GS. ĐẶNG PHÙNG QUÂN * CHỦ NGHĨA MARX
Phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác
Đặng Phùng Quân
Tháng Năm 1968 những biến động ở Pháp cũng như nhiều nơi trên thế giới chứng thực một
điều: đảng Cộng sản không đáp ứng được yêu cầu cách mạng, không phải là đội ngũ tiền phong của
giai cấp công nhân như trong tuyên ngôn hay đề cương hành động đã nêu. Cuốn sách của một nhà
triết học trẻ người Pháp Jean-Marie Benoist có nhan đề là Marx đã chết/Marx est mort báo hiệu sự
cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Sở dĩ nói chủ nghĩa cộng sản cáo chung để chỉ ý thức hệ mác xít
áp dụng và thực tiễn, như Benoist nhắc đến những mảnh vụn hỗn độn mang những trầm tích Lenin,
Mao, Trotsky, Castro...
Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải chỉ diễn ra trong mấy thập niên nửa sau thế
kỷ hai mươi. Nó đã manh nha từ sự thất bại trong chính sách kinh tế ở thời đại Lenin và sự giải thể
Quốc tế Cộng sản III. Ngay vào đêm hôm trước của thế chiến thứ Hai bùng nổ, Franz Borkenau
một cựu đảng viên cộng sản trong cuốn sách phân tích Cộng sản thế giới (1939) đã chỉ ra những
mầm mống tan ra õcủa cơ sở cách mạng cộng sản. Vào thập niên 1950, một cựu đảng viên cộng sản
Nam tư, Milovan Djilas đã phê phán kịch liệt cuộc khủng hoảng nội tại của trung tâm quyền bính
cộng sản. Trong cuộc hội nghị tại Venice năm 1977, một nhà lý luận trung kiên của đảng cộng sản
Pháp, Louis Althusser đã nói đến “cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa Mác” qua mối liên hệ với vận
mệnh của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu:
“Điều gì diễn ra ở những nước Đông Âu cũng thấm sâu trực tiếp vào chúng ta, vì những gì xảy ra
ở nơi đó cũng xảy đến với chúng ta. Tất cả những điều diễn ra ở những nước này liên quan tức thời
với chúng ta, có ảnh hưởng tới những viễn tượng của chúng ta, mục tiêu đấu tranh, lý luận và thực
tiễn.” Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải là một hiện tượng đơn giản, vì nó đánh
động đến tận cốt lõi phong trào Cộng sản Quốc tế, như Althusser nhìn nhận:
“Chính chúng ta (những người cộng sản) có thể không những chỉ thấy chủ nghĩa cộng sản, chúng
ta đang kinh qua sự khủng hoảng này trong một thời gian dài.”
Quan điểm của người cộng sản thì như thế. Còn đối với những người không cộng sản ra sao?
Tháng 8 năm 1988, một năm trước biến chuyển tại Ba lan đã đưa phong trào Solidarnosc trở thành
một lực lượng chính trị có quyền bính, một học giả Mỹ gốc Ba lan Zbigniew K. Brzezinski đã
hoàn tất cuốn sách Sự phá sản vĩ đại/The Grand Failure với tiểu đề: Sự ra đời và kết thúc chủ nghĩa
cộng sản ở thế kỷ hai mươi. Tác phẩm này đã báo hiệu một năm trước khi những biến chuyển
chính trị quan trọng xảy ra tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: thủ tiêu sự lãnh đạo độc đảng
cộng sản, những chính đảng đối lập hoạt động trong sinh hoạt chính trị nghị trường, thậm chí
cải danh hoặc giải thể đảng cộng sản và quốc hiệu. Ngay trong giòng mở đầu, Brzezinski khẳng
định: Đây là một quyển sách bàn về sự khủng hoảng tận cùng của chủ nghĩa cộng sản.
Tác phẩm này có một tầm quan trọng đáng kể vì nó đã tổng kết những thất bại của chủ nghĩa
cộng sản trong quá trình thực hiện quyền lực – từ sự tan rã của một khối chính trị tập trung duy nhất
đến sự phá sản kinh tế xã hội và phân hóa toàn diện về mặt ý thức hệ – để sau cùng đi đến khẳng
định về “sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản”. tác giả viết quyển sách trong hối hả vì “với tốc độ gia
tăng về sự tan rã lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, dường như những biến cố quan trọng sắp tới sẽ xảy
ra trước khi quyển sách tới tay người đọc.”
Tác giả đã mô tả và phân tích “sự mục nát tiếp diễn và sự hấp hối trầm trọng của cả hệ thống lẫn
tín điều cộng sản” để đi đến kết luận “là trong thế kỷ tới, sự suy thoái lịch sử không thể đảo ngược
của chủ nghĩa cộng sản khiến cho thực tiễn và tín điều của chủ nghĩa cộng sản không còn thích nghi
rộng rãi đối với thân phận con người.”
Lý luận trong cuốn sách được dàn trải qua sáu phần:
Vấn đề then chốt trong tấn bi kịch lịch sử của chủ nghĩa cộng sản là sự phá sản về mặt kinh tế
xã hội và chính trị trong hệ thống Xô viết.
Những toan tính cải cách hoặc tăng cường hiệu lực của guồng máy Xô viết không cứu vãn được
sự lũng đoạn, mục nát của chế độ cộng sản.
Sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên vùng đất Đông Âu đang diễn ra quá trình từ bỏ chế độ cộng
sản.
Những cơ hội thành công trong quá trình cải cách tại Trung quốc.
Sự suy thoái của Quốc tế Cộng sản về mặt chính trị và tư tưởng.
Cơn hấp hối sau cùng của chủ nghĩa cộng sản và hiện tượng hậu cộng sản.
Sở dĩ tôi đưa ra luận điểm của Brzezinski là vì trong những sách vở bàn về chủ nghĩa cộng sản, tác
phẩm Sự phá sản vĩ đại cả ông là tư liệu nghiên cứu mới nhất, đề cập rốt ráo đến vấn đề tổng khủng
hoảng của chủ nghĩa cộng sản. Brzezinski cũng đưa ra một viễn tượng về thời đại hậu cộng sản.
Luận điểm chính trong tác phẩm của Brzezinski nhằm phân tích nghịch lý trong chính sách cải
cách hiện đại của Liên Xô. Theo ông, sửa đổi hệ thống Liên Xô hiện hữu cần phải phá hủy những
tầng lớp lịch sử tích lũy từ thời Lenin (cấu trúc xã hội theo đường lối một đảng cai trị toàn diện) qua
thời kỳ Stalin (xã hội phụ thuộc vào một nhà nước cai trị toàn diện) tới thời kỳ Brezhnev (một
nhà nước đình trệ toàn diện thống trị bởi một đảng cai trị toàn diện lũng đoạn). Chính sách thời
Gorbachev vẫn lẩn quẩn trong vòng mâu thuẫn giữa những đòi hỏi phá hủy sự tập trung quyền lực để
đem lại tiến bộ kinh tế với những yêu cầu tập trung để bảo đảm sự ổn định chính trị. Cho nên hai mặt
trong đường lối cải cách của Gorbachev là hai mặt đối lập giữa tái cấu trúc/cởi mở. Trong diễn văn
khai mạc Hội nghị đặc biệt của Đảng lần thứ 19 vào tháng Sáu 1988, Gorbachev nhận định: Vấn đề
chủ yếu là cải cách hệ thống chính trị của chúng ta.
Như vậy mối quan tâm sửa đổi đường lối kinh tế để tìm ra lối thoát tiến bộ phải đi đôi với thay
đổi cơ cấu chính trị. Chủ trương đó phải đương đầu với một thực tại rõ rệt: tái cấu trúc (perestroika)
nhằm cải cách từ bên trên phải dựa vào những áp lực từ bên dưới qua chính sách cởi mở (glasnost)
song chủ trương cải cách lại cơ cấu không thể từ trên mây rớt xuống, phải xuất phát từ hạ tầng xã hội,
nghĩa là phải thông qua đường lối dân chủ hóa (demokratizatsiia). Như Gorbachev nhắc nhở Ủy ban
trung ương Đảng vào tháng Hai năm 1988: “Thưa các đồng chí, điều chủ yếu là dân chủ hóa...Trong
giai đoạn mới của tái cấu trúc, đảng chỉ có thể bảo đảm sự lãnh đạo, vai trò tiền phong và động viên
quần chúng qua những phương pháp dân chủ.” Song làm thế nào thực hiện được dân chủ? Gorbachev
nhìn nhận:
“Sự giáo hóa chính trị của chúng ta vẫn chưa thỏa đáng. Chúng ta còn đang học hỏi.”
Tuy nhiên hình thành một nền văn hóa chính trị mới thiết yếu phải đòi hỏi một biến đổi chính trị
trọng đại – nghĩa là phải từ bỏ hai nguồn cơ sở chính trị Xô viết: chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin.
Sự xung đột nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo Xô viết cho thấy mối tranh chấp vẫn xuất phát từ quan
điểm của chủ nghĩa Lenin như Brzezinski nhận định:
“Chủ nghĩa Lenin vẫn là nòng cốt theo ý nghĩa chính thống lịch sử của tầng lớp trí thức lãnh đạo,
hợp thức hóa việc đòi hỏi quyền lực. Bất kỳ sự từ bỏ nào cũngcó nghĩa tự vận về mặt chính trị tập
thể.”
Từ bỏ chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin có nghĩa là từ bỏ toàn bộ thời đại cộng sản, cho nên
Gorbachev không có chọn lựa nào khác hơn là phải xác định chính sách perestroika xây dựng trên cơ
sở chủ nghĩa Lenin và như vậy vẫn phải chủ trương đảng độc quyền lãnh đạo và là cơ sở duy nhất
nắm giữ tất cả chân lý. Cho nên những trở ngại chính trị trong chính sách perestroika không thể nào
vượt qua được.
Nhận định về tương lai của chủ nghĩa cộng sản Đông Âu, Brzezinski đã chỉ ra một sự kiện cơ bản
là chủ nghĩa Mác-Lenin như một học thuyết xa lạ áp đặt lên vùng đất này bằng một quyền lực khống
chế toàn diện về mặt văn hóa đã không thích hợp với nhân dân bị thống trị tại những nước này. Cho
nên một quá trình từ bỏ đang diễn ra, giống như hiện tượng con người đề kháng lại một bộ phận đem
tháp vào cơ thể. Ngay từ tác phẩm Khối Xô viết/The Soviet Bloc xuất bản vào năm 1960, Brzezinski
đã tìm hiểu tình hình biến động của khối cọng sản, ở đó sự xung đột khuynh loát sự thống nhất. Ông
nhận định:
“Dầu tương lai của khối Xô viết diễn ra như thế nào đi nữa, có một điều chắc chắn là nỗ lực xây
dựng sự thống nhất bền vững trong khối cộng sản đã đưa giói lãnh đạo liên Xô cũng như những nước
cộng sản khác vào một kinh nghiệm khó khăn, không còn ảo tưởng.”
Và ông tiên liệu khối Xô viết sớm muộn rồi cũng rơi vào số phận những hệ thống đế quốc khác.
Trong Sự phá sản vĩ đại (1988) ông đã chỉ ra hai thế lực xung đột trong cơ cấu xây dựng đế quốc
Xô viết là một quá trình tự giải phóng khỏi sự kiềm chế của Liên Xô về mặt ý thức hệ, mâu thuẫn với
những nỗ lực tăng cường sự hợp nhất kinh tế-quân sự tại các nước Đông Âu đang diễn ra một cuộc
đấu tranh quyết liệt nhằm thủ tiêu độc quyền của đảng cộng sản và sự thống trị của Liên Xô, cuộc đấu
tranh ấy như một điều kiện tiên quyết tất yếu cho sự tái sinh xã hội. Nếu như hiện tình Liên Xô cho
thấy nỗ lực tái thiết kinh tế phải đánh đổi bằng cái giá bất ổn về chính trị, thì sự phá sản kinh tế cộng
sản trở thành một “đội quân thứ năm” bí mật của lực lượng đa nguyên dân chủ tại các nước cộng sản
hiện nay.
Quá trình cải cách của chủ nghĩa cộng sản tại Trung quốc dưới mắt Brzezinski có vẻ thành công,
nhưng cũng đánh đổi bằng giá từ bỏ sự chính thống tư tưởng và chính trị. Nó nẩy sinh ra một giai cấp
mại bản dưới sự bảo trợ của nhà nước và ông mệnh danh là một loại “chủ nghĩa cộng sản mại bản”.
Brzezinski nhận định sự khác biệt giữa Trung quốc và những nước anh em trong khối Xô viết ở chỗ
người cộng sản Trung quốc gắn liền tư tưởng của họ với bản thân lịch sử của Trung quốc và truyền
thống cũng như giá trị tồn tại của riêng nó. Phân tích những bước đổi mới của Cộng sản Trung quốc
dưới sự lãnh đạo của Đặng tiểu Bình và Triệu Tử Dương, từ chiến lược cải cách bốn hiện đại (nông
nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng), sự cần thiết của biến đổi chính trị cơ bản, sự
uyển chuyển ý thức hệ, “giai đoạn sơ khởi của chủ nghĩa xã hội.” Vấn đề tiên quyết của tái cấu trúc
chính trị, hoàn cảnh lịch sử của Trung quốc như Triệu Tử Dương khẳng định: “Chúng ta không ở trong
hoàn cảnh mà những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đương đầu...cho nên chúng ta không thể mù
quáng tuân theo những điều sách vở chỉ bảo, chúng ta cũng không thể máy móc theo gương những
nước khác.” Brzezinski cũng dẫn lời một nhà lãnh đạo khác của Trung quốc phát biểu trong Đại hội
đảng kỳ thứ 13 là: “Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi, hoặc cho phép cái gì làm lợi cho sự phát triển những
lực lượng sản xuất, và cái gì không làm lợi cho sự phát triển ấy thì đi ngược lại với chủ nghĩa xã hội
khoa học.”
Brzezinski nhận định: “Cho nên không ngạc nhiên là những diễn tập tư tưởng này mở cửa ngõ
cho những tư tưởng mới của phương Tây thẩm thấu lớn rộng vào Trung quốc. Đặc biệt là sự xâm nhập
này đã ảnh hưởng mạnh ở những cơ sở nghiên cứu của Bắc kinh, thúc đẩy những bộ óc tư tưởng đổ xô
đi tìm hiểu những nhà lý luận về xã hội công nghiệp như Daniel Bell, về những hậu quả xã hội của
những khoa kỹ thuật thông tin mới như Ilya Prigozine, về hình thành tương lai như Alvin Toffler.”
Mối quan tâm của những nhà lãnh đạo Trung quốc có tính thực nghiệm nhằm làm thế nào phát
triển có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hữu hiệu khoa học kỹ thuật phương Tây.”
Tuy nhiên Trung quốc cũng phải đương đầu với một thực tế là chủ nghĩa đa nguyên về kinh tế
xã hội sáng tạo phát triển cũng không thể phù hợp với một hệ thống lãnh đạo độc đảng,bởi vì cơ sở
của sự lãnh đạo này phải loại bỏ đa nguyên chính trị.
Người cộng sản thường đưa ra luận điểm về ba dòng thác cách mạng: phong trào cách mạng xã
hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân
tộc tại các nước đang mở mang và phong trào công nhân tại các nước tư bản chủ nghĩa. Sau khi phân
tích sự thất bại kinh tế-xã hội tại các nước cộng sản, Brzezinski lại xét đến tình hình chính trị tại các
nước phát triển hoặc đang phát triển. Ông nhận định ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ,
Tây Âu, Nhật Bản...”xã hội càng tiến bộ, đảng cộng sản càng không thể hoạt động chính trị”. Quả
thật chủ nghĩa cộng sản hiện đại sơ khởi chỉ lôi cuốn được những ai vì uẩn ức về hoàn cảnh cùng
khổ, chậm tiến hoặc bị đàn áp về mặt chủng tộc đã chọn lực con đường cách mạng kiểu côïng sản
như một con đường ngắn nhất để chiếm được quyền bính; tuy nhiên chủ nghĩa côïng sản khi có quyền
lực đã tỏ ra trì trệ, lãng phí. Có thể nói lý luận cộng sản đã trở nên manh mún trong khi hiện nay đâu
đâu người ta cũng thấy thực tiễn cộng sản đã thất bại. Bộ mặt xã hội kinh tế Liên xô phơi bày sự thất
bại, khiến cho Liên xô không còn là kiểu mẫu xã hội, đã ảnh hưởng tai hại trầm trọng cho phong trào
cộng sản thế giới. Trong tình huống tương tự, chủ nghĩa cộng sản thương mại lũng đoạn của Trung
quốc cũng không là kiểu mẫu cho một cuộc cách mạng xã hội. Cho đến cả niềm tin cuối cùng của
những “tín đồ” cộng sản vào những cuộc cách mạng ở Việt nam, Cuba hay Nicaragua ngày nay cũng
bị tiêu diệt trước bộ mặt thê thảm vì phá sản kinh tế và sự tàn bạo chính trị tại các nước nhược tiểu
này. Vào thập niên 1970 ở châu Phi và châu Mỹ La tinh, chủ nghĩa Mác được du nhập như một học
thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều nhà lãnh đạo tại các nước này học tập những kỹ thuật của
Lenin trong việc giành giật và củng cố chính quyền, học tập nghệ thuật lãnh đạo độc đảng có kỷ
luật, có tổ chức. Mặt khác, các nước này trông chờ vào viện trợ kinh tế và quân sự của Liên xô. Tuy
nhiên, thực tế đã chứng tỏ mức độ viện trợ kinh tế của Liên xô không đáp ứng được nguyện vọng phát
triển kinh tế. kinh nghiệm cộng sản tại châu Mỹ La tinh cũng phơi bày sự thất bại về mặt thực tiễn và
lý luận. Những hoạt động cách mạng tại những nước này không phản ảnh ý thức hệ cũng như tổ chức
theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lenin cổ điển, nhưng diễn ra những đường lối bản địa khác nhau.
Thực tế đã chứng minh sự thất bại của luận điểm ba dòng thác cách mạng là một khủng hoảng ý
thức hệ sâu sắc của chủ nghĩa cộng sản. Brzezinski gọi đó là sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản và
báo hiệu thời đại hậu cộng sản. Theo ông, những nước theo chế độ cộng sản phải đương đầu với hai
giải pháp căn bản, một là chuyển tiếp từ một nền chuyên chính theo kiểu Mác-Lenin sang chế độ dân
chủ đa nguyên (với những khu vực kinh tế hỗn hợp nhà nước và tư nhân), hai là vẫn trì trệ trong
nhữngchỉnh hợp định chế hiện hữu dẫn đến một chế độ độc đoán dân tộc. Tuy nhiên Brzezinski nhận
định là diễn trình lịch sử không có dấu hiệu nào về khả năng của giải pháp đầu vì “những chế độ theo
kiểu Xô viết chỉ tạo ra một phương thức tổ chức xã hội chuyên chế loại trừ khảnăng đa nguyên.”
Những khả năng – theo Brzezinski, của thời quá độ hậu cộng sản tiến về chiều hướng dân chủ là
do:
ảnh hưởng xâm nhập của những phương tiện truyền thông quần chúng khiến cho chế độ độc
quyền cộng sản phải nhường bước cho những quan điểm chính trị khác biệt.
ảnh hưởng xâm nhập của nhân quyền – tư tưởng chính trị có khả năng lôi cuốn nhất của thời
hiện đại – đã chỉ ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản (chối bỏ quyền tự do lựa chọn, xâm
phạm những quyền cá nhân, khiếm khuyết những cơ sở pháp chế) với lý tưởng dân chủ (hệ
thống đa đảng, kinh tế thị trường...)
Trong viễn tượng đó, những chế độ cộng sản Đông Âu hiện tại đã tuần tự gia nhập vào cộng đồng thế
giới, căn cứ trên sự kiện là “trong thế kỷ này, những chế độ dân chủ đa nguyên sẽ sát nhập vào trong
hệ thống của chúng một số những mặt xây dựng và lành mạnh theo yêu cầu của chủ nghĩa Mác để
tiến tới một xã hội hoàn thiện.” Brzezinski đi tới kết luận: “Trong thế kỷ hai mươi này, nhân loại kinh
qua chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra một bài học đau xót nhưng cực kỳ quan trọng là sự điều động xã hội
không tưởng tự cơ bản xung đột với tính phức tạp của thân phận con người và sự sáng tạo xã hội chỉ
nẩy nở tốt hơn khi quyền lực chính trị bị hạn chế. Hiển nhiên là dân chủ, chứ không phải cộng sản sẽ
ngự trị thế kỷ 21.”
Brzezinski là một trong những nhà nghiên cứu khoa chính trị quan niệm về xã hội Xô viết như
một mô hình duy nhất (phân biệt với hệ thống xã hội trong khoa học xã hội phương Tây) tuy nhiên khi
xét đến cơ sở kinh tế-xã hội công nghiệp hiện đại, ông cũng có xu hướng hội tụ như một số học giả
khác (Isaac Deutscher, J.K. Galbraith, W.W. Rostow, Raymond aron, Maurice Duverger, Andrei D,
Sakharov...). Trong tác phẩm dẫn trên, ông có một cái nhìn nghiêm khắc hơn về tương lai của xã hội
Xô viết, mà ông gọi là “chủ nghĩa đế quốc Xô viết ở giai đoạn suy thoái và băng hoại.”
Ông đã đưa ra những lưỡng luận khá nan giải đối với chế độ cộng sản Xô viết như: tính trong
sáng đối lập với tính thống nhất trong học thuyết, lý luận hợp nhất đối lập với hành động liên kết, đam
mê chính trị đối lập với lý trí (điều hành xã hội), thành công kinh tế đối lập với ổn định chính trị, xu
hướng chính thống đối lập với xu hướng xét lại, trào lưu tự giải phóng đối lập với chính sách hợp nhất
quân sự-kinh tế.
Brzezinski đã vẽ ra một bức tranh biến chuyển chính trị trong thế giới cộng sản, ông cũng đưa ra
một số dự kiến phù hợp với hiện tình đang diễn ra ở các nước cộng sản. Tác phẩm này đã gióng lên
hồi chuông báo tử của chế độ cộng sản, như tiểu đề của cuốn sách đề xuất. Tuy nhiên tính cách
thuyết phục của tác phẩm còn cần phải thảo luận về những vấn đề:
a.Chủ nghĩa cộng sản thống trị gần một thế kỷ này trên cơ sở quá đơn giản hợp thời, như quan
niệm nguyên ủy của mọi tội lỗi xấu xa vào định chế của tư hữu, cho nên nó giả định thủ tiêu tư
hữu sẽ dẫn đến sự thực hiện công lý thực và hoàn thiện được bản chất con người.
b.Chủ nghĩa cộng sản đưa ra một nỗ lực lệch lạc trong việc áp đặt lý tính toàn diện trên mọi vấn
đề xã hội.
c.Chủ nghĩa cộng sản giống như những tôn giáo lớn đi từ giáo lý đơn giản nhất đến những khái
niệm triết lý phức tạp hơn.
Ba đặc điểm nêu trên chỉ là một lý giải phiến diện về chủ nghĩa cộng sản.
Về chủ nghĩa Cộng sản Trung quốc: Brzezinski gọi chủ nghĩa cộng sản Trung quốc là một “chủ
nghĩa cộng sản thương mại”, căn cứ trên xu hướng thực dụng của giới lãnh đạo Trung quốc. Điều này
cũng không chính xác. Quan điểm của ông cũng đơn giản như quan điểm của nhà triết học Ba lan
khác, Leszek Kolakowski, coi học thuyết của Mao Trạch Đông là một thứ “chủ nghĩa Mác nông
dân.”
Về thực tiễn cộng sản: Một xu hướng chung của nhiều học giả khoa chính trị phương Tây là căn
cứ trên chính sách của những nhà lãnh đạo để phân tích chủ nghĩa cộng sản. Xu hướng này có khuyết
điểm là chỉ phân tích chiến lược, chiến thuật của đảng cộng sản, cho nên người mác xít lập luận là
những phân tích ấy không nắm được bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Về mô hình biến đổi của chủ nghĩa cộng sản: Brzezinski đưa ra bốn giai đoạn biến đổi của chủ
nghĩa cộng sản:
1.Chế độ cực quyền cộng sản: Đảng kiểm soát hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế.
2. Chế độ độc đoán cộng sản: Áp lực của xã hội đối với quản lý kinh tế xã hội.
3. Chế độ độc đoán hậu cộng sản: Áp lực của quyền lợi dân tộc.
4.Chế độ đa nguyên hậu cộng sản: Tiến đến hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị có tính đa
nguyên.
Mô hình đa nguyên của hệ thống chính trị đó như thế nào vẫn là một vấn đề mở ngỏ, cần thảo
luận.
Tác phẩm Sự phá sản vĩ đại của Brzezinski gợi ra hai vấn đề:
a.Cáo chung của chế độ cộng sản: Như đã dẫn ở trên, Brzezinski khẳng định đế quốc Xô viết
đang trong thời kỳ suy thoái và băng hoại. Những biến chuyển của hiện tình hệ thống chính trị
Xô viết đã chứng tỏ sự thay đổi đang diễn ra về mọi mặt tổ chức, xã hội, chính trị và văn hóa.
Có phải những biến chuyển đó chứng tỏ vận động lịch sử không thể đảo ngược? Khủng hoảng
của hệ thống chính trị cộng sản đi về đâu? Theo quan điểm lạc quan của những nhà phân tích
chính trị như Brzezinski, nó báo hiệu sự cáo chung của chế độ cộng sản, nghĩa là sự cáo chung
của một hệ thống cai trị độc đảng để dẫn đến một thể chế dân chủ đa nguyên.
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản. Thứ nhất, khi phân tích cơ cấu tổ chức của chính trị cộng sản,
người ta cần phải nắm vững quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, những đặc tính phổ biến khi đảng
cộng sản nắm quyền bính (một hệ thống chính trị kiểu mới tập trung quyền lực, kiểm soát mọi mặt như
tổ chức mặt trận thống nhất, xây dựng tổ chức đảng, quốc doanh và tập thẻâ hóa nông nghiệp, thảo kế
hoạch năm năm, thanh trừng và kỷ luật đảng...). Thứ hai, từ bỏ quyền chỉ đạo và lãnh đạo của đảng
cộng sản có phải do sức đẩy cưỡng bách của cao trào quần chúng hay chỉ là một bước lùi trong chiến
thuật như đã từng xảy ra trong quá khứ? Đây có phải là dấu hiệu tiên quyết báo bước đầu của một
“thực tiễn cách mạng”? Những biến cố của thập niên 1980s khác biệt với thời thập niên 50s và 60s ở
chỗ, sự nổi dậy của quần chúng bạo động diễn ra thành công ở Roumania và thất bạo ở Trung quốc,
trong khi tiến trình hành động tại các nước Đông Âu xảy ra thông qua vận động nghị trường và cải tổ
một phần cơ cấu định chế. Thứ ba, những biến chuyển mau lẹ vào cuối năm 1989 đến nay vẫn còn đề
ra những vấn nạn về yêu cầu bức thiết giải quyết sự bế tắc kinh tế hay chính sách perestroika sắp đặt
từ bên trên của guồng máy cai trị, về sự khoan nhượng của chủ nghĩa cộng sản hiện đại hay sự sụp đổ
từng khâu trong hệ thống cộng sản. Dầu sao quá trình lịch sử cũng cho thấy vào thời đại cực
quyền của Stalin, Brezhnev và Mao, sự ngưng trệ kinh tế trầm trọng cũng không đặt ra vấn đề biến
đổi. Phải chăng tình trạng mở ngỏ cho biến đổi xuất phát từ sáng kiến của cá nhân lãnh đạo? Mặt
khác sự hiện diện của hàng triệu đảng viên trong tổ chức độc đảng và cơ cấu tổ chức xã hội cộng sản
cũng là một tác động chi phối sự biến đổi theo một phương thức khác với mô thức tư bản chủ nghĩa.
Cho nên mô thức chính trị của khối Xô viết tương lai vẫn là một vấn đề. Chính Brzezinski trong phần
trình bày bốn giai đoạn nêu trên cũng giả định chu trình biến đổi có thể trở về giai đoạn 1 hoặc tiến tới
giai đoạn 4, và ông không thể xác quyết một dự kiến nhất định nào.
b.Cáo chung của chủ nghĩa cộng sản: Nếu sự sụp đổ toàn diện của hệ thống chính trị khối Xô
viết xảy ra thì điều đó dẫn đến sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, như số phận của chủ nghĩa
quốc xã sau khi Đế chế Ba chấm dứt? Chủ nghĩa cộng sản gồm hai mặt: hệ tư tưởng chính thống
của Đảng lãnh đạo và những thành tựu không chính thống của giới trí thức khuynh tả trong
những vùng đảng cộng sản không nắm được chính quyền. Mặt khác, thời đại chính trị toàn cầu
vẫn căn cứ trên mối quan hệ giữa các nước, nên những nhà nước cộng sản vẫn là những nhà
nước dân tộc. Vào giai đoạn chiến tranh lạnh và hòa hoãn thế giới, những vấn đề mới đề ra như
sự cáo chung ý thức hệ, sự phục hoạt ý thức hệ vẫn là những mặt khác biệt đối với chủ nghĩa
cộng sản hiện hữu.
Chủ nghĩa cộng sản về thực tiễn khi mất quyền bính liệu còn giữ được mặt lý luận với hai bộ phận
biện chứng và duy vật lịch sử? Đó cũng là một vấn đề.
Một số nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác quan niệm nó như một tôn giáo thế tục, trang bị bằng
những kinh điển, giáo điều, tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Như vậy một khi mất quyền lực, toàn bộ cơ sở
có thể tiêu vong, hay ảnh hưởng thống trị lâu đời của nó trong xã hội sẽ còn tồn tai như sự thăng trầm
của những tôn giáo khác?
Những vấn đề này đề ra trên một bình diện bao quát mà quyển sách của Brzezinski trong giới
hạn của những phân tích kinh tế-chính trị không đề cập.
Trong những nhận định phê phán trên, tôi muốn chỉ ra một điều: sự cáo chung của chủ nghĩa và
chế độ cộng sản là một điều tất yếu của thời đại, tuy vậy khi quan niệm “tất yếu”, có phải nó tuân
theo một quy luật nhất định, mang tính “biện chứng” hay tính “lịch sử” nào đó? Thật sự chủ nghĩa
cộng sản là một “thử thách’ của thế kỷ 20, như Brzezinski nhận định, bởi vì chủ nghĩa đó đã thống trị
gần một thế kỷ với một lý luận cách mạng có tính “toàn diện’, “khoa học” nhân danh một “giai cấp”
mang sứ mạng lịch sử, dẫn đạo bằng một đảng thống nhất có tổ chức và kỷ luật, trang bị chiến lược và
sách lược thực tiễn, không dấu diếm bản chất “chuyên chính” tuyệt đối, với mục tiêu xây dựng một xã
hội mới, tạo ra lịch sử. Nó là một “thách đố” với nhân loại, bởi vì lần đầu trong lịch sử con người, một
hệ thống tư tưởng sử dụng một chính đảng thống trị xã hội về mọi mặt, khẳng định không chia xẻ
quyền bính với bất kỳ thế lực nào. Nó đã gây nên một cuộc chiến triền miên, không đơn giản như hai
cuộc Thế Chiến,, hay Chiến Tranh Lạnh, nhưng là một cuộc chiến toàn bộ lôi cuốn mọi giai tầng xã
hội, mọi thế lực quốc tế, mọi dân tộc, tôn giáo tham dự để giải quyết những xung đột lịch sử, những
mâu thuẫn đối kháng (đôi khi đơn giản hóa thành hai mặt Cách mạng và Phản động). Trong cuộc
chiến để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” này, hàm ngụ một cuộc chiến tranh ý thức hệ – cuộc chiến tư
tưởng ấy không phải chỉ có tính cách chống Marx, song quy mô hơn, cuộc chiến của con người để
chống lại những “ông thày tư tưởng” (tôi mượn từ của André Glucksmann, Les Maitres-penseurs trong
nguyên ngữ tiếng Việt cũng
như tiếng Pháp, mang ý nghĩa thày/trò có tính cách thống trị thế lực cũng như hàm ngụ sự nô dịch tư
tưởng.) Hiện tượng chống lại sự nô dịch trí thức của chủ nghĩa cộng sản là một lịch sử đấu tranh gai
góc chứa đựng những tranh luận chung quanh chủ nghĩa Mác, tạo ra những vấn đề và giả vấn đề về
khoa học kỹ thuật, về quan hệ sản xuất và lượng sản xuất, về những tiền đề xã hội chủ nghĩa, về dân
tộc và cực quyền, lý luận và thực tiễn, về chủ nghĩa quốc tế và giải phóng dân tộc.
Cho nên yêu cầu dân chủ và nhân bản nổi lên trong những phong trào đối kháng của quần chúng
công nhân, nông dân, sinh viên và trí thức đã được nuôi dưỡng từ những khủng hoảng và phê phán tư
tưởng từ nhiều năm. Cuộc nổi dậy của Hung và Ba lan trong thập niên 50s chịu ảnh hưởng tư tưởng
hiện sinh Tây Âu. Cuộc nổi dậy ở trung quốc năm 1989 cũng biểu hiện vận động thanh niên chống lại
già nua bảo thủ, của một thế hệ mới hấp thụ tư tưởng hiện sinh phương Tây, một thế hệ từ bỏ giáo
điều cổ hủ, để đọc Sartre, Beckett, Faulkner, Robbe-Grillet.
Chủ nghĩa Mác đã phát triển theo ba mặt:
Chủ nghĩa Mác chính thống: tôi không đơn giản quan niệm chủ nghĩa Mác chính thống thuộc về
hệ tư tưởng Mác Xô viết. Tính chính thống ở đây hàm ngụ một ý thức hệ nắm quyền bính, nó
mang những mặt biểu hiện chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa
Trốtki.
Chủ nghĩa xét lại mác xít: thường nêu khởi thủy từ Bernstein. Thật ra, trào lưu xét lại ở khắp các
nước Đông Âu (Nam tư, Tiệp, Ba lan) không chịu ảnh hưởng bắt nguồn từ Bernstein, nhưng từ tư
tưởng phê phán chủ nghĩa xã hội có quyền bính. Tư tưởng phê phán này xây dựng trên cơ sở
của Marx hàm ngụ hai nghĩa: “Phê phán không ngại đến những kết luận về bản thân nó, cũng
như không ngại xung đột với chính quyền lực” (Marx).
Chủ nghĩa Mác Tây Âu qua ba thế hệ: giai đoạn Lukács và Kark Korsch. Lukács từng bị lên án
theo chủ nghĩa xét lại, song ngay từ tham luận viết năm 1919, ông đã đặt vấn đề chính thống với
quan niệm: “Tính chính thống mác xít không phải là bảo vệ truyền thống, nó là người tiên tri
thường hằng cảnh giác chỉ ra mối quan hệ giữa những nhiệm vụ của hiện tại trước mắt và toàn
bộ quá trình lịch sử.” Giai đoạn thứ hai với trường phái Frankfurt ở Đức và Gramsci ở Ý. Giai
đoạn thứ ba với những người hiện sinh đi theo chủ nghĩa Mác như Sartre và Merleau-Ponty hay
những người mác xít cực đoan như Althusser ở Pháp, Della Volpe và Coletti ở Ý, Habermas (giai
đoạn đầu) ở Đức.
Bên cạnh ba trào lưu bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác nói trên, những lý luận hội tụ và xã hội hậu công
nghiệp cũng góp phần vào việc phê phán chủ nghĩa cộng sản. Những đóng góp của lý luận hội tụ
trong những thập niên 60s theo Afred Meyer có thể chia thành ba xu hướng:
1.Phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa xã hội dân chủ chỉ ra một xã hội đa nguyên, hợp tác, dân
chủ xây dựng trên cơ sở một nền văn hóa công dân của khoan dung tương trợ.
2.Cơ sở đa nguyên xã hội của một trật tự chính trị nhấn mạnh đến ghệ thống phối trí, truyền thông
được cấu trúc – một nền chính trị trong khuôn khổ bàn giấy.
3.Một chủ nghĩa chuyên chính toàn diện phát sinh từ hậu quả của hiện đại hóa và khủng hoảng
về trật tự chính trị.
Những khác biệt giữa các lý luận hội tụ và những vấn đề nan giải của sự hội tụ xã hội phát xuất từ
nhiều nguyên nhân:
Đối lập giữa tổ chức nhà nước toàn diện và quyền lực của nhân dân cũng như tự do tư tưởng của
con người.
Khác biệt giữa những xã hội công nghiệp: theo Raymond Aron, công nghiệp chỉ là một phương
tiện chứ không phải cứu cánh và bản chất của một xã hội nằm trong mục tiêu thực hiện, chẳng
hạn xã hội Liên xô đối nghịch với xã hội Mỹ vì Liên xô quản lý sản xuất nhằm duy trì hay gia
tăng quyền lực trong khi xã hội Mỹ nhằm mục tiêu cung ứng sự thịnh vượng cho dân chúng.
Những nghiên cứu chính trị, xã hội về hai mô hình xã hội Liên xô và Mỹ vẫn chỉ ra những khác biệt
sâu sắc về phương thức quản lý xã hội, hệ thống chính trị, xung đột ý thức hệ, quan niệm về dân chủ,
về xã hội hóa, tập trung hóa, kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch.
Trong số những nhà lý luận thiên hướng hội tụ, ở Đông Âu sau thời đại Stalin, như Lukács cũng
nhận ra từ vận động văn học: “một viễn tượng mới về sự sống chung hòa bình giữa các nước đem lại
một khung cảnh rộng rãi trong nền văn học tư sản hiện thực và phê phán. Lưỡng luận thực trong thời
đại chúng ta không phải là sự đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nhưng là sự đối lập
của chiến tranh và hòa bình.”
Lý luận hội tụ trên bình diện tư tưởng còn có thể gọi là lý luận phát triển trên bình diện kinh té
chính trị vì những mục tiêu:
Nghiên cứu dài hạn về sự tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu sự đối nghịch giữa những nước giàu và nghèo.
Đối chiếu tổ chức xã hội kinh tế giữa khối Xô viết và các nước Tây Âu.
Những khác biệt chỉ thực sự biến đi khi nhân loại tiến tới một hệ thống chính trị và xã hội phổ biến
(mô thức xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp không phải là hệ thống chính trị xã hội phổ biến –
tuy về mặt lịch sử, nó là một mẫu xã hội phổ biến xuất hiện trong lịch sử mở ra một kỷ nguyên mới
với những nhân tố chung như cộng nghiệp hóa, đô thị hóa, giáo dục phổ biến, phát triển giáo dục cao
cấp...) Chỉ có thế biến đổi mới thực hiện được sự tiến tới một hệ thống phổ biến như vậy.
Biến đổi đã thực sự xảy ra vào cuối-thế-kỷ tuần tự diễn ra như sau:
Ở Ba lan, kể từ tháng Hai đến tháng Tư năm 1989, phong trào Đoàn kết sau nhiều cuộc đấu tranh
cam go chí tử với bạo quyền do sự quyết tâm trong nước và hậu thuẫn bên ngoài đã tồn tại và đi đến
thắng lợi khi đã bắt đầu được những tranh luận ngang bằng với chế độ cộng sản và dẫn đến những
thỏa hiệp tổ chức bầu cử tự do.
Ngày 4 tháng Sáu năm 1989, phong trào Đoàn kết toàn thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện.
Ngày 24 tháng Tám năm 1989, Tadeusz Mazowiecki đại biểu của phong trào Đoàn kết được bầu
làm Thủ tướng và thành lập Nội các trong đó chỉ có bốn thành viên là đảng viên cộng sản.
Tháng 12 năm 1990, Lech Walesa được bầu làm Tổng thống.
Ở Hungari, vào ngày 19 tháng Chín năm 1989, đảng cộng sản cầm quyền và đối lập thỏa thuận
về những tu chính hiến pháp, tạo ra một hệ thống đa đảng và kết cuộc là tổ chức được bầu cử tự do
vào năm 1990.
Từ ngày 25 tháng Ba đến ngày 8 tháng Tư năm 1990, những cuộc bầu cử và chạy đua vào Nghị
viện kết quả dẫn đến thắng lợi cho Mặt trận Dân chủ thống nhất.
Ngày 24 tháng Năm 1990, Josef Antall của Mặt trận Dân chủ thống nhất nhậm chức Thủ tướng.
Ngày 28 tháng Chín 1990, Hungari và Liên xô thỏa ước về việc rút những đạo quân Xô viết đồn
trú tại Hung.
Ở Đông Đức, trong hai tháng tám và Chín năm 1989, làn sóng người di dân từ Đông Đức ồ ạt kéo
nhau qua ngả Hung để đến Tây Đức và nước này từ chối giao trả những người tị nạn về Đông Đức.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 Đông Đức mở cửa biên giới sang phương Tây và hàng ngàn người ở
Berlin đổ xô qua Tây Đức.
Ngày 18 tháng Ba năm 1990 những cuộc bầu cử diễn ra ở Đông Đức ủy nhiệm cho đảng Dân chủ
Thiên chúa giáo thành lập chính phủ.
Ngày 1 tháng Bảy năm 1990 thiết lập sự thống nhất kinh tế Đức với bình quân giữa đồng Mã và
tiền Đông Đức.
Ngày 3 tháng 10 năm 1990 hai nước Đức thống nhất sau bốn mươi lăm năm phân cách.
Ở Tiệp vào tháng 11 và 12 năm 1989, phong trào Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Diễn đàn công
dân do Václav Havel cầm đầu buộc giới lãnh đạo cứng rắn phải rút lui trao trả quyền lực lại cho dân.
Ngày 29 tháng 12 năm 1989, Havel được bầu làm Tổng thống.
Ngày 8 và 9 tháng 6 năm 1990 nhũng cuộc bầu cử tự do tại Bulgaria kể từ 1946 đưa Diễn đàn
Dân chủ lên cầm quyền.
Ỏ Liên xô vào ngày 1 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Tối cao Xô viết phê chuẩn cơ cấu hiến pháp
mới đưa Gorbachev thay thế Gromyko làm Chủ tịch nhà nước kiêm nhiệm Tổng bí thư. Tháng Ba năm
1989 bầu ra Đại biểu Quốc hội Nhân dân, một thay đổi ngoạn mục trong tiến trình cải tổ tiếp theo
chính sách perestroika.
Và tháng 2 năm 1990 Ủy ban Trung ương đồng ý xóa bỏ vị thế tối ưu pháp định của đảng Cộng
sản.
Ngày 19 tháng 8 nam 1991, một Ủy ban năm người gồm Phó Chủ tịch Yanaev, Bộ trưởng Nội vụ,
Bí thư đảng CS, lãnh tụ Liên đoàn Nông dân và Chủ nhiệm Hiệp hội Các Giám đốc Xí nghiệp quốc
doanh thành lập “Hội đồng Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp” mưu cuộc đảo chánh, bắt giữ Chủ
tịch Xô viết, ra lệnh cho quân đội bảo vệ Moksva và ban hành những quyền lực khẩn cấp.
Gorbachev bị cô lập ở biệt thự nghỉ mát tại Cape Foros gần Yalta trong vùng Crimea. Cuộc đảo
chánh bất thành vì các lực lượng KGB không điều động được. Tổng thống Cộng hòa Nga Boris
Yeltsin, Thủ tướng Ivan Silayev và Chủ tịch Nghị viện Nga Khasbulatov tố cáo cuộc đảo chánh của
những ke hữu khuynh, phản động. Yeltsin đọc lời kêu gọi quần chúng trên một chiếc xe tăng trước
những ống kính các đài truyền hình phương Tây.
Vào ngày 21 tháng 8 tình thế đảo ngược với sự hỗ trợ của phương Tây, Ủy ban đảo chánh phải
quy thuận và Gorbachev trở lại nắm quyền.
Cuộc đảo chánh tháng Tám thất bại đánh dấu sự cáo chung của hệ thống cộng sản, cùng với các
nước Cộng hòa trong khối Xô viết củng cố quyền lực độc lập tách rời quyền lực liên bang. Vào ngày
8 tháng 12 nam 1991, cùng với những Tổng thống Leonid Kravchuk xứ Ukraine và Stanislav
Shushkevich xứ Belorussia, với hậu thuẫn của các nước Cộng hòa khác trừ Georgia, Yeltsin tuyên bố
chấm dứt Liên bang Xô viết. gorbschev ký văn thư từ chức vào ngày 25 tháng 12. Một kỷ nguyên
Cộng sản trong lịch sử Nga chính thức cáo chung.
Tượng Lenin bị kéo sập, người ta tưởng niệm những nạn nhân của chế độ cộng sản, thàng phố
Leningrad đổi trả lại cái tên lịch sử St. Petersburg và Yeltsin ban hành luật cấm đảng cộng sản hoạt
động trên nước Nga vào đêm hôm trước ngày 7 tháng 11 kỷ niệm cuộc cách mạng đã tốn nhiều giấy
mực và gây cái chết cho cả triệu người.
Tưởng cũng nên nhắc là trong cuộc họp Đảng lần cuối vào ngày 2 tháng 7 năm 1990, theo truyền
thống, Tổng bí thư Gorbachev đã đọc bài diễn văn quan trọng khoảng hai tiếng rưỡi. Phá lệ truyền
thống, ông đã mạnh dạn phát biểu: “Kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin đã bị thay thế bằng một
xã hội công dân của những người tự do...”
Trước sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ông đặt vấn đề: chủ nghĩa xã hội nào? và
tự đi giải thích là chủ nghĩa xã hội đó cơ bản là một dạng của hệ thống bàn giấy chuyên chính kiểu
Stalin.
Điều này thực ra những nhà triết học Nam tư trường phái Praxis đã đưa ra từ nhhiều thập niên
trước.
Chủ nghĩa nhà nước: Ngay từ những thập niên 50s của thế kỷ, một nhóm nhà lý luận Nam tư đã thảo
luận những vấn đề của chủ nghĩa Mác ‘chính thống” và từ năm 1964 họ thành lập một tạp chí triết
học lấy tên là Praxis (Thực tiễn) (bị nhà cầm quyền đóng cửa vào năm 1975, tuy nhiên tạp chí đã mở
rộng ra bên ngoài, thành Praxis International quy tụ đông đảo những người nghiên cứu Mác xít như
Richard J. Bernstein, Mihailo Markovic, Iring Fetscher, Jurgen Habermas, Karel Kosik, Oskar Negt,
Svetozar Stojanovic, Rudi Supek, Ljubomir Tadic, Albrecht Wellmer, Kurt Wolff..., đặt trụ sở ở Nam
tư và Mỹ), cho nên nhóm những nhà lý luận này thường được gọi là nhóm Praxis. Chủ trương của
nhóm Praxis này nhằm đóng góp vào việc xây dựng một lý luận nhân bản mác xít, thảo luận những
điểm hội tụ và khác biệt giữa chủ nghĩa Mác và những trào lưu triết lý khác, vượt ra ngoài cái khung
Diamat chuyên chế và nô dịch sự phát triển của tư tưởng.
Trong tác phẩm Giưã lý tưởng và thực tại/Izmedju Ideala i Stvarnosti (1969), Stojanovic đã đăït lại cơ
sở của “chủ nghĩa xã hội hiện hành” kể từ khi sản sinh ra một hệ thống giai cấp bóc lột mới : một lý
luận về chủ nghĩa nhà nước như một hình thái mới của xã hội có giai cấp. Ông khẳng định hình thái
mới về một xã hội có giai cấp, theo chủ nghĩa nhà nước này sản sinh ra từ chủ nghĩa Stalin.
Vấn đề Nhà nước và “thủ tiêu nhà nước” đã đặt ra từ Lenin, vì lý ưng, Nhà nước là một công cụ
đàn áp của giai cấp thống trị thì khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản, không còn giai cấp, tất nhiên phải
xóa bỏ Nhà nước. Theo Stojanovic, sự vắng mặt của giai cấp vô sản công nghiệp phát triển lớn mạnh
là một trong những nguyên nhân quyết định của sự suy thoái tiến đến chủ nghĩa nhà nước trong cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng chỉ ra cái huyền thoại về giai cấp vô sản là giai cấp cầm
quyền trong hệ thống Stalinít. Nhiều người Mác xít đã sai lầm khi quan niệm chủ nghĩa Stalin là một
chủ nghĩa xã hội nhà nước, thay vì coi đó là một hình thái mới của xã hội có giai cấp, một giai cấp bóc
lột mới.
Giai cấp bóc lột mới: Trước nhóm Praxis, Milovan Djilas ngay từ năm 1957 đã đưa ra một phân tích hệ
thống cộng sản và phát hiện một giai cấp mới hình thành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền sở
hữu thuộc về “tập thể”. Milovan Djilas viết:
“Mọi sự xảy ra khác ở Liên xô và những nước cộng sản khác với điều những nhà lãnh đạo tiên
liệu. Họ kỳ vọng là nhà nước sẽ mau chóng bị thủ tiêu, và củng cố dân chủ. Sự việc xảy ra ngược
hẳn.”
Giai cấp này từ đâu mà ra? Nó không là một bộ phận của đời sống kinh tế xã hội mà chỉ sinh ra từ
một tổ chức đặc thù bắt nguồn từ một đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền vì nắm giữ độc
quyền cai trị. Djilas nhận định giai cấp mới này càng phát triển thì cái đảng tiền phong ấy càng suy
yếu.
Điều nghịch lý là giai cấp mới nắm độc quyền khi mệnh danh là tiên tiến vô sản. nhân danh giai cấp
công nhân để thống trị xã hội đã là giai cấp thống trị giới công nhân. ở trong giai cấp mới này, người
ta không thừa kế điều gì ngoài việc len lỏi leo lên địa vị cao trên bậc thang quyền lực, đòi hỏi trung
thành với đảng, tức là với giai cấp mới. Những đặc điểm của giai cấp mới này là độc quyền cai trị,
củng cố bằng những tín điều thư lại. Về mặt lý luận thì chủ nghĩa cộng sản mở ra với mọi người,
song mặt khác nó tập trung quyền trong tay thiểu số lãnh đạo. Cái mâu thuẫn ấy còn biểu lộ qua việc
trong khi hứa hẹn thủ tiêu những khác biệt xã hội, nó lại gia tăng đặc quyền đặc quyền đặc lợi cho
những kẻ gia nhập tổ chức này.
Quá trình lịch sử tại các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng thực những viễn tượng trong hệ thống
cộng sản qua phân tích của Milovan Djilas. Chủ nghĩa nhà nước trong tay giai cấp mới là hai mặt của
xã hội dưới chế độ cộng sản. Tôi gọi nó là một thứ chủ nghĩa Djilas .
Người được coi như kiến trúc sư của họa đồ cải cách Yakovlev đã chỉ trích đảng cộng sản là một
hệ thống trì trệ xã hội do chế độ quyền lực cá nhân sinh ra. Shostakovsky nguyên Viện trưởng trường
Đảng cũng phải thú nhận: “Về chọn lựa chủ nghĩa xã hội: Nhân dân đã theo những khẩu hiệu của
người bôn-sê-vích mà bẩy mươi năm sau vẫn lập đi lập lại là: đất cho nông dân, nhà máy cho công
nhân, quyền lực về các Xô viết và hòa bình cho dân tộc. Chúng ta không hoàn tất những khẩu hiệu
ấy. Đất vẫn ở trong tay Nhà nước, nhà máy thuộc về các bộ, quyền lực trong tay Đảng và nói chung
không có hòa bình giữa các dân tộc.”
Trầm tích hậu cộng sản: Vượt quá khứ cộng sản vẫn còn là một con đường nhiều gai góc và phức tạp
vì chủ nghĩa cộng sản đã để một dấu tích đầy ngịch lý trong lịch sử và văn minh nhân loại. Một nhà
văn Hung, Péter Esterházy đã kinh qua giai đoạn ấy nhận xét: “Ngay cả nếu thực là đất nước đã tống
khứ được chủ nghĩa cộng sản vào năm 1956 như con chó giũ sạch nước, ngày nay hầu như không rõ
ràng chỗ nào chó giũ sạch và chỗ nào nước bắt đầu.”
Hiện tại, một số nước trên thế giới (Trung quốc, Bắc, Triều tiên, Việt nam, Lào, Miên, Cuba) vẫn
còn được kể là những nước cộng sản. Trước sự tan rã của khối Xô viết và ý thức hệ cộng sản, những
nước còn lại kể trên đi về đâu. Một nhà nghiên cứu chính trị (Richard Sakwa) nghĩ là chúng đang trên
lộ trình tự vượt chủ nghĩa cộng sản. “Tự vượt” xuất phát từ những quan tâm và cấp bách mang tính
bản địa, vì dường như quá trình biến đổi ở Đông Âu không có ảnh hưởng, ít ra đối với Trung quốc.
Theo Sakwa, cách mạng tự vượt ở châu Á chỉ hoàn tất không phải là giải thể những chế độ và biến
đổi quyền lực của chúng thành những hình thái mới, nhưng do chính những hệ thống cộng sản dẫn sự
thích nghi tuần tự đến những nhiệm vụ phát triển quốc gia hướng về thị trường. Liệu điều này có thể
xảy ra?
Một nhà nghiên cứu trẻ Trung quốc, Zhang Boshu không tin vào những dự tưởng lạc quan này.
Boshu cũng phê bình Brzezinski đã đáng giá sai khi ca ngợi “chủ nghĩa cộng sản mại bản” của Trung
quốc khi cho là chỉ số độ khủng hoảng của Trung quốc thấp nhất trong các nước vùng Đông Á. Thật
ra cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cũng như chính trị đạo đức đã xảy ra ngay trước khi Brzezinski
cho ra mắt tác phẩm nói đến ở trên. Cuộc vận động ngày 4 tháng Sáu năm 1989 cho dân chủ không
phải là một biến cố đơn lẻ, chỉ sáu tháng sau biến động Thiên An Môn hàng loạt những cao trào dân
chủ dấy lên ở Đông Âu và Liên Xô. Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội hiện đại chỉ ra chủ nghĩa
cộng sản kiểu Mác xít dầu là Mao hay Lenin-Stalin không thể coi là một mô hình xã hội lý tưởng.
Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, cuộc thử
nghiệm này trả một giá xương máu cho nhân loại và để lại một hội chứng hậu cộng sản. Ý thức hệ ấy
do một đảng độc quyền ý thức hệ, một giai cấp mới của chủ nghĩa Djilas.
Hai đặc điểm cơ bản của những nước XHCN hiện hữu này là một guồng máy khủng bố có sách lược
và một hệ thống kinh tế suy bại.
Xét riêng Việt nam, hiện tượng tham nhũng đã trở thành căn bệnh nội tạng và giới lãnh đạo bảo
thủ luôn luôn coi cải cách chính trị là một “diễn biến hòa bình” do những lực lượng thù nghịch điều
động. Từ thời điểm 1975 trở lại đây, sự thất bại đầu tiên là không có một kế hoạch ứng phó với kinh
tế miền Nam, cũng như không có một chương trình tái thiết hậu chiến. Sự thất bại kế tiếp là sa lầy vào
cuộc chiến Campuchia. Bắt chước liên Xô, giới lãnh đạo cũng đưa ra chính sách đổi mới vào năm
1985, nhưng tự sâu xa họ chẳng hiểu phải làm như thế nào để đưa từ lý luận vào hành động cụ thể.
Vào tháng Chín năm này cái đổi mới chủ yếu là cải cách tiền tệ chỉ làm cho tình trạng kinh tế
vốn đã tồi tệ càng tồi tệ hơn.Theo như tường trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mô tả thì chỉ hai năm sau
khi “đổi mới’ bắt đầu vào năm 1985, tình trạng còn xấu hơn những năm trước: sản xuất nông nghiệp
sút giảm trong năm 1987, lạm phát trong hai năm 87 và 88 tăng lên 300%, khiến công nhsân viên và
người lao động càng khốn cùng, hệ thống phân phối tồi tệ đi, nạn thất nghiệp gia tăng. Hầu như trong
năm 1988, nạn khan hiếm thực phẩm gia tăng, thậm chí ở nhiều tỉnh miền Bắc còn bị chết đói. Vào
tháng Ba năm này, ngân hàng nhà nước phát hành tiền mới, khiến giá thực phẩm tăng lên gấp đôi,
giá đồng bạc sụt xuống còn nửa. Những khuyến cáo của Quỹ tiền tệ Quóc tế (IMF) đối với bất cứ
quốc gia nào kém mở mang như định mức giá cả linh động, kiểm soát mậu dịch ít hơn, giảm chi viện,
thúc đẩy xuất cảng, kêu gọi đầu tư ngoại quốc tư nhân và xác định thị trường, có nghĩa là tiêu hủy
kinh tế quy hoạch “xã hội chủ nghĩa”.Những khuyến cáo này không dược nghe cho mãi dến năm
1987, Chính trị mới thi hành một vài điểm như xóa bỏ chế độ chi viện, kiểm soát ngân sách, điều
chỉnh hối đoái và hệ thống giá cả...Đại hội trung ương đảng kỳ sáu vào tháng Ba năm 1989 nhìn
nhận những sở hữu cá thể, nhữnghình thái kinh tế tư bản tư nhân vẫn tồn tại lâu dài thiết yếu cho kinh
tế trong cơ cấu của một nền kinh tế cơ sở hàng hóa trong con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên
thực tế, đề cương kinh tế không quan trọng bằng phương cách áp dụng. Những nghị quyết của Bộ
Chính trị phản ảnh những tranh giành quyền lực gay gắt và những thỏa hiệp trong hàng ngũ lãnh đạo.
Chúng chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị chứ không đáp ứng những vấn đề kinh tế. Chính vì lý do đó
không đi sát với thực tế hàng ngày dần dà vượt khỏi vòng kiểm soát của bộ Chính trị. Từ những thập
niên 80s, quỹ Tiền tệ uốc tế đã ảnh hưởng mạnh đến những chính sách của Việt nam, đến độ dường
như còn hơn cả những nước đã từ bỏ chế độ cộng sản, theo chính sách vĩ mô do Quỹ Tiền tệ Quốc tế
đề ra. Kết quả là trong năm 1995, hố chia cách giữa lý thuyết và quyền lực, giữa con người lý luận và
con người hành động càng rộng lớn.
Đảng đưa ra nghị quyết xác định Việt nam sẽ phát triển “một nền kinh tế đa khu vực với những
thành phần kinh tế và cơ sở kinh doanh đa biệt để tiến tới chỗ phát triển mau chóng...nhà nước sẽ điều
hợp và hướng dẫn kinh tế thị trường hơn cho phù hợp với những định hướng xã hội chủ nghĩa.” Những
người lãnh đạo đến lúc phải thừa nhận những quy luật phát triển chung của kinh tế thế giới và những
quy luật phổ biến của sản xuất hàng hóa – như một bài viết trên tạp chí lý luận của đảng CS là “để
cho nhân tố tư bản chủ nghĩa đạt tới một mức độ nhất định của phát triển trong thời kỳ quá độ là một
vấn đề khách quan.” Tổng bí thư Đảng vào đầu năm 1994 phải thú nhận là “xây dựng chủ nghĩa xã
hội tuy thế hãy còn mới mẻ” cần phải “học tập Chủ nghĩa Mác-Lenin” về chính sách kinh tế mới và
chủ nghĩa tư bản do nhà nước quản lý để tìm ra những hình thái mới trong thời kỳ quá độ. Thật ra thú
nhận này chỉ để che dấu những chính sách vô trách nhiệm trong việc quản lý kinh tế của đất nước từ
nhiều thập niên qua khi đảng CS nắm chính quyền.
Sự bế tắc trầm trọng giữa nhóm lãnh đạo là chỉ nhất trí trên nhu cầu duy trì bá quyền chính trị
chứ không phải tìm cách để giải quyết những thử thách nghiêm trọng và khó khăn của chính sách, cho
nên đất nước rơi vào chỗ vô định trên nhiều mặt định chế và xã hội. Đại hội Đảng tháng Sáu năm
1996 đã phơi bày công khai tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng trong nội bộ đảng Cs như tình trạng
xung đột ở Liên Xô tronbg những năm cuối trước khi sụp đổ. Sự bế tắc ấy đã diễn ra những nghịch lý
trong xã hội. Tại sao chế độ cộng sản tại Việt nam chưa sụp đổ?
Hỏi như vậy có nghĩa là hiện trạng của Việt nam chưa thay đổi, không có nghĩa là tất yếu sẽ
không phải biến đổi. Lý ưng, Việt nam sẽ biến đổi khi hội được những điều kiện ắt có và đủ khi tình
hình đã chín mùi.
Chế độ cộng sản đang tồn tại vì cái hạt nhân của nó là đảng CS hiện nắm quyền bính, cho nên
khi đi tìm hiểu những điều kiện khả dĩ có thể dự đoán sự cáo chung của nó trong vận động lịch sử là
tiền đề sơ khởi. Lấy thời điểm 1975 làm cái mốc để xét thì những vấn đề kinh tế chính trị đã tác động
thành cuộc khủng hoảng trầm trọng trong nội bộ Đảng, tuy những biến động quốc tế 1989, 1991 chưa
làm nó tan rã nhưng bước đầu cho thấy đảng CS Việt nam không còn ở cái thế chủ động.
Từ năm 1988 lần lượt những đảng CS nắm quyền bính tại Đông Âu và Liên xô đã mất thế đứng
không phải vì những cuộc bạo luận mà do chính những biến đổi về tổ chức và trí thức cũng như những
mâu thuẫn trong xã hội tạo ra ảnh hưởng quan trọng vào sự phát triển những áp lực căng thẳng cho
việc tái cấu trúc điều kiện tồn tại của đảng cộng sản Việt nam.
Trong nhiều thập niên đảng CS luôn luôn giữ vị thế về mặt lý luận là một đảng của quần chúng
lao động, xác định lập trường Mác-Lenin nhưng về măït thực tiễn do một thiểu số trong bộ Chính trị
nắm quyền điều động quyết định đường lối chính sách. Dựa vào điều kiện chiến tranh, chủ trương
trường kỳ kháng chiến, thiểu số này mặc nhiên khoác cho mình cái độc quyền nhân cách hóa vai trò
vô sản để thống trị, đặt mình trở thành đảng tiền phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp
công nhân với vị thế và ý thức của giai cấp công nhân. Do lẽ đó trong suốt cuộc chiến, lấy cớ tình thế
đất nước thời chiến, thiểu số bộ Chính trị nắm quyền sinh sát, chuyển sang thời bình trở thành nhóm
lãnh đạo lỗi thời, lạc hậu trước tình hình mới đòi hỏi những đáp ứng và khả năng khác biệt.
Đảng cộng sản Việt nam nắm quyền cai trị ngày nay cũng đồng bệnh như nước anh em Trung
quốc là làm chủ đất nước không phải vì “vai trò lịch sử” mà là vì đang có sức mạnh bạo lực trong tay
để bảo vệ củng cố quyền lực xây dựng trên những ảo tưởng chủ nghĩa, thực tế đang mất dần sự trung
thành của đảng viên và sự tuân hành của quần chúng bị trị. Nó đang sa lầy vì một chính sách đẻ ra
giai tầng ưu tú mới về kinh tế gồm tuyệt đại đa số là hàng ngũ đảng viên tham nhũng, một giới quý tộc
mới có thẻ dùng mọi thủ đoạn chính trị một cách vô liêm sỉ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi kinh tế. Tình
trạng mất niềm tin, bên bờ vực này sẽ quyết định sự tồn tại của đảng cộng sản, tuy không tiên liệu
vào thời điểm nào nhưng dựa trên quá trình lịch sử hiện đại, một xã hội băng hoại như thế khó thể tồn
tại. Một là cao trào dân chủ tất thắng, hai là nó sẽ chuyển hóa thành một “chủ nghĩa xã hội quân
phiệt” gần như phổ biến trên chính trường vùng Trung Đông và Nam Á, bởi vì cơ bản của nền chính
trị này là chế độ cực quyền, độc tài và tham nhũng.
Sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu đã tạo những hụt hẫng cho những nước
còn tồn tại dưới lá cờ Mác-Lenin. Vì thế danh xưng chủ nghĩa xã hội chỉ là một hư từ chính trị trong
việc biện minh cho sự tồn tại chính trị của đảng cộng sản ở những nước trầm tích này.
Trích ' PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MAC XÍT' CỦA ĐĂNG PHÙNG QUÂN
Đặng Phùng Quân
Tháng Năm 1968 những biến động ở Pháp cũng như nhiều nơi trên thế giới chứng thực một
điều: đảng Cộng sản không đáp ứng được yêu cầu cách mạng, không phải là đội ngũ tiền phong của
giai cấp công nhân như trong tuyên ngôn hay đề cương hành động đã nêu. Cuốn sách của một nhà
triết học trẻ người Pháp Jean-Marie Benoist có nhan đề là Marx đã chết/Marx est mort báo hiệu sự
cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Sở dĩ nói chủ nghĩa cộng sản cáo chung để chỉ ý thức hệ mác xít
áp dụng và thực tiễn, như Benoist nhắc đến những mảnh vụn hỗn độn mang những trầm tích Lenin,
Mao, Trotsky, Castro...
Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải chỉ diễn ra trong mấy thập niên nửa sau thế
kỷ hai mươi. Nó đã manh nha từ sự thất bại trong chính sách kinh tế ở thời đại Lenin và sự giải thể
Quốc tế Cộng sản III. Ngay vào đêm hôm trước của thế chiến thứ Hai bùng nổ, Franz Borkenau
một cựu đảng viên cộng sản trong cuốn sách phân tích Cộng sản thế giới (1939) đã chỉ ra những
mầm mống tan ra õcủa cơ sở cách mạng cộng sản. Vào thập niên 1950, một cựu đảng viên cộng sản
Nam tư, Milovan Djilas đã phê phán kịch liệt cuộc khủng hoảng nội tại của trung tâm quyền bính
cộng sản. Trong cuộc hội nghị tại Venice năm 1977, một nhà lý luận trung kiên của đảng cộng sản
Pháp, Louis Althusser đã nói đến “cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa Mác” qua mối liên hệ với vận
mệnh của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu:
“Điều gì diễn ra ở những nước Đông Âu cũng thấm sâu trực tiếp vào chúng ta, vì những gì xảy ra
ở nơi đó cũng xảy đến với chúng ta. Tất cả những điều diễn ra ở những nước này liên quan tức thời
với chúng ta, có ảnh hưởng tới những viễn tượng của chúng ta, mục tiêu đấu tranh, lý luận và thực
tiễn.” Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải là một hiện tượng đơn giản, vì nó đánh
động đến tận cốt lõi phong trào Cộng sản Quốc tế, như Althusser nhìn nhận:
“Chính chúng ta (những người cộng sản) có thể không những chỉ thấy chủ nghĩa cộng sản, chúng
ta đang kinh qua sự khủng hoảng này trong một thời gian dài.”
Quan điểm của người cộng sản thì như thế. Còn đối với những người không cộng sản ra sao?
Tháng 8 năm 1988, một năm trước biến chuyển tại Ba lan đã đưa phong trào Solidarnosc trở thành
một lực lượng chính trị có quyền bính, một học giả Mỹ gốc Ba lan Zbigniew K. Brzezinski đã
hoàn tất cuốn sách Sự phá sản vĩ đại/The Grand Failure với tiểu đề: Sự ra đời và kết thúc chủ nghĩa
cộng sản ở thế kỷ hai mươi. Tác phẩm này đã báo hiệu một năm trước khi những biến chuyển
chính trị quan trọng xảy ra tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: thủ tiêu sự lãnh đạo độc đảng
cộng sản, những chính đảng đối lập hoạt động trong sinh hoạt chính trị nghị trường, thậm chí
cải danh hoặc giải thể đảng cộng sản và quốc hiệu. Ngay trong giòng mở đầu, Brzezinski khẳng
định: Đây là một quyển sách bàn về sự khủng hoảng tận cùng của chủ nghĩa cộng sản.
Tác phẩm này có một tầm quan trọng đáng kể vì nó đã tổng kết những thất bại của chủ nghĩa
cộng sản trong quá trình thực hiện quyền lực – từ sự tan rã của một khối chính trị tập trung duy nhất
đến sự phá sản kinh tế xã hội và phân hóa toàn diện về mặt ý thức hệ – để sau cùng đi đến khẳng
định về “sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản”. tác giả viết quyển sách trong hối hả vì “với tốc độ gia
tăng về sự tan rã lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, dường như những biến cố quan trọng sắp tới sẽ xảy
ra trước khi quyển sách tới tay người đọc.”
Tác giả đã mô tả và phân tích “sự mục nát tiếp diễn và sự hấp hối trầm trọng của cả hệ thống lẫn
tín điều cộng sản” để đi đến kết luận “là trong thế kỷ tới, sự suy thoái lịch sử không thể đảo ngược
của chủ nghĩa cộng sản khiến cho thực tiễn và tín điều của chủ nghĩa cộng sản không còn thích nghi
rộng rãi đối với thân phận con người.”
Lý luận trong cuốn sách được dàn trải qua sáu phần:
Vấn đề then chốt trong tấn bi kịch lịch sử của chủ nghĩa cộng sản là sự phá sản về mặt kinh tế
xã hội và chính trị trong hệ thống Xô viết.
Những toan tính cải cách hoặc tăng cường hiệu lực của guồng máy Xô viết không cứu vãn được
sự lũng đoạn, mục nát của chế độ cộng sản.
Sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên vùng đất Đông Âu đang diễn ra quá trình từ bỏ chế độ cộng
sản.
Những cơ hội thành công trong quá trình cải cách tại Trung quốc.
Sự suy thoái của Quốc tế Cộng sản về mặt chính trị và tư tưởng.
Cơn hấp hối sau cùng của chủ nghĩa cộng sản và hiện tượng hậu cộng sản.
Sở dĩ tôi đưa ra luận điểm của Brzezinski là vì trong những sách vở bàn về chủ nghĩa cộng sản, tác
phẩm Sự phá sản vĩ đại cả ông là tư liệu nghiên cứu mới nhất, đề cập rốt ráo đến vấn đề tổng khủng
hoảng của chủ nghĩa cộng sản. Brzezinski cũng đưa ra một viễn tượng về thời đại hậu cộng sản.
Luận điểm chính trong tác phẩm của Brzezinski nhằm phân tích nghịch lý trong chính sách cải
cách hiện đại của Liên Xô. Theo ông, sửa đổi hệ thống Liên Xô hiện hữu cần phải phá hủy những
tầng lớp lịch sử tích lũy từ thời Lenin (cấu trúc xã hội theo đường lối một đảng cai trị toàn diện) qua
thời kỳ Stalin (xã hội phụ thuộc vào một nhà nước cai trị toàn diện) tới thời kỳ Brezhnev (một
nhà nước đình trệ toàn diện thống trị bởi một đảng cai trị toàn diện lũng đoạn). Chính sách thời
Gorbachev vẫn lẩn quẩn trong vòng mâu thuẫn giữa những đòi hỏi phá hủy sự tập trung quyền lực để
đem lại tiến bộ kinh tế với những yêu cầu tập trung để bảo đảm sự ổn định chính trị. Cho nên hai mặt
trong đường lối cải cách của Gorbachev là hai mặt đối lập giữa tái cấu trúc/cởi mở. Trong diễn văn
khai mạc Hội nghị đặc biệt của Đảng lần thứ 19 vào tháng Sáu 1988, Gorbachev nhận định: Vấn đề
chủ yếu là cải cách hệ thống chính trị của chúng ta.
Như vậy mối quan tâm sửa đổi đường lối kinh tế để tìm ra lối thoát tiến bộ phải đi đôi với thay
đổi cơ cấu chính trị. Chủ trương đó phải đương đầu với một thực tại rõ rệt: tái cấu trúc (perestroika)
nhằm cải cách từ bên trên phải dựa vào những áp lực từ bên dưới qua chính sách cởi mở (glasnost)
song chủ trương cải cách lại cơ cấu không thể từ trên mây rớt xuống, phải xuất phát từ hạ tầng xã hội,
nghĩa là phải thông qua đường lối dân chủ hóa (demokratizatsiia). Như Gorbachev nhắc nhở Ủy ban
trung ương Đảng vào tháng Hai năm 1988: “Thưa các đồng chí, điều chủ yếu là dân chủ hóa...Trong
giai đoạn mới của tái cấu trúc, đảng chỉ có thể bảo đảm sự lãnh đạo, vai trò tiền phong và động viên
quần chúng qua những phương pháp dân chủ.” Song làm thế nào thực hiện được dân chủ? Gorbachev
nhìn nhận:
“Sự giáo hóa chính trị của chúng ta vẫn chưa thỏa đáng. Chúng ta còn đang học hỏi.”
Tuy nhiên hình thành một nền văn hóa chính trị mới thiết yếu phải đòi hỏi một biến đổi chính trị
trọng đại – nghĩa là phải từ bỏ hai nguồn cơ sở chính trị Xô viết: chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin.
Sự xung đột nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo Xô viết cho thấy mối tranh chấp vẫn xuất phát từ quan
điểm của chủ nghĩa Lenin như Brzezinski nhận định:
“Chủ nghĩa Lenin vẫn là nòng cốt theo ý nghĩa chính thống lịch sử của tầng lớp trí thức lãnh đạo,
hợp thức hóa việc đòi hỏi quyền lực. Bất kỳ sự từ bỏ nào cũngcó nghĩa tự vận về mặt chính trị tập
thể.”
Từ bỏ chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin có nghĩa là từ bỏ toàn bộ thời đại cộng sản, cho nên
Gorbachev không có chọn lựa nào khác hơn là phải xác định chính sách perestroika xây dựng trên cơ
sở chủ nghĩa Lenin và như vậy vẫn phải chủ trương đảng độc quyền lãnh đạo và là cơ sở duy nhất
nắm giữ tất cả chân lý. Cho nên những trở ngại chính trị trong chính sách perestroika không thể nào
vượt qua được.
Nhận định về tương lai của chủ nghĩa cộng sản Đông Âu, Brzezinski đã chỉ ra một sự kiện cơ bản
là chủ nghĩa Mác-Lenin như một học thuyết xa lạ áp đặt lên vùng đất này bằng một quyền lực khống
chế toàn diện về mặt văn hóa đã không thích hợp với nhân dân bị thống trị tại những nước này. Cho
nên một quá trình từ bỏ đang diễn ra, giống như hiện tượng con người đề kháng lại một bộ phận đem
tháp vào cơ thể. Ngay từ tác phẩm Khối Xô viết/The Soviet Bloc xuất bản vào năm 1960, Brzezinski
đã tìm hiểu tình hình biến động của khối cọng sản, ở đó sự xung đột khuynh loát sự thống nhất. Ông
nhận định:
“Dầu tương lai của khối Xô viết diễn ra như thế nào đi nữa, có một điều chắc chắn là nỗ lực xây
dựng sự thống nhất bền vững trong khối cộng sản đã đưa giói lãnh đạo liên Xô cũng như những nước
cộng sản khác vào một kinh nghiệm khó khăn, không còn ảo tưởng.”
Và ông tiên liệu khối Xô viết sớm muộn rồi cũng rơi vào số phận những hệ thống đế quốc khác.
Trong Sự phá sản vĩ đại (1988) ông đã chỉ ra hai thế lực xung đột trong cơ cấu xây dựng đế quốc
Xô viết là một quá trình tự giải phóng khỏi sự kiềm chế của Liên Xô về mặt ý thức hệ, mâu thuẫn với
những nỗ lực tăng cường sự hợp nhất kinh tế-quân sự tại các nước Đông Âu đang diễn ra một cuộc
đấu tranh quyết liệt nhằm thủ tiêu độc quyền của đảng cộng sản và sự thống trị của Liên Xô, cuộc đấu
tranh ấy như một điều kiện tiên quyết tất yếu cho sự tái sinh xã hội. Nếu như hiện tình Liên Xô cho
thấy nỗ lực tái thiết kinh tế phải đánh đổi bằng cái giá bất ổn về chính trị, thì sự phá sản kinh tế cộng
sản trở thành một “đội quân thứ năm” bí mật của lực lượng đa nguyên dân chủ tại các nước cộng sản
hiện nay.
Quá trình cải cách của chủ nghĩa cộng sản tại Trung quốc dưới mắt Brzezinski có vẻ thành công,
nhưng cũng đánh đổi bằng giá từ bỏ sự chính thống tư tưởng và chính trị. Nó nẩy sinh ra một giai cấp
mại bản dưới sự bảo trợ của nhà nước và ông mệnh danh là một loại “chủ nghĩa cộng sản mại bản”.
Brzezinski nhận định sự khác biệt giữa Trung quốc và những nước anh em trong khối Xô viết ở chỗ
người cộng sản Trung quốc gắn liền tư tưởng của họ với bản thân lịch sử của Trung quốc và truyền
thống cũng như giá trị tồn tại của riêng nó. Phân tích những bước đổi mới của Cộng sản Trung quốc
dưới sự lãnh đạo của Đặng tiểu Bình và Triệu Tử Dương, từ chiến lược cải cách bốn hiện đại (nông
nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng), sự cần thiết của biến đổi chính trị cơ bản, sự
uyển chuyển ý thức hệ, “giai đoạn sơ khởi của chủ nghĩa xã hội.” Vấn đề tiên quyết của tái cấu trúc
chính trị, hoàn cảnh lịch sử của Trung quốc như Triệu Tử Dương khẳng định: “Chúng ta không ở trong
hoàn cảnh mà những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đương đầu...cho nên chúng ta không thể mù
quáng tuân theo những điều sách vở chỉ bảo, chúng ta cũng không thể máy móc theo gương những
nước khác.” Brzezinski cũng dẫn lời một nhà lãnh đạo khác của Trung quốc phát biểu trong Đại hội
đảng kỳ thứ 13 là: “Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi, hoặc cho phép cái gì làm lợi cho sự phát triển những
lực lượng sản xuất, và cái gì không làm lợi cho sự phát triển ấy thì đi ngược lại với chủ nghĩa xã hội
khoa học.”
Brzezinski nhận định: “Cho nên không ngạc nhiên là những diễn tập tư tưởng này mở cửa ngõ
cho những tư tưởng mới của phương Tây thẩm thấu lớn rộng vào Trung quốc. Đặc biệt là sự xâm nhập
này đã ảnh hưởng mạnh ở những cơ sở nghiên cứu của Bắc kinh, thúc đẩy những bộ óc tư tưởng đổ xô
đi tìm hiểu những nhà lý luận về xã hội công nghiệp như Daniel Bell, về những hậu quả xã hội của
những khoa kỹ thuật thông tin mới như Ilya Prigozine, về hình thành tương lai như Alvin Toffler.”
Mối quan tâm của những nhà lãnh đạo Trung quốc có tính thực nghiệm nhằm làm thế nào phát
triển có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hữu hiệu khoa học kỹ thuật phương Tây.”
Tuy nhiên Trung quốc cũng phải đương đầu với một thực tế là chủ nghĩa đa nguyên về kinh tế
xã hội sáng tạo phát triển cũng không thể phù hợp với một hệ thống lãnh đạo độc đảng,bởi vì cơ sở
của sự lãnh đạo này phải loại bỏ đa nguyên chính trị.
Người cộng sản thường đưa ra luận điểm về ba dòng thác cách mạng: phong trào cách mạng xã
hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân
tộc tại các nước đang mở mang và phong trào công nhân tại các nước tư bản chủ nghĩa. Sau khi phân
tích sự thất bại kinh tế-xã hội tại các nước cộng sản, Brzezinski lại xét đến tình hình chính trị tại các
nước phát triển hoặc đang phát triển. Ông nhận định ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ,
Tây Âu, Nhật Bản...”xã hội càng tiến bộ, đảng cộng sản càng không thể hoạt động chính trị”. Quả
thật chủ nghĩa cộng sản hiện đại sơ khởi chỉ lôi cuốn được những ai vì uẩn ức về hoàn cảnh cùng
khổ, chậm tiến hoặc bị đàn áp về mặt chủng tộc đã chọn lực con đường cách mạng kiểu côïng sản
như một con đường ngắn nhất để chiếm được quyền bính; tuy nhiên chủ nghĩa côïng sản khi có quyền
lực đã tỏ ra trì trệ, lãng phí. Có thể nói lý luận cộng sản đã trở nên manh mún trong khi hiện nay đâu
đâu người ta cũng thấy thực tiễn cộng sản đã thất bại. Bộ mặt xã hội kinh tế Liên xô phơi bày sự thất
bại, khiến cho Liên xô không còn là kiểu mẫu xã hội, đã ảnh hưởng tai hại trầm trọng cho phong trào
cộng sản thế giới. Trong tình huống tương tự, chủ nghĩa cộng sản thương mại lũng đoạn của Trung
quốc cũng không là kiểu mẫu cho một cuộc cách mạng xã hội. Cho đến cả niềm tin cuối cùng của
những “tín đồ” cộng sản vào những cuộc cách mạng ở Việt nam, Cuba hay Nicaragua ngày nay cũng
bị tiêu diệt trước bộ mặt thê thảm vì phá sản kinh tế và sự tàn bạo chính trị tại các nước nhược tiểu
này. Vào thập niên 1970 ở châu Phi và châu Mỹ La tinh, chủ nghĩa Mác được du nhập như một học
thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều nhà lãnh đạo tại các nước này học tập những kỹ thuật của
Lenin trong việc giành giật và củng cố chính quyền, học tập nghệ thuật lãnh đạo độc đảng có kỷ
luật, có tổ chức. Mặt khác, các nước này trông chờ vào viện trợ kinh tế và quân sự của Liên xô. Tuy
nhiên, thực tế đã chứng tỏ mức độ viện trợ kinh tế của Liên xô không đáp ứng được nguyện vọng phát
triển kinh tế. kinh nghiệm cộng sản tại châu Mỹ La tinh cũng phơi bày sự thất bại về mặt thực tiễn và
lý luận. Những hoạt động cách mạng tại những nước này không phản ảnh ý thức hệ cũng như tổ chức
theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lenin cổ điển, nhưng diễn ra những đường lối bản địa khác nhau.
Thực tế đã chứng minh sự thất bại của luận điểm ba dòng thác cách mạng là một khủng hoảng ý
thức hệ sâu sắc của chủ nghĩa cộng sản. Brzezinski gọi đó là sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản và
báo hiệu thời đại hậu cộng sản. Theo ông, những nước theo chế độ cộng sản phải đương đầu với hai
giải pháp căn bản, một là chuyển tiếp từ một nền chuyên chính theo kiểu Mác-Lenin sang chế độ dân
chủ đa nguyên (với những khu vực kinh tế hỗn hợp nhà nước và tư nhân), hai là vẫn trì trệ trong
nhữngchỉnh hợp định chế hiện hữu dẫn đến một chế độ độc đoán dân tộc. Tuy nhiên Brzezinski nhận
định là diễn trình lịch sử không có dấu hiệu nào về khả năng của giải pháp đầu vì “những chế độ theo
kiểu Xô viết chỉ tạo ra một phương thức tổ chức xã hội chuyên chế loại trừ khảnăng đa nguyên.”
Những khả năng – theo Brzezinski, của thời quá độ hậu cộng sản tiến về chiều hướng dân chủ là
do:
ảnh hưởng xâm nhập của những phương tiện truyền thông quần chúng khiến cho chế độ độc
quyền cộng sản phải nhường bước cho những quan điểm chính trị khác biệt.
ảnh hưởng xâm nhập của nhân quyền – tư tưởng chính trị có khả năng lôi cuốn nhất của thời
hiện đại – đã chỉ ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản (chối bỏ quyền tự do lựa chọn, xâm
phạm những quyền cá nhân, khiếm khuyết những cơ sở pháp chế) với lý tưởng dân chủ (hệ
thống đa đảng, kinh tế thị trường...)
Trong viễn tượng đó, những chế độ cộng sản Đông Âu hiện tại đã tuần tự gia nhập vào cộng đồng thế
giới, căn cứ trên sự kiện là “trong thế kỷ này, những chế độ dân chủ đa nguyên sẽ sát nhập vào trong
hệ thống của chúng một số những mặt xây dựng và lành mạnh theo yêu cầu của chủ nghĩa Mác để
tiến tới một xã hội hoàn thiện.” Brzezinski đi tới kết luận: “Trong thế kỷ hai mươi này, nhân loại kinh
qua chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra một bài học đau xót nhưng cực kỳ quan trọng là sự điều động xã hội
không tưởng tự cơ bản xung đột với tính phức tạp của thân phận con người và sự sáng tạo xã hội chỉ
nẩy nở tốt hơn khi quyền lực chính trị bị hạn chế. Hiển nhiên là dân chủ, chứ không phải cộng sản sẽ
ngự trị thế kỷ 21.”
Brzezinski là một trong những nhà nghiên cứu khoa chính trị quan niệm về xã hội Xô viết như
một mô hình duy nhất (phân biệt với hệ thống xã hội trong khoa học xã hội phương Tây) tuy nhiên khi
xét đến cơ sở kinh tế-xã hội công nghiệp hiện đại, ông cũng có xu hướng hội tụ như một số học giả
khác (Isaac Deutscher, J.K. Galbraith, W.W. Rostow, Raymond aron, Maurice Duverger, Andrei D,
Sakharov...). Trong tác phẩm dẫn trên, ông có một cái nhìn nghiêm khắc hơn về tương lai của xã hội
Xô viết, mà ông gọi là “chủ nghĩa đế quốc Xô viết ở giai đoạn suy thoái và băng hoại.”
Ông đã đưa ra những lưỡng luận khá nan giải đối với chế độ cộng sản Xô viết như: tính trong
sáng đối lập với tính thống nhất trong học thuyết, lý luận hợp nhất đối lập với hành động liên kết, đam
mê chính trị đối lập với lý trí (điều hành xã hội), thành công kinh tế đối lập với ổn định chính trị, xu
hướng chính thống đối lập với xu hướng xét lại, trào lưu tự giải phóng đối lập với chính sách hợp nhất
quân sự-kinh tế.
Brzezinski đã vẽ ra một bức tranh biến chuyển chính trị trong thế giới cộng sản, ông cũng đưa ra
một số dự kiến phù hợp với hiện tình đang diễn ra ở các nước cộng sản. Tác phẩm này đã gióng lên
hồi chuông báo tử của chế độ cộng sản, như tiểu đề của cuốn sách đề xuất. Tuy nhiên tính cách
thuyết phục của tác phẩm còn cần phải thảo luận về những vấn đề:
a.Chủ nghĩa cộng sản thống trị gần một thế kỷ này trên cơ sở quá đơn giản hợp thời, như quan
niệm nguyên ủy của mọi tội lỗi xấu xa vào định chế của tư hữu, cho nên nó giả định thủ tiêu tư
hữu sẽ dẫn đến sự thực hiện công lý thực và hoàn thiện được bản chất con người.
b.Chủ nghĩa cộng sản đưa ra một nỗ lực lệch lạc trong việc áp đặt lý tính toàn diện trên mọi vấn
đề xã hội.
c.Chủ nghĩa cộng sản giống như những tôn giáo lớn đi từ giáo lý đơn giản nhất đến những khái
niệm triết lý phức tạp hơn.
Ba đặc điểm nêu trên chỉ là một lý giải phiến diện về chủ nghĩa cộng sản.
Về chủ nghĩa Cộng sản Trung quốc: Brzezinski gọi chủ nghĩa cộng sản Trung quốc là một “chủ
nghĩa cộng sản thương mại”, căn cứ trên xu hướng thực dụng của giới lãnh đạo Trung quốc. Điều này
cũng không chính xác. Quan điểm của ông cũng đơn giản như quan điểm của nhà triết học Ba lan
khác, Leszek Kolakowski, coi học thuyết của Mao Trạch Đông là một thứ “chủ nghĩa Mác nông
dân.”
Về thực tiễn cộng sản: Một xu hướng chung của nhiều học giả khoa chính trị phương Tây là căn
cứ trên chính sách của những nhà lãnh đạo để phân tích chủ nghĩa cộng sản. Xu hướng này có khuyết
điểm là chỉ phân tích chiến lược, chiến thuật của đảng cộng sản, cho nên người mác xít lập luận là
những phân tích ấy không nắm được bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Về mô hình biến đổi của chủ nghĩa cộng sản: Brzezinski đưa ra bốn giai đoạn biến đổi của chủ
nghĩa cộng sản:
1.Chế độ cực quyền cộng sản: Đảng kiểm soát hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế.
2. Chế độ độc đoán cộng sản: Áp lực của xã hội đối với quản lý kinh tế xã hội.
3. Chế độ độc đoán hậu cộng sản: Áp lực của quyền lợi dân tộc.
4.Chế độ đa nguyên hậu cộng sản: Tiến đến hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị có tính đa
nguyên.
Mô hình đa nguyên của hệ thống chính trị đó như thế nào vẫn là một vấn đề mở ngỏ, cần thảo
luận.
Tác phẩm Sự phá sản vĩ đại của Brzezinski gợi ra hai vấn đề:
a.Cáo chung của chế độ cộng sản: Như đã dẫn ở trên, Brzezinski khẳng định đế quốc Xô viết
đang trong thời kỳ suy thoái và băng hoại. Những biến chuyển của hiện tình hệ thống chính trị
Xô viết đã chứng tỏ sự thay đổi đang diễn ra về mọi mặt tổ chức, xã hội, chính trị và văn hóa.
Có phải những biến chuyển đó chứng tỏ vận động lịch sử không thể đảo ngược? Khủng hoảng
của hệ thống chính trị cộng sản đi về đâu? Theo quan điểm lạc quan của những nhà phân tích
chính trị như Brzezinski, nó báo hiệu sự cáo chung của chế độ cộng sản, nghĩa là sự cáo chung
của một hệ thống cai trị độc đảng để dẫn đến một thể chế dân chủ đa nguyên.
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản. Thứ nhất, khi phân tích cơ cấu tổ chức của chính trị cộng sản,
người ta cần phải nắm vững quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, những đặc tính phổ biến khi đảng
cộng sản nắm quyền bính (một hệ thống chính trị kiểu mới tập trung quyền lực, kiểm soát mọi mặt như
tổ chức mặt trận thống nhất, xây dựng tổ chức đảng, quốc doanh và tập thẻâ hóa nông nghiệp, thảo kế
hoạch năm năm, thanh trừng và kỷ luật đảng...). Thứ hai, từ bỏ quyền chỉ đạo và lãnh đạo của đảng
cộng sản có phải do sức đẩy cưỡng bách của cao trào quần chúng hay chỉ là một bước lùi trong chiến
thuật như đã từng xảy ra trong quá khứ? Đây có phải là dấu hiệu tiên quyết báo bước đầu của một
“thực tiễn cách mạng”? Những biến cố của thập niên 1980s khác biệt với thời thập niên 50s và 60s ở
chỗ, sự nổi dậy của quần chúng bạo động diễn ra thành công ở Roumania và thất bạo ở Trung quốc,
trong khi tiến trình hành động tại các nước Đông Âu xảy ra thông qua vận động nghị trường và cải tổ
một phần cơ cấu định chế. Thứ ba, những biến chuyển mau lẹ vào cuối năm 1989 đến nay vẫn còn đề
ra những vấn nạn về yêu cầu bức thiết giải quyết sự bế tắc kinh tế hay chính sách perestroika sắp đặt
từ bên trên của guồng máy cai trị, về sự khoan nhượng của chủ nghĩa cộng sản hiện đại hay sự sụp đổ
từng khâu trong hệ thống cộng sản. Dầu sao quá trình lịch sử cũng cho thấy vào thời đại cực
quyền của Stalin, Brezhnev và Mao, sự ngưng trệ kinh tế trầm trọng cũng không đặt ra vấn đề biến
đổi. Phải chăng tình trạng mở ngỏ cho biến đổi xuất phát từ sáng kiến của cá nhân lãnh đạo? Mặt
khác sự hiện diện của hàng triệu đảng viên trong tổ chức độc đảng và cơ cấu tổ chức xã hội cộng sản
cũng là một tác động chi phối sự biến đổi theo một phương thức khác với mô thức tư bản chủ nghĩa.
Cho nên mô thức chính trị của khối Xô viết tương lai vẫn là một vấn đề. Chính Brzezinski trong phần
trình bày bốn giai đoạn nêu trên cũng giả định chu trình biến đổi có thể trở về giai đoạn 1 hoặc tiến tới
giai đoạn 4, và ông không thể xác quyết một dự kiến nhất định nào.
b.Cáo chung của chủ nghĩa cộng sản: Nếu sự sụp đổ toàn diện của hệ thống chính trị khối Xô
viết xảy ra thì điều đó dẫn đến sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, như số phận của chủ nghĩa
quốc xã sau khi Đế chế Ba chấm dứt? Chủ nghĩa cộng sản gồm hai mặt: hệ tư tưởng chính thống
của Đảng lãnh đạo và những thành tựu không chính thống của giới trí thức khuynh tả trong
những vùng đảng cộng sản không nắm được chính quyền. Mặt khác, thời đại chính trị toàn cầu
vẫn căn cứ trên mối quan hệ giữa các nước, nên những nhà nước cộng sản vẫn là những nhà
nước dân tộc. Vào giai đoạn chiến tranh lạnh và hòa hoãn thế giới, những vấn đề mới đề ra như
sự cáo chung ý thức hệ, sự phục hoạt ý thức hệ vẫn là những mặt khác biệt đối với chủ nghĩa
cộng sản hiện hữu.
Chủ nghĩa cộng sản về thực tiễn khi mất quyền bính liệu còn giữ được mặt lý luận với hai bộ phận
biện chứng và duy vật lịch sử? Đó cũng là một vấn đề.
Một số nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác quan niệm nó như một tôn giáo thế tục, trang bị bằng
những kinh điển, giáo điều, tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Như vậy một khi mất quyền lực, toàn bộ cơ sở
có thể tiêu vong, hay ảnh hưởng thống trị lâu đời của nó trong xã hội sẽ còn tồn tai như sự thăng trầm
của những tôn giáo khác?
Những vấn đề này đề ra trên một bình diện bao quát mà quyển sách của Brzezinski trong giới
hạn của những phân tích kinh tế-chính trị không đề cập.
Trong những nhận định phê phán trên, tôi muốn chỉ ra một điều: sự cáo chung của chủ nghĩa và
chế độ cộng sản là một điều tất yếu của thời đại, tuy vậy khi quan niệm “tất yếu”, có phải nó tuân
theo một quy luật nhất định, mang tính “biện chứng” hay tính “lịch sử” nào đó? Thật sự chủ nghĩa
cộng sản là một “thử thách’ của thế kỷ 20, như Brzezinski nhận định, bởi vì chủ nghĩa đó đã thống trị
gần một thế kỷ với một lý luận cách mạng có tính “toàn diện’, “khoa học” nhân danh một “giai cấp”
mang sứ mạng lịch sử, dẫn đạo bằng một đảng thống nhất có tổ chức và kỷ luật, trang bị chiến lược và
sách lược thực tiễn, không dấu diếm bản chất “chuyên chính” tuyệt đối, với mục tiêu xây dựng một xã
hội mới, tạo ra lịch sử. Nó là một “thách đố” với nhân loại, bởi vì lần đầu trong lịch sử con người, một
hệ thống tư tưởng sử dụng một chính đảng thống trị xã hội về mọi mặt, khẳng định không chia xẻ
quyền bính với bất kỳ thế lực nào. Nó đã gây nên một cuộc chiến triền miên, không đơn giản như hai
cuộc Thế Chiến,, hay Chiến Tranh Lạnh, nhưng là một cuộc chiến toàn bộ lôi cuốn mọi giai tầng xã
hội, mọi thế lực quốc tế, mọi dân tộc, tôn giáo tham dự để giải quyết những xung đột lịch sử, những
mâu thuẫn đối kháng (đôi khi đơn giản hóa thành hai mặt Cách mạng và Phản động). Trong cuộc
chiến để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” này, hàm ngụ một cuộc chiến tranh ý thức hệ – cuộc chiến tư
tưởng ấy không phải chỉ có tính cách chống Marx, song quy mô hơn, cuộc chiến của con người để
chống lại những “ông thày tư tưởng” (tôi mượn từ của André Glucksmann, Les Maitres-penseurs trong
nguyên ngữ tiếng Việt cũng
như tiếng Pháp, mang ý nghĩa thày/trò có tính cách thống trị thế lực cũng như hàm ngụ sự nô dịch tư
tưởng.) Hiện tượng chống lại sự nô dịch trí thức của chủ nghĩa cộng sản là một lịch sử đấu tranh gai
góc chứa đựng những tranh luận chung quanh chủ nghĩa Mác, tạo ra những vấn đề và giả vấn đề về
khoa học kỹ thuật, về quan hệ sản xuất và lượng sản xuất, về những tiền đề xã hội chủ nghĩa, về dân
tộc và cực quyền, lý luận và thực tiễn, về chủ nghĩa quốc tế và giải phóng dân tộc.
Cho nên yêu cầu dân chủ và nhân bản nổi lên trong những phong trào đối kháng của quần chúng
công nhân, nông dân, sinh viên và trí thức đã được nuôi dưỡng từ những khủng hoảng và phê phán tư
tưởng từ nhiều năm. Cuộc nổi dậy của Hung và Ba lan trong thập niên 50s chịu ảnh hưởng tư tưởng
hiện sinh Tây Âu. Cuộc nổi dậy ở trung quốc năm 1989 cũng biểu hiện vận động thanh niên chống lại
già nua bảo thủ, của một thế hệ mới hấp thụ tư tưởng hiện sinh phương Tây, một thế hệ từ bỏ giáo
điều cổ hủ, để đọc Sartre, Beckett, Faulkner, Robbe-Grillet.
Chủ nghĩa Mác đã phát triển theo ba mặt:
Chủ nghĩa Mác chính thống: tôi không đơn giản quan niệm chủ nghĩa Mác chính thống thuộc về
hệ tư tưởng Mác Xô viết. Tính chính thống ở đây hàm ngụ một ý thức hệ nắm quyền bính, nó
mang những mặt biểu hiện chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa
Trốtki.
Chủ nghĩa xét lại mác xít: thường nêu khởi thủy từ Bernstein. Thật ra, trào lưu xét lại ở khắp các
nước Đông Âu (Nam tư, Tiệp, Ba lan) không chịu ảnh hưởng bắt nguồn từ Bernstein, nhưng từ tư
tưởng phê phán chủ nghĩa xã hội có quyền bính. Tư tưởng phê phán này xây dựng trên cơ sở
của Marx hàm ngụ hai nghĩa: “Phê phán không ngại đến những kết luận về bản thân nó, cũng
như không ngại xung đột với chính quyền lực” (Marx).
Chủ nghĩa Mác Tây Âu qua ba thế hệ: giai đoạn Lukács và Kark Korsch. Lukács từng bị lên án
theo chủ nghĩa xét lại, song ngay từ tham luận viết năm 1919, ông đã đặt vấn đề chính thống với
quan niệm: “Tính chính thống mác xít không phải là bảo vệ truyền thống, nó là người tiên tri
thường hằng cảnh giác chỉ ra mối quan hệ giữa những nhiệm vụ của hiện tại trước mắt và toàn
bộ quá trình lịch sử.” Giai đoạn thứ hai với trường phái Frankfurt ở Đức và Gramsci ở Ý. Giai
đoạn thứ ba với những người hiện sinh đi theo chủ nghĩa Mác như Sartre và Merleau-Ponty hay
những người mác xít cực đoan như Althusser ở Pháp, Della Volpe và Coletti ở Ý, Habermas (giai
đoạn đầu) ở Đức.
Bên cạnh ba trào lưu bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác nói trên, những lý luận hội tụ và xã hội hậu công
nghiệp cũng góp phần vào việc phê phán chủ nghĩa cộng sản. Những đóng góp của lý luận hội tụ
trong những thập niên 60s theo Afred Meyer có thể chia thành ba xu hướng:
1.Phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa xã hội dân chủ chỉ ra một xã hội đa nguyên, hợp tác, dân
chủ xây dựng trên cơ sở một nền văn hóa công dân của khoan dung tương trợ.
2.Cơ sở đa nguyên xã hội của một trật tự chính trị nhấn mạnh đến ghệ thống phối trí, truyền thông
được cấu trúc – một nền chính trị trong khuôn khổ bàn giấy.
3.Một chủ nghĩa chuyên chính toàn diện phát sinh từ hậu quả của hiện đại hóa và khủng hoảng
về trật tự chính trị.
Những khác biệt giữa các lý luận hội tụ và những vấn đề nan giải của sự hội tụ xã hội phát xuất từ
nhiều nguyên nhân:
Đối lập giữa tổ chức nhà nước toàn diện và quyền lực của nhân dân cũng như tự do tư tưởng của
con người.
Khác biệt giữa những xã hội công nghiệp: theo Raymond Aron, công nghiệp chỉ là một phương
tiện chứ không phải cứu cánh và bản chất của một xã hội nằm trong mục tiêu thực hiện, chẳng
hạn xã hội Liên xô đối nghịch với xã hội Mỹ vì Liên xô quản lý sản xuất nhằm duy trì hay gia
tăng quyền lực trong khi xã hội Mỹ nhằm mục tiêu cung ứng sự thịnh vượng cho dân chúng.
Những nghiên cứu chính trị, xã hội về hai mô hình xã hội Liên xô và Mỹ vẫn chỉ ra những khác biệt
sâu sắc về phương thức quản lý xã hội, hệ thống chính trị, xung đột ý thức hệ, quan niệm về dân chủ,
về xã hội hóa, tập trung hóa, kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch.
Trong số những nhà lý luận thiên hướng hội tụ, ở Đông Âu sau thời đại Stalin, như Lukács cũng
nhận ra từ vận động văn học: “một viễn tượng mới về sự sống chung hòa bình giữa các nước đem lại
một khung cảnh rộng rãi trong nền văn học tư sản hiện thực và phê phán. Lưỡng luận thực trong thời
đại chúng ta không phải là sự đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nhưng là sự đối lập
của chiến tranh và hòa bình.”
Lý luận hội tụ trên bình diện tư tưởng còn có thể gọi là lý luận phát triển trên bình diện kinh té
chính trị vì những mục tiêu:
Nghiên cứu dài hạn về sự tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu sự đối nghịch giữa những nước giàu và nghèo.
Đối chiếu tổ chức xã hội kinh tế giữa khối Xô viết và các nước Tây Âu.
Những khác biệt chỉ thực sự biến đi khi nhân loại tiến tới một hệ thống chính trị và xã hội phổ biến
(mô thức xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp không phải là hệ thống chính trị xã hội phổ biến –
tuy về mặt lịch sử, nó là một mẫu xã hội phổ biến xuất hiện trong lịch sử mở ra một kỷ nguyên mới
với những nhân tố chung như cộng nghiệp hóa, đô thị hóa, giáo dục phổ biến, phát triển giáo dục cao
cấp...) Chỉ có thế biến đổi mới thực hiện được sự tiến tới một hệ thống phổ biến như vậy.
Biến đổi đã thực sự xảy ra vào cuối-thế-kỷ tuần tự diễn ra như sau:
Ở Ba lan, kể từ tháng Hai đến tháng Tư năm 1989, phong trào Đoàn kết sau nhiều cuộc đấu tranh
cam go chí tử với bạo quyền do sự quyết tâm trong nước và hậu thuẫn bên ngoài đã tồn tại và đi đến
thắng lợi khi đã bắt đầu được những tranh luận ngang bằng với chế độ cộng sản và dẫn đến những
thỏa hiệp tổ chức bầu cử tự do.
Ngày 4 tháng Sáu năm 1989, phong trào Đoàn kết toàn thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện.
Ngày 24 tháng Tám năm 1989, Tadeusz Mazowiecki đại biểu của phong trào Đoàn kết được bầu
làm Thủ tướng và thành lập Nội các trong đó chỉ có bốn thành viên là đảng viên cộng sản.
Tháng 12 năm 1990, Lech Walesa được bầu làm Tổng thống.
Ở Hungari, vào ngày 19 tháng Chín năm 1989, đảng cộng sản cầm quyền và đối lập thỏa thuận
về những tu chính hiến pháp, tạo ra một hệ thống đa đảng và kết cuộc là tổ chức được bầu cử tự do
vào năm 1990.
Từ ngày 25 tháng Ba đến ngày 8 tháng Tư năm 1990, những cuộc bầu cử và chạy đua vào Nghị
viện kết quả dẫn đến thắng lợi cho Mặt trận Dân chủ thống nhất.
Ngày 24 tháng Năm 1990, Josef Antall của Mặt trận Dân chủ thống nhất nhậm chức Thủ tướng.
Ngày 28 tháng Chín 1990, Hungari và Liên xô thỏa ước về việc rút những đạo quân Xô viết đồn
trú tại Hung.
Ở Đông Đức, trong hai tháng tám và Chín năm 1989, làn sóng người di dân từ Đông Đức ồ ạt kéo
nhau qua ngả Hung để đến Tây Đức và nước này từ chối giao trả những người tị nạn về Đông Đức.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 Đông Đức mở cửa biên giới sang phương Tây và hàng ngàn người ở
Berlin đổ xô qua Tây Đức.
Ngày 18 tháng Ba năm 1990 những cuộc bầu cử diễn ra ở Đông Đức ủy nhiệm cho đảng Dân chủ
Thiên chúa giáo thành lập chính phủ.
Ngày 1 tháng Bảy năm 1990 thiết lập sự thống nhất kinh tế Đức với bình quân giữa đồng Mã và
tiền Đông Đức.
Ngày 3 tháng 10 năm 1990 hai nước Đức thống nhất sau bốn mươi lăm năm phân cách.
Ở Tiệp vào tháng 11 và 12 năm 1989, phong trào Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Diễn đàn công
dân do Václav Havel cầm đầu buộc giới lãnh đạo cứng rắn phải rút lui trao trả quyền lực lại cho dân.
Ngày 29 tháng 12 năm 1989, Havel được bầu làm Tổng thống.
Ngày 8 và 9 tháng 6 năm 1990 nhũng cuộc bầu cử tự do tại Bulgaria kể từ 1946 đưa Diễn đàn
Dân chủ lên cầm quyền.
Ỏ Liên xô vào ngày 1 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Tối cao Xô viết phê chuẩn cơ cấu hiến pháp
mới đưa Gorbachev thay thế Gromyko làm Chủ tịch nhà nước kiêm nhiệm Tổng bí thư. Tháng Ba năm
1989 bầu ra Đại biểu Quốc hội Nhân dân, một thay đổi ngoạn mục trong tiến trình cải tổ tiếp theo
chính sách perestroika.
Và tháng 2 năm 1990 Ủy ban Trung ương đồng ý xóa bỏ vị thế tối ưu pháp định của đảng Cộng
sản.
Ngày 19 tháng 8 nam 1991, một Ủy ban năm người gồm Phó Chủ tịch Yanaev, Bộ trưởng Nội vụ,
Bí thư đảng CS, lãnh tụ Liên đoàn Nông dân và Chủ nhiệm Hiệp hội Các Giám đốc Xí nghiệp quốc
doanh thành lập “Hội đồng Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp” mưu cuộc đảo chánh, bắt giữ Chủ
tịch Xô viết, ra lệnh cho quân đội bảo vệ Moksva và ban hành những quyền lực khẩn cấp.
Gorbachev bị cô lập ở biệt thự nghỉ mát tại Cape Foros gần Yalta trong vùng Crimea. Cuộc đảo
chánh bất thành vì các lực lượng KGB không điều động được. Tổng thống Cộng hòa Nga Boris
Yeltsin, Thủ tướng Ivan Silayev và Chủ tịch Nghị viện Nga Khasbulatov tố cáo cuộc đảo chánh của
những ke hữu khuynh, phản động. Yeltsin đọc lời kêu gọi quần chúng trên một chiếc xe tăng trước
những ống kính các đài truyền hình phương Tây.
Vào ngày 21 tháng 8 tình thế đảo ngược với sự hỗ trợ của phương Tây, Ủy ban đảo chánh phải
quy thuận và Gorbachev trở lại nắm quyền.
Cuộc đảo chánh tháng Tám thất bại đánh dấu sự cáo chung của hệ thống cộng sản, cùng với các
nước Cộng hòa trong khối Xô viết củng cố quyền lực độc lập tách rời quyền lực liên bang. Vào ngày
8 tháng 12 nam 1991, cùng với những Tổng thống Leonid Kravchuk xứ Ukraine và Stanislav
Shushkevich xứ Belorussia, với hậu thuẫn của các nước Cộng hòa khác trừ Georgia, Yeltsin tuyên bố
chấm dứt Liên bang Xô viết. gorbschev ký văn thư từ chức vào ngày 25 tháng 12. Một kỷ nguyên
Cộng sản trong lịch sử Nga chính thức cáo chung.
Tượng Lenin bị kéo sập, người ta tưởng niệm những nạn nhân của chế độ cộng sản, thàng phố
Leningrad đổi trả lại cái tên lịch sử St. Petersburg và Yeltsin ban hành luật cấm đảng cộng sản hoạt
động trên nước Nga vào đêm hôm trước ngày 7 tháng 11 kỷ niệm cuộc cách mạng đã tốn nhiều giấy
mực và gây cái chết cho cả triệu người.
Tưởng cũng nên nhắc là trong cuộc họp Đảng lần cuối vào ngày 2 tháng 7 năm 1990, theo truyền
thống, Tổng bí thư Gorbachev đã đọc bài diễn văn quan trọng khoảng hai tiếng rưỡi. Phá lệ truyền
thống, ông đã mạnh dạn phát biểu: “Kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin đã bị thay thế bằng một
xã hội công dân của những người tự do...”
Trước sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ông đặt vấn đề: chủ nghĩa xã hội nào? và
tự đi giải thích là chủ nghĩa xã hội đó cơ bản là một dạng của hệ thống bàn giấy chuyên chính kiểu
Stalin.
Điều này thực ra những nhà triết học Nam tư trường phái Praxis đã đưa ra từ nhhiều thập niên
trước.
Chủ nghĩa nhà nước: Ngay từ những thập niên 50s của thế kỷ, một nhóm nhà lý luận Nam tư đã thảo
luận những vấn đề của chủ nghĩa Mác ‘chính thống” và từ năm 1964 họ thành lập một tạp chí triết
học lấy tên là Praxis (Thực tiễn) (bị nhà cầm quyền đóng cửa vào năm 1975, tuy nhiên tạp chí đã mở
rộng ra bên ngoài, thành Praxis International quy tụ đông đảo những người nghiên cứu Mác xít như
Richard J. Bernstein, Mihailo Markovic, Iring Fetscher, Jurgen Habermas, Karel Kosik, Oskar Negt,
Svetozar Stojanovic, Rudi Supek, Ljubomir Tadic, Albrecht Wellmer, Kurt Wolff..., đặt trụ sở ở Nam
tư và Mỹ), cho nên nhóm những nhà lý luận này thường được gọi là nhóm Praxis. Chủ trương của
nhóm Praxis này nhằm đóng góp vào việc xây dựng một lý luận nhân bản mác xít, thảo luận những
điểm hội tụ và khác biệt giữa chủ nghĩa Mác và những trào lưu triết lý khác, vượt ra ngoài cái khung
Diamat chuyên chế và nô dịch sự phát triển của tư tưởng.
Trong tác phẩm Giưã lý tưởng và thực tại/Izmedju Ideala i Stvarnosti (1969), Stojanovic đã đăït lại cơ
sở của “chủ nghĩa xã hội hiện hành” kể từ khi sản sinh ra một hệ thống giai cấp bóc lột mới : một lý
luận về chủ nghĩa nhà nước như một hình thái mới của xã hội có giai cấp. Ông khẳng định hình thái
mới về một xã hội có giai cấp, theo chủ nghĩa nhà nước này sản sinh ra từ chủ nghĩa Stalin.
Vấn đề Nhà nước và “thủ tiêu nhà nước” đã đặt ra từ Lenin, vì lý ưng, Nhà nước là một công cụ
đàn áp của giai cấp thống trị thì khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản, không còn giai cấp, tất nhiên phải
xóa bỏ Nhà nước. Theo Stojanovic, sự vắng mặt của giai cấp vô sản công nghiệp phát triển lớn mạnh
là một trong những nguyên nhân quyết định của sự suy thoái tiến đến chủ nghĩa nhà nước trong cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng chỉ ra cái huyền thoại về giai cấp vô sản là giai cấp cầm
quyền trong hệ thống Stalinít. Nhiều người Mác xít đã sai lầm khi quan niệm chủ nghĩa Stalin là một
chủ nghĩa xã hội nhà nước, thay vì coi đó là một hình thái mới của xã hội có giai cấp, một giai cấp bóc
lột mới.
Giai cấp bóc lột mới: Trước nhóm Praxis, Milovan Djilas ngay từ năm 1957 đã đưa ra một phân tích hệ
thống cộng sản và phát hiện một giai cấp mới hình thành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền sở
hữu thuộc về “tập thể”. Milovan Djilas viết:
“Mọi sự xảy ra khác ở Liên xô và những nước cộng sản khác với điều những nhà lãnh đạo tiên
liệu. Họ kỳ vọng là nhà nước sẽ mau chóng bị thủ tiêu, và củng cố dân chủ. Sự việc xảy ra ngược
hẳn.”
Giai cấp này từ đâu mà ra? Nó không là một bộ phận của đời sống kinh tế xã hội mà chỉ sinh ra từ
một tổ chức đặc thù bắt nguồn từ một đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền vì nắm giữ độc
quyền cai trị. Djilas nhận định giai cấp mới này càng phát triển thì cái đảng tiền phong ấy càng suy
yếu.
Điều nghịch lý là giai cấp mới nắm độc quyền khi mệnh danh là tiên tiến vô sản. nhân danh giai cấp
công nhân để thống trị xã hội đã là giai cấp thống trị giới công nhân. ở trong giai cấp mới này, người
ta không thừa kế điều gì ngoài việc len lỏi leo lên địa vị cao trên bậc thang quyền lực, đòi hỏi trung
thành với đảng, tức là với giai cấp mới. Những đặc điểm của giai cấp mới này là độc quyền cai trị,
củng cố bằng những tín điều thư lại. Về mặt lý luận thì chủ nghĩa cộng sản mở ra với mọi người,
song mặt khác nó tập trung quyền trong tay thiểu số lãnh đạo. Cái mâu thuẫn ấy còn biểu lộ qua việc
trong khi hứa hẹn thủ tiêu những khác biệt xã hội, nó lại gia tăng đặc quyền đặc quyền đặc lợi cho
những kẻ gia nhập tổ chức này.
Quá trình lịch sử tại các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng thực những viễn tượng trong hệ thống
cộng sản qua phân tích của Milovan Djilas. Chủ nghĩa nhà nước trong tay giai cấp mới là hai mặt của
xã hội dưới chế độ cộng sản. Tôi gọi nó là một thứ chủ nghĩa Djilas .
Người được coi như kiến trúc sư của họa đồ cải cách Yakovlev đã chỉ trích đảng cộng sản là một
hệ thống trì trệ xã hội do chế độ quyền lực cá nhân sinh ra. Shostakovsky nguyên Viện trưởng trường
Đảng cũng phải thú nhận: “Về chọn lựa chủ nghĩa xã hội: Nhân dân đã theo những khẩu hiệu của
người bôn-sê-vích mà bẩy mươi năm sau vẫn lập đi lập lại là: đất cho nông dân, nhà máy cho công
nhân, quyền lực về các Xô viết và hòa bình cho dân tộc. Chúng ta không hoàn tất những khẩu hiệu
ấy. Đất vẫn ở trong tay Nhà nước, nhà máy thuộc về các bộ, quyền lực trong tay Đảng và nói chung
không có hòa bình giữa các dân tộc.”
Trầm tích hậu cộng sản: Vượt quá khứ cộng sản vẫn còn là một con đường nhiều gai góc và phức tạp
vì chủ nghĩa cộng sản đã để một dấu tích đầy ngịch lý trong lịch sử và văn minh nhân loại. Một nhà
văn Hung, Péter Esterházy đã kinh qua giai đoạn ấy nhận xét: “Ngay cả nếu thực là đất nước đã tống
khứ được chủ nghĩa cộng sản vào năm 1956 như con chó giũ sạch nước, ngày nay hầu như không rõ
ràng chỗ nào chó giũ sạch và chỗ nào nước bắt đầu.”
Hiện tại, một số nước trên thế giới (Trung quốc, Bắc, Triều tiên, Việt nam, Lào, Miên, Cuba) vẫn
còn được kể là những nước cộng sản. Trước sự tan rã của khối Xô viết và ý thức hệ cộng sản, những
nước còn lại kể trên đi về đâu. Một nhà nghiên cứu chính trị (Richard Sakwa) nghĩ là chúng đang trên
lộ trình tự vượt chủ nghĩa cộng sản. “Tự vượt” xuất phát từ những quan tâm và cấp bách mang tính
bản địa, vì dường như quá trình biến đổi ở Đông Âu không có ảnh hưởng, ít ra đối với Trung quốc.
Theo Sakwa, cách mạng tự vượt ở châu Á chỉ hoàn tất không phải là giải thể những chế độ và biến
đổi quyền lực của chúng thành những hình thái mới, nhưng do chính những hệ thống cộng sản dẫn sự
thích nghi tuần tự đến những nhiệm vụ phát triển quốc gia hướng về thị trường. Liệu điều này có thể
xảy ra?
Một nhà nghiên cứu trẻ Trung quốc, Zhang Boshu không tin vào những dự tưởng lạc quan này.
Boshu cũng phê bình Brzezinski đã đáng giá sai khi ca ngợi “chủ nghĩa cộng sản mại bản” của Trung
quốc khi cho là chỉ số độ khủng hoảng của Trung quốc thấp nhất trong các nước vùng Đông Á. Thật
ra cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cũng như chính trị đạo đức đã xảy ra ngay trước khi Brzezinski
cho ra mắt tác phẩm nói đến ở trên. Cuộc vận động ngày 4 tháng Sáu năm 1989 cho dân chủ không
phải là một biến cố đơn lẻ, chỉ sáu tháng sau biến động Thiên An Môn hàng loạt những cao trào dân
chủ dấy lên ở Đông Âu và Liên Xô. Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội hiện đại chỉ ra chủ nghĩa
cộng sản kiểu Mác xít dầu là Mao hay Lenin-Stalin không thể coi là một mô hình xã hội lý tưởng.
Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, cuộc thử
nghiệm này trả một giá xương máu cho nhân loại và để lại một hội chứng hậu cộng sản. Ý thức hệ ấy
do một đảng độc quyền ý thức hệ, một giai cấp mới của chủ nghĩa Djilas.
Hai đặc điểm cơ bản của những nước XHCN hiện hữu này là một guồng máy khủng bố có sách lược
và một hệ thống kinh tế suy bại.
Xét riêng Việt nam, hiện tượng tham nhũng đã trở thành căn bệnh nội tạng và giới lãnh đạo bảo
thủ luôn luôn coi cải cách chính trị là một “diễn biến hòa bình” do những lực lượng thù nghịch điều
động. Từ thời điểm 1975 trở lại đây, sự thất bại đầu tiên là không có một kế hoạch ứng phó với kinh
tế miền Nam, cũng như không có một chương trình tái thiết hậu chiến. Sự thất bại kế tiếp là sa lầy vào
cuộc chiến Campuchia. Bắt chước liên Xô, giới lãnh đạo cũng đưa ra chính sách đổi mới vào năm
1985, nhưng tự sâu xa họ chẳng hiểu phải làm như thế nào để đưa từ lý luận vào hành động cụ thể.
Vào tháng Chín năm này cái đổi mới chủ yếu là cải cách tiền tệ chỉ làm cho tình trạng kinh tế
vốn đã tồi tệ càng tồi tệ hơn.Theo như tường trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mô tả thì chỉ hai năm sau
khi “đổi mới’ bắt đầu vào năm 1985, tình trạng còn xấu hơn những năm trước: sản xuất nông nghiệp
sút giảm trong năm 1987, lạm phát trong hai năm 87 và 88 tăng lên 300%, khiến công nhsân viên và
người lao động càng khốn cùng, hệ thống phân phối tồi tệ đi, nạn thất nghiệp gia tăng. Hầu như trong
năm 1988, nạn khan hiếm thực phẩm gia tăng, thậm chí ở nhiều tỉnh miền Bắc còn bị chết đói. Vào
tháng Ba năm này, ngân hàng nhà nước phát hành tiền mới, khiến giá thực phẩm tăng lên gấp đôi,
giá đồng bạc sụt xuống còn nửa. Những khuyến cáo của Quỹ tiền tệ Quóc tế (IMF) đối với bất cứ
quốc gia nào kém mở mang như định mức giá cả linh động, kiểm soát mậu dịch ít hơn, giảm chi viện,
thúc đẩy xuất cảng, kêu gọi đầu tư ngoại quốc tư nhân và xác định thị trường, có nghĩa là tiêu hủy
kinh tế quy hoạch “xã hội chủ nghĩa”.Những khuyến cáo này không dược nghe cho mãi dến năm
1987, Chính trị mới thi hành một vài điểm như xóa bỏ chế độ chi viện, kiểm soát ngân sách, điều
chỉnh hối đoái và hệ thống giá cả...Đại hội trung ương đảng kỳ sáu vào tháng Ba năm 1989 nhìn
nhận những sở hữu cá thể, nhữnghình thái kinh tế tư bản tư nhân vẫn tồn tại lâu dài thiết yếu cho kinh
tế trong cơ cấu của một nền kinh tế cơ sở hàng hóa trong con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên
thực tế, đề cương kinh tế không quan trọng bằng phương cách áp dụng. Những nghị quyết của Bộ
Chính trị phản ảnh những tranh giành quyền lực gay gắt và những thỏa hiệp trong hàng ngũ lãnh đạo.
Chúng chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị chứ không đáp ứng những vấn đề kinh tế. Chính vì lý do đó
không đi sát với thực tế hàng ngày dần dà vượt khỏi vòng kiểm soát của bộ Chính trị. Từ những thập
niên 80s, quỹ Tiền tệ uốc tế đã ảnh hưởng mạnh đến những chính sách của Việt nam, đến độ dường
như còn hơn cả những nước đã từ bỏ chế độ cộng sản, theo chính sách vĩ mô do Quỹ Tiền tệ Quốc tế
đề ra. Kết quả là trong năm 1995, hố chia cách giữa lý thuyết và quyền lực, giữa con người lý luận và
con người hành động càng rộng lớn.
Đảng đưa ra nghị quyết xác định Việt nam sẽ phát triển “một nền kinh tế đa khu vực với những
thành phần kinh tế và cơ sở kinh doanh đa biệt để tiến tới chỗ phát triển mau chóng...nhà nước sẽ điều
hợp và hướng dẫn kinh tế thị trường hơn cho phù hợp với những định hướng xã hội chủ nghĩa.” Những
người lãnh đạo đến lúc phải thừa nhận những quy luật phát triển chung của kinh tế thế giới và những
quy luật phổ biến của sản xuất hàng hóa – như một bài viết trên tạp chí lý luận của đảng CS là “để
cho nhân tố tư bản chủ nghĩa đạt tới một mức độ nhất định của phát triển trong thời kỳ quá độ là một
vấn đề khách quan.” Tổng bí thư Đảng vào đầu năm 1994 phải thú nhận là “xây dựng chủ nghĩa xã
hội tuy thế hãy còn mới mẻ” cần phải “học tập Chủ nghĩa Mác-Lenin” về chính sách kinh tế mới và
chủ nghĩa tư bản do nhà nước quản lý để tìm ra những hình thái mới trong thời kỳ quá độ. Thật ra thú
nhận này chỉ để che dấu những chính sách vô trách nhiệm trong việc quản lý kinh tế của đất nước từ
nhiều thập niên qua khi đảng CS nắm chính quyền.
Sự bế tắc trầm trọng giữa nhóm lãnh đạo là chỉ nhất trí trên nhu cầu duy trì bá quyền chính trị
chứ không phải tìm cách để giải quyết những thử thách nghiêm trọng và khó khăn của chính sách, cho
nên đất nước rơi vào chỗ vô định trên nhiều mặt định chế và xã hội. Đại hội Đảng tháng Sáu năm
1996 đã phơi bày công khai tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng trong nội bộ đảng Cs như tình trạng
xung đột ở Liên Xô tronbg những năm cuối trước khi sụp đổ. Sự bế tắc ấy đã diễn ra những nghịch lý
trong xã hội. Tại sao chế độ cộng sản tại Việt nam chưa sụp đổ?
Hỏi như vậy có nghĩa là hiện trạng của Việt nam chưa thay đổi, không có nghĩa là tất yếu sẽ
không phải biến đổi. Lý ưng, Việt nam sẽ biến đổi khi hội được những điều kiện ắt có và đủ khi tình
hình đã chín mùi.
Chế độ cộng sản đang tồn tại vì cái hạt nhân của nó là đảng CS hiện nắm quyền bính, cho nên
khi đi tìm hiểu những điều kiện khả dĩ có thể dự đoán sự cáo chung của nó trong vận động lịch sử là
tiền đề sơ khởi. Lấy thời điểm 1975 làm cái mốc để xét thì những vấn đề kinh tế chính trị đã tác động
thành cuộc khủng hoảng trầm trọng trong nội bộ Đảng, tuy những biến động quốc tế 1989, 1991 chưa
làm nó tan rã nhưng bước đầu cho thấy đảng CS Việt nam không còn ở cái thế chủ động.
Từ năm 1988 lần lượt những đảng CS nắm quyền bính tại Đông Âu và Liên xô đã mất thế đứng
không phải vì những cuộc bạo luận mà do chính những biến đổi về tổ chức và trí thức cũng như những
mâu thuẫn trong xã hội tạo ra ảnh hưởng quan trọng vào sự phát triển những áp lực căng thẳng cho
việc tái cấu trúc điều kiện tồn tại của đảng cộng sản Việt nam.
Trong nhiều thập niên đảng CS luôn luôn giữ vị thế về mặt lý luận là một đảng của quần chúng
lao động, xác định lập trường Mác-Lenin nhưng về măït thực tiễn do một thiểu số trong bộ Chính trị
nắm quyền điều động quyết định đường lối chính sách. Dựa vào điều kiện chiến tranh, chủ trương
trường kỳ kháng chiến, thiểu số này mặc nhiên khoác cho mình cái độc quyền nhân cách hóa vai trò
vô sản để thống trị, đặt mình trở thành đảng tiền phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp
công nhân với vị thế và ý thức của giai cấp công nhân. Do lẽ đó trong suốt cuộc chiến, lấy cớ tình thế
đất nước thời chiến, thiểu số bộ Chính trị nắm quyền sinh sát, chuyển sang thời bình trở thành nhóm
lãnh đạo lỗi thời, lạc hậu trước tình hình mới đòi hỏi những đáp ứng và khả năng khác biệt.
Đảng cộng sản Việt nam nắm quyền cai trị ngày nay cũng đồng bệnh như nước anh em Trung
quốc là làm chủ đất nước không phải vì “vai trò lịch sử” mà là vì đang có sức mạnh bạo lực trong tay
để bảo vệ củng cố quyền lực xây dựng trên những ảo tưởng chủ nghĩa, thực tế đang mất dần sự trung
thành của đảng viên và sự tuân hành của quần chúng bị trị. Nó đang sa lầy vì một chính sách đẻ ra
giai tầng ưu tú mới về kinh tế gồm tuyệt đại đa số là hàng ngũ đảng viên tham nhũng, một giới quý tộc
mới có thẻ dùng mọi thủ đoạn chính trị một cách vô liêm sỉ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi kinh tế. Tình
trạng mất niềm tin, bên bờ vực này sẽ quyết định sự tồn tại của đảng cộng sản, tuy không tiên liệu
vào thời điểm nào nhưng dựa trên quá trình lịch sử hiện đại, một xã hội băng hoại như thế khó thể tồn
tại. Một là cao trào dân chủ tất thắng, hai là nó sẽ chuyển hóa thành một “chủ nghĩa xã hội quân
phiệt” gần như phổ biến trên chính trường vùng Trung Đông và Nam Á, bởi vì cơ bản của nền chính
trị này là chế độ cực quyền, độc tài và tham nhũng.
Sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu đã tạo những hụt hẫng cho những nước
còn tồn tại dưới lá cờ Mác-Lenin. Vì thế danh xưng chủ nghĩa xã hội chỉ là một hư từ chính trị trong
việc biện minh cho sự tồn tại chính trị của đảng cộng sản ở những nước trầm tích này.
Trích ' PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MAC XÍT' CỦA ĐĂNG PHÙNG QUÂN
TRẦN BÌNH NAM * PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Noùi chuyeän vôùi Hoäi
Khoa Hoïc & Kyõ Thuaät Vieät Nam
nhaân ngaøy ra maét “Ñaëc San 2002:
''Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam”
ngaøy 29 thaùng 3 naêm 2003 taïi Little Saigon – California.
Kính thöa quí vò,
Hoâm nay toâi raát vinh döï ñöôïc Hoäi Khoa Hoïc vaø Kyõ Thuaät Vieät Nam (KH&KTVN) môøi phaùt bieåu nhaân buoåi ra maét taäp Ñaëc San 2002 chuû ñeà: “Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam” vöøa môùi in xong vaø phaùt haønh thaùng Gieâng naêm nay. Taäp Ñaëc San naøy ñuùc keát nhöõng suy nghó vaø öu tö cuûa caùc chuyeân vieân, kyõ thuaät gia, cöïu vieân chöùc chính quyeàn cuõ, vaø moät soá ngöôøi coù moät ít kinh nghieäm qua moät thôøi gian ngaén laøm vieäc trong boä maùy chính quyeàn taïi Vieät Nam sau naêm 1975 veà vaán ñeà phaùt trieån Vieät Nam vaø ñöôïc trình baøy trong buoåi hoäi thaûo “Phaùt Trieãn Vieät Nam” ngaøy 18 thaùng 11 naêm 2001 taïi ñaïi hoïc coäng ñoàng Santa Ana do Hoäi KH&KTVN toå chöùc. Coù theå noùi taäp Ñaëc San ñaõ bao goàm ñöôïc taát caû caùc khía caïnh cuûa vaán ñeà phaùt trieån Vieät Nam vaø coù theå laøm taøi lieäu xuaát phaùt cho nhöõng nghieân cöùu phaùt trieån khaùc.
Vaán ñeà toâi seõ trình baøy hoâm nay laø: vaán ñeà soâng Cöûu Long ñoái vôùi vieäc phaùt trieån Vieät Nam vaø nhöõng coâng trình thuûy ñieän cuûa Trung quoác ñaõ vaø ñang thöïc hieän treân thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long beân Vaân Nam aûnh höôûng nhö theá naøo ñeán söï phaùt trieån ñoù, vaø chuùng ta phaûi laøm gì.
Ñaây khoâng phaûi laø moät vaán ñeà môùi meû. Moät soá quoác gia haï nguoàn soâng Cöûu Long goàm Laøo, Thaùi, Kampuchia vaø Vieät Nam ñaõ thaønh laäp “UÛy hoäi soâng Meâ Koâng” ñeå phoái hôïp caùc chöông trình phaùt trieån ñoàng coù lôïi vôùi nhau (Trung quoác vaø Mieán Ñieän chæ tham döï vôùi tö caùch quan saùt vieân). Veà phía haûi ngoaïi, nhieàu taïp chí, nghò luaän vaø chuyeân moân cuõng ñaõ ñeà caäp ñeán vaán ñeà naøy. Quí vò trong Mekong Forum ñaõ daønh troïn moät soá vaø Taäp san Ñi Tôùi ôû Montreùal, Canada daønh troïn moät soá khaùc ñeå noùi veà söï quan troïng cuûa soâng Cöûu Long ñoái vôùi kinh teá Vieät Nam. Vaø trong Ñaëc san 2002 cuûa Hoäi KH&KTVN ra maét hoâm nay cuõng coù moät baøi khaù daøi cuûa kyõ sö Nguyeãn Minh Quang “Nhaän xeùt veà traän luït naêm 2000 ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long” qua ñoù oâng Quang cho ñoäc giaû thaáy nguyeân nhaân cuûa vuï luõ luït vaø qua ñoù nhöõng baøi hoïc caàn ruùt tæa.
Ngöôøi Vieät Nam chuùng ta ai cuõng bieát mieàn Nam laø vöïa luùa, vaø hieän nay Vieät Nam coù khaû naêng xuaát caûng gaïo ñöùng thöù nhì treân theá giôùi cuõng nhôø vöïa luùa ñoù. Vaø coù vöïa luùa ñoù laø nhôø soâng Cöûu Long.
Nhöng vaán ñeà ñöôïc ñaët ra laø caùi taøi nguyeân thieân nhieân do soâng Cöûu Long mang laïi coù baát bieán vôùi thôøi gian khoâng? Caâu traû lôøi laø “khoâng”, vì vôùi khaû naêng khoa hoïc vaø kyõ thuaät baây giôø söùc ngöôøi coù theå taùc ñoäng raát maïnh vaøo thieân nhieân. Vaø neáu söï taùc ñoäng naøy thieáu nghieân cöùu (nhö tröôøng hôïp ñaøo keânh, ñaép ñöôøng loä thieáu keá hoaïch toaøn boä taïi chaâu thoå soâng Cöûu Long trong 20 naêm qua) hay leäch laïc vì nöôùc naøy coù öu theá thieân nhieân khoâng quan taâm ñeán quyeàn lôïi cuûa nöôùc khaùc (nhö vieäc Trung quoác xaây döïng böøa baõi caùc ñaäp thuûy ñieän ôû thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long trong tænh Vaân Nam) noù coù theå coù aûnh höôûng ñeán thieân nhieân vaø quyeàn lôïi cuûa quoác gia khaùc.
Tieán só Traàn Tieãn Khanh trong baøi vieát “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng” ñaêng taûi treân nhieàu tôø baùo haûi ngoaïi cho bieát raèng Trung quoác coù moät chöông trình phaùt trieån daøi haïn tænh Vaân Nam khôûi ñaàu töø thaäp nieân 1970, qua ñoù Trung quoác döï tính xaây döïng ít nhaát laø 8 ñaäp thuûy ñieän nôi thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long. Ñaäp ñaàu tieân laø ñaäp ManWan xaây xong naêm 1993 coù söùc saûn xuaát 1500 MegaWatt (trung bình neáu moãi gia ñình duøng 1000 Watt ñaäp Manwan coù theå duøng ñeå cung caáp ñieän löïc cho 1 trieäu ruôõi gia ñình). Ñaäp Dachaoshan (Ñaïi Chieáu Sôn) xaây xong thaùng 12 naêm vöøa qua coù coâng suaát 1350 MW. Moät ñaäp khaùc laø ñaäp Xiaowan vöøa ñöôïc khôûi coâng vaøo thaùng gieâng naêm 2003 döï truø hoaøn taát vaøo naêm 2013 vaø coù coâng suaát laø 4200MW. Chi phí xaây caát ñaäp Xiaowan laø 4 tæ myõ kim. Naêm ñaäp khaùc ñang ôû giai ñoaïn hoïa ñoà, vaø seõ laàn löôït hoaøn taát trong hai thaäp nieân tôùi.
Söï xaây döïng caùc ñaäp thuûy ñieän naøy aûnh höôûng ñeán moâi thaùi cuûa toaøn boä röøng nuùi, ñaát ñai chung quanh doøng nöôùc cuûa soâng Cöûu Long chaûy qua caùc nöôùc haï nguoàn nhöng khoâng thaáy quoác gia naøo toû veû lo aâu. Caùc cô sôû kinh teá taøi chaùnh Lieân hieäp quoác maø quan troïng nhaát laø Ngaân Haøng Theá Giôùi hình nhö cuõng chöa ñeå taâm tôùi. Moät phaàn vì Trung quoác khoâng tieát loä nhieàu chi tieát kyõ thuaät veà caùc döï aùn xaây caát cuûa mình, moät phaàn Trung quoác traán an caùc nöôùc haï nguoàn raèng hoï ñaõ khaûo saùt kyõ löôõng veà aûnh höôûng moâi sinh, doøng nöôùc.
Trung quoác lyù luaän raèng: “Caùc ñaäp thuûy ñieän ngaên nöôùc giuùp giaûm luõ luït vaøo muøa möa vaø giöõ nöôùc laïi cho muøa heø haï nguoàn khoûi bò khoâ caïn” Ñieàu ñoù ñuùng nhöng Trung quoác khoâng traû lôøi caùc caâu hoûi nhö: “Neáu gaëp muøa möa quaù lôùn, ñaäp traøn phaûi xaõ nöôùc, haï nguoàn bò nöôùc traøn ñoät ngoät sinh ra luõ luït thì sao.”, vaø “neáu gaëp haïn haùn thöôïng nguoàn giöõ heát nöôùc cho ñaäp, haï nguoàn khoâ caïn, nöôùc bieån traøn vaøo laøm nhieãm maën ñoàng ruoäng thì sao?”
Noùi caùch khaùc khi trôøi trôû chöùng (nhö möa luït lôùn hay naéng haïn laâu ngaøy) thì doøng nöôùc soâng Cöûu Long chaûy qua caùc nöôùc haï nguoàn hoaøn toaøn naèm trong tay cuûa Trung quoác. Vuï “luït soâng Cöûu Long naêm 2000” kyõ sö Nguyeãn Minh Quang cho nguyeân nhaân do söï ñaøo soâng vaø xaây ñöôøng khoâng coù keá hoaïch trong thôøi gian töø 1980 ñeán naêm 2000, nhöng bieát ñaâu aûnh höôûng cuûa ñaäp Manwan ñoái vôùi traän luït naøy cuõng khoâng phaûi laø khoâng ñaùng keå.
Nhöng ñieàu quan troïng nhaát ñoái vôùi chaâu thoå soâng Cöûu Long laø phuø sa. Caùc ñaäp seõ giöõ phuø sa, nöôùc soâng caøng ngaøy caøng ngheøo phuø sa, ñoàng ruoäng khoâ caèn daàn vaø nhieãm maën. Vieät Nam seõ khoâng coøn laø moät vöïa luùa nöõa.
Kinh teá gia Ñinh Hinh, vieân chöùc cuûa Ngaân Haøng Theá Giôùi (World Bank) phuï traùch vuøng Taây Phi hieän laøm vieäc taïi Hoa Thònh Ñoán (vaø laø chuyeân vieân moät thôøi phuï traùch nghieân cöùu moät moâ hình phaân phoái nöôùc cuûa con soâng Eupharates cho ba nöôùc Thoã Nhó Kyø, Iraq vaø Syria ñöoïc 3 nöôùc naøy coâng nhaän vaø hieän ñang coøn hieäu löïc aùp duïng) khi ñöôïc hoûi yù kieán veà vaán ñeà xaây caát cuûa Trung quoác nôi thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long ñaõ cho bieát ñoù laø ñieàu oâng ta heát söùc lo laéng. OÂng Ñinh Hinh noùi raèng neáu khoâng ai laøm gì heát cöù ñeå cho Trung quoác tieáp tuïc caùc keá hoïach thuûy ñieän cuûa hoï taïi Vaân Nam nhö hieän nay thì haäu quaû ñoái vôùi caùc nöôùc haï nguoàn seõ voâ cuøng to lôùn vaø theâ thaûm trong voøng moät traêm naêm tôùi. OÂng ta nghó khoâng theå chôø Ngaân Haøng Quoác Teá coù saùng kieán nghieân cöùu moâ hình phaân phoái nöôùc cuûa soâng Meâkoâng nhö hoï ñaõ laøm ôû Trung Ñoâng. Caùch toát nhaát laø caùc nöôùc haï nguoàn (maø nhaát laø Vieät Nam laø nöôùc lôùn nhaát, bò aûnh höôûng nhieàu nhaát) leân tieáng yeâu caàu Ngaân Haøng Quoác Teá laäp keá hoaïch nghieân cöùu moâ hình giuùp.
Söï de doïa naøy caùc nöôùc trong UÛy hoäi soâng Meâ Koâng (trong ñoù coù Vieät Nam) ñeàu bieát. Nhöng cho ñeán luùc naøy chæ coù Kampuchia laø nöôùc duy nhaát leân tieáng vaø leân tieáng moät caùch heát söùc deø daët. Vaán ñeà laø hieän nay taát caû caùc nöôùc haï nguoàn ñeàu ít nhieàu nhaän vieän trôï cuûa Trung quoác vaø ñeàu chòu aûnh höôûng chính trò cuûa Trung quoác neân khoâng nöôùc naøo muoán to tieáng vôùi ngöôøi anh lôùn phöông Baéc. Maët khaùc vì haäu quaû laø chuyeän cuûa haøng chuïc hay traêm naêm tôùi neân khoâng ai caûm thaáy thuùc baùch.
Gaàn ñaây moät chuyeân vieân Vieät Nam coù chaân trong UÛy hoäi soâng Meâ Koâng khi ñöôïc hoûi hoï coù bieát nhöõng heä luïy cuûa caùc ñaäp thuûy ñieän Trung quoác ñoái vôùi töông lai kinh teá Vieät Nam khoâng vaø chính quyeàn hieän nay coù nhöõng bieän phaùp gì ñeå ngaên ngöøa thì chuyeân vieân ñoù noùi bieát haäu quaû nhöng hoï khoâng laøm gì ñöôïc vì hieän nay ñoái vôùi Boä chính trò vaán ñeà naøy laø moät vaán ñeà chính trò chöù khoâng coøn trong lónh vöïc cuûa caùc chuyeân vieân nöõa. Ngaøy 16/3 vöøa qua coù moät “Hoäi nghò Toaøn Caàu Veà Nguoàn Nöôùc” hoïp taïi Kyoto, oâng Buøi Ñình Thieän ñaïi dieän cho chính quyeàn Vieät Nam trong UÛy hoäi soâng Meâkoâng ñi tham döï. Ñaây laø moät dòp raát toát ñeå Vieät Nam löu yù coäng ñoàng quoác teá veà vieäc xaây caát cuûa Trung quoác nhöng raát tieác khi ñöôïc coâ AÙnh Traân moät phoùng vieân cuûa ñaøi Tieáng Noùi Töï Do AÙ Chaâu phoûng vaán hoûi caùc keá hoïach xaây caát cuûa Trung quoác nôi thöôïng nguoàn coù ñe doïa gì ñoái vôùi caùc nöôùc haï nguoàn khoâng, oâng traû lôøi: “khoâng bò ñe doïa gì nhieàu”.
Vôùi tình hình naøy, toâi coù moät ñeà nghò ñoái vôùi Hoäi KH&KT Vieät Nam. Hoäi caàn phoái hôïp vôùi nhoùm Mekong Forum chính thöùc keâu goïi chính quyeàn Vieät Nam löu taâm ñeán haäu quaû cuûa caùc keá hoïach xaây caát ñaäp thuûy ñieän cuûa Trung quoác, vaø ñoàng thôøi vaän ñoäng UÛy Hoäi soâng Meâkong leân tieáng maïnh meõ hôn. Toâi nghó neáu ñaët thaønh vaán ñeà moät caùch xaùc ñaùng chính quyeàn Vieät Nam khoâng theà laøm lô vuï vieäc naøy ñöôïc.
Ñaõ ñaønh chính quyeàn Vieät Nam hieän nay ñang coù nhöõng moái quan heä teá nhò ñoái vôùi Trung quoác neân hoï cuõng maát moät ít töï do haønh ñoäng, nhöng nhöõng quan heä teá nhò ñoù laø chuyeän nhaát thôøi. Chuyeän an ninh vaø quyeàn lôïi cuûa ñaát nöôùc laø chuyeän laâu daøi.
Haõy nhìn baûn ñoà Vieät Nam hoâm nay. Nhìn leân phiaù Baéc, neáu caùc nguoàn thoâng tin veà bieân giôùi laø chính xaùc thì qua hieäp ñònh bieân giôùi kyù cuoái naêm 1999 chuùng ta ñaõ maát caùc cao ñieåm phoøng veä, bieân giôùi haàu nhö vónh vieãn bò boû ngoû vaø bò ñe doïa khi quan heä Hoa Vieät trôû thaønh côm khoâng laønh canh khoâng ngoït. Nhìn ra phiaù Ñoâng, kho daàu hoûa trong quaàn ñaûo Tröôøng Sa cuõng ñang bò uy hieáp maø khoâng ai thaáy chính quyeàn Haø Noäi coù moät keá saùch quaân söï naøo ñeå baûo veä. Nhìn xuoáng phiaù Nam, nôi caùc nhaùnh soâng Cöûu Long ñang cuoàn cuoàn chaûy mang toâm caù luùa gaïo ñeán cho 80 trieäu con ngöôøi thì ñang bò ñe doïa khoâ caèn bôûi nhöõng coâng trình xaây caát voâ traùch nhieäm cuûa ngöôøi baïn khoång loà ôû phöông Baéc.
Tröôùc böùc tranh ñoù, khoâng moät chính quyeàn coù traùch nhieäm naøo coù theå ngoài yeân khoâng haønh ñoäng. Vaø ngöôøi Vieät, trong nöôùc cuõng nhö haûi ngoaïi khoâng ai coù theå ngoài yeân khoâng leân tieáng.
Xin kính chaøo quùi vò.
Traàn Bình
Nam
http://www.vnet.org/tbn
BinhNam@earthlink.net
Taøi lieäu tham
khaûo:
1. “Asian Development Bank Studies More Mekong Dams” by Patrick McCully (World Rivers Review, Vol. 12, No. 1, Feb. 1997)
2. “Officials warn against degrading environment along Mekong Basin” (Associated press Sept. 26, 2002)
3. “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng” Ts. Traàn Tieãn Khanh
4. “The Voice of America” chöông trình Vieät ngöõ, coâ Phöông Lan phoûng vaán Ts. Traàn Tieãn Khanh veà “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng”
5. “Tieáng Noùi Töï Do AÙ Chaâu” coâ AÙnh Traân phoûng vaán oâng Buøi Ñình Thieän, ñaïi dieän Vieät Nam trong UÛy hoäi Soâng Meâkoâng tham döï hoäi nghò “Toaøn Caàu veà Nguoàn Nöôùc” taïi Kyoto ngaøy 16/3/2003.
6. Taïp Chí Ñi Tôùi, soá chuû ñeà “soâng Mekoâng”
7. “Nhaän Xeùt veà Traän Luõ Luït naêm 2000 ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long” kyõ sö Nguyeãn Minh Quang (Ñaëc San 2002: Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam)
8. “Thöû Tìm Hieåu Nhöõng Nguyeân Nhaân Luõ Luït Lôùn taïi Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long” Ts. Traàn Tieãn Khanh (8/2001)
nhaân ngaøy ra maét “Ñaëc San 2002:
''Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam”
ngaøy 29 thaùng 3 naêm 2003 taïi Little Saigon – California.
Kính thöa quí vò,
Hoâm nay toâi raát vinh döï ñöôïc Hoäi Khoa Hoïc vaø Kyõ Thuaät Vieät Nam (KH&KTVN) môøi phaùt bieåu nhaân buoåi ra maét taäp Ñaëc San 2002 chuû ñeà: “Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam” vöøa môùi in xong vaø phaùt haønh thaùng Gieâng naêm nay. Taäp Ñaëc San naøy ñuùc keát nhöõng suy nghó vaø öu tö cuûa caùc chuyeân vieân, kyõ thuaät gia, cöïu vieân chöùc chính quyeàn cuõ, vaø moät soá ngöôøi coù moät ít kinh nghieäm qua moät thôøi gian ngaén laøm vieäc trong boä maùy chính quyeàn taïi Vieät Nam sau naêm 1975 veà vaán ñeà phaùt trieån Vieät Nam vaø ñöôïc trình baøy trong buoåi hoäi thaûo “Phaùt Trieãn Vieät Nam” ngaøy 18 thaùng 11 naêm 2001 taïi ñaïi hoïc coäng ñoàng Santa Ana do Hoäi KH&KTVN toå chöùc. Coù theå noùi taäp Ñaëc San ñaõ bao goàm ñöôïc taát caû caùc khía caïnh cuûa vaán ñeà phaùt trieån Vieät Nam vaø coù theå laøm taøi lieäu xuaát phaùt cho nhöõng nghieân cöùu phaùt trieån khaùc.
Vaán ñeà toâi seõ trình baøy hoâm nay laø: vaán ñeà soâng Cöûu Long ñoái vôùi vieäc phaùt trieån Vieät Nam vaø nhöõng coâng trình thuûy ñieän cuûa Trung quoác ñaõ vaø ñang thöïc hieän treân thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long beân Vaân Nam aûnh höôûng nhö theá naøo ñeán söï phaùt trieån ñoù, vaø chuùng ta phaûi laøm gì.
Ñaây khoâng phaûi laø moät vaán ñeà môùi meû. Moät soá quoác gia haï nguoàn soâng Cöûu Long goàm Laøo, Thaùi, Kampuchia vaø Vieät Nam ñaõ thaønh laäp “UÛy hoäi soâng Meâ Koâng” ñeå phoái hôïp caùc chöông trình phaùt trieån ñoàng coù lôïi vôùi nhau (Trung quoác vaø Mieán Ñieän chæ tham döï vôùi tö caùch quan saùt vieân). Veà phía haûi ngoaïi, nhieàu taïp chí, nghò luaän vaø chuyeân moân cuõng ñaõ ñeà caäp ñeán vaán ñeà naøy. Quí vò trong Mekong Forum ñaõ daønh troïn moät soá vaø Taäp san Ñi Tôùi ôû Montreùal, Canada daønh troïn moät soá khaùc ñeå noùi veà söï quan troïng cuûa soâng Cöûu Long ñoái vôùi kinh teá Vieät Nam. Vaø trong Ñaëc san 2002 cuûa Hoäi KH&KTVN ra maét hoâm nay cuõng coù moät baøi khaù daøi cuûa kyõ sö Nguyeãn Minh Quang “Nhaän xeùt veà traän luït naêm 2000 ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long” qua ñoù oâng Quang cho ñoäc giaû thaáy nguyeân nhaân cuûa vuï luõ luït vaø qua ñoù nhöõng baøi hoïc caàn ruùt tæa.
Ngöôøi Vieät Nam chuùng ta ai cuõng bieát mieàn Nam laø vöïa luùa, vaø hieän nay Vieät Nam coù khaû naêng xuaát caûng gaïo ñöùng thöù nhì treân theá giôùi cuõng nhôø vöïa luùa ñoù. Vaø coù vöïa luùa ñoù laø nhôø soâng Cöûu Long.
Nhöng vaán ñeà ñöôïc ñaët ra laø caùi taøi nguyeân thieân nhieân do soâng Cöûu Long mang laïi coù baát bieán vôùi thôøi gian khoâng? Caâu traû lôøi laø “khoâng”, vì vôùi khaû naêng khoa hoïc vaø kyõ thuaät baây giôø söùc ngöôøi coù theå taùc ñoäng raát maïnh vaøo thieân nhieân. Vaø neáu söï taùc ñoäng naøy thieáu nghieân cöùu (nhö tröôøng hôïp ñaøo keânh, ñaép ñöôøng loä thieáu keá hoaïch toaøn boä taïi chaâu thoå soâng Cöûu Long trong 20 naêm qua) hay leäch laïc vì nöôùc naøy coù öu theá thieân nhieân khoâng quan taâm ñeán quyeàn lôïi cuûa nöôùc khaùc (nhö vieäc Trung quoác xaây döïng böøa baõi caùc ñaäp thuûy ñieän ôû thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long trong tænh Vaân Nam) noù coù theå coù aûnh höôûng ñeán thieân nhieân vaø quyeàn lôïi cuûa quoác gia khaùc.
Tieán só Traàn Tieãn Khanh trong baøi vieát “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng” ñaêng taûi treân nhieàu tôø baùo haûi ngoaïi cho bieát raèng Trung quoác coù moät chöông trình phaùt trieån daøi haïn tænh Vaân Nam khôûi ñaàu töø thaäp nieân 1970, qua ñoù Trung quoác döï tính xaây döïng ít nhaát laø 8 ñaäp thuûy ñieän nôi thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long. Ñaäp ñaàu tieân laø ñaäp ManWan xaây xong naêm 1993 coù söùc saûn xuaát 1500 MegaWatt (trung bình neáu moãi gia ñình duøng 1000 Watt ñaäp Manwan coù theå duøng ñeå cung caáp ñieän löïc cho 1 trieäu ruôõi gia ñình). Ñaäp Dachaoshan (Ñaïi Chieáu Sôn) xaây xong thaùng 12 naêm vöøa qua coù coâng suaát 1350 MW. Moät ñaäp khaùc laø ñaäp Xiaowan vöøa ñöôïc khôûi coâng vaøo thaùng gieâng naêm 2003 döï truø hoaøn taát vaøo naêm 2013 vaø coù coâng suaát laø 4200MW. Chi phí xaây caát ñaäp Xiaowan laø 4 tæ myõ kim. Naêm ñaäp khaùc ñang ôû giai ñoaïn hoïa ñoà, vaø seõ laàn löôït hoaøn taát trong hai thaäp nieân tôùi.
Söï xaây döïng caùc ñaäp thuûy ñieän naøy aûnh höôûng ñeán moâi thaùi cuûa toaøn boä röøng nuùi, ñaát ñai chung quanh doøng nöôùc cuûa soâng Cöûu Long chaûy qua caùc nöôùc haï nguoàn nhöng khoâng thaáy quoác gia naøo toû veû lo aâu. Caùc cô sôû kinh teá taøi chaùnh Lieân hieäp quoác maø quan troïng nhaát laø Ngaân Haøng Theá Giôùi hình nhö cuõng chöa ñeå taâm tôùi. Moät phaàn vì Trung quoác khoâng tieát loä nhieàu chi tieát kyõ thuaät veà caùc döï aùn xaây caát cuûa mình, moät phaàn Trung quoác traán an caùc nöôùc haï nguoàn raèng hoï ñaõ khaûo saùt kyõ löôõng veà aûnh höôûng moâi sinh, doøng nöôùc.
Trung quoác lyù luaän raèng: “Caùc ñaäp thuûy ñieän ngaên nöôùc giuùp giaûm luõ luït vaøo muøa möa vaø giöõ nöôùc laïi cho muøa heø haï nguoàn khoûi bò khoâ caïn” Ñieàu ñoù ñuùng nhöng Trung quoác khoâng traû lôøi caùc caâu hoûi nhö: “Neáu gaëp muøa möa quaù lôùn, ñaäp traøn phaûi xaõ nöôùc, haï nguoàn bò nöôùc traøn ñoät ngoät sinh ra luõ luït thì sao.”, vaø “neáu gaëp haïn haùn thöôïng nguoàn giöõ heát nöôùc cho ñaäp, haï nguoàn khoâ caïn, nöôùc bieån traøn vaøo laøm nhieãm maën ñoàng ruoäng thì sao?”
Noùi caùch khaùc khi trôøi trôû chöùng (nhö möa luït lôùn hay naéng haïn laâu ngaøy) thì doøng nöôùc soâng Cöûu Long chaûy qua caùc nöôùc haï nguoàn hoaøn toaøn naèm trong tay cuûa Trung quoác. Vuï “luït soâng Cöûu Long naêm 2000” kyõ sö Nguyeãn Minh Quang cho nguyeân nhaân do söï ñaøo soâng vaø xaây ñöôøng khoâng coù keá hoaïch trong thôøi gian töø 1980 ñeán naêm 2000, nhöng bieát ñaâu aûnh höôûng cuûa ñaäp Manwan ñoái vôùi traän luït naøy cuõng khoâng phaûi laø khoâng ñaùng keå.
Nhöng ñieàu quan troïng nhaát ñoái vôùi chaâu thoå soâng Cöûu Long laø phuø sa. Caùc ñaäp seõ giöõ phuø sa, nöôùc soâng caøng ngaøy caøng ngheøo phuø sa, ñoàng ruoäng khoâ caèn daàn vaø nhieãm maën. Vieät Nam seõ khoâng coøn laø moät vöïa luùa nöõa.
Kinh teá gia Ñinh Hinh, vieân chöùc cuûa Ngaân Haøng Theá Giôùi (World Bank) phuï traùch vuøng Taây Phi hieän laøm vieäc taïi Hoa Thònh Ñoán (vaø laø chuyeân vieân moät thôøi phuï traùch nghieân cöùu moät moâ hình phaân phoái nöôùc cuûa con soâng Eupharates cho ba nöôùc Thoã Nhó Kyø, Iraq vaø Syria ñöoïc 3 nöôùc naøy coâng nhaän vaø hieän ñang coøn hieäu löïc aùp duïng) khi ñöôïc hoûi yù kieán veà vaán ñeà xaây caát cuûa Trung quoác nôi thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long ñaõ cho bieát ñoù laø ñieàu oâng ta heát söùc lo laéng. OÂng Ñinh Hinh noùi raèng neáu khoâng ai laøm gì heát cöù ñeå cho Trung quoác tieáp tuïc caùc keá hoïach thuûy ñieän cuûa hoï taïi Vaân Nam nhö hieän nay thì haäu quaû ñoái vôùi caùc nöôùc haï nguoàn seõ voâ cuøng to lôùn vaø theâ thaûm trong voøng moät traêm naêm tôùi. OÂng ta nghó khoâng theå chôø Ngaân Haøng Quoác Teá coù saùng kieán nghieân cöùu moâ hình phaân phoái nöôùc cuûa soâng Meâkoâng nhö hoï ñaõ laøm ôû Trung Ñoâng. Caùch toát nhaát laø caùc nöôùc haï nguoàn (maø nhaát laø Vieät Nam laø nöôùc lôùn nhaát, bò aûnh höôûng nhieàu nhaát) leân tieáng yeâu caàu Ngaân Haøng Quoác Teá laäp keá hoaïch nghieân cöùu moâ hình giuùp.
Söï de doïa naøy caùc nöôùc trong UÛy hoäi soâng Meâ Koâng (trong ñoù coù Vieät Nam) ñeàu bieát. Nhöng cho ñeán luùc naøy chæ coù Kampuchia laø nöôùc duy nhaát leân tieáng vaø leân tieáng moät caùch heát söùc deø daët. Vaán ñeà laø hieän nay taát caû caùc nöôùc haï nguoàn ñeàu ít nhieàu nhaän vieän trôï cuûa Trung quoác vaø ñeàu chòu aûnh höôûng chính trò cuûa Trung quoác neân khoâng nöôùc naøo muoán to tieáng vôùi ngöôøi anh lôùn phöông Baéc. Maët khaùc vì haäu quaû laø chuyeän cuûa haøng chuïc hay traêm naêm tôùi neân khoâng ai caûm thaáy thuùc baùch.
Gaàn ñaây moät chuyeân vieân Vieät Nam coù chaân trong UÛy hoäi soâng Meâ Koâng khi ñöôïc hoûi hoï coù bieát nhöõng heä luïy cuûa caùc ñaäp thuûy ñieän Trung quoác ñoái vôùi töông lai kinh teá Vieät Nam khoâng vaø chính quyeàn hieän nay coù nhöõng bieän phaùp gì ñeå ngaên ngöøa thì chuyeân vieân ñoù noùi bieát haäu quaû nhöng hoï khoâng laøm gì ñöôïc vì hieän nay ñoái vôùi Boä chính trò vaán ñeà naøy laø moät vaán ñeà chính trò chöù khoâng coøn trong lónh vöïc cuûa caùc chuyeân vieân nöõa. Ngaøy 16/3 vöøa qua coù moät “Hoäi nghò Toaøn Caàu Veà Nguoàn Nöôùc” hoïp taïi Kyoto, oâng Buøi Ñình Thieän ñaïi dieän cho chính quyeàn Vieät Nam trong UÛy hoäi soâng Meâkoâng ñi tham döï. Ñaây laø moät dòp raát toát ñeå Vieät Nam löu yù coäng ñoàng quoác teá veà vieäc xaây caát cuûa Trung quoác nhöng raát tieác khi ñöôïc coâ AÙnh Traân moät phoùng vieân cuûa ñaøi Tieáng Noùi Töï Do AÙ Chaâu phoûng vaán hoûi caùc keá hoïach xaây caát cuûa Trung quoác nôi thöôïng nguoàn coù ñe doïa gì ñoái vôùi caùc nöôùc haï nguoàn khoâng, oâng traû lôøi: “khoâng bò ñe doïa gì nhieàu”.
Vôùi tình hình naøy, toâi coù moät ñeà nghò ñoái vôùi Hoäi KH&KT Vieät Nam. Hoäi caàn phoái hôïp vôùi nhoùm Mekong Forum chính thöùc keâu goïi chính quyeàn Vieät Nam löu taâm ñeán haäu quaû cuûa caùc keá hoïach xaây caát ñaäp thuûy ñieän cuûa Trung quoác, vaø ñoàng thôøi vaän ñoäng UÛy Hoäi soâng Meâkong leân tieáng maïnh meõ hôn. Toâi nghó neáu ñaët thaønh vaán ñeà moät caùch xaùc ñaùng chính quyeàn Vieät Nam khoâng theà laøm lô vuï vieäc naøy ñöôïc.
Ñaõ ñaønh chính quyeàn Vieät Nam hieän nay ñang coù nhöõng moái quan heä teá nhò ñoái vôùi Trung quoác neân hoï cuõng maát moät ít töï do haønh ñoäng, nhöng nhöõng quan heä teá nhò ñoù laø chuyeän nhaát thôøi. Chuyeän an ninh vaø quyeàn lôïi cuûa ñaát nöôùc laø chuyeän laâu daøi.
Haõy nhìn baûn ñoà Vieät Nam hoâm nay. Nhìn leân phiaù Baéc, neáu caùc nguoàn thoâng tin veà bieân giôùi laø chính xaùc thì qua hieäp ñònh bieân giôùi kyù cuoái naêm 1999 chuùng ta ñaõ maát caùc cao ñieåm phoøng veä, bieân giôùi haàu nhö vónh vieãn bò boû ngoû vaø bò ñe doïa khi quan heä Hoa Vieät trôû thaønh côm khoâng laønh canh khoâng ngoït. Nhìn ra phiaù Ñoâng, kho daàu hoûa trong quaàn ñaûo Tröôøng Sa cuõng ñang bò uy hieáp maø khoâng ai thaáy chính quyeàn Haø Noäi coù moät keá saùch quaân söï naøo ñeå baûo veä. Nhìn xuoáng phiaù Nam, nôi caùc nhaùnh soâng Cöûu Long ñang cuoàn cuoàn chaûy mang toâm caù luùa gaïo ñeán cho 80 trieäu con ngöôøi thì ñang bò ñe doïa khoâ caèn bôûi nhöõng coâng trình xaây caát voâ traùch nhieäm cuûa ngöôøi baïn khoång loà ôû phöông Baéc.
Tröôùc böùc tranh ñoù, khoâng moät chính quyeàn coù traùch nhieäm naøo coù theå ngoài yeân khoâng haønh ñoäng. Vaø ngöôøi Vieät, trong nöôùc cuõng nhö haûi ngoaïi khoâng ai coù theå ngoài yeân khoâng leân tieáng.
Xin kính chaøo quùi vò.
http://www.vnet.org/tbn
BinhNam@earthlink.net
1. “Asian Development Bank Studies More Mekong Dams” by Patrick McCully (World Rivers Review, Vol. 12, No. 1, Feb. 1997)
2. “Officials warn against degrading environment along Mekong Basin” (Associated press Sept. 26, 2002)
3. “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng” Ts. Traàn Tieãn Khanh
4. “The Voice of America” chöông trình Vieät ngöõ, coâ Phöông Lan phoûng vaán Ts. Traàn Tieãn Khanh veà “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng”
5. “Tieáng Noùi Töï Do AÙ Chaâu” coâ AÙnh Traân phoûng vaán oâng Buøi Ñình Thieän, ñaïi dieän Vieät Nam trong UÛy hoäi Soâng Meâkoâng tham döï hoäi nghò “Toaøn Caàu veà Nguoàn Nöôùc” taïi Kyoto ngaøy 16/3/2003.
6. Taïp Chí Ñi Tôùi, soá chuû ñeà “soâng Mekoâng”
7. “Nhaän Xeùt veà Traän Luõ Luït naêm 2000 ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long” kyõ sö Nguyeãn Minh Quang (Ñaëc San 2002: Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam)
8. “Thöû Tìm Hieåu Nhöõng Nguyeân Nhaân Luõ Luït Lôùn taïi Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long” Ts. Traàn Tieãn Khanh (8/2001)
BS. HỒ VĂN CHÂM * QUỐC GIA & CỘNG SẢN
Bác sï HÒ Væn Châm
QuÓc gia là m¶t tØ gÓc Hán, Çem diÍn nôm theo thÙ t¿ tØng ch» thì có nghïa là Nܧc Nhà. QuÓc gia (Nܧc nhà) bao gÒm ba thành tÓ :
-quÓc dân,
-lãnh th°,
-ch‰ Ƕ.
QuÓc dân là ngÜ©i trong nܧc, gÒm m¶t ho¥c m¶t vài s¡c t¶c chính và nhiŠu s¡c t¶c thi‹u sÓ. QuÓc dân ÇÜ®c hình thành và phát tri‹n theo dòng lÎch sº, tØ nh»ng b¶ låc ban sÖ k‰t h®p thành chûng t¶c ÇÒng nhÃt. Danh tØ s¡c t¶c dùng Ç‹ nói ljn các s¡c dân sÓng trong m¶t nܧc chính xác hÖn danh tØ dân t¶c mà nhiŠu ngÜ©i thÜ©ng có thói quen dùng lÅn l¶n v§i danh tØ quÓc dân. Do Çó, ÇØng thu hËp tØ quÓc dân vÕn vËn trong nghïa hËp là dân t¶c.
Lãnh th° là ÇÃt nܧc, bao gÒm cä vùng tr©i bên trên và vùng bi‹n và thŠm løc ÇÎa vây quanh. Lãnh th° là ÇÎa bàn sinh hoåt cûa quÓc dân tØ th‰ hŒ này ti‰p nÓi th‰ hŒ khác, suÓt d†c chiŠu dài lÎch sº. Lãnh th° có th‹ bi‰n thiên theo th©i gian, tæng giäm diŒn tích và xê dÎch ÇÎa Çi‹m, nhÜng cÖ bän là °n ÇÎnh và là m¶t th¿c th‹ tâm lš bÃt bi‰n trong lòng quÓc dân.
Ch‰ Ƕ bao gÒm các m¥t chính trÎ, væn hóa và xã h¶i. Theo v§i Çà phát tri‹n lÎch sº, trình Ƕ væn hóa quy ÇÎnh s¿ hình thành các mô thÙc xã h¶i thích nghi và nh»ng ÇÎnh ch‰ chính trÎ phù h®p. Væn hóa m‡i ngày m¶t lên cao, mô thÙc xã h¶i và ÇÎnh ch‰ chính trÎ cÛng thay Ç°i. Tính chÃt khä bi‰n cûa ch‰ Ƕ vŠ các m¥t chính trÎ, væn hóa và xã h¶i có tác Ƕng h° tÜÖng, mÆt thi‰t và sâu ÇÆm, và là Ƕng l¿c thúc ÇÄy s¿ phát tri‹n quÓc gia, tuy nhiên trong m¶t vài trÜ©ng h®p cÛng có th‹ gây nên nh»ng hÆu quä phän Ƕng, cän Çà phát tri‹n cûa quÓc gia.
Nói m¶t cách t°ng quát, các thành tÓ quÓc dân và lãnh th° mang tính chÃt °n ÇÎnh và Ç¥c thù, là nh»ng thành tÓ chû y‰u cûa th¿c th‹ quÓc gia. Trong lúc Çó, thành tÓ ch‰ Ƕ có tính chÃt khä bi‰n, thay Ç°i theo các ÇiŠu kiŒn khách quan, nên chÌ là thành tÓ thÙ y‰u cûa th¿c th‹ quÓc gia mà thôi.
QuÓc gia (nܧc nhà) có phÀn khác biŒt v§i Nܧc; QuÓc gia (nܧc nhà) låi càng khác biŒt v§i Nhà Nܧc. ThÆt vÆy, quÓc gia bao gÒm cä ba thành tÓ quÓc dân, lãnh th° và ch‰ Ƕ, trong lúc Çó, nܧc và nhà nܧc chÌ là m¶t vài m¥t cûa ch‰ Ƕ mà thôi, thông thÜ©ng là các m¥t chính trÎ và xã h¶i.
Th©i quân chû, nܧc là vua, là triŠu Çình, là ch‰ Ƕ. Yêu nܧc có nghïa là trung thành v§i vua. MÃt nܧc thì tan nhà. Nܧc mÃt nhà tan có nghïa là triŠu Çåi trÎ vì bÎ lÆt Ç° thì quyŠn l®i bän thân và gia Çình bÎ thiŒt håi. Nh§ nܧc là luy‰n ti‰c vì vua bÎ truÃt ph‰, luy‰n ti‰c ÇÎnh ch‰ chính trÎ và sinh hoåt xã h¶i nay không còn.
Lš HÆu chû ÇÀu hàng TÓng Thái t°, Çêm n¢m nh§ nܧc và than vãn không th‹ ngoänh ÇÀu nhìn låi :
Ti‹u lâu tåc då h»u Çông phong,
CÓ quÓc bÃt kham hÒi thû nguyŒt minh trung.
(Lš HÆu chû)
Nh§ nܧc Çây là nh§ ngai vàng bŒ ng†c, nh§ "phÜ®ng các long lâu liên tiêu hán, ng†c thø quÿnh chi chÙc yên la", nh§ triŠu Çình Nam ñÜ©ng, tÙc là luy‰n ti‰c ch‰ Ƕ cÛ, cái ÇÎnh ch‰ chính trÎ mà bän thân ÇÜ®c Ƕc tôn ª ngôi chúa t‹.
NguyÍn thÎ Hinh (Bà HuyŒn Thanh quan) qua ñèo Ngang tÙc cänh :
Nh§ nܧc Çau lòng con quÓc quÓc,
ThÜÖng nhà mõi miŒng cái gia gia.
(Bà HuyŒn Thanh quan)
Nh§ nܧc Çây là tܪng nh§ vua Lê chúa TrÎnh, luy‰n ti‰c ch‰ Ƕ chính trÎ và xã h¶i ñàng Ngoài trܧc kia, Çàn bà m¥c váy không phäi m¥c quÀn (Chi‰u vua mÒng tám tháng ba, CÃm quÀn không Çáy ngÜ©i ta bàng hoàng). VÆy thì nܧc hi‹u theo nghïa nhÜ th‰ này không phäi là quÓc gia theo nghïa r¶ng ngày nay ta hi‹u. QuÓc gia khác biŒt v§i nܧc th©i quân chû chuyên chính.
Th©i Pháp thu¶c, Nam kÿ là thu¶c ÇÎa, do ngÜ©i Pháp tr¿c ti‰p cai trÎ, còn Trung kÿ và B¡c kÿ là bäo h¶, có hai hŒ thÓng hành chính song hành là hŒ thÓng Nam triŠu cûa vua quan ta và hŒ thÓng Bäo h¶ cûa ngÜ©i Pháp. Các hŒ thÓng cai trÎ này ÇÜ®c g†i là nhà nܧc : nhà nܧc Nam triŠu và nhà nܧc Bäo h¶. Câu nói "Trên có hai nhà nܧc, dܧi có bà con xóm làng" là câu nói cºa miŒng cûa dân quê nܧc ta th©i bÃy gi©. Khác v§i th©i quân chû Ƕc lÆp trܧc Çây, dܧi th©i Pháp thu¶c, vua v§i nܧc không còn là m¶t. Bu°i ÇÀu, các sï phu yêu nܧc còn hæng hái phát Ƕng viŒc cÀn vÜÖng. Th‰ rÒi, cùng v§i khÄu hiŒu"Trung quân", khÄu hiŒu" ái quÓc" b¡t ÇÀu xuÃt hiŒn. Rõ ràng là nܧc lúc này khác biŒt v§i nܧc
th©i trܧc và Çã gÀn gÛi phÀn nào v§i tØ quÓc gia theo nghïa r¶ng ngày nay ta hi‹u. Cho ljn lúc trung quân ái quÓc tách r©i làm Çôi, Phan B¶i Châu xܧng xuÃt ñông du, c° võ dân chû, Phan Chu Trinh công khai hài t¶i vua Khäi ñÎnh, NguyÍn Ái QuÓc vi‰t kÎch "Con rÒng tre"Ç‹ ch‰ riÍu ch‰ Ƕ quân chû, thì rõ ràng là công luÆn nܧc ta Çã b¡t ÇÀu nhÆn ÇÎnh r¢ng yêu nܧc khác biŒt v§i trung thành v§i vua. Nܧc không còn là vua mà nܧc là dân; yêu nܧc không phäi là trung thành v§i vua mà yêu nܧc là phäi ÇÃu tranh Çòi hÕi cäi ti‰n dân sinh, ki‰n tåo dân chû. KÎp ljn khi các Çäng phái chính trÎ ra Ç©i thì møc tiêu ÇÃu tranh là cách mång giäi phóng dân t¶c. Nܧc Çã bao hàm thành tÓ quÓc dân nên hao hao
ÇÒng dång v§i quÓc gia. M¥t khác, nܧc dÙt khoát không phäi là nhà nܧc. Nhà nܧc chÌ ÇÖn thuÀn là ch‰ Ƕ cai trÎ. ThÆt vÆy, cä hai nhà nܧc th©i bÃy gi©, nhà nܧc Nam triŠu và nhà nܧc Bäo h¶, là nh»ng hŒ thÓng hành chánh phÓi h®p hoåt Ƕng rÃt æn nhÎp v§i nhau Ç‹ quän lš ch¥t chÈ nhân dân ViŒt Nam. Rõ ràng, quÓc gia khác biŒt v§i nhà nܧc dܧi th©i Pháp thu¶c.
Vào trung tuÀn tháng 5 næm 1941, NguyÍn Ái QuÓc triŒu tÆp Çåi h¶i Çäng lÀn thÙ 8 tåi vùng núi Cao B¢ng Ç‹ thành lÆp ViŒt Nam ñ¶c lÆp ñÒng minh h¶i (ViŒt Minh). M¥t trÆn ViŒt Minh là xäo thuÆt cûa c¶ng sän ViŒt Nam, gian trá mÜ®n lÓt quÓc gia, d¿ng c© giäi phóng, Ç‹ Çánh lØa phe ñÒng minh và gi§i chính trÎ trong nܧc. ThÆt vÆy, trܧc Çó NguyÍn Ái QuÓc Çã Ç°i tên là HÒ Chí Minh, chen vào t° chÙc ViŒt Nam Cách mŒnh ñÒng minh h¶i cûa NguyÍn Häi ThÀn Ç‹ d¿a th‰ và lÃy lòng viên tܧng Tàu TrÜÖng Phát Khuê. CuÓi næm 1942, ViŒt Minh cÛng tranh thû ÇÜ®c s¿ tin cÆy cûa ngÜ©i MÏ, ÇÜ®c ngÜ©i MÏ giúp lÜÖng th¿c, khí gi§i, phÜÖng tiŒn truyŠn thông, nh© vào cái lÓt quÓc gia và chiêu bài giäi phóng dân t¶c. CuÓi næm 1945, HÒ Chí Minh giäi tán Çäng c¶ng sän Ç‹ Çánh tan n°i ng© v¿c cûa m†i ngÜ©i vŠ chû š
mÜu ÇÒ th¿c hiŒn ch‰ Ƕ c¶ng sän tåi ñông DÜÖng. ñÀu næm 1946, HÒ Chí Minh cåy cøc nh© Tiêu Væn làm áp l¿c v§i phe quÓc gia Ç‹ h† chÎu tham gia chính quyŠn liên hiŒp, mang låi cho ViŒt Minh lÓt áo quÓc gia yêu nܧc, và b¶ m¥t dân t¶c Çoàn k‰t. Rõ ràng là c¶ng sän ViŒt Nam Çã nh© vào chiêu bài Ƕc lÆp quÓc gia, giäi phóng dân t¶c mà thành công trong viŒc cܧp Çoåt chính quyŠn, xây d¿ng quân Ƕi, t° chÙc hÆu cÀn, tranh thû nhân tâm, lãnh Çåo kháng chi‰n, th¿c hiŒn møc tiêu tÓi hÆu ÇÜa quÓc gia ViŒt Nam vào hàng ngÛ quÓc t‰ c¶ng sän. M¥c dù nh© lÓt quÓc gia mà nên viŒc nhÜng c¶ng sän ViŒt Nam rÃt úy kœ hai ti‰ng quÓc gia, vì lë trong š thÙc hŒ mác-xít lê-ni-nít, chû nghïa quÓc gia là phän trù tÓi kœ cûa chû nghïa quÓc t‰ vô sän. HÒ Chí Minh Çã tØng vi‰t trên báo L' Humanité r¢ng "Le nationalisme était, si on ne le contrôlait pas, un dangeureux phénomène risquant de menacer l' expansion du communisme dans les colonies" (Chû nghïa quÓc gia, n‰u không bÎ khÓng ch‰, thì së là m¶t hiŒn tÜ®ng nguy håi cho s¿ phát tri‹n chû nghïa c¶ng sän ª các xÙ thu¶c ÇÎa). VÆy thì sau khi Çã tåm v»ng chân, b¡t tay ÇÜ®c v§i th¿c dân Pháp, qua viŒc kš k‰t hiŒp ÇÎnh sÖ b¶ 6-3-1946 và viŒc Çi låi thÀm lén gi»a Võ Nguyên Giáp và Crépin, c¶ng sän ViŒt Nam Çã d¿ng ra vø Ôn NhÜ HÀu Ç‹ lÃy c§ tàn sát nh»ng ngÜ©i quÓc gia yêu nܧc là chuyŒn dÍ hi‹u. QuÓc gia chÌ là cái lÓt giai Çoån cho ngÜ©i c¶ng sän sº døng Ç‹ Çánh lØa công luÆn. QuÓc gia không bao gi© có ch‡ ÇÙng trong xã h¶i xã h¶i chû nghïa.
Giáo ÇiŠu mác-xít lê-ni-nít chû trÜÖng tiêu diŒt tinh thÀn quÓc gia, phê phán chû nghïa quÓc gia nhÜ là m¶t tŒ nån cûa nhân loåi. Bªi vÆy, trong ng» v¿ng xã h¶i chû nghïa, tuyŒt ÇÓi không có tØ quÓc gia, mà chÌ có các tØ Çäng, nhà nܧc, và nhân dân ÇÜ®c ÇiŠn th‰ vào. Nhà nܧc xã h¶i chû nghïa là m¥t quyŠn l¿c cûa quÓc gia c¶ng sän mà chû quyŠn bÎ gi§i hån ljn Ƕ mÃt h£n quÓc gia tính Ç‹ chÌ còn giän ÇÖn là m¶t b¶ phÆn cûa t° chÙc quÓc t‰ c¶ng sän. Thí dø rõ nét vŠ s¿ phø thu¶c này là chÌ thÎ vào cuÓi næm 1929 cûa ñŒ tam QuÓc t‰ cho 3 t° chÙc ñông DÜÖng C¶ng sän Çäng, An Nam C¶ng sän Çäng, và ñông DÜÖng C¶ng sän liên Çoàn phäi h®p nhÃt låi dܧi s¿ chÌ Çåo cûa ñŒ tam QuÓc t‰ (ChÌ thÎ này b¢ng Pháp ng», ÇÜ®c công bÓ trên tåp chí H†c TÆp tháng 10 næm 1967, Hà N¶i). NgÜ®c låi, vŠ m¥t ÇÓi n¶i, nhà nܧc xã h¶i chû nghïa phû lÃp quÓc gia qua các ngôn tØ chính thÙc"ñäng và Nhà nܧc ", "ñäng lãnh dåo, Nhà nܧc quän lš, Nhân dân làm chû ". Nhà nܧc là m¥t quyŠn l¿c chính trÎ cûa ch‰ Ƕ, tuy r¢ng theo nguyên t¡c thì chÌ là m¶t trong 3 thành tÓ tåo thành quÓc gia nhÜng nhà nܧc xã h¶i chû nghïa t¿ tung t¿ tác quán xuy‰n tÃt cä công viŒc, låi ª dܧi s¿ lãnh Çåo cûa Çäng, thành thº Çäng là tuyŒt ÇÓi, ª trên tÃt cä m†i thÙ, ª trên dân t¶c, ª trên quÓc gia. VŠ phÀn nhân dân dܧi ch‰ Ƕ c¶ng sän thì phäi gÜ®ng cÜ©i mà ôm cái bánh vë làm chû tÆp th‹. Cái gì cÛng là cûa nhân dân, chính quyŠn nhân dân, quân Ƕi nhân dân, tòa án nhân dân v.v., thay th‰ cho các danh xÜng chính quyŠn quÓc gia, quân Ƕi quÓc
gia, tòa án quÓc gia. Tóm låi, vŠ m¥t công pháp, ng» v¿ng xã h¶i chû nghïa tuyŒt ÇÓi tránh sº døng tØ quÓc gia mà thay th‰ b¢ng tØ nhân dân cho tÃt cä nh»ng thÙ xÄy ra trong phåm vi cä nܧc. ChÌ duy có m¶t ÇiŠu khó giäi thích là trong khi m†i thÙ thÜ®ng vàng hå cám ÇŠu là cûa nhân dân thì ngân hàng nhà nܧc låi ÇÜ®c g†i Çúng danh xÜng là ngân hàng quÓc gia. NgÜ©i dân Sài gòn cÜ©i c®t châm bi‰m r¢ng trong xã h¶i xã h¶i chû nghïa, nhân dân chÌ ÇÜ®c æn bánh vë, nhân dân ÇÒng nghïa v§i không thÆt hay không có thÆt, trong lúc Çó thì ÇÒng tiŠn Çi liŠn khúc ru¶t, vàng và giÃy båc th¿c s¿ ÇÜ®c chÙa bên trong ngân hàng Ç‹ cho cán b¶ nhà nܧc lÃy xài, bªi vÆy ngân hàng m§i không ÇÜ®c g†i là ngân hàng
nhân dân.
VŠ m¥t tâm lš, khi phäi ÇŠ cÆp ljn nh»ng vÃn ÇŠ có liên hŒ ljn khái niŒm quÓc gia thì ng» v¿ng xã h¶i chû nghïa låi sº døng tØ dân t¶c ÇiŠn th‰ vào. Chû nghïa quÓc gia thì nói là chû nghïa dân t¶c, Ƕc lÆp quÓc gia thì nói là Ƕc lÆp dân t¶c, giäi phóng quÓc gia thì nói là giäi phóng dân t¶c. Tuy døng tâm dùng tØ dân t¶c thay th‰ cho tØ quÓc gia nhÜng ngÜ©i c¶ng sän không hŠ lÅn l¶n dân t¶c v§i quÓc gia mà th¿c s¿ là Çã cÓ tình Ç‹ cho nh»ng ngÜ©i vô tâm lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c. Thí dø Çi‹n hình là vào nh»ng næm sôi Ƕng cûa thÆp niên 40, nhÃt là th©i gian m§i cܧp ÇÜ®c chính quyŠn và bu°i ÇÀu cu¶c kháng chi‰n, viŒc cÓ tình lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c Çã g¥t hái thành quä to l§n là Çã lØa
gåt ÇÜ®c nhiŠu th‰ hŒ ngÜ©i ViŒt yêu nܧc hy sinh xÜÖng máu chi‰n ÇÃu cho chû nghïa c¶ng sän mà cÙ tuªng là chi‰n ÇÃu cho s¿ sÓng còn cûa quê hÜÖng. ñäng c¶ng sän dÃu m¥t, t¿ khoác lên mình cái lÓt quÓc gia, triŒt Ç‹ khai thác tình t¿ dân t¶c, dÜÖng cao ng†n c© cûa chû nghïa yêu nÜóc, Çã thành công trong viŒc dành lÃy Ƕc quyŠn lãnh Çåo kháng chi‰n,th¿c hiŒn cu¶c"cách mång dân t¶c dân chû nhân dân". ñã có rÃt nhiŠu nh»ng ngÜ©i quÓc gia chû nghïa nhÜ Huÿnh Thúc Kháng, nhË då cä tin, vì tình t¿ dân t¶c mà cúc cung phøng s¿ chû nghïa quÓc t‰ vô sän, không mäy may nghi ng© dã tâm cûa tÆp Çoàn lãnh Çåo c¶ng sän, vÅn cÙ ngây thÖ nghï mình Çang phøng s¿ lš tܪng giäi phóng dân t¶c, mÜu cÀu
Ƕc lÆp quÓc gia. Cho ljn nh»ng næm ÇÀu cûa thÆp niên 50, khi mà Çäng Lao Ƕng ViŒt Nam ra Ç©i (tên m§i cûa Çäng C¶ng sän ñông DÜÖng), cùng v§i viŒc phát Ƕng nhÃt loåt các chi‰n dÎch ÇÃu tÓ cäi cách ru¶ng ÇÃt và rèn quân chÌnh cán, chuÄn bÎ cho viŒc th¿c hiŒn cu¶c "cách mång vô sän quÓc t‰", ngÜ©i yêu nܧc quÓc gia chû nghïa trong hàng ngÛ c¶ng sän m§i bàng hoàng tÌnh m¶ng. Trܧc s¿ th¿c phû phàng, h† chÌ có cÖ h¶i ch†n l¿a rÃt hån ch‰, khó khæn và t‰ nhÎ, n‰u không nói là Çau lòng. ThÆt vÆy, m¶t sÓ phäi Çành lòng bÕ Çi phÜÖng khác, ít nhiŠu mang m¥c cäm phän b¶i vì bÎ c¶ng sän gán cho ti‰ng xÃu ViŒt gian. SÓ ª låi, š thÙc s¿ phän b¶i lš tܪng ban ÇÀu cûa chính bän thân, nhÜng trót vì tay
Çã nhúng chàm, nên thôi Çành cam chÎu chÃp nhÆn th¿c t‰ "yêu nÜóc là yêu chû nghïa xã h¶i ".Trong sÓ ª låi cÛng có m¶t vài phÀn tº cÜÖng cÜ©ng, nhÃt quy‰t trung thành v§i tinh thÀn quÓc gia và tình t¿ dân t¶c, thì trܧc sau cÛng bÎ c¶ng sän tìm cách tiêu diŒt. NgÜ©i ViŒt Nam có lòng, ai không ngÆm ngùi xót thÜÖng cho sÓ phÆn bi thäm cûa Huÿnh Phú S°, Ba DÜÖng, Bùi H»u PhiŒt, NguyÍn Bình , Hoàng Th†.
M¶t thí dø khác vŠ viŒc cÓ tình lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c là danh xÜng M¥t TrÆn Dân T¶c Giäi Phóng MiŠn Nam thành lÆp næm 1960. ñây là mÜu toan khuynh loát chính quyŠn m¶t quÓc gia (ViŒt Nam C¶ng Hòa) nhÜng låi mÜ®n chiêu bài giäi phóng dân t¶c (dân t¶c Nam ViŒt Nam (!)) Ç‹ phÌnh gåt nh»ng ngÜ©i nhË då. NhÜng s¿ cÓ tình nhÆp nh¢ng lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c lÀn này không Çánh lØa ÇÜ®c ai, ngoåi trØ nh»ng thanh niên phän chi‰n no cÖm Ãm cÆt ª m¶t sÓ nܧc phÜÖng Tây, và m¶t sÓ ngÜ©i ViŒt sÓng lâu næm ª nܧc ngoài không có kinh nghiŒm vŠ c¶ng sän. Ngoài ra, bÃt kÿ ai có chút quan tâm ljn tình hình chính trÎ rÓi r¡m mÃy chøc næm qua ÇŠu thÃy rõ døng tâm gian trá cûa c¶ng sän.
M¥t trÆn chÌ là cu¶c hôn nhân chính trÎ ÇÜ®c s¡p x‰p bªi các th‰ l¿c th¿c dân và c¶ng sän mÜ®n chiêu bài giäi phóng dân t¶c Ç‹ âm mÜu lÆt Ç° chính quyŠn Ngô ñình DiŒm. ViŒt Nam C†ng Hòa là m¶t th¿c th‹ chính trÎ, là m¶t quÓc gia có chû quyŠn; dân t¶c ViŒt Nam sÓng trên lãnh th° ViŒt Nam C†ng Hòa là thành phÀn chính cûa quÓc dân ViŒt Nam C†ng Hoà. Có Ç©i thuª nào låi có chuyŒn ngÜ®c Ç©i Çòi hÕi giäi phóng dân t¶c cûa m¶t quÓc gia có chû quyŠn. Bªi vÆy, M¥t TrÆn không lôi cuÓn ÇÜ®c ai ngoài các thành phÀn tay sai th¿c dân và c¶ng sän, và m¶t sÓ ít trí thÙc kh© khåo, lãng mån và bÃt Ç¡c chí. M¥t TrÆn có b¶ m¥t thÜ®ng tÀng xôm tø Ç‹ tiŒn viŒc tuyên tryŠn, nhÜng h»u danh vô th¿c, không có tí ti chút
quyŠn l¿c. M¥t TrÆn låi không có bao læm cÖ sª hå tÀng, và sau bi‰n cÓ T‰t MÆu thân thì phäi nói là t° chÙc hå tÀng cûa M¥t TrÆn hoàn toàn ch£ng còn gì. M¥t TrÆn Çã cáo chung sau khi miŠn nam mÃt vào tay c¶ng sän. Thân phÆn bë bàng cûa NguyÍn H»u Th†, DÜÖng Quÿnh Hoa, TrÜÖng NhÜ Täng, Phùng Væn Cung không Çáng cho ngÜ©i Ç©i bÆn tâm, nhÜ hÆu th‰ Çã ngÆm ngùi xót thÜÖng nh»ng ngÜ©i quÓc gia chû nghïa n¥ng tình t¿ dân t¶c Çã lÀm låc h®p tác v§i c¶ng sän trên dܧi ba chøc næm vŠ trܧc.
Chính vì ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít cÓ tình lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c Ç‹ phÌnh gåt nh»ng ngÜ©i vì tình t¿ dân t¶c mà phøc vø chû nghïa quÓc t‰ vô sän nên ngày nay ngÜ©i quÓc gia chû nghïa có b°n phÆn phäi dành cho h† (nh»ng ngÜ©i c¶ng sän phän tÌnh) m¶t lÓi thoát, m¶t hܧng Çi, m¶t møc tiêu, m¶t lš tܪng, Ç‹ h† theo vŠ mà lÜÖng tâm không mäy may vÜÖng vÃn m¥c cäm phän b¶i, tinh thÀn phøng s¿ dân t¶c vÅn hæng say nhÜ cÛ, niŠm tin son s¡t vào tÜÖng lai ÇÃt nܧc vÅn tr†n vËn nhÜ xÜa. NgÜ©i quÓc gia chû nghïa có phÀn khác biŒt v§i ngÜ©i chÓng c¶ng c¿c Çoan là không phû nhÆn thành quä ÇÃu tranh dành Ƕc lÆp dân t¶c cûa nh»ng ngÜ©i trܧc nay chi‰n ÇÃu dܧi lá c© c¶ng sän. Phû nhÆn thành quä cûa h† là xuyên tåc s¿ thÆt. Có ÇiŠu là ngÜ©i quÓc gia chû nghïa phân biŒt rõ ràng møc tiêu tranh ÇÃu tÓi hÆu
cûa ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít khác biŒt v§i hoài bão cûa nh»ng ngÜ©i vì tình t¿ dân t¶c mà chi‰n ÇÃu trong hàng ngÛ c¶ng sän. ñÓi v§i ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít, Ƕc lÆp quÓc gia chÌ là møc tiêu sÖ khªi, là giai Çoån "cách mång dân t¶c dân chû nhân dân", còn cÀn phäi ti‰p tøc ti‰n lên cäi tåo quan hŒ sän xuÃt, xây d¿ng xã h¶i xã h¶i chû nghïa, th¿c hiŒn "cách mång quÓc t‰ vô sän". Tåi H¶i nghÎ các quÓc gia không liên k‰t h†p ª Colombo næm 1976, Phåm Væn ñÒng chä Çã tuyên bÓ r¢ng "chÌ ÇÜ®c xem là th¿c s¿ Ƕc lÆp, nh»ng quÓc gia n¢m trong khÓi xã h¶i chû nghïa" Çó sao! Còn ÇÓi v§i nh»ng aivì tình t¿ dân t¶c mà trܧc nay chi‰n ÇÃu cho møc tiêu Ƕc lÆp quÓc gia, giäi phóng dân t¶c, dܧi s¿ länh Çåo cûa ngÜ©i
mác-xít lê-ni-nít, thì ngÜ©i quÓc gia chû nghïa s¤n sàng mª r¶ng tÀm tay Çón nhÆn Ç‹ cùng nhau sát cánh bäo vŒ Ƕc lÆp quÓc gia, ki‰n tåo dân chû pháp trÎ, mÜu cÀu t¿ do và hånh phúc cho dân t¶c. NgÜ©i quÓc gia chû nghïa không ÇÓ kœ nên tØ trܧc ljn nay không hŠ phû nhÆn thành quä ÇÃu tranh cho Ƕc lÆp quÓc gia cûa h†; m¥t khác, ngu©i quÓc gia chû nghïa không hŠ có m¥c cäm t¶i l‡i vì trܧc nay vÅn t¿ hào vŠ s¿ sáng suÓt cûa mình, låi t¿ xét bän thân không tØng hành sº trái v§i quyŠn l®i quÓc gia dân t¶c, nên không bao gi© chÃp nhÆn dÜ luÆn sai låc r¢ng không theo kháng chi‰n næm 1946 là ViŒt gian; ngÜ©i quÓc gia chû nghïa không hËp lÜ®ng, không n¥ng l©i chê trách nh»ng ngÜ©i nhË då cä tin, phóng tâm làm bung xung cho c¶ng sän l®i døng, nên vÅn lÃy tên Huÿnh Thúc Kháng Ç¥t tên ÇÜ©ng ª Sài Gòn, ª Hu‰,vÅn Ƕ lÜ®ng bao dung ti‰p nhÆn nh»ng Tô Minh Trung, nh»ng TrÜÖng NhÜ Täng, nh»ng NguyÍn Minh CÀn, nh»ng Bùi Tín, nh»ng anh chÎ em nghŒ sï Çào nhiŒm ª Edmonton, AB, Canada. Gi© phút này, ngÜ©i quÓc gia chû nghïa chÌ tha thi‰t có m‡i m¶t yêu cÀu là tÃt cä nh»ng ai n¥ng lòng yêu nܧc thÜÖng nòi, bÃy lâu nay Çã vì tình t¿ dân t¶c mà lÀm låc ra sÙc chi‰n ÇÃu cho chû nghïa quÓc t‰ vô sän, thì hãy dÙt khoát và sáng suÓt nhÆn ÇÎnh th©i th‰ Ç‹ quy‰t ÇÎnh cho bän thân m¶t hܧng Çi Çúng Ç¡n, nh¡m th£ng vào møc tiêu lš tܪng thuª ban ÇÀu "x‰p bút nghiên lên ÇÜ©ng ...". DÙt khoát giã tØ ñäng C¶ng sän ViŒt Nam vÅn không mÃt hào quang tranh ÇÃu tØ trܧc t§i nay. LÀm låc ho¥c cÀu an ti‰p tøc ª trong hàng ngÛ c¶ng sän thì së chÎu ti‰ng phän dân håi nܧc, mà hào quang tranh ÇÃu tØ trܧc t§i nay cÛng không còn.
Tóm låi, ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít dÙt khoát là ngÜ©i quÓc t‰ vô sän. NgÜ©i quÓc gia chû nghïa ÇÜÖng nhiên là ngÜ©i không c¶ng sän. NgÜ©i yêu nܧc bÃy lâu chi‰n ÇÃu dܧi s¿ lãnh Çåo cûa ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít, phøc vø chû nghïa quÓc t‰ vô sän mà lÀm tܪng là phøc vø quÓc gia dân t¶c, cÛng là ngÜ©i không c¶ng sän.
Tháng 4 næm 1997
HÒ Væn Châm
Chú giäi
NgÜ©i mác-xít lê-ni-nít là ngÜ©i theo chû nghïa Mác-Lê, là ngÜ©i c¶ng sän.
NgÜ©i quÓc gia chû nghïa là ngÜ©i theo chû nghïa quÓc gia.
Xã h¶i xã h¶i chû nghïa là xã h¶i dܧi ch‰ Ƕ c¶ng sän.
Chû nghïa quÓc gia, chû nghïa xã h¶i là sº døng nhÜ là danh tØ.
NgÜ©i quÓc gia chû nghïa, xã h¶i xã h¶i chû nghïa là sº døng nhÜ là tïnh tØ.
ñ¶c giä không quen v§i ngôn tØ truyŠn thông trong nܧc có th‹ thÃy chܧng tai. NhÜng ti‰ng ViŒt là sinh ng», lÓi sº døng ngôn tØ nhÜ trên Çây Çã Çåi chúng hóa, mà Çã là thành quä cûa Çåi chúng thì không nên câu nŒ Ç¥t låi vÃn ÇŠ.
TRẦN BÌNH NAM *THÔNG TIN & TUYÊN TRUYỀN
Ñoù laø caên baûn phaûn ñoái cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät taïi UÙc chaâu ñoái vôùi ñaøi truyeàn hình SBS (Special Broadcasting Service - moät ñaøi truyeàn hình vaø truyeàn thanh daønh cho caùc saéc daân thieåu soá taïi UÙc chaâu) khi ñaøi naøy cho tieáp vaän chöông trình truyeàn hình VTV4 cuûa Vieät Nam, goïi laø chöông trình "Thôøi Söï Theá Giôùi" moãi saùng 35 phuùt tröø ngaøy Chuû nhaät baét ñaàu töø ngaøy 6 thaùng 10, 2003.
Tröôùc söï leân tieáng cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät taïi UÙc chaâu qua buoåi gaëp gôõ giöõa ñaïi dieän cuûa coäng ñoàng vôùi vieân chöùc SBS ngaøy 17 thaùng 11 vaø nhaát laø qua hai cuoäc bieåu tình oân hoøa ngaøy 28 thaùng 10 vaø ngaøy 2 thaùng 12, Hoäi Ñoàng Quaûn Trò SBS (hoïp ngaøy 5 thaùng 12 döôùi söï chuû toïa cuûa Chuû tòch Hoäi ñoàng Quaûn trò Carla Zampatti vôùi söï hieän dieän cuûa oâng giaùm ñoác SBS Nigel Milan) ñaõ quyeát ñònh ngöng tieáp vaän chöông trình "Thôøi Söï Theá giôùi" noùi treân. Nhöõng ngöôøi quan taâm ñeán vaán ñeà truyeàn thoâng treân theá giôùi ñaõ thôû daøi nheï nhoõm tröôùc quyeát ñònh ñuùng daén cuûa Hoäi ñoàng Quaûn Trò SBS. Noù chöùng toû moät ñieàu neáu coù daân chuû chuùng ta coù theå söûa chöõa hay ñieàu chænh nhöõng vieäc laøm chöa ñuùng.
Luùc ñaàu oâng giaùm ñoác Nigel Milan ñaõ raát ngaïc nhieân tröôùc phaûn öùng cuûa ngöôøi Vieät vaø noùi raèng ñaây chæ laø söï phaûn ñoái cuûa moät thieåu soá lôùn tuoåi, baûo thuû, coøn bò aùm aûnh bôûi quaù khöù vaø chöa quen vôùi tinh thaàn töï do thoâng tin.
Neáu chöông trình truyeàn hình VTV4 laø moät chöông trình thoâng tin cuûa Vieät Nam ñuùng nghóa thì coù theå oâng Milan noùi ñuùng. Nhöng chöông trình VTV4 chæ laø moät chöông trình duøng ñeå tuyeân truyeàn vaø chæ laø cuûa Vieät Nam treân danh töø. Treân thöïc teá taát caû phöông tieän truyeàn thoâng taïi Vieät Nam hieän nay töø baùo chí, ñaøi truyeàn thanh, truyeàn hình ñeàu naèm döôùi söï kieåm soaùt chaët cheõ cuûa ñaûng CSVN trong ñoù coù chöông trình VTV4. Chöông trình VTV4 laø moät chöông trình ñöôïc choïn loïc, chaép noái, vaø ñoâi khi coù caû tin töùc nguïy taïo ñeå phuïc vuï quyeàn lôïi cuûa ñaûng CSVN chöù khoâng coù muïc ñích thoâng tin trung thöïc ñeå phuïc vuï quyeàn lôïi cuûa nhaân daân Vieät Nam. Noù khoâng ñaït ñöôïc ba tính chaát caên baûn cuûa moät chöông trình thoâng tin laø voâ tö, coâng bình vaø ñoäc laäp (nhö ñònh nghóa theá naøo laø moät chöông trình thoâng tin cuûa baùc só Nguyeãn Maïnh Tieán, Chuû tòch Coäng ñoàng Ngöôøi Vieät Töï do bang New South Wales khi traû lôøi cuoäc phoûng vaán cuûa ñaøi BBC chöông trình Vieät ngöõ phaùt soùng chieàu Thöù Saùu 5 thaùng 12, giôø Vieät Nam)
Cuoäc ñaáu tranh phaûn ñoái cuûa coäng ñoàng Vieät Nam, do ñoù, laø cuoäc ñaáu tranh cho quyeàn thoâng tin trung thöïc vaø laø cuoäc ñaáu tranh choáng moïi hình tuyeân truyeàn cho quyeàn lôïi rieâng tö cuûa moät ñaûng chính trò duøng hieán phaùp vaø vuõ löïc ñeå bòt mieäng moïi tieáng noùi khaùc. Vì vaäy noù ñaõ ñöôïc söï uûng hoä cuûa ngöôøi Vieät khaép nôi cuõng nhö söï yeãm trôï cuûa caùc löïc löôïng daân chuû khaùc treân theá giôùi. Noù khoâng phaûi laø cuoäc ñaáu tranh "noùi laáy ñöôïc", "laáy thòt ñeø ngöôøi" hoaëc bò aùm bôûi hoäi chöùng "nhìn ñaâu cuõng thaáy con ngaùo oäp coäng saûn" (nhö moät soá ngöôøi chöa phaân bieät ñöôïc theá naøo laø thoâng tin trung thöïc vaø tuyeân truyeàn coù theå nghó) maø laø cuoäc ñaáu tranh cho söï coâng bình vaø leõ phaûi. Cho neân söï thaéng lôïi cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät taïi UÙc chaâu laø söï thaéng lôïi cuûa daân chuû ñoái vôùi toaøn theå caùc coäng ñoàng ngöôøi Vieät treân theá giôùi.
Qua cuoäc ñaáu tranh naøy nhöõng ngöôøi caàm quyeàn taïi Haø Noäi neân thaáy raèng neáu hoï töø boû tính ñoäc quyeàn chính trò qua ñoäc quyeàn ngoân luaän (chöa noùi tôùi caùc thöù ñoäc quyeàn khaùc nhö quyeàn sôû höõu caùc löïc löôïng vuõ trang v. v... ) vaø ñeå cho caùc phöông tieän truyeàn thoâng trong nöôùc ñöôïc laøm nhieäm vuï thoâng tin ñuùng nghóa thì coäng ñoàng ngöôøi Vieät ôû baát cöù nôi naøo treân theá giôùi cuõng coù theå vui möøng ñoùn nhaän söï tieáp vaän cuûa caùc ñaøi trong nöôùc. Ngöôïc laïi, coäng ñoàng ngöôøi Vieät khoâng coù moät söï choïn löïa naøo khaùc hôn laø leân tieáng phaûn ñoái. Ngöôøi Vieät troán chaïy moät cheá ñoä ñoäc taøi khoâng theå ngoài yeân ñeå cho keû ñoäc taøi nhaân danh ñaïi dieän nhaân daân mang caùi aùch ñoäc taøi ngoân luaän ñeán troøng leân coå mình.
Chính quyeàn Haø Noäi caàn moät chuùt voâ tö ñeå thaáy raèng khoâng phaûi chæ moät thieåu soá ngöôøi Vieät soáng taïi UÙc phaûn ñoái vieäc tieáp vaän ñaøi VTV4 (nhö lôøi tuyeân boá cuûa oâng Leâ Duõng phaùt ngoân nhaân boä ngoaïi giao Vieät Nam ngaøy 4 thaùng 12 theo baûn tin BBC tieáng Anh) maø laø ña soá vaø goàm nhöõng thaønh phaàn treû nhö cuoäc bieåu tình ngaøy 2/12 taïi Sydney vöøa roài vôùi 12.000 ngöôøi tham döï chöùng toû.
Nhöng cuoäc ñaáu tranh cho quyeàn töï do ngoân luaän khoâng phaûi ñeán ñaây laø heát. Chöøng naøo coøn ñieàu 4 Hieán phaùp giao toaøn quyeàn cai trò ñaát nöôùc cho ñaûng Coäng saûn, chöøng naøo ñaûng CSVN coøn ñoäc quyeàn ngoân luaän vaø ñaøn aùp moïi tieáng noùi khaùc vôùi mình baèng nhaø tuø thì chöøng ñoù coäng ñoàng coøn phaûi saün saøng ñaáu tranh.
Coäng ñoàng ngöôøi Vieät treân theá giôùi khoâng queân baøi hoïc choáng quyeát ñònh cuûa Cô quan Vaên hoùa Lieân hieäp quoác (UNESCO) toân vinh oâng Hoà Chí Minh laøm nhaø vaên hoùa theá giôùi naêm 1990 nhaân ngaøy sinh nhaät thöù 100 cuûa oâng ta, vaø cuõng khoâng queân cuoäc ñaáu tranh oân hoøa vaø ñöôïc laõnh ñaïo vöõng vaøng cuûa caùc vò laõnh ñaïo coäng ñoàng taïi UÙc chaâu laàn naøy. Neáu coäng ñoàng ngöôøi Vieät khaép nôi treân theá giôùi ñoàng taâm hieäp löïc cho moät cuoäc ñaáu tranh oân hoøa maø noäi dung coù tính thuyeát phuïc thì cuoái cuøng chuùng ta seõ thaéng lôïi.
Neáu UNESCO ñaõ phaûi baõi boû moät buoåi leã kyû nieäm coù tính caùch phoâ tröông cho moät nhaân vaät maø giaù trò lòch söû chöa ñöôïc nhìn nhaän thì SBS cuõng ñaõ laáy laïi caùi quyeát ñònh tieáp vaän moät chöông trình cuûa VTV4 khi hoï nhaän ra raèng chöông trình naøy khoâng phuïc vuï cho ai ngoaøi vieäc tieáp tay cho caùi loa tuyeân truyeàn cuûa moät ñaûng chính trò ñang tieám ñoaït tieáng noùi vaø kìm haõm söùc phaùt trieån cuûa moät daân toäc.
Moät nhaân vaät naøo ñoù ñaõ noùi moät caâu baát huû: "Toâi coù theå cheát ñeå baûo veä cho anh quyeàn ñöôïc noùi" Ngöôøi Vieät haûi ngoaïi seõ laøm ñuùng ñieàu ñoù ñeå baûo veä tieáng noùi töø Vieät Nam chöøng naøo tieáng noùi ñoù laø tieáng noùi trung thöïc, tieáng noùi khai phoùng cuûa toaøn daân, tieáng noùi cuûa moät nöôùc Vieät Nam töï do vaø daân chuû.
Dec. 5, 2003
BinhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 064
TRẦN BÁ ĐÀM * ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU
Töø ñình Traàn Baù
Ñaøm
Keå veà chieàu daøi ñöôøng Yonge noåi danh treân theá giôùi. ÔÛ ngaõ tö Yonge & Dundas coù sieâu thò cao taàng Eaton Center laâu naêm vaø danh tieáng ôû Gia Naõ Ñaïi. Ñaëc bieät beân trong cöûa chính coù töôïng cuûa vò chuû nhaân saùng laäp, ñuùc baèng ñoàng naëng nhieàu taán, coù tö theá ngoài neùt danh nhaân. Sieâu thò Eaton traûi qua maáy theá heä töø oâng, cha truyeàn ñeán con, chaùu noái kinh doanh. Khôûi thuûy chæ laø moät cöûa haøng baùn leû, roài phaùt ñaït trôû thaønh tö baûn.( phuù gia ñòch quoác )
Nhöng bieán dòch, ñeán thôøi ñieåm cuoái theá kyû 20, vì bò caïnh tranh töø phöông Ñoâng ( China) vaø aûnh höôûng kinh teá suy thoaùi neân sau moät thôøi gian thaát thu, ñaõ phaûi nhöôïng laïi cô sôû cho toå hôïp sieâu thò Sears cuûa Myõ. Töôïng oâng chuû Eaton ñaõ khieâng ñi göûi vaøo Baûo taøng vieän. Hieän nay danh hieäu Eaton Center vaãn coøn vì teân tuoåi ñaõ ñi vaøo loøng ngöôøi, nhöng ngaäm nguøi ñoåi chuû laø Mr Sears. Veà hình thöùc, maàu saéc sieâu thò töø ngoaøi maët tieàn vaø beân trong, hieän ñöôïc baøy bieän theo moâ thöùc, kieåu daùng Hieäp Chuùng Quoác Hoa Kyø.
Trong ñaïi ñoâ thò, coù thaønh phoá Toronto do hình thaønh sôùm beân bôø nguõ ñaïi hoà, neân ñeán nay beà theá haøng ñaàu coù nhieàu tröôøng ñaïi hoïc, toå hôïp taøi chaùnh, baûo hieåm, luaät sö, coâng kyõû ngheä , thöông maïi,. Quaàn theå nhaø thöông hieän ñaïi vv... treân 2 ñaïi loä University vaø Bay. Nhöng veà ñaát maët baèng trong trung taâm thaønh phoá hieän coøn ít vaø nhoû heïp neân dieän tích cuûa traùi tim Toronto so saùnh vôùi traùi tim Square One, cuûa thaønh phoá Mississauga thì quaù nhoû.
Nhôù laïi thôøi thaäp nieân 1980 thaønh phoá Mít sit soâ gaø phaùt aâm tieáng Vieät, coøn thoaùng ngöôøi, nhöng qua thaäp nieân 1990 ñaõ phaùt trieån vöôït baäc veà kieán truùc coâng coäng, toân giaùo, cô sôû thöông maïi vaø nhaø cö daân ôû. Nhôø coù baø Thò Tröôûng Hazel Mc Callion naêm nay ñaõ 82 tuoåi, vöøa taùi cöû, neáu tính caû nhieäm kyø 2003 laø 10 laàn. Kyø baàu laàn naøy maëc daàu baø chæ vaän ñoäng cho coù leä, nhuûng vaãn thaéng thaêm aùp ñaûo ñöôïc 70.000 phieáu tín nhieäm. So vôùi öùng cöû vieân veà haøng nhì chæ coù 2.304 phieáu. (baùo Saigon Canada soá 459 ngaøy 13-11-2003 ). Trong thôøi gian tranh cöû coù ngöôøi hoûi taïi sao baø ít vaän ñoäng. Baø traû lôøi vieäc laøm thöïc teá maø toâi ñaõ thöïc hieän trong nhieäm kyø ñoù laø vaän ñoäng. Ngöôøi daân thaät haïnh phuùc khi coù ñöôïc“ Phuï maãu chi daân “ ñöùc ñoä. Cuï theå caû moät thaäp nieân qua nhôø kheùo vaän ñoäng taøi trôï töø Lieân Bang, neân khoâng taêng thueá thoå traïch. Trong luùc caùc thaønh phoá khaùc ñeàu coù taêng .
Rieâng veà ngöôøi Vieät Nam thaáy ñoå veà mua nhaø ôû ñaây, vì môùi xaây caát kieåu hieän ñaïi. Vuøng khí trôøi thoâng thoaùng ít oâ nhieãm, oàn aøo soâ boà. Ñöôøng löu thoâng vaøo giôø cao ñieåm khoâng bò uøn taéc, giaûm tai naïn vaø daân tình töông ñoái ít phaïm phaùp. Ngöôøi ñeán ñaây thaêm vieáng nôi ñaây khi ngoài treân xe Bus chaïy gaàn caëp beán baõi, thì taàm maét ñaõ nhìn thaáy “Keo Oan” roäng meânh moâng. Xuoáng xe Bus qua cöûa ra vaøo saùt beân, laø ñöôøng ñi ñeán sieâu thò noái tieáp böôùc moûi chaân. Maàu saéc, thieát trí, baày bieän haøng hoùa trong sieâu thò Canada mang neùt haøi hoøa. Khaùc USA xöû duïng maët baèng roäng, duøng maàu ñoû töôi vaø hình töôïng maãu maëc y phuïc thieáu ñaàu, thieáu tay gaây chuù yù, nhöng cuõng laøm choaùng ngoäp vaø rôïn ngöôøi ñoái vôùi ai nhaùt gan. Ñi ngoaøi khu vöïc “Keo Oan” nghe thaáy tieáng chuoâng nhaø thôø Thieân Chuùa Giaùo ñieåm giôø, phaùt ra töø thaùp chuoâng cao vuùt noåi baät treân neàn trôøi. Roài lieân töôûng ñeán chuøa Phaät Giaùo Phaùp Vaân môùi xaây caát do cô duyeân maàu nhieäm, ôû caùch ñoù vaøi chuïc phuùt xe Bus. Coäng ñoàng Vieät Nam ôû thaønh phoá Mít sít soâ gaø raát phong phuù veà toå chöùc xaõ hoäi. Coù Trung Taâm Coäng Ñoàng. Hoäi Quoác Toå Huøng Vöông. Hoäi Vaên Lang ñang döï truø... Hoäi Cao nieân. Hoäi Sinh Vieân Só Quan Thuû Ñöùc. Hoäi Aùi höõu Haûi Quaân QLVNCH, Toå chöùc daïy tieáng Vieät vv...vaø ñaëc bieät coù hoäi Nhaân Quyeàn Vieät Nam Ontario laøm coâng taùc chaùnh trò.
Veà sinh hoaït hoäi ñoaøn mang tính caùch ñònh kyø hoaëc baát thöôøng theo nhu caàu. Rieâng hoäi CaoNieân sinh hoaït haøng tuaàn, haøng thaùng nhaèm giaûi trí vaø tính ñeán nay hoäi ñaõ ñöôïc 10 tuoåi. Neùt vaên hoùa noåi baät cuûa hoäi laø ngoaøi sinh hoaït thoâng thöoøng. Thôøi gian qua coøn ra maét 2 taäp thô “Coû Noäi”, taùc giaû teân Töø Lan ôû lôùp tuoåi thöôïng thoï, nguyeân laø coâng chöùc thôøi Quoác Gia. Coù Ñoâng y só Traàn Tö Luaät chaâm cöùu thieän nguyeän, trình ñoä caên baûn taây hoïc, raát ñöôïc cao nieân caûm meán.
Cö daân ra ñaûm nhieäm coâng vieäc coäng ñoàng do thieän nguyeän,. neân ñöôïc thaân thöông taëng danh ''côm nhaø vaùc tuø vaø haøng toång”(1).
Noùi veà coâng taùc chaùnh trò thì trong naêm Quyù Muøi 2003, hoäi Nhaân Quyeàn Vieät Nam Ontario. Phoái hôïp vôùi caùc ñoaøn theå, hieäp hoäi vv...vaø ñöôïc Coäng Ñoàng yeåm trôï, ñaõ thöïc hieän ñöôïc 3 coâng taùc ñaùng keå:
1- Vaøo ngaøy 17 thaùng 8 naêm 2003 toå chöùc Vietnamese Summer Festival vaø kyû nieäm 55 naêm côø vaøng 3 soïc ñoû, nguyeân Quoác kyø Vieät Nam Coäng Hoøa mieàn Nam töï do.
2- Ngaøy 13 thaùng 9 naêm 2003, môøi nhaø thô Nguyeãn Chí Thieän ñeán noùi chuyeän veà moät theå cheá daân chuû cho Vieät Nam.
3- Ngaøy 22 thaùng 11 naêm 2003 toå chöùc bieåu tình tröôùc tieàn ñình Quoác Hoäi ôû Ottawa. Ñeå ñöa kieán nghò leân Quoác Hoäi Canada, nhaèm toá caùo tröôùc dö luaän vaø thænh caàu coù thaùi ñoä ñoái vôùi haønh vi Coäng Saûn vi phaïm nhaân quyeàn ñaøn aùp Phaät Giaùo Thoáng Nhaát.
Trong 3 coâng taùc treân coù toå chöùc lieân hoan muøa heø vaø kyû nieäm côø Quoác Gia keå treân laø cam go nhaát keå sau :
Ñeà caäp Quoác kyø Vieät Nam Quoác Gia ñaõ laáy bieåu töôïng queû Ly. Queû naøy laøqueû ly trong 8 queû ñôn trong kinh Dòch. Queû Ly coù 3 haøo mang kyù hieäu vaïch ngang. Haøo döông vaïch lieàn laïc. Haøo aâm ôû giöõa ñöùt quaõng. Haøo Ly haønh hoûa saéc ñoû, trong 4 phöông cuûa haäu thieân baùt quaùi thì vò trí cuûa Ly thuoäc phöông Nam. Theo bieán dòch thì hoûa sanh thoå maàu vaøng.Töông sinh töông khaéc ñoàng nhaát theå. Treân theá giôùi coù duy nhaát nöoùc Nam Haøn, cuøng hoaøn caûnh chia ñoâi Nam Baéc nhö Vieät Nam vaø hoïc chöõ nho, ñaõ laáy bieåu töôïng Aâm Döông laøm Quoác Kyø. Côø Quoác Gia do Quoác Tröôûng Baûo Ñaïi kyù saéc leänh ban haønh naêm 1948 vaø ñaõ toàn taïi ñeán ngaøy 30 thaùng 4 naêm 1975 Coäng Saûn cöôõng chieám mieàn Nam. Tuy nhieân, maàu côø naøy ñaõ ñöôïc ngöôøi di daân tî naïn mang ra haûi ngoaïi laøm bieåu töôïng. Ñeå toû loøng bieát ôn ñoái vôùi chieán só anh huøng ñaõ hieán thaân döôùi côø. Theå hieän yù chí kieân trì goùp coâng phaán ñaáu cho Vieät Nam, coù theå cheá hôïp yù daân, hôïp thôøi ñaïi, haàu ra thoaùt khoûi khoán khoù, xoùa haän tuûi nhöôïc tieåu, chaám döùt bò ngoaïi bang thoáng trò tröïc, giaùn tieáp vaø bò ñe doïa ñoàng hoùa ñeå tieán leân saùnh vai cuøng 5 chaâu , theá giôùi.
Vaøo naêm 1998 höôûng öùng Coäng Ñoàng ngöôøi Vieät beân Phaùp laøm kyû nieäm 50 naêm côø Vieät nam Quoác gia(1948-1998) Hoäi Nhaân Quyeàn Vieät Nam Ontario phoái hôïp vôùi caùc ñoaøn theå vaø toân giaùo vv... ñaõ toå chöùc röôùc côø vaø coù xe hoa dieãn haønh töø ñöôøng Spadina veà Quaûng Tröôøng toøa Thò Chính Toronto, keát quaû raát thaønh coâng. Ñeán nay, môùi ñöôïc 5 naêm vaø ñuùng ra phaûi 10 naêm môùi kyû nieäm laïi. Nhöng ñeå möøng thieân thôøi côø vaøng 3 soïc ñoû cuûa Coäng Ñoàng Vieät Nam haûi ngoaïi, töï phaùt ñöôïc nhieàu thaønh phoá beân Myõ coâng nhaän vaø hieän coøn tieáp tuïc neân hoäi Nhaân Quyeàn Vieät Nam Ontario ñaõ xin pheùp toå chöùc kyû nieäm 55 naêm maàu côø naøy. Khi baét tay laøm thì gaëp trôû ngaïi dòch beänh Sars vaø maát ñieän töôûng raèng phaûi huûy boû. Nhöng vôùi quyeát taâm vaø do “taâm ñoäng quyû thaàn chi”. Keát quaû ñöa ñeán baát ngôø ñaõ thöïc hieän laøm ñöôïc cuøng moät luùc laø toå chöùc Vietnamese Summer Festival. Ñoùng goùp taïo sinh hoaït bình thöôøng trong thaønh phoá, sau ngaøy dòch teã Sars ñöôïc y teá phoøng ngöøa ngaên chaën, keøm kyû nieäm 55 côø vaøng 3 soïc ñoû.
Toå chöùc ñaõ ñöôïc chaùnh quyeàn giuùp thieát trí saân khaáu, daøn aâm thanh coâng xuaát lôùn, 300 gheá ngoài daønh cho ngöôøi tham döï, 25 baøn daønh cho baùn haøng, quaûng caùo vaø phaùi Caûnh Saùt giöõ traät töï. Veà mua saém phöông tieän ñöôïc Coäng Ñoàng taøi trôï do quyeân goùp. Coâng laøm ñöôïc thieän nguyeän vieân tieáp tay. Neân leå hoäi ñaõ töng böøng khai maïc, cöû haønh töø 12 giôø tröa ñeán 7 giôø chieàu ngaøy 17 thaùng 8 naêm 2003 taïi Quaûng Tröôøng toøa Thò Chính Toronto, döôùi baàu trôøi naéng dòu, gioù nheï thôøi tieát toát. Hoâm ñoù laø ngaøy chuû nhaät neân saân chôi coù ñoâng ngöôøi vaõng lai ñuû maàu da goàm cö daân, du lòch, laøm leã hoäi theâm phaàn naùo nhieät. Sau ñaây laø goùc ñoä hoaït caûnh leã hoäi:
Toång theå taäp trung ôû phía treân di chuyeån xuoáng quaûng tröôøng coù khaùn ñaøi trong tieáng troáng Laân roän raøng. Daãn ñaàu laø laõo oâng 80 tuoåi vaän quoác phuïc. Thöù töï ñeán daûi côø vaøng ba soïc ñoû côõ lôùn, do 12 thieáu nöõ maëc aùo daøi naâng ñi nghieâm trang nhòp böôùc phoái hôïp coù ñoaøn dieãn haønh cöïu quaân nhaân QLVNCH Ontario vaø beân Myõ qua tham gia, Cöïu sinh vieân voõ khoa Thuû Ñöùc. Cöïu Thieáu sinh quaân. Lieân ñoaøn Leâ Vaên Höng theá heä haäu dueä, Ñoaøn voõ thuaät Vovinam. Caëp Roàng, Laân ,ñi choùt laø thaønh phaàn cö daân, coù caû ngöôøi ngoaïi quoác hieáu kyø.
Ñoaøn dieãn haønh taäp trung tröôùc leã ñaøi, töng böøng nhòp troáng vôùi söï bieåu dieãn ngoaïn muïc cuûa caëp Roàng Laân oâng Ñòa. Tröôùc haøng gheá quan khaùch goàm quyù vò ngöôøi ngoaïi quoác, Nhaân sæ, Nha, Y, Döôïc só , Nghieäp chuû, Truyeàn thoâng, Baùo chí,Cö daân Toronto vaø Phuï caän vv...Khai maïc laø dieãn vaên cuûa tröôûng ban toå chöùc. Tieáp laø giaùo sö söû hoïc Traàn Gia Phuïng noùi yù nghóa vaø lai lòch côø vaøng 3 soïc ñoû. Phaùt bieåu cuûa khaùch môøi ngoaïi quoác, chaùnh quyeàn Canada. Phaàn trình dieãn ngheä thuaät vaên hoùa Vieät Nam bao goàm: ñôn ca, hôïp ca. Vuõ ñieäu Vieät Nam, Taây Phöông. Bieåu dieãn nhaïc khí ñaøn, keøn taây phöông, saùo Vieät Nam. Bieåu dieãn voõ thuaät, muùa roàng laân vv...lieân tuïc töø 12 Am ñeán 7Pm. Döôùi ñaây ghi khaùi quaùt tinh thaàn buoåi leã. Danh taùnh moät soá vò coâng caùn vaø thieän nguyeän ñieån hình :
- OÂng Döông Vaên Anh tröôûng ban toå chöùc vaø ñaây laø laàn thöù 2 ñaûm nhieäm veà kyû nieäm côø Quoác Gia. OÂng hieän laø chuû tòch hoäi Cao nieân Mississauga.
- OÂng Nguyeãn coâng Pho hoäi CQN phoù noäi vuï & Xöôùng ngoân vieân. Döôïc só Traàn tieán Linh phoù ngoaïi vuï & thoâng dòch tieáng Anh. OÂng Löu vaên Gioûi nguyeân chuû tòch hoäi CQN, ñaëc traùch saân khaáu, vaên ngheâ, baùo leã hoäi, nhaïc coâng saùo truùc Vieät Nam.
- OÂng Nguyeãn taán Haùch hoäi CQN, chuû tòch Lieân ñoaøn Leâvaên Höng, laø ngöôøi khôûi ñeà xöôùng leã hoäi. Ñaëc traùch xin giaáy pheùp, môøi quan khaùch, lieân laïc, vaän ñoäng.
- OÂng Traàn minh Thaønh ñoaøn theå Lieân Minh Daân Chuû, phuï taù keá hoaïch & Xöôùng ngoân vieân. OÂng - Thaân Troïng Hoøa nhieáp aûnh.
- OÂng Nguyeãn Höõu Huøng phuï taù soaïn thaûo vaên kieän leã hoäi.
Thieän nguyeän vieân coù caùc oâng Nguyeãn Xöôùng chuû tòch hoäi cöïu sinh vieân Só Quan Thuû Ñöùc. OÂng Nguyeãn vaên Taán chuû tòch hoäi CQN/QLVNCH Ontario, OÂng Buøi Maïnh Huøng, OÂng Löõ Huyønh Long hoäi CQN, nguyeân Só Quan caáp taù QLVNCH.
Ñaëc bieät coù oâng Höng cö daân thuoäc giôùi treû, ñaëc traùch phaàn thuû tuïc chaøo côø, maëc nieäm baèng daøn aâm thanh cuûa nhaø. Keû bieåu ngöõ leã hoäi. Thieän nguyeän duøng xe hôi nhaø chôû tröôûng ban ñi coâng caùn khi caàn. Coù con gaùi 9 tuoåi thoâng minh, ñoïc thô vaên tieáng Vieät tröôùc coâng chuùng trong caùc leã hoäi Coäng Ñoàng.
12 thieáu nöõ maëc quoác phuïc aùo daøi, cheùo goùc thaân aùo coù baêng Quoác kyø, ñaûm nhieäm ñi naâng daûi côø lôùn dieãn haønh, ôû ñoä tuoåi sanh sau ngaøy 30-4-1975. Trong ñoaøn dieãn haønh cöïu quaân nhaân coøn coù theá heä thöù 3 haäu dueä. Ñaëc bieät tham gia laàn naøy coù caùc vò nieân tröôûng tuoåi trung, thöôïng thoï. Ñieån hình coù 2 vò caáp Trung Taù, 1 vò laø kyõ sö (Bachelor of science) ñaïi hoïc Florida, 1 vò laø tröôûng khoa phieân dòch, thoâng dòch Anh ngöõ tröôøng sinh ngöõ QLVNCH. Rieâng theá heä 20 thôøi ñieåm 1975 “ xeáp buùt nghieân theo vieäc ñao cung” nay ñaõ ñeán tuoåi”Tri thieân meänh”. Thôøi gian coù phoâi pha toùc ñieãm baïc, nhöng khoaùc nhung y vaãn giöõ daáu aán cuûa thôøi caàm suùng baûo veä queâ höông.
Trong phaàn bieåu dieãn vaên hoùa ngheä thuaät coù hôïp ca cöïu quaân nhaân& ca só daân söï, ñoàng ca nhaïc baûn Vieât Nam-Vieät Nam.Ñôn ca röïc löûa ñaáu tranh cuûa nöø ca só Nguyeät Aùnh.(2) Phoái hôïp coù ban du ca cuûa OÂng Nguyeãn Höõu Nghóa, chuû nhieäm, chuû buùt Nguyeät san laøng Vaên Toronto.
Ngheä thuaät khoå luyeän, mang hoàn nhaïc saâu laéng thaám ñaäm loøng ngöôøi. Coù tieáng keøn Saxophone cuûa baùc só Nguyeãn Theá Laïc, nguyeân baùc só quaân y Toång y vieän Coäng Hoøa, hieän laø baùc só Canada. Tieáng saùo truùc ñieâu luyeän cuûa nhaø thô Löu vaên Gioûi cöïu quaân nhaân.Tieáng khaåu caàm cuûa beù trai 9 tuoåi vaø em cuõng laø vuõ coâng, bieãu dieãn vôùi em gaùi ruoät 7 tuoåi.(3) Trong vuõ khuùc ñaõ nhaéc boång ñöôïc em gaùi roài quay loän moät voøng raát ngoä nghónh, ñieäu ngheä ñöôïc khaùn giaû voå tay.
Söï ñoùng goùp thieän nguyeän cuûa moät soá ca nhaïc só chuyeân nghieäp, taøi töû raát ñoäc ñaùo cuûa ngheä só theá heä treû. Phaàn lyù thuyeát voõ ñaïo vaø thao dieãn voõ thuaät Vovinam, bieåu töôïng tinh tnaàn thöôïng voõ Vieät Nam vv...
Leã hoäi beá maïc trong tinh thaàn phaán khôûi thaät vui, laàn ñaàu tieân toå chöùc Vietnamese Summer Festival vaø taïo tieàn leä tieáp tuïc haøng naêm. Duy trì vaên hoùa Vieät Nam, ñoùng goùp vaøo neàn ña vaên hoùa (Ethnocultural characteristics) laøm haõnh dieän Coäng Ñoàng Vieät Nam.
Noùi veà ñaát laønh chim ñaäu laø vaên hoùa Vieät nam. Coøn trong ngoân ngöõ La Tinh coù caâu choã naøo ñôøi soáng toát choã ñoù laø Toå Quoác. Tuy nhieân, treân theá giôùi coù daân toäc Do Thaùi sau treân 2000 naêm khoâng coù Toå Quoác. Ñeán naêm 1948 töø 4 phöông ñaõ quy tuï veà ñaát meï döïng laïi Toå Quoác. Trong luùc saéc daân naøy nhôø tö chaát thoâng minh. Neân duø nhaän ñaâu laø queâ höông cuõng noåi danh, thaønh coâng treân moïi laõnh vöïc xaõ hoäi, keå caû veà phaùt minh saùng cheá. Tinh thaàn cuûa daân Do thaùi ñaõ theå hieän, gioáng trong vaên chöông Vieät Nam dieãn taû theo quy luaät veà nguoàn :
Nöôùc coù nguoàn môùi beå roäng soâng saâu,
Non cao ñaõ bieát hay chöa?
Nöôùc suoâi ra bieån laïi möa veà nguoàn...
Hoäi vieân CQN/QLVNCH Ontario
Email: tranbadam@yahoo.ca
(1)Thuaät ngöõ noùi veà nhaø queâ ôû mieàn Baéc ngaøy xöa, trai traùng ñeán tuoåi 18 laø phaûi sung vaøo toaùn tuaàn ñinh trong laøng. Toaùn naøy coù nhieäm vuï thay phieân canh gaùc taïi ñieám canh vaø ñi tuaàn raûo ban ñeâm, ñeå giöõ an ninh, traät töï vaø cöùu hoûa trong thoân xoùm. Trong luùc thi haønh nhieäm vuï ngoaøi daùo, maùc, coân, gaäy, tay thöôùc laøm vuõ khí phoøng thaân. Coøn söû duïng voû oác bieãn côõ lôùn khoeùt loã thoåi phaùt aâm goïi laø” Tuø vaø”, ñeå ñaùnh ñoäng keû gian vaø laøm eâm giaác nguû laøng queâ. Ngoaøi ra coøn thuaät ngöõ “Côm nhaø vaùc ngaø voi” , laø lôøi than cuûa ngöôøi daân bò sung coâng ñi khieâng vaùc ñoà quyù hieám cho giôùi caàm quyeàn. Trong soá cuûa caûi naøy coù ngaø voi tuy chæ laø xöông chaát voâi, nhöng tyû troïng naëng nhö theùp roøng phaûi vaùc eø coå, toaùt moà hoâi hoät raát laø cöïc nhoïc.
(2) Trong luùc nöõ ca só Nguyeät Aùnh haùt, coù moät cuï baø ñöôïc chaùu daãn leân yeâu caàu ñöôïc chuïp hình chung. Baèng linh hoaït, ngheä só naøy ñaõ ngoài cuùi raïp xuoáng saân khaáu, ñeå khuoân maët ngang treân ñaàu cuï baø. Vì cuï ñöùng ôû döôùi saân thaáp, ñeå nhieáp aûnh baám maùy. Aûnh chuïp aán töôïng ñöôïc voã tay nhieät lieät.
(3) Hai vuõ coâng tyù hon, cha laø ngöôøi Canada, meï laø ngöôøi Vieät goác Hoa nghieäp chuû ôû Toronto. Ñaëc bieät baø meï treû cao 1m70 naøy, coøn tình nguyeän maëc quaân phuïc caàm côø ñi dieãn haønh.
Saám kyù traïng trình :
Maõ ñeà döông cöôùc anh huùng taän,
Thaân Daäu nieân lai kieán thaùi bình.
JUDY BRADY * TÔI CẦN MỘT NGƯỜI VỢ
Tôi cần một người vợ
( I Want a Wife)
Judy Brady (Mỹ)
Bản dich Nguyễn Văn Sâm
Bài văn "Tôi cần một người vợ" được đăng lần đầu trong số ra mắt của tạp chí Ms. , sau đó được đăng đi đăng lại nhiều lần. Năm 1991, chuyện được in lại dưới tựa đề" Tại sao tôi [vẫn] cần một người vợ ?" Chuyện được viết sau khi tác giả đã có gia đình được 11 năm rồi và trước khi ly thân với chồng, tác giả- bà Brady-đã định nghĩa chữ vợ qua nhiều kinh nghiệm làm vợ. (NVS)
Tôi được xếp vào loài những người được gọi là vợ. Tôi là một Người Vợ và đồng thời không phải ngẫu nhiên, tôi cũng là người mẹ.
Cách đây không lâu, một người bạn nam giới của tôi đang trong cảnh mới ly hôn. Anh ấy có một đứa con, dĩ nhiên là con với bà vợ đã thôi. Anh ấy đang tìm một người vợ khác. Một tối kia, khi đang ủi đồ và đang nghĩ về cảnh của anh bạn ấy, tôi bổng thấy mình cũng muốn có một người vợ. Vì sao tôi cần một người vợ?
Tôi thích đi học lại để sau này được độc lập kinh tế, nuôi được thân, và nếu cần, giúp đỡ được những người cần đến tôi. Tôi cần một người vợ đi làm để giúp tôi ăn học. Và trong khi tôi đi học, tôi cần một người vợ coi sóc con cái. Tôi cần một người vơ để nhắc nhở những buổi hẹn với bác sĩ và nha sĩ cho các con và cũng để nhắc nhở luôn cho tôi nữa. Tôi cần một người vợ để bảo đảm cho các con tôi ăn uống đàng hoàng, ăn mặc sạch sẽ. Tôi cần một người vợ để giặt giũ, may vá quần áo cho chúng. Tôi cần một người vợ rành việc nuôi dưỡng con cái, sắp xếp cho chúng đi học, bảo đảm chúng được giao tiếp đứng đắn với các bạn bè trang lứa, dẫn chúng đi chơi ở công viên, ở sở thú, vân vân... Tôi cần một người vợ chăm sóc con cái khi chúng ốm đau, một người vợ sẵn sàng túc trực khi chúng cần săn sóc đăc biệt, vì - dĩ nhiên -tôi không thể nghỉ học ở nhà lo ba cái chuyện nầy. Vợ tôi phải sắp xếp để nghỉ một thời gian ở sở mà không được để mất việc. Như vậy thỉnh thoảng tiền lương của vợ tôi bị giảm sút đi, nhưng tôi nghĩ là mình có thể chấp nhận điều đó. Khỏi phải nói, vợ tôi đi làm thì phải lo tìm và trả công cho người giữ trẻ.
Tôi cần một người vợ để lo nhu cầu vật chất của tôi. Tôi cần một người vợ để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, cất dọn đồ đạc giùm các con tôi, và giùm cho chính tôi nữa. Tôi cần một người vợ giặt giũ quần áo tôi sạch sẽ, ủi thẳng thớm, vá mạng, mua sắm đồ khác khi cần, và một người vợ biết cất những vật dụng cá nhân của tôi đúng chỗ để khi cần thì tôi tìm thấy liền. Tôi cần một người vợ giỏi việc bếp núc, biết lập thực đơn hằng ngày, đi chợ mua thức ăn, biến chế ngon lành, sau đó thì dọn rửa tươm tất vì tôi còn phải lo chuyện học hành. Tôi cần mt người vợ săn sóc tôi lúc ươn yếu và an ủi khi tôi đau ốm hay khi không đi học được. Tôi cần một người vợ đi theo khi gia đình đi nghỉ mát để luôn luôn có sẵn người săn sóc tôi và lũ nhóc khi tôi cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi không khí.
Tôi cần một người vợ không làm tôi bực mình vì những lời phàn nàn là làm vợ phải đảm đang nhiều bổn phận quá. Ngược lại, tôi cần một người vợ biết lắng nghe khi tôi thấy cần phải gỉảng giải một vấn đề hơi khó mà tôi gặp khi đi học. Và tôi cần một người vợ đánh máy cho tôi những bài làm khi tôi viết xong.
Tôi cần một người vợ biết lo chu đáo việc giao tế của tôi. Khi tôi và bà ta được mời đi ăn, tôi cần một người vợ biết thu xếp được chuyện con cái. Khi tôi tiếp đãi những bạn bè trong lớp mà tôi thích, tôi cần một người vợ biết dọn dẹp nhà cửa cho mát mắt, sửa soạn bữa ăn cho ngon lành, phục vụ tôi và khách mời tươm tất, và không được cắt ngang khi tôi đang trò chuyện hỉ hả với bạn bè. Tôi cần một người vợ biết thu xếp để các con ăn uống và đi ngủ trước để chúng khỏi quấy rầy khi có khách. Tôi cần một người vợ chuẩn bị chu đáo những gì khách cần để họ cảm thấy thoải mái, mt người vợ biết đem cái gạt tàn thuốc đến, biết khách đang dùng món tráng miệng, đang ăn món thứ hai, biết châm thêm rượu khi cần, biết pha cà-phê đúng ý khách. Tôi cần một người vợ biết rằng thỉnh thoảng tôi cần đi chơi đêm một mình.
Tôi cần một người vợ nhạy cảm với nhu cầu sinh lý của tôi, một người vợ biết yêu đương nồng cháy khi tôi thấy hứng, một người vợ biết làm cho tôi thỏa thuê. Và dĩ nhiên, tôi cần một người vợ không đòi hỏi chuyện đó khi tôi không hứng. Tôi cần một người vợ biết tự lo hết mọi chuyện ngừa thai vì tôi không muốn có con thêm nữa .
Tôi cần một người vợ chung thủy trong tình yêu chăn gối để đời sống trí thức của tôi khỏi bận bịu vì chuyện ghen tương. Và tôi cần một người vợ hiểu rằng nhu cầu sinh lý của tôi đòi hỏi bà phải trung thành tuyệt đối với chế đ mt vợ một chồng. Sau cùng, tôi phải được quan hệ thỏa thích với các bà khác.
Nếu, tình cờ, tôi gặp được một người vợ thích hợp hơn bà vợ tôi đang sống chung, tôi cần được tự do thay thế bà bằng người mới. Dĩ nhiên, tôi mong được một đời sống mới mẻ, tươi vui hơn; bà vợ cũ sẽ đem con đi và tự có trách nhiệm với chúng nó để cho tôi được tự do.
Khi thành tài ra trường và có được chỗ làm, tôi muốn vợ tôi nghỉ việc, ở nhà để bà ta có thể hoàn thành bổn phận của mình trọn vẹn hơn.
Trời hỡi, ai mà chẳng muốn có vợ?
( I Want a Wife)
Judy Brady (Mỹ)
Bản dich Nguyễn Văn Sâm
Bài văn "Tôi cần một người vợ" được đăng lần đầu trong số ra mắt của tạp chí Ms. , sau đó được đăng đi đăng lại nhiều lần. Năm 1991, chuyện được in lại dưới tựa đề" Tại sao tôi [vẫn] cần một người vợ ?" Chuyện được viết sau khi tác giả đã có gia đình được 11 năm rồi và trước khi ly thân với chồng, tác giả- bà Brady-đã định nghĩa chữ vợ qua nhiều kinh nghiệm làm vợ. (NVS)
Tôi được xếp vào loài những người được gọi là vợ. Tôi là một Người Vợ và đồng thời không phải ngẫu nhiên, tôi cũng là người mẹ.
Cách đây không lâu, một người bạn nam giới của tôi đang trong cảnh mới ly hôn. Anh ấy có một đứa con, dĩ nhiên là con với bà vợ đã thôi. Anh ấy đang tìm một người vợ khác. Một tối kia, khi đang ủi đồ và đang nghĩ về cảnh của anh bạn ấy, tôi bổng thấy mình cũng muốn có một người vợ. Vì sao tôi cần một người vợ?
Tôi thích đi học lại để sau này được độc lập kinh tế, nuôi được thân, và nếu cần, giúp đỡ được những người cần đến tôi. Tôi cần một người vợ đi làm để giúp tôi ăn học. Và trong khi tôi đi học, tôi cần một người vợ coi sóc con cái. Tôi cần một người vơ để nhắc nhở những buổi hẹn với bác sĩ và nha sĩ cho các con và cũng để nhắc nhở luôn cho tôi nữa. Tôi cần một người vợ để bảo đảm cho các con tôi ăn uống đàng hoàng, ăn mặc sạch sẽ. Tôi cần một người vợ để giặt giũ, may vá quần áo cho chúng. Tôi cần một người vợ rành việc nuôi dưỡng con cái, sắp xếp cho chúng đi học, bảo đảm chúng được giao tiếp đứng đắn với các bạn bè trang lứa, dẫn chúng đi chơi ở công viên, ở sở thú, vân vân... Tôi cần một người vợ chăm sóc con cái khi chúng ốm đau, một người vợ sẵn sàng túc trực khi chúng cần săn sóc đăc biệt, vì - dĩ nhiên -tôi không thể nghỉ học ở nhà lo ba cái chuyện nầy. Vợ tôi phải sắp xếp để nghỉ một thời gian ở sở mà không được để mất việc. Như vậy thỉnh thoảng tiền lương của vợ tôi bị giảm sút đi, nhưng tôi nghĩ là mình có thể chấp nhận điều đó. Khỏi phải nói, vợ tôi đi làm thì phải lo tìm và trả công cho người giữ trẻ.
Tôi cần một người vợ để lo nhu cầu vật chất của tôi. Tôi cần một người vợ để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, cất dọn đồ đạc giùm các con tôi, và giùm cho chính tôi nữa. Tôi cần một người vợ giặt giũ quần áo tôi sạch sẽ, ủi thẳng thớm, vá mạng, mua sắm đồ khác khi cần, và một người vợ biết cất những vật dụng cá nhân của tôi đúng chỗ để khi cần thì tôi tìm thấy liền. Tôi cần một người vợ giỏi việc bếp núc, biết lập thực đơn hằng ngày, đi chợ mua thức ăn, biến chế ngon lành, sau đó thì dọn rửa tươm tất vì tôi còn phải lo chuyện học hành. Tôi cần mt người vợ săn sóc tôi lúc ươn yếu và an ủi khi tôi đau ốm hay khi không đi học được. Tôi cần một người vợ đi theo khi gia đình đi nghỉ mát để luôn luôn có sẵn người săn sóc tôi và lũ nhóc khi tôi cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi không khí.
Tôi cần một người vợ không làm tôi bực mình vì những lời phàn nàn là làm vợ phải đảm đang nhiều bổn phận quá. Ngược lại, tôi cần một người vợ biết lắng nghe khi tôi thấy cần phải gỉảng giải một vấn đề hơi khó mà tôi gặp khi đi học. Và tôi cần một người vợ đánh máy cho tôi những bài làm khi tôi viết xong.
Tôi cần một người vợ biết lo chu đáo việc giao tế của tôi. Khi tôi và bà ta được mời đi ăn, tôi cần một người vợ biết thu xếp được chuyện con cái. Khi tôi tiếp đãi những bạn bè trong lớp mà tôi thích, tôi cần một người vợ biết dọn dẹp nhà cửa cho mát mắt, sửa soạn bữa ăn cho ngon lành, phục vụ tôi và khách mời tươm tất, và không được cắt ngang khi tôi đang trò chuyện hỉ hả với bạn bè. Tôi cần một người vợ biết thu xếp để các con ăn uống và đi ngủ trước để chúng khỏi quấy rầy khi có khách. Tôi cần một người vợ chuẩn bị chu đáo những gì khách cần để họ cảm thấy thoải mái, mt người vợ biết đem cái gạt tàn thuốc đến, biết khách đang dùng món tráng miệng, đang ăn món thứ hai, biết châm thêm rượu khi cần, biết pha cà-phê đúng ý khách. Tôi cần một người vợ biết rằng thỉnh thoảng tôi cần đi chơi đêm một mình.
Tôi cần một người vợ nhạy cảm với nhu cầu sinh lý của tôi, một người vợ biết yêu đương nồng cháy khi tôi thấy hứng, một người vợ biết làm cho tôi thỏa thuê. Và dĩ nhiên, tôi cần một người vợ không đòi hỏi chuyện đó khi tôi không hứng. Tôi cần một người vợ biết tự lo hết mọi chuyện ngừa thai vì tôi không muốn có con thêm nữa .
Tôi cần một người vợ chung thủy trong tình yêu chăn gối để đời sống trí thức của tôi khỏi bận bịu vì chuyện ghen tương. Và tôi cần một người vợ hiểu rằng nhu cầu sinh lý của tôi đòi hỏi bà phải trung thành tuyệt đối với chế đ mt vợ một chồng. Sau cùng, tôi phải được quan hệ thỏa thích với các bà khác.
Nếu, tình cờ, tôi gặp được một người vợ thích hợp hơn bà vợ tôi đang sống chung, tôi cần được tự do thay thế bà bằng người mới. Dĩ nhiên, tôi mong được một đời sống mới mẻ, tươi vui hơn; bà vợ cũ sẽ đem con đi và tự có trách nhiệm với chúng nó để cho tôi được tự do.
Khi thành tài ra trường và có được chỗ làm, tôi muốn vợ tôi nghỉ việc, ở nhà để bà ta có thể hoàn thành bổn phận của mình trọn vẹn hơn.
Trời hỡi, ai mà chẳng muốn có vợ?
BS. NGUYỄN ĐAN QUẾ
Thuyết trình về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là trường
hợp BS Nguyễn Đan Quế trước Uỷ Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm Viện Khoa Học,
Kỹ Thuật và Y Khoa tại Washington DC ngày 29-10-2003.
( Bản tin TCQTYTCTNB ngày 11-1-2003)
"Bốn năm trước đây, tôi gặp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế ở Sài Gòn. Tôi còn
nhớ khi Bác Sĩ Quế đón tôi ở nhà ông, cửa vừa đóng thì bọn công an đập
cửa ầm ĩ cả lên. Bác Sĩ Quế bảo tôi: mặc kệ họ, Bà đừng lo". Đó là một
phần của bài thuyết trình mà Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez trình bày trước
buổi họp thường niên của Ủy Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm Viện Quốc Gia
Hoa Kỳ về trường hợp của Người Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Đan Quế được
tổ chức tại trụ sở Hàn Lâm Viện Khoa Học ngay tại thủ đô Washington D.C.
hôm thứ Tư 29-10 vừa qua.
Trong buổi nói chuyện trước những thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Các
Hàn Lâm Viện Khoa Học, Kỹ Thuật và Y Khoa Hoa Kỳ , Bà Sanchez nhắc lại
giữa tiếng động ồn ào của công an đòi mở cửa, Bác Sĩ Quế vẫn bình thản
trình bày với Bà cảm nghĩ của ông về tình hình Việt Nam và về tương lai của
đất nước. Bà nhắc lại người tù lương tâm nổi tiếng của Việt Nam được thế
giới quý trọng và nhiều năm liền được đề nghị lãnh giải Nobel Hòa Bình nói
rằng ông tin tưởng" Việt Nam sẽ phải có những thay đổi trong vòng 5 tới 10
năm tới", và đặc biệt nhất Bác Sĩ Quế "đặt niềm tin vào giới trẻ Việt Nam"
thành phần rường cột của quốc gia, thành phần "sẽ đưa Việt Nam mạnh tiến,
góp mặt chung với cộng đồng quốc tế". Bác Sĩ Quế cũng nhờ bà chuyển
lời của ông tha thiết kêu gọi đồng bào ông ở hải ngoại tiếp tục kiên trì
tranh đấu yểm trợ công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt
Nam. Bà Dân Biểu cũng bày tỏ sự ngạc nhiên và kính phục là sau bao nhiêu
năm tháng tù đày, bị hành hạ khắc nghiệt người tù lương tâm Nguyễn Đan
Quế vẫn rất nhiệt tình tranh đấu và lạc quan về tương lai của đất nước ông.
Bà Sanchez nhắc lại kể từ năm 1999 là ngày Bà hân hạnh được gặp người
Bà mến mộ cho đến nay, Bác Sĩ Quế vẫn tiếp tục phải chịu đựng điều mà
Bà gọi là những "thảm họa" gây nên bởi chính sách độc đoán của chính
quyền Cộng Sản Việt Nam. Không chỉ bị quản chế, hồi giữa tháng 3 năm
nay ông đã bị nhà cầm quyền bắt giữ về tội phổ biến tài liệu mật của
quốc gia, tội mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang sử dụng để bịt miệng
những người yêu chuộng và cổ võ cho dân chủ. Bà nhấn mạnh với tư cách
dân biểu đơn vị 46 của tiểu bang California, một đơn vị có đến hơn 300000
người Mỹ gốc Việt, bàø biết rõ tất cả những người Mỹ gốc Việt cư ngụ ở
đơn vị bầu cử của Bà lúc nào cũng quan tâm và lo âu cho tình trạng nhân
quyền ở Việt Nam và Bà hứa sẽ làm tất cả những gì trong khả năng và
quyền hạn của bà để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Cùng xuất hiện trong buổi thảo luận, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch
Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản đồng thời cũng là anh ruột
của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết đến bây giờ ông vẫn bị giam, gia đình
chưa được vào thăm và cũng không biết đến lúc nào chính quyền mới đưa em
ông ra xét xử. BS Quân trình bày trước Ủy Ban : "Tôi không biết họ làm cách
nào để có thể buộc tội em tôi. BS Quế không phạm bất cứ một tội gì
ngoài tội yêu nước, ông muốn tranh đấu cho một nứơc Việt Nam dân chủ hơn
và phồn thịnh hơn".
Bác sĩ Quân cũng trình bầy lá thư của 12 vị khôi nguyên giải Nobel can thiệp
đúng lúc cho Bác Sĩ Quế trong dịp Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng Nguyễn Dy
Niên đến thăm Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell vào đầu tháng Mười vừa qua đã
có kết qủa. Bốn ngày sau buổi hội kiến giữa hai Ngoại Trưởng, một viên
chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cho BS Quân biết là Ngoại Trưởng
Hoa Kỳ đã dùng lá thư này để đặt vấn đề với người cầm đầu ngành ngoại
giao Việt Nam. Ngoài ra, bức thư cũng gây được nhiều chú ý của giới truyền
thông quốc tế, nhiều bài báo và chương trình phát thanh đã nói đến lá thư
quan trọng này (thí dụ như UPI, DPA, VOA, RFA...) Ngoài ra, hầu hết báo chí, các
đài truyền hình ở các địa phương cũng đã đăng tải và tường thuật lại bài
phỏng vấn đặc biệt mà Khoa Học Gia Tortsen Wiesel, đại diện cho các khôi
nguyên Nobel ký tên trong lá thư can thiệp cho Bác Sĩ Quế- đã dành cho riêng
cho Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) và cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ( VOA).
Bác sĩ Quân không quên ngỏ lời cám ơn Ủy Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm
Viện Quốc Gia Hoa Kỳ đã can thiệp cho BS Quế cũng như cho các nhà khoa học
đang bị cầm tù khắp nơi trên thế giới vì họ đã can đảm phát biểu ý kiến
của mình một cách ôn hòa bất bạo động. Bác Sĩ Quân cũng ca ngợi sự can
thiệp này nói lên được tình thân thiết, sự gắn bó giữa các khoa học gia và
nó khuyến khích các khoa học gia can đảm lên tiếng để xây dựng một xã hội
nhân bản và một thế giới hòa bình.
Lên tiếng trong cuộc thảo luận, nhà Bác Học Tortsen Wiesel, người đoạt giải
Nobel Sinh Lý Học Và Y Khoa 1981 và là Chủ Tịch của Ủy Ban Nhân Quyền của
các Hàn Lâm Viện nhắc lại hồi cuối tháng 9 năm nay, ông đã cùng với 11
nhà khoa học khác của Hoa Kỳ đã ký tên chung trong thư gửi cho những nhân
vật lãnh đạo Đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam, yêu cầu trả tự do ngay
cho Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, người được Ủy Ban Nhân Quyền của các Hàn
Lâm Viện Quốc Gia Hoa Kỳ coi như "một Sakharov của Việt Nam".
Trong thư, các nhà khoa học Mỹ từng được trao tặng giải Nobel bày tỏ mối quan
ngại sâu xa trước tình trạng sức khỏe của Bác Sĩ Quế. Lá thư viết rằng Bác
Sĩ Quế đã bị biệt giam từ hơn 6 tháng qua, hiện đang bị cao huyết áp, bệnh
sạn thận và loét bao tử, không ai được gặp ông kể từ ngày ông bị giam,
ông không được phép nhận thuốc men mà ông cần để chữabệnh. Lá thư
kết luận với lời yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam sớm phóng thích Bác Sĩ
Nguyễn Đan Quế và trong thời gian chờ đợi "cho ông được gặp gia đình, được có
luật sư đại diện và được chữa trị theo đúng tiêu chuẩn đối xử với tù nhân
mà Liên Hiệp Quốc đã quy định". Một lá thư khác cũng được 12 khoa học gia
Hoa Kỳ gửi cho Ngoại Trưởng Colin Powell để nêu trường hợp của Bác Sĩ Quế,
và như bác sĩ Quân trình bầy, vấn đề đã được Ngoại Trưởng Mỹ đặt ra khi
tiếp kiến Ngoại Trưởng Hà Nội Nguyễn Dy Niên.
Được biết trong vòng 2 tuần lễ nữa, Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez có thể sẽ
lên đường đi Việt Nam để tìm hiểu tại chỗ về tình trạng nhân quyền của Việt
Nam ngày nay, đặc biệt là vấn đề đàn áp tự do tôn giáo. Bác Học Wiesel
cũng loan báo trong buổi họp là ông mới nhận được thư của chính quyền Cộng
Sản mời sang thăm Việt Nam. Bác sĩ Wiesel nhấn mạnh khi có mặt ở Việt Nam
ông sẽ yêu cầu được gặp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và các nhà khoa học
khác Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì đã "lên tiếng theo đúng với lương tâm
của họ".
Sau cuộc thảo luận, Nữ Dân Biểu Sanchez và Bác Học Weisel đã dành cho Đài
Truyền Hình Vietnamese-American Television một cuộc phỏng vấn đặc biệt về
đàn áp nhân quyền Việt Nam đặc biệt là trường hợp tù nhân vì lương tâm BS
Nguyễn Đan Quế.
( Bản tin TCQTYTCTNB ngày 11-1-2003)
"Bốn năm trước đây, tôi gặp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế ở Sài Gòn. Tôi còn
nhớ khi Bác Sĩ Quế đón tôi ở nhà ông, cửa vừa đóng thì bọn công an đập
cửa ầm ĩ cả lên. Bác Sĩ Quế bảo tôi: mặc kệ họ, Bà đừng lo". Đó là một
phần của bài thuyết trình mà Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez trình bày trước
buổi họp thường niên của Ủy Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm Viện Quốc Gia
Hoa Kỳ về trường hợp của Người Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Đan Quế được
tổ chức tại trụ sở Hàn Lâm Viện Khoa Học ngay tại thủ đô Washington D.C.
hôm thứ Tư 29-10 vừa qua.
Trong buổi nói chuyện trước những thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Các
Hàn Lâm Viện Khoa Học, Kỹ Thuật và Y Khoa Hoa Kỳ , Bà Sanchez nhắc lại
giữa tiếng động ồn ào của công an đòi mở cửa, Bác Sĩ Quế vẫn bình thản
trình bày với Bà cảm nghĩ của ông về tình hình Việt Nam và về tương lai của
đất nước. Bà nhắc lại người tù lương tâm nổi tiếng của Việt Nam được thế
giới quý trọng và nhiều năm liền được đề nghị lãnh giải Nobel Hòa Bình nói
rằng ông tin tưởng" Việt Nam sẽ phải có những thay đổi trong vòng 5 tới 10
năm tới", và đặc biệt nhất Bác Sĩ Quế "đặt niềm tin vào giới trẻ Việt Nam"
thành phần rường cột của quốc gia, thành phần "sẽ đưa Việt Nam mạnh tiến,
góp mặt chung với cộng đồng quốc tế". Bác Sĩ Quế cũng nhờ bà chuyển
lời của ông tha thiết kêu gọi đồng bào ông ở hải ngoại tiếp tục kiên trì
tranh đấu yểm trợ công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt
Nam. Bà Dân Biểu cũng bày tỏ sự ngạc nhiên và kính phục là sau bao nhiêu
năm tháng tù đày, bị hành hạ khắc nghiệt người tù lương tâm Nguyễn Đan
Quế vẫn rất nhiệt tình tranh đấu và lạc quan về tương lai của đất nước ông.
Bà Sanchez nhắc lại kể từ năm 1999 là ngày Bà hân hạnh được gặp người
Bà mến mộ cho đến nay, Bác Sĩ Quế vẫn tiếp tục phải chịu đựng điều mà
Bà gọi là những "thảm họa" gây nên bởi chính sách độc đoán của chính
quyền Cộng Sản Việt Nam. Không chỉ bị quản chế, hồi giữa tháng 3 năm
nay ông đã bị nhà cầm quyền bắt giữ về tội phổ biến tài liệu mật của
quốc gia, tội mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang sử dụng để bịt miệng
những người yêu chuộng và cổ võ cho dân chủ. Bà nhấn mạnh với tư cách
dân biểu đơn vị 46 của tiểu bang California, một đơn vị có đến hơn 300000
người Mỹ gốc Việt, bàø biết rõ tất cả những người Mỹ gốc Việt cư ngụ ở
đơn vị bầu cử của Bà lúc nào cũng quan tâm và lo âu cho tình trạng nhân
quyền ở Việt Nam và Bà hứa sẽ làm tất cả những gì trong khả năng và
quyền hạn của bà để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Cùng xuất hiện trong buổi thảo luận, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch
Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản đồng thời cũng là anh ruột
của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết đến bây giờ ông vẫn bị giam, gia đình
chưa được vào thăm và cũng không biết đến lúc nào chính quyền mới đưa em
ông ra xét xử. BS Quân trình bày trước Ủy Ban : "Tôi không biết họ làm cách
nào để có thể buộc tội em tôi. BS Quế không phạm bất cứ một tội gì
ngoài tội yêu nước, ông muốn tranh đấu cho một nứơc Việt Nam dân chủ hơn
và phồn thịnh hơn".
Bác sĩ Quân cũng trình bầy lá thư của 12 vị khôi nguyên giải Nobel can thiệp
đúng lúc cho Bác Sĩ Quế trong dịp Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng Nguyễn Dy
Niên đến thăm Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell vào đầu tháng Mười vừa qua đã
có kết qủa. Bốn ngày sau buổi hội kiến giữa hai Ngoại Trưởng, một viên
chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cho BS Quân biết là Ngoại Trưởng
Hoa Kỳ đã dùng lá thư này để đặt vấn đề với người cầm đầu ngành ngoại
giao Việt Nam. Ngoài ra, bức thư cũng gây được nhiều chú ý của giới truyền
thông quốc tế, nhiều bài báo và chương trình phát thanh đã nói đến lá thư
quan trọng này (thí dụ như UPI, DPA, VOA, RFA...) Ngoài ra, hầu hết báo chí, các
đài truyền hình ở các địa phương cũng đã đăng tải và tường thuật lại bài
phỏng vấn đặc biệt mà Khoa Học Gia Tortsen Wiesel, đại diện cho các khôi
nguyên Nobel ký tên trong lá thư can thiệp cho Bác Sĩ Quế- đã dành cho riêng
cho Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) và cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ( VOA).
Bác sĩ Quân không quên ngỏ lời cám ơn Ủy Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm
Viện Quốc Gia Hoa Kỳ đã can thiệp cho BS Quế cũng như cho các nhà khoa học
đang bị cầm tù khắp nơi trên thế giới vì họ đã can đảm phát biểu ý kiến
của mình một cách ôn hòa bất bạo động. Bác Sĩ Quân cũng ca ngợi sự can
thiệp này nói lên được tình thân thiết, sự gắn bó giữa các khoa học gia và
nó khuyến khích các khoa học gia can đảm lên tiếng để xây dựng một xã hội
nhân bản và một thế giới hòa bình.
Lên tiếng trong cuộc thảo luận, nhà Bác Học Tortsen Wiesel, người đoạt giải
Nobel Sinh Lý Học Và Y Khoa 1981 và là Chủ Tịch của Ủy Ban Nhân Quyền của
các Hàn Lâm Viện nhắc lại hồi cuối tháng 9 năm nay, ông đã cùng với 11
nhà khoa học khác của Hoa Kỳ đã ký tên chung trong thư gửi cho những nhân
vật lãnh đạo Đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam, yêu cầu trả tự do ngay
cho Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, người được Ủy Ban Nhân Quyền của các Hàn
Lâm Viện Quốc Gia Hoa Kỳ coi như "một Sakharov của Việt Nam".
Trong thư, các nhà khoa học Mỹ từng được trao tặng giải Nobel bày tỏ mối quan
ngại sâu xa trước tình trạng sức khỏe của Bác Sĩ Quế. Lá thư viết rằng Bác
Sĩ Quế đã bị biệt giam từ hơn 6 tháng qua, hiện đang bị cao huyết áp, bệnh
sạn thận và loét bao tử, không ai được gặp ông kể từ ngày ông bị giam,
ông không được phép nhận thuốc men mà ông cần để chữabệnh. Lá thư
kết luận với lời yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam sớm phóng thích Bác Sĩ
Nguyễn Đan Quế và trong thời gian chờ đợi "cho ông được gặp gia đình, được có
luật sư đại diện và được chữa trị theo đúng tiêu chuẩn đối xử với tù nhân
mà Liên Hiệp Quốc đã quy định". Một lá thư khác cũng được 12 khoa học gia
Hoa Kỳ gửi cho Ngoại Trưởng Colin Powell để nêu trường hợp của Bác Sĩ Quế,
và như bác sĩ Quân trình bầy, vấn đề đã được Ngoại Trưởng Mỹ đặt ra khi
tiếp kiến Ngoại Trưởng Hà Nội Nguyễn Dy Niên.
Được biết trong vòng 2 tuần lễ nữa, Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez có thể sẽ
lên đường đi Việt Nam để tìm hiểu tại chỗ về tình trạng nhân quyền của Việt
Nam ngày nay, đặc biệt là vấn đề đàn áp tự do tôn giáo. Bác Học Wiesel
cũng loan báo trong buổi họp là ông mới nhận được thư của chính quyền Cộng
Sản mời sang thăm Việt Nam. Bác sĩ Wiesel nhấn mạnh khi có mặt ở Việt Nam
ông sẽ yêu cầu được gặp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và các nhà khoa học
khác Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì đã "lên tiếng theo đúng với lương tâm
của họ".
Sau cuộc thảo luận, Nữ Dân Biểu Sanchez và Bác Học Weisel đã dành cho Đài
Truyền Hình Vietnamese-American Television một cuộc phỏng vấn đặc biệt về
đàn áp nhân quyền Việt Nam đặc biệt là trường hợp tù nhân vì lương tâm BS
Nguyễn Đan Quế.
NGUYỄN CAO QUYỀN * THÀNH TÍCH ĐẤU TRANH
THÀNH TÍCH ĐẤU TRANH VÀ KẾT HỢP
CỦA KHỐI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
Nguyễn Cao Quyền
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt giữa Mỹ và Việt cộng nhưng ngày đó lại là khởi điểm của một cuộc chiến khác : cuộc chiến do người Việt quốc gia, đại diện cho xu hướng tiến bộ của nhân loại, tiến hành chống lại bọn độc tài, thoái hóa và tham nhũng hiện đang đưa đất nước đi vào ngõ cụt.
Căn cứ vào hiện tình của thế giới hậu cộng sản, cảm tưởng chung của nhân loại là lịch sử đang có những chuyển động mạnh theo chiều hướng dân chủ để đưa con người vĩnh viễn ra khỏi đám mây mù Xã Hội Chủ Nghĩa. Tuy nhiên riêng đối với trường hợp của Việt Nam, cảm tưởng này chưa được đón nhận rộng rãi với nhiều tin tưởng .
Những bộ óc bi quan cho rằng sau khi thoát chết vào năm 1986, CSVN nay đã khỏe lại. Với bản chất ngoan cố như mọi người đều biết, chúng sẽ ở lại chính quyền và sẽ không bao giờ tự ý rút lui mặc dầu chúng biết rất rõ là chủ nghĩa cộng sản đã đi vào sọt rác của lịch sử. Những người dân chủ trong nước cũng như cộng đồng nguời Việt tự do hải ngọai đã chẳng làm được gì nhiều trong 28 năm qua để chuyển thể chính trị tại quê hương và cũng có rất ít hy vọng là họ sẽ làm được việc gì cụ thể trong thời gian trước mắt.
Nói khác, phái bi quan cho rằng hòn đá tảng Việt cộng vẫn nằm nguyên vẹn giữa lối chúng ta đi. Nhận xét này buộc ta phải xét lại " thực tế " của cả hai phe : ta và địch. Xét lại thật vô tư và chính xác để củng cố niềm tin ngõ hầu hoàn tất thành công quãng đường đấu tranh còn lại.
I - THỰC TẾ CỦA PHE TA
Về phần chúng ta, kiểm điểm những gì đã làm được trong 28 năm qua trên lộ trình đấu tranh dân chủ, chúng ta thấy 3 giai đoạn đã thành hình rõ rệt.
· Giai đoạn thứ nhất từ 1975 đến 1990 : Trong suốt thời kỳ này chúng ta chỉ khiêm tốn đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sau năm 1986, lợi dụng kẽ hở " Đổi Mới " của Hà Nội, bằng những đợt du lịch về quê ăn Tết và thăm thân nhân, chúng ta đã ào ạt đổ vào Việt Nam nền văn hóa dân chủ Tây Phương. Hậu quả là vào lúc này dân chúng trong nước đã được xem các chương trình giải trí của thế giới tự do trên truyền hình của nhà nước độc tài, đã có nhiều sản phẩm Âu Mỹ để mua sắm, sách báo dân chủ để đọc và đồ ăn đến từ nước ngoài để thưởng thức. Những khía cạnh sinh hoạt này đã tạo nên một sự chuyển động ngầm trong xã hội, một sự chối bỏ các giá trị cộng sản lỗi thời. Chuyển động này tạo nứt rạn giữa quần chúng và chính quyền, đồng thời trang bị cho não trạng chính trị của người dân nhậïn thức cần thiết về những ý niệm dân chủ và nhân quyền.
· Giai đoạn thứ hai từ 1990 đến 2000 : Sau khi bức tường ô nhục Bá Linh bị phá bỏ ( 1989 ) chúng ta tiến hành đấu tranh dân chủ. Với phương tiện truyền thông hiện đại chúng ta thường trực bao vây bọn lãnh đạo CSVN bằng những tiếng nói và tư tưởng dân chủ, đồng thời, phổ biến rộng rãi những tư tưởng này trong quần chúng. Trong lớp người trẻ tượng trưng cho 60% toàn khối dân tộc hiện nay, ý thức dân chủ đã lan nhanh về cả bề mặt lẫn chiều sâu. Trước sức ép của ý thức dân chủ đến từ tứ phía, CSVN đã phải chùn tay đàn áp. Mảnh đất độc tài của chúng đã thu hẹp lại rất nhiều và còn tiếp tục thu hẹp thêm khi thương ước Việt-Mỹ trở thành những mối liên hệ kinh tế không thể thiếu, vào một tương lai không xa lắm.
· Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiện nay : Tác dụng của những chuyển động xã hội vừa trình bầy, diễn biến cùng nhịp độ với đà phát tiển kinh tế trong thời kỳ " Đổi Mới ", đã bỏ đảng CSVN rớt lại đằng sau. Hiện tượng tụt hậu này sẽ đưa đến tình trạng giống hệt như những gì đã xảy ra tại Đông Âu năm 1989. Mất khả năng cai trị, đảng sẽ phải tự điều chỉnh và hợp thức hóa ý nguyện của nhân dân hoặc sẽ bị loại khỏi vị thế cầm quyền. " Đổi Mới " là giai đoạn chót trong chu kỳ phát triển của một chế độ chính trị độc tài xây dựng theo mẫu hình Stalinít.
II - THỰC TẾ CỦA PHÍA ĐỊCH
Về phía đich hãy thử lượng định một cách thật chính xác và vô tư những gì đã xảy ra trong cùng một thời gian. Trong 28 năm qua, trước sức ép của trào lưu dân chủ hóa toàn cầu và của khối người Việt tự do hải ngoại, CSVN đã kinh qua 3 giai đoạn khủng hoảng, được ghi nhận như sau :
· Khủng hoảng thứ nhất : Loại khủng hoảng này có tên là khủng hoảng chính danh. Chính danh mà CSVN vẫn thường vỗ ngực khoe khoang là công lao đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất đất nước. Hai chiêu bài này gần đây đã bị lật tẩy và không còn ‘ ăn khách ". Để giải quyết khủng hoảng thứ nhất này chúng liền đưa ra chiêu bài " Kinh tế thị trường với định hướng XHCN " với hy vọng lấy lại được tín nhiệm của toàn dân.
· Khủng hoảng thứ hai : Trên thực tế cái chiêu bài ngớ ngẩn " Kinh tế thị trường với định hướng XHCN " cũng không giải quyết được vấn đề. Chúng liền áp dụng một ngón nghề chính trị trắng trợn hơn là "thay ngựa giữa dòng". Với sự thay thế này, chúng hy vọng gây được ảo tưởng là những khó khăn đương gặp sẽ được nhóm lãnh đạo mới giải quyết. Hiện tượng lên ngôi vội vã của Lê Khả Phiêu cách đây không lâu, có thể dùng để minh họa cho loại khủng hoảng thứ hai này.
· Khủng hoảng thứ ba : Khủng hoảng này xuất hiện khi mọi tiểu xảo dùng để giải thích chính danh không còn sức thuyết phục nữa và phương cách thay ngựa giữa dòng cũng không giúp được việc gì. Phản ứng cố hũu của các chính quyền cộng sản stalinít , trong trường hợp này, là quay về chính sách dùng bạo lực và khủng bốø để cưỡng ép nhân dân tuân theo đường lối cai trị của chúng. Khủng hoảng này hiện đang xảy ra tại Việt Nam.
Loại khủng hoảng thứ tư, dành sẵn cho tà quyền Hà Nội, có tên là khủng hoảng về bản chất của thể chế (Identity crisis ). Đây là khủng hoảng chót trước khi sụp đổ. Đặc tính của loại khủng hoảng này được mô tả như sau. Các lãnh tụ cộng sản tự biết là chúngï đã lầm nhưng vì đang ở thế "cưỡi lưng cọp " nên chúng phải nhắm mắt đi theo con đường cũ. Tác giả Hasegawa, sau khi nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam, cho rằng nếu không có sự lật đổ bằng một cuộc cách mạng thì sự chuyển thể chính trị tại hai quốc gia này sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn :
· Giai đoạn đầu : Chính quyền CS bắt buộc phải chuyển từ toàn tài ( totalitarianism ) sang độc tài (authoritalianism ). Sự thức tỉnh chính trị của người dân, tác động của hiện tượng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng truyền thông không cho phép chính quyền ở các nuớc này quá lộng hành. Chính trị vẫn bị kiểm soát chặt chẽ nhưng kinh tế bắt buộc phải nới lỏng đôi phần. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang ở trong tình trạng này.
· Giai đoạn thứ hai : Giai đoạn này là giai đoạn dân chủ hiến định . Chế độ độc đảng vẫn còn nhưng mọi thực thể chính trị trong nước, kể cả đảng cộng sản , đều phải tuân hành hiến pháp và luật pháp. Trung Quốc đang cố gắng tiến sang giai đoạn thứ hai này trong khi Việt Nam vẫn ngoan cố kiên định con đường xã hội chủ nghĩa một cách rất tối tăm và lạc hậu.
· Giai đoạn thứ ba : Đây là giai đoạn dân chủ hóa thực sự. Độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản bị hủy bỏ để nhường chỗ cho những cuộc bầu cử định kỳ bằng phổ thông đầu phiếu. Xã hội là một xã hội trong đó công dân được hưởng mọi hình thức của tự do và trong đó dân quyền và nhân quyền được tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ bởi chính quyền. Nếu không có gì bất thường xẩy ra thì Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn thứ ba này trong vài thập kỷ nữa. Việt Nam có thể tiến nhanh hơn vì kích thước nhỏ hơn, nếu những người lãnh đạo cộng sản chịu nhìn thấy đường đi.
Như vậy, ta thấy là thành tích đấu tranh cho dân chủ của khối người Việt quốc gia trong 28 năm qua, mặc dầu chưa có gì là ngoạn mục nhưng cũng không phải là không đáng kể. Chúng ta đã ghi một vài bàn thắng cụ thể trong hiệp đầu và CSVN đang bị bắt buộc lui về thế thủ.Tuy vẫn còn nhiều dị biệt trong phương cách đấu tranh nhưng mẫu số chung " chống cộng " của tập thể người Việt hải ngoại là bất di bất dịch. Sự kết hợp giữa khối này và khối khác tuy còn lỏng lẻo nhưng vẫn tiếp tục phát triển trên một căn bản hợp lý hơn và hữu hiệu hơn.
Sự gia nhập của giới trẻ, thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba, vào tiến trình đấu tranh càng ngày càng đông đảo và họ cũng đã tạo được những thành tích có tác dụng bổ túc, thay thế và hoàn chỉnh những phương thức vận động dân chủ của cha anh nhiều khi đã không còn ứng dụng.
Chiến dịch cờ vàng, thành công và nở rộ khắp mọi nơi đang làm CSVN lo âu và chóng mặt. Phương thức đấu tranh bằng cách hội nhập vào " dòng chính " của xã hội Hoa Kỳ để từ đó dùng ngay những công cụ của trung tâm quyền lực này đánh trả bọn độc tài Bác Bộ Phủ, đang làm chúng điên đầu. Khi nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc sâu đậm vào nền kinh tế của Hoa Kỳ qua việc thi hành Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ thì chúng ta sẽ có nhiều cách đánh khác hũu hiệu hơn nữa để phục vụ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, những cách đánh mà chúng không còn khả năng chống đỡ. Nếu trong tương lai chúng được thâu nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ) thì sinh mạng chính trị của chúng sẽ chẳng còn được bao lâu.
Do đó có thể nói rằng , sự thiếu kết hợp của cộng đồng Việt Nam tự do hải ngoại nhìn từ phía ngoại hình thật ra chỉ là một ảo giác. Từ bên trong, những lực lượng thầm lặng, trong đó có tuổi trẻ Việt Nam nay đã trưởng thành và nhiều kinh nghiệm, đang tiếp tục ghi những bàn thắng quyết định trong trận cầu Quốc Gia-Cộng Sản, để chấm dứt một lần và vĩnh viễn nạn độc tài trên tổ quốc chúng ta ./.
CỦA KHỐI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
Nguyễn Cao Quyền
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt giữa Mỹ và Việt cộng nhưng ngày đó lại là khởi điểm của một cuộc chiến khác : cuộc chiến do người Việt quốc gia, đại diện cho xu hướng tiến bộ của nhân loại, tiến hành chống lại bọn độc tài, thoái hóa và tham nhũng hiện đang đưa đất nước đi vào ngõ cụt.
Căn cứ vào hiện tình của thế giới hậu cộng sản, cảm tưởng chung của nhân loại là lịch sử đang có những chuyển động mạnh theo chiều hướng dân chủ để đưa con người vĩnh viễn ra khỏi đám mây mù Xã Hội Chủ Nghĩa. Tuy nhiên riêng đối với trường hợp của Việt Nam, cảm tưởng này chưa được đón nhận rộng rãi với nhiều tin tưởng .
Những bộ óc bi quan cho rằng sau khi thoát chết vào năm 1986, CSVN nay đã khỏe lại. Với bản chất ngoan cố như mọi người đều biết, chúng sẽ ở lại chính quyền và sẽ không bao giờ tự ý rút lui mặc dầu chúng biết rất rõ là chủ nghĩa cộng sản đã đi vào sọt rác của lịch sử. Những người dân chủ trong nước cũng như cộng đồng nguời Việt tự do hải ngọai đã chẳng làm được gì nhiều trong 28 năm qua để chuyển thể chính trị tại quê hương và cũng có rất ít hy vọng là họ sẽ làm được việc gì cụ thể trong thời gian trước mắt.
Nói khác, phái bi quan cho rằng hòn đá tảng Việt cộng vẫn nằm nguyên vẹn giữa lối chúng ta đi. Nhận xét này buộc ta phải xét lại " thực tế " của cả hai phe : ta và địch. Xét lại thật vô tư và chính xác để củng cố niềm tin ngõ hầu hoàn tất thành công quãng đường đấu tranh còn lại.
I - THỰC TẾ CỦA PHE TA
Về phần chúng ta, kiểm điểm những gì đã làm được trong 28 năm qua trên lộ trình đấu tranh dân chủ, chúng ta thấy 3 giai đoạn đã thành hình rõ rệt.
· Giai đoạn thứ nhất từ 1975 đến 1990 : Trong suốt thời kỳ này chúng ta chỉ khiêm tốn đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sau năm 1986, lợi dụng kẽ hở " Đổi Mới " của Hà Nội, bằng những đợt du lịch về quê ăn Tết và thăm thân nhân, chúng ta đã ào ạt đổ vào Việt Nam nền văn hóa dân chủ Tây Phương. Hậu quả là vào lúc này dân chúng trong nước đã được xem các chương trình giải trí của thế giới tự do trên truyền hình của nhà nước độc tài, đã có nhiều sản phẩm Âu Mỹ để mua sắm, sách báo dân chủ để đọc và đồ ăn đến từ nước ngoài để thưởng thức. Những khía cạnh sinh hoạt này đã tạo nên một sự chuyển động ngầm trong xã hội, một sự chối bỏ các giá trị cộng sản lỗi thời. Chuyển động này tạo nứt rạn giữa quần chúng và chính quyền, đồng thời trang bị cho não trạng chính trị của người dân nhậïn thức cần thiết về những ý niệm dân chủ và nhân quyền.
· Giai đoạn thứ hai từ 1990 đến 2000 : Sau khi bức tường ô nhục Bá Linh bị phá bỏ ( 1989 ) chúng ta tiến hành đấu tranh dân chủ. Với phương tiện truyền thông hiện đại chúng ta thường trực bao vây bọn lãnh đạo CSVN bằng những tiếng nói và tư tưởng dân chủ, đồng thời, phổ biến rộng rãi những tư tưởng này trong quần chúng. Trong lớp người trẻ tượng trưng cho 60% toàn khối dân tộc hiện nay, ý thức dân chủ đã lan nhanh về cả bề mặt lẫn chiều sâu. Trước sức ép của ý thức dân chủ đến từ tứ phía, CSVN đã phải chùn tay đàn áp. Mảnh đất độc tài của chúng đã thu hẹp lại rất nhiều và còn tiếp tục thu hẹp thêm khi thương ước Việt-Mỹ trở thành những mối liên hệ kinh tế không thể thiếu, vào một tương lai không xa lắm.
· Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiện nay : Tác dụng của những chuyển động xã hội vừa trình bầy, diễn biến cùng nhịp độ với đà phát tiển kinh tế trong thời kỳ " Đổi Mới ", đã bỏ đảng CSVN rớt lại đằng sau. Hiện tượng tụt hậu này sẽ đưa đến tình trạng giống hệt như những gì đã xảy ra tại Đông Âu năm 1989. Mất khả năng cai trị, đảng sẽ phải tự điều chỉnh và hợp thức hóa ý nguyện của nhân dân hoặc sẽ bị loại khỏi vị thế cầm quyền. " Đổi Mới " là giai đoạn chót trong chu kỳ phát triển của một chế độ chính trị độc tài xây dựng theo mẫu hình Stalinít.
II - THỰC TẾ CỦA PHÍA ĐỊCH
Về phía đich hãy thử lượng định một cách thật chính xác và vô tư những gì đã xảy ra trong cùng một thời gian. Trong 28 năm qua, trước sức ép của trào lưu dân chủ hóa toàn cầu và của khối người Việt tự do hải ngoại, CSVN đã kinh qua 3 giai đoạn khủng hoảng, được ghi nhận như sau :
· Khủng hoảng thứ nhất : Loại khủng hoảng này có tên là khủng hoảng chính danh. Chính danh mà CSVN vẫn thường vỗ ngực khoe khoang là công lao đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất đất nước. Hai chiêu bài này gần đây đã bị lật tẩy và không còn ‘ ăn khách ". Để giải quyết khủng hoảng thứ nhất này chúng liền đưa ra chiêu bài " Kinh tế thị trường với định hướng XHCN " với hy vọng lấy lại được tín nhiệm của toàn dân.
· Khủng hoảng thứ hai : Trên thực tế cái chiêu bài ngớ ngẩn " Kinh tế thị trường với định hướng XHCN " cũng không giải quyết được vấn đề. Chúng liền áp dụng một ngón nghề chính trị trắng trợn hơn là "thay ngựa giữa dòng". Với sự thay thế này, chúng hy vọng gây được ảo tưởng là những khó khăn đương gặp sẽ được nhóm lãnh đạo mới giải quyết. Hiện tượng lên ngôi vội vã của Lê Khả Phiêu cách đây không lâu, có thể dùng để minh họa cho loại khủng hoảng thứ hai này.
· Khủng hoảng thứ ba : Khủng hoảng này xuất hiện khi mọi tiểu xảo dùng để giải thích chính danh không còn sức thuyết phục nữa và phương cách thay ngựa giữa dòng cũng không giúp được việc gì. Phản ứng cố hũu của các chính quyền cộng sản stalinít , trong trường hợp này, là quay về chính sách dùng bạo lực và khủng bốø để cưỡng ép nhân dân tuân theo đường lối cai trị của chúng. Khủng hoảng này hiện đang xảy ra tại Việt Nam.
Loại khủng hoảng thứ tư, dành sẵn cho tà quyền Hà Nội, có tên là khủng hoảng về bản chất của thể chế (Identity crisis ). Đây là khủng hoảng chót trước khi sụp đổ. Đặc tính của loại khủng hoảng này được mô tả như sau. Các lãnh tụ cộng sản tự biết là chúngï đã lầm nhưng vì đang ở thế "cưỡi lưng cọp " nên chúng phải nhắm mắt đi theo con đường cũ. Tác giả Hasegawa, sau khi nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam, cho rằng nếu không có sự lật đổ bằng một cuộc cách mạng thì sự chuyển thể chính trị tại hai quốc gia này sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn :
· Giai đoạn đầu : Chính quyền CS bắt buộc phải chuyển từ toàn tài ( totalitarianism ) sang độc tài (authoritalianism ). Sự thức tỉnh chính trị của người dân, tác động của hiện tượng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng truyền thông không cho phép chính quyền ở các nuớc này quá lộng hành. Chính trị vẫn bị kiểm soát chặt chẽ nhưng kinh tế bắt buộc phải nới lỏng đôi phần. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang ở trong tình trạng này.
· Giai đoạn thứ hai : Giai đoạn này là giai đoạn dân chủ hiến định . Chế độ độc đảng vẫn còn nhưng mọi thực thể chính trị trong nước, kể cả đảng cộng sản , đều phải tuân hành hiến pháp và luật pháp. Trung Quốc đang cố gắng tiến sang giai đoạn thứ hai này trong khi Việt Nam vẫn ngoan cố kiên định con đường xã hội chủ nghĩa một cách rất tối tăm và lạc hậu.
· Giai đoạn thứ ba : Đây là giai đoạn dân chủ hóa thực sự. Độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản bị hủy bỏ để nhường chỗ cho những cuộc bầu cử định kỳ bằng phổ thông đầu phiếu. Xã hội là một xã hội trong đó công dân được hưởng mọi hình thức của tự do và trong đó dân quyền và nhân quyền được tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ bởi chính quyền. Nếu không có gì bất thường xẩy ra thì Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn thứ ba này trong vài thập kỷ nữa. Việt Nam có thể tiến nhanh hơn vì kích thước nhỏ hơn, nếu những người lãnh đạo cộng sản chịu nhìn thấy đường đi.
Như vậy, ta thấy là thành tích đấu tranh cho dân chủ của khối người Việt quốc gia trong 28 năm qua, mặc dầu chưa có gì là ngoạn mục nhưng cũng không phải là không đáng kể. Chúng ta đã ghi một vài bàn thắng cụ thể trong hiệp đầu và CSVN đang bị bắt buộc lui về thế thủ.Tuy vẫn còn nhiều dị biệt trong phương cách đấu tranh nhưng mẫu số chung " chống cộng " của tập thể người Việt hải ngoại là bất di bất dịch. Sự kết hợp giữa khối này và khối khác tuy còn lỏng lẻo nhưng vẫn tiếp tục phát triển trên một căn bản hợp lý hơn và hữu hiệu hơn.
Sự gia nhập của giới trẻ, thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba, vào tiến trình đấu tranh càng ngày càng đông đảo và họ cũng đã tạo được những thành tích có tác dụng bổ túc, thay thế và hoàn chỉnh những phương thức vận động dân chủ của cha anh nhiều khi đã không còn ứng dụng.
Chiến dịch cờ vàng, thành công và nở rộ khắp mọi nơi đang làm CSVN lo âu và chóng mặt. Phương thức đấu tranh bằng cách hội nhập vào " dòng chính " của xã hội Hoa Kỳ để từ đó dùng ngay những công cụ của trung tâm quyền lực này đánh trả bọn độc tài Bác Bộ Phủ, đang làm chúng điên đầu. Khi nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc sâu đậm vào nền kinh tế của Hoa Kỳ qua việc thi hành Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ thì chúng ta sẽ có nhiều cách đánh khác hũu hiệu hơn nữa để phục vụ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, những cách đánh mà chúng không còn khả năng chống đỡ. Nếu trong tương lai chúng được thâu nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ) thì sinh mạng chính trị của chúng sẽ chẳng còn được bao lâu.
Do đó có thể nói rằng , sự thiếu kết hợp của cộng đồng Việt Nam tự do hải ngoại nhìn từ phía ngoại hình thật ra chỉ là một ảo giác. Từ bên trong, những lực lượng thầm lặng, trong đó có tuổi trẻ Việt Nam nay đã trưởng thành và nhiều kinh nghiệm, đang tiếp tục ghi những bàn thắng quyết định trong trận cầu Quốc Gia-Cộng Sản, để chấm dứt một lần và vĩnh viễn nạn độc tài trên tổ quốc chúng ta ./.
TS. LÂM LỄ TRINH * CHIẾN TRANH VIỆT NAM
TRONG HOÀI KÝ MÔÙI ENDING THE VIETNAM
WAR
KISSINGER NHAÄN ÑÒNH:
KINH NGHIEÄM VIEÄT
NAM
VAØ THEÁ TRAÄN HIEÄN ÑAÏI
Laâm Leã Trinh
(Neùn höông cho Ngöôøi Lính Quoác gia)
Qua nhieàu naêm nghieàn ngaãm baøi hoïc chua xoùt taïi Vieät Nam vaø tröôùc tình traïng soâi
ñoäng hieän nay treân theá giôùi, cöïu Ngoaïi tröôûng Henry Kissinger ñaõ vieát theâm moät
hoài kyù khaùc, 365 trang, "Ending the Vietnam War, With new and updated material" -
nhö in treân bìa quyeån saùch vöøa ñöôïc nhaø xuaát baûn Simon & Schuster, New York,
phaùt haønh gaàn ñaây. Phaàn taøi lieäu môùi vaø caäp nhaät hoùa vöøa noùi ñaùng ñöôïc löu yù vì
phaûn aûnh nhöõng yù nghó choùt cuûa taùc giaû döïa vaøo thôøi cuoäc.
Trong moät baøi tröôùc, chuùng toâi ñaõ phaân tích nhöõng nhaän xeùt cuûa Kissinger (K) veà
ñöôøng loái vaø caù nhaân Toång thoáng Nguyeãn Vaên Thieäu trong giai ñoaïn Hoøa ñaøm
Paris. Traùi vôùi luaän ñieäu thuyeát giaûng trong caùc hoài kyù tröôùc, K nay xuoáng gioïng,
coâng nhaän vaø phaân bua: "Thieäu coù ñuû lyù do ñeå uaát haän caùch ñoái xöû cuûa Hoa kyø.
OÂng aáy khoâng bao giôø caûn trôû hoøa bình nhö caùc nhaø chæ trích thuoäc phe phaûn
chieán vu caùo. Thieäu vaø xöù cuûa oâng ñaùng coù moät vaän meänh khaù hôn. Neáu toâi ñöôïc
bieát Quoác hoäi (Myõ) coù theå caét vieän trôï cho moât ñoàng minh trong caûnh nguy khoán
thì toâi ñaõ khoâng hoái thuùc kyù moät Hieäp öôùc nhö toâi ñaõ laøm trong nhöõng thöông
thuyeát cuoái cuøng naêm 1972" (EVNW, trang 544). Lôøi leõ xoa dòu ngoaïi giao naøy
thaønh thöïc ñeán möùc naøo? Baøi hoâm nay thöû toùm taéc vaø phaåm bình nhöõng gì K vieát
veà vieäc aùp duïng kinh nghieäm Vieät Nam vaøo theá traän phöùc taïp hieän laøm cho Hoa
kyø ñieân ñaàu.
A. Kissinger nhaän ñònh theo ba giai ñoaïn.
Giai ñoaïn 1: Naêm 1975
Trong nhöõng ngaøy cuoái cuøng cuûa Vieät Nam Coïng hoøa. Toång thoáng Gerald Ford coù
yeâu caàu K thaûo tôø nhaän xeùt toång quaùt veà tình hình. Baûn "giaùc thô saàu thaûm,
melancholy memorandum" cuûa K ñeä trình goàm coù caùc ñieåm chính sau ñaây:
1 - Chieán tranh Vieät Nam laø cuoäc chieán daøi nhaát trong lòch söû Hoa kyø, xa Nöôùc meï
nhaát vaø ít lieân heä hieån nhieân nhaát ñeán nhöõng moái quan taâm töùc thì cuûa nöôùc Myõ.
Tuy nhieân khi Chính quyeàn quyeát ñònh tham gia cuoäc chieán, quaàn chuùng uûng hoä,
keå luoân caùc thaønh phaàn chính trò vaø baùo giôùi laø khoái trôû maët choáng ñoái veà sau. Dö
luaän ñaõ hoan nghinh Toång thoáng Eisenhower veà vieäc chia ñoâi Vieät Nam vaø thaønh
laäp moät chính phuû choáng coäng ôû Mieàn Nam. Daân chuùng vaø giôùi truyeàn thoâng cuõng
ñoàng yù khi Kennedy ñoå binh nhieàu hôn vaø thay theá Toång thoáng Dieäm. Phe ñöôïc
meänh danh veà sau laø "boà caâu" nhaán maïnh phaûi cöùu Vieät Nam vaø caàn laät ñoå Dieäm.
Quoác hoäi ñaõ ñoàng thanh thoâng qua quyeát nghò Vònh Baéc Vieät vaø quyeát ñònh cuûa
Johnson gôûi theâm quaân lính. Toång thoáng Nixon ñöôïc coå voõ khi tuyeân boá laàn hoài
ruùt quaân vaø xuùc tieán hoøa ñaøm taïi Paris.
Veà vaán ñeà quaàn chuùng trong xöù Hoa kyø uûng hoä chính saùch ñoái ngoaïi, baøi hoïc coù
theå ghi laïi laø caùc nhoùm chính trò Hoa kyø khoâng theå caûm thaáy thoaûi maùi trong nhöõng
vò trí traùi ngöôïc vôùi thaùi ñoä coå truyeàn cuûa hoï. Ñaëc bieät, caùnh Daân chuû Töï do Myõ
khoâng theå uûng hoä laâu daøi moät cuoäc chieán choáng moät phong traøo caùch maïng, duø
phong traøo naøy coù nhöõng chieán thuaät noäi ñòa phaûn ñoäng caùch maáy ñi nöõa. Hoï chaáp
nhaän ñöôøng loái tham chieán maïnh hôn cuûa Kennedy maø hoï xem nhö laõnh tuï cuûa hoï
nhöng hoï laïi ruùt lui söï uûng hoä ñoái vôùi caù nhaân Johnson.
1.Moät baøi hoïc roû raøng khaùc laø taát caû nhöõng phuùc trình veà
chieán cuoäc, ôû beân trong vaø xuaát phaùt töø Chính phuû cuõng nhö töø baùo
giôùi, phaûi hoaøn toaøn löông thieän vaø trung thöïc. Boä maùy
thoâng tin cuûa Hoa kyø, trong moät thôøi gian daøi, coù khuynh
höôùng laïc quan teáu vaø khoâng soi saùng quaàn chuùng veà tính
caùch gian truaân cuûa moät cuoäc chieán coù theå keùo daøi. Veà
sau, caùc phoùng vieân töôøng thuaät moät caùch bi quan, laém
khi khoâng xaùc ñaùng. Tuy theá, dö luaän caøng ngaøy caøng tin
hoï hôn. Moïi tuyeân boá cuûa chính quyeàn bò phe phaûn chieán
vaø quaàn chuùng ña nghi baùc boû vì cho raèng leäch laïc.
2.Baøi hoïc thöù ba laø "tuyeät ñoái caàn thieát taäp trung caùc nhaän
xeùt cuûa chuùng ta vaø cuoäc tranh luaän coâng khai vaøo nhöõng ñieåm chính
yeáu "? duø caùc ñieåm aáy khoâng theå thaáy roû moåi ñeâm treân
maøn aûnh truyeàn hình. Söï tranh bieän veà Vieät Nam thöôøng
khoâng traùnh khoûi xoay veà nhöõng ñeà taøi ngoaïi dieän,
peripheral issues. Thí duï, caùc "chuoàng coïp" ñöôïc xem nhö
tieâu bieåu cheá ñoä ñaøn aùp cuûa Chính quyeàn Saøigoøn. Quaàn
chuùng queân raèng chính quyeàn naøy tröïc dieän moät keû thuø
ñaõ aùm saùt, tra taán vaø giam caàm voâ soá ngöôøi Vieät. "Chieán
dòch Phöôïng hoaøng" bò ñaû kích maïnh meõ trong khi Baéc
Vieät vaø chieán thuaät Vieät coäng hung tôïn hôn nghìn laàn. Vuï
ruûi ro Myõ Lai laøm lu môø hình aûnh Quaân ñoäi Myõ ñoái xöû
nhaõ nhaën thöôøng daân. Vaøo cuoái cuoäc chieán, dö luaän cho
raèng Toång thoáng Thieäu bò quaàn chuùng boû rôi nhöng chính
Coäng saûn ñaõ töø choái baàu cöû töï do vaø phaûi duøng voõ löïc ñeå
chinh phuïc Mieàn Nam vì khoâng loâi cuoán ñöôïc söï uûng hoä
cuûa daân.
3.Khoâng keùm heä troïng laø söï quyeát taâm kieân trì. Khi tham
chieán vaøo thaäp nieân 60, Hoa kyø coù nhöõng thaëng dö taøi chính. Treân phaân
nöõa moät trieäu ngöôøi ñöôïc gôûi qua Vieät Nam . Neàn kinh teá
Myõ bò thieät haïi vì theá. Khi chieán cuoäc taøn luïi, Quoác hoäi
phuûi tay, töø choái caáp quaân phí, duø chæ 2 % toång ngaân
khoaûng chi tieâu tröôùc ñoù haèng naêm. Maët khaùc, Hoa kyø
tham chieán nhaân danh luaân lyù. Tröôùc khi tieáng suùng chaám
döùt, nhieàu ngöôøi cuõng ñaõ neâu ra luaân lyù ñeå choáng ñoái
chieán tranh. Oaùi oaêm thay, khoâng moät ai ñeà caäp ñeán luaân
lyù cuûa söï kieân trì!
4.Treân phöông dieäân chieán thuaät quaân söï, caàn keát luaän raèng
quaân löïc cuûa chuùng ta khoâng thích öùng vôùi loaïi chieán tranh Vieät Nam.
Ngay caû nhöõng Löïc löôïng Ñaëc bieät ñöôïc huaán luyeän cho
muïc tieâu naøy. Moät phaàn vì tính chaát cuûa cuoäc chieán. Ñaây
vöøa laø moät chieán tranh caùch maïng ñaùnh baèng dao gaêm
giöõa ñeâm toái trong laøng maïc, vöøa laø moät cuoäc ñaáu tranh
toaøn dieän doác heát löïc löôïng trong ñoù kyõ thuaät ñoùng vai
troø khoâng nhoû. Hai phía ñoái thuû ñeàu gaëp khoù khaên trong
vieäc tìm ra nhöõng chieán thuaät thích hôïp cho moãi loaïi
chieán tranh. Nhöng chuùng ta (Hoa kyø) vaø Mieàn Nam VN
vaáp phaûi nhieàu vaán ñeà hôn vì rôi vaøo nhöõng "thaùi quaù,
excesses". Thaät vaäy, khi chuùng ta (ngöôøi Myõ) xem ñaây laø
"our war" thì chuùng ta khoâng cho ñoàng minh VNCH chia
traùch nhieäm. Nhöng ñeán giai ñoaïn chieán tranh trôû neân
"their war, chuùng ta laïi khoâng giuùp hoï chieán ñaáu. Chuùng
ta chuaån bò Quaân ñoäi Mieàn Nam cho moät "cuoäc chieán quy
öôùc, main force warfare" sau 1954 (döï ñoaùn moät taán coâng
kieåu Trieàu tieân) nhöng moät cuoäc chieán tranh chính trò,
political warfare, ñaõ xaûy ra. Sau 1973, Vieät Nam Coïng
hoøa söûa soaïn ñaáu tranh chính trò nhöng laïi bò Baéc Vieät
toång taán coâng baèng voõ löïc. moät söï taán coâng chôø ñôïi 20
naêm veà tröôùc.
5.Chính saùch ngoaïi giao Myõ, bôûi nhöõng lyù do neâu treân, vaáp
phaûi nhieàu thöû thaùch vaø caàn moät thôøi gian ñeå thaêng baèng trôû laïi. Hoa kyø khoâng theå giöõ
nguyeân moät vò trí ngoaïi giao laâu hôn vaøi tuaàn hay vaøi thaùng maø khoâng bò caùc nhoùm
chính trò trong xöù baét beû , tuy chính hoï ñaõ töøng coå voõ quan ñieåm aáy. Roát cuoäc, phe
ta phaûi ñieàu ñình vôùi phe ta, nhöôøng nhòn roài nhöôøng nhòn, trong khi Baéc Vieät baùm
saùt vaøo muïc tieâu ngoaïi giao cuûa chuùng vaø thay ñoåi raát ít vò trí thöông thuyeát. Chæ coù
ñöôøng loái ngoaïi giao maät, secret diplomacy, môùi giuùp chuùng ta theå hieän phaàn naøo
moät söï ñoái thoaïi ñích xaùc. Ngay trong tröôøng hôïp naøy, phía Baéc Vieät taïo aùp löïc dö
luaän ñoái vôùi chuùng ta. Ngoaïi giao cuûa Hoa kyø thöôøng laâm vaøo hoaøn caûnh suy ñoán
phaûi coá gaéng cuoàng nhieät ñeå tìm ra nhöõng coâng thöùc khôûi ñoäng moät söï uûng hoä taïm
thôøi vaø boû qua caùc dò bieät sôø sôø tröôùc maét giöõa chuùng ta vaø Haønoäi. Di nghieäp naøy
quaû laø moät moái aùm aûnh. gaây nhieàu trôû ngaïi cho vieäc choáng ñôõ moät vò trí ngoaïi giao
laâu daøi maø khoâng bò dö luaän taïi Myõ taán coâng.
Cuoái cuøng, ngöôøi Myõ phaûi töï vaán coù nhöõng lôïi loäc gì ñöôïc thu thaäp ôû Vieät Nam? K
vieáât: " Toâi nghó coù nhieàu lôïi ích maø chuùng ta khoâng bieát.Toâi ngaïi raèng chuùng ta chæ
baét ñaàu nhaän thöùc ñöôïc ngay baây giôø nhu caàu choáng ñôû vò trí cuûa chuùng ta ôû caùc
nôi khaùc moät khi thaát baïi taïi Vieät Nam. Coù theå chuùng ta bò baét buoäc phaûi hoå trôï
nhöõng tình huoáng khaùc quyeát lieät hôn ñeå boài ñaáp thieät haïi vaø cuûng coá maïnh laäp
tröôøng ñeå taùi laäp uy tín" (EVNW, trang 560). Theo K, quyeát ñònh cuûa Hoa kyø cöùu
Mieân Nam VN naêm 1965 ñaõ giuùp Nam Döông khoûi rôi vaøo tay Coäng saûn vaø baûo
toàn söï hieän dieän , quaân söï vaø kinh teá, cuõng nhö aûnh höôûng chính trò cuûa Myõ taïi AÙ
chaâu. Maët khaùc, caùc ñoàng minh cuûa Hoa kyø ? keå luoân Nhöït boån ? khoâng caûm thaáy
phaûi phoøng bò veà quoác phoøng.
K keát luaän: "Hoa kyø coù theå traùnh, trong danh döï, töï haønh xaùc vaø khoâng neân coi vai
troø cuûa mình trong chieán tranh VN nhö moät tai haïi nhuïc nhaõ, disgraceful disaster.
Nhöõng coá gaéng cuûa Hoa kyø ? quaân söï, ngoaïi giao vaø chính trò ? khoâng voâ boå.
Chuùng ta ñaõ traõ moät giaù ñaét nhöng trì hoaõn ñöôïc möôøi naêm. Chuùng ta ñaõ thay ñoåi
ñeå taïo ra moät "caùi trôùn vó ñaïi, overwhelming momentum," Toâi khoâng tin raèng caùc
binh só hay daân toäc Hoa kyø caàn phaûi töï theïn." (trang 560)
Giai doaïn 2: Naêm 1985.
Moät thaäp nieân sau khi thaûo baûn nhaän xeùt treân ñaây ñeå trình cho Toång thoáng Gerald
Ford, nhöõng bieán ñoäng doàn daäp treân theá giôùi thoâi thuùc K vieát cho baùo Washington
Post moät baøi khaûo luaän vôùi nhöõng keát luaän boå tuùc toùm taéc nhö sau :
« Caùch toát nhaát ñeå traùnh chieán tranh du kích laø aùp duïng nhöõng chöông trình phoøng
ngöï , preemption programs nhö vieän trôï roäng raûi vaø caûi caùch trong caùc quoác gia
coát yeáu ñoái vôùi Hoa kyø Nhöng moät khi chieán tranh buøng noå, khoâng theå thaéng ñöôïc
baèng caûi caùch maø thoâi. Tröôùc khi gôûi quaân , Hoa kyø phaûi nhaän thöùc roû raøng tính
chaát cuûa söï ñe doïa vaø nhöõng muïc tieâu thöïc tieån. Khi ñaõ quyeát taâm haønh ñoäng
quaân söï, khoâng coøn choïn löïa giaûi phaùp naøo khaùc hôn laø chu toaøn muïc tieâu tuyeân
boá. Moät nöôùc daân chuû khoâng theå naøo thi haønh moät chính saùch ngoaïi giao nghieâm
tuùc neáu caùc ñaûng phaùi tranh giaønh quyeàn löïc khoâng töï cheá trong cuoäc tranh luaän.
Hoa kyø coù traùch vuï daønh cho caùc daân toäc Ñoâng Döông moät cô hoäi phaûi chaêng ñeå
toàn taïi. Tình traïng phaân taùn noäi boä ñaõ ngaên trôû Hoa kyø thanh toaùn moùn nôï naøy . »
(EVNW, trang 561)
Giai ñoaïn 3 : Naêm 2000 cho ñeán nay.
Trong hoài kyù Ending the Vietnam War, K taâm söï: Keå töø 1985, 15 naêm ñaõ troâi qua,
toâi khoâng thay ñoåi keát luaän cuûa toâi nhöng boå tuùc theâm vôùi vaøi nhaän ñònh.
Chuû thuyeát domino khoâng theå hieän taïi Ñoâng Nam AÙ sau khi Ñoâng Döông suïp ñoå,
nhö nhöõng thaønh phaàn dieàu haâu ôû Myõ lo ngaïi trong thaäp nieân 50. Caùc coá gaéng cuûa
Hoa kyø taïi baùn ñaûo naøy ñaõ giuùp caùc taân quoác gia lung lay trôû neân vöõng vaøng hôn.
Thay vaøo ñoù, moät soá dominos khaùc ñaõ ngaõ taïi nhöõng vuøng khoâng döï ñoaùn tröôùc.
Lyù do suïp ñoå khoâng giôùi haïn vaøo bi kòch Vieät Nam nhöng thaûm caûnh ôû Ñoâng
Döông ñaõ taïo ra moät söï thuùc ñaåy taâm lyù, psychological impetus, ñoái vôùi caùc vuøng
aáy. Cuba gôûi moät löïc löôïng vieãn chinh sang Phi chaâu saùu thaùng sau ngaøy Saigon bò
thoân tính vaø khôi maøo moät cuoäc noäi chieán. Sau ñoù, Cuba vaø Nga soâ can thieäp quaân
söï ôû Afghanistan. Neáu moät nöôùc haäu tieán veà kyõ thuaät nhö Vieät Nam khoâng chöùng
minh khaû naêng chieán thaéng ñöôïc Hoa kyø vaø neáu söï chia reõ noäi boä taïi Myõ khoâng
taïo ra moät tình traïng teâ lieät khuûng khieáp thì nhöõng haønh ñoäng khieâu khích vaø
phieâu löu naøy coù theå xaûy ra hay khoâng ?
Ba naêm sau, Hoaøng ñeá Iran bò ñaûo chính. Vôùi söï chuyeån quyeàn heä troïng ñoù, vuøng
Vònh Ba Tö vaø AÁn ñoä döông maát thaêng baèng ñòa lyù chính trò cho ñeán nay. Tieáp
theo, caùc nhaân vieân ngoaïi giao Myõ bò baét laøm con tin ôû Teùheùran. Hoaøng ñeá Iran bò
Hoa kyø boû rôi (nhö Ngoâ Ñình Dieäm, Marcos, Noriega..) trong khi caùnh Hoài giaùo
ñoái laäp tin raèng lòch söû xoay chieàu coù lôïi cho hoï.
Kinh nghieäm Vieät Nam khieán Hoa Thònh Ñoán ngaàn ngaïi can thieäp trong caùc vuï
khuûng hoaûng. « Hieäu quaû domino », tuy nhieân, gaây moät aûnh höôûng baát ngôø vaø tai
haïi vôùi Nga soâ, keû ñoái thuû cuûa Theá giôùi Töï do trong Chieán tranh laïnh. Khai thaùc
theá yeáu cuûa Hoa kyø, Maïc Tö Khoa maïo hieåm can thieäp ôû nhieàu nôi. Vieäc traûi roäng
löïc löôïng nhö theá ñaõ xuùc tieán söï suy suïp cuûa Nga soâ 15 naêm sau.
Taïi Hoa kyø, hieäu quaû domino coù tính caùch taâm lyù treân heát. Hôn moät phaàn tö theá
kyû, sau ngaøy chieán cuoäc chaám döùt, nhöõng söï chia reõ cuûa kyû nguyeân Vieät Nam vaãn
dai daúng trong caùch maâu thuaån ngöôøi Myõ giaûi thích theá giôùi :
- Caùnh Töï do {Liberal Wing) cuûa theá heä töøng soáng qua kinh nghieäm chieán tranh
VN, choáng maõnh lieät vieäc xöû duïng voõ löïc ôû ngoaøi xöù ñeå traùnh nhöõng toån thaát voâ
boå cho ñaát nöôùc. Moät soá cheá nhaïo « thaùi doä Chieán tranh laïnh, the Cold War
attitudes » maø hoï cho laø moät söï hieåu laàm, neáu khoâng noùi moät « phaùt minh » cuûa
chính quyeàn Myõ. Hoï ñaû kích quan nieäm « quyeàn lôïi quoác gia , concept of national
interest » ñöôïc xem nhö khí cuï phuïc vuï nhöõng chuû-tröông ích kyû. Hoï coå voõ ñöôøng
loái hôïp taùc ña nguyeân, multilateralism. Theo ngoân töø cuûa Kissinger, nhoùm naøy
töôïng tröng cho moät nöôùc Hoa kyø bò doàn eùp veà taâm lyù, a symbol of American
inhibitions.
- Caùnh Baûo thuû vaø Taân baûo thuû (Conservatives and Neoconservatives), traùi
laïi, hoâ haøo moät chính saùch ngoaïi giao ra maët choáng coäng vaø baûo toàn nghieâm nhaët caùi theá chieán
löôïc quaân bình veà nguyeân töû löïc.Veà vaán ñeà duy trì söï thaêng baèng ñòa lyù chính trò
taïi caùc luïc ñòa, hoï chöa thoáng nhaát tö töôûng. Trong thaäp nieân 60, hoï ñaõ thaønh coâng
giaät saäp ñeá quoác Nga soâ nhöng vieäc xaây döïng moät traät töï môùi cho theá giôùi vaãn
ñình hoaûn.
K cho raèng kyû nguyeân cuûa theá heä Chieán tranh VN vaø Chieán tranh laïnh nay ñaõ
chaám döùt. Theo oâng, theá heä haäu chieán tranh VN khoâng thaønh hình bôûi nhöõng tranh
luaän lieân heä ñeán cuoäc chieán Ñoâng Döông maø hoï khoâng thoâng hieåu. Hoï cuõng
khoâng caûm thaáy coù toäi veà chuû thuyeát tö lôïi, doctrine of self-interest.
Vuï al-Qaida phaù huûy hai cao oác Trade Center taïi New York ngaøy 11 thaùng 9,2001
laø tieáng chuoâng caûnh tænh theá heä haäu chieán tranh VN. Laàn ñaàu tieân sau cuoäc noäi
chieán Civil War Hoa kyø, keû thuø ngoaïi quoác taán coâng trung taâm ñieåm nöôùc Myõ.
Haønh ñoäng khieâu khích ngaïo maïn naøy ñaåy nhöõng cuoäc tranh luaän veà chieán tranh
VN vaøo haøng thöù yeáu. Phaûn öùng ñaàu tieân cuûa daân Myõ laø ñoaøn keát mieät thò ñeå cho
thaáy quoác gia naøy quyeát taâm chaúng nhöõng töï veä maø coøn baûo toaøn hoøa bình vaø phaùt
trieån cuûa nhaân loaïi.
K keát luaän : Cuoäc ñaáu tranh naøy seõ keùo daøi vaø phöùc taïp. Khoâng theå traùnh khoûi
nhieàu töông khaéc seõ xaûy ra. Lòch söû khoâng töï taùi dieån chính xaùc. Nhieàu baøi hoïc
cuûa chieán tranh Vieät Nam khoâng coøn ñöôïc aùp duïng. Tuy nhieân coù moät baøi hoïc
ñaùng khaéc vaøo taâm khaûm cuûa nhöõng caù nhaân ñaõ soáng qua cuoäc chieán naøy vaø luoân
caû taâm khaûm cuûa ña soá ngöôøi chæ nghe keå laïi: caùc theå cheá daân chuû tieán maïnh nhôø
chaáp nhaän ñoái ñaàu vôùi nhöõng dò bieät. Caàn nhôù raèng xaõ hoäi chæ phaùt trieån khi caùc
phe phaùi bieát thoûa hieäp vaø chieán ñaáu cho muïc tieâu chung thay vì tìm caùch tieâu dieät
laãn nhau. (EVNW, trang 536)
B . Töø du kích chieán ñeán chieán tranh khuûng boá.
Kissinger noùi ñuùng : Kyû nieäm VN ñang lui daàn vaøo dó vaõng. Hoa kyø vaø theá giôùi
hieän phaûi vaät vaõ ñöông ñaàu vôùi moät hình thöùc chieán tranh môùi , toaøn caàu, khoâng
bieân giôùi, khoâng coâng khai tuyeân chieán, khoâng coù Toång chæ huy vaø Toång haønh
dinh. Moät chieán tranh ña dieän vaø toaøn dieän, duøng cuoàng tín toân giaùo ñeå khuûng boá
gieát choùc, khoâng bieát ngaøy naøo chaám döùt. Keá saùch cuûa khuûng boá taân thôøi laø keá
saùch boomerang, duøng « gaäy oâng ñaäp löng oâng » hay, noùi caùch khaùc, xoay söùc
maïnh ñaùnh ngöôïc laïi keû khai sinh söùc maïnh. Taïi New York ngaøy 11.9.2001, Bin
Laden ? do chính CIA ñaøo luyeän taän tình ? ñaõ cho ñoaït maùy bay thöông maõi Myõ ñeå
ñaùnh gieát Myõ ngay treân laõnh thoå Myõ. Kyõ thuaät sieâu ñaúng truyeàn thoâng Hoa kyø
ñöôïc nhoùm khuûng boá xöû duïng tinh vi ñeå lieân laïc noäi boä. Ngaøy mai, hoï seõ duøng heä
thoáng taân tieán ñieän nöôùc, nguyeân töû, vieãn thoâng, taøi chính, hoùa hoïc, döôïc phaåm, vi
truøng hoïc..vv..cuûa Hoa kyø ñeå taán coâng Hoa kyø. Trong moät taøi lieäu phaùt thanh , bin
Laden ñaõ tuyeân boá : « Vôùi phöông tieän beù nhoû vaø ñöùc tin, chuùng ta coù theå ñaùnh
baïi söùc maïnh quaân söï lôùn nhaát trong thôøi ñaïi vaên minh. Hoa kyø yeáu hôn ngöôøi ta
töôûng ! » Khuûng boá ? vuõ khí cuûa keû yeáu ? ñöôïc ñöa leân haøng sieâu chieán löôïc.
Chieán löôïc naøy môû maøn moät « kyû nguyeân caùc cuoäc tranh chaáp baát caân ñoái,
conflits assymeùtriques, coøn döôïc goïi laø chieán tranh khoâng quoác gia, stateless war »,
theo ngoân töø cuûa caùc chuyeân gia quaân söï.
Baûi mìn Afghanistan vaø Irak hieåm ñoäc thaäp boäi neáu saùnh vôùi vuõng laày VN. Baéc
Vieät ñaõ döïa vaøo chuû nghó a quoác gia ñeå ñaåy maïnh chieán löôïc du kích toaøn dieän
choáng Myõ vaø sau ñoù, keát thuùc baèng chieán tranh quy öôùc vaø vi phaïm Hieäp öôùc
ngöng chieán ñeå xaâm chieám Mieàn Nam. Khaùc vôùi chieán tranh quy öôùc, keû thuø trong
chieán tranh khuûng boá treân khaép theá giôùi hieän nay khoâng phaûi laø nhöõng quoác gia.
Hoï thöôøng xuyeân bieán daïng, luoân luoân di ñoäng ñeå traùnh löu laïi daáu veát. Nhaø khaûo
cöùu Marwan Bishara goïi hoï laø keû thuø voâ quoác gia, ennemis transnationaux ou
infranationaux.
Hieän Lieân Hieäp Quoác coù 12 coâng öôùc quoác teá veà khuûng boá chöa ñöôïc Ñaïi Hoäi
ñoàng pheâ chuaån. Caùc nöôùc hoäi vieân coøn phaûi thöông thaûo ñeå ñònh nghóa theá naøo laø
khuûng boá vaø toäi aùc choáng nhaân loaïi. Ngaøy 28.9.2001, Hoäi ñoàng Baûo an LHQ thoâng
qua moät nghò quyeát buoäc moïi quoác gia baøi tröø khuûng boá vaø ñe doïa tröøng phaït nöôùc
naøo baát tuaân. Vieäc traû thuø baèng quaân söï, neáu thöïc hieän voâ toäi vaï, seõ taïo ra nhöõng
phaàn töû khuûng boá môùi, quaù khích hôn, saün saøng töû vì ñaïo.
C . Hoa kyø caàn töï cheá vaø phuïc hoài uy löïc cuûa Lieân Hieäp Quoác
Caên nguyeân cuûa moïi vaán ñeà laø sieâu cöôøng Hoa kyø trôû neân quaù maïnh veà maët quaân
söï, kinh teá vaø xaõ hoäi. Hoa kyø töï ban cho mình quyeàn toái thöôïng aùp ñaët quy taéc, aán
ñònh caùc moái ñe doïa vaø xöû duïng söùc maïnh treân ñòa caàu. Neàn « traät töï môùi » naøy
coâ laäp Hoa Thònh Ñoán , gaây choáng ñoái vaø chia reõ theá giôùi. Trong ba chuû tröông do
Myõ ñeà cao: hoøa bình, daân chuû vaø töï do maûi dòch, khoâng coù moät lyù töôûng ñöôïc thi
haønh toaøn caàu hay baûo ñaûm an toaøn. Khoâng theå duøng voõ löïc maø thoâi ñeå chu toaøn
traùch vuï choáng giöõ, duy trì vaø khueách tröông nhöõng muïc tieâu aáy.
Neàn ngoaïi giao Hoa kyø caàn thaùo gôû ngoøi noå Thaùnh chieán baèng caùch môû roäng caûm
thoâng vôùi theá giôùi Hoài giaùo, sôùm giaûi quyeát tình traïng tranh chaáp giöõa Do Thaùi vaø
Palestine trong tinh thaàn coâng baèng, taùi xeùt vaán ñeà vieän trôï vaø, ñaëc bieät, phuïc hoài
uy löïc cuûa Lieân Hieäp Quoác bò Hoa Thònh Ñoán haï giaù cho ñeán nay. Duø bò suy yeáu,
chæ coù LHQ môùi ban ñöôïc tính caùch chính thoáng cho moïi quyeát ñònh aùp duïng trong
coäng ñoàng theá giôùi.
Neáu muoán theå hieän thaät söï « coâng lyù voâ
bieân, Infinite Justice « (töø ngöõ trong
Thaùnh kinh Coran ñöôïc Toång thoáng George W.Bush choïn ñeå ñaët teân cho chieán
dòch traû ñuõa al-Qaida), Hoa kyø neân bình taâm laéng nghe khaùt voïng cuûa caùc quoác gia.
Duøng baïo löïc ñeå ñaùp laïi baïo löïc chæ gaây theâm haän thuø khoâng thoâi. Hoa Thònh Ñoán
caàn taùi thu phuïc söï kính neå cuûa moïi ngöôøi khoâng chæ baèng söùc maïnh voâ song veà
kinh teá vaø quaân söï maø coøn baèng quyeát taâm thöïc hieän daân chuû vaø töï do cho nhaân
loaïi.
VNI
LES VICISSITUDES
AME'RICAINES AU
VIETNAM: DE'SASTRE OU E'LAN?
Une analyse par Henry Kissinger
Laâm Leã Trinh
Apre`s avoir analyse', pendant des anne'es, les se'quences du fiasco ame'ricain en
Indochine et se trouvant confronte' a` pre'sent avec les e've'nements qui secouent
l’Afghanistan et l’Irak, Henry Kissinger a publie' re'cemment , chez Simon & Schuster,
New York, son cinquie`me livre sur le Vietnam « Ending the Vietnam War, With new and
updated material. » (EVNW)
Contrairement au ton pre^chi-pre^cha des pre'ce'dents Me'moires, Kissinger y bat –
tardivement - sa coulpe: «Thie^.u avait tout a` fait raison de s’offenser de l’attitude de
l’Ame'rique. Il n’avait jamais e'te' l’obstacle a` la paix comme le pre'tendaient les critiques
pacifistes. Thie^.u et son pays me'ritaient un meilleur sort. Si j’avais su que le Congre`s
ame'ricain couperait l’aide a` un allie' assie'ge', je n’aurais pas presse' pour un accord
comme je l’avais fait dans les ne'gotiations finales en 1972. » EVNW, page 544)
Il est inte'ressant d’e'tudier dans cet article l’e'volution des positions de Kissinger sur la
guerre du Vietnam et ce qu’il dit de l’ impact de cette guerre – s’il y en a – sur la strate'gie
militaire et politique des E'tats-Unis dans le Moyen Orient.
A – L’e'volution des pense'es de Kissinger sur la guerre du Vietnam.
Pe'riode 1 : En 1975
Pendant les derniers jours de l’effondrement du Vietnam Sud, le pre'sident Ge'rald Ford a
demande' a` Kissinger de lui pre'senter son rapport sur la situation ge'ne'rale. Le «
mechancholy memorandum » sur les « lecons du Vietnam » soumis par Kissinger
comporte les observations suivantes :
1 – La conflit Vietnamien est la plus longue guerre dans l’histoire ame'ricaine, la plus
e'loigne'e ge'ographiquement des E'tats-Unis et celle qui se rattache de facon la moins
e'vidente aux « soucis imme'diats de notre nation », e'crit Kissinger. Toutefois, quand le
gouvernement avait pris la de'cision de l’entreprendre, ses objectifs ge'ne'raux furent
supporte's par le peuple, y compris les e'le'ments politiques ainsi que les journalistes qui,
plus tard, s’opposeraient a` la guerre. L’opinion publique ame'ricaine applaudissait le
pre'sident Eisenhower dans sa de'cision de partitionner le Vietnam et de former un
gouvernement anti-communiste dans le VN Sud. Le peuple et les media ame'ricains
supportaient J.F Kennedy quand il de'cidait d’y renforcer l’intervention militaire et de
remplacer Ngo^ DDi`nh Die^.m. La faction de'nomme'e plus tard « les colombes »
insistaient sur l’urgence de sauver l’administration de Saigon par l’exclusion de Die^.m. Le
Congre`s ame'ricain passait a` une vaste majorite' de voix la re'solution du Golfe du Tonkin
et approuvait la de'cision de Lyndon Johnson d’augmenter les effectifs expe'ditionnaires.
Le pre'sident Nixon e'tait acclame' quand il rendait public le retrait progressif des forces
ame'ricaines pour « vietnamiser » la guerre et entamer les ne'gociations de paix a` Paris.
En ce qui concerne le support domestique pour la politique e'trange`re aux E'tats-Unis, il
conviendrait de noter que les groupes politiques ame'ricains ne se sentent pas
confortables dans des positions contraires a` leurs attitudes traditionnelles. Les
De'mocrates libe'raux ne pouvaient pas soutenir longtemps une guerre contre un
mouvement re'volutionnaire, quelque re'actionnaires que soient les tactiques domestiques
de ce mouvement. Ils avaient accepte' une plus grande interfe'rence ame'ricaine au
Vietnam a` cause de Kennedy qu’ils regardaient comme leur chef de file mais ils retiraient
leur support sous le pre'sident Johnson.
2 – Une autre lecon importante a` tirer de la guerre du VN est qu’il importe que tout
reportage a` l’inte'rieur du pays, venant du gouvernement comme de la presse, soit d’une
honne^tete' et d’une objectivite' absolues. Les rapports officiels ame'ricains tendaient a`
e^tre excessivement optimistes et ne soulignaient pas assez , a` l’intention du peuple
(ame'ricain), que c’e'tait une guerre difficile et qui pouvait trainer longtemps . Par la suite,
les journalistes re'digeaient des rapports pessimistes auxquels la masse populaire pre^tait
l’oreille. Pendant ce temps, les de'clarations gouvernementales e'taient rejete'es comme
tendancieuses, non seulement par l’opposition mais aussi par le public devenu de plus en
plus sceptique.
3 – La troisie`me lecon, e'crit Kissinger, est qu’il est de toute importance que nous
concentrions nos propres remarques et le de'bat public sur les points essentiels, me^me
si ces points ne sont pas clairement visibles chaque soir sur l’e'cran de la te'le'vision. Le
de'bat vietnamien de'raillait souvent, pour divaguer sur des sujets pe'riphe'riques,
peripheral issues ». Quelques exemples : Les « cages aux tigres » e'taient regarde'es
comme un symbole d’oppression du Gouvernement Sud-Vietnamien alors que leurs
ennemis, les Vie^.t co^.ng, assassinaient, torturaientù et incarce'raientù un bien plus grand
nombre de personnes. Le « programme Phe'nix » devenait la cible des attaques pendant
que les tactiques Nord-vietnamiennes e'taient infiniment plus brutales. L’incident de My~
Lai tarnissait l’image d’une Arme'e Ame'ricaine qui s’e'tait montre'e ge'ne'ralement –
quoique pas toujours – compatissante dans ses relations avec la population civile. A`ø la fin,
une grande partie de la discussion publique e'tait axe'e sur le pre'tendu e'chec du
Pre'sident Thie^.u dans sa campagne pour le support politique au lieu de souligner la
flagrante rejection des e'lections libres par les Communistes et leur recours a` la force
militaire parce qu’ils perdaient le support populaire.
4 – D’une e'gale importance est le de'vouement a` la cohe'rence, souligne Kissinger. Les
E'tats-Unis allaient d’un exce`s a` un autre. Dans les anne'es 60 , ils envoyaient 500.000
hommes de troupe au VN. Cette intervention massive mit fin a` la vie d’un leader allie' et
cre'a, d’autre part, des difficulte's se'rieuses a` l’e'conomie ame'ricaine. A` la fin de la
guerre, un exce`s dans le sens contraire: Pour aider le Vietnam Sud, il e'tait impossible
d’obtenir du Congre`s ame'ricain seulement 2 ou 3 pour cent du budget qu’il avait alloue'
chaque anne'e auparavant. Nous entrions en guerre au nom de la moralite'. Avant la fin de
la guerre, plusieurs s’y opposaient au nom de cette me^me moralite'. Mais personne ne
parlait de la moralite' de la consistence.
5 – En termes de tactique militaire, nous ne pouvons pas manquer de conclure que les
forces arme'es (ame'ricaines) ne sont pas adapte'es a` ce genre de guerre. Me^me les
Forces Spe'ciales forme'es a` cette fin avaient e'choue'. Cela`, a` cause de la nature du
conflit qui est non seulement une guerre re'volutionnaire combattue aux couteaux la nuit
dans les villages mais aussi , une guerre conventionnelle – a main force war - dans
laquelle la technologie cre'ait une diffe'rence de'cisive. Les deux co^te's e'prouvent des
proble`mes dans l’e'laboration des tactiques convenant a` chaque type de guerre. Mais
notre camp avait plus de difficulte's. Quand nous faisions « no^tre » cette guerre, nous ne
laissions pas nos allie's Sud-Vietnamiens la combattre. Quand elle devenait a` nouveau «
leur guerre », nous ne les soutenions pas. Ironiquement, nous pre'parions les
Sud-Vietnamiens pour une guerre conventionnelle apre`s 1954 (anticipant une autre
attaque du type Core'en) alors qu’ils faisaient face a` une guerre politique. Apre`s 1973, ils
se pre'paraient pour une guerre politique mais devaient confronter une invasion par les
forces conventionnelles communistes, une invasion attendue 20 ans auparavant.
6 – Notre diplomatie aussi a souffert – observe Kissinger - et il nous fallait du temps pour
revenir a` la normale. Les E'tats-Unis ne pouvaient pas soutenir une position diplomatique
pour quelques semaines ou quelques mois sans que cette position ne fut attaque'e par
les me^mes e'le'ments politiques qui l’avaient souvent recommande'e. Nous finissions par
ne'gocier avec nous-me^mes, allant de concessions en concessions pendant que les
Nord-Vietnamiens gardaient intacts leurs objectifs diplomatiques et changeaient tre`s peu
dans leurs positions diplomatiques. C’est seulement dans la diplomatie secre`te que nous
pouvions garder quelque chose proche du dialogue authentique et me^me alors, les
Nord-Vietnamiens nous tenaient sous une pression publique constante. Notre diplomatie
de'ge'ne'rait souvent en des efforts e'perdus pour trouver des formules de support
domestique momentane'. Cet legs continue a` nous hanter et rend difficile notre tentative
de soutenir une position diplomatique pendant une pe'riode de temps ade'quate.
A` la fin, nous sommes amene's a` nous demander quels be'ne'fices nous retirons de ce
conflit. Je crois que ces be'ne'fices sont nombreux bien qu’ils aient e'te' ignore's. Nous
commencons seulement a` pre'sent a` re'aliser la ne'cessite' de consolider ailleurs nos
positions apre`s la perte du Vietnam. Nous pouvons e^tre force's a` supporter d’autres
situations bien plus e'nergiquement afin de re'parer les dommages et a` durcir notre
attitude pour regagner la confiance des peuples.
Notre de'cision de sauver le Vietnam Sud en 1965 empe^chait l’Indone'sie de tomber
dans les mains communistes et probablement, pre'servait la pre'sence ame'ricaine en
Asie. Ceci ne signifie pas seulement le maintien de nos troupes mais aussi notre
pre'sence e'conomique et notre influence politique.
Kissinger conclut: Les E'tats-Unis peuvent honorablement e'viter de « se torturer,
self-flagellation» et ne devraient pas caracte'riser leur ro^le dans le conflit comme un «
de'sastre honteux ». Leurs efforts militaires, diplomatiques et politiques n’e'taient pas en
vain. Ils payaient un haut prix mais ils gagnaient dix ans de re'pit. Il leur appartient de
changer cette de'faite en un « e'lan irre'sistible, overwheming momentum »
Seconde pe'riode : En 1986.
Une de'cennie apre`s la pre'sentation du susdit rapport au pre'sident Ge'rald Ford, les
graves e've'nements qui assaillaient le monde poussent Kissinger a` envoyer au journal
Washington Post un article dont les conclusions peuvent e^tre re'sume'es comme suit :
« Le meilleur moyen d’e'viter les gue'rillas est de les pre'venir par des ge'ne'reux
programmes d’assistance et de re'forme dans les pays que les E'tas-Unis conside`rent
comme vitaux. Mais une fois que la guerre est de'clenche'e, la victoire ne peut pas e^tre
acquise par les seules re'formes. Avant de commettre ses troupes de combat, l’Ame'rique
devrait avoir une claire compre'hension de la nature de la menace et des objectifs
re'alistes. Quand l’Ame'rique s’engage elle-me^me dans l’action militaire, il n’y a pas
d’autre alternative que l’ache`vement de l’objectif de'clare'. D’autre part, une de'mocratie
ne peut pas conduire une se'rieuse politique e'trange`re si les factions oppose'es
n’exercent pas une certaine retenue dans leur de'bat. Les E'tats-Unis doivent accorder
aux peuples de l’Indochine une opportunite' de'cente pour survivre, Les divisions
domestiques rendaient he'las impossible l’obligation de nous acquitter de cette dette.
(EVNW, p.561)
Troisie`me pe'riode : De l’an 2000 a` pre'sent.
Dans ses Me'moires « Ending the Vietnam War », Kissinger confie : Depuis 1985, 15 ans
se sont e'coule's, je n’ai pas change' mes conclusions mais je pense devoir les comple'ter
avec quelques observations :
La the'orie des dominos ne s’est pas concre'tise'e dans le Sud-Est Asiatique apre`s
l’effondrement de l’Indochine comme les « vautours » ame'ricains avaient craint dans les
anne'es 50. L’effort de l’Ame'rique dans cette pe'ninsule a permis aux nouveaux et
chancelants pays de se consolider. D’autres dominos, a` leur place, se sont e'croule's la`
ou` l’on n’avait pas anticipe' ou imagine'. Les causes de leur chute n’e'taient pas
confine'es a` la trage'die du Vietnam. Le de'ba^cle Indochinois fournissait une impulsion a`
certaines nations : Une force expe'ditionnaire Cubaine apparaissait en Afrique six mois
apre`s l’annexion de Saigon et de'clenchait une guerre civile. D’autres aventures
Sovie'tiques et Cubaines en Afrique et en Afghanistan suivirent. Ces mouvements hardis
n’auraient pas e'te' entrepris si un pays technologiquement retarde' comme le Vietnam
n’avait pas de'montre' la « vincibilite ù » des E'tats-Unis et si les divisions internes de cette
puissance n’avaient pas provoque' une paralysie rampante.
Trois anne'es plus tard, l’empereur d’Iran e'tait renverse'. Avec ce changement majeur de
pouvoir, l’e'quilibre ge'opolitical dans la re'gion du Golfe Persique et de l’Oce'an Indien
chancelait entie`rement. L’abandon du Shah par les E'tats-Unis (Ngo^ DDi`nh Die^.m,
Marcos, Norie'ga..subissent le me^me sort) secoue la confiance en la protection
ame'ricaine. Les ennemis de l’Ame'rique e'taient de plus en plus convaincus que le vent
de l’histoire tournait en leur faveur et que les E'tats-Unis renoncaient, apre`s le de'sastre
vietnamien, a` re'soudre les crises militairement.
« L’effet domino » toutefois produit un effet impre'visible et de'vastateur sur l’Union
Sovie'tique,. La perception de la faiblesse ame'ricaine l’induisait a` se lancer dans des
aventures en Afrique et en Asie. La dispersion a` outrance de ses interventions dans le
monde a pre'cipite' son affaissement 15 anne'es plus tard.
Pour les E'tats-Unis, l’effet domino est, avant tout, psychologique. Un quart de sie`cle
apre`s la fin du conflit, les divisions de l’e`re Vietnamienne persistent dans les facons
contradictoires chez les Ame'ricains d’interpre'ter le monde.
L’aile libe'rale de la ge'ne'ration forme'e a` l’expe'rience de la guerre re'pugne a` l’usage
de la force. Elle concentre ses efforts sur les « soft issues » tels que l’environnement.
Quelques uns d’entr’eux tournent en de'rision ce qu’ils appellent les « attitudes de Guerre
froide ». Ce groupe, qui est partisan du multilate'ralisme et symbolise les inhibitions
Ame'ricaines, se me'fie du concept d’inte're^t national qu’il conside`re comme au service
d’une cause e'goiste.
L’aile conservatrice et ne'o-conservatrice , de son co^te', concentre son attention sur une
diplomatie rigoureusement anti-communiste et sur la vigilance de maintenir une strate'gie
de balance nucle'aire. Elle est ambivalente toutefois quant a` la pre'servation de l’e'quilibre
ge'opolitique entre les divers continents. Les administrations conservatrices ame'ricaines
des anne'es 80 e'taient parvenues a` de'manteler l’empire Sovie'tique mais la construction
d’un nouvel ordre mondial reste en suspens.
Kissinger estime que l’e`re de la guerre du Vietnam et de la Guerre froide fait partie du
passe'. La ge'ne'ration de l’apre`s Vietnam n’est pas forme'e par les de'bats sur la guerre
en Indochine avec laquelle elle n’est pas familie`re. Elle ne se sent pas non plus coupable
au sujet d’une doctrine de self-interest.
L’attaque al-Qaida contre le Trade Center de New York le 11.9.2001 est une sonnerie
d’alarme pour la susdite ge'ne'ration. Elle est la premie`re attaque sur le sol Ame'ricain.
Pour la premie`re fois depuis la Guerre Civile, les Ame'ricains expe'rimententù sur leur
continent le choc de la guerre cause' par les ennemis e'trangers. Les de'bats de'coulant
de la guerre du Vietnam ont e'te' supplante's par cette provocation. La premie`re re'action
e'tait que la nation ame'ricaine rele`ve le de'fi en resserrant ses rangs pour se battre non
seulement pour sa survie mais encore pour la paix et le progre`s du reste du monde.
Kissinger conclut : Le combat sera probablement long et complexe. Les dissensions
seront ine'vitables. L’Histoire ne se re'pe`te pas pre'cise'ment. Beaucoup de lecons de la
guerre du Vietnam ne sont plus applicables. Mais une lecon devra e^tre grave'e dans la
conscience aussi bien de ceux qui avaient ve'cu cette pe'riode que de la majorite' de
ceux qui ont appris par oui-dire : Les de'mocraties se consolident en confrontant leurs
diffe'rences. Elles doivent aussi se rappeler que les socie'te's progressent non pas par les
victoires des factions luttant entre elles mais par leurs re'conciliations afin d’achever leurs
communs objectifs.
B – Des gue'rillas au terrorisme.
Kissinger voit juste : Bien des choses ont change' depuis la guerre du Vietnam. Les
E'tats-Unis et le monde affrontent actuellement un genre de conflit nouveau, global, sans
frontie`res, sans de'claration officielle de guerre, sans E'tat major ge'ne'ral et sans
Quartiers ge'ne'raux. Cette guerre multifaciale utilise tous les moyens et artifices, exploite
a` volonte' patriotisme et haine religieuse, sans connaitre la fin. La tactique du nouveau
terrorisme est celle du boomerang, retournant contre celui qui de'tient la force sa force
propre. A` New York le 11.9.2001, les hommes de main de bin Laden – qui e'tait
lui-me^me forme' par la CIA – pirataient les avions commerciaux ame'ricains pour tuer des
Ame'ricains en territoire ame'ricain. La technologie me'diatique sophistique'e ame'ricaine
aidait efficacement les terroristes a` communiquer entr’eux. Demain, ils feront usage
d’autres inventions avance'es ame'ricaines : syste`mes hydro-e'lectriques, atomiques,
chimiques, financiers, microbiologiques, pharmaceutiques..etc..Pour attaquer l’Ame'rique
a` peu de frais. Dans un discours te'le'vise', bin Laden a de'clare' urbi et orbi : « Avec des
moyens limite's et la foi, nous vaincrons la plus grande puissance militaire du monde
moderne. L’Ame'rique est plus faible qu’on ne le pense ! ».
Le terrorisme – l’arme des faibles – est e'leve' au rang supre^me de la strate'gie. Cette
strate'gie inaugure « l’e`re des conflits assyme'triques » encore de'nomme's guerres sans
frontie`res, « stateless wars » suivant la terminologie des strate`ges militaires.
L’Afghanistan et l’Irak sont bien plus dangereux que le Vietnam. Ho^` Chi' Minh et les
communistes avaient exploite' a` fond le patriotisme vietnamien pour de'clencher la
gue'rilla contre les E'tats-Unis. Ils avaient ensuite recouru a` la guerre conventionnelle
pour violer les Accords de Paris et investir le Sud-Vietnam. A` pre'sent, les ennemis ne
combattent pas au nom d’une nation de'termine'e. Ils sont partout, be'ne'ficient de la
protection efficace des re'seaux invisibles et anonymes, circulent comme des fanto^mes
a` travers les frontie`res, sans laisser de traces. Le strate`ge Marwan Bishara les appelle «
ennemis transnationaux ou infranationaux ».
Les Nations Unies ont a` pre'sent 12 traite's internationaux sur le terrorisme qui ne sont
pas encore approuve's par l’Assemble'e Ge'ne'rale . Jusqu’a` ce jour, les E'tats membres
ne sont pas d’accord quant a` la de'finition juridique des termes terrorisme et crimes contre
l’humanite'. Le 28.9.2001, le Conseil de Se'curite' a ente'rine' une re'solution reque'rant
toutes les nations de lutter contre le terrorisme et de punir celles qui violent les traite's. Les
sanctions militaires, applique'es sans dicrimination, risquent de cre'er de nouveaux
terroristes, plus acharne's et pre^ts a` mourrir pour leur foi.
C – Les E'tats-Unis doivent se refrainer et re'tablir l’autorite' des Nations Unies.
La raison de tous les proble`mes est que les E'tats-Unis sont devenus trop puissants sur
les plans militaire, e'conomique et social. Ce pays s’arroge le droit supre^me d’imposer
ses principes, de'finir les sources de menace et faire usage de sa force dans le monde.
L’ordre mondial nouveau isole l’Ame'rique, soule`ve des oppositions et divise les opinions.
Les trois objectifs vise's par cette hyper-puissance sont paix, de'mocratie et libre e'change
. La force seule n’arrivera pas a` accomplir la ta^che de les de'fendre, perpe'tuer et
de'velopper .
Pour parer au risque de voir e'clater une Guerre Sainte, la diplomatie ame'ricaine devrait
s’ouvrir davantage au monde islamique en s’efforcant de re'soudre au plus to^t le
diffe'rend Israel-Palestine dans un esprit de justice. La politique d’aide aux pays en voie
de de'veloppement devra e^tre revise'e. Surtout, il faudra re'tablir d’urgence le prestige et
l’autorite' des Nations Unies. Bien qu’affaiblie, seule cette institution supranationale peut
le'gitimer les de'cisions relatives a` la communuate' internationale.
Si elle de'sire re'aliser la « justice infinie » (terme emprunte' par le pre'sident George W.
Bush au Coran pour nommer sa campagne contre le mouvement al-Qaida), l’Ame'rique
devrait pre^ter l’oreille aux aspirations des autres nations. User de la force brutale pour
re'pondre a` la force donne naissance a` plus de rancoeur.
Les E'tats-Unis ont besoin de reconque'rir l’estime et le respect de tous non seulement
par la puissance e'conomique et militaire mais encore par son de'vouement a` enforcer la
de'mocratie et la liberte' pour l’humanite'.
LAÂM LEÃ TRINH
Thuûy Hoa Trang
Ngaøy 9.9.2003
Californie
THÖ TÒCH
1."Ending the VN War" by H.Kissinger, Simon & Schuster, NY, 2003
2."Fighting the wrong war" by Madeleine Albright, Foreign Affairs, October,
2003
3."VN, The necessary war" by Michael Lind, Touchstone,NY, 2002
Ñoïc nhöõng baøi khaùc baèng tieáng Vieät, Anh vaø Phaùp cuûa taùc giaû treân trang
nhaø http://www.centralstation.net/lamletrinh
KISSINGER NHAÄN ÑÒNH:
VAØ THEÁ TRAÄN HIEÄN ÑAÏI
(Neùn höông cho Ngöôøi Lính Quoác gia)
Qua nhieàu naêm nghieàn ngaãm baøi hoïc chua xoùt taïi Vieät Nam vaø tröôùc tình traïng soâi
ñoäng hieän nay treân theá giôùi, cöïu Ngoaïi tröôûng Henry Kissinger ñaõ vieát theâm moät
hoài kyù khaùc, 365 trang, "Ending the Vietnam War, With new and updated material" -
nhö in treân bìa quyeån saùch vöøa ñöôïc nhaø xuaát baûn Simon & Schuster, New York,
phaùt haønh gaàn ñaây. Phaàn taøi lieäu môùi vaø caäp nhaät hoùa vöøa noùi ñaùng ñöôïc löu yù vì
phaûn aûnh nhöõng yù nghó choùt cuûa taùc giaû döïa vaøo thôøi cuoäc.
Trong moät baøi tröôùc, chuùng toâi ñaõ phaân tích nhöõng nhaän xeùt cuûa Kissinger (K) veà
ñöôøng loái vaø caù nhaân Toång thoáng Nguyeãn Vaên Thieäu trong giai ñoaïn Hoøa ñaøm
Paris. Traùi vôùi luaän ñieäu thuyeát giaûng trong caùc hoài kyù tröôùc, K nay xuoáng gioïng,
coâng nhaän vaø phaân bua: "Thieäu coù ñuû lyù do ñeå uaát haän caùch ñoái xöû cuûa Hoa kyø.
OÂng aáy khoâng bao giôø caûn trôû hoøa bình nhö caùc nhaø chæ trích thuoäc phe phaûn
chieán vu caùo. Thieäu vaø xöù cuûa oâng ñaùng coù moät vaän meänh khaù hôn. Neáu toâi ñöôïc
bieát Quoác hoäi (Myõ) coù theå caét vieän trôï cho moât ñoàng minh trong caûnh nguy khoán
thì toâi ñaõ khoâng hoái thuùc kyù moät Hieäp öôùc nhö toâi ñaõ laøm trong nhöõng thöông
thuyeát cuoái cuøng naêm 1972" (EVNW, trang 544). Lôøi leõ xoa dòu ngoaïi giao naøy
thaønh thöïc ñeán möùc naøo? Baøi hoâm nay thöû toùm taéc vaø phaåm bình nhöõng gì K vieát
veà vieäc aùp duïng kinh nghieäm Vieät Nam vaøo theá traän phöùc taïp hieän laøm cho Hoa
kyø ñieân ñaàu.
A. Kissinger nhaän ñònh theo ba giai ñoaïn.
Giai ñoaïn 1: Naêm 1975
Trong nhöõng ngaøy cuoái cuøng cuûa Vieät Nam Coïng hoøa. Toång thoáng Gerald Ford coù
yeâu caàu K thaûo tôø nhaän xeùt toång quaùt veà tình hình. Baûn "giaùc thô saàu thaûm,
melancholy memorandum" cuûa K ñeä trình goàm coù caùc ñieåm chính sau ñaây:
1 - Chieán tranh Vieät Nam laø cuoäc chieán daøi nhaát trong lòch söû Hoa kyø, xa Nöôùc meï
nhaát vaø ít lieân heä hieån nhieân nhaát ñeán nhöõng moái quan taâm töùc thì cuûa nöôùc Myõ.
Tuy nhieân khi Chính quyeàn quyeát ñònh tham gia cuoäc chieán, quaàn chuùng uûng hoä,
keå luoân caùc thaønh phaàn chính trò vaø baùo giôùi laø khoái trôû maët choáng ñoái veà sau. Dö
luaän ñaõ hoan nghinh Toång thoáng Eisenhower veà vieäc chia ñoâi Vieät Nam vaø thaønh
laäp moät chính phuû choáng coäng ôû Mieàn Nam. Daân chuùng vaø giôùi truyeàn thoâng cuõng
ñoàng yù khi Kennedy ñoå binh nhieàu hôn vaø thay theá Toång thoáng Dieäm. Phe ñöôïc
meänh danh veà sau laø "boà caâu" nhaán maïnh phaûi cöùu Vieät Nam vaø caàn laät ñoå Dieäm.
Quoác hoäi ñaõ ñoàng thanh thoâng qua quyeát nghò Vònh Baéc Vieät vaø quyeát ñònh cuûa
Johnson gôûi theâm quaân lính. Toång thoáng Nixon ñöôïc coå voõ khi tuyeân boá laàn hoài
ruùt quaân vaø xuùc tieán hoøa ñaøm taïi Paris.
Veà vaán ñeà quaàn chuùng trong xöù Hoa kyø uûng hoä chính saùch ñoái ngoaïi, baøi hoïc coù
theå ghi laïi laø caùc nhoùm chính trò Hoa kyø khoâng theå caûm thaáy thoaûi maùi trong nhöõng
vò trí traùi ngöôïc vôùi thaùi ñoä coå truyeàn cuûa hoï. Ñaëc bieät, caùnh Daân chuû Töï do Myõ
khoâng theå uûng hoä laâu daøi moät cuoäc chieán choáng moät phong traøo caùch maïng, duø
phong traøo naøy coù nhöõng chieán thuaät noäi ñòa phaûn ñoäng caùch maáy ñi nöõa. Hoï chaáp
nhaän ñöôøng loái tham chieán maïnh hôn cuûa Kennedy maø hoï xem nhö laõnh tuï cuûa hoï
nhöng hoï laïi ruùt lui söï uûng hoä ñoái vôùi caù nhaân Johnson.
1.Moät baøi hoïc roû raøng khaùc laø taát caû nhöõng phuùc trình veà
chieán cuoäc, ôû beân trong vaø xuaát phaùt töø Chính phuû cuõng nhö töø baùo
giôùi, phaûi hoaøn toaøn löông thieän vaø trung thöïc. Boä maùy
thoâng tin cuûa Hoa kyø, trong moät thôøi gian daøi, coù khuynh
höôùng laïc quan teáu vaø khoâng soi saùng quaàn chuùng veà tính
caùch gian truaân cuûa moät cuoäc chieán coù theå keùo daøi. Veà
sau, caùc phoùng vieân töôøng thuaät moät caùch bi quan, laém
khi khoâng xaùc ñaùng. Tuy theá, dö luaän caøng ngaøy caøng tin
hoï hôn. Moïi tuyeân boá cuûa chính quyeàn bò phe phaûn chieán
vaø quaàn chuùng ña nghi baùc boû vì cho raèng leäch laïc.
2.Baøi hoïc thöù ba laø "tuyeät ñoái caàn thieát taäp trung caùc nhaän
xeùt cuûa chuùng ta vaø cuoäc tranh luaän coâng khai vaøo nhöõng ñieåm chính
yeáu "? duø caùc ñieåm aáy khoâng theå thaáy roû moåi ñeâm treân
maøn aûnh truyeàn hình. Söï tranh bieän veà Vieät Nam thöôøng
khoâng traùnh khoûi xoay veà nhöõng ñeà taøi ngoaïi dieän,
peripheral issues. Thí duï, caùc "chuoàng coïp" ñöôïc xem nhö
tieâu bieåu cheá ñoä ñaøn aùp cuûa Chính quyeàn Saøigoøn. Quaàn
chuùng queân raèng chính quyeàn naøy tröïc dieän moät keû thuø
ñaõ aùm saùt, tra taán vaø giam caàm voâ soá ngöôøi Vieät. "Chieán
dòch Phöôïng hoaøng" bò ñaû kích maïnh meõ trong khi Baéc
Vieät vaø chieán thuaät Vieät coäng hung tôïn hôn nghìn laàn. Vuï
ruûi ro Myõ Lai laøm lu môø hình aûnh Quaân ñoäi Myõ ñoái xöû
nhaõ nhaën thöôøng daân. Vaøo cuoái cuoäc chieán, dö luaän cho
raèng Toång thoáng Thieäu bò quaàn chuùng boû rôi nhöng chính
Coäng saûn ñaõ töø choái baàu cöû töï do vaø phaûi duøng voõ löïc ñeå
chinh phuïc Mieàn Nam vì khoâng loâi cuoán ñöôïc söï uûng hoä
cuûa daân.
3.Khoâng keùm heä troïng laø söï quyeát taâm kieân trì. Khi tham
chieán vaøo thaäp nieân 60, Hoa kyø coù nhöõng thaëng dö taøi chính. Treân phaân
nöõa moät trieäu ngöôøi ñöôïc gôûi qua Vieät Nam . Neàn kinh teá
Myõ bò thieät haïi vì theá. Khi chieán cuoäc taøn luïi, Quoác hoäi
phuûi tay, töø choái caáp quaân phí, duø chæ 2 % toång ngaân
khoaûng chi tieâu tröôùc ñoù haèng naêm. Maët khaùc, Hoa kyø
tham chieán nhaân danh luaân lyù. Tröôùc khi tieáng suùng chaám
döùt, nhieàu ngöôøi cuõng ñaõ neâu ra luaân lyù ñeå choáng ñoái
chieán tranh. Oaùi oaêm thay, khoâng moät ai ñeà caäp ñeán luaân
lyù cuûa söï kieân trì!
4.Treân phöông dieäân chieán thuaät quaân söï, caàn keát luaän raèng
quaân löïc cuûa chuùng ta khoâng thích öùng vôùi loaïi chieán tranh Vieät Nam.
Ngay caû nhöõng Löïc löôïng Ñaëc bieät ñöôïc huaán luyeän cho
muïc tieâu naøy. Moät phaàn vì tính chaát cuûa cuoäc chieán. Ñaây
vöøa laø moät chieán tranh caùch maïng ñaùnh baèng dao gaêm
giöõa ñeâm toái trong laøng maïc, vöøa laø moät cuoäc ñaáu tranh
toaøn dieän doác heát löïc löôïng trong ñoù kyõ thuaät ñoùng vai
troø khoâng nhoû. Hai phía ñoái thuû ñeàu gaëp khoù khaên trong
vieäc tìm ra nhöõng chieán thuaät thích hôïp cho moãi loaïi
chieán tranh. Nhöng chuùng ta (Hoa kyø) vaø Mieàn Nam VN
vaáp phaûi nhieàu vaán ñeà hôn vì rôi vaøo nhöõng "thaùi quaù,
excesses". Thaät vaäy, khi chuùng ta (ngöôøi Myõ) xem ñaây laø
"our war" thì chuùng ta khoâng cho ñoàng minh VNCH chia
traùch nhieäm. Nhöng ñeán giai ñoaïn chieán tranh trôû neân
"their war, chuùng ta laïi khoâng giuùp hoï chieán ñaáu. Chuùng
ta chuaån bò Quaân ñoäi Mieàn Nam cho moät "cuoäc chieán quy
öôùc, main force warfare" sau 1954 (döï ñoaùn moät taán coâng
kieåu Trieàu tieân) nhöng moät cuoäc chieán tranh chính trò,
political warfare, ñaõ xaûy ra. Sau 1973, Vieät Nam Coïng
hoøa söûa soaïn ñaáu tranh chính trò nhöng laïi bò Baéc Vieät
toång taán coâng baèng voõ löïc. moät söï taán coâng chôø ñôïi 20
naêm veà tröôùc.
5.Chính saùch ngoaïi giao Myõ, bôûi nhöõng lyù do neâu treân, vaáp
phaûi nhieàu thöû thaùch vaø caàn moät thôøi gian ñeå thaêng baèng trôû laïi. Hoa kyø khoâng theå giöõ
nguyeân moät vò trí ngoaïi giao laâu hôn vaøi tuaàn hay vaøi thaùng maø khoâng bò caùc nhoùm
chính trò trong xöù baét beû , tuy chính hoï ñaõ töøng coå voõ quan ñieåm aáy. Roát cuoäc, phe
ta phaûi ñieàu ñình vôùi phe ta, nhöôøng nhòn roài nhöôøng nhòn, trong khi Baéc Vieät baùm
saùt vaøo muïc tieâu ngoaïi giao cuûa chuùng vaø thay ñoåi raát ít vò trí thöông thuyeát. Chæ coù
ñöôøng loái ngoaïi giao maät, secret diplomacy, môùi giuùp chuùng ta theå hieän phaàn naøo
moät söï ñoái thoaïi ñích xaùc. Ngay trong tröôøng hôïp naøy, phía Baéc Vieät taïo aùp löïc dö
luaän ñoái vôùi chuùng ta. Ngoaïi giao cuûa Hoa kyø thöôøng laâm vaøo hoaøn caûnh suy ñoán
phaûi coá gaéng cuoàng nhieät ñeå tìm ra nhöõng coâng thöùc khôûi ñoäng moät söï uûng hoä taïm
thôøi vaø boû qua caùc dò bieät sôø sôø tröôùc maét giöõa chuùng ta vaø Haønoäi. Di nghieäp naøy
quaû laø moät moái aùm aûnh. gaây nhieàu trôû ngaïi cho vieäc choáng ñôõ moät vò trí ngoaïi giao
laâu daøi maø khoâng bò dö luaän taïi Myõ taán coâng.
Cuoái cuøng, ngöôøi Myõ phaûi töï vaán coù nhöõng lôïi loäc gì ñöôïc thu thaäp ôû Vieät Nam? K
vieáât: " Toâi nghó coù nhieàu lôïi ích maø chuùng ta khoâng bieát.Toâi ngaïi raèng chuùng ta chæ
baét ñaàu nhaän thöùc ñöôïc ngay baây giôø nhu caàu choáng ñôû vò trí cuûa chuùng ta ôû caùc
nôi khaùc moät khi thaát baïi taïi Vieät Nam. Coù theå chuùng ta bò baét buoäc phaûi hoå trôï
nhöõng tình huoáng khaùc quyeát lieät hôn ñeå boài ñaáp thieät haïi vaø cuûng coá maïnh laäp
tröôøng ñeå taùi laäp uy tín" (EVNW, trang 560). Theo K, quyeát ñònh cuûa Hoa kyø cöùu
Mieân Nam VN naêm 1965 ñaõ giuùp Nam Döông khoûi rôi vaøo tay Coäng saûn vaø baûo
toàn söï hieän dieän , quaân söï vaø kinh teá, cuõng nhö aûnh höôûng chính trò cuûa Myõ taïi AÙ
chaâu. Maët khaùc, caùc ñoàng minh cuûa Hoa kyø ? keå luoân Nhöït boån ? khoâng caûm thaáy
phaûi phoøng bò veà quoác phoøng.
K keát luaän: "Hoa kyø coù theå traùnh, trong danh döï, töï haønh xaùc vaø khoâng neân coi vai
troø cuûa mình trong chieán tranh VN nhö moät tai haïi nhuïc nhaõ, disgraceful disaster.
Nhöõng coá gaéng cuûa Hoa kyø ? quaân söï, ngoaïi giao vaø chính trò ? khoâng voâ boå.
Chuùng ta ñaõ traõ moät giaù ñaét nhöng trì hoaõn ñöôïc möôøi naêm. Chuùng ta ñaõ thay ñoåi
ñeå taïo ra moät "caùi trôùn vó ñaïi, overwhelming momentum," Toâi khoâng tin raèng caùc
binh só hay daân toäc Hoa kyø caàn phaûi töï theïn." (trang 560)
Giai doaïn 2: Naêm 1985.
Moät thaäp nieân sau khi thaûo baûn nhaän xeùt treân ñaây ñeå trình cho Toång thoáng Gerald
Ford, nhöõng bieán ñoäng doàn daäp treân theá giôùi thoâi thuùc K vieát cho baùo Washington
Post moät baøi khaûo luaän vôùi nhöõng keát luaän boå tuùc toùm taéc nhö sau :
« Caùch toát nhaát ñeå traùnh chieán tranh du kích laø aùp duïng nhöõng chöông trình phoøng
ngöï , preemption programs nhö vieän trôï roäng raûi vaø caûi caùch trong caùc quoác gia
coát yeáu ñoái vôùi Hoa kyø Nhöng moät khi chieán tranh buøng noå, khoâng theå thaéng ñöôïc
baèng caûi caùch maø thoâi. Tröôùc khi gôûi quaân , Hoa kyø phaûi nhaän thöùc roû raøng tính
chaát cuûa söï ñe doïa vaø nhöõng muïc tieâu thöïc tieån. Khi ñaõ quyeát taâm haønh ñoäng
quaân söï, khoâng coøn choïn löïa giaûi phaùp naøo khaùc hôn laø chu toaøn muïc tieâu tuyeân
boá. Moät nöôùc daân chuû khoâng theå naøo thi haønh moät chính saùch ngoaïi giao nghieâm
tuùc neáu caùc ñaûng phaùi tranh giaønh quyeàn löïc khoâng töï cheá trong cuoäc tranh luaän.
Hoa kyø coù traùch vuï daønh cho caùc daân toäc Ñoâng Döông moät cô hoäi phaûi chaêng ñeå
toàn taïi. Tình traïng phaân taùn noäi boä ñaõ ngaên trôû Hoa kyø thanh toaùn moùn nôï naøy . »
(EVNW, trang 561)
Giai ñoaïn 3 : Naêm 2000 cho ñeán nay.
Trong hoài kyù Ending the Vietnam War, K taâm söï: Keå töø 1985, 15 naêm ñaõ troâi qua,
toâi khoâng thay ñoåi keát luaän cuûa toâi nhöng boå tuùc theâm vôùi vaøi nhaän ñònh.
Chuû thuyeát domino khoâng theå hieän taïi Ñoâng Nam AÙ sau khi Ñoâng Döông suïp ñoå,
nhö nhöõng thaønh phaàn dieàu haâu ôû Myõ lo ngaïi trong thaäp nieân 50. Caùc coá gaéng cuûa
Hoa kyø taïi baùn ñaûo naøy ñaõ giuùp caùc taân quoác gia lung lay trôû neân vöõng vaøng hôn.
Thay vaøo ñoù, moät soá dominos khaùc ñaõ ngaõ taïi nhöõng vuøng khoâng döï ñoaùn tröôùc.
Lyù do suïp ñoå khoâng giôùi haïn vaøo bi kòch Vieät Nam nhöng thaûm caûnh ôû Ñoâng
Döông ñaõ taïo ra moät söï thuùc ñaåy taâm lyù, psychological impetus, ñoái vôùi caùc vuøng
aáy. Cuba gôûi moät löïc löôïng vieãn chinh sang Phi chaâu saùu thaùng sau ngaøy Saigon bò
thoân tính vaø khôi maøo moät cuoäc noäi chieán. Sau ñoù, Cuba vaø Nga soâ can thieäp quaân
söï ôû Afghanistan. Neáu moät nöôùc haäu tieán veà kyõ thuaät nhö Vieät Nam khoâng chöùng
minh khaû naêng chieán thaéng ñöôïc Hoa kyø vaø neáu söï chia reõ noäi boä taïi Myõ khoâng
taïo ra moät tình traïng teâ lieät khuûng khieáp thì nhöõng haønh ñoäng khieâu khích vaø
phieâu löu naøy coù theå xaûy ra hay khoâng ?
Ba naêm sau, Hoaøng ñeá Iran bò ñaûo chính. Vôùi söï chuyeån quyeàn heä troïng ñoù, vuøng
Vònh Ba Tö vaø AÁn ñoä döông maát thaêng baèng ñòa lyù chính trò cho ñeán nay. Tieáp
theo, caùc nhaân vieân ngoaïi giao Myõ bò baét laøm con tin ôû Teùheùran. Hoaøng ñeá Iran bò
Hoa kyø boû rôi (nhö Ngoâ Ñình Dieäm, Marcos, Noriega..) trong khi caùnh Hoài giaùo
ñoái laäp tin raèng lòch söû xoay chieàu coù lôïi cho hoï.
Kinh nghieäm Vieät Nam khieán Hoa Thònh Ñoán ngaàn ngaïi can thieäp trong caùc vuï
khuûng hoaûng. « Hieäu quaû domino », tuy nhieân, gaây moät aûnh höôûng baát ngôø vaø tai
haïi vôùi Nga soâ, keû ñoái thuû cuûa Theá giôùi Töï do trong Chieán tranh laïnh. Khai thaùc
theá yeáu cuûa Hoa kyø, Maïc Tö Khoa maïo hieåm can thieäp ôû nhieàu nôi. Vieäc traûi roäng
löïc löôïng nhö theá ñaõ xuùc tieán söï suy suïp cuûa Nga soâ 15 naêm sau.
Taïi Hoa kyø, hieäu quaû domino coù tính caùch taâm lyù treân heát. Hôn moät phaàn tö theá
kyû, sau ngaøy chieán cuoäc chaám döùt, nhöõng söï chia reõ cuûa kyû nguyeân Vieät Nam vaãn
dai daúng trong caùch maâu thuaån ngöôøi Myõ giaûi thích theá giôùi :
- Caùnh Töï do {Liberal Wing) cuûa theá heä töøng soáng qua kinh nghieäm chieán tranh
VN, choáng maõnh lieät vieäc xöû duïng voõ löïc ôû ngoaøi xöù ñeå traùnh nhöõng toån thaát voâ
boå cho ñaát nöôùc. Moät soá cheá nhaïo « thaùi doä Chieán tranh laïnh, the Cold War
attitudes » maø hoï cho laø moät söï hieåu laàm, neáu khoâng noùi moät « phaùt minh » cuûa
chính quyeàn Myõ. Hoï ñaû kích quan nieäm « quyeàn lôïi quoác gia , concept of national
interest » ñöôïc xem nhö khí cuï phuïc vuï nhöõng chuû-tröông ích kyû. Hoï coå voõ ñöôøng
loái hôïp taùc ña nguyeân, multilateralism. Theo ngoân töø cuûa Kissinger, nhoùm naøy
töôïng tröng cho moät nöôùc Hoa kyø bò doàn eùp veà taâm lyù, a symbol of American
inhibitions.
- Caùnh Baûo thuû vaø Taân baûo thuû (Conservatives and Neoconservatives), traùi
laïi, hoâ haøo moät chính saùch ngoaïi giao ra maët choáng coäng vaø baûo toàn nghieâm nhaët caùi theá chieán
löôïc quaân bình veà nguyeân töû löïc.Veà vaán ñeà duy trì söï thaêng baèng ñòa lyù chính trò
taïi caùc luïc ñòa, hoï chöa thoáng nhaát tö töôûng. Trong thaäp nieân 60, hoï ñaõ thaønh coâng
giaät saäp ñeá quoác Nga soâ nhöng vieäc xaây döïng moät traät töï môùi cho theá giôùi vaãn
ñình hoaûn.
K cho raèng kyû nguyeân cuûa theá heä Chieán tranh VN vaø Chieán tranh laïnh nay ñaõ
chaám döùt. Theo oâng, theá heä haäu chieán tranh VN khoâng thaønh hình bôûi nhöõng tranh
luaän lieân heä ñeán cuoäc chieán Ñoâng Döông maø hoï khoâng thoâng hieåu. Hoï cuõng
khoâng caûm thaáy coù toäi veà chuû thuyeát tö lôïi, doctrine of self-interest.
Vuï al-Qaida phaù huûy hai cao oác Trade Center taïi New York ngaøy 11 thaùng 9,2001
laø tieáng chuoâng caûnh tænh theá heä haäu chieán tranh VN. Laàn ñaàu tieân sau cuoäc noäi
chieán Civil War Hoa kyø, keû thuø ngoaïi quoác taán coâng trung taâm ñieåm nöôùc Myõ.
Haønh ñoäng khieâu khích ngaïo maïn naøy ñaåy nhöõng cuoäc tranh luaän veà chieán tranh
VN vaøo haøng thöù yeáu. Phaûn öùng ñaàu tieân cuûa daân Myõ laø ñoaøn keát mieät thò ñeå cho
thaáy quoác gia naøy quyeát taâm chaúng nhöõng töï veä maø coøn baûo toaøn hoøa bình vaø phaùt
trieån cuûa nhaân loaïi.
K keát luaän : Cuoäc ñaáu tranh naøy seõ keùo daøi vaø phöùc taïp. Khoâng theå traùnh khoûi
nhieàu töông khaéc seõ xaûy ra. Lòch söû khoâng töï taùi dieån chính xaùc. Nhieàu baøi hoïc
cuûa chieán tranh Vieät Nam khoâng coøn ñöôïc aùp duïng. Tuy nhieân coù moät baøi hoïc
ñaùng khaéc vaøo taâm khaûm cuûa nhöõng caù nhaân ñaõ soáng qua cuoäc chieán naøy vaø luoân
caû taâm khaûm cuûa ña soá ngöôøi chæ nghe keå laïi: caùc theå cheá daân chuû tieán maïnh nhôø
chaáp nhaän ñoái ñaàu vôùi nhöõng dò bieät. Caàn nhôù raèng xaõ hoäi chæ phaùt trieån khi caùc
phe phaùi bieát thoûa hieäp vaø chieán ñaáu cho muïc tieâu chung thay vì tìm caùch tieâu dieät
laãn nhau. (EVNW, trang 536)
B . Töø du kích chieán ñeán chieán tranh khuûng boá.
Kissinger noùi ñuùng : Kyû nieäm VN ñang lui daàn vaøo dó vaõng. Hoa kyø vaø theá giôùi
hieän phaûi vaät vaõ ñöông ñaàu vôùi moät hình thöùc chieán tranh môùi , toaøn caàu, khoâng
bieân giôùi, khoâng coâng khai tuyeân chieán, khoâng coù Toång chæ huy vaø Toång haønh
dinh. Moät chieán tranh ña dieän vaø toaøn dieän, duøng cuoàng tín toân giaùo ñeå khuûng boá
gieát choùc, khoâng bieát ngaøy naøo chaám döùt. Keá saùch cuûa khuûng boá taân thôøi laø keá
saùch boomerang, duøng « gaäy oâng ñaäp löng oâng » hay, noùi caùch khaùc, xoay söùc
maïnh ñaùnh ngöôïc laïi keû khai sinh söùc maïnh. Taïi New York ngaøy 11.9.2001, Bin
Laden ? do chính CIA ñaøo luyeän taän tình ? ñaõ cho ñoaït maùy bay thöông maõi Myõ ñeå
ñaùnh gieát Myõ ngay treân laõnh thoå Myõ. Kyõ thuaät sieâu ñaúng truyeàn thoâng Hoa kyø
ñöôïc nhoùm khuûng boá xöû duïng tinh vi ñeå lieân laïc noäi boä. Ngaøy mai, hoï seõ duøng heä
thoáng taân tieán ñieän nöôùc, nguyeân töû, vieãn thoâng, taøi chính, hoùa hoïc, döôïc phaåm, vi
truøng hoïc..vv..cuûa Hoa kyø ñeå taán coâng Hoa kyø. Trong moät taøi lieäu phaùt thanh , bin
Laden ñaõ tuyeân boá : « Vôùi phöông tieän beù nhoû vaø ñöùc tin, chuùng ta coù theå ñaùnh
baïi söùc maïnh quaân söï lôùn nhaát trong thôøi ñaïi vaên minh. Hoa kyø yeáu hôn ngöôøi ta
töôûng ! » Khuûng boá ? vuõ khí cuûa keû yeáu ? ñöôïc ñöa leân haøng sieâu chieán löôïc.
Chieán löôïc naøy môû maøn moät « kyû nguyeân caùc cuoäc tranh chaáp baát caân ñoái,
conflits assymeùtriques, coøn döôïc goïi laø chieán tranh khoâng quoác gia, stateless war »,
theo ngoân töø cuûa caùc chuyeân gia quaân söï.
Baûi mìn Afghanistan vaø Irak hieåm ñoäc thaäp boäi neáu saùnh vôùi vuõng laày VN. Baéc
Vieät ñaõ döïa vaøo chuû nghó a quoác gia ñeå ñaåy maïnh chieán löôïc du kích toaøn dieän
choáng Myõ vaø sau ñoù, keát thuùc baèng chieán tranh quy öôùc vaø vi phaïm Hieäp öôùc
ngöng chieán ñeå xaâm chieám Mieàn Nam. Khaùc vôùi chieán tranh quy öôùc, keû thuø trong
chieán tranh khuûng boá treân khaép theá giôùi hieän nay khoâng phaûi laø nhöõng quoác gia.
Hoï thöôøng xuyeân bieán daïng, luoân luoân di ñoäng ñeå traùnh löu laïi daáu veát. Nhaø khaûo
cöùu Marwan Bishara goïi hoï laø keû thuø voâ quoác gia, ennemis transnationaux ou
infranationaux.
Hieän Lieân Hieäp Quoác coù 12 coâng öôùc quoác teá veà khuûng boá chöa ñöôïc Ñaïi Hoäi
ñoàng pheâ chuaån. Caùc nöôùc hoäi vieân coøn phaûi thöông thaûo ñeå ñònh nghóa theá naøo laø
khuûng boá vaø toäi aùc choáng nhaân loaïi. Ngaøy 28.9.2001, Hoäi ñoàng Baûo an LHQ thoâng
qua moät nghò quyeát buoäc moïi quoác gia baøi tröø khuûng boá vaø ñe doïa tröøng phaït nöôùc
naøo baát tuaân. Vieäc traû thuø baèng quaân söï, neáu thöïc hieän voâ toäi vaï, seõ taïo ra nhöõng
phaàn töû khuûng boá môùi, quaù khích hôn, saün saøng töû vì ñaïo.
C . Hoa kyø caàn töï cheá vaø phuïc hoài uy löïc cuûa Lieân Hieäp Quoác
Caên nguyeân cuûa moïi vaán ñeà laø sieâu cöôøng Hoa kyø trôû neân quaù maïnh veà maët quaân
söï, kinh teá vaø xaõ hoäi. Hoa kyø töï ban cho mình quyeàn toái thöôïng aùp ñaët quy taéc, aán
ñònh caùc moái ñe doïa vaø xöû duïng söùc maïnh treân ñòa caàu. Neàn « traät töï môùi » naøy
coâ laäp Hoa Thònh Ñoán , gaây choáng ñoái vaø chia reõ theá giôùi. Trong ba chuû tröông do
Myõ ñeà cao: hoøa bình, daân chuû vaø töï do maûi dòch, khoâng coù moät lyù töôûng ñöôïc thi
haønh toaøn caàu hay baûo ñaûm an toaøn. Khoâng theå duøng voõ löïc maø thoâi ñeå chu toaøn
traùch vuï choáng giöõ, duy trì vaø khueách tröông nhöõng muïc tieâu aáy.
Neàn ngoaïi giao Hoa kyø caàn thaùo gôû ngoøi noå Thaùnh chieán baèng caùch môû roäng caûm
thoâng vôùi theá giôùi Hoài giaùo, sôùm giaûi quyeát tình traïng tranh chaáp giöõa Do Thaùi vaø
Palestine trong tinh thaàn coâng baèng, taùi xeùt vaán ñeà vieän trôï vaø, ñaëc bieät, phuïc hoài
uy löïc cuûa Lieân Hieäp Quoác bò Hoa Thònh Ñoán haï giaù cho ñeán nay. Duø bò suy yeáu,
chæ coù LHQ môùi ban ñöôïc tính caùch chính thoáng cho moïi quyeát ñònh aùp duïng trong
coäng ñoàng theá giôùi.
Thaùnh kinh Coran ñöôïc Toång thoáng George W.Bush choïn ñeå ñaët teân cho chieán
dòch traû ñuõa al-Qaida), Hoa kyø neân bình taâm laéng nghe khaùt voïng cuûa caùc quoác gia.
Duøng baïo löïc ñeå ñaùp laïi baïo löïc chæ gaây theâm haän thuø khoâng thoâi. Hoa Thònh Ñoán
caàn taùi thu phuïc söï kính neå cuûa moïi ngöôøi khoâng chæ baèng söùc maïnh voâ song veà
kinh teá vaø quaân söï maø coøn baèng quyeát taâm thöïc hieän daân chuû vaø töï do cho nhaân
loaïi.
VNI
VIETNAM: DE'SASTRE OU E'LAN?
Laâm Leã Trinh
Apre`s avoir analyse', pendant des anne'es, les se'quences du fiasco ame'ricain en
Indochine et se trouvant confronte' a` pre'sent avec les e've'nements qui secouent
l’Afghanistan et l’Irak, Henry Kissinger a publie' re'cemment , chez Simon & Schuster,
New York, son cinquie`me livre sur le Vietnam « Ending the Vietnam War, With new and
updated material. » (EVNW)
Contrairement au ton pre^chi-pre^cha des pre'ce'dents Me'moires, Kissinger y bat –
tardivement - sa coulpe: «Thie^.u avait tout a` fait raison de s’offenser de l’attitude de
l’Ame'rique. Il n’avait jamais e'te' l’obstacle a` la paix comme le pre'tendaient les critiques
pacifistes. Thie^.u et son pays me'ritaient un meilleur sort. Si j’avais su que le Congre`s
ame'ricain couperait l’aide a` un allie' assie'ge', je n’aurais pas presse' pour un accord
comme je l’avais fait dans les ne'gotiations finales en 1972. » EVNW, page 544)
Il est inte'ressant d’e'tudier dans cet article l’e'volution des positions de Kissinger sur la
guerre du Vietnam et ce qu’il dit de l’ impact de cette guerre – s’il y en a – sur la strate'gie
militaire et politique des E'tats-Unis dans le Moyen Orient.
A – L’e'volution des pense'es de Kissinger sur la guerre du Vietnam.
Pe'riode 1 : En 1975
Pendant les derniers jours de l’effondrement du Vietnam Sud, le pre'sident Ge'rald Ford a
demande' a` Kissinger de lui pre'senter son rapport sur la situation ge'ne'rale. Le «
mechancholy memorandum » sur les « lecons du Vietnam » soumis par Kissinger
comporte les observations suivantes :
1 – La conflit Vietnamien est la plus longue guerre dans l’histoire ame'ricaine, la plus
e'loigne'e ge'ographiquement des E'tats-Unis et celle qui se rattache de facon la moins
e'vidente aux « soucis imme'diats de notre nation », e'crit Kissinger. Toutefois, quand le
gouvernement avait pris la de'cision de l’entreprendre, ses objectifs ge'ne'raux furent
supporte's par le peuple, y compris les e'le'ments politiques ainsi que les journalistes qui,
plus tard, s’opposeraient a` la guerre. L’opinion publique ame'ricaine applaudissait le
pre'sident Eisenhower dans sa de'cision de partitionner le Vietnam et de former un
gouvernement anti-communiste dans le VN Sud. Le peuple et les media ame'ricains
supportaient J.F Kennedy quand il de'cidait d’y renforcer l’intervention militaire et de
remplacer Ngo^ DDi`nh Die^.m. La faction de'nomme'e plus tard « les colombes »
insistaient sur l’urgence de sauver l’administration de Saigon par l’exclusion de Die^.m. Le
Congre`s ame'ricain passait a` une vaste majorite' de voix la re'solution du Golfe du Tonkin
et approuvait la de'cision de Lyndon Johnson d’augmenter les effectifs expe'ditionnaires.
Le pre'sident Nixon e'tait acclame' quand il rendait public le retrait progressif des forces
ame'ricaines pour « vietnamiser » la guerre et entamer les ne'gociations de paix a` Paris.
En ce qui concerne le support domestique pour la politique e'trange`re aux E'tats-Unis, il
conviendrait de noter que les groupes politiques ame'ricains ne se sentent pas
confortables dans des positions contraires a` leurs attitudes traditionnelles. Les
De'mocrates libe'raux ne pouvaient pas soutenir longtemps une guerre contre un
mouvement re'volutionnaire, quelque re'actionnaires que soient les tactiques domestiques
de ce mouvement. Ils avaient accepte' une plus grande interfe'rence ame'ricaine au
Vietnam a` cause de Kennedy qu’ils regardaient comme leur chef de file mais ils retiraient
leur support sous le pre'sident Johnson.
2 – Une autre lecon importante a` tirer de la guerre du VN est qu’il importe que tout
reportage a` l’inte'rieur du pays, venant du gouvernement comme de la presse, soit d’une
honne^tete' et d’une objectivite' absolues. Les rapports officiels ame'ricains tendaient a`
e^tre excessivement optimistes et ne soulignaient pas assez , a` l’intention du peuple
(ame'ricain), que c’e'tait une guerre difficile et qui pouvait trainer longtemps . Par la suite,
les journalistes re'digeaient des rapports pessimistes auxquels la masse populaire pre^tait
l’oreille. Pendant ce temps, les de'clarations gouvernementales e'taient rejete'es comme
tendancieuses, non seulement par l’opposition mais aussi par le public devenu de plus en
plus sceptique.
3 – La troisie`me lecon, e'crit Kissinger, est qu’il est de toute importance que nous
concentrions nos propres remarques et le de'bat public sur les points essentiels, me^me
si ces points ne sont pas clairement visibles chaque soir sur l’e'cran de la te'le'vision. Le
de'bat vietnamien de'raillait souvent, pour divaguer sur des sujets pe'riphe'riques,
peripheral issues ». Quelques exemples : Les « cages aux tigres » e'taient regarde'es
comme un symbole d’oppression du Gouvernement Sud-Vietnamien alors que leurs
ennemis, les Vie^.t co^.ng, assassinaient, torturaientù et incarce'raientù un bien plus grand
nombre de personnes. Le « programme Phe'nix » devenait la cible des attaques pendant
que les tactiques Nord-vietnamiennes e'taient infiniment plus brutales. L’incident de My~
Lai tarnissait l’image d’une Arme'e Ame'ricaine qui s’e'tait montre'e ge'ne'ralement –
quoique pas toujours – compatissante dans ses relations avec la population civile. A`ø la fin,
une grande partie de la discussion publique e'tait axe'e sur le pre'tendu e'chec du
Pre'sident Thie^.u dans sa campagne pour le support politique au lieu de souligner la
flagrante rejection des e'lections libres par les Communistes et leur recours a` la force
militaire parce qu’ils perdaient le support populaire.
4 – D’une e'gale importance est le de'vouement a` la cohe'rence, souligne Kissinger. Les
E'tats-Unis allaient d’un exce`s a` un autre. Dans les anne'es 60 , ils envoyaient 500.000
hommes de troupe au VN. Cette intervention massive mit fin a` la vie d’un leader allie' et
cre'a, d’autre part, des difficulte's se'rieuses a` l’e'conomie ame'ricaine. A` la fin de la
guerre, un exce`s dans le sens contraire: Pour aider le Vietnam Sud, il e'tait impossible
d’obtenir du Congre`s ame'ricain seulement 2 ou 3 pour cent du budget qu’il avait alloue'
chaque anne'e auparavant. Nous entrions en guerre au nom de la moralite'. Avant la fin de
la guerre, plusieurs s’y opposaient au nom de cette me^me moralite'. Mais personne ne
parlait de la moralite' de la consistence.
5 – En termes de tactique militaire, nous ne pouvons pas manquer de conclure que les
forces arme'es (ame'ricaines) ne sont pas adapte'es a` ce genre de guerre. Me^me les
Forces Spe'ciales forme'es a` cette fin avaient e'choue'. Cela`, a` cause de la nature du
conflit qui est non seulement une guerre re'volutionnaire combattue aux couteaux la nuit
dans les villages mais aussi , une guerre conventionnelle – a main force war - dans
laquelle la technologie cre'ait une diffe'rence de'cisive. Les deux co^te's e'prouvent des
proble`mes dans l’e'laboration des tactiques convenant a` chaque type de guerre. Mais
notre camp avait plus de difficulte's. Quand nous faisions « no^tre » cette guerre, nous ne
laissions pas nos allie's Sud-Vietnamiens la combattre. Quand elle devenait a` nouveau «
leur guerre », nous ne les soutenions pas. Ironiquement, nous pre'parions les
Sud-Vietnamiens pour une guerre conventionnelle apre`s 1954 (anticipant une autre
attaque du type Core'en) alors qu’ils faisaient face a` une guerre politique. Apre`s 1973, ils
se pre'paraient pour une guerre politique mais devaient confronter une invasion par les
forces conventionnelles communistes, une invasion attendue 20 ans auparavant.
6 – Notre diplomatie aussi a souffert – observe Kissinger - et il nous fallait du temps pour
revenir a` la normale. Les E'tats-Unis ne pouvaient pas soutenir une position diplomatique
pour quelques semaines ou quelques mois sans que cette position ne fut attaque'e par
les me^mes e'le'ments politiques qui l’avaient souvent recommande'e. Nous finissions par
ne'gocier avec nous-me^mes, allant de concessions en concessions pendant que les
Nord-Vietnamiens gardaient intacts leurs objectifs diplomatiques et changeaient tre`s peu
dans leurs positions diplomatiques. C’est seulement dans la diplomatie secre`te que nous
pouvions garder quelque chose proche du dialogue authentique et me^me alors, les
Nord-Vietnamiens nous tenaient sous une pression publique constante. Notre diplomatie
de'ge'ne'rait souvent en des efforts e'perdus pour trouver des formules de support
domestique momentane'. Cet legs continue a` nous hanter et rend difficile notre tentative
de soutenir une position diplomatique pendant une pe'riode de temps ade'quate.
A` la fin, nous sommes amene's a` nous demander quels be'ne'fices nous retirons de ce
conflit. Je crois que ces be'ne'fices sont nombreux bien qu’ils aient e'te' ignore's. Nous
commencons seulement a` pre'sent a` re'aliser la ne'cessite' de consolider ailleurs nos
positions apre`s la perte du Vietnam. Nous pouvons e^tre force's a` supporter d’autres
situations bien plus e'nergiquement afin de re'parer les dommages et a` durcir notre
attitude pour regagner la confiance des peuples.
Notre de'cision de sauver le Vietnam Sud en 1965 empe^chait l’Indone'sie de tomber
dans les mains communistes et probablement, pre'servait la pre'sence ame'ricaine en
Asie. Ceci ne signifie pas seulement le maintien de nos troupes mais aussi notre
pre'sence e'conomique et notre influence politique.
Kissinger conclut: Les E'tats-Unis peuvent honorablement e'viter de « se torturer,
self-flagellation» et ne devraient pas caracte'riser leur ro^le dans le conflit comme un «
de'sastre honteux ». Leurs efforts militaires, diplomatiques et politiques n’e'taient pas en
vain. Ils payaient un haut prix mais ils gagnaient dix ans de re'pit. Il leur appartient de
changer cette de'faite en un « e'lan irre'sistible, overwheming momentum »
Seconde pe'riode : En 1986.
Une de'cennie apre`s la pre'sentation du susdit rapport au pre'sident Ge'rald Ford, les
graves e've'nements qui assaillaient le monde poussent Kissinger a` envoyer au journal
Washington Post un article dont les conclusions peuvent e^tre re'sume'es comme suit :
« Le meilleur moyen d’e'viter les gue'rillas est de les pre'venir par des ge'ne'reux
programmes d’assistance et de re'forme dans les pays que les E'tas-Unis conside`rent
comme vitaux. Mais une fois que la guerre est de'clenche'e, la victoire ne peut pas e^tre
acquise par les seules re'formes. Avant de commettre ses troupes de combat, l’Ame'rique
devrait avoir une claire compre'hension de la nature de la menace et des objectifs
re'alistes. Quand l’Ame'rique s’engage elle-me^me dans l’action militaire, il n’y a pas
d’autre alternative que l’ache`vement de l’objectif de'clare'. D’autre part, une de'mocratie
ne peut pas conduire une se'rieuse politique e'trange`re si les factions oppose'es
n’exercent pas une certaine retenue dans leur de'bat. Les E'tats-Unis doivent accorder
aux peuples de l’Indochine une opportunite' de'cente pour survivre, Les divisions
domestiques rendaient he'las impossible l’obligation de nous acquitter de cette dette.
(EVNW, p.561)
Troisie`me pe'riode : De l’an 2000 a` pre'sent.
Dans ses Me'moires « Ending the Vietnam War », Kissinger confie : Depuis 1985, 15 ans
se sont e'coule's, je n’ai pas change' mes conclusions mais je pense devoir les comple'ter
avec quelques observations :
La the'orie des dominos ne s’est pas concre'tise'e dans le Sud-Est Asiatique apre`s
l’effondrement de l’Indochine comme les « vautours » ame'ricains avaient craint dans les
anne'es 50. L’effort de l’Ame'rique dans cette pe'ninsule a permis aux nouveaux et
chancelants pays de se consolider. D’autres dominos, a` leur place, se sont e'croule's la`
ou` l’on n’avait pas anticipe' ou imagine'. Les causes de leur chute n’e'taient pas
confine'es a` la trage'die du Vietnam. Le de'ba^cle Indochinois fournissait une impulsion a`
certaines nations : Une force expe'ditionnaire Cubaine apparaissait en Afrique six mois
apre`s l’annexion de Saigon et de'clenchait une guerre civile. D’autres aventures
Sovie'tiques et Cubaines en Afrique et en Afghanistan suivirent. Ces mouvements hardis
n’auraient pas e'te' entrepris si un pays technologiquement retarde' comme le Vietnam
n’avait pas de'montre' la « vincibilite ù » des E'tats-Unis et si les divisions internes de cette
puissance n’avaient pas provoque' une paralysie rampante.
Trois anne'es plus tard, l’empereur d’Iran e'tait renverse'. Avec ce changement majeur de
pouvoir, l’e'quilibre ge'opolitical dans la re'gion du Golfe Persique et de l’Oce'an Indien
chancelait entie`rement. L’abandon du Shah par les E'tats-Unis (Ngo^ DDi`nh Die^.m,
Marcos, Norie'ga..subissent le me^me sort) secoue la confiance en la protection
ame'ricaine. Les ennemis de l’Ame'rique e'taient de plus en plus convaincus que le vent
de l’histoire tournait en leur faveur et que les E'tats-Unis renoncaient, apre`s le de'sastre
vietnamien, a` re'soudre les crises militairement.
« L’effet domino » toutefois produit un effet impre'visible et de'vastateur sur l’Union
Sovie'tique,. La perception de la faiblesse ame'ricaine l’induisait a` se lancer dans des
aventures en Afrique et en Asie. La dispersion a` outrance de ses interventions dans le
monde a pre'cipite' son affaissement 15 anne'es plus tard.
Pour les E'tats-Unis, l’effet domino est, avant tout, psychologique. Un quart de sie`cle
apre`s la fin du conflit, les divisions de l’e`re Vietnamienne persistent dans les facons
contradictoires chez les Ame'ricains d’interpre'ter le monde.
L’aile libe'rale de la ge'ne'ration forme'e a` l’expe'rience de la guerre re'pugne a` l’usage
de la force. Elle concentre ses efforts sur les « soft issues » tels que l’environnement.
Quelques uns d’entr’eux tournent en de'rision ce qu’ils appellent les « attitudes de Guerre
froide ». Ce groupe, qui est partisan du multilate'ralisme et symbolise les inhibitions
Ame'ricaines, se me'fie du concept d’inte're^t national qu’il conside`re comme au service
d’une cause e'goiste.
L’aile conservatrice et ne'o-conservatrice , de son co^te', concentre son attention sur une
diplomatie rigoureusement anti-communiste et sur la vigilance de maintenir une strate'gie
de balance nucle'aire. Elle est ambivalente toutefois quant a` la pre'servation de l’e'quilibre
ge'opolitique entre les divers continents. Les administrations conservatrices ame'ricaines
des anne'es 80 e'taient parvenues a` de'manteler l’empire Sovie'tique mais la construction
d’un nouvel ordre mondial reste en suspens.
Kissinger estime que l’e`re de la guerre du Vietnam et de la Guerre froide fait partie du
passe'. La ge'ne'ration de l’apre`s Vietnam n’est pas forme'e par les de'bats sur la guerre
en Indochine avec laquelle elle n’est pas familie`re. Elle ne se sent pas non plus coupable
au sujet d’une doctrine de self-interest.
L’attaque al-Qaida contre le Trade Center de New York le 11.9.2001 est une sonnerie
d’alarme pour la susdite ge'ne'ration. Elle est la premie`re attaque sur le sol Ame'ricain.
Pour la premie`re fois depuis la Guerre Civile, les Ame'ricains expe'rimententù sur leur
continent le choc de la guerre cause' par les ennemis e'trangers. Les de'bats de'coulant
de la guerre du Vietnam ont e'te' supplante's par cette provocation. La premie`re re'action
e'tait que la nation ame'ricaine rele`ve le de'fi en resserrant ses rangs pour se battre non
seulement pour sa survie mais encore pour la paix et le progre`s du reste du monde.
Kissinger conclut : Le combat sera probablement long et complexe. Les dissensions
seront ine'vitables. L’Histoire ne se re'pe`te pas pre'cise'ment. Beaucoup de lecons de la
guerre du Vietnam ne sont plus applicables. Mais une lecon devra e^tre grave'e dans la
conscience aussi bien de ceux qui avaient ve'cu cette pe'riode que de la majorite' de
ceux qui ont appris par oui-dire : Les de'mocraties se consolident en confrontant leurs
diffe'rences. Elles doivent aussi se rappeler que les socie'te's progressent non pas par les
victoires des factions luttant entre elles mais par leurs re'conciliations afin d’achever leurs
communs objectifs.
B – Des gue'rillas au terrorisme.
Kissinger voit juste : Bien des choses ont change' depuis la guerre du Vietnam. Les
E'tats-Unis et le monde affrontent actuellement un genre de conflit nouveau, global, sans
frontie`res, sans de'claration officielle de guerre, sans E'tat major ge'ne'ral et sans
Quartiers ge'ne'raux. Cette guerre multifaciale utilise tous les moyens et artifices, exploite
a` volonte' patriotisme et haine religieuse, sans connaitre la fin. La tactique du nouveau
terrorisme est celle du boomerang, retournant contre celui qui de'tient la force sa force
propre. A` New York le 11.9.2001, les hommes de main de bin Laden – qui e'tait
lui-me^me forme' par la CIA – pirataient les avions commerciaux ame'ricains pour tuer des
Ame'ricains en territoire ame'ricain. La technologie me'diatique sophistique'e ame'ricaine
aidait efficacement les terroristes a` communiquer entr’eux. Demain, ils feront usage
d’autres inventions avance'es ame'ricaines : syste`mes hydro-e'lectriques, atomiques,
chimiques, financiers, microbiologiques, pharmaceutiques..etc..Pour attaquer l’Ame'rique
a` peu de frais. Dans un discours te'le'vise', bin Laden a de'clare' urbi et orbi : « Avec des
moyens limite's et la foi, nous vaincrons la plus grande puissance militaire du monde
moderne. L’Ame'rique est plus faible qu’on ne le pense ! ».
Le terrorisme – l’arme des faibles – est e'leve' au rang supre^me de la strate'gie. Cette
strate'gie inaugure « l’e`re des conflits assyme'triques » encore de'nomme's guerres sans
frontie`res, « stateless wars » suivant la terminologie des strate`ges militaires.
L’Afghanistan et l’Irak sont bien plus dangereux que le Vietnam. Ho^` Chi' Minh et les
communistes avaient exploite' a` fond le patriotisme vietnamien pour de'clencher la
gue'rilla contre les E'tats-Unis. Ils avaient ensuite recouru a` la guerre conventionnelle
pour violer les Accords de Paris et investir le Sud-Vietnam. A` pre'sent, les ennemis ne
combattent pas au nom d’une nation de'termine'e. Ils sont partout, be'ne'ficient de la
protection efficace des re'seaux invisibles et anonymes, circulent comme des fanto^mes
a` travers les frontie`res, sans laisser de traces. Le strate`ge Marwan Bishara les appelle «
ennemis transnationaux ou infranationaux ».
Les Nations Unies ont a` pre'sent 12 traite's internationaux sur le terrorisme qui ne sont
pas encore approuve's par l’Assemble'e Ge'ne'rale . Jusqu’a` ce jour, les E'tats membres
ne sont pas d’accord quant a` la de'finition juridique des termes terrorisme et crimes contre
l’humanite'. Le 28.9.2001, le Conseil de Se'curite' a ente'rine' une re'solution reque'rant
toutes les nations de lutter contre le terrorisme et de punir celles qui violent les traite's. Les
sanctions militaires, applique'es sans dicrimination, risquent de cre'er de nouveaux
terroristes, plus acharne's et pre^ts a` mourrir pour leur foi.
C – Les E'tats-Unis doivent se refrainer et re'tablir l’autorite' des Nations Unies.
La raison de tous les proble`mes est que les E'tats-Unis sont devenus trop puissants sur
les plans militaire, e'conomique et social. Ce pays s’arroge le droit supre^me d’imposer
ses principes, de'finir les sources de menace et faire usage de sa force dans le monde.
L’ordre mondial nouveau isole l’Ame'rique, soule`ve des oppositions et divise les opinions.
Les trois objectifs vise's par cette hyper-puissance sont paix, de'mocratie et libre e'change
. La force seule n’arrivera pas a` accomplir la ta^che de les de'fendre, perpe'tuer et
de'velopper .
Pour parer au risque de voir e'clater une Guerre Sainte, la diplomatie ame'ricaine devrait
s’ouvrir davantage au monde islamique en s’efforcant de re'soudre au plus to^t le
diffe'rend Israel-Palestine dans un esprit de justice. La politique d’aide aux pays en voie
de de'veloppement devra e^tre revise'e. Surtout, il faudra re'tablir d’urgence le prestige et
l’autorite' des Nations Unies. Bien qu’affaiblie, seule cette institution supranationale peut
le'gitimer les de'cisions relatives a` la communuate' internationale.
Si elle de'sire re'aliser la « justice infinie » (terme emprunte' par le pre'sident George W.
Bush au Coran pour nommer sa campagne contre le mouvement al-Qaida), l’Ame'rique
devrait pre^ter l’oreille aux aspirations des autres nations. User de la force brutale pour
re'pondre a` la force donne naissance a` plus de rancoeur.
Les E'tats-Unis ont besoin de reconque'rir l’estime et le respect de tous non seulement
par la puissance e'conomique et militaire mais encore par son de'vouement a` enforcer la
de'mocratie et la liberte' pour l’humanite'.
Thuûy Hoa Trang
Ngaøy 9.9.2003
THÖ TÒCH
1."Ending the VN War" by H.Kissinger, Simon & Schuster, NY, 2003
2."Fighting the wrong war" by Madeleine Albright, Foreign Affairs, October,
2003
3."VN, The necessary war" by Michael Lind, Touchstone,NY, 2002
Ñoïc nhöõng baøi khaùc baèng tieáng Vieät, Anh vaø Phaùp cuûa taùc giaû treân trang
nhaø http://www.centralstation.net/lamletrinh
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 064
SƠN TRUNG * NGƯỜI MÊ ĐẠO THÁNH
NGƯỜI MÊ ĐẠO THÁNH
Cậu
Mười Hùng ở Hồng Sơn là một thanh niên cường tráng, sớm tối lo việc cấy cày
giúp đỡ mẹ cha. Một hôm vào trong núi, gặp một đạo sĩ già, tu luyện một mình
trong sơn cốc. Chàng bèn xin vào thăm nơi ở của đạo sĩ. Đây chỉ là một cái động
nhỏ. Chỗ nằm là một nơi khá cao ráo, kín gió, dưới trải một đống củi, cành và
lá cây, trên cùng là cỏ khô. Bên cạnh giường cũng có cỏ khô chất thành đống để
chui vào ngủ khi mùa đông lạnh. Bên cạnh có tảng đá lớn, trên có hương hoa là
bàn thờ Thượng đế.
Chàng xin đạo sĩ giảng dạy. Đạo sĩ nói rất nhiều:
-Ta theo Tiên đạo thờ Thượng Đế. Ai đắc đạo thì có thể đằng vân giá vũ, đảo hải di sơn, chỉ đá thành vàng, và sống trong Thiên Đàng rất sung sướng, mọi người ấm no, hòa bình, có thể ngồi bên cạnh Thượng Đế. Muốn đắc đạo thì trước tiên phải diệt dục.
Đạo sĩ dạy chàng kinh kệ và phép luyện đan.
Một thời gian luyện đan, chàng vẫn không tiến bộ. Chàng vào núi, bái yết đạo trưởng. Đạo trưởng im lặng hồi lâu rồi nói:
-Diệt dục! Diệt dục! Diệt dục!
Chàng về suy nghĩ không hiểu thế nào là diệt dục. Ăn chay là diệt dục thì chàng đã ăn chay. Không mơ giàu sang phú quý là diệt dục thì từ thuở nhỏ chàng đã sống trong nghèo khổ, sớm trưa dưa muối, và bây giờ chỉ là một nông dân nghèo khổ. Nếu diệt dục nghĩa là không gần nữ sắc thì chính chàng chưa lấy vợ, có thể là không lấy vợ để giữ nguyên thần khí tinh.
Lòng tu đạo đạt phép màu thôi thúc, chàng bèn nghĩ cách lấy dao đoạn dục, cắt sinh thực khí của minh. Sau một thời gian đau đớn thì chàng thấy không còn tưởng đến việc ân ái cùng phụ nữ. Nhưng chàng vẫn không thấy đạt phép màu. Chàng vẫn là một con người bình thường, không bay lên không trung, vẫn là con người tầm thường phải ăn uống, phải mặc ấm, và vẫn bị bệnh tật như bao người khác.
Một hôm, chàng bèn vào núi thăm đạo trưởng và vấn đạo. Chàng vào hang mà không thấy đạo sĩ ở đâu. Chàng tìm kiếm khắp nơi. Chàng lo sợ đạo sĩ thầy mình bị cọp xơi hay ngã bệnh nằm chết ở một nơi nào đó. Chàng hốt hoảng đi sâu vào các hang bên cạnh. Chàng nghe tiếng người rên. Chàng bước vào thì thấy ba, bốn người đàn bà ,con gái trần truồng tay chân bị trói nằm trong động. Chàng hỏi han và cởi trói cho họ. Họ cho biết họ bị hồ ly bắt về hãm hiếp ngày đêm. Chàng bèn bảo họ trốn về quê và phải giấu kín việc này vì hồ ly tinh có thể báo thù.
Sau khi họ đi thì chàng thức ngộ ra rằng dù dương vật bị cắt đi nhưng khi nhìn đàn bà, con gái lõa thể, lòng chàng vẫn sục sôi lửa dục.
Năm đó, xứ Nghệ mất mùa, khắp nơi đói kém, Hùng phải tha phương cầu thực. Chàng ra đến Thanh Hóa. Khi đến Tĩnh Gia, trông thấy một nàng áo trắng dắt một con hầu nhỏ đang đi ở phía trước. Một lần cô gái quay đầu lại, thì ra khuôn mặt diễm lệ ít ai sánh được. Gót sen bước có vẻ chậm rãi. Cô gái quay sang nói với con hầu:
- Thử hỏi chàng xem có phải định đến Đông Sơn hay không?
Con hầu bèn gọi chàng hỏi. Hùng hỏi lại rằng có việc gì. Cô gái đáp:
- Nếu chàng đi Đông Sơn thì xin gửi phong thư.
Hùng lúc ra đi vốn cũng chưa định đi đâu nhưng muốn lấy lòng giai nhân nên nhận lời. Cô gái liền rút lá thư đưa con hầu, con hầu trao lại cho chàng. Hỏi họ tên quê quán người nhận thì nàng đáp:
- Họ Vương ở làng Đông Tiến.
Chàng bàn đáp thuyền mà đi. Ðến được huyện Đông Sơn vào lúc trời đã chiều tối. Hỏi thăm thôn gái họ Vương thì chẳng một ai biết cả. Ðành nhắm hướng Bắc mà đi, được chừng bốn năm dặm thì trăng sao đã hiện lên nhấp nháy, cỏ dại thơm lừng trải dài mờ cả mắt, chốn đồng không chẳng có lấy một quán trọ nào; tình cảnh thật khốn quẫn. Nhìn thấy một ngôi mộ xây đá bên đường, nghĩ muốn nằm nghỉ quách bên ngôi mộ đó, nhưng lại khiếp sợ hổ lang. Bèn ôm cây trèo lên, ngồi chồm chỗm trên ngọn cao. Nghe tiếng thông reo xào xạc, côn trùng tỷ tê, trong lòng thảng thốt, hối hận như thiêu như đốt. Thốt nhiên nghe bên dưới có tiếng người. Cúi đầu nhòm xuống, thì rành rành đã là một nơi sân viện; một cô gái xinh đẹp ngồi trên phiến đá, hai con hầu vấn tóc châm đuốc hoa đứng hầu hai bên. Người đẹp quay đầu sang bên trái bảo:
- Ðêm nay trăng sáng sao thưa, gói trà bà Vương vừa tặng có thể đem pha một ấm uống thưởng thức đêm thanh được đấy.
Chàng nghĩ đây hẳn là ma quỷ, trong mình sởn cả gai ốc, nín hơi không dám thở. Chợt một con hầu nhìn lên nói:
- Trên cây có người.
Cô hãi kinh hãi đứng bật dậy kêu lên:
- Trẻ ranh lớn mật ở đâu dám mò đến đây nhòm trộm người khác!
Chàng cả sợ, không còn chỗ nào để trốn nữa, đành ôm cây tụt xuống, phục xuống đất xin tha thứ. Cô gái đến gần, đưa mắt nhìn qua một lượt, chợt đổi giận làm vui, kéo chàng dậy cùng ngồi. Chàng liếc mắt ngó nàng, thì tuổi khoảng mười bảy mười tám, vẻ người xinh đẹp có một. Nghe giọng nói cũng tiếng vùng này, nàng hỏi:
- Chàng đi đâu đây?
Ðáp rằng:
- Có người nhờ đưa giúp lá thư.
Nàng nói:
- Ðồng hoang lắm trộm cướp, ngủ giữa trời sương rất đáng ngại. Nếu chẳng hiềm nhà tranh vách đất, xin mời vào nghỉ tạm.
Nói rồi đưa chàng vào nhà. Trong nhà chỉ có một chiếc giường, nàng sai con hầu sắp hai tấm chăn lên đấy. Chàng tự thẹn thân hình khiếm khuyết, xin nằm ở dưới đất. Nàng cười đáp:
- Khách quý đến nhà, con gái đâu dám thất lễ, đòi nằm cao hơn khách
Chàng không biết tính sao đành phải nằm chung một giường, nhưng trong lòng hoang mang lo lắng, không dám tự tiện co duỗi. Chẳng bao lâu, cô gái luồn bàn tay nhỏ nhắn qua lớp chăn, cấu nhẹ vào đùi chàng. Chàng vờ ngủ, như không biết gì. Lại một chốc nữa, nàng mở chăn ra chui hẳn sang, lay chàng, chàng vẫn nằm im không động. Nàng thuận tay lần xuống thám thính chỗ kín, bỗng ngừng ngay lại, dáng buồn thiu, rồi thiểu não lật chăn trở dậy; giây lát nghe có tiếng khóc. Chàng bàng hoàng cả người, không biết chui vào đâu cho hết thẹn, lại giận mình sao ngu xuẫn, ngông cuồng. Cô gái gọi con hầu thắp đèn lên. Nhìn thấy mặt nàng còn ngấn lệ, con hầu kinh ngạc có điều gì buồn. Nàng lắc đầu đáp:
- Ta tự thương phận mình bạc thôi!
Con hầu đứng trước giường, nhìn chằm chằm xuống mặt chàng. Nàng bảo:
- Hãy gọi anh ta dậy rồi bảo xéo đi!
Nghe mấy lời ấy chàng bội phần xấu hổ. Lại thêm lo đang giữa đêm hôm, tối tăm mù mịt chẳng biết đâu mà đi. Giữa lúc còn dùng dằng chưa quyết đi một người đàn bà đẩy cửa bước vào. Con hầu thưa:
- Bà Vương đã về.
Chàng hé mắt nhìn trộm thì thấy bà này tuổi đã ngoại năm mươi, nhưng còn giữ được phong vận. Thấy cô gái chưa ngủ, bà liền hỏi duyên cớ. Nàng chưa kịp đáp thì lại thấy trên giường có người nằm, bèn hỏi:
- Nằm cùng giường là ai đấy?
Con hầu trả lời thay:
- Lúc tối có một chàng trai trẻ đến đây xin ngủ nhờ.
Bà liền cười:
- Biết đâu con Tám hôm nay vui vầy đuốc hoa cơ chứ!
Chợt thấy cô gái ngấn lệ chưa khô, bà kinh ngạc hỏi:
- Ðêm hợp cẩn mà lại buồn bã khóc lóc không phải cách; chẳng lẽ chàng ta thô bạo lắm sao?
Nàng không đáp, mặt càng thêm âu sầu. Bà ta định kéo vạt áo để nhìn rõ chàng, vừa động đến áo thì phong thư rơi xuống giường. Nhặt lên xem bà bỗng sợ hãi nói:
- Đây là thư của con gái tôi đây mà.
Mở ra đọc, bà than lên một tiếng chua xót. Cô gái hỏi nguồn cơn thì bà đáp:
- Ðây là thư của con Năm, con gái ta báo tin nhà, nói rằng chồng nó đã mất, nó nay trơ trọi không nơi nương tựa. Chưa biết tính thế nào.
Cô gái tiếp:
- Ban nãy anh ta nói là chuyển giúp lá thư cho ai đó, may mà tôi chưa đuổi đi.
Bà già gọi chàng dậy, hỏi rõ nguyên ủy lá thư. Chàng kể tình đầu. Bà bảo:
- Xa xôi làm phiền lặn lội đưa thư, nay biết lấy gì báo đáp!
Lại ngắm kỹ chàng rồi cười, hỏi:
- Vì sao lại làm trái ý cô Tám?
Chàng đáp:
- Chẳng biết mình có tội gì.
Bà quay sang hỏi cô gái. Nàng than rằng:
- Chỉ thương cho thân mình, sống đã vớ phải anh chồng lại cái, chết cũng lại nhà đứa bị thiến mà ăn nằm. Vì thế mà tủi thôi.
Bà già quay lại nhìn chàng nói:
- Thông minh linh lợi thế này, vốn là trống mà hoá ra mái ư? Thôi thì khách nhà tôi, không thể làm phiền người khác mãi thế được.
Nói rồi dẫn chàng sang chái nhà phía Ðông, đưa tay sờ xuống khố mà khám nghiệm, rồi vừa cười vừa nói:
- Chẳng trách nào con Tám khóc hết nước mắt cũng phải. Nhưng may vẫn còn chút cuống rễ. Còn có thể cố sức được.
Bèn khêu đèn, lục hết hòm rương, lấy ra một viên thuốc màu hồng trao cho chàng, bảo nuốt ngay, lại dặn nhỏ rằng đừng cử động. Rồi đi ra.
Còn lại một mình chàng nằm nghĩ ngợi, không biết thuốc chữa chứng bệnh gì. Chừng khoảng canh năm tỉnh dậy, cảm thấy dưới rốn một luồng hơi nóng xông thẳng vào chỗ kín, lại lùng như có vật gì treo ở khoảng dưới háng. Ðưa tay sờ thử, thì ra mình đã thành một gã đàn ông hẳn hoi. Trong lòng mừng đến thảng thốt, giống như vị thượng quan thình lình được trao ngọc báu.
Khi hừng đông lờ mờ ở chấn song thì bà già trở lại, đem bánh mới hấp vào buồng cho chàng, lại dặn hãy cứ ngồi yên, rồi khoá trái cửa lại, ra ngoài nói với cô Tám rằng:
- Anh chàng vất vả mang thư đến đây, hãy giữ lại đấy, gọi con Năm về, cho nó kết nghĩa chị em. Với lại, cũng phải đóng cửa để khỏi người ta buồn chán.
Nói rồi ra cửa mà đi.
Chàng quẩn quanh mãi đâm buồn, thỉnh thoảng lại đến gần khe cửa, y như con chim ngó trộm qua nan lồng. Trông xa thấy cô Tám thì lòng thèm muốn nổi lên, cũng muốn gọi lại báo rõ sự tình, nhưng e thẹn ngập ngừng nên lại thôi. Mãi đến tối mịt bà già mới dẫn con gái trở về. Vừa đẩy cửa đã lên tiếng:
- Ðể sầu muộn giết mất lang quân rồi! Con Năm hãy vào mà bái tạ đi!
Cô gái gặp trên đường mấy bữa trước rụt rè bước vào, ngước nhìn chàng, e ấp vái chào. Bà mẹ bảo họ gọi nhau bằng anh em. Cô Tám cười:
- Gọi là chị em gái cũng được.
Rồi cùng kéo nhau ra gian giữa, ngồi quay quẩn quanh mâm rượu. Uống được vài chén, cô Tám hỏi đùa:
- Người hoạn thấy sắc cũng động lòng chứ?
Chàng đáp:
- Thì chân què vẫn nhớ đến giày; Mắt loà vẫn cứ loay hoay muốn nhìn mà!
Ai nấy cùng cười rộ. Bà già lấy cớ cô Năm vừa đi đường mệt nhọc, ép cô phải đi nghỉ. Bà mẹ quay sang cô Năm, bảo cùng nằm chung với chàng. Cô Năm xấu hổ mặt đỏ bừng, không chịu đi. Bà mẹ bảo:
- Ðây là nam mà cũng là gái còn có gì mà sợ?
Rồi giục hai người vào buồng, lại dặn riêng chàng:
- Trong thì làm rể ngoài cứ vờ làm con ta cũng được.
Chàng mừng rỡ, nắm cánh tay nàng dắt lên giường. Như dao sắc mới mài lần đầu đem thử, khoái trá thế nào cũng có thể biết rõ. Trong lúc đầu gối tay ấp, chàng hỏi nàng:
- Cô Tám là người như thế nào?
Ðáp:
- Là ma đấy. Tài sắc vô song nhưng số phận lại thường gập ghềnh trắc trở. Lấy phải cậu út nhà họ Lê , bị bệnh liệt dương, mười tám tuổi đầu vẫn chẳng nên hồn. Vì thế ẩn ức không vơi được, ôm hận mà chết.
Chàng thất kinh, ngờ cô Năm cũng là ma. Nàng nói:
- Nói thật với chàng, thiếp chẳng phải ma mà là hồ. Cô Tám sống lẻ loi không có đôi mà mẹ con thiếp lại không có nhà, nên mượn tạm căn nhà này ở nhờ.
Chàng rất ngạc nhiên. Nàng nói:
- Ðừng ngại. Tuy là ma là hồ, nhưng không gây hoạ cho nhau đâu.
Từ đấy, hàng ngày họ thường cùng nhau chuyện trò, yến ẩm. Dẫu biết cô Tám chẳng phải là người mà lòng chàng vẫn quyến luyến nhan sắc. Chỉ hận một nỗi muốn được hiến cho nàng mà không có dịp. Chàng vốn là người hoà nhã, lại giỏi yêu chiều pha trò, nên dần được cô Tám rất thương.
Một hôm, mẹ con họ Vương có việc đi vắng, lại đóng cửa nhốt chàng ở trong buồng. Chàng tức bực, loanh quanh trong nhà mãi rồi đứng cách lần cửa gọi cô Tám vào. Cô Tám bảo con hầu đem chìa khoá ra thử, mấy lượt thì cửa mở. Chàng ghé tai xin gặp riêng. Cô Tám bảo con hầu đi chỗ khác, chàng liền kéo nàng lên giường và nằm áp lại. Nàng đùa cợt, đưa tay sờ phía xuống dưới rốn mà bảo:
- Ðến là tiếc! Chỗ này lại khuyết mất rồi!
Nói chưa dứt lời thì tay đã chạm phải vật gì, to hơn một nắm, hoảng hốt kêu lên:
- Sao trước lờ mờ có thấy gì đâu mà nay đã lớn vổng lên nhanh thế?
Chàng cười đáp:
- Trước xấu hổ vì phải sắm vai khách nên nó rụt lại. Nay bị phỉ báng quá không chịu nổi, nên nó làm con ếch giận dữ đấy thôi!
Bèn cùng nhau giao hoan.
Xong xuôi nàng mới chợt nghĩ ra, tức tối nói:
- Thì ra nay mới biết đóng cửa là có duyên cớ. Hồi trước cả hai mẹ con lênh đênh không nơi nương náu, đã nhường nhà cho mà ở. Rồi con Năm theo học thêu thùa, cũng lại hết lòng bày vẽ, không giấu giếm tí gì. Thế mà nay lại sinh lòng đố kỵ, giấu diếm.
Chàng phải lựa lời khuyên giải, lại lấy tình thực mà nói, nhưng cô Tám vẫn hậm hực mãi. Chàng bảo:
- Giữ kín đấy nhé! Bà Vương dặn tôi nghiêm lắm.
Nói chưa dứt lời thì bà Vương đã đẩy cửa bước vào. Hai người vội vàng nhỏm dậy. Bà Vương trừng mắt hỏi:
- Ai mở cửa?
Cô Tám cười chặn lời, tự nhận mình mở cửa. Bà Vương càng giận, quát mắng mãi không thôi. Cô Tám vẫn cười mỉa, đáp:
- Mẹ này mới thật nực cười chứ! Ðã là trượng phu mà bất lực thì còn làm được gì nữa?
Cô Năm thấy mẹ mình và cô Tám chủ nhà ra sức khích bác lẫn nhau, trong lòng không yên, bèn đứng ra can ngăn, cả hai mới đổi giận làm lành. Cô Tám lời lẽ dẫu gay gắt, nhưng xem từ đấy đã muốn nhún mình coi cô Năm làm chị. Từ đó, cả nhà sống vui vẻ.
Nhân buổi thung dung, cô Tám nói chuyện cũ.
Cô hỏi:-Tại sao chàng bị thiến? Ai thiến chàng? Phải chăng chàng muốn làm thái giám trong cung?
Chàng bèn nói thật. Cả hai bà vợ cùng cười ngặt nghẽo. Cô Năm nói:
-Chàng bị người ta lừa dối rồi! Trong Hồng Sơn, phần nhiều Hồ ly giả đạo sĩ. Họ là anh em, chú bác của thiếp. Thần tiên và chân tu đều ở trên trời. Ở thế gian, ai xưng là thần thánh, hy sinh tình yêu, diệt dục để phục vụ quốc gia và đạo pháp, e rằng phần lớn là những con yêu râu xanh, là những kẻ đại gian, đại ác.
Chàng xin đạo sĩ giảng dạy. Đạo sĩ nói rất nhiều:
-Ta theo Tiên đạo thờ Thượng Đế. Ai đắc đạo thì có thể đằng vân giá vũ, đảo hải di sơn, chỉ đá thành vàng, và sống trong Thiên Đàng rất sung sướng, mọi người ấm no, hòa bình, có thể ngồi bên cạnh Thượng Đế. Muốn đắc đạo thì trước tiên phải diệt dục.
Đạo sĩ dạy chàng kinh kệ và phép luyện đan.
Một thời gian luyện đan, chàng vẫn không tiến bộ. Chàng vào núi, bái yết đạo trưởng. Đạo trưởng im lặng hồi lâu rồi nói:
-Diệt dục! Diệt dục! Diệt dục!
Chàng về suy nghĩ không hiểu thế nào là diệt dục. Ăn chay là diệt dục thì chàng đã ăn chay. Không mơ giàu sang phú quý là diệt dục thì từ thuở nhỏ chàng đã sống trong nghèo khổ, sớm trưa dưa muối, và bây giờ chỉ là một nông dân nghèo khổ. Nếu diệt dục nghĩa là không gần nữ sắc thì chính chàng chưa lấy vợ, có thể là không lấy vợ để giữ nguyên thần khí tinh.
Lòng tu đạo đạt phép màu thôi thúc, chàng bèn nghĩ cách lấy dao đoạn dục, cắt sinh thực khí của minh. Sau một thời gian đau đớn thì chàng thấy không còn tưởng đến việc ân ái cùng phụ nữ. Nhưng chàng vẫn không thấy đạt phép màu. Chàng vẫn là một con người bình thường, không bay lên không trung, vẫn là con người tầm thường phải ăn uống, phải mặc ấm, và vẫn bị bệnh tật như bao người khác.
Một hôm, chàng bèn vào núi thăm đạo trưởng và vấn đạo. Chàng vào hang mà không thấy đạo sĩ ở đâu. Chàng tìm kiếm khắp nơi. Chàng lo sợ đạo sĩ thầy mình bị cọp xơi hay ngã bệnh nằm chết ở một nơi nào đó. Chàng hốt hoảng đi sâu vào các hang bên cạnh. Chàng nghe tiếng người rên. Chàng bước vào thì thấy ba, bốn người đàn bà ,con gái trần truồng tay chân bị trói nằm trong động. Chàng hỏi han và cởi trói cho họ. Họ cho biết họ bị hồ ly bắt về hãm hiếp ngày đêm. Chàng bèn bảo họ trốn về quê và phải giấu kín việc này vì hồ ly tinh có thể báo thù.
Sau khi họ đi thì chàng thức ngộ ra rằng dù dương vật bị cắt đi nhưng khi nhìn đàn bà, con gái lõa thể, lòng chàng vẫn sục sôi lửa dục.
Năm đó, xứ Nghệ mất mùa, khắp nơi đói kém, Hùng phải tha phương cầu thực. Chàng ra đến Thanh Hóa. Khi đến Tĩnh Gia, trông thấy một nàng áo trắng dắt một con hầu nhỏ đang đi ở phía trước. Một lần cô gái quay đầu lại, thì ra khuôn mặt diễm lệ ít ai sánh được. Gót sen bước có vẻ chậm rãi. Cô gái quay sang nói với con hầu:
- Thử hỏi chàng xem có phải định đến Đông Sơn hay không?
Con hầu bèn gọi chàng hỏi. Hùng hỏi lại rằng có việc gì. Cô gái đáp:
- Nếu chàng đi Đông Sơn thì xin gửi phong thư.
Hùng lúc ra đi vốn cũng chưa định đi đâu nhưng muốn lấy lòng giai nhân nên nhận lời. Cô gái liền rút lá thư đưa con hầu, con hầu trao lại cho chàng. Hỏi họ tên quê quán người nhận thì nàng đáp:
- Họ Vương ở làng Đông Tiến.
Chàng bàn đáp thuyền mà đi. Ðến được huyện Đông Sơn vào lúc trời đã chiều tối. Hỏi thăm thôn gái họ Vương thì chẳng một ai biết cả. Ðành nhắm hướng Bắc mà đi, được chừng bốn năm dặm thì trăng sao đã hiện lên nhấp nháy, cỏ dại thơm lừng trải dài mờ cả mắt, chốn đồng không chẳng có lấy một quán trọ nào; tình cảnh thật khốn quẫn. Nhìn thấy một ngôi mộ xây đá bên đường, nghĩ muốn nằm nghỉ quách bên ngôi mộ đó, nhưng lại khiếp sợ hổ lang. Bèn ôm cây trèo lên, ngồi chồm chỗm trên ngọn cao. Nghe tiếng thông reo xào xạc, côn trùng tỷ tê, trong lòng thảng thốt, hối hận như thiêu như đốt. Thốt nhiên nghe bên dưới có tiếng người. Cúi đầu nhòm xuống, thì rành rành đã là một nơi sân viện; một cô gái xinh đẹp ngồi trên phiến đá, hai con hầu vấn tóc châm đuốc hoa đứng hầu hai bên. Người đẹp quay đầu sang bên trái bảo:
- Ðêm nay trăng sáng sao thưa, gói trà bà Vương vừa tặng có thể đem pha một ấm uống thưởng thức đêm thanh được đấy.
Chàng nghĩ đây hẳn là ma quỷ, trong mình sởn cả gai ốc, nín hơi không dám thở. Chợt một con hầu nhìn lên nói:
- Trên cây có người.
Cô hãi kinh hãi đứng bật dậy kêu lên:
- Trẻ ranh lớn mật ở đâu dám mò đến đây nhòm trộm người khác!
Chàng cả sợ, không còn chỗ nào để trốn nữa, đành ôm cây tụt xuống, phục xuống đất xin tha thứ. Cô gái đến gần, đưa mắt nhìn qua một lượt, chợt đổi giận làm vui, kéo chàng dậy cùng ngồi. Chàng liếc mắt ngó nàng, thì tuổi khoảng mười bảy mười tám, vẻ người xinh đẹp có một. Nghe giọng nói cũng tiếng vùng này, nàng hỏi:
- Chàng đi đâu đây?
Ðáp rằng:
- Có người nhờ đưa giúp lá thư.
Nàng nói:
- Ðồng hoang lắm trộm cướp, ngủ giữa trời sương rất đáng ngại. Nếu chẳng hiềm nhà tranh vách đất, xin mời vào nghỉ tạm.
Nói rồi đưa chàng vào nhà. Trong nhà chỉ có một chiếc giường, nàng sai con hầu sắp hai tấm chăn lên đấy. Chàng tự thẹn thân hình khiếm khuyết, xin nằm ở dưới đất. Nàng cười đáp:
- Khách quý đến nhà, con gái đâu dám thất lễ, đòi nằm cao hơn khách
Chàng không biết tính sao đành phải nằm chung một giường, nhưng trong lòng hoang mang lo lắng, không dám tự tiện co duỗi. Chẳng bao lâu, cô gái luồn bàn tay nhỏ nhắn qua lớp chăn, cấu nhẹ vào đùi chàng. Chàng vờ ngủ, như không biết gì. Lại một chốc nữa, nàng mở chăn ra chui hẳn sang, lay chàng, chàng vẫn nằm im không động. Nàng thuận tay lần xuống thám thính chỗ kín, bỗng ngừng ngay lại, dáng buồn thiu, rồi thiểu não lật chăn trở dậy; giây lát nghe có tiếng khóc. Chàng bàng hoàng cả người, không biết chui vào đâu cho hết thẹn, lại giận mình sao ngu xuẫn, ngông cuồng. Cô gái gọi con hầu thắp đèn lên. Nhìn thấy mặt nàng còn ngấn lệ, con hầu kinh ngạc có điều gì buồn. Nàng lắc đầu đáp:
- Ta tự thương phận mình bạc thôi!
Con hầu đứng trước giường, nhìn chằm chằm xuống mặt chàng. Nàng bảo:
- Hãy gọi anh ta dậy rồi bảo xéo đi!
Nghe mấy lời ấy chàng bội phần xấu hổ. Lại thêm lo đang giữa đêm hôm, tối tăm mù mịt chẳng biết đâu mà đi. Giữa lúc còn dùng dằng chưa quyết đi một người đàn bà đẩy cửa bước vào. Con hầu thưa:
- Bà Vương đã về.
Chàng hé mắt nhìn trộm thì thấy bà này tuổi đã ngoại năm mươi, nhưng còn giữ được phong vận. Thấy cô gái chưa ngủ, bà liền hỏi duyên cớ. Nàng chưa kịp đáp thì lại thấy trên giường có người nằm, bèn hỏi:
- Nằm cùng giường là ai đấy?
Con hầu trả lời thay:
- Lúc tối có một chàng trai trẻ đến đây xin ngủ nhờ.
Bà liền cười:
- Biết đâu con Tám hôm nay vui vầy đuốc hoa cơ chứ!
Chợt thấy cô gái ngấn lệ chưa khô, bà kinh ngạc hỏi:
- Ðêm hợp cẩn mà lại buồn bã khóc lóc không phải cách; chẳng lẽ chàng ta thô bạo lắm sao?
Nàng không đáp, mặt càng thêm âu sầu. Bà ta định kéo vạt áo để nhìn rõ chàng, vừa động đến áo thì phong thư rơi xuống giường. Nhặt lên xem bà bỗng sợ hãi nói:
- Đây là thư của con gái tôi đây mà.
Mở ra đọc, bà than lên một tiếng chua xót. Cô gái hỏi nguồn cơn thì bà đáp:
- Ðây là thư của con Năm, con gái ta báo tin nhà, nói rằng chồng nó đã mất, nó nay trơ trọi không nơi nương tựa. Chưa biết tính thế nào.
Cô gái tiếp:
- Ban nãy anh ta nói là chuyển giúp lá thư cho ai đó, may mà tôi chưa đuổi đi.
Bà già gọi chàng dậy, hỏi rõ nguyên ủy lá thư. Chàng kể tình đầu. Bà bảo:
- Xa xôi làm phiền lặn lội đưa thư, nay biết lấy gì báo đáp!
Lại ngắm kỹ chàng rồi cười, hỏi:
- Vì sao lại làm trái ý cô Tám?
Chàng đáp:
- Chẳng biết mình có tội gì.
Bà quay sang hỏi cô gái. Nàng than rằng:
- Chỉ thương cho thân mình, sống đã vớ phải anh chồng lại cái, chết cũng lại nhà đứa bị thiến mà ăn nằm. Vì thế mà tủi thôi.
Bà già quay lại nhìn chàng nói:
- Thông minh linh lợi thế này, vốn là trống mà hoá ra mái ư? Thôi thì khách nhà tôi, không thể làm phiền người khác mãi thế được.
Nói rồi dẫn chàng sang chái nhà phía Ðông, đưa tay sờ xuống khố mà khám nghiệm, rồi vừa cười vừa nói:
- Chẳng trách nào con Tám khóc hết nước mắt cũng phải. Nhưng may vẫn còn chút cuống rễ. Còn có thể cố sức được.
Bèn khêu đèn, lục hết hòm rương, lấy ra một viên thuốc màu hồng trao cho chàng, bảo nuốt ngay, lại dặn nhỏ rằng đừng cử động. Rồi đi ra.
Còn lại một mình chàng nằm nghĩ ngợi, không biết thuốc chữa chứng bệnh gì. Chừng khoảng canh năm tỉnh dậy, cảm thấy dưới rốn một luồng hơi nóng xông thẳng vào chỗ kín, lại lùng như có vật gì treo ở khoảng dưới háng. Ðưa tay sờ thử, thì ra mình đã thành một gã đàn ông hẳn hoi. Trong lòng mừng đến thảng thốt, giống như vị thượng quan thình lình được trao ngọc báu.
Khi hừng đông lờ mờ ở chấn song thì bà già trở lại, đem bánh mới hấp vào buồng cho chàng, lại dặn hãy cứ ngồi yên, rồi khoá trái cửa lại, ra ngoài nói với cô Tám rằng:
- Anh chàng vất vả mang thư đến đây, hãy giữ lại đấy, gọi con Năm về, cho nó kết nghĩa chị em. Với lại, cũng phải đóng cửa để khỏi người ta buồn chán.
Nói rồi ra cửa mà đi.
Chàng quẩn quanh mãi đâm buồn, thỉnh thoảng lại đến gần khe cửa, y như con chim ngó trộm qua nan lồng. Trông xa thấy cô Tám thì lòng thèm muốn nổi lên, cũng muốn gọi lại báo rõ sự tình, nhưng e thẹn ngập ngừng nên lại thôi. Mãi đến tối mịt bà già mới dẫn con gái trở về. Vừa đẩy cửa đã lên tiếng:
- Ðể sầu muộn giết mất lang quân rồi! Con Năm hãy vào mà bái tạ đi!
Cô gái gặp trên đường mấy bữa trước rụt rè bước vào, ngước nhìn chàng, e ấp vái chào. Bà mẹ bảo họ gọi nhau bằng anh em. Cô Tám cười:
- Gọi là chị em gái cũng được.
Rồi cùng kéo nhau ra gian giữa, ngồi quay quẩn quanh mâm rượu. Uống được vài chén, cô Tám hỏi đùa:
- Người hoạn thấy sắc cũng động lòng chứ?
Chàng đáp:
- Thì chân què vẫn nhớ đến giày; Mắt loà vẫn cứ loay hoay muốn nhìn mà!
Ai nấy cùng cười rộ. Bà già lấy cớ cô Năm vừa đi đường mệt nhọc, ép cô phải đi nghỉ. Bà mẹ quay sang cô Năm, bảo cùng nằm chung với chàng. Cô Năm xấu hổ mặt đỏ bừng, không chịu đi. Bà mẹ bảo:
- Ðây là nam mà cũng là gái còn có gì mà sợ?
Rồi giục hai người vào buồng, lại dặn riêng chàng:
- Trong thì làm rể ngoài cứ vờ làm con ta cũng được.
Chàng mừng rỡ, nắm cánh tay nàng dắt lên giường. Như dao sắc mới mài lần đầu đem thử, khoái trá thế nào cũng có thể biết rõ. Trong lúc đầu gối tay ấp, chàng hỏi nàng:
- Cô Tám là người như thế nào?
Ðáp:
- Là ma đấy. Tài sắc vô song nhưng số phận lại thường gập ghềnh trắc trở. Lấy phải cậu út nhà họ Lê , bị bệnh liệt dương, mười tám tuổi đầu vẫn chẳng nên hồn. Vì thế ẩn ức không vơi được, ôm hận mà chết.
Chàng thất kinh, ngờ cô Năm cũng là ma. Nàng nói:
- Nói thật với chàng, thiếp chẳng phải ma mà là hồ. Cô Tám sống lẻ loi không có đôi mà mẹ con thiếp lại không có nhà, nên mượn tạm căn nhà này ở nhờ.
Chàng rất ngạc nhiên. Nàng nói:
- Ðừng ngại. Tuy là ma là hồ, nhưng không gây hoạ cho nhau đâu.
Từ đấy, hàng ngày họ thường cùng nhau chuyện trò, yến ẩm. Dẫu biết cô Tám chẳng phải là người mà lòng chàng vẫn quyến luyến nhan sắc. Chỉ hận một nỗi muốn được hiến cho nàng mà không có dịp. Chàng vốn là người hoà nhã, lại giỏi yêu chiều pha trò, nên dần được cô Tám rất thương.
Một hôm, mẹ con họ Vương có việc đi vắng, lại đóng cửa nhốt chàng ở trong buồng. Chàng tức bực, loanh quanh trong nhà mãi rồi đứng cách lần cửa gọi cô Tám vào. Cô Tám bảo con hầu đem chìa khoá ra thử, mấy lượt thì cửa mở. Chàng ghé tai xin gặp riêng. Cô Tám bảo con hầu đi chỗ khác, chàng liền kéo nàng lên giường và nằm áp lại. Nàng đùa cợt, đưa tay sờ phía xuống dưới rốn mà bảo:
- Ðến là tiếc! Chỗ này lại khuyết mất rồi!
Nói chưa dứt lời thì tay đã chạm phải vật gì, to hơn một nắm, hoảng hốt kêu lên:
- Sao trước lờ mờ có thấy gì đâu mà nay đã lớn vổng lên nhanh thế?
Chàng cười đáp:
- Trước xấu hổ vì phải sắm vai khách nên nó rụt lại. Nay bị phỉ báng quá không chịu nổi, nên nó làm con ếch giận dữ đấy thôi!
Bèn cùng nhau giao hoan.
Xong xuôi nàng mới chợt nghĩ ra, tức tối nói:
- Thì ra nay mới biết đóng cửa là có duyên cớ. Hồi trước cả hai mẹ con lênh đênh không nơi nương náu, đã nhường nhà cho mà ở. Rồi con Năm theo học thêu thùa, cũng lại hết lòng bày vẽ, không giấu giếm tí gì. Thế mà nay lại sinh lòng đố kỵ, giấu diếm.
Chàng phải lựa lời khuyên giải, lại lấy tình thực mà nói, nhưng cô Tám vẫn hậm hực mãi. Chàng bảo:
- Giữ kín đấy nhé! Bà Vương dặn tôi nghiêm lắm.
Nói chưa dứt lời thì bà Vương đã đẩy cửa bước vào. Hai người vội vàng nhỏm dậy. Bà Vương trừng mắt hỏi:
- Ai mở cửa?
Cô Tám cười chặn lời, tự nhận mình mở cửa. Bà Vương càng giận, quát mắng mãi không thôi. Cô Tám vẫn cười mỉa, đáp:
- Mẹ này mới thật nực cười chứ! Ðã là trượng phu mà bất lực thì còn làm được gì nữa?
Cô Năm thấy mẹ mình và cô Tám chủ nhà ra sức khích bác lẫn nhau, trong lòng không yên, bèn đứng ra can ngăn, cả hai mới đổi giận làm lành. Cô Tám lời lẽ dẫu gay gắt, nhưng xem từ đấy đã muốn nhún mình coi cô Năm làm chị. Từ đó, cả nhà sống vui vẻ.
Nhân buổi thung dung, cô Tám nói chuyện cũ.
Cô hỏi:-Tại sao chàng bị thiến? Ai thiến chàng? Phải chăng chàng muốn làm thái giám trong cung?
Chàng bèn nói thật. Cả hai bà vợ cùng cười ngặt nghẽo. Cô Năm nói:
-Chàng bị người ta lừa dối rồi! Trong Hồng Sơn, phần nhiều Hồ ly giả đạo sĩ. Họ là anh em, chú bác của thiếp. Thần tiên và chân tu đều ở trên trời. Ở thế gian, ai xưng là thần thánh, hy sinh tình yêu, diệt dục để phục vụ quốc gia và đạo pháp, e rằng phần lớn là những con yêu râu xanh, là những kẻ đại gian, đại ác.
HOÀNG NGỌC LIÊN * GÃ ĐANG CÓ MẶT
Hoaøng Ngoïc Lieân
Ngaøy xöa, khi coøn laø moät thieáu nieân môùi lôùn, gaõ töøng ñöùng choân chaân caû buoåi caïnh goác caây... si, nhìn vaøo caên nhaø coù caùnh cöûa sôn xanh, coù con chim xanh keïp toùc, saép daét chieác xe ñaïp mini ra leà ñöôøng. Gaõ chôø ñôïi nhö vaäy coù khi caû tieáng ñoàng hoà, duø gaõ dö bieát giôø hoïc buoåi saùng cuûa tröôøng Tröng Vöông. Gaõ cöù phoøng hôø, lôõ coâ naøng ñi sôùm vì lyù do naøo ñoù, thì sao? Do vaäy maø gaõ cöù chôø ñôïi, ñöùng döôùi goác si töø 6 giôø saùng - tröø nhöõng ngaøy gaõ bieát chaéc laø coâ naøng nghæ hoïc. Caû naêm trôøi nhö vaäy, gaõ leõo ñeõo thaû chieác moâ bi leùt phía sau naøng. Chôø khi boùng daùng ngöôøi ñeïp khuaát sau coång tröôøng, gaõ môùi phoùng trôû laïi khu raïp haùt boùng Casino Saøi Goøn, gôûi xe roài voâ heûm, aên saùng lai rai tröôùc khi thaû boä lang thang chôø tôùi giôø sôû laøm môû cöûa. Cho ñeán moät ngaøy khoâng ñeïp trôøi, gaõ chöùng kieán moät ñaùm röôùc daâu, con chim xanh ñi laøm toå nôi khaùc! Gaõ taëc löôõi: Bôûi dzaäy! Khoâng duyeân nôï, cuõng xong! Khoâng bao giôø nöõ sinh ñoù bieát ñeán söï coù maët cuûa gaõ.
Gaõ gaùc coång cho moät building treân ñöôøng Hai Baø Tröng, nhöng trong danh thieáp, gaõ laïi in laø só quan thuoäc boä Quoác Phoøng:
Trung Uyù MAO DIEN
An Ninh Cô Sôû Boä Quoác Phoøng
63 Gia Long Saigon
Dó nhieân taám danh thieáp chæ ñeå... le vôùi gaùi vaø maáy ngöôøi loái xoùm. Bôûi ñaõ töø laâu, trong nhöõng laàn cuïng ly vôùi maáy tay bôïm nhaäu gaàn nhaø, gaõ nöûa uùp nöûa môû cho moïi ngöôøi hay laø mình ñöôïc boä quoác phoøng tröng duïng voâ laøm vieäc vôùi caáp baäc trung uùy ñoàng hoùa. Sôû dó gaõ khoâng maëc quaân phuïc ñi laøm vì lyù do ... coâng taùc. Maáy tay nhaäu, say ngoaéc caàn caâu quen keâu gaõ laø oâng trung uùy.
Chaúng bao giôø ngöôøi ta thaáy trung uùy ñi xe Jeep, maø chæ cöôõi ñoäc moät caùi Vespa hôi... cuõ! Gaõ noùi, uùi chaø, ñi xe nhaø banh toán xaêng, cöù laõnh "boâng" xaêng haøng thaùng ñoå voâ vespa laø ñi... meät nghæ!
"Trung UÙy" ôû moät mình trong caên nhaø cuûa baø meï keá ñeå laïi. Baø naøy coù ñöùa con - thaèng Ba -, cuøng cha khaùc meï vôùi gaõ, ñaõ taäp keát naêm 1955.
Thaùng 5 naêm 1975, - sau 20 naêm bieät taêm tin töùc, - thaèng Ba ñoùng vai keû chieán thaéng voâ... tieáp thu caên nhaø gaõ ñang ôû! Cuõng ñuùng thoâi, caên nhaø cuûa Maù Ba, meï ruoät thaèng Ba. Nay noù veà, nhaø traû laïi cho noù laø hôïp lyù. Nhöng caû nhöõng thöù khoâng aên nhaèm gì ñeán thaèng Ba maø noù cuõng tieáp thu, gaõ trô maét eách khi... thaèng em trôøi ñaùnh chóa AK voâ ngöïc gaõ:
- Anh Hai! Tui coøn keâu anh baèng anh Hai laø coù tình laém roài ña. Naêm caây vaøng anh noùi laø daønh duïm caû hai chuïc naêm trôøi, chæ laø keát quaû cuûa cuoäc ñôøi laøm ñaày tôù cho Myõ, boùc loät nhaân daân maø coù. Coøn nöõa... Caên nhaø naøy, hai chuïc naêm qua, anh cho möôùn laáy taát caû bao nhieâu? Nay toâi laáy xaøi ñôõ... chuùt ñænh, aên nhaèm gì. Anh maø loän xoän, tui...
Gaõ cuoáng quít giô tay:
- Ñöøng coù laøm aåu nha Ba. Tao... cho maøy ñoù.
Thaêng Ba cöôøi khì, ñaët caây suùng treân baøn:
- Noùi vaäy chôù, tui bieát anh Hai ngon laønh maø!
Gaõ cöôøi göôïng:
- Chôù sao!
Gaõ phaûi nhöôïng boä thaèng em trôøi ñaùnh, bôûi gaõ bieát noù daùm boùp coø laém. Trong luùc hoãn quaân hoãn quan naøy, maïng ngöôøi nhö coû raùc. Gaõ daïi gì cöông vôùi noù!
Chæ ít ngaøy sau, noù bieán maát cuøng vôùi 5 löôïng vaøng, 1 maùy thu thanh, 1 ñoàng hoà Citizen.
Noù theo ñôn vò veà Baéc. Tröôùc ngaøy leân ñöôøng, noù coøn haêm:
- Toâi ñi ít thaùng roài cuõng ñöôïc trôû laïi Mieàn Nam. Anh ñöøng coù loän xoän nha! Muoán yeân thaân coøn lo laøm aên, anh phaûi ñi trình dieän hoïc taäp "caûi taïo". Ñöøng coù laån troán laø khoâng xong ñaâu!
Trình dieän, gaõ laøm gì maø trình dieän? Trong thoâng caùo cuûa UÛy Ban Quaân Quaûn, chæ coù só quan vaø coâng chöùc phaûi ñi trình dieän thoâi. Gaõ ñaâu thuoäc caùc "dieän" ñoù. Caùi maùc trung uùy "doûm" cuûa gaõ chæ coù trong danh thieáp, ñaâu phaûi laø thieät!
Cuõng nhôø kinh nghieäm qua keát quaû cuûa bao nhieâu naêm chôø ñôïi, gaõ ñaâm ôùn ngöôøi anh em phía beân kia. Gaõ nhuû loøng, chaúng may coøn coù moät laàn naøo nöõa maø thaèng Ba trôû laïi, noù daùm xeù xaùc gaõ ñeå laøm tieàn chôù chaúng phaûi chôi. Môùi chæ laø thöù teùp riu maø thaèng Ba ñaõ hoáng haùch, aên cöôùp traéng trôïn ngay cuûa anh ruoät mình nhö theá, huoáng hoà... "caùch maïng" coøn gheâ gôùm hôn, laøm sao chòu thaáu?
Gaõ tính toaùn trong ñaàu, ñem baùn ñaïi caên nhaø ñang ôû cho moät "ñoàng chí", laáy soá vaøng ñuû "chung" cho laõo Taùm Maäp ngoaøi Phöôùc Tænh, chôø moät chuyeán... vöôït bieân. Ñaàu thaùng 6. 1975, gaõ coù maët taïi ñieåm heïn. Nhöng voâ phuùc cho gaõ, chuyeán ñi bò beå. 13 ngöôøi bò baét, trong ñoù coù gaõ! Soá 13 thieät laø xui! Thöïc ra treân taøu coù taát caû 14 ngöôøi, nhöng moät teân "coø moài", ñaõ loøi ñuoâi... caùo khi coâng an quô goïn meû löôùi löôïm saïch, chæ vaøi phuùt tröôùc khi taøu nhoå neo! Thieät laø phuùc baát truøng lai, hoïa voâ ñôn chí! Luïc trong ngöôøi gaõ, coâng an tìm ñöôïc taám danh thieáp "trung uùy boä quoác phoøng" cuûa gaõ. Theá laø gaõ mang 2 toäi: troán "hoïc taäp caûi taïo" vaø "vöôït bieân traùi pheùp"!
Lieân tieáp bò caät vaán caû thaùng trôøi ôû Chí Hoøa, gaõ khaêng khaêng khai mình khoâng phaûi laø trung uùy gì heát, maø chæ laø nhaân vieân gaùc coång. Nhieäm vuï cuûa gaõ laø laøm saïch seõ caùc vaên phoøng laøm vieäc, vaäy thoâi! Nhöng "caùch maïng" ñôøi naøo tin nhö vaäy:
- Anh cöù suy nghó cho kyõ, roài thaønh thöïc khai baùo, seõ choùng ñöôïc xeùt tha! Cô sôû cuûa anh coù bao nhieâu ngöôøi:
Gaõ ngô ngaån:
- Chæ coù mình toâi!
"Caùn boä" cöôøi:
- Chaúng leõ coù mình anh maø hình thaønh caû moät toå chöùc "an ninh cô sôû" cuûa boä Quoác Phoøng Nguïy sao?
- Toâi ñaõ khai thieät söï laø in taám danh thieáp taøo lao ñeå dôõn chôi vaäy thoâi. Toâi töï xeùt khoâng thuoäc caùc "dieän" phaûi ñi trình dieän hoïc taäp neân khoâng ñi!
- Coøn toäi anh vöôït bieân!
- Toâi nhaän toäi naøy!
Teân caùn boä cöôøi, nheï gioïng:
- Thoâi ñöôïc, vaäy coøn toå chöùc an ninh cô sôû cuûa anh? Thöïc ra, anh giöõ nhieäm vuï gì?
Gaõ chaùn ngaáy caùi loái hoûi cung voøng vo, laûi nhaûi naøy:
- Thöa, caùn boä coù tra khaûo theá naøo, toâi cuõng khoâng coøn gì ñeå khai nöõa!
"Toå Chöùc" raát ña nghi, coâng an chaúng theøm ñoái chieáu nhöõng lôøi töï khai cuûa caùc só quan khaùc, ñeå bieát coù trung uùy naøo teân laø Mao Dieân laøm Phoøng An Ninh khoâng? Vaû laïi, caùc traïi maø gaõ ôû qua, khoâng coù hoà sô baøn giao gì heát. Nôi naøo cuõng phaûi söu tra veà teân tuoåi, caáp baäc, chöùc vuï cuûa gaõ. Coù theå laø caùc traïi giam ñeàu cho gaõ laø moät thaønh phaàn "xòa" ñöôïc gaøi laïi ñeå... phaù hoaïi! Cho neân gaõ khoâng ñöôïc ñeà nghò xeùt tha! Giam laàm coøn hôn tha laàm maø!
Moät baïn tuø choïc gaõ:
- OÂng "trung uyù"! OÂng laøm cho Xòa maø sao hoång thaáy ñöôïc thaêm nuoâi gì heát trôn vaäy?
Gaõ chæ cöôøi:
- Toâi ñaâu coøn ai baø con?
Gaõ thaáy aám öùc trong loøng! Thieät laø böïc mình, mang tieáng laø C.I.A. maø khoâng bao giôø ñöôïc thaêm nuoâi. Gaõ cuõng ghi voâ baûn töï khai laø coù thaèng em ruoät maàn "caùch maïng". Sao vaãn khoâng ñöôïc nhaø nöôùc chieáu coá chuùt naøo, cöù taäp trung "caûi taïo", tuø hoaøi? Maø thaèng em Vieät Coäng cuõng maát tích luoân, keå töø ñoä aáy... Naûn quaù, gaõ ñang tính xoay caùch khaùc... thì moät böõa kia, gaõ ñöôïc teân "caùn boä chaáp phaùp" goïi leân "laøm vieäc":
- Thaáy anh ôû tuø cuõng ñaõ laâu, "caùch maïng" muoán giuùp anh sôùm trôû veà vôùi gia ñình, anh nghó sao?
Gaõ möøng rôõ:
- Gaàn 14 naêm roài, maø toâi ñaâu coù phaûi Xòa, thöa caùn boä!
- Anh muoán ñöôïc xeùt tha khoâng?
- Dó nhieân laø muoán.
Teân chaáp phaùp ñaêm ñaêm nhìn gaõ:
- Anh phaûi coäng taùc vôùi "caùch maïng"!
Gaõ thaáy chôøn vôøn tröôùc maét moät caùi phao cho keû saép cheát ñuoái:
- Laøm gì cuõng ñöôïc, toâi ngaùn ôû tuø quaù roài?
Teân Vieät Coäng quaùt:
- Ai noùi anh ôû tuø?
Bieát mình lôõ lôøi, gaõ chöõa ngay:
- Daï, toâi noùi loän. Hoïc taäp hoaøi khoâng tieán boä, toâi ngaùn quaù xaù roài! Toâi phaûi laøm gì, thöa caùn boä!
- Theo doõi nhöõng só quan nguïy ñaõ ñöôïc tha, baùo caùo nhöõng haønh vi tieâu cöïc coù haïi cho chính quyeàn caùch maïng cuûa chuùng cho coâng an khu vöïc!
Gaõ ngô ngaùc:
- Toâi ñang ôû tuø, aø queân, ñang ôû trong traïi, laøm sao theo doõi chuùng?
Teân coâng an cöôøi:
- Anh cöù nhaän coâng taùc, roài seõ ñöôïc xeùt tha!
Gaõ möøng huùm:
- Toâi ñaõ noùi laø laøm baát cöù vieäc gì, neáu ñöôïc tha!
roài gaõ nhö khoâng tin vaøo lôøi höùa cuûa... veïm:
- Baùo caùo caùn boä, chaúng leõ chæ caàn höùa tröôùc vôùi caùn boä laø seõ theo doõi só quan "caûi taïo" ñaõ ñöôïc tha, laø caùn boä ñeà nghò cho toâi... veà!
- Boä anh khoâng tin "caùch maïng" sao?
- Laø toâi hoûi laïi cho chaéc aên!
- Neáu anh laøm toát coâng taùc... treân giao, seõ coù vieäc raát "hoà hôûi" cho anh nöõa!
Gaõ thaáy mình nhö saép ñöôïc... keâu teân... ra traïi ñeán nôi:
- Chaéc chaén laø toâi seõ laøm vaø laøm... vöôït möùc.. chæ tieâu maø, caùn boä!
"Ñaõ xaùc ñònh toäi loãi, chòu söï caûi taïo, lao ñoäng baûo ñaûm ngaøy coâng, hoïc taäp vaø chaáp haønh noäi qui ñöôïc, ít sai phaïm. Xeáp loaïi caûi taïo: khaù.
"Ñeà nghò chính quyeàn ñòa phöông vaø coâng an caùc caáp, caên cöù vaøo tình hình, ñaëc ñieåm ñòa phöông, tính chaát toäi loãi, thaùi ñoä caûi taïo cuûa ñöông söï maø taïo ñieàu kieän cho ñöông söï laøm aên sinh soáng trôû thaønh ngöôøi coâng daân toát." (sic!)
Thöïc ra, seõ chaúng bao giôø gaõ bieát raèng, leõ ra gaõ ñaõ ñöôïc veà vaøo dòp Teát Maäu Thìn (1988), nhöng boïn giaùm thò Traïi cöù giöõ gaõ laïi ñeå moùc noái giao coâng taùc, roài môùi ñoïc leänh tha, laøm nhö gaõ ñoàng yù laøm vieäc cho "caùch maïng" neân ñöôïc tha nhö lôøi höùa cuûa teân caùn boä chaáp phaùp. Boïn chuùng coi nhö laøm ôn cho gaõ, khieán gaõ heát loøng "saên moài" cho "caùch maïng"!
Trong möôøi boán naêm ôû tuø, qua bao nhieâu "traïi", gaõ quen bieát khaù nhieàu giôùi chöùc cheá ñoä "Cuõ", töø caáp nhoû tôùi caáp lôùn. Vôùi caùi "maùc" tuø laâu naêm, söï quen bieát, gaõ laân la tìm thaêm heát ngöôøi naøy ñeán ngöôøi khaùc, laøm nhieäm vuï ñöôïc giao... Nhöng haàu nhö gaõ khoâng kieám ra ñöôïc ngöôøi naøo coù lôøi noùi hay vieäc laøm tieâu cöïc ñeå baùo caùo! Maø cuõng chaúng thaáy "caùch maïng" hoûi thaêm gì gaõ veà nhöõng lôøi gaõ höùa laøm, tröôùc khi ra... tuø.
Gaõ taëc löôõi: Meï kieáp, tôùi ñaâu hay tôùi ñoù! Chaéc maáy oâng coâng an maûi lo theo doõi nhöõng "ñoái töôïng" coù tieàn, ai hoaøi hôi kieám gaõ laøm gì!
Nhöng gaõ laàm. "Toå chöùc" ñaõ coù keá hoaïch söû duïng laù baøi Trung Uyù Mao Dieân, ngöôøi coù thôøi gian "caûi taïo" 14 naêm, nhieàu hôn caû moät soá boä tröôûng, só quan caáp töôùng cheá ñoä cuõ. Moät ngaøy - baây giôø môùi laø ngaøy ñeïp trôøi - gaõ ñöôïc soá 3 Baïch Ñaèng "trieäu taäp" vôùi lyù do "cho bieát sau".
Gaõ ñang lo khoâng bieát phaûi traû lôøi sao cho xuoâi, sau gaàn caû naêm trôøi ñöôïc tha maø chöa coù 1 baûn baùo caùo thaønh tích. Nhöng gaõ ñaõ ñöôïc "caùn boä" naém chaët laáy tay, nieàm nôû:
- Anh Dieân! Khoûe chöù!
Gaõ lí nhí:
- Daï! Caûm ôn caùn boä.
Teân coâng an keùo tay gaõ voâ moät caên phoøng roài khoùa traùi cöûa laïi:
- Coù vieäc cho anh ñaây! Anh thieät laø heân laém!
Gaõ khoâng hieåu:
- Thöa caùn boä, coù vieäc gì, xin vui loøng cho bieát!
"Caùn boä" cöôøi raát töôi:
- Hoà sô xin xuaát caûnh cuûa anh tôùi ñaâu roài?
Gaõ cöôøi theo:
- Caùn boä noùi dôõn chôi! Toâi ñaâu phaûi só quan thöù thieät maø xin ñi Myõ ñöôïc!
Teân maät vuï laïi cöôøi lôùn hôn:
- Vaäy môùi noùi anh thieät laø heân. Nhieàu ngöôøi muoán ñöôïc nhö anh, toán bao nhieâu "caây" cuõng chòu ñoù!
Gaõ muø tòt, khoâng hieåu gì heát:
- Toâi ñaâu coù gì heân?
- Anh ñang ngoài tröôùc maët toâi, vaäy laø heân laém ñoù! Thoâi ñöôïc, ñeå toâi cho anh hay tin möøng naøy.
Noùi ñeán ñaây, teân coâng an haï gioïng, haàu nhö y chæ noùi baèng moâi, vöøa ñuû cho gaõ nghe, maëc duø nôi ñaây laø caám ñòa, böùc vaùch khoâng bao giôø coù tai.
Sau moät giôø "thaûo luaän", gaõ ñaïp xe ra veà maø ngöôøi laâng laâng nhö ñang ngoài treân taám thaûm thaàn, bay trong maây cuûa moät caâu chuyeän coå tích! Veà ñeán nhaø, gaõ luïc tôø giaáy ra traïi coi laïi, quaû nhieân coù ghi:
... Hoï Vaø Teân: Mao Dieân
Can toäi: Trung UÙy
Ngaøy bò baét: 30 thaùng 6/1975
AÙn phaït: 3 naêm taäp trung caûi taïo...
Caên cöù theo giaáy tôø, gaõ coù ñuû tieâu chuaån laøm ñôn xin xuaát ngoaïi. Coøn 3 caùi linh tinh, nhö giaáy tô hoä thaân, hoä khaåu, soá quaân, kbc ñôn vò, teân caùc caáp chæ huy.... thì soá 3 Baïch Ñaèng coù saün 1 baûn keâ khai. Gaõ chæ caàn hoïc thuoäc loøng laø qua maët ñöôïc, caû dòch vuï Nguyeãn Traõi laãn phaùi ñoaøn phoûng vaán... Mieãn laø, gaõ mang troïng traùch cuûa "caùch maïng", ra ñi thì phaûi laøm troøn "mission" do "treân" giao. Vaäy thoâi!...
Quaû nhieân - laïi quaû nhieân, moïi chuyeän coù "caùch maïng" "no" töôm taát. Gaõ phom phom ñaùp maùy bay qua Bankok, roài... San Francisco... Vôùi söï quen bieát qua 14 naêm tuø, gaõ qua laïi, thaêm hoûi bao nhieâu gia ñình H.O. Ngöôøi bieát taåy cuûa gaõ thì ít, keû khoâng quan taâm ñeán chuyeän gaõ laø ai thì nhieàu!...
Coù ngöôøi "raønh chuyeän", raát söõng sôø khi thaáy gaõ ñang xuoáng thang maùy trong moät Mall lôùn ôû thaønh phoá Seattle!
Thaùnh thieät! Ñaûng Ta gioûi thieät! Baøn tay cuûa "Toå Chöùc" daøi thieät! Nhöng gaõ coù qua maët ñöôïc tình baùo Myõ hay khoâng laïi laø chuyeän khaùc, vaø gaõ "thoï" hay yeåu meänh nhö moät caùi voû chanh, laïi laø moät chuyeän khaùc nöõa?!
ĐÀO HUY ĐÁN * DẶNG PHÙNG QUÂN
MAÏN ÑAØM VÔÙI NHAØ VAÊN ÑAËNG PHUØNG QUAÂN
Ñaøo Huy Ñaùn thöïc hieän
Ñaøo Huy Ñaùn:
1/ Thöa anh Ñaëng Phuøng Quaân, qua hai taäp truyeän Mieàn Thöôïng Uyeån Xöa (vieát chung vôùi Nguyeãn Vaên Saâm, naêm 1983) vaø Moät Daëm Töông Thaân (vieát chung vôùi Haøn Song Töôøng, naêm 1987), vôùi buùt phaùp phaûng phaát ngoân töø trieát hoïc, anh nhaém vaøo loái vieát naøo? Tröôøng phaùi vaên chöông tö töôûng hay tröôøng phaùi taân hieän thöïc? Hình nhö toâi bieát vaøo khoaûng 5 naêm ñaàu cuûa thaäp nieân 80, moïi nhaø vaên khaùc chæ vieát laïi hieän thöïc, coøn rieâng anh, anh vieát khaùc hôn hoï tuy vaãn laáy chuû ñeà hieän tình ñaát nöôùc, vaø cuoäc soáng kieàu baøo ôû haûi ngoaïi. Anh nghó sao?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Nhöõng naêm ñaàu cuûa thaäp nieân 80 laø thôøi gian toâi vöøa môùi vöôït bieân vaø ñònh cö taïi Myõ. Sinh hoaït vaên chöông trong giai ñoaïn naøy coøn ôû möùc phoâi thai cuûa moät neàn vaên hoïc löu vong. Nhöng vaên hoïc löu vong ñaõ thöïc söï hình thaønh; luùc baáy giôø toâi goïi noù laø moät vaên chöông thôøi theá bôûi nhaø vaên khoâng coøn laø moät hieän töôïng ñôn ñoäc maø theå hieän qua moät taäp theå ñoâng ñaûo taïo thaønh moät sinh meänh, moät theá löïc vaên chöông ñaëc bieät. Toâi coi noù ñaõ mang nguyeân veïn cô sôû vaên hoïc töø trong nöôùc ra beân ngoaøi. Ñieàu naøy khoâng nhöõng laø moät thaùch ñoá maø coøn laø moät thaùi ñoä xoùa boû caùi vaên chöông bò chæ ñaïo ôû trong nöôùc, caùi vaên chöông cuûa taäp ñoaøn vaên ngheä chæ huy vaø nhöõng keû caàm buùt aên löông bieân cheá. Quan ñieåm naøy haún laøm phieàn loøng nhöõng ngöôøi aáy, nhöng ñoù laø moät thöïc taïi chöùng thöïc kinh qua söï toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa noù trong moät phaàn tö theá kyû nay. So saùnh neàn vaên chöông Nga löu vong qua ba theá heä khaùc nhau vôùi vaên chöông “hieän thöïc xaõ hoäi chuû nghóa” Lieân Xoâ trong gaàn moät theá kyû qua laø moät baèng chöùng khaùc. Khi cheá ñoä coäng saûn ôû Lieân Xoâ caùo chung, vaên chöông “hieän thöïc xaõ hoäi chuû nghóa” coøn laïi gì? ÔÛ nhöõng nôi khaùc, soá phaàn cuõng nhö vaäy thoâi.
Vaøo naêm cuoái thaäp nieân 80, toâi coøn trôû laïi vaán ñeà aáy ñeå khaúng ñònh laø vaên chöông khoâng coøn bieân cöông cuûa ngoân ngöõ vaø vaên töï, khaû höõu cuûa trí töôûng taïo chæ ra nhöõng yeâu caàu môùi cho nhaän thöùc vaên chöông, maø khaû höõu cuûa löu ñaøy laø moät nhaân toá xaùc quyeát.
Toâi bieát coù nhöõng ngöôøi khoâng caàm buùt saùng taùc, chaúng coù caùi kinh nghieäm cuûa saùng taùc neân coù moät loái noùi vu khoaùt laø nhaø vaên löu vong ôû trong moät taâm caûnh baát löïc, caùi loái noùi vu khoaùt cuûa moät caùn boä vaên hoïc doát naùt, hay cuûa moät loaïi pheâ bình hoà ñoà, aáu tró.
Nhöõng nhaø vaên ôû chaâu Myõ La tinh cuõng ôû trong hoaøn caûnh löu ñaøy nhö chuùng ta.Hoï cuõng nhaän ra moái quan heä giöõa nhaø vaên vaø ba loaïi coâng chuùng ôû nôi ñònh cö, ôû queâ höông vaø ôû coäng ñoàng y soáng. Moät ngöôøi Uruguay löu vong laø oâng Angel Rama goïi nhaø vaên löu ñaøy laø keû canh giöõ di saûn vaênhoùa, caùi di saûn ñang bò tha hoùa vì baïo löïc chuyeân chính.
Cho neân vieát khoâng theå laø ñöùng laïi moät choã, maø phoùng tôùi. YÙ nghóa cuûa vaên chöông tieàn phong laø ôû ñoù. Toâi khoâng thích loái vieát töï söï, keå chuyeän cuûa nhöõng keû haønh vaên kieåu vaên chöông maø ngöôøi sieâu thöïc goïi laø sans cervelle. Nhöõng ngöôøi naøy thì nhieàu laém.
Ñaøo Huy Ñaùn:
2/ Anh coù nghó raèng vaên chöông tö töôûng laø vaên chöông thaám nhuaàn tö töôûng cuûa moät trieát gia naøo ñoù. Coøn vaên chöông taâm linh thì sao? Coù phaûi chaêng vaên chöông taân hieän thöïc laø thöù vaên chöông hieän thöïc ñöôïc taùc giaû khai thaùc theâm phaàn nhaân sinh quan?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Trieát hoïc ñoái vôùi toâi laø moät haønh ñoäng trong khi vieát. Tö töôûng ñöôïc caáu truùc trong nhöõng caùi vieát ra, trong baûn vaên. Coù theå toâi gaàn vôùi ngöôøi Phaùp hôn ngöôøi Myõ, ñieàu ñoù cuõng deã hieåu vì ôû vaøo theá heä chuùng ta, aûnh höôûng cuûa giaùo duïc vaø vaên hoùa Phaùp coøn saâu ñaäm; caùi truyeàn thoáng vieát tieåu thuyeát vaø laøm trieát hoïc – ôû Myõ chæ coù ít ngoaïi leä nhö tröôøng hôïp William Gass.
Toâi khoâng roõ khi anh ñaët vaán ñeà “vaên chöông taâm linh”, hieåu theo nghóa naøo? Vaên chöông cuûa Herman Hesse, Paul Claudel, Georges Bernanos...? Theo toâi, nhöõng kinh nghieäm veà caûm quan vaø gioøng yù thöùc ñöôïc chuyeân chôû trong vaên chöông khoâng coøn döøng laïi ôû mieâu taû coå ñieån, hay thuyeát thoaïi hieän töôïng luaän maø ôû trong hieän thöïc taâm/thaân thoáng nhaát, gioáng nhö caùi maø Yuasa Yasuo goïi laø toaøn thaân noäi boä caûm giaùc/zenshinnaibu kankaku. Khi ñaït tôùi caûnh giôùi ñoù roài thì khoâng coøn phaân bieät ngöôøi vieát vaø baûn vaên, cho neân trong Töï truyeän toâi noùi ñeán nhaân vaät thöïc trong vaên chöông vaø nhaân vaät phi thöïc trong trieát hoïc.
Anh vöøa ñeà caäp vaên chöông taân hieän thöïc: Toâi coù theå noùi toâi gaàn vôùi taân hieän thöïc ñieän aûnh hôn laø taân hieän thöïc tieåu thuyeát kieåu Italo Calvino.
Ñaøo Huy Ñaùn:
3/ Xin anh toùm taét ñöôøng loái vieát töï truyeän, noäi truyeän, ngoaïi truyeän vaø phaù truyeän cuûa anh trong quyeån Töï Truyeän.
Ñaëng Phuøng Quaân:
Anh ñaõ nhìn raát roõ veà söï lieân tuïc thoáng nhaát giöõa boán phaàn ñoù trong quyeån Töï Truyeän. Thoáng nhaát, nhöng khoâng coù nghóa laø caáu truùc vaø haønh vaên gioáng nhau.
Tröôùc heát laø Töï truyeän: Ngay töø nhöõng naêm ñaàu thaäp nieân 70 cuûa theá kyû tröôùc, toâi ñaõ phaân tích nhöõng ñaëc loaïi cuûa töï truyeän nhö moät theå loaïi vaên chöông qua hai tröôøng hôïp Stendhal vaø Simone de Beauvoir; moät vaøi ghi nhaän veà töï truyeän/töï pheâ bình vaø choáng pheâ bình, khaúng ñònh veà töï truyeän nhö theå tieåu thuyeát, cuoäc ñôøi trôû thaønh moät baûn vieát soáng ñoäng, tính nguyeân uûy cuûa baûn vieát, laø hieän theå cuûa trí nhôù, phaûn khaùng laïi kieän tính (facticiteù). ÔÛ thaäp nieân 90, toâi thaáy moät soá nhaø nghieân cöùu töï truyeän ñaõ coù nhöõng tieán boä ñaùng keå trong laõnh vöïc naøy, ñaëc bieät laø Philippe Lejeune, ngöôøi maø Paul John Eakin trong lôøi Töïa tuyeån taäp dòch nhöõng tieåu luaän veà vaán ñeà töï truyeän cuûa Lejeune sang tieáng Anh (On Autobiography, 1989) ñaõ cheâ traùch James Olney trong tuyeån taäp Autobiography: Essays Theoretical and Critical (1980) boû soùt taùc giaû quan troïng naøy. Lejeune trong coâng trình nghieân cöùu töï truyeän cuûa Perec (La Meùmoire et l’Oblique, Georges Perec autobiographe, 1991) ñaõ daãn moät caâu cuûa Perec:
Döï tính vieát lòch söû veà toâi haàu nhö ñöôïc hình thaønh cuøng luùc vôùi döï tính vieát cuûa toâi (Le projet d’eùcrire mon histoire s’est formeù presque en meâme temps mon projet d’eùcrire) khaù taâm ñaéc vôùi toâi ñeå aùp duïng vaøo vieäc ñoïc Töï truyeän cuûa toâi. “Töï Truyeän nhöng khoâng phaûi laø töï truyeän” nhö taïp chí Vaên ghi nhaän, thaät ra ñeå cho thaáy moät hình thaùi môùi cuûa töï truyeän – haønh traïng cuûa vieát (theo caùch noùi cuûa toâi), cuoäc phieâu löu cuûa chöõ vieát, lòch söû nhöõng baûn vaên cuûa toâi – taát caû laø quyeån saùch. Trong lòch söû vaên hoïc, coù khaù nhieàu loaïi töï truyeän, töø Töï Tình Khuùc cuûa Cao Baù Nhaï (giaû söû neáu trong vaên chöông coå ta coù nhöõng töï truyeän, haún khoâng laøm roái chuùng ta veà veà lyù lòch taùc giaû nhö nhöõng tröôøng hôïp Chinh Phuï Ngaâm; tuy toâi cho nhöõng coâng trình tuûn muûn veà ai laø dòch giaû chaúng ñoùng goùp gì cho baûn thaân taùc phaåm) ñeán Hanjung mallok cuûa Vöông phi Hueä Khaùnh, baûn vieát tuyeät vôøi cuûa trieát gia John Stuart Mill, hay laï laãm nhö tröôøng hôïp Gertrude Stein vieát The Autobiography of Alice B. Toklas, vieát cho ngöôøi baïn gaùi chung soáng hai möôi laêm naêm vôùi baø.
Laïi noùi veà noäi truyeän/ngoaïi truyeän: coù theå duøng maáy hình dung töø nhö intrinseøque/extrinseøque, eùsoteùrique/exoteùrique ñeå chæ söï khaùc bieät giöõa noäi truyeän vaø ngoaïi truyeän. Song “eùsoteùrique” laïi raát gaàn voùi acroamatique, nghóa laø nghe (do chöõ akroasis) – trong Noäi truyeän chæ “nghe” nhaân vaät noùi, “nhöõng nhaân xöng ñoái thoaïi”. Noäi truyeän vaø Ngoaïi truyeän laø nhöõng moâ hình thoaïi baûn cuûa tieåu thuyeát lòch söû, neáu chuùng ta nghó laø tieåu thuyeát naøy khaû höõu (toâi khoâng muoán noùi ñeán loaïi “keå chuyeän thôøi Toáng Nguyeân” thoâng tuïc).
Phaù truyeän nhaèm giaûi maõ cho ngöoøi ñoïc Töï Truyeän – vôùi ñuùng danh xöng cuûa noù, phaù theå tieåu thuyeát. Ñoïc vaø ñoïc laïi, thoaùt khoûi nhöõng tö kieán, ngöôøi ñoïc seõ thaáy mình, thaáy ngöôøi trong ñoù, chæ coøn nhöõng nhaân vaät, nhöõng dieãn ngoân vaø taùc giaû bieán maát...
Ñaøo Huy Ñaùn:
4/ Taát caû nhöõng nhaân vaät trong toaøn theå Töï Truyeän, hình nhö ñoù laø Ñaëng Phuøng Quaân phaân thaân ra, hoaëc coù theå laø Ñaëng Phuøng Quaân hoùa thaân, Ñaëng Phuøng Quaân haäu thaân sau cuoäc ñaàu thai (la reùincarnation) vaøo goùc ñoä vaên chöông vì hoï hay tö duy vaø coù nhieàu kieán thöùc, sôû tri phong phuù nhö taùc giaû. Anh nghó sao veà nhaän ñònh naày?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Toâi ñoïc saùch vôû phaân taâm hoïc, nhöng khoâng tin vaøo khaû naêng pheâ bình vaên chöông cuûa khoa hoïc naøy. Toâi cuõng chöa töøng ñeå baûn thaân ñöôïc “phaân taâm” vôùi moät nhaø phaân taâm hoïc naøo. ÔÛ ñaâu ñoù toâi ñaõ vieát: taùc giaû ñoàng nhaát vôùi ngoâi thöù nhaát trong baûn vaên, ngoâi thöù ba trong baûn ñoïc vaø tính trung gian cuûa baûn pheâ bình. ÔÛ Noäi truyeän, toâi coøn noùi ñeán taùc giaû nhö moät ñeä töù nhaân khoâng lieân can ñeán nhöõng nhaân vaät trong truyeän.
Phaân thaân cuûa taùc giaû nhö anh noùi, coù theå laém chöù. Laáy ngay tröôøng hôïp Hoà Tröôøng An: moät HoàTröôøng An nhaø vaên cuûa Chuyeän Queâ Nam, Chuyeän Mieät Vöôøn vôùi moät Hoà Tröôøng An nhaø thô vôùi Thieân Ñöôøng Tìm Laïi vôùi nhöõng caâu thô: “Hoân hít khaép ngöôøi, lieám laùp da/Thieân ñöôøng ôû theå xaùc ñaøn baø”, hay “Löôõi meàm, khaùch xoaùy choài sinh löïc/Löng eãnh, baøng hoaøng toâi quíu chaân” – caùi naøy ñaâu coù gieát cheát caùi kia.
Hôn theá nöõa, khi quan nieäm vieát vaø ñoïc ôû moïi caáp ñoä vaéng maët taùc giaû, ñieàu ñoù coù nghóa laø moïi pseudonyme ñeàu khaû höõu; toâi nghó ñeán tröôøng hôïp Kierkegaard vieát döôùi nhieàu teân giaû, chæ coù ñieàu khaùc bieät laø nhöõng nhaân vaät hieän sinh cuûa Kierkegaard chuyeån hoùa töø giai ñoaïn naøy qua giai ñoaïn khaùc, coøn nhöõng teân giaû cuûa nhaø vaên ñöông ñaïi laø dieãn ngoân nhieàu maët.
Ñaøo Huy Ñaùn:
5/ ÔÛ trang 91, anh coù vieát veà nöõ só Gertrude Stein (1884-1946), coù noùi: “Taùc phaåm laø gì? vaø Côù sao coù ít vaäy?” Theo quyeån Töï Ñieån Petit Robert thì baø ta coù vaên phong saùng ngôøi thaàn trí saùng taïo neân vaên chöông cuûa baø ñöôïc goïi laø Cubisme litteùraire (phaùi vaên chöông laäp theå) vaø taùc phaåm cuûa baø laø söï tö duy voâ bieân veà ngoân ngöõ. Vaäy theo anh theá naøo laø taùc phaåm lôùn? Veà maët quoác teá, nhöõng ai ñaõ vieát taùc phaåm lôùn? Coøn vaên chöông Vieät Nam thì sao?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Khi ñaët vaán ñeà “côù sao coù ít vaäy” laø luùc nhöõng nhaø vaên noåi giaän. Nhaø vaên noåi giaän vôùi ñaùm ñoâng quaàn chuùng ngöôøi ñoïc, trong ñoù coù boïn “hoïc giaû-pheâ bình, nhöõng keû khoâng tieáp thu ñöôïc caùi môùi”. Thaät cuõng deã hieåu laø nhöõng textbook veà vaên hoïc, laáy moät ví duï nhö vaên chöông Myõ theá kyû hai möôi, toâi môû thöû moät vaøi cuoán khoâng noùi gì ñeán nhöõng nhaø vaên tieàn phong nhö Raymond Federman, Ronald Sukenick...Nhöng chính nhöõng nhaø vaên naøy môùi tieâu bieåu cho thôøi hieän ñaïi.
Noùi ñeán Gertrude Stein. Baø coù moät quan ñieåm veà nhöõng taùc phaåm lôùn roõ neùt nhö trong The Geographical History of America: Nhöõng taùc phaåm lôùn luoân nhaän thöùc raèng ñuùng khoâng laø gì heát bôûi neáu nhö chuùng ñuùng thì noù khoâng theå nhö khi vieát ra nhöng nhö theå nghó ra vaø trong moät taùc phaåm lôùn thöïc söï thì khoâng coù tö töôûng, hoaëc giaû duï coù tö töôûng thì phaûi laø ñuùng vaø trong moät taùc phaåm lôùn baïn khoâng theå laø ñuùng, neáu baïn coù theå cho laø ñieàu gì baïn tö töôûng chöù khoâng phaûi caùi baïn vieát ra. William Gass laø nhaø vaên ñaõ phaân tích khaù roõ neùt veà ngoân ngöõ cuûa Stein, Gass nhìn ra caùi ñòa chí trong ngoân ngöõ cuûa Stein, chöõ nghóa chuyeån ñoäng nhö ñoà ñaïc trong nhöõng caâu vaên: moïi caâu laø moät khoâng gian cuù phaùp (moät caên phoøng) trong ñoù nhöõng chöõ (ngöôøi, vaät) cöû hoaït (naáu nöôùng, doïn deïp, aên uoáng, baøi tieát) ngoõ haàu taïo nhöõng chaát löôïng caûm xuùc thaät ñaëc thuø vaø raát giaù trò.
Theá naøo laø moät taùc phaåm lôùn? Döôøng nhö vaán ñeà khoâng theå ñaët ra ôû theá kyû vöøa qua. Ngöôøi ta chæ coù theå nghi vaán veà söï khaû höõu cuûa vaên chöông. Hay, cuøng laém laø hoûi “vaên chöông ñi veà ñaâu?” (nhö Blanchot, Pierre Brunel). AØ la recherche du temps perdu (Marcel Proust), Ulysses (James Joyce), Der Zauberberg (Thomas Mann) coù theå laø nhöõng taùc phaåm lôùn cuûa theá kyû hai möôi, nhöng maáy ngöôøi ñoïc ñöôïc? ÔÛ Vieät Nam, sau Ñoâi Baïn (Nhaát Linh), Hoàn Böôùm Mô Tieân (Khaùi Höng), coøn laïi gì?
Trong baøi traû lôøi gaàn ñaây veà moät taùc phaåm lôùn cho cuoäc chieán, toâi cho yù kieán: “Chöøng naøo söï phaân hoùa ngoân ngöõ vaø tö töôûng vaãn coøn laø hoäi chöùng cuûa xaõ hoäi thôøi haäu chieán, chæ coù nhöõng taùc phaåm thaát baïi.”
Ñaøo Huy Ñaùn:
6/ Trong quyeån Töï Truyeän, anh coù nhaéc tôùi nhaân vaät Roskolnikov. Ñoù laø nhaân vaät chaùnh trong quyeån tieåu thuyeát Crime et Chaâtiment cuûa Dostoievski. Vaäy anh nghó gì veà ñöôøng loái vieát cuûa nhaø vaên Nga naøy? Ngöôøi ta thöôøng baûo oâng ta laø ngöôøi ngoan ñaïo Chính Thoáng (Orthodoxe), thuoäc loøng Phuùc AÂm (Evangile) vaø tìm höùng (inspirations) ôû Phuùc AÂm, anh nghó sao? Anh ñaõ tìm gì ôû vaên chöông Dostoievski khi anh höôûng öùng cao traøo cuûa tieåu thuyeát môùi?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Crime et Chaâtiment/Toäi aùc vaø Tröøng phaït nguyeân taùc tieáng Nga laø Prestuplenie i nakazanie, trong ñoù töø ngöõ prestuplenie coù yù nghóa saâu saéc hôn töø ngöõ crime trong tieáng Anh hay tieáng Phaùp vì ngöõ nghóa pre/vöôït ngang vaø stuplenie/böôùc qua haøm yù vöôït qua giôùi haïn, ôû ñaây coù theå laø chöôùng ngaïi cuûa ñaïo ñöùc, xaõ hoäi. Trong Töï Truyeän, toâi coi tieåu thuyeát cuûa Dostoievski laø tieåu thuyeát phaù theå vì tieåu thuyeát cuûa oâng noùi chung laø tieåu thuyeát ña ñieäu. Ñieàu naøy Bakhtin laø ngöôøi tieàn phong ñaõ phaùt hieän ra tính ña ñieäu naøy, noùi cho roõ hôn, nhöõng nhaân vaät trong tieåu thuyeát cuûa Dostoievski laø “nhöõng con ngöôøi töï do”, “nhöõng tieáng noùi ñoäc laäp”, “nhöõng chuû theå coù dieãn ngoân tröïc tieáp mang ñaày yù nghóa cuûa rieâng chuùng”. Bakhtin pheâ phaùn quan ñieåm ñôn ñieäu hoùa cuûa nhöõng nhaø pheâ bình Dostoievski nhö Lev Shestov chaúng haïn. Ngaøy nay thôøi haäu coäng saûn, toâi thaáy nhöõng nhaø trieát hoïc
Nga nhö Valery Kuvakin cuõng quan nieäm “tính ña ñieäu trieát lyù” trong tö töôûng cuûa Dostoievski, coù nghóa laø caû moät theá giôùi “nhöõng trieát hoïc” trong taâm hoàn, tö töôûng, con ngöôøi, tieåu thuyeát Dostoievski.
Nhaân vaät Roskolnikov trong Toäi aùc vaø Tröøng phaït nhö Kuvakin nhaän ñònh coù “nhaän thöùc vaø töï khaúng ñònh cuûa moät nhaân caùch lieân keát vôùi töï do vöôït qua luaät phaùp vaø ñaïo lyù ñoái vôùi moät con ngöôøi vì moät muïc tieâu cao caû laø laøm toát hôn cho toaøn nhaân loaïi coøn laïi”.
Khoâng theå noùi nhöõng luaän ñieåm cuûa Bakhtin hay Kuvakin laø cöôøøng ñieäu, vì chính Dostoievski cuõng töøng baøy toû moät nhaän ñònh nhö theá, nhö khi oâng pheâ phaùn Tolstoi trong Nhaät kyù nhaø vaên (Dnevnik pisatelia) veà nhaân vaät Levin trong tieåu thuyeát Anna Karenina cuûa Tolstoi. OÂng vieát: “taùc giaû duøng Levin ñeå dieãn taû nhieàu quan ñieåm vaø nieàm tin cuûa rieâng oâng ta, haàu nhö ñaët ñeå vaøo mieäng Levin moät caùch khieân cöôõng vaø ñoâi khi roõ raøng laø hy sinh caû ngheä thuaät cuûa oâng ta ñeå laøm ñieàu ñoù, neân toâi vaãn töø khöôùc laãn loän chính taùc giaû vôùi hình aûnh Levin maø taùc giaû veõ ra.”
Toäi aùc vaø Tröøng phaït laø tieåu thuyeát tieâu bieåu roõ reät söï khaùc bieät giöõa tình tieát/syuzhet vaø caâu truyeän/fabula nhö toâi noùi ñeán trong Töï Truyeän. Dieãn bieán Raskolnikov phaïm toäi dieãn ra raát mau, vöôït quan ñieåm thuyeát thoaïi cuûa taùc giaû/moät loaïi höõu theå toaøn naêng, voâ hình, nhö trong thö Dostoievski göûi baïn taâm söï vieäc oâng phaûi choïn “moät hình thöùc môùi, moät phöông aùn môùi loâi cuoán oâng theo”. Nhaân vaät Raskolnikov töø ngöõ nghóa raskolnik/keû ly giaùo ñöa Dostoievski ra khoûi truyeàn thoáng Chính giaùo, ñoù laø ñieàu nhöõng nhaø vaên nhö Nabokov khoâng theå hieåu taïi sao taùc giaû coù theå ñeå boä ba Rakolnikov, coâ gaùi ñieám Sonia vaø Taân Öôùc ñoái maët trong khi coâ gaùi ñieám thuyeát giaûng ñaïo giaùo. Neáu coi Dostoievski laø nhaø vaên tieân tri, oâng chính laø hieän theå cuûa maãu ngöôøi phaûn khaùng Camus noùi ñeán ôû moät theákyû sau.
Ñaøo Huy Ñaùn:
7/ ÔÛ phaàn ngoaïi truyeän (eùpilogue) trong cuoán Crime et Chaâtiment coù noùi giaác chieâm bao cuûa Roskolnikov: nhöõng sinh vaät cöïc nhoû xaâm nhaäp vaøo ñòa caàu laøm nhaân loaïi phaùt ñieân, keû thuø gieát keû thuø, ngöôøi cuøng chieán tuyeán vaø cuøng lyù töôûng gieát nhau. Do ñoù thieân haï cho raèng Dostoievski laø nhaø vaên tieân tri (eùcrivain propheùtique), trong khi ñoù Jules Verne ñaõ vieát nhöõng cuoán nhö Vers la Lune,
Autour de la Lune tieân ñoaùn nhaân loaïi seõ leân maët traêng. Jules Verne cuõng ñaõ vieát quyeån 2000 Lieues sous les Mers ñeå tieân ñoaùn tieàm thuûy ñónh sau naøy. Vaäy maø sao thieân haï chæ cho Jules Verne laø nhaø vaên khaûi töôïng, töùc laø thaáy ñöôïc caùi khaûi töôïng (vision) baùo hieäu söï tieán trieån khoa hoïc cuûa nhaân loaïi trong töông lai. Anh nghó sao veà söï khaùc bieät giöõa nhaø vaên tieân tri vaø nhaø vaên khaûi töôïng (eùcrivain visionnaire)?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Söï khaùc bieät giöõa hai maãu nhaø vaên tieân tri vaø khaûi töôïng cuõng gioáng nhö söï khaùc bieät giöõa hai maãu trieát gia, noùi theo kieåu ñoâng phöông laø hình nhi thöôïng vaø hình nhi haï, nhö toâi noùi ñeán caëp ñoái laäp Heidegger/Hartmann trong Haønh traïng tö töôûng giöõa hai theá kyû, hay gaàn hôn coù theå ñoái chieáu Jacques Derrida vôùi Michel Serres. Phaàn ngoaïi truyeän (eùpilogue) cuûa Toäi aùc vaø Tröøng phaït khoâng nhö nhieàu nhaø pheâ bình cho laø khoâng caàn thieát, thöïc ra ñeå ñoái thoaïi vôùi moät vaán naïn: taïi sao y khoâng töï saùt? taïi sao y choïn vieäc thuù toäi? vì trong tieåu thuyeát ña ñieäu, nhaân vaät cuõng nhö ngöôøi ñoïc khoâng theå bieát lyù do thöïc söï cuûa vieäc y phaïm phaùp. Giaác chieâm bao maø anh nhaéc ñeán trong ngoaïi truyeän naøy thöïc ñaõ laø nguoàn caûm höùng cho Camus vieát ra tieåu thuyeát La Peste. Camus hay Dostoievski laø nhöõng nhaø vaên tieân tri vì hoï tin vaøo côn dòch khaûi huyeàn ñeå giaûi ñaùp vaán ñeà phi lyù vaø thaát baïi cuûa yù chí quyeàn löïc.
ÔÛ nhöõng nhaø vaên khaûi töôïng thì khaùc. Khôûi töø Kant vôùi Nhöõng giaác moäng cuûa moät ngöôøi khaûi töôïng giaûi thích baèng nhöõng giaác mô sieâu hình/Traumen eines Geistersehers erlautertdurch die Traume der Metaphysik khi trieát gia pheâ bình naøy muoán khai phaù tri thöùc veà nhöõng theá giôùi khaùc (bôûi söï khaùc bieät giöõa mô vaø thöùc ôû choã trong moäng moãi ngöôøi coù moät theá giôùi, nhöng khi tænh moïi ngöôøi coù moät theá giôùi chung) chæ coù theå hoaøn thaønh nhôø ôû nhaän bieát phaàn naøo veà theá giôùi naøy. Khaûi töôïng baét nguoàn töø visio coù nghóa laø nhìn, thaáu thò. Jules Verne coù theå coi nhö nhaø vaên tieân khu cuûa khoa hoïc/giaû töôûng trong haøng nguõ nhöõng nhaø vò lai nhö Arthur Clarke, Isaac Asimov, H.G. Wells, Kurt Vonnegut, Jean-Michel Truong nhôû ôû nhaän thöùc khoa hoïc. Trong tieåu thuyeát cuûa Jules Verne, nhung hinh aûnh vò lai cuûa phi thuyeàn, tieàm thuûy ñónh, tröïc thaêng, hoûa tieãn...Le Chaâteu des Carpathes cuûa Jules Verne chaúng haïn ñaõ coù hình töôïng baùo hieäu ñieän aûnh, truyeàn hình, ngay teân nhaân vaät Telek ñaõ haøm nguï cho thuaät ngöõ vieãn thoâng/teùleùcommunications. Vaán ñeà ñaëït ra laø ngöôøi vieát khoa hoïc giaû töôûng coù laø moät nhaø vaên? hay chæ laø moät ngöôøi thoâng tuïc hoùa khoa hoïc? Michel Serres khi luaän veà Jules Verne trong Jouvences sur Jules Vernes goïi caùi khoa hoïc naøy laø khoa hoïc cuûa nhöõng giaác mô. Traû laïi vò trí nhaø vaên cho nhöõng ngöôøi nhö Jules Verne , khi khôûi söï cuûa saùng taïo vaên chöông baét nguoàn töø choã moäng vaø thöïc, soáng vaø cheát, caùi khaû thoâng vaø baát khaû thoâng...coù theå keát deät, moät hình thöùc oneiricism naøo ñoù...
Ñaøo Huy Ñaùn:
8/ Veà ngoân ngöõ, Phaät ñaõ baûo ngoân ngöõ baát löïc khoâng theå dieãn taû ñöôïc caùi bí nhieäm cuûa hieän
höõu, caùi chöùng nghieäm cuûa taâm linh, nhöng taïi sao Gertrude Stein laïi thaønh coâng veà ngoân ngöõ? Coøn
nhoùm Tel Quel laïi ñöa ra caùi ña daïng cuûa dieãn ngoân (heteroglossia) maø trang 104 cuûa quyeån Töï Truyeän
anh coù nhaéc tôùi thì Phaät, baø Gertrude Stein cuøng nhoùm Tel Quel ai nhaém vaøo baûn theå, ai nhaém vaøo
hieän töôïng cuûa ngoân ngöõ?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Theo toâi, coù moät ngöôøi am hieåu caû tö töôûng Ñoâng vaø Taây ñaõ chöùng nghieäm caùi ngoân trong voâ
ngoân naøy cuûa Phaät giaùo. Ñoù laø Nishida Kitaroø, ngöôøiø ñaõ xieån döông caùi oâng goïi laø “tröôøng sôû
cuûa tính Voâ tuyeät ñoái” (zettai mu no basho) vöôït leân khoûi caùi trình ñoä nhaän thöùc baèng khaùi nieäm cuûa
chuùng ta, nghóa laø moät trình ñoä tröïc giaùc naøo ñoù vöôït khoûi ngoân ngöõ vaø tö löï (shiryo). ÔÛ phöông
taây, moät nhaø tö töôûng nhö Wittgenstein cuõng coù moät caùi tröïc giaùc voâ ngoân neân oâng vieát: Veà caùi
maø ngöôøi ta khoâng theå noùi, thì ngöôøi ta phaûi im laëng (Wovon man nicht sprechen kann, darueber muss man
schweigen).
Choøra cuûa Platon coù theå gaàn vôùi tröôøng sôû (basho) cuûa Nishida hôn baát cöù khaùi nieäm “khoâng gian”
naøo khaùc trong trieát hoïc, bôûi khoâng theå xaùc ñònh coù hay khoâng, noùi veà moät caùi khoâng theå noùi.
Töø Gertrude Stein ñeán nhoùm Tel Quel, dieãn ngoân ña daïng laø moät noã löïc cuûa vaên chöông (ít ra laø ñaõ theå
hieän trong tieåu thuyeát phaù theå) vöôït leân khoûi vaên chöông: C’est que la littteùrature est beaucoup plus que la
litteùrature (Sollers). Coù ñaït tôùi caùi toång theå vaên chöông, ñoù laø moät vaán ñeà lôùn. Nhöng laø moät vaán
ñeà khoa hoïc vaên chöông ñang khai phaù. Sollers khi ñi phaân tích kinh nghieäm cuûa Mallarmeù ñaõ nhaän ra moät
trong nhöõng tieàn ñeà cô baûn trong tö töôûng cuûa Mallarmeù laø phi caù tính thieát yeáu cuûa taùc giaû, töø ñoù
coù theå noùi vaên chöông buø ñaép cho caùi khieám khuyeát cuûa nhöõng ngoân ngöõ. Stein cuõng coù moät yù
nghó saâu saéc veà caùi quan troïng cuûa chöõ nghóa khoâng phaûi ôû söï xuaát hieän cuûa noù maø caùch theá noù
xuaát hieän laïi ra sao. Pas d’eùcriture trong dieãn ngoân cuûa Derrida phaûn chieáu caùch theá vaên chöông böôùc
ñi maø khoâng phaûi böôùc ñi cuûa vaên töï trong haønh traïng cuûa ngoân ngöõ.
“Baûn theå cuûa ngoân ngöõ laø Noùi nhö theå chæ daáu” (Das Wesende der Sprache ist die Sage als die Zeige), nhö
Heidegger xaùc ñònh? coù phaûi cuõng trong theå hieän cuûa vaên chöông nhö noùi ñeán treân ñaây? Ngöôøi thieân
veà ñoâng phöông thì cho raèng Heidegger vaãn coøn bò haïn cheá trong ngoân ngöõ, ng**i theo Heidegger tin laø
oâng vöôït raøo caûn ngoân ngöõ khi quan nieäm ngoân ngöõ noùi trong töï phuû nhaän baûn chaát cuûa ngoân ngöõ
(Verweigerung des Sprachwesens).
Toâi coù moät baïn vaên, ngöôøi Taây ban nha, anh vieát 400 trang the book of j’s moät chöõ: la i como negacioùn.
Ñaøo Huy Ñaùn:
9/ Rieâng anh, anh coù yù ñònh vieát moät tieåu thuyeát phaù theå khoâng? Anh muoán phuû nhaän ngoân ngöõ,
phuû nhaän vaên chöông, phuû nhaän nhaân vaät ñeå laøm môùi cho vaên chöông khoâng? Neáu caùi ñaø phuû
nhaän tieán theâm vaøi böôùc nöõa, vaên chöông coù tieán tôùi tình traïng phuû nhaän taùc giaû khoâng?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Töï Truyeän laø moät phaù theå tieåu thuyeát, ñeå daãn vaøo nhöõng tieåu thuyeát phaù theå (ñaõ) vaø (seõ) vieát;
vieát khoâng nhaát thieát chæ coù teân moät taùc giaû. Coù theå anh ñang ñoïc moät tieåu thuyeát phaù theå naøo
ñoù cuûa toâi...bôûi söï vaéng maët cuûa taùc giaû.
Toâi muoán daãn trang 116 cuûa Töï Truyeän: ñoïc tieåu thuyeát phaù theå laø lòch söû cuûa moät ngöôøi
(toâi/baïn/hoï baát kyø) ñoïc caâu truyeän cuûa ngöôøi ñoïc lòch söû cuûa ngöôøi ñoïc caâu truyeän veà ngöôøi
ñoïc lòch söû ngöôøi ñoïc caâu truyeän cuûa ngöôøi ñoïc caâu truyeän ñoïc lòch söû ngöôøi ñoïc truyeän
Ñaøo Huy Ñaùn:
10/ Töø La Modification vôùi coát tuûy taâm lyù coå ñieån, nhöng taùc giaû Michel Butor chæ ñoåi môùi ngoâi thöù
cuûa nhaân vaät thay vì duøng nhaân vaät thöù nhaát (toâi), hay nhaân vaät thöù ba (noù, haén, y ta, ñöông söï,
chaøng, naøng, coâ ta, coâ aáy, anh aáy v.v...) thì oâng ta duøng ngoâi thöù hai (anh, maøy, baïn). Nhöng vôùi
Mobile, theo anh thì : nhöõng baûn vaên nhaåy töø nôi naøy qua nôi khaùc, phaù vôõ trieät ñeå caùi lieân tuïc ñòa
dö, söï xeâ dòch thuùc ñaåy söï ñoàng nhaát ñòa danh. Theo anh, söï phaù vôõ aáy ñoái vôùi söï thay ñoåi ngoâi
thöù nhaân vaät aáy coù phaûi söï canh taân caûi tieán nhaåy voït khoâng? Ñoù coù phaûi laø söï loät xaùc ngoaïn
muïc cuûa vaên chöông khoâng?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Anh cuõng bieát Michel Butor voán laø ngöôøi hoïc trieát vaø trong khi oâng phaân tích tieåu thuyeát cuûa nhöõng
ngöôøi khaùc, chính laø ñeå ñöa ra nhöõng cô sôû tieåu thuyeát cuûa oâng. Chaúng haïn nhö taäp Essais sur le
roman, tham luaän ôû hoäi nghò Royaumont vaø traû lôøi phoûng vaán cuûa Tel Quel. Butor ñeán vôùi tieåu thuyeát
thieát yeáu ñeå noái caùi choã giaùn ñoaïn giöõa hai phaàn hoaït ñoäng: nghieân cöùu trieát hoïc vaø laøm thô. OÂng
tuyeân boá: Toâi vieát tieåu thuyeát khoâng phaûi ñeå baùn, nhöng ñeå ñaït moät caùi thoáng nhaát trong cuoäc ñôøi
toâi. Coù theå noùi roõ hôn vôùi Butor, moät yù nghóa cho hieän höõu. Toâi nghó, nhöõng tieåu thuyeát cuûa Butor
cuõng nhö töï truyeän, söï chuyeån hoùa taát yeáu trong haønh traïng vaên chöông.
Ñaøo Huy Ñaùn:
11/ Coøn Claude Simon, nhaø vaên Phaùp ñaõ töøng ñoaït giaûi Nobel maø anh ñaõ nhaéc tôùi ôû hai trang 109 vaø
110, thaät ra oâng ta thuù nhaän caùc taùc phaåm vaên chöông cuûa oâng ta khoâng coù trieát hoïc gì raùo, nhöng
oâng ta cuõng ñaõ tuyeân boá raèng oâng ta bò aùm aûnh bôûi söï baát lieân tuïc ñoàng thôøi vôùi söï lieân tuïc, söï
baát lieân tuïc ñoù laø caùi daùng daáp cuûa nhöõng maûnh caûm xuùc rôøi raïc khoâng theå ñeå cho caùi naày vaø
caùi noï dính vaøo nhau. Nhöng vôùi anh qua cuoán Triptyque thì nhaän ñònh laïi khaùc. Xin anh noùi roõ hôn
nhöõng gì anh ñaõ vieát ôû hai trang 109 vaø 110 veà vaên chöông vaø ñöôøng loái cuûa oâng ta trong cuoán naày?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Trong Phaù truyeän, toâi ñöa ra hai moâ hình, moät cuûa Robbe-Grillet, Topologie d’une citeù fantoâme, moät
cuûa Claude Simon, Tryptique ñeå minh hoïa tính phaù theå trong Tieåu thuyeát môùi – nhöõng phaân ñoaïn
hoaït caûnh nhö trong ñieän aûnh haäu hieän ñaïi, ôû tieåu thuyeát laø quyeàn naêng ña chieàu cuûa chöõ, ôû
ñieän aûnh laø hình aûnh. Jean Ricardou, moät nhaø lyù luaän xuaát saéc veà tieåu thuyeát môùi ñaõ noùi ñeán
tính phong phuù kyù hieäu cuûa vaên töï trong Tieåu thuyeát môùi, nhö trong tieåu thuyeát La Route des Flandres
cuûa Simon ñeå taïo neân chieàu kích aûo cuûa thöïc taïi, trong khi Metz, moät nhaø lyù luaän ñieän aûnh cuõng
noùi ñeán öu theá cuûa ñieän aûnh vì khaû naêng saùng taïo ra aûo töôûng cuûa thöïc taïi.
Theo toâi, Claude Simon cuøng vôùi Samuel Beckett ñaõ coù moät aûnh höôûng saâu ñaäm cho vaên chöông töø
nhoùm Tel Quel trôû veà sau vôùi caùch theá vaên töï daøn traûi qua tieåu thuyeát cuûa hoï.
Trong Phaù truyeän ôû Töï Truyeän, toâi vieát tieáp nôi trang 111: moät loái tö duy môùi xaây döïng treân thöïc
taïi kyõ thuaät ñöa vaøo phaù theå tieåu thuyeát...chuùng ta phaûi hoïc taäp caùch nghó veà tieåu thuyeát nhö
moät caáu truùc cuï theå hôn laø moät aån duï, toàn taïi trong tröôøng kinh nghieäm hôn laø yù nghóa bieän
luaän.
Ñaøo Huy Ñaùn:
12/ Coù theå ñaây laø moät cuoäc caùch maïng ñaùng quan taâm cuûa töï truyeän. Nhöng anh coù nghó anh nhö
Toân Haønh Giaû laøm cuoäc caân ñaåu vaân quaù daøi xa, quaù nhanh choùng, ngöôøi caàm buùt vaø ñoäc
giaû khoâng theo kòp anh. Coù theå ñaây laø moät cuoäc phaù vôõ moät caùi nhaø maø chuùng ta coù theå tu
boå laïi, thay vì tieâu moät soá tieàn lôùn maø chuùng ta khoâng coù ñuû ñeå xaây caát caùi nhaø môùi hoaøn
toaøn môùi? Anh nghó sao?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Vieát cuõng laø moät haønh ñoäng ñeå bieán ñoåi theá giôùi. Toâi ñaõ vieát nhö theá töø laâu laém. Vieát tröôùc
heát ñem laïi söï baát oån cho ñôøi soáng. Vaän ñoäng cuûa vaên chöông laø caùch maïng. Cho neân toâi ñaõ
xaùc ñònh ôû trong Töï Truyeän, nhö taát caû nhöõng cuoäc ñoåi môùi, tieåu thuyeát phaù theå huûy taïo moïi
quy öôùc veà ngoân ngöõ, quy phaïm, tu töø, phong caùch, tö duy, nhaân vaät, theá giôùi, khoa hoïc...nhöng
tröôùc heát vaãn treân con ñöôøng tìm kieám.
Ñaøo Huy Ñaùn:
13/ Trong töông lai, anh seõ vieát gì ñeå cuoäc buùt trình anh ñöôïc lieân tuïc.
Ñaëng Phuøng Quaân:
Haønh traïng cuûa vieát nhö toâi ñaõ noùi vaãn treân con ñöôøng tìm kieám. Trong Trieát hoïc vaø Vaên chöông
xuaát baûn naêm 1974, toâi vieát ñaâu ñoù laø “ñieàu ñau ñôùn khoâng phaûi laø vieát ra taùc phaåm thaát baïi, nhöng
laø khoâng ñöôïc vieát ra”. Ñoái vôùi ngöôøi caàm buùt, khoâng coù ñieàu bí maät naøo khoâng ñöôïc vieát ra,
khoâng coù ñieàu caám kî naøo khoâng ñöôïc vieát ra. Toâi vaãn tieáp tuïc suy nghó nhöõng vaán ñeà cuûa trieát
hoïc, toâi ñang vieát Cô sôû tö töôûng thôøi quaù ñoä, nhöõng nan ñeà phaûi khai phaù nhöng toâi cuõng tieáp tuïc
vieát nhöõng ñieàu caám kî cuûa thöïc taïi, nhöõng phaù theå tieåu thuyeát.
Ñaøo Huy Ñaùn:
14/ Hieän giôø, anh ñang coù döï ñònh gì veà vaên chöông ñaây?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Moät döï aùn laâu daøi: Pheâ phaùn lyù trí vaên chöông. Nhieàu nhaø trieát hoïc ñaõ vieát veà vaên chöông, nhöng
thöôøng chæ laø nhöõng tö töôûng taûn maïn. Tröø moät hai nhaø, nhö Roman Ingarden. Nhieàu ngöôøi ñaõ noùi veà
nhieàu laõnh vöïc khaùc, nhö lyù trí söû, lyù trí bieän chöùng, lyù trí phaân taâm...nhöng vaên chöông vaãn laø moät
laõnh vöïc bao quaùt. Coâng trình naøy chaéc chaén ñoøi hoûi nhieàu thôøi gian.
Ñaøo Huy Ñaùn:
15/ Anh coù ñieàu gì muoán nhaén nhöõng caây vieát môùi khoâng?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Moät ñieàu ñaõ noùi ñeán ôû cuoái Töï Truyeän: thöïc nghieäm, khaùm phaù ra nhöõng ñieàu chöa heà tìm kieám vaø
tìm kieám trôû thaønh lao ñoäng. Moät chöõ Sapientia maø Barthes noùi ñeán trong baøi khai giaûng ôû Colleøge de
France. Toâi nghó chæ nhöõng keû laïc haäu môùi quanh quaån trong xoù gieáng cuûa mình, khoâng bieát hoïc ôû
mình, ôû ngöôøi, môû roäng taàm nhìn ra theá giôùi.
Ñaøo Huy Ñaùn:
16/ Xin caùm ôn nhaø vaên Ñaëng Phuøng Quaân.
LTS: Ñaøo Huy Ñaùn laø buùt hieäu khaùc cuûa moät nhaø vaên noåi tieáng hieän ñang cö nguï ôû Phaùp.
Ñaøo Huy Ñaùn thöïc hieän
Ñaøo Huy Ñaùn:
1/ Thöa anh Ñaëng Phuøng Quaân, qua hai taäp truyeän Mieàn Thöôïng Uyeån Xöa (vieát chung vôùi Nguyeãn Vaên Saâm, naêm 1983) vaø Moät Daëm Töông Thaân (vieát chung vôùi Haøn Song Töôøng, naêm 1987), vôùi buùt phaùp phaûng phaát ngoân töø trieát hoïc, anh nhaém vaøo loái vieát naøo? Tröôøng phaùi vaên chöông tö töôûng hay tröôøng phaùi taân hieän thöïc? Hình nhö toâi bieát vaøo khoaûng 5 naêm ñaàu cuûa thaäp nieân 80, moïi nhaø vaên khaùc chæ vieát laïi hieän thöïc, coøn rieâng anh, anh vieát khaùc hôn hoï tuy vaãn laáy chuû ñeà hieän tình ñaát nöôùc, vaø cuoäc soáng kieàu baøo ôû haûi ngoaïi. Anh nghó sao?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Nhöõng naêm ñaàu cuûa thaäp nieân 80 laø thôøi gian toâi vöøa môùi vöôït bieân vaø ñònh cö taïi Myõ. Sinh hoaït vaên chöông trong giai ñoaïn naøy coøn ôû möùc phoâi thai cuûa moät neàn vaên hoïc löu vong. Nhöng vaên hoïc löu vong ñaõ thöïc söï hình thaønh; luùc baáy giôø toâi goïi noù laø moät vaên chöông thôøi theá bôûi nhaø vaên khoâng coøn laø moät hieän töôïng ñôn ñoäc maø theå hieän qua moät taäp theå ñoâng ñaûo taïo thaønh moät sinh meänh, moät theá löïc vaên chöông ñaëc bieät. Toâi coi noù ñaõ mang nguyeân veïn cô sôû vaên hoïc töø trong nöôùc ra beân ngoaøi. Ñieàu naøy khoâng nhöõng laø moät thaùch ñoá maø coøn laø moät thaùi ñoä xoùa boû caùi vaên chöông bò chæ ñaïo ôû trong nöôùc, caùi vaên chöông cuûa taäp ñoaøn vaên ngheä chæ huy vaø nhöõng keû caàm buùt aên löông bieân cheá. Quan ñieåm naøy haún laøm phieàn loøng nhöõng ngöôøi aáy, nhöng ñoù laø moät thöïc taïi chöùng thöïc kinh qua söï toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa noù trong moät phaàn tö theá kyû nay. So saùnh neàn vaên chöông Nga löu vong qua ba theá heä khaùc nhau vôùi vaên chöông “hieän thöïc xaõ hoäi chuû nghóa” Lieân Xoâ trong gaàn moät theá kyû qua laø moät baèng chöùng khaùc. Khi cheá ñoä coäng saûn ôû Lieân Xoâ caùo chung, vaên chöông “hieän thöïc xaõ hoäi chuû nghóa” coøn laïi gì? ÔÛ nhöõng nôi khaùc, soá phaàn cuõng nhö vaäy thoâi.
Vaøo naêm cuoái thaäp nieân 80, toâi coøn trôû laïi vaán ñeà aáy ñeå khaúng ñònh laø vaên chöông khoâng coøn bieân cöông cuûa ngoân ngöõ vaø vaên töï, khaû höõu cuûa trí töôûng taïo chæ ra nhöõng yeâu caàu môùi cho nhaän thöùc vaên chöông, maø khaû höõu cuûa löu ñaøy laø moät nhaân toá xaùc quyeát.
Toâi bieát coù nhöõng ngöôøi khoâng caàm buùt saùng taùc, chaúng coù caùi kinh nghieäm cuûa saùng taùc neân coù moät loái noùi vu khoaùt laø nhaø vaên löu vong ôû trong moät taâm caûnh baát löïc, caùi loái noùi vu khoaùt cuûa moät caùn boä vaên hoïc doát naùt, hay cuûa moät loaïi pheâ bình hoà ñoà, aáu tró.
Nhöõng nhaø vaên ôû chaâu Myõ La tinh cuõng ôû trong hoaøn caûnh löu ñaøy nhö chuùng ta.Hoï cuõng nhaän ra moái quan heä giöõa nhaø vaên vaø ba loaïi coâng chuùng ôû nôi ñònh cö, ôû queâ höông vaø ôû coäng ñoàng y soáng. Moät ngöôøi Uruguay löu vong laø oâng Angel Rama goïi nhaø vaên löu ñaøy laø keû canh giöõ di saûn vaênhoùa, caùi di saûn ñang bò tha hoùa vì baïo löïc chuyeân chính.
Cho neân vieát khoâng theå laø ñöùng laïi moät choã, maø phoùng tôùi. YÙ nghóa cuûa vaên chöông tieàn phong laø ôû ñoù. Toâi khoâng thích loái vieát töï söï, keå chuyeän cuûa nhöõng keû haønh vaên kieåu vaên chöông maø ngöôøi sieâu thöïc goïi laø sans cervelle. Nhöõng ngöôøi naøy thì nhieàu laém.
Ñaøo Huy Ñaùn:
2/ Anh coù nghó raèng vaên chöông tö töôûng laø vaên chöông thaám nhuaàn tö töôûng cuûa moät trieát gia naøo ñoù. Coøn vaên chöông taâm linh thì sao? Coù phaûi chaêng vaên chöông taân hieän thöïc laø thöù vaên chöông hieän thöïc ñöôïc taùc giaû khai thaùc theâm phaàn nhaân sinh quan?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Trieát hoïc ñoái vôùi toâi laø moät haønh ñoäng trong khi vieát. Tö töôûng ñöôïc caáu truùc trong nhöõng caùi vieát ra, trong baûn vaên. Coù theå toâi gaàn vôùi ngöôøi Phaùp hôn ngöôøi Myõ, ñieàu ñoù cuõng deã hieåu vì ôû vaøo theá heä chuùng ta, aûnh höôûng cuûa giaùo duïc vaø vaên hoùa Phaùp coøn saâu ñaäm; caùi truyeàn thoáng vieát tieåu thuyeát vaø laøm trieát hoïc – ôû Myõ chæ coù ít ngoaïi leä nhö tröôøng hôïp William Gass.
Toâi khoâng roõ khi anh ñaët vaán ñeà “vaên chöông taâm linh”, hieåu theo nghóa naøo? Vaên chöông cuûa Herman Hesse, Paul Claudel, Georges Bernanos...? Theo toâi, nhöõng kinh nghieäm veà caûm quan vaø gioøng yù thöùc ñöôïc chuyeân chôû trong vaên chöông khoâng coøn döøng laïi ôû mieâu taû coå ñieån, hay thuyeát thoaïi hieän töôïng luaän maø ôû trong hieän thöïc taâm/thaân thoáng nhaát, gioáng nhö caùi maø Yuasa Yasuo goïi laø toaøn thaân noäi boä caûm giaùc/zenshinnaibu kankaku. Khi ñaït tôùi caûnh giôùi ñoù roài thì khoâng coøn phaân bieät ngöôøi vieát vaø baûn vaên, cho neân trong Töï truyeän toâi noùi ñeán nhaân vaät thöïc trong vaên chöông vaø nhaân vaät phi thöïc trong trieát hoïc.
Anh vöøa ñeà caäp vaên chöông taân hieän thöïc: Toâi coù theå noùi toâi gaàn vôùi taân hieän thöïc ñieän aûnh hôn laø taân hieän thöïc tieåu thuyeát kieåu Italo Calvino.
Ñaøo Huy Ñaùn:
3/ Xin anh toùm taét ñöôøng loái vieát töï truyeän, noäi truyeän, ngoaïi truyeän vaø phaù truyeän cuûa anh trong quyeån Töï Truyeän.
Ñaëng Phuøng Quaân:
Anh ñaõ nhìn raát roõ veà söï lieân tuïc thoáng nhaát giöõa boán phaàn ñoù trong quyeån Töï Truyeän. Thoáng nhaát, nhöng khoâng coù nghóa laø caáu truùc vaø haønh vaên gioáng nhau.
Tröôùc heát laø Töï truyeän: Ngay töø nhöõng naêm ñaàu thaäp nieân 70 cuûa theá kyû tröôùc, toâi ñaõ phaân tích nhöõng ñaëc loaïi cuûa töï truyeän nhö moät theå loaïi vaên chöông qua hai tröôøng hôïp Stendhal vaø Simone de Beauvoir; moät vaøi ghi nhaän veà töï truyeän/töï pheâ bình vaø choáng pheâ bình, khaúng ñònh veà töï truyeän nhö theå tieåu thuyeát, cuoäc ñôøi trôû thaønh moät baûn vieát soáng ñoäng, tính nguyeân uûy cuûa baûn vieát, laø hieän theå cuûa trí nhôù, phaûn khaùng laïi kieän tính (facticiteù). ÔÛ thaäp nieân 90, toâi thaáy moät soá nhaø nghieân cöùu töï truyeän ñaõ coù nhöõng tieán boä ñaùng keå trong laõnh vöïc naøy, ñaëc bieät laø Philippe Lejeune, ngöôøi maø Paul John Eakin trong lôøi Töïa tuyeån taäp dòch nhöõng tieåu luaän veà vaán ñeà töï truyeän cuûa Lejeune sang tieáng Anh (On Autobiography, 1989) ñaõ cheâ traùch James Olney trong tuyeån taäp Autobiography: Essays Theoretical and Critical (1980) boû soùt taùc giaû quan troïng naøy. Lejeune trong coâng trình nghieân cöùu töï truyeän cuûa Perec (La Meùmoire et l’Oblique, Georges Perec autobiographe, 1991) ñaõ daãn moät caâu cuûa Perec:
Döï tính vieát lòch söû veà toâi haàu nhö ñöôïc hình thaønh cuøng luùc vôùi döï tính vieát cuûa toâi (Le projet d’eùcrire mon histoire s’est formeù presque en meâme temps mon projet d’eùcrire) khaù taâm ñaéc vôùi toâi ñeå aùp duïng vaøo vieäc ñoïc Töï truyeän cuûa toâi. “Töï Truyeän nhöng khoâng phaûi laø töï truyeän” nhö taïp chí Vaên ghi nhaän, thaät ra ñeå cho thaáy moät hình thaùi môùi cuûa töï truyeän – haønh traïng cuûa vieát (theo caùch noùi cuûa toâi), cuoäc phieâu löu cuûa chöõ vieát, lòch söû nhöõng baûn vaên cuûa toâi – taát caû laø quyeån saùch. Trong lòch söû vaên hoïc, coù khaù nhieàu loaïi töï truyeän, töø Töï Tình Khuùc cuûa Cao Baù Nhaï (giaû söû neáu trong vaên chöông coå ta coù nhöõng töï truyeän, haún khoâng laøm roái chuùng ta veà veà lyù lòch taùc giaû nhö nhöõng tröôøng hôïp Chinh Phuï Ngaâm; tuy toâi cho nhöõng coâng trình tuûn muûn veà ai laø dòch giaû chaúng ñoùng goùp gì cho baûn thaân taùc phaåm) ñeán Hanjung mallok cuûa Vöông phi Hueä Khaùnh, baûn vieát tuyeät vôøi cuûa trieát gia John Stuart Mill, hay laï laãm nhö tröôøng hôïp Gertrude Stein vieát The Autobiography of Alice B. Toklas, vieát cho ngöôøi baïn gaùi chung soáng hai möôi laêm naêm vôùi baø.
Laïi noùi veà noäi truyeän/ngoaïi truyeän: coù theå duøng maáy hình dung töø nhö intrinseøque/extrinseøque, eùsoteùrique/exoteùrique ñeå chæ söï khaùc bieät giöõa noäi truyeän vaø ngoaïi truyeän. Song “eùsoteùrique” laïi raát gaàn voùi acroamatique, nghóa laø nghe (do chöõ akroasis) – trong Noäi truyeän chæ “nghe” nhaân vaät noùi, “nhöõng nhaân xöng ñoái thoaïi”. Noäi truyeän vaø Ngoaïi truyeän laø nhöõng moâ hình thoaïi baûn cuûa tieåu thuyeát lòch söû, neáu chuùng ta nghó laø tieåu thuyeát naøy khaû höõu (toâi khoâng muoán noùi ñeán loaïi “keå chuyeän thôøi Toáng Nguyeân” thoâng tuïc).
Phaù truyeän nhaèm giaûi maõ cho ngöoøi ñoïc Töï Truyeän – vôùi ñuùng danh xöng cuûa noù, phaù theå tieåu thuyeát. Ñoïc vaø ñoïc laïi, thoaùt khoûi nhöõng tö kieán, ngöôøi ñoïc seõ thaáy mình, thaáy ngöôøi trong ñoù, chæ coøn nhöõng nhaân vaät, nhöõng dieãn ngoân vaø taùc giaû bieán maát...
Ñaøo Huy Ñaùn:
4/ Taát caû nhöõng nhaân vaät trong toaøn theå Töï Truyeän, hình nhö ñoù laø Ñaëng Phuøng Quaân phaân thaân ra, hoaëc coù theå laø Ñaëng Phuøng Quaân hoùa thaân, Ñaëng Phuøng Quaân haäu thaân sau cuoäc ñaàu thai (la reùincarnation) vaøo goùc ñoä vaên chöông vì hoï hay tö duy vaø coù nhieàu kieán thöùc, sôû tri phong phuù nhö taùc giaû. Anh nghó sao veà nhaän ñònh naày?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Toâi ñoïc saùch vôû phaân taâm hoïc, nhöng khoâng tin vaøo khaû naêng pheâ bình vaên chöông cuûa khoa hoïc naøy. Toâi cuõng chöa töøng ñeå baûn thaân ñöôïc “phaân taâm” vôùi moät nhaø phaân taâm hoïc naøo. ÔÛ ñaâu ñoù toâi ñaõ vieát: taùc giaû ñoàng nhaát vôùi ngoâi thöù nhaát trong baûn vaên, ngoâi thöù ba trong baûn ñoïc vaø tính trung gian cuûa baûn pheâ bình. ÔÛ Noäi truyeän, toâi coøn noùi ñeán taùc giaû nhö moät ñeä töù nhaân khoâng lieân can ñeán nhöõng nhaân vaät trong truyeän.
Phaân thaân cuûa taùc giaû nhö anh noùi, coù theå laém chöù. Laáy ngay tröôøng hôïp Hoà Tröôøng An: moät HoàTröôøng An nhaø vaên cuûa Chuyeän Queâ Nam, Chuyeän Mieät Vöôøn vôùi moät Hoà Tröôøng An nhaø thô vôùi Thieân Ñöôøng Tìm Laïi vôùi nhöõng caâu thô: “Hoân hít khaép ngöôøi, lieám laùp da/Thieân ñöôøng ôû theå xaùc ñaøn baø”, hay “Löôõi meàm, khaùch xoaùy choài sinh löïc/Löng eãnh, baøng hoaøng toâi quíu chaân” – caùi naøy ñaâu coù gieát cheát caùi kia.
Hôn theá nöõa, khi quan nieäm vieát vaø ñoïc ôû moïi caáp ñoä vaéng maët taùc giaû, ñieàu ñoù coù nghóa laø moïi pseudonyme ñeàu khaû höõu; toâi nghó ñeán tröôøng hôïp Kierkegaard vieát döôùi nhieàu teân giaû, chæ coù ñieàu khaùc bieät laø nhöõng nhaân vaät hieän sinh cuûa Kierkegaard chuyeån hoùa töø giai ñoaïn naøy qua giai ñoaïn khaùc, coøn nhöõng teân giaû cuûa nhaø vaên ñöông ñaïi laø dieãn ngoân nhieàu maët.
Ñaøo Huy Ñaùn:
5/ ÔÛ trang 91, anh coù vieát veà nöõ só Gertrude Stein (1884-1946), coù noùi: “Taùc phaåm laø gì? vaø Côù sao coù ít vaäy?” Theo quyeån Töï Ñieån Petit Robert thì baø ta coù vaên phong saùng ngôøi thaàn trí saùng taïo neân vaên chöông cuûa baø ñöôïc goïi laø Cubisme litteùraire (phaùi vaên chöông laäp theå) vaø taùc phaåm cuûa baø laø söï tö duy voâ bieân veà ngoân ngöõ. Vaäy theo anh theá naøo laø taùc phaåm lôùn? Veà maët quoác teá, nhöõng ai ñaõ vieát taùc phaåm lôùn? Coøn vaên chöông Vieät Nam thì sao?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Khi ñaët vaán ñeà “côù sao coù ít vaäy” laø luùc nhöõng nhaø vaên noåi giaän. Nhaø vaên noåi giaän vôùi ñaùm ñoâng quaàn chuùng ngöôøi ñoïc, trong ñoù coù boïn “hoïc giaû-pheâ bình, nhöõng keû khoâng tieáp thu ñöôïc caùi môùi”. Thaät cuõng deã hieåu laø nhöõng textbook veà vaên hoïc, laáy moät ví duï nhö vaên chöông Myõ theá kyû hai möôi, toâi môû thöû moät vaøi cuoán khoâng noùi gì ñeán nhöõng nhaø vaên tieàn phong nhö Raymond Federman, Ronald Sukenick...Nhöng chính nhöõng nhaø vaên naøy môùi tieâu bieåu cho thôøi hieän ñaïi.
Noùi ñeán Gertrude Stein. Baø coù moät quan ñieåm veà nhöõng taùc phaåm lôùn roõ neùt nhö trong The Geographical History of America: Nhöõng taùc phaåm lôùn luoân nhaän thöùc raèng ñuùng khoâng laø gì heát bôûi neáu nhö chuùng ñuùng thì noù khoâng theå nhö khi vieát ra nhöng nhö theå nghó ra vaø trong moät taùc phaåm lôùn thöïc söï thì khoâng coù tö töôûng, hoaëc giaû duï coù tö töôûng thì phaûi laø ñuùng vaø trong moät taùc phaåm lôùn baïn khoâng theå laø ñuùng, neáu baïn coù theå cho laø ñieàu gì baïn tö töôûng chöù khoâng phaûi caùi baïn vieát ra. William Gass laø nhaø vaên ñaõ phaân tích khaù roõ neùt veà ngoân ngöõ cuûa Stein, Gass nhìn ra caùi ñòa chí trong ngoân ngöõ cuûa Stein, chöõ nghóa chuyeån ñoäng nhö ñoà ñaïc trong nhöõng caâu vaên: moïi caâu laø moät khoâng gian cuù phaùp (moät caên phoøng) trong ñoù nhöõng chöõ (ngöôøi, vaät) cöû hoaït (naáu nöôùng, doïn deïp, aên uoáng, baøi tieát) ngoõ haàu taïo nhöõng chaát löôïng caûm xuùc thaät ñaëc thuø vaø raát giaù trò.
Theá naøo laø moät taùc phaåm lôùn? Döôøng nhö vaán ñeà khoâng theå ñaët ra ôû theá kyû vöøa qua. Ngöôøi ta chæ coù theå nghi vaán veà söï khaû höõu cuûa vaên chöông. Hay, cuøng laém laø hoûi “vaên chöông ñi veà ñaâu?” (nhö Blanchot, Pierre Brunel). AØ la recherche du temps perdu (Marcel Proust), Ulysses (James Joyce), Der Zauberberg (Thomas Mann) coù theå laø nhöõng taùc phaåm lôùn cuûa theá kyû hai möôi, nhöng maáy ngöôøi ñoïc ñöôïc? ÔÛ Vieät Nam, sau Ñoâi Baïn (Nhaát Linh), Hoàn Böôùm Mô Tieân (Khaùi Höng), coøn laïi gì?
Trong baøi traû lôøi gaàn ñaây veà moät taùc phaåm lôùn cho cuoäc chieán, toâi cho yù kieán: “Chöøng naøo söï phaân hoùa ngoân ngöõ vaø tö töôûng vaãn coøn laø hoäi chöùng cuûa xaõ hoäi thôøi haäu chieán, chæ coù nhöõng taùc phaåm thaát baïi.”
Ñaøo Huy Ñaùn:
6/ Trong quyeån Töï Truyeän, anh coù nhaéc tôùi nhaân vaät Roskolnikov. Ñoù laø nhaân vaät chaùnh trong quyeån tieåu thuyeát Crime et Chaâtiment cuûa Dostoievski. Vaäy anh nghó gì veà ñöôøng loái vieát cuûa nhaø vaên Nga naøy? Ngöôøi ta thöôøng baûo oâng ta laø ngöôøi ngoan ñaïo Chính Thoáng (Orthodoxe), thuoäc loøng Phuùc AÂm (Evangile) vaø tìm höùng (inspirations) ôû Phuùc AÂm, anh nghó sao? Anh ñaõ tìm gì ôû vaên chöông Dostoievski khi anh höôûng öùng cao traøo cuûa tieåu thuyeát môùi?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Crime et Chaâtiment/Toäi aùc vaø Tröøng phaït nguyeân taùc tieáng Nga laø Prestuplenie i nakazanie, trong ñoù töø ngöõ prestuplenie coù yù nghóa saâu saéc hôn töø ngöõ crime trong tieáng Anh hay tieáng Phaùp vì ngöõ nghóa pre/vöôït ngang vaø stuplenie/böôùc qua haøm yù vöôït qua giôùi haïn, ôû ñaây coù theå laø chöôùng ngaïi cuûa ñaïo ñöùc, xaõ hoäi. Trong Töï Truyeän, toâi coi tieåu thuyeát cuûa Dostoievski laø tieåu thuyeát phaù theå vì tieåu thuyeát cuûa oâng noùi chung laø tieåu thuyeát ña ñieäu. Ñieàu naøy Bakhtin laø ngöôøi tieàn phong ñaõ phaùt hieän ra tính ña ñieäu naøy, noùi cho roõ hôn, nhöõng nhaân vaät trong tieåu thuyeát cuûa Dostoievski laø “nhöõng con ngöôøi töï do”, “nhöõng tieáng noùi ñoäc laäp”, “nhöõng chuû theå coù dieãn ngoân tröïc tieáp mang ñaày yù nghóa cuûa rieâng chuùng”. Bakhtin pheâ phaùn quan ñieåm ñôn ñieäu hoùa cuûa nhöõng nhaø pheâ bình Dostoievski nhö Lev Shestov chaúng haïn. Ngaøy nay thôøi haäu coäng saûn, toâi thaáy nhöõng nhaø trieát hoïc
Nga nhö Valery Kuvakin cuõng quan nieäm “tính ña ñieäu trieát lyù” trong tö töôûng cuûa Dostoievski, coù nghóa laø caû moät theá giôùi “nhöõng trieát hoïc” trong taâm hoàn, tö töôûng, con ngöôøi, tieåu thuyeát Dostoievski.
Nhaân vaät Roskolnikov trong Toäi aùc vaø Tröøng phaït nhö Kuvakin nhaän ñònh coù “nhaän thöùc vaø töï khaúng ñònh cuûa moät nhaân caùch lieân keát vôùi töï do vöôït qua luaät phaùp vaø ñaïo lyù ñoái vôùi moät con ngöôøi vì moät muïc tieâu cao caû laø laøm toát hôn cho toaøn nhaân loaïi coøn laïi”.
Khoâng theå noùi nhöõng luaän ñieåm cuûa Bakhtin hay Kuvakin laø cöôøøng ñieäu, vì chính Dostoievski cuõng töøng baøy toû moät nhaän ñònh nhö theá, nhö khi oâng pheâ phaùn Tolstoi trong Nhaät kyù nhaø vaên (Dnevnik pisatelia) veà nhaân vaät Levin trong tieåu thuyeát Anna Karenina cuûa Tolstoi. OÂng vieát: “taùc giaû duøng Levin ñeå dieãn taû nhieàu quan ñieåm vaø nieàm tin cuûa rieâng oâng ta, haàu nhö ñaët ñeå vaøo mieäng Levin moät caùch khieân cöôõng vaø ñoâi khi roõ raøng laø hy sinh caû ngheä thuaät cuûa oâng ta ñeå laøm ñieàu ñoù, neân toâi vaãn töø khöôùc laãn loän chính taùc giaû vôùi hình aûnh Levin maø taùc giaû veõ ra.”
Toäi aùc vaø Tröøng phaït laø tieåu thuyeát tieâu bieåu roõ reät söï khaùc bieät giöõa tình tieát/syuzhet vaø caâu truyeän/fabula nhö toâi noùi ñeán trong Töï Truyeän. Dieãn bieán Raskolnikov phaïm toäi dieãn ra raát mau, vöôït quan ñieåm thuyeát thoaïi cuûa taùc giaû/moät loaïi höõu theå toaøn naêng, voâ hình, nhö trong thö Dostoievski göûi baïn taâm söï vieäc oâng phaûi choïn “moät hình thöùc môùi, moät phöông aùn môùi loâi cuoán oâng theo”. Nhaân vaät Raskolnikov töø ngöõ nghóa raskolnik/keû ly giaùo ñöa Dostoievski ra khoûi truyeàn thoáng Chính giaùo, ñoù laø ñieàu nhöõng nhaø vaên nhö Nabokov khoâng theå hieåu taïi sao taùc giaû coù theå ñeå boä ba Rakolnikov, coâ gaùi ñieám Sonia vaø Taân Öôùc ñoái maët trong khi coâ gaùi ñieám thuyeát giaûng ñaïo giaùo. Neáu coi Dostoievski laø nhaø vaên tieân tri, oâng chính laø hieän theå cuûa maãu ngöôøi phaûn khaùng Camus noùi ñeán ôû moät theákyû sau.
Ñaøo Huy Ñaùn:
7/ ÔÛ phaàn ngoaïi truyeän (eùpilogue) trong cuoán Crime et Chaâtiment coù noùi giaác chieâm bao cuûa Roskolnikov: nhöõng sinh vaät cöïc nhoû xaâm nhaäp vaøo ñòa caàu laøm nhaân loaïi phaùt ñieân, keû thuø gieát keû thuø, ngöôøi cuøng chieán tuyeán vaø cuøng lyù töôûng gieát nhau. Do ñoù thieân haï cho raèng Dostoievski laø nhaø vaên tieân tri (eùcrivain propheùtique), trong khi ñoù Jules Verne ñaõ vieát nhöõng cuoán nhö Vers la Lune,
Autour de la Lune tieân ñoaùn nhaân loaïi seõ leân maët traêng. Jules Verne cuõng ñaõ vieát quyeån 2000 Lieues sous les Mers ñeå tieân ñoaùn tieàm thuûy ñónh sau naøy. Vaäy maø sao thieân haï chæ cho Jules Verne laø nhaø vaên khaûi töôïng, töùc laø thaáy ñöôïc caùi khaûi töôïng (vision) baùo hieäu söï tieán trieån khoa hoïc cuûa nhaân loaïi trong töông lai. Anh nghó sao veà söï khaùc bieät giöõa nhaø vaên tieân tri vaø nhaø vaên khaûi töôïng (eùcrivain visionnaire)?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Söï khaùc bieät giöõa hai maãu nhaø vaên tieân tri vaø khaûi töôïng cuõng gioáng nhö söï khaùc bieät giöõa hai maãu trieát gia, noùi theo kieåu ñoâng phöông laø hình nhi thöôïng vaø hình nhi haï, nhö toâi noùi ñeán caëp ñoái laäp Heidegger/Hartmann trong Haønh traïng tö töôûng giöõa hai theá kyû, hay gaàn hôn coù theå ñoái chieáu Jacques Derrida vôùi Michel Serres. Phaàn ngoaïi truyeän (eùpilogue) cuûa Toäi aùc vaø Tröøng phaït khoâng nhö nhieàu nhaø pheâ bình cho laø khoâng caàn thieát, thöïc ra ñeå ñoái thoaïi vôùi moät vaán naïn: taïi sao y khoâng töï saùt? taïi sao y choïn vieäc thuù toäi? vì trong tieåu thuyeát ña ñieäu, nhaân vaät cuõng nhö ngöôøi ñoïc khoâng theå bieát lyù do thöïc söï cuûa vieäc y phaïm phaùp. Giaác chieâm bao maø anh nhaéc ñeán trong ngoaïi truyeän naøy thöïc ñaõ laø nguoàn caûm höùng cho Camus vieát ra tieåu thuyeát La Peste. Camus hay Dostoievski laø nhöõng nhaø vaên tieân tri vì hoï tin vaøo côn dòch khaûi huyeàn ñeå giaûi ñaùp vaán ñeà phi lyù vaø thaát baïi cuûa yù chí quyeàn löïc.
ÔÛ nhöõng nhaø vaên khaûi töôïng thì khaùc. Khôûi töø Kant vôùi Nhöõng giaác moäng cuûa moät ngöôøi khaûi töôïng giaûi thích baèng nhöõng giaác mô sieâu hình/Traumen eines Geistersehers erlautertdurch die Traume der Metaphysik khi trieát gia pheâ bình naøy muoán khai phaù tri thöùc veà nhöõng theá giôùi khaùc (bôûi söï khaùc bieät giöõa mô vaø thöùc ôû choã trong moäng moãi ngöôøi coù moät theá giôùi, nhöng khi tænh moïi ngöôøi coù moät theá giôùi chung) chæ coù theå hoaøn thaønh nhôø ôû nhaän bieát phaàn naøo veà theá giôùi naøy. Khaûi töôïng baét nguoàn töø visio coù nghóa laø nhìn, thaáu thò. Jules Verne coù theå coi nhö nhaø vaên tieân khu cuûa khoa hoïc/giaû töôûng trong haøng nguõ nhöõng nhaø vò lai nhö Arthur Clarke, Isaac Asimov, H.G. Wells, Kurt Vonnegut, Jean-Michel Truong nhôû ôû nhaän thöùc khoa hoïc. Trong tieåu thuyeát cuûa Jules Verne, nhung hinh aûnh vò lai cuûa phi thuyeàn, tieàm thuûy ñónh, tröïc thaêng, hoûa tieãn...Le Chaâteu des Carpathes cuûa Jules Verne chaúng haïn ñaõ coù hình töôïng baùo hieäu ñieän aûnh, truyeàn hình, ngay teân nhaân vaät Telek ñaõ haøm nguï cho thuaät ngöõ vieãn thoâng/teùleùcommunications. Vaán ñeà ñaëït ra laø ngöôøi vieát khoa hoïc giaû töôûng coù laø moät nhaø vaên? hay chæ laø moät ngöôøi thoâng tuïc hoùa khoa hoïc? Michel Serres khi luaän veà Jules Verne trong Jouvences sur Jules Vernes goïi caùi khoa hoïc naøy laø khoa hoïc cuûa nhöõng giaác mô. Traû laïi vò trí nhaø vaên cho nhöõng ngöôøi nhö Jules Verne , khi khôûi söï cuûa saùng taïo vaên chöông baét nguoàn töø choã moäng vaø thöïc, soáng vaø cheát, caùi khaû thoâng vaø baát khaû thoâng...coù theå keát deät, moät hình thöùc oneiricism naøo ñoù...
Ñaøo Huy Ñaùn:
8/ Veà ngoân ngöõ, Phaät ñaõ baûo ngoân ngöõ baát löïc khoâng theå dieãn taû ñöôïc caùi bí nhieäm cuûa hieän
höõu, caùi chöùng nghieäm cuûa taâm linh, nhöng taïi sao Gertrude Stein laïi thaønh coâng veà ngoân ngöõ? Coøn
nhoùm Tel Quel laïi ñöa ra caùi ña daïng cuûa dieãn ngoân (heteroglossia) maø trang 104 cuûa quyeån Töï Truyeän
anh coù nhaéc tôùi thì Phaät, baø Gertrude Stein cuøng nhoùm Tel Quel ai nhaém vaøo baûn theå, ai nhaém vaøo
hieän töôïng cuûa ngoân ngöõ?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Theo toâi, coù moät ngöôøi am hieåu caû tö töôûng Ñoâng vaø Taây ñaõ chöùng nghieäm caùi ngoân trong voâ
ngoân naøy cuûa Phaät giaùo. Ñoù laø Nishida Kitaroø, ngöôøiø ñaõ xieån döông caùi oâng goïi laø “tröôøng sôû
cuûa tính Voâ tuyeät ñoái” (zettai mu no basho) vöôït leân khoûi caùi trình ñoä nhaän thöùc baèng khaùi nieäm cuûa
chuùng ta, nghóa laø moät trình ñoä tröïc giaùc naøo ñoù vöôït khoûi ngoân ngöõ vaø tö löï (shiryo). ÔÛ phöông
taây, moät nhaø tö töôûng nhö Wittgenstein cuõng coù moät caùi tröïc giaùc voâ ngoân neân oâng vieát: Veà caùi
maø ngöôøi ta khoâng theå noùi, thì ngöôøi ta phaûi im laëng (Wovon man nicht sprechen kann, darueber muss man
schweigen).
Choøra cuûa Platon coù theå gaàn vôùi tröôøng sôû (basho) cuûa Nishida hôn baát cöù khaùi nieäm “khoâng gian”
naøo khaùc trong trieát hoïc, bôûi khoâng theå xaùc ñònh coù hay khoâng, noùi veà moät caùi khoâng theå noùi.
Töø Gertrude Stein ñeán nhoùm Tel Quel, dieãn ngoân ña daïng laø moät noã löïc cuûa vaên chöông (ít ra laø ñaõ theå
hieän trong tieåu thuyeát phaù theå) vöôït leân khoûi vaên chöông: C’est que la littteùrature est beaucoup plus que la
litteùrature (Sollers). Coù ñaït tôùi caùi toång theå vaên chöông, ñoù laø moät vaán ñeà lôùn. Nhöng laø moät vaán
ñeà khoa hoïc vaên chöông ñang khai phaù. Sollers khi ñi phaân tích kinh nghieäm cuûa Mallarmeù ñaõ nhaän ra moät
trong nhöõng tieàn ñeà cô baûn trong tö töôûng cuûa Mallarmeù laø phi caù tính thieát yeáu cuûa taùc giaû, töø ñoù
coù theå noùi vaên chöông buø ñaép cho caùi khieám khuyeát cuûa nhöõng ngoân ngöõ. Stein cuõng coù moät yù
nghó saâu saéc veà caùi quan troïng cuûa chöõ nghóa khoâng phaûi ôû söï xuaát hieän cuûa noù maø caùch theá noù
xuaát hieän laïi ra sao. Pas d’eùcriture trong dieãn ngoân cuûa Derrida phaûn chieáu caùch theá vaên chöông böôùc
ñi maø khoâng phaûi böôùc ñi cuûa vaên töï trong haønh traïng cuûa ngoân ngöõ.
“Baûn theå cuûa ngoân ngöõ laø Noùi nhö theå chæ daáu” (Das Wesende der Sprache ist die Sage als die Zeige), nhö
Heidegger xaùc ñònh? coù phaûi cuõng trong theå hieän cuûa vaên chöông nhö noùi ñeán treân ñaây? Ngöôøi thieân
veà ñoâng phöông thì cho raèng Heidegger vaãn coøn bò haïn cheá trong ngoân ngöõ, ng**i theo Heidegger tin laø
oâng vöôït raøo caûn ngoân ngöõ khi quan nieäm ngoân ngöõ noùi trong töï phuû nhaän baûn chaát cuûa ngoân ngöõ
(Verweigerung des Sprachwesens).
Toâi coù moät baïn vaên, ngöôøi Taây ban nha, anh vieát 400 trang the book of j’s moät chöõ: la i como negacioùn.
Ñaøo Huy Ñaùn:
9/ Rieâng anh, anh coù yù ñònh vieát moät tieåu thuyeát phaù theå khoâng? Anh muoán phuû nhaän ngoân ngöõ,
phuû nhaän vaên chöông, phuû nhaän nhaân vaät ñeå laøm môùi cho vaên chöông khoâng? Neáu caùi ñaø phuû
nhaän tieán theâm vaøi böôùc nöõa, vaên chöông coù tieán tôùi tình traïng phuû nhaän taùc giaû khoâng?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Töï Truyeän laø moät phaù theå tieåu thuyeát, ñeå daãn vaøo nhöõng tieåu thuyeát phaù theå (ñaõ) vaø (seõ) vieát;
vieát khoâng nhaát thieát chæ coù teân moät taùc giaû. Coù theå anh ñang ñoïc moät tieåu thuyeát phaù theå naøo
ñoù cuûa toâi...bôûi söï vaéng maët cuûa taùc giaû.
Toâi muoán daãn trang 116 cuûa Töï Truyeän: ñoïc tieåu thuyeát phaù theå laø lòch söû cuûa moät ngöôøi
(toâi/baïn/hoï baát kyø) ñoïc caâu truyeän cuûa ngöôøi ñoïc lòch söû cuûa ngöôøi ñoïc caâu truyeän veà ngöôøi
ñoïc lòch söû ngöôøi ñoïc caâu truyeän cuûa ngöôøi ñoïc caâu truyeän ñoïc lòch söû ngöôøi ñoïc truyeän
Ñaøo Huy Ñaùn:
10/ Töø La Modification vôùi coát tuûy taâm lyù coå ñieån, nhöng taùc giaû Michel Butor chæ ñoåi môùi ngoâi thöù
cuûa nhaân vaät thay vì duøng nhaân vaät thöù nhaát (toâi), hay nhaân vaät thöù ba (noù, haén, y ta, ñöông söï,
chaøng, naøng, coâ ta, coâ aáy, anh aáy v.v...) thì oâng ta duøng ngoâi thöù hai (anh, maøy, baïn). Nhöng vôùi
Mobile, theo anh thì : nhöõng baûn vaên nhaåy töø nôi naøy qua nôi khaùc, phaù vôõ trieät ñeå caùi lieân tuïc ñòa
dö, söï xeâ dòch thuùc ñaåy söï ñoàng nhaát ñòa danh. Theo anh, söï phaù vôõ aáy ñoái vôùi söï thay ñoåi ngoâi
thöù nhaân vaät aáy coù phaûi söï canh taân caûi tieán nhaåy voït khoâng? Ñoù coù phaûi laø söï loät xaùc ngoaïn
muïc cuûa vaên chöông khoâng?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Anh cuõng bieát Michel Butor voán laø ngöôøi hoïc trieát vaø trong khi oâng phaân tích tieåu thuyeát cuûa nhöõng
ngöôøi khaùc, chính laø ñeå ñöa ra nhöõng cô sôû tieåu thuyeát cuûa oâng. Chaúng haïn nhö taäp Essais sur le
roman, tham luaän ôû hoäi nghò Royaumont vaø traû lôøi phoûng vaán cuûa Tel Quel. Butor ñeán vôùi tieåu thuyeát
thieát yeáu ñeå noái caùi choã giaùn ñoaïn giöõa hai phaàn hoaït ñoäng: nghieân cöùu trieát hoïc vaø laøm thô. OÂng
tuyeân boá: Toâi vieát tieåu thuyeát khoâng phaûi ñeå baùn, nhöng ñeå ñaït moät caùi thoáng nhaát trong cuoäc ñôøi
toâi. Coù theå noùi roõ hôn vôùi Butor, moät yù nghóa cho hieän höõu. Toâi nghó, nhöõng tieåu thuyeát cuûa Butor
cuõng nhö töï truyeän, söï chuyeån hoùa taát yeáu trong haønh traïng vaên chöông.
Ñaøo Huy Ñaùn:
11/ Coøn Claude Simon, nhaø vaên Phaùp ñaõ töøng ñoaït giaûi Nobel maø anh ñaõ nhaéc tôùi ôû hai trang 109 vaø
110, thaät ra oâng ta thuù nhaän caùc taùc phaåm vaên chöông cuûa oâng ta khoâng coù trieát hoïc gì raùo, nhöng
oâng ta cuõng ñaõ tuyeân boá raèng oâng ta bò aùm aûnh bôûi söï baát lieân tuïc ñoàng thôøi vôùi söï lieân tuïc, söï
baát lieân tuïc ñoù laø caùi daùng daáp cuûa nhöõng maûnh caûm xuùc rôøi raïc khoâng theå ñeå cho caùi naày vaø
caùi noï dính vaøo nhau. Nhöng vôùi anh qua cuoán Triptyque thì nhaän ñònh laïi khaùc. Xin anh noùi roõ hôn
nhöõng gì anh ñaõ vieát ôû hai trang 109 vaø 110 veà vaên chöông vaø ñöôøng loái cuûa oâng ta trong cuoán naày?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Trong Phaù truyeän, toâi ñöa ra hai moâ hình, moät cuûa Robbe-Grillet, Topologie d’une citeù fantoâme, moät
cuûa Claude Simon, Tryptique ñeå minh hoïa tính phaù theå trong Tieåu thuyeát môùi – nhöõng phaân ñoaïn
hoaït caûnh nhö trong ñieän aûnh haäu hieän ñaïi, ôû tieåu thuyeát laø quyeàn naêng ña chieàu cuûa chöõ, ôû
ñieän aûnh laø hình aûnh. Jean Ricardou, moät nhaø lyù luaän xuaát saéc veà tieåu thuyeát môùi ñaõ noùi ñeán
tính phong phuù kyù hieäu cuûa vaên töï trong Tieåu thuyeát môùi, nhö trong tieåu thuyeát La Route des Flandres
cuûa Simon ñeå taïo neân chieàu kích aûo cuûa thöïc taïi, trong khi Metz, moät nhaø lyù luaän ñieän aûnh cuõng
noùi ñeán öu theá cuûa ñieän aûnh vì khaû naêng saùng taïo ra aûo töôûng cuûa thöïc taïi.
Theo toâi, Claude Simon cuøng vôùi Samuel Beckett ñaõ coù moät aûnh höôûng saâu ñaäm cho vaên chöông töø
nhoùm Tel Quel trôû veà sau vôùi caùch theá vaên töï daøn traûi qua tieåu thuyeát cuûa hoï.
Trong Phaù truyeän ôû Töï Truyeän, toâi vieát tieáp nôi trang 111: moät loái tö duy môùi xaây döïng treân thöïc
taïi kyõ thuaät ñöa vaøo phaù theå tieåu thuyeát...chuùng ta phaûi hoïc taäp caùch nghó veà tieåu thuyeát nhö
moät caáu truùc cuï theå hôn laø moät aån duï, toàn taïi trong tröôøng kinh nghieäm hôn laø yù nghóa bieän
luaän.
Ñaøo Huy Ñaùn:
12/ Coù theå ñaây laø moät cuoäc caùch maïng ñaùng quan taâm cuûa töï truyeän. Nhöng anh coù nghó anh nhö
Toân Haønh Giaû laøm cuoäc caân ñaåu vaân quaù daøi xa, quaù nhanh choùng, ngöôøi caàm buùt vaø ñoäc
giaû khoâng theo kòp anh. Coù theå ñaây laø moät cuoäc phaù vôõ moät caùi nhaø maø chuùng ta coù theå tu
boå laïi, thay vì tieâu moät soá tieàn lôùn maø chuùng ta khoâng coù ñuû ñeå xaây caát caùi nhaø môùi hoaøn
toaøn môùi? Anh nghó sao?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Vieát cuõng laø moät haønh ñoäng ñeå bieán ñoåi theá giôùi. Toâi ñaõ vieát nhö theá töø laâu laém. Vieát tröôùc
heát ñem laïi söï baát oån cho ñôøi soáng. Vaän ñoäng cuûa vaên chöông laø caùch maïng. Cho neân toâi ñaõ
xaùc ñònh ôû trong Töï Truyeän, nhö taát caû nhöõng cuoäc ñoåi môùi, tieåu thuyeát phaù theå huûy taïo moïi
quy öôùc veà ngoân ngöõ, quy phaïm, tu töø, phong caùch, tö duy, nhaân vaät, theá giôùi, khoa hoïc...nhöng
tröôùc heát vaãn treân con ñöôøng tìm kieám.
Ñaøo Huy Ñaùn:
13/ Trong töông lai, anh seõ vieát gì ñeå cuoäc buùt trình anh ñöôïc lieân tuïc.
Ñaëng Phuøng Quaân:
Haønh traïng cuûa vieát nhö toâi ñaõ noùi vaãn treân con ñöôøng tìm kieám. Trong Trieát hoïc vaø Vaên chöông
xuaát baûn naêm 1974, toâi vieát ñaâu ñoù laø “ñieàu ñau ñôùn khoâng phaûi laø vieát ra taùc phaåm thaát baïi, nhöng
laø khoâng ñöôïc vieát ra”. Ñoái vôùi ngöôøi caàm buùt, khoâng coù ñieàu bí maät naøo khoâng ñöôïc vieát ra,
khoâng coù ñieàu caám kî naøo khoâng ñöôïc vieát ra. Toâi vaãn tieáp tuïc suy nghó nhöõng vaán ñeà cuûa trieát
hoïc, toâi ñang vieát Cô sôû tö töôûng thôøi quaù ñoä, nhöõng nan ñeà phaûi khai phaù nhöng toâi cuõng tieáp tuïc
vieát nhöõng ñieàu caám kî cuûa thöïc taïi, nhöõng phaù theå tieåu thuyeát.
Ñaøo Huy Ñaùn:
14/ Hieän giôø, anh ñang coù döï ñònh gì veà vaên chöông ñaây?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Moät döï aùn laâu daøi: Pheâ phaùn lyù trí vaên chöông. Nhieàu nhaø trieát hoïc ñaõ vieát veà vaên chöông, nhöng
thöôøng chæ laø nhöõng tö töôûng taûn maïn. Tröø moät hai nhaø, nhö Roman Ingarden. Nhieàu ngöôøi ñaõ noùi veà
nhieàu laõnh vöïc khaùc, nhö lyù trí söû, lyù trí bieän chöùng, lyù trí phaân taâm...nhöng vaên chöông vaãn laø moät
laõnh vöïc bao quaùt. Coâng trình naøy chaéc chaén ñoøi hoûi nhieàu thôøi gian.
Ñaøo Huy Ñaùn:
15/ Anh coù ñieàu gì muoán nhaén nhöõng caây vieát môùi khoâng?
Ñaëng Phuøng Quaân:
Moät ñieàu ñaõ noùi ñeán ôû cuoái Töï Truyeän: thöïc nghieäm, khaùm phaù ra nhöõng ñieàu chöa heà tìm kieám vaø
tìm kieám trôû thaønh lao ñoäng. Moät chöõ Sapientia maø Barthes noùi ñeán trong baøi khai giaûng ôû Colleøge de
France. Toâi nghó chæ nhöõng keû laïc haäu môùi quanh quaån trong xoù gieáng cuûa mình, khoâng bieát hoïc ôû
mình, ôû ngöôøi, môû roäng taàm nhìn ra theá giôùi.
Ñaøo Huy Ñaùn:
16/ Xin caùm ôn nhaø vaên Ñaëng Phuøng Quaân.
LTS: Ñaøo Huy Ñaùn laø buùt hieäu khaùc cuûa moät nhaø vaên noåi tieáng hieän ñang cö nguï ôû Phaùp.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 064
sday, September 5, 2012
NGUYỄN THIÊN THỤ * AN KHÊ & TRẦN VĂN AN
an khê và trần văn ân
Nguyễn Thiên Thụ
Nguyễn Thiên Thụ
Trong khi đa số nhà văn hải ngoại viết về nhà tù cộng sản, một số ít viết về nhà tù thời Pháp thuộc. Đó là trưòng hợp các nhà cách mạng lão thành đã bị Pháp giam giữ như An Khê và Trần Văn Ân.
An Khê sau khi sang Pháp đã viết hồi ký về những ngày tháng trong nhà tù của Pháp tại Sài gòn và Côn Đảo. Đó là cuốn Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo do Làng Văn Canada xuất bản năm 1992. Sách dày 223 trang, chia làm hai phần. Phần đầu là hồi ký của An Khê, phần sau là hồi ký của Trần Văn Ân, nhan đề Khám Lớn Sài Gòn Trong ThờI Ngồi Tù của Trần Văn Ân (1941) viết xong ngày 10-6-1991.
Trước đây, Nguyễn An Ninh đã viết Ngồi Tù Khám Lớn , nay An Khê và Trần Văn Ân cũng viết về nhà tù này. Tác phẩm này tố cáo những hành vi tàn ác của thực dân Pháp tại Khám Lớn và tại Côn Đảo. An Khê gọi Khám Lớn ‘ là nấm mồ kín đáo bao lấp biết bao cơ man uất hận của hàng vạn con người mang thân chim lồng cá chậu, trong thời kỳ đô hộ suốt 80 năm của thực dân Pháp (36)..
Theo An Khê, nhà tù này chứa khoảng 3000, gồm thường phạm và chính trị phạm. Ngày 8-3-1953, thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đã cầm cuốc phá viên gạch đầu tiên của Khám Lớn để ngày 3-7-1956 xây dựng thư viện quốc gia.
An Khê là một chiến sĩ thuc đảng phái cách mạng quốc gia, bị bắt năm 1941 vì tội hoạt động chống Pháp sau bị đày ra Côn Đảo, đến 1945 thì được trở về gia đình. Trước tiên, ông bị giam tại bót Catina, sau bị đưa về Khám Lớn.
Bót Catinat, nơi chuyên dùng điều tra can phạm, nơi chứa đựng tội ác của lũ cầm quyền, cũng là địa ngục.
Bị chuyển từ địa ngục này sang địa ngục khác mà chúng tôi mùng như được tái sinh. Một là vì đuợc chỗ ở rộng
rãi hơn, khỏi phải cảnh ngột ngạt, ép mắm trong những phòng giam nhỏ, đứng ngồi cả trên đồ phóng uế, nửa
đêm thỉnh thoảng lại nghe kêu ơi ới:’ Bác khám ơi, có một thằng chết rồi đây(37).
Đệ nhất hung thần là lão Bazin. An Khê tả việc Bazin đánh đập võ sĩ Tạ Bá Tòng:
Một tên lính kín cầm một khúc tầm vông, loại tre ruột gần như đặc và cứng rắn không thua gỗ, đập thẳng cánh
vào đầu nạn nhân. Đập vừa giập khúc tầm vông ấy, gã thay đổi khúc tầm vông khác.Tên cò Bazin bỉu môi, bảo:
‘ Làm cho gọn, dơ quá vậy!’ Gã lính kín càng giáng mạnh tay hơn, quát:’ Hứng vô quần, mầy!’ Nạn nhân khép
đầu vào vai, cho máu đổ tuôn xuống chiếc quần đùi đã ướt dẫm máu (41).
Tại Khám lớn, một tên lại ngục có quốc tịch Pháp là Paul Hiền nổi danh tàn ác. An Khê viết về tên này:
Paul Hiền hành hạ chúng tôi, bắt ngồi trần truồng trước gió chiều rét lạnh một lúc rồi mới điểm danh bằng lối đọc
thoáng nhanh như gió:’ Băm hai mười tám. . . băm hai mười chín. .. băm hai hăm mốt. . .Con c! ĐM. cố tổ nhà
bây coí nghe tao đọc tên không?. . . Trong nhóm thanh niên có một anh nọ còn trẻ tuổi, ốm nhom, không hiểu
tội gì, bị bắt từ bao lâu mà còn mang bịnh lậu. Paul Hiền giận cá chém thớt, bỏ chúng tôi xốc lại bên anh trai nọ,
xỉa xói:’ Đ.M.! Ở tù còn bày đặt chơi bời. Ham đ. đĩ cho mang bệnh lậu nơi đầu thằng cha mầy đây hả? Chơi dĩ
sướng lắm hả? Tao cho mày sướng luôn!’ Hắn vừa nói vừa dòm dáo dác rồi chạy lại bên thùng rác nhặt một vỏ
bao thuốc lá. Hắn cầm vỏ bao thuốc quệt vào nơi chảy mủ của anh trai tội nghiệp nọ mà trét vào hai mắt anh ta!
Hành động tàn nhẫn vô nhân đạo của tên lại ngục dân tây nọ khiến chúng tôi trông thấy mà sửng sốt và hãi hùng
(46).
An Khê cho ta thấy pháp luật đôi khi sai lầm, phạt oan, giam oan như ba cha con người thợ rèn vì rèn poignard cho lính Nhật . Mãy người lính này dùng dao đâm lộn với cảnh sát Sài gòn. Mãy anh này bị bắt, khai ra ông thợ rèn làm dao. Ba cha con ông thợ rèn bị bắt về tội chế vũ khí ám sát nhân viên công lực (65).
Trong khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, An Khê cũng tố cáo tội ác của cộng sản. Mặc dù cùng là tù nhân, nhưng bọn cộng sản nham hiểm bí mật hoặc công khai tiếp tay với thực dân Pháp để đày ải, hoặc giết hại những đảng phái quốc gia không theo chúng. Nói rõ hơn, cộng sản mưọn tay Pháp thủ tiêu đảng phái quốc gia để sau này chúng không còn đối thủ. tiện bề thực thi chính sách độc tài đảng trị. Ngay trong tù, thái độ của tù cộng sản và tù quốc gia, sư cộng sản và sư quốc gia khác nhau. Sư Thiện Chiếu là cộng sản được tiếp tế nhiều nhưng không bố thí cho các anh em bạn tù. Sư lại chỉ trích việc anh em tù nhặt thuốc lá. Sư Thiên Chiếu và Tâm Chiếu lập trường quốc cộng khác nhau, và tính tình cũng khác nhau. Sư Tâm Chiếu cười khẩy:
Đạo huynh không nhặt tàn thuốc lá vì đại huynh ôm kè kè bịch thuốc lá và gói quà căng tin bên người, có cho
ai chút gì đâu? Cả khám không thuốc hút, một mình đạo huynh nằm gác tréo chân hút thuốc phì phà, làm dân
ghiền ngáp trật quai hàm! Trong khám có người nứt lở mình mẩy chân tay, không ăn được đồ biển, đạo huynh
có thịt chà bông, có tóp mỡ, có đường tán. . . đạo huynh có cho ai chút nào? Đạo huynh xưng là tiến bộ, là
cộng sản, sao còn bo bo vật tư riêng? (129)
An Khê viết rất nhiều về hành vi và thủ đoạn của những người tù cộng sản. Trước kia khi ở trong Khám Lớn, bọn chúng đã bao phen ngồi liên hoan với chúng tôi. để cổ võ chiêu bài chúng đưa ra : Quốc Cộng liên minh! Ngưòi quốc gia và cộng sản phải liên kết chặt chẽ, cùng sát cánh nhau để cứu nước. Ôi tình đồng chí, đồng tù mặn nồng, thắm thiết biêt bao! Chúng phải làm thế vì ở Khám Lớn, phe cộng là thiều số. Nhưng khi ra Côn đảo, họ đông hơn, có thế lực núp bóng cai tù, nên trở mặt, bảo: Trên đảo chỉ cò màu đỏ, không màu vàng. Người quốc gia muốn yên thân trả nợ tù, phải nhum đỏ! Không cộng sản tức là kẻ thù, không có khác, cũng không được lưng chứng!. . . (141).
Chính bọn cộng sản cũng mưu hại An Khê song người Nhật đã đến kịp thời cứu ông (140-142).
Trong Khám Lớn Sài gòn Trong Thời Ngồi Tù của Trần Văn Ân(1941), Trần Văn Ân cũng nói rõ việc Cộng sản đã hành hạ , đầu độc Nguyễn An Ninh ở Côn đảo. Ông Ninh ở tù bị bọn cộng sản cô lập, không cạo tóc cho, không cho ai nói chuyện với ông, giúp đỡ ông một việc cỏn con nào. Ông Ninh bị thủng, phải nằm khám nhà thương. Chúng không cho thuốc, lại giả làm tù mới ở đất liền ra phao đồn vợ ông Ninh không còn ở phụng dưỡng cha nữa. Ông Ninh rất có hiếu với cha, nghe kể thế rất đau buồn. Chúng lại bảo bịnh ông muốn khỏi, nên ăn gan con vích sống hay uống máu vích thì chóng khỏi. Chúng đem gan vích và máu vích cho ông,ông dùng xong thì mất (165).
Ông cũng kể cho chúng ta biết cộng sản âm mưu đầu độc tù nhân quốc gia bằng cách xúi dục người ‘pha nước bẩn vào nước uống, bỏ cát, xác ruồi vào cơm và thức ăn’ (219).
Trần Văn Ân cũng nhắc đến việc Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn giết Bùi Quang Chiêu( bác của bà Trần Văn Văn, và cậu của Luật sư Dương Văn Giáo) khoảng tháng 9-1945 ở Tân An, và luật sư Dương Văn Giáo là mt nhà cách mạng, bạn của Nguyễn Thế Truyền, cùng lãnh tụ Cao Đài Lê Kim Ty và mấy chục lãnh tụ đệ tứ nơi sông Lòng Sông gần Phan Thiết vào năm 1946 ( 159)..
Thực dân Pháp tàn ác, song Cộng sản càng tàn ác hơn. Cộng sản bắt tù nhân trồng sắn mà ăn, không bao giờ cho ăn cơm trong khi Pháp vẫn cho ăn cơm, có thức ăn dù là khô mục với canh đậu xanh (175). Khi bắt người, Pháp tỏ ra lịch sự hơn cộng sản (146-149). Tù thời Pháp được thân nhân vào thăm nuôi bất cứ thứ bảy ,chủ nhật nào , còn cộng sản sau này mới có lệ cho thăm nuôi, và thân nhân chỉ được thăm nuôi khi có giấy phép gửi về. Tù nhân dưới chế độ Pháp thuộc biết mình tội gì và hạn tù của mình, còn tù cộng sản thì không biết mình bị ghép tội gì và ngồi tù đến khi nào.
An Khê là một nhà văn viết rất nhiều nhưng các tác phẩm của ông xuất hiện trên báo, dường như ít xuất bản thành sách. Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo là một tác phẩm có giá trị lịch sử, có giá trị tố cáo thực dân và cộng sản. Đây là nỗi khổ đau của người quốc gia, luôn bị thực dân và cộng sản đọa đày và giết hại.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 064
No comments:
Post a Comment