thiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch, thì các lãnh tụ không cộng sản cũng bị thủ tiêu, như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Ký, Bùi Quang Chiêu, Huỳnh Phú Sổ và các chức sắc Cao Đài và Hòa Hảo. Quốc Hội Lập Hiến họp ngày 28/10/1946 thì chỉ có 291 người có mặt trong số 444 đại biểu ; 70 ghế đại biểu dành cho VNQĐD và VNCMĐMH thì chỉ có 37 người có mặt, còn những người kia bị bắt trước rồi, rồi sau đó 34 người còn lại cũng biến mất. .Do đó các đảng quốc gia phải theo con đường chống cộng ; một số theo con đường "chùm chăn", tức lủi tránh không hoạt động nưã; và sau này, họ theo gỉai pháp Bảo Đại .
Khía cạnh nội chiến, người Việt giết hại người Việt, cũng rõ rệt trong cuộc cải cách ruộng đất tàn ác 1953-54 ở Miền Bắc, khiến một triệu đồng bào Việt Nam bỏ chạy Miền Bắc di cư vô Miền Nam, và cũng rõ sau này trong việc sát hại oan uổng những người dân ở Huế trong Tết Mậu Thân 1968 (xin xem cuốn " Giải Khăn Sô cho Huế" của Nhã Ca).
Hồi đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp không phải là cuộc chiến tranh ủy nbiệm, vì khi Việt Minh chống cự lại Pháp tái chiếm đất nước, để gìanh độc lập, thì đó là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà tất cả những người Việt Nam yêu nước đều ủng hộ, không có Liên Sô hay Trung Cộng ủy nhiệm người Việt đánh Ph'ap vào lúc đầu (Stalin còn xử tệ với Hồ Chi Minh--như Kruschev viết hồi ký sau này cho biết--và Mao Trạch Đông còn đang chiến đấu với Quốc Dân Đảng Trung Hoa, chưa đi tới biên giới Việt Nam) . Tổng Thống Mitterand sau này sang thăm Việt Nam thống nhất , đứng trước Điện Biên Phủ, cũng tỏ ý hối tiếc là Pháp đãlầm lẫn trở lại định tái chiếm thuộc địaViệt Nam trong cuộc chiến cho độc lâp của người Việt . Bên phe quốc gia trong Giải Pháp Bảo Đại cũng chỉ được uỷ nhiệm một phần nhỏ, và chỉ ở giai đọan sau của cuộc chiến, khi Tướng De Lattre thấy rằng 280,000 quân đi viễn chinh Pháp đánh nhau lấy không xong, phải uỷ nhiệm một phần nhỏ cho người Việt Nam với 70,000 quân đôi người Việt do Pháp lập ra với chế độ đông viên. Còn trước đó, thực dân Pháp muốn đánh lấy một mình; năm 1946 đưa Vua Duy Tân đang đi đầy về Paris nhưng nửa đường đến Algeria thì máy bay trục trặc rớt, rất đáng ngờ vực, sau đó Pháp bàn là không nên dùng Bảo Đại mà đưa Nam Phương Hoàng Hậu làm phụ chính (Regent), cuối cùng mới đi đến chỗ dùng Bảo Đạị.
Sau naỳ khi Mỹ thay thế Pháp ở Miền Nam Việt Nam để yểm trợ cho Ngô Đình Diệm, thì cuộc chiến tranh Việt Nam mang nhiều tính chất nội chiến hơn, vì mỗi miền đã có phần lãnh thổ và chính phủ riêng biệt. Nhưng tính chất uỷ nhiệm quốc tế cũng rõ hơn. Miền Bắc lãnh nhiệm vụ quốc tế bành trướng chủ nghĩa cộng sản với sự trợ giúp mạnh mẽ của Liên Sô và Trung Quốc trong việc đồng thời đấu tranh thống nhất đất nước cho dân tộc. Miền Nam được Mỹ mênh danh là tiền đồn của Thế Giới Tự Do, được Mỹ uỷ nhiệm một phần thứ yếu trong cuộc chiến trong giai đọan sôi nổi nhất, người Việt chỉ phòng vệ diện địa. Còn phiá Mỹ thì leo thang tham chiến ngày càng nhiều: chính phủ Mỹ lúc đầu được báo chí và công luận ủng hộ mạnh việc tham chiến , người Mỹ khởi sự với vai trò cố vấn, rồi đem vào lực lượng đặc biệt , sau cùng đem đại quân tác chiến (combat troops) để thi hành phương pháp hành quân "tìm diệt địch" (search and destroy); ở thời cao điểm, Mỹ tung nửa triệu quân vào chiến trường (nếu kể số binh sĩ Mỹ luân lưu tham gia chiến trường Việt Nam, thì số người Mỹ tham chiến ở Việt Nam là 3 triệu người), chưa kể không quân , hải quân yểm trợ từ Hạm Đội 7 và từ Thái Lan.. Ông Bùi Diễm, cựu Đại Sứ Miền Nam Việt Nam tại Mỹ, đã tả trong hồi ký của ông cách thức người Mỹ tự mời họ tham chiến với đại quân vào năm 1965 : Sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Chủ tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân thám sát chiến trường, họ yêu cầu ông Bùi Diễm sọan văn bản "mời" Mỹ đem đại quân qua Việt Nam (tức là Mỹ hóa --Americanization--chiến tranh), mà không có sự thảo luận trong quốc hội và nhân dân Mỹ. Mỹ tự mời Mỹ qua, nhưng để cho ông Buì Diễm, lúc đó là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hoà, sọan thảo thông cáo chung để cứu thể diện Nam Việt Nam. Chính Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Tướng Taylor cũng ngạc nhiên . Hầu như tất cả các lãnh đạo dân, quân sự Miền Nam Việt nam hồi đó đều chống dối việc Mỹ hóa chiến tranh (Xin ghi là ông Ngô Đình Diệm cũng dã chống việc đem quân tác chiến Mỹ qua Việt Nam).
Sau khi số thương vong Mỹ lên cao, cảnh chết chóc đẫm máu trên màn truyền hình màu ở Mỹ đem chiến tranh đến tận từng nhà người Mỹ mỗi bữa cơm chiều, và phong trào phản chiến bắt đầu trong giới trẻ rồi lan sang các giới quần chúng khác, đưa ra ý muốn rút khỏi chiến tranh Việt Nam và tìm cách đem tù binh Mỹ về, thì T.T. Nixon Việt nam hóa chiến tranh. Vai trò quân đội người Việt ở Miền Nam lúc đó mới tăng cường nhiệm vụ chiến đấu nhiều hơn. Nhưng rồi sau đó, vì phong trào phản chiến đã xẹp xuống do việc bỏ chế độ động viên và việc thanh niên Mỹ không sợ chết tại Việt nam nưã, thì vấn đề Nam Việt Nam sống còn hay không, không còn là mối lo cho của Mỹ nữa, và ngay cả việc uỷ nhiệm cho Miền Nam Việt Nam dùng khí giới Mỹ giữ "tiền đồn thế giới tự do" cũng bị Mỹ từ bỏ luôn sau khi ký Hiệp Định Paris và rút đuợc tù binh và quân đội Mỹ về nước, và đã giao hảo tốt đẹp được với đại cường Trung Quốc và giảm căng thẳng với địch thủ chính là Liên Sô . Ngược lại, lãnh đạo Miền Bắc Việt Nam vẫn tự cho là tiền đồn của cuộc cách mạng cộng sản ở Đông Nam Á, và có ý định không những thống nhất Việt Nam mà còn giúp các đảng cộng sản Cam Bốt, Lào, Thái Lan và các nơi khác nữa (theo taì liệu văn khố Sô Viết, giải mật sau khi Liên Sô sụp đổ).
Xét theo quan diểm quyền lợi của Mỹ, thì việc Mỹ đã mắc lỗi lầm chiến lược là tự đem đại quân tác chiến vào Việt Nam rồi sau đó lại bất trung, bỏ cuộc tại Việt Nam nhữõng năm sau cùng cuả cuộc chiến , dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam, cũng có hại cho chính nứơc Mỹ. Tuy sau các nước Đông Dương, không có nước khác tại Đông Nam Á rơi vào khối Cộng sản, theo ly' thuyết domino (tức là không có geographical domino,giây chuyền điạ dư) nhưng đã có các cuộc tấn công có vẻ coi thường nước Mỹ tại Angola và Iran chẳng hạn (psychological domino, giây chuyền tâm ly'). Nghe nói sinh viên Iran bắt nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ làm con tin là bắt chước chiến thuật bám sát địch cuả Cộng sản Việt Nam.
Nhưng là cường quốc, cho nên Mỹ vẫn vững trên trường quốc tế, lại có thể " ăn miếng trả miếng", cô lập hóa Việt Nam với chính sách cấm vận hai chục năm trời, làm điêu đứng Việt Nam và khi hai nước tái lập bang giao, Việt Nam lại là nứơc muốn và cần giao hảo tốt đẹp với Mỹ hơn là ngược lại.
Cái thế thù thành bạn dã rõ trong lời tuyên bố trong bài thuyết trình đầu năm 2005 của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Marine. Theo ông, mặc dầu liên hệ hai nước trong quá khứ không vui vẻ gì, "rõ ràng là bây giờ Việt Nam và Hoa Kỳ không có bất đồng về chiến lược (no strategic differences)" và " Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dứt khóat chống mọi âm mưu phân ly hay các đe dọa khác tại biên giới Việt Nam. Chúng tôi có nhiều lãnh vực chung quyền lợi về an ninh vùng và an ninh thế giới . Sự hợp tác về quốc phòng hiện nay là bước đầu để cùng đương đầu với các thử thách về an ninh trong thế kỷ 21."
2. Với thân phận tiểu quốc, có một cường quốc bảo trợ là MỹÏ nay đã thành "con hổ giấy" vì không muốÙn hy sinh thêm xÜương máu và tài nguyên tại Á Châu, mà Nam Việt Nam lại có một Tổng Thống thiếu thực tế,cứ nóí khẩu hiệu "Bốn Không" (không chung sống với cộng sản v.v..) mãi, không nhớ là có chánh nghĩa như Đức Giáo Hoàng mà thiếu lực lượng quân sự cũng bị Stalin hỏi "Giáo Hoàng có mấy sư đoàn?", không thấy là mọi cuộc chiến phải kết thúc bằng giải pháp chính trị,vì chiến lược chính trị mới là giải pháp toàn bộ mà bộ máy quân sự là phương tiện (war is politics by other means).
Nếu Ông Ngô Đình Diệm đồng y' với Miền Bắc tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 theo Hiệp Định Geneva, thì có thể có một quốc hội toàn quốc, trong đó Miền Nam Việt Nam ít ra cũng có gần nửa số đại biểu và chưa chắc đã có nội chiến trong một nước Việt Nam thống nhứt. Đầu năm 1975, Trưỏng Phái Đòan Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Paris là Ông Nguyễn Văn Hiếu nhờ tướng Trần Văn Đôn nói giùm vơí ông Thiệu và thúc ông Thiệu đưa Mặt Trận vào chính phủ Saigon như một thành phần chính phủ liên hiệp để chống lại sự thống trị của Hà Nội. Ông Thiệu bảo hỏi Mỹ, và Ông Đôn cho biết người Mỹ nói không thích theo đuổi đề nghị của MTGPMN. Như vậy là ông Thiệu không giám tiến hành sáng kiến giải pháp chính trị. Trước đó, năm 1971,theo lời khuyên của Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ Nutter, là giáo sư cũ của Giáo sư Hưng, là Miền Nam nên có sáng kiến độc lập, thì Giáo sư Hưng đã đề nghị ông Thiệu đưa ra đề nghị taí lập giao thương giữa hai Miền Nam và Bắc Việt Nam, tuy là hai nước nhưng cùng chung một thị trường, và tái lập đường hỏa xa Nam Bắc và phát triển Sông Cửu Long. Ông Thiệu có nói đến mấy điểm đó trong bài diễn văn tranh cử của ông ngày 1/10/1971. Nhưng Ông Thiệu vẫn lo ngại và yêu cầu "thăm dò Mỹ". Bộ Ngoại Giao Mỹ trả lời là đã quá muộn và Kissinger điện cho Đại Sứ Martin nói rằng điều đình nào cũng phải là giữa Mỹ và Bắc Việt và tiến hành tại Paris.
Không thoát ra khỏi đương lối cứng rắn "Bốn Không" để đi tìm giải pháp hòa bình thương nghị, chỉ chọn giải pháp quân sự là nhờ Mỹ yểm trợ di bom B52 nếu bị tấÕn công, rồi khi yêu cầu yễm trợ Mỹ không tới mà còn bị Mỹ áp lực từ chức, Ông Thiệu lên đài truyền hình ngày 21/4/1975 để từ chức, đồng thời chưỉ Mỹ là đã không thắng nổi Bắc Việt, tìm đường tháo lui mà lại vô nhân đạo,không trợ giúp cho quân đội Miền Nam. Quân đội Miền Nam lại càng mất tinh thần hơn. Trong tháng 4/1975 này, vì lo là"dân" du học ở Mỹ về, tôi chắc sẽ gặp khó khăn trong chế độ mới và có lẽ "tẩu vi thượng sách", cho nên ngày nào tôi cũng điện thoại cho Đai Tá Nguyễn Mộng Hùng, Trưởng Phòng 5, Hành Quân, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, để hỏi tin tức xác thực (mà tôi nghĩ ông sẽ nói thực với tôi, vì tôi là ngừơi bà con) , và ông ấy nói và ông ấy nói giọng mệt mỏi, yếu ớt , đầy vẻ nản chí: " Tài ơi !Lính nó không đánh nưã !": (mặc dầu trước đó, Quân Đội Miền nam đã can đảm chiến đấu, đẩy lui nhiễu cuộc tấn công của quân đội Miền Bắc, thí dụ trong Tết Mậu Thân hay trong Trận Quảng Trị) . Hỏi người quen trong Tòa Đại Sứ Mỹ, họ nói quân xa và chiến xa của Quân đội Bắc Việt ở bên kia vĩ tuyến, theo không ảnh, chạy nối đuôi nhau (bumper-to-bumper) công khai. Chắc hẳn họ biết là Mỹ đã bỏ cuộc, sẽ không trả đũa, ném bom.
Lẽ ra, Ông Thiệu phải có lề lối độc lập hơn với Mỹ và, chiếu chủ quyền quốc gia và quyền lợi dân tộc mà sáng kiến mạnh bạo hơn, đặt Mỹ trước sự đã rồi về việc điều đình trực tiếp giữa Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam, qua trung gian của Pháp chẳng hạn. Tâm ly' sợ Mỹ như quan thày không có lợi cho dân tộc. Thiết nghĩ, nếu đặt Mỹ trước sự đã rồi về phương cách điều đình, có thể rồi Mỹ cũng phải theo. Vì cứ so sánh với trường hợp Iraq hiện nay, năm 2005: Mỹ có quân đội hiện đại ở lỳ lại, ngòai ra có Tổng Thống Bush cương quyết hơn , mà Mỹ cũng nhấn mạnh đến giải pháp chính trị là bầu cử để giải kết, và hơn nữa bầu cử để có một chế độ liên hiệp giữa các phe Kurd, Sunni và Shiite thì mới hy vọng có hoà bình, và nếu phe Sunni không tham gia, cũng phải làm tới và hứa cho phe Sunni một số ghế trong chính phủ tương lai.
Ông Thiệu lo ngại sẽ bị đảo chính và gặp nạn như Ông Ngô Đình Diệm khi Mỹ ám chỉ nếu không chịu nghe theo quan điểm Mỹ thì "có thể có biến cố như 1963". Nhưng thiết tưởng nếu ông Thiệu không giữ khư khư lấy mấy mật thư của Tổng Thống Mỹ như bùa hộ mệnh (mà bùa đó cũng chẳng ích gì vì Tổng Thống Nixon, người đua ra lời hứa, đang bị khủng hoảng rồi từ chức trong vụ Watergate), mà đem công khai hóa việc Mỹ làm áp lực về những nhượng b ộ thiếu công bình và an ninh cho Miền Nam Việt Nam, và đồng thời đưa ra công khai cho dư luận dân chúng Mỹ và dư luận quốc tế (qua báo chi, truyền thông) biết về cái lập trường thương nghị hoà bình trực tiếp với Miền Bắc, thì chắc Mỹ cũng không dám mưu hại ông, và Quốc Hội Mỹ sau này cũng không thể nói là Miền Nam có hoà bình rồi mà cứ bàn về chiến tranh và xin quân viện.
Cứ cố trung thành với, hay e sợ, hay nghe theo cường quốc thì cũng không bảo đảm gì được tình bạn lâu dài hay không có lợi cho tiểu quốc. Điều này cũng đúng với chế độ ở Miền Bắc Việt Nam khi xưa, đã nghe theo lời cố vấn của cán bộ Trung Quốc thực hiện cuộc cải các điền địa tàn ác, bất công cho nhiều nông dân vô tội, đến nỗi sau này phải sửa sai và công nhận là sai lầm . Và cũng đúng với chế độ hiện nay của nước Việt Nam thống nhất. Một hai người lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đã nghe theo Trung Quốc bảo chờ Trung Quốc ký Hiệp Định Thương Mại Trung Quốc-Mỹ trước, cho nên đã yêu cầu để chậm hơn 1 năm trời việc ky' Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ, làm thiệt cho Việt Nam là đã bị Trung Quốc đi trước vô thị trường vô biên của Mỹ để cạnh tranh bán cùng một lọại sản phẩm. Và đã ngả theo áp lực của Trung Quốc mà ký Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ (nghe nói, không biết tin này có đúng hay không, trong chuyến du hành sang Tàu,một lãnh đạo cao cấp của Đảng muốn dựa Tàu dể củng cố quyền lực cá nhân trong Đảng Viêt Nam, nên đãõ ký Hiệp Định ấy), khiến ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn chết, vu cáo cho là cướp biển, ngay trong vùng hải phận Việt Nam mà xưa nay dân chài Việt Nam đã quen thuộc là của Việt Nam. Trong khi đó thì các nhà ngọai giao Việt Nam ở cấp dưới, sáng suốt vì đã diều nghiên kỹ , rất ghét và đa nghi mỗi khi thương lượng với đại diện Trung Quốc về chi tiết các vấn đề, mà họ tả là Trung QuốÙc hay có thói bắt nạt của cường quốc bá quyền. Có lẽ họ và nhân dân Việt Nam chỉ còn cách là yêu cầu Quốc Hội Viêt Nam, nhân danh dân tộc, chiếu diều 84 đọan 13 của Hiến Pháp Việt Nam và quyền lợi tối cao của dân tộc, nhất là của những người dân chài cùng khổ, mà huỷ bỏ Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc luật quốc tế rebus sic stantibus (nguyên trạng không còn thì hủy bỏ).
3. Chiến tranh trong thời hiện đại là chiến tranh
toàn diện, lôi kéo toàn dân, và làm nguy hiểm đến toàn dân. Nhứt là trong một
nước dân chủ có chế độ động viên như Mỹ hồi Chiến tranh Việt Nam, mỗi gia đình
đều có thể có chồng,con sắp sửa bị động viên (chứ không phải chỉ có quân đội nhà
nghề, nhưÜ hiŒện nay) và vào mỗi bưã cơm chiều trong gia đình đều chứng kiến
cảnh chết chóc trên truyền hình , thì cuộc chiến phải được quảng đại quần chúng
và đại diện của họ tại quốc hội ủng hộ (chứ không còn chuyện "giãi thây trăm họ
nêu công một người" mà không ai phản đối được). Hiến Pháp Mỹ đã đặt nguyên tắc
là Quốc hội giữ quyền tuyên chiến và trong chính sách ngọai giao, Thượng Viện có
vai trò cố vấn và phê chuẩn (advise and consent). Vào thời kỳ đầu trong Chiến
tranh Việt Nam, Tổng Thống Johnson đã xin Quốc Hội thông qua Nghị Quyết Vịnh Bắc
Việt (Tonkin Gulf Resolution) cho trả đũa về quân sự ở Việt Nam khi có tin tàu
Mỹ bị tàu Bắc Việt tấn công (sau này mới biết là phóng đại),và do đó, việc tăng
quân số Mỹ và tăng quân viện dễ dàng. Đến thời gian sau cùng của cuộc chiến, khi
việc ủng hộ Chiến Tranh Việt Nam giảm sút, Quốc Hội Mỹ lại thông qua luật về
quyền chiến tranh (War Power ) để hạn chế quyền Tổng Thống.
Tổng Thống Thiệu đã quên cái quy luật "Y' dân là ý trời" trong việc điều hành chiến tranh ở một nước dân chủ như Mỹ, cho nên cứ giữ khư khư các mật thư cam kết yểm trợ của Tổng Thống Nixon, đến những ngày cuối cùng mới đưa các thư ấy cho Giáo sư Hưng đi cầu viện ở Mỹ. Trước đó, các người lãnh đạo khác như Chủ tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm, Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn và Ngọai trưởng Vương Văn Bắc đã khuyên là không nên la lối om xòm vội, sợ là Mỹ họ nói là can thiệp vào nội bộ Mỹ. Họ đã không hiểu hệ thống chính trị Mỹ, và không thấy là các văn thư mật cam kết của Tổng Thống Mỹ--đại diện nước Mỹ trong chính sách ngọai giao--là những văn thư có gía trị, cần phải công bố cho Quốc Hội,để có sự phê chuẩn và ủng hộ của đại diện nhân dân,theo diễn trình hiến định (constitutional process) đã ghi trong Hiến Pháp Mỹ.
Để có thế nhân dân tại Việt Nam, lẽ ra Ông Thiệu cũng đã nên đưa các thư mật cho Quốc Hội Việt Nam từ lâu, để đại diện nhân dân Việt Nam vận động với Quốc Hội Mỹ, theo lối giao hảo giữa hai dân tộc (people-to-people diplomacy).
Không làm những việc trên kịp thời, Miền Nam Việt Nam trở thành nạn nhân của hành vi làm ngọai giao theo lối 'anh hùng cá nhân' của Kissinger, là ngươì thán phục và làm việc theo lối các nhà ngoại giao đầu thế kỷ 19: Metternich và Talleyrand, những ngọai trưởng nhiều quyền đã chuyên độc sắp xếp lại bàn cờ bang giao giữa các quốc gia Âu châu sau khi Napoleon thất trận năm 1815, mà chẳng hỏi y' kiến nhân dân hay đại diện nhân dân các nứơc liên hệ.
Ngay chế độ Cộng Sản trong đó Đảng quyết định chiến tranh hay hòa bình, có vài người khôn ngoan cũng thấy nên hỏi ý dân về vấn đề đó. Ông Nguyễn Cơ Thạch, ngoại trưởng Việt Nam, có nói là sau cuộc phiêu lưu sang Kampuchea (nó kéo theo hậu quả là Trung Quốc đánh sang Việt Nam để "dạy cho Việt Nam một bài học" --Lời Đặng Tiểu Bình, và do đó gây ra thương vong nhiều) thì từ nay, Việt nam sẽ không bao giờ gửi thanh niên ra ngọai quốc nữa.
(Còn tiếp)
Tổng Thống Thiệu đã quên cái quy luật "Y' dân là ý trời" trong việc điều hành chiến tranh ở một nước dân chủ như Mỹ, cho nên cứ giữ khư khư các mật thư cam kết yểm trợ của Tổng Thống Nixon, đến những ngày cuối cùng mới đưa các thư ấy cho Giáo sư Hưng đi cầu viện ở Mỹ. Trước đó, các người lãnh đạo khác như Chủ tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm, Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn và Ngọai trưởng Vương Văn Bắc đã khuyên là không nên la lối om xòm vội, sợ là Mỹ họ nói là can thiệp vào nội bộ Mỹ. Họ đã không hiểu hệ thống chính trị Mỹ, và không thấy là các văn thư mật cam kết của Tổng Thống Mỹ--đại diện nước Mỹ trong chính sách ngọai giao--là những văn thư có gía trị, cần phải công bố cho Quốc Hội,để có sự phê chuẩn và ủng hộ của đại diện nhân dân,theo diễn trình hiến định (constitutional process) đã ghi trong Hiến Pháp Mỹ.
Để có thế nhân dân tại Việt Nam, lẽ ra Ông Thiệu cũng đã nên đưa các thư mật cho Quốc Hội Việt Nam từ lâu, để đại diện nhân dân Việt Nam vận động với Quốc Hội Mỹ, theo lối giao hảo giữa hai dân tộc (people-to-people diplomacy).
Không làm những việc trên kịp thời, Miền Nam Việt Nam trở thành nạn nhân của hành vi làm ngọai giao theo lối 'anh hùng cá nhân' của Kissinger, là ngươì thán phục và làm việc theo lối các nhà ngoại giao đầu thế kỷ 19: Metternich và Talleyrand, những ngọai trưởng nhiều quyền đã chuyên độc sắp xếp lại bàn cờ bang giao giữa các quốc gia Âu châu sau khi Napoleon thất trận năm 1815, mà chẳng hỏi y' kiến nhân dân hay đại diện nhân dân các nứơc liên hệ.
Ngay chế độ Cộng Sản trong đó Đảng quyết định chiến tranh hay hòa bình, có vài người khôn ngoan cũng thấy nên hỏi ý dân về vấn đề đó. Ông Nguyễn Cơ Thạch, ngoại trưởng Việt Nam, có nói là sau cuộc phiêu lưu sang Kampuchea (nó kéo theo hậu quả là Trung Quốc đánh sang Việt Nam để "dạy cho Việt Nam một bài học" --Lời Đặng Tiểu Bình, và do đó gây ra thương vong nhiều) thì từ nay, Việt nam sẽ không bao giờ gửi thanh niên ra ngọai quốc nữa.
(Còn tiếp)
TRẦN HỒNG ChÂU * CHIÊM BAO
Tranh Hồ Anh
Chiêm Bao
Trần Hồng Châu
Trần Hồng Châu
Tranh Hồ Anh
Đêm đêm mộng mị hên xui,
Bỗng dưng thức dậy bùi ngùi làm sao!
Đời người một giấc chiêm bao,
Rượu ngon đã sẵn xin vào cuộc chơi!
Giờ đây nghiêng ngửa đất trời,
Lại thua cháy tùi may hời câu thơ!
Cố nhân thồi đã hững hờ,
Nào đâu sự ngghiệp mà chờ mai sau.
Cố nhân trời đổ mưa mau,
Cung đàn lênh loảng ngồi sầu thế gian.
Nghiệp văn gạn lọc phân vân
Có, không hai chữ cõi trần tiêu hao.
Ngoài hiên vàng rụng trăng sao,
Tiếng đêm hòa nhịp đi vào hồn ai.
Ý thơ sao cứ u hoài,
Trắng tinh giấy trắng vẫn hoài trắng tinh.
Người sao chẳng bóng chẳng hình,
Người đi đi mãi lạnh lùng chăn đơn.
Nửa đem về sáng giận hờn,
Ngón tay ai khéo tiềng đờn bi thương.
Chiêm bao phảng phất còn hương,
Vẫn như gửi lại đoạn trường nhớ ai!
(nửa khuya giấy trắng)
ĐỖ THÁI NHIÊN * SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
ĐỖ THÁI NHIÊN
Ngày 10 tháng 7 năm 2001, từ Việt Nam báo Kinh Tế Saigon đã cho biết :
trong một cuộc thảo luận về sửa đổi hiến pháp với Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Cộng sản, Nguyễn Đình Lộc, bộ trưởng tư pháp của Cộng sản nhận định
rằng : Quốc Hội Cộng sản Việt Nam cần xem xét lại cả năm (05) chương đầu
của Hiến pháp 1992. Lý do : năm chương này xài toàn thuật ngữ thời "bao cấp".
Nguyên văn lời phát biểu của bộ trưởng tư pháp CSVN như sau : "Trong suốt
năm chương đầu, chúng ta thấy một loạt thuật ngữ : nhà nước xây dựng ; nhà
nước thực hiện ; nhà nước phát triển ; nhà nước thống nhất quản lý ; nhà
nước tạo điều kiện ; nhà nước chăm lo ... Phải chăng đó cũng là tàn dư của
chế độ quan liêu bao cấp".
Vẫn theo Nguyễn Đình Lộc : "Hiến pháp 1992 cho thấy "Nhà nước tự nhận
lấy nhiệm vụ xây dựng xã hội rất nhiều". Điều này chưa thể hiện được tư
tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Tư tưởng đó là : "xã hội hóa và
phát huy nội lực".
Ngay sau phần phát biểu của Nguyễn đình Lộc, ông Nguyễn văn Yểu - phó
chủ tịch Quốc hội CSVN - đã ngỏ ý than phiền : "Nếu ý kiến của Nguyễn
Đình Lộc được chấp nhận thì chỉ còn chương quốc kỳ và quốc ca là không
xem xét nữa mà thôi".
Đọc xong bản tin "sửa đổi hiến pháp" như vừa kể, người Việt Nam, đứng trên
lập trường dân tộc, có hai nhận định sau đây :
- Nhận định một :
Công lý trên lịch sử thế giới đã khẳng định : chính DÂN Ý và chỉ có DÂN Ý
mà thôi mới đích thực là CHA ĐẺ của TÍNH CHÍNH THỐNG dành cho guồng
máy quyền lực của một quốc gia. Trong thực tiễn chính trị, DÂN Ý được thể
hiện cụ thể bằng những cuộc bầu cử quốc hội tuyệt đối tự do và ngay thẳng.
Không có sự chối cãi rằng quốc hội của Cộng sản Việt Nam là loại quốc hội
được ra đời từ những cuộc bầu cử gian dối theo kiểu : đảng chọn, công an
kềm kẹp, dân bầu. Nói cách khác, quốc hội CSVN là quốc hội giả tạo. Hiến
pháp 1992 của CSVN là sản phẩm của một quốc hội giả. Vì vậy hiến pháp
1992 hiển nhiên vô giá trị về mặt pháp lý : Quốc hội giả sửa đổi Hiến pháp
giả, Cộng sản Việt Nam sẽ sản sinh thêm một quái tượng pháp lý vào năm
2001.
- Nhận định hai :
Chế độ độc tài các loại, đặc biệt là chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam tồn tại
nhờ khả năng bịp bợm tinh vi. Bịp bợm trong vô số hành động tham ô nhũng
lạm. Bịp bợm bằng cách tạo hy vọng cho người dân về một tương lai hạnh
phúc và thịnh vượng. Hy vọng kia ru ngủ người dân nhằm giúp Cộng sản Việt
Nam có cơ hội kéo dài bất tận cuộc thống trị tàn ác và hiểm độc của họ. Sửa
đổi hiến pháp là một trường hợp bịp bợm mới.
Thực vậy, bộ trưởng tư pháp của Cộng sản VN than phiền rằng Hiến pháp
1992 đã đặt lên vai nhà nước quá nhiều "nhiệm vụ xây dựng xã hội". Do đó
Nguyễn Đình Lộc kêu gọi sửa đổi hiến pháp với chủ đích "xã hội hóa và phát
huy nội lực".
Xã hội hóa là toàn dân phải nhận thêm nhiệm vụ xây dựng đất nước. Nói
cách khác toàn dân phải hợp tác với Cộng sản Việt Nam để phát triển xã hội,
từ đó Cộng sản Việt Nam sẽ có thêm sức mạnh. Sự việc này, Cộng sản Việt
Nam gọi là "phát huy nội lực". Hoạt động chính trị bao giờ cũng gồm hai vế :
quyền hành và nhiệm vụ. Tại sao Cộng sản Việt Nam chỉ lớn tiếng kêu gọi xã
hội hóa nhiệm vụ nhưng không hề ngỏ ý xã hội hóa quyền hành ? Đây là
điểm bịp bợm then chốt của Cộng sản Việt Nam trong âm mưu sửa đổi Hiến
pháp 1992.
Mặt khác, bịp bợm còn có nghĩa là "nói một đường, làm một nẻo". Điều 70
chương V của Hiến pháp 1992 xác quyết mạnh mẽ rằng Cộng sản Việt Nam
tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, rằng Cộng sản Việt Nam nghiêm
chỉnh bảo vệ nơi thờ tự và các cơ sở tôn giáo. Trong thực tế qua nhiều thập
niên, nhất là những năm gần đây, Cộng sản Việt Nam đã liên tục đánh phá
đàn áp mọi tôn giáo tại Việt Nam một cách tàn ác và trắng trợn. Vì vậy dưới
chế độ Cộng sản Việt Nam, hiến pháp chỉ là chiếc bánh vẽ không hơn không
kém.
Nói tóm lại, hiến pháp Cộng sản Việt Nam không có tính chính thống, nó là
hiến pháp giả mạo. Hiến pháp Cộng sản Việt Nam chỉ là một chiếc bánh vẽ,
nó chỉ là chiêu bài chứ không là công cụ pháp lý. Đó là hai lý do căn bản
khiến người Việt Nam không chấp nhận các loại hiến pháp của Cộng sản
Việt Nam : Hiến pháp 1992 cũng như Hiến pháp 1992 sau sửa đổi. Thế nhưng,
đồng bào Việt Nam cùng khổ còn đó, bạo quyền Cộng sản Việt Nam còn đó,
chúng ta không thể mãi mãi quay lưng lại trước tất cả hoạt động của Cộng sản
Việt Nam. Chúng ta cần có những suy nghĩ và những hành động cụ thể và tích
cực hơn. Muốn vậy, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về sinh mệnh chính trị
của Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới. Tình hình kia bao gồm hai địa bàn
kinh tế và chính trị.
1. Địa bàn kinh tế :
Cuối thập niên 1980, hệ thống Cộng Sản Thế Giới vỡ vụn. Kinh tế xã hội
chủ nghĩa tại Việt Nam hoàn toàn gục chết. Cộng sản Việt Nam bị bắt buộc
tiến vào kinh tế thị trường với khẩu hiệu "chữa thẹn" : "Kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Tuy nhiên, khẩu hiệu rỗng tuếch không
có khả năng chi phối vận hành của guồng máy kinh tế. Guồng máy này
chuyển động theo một mệnh lệnh rất cụ thể. Mệnh lệnh đó là : "Kẻ nào nắm
hầu bao, kẻ đó nắm quyền". Kẻ nắm hầu bao kia là Ngân Hàng Thế Giới, là
Hoa Kỳ, là các Quốc Gia Cấp Viện, là Cộng Đồng Quốc Tế Tự Do Dân Chủ.
Dưới áp lực nặng nề của "những kẻ nắm hầu bao", kinh tế thị trường của
Cộng sản Việt Nam đang dần dần đi vào khuôn phép. Địa bàn sau cùng để
Cộng sản Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ luật tắc của kinh tế thị trường
chính là Hiệp ước Thương mãi Việt Mỹ đang chờ Quốc hội đôi bên phê
chuẩn. Khó khăn lớn lao nhất của Cộng sản Việt Nam ngày nay là làm thế nào
thỏa mãn cùng một lúc hai đòi hỏi bức thiết : một là chạy theo trào lưu kinh
tế thị trường của thế giới, hai là cương quyết bảo vệ vị trí lãnh đạo tuyệt đối
độc quyền của Cộng sản Việt Nam. Hai đòi hỏi vừa nêu hoàn toàn mâu thuẫn
lẫn nhau, nhưng lại quấn quyện vào nhau để tạo thành một vòng thòng lọng
ôm lấy yết hầu của Cộng sản Việt Nam. Muốn hiểu rõ tính chất cô nghiệt của
vòng thòng lọng này, chúng ta hãy khảo sát tương lai chính trị của Cộng sản
Việt Nam trên địa bàn chính trị.
2. Địa bàn chính trị :
Nội dung cốt lỏi của kinh tế thị trường, đặc biệt là của Hiệp ước Thương mãi
Việt Mỹ là sự đòi hỏi dứt khoát về quyền bình đẳng tuyệt đối giữa Tư doanh
và Quốc doanh. Sự đòi hỏi đó dẫn đến hệ quả rằng : do mất vị trí độc quyền
kinh doanh, và nhất là do bất lực và tham ô, công ty Quốc doanh sẽ tàn tạ
nhanh chóng. Vì vậy năng lực tài chánh của Cộng sản Việt Nam bị thu hẹp
trầm trọng. Và cũng vì vậy guồng máy công an trị của Cộng sản Việt Nam mất
dần tính hữu hiệu. Trong khi đó, nhờ được "cởi trói" trên hoạt động kinh tế,
nhờ ý chí kinh doanh để phát triển chứ không lợi dụng kinh doanh để tham ô
theo kiểu cán bộ của công ty Quốc doanh, giới Tư doanh sẽ nhanh chóng đè
bẹp Quốc doanh, nhanh chóng giàu mạnh. Chiếu theo ngạn ngữ "kẻ nào nắm
hầu bao, kẻ đó nắm quyền", chẳng bao lâu nữa giới Tư doanh, hay nói rõ hơn
xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ vươn mình đứng dậy, tự do dân chủ sẽ đến với
Việt Nam.
Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20, cuộc cách mạng kỹ nghệ đã mang lại thế
lực tài chánh cho người dân, giúp người dân tiến hành những cuộc cách mạng
lật đổ các chế độ quân chủ chuyên chế, Cách mạng 1789 ở Pháp là một thí dụ
điển hình. Ngày nay tại Việt Nam, kinh tế thị trường mặc nhiên trở thành một
cuộc cách mạng không tuyên ngôn, không tuyên cáo, nhưng vô cùng gay gắt.
Cách mạng kỹ nghệ hạ bệ chế độ quân chủ. Cách mạng kinh tế thị trường
chắc chắn sẽ giải thoát quần chúng Việt Nam khỏi ách độc tài, ngu dốt và
tham ô của chế độ Cộng sản Việt Nam. Đó là thực chất cuộc tấn công của
kinh tế nhằm vào chính trị.
Nhìn chung lại, do sự khống chế của tình hình kinh tế thế giới, nhất là do áp
lực của giới tài chính quốc tế, Cộng sản Việt Nam không thể chống lại diễn
trình hoàn chỉnh sinh hoạt kinh tế thị trường tại Việt Nam. Mặt khác, kinh tế
thị trường càng hoàn chỉnh, guồng máy quyền lực của Cộng sản Việt Nam
càng bị đe dọa bởi định tắc "kẻ nào nắm hầu bao, kẻ đó nắm quyền". Nói rõ
hơn, kinh tế thị trường là công cụ thúc ép quyền lực của Cộng sản Việt Nam
phải bị giải trừ.
Nhằm tìm đường thoát hiểm trước đe dọa vừa kể, Cộng sản Việt Nam dàn
dựng kịch bản "Sửa đổi năm chương đầu của Hiến pháp 1992". Đây là các
chương nói về guồng máy quyền lực kinh tế và chính trị của Cộng sản Việt
Nam. Như vậy, hành động sửa đổi hiến pháp hiện nay của Cộng sản Việt Nam
là chỉ dấu rõ ràng nhất về sự thể rằng: đổi mới kinh tế nhưng không đổi mới
chính trị là điều tuyệt đối không thể thực hiện được. Tuy nhiên :
- Đổi mới chính trị không có nghĩa là nhân danh một quốc hội bầu cử gian lận
để làm ra hoặc để sửa đổi hiến pháp.
- Đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi tổng bí thư và/hoặc thay đổi
hiến pháp, nhưng thực chất độc tài tham ô vẫn nguyên vẹn.
- Đổi mới chính trị chỉ có nghĩa là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị lật đổ
hoặc tự ý rút lui. Thay vào đó là một cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến hoàn
toàn Tự Do và Dân Chủ.
Con đường tiến tới Quốc Hội Lập Hiến là con đường nào ? Để có được một
hình ảnh cụ thể về con đường này, chúng ta hãy hình dung ba sự việc :
- Thứ nhất : Cộng sản Việt Nam là một con cá đồng.
- Thứ hai : Những xung khắc gay gắt giữa tham vọng độc tài tham ô của Cộng
sản Việt Nam, và đòi hỏi của Quốc gia và Quốc tế về một nền kinh tế thị
trường chân chính là dòng nước lũ.
- Thứ ba : Kinh tế thị trường hoạt động đồng điệu với guồng máy chính trị tự
do dân chủ là đại dương mênh mông.
Thực tế tại Việt Nam đã cho chúng ta thấy : con cá đồng đang bị dòng nước lũ
đẩy ra biển. Đây là một con cá cực kỳ độc ác và quỉ quyệt. Khi ra gần tới cửa
biển, con cá đồng đề kháng với dòng nước lũ bằng những mưu chước thô
thiển : suy tôn tổng bí thư họ Nông, thay đổi hiến pháp. Chúng ta thừa biết
không sớm thì muộn con cá đồng sẽ bị chôn vùi trong biển nước mặn. Nhiệm
vụ của người Việt Nam đối với lịch sử Việt là tạo mọi điều kiện để nước lũ
trở nên mãnh liệt hơn, con cá đồng từ trần giữa biển khơi nhanh chóng hơn.
Đó là quan điểm nghiêm chỉnh nhất, thích nghi nhất đối với vở tuồng sửa đổi
hiến pháp do Cộng sản Việt Nam tự ý đề xướng vào đầu tháng 7 năm 2001.
ĐỖ THÁI NHIÊN
Ngày 10 tháng 7 năm 2001, từ Việt Nam báo Kinh Tế Saigon đã cho biết :
trong một cuộc thảo luận về sửa đổi hiến pháp với Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Cộng sản, Nguyễn Đình Lộc, bộ trưởng tư pháp của Cộng sản nhận định
rằng : Quốc Hội Cộng sản Việt Nam cần xem xét lại cả năm (05) chương đầu
của Hiến pháp 1992. Lý do : năm chương này xài toàn thuật ngữ thời "bao cấp".
Nguyên văn lời phát biểu của bộ trưởng tư pháp CSVN như sau : "Trong suốt
năm chương đầu, chúng ta thấy một loạt thuật ngữ : nhà nước xây dựng ; nhà
nước thực hiện ; nhà nước phát triển ; nhà nước thống nhất quản lý ; nhà
nước tạo điều kiện ; nhà nước chăm lo ... Phải chăng đó cũng là tàn dư của
chế độ quan liêu bao cấp".
Vẫn theo Nguyễn Đình Lộc : "Hiến pháp 1992 cho thấy "Nhà nước tự nhận
lấy nhiệm vụ xây dựng xã hội rất nhiều". Điều này chưa thể hiện được tư
tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Tư tưởng đó là : "xã hội hóa và
phát huy nội lực".
Ngay sau phần phát biểu của Nguyễn đình Lộc, ông Nguyễn văn Yểu - phó
chủ tịch Quốc hội CSVN - đã ngỏ ý than phiền : "Nếu ý kiến của Nguyễn
Đình Lộc được chấp nhận thì chỉ còn chương quốc kỳ và quốc ca là không
xem xét nữa mà thôi".
Đọc xong bản tin "sửa đổi hiến pháp" như vừa kể, người Việt Nam, đứng trên
lập trường dân tộc, có hai nhận định sau đây :
- Nhận định một :
Công lý trên lịch sử thế giới đã khẳng định : chính DÂN Ý và chỉ có DÂN Ý
mà thôi mới đích thực là CHA ĐẺ của TÍNH CHÍNH THỐNG dành cho guồng
máy quyền lực của một quốc gia. Trong thực tiễn chính trị, DÂN Ý được thể
hiện cụ thể bằng những cuộc bầu cử quốc hội tuyệt đối tự do và ngay thẳng.
Không có sự chối cãi rằng quốc hội của Cộng sản Việt Nam là loại quốc hội
được ra đời từ những cuộc bầu cử gian dối theo kiểu : đảng chọn, công an
kềm kẹp, dân bầu. Nói cách khác, quốc hội CSVN là quốc hội giả tạo. Hiến
pháp 1992 của CSVN là sản phẩm của một quốc hội giả. Vì vậy hiến pháp
1992 hiển nhiên vô giá trị về mặt pháp lý : Quốc hội giả sửa đổi Hiến pháp
giả, Cộng sản Việt Nam sẽ sản sinh thêm một quái tượng pháp lý vào năm
2001.
- Nhận định hai :
Chế độ độc tài các loại, đặc biệt là chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam tồn tại
nhờ khả năng bịp bợm tinh vi. Bịp bợm trong vô số hành động tham ô nhũng
lạm. Bịp bợm bằng cách tạo hy vọng cho người dân về một tương lai hạnh
phúc và thịnh vượng. Hy vọng kia ru ngủ người dân nhằm giúp Cộng sản Việt
Nam có cơ hội kéo dài bất tận cuộc thống trị tàn ác và hiểm độc của họ. Sửa
đổi hiến pháp là một trường hợp bịp bợm mới.
Thực vậy, bộ trưởng tư pháp của Cộng sản VN than phiền rằng Hiến pháp
1992 đã đặt lên vai nhà nước quá nhiều "nhiệm vụ xây dựng xã hội". Do đó
Nguyễn Đình Lộc kêu gọi sửa đổi hiến pháp với chủ đích "xã hội hóa và phát
huy nội lực".
Xã hội hóa là toàn dân phải nhận thêm nhiệm vụ xây dựng đất nước. Nói
cách khác toàn dân phải hợp tác với Cộng sản Việt Nam để phát triển xã hội,
từ đó Cộng sản Việt Nam sẽ có thêm sức mạnh. Sự việc này, Cộng sản Việt
Nam gọi là "phát huy nội lực". Hoạt động chính trị bao giờ cũng gồm hai vế :
quyền hành và nhiệm vụ. Tại sao Cộng sản Việt Nam chỉ lớn tiếng kêu gọi xã
hội hóa nhiệm vụ nhưng không hề ngỏ ý xã hội hóa quyền hành ? Đây là
điểm bịp bợm then chốt của Cộng sản Việt Nam trong âm mưu sửa đổi Hiến
pháp 1992.
Mặt khác, bịp bợm còn có nghĩa là "nói một đường, làm một nẻo". Điều 70
chương V của Hiến pháp 1992 xác quyết mạnh mẽ rằng Cộng sản Việt Nam
tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, rằng Cộng sản Việt Nam nghiêm
chỉnh bảo vệ nơi thờ tự và các cơ sở tôn giáo. Trong thực tế qua nhiều thập
niên, nhất là những năm gần đây, Cộng sản Việt Nam đã liên tục đánh phá
đàn áp mọi tôn giáo tại Việt Nam một cách tàn ác và trắng trợn. Vì vậy dưới
chế độ Cộng sản Việt Nam, hiến pháp chỉ là chiếc bánh vẽ không hơn không
kém.
Nói tóm lại, hiến pháp Cộng sản Việt Nam không có tính chính thống, nó là
hiến pháp giả mạo. Hiến pháp Cộng sản Việt Nam chỉ là một chiếc bánh vẽ,
nó chỉ là chiêu bài chứ không là công cụ pháp lý. Đó là hai lý do căn bản
khiến người Việt Nam không chấp nhận các loại hiến pháp của Cộng sản
Việt Nam : Hiến pháp 1992 cũng như Hiến pháp 1992 sau sửa đổi. Thế nhưng,
đồng bào Việt Nam cùng khổ còn đó, bạo quyền Cộng sản Việt Nam còn đó,
chúng ta không thể mãi mãi quay lưng lại trước tất cả hoạt động của Cộng sản
Việt Nam. Chúng ta cần có những suy nghĩ và những hành động cụ thể và tích
cực hơn. Muốn vậy, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về sinh mệnh chính trị
của Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới. Tình hình kia bao gồm hai địa bàn
kinh tế và chính trị.
1. Địa bàn kinh tế :
Cuối thập niên 1980, hệ thống Cộng Sản Thế Giới vỡ vụn. Kinh tế xã hội
chủ nghĩa tại Việt Nam hoàn toàn gục chết. Cộng sản Việt Nam bị bắt buộc
tiến vào kinh tế thị trường với khẩu hiệu "chữa thẹn" : "Kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Tuy nhiên, khẩu hiệu rỗng tuếch không
có khả năng chi phối vận hành của guồng máy kinh tế. Guồng máy này
chuyển động theo một mệnh lệnh rất cụ thể. Mệnh lệnh đó là : "Kẻ nào nắm
hầu bao, kẻ đó nắm quyền". Kẻ nắm hầu bao kia là Ngân Hàng Thế Giới, là
Hoa Kỳ, là các Quốc Gia Cấp Viện, là Cộng Đồng Quốc Tế Tự Do Dân Chủ.
Dưới áp lực nặng nề của "những kẻ nắm hầu bao", kinh tế thị trường của
Cộng sản Việt Nam đang dần dần đi vào khuôn phép. Địa bàn sau cùng để
Cộng sản Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ luật tắc của kinh tế thị trường
chính là Hiệp ước Thương mãi Việt Mỹ đang chờ Quốc hội đôi bên phê
chuẩn. Khó khăn lớn lao nhất của Cộng sản Việt Nam ngày nay là làm thế nào
thỏa mãn cùng một lúc hai đòi hỏi bức thiết : một là chạy theo trào lưu kinh
tế thị trường của thế giới, hai là cương quyết bảo vệ vị trí lãnh đạo tuyệt đối
độc quyền của Cộng sản Việt Nam. Hai đòi hỏi vừa nêu hoàn toàn mâu thuẫn
lẫn nhau, nhưng lại quấn quyện vào nhau để tạo thành một vòng thòng lọng
ôm lấy yết hầu của Cộng sản Việt Nam. Muốn hiểu rõ tính chất cô nghiệt của
vòng thòng lọng này, chúng ta hãy khảo sát tương lai chính trị của Cộng sản
Việt Nam trên địa bàn chính trị.
2. Địa bàn chính trị :
Nội dung cốt lỏi của kinh tế thị trường, đặc biệt là của Hiệp ước Thương mãi
Việt Mỹ là sự đòi hỏi dứt khoát về quyền bình đẳng tuyệt đối giữa Tư doanh
và Quốc doanh. Sự đòi hỏi đó dẫn đến hệ quả rằng : do mất vị trí độc quyền
kinh doanh, và nhất là do bất lực và tham ô, công ty Quốc doanh sẽ tàn tạ
nhanh chóng. Vì vậy năng lực tài chánh của Cộng sản Việt Nam bị thu hẹp
trầm trọng. Và cũng vì vậy guồng máy công an trị của Cộng sản Việt Nam mất
dần tính hữu hiệu. Trong khi đó, nhờ được "cởi trói" trên hoạt động kinh tế,
nhờ ý chí kinh doanh để phát triển chứ không lợi dụng kinh doanh để tham ô
theo kiểu cán bộ của công ty Quốc doanh, giới Tư doanh sẽ nhanh chóng đè
bẹp Quốc doanh, nhanh chóng giàu mạnh. Chiếu theo ngạn ngữ "kẻ nào nắm
hầu bao, kẻ đó nắm quyền", chẳng bao lâu nữa giới Tư doanh, hay nói rõ hơn
xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ vươn mình đứng dậy, tự do dân chủ sẽ đến với
Việt Nam.
Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20, cuộc cách mạng kỹ nghệ đã mang lại thế
lực tài chánh cho người dân, giúp người dân tiến hành những cuộc cách mạng
lật đổ các chế độ quân chủ chuyên chế, Cách mạng 1789 ở Pháp là một thí dụ
điển hình. Ngày nay tại Việt Nam, kinh tế thị trường mặc nhiên trở thành một
cuộc cách mạng không tuyên ngôn, không tuyên cáo, nhưng vô cùng gay gắt.
Cách mạng kỹ nghệ hạ bệ chế độ quân chủ. Cách mạng kinh tế thị trường
chắc chắn sẽ giải thoát quần chúng Việt Nam khỏi ách độc tài, ngu dốt và
tham ô của chế độ Cộng sản Việt Nam. Đó là thực chất cuộc tấn công của
kinh tế nhằm vào chính trị.
Nhìn chung lại, do sự khống chế của tình hình kinh tế thế giới, nhất là do áp
lực của giới tài chính quốc tế, Cộng sản Việt Nam không thể chống lại diễn
trình hoàn chỉnh sinh hoạt kinh tế thị trường tại Việt Nam. Mặt khác, kinh tế
thị trường càng hoàn chỉnh, guồng máy quyền lực của Cộng sản Việt Nam
càng bị đe dọa bởi định tắc "kẻ nào nắm hầu bao, kẻ đó nắm quyền". Nói rõ
hơn, kinh tế thị trường là công cụ thúc ép quyền lực của Cộng sản Việt Nam
phải bị giải trừ.
Nhằm tìm đường thoát hiểm trước đe dọa vừa kể, Cộng sản Việt Nam dàn
dựng kịch bản "Sửa đổi năm chương đầu của Hiến pháp 1992". Đây là các
chương nói về guồng máy quyền lực kinh tế và chính trị của Cộng sản Việt
Nam. Như vậy, hành động sửa đổi hiến pháp hiện nay của Cộng sản Việt Nam
là chỉ dấu rõ ràng nhất về sự thể rằng: đổi mới kinh tế nhưng không đổi mới
chính trị là điều tuyệt đối không thể thực hiện được. Tuy nhiên :
- Đổi mới chính trị không có nghĩa là nhân danh một quốc hội bầu cử gian lận
để làm ra hoặc để sửa đổi hiến pháp.
- Đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi tổng bí thư và/hoặc thay đổi
hiến pháp, nhưng thực chất độc tài tham ô vẫn nguyên vẹn.
- Đổi mới chính trị chỉ có nghĩa là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị lật đổ
hoặc tự ý rút lui. Thay vào đó là một cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến hoàn
toàn Tự Do và Dân Chủ.
Con đường tiến tới Quốc Hội Lập Hiến là con đường nào ? Để có được một
hình ảnh cụ thể về con đường này, chúng ta hãy hình dung ba sự việc :
- Thứ nhất : Cộng sản Việt Nam là một con cá đồng.
- Thứ hai : Những xung khắc gay gắt giữa tham vọng độc tài tham ô của Cộng
sản Việt Nam, và đòi hỏi của Quốc gia và Quốc tế về một nền kinh tế thị
trường chân chính là dòng nước lũ.
- Thứ ba : Kinh tế thị trường hoạt động đồng điệu với guồng máy chính trị tự
do dân chủ là đại dương mênh mông.
Thực tế tại Việt Nam đã cho chúng ta thấy : con cá đồng đang bị dòng nước lũ
đẩy ra biển. Đây là một con cá cực kỳ độc ác và quỉ quyệt. Khi ra gần tới cửa
biển, con cá đồng đề kháng với dòng nước lũ bằng những mưu chước thô
thiển : suy tôn tổng bí thư họ Nông, thay đổi hiến pháp. Chúng ta thừa biết
không sớm thì muộn con cá đồng sẽ bị chôn vùi trong biển nước mặn. Nhiệm
vụ của người Việt Nam đối với lịch sử Việt là tạo mọi điều kiện để nước lũ
trở nên mãnh liệt hơn, con cá đồng từ trần giữa biển khơi nhanh chóng hơn.
Đó là quan điểm nghiêm chỉnh nhất, thích nghi nhất đối với vở tuồng sửa đổi
hiến pháp do Cộng sản Việt Nam tự ý đề xướng vào đầu tháng 7 năm 2001.
SƠN TRUNG * TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN
Đọc lại
‘Tuyên ngôn của đảng Cộng sản’
( COMMUNIST MANIFESTO )
Sơn Trung
Trước 1975, tôi không phải là đảng viên để đuợc ban phát tài liệu và học tập về Tuyên Ngôn của Đảng. Tôi là một người di cư cho nên đã hiểu thấu cộng sản, chẳng cần phải thắc mắc mấy cái của nợ đó. Dù tôi muốn cũng chẳng thể đọc vì quốc gia cấm tàng trữ các tài liệu này. Sau 1975, tôi mệt mỏi vì suốt mấy tháng phải nghe những tên cán ngố nói dài, nói dai, nói dỡm. Một buổi đi phố thấy có tài liệu này bèn mua về liếc mắt sơ qua rồi bỏ xó. Nay qua đây, những lúc rảnh rang dò tìm trên Internet, thấy có Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản bằng Anh Ngữ, bèn đọc lại. Tôi xin trình bày cảm nghĩ của tôi với các bạn đọc.
Bản tuyên ngôn này là công trình của Karl Marx và F. Engels soạn thảo năm 1848. Tuyên ngôn có 4 phần:
- Tư bản và vô sản
- Vô sản và đảng cộng sản
- Văn học cộng sản
- Cộng sản và các đảng phái đối lập.
I. Tư bản và vô sản.
Để xúi vô sản đánh tư bản, người nghèo đánh người giàu, và khuyến khích dân chúng nổi loạn, Marx nói rằng lịch sử nhân loại là lịch sử đãu tranh giai cấp mà hai giai cấp mâu thuẫn nhau là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị (The history of all hitherto existing society is the history of class struggles ) . Marx đơn giản quá đáng cho nên quá sơ sài và thiếu sót. Lịch sử nhân loại rất đa dạng. Nó là lịch sử của sự tiến hóa của con người. Lịch sử trong đa số trường hợp là lịch sử đãu tranh giữa các dân tộc, giữa các thế lực, giữa các vua chúa và tướng lãnh. Nó không đơn thuần là lịch sử đãu tranh giai cấp như Marx nghĩ. Và trong xã hôi, có đãu tranh thì cũng có hòa hợp, chứ không phải là chỉ có đãu tranh. Cũng như trái đất có sáng, có tối, Marx chỉ nói rằng địa cầu một màu đen, hoàn toàn tối tăm, là một nhận định vô càng sai lầm và thiếu sót.
Ông nói rằng tư bản đã làm nên cuộc cách mạng kỹ nghệ(The bourgeoisie, historically, has played a most revolutionary part). Tư bản đã xây dựng khoa học kỹ thuật, lập nên kỹ nghệ, hãng xưởng,sản xuất hàng hóa, tư bản đã mở rộng thị trường khắp thế giới. Tư bản đã trở thành đế quốc xâm lược Mỹ châu và châu Phi, châu Á. Marx nói đúng, dẫu sao, tư bản đã đem lại phồn vinh cho thế giới, tạo nên khoa học, kỹ thuật tiến bộ, đem lại tiện lợi cho loài người. Marx rất đúng khi viết giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy trăm năm đã tạo ra những lực lượng sản xuấtnhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế hệ trước gộp lại(The bourgeoisie, during its rule of scarce one hundred years, has created more massive and more colossal productive forces than have all preceding generations together). Còn non trăm năm thống trị, cộng sản thì chỉ gây chiến tranh, đem lại nghèo đói. Nơi nào theo cộng sản lâu năm thì kinh tế càng lụn bại, thiếu hàng tiêu dùng khiến cho dân chúng phải buôn bán chợ đen, xếp hàng cả ngày để mua, gạo thịt, nuớc mắm. Như vậy là tư bản hơn cộng sản. Nếu tư bản sinh ra thực dân, đế quốc thì cộng sản cũng thế thôi. Nga Xô chiếm Đông Âu, chiếm đất Trung quốc, Trung quốc chiếm Tây Tạng, Việt nam chiếm Miên Lào. Tất cả chỉ là một tuồng thực dân xâm lược.
Thiết nghĩ nay tư bản đã thay đổi nhiều. Chính quyền tư bản ở thế kỷ XX đã tiến tới việc đặt ra mức lương tối thiểu, luật lao động, quỹ an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho dân lao động, trong khi tại các nuớc cộng sản, người dân lao động bị bóc lột nặng nề hơn, họ phải làm việc quần quật suốt ngày, suốt tháng với đồng lương chết đói, mỗi tháng trung bình 20 hay 30 đô la, chỉ đủ sống trong một tuần hay mười ngày. Marx tố cáo tư bản bóc lột nhân công, thì công nhân trong các nước cộng sản lại càng bị bóc lột hơn. Đồng ý với Marx rằng người thợ trong chế độ tư bản bị bóc lột nhưng còn đuợc trả tiền như Marx nói, dù là trả tiền ngay một cách lạnh lùng(naked self-interest, than callous "cash payment’), còn cộng sản thì coi như bóc lột, coi như không trả tiền vì chúng trả lương quá ít, lại bắt làm thêm (Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ) để kỷ niệm sinh nhật bác, để chào mừng chiến thắng Điện Biên, chiến thắng Ấp Bắc! Nói tóm lại, tư bản và cộng sản đều bất nhân, nhưng một bên còn cho thợ ăn no để làm việc cho nó, còn một nên bóc lột đến chết, bắt nhịn đói, nhịn khát mà còn đánh đập, hành hạ. Lẽ dĩ nhiên, tư bản khá hơn cộng sản!
Marx sai lầm khi so sánh quân chủ, tư bản và cộng sản. Tư bản thay thế phong kiến và đạt được nhiều thành công về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giao thông.. . nhưng không thể vì thế mà nói rằng cộng sản thay tư bản và cũng thành công như thế. Đó chỉ là những giấc mơ ban ngày, những điều võ đoán, một lối tuyên truyền huyênh hoang, khoác lác mà nay thực tế đã chứng minh rằng cộng sản là xấu xa, tồi tệ, chỉ đem nhân lọai trở về thời đại đồ đá, với những người thú dã man, tàn bạo!
Marx lý luận rằng tư bản thắng phong kiến, cho nên cộng sản cũng sẽ thắng tư bản vì xã hội và vũ trụ bao giờ cũng đi theo đường thẳng, cái mới phủ định cái cũ, cái mới nhất định thắng cái cũ. Ông nói giai cấp tư bản sinh ra giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn mình, và phe vô sản sẽ thành công còn phe tư bản sẽ thất bại là điều không tránh được(What the bourgeoisie, therefore, produces, above all, is its own grave-diggers. Its fall and the victory of the proletariat are equally inevitable).
Trong thực tế, khí hậu có lúc tăng lúc giảm, xuân đi thu lại, kinh tế có lúc suy lúc thịnh, đời người có lúc vinh lúc nhục, nho gia gọi là thịnh suy bĩ thái, làm sao mà đi lên mãi hỡi ông Marx? Giả như ông nói là đúng, theo duy vật sử quan, mọi sự biến chuyển, phong kiến suy tàn thì tư bản lên, tư bản suy tàn thì cộng sản lên, vậy cộng sản suy tàn thì chế độ nào thay thế? Ông bảo tư bản dẫy chết nhưng nay nó lại bành trướng qua Nga, qua Trung quốc, trong khi Liên Xô và Đông Âu tan tành và cộng sản các nước Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn ve vản giao thương với Mỹ! Ôi hạ tầng xây bằng dô la và kinhtế tư bản thì thượng tầng kiến trúc có còn là cộng sản nữa không khi Marx đã nói hạ tầng cơ sở( kinh tế ) quyết định thượng tầng kiến trúc?
II. Vô sản và đảng cộng sản
Marx cho rằng giai cấp vô sản phải do đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ. Đảng cộng sản đặt ra đuờng lối rất là khắt khe, nghiêm ngặt, cương quyết tiêu diệt giai câp tư bản.
Điểm quan trọng nhất hủy bỏ tư hữu ( the theory of the Communists may he summed up in the single sentence: Abolition of private property). Hai chữ cộng sản đã nói rõ chủ trương của họ. Cộng sản là tước bỏ tư hữu, không có của riêng, mà chỉ có của chung. Những người nghèo chạy theo cộng sản là bị lừa bằng chữ nghĩa. Họ tưởng chạy theo cộng sản là đuợc chia của theo hình thức của Lương Sơn bạc, lấy của người giàu chia cho người nghèo! Nếu chia của tức là đã theo chủ trương hữu sản rồi! Trong chế độ cộng sản, người nghèo trước sau vẫn nghèo, vẫn không có tư hữu. Tài sản trong nước vào tay một số người. Hồ Chí Minh không phải nói đùa khi ông thí dụ về dân chủ tập trung. Dân chủ tập trung là dân chúng góp tiền lại (tập trung) và đưa cho ông Hồ bỏ túi!
Khi nắm chính quyền,việc đầu tiên là cộng sản hủy bỏ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của tư sản( cướp hãng xưởng, máy móc, vật dụng). Nhưng thực tế, đánh tư sản nhưng tài sản tư bản lại vào tay đảng viên gộc, càng chủ trương chống tư hữu, óc tư hữu càng bành trướng, khiến cho tệ nạn ăn cắp và tham nhũng lộng hành. Thời Marx, các nhà tư tưởng đã phê bình viêc hủy bỏ tư hữu sẽ làm cho nẩy sinh biếng nhác. Dân chúng Viêt Nam đã có tục ngữ:
- Cha chung không ai khóc.
- Lắm sãi không ai đóng cửa chùa.
- Xã hội chủ nghĩa, mười người khiêng một cọng rơm!
Điểm thứ hai là hủy bỏ gia đình. Cộng sản cho rằng gia đình cũng như vốn liếng của cải đều phải hủy bỏ vì gia đình, vợ con cũng là một hình thức tư hữu . Do đó, hôn nhân là không cần thiết. Cộng sản chủ trương vô gia đình, cộng sản kết tội tư bản coi vợ như một công cụ sản xuất (the bourgeois sees in his wife a mere instrument of production), và cho rằng tư bản chủ trương’ cộng thê’, và chủ trương cộng thê đưa đến nạn mãi dâm bành trướng. Marx nói hơi quá. Nạn mãi dâm đã có từ lâu chớ đâu phải do tư bản ! Các ông cộng sản trong đó có Tố Hữu đã lên tiếng kết tội tư bản về tội mãi dâm. Họ mơ ước chủ nghĩa cộng sản cơm no, áo ấm, không còn bóc lột, không còn mãi dâm:
( Trời ơi biết đến khi mô?
Thân em hết nhục dày vò năm canh?
Tình ơi gian dối là tình,
Thuyền em rách nát còn lành được không ?
-Răng không , cô gái bên sông,
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió tới ngàn phương,
Tôi đưa cô tới một vườn đầy xuân.
Ngày mai trong giá trắng ngần,
Cô thôi kếp sống dày thân giang hồ.
Ngày mai bao lớp đời dơ,
Sẽ tan nhu đám mây mờ đêm nay. . .
(Tiếng hát sông Hương )
Nhưng thực tế cho thấy dưới chế độ cộng sản nạn mãi dâm càng bành trướng! Nói thì dễ, phê bình đả kích thì dễ, còn làm thì khó đấy ! Cộng sản đả phá chế độ gia đình, vậy thì Marx chủ trương thay thế bằng một chế độ gia đình như thế nào hay là bỏ luôn gia dình? Trong văn bản, Marx không nói rõ. Nhưng qua bản Tuyên ngôn này, chúng ta biết các nhà tư tưởng đương thời đã chỉ trích cộng sản hủy bỏ gia đình (Abolition of the family! Even the most radical flare up at this infamous proposal of the Communists ) , và chỉ trích cộng sản chủ trương ‘cộng thê.( But you Communists would introduce community of women, screams the whole bourgeoisie in chorus)’. Cộng sản (chung của cải) rồi tất phải cộng thê ( chung vợ) ! Nghe nói bên Trung quốc, hồi đầu Mao trả lương mọi người giống nhau, ai chết nhà nước chôn nhưng sau thay đổi, ai chết thì đảng bỏ mặc, gia đình phải theo lối xưa, đứng ra chôn cất. Và buổi đầu, nam nữ sống mỗi trại riêng biệt, cuối tuần, nam công nhân nào công tác tốt thì được lĩnh phiếu sang trại nữ du hí. Tổ chức này giống như trại gái của quân đội Pháp! Không biết việc này đi đến đâu. Nhưng Lê Nin, Staline, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai , Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp vẫn có vợ con riêng. Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Thọ là những chúa dê... không biết về mặt này, họ theo cộng sản hay tư hữu? Riêng ông Hồ là theo đúng ‘ cộng sản nguyên thủy’, tức là theo đúng thời đầu tiên của loài người, ăn chung ở chạ thành đàn, nam nữ bạ đâu vui đó, đẻ con không biết bố là ai!
Điều thứ ba là huỷ bỏ biên giới các quốc gia. Sau khi xóa bỏ gia đình và hôn nhân, cộng sản sẽ xóa bỏ biên giới quốc gia( The working men have no country). Đây là một điều không tưởng. Ngay thuở đầu tiên, Trung hoa đã bất mãn Liên Xô vì Liên Xô không chịu trả lại đất Trung quốc mà Nga đã chiếm thời bát quốc liên quân . Hơn nữa, Trung quốc thù ghét Nga vì cố vấn Nga hách dịch hơn là cố vấn Mỹ! Chiến tranh Nga Hoa đã xảy ra là vì đó. Sau này Liên Xô chiếm Đông Âu, Trung quốc chiếm Tây Tạng, và Việt Nam chiếm Miên Lào. Như vậy, làm sao mà nói xóa bỏ biên cương? Làm sao mà đề cao tình yêu quốc tế vô sản, làm sao xây dựng thế giới đại đồng?
Cuối cùng, Marx đưa ra những điểm chính yếu cho đường lối cộng sản quốc tế mà mỗi quốc gia phải theo đó mà thi hành:
- Huỷ bỏ tư hữu ruộng đất.
- Đánh thuế lũy tiến thật nặng.
- Hủy bỏ mọi quyền thừa kế.
- Tịch thu tài sản bọn di dân và bọn phản loạn.
- Sung công tài sản trong ngân hàng.
- Tập trung các phương tiện giao thông và vận tải trong tay nhà nước.
- Đối xử công bằng với tất cả lao động. Thiết lập kỹ nghệ quân đội, đặc biệt chú trọng về nông nghiệp.
- Kết hợp nông nghiệp với kỹ nghệ, dần dần tiến tới việc hủy bỏ sự phân biệt quê và tỉnh.
- Giáo dục tự do cho các trẻ trong trường công.
Tất cả những biện pháp ghê rợn này những ai sau 1975 đã sống tại Việt nam đều trải qua kinh nghiệp này.Về giáo dục, nay thì người ta làm trái lời Marx hết rồi! Ban đầu đảng giành độc quyền giáo dục, nay vẫn độc quyền giáo dục nhưng lại chia ra công, tư và bán công.Và nay trường công cũng đóng học phí, học sinh phải đóng tiền xây trường, tiền xây lớp, cha mẹ học sinh phải ký sổ vàng, học sinh phải tặng quà thầy giáo , cô giáo trong ngày Hiến chương nhà giáo 20-11 hàng năm.
Về kinh tế, nay cộng sản đã hữu sản hóa cán bộ, đã tôn trọng tư hữu tuy rằng ruộng đất vẫn nằm trong tay đảng, đảng có quyền chiếm đất làm nhà, bán đất cho ngoại quốc mà lấy tiền bỏ túi trong khi dân chúng không có đất làm nhà, không có đất canh tác! Và nay các cơ sở quốc doanh đã vào tay các đảng viên bự, vào tay các tư bản đỏ. Ông Marx có biết không? Ngay nay họ vẫn treo búa liềm nhưng thực tế họ đã đem tuyên ngôn của ông bỏ thùng rác rồi !
III. Văn học cộng sản
Marx nói đến nhiều loại chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tư sản , chủ nghĩa xã hội Đức. Marx chỉ trích các chủ nghĩa xã hội không thuộc cộng sản là phản động mà khen chủ nghĩa xã hội Đức. Quan trọng nhất là ông đã chỉ trích chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán và chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán. Ông chê họ là không tham gia hoạt động chính trị, nhất là tham gia cách mạng, họ muốn tranh đãu bằng con đường hòa bình. Ông chê họ không tưởng nhưng thực tế họ cũng như ông là viễn vông, không tưởng. Tuy nhiên ông đã khen họ là biết tranh đãu cho vô sản, đả kích mọi trật tự , khuôn mẫu cũ đang tồn tại, ca tụng giai cấp vô sản, ca tụng việc bãi bỏ sự phân biệt thôn quê, thành thị, ủng hộ việc hủy bỏ gia đình, chống đối việc duy trì làm ăn cá thể và tư nhân. ( They attack every principle of exisflng society. Hence they are full of the most valuable materials for the enlightenment of the working class. The practical measures proposed in them - such as the abolition of the distinction between town and country, of the family, of the carrying on of industries for the account of private, individuals).
Về mục này, Marx nói rất mơ hồ, không đưa ra một phương châm , đường hướng nào cả, mà chỉ là những lời chỉ trích vu vơ. Sau này, đám đệ tử của ông đặt ra đuờng lối hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ bắt mọi nhà văn, nhà thơ phải ca tụng chế độ, ca tụng giai cấp vô sản và ca tụng đảng Cộng Sản, họ đã coi văn học nghệ thuật như là vũ khí của đảng, là tay sai của chính trị. Từ Liên Xô, Trung quốc cho đến Việt Nam, giới văn nghệ luôn bị kìm kẹp, khủng bố.
IV. Cộng sản và các đảng phái đối lập
Marx cho biết đảng cộng sản cộng tác với các đảng của nhân dân lao động, như là nhóm Hiến chương ở Anh quốc và nhóm Cải cách ruộng đất ở Bắc Mỹ .Và đảng cộng sản tranh đãu cho quyền lợi giai cấp vô sản nên đã hợp tác với các đảng phái khác như ở Pháp Cộng đảng đã hợp tác với đảng Xã Hội Dân chủ để chống tư bản và Cấp Tiến. Ở Thụy Sĩ, đảng cộng sản ủng hộ đảng Cấp Tiến.
Đấy là lời ba hoa của Marx. Thực tế cho thấy đảng cộng sản muốn nắm độc quyền cho nên đã phá hoại các đảng phái khác trong khi họ còn hoạt động bí mật, hoặc khi còn yếu thế. Nhất là khi đã nắm chính quyền , cộng sản không bao giờ chia chác cho đảng khác, trái lại ra sức tận diệt các lực lượng chính trị, tôn giáo khác. Tại Việt nam, Hồ chí Minh đã bắt tay với thực dân Pháp để rảnh tay tiêu diệt Quốc dân đảng và Đại Việt. Họ không có tinh thần hòa hợp, đòan kết dân tộc bởi và từ căn bản họ là độc tài.
*
Có hai điểm quan trọng nhất trong Tuyên ngôn này, đó là vấn đề triệt để hủy bỏ tư hũu và triệt để chống lại các tư tưởng cổ truyền.( The Communist revolution is the most radical rupture with traditional property relations; no wonder that its development involves the most radical rupture with traditional ideas). Hạng bình dân có thể bị lừa đảo vì không biết gì về Marx, họ chạy theo cộng sản vì nghĩ mình là dân nghèo, được cộng sản đem lại nhiều quyền lợi. Nhưng những bậc trí thức như luật gia Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo lại không đọc Marx, Engels sao? Chắc họ đọc Marx và Engels nên mới mê mà theo cộng sản cho tàn một đời xuân. Họ đã nghe ít nhiều về việc tàn sát Thanh Nghệ Tĩnh 1931. Họ đã đọc Tuyên Ngôn của đảng cộng sản, họ nghĩ gì về việc cộng sản triệt để hủy bỏ tư hữu, và hủy bỏ mọi tư tưởng cổ truyền?
Con người bị hủy bỏ tư hữu thì làm sao mà sống? Họ có nghĩ học vấn của họ cũng là một thứ tư hữu mà cộng sản ghét bỏ hay không ? Triết gia và luật gia phải suy nghĩ về việc này. Một người lượm được trái táo, trái ổi, cất lại để chiều ăn. Họ có phạm tội tư hữu không, và có đáng bị tội không? Một người làm việc siêng năng, tạo ra của cải, không trộm cắp, giết người đoạt của, tại sao họ bị tước đoạt tài sản, bị tù, và bị giết ? Người ta giết người, bắt bớ đồng loạt, không phân biệt ai có tội hay không có tội chính là do quan điểm của Marx, một kẻ sát nhân ghê tởm, mà sau này Trường Chinh cũng chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, và Pol Pot giết hàng triệu người cũng do Tuyên Ngôn này, chủ trương đãu tranh quyết liệt với kẻ thù!
Vô lý nhất, điên cuồng nhất khi Marx chủ trương triệt để thủ tiêu mọi tư tưỏng cổ
truyền. Cộng sản giống như Tây Độc Âu Dương Phong mông chỗng lên trời, đầu đi xuống đất, và coi đó là cách mạng! Khoa học thuần túy và khoa học xã hội đều là kho tàng của nhân loại, được truyền lại từ lâu đời. Trong đó có những cái còn giá trị, và những cái lỗi thời. Chúng ta phải kế thừa và phát huy cái tốt. Chiếc xe ô tô ngày nay là kết quả của cái xe thời Chiến quốc, Xuân Thu. Y khoa ngày nay khác xa y học cổ truyền nhưng phần lớn kiến thức là do thừa kế và phát huy y học cổ truyền. Marx là một trí thức sao laị quá khích và nông nổi như vậy? Nếu cộng sản chủ trương coi mọi giá trị tư tưởng đều vô giá trị thì kiến thức của các ông trí thức theo cộng có đuợc cộng sản tôn trọng không, và các ông chạy theo cộng sản để làm gì? Rất tiếc cho Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã theo cộng sản, đã không dùng kiến thức mình mà áp dụng trong cuộc đời. Lẽ nào hai ông không đọc tuyên ngôn này? Nếu đọc mà hai ông không thấy rùng rợn sao? Dẫu sao, hai ông còn có chút khí tiết, còn hơn Tôn Thất Tùng , Nguyễn Khắc Viện và đám sĩ phu ‘ gà phải cáo’!
Marx có ảnh hưởng rất lớn ở thế giới này. Đa số dân lao động và trí thức tin Marx. Nhưng sau một thời gian, người ta đã thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản cho nên nỗi thất vọng càng lớn lao. Ngưòi ta lầm vì Marx đã tô vẽ một thiên đường hạ giới quá hay. Nào là tự do, bình đảng, xã hội không giai cấp, không có vua quan, không ai cai trị ai( hủy bỏ nhà nước), dân muốn làm gì thì làm, muốn hưởng gì thỉ hưỏng, cộng sản giàu mạnh gấp năm gấp mười tư bản, tư bản sẽ chết, vô sản đại thắng, nước Đức là nước cộng sản đầu tiên của nhân loại! Như tại Việt nam, cuộc nổi dậy của Xô Việt Nghệ Tĩnh năm 1931 đã gây ra bao máu xương tang tóc nhưng cũng để lại những huyền thoại về một thiên đường Liên Xô hạnh phúc, trong đó công nhân là chủ nhân ông của đất nuớc:
Có đâu như ở bên Nga,
Ngày làm, ngày nghỉ đều là có lương.
(Văn học Xô VIết Nghệ Tĩnh)
Nay thì mọi người đã thấy thiên đường cộng sản tại Liên Xô, Trung quốc và Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm hãi hùng của thế kỷ XX. Tuyên ngôn của Marx là những tiếng cười man rợ của người mộng du hòa với tiếng tru ghê rợn của loài sói trong đêm khuya.
Sơn Trung
‘Tuyên ngôn của đảng Cộng sản’
( COMMUNIST MANIFESTO )
Sơn Trung
Trước 1975, tôi không phải là đảng viên để đuợc ban phát tài liệu và học tập về Tuyên Ngôn của Đảng. Tôi là một người di cư cho nên đã hiểu thấu cộng sản, chẳng cần phải thắc mắc mấy cái của nợ đó. Dù tôi muốn cũng chẳng thể đọc vì quốc gia cấm tàng trữ các tài liệu này. Sau 1975, tôi mệt mỏi vì suốt mấy tháng phải nghe những tên cán ngố nói dài, nói dai, nói dỡm. Một buổi đi phố thấy có tài liệu này bèn mua về liếc mắt sơ qua rồi bỏ xó. Nay qua đây, những lúc rảnh rang dò tìm trên Internet, thấy có Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản bằng Anh Ngữ, bèn đọc lại. Tôi xin trình bày cảm nghĩ của tôi với các bạn đọc.
Bản tuyên ngôn này là công trình của Karl Marx và F. Engels soạn thảo năm 1848. Tuyên ngôn có 4 phần:
- Tư bản và vô sản
- Vô sản và đảng cộng sản
- Văn học cộng sản
- Cộng sản và các đảng phái đối lập.
I. Tư bản và vô sản.
Để xúi vô sản đánh tư bản, người nghèo đánh người giàu, và khuyến khích dân chúng nổi loạn, Marx nói rằng lịch sử nhân loại là lịch sử đãu tranh giai cấp mà hai giai cấp mâu thuẫn nhau là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị (The history of all hitherto existing society is the history of class struggles ) . Marx đơn giản quá đáng cho nên quá sơ sài và thiếu sót. Lịch sử nhân loại rất đa dạng. Nó là lịch sử của sự tiến hóa của con người. Lịch sử trong đa số trường hợp là lịch sử đãu tranh giữa các dân tộc, giữa các thế lực, giữa các vua chúa và tướng lãnh. Nó không đơn thuần là lịch sử đãu tranh giai cấp như Marx nghĩ. Và trong xã hôi, có đãu tranh thì cũng có hòa hợp, chứ không phải là chỉ có đãu tranh. Cũng như trái đất có sáng, có tối, Marx chỉ nói rằng địa cầu một màu đen, hoàn toàn tối tăm, là một nhận định vô càng sai lầm và thiếu sót.
Ông nói rằng tư bản đã làm nên cuộc cách mạng kỹ nghệ(The bourgeoisie, historically, has played a most revolutionary part). Tư bản đã xây dựng khoa học kỹ thuật, lập nên kỹ nghệ, hãng xưởng,sản xuất hàng hóa, tư bản đã mở rộng thị trường khắp thế giới. Tư bản đã trở thành đế quốc xâm lược Mỹ châu và châu Phi, châu Á. Marx nói đúng, dẫu sao, tư bản đã đem lại phồn vinh cho thế giới, tạo nên khoa học, kỹ thuật tiến bộ, đem lại tiện lợi cho loài người. Marx rất đúng khi viết giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy trăm năm đã tạo ra những lực lượng sản xuấtnhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế hệ trước gộp lại(The bourgeoisie, during its rule of scarce one hundred years, has created more massive and more colossal productive forces than have all preceding generations together). Còn non trăm năm thống trị, cộng sản thì chỉ gây chiến tranh, đem lại nghèo đói. Nơi nào theo cộng sản lâu năm thì kinh tế càng lụn bại, thiếu hàng tiêu dùng khiến cho dân chúng phải buôn bán chợ đen, xếp hàng cả ngày để mua, gạo thịt, nuớc mắm. Như vậy là tư bản hơn cộng sản. Nếu tư bản sinh ra thực dân, đế quốc thì cộng sản cũng thế thôi. Nga Xô chiếm Đông Âu, chiếm đất Trung quốc, Trung quốc chiếm Tây Tạng, Việt nam chiếm Miên Lào. Tất cả chỉ là một tuồng thực dân xâm lược.
Thiết nghĩ nay tư bản đã thay đổi nhiều. Chính quyền tư bản ở thế kỷ XX đã tiến tới việc đặt ra mức lương tối thiểu, luật lao động, quỹ an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho dân lao động, trong khi tại các nuớc cộng sản, người dân lao động bị bóc lột nặng nề hơn, họ phải làm việc quần quật suốt ngày, suốt tháng với đồng lương chết đói, mỗi tháng trung bình 20 hay 30 đô la, chỉ đủ sống trong một tuần hay mười ngày. Marx tố cáo tư bản bóc lột nhân công, thì công nhân trong các nước cộng sản lại càng bị bóc lột hơn. Đồng ý với Marx rằng người thợ trong chế độ tư bản bị bóc lột nhưng còn đuợc trả tiền như Marx nói, dù là trả tiền ngay một cách lạnh lùng(naked self-interest, than callous "cash payment’), còn cộng sản thì coi như bóc lột, coi như không trả tiền vì chúng trả lương quá ít, lại bắt làm thêm (Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ) để kỷ niệm sinh nhật bác, để chào mừng chiến thắng Điện Biên, chiến thắng Ấp Bắc! Nói tóm lại, tư bản và cộng sản đều bất nhân, nhưng một bên còn cho thợ ăn no để làm việc cho nó, còn một nên bóc lột đến chết, bắt nhịn đói, nhịn khát mà còn đánh đập, hành hạ. Lẽ dĩ nhiên, tư bản khá hơn cộng sản!
Marx sai lầm khi so sánh quân chủ, tư bản và cộng sản. Tư bản thay thế phong kiến và đạt được nhiều thành công về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giao thông.. . nhưng không thể vì thế mà nói rằng cộng sản thay tư bản và cũng thành công như thế. Đó chỉ là những giấc mơ ban ngày, những điều võ đoán, một lối tuyên truyền huyênh hoang, khoác lác mà nay thực tế đã chứng minh rằng cộng sản là xấu xa, tồi tệ, chỉ đem nhân lọai trở về thời đại đồ đá, với những người thú dã man, tàn bạo!
Marx lý luận rằng tư bản thắng phong kiến, cho nên cộng sản cũng sẽ thắng tư bản vì xã hội và vũ trụ bao giờ cũng đi theo đường thẳng, cái mới phủ định cái cũ, cái mới nhất định thắng cái cũ. Ông nói giai cấp tư bản sinh ra giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn mình, và phe vô sản sẽ thành công còn phe tư bản sẽ thất bại là điều không tránh được(What the bourgeoisie, therefore, produces, above all, is its own grave-diggers. Its fall and the victory of the proletariat are equally inevitable).
Trong thực tế, khí hậu có lúc tăng lúc giảm, xuân đi thu lại, kinh tế có lúc suy lúc thịnh, đời người có lúc vinh lúc nhục, nho gia gọi là thịnh suy bĩ thái, làm sao mà đi lên mãi hỡi ông Marx? Giả như ông nói là đúng, theo duy vật sử quan, mọi sự biến chuyển, phong kiến suy tàn thì tư bản lên, tư bản suy tàn thì cộng sản lên, vậy cộng sản suy tàn thì chế độ nào thay thế? Ông bảo tư bản dẫy chết nhưng nay nó lại bành trướng qua Nga, qua Trung quốc, trong khi Liên Xô và Đông Âu tan tành và cộng sản các nước Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn ve vản giao thương với Mỹ! Ôi hạ tầng xây bằng dô la và kinhtế tư bản thì thượng tầng kiến trúc có còn là cộng sản nữa không khi Marx đã nói hạ tầng cơ sở( kinh tế ) quyết định thượng tầng kiến trúc?
II. Vô sản và đảng cộng sản
Marx cho rằng giai cấp vô sản phải do đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ. Đảng cộng sản đặt ra đuờng lối rất là khắt khe, nghiêm ngặt, cương quyết tiêu diệt giai câp tư bản.
Điểm quan trọng nhất hủy bỏ tư hữu ( the theory of the Communists may he summed up in the single sentence: Abolition of private property). Hai chữ cộng sản đã nói rõ chủ trương của họ. Cộng sản là tước bỏ tư hữu, không có của riêng, mà chỉ có của chung. Những người nghèo chạy theo cộng sản là bị lừa bằng chữ nghĩa. Họ tưởng chạy theo cộng sản là đuợc chia của theo hình thức của Lương Sơn bạc, lấy của người giàu chia cho người nghèo! Nếu chia của tức là đã theo chủ trương hữu sản rồi! Trong chế độ cộng sản, người nghèo trước sau vẫn nghèo, vẫn không có tư hữu. Tài sản trong nước vào tay một số người. Hồ Chí Minh không phải nói đùa khi ông thí dụ về dân chủ tập trung. Dân chủ tập trung là dân chúng góp tiền lại (tập trung) và đưa cho ông Hồ bỏ túi!
Khi nắm chính quyền,việc đầu tiên là cộng sản hủy bỏ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của tư sản( cướp hãng xưởng, máy móc, vật dụng). Nhưng thực tế, đánh tư sản nhưng tài sản tư bản lại vào tay đảng viên gộc, càng chủ trương chống tư hữu, óc tư hữu càng bành trướng, khiến cho tệ nạn ăn cắp và tham nhũng lộng hành. Thời Marx, các nhà tư tưởng đã phê bình viêc hủy bỏ tư hữu sẽ làm cho nẩy sinh biếng nhác. Dân chúng Viêt Nam đã có tục ngữ:
- Cha chung không ai khóc.
- Lắm sãi không ai đóng cửa chùa.
- Xã hội chủ nghĩa, mười người khiêng một cọng rơm!
Điểm thứ hai là hủy bỏ gia đình. Cộng sản cho rằng gia đình cũng như vốn liếng của cải đều phải hủy bỏ vì gia đình, vợ con cũng là một hình thức tư hữu . Do đó, hôn nhân là không cần thiết. Cộng sản chủ trương vô gia đình, cộng sản kết tội tư bản coi vợ như một công cụ sản xuất (the bourgeois sees in his wife a mere instrument of production), và cho rằng tư bản chủ trương’ cộng thê’, và chủ trương cộng thê đưa đến nạn mãi dâm bành trướng. Marx nói hơi quá. Nạn mãi dâm đã có từ lâu chớ đâu phải do tư bản ! Các ông cộng sản trong đó có Tố Hữu đã lên tiếng kết tội tư bản về tội mãi dâm. Họ mơ ước chủ nghĩa cộng sản cơm no, áo ấm, không còn bóc lột, không còn mãi dâm:
( Trời ơi biết đến khi mô?
Thân em hết nhục dày vò năm canh?
Tình ơi gian dối là tình,
Thuyền em rách nát còn lành được không ?
-Răng không , cô gái bên sông,
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió tới ngàn phương,
Tôi đưa cô tới một vườn đầy xuân.
Ngày mai trong giá trắng ngần,
Cô thôi kếp sống dày thân giang hồ.
Ngày mai bao lớp đời dơ,
Sẽ tan nhu đám mây mờ đêm nay. . .
(Tiếng hát sông Hương )
Nhưng thực tế cho thấy dưới chế độ cộng sản nạn mãi dâm càng bành trướng! Nói thì dễ, phê bình đả kích thì dễ, còn làm thì khó đấy ! Cộng sản đả phá chế độ gia đình, vậy thì Marx chủ trương thay thế bằng một chế độ gia đình như thế nào hay là bỏ luôn gia dình? Trong văn bản, Marx không nói rõ. Nhưng qua bản Tuyên ngôn này, chúng ta biết các nhà tư tưởng đương thời đã chỉ trích cộng sản hủy bỏ gia đình (Abolition of the family! Even the most radical flare up at this infamous proposal of the Communists ) , và chỉ trích cộng sản chủ trương ‘cộng thê.( But you Communists would introduce community of women, screams the whole bourgeoisie in chorus)’. Cộng sản (chung của cải) rồi tất phải cộng thê ( chung vợ) ! Nghe nói bên Trung quốc, hồi đầu Mao trả lương mọi người giống nhau, ai chết nhà nước chôn nhưng sau thay đổi, ai chết thì đảng bỏ mặc, gia đình phải theo lối xưa, đứng ra chôn cất. Và buổi đầu, nam nữ sống mỗi trại riêng biệt, cuối tuần, nam công nhân nào công tác tốt thì được lĩnh phiếu sang trại nữ du hí. Tổ chức này giống như trại gái của quân đội Pháp! Không biết việc này đi đến đâu. Nhưng Lê Nin, Staline, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai , Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp vẫn có vợ con riêng. Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Thọ là những chúa dê... không biết về mặt này, họ theo cộng sản hay tư hữu? Riêng ông Hồ là theo đúng ‘ cộng sản nguyên thủy’, tức là theo đúng thời đầu tiên của loài người, ăn chung ở chạ thành đàn, nam nữ bạ đâu vui đó, đẻ con không biết bố là ai!
Điều thứ ba là huỷ bỏ biên giới các quốc gia. Sau khi xóa bỏ gia đình và hôn nhân, cộng sản sẽ xóa bỏ biên giới quốc gia( The working men have no country). Đây là một điều không tưởng. Ngay thuở đầu tiên, Trung hoa đã bất mãn Liên Xô vì Liên Xô không chịu trả lại đất Trung quốc mà Nga đã chiếm thời bát quốc liên quân . Hơn nữa, Trung quốc thù ghét Nga vì cố vấn Nga hách dịch hơn là cố vấn Mỹ! Chiến tranh Nga Hoa đã xảy ra là vì đó. Sau này Liên Xô chiếm Đông Âu, Trung quốc chiếm Tây Tạng, và Việt Nam chiếm Miên Lào. Như vậy, làm sao mà nói xóa bỏ biên cương? Làm sao mà đề cao tình yêu quốc tế vô sản, làm sao xây dựng thế giới đại đồng?
Cuối cùng, Marx đưa ra những điểm chính yếu cho đường lối cộng sản quốc tế mà mỗi quốc gia phải theo đó mà thi hành:
- Huỷ bỏ tư hữu ruộng đất.
- Đánh thuế lũy tiến thật nặng.
- Hủy bỏ mọi quyền thừa kế.
- Tịch thu tài sản bọn di dân và bọn phản loạn.
- Sung công tài sản trong ngân hàng.
- Tập trung các phương tiện giao thông và vận tải trong tay nhà nước.
- Đối xử công bằng với tất cả lao động. Thiết lập kỹ nghệ quân đội, đặc biệt chú trọng về nông nghiệp.
- Kết hợp nông nghiệp với kỹ nghệ, dần dần tiến tới việc hủy bỏ sự phân biệt quê và tỉnh.
- Giáo dục tự do cho các trẻ trong trường công.
Tất cả những biện pháp ghê rợn này những ai sau 1975 đã sống tại Việt nam đều trải qua kinh nghiệp này.Về giáo dục, nay thì người ta làm trái lời Marx hết rồi! Ban đầu đảng giành độc quyền giáo dục, nay vẫn độc quyền giáo dục nhưng lại chia ra công, tư và bán công.Và nay trường công cũng đóng học phí, học sinh phải đóng tiền xây trường, tiền xây lớp, cha mẹ học sinh phải ký sổ vàng, học sinh phải tặng quà thầy giáo , cô giáo trong ngày Hiến chương nhà giáo 20-11 hàng năm.
Về kinh tế, nay cộng sản đã hữu sản hóa cán bộ, đã tôn trọng tư hữu tuy rằng ruộng đất vẫn nằm trong tay đảng, đảng có quyền chiếm đất làm nhà, bán đất cho ngoại quốc mà lấy tiền bỏ túi trong khi dân chúng không có đất làm nhà, không có đất canh tác! Và nay các cơ sở quốc doanh đã vào tay các đảng viên bự, vào tay các tư bản đỏ. Ông Marx có biết không? Ngay nay họ vẫn treo búa liềm nhưng thực tế họ đã đem tuyên ngôn của ông bỏ thùng rác rồi !
III. Văn học cộng sản
Marx nói đến nhiều loại chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tư sản , chủ nghĩa xã hội Đức. Marx chỉ trích các chủ nghĩa xã hội không thuộc cộng sản là phản động mà khen chủ nghĩa xã hội Đức. Quan trọng nhất là ông đã chỉ trích chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán và chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán. Ông chê họ là không tham gia hoạt động chính trị, nhất là tham gia cách mạng, họ muốn tranh đãu bằng con đường hòa bình. Ông chê họ không tưởng nhưng thực tế họ cũng như ông là viễn vông, không tưởng. Tuy nhiên ông đã khen họ là biết tranh đãu cho vô sản, đả kích mọi trật tự , khuôn mẫu cũ đang tồn tại, ca tụng giai cấp vô sản, ca tụng việc bãi bỏ sự phân biệt thôn quê, thành thị, ủng hộ việc hủy bỏ gia đình, chống đối việc duy trì làm ăn cá thể và tư nhân. ( They attack every principle of exisflng society. Hence they are full of the most valuable materials for the enlightenment of the working class. The practical measures proposed in them - such as the abolition of the distinction between town and country, of the family, of the carrying on of industries for the account of private, individuals).
Về mục này, Marx nói rất mơ hồ, không đưa ra một phương châm , đường hướng nào cả, mà chỉ là những lời chỉ trích vu vơ. Sau này, đám đệ tử của ông đặt ra đuờng lối hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ bắt mọi nhà văn, nhà thơ phải ca tụng chế độ, ca tụng giai cấp vô sản và ca tụng đảng Cộng Sản, họ đã coi văn học nghệ thuật như là vũ khí của đảng, là tay sai của chính trị. Từ Liên Xô, Trung quốc cho đến Việt Nam, giới văn nghệ luôn bị kìm kẹp, khủng bố.
IV. Cộng sản và các đảng phái đối lập
Marx cho biết đảng cộng sản cộng tác với các đảng của nhân dân lao động, như là nhóm Hiến chương ở Anh quốc và nhóm Cải cách ruộng đất ở Bắc Mỹ .Và đảng cộng sản tranh đãu cho quyền lợi giai cấp vô sản nên đã hợp tác với các đảng phái khác như ở Pháp Cộng đảng đã hợp tác với đảng Xã Hội Dân chủ để chống tư bản và Cấp Tiến. Ở Thụy Sĩ, đảng cộng sản ủng hộ đảng Cấp Tiến.
Đấy là lời ba hoa của Marx. Thực tế cho thấy đảng cộng sản muốn nắm độc quyền cho nên đã phá hoại các đảng phái khác trong khi họ còn hoạt động bí mật, hoặc khi còn yếu thế. Nhất là khi đã nắm chính quyền , cộng sản không bao giờ chia chác cho đảng khác, trái lại ra sức tận diệt các lực lượng chính trị, tôn giáo khác. Tại Việt nam, Hồ chí Minh đã bắt tay với thực dân Pháp để rảnh tay tiêu diệt Quốc dân đảng và Đại Việt. Họ không có tinh thần hòa hợp, đòan kết dân tộc bởi và từ căn bản họ là độc tài.
*
Có hai điểm quan trọng nhất trong Tuyên ngôn này, đó là vấn đề triệt để hủy bỏ tư hũu và triệt để chống lại các tư tưởng cổ truyền.( The Communist revolution is the most radical rupture with traditional property relations; no wonder that its development involves the most radical rupture with traditional ideas). Hạng bình dân có thể bị lừa đảo vì không biết gì về Marx, họ chạy theo cộng sản vì nghĩ mình là dân nghèo, được cộng sản đem lại nhiều quyền lợi. Nhưng những bậc trí thức như luật gia Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo lại không đọc Marx, Engels sao? Chắc họ đọc Marx và Engels nên mới mê mà theo cộng sản cho tàn một đời xuân. Họ đã nghe ít nhiều về việc tàn sát Thanh Nghệ Tĩnh 1931. Họ đã đọc Tuyên Ngôn của đảng cộng sản, họ nghĩ gì về việc cộng sản triệt để hủy bỏ tư hữu, và hủy bỏ mọi tư tưởng cổ truyền?
Con người bị hủy bỏ tư hữu thì làm sao mà sống? Họ có nghĩ học vấn của họ cũng là một thứ tư hữu mà cộng sản ghét bỏ hay không ? Triết gia và luật gia phải suy nghĩ về việc này. Một người lượm được trái táo, trái ổi, cất lại để chiều ăn. Họ có phạm tội tư hữu không, và có đáng bị tội không? Một người làm việc siêng năng, tạo ra của cải, không trộm cắp, giết người đoạt của, tại sao họ bị tước đoạt tài sản, bị tù, và bị giết ? Người ta giết người, bắt bớ đồng loạt, không phân biệt ai có tội hay không có tội chính là do quan điểm của Marx, một kẻ sát nhân ghê tởm, mà sau này Trường Chinh cũng chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, và Pol Pot giết hàng triệu người cũng do Tuyên Ngôn này, chủ trương đãu tranh quyết liệt với kẻ thù!
Vô lý nhất, điên cuồng nhất khi Marx chủ trương triệt để thủ tiêu mọi tư tưỏng cổ
truyền. Cộng sản giống như Tây Độc Âu Dương Phong mông chỗng lên trời, đầu đi xuống đất, và coi đó là cách mạng! Khoa học thuần túy và khoa học xã hội đều là kho tàng của nhân loại, được truyền lại từ lâu đời. Trong đó có những cái còn giá trị, và những cái lỗi thời. Chúng ta phải kế thừa và phát huy cái tốt. Chiếc xe ô tô ngày nay là kết quả của cái xe thời Chiến quốc, Xuân Thu. Y khoa ngày nay khác xa y học cổ truyền nhưng phần lớn kiến thức là do thừa kế và phát huy y học cổ truyền. Marx là một trí thức sao laị quá khích và nông nổi như vậy? Nếu cộng sản chủ trương coi mọi giá trị tư tưởng đều vô giá trị thì kiến thức của các ông trí thức theo cộng có đuợc cộng sản tôn trọng không, và các ông chạy theo cộng sản để làm gì? Rất tiếc cho Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã theo cộng sản, đã không dùng kiến thức mình mà áp dụng trong cuộc đời. Lẽ nào hai ông không đọc tuyên ngôn này? Nếu đọc mà hai ông không thấy rùng rợn sao? Dẫu sao, hai ông còn có chút khí tiết, còn hơn Tôn Thất Tùng , Nguyễn Khắc Viện và đám sĩ phu ‘ gà phải cáo’!
Marx có ảnh hưởng rất lớn ở thế giới này. Đa số dân lao động và trí thức tin Marx. Nhưng sau một thời gian, người ta đã thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản cho nên nỗi thất vọng càng lớn lao. Ngưòi ta lầm vì Marx đã tô vẽ một thiên đường hạ giới quá hay. Nào là tự do, bình đảng, xã hội không giai cấp, không có vua quan, không ai cai trị ai( hủy bỏ nhà nước), dân muốn làm gì thì làm, muốn hưởng gì thỉ hưỏng, cộng sản giàu mạnh gấp năm gấp mười tư bản, tư bản sẽ chết, vô sản đại thắng, nước Đức là nước cộng sản đầu tiên của nhân loại! Như tại Việt nam, cuộc nổi dậy của Xô Việt Nghệ Tĩnh năm 1931 đã gây ra bao máu xương tang tóc nhưng cũng để lại những huyền thoại về một thiên đường Liên Xô hạnh phúc, trong đó công nhân là chủ nhân ông của đất nuớc:
Có đâu như ở bên Nga,
Ngày làm, ngày nghỉ đều là có lương.
(Văn học Xô VIết Nghệ Tĩnh)
Nay thì mọi người đã thấy thiên đường cộng sản tại Liên Xô, Trung quốc và Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm hãi hùng của thế kỷ XX. Tuyên ngôn của Marx là những tiếng cười man rợ của người mộng du hòa với tiếng tru ghê rợn của loài sói trong đêm khuya.
Sơn Trung
TRẦN BÌNH NAM * NGƯỜI CHI DÂU
TRẦN BÌNH NAM
NGƯỜI CHI DÂU
Lần này về quê ở lâu, ý muốn nhìn lại ngôi nhà cũ nơi đó bà Linh đã sống với Bình và đã đau khổ buồn giận bố mẹ chồng bỏ đi trở lại thôi thúc bà mãnh liệt. Nhưng bà còn do dự. Bà tự hỏi: "thăm gì và còn gì để thăm?" Bà sợ khơi lại đống tro tàn dî vãng.
Nhưng bây giộ bà đã quyết. Chiều hôm qua ra vườn chơi với Thúy đang chăm mấy luống rau, vừa lúc mẳt trời đang xuống, bặu trời sáng rực, nắng vàng chiếu vắt lên qua một đám mây trắng lớn làm nổi bật giữa bầu trời một đàn chim đang đập cánh lơ lửng bay về hướng chân trời. Bức tranh gợi lại hình ảnh bà thường thấykhi cùng sống với Bình. Mỗi chiều, cơm nước xong, bà và Bình thường mang ghế ra trước sân nhà nhìn mắt trời lặn và nhìn những đàn chim lạc lỏng bay vội về tổ. Mùa thu, Bình thích vừa nhìn chim bay vừa hátđủ cho bà Linh nghe: "Đến nay thu tàn, phương xa kìa chiếc én bay về ...Khuất trong mây ngàn, riêng ta nhìn đâu thấy bóng quê ..." Tiếng hát của Bình như còn văng vãng đâu đây. Linh bỗng thấy nhớ Bình tha thiết, nhớ nơi bà đã hưởng mộng đẹp thuở ban đầu của người con gái.
Tắm xong, bà Linh chọn một chiếc áo mầu hoa cà là mầu Bình thích nhất,trang điểm vội vàng rổi ra đi. Băng qua mấy con đường làng quen thuộc dẫn về phía bờ sông Hương bà thấy khung cảnh lạ dần, cây cối không còn um tùm như trước, nhường chỗ cho nhiều nhà mới mọc chen chúc nhau, mái tranh xen lẫn mái ngói. Đến một cánh đồng nhỏ trồng lúa, bà Linh thấy con đường tỉnh lộ chạy sát bờ sông. Một kiệt nhỏ rẽ từ tỉnh lộ là đường dẫn đến nhà Bình. Bà Linh không chắc mình vào đúng lối nếu đầu kiệt nhỏ không có cái miếu thành hoàng nay đã bỏ hoang. Thời gian ngắn ngủi ở với Bình mỗi lần về nhà thăm mẹ trở lại bà Linh đã lấy miếu thành hoàng này làm chuẩn để nhận ra đường. Bà bồn chồn. Gần năm mươi năm bà mới trở lại con đường nhỏ này. Cũng gần 50 năm bà không giữ quan hệ nào với gia đình Bình. Bố mẹ Bình chắc không còn, nhưng còn mấy em của Bình? Hai người em, một trai một gái xê xích tuổi với bà, và một chú em út tên là Vạn hồi đó đã 12 tuổichưa biết gì và là người độc nhất trong gia đình có cảm tình với bà. Nhiều khi thấy bà khóc một mình, chú bé Vạn đến bên cạnh ngây thơ hỏi: "sao chị khóc?" rổi hôn lên má chị trước khi bẽn lẽn chạy đi.
Kiệt nhỏ đầy con nít, chỗ này mấy đứa đánh bi cãi nhau chí chóe, chỗ kia mấy đứa tụ lại bên cạnh một quán nhỏ mua bánh kẹo. Mấy đứa lớn ngẫng nhìn bà Linh như nhận ra người khách lạ. Bà nghe chúng thì thào: "Việt kiều tụi bây ơi!" Bà mĩm cười. Danh hiệu Việt kiều từng mang đến cho bà vui cũng như buồn. Vui khi được cưng chiều vì Việt kiều có nghĩa có khả năng tiêu rộng rãi, buồn khi bị đối đãi như một người khách lạ trên chính quê hương mình. Bà Linh cảm thấy lạc lỏng.
Mẳt trời lên đã khá cao. Ẩm độ làm khí trời thêm nóng bức. Làn gió nhờ thổitừ sông Hương im lìm không làm cho bà Linh cảm thấy mát. Bà bước vội để xua đuổi mấy ý nghĩ bực mình. Bà đã nhận ra ngôi nhà ngày xưa,hiện rõ dưới ánh nắng. Bà Linh lấy chiếc nón đang đội xuống cầm tay để quan sát ngôi nhà cho rõ hơn. Ngôi nhà mái ngói trông khô khan, quét vôi trắng, nằm gọn giữa chiếc vườn rộng không còn nhiều cây ăn trái như xưa, mấy luống khoai mì lá vàng thân thể khẳng khiu như thiếu nước.
Trong nhà văng vẳng tiếng một phụ nữ đang mắng con. Nghe giọng bà biết ngôi nhà đã đổi chủ. Lòng bà bỗng dưng tê lạnh. Quá khứ chôn chặt 50 năm muốn khơi lại một lần, một chút, cũng không còn . Tẵt cả đã trở thành dî vãng, ngay cả con đường này, ngôi nhà đó, nơi bà đã sung sướng sống với Bình. Tất cả đều xa lạ. Thời gian đã chết. Bà Linh thấy chơi vơi.
Dấu vội mấy giọt nước mắt dưới chiếc nón lá, bà Linh bước nhanh, rẽ vào lối khác trở về.
* * *
Ngổi trên máy bay trở về Thụy Sî, bà Linh thấy trong lòng bớt nặng nề. Lời chỉ dẫn an toàn của các nữ chiêu đãi viên, âm thanh của hoạt động máy bay khi
cất cánh không làm cho bà thấy lo lo như những chuyến bay trước. Bà tìm thấy sự bình an của tâm hồn sau giây phút xúc động mãnh liệt khi tìm về kỷ niệm xưa. Bà tìm cách lấp một khoảng trống để chỉ thấy một khoảng trống khác, nhưng ít nhẵt bà đã trở về thăm nơi đó.
Chiếc máy bay Jumbo 747 hạ thấp cao độ, bà Linh thấy cảnh vật quen thuộc bên dưới hiện dần ra. Bà thoải mái xem lại dây lưng an toàn, sửa thẳng lại lưng ghế, sung sướng sắp được gặp Hùng và các con.
Phi trường Geneve nhiều hành khách ngoại giao chỉ thua Nữu uớc, rộn rịp như thường lệ. Nhân viên quan thuế và di trú làm việc nhanh chóng và lễ độ.
Bà Linh theo đoàn hành khách thông qua thủ tục quan thuế và nhập cảnh xong, vội vàng bước ra ngoài. Nhận ra nét mặt rạng rỡ của mẹ, cô gái út vừa đỡ hành lý cho mẹ vừa ríu rít:
"Mẹ! Mẹ vỡ quê ngoại chuyến này lâu vui lắm hả mẹ?"
Hùng hôn nhẹ lên má vợ phụ họa:
" Con nói đúng, anh thấy em gầy di chút ít nhưng khuôn mặt thật bình an như người vừa đắc đạo. Mấy lần trước mỗi lần thăm nhà trở về anh thấy em buồn nhớ luyến tiếc một cái gì muốn mang theo chẳng đuợc. Em nghiên cứu giáo lý nhà Phật và tập thiền định đã có kết quả."
Bà Linh mĩm cười sung sướng.
* * *
Một buổi sáng đi chợ về, bà Linh thấy một phong thơ đóng dấu bưu điện Việt Nam gửi đi từ Đà Lạt. Linh tính báo cho bà một cái gì lại đến xáo trộn đời bà?
Vừa bóc thư bà vừa soát duyệt trí nhớ xem còn bạn bè nào ở Đà Lạt. Bà không còn ai thân thích ở Đà Lạt.
Bà Linh nín thở đọc lá thư, sắc mặt biến từ ngạc nhiên đến xúc động. Đọc xong, không kềm chế nổi bà đặt lá thư xuống bàn ôm mẳt khóc nức nở. Vừa lúc đó Hùng đi chơi quần vợt về. Thấy vợ khóc, phong thư còn mằm bên cạnh, Hùng thoạt nghî chắc có chuyện chẳng lành trong gia đình vợ ở Việt Nam. Nhưng Hùng không tin. Hùng biết vợ là người giỏi chịu đựng và quen kềm
Hùng thoạt nghî chắc có chuyện chậng lành trong gia đình vợ ở Việt Nam.
Nhưng Hùng không tin. Hùng biết vẼ là người giỏi chịu đựng và quen kềm chế cảm xúc. Xưa nay buồn khổ gì bà chĩ để thoáng lên nét mặt, chưa bao giờ khóc, ngay cả lặn đứa con trai thứ nhì năm đó mới 8 tuổi đị học về bị xe cán phải nằm phòng hổi sinh mấy ngày mới biết thoát chết bà cũng cắn răng chịu đựng không khóc. Hùng yên lẳng đến ngổi cạnh bà Linh, âu yếm đặt nhẹ bàn tay lên vai vợ, đôi mắt hỏi han nhìn bà không nói, sẵn sàng chia sự thống khổ với bà.
Bà Linh ngừng khóc, cặm lá thư đưa cho Hùng nhẹ nhàng bảo: "Anh đọc đi."
Hổi hộp Hùng mở bức thư:
"Đà Lạt ngày 4 tháng 6 năm 1994
Chị Linh,
Tôi xin giới thiệu để chị khỏi ngỡ ngàng. Tôi là Nguyễn Vạn Giang, em ông Nguyễn Văn Bình ở Kim Long. Chắc chị còn nhớ người chồng bất hạnh chĩ được hạnh phúc sống bên chị một năm rổi tức tưởi qua đời trong chiến tranh.
Bốn mưoi tám nạm nay, từ hổi anh tôi bị lính Pháp bắn chết rồi xô xác xuống sông như lội chị thuật lời, ba má tôi vì quá đau khổ đã không biết phải đối xừ với chĨ như thế nào cho phải. Thế rổi chị trở về với hai bác.
Một phần vì chiến tranh, một phần chúng tôi còn nhö không ai nghî đên việc tìm xác anh tôi xem đã trôi dạt phương nào, hơn nữa chỉ có chị là người duy nhẵt biết những chi tiết cuối cùng trước khi anh tôi qua đời, thì từ đó đến nay gặn 50 năm chúng tôi không hề biết tin tức của chị. Do hoàn cảnh thực tế của một đất nước bị chiến tranh và tâm lý, chúng ta hoàn toàn cắt đứt quan hệ với nhau.
Cách đây mấy năm ở Việt Nam có phong trào truy tặm thân nhân thẵt lạc trong chiến tranh, tôi về Huế hỏi thăm tin chị như bước khởi đầu truy tìm xác cüa anh tôi. Hơn nữa, chị còn nhớ chú Vạn hồi đó 12 tuổi thương chị nhất nhà, thĩnh thoảng chú Vạn hỏi tôi biêt tin tức chị ở đâu không.
Ở Huế tôi được biết chị vừa về thăm quê ở gặn 6 tháng và mới trở về Thụy Sî. Cô An bên chị cho tôi địa chỉ cüa chị.
Vậy xin chị, vì tình cũ nghîa xưa với người chổng đã khuẵt cho tôi biết thật đầy đủ chi tiết những gì chị còn nhớ vào nhăng ngày kinh hoàng nạm 1946 đó, may ra được người ta gói ghém chôn cẵt tại một nghîa trang từ sî nào đó.Hiên nay tỉnh nào cũng có nghiã trang liệt sî dành cho những người đã bỏ mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập. Tại nghîa trang liệt sî Bến Cát có một ngôi mộ vô chủ đề tên Nguyễn Văn Bạc. Tôi sẽ xin khai quật để xác minh xem có phải đó là mộ phần của anh tôi không sau khi có thêm chi tiết nơi chị đã kiểm chứng. Anh tôi có một chiếc răng cời. Năm về Huế cưới chị, tôi nghe anh tôi định sẽ nhổ đi, nhưng tôi không biết đã nhổ chưa trước khi anh tôi lâm nạn.
Nạm 1946 chị trở lại Huở sau khi anh tôi qua đời, nhớ lại tôi rẵt tiếc ba má tôi và chúng tôi đã đối đãi thiếu thông cảm với chị. Mới rồi tôi đã lên Bến Cát, lên cầu Bến Củi, nhìn con sông Bến Lức khá rộng chảy dưới cặu, vào làng Hòa
định, nghe các cụ già kể lại chuyện Tây khủng bố trắng dân làng khi tái chiếm, bắn hằng loạt người đôi khi có cả phụ nữ, chúng tôi biết chị không có cách gì khác hơn là chạy lấy thân để về cho ba má tôi biết sự tình. Lúc này có cơ hội hiểu nỗi khổ tâm của chị thì ba má tôi đều đã qua đời.
Tôi rẵt mong thư chị hổi âm để chuẩn bị đi Bến Cát một lần nữa."
Đọc xong thư Hùng thấy đau nhói. Buổn và giận làm Hùng choáng váng.Nhưng Hùng kịp trấn tĩnh. Hùng hiểu nếu Linh không thổ lộ được sự thặm kín cüa cuộc đời nàng với Hùng trước khi cưới nhau thì nàng sẽ không đủ can đảm tỏ bày khi đứa con đặu lòng ra đời và hạnh phúc gia đình dồn dập tới.
Hùng nhớ thời gian thân mật với Linh trước khi cưới, hơn một lần khi đang vui bỗng nhiên Linh trở nên trang nghiêm nói: "Anh Hùng, có chuyện quan trọng này Linh phải nói với anh." thì lặn nào Hùng cũng sợ mất giây phút thặn tiên quí báu trước vẻ đẹp lộng lẫy của Linh gạt phắt: "Không có gì quan trọng hơn giây phút anh và em ở bên nhau." Bây giộ Hùng thẵm thía nỗi đau
của vợ, một mình chôn chặt sặu muộn trong lòng suốt nừa thở kỷ qua, và bỗng thấy thương vợ vô cùng.
Thấy Linh im lặng chờ đợi, Hùng âu yếm:
"Anh biết anh đã không cho em cơ hội nói chuyện này với anh từ những ngày chưa cưới nhau. Lỗi tại anh. Vấn đề bây giờ là chúng ta có nên cho các con biết không?"
Linh dứt khoát: "Không, không anh. Chúng ta không có quyền đó."
* * *
Ba hôm sau, Linh viết cho Giang.
"Chú Giang,
Thú thật với chú, chị đã ngạc nhiên và ngỡ ngàng lúc nhận được thư từ thành phố Đà Lạt gửi đến, ở đó chị không còn ai quen, lục trong ký ức cũng không nhớ ai là Nguyễn Văn Giang. Chị vội vàng đọc thư, đến hàng thứ nhì thấy chữ
Nguyễn Vạn Bình lòng chị quá xúc động. Một dî vãng rùng rợn thoáng hiện lại trong trí óc chị, vui buổn đau khổ trên 48 nạm trội xuyên qua các biến chuyển cüa đất nước mà chĨ đã chôn vùi tận đáy lòng chĩ một mình biết một mìnhmình hay.
Chị đã đọc đi đọc lại thư chú. Trước hết chị cảm tạ chú và chú Vạn đã nghî đên việc tìm kiếm hài cốt người anh quá cố, cũng là người chổng đầu cỦa chị, để mang về quê quán cho được gần mộ phần cha mẹ.
Chị cũng tự thấy lòng mình được bình thản hơn, nhất là sau khi đọc đoạn thư chú cho biết các cô các chú sau khi nghe chú tường thuật chuyến đi Bến Cát,đến cầu Bến Củi, xuống tận xã Hòa Định hỏi han các cụ già còn sống sót đã chứng kiến cảnh người Pháp khủng bố dân làng và giết những người theo kháng chiến như thế nào, đã rõ nguyên nhân cái chết bi thảm cüa anh Bình và thông cảm tại sao chị không thể ở lại tìm cho ra xác chổng trước khi trở về.
Hồi tưởng lại năm xưa khi trình bày về cái chết của anh Bình, cha mẹ và các cô chú lớn tuổi đều không tin đó là sự thật, nghi có một bí ẩn nào bên trong,rồi tìm cách không chấp nhận chị trong gia đình không một lời an üi thương
hại tội nghiệp cho tuổi xuân xanh cüa chị sớm góa bụa. Chị đành gạt nước mắt trở về nhà bố mẹ.
Như đã thuật lại cho cha mẹ cách đây 48 năm, chĨ xin ghi lại các nét chính để chú dùng làm dữ kiên xác minh mổ mả cüa anh Bình. Chú còn nhớ anh Bình là nhân viên quản lý nhà giam Ông Yệm nơi giam giữ trẻ vị thành niên phạm tội. Khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, anh Bình và một số nhân viên làm việc cho chính quyền cách mạng. Qua các hoạt động của anh Bình chị biết anh đã tham gia phong trào chống Pháp từ trước. Năm 1946 khi Pháp tái chiếm Nam bộ, anh Bình hướng dẫn một số nhân viên sở Ông Yệm, trong đó có anh giáo Trinh, tham gia các tổ du kích tiếp tục chống lại người Pháp. Anh Bình giả làm dân lành sống như các gia đình khác tại một căn nhà cạnh bìa rừng để hoạt động. Cuộc sống rẵt nguy hiểm bẵt trắc vì quân Pháp bố ráp thường xuyên. Hơn một lặn anh Bình bảo chị: "Em nên tìm cách về Sài Gòn liên lạc với bà con bên ngoại cüa anh tìm đường về Huế ở với cha mẹ một thời gian. Kháng chiến thành công anh sẽ về đón em." Thế rổi lần lữa quen với hiểm nguy chị bịn rịn không rời anh được.
Một buổi sáng trước rạng đông, một tiểu đội lính Pháp ập vào chòi lá anh chị đang ẩn náu, chîa súng nạt nộ bắt anh dong tay, lục xét muốn đánh anh Bình ngay. Thấy anh Bình nói tiếng Pháp lưu loát chúng cũng nể không hành hung
anh tại chỗ.
Khi bị dẫn đi anh mặc một sơ mi trắng đã ngả màu, bên ngoài khoác một chiếc áo len màu đỏ do chính tay chị đan, quần sọt kaki vàng, chiếc răng cời của anh như chú hỏi vẫn còn nguyên.
Hôm sau, chị bôi mặt mày giả dạng bà già đi với chị Bảy, bạn cùng xóm tìm đến đồn lính Pháp. Họ cho thăm. Anh Bình khuyên chị trốn đi, vài hôm được thả anh sẽ kiếm chị.
Chị trở về nương náu nhà anh chị giáo Trinh chờ tin anh. Bữa hôm sau, một buổi sáng chị và chị Trinh vào rừng kiếm cüi trở về, vừa trông thẵy chị, anh giáo Trinh vừa khóc vừa nói: "Chị ơi! liên lạc vừa đến báo tin anh Bình đã bị
chúng giết chết rồi. Chúng bắn anh trên cầu Bến Củi trước mắt dân chúng để thị uy, xong đá xác anh xuống sông."
Chưa nghe hết câu chị ngả lăn bất tỉnh không biết bao lâu, nhờ vợ chồng anh giáo Trinh cứu chữa mới tỉnh lại. Sau đó chị lên cơn sốt liên miên. Nằm trong chòi lá chị chờ tin liên lạc viên kiếm xác anh. Các cụ già nói xác trôi sông
nhiều lắm ba ngày sẽ nổi lên. Chờ mãi không có tin tức gì. Chị nghe nói sông Bến Lức chảy về Thủ Dầu Một rồi ra sông lớn.
Không còn hy vọng kiếm được xác anh Bình để chôn cẵt, chị cùng gia đình anh giáo Trinh tìm đuờng về Thü Dặu Một . Từ đó chị về Sài gòn, may kiếm đuợc gia đình anh Khánh, bà con xa bên ngoại của anh Bình. Chị bán mấy chiếc áo cưới, thêm chút tiền giúp đỡ của anh chị Khánh ra Vủng Tàu, đi tàu thủy ra Hải Phòng, từ đó lấy tàu điện lên Hà nội, rổi đi xe lừa về Huế. Chị không thể kể lại hết mọi gian truân của chuyến đi hai tháng đó. Nhiều lúc tưởng chừng không thể mang xác về đến quê hương. Lúc đó chị vừa 18 tuổi.
Chị hy vọng với những chi tiết trên và vong hổn linh thiêng của anh Bình sẽ giúp chú định được mộ phần của anh.
Chị cầu nguyện và chờ thư chú."
* * *
Được thư Giang thông báo, năm sau từ Los Angeles Vạn đến Geneve thăm gia đình chị Linh. Trở về Vạn viết cho anh:
"Anh Giang,
Nhân có việc đi Thụy Sî em có đến thăm chị Linh và gia đình. Đã hẹn trước nên chỉ có anh chị Linh ở nhà. Chị nhìn em bỡ ngỡ không ngờ gặp lại chú bé em chồng cũ năm xưa.Chị nấu bún bò Huế đãi em, và anh Hùng tự tay mở rượu chát để mời em.
Câu chuyện trao đổi thân tình ấm áp mặc dù đối với anh Hùng em là người xa lạ, và đối với chị Linh em là hiện thân cüa một ky niệm đau buổn nhẵt của đời chị. Cả ba người đều không nhắc đến anh Bình, mẳc dù không ai quên.
Khi em đến chị Linh chào em, không ôm em vào lòng theo lối tây phương, nhưng lúc đưa em ra cửa chị ôm em vào lòng dấu vội mấy giọt nước mắt nói nhỏ: 'Chú giống anh Bình quá!' Chị không cùng với anh Hùng tiển em ra xe, chị đứng ở ngưỡng cửa nhìn theo."
* * *
Từ đó mỗi lặn đi Âu châu Vạn không đến thăm chị Linh nữa. Vào dịp Tết Vạn cũng không gửi thiệp chúc Tết chị. Vạn vẫn nhớ thương chị, nhưng chị cần được sống bình an.
NGƯỜI CHI DÂU
Lần này về quê ở lâu, ý muốn nhìn lại ngôi nhà cũ nơi đó bà Linh đã sống với Bình và đã đau khổ buồn giận bố mẹ chồng bỏ đi trở lại thôi thúc bà mãnh liệt. Nhưng bà còn do dự. Bà tự hỏi: "thăm gì và còn gì để thăm?" Bà sợ khơi lại đống tro tàn dî vãng.
Nhưng bây giộ bà đã quyết. Chiều hôm qua ra vườn chơi với Thúy đang chăm mấy luống rau, vừa lúc mẳt trời đang xuống, bặu trời sáng rực, nắng vàng chiếu vắt lên qua một đám mây trắng lớn làm nổi bật giữa bầu trời một đàn chim đang đập cánh lơ lửng bay về hướng chân trời. Bức tranh gợi lại hình ảnh bà thường thấykhi cùng sống với Bình. Mỗi chiều, cơm nước xong, bà và Bình thường mang ghế ra trước sân nhà nhìn mắt trời lặn và nhìn những đàn chim lạc lỏng bay vội về tổ. Mùa thu, Bình thích vừa nhìn chim bay vừa hátđủ cho bà Linh nghe: "Đến nay thu tàn, phương xa kìa chiếc én bay về ...Khuất trong mây ngàn, riêng ta nhìn đâu thấy bóng quê ..." Tiếng hát của Bình như còn văng vãng đâu đây. Linh bỗng thấy nhớ Bình tha thiết, nhớ nơi bà đã hưởng mộng đẹp thuở ban đầu của người con gái.
Tắm xong, bà Linh chọn một chiếc áo mầu hoa cà là mầu Bình thích nhất,trang điểm vội vàng rổi ra đi. Băng qua mấy con đường làng quen thuộc dẫn về phía bờ sông Hương bà thấy khung cảnh lạ dần, cây cối không còn um tùm như trước, nhường chỗ cho nhiều nhà mới mọc chen chúc nhau, mái tranh xen lẫn mái ngói. Đến một cánh đồng nhỏ trồng lúa, bà Linh thấy con đường tỉnh lộ chạy sát bờ sông. Một kiệt nhỏ rẽ từ tỉnh lộ là đường dẫn đến nhà Bình. Bà Linh không chắc mình vào đúng lối nếu đầu kiệt nhỏ không có cái miếu thành hoàng nay đã bỏ hoang. Thời gian ngắn ngủi ở với Bình mỗi lần về nhà thăm mẹ trở lại bà Linh đã lấy miếu thành hoàng này làm chuẩn để nhận ra đường. Bà bồn chồn. Gần năm mươi năm bà mới trở lại con đường nhỏ này. Cũng gần 50 năm bà không giữ quan hệ nào với gia đình Bình. Bố mẹ Bình chắc không còn, nhưng còn mấy em của Bình? Hai người em, một trai một gái xê xích tuổi với bà, và một chú em út tên là Vạn hồi đó đã 12 tuổichưa biết gì và là người độc nhất trong gia đình có cảm tình với bà. Nhiều khi thấy bà khóc một mình, chú bé Vạn đến bên cạnh ngây thơ hỏi: "sao chị khóc?" rổi hôn lên má chị trước khi bẽn lẽn chạy đi.
Kiệt nhỏ đầy con nít, chỗ này mấy đứa đánh bi cãi nhau chí chóe, chỗ kia mấy đứa tụ lại bên cạnh một quán nhỏ mua bánh kẹo. Mấy đứa lớn ngẫng nhìn bà Linh như nhận ra người khách lạ. Bà nghe chúng thì thào: "Việt kiều tụi bây ơi!" Bà mĩm cười. Danh hiệu Việt kiều từng mang đến cho bà vui cũng như buồn. Vui khi được cưng chiều vì Việt kiều có nghĩa có khả năng tiêu rộng rãi, buồn khi bị đối đãi như một người khách lạ trên chính quê hương mình. Bà Linh cảm thấy lạc lỏng.
Mẳt trời lên đã khá cao. Ẩm độ làm khí trời thêm nóng bức. Làn gió nhờ thổitừ sông Hương im lìm không làm cho bà Linh cảm thấy mát. Bà bước vội để xua đuổi mấy ý nghĩ bực mình. Bà đã nhận ra ngôi nhà ngày xưa,hiện rõ dưới ánh nắng. Bà Linh lấy chiếc nón đang đội xuống cầm tay để quan sát ngôi nhà cho rõ hơn. Ngôi nhà mái ngói trông khô khan, quét vôi trắng, nằm gọn giữa chiếc vườn rộng không còn nhiều cây ăn trái như xưa, mấy luống khoai mì lá vàng thân thể khẳng khiu như thiếu nước.
Trong nhà văng vẳng tiếng một phụ nữ đang mắng con. Nghe giọng bà biết ngôi nhà đã đổi chủ. Lòng bà bỗng dưng tê lạnh. Quá khứ chôn chặt 50 năm muốn khơi lại một lần, một chút, cũng không còn . Tẵt cả đã trở thành dî vãng, ngay cả con đường này, ngôi nhà đó, nơi bà đã sung sướng sống với Bình. Tất cả đều xa lạ. Thời gian đã chết. Bà Linh thấy chơi vơi.
Dấu vội mấy giọt nước mắt dưới chiếc nón lá, bà Linh bước nhanh, rẽ vào lối khác trở về.
* * *
Ngổi trên máy bay trở về Thụy Sî, bà Linh thấy trong lòng bớt nặng nề. Lời chỉ dẫn an toàn của các nữ chiêu đãi viên, âm thanh của hoạt động máy bay khi
cất cánh không làm cho bà thấy lo lo như những chuyến bay trước. Bà tìm thấy sự bình an của tâm hồn sau giây phút xúc động mãnh liệt khi tìm về kỷ niệm xưa. Bà tìm cách lấp một khoảng trống để chỉ thấy một khoảng trống khác, nhưng ít nhẵt bà đã trở về thăm nơi đó.
Chiếc máy bay Jumbo 747 hạ thấp cao độ, bà Linh thấy cảnh vật quen thuộc bên dưới hiện dần ra. Bà thoải mái xem lại dây lưng an toàn, sửa thẳng lại lưng ghế, sung sướng sắp được gặp Hùng và các con.
Phi trường Geneve nhiều hành khách ngoại giao chỉ thua Nữu uớc, rộn rịp như thường lệ. Nhân viên quan thuế và di trú làm việc nhanh chóng và lễ độ.
Bà Linh theo đoàn hành khách thông qua thủ tục quan thuế và nhập cảnh xong, vội vàng bước ra ngoài. Nhận ra nét mặt rạng rỡ của mẹ, cô gái út vừa đỡ hành lý cho mẹ vừa ríu rít:
"Mẹ! Mẹ vỡ quê ngoại chuyến này lâu vui lắm hả mẹ?"
Hùng hôn nhẹ lên má vợ phụ họa:
" Con nói đúng, anh thấy em gầy di chút ít nhưng khuôn mặt thật bình an như người vừa đắc đạo. Mấy lần trước mỗi lần thăm nhà trở về anh thấy em buồn nhớ luyến tiếc một cái gì muốn mang theo chẳng đuợc. Em nghiên cứu giáo lý nhà Phật và tập thiền định đã có kết quả."
Bà Linh mĩm cười sung sướng.
* * *
Một buổi sáng đi chợ về, bà Linh thấy một phong thơ đóng dấu bưu điện Việt Nam gửi đi từ Đà Lạt. Linh tính báo cho bà một cái gì lại đến xáo trộn đời bà?
Vừa bóc thư bà vừa soát duyệt trí nhớ xem còn bạn bè nào ở Đà Lạt. Bà không còn ai thân thích ở Đà Lạt.
Bà Linh nín thở đọc lá thư, sắc mặt biến từ ngạc nhiên đến xúc động. Đọc xong, không kềm chế nổi bà đặt lá thư xuống bàn ôm mẳt khóc nức nở. Vừa lúc đó Hùng đi chơi quần vợt về. Thấy vợ khóc, phong thư còn mằm bên cạnh, Hùng thoạt nghî chắc có chuyện chẳng lành trong gia đình vợ ở Việt Nam. Nhưng Hùng không tin. Hùng biết vợ là người giỏi chịu đựng và quen kềm
Hùng thoạt nghî chắc có chuyện chậng lành trong gia đình vợ ở Việt Nam.
Nhưng Hùng không tin. Hùng biết vẼ là người giỏi chịu đựng và quen kềm chế cảm xúc. Xưa nay buồn khổ gì bà chĩ để thoáng lên nét mặt, chưa bao giờ khóc, ngay cả lặn đứa con trai thứ nhì năm đó mới 8 tuổi đị học về bị xe cán phải nằm phòng hổi sinh mấy ngày mới biết thoát chết bà cũng cắn răng chịu đựng không khóc. Hùng yên lẳng đến ngổi cạnh bà Linh, âu yếm đặt nhẹ bàn tay lên vai vợ, đôi mắt hỏi han nhìn bà không nói, sẵn sàng chia sự thống khổ với bà.
Bà Linh ngừng khóc, cặm lá thư đưa cho Hùng nhẹ nhàng bảo: "Anh đọc đi."
Hổi hộp Hùng mở bức thư:
"Đà Lạt ngày 4 tháng 6 năm 1994
Chị Linh,
Tôi xin giới thiệu để chị khỏi ngỡ ngàng. Tôi là Nguyễn Vạn Giang, em ông Nguyễn Văn Bình ở Kim Long. Chắc chị còn nhớ người chồng bất hạnh chĩ được hạnh phúc sống bên chị một năm rổi tức tưởi qua đời trong chiến tranh.
Bốn mưoi tám nạm nay, từ hổi anh tôi bị lính Pháp bắn chết rồi xô xác xuống sông như lội chị thuật lời, ba má tôi vì quá đau khổ đã không biết phải đối xừ với chĨ như thế nào cho phải. Thế rổi chị trở về với hai bác.
Một phần vì chiến tranh, một phần chúng tôi còn nhö không ai nghî đên việc tìm xác anh tôi xem đã trôi dạt phương nào, hơn nữa chỉ có chị là người duy nhẵt biết những chi tiết cuối cùng trước khi anh tôi qua đời, thì từ đó đến nay gặn 50 năm chúng tôi không hề biết tin tức của chị. Do hoàn cảnh thực tế của một đất nước bị chiến tranh và tâm lý, chúng ta hoàn toàn cắt đứt quan hệ với nhau.
Cách đây mấy năm ở Việt Nam có phong trào truy tặm thân nhân thẵt lạc trong chiến tranh, tôi về Huế hỏi thăm tin chị như bước khởi đầu truy tìm xác cüa anh tôi. Hơn nữa, chị còn nhớ chú Vạn hồi đó 12 tuổi thương chị nhất nhà, thĩnh thoảng chú Vạn hỏi tôi biêt tin tức chị ở đâu không.
Ở Huế tôi được biết chị vừa về thăm quê ở gặn 6 tháng và mới trở về Thụy Sî. Cô An bên chị cho tôi địa chỉ cüa chị.
Vậy xin chị, vì tình cũ nghîa xưa với người chổng đã khuẵt cho tôi biết thật đầy đủ chi tiết những gì chị còn nhớ vào nhăng ngày kinh hoàng nạm 1946 đó, may ra được người ta gói ghém chôn cẵt tại một nghîa trang từ sî nào đó.Hiên nay tỉnh nào cũng có nghiã trang liệt sî dành cho những người đã bỏ mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập. Tại nghîa trang liệt sî Bến Cát có một ngôi mộ vô chủ đề tên Nguyễn Văn Bạc. Tôi sẽ xin khai quật để xác minh xem có phải đó là mộ phần của anh tôi không sau khi có thêm chi tiết nơi chị đã kiểm chứng. Anh tôi có một chiếc răng cời. Năm về Huế cưới chị, tôi nghe anh tôi định sẽ nhổ đi, nhưng tôi không biết đã nhổ chưa trước khi anh tôi lâm nạn.
Nạm 1946 chị trở lại Huở sau khi anh tôi qua đời, nhớ lại tôi rẵt tiếc ba má tôi và chúng tôi đã đối đãi thiếu thông cảm với chị. Mới rồi tôi đã lên Bến Cát, lên cầu Bến Củi, nhìn con sông Bến Lức khá rộng chảy dưới cặu, vào làng Hòa
định, nghe các cụ già kể lại chuyện Tây khủng bố trắng dân làng khi tái chiếm, bắn hằng loạt người đôi khi có cả phụ nữ, chúng tôi biết chị không có cách gì khác hơn là chạy lấy thân để về cho ba má tôi biết sự tình. Lúc này có cơ hội hiểu nỗi khổ tâm của chị thì ba má tôi đều đã qua đời.
Tôi rẵt mong thư chị hổi âm để chuẩn bị đi Bến Cát một lần nữa."
Đọc xong thư Hùng thấy đau nhói. Buổn và giận làm Hùng choáng váng.Nhưng Hùng kịp trấn tĩnh. Hùng hiểu nếu Linh không thổ lộ được sự thặm kín cüa cuộc đời nàng với Hùng trước khi cưới nhau thì nàng sẽ không đủ can đảm tỏ bày khi đứa con đặu lòng ra đời và hạnh phúc gia đình dồn dập tới.
Hùng nhớ thời gian thân mật với Linh trước khi cưới, hơn một lần khi đang vui bỗng nhiên Linh trở nên trang nghiêm nói: "Anh Hùng, có chuyện quan trọng này Linh phải nói với anh." thì lặn nào Hùng cũng sợ mất giây phút thặn tiên quí báu trước vẻ đẹp lộng lẫy của Linh gạt phắt: "Không có gì quan trọng hơn giây phút anh và em ở bên nhau." Bây giộ Hùng thẵm thía nỗi đau
của vợ, một mình chôn chặt sặu muộn trong lòng suốt nừa thở kỷ qua, và bỗng thấy thương vợ vô cùng.
Thấy Linh im lặng chờ đợi, Hùng âu yếm:
"Anh biết anh đã không cho em cơ hội nói chuyện này với anh từ những ngày chưa cưới nhau. Lỗi tại anh. Vấn đề bây giờ là chúng ta có nên cho các con biết không?"
Linh dứt khoát: "Không, không anh. Chúng ta không có quyền đó."
* * *
Ba hôm sau, Linh viết cho Giang.
"Chú Giang,
Thú thật với chú, chị đã ngạc nhiên và ngỡ ngàng lúc nhận được thư từ thành phố Đà Lạt gửi đến, ở đó chị không còn ai quen, lục trong ký ức cũng không nhớ ai là Nguyễn Văn Giang. Chị vội vàng đọc thư, đến hàng thứ nhì thấy chữ
Nguyễn Vạn Bình lòng chị quá xúc động. Một dî vãng rùng rợn thoáng hiện lại trong trí óc chị, vui buổn đau khổ trên 48 nạm trội xuyên qua các biến chuyển cüa đất nước mà chĨ đã chôn vùi tận đáy lòng chĩ một mình biết một mìnhmình hay.
Chị đã đọc đi đọc lại thư chú. Trước hết chị cảm tạ chú và chú Vạn đã nghî đên việc tìm kiếm hài cốt người anh quá cố, cũng là người chổng đầu cỦa chị, để mang về quê quán cho được gần mộ phần cha mẹ.
Chị cũng tự thấy lòng mình được bình thản hơn, nhất là sau khi đọc đoạn thư chú cho biết các cô các chú sau khi nghe chú tường thuật chuyến đi Bến Cát,đến cầu Bến Củi, xuống tận xã Hòa Định hỏi han các cụ già còn sống sót đã chứng kiến cảnh người Pháp khủng bố dân làng và giết những người theo kháng chiến như thế nào, đã rõ nguyên nhân cái chết bi thảm cüa anh Bình và thông cảm tại sao chị không thể ở lại tìm cho ra xác chổng trước khi trở về.
Hồi tưởng lại năm xưa khi trình bày về cái chết của anh Bình, cha mẹ và các cô chú lớn tuổi đều không tin đó là sự thật, nghi có một bí ẩn nào bên trong,rồi tìm cách không chấp nhận chị trong gia đình không một lời an üi thương
hại tội nghiệp cho tuổi xuân xanh cüa chị sớm góa bụa. Chị đành gạt nước mắt trở về nhà bố mẹ.
Như đã thuật lại cho cha mẹ cách đây 48 năm, chĨ xin ghi lại các nét chính để chú dùng làm dữ kiên xác minh mổ mả cüa anh Bình. Chú còn nhớ anh Bình là nhân viên quản lý nhà giam Ông Yệm nơi giam giữ trẻ vị thành niên phạm tội. Khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, anh Bình và một số nhân viên làm việc cho chính quyền cách mạng. Qua các hoạt động của anh Bình chị biết anh đã tham gia phong trào chống Pháp từ trước. Năm 1946 khi Pháp tái chiếm Nam bộ, anh Bình hướng dẫn một số nhân viên sở Ông Yệm, trong đó có anh giáo Trinh, tham gia các tổ du kích tiếp tục chống lại người Pháp. Anh Bình giả làm dân lành sống như các gia đình khác tại một căn nhà cạnh bìa rừng để hoạt động. Cuộc sống rẵt nguy hiểm bẵt trắc vì quân Pháp bố ráp thường xuyên. Hơn một lặn anh Bình bảo chị: "Em nên tìm cách về Sài Gòn liên lạc với bà con bên ngoại cüa anh tìm đường về Huế ở với cha mẹ một thời gian. Kháng chiến thành công anh sẽ về đón em." Thế rổi lần lữa quen với hiểm nguy chị bịn rịn không rời anh được.
Một buổi sáng trước rạng đông, một tiểu đội lính Pháp ập vào chòi lá anh chị đang ẩn náu, chîa súng nạt nộ bắt anh dong tay, lục xét muốn đánh anh Bình ngay. Thấy anh Bình nói tiếng Pháp lưu loát chúng cũng nể không hành hung
anh tại chỗ.
Khi bị dẫn đi anh mặc một sơ mi trắng đã ngả màu, bên ngoài khoác một chiếc áo len màu đỏ do chính tay chị đan, quần sọt kaki vàng, chiếc răng cời của anh như chú hỏi vẫn còn nguyên.
Hôm sau, chị bôi mặt mày giả dạng bà già đi với chị Bảy, bạn cùng xóm tìm đến đồn lính Pháp. Họ cho thăm. Anh Bình khuyên chị trốn đi, vài hôm được thả anh sẽ kiếm chị.
Chị trở về nương náu nhà anh chị giáo Trinh chờ tin anh. Bữa hôm sau, một buổi sáng chị và chị Trinh vào rừng kiếm cüi trở về, vừa trông thẵy chị, anh giáo Trinh vừa khóc vừa nói: "Chị ơi! liên lạc vừa đến báo tin anh Bình đã bị
chúng giết chết rồi. Chúng bắn anh trên cầu Bến Củi trước mắt dân chúng để thị uy, xong đá xác anh xuống sông."
Chưa nghe hết câu chị ngả lăn bất tỉnh không biết bao lâu, nhờ vợ chồng anh giáo Trinh cứu chữa mới tỉnh lại. Sau đó chị lên cơn sốt liên miên. Nằm trong chòi lá chị chờ tin liên lạc viên kiếm xác anh. Các cụ già nói xác trôi sông
nhiều lắm ba ngày sẽ nổi lên. Chờ mãi không có tin tức gì. Chị nghe nói sông Bến Lức chảy về Thủ Dầu Một rồi ra sông lớn.
Không còn hy vọng kiếm được xác anh Bình để chôn cẵt, chị cùng gia đình anh giáo Trinh tìm đuờng về Thü Dặu Một . Từ đó chị về Sài gòn, may kiếm đuợc gia đình anh Khánh, bà con xa bên ngoại của anh Bình. Chị bán mấy chiếc áo cưới, thêm chút tiền giúp đỡ của anh chị Khánh ra Vủng Tàu, đi tàu thủy ra Hải Phòng, từ đó lấy tàu điện lên Hà nội, rổi đi xe lừa về Huế. Chị không thể kể lại hết mọi gian truân của chuyến đi hai tháng đó. Nhiều lúc tưởng chừng không thể mang xác về đến quê hương. Lúc đó chị vừa 18 tuổi.
Chị hy vọng với những chi tiết trên và vong hổn linh thiêng của anh Bình sẽ giúp chú định được mộ phần của anh.
Chị cầu nguyện và chờ thư chú."
* * *
Được thư Giang thông báo, năm sau từ Los Angeles Vạn đến Geneve thăm gia đình chị Linh. Trở về Vạn viết cho anh:
"Anh Giang,
Nhân có việc đi Thụy Sî em có đến thăm chị Linh và gia đình. Đã hẹn trước nên chỉ có anh chị Linh ở nhà. Chị nhìn em bỡ ngỡ không ngờ gặp lại chú bé em chồng cũ năm xưa.Chị nấu bún bò Huế đãi em, và anh Hùng tự tay mở rượu chát để mời em.
Câu chuyện trao đổi thân tình ấm áp mặc dù đối với anh Hùng em là người xa lạ, và đối với chị Linh em là hiện thân cüa một ky niệm đau buổn nhẵt của đời chị. Cả ba người đều không nhắc đến anh Bình, mẳc dù không ai quên.
Khi em đến chị Linh chào em, không ôm em vào lòng theo lối tây phương, nhưng lúc đưa em ra cửa chị ôm em vào lòng dấu vội mấy giọt nước mắt nói nhỏ: 'Chú giống anh Bình quá!' Chị không cùng với anh Hùng tiển em ra xe, chị đứng ở ngưỡng cửa nhìn theo."
* * *
Từ đó mỗi lặn đi Âu châu Vạn không đến thăm chị Linh nữa. Vào dịp Tết Vạn cũng không gửi thiệp chúc Tết chị. Vạn vẫn nhớ thương chị, nhưng chị cần được sống bình an.
LÊ VIỆT ĐIỂU * NHỮNG CHUYẾN ĐI
Có Những Chuyến Đi Lê Việt Điểu
Mỗi sáng tôi lái xe qua con đường nầy, rời exit vòng quanh một ngã tư, mừng vui khi rời xa lộ và đi vào sở (Xa lộ mỗi sáng trên đường đi làm thường bận rộn vì quá nhiều xe-một vấn nạn về giao thông-nước Mỹ chưa giải quyết nổi)
Chắc tôi có duyên với phi trường (nói một cách tử vi đẩu số -theo má tôi-thì cung thân của tôi phải có Thiên Di-Thân cư thiên di) và những chuyến bay cho nên cả hai công ty tôi làm việc đều có văn phòng gần phi trường (Và tôi đi công tác thường xuyên bằng phi cơ) Văn phòng công ty thứ nhất nằm ngay cổng vào phi trường, sau khi từ giã nó để đến làm cho một công ty khác, và văn phòng của công ty thứ hai (như một định mạng khó cắt lìa) lại gần phi trường, cổng saụ Và như thế mỗi sáng tôi đều đi ngang qua phi trường. Những chuyến bay mỗi sáng sớm (thường thường) khiến lòng tôi se lại (Tôi không biết lý dọ)
Nếu mỗi sáng trên xa lộ từng đoàn xe nối đuôi đến sở làm, nơi phi trường cũng có những chiếc phi cơ nối đuôi nhau ra phi đạo và lao vào không gian. Nhũng chiếc phi cơ mang nhiều quốc tịch, nhiều màu cờ khác nhau nối đuôi rời khỏi không phận thành phố để trở về nơi nó đã đến, hoặc mang đi những khách sẽ trở về. Tôi nghĩ lan man về những chuyến đi. Có một lần đứng ở bao lơn trên tầng cao của nhà đợi, tôi nhìn thật gần những chuyến bay đến và đi. Nhìn những chiếc phi cơ từ trên tầng mây cao chợt xuất hiện và từ từ lấy toạ độ vào phi đạo giống như những con cá khổng lồ đang lặn xuống đáy sâu bình yên, giã từ những cơn sóng xôn xao trên mặt biển. Những chiếc phi cơ nhẹ nhàng chạm bánh xuống phi đạo tạo nên những tiếng két két và một chút bụi mù. Nhìn theo những chuyến bay và chợt nhớ. Bụi tro dĩ vãng không hẹn mà sao cùng kéo về đầy ắp não bộ.
Ngày đầu tiên đến thành phố đầy nắng ấm và hoa vàng rực rỡ (từ chốn đồi cao tuyết phủ) tôi đã có cảm giác mất mát, hụt hẫng. Chiếc phi cơ chạm bánh xuống phi đạo như hất bổng tôi lên và ném vào một nơi hoang mang cùng tột, đầy xáo trộn bất an. Nhưng, chẳng bao lâu sau mọi chuyện trở lại bình thường. Cảm giác về nơi ở mới cũng như thế. Tôi làm quen nơi chốn mới lạ, tìm việc làm, mướn chỗ ở. Trong vòng 2 tháng đổi chỗ làm hai nơị Công việc văn phòng thật nhàm chán và có nhiều thời gian rảnh rổị Những người làm thương mại có lẽ sẽ kêu lên tại sao tôi có quá nhiều thời gian để suy tư vớ vẫn trong khi họ qua bận rộn với những schedule làm việc kín mít từ thứ hai cho đến thứ sáủ Trời cho.
Từ căn phòng trên tầng lầu thứ 5 nhìn vào phi trường rộng mênh mông với những hàng đèn nhấp nháy xanh đỏ, những chiếc Boeing 747 sóng soài xoải cánh bình an chờ đợi lần tung mây kế tiếp. Tôi nhìn mỗi ngày không chán mắt. Rồi tẩn mẩn nghĩ ngợi "Có thể tôi đã ngồi trong lòng nó một lần nào đó trong những chuyến ra đi của tôi". Tại sao thế nhỉ. Tại sao tôi cứ mãi ra đi không một nơi dừng chân? Không có ai kiềm giữ nổi con ngựa chứng bất kham? Hay tôi chưa có một tình yêu đủ để làm một mái ấm gia đình? Con chim Ương cần chiếc cánh kia của con Uyên đề bay về miền nắng ấm? Con Uyên ở đâu ?
Tôi chợt nhớ đến Thành-tên nghe thật hay Trần Trung Thành-Và rồi uyên uơng vẫn phải chia xạ Rời hải đảo Hạ Uy Di tôi về vùng Hy Mã Lạp Sơn Mỹ quốc. Thành phố Boulder giữ chân tôi thật lâu, và tôi đã gặp chàng. Câu chuyện như chiêm bao.
Người chủ sự phòng khám bệnh dẫn đến cho tôi một người và giới thiệu:
- Đây là anh Thành. Cô có thể làm quen và ...tùy cô.
- Chào anh Thành. Chúng ta có thể ra ngoài kia nói chuyện một chút được không?
- Dạ thưa được.
Thành nhỏ nhẹ như cô gái quê e lệ, và bở ngỡ lúng túng như hẹn hò tình nhân lần đầụ Anh đang đối diệin sự ngổ ngáo, mạnh bạo, thoải mái, cởi mở có lẽ anh chưa từng quen.
- Anh mới đến? Tôi kéo ghế ngồi.
- Dạ mới đến.
- Trước đây anh ở tiểu bang nàỏ
- Không. Tôi mới vừa đến từ Việt Nam.
- Okaỵ Tên tôi là Thi Thị Tôi đang cần một số bệnh nhân để thực tập. Tôi đang học nha khoạ Anh có bằng lòng làm bệnh nhân của tôi không?
- Tôi chẳng biết nữạ Tôi hiện chưa có bảo hiểm y tế. Tôi đang đợi chờ để xin. Hôm nay tôi đến ghi tên xin khám răng nhưng chưa có bảo hiểm đang ngồi chờ giải quyết thì có nhân viên đề nghị đến gặp cô.
- Ô, thì ra thế. Anh nên biết ở đây anh không có bảo hiểm y tế thì rất khó đi làm răng hoặc khám bịnh. Có bệnh viện miễn phí nhưng phải chờ đợi rất lâu. Còn tôi đang thực tập cho nên tôi phải đi kiếm bệnh nhân.
Thành ngập ngừng:
- Như thế thì cô giải quyết trường hợp của tôi như thế nào?
- Anh hiều lầm rồi .Tôi không phải là người có trách nhiệm giải quyềt trường hợp của anh. Tôi chỉ nhờ anh làm bệnh nhân cho tôi mà thôi. Nếu anh bằng lòng thì tôi sẽ khám răng cho anh.
Mọi chuyện sau đó ổn thỏa nhẹ nhàng, và Thành là bệnh nhân. Nếu mọi việc trôi xuôi như mưa trên trời đổ xuống thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nầy: Thành và tôi sẽ yêu nhau, một câu chuyện tình rất tiểu thuyết bắt đầu bằng cô nha sĩ thực tập và Thành là bệnh nhân. Lửa gần rơm dễ bén, Thành không đến nổi xấu trai, anh có trình độ (Mặc dù hơi quê-quê của người Việt Nam mới định cư tại Mỹ) và tôi là cô gái chưa chồng. Tình yêu sẽ đến rất nhẹ nhàng có thể kết thúc một đám cưới dễ dàng. Nhưng đó chỉ là chuyện tiểu thuyết. Trên thực tế, tình yêu có xảy ra giữa hai chúng tôi, và anh là Trần Trung Thành, tên chẳng giống người-Chúng tôi đã xa nhau đoạn kết.
Mẹ tôi qua đời, và trước khi nhắm mắt, ước nguyện cuối cùng của người: "Mẹ không muốn con suốt ngày nhìn vào răng của người ta mà làm kế sinh nhaị Mẹ khiếp lắm." Tôi không biết lý do nào mẹ tôi đã mang ấn tượng không mấy đẹp về người nha sĩ. Tôi thương mẹ nên đã hứa. Đã lỡ hứa, tôi phải thực hiện. Tôi bỏ dỡ chương trình vàchuyển ngành. Phần chàng, sau những năm đầu bở ngở, chàng trở lại trường theo đề nghị của tôi. Chàng tốt nghiệp. Lần đầu tiên sau nhiều năm quen nhau tôi đến thăm chàng tại nhà (Chàng nói: Để chuẩn bị cho một đám cười thật linh đình.)
Căn nhà mới mua còn thơm mùi sơn mới, thảm mới và sân cỏ mới trồng:
- Em vào nhà anh giới thiệu với mẹ anh.
- Okaỵ Lần đầu tiên gặp mẹ anh em hồi hộp lắm.
Nhà đông anh chị, cha Thành bỏ mình trong trại tù. Người mẹ:
- Chị quen thằng Thành nhà tôi bao lâu rồỉ Ồ mấy năm rồi cơ à.
Thế sao hôm nay mới đến. Thế chị đang làm gì ở đâủ Tôi chẳng nghe thằng Thành nói gì cả.
Nếu biết trước nó xảy ra như thế thì tôi không nên nhận lời ở lại ăn bữa cơm tối. Bữa cơm chiều hôm đó thật không thích hợp cho tôi chút nào . Người anh cả của Thành đã lập gia đình, mấy anh chị kế có người đến Mỹ trước đã mua nhà riêng (Nhà bên cạnh cùng chung hàng rào) có người còn ở Việt Nam. Các cháu của Thành đều ở chung nhà. Một nhà từ trên xuống dưới chịu sự kiểm soát của mẹ Thành không ai có một lời phàn nàn. Có thể bà lớn hơn má tôi nhiều, nhưng trông bà khoẻ mạnh hơn má tôi. Răng bà đen bóng, chân tay khoẻ mạnh, da dẻ bà hồng nhuận. Trông vào bà người ta có thể biết bà có một quá khứ vàng son nhung lụa. Có một điều không thích hợp cho tôi: Bà rất độc đóan và Thành là con út trong nhà. Chẳng những thế Thành vâng lời mẹ như một chú bé học trò.
Những lần đến chơi nhà sau đó tôi đã nghe loáng thoáng những lời bình phẩm về cách ăn mặc, đi đứng, suy nghĩ của tôị "Ái dà, chạm đến đời sống riêng tư của tôi rồi". Tôi không thể chịu được sự phục tùng quá độ trong nếp sống ở nhà Thành. Chàng nói:
- Áo mặc sao qua khỏi đầu. Làm con gái phải biết tam tòng tứ đức.
- Ái dạ Cái gì tam tòng tứ đức đây anh. Em có nghe mẹ nói nhưng chuyện đó lâu rồi.
- Chúng ta là người Việt mà em.
Tôi cười:
- Anh cổ lổ còn hơn mấy ông cụ trong hội cao niên.
Chàng nghiêm mặt:
- Phép tắc không thể bỏ được em ạ. Người Mỹ họ tự do quá trớn em không thấy đó sao ?
- That's okaỵ Nhưng mình đâu có copy tất cả.
Thành vẫn chống chế:
- Người Việt Nam có tập quán của người Việt Nam, đâu có thể để mai một đồng hóa với xứ ngườỉ
- Ai ya! Thế nào là đồng hóa anh nói em nghe coỉ
- Nhưng em ăn mặc thế kia trông hấp dẫn thật...như mẹ anh bảo lố lăng.
Tôi hết chịu nổi và bật cười lớn:
- Mùa hè ông tướng à. Một năm chỉ có mỗi vài tháng hè ấm áp, anh nhìn ra ngoài kia coi. Cả thành phố người ta tươi mát như thế. Có đâu như các chị của anh...trùm kín không khác gì mấy người Ai Cập, Ba Tu .
Thành im lặng. Các buổi đi chơi ngày càng khó chịu hơn, gò bó hơn và tôi quyết định ra đi khỏi chốn nàỵ Miền Tây Hoa Kỳ nắng ấm, có sóng biển, có vị mặn của biển trong không khí. Tôi đã ra đi.
Hôm nay trời bắt đầu rắt giọt nắng đầu tiên xuống thành phố sau mấy tuần vào Xuân không có nắng. Không khí còn hơi ẩm, các thảm hoa dọc theo các xa lộ đã khoe màụ Và tôi chuẩn bị cho một mùa hè-Mùa Hè đầu tiên trên bãi biển, tôi nghĩ đến Santa Cruz. Chiều thứ Sáu nôn nao, ngoài khung cửa kiếng, những chiếc phi cơ vẫn lên xuống đều đều. Tôi không muốn có những chuyến đi ngoài dự định.
Lê Việt Điểu
Mỗi sáng tôi lái xe qua con đường nầy, rời exit vòng quanh một ngã tư, mừng vui khi rời xa lộ và đi vào sở (Xa lộ mỗi sáng trên đường đi làm thường bận rộn vì quá nhiều xe-một vấn nạn về giao thông-nước Mỹ chưa giải quyết nổi)
Chắc tôi có duyên với phi trường (nói một cách tử vi đẩu số -theo má tôi-thì cung thân của tôi phải có Thiên Di-Thân cư thiên di) và những chuyến bay cho nên cả hai công ty tôi làm việc đều có văn phòng gần phi trường (Và tôi đi công tác thường xuyên bằng phi cơ) Văn phòng công ty thứ nhất nằm ngay cổng vào phi trường, sau khi từ giã nó để đến làm cho một công ty khác, và văn phòng của công ty thứ hai (như một định mạng khó cắt lìa) lại gần phi trường, cổng saụ Và như thế mỗi sáng tôi đều đi ngang qua phi trường. Những chuyến bay mỗi sáng sớm (thường thường) khiến lòng tôi se lại (Tôi không biết lý dọ)
Nếu mỗi sáng trên xa lộ từng đoàn xe nối đuôi đến sở làm, nơi phi trường cũng có những chiếc phi cơ nối đuôi nhau ra phi đạo và lao vào không gian. Nhũng chiếc phi cơ mang nhiều quốc tịch, nhiều màu cờ khác nhau nối đuôi rời khỏi không phận thành phố để trở về nơi nó đã đến, hoặc mang đi những khách sẽ trở về. Tôi nghĩ lan man về những chuyến đi. Có một lần đứng ở bao lơn trên tầng cao của nhà đợi, tôi nhìn thật gần những chuyến bay đến và đi. Nhìn những chiếc phi cơ từ trên tầng mây cao chợt xuất hiện và từ từ lấy toạ độ vào phi đạo giống như những con cá khổng lồ đang lặn xuống đáy sâu bình yên, giã từ những cơn sóng xôn xao trên mặt biển. Những chiếc phi cơ nhẹ nhàng chạm bánh xuống phi đạo tạo nên những tiếng két két và một chút bụi mù. Nhìn theo những chuyến bay và chợt nhớ. Bụi tro dĩ vãng không hẹn mà sao cùng kéo về đầy ắp não bộ.
Ngày đầu tiên đến thành phố đầy nắng ấm và hoa vàng rực rỡ (từ chốn đồi cao tuyết phủ) tôi đã có cảm giác mất mát, hụt hẫng. Chiếc phi cơ chạm bánh xuống phi đạo như hất bổng tôi lên và ném vào một nơi hoang mang cùng tột, đầy xáo trộn bất an. Nhưng, chẳng bao lâu sau mọi chuyện trở lại bình thường. Cảm giác về nơi ở mới cũng như thế. Tôi làm quen nơi chốn mới lạ, tìm việc làm, mướn chỗ ở. Trong vòng 2 tháng đổi chỗ làm hai nơị Công việc văn phòng thật nhàm chán và có nhiều thời gian rảnh rổị Những người làm thương mại có lẽ sẽ kêu lên tại sao tôi có quá nhiều thời gian để suy tư vớ vẫn trong khi họ qua bận rộn với những schedule làm việc kín mít từ thứ hai cho đến thứ sáủ Trời cho.
Từ căn phòng trên tầng lầu thứ 5 nhìn vào phi trường rộng mênh mông với những hàng đèn nhấp nháy xanh đỏ, những chiếc Boeing 747 sóng soài xoải cánh bình an chờ đợi lần tung mây kế tiếp. Tôi nhìn mỗi ngày không chán mắt. Rồi tẩn mẩn nghĩ ngợi "Có thể tôi đã ngồi trong lòng nó một lần nào đó trong những chuyến ra đi của tôi". Tại sao thế nhỉ. Tại sao tôi cứ mãi ra đi không một nơi dừng chân? Không có ai kiềm giữ nổi con ngựa chứng bất kham? Hay tôi chưa có một tình yêu đủ để làm một mái ấm gia đình? Con chim Ương cần chiếc cánh kia của con Uyên đề bay về miền nắng ấm? Con Uyên ở đâu ?
Tôi chợt nhớ đến Thành-tên nghe thật hay Trần Trung Thành-Và rồi uyên uơng vẫn phải chia xạ Rời hải đảo Hạ Uy Di tôi về vùng Hy Mã Lạp Sơn Mỹ quốc. Thành phố Boulder giữ chân tôi thật lâu, và tôi đã gặp chàng. Câu chuyện như chiêm bao.
Người chủ sự phòng khám bệnh dẫn đến cho tôi một người và giới thiệu:
- Đây là anh Thành. Cô có thể làm quen và ...tùy cô.
- Chào anh Thành. Chúng ta có thể ra ngoài kia nói chuyện một chút được không?
- Dạ thưa được.
Thành nhỏ nhẹ như cô gái quê e lệ, và bở ngỡ lúng túng như hẹn hò tình nhân lần đầụ Anh đang đối diệin sự ngổ ngáo, mạnh bạo, thoải mái, cởi mở có lẽ anh chưa từng quen.
- Anh mới đến? Tôi kéo ghế ngồi.
- Dạ mới đến.
- Trước đây anh ở tiểu bang nàỏ
- Không. Tôi mới vừa đến từ Việt Nam.
- Okaỵ Tên tôi là Thi Thị Tôi đang cần một số bệnh nhân để thực tập. Tôi đang học nha khoạ Anh có bằng lòng làm bệnh nhân của tôi không?
- Tôi chẳng biết nữạ Tôi hiện chưa có bảo hiểm y tế. Tôi đang đợi chờ để xin. Hôm nay tôi đến ghi tên xin khám răng nhưng chưa có bảo hiểm đang ngồi chờ giải quyết thì có nhân viên đề nghị đến gặp cô.
- Ô, thì ra thế. Anh nên biết ở đây anh không có bảo hiểm y tế thì rất khó đi làm răng hoặc khám bịnh. Có bệnh viện miễn phí nhưng phải chờ đợi rất lâu. Còn tôi đang thực tập cho nên tôi phải đi kiếm bệnh nhân.
Thành ngập ngừng:
- Như thế thì cô giải quyết trường hợp của tôi như thế nào?
- Anh hiều lầm rồi .Tôi không phải là người có trách nhiệm giải quyềt trường hợp của anh. Tôi chỉ nhờ anh làm bệnh nhân cho tôi mà thôi. Nếu anh bằng lòng thì tôi sẽ khám răng cho anh.
Mọi chuyện sau đó ổn thỏa nhẹ nhàng, và Thành là bệnh nhân. Nếu mọi việc trôi xuôi như mưa trên trời đổ xuống thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nầy: Thành và tôi sẽ yêu nhau, một câu chuyện tình rất tiểu thuyết bắt đầu bằng cô nha sĩ thực tập và Thành là bệnh nhân. Lửa gần rơm dễ bén, Thành không đến nổi xấu trai, anh có trình độ (Mặc dù hơi quê-quê của người Việt Nam mới định cư tại Mỹ) và tôi là cô gái chưa chồng. Tình yêu sẽ đến rất nhẹ nhàng có thể kết thúc một đám cưới dễ dàng. Nhưng đó chỉ là chuyện tiểu thuyết. Trên thực tế, tình yêu có xảy ra giữa hai chúng tôi, và anh là Trần Trung Thành, tên chẳng giống người-Chúng tôi đã xa nhau đoạn kết.
Mẹ tôi qua đời, và trước khi nhắm mắt, ước nguyện cuối cùng của người: "Mẹ không muốn con suốt ngày nhìn vào răng của người ta mà làm kế sinh nhaị Mẹ khiếp lắm." Tôi không biết lý do nào mẹ tôi đã mang ấn tượng không mấy đẹp về người nha sĩ. Tôi thương mẹ nên đã hứa. Đã lỡ hứa, tôi phải thực hiện. Tôi bỏ dỡ chương trình vàchuyển ngành. Phần chàng, sau những năm đầu bở ngở, chàng trở lại trường theo đề nghị của tôi. Chàng tốt nghiệp. Lần đầu tiên sau nhiều năm quen nhau tôi đến thăm chàng tại nhà (Chàng nói: Để chuẩn bị cho một đám cười thật linh đình.)
Căn nhà mới mua còn thơm mùi sơn mới, thảm mới và sân cỏ mới trồng:
- Em vào nhà anh giới thiệu với mẹ anh.
- Okaỵ Lần đầu tiên gặp mẹ anh em hồi hộp lắm.
Nhà đông anh chị, cha Thành bỏ mình trong trại tù. Người mẹ:
- Chị quen thằng Thành nhà tôi bao lâu rồỉ Ồ mấy năm rồi cơ à.
Thế sao hôm nay mới đến. Thế chị đang làm gì ở đâủ Tôi chẳng nghe thằng Thành nói gì cả.
Nếu biết trước nó xảy ra như thế thì tôi không nên nhận lời ở lại ăn bữa cơm tối. Bữa cơm chiều hôm đó thật không thích hợp cho tôi chút nào . Người anh cả của Thành đã lập gia đình, mấy anh chị kế có người đến Mỹ trước đã mua nhà riêng (Nhà bên cạnh cùng chung hàng rào) có người còn ở Việt Nam. Các cháu của Thành đều ở chung nhà. Một nhà từ trên xuống dưới chịu sự kiểm soát của mẹ Thành không ai có một lời phàn nàn. Có thể bà lớn hơn má tôi nhiều, nhưng trông bà khoẻ mạnh hơn má tôi. Răng bà đen bóng, chân tay khoẻ mạnh, da dẻ bà hồng nhuận. Trông vào bà người ta có thể biết bà có một quá khứ vàng son nhung lụa. Có một điều không thích hợp cho tôi: Bà rất độc đóan và Thành là con út trong nhà. Chẳng những thế Thành vâng lời mẹ như một chú bé học trò.
Những lần đến chơi nhà sau đó tôi đã nghe loáng thoáng những lời bình phẩm về cách ăn mặc, đi đứng, suy nghĩ của tôị "Ái dà, chạm đến đời sống riêng tư của tôi rồi". Tôi không thể chịu được sự phục tùng quá độ trong nếp sống ở nhà Thành. Chàng nói:
- Áo mặc sao qua khỏi đầu. Làm con gái phải biết tam tòng tứ đức.
- Ái dạ Cái gì tam tòng tứ đức đây anh. Em có nghe mẹ nói nhưng chuyện đó lâu rồi.
- Chúng ta là người Việt mà em.
Tôi cười:
- Anh cổ lổ còn hơn mấy ông cụ trong hội cao niên.
Chàng nghiêm mặt:
- Phép tắc không thể bỏ được em ạ. Người Mỹ họ tự do quá trớn em không thấy đó sao ?
- That's okaỵ Nhưng mình đâu có copy tất cả.
Thành vẫn chống chế:
- Người Việt Nam có tập quán của người Việt Nam, đâu có thể để mai một đồng hóa với xứ ngườỉ
- Ai ya! Thế nào là đồng hóa anh nói em nghe coỉ
- Nhưng em ăn mặc thế kia trông hấp dẫn thật...như mẹ anh bảo lố lăng.
Tôi hết chịu nổi và bật cười lớn:
- Mùa hè ông tướng à. Một năm chỉ có mỗi vài tháng hè ấm áp, anh nhìn ra ngoài kia coi. Cả thành phố người ta tươi mát như thế. Có đâu như các chị của anh...trùm kín không khác gì mấy người Ai Cập, Ba Tu .
Thành im lặng. Các buổi đi chơi ngày càng khó chịu hơn, gò bó hơn và tôi quyết định ra đi khỏi chốn nàỵ Miền Tây Hoa Kỳ nắng ấm, có sóng biển, có vị mặn của biển trong không khí. Tôi đã ra đi.
Hôm nay trời bắt đầu rắt giọt nắng đầu tiên xuống thành phố sau mấy tuần vào Xuân không có nắng. Không khí còn hơi ẩm, các thảm hoa dọc theo các xa lộ đã khoe màụ Và tôi chuẩn bị cho một mùa hè-Mùa Hè đầu tiên trên bãi biển, tôi nghĩ đến Santa Cruz. Chiều thứ Sáu nôn nao, ngoài khung cửa kiếng, những chiếc phi cơ vẫn lên xuống đều đều. Tôi không muốn có những chuyến đi ngoài dự định.
Lê Việt Điểu
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 084
TRẦN VĂN SƠN * HƯƠNG XƯA
HƯƠNG XƯA
Có tiếng chuông ngoài cửa. Một tiếng ngắn gọn. Giờ này là giờ đưa thư, và ông đưa thư có thói quen bấm một tiếng chuông khi đặt thư hằng ngày vào hộp thư trước nhà. Chờ một chút, Tính ra mở cửa lấy thư. Tính lật nhìn các bức thư vừa tới. Có hàng chục junk mail, quảng cáo, và một cuốn sách Tính gởi mua tuần trước. Trong xấp thư, có một phong bì mầu vàng nhạt bề dài quá cỡ so với bề ngang, nét bút mực xanh viết tay ghi địa chỉ Tính một cách nắn nót, ở góc trái phong bì ghi: “tin của Hiền”. Thư gởi từ thành phố Sapporo ở Nhật Bản. Tính hồi hộp. Tin chờ đợi bao nhiêu năm đang nằm trong phong thư kia. Hiền, người học trò vừa là một người tình chưa bao giờ hôn nhau từ đầu thập niên 70 rồi biệt tăm sau biến cố tháng 4. Tính không vội vàng bóc thư ra đọc. Tính tự nhũ: hãy từ từ. Không chắc tin vui hay tin buồn, và Tính không có can đảm nhận tin buồn. Một hình bóng thật nhẹ nhàng mơn trớn như ẩn như hiện đã bao năm! Tính bước lên phòng ngủ ở tầng hai, trân trọng gác bức thư vào khung thư từ trên chiếc bàn viết nhỏ của Tính, rồi bước xuống nhà dùng cơm chiều.
Tính và vợ ở một ngôi nhà hai phòng trên gác, ở dưới là phòng khách và phòng ăn cơm do các con chung tiền mua, nằm trên một ngọn đồi nhỏ thoải thoải ngoại ô thành phố Las Vegas. Tính có một cô con gái làm nghề địa ốc hành nghề trong vùng vịnh chung quanh San Francisco. Thời kỳ .com nhà cửa trong vùng Vịnh lên giá vùn vụt, và sau mấy năm hành nghề mệt nhọc cô gây được một số vốn lớn. Kinh tế xuống, nghề bán nhà cũng xuống theo, cô chuyển địa bàn hành nghề qua Nevada. Ngôi nhà cô mua cho vợ chồng Tính được giá nhờ mua lại của một gia đình người Mỹ gốc Do Thái giàu có. Gia đình chỉ có hai vợ chồng và là con cháu của một dòng họ Do Thái di cư sang Hoa kỳ từ thế kỷ thứ 19. Mấy người con trai đã mạo hiểm trở về Do Thái tham gia chương trình phát triển và định cư tại các vùng chính phủ Do Thái chiếm được trong trận đánh 1967. Sau khi bà chết trong một tai nạn xe cộ, ông ta buồn quyết định trở về Do Thái với các con trai, và ngôi nhà cần bán gấp. Cô con gái Tính mua được giá hời. Nhà tuy không chật lắm nhưng Tính làm việc luôn trong phòng ngủ và biến phòng ngủ thành một thư viện. Bên cạnh dàn máy điện toán Dell chạy khá nhanh, là một bàn viết nhỏ. Vợ Tính dùng phòng bên cạnh.
**
Từ ngày di chuyển về Las Vegas, Tính ít bận rộn hơn và có nhiều thì giờ để viết. Người Việt ở Las Vegas còn ít chưa thành một cộng đồng nên không có những sinh hoạt văn hóa và chính trị. Ở San Francisco không tuần lễ nào không có một buổi ra mắt sách hay một sinh hoạt văn học, chưa nói đến những buổi sinh hoạt có màu sắc chính trị. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt đã gần 30 năm nhưng đối với cộng đồng San Francisco cuộc chiến vẫn chưa tàn. Khí hậu Las Vegas mùa hè nóng, trái lại mùa đông lạnh hơn San Francisco nên thì giờ Tính ở ngoài trời như đi dạo mát hoặc chăm sóc mấy gốc hồng và dàn tường vi trong vườn ít hơn.
Tính không viết văn. Tính viết những chuyện ngắn xây dựng chung quanh những mẩu chuyện Tính đã trải qua trong cuộc đời. Chuyện hư cấu chung quanh chuyện thật của Tính thường được các bạn cho là những câu chuyện khá vô duyên. Nhiều nhà văn thành danh khuyên Tính đổi cách viết, thêm thắt vào những chỗ gay cấn của cuộc đời để có những câu chuyện tiểu thuyết có giá trị văn học, phải tạo ra nhân vật dù nhân vật đó có khác với người thật. Tính hiểu giá trị của những lời khuyên nhưng Tính không làm được. Mỗi khi định thêm thắt Tính cảm thấy mình đang phản bội nhân vật thật của mình. Tính thấy mình đang biến một cái gì của mình thành một vật chung của mọi người. Tính nhớ một câu chuyện đọc được đâu đó về một nữ tài tử bị chồng đưa ra tòa li dị vì trong khi đóng phim lỡ để gió tốc váy làm lộ chiếc quần lót mầu hồng ai cũng thấy. Dư luận chế riễu người chồng nghiêm khắc, Tính cũng trong số đó. Nghĩ lại Tính thấy mình mâu thuẫn với chính mình. Chung qui Tính không thể trở thành một nhà văn. Tính chỉ viết chuyện của mình.
**
Tính ra trường sư phạm ngành khoa học năm 1960 và được bổ về dạy tại trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Những năm đầu Tính dạy Vật lý ban B. Những năm sau thiếu thầy, Tính dạy thêm một lớp 11 ban A. Lớp có 45 học sinh trong đó có chừng 10 nữ sinh. Hiền là một. Hiền gốc Nha Trang. Ba Hiền là công chức ngạch hành chánh được bổ về tòa thị chính Đà Nẵng. Mẹ có một sạp vãi lớn ở chợ Hàn. Trước khi vào học Phan chu Trinh, Hiền học tại trường nữ trung học Nha Trang. Hiền có một người anh đầu làm tham sự ngoại giao đang phục vụ tại tòa đại sứ Việt Nam tại Rangoon. Hiền đi học chung với em gái, cô Hậu. Hậu học sau chị hai lớp, một thời được chọn làm hoa hậu trường Nữ, và từng đóng vai bà Trưng cỡi voi diễn hành trên bờ biển Nha Trang vào dịp lễ Hai Bà Trưng. Hiền không đẹp bằng em. Nước da ngăm ngăm trên khuôn mặt nhỏ làm cho Hiền rắn chắc tự tin dễ gây sự chú ý nhưng không làm học trò cùng trang lứa ngoảnh đầu như đối với Hậu. Hai chị em mặc đồng phục đi học, mặc dù trường Phan Chu Trinh không buộc học sinh đồng phục. Quần trắng, áo dài mầu tím nhạt, tận cùng của vạt áo trước và sau chạy một đường viền nhỏ mầu tím đậm hơn. Hai chị em không dùng nón như các nữ sinh từ Huế vào. Đầu trần, tóc uốn, để lộ chiếc cổ trắng hơn da mặt. Trừ trời mưa, còn trời nắng ráo hai chị em Hiền chia nhau một chiếc dù mầu hồng. Hiền thường cầm dù cho em. Nàng cao hơn Hậu nửa cái đầu. Dưới ánh nắng da mặt Hiền ửng hồng hấp dẫn một cách khác thường. Hai chị em đi dép da trong khi đa số nữ sinh Phan Chu Trinh dùng guốc sơn mầu.
Tính có thói quen đến lớp trước giờ, tựa người vào khung cửa sổ lớp học trông ra sân trường trong khi xem lại bài giảng. Trước sân là mấy cây bàng già rễ nổi ngang dọc, tàn lá che kín sân trường làm cho không khí sân trường buổi sáng dịu xuống chờ đợi những ngày thường là oi bức buổi chiều của miền nhiệt đới. Trống đánh nhịp đầu học sinh đứng sắp hàng trước cửa lớp, nữ sinh đứng trước, nam sinh đứng sau. Nhịp trống thứ hai học sinh đi vào lớp. Giữa hai nhịp trống Tính có cơ hội quan sát sự tinh nghịch của bọn nam sinh. Lớp nào không có nữ sinh chúng ồn ào như một cái chợ. Trái lại lớp có nữ sinh nam sinh nghiêm chỉnh hơn, và nếu có chọc phá các nữ sinh cũng tỏ ra kín đáo hơn. Chúng thường dùng vòng cao su gói hàng kẹp giấy xếp thành cục bắn lén các nữ sinh. Hiền không phải là nữ sinh đẹp nên ít làm đối tượng chọc ghẹo. Hiền thường nhìn bâng quơ vào lớp, đôi khi vô tình chạm mắt Tính. Hiền ít nói, nghiêm trang như chôn dấu một thứ tình cảm không muốn nói với ai.
Sáng hôm nay khi Hiền đang nhìn vào lớp,Tính thấy Hiền nhăn mặt đưa bàn tay ra sau cổ, đầu ngoảnh lại khó chịu. Một cậu nam sinh bắn cao su vào một nữ sinh khác đứng trước Hiền không may trúng Hiền.
Sáng hôm đó Tính có ba giờ lớp Hiền. Sau hai giờ có mười lăm phút ra chơi. Thấy Hiền tần ngần trước cửa lớp chứ không theo các bạn khác ra ngoài cổng trường đi dạo dưới các hàng cây rủ bóng trên đường Quang Trung hay ăn vặt nơi quán bà Thìn trước cửa trường, Tính lại gần hỏi:
- Khi sáng bị ná cao su cô Hiền có đau lắm không?
Hiền ngạc nhiên:
- Sao thầy biết?
- Tôi thấy khi các cô đứng sắp hàng trước lớp.
Thoáng thấy sự lúng túng pha chút e lệ của Hiền, Tính hỏi tiếp:
- Sao cô không thưa thầy giám thị?
Hiền nói:
- Thưa thầy, không ích lợi gì vì nếu có anh nào bị phạt sau đó lại càng bị bắn ná nhiều hơn. Hơn nữa em biết anh ấy không định nhắm em. Anh ấy nhắm chị Thúy đứng trước em mà rủi thôi. Chị ấy đẹp ngày nào không bị phiền phức này cũng gặp phiền phức khác. Như tụi em yên thân hơn.
Tính phê bình vô thưởng vô phạt:
- Thế cô Hiền không đẹp sao? Cô đánh giá nhầm về mình rồi.
Biết thầy gượng khen để an ủi mặt Hiền ủng đỏ, lí nhí cám ơn Tính rồi lẫn vào đám học trò đang đi qua trước lớp.
Giờ sau Tính thấy Hiền không chú ý đến bài giảng như thường lệ mặc dù tỏ ra cố gắng. Hiền ngồi không yên thỉnh thoảng trở người bên này bên kia, mặc dù mắt vẫn nhìn thẳng vào Tính nghe giảng. Tính cũng thấy lúng túng và đoán chắc bài giảng giờ sau cùng không xuất sắc bằng hai giờ trước. Tính cho học trò nghỉ sớm mười phút nói cần ra bưu điện trên bờ cảng để bỏ một lá thư gấp, và dặn học trò ngồi yên lặng chờ giờ sau cùng. Tính không có lệ cho học trò nghỉ sớm. Tính ra chỗ để xe lấy chiếc xe máy dầu chạy một vòng đường bờ sông, chạy qua nhà bưu điện rồi trở về trường kịp giờ sau cùng của một lớp khác.
Tháng 11, thời tiết Đà nẵng thay đổi thất thường với những cơn gió lạnh từ sông Hàn thổi vào làm cho học sinh đi học tất tả vội vàng. Để tránh gió, hai chị em Hiền và Hậu đi học bằng xe xích lô thuê bao. Hằng ngày, mười lăm phút trước giờ kiểng đánh vào lớp, xích lô đỗ hai chị em trước cửa trường. Hiền xuống trước, nhìn quanh một vòng như tìm ai, vén riềm cho cô em bước xuống. Rồi hai chị em vào lớp. Nếu Tính có giờ đầu Tính thường quan sát chiếc xích lô chở Hiền như một thói quen.
Mấy tháng nay giữa Tính và Hiền như có một cái gì thiếu tự nhiên trong lớp. Hiền không còn đứng nhỡn nhơ trước cửa lớp. Trước giờ vào lớp hay giờ ra chơi Hiền hay cùng Hậu ra chơi trước cửa trường.
Tính không biết mình để ý đến cô nữ sinh không mấy xinh đẹp này từ lúc nào. Thông minh, trầm tĩnh, ít nói, không nhí nhảnh như các bạn khác cùng lớp khác. Nhưng sự thay đổi thái độ của Hiền từ hôm Hiền bị một nam sinh bắn ná cao su làm Tính thấy bất an, không biết sự hỏi han của mình có phải là nguyên nhân khó chịu của Hiền không.
Tết sắp đến, không khí nhà trường bắt đầu thay đổi. Các buổi học thiếu nghiêm chỉnh. Học sinh thường xin giờ để chúc Tết thầy cô, rồi cùng nhau ăn Tết. Hạt dưa, nước ngọt và một ít mức dừa, mức gừng. Giờ chúc Tết là giờ duy nhất trong một năm để thầy và trò tâm sự. Bài đọc chúc Tết có nội dung cổ điển. Học trò cám ơn thầy cô, xin lỗi đã làm phiền lòng thấy cô vì chưa chăm học đủ và nghịch phá, và hứa năm mới sẽ nghiêm chỉnh hơn, tốt hơn. Hôm lớp Hiền chúc Tết Tính, Hiền mặc một áo dài mầu tím nhạt hơn, mỏng hơn, và một chiếc áo len dài tay mầu đỏ gạch, chíếc quần dài trắng mới tinh phủ xuống dôi dép quai da trắng. Một lớp phấn mỏng làm cho da mặt Hiền mịn lên một chút. Ngồi bên cạnh cửa sổ bàn đầu ánh nắng ban mai xuyên qua cửa sổ làm cho nước da của Hiền mịn và hồng hơn. Hiền kéo chéo áo che bớt ánh nắng. Tính bước vào lớp, học trò đứng dậy vỗ tay. Hiền bỏ vạt áo đứng lên với các bạn vỗ tay thật kêu, miệng mĩm cười. Đôi hàm trăng trắng, đều như những hạt bắp ẩn hiện dưới đôi môi hé mở của Hiền. Tính biết trước hôm nay học trò lớp Hiền chúc Tết nên không mang theo cuốn giáo khoa vật lý dày cộm hằng ngày Tính vẫn dùng. Tính bước nhanh lại bàn thầy giáo đặt trên một bục gỗ, nhìn lớp học hân hoan, chờ đợi. Từ cuối lớp Tân, Võ Đình Tân, người học trò giỏi nhất lớp đứng lên nói mấy lời cám ơn Tính đã cho dùng giờ học cuối năm hôm nay để vui Tết và giới thiệu Hiền thay mặt lớp đọc lời chúc Tết. Tính quay sang nhìn Hiền, hơi chút ngạc nhiên. Hiền đã bỏ vạt áo xuống đưa tay vào hộc bàn kéo ra một xấp giấy mầu xanh viết sẵn bước lên bục giảng giữa lớp. Tính ngồi vào ghế dành cho thầy giáo, băn khoăn tìm một lý do lớp này chọn Hiền. Hôm nay Tân không có vẻ lém lĩnh như ngày thường. Tân là học trò giỏi nhất lớp nhưng cũng nghịch nhất lớp. Anh ấy con của một thương gia nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng. Nhiều lúc đang giảng bài Tính quay lại và thường thấy Tân hoặc đang chọc phá người bạn ngồi bên cạnh, hoặc đang chuẩn bị ná cao su bắn ai đó có vẻ không chú tâm gì đến bài giảng. Một hômTính bắt gặp Tân đang giả bộ dáng điệu của Tính. Tính giận gọi Tân lên bảng và bảo Tân nhắc lại lời giảng trong 10 phút qua. Tính định tâm sẽ phạt Tân. Nhưng Tân đã chững chạc lấy giáng điệu của Tính nhắc lại không sót những gì Tính đã giảng.
“Thưa thầy,” tiếng của Hiền bắt đầu lời chúc Tết kéo Tính về thực tại. Tính có cảm tưởng bài chúc Tết này khác với những bài chúc Tết cổ điển Tính thường nghe những năm qua cũng như tuần trước đây ở các lớp khác. Lời chúc Tết hôm nay không chải chuốt mà thành thực và không coi thường mặt văn chương. Nó nói đến kỳ thi tú tài I sắp tới, kẻ ở người đi, xa thầy xa bạn. Thầy và trò như ông lái đó và dòng sông. Ông lái đò còn đó nhưng dòng sông cứ chảy và khách qua đò thay đổi mỗi năm. Ai buồn hơn ai? Thầy hay trò? Người đứng lại có buồn hơn kẻ ra đi không? Dòng nước thường vô tình.
Tính chỉ kịp nghe mấy lời chúc sức khỏe và hẹn sang năm gặp lại thầy của Hiền giữa tiếng vỗ tay ròn rả. Tính nói mấy lời đáp từ, cám ơn, chúc cả lớp thi đậu kỳ thi sắp tới lên lớp đệ nhất để chuẩn bị cho tương lai trước mắt. Tính nói:
-Các anh chị thi đậu xong thì tôi sẽ không còn cơ hội gặp các anh chị nữa. Đó là niềm vui và cũng là nổi buồn của tôi.
Nhìn ra phía cửa sổ Tính bắt gặp đôi mắt của Hiền. Hiền quay sang nói chuyện với cô bạn ngồi bên cạnh, mắt chớp nhanh.
Mức gừng, hạt dưa bày ra bàn. Tính lẫn vào đám học sinh chuyện trò, trả lời những câu hỏi bâng qươ của bọn học trò con trai tinh nghịch. Tính bước lại gần cửa sổ tay cầm một nắm hạt dưa. Hiền và hai cô bạn Ánh và Trâm đang chuyện trò, ánh nắng chiếu vào một phần ba phòng học, in bóng một nhành phượng lớn sân sau lá đã bắt đầu rụng, phủ xuống một phần vai của Hiền. Mầu áo Hiền trở nên đậm hơn phản ánh mầu tím nhạt của tà áo.
- Các chị soạn diễn văn chúc Tết hay quá, làm cho mùi vị Tết có chút vui chút buồn như thời tiết tháng nào của thành phố biển, chợt nắng, chợt mưa. Tính nói, rồi ngậm ngự một chút Tính thêm:
-Như một bài luận triết học.
Ánh cười chỉ vào Hiền:
- Con Hiền soạn đó thầy ơi. Có ai xen vào một chữ đâu mà thầy khen cả chúng em! Rồi Ánh tiếp:
- Mà sao thầy chỉ khen chúng em, còn nam sinh thì sao?
Tính chống chế:
- Đàn ông con trai vô tình lắm đâu viết được một lời chúc Tết nhiều ý nghĩa và ý nhị như các cô .... à, như cô Hiền
Hiền đỏ mặt nhận lời khen của Tính. Phấn khởi Hiền nói:
- Nhà em ai cũng thích viết văn. Anh của em học văn khoa, ba em thuộc nhiều thơ, Nguyễn Bính, Hồ Zếnh, Xuân Diệu và nhất là Truyện Kiều ba em thuộc lòng. Em hay đọc trộm sách của ba nên quen đi.”
Tính hỏi:
- Thế sao cô Hiền không học ban văn chương?
Hiền nói:
- Em thích văn chương nhưng sợ sinh ngữ. Cứ nghĩ phải uốn luỡi hằng ngày để học tiếng Anh thì em chết mất. Ngôn ngữ gì mà viết một đường đọc một nẻo!
Và cười một cách tự nhiên, Hiền hỏi:
-Thầy Tính ngoài việc đọc sách giáo khoa, soạn bài dạy tụi em có để ý gì đến văn chương không?
Tính đáp:
- Sách giáo khoa chán chết. Thỉnh thoảng phải đọc cái gì giải trí chứ. Tôi có một tủ sách Tự Lực Văn Đoàn, và những tập thơ hay của các thi sĩ nổi danh thời tiền chiến. Tôi có mấy bản văn cũ của truyện Kiều, nhưng tôi không thuộc Kiều như ông cụ của cô Hiền. Tôi chỉ thuộc hai câu đầu,
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Và hai câu cuối:
“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
để chia sẻ nổi lòng của một người sinh bất trùng thời và học đức khiêm nhượng của cụ Nguyễn Du.
Hiền reo lên:
- Hôm nào em đến coi tủ sách của thầy và mượn vài cuốn sách hay được không?
Tính do dự, đáp:
-Tết này tôi về quê ăn Tết nên ra Tết khi nào cô Hiền rãnh hãy đến xem sách.
Hiền cười, quả quyết, như sợ Tính chỉ nói cho qua:
-Em sẽ đến, mới nghe em đã mê sách của thầy rồi.
Nói xong Hiền kéo mấy cô bạn gái ra sân trường.
Sáng hôm đó Tính có hai giờ chúc Tết. Chiều nghỉ. Tính thấy khó chịu vì đã nói dối về quê ăn Tết. Thật ra Tính chỉ ngại Hiền - bỗng nhiên bạo dạn - đến thăm Tết thì có hơi lúng túng nên nói cho qua. Nhưng Tính không quen nói điều không đúng sự thật nên thấy bất an, nhất là sự bất an liên quan đến cô học trò bình thường trầm lặng bỗng trở nên tinh nghịch.
**
Tết qua, vào mùa lễ Phục sinh học trò lợi dụng không khí lễ lạc đòi thầy cho về sớm vào ngày Thứ Sáu Phục sinh, Tính cho lớp Hiền nghỉ sớm hai giờ. Đó không phải là lệ của Tính, nhưng mấy tháng nay Tính thấy trong người uể oải, không quyết định việc gì một cách dứt khoát, ngoại trừ giờ phải lên lớp. Có một cái gí ám ảnh Tính, và Tính biết có những hệ lụy mà không sao rức ra được.
Vừa về tới nhà, cởi chiếc áo ngoài, cầm tờ báo ngả lưng trên chiếc ghế có tay dựa nơi phòng khách liếc qua các tin tức hàng đầu thì có tiếng chuông cửa reo. Nhìn ra cổng. Hiền vừa bước xuống xe cyclo và đang đứng bên chiếc cửa cổng còn khép, tay cầm một gói vuông vắn bọc cẩn thận trong giấy mầu.
Tính bỏ tờ báo xuống, vội vàng ra mở cổng:
- Chào cô Hiền.
Tính nói, và thêm,
- Sao hôm nay cô Hiền rãnh rỗi vậy?”
Bạo dạn, Hiền trả lời
- Thầy thật là hay. Thầy quên hôm nay ngày Chúa sống lại thầy cho tụi em nghỉ sớm sao? Nhân lễ Phục sinh em mang bánh đến cho các em và nhân thể xem tủ sách của thầy. Tiệm bánh của một người Pháp mới mở trước nhà ga ngon lắm.
Tính hóm hĩnh chất vấn:
- Cô Hiền rữa tội theo đạo Chúa hồi này vậy?
Hiền trả lời:
- Thưa thầy, đâu phải là người công giáo mới ăn lễ Phục sinh. Thầy không thấy cả thành phố vui lây với ngày “Good Friday” sao? Em thấy hồi này đêm Noel cả thành phố lên đèn vui nhộn kéo nhau đi nhà thờ, cũng như ngày Phật đản có những người không theo đạo Phật cũng đến chùa. Em thấy có một không khí thông cảm và chấp nhận lẫn nhau rất tốt cho người Việt mình …
Hiền bỗng nhiên ngưng bặt nhận ra mình đang thuyết minh vốn không phải là bản tính của Hiền. Hiền thường giữ cho mình những suy nghĩ riêng tư. Nhưng Tính thấy Hiền có lý.
Tính nói:
-Tôi chịu lý luận của cô. Nào cô mang quà gì đến cho các cháu đây?
Tính đỡ gói giấy khỏi tay Hiền, cẩn thận theo đường xếp của hộp mở ra. Toàn là bánh “paté chaud” còn nóng. Tính cầm cắn ngon lành một chiếc rồi ngoái vào nhà trong gọi các con:
- Xuân, Lan và Vũ, ra lấy quà của cô Hiền các con.
Vừa lúc đó vợ Tính bước ra với ba con, Xuân chừng 10, Lan 7 và Vũ 5 tuổi. Vợ Tính đỡ gói bánh từ tay Tính, lấy đưa mỗi con một bánh, cám ơn Hiền rối rút vào nhà trong. Vợ Tính đơn giản. Trong giao tế của Tính, trừ những gia đình thân với cả hai người, vợ Tính thường giữ một khoảng cách. Tính không biết cách xử trí của vợ có phải là đều tốt nhất không, hay vợ Tính nếu gắt gao với Tính hơn một chút có phải tốt hơn không. Những câu hỏi này không có câu trả lời, nhưng Tính bất mãn với gia đình của Tâm, một người bạn cùng lớp và hiện nay cũng là một giáo sư trung học như Tính. Tâm thường tâm sự với Tính vợ Tâm tốt nết, đảm đang, cực tốt với gia đình của chồng, nhưng hết sức khắt khe trong các quan hệ bên ngoài của Tâm làm cho Tâm thấy gần như không còn không khí để thở. Hoàn cảnh của mình và của Tâm làm cho Tính không hiểu cách xử sự nào của một người vợ là cách tốt nhất, cho nên sau này khi Xuân và Lan, hai đứa con gái của Tính đi lấy chồng Tính không hề có lời khuyên hay chỉ dẫn. Tính vẫn cảm thấy ân hận về cái thái độ thiếu dứt khoát của mình.
Tính mời Hiền ngồi, chưa kịp mở lời thì Hiền đã bước đến kệ sách. Kệ sách của Tính có chừng 5 kệ gỗ kê sát bên góc phải của phòng khách và có chừng 500 cuốn sách, đa số là tiểu thuyết và thơ văn thời tiền chiến, và một ít sách tiếng Anh và tiếng Pháp.
Hiền nói:
- Thầy cho em xem sách của thầy.
Tính không trả lời, cầm bình trà vợ Tính vừa mang ra, rót ra chén, hớp một ngụm nhỏ và im lặng quan sát Hiền.
Mấy ngón tay trắng trẽo của Hiền lần qua các cuốn sách đặt ngay ngắn trên kệ. Ngừng tay trên một cuốn sách, Hiền reo lên:
- Đây rồi nhà thơ lý tưởng của em.
Rút khỏi ngăn sách một tập thơ bìa đã ngả mầu, lật vài trang, Hiền ngừng tay và đọc nho nhỏ mấy câu thơ lục bát:
Nhiều lần chợt nghĩ bao la:
Đời là quán khách, ta là giấc mơ
Trao duyên rất đỗi tình cờ
Không mong ước hẹn, không ngờ gặp nhau.
Dẫu sinh cách mấy ngàn sau,
Vẫn là thiên luật: lên tàu xuống ga
Đường đời bóng núi sông qua
Nay đà nắng mới, mai là cảnh xưa
Tính nhận ra đó là phần đầu của bài thơ “Chuyến tàu đời” của Hồ Zếnh sáng tác vào những thập niên 30 hay 40 gì đó. Không chờ cho Hiền dứt, Tính khe khẻ đọc tiếp bài thơ. Hiền ngừng đọc lắng nghe:
Có tôi, tàu vẫn đông thừa
Không tôi, tàu vẫn chẳng thưa bớt người
Mất còn có nghĩa gì đâu
Ta là chút ít của đời... chút không
Dặm trần bụi cuốn, mây dong
Ta đem số phận gửi trong má đào
Từng phen gió lạnh bay vào:
Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em?
Hiền reo lên:
- Thấy sính thơ Hồ Zếnh quá. Thầy phải dạy văn thay vì dạy khoa học.
Tính im lặng không trả lời, mĩm cười về ý nghĩa của bài thơ.
Hiền đẩy tập thơ vào chỗ cũ, trở về ngồi trên chiếc ghế da rộng đối diện với Tính.
Hiền hỏi, đôi mắt sáng lên tinh nghịch:
- Thi sĩ Hồ Zếnh viết “Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hỡ em?” là có ý gì thầy.
Tính hỏi lại:
- Thế cô Hiền cho thi sĩ nghĩ gì khi viết: “Không mong ước hẹn, không ngờ gặp nhau”?
Tính và Hiền cùng nhìn nhau không nói. Bỗng cả hai cười lớn tiếng như để xóa đi mọi xúc cảm đang tràn đầy trong lòng của hai người và lấn chiếm cả chiếc phòng khách nho nhỏ của Tính.
Nghe tiếng cười vui vẻ vợ Tính bước ra, nhìn hai thầy trò, hỏi cho có lệ Tính có cần thêm nước không. Tính trả lời không cần.
Hiền mượn một tập thơ rồi xin phép Tính ra về. Tính cảm ơn Hiền đã đến thăm, cho quà và tiễn Hiền ra cửa. Hiền nhẹ nhàng bước lên chiếc xe cyclo chờ sẵn, quay chào Tính một lần nữa. Tính đứng bên cửa nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất sau góc đường Trần Nhật Duật.
**
Hoa phượng vĩ bên sông Hàn nở, mùa hè tới. Bãi trường và thi cử. Học sinh nam nữ các lớp dưới chia tay nhau hẹn mùa tựu trường tới. Lớp Hiền chuẩn bị thi tú tài I.
Một năm rưỡi nay Tính thấy nghề dạy học chán nản, không còn thấy phấn khởi như những năm đầu tiên. Sau khi giúp vợ tạo một cửa hàng tạp hóa bảo đảm kinh tế gia đình, Tính quyết định bỏ nghề dạy học. Tính nộp đơn vào Cao học kinh tế tại Đà lạt. Vốn có bằng cử nhân giáo khoa sinh hóa học, Tính được tuyển thẳng vào năm thứ nhất Cao học kinh tế. Tốt nghiệp Tính được bổ làm trưởng ty kinh tế tỉnh Quảng Nam gồm có thành phố Đà Nẵng. Hiền sau khi thi đỗ tú tài II vào học văn khoa tại Sài Gòn.
Từ bộ Giáo dục qua bộ Kinh tế, cũng là công chức, nhưng công việc hằng ngày khác xa nhau. Nghề dạy học trầm lặng, không đương đầu với nhân sự và quyền lợi tròng tréo như bên kinh tế. Chiến tranh tăng cường độ, viện trợ nước ngoài giảm theo đà của cuộc thương thuyết tại Paris, kinh tế khó khăn, họp hành tại bộ liên miên. Không tháng nào Tính không vào họp tại Sài gòn. May nhờ Air Việt Nam bắt đầu dùng máy bay Boeing bay đường Sài gòn – Đà Nẵng nên việc đi lại của Tính cũng bớt vất vã.
**
Hôm nay trời xấu. Phía nam đèo Hải Vân mây xuống thấp, chuyến máy bay thường lệ của đường bay Sài gòn – Đà Nẵng – Sài gòn ra trễ hơn một giờ. Ngồi trong phòng khách phi trường Đà Nẵng Tính chờ đáp chuyến bay Air Việt Nam phi vụ D115 bay trở lại Sàigòn dự buổi họp Ty trưởng kinh tế toàn quốc đầu năm. Chuyến bay muộn vắng khách, một số hành khách là sinh viên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Tính chợt thấy Hiền trong đám sinh viên. Tính không nhầm được thân hình thon nhỏ của Hiền trong đám sinh viên đang chuyện trò với nhau. Hiền không dùng mầu tím như ngày xưa, Hiền mặt một chiếc áo lụa mỏng mầu hồng nhạt, khoát bên ngoài một chiếc áo len dài tay mầu gạch. Nắng chiều làm đôi má Hiền ửng hồng. Hiền và một người nữ sinh viên khác trò chuyện vui vẻ không quan tâm đến những hành khách khác.
Máy bay tới, chờ khách xuống hết, nhân viên phục vụ chi nhánh hàng không mời hành khách lên tàu. Ai cũng có vẻ vội vàng nhìn trời xấu và từng đám mây vần vũ kéo tới. Đoàn sinh viên chen nhau lên tàu trước. Quen đi chuyển bằng đường hàng không, Tính chậm rãi xách hành lý bước lên mấy bậc thang, len qua cửa máy bay, bước dọc theo đường hành lang giữa hai hàng ghế tìm số ghế của mình. Đi qua dãy số 37 Tính thấy Hiền ngồi bên khung cửa sổ.
Tính ngừng lại vừa đủ để không làm trở ngại những người khách sau lưng nhìn Hiền, giọng reo vui.
- Cô Hiền! Bao nhiêu năm mới gặp lại cô!
Hiền đã cài giây lưng an toàn, nhìn lên, không ngạc nhiên, như đã nhận ra Tính trong số hành khách.
- Chào thầy Tính, à không … chào ông trưởng ty. Cũng lâu lâu lắm em mới gặp được thầy.
Thấy một ghế trống cạnh Hiền, Tính hỏi có ai ngồi đó chưa, Tính ngồi được không? Hiền nói máy bay vắng khách chắc không có ai ngồi. Tính đẩy cái xách tay vào ngăn để hành lý bên trên các dãy ghế ngồi, và ngồi xuống chiếc ghế trống cạnh Hiền.
Tính cảm thấy nóng. Dạy Hiền một năm, mỗi tuần lễ 4 giờ, những lúc vui Tết, chuyện trò, hay trả lời những câu hỏi về giáo khoa của Hiền, Tính chưa bao giờ cảm thầy gần Hiền như hôm nay. Thân nhiệt từ người Hiền như đang bủa vây Tính.
Máy bay cất cánh, xóc khi lấy cao độ. Tính và Hiền trao đổi câu chuyện để nối lại khoảng trống từ khi Hiền vào đại học, và từ lúc Tính bỏ trường. Tính biết được Hiền đang học năm thứ ba chuyên ngành văn chương Nhật Bản, và sống một mình tự lo nấu nướng tại một căn phòng trong một cư xá do ba Hiền thuê lại của một người bạn làm ăn khá giả tại Sài Gòn trên đường Trương Minh Giảng. Hiền vẫn sống vậy, chưa có người yêu -Hiền cười -Hiền định xong văn khoa sẽ xin ba sang Nhật học tiếp. Tính kể cho Hiền biết việc Tính chán nghề dạy học chuyển sang ngành kinh tế, về tình hình kinh tế nước nhà, sự bận bịu và trách nhiệm của công việc mới, về gia đình, về hàng xén khá giả của vợ, về các con học giỏi lên lớp đều, nhất là Xuân năm nay 14 tuổi đã ra vẻ một cô gái hiền thục.
Tính nói:
- Thỉnh thoảng chúng nó hỏi “Cái cô học trò của ba đến cho quà Phục sinh năm kia đâu rồi”.
Rồi Tính tiếp:
- Tôi trả lời như ước vọng của tôi: “cô ấy học thành tài, ra trường, lập gia đình với một người cô ấy yêu và sống hạnh phúc lắm”
Tính cho biết đã đổi chỗ ở và lấy bút ghi địa chỉ cho Hiền. Hiền nói:
- Thầy khỏi ghi. Ở Đà Nẵng ai cũng biết nhà ông trưởng ty kinh tế ở đâu. Thỉnh thoảng em có chạy xe qua nhà thầy, thấy cửa lúc nào cũng đóng.
Tính trả lời, vui vui về sự quan tâm của cô học trò cũ:
- Vợ tôi bận rộn với cửa hàng, mấy đứa nhỏ đi học, tôi bận ở sở, ban ngày có ai ở nhà đâu mà mở cửa.
Máy bay bổng xóc mạnh. Cao độ giảm dần. Tính và Hiền ngưng câu chuyện nhìn ra ngoài. Mây trắng lướt nhanh, bên dưới dòng sông Cửu Long uốn éo hiện dần qua cửa sổ máy bay. Thấy Hiền hơi mệt Tính khuyên Hiền ngả người nghỉ một chút. Hiền ngiêng đầu trên mép lưng ghế về phía Tính, đôi mắt khép hờ mệt nhọc. Ông gió nhỏ trên trần thổi mấy sợi tóc của Hiền phủ lên vai Tính. Tính để yên hưởng cái cảm giác nhè nhẹ, chơi vơi và huyền diệu pha lẫn với mùi hương phấn tỏa ra từ đôi má của Hiền mà Tính cảm nhận một cách khi có khi không từ khi bước lên máy bay.
Hai bánh máy bay chạm đất, bung lên rồi chạm lần thứ hai trước khi chịu chạy dài trên phi đạo, giảm dần vận tốc. Hiền bừng tỉnh, hai người nhìn nhau mĩm cười.
Máy bay ngừng hẳn. Tính và Hiền lấy hành lý theo hành khách bước xuống và lên xe của hãng chở về trạm hàng không Sài Gòn nằm trong khu hỏa xa gần chợ Bến Thành. Hiền im lặng ngồi bên Tính. Tính cũng im lặng nhìn khung cảnh sinh hoạt về chiều của Sài Gòn qua khung cửa.
Đến trạm, Tính định chia tay. Bỗng Hiền bước tới trước mặt Tính, cung cách nghiêm trang nói:
- Trời cũng gần tối rồi, thầy có thể gọi taxi đưa em về cư xá được không?
Tính trả lời không suy nghĩ:
- Tiếc quá, hôm nay ông bộ trưởng gọi họp đêm, tôi không đưa cô về cư xá được. Tôi sẽ gọi taxi giúp cô.
Nói xong Tính biết mình nói dối. Ngày mai mới có buổi họp. Tính định ngoắt một chiếc taxi thì Hiền đã quay gót lẫn vào đám đông không một lời. Tính chưng hững cảm nhận sự thiếu tế nhị của mình. Một chiếc taxi trờ tới Tính bước lên xe, đọc cho tài xế địa chỉ khu tạm trú của bộ Kinh tế trên đường Tự Do.
**
Nhiều năm sau, hằng chục năm sau, sự việc hôm đó là điều làm Tính bận tâm nhất trong tất cả mọi mối bận tâm. Tính không bao giờ gặp lại Hiền. Mọi nỗ lực tìm kiếm đều vô ích. Tính cũng không bao giờ hiểu được phản ứng của mình hôm đó. Tính không phải là người giữ mọi tiêu chuẩn đạo đức. Đạo đức đối với Tính là không dùng quyền thế, tiền tài hay bất cứ gì ép buộc ai làm điều họ không muốn. Ngoài ra đều là đạo đức theo nghĩa rộng của nó. Tại sao Tính lại chạy trốn? Nếu hôm đó Tính về cư xá với Hiền, ít nhất là Tính đã che chở Hiền vì qua lời nhờ vã chứng tỏ Hiền sợ đi xe một mình khi trời đã tối. Tính không tin Hiền lo sợ đến thế đối với một sinh viên đã ở Sài gòn một mình ba năm. Và dù không phải sợ Hiền mới nhờ Tính chứng tỏ Hiền có cảm tình với Tính muốn Tính biết nhà, muốn có thêm giây phút trò chuyện với Tính. Đi xa hơn Hiền có thể mời Tính ở lại ăn cơm tối. Rồi sao? Sao thì đến phút cần trắng ra trắng đen ra đen sẽ tính. Nhưng Tính vốn là một người yếu đuối về tình cảm và cảm tình của Tính dành cho Hiền ấp ủ bao nhiêu năm biết nó sẽ bộc lột hay bùng nổ như thế nào. Hiền có phòng trọ riêng, Tính có tự do của một người “độc thân tại chỗ”. Có thể kềm chế được không? Và rồi cuộc đời của Hiền, và sự nghiệp của mình?
Nhưng Tính không có thì giờ suy nghĩ và lý luận trong giây phút bất chợt đó. Nghĩ cho kỹ chỉ là “nhát” hay nặng hơn một chút là “hèn”, hay vừa hèn vừa nhát. Mỗi khi nhớ lại đôi mắt giận hờn và thất vọng của Hiền khi quay lưng lẫn vào đám đông Tính thấy hằng loạt câu hỏi trở lại chất vấn mình. Và không một lần Tính tìm được một lý luận để hóa giải sự lấn cấn trong lòng. Thời gian chỉ làm cho sự lấn cấn của Tính càng tăng trưởng vì trên hai thành phố Sài gòn và Đà Nẵng Tính đã không bỏ sót một nơi nào không tới. Tính từng đến đại học văn khoa Sài gòn. Câu trả lời của cô thư ký đại học vẫn là: cô Hiền đã thôi học rồi. Nơi nhà của Hiền ở Đà Nẵng thì vẫn câu trả lời của chị giúp việc, cô Hiền học ở Sài gòn ít khi về. Hằng ngày ngoài giờ làm việc trở về nhà với vợ và con Tính mới thấy có một sự nâng đỡ tinh thần. Gia đình yên vui và Tính tin rằng dù ở phương trời nào Hiền cũng được bình an.
Chiến cuộc lan tràn. Cao nguyên thất thủ. Các tỉnh địa đầu bị uy hiếp. Tính đem gia đình theo nhân viên của bộ Kinh tế vào Sàigòn bằng chuyến bay Air Việt Nam cuối cùng. Tài xế của sở chở gia đình ra phi trường, trong khi Tính dùng xe nhà chạy tạt qua nhà của Hiền. Bên ngoài chiếc cửa gỗ có đóng một nẹp gỗ. Tính yên tâm.
Tháng cuối cùng ở Sài gòn trước khi mang gia đình theo đoàn tàu hải quân rời nước,Tính bị dằng vặt bởi một cuộc đấu tranh nội tâm mà hai phe không có hình thù cũng như không giới tuyến. Ở hay đi. Ở? Quá hiểm nguy cho bản thân và bấp bênh cho gia đình. Ra đi? Phương trời cách biệt. Hiền sẽ ra sao. Nghĩ đến “thân gái trong cảnh loạn li” Tính thấy chua xót trong lòng. Tin về những chuyến tàu biển Đà Nẵng vào Sài gòn đầy cảnh hãm hiếp, giết người cướp của làm cho Tính không thể nhắm mắt tìm giấc ngủ trong những đêm dài trằn trọc.
Nhưng bão tố không nương ai và thời gian không chờ ai. Gia đình Tính theo đoàn tàu định mệnh sang Subic Bay, sau đó Guam, rồi trại tị nạn Arkansas, trôi nổi như chiếc lá giữa dòng.
Và cuộc sống đưa mọi người vào cái khía nó dành cho mỗi người. Tính vào ngành khách sạn, và sau hai năm học trở thành một nhân viên trung cấp trong hệ thống khách sạn Hyatt làm việc tại thành phố Phoenix. Công việc vững vàng, vợ Tính ở nhà lo mấy cháu Xuân, Lan và Vũ. Cả ba đều đã lớn. Xuân vào đại học, Lan và Vũ học Trung học. Ba chị em chia nhau một chiếc xe đưa nhau đi học.
Xuân học ngành thương mãi, ra trường theo ngành địa ốc. Sau khi hai em của Xuân ra trường Tính cũng vừa đến tuổi nghỉ hưu.
**
Las Vegas trong những năm gần đây do ảnh hưởng thay đổi toàn cầu, mùa hè nóng nhưng mùa đông lạnh hơn thường. Tính ít ra ngoài làm vườn và săn sóc mấy gốc hồng. Hoa hồng mùa đông cũng ít khoe sắc hơn mùa Xuân.
Chiều nay ngồi bên lò sưởi đốt bằng gỗ cây trong vườn, nghe tiếng tí tách của lửa Tính lật lật nhìn mấy tờ báo vợ Tính vừa mang ngoài phố về hôm qua. Ở Las Vegas xa khu người Việt gia đình Tính dùng chợ Mỹ, nhưng mỗi tháng vợ Tính theo xe đò về khu tiểu Sài gòn một lần để cho đở nhớ Việt Nam, nói theo lối nói của vợ Tính, và mua thực phẩm Á đông. Mỗi lần vợ Tính không quên mang về một chồng báo Việt ngữ, trong đó không khi nào thiếu ba tờ báo Người Việt, Việt Báo và tờ tuần báo Triều Dâng.
Tính thường đọc Triều Dâng trước. Báo có bài nằm, trong khi Người Việt và Việt Báo là báo hằng ngày nên hầu hết tin tức Tính đã biết qua bản tin TV hằng ngày. Tờ Triều Dâng kỳ này có hình bìa ca sĩ Ngọc Lan vừa mới qua đời do bệnh ung thư. Hình mầu in kỹ thuật mới nhất trên giấy láng. Khuôn mặt nhìn nghiêng, tóc cắt ngắn, chiếc mũi cao, đôi môi khêu gợi, nhìn hình cô không ai có thể nghĩ cô đã ra người thiên cổ. Dưới tấm hình tòa báo in đậm nét chữ lã lướt của một hoa tay nào đó: “Tiếng hát một thời.” Tính lật bên trong tìm những bài chính. Qua trang giới thiệu nhân viên tòa báo, Tính thấy giới thiệu nhân viên phụ trách quảng cáo của báo Triều Dâng là cô Quỳnh, một nhân viên đồng hóa của ty kinh tế Đà Nẵng ngày trước. Một ý nghĩ chợt đến với Tính, đăng tin tìm Hiền. Tờ Triều Dâng ngoài ấn bản in còn ấn bản điện tử hằng ngày có hàng nghìn độc giả trên thế giới đọc.Tính nhấc điện thoại gọi cô Quỳnh. Sau lời thăm hỏi và mừng rỡ gặp lại nhân viên xưa Tính nhờ tòa báo đăng một mẫu tin tìm thân nhân.
Tin đăng nhiều kỳ cách nhau mỗi tuần. Tin đi mãi không có tin về và Tính quên bẵng chuyện nhắn tin tìm Hiền. Những gốc hồng chung quanh nhà càng trỗ nhiều hoa. Cánh hoa rơi rụng đỏ cả một góc vườn. Gió sa mạc bắt đầu thổi báo hiệu mùa thu.
**
Cơm chiều xong, Tính ngồi lại phòng khách im lặng xem prime time news của đài NBC, rồi bước lên phòng làm việc, không bàn chuyện thời sự với vợ như thường lệ. Vợ Tính hơi ngạc nhiên, nhưng không hỏi. Ngày mai bà còn nhiều việc phải làm.
Tính ngồi vào bàn giấy, ghi chép vài điều rồi bóc thư Hiền. Trang giấy mỏng rung rinh dưới ánh đèn.
Sapporo ngày …..
Thưa thầy,
Em rất xúc động khi một người bạn chuyển mục nhắn tin của thầy. Em tưởng mọi việc đã đi vào quá khứ. Nhưng không, nó còn sống, bằng chứng là em còn đây và thầy còn đó vẫn nhớ chuyện xưa. Chuyện xưa chẳng có gì ngoài buổi gặp gỡ thầy lần cuối trên chuyến bay Air Viet Nam, nhưng đó là chuyện đáng nhớ nhất, em chắc như vậy, vì không có buổi gặp gỡ đó thì đã không có mẩu báo tìm thân nhân thầy vừa đăng trên tuần báo Triều Dâng. Em rất buồn và vẫn còn buồn phản ứng của thầy hôm đó và nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của em cho đến ngày hôm nay.
Sau buổi đó quan niệm của em về chính em và về nhiều vấn đề khác thay đổi hẳn. Em không tin có một định nghĩa nào của tình cảm. Mọi thứ đều là cân nhắc, đo lường, tính toán. Và em kết luận: để sống trong cuộc đời này mình cần thực tế chớ quan niệm lý tưởng viễn vông. Đó là cuộc đời của em từ giờ phút đó đến nay, lúc ngồi viết thư này cho thầy. Em còn can đảm để viết vì cái mẫu tin tìm thân nhân của thầy là một minh chứng tình cảm còn có một định nghĩa. Con người có thể bị lễ nghi, giả dối, quyền lợi và sự hèn nhát cấm sống thật với lòng mình, nhưng con người có khả năng vùng dậy để tuân phục tình cảm của mình.
Thưa thầy. Em đã trốn thầy từ ngày đó. Phải mất công đút lót cô thư ký đại học văn khoa dặn dò và cả cô người làm ở nhà để không tiết lộ bất cứ một điều gì về em. Em giận thầy. Nghĩ lại em thấy thật phi lý vì chính trong thời gian đó em chỉ mong học thành tài, làm một cái gì nổi bật để bạn bè và thầy biết em vẫn còn đây.
Biến cố tới, và khi Sài Gòn bất ổn em vội vàng về Đà Nẵng sắp xếp cho bố mẹ và Hậu di tản vào Sài Gòn. Vào một ngày cuối tháng Ba, gia đình em đã vào tới Sàigòn bằng Air Vietnam. Ba em hứa sẽ vào sau. Không may sự hỗn loạn phút chót làm ba em không rời Đà nẵng được. Ba đi cải tạo và đã bỏ mình tại trại Yên Phước ngoài miền Bắc năm 1982. Hậu có một tình nhân là một sĩ quan Không quân và đã theo người yêu di tản khỏi Sàigòn vào ngày cuối cùng bằng máy bay phản lực bay sang Utapao, Thái Lan rồi từ đó đi Hoa Kỳ định cư. Hậu hiện sống tại Portland, bang Oregon. Sau khi những người lính miền Bắc vào chiếm Sàigòn, mẹ em nhờ số vốn mang theo đã mở một tiệm buôn đồ cổ. Tại sao lại đồ cổ? Vì ai cũng có một món gì để bán sau những ngày lộn xộn hôi của. Việc buôn bán khấm khá. Khách chơi đồ cổ là những người có thế lực mới. Họ có nhiều tiền và muốn hưởng một cái gì có tinh thần một chút. Phần em, em tìm đến mấy tiệm Sony của Nhật còn làm ăn ở Sàigòn và rất may kiếm được một chân thông ngôn cho đại diện Sony tại Sàigòn với chính quyền mới. Công việc nhàn hạ, lương tốt thỉnh thoảng lại được tháp tùng ông giám đốc đi Nhật. Trong những chuyến đi ông giám đốc có lúc muốn mua chuột em. Thì có mất mát gì vừa hưởng thụ vừa được ưu đãi, ông ta nghĩ vậy. Nhưng em không thấy thích thú gì, ngôn ngữ chưa đến độ để hiểu nhau, ông ta người múc ních những thịt không có gì có thể mang lại cho em một chút ham muốn. Hiểu thái độ của em ông không ép, không làm áp lực, không lợi dụng bờn xơm. Em nễ người Nhật ở chỗ đó. Họ sòng phẳng, biết điều. Lần lần em rảnh nợ ít thấy tên em trong những người đi Nhật công tác. Thay vào đó mấy cô nhân viên khác đẹp hơn và dễ tính hơn.
Nhưng số em không thoát khỏi tay người Nhật. Em mạng hỏa, cờ Nhật lại tỏa ra lửa! Tại sở em làm việc với ông trưởng phòng Kashimo. Kashimo dạy em học thêm tiếng Nhật, và em có nhiệm vụ dạy tiếng Việt cho ổng. Kashimo là một người kín đáo, trong bao năm ông không hề cho em thấy tình cảm của ông. Thế nhưng một tuần lễ trước khi ông hết khế ước tại Việt Nam lên đường về nước ông mời em đến tham dự một buổi dạ vũ tiễn biệt tổ chức tại nhà một người bạn. Sau khi chủ nhà khai mạc dạ vũ, là bản Tango, ông Kashimo mời em. Điệu nhạc đang reo, và trong lúc em đang chú ý để bước cho đúng nhịp Kashimo nói nhỏ vào tai em:
- Cô Hiền, tôi sắp rời Việt Nam. Tôi yêu cô và muốn cưới cô làm vợ, Nếu cô bằng lòng thủ tục hôn lễ sẽ được cử hành trong vài hôm tại tòa đại sứ Nhật Bản và cô sẽ theo tôi về Nhật.
Em bàng hoàng không tin vào tai mình. Em chạy trốn:
- Thế bỏ mẹ lại cho ai?
Kashimo trả lời như đã tính trước:
- Tôi sẽ xin một thủ tục đặc biệt và Mẹ sẽ sang với chúng ta trong vòng một năm.
Thế là em trở thành vợ một người Nhật. Kashimo là một người chồng tốt. Hiện em ở Sapporo, một thành phố cực bắc Nhật Bản tuyết giá và động đất quanh năm. Mẹ ở đây với em. Em có hai trai, đều đang học đại học. Chúng không nói được tiếng Việt. Điều duy nhất chúng nó biết là Tết Việt Nam và Tết của Nhật không giống nhau. Cứ mỗi lần Tết đến, Mẹ và em tổ chức trang hoàng nhà cửa thiết lập bàn thờ, dựng cây nêu như đang ăn Tết ở Việt Nam.
Mấy tháng sau tháng Tư giông tố ở Sàigòn em thường nghe các chương trình phát thanh bằng tiếng Việt của đài BBC và đài VOA để nghe tin tị nạn và những mẫu nhắn tin. Không nghe nhắc đến tên thầy. Nghĩ là thầy đã an toàn đâu đó trên trái đất này. Em đã cầu nguyện và chỉ biết cầu nguyện. Phần em chôn mình nơi chốn giá lạnh này mà em đã chọn làm “home” theo nghĩa của người Mỹ. Em nghĩ cánh cửa đời mình đã đóng chặt rồi.
Bỗng mẫu tin tìm thân nhân của thầy đến. Thì ra mình còn có một chút hương xưa, một “sweet home” chôn mãi trong lòng.
Chúc thầy và quý quyến ngủ ngon.
Hiền
**
Tính im lặng xếp thư Hiền, bỏ vào ngăn kéo, bước đến cửa sổ kéo chiếc cửa kính để ngăn mưa đang tạt vào phòng. Trời đỗ mưa lúc nào Tính không hay. Tính yên lặng nằm xuống giường kéo chiếc chăn lông vịt phủ kín người tận cổ. T`ính nằm yên như vậy tìm giấc ngủ như thói quen mỗi khi Tính có điều gì bức xúc trong lòng. Gió sa mạc đánh sầm sập vào chiếc cửa sổ phòng Tính.
Trần Văn Sơn
May 24, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
Trần Văn Sơn http://www.vnet.org/tbn
Có tiếng chuông ngoài cửa. Một tiếng ngắn gọn. Giờ này là giờ đưa thư, và ông đưa thư có thói quen bấm một tiếng chuông khi đặt thư hằng ngày vào hộp thư trước nhà. Chờ một chút, Tính ra mở cửa lấy thư. Tính lật nhìn các bức thư vừa tới. Có hàng chục junk mail, quảng cáo, và một cuốn sách Tính gởi mua tuần trước. Trong xấp thư, có một phong bì mầu vàng nhạt bề dài quá cỡ so với bề ngang, nét bút mực xanh viết tay ghi địa chỉ Tính một cách nắn nót, ở góc trái phong bì ghi: “tin của Hiền”. Thư gởi từ thành phố Sapporo ở Nhật Bản. Tính hồi hộp. Tin chờ đợi bao nhiêu năm đang nằm trong phong thư kia. Hiền, người học trò vừa là một người tình chưa bao giờ hôn nhau từ đầu thập niên 70 rồi biệt tăm sau biến cố tháng 4. Tính không vội vàng bóc thư ra đọc. Tính tự nhũ: hãy từ từ. Không chắc tin vui hay tin buồn, và Tính không có can đảm nhận tin buồn. Một hình bóng thật nhẹ nhàng mơn trớn như ẩn như hiện đã bao năm! Tính bước lên phòng ngủ ở tầng hai, trân trọng gác bức thư vào khung thư từ trên chiếc bàn viết nhỏ của Tính, rồi bước xuống nhà dùng cơm chiều.
Tính và vợ ở một ngôi nhà hai phòng trên gác, ở dưới là phòng khách và phòng ăn cơm do các con chung tiền mua, nằm trên một ngọn đồi nhỏ thoải thoải ngoại ô thành phố Las Vegas. Tính có một cô con gái làm nghề địa ốc hành nghề trong vùng vịnh chung quanh San Francisco. Thời kỳ .com nhà cửa trong vùng Vịnh lên giá vùn vụt, và sau mấy năm hành nghề mệt nhọc cô gây được một số vốn lớn. Kinh tế xuống, nghề bán nhà cũng xuống theo, cô chuyển địa bàn hành nghề qua Nevada. Ngôi nhà cô mua cho vợ chồng Tính được giá nhờ mua lại của một gia đình người Mỹ gốc Do Thái giàu có. Gia đình chỉ có hai vợ chồng và là con cháu của một dòng họ Do Thái di cư sang Hoa kỳ từ thế kỷ thứ 19. Mấy người con trai đã mạo hiểm trở về Do Thái tham gia chương trình phát triển và định cư tại các vùng chính phủ Do Thái chiếm được trong trận đánh 1967. Sau khi bà chết trong một tai nạn xe cộ, ông ta buồn quyết định trở về Do Thái với các con trai, và ngôi nhà cần bán gấp. Cô con gái Tính mua được giá hời. Nhà tuy không chật lắm nhưng Tính làm việc luôn trong phòng ngủ và biến phòng ngủ thành một thư viện. Bên cạnh dàn máy điện toán Dell chạy khá nhanh, là một bàn viết nhỏ. Vợ Tính dùng phòng bên cạnh.
**
Từ ngày di chuyển về Las Vegas, Tính ít bận rộn hơn và có nhiều thì giờ để viết. Người Việt ở Las Vegas còn ít chưa thành một cộng đồng nên không có những sinh hoạt văn hóa và chính trị. Ở San Francisco không tuần lễ nào không có một buổi ra mắt sách hay một sinh hoạt văn học, chưa nói đến những buổi sinh hoạt có màu sắc chính trị. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt đã gần 30 năm nhưng đối với cộng đồng San Francisco cuộc chiến vẫn chưa tàn. Khí hậu Las Vegas mùa hè nóng, trái lại mùa đông lạnh hơn San Francisco nên thì giờ Tính ở ngoài trời như đi dạo mát hoặc chăm sóc mấy gốc hồng và dàn tường vi trong vườn ít hơn.
Tính không viết văn. Tính viết những chuyện ngắn xây dựng chung quanh những mẩu chuyện Tính đã trải qua trong cuộc đời. Chuyện hư cấu chung quanh chuyện thật của Tính thường được các bạn cho là những câu chuyện khá vô duyên. Nhiều nhà văn thành danh khuyên Tính đổi cách viết, thêm thắt vào những chỗ gay cấn của cuộc đời để có những câu chuyện tiểu thuyết có giá trị văn học, phải tạo ra nhân vật dù nhân vật đó có khác với người thật. Tính hiểu giá trị của những lời khuyên nhưng Tính không làm được. Mỗi khi định thêm thắt Tính cảm thấy mình đang phản bội nhân vật thật của mình. Tính thấy mình đang biến một cái gì của mình thành một vật chung của mọi người. Tính nhớ một câu chuyện đọc được đâu đó về một nữ tài tử bị chồng đưa ra tòa li dị vì trong khi đóng phim lỡ để gió tốc váy làm lộ chiếc quần lót mầu hồng ai cũng thấy. Dư luận chế riễu người chồng nghiêm khắc, Tính cũng trong số đó. Nghĩ lại Tính thấy mình mâu thuẫn với chính mình. Chung qui Tính không thể trở thành một nhà văn. Tính chỉ viết chuyện của mình.
**
Tính ra trường sư phạm ngành khoa học năm 1960 và được bổ về dạy tại trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Những năm đầu Tính dạy Vật lý ban B. Những năm sau thiếu thầy, Tính dạy thêm một lớp 11 ban A. Lớp có 45 học sinh trong đó có chừng 10 nữ sinh. Hiền là một. Hiền gốc Nha Trang. Ba Hiền là công chức ngạch hành chánh được bổ về tòa thị chính Đà Nẵng. Mẹ có một sạp vãi lớn ở chợ Hàn. Trước khi vào học Phan chu Trinh, Hiền học tại trường nữ trung học Nha Trang. Hiền có một người anh đầu làm tham sự ngoại giao đang phục vụ tại tòa đại sứ Việt Nam tại Rangoon. Hiền đi học chung với em gái, cô Hậu. Hậu học sau chị hai lớp, một thời được chọn làm hoa hậu trường Nữ, và từng đóng vai bà Trưng cỡi voi diễn hành trên bờ biển Nha Trang vào dịp lễ Hai Bà Trưng. Hiền không đẹp bằng em. Nước da ngăm ngăm trên khuôn mặt nhỏ làm cho Hiền rắn chắc tự tin dễ gây sự chú ý nhưng không làm học trò cùng trang lứa ngoảnh đầu như đối với Hậu. Hai chị em mặc đồng phục đi học, mặc dù trường Phan Chu Trinh không buộc học sinh đồng phục. Quần trắng, áo dài mầu tím nhạt, tận cùng của vạt áo trước và sau chạy một đường viền nhỏ mầu tím đậm hơn. Hai chị em không dùng nón như các nữ sinh từ Huế vào. Đầu trần, tóc uốn, để lộ chiếc cổ trắng hơn da mặt. Trừ trời mưa, còn trời nắng ráo hai chị em Hiền chia nhau một chiếc dù mầu hồng. Hiền thường cầm dù cho em. Nàng cao hơn Hậu nửa cái đầu. Dưới ánh nắng da mặt Hiền ửng hồng hấp dẫn một cách khác thường. Hai chị em đi dép da trong khi đa số nữ sinh Phan Chu Trinh dùng guốc sơn mầu.
Tính có thói quen đến lớp trước giờ, tựa người vào khung cửa sổ lớp học trông ra sân trường trong khi xem lại bài giảng. Trước sân là mấy cây bàng già rễ nổi ngang dọc, tàn lá che kín sân trường làm cho không khí sân trường buổi sáng dịu xuống chờ đợi những ngày thường là oi bức buổi chiều của miền nhiệt đới. Trống đánh nhịp đầu học sinh đứng sắp hàng trước cửa lớp, nữ sinh đứng trước, nam sinh đứng sau. Nhịp trống thứ hai học sinh đi vào lớp. Giữa hai nhịp trống Tính có cơ hội quan sát sự tinh nghịch của bọn nam sinh. Lớp nào không có nữ sinh chúng ồn ào như một cái chợ. Trái lại lớp có nữ sinh nam sinh nghiêm chỉnh hơn, và nếu có chọc phá các nữ sinh cũng tỏ ra kín đáo hơn. Chúng thường dùng vòng cao su gói hàng kẹp giấy xếp thành cục bắn lén các nữ sinh. Hiền không phải là nữ sinh đẹp nên ít làm đối tượng chọc ghẹo. Hiền thường nhìn bâng quơ vào lớp, đôi khi vô tình chạm mắt Tính. Hiền ít nói, nghiêm trang như chôn dấu một thứ tình cảm không muốn nói với ai.
Sáng hôm nay khi Hiền đang nhìn vào lớp,Tính thấy Hiền nhăn mặt đưa bàn tay ra sau cổ, đầu ngoảnh lại khó chịu. Một cậu nam sinh bắn cao su vào một nữ sinh khác đứng trước Hiền không may trúng Hiền.
Sáng hôm đó Tính có ba giờ lớp Hiền. Sau hai giờ có mười lăm phút ra chơi. Thấy Hiền tần ngần trước cửa lớp chứ không theo các bạn khác ra ngoài cổng trường đi dạo dưới các hàng cây rủ bóng trên đường Quang Trung hay ăn vặt nơi quán bà Thìn trước cửa trường, Tính lại gần hỏi:
- Khi sáng bị ná cao su cô Hiền có đau lắm không?
Hiền ngạc nhiên:
- Sao thầy biết?
- Tôi thấy khi các cô đứng sắp hàng trước lớp.
Thoáng thấy sự lúng túng pha chút e lệ của Hiền, Tính hỏi tiếp:
- Sao cô không thưa thầy giám thị?
Hiền nói:
- Thưa thầy, không ích lợi gì vì nếu có anh nào bị phạt sau đó lại càng bị bắn ná nhiều hơn. Hơn nữa em biết anh ấy không định nhắm em. Anh ấy nhắm chị Thúy đứng trước em mà rủi thôi. Chị ấy đẹp ngày nào không bị phiền phức này cũng gặp phiền phức khác. Như tụi em yên thân hơn.
Tính phê bình vô thưởng vô phạt:
- Thế cô Hiền không đẹp sao? Cô đánh giá nhầm về mình rồi.
Biết thầy gượng khen để an ủi mặt Hiền ủng đỏ, lí nhí cám ơn Tính rồi lẫn vào đám học trò đang đi qua trước lớp.
Giờ sau Tính thấy Hiền không chú ý đến bài giảng như thường lệ mặc dù tỏ ra cố gắng. Hiền ngồi không yên thỉnh thoảng trở người bên này bên kia, mặc dù mắt vẫn nhìn thẳng vào Tính nghe giảng. Tính cũng thấy lúng túng và đoán chắc bài giảng giờ sau cùng không xuất sắc bằng hai giờ trước. Tính cho học trò nghỉ sớm mười phút nói cần ra bưu điện trên bờ cảng để bỏ một lá thư gấp, và dặn học trò ngồi yên lặng chờ giờ sau cùng. Tính không có lệ cho học trò nghỉ sớm. Tính ra chỗ để xe lấy chiếc xe máy dầu chạy một vòng đường bờ sông, chạy qua nhà bưu điện rồi trở về trường kịp giờ sau cùng của một lớp khác.
Tháng 11, thời tiết Đà nẵng thay đổi thất thường với những cơn gió lạnh từ sông Hàn thổi vào làm cho học sinh đi học tất tả vội vàng. Để tránh gió, hai chị em Hiền và Hậu đi học bằng xe xích lô thuê bao. Hằng ngày, mười lăm phút trước giờ kiểng đánh vào lớp, xích lô đỗ hai chị em trước cửa trường. Hiền xuống trước, nhìn quanh một vòng như tìm ai, vén riềm cho cô em bước xuống. Rồi hai chị em vào lớp. Nếu Tính có giờ đầu Tính thường quan sát chiếc xích lô chở Hiền như một thói quen.
Mấy tháng nay giữa Tính và Hiền như có một cái gì thiếu tự nhiên trong lớp. Hiền không còn đứng nhỡn nhơ trước cửa lớp. Trước giờ vào lớp hay giờ ra chơi Hiền hay cùng Hậu ra chơi trước cửa trường.
Tính không biết mình để ý đến cô nữ sinh không mấy xinh đẹp này từ lúc nào. Thông minh, trầm tĩnh, ít nói, không nhí nhảnh như các bạn khác cùng lớp khác. Nhưng sự thay đổi thái độ của Hiền từ hôm Hiền bị một nam sinh bắn ná cao su làm Tính thấy bất an, không biết sự hỏi han của mình có phải là nguyên nhân khó chịu của Hiền không.
Tết sắp đến, không khí nhà trường bắt đầu thay đổi. Các buổi học thiếu nghiêm chỉnh. Học sinh thường xin giờ để chúc Tết thầy cô, rồi cùng nhau ăn Tết. Hạt dưa, nước ngọt và một ít mức dừa, mức gừng. Giờ chúc Tết là giờ duy nhất trong một năm để thầy và trò tâm sự. Bài đọc chúc Tết có nội dung cổ điển. Học trò cám ơn thầy cô, xin lỗi đã làm phiền lòng thấy cô vì chưa chăm học đủ và nghịch phá, và hứa năm mới sẽ nghiêm chỉnh hơn, tốt hơn. Hôm lớp Hiền chúc Tết Tính, Hiền mặc một áo dài mầu tím nhạt hơn, mỏng hơn, và một chiếc áo len dài tay mầu đỏ gạch, chíếc quần dài trắng mới tinh phủ xuống dôi dép quai da trắng. Một lớp phấn mỏng làm cho da mặt Hiền mịn lên một chút. Ngồi bên cạnh cửa sổ bàn đầu ánh nắng ban mai xuyên qua cửa sổ làm cho nước da của Hiền mịn và hồng hơn. Hiền kéo chéo áo che bớt ánh nắng. Tính bước vào lớp, học trò đứng dậy vỗ tay. Hiền bỏ vạt áo đứng lên với các bạn vỗ tay thật kêu, miệng mĩm cười. Đôi hàm trăng trắng, đều như những hạt bắp ẩn hiện dưới đôi môi hé mở của Hiền. Tính biết trước hôm nay học trò lớp Hiền chúc Tết nên không mang theo cuốn giáo khoa vật lý dày cộm hằng ngày Tính vẫn dùng. Tính bước nhanh lại bàn thầy giáo đặt trên một bục gỗ, nhìn lớp học hân hoan, chờ đợi. Từ cuối lớp Tân, Võ Đình Tân, người học trò giỏi nhất lớp đứng lên nói mấy lời cám ơn Tính đã cho dùng giờ học cuối năm hôm nay để vui Tết và giới thiệu Hiền thay mặt lớp đọc lời chúc Tết. Tính quay sang nhìn Hiền, hơi chút ngạc nhiên. Hiền đã bỏ vạt áo xuống đưa tay vào hộc bàn kéo ra một xấp giấy mầu xanh viết sẵn bước lên bục giảng giữa lớp. Tính ngồi vào ghế dành cho thầy giáo, băn khoăn tìm một lý do lớp này chọn Hiền. Hôm nay Tân không có vẻ lém lĩnh như ngày thường. Tân là học trò giỏi nhất lớp nhưng cũng nghịch nhất lớp. Anh ấy con của một thương gia nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng. Nhiều lúc đang giảng bài Tính quay lại và thường thấy Tân hoặc đang chọc phá người bạn ngồi bên cạnh, hoặc đang chuẩn bị ná cao su bắn ai đó có vẻ không chú tâm gì đến bài giảng. Một hômTính bắt gặp Tân đang giả bộ dáng điệu của Tính. Tính giận gọi Tân lên bảng và bảo Tân nhắc lại lời giảng trong 10 phút qua. Tính định tâm sẽ phạt Tân. Nhưng Tân đã chững chạc lấy giáng điệu của Tính nhắc lại không sót những gì Tính đã giảng.
“Thưa thầy,” tiếng của Hiền bắt đầu lời chúc Tết kéo Tính về thực tại. Tính có cảm tưởng bài chúc Tết này khác với những bài chúc Tết cổ điển Tính thường nghe những năm qua cũng như tuần trước đây ở các lớp khác. Lời chúc Tết hôm nay không chải chuốt mà thành thực và không coi thường mặt văn chương. Nó nói đến kỳ thi tú tài I sắp tới, kẻ ở người đi, xa thầy xa bạn. Thầy và trò như ông lái đó và dòng sông. Ông lái đò còn đó nhưng dòng sông cứ chảy và khách qua đò thay đổi mỗi năm. Ai buồn hơn ai? Thầy hay trò? Người đứng lại có buồn hơn kẻ ra đi không? Dòng nước thường vô tình.
Tính chỉ kịp nghe mấy lời chúc sức khỏe và hẹn sang năm gặp lại thầy của Hiền giữa tiếng vỗ tay ròn rả. Tính nói mấy lời đáp từ, cám ơn, chúc cả lớp thi đậu kỳ thi sắp tới lên lớp đệ nhất để chuẩn bị cho tương lai trước mắt. Tính nói:
-Các anh chị thi đậu xong thì tôi sẽ không còn cơ hội gặp các anh chị nữa. Đó là niềm vui và cũng là nổi buồn của tôi.
Nhìn ra phía cửa sổ Tính bắt gặp đôi mắt của Hiền. Hiền quay sang nói chuyện với cô bạn ngồi bên cạnh, mắt chớp nhanh.
Mức gừng, hạt dưa bày ra bàn. Tính lẫn vào đám học sinh chuyện trò, trả lời những câu hỏi bâng qươ của bọn học trò con trai tinh nghịch. Tính bước lại gần cửa sổ tay cầm một nắm hạt dưa. Hiền và hai cô bạn Ánh và Trâm đang chuyện trò, ánh nắng chiếu vào một phần ba phòng học, in bóng một nhành phượng lớn sân sau lá đã bắt đầu rụng, phủ xuống một phần vai của Hiền. Mầu áo Hiền trở nên đậm hơn phản ánh mầu tím nhạt của tà áo.
- Các chị soạn diễn văn chúc Tết hay quá, làm cho mùi vị Tết có chút vui chút buồn như thời tiết tháng nào của thành phố biển, chợt nắng, chợt mưa. Tính nói, rồi ngậm ngự một chút Tính thêm:
-Như một bài luận triết học.
Ánh cười chỉ vào Hiền:
- Con Hiền soạn đó thầy ơi. Có ai xen vào một chữ đâu mà thầy khen cả chúng em! Rồi Ánh tiếp:
- Mà sao thầy chỉ khen chúng em, còn nam sinh thì sao?
Tính chống chế:
- Đàn ông con trai vô tình lắm đâu viết được một lời chúc Tết nhiều ý nghĩa và ý nhị như các cô .... à, như cô Hiền
Hiền đỏ mặt nhận lời khen của Tính. Phấn khởi Hiền nói:
- Nhà em ai cũng thích viết văn. Anh của em học văn khoa, ba em thuộc nhiều thơ, Nguyễn Bính, Hồ Zếnh, Xuân Diệu và nhất là Truyện Kiều ba em thuộc lòng. Em hay đọc trộm sách của ba nên quen đi.”
Tính hỏi:
- Thế sao cô Hiền không học ban văn chương?
Hiền nói:
- Em thích văn chương nhưng sợ sinh ngữ. Cứ nghĩ phải uốn luỡi hằng ngày để học tiếng Anh thì em chết mất. Ngôn ngữ gì mà viết một đường đọc một nẻo!
Và cười một cách tự nhiên, Hiền hỏi:
-Thầy Tính ngoài việc đọc sách giáo khoa, soạn bài dạy tụi em có để ý gì đến văn chương không?
Tính đáp:
- Sách giáo khoa chán chết. Thỉnh thoảng phải đọc cái gì giải trí chứ. Tôi có một tủ sách Tự Lực Văn Đoàn, và những tập thơ hay của các thi sĩ nổi danh thời tiền chiến. Tôi có mấy bản văn cũ của truyện Kiều, nhưng tôi không thuộc Kiều như ông cụ của cô Hiền. Tôi chỉ thuộc hai câu đầu,
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Và hai câu cuối:
“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
để chia sẻ nổi lòng của một người sinh bất trùng thời và học đức khiêm nhượng của cụ Nguyễn Du.
Hiền reo lên:
- Hôm nào em đến coi tủ sách của thầy và mượn vài cuốn sách hay được không?
Tính do dự, đáp:
-Tết này tôi về quê ăn Tết nên ra Tết khi nào cô Hiền rãnh hãy đến xem sách.
Hiền cười, quả quyết, như sợ Tính chỉ nói cho qua:
-Em sẽ đến, mới nghe em đã mê sách của thầy rồi.
Nói xong Hiền kéo mấy cô bạn gái ra sân trường.
Sáng hôm đó Tính có hai giờ chúc Tết. Chiều nghỉ. Tính thấy khó chịu vì đã nói dối về quê ăn Tết. Thật ra Tính chỉ ngại Hiền - bỗng nhiên bạo dạn - đến thăm Tết thì có hơi lúng túng nên nói cho qua. Nhưng Tính không quen nói điều không đúng sự thật nên thấy bất an, nhất là sự bất an liên quan đến cô học trò bình thường trầm lặng bỗng trở nên tinh nghịch.
**
Tết qua, vào mùa lễ Phục sinh học trò lợi dụng không khí lễ lạc đòi thầy cho về sớm vào ngày Thứ Sáu Phục sinh, Tính cho lớp Hiền nghỉ sớm hai giờ. Đó không phải là lệ của Tính, nhưng mấy tháng nay Tính thấy trong người uể oải, không quyết định việc gì một cách dứt khoát, ngoại trừ giờ phải lên lớp. Có một cái gí ám ảnh Tính, và Tính biết có những hệ lụy mà không sao rức ra được.
Vừa về tới nhà, cởi chiếc áo ngoài, cầm tờ báo ngả lưng trên chiếc ghế có tay dựa nơi phòng khách liếc qua các tin tức hàng đầu thì có tiếng chuông cửa reo. Nhìn ra cổng. Hiền vừa bước xuống xe cyclo và đang đứng bên chiếc cửa cổng còn khép, tay cầm một gói vuông vắn bọc cẩn thận trong giấy mầu.
Tính bỏ tờ báo xuống, vội vàng ra mở cổng:
- Chào cô Hiền.
Tính nói, và thêm,
- Sao hôm nay cô Hiền rãnh rỗi vậy?”
Bạo dạn, Hiền trả lời
- Thầy thật là hay. Thầy quên hôm nay ngày Chúa sống lại thầy cho tụi em nghỉ sớm sao? Nhân lễ Phục sinh em mang bánh đến cho các em và nhân thể xem tủ sách của thầy. Tiệm bánh của một người Pháp mới mở trước nhà ga ngon lắm.
Tính hóm hĩnh chất vấn:
- Cô Hiền rữa tội theo đạo Chúa hồi này vậy?
Hiền trả lời:
- Thưa thầy, đâu phải là người công giáo mới ăn lễ Phục sinh. Thầy không thấy cả thành phố vui lây với ngày “Good Friday” sao? Em thấy hồi này đêm Noel cả thành phố lên đèn vui nhộn kéo nhau đi nhà thờ, cũng như ngày Phật đản có những người không theo đạo Phật cũng đến chùa. Em thấy có một không khí thông cảm và chấp nhận lẫn nhau rất tốt cho người Việt mình …
Hiền bỗng nhiên ngưng bặt nhận ra mình đang thuyết minh vốn không phải là bản tính của Hiền. Hiền thường giữ cho mình những suy nghĩ riêng tư. Nhưng Tính thấy Hiền có lý.
Tính nói:
-Tôi chịu lý luận của cô. Nào cô mang quà gì đến cho các cháu đây?
Tính đỡ gói giấy khỏi tay Hiền, cẩn thận theo đường xếp của hộp mở ra. Toàn là bánh “paté chaud” còn nóng. Tính cầm cắn ngon lành một chiếc rồi ngoái vào nhà trong gọi các con:
- Xuân, Lan và Vũ, ra lấy quà của cô Hiền các con.
Vừa lúc đó vợ Tính bước ra với ba con, Xuân chừng 10, Lan 7 và Vũ 5 tuổi. Vợ Tính đỡ gói bánh từ tay Tính, lấy đưa mỗi con một bánh, cám ơn Hiền rối rút vào nhà trong. Vợ Tính đơn giản. Trong giao tế của Tính, trừ những gia đình thân với cả hai người, vợ Tính thường giữ một khoảng cách. Tính không biết cách xử trí của vợ có phải là đều tốt nhất không, hay vợ Tính nếu gắt gao với Tính hơn một chút có phải tốt hơn không. Những câu hỏi này không có câu trả lời, nhưng Tính bất mãn với gia đình của Tâm, một người bạn cùng lớp và hiện nay cũng là một giáo sư trung học như Tính. Tâm thường tâm sự với Tính vợ Tâm tốt nết, đảm đang, cực tốt với gia đình của chồng, nhưng hết sức khắt khe trong các quan hệ bên ngoài của Tâm làm cho Tâm thấy gần như không còn không khí để thở. Hoàn cảnh của mình và của Tâm làm cho Tính không hiểu cách xử sự nào của một người vợ là cách tốt nhất, cho nên sau này khi Xuân và Lan, hai đứa con gái của Tính đi lấy chồng Tính không hề có lời khuyên hay chỉ dẫn. Tính vẫn cảm thấy ân hận về cái thái độ thiếu dứt khoát của mình.
Tính mời Hiền ngồi, chưa kịp mở lời thì Hiền đã bước đến kệ sách. Kệ sách của Tính có chừng 5 kệ gỗ kê sát bên góc phải của phòng khách và có chừng 500 cuốn sách, đa số là tiểu thuyết và thơ văn thời tiền chiến, và một ít sách tiếng Anh và tiếng Pháp.
Hiền nói:
- Thầy cho em xem sách của thầy.
Tính không trả lời, cầm bình trà vợ Tính vừa mang ra, rót ra chén, hớp một ngụm nhỏ và im lặng quan sát Hiền.
Mấy ngón tay trắng trẽo của Hiền lần qua các cuốn sách đặt ngay ngắn trên kệ. Ngừng tay trên một cuốn sách, Hiền reo lên:
- Đây rồi nhà thơ lý tưởng của em.
Rút khỏi ngăn sách một tập thơ bìa đã ngả mầu, lật vài trang, Hiền ngừng tay và đọc nho nhỏ mấy câu thơ lục bát:
Nhiều lần chợt nghĩ bao la:
Đời là quán khách, ta là giấc mơ
Trao duyên rất đỗi tình cờ
Không mong ước hẹn, không ngờ gặp nhau.
Dẫu sinh cách mấy ngàn sau,
Vẫn là thiên luật: lên tàu xuống ga
Đường đời bóng núi sông qua
Nay đà nắng mới, mai là cảnh xưa
Tính nhận ra đó là phần đầu của bài thơ “Chuyến tàu đời” của Hồ Zếnh sáng tác vào những thập niên 30 hay 40 gì đó. Không chờ cho Hiền dứt, Tính khe khẻ đọc tiếp bài thơ. Hiền ngừng đọc lắng nghe:
Có tôi, tàu vẫn đông thừa
Không tôi, tàu vẫn chẳng thưa bớt người
Mất còn có nghĩa gì đâu
Ta là chút ít của đời... chút không
Dặm trần bụi cuốn, mây dong
Ta đem số phận gửi trong má đào
Từng phen gió lạnh bay vào:
Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em?
Hiền reo lên:
- Thấy sính thơ Hồ Zếnh quá. Thầy phải dạy văn thay vì dạy khoa học.
Tính im lặng không trả lời, mĩm cười về ý nghĩa của bài thơ.
Hiền đẩy tập thơ vào chỗ cũ, trở về ngồi trên chiếc ghế da rộng đối diện với Tính.
Hiền hỏi, đôi mắt sáng lên tinh nghịch:
- Thi sĩ Hồ Zếnh viết “Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hỡ em?” là có ý gì thầy.
Tính hỏi lại:
- Thế cô Hiền cho thi sĩ nghĩ gì khi viết: “Không mong ước hẹn, không ngờ gặp nhau”?
Tính và Hiền cùng nhìn nhau không nói. Bỗng cả hai cười lớn tiếng như để xóa đi mọi xúc cảm đang tràn đầy trong lòng của hai người và lấn chiếm cả chiếc phòng khách nho nhỏ của Tính.
Nghe tiếng cười vui vẻ vợ Tính bước ra, nhìn hai thầy trò, hỏi cho có lệ Tính có cần thêm nước không. Tính trả lời không cần.
Hiền mượn một tập thơ rồi xin phép Tính ra về. Tính cảm ơn Hiền đã đến thăm, cho quà và tiễn Hiền ra cửa. Hiền nhẹ nhàng bước lên chiếc xe cyclo chờ sẵn, quay chào Tính một lần nữa. Tính đứng bên cửa nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất sau góc đường Trần Nhật Duật.
**
Hoa phượng vĩ bên sông Hàn nở, mùa hè tới. Bãi trường và thi cử. Học sinh nam nữ các lớp dưới chia tay nhau hẹn mùa tựu trường tới. Lớp Hiền chuẩn bị thi tú tài I.
Một năm rưỡi nay Tính thấy nghề dạy học chán nản, không còn thấy phấn khởi như những năm đầu tiên. Sau khi giúp vợ tạo một cửa hàng tạp hóa bảo đảm kinh tế gia đình, Tính quyết định bỏ nghề dạy học. Tính nộp đơn vào Cao học kinh tế tại Đà lạt. Vốn có bằng cử nhân giáo khoa sinh hóa học, Tính được tuyển thẳng vào năm thứ nhất Cao học kinh tế. Tốt nghiệp Tính được bổ làm trưởng ty kinh tế tỉnh Quảng Nam gồm có thành phố Đà Nẵng. Hiền sau khi thi đỗ tú tài II vào học văn khoa tại Sài Gòn.
Từ bộ Giáo dục qua bộ Kinh tế, cũng là công chức, nhưng công việc hằng ngày khác xa nhau. Nghề dạy học trầm lặng, không đương đầu với nhân sự và quyền lợi tròng tréo như bên kinh tế. Chiến tranh tăng cường độ, viện trợ nước ngoài giảm theo đà của cuộc thương thuyết tại Paris, kinh tế khó khăn, họp hành tại bộ liên miên. Không tháng nào Tính không vào họp tại Sài gòn. May nhờ Air Việt Nam bắt đầu dùng máy bay Boeing bay đường Sài gòn – Đà Nẵng nên việc đi lại của Tính cũng bớt vất vã.
**
Hôm nay trời xấu. Phía nam đèo Hải Vân mây xuống thấp, chuyến máy bay thường lệ của đường bay Sài gòn – Đà Nẵng – Sài gòn ra trễ hơn một giờ. Ngồi trong phòng khách phi trường Đà Nẵng Tính chờ đáp chuyến bay Air Việt Nam phi vụ D115 bay trở lại Sàigòn dự buổi họp Ty trưởng kinh tế toàn quốc đầu năm. Chuyến bay muộn vắng khách, một số hành khách là sinh viên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Tính chợt thấy Hiền trong đám sinh viên. Tính không nhầm được thân hình thon nhỏ của Hiền trong đám sinh viên đang chuyện trò với nhau. Hiền không dùng mầu tím như ngày xưa, Hiền mặt một chiếc áo lụa mỏng mầu hồng nhạt, khoát bên ngoài một chiếc áo len dài tay mầu gạch. Nắng chiều làm đôi má Hiền ửng hồng. Hiền và một người nữ sinh viên khác trò chuyện vui vẻ không quan tâm đến những hành khách khác.
Máy bay tới, chờ khách xuống hết, nhân viên phục vụ chi nhánh hàng không mời hành khách lên tàu. Ai cũng có vẻ vội vàng nhìn trời xấu và từng đám mây vần vũ kéo tới. Đoàn sinh viên chen nhau lên tàu trước. Quen đi chuyển bằng đường hàng không, Tính chậm rãi xách hành lý bước lên mấy bậc thang, len qua cửa máy bay, bước dọc theo đường hành lang giữa hai hàng ghế tìm số ghế của mình. Đi qua dãy số 37 Tính thấy Hiền ngồi bên khung cửa sổ.
Tính ngừng lại vừa đủ để không làm trở ngại những người khách sau lưng nhìn Hiền, giọng reo vui.
- Cô Hiền! Bao nhiêu năm mới gặp lại cô!
Hiền đã cài giây lưng an toàn, nhìn lên, không ngạc nhiên, như đã nhận ra Tính trong số hành khách.
- Chào thầy Tính, à không … chào ông trưởng ty. Cũng lâu lâu lắm em mới gặp được thầy.
Thấy một ghế trống cạnh Hiền, Tính hỏi có ai ngồi đó chưa, Tính ngồi được không? Hiền nói máy bay vắng khách chắc không có ai ngồi. Tính đẩy cái xách tay vào ngăn để hành lý bên trên các dãy ghế ngồi, và ngồi xuống chiếc ghế trống cạnh Hiền.
Tính cảm thấy nóng. Dạy Hiền một năm, mỗi tuần lễ 4 giờ, những lúc vui Tết, chuyện trò, hay trả lời những câu hỏi về giáo khoa của Hiền, Tính chưa bao giờ cảm thầy gần Hiền như hôm nay. Thân nhiệt từ người Hiền như đang bủa vây Tính.
Máy bay cất cánh, xóc khi lấy cao độ. Tính và Hiền trao đổi câu chuyện để nối lại khoảng trống từ khi Hiền vào đại học, và từ lúc Tính bỏ trường. Tính biết được Hiền đang học năm thứ ba chuyên ngành văn chương Nhật Bản, và sống một mình tự lo nấu nướng tại một căn phòng trong một cư xá do ba Hiền thuê lại của một người bạn làm ăn khá giả tại Sài Gòn trên đường Trương Minh Giảng. Hiền vẫn sống vậy, chưa có người yêu -Hiền cười -Hiền định xong văn khoa sẽ xin ba sang Nhật học tiếp. Tính kể cho Hiền biết việc Tính chán nghề dạy học chuyển sang ngành kinh tế, về tình hình kinh tế nước nhà, sự bận bịu và trách nhiệm của công việc mới, về gia đình, về hàng xén khá giả của vợ, về các con học giỏi lên lớp đều, nhất là Xuân năm nay 14 tuổi đã ra vẻ một cô gái hiền thục.
Tính nói:
- Thỉnh thoảng chúng nó hỏi “Cái cô học trò của ba đến cho quà Phục sinh năm kia đâu rồi”.
Rồi Tính tiếp:
- Tôi trả lời như ước vọng của tôi: “cô ấy học thành tài, ra trường, lập gia đình với một người cô ấy yêu và sống hạnh phúc lắm”
Tính cho biết đã đổi chỗ ở và lấy bút ghi địa chỉ cho Hiền. Hiền nói:
- Thầy khỏi ghi. Ở Đà Nẵng ai cũng biết nhà ông trưởng ty kinh tế ở đâu. Thỉnh thoảng em có chạy xe qua nhà thầy, thấy cửa lúc nào cũng đóng.
Tính trả lời, vui vui về sự quan tâm của cô học trò cũ:
- Vợ tôi bận rộn với cửa hàng, mấy đứa nhỏ đi học, tôi bận ở sở, ban ngày có ai ở nhà đâu mà mở cửa.
Máy bay bổng xóc mạnh. Cao độ giảm dần. Tính và Hiền ngưng câu chuyện nhìn ra ngoài. Mây trắng lướt nhanh, bên dưới dòng sông Cửu Long uốn éo hiện dần qua cửa sổ máy bay. Thấy Hiền hơi mệt Tính khuyên Hiền ngả người nghỉ một chút. Hiền ngiêng đầu trên mép lưng ghế về phía Tính, đôi mắt khép hờ mệt nhọc. Ông gió nhỏ trên trần thổi mấy sợi tóc của Hiền phủ lên vai Tính. Tính để yên hưởng cái cảm giác nhè nhẹ, chơi vơi và huyền diệu pha lẫn với mùi hương phấn tỏa ra từ đôi má của Hiền mà Tính cảm nhận một cách khi có khi không từ khi bước lên máy bay.
Hai bánh máy bay chạm đất, bung lên rồi chạm lần thứ hai trước khi chịu chạy dài trên phi đạo, giảm dần vận tốc. Hiền bừng tỉnh, hai người nhìn nhau mĩm cười.
Máy bay ngừng hẳn. Tính và Hiền lấy hành lý theo hành khách bước xuống và lên xe của hãng chở về trạm hàng không Sài Gòn nằm trong khu hỏa xa gần chợ Bến Thành. Hiền im lặng ngồi bên Tính. Tính cũng im lặng nhìn khung cảnh sinh hoạt về chiều của Sài Gòn qua khung cửa.
Đến trạm, Tính định chia tay. Bỗng Hiền bước tới trước mặt Tính, cung cách nghiêm trang nói:
- Trời cũng gần tối rồi, thầy có thể gọi taxi đưa em về cư xá được không?
Tính trả lời không suy nghĩ:
- Tiếc quá, hôm nay ông bộ trưởng gọi họp đêm, tôi không đưa cô về cư xá được. Tôi sẽ gọi taxi giúp cô.
Nói xong Tính biết mình nói dối. Ngày mai mới có buổi họp. Tính định ngoắt một chiếc taxi thì Hiền đã quay gót lẫn vào đám đông không một lời. Tính chưng hững cảm nhận sự thiếu tế nhị của mình. Một chiếc taxi trờ tới Tính bước lên xe, đọc cho tài xế địa chỉ khu tạm trú của bộ Kinh tế trên đường Tự Do.
**
Nhiều năm sau, hằng chục năm sau, sự việc hôm đó là điều làm Tính bận tâm nhất trong tất cả mọi mối bận tâm. Tính không bao giờ gặp lại Hiền. Mọi nỗ lực tìm kiếm đều vô ích. Tính cũng không bao giờ hiểu được phản ứng của mình hôm đó. Tính không phải là người giữ mọi tiêu chuẩn đạo đức. Đạo đức đối với Tính là không dùng quyền thế, tiền tài hay bất cứ gì ép buộc ai làm điều họ không muốn. Ngoài ra đều là đạo đức theo nghĩa rộng của nó. Tại sao Tính lại chạy trốn? Nếu hôm đó Tính về cư xá với Hiền, ít nhất là Tính đã che chở Hiền vì qua lời nhờ vã chứng tỏ Hiền sợ đi xe một mình khi trời đã tối. Tính không tin Hiền lo sợ đến thế đối với một sinh viên đã ở Sài gòn một mình ba năm. Và dù không phải sợ Hiền mới nhờ Tính chứng tỏ Hiền có cảm tình với Tính muốn Tính biết nhà, muốn có thêm giây phút trò chuyện với Tính. Đi xa hơn Hiền có thể mời Tính ở lại ăn cơm tối. Rồi sao? Sao thì đến phút cần trắng ra trắng đen ra đen sẽ tính. Nhưng Tính vốn là một người yếu đuối về tình cảm và cảm tình của Tính dành cho Hiền ấp ủ bao nhiêu năm biết nó sẽ bộc lột hay bùng nổ như thế nào. Hiền có phòng trọ riêng, Tính có tự do của một người “độc thân tại chỗ”. Có thể kềm chế được không? Và rồi cuộc đời của Hiền, và sự nghiệp của mình?
Nhưng Tính không có thì giờ suy nghĩ và lý luận trong giây phút bất chợt đó. Nghĩ cho kỹ chỉ là “nhát” hay nặng hơn một chút là “hèn”, hay vừa hèn vừa nhát. Mỗi khi nhớ lại đôi mắt giận hờn và thất vọng của Hiền khi quay lưng lẫn vào đám đông Tính thấy hằng loạt câu hỏi trở lại chất vấn mình. Và không một lần Tính tìm được một lý luận để hóa giải sự lấn cấn trong lòng. Thời gian chỉ làm cho sự lấn cấn của Tính càng tăng trưởng vì trên hai thành phố Sài gòn và Đà Nẵng Tính đã không bỏ sót một nơi nào không tới. Tính từng đến đại học văn khoa Sài gòn. Câu trả lời của cô thư ký đại học vẫn là: cô Hiền đã thôi học rồi. Nơi nhà của Hiền ở Đà Nẵng thì vẫn câu trả lời của chị giúp việc, cô Hiền học ở Sài gòn ít khi về. Hằng ngày ngoài giờ làm việc trở về nhà với vợ và con Tính mới thấy có một sự nâng đỡ tinh thần. Gia đình yên vui và Tính tin rằng dù ở phương trời nào Hiền cũng được bình an.
Chiến cuộc lan tràn. Cao nguyên thất thủ. Các tỉnh địa đầu bị uy hiếp. Tính đem gia đình theo nhân viên của bộ Kinh tế vào Sàigòn bằng chuyến bay Air Việt Nam cuối cùng. Tài xế của sở chở gia đình ra phi trường, trong khi Tính dùng xe nhà chạy tạt qua nhà của Hiền. Bên ngoài chiếc cửa gỗ có đóng một nẹp gỗ. Tính yên tâm.
Tháng cuối cùng ở Sài gòn trước khi mang gia đình theo đoàn tàu hải quân rời nước,Tính bị dằng vặt bởi một cuộc đấu tranh nội tâm mà hai phe không có hình thù cũng như không giới tuyến. Ở hay đi. Ở? Quá hiểm nguy cho bản thân và bấp bênh cho gia đình. Ra đi? Phương trời cách biệt. Hiền sẽ ra sao. Nghĩ đến “thân gái trong cảnh loạn li” Tính thấy chua xót trong lòng. Tin về những chuyến tàu biển Đà Nẵng vào Sài gòn đầy cảnh hãm hiếp, giết người cướp của làm cho Tính không thể nhắm mắt tìm giấc ngủ trong những đêm dài trằn trọc.
Nhưng bão tố không nương ai và thời gian không chờ ai. Gia đình Tính theo đoàn tàu định mệnh sang Subic Bay, sau đó Guam, rồi trại tị nạn Arkansas, trôi nổi như chiếc lá giữa dòng.
Và cuộc sống đưa mọi người vào cái khía nó dành cho mỗi người. Tính vào ngành khách sạn, và sau hai năm học trở thành một nhân viên trung cấp trong hệ thống khách sạn Hyatt làm việc tại thành phố Phoenix. Công việc vững vàng, vợ Tính ở nhà lo mấy cháu Xuân, Lan và Vũ. Cả ba đều đã lớn. Xuân vào đại học, Lan và Vũ học Trung học. Ba chị em chia nhau một chiếc xe đưa nhau đi học.
Xuân học ngành thương mãi, ra trường theo ngành địa ốc. Sau khi hai em của Xuân ra trường Tính cũng vừa đến tuổi nghỉ hưu.
**
Las Vegas trong những năm gần đây do ảnh hưởng thay đổi toàn cầu, mùa hè nóng nhưng mùa đông lạnh hơn thường. Tính ít ra ngoài làm vườn và săn sóc mấy gốc hồng. Hoa hồng mùa đông cũng ít khoe sắc hơn mùa Xuân.
Chiều nay ngồi bên lò sưởi đốt bằng gỗ cây trong vườn, nghe tiếng tí tách của lửa Tính lật lật nhìn mấy tờ báo vợ Tính vừa mang ngoài phố về hôm qua. Ở Las Vegas xa khu người Việt gia đình Tính dùng chợ Mỹ, nhưng mỗi tháng vợ Tính theo xe đò về khu tiểu Sài gòn một lần để cho đở nhớ Việt Nam, nói theo lối nói của vợ Tính, và mua thực phẩm Á đông. Mỗi lần vợ Tính không quên mang về một chồng báo Việt ngữ, trong đó không khi nào thiếu ba tờ báo Người Việt, Việt Báo và tờ tuần báo Triều Dâng.
Tính thường đọc Triều Dâng trước. Báo có bài nằm, trong khi Người Việt và Việt Báo là báo hằng ngày nên hầu hết tin tức Tính đã biết qua bản tin TV hằng ngày. Tờ Triều Dâng kỳ này có hình bìa ca sĩ Ngọc Lan vừa mới qua đời do bệnh ung thư. Hình mầu in kỹ thuật mới nhất trên giấy láng. Khuôn mặt nhìn nghiêng, tóc cắt ngắn, chiếc mũi cao, đôi môi khêu gợi, nhìn hình cô không ai có thể nghĩ cô đã ra người thiên cổ. Dưới tấm hình tòa báo in đậm nét chữ lã lướt của một hoa tay nào đó: “Tiếng hát một thời.” Tính lật bên trong tìm những bài chính. Qua trang giới thiệu nhân viên tòa báo, Tính thấy giới thiệu nhân viên phụ trách quảng cáo của báo Triều Dâng là cô Quỳnh, một nhân viên đồng hóa của ty kinh tế Đà Nẵng ngày trước. Một ý nghĩ chợt đến với Tính, đăng tin tìm Hiền. Tờ Triều Dâng ngoài ấn bản in còn ấn bản điện tử hằng ngày có hàng nghìn độc giả trên thế giới đọc.Tính nhấc điện thoại gọi cô Quỳnh. Sau lời thăm hỏi và mừng rỡ gặp lại nhân viên xưa Tính nhờ tòa báo đăng một mẫu tin tìm thân nhân.
Tin đăng nhiều kỳ cách nhau mỗi tuần. Tin đi mãi không có tin về và Tính quên bẵng chuyện nhắn tin tìm Hiền. Những gốc hồng chung quanh nhà càng trỗ nhiều hoa. Cánh hoa rơi rụng đỏ cả một góc vườn. Gió sa mạc bắt đầu thổi báo hiệu mùa thu.
**
Cơm chiều xong, Tính ngồi lại phòng khách im lặng xem prime time news của đài NBC, rồi bước lên phòng làm việc, không bàn chuyện thời sự với vợ như thường lệ. Vợ Tính hơi ngạc nhiên, nhưng không hỏi. Ngày mai bà còn nhiều việc phải làm.
Tính ngồi vào bàn giấy, ghi chép vài điều rồi bóc thư Hiền. Trang giấy mỏng rung rinh dưới ánh đèn.
Sapporo ngày …..
Thưa thầy,
Em rất xúc động khi một người bạn chuyển mục nhắn tin của thầy. Em tưởng mọi việc đã đi vào quá khứ. Nhưng không, nó còn sống, bằng chứng là em còn đây và thầy còn đó vẫn nhớ chuyện xưa. Chuyện xưa chẳng có gì ngoài buổi gặp gỡ thầy lần cuối trên chuyến bay Air Viet Nam, nhưng đó là chuyện đáng nhớ nhất, em chắc như vậy, vì không có buổi gặp gỡ đó thì đã không có mẩu báo tìm thân nhân thầy vừa đăng trên tuần báo Triều Dâng. Em rất buồn và vẫn còn buồn phản ứng của thầy hôm đó và nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của em cho đến ngày hôm nay.
Sau buổi đó quan niệm của em về chính em và về nhiều vấn đề khác thay đổi hẳn. Em không tin có một định nghĩa nào của tình cảm. Mọi thứ đều là cân nhắc, đo lường, tính toán. Và em kết luận: để sống trong cuộc đời này mình cần thực tế chớ quan niệm lý tưởng viễn vông. Đó là cuộc đời của em từ giờ phút đó đến nay, lúc ngồi viết thư này cho thầy. Em còn can đảm để viết vì cái mẫu tin tìm thân nhân của thầy là một minh chứng tình cảm còn có một định nghĩa. Con người có thể bị lễ nghi, giả dối, quyền lợi và sự hèn nhát cấm sống thật với lòng mình, nhưng con người có khả năng vùng dậy để tuân phục tình cảm của mình.
Thưa thầy. Em đã trốn thầy từ ngày đó. Phải mất công đút lót cô thư ký đại học văn khoa dặn dò và cả cô người làm ở nhà để không tiết lộ bất cứ một điều gì về em. Em giận thầy. Nghĩ lại em thấy thật phi lý vì chính trong thời gian đó em chỉ mong học thành tài, làm một cái gì nổi bật để bạn bè và thầy biết em vẫn còn đây.
Biến cố tới, và khi Sài Gòn bất ổn em vội vàng về Đà Nẵng sắp xếp cho bố mẹ và Hậu di tản vào Sài Gòn. Vào một ngày cuối tháng Ba, gia đình em đã vào tới Sàigòn bằng Air Vietnam. Ba em hứa sẽ vào sau. Không may sự hỗn loạn phút chót làm ba em không rời Đà nẵng được. Ba đi cải tạo và đã bỏ mình tại trại Yên Phước ngoài miền Bắc năm 1982. Hậu có một tình nhân là một sĩ quan Không quân và đã theo người yêu di tản khỏi Sàigòn vào ngày cuối cùng bằng máy bay phản lực bay sang Utapao, Thái Lan rồi từ đó đi Hoa Kỳ định cư. Hậu hiện sống tại Portland, bang Oregon. Sau khi những người lính miền Bắc vào chiếm Sàigòn, mẹ em nhờ số vốn mang theo đã mở một tiệm buôn đồ cổ. Tại sao lại đồ cổ? Vì ai cũng có một món gì để bán sau những ngày lộn xộn hôi của. Việc buôn bán khấm khá. Khách chơi đồ cổ là những người có thế lực mới. Họ có nhiều tiền và muốn hưởng một cái gì có tinh thần một chút. Phần em, em tìm đến mấy tiệm Sony của Nhật còn làm ăn ở Sàigòn và rất may kiếm được một chân thông ngôn cho đại diện Sony tại Sàigòn với chính quyền mới. Công việc nhàn hạ, lương tốt thỉnh thoảng lại được tháp tùng ông giám đốc đi Nhật. Trong những chuyến đi ông giám đốc có lúc muốn mua chuột em. Thì có mất mát gì vừa hưởng thụ vừa được ưu đãi, ông ta nghĩ vậy. Nhưng em không thấy thích thú gì, ngôn ngữ chưa đến độ để hiểu nhau, ông ta người múc ních những thịt không có gì có thể mang lại cho em một chút ham muốn. Hiểu thái độ của em ông không ép, không làm áp lực, không lợi dụng bờn xơm. Em nễ người Nhật ở chỗ đó. Họ sòng phẳng, biết điều. Lần lần em rảnh nợ ít thấy tên em trong những người đi Nhật công tác. Thay vào đó mấy cô nhân viên khác đẹp hơn và dễ tính hơn.
Nhưng số em không thoát khỏi tay người Nhật. Em mạng hỏa, cờ Nhật lại tỏa ra lửa! Tại sở em làm việc với ông trưởng phòng Kashimo. Kashimo dạy em học thêm tiếng Nhật, và em có nhiệm vụ dạy tiếng Việt cho ổng. Kashimo là một người kín đáo, trong bao năm ông không hề cho em thấy tình cảm của ông. Thế nhưng một tuần lễ trước khi ông hết khế ước tại Việt Nam lên đường về nước ông mời em đến tham dự một buổi dạ vũ tiễn biệt tổ chức tại nhà một người bạn. Sau khi chủ nhà khai mạc dạ vũ, là bản Tango, ông Kashimo mời em. Điệu nhạc đang reo, và trong lúc em đang chú ý để bước cho đúng nhịp Kashimo nói nhỏ vào tai em:
- Cô Hiền, tôi sắp rời Việt Nam. Tôi yêu cô và muốn cưới cô làm vợ, Nếu cô bằng lòng thủ tục hôn lễ sẽ được cử hành trong vài hôm tại tòa đại sứ Nhật Bản và cô sẽ theo tôi về Nhật.
Em bàng hoàng không tin vào tai mình. Em chạy trốn:
- Thế bỏ mẹ lại cho ai?
Kashimo trả lời như đã tính trước:
- Tôi sẽ xin một thủ tục đặc biệt và Mẹ sẽ sang với chúng ta trong vòng một năm.
Thế là em trở thành vợ một người Nhật. Kashimo là một người chồng tốt. Hiện em ở Sapporo, một thành phố cực bắc Nhật Bản tuyết giá và động đất quanh năm. Mẹ ở đây với em. Em có hai trai, đều đang học đại học. Chúng không nói được tiếng Việt. Điều duy nhất chúng nó biết là Tết Việt Nam và Tết của Nhật không giống nhau. Cứ mỗi lần Tết đến, Mẹ và em tổ chức trang hoàng nhà cửa thiết lập bàn thờ, dựng cây nêu như đang ăn Tết ở Việt Nam.
Mấy tháng sau tháng Tư giông tố ở Sàigòn em thường nghe các chương trình phát thanh bằng tiếng Việt của đài BBC và đài VOA để nghe tin tị nạn và những mẫu nhắn tin. Không nghe nhắc đến tên thầy. Nghĩ là thầy đã an toàn đâu đó trên trái đất này. Em đã cầu nguyện và chỉ biết cầu nguyện. Phần em chôn mình nơi chốn giá lạnh này mà em đã chọn làm “home” theo nghĩa của người Mỹ. Em nghĩ cánh cửa đời mình đã đóng chặt rồi.
Bỗng mẫu tin tìm thân nhân của thầy đến. Thì ra mình còn có một chút hương xưa, một “sweet home” chôn mãi trong lòng.
Chúc thầy và quý quyến ngủ ngon.
Hiền
**
Tính im lặng xếp thư Hiền, bỏ vào ngăn kéo, bước đến cửa sổ kéo chiếc cửa kính để ngăn mưa đang tạt vào phòng. Trời đỗ mưa lúc nào Tính không hay. Tính yên lặng nằm xuống giường kéo chiếc chăn lông vịt phủ kín người tận cổ. T`ính nằm yên như vậy tìm giấc ngủ như thói quen mỗi khi Tính có điều gì bức xúc trong lòng. Gió sa mạc đánh sầm sập vào chiếc cửa sổ phòng Tính.
Trần Văn Sơn
May 24, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
Trần Văn Sơn http://www.vnet.org/tbn
LÊ DINH * TẠI SAO TÔI VƯỢT BIÊN?
Đôi dòng tâm sự
TẠI SAO TÔI VƯỢT BIÊN?
Đời đời nhớ ơn anh Nguyễn văn Sinh,
thiên sứ Trời sai xuống để cứu 39 sinh mạng thoát khỏi gông cùm CS.
Lê Dinh
--------------------------------------------------------------------------------
Những ngày cuối cùng của VNCH, trong khi đa số người dân cả thành phố xôn xao, chạy đôn chạy đáo tìm phương tiện để thoát khỏi lưới chụp của CS thì tôi ung dung tìm bao cát, bao gạo để xung quanh "divan", làm hầm trú tạm cho gia đình, nếu lỡ có xảy ra chạm súng đâu đó quanh đây và không quên mang vào trong hầm một cái máy thu thanh nhỏ để theo dõi tin tức. Đầu óc tôi lúc đó nghĩ thật đơn giản và khá ngây thơ rằng nếu CS chiếm Saigon, chiếm cả miền Nam thì bất quá cũng như một cuộc đảo chánh, từng xảy ra nhiều lần trước đây, vậy thôi. Mà nếu họ muốn trả thù, thì trả thù những người giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy của chính phủ, chứ còn mình - chỉ là một công chức nhỏ bé của đài phát thanh, một người dân thường - họ bắt để làm gì? Mặc cho những lời khuyên của thân nhân, của gia đình, bảo phải tìm phương kế để lánh nạn, nhưng tôi cứ nhất quyết ở lại, kêu gọi cả nhà chui vào hầm trú ẩn, có chiếc máy thu thanh là bạn để theo dõi tin tức từng giờ.
30 tháng tư 1975, tiếng ra rả đuổi tất cả nhân viên cơ quan Mỹ (DAO) ra khỏi nước còn phát thanh trên làn sóng điện khiến mọi người càng hối hả hơn, xe cộ ngược xuôi chật cả đường lộ. Rồi lời hiệu triệu của Tổng thống Dương văn Minh ra lệnh quân lực VNCH buông súng, rồi nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn lên đài hát bài «Nối vòng tay lớn» (không đàn đệm). Vài nhạc sĩ khác của miền Nam cùng vài nhân viên (nằm vùng) của đài cũng lên đài kêu gọi tất cả những nhân viên và nghệ sĩ hãy trở lại làm việc để «giữ liên tục tiếng nói quốc gia». Thế là hết. Quyển sách cũ đã xếp lại để một trang sách mới được mở ra mà tôi đinh ninh rằng cũng chẳng đến đổi nào. Việt Cộng cũng là người chứ bộ. Nếu trả thù, họ trả thù những người quyền tước to lớn chứ nếu bắt giam hết cả nước thì còn ai để mà làm việc. Dẹp bỏ hầm trú ẩn, tôi ôm một đóng sách ra nằm ở chiếc võng ở ga-ra để đọc cho qua những giờ phút nóng bỏng của buổi đầu, nhất là tạp chí «Huyền bí» để chiêm nghiệm cuộc đời.
Một hôm, vào lúc 6 giờ sáng, có tiếng bấm chuông. Tôi ra mở cửa thì một chú nhỏ khoảng 12, 13 tuổi, con của anh Hai đổ rác mướn trong xóm, tay cầm một quyển tập học trò cũ và một cây bút chì, bước vào nhà. Liếc qua mấy cái chuồng gà mà gia đình tôi nuôi ở ga-ra để lấy trứng ăn, cậu ta nói với tôi cho cậu ta ghi tổng số gà. Xong xuôi, cậu nhỏ ra về. Rồi thỉnh thoảng cách vài hôm, cậu ta trở lại để kiểm tra nữa. Có một hôm, sau ghi đếm xong, cậu ta hỏi tại sao thiếu một con gà mái. Tôi bảo rằng con gà này đã chết, chúng tôi đã quăng đi rồi. Cậu ta bảo phải giữ lại để làm bằng. Thấy chuyện nuôi gà quá rắc rối, chúng tôi kêu người bán đổ bán tháo hết chuồng gà ngay ngày hôm sau, nhưng không quên «mời» cậu nhỏ tới chứng kiến và làm biên bản chuyện bán gà.
Một hôm, tôi về Gò Công để thăm ba má tôi. Đi bằng xe lam ra bến xe thì chuyến xe trưa đã chạy, chỉ còn chuyến chót sẽ khởi hành lúc 2 giờ. Đường Sài Gòn - Gò Công, qua ngỏ Chợ lớn, Cần Giuộc, Cần Đước, chỉ khoảng 60 cây số nhưng có không biết bao nhiêu là trạm gác. Chạy được một đoạn, xe lại phải ngừng để những thanh niên nam nữ đội nón tai bèo, mang băng đỏ ở cánh tay lên lục soát, không biết để tìm cái gì. Đến phà Cầu Nổi, ở phía bên Gò-Công, chỉ còn chừng 10 cây số nữa là tới chợ Gò Công, có một trạm gác chính. Xe phải dừng ở trạm này khá lâu, tất cả hành khách xuống hết để xe trống cho họ lên làm việc. Xong xuôi, chừng 30 phút sau, họ bảo tất cả hành khách lên xe, trừ một người duy nhất... là tôi. Họ cho xe chạy trong khi giữ tôi lại, không biết để làm gì? Tôi thầm nghĩ, chết rồi, họ biết mình làm việc ở đài phát thanh, biết mình bao lâu nay sáng tác nhạc chiến dịch chống CS - như vụ Mậu Thân, mùa Hè đỏ lửa, vụ CS pháo kích vào trường Tiểu học Cai Lậy - có lẽ họ sẽ giam mình mút mùa. Một chú bé con, khoảng 15 tuổi, vai mang súng dài, tay mang băng đỏ tiến đến bảo tôi theo cậu ta vào bót. Tôi được cậu ta ra lệnh ngồi ở một chiếc băng gỗ trong phòng để chờ. Khoảng 10 phút sau, cậu nhỏ này trở ra, chễm chệ ngồi vào bàn viết và bảo tôi ngồi ở ghế đối diện:
- Ông có biết là cách mạng giữ ông ở lại về tội gì không?
- Dạ... dạ thưa... (tôi không biết gọi cậu ta bằng gì vì không lẽ nói «dạ thưa... cháu», vì tuổi cậu ta còn nhỏ tuổi hơn con của tôi)... dạ thưa không biết.
- Ông không biết, vậy là tội của ông gấp đôi.
- Dạ.
- Sống với cách mạng mà ông kém văn hóa quá. Ông chưa gột rữa hết tàn dư của Mỹ Ngụy, cho nên ông còn để... tóc dài như vậy.
Trời ơi, may quá, tưởng chuyện viết nhạc ngày trước hay chuyện gì lớn lao như họ đã biết mình làm việc ở Đài phát thanh (Tôi xin nghỉ việc từ đầu năm 1974, nhưng đến ngày 1-01-1975, ông Lê Vĩnh Hòa, Tổng Cục trưởng Truyền Thanh và Truyền Hình mới ký giấy cho tôi nghỉ việc và nhờ vậy, tôi không phải trình diện học tập, vì khi CS vào, tôi chỉ là một người dân thường), hoặc nói xấu hay chống đối Cách mạng chứ cái chuyện tóc dài này, chính tôi cũng không để ý tới nữa. Đổi đời, mình lo cơm gạo, lo bán đồ đạc, bán quần áo ở chợ trời để mua gạo và thức ăn còn chưa xong, thì cái chuyện tóc dài, tóc ngắn có cần gì phải lo, có cần chưng diện với ai đâu mà phải sửa sang sắc đẹp. Mà tóc tôi có dài lắm đâu, chỉ lù xù một chút phía sau ót, thế mà bị cậu nhỏ giảng «morale» một hồi. Nào là, cách mạng khoan hồng cho ông lần này, chứ lần nữa thì ông phải đi học tập, nào là ông lớn tuổi rồi mà không thức thời, không theo kịp bước tiến của cách mạng, không gột rữa hết cái hư thối của thực dân, phong kiến v.v... Tôi được chú nhỏ «khoan hồng» cho ra khỏi bót lúc 6 giờ chiều, giờ mà không còn một chuyến xe nào về Gò Công nữa. Lần vào trong xóm gần đó, tôi hỏi thăm mới tìm được một chiếc xe lam, bao luôn chuyến, nhờ ông chủ xe lam chở đi Gò Công, không quên nói với ông ấy rằng đừng bỏ tôi ở bến xe mà phải chở tôi về tận nhà để lấy tiền trả cho ổng vì trong túi tôi không có tiền.
Rồi lại còn chuyện học tập phường khóm. Chuyện này thì mọi người có nếm mùi CS đều biết. Cứ hôm nay chồng, ngày mai vợ, luân phiên lên trụ sở phường để học tập, nhưng học tập cái kiểu gì mà «thầy giáo» và «cô giáo» là những ông đạp "cyclo" hàng ngày ở Bà Chiểu, Gia Định và những chị bán cá ở Ngả Ba Cây Thị. Thật đúng như câu ca dao dân gian «Chừng nào đổi lại xài xu, thằng khôn đi học, thằng ngu dạy đời». Trong số «học trò» có rất đông trí thức, giáo sư, sinh viên, chẳng hạn như ông thẩm phán ở cạnh nhà tôi, buổi học tập nào cũng thấy có mặt ông trong lớp học... đạp "cyclo" này.
- Các anh, anh nào cũng khai có bằng cấp Tú Tài «Một» (Tú Tài I) và Tú Tài «Mười Một» (Tú Tài II) cả, vậy mà các anh không thông suốt đường lối của cách mạng. (Các ông «thầy giáo» nhìn số II La Mã, đọc ra số Mười Một).
- Các ông các bà biết không, hai nước «Một Răn» (Iran) và «Một Rắc» (Irak) là hai nước anh em của chúng ta.
- Đồng bào có biết không, trên thế giới bây giờ chủ nghĩa xã hội chiếm hết 90 phần trăm rồi (!). Chỉ còn lại một vài nước tư bản người bóc lột người thôi, nhưng cũng không bao lâu nữa đâu, xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là đàn anh Liên sô vĩ đại và Trung quốc vĩ đại sẽ triệt tiêu tất cả.
- Bà con biết không, Mỹ chỉ là con cọp giấy thôi v.v. và v.v...
Rồi chiếc loa phóng thanh gắn ngay ở ngả tư lại rỉ rả tối ngày «Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng» và tiếng eo éo, chát tai của nữ xướng ngôn viên người miền Bắc kêu gọi mọi người thức dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục: «một hai, một hai», nghe thật muốn điên. Lại thêm đứa con trai của tôi, mới 17 tuổi, mà bị kêu đi nghĩa vụ ở Kampuchea. Mỗi lần, công an phường đến xét nhà, thằng nhỏ phải trốn trong một cái hồ bằng xi-măng cạn nước trên nóc nhà tắm, công an hạch hỏi, chúng tôi bảo rằng thằng nhỏ đã về quê nội ở Gò Công, chưa thấy trở lên.
Thôi, không thể nào tiếp tục như thế này được nữa rồi. Đồ đạc trong nhà cũng đã bán hết sạch, từ radio, quạt máy cho đến bộ salon, từ chiếc xe hơi cho đến chiếc xe Lambretta rồi tới chiếc xe đạp, tất cả đều ra đi để nuôi sống chủ nó và gia đình được ngày nào hay ngày nấy. Cũng đã gần 3 năm nếm mùi CS rồi, 3 năm biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, 3 năm rồi mới tin những gì đồng bào di cư từ miền Bắc năm 1954 nói là thật, thôi thì thà chết chứ không sống với CS được. Trong thời gian này, tôi có làm một bản nhạc... gọi là chống Cộng cũng được nhưng sự thật để nói lên sự suy nghĩ của tôi lúc đó. Tôi thành hình và ghi nhớ nhạc và lời trong đầu để một năm sau, khi vượt biên lần thứ hai thành công qua Đài Loan, tôi mới ghi ra giấy, đó là bài Hận Ca I, mở đầu cho tập nhạc «Mười bài hận ca» trong giai đoạn tôi ở đảo Peng Hu, Đài Loan (đã được Trung tâm Băng nhạc Bốn Phương ở Cali thu thanh vào "cassette" năm 1979):
«Lầm than ôi 3 năm, dân Việt Nam khốn khó ngàn ngày rồi
Trời phương Nam điêu linh mây mù che mờ trên núi sông
Lời gào thét khắp cùng trời cao, vì bầy thú đã lìa rừng sâu, làm cho quê hương đổ máu.
Mẹ già ngước mắt nhìn đàn con, tìm cuộc sống khắc khổ thảm thương, VN quê hương héo mòn...» (Đoạn đầu Hận Ca I)
Cuối năm 1978, phong trào vượt biên lên cao hơn bao giờ hết. Ở khắp các ngả tư, các công trường như công trường con Rùa... đồng bào mình, nhất là nam giới lớn tuổi, cựu công chức... thường hay tụ họp - mặc sự dòm ngó của những tên Công an mang súng đi qua đi lại - để cho nhau những tin tức làm phấn khởi người ở lại như những câu sấm, loại «3 năm 9 tháng cơ hàn» để tự an ủi lòng rằng thôi ráng chịu đựng bà con ơi, trong 3 năm 9 tháng nữa CS sẽ tiêu tùng. Rồi nào là:
«Ô hô thế sự tự bềnh bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
HỒ ẩn thâm trung, MAO tận bạch
Kình du hải ngoại huyết lưu hồng»
Toàn những câu sấm để an ủi 25 triệu người miền Nam trước cảnh nước mất nhà tan. Nhà nào đóng cửa im ỉm lâu ngày thì nhà đó đã vượt biên thành công... toàn là những tin tức làm nôn nóng lòng người ở lại, và đồng thời cũng để... khuyến khích họ tìm phương cách ra đi.
Trong tình huống đó, may thay (hay rủi thay), có một bà, người quen của gia đình tôi tới cho hay rằng có một ông nọ làm hiệu trưởng ở miền Hậu Giang, không thể nào chịu nỗi chế độ CS, cho nên ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh tiền cho nên ông ta kêu gọi sự đóng góp của vài người thật lòng, đáng tin cậy, mà cũng thù ghét CS như ông để cùng ông ta trốn khỏi chốn này. (Sau khi vào tù, tôi - nhờ các bạn tù cho biết - tôi mới biết tên này là một tên công an CS, bí danh Ba Sơn, có mả đẹp trai, ăn mặt chải chuốt, như một công dân của VNCH, được CS đưa ra tổ chức những chuyến đi giả tưởng, đánh lừa đồng bào để vơ vét gia tài của những người ghét CS nhưng lại dễ tin... như tôi). Vòng vàng trong nhà cũng còn chút ít (của phòng thân), nhập thêm một số mượn của ba má và anh chị em tôi, tất cả được 15 lượng, cho một gia đình 5 người gồm vợ chồng và 3 đứa con. Tôi cùng đi với người bạn môi giới, xuống tận Bắc Mỹ Thuận ở phía bên Vĩnh Long để giao vàng cho ông hiệu trưởng giả hiệu. Ngày khởi hành, hẹn nhau tại một quán hủ tíu Tàu trong Phú Lâm, có xe lại rước đi về miền Tây để xuống tàu. Ra khỏi Phú Lâm chừng 5 cây số, có một tốp «bò vàng» (công an mặc đồng phục màu vàng) chận lại và đoàn xe phải quay đầu trở về Sài-Gòn, trực chỉ Tổng Nha Cảnh sát cũ ở đường Trần Hưng Đạo. Tại sân "tennis" của Tổng Nha, tất cả mọi người (không biết là bao nhiêu) đều bị tước đoạt hết đồ đạc, từ tiền bạc đến vàng vòng, đồng hồ, bút máy, cái lượt... tất cả đều bị tịch thu, ngoại trừ bộ đồ còn mặc trong mình. Bà bạn môi giới (cũng bị gạt như tôi), ở cườm tay trái có đeo một chiếc vòng cẩm thạch màu xanh rất đẹp, hai ba công an nam nữ đến phụ tuốt ra mà không lấy ra được mặc dù họ có lấy xà phòng để làm cho trơn, cuối cùng họ bắt bà này phải ký giấy còn thiếu lại công an... một chiếc vòng cẩm thạch. Tất cả người vuợt biên bị nhà nước gạt này được đưa về nhà tù Phan Đăng Lưu (Trại Lê văn Duyệt cũ) ở gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Một tuần sau, phụ nữ và trẻ em được thả ra trong khi đàn ông con trai đều bị giữ lại. Đêm đêm nằm nghe tiếng cắt kè kêu trên mái trại, «cắc kè», «cắc kè», nghe như con cắc kè biết nói tiếng người: «hết về», «hết về, hay «mút mùa», «mút mùa», lòng buồn không tả, với lại lâu ngày trong mình thiếu chất ngọt, nghe tiếng rao của bà bán chè «Ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát... hôn» ở phía chợ Bà Chiểu mà anh em em tù thèm chảy nước miếng.
Tội nghiệp anh Nguyễn Mạnh Côn, cùng chung phòng 1, khu B với chúng tôi, đêm nào cũng như đêâm nào, anh đau đớn rên la vì thiếu... thuốc và anh réo gọi tên tôi để đấm bóp cho anh. Ở trong phòng này, có khoảng 20 người tù mà văn nghệ sĩ chỉ có anh Côn và tôi cho nên anh phải gọi tôi thôi vì trước 1975, tôi và anh Côn cùng làm việc ở Đài Phát thanh. Ở trại giam, hai ngày một lần, chúng tôi được đưa cho một xấp giấy và một cây viết nguyên tử, bảo lên phòng «chấp pháp» làm việc. Ở đó tôi ngồi hàng giờ để khai đầy đủ chi tiết từ ngày sinh đến ngày đi học, cho đến khi bị bắt. Cái khổ là khi mình khai lần đầu tiên thế nào, thì những lần sau, mình phải khai đúng như vậy, khai sai, không giống lần trước là lôi thôi. Trong tờ tự khai của anh Côn, theo lời anh kể lại, anh khẳng khái nhìn nhận những tác phẩm của anh đã ấn hành đều là của anh (Có vài người hèn nhát không nhìn nhận tác phẩm của mình), cho nên bọn chấp pháp rất thù anh. Vì vậy, mỗi khi nghe tiếng rên la của anh, bọn chấp pháp hay quản giáo ghé lại, nói vọng vào phòng, rằng tội ác của anh Côn nếu đem chặt một cái đầu của ảnh cũng chưa đủ. Thỉnh thoảng, tôi nhìn qua song sắt, phòng đối diện (thuộc khu C), ở bên kia lối đi, tôi thấy Hòa Thượng Thích Quảng Độ, mình trần trùng trục, để lộ một nửa thân hình ốm o, kham khổ, nhìn sang phòng chúng tôi và nói vọng qua «Ráng lên nghe con». Thật tội nghiệp cho một vị tu hành. Ở trong trại tù, mới thấy cái tình của anh em trong tù. Cho đến hôm nay, tôi còn nhớ in vị trí chỗ nằm của từng người, từ anh Nguyễn Mạnh Côn đến Đại đức Thích Thông Bữu hay tên của những người bạn tù khác như bác Nguyễn văn Kính, các anh em Nguyễn văn Hổ, Hoàng văn An, Trần văn Tùng, Huỳnh Minh, Hoàng Minh, Nguyễn văn Nhơn, Võ Hữu Hạnh, Bành Quang, Hoàng Kim Lân, Nguyễn văn Thới, Huỳnh văn Ngon, Nguyễn Hữu Hào... Anh Trần văn Tùng (nghe nói bị bắt vì lý do tham gia vào một tổ chức chống Cộng) làm trưởng phòng nên có nhiệm vụ chia đều cơm và thức ăn, đã ưu ái dành cho tôi một miếng thịt nạc duy nhất và lớn bằng... ngón tay cái (khi có lễ lộc, tù nhân mới được ăn thịt heo), vì anh biết tôi không ăn được thịt mỡ - với sự đồng ý của tất cả bạn tù - trong khi các bạn tù khác chỉ được một miếng thịt mỡ cũng bằng... ngón tay cái.
Trong khi bị giam 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1977) ở trại Phan Đăng Lưu, tôi được các bạn tù đã ở đó trước tôi cho tôi biết có một bài thơ 5 chữ rất hay với tựa đề «Ở nhà» mà tác giả là họa sĩ Choé / Nguyễn Hải Chí (đã qua đời) làm khi còn bị giam tại đây (lúc tôi vào anh đã được chuyển đi trại khác), được các bạn tù học thuộc lòng và đọc lại cho tôi nghe. Bài thơ ghi lại việc CS bắt người và lưu giữ người vô hạn định, không cần lý do và không cần xét xử. Thấy bài thơ hay - nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cũng đồng ý như vậy - cho nên khi qua đến đảo tôi liền soạn thành ca khúc, với cung Mi thứ, thể điệu Valse:
«Ở nhà con tập nói
Thư mẹ gửi vào ba
Chưa hình dung ba được
Con vẫn gọi ba, ba.
Ở nhà con tập viết
Thư mẹ gửi vào ba
Góc giấy thừa con viết
Một hàng đầy ba, ba.
Ở nhà con tập vẽ
Thư mẹ gửi hôm qua
Dành nửa trang con vẽ
Cho ba nhiều bông hoa.
Ở nhà con lên lớp
Khoe ba tính cộng trừ
Mẹ đếm ngày đếm tháng
Con cọng hoài vẫn dư.
Ở nhà con đã thấy
Mỗi khi thư ba về
Mẹ hai hàng nước mắt
Tay cầm thư vân vê.
Ở nhà con thôi học
Thay mẹ cuốc nương khoai
Sáng nay trên giường bệnh
Tóc mẹ vài sợi phai.
Ở nhà con thay mẹ
Xách giỏ đi nuôi ba
Bồi hồi chờ tên gọi
Trơ cổng khám mưa sa. (Ở nhà - Nguyễn Hải Chí)
--------------------------------------------------------------------------------
(Kỳ sau: Chuyến đi thập tử nhất sinh)
--------------------------------------------------------------------------------
Lê Dinh
Montreal, Quebec (Canada)
TẠI SAO TÔI VƯỢT BIÊN?
Đời đời nhớ ơn anh Nguyễn văn Sinh,
thiên sứ Trời sai xuống để cứu 39 sinh mạng thoát khỏi gông cùm CS.
Lê Dinh
--------------------------------------------------------------------------------
Những ngày cuối cùng của VNCH, trong khi đa số người dân cả thành phố xôn xao, chạy đôn chạy đáo tìm phương tiện để thoát khỏi lưới chụp của CS thì tôi ung dung tìm bao cát, bao gạo để xung quanh "divan", làm hầm trú tạm cho gia đình, nếu lỡ có xảy ra chạm súng đâu đó quanh đây và không quên mang vào trong hầm một cái máy thu thanh nhỏ để theo dõi tin tức. Đầu óc tôi lúc đó nghĩ thật đơn giản và khá ngây thơ rằng nếu CS chiếm Saigon, chiếm cả miền Nam thì bất quá cũng như một cuộc đảo chánh, từng xảy ra nhiều lần trước đây, vậy thôi. Mà nếu họ muốn trả thù, thì trả thù những người giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy của chính phủ, chứ còn mình - chỉ là một công chức nhỏ bé của đài phát thanh, một người dân thường - họ bắt để làm gì? Mặc cho những lời khuyên của thân nhân, của gia đình, bảo phải tìm phương kế để lánh nạn, nhưng tôi cứ nhất quyết ở lại, kêu gọi cả nhà chui vào hầm trú ẩn, có chiếc máy thu thanh là bạn để theo dõi tin tức từng giờ.
30 tháng tư 1975, tiếng ra rả đuổi tất cả nhân viên cơ quan Mỹ (DAO) ra khỏi nước còn phát thanh trên làn sóng điện khiến mọi người càng hối hả hơn, xe cộ ngược xuôi chật cả đường lộ. Rồi lời hiệu triệu của Tổng thống Dương văn Minh ra lệnh quân lực VNCH buông súng, rồi nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn lên đài hát bài «Nối vòng tay lớn» (không đàn đệm). Vài nhạc sĩ khác của miền Nam cùng vài nhân viên (nằm vùng) của đài cũng lên đài kêu gọi tất cả những nhân viên và nghệ sĩ hãy trở lại làm việc để «giữ liên tục tiếng nói quốc gia». Thế là hết. Quyển sách cũ đã xếp lại để một trang sách mới được mở ra mà tôi đinh ninh rằng cũng chẳng đến đổi nào. Việt Cộng cũng là người chứ bộ. Nếu trả thù, họ trả thù những người quyền tước to lớn chứ nếu bắt giam hết cả nước thì còn ai để mà làm việc. Dẹp bỏ hầm trú ẩn, tôi ôm một đóng sách ra nằm ở chiếc võng ở ga-ra để đọc cho qua những giờ phút nóng bỏng của buổi đầu, nhất là tạp chí «Huyền bí» để chiêm nghiệm cuộc đời.
Một hôm, vào lúc 6 giờ sáng, có tiếng bấm chuông. Tôi ra mở cửa thì một chú nhỏ khoảng 12, 13 tuổi, con của anh Hai đổ rác mướn trong xóm, tay cầm một quyển tập học trò cũ và một cây bút chì, bước vào nhà. Liếc qua mấy cái chuồng gà mà gia đình tôi nuôi ở ga-ra để lấy trứng ăn, cậu ta nói với tôi cho cậu ta ghi tổng số gà. Xong xuôi, cậu nhỏ ra về. Rồi thỉnh thoảng cách vài hôm, cậu ta trở lại để kiểm tra nữa. Có một hôm, sau ghi đếm xong, cậu ta hỏi tại sao thiếu một con gà mái. Tôi bảo rằng con gà này đã chết, chúng tôi đã quăng đi rồi. Cậu ta bảo phải giữ lại để làm bằng. Thấy chuyện nuôi gà quá rắc rối, chúng tôi kêu người bán đổ bán tháo hết chuồng gà ngay ngày hôm sau, nhưng không quên «mời» cậu nhỏ tới chứng kiến và làm biên bản chuyện bán gà.
Một hôm, tôi về Gò Công để thăm ba má tôi. Đi bằng xe lam ra bến xe thì chuyến xe trưa đã chạy, chỉ còn chuyến chót sẽ khởi hành lúc 2 giờ. Đường Sài Gòn - Gò Công, qua ngỏ Chợ lớn, Cần Giuộc, Cần Đước, chỉ khoảng 60 cây số nhưng có không biết bao nhiêu là trạm gác. Chạy được một đoạn, xe lại phải ngừng để những thanh niên nam nữ đội nón tai bèo, mang băng đỏ ở cánh tay lên lục soát, không biết để tìm cái gì. Đến phà Cầu Nổi, ở phía bên Gò-Công, chỉ còn chừng 10 cây số nữa là tới chợ Gò Công, có một trạm gác chính. Xe phải dừng ở trạm này khá lâu, tất cả hành khách xuống hết để xe trống cho họ lên làm việc. Xong xuôi, chừng 30 phút sau, họ bảo tất cả hành khách lên xe, trừ một người duy nhất... là tôi. Họ cho xe chạy trong khi giữ tôi lại, không biết để làm gì? Tôi thầm nghĩ, chết rồi, họ biết mình làm việc ở đài phát thanh, biết mình bao lâu nay sáng tác nhạc chiến dịch chống CS - như vụ Mậu Thân, mùa Hè đỏ lửa, vụ CS pháo kích vào trường Tiểu học Cai Lậy - có lẽ họ sẽ giam mình mút mùa. Một chú bé con, khoảng 15 tuổi, vai mang súng dài, tay mang băng đỏ tiến đến bảo tôi theo cậu ta vào bót. Tôi được cậu ta ra lệnh ngồi ở một chiếc băng gỗ trong phòng để chờ. Khoảng 10 phút sau, cậu nhỏ này trở ra, chễm chệ ngồi vào bàn viết và bảo tôi ngồi ở ghế đối diện:
- Ông có biết là cách mạng giữ ông ở lại về tội gì không?
- Dạ... dạ thưa... (tôi không biết gọi cậu ta bằng gì vì không lẽ nói «dạ thưa... cháu», vì tuổi cậu ta còn nhỏ tuổi hơn con của tôi)... dạ thưa không biết.
- Ông không biết, vậy là tội của ông gấp đôi.
- Dạ.
- Sống với cách mạng mà ông kém văn hóa quá. Ông chưa gột rữa hết tàn dư của Mỹ Ngụy, cho nên ông còn để... tóc dài như vậy.
Trời ơi, may quá, tưởng chuyện viết nhạc ngày trước hay chuyện gì lớn lao như họ đã biết mình làm việc ở Đài phát thanh (Tôi xin nghỉ việc từ đầu năm 1974, nhưng đến ngày 1-01-1975, ông Lê Vĩnh Hòa, Tổng Cục trưởng Truyền Thanh và Truyền Hình mới ký giấy cho tôi nghỉ việc và nhờ vậy, tôi không phải trình diện học tập, vì khi CS vào, tôi chỉ là một người dân thường), hoặc nói xấu hay chống đối Cách mạng chứ cái chuyện tóc dài này, chính tôi cũng không để ý tới nữa. Đổi đời, mình lo cơm gạo, lo bán đồ đạc, bán quần áo ở chợ trời để mua gạo và thức ăn còn chưa xong, thì cái chuyện tóc dài, tóc ngắn có cần gì phải lo, có cần chưng diện với ai đâu mà phải sửa sang sắc đẹp. Mà tóc tôi có dài lắm đâu, chỉ lù xù một chút phía sau ót, thế mà bị cậu nhỏ giảng «morale» một hồi. Nào là, cách mạng khoan hồng cho ông lần này, chứ lần nữa thì ông phải đi học tập, nào là ông lớn tuổi rồi mà không thức thời, không theo kịp bước tiến của cách mạng, không gột rữa hết cái hư thối của thực dân, phong kiến v.v... Tôi được chú nhỏ «khoan hồng» cho ra khỏi bót lúc 6 giờ chiều, giờ mà không còn một chuyến xe nào về Gò Công nữa. Lần vào trong xóm gần đó, tôi hỏi thăm mới tìm được một chiếc xe lam, bao luôn chuyến, nhờ ông chủ xe lam chở đi Gò Công, không quên nói với ông ấy rằng đừng bỏ tôi ở bến xe mà phải chở tôi về tận nhà để lấy tiền trả cho ổng vì trong túi tôi không có tiền.
Rồi lại còn chuyện học tập phường khóm. Chuyện này thì mọi người có nếm mùi CS đều biết. Cứ hôm nay chồng, ngày mai vợ, luân phiên lên trụ sở phường để học tập, nhưng học tập cái kiểu gì mà «thầy giáo» và «cô giáo» là những ông đạp "cyclo" hàng ngày ở Bà Chiểu, Gia Định và những chị bán cá ở Ngả Ba Cây Thị. Thật đúng như câu ca dao dân gian «Chừng nào đổi lại xài xu, thằng khôn đi học, thằng ngu dạy đời». Trong số «học trò» có rất đông trí thức, giáo sư, sinh viên, chẳng hạn như ông thẩm phán ở cạnh nhà tôi, buổi học tập nào cũng thấy có mặt ông trong lớp học... đạp "cyclo" này.
- Các anh, anh nào cũng khai có bằng cấp Tú Tài «Một» (Tú Tài I) và Tú Tài «Mười Một» (Tú Tài II) cả, vậy mà các anh không thông suốt đường lối của cách mạng. (Các ông «thầy giáo» nhìn số II La Mã, đọc ra số Mười Một).
- Các ông các bà biết không, hai nước «Một Răn» (Iran) và «Một Rắc» (Irak) là hai nước anh em của chúng ta.
- Đồng bào có biết không, trên thế giới bây giờ chủ nghĩa xã hội chiếm hết 90 phần trăm rồi (!). Chỉ còn lại một vài nước tư bản người bóc lột người thôi, nhưng cũng không bao lâu nữa đâu, xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là đàn anh Liên sô vĩ đại và Trung quốc vĩ đại sẽ triệt tiêu tất cả.
- Bà con biết không, Mỹ chỉ là con cọp giấy thôi v.v. và v.v...
Rồi chiếc loa phóng thanh gắn ngay ở ngả tư lại rỉ rả tối ngày «Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng» và tiếng eo éo, chát tai của nữ xướng ngôn viên người miền Bắc kêu gọi mọi người thức dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục: «một hai, một hai», nghe thật muốn điên. Lại thêm đứa con trai của tôi, mới 17 tuổi, mà bị kêu đi nghĩa vụ ở Kampuchea. Mỗi lần, công an phường đến xét nhà, thằng nhỏ phải trốn trong một cái hồ bằng xi-măng cạn nước trên nóc nhà tắm, công an hạch hỏi, chúng tôi bảo rằng thằng nhỏ đã về quê nội ở Gò Công, chưa thấy trở lên.
Thôi, không thể nào tiếp tục như thế này được nữa rồi. Đồ đạc trong nhà cũng đã bán hết sạch, từ radio, quạt máy cho đến bộ salon, từ chiếc xe hơi cho đến chiếc xe Lambretta rồi tới chiếc xe đạp, tất cả đều ra đi để nuôi sống chủ nó và gia đình được ngày nào hay ngày nấy. Cũng đã gần 3 năm nếm mùi CS rồi, 3 năm biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, 3 năm rồi mới tin những gì đồng bào di cư từ miền Bắc năm 1954 nói là thật, thôi thì thà chết chứ không sống với CS được. Trong thời gian này, tôi có làm một bản nhạc... gọi là chống Cộng cũng được nhưng sự thật để nói lên sự suy nghĩ của tôi lúc đó. Tôi thành hình và ghi nhớ nhạc và lời trong đầu để một năm sau, khi vượt biên lần thứ hai thành công qua Đài Loan, tôi mới ghi ra giấy, đó là bài Hận Ca I, mở đầu cho tập nhạc «Mười bài hận ca» trong giai đoạn tôi ở đảo Peng Hu, Đài Loan (đã được Trung tâm Băng nhạc Bốn Phương ở Cali thu thanh vào "cassette" năm 1979):
«Lầm than ôi 3 năm, dân Việt Nam khốn khó ngàn ngày rồi
Trời phương Nam điêu linh mây mù che mờ trên núi sông
Lời gào thét khắp cùng trời cao, vì bầy thú đã lìa rừng sâu, làm cho quê hương đổ máu.
Mẹ già ngước mắt nhìn đàn con, tìm cuộc sống khắc khổ thảm thương, VN quê hương héo mòn...» (Đoạn đầu Hận Ca I)
Cuối năm 1978, phong trào vượt biên lên cao hơn bao giờ hết. Ở khắp các ngả tư, các công trường như công trường con Rùa... đồng bào mình, nhất là nam giới lớn tuổi, cựu công chức... thường hay tụ họp - mặc sự dòm ngó của những tên Công an mang súng đi qua đi lại - để cho nhau những tin tức làm phấn khởi người ở lại như những câu sấm, loại «3 năm 9 tháng cơ hàn» để tự an ủi lòng rằng thôi ráng chịu đựng bà con ơi, trong 3 năm 9 tháng nữa CS sẽ tiêu tùng. Rồi nào là:
«Ô hô thế sự tự bềnh bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
HỒ ẩn thâm trung, MAO tận bạch
Kình du hải ngoại huyết lưu hồng»
Toàn những câu sấm để an ủi 25 triệu người miền Nam trước cảnh nước mất nhà tan. Nhà nào đóng cửa im ỉm lâu ngày thì nhà đó đã vượt biên thành công... toàn là những tin tức làm nôn nóng lòng người ở lại, và đồng thời cũng để... khuyến khích họ tìm phương cách ra đi.
Trong tình huống đó, may thay (hay rủi thay), có một bà, người quen của gia đình tôi tới cho hay rằng có một ông nọ làm hiệu trưởng ở miền Hậu Giang, không thể nào chịu nỗi chế độ CS, cho nên ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh tiền cho nên ông ta kêu gọi sự đóng góp của vài người thật lòng, đáng tin cậy, mà cũng thù ghét CS như ông để cùng ông ta trốn khỏi chốn này. (Sau khi vào tù, tôi - nhờ các bạn tù cho biết - tôi mới biết tên này là một tên công an CS, bí danh Ba Sơn, có mả đẹp trai, ăn mặt chải chuốt, như một công dân của VNCH, được CS đưa ra tổ chức những chuyến đi giả tưởng, đánh lừa đồng bào để vơ vét gia tài của những người ghét CS nhưng lại dễ tin... như tôi). Vòng vàng trong nhà cũng còn chút ít (của phòng thân), nhập thêm một số mượn của ba má và anh chị em tôi, tất cả được 15 lượng, cho một gia đình 5 người gồm vợ chồng và 3 đứa con. Tôi cùng đi với người bạn môi giới, xuống tận Bắc Mỹ Thuận ở phía bên Vĩnh Long để giao vàng cho ông hiệu trưởng giả hiệu. Ngày khởi hành, hẹn nhau tại một quán hủ tíu Tàu trong Phú Lâm, có xe lại rước đi về miền Tây để xuống tàu. Ra khỏi Phú Lâm chừng 5 cây số, có một tốp «bò vàng» (công an mặc đồng phục màu vàng) chận lại và đoàn xe phải quay đầu trở về Sài-Gòn, trực chỉ Tổng Nha Cảnh sát cũ ở đường Trần Hưng Đạo. Tại sân "tennis" của Tổng Nha, tất cả mọi người (không biết là bao nhiêu) đều bị tước đoạt hết đồ đạc, từ tiền bạc đến vàng vòng, đồng hồ, bút máy, cái lượt... tất cả đều bị tịch thu, ngoại trừ bộ đồ còn mặc trong mình. Bà bạn môi giới (cũng bị gạt như tôi), ở cườm tay trái có đeo một chiếc vòng cẩm thạch màu xanh rất đẹp, hai ba công an nam nữ đến phụ tuốt ra mà không lấy ra được mặc dù họ có lấy xà phòng để làm cho trơn, cuối cùng họ bắt bà này phải ký giấy còn thiếu lại công an... một chiếc vòng cẩm thạch. Tất cả người vuợt biên bị nhà nước gạt này được đưa về nhà tù Phan Đăng Lưu (Trại Lê văn Duyệt cũ) ở gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Một tuần sau, phụ nữ và trẻ em được thả ra trong khi đàn ông con trai đều bị giữ lại. Đêm đêm nằm nghe tiếng cắt kè kêu trên mái trại, «cắc kè», «cắc kè», nghe như con cắc kè biết nói tiếng người: «hết về», «hết về, hay «mút mùa», «mút mùa», lòng buồn không tả, với lại lâu ngày trong mình thiếu chất ngọt, nghe tiếng rao của bà bán chè «Ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát... hôn» ở phía chợ Bà Chiểu mà anh em em tù thèm chảy nước miếng.
Tội nghiệp anh Nguyễn Mạnh Côn, cùng chung phòng 1, khu B với chúng tôi, đêm nào cũng như đêâm nào, anh đau đớn rên la vì thiếu... thuốc và anh réo gọi tên tôi để đấm bóp cho anh. Ở trong phòng này, có khoảng 20 người tù mà văn nghệ sĩ chỉ có anh Côn và tôi cho nên anh phải gọi tôi thôi vì trước 1975, tôi và anh Côn cùng làm việc ở Đài Phát thanh. Ở trại giam, hai ngày một lần, chúng tôi được đưa cho một xấp giấy và một cây viết nguyên tử, bảo lên phòng «chấp pháp» làm việc. Ở đó tôi ngồi hàng giờ để khai đầy đủ chi tiết từ ngày sinh đến ngày đi học, cho đến khi bị bắt. Cái khổ là khi mình khai lần đầu tiên thế nào, thì những lần sau, mình phải khai đúng như vậy, khai sai, không giống lần trước là lôi thôi. Trong tờ tự khai của anh Côn, theo lời anh kể lại, anh khẳng khái nhìn nhận những tác phẩm của anh đã ấn hành đều là của anh (Có vài người hèn nhát không nhìn nhận tác phẩm của mình), cho nên bọn chấp pháp rất thù anh. Vì vậy, mỗi khi nghe tiếng rên la của anh, bọn chấp pháp hay quản giáo ghé lại, nói vọng vào phòng, rằng tội ác của anh Côn nếu đem chặt một cái đầu của ảnh cũng chưa đủ. Thỉnh thoảng, tôi nhìn qua song sắt, phòng đối diện (thuộc khu C), ở bên kia lối đi, tôi thấy Hòa Thượng Thích Quảng Độ, mình trần trùng trục, để lộ một nửa thân hình ốm o, kham khổ, nhìn sang phòng chúng tôi và nói vọng qua «Ráng lên nghe con». Thật tội nghiệp cho một vị tu hành. Ở trong trại tù, mới thấy cái tình của anh em trong tù. Cho đến hôm nay, tôi còn nhớ in vị trí chỗ nằm của từng người, từ anh Nguyễn Mạnh Côn đến Đại đức Thích Thông Bữu hay tên của những người bạn tù khác như bác Nguyễn văn Kính, các anh em Nguyễn văn Hổ, Hoàng văn An, Trần văn Tùng, Huỳnh Minh, Hoàng Minh, Nguyễn văn Nhơn, Võ Hữu Hạnh, Bành Quang, Hoàng Kim Lân, Nguyễn văn Thới, Huỳnh văn Ngon, Nguyễn Hữu Hào... Anh Trần văn Tùng (nghe nói bị bắt vì lý do tham gia vào một tổ chức chống Cộng) làm trưởng phòng nên có nhiệm vụ chia đều cơm và thức ăn, đã ưu ái dành cho tôi một miếng thịt nạc duy nhất và lớn bằng... ngón tay cái (khi có lễ lộc, tù nhân mới được ăn thịt heo), vì anh biết tôi không ăn được thịt mỡ - với sự đồng ý của tất cả bạn tù - trong khi các bạn tù khác chỉ được một miếng thịt mỡ cũng bằng... ngón tay cái.
Trong khi bị giam 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1977) ở trại Phan Đăng Lưu, tôi được các bạn tù đã ở đó trước tôi cho tôi biết có một bài thơ 5 chữ rất hay với tựa đề «Ở nhà» mà tác giả là họa sĩ Choé / Nguyễn Hải Chí (đã qua đời) làm khi còn bị giam tại đây (lúc tôi vào anh đã được chuyển đi trại khác), được các bạn tù học thuộc lòng và đọc lại cho tôi nghe. Bài thơ ghi lại việc CS bắt người và lưu giữ người vô hạn định, không cần lý do và không cần xét xử. Thấy bài thơ hay - nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cũng đồng ý như vậy - cho nên khi qua đến đảo tôi liền soạn thành ca khúc, với cung Mi thứ, thể điệu Valse:
«Ở nhà con tập nói
Thư mẹ gửi vào ba
Chưa hình dung ba được
Con vẫn gọi ba, ba.
Ở nhà con tập viết
Thư mẹ gửi vào ba
Góc giấy thừa con viết
Một hàng đầy ba, ba.
Ở nhà con tập vẽ
Thư mẹ gửi hôm qua
Dành nửa trang con vẽ
Cho ba nhiều bông hoa.
Ở nhà con lên lớp
Khoe ba tính cộng trừ
Mẹ đếm ngày đếm tháng
Con cọng hoài vẫn dư.
Ở nhà con đã thấy
Mỗi khi thư ba về
Mẹ hai hàng nước mắt
Tay cầm thư vân vê.
Ở nhà con thôi học
Thay mẹ cuốc nương khoai
Sáng nay trên giường bệnh
Tóc mẹ vài sợi phai.
Ở nhà con thay mẹ
Xách giỏ đi nuôi ba
Bồi hồi chờ tên gọi
Trơ cổng khám mưa sa. (Ở nhà - Nguyễn Hải Chí)
--------------------------------------------------------------------------------
(Kỳ sau: Chuyến đi thập tử nhất sinh)
--------------------------------------------------------------------------------
Lê Dinh
Montreal, Quebec (Canada)
VŨ HOÀNG CHƯƠNG * ĐĂNG TRÌNH
Đăng Trình
Bao nhiêu hạt cát bến sông này
Đã bấy nhiêu ngàn thế kỷ nay
Từ vượt ngàn năm đường ánh sáng
Tự ngoài vô tận đến nơi đây
Đêm đêm ta dõi mấy từng cao
Tìm một không gian mới lạ nào
Lấp lánh Quê Trời thơ hẹn bến
Giam mình Quả Đất mãi hay sao
Nhân loại ra đi chẳng một lần
Hợp tan nào khác mảnh phù vân
Trên đà tốc độ siêu quang ấy
Một chuyến đăng trình, một hóa thân
Này lúc vào qua hệ Thái Dương
Ném sau ngàn lửa đốm kim cương
Mạn phi thuyền cháy lên rừng rực
Ta gõ mà ca: Thiên Nhất Phương!
Đã bấy nhiêu ngàn thế kỷ nay
Từ vượt ngàn năm đường ánh sáng
Tự ngoài vô tận đến nơi đây
Đêm đêm ta dõi mấy từng cao
Tìm một không gian mới lạ nào
Lấp lánh Quê Trời thơ hẹn bến
Giam mình Quả Đất mãi hay sao
Nhân loại ra đi chẳng một lần
Hợp tan nào khác mảnh phù vân
Trên đà tốc độ siêu quang ấy
Một chuyến đăng trình, một hóa thân
Này lúc vào qua hệ Thái Dương
Ném sau ngàn lửa đốm kim cương
Mạn phi thuyền cháy lên rừng rực
Ta gõ mà ca: Thiên Nhất Phương!
PHẠM TÍN AN NINH * HẠNH PHÚC
Truyện Ngắn: Hạnh Phúc Xót Xa
Phạm tín An Ninh
Sunday, 05 August 2012 09:34 |
Tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhận được một thiệp mời đám cưới gởi qua
đường bưu điện, danh tánh nhà trai, nhà gái và cả cô dâu chú rể đều xa
lạ. Gần nửa giờ ngồi “điểm danh” tất cả bà con, bè bạn xa gần, vợ chồng
tôi và mấy đứa con cũng chẳng tìm ra “tông tích” họ là ai. Nghe bạn bè
kể lại, một số không ít người Việt mình thích có nhiều thực khách tham
dự tiệc cưới của con cháu. Khách càng đông càng chứng tỏ được thế giá
của gia đình. Vì vậy có người chỉ gặp ai ở đâu đó một lần thoáng qua,
cũng có thể trở thành “quan viên” hai họ. Hơn nữa, ở cái vương quốc nhỏ
bé và hiền lành này, muốn tìm ai, cứ việc mở cuốn điện thoại niên giám
hoặc vào guleside gõ cái tên là có ngay số phone và địa chỉ. Cũng có thể
là do một ông bà khách nào đó được mời nhưng hồi báo không thể tham dự
được nên vợ chồng tôi được chọn để “điền vào chỗ trống cho có đầy đủ ý
nghĩa” chăng? Sáng thứ Bảy, một tuần sau đó, khi đang sửa soạn hành lý, nghe điện thoại reo, tôi bốc máy lên nghe, nhưng không thể nhận ra người bên kia đầu dây. Một người đàn bà, tự giới thiệu tên Bích, rất lễ phép khi hỏi đúng cả tên lẫn họ của tôi. - Vâng, đúng là tôi, nhưng chị có thể nói rõ hơn về chị không ạ, vì xin lỗi tôi không nhớ ra. - Em là Bích Kiều đây, Lê Thị Bích Kiều, mà khi mới sang Na-uy, anh làm thông dịch giúp em đó. Tên em trong thiệp mời đám cưới là Yvonne Bich, chắc anh chị đã nhận được. Em đổi tên này sau khi có quốc tịch Na-uy. Tôi giật mình nhớ ra ngay. Mặc dù trong thời gian làm thông dịch, giúp khá nhiều bà con người Việt mới đến định cư, có biết bao nhiêu cái tên làm sao nhớ hết. Hơn nữa cũng đã hơn 25 năm rồi còn gì. Nhưng đặc biệt, Lê Thị Bích Kiều thì tôi không thể nào quên. Sau khi thăm hỏi, Bích Kiều xin được đến thăm vợ chồng tôi vào lúc bốn giờ chiều. Cô bảo, gặp nhau sẽ có biết bao nhiêu điều muốn nói.
o O o
Thời gian còn ở trại tỵ nạn Bataan bên Phi Luật Tân, tôi may mắn được
chọn làm phụ giảng cho các lớp học tiếng Nauy. Được thầy cô dạy kèm
riêng, và nhờ phụ giúp mỗi ngày trong các lớp học cũng như làm thông
dịch bất đắc dĩ cho những thuyền nhân mới đến đảo, nên tôi có một số vốn
liếng tiếng Na-uy, một thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với hầu hết người
Việt nam lúc ấy. Và cũng nhờ cái vốn bì bõm này, khi sang định cư ở
Na-uy, tôi được chọn làm thông dịch tạm thời cho Phòng Xã Hội và Sở Cảnh
Sát thị xã, nơi gia đình tôi tạm cư. Thời gian này Na-uy nhận một số
lượng khá đông thuyền nhân được tàu Na-uy vớt trên biển và một số trường
hợp nhân đạo khác.Nói là thông dịch chứ thực ra chỉ giúp bà con làm hồ sơ, khai lý lịch ở Sở Cảnh sát, xin trợ cấp ở Phòng Xã Hội, hoặc gặp bác sĩ, nha sĩ, hay vào bệnh viện khám và chữa bệnh. Cũng qua công việc này, tôi mới thấy rõ Na-uy là một quốc gia giàu lòng nhân đạo, mở rất rộng vòng tay, đối xử quá tốt với những người tỵ nạn mà họ cứu vớt, cưu mang. Công việc nhàn nhã mà lương bổng cũng khá, lại còn được cơ hội trau dồi ngôn ngữ mới, nên sau này, khi đã được chính thức nhận vào học và đi làm trong ngành ngân hàng bưu điện, tôi vẫn xin giữ cái “job” phụ này, nhưng chỉ làm thêm ngoài giờ hành chánh. Tuy nhiên, bên cạnh những điều vui ấy, tôi cũng bị “tai nạn nghề nghiệp” không ít. Đặc biệt khi phải thông dịch cho những bà con mà tàu của họ bị bọn hải tặc tấn công. Nghe họ kể những cảnh nghiệt ngã, thương tâm trên biển, tôi vừa không nén được xúc động vừa ngại ngùng khi phải thông dịch lại bằng tiếng Na-uy. Hơn nữa lúc ấy tôi cũng chưa có đủ ngôn từ để diễn đạt những điều “tế nhị”. Ngày ấy có một Viện Tâm Thần dành riêng cho người tỵ nạn, nằm trong Viện Đại Học Oslo, do bác sĩ Hauff, cũng là một giáo sư tâm lý học, điều hành. Ông là vị bác sĩ có lòng nhân hậu và rất tận tâm với nghề nghiệp. Những người tỵ nạn gặp điều không may, bị hải tặc đánh đập hãm hiếp, hay bị mất người thân trên đường vượt biển, đều được ông tận tình thăm nom, chăm sóc cũng như can thiệp Cơ quan Di Trú cho ưu tiên bảo lãnh gia đình và Sở Xã Hội cấp thêm nhiều phương tiện sinh hoạt, giải trí. Tôi sợ nhất là những lúc phải làm thông dịch để ông tâm tình, khuyên giải, an ủi nạn nhân, mà thời gian có khi kéo dài cả một vài ngày. Bởi vốn liếng tiếng Na-uy còn quá nghèo nàn, làm sao tôi có thể truyền đạt được những gì ông muốn nói. Có lần nghe ông dặn dò trước khi làm việc: - Đây không phải một cuộc nói chuyện bình thường mà là một ca điều trị. Có điều, những bệnh nhân này chúng ta không chữa bằng thuốc mà chữa bằng ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ của tôi thuộc loại ăn đong, thì làm sao giúp ông chữa loại bệnh đặc biệt trầm kha này. Nhiều lần tôi xin từ chối, nhận mình không đủ khả năng, nhưng Phòng Xã Hội không tìm được người thông dịch khác, và bác sĩ Hauff cứ gật đầu bảo là ông tin tưởng ở tôi. Cuối cùng tôi phải yêu cầu ông nói thật chậm và dùng những từ ngữ tương đối đơn giản để tôi hiểu rõ, và nhất là không hiểu lầm, những gì ông nói.
o O o
Một hôm tôi được Văn Phòng Xã Hội cho biết, phải đi theo bà Kari
Mette ra phi trường Fornebu đón một người tỵ nạn đặc biệt, được Na-uy
nhận nhân đạo từ một trại tỵ nạn Thái Lan. Người này được đưa thẳng từ
Thái Lan đến Na-uy, mà không qua trại tỵ nạn chuyển tiếp Bataan, như
những người khác. Bà Kari Mette làm việc cho một nhà thờ công giáo,
nhưng vì có nhiều khả năng và uy tín, nên được yêu cầu kiêm nhiệm đại
diện cho Sở Tỵ Nạn trong khu vực thị xã.Chúng tôi được vào tận cửa gate máy bay. Người mà chúng tôi đón hôm nay là một cô con gái trẻ, ngồi trên xe lăn, trên người choàng một tấm chăn mỏng, được một cô tiếp viên hàng không đẩy ra giao cho chúng tôi cùng túi hành lý nhỏ và một phong bì đựng hồ sơ có in huy hiệu Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Trông cô ta tiều tụy, xanh xao. Tôi giới thiệu và dịch vài lời chào mừng của bà Kari Mette. Khi đưa tay nhận bó hoa hồng từ bà Kari Mette, cô gật đầu, lí nhí hai tiếng cám ơn. Theo sau bà Kari Mette, tôi đẩy cô gái theo một lối đi riêng, không phải qua kiểm soát. Một chiếc xe tản thương và cô ý tá chờ sẵn bên ngoài. Khi phụ dìu cô gái lên nằm trên một băng ca trong xe, tôi mới biết là cô ta đang mang bầu. Theo yêu cầu của cô ý tá, tôi ngồi luôn trên xe tản thương, tháp tùng về bệnh viện. Bà Kari Mette lái xe chạy theo sau. Ở phòng nhận bệnh, khi nghe bà Kari Mette nói chuyện với vị bác sĩ, tôi mới biết cô gái này có tên Lê thị Bích Kiều, 21 tuổi, bị hải tặc giam giữ ở một hoang đảo ngoài khơi Thái Lan gần một năm, trước khi được một lực lượng tuần cảnh phối họp với hải quân Thái cứu thoát. Cô ta đang mang thai hơn năm tháng, sức khỏe rất yếu. Việc ưu tiên phải làm là giúp cô sớm hồi phục sức khỏe và bảo vệ thai nhi. Khi trả lời một số câu hỏi của bác sĩ, cô luôn nhìn tôi bằng đôi mắt thật buồn và ái ngại, Một vài câu hỏi cô ngại ngần không muốn trả lời. Tôi từ tốn bảo cô cứ yên tâm, nếu điều nào chưa muốn nói ra, cô không cần thiết phải trả lời, tôi sẽ liệu cách để nói lại với bác sĩ. Nhưng sau đó, tôi mới hiểu ra, người cô ngại chính là tôi chứ không phải ông bác sĩ. Mặc dù trước khi bắt đầu làm việc, tôi đã nói với cô là những người làm thông dịch như tôi đều phải ký giấy cam kết taushetsplikt (bổn phận bảo mật những điều tai nghe mắt thấy). Cô được y tá đưa vào phòng tắm rửa và thay áo quần bệnh viện. Khi trở ra, cô tươi tỉnh hơn, bây giờ nhìn kỹ tôi thấy cô có khuôn mặt khá xinh, dù đôi mắt thật buồn. Theo cô y tá đưa cô lên một phòng riêng ở tầng ba, tôi bảo y tá bật cao đầu chiếc giường và đỡ cô ngồi dậy theo yêu cầu của cô, dịch cho cô nghe những điều dặn dò của bác sĩ, hỏi cô thích ăn uống những gì để tôi nói lại với cô y tá, rồi chào cô ra về, sau khi chúc cô ăn ngon và tối nay có một giấc ngủ thật bình yên. Cô nhìn tôi, nói cám ơn rồi vội vàng cúi xuống. Thoáng qua đôi mắt, tôi biết cô băn khoăn lo lắng, khi phải ở lại một mình. Tôi ghi số điện thoại trên mảnh giấy nhỏ đưa cô y tá. Bảo là trường hợp bệnh nhân hay y tá cần điều gì, cứ gọi cho tôi. Kể từ hôm ấy, ngoài bổn phận thông dịch tôi còn là người thân quen duy nhất của cô. Hôm nào cô ngỏ ý thèm các thức ăn Việt nam, tôi bảo bà xã tôi làm rồi mang đến cho cô, cùng mấy tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, và tập truyện của ông Duyên Anh mà cô thích đọc. Những người may mắn đến được bến bờ tự do Sau một tuần lễ, sức khỏe của cô khá hơn, nhưng y tá cho biết tâm trí chưa ổn định, cô thường giật mình thức giấc rồi la hét, khóc lóc lúc nửa đêm. Cứ vài ngày, bác sĩ Hauff từ Viện Tâm Thần đến thăm, cho cô quà, an ủi và khuyên cô hãy đọc sách, xem TV, cần nghĩ tới đứa bé sắp chào đời, dù gì nó cũng là giọt máu của mình. Có điều gì cần, hoặc cảm thấy nặng nề trong lòng, cô cứ nói ra mỗi lần ông đến thăm. Cô không phải đến Sở Cảnh Sát để làm hồ sơ di trú như những người tị nạn khác, mà do yêu cầu của Sở Tỵ Nạn, vị trưởng phòng Cảnh sát ngoại kiều đã đích thân đến bệnh viện để gặp cô sáng hôm sau. Qua làm việc, tôi được biết cô gái sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Trước 75, mẹ cô là cô giáo và cha là một sĩ quan cấp tá, bị mất tích tại Đà Nẵng khi Vùng I vvvvc d1i tản. Vượt biên từ Rạch Giá cùng vị hôn phu. Anh là con trai lớn của một người bạn cùng khóa Võ Bị với cha cô. Chiếc thuyền nhỏ chở theo 47 người, ra khơi ba ngày thì gặp hai chiếc ghe đánh cá của Thái Lan chặn lại. Cả bọn gần 20 tên mang dao búa và cả súng nữa, xông lên thuyền uy hiếp. Anh tài công bị giết đầu tiên bằng búa đánh vào đầu, một vài thanh niên khỏe mạnh có ý chống cự, liền bị chém chết. Chúng chia nhau lục soát trên tàu và trên từng người để cướp vàng bạc, đồng hồ. Trước khi rời khỏi thuyền, chúng phá hỏng máy, và bắt theo khoảng mười cô gái. Khi hai tên trong bọn kéo Kiều đi, người vị hôn phu của Kiều xông đến định giật lại Kiều, bị chúng bắn bị thương rồi đạp xuống biển, trước tiếng la khóc thất thanh của Kiều cùng những cô gái khác. Vừa mới lên tàu, bọn hải tặc luân phiên hãm hiếp những cô gái bị chúng bắt theo. Tiếng van xin la khóc quyện vào âm thanh của những ngọn sóng dường như cũng đang thét gào phẫn nộ. Chỉ duy nhất có Kiều được thoát, không bị hiếp, nhưng bị cột cả hai tay vào phía sau phòng lái, và phải chứng kiến hành động dã man, bỉ ổi của bọn dã thú, cùng những khuôn mặt sợ hải đau đớn uất hận tột cùng của những cô gái nạn nhân. - Tại sao cô lại được tha, không bị chúng hiếp? Anh cảnh sát ngạc nhiên hỏi. - Làm sao được tha. Có lẽ thấy tôi có chút nhan sắc, nên tên thuyền trưởng dành riêng tôi cho hắn. Khi ấy hắn đang lái tàu! Cô gái sụt sùi. Tối hôm ấy, cô đã bị cướp đi đời con gái. Qua một ngày kinh hãi, biết mình không thể chống cự, cô đã nằm im phó thác cho số phận. Trong khi thân xác bị dày vò, cô nghĩ đến cảnh người yêu vừa bị giết tức tưởi trưa nay, cắn chặt lưỡi giữa hai hàm răng ứa máu. Tay thuyền trưởng hải tặc không đánh đập hành hạ cô như những cô gái khác. Hắn săn sóc, mang cho cô một tô cháo cá nóng, nhỏ nhẹ dỗ dành cô ăn, nhưng cô không thể nào nuốt nổi, dù bụng đang đói. Nằm thiếp đi cả một ngày trong phòng lái, khi nghe tiếng ồn ào gọi nhau của bọn hải tặc, giật mình thức dậy, cô thấy tàu cặp vào một hòn đảo. Sau khi ra lệnh cho đám thuộc hạ quăng neo, tay thuyền trưởng cõng cô trên lưng, lội vào bờ. Cô ngạc nhiên rùng mình khi không thấy các cô gái khác. Số phận họ ra sao? Cô bịt kín hai tai, nhưng tiếng van xin kêu khóc hãi hùng của ngày hôm qua như muốn vỡ tung đầu óc. Cô tưởng tượng họ bị hiếp cho đến chết, rồi quăng xác xuống biển. Thật thảm thương tội nghiệp. Nhưng dù sao họ cũng không phải sống cả một đời thừa thãi trong nỗi dày vò, mặc cảm và vô vọng như cô. Biển xanh sẽ ôm ấp vỗ về cả thân xác lẫn linh hồn họ. Là cánh hoa tả tơi duy nhất còn sót lại sau một ngày đêm dông bão, cô ví mình chẳng khác nào rác rưởi tắp vào một nơi hoang vắng. Cô tự hỏi, đó có phải là điều may mắn? Anh cảnh sát ngồi bất động nghe cô kể, thỉnh thoảng ngước mặt lên trần nhà để giấu những giọt nước mắt. Tôi thầm tội nghiệp cho anh ta, một người sinh ra và lớn lên trên một vương quốc an bình, giàu có, hà cớ gì phải khóc cho nỗi đau thương, bất hạnh của dân tộc tôi. Chúng tôi dừng lại khi thấy cô gái sụt sùi. Tôi đứng dậy đi lấy mấy tờ giấy soft cho cô lau nước mắt và mời cô một ly nước saft. - Rồi đời sống của cô trên đảo ra sao trước khi cô được cứu thoát? Anh cảnh sát hỏi. - Tôi được đưa vào một cái hang đá khá lớn, có sẵn một số thức ăn, nước uống và cả áo quần cùng nhiều vật dụng mà có lẽ bọn họ cướp được từ những lần trước. Đó là một đảo hoang. Một trong những “hậu trạm”. Cứ bốn, năm hôm, có khi cả tuần lễ, bọn hải tặc trở về đây nghỉ ngơi đôi ngày, chia chác “chiến lợi phẩm”, rồi lại ra đi. Tiếp tục những chuyến làm ăn khác, hoặc vào bờ lấy thêm nhiên liệu, lương thực. Tay thuyền trưởng cao lớn, tóc phủ tới lưng, cả ngày chỉ mặc một cái quần short ố vàng, phơi tấm thân trần đen đúa với đầy những hình xâm. Không biết vì nghĩ là cô không hiểu tiếng Thái hay là bản tính ít nói, cả ngày hắn lầm lì, chỉ thỉnh thoảng mỉm cười. Hắn luộc tôm cá tươi ép cô ăn và bắt cô uống rượu. Miệng hắn lúc nào cũng nồng nặc mùi rượu. Đôi mắt đỏ ngầu. Rượu giúp hắn trở thành con hổ đói cuồng bạo trên tấm thân liễu yếu của cô. Hắn lột hết áo quần cô, làm nhiều cách hầu tạo kích thích, nhưng cả thân xác và tâm hồn cô đã trở thành gỗ đá, lạnh lùng, không còn cảm giác. Chỉ biết nhắm mắt chịu đựng đau đớn, để cho hắn ta mặc tình hành hạ. Bọn họ ra đi từ lúc trời chưa sáng. Khi cô thức dậy chung quanh vắng lặng, ngoài tiếng sóng biển rì rào. Cảm giác da thịt rã rời. Phải ngồi khá lâu mới đứng dậy được. Cô chui ra khỏi hang, trèo xuống hốc núi tìm đường ra biển. Hôm nay trời nắng, biển êm. Nhìn biển mênh mông, trong gió nghe như có tiếng gọi tên mình, cô giật mình nghĩ tới người yêu và những cô gái đồng hành bất hạnh. Cô xăn quần lội xuống, vốc một vốc nước rửa mặt. Nước biển làm rát khóe mắt, nhưng giúp cô tỉnh táo. Bỗng cô nghĩ đến cái chết. Chỉ cần lội ra xa để cho sóng cuốn đi là cô sẽ gặp lại người tình ở đâu đó dưới đáy đại dương và sóng biển có thể rửa bớt phần nào nhơ nhớp trên tấm thân, mà bao nhiêu lần, mẹ đã ôm cô dặn dò phải cố giữ gìn, trước lúc từ biệt ra đi. Chợt nhớ tới mẹ, nhớ các em, cô đứng bất động nghe lòng dạ bồi hồi. Gió từ biển khơi thổi tới như muốn an ủi vỗ về, giúp cô tìm lại một chút yên ả. Cô bước lên đi dọc theo bờ biển. Tiếp tục nghĩ đến mẹ và hai đứa em nhỏ dại. Giờ này không biết họ ra sao. Có biết mình đang lưu lạc trên một hoang đảo xa lạ giữa trời biển mênh mông với tấm thân hoen ố ê chề. Hay là vẫn đang hy vọng đứa con gái, người chị của mình đã đến được một xứ thiên đường nào, để có thể cứu sống cả gia đình đang ở bước đường cùng. Bao nhiêu vốn liếng chắt chiu dành dụm được, kể cả chiếc nhẫn cưới và sợi dây chuyền vàng mà bà ngoại đã đeo lên cổ mẹ ngày vu quy, cũng chỉ đủ gom góp mua một cây vàng, và phải năn nỉ lắm mới được đóng trước một nửa cho chủ tàu, nửa còn lại khi nào đến nơi sẽ trả. Sau ngày cha cô vĩnh viễn không về, cùng nhiều đồng đội gởi xác thân ở một nơi vô danh nào đó, rồi cả miền Nam đang trù phú, hạnh phúc một thời, bỗng dưng trở nên đói nghèo, chia ly tan tác, cũng như những gia đình sĩ quan công chức khác, mẹ con cô đã trải qua bao tháng năm cùng cực. Cô đã phải bỏ học, phụ mẹ buôn tảo bán tần, mà cả nhà vẫn bữa đói bữa no. Nghĩ đến tương lai mịt mờ của mấy đứa con, mẹ bàn với cô, chỉ còn cách duy nhất, là cô phải ra đi. Bao lần tìm được mối, nhưng lo cho thân gái dặm trường, có biết bao điều bất trắc, cuối cùng bà rất vui mừng khi có người yêu của cô, cũng là con của một người bạn cùng khóa với chồng, cùng đi với con gái. Trước ngày đi, hai gia đình gặp nhau, tổ chức một lễ đính hôn rất vội vàng, đơn giản. Cô bước đi những bước vô hồn trên những bọt sóng xô bờ, hình dung tới tuổi ấu thơ và cả một thời cùng gia đình sống trong hạnh phúc. Nhớ mấy năm cha cô được đổi về làm huấn luyện viên trường Võ Bị Đà Lạt, nơi ông đã gặp mẹ cô, khi còn là một sinh viên sĩ quan trai trẻ, từng đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời. Nơi ông cùng bè bạn đồng môn, đã quỳ xuống vũ đình trường trong ngày mãn khóa, giữa không khí uy linh, đưa tay thề quyết bảo vệ núi sông. Cô cũng nhớ tới đám bạn bè một thời nhỏ dại. Không biết những cánh chim non hồn nhiên ngày ấy, giờ tản mác trôi dạt về đâu sau cơn bão lửa. Cũng như cô, tất cả đã mất rồi, cả một bầu trời xanh bao la với bao nhiêu ước vọng thuở nào. Không bao giờ còn tìm lại được! Đầu óc mơ hồ, tưởng mình đang đi tìm dấu vết tuổi thơ bên bờ hồ Xuân Hương thơ mộng. Khi nghiêng mình để tìm ngôi nhà Thủy Tạ, nơi lần đầu hò hẹn người yêu, cô bỗng giật mình nhận ra tảng đá trên hoang đảo, nơi cô bị giam lỏng từ mấy hôm nay. Giấc mơ xưa ngắn ngủi vỡ tan như bọt biển. Ngồi bệt xuống cát, thẫn thờ gọi mẹ, gọi em, và gọi tên người tình. Cô gọi đến khan cả cổ, để chỉ nghe tiếng mình dội lại từ đại dương mênh mông xa thẳm, không tìm thấy chân trời. Cô đã bật khóc.
o O o
Tôi định đưa tay bảo cô ngừng kể, để tôi kịp dịch lại cho anh cảnh
sát, đang hồi hộp ngồi chờ, nhưng chợt thấy cô cũng đang khóc. Anh cảnh
sát đứng lên nháy mắt, làm dấu cho tôi cùng bước ra ngoài để cho cô được
tự nhiên. Khi trở vào, anh cảnh sát nhờ tôi hỏi, nếu cô muốn bảo lãnh
cho mẹ và các em còn ở Việt Nam, anh sẽ trình lên Sở Ngoại Kiều, lập hồ
sơ cho cô được ưu tiên. Có thể trong vòng từ sáu đến tám tháng, cô sẽ
được đoàn tụ với gia đình. Suy nghĩ một chập, cô lắc đầu:- Em chưa chuẩn bị được tâm lý, không muốn mẹ và các em sẽ đau buồn vì những gì em đã trải qua, và nhất là cái thai trong bụng, em vẫn còn đang giấu mẹ. Chờ sinh đẻ xong, em mới bình tĩnh mà quyết định được. Mặc dù em rất nhớ mẹ và các em. Ngần ngừ một lúc cô ngõ ý muốn được Phòng Xã Hội cho mượn một số tiền để gởi về giúp gia đình, sau này đi làm cô sẽ trả. Anh cảnh sát gật đầu, hứa sẽ nói việc này với Phòng Xã Hội. Anh bắt tay cô, chúc sớm bình phục, gặp nhiều may mắn, và hẹn sẽ trở lại thăm cô để xin hỏi thêm cô ít điều bổ túc hồ sơ. Hai hôm sau, qua điện thoại từ Phòng Xã Hội, tôi đến nhận số tiền 10.000 kroner (khoảng 1.200 USD), để giao lại cho cô và yêu cầu cô ký tên vào biên nhận. Tôi cũng mang đến biếu cô mấy trái xoài chua, lần trước cô bảo là cô rất thèm. Gặp lại tôi, cô tỏ ra mừng rỡ. Lần đầu tiên tôi thấy cô nhoẻn miệng cười. Cô bảo cô rất buồn và thấy cô đơn, vì không có tôi cô chẳng biết nói chuyện cùng ai. Cô ngạc nhiên và thoáng một chút xúc động khi tôi đưa cho cô số tiền của Phòng Xã Hội, và bảo đó là tiền cô được cấp, chứ không phải mượn. Tôi giải thích thêm về những trợ cấp khác dành cho người tỵ nạn lúc ban đầu và hằng tháng sau này, cũng như trợ cấp việc sinh đẻ và nuôi con. Tôi bảo cô yên tâm, đừng bận tâm gì về chuyện tiền bạc. Cô càng vui và tỏ ra thân thiện hơn khi nghe tôi bảo trước đây tôi cũng là lính, sau gần 8 năm tù trở về, vợ con cũng khốn cùng như gia đình cô. Tôi kể chuyện gia đình tôi vượt biên nhưng may mắn được tàu Na-uy vớt, mới đến Na-uy tám tháng, nhưng mọi việc tạm thời ổn định. Cô nhớ tới cha cô, đôi mắt sáng lên và say sưa kể cho tôi nghe những ngày cô theo cha ra đơn vị, hoặc cùng mẹ vào trường Võ Bị tham dự các buổi lễ ra trường. Khi tôi đứng dậy cáo từ, cô viết tên và địa chỉ của mẹ cô, nhờ tôi gởi hết số tiền còn nguyên Những người may mắn đến được bến bờ tự do trong bì thơ về cho mẹ. Trong mắt cô sáng lên niềm vui. Một lần cô ngỏ ý muốn học tiếng Na-uy để giết thì giờ. Tôi bảo là ở Na-uy vừa mới có cuốn tự điển Nauy-Việt, tôi sẽ liên lạc Phòng Xã Hội để xin cho cô. Hai hôm sau, tôi mang cuốn tự điển đến, chỉ cho cô cách sử dụng, nói và viết vài câu đơn giản. Cô khá thông minh nên hiểu rất nhanh. Cô còn nhờ tôi viết cho cô vài câu tiếng Na-uy. Trong đó có một câu cô bảo là lời một bản nhạc nào đó mà cô rất thích: “Ngày mai, tôi muốn bỏ đi thật xa”.
o O o
Khi được biết là sẽ sinh con trai, cô vui lắm, nhưng ngay sau đó tôi
thấy cô ngồi thẫn thờ, suy nghĩ mông lung. Gần tới ngày cô sinh, tôi xin
phép cô cho bà xã tôi đến thăm, để hướng dẫn chỉ vẽ cho cô ít nhiều
kinh nghiệm sinh đẻ mà vợ tôi đã trải qua. Hơn nữa, khi sinh đẻ, có một
người đàn bà thân quen bên cạnh cũng an tâm. Biết cô ái ngại, nên tôi
nói trước là vợ tôi hoàn toàn không biết gì về hoàn cảnh của cô, và tất
nhiên tôi không hề tiết lộ điều gì. Tôi sẽ nói với vợ tôi là chồng cô
còn ở trại tị nạn Thái Lan, sẽ được định cư sau. Ngần ngừ một lúc, cuối
cùng cô gật đầu. Cuối tuần, vợ chồng tôi đến thăm. Vợ tôi mang đến cho
cô một ít thức ăn Việt nam và mấy bộ áo quần con nít. Đàn bà dễ thông
cảm với nhau, nhất là vợ tôi sinh mấy đứa con cũng không có mặt chồng,
vì tôi bận tham dự hành quân, không về kịp. Tôi ra ngoài, để cho hai
người đàn bà dễ nói chuyện sinh đẻ. Cô sinh vào ban đêm, lúc trời đã vào
đông. Tuyết rơi kín cả khung trời. Vợ chồng tôi đến phòng sinh lúc cô
đau bụng. Vợ tôi ở bên cạnh cô, còn tôi ngồi ngoài phòng đợi. May mắn là
cô sinh rất nhanh. Khoảng hơn 30 phút, tôi đã nghe tiếng con nít khóc.
Khi mọi việc đã xong, nghe tiếng vợ gọi, tôi bước vào chúc mừng cô.
Thằng bé đang nằm trên ngực mẹ. Tôi thấy cô khóc. Không biết đó là những
giọt nước mắt xót xa hay hạnh phúc.Sau một tuần ở bệnh viện, mẹ con cô chuyển đến một khách sạn, được phòng xã hội mướn cho cô tạm trú một thời gian, vì chưa tìm được căn nhà thích hợp cho cô. Khách sạn khá sang trọng, nằm không xa bệnh viện, để tiện cho các y tá đến thăm và chăm sóc mẹ con cô. Mấy ngày sau, tôi đến khách sạn cô ở. Không phải để thăm cô mà để làm thông dịch cho bác sĩ Hauff và nhân viên phòng xã hội. Họ mang đến cho con cô nhiều quà tặng. Ai cũng ngạc nhiên và thích thú khi thấy cô biết nói vài câu ngắn bằng tiếng Na-uy. Bác sĩ Hauff hỏi là cô có cần ông giúp điều gì nữa không, cô bập bẹ trả lời: “tôi sẽ nói với ông sau”. Tuy không đúng hẳn, nhưng mọi người đều hiểu được. Ngày đầy tháng, vợ tôi nhớ và nhắc tôi đến thăm mẹ con cô. Chúng tôi ghé siêu thị chọn mua một món quà mừng thằng bé. Bấm chuông phòng, cửa không mở. Gõ nhẹ cũng không thấy lên tiếng. Tôi đến văn phòng khách sạn hỏi. Họ cho biết là cô vừa mới chuyển đi. Tôi gọi hỏi Phòng Xã Hội, họ cho biết là cô đã chuyển đi một thành phố rất xa, và theo yêu cầu của cô, họ không tiết lộ địa chỉ mới cho bất cứ một ai. Sau một thoáng ngạc nhiên, tôi chợt nhớ đến lời một bài ca nào đó mà cô đã nhờ tôi viết ra bằng tiếng Na-uy và chỉ cho cô đọc đi đọc lại nhiều lần: “ngày mai, tôi muốn bỏ đi thật xa”. Trên đường về, bà xã tôi thắc mắc tại sao cô lại chuyển đi sớm và không cho chúng tôi hay. Tôi lắc đầu, mặc dù tôi đã vừa mới hiểu ra. Từ hôm ấy, tôi không bao giờ gặp lại cô. Vài lần nhớ tới cô, tôi định hỏi thăm qua một số người quen ở các thành phố khác, hoặc gọi cho Sở Tỵ Nạn. Nhưng rồi tôi quyết định không tìm, vì có lẽ cô không muốn gặp lại tôi, một người biết quá nhiều về cô.
o O o
Bích Kiều đến đúng giờ hẹn. Khi thấy chiếc taxi đỗ ngaytrước cổng nhà, vợ chồng tôi chạy ra đón. Tôi cũng nóng lòng muốn xem lại dung nhan của người con gái xinh đẹp nhưng găp phải điều bất hạnh của hai mươi lăm năm trước. Bây giờ chắc tuổi cũng đã 45, 46. Vợ chồng tôi ngạc nhiên khi thấy Bích Kiều vẫn còn trẻ đẹp. Cặp kiếng cận làm tăng nét tao nhã quí phái. Cô ôm chầm chúng tôi, rồi lấy kiếng xuống để chùi nước mắt. - Không ngờ Kiều bây giờ còn đẹp hơn hồi xưa nhiều lắm. Sao đi có một mình ên còn ảnh thì giấu kỹ ở đâu rồi không cho trình diện? Câu nói đùa của bã xã tôi làm cô bớt xúc động, nở nụ cười sau một thoáng thẹn thùng: - Em vẫn còn độc thân mà! Hôm nay xuống đây nhờ anh chị làm mai đây. Chúng tôi đi quanh khu vườn sau nhà. Bà xã muốn khoe mấy cụm hồng vàng vừa mới nở hoa, trước khi dắt tay cô bước vào phòng khách. Tôi mang nước ra mời và ngồi nghe hai người đàn bà nói chuyện trang điểm, phấn son xong mới lên tiếng: - Vậy là Kiều đang ở Trondheim. Tôi thấy địa chỉ trong tấm thiệp cưới. Ngày ấy, tự dưng Kiều biến mất, làm bọn tôi cứ nghĩ là nàng trích tiên đã ngao ngán cảnh trần gian mà bay lại về trời rồi chứ. Cô cười bẽn lẽn: - Hôm nay đến cũng để xin lỗi anh chị đây. Ngày ấy lòng em còn đau xót lắm, nên muốn đi đến một nơi thật xa, không muốn gặp bất cứ người Việt nào và nhất là những ai đã biết về mình. Mặc dù em rất thương quí và mang ơn anh chị. Tôi cười: - Tôi biết, nên chỉ thương chứ có nỡ lòng nào mà trách. Chắc Kiều còn nhớ cái câu tiếng Na-uy “Ngày mai tôi muốn bỏ đi thật xa” mà Kiều nhờ tôi viết ra và chỉ cho Kiều đọc đi, đọc lại bao nhiêu lần. Khi ấy Kiều bảo rất thích câu ấy trong một bài hát mà Kiều hay hát? Nhờ đó mà tôi hiểu được, nên không có ý tìm Kiều.
o O o
Đúng là cô đã đi thật xa, một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi thành phố
Ålesund. Ở đó không có một người Việt nào sinh sống. Chính quyền và dân
chúng rất tốt. Mẹ con cô được chăm sóc chu đáo. Một năm sau cô bảo lãnh
mẹ và hai cậu em sang đoàn tụ. Gia đình sống trong hạnh phúc. Đứa bé lớn
lên trong vòng tay yêu thương của mọi người. Cháu được đặt tên Trần huy
Bách, và trong giấy khai sanh có cha là Trần Huy Trác. Tên người vị hôn
phu của Kiều. Anh đã bị chính cha ruột của thằng bé giết chết thảm
thương rồi vất xác xuống biển. Kiều giấu kín mẹ và các em điều đau
thương này, nên đến lúc qua đời, mẹ cô vẫn tin đứa cháu ngoại duy nhất
của mình là con của Trác. Bà mất đột ngột sau cơn bệnh tim, khi sang
Na-uy được mười sáu năm.Được chính phủ trợ cấp, cho học bổng, và nhờ mẹ giúp trông con cùng mọi việc trong nhà, nên Kiều và hai em được đi học. Cả ba chị em đều xong đại học. Hai cậu em đang là kỹ sư, còn cô làm y tá trong bệnh viện. Khi hai cậu em được nhận vào trường NTH, một đại học kỹ thuật bách khoa nổi tiếng tại thành phố Trondheim, miền trung Na-uy, cả nhà đã di chuyển về đây sau sáu năm ở Ålesund. Cháu Huy Bách, con của Kiều cũng vừa tốt nghiệp ở trường này mùa hè năm ngoái. - Vợ chồng tôi mừng cho Kiều, cho sự thành công của mẹ con Kiều cùng hai cậu em, và cũng xin chia buồn về việc bà cụ đã ra đi. Tiếc là chúng tôi không có dịp được gặp bà. Đang vui, bỗng Kiều xúc động: - Tất cả đều nhờ mẹ em. Cả một đời thiệt thòi, chịu đựng vất vả với con cháu. Em vẫn ân hận là em đã phải nói dối với bà về chuyện của cháu Bách. - Tôi nghĩ Kiều làm như thế là đúng. Ít nhất là không làm đau lòng thêm những người ruột thịt vốn đã chịu quá nhiều nhục nhằn, khốn khổ. Tôi tin là bác ra đi thanh thản, không có trách gì Kiều về sự việc ấy đâu. Tôi nói để an ủi. Bà xã tôi nãy giờ không hiểu hết những gì chúng tôi trao đổi, hỏi Kiều: - Sao cô lại không giữ tên Kiều mà lấy tên Bích. Tôi thấy tên Bích Kiều đẹp lắm. Ngày xưa gần nhà tôi ở Nha Trang cũng có tiệm uốn tóc Bích Kiều. Mấy cô con gái đều đẹp. Tôi quen cả hai chị em. - Dạ, em thấy cuộc đời nàng Kiều của ông Nguyễn Du sao mà ba chìm bảy nổi quá, mà dường như cũng đã vận vào em, em sợ nên đổi tên Bích, cũng là chữ lót của em. Tôi cười phụ họa: - Nàng Kiều nào cũng đã chết rồi. Bây giờ, đang ngồi trước mặt tôi là Bích. Một cô Bích hoàn toàn khác. Chúng tôi rất mừng được như vậy. Xin lỗi, đáng lẽ ra không nên gọi cô là Kiều nữa. từ bây giờ chúng tôi gọi tên Bích nghe. - Có sao đâu anh. Hai đứa em của em cũng gọi em là chị Kiều mà. Ngoài gia đình, chỉ có anh chị là biết cái tên này của em. Chuyện xưa cũng đã qua rồi. Em muốn anh chị cứ gọi em là Kiều như ngày trước. Hơn nữa, em biết, ngày ấy anh chị cũng thương yêu cô Kiều đó lắm, phải vậy không? Cả ba chúng tôi đều cười. Kiều nhìn đồng hồ trên tường, khi nghe tiếng chuông báo giờ. Không biết vì không muốn nhắc lại chuyện cũ, hay là sợ không còn nhiều thời gian, cô bắt đầu một câu chuyện khác. Cô mở xách tay lấy ra mấy tấm ảnh đưa cho chúng tôi xem. Ảnh của Bách, con trai cô vừa chụp với cô vợ tương lai trong ngày lễ đính hôn hơn ba tháng trước. Một cô gái Việt nam. Cả hai cô cậu đều đẹp, mũi cao, đôi mắt to, vầng trán thoáng lên nét thông minh. - Hai cháu rất xứng đôi vừa lứa! Vợ chồng tôi khen. Cô cho biết cô dâu tương lai là một dược sĩ vừa mới tốt nghiệp, con gái út của vợ chồng một vị giáo sư trước 75, được con bảo lãnh sang Na-uy, và bây giờ lớn tuổi đã về hưu. Ông bà đang sống ở Oslo. Gia đình nề nếp, đạo đức, có năm người con, tất cả đều thành đạt. Cô nhờ vợ chồng tôi, tuổi tác ngang với cha mẹ cô dâu, đứng ra thay mặt nhà trai trong ngày đám cưới. Nhưng điều quan trọng hơn, theo cô, là để cho cháu Bách, và chính cô nữa, được tự tin, ấm áp hơn về phía gia đình mình. Bởi vợ tôi là người chứng kiến khi Bách ra đời, còn tôi là người đồng hương duy nhất biết rõ về Bách, về những tình huống để có Bách hiện diện trên thế gian này. - Sự có mặt của anh chị trong ngày đám cưới cháu Bách, là một kỷ niệm thiêng liêng quý giá đối với mẹ con em. Bởi vì khi nhìn thấy anh chị, em sẽ có cảm giác như là đang có anh Trác bên cạnh. Xin lỗi anh chị, em cũng đã nói dối với cháu Bách, anh là người duy nhất ở Na-uy này biết chuyện Trác, và tội nghiệp, cháu Bách vẫn tin anh Trác là ba của nó. Em thường bắt gặp cháu đứng thật lâu trước tấm ảnh của anh Trác trên bàn thờ. - Vậy nhỡ cháu Bách hỏi tôi về Trác, tôi biết nói gì với cháu? Nghĩ ngợi một lúc, Kiều lên tiếng: - Em chỉ nói với cháu Bách, là ngày xưa anh ở trong quân đội, nên biết ba của anh Trác là ông nội cháu, thế thôi. Chứ lúc ấy anh Trác còn nhỏ lắm. Em thiết tha mong anh chị giúp em. Vì trong lúc này, em cảm thấy thật lo sợ và cô đơn. Những hình ảnh hãi hùng ấy cứ tưởng đã quên được từ lâu rồi, vậy mà bây giờ nó lại hiện lên liên tục, ngay cả trong giấc ngủ của em. Thú thực, ban đầu em không có ý định gặp anh chị, nhưng càng gần ngày đám cưới cháu, em càng thấy lòng bất an. Cuối cùng bất ngờ em đã nghĩ đến anh chị, người đã biết tường tận hoàn cảnh của mẹ con em, bỗng dưng em thấy nhẹ nhàng, như vừa giải tỏa được những gì cứ phải chôn giấu, đè nặng mãi trong lòng. Nhớ tới hai người em trai của cô, vợ tôi hỏi: - Còn hai cậu em của cô bây giờ ra sao. Đã có gia đình riêng hay vẫn ở chung với cô? - Cậu lớn sống chung với cô bạn gái người Na-uy hơn hai năm thì chia tay, còn cậu út vẫn chưa lập gia đình. Tuy nhiên, hai cậu đều ở riêng.
o O o
Cuối cùng, vợ chồng tôi quyết định hủy bỏ chuyến đi London. Phải gọi
sang xin lỗi và giải thích cho vợ chồng cô con gái, bảo đây là một việc
ba má cần làm để giúp cho những người bất hạnh có thể tìm lại ít nhiều
hạnh phúc. Lễ thành hôn được tổ chức buổi sáng thứ Bảy. Chúng tôi đến
khách sạn Royal Christiania khi trời vừa mới trải qua một cơn mưa hạ.
Ánh nắng bắt đầu chói chang rọi qua những tàn cây tạo thành những vệt
lung linh trên các bãi cỏ xanh điểm những chấm vàng rực rỡ của hoa
løvetann đang mùa nở rộ. Họ nhà trai dùng khách sạn này, nơi mẹ con Kiều
và hai cậu em đang ở mấy hôm nay, làm “điểm xuất phát”. Từ Trondheim
xuống, nên họ chỉ có bốn người. Thêm một cậu người Na-uy ở Oslo, bạn học
của Bách làm phụ rể. Vợ chồng tôi đến với hai cô con gái và ba đứa
cháu, để bưng các mâm lễ vật, theo yêu cầu của Kiều.Lần đầu tiên chúng tôi gặp Bách. Cậu bé ra đời vào một đêm đông tuyết giá, trong nỗi cô đơn và xót xa của mẹ, chỉ có vợ chồng tôi, hai người đồng hương xa lạ, có mặt và nghe tiếng khóc đầu đời, bây giờ là một thanh niên tuấn tú, có học, chân thật hiền lành. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là Bách nói tiếng Việt rất giỏi. Bất giác, tôi nhớ tới những điều Kiều kể với vị cảnh sát ngoại kiều trước kia trong bệnh viện. Đầu óc như mơ hồ có tiếng sóng biển thét gào phẫn nộ, và hình dung tới gã hải tặc Thái Lan có mái tóc phủ xuống lưng, trên người đầy những hình xâm với đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu trong men rượu. Bỗng tôi giật mình với cảm giác như vừa làm điều phạm tội. Cố gắng hướng tâm trí tới những điều thánh thiện, tốt đẹp khác để xua đuổi hết những hình ảnh đen tối ấy vào giờ phút mọi người đang cần có niềm vui và hạnh phúc. Lễ thành hôn đã diễn ra tốt đẹp. Ông bà sui của Kiều đều là nhà giáo, hiểu biết và tôn trọng nề nếp cũ. Mọi nghi thức hôn lễ theo tập tục do ông bà hướng dẫn khá tỉ mỉ. Con cháu đều thành đạt, lễ phép. Tôi mừng cho Kiều, và nhất là cho cháu Bách đã may mắn là con rể của gia đình này. Có lẽ thấu hiểu hoàn cảnh của Kiều với lòng mến mộ, sau khi lạy ông bà trên bàn thờ gia tộc, ông giáo hướng dẫn cô dâu chú rể đến dâng rượu và xin lạy mẹ của Bách hai lạy. Ông giải thích, một lạy cảm tạ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ. Mất chồng từ khi còn rất trẻ, nhưng không bước thêm một bước nào nữa mà dành hết cuộc đời cho đứa con duy nhất của mình. Một lạy xin mẹ nhận thay cha, để hai con tưởng nhớ đến người cha bất hạnh, sớm lìa đời khi chưa thấy mặt con. Khi vợ chồng cháu Bách mời rượu, nói những lời cám ơn thật cảm động, Kiều âu yếm nhìn hai con, định nói điều gì, nhưng rồi nghẹn ngào, sau một lúc mới nở được nụ cười trong ràn rụa nước mắt. Tôi thấy lòng bâng khuâng. Thầm mong đó không phải là những giọt nước mắt xót xa mà là niềm vui của hạnh phúc. Không khí bỗng lắng xuống. Mọi người đều xúc động. Kiều ngước lên, đúng vào lúc tôi quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt của chính mình. Phạm tín An Ninh |
TRẦN BÌNH NAM * HOA KỲ & TRUNG CỘNG
Chính sách nào của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc?
Viết phỏng theo “What to do about China” của Richard N. Haass, chủ tịch Hội đồng về các quan hệ Ngoại giao Hoa Kỳ - US News & World Report số ngày 20/6/2005.
Trần Bình Nam
Lịch sử thế giới thường được xác định bởi quan hệ giữa các nước lớn. Lịch sử của thế kỷ trước mắt cũng thế. Hai quốc gia xác định hình thù của thế kỷ 21 là Hoa kỳ, đương kim cường quốc, và Trung quốc một sức mạnh đang lên.
Tổng sản lượng nội địa của Trung quốc hiện nay chỉ bằng một nửa tổng sản lượng nội địa của Hoa Kỳ, nhưng trong vòng ba thập niên nữa tổng sản lượng Trung quốc sẽ ngang ngữa với Hoa Kỳ. Mặt khác Trung quốc đang đầu tư một phần tài nguyên của mình vào lĩnh vực quốc phòng. Ngân sách quốc phòng của Trung quốc là ngân sách lớn thứ ba trên thế giới.
Nói như vậy không có nghĩa Trung quốc đã có thể chen vai thích cánh với Hoa Kỳ trong lúc này. Lợi tức bình quân 5,000 mỹ kim trên mỗi đầu người một năm của Trung quốc còn quá thấp. Và những người lãnh đạo Trung quốc biết rằng họ cần một thế hệ ổn định và hòa bình để phát triển kinh tế và đưa hàng trăm triệu người dân Trung quốc ra khỏi cảnh nghèo khó.
Dù vậy một số chuyên viên về chính sách đối ngoại lo xa cho rằng Trung quốc sẽ trở thành một lực lượng đối đầu với Hoa Kỳ không cách gì tránh khỏi. Vấn đề là “chừng nào?” Do đó các chuyên viên này chủ trương Hoa Kỳ cần áp dụng một chính sách đối ngoại nhằm chận sự phát triển của Trung quốc lên hàng một cường quốc.
Tuy nhiên đó không phải là một chính sách dễ thực hiện vì sự lớn mạnh hay trì trệ của một quốc gia tùy thuộc vào dân số, văn hóa, tài nguyên, hệ thống giáo dục, chính sách kinh tế, sự ổn định chính trị và chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Cho nên chưa chắc Hoa Kỳ có khả năng ngăn chận sự lớn mạnh của Trung quốc ngay cả khi Hoa Kỳ muốn. Đó là chưa nói tới đây là một chính sách nguy hiểm. Vì nếu Trung quốc nhận thấy Hoa Kỳ tìm cách làm yếu mình Trung quốc sẽ trả đũa bằng một chính sách gây thiệt thòi cho quyền lợi của Hoa Kỳ trên thế giới. Trung quốc có khả năng làm điều đó.
Một trường phái thực tế khác chủ trương rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa nếu có những trung tâm sức mạnh khác cùng tồn tại thì một số vấn đề toàn cầu sẽ dễ được giải quyết hơn như sự lan tràn vũ khí nguyên tử, vấn đề chống khủng bố, bệnh truyền nhiễm, nạn ma túy và kiểm soát sự nóng dần của bầu khí quyễn. Thành ra vấn đề cần đặt ra không phải là lo Trung quốc lớn mạnh mà nên hỏi Trung quốc sẽ dùng sức mạnh của mình như thế nào.
Kết luận, chính sách đối ngoại nào làm cho sức mạnh của Trung quốc thành một sức mạnh phục vụ hòa bình thế giới là một chính sách đối ngoại tối hảo.
Chính sách đó có thể là chính sách gì? .
Trong quan hệ với Trung quốc, Hoa Kỳ có năm lĩnh vực cần quan tâm. Thứ nhất là sự hội nhập của Trung quốc vào cộng đồng thế giới. Thứ hai là cùng nhau ngăn chận Bắc hàn chế tạo vũ khí nguyên tử. Thứ ba là rút ngòi nổ ra khỏi lò thuốc súng Đài Loan. Thứ tư là điều hòa mậu dịch giữa hai nước. Và sau cùng là vấn đề dân chủ để tránh trường hợp tinh thần quốc gia cực đoan xuất hiện.
Trước hết, Hoa Kỳ có thể cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác tay trong tay vận dụng một chính sách đối ngoại thích hợp để giúp Trung quốc hội nhập vào cộng đồng thế giới xứng đáng với trò cường quốc của Trung quốc.
Hiện nay Trung quốc đang hợp tác với Hoa Kỳ chống khủng bố và quan trọng nhất là hợp tác kềm chế sự phát triển vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Nhưng còn cấn cái gì đó nên Trung quốc chưa tận dụng ảnh hưởng kinh tế của mình đối với Bắc hàn để áp lực Bắc hàn ngưng chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Trung quốc cần làm nhiều hơn và Hoa Kỳ cũng thế. Hoa Kỳ cần trao đổi cụ thể với Trung quốc, chẳng hạn nếu Trung quốc dùng hết áp lực của mình để Bắc hàn ngưng chương trình vũ khí, thì Hoa Kỳ sẽ một mặt viện trợ kinh tế Bắc hàn, một mặt hứa với Trung quốc sẽ không để cho một quốc gia nào chung quanh Trung quốc có vũ khí nguyên tử. Trung quốc sẽ không vui vẻ gì thấy Nhật Bản và Nam Hàn có vũ khí nguyên tử nên sẽ “không chê” đề nghị của Hoa Kỳ.
Trường hợp khác là Đài Loan. Đài Loan là nguồn xung khắc có thể đưa đến đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc. Làm sao cho Trung quốc yên tâm mà không suy yếu thế đứng của Hoa Kỳ? Cách tốt nhất là khuyến cáo Đài Loan không đơn phương tuyên bố độc lập, đồng thời xác định một thái độ để Trung quốc hiểu không có gì bảo đảm Hoa Kỳ sẽ ngồi yên nếu Trung quốc đơn phương xâm lăng Đài Loan. Nói cách khác Hoa Kỳ cần cho Trung quốc và Đài Loan hiểu rằng nếu họ liều đi bước trước họ sẽ tự lãnh hậu quả. Với chính sách đó Hoa Kỳ có thể hóa giải sự căng thẳng trong eo biển Đài loan mà không tỏ ra thách thức Trung quốc.
Vấn đề mậu dịch? Hiện nay mỗi năm Trung quốc bán cho Hoa Kỳ 160 tỉ mỹ kim nhiều hơn Hoa Kỳ bán cho Trung quốc. Nhưng Hoa Kỳ cũng không nên vì thế mà thống trách Trung quốc, thí dụ tìm cách áp lực Trung quốc thay đổi giá của đồng quan. Hoa Kỳ nên giải quyết các tranh chấp mậu dịch với Trung quốc qua Cơ quan Mậu dịch Quốc tế.
Sau cùng là tình trạng dân chủ và nhân quyền của Trung quốc. Hiện nay Trung quốc cởi mở kinh tế nhiều hơn cởi mở chính trị, mặc dù chính trị được cởi mở hơn nhiều so với 10 năm trước đây. Hoa Kỳ cần có chính sách thuyết phục Trung quốc đi vào con đường dân chủ như xây dựng một tầng lớp trung lưu, áp dụng một chế độ pháp trị và giảm thiểu ảnh hưởng của chính quyền trên sinh hoạt xã hội. Chính sách này giúp cho Trung quốc một khi chủ nghĩa xã hội bị kinh tế thị trường đẩy ra một bên lề lịch sử một chế độ pháp trị sẽ xuất hiện thay vì một chủ nghĩa quốc gia cực đoan.
Thực hiện một chính sách tổng hợp để hóa giải các góc cạnh xung khắc trên không phải là chuyện dễ dàng, nhất là người Trung quốc có thể vì tự hào dân tộc chấp nhận trả bất cứ giá nào để vươn lên trên. Nhưng khó cũng phải làm vì nếu chiến tranh lạnh diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung quốc thì đó sẽ là một trận chiến tranh tốn kém cho cả hai bên. Nó sẽ tạo ra một tình thế nguy hiểm làm cho cả hai quốc gia không thể chú tâm giải quyết các vấn đề nội bộ và các vấn đề thuộc lĩnh vực toàn cầu hoá.
Trung quốc và Hoa Kỳ đều có nhu cầu và trách nhiệm tránh sự đương đầu lẫn nhau.Và tương lai của thế kỷ 21 phụ thuộc vào câu hỏi liệu Hoa Kỳ và Trung quốc có thành công trong việc nương nhau để cộng tồn không?
June 20, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
http://www.vnet.org/tbn
--------------------------------------------------------------------------------
Trần Bình Nam http://www.vnet.org/tbn
Viết phỏng theo “What to do about China” của Richard N. Haass, chủ tịch Hội đồng về các quan hệ Ngoại giao Hoa Kỳ - US News & World Report số ngày 20/6/2005.
Trần Bình Nam
Lịch sử thế giới thường được xác định bởi quan hệ giữa các nước lớn. Lịch sử của thế kỷ trước mắt cũng thế. Hai quốc gia xác định hình thù của thế kỷ 21 là Hoa kỳ, đương kim cường quốc, và Trung quốc một sức mạnh đang lên.
Tổng sản lượng nội địa của Trung quốc hiện nay chỉ bằng một nửa tổng sản lượng nội địa của Hoa Kỳ, nhưng trong vòng ba thập niên nữa tổng sản lượng Trung quốc sẽ ngang ngữa với Hoa Kỳ. Mặt khác Trung quốc đang đầu tư một phần tài nguyên của mình vào lĩnh vực quốc phòng. Ngân sách quốc phòng của Trung quốc là ngân sách lớn thứ ba trên thế giới.
Nói như vậy không có nghĩa Trung quốc đã có thể chen vai thích cánh với Hoa Kỳ trong lúc này. Lợi tức bình quân 5,000 mỹ kim trên mỗi đầu người một năm của Trung quốc còn quá thấp. Và những người lãnh đạo Trung quốc biết rằng họ cần một thế hệ ổn định và hòa bình để phát triển kinh tế và đưa hàng trăm triệu người dân Trung quốc ra khỏi cảnh nghèo khó.
Dù vậy một số chuyên viên về chính sách đối ngoại lo xa cho rằng Trung quốc sẽ trở thành một lực lượng đối đầu với Hoa Kỳ không cách gì tránh khỏi. Vấn đề là “chừng nào?” Do đó các chuyên viên này chủ trương Hoa Kỳ cần áp dụng một chính sách đối ngoại nhằm chận sự phát triển của Trung quốc lên hàng một cường quốc.
Tuy nhiên đó không phải là một chính sách dễ thực hiện vì sự lớn mạnh hay trì trệ của một quốc gia tùy thuộc vào dân số, văn hóa, tài nguyên, hệ thống giáo dục, chính sách kinh tế, sự ổn định chính trị và chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Cho nên chưa chắc Hoa Kỳ có khả năng ngăn chận sự lớn mạnh của Trung quốc ngay cả khi Hoa Kỳ muốn. Đó là chưa nói tới đây là một chính sách nguy hiểm. Vì nếu Trung quốc nhận thấy Hoa Kỳ tìm cách làm yếu mình Trung quốc sẽ trả đũa bằng một chính sách gây thiệt thòi cho quyền lợi của Hoa Kỳ trên thế giới. Trung quốc có khả năng làm điều đó.
Một trường phái thực tế khác chủ trương rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa nếu có những trung tâm sức mạnh khác cùng tồn tại thì một số vấn đề toàn cầu sẽ dễ được giải quyết hơn như sự lan tràn vũ khí nguyên tử, vấn đề chống khủng bố, bệnh truyền nhiễm, nạn ma túy và kiểm soát sự nóng dần của bầu khí quyễn. Thành ra vấn đề cần đặt ra không phải là lo Trung quốc lớn mạnh mà nên hỏi Trung quốc sẽ dùng sức mạnh của mình như thế nào.
Kết luận, chính sách đối ngoại nào làm cho sức mạnh của Trung quốc thành một sức mạnh phục vụ hòa bình thế giới là một chính sách đối ngoại tối hảo.
Chính sách đó có thể là chính sách gì? .
Trong quan hệ với Trung quốc, Hoa Kỳ có năm lĩnh vực cần quan tâm. Thứ nhất là sự hội nhập của Trung quốc vào cộng đồng thế giới. Thứ hai là cùng nhau ngăn chận Bắc hàn chế tạo vũ khí nguyên tử. Thứ ba là rút ngòi nổ ra khỏi lò thuốc súng Đài Loan. Thứ tư là điều hòa mậu dịch giữa hai nước. Và sau cùng là vấn đề dân chủ để tránh trường hợp tinh thần quốc gia cực đoan xuất hiện.
Trước hết, Hoa Kỳ có thể cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác tay trong tay vận dụng một chính sách đối ngoại thích hợp để giúp Trung quốc hội nhập vào cộng đồng thế giới xứng đáng với trò cường quốc của Trung quốc.
Hiện nay Trung quốc đang hợp tác với Hoa Kỳ chống khủng bố và quan trọng nhất là hợp tác kềm chế sự phát triển vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Nhưng còn cấn cái gì đó nên Trung quốc chưa tận dụng ảnh hưởng kinh tế của mình đối với Bắc hàn để áp lực Bắc hàn ngưng chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Trung quốc cần làm nhiều hơn và Hoa Kỳ cũng thế. Hoa Kỳ cần trao đổi cụ thể với Trung quốc, chẳng hạn nếu Trung quốc dùng hết áp lực của mình để Bắc hàn ngưng chương trình vũ khí, thì Hoa Kỳ sẽ một mặt viện trợ kinh tế Bắc hàn, một mặt hứa với Trung quốc sẽ không để cho một quốc gia nào chung quanh Trung quốc có vũ khí nguyên tử. Trung quốc sẽ không vui vẻ gì thấy Nhật Bản và Nam Hàn có vũ khí nguyên tử nên sẽ “không chê” đề nghị của Hoa Kỳ.
Trường hợp khác là Đài Loan. Đài Loan là nguồn xung khắc có thể đưa đến đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc. Làm sao cho Trung quốc yên tâm mà không suy yếu thế đứng của Hoa Kỳ? Cách tốt nhất là khuyến cáo Đài Loan không đơn phương tuyên bố độc lập, đồng thời xác định một thái độ để Trung quốc hiểu không có gì bảo đảm Hoa Kỳ sẽ ngồi yên nếu Trung quốc đơn phương xâm lăng Đài Loan. Nói cách khác Hoa Kỳ cần cho Trung quốc và Đài Loan hiểu rằng nếu họ liều đi bước trước họ sẽ tự lãnh hậu quả. Với chính sách đó Hoa Kỳ có thể hóa giải sự căng thẳng trong eo biển Đài loan mà không tỏ ra thách thức Trung quốc.
Vấn đề mậu dịch? Hiện nay mỗi năm Trung quốc bán cho Hoa Kỳ 160 tỉ mỹ kim nhiều hơn Hoa Kỳ bán cho Trung quốc. Nhưng Hoa Kỳ cũng không nên vì thế mà thống trách Trung quốc, thí dụ tìm cách áp lực Trung quốc thay đổi giá của đồng quan. Hoa Kỳ nên giải quyết các tranh chấp mậu dịch với Trung quốc qua Cơ quan Mậu dịch Quốc tế.
Sau cùng là tình trạng dân chủ và nhân quyền của Trung quốc. Hiện nay Trung quốc cởi mở kinh tế nhiều hơn cởi mở chính trị, mặc dù chính trị được cởi mở hơn nhiều so với 10 năm trước đây. Hoa Kỳ cần có chính sách thuyết phục Trung quốc đi vào con đường dân chủ như xây dựng một tầng lớp trung lưu, áp dụng một chế độ pháp trị và giảm thiểu ảnh hưởng của chính quyền trên sinh hoạt xã hội. Chính sách này giúp cho Trung quốc một khi chủ nghĩa xã hội bị kinh tế thị trường đẩy ra một bên lề lịch sử một chế độ pháp trị sẽ xuất hiện thay vì một chủ nghĩa quốc gia cực đoan.
Thực hiện một chính sách tổng hợp để hóa giải các góc cạnh xung khắc trên không phải là chuyện dễ dàng, nhất là người Trung quốc có thể vì tự hào dân tộc chấp nhận trả bất cứ giá nào để vươn lên trên. Nhưng khó cũng phải làm vì nếu chiến tranh lạnh diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung quốc thì đó sẽ là một trận chiến tranh tốn kém cho cả hai bên. Nó sẽ tạo ra một tình thế nguy hiểm làm cho cả hai quốc gia không thể chú tâm giải quyết các vấn đề nội bộ và các vấn đề thuộc lĩnh vực toàn cầu hoá.
Trung quốc và Hoa Kỳ đều có nhu cầu và trách nhiệm tránh sự đương đầu lẫn nhau.Và tương lai của thế kỷ 21 phụ thuộc vào câu hỏi liệu Hoa Kỳ và Trung quốc có thành công trong việc nương nhau để cộng tồn không?
June 20, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
http://www.vnet.org/tbn
--------------------------------------------------------------------------------
Trần Bình Nam http://www.vnet.org/tbn
.GS NGUYỄN CAO HÁCH * TRUNG CỘNG ĐE DỌA NẶNG NỀ
TRUNG CỘNG ĐE DỌA NẶNG NỀ
GS NGUYỄN CAO HÁCH
Cộng Sản VN hiểu rõ hơn ai hết, là không vừa lòng
Trung Cộng thì địa vị độc tôn tất không sao duy trì được, mà ngay cả giang san
cũng không vững gì. Vì thế, phải cắt đất hiến dâng.
Sự đe dọa đó lan khắp vùng Đông Nam Á, xuống tận Nam Dương.
Ngày nay sự đe dọa đó đã bắt đầu tràn sang Mỹ Quốc. Nó xuất hiện rõ ràng trong mậu dịch quốc tế (international trade). So sánh xuất nhập cảng giữa Mỹ và Trung Cộng, ta thấy ngay là, trong mấy năm gần đây, Mỹ năm nào cũng bị khiếm hụt ngoại thương, vì giá trị tổng số nhập cảng từ Trung Cộng tới thực quá lớn so vùi giá trị tổng khối xuất cảng từ Mỹ sang Trung Cộng.
Số sai biệt là khiếm hụt ngoại thương, mỗi năm khoảng 20 tỉ Mỹ Kim. Số nợ đồng niên đó cứ tăng dần dần. Theo thống kê chính thức thì tới tháng 4 tài khóa 2005, khiếm hụt ngoại thương của Mỹ là 230 tỉ Mỹ Kim.
Nếu Trung Cộng cứ dùng số ngân khoản tiệm tăng đó để mua công khố phiếu (Treasury Bonds) thì Mỹ cũng không có gì đáng lo ngại quá, vì công khố phiếu là một ngân khoản thụ động, bởi Trung Cộng không thể dùng nó để gây một ảnh hưởng kinh tế hay chính trị gì.
Nhưng nay tình thế bổng nhiên biến chuyển.
Một công ty Tàu, với một tên rất khó đọc là CNOOC Ltd. muốn mua một công ty dầu hỏa Mỹ là Unocal Corp., bằng cách thi nhau tăng giá với một công ty dầu hỏa Mỹ khác là Chevron Corp.
Bài toán hoàn toàn thay đổi.
Vì nếu Trung Cộng cứ để món tiền khổng lồ và tiệm tăng 230 tỉ Mỹ Kim dưới hình thức công khố phiếu, thì nó vẫn là một món nợ thụ động, vì nó không gây ảnh hưởng gì đáng kể với đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Mỹ. Không có ảnh hưởng kinh tế vì nó không có liên hệ gì với mức hoạt động của các công ty Mỹ. Không có ảnh hưởng xã hội vì nó không xác định mức nhân dụng (employment level). Và vì thế, số khiếm khoản qua công khố phiếu không có tương quan gì với đời sống chính trị, và không bao giờ được đưa ra bàn tại Quốc Hội.
Nay Trung Cộng muốn dùng 18. 5 tỉ Mỹ Kim để mua trọn một công ty dầu hỏa Mỹ, hãng Unocal Corp., thì tình thế thay đổi hẵn. Vì Unocal Corp. nằm ngay trong nội địa Mỹ, mà lại sản xuất dầu hỏa, một thứ nhiên liệu rất cần cho đời sống toàn quốc, thành ra Trung Cộng sẽ có thể tác động đến đời sống toàn quốc của Mỹ. Trung Cộng chỉ cần ngưng sản xuất là lập tức tăng số người thất nghiệp, tăng khối lượng dầu hỏa mà Mỹ phải nhập cảng để thay thế, và do đó gây áp lực với các chính khách Mỹ để that đổi toàn diện.
Nếu cứ biến chuyển mãi theo chiều hướng này thì độc lập quốc gia sẽ thành một khẩu hiệu rỗng tuéch, vì khiếm hụt ngoại thương (trade deficit) sẽ cứ tăng dần, số Mỹ Kim Trung Cộng tích trữ ngay trong công khố Mỹ cứ tăng mãi, và do đó Trung Cộng sẽ mua các công ty Mỹ và làm chủ tình thế, nền độc lập quốc gia sẽ bị đe dọa nặng nề.
Trong văn chương chuyên môn bàn về vấn đề này, người ta phân biệt portfolio investment (đầu tư công khố phiếu) và direct investment (đầu tư trực tiếp). Loại thứ nhất có tính cách thụ động và không gây ảnh hưởng gì cho mức hoạt động kinh tế và mức nhân dụng nói chung. Loại thứ hai, nếu nó đủ trọng lượng,, rất dễ gây ảnh hưởng trầm trọng và là một phương tiện để gây ảnh hưởng chính trị.
Mỹ đã bắt đầu nếm mùi chua cay rồi, vì Trung Cộng có một công ty điện toán khổng lồ là hãng Lenovo Group Ltd., đã mua ngành Personal-computer của hãng IBM (International Business Machines Corp.).
Nói tổng quát thì, trong khoảng 14 năm vừa qua, mỗi năm Trung Cộng đầu tư trực tiếp không quá hai tỉ Mỹ Kim. Số đầu tư trực tiếp không quá lớn, nên dư luận đại chúng tại Mỹ chưa tới mức báo động, nhất là các vụ đầu tư trực tiếp đó phần nhiều lại do một công ty Ăng-lê tại Hương Cảng, hãng Tommy Hilfiger Corp., thực hiện; mà mãi tới 1997, Hong Kong mới được trả lại Trung Cộng.
Vì các lẽ đó, dư luận tại Mỹ nói chung chưa tới mức báo động
Ta có thể đoán là tại Mỹ giới thức giả đã hiểu biết vấn đề từ lâu. Vì lý thuyết kinh tế tư bản đề cao chủ nghiã kinh tế tư bản tự do bành trướng. Mà toàn cầu gồm những xứ tự do kiếm lợi, thì tất nhiên cuộc chinh phục (dù không bằng quân sự) không sao mà tránh được.
Người ta vẫn ví phát triển kinh tế với một cái thang. Khi một xứ còn đứng cuối thang, đâu có khả năng gì để chinh phục thị trường ngoài biên giới xứ mình? Khi đã tiến khá cao và khá xa, phương tiện cứ tăng dần để dòm ngó ra ngoài biên giới!
Cũng chẳng nên trách gì Trung Cộng cứ lăm le nuốt sống Việt Nam. Lỗi là bởi giới cầm quyền VN cứ muốn bảo đảm mối lợi cá nhân và bè đảng bằng sự hy sinh quyền lợi dân tộc.
Tương quan giữa Mỹ và Trung Cộng cũng thế. Nếu Mỹ không đề phòng thì, một ngày kia, Trung Cộng sẽ thôn tính ít nhất một phần của đời sống kinh tế Mỹ.
Phản ứng của Mỹ còn quá yếu ớt. Vì nguồn gốc của vấn đề là khiếm hụt ngoại thương. Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ là John Snow (Treasury Secretary John Snow) đề nghị với chính phủ Bắc Kinh là tăng hối suất đồng Viên (tiền Trung Cộng) đối với Dollar, nghiã là tăng giá hàng Trung Cộng bán sang Mỹ, để giảm bớt số Mỹ nhập cảng, và do đó khiếm hụt ngoại thương sẽ giảm bớt, vì đồng thời, xuất cảng Mỹ sang Trung Cộng sẽ tăng.
Mạnh dạn hơn, Bộ Trưởng Quốc Phòng (Secretary of Defense Donald Rumsfeld) báo hiệu toàn dân là chi phí quân sự của Trung Cộng tăng qúa nhiều và quá mau. Phải chăng Trung Cộng mưu đồ xâm chiếm xứ nào, nếu không phải là trực chiến với Hoa Kỳ?
Quốc Hội Mỹ cũng đã bắt đầu bàn vấn đề thuế nhập cảng.
Rồi giới kinh tế tư nhân cũng bắt đầu có phản ứng mạnh mẽ. Ngân hàng Bank of America điều đình trả 2 tỷ rưỡi Mỹ Kim để mua 9% cổ phần của Hãng China Construction Bank - do chính phủ trung ương Trung Cộng điều khiển. Đành rằng chưa đến 10% số vốn thì chưa thể gây ảnh hưởng quyết định gì, nhưng ít ra nó cũng cho quyền tham dự vào các quyết định quan trọng.
Để trấn an luồng dư luận bắt đầu xôn xao về mưu đồ quá rõ của Trung Cộng, Alan Greenspan, Chủ Tịch Federal Reserve System, khuyên Quốc Hội đừng quá vội vàng vì tình thế chưa đến độ gây cấn: “Điều cốt yếu là ta không nên ràng buộc tương lai bằng một bước thối lại chế độ bế quan tỏa cảng” (It is essential that we not put our future at risk with a step back into protectionism).
Trước dư luận xôn xao đó, Quốc Hội chưa có quyết định gì rõ rệt.
Nói tổng quát, luật pháp để chính phủ của TT Bush toàn quyền quyết định về mọi khoản đầu tư ngoại lai. Nguyên tắc quan trọng (main criterion) là xét xem có đủ chứng cớ đáng tin hay không (credible evidence) là nhóm ngoại lai có mưu đồ xâm phạm an ninh quốc gia (credible evidence that a foreign owner might take action that threatens national security) của Mỹ.
Chính phủ và dân chúng Mỹ đang hết sức quan tâm về vấn nạn trọng đại trên trong lúc này.
Sự đe dọa đó lan khắp vùng Đông Nam Á, xuống tận Nam Dương.
Ngày nay sự đe dọa đó đã bắt đầu tràn sang Mỹ Quốc. Nó xuất hiện rõ ràng trong mậu dịch quốc tế (international trade). So sánh xuất nhập cảng giữa Mỹ và Trung Cộng, ta thấy ngay là, trong mấy năm gần đây, Mỹ năm nào cũng bị khiếm hụt ngoại thương, vì giá trị tổng số nhập cảng từ Trung Cộng tới thực quá lớn so vùi giá trị tổng khối xuất cảng từ Mỹ sang Trung Cộng.
Số sai biệt là khiếm hụt ngoại thương, mỗi năm khoảng 20 tỉ Mỹ Kim. Số nợ đồng niên đó cứ tăng dần dần. Theo thống kê chính thức thì tới tháng 4 tài khóa 2005, khiếm hụt ngoại thương của Mỹ là 230 tỉ Mỹ Kim.
Nếu Trung Cộng cứ dùng số ngân khoản tiệm tăng đó để mua công khố phiếu (Treasury Bonds) thì Mỹ cũng không có gì đáng lo ngại quá, vì công khố phiếu là một ngân khoản thụ động, bởi Trung Cộng không thể dùng nó để gây một ảnh hưởng kinh tế hay chính trị gì.
Nhưng nay tình thế bổng nhiên biến chuyển.
Một công ty Tàu, với một tên rất khó đọc là CNOOC Ltd. muốn mua một công ty dầu hỏa Mỹ là Unocal Corp., bằng cách thi nhau tăng giá với một công ty dầu hỏa Mỹ khác là Chevron Corp.
Bài toán hoàn toàn thay đổi.
Vì nếu Trung Cộng cứ để món tiền khổng lồ và tiệm tăng 230 tỉ Mỹ Kim dưới hình thức công khố phiếu, thì nó vẫn là một món nợ thụ động, vì nó không gây ảnh hưởng gì đáng kể với đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Mỹ. Không có ảnh hưởng kinh tế vì nó không có liên hệ gì với mức hoạt động của các công ty Mỹ. Không có ảnh hưởng xã hội vì nó không xác định mức nhân dụng (employment level). Và vì thế, số khiếm khoản qua công khố phiếu không có tương quan gì với đời sống chính trị, và không bao giờ được đưa ra bàn tại Quốc Hội.
Nay Trung Cộng muốn dùng 18. 5 tỉ Mỹ Kim để mua trọn một công ty dầu hỏa Mỹ, hãng Unocal Corp., thì tình thế thay đổi hẵn. Vì Unocal Corp. nằm ngay trong nội địa Mỹ, mà lại sản xuất dầu hỏa, một thứ nhiên liệu rất cần cho đời sống toàn quốc, thành ra Trung Cộng sẽ có thể tác động đến đời sống toàn quốc của Mỹ. Trung Cộng chỉ cần ngưng sản xuất là lập tức tăng số người thất nghiệp, tăng khối lượng dầu hỏa mà Mỹ phải nhập cảng để thay thế, và do đó gây áp lực với các chính khách Mỹ để that đổi toàn diện.
Nếu cứ biến chuyển mãi theo chiều hướng này thì độc lập quốc gia sẽ thành một khẩu hiệu rỗng tuéch, vì khiếm hụt ngoại thương (trade deficit) sẽ cứ tăng dần, số Mỹ Kim Trung Cộng tích trữ ngay trong công khố Mỹ cứ tăng mãi, và do đó Trung Cộng sẽ mua các công ty Mỹ và làm chủ tình thế, nền độc lập quốc gia sẽ bị đe dọa nặng nề.
Trong văn chương chuyên môn bàn về vấn đề này, người ta phân biệt portfolio investment (đầu tư công khố phiếu) và direct investment (đầu tư trực tiếp). Loại thứ nhất có tính cách thụ động và không gây ảnh hưởng gì cho mức hoạt động kinh tế và mức nhân dụng nói chung. Loại thứ hai, nếu nó đủ trọng lượng,, rất dễ gây ảnh hưởng trầm trọng và là một phương tiện để gây ảnh hưởng chính trị.
Mỹ đã bắt đầu nếm mùi chua cay rồi, vì Trung Cộng có một công ty điện toán khổng lồ là hãng Lenovo Group Ltd., đã mua ngành Personal-computer của hãng IBM (International Business Machines Corp.).
Nói tổng quát thì, trong khoảng 14 năm vừa qua, mỗi năm Trung Cộng đầu tư trực tiếp không quá hai tỉ Mỹ Kim. Số đầu tư trực tiếp không quá lớn, nên dư luận đại chúng tại Mỹ chưa tới mức báo động, nhất là các vụ đầu tư trực tiếp đó phần nhiều lại do một công ty Ăng-lê tại Hương Cảng, hãng Tommy Hilfiger Corp., thực hiện; mà mãi tới 1997, Hong Kong mới được trả lại Trung Cộng.
Vì các lẽ đó, dư luận tại Mỹ nói chung chưa tới mức báo động
Ta có thể đoán là tại Mỹ giới thức giả đã hiểu biết vấn đề từ lâu. Vì lý thuyết kinh tế tư bản đề cao chủ nghiã kinh tế tư bản tự do bành trướng. Mà toàn cầu gồm những xứ tự do kiếm lợi, thì tất nhiên cuộc chinh phục (dù không bằng quân sự) không sao mà tránh được.
Người ta vẫn ví phát triển kinh tế với một cái thang. Khi một xứ còn đứng cuối thang, đâu có khả năng gì để chinh phục thị trường ngoài biên giới xứ mình? Khi đã tiến khá cao và khá xa, phương tiện cứ tăng dần để dòm ngó ra ngoài biên giới!
Cũng chẳng nên trách gì Trung Cộng cứ lăm le nuốt sống Việt Nam. Lỗi là bởi giới cầm quyền VN cứ muốn bảo đảm mối lợi cá nhân và bè đảng bằng sự hy sinh quyền lợi dân tộc.
Tương quan giữa Mỹ và Trung Cộng cũng thế. Nếu Mỹ không đề phòng thì, một ngày kia, Trung Cộng sẽ thôn tính ít nhất một phần của đời sống kinh tế Mỹ.
Phản ứng của Mỹ còn quá yếu ớt. Vì nguồn gốc của vấn đề là khiếm hụt ngoại thương. Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ là John Snow (Treasury Secretary John Snow) đề nghị với chính phủ Bắc Kinh là tăng hối suất đồng Viên (tiền Trung Cộng) đối với Dollar, nghiã là tăng giá hàng Trung Cộng bán sang Mỹ, để giảm bớt số Mỹ nhập cảng, và do đó khiếm hụt ngoại thương sẽ giảm bớt, vì đồng thời, xuất cảng Mỹ sang Trung Cộng sẽ tăng.
Mạnh dạn hơn, Bộ Trưởng Quốc Phòng (Secretary of Defense Donald Rumsfeld) báo hiệu toàn dân là chi phí quân sự của Trung Cộng tăng qúa nhiều và quá mau. Phải chăng Trung Cộng mưu đồ xâm chiếm xứ nào, nếu không phải là trực chiến với Hoa Kỳ?
Quốc Hội Mỹ cũng đã bắt đầu bàn vấn đề thuế nhập cảng.
Rồi giới kinh tế tư nhân cũng bắt đầu có phản ứng mạnh mẽ. Ngân hàng Bank of America điều đình trả 2 tỷ rưỡi Mỹ Kim để mua 9% cổ phần của Hãng China Construction Bank - do chính phủ trung ương Trung Cộng điều khiển. Đành rằng chưa đến 10% số vốn thì chưa thể gây ảnh hưởng quyết định gì, nhưng ít ra nó cũng cho quyền tham dự vào các quyết định quan trọng.
Để trấn an luồng dư luận bắt đầu xôn xao về mưu đồ quá rõ của Trung Cộng, Alan Greenspan, Chủ Tịch Federal Reserve System, khuyên Quốc Hội đừng quá vội vàng vì tình thế chưa đến độ gây cấn: “Điều cốt yếu là ta không nên ràng buộc tương lai bằng một bước thối lại chế độ bế quan tỏa cảng” (It is essential that we not put our future at risk with a step back into protectionism).
Trước dư luận xôn xao đó, Quốc Hội chưa có quyết định gì rõ rệt.
Nói tổng quát, luật pháp để chính phủ của TT Bush toàn quyền quyết định về mọi khoản đầu tư ngoại lai. Nguyên tắc quan trọng (main criterion) là xét xem có đủ chứng cớ đáng tin hay không (credible evidence) là nhóm ngoại lai có mưu đồ xâm phạm an ninh quốc gia (credible evidence that a foreign owner might take action that threatens national security) của Mỹ.
Chính phủ và dân chúng Mỹ đang hết sức quan tâm về vấn nạn trọng đại trên trong lúc này.
MINH NGUYÊN
Minh Nguyễn
Tôi tên Minh , đang học năm cuối tại Michigan University , niên khoá 1999-2000 .
Bạn bè gọi tôi là "Minh lì", vì tôi không biết sợ là gì . Bất cứ trò chơi nguy hiểm nào tôi cũng tham dự . Mọi thách đố dù nguy hiểm cở nào tôi cũng dám làm . Tôi là một thằng liều mạng .
Nhưng vì 'liều mạng' mà trong tuần qua tôi đã làm một chuyện kinh khủng . Kết quả là hiện giờ tôi đang bị chuyện đó làm ám ảnh , hoang mang .
Tôi bối rối quá . Chưa bao giờ tôi cần ai giúp đỡ về tinh thần , mà bây giờ tôi phải lên Net để nhờ bạn giúp . Nhưng trước hết tôi mong bạn hãy giữ bình tĩnh nghe tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện .
.... Ðầu tuần rồi , trước ngày lễ Thanksgiving , bạn tôi đã thách tôi làm một việc . Ðó là lẻn vào nhà xác....
Mr. Wangliu :
Ðầu tháng 9 năm nay (1999) , tôi theo bạn bè ghi danh vào lớp G.E.(General Education) cuối cùng , để chuẩn bị ra trường . Các bạn tôi chọn lớp tâm lý học (Psychology) vì lớp này có ông thầy Johnson dễ tánh , cho bài làm dễ và điểm cao .
Nhưng không may , chúng tôi mới học 2 tuần thì ông Johnson nghỉ , và một ông thầy già nua , gốc Tàu vô dạy thế . Ông này là người dị tướng . Dáng ông cao, gầy ốm như người thiếu ăn lâu năm . Mặt ông hốc hác , hai gò má nhô cao . Hai mắt lõm sâu , nhưng ánh mắt thì sáng như 2 tia điện . Tay chân ông khẳng khiu . Ðặc biệt là đôi tay của ông ta . Ðôi tay xương xẩu , da của bàn tay trái là mầu nâu đậm , còn da của bàn tay phải lại có màu trắng tái . Ở ngón giửa của tay phải, ông đeo một chiếc nhẫn dị kỳ . Nó là một cục đá tím , to lắm , hình cái đầu . Mỗi khi ông viết bài lên bảng , chiếc nhẫn và cục đá phản chiếu ánh đèn , lấp lóe ánh sáng tím , bắt chúng tôi phải nhìn...
Sau một tháng học chúng tôi mới hỡi ôi , ông ta là "hung thần" . Trong giờ học , ông hay bất ngờ chỉ một người bắt trả lời . Ông cho bài quiz mỗi buổi học . Và ông chấm bài , cho điểm rất keo kiệt . Chúng tôi bỏ sức học mà vẫn bị điểm D và F . Vì quy luật khó khăn của trường , chúng tôi không thể bỏ lớp nên đành cắn răng học . Chúng tôi oán ghét ông lắm , nhưng chẳng làm gì được . Ai cũng "phó thác" cho số mạng , lớp này được điểm gì thì được . Ai dè khi chúng tôi đang chán nản thì có biến cố xảy ra .
Mò Vào Nhà Xác:
Cách đây 2 tuần (nghĩa là 1 tuần trước Thanksgiving) . Tất cả chúng tôi tụm lại một cái bàn trong thư viện để học bài thi midterm . Ai cũng chán nản không muốn học bài môn psychology . Ðứa ngồi chửi đổng , đứa than van , chắc GPA sẽ bị xuống . Ðúng vào lúc đó thằng Kim , mặt mừng rỡ chạy vào thông báo :
- Hey you guys , ông WangLiu Smith chết rồi .
- Cái gì , ông WangLiu chết rồi ? Sạo mầy ? Ðang nằm mơ hả !
- Thật mà , tao vừa nghe tin từ văn phòng đó .
Cả bọn nhao nhao , xúm lại bên thằng Kim đối chất , bảo nó thề thốt sự thật . Tụi nó không tin ông WangLiu thầy dậy lớp psychology mắc dịch đã chết . Thằng Kim thông báo tiếp :
- Tao nói chuyện với con nhỏ thư ký của văn phòng General Education Center . Nó nói là ổng bị đứng tim , đứt động mạch mà chết . Hiện giờ xác còn nằm ở nhà ổng , ba bốn ngày nửa họ sẽ đưa ra nhà quàn .
Cả bọn nữa nghi nữa tin , tụm lại bàn tính với nhau .
- Hay là mình giả vờ tới nhà ổng thăm đi ?
- Thôi, hay là đợi họ đem xác ra nhà quàn đi.
Bất ngờ thằng Hùng quay lại nói lớn với tôi :
- Hey Minh , tao thách mày tới tìm thăm ông thầy đó .
Nảy giờ mãi ngồi nói chuyện với Lan , nên tôi chỉ nghe loáng thoáng cái tin giật gân này . Tôi quay lại hỏi :
- Tụi bây nói cái gì mà ồn ào vậy ?
- Ông WangLiu chết rồi . Mầy dám đi thăm xác của ổng không ?
Tự nhiên lúc đó tôi nổi máu anh hùng gật đầu liền (Có lẽ là tại muốn giựt le với em Lan) và tuyên bố một câu lạnh lùng:
- Tao sợ gì chớ , dù ổng có vô nghĩa địa tao cũng vô thăm .
Nói xong tôi liếc nhìn em Lan . Lan nhăn cái mặt lại sợ hãi . Còn bạn tôi thì lại được dịp nhao nhao :
- Không cần vô nghĩa địa đâu . Ba ngày nữa họ đưa vô nhà xác đó . Minh, mày dám vô đó thăm không ?
- Tao sợ cóc gì ?
- Nhưng mà mày phải đi một mình , à mà lấy gì làm chứng là mầy đi thăm xác ổng chứ ?
Bất chợt cả bọn im lặng nhìn tôi thách thức . Tôi đã "phóng lời thì phải theo lời" , nhìn lại chúng thách thức .
- Hay là mày lẻn vô nhà xác, lột chiếc nhẫn đá tím ông Wangliu đeo nơi ngón tay , đem về cho tụi tao coi làm bằng chứng đi...
Chuẩn Bị Ði Vào Nhà Xác...
- Phải có chiếc nhẫn đá tím của ông WangLiu hay đeo làm bằng chứng , mới tin được . Nếu không , ai biết mày vô thăm xác ông thầy lớp psychology !
Nghe lời đề nghị quá táo bạo , mọi người quay lại . Kẻ vừa nói chính là Tuấn . Nhận ra Tuấn tôi thấy nóng mặt liền . Thằng này muốn khích tôi mà . Nó là tình địch của tôi , vì cũng đang theo Lan . Tôi nhìn Tuấn lườm lườm không nói Tuấn không ngán nhìn lại tôi khinh khỉnh rồi nói :
- Mày có tiếng là "Minh Lì" mà sợ gì chớ ?
- Ừ đó , phải có chiếc nhẫn làm bằng chứng , đi lấy đi Minh . Lấy đi , tụi tao tôn mày làm đại ca , bao mày một chầu nhà hàng..
- Hay là sợ rồi , muốn rút lại lời nói không !
Cả đám bạn nhao nhao khích tôi . Tự nhiên máu nóng trong người tôi sôi lên , không thể để mất danh dự , không để bạn cười . Nhất là Lan , tôi là người hùng không sợ . Nghĩ vậy tôi liền đấm bàn nói lớn : - Ðược, tao sẽ đem chiếc nhẫn về cho tụi bây xem . Tao mà lấy không được thì không còn là Minh Lì nữa , tụi bây muốn gọi tao Minh gì cũng được . Tụi bây chờ ! Ba hôm sau tao sẽ đem chiếc nhẫn về đây .
Ðám bạn chợt im lặng nhìn tôi . Có ánh mắt thán phục , có anh mắt như nữa ngờ , nữa tin , cho rằng tôi dại . Còn Lan thì trong ánh mắt nàng đã nói rằng : "Anh đúng là Minh lì" . Lan đâu có biết rằng tôi làm vậy cũng chỉ vì muốn lấy lòng Lan .
Tối đó về nhà , tôi suy nghĩ dữ lắm , lòng có chút hối hận , sao mình dại dột vậy , sao lại bốc đồng nghe lời xúi dục của bạn . Lỡ lấy không được nhẫn rồi sao? Nhưng đã hứa thì phải làm . Tôi đắn đo trằn trọc khá lâu rồi ngủ hồi nào không hay...
Qua ngày hôm sau , một mình tôi lân la tìm đến nhà thầy Wangliu . Quả thật là ông đã chết . Từ ngoài ngỏ...
Hôm sau tôi tìm tới nhà ông WangLiu lúc 3 giờ chiều . Ðó là căn nhà nhỏ nằm im lìm trong con đường vắng nhỏ . Quả thật ổng đã chết . Từ ngoài ngỏ tôi từ từ đi vào sân trong . Trước cửa lớn có gắn lồng đàn đỏ . Dựng sát vách bên cạnh là vòng hoa phúng điếu lớn . Lúc đó tôi chẳng thấy ai ra vào ngôi nhà , chỉ thấy trong nhà ngọn đàn mờ mờ . Tôi đứng tần ngần trước cửa , phân vân không biết làm sao . Cuối cùng tôi đánh bạo bấm chuông .
Kính koong - kính coong - kính coong - Xeẹeeet , xeẹeẹet , keủeet
Một bà già Tầu lẹt xẹt đi ra mở cửa , hỏi : - Yes? Who are you ? (Vâng ? anh là ai ? )
- Mam, I am looking for professor WangLiu , is he home ? (Thưa bà , tôi tìm giáo sư Wangliu , ông có nhà không ? )
- Hic hic , Wangliu is not here , he's gone forever hic hic hic (hic hic , Wangliu không còn ở đây , ổng đã đi luôn rồi hic hic hic) .
Chưa nói hết câu bà già khóc nức nở . Tôi bối rối chưa kịp làm gì thì bà nói tiếp (Xin dịch thẳng ra tiếng Việt) :
- Ông ấy chết trong bệnh viện ngày hôm kia . Sau khi giảo nghiệm họ mới đưa ông vào nhà quàn Camino Memorial , để sửa soạn (làm đẹp) cho tử thi . Ba ngày nữa làm lễ mai táng .
Nghe bà nói vậy tôi kín đáo thở phào (vì không phải tìm cách vô nhà bà) . Rồi tôi giả vờ phân ưu vài câu và rút lui liền .
Trên đường về tôi quyết định ghé nhà quàn dọ thăm . Nhà quàn Camino Memorial nằm khuất sau ngọn đồi , trên đồi có rất nhiều ngôi mộ . Tôi lái xe vào tận bãi đậu xe sát nhà quàn . Ði vòng ra cửa trước , cửa khóa , tôi ghé mắt nhìn vào không thấy ai . Lúc đó 5 giờ chiều trời đã tối . Tôi mò mẫm ra nhà sau đễ xem xét địa thế . Có một dãy nhà sáng trưng , có căn cửa còn mở . Tôi hồi hộp lại gần dãy nhà đó . Căn phòng đầu tiên là restroom . Qua khỏi restroom tôi nhìn vào căn thứ nhì . Bên trong có hai người đàn ông mặt áo trắng , họ đang lui cui làm việc bên một cái xác chết . Ðúng là nhà chứa xác rồi ! . Tim tôi đập thùi thụi !. Tôi cố gắng chú mục nhìn kỷ khuôn mặt xác chết , đúng rồi , ông Wangliu...
Ngón Tay Quái Ác...
Tôi ngồi thụp xuống đất tính toán , làm gì bây giờ đây ? Ðợi đêm khuya lẻn vào sau nhà ? Hay là ngày mai trở lại ? Ðang suy tính tôi chợt nghe có tiếng động bên trong phòng . Tôi đứng dậy nhìn vào bên , hai người đàn ông đang cởi cái áo khoác trắng ra và nói gì với nhau . Ðầu tôi chợt lóe lên một sáng kiến . Tôi vội quành ra ngỏ trước và đi thẳng vào phòng gặp hai người
- (Bằng tiếng Anh) Xin lỗi , hai ông có biết là họ đã đưa xác ông Wangliu đến đây chưa ?
Hai người đàn ông giật mình nhìn tôi , suy nghĩ một chút rồi nói :
- Oh , Wangliu hả nằm kia , chúng tôi còn sửa soạn , trang điểm và mặc đồ cho ổng . Ngày mai ông hãy trở lại thăm , bây giờ chúng tôi phải đi ăn tối .
Nghe họ trả lời vậy tôi đánh liều nói tiếp : - Vậy hả , mai mới được thăm hả . Tiếc quá , vậy mai tôi trở lại .
Và tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình :
- À restroom chổ nào vậy ông , tôi xin đi nhờ một chút .
Họ tưởng tôi muốn hỏi restroom thật . Một người chỉ tay hướng dẫn tôi vào bên trong . Tôi đi vội vào trong restroom . Chẳng cần xem xét nữa tôi tiến về phía cửa sổ và mở sẵn chốt cửa . Xong rồi tôi đi ra ngoài phòng ngoài , cũng vừa kịp lúc thấy hai người đẩy xác ông Wangliu vào trong một ngăn tủ sắt lớn . Lúc họ đẩy xác vào , tay phải ông WangLiu chợt bung ra , tòng teng , tôi thấy rõ chiếc nhẫn đá tím lóe lên . Tôi chào hai người rồi đi ra khỏi dãy nhà .
Nhưng tôi không về , mà lái xe ra sau một chổ khuất , rồi đậu lại ngồi suy nghĩ . Tôi phải hành động liền trong đêm nay . Ðể ngày mai , lỡ có nhiều người đến viếng xác ông thì càng khó làm . Bây giờ họ đi ăn tối , dịp may rất tốt để lẻn vào lấy nhẫn . Quyết định xong tôi ngồi chờ . Khi hai người giữ xác vừa lái xe đi tôi liền ra khỏi xe , lom khom chạy lại chỗ dãy nhà . Tim tôi đập liên hồi . Tay chân tôi run lên . Quái , bình thường tôi lì lắm mà sao bây giờ yếu vậy ! Kệ , tôi chạy lại chổ cầu tiêu (Restroom) rồi dùng hết sức đẩy cánh cửa (Slide Window) qua một bên , và hết gân , hít hơi , đu người vào bên trong . Chẳng khó khăn gì lắm . Tôi lần mò vào trong căn phòng chính (có lẽ vì là nhà chứa xác , nên họ không gắn còi báo động-alarm) . Ðúng là những học tủ chứa xác chết rồi . Tôi định vị trí hộc tủ của ông Wangliu và kéo cái ngăn kéo ra . Phì . Một hơi lạnh toát ra làm tôi rởn người . Ðầu óc tôi tê cứng không còn suy nghĩ gì nữa , tôi giở cái khăn đậy xác ra . Ðúng là ông Wangliu , mặt ông tím thẩm , nhìn còn dữ hơn ở trong lớp . Tôi đã liều rồi , chụp lấy tay ông tìm chiếc nhẫn . Tay ông khô đét , cứng ngắc , tôi nhắm mắt cầm chiếc nhẫn kéo ra khỏi ngón tay ông...
Nhưng chiếc nhẫn cứ dính sát vào tay ông , không chịu sút ra . Tôi cố sức kéo cả 10 phút , mà chiếc nhẫn vẫn trơ trơ . Tôi toát mồ hôi không biết phải làm sao . Tôi bắt đầu mất bình tỉnh . Nhưng tôi không muốn rút lui , đã vào tận trong này rồi trở ra coi như không , nói sẽ không ai tin .
Ðúng lúc đó có tiếng xe hơi lái vào bãi đậu xe . Tôi hốt hoảng nhìn quanh . Mắt tôi chợt lóe sáng , một con dao con đang nằm trên cái bàn gần đó . Không cần suy nghĩ tôi lao lại chụp con dao và dùng nó cứa đứt ngón tay đeo nhẫn của ông Wangliu . Tôi làm thật mạnh , thật nhanh . Chỉ trong nháy mắt ngón tay ông Wangliu đứt lìa . Chiếc nhẫn sút ra , tôi vội chụp nhẫn , lúng túng không biết bỏ đâu . Có tiếng đóng cửa xe . Tôi bí quá đeo đại chiếc nhẫn vào tay mình , rồi phủ khăn cho cái xác , đẩy vào hộc tủ và cầm ngón tay chạy vào restroom . Tôi trèo ra cửa sổ cũng vừa lúc nghe tiếng lách cách mở ổ khóa .
Về đến nhà , tôi tìm một cái hộp , bỏ ngón tay vào , cất ở chổ kín đáo , rồi đi thẳng vào phòng tắm rửa tay . Sau khi rửa tay tôi rút cái nhẫn ra . Ngày mai tôi sẽ đem vô trường , cho lũ bạn xem cho lé mắt . Thế nào tụi nó cũng phục tui mà . Tôi sung sướng nghĩ đến ánh mắt cảm phục của Lan .
Nhưng cái nhẫn không chịu đi ra khỏi ngón tay tôi . Nó dính cứng vào ngón tay . Không hiểu sao lúc bỏ vô thì được , bây giờ lại lấy không ra . Chắc là phải dùng xà bông . Tôi đang định thoa xà bông thì có tiếng gõ cửa phòng tắm :
- Anh Minh , em cần phòng tắm .
Khỉ thật , con em út đòi phòng tắm . Thôi để mai hãy tìm cách lấy chiếc nhẫn ra . Với lại bao nhiêu căng thẳng lúc ở nhà quàn đã làm tôi thấm mệt . Tôi cần ngủ một giấc .
Nghĩ vậy tôi thay đồ leo lên giường đánh một giấc . Nhưng , kinh khủng quá , lúc nữa đêm đang chập chờn tôi chợt thấy ông Wangliu mặt tái ngắc , giơ bàn tay cụt một ngón nhào lại phía tôi , đòi lại chiếc nhẫn , mặt ông thật dữ tợn . Tôi hốt hoảng hét lên :
- Mr Wangliu !
Tôi choàng tỉnh , thì ra chỉ là một giấc mơ . Tôi hoàn hồn , nhìn quanh trời mờ mờ sáng . Bất chợt tôi đưa tay sờ vào chiếc nhẫn . Nó vẫn còn đó . Nhất định tôi phải lấy nó ra khỏi bàn tay tôi...
Ngón Tay Chảy Máu
Trong cái đêm từ nhà xác về tôi cố rút chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay mà không được . Tôi đành đi ngủ chờ ngày mai . Nhưng đêm đó hai lần tôi nằm mộng thấy ông WangLiu hiện về , nhào đến tôi gào thét . Thấy mặt ông tái nhợt và bàn tay phải ngón giữa bị đứt , máu chảy từng giọt khiến tôi kinh hoàng hải sợ . Sau hai lần ác mộng tôi nằm thao thức luôn tới sáng .
Hôm sau thứ năm lễ Thanksgiving cả gia đình ở nhà . Từ sớm ba mẹ và em tôi đã thức dậy , hình như họ chuẩn bị nấu gà tây . Tôi cũng định ra khỏi phòng giúp gia đình , nhưng tự nhiên thấy người uẻ oải , rũ rợi . Tôi cảm thấy lạnh . Bất giác tôi đưa tay phải kéo thêm mền . Bất ngờ nhìn thấy tay mình , tôi run lên . Toàn thân tôi lạnh toát . Ngay... ngay... chỗ ngón tay tôi đeo nhẫn có máu đỏ chảy ra , loang lên lòng bàn tay . Tôi hãi hùng nhắm mắt la lên : OH MY GOD !
Khi tôi mở mắt ra nhìn kỷ lại bàn tay thì chẳng thấy có tí máu nào . Chỉ còn chiếc nhẫn trơ trơ , một tia sáng cực tím lóe lên rợn người . Tôi dụi mắt hai ba lần , bàn tay vẫn vậy không có máu . Ðang còn hoang mang , thì đột nhiên cửa phòng ngủ tôi mở ra . Con em tôi chạy ùa vào nói :
- Anh la cái gì um sùm vậy , mẹ bảo ra ăn sáng kìa !
Tôi vội đuổi nó ra :
- Em đi ra di , chút nữa anh ra .
Khi em tôi ra khỏi phòng rồi , tôi liền chạy ngay vào phòng tắm , đổ xà bông gội đầu đầy trên tay phải của tôi , rồi nắm chiếc nhẫn kéo ra thật mạnh . Một lần , hai lần , ba , rồi hơn cả chục lần , mặc cho tôi kéo , chiắc nhẫn ù lì không chịu sút ra . Ngón tay trỏ của tôi đau nhói . Một cái ngấn tím bầm , sưng lên . Tôi không thể nào rút nhẫn ra được nữa . Tôi vừa đau tay vừa mệt , đứng dựa vách tường đối diện với tấm gương . Trời ơi , kinh sợ quá... trong... trong gương , mặt ông Wangliu hiện ra nhăn nhúm như một con quỷ . Như một phản xạ tự nhiên tôi đưa tay thủ thế, thì đột nhiên cái bóng biến mât...
Rỏ ràng tôi vừa thấy ông Wangliu trong gương . Không thể nào ? Chính mắt tôi thấy xác ông mà . Hay là tôi bị ảo giác vì đầu óc quá căng thẳng ???? Tôi phải đi gặp Lan và đám bạn của tôi . Dù sao ngày mốt cũng là thời hạn ba ngày đưa nhẫn cho họ xem . Tôi liền trở về phòng ngủ , tìm một cái bao tay đeo vào và ra ăn sáng .
Tôi vừa ăn vừa suy nghĩ lung lắm . Cháo gà mẹ tôi nấu tuyệt vời , vậy mà tôi ăn không thấy ngon . Cái bóng của ông Wangliu còn lỡn vỡn trong đầu tôi . Cha mẹ và em tôi nói loáng thoáng gì đó , tôi không nghe rõ ... " Sao mặt thằng Minh tái ngắt vậy bà " , " Anh Minh đeo bao tay chi vậy ? "...
- Minh! Minh ! Con bị gì vậy , sao không múc cháo ăn ??
Nghe tiếng mẹ la , tôi giật mình thoát khỏi dòng suy nghĩ . Sợ mọi người nghi , tôi nhìn chén , múc một muỗng cháo . Bất ngờ :
- OH MY GOD, Cái Gì Trong Chén Vậy ? Một... một... ngón tay trong chén cháo !
Tôi hất tung chén cháo ra giữa bàn , rồi ôm bụng ụa mửa . Mẹ tôi hốt hoảng nói với bố :
- Thằng Minh nó học nhiều quá bị bệnh rồi , ông dìu nó vô phòng nghỉ đi .
Tôi định thần nhìn kỷ lại , thì ra chỉ là cái cổ gà . Không đợi bố đỡ dậy , tôi chạy một mạch vô phòng và nói :
- Bố mẹ khỏi lo . Con không sao đâu , hơi bị cảm thôi .
Trong phòng tôi ngồi hít một hơi thở lấy bình tỉnh . Rõ ràng tôi bị ám ảnh . Nhất định tôi không sợ nữa . Tôi cầm ống phôn gọi Lan và hết tất cả bạn bè , bắt họ ra gặp tôi tại một quán ăn . Ngày lễ không ai đi học , với lại tôi muốn chỉ cho họ xem chiếc nhẫn cho xong , để tôi còn tháo nó ra , quăng đi cho rồi . Ðêm dài lắm mộng , thiệt đúng không sai .
Dĩ nhiên là bạn bà tôi phục lăn . Lan thì khỏi nói , nàng là cô gái mới lớn , thích bạn trai mạnh khỏe , dám nói dám làm . Cả bọn họ ăn uống vui vẻ cười đùa , rồi mạnh ai nấy ra về vui vẻ . Chỉ có tôi là dại dột . Họ đâu biết tôi đã trải qua những giây phút kinh hoàng . Quả thật tôi dại , còn trách ai nữa chứ . Ðợi mọi người về hết tôi tháo bao tay ra coi lại bàn tay mình .
Tôi giật mình lo ngại , bàn tay tôi hình như có vẻ teo lại , và đen hơn . Tôi đưa cả hai tay lên so sánh . Rỏ ràng hai tay khác nhau . Tay trái tròn trịa , trắng trẻo , to hơn tay phải . Tôi sợ hải không biết phải làm sao . Ngón tay vẫn còn sưng , không lấy nhẫn ra liền được . Tôi đành phải chờ một hôm nữa...
Tôi còn biết nói gì nữa ? Ðành cầm tờ giấy giới thiệu đợi chiều 3 giờ đi gặp bác sĩ tâm thần . Nhưng cũng giống như bác sĩ trị tay , ông không hề thấy gì khác thường . Tôi không thể nào thuyắt phục được họ tin tôi . Tôi bèn đi gặp Lan . Sau khi năn nỉ Lan muốn hết nước miếng , nàng mới nguôi giận . Bất ngờ Lan đòi xem tay tôi và chiếc nhẫn một lần nữa . Tôi liền cho nàng xem thử và ngạc nhiên thấy nàng chỉ xem xoi coi chiếc nhẫn .
Ðúng rồi , một trăm phần trăm tôi bị ảo giác . Nhất định tôi sẽ lấy chiếc nhẫn ra và đem chôn trả lại cho chủ nhân của nó vào tối mai .
Quả đúng như tôi dự đoán . Anh Minh đã gởi email cho tôi . Ðây là lời của anh Minh viết :
" ...Mỵ Lan em ,
Xin lỗi em , hai tuần nay anh đã tránh không gặp và nói chuyện với em . Chắc Mỵ Lan trách anh lắm phải không ?...
Anh chưa biết phải giải thích cho em như thế nào . Hiện giờ trong lòng anh bối rối lắm . Anh đang làm một lỗi lầm to lớn . Và hậu quả của lỗi lầm đó đang hành hạ anh suốt hai tuần qua , khiến cho anh ăn không ngon , ngủ không yên . Có lúc nó là những bóng ma , có lúc nó giống như ám ảnh tội lỗi..
Cái nào cũng khiếp sợ hết . Nếu anh thoát ra được khỏi tai kiếp này thì anh sẽ cố gắng là một người tốt , không kiêu ngạo , không ngổ nghịch gan lì .
Anh sẽ đem hoàn trả lại những gì anh lấy của người ta . Hy vọng là họ sẽ tha thứ cho anh...
Mỵ Lan ! Nảy giờ anh nói lung tung , chắc em không hiểu anh muốn nói gì . Anh thật sự muốn kể hết cho em đầu đuôi sự việc , nhưng thì giờ cấp bách quá.. à , những gì đã xảy ra cho anh , anh đã ghi hết trong ......còn đây là mã số (Password) của anh : *********
Em lựa lời mà nói cho ba mẹ anh , nếu anh không trở về .
Minh của Lan
Thương
.........."
Ðêm Khuya Trong Nghĩa Trang
(Lời kể của người điều tra sự việc )
Sau khi gặp bác sĩ tâm thần về Minh trầm tư suy nghĩ thật lâu . Thỉnh thoảng anh đưa bàn tay phải lên ngắm một lần . Chiếc nhẫn đá tím vẫn trơ trơ lạnh lùng . Và bàn tay anh vẫn là bàn tay xương trắng . Tại sao những người khác không thấy được sự quái dị nơi bàn tay này ?!!
Bấy giờ Minh tin chắc là anh đang bị hồn ông Wangliu theo phá phách , bắt anh phải trả lại chiếc nhẫn . Chỉ khi nào chiếc nhẫn được trả lại cho chủ nhân của nó thì anh mới yên thân . Nhất định mình phải lấy chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay cho dù ngón tay có bị đứt đi nữa . Minh thầm nghĩ như vậy và quyết định tháo chiếc nhẫn ra cho bằng được .
Qua ngày thứ Sáu (12/3/1999) : Khi cả nhà đi vắng . Minh ngồi thật lâu suy tính , và đã tìm ra một phương pháp tháo nhẫn . Trên trần nhà garage của anh có hai miếng ván đóng cạnh nhau , chừa một kẻ hở . Ðầu rộng của kẻ hở vừa cho ngón tay anh bỏ vào và đầu kẻ hở kia thì hẹp , chiếc nhẫn sẽ vướng lại . Tính toán xong , Minh bôi dầu ăn lên ngón tay đeo nhẫn và đứng lên một cái ghế rồi đút ngón tay vào kẻ hở đó , tìm chổ hẹp cho chiếc nhẫn vướng lại . Xong xuôi anh buông thỏng cánh tay , nhảy ra khỏi chiếc ghế xuống sàn nhà .
Nguyên cả thân mình Minh rớt xuống , cánh tay phải của anh vướng lại một chút rồi cũng xuống theo thân mình . Minh đau đớn la lên , đưa tay trái chụp lấy tay phải , máu me tứa ra đầy trên bàn tay . Nguyên cả một mãnh da của ngón trỏ đã tuột ra kẹt lại với chiếc nhẫn trên trần nhà .
Tuy đau đớn tột cùng nhưng Minh cũng ráng trèo lên ghế để với lấy chiếc nhẫn . Sau đó anh bỏ chiếc nhẫn vào chiếc hộp đựng chung với ngón tay đứt của ông Wangliu . Ðợi ngón tay mình bớt đau , Minh đi dò hỏi địa điểm chôn cất ông WangLiu ở nghĩa trang .
Tối đêm đó sau khi viết email cho Mỵ Lan , Minh một mình lái xe đi đến nghĩa địa Camino Memorial , nơi chôn cất ông Wangliu . Cái mộ của ông Wangliu , người ta chỉ vừa mới lấp đất .
Sau khi đậu xe ở chổ khuất , và nhìn trước sau không thấy ai Minh cầm chiếc hộp đựng chiếc nhẫn và ngón tay , âm thầm đi về phía cổng nghĩa trang . Tới nơi Minh đứng nhìn vào . Toàn khung cảnh nghĩa trang tối âm u lạnh lùng . Minh thấy mình thật là dại , cả hàng trăm ngôi mộ , biết mộ ông nằm đâu ? Theo lời bạn bè thì mộ ông nằm ở khu đất chính giửa . Khu đất chính giữa rộng mênh mông biết là chổ nào ?
Minh hoang mang định đổi để ngày mai trở lại thì bất chợt một luồng gió lạnh thổi ào tới . Minh rùng mình một cái và tự nhiên anh không muốn về nữa . Anh đưa tay mở cổng đi vào trong nghĩa trang . Ðêm khuya trời vắng lặng , chỉ có tiếng côn rùng rên rỉ hai bên lối đi , nghe rợn người . Minh lầm lũi đi . Hình như đầu óc Minh đã bị tê liệt vì dáng anh đi thẳng đứng , chầm chậm không e dè sợ sệt . Minh quẹo trái , phải , một hồi thì đi đến trước một ngôi mộ , dấu đất lấp còn mới .
Minh ngồi thụp xuống đưa tay đào đào lớp đất để chôn cái hộp xuống . Anh đào được một tấc thì bất thình lình anh hét lên ; một bàn tay xương trắng từ dưới lớp đất thọc lên nắm lấy cổ anh kéo xuống thật mạnh .
Hai ngày sau , tức là ngày Chủ Nhật (12/5/1999) người giữ nghĩa trang phát giác ra xác của Minh nằm gục chết bên mộ của ông Wangliu . Hai tay anh đang ôm lấy cổ mình , bên cạnh anh là một cái hộp trống rỗng .
Buổi chiều hôm ấy Mỵ Lan đang ở nhà của Minh thì có phôn của nhà chức trách gọi tới bảo đi nhận xác của Minh .
LÊ MỘNG NGUYÊN * HOÀNG VINH
Nhạc sĩ Lê Mộng nguyên giới thiệu
Thi họa tập Hoàng Vinh (Nghệ Thuật Hội Họa Và Thi Thơ - 2005)
’’... Tranh của Hoàng Vinh là một chuyển biến lờ mờ... Chiều sâu không định rõ trong vũ trụ bao la, mà được hòa hợp bởi không gian, thời gian và tâm linh, để ghi lại đôi nét khi bắt gặp trong giây phút lung linh của mặt nước . Cũng như ánh trăng xuyên qua khe hở của không gian trong Rừng Hoang, gặp phải khi hoa vừa hé nở bên khe đá. Lại thấy cái đẹp trong cảnh ngổn ngang của rừng hoang không thứ tự ; thì Hoàng Vinh cắt xén một khía cạnh nào đó, lồng vào khung cảnh và bắt nhịp rung cảm với tim thực của mình, để đưa giới thưởng ngoạn một vài giây phút sung sướng, một khi đối diện trước tác phẩm nghệ thuật. Về thơ thì nỗi lòng của người viễn xứ trong những chuổi ngày dài trên đất lạ được diễn tả qua bài Ảo Ảnh. Bao nhiêu nghiệt ngả vui buồn lẫn lộn, qua những cơn mưa, lá đổ, tuyết rơi, hoa nở, được luân chuyển, nhưng tất cả đều là hư ảo, được ẩn hiện trong ánh sương qua bài Hạt Sương và nhìn lại trong những chuổi ngày dài, đó cũng là một dấu chấm. Để dừng chân trong bài Về Nguồn, nhưng đời đã định sẵn, mấy ai mà thực hành được vì còn nặng đời quá phải không anh ? Qua ý của bài Cát Bụi, đó là lửa của thế gian đã tiêu tan khi thần hỏa nổi lên, và lửa lòng cũng thế’’ (điện thư 25 th. 2-2005).
Với những lời tâm sự của tác giả Nghệ Thuật Hội Họa Và Thơ và một vài bức tranh ông gửi cho tôi trên mạng lưới, tôi biết Hoàng Vinh (họa sĩ) có thể xếp (một phần nào và nói một cách tổng quát) vào hạng biểu hiện (expressionnisme) nghĩa là một hình thức nghệ thuật mà giá trị của miêu tả nằm toàn trong sự biểu lộ tâm tình cực điểm, và Hoàng Vinh (thi sĩ) có thể thuộc về cả hai thứ văn chương biểu hiện và ấn tượng (impressionnisme), lý do là thơ ông mặc dầu chỉ đôi nét chấm phá, nhưng luôn đậm đà, thấm thía, nhẹ nhàng, làm người đọc bâng khuâng, rung động :
Bao lâu ước mộng ngóng nhìn trời
Cứ mãi dừng chân ở xứ người
Khoảnh khắc mây bay qua chớp nhoáng
Liên miên tuyết đổ lá vàng rơi
Đàn hay văng vẳng , theo mây gió
Rượu quý lung linh, chẳng thấy vơi
Đông lạnh thu buồn luân chuyển mãi
Trăng mờ nước cạn bạn hiền ơi
(Viễn Xứ)
Lúc giải bày ý kiến trong Thi Nhân Việt Nam về Anh Thơ : ‘’... thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình... ‘’, Hoài Thanh-Hoài Chân có ý trách móc những vần thơ thản nhiên... dửng dưng’’ của phái biểu hiện, nhưng trái lại rất ca tụng bút pháp, cách viết của các thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ muốn diễn tả rõ ràng những cảm giác thoáng qua, những biến hóa mầu nhiệm nhất của tình cảm. Bài Ngậm Ngùi sau đây, đã làm tôi nhiều lần mơ mộng trong Vườn Hoa Luxembourg-Paris, mà theo nhà học giả Phạm Quỳnh ngày xưa (tháng 5-7 năm 1922) là nơi ‘’... phần nhiều là những hạng thi nhân họa khách cũng như những bậc thiếu phụ nhàn sầu, đến đây để tiêu sầu khiển hứng...’’ (Nam Phong Tùng Thư), khi ngồi trên phiến đá văng vẳng nghe đâu đây giọng ca Baryton của Yves Montand qua Lá Vàng Rơi Rụng (Les Feuilles Mortes) và tiếng hát Soprano tuyệt vời của nữ danh ca Thái Thanh trong Mùa Thu Không Trở Lại của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu :
Thu về chạnh nhớ cảnh chia phôi
Mây trắng lang thang khắp đỉnh đồi
Viễn xứ bao năm còn cách trở
Quê nhà ngàn dặm vẫn xa xôi
Mỏi mòn ẩn dật, theo ngày tháng
Ngơ ngẩn sầu đau phận nổi trôi
Dằn vặt thâu canh mi ước lệ
Tàn thu lá rụng cũng đành thôi
Như Hoàng Vinh đã nói trên : ’’... nỗi lòng của người viễn xứ trong những ngày dài trên đất lạ được qua bài Ảo Ảnh’’ (chuyển Anh ngữ được hội ’’The International Library Poetry’’ tuyển lựa cho vào trang 1 trong Thi tập Touch Of Tomorrow và The Best Poems and Poets), ở đây lời thơ không những gợi tình gợi cảnh mà tác giả còn nhờ vạn vật chứng minh, tương tự LAMARTINE trong LE LAC (Hồ Kỷ Niệm) lúc nhà thi hào Pháp diễn tả nỗi lòng mình với ngoại cảnh (Ô temps, suspends ton vol ! et vous, heures propices, Suspendez votre cours ! Laissez-nous savourer les rapides délices, Des plus beaux de nos jours !... ) :
Ôi thời gian, xin ngừng bay, đứng lại !
Giờ phút thần tiên, xin cũng ngưng trôi
Cho chúng ta thưởng thức không ngần ngại
Những hạnh phúc tươi đẹp của cuộc đời !...
Trong kiếp lưu vong trên đất khách, Hoàng Vinh cũng như phần đông đồng bào hải ngoại, cứ ‘’Chiều chiều ra đứng cửa sau, Hướng về quê mẹ ruột đau chín chìu’’, than thở với trời đất, mây gió... muốn làm thân con chim giang hồ (Sương mù lãng đãng lững trôi / Suối reo rí rách, lưng đồi đơm hoa / Cá vàng lấp lánh từ xa / Phượng Hoàng vương vũ thoáng qua nhịp nhàng : Phượng Vũ -thơ và bức tranh ‘’Phượng Vũ Bên Bờ Suối’’) đặng bay về cố quận là nơi đã một thời gia đình hạnh phúc :
Nhìn lên thấy áng mây bay
Mây thời giỡn gió, đắng cay não nề
Mây ơi kết lại gần kề
Đừng bay tản mác ruột về với gan
Mắt xem như đã tràn lan
Tâm can quằn quại thở than trăm chiều
Gió đâu thổi đến càng nhiều
Để cho cánh nhẹ nương dìu bay xa
Tâm thời phảng phất bao la
Lâng lâng vương vưởng thoáng qua theo về
Trên cao mây gió bốn bề
Bay qua hướng mẹ nhìn về tổ tiên
Niềm mơ giấc mộng triền miên
Cảnh này hiện đến tâm liền xuất ngay
Phải chăng cảnh ấy thật đây
Thì xin ở đó đừng bay phương nào
Lúc trở lại thăm kinh thành Huế sau 25 năm xa cách, tương tự hai chàng Lưu, Nguyễn sau một thời an bình nơi tiên cảnh... tìm lại người xưa nay không còn nữa mà ngay cảnh vật cũng đã nhiều đổi thay :
Hương giang mặt nước lững lờ
Thuyền kia lơ lửng đang chờ đợi ai
Tiếng reo văng vẳng bên tai
Người xưa cảnh cũ hỏi ai đợi chờ
Gió khua cành lá vu vơ
Bóng mờ rũ xuống dật dờ nước đưa
Người về nhìn lại cảnh xưa
Niềm thương nỗi nhớ vẫn chưa tỏ bày...
Trong những chuổi ngày dài trên đất lạ, hướng về quê mẹ từng giây phút, Hoàng Vinh bao giờ cũng đặt niềm hy vọng trong tương lai huy hoàng của tổ quốc. Dù cuộc thế thăng trầm, dù thời gian hạn định, lòng yêu mến tự do nung nấu mãi tâm can, rèn luyện tinh thần bất khuất phục của con cháu Lạc Hồng:
Trời cao đất rộng xa vời
Nhìn mây theo gió chuyển lời đó đây
Mai kia ánh nắng tràn đầy
Trường Tiền bao nhịp tỏ bày Hương Giang
Phượng thời vương cánh từng hàng
Đơm hoa nở nhụy vô vàn sắc hương
Ngậm ngùi mà cảm mến thương
Dòng sông cứ mãi vấn vương cội nguồn
(Hương Giang Bến Cũ)
Thơ Về Nguồn của thi sĩ Hoàng Vinh được họa sĩ Hoàng Vinh liên tưởng qua bức họa bằng dầu với chủ từ hai câu thơ : ‘’Thoáng qua như ánh nhiệm mầu, Tịnh tâm chuyển biến chiều sâu tỏa mờ’’, gồm cả thảy tám câu rất Từ Bi :
Một bước ra đi ngàn vạn ý
Dừng chân lại, tự nhủ lòng mình
Phong sương ấp ủ nào ai thấy
Lỡ bước sa chân vọng nẩy sinh
Trời cao biển rộng mịt mù khơi
Ẩn dật từng giây chuyển bóng mờ
Phù du ảo mộng đều là huyễn
Trở về thực tại lúc ban sơ
Đạo Phật ảnh hưởng một phần nào trong thơ Hoàng Vinh vì ‘’có khuynh hướng vào đời bằng cách thoát khỏi những dây ràng buộc của đời’’ (Hạo Nhiên Nghiêm Toản), có nghĩa là cuộc thế toàn là hư ảo, cửa Phật ai cũng vào được ‘’cho nên cửa Phật cũng gọi cửa Không’’ (cùng tác giả) :
... Thực ảo loáng qua như ảo mộng
Gió se nhè nhẹ giữa mùa đông
Lập lòe bóng lộng, sương tan rả
Thức tỉnh bình tâm vốn tánh không !
(Hạt Sương)
Cũng như trong ‘’Cát Bụi’’mà theo nhà thơ ‘’đó là lửa thế gian đã tiêu tan khi thần hỏa nổi lên, và lửa lòng cũng thế’’ : ‘’Khói mây mù mịt phủ âm u / Cảnh ấy nào ai chẳng ngậm ngùi / Thực ảo tung bay theo gió bụi / Không !’’
Tương tự Wassily Kandinsky trong những thập niên đầu thế kỷ 20, họa sĩ Hoàng Vinh đã bước vào lãnh vực của hội họa trừu tượng (peinture abstraite), và nhà thơ cũng theo gót người họa sĩ trong một bài ‘’Rừng Hoang’’ tuy ngắn nhưng không kém phần ngụ ý , sâu xa :
Nắng về hoa lá đua chen
Thu về lá úa vàng xen lẫn vào
Đượm màu thắm sắc xôn xao
Thoáng qua gió lộng mòn hao ngỡ ngàng
Chính ngay tác giả cho ta biết rằng ‘’bức tranh trừu tượng (lấy tên Ngơ Ngác Dưới Lá Vàng Rơi ) đã vẽ rừng hoang lá đổ dưới độ thu về’’, tượng trưng bởi hai câu thơ chủ từ ‘’Rừng hoang gió thoáng vu vơ, Lá vàng nắng úa ngẩn ngơ hiền hòa’’. Bức tranh Hoa Trên Đỉnh Rừng Hoang với chú giải : Rừng hoang khấp khểnh lưng đồi, Dây leo phiến đá đớm chồi nở hoa làm tác phẩm được thêm nhiều thi vị, mặc dầu nghệ thuật trừu tượng không miêu tả thế giới hữu tình (hiện thực hay tưởng tượng) : người nghệ sĩ ở đây chỉ lấy nguyên liệu, đường kẽ và màu sắc làm vật dụng tả tình hay tả cảnh...
Trở lại nhà thơ nữ Anh Thơ, tác giả ‘’Bức Tranh Quê’’ trong đó có bài Chiều Xuân : ‘’Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng / Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi / Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng / Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời / Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ / Đàn sáo đen xà xuống mổ vu vơ / Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió / Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa...’’, làm tôi nhớ lại Hoàng Vinh trong Xuân , nhưng với tác giả Nghệ Thuật Hội Họa Và Thơ và hai câu cuối đầy ý nhị của bài thơ trích sau, ta có cảm tưởng ngay tạo hóa cũng đượm tình thi nhân trong vắng lặng :
Xuân về hoa nở tận vườn sau
Óng ả đua chen đủ các màu
Cúc Đóa tỏa hương, theo ánh nắng
Mai vàng óng ánh, cả chiều sâu
Chim reo văng vẳng từ xa lại
Bướm lượn xôn xao khắp đỉnh đầu
Phảng phất hương hoa thơm dịu ngọt
Chập chùng ẩn hiện loáng qua mau
Thật đúng như Hoài Thanh-Hoài Chân đã nói, một khi nhà thơ ‘’... chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì : có lẽ là hồn thi nhân ‘’. Còn nhiều bài rất đẹp trong Thi Họa Phẩm Hoàng Vinh, mà tôi không hết lời khen ngợi, xin quý độc giả thân hữu của nhà thơ đón đọc và thưởng thức trong giây phút thảnh thơi, hoặc tại tư thất của thi họa sĩ ở thành phố Santa Monica (California-Hoa Kỳ) mà ông miêu tả trong ‘’Nhà Tôi’’, có đoạn cuối như sau về vườn hoa tuyệt mát mùa hè và nơi làm việc của nhà thi họa sĩ :
... Hoa xanh lẫn tím dàn chào
Chen nhau đua sắc phủ vào lối xe
Chung quanh cây trái lập lòe
Hoa đào hoa mận loe xoe nở bừng
Vườn sau bụi trúc cùng chung
Vươn lên choán cả một vùng trời xanh
Gần bên lại có phòng tranh
Gặp vui chấm phá đôi canh hưởng nhàn
Bạn bè vui đến luận bàn
Cùng nhau hí hả nhịp nhàng vui chơi.
Lê Mộng Nguyên (Paris)
Thi họa tập Hoàng Vinh (Nghệ Thuật Hội Họa Và Thi Thơ - 2005)
’’... Tranh của Hoàng Vinh là một chuyển biến lờ mờ... Chiều sâu không định rõ trong vũ trụ bao la, mà được hòa hợp bởi không gian, thời gian và tâm linh, để ghi lại đôi nét khi bắt gặp trong giây phút lung linh của mặt nước . Cũng như ánh trăng xuyên qua khe hở của không gian trong Rừng Hoang, gặp phải khi hoa vừa hé nở bên khe đá. Lại thấy cái đẹp trong cảnh ngổn ngang của rừng hoang không thứ tự ; thì Hoàng Vinh cắt xén một khía cạnh nào đó, lồng vào khung cảnh và bắt nhịp rung cảm với tim thực của mình, để đưa giới thưởng ngoạn một vài giây phút sung sướng, một khi đối diện trước tác phẩm nghệ thuật. Về thơ thì nỗi lòng của người viễn xứ trong những chuổi ngày dài trên đất lạ được diễn tả qua bài Ảo Ảnh. Bao nhiêu nghiệt ngả vui buồn lẫn lộn, qua những cơn mưa, lá đổ, tuyết rơi, hoa nở, được luân chuyển, nhưng tất cả đều là hư ảo, được ẩn hiện trong ánh sương qua bài Hạt Sương và nhìn lại trong những chuổi ngày dài, đó cũng là một dấu chấm. Để dừng chân trong bài Về Nguồn, nhưng đời đã định sẵn, mấy ai mà thực hành được vì còn nặng đời quá phải không anh ? Qua ý của bài Cát Bụi, đó là lửa của thế gian đã tiêu tan khi thần hỏa nổi lên, và lửa lòng cũng thế’’ (điện thư 25 th. 2-2005).
Với những lời tâm sự của tác giả Nghệ Thuật Hội Họa Và Thơ và một vài bức tranh ông gửi cho tôi trên mạng lưới, tôi biết Hoàng Vinh (họa sĩ) có thể xếp (một phần nào và nói một cách tổng quát) vào hạng biểu hiện (expressionnisme) nghĩa là một hình thức nghệ thuật mà giá trị của miêu tả nằm toàn trong sự biểu lộ tâm tình cực điểm, và Hoàng Vinh (thi sĩ) có thể thuộc về cả hai thứ văn chương biểu hiện và ấn tượng (impressionnisme), lý do là thơ ông mặc dầu chỉ đôi nét chấm phá, nhưng luôn đậm đà, thấm thía, nhẹ nhàng, làm người đọc bâng khuâng, rung động :
Bao lâu ước mộng ngóng nhìn trời
Cứ mãi dừng chân ở xứ người
Khoảnh khắc mây bay qua chớp nhoáng
Liên miên tuyết đổ lá vàng rơi
Đàn hay văng vẳng , theo mây gió
Rượu quý lung linh, chẳng thấy vơi
Đông lạnh thu buồn luân chuyển mãi
Trăng mờ nước cạn bạn hiền ơi
(Viễn Xứ)
Lúc giải bày ý kiến trong Thi Nhân Việt Nam về Anh Thơ : ‘’... thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình... ‘’, Hoài Thanh-Hoài Chân có ý trách móc những vần thơ thản nhiên... dửng dưng’’ của phái biểu hiện, nhưng trái lại rất ca tụng bút pháp, cách viết của các thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ muốn diễn tả rõ ràng những cảm giác thoáng qua, những biến hóa mầu nhiệm nhất của tình cảm. Bài Ngậm Ngùi sau đây, đã làm tôi nhiều lần mơ mộng trong Vườn Hoa Luxembourg-Paris, mà theo nhà học giả Phạm Quỳnh ngày xưa (tháng 5-7 năm 1922) là nơi ‘’... phần nhiều là những hạng thi nhân họa khách cũng như những bậc thiếu phụ nhàn sầu, đến đây để tiêu sầu khiển hứng...’’ (Nam Phong Tùng Thư), khi ngồi trên phiến đá văng vẳng nghe đâu đây giọng ca Baryton của Yves Montand qua Lá Vàng Rơi Rụng (Les Feuilles Mortes) và tiếng hát Soprano tuyệt vời của nữ danh ca Thái Thanh trong Mùa Thu Không Trở Lại của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu :
Thu về chạnh nhớ cảnh chia phôi
Mây trắng lang thang khắp đỉnh đồi
Viễn xứ bao năm còn cách trở
Quê nhà ngàn dặm vẫn xa xôi
Mỏi mòn ẩn dật, theo ngày tháng
Ngơ ngẩn sầu đau phận nổi trôi
Dằn vặt thâu canh mi ước lệ
Tàn thu lá rụng cũng đành thôi
Như Hoàng Vinh đã nói trên : ’’... nỗi lòng của người viễn xứ trong những ngày dài trên đất lạ được qua bài Ảo Ảnh’’ (chuyển Anh ngữ được hội ’’The International Library Poetry’’ tuyển lựa cho vào trang 1 trong Thi tập Touch Of Tomorrow và The Best Poems and Poets), ở đây lời thơ không những gợi tình gợi cảnh mà tác giả còn nhờ vạn vật chứng minh, tương tự LAMARTINE trong LE LAC (Hồ Kỷ Niệm) lúc nhà thi hào Pháp diễn tả nỗi lòng mình với ngoại cảnh (Ô temps, suspends ton vol ! et vous, heures propices, Suspendez votre cours ! Laissez-nous savourer les rapides délices, Des plus beaux de nos jours !... ) :
Ôi thời gian, xin ngừng bay, đứng lại !
Giờ phút thần tiên, xin cũng ngưng trôi
Cho chúng ta thưởng thức không ngần ngại
Những hạnh phúc tươi đẹp của cuộc đời !...
Trong kiếp lưu vong trên đất khách, Hoàng Vinh cũng như phần đông đồng bào hải ngoại, cứ ‘’Chiều chiều ra đứng cửa sau, Hướng về quê mẹ ruột đau chín chìu’’, than thở với trời đất, mây gió... muốn làm thân con chim giang hồ (Sương mù lãng đãng lững trôi / Suối reo rí rách, lưng đồi đơm hoa / Cá vàng lấp lánh từ xa / Phượng Hoàng vương vũ thoáng qua nhịp nhàng : Phượng Vũ -thơ và bức tranh ‘’Phượng Vũ Bên Bờ Suối’’) đặng bay về cố quận là nơi đã một thời gia đình hạnh phúc :
Nhìn lên thấy áng mây bay
Mây thời giỡn gió, đắng cay não nề
Mây ơi kết lại gần kề
Đừng bay tản mác ruột về với gan
Mắt xem như đã tràn lan
Tâm can quằn quại thở than trăm chiều
Gió đâu thổi đến càng nhiều
Để cho cánh nhẹ nương dìu bay xa
Tâm thời phảng phất bao la
Lâng lâng vương vưởng thoáng qua theo về
Trên cao mây gió bốn bề
Bay qua hướng mẹ nhìn về tổ tiên
Niềm mơ giấc mộng triền miên
Cảnh này hiện đến tâm liền xuất ngay
Phải chăng cảnh ấy thật đây
Thì xin ở đó đừng bay phương nào
Lúc trở lại thăm kinh thành Huế sau 25 năm xa cách, tương tự hai chàng Lưu, Nguyễn sau một thời an bình nơi tiên cảnh... tìm lại người xưa nay không còn nữa mà ngay cảnh vật cũng đã nhiều đổi thay :
Hương giang mặt nước lững lờ
Thuyền kia lơ lửng đang chờ đợi ai
Tiếng reo văng vẳng bên tai
Người xưa cảnh cũ hỏi ai đợi chờ
Gió khua cành lá vu vơ
Bóng mờ rũ xuống dật dờ nước đưa
Người về nhìn lại cảnh xưa
Niềm thương nỗi nhớ vẫn chưa tỏ bày...
Trong những chuổi ngày dài trên đất lạ, hướng về quê mẹ từng giây phút, Hoàng Vinh bao giờ cũng đặt niềm hy vọng trong tương lai huy hoàng của tổ quốc. Dù cuộc thế thăng trầm, dù thời gian hạn định, lòng yêu mến tự do nung nấu mãi tâm can, rèn luyện tinh thần bất khuất phục của con cháu Lạc Hồng:
Trời cao đất rộng xa vời
Nhìn mây theo gió chuyển lời đó đây
Mai kia ánh nắng tràn đầy
Trường Tiền bao nhịp tỏ bày Hương Giang
Phượng thời vương cánh từng hàng
Đơm hoa nở nhụy vô vàn sắc hương
Ngậm ngùi mà cảm mến thương
Dòng sông cứ mãi vấn vương cội nguồn
(Hương Giang Bến Cũ)
Thơ Về Nguồn của thi sĩ Hoàng Vinh được họa sĩ Hoàng Vinh liên tưởng qua bức họa bằng dầu với chủ từ hai câu thơ : ‘’Thoáng qua như ánh nhiệm mầu, Tịnh tâm chuyển biến chiều sâu tỏa mờ’’, gồm cả thảy tám câu rất Từ Bi :
Một bước ra đi ngàn vạn ý
Dừng chân lại, tự nhủ lòng mình
Phong sương ấp ủ nào ai thấy
Lỡ bước sa chân vọng nẩy sinh
Trời cao biển rộng mịt mù khơi
Ẩn dật từng giây chuyển bóng mờ
Phù du ảo mộng đều là huyễn
Trở về thực tại lúc ban sơ
Đạo Phật ảnh hưởng một phần nào trong thơ Hoàng Vinh vì ‘’có khuynh hướng vào đời bằng cách thoát khỏi những dây ràng buộc của đời’’ (Hạo Nhiên Nghiêm Toản), có nghĩa là cuộc thế toàn là hư ảo, cửa Phật ai cũng vào được ‘’cho nên cửa Phật cũng gọi cửa Không’’ (cùng tác giả) :
... Thực ảo loáng qua như ảo mộng
Gió se nhè nhẹ giữa mùa đông
Lập lòe bóng lộng, sương tan rả
Thức tỉnh bình tâm vốn tánh không !
(Hạt Sương)
Cũng như trong ‘’Cát Bụi’’mà theo nhà thơ ‘’đó là lửa thế gian đã tiêu tan khi thần hỏa nổi lên, và lửa lòng cũng thế’’ : ‘’Khói mây mù mịt phủ âm u / Cảnh ấy nào ai chẳng ngậm ngùi / Thực ảo tung bay theo gió bụi / Không !’’
Tương tự Wassily Kandinsky trong những thập niên đầu thế kỷ 20, họa sĩ Hoàng Vinh đã bước vào lãnh vực của hội họa trừu tượng (peinture abstraite), và nhà thơ cũng theo gót người họa sĩ trong một bài ‘’Rừng Hoang’’ tuy ngắn nhưng không kém phần ngụ ý , sâu xa :
Nắng về hoa lá đua chen
Thu về lá úa vàng xen lẫn vào
Đượm màu thắm sắc xôn xao
Thoáng qua gió lộng mòn hao ngỡ ngàng
Chính ngay tác giả cho ta biết rằng ‘’bức tranh trừu tượng (lấy tên Ngơ Ngác Dưới Lá Vàng Rơi ) đã vẽ rừng hoang lá đổ dưới độ thu về’’, tượng trưng bởi hai câu thơ chủ từ ‘’Rừng hoang gió thoáng vu vơ, Lá vàng nắng úa ngẩn ngơ hiền hòa’’. Bức tranh Hoa Trên Đỉnh Rừng Hoang với chú giải : Rừng hoang khấp khểnh lưng đồi, Dây leo phiến đá đớm chồi nở hoa làm tác phẩm được thêm nhiều thi vị, mặc dầu nghệ thuật trừu tượng không miêu tả thế giới hữu tình (hiện thực hay tưởng tượng) : người nghệ sĩ ở đây chỉ lấy nguyên liệu, đường kẽ và màu sắc làm vật dụng tả tình hay tả cảnh...
Trở lại nhà thơ nữ Anh Thơ, tác giả ‘’Bức Tranh Quê’’ trong đó có bài Chiều Xuân : ‘’Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng / Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi / Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng / Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời / Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ / Đàn sáo đen xà xuống mổ vu vơ / Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió / Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa...’’, làm tôi nhớ lại Hoàng Vinh trong Xuân , nhưng với tác giả Nghệ Thuật Hội Họa Và Thơ và hai câu cuối đầy ý nhị của bài thơ trích sau, ta có cảm tưởng ngay tạo hóa cũng đượm tình thi nhân trong vắng lặng :
Xuân về hoa nở tận vườn sau
Óng ả đua chen đủ các màu
Cúc Đóa tỏa hương, theo ánh nắng
Mai vàng óng ánh, cả chiều sâu
Chim reo văng vẳng từ xa lại
Bướm lượn xôn xao khắp đỉnh đầu
Phảng phất hương hoa thơm dịu ngọt
Chập chùng ẩn hiện loáng qua mau
Thật đúng như Hoài Thanh-Hoài Chân đã nói, một khi nhà thơ ‘’... chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì : có lẽ là hồn thi nhân ‘’. Còn nhiều bài rất đẹp trong Thi Họa Phẩm Hoàng Vinh, mà tôi không hết lời khen ngợi, xin quý độc giả thân hữu của nhà thơ đón đọc và thưởng thức trong giây phút thảnh thơi, hoặc tại tư thất của thi họa sĩ ở thành phố Santa Monica (California-Hoa Kỳ) mà ông miêu tả trong ‘’Nhà Tôi’’, có đoạn cuối như sau về vườn hoa tuyệt mát mùa hè và nơi làm việc của nhà thi họa sĩ :
... Hoa xanh lẫn tím dàn chào
Chen nhau đua sắc phủ vào lối xe
Chung quanh cây trái lập lòe
Hoa đào hoa mận loe xoe nở bừng
Vườn sau bụi trúc cùng chung
Vươn lên choán cả một vùng trời xanh
Gần bên lại có phòng tranh
Gặp vui chấm phá đôi canh hưởng nhàn
Bạn bè vui đến luận bàn
Cùng nhau hí hả nhịp nhàng vui chơi.
Lê Mộng Nguyên (Paris)
JACKIE BONG * NẠN BUÔN NGƯỜI Ở VIỆT NAM
NẠN BUÔN NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Bà Jackie Bông
Toàn cầu hóa nạn buôn người
Bộ Ngoại Giao gọi nạn buôn người là tệ trạng nô lệ hóa kim thời, gồm có nhiều nạn nhân bị bắt buộc, bị lừa gạt hay bị ép lao động hoặc bị khai thác tình dục.
Trung tâm quốc gia các tòa án Tiểu Bang báo cáo trong năm 2005 đã có tới 900,000 người bị mua và bán mỗi năm xuyên qua các biên giới quốc tế, và có cả triệu người đã bị buôn ngay trong nước của họ. Sở Tin Tức Thái Bình Dương trong tháng 7, 2005 đã viết: “ Thể theo các nguồn tin từ Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc và Bộ Tư Pháp Việt Nam, cũng như các nhóm khác, đã có khoảng 400,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn lậu ra nước ngoài, phần lớn sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh.”
Đa số gồm các cô gái trong đó có nhiều trẻ em khoảng 5 tuổi trở lên. Chúng bị phỉnh gạt do các lời hứa hẹn giả dối như sẽ được nhận làm con nuôi, có cơ may kiếm được việc làm, hoặc thành hôn ở nước ngoài. Trung Tâm quốc gia các tòa án Liên Bang cũng báo cáo rằng nạn buôn người thuộc loại kỹ nghệ tội ác đứng hàng thứ nhì , phát triển rất nhanh với một tài khoản trên 20 tỷ mỗi năm trên toàn thế giới, chỉ kém nạn buôn ma túy.
Nạn buôn người tác động đến nhân quyền và tự do cá nhân, gây khổ đau về thể xác và tình cảm và làm xói mòn tình hình an ninh của những nước có liên hệ. Nó có nhiều liên hệ chặt chẻ với nạn buôn ma túy, nạn rữa tiền và nạn làm tài liệu giả. Nhiều chính phủ đã tỏ ra bất lực về mặt chống buôn lậu vì thiếu tài chính và nhân sự. Hơn nữa, việc hối lộ các nhân viên thi hành luật pháp, nhân viên sở di trú, các viên chức tòa án gây trở ngại cho chính phủ trong việc chống tham nhũng từ những giới chức trong chính phủ.
Lý do phát xuất từ phía cung cấp gồm có nạn nghèo đói, thiếu cơ hội tìm việc làm, tội ác có tổ chức, bạo lực và nạn phân biệt đối xử phụ nữ và trẻ em, tình hình chính trị bất ổn và xung đột vũ trang. Yếu tố về nhu cầu gồm có kỷ nghệ tình dục và ước muốn đang gia tăng về lao động rẻ tiền, dễ khai thác.
Du lịch vì tình dục và khiêu dâm đối với trẻ em được phổ biến qua máy vi tính đã tạo nên một thương trưuờng rộng lớn nhờ các phương tiện giao dịch toàn cầu vừa nhanh vừa khó khám phá. Ông Kul Gautun thuộc quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc đã nói trong một hội nghị quốc tế chuyên đề về nạn buôn trẻ em tại Đông Kinh năm 2003: “Ở Á Đông và riêng khu vực Thái Bình Dương, đã có hơn 30 triệu trẻ em bị đem bán trong 30 năm qua.”
Về mặt sức khỏe, sự lạm dụng các chất kích thích, những cơ hội gần gũi các bệnh về tình dục như bệnh HIV/ AIDS (bệnh liệt kháng) (71,500 trường hợp được cơ quan Viện Trợ Mỹ báo cáo năm 2005) và hoàn cảnh bị cô lập hay bị kềm kẹp bởi bọn buôn lậu đã để lại trên người nạn nhân những vết thương vể thể chất và tâm lý. Thể theo bản báo cáo gần nhất của Bộ Ngoại Giao, công cuộc sưu tầm ở địa phương 9 quốc gia đã đưa đến kết luận rằng từ 60 đến 75% các gái điếm bị hiếm dâm, 70 đến 95% bị tấn công về thể xác và 68% đã hội đủ các tiêu chuẩn về bệnh thần kinh, căng thẳng vì hậu chấn thương (PTSD). Muốn được phục hồi phải mất nhiều năm, có thể cả chục năm, thông thường sự thiệt hại không thể nào dứt tuyệt.
Do thiếu học, cá nhân không được phát triển để sản xuất nên các nạn nhân này ít có cơ may xây dựng kinh tế khiến cho họ phải sống trong hoàn cảnh nghèo đói. Họ cảm thấy bị bêu xấu và bị khai trừ sau khi họ được phục hồi và trở về sống trong cộng đồng. Từ chỗ mất mát mạng lưới giúp đỡ của gia đình và cộng đồng đã đưa đến sự tan vỡ các cơ cấu xã hội. Một khía cạnh tàn bạo trong việc buôn nô lệ là các nạn nhân thường bị mua đi bán lại nhiều lần, và trước tiên lại thường bị người trong gia đình đem đi bán.
Xuất cảng nhân công từ Việt Nam
Sở Inter-Press cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2000 là 7.4 % trong khi đó tỷ lệ thuê nhân công làm ít giờ là 38.8% đối với một dân số 80 triệu, mà trong đó có tới 70 triệu người sống ở nông thôn. Tới mức đó, lực lượng lao động gồm có 38 triệu 600 ngàn (tuổi từ 15 đến 60) được chia làm hai thành phần tương đương (19.6% nam và 19.19% nữ). Hai phần ba nhân công VN ở dưới tuổi 35.
Lợi tức đầu người đạt được là 400 mỹ kim năm 2000 và lương tối thiểu từ 19$ trong các công ty của chính phủ so với 45$ trong các công ty người nước ngoài. Tỷ lệ nghèo đói là 19.3% ở thành thị và 44.9% ở nông thôn. Mức độ di trú từ thôn quê lên thành thị đang tăng cao và không được dự trù. Cũng trong khoảng thời gian đó, tổ chức Lao Động Quốc Tế báo cáo, 995.500 thiếu niên dưới 18 tuổi đang có công ăn việc làm và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cho rằng có tới 50.000 trẻ em sống trên vĩa hè (không nhà, không việc làm) ở Việt Nam.
Hà Nội đối phó với nạn thất nghiệp có tỷ lệ đang lên cao bằng cách xuất cảng nhân công sang các nước giàu có trên thế giới. Các nơi đến gồm có Lào, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, Lybia. Hà Nội còn gởi nhân công sang Đức và Trung Đông. Lý do nêu lên cho chánh sách này là do số tiền mà công nhân chuyển về Việt Nam. Một lý do khác là chính phủ muốn hạ thấp số nhân công thất nghiệp ở bên nhà.
Chính sách xuất cảng nhân công của Việt Nam đã gây nhiều lạm dụng, trên cả hai mặt bạo lực gia đình và nạn buôn người. Những thanh niên không chuyên môn được gởi ra ngoại quốc để làm việc trong ngành xây dựng, hải vận, chế biến hải sản, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, ngành dệt, và lao động gia đình. Một bài báo trong tờ Asia Times tháng 6, năm 2000 khẳng định rằng Bộ Lao Động Thương Phế Binh và Công Tác Xã Hội dự trù xuất cảng nữa triệu nhân công năm 2005; con số này được dự trù tăng lên tới 1 triệu trong vòng 10 năm. Hiện giờ đã có tới 200.000 người Việt kể cả nam nữ, theo báo cáo, đang làm việc ở Đài Loan. Theo một quan sát viên thông thạo, thì họ bị buộc phải làm thêm giờ và phải gánh chịu các tai nạn trong chỗ làm nhưng lại không được biết các quyền lợi về lao động trong một nước mà họ không biết tiếng nói. Đa số các cô gái Việt được bán làm vợ cho những đàn ông Đài Loan, rốt cuộc lại bị buộc phải làm việc như người đày tớ không lương và nhiều cô bị bán làm gái điếm.
Người Việt muốn đi làm ở ngoại quốc phải được chính phủ cấp giấy phép. Để thực hiện công tác này, đã có 130 cơ quan chính phủ môi giới xuất cảng lao động được thiết lập. Mỗi công nhân phải đóng 3.500$ lệ phí về khám sức khỏe và điều tra cảnh sát cộng thêm 10% thuế đánh trên tiền lương lãnh ở nước ngoài. Ngoài ra, cơ quan môi giới còn lấy thêm 12% của giá trị ghi trong hợp đồng. Theo báo cáo, các cơ quan này đã đập đổ và chỉ dẫn sai những đương đơn trong khi đó họ đưa các nạn nhân vào cái thế phải làm việc quá sức, bị đánh đập và lợi dụng tình dục.
Sở Inter-Press cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2000 là 7.4 % trong khi đó tỷ lệ thuê nhân công làm ít giờ là 38.8% đối với một dân số 80 triệu, mà trong đó có tới 70 triệu người sống ở nông thôn. Tới mức đó, lực lượng lao động gồm có 38 triệu 600 ngàn (tuổi từ 15 đến 60) được chia làm hai thành phần tương đương (19.6% nam và 19.19% nữ). Hai phần ba nhân công VN ở dưới tuổi 35.
Lợi tức đầu người đạt được là 400 mỹ kim năm 2000 và lương tối thiểu từ 19$ trong các công ty của chính phủ so với 45$ trong các công ty người nước ngoài. Tỷ lệ nghèo đói là 19.3% ở thành thị và 44.9% ở nông thôn. Mức độ di trú từ thôn quê lên thành thị đang tăng cao và không được dự trù. Cũng trong khoảng thời gian đó, tổ chức Lao Động Quốc Tế báo cáo, 995.500 thiếu niên dưới 18 tuổi đang có công ăn việc làm và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cho rằng có tới 50.000 trẻ em sống trên vĩa hè (không nhà, không việc làm) ở Việt Nam.
Hà Nội đối phó với nạn thất nghiệp có tỷ lệ đang lên cao bằng cách xuất cảng nhân công sang các nước giàu có trên thế giới. Các nơi đến gồm có Lào, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, Lybia. Hà Nội còn gởi nhân công sang Đức và Trung Đông. Lý do nêu lên cho chánh sách này là do số tiền mà công nhân chuyển về Việt Nam. Một lý do khác là chính phủ muốn hạ thấp số nhân công thất nghiệp ở bên nhà.
Chính sách xuất cảng nhân công của Việt Nam đã gây nhiều lạm dụng, trên cả hai mặt bạo lực gia đình và nạn buôn người. Những thanh niên không chuyên môn được gởi ra ngoại quốc để làm việc trong ngành xây dựng, hải vận, chế biến hải sản, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, ngành dệt, và lao động gia đình. Một bài báo trong tờ Asia Times tháng 6, năm 2000 khẳng định rằng Bộ Lao Động Thương Phế Binh và Công Tác Xã Hội dự trù xuất cảng nữa triệu nhân công năm 2005; con số này được dự trù tăng lên tới 1 triệu trong vòng 10 năm. Hiện giờ đã có tới 200.000 người Việt kể cả nam nữ, theo báo cáo, đang làm việc ở Đài Loan. Theo một quan sát viên thông thạo, thì họ bị buộc phải làm thêm giờ và phải gánh chịu các tai nạn trong chỗ làm nhưng lại không được biết các quyền lợi về lao động trong một nước mà họ không biết tiếng nói. Đa số các cô gái Việt được bán làm vợ cho những đàn ông Đài Loan, rốt cuộc lại bị buộc phải làm việc như người đày tớ không lương và nhiều cô bị bán làm gái điếm.
Người Việt muốn đi làm ở ngoại quốc phải được chính phủ cấp giấy phép. Để thực hiện công tác này, đã có 130 cơ quan chính phủ môi giới xuất cảng lao động được thiết lập. Mỗi công nhân phải đóng 3.500$ lệ phí về khám sức khỏe và điều tra cảnh sát cộng thêm 10% thuế đánh trên tiền lương lãnh ở nước ngoài. Ngoài ra, cơ quan môi giới còn lấy thêm 12% của giá trị ghi trong hợp đồng. Theo báo cáo, các cơ quan này đã đập đổ và chỉ dẫn sai những đương đơn trong khi đó họ đưa các nạn nhân vào cái thế phải làm việc quá sức, bị đánh đập và lợi dụng tình dục.
Nạn mãi dâm ở Việt Nam
Ngoài ra, có những trường hợp được chứng minh qua báo chí quốc tế và Việt Nam, cho biết theo đó thì người phụ nữ Việt bị bán như các cô dâu theo thư đặt hàng và bị buộc làm gái điếm ở Trung Quốc. Năm 1991, con số này được biết từ 10.000 đã tăng lên tới 15.000 trong những năm gần đây. Ngoài ra, các trẻ em được bán để làm con nuôi trong các gia đình người Hoa không có con trai.
Năm 1998, cơ quan Press-Agentur của Đức ghi lại theo đó có hơn 2/3 công chức Việt Nam được biết đã mua phụ nữ Việt để đưa đi làm gái điếm. Các hoạt động của họ được chính phủ tài trợ qua quỹ đen.
Năm 2000, người ta ước lượng đã có từ 300 tới 600 ngàn gái điếm ở Việt Nam. Năm 2003, các cô gái Việt được ghi tên trên mạng lưới của Ebay Đài Loan để bán đấu giá. với giá khởi đầu là 5.400 mỹ kim một người. Năm vừa qua, một vài người phụ nữ Việt được trưng bày như người mẫu, đang ngồi tại cửa sổ để được bán cho kẻ qua đường tại Hội Chợ Thương Mãi ở Tân Gia Ba. Nhiều nguồn tin khác cũng cho biết đã có 5.000 phụ nữ Việt và trẻ em cũng đã bị đem bán ở Miên. Theo cái nhìn của các quan sát viên quốc tế thì nạn buôn người ở Việt Nam là một vấn đề đang trên đà phát triển.
Ngoài ra, có những trường hợp được chứng minh qua báo chí quốc tế và Việt Nam, cho biết theo đó thì người phụ nữ Việt bị bán như các cô dâu theo thư đặt hàng và bị buộc làm gái điếm ở Trung Quốc. Năm 1991, con số này được biết từ 10.000 đã tăng lên tới 15.000 trong những năm gần đây. Ngoài ra, các trẻ em được bán để làm con nuôi trong các gia đình người Hoa không có con trai.
Năm 1998, cơ quan Press-Agentur của Đức ghi lại theo đó có hơn 2/3 công chức Việt Nam được biết đã mua phụ nữ Việt để đưa đi làm gái điếm. Các hoạt động của họ được chính phủ tài trợ qua quỹ đen.
Năm 2000, người ta ước lượng đã có từ 300 tới 600 ngàn gái điếm ở Việt Nam. Năm 2003, các cô gái Việt được ghi tên trên mạng lưới của Ebay Đài Loan để bán đấu giá. với giá khởi đầu là 5.400 mỹ kim một người. Năm vừa qua, một vài người phụ nữ Việt được trưng bày như người mẫu, đang ngồi tại cửa sổ để được bán cho kẻ qua đường tại Hội Chợ Thương Mãi ở Tân Gia Ba. Nhiều nguồn tin khác cũng cho biết đã có 5.000 phụ nữ Việt và trẻ em cũng đã bị đem bán ở Miên. Theo cái nhìn của các quan sát viên quốc tế thì nạn buôn người ở Việt Nam là một vấn đề đang trên đà phát triển.
Phúc trình của Bộ Ngoại Giao về nạn buôn
người
Trong tháng 6 năm nay, Bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã thông báo sẽ đưa ra bản công bố về nạn buôn người năm thứ 5 của Bộ Ngoại Giao. Mục đích bản công bố liên quan đến 150 quốc gia là lưu ý cả thế giới và thúc đẩy các nước nên có những hành động hiệu quả để chống nạn buôn người.
Theo bản công bố này, Việt Nam vẫn còn là một nguồn và một nơi đến của nạn buôn người. Phụ nữ Việt được đem bán ở Miên, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Mã Lai, Đài Loan, và Cộng Hòa Séc để được khai thác tình dục. Việt Nam cũng còn là một nước nhận các trẻ em Miên bị buộc lao động bằng cách đi ăn xin. Cũng còn có nạn buôn người ở nội địa, từ vùng quê đem đi bán ở thành phố. Bản công bố của Bộ Ngoại Giao bắt nguồn từ sắc luật 2000 bảo vệ các nạn nhân bị đem đi bán. Sắc luật này buộc Bộ Ngoại Giao phải báo cáo cho Quốc Hội mỗi năm về nạn buôn người ở nước ngoài. Sắc luật cũng thành lập một lực lượng hỗn hợp đặc nhiệm để phối họp các nỗ lực chống nạn buôn lậu và ban hành các quyết định trừng phạt đối với các quốc gia có nạn buôn người. Về mặt nội bộ, bộ luật quy định một bản án 20 năm áp dụng cho những sự ép buộc nạn nhân vào nô lệ tình dục.
Năm 2003, Bộ Ngoại Giao gán cho Việt Nam danh xưng “chính phủ cấp 2, nơi xuất phát, quá cảnh và, ở một mức độ thấp, nơi đến của các nạn lao động khổ sai và khai thác tình dục”. Các quốc gia cấp 2 là những chính phủ không tuân hành trọn vẹn các tiêu chuẩn tối thiểu trong sắc luật nhưng có những cố gắng đáng kể để thực hiện các tiêu chuẩn nói trên. Các tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ Ngoại Giao đều căn cứ trên 3 chữ P – Persecution (Khởi Tố), Protection (Bảo Việ), và Prevention (Ngăn Ngừa).
Bản báo cáo năm nay cho biết Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc chống nạn buôn người. Theo tài liệu này, Việt Nam đã yêu cầu các chính phủ láng giềng hợp tác bằng cách giao trả lại các nạn nhân. Chính phủ cũng báo cáo đã khởi tố 142 vụ và đã kết án 110 vụ liên quan đến nạn buôn người nhung không thấy đề cập đến việc khởi tố các giới chức về tội đồng lỏa trong việc buôn người. Bản báo cáo cũng khẳng định rằng Việt Nam chưa kiểm soát kỷ lằn ranh biên giới vừa dài vừa dễ thoát hơi.
Về mặt bảo vệ, bản báo cáo cho rằng Việt Nam đã tăng cường bảo vệ các nhân công Việt được các công ty xuất cảng lao động đưa ra nước ngoài. Ví dụ, chính phủ cử tùy viên lao động đến 9 quốc gia có nhận lao công nhiều nhất để giải quyết các tranh chấp ngay tại chỗ làm, và duyệt xét lại các điều khoản trong bộ luật lao động mà các công ty xuất cảng buộc phải tuân hành trong trường hợp có gian lận hay lợi dụng. Tuy nhiên, không có một con số thống kê chính xác nào được đưa ra về việc này. Như thường lệ, chính phủ cũng giữ các cô gái điếm tại các trung tâm phục hồi.
Theo Bộ Ngoại Giao, về mặt ngăn ngừa, chính phủ Việt Nam không thực hiện các chiến dịch đặc biệt để phổ biến việc chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã hợp tác với chính phủ Trung Hoa và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc về nỗ lực phổ biến trong đại chúng để giáo dục dân chúng và các lãnh tụ địa phương. Chiến dịch toàn niên gồm có các hội thảo về luật lệ địa phương và việc huấn luyện cách thức khuyên bảo các nạn nhân.
Trong tháng 6 năm nay, Bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã thông báo sẽ đưa ra bản công bố về nạn buôn người năm thứ 5 của Bộ Ngoại Giao. Mục đích bản công bố liên quan đến 150 quốc gia là lưu ý cả thế giới và thúc đẩy các nước nên có những hành động hiệu quả để chống nạn buôn người.
Theo bản công bố này, Việt Nam vẫn còn là một nguồn và một nơi đến của nạn buôn người. Phụ nữ Việt được đem bán ở Miên, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Mã Lai, Đài Loan, và Cộng Hòa Séc để được khai thác tình dục. Việt Nam cũng còn là một nước nhận các trẻ em Miên bị buộc lao động bằng cách đi ăn xin. Cũng còn có nạn buôn người ở nội địa, từ vùng quê đem đi bán ở thành phố. Bản công bố của Bộ Ngoại Giao bắt nguồn từ sắc luật 2000 bảo vệ các nạn nhân bị đem đi bán. Sắc luật này buộc Bộ Ngoại Giao phải báo cáo cho Quốc Hội mỗi năm về nạn buôn người ở nước ngoài. Sắc luật cũng thành lập một lực lượng hỗn hợp đặc nhiệm để phối họp các nỗ lực chống nạn buôn lậu và ban hành các quyết định trừng phạt đối với các quốc gia có nạn buôn người. Về mặt nội bộ, bộ luật quy định một bản án 20 năm áp dụng cho những sự ép buộc nạn nhân vào nô lệ tình dục.
Năm 2003, Bộ Ngoại Giao gán cho Việt Nam danh xưng “chính phủ cấp 2, nơi xuất phát, quá cảnh và, ở một mức độ thấp, nơi đến của các nạn lao động khổ sai và khai thác tình dục”. Các quốc gia cấp 2 là những chính phủ không tuân hành trọn vẹn các tiêu chuẩn tối thiểu trong sắc luật nhưng có những cố gắng đáng kể để thực hiện các tiêu chuẩn nói trên. Các tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ Ngoại Giao đều căn cứ trên 3 chữ P – Persecution (Khởi Tố), Protection (Bảo Việ), và Prevention (Ngăn Ngừa).
Bản báo cáo năm nay cho biết Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc chống nạn buôn người. Theo tài liệu này, Việt Nam đã yêu cầu các chính phủ láng giềng hợp tác bằng cách giao trả lại các nạn nhân. Chính phủ cũng báo cáo đã khởi tố 142 vụ và đã kết án 110 vụ liên quan đến nạn buôn người nhung không thấy đề cập đến việc khởi tố các giới chức về tội đồng lỏa trong việc buôn người. Bản báo cáo cũng khẳng định rằng Việt Nam chưa kiểm soát kỷ lằn ranh biên giới vừa dài vừa dễ thoát hơi.
Về mặt bảo vệ, bản báo cáo cho rằng Việt Nam đã tăng cường bảo vệ các nhân công Việt được các công ty xuất cảng lao động đưa ra nước ngoài. Ví dụ, chính phủ cử tùy viên lao động đến 9 quốc gia có nhận lao công nhiều nhất để giải quyết các tranh chấp ngay tại chỗ làm, và duyệt xét lại các điều khoản trong bộ luật lao động mà các công ty xuất cảng buộc phải tuân hành trong trường hợp có gian lận hay lợi dụng. Tuy nhiên, không có một con số thống kê chính xác nào được đưa ra về việc này. Như thường lệ, chính phủ cũng giữ các cô gái điếm tại các trung tâm phục hồi.
Theo Bộ Ngoại Giao, về mặt ngăn ngừa, chính phủ Việt Nam không thực hiện các chiến dịch đặc biệt để phổ biến việc chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã hợp tác với chính phủ Trung Hoa và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc về nỗ lực phổ biến trong đại chúng để giáo dục dân chúng và các lãnh tụ địa phương. Chiến dịch toàn niên gồm có các hội thảo về luật lệ địa phương và việc huấn luyện cách thức khuyên bảo các nạn nhân.
Đề Nghị
VN cần phải áp dụng những biện pháp trong các lãnh vực sau đây, trong đó có một vài lãnh vực đã được nhấn mạnh trong bản báo cáo 2005 của Bộ Ngoại Giao về việc chống nạn buôn người.
· Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nên phối hợp các chương trình quốc gia, vùng và địa phương để báo động cho các cộng đồng biết về nạn buôn người. Ngoài ra các cơ quan này cũng phải cải tiến và tạo thêm cho các nhóm người dễ bị lợi dụng có cơ hội học hỏi và phát triển kinh tế. Các nạn nhân VN phải được cứu giúp, hồi hương, phục hồi và tái hoà nhập vào gia đình và cộng đồng.
· Bộ Tư Pháp và các cơ quan thi hành pháp luật phải triệt để truy tố các tổ chức buôn người, chống nạn tham nhũng ở công quyền, nhận dạng và cấm nhặt bọn buôn người và huấn luyện nhân viên để nhận dạng và chuyển các nạn nhân đến các nơi chữa trị đặc biệt dành cho họ.
· Các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác nên hợp tác chặt chẻ với Việt Nam để cho bọn buôn người không có chỗ hợp pháp để làm nơi nương tựa và để dễ dàng dẫn độ và truy tố họ.
· Tại trường học, các trẻ em và thanh thiếu niên đặc biệt các cô gái cần phải được thông tin về nạn buôn người. Nên khuyến khích các em phải cố gắng tốt nghiệp cấp cao trung để có thể kiếm được việc làm xứng đáng.
· Ngành truyền thông Việt Nam chẳng những nên giáo dục quần chúng về sự trù dập những kẻ rơi vào tay của bọn buôn người, mà còn phải phổ biến rộng rãi những tin tức liên quan đến kẻ gây tội ác và các hệ thống nhận hối lộ đã hợp tác với họ.
· Các nạn nhân phải được chữa trị để họ có thể phục hồi danh giá và tiếp tục chỗ đứng của họ trong xã hội. Không nên xem họ như kẻ phạm pháp.
VN cần phải áp dụng những biện pháp trong các lãnh vực sau đây, trong đó có một vài lãnh vực đã được nhấn mạnh trong bản báo cáo 2005 của Bộ Ngoại Giao về việc chống nạn buôn người.
· Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nên phối hợp các chương trình quốc gia, vùng và địa phương để báo động cho các cộng đồng biết về nạn buôn người. Ngoài ra các cơ quan này cũng phải cải tiến và tạo thêm cho các nhóm người dễ bị lợi dụng có cơ hội học hỏi và phát triển kinh tế. Các nạn nhân VN phải được cứu giúp, hồi hương, phục hồi và tái hoà nhập vào gia đình và cộng đồng.
· Bộ Tư Pháp và các cơ quan thi hành pháp luật phải triệt để truy tố các tổ chức buôn người, chống nạn tham nhũng ở công quyền, nhận dạng và cấm nhặt bọn buôn người và huấn luyện nhân viên để nhận dạng và chuyển các nạn nhân đến các nơi chữa trị đặc biệt dành cho họ.
· Các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác nên hợp tác chặt chẻ với Việt Nam để cho bọn buôn người không có chỗ hợp pháp để làm nơi nương tựa và để dễ dàng dẫn độ và truy tố họ.
· Tại trường học, các trẻ em và thanh thiếu niên đặc biệt các cô gái cần phải được thông tin về nạn buôn người. Nên khuyến khích các em phải cố gắng tốt nghiệp cấp cao trung để có thể kiếm được việc làm xứng đáng.
· Ngành truyền thông Việt Nam chẳng những nên giáo dục quần chúng về sự trù dập những kẻ rơi vào tay của bọn buôn người, mà còn phải phổ biến rộng rãi những tin tức liên quan đến kẻ gây tội ác và các hệ thống nhận hối lộ đã hợp tác với họ.
· Các nạn nhân phải được chữa trị để họ có thể phục hồi danh giá và tiếp tục chỗ đứng của họ trong xã hội. Không nên xem họ như kẻ phạm pháp.
NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ DZẾNH
HỒ DZẾNH
(1916-1991)
NGUYEN THIÊN THU
NGUYEN THIÊN THU
HÒ Dz‰nh cha Trung Hoa mË ViŒt, h†c trung h†c, næm
1931 dåy tÜ, vi‰t væn tåi Hà N¶i. Sau 1945 hoåt Ƕng væn hóa tåi Thanh Hóa. Næm
1950 v® ch‰t con bŒnh , næm 1952 vŠ thành. Næm 1953 vào Sài gòn vi‰t væn, làm
báo. Næm 1954, trong khi dân chúng bÕ vào Nam, ông trª vŠ Hà N¶i. Næm 1956, ông
vi‰t bài tܪng niŒm tܧng NguyÍn SÖn trong khi nhóm nhóm Nhân Væn cÛng ra d¥c
san tܪng niŒm tܧng NguyÍn SÖn cho nên ông bÎ nghi là có liên hŒ v§i nhóm này.
Ông bÎ khûng bÓ và trØng phåt, không ÇÜ®c dåy h†c, phäi Çi làm công nhân Ç‹
sÓng, và coi nhÜ chÃm dÙt nghiŒp væn chÜÖng. Ông mÃt næm 1991 trong cänh cùng
kh°. Næm 1993, di cäo cûa ông ÇÜ®c gûi qua MÏ, Thanh Vân xuÃt bän tÆp thÖ
Quê Ngoåi II, tÙc Ti‰ng Hát Thiên Nga và tÆp hÒi kš Quy‹n TruyŒn Không Tên.
\
I.TH÷ TUYÊN
TRUY“N
Loåi thÖ này Çæng trên báo, sau ÇÜ®c
nhà xuÃt bän Væn H†c, Hà Nôi xuÃt bän næm 1988 , nhan ÇŠ là HÒ
Dz‰nh, Tác PhÄm Ch†n L†c. Tác phÄm này gÒm m¶t sÓ bài thÖ làm sau
1945, phÀn l§n là ca tøng kháng chi‰n, và m¶t sÓ thÖ trong Quê Ngoåi và truyŒn
ng¡n trong Chân Tr©i CÛ trܧc 1945 .
Sau vø Nhân Væn, và sau nh»ng ÇÀy äi
cûa Çäng, ông vÅn ca tøng ñäng, vÅn làm thÖ theo chiŠu hܧng ‘’ hiŒn th¿c xã h¶i
chû nghïa’’. Có lë do áp l¿c cûa c¶ng sän mà ông phäi cúi ÇÀu tuân
lŒnh. Hay t¿ ông, phäi xin xÕ, næn nÌ theo ki‹u ‘’ lòn trôn’’ Ç‹ ÇÜ®c sÓng? Tuy
nhiên, thÖ ông nhË nhàng, Çôi khi bay bܧm, chÙ không s¡t máu nhÜ
TÓ H»u, Xuân DiŒu, ho¥c phän nghŒ thuÆt nhÜ LÜu Tr†ng LÜ :
BÊN NÐ÷C THANH TRµ
ñò em LJ b‰n
Thanh Trì,
B‰n vui nên
m¶t lÀn Çi nh§ hoài.
Tám næm bão
lºa sông dài,
Mái chèo em
vÅn khoan thai nhÎp nhàng.
Ai vào khu bÓn thì sang,
ñ‹ ngÜ©i Hà
N¶i quá giang khÕi ch©.
HÆu phÜÖng,
tiŠn tuy‰n hËn hò,
CÀu phao Hàm
Tº, b‰n Çò ChÜÖng DÜÖng.
Máu tim nÓi
måch máu ÇÜ©ng,
Sùc em ti‰p
sÙc cánh buÒm Çäm Çang.
S§m hôm b‰n
bãi r¶n ràng,
CÀu Long
Biên h¶i lºa hàn Çêm khuya.
HËn nhau tan
gi¥c ta vŠ,
B‰n vui låi
ghé Thanh Trì g¥p nhau.
Gió nào l¶ng
cánh buÒm nâu,
GiÆt mình
anh tܪng Çò chao em cÜ©i.
1-1971
KHÚC HÁT C„U PHAO
Hà N¶i xÓn
xang ngày giáp T‰t,
Tr©i sao Çèn ÇiŒn v¡t sông HÒng.
Sàn cÀu phao g‡ xe chao nhÎp,
Nܩm nܮp
ngÜ®c xuôi ngÜ©i hai dòng.
H¶i sông, h¶i b‰n nào vui
th‰,
M¶t tháng ba
mÜÖi Çêm hoa Çæng.
Ti‰ng B¡c,
ti‰ng Nam xen ti‰ng Hu‰,
Bܧc ngܩi
chen chúc bܧc xuân sang.
Tám næm bom gi¥c, ÇÜ©ng không
dÙt,
Tên lºa, xe
tæng vÅn vÜ®t cÀu.
ChuyŒn lå
bâng khuâng lòng bkhách lå,
-ñÃt này hoa nª gi»a chiêm bao?
ñÃt này Çâu chÌ ÇËp HÒ GÜÖm,
L§p l§p rêu phong n‰p
mi‰u ÇÜ©ng.
Hình tÜ®ng cÀu phao vào
lÎch sº
NhÜ lòng than
Çá hóa kim cÜÖng.
T° quÓc hành quân Çôi dép lÓp,
ñÜ©ng dài Nam B¡c nhÎp
cÀu phao.
Ba mÜÖi bäy triŒu tình
xuân th¡m,
Cùng Çón xuân chung m¶t
chi‰n hào.
1-1973
Khi miŠn
Nam bÎ c¶ng sän xâm chi‰m, ông Çã hân hoan chúc tøng. Bài thÖ sau Çây Çåt ÇÌnh
cao trong nghŒ thuÆt ca tøng:
NGàY ƒY XUÂN
V“
Khẩu súng trên vai vừa mới khoác
Tai bèo vành mũ gió rung rinh
Em vào tự vệ bao giờ
thế
Mà dáng còn tươi nét nữ
sinh.?
Thênh thanh xa lộ dài hun hút
Pháo lớn, tăng ta chiếm trọn
đường
Thành phố rạng đông hừng
trước mặt
Hãy còn lóng lánh triệu kim cương.
Xin mời em bước lên xe pháo
Tay chỉ giùm nhau những nẻo đường
Em biết nơi nào hang rắn độc
Nơi nào sào huyện lũ xâm lăng
Quên hÕi
tên em, hÕi phÓ em.
- Dạ, Trương Minh Giảng, Nguyễn Trung Kiên
Nhìn em, pháo thủ cười tươi tắn
Tên ngỡ con trai hoá gái hiền
Tất cả dường như có phép thần
Trăm năm khát vọng một ngày Xuân!
Chao ôi bông điệp xôn xao quá
Và cánh hoa mai nở trắng ngần.
Giải phóng đã qua hai độ Tết
Thơ mừng thống nhất chẵn hai năm
Em vào bộ đội bao giờ thế
Mà dáng còn nguyên nét trẻ măng?
Xuân
1977
II.TH÷ LãNG MAN:
QUÊ
NGO[1]I II
gÒm m¶t sÓ bài thÖ cÛ, và m¶t sÓ bài thÖ m§i. PhÀn l§n là thÖ sáng
tác tØ 1945 cho ljn 1990-1991.Ông cÛng nhÜ nh»ng væn nghŒ sï sÓng dܧi ch‰ Ƕ
c¶ng sän phäi ca tøng lãnh tø, hoan hô Çäng và c° võ chính sách cûa nhà nܧc.
ñiŠu này không tránh khÕi vì ông Çã vi‰t: thay cho con trai ông trong Quy‹n
TruyŒn Không Tên:
‘’ Một nhà văn như
cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng,
nhà văn chiều thời đại.’’
Trong tÆp Quê Ngoåi II, loåi
thÖ hoan hô, ca tøng Çäng theo ki‹u TÓ H»u, Xuân DiŒu, Huy CÆn,
Ch‰ Lan Viên dÜ©ng nhÜ không có, có lë ông Çã loåi bÕ thÙ væn chÜÖng này không
muÓn Çem ra cho ÇÒng bào, nhÃt là ÇÒng bào ViŒt Nam häi ngoåi thܪng thÙc mùi
væn chÜÖng con thuyŠn xÙ NghŒ! Và loåi thÖ tranh Çãu nhÜ thÖ TrÀn DÀn, H»u Loan,
Phùng Quán cÛng không thÃy có. Ông quá kín Çáo, không bày tÕ quan Çi‹m chính trÎ
cûa mình. Có lë ông Çã s® tai bay vå gió cho nên phäi ‘’thû khÄu nhÜ bình,
phòng š nhÜ thành’’trong m¶t ch‰ Ƕ mà trí thÙc, væn nghŒ sï Çu®c coi là kÈ
thù sÓ m¶t cûa cái Çäng chuyên ch‰!
Tình cäm thông suÓt tÆp thÖ là n‡i buÒn. N‡i buÒn ng¿ trÎ suÓt
chiŠu dài cu¶c Ç©i tác giä cÛng nhÜ bao cu¶c Ç©i ngÜ©i dân sÓng dܧi ng†n c© ÇÕ.
Ông chÌ nói b¢ng ti‰ng thª dài uât nghËn và Çau ǧn. HÒng Phúc vÅn là m¶t hình
bóng nh§ thÜÖng vïnh c»u trong trái tim HÒ Dz‰nh:
Có M¶t Bài Th÷
Phúc ơi! có một bài thơ,
Mà anh viết đến bây giờ chưa xong
ñèn nhòa, giấy trắng mênh mông
Mười năm tâm sự một dòng chửa thôi.
1947
Lãng mån
là bän chÃt cÓ h»u cûa HÒ Dz‰nh. SÓng trong ch‰ Ƕ c¶ng sän, con
ngÜ©i thi sï, tính chÃt lãng mån cûa ông vÅn tÒn tåi trong vùng sâu kín cûa tâm
thÙc. Trong tâm tÜ cûa ông, luôn có hình ành cûa ngÜ©i yêu xÜa, ngÜ©i v® cÛ. Næm
1952 ª Sài gòn, vào ngày xuân, ông vi‰t:
VÔ
ñ“
Xuân nÀy ta
nh§ ngÜ©i Kinh B¡c,
MÜa bøi rÖi
vào ly rÜ®u thÖm.
T© báo cuÓi
næm màu vÅn g¡t,
NhÜ màu áo m§i
cûa giai nhân.
TÖ tóc th©i gian vÜÖng kë
tay,
Lâu rÒi
không vi‰t n»a. Ô hay
C§ sao
thÜÖng nh§ vŠ trên má
Tâm s¿ mênh
mang, sÀu vÅn ÇÀy.
Hà N¶i ngày nay có khác xÜa?
Hoa Çào vÅn
nª, tr©i còn mÜa?
ñÒng Nai cÕ
bi‰c, phÖi mây tr¡ng
Xuân ljn, khôn
nguôi buÒn trái mùa!
Sãy låi vÀn thÖ, ÇÓt nén
nhang,
Mänh buÒn
tan tác gi»a nhân gian.
Câu væn ly
hÆn ngoài quê B¡c,
‘’H© h»ng ai xui thi‰p phø chàng?’’
(Quy‹n TruyŒn Không
Tên)
HÒ Dz‰nh
có hai bài Vô ÇŠ. M¶t bài ÇÜ®c gi§i thiŒu trong Quy‹n TruyŒn Không Tên,
vàm¶t bài trong Quê Ngoåi II. Trong m¶t Çêm trØ tÎch, HÒ Dz‰nh Çã nh§ ljn
ngÜ©i xÜa:
VÔ ñ“
(nhân đêm
trừ tịch, thân tặng
Hồng Phúc, Phương Hương)
Tỉnh dậy - mặt trời chưa thức giấc
Năm canh còn lại một canh năm
Trà sen trừ tịch hương còn ngát
Thoảng Pháp-hoa-kinh
giọng
rất
trầm
Có phải lời em tự chốn xa
Vọng về trong bóng khói,
sương
hoa
Cùng nhau tuy
chẳng bào thai
mẹ
Nhưng khác gì chung
một mái
nhà?
"Hoa lưu động khẩu ưng trường tại
Thủy đáo nhân gian định bất hồi"
Hoa thơm cửa động còn thơm mãi
Nước chảy vòng trần luống chảy xuôi...
1980
ñÓi v§i v®, ông cÛng rÃt chí tình:
BàI TH÷ T¥NG V®
Gửi Nguyễn Thị Hồng Nhật
Mình
vừa là
chị là
em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình mình ơi!
1986
<>
NGܧi V®
TÔI KHI C¼N S–NG
Tặng em vì biết yêu em,
Em còn tin tưởng ít nhiều ở anh
Mùa đời rụng hết vàng xanh
Nỗi đau thương cũ nay thành máu
thơ.
Em ơi, giữa tiệc sông hồ,
Lại đây, sống lại mấy giờ bên nhau!
Mất, còn có nghĩa gì đâu
Trong vui cao
cả, trong
sầu mênh
mông...
1950
Trong m¶t
vài bài thÖ khác, k‹ cä bài thÖ t¥ng v®, ta thÃy tràn ngÆp n‡i Çau d§n và n‡i
chán chÜ©ng, bÃt mãn. ñó là phän Ùng tiêu c¿c ÇÓi v§i xã h¶i. Máu và thÖ trong
tình yêu và trong cu¶c sÓng cûa ngÜ©i væn nghŒ sï cûa ch‰ Ƕ nghiŒt ngã:
Mùa đời rụng hết vàng xanh
Nỗi đau thương cũ nay thành máu
thơ.
Nh»ng tÜ
tܪng y‰m th‰ trܧc 1945 cÛng trª låi v§i tác giä nhÃt là vào lúc bÎ cu¶c Ç©i
hành hå và trØng phåt m¶t cách nghiŒt ngã vô lš:
‘’ñời là quán khách, tôi là
giấc
mơ
. . .
. . .
.
Có tôi, tàu vẫn đông thừa
ñÜ®c tin
m¶t phø n» vào chùa qui y, ông xót thÜÖng. ThÜÖng ngØ©i phø n» này tÙc là ông t¿
thÜÖng ông phäi khép mình trong cô tÎch cûa ch‰ Ƕ chuyên chính cay
nghiŒt
Chim
tự lao vào gai
sắc
Tiếng ca mình đẫm máu mình!
Em ạ, đời thơ cũng vậy
ñau thương - sự nghiệp vinh quanh
Gạn chất bùn đen tự đáy
Trăm năm luyện được chút vàng!
Chỉ tiếc đầu xanh một mái
Từng thơm trang sách năm xưa
Nay
bỗng
vắng
niềm
ưu
ái
III.TI”U
THUY���ÊT TUYÊN TRUY“N
Bên cånh
thÖ, HÒ Dz‰nh cÛng Çã vi‰t truyŒn theo ÇÜ©ng lÓi ‘’hiŒn th¿c xã h¶i chû
nghïa’’. Ti‰ng båc cuÓi cùng vi‰t tháng 6-1957, nh¢m tÓ cáo xã h¶i miŠn Nam c©
båc, Çï Çi‰m mà cø th‹ là ñåi Th‰ gi§i, Sài gòn trܧc 1954 ( Tác PhÄm Ch†n L†c, 125-134); truyŒnTài Ngôn
vi‰t 3-1957 nh¢m ÇŠ cao viŒc täi vÛ khí vào Nam chÓng MÏ (135-144). Ông vi‰t
theo phong thái ‘’ Chân Tr©i CÛ’’. Ông chÌ bÕ vào nÒi canh rau muÓng m¶t mu‡ng
n¡m tôm nhÜng th¿c khách cûa ông låi muÓn Ç° vào cä bát m¡m tôm cho m¥n mà nên
h† không thích ông l¡m. Vì vÆy mà ông cÛng nhÜ VÛ ñình Liên, ñoàn Phú TÙ chÌ
chìm Çi vào hàng vô danh.
IV. TI”U THUY�T ñ–I KHÁNG : QUY”N TRUY N KHÔNG
TÊN
N‰u trong thÖ, HÒ Dz‰nh không cho ta bi‰t rõ cu¶c Ç©i
và tÜ tܪng ông, thì trong Quy‹n TruyŒn Không Tên (Thanh Væn, Hoa Kÿ,
1993, dày 103 trang),.tác giä Çã nói rÃt nhiŠu. Ông cÛng nhÜ Ch‰ Lan Viên có hai
khuôn m¥t cûa Thúy KiŠu ª chÓn thanh lâu. Có khi bܧm lä ong lÖi, cÜ©i Çùa cùng
nhân th‰; còn khi tÌnh rÜ®u, lúc tàn canh, låi Çau ǧn xót xa. Ông mÜ®n l©i con
trai ông vi‰t vŠ cu¶c Ç©i ông ª dܧi ng†n c© máu.Ông vi‰t vŠ chi‰n tranh, nh»ng
ngÜ©i lãnh Çåo chi‰n tranh tåi miŠn B¡c, cùng các chính sách vÜ©n
không nhà trÓng, phá cÀu Çào ÇÜ©ng, cäi tåo tÜ tܪng và cäi cách ru¶ng ÇÃt tåi
miŠn B¡c là nÖi ông Çã tìm vŠ nÜÖng náu, ngÜ®c v§i dòng chäy cûa dân
t¶c:
"Tôi sinh ra giữa một kỷ nguyên khác lạ, kỷ nguyên của những con đường thênh thang bị phá vỡ, cầu đổ sụp, nhà cửa tiêu tan, xe cộ mất lối. Người đô thị tản mạn lên rừng xanh, những cô gái xinh tươi của cuộc đời nhung lụa biến thành những cô hàng nước, những bèo bọt phong trần. Cuộc đổi đời đó thật là vĩ đại và kinh khủng, lay chuyển hết mọi từng lớp, giai cấp, san phẳng hết mọi chênh lệch sang giàu. Nếu chỉ có một trạng thái biến đổi đó thì chưa đến nỗi gay gắt. ñằng này, buồn thế hệ gặm nhắm vào từng lòng người, cái phẫn uất, cay chua nhào thành một loại cảm giác kỳ dị, gán lên cuộc sống một hình thức sượng sần khó tả. Cái gì dở, trái, đều được văn chương mới mạng danh bằng những tiếng kêu ròn: tiểu tư sản, phong kiến. Muốn vào trong cái thế giới vừa tân tạo hôm qua, con người bắt buộc phải qua một lượt lột xác, hay ít nhất, cũng phải có š thức lột xác (19). .
Ông Çã lên án cái chû thuy‰t ÇÃu tranh giai cÃp,
chû trÜÖng gây cæm thù và chém gi‰t cûa Çäng vô
sän.
Tôi nghï nhân loåi gÒm
nh»ng thành phÀn Çiên quá l¡m.. Trên quä ÇÃt nhân sinh chÜa cÀn ljn m¶t giäi
pháp nào cä, mÃy ngàn næm nay cu¶c tuÀn hoàn cûa vÛ trø vÅn ti‰n ÇŠu.
Sao cứ
phải lấy máu để dựng một sự nghiệp, lịch sử cổ kim chưa bao giờ thấy nói đến dòng máu ác đổ ra mà làm nên truyện được. Nước Trung Hoa không sống vì Vạn Lš Trường Thành mà sống vì Khổng Tử. Dân tộc Pháp được nhắc đến thiên thu bởi vì nền văn hoá tinh anh mà không phải vì Nã Phá Luân hiếu thắng. . . ." ( 48).
Ông mÜ®n l©i cha dæn con Ç‹ phê phán xã h¶i ông
sÓng và ch‰ Ƕ ông phøc vø:
Con g¡ng mà hi‹u
r¢ng cái thời
đại bố sống là một thứ thời đại tác quái, thời đại bít hết nẻo thông và lương tâm nhiều khi rẫy chết. Lúc con đọc những dòng chữ này, chắc loài người đã nguôi cơn điên loạn, thế hệ đã chôn cất những khổ đau một thời [...] Bố muốn rằng, đọc lại nó, con nên có cái tâm niệm này trước hết: đừng bao giờ cổ võ, dầu chỉ bằng một lời nói vô tình, cái š thức chém giết hằng rền vang trong mạch máu động vật [...]. Cái thời đại bố sống, anh em thù nhau, ñông Tây ghét nhau,
quả đất hừng hực những căm hờn bất mãn. Lẽ sống dệt bằng khói lửa, người ta không biết gì hơn là thủ tiêu nhau để hòng thoát ngõ bí. Nhân loåi cÀn phäi hûy
diŒt, dÅu ljn cä m¶t cây cÕ non, n‰u cÀn phäi mª lÓi. Mª m¶t lÓi Çi qua xÜÖng
máu, tang tóc, con ngÜ©i ngày mai Ç¡c th¡ng dung måo và hình thÙc srë ra sao?(
75-76).
Ÿ m¶t Çoan khác, ông vi‰t ti‰p vŠ th©i Çåi
ông:
. Trong
cuộc xáo
trộn Nam
Bắc, có cái gì còn nguyên
được giá
trị cố hữu đâu. Cái quš nhất là con người lại không còn gì quš nữa, nếu nó không là thứ xuất phẩm được rèn đúc theo khuôn khổ của thời đại (87).
Ông cho chúng ta bi‰t cäm tܪng cûa ông khi cÀm
bút vi‰t theo lÓi ‘’hiŒn th¿c xã h¶i chû nghïa’’. Ông cho r¢ng c¶ng sän là m¶t
lò sát sinh, nó gi‰t ch‰t væn nghŒ và con ngÜ©i væn nghŒ. Theo ông chÌ có væn
chÜÖng và con ngÜ©i væn chÜÖng là s¿ sÓng cûa th‰ gi§i, là hy v†ng cûa nhân loåi
ngày mai, còn c¶ng sän là b†n sát nhân:
ñiŠu làm tôi hÓt hoäng nhÃt là væn phÄm cûa tôi
lâu nay vi‰t ra, cÙ giá bæng và c¢n c‡i. Tôi cÛng chua xót, Çau kh°, nhÜng tåi
sao, cÛng v§i giÃy này bút n†, tôi khong ghi ÇÜ®c h‰t l©i? Mà n‰u ghi, l©i tôi
låi trŒch khÕi š. NghŒ thuÆt ch¡c có bÃt mãn ch‡ nào, nên nghŒ sï không trä lên
ÇÜ®c ÇÀy Çû bän s¡c.[. . .] .Con m¡t th©i Çåi Çã khác..Nó s¡c và to, không có
rèm mi nào làm dÎu.. Tôi, tôi Üa nhìn th¿c tåi v§i chút bóng dÎu dàng, dÅu là
chút bóng mÖ m¶ng [. . .]. Chúng ta là nh»ng kÈ Çáp con tàu tÓc hành phän l¿c.
Chúng ta bÎn rÎn nhiŠu thÙ cûa chúng ta: nào hành lš v® con, nào quÀn áo, tÜ
tܪng.M¡t ta Çã m©. Lë dï nhiên là tÓc l¿c con tàu không bi‰t ljn s¿ ngåi ngÀn
cûa hành khách, vÅn phóng chåy qua bÙc tÜ©ng siêu âm [. ] Gi»a nh»ng phÙc
tåp ng°n ngang nhÜ kia, v§i nh»ng mâu thuÅn ch†i v§i mâu thuÅn, con ngÜ©i væn
nghŒ ngÆm kín n‡i Çau lòng. Và gi»a lúc cu¶c Ç©i dÀn bi‰n là m¶t lò sát sinh
l§n, ti‰ng nói væn chÜÖng sau này n‰u ÇÜ®c cÃt lên, së là nh»ng ti‰ng trong såch
nhÃt. Nó im lìm lúc này Ç‹ hàm dÜ«ng, xúc tích, và mai Çây, nó së tr°i lên thành
m¶t bän khäi hoàn Ç¡c th¡ng. Bªi vì chÌ có væn chÜÖng là thành thÆt, chÌ có nghŒ
sï là nhân Çåo, nh»ng y‰u tÓ Çó së xây d¿ng ngày mai v§i nh»ng nét sáng trong
lÎch sº (20-22).
Ông cÛng cho ta bi‰t quan Çi‹m cûa ông vŠ væn nghŒ
c¶ng sän. C¶ng sän nh¡m tiêu diŒt t¿ do cá nhân nhÜng h† låi sän sinh ra tŒ nån
‘’ sùng bái cá nhân’’, b¡t væn h†c nghŒ thuÆt làm nô lŒ cho chính trÎ, bi‰n væn
nghŒ sï thành væn nô suÓt ngày Çêm ca tøng lãnh tø và Çäng m¥c dÀu Çäng và lãnh
tø là nh»ng t¶i phåm diŒt chûng:
Văn nghệ biến ra một š
nghĩa khác: ai cũng làm văn nghệ được HÀu nhÜ
làm væn không còn h£n là viŒc cÀm bút n»a: Çi phát Ƕng m¶t tiŠm thÙc trong Ç©i
sÓng cÀn phäi khua dÆy, m¶t phong trào cÀn phäi c° võ, gieo r¡c m¶t tÜ tܪng h®p
th©i, Çó làm væn nghŒ.Và tác phẩm của một cá nhân, tuy
được mang tên mình, phải có xen vào công trình tập
thể.
Trong cái biển đại chúng, bản sắc
của một cá nhân bị đánh tan ra thành bọt.
Văn nghệ không nhận ai là thiên tài cũng như
cõi đời không biết có người nào là xuất
chúng.
Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô
gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn
chiều thời đại..NhÜng nh»ng Çêm mái tranh mÜa d¶t, ng†n Çèn
tÕ nhÕ tâm tình, nhà væn hay cô gái kia nghe não lòng trong cÖn chua xót, không
ngæn n°i nh»ng ti‰ng nÙc nª ÇÜa vŠ. Lš luÆn già d¥n vì ÇÜ®c nhào kÏ, chÌ nhÜ
nh»ng ÇÜ©ng roi quât lên ti‰ng khóc hÒn hÆu: ti‰ng khóc có im, nhung n‡i Çau còn
mãi (31-32).
Bàn vŠ nghŒ thuÆt, ông cho r¢ng c¶ng
sän l®i døng nghŒ thuÆt v§i tà tâm, và lš thuy‰t cûa c¶ng sän vŠ væn nghŒ chÌ là
ngøy thuy‰t:
Nghệ thuật không thể
lừa được ai, và cũng không có gì lừa được
nghệ thuật. Những tà tâm, lợi dụng
nhất thời làm nổi tiếng, hay đúng hơn,
làm xôn xao, sẽ chìm ngập khi con người không còn có
mặt để kêu rộn những nguỵ
thuyết của mình." (55).
Ông cho
chúng ta bi‰t vŠ viŒc ông bÎ trØng phåt. ViŒc ông ra khÕi trÜ©ng ÇÜ®c nh¡c Çi
nh¡c låi nhÜ m®t ÇiŒp khúc:
Cha tôi không ÇÜ®c dåy h†c n»a vì sÙc y‰u .[ ..}
NgØÖi ta không cho bÓ mày dåy h†c n»a.(14-15)
Bªi vì cha tôi không còn được dạy học
nữa vì lš do sức khoẻ và nhất là vì giáo khoa không
thực tế. Học trò bây giờ quy tất cả
các môn học về chính trị.ñÀu ÇŠ m¶t bài toán cuÛg phäi có
vài ch» m¡c vào th©i Çåi. HuÓng chi m¶t thiên giäng væn, m¶t trang luÆn, nh»ng
cái nó phäi chan chÜa nguÒn nhân sinh.... Chỉ tội nghiệp
cho cô Kiều, cho Nguyệt Nga, lạc lõng từ mấy
thế kỷ xa lại, thốt nhiên được người
ta phê bình mổ xẻ . . . (
30-31).
Ông vi‰t ÇiŒp khúc này và chuyŒn gia Çình ông nghèo kh° Ç‹ tÓ
cáo c¶ng sän dã man Çã Çày äi Ç©i ông, gi‰t mÃt m¶t v® và m¶t con
cûa ông!
ñ†c HÒ Dz‰nh, chúng ta xót thÜÖng cho ông, cho cä dân t¶c Çã
phäi tai ách c¶ng sän. DÅu sao, ông cÛng là nhà tiên tri, Çã nhìn thÃy cái giai
Çoån s¡t máu cûa c¶ng sän phäi tàn løi Çi, Ç‹ cho t¿ do dân chû
vùng lên. Lúc con đọc những dòng chữ này,
chắc loài người đã nguôi cơn điên
loạn, thế hệ đã chôn cất những
khổ đau một thời. Ông cÛng là ngÜ©i nhìn suÓt
chû trÜÖng lÓi sai lÀm cûa c¶ng sän. Ông là con ngÜ©i có š thÙc, và chân thÆt
không phäi nhÜ nh»ng tên hŠ giä dÓi Çã quay cuÒng múa may m¶t
th©i!
(bài thÖ bỏ quên)
Nhiều lần tôi nghĩ bao la:
ñời là quán khách, tôi là
giấc mơ
Trao duyên
rất đỗi tình cờ
Không mong ước hẹn, không ngờ gặp nhau.
Tôi sinh cách
mấy ngàn sau,
Vẫn bền thiên luật: lên tàu
xuống ga
ñường đời bóng núi sông
qua
Nay đang nắng mới, mai là cảnh xưa
Có tôi, tàu
vẫn đông thừa
Không tôi, tàu
vẫn chẳng thưa vẫn người
Mất còn có
nghĩa gì đâu
Tôi là chút ít
của đời chút
không
Dặm trần bụi cuốn, may dong
Tôi đem số phận gửi trong má đào
Từng phen gió
lạnh bay vào:
Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em?
1937
(không nhớ nơi viết và tờ báo nào)
Tu Là Cội Phúc
Gửi một lòng em gái
phương xa
Ðược biết em vừa thí phát
Thời trang đổi lấy cà sa
Một sớm đi vào cõi
Phật
Bụi trần một sớm lìa xa...
Ôi nếu đúng vì Chân
lý
Xin mừng em bước sang sông
Phơi phới cánh buồm thoát tục
Xuôi dòng
thuận gió lâng
lâng.
Nhưng nếu tâm cơ định khác
Dây oan muốn dứt duyên
tình
Chim tự lao vào gai
sắc
Tiếng ca mình đẫm máu mình!
Em ạ, đời thơ cũng vậy
ñau thương - sự nghiệp vinh
quanh
Gạn chất bùn đen tự đáy
Trăm năm luyện được chút
vàng!
Chỉ tiếc đầu xanh một mái
Từng thơm trang sách
năm xưa
Nay bỗng vắng niềm ưu ái
Hồn thơ chợt thấy hoang vu!
8-1990
No comments:
Post a Comment