VÕ KỲ ĐIỀN * BIDONG
Võ Kỳ Điền
Pulau Bidong 1981 – Tranh La Toàn Vinh
Bidong sáng nay thức giấc thật sớm. Nắng chưa lên đảo đã rộn ràng. Trời mới vừa tờ mờ sáng là anh em chúng tôi đã sắp xếp thu gọn đâu vào đó, xong xuôi lục tục tay xách tay mang, ríu rít kéo nhau về phía cầu tàu. Hôm nay là ngày tôi rời đảo, cái ngày trọng đại mà người tỵ nạn Việt Nam nào cũng ước ao mong đợi. Như con chim bị nhốt chặt trong lồng sắp được đem đi thả, tôi nhìn khoảng trời cao biển rộng, cảm thấy như hai chưn sắp mọc cánh. Những vật dụng không cần thiết được bỏ lại bớt, tôi cầm cái xách tay nhỏ nhẹ thênh thênh, lòng đầy tràn niềm vui háo hức. Mùi muối biển mặn nồng lẫn trong không khí trong lành khiến tôi sảng khoái. Con đường cát trắng ven theo mé biển để ra cầu tàu, đẹp đẽ dễ thương hết sức. Mà đâu phải Bidong sáng nay, chỉ có con đường nầy dễ thương. Bidong còn có những núi đá chênh vênh hùng vĩ, những rừng cây cao san sát, những tàn dừa xanh mát, những nhánh bàng gie như chiếc dù, những dãy lều chen chúc, những đợt sóng nhấp nhô, những đám mây trôi xô dạt…. Bidong trong tôi còn có anh chị Tư Trần Hưng Đạo, Dân, Cương thủy thủ, Dân gì đó, Út Trung, Sơn, Quách Linh Họat, anh chị Thuần, chị Kiều, chị Huệ, Tô Tỷ, Hủ Tiếu, Xám Mã Chải, … tất cả đều rất dễ thương.
Tôi ngoái mắt nhìn lại lần cuối cái lều cheo leo tôi đã nương tựa trong những ngày qua. Lều nằm khuất trong con hẻm hẹp té. Một dải nước dơ xanh mốc rong rêu chảy len dưới cầu thang. Đống củi vụn lượm trên núi mấy tuần trước xài còn phân nửa, bấy nhiêu đó chắc cũng đủ cho Chiêu dùng để chờ cho tới ngày được đi Mỹ. Một chiều nào tôi đến, rồi để sáng nầy tôi đi! Trong niềm vui sướng, bất chợt tôi bịn rịn ngậm ngùi. Chiêu đi sát bên tôi, tay ôm dùm một gói nhỏ, nói:
-Em ở lại có một mình, điệu nầy phải năn nỉ Sơn hay Út Trung đến ở chung cho vui.
Tôi nghe nói cảm động:
-Nhưng Sơn có bồ rồi, không dễ gì rủ hắn, Út Trung thì chắc được… Ở đây có một mình buồn lắm!
Chiêu vốn ít nói nếu không có bạn bè đông vui thì cái lều nầy chắc trở thành cái chùa! Nó thiệt xui, hôm phái đoàn Canada phỏng vấn, trả lời trật vuột sao đó nên bị xù, đành phải chờ để đợi phái đoàn Mỹ, nếu may mắn được nhận thì sớm lắm cũng phải năm, bảy tháng nữa mới rời đảo được. Tôi đề nghị:
-Hay là em kiếm người, bán cái lều kiếm chút đỉnh tiền xài đỡ qua ngày… rồi dọn hết qua bên Út Trung, ở chung cho có bạn?
Chiêu trầm ngâm một hồi, rồi nói:
-Anh tính vậy cũng được, để thủng thỉnh em lo…
Nó trả lời, giọng buồn buồn. Tôi nhìn thấy cặp mắt hấp háy sau mặt kiếng dầy cộm. Đầu cúi xuống, nó lẳng lặng đi không nói tiếng nào. Buổi sáng nước thủy triều dâng cao, những lượn sóng lớn đánh tràn lên gần sât bờ đất, làm ướt đẫm làn cát trắng phẳng lì, xóa hết những dấu vết rác rưởi của ngày qua. Giờ nầy khu chợ trời còn vắng tanh, không khí im mát nhờ chút hơi lạnh ban đêm còn sót lại. Mấy đứa em vui mừng trò chuyện líu lo như chim, tiếng bước chưn hối hả nghe rào rào trên mặt đường. Tụi nhỏ đi lẹ quá, tôi và Chiêu bị lọt tuất ra đàng sau.
Nơi làm thủ tục rồi đảo ở bên hông trạm cảnh sát Mã Lai, cạnh cầu tàu. Có vài cái bàn được kê dưới tàn dừa, dùng để dò danh sách và kiểm sóat giấy tờ người đi. Mới giờ nầy mà người ta đông nghẹt. Mọi người đứng bên nhau trò chuyện nhắn gởi, dặn dò, tạo thành một hoạt cảnh rộn ràng. Tôi gặp lại hầu hết những bộ mặt thân yêu cùng đi chung chiếc BL 1648, họ vây quanh từ giã. Trong niềm vui của một hy vọng mới tinh khôi có xen lẫn nỗi sầu ly biệt. Cho nên trên những khuôn mặt quen thuộc, tôi thoáng thấy nét u ám ngậm ngùi. Chị Kiều bồng bé Xuân Lan tứ xa, tất tả chạy lại đưa tặng Duyên mấy gói mì Cary Koka để dành ăn đi đường. Chị Tư Trần Hưng Đạo cho Bi hai trái bôm. Út Trung đưa hai mươi đồng nhờ đánh điện tín cho một người bà con ở Longueuil Québec. Trong túi áo, túi quần tôi đầy nhóc thư từ của bạn bè nhờ gởi dùm cho thân nhân.
Chị Điệp dẫn Trung, Dung cũng vừa tới. Bữa nay Trung bận áo đàng hoàng, cũng đã hết sún răng. Lúc anh tôi bị bắt, tụi nó còn nhỏ xíu làm sao nhớ được, biết bao giờ cha con mới gặp lại nhau. Nhớ ngày nào mới đây, cha mẹ, anh em, vợ con, quây quần xum họp đông vui, chỉ một phút đất nước đổi thay, tất cả đều tan biến hết, kẻ góc biển người chưn mây, không ai biết được tương lai như thế nào!
Tôi cúi xuống ôm lấy hai đứa nhỏ dặn dò:
-Chú Tư với Bi đi Canada, hai con với mẹ ở lại, mai mốt qua Mỹ với dì Tư.. Ở đảo con phải cẩn thận nghe hôn, không được đi chơi xa, leo trèo trên rừng trên núi, khi nào đi tắm ngoài biển thì phải đi chung với mẹ hoặc cậu Bích…
Thằng nhỏ đã hiểu được cuộc chia tay sắp xảy ra ngoan ngoãn gật đầu, đứng im mặt buồn hiu, khác hẳn thường lệ. Đến giây phút nầy tôi đâm hối hạn, tại sao lại xin đi Canada để phải xa cách hết thân nhân bạn bè như vậy. Chị Điệp, vợ chồng Bích, anh chị Tư Trần Hưng Đạo, anh chị Thuần, vợ chồng Quách Linh Hoạt, Sơn, Út Trung, Tô Tỷ, Xám Mã Chải, vợ chồng Liêu Thạnh… tất cả đều kiên nhẫn chờ đợi để được đi Mỹ. Phải chi tôi cũng xin đi Mỹ! Nếu được nhận thì một ngày nào đó rời đảo cả đám, vui biết bao nhiêu! Cảnh kẻ ở người đi, lúc nào cũng buồn! Ở đời có nhiều việc xảy ra bất ngờ, mình không thể thấy trước. Hơn nữa nhiều khi, cách tôi giải quyết vấn đề cũng thường… không giống ai! Vì vậy mà cứ hết hối tiếc nầy đến hối tiếc khác, hèn chi cả một đời lận đận!
Cuộc điểm danh đã hoàn tất. Dòng người lũ lượt di chuyển dọc theo bờ cát đầy rác rến để ra cầu tàu. Thân nhân cùng bạn bè cố chen lấn đi theo một đoạn đường dài để nắm nuối tiễn đưa. Có xa cách mới biết quí những lúc gần nhau. Hàng dừa đứng lặng lẽ, những tàu lá xanh mướt lao xao trong gió như muốn từ biệt lần chót những thuyền nhân may mắn. Cảnh Bidong sáng nay khác hẳn bến Tầm Dương hiu hắt hơi thu ngàn năm trước. Ở đây chỉ có nắng và gió, không dễ gì kiếm cho ra được -phong diệp địch hoa, thu sắt sắt*, vậy mà tôi cứ nghe tê tái bồi hồi trong từng bước đi!
Bây giờ, vây quanh tôi là những người bạn một thời gắn bó, gặp nhau trong cảnh lận đận quay cuồng, rồi tất cả sẽ phân tán ra bốn hướng như những cánh chim bay. Cảnh biệt ly thì dầu hoàn cảnh nào cũng đều đứt ruột! Biết rằng giây phút thật sự xa nhau sắp bắt đầu, tôi cố ngoái lại nhìn thật kỹ lần chót những khuôn mặt bạn bè thân thương, những người bạn đã một thời sát cánh cùng nhau chia xẻ những gian lao lẫn ngọt bùi ở miền đất lạ. Tuy biết trước sau gì cũng mỗi người mỗi ngả, nào ngờ phút giây chia tay lại đến quá sớm. Tôi nắm chặt lấy tay anh Tư Trần Hưng Đạo định nói câu từ giã, nào ngờ cái cảm xúc dâng lên như một luồng điện mạnh chạy khắp châu thân, tự dưng tôi run rẩy nghẹn ngào:
-Anh Tư… tụi mình đành phải xa nhau rồi!
Tôi ngước nhìn mặt Tư Máy cày, thấy mờ mờ, không rõ hình thù gì cả. Nước mắt đã ứa, chực trào ra khóe. Tôi cố gắng nín thở để dằn cơn xúc động. Không, tôi không khóc, không thể khóc giữa đám đông như đứa con nít. Tôi là người lớn mà. Tôi làm bộ ngước nhìn đọt dừa, cố nuốt dòng lệ nghẹn ở cổ cho chạy ngược vô trong. Xung quanh đã có tiếng đàn bà khóc. Những câu mếu máo giã từ, những lời tiễn đưa nhau nhiều nước mắt. Tư Trần Hưng Đạo cũng cảm động nói:
-Chú thím qua bển… mạnh giỏi!
Út Trung cùng Sơn buớc theo dặn dò:
-Ông thầy nhớ gởi thơ về cho tụi nầy…
Tôi không thể nói thêm được tiếng nào nữa hết, đành nhìn hai bạn mà gật đầu. Hình ảnh những đọan đường đã trải qua chợt biến chợt hiện, những ngày chờ đợi ở Bạc Liêu, đêm giã từ Cà Mau, cảnh đói khát ở Kapas. cuộc sống gian khổ ở Bidong… tất cả cùng chung kỷ niệm, cùng chung sống chết. Vậy mà giờ đây tôi được sung sướng, còn các bạn ở lại, tiếp tục kéo lê chuỗi ngày gian khổ. Tôi còn lòng dạ nào nghĩ tới niềm vui sẽ tới. Rồi đây các bạn ở lại Bidong sẽ như thế nào? Quách Linh Hoạt còn còng lưng vác những thùng hàng nặng nề vượt qua những vách đá cheo leo trong đêm hôm khuya khoắc bao lâu nữa? Út Trung, Sơn, Tô Tỷ, Xám Mã Chải… phải lặn lội leo núi đốn củi, chen lấn xách nuớc, sắp hàng trên cát nóng như thiêu như đốt để lãnh thực phẩm bao nhiêu phen! Bidong vui ít, buồn nhiều. Da người tỵ nạn sẽ mốc đen vì nắng cháy mưa dầm, tay chưn trầy xước vì gai góc đá sỏi, tim phổi đóng đầy bụi khói Bidong. Ôi! những người tỵ nạn đáng thương!
Bên cạnh, Duyên tay bồng Bi đôi mát cũng đỏ hoe vì chị Tư, chị Kiều bịn rịn. Tôi và nàng cùng đi mà không biết chưn mình đang bước, tâm trạng bồng bềnh. Chiêu cầm dùm cái xách tay, đang lầm lũi đi phía trước. Chắc nó cũng xúc động dữ lắm, đầu cúi gầm. Nó đưa anh em tôi xuống tận ghe, sắp xếp hành lý đâu đó xong xuôi, rồi mới từ giã trở về.
Ghe còn phải đợi làm thủ tục lâu lắc nên chưa mở đỏi. Tôi ngồi bên be thuyền nhìn thẳng xuống bên dưới. Nước biển buổi sáng trong veo, những tia nắng vàng nhạt long lanh chiếu sâu thăm thẳm. Tôi nhìn thấy hàng triệu triệu con cá lớn bằng bàn tay bơi lội nhởn nhơ, chúng lượn qua lượn lại đều đặn nhịp nhàng như có một động lực vô hình nào điều khiển. Trên kia dáng núi Bidong to sầm, khu định cư nhỏ xíu. Một đám khóí xám bao phủ mịt mùng dưới chưn núi trông như một đám mây mù chiều mưa. Cuộc sinh hoạt của những bạn bè thân yêu của tôi diễn ra âm thầm trong đó. Tôi chợt cảm thấy khối núi đá to sầm sập kia như đè hết sức nặng ngàn cân lên trên đám người tỵ nạn khốn khổ lúc nhúc bên dưới. Bidong thiệt gian khổ mà cũng thiệt thân thương gần gủi. Biết bao giờ tôi mới có dịp trở lại chốn nầy?
Ghe đã nổ máy sắp khởi hành. Tôi cố nhìn cho thật rõ Bidong một lần nữa.
Trời ơi! Dưới gốc dừa ở đầu cầu tàu, Chiêu vẫn còn khoanh tay đứng trơ trọi.., một mình!
*Trích trong Tỳ Bà Hành, Đường Thi Tam Bách Thủ, thất ngôn cổ thi của Bạch Cư Dị. Phan Huy Vịnh dịch: Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.
-Đường Thi của Trần Trọng Kim ghi là: Phong diệp lô hoa thu sắt sắt.
***
Marang, ngày… tháng…
Anh chị Tư, Út Trung, Sơn và các bạn thân mến,
Vợ chồng tôi đã tới Marang nầy vào lúc bốn giờ chiều, được ở tạm đây nghỉ ngơi hai ngày, rồi đi tiếp tới trại chuyển tiếp Convent ở thủ đô Kuala Lampur (Convent Transit Camp) nên rán tìm cách gởi bức thư nầy về Bidong, để anh chị và các bạn, đọc cho biết đoạn đường sẽ qua của mọi người trong thời gian sắp tới. Tôi nhớ Bidong, nhớ anh chị và các bạn nhiều lắm…
Đây là cuộc di chuyển lần thứ ba trên biển. Từ Việt Nam đến đảo Kapas, từ Kapas đến Bidong. Bây giờ là từ Bidong qua Kuala Trengganu, toàn đi bằng ghe. Hai đoạn đường trên đầy nguy hiểm bất trắc mà sao tôi không cảm thấy sợ hãi. Duy có đọan đường nầy đi vào buổi sáng, chừng ba tiếng đồng hồ là tới, biển lại êm trời đẹp ghe tốt, vâỵ mà tôi lại cảm thấy sờ sợ. Có lẽ gần tới nơi an toàn rồi, rủi ro có bề gì thì uổng công toi. Cái mạng mình lúc trước là đồ bỏ, bây giờ lại thấy quí. Mà càng quí trọng lại càng sợ chết!
Cũng may sáng đó trời đẹp. Biển lấp lánh sóng bạc, chiếc ghe lướt êm xuôi. Vì ít người nên ngồi đứng thoải mái hơn trên chiếc BL1648 của anh em mình. Ghe đi dọc theo bờ biển Mã Lai. Tôi thấy từng rặng núi lướt qua, nối tiếp không dứt. Xứ Mã Lai này có lẽ chỉ toàn là núi rừng, ít đồng bằng. Độ giữa trưa thì tới Kuala Trengganu. Đó là một thị trấn cực bắc của Mã Lai, nằm ngay trên cửa sông, nhỏ nhưng xinh xắn. Nhà cửa Mã Lai màu sắc sặc sỡ, xe cộ mới tinh. Gần ba tháng nay sống xa khuất ánh sáng văn minh, bây giờ được nhìn thấy lại nhà cửa, xe cộ, điện nuớc, mừng quá. Ai nấy như mán rừng về thành phố nôn nao, sung sướng, cứ luôn miệng hít hà, nhà cao quá, xe đẹp quá, cái gì cũng mê quá trời. Còn thằng Dân gì đó, thì thôi, khỏi nói. Cái miệng nó cứ tía lia ‘gì đó’, ‘gì đó’ liên tu bất tận. Từ ngoài biển khơi ghe đâm thẳng vô cửa sông. Nơi đây có bãi cát lài ra tận ngoài xa. Cửa sông rất rộng, bề ngang chừng hai tới ba cây số. Có nhiều xác ghe tàu mục nát của Việt Nam mình nằm chơ vơ. Nhiều người đã ở đây nói rằng, có nhiều ghe vượt biên bị chìm vì không biết bãi cạn, vướng vào cồn cát. Một số bị đuổi xô ra, lật chết nhiều lắm!.
Ghe cặp vào cầu tàu bằng xi măng rất lớn. Bến cảng hoạt động rộn rịp. Trời nắng chói chang, kiếm một bóng mát không có, tất cả đứng lóng nhóng trên cầu chờ xe búyt đến đón để đi tiếp lộ trình. Chờ mãi không thấy xe đâu, tôi đành kiếm chỗ tránh nắng, ngồi núp dưới một đống ván. Cạnh bên có một cặp vợ chồng với bảy đứa con nhỏ lôi thôi, lếch thếch. Người chồng đen đúa, ăn mặc đơn sơ, người vợ dáng lam lũ vạch vú cho con bú, tay cầm nón lá quạt phành phạch. Thoáng nhìn thì có vẻ nông dân hay ngư phủ. Tôi lân la chào hỏi làm quen, biết được họ cùng đi Canada. Đợt nầy đi đông lắm vì ngoài người đi Canada, còn có nhóm đi Mỹ và Úc nữa. Lúc nhơn viên Liên Hiệp Quốc tới đón, các đại diện Việt Nam mình ra nói chuyện, nhiều người nói rất giỏi và lưu loát. Tôi rán lắng nghe mà chỉ hiểu được vài tiếng, tức mình vì quá dốt, đành quay trở về ngồi núp nắng với cặp vợ chồng nông dân kia cho đỡ quê!
Xe buýt đến. Trước khi đi, mỗi người được phát cho hai gói cơm còn nóng, đựng trong bao ny lông, có một trứng gà và một miếng gan bò luộc. Mấy hộp trà hoa cúc. Tôi đi đường còn mệt, trời lại quá nóng nên ăn không vô. Thành phố Trengganu đẹp quá, nó được cất trên một ngọn đòi. Các công viên trồng bông rất đẹp, đường xá sạch bóng, xe chạy bên trái như bên Anh. Ra khỏi thành phố, xe chạy dọc theo bờ biển. Đường ven theo chưn núi, quanh co, nhà cửa sơn màu sặc sỡ cất rải rác dọc theo hai bên đường. Ít thấy đồng bằng và ruộng lúa. Người dân quê Mã cũng ăn mặc đẹp đẽ. Xe chạy độ hai tiếng là tới Marang, ghé vào một villa rất lớn, trơ trọi giữa đồng. Đây là nơi nghỉ tạm vài ngày để đi Kuala Lampur. Tôi kiếm một phòng trống trên lầu rồi sắp xếp hành lý nghỉ ngơi. Nhà cất bằng cây rộng lớn nguy nga, chia làm mấy chục phòng. Từng trệt có nhiều giuờng đôi, sắp thành hàng dài. Thấy người ta ùa qua bên kia đường ăn hàng, mấy đứa em và Duyên cũng bắt chước nhau đi mua. Bên quán có bán chocolat sữa lạnh, cà rem, nước đá. Giá cả rất rẻ so với Bidong của mình. Đã quá, anh Tư ơi! tôi mê thiệt tình. Anh tưởng tượng đi, mấy tháng trời cả đám chết khô, bây giờ lại có nước đá lạnh. Tôi cầm chai Coca, chưa uống mà đã thấy sướng, mát lạnh cả hai tay. Thiên hạ kéo nhau đi mua rần rần. Được cái con nhỏ bán quán coi cũng ngộ hết sức. Mai mốt anh có ghé qua đây nhớ mua cà rem, nuớc đá, rồi thử nhìn coi lời quảng cáo của tôi có đúng không. Phải rán học chút đỉnh tiếng Anh nghe, tôi ham nói chuyện nên mỏi tay quá!
Ở dưới sân rộng, có cất nhiều trại nhỏ cho người ta nghỉ mát, có mắc võng ở các gốc cây, có giếng nước để uống và tắm rửa, có củi cả đống để nấu nướng, nghĩa là có đủ mọi tiện nghi cho người tỵ nạn sử dụng. Tôi đi lang thang dọc theo bờ biển nhìn tuốt ra khơi xa tít mù, thấy có một hòn đảo xanh xanh ở chưn trời. Rán nhìn cho kỹ, thấy cái cầu tàu bằng sắt sừng sững. Cái cầu tàu nầy sao quen thuộc quá. Trời ơi! anh Tư ơi, đó là cầu tàu của đảo Pulau Kapas, cái đảo Dừa anh em mình trôi dạt đến hôm nào. Kỷ niệm đâm dạt dào. Khúc phim ngày đầu tiên đến đất Mã hiện trở lại trong óc tôi. Chỗ tôi hiện đứng đây là Marang, là nơi buổi sáng ghe mình tấp vào, Chiêu và Hiếu vì lo lắng an nguy của cả ghe, lội vào bờ bị đánh đập và bị bỏ rơi. Chiếc BL 1648 trôi dạt dật dờ mãi đến chiều tối mới tấp được vô Kapas đậu cặp cầu tàu nầy. Một tháng trời anh em mình làm Lỗ Bình Sơn nơi hoang đảo với tâm trạng hoang mang chờ đợi… Bây giờ tôi đã được trở lại đây, nhìn Kapas một lần nữa, đâm nhớ và như thấy anh chị, anh chị Thuần, vợ chồng Quách Linh Hoạt, Út Trung, Sơn, Chị Điệp, chị Kiều, chị Huệ, Hủ Tiếu, Nhựt Bổn,… nói chung tất cả những người đã cùng nhau chia xẻ nỗi gian lao của chiếc BL 1648… Phải chi cả đám được đi một lượt đến đây thì vui biết bao nhiêu. Trọn cả buổi chiều còn lại, tôi nằm trên võng đong đưa dưới tàn cây râm mát, nhìn qua đảo Dừa mà ngùi ngùi…
Bãi biển chỗ nầy mọc nhiều cây phi lao và dừa. Sân cỏ đầy chim sáo mỏ vàng và mèo. Có vài xác ghe vượt biên rải rác nằm đây đó. Có lẽ cũng tại nơi nầy, Chiêu đã xúc con ruốc để phơi khô trong những ngày nó lạc loài với Hiếu ở đây. Chiều nay ăn phần cơm phát buổi trưa, có thêm canh cải bẹ xanh nấu với dầu dừa, hôi hôi mà đói quá cũng rán nuốt…
Lúc đó tụi em đi chơi vẩn vơ có dịp nói chuyện với cặp vợ chồng lam lũ bảy con kia. Lúc đó tụi nó mới té ngửa, người chồng là giám đốc một công ty ngoại quốc nổi tiếng ở Sài Gòn, vợ là chuyên viên bộ Kinh Tế. Hai vợ chồng từng du học ở Toronto Canada trên tám năm. Vậy mà từ đầu đến cuối không hề nghe hai người nói một câu tiếng Tây hay tiếng Anh nào. Ai nghe qua cũng ngẩn ngơ kính phục. Công phu hàm dưỡng của hai người thiệt cao cường. Rồi tôi ngẫm nghĩ tự xấu hỗ. Bản thân mình dốt rồi cứ tưởng ai cũng dốt như mình! Tôi lại được dịp làm quen với cặp vợ chồng nầy, biết được nhiều chuyện thú vị của xứ Canada. Các câu chuyện trong trại tỵ nạn thì không bao giờ dứt được.
Ngày hôm sau tôi qua phòng chung của trại, thấy trên bàn có cuốn báo Văn Nghệ Tiền Phong, số Tân Niên 1979. Buồn ngủ gặp chiếu manh, tôi cầm tờ báo đọc ngấu nghiến. Lật tới lật lui gặp được bài thơ hay, tựa là Ta Đã Tới của tác giả Đăng Trình. Tôi đọc cho cả đám nghe, ai nấy đều xúc động ngậm ngùi. Chuyện người tỵ nạn ở Bidong chỉ biết ‘thương một đời hai chữ Việt Nam thôi’ Tâm sự của tác giả mà cũng là tâm sự của anh em mình… Tiện đây tôi chép lại để anh chị và các bạn đọc cho qua những ngày dài chờ đợi.
TA ĐÃ TỚI
Ta đã tới dung thân miền đất lạ
Chiều Pulau lồng lộng gió bi thương
Lòng gặp lòng sao nhớ quá quê hương
Lỡ đánh mất sau lưng đời phiêu bạt
Ôi! Mẹ già chiều Trường Sơn lây lất
Ôi! Đất cha khoai sắn độn từng ngày
Ôi! Đướng xưa máu nhuộm tóc thơ ngây
Giặc đã đến dựng công trường tập thể
Tuổi trẻ không trường, nhà buôn thiếu chợ
Quê hương mình xa xót lắm người ơi!
Nghĩa sống gì đâu khi mất cuộc đời
Giặc cướp trọn trong vòng tay sắt máu
Lớn bé trẻ già bỏ nơi nương náu
Ngày thâu đêm quần quật đói từng cơn
Thân làm bia đầu đội đạn tủi hờn
Thương quá thôi -bạn bè ơi biền biệt
Giặc trả thù có mấy ai được biết
Lần ra đi là trăm vạn ngày thương
Buồn nào hơn người vợ trẻ khóc chồng
Tim thắt héo chạy theo nguồn dư lệ
Khổ nào hơn mẹ già nua kể lể
‘Suốt cả đời mới gặp cảnh tang thương
Sống quê hương chịu chết một quê hương’
*
Ta đã tới dung thân miền đất lạ
Nghe ngậm ngùi thương tiếc một tình quê
Nghe hồn đau chia cắt mấy dặm về
Mà rưng rức lệ hờn căm tê tái
Ai ra đi không thương người ở lại
Nơi quê nghèo rách áo cả đói cơm
Đất của ta sống tủi nhục gông cùm
Nước của ta mà ba miền ruột cắt
Kẻ tới người đi pha mùi nước mắt
Chuyện ba năm ấp ủ mấy đau buồn
Những đầu xanh héo úa tự buổi non
Và tuổi bạc chìm sâu vào sức sống
Ta đã tới miền hồi sinh sống động
Đi trên hoa nghe lá gọi Sài Gòn
Nghe trong hồn rạo rực chút héo hon
Như vỡ lỡ cả muôn trùng sóng dậy
Huế -Sài Gòn -Hà Nội xa lạ mấy
Đến bao giờ nối lại một cầu thương?
*
Ta đã tới dung thân miền đất lạ
Tình bao la trang trải mấy cho vừa
Như dòng sông nhơ nhớ mãi nguồn xưa
Như mây biếc ôm khung trời tưởng vọng
Dù vai đời mang hai dòng ý sống
Ta vẫn hoài đan dệt mộng quê hương
Vẫn thương em cách biệt lắm dặm trường
Ghi dấu mãi ngày đầu tiên xa xứ
Ta nằm lại bên bờ thương bến lạ
Giương ngọn cờ bất khuất mãi trong tay
Lửa sụt sôi tim mắt sáng từng ngày
Lòng hướng tới chan đầy bầu nhiệt huyết
Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi.
Malaysia 11, 1978
Đăng Trình
(trong Văn Nghệ Tiền Phong, Số Tân Niên 1979)
Cái điệu nầy chắc cả đời, dầu trôi giạt đến tận đâu di nữa, tôi cũng không quên được những ngày tháng ở Bidong của anh em tụi mình, anh Tư ơi!
Thương mến,
Võ Kỳ Điền
(Trích Pulau Bidong Miền Đất Lạ. Chương cuối 25)
Nguồn: Tác giả gửi
Pulau Bidong 1981 – Tranh La Toàn Vinh
Bidong sáng nay thức giấc thật sớm. Nắng chưa lên đảo đã rộn ràng. Trời mới vừa tờ mờ sáng là anh em chúng tôi đã sắp xếp thu gọn đâu vào đó, xong xuôi lục tục tay xách tay mang, ríu rít kéo nhau về phía cầu tàu. Hôm nay là ngày tôi rời đảo, cái ngày trọng đại mà người tỵ nạn Việt Nam nào cũng ước ao mong đợi. Như con chim bị nhốt chặt trong lồng sắp được đem đi thả, tôi nhìn khoảng trời cao biển rộng, cảm thấy như hai chưn sắp mọc cánh. Những vật dụng không cần thiết được bỏ lại bớt, tôi cầm cái xách tay nhỏ nhẹ thênh thênh, lòng đầy tràn niềm vui háo hức. Mùi muối biển mặn nồng lẫn trong không khí trong lành khiến tôi sảng khoái. Con đường cát trắng ven theo mé biển để ra cầu tàu, đẹp đẽ dễ thương hết sức. Mà đâu phải Bidong sáng nay, chỉ có con đường nầy dễ thương. Bidong còn có những núi đá chênh vênh hùng vĩ, những rừng cây cao san sát, những tàn dừa xanh mát, những nhánh bàng gie như chiếc dù, những dãy lều chen chúc, những đợt sóng nhấp nhô, những đám mây trôi xô dạt…. Bidong trong tôi còn có anh chị Tư Trần Hưng Đạo, Dân, Cương thủy thủ, Dân gì đó, Út Trung, Sơn, Quách Linh Họat, anh chị Thuần, chị Kiều, chị Huệ, Tô Tỷ, Hủ Tiếu, Xám Mã Chải, … tất cả đều rất dễ thương.
Tôi ngoái mắt nhìn lại lần cuối cái lều cheo leo tôi đã nương tựa trong những ngày qua. Lều nằm khuất trong con hẻm hẹp té. Một dải nước dơ xanh mốc rong rêu chảy len dưới cầu thang. Đống củi vụn lượm trên núi mấy tuần trước xài còn phân nửa, bấy nhiêu đó chắc cũng đủ cho Chiêu dùng để chờ cho tới ngày được đi Mỹ. Một chiều nào tôi đến, rồi để sáng nầy tôi đi! Trong niềm vui sướng, bất chợt tôi bịn rịn ngậm ngùi. Chiêu đi sát bên tôi, tay ôm dùm một gói nhỏ, nói:
-Em ở lại có một mình, điệu nầy phải năn nỉ Sơn hay Út Trung đến ở chung cho vui.
Tôi nghe nói cảm động:
-Nhưng Sơn có bồ rồi, không dễ gì rủ hắn, Út Trung thì chắc được… Ở đây có một mình buồn lắm!
Chiêu vốn ít nói nếu không có bạn bè đông vui thì cái lều nầy chắc trở thành cái chùa! Nó thiệt xui, hôm phái đoàn Canada phỏng vấn, trả lời trật vuột sao đó nên bị xù, đành phải chờ để đợi phái đoàn Mỹ, nếu may mắn được nhận thì sớm lắm cũng phải năm, bảy tháng nữa mới rời đảo được. Tôi đề nghị:
-Hay là em kiếm người, bán cái lều kiếm chút đỉnh tiền xài đỡ qua ngày… rồi dọn hết qua bên Út Trung, ở chung cho có bạn?
Chiêu trầm ngâm một hồi, rồi nói:
-Anh tính vậy cũng được, để thủng thỉnh em lo…
Nó trả lời, giọng buồn buồn. Tôi nhìn thấy cặp mắt hấp háy sau mặt kiếng dầy cộm. Đầu cúi xuống, nó lẳng lặng đi không nói tiếng nào. Buổi sáng nước thủy triều dâng cao, những lượn sóng lớn đánh tràn lên gần sât bờ đất, làm ướt đẫm làn cát trắng phẳng lì, xóa hết những dấu vết rác rưởi của ngày qua. Giờ nầy khu chợ trời còn vắng tanh, không khí im mát nhờ chút hơi lạnh ban đêm còn sót lại. Mấy đứa em vui mừng trò chuyện líu lo như chim, tiếng bước chưn hối hả nghe rào rào trên mặt đường. Tụi nhỏ đi lẹ quá, tôi và Chiêu bị lọt tuất ra đàng sau.
Nơi làm thủ tục rồi đảo ở bên hông trạm cảnh sát Mã Lai, cạnh cầu tàu. Có vài cái bàn được kê dưới tàn dừa, dùng để dò danh sách và kiểm sóat giấy tờ người đi. Mới giờ nầy mà người ta đông nghẹt. Mọi người đứng bên nhau trò chuyện nhắn gởi, dặn dò, tạo thành một hoạt cảnh rộn ràng. Tôi gặp lại hầu hết những bộ mặt thân yêu cùng đi chung chiếc BL 1648, họ vây quanh từ giã. Trong niềm vui của một hy vọng mới tinh khôi có xen lẫn nỗi sầu ly biệt. Cho nên trên những khuôn mặt quen thuộc, tôi thoáng thấy nét u ám ngậm ngùi. Chị Kiều bồng bé Xuân Lan tứ xa, tất tả chạy lại đưa tặng Duyên mấy gói mì Cary Koka để dành ăn đi đường. Chị Tư Trần Hưng Đạo cho Bi hai trái bôm. Út Trung đưa hai mươi đồng nhờ đánh điện tín cho một người bà con ở Longueuil Québec. Trong túi áo, túi quần tôi đầy nhóc thư từ của bạn bè nhờ gởi dùm cho thân nhân.
Chị Điệp dẫn Trung, Dung cũng vừa tới. Bữa nay Trung bận áo đàng hoàng, cũng đã hết sún răng. Lúc anh tôi bị bắt, tụi nó còn nhỏ xíu làm sao nhớ được, biết bao giờ cha con mới gặp lại nhau. Nhớ ngày nào mới đây, cha mẹ, anh em, vợ con, quây quần xum họp đông vui, chỉ một phút đất nước đổi thay, tất cả đều tan biến hết, kẻ góc biển người chưn mây, không ai biết được tương lai như thế nào!
Tôi cúi xuống ôm lấy hai đứa nhỏ dặn dò:
-Chú Tư với Bi đi Canada, hai con với mẹ ở lại, mai mốt qua Mỹ với dì Tư.. Ở đảo con phải cẩn thận nghe hôn, không được đi chơi xa, leo trèo trên rừng trên núi, khi nào đi tắm ngoài biển thì phải đi chung với mẹ hoặc cậu Bích…
Thằng nhỏ đã hiểu được cuộc chia tay sắp xảy ra ngoan ngoãn gật đầu, đứng im mặt buồn hiu, khác hẳn thường lệ. Đến giây phút nầy tôi đâm hối hạn, tại sao lại xin đi Canada để phải xa cách hết thân nhân bạn bè như vậy. Chị Điệp, vợ chồng Bích, anh chị Tư Trần Hưng Đạo, anh chị Thuần, vợ chồng Quách Linh Hoạt, Sơn, Út Trung, Tô Tỷ, Xám Mã Chải, vợ chồng Liêu Thạnh… tất cả đều kiên nhẫn chờ đợi để được đi Mỹ. Phải chi tôi cũng xin đi Mỹ! Nếu được nhận thì một ngày nào đó rời đảo cả đám, vui biết bao nhiêu! Cảnh kẻ ở người đi, lúc nào cũng buồn! Ở đời có nhiều việc xảy ra bất ngờ, mình không thể thấy trước. Hơn nữa nhiều khi, cách tôi giải quyết vấn đề cũng thường… không giống ai! Vì vậy mà cứ hết hối tiếc nầy đến hối tiếc khác, hèn chi cả một đời lận đận!
Cuộc điểm danh đã hoàn tất. Dòng người lũ lượt di chuyển dọc theo bờ cát đầy rác rến để ra cầu tàu. Thân nhân cùng bạn bè cố chen lấn đi theo một đoạn đường dài để nắm nuối tiễn đưa. Có xa cách mới biết quí những lúc gần nhau. Hàng dừa đứng lặng lẽ, những tàu lá xanh mướt lao xao trong gió như muốn từ biệt lần chót những thuyền nhân may mắn. Cảnh Bidong sáng nay khác hẳn bến Tầm Dương hiu hắt hơi thu ngàn năm trước. Ở đây chỉ có nắng và gió, không dễ gì kiếm cho ra được -phong diệp địch hoa, thu sắt sắt*, vậy mà tôi cứ nghe tê tái bồi hồi trong từng bước đi!
Bây giờ, vây quanh tôi là những người bạn một thời gắn bó, gặp nhau trong cảnh lận đận quay cuồng, rồi tất cả sẽ phân tán ra bốn hướng như những cánh chim bay. Cảnh biệt ly thì dầu hoàn cảnh nào cũng đều đứt ruột! Biết rằng giây phút thật sự xa nhau sắp bắt đầu, tôi cố ngoái lại nhìn thật kỹ lần chót những khuôn mặt bạn bè thân thương, những người bạn đã một thời sát cánh cùng nhau chia xẻ những gian lao lẫn ngọt bùi ở miền đất lạ. Tuy biết trước sau gì cũng mỗi người mỗi ngả, nào ngờ phút giây chia tay lại đến quá sớm. Tôi nắm chặt lấy tay anh Tư Trần Hưng Đạo định nói câu từ giã, nào ngờ cái cảm xúc dâng lên như một luồng điện mạnh chạy khắp châu thân, tự dưng tôi run rẩy nghẹn ngào:
-Anh Tư… tụi mình đành phải xa nhau rồi!
Tôi ngước nhìn mặt Tư Máy cày, thấy mờ mờ, không rõ hình thù gì cả. Nước mắt đã ứa, chực trào ra khóe. Tôi cố gắng nín thở để dằn cơn xúc động. Không, tôi không khóc, không thể khóc giữa đám đông như đứa con nít. Tôi là người lớn mà. Tôi làm bộ ngước nhìn đọt dừa, cố nuốt dòng lệ nghẹn ở cổ cho chạy ngược vô trong. Xung quanh đã có tiếng đàn bà khóc. Những câu mếu máo giã từ, những lời tiễn đưa nhau nhiều nước mắt. Tư Trần Hưng Đạo cũng cảm động nói:
-Chú thím qua bển… mạnh giỏi!
Út Trung cùng Sơn buớc theo dặn dò:
-Ông thầy nhớ gởi thơ về cho tụi nầy…
Tôi không thể nói thêm được tiếng nào nữa hết, đành nhìn hai bạn mà gật đầu. Hình ảnh những đọan đường đã trải qua chợt biến chợt hiện, những ngày chờ đợi ở Bạc Liêu, đêm giã từ Cà Mau, cảnh đói khát ở Kapas. cuộc sống gian khổ ở Bidong… tất cả cùng chung kỷ niệm, cùng chung sống chết. Vậy mà giờ đây tôi được sung sướng, còn các bạn ở lại, tiếp tục kéo lê chuỗi ngày gian khổ. Tôi còn lòng dạ nào nghĩ tới niềm vui sẽ tới. Rồi đây các bạn ở lại Bidong sẽ như thế nào? Quách Linh Hoạt còn còng lưng vác những thùng hàng nặng nề vượt qua những vách đá cheo leo trong đêm hôm khuya khoắc bao lâu nữa? Út Trung, Sơn, Tô Tỷ, Xám Mã Chải… phải lặn lội leo núi đốn củi, chen lấn xách nuớc, sắp hàng trên cát nóng như thiêu như đốt để lãnh thực phẩm bao nhiêu phen! Bidong vui ít, buồn nhiều. Da người tỵ nạn sẽ mốc đen vì nắng cháy mưa dầm, tay chưn trầy xước vì gai góc đá sỏi, tim phổi đóng đầy bụi khói Bidong. Ôi! những người tỵ nạn đáng thương!
Bên cạnh, Duyên tay bồng Bi đôi mát cũng đỏ hoe vì chị Tư, chị Kiều bịn rịn. Tôi và nàng cùng đi mà không biết chưn mình đang bước, tâm trạng bồng bềnh. Chiêu cầm dùm cái xách tay, đang lầm lũi đi phía trước. Chắc nó cũng xúc động dữ lắm, đầu cúi gầm. Nó đưa anh em tôi xuống tận ghe, sắp xếp hành lý đâu đó xong xuôi, rồi mới từ giã trở về.
Ghe còn phải đợi làm thủ tục lâu lắc nên chưa mở đỏi. Tôi ngồi bên be thuyền nhìn thẳng xuống bên dưới. Nước biển buổi sáng trong veo, những tia nắng vàng nhạt long lanh chiếu sâu thăm thẳm. Tôi nhìn thấy hàng triệu triệu con cá lớn bằng bàn tay bơi lội nhởn nhơ, chúng lượn qua lượn lại đều đặn nhịp nhàng như có một động lực vô hình nào điều khiển. Trên kia dáng núi Bidong to sầm, khu định cư nhỏ xíu. Một đám khóí xám bao phủ mịt mùng dưới chưn núi trông như một đám mây mù chiều mưa. Cuộc sinh hoạt của những bạn bè thân yêu của tôi diễn ra âm thầm trong đó. Tôi chợt cảm thấy khối núi đá to sầm sập kia như đè hết sức nặng ngàn cân lên trên đám người tỵ nạn khốn khổ lúc nhúc bên dưới. Bidong thiệt gian khổ mà cũng thiệt thân thương gần gủi. Biết bao giờ tôi mới có dịp trở lại chốn nầy?
Ghe đã nổ máy sắp khởi hành. Tôi cố nhìn cho thật rõ Bidong một lần nữa.
Trời ơi! Dưới gốc dừa ở đầu cầu tàu, Chiêu vẫn còn khoanh tay đứng trơ trọi.., một mình!
*Trích trong Tỳ Bà Hành, Đường Thi Tam Bách Thủ, thất ngôn cổ thi của Bạch Cư Dị. Phan Huy Vịnh dịch: Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.
-Đường Thi của Trần Trọng Kim ghi là: Phong diệp lô hoa thu sắt sắt.
***
Marang, ngày… tháng…
Anh chị Tư, Út Trung, Sơn và các bạn thân mến,
Vợ chồng tôi đã tới Marang nầy vào lúc bốn giờ chiều, được ở tạm đây nghỉ ngơi hai ngày, rồi đi tiếp tới trại chuyển tiếp Convent ở thủ đô Kuala Lampur (Convent Transit Camp) nên rán tìm cách gởi bức thư nầy về Bidong, để anh chị và các bạn, đọc cho biết đoạn đường sẽ qua của mọi người trong thời gian sắp tới. Tôi nhớ Bidong, nhớ anh chị và các bạn nhiều lắm…
Đây là cuộc di chuyển lần thứ ba trên biển. Từ Việt Nam đến đảo Kapas, từ Kapas đến Bidong. Bây giờ là từ Bidong qua Kuala Trengganu, toàn đi bằng ghe. Hai đoạn đường trên đầy nguy hiểm bất trắc mà sao tôi không cảm thấy sợ hãi. Duy có đọan đường nầy đi vào buổi sáng, chừng ba tiếng đồng hồ là tới, biển lại êm trời đẹp ghe tốt, vâỵ mà tôi lại cảm thấy sờ sợ. Có lẽ gần tới nơi an toàn rồi, rủi ro có bề gì thì uổng công toi. Cái mạng mình lúc trước là đồ bỏ, bây giờ lại thấy quí. Mà càng quí trọng lại càng sợ chết!
Cũng may sáng đó trời đẹp. Biển lấp lánh sóng bạc, chiếc ghe lướt êm xuôi. Vì ít người nên ngồi đứng thoải mái hơn trên chiếc BL1648 của anh em mình. Ghe đi dọc theo bờ biển Mã Lai. Tôi thấy từng rặng núi lướt qua, nối tiếp không dứt. Xứ Mã Lai này có lẽ chỉ toàn là núi rừng, ít đồng bằng. Độ giữa trưa thì tới Kuala Trengganu. Đó là một thị trấn cực bắc của Mã Lai, nằm ngay trên cửa sông, nhỏ nhưng xinh xắn. Nhà cửa Mã Lai màu sắc sặc sỡ, xe cộ mới tinh. Gần ba tháng nay sống xa khuất ánh sáng văn minh, bây giờ được nhìn thấy lại nhà cửa, xe cộ, điện nuớc, mừng quá. Ai nấy như mán rừng về thành phố nôn nao, sung sướng, cứ luôn miệng hít hà, nhà cao quá, xe đẹp quá, cái gì cũng mê quá trời. Còn thằng Dân gì đó, thì thôi, khỏi nói. Cái miệng nó cứ tía lia ‘gì đó’, ‘gì đó’ liên tu bất tận. Từ ngoài biển khơi ghe đâm thẳng vô cửa sông. Nơi đây có bãi cát lài ra tận ngoài xa. Cửa sông rất rộng, bề ngang chừng hai tới ba cây số. Có nhiều xác ghe tàu mục nát của Việt Nam mình nằm chơ vơ. Nhiều người đã ở đây nói rằng, có nhiều ghe vượt biên bị chìm vì không biết bãi cạn, vướng vào cồn cát. Một số bị đuổi xô ra, lật chết nhiều lắm!.
Ghe cặp vào cầu tàu bằng xi măng rất lớn. Bến cảng hoạt động rộn rịp. Trời nắng chói chang, kiếm một bóng mát không có, tất cả đứng lóng nhóng trên cầu chờ xe búyt đến đón để đi tiếp lộ trình. Chờ mãi không thấy xe đâu, tôi đành kiếm chỗ tránh nắng, ngồi núp dưới một đống ván. Cạnh bên có một cặp vợ chồng với bảy đứa con nhỏ lôi thôi, lếch thếch. Người chồng đen đúa, ăn mặc đơn sơ, người vợ dáng lam lũ vạch vú cho con bú, tay cầm nón lá quạt phành phạch. Thoáng nhìn thì có vẻ nông dân hay ngư phủ. Tôi lân la chào hỏi làm quen, biết được họ cùng đi Canada. Đợt nầy đi đông lắm vì ngoài người đi Canada, còn có nhóm đi Mỹ và Úc nữa. Lúc nhơn viên Liên Hiệp Quốc tới đón, các đại diện Việt Nam mình ra nói chuyện, nhiều người nói rất giỏi và lưu loát. Tôi rán lắng nghe mà chỉ hiểu được vài tiếng, tức mình vì quá dốt, đành quay trở về ngồi núp nắng với cặp vợ chồng nông dân kia cho đỡ quê!
Xe buýt đến. Trước khi đi, mỗi người được phát cho hai gói cơm còn nóng, đựng trong bao ny lông, có một trứng gà và một miếng gan bò luộc. Mấy hộp trà hoa cúc. Tôi đi đường còn mệt, trời lại quá nóng nên ăn không vô. Thành phố Trengganu đẹp quá, nó được cất trên một ngọn đòi. Các công viên trồng bông rất đẹp, đường xá sạch bóng, xe chạy bên trái như bên Anh. Ra khỏi thành phố, xe chạy dọc theo bờ biển. Đường ven theo chưn núi, quanh co, nhà cửa sơn màu sặc sỡ cất rải rác dọc theo hai bên đường. Ít thấy đồng bằng và ruộng lúa. Người dân quê Mã cũng ăn mặc đẹp đẽ. Xe chạy độ hai tiếng là tới Marang, ghé vào một villa rất lớn, trơ trọi giữa đồng. Đây là nơi nghỉ tạm vài ngày để đi Kuala Lampur. Tôi kiếm một phòng trống trên lầu rồi sắp xếp hành lý nghỉ ngơi. Nhà cất bằng cây rộng lớn nguy nga, chia làm mấy chục phòng. Từng trệt có nhiều giuờng đôi, sắp thành hàng dài. Thấy người ta ùa qua bên kia đường ăn hàng, mấy đứa em và Duyên cũng bắt chước nhau đi mua. Bên quán có bán chocolat sữa lạnh, cà rem, nước đá. Giá cả rất rẻ so với Bidong của mình. Đã quá, anh Tư ơi! tôi mê thiệt tình. Anh tưởng tượng đi, mấy tháng trời cả đám chết khô, bây giờ lại có nước đá lạnh. Tôi cầm chai Coca, chưa uống mà đã thấy sướng, mát lạnh cả hai tay. Thiên hạ kéo nhau đi mua rần rần. Được cái con nhỏ bán quán coi cũng ngộ hết sức. Mai mốt anh có ghé qua đây nhớ mua cà rem, nuớc đá, rồi thử nhìn coi lời quảng cáo của tôi có đúng không. Phải rán học chút đỉnh tiếng Anh nghe, tôi ham nói chuyện nên mỏi tay quá!
Ở dưới sân rộng, có cất nhiều trại nhỏ cho người ta nghỉ mát, có mắc võng ở các gốc cây, có giếng nước để uống và tắm rửa, có củi cả đống để nấu nướng, nghĩa là có đủ mọi tiện nghi cho người tỵ nạn sử dụng. Tôi đi lang thang dọc theo bờ biển nhìn tuốt ra khơi xa tít mù, thấy có một hòn đảo xanh xanh ở chưn trời. Rán nhìn cho kỹ, thấy cái cầu tàu bằng sắt sừng sững. Cái cầu tàu nầy sao quen thuộc quá. Trời ơi! anh Tư ơi, đó là cầu tàu của đảo Pulau Kapas, cái đảo Dừa anh em mình trôi dạt đến hôm nào. Kỷ niệm đâm dạt dào. Khúc phim ngày đầu tiên đến đất Mã hiện trở lại trong óc tôi. Chỗ tôi hiện đứng đây là Marang, là nơi buổi sáng ghe mình tấp vào, Chiêu và Hiếu vì lo lắng an nguy của cả ghe, lội vào bờ bị đánh đập và bị bỏ rơi. Chiếc BL 1648 trôi dạt dật dờ mãi đến chiều tối mới tấp được vô Kapas đậu cặp cầu tàu nầy. Một tháng trời anh em mình làm Lỗ Bình Sơn nơi hoang đảo với tâm trạng hoang mang chờ đợi… Bây giờ tôi đã được trở lại đây, nhìn Kapas một lần nữa, đâm nhớ và như thấy anh chị, anh chị Thuần, vợ chồng Quách Linh Hoạt, Út Trung, Sơn, Chị Điệp, chị Kiều, chị Huệ, Hủ Tiếu, Nhựt Bổn,… nói chung tất cả những người đã cùng nhau chia xẻ nỗi gian lao của chiếc BL 1648… Phải chi cả đám được đi một lượt đến đây thì vui biết bao nhiêu. Trọn cả buổi chiều còn lại, tôi nằm trên võng đong đưa dưới tàn cây râm mát, nhìn qua đảo Dừa mà ngùi ngùi…
Bãi biển chỗ nầy mọc nhiều cây phi lao và dừa. Sân cỏ đầy chim sáo mỏ vàng và mèo. Có vài xác ghe vượt biên rải rác nằm đây đó. Có lẽ cũng tại nơi nầy, Chiêu đã xúc con ruốc để phơi khô trong những ngày nó lạc loài với Hiếu ở đây. Chiều nay ăn phần cơm phát buổi trưa, có thêm canh cải bẹ xanh nấu với dầu dừa, hôi hôi mà đói quá cũng rán nuốt…
Lúc đó tụi em đi chơi vẩn vơ có dịp nói chuyện với cặp vợ chồng lam lũ bảy con kia. Lúc đó tụi nó mới té ngửa, người chồng là giám đốc một công ty ngoại quốc nổi tiếng ở Sài Gòn, vợ là chuyên viên bộ Kinh Tế. Hai vợ chồng từng du học ở Toronto Canada trên tám năm. Vậy mà từ đầu đến cuối không hề nghe hai người nói một câu tiếng Tây hay tiếng Anh nào. Ai nghe qua cũng ngẩn ngơ kính phục. Công phu hàm dưỡng của hai người thiệt cao cường. Rồi tôi ngẫm nghĩ tự xấu hỗ. Bản thân mình dốt rồi cứ tưởng ai cũng dốt như mình! Tôi lại được dịp làm quen với cặp vợ chồng nầy, biết được nhiều chuyện thú vị của xứ Canada. Các câu chuyện trong trại tỵ nạn thì không bao giờ dứt được.
Ngày hôm sau tôi qua phòng chung của trại, thấy trên bàn có cuốn báo Văn Nghệ Tiền Phong, số Tân Niên 1979. Buồn ngủ gặp chiếu manh, tôi cầm tờ báo đọc ngấu nghiến. Lật tới lật lui gặp được bài thơ hay, tựa là Ta Đã Tới của tác giả Đăng Trình. Tôi đọc cho cả đám nghe, ai nấy đều xúc động ngậm ngùi. Chuyện người tỵ nạn ở Bidong chỉ biết ‘thương một đời hai chữ Việt Nam thôi’ Tâm sự của tác giả mà cũng là tâm sự của anh em mình… Tiện đây tôi chép lại để anh chị và các bạn đọc cho qua những ngày dài chờ đợi.
TA ĐÃ TỚI
Ta đã tới dung thân miền đất lạ
Chiều Pulau lồng lộng gió bi thương
Lòng gặp lòng sao nhớ quá quê hương
Lỡ đánh mất sau lưng đời phiêu bạt
Ôi! Mẹ già chiều Trường Sơn lây lất
Ôi! Đất cha khoai sắn độn từng ngày
Ôi! Đướng xưa máu nhuộm tóc thơ ngây
Giặc đã đến dựng công trường tập thể
Tuổi trẻ không trường, nhà buôn thiếu chợ
Quê hương mình xa xót lắm người ơi!
Nghĩa sống gì đâu khi mất cuộc đời
Giặc cướp trọn trong vòng tay sắt máu
Lớn bé trẻ già bỏ nơi nương náu
Ngày thâu đêm quần quật đói từng cơn
Thân làm bia đầu đội đạn tủi hờn
Thương quá thôi -bạn bè ơi biền biệt
Giặc trả thù có mấy ai được biết
Lần ra đi là trăm vạn ngày thương
Buồn nào hơn người vợ trẻ khóc chồng
Tim thắt héo chạy theo nguồn dư lệ
Khổ nào hơn mẹ già nua kể lể
‘Suốt cả đời mới gặp cảnh tang thương
Sống quê hương chịu chết một quê hương’
*
Ta đã tới dung thân miền đất lạ
Nghe ngậm ngùi thương tiếc một tình quê
Nghe hồn đau chia cắt mấy dặm về
Mà rưng rức lệ hờn căm tê tái
Ai ra đi không thương người ở lại
Nơi quê nghèo rách áo cả đói cơm
Đất của ta sống tủi nhục gông cùm
Nước của ta mà ba miền ruột cắt
Kẻ tới người đi pha mùi nước mắt
Chuyện ba năm ấp ủ mấy đau buồn
Những đầu xanh héo úa tự buổi non
Và tuổi bạc chìm sâu vào sức sống
Ta đã tới miền hồi sinh sống động
Đi trên hoa nghe lá gọi Sài Gòn
Nghe trong hồn rạo rực chút héo hon
Như vỡ lỡ cả muôn trùng sóng dậy
Huế -Sài Gòn -Hà Nội xa lạ mấy
Đến bao giờ nối lại một cầu thương?
*
Ta đã tới dung thân miền đất lạ
Tình bao la trang trải mấy cho vừa
Như dòng sông nhơ nhớ mãi nguồn xưa
Như mây biếc ôm khung trời tưởng vọng
Dù vai đời mang hai dòng ý sống
Ta vẫn hoài đan dệt mộng quê hương
Vẫn thương em cách biệt lắm dặm trường
Ghi dấu mãi ngày đầu tiên xa xứ
Ta nằm lại bên bờ thương bến lạ
Giương ngọn cờ bất khuất mãi trong tay
Lửa sụt sôi tim mắt sáng từng ngày
Lòng hướng tới chan đầy bầu nhiệt huyết
Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi.
Malaysia 11, 1978
Đăng Trình
(trong Văn Nghệ Tiền Phong, Số Tân Niên 1979)
Cái điệu nầy chắc cả đời, dầu trôi giạt đến tận đâu di nữa, tôi cũng không quên được những ngày tháng ở Bidong của anh em tụi mình, anh Tư ơi!
Thương mến,
Võ Kỳ Điền
(Trích Pulau Bidong Miền Đất Lạ. Chương cuối 25)
Nguồn: Tác giả gửi
ĐỖ QUYÊN * PHÙNG CUNG
Phùng Cung: thơ, văn, con người và thời cuộc
Tản Đà – Thi nhân số 1 của nước Nam trong thế kỷ trước – từng viết “Có văn có ích có văn chơi”. Với Phùng Cung, nhất định không phải là “văn chơi” rồi; Nhưng “có ích” tới mức nào thì phải nói rằng cho đến tận hôm nay, chúng ta vẫn có thể còn chưa thấu nổi? Cũng như thế, vẫn chưa thể thấu nổi giá trị đích thực nơi các trang văn cùng văn phận của các tác giả trong “cái nạn văn nghệ tập thể” lớn nhất nền văn học Việt Nam hiện đại: Nhân văn Giai phẩm.
Từ khi truyện ngắn Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh ra đời trong báo Nhân Văn số 4, tháng 10/1956, tên tuổi và văn nghiệp – vinh cùng nhục – của Phùng Cung đã khăng khít với nó. Khiến giới độc giả thưởng lãm văn chương cũng như giới chính quyền muốn kiểm soát văn chương, dường như đều coi Phùng Cung chỉ là con-ngựa-già mà thôi. Điều đó không sai, nhưng hoàn toàn chưa đủ.
Hơn 15 năm qua, ở trong và ngoài nước, đã có nhiều cố gắng đáng kể trong việc “giải mã hồ sơ” Nhân văn Giai phẩm. (Mời xem thêm Phụ lục)
Nổi tiếng nhất là một khảo cứu rất công phu và hệ thống mang tên Vụ Nhân văn Giai phẩm: Một trào lưu dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành (viet-studies.info 5/7/2012) của nhà văn Lê Hoài Nguyên (tức Thái Kế Toại) – “nguyên đại tá công an, công tác tại A25, chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa” – lần đầu tiên được công bố trên nhiều trang mạng cá nhân ở Việt Nam vào tháng 8/2010. Và tên tuổi Phùng Cung cùng với thơ, văn của ông cũng được soi sáng lên bội phần.
Bài tổng thuật này mong có một cái nhìn nhanh, vừa bao quát vừa cụ thể, về các sáng tác văn thơ của Phùng Cung, qua trích dẫn một số bài vở phần lớn từ các tác giả ở ngoài nước, tính đến tháng 1/2008. Nhân dịp lần đầu tiên có cuộc tọa đàm thơ Phùng Cung vào ngày 28/6/2012 tại Hà Nội và tập thơ Xem Đêm được in lại (Nxb Hội Nhà văn & Nhã Nam), người viết đã tu chỉnh, cập nhật một số đường dẫn tin, bài quan trọng khác.
I. Con người thời cuộc của Phùng Cung
Trước hết, hãy theo cùng lời kể của anh Phùng Hà Phủ, con trai của nhà thơ Phùng Cung:
“Nhà thơ Phùng Cung sinh ngày 18 tháng 7 năm 1928 (Mậu Thìn) tại Kim Lân, Hồng Châu, Yên Lạc, Vĩnh Yên. Là con trưởng của một gia đình đông con và giàu có. (…) Khi lên chiến khu, bố tôi (…) làm công tác văn nghệ, cùng sống và làm việc với các ông Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài… cho đến khi hòa bình lập lại (1954) thì cùng với cơ quan Hội văn nghệ về tiếp quản thủ đô Hà Nội. (…) Ông nội tôi rất lo lắng vì gia đình sợ đang bị quy là thành phần địa chủ cường hào. (…) Trong một lần kết hợp đi công tác, bố tôi có tìm lên thăm và những mong gặp mặt để tiếp tế cho cụ. Nhưng tới nơi thì được một người bạn tù già cùng lán với cụ, chưa kịp nói câu nào vội vã dẫn bố lên khu đồi trọc phía sau trại giam và chỉ cho bố lùm đất mà ngọn sắn làm dấu mới héo lá. Quá bất ngờ trước cái chết của cụ, bố tôi quay ngay về Hà Nội, bố rất buồn, suy nghĩ nhiều và tránh mọi sự tiếp xúc với bên ngoài.
Năm 1956 (…) Ông Nguyễn Hữu Đang đến gặp và bảo bố tôi tham gia viết bài. Truyện Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh đăng trên báo Nhân Văn ngay sau đó. (…) Cũng khoảng thời gian này, bố tôi bị đình chỉ công tác để làm kiểm thảo. (…) Sau khi khám nhà và tịch thu toàn bộ sách vở, tài liệu, bố tôi bị đưa ngay vào giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Đó là tháng 5 năm 1961. Kể từ ngày đó mãi cho đến thời gian chuẩn bị ký hiệp định Paris (1973), tức là 12 năm sau, bố tôi mới được tha về nhà. (…) Nhớ lại theo bố tôi kể ‘khi xảy ra chuyện” (…) cảm tưởng đau xót và ngỡ ngàng nhất đối với bố tôi là những bạn thường ngày chơi thân với bố tôi như vậy đều tham gia vào việc ‘đấu tố’. (…) ông Trần Dần là người đứng lên ‘tố’ để hai ông Lê Đạt và Hoàng Cầm làm chứng dối. Tội chính mà bố tôi bị ‘tố’ là mang lòng hận thù cách mạng sau cái chết của bố mình. Lôi kéo người khác cùng về hùa để lăng mạ lãnh đạo và còn viết nhiều chuyện chưa in khác – Tất cả nội dung đều tập trung vào lãnh tụ và Đảng cộng sản như: Dạ Ký, Chiếc Mũ Lông, Quản Thổi, Kép Nghế…
(…) Và đúng sau thời kỳ ‘đổi mới’ này, công an Hà Nội mặc dù vẫn thường xuyên đến thăm hỏi nhưng với tinh thần và thái độ thì cởi mở, xem ra thân thiện hơn trước. (…) Tập thơ Xem Đêm được in ra có phần cổ vũ, trợ giúp không nhỏ về tài chính của ông [Nguyễn Hữu] Đang và sự nhiệt tình của ông [Phùng] Quán. Ngoài ra cũng phải kể đến sự quý trọng và can thiệp trong khâu kiểm duyệt bài của nhà thơ Quang Huy, giám đốc nhà xuất bản đồng thời là người viết tựa cho cuốn sách này.”
(Trích lược bài Nhà thơ Phùng Cung, talawas.org 10/5/2004, trong sách Phùng Cung, truyện và thơ, Nxb Văn Nghệ, California, 2003)
Phùng Hà Phủ hoàn thành các dòng trên tại Hà Nội, vào ngày 9/5/1998 trong dịp giỗ đầu cha của mình, và tin giao cho bác sĩ Lâm Thu Vân ở Montréal vào năm 1999 khi anh tới đó tu nghiệp (Ít lâu sau, về nước anh đã qua đời!) Hồi năm 2002-2003, chúng tôi cũng có chút cơ duyên biết đến việc thu thập và biên soạn cuốn sách quý này đã khó nhọc mà kỳ diệu dường nào! Tập sách có 11 truyện ngắn được Phùng Cung viết trước ngày vào tù, trong thời kỳ bị đấu tố, và 35 bài thơ được sáng tác trong thời gian tù ngục.
Nhà văn Lữ, một người bạn cũ của nhà thơ vì “không muốn anh Phùng Cung bị rơi vào quên lãng”, đã có bài ký Cây cau của Phùng Cung (talawas.org 11/9/2007):
“Anh bạn tôi nói: “Tôi thường lên mạng đọc sách, cảm thấy dường như người ta đã quên nhà văn Phùng Cung.” Đã lâu lắm, tôi không theo dõi văn học, tưởng lòng mình không còn quan tâm đến văn, thơ nữa. Bây giờ nghe anh bạn nói, thì gương mặt của anh Phùng Cung lại hiện ra trước mặt. Tôi hiểu, đây không phải là chuyện văn chương, mà là chuyện con người. Anh Phùng Cung, trong buổi nói chuyện với tôi, mấy tháng trước khi mất, là một con người cương nghị và đầy lòng nhân hậu. (…) Phải ngồi với anh, nghe anh kể chuyện tù đày, thì mới hiểu được phần nào hai chữ “bỏ qua” anh vừa dùng. Anh nói: “Tôi sợ tù đày vô cùng.” Anh nói đến đó rồi dừng lại, như để hồi tưởng những cực hình anh đã trải qua trong các trại giam, suốt thời gian mà sức sáng tác của một nhà văn đương hồi dồi dào nhất. Anh nói tiếp: “Cái sợ nhất là khi người ta chà đạp lên nhân phẩm của mình. Sợ lắm.” Anh xúc động, dừng lại. Rồi đột nhiên anh ngồi thẳng lên, quắc mắt nhìn về phía trước: “Nhưng cần phải nói lại những gì tôi đã nói năm xưa, tôi sẽ không đắn đo, ngần ngại gì cả!”
Còn nhà ly khai Nguyễn Minh Cần đã nói như sau ở Lời giới thiệu mang tên Những hạt ngọc bày ra ánh sáng của cuốn sách trong dịp tái bản năm 2004:
“(…) hồi đó, Phùng Cung đã đóng một vai thật khiêm tốn: anh chỉ góp vẻn vẹn một truyện ngắn Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh (…). Nhưng kẻ cầm quyền đã trừng trị anh tàn bạo hết nước. Vì họ suy đoán ‘Con ngựa già Kim Bông’ và ‘Chúa Trịnh’ là những ‘biểu tượng hai mặt’ ám chỉ ‘đám văn nô-bồi bút’ và ‘Đảng lãnh đạo tối cao’ tiếm quyền!’ (…) Sách “Phùng Cung, Truyện và Thơ Chưa Hề Xuất Bản”, do Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành (…) là một sự kiện lớn đối với nền Văn học Nghệ thuật nước nhà. Người viết không nói ngoa khi dùng chữ ‘lớn’ để định tính cho sự kiện này. Vì, trong số tác phẩm chưa hề xuất bản của Phùng Cung sắp ra mắt bạn đọc, có lắm “hạt ngọc” hiếm thấy trong văn chương đương đại của nước ta..”
Tình tiết này được nhiều báo chí hay nhắc về con người Phùng Cung giữa thời cuộc trớ trêu của Việt Nam nửa cuối thế kỷ trước: Hai thi sĩ Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện từng quen nhau ở trại tù Phong Quang và trở thành cặp bạn thơ. Lần ấy, Nguyễn Chí Thiện hỏi thẳng Phùng Cung: “Anh có hối hận vì theo Đảng kháng chiến chống Pháp không?”, Phùng Cung bèn đáp liền: “Theo Đảng thì tôi hối hận, còn đi kháng chiến chống Pháp thì không!”
II. Thơ Phùng Cung
Tập thơ Xem Đêm (dcvonline.net 15/5/2005) gồm hơn 200 bài thơ lấy đối tượng thi ca là phong cảnh quê hương tù túng và tình cảm của người nông dân mộc mạc, được in ở Việt Nam ngay từ năm 1995. Nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang đã coi Xem Đêm là “tập thơ đáng trân trọng (…) trong đó có những bài đáng coi là kiệt tác”. Được dùng làm Lời giới thiệu cho tập thơ, Con người Phùng Cung và những bài thơ hay trong tập Xem Đêm (vannghe.free.fr) là một bài phê bình tận tình về phong cách, tận ý về học thuật của Nguyễn Hữu Đang lần đầu tiên cho văn giới thấy rằng, Phùng Cung xứng đáng là một thi sĩ độc đáo và xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại; ngay cả chưa cần đến cái danh Con ngựa già mà thời thế buộc vào ông. Bài này được bạn đọc ở ngoài nước biết đến nhiều, và vẻ như chưa được giới phê bình và dư luận yêu thơ ở Việt Nam chú ý thích đáng.
Với riêng chúng tôi, các bài thơ Bèo, Gặp thu, Mùa nước mắt, Cua đồng, Ðêm chợt nghe…đều có thể nằm trong tuyển chọn các bài thơ hay của thi ca Việt Nam.
Bài Bèo nổi tiếng nhất, như “tuyên ngôn sống” của thi sĩ:
Lênh đênh muôn dặm nước non Dạt vào ao cạn Vẫn còn lênh đênh
Bởi đó là một trong các số mệnh nối dài từ Nguyễn Du:
Phận bèo bao quản nước sa Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh. (Kiều; câu 2019-2020)
Nhà văn Nam Dao, người đã có nhiều quan hệ văn hữu với các văn sĩ của Nhân văn Giai phẩm, đã viết:
“Lá súng lát mặt ao đốm ngọc Con sộp phàm vồ hão Bóng hoa lay Lá tre rụng Nhuộm hoàng hôn đỏ gạch Tiếng cuốc bèo da diết” (Gọi Ngày Mai)
Đố con sộp là con gì? (…) Sộp: Sang, tỏ ra nhiều tiền và
hào phóng. Khách sộp, Vớ được món sộp. Thế thì con sộp là cái quái gì?
Từ điển im như hến. Vậy xin mách, sộp, danh từ, là một loại cá sống
trong ao. Còn phàm. Dễ thôi. Con Mực phàm ăn vồ hão cục xương. Nhà thơ phàm danh vồ hão những con chữ trống trơn. Nhưng thôi, cho tôi quay về với thơ, không chơi trò chiết tự nữa. Đầu tiên, phải nể cái kho chữ Phùng Cung.
Chữ thôn dã, nhưng anh nâng lên thành một vẻ đẹp hồn nhiên, chẳng khác
cái duyên thầm không tô son điểm phấn, mà sao nét cười quanh vành nón cứ
vấn víu lòng ai. (…) Quay lại cấu trúc thơ, dẫu câu có cắt ra 3 hay 4 chữ, ta vẫn dễ dàng nhận ra gốc gác Đường thi. Nhưng trong thơ Phùng Cung, ngôn
ngữ và hình ảnh thuần ca dao, nâng cái đẹp chân quê lên mức hết sức
trang trọng với mặt ao đốm ngọc, hoàng hôn đỏ gạch. Và không chỉ có cái
đẹp hình thức, nhà thơ đột nhiên để tiếng cuốc bèo da diết gọi Ngày Mai nói thay cho lòng mình, tức là chuyển đi cái nội dung mà thơ hay văn, bất kể hình thức nào, cũng cần có để sống còn với thời gian. Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh
chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan.
Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết
hoa. Và anh vẫy gọi. Da diết gọi. Nhưng Ngày Mai ở đâu? Và bao giờ, hở
anh? (…)
Đọc Xem Đêm, tôi nói với anh [Hoàng] Cầm, tôi chưa hề thấy Phùng Cung mang thù hận vào thơ. Anh buồn và xót xa. Nhưng anh vẫn nhân hậu. Anh vẫn trong trẻo. Thậm chí độ lượng. Anh Cầm giơ tay xoa mặt, mắt đờ đẫn nhìn vào khoảng không choãi về phía nơi quá khứ còn nương náu. ‘Nhưng có hoạn nạn’, anh Cầm cao giọng,’ thì Cung nó mới có thơ hay như vậy!’ Anh cười…”
Đoạn trên trích từ bài Phùng Cung, Thơ và người (amvc.free.fr) được viết vào năm 2004 để “Kính viếng Phùng Cungvà Phùng Hà Phủ”.
Trong tuyển tập Phùng Cung, Truyện và Thơ Chưa Hề Xuất Bản có thêm tập thơ Trăng Ngục. Và đây là nhận xét của Nguyễn Minh Cần, cũng trong cuốn sách này:
”Qua tập Trăng Ngục, bạn đọc nghe rõ tiếng khóc da diết của một con tim chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc lầm than, xót xa trước bi kịch của quê hương. (…) Lời thơ Phùng Cung nhẹ nhàng, thanh thoát, trang nhã, ý nhị, sâu thẳm và giàu hình tượng, với những ngôn từ chắt lọc, sắc cạnh, đặt đúng nơi đúng chỗ, đem lại cho người yêu thơ nỗi xúc động bàng hoàng và nhiều khoái cảm đê mê. Bài Trăng Ngục – mà tác giả dùng làm nhan đề cho tập thơ – chỉ có hai mươi tám chữ, mà vô cùng xúc động. Bài thơ ghi lại một hoạt cảnh nhỏ của cuộc sống trong xà lim chật chội, tối tăm, lạnh lẽo, hôi hám – giữa đêm khuya tĩnh mịch, ánh trăng lọt qua song sắt vào tận ngục thăm nhà thơ, lúc đó đang lơ mơ ngủ, bỗng anh chợt tỉnh và lặng người đi vì xúc động (…) Bài này, theo tôi, đáng coi là một tuyệt tác!
‘Trăng qua song sắt Trăng thăm ngục Bỗng ta chợt tỉnh – sững sờ Trên vai áo tù Trăng vá lụa Ngày xưa ơi! Xa mãi đến bao giờ.’
Còn có thể nói rất nhiều nữa về thơ Phùng Cung, nhưng thiết tưởng với chừng ấy cũng đủ để bạn đọc thấy chúng ta đang có trong tay những di sản quý báu của thi ca nước nhà. Chỉ riêng việc những vần thơ này được trân quý, bảo trọng còn lại cho đến ngày nay và tới tay bạn đọc đã là một điều kỳ diệu!”
Ngay từ năm 1996, nhà văn Lê Minh Hà đã nhận định trong bài Phùng Cung, đời người, đời chữ (talawas.org 23/7/2003) đăng lần đầu trên tạp chí Diễn Đàn:
“Trong gối vọng tiếng ru Lắng tai mới rõ Tiếng tóc mình chuyển bạc.’ (Ðêm chợt nghe)
Phùng Cung, ở mặt này của hiện thực, đã đạt tới độ sâu sắc chưa từng thấy trong thơ ca Việt Nam mấy chục năm đổ lại đây. Thơ ông nói rất giỏi, rất giản dị về cái nghèo, cái lam lũ, cái thanh sạch và cam chịu cho đến giờ vẫn thống trị nông thôn Việt Nam. Thật khó tìm trong diện mạo thơ hôm nay những nét thơ này nếu không phải là chỉ có ở một thơ Phùng Cung. Thơ Phùng Cung là thứ thơ kiệm chữ, phảng phất gợi nhớ Tanca, Haiku của Nhật. Thơ ấy buộc mỗi chữ phải ở thế thăng hoa. Xem Ðêm đạt tới độ ấy: tứ không lộ và chữ thì như nhập hồn. (…)
Bằng phong cách đoạn tuyệt với nền thơ đương thời mà vẫn chất chứa cái hồn cốt của thơ Việt Nam muôn thuở, chắc chắn thơ Phùng Cung sẽ làm thiên hạ tốn không ít giấy mực và thời gian…”
III. Văn Phùng Cung
Nếu thơ Phùng Cung là “người” Phùng Cung, thì văn trong truyện ngắn của ông còn hơn thế nữa. Nó quyện chặt đến mức không thể phân biệt đâu là con người cá nhân, đâu là con người trong thời cuộc bi tráng mà văn nghệ sĩ Việt Nam từng trải. Và khác với thơ có những bài tuyệt hay, có không ít bài chưa hay, còn hầu hết truyện ngắn Phùng Cung khá hài hòa, đạt mẫu mực giữa nghệ thuật ngôn từ và nội dung tư tưởng.
Không kể truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh đã trở thành biểu tượng, chúng tôi muốn minh họa ý trên bằng hai truyện khác: Mộ phách và Ván cờ khai xuân..
Đây là đánh giá của Lữ trong bài đã dẫn:
“Đối với tôi, truyện hay nhất, tài tình nhất của nhà văn Phùng Cung (…) là truyện ‘Mộ phách’. Trong truyện này, anh kể về một người con trai, con của một cặp vợ chồng nghệ sĩ, cố thuyết phục cha mẹ bỏ hẳn việc đàn phách. Anh nói: ‘Bố mẹ bình tĩnh nghĩ xem, việc làm lạc hậu ấy, nó kìm hãm bước tiến của con. Có lẽ đâu gia đình của một quân nhân cách mạng lại như vậy. Bố mẹ vẫn tự cùm mình trong thành phần tiểu tư sản nông thôn. Con chậm kết nạp Đảng là vì vậy: là vì cây đàn!’ Cuối cùng, vì thương con, người bố chấp nhận bỏ cây đàn đáy, nhưng không nỡ tự tay mình hủy hoại bảo vật đại diện cho nghề tổ vẫn thường được đặt trên bàn thờ. Người cha nói: ‘Thôi! Mày đập đi Thuyên ạ!’ Nhưng khi nghe tiếng cây đàn bị đập nát trước cửa bếp thì:‘Ngoài sân, ông Chản bưng tai như nghe sét đánh, liêu xiêu bước ra ngõ – Bà Chản thoái dạ, ‘Ối!’ lên một tiếng – Trống ngực rộn rã như xẩy chân từ trên cao xuống, mắt hoa lên, mọi vật trước mắt quay cuồng, bà Chản phải chống hai tay xuống đất để giữ được thế ‘cóc vái giời’. Bà cố định thần để nhận biết việc xẩy ra đã xẩy ra. Bà cúi mặt khóc rấm rứt. Nước mắt đứt, nối, kéo dài cả một quá khứ tiêu tan trong giây lát. (…)Mong rằng những ai xem qua bài này, sẽ tìm đọc truyện ‘Mộ phách’”.
Nguyễn Minh Cần cũng cho rằng:
”Truyện ngắn ‘Mộ phách’ là một trong những truyện hay. (…) Cái kết thúc bi thảm của cuộc đời bác phó Lâm hé cho người đọc thấy điều tác giả gởi gắm trong truyện là cái Tuyệt Mỹ, Lương tâm Nghề nghiệp, Nghệ thuật Chân chính khó mà tồn tại trong một xã hội vừa độc tài vừa gian dối. Cả trong văn chương trào lộng, Phùng Cung cũng tỏ rõ tài nghệ của anh. Mũi nhọn châm biếm đâm thẳng vào bộ mặt giả dối của kẻ cầm quyền và lũ nịnh thần, lũ ‘trọn kiếp bút nô’ chuyên nghề ‘múa lưỡi’, ‘cưỡng bức ngữ ngôn ngợi ca tội ác’… Trong các truyện ngắn, văn chương trào phúng của Phùng Cung thật độc đáo, lắm lúc đề cập đến những đau thương của người dân bằng một giọng văn châm biếm, ngây ngô, làm người đọc phải vừa cười vừa trào nước mắt. (…) Đọc Phùng Cung, ta thấy rõ anh là một cây bút có trách nhiệm. Bút pháp của anh nhẹ nhàng, trôi chảy, nhưng nghiêm túc, giàu hình tượng, với những ngôn từ sắc cạnh, chắt lọc, cân đo, đặt đúng nơi đúng chỗ, rất đạt.” (Lời giới thiệu cuốn sách)
Với Ván cờ khai xuân, Lâm Thu Vân đã viết lời dẫn khi truyện được đăng lại trên báo Văn Nghệ ở Úc châu:
“Phùng Cung, một cây viết trẻ của Nhóm Nhân văn Giai phẩm vào thời điểm 1954-1960, đã mượn truyện này để nêu lên vấn đề đàn áp văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Vì sự kiểm duyệt quá khắt khe và sự trừng phạt rất nặng nề đối với các nhà văn nào có can đảm chỉ trích sự độc tài của nhà cầm quyền, Phùng Cung phải gói ghém sự chỉ trích này trong câu chuyện ông Ba Thiềng – người cha gian lận khi đánh cờ với thằng Văn, đứa con mới lên mười nhưng rất thông minh, nước cờ cao hơn bố. Ông Thiềng không chịu nhường địa vị độc tôn của mình cho ai vì thế khi bị chiếu bí và bị lật tẩy mưu mô gian lận, ông thẳng tay dập tắt bằng vũ lực sự bất phục tùng của kẻ đối thủ nguy hiểm – dù kẻ đó là con đẻ của mình, dù kẻ đó là một trẻ thơ, hằng ngày phục dịch trà, nước, đèn đóm. Ông không chấp nhận nó nói sự thật:
‘- Thằng mất dạy này! Thằng khốn kiếp này! Mày cho là bố mày ăn gian à?
- Còn gì nữa!’
(…) Chẳng những trong truyện Ván cờ khai xuân, mà trong tất cả những truyện khác của Phùng Cung, chúng ta đều thấy bút pháp độc đáo của tác giả.”
Đọc Xem Đêm, tôi nói với anh [Hoàng] Cầm, tôi chưa hề thấy Phùng Cung mang thù hận vào thơ. Anh buồn và xót xa. Nhưng anh vẫn nhân hậu. Anh vẫn trong trẻo. Thậm chí độ lượng. Anh Cầm giơ tay xoa mặt, mắt đờ đẫn nhìn vào khoảng không choãi về phía nơi quá khứ còn nương náu. ‘Nhưng có hoạn nạn’, anh Cầm cao giọng,’ thì Cung nó mới có thơ hay như vậy!’ Anh cười…”
Đoạn trên trích từ bài Phùng Cung, Thơ và người (amvc.free.fr) được viết vào năm 2004 để “Kính viếng Phùng Cungvà Phùng Hà Phủ”.
Trong tuyển tập Phùng Cung, Truyện và Thơ Chưa Hề Xuất Bản có thêm tập thơ Trăng Ngục. Và đây là nhận xét của Nguyễn Minh Cần, cũng trong cuốn sách này:
”Qua tập Trăng Ngục, bạn đọc nghe rõ tiếng khóc da diết của một con tim chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc lầm than, xót xa trước bi kịch của quê hương. (…) Lời thơ Phùng Cung nhẹ nhàng, thanh thoát, trang nhã, ý nhị, sâu thẳm và giàu hình tượng, với những ngôn từ chắt lọc, sắc cạnh, đặt đúng nơi đúng chỗ, đem lại cho người yêu thơ nỗi xúc động bàng hoàng và nhiều khoái cảm đê mê. Bài Trăng Ngục – mà tác giả dùng làm nhan đề cho tập thơ – chỉ có hai mươi tám chữ, mà vô cùng xúc động. Bài thơ ghi lại một hoạt cảnh nhỏ của cuộc sống trong xà lim chật chội, tối tăm, lạnh lẽo, hôi hám – giữa đêm khuya tĩnh mịch, ánh trăng lọt qua song sắt vào tận ngục thăm nhà thơ, lúc đó đang lơ mơ ngủ, bỗng anh chợt tỉnh và lặng người đi vì xúc động (…) Bài này, theo tôi, đáng coi là một tuyệt tác!
‘Trăng qua song sắt Trăng thăm ngục Bỗng ta chợt tỉnh – sững sờ Trên vai áo tù Trăng vá lụa Ngày xưa ơi! Xa mãi đến bao giờ.’
Còn có thể nói rất nhiều nữa về thơ Phùng Cung, nhưng thiết tưởng với chừng ấy cũng đủ để bạn đọc thấy chúng ta đang có trong tay những di sản quý báu của thi ca nước nhà. Chỉ riêng việc những vần thơ này được trân quý, bảo trọng còn lại cho đến ngày nay và tới tay bạn đọc đã là một điều kỳ diệu!”
Ngay từ năm 1996, nhà văn Lê Minh Hà đã nhận định trong bài Phùng Cung, đời người, đời chữ (talawas.org 23/7/2003) đăng lần đầu trên tạp chí Diễn Đàn:
“Trong gối vọng tiếng ru Lắng tai mới rõ Tiếng tóc mình chuyển bạc.’ (Ðêm chợt nghe)
Phùng Cung, ở mặt này của hiện thực, đã đạt tới độ sâu sắc chưa từng thấy trong thơ ca Việt Nam mấy chục năm đổ lại đây. Thơ ông nói rất giỏi, rất giản dị về cái nghèo, cái lam lũ, cái thanh sạch và cam chịu cho đến giờ vẫn thống trị nông thôn Việt Nam. Thật khó tìm trong diện mạo thơ hôm nay những nét thơ này nếu không phải là chỉ có ở một thơ Phùng Cung. Thơ Phùng Cung là thứ thơ kiệm chữ, phảng phất gợi nhớ Tanca, Haiku của Nhật. Thơ ấy buộc mỗi chữ phải ở thế thăng hoa. Xem Ðêm đạt tới độ ấy: tứ không lộ và chữ thì như nhập hồn. (…)
Bằng phong cách đoạn tuyệt với nền thơ đương thời mà vẫn chất chứa cái hồn cốt của thơ Việt Nam muôn thuở, chắc chắn thơ Phùng Cung sẽ làm thiên hạ tốn không ít giấy mực và thời gian…”
III. Văn Phùng Cung
Nếu thơ Phùng Cung là “người” Phùng Cung, thì văn trong truyện ngắn của ông còn hơn thế nữa. Nó quyện chặt đến mức không thể phân biệt đâu là con người cá nhân, đâu là con người trong thời cuộc bi tráng mà văn nghệ sĩ Việt Nam từng trải. Và khác với thơ có những bài tuyệt hay, có không ít bài chưa hay, còn hầu hết truyện ngắn Phùng Cung khá hài hòa, đạt mẫu mực giữa nghệ thuật ngôn từ và nội dung tư tưởng.
Không kể truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh đã trở thành biểu tượng, chúng tôi muốn minh họa ý trên bằng hai truyện khác: Mộ phách và Ván cờ khai xuân..
Đây là đánh giá của Lữ trong bài đã dẫn:
“Đối với tôi, truyện hay nhất, tài tình nhất của nhà văn Phùng Cung (…) là truyện ‘Mộ phách’. Trong truyện này, anh kể về một người con trai, con của một cặp vợ chồng nghệ sĩ, cố thuyết phục cha mẹ bỏ hẳn việc đàn phách. Anh nói: ‘Bố mẹ bình tĩnh nghĩ xem, việc làm lạc hậu ấy, nó kìm hãm bước tiến của con. Có lẽ đâu gia đình của một quân nhân cách mạng lại như vậy. Bố mẹ vẫn tự cùm mình trong thành phần tiểu tư sản nông thôn. Con chậm kết nạp Đảng là vì vậy: là vì cây đàn!’ Cuối cùng, vì thương con, người bố chấp nhận bỏ cây đàn đáy, nhưng không nỡ tự tay mình hủy hoại bảo vật đại diện cho nghề tổ vẫn thường được đặt trên bàn thờ. Người cha nói: ‘Thôi! Mày đập đi Thuyên ạ!’ Nhưng khi nghe tiếng cây đàn bị đập nát trước cửa bếp thì:‘Ngoài sân, ông Chản bưng tai như nghe sét đánh, liêu xiêu bước ra ngõ – Bà Chản thoái dạ, ‘Ối!’ lên một tiếng – Trống ngực rộn rã như xẩy chân từ trên cao xuống, mắt hoa lên, mọi vật trước mắt quay cuồng, bà Chản phải chống hai tay xuống đất để giữ được thế ‘cóc vái giời’. Bà cố định thần để nhận biết việc xẩy ra đã xẩy ra. Bà cúi mặt khóc rấm rứt. Nước mắt đứt, nối, kéo dài cả một quá khứ tiêu tan trong giây lát. (…)Mong rằng những ai xem qua bài này, sẽ tìm đọc truyện ‘Mộ phách’”.
Nguyễn Minh Cần cũng cho rằng:
”Truyện ngắn ‘Mộ phách’ là một trong những truyện hay. (…) Cái kết thúc bi thảm của cuộc đời bác phó Lâm hé cho người đọc thấy điều tác giả gởi gắm trong truyện là cái Tuyệt Mỹ, Lương tâm Nghề nghiệp, Nghệ thuật Chân chính khó mà tồn tại trong một xã hội vừa độc tài vừa gian dối. Cả trong văn chương trào lộng, Phùng Cung cũng tỏ rõ tài nghệ của anh. Mũi nhọn châm biếm đâm thẳng vào bộ mặt giả dối của kẻ cầm quyền và lũ nịnh thần, lũ ‘trọn kiếp bút nô’ chuyên nghề ‘múa lưỡi’, ‘cưỡng bức ngữ ngôn ngợi ca tội ác’… Trong các truyện ngắn, văn chương trào phúng của Phùng Cung thật độc đáo, lắm lúc đề cập đến những đau thương của người dân bằng một giọng văn châm biếm, ngây ngô, làm người đọc phải vừa cười vừa trào nước mắt. (…) Đọc Phùng Cung, ta thấy rõ anh là một cây bút có trách nhiệm. Bút pháp của anh nhẹ nhàng, trôi chảy, nhưng nghiêm túc, giàu hình tượng, với những ngôn từ sắc cạnh, chắt lọc, cân đo, đặt đúng nơi đúng chỗ, rất đạt.” (Lời giới thiệu cuốn sách)
Với Ván cờ khai xuân, Lâm Thu Vân đã viết lời dẫn khi truyện được đăng lại trên báo Văn Nghệ ở Úc châu:
“Phùng Cung, một cây viết trẻ của Nhóm Nhân văn Giai phẩm vào thời điểm 1954-1960, đã mượn truyện này để nêu lên vấn đề đàn áp văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Vì sự kiểm duyệt quá khắt khe và sự trừng phạt rất nặng nề đối với các nhà văn nào có can đảm chỉ trích sự độc tài của nhà cầm quyền, Phùng Cung phải gói ghém sự chỉ trích này trong câu chuyện ông Ba Thiềng – người cha gian lận khi đánh cờ với thằng Văn, đứa con mới lên mười nhưng rất thông minh, nước cờ cao hơn bố. Ông Thiềng không chịu nhường địa vị độc tôn của mình cho ai vì thế khi bị chiếu bí và bị lật tẩy mưu mô gian lận, ông thẳng tay dập tắt bằng vũ lực sự bất phục tùng của kẻ đối thủ nguy hiểm – dù kẻ đó là con đẻ của mình, dù kẻ đó là một trẻ thơ, hằng ngày phục dịch trà, nước, đèn đóm. Ông không chấp nhận nó nói sự thật:
‘- Thằng mất dạy này! Thằng khốn kiếp này! Mày cho là bố mày ăn gian à?
- Còn gì nữa!’
(…) Chẳng những trong truyện Ván cờ khai xuân, mà trong tất cả những truyện khác của Phùng Cung, chúng ta đều thấy bút pháp độc đáo của tác giả.”
*
Hy vọng độc giả sẽ hiểu biết thêm về con người và văn nghiệp Phùng Cung, qua việc trích cuốn sách Phùng Cung, Truyện và Thơ Chưa Hề Xuất Bản cùng các bài ký của những nhà văn hiểu biết về “vấn đề Phùng Cung“.
Để nói gọn về nhà thơ, nhà văn Phùng Cung – một nhân vật của vụ Nhân văn Giai phẩm – có thể qua đánh giá sau của Nguyễn Minh Cần:
“Văn thơ của Phùng Cung là tiếng nói của một nghệ sĩ chân chính, đệ tử trung thành của Chân, Thiện, Mỹ. Vì chuộng cái Chân, Phùng Cung không hề quay mặt trước sự thật, anh dám nói lên sự thật về số phận đầy đau thương của những người dân bình thường dưới chế độ ‘phong kiến mới’ với những bạo hành, sắt máu và chính anh thật tình đau nỗi đau của họ. (…) Vì trọng cái Thiện, Phùng Cung đã bộc lộ rõ ràng cái tâm trong sáng của anh, thể hiện lòng yêu nước, yêu quê, thương dân da diết, lòng nhân ái, tinh thần nhân bản sâu đậm của anh. Vì quý cái Mỹ, tác giả xót xa trước tình trạng Nghệ thuật Chân chính bị chà đạp khi sự dối trá và ngu dốt lên ngôi, tác giả đau buồn trước sự vùi dập thô bạo đối với truyền thống Nghệ thuật của dân tộc. Và ngay trong văn thơ của mình, tác giả cũng luôn luôn cố gắng tối đa để làm nổi lên cái Đẹp.“ (Sách đã dẫn)
Mời mỗi chúng ta dùng câu thơ tim óc của Phùng Cung để thắp nén hương lòng mỗi khi nhớ tới thi sĩ “tài cao phận thấp” ấy của văn chương và thời cuộc Việt Nam:
“Sứ mệnh thơ ơi! Trong sáng tuyệt vời!”
Vancouver 1/2008 – 24/7/2012
PHỤ LỤC
1. Một số tin, bài về Phùng Cung với Tọa đàm thơ Phùng Cung 28/6/2012, Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace Hà Nội:
+ Phạm Toàn: Những con chữ hiện lên từ đáy chén trà; lethieunhon.com 29/6/2012
+ Nguyễn Thụy Kha: Nắng trong thơ Phùng Cung; nhathonguyentrongtao.wordpress.com 27/6/2012
+ Thanh Thanh: Phùng Cung: Xem đêm, xem số phận; vov.vn 29/6/2012
+ Hà An: Tọa đàm thơ Phùng Cung: ‘Xem đêm’ giữa ban ngày; evan.vnexpress.net 2/7/2012
2. Hai loại nhận định mới nhất và “có thẩm quyền” về Nhân văn Giai phẩm:
+ Lê Hoài Nguyên [Tài liệu đã dẫn]:
“Nhân văn Giai phẩm trước hết là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học đòi hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc Việt Nam năm 1954-1960 có nguồn gốc và đã xảy ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong bộ máy Chính phủ Kháng chiến chống Pháp do Hồ Chí Minh lãnh đạo trong quá trình đi từ chủ nghĩa dân chủ tư sản đến chủ nghĩa cộng sản hình thái Mao Trạch Đông (1948 – 1954), bùng phát vào thời điểm đặc biệt 1955-1957 trên các lĩnh vực triết học, tư tưởng, pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật, báo chí chủ yếu trên các ấn phẩm báo Nhân Văn, Sáng Tạo, Trăm Hoa, Tự Do Diễn Đàn, Đất Mới-Chuyện Sinh Viên, Văn… và các sách dạng tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai phẩm Mùa Đông, Sách Tết, Vũ Trọng Phụng… do khởi xướng hầu hết là số văn nghệ sỹ, trí thức tài năng, có nhiều công lao trong kháng chiến chống Pháp, trong quân đội, bị đàn áp và xét xử công khai bằng một vụ án Tổ chức chính trị hoạt động gián điệp lật đổ chính quyền nhân dân với cái tên Nhân văn Giai phẩm, tiếp theo là việc xử lý bằng các hình thức trừng phạt nội bộ với hàng trăm giáo sư, thày giáo, sinh viên, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, xuất bản, cán bộ lãnh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước… (…)
Để có thể xem xét vụ Nhân văn Giai phẩm một cách thỏa đáng không bị ràng buộc về khía cạnh vụ án chính trị, tôi chọn cách nhìn nó với tư cách là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học.”
+ Hữu Thỉnh [Về đổi mới văn học - Đề cương thuyết trình tại khoá tập huấn lý luận, phê bình văn học nghệ thuật; Hội đồng Lý luận Trung ương, Ninh Bình 10-13/7/2012]:
“Phục hồi sinh hoạt Hội cho một số nhà văn tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm; Phục hồi hội viên: Phan Khôi, Trương Tửu; Phục hồi sinh hoạt cho các nhà văn bị treo bút và đình chỉ sinh hoạt có hạn định: Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm;
Cần nói rõ là việc phục hồi sinh hoạt và trao giải thưởng Nhà nước cho một số nhà văn nói trên là căn cứ theo Điều lệ Hội, chứ không phải là xét lại Vụ Nhân văn Giai phẩm. Vụ Nhân văn Giai phẩm không phải là ‘Vụ án văn nghệ’ mà là ‘Vụ án chính trị phản động’ theo thông báo của Ban Bí thư số 250-TB/TW, ngày 11/4/1991. Tại phiên toà xét xử ngày 19/1/1960 của Toà án nhân dân Hà Nội, trong bản luận tội Tòa án ghi rõ ‘đây là vụ án gián điệp phản cách mạng phá hoại hiện hành’” (tapchinhavan.vn 12/7/2012)
+ Lê Quang Trang [Bùi Công Thuấn – Một cái nhìn toàn diện; Ghi chép về Lớp tập huấn công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho 31 tỉnh phía Nam; Hội đồng Lý luận Trung ương, Đồng Nai 18-21/7/2012]:
NGÔ MINH HẰNG *TIẾNG LÒNG
TIẾNG LÒNG
Ngô Minh Hằng
Tôi viết mãi bao năm chưa trọn,
Một bài thơ thương nhớ, nhớ thương quê.
Quê tôi đó xương chồng cao có ngọn,
Và máu hồng loang đỏ cả sơn khê.
Quê tôi đó, bốn nghìn năm bất khuất,
Dâu biển tang thương, hưng phế bao thời.
Thăng long cũ bóng rồng bay rợp đất,
Sông Bạch Đằng cọc nhọn vẫn nằm phơi.
Quê tôi đó bầu trời Nam nước Việt,
Năm cửa Ô, Ba mươi sáu phố phường
Giòng Hương giang vẫn muôn đời tha thiết,
Bến Ninh Kiều, tà áo trắng nồng hương.
Quê tôi đó, biển sông đầy tôm cá,
Những ruộng đồng bát ngát cánh cò bay.
Giọt nắng ấm áp tình mái lá,
Làn gió hiền ru tiếng sáo cung mây.
Quê tôi đó bây giờ xa xôi lắm,
Ai tham tàn, ai cướp mất quê tôi.
Thân vong quốc đời lạc loài cay đắng,
Kiếp tha hương, tủi nhục phận con người.
Chưa thể chết nên tôi còn phải sống,
Sống để về nhìn lại mảnh quê tôi.
Đã có lúc chiêm bao làm Phù Đổng,
Gươm Mê Linh mơ môt thuở và trời.
Mộng không thực vì tài hèn phận bé,
Nên thơ tôi viết mãi chẳng thành lời,
Thơ nước mắt xin gửi về quê mẹ,
Nỗi u hoài thống khổ của mình tôi.
Ngô Minh Hằng
Ngô Minh Hằng
Tôi viết mãi bao năm chưa trọn,
Một bài thơ thương nhớ, nhớ thương quê.
Quê tôi đó xương chồng cao có ngọn,
Và máu hồng loang đỏ cả sơn khê.
Quê tôi đó, bốn nghìn năm bất khuất,
Dâu biển tang thương, hưng phế bao thời.
Thăng long cũ bóng rồng bay rợp đất,
Sông Bạch Đằng cọc nhọn vẫn nằm phơi.
Quê tôi đó bầu trời Nam nước Việt,
Năm cửa Ô, Ba mươi sáu phố phường
Giòng Hương giang vẫn muôn đời tha thiết,
Bến Ninh Kiều, tà áo trắng nồng hương.
Quê tôi đó, biển sông đầy tôm cá,
Những ruộng đồng bát ngát cánh cò bay.
Giọt nắng ấm áp tình mái lá,
Làn gió hiền ru tiếng sáo cung mây.
Quê tôi đó bây giờ xa xôi lắm,
Ai tham tàn, ai cướp mất quê tôi.
Thân vong quốc đời lạc loài cay đắng,
Kiếp tha hương, tủi nhục phận con người.
Chưa thể chết nên tôi còn phải sống,
Sống để về nhìn lại mảnh quê tôi.
Đã có lúc chiêm bao làm Phù Đổng,
Gươm Mê Linh mơ môt thuở và trời.
Mộng không thực vì tài hèn phận bé,
Nên thơ tôi viết mãi chẳng thành lời,
Thơ nước mắt xin gửi về quê mẹ,
Nỗi u hoài thống khổ của mình tôi.
Ngô Minh Hằng
SƠN TRUNG * CHIM BỒ CÂU
CHIM BỒ CÂU & HÒA BÌNH
Sơn Trung
Đa
số đồng bào ta cho rằng chim bồ câu là hiền lành, dễ thương.Ngoài ta,
chúng ta thich bồ câu vì bồ câu là một món ăn bổ dưỡng rất giá trị. Quý
bà nhà giàu thường làm món bồ câu hầm sen,đậu xanh bồi dưỡng cho đấng
lang quân. Người Trung quốc có món mì bồ câu cũng rất ngon. Người Âu, Mỹ
rất thich bồ câu nhưng họ không bao giờ ăn thịt bồ câu.
Khoảng 1953, tôi là một học sinh, theo trường đi thăm một đền thờ với một số cán bộ cộng sản. Khi thấy một pho tượng thần tay cầm kiếm,chân đạp lên mình một con quỷ dữ, vị cán bộ cho rằng đây là hình ảnh bất công, vô nhân đạo ,vì người hành hạ người, người chém giết người.... Sau đó, 1954, họ phát động phong trào cải cách ruộng đất, chém giết,hành hạ những ngườI mà hôm qua là đồng bào, đồng chí của họ... .! Tôi buồn rầu mà nghĩ rằng con người sao tráo trở, gian ác như thế mà lại ăn nói ngon lành như thế !Té ra lời nói và việc làm là hai chuyện khác nhau đối với người cộng sản !
Thuở ấy tôi là một học sinh, sống trong vùng xôi đậu, ít lâu sau Pháp rút, Việt Minh làm chủ hoàn toàn. Tôi là một học sinh, yêu nước, ủng hộ việc chống Pháp.. . Tôi cũng yêu hòa bình, yêu Liên Xô theo phong trào kháng chiến thời ấy. Tôi đã làm mấy câu thơ cho tờ bích báo của trường mà nay còn nhớ:
Tôi yêu cánh bồ câu trắng,
Bay trong buổi bình minh,
Tôi yêu hòa bình,
Yêu Liên Xô thắm thiết mối tình anh em!
Thiếu nữ và chim bồ câu của Picasso
Ông Picasso lừng danh quốc tế. Ông thiên cộng và chuyên vẽ bồ câu biểu tượng hòa bình. Ông được cộng sản lợi dụng côn chim bồ câu của ông mặc dầu họ chê tranh của ông bí hiểm, không hợp với đại chúng nhân dân.Người đề cao bồ câu nhất phải kể là các ông cộng sản. Trong báo chí, bich chương, người cộng sản thường vẽ chim bồ câu với lời kêu gọi hòa bình dù họ tàn sát đồng chí, đồng bào không nương tay. Ôi hòa bình, cộng sản lợi dụng mi để gây tang tóc khắp nơi!
Sau 1975, tôi về ở tại Gia Định. Nhà lụp xụp nhưng đất đai khá rộng, tôi bèn nuôi bồ câu chơi. Qua những năm nuôi bồ câu, tôi nhận thấy thần tượng bồ câu đã sụp đổ hoàn toàn !
Ở đây, tôi sẽ nói về ưu điểm và khuyết điểm của chim bồ câu.
Ưu điểm của chim bồ câu là khá trung thành với vợ, khá thương con.
Dường như chim bồ câu theo chánh sách một vợ một chồng, tôi chưa thấy chim bồ câu trống lang chạ như gà, vịt, dê, chó.. .Khi bồ câu mái đẻ trứng, con trống canh ở ngoài cửa, và thay phiên ấp trứng. Khi con nở, con trống cũng góp phần mớm đồ ăn cho con.
Khuyết điểm của bồ câu nhất là bồ câu trống thì rất nhiều.
Không lịch sự:
Con gà trống lịch sự nhất, ga lăng nhất trong loài chim. Khi gặp con mái ưng ý, gà trống ta cất cao tiếng gáy, rồi mờI mọc ăn uống ( cũng giống con ngườI ). Khi nhặt được hạt thóc, con sâu, gà trống nhịn ăn mờI gái xơi ! Còn bồ câu ăn một mình, không mời ai .
Độc tài
Khi đã thành vợ chồng, bồ câu trống rất độc tài theo chủ trương phu xướng phụ tùy, chồng chúa vợ tôi ! Khi đẻ hay ấp trứng, chim mái phải tuân theo sự chỉ huy của chim trống. Chim trống chỉ cho phép chim mái ăn uống có giờ giấc, ăn uống nhanh chóng rồi lên tổ trông trứng. Nếu chậm trễ, chim trống dùng vũ lực bắt chim mái lên ổ gấp !
Háo chiến .
Chim bồ câu không hung hản như chim ưng nhưng cũng dữ tợn như gà. Cũng giành gái, cũng xưng hùng, xưng bá như các loài khác, hễ thấy kẻ lạ, nhất là những chàng bồ câu trẻ đến bên bồ hay vợ mình là đánh đuổI đến kỳ cùng.
Ham mới nới cũ.
Khuyết điểm này là chung cho bồ câu . Hễ thấy chuồng bồ câu nào đẹp là đến ở mà bỏ chủ cũ, chuồng cũ. Nếu bạn muốn nuôi bồ câu mà không tốn tiền mua bồ câu, bạn cứ làm một cái chuồng sơn phết thật đẹp là sẽ có một đàn bồ câu khác đến ở. NgườI ta bảo rằng khi bồ câu bỏ ta mà đi là đờI ta xuống dốc ! Trái lại, nếu một con chó,hay một đàn bồ câu đến nhà ta, là ta bắt đầu phát đạt !
Tôi nuôi bồ câu được vài năm thì gặp nhiều vấn đề.
Tại Việt Nam mèo hoang phát triển mạnh vì nhà không đủ ăn, ai còn nuôi mèo làm gì .Mèo hoang quá nhiều cho nên chúng săn bắt bồ câu dữ dội.Ban ngày, nhất là ban đêm chúng trèo lên chuồng bắt bồ câu mẹ và bồ câu con ăn thịt.Thứ đến là nạn bắn chim. Bọn thanh niên nhất là thanh niên ngoài bắc vào, đứa nào cũng có súng bắn chim, súng Trung quốc, bắn rất chính xác. Chúng bắn để vui chơi và để ăn thịt. Chúng không tha một con chim sẻ non. Chúng bắn cả bồ câu có chủ.. Chúng vào chùa bắn chim, xsư ra đuổi, chúng chửi lại ! Chúng chẳng sợ ai vì cha mẹ chúng là cán bộ cao cấp !
Vì vậy mà tôi giải tán đàn chim bồ câu của tôi.. .
Sơn Trung
Khoảng 1953, tôi là một học sinh, theo trường đi thăm một đền thờ với một số cán bộ cộng sản. Khi thấy một pho tượng thần tay cầm kiếm,chân đạp lên mình một con quỷ dữ, vị cán bộ cho rằng đây là hình ảnh bất công, vô nhân đạo ,vì người hành hạ người, người chém giết người.... Sau đó, 1954, họ phát động phong trào cải cách ruộng đất, chém giết,hành hạ những ngườI mà hôm qua là đồng bào, đồng chí của họ... .! Tôi buồn rầu mà nghĩ rằng con người sao tráo trở, gian ác như thế mà lại ăn nói ngon lành như thế !Té ra lời nói và việc làm là hai chuyện khác nhau đối với người cộng sản !
Thuở ấy tôi là một học sinh, sống trong vùng xôi đậu, ít lâu sau Pháp rút, Việt Minh làm chủ hoàn toàn. Tôi là một học sinh, yêu nước, ủng hộ việc chống Pháp.. . Tôi cũng yêu hòa bình, yêu Liên Xô theo phong trào kháng chiến thời ấy. Tôi đã làm mấy câu thơ cho tờ bích báo của trường mà nay còn nhớ:
Tôi yêu cánh bồ câu trắng,
Bay trong buổi bình minh,
Tôi yêu hòa bình,
Yêu Liên Xô thắm thiết mối tình anh em!
Thiếu nữ và chim bồ câu của Picasso
Ông Picasso lừng danh quốc tế. Ông thiên cộng và chuyên vẽ bồ câu biểu tượng hòa bình. Ông được cộng sản lợi dụng côn chim bồ câu của ông mặc dầu họ chê tranh của ông bí hiểm, không hợp với đại chúng nhân dân.Người đề cao bồ câu nhất phải kể là các ông cộng sản. Trong báo chí, bich chương, người cộng sản thường vẽ chim bồ câu với lời kêu gọi hòa bình dù họ tàn sát đồng chí, đồng bào không nương tay. Ôi hòa bình, cộng sản lợi dụng mi để gây tang tóc khắp nơi!
Sau 1975, tôi về ở tại Gia Định. Nhà lụp xụp nhưng đất đai khá rộng, tôi bèn nuôi bồ câu chơi. Qua những năm nuôi bồ câu, tôi nhận thấy thần tượng bồ câu đã sụp đổ hoàn toàn !
Ở đây, tôi sẽ nói về ưu điểm và khuyết điểm của chim bồ câu.
Ưu điểm của chim bồ câu là khá trung thành với vợ, khá thương con.
Dường như chim bồ câu theo chánh sách một vợ một chồng, tôi chưa thấy chim bồ câu trống lang chạ như gà, vịt, dê, chó.. .Khi bồ câu mái đẻ trứng, con trống canh ở ngoài cửa, và thay phiên ấp trứng. Khi con nở, con trống cũng góp phần mớm đồ ăn cho con.
Khuyết điểm của bồ câu nhất là bồ câu trống thì rất nhiều.
Không lịch sự:
Con gà trống lịch sự nhất, ga lăng nhất trong loài chim. Khi gặp con mái ưng ý, gà trống ta cất cao tiếng gáy, rồi mờI mọc ăn uống ( cũng giống con ngườI ). Khi nhặt được hạt thóc, con sâu, gà trống nhịn ăn mờI gái xơi ! Còn bồ câu ăn một mình, không mời ai .
Độc tài
Khi đã thành vợ chồng, bồ câu trống rất độc tài theo chủ trương phu xướng phụ tùy, chồng chúa vợ tôi ! Khi đẻ hay ấp trứng, chim mái phải tuân theo sự chỉ huy của chim trống. Chim trống chỉ cho phép chim mái ăn uống có giờ giấc, ăn uống nhanh chóng rồi lên tổ trông trứng. Nếu chậm trễ, chim trống dùng vũ lực bắt chim mái lên ổ gấp !
Háo chiến .
Chim bồ câu không hung hản như chim ưng nhưng cũng dữ tợn như gà. Cũng giành gái, cũng xưng hùng, xưng bá như các loài khác, hễ thấy kẻ lạ, nhất là những chàng bồ câu trẻ đến bên bồ hay vợ mình là đánh đuổI đến kỳ cùng.
Ham mới nới cũ.
Khuyết điểm này là chung cho bồ câu . Hễ thấy chuồng bồ câu nào đẹp là đến ở mà bỏ chủ cũ, chuồng cũ. Nếu bạn muốn nuôi bồ câu mà không tốn tiền mua bồ câu, bạn cứ làm một cái chuồng sơn phết thật đẹp là sẽ có một đàn bồ câu khác đến ở. NgườI ta bảo rằng khi bồ câu bỏ ta mà đi là đờI ta xuống dốc ! Trái lại, nếu một con chó,hay một đàn bồ câu đến nhà ta, là ta bắt đầu phát đạt !
Tôi nuôi bồ câu được vài năm thì gặp nhiều vấn đề.
Tại Việt Nam mèo hoang phát triển mạnh vì nhà không đủ ăn, ai còn nuôi mèo làm gì .Mèo hoang quá nhiều cho nên chúng săn bắt bồ câu dữ dội.Ban ngày, nhất là ban đêm chúng trèo lên chuồng bắt bồ câu mẹ và bồ câu con ăn thịt.Thứ đến là nạn bắn chim. Bọn thanh niên nhất là thanh niên ngoài bắc vào, đứa nào cũng có súng bắn chim, súng Trung quốc, bắn rất chính xác. Chúng bắn để vui chơi và để ăn thịt. Chúng không tha một con chim sẻ non. Chúng bắn cả bồ câu có chủ.. Chúng vào chùa bắn chim, xsư ra đuổi, chúng chửi lại ! Chúng chẳng sợ ai vì cha mẹ chúng là cán bộ cao cấp !
Vì vậy mà tôi giải tán đàn chim bồ câu của tôi.. .
Sơn Trung
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * ĐỌC MARX
Vào đầu thế kỷ 20 này, Marx, Einstein và Freud có ảnh hưởng lớn trong việc
thay đổi nhãn quan của con người đối với tự nhiên và xã hội. Thật vậy, Einstein
với thuyết Tương Đối đã đặt cơ sở mới cho Vật Lý Học và Vũ Trụ Học, Freud với
Phân Tâm Học mở đầu cho việc khai phá chiều sâu tâm lý con người, và Marx làm
đảo lộn xã hội khi đưa ra chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử.
Tất nhiên, trong
khoa học tự nhiên không phải chỉ có Einstein nhưng Einstein đã làm cách mạng nền
tảng khoa học khởi từ Newton. Trong việc nghiên cứu và trị liệu con người, Freud
không những khám phá ra vị thế của vô thức, luận điểm Mặc Cảm Oedipe của ông
đặt định cấu trúc quan hệ con người một cách triệt để. Khi nghiên cứu xã hội
bằng khoa kinh tế chính trị, Marx tìm ra quy luật phát triển của lịch sử con
người trong vận động thực tiễn. Những khám phá của Einstein, Freud và Marx đã
mang những chiều kích mới về tự nhiên, con người và xã hội; quả thật những lý
luận đó có tính cách mạng, phân biệt hẳn với những lý luận và những nhân vật
khác trong lịch sử tri thức nhân loại ở thế kỷ này. Nhưng Freud và Marx còn một
điểm chung khác: sự phát triển lý luận của họ rộng lớn trong sinh hoạt xã hội đã
đi đến chỗ cực đoan, giáo điềuẾnhững hiệp hội phân tâm học quốc tế và những đảng
CS quốc tế trở thành những tổ chức thế quyền củng cố những giới luật chặt chẽ
chẳng khác những hệ thống giáo quyền.
Phân tâm học của
Freud cũng như chủ nghĩa Mác đã kinh qua những luận giải của các môn đệ, phát
triển ra nhiều hệ phái. Cho nên việc đọc lại Freud hay đọc lại Marx
đặt
thành vấn đề: Có phải trở
về "Freud nguyên thủy" hay "Marx nguyên thủy" ngõ hầu tìm ra những tư tưởng chân
thực của họ?
Đặt vấn đề như vậy,
chắc hẳn sẽ gặp những ý kiến khác biệt như sau:
- Những tư tưởng
trung thực của chính Marx so với những phát triển của chủ nghĩa Mác về sau, điều
đó còn có nghĩa là Marx không chịu trách nhiệm về những thành quả
của chủ nghĩa Mác (hay chủ
nghĩa Cộng sản) trong quá trình lịch sử.
- Không thể quan
niệm một chủ nghĩa Mác thuần túy tách biệt khỏi thực tiễn lịch sử, bởi về mặt lý
luận, chủ nghĩa Mác đã chỉ ra một lý luận thực tiễn, không phải đi giải
thích
thế giới mà vấn đề là phải
biến đổi nó. Chủ nghĩa Mác đã gắn liền với quyền lực chính trị.
Thế nên, đọc Marx
như thế nào? Có thể đọc Marx từ cái nhìn của một người Việt nam?
Đã có người thử đặt
vấn đề nhìn Marx từ quan điểm của nước Mỹ, như Clinton Rossiter với Marxism: The
View from America (1960). Khi đối chiếu chủ nghĩa Mác với truyền thống nước Mỹ,
Rossiter đã muốn chỉ ra rằng chủ nghĩa Mác không bao giờ có cơ hội thắng lợi ở
Mỹ, vì từ cơ bản, chủ nghĩa Mác có tính nhất nguyên, trong khi truyền thống Mỹ
với lý tưởng của chủ nghĩa tự do có tính đa nguyên. Tại sao ở một nước công
nghiệp tân tiến nhất như nước Mỹ, môi trường thuận lợi cho quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội và sau đó tiến lên chủ nghĩa Cộng sản như Marx tiên
đoán, lại
có rất ít người theo chủ
nghĩa Mác? Rossiter đã kể ra, ít nhất bảy nguyên do về sự thất bại của chính
Marx: như Marx đã không có khiếu trình bày các luận diểm cơ bản trong lý thuyết
của ông, mặc dầu ông được nhiều người đọc, những định nghĩa về "ý thức," "vật
chất," những khái niệm như "quan hệ sản xuất" trong học thuyết Mác không rõ
ràng, những sự kiện ông dẫn ra đã không cập nhật, khi phá đổ trật tự xã hội cũ,
ông đã không có một đề cương xây dựng xã hội mới cũng như quan điểm của ông rất
cực đoan một chiều về con người, xã hội cũng như lịch sử.
Vấn đề đặt ra là
"chủ nghĩa Mác có thích hợp với các xã hội phương Đông?" Chính Marx đã phân chia
những giai đoạn lịch sử nhân loại trên cơ sở chế độ kinh tế, theo như ông nói là
những phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư bản. Ba phương thức
sau áp dụng vào xã hội Tây phương, tạo thành một nhóm. Như vậy phương thức sản
xuất châu Á ở một phạm trù khác. Tuy nhiên Marx và Engels không có cơ hội để đi
sâu vào việc tìm hiểu phương thức sản xuất này. Trong quá trình vận động lịch sử
đi từ chủ nghĩa tư bản qua chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản, có một
khoảng cách - đề ra vấn nạn về sự thống nhất của quá trình lịch sử.
Nếu phương thức sản
xuất châu Á mang tính đặc thù khác hẳn với phương Tây, có một khả năng về tiến
trình lịch sử theo một con đường khác, như vậy chiều hướng lịch sử có tính đa
nguyên; hơn nữa, nếu bản chất của phương thức sản xuất châu Á không diễn ra
trong vận động biện chứng của lịch sử từ cổ đại qua phong kiến, tư bản, hiểu
theo nghĩa lịch sử của xã hội hiện hữu là lịch sử đấu tranh giai cấp, có phải
những xã hội theo phương thức sản xuất châu Á đi theo một tiến trình khác? Như
vậy chủ nghĩa Mác không có một thực tiễn, nói khác đi, không áp dụng vào những
xã hội châu Á? Điều đó có nghĩa, hoặc không thể đọc Marx từ quan điểm châu Á,
hoặc phủ nhận những giá trị của học thuyết Mác.
Như đã trình bày ở
trên, người ta không thể đọc Marx về mặt kinh tế chính trị dưới nhãn quan phương
Đông. Vì lý thuyết kinh tế chính trị của Marx không thể áp dụng vào xã hội
phương Đông, nếu chúng ta hiểu Marx chỉ giải quyết những vấn đề trong những tiền
đề lý luận ông đưa ra. Nhưng chắc hẳn điều đó không có nghĩa là phủ nhận học
thuyết Mác một cách đơn giản. Trên thực tế, nếu học thuyết Mác không có những
giá trị quan trọng hơn, chủ nghĩa Mác đã không có sức thu hút một số đông đảo
những người tin theo như ở phương Đông vậy.
Mặt khác, mối quan
hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa Mao cũng xác định chủ nghĩa Cộng sản đã
áp dụng vào một phần xã hội châu Á.
Đọc Marx như thế
nào là một nhân tố quan trọng trong việc xác định vị thế của người nghiên cứu
đối với chủ nghĩa Cộng sản, vì tác động hai mặt: hiểu Marx theo quan
niệm "chính thống" của
người Cộng sản, hoặc có một cái nhìn khác về Marx, những phát triển của chủ
nghĩa Mác ở ngoài quỹ đạo Xô viết.
Đọc Marx với những
hệ luận phức tạp đó, phải chăng vì Marx có những khuyết điểm như Rossiter đã nêu
ra.
Thật sự, hình thành
tư tưởng của một con người còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Ở trường
hợp Marx, ngoài yếu tố ông được đào tạo từ môi trường triết học và từ lãnh vực
này,
Marx chuyển hướng
nghiên cứu kinh tế chính trị học, những tác phẩm chủ đạo của Marx đều chưa trọn
v-n, như tập Bản Thảo Kinh Tế và Triết Học; Khởi Thảo Những
Nguyên Lý Kinh Tế Chính
Trị Học; và Tư Bản. Hơn nữa, những tác phẩm Bản Thảo Kinh Tế và Triết Học cũng
như Khởi Thảo Những Nguyên Lý là những bản thảo chỉ được xuất bản vào thập niên
30 và 40 của thế kỷ 20, đánh dấu những chiều hướng giải thích chủ nghĩa Mác mới
lạ và khác biệt, gây ra nhiều tranh luận
Cuộc đời và tác
phẩm của Marx có những quan hệ, gắn bó với hoạt động của những phong trào công
nhân và trào lưu xã hội chủ nghĩa, do đó những bản viết của Marx cũng có tác
động hai mặt đối với thực tiễn.
Những yêu cầu thực
tiễn đã thúc đẩy Marx đi vào con đường phê phán triệt để, với một giọng vẫn đầy
chất lửa gây hấn. Những tác phẩm của Marx đều khởi từ cơ sở phê phán, cho nên
ngay từ những tác phẩm thời trẻ như Phê Phán Triết Học về Quyền của Hegel; Phê
Phán Triết Học về Nhà Nước của Hegel (1843) đến những tác phẩm thời trưởng
thành, cơ bản là tập Tư Bản cũng mang một tiêu đề phụ là Phê Phán Kinh Tế Chính
Trị (1867). Chính qua tính phê phán này, có những học giả phân biệt "chủ nghĩa
Mác phê phán" với "chủ nghĩa Mác khoa học."
Sự phân biệt này
không chỉ thuần túy dựa vào những vấn đề của Marx, còn chỉ ra tư tưởng Marx biến
chuyển một cách cơ bản. Cũng trong chiều hướng đó, người ta còn phân
biệt Marx thời trẻ và Marx
thời già, sự phân biệt này cũng không chỉ nêu ra tiến trình của tư tưởng Marx mà
còn phân biệt triệt để như trường hợp nhà mác-xit Pháp L. Althusser
khi ông quan niệm "có một
sự đoạn tuyệt nhận thức luận" trong học thuyết Mác. Điều này có nghĩa là tư
tưởng Marx thời trưởng thành đã đoạn tuyệt với tư tưởng thời trẻ, rũ
bỏ
hẳn những tàn dư của chủ
nghĩa duy tâm. Lập trường này còn đối lập một Marx/nhà lý luận khoa học với một
hình ảnh Marx của chủ nghĩa nhân đạo như một số học giả khác quan
niệm.
Thật sự, những lý giải
khác nhau về học thuyết Mác cũng phân định ba lập trường:
1. Những người quan
niệm tư tưởng Marx thời trẻ mới thực sự quan trọng vì nó mang tính nhân đạo và
thuần tuý của Marx.
2. Những người quan
niệm tư tưởng Marx thời già mới tiêu biểu cho chủ nghĩa Cộng sản vì nó dựa trên
cơ sở kinh tế chính trị học, như Louis Althusser cho rằng Marx đã khám phá ra
một lý luận về lịch sử, tức chủ nghĩa Duy vật lịch sử - đó là bước đầu đoạn
tuyệt triết học ý thức hệ - để xây dựng một triết học mới, tức chủ nghĩa Duy vật
biện chứng.
3. Những người quan
niệm tư tưởng Mác thống nhất và xuyên suốt giai đoạn trẻ đến lúc trưởng thành,
như vậy chỉ có một học thuyết Mác.Nếu chỉ có sự khác biệt giữa những tác phẩm
thời già với thời trẻ chỉ là sự sử dụng từ thay đổi, những cơ sở lý luận không
thay đổi.
Ba khuynh hướng lý
giải tư tưởng Mác không những chỉ khác biệt về mặt nhận thức, chủ yếu còn khác
biệt về mặt chính trị, mở ra những chiều hướng ý thức hệ mới. Chẳng hạn, khai
phá lý luận về tha hóa trong tác phẩm Mác thời trẻ phù hợp với trào lưu tư tưởng
hiện đại của chủ nghĩa Hiện sinh đã mở đường cho nhiều học giả nghiên cứu vấn đề
này. Những lý giải khác nhau dẫn đến sự đối lập giữa chủ nghĩa Mác chính thống
và chủ nghĩa xét lại trong việc đọc Marx. Quả thật Marx là một trong những tác
giả gây ra nhiều tranh luận nhất, phần vì Marx diễn đạt tư tưởng không được minh
xác, Marx lại
không thống nhất với chính
mình về những khái niệm ông đưa ra, chẳng hạn như khái niệm "giai cấp." Mặt
khác, chủ nghĩa Mác dựa vào quyền bính đã là cơ sở cho những đường lối giải
thích tùy tiện vào những người theo Marx. Sự đối lập nghiêm trọng nhất là chủ
nghĩa Mác-Stalin với những lý giải khác của chủ nghĩa Mác. Quả thật kể từ khi
đảng Cộng sản bôn-sê-vích nắm quyền ở Nga, chỉ có một chủ nghĩa Mác giáo điều
theo Lênin và Stalin. Tư tưởng Mác trở thành một bộ phận kinh điển của chủ nghĩa
Mác Xô viết. Những phản ứng của trường phái Zagreb (Nam Tư) và những người mác
xít Tây Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác đã biến dạng và phân hóa.
Đặt vấn đề đọc lại
Marx bao hàm cả mặt triết lý lẫn chính trị. Marx khởi sự là một triết gia, song
quan điểm của ông thật triệt để khi ông đòi hỏi triết học phải biến đổi
thế
giới (trong Luận Cương
Feuerbach 11, Marx viết: Những triết gia chỉ đi giải thích thế giới, song vấn đề
thực ra là phải biến đổi nó/Die Philosophen haben die Welt nur verschieden
interpretiert, es konnt darauf an, sie zu verandern). Đó là điểm khác
biệt giữa Marx và những
triết gia đi trước. Mặt khác, cũng như trường hợp Hegel, những môn đệ theo Marx
còn triệt để trong quan niệm: triết học Marx chấm dứt giòng lịch sử triết học,
nghĩa là sau Marx, người ta không thể vượt khỏi chủ nghĩa Mác. Về mặt chính trị,
đọc Marx phải khởi từ một chỗ đứng rõ rệt, hoặc chấp nhận Marx, hoặc chống Marx
(đó là ý nghĩa "tính đảng" như người cộng sản quan niệm).
Tuy nhiên đứng ở
một vị trí cực đoan như vậy đối với chủ nghĩa Mác chỉ có nghĩa chủ trương một
chủ nghĩa Mác giáo điều, đóng kín mọi ngả đường phát triển học thuyết Mác, biến
tư tưởng Mác thành những tín điều tuyệt đối. Đọc Marx một cách sinh động là nhìn
nhận có một tiến trình tri thức trong tư tưởng Marx với những nét đặc thù của
nó.
Những tranh luận về tư
tưởng Mác mang hai mặt đối lập: hoặc sử dụng Mác trong ý đồ biến đổi thế giới,
hoặc sử dụng Mác trong ý đồ bảo trì trật tự hiện hữu; hoặc biện hộ
tính
chính thống như chủ nghĩa
Lênin và chủ nghĩa Stalin, hoặc đề ra tính công chính của chủ nghĩa Mác để chống
lại những chủ nghĩa này như một số nhà triết học Đông Âu chủ trương; hoặc chấp
nhận lý luận về lịch sử mà phủ nhận biện chứng về tự nhiên, hoặc phủ nhận triết
học và khẳng định chủ nghĩa Mác là một khoa học.
Xét tiến trình hình
thành tư tưởng Mác dựa trên những tác phẩm Marx đã hoàn tất hay mới khởi
thảo:
Giai đoạn 1: Những
tác phẩm thời trẻ, tính cho đến năm 1845, ngoài luận án tiến sĩ, là:
- Năm 1844, khởi
thảo Phê Phán Triết Học về Quyền của Hegel.
- Năm 1844, tập
Bản Thảo Kinh tế và Triết học.
- Viết chung với
Engels năm 1845, Hệ Tư Tưởng Đức và Gia Đình Thần Thánh.
- Năm 1845, Luận cương
Feuerbach.
Giai đoạn
2:
- Năm 1848, Tuyên
Ngôn của Đảng Cộng Sản.
- Năm 1847, Sự
Ngh�o Nàn của Triết
Học.
- Hai năm
1857-1858, Những Nguyên Lý Phê Phán Kinh Tế Chính Trị Học.
Giai đoạn
3:
- Tư Bản tập 1 và
tập 2, 3 do Engels xuất bản; Lý Luận về Giá Trị Thặng Dư do Kautsky xuất
bản.
- Năm 1975, Phê
Phán Đề Cương Gotha.
Một cái nhìn toàn
diện cho thấy ngay từ những bài viết thời trẻ, Marx vẫn tiếp tục suy nghĩ về
những vấn đề ông đưa ra trong Phê Phán Triết Học về Quyền của Hegel, khám phá ra
sứ mạng lịch sử đặc biệt của giai cấp vô sản cũng như ý tưởng "cách mạng" không
phải từ động lực bên ngoài mà xuất phát từ thành tựu xu hướng nội tại của nó. Có
một khâu xuyên suốt quá trình biện chứng trong học thuyết Mác, do đó khi phân
chia những tác phẩm của Marx theo ba giai đoạn nêu trên không có nghĩa là cắt
đứt khâu biện chứng đó, hay chối bỏ một giai đoạn nào cả.
Vấn đề đọc Marx còn
khởi từ một vấn nạn: một bên học thuyết Mác là một lý luận toàn diện và duy lý,
mặt khác chủ nghĩa Mác lại là cơ sở cho những tổ chức, đảng và Nhà
nước của giai cấp công
nhân, điều đó hàm ngụ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như người cộng sản
quan niệm? Một vấn nạn khác: đứng trên quan điểm nào xét chủ nghĩa Mác trong sự
đối lập giữa bình diện cộng đồng (gemainschaft) và văn hóa (kultur) với bình
diện xã hội (gesellschaft) và văn minh (Zivilization) như người Đức quan
niệm?
Đọc Marx còn khởi
từ vấn đề tác phẩm: khi người ta nhìn Marx như một nhà tư tưởng nhân bản cuối
cùng của nhân loại, tác phẩm chủ đạo của ông phải là tập Bản Thảo
Kinh Tế Triết Học. Nhìn
Marx như một nhà xã hội học tiền phong, tất cả những bản viết khác của Marx đều
phụ thuộc vào tác phẩm chính là tập Tư Bản.
Marx xuất thân từ
môi trường triết học và hành trang lý luận của ông chứng tỏ ông thừa kế một di
sản văn hóa, đồng thời cũng có những kế thừa. Một luận điểm chung của
những người cộng sản như
Engels và Lênin đã coi ba nguồn gốc đồng thời với ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa
Mác là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp. Vấn đề
đặt ra là triết học Đức nào? Có phải Marx vẫn chưa ra khỏi ảnh hưởng triết học
duy tâm Hegel? Hay ảnh hưởng của Kant và Fichte? Chính từ những tranh luận đó đã
phát sinh những chiếu hướng giải thích Marx theo chủ nghĩa Kant mới, chủ nghĩa
Hegel, chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận, cấu trúc luận, mặc dầu người cộng
sản muốn phân định một ranh giới rõ rệt giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy
vật.
Những suy luận từ
đọc Marx qua tập Bản Thảo Kinh Tế Triết Học sẽ xây dựng một hình ảnh Marx nhân
bản của chủ nghĩa cá nhân, hoặc ngược lại đọc Marx qua Tư Bản với
sự đoạn tuyệt tri thức
luận sẽ dẫn đến một hình ảnh Marx/nhà khoa học vượt lên trên những giá trị của
con người đối lập với tự nhiên và xã hội. Cả hai hình ảnh về Marx đều phiến
diện. Một lý luận về tha hóa trong học thuyết Mác phải gắn liền với hoàn cảnh
lịch sử cụ thể, đó là lý do Marx đã tốn nhiều năm vào việc nghiên cứu kinh tế
chính trị học, với một đối tượng cụ thể là vấn đề "tư bản" và quá trình sản xuất
của xã hội tư bản. Mặt khác, quan niệm đó đã phủ nhận mối quan hệ gắn bó nhất
quán giữa những tác phẩm triết học thời trẻ với những tác phẩm kinh tế chính trị
thời trưởng thành của Marx.
Ngày nay, mặc dầu
toàn bộ sách vở của Marx chưa được tập đại thành song những tác phẫm xuất bản
vào thế kỷ 20 đã chỉnh đốn những lý giải thiên lệch về chủ nghĩa Mác.
Cũng nhờ đó, nó soi sáng
phần nào những nguyên tắc giáo điều thống trị trong khối cộng sản từ nhiều thập
niên qua, cũng như mở đường hứa hẹn cho một nhận thức mới về chủ
nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác có
thể dẫn đến chủ nghĩa hư vô như K. Axelos quan niệm, nhưng tư tưởng của Marx
không phải khởi từ một viễn tượng hư vô chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác gắn
liền với quyền bính, nó
suy thoái khi toàn bộ hệ thống cộng sản sụp đổ, song tư tưởng Mác vẫn còn giá
trị viễn tượng hứa hẹn trên bình diện nhân văn. Đó là vị thế duy nhất của Marx
trong lịch sử văn hóa nhân loại.
Những Đóng Góp của
Engels:
Vị trí của Engels
trong việc hình thành chủ nghĩa Mác thật quan trọng và phức tạp:
- Engels là người
cộng sự của Marx trong việc hợp tác trí thức viết ra những tác phẩm nổi tiếng
của chủ nghĩa Mác như Hệ Tư Tưởng Đức; Gia đình thần thánh; Tuyên Ngôn của Đảng
Cộng Sản.
- Engels là người
đồng chí tận tụy sát cánh với Marx trong cuộc sống cũng như hoạt động của phong
trào công nhân quốc tế.
- Engels là người
có công quảng bá những luận điểm của chủ nghĩa Mác và có ảnh hưởng lớn rộng
trong tư tưởng, chiến lược và sách lược cho những lý luận của chủ nghĩa cộng sản
hiện đại. Engels chính là người sáng lập ra những "chủ nghĩa duy vật lịch sử" và
"chủ nghĩa duy vật biện chứng," là cơ sở của những chủ nghĩa Mác hiện đại (chủ
nghĩa Lênin, Trốtkít, Stalin và Mao).
Mặc dầu chính
Engels tự nhận là người cộng sự thứ yếu bên cạnh Marx trong việc xây dựng cơ sở
chủ nghĩa Mác, ông có những tác phẩm riêng và tư tưởng của ông có những điểm dị
biệt với tư tưởng Mác. Ngoài ba tác phẩm viết chung với Marx trước năm 1850,
Engels đã trước tác những tác phẩm quan trọng như Chống Duhring (1878); Nguồn
Gốc của Gia Đình, Tư Hữu và Nhà Nước (1884), Ludwig Feuerbach và Sự Cáo Chung
của Triết Học Cổ Điển Đức (1888) và một di cảo đã xuất bản là Biện Chứng của Tự
Nhiên.
Những điểm dị biệt
này đã không được đặt thành vấn đề nghiêm trọng có thể do hai mặt:
- Sinh hoạt trí
thức và chính trị của những học viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác trong thế giới
cộng sản vẫn chính thức coi chủ nghĩa Mác với hai cơ sở "chủ nghĩa duy vật
lịch
sử" và "chủ nghĩa duy vật
biện chứng," rút ra từ những tác phẩm của Engels là những cơ sở chính thống của
chủ nghĩa Mác.
- Phần lớn những
học giả phương Tây nghiên cứu chủ nghĩa Mác có nghi vấn hoặc nhìn ra những dị
biệt giữa Marx và Engels thường không tìm hiểu bản chất sự dị biệt này, hoặc chỉ
tìm hiểu Marx và không quan tâm đến Engels, hoặc coi quan điểm của Marx và
Engels thống nhất với nhau, hoặc chấp nhận những chú giải của Engels về Marx như
những chú giải chính thức của Marx.
Ngày nay việc
nghiên cứu chủ nghĩa Mác chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa Marx và Engels vì
:
- Khuynh hướng quan
niệm biện chứng của lịch sử xác định vai trò chủ thể trong lịch sử, quan hệ giữa
cá nhân và xã hội và biện chứng là tác động qua lại giữa chủ thể và
kháchthể.
- Khuynh hướng quan
niệm biện chứng của tự nhiên xác định những quy luật chung của tự nhiên ứng dụng
vào lịch sử con người, cho nên hành động và ý hướng của con người về mặt đại thể
phải tuân theo những vận động khách quan của lịch sử, độc lập với việc con người
thực hiện hay không thựchiện.
Sự đối lập giữa hai
khuynh hướng này cũng chỉ ra những tranh luận về chủ nghĩa Mác phê phán và chủ
nghĩa Mác khoa học, chủ nghĩa Mác nhân đạo và chủ nghĩa Mác
giáo điều, chủ nghĩa thực
chứng và chủ nghĩa tất định kinh tế.
Ở đây tôi không đi
sâu vào những tranh luận giải thích và phê phán về Marx với Engels, vì những
tranh luận này ngay từ những thập niên đầu thế kỷ hai mươi đến nay đã dẫn đến
một văn kiện tài liệu đồ sộ và phức tạp của những người mácxit cũng như những
nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Ngay trong khuynh hướng chấp nhận biện chứng lịch
sử cũng không hẳn nhất trí, chẳng hạn quan điểm của Sartre không hẳn đồng nhất
với quan điểm của Lukács (trong giai đoạn "Lịch sử và ý thức giai cấp"), còn
phải kể đến vô số những quan điểm khác nhau của I. Fetscher, H. Lefebvre, T.
Adorno ... Trong phần
nhận định những đóng góp
của Engels vào chủ nghĩa Mác, người viết muốn chỉ ra những nét chính yếu trong
lý luận của Engels như quan niệm nhận thức là phản ánh thực tại, tính
tương đối của tri thức,
những quy luật về biện chứng của tự nhiên đã là cơ sở triết học của chủ nghĩa
Mác "chính thống," hay còn gọi là chủ nghĩa Mác-Xôviết, khởi từ đó, những quan
điểm về nhà nước, chuyên chính vô sản, chủ nghĩa xã hội cũng như những lý luận
về khoa học tự nhiên và xã hội trong những tác phẩm chính của Engels đã là mẫu
mực cho một ý thức hệ cộng sản ở giai đoạn đảng cộng sản nắm quyền
bính:
1. Về quan hệ hợp
tác trí thức giữa Marx và Engels : người cộng sản thường ca ngợi mối quan hệ hợp
tác trí thức cũng như tình bạn vĩ đại giữa Marx và Engels, nhưng ngày nay một
số học giả cũng như những người nghiên cứu tiểu sử Marx và Engels phát hiện
những điểm không rõ rệt như khi Engels viện dẫn lập luận cho rằng Marx và ông
nhất trí với nhau về mọi điều cơ bản, hay Marx đã đọc và đồng ý với những luận
điểm trình bày trong tác phẩm Chống Duhring, hay trong Biện Chứng của Tự Nhiên
(vì những điều này Engels chỉ nêu ra sau khi Marx đã mất).
2. Về cơ sở triết
học: Trong tác phẩm Ludwig Feuerbach và Sự Cáo Chung của Triết Học Cổ Điển Đức
(1888), Engels đã đưa ra một lập trường khẳng định về chủ nghĩa duy vật làm cơ
sở triết học cho thế giới quan và nguyên tắc tính đảng của Lênin sau này trong
Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm Phê Phán. Đó là sự phân cách rõ rệt
giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, quan niệm chỉ có một thực tại là
thế giới vật chất, khả thị cảm xúc, tư duy và ý thức của con người là sản phẩm
của óc, bộ phận vật chất. Engels viện dẫn Feuerbach để xác định một chủ nghĩa
duy vật với quan niệm "vật chất không phải là một sản phẩm của tinh thần, nhưng
chính tinh thần là một sản phẩm cao nhất của vật chất." (Die Materie ist nicht
ein Erzeugnis des Geistes, sondern der Geist ist
selbst nur das hochste Produkt der Materie.)
Sự phát hiện và
xuất bản tập Bản Thảo Kinh Tế và Triết Học năm 1844, cũng như Hệ tư tưởng Đức
chỉ được thực hiện sau thời đại của Kautsky và Lênin, đã mở ra một
con đường mới phát triển
nhận thức về chủ nghĩa Mác- sự phát hiện quan trọng này khiến nhiều học giả đặt
vấn đề về thái độ của Engels đối với những tập bản thảo mà ông là
người có trách nhiệm sở
hữu. Quả thực Engels đã xác định lập trường trong lời mở đầu tác phẩm dẫn trên
(Ludwig Feuerbach und der Augang der klassischen deutschen
Philosophie) đề ngày 21
tháng hai năm 1888: "Phần viết về Feuerbach không nghiêm túc. Phần hoàn tất nhằm
trình bày quan niệm duy vật lịch sử chứng tỏ kiến thức về lịch sử kinh tế của
chúng tôi trong giai đoạn này thiếu sót. Nó không có phần phê phán học thuyết
Feuerbach, vì thế nó không cần thiết trong mục đích hiện nay." Đó là nguyên do
Engels đã giữ lại bản thảo Hệ tư tưởng Đức (viết chung với Marx, mà phần lớn là
công trình của Marx) để cho ra đời tác phẩm L. Feuerbach và Sự Cáo Chung của
Triết Học Cổ Điển Đức.
Nếu so sánh giữa
hai bản văn, phần luận về Feuerbach trong Hệ Tư Tưởng Đức và phần tóm lược trong
tác phẩm dẫn trên của Engels, không có điểm chung nào cả. Tuy Engels có viện dẫn
ý kiến của Marx trong lời mở đầu tác phẩm Góp Phần Phê Phán Kinh Tế Chính Trị
Học xuất bản năm 1859, nội dung đoạn văn của Marx cũng chỉ ra rõ ràng là vì
"tình thế thay đổi nên tác phẩm đã không được in ra," nhưng Marx cũng nhấn mạnh
đã hoàn tất được mục tiêu chính là "tự soi sáng làm cho dễ hiểu" quan điểm của
họ đối lập với quan điểm ý thức hệ của triết học Đức trong khoảng mùa xuân năm
1845.
Quan điểm của Marx
trong giai đoạn này được trình bày rõ ràng trong bản thảo 1844 và Hệ tư tưởng
Đức 1845. Những phân tích về sự dị biệt giữa Marx và Engels của nhà
triết học Nam tư Ante
Pazanin trong Mác và Chủ Nghĩa Duy Vật (Marx i materijalizam), 1972, và nhà
triết học Pháp Michel Henry trong Mác, một triết học về thực tại
(Marx,
une Philosophie de la
Réalité), 1976, đã đưa ra mấy luận điểm quan
trọng:
a. Quan niệm thống
nhất tự nhiên và lịch sử của Marx đã vượt lên khỏi sự phân biệt của chủ nghĩa
duy tâm và chủ nghĩa duy vật, là chân lý thống nhất của hai chủ nghĩa
này.
b. Tư tưởng triết
học của Marx chỉ ra trong Hệ tư tưởng Đức đã lật đổ khái niệm về hữu thể thống
trị giòng lịch sử triết học phương tây bắt nguồn từ thời cổ đại Hy
lạp.
Michel Henry nhận
định: "tư tưởng nơi Marx là thị kiến về hữu thể, mà cấu trúc nội tại của nó
không thể giản lược vào cấu trúc nội tại của thị kiến này, cũng không thể
giản
lược vào lý luận, nó chính
là thực tiễn."
Trong lời mở đầu
Phê Phán về Quyền của Hegel, Marx đã viết một câu bất hủ: "Anh không thể thủ
tiêu triết học nếu không thực hiện nó." (Ihr konnt die Philosophie
nicht
aufheben, ohn sie zu
verwirklichen) Khái niệm thủ tiêu (aufheben) triết học chỉ ra:
- Ý nghĩa của hoạt
động cách mạng, thực tiễn phê phán (die Bedeutung der revolutionaren, der
praktisch kritischen Tatigkeit) trong Luận Cương Feuerbach I và sự
phê phán triệt để chủ
nghĩa duy vật và biện chứng trong Hệ Tư Tưởng Đức.
- Vận động triệt
để này thay thế sự giải phóng thông qua một hình thái tư tưởng khác bằng sự giải
phóng thông qua biến đổi xã hội, ngõ hầu cùng lúc triết học vừa thành tựu vừa
triệt huỷ.
- Tác nhân thực
hiện nó là giai cấp vô sản. Trong bản văn dẫn trên, Marx đã viết: "triết học
không thể tự thực hiện nếu không thăng hóa được vô sản và vô sản không thể tự
thăng hóa nếu không thực hiện triết lý." (Die Philosophie kann sich nicht
verwirklichen ohne die Aufhebung des Proletariats, das
Proletariat kann sich aufheben ohne die Verwirklichung der
Philosophie.)
Trong Ludwig
Feuerbach và Sự Cáo Chung của Triết Học Cổ Điển Đức, Engels đã bổ sung quan niệm
duy vật về lịch sử bằng việc đặt lại vấn đề triết học như sau:
"Vấn đề cơ bản lớn
nhất của mọi triết học, đặc biệt của triết học hiện đại là vấn đề về quan hệ
giữa tư duy và hữu thể." (Die grosse Grundfrage aller, spezielle
neueren
Philosophie ist die nach
dem Verhaltnis von Denken und Sein.)
Ở một đoạn kế tiếp,
ông viết: "Vấn đề quan hệ giữa tư duy và hữu thể, giữa tinh thần và tự nhiên là
vấn đề tột đỉnh của toàn thể triết học. Tùy vào những giải đáp mà các triết gia
trả lời vấn đề này đã phân chia thành hai phe lớn. Những triết gia nào khẳng
định tinh thần có trước tự nhiên thuộc về phe duy tâm. Những người nào coi tự
nhiên có trước, thuộc vào những trường phái khác nhau của chủ nghĩa duy
vật."
Đối chiếu với quan
điểm của Marx, có thể coi Engels như người đầu tiên theo "chủ nghĩa xét lại"
trong giòng lịch sử của chủ nghĩa Mác. Song quan điểm của Engels thật quan trọng
vì nó là cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng ở đầu thế kỷ hai mươi, từ
Plekhanov, Lênin đến Stalin.
Mặc dầu trong tác
phẩm dẫn trên, Engels quan niệm "chủ nghĩa duy vật không là gì khác hơn sự
nghiên cứu thế giới thực," song ông không vượt khỏi vòng rào của
truyền
thống siêu hình cổ điển.
Thay vì nhận thức thế giới lịch sử cụ thể, ông đã khai triển theo chiều hướng
duy nghiệm của thế kỷ 18. Trong tác phẩm Chống Duhring, Engels còn xác
định:
"Cái thống nhất thực của
thế giới dựa vào tính vật chất ... do sự phát triển lâu dài của triết học và
khoa học tự nhiên." Cũng trong tác phẩm này, Engels đã phát biểu sự thăng hoa
triết học theo ý nghĩa "không còn triết học nữa nhưng là một thế giới quan đơn
giản chỉ hình thành và chứng thực qua những khoa học thực nghiệm."
3. Về biện chứng
của tự nhiên: Trong phần lý luận về tư bản, tôi sẽ phân tích tính biện chứng
trong bộ Tư bản của Marx cũng như chính ông đã xác định phép biện chứng đó về
bản chất "có tính cách phê phán và cách mạng," không những phân biệt với phương
pháp của Hegel, thậm chí còn đối lập trực tiếp vì:
"Dưới hình thức huyền
bí, phép biện chứng trở thành thời thượng ở nước Đức, nó có vẻ tô điểm và vinh
danh thực trạng hiện hữu. Trong hình thức hợp lý, nó là một sự xúc phạm ghê gớm
đối với giai cấp tư bản và những giáo sư lý luận của giai cấp này, bởi vì nó
cũng nhận thức khẳng định về thực trạng hiện hữu, đồng thời nó cũng nhận thức về
sự phủ định thực trạng này, với sự tan rã không thể tránh khỏi; vì nó quan sát
mọi hình thái xã hội phát triển về mặt lịch sử trong vận động lưu chuyển của nó,
và do đó nó xét đến tình trạng nhất thời cũng như sự hiện hữu tạm thời của thực
trạng này."
Theo Hegel, thế
giới thực chỉ là hình thức hiện tượng bề ngoài của "Ý Tưởng", trong khi Marx đưa
ra một luận điểm đảo ngược:" Ý Tưởng không là gì khác hơn thế giới vật chất được
phản ánh trong tinh thần con người và diễn dịch thành hình thái tư duy." (...
bei nur ist das Ideele nichts anderes als das am Menschenkopf
umgesetze und ubersetzte Materielle.)
Marx cũng chỉ ra
ông sử dụng phép biện chứng như một "phương pháp trình bày;" ông không đưa ra
môt phép lý luận về phép biện chứng và ông chưa hề nói đến "chủ nghĩa duy vật
biện chứng." Từ ngữ này được coi là do Engels đặt ra. Trong lời tựa Chống
Duhring xuất bản lần thứ ba, Engels khẳng định "Marx và tôi
hầu như là những người duy nhất đã cứu vãn phép biện chứng có
ý thức thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đem áp dụng vào
quan niệm duy vật về tự nhiên và lịch sử."
Engels phân tích
phép biện chứng của Marx chỉ ra những mối quan hệ qua lại và phạm trù trong khoa
học, phân biệt với những đường lối tư duy siêu hình cổ điển. Phương pháp biện
chứng đó là hình thức phát triển thực duy nhất của tư duy, không rơi vào cạm bẫy
tư tưởng duy tâm.Tuy nhiên trong Hệ Tư Tưởng Đức Marx đã đưa ra quan điểm thống
nhất của tự nhiên và lịch sử, cũng như ông không chấp nhận một quan niệm về lãnh
vực tự nhiên ở bên ngoài con người, ít ra về mặt thực tiễn. Mối quan hệ giữa tự
nhiên và con người tạo thành một toàn bộ thống nhất, như Marx đã viết: "Toàn bộ
lịch sử thế giới không là gì khác hơn ... sản xuất của con người thông qua lao
động, sự phát triển của tự nhiên dành cho con người." Trong Hệ tư tưởng Đức, ông
cũng chỉ rõ: "Chúng
ta chỉ biết một khoa học,
khoa học về lịch sử. Lịch sử có thể xét từ hai mặt ... nó có thể chia thành lịch
sử tự nhiên và lịch sử con người. Nhưng cả hai mặt này không thể tách rời
nhau.Bao lâu con người tồn tại, thì tự nhiên và lịch sử vẫn là những điều kiện
tiên quyết đối với nhau."
Tính biện chứng
trong lịch sử con người ở chỗ Marx nhận ra mặt phủ định thực tại là một điều
kiện lịch sử được áp dụng vào thực tiễn như một hành động lịch sử giải
phóng
giai cấp vô sản, trong đó
thực tại xã hội và ý thức tác động lẫn nhau. Cho nên trong lời Bạt quyển Tư Bản
xuất bản lần thứ hai (tiếng Đức), gần ba mươi năm sau, Marx đã trở lại đề cập
vấn đề biện chứng rút ra từ phép biện chứng của Hegel. Tuy nhiên ông không trình
bày một cách có hệ thống và đầy đủ về phép biện chứng này như thế nào, đã gây
nhiều tranh luận cho những người mácxít về sau. Sự khác biệt giữa hai quan niệm
biện chứng: một đằng chỉ ra mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, một đằng chỉ
ra vận động và quan hệ liên kết không chỉ thuần túy tranh luận trên bình diện
nhận thức, nhưng xác định về mặt thực tiễn chính trị - mâu thuẫn đối kháng giữa
quan điểm nhất nguyên và đa nguyên trong sinh hoạt chính trị, sách lược và chiến
lược đấu tranh chính trị.
Quan niệm về tự
nhiên của Engels xây dựng trên lý luận tiến hóa được lý giải dưới ánh sáng biện
chứng. Engels cho rằng Marx và ông đã chỉ ra được một chủ nghĩa duy
vật
mới bao hàm những khám phá
mới nhất của khoa học tự nhiên. Trong quyển Chống Duhring, ông định nghĩa: Biện
chứng không là gì khác hơn khoa học về những quy luật
chung của vận động và sự
phát triển của tự nhiên, xã hội con người và tư duy.
Engels quan niệm
"Tự nhiên là kiểm tra của biện chứng." (Die Natur ist die Probe auf die
Dialektik) và thông qua những khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng
đã
đem lại những thành quả
phong phú cho tự nhiên và chứng thực là trong tự nhiên, phân tích cho cùng, mọi
vật diễn ra không phải theo tính cách siêu hình mà theo tính biện chứng. "... tự
nhiên không vận động trong một tuần hoàn chu kỳ lập lại không ngừng, nhưng diễn
ra một quá trình lịch sử thực sự." (... dass sie sich nicht im ewigen Einerlei
eins stets
wiederholten
Kreises bewegt, sondern eine wirkliche Geschichte
durchmacht.)
Lịch sử ở đây không
phải theo ý nghĩa của Marx dẫn ra ở trên, thăng hoa trong lịch sử con người - mà
ở đây là một lịch sử tự nhiên, với toàn bộ thực tại là vận động phát triển không
ngừng của vật chất theo những quy luật chung của biện chứng. Engels nhận định
trong tự nhiên có những lực tác động mù quáng không có ý thức và quy luật chung
của biện chứng diễn ra trong tác động qua lại này. Cho nên trong lịch sử xã hội,
dầu con người hành động một cách ý thức, có chủ đích nhất định, điều đó cũng chỉ
quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử những đặc tính và thời đại cá biệt, song
quá trình diễn biến của lịch sử vẫn xác định bởi những quy luật chung nội tại.
Engels cũng khẳng định một
quan điểm duy vật về tự nhiên "... không là gì
khác hơn quan niệm về tự nhiên một cách tự tại, không thêm
bớt gì ở bên ngoài vào." Những điểm
chính yếu trong lý luận
biện chứng về tự nhiên của Engels có thể tóm lược như sau:
1. Tính thuần nhất
của thế giới căn cứ vào tính vật chất của nó.
2. Những hình thái
cơ bản của mọi hiện hữu ở bên ngoài không gian và thời gian.
3. Vận động là
phương thức hiện hữu của sự vật. Tự nhiên là một phức hợp bao gồm những quá
trình, với vô số những hình thái biến đổi.
Trong Biện Chứng
của Tự nhiên, Engels đã lập lại những quy luật biện chứng của Hegel:
- Quy luật biến
đổi từ lượng sang chất và ngược lại.
- Quy luật tác
động qua lại của những mặt đối lập.
- Quy luật phủ
định của phủ định.
Sự khác biệt với
Hegel, theo Engels, ở chỗ Hegel quan niệm những quy luật trên là quy luật của tư
duy trong khi những quy luật biện chứng này là những quy luật thực sự của phát
triển tự nhiên và do đó có giá trị trong mọi khoa học tựnhiên.
Trong Chống
Duhring, Engels cũng đã viện dẫn Marx để bảo đảm cho quan niệm triết lý duy vật
này: "Khi Marx định nghĩa quá trình là phủ định không phải Marx thử chứng nghiệm
tính tất yếu lịch sử của nó, mà ngược lại sau khi chứng tỏ về mặt lịch sử, quá
trình đó diễn ra và cũng có thể diễn ra trong tương lai, Marx đã định nghĩa nó
như một quá trình phù hợp với quy luật đặc biệt của biện chứng."
Những quy luật biện
chứng nêu trên được phân tích trong tập di cảo "Biện chứng của tự nhiên" (chưa
hoàn tất và xuất bản lần thứ nhất vào năm 1925) cũng như trong "Chống
Duhring" đã phác họa một
lý luận về tự nhiên của Engels :
- Nhận thức những
quy luật của thế giới tự nhiên độc lập với ý chí và tinh thần con
người.
- Một lý luận về
sự phát triển không ngừng của tự nhiên. Sự vật diễn ra theo một vận động tất
yếu, dầu con người chưa nhận thức được.
- Quy luật biến
đổi chỉ rõ sự đối lập với chủ nghĩa duy vật máy móc ở chỗ, vận động của tự nhiên
biến đổi từ lượng qua chất, không phải chỉ là những chất phụ thuộc đơn thuần,
sản phẩm của tri giác, nhưng tạo ra những chất mới, đồng thời những chất cũ mất
đi. Quy luật tác động qua lại giữa những mặt đối lập chỉ rõ tự nhiên là một hệ
thống những xung đột và áp lực. Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra sự phủ
định không phải chỉ thuần tuý huỷ diệt, nhưng là một vận động phát triển trong
khi huy diệt, lại bảo toàn và phát triển ở mức độ cao hơn. Vận động này được mô
tả như một phát triển theo đường vòng trôn ốc.
Ảnh hưởng biện
chứng tự nhiên của Engels rất phổ biến trong chủ nghĩa cộng sản hiện đại
:
- Người cộng sản
thường sử dụng từ "biện chứng" đối lập với từ "siêu hình" để gán cho những tư
tưởng đối nghịch. Phép biện chứng trở thành một từ ngữ then chốt để chỉ một hình
thái tư duy, một hệ tư tưởng chuyên chính, một triết học mang tính đảng. Trong
khi Marx quan niệm thăng hoa triết học thì ngược lại qua việc xây dựng một thế
giới quan duy vật, Engels đã trở lại những vấn đề cổ điển của triết học, mở
đường cho hệ thống triết học chính thống Xô viết qua "Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán" của Lênin và "Chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch
sử" của Stalin.
- Trong: Chống
Duhring, Engels quan niệm ngoại trừ lý luận về tư duy và những quy luật của tư
tưởng (luận lý hình thức và phép biện chứng) còn tất cả những điều khác phải sát
nhập vào trong khoa học thực nghiệm của tự nhiên và lịch sử, dẫn đến quan niệm
của người cộng sản nhằm xây dựng một "thế giới quan khoa học". Trong Biện Chứng
của Tự Nhiên, Engels chỉ nhắc đến Marx một lần trong việc áp dụng phương pháp
biện chứng vào khoa kinh tế chính trị học. Dựa trên những kiến thức của khoa học
tự nhiên ở thời đại của ông, Engels đến gần với Hegel thời già qua giai đoạn
Wissenschaft der Logik, những kiến thức này phần lớn đã lỗi thời – tuy nhiên,
những nét chính yếu trong tư tưởng của ông như khuynh hướng tự nhiên, nhận thức
là phản ánh thực tại, tri thức có tính tương đối, tự nhiên có những quy luật
biện chứng độc lập với tư tưởng con người vẫn được coi là những mẫu mực của
triết học cộng sản hiện đại. Bản chất "khoa học"
trong phép biện chứng như
Engels trình bày qua hai tác phẩm Chống Duhring và Biện Chứng của Tự Nhiên có
khả năng thâu nhận mọi thành quả khoa học, song điều đó không có nghĩa là triết
học của ông đóng góp vào việc phát triển khoa học. "Phương pháp biện chứng" như
Engels quan niệm không phải là một phương pháp có khả năng phát hiện những thành
quả mới cho khoa học tự nhiên. Quả thật "Biện chứng của tự nhiên" của Engels
chứa đựng nhiều điển hình về một suy luận thuần túy trong những phiêu lưu kiến
thức của ông đối với các khoa học tự nhiên và toán học. Giới hạn trong phép
biện
chứng, Engels đã loại bỏ
hai khám phá lớn nhất ở thời đại của ông là nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực
học và lý luận chọn lọc tự nhiên (Xem "Triết học và Khoa học" của ĐPQ, xb. năm
1972). Nhà sinh vật học người Pháp J. Monod gọi khoa biện chứng duy vật này là
một "phóng chiếu vật linh". Quả thật, Engels không giải quyết được lưỡng luận đề
ra trong mối quan hệ giữa hệ thống và phương pháp: một đằng ông quan niệm những
khái quát triết lý không có giá trị nếu không xây dựng trên kinh nghiệm khoa
học, mặt khác khi phê phán chủ nghĩa duy nghiệm, ông lại cho triết học giữ vai
trò kiểm soát
đối với thực
nghiệm.
- Sở dĩ những
người cộng sản sau này như Lênin và Stalin chấp nhận toàn bộ lý luận biện chứng
tự nhiên của Engels vì quan niệm một lý luận phát triển từ trình độ
thấp
lên trình độ cao có giá
trị thực tiễn về mặt chính trị trong mục tiêu đấu tranh của người cộng sản như
xác quyết tính ưu việt của xã hội Xã Hội Chũ Nghĩa, trong khi thay thế xã hội
này mà vẫn bảo toàn những giá trị to lớn của văn hóa vật chất và trí thức kết
tập ở những phát triển về trước, phân biệt mâu thuẫn đối kháng trong xã hội Tư
Bản Chủ Nghĩa và những xã hội về trước với mâu thuẫn không đối kháng trong xã
hội Xã Hội Chũ Nghĩa và xã hội cộng sản, khẳng định tỷ suất trung bình của lợi
tức quốc gia trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa cao hơn so với xã hội Tư Bản Chủ
Nghĩa. Khi đề cao những quy luật của biện chứng, người cộng sản tiến đến chỗ
tuyệt đối hóa những giá trị của quy luật và đem phép biện chứng trở lại tính
cách huyền bí như chính Marx đã phê phán biện chứng của Hegel.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 054
VIÊN LINH * THỤY AN
Nhà Văn Nữ Thụy An
VIÊN LINH
Khởi Hành số 77 (tháng 3.2003) đã đăng một truyện ngắn của bà Thụy An, nhan đề Giết Chó, do chúng tôi sưu tập từ Tạp chí Phổ Thông của Hội Ái hữu Sinh viên Trường Luật Hà Nội.
Lời giới thiệu của bổn báo chủ bút năm đó tới nay xem ra vẫn còn giá trị, nhiều người đã biết đến Thụy An, tìm iểu thêm về Thụy An, một nhà văn nữ tài ba, tiên phong trong nghề so với các nhà văn nữ Việt Nam từ đó đến nay. Xin trích lại một phần lời giới thiệu đó nơi đây:
"Thụy An Hoàng Dân là một nhà văn nữ nổi tiếng từ khoảng 1940, vừa qua văn chương vừa bởi cách sống, song danh vọng đã không rực rỡ, số phận lại còn gian lao, vào tù ra khám, một đời văn va chạm với sắt máu.
Thụy An là bút hiệu của bà Lưu Thị Yến, sinh năm 1916 ở Hà Nội, quê gốc ở làng Vân Đình, Hà Đông, con ông Lưu Tiến Ích và và Phùng thị Tôn.
Năm 13 tuổi bà có thơ đăng trên Nam Phong tạp chí, sau này từng viết cho các báo Phụ Nữ Tân Văn khi Phan Khôi là chủ bút, và trên hai tờ Đàn Bà Mới và Đàn Bà, đều do chính bà chủ trương, xuất bản ở Sài gòn và Hà Nội, khoảng cuối thập niên '30.
"Khoảng 1950, nhà hoạt động cách mạng Đỗ Đình Đạo, từng là Quân ủy Trung ương của Quốc Dân Đảng, bị ám sát chết, gây sôi nổi báo giới Hà Nội, trong đó báo chí có nhắc đến tên Thụy An như là một người trách nhiệm, hoặc liên hệ. Cuối thập niên này, tên bà lại được báo chí nói đến nhiều, cả ở Hà Nội lẫn Sài gòn. Lần này bà bị cộng sản Hà Nội qui tội làm gián điệp cho ngoại bang, hoạt động bên cạnh ông Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, là hai nhân vật chủ chốt trong Nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm; bà bị kết án và ở tù 15 năm trong nhà giam Hỏa Lò. Cho tới lúc đó, tuy viết văn viết báo nhiều, bà chỉ mới có hai tác phẩm được in thành sách: truyện dài Một Linh Hồn (1942) và tập truyện ngắn Bốn Mớ Tóc (1950).
Trong bộ Nhà Văn Hiện Đại, quyển năm, Vũ Ngọc Phan xếp Thụy An vào khuynh hướng Tiểu thuyết Xã hội cùng với Trương Tửu, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu, Nhượng Tống, ... Ông dùng những dòng sau đây để kết luận về Thụy An: " Một Linh Hồncũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn." (NVHĐ, trang 1208).
Cách đây hai năm, một thân hữu đã gửi tặng Khởi Hành nhiều sách quí hiếm, trong có tập truyện ngắn Bốn Mớ Tóc của Thụy An, do nhà xuất bản Thế Giới xuất bản tại Hà Nội vào tháng 7.1950. Sách dày 100 trang, trình bày thật mỹ thuật, dù bìa chỉ có 2 màu, đen và màu rêu. Ngoài bài "Thay lời tựa," sách chỉ gồm có 3 truyện: Một thương, Bà mẹ cô con và mớ tóc, Thế phát, cả ba đều viết về tóc, và "Thay lời tựa" cũng nói về tóc.
Nhà xuất bản Thế Giới (mà chúng tôi biết là do ông Nguyễn Văn Hợi chủ trương - ông đã tiếp tục hoạt động in ấn ở Sài gòn, và đã cho Khởi Hành đặt tòa soạn ngay trong nhà in của ông trên đường Phạm Ngũ Lão) - đã viết những dòng giới thiệu như sau về Thụy An: "Như nhiều nhà văn khác, bà Thụy An khởi đầu văn nghiệp bằng sự viết báo. Bà đã viết trong những báo Phụ nữ Thời đàm, Phụ nữ Tân văn, Essor và Bạn trẻ, từ năm 1934 đến 1945 bà chủ trương hai tờ tuần báo Phụ nữ: Đàn bà Mới ở Sài gòn và Đàn bà ở Hà Nội. ... Chúng ta sẽ thấy ở tác phẩm này và những tác phẩm sau, bà Thụy An với cây bút uẩn súc bằng tấm lòng thành thực đầy tư tưởng đã vượt cái địa hạt văn chương tình cảm và lãng mạn để cảm thông và diễn đạt cái nhịp sống chung của dân tộc, của nhân loại đang trỗi dậy."
Ngay những dòng đầu của "Thay lời tựa," nhà văn Thụy An đã cho thấy tâm tư người tác giả ý thức trong cuộc sống thời Hà Nội trong chiến tranh ấy như thế nào:
Mỗi khi qua chợ Đồng Xuân, có bao giờ các bạn đưa mắt nhìn mấy ngôi hàng ngay trước cửa, bán một thứ hàng đặc biệt: tóc, tóc đã sắp thành độn. Độn tóc cuộn tròn bày trên giá hàng, độn tóc treo giài [ngày nay ta viết là dài], buông thõng từ giẫy [dẫy] phía sau lưng người bán, làm thành một tấm nền ma quái, hồ nhìn ta vội quay mặt đi ngay, để tránh một cảm giác ghê ghê, rợn rợn.
"Nhung mà một câu hỏi cũng đã kịp đến ám ảnh tâm trí ta: 'Tóc ai đấy nhỉ?' ... "Ta nghĩ ngay đến những xác chết vô thừa nhận của những nhà thương thí... Nhất là trong buổi loạn ly này, với cái số người chạy trốn khói lửa ở miền hậu phương bát ngát, ùn ùn kéo vào cái Hà Nội rất giàu có mà rất kiệt quệ này, những xác chết ấy càng sẵn lắm..."
Bà còn làm thơ lưu loát song không có gì đặc sắc. Ví dụ:
Cái Tết miền Nam vô vị quá
Câu thơ Nguyễn Bính lại mang ngâm
Nắng thiêu rụi cả, thiêu tàn cả
Còn nét gì đâu gợi tứ xuân
Tôi về quên mất cả xuân sang)
Mời bạn đọc thưởng thức 'Bà mẹ cô con và mớ tóc' để thấy rằng truyện này đã được in thành sách năm 1950, nghĩa là nhà văn Thụy An viết nó ít ra là đã 62 năm trước. Biết thế để "chiêu niệm" sự tiến bộ của văn chương phụ nữ ta ngày nay như thế nào so với quá khứ.
Viên Linh
(Tạp chí Khởi Hành số 185, Tháng 3.2012)
THANH THANH * PHÙNG CUNG
Thơ Phùng Cung: Xem đêm, xem số phận
Giống như đã tích lũy trong thầm lặng khắc kỷ, đã phải nằm chờ dưới lớp
bụi thờ ơ, thơ Phùng Cung như Hằng Nga ngủ trong rừng chờ đến Hoàng tử
đánh thức…
- Triển lãm về vẻ đẹp Việt Nam dưới góc ảnh Panorama
- Giao lưu nghệ thuật Việt Nam và Lào
- Thăng hoa cùng các tài năng âm nhạc trẻ Việt Nam
Nhà thơ Phùng Cung
sinh năm 1928 tại Vĩnh Yên. Năm 1945, ông làm Chủ tịch liên xã Hồng Liên
Châu, lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền. Năm 1949, ông lên
chiến khu Việt Bắc và tham gia công tác văn nghệ tại đây. Mới là cây viết trẻ chân ướt chân ráo trình làng với truyện ngắn “Con ngựa già của Chúa Trịnh” đăng trên báo “Nhân văn” năm 1956, ông đã bị đình chỉ công tác và phải tập trung cải tạo suốt 12 năm trời.
Năm 1973, ông được ra tù. Sau khi được phóng thích, ông sinh sống
bằng nghề làm đinh và vẫn âm thầm làm thơ. Tập thơ “Xem đêm” đã từng
được Nhà xuất bản Văn hóa
– Thông tin xuất bản vào năm 1995. Lần này, tập thơ có bổ sung một số
bài trong di cảo của Phùng Cung. Phần phụ lục, ngoài truyện ngắn “Con
ngựa già Chúa Trịnh” từng làm nên tên tuổi Phùng Cung còn có các bài
viết của những người bạn chung thủy cùng thời với ông.
So với những nhân vật khác của Nhân văn Giai phẩm, ông ít được biết đến. Và nếu có biết, người ta cũng biết đến Phùng Cung với tư cách là một nhà văn. Nhưng, dù chỉ là những sáng tác âm thầm giữa muôn vàn truân chuyên của cuộc sống thường nhật gian khó,
thơ Phùng Cung vẫn ngời lên thứ ánh sáng kỳ diệu của một tài năng hiếm
có. Nó được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” đợi ngày được phô bày
sắc hương với thế gian.
Ngày 28/6, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace đã diễn ra buổi tọa đàm thơ Phùng Cung với sự dẫn dắt của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cùng các diễn giả: nhà nghiên cứu Phạm Toàn, nhà văn Thái Kế Toại, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha.
Nhà văn Thái Kế Toại, nhà nghiên cứu Phạm Toàn, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên tại buổi tọa đàm về tập "Xem đêm"
|
Những con chữ hiện lên từ đáy chén trà
Nhà văn Phùng Quán đã từng miêu tả trong tập “Hằng Nga ngủ trong rừng” về nhà thơ Phùng Cung rằng: “Sau mười hai năm cách ly đời thường, Phùng Cung như xa lạ với môi trường văn nghệ. Được trả lại tự do, việc đầu tiên là anh cùng với vợ sửa lễ “Tạ ơn cao rộng cho được sống để trở về quê quá”. Rồi yên phận hẩm hiu, anh tránh thật xa mùi bút mực. Anh xoay trần làm nghề đập đinh, phụ với vợ thêm nghề bánh rán, nuôi ba đứa con trai đang sức ăn, sức lớn. Song hình như mùi dầu nhờn, gỉ sắt, mỡ rán vẫn không át được mùi bút mực. Những lúc rảnh tay, anh ngồi buồn thiu, thỉnh thoảng chấm ngón tay vào đáy chén trà cặn, viết một từ gì đó lên mặt bàn…”
Hơn 300 bài thơ trong tập “Xem đêm” chủ yếu là những khúc đoản thi cô
đọng, những lát cắt vừa phảng phất một thời xưa xa xôi lại vừa rất hiện
đại trong lối nhả chữ tự do về một vùng quê nghèo nhưng đẹp của miền
Trung du Bắc bộ.
Những cảnh quê quen thuộc như cánh đồng, ruộng lúa, vườn
dâu, bến đò, quán chợ, ao bèo, hoa cau… và cả một thế giới động vật nhộn
nhịp những trâu, bò, gà, chó, đom đóm, chuồn chuồn… xung quanh
những con người hiền lành lam lũ. Có cô gái ý tứ soi gương đáy nón, có
người mẹ trẻ ướt yếm sữa con so, có người vợ đảm về chợ tối bước sấp
ngửa… Tất cả hun đúc lại thành bức tranh quê quen thuộc, mộc mạc, giản dị mà ẩn chứa những niềm buồn thương, u uẩn. Mỗi bài thơ, nói như nhà thơ Hoàng Cầm, “đều như những luồng điện không giật chết người nhưng cứ thắt vào tim những luồng rung động thấm rất sâu”.
Bởi vì, thơ của Phùng Cung là thơ của đêm. Nhưng, không giống nhiều nhà thơ ưa sống về đêm, Phùng Cung thức để “xem” những cảnh ngộ đêm ngay giữa thanh thiên bạch nhật, đôi khi là những ban ngày giữa đêm. Rất
lắm khi xem đêm giữa các màu nắng khác nhau và những sắc độ màu khác
nhau: “nắng Âu Cơ, nắng bổ cau, nắng ngả tương, mặt trời cốm Đông Đô,
hoàng hôn đỏ gạch, hoàng hôn dạt tím, hoa gạo cắm cờ”… Ngay cả khi trời
tạnh mưa, cũng vẫn còn ban ngày đây “gà rình mổ hạt nắng non”. Cứ ngỡ rằng, “đêm” ở đây với Phùng Cung là cả một thân phận.
Nhà văn - nhà thơ Phùng Cung (bên phải)
|
Như một trong những người bạn chung thủy cùng thời với Phùng Cung - Nguyễn Hữu Đang
nhận xét: thân phận ấy không chỉ là con người mà còn là số phận của
loài vật và cỏ cây – những sinh vật chung sống với người như hàng xóm,
bạn bè. Phùng Cung không lãng mạn, sướt mướt thương tiếc cỏ hoa, cũng
không phải dùng thủ thuật nhân cách trong bút pháp hoặc mượn loài vật để
nói đến người; tình thương cao cả của Phùng Cung chính là lấy đạo đức
bác ái đối xử với đồng loại.
Ông thương từ bà thân sinh quanh năm khó nhọc tảo tần miếng cơm, manh áo, nuôi con đến tuổi trưởng thành: Mồ hôi mẹ/ Tháng ngày đăm đăm/ nhỏ giọt/ Con níu-giọt mồ hôi/ Đứng dậy làm người (bài thơ Mẹ); thương ngươi vợ hiền cùng mình chia sẻ cuộc đời điêu đứng: Em vất vả/ Tối ngày tất tả/ Lưng áo em/ Ngoang vôi trắng xóa/ Cái trắng này/ Vắt tận trong xương. (Bài Mồ hôi xương); đến thương một nhà thơ,
một gia đình cùng kiệt xác xơ, thương nhưng người xiêu bạt kiếm ăn,
thương xóm nghèo, người nằm dưới đất, những cụ già trong kháng chiến,
thậm chí cả những người ở thế giới bên kia; thương nông dân cơ cực không
lối thoát, thương dân tộc tàn lụi sau một thời cường thịnh huy hoàng…
Bên cạnh đó, tình thương của ông với loài vật có tri giác như người: Chiều mưa giội/ Nước dềnh sân/ Một xác dế bập bềnh… (Rủi); Gió bấc về/ Gà con lên cơn sốt/ Nhong nhóc đi, đứng/ Chen nhau tìm chỗ ấm/ Cẳng gầy lội gió. (Chùm
gió bấc); thương đến con cua, con vạc… những thân phận nhỏ nhoi so với
số phận con người trong xã hội bằng ngôn từ cô đọng và hàm súc. Nhà nghiên
cứu Phạm Toàn đã nói rằng: “Xem đêm chắc chắn là kết quả của nhiều lần
nhúng tay vào đáy chén trà, mỗi lần chỉ nhớ lấy một chữ coi như đã là
quá đủ”.
Tằn tiện con chữ nhân văn
Phùng Cung là một trong những nhà thơ
Việt Nam đi theo con đường của nghệ thuật tối giản. Thơ Phùng Cung đặc
sắc bởi thi tứ, thi ảnh, thi từ, thi điệu, thi pháp đậm đặc chất đồng
bằng châu thổ Bắc.
Tập thơ “Xem đêm” cũng giống như cách viết văn thường
thấy của Phung Cung. Ông đã sáng suốt lựa chọn cho thói quen tiện lời
nói của mình một nơi đắc dụng để thể hiện là thể thơ ngắn. Cũng giống
như thể haiku Nhật Bản được đánh giá cao bởi khả năng truyền cảm, gợi ý
tối đa của lời văn tối thiểu
nhưng Phùng Cung không dừng lại ở đó. Bằng thứ ngôn ngữ cô đọng như tinh
chất, tế nhị như hương thơm; Phùng Cung dẫn dắt bạn đọc làm quen với
một Nàng Thơ đẹp kín đáo, duyên lặn vào trong và khó tính.
Ngôn ngữ “Xem đêm” còn đậm đà tính dân gian,
phù hợp với đề tài thôn dã, được vận dụng điêu luyện trong những vần
thơ êm nhẹ như cánh cò bay mà làm rộn lên trong tâm trí chúng ta lời ăn
tiếng nói của bao thế hệ ông, cha.
Chính nghệ thuật ngôn từ là một yếu tố quan trọng
làm cho thơ Phùng Cung độc đáo. Nhờ chiều sâu vốn sống và biết nhìn,
biết nói; Phùng Cung đã tìm ra cái mới, cái lạ. Thơ Phùng Cung đã hình
thành trong thực tiễn ghi nhận tinh tế và sâu sắc những phản ứng tự
nhiên của tâm hồn và nhân cách trước hiện thực: hiện thực nhiều vẻ đẹp
làm ông say mê thì nội dung thơ ông thẩm mỹ, hiện thực nhiều thảm cảnh
khiến ông xót thương thì nội dung thơ ông hướng thiện.
Ảnh bìa tập thơ "Xem đêm"
|
Thơ cũng giống như người, những thầm lặng ít nói của nhà thơ Phùng Cung cũng giống như thơ ông, sâu sắc, ý nhị mà tràn đầy khí phách. Như nhà báo Nguyễn Hữu Đang
đã từng nói: “Giống như đã tích lũy trong thầm lặng khắc kỷ, đã phải
nằm chờ dưới lớp bụi thờ ơ, thơ Phùng Cung như Hằng Nga ngủ trong rừng
chờ đến Hoàng tử đánh thức”. Và đó là cách mà ngày hôm nay, tuyển tập
thơ “Xem đêm” của Phùng Cung đã đến được với độc giả./.
Thanh Thanh/VOV Online
BS. HỒ VĂN CHÂM * MIỀN TRUNG TRUNG BỘ
Tản Mạn Về
Miền Trung Trung Bộ
BS. HỒ Văn Châm
Nước Việt chiều ngang thì hẹp mà chiều dọc thì dài, thường được phân biệt làm ba miền bắc, trung, nam (1). Về đại thể, ba miền hợp thành một quốc gia thuần nhất về rất nhiều phương diện, nhưng mỗi miền vẫn có một số sắc thái riêng, từ hình thể núi sông, khí hậu nóng lạnh, cho đến tâm tính và hành trạng của con người. Các nhà địa lý phương Tây thường ví von nước Việt như chiếc đòn gánh gánh hai thúng lúa. Còn chuyện dân gian thì kể rằng có ba người đàn ông cùng chèo một chiếc thuyền ra biển đánh cá, tung lưới thì lưới vướng đáy biển không kéo lên được; người thứ nhất nhảy xuống lặn ngụp một hồi không gỡ được lưới ra nhưng khi ngoi lên mặt nước lại tươi cười suýt xoa: Nước mát quá!; người thứ hai tiếp theo lặn ngụp một hồi cũng không gỡ được lưới, leo trở lên thuyền ngồi lầm lì không nói không rằng, được hỏi thấy gì ở bên dưới thì xẵng giọng trả lời:Xuống dưới thì biết!; người thứ ba liền nhảy xuống cũng lặn ngụp một hồi và cũng không gỡ được lưới ra nhưng khi vừa ngoi lên chưa kịp bám vào mạn
thuyền thì đã chửi thề om xòm: Đ. má! Gai không hà!.
Ba miền bắc, trung, nam là Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, trước kia còn có các tên gọi
khác là Bắc Kỳ, Bắc Việt, Bắc Phần; Trung Kỳ, Trung Việt, Trung Phần; Nam Kỳ, Nam Việt,
Nam Phần. Ngoại trừ dưới thời Pháp thuộc (2), khi mà Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ là ba phân hạt chính trị và hành chánh khác nhau với ba thủ phủ Hà Nội, Huế, Sài Gòn, còn thông thường, ranh giới địa lý giữa ba miền chẳng có gì là rõ rệt. Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực bắc Trung Bộ nhưng là hình ảnh thu nhỏ của Bắc Bộ với đầy đủ ba miền thượng du, trung du và đồng bằng.
Tỉnh Thuận Hải nằm ở cực nam Trung Bộ nhưng về tất cả mọi mặt từ cấu tạo địa lý đến sinhhoạt xã hội đều y hệt miền đông Nam Bộ. Bởi vậy, cuối thế kỷ 19, Triều đình Huế trong thế yếu đã phải ký hòa ước Harmand năm 1884 cắt Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ, cắt Bình Thuận nhập vào Nam Kỳ, khiến cho công luận xôn xao làm nẩy sinh nhiều cuộc nổi dậy khắp nước và cuộc binh biến ở Kinh Kỳ đánh úp đạo quân trú phòng của Thống tướng De Courcy vào giữa năm 1885. Người Pháp qua Hòa ước Patenôtre lại chịu trả Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Thuận cho Trung Kỳ. Thời kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa thuộc Khu IV nhưng lại là hậu cứ của Khu III, tuy vậy, cả hai quân khu không khu nào thừa nhận Thanh Hóa là thành phần chủ lực của mình. ỀThanh Hóa Khu IV tống ra, Khu III đá vàoỂ. Nói cho ngay, Thanh Hóa ngày xưa là quận Cửu Chân, bao gồm cả tỉnh Ninh Bình, vốn khác biệt với quận Giao Chỉ là Bắc Bộ ngày nay, và lại càng khác biệt không những với quận Nhật Nam là Trung Trung Bộ mà cả với Nghệ Tĩnh mà nhà Tấn tách ra để lập thành quận Cửu Đức. Chỉ từ khi Gia Long thiết lập Tòa Tổng Trấn Bắc Thành, chia trấn Thanh Hoa làm hai theo rặng núi Tam Điệp, Thanh Hoa Ngoại Trấn (Minh Mạng đổi làm Ninh Bình) thuộc Bắc Thành, và Thanh Hoa Nội Trấn (Thanh Hóa) thuộc Trực Kỳ, Thanh Hóa mới trở thành tỉnh địa đầu của miền Trung. Về phần tỉnh Bình Thuận ở cực nam Trung Bộ, sách Trung Quốc thuở xưa có đề cập đến nước Xích Thổ bao gồm cả vùng Bình Thuận, Bà Rịa và Lâm Đồng vốn là địa bàn sinh hoạt của người Mạ và người Stieng. Về sau, bị người Chiêm và người Khmer từ hai phía đánh ép lại, người Mạ và người Stieng rút lên Lâm Đồng, để cho Bình Thuận trở thành bộ phận cực nam của Chiêm Thành. Gia Long lấy đất từ huyện Long Khánh tỉnh Biên Hòa trở vào để lập Tòa Tổng Trấn Gia Định, còn tỉnh Bình Thuận thì cho thuộc về Trực Kỳ, và từ đó Bình Thuận trở thành tỉnh địa đầu của miền Trung.Tuy thời Cộng Hòa, huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận được tách ra để lập tỉnh Bình Tuy thuộc Nam Phần, nhưng sau ngày 30-4-1975, huyện Hàm Tân lại được trả về cho Bình Thuận để cùng với Ninh Thuận lập ra tỉnh mới Thuận Hải.
Chẳng những ranh giới địa lý giữa ba miền không có gì rõ rệt mà tâm tính và sinh hoạt của cư dân ở hai vùng địa đầu của miền Trung cũng không khác biệt với hai miền Nam Bắc kế cận. Thật vậy, người Thanh Hóa tuy gọi cô bằng o, và không phân biệt dấu hỏi dấu ngã ở phần đất phía tây quốc lộ I, nhưng cũng lanh lợi, hoạt bát, khôn khéo, và buôn bán giỏi không khác gì người Bắc. Còn người Thuận Hải thì tuy cũng có nơi dùng các từ ôông mệ, mi tau, nhưng nói chung người Bình Thuận nói oánh thay vì đánh, giọng nói và phong cách phát biểu tâm tình sôi nổi và thẳng thắn không khác gì người Nam. Cái lối lầm lì chẳng nói chẳng rằng của người đánh cá trong câu chuyện dân gian kể ở đầu bài không thể tìm thấy ở phía bắc đèo Ngang và ở phía nam đèo Cả. Nói khác đi, những nét đặc thù của miền Trung chỉ được tìm thấy đầy đủ và rõ rệt ở miền Trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Phú Yên.
Miền Trung Trung Bộ đi vào chính sử với danh xưng Nhật Nam vào năm 111 trước
Công nguyên đời Tây Hán. Năm đó, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân đánh diệt nước Nam Việt, rồi thừa thắng chiếm luôn đảo Hải Nam, gộp tất cả lại thành Giao Chỉ Bộ, chia làm 9 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đạm Nhĩ (3). Quận Nhật Nam lúc bấy giờ chạy dài từ đèo Ngang đến đèo Cả, và được chia làm 5 huyện: Lư Dung (Quảng Bình), Tỵ Cảnh (Quảng Trị), Tây Quyển (Thừa Thiên), Tượng Lâm (Quảng Nam) và Châu Ngô (Bình Phú). Quận lỵ đóng ở huyện Tây Quyển, phía bắc thành phố Huế ngày nay. Sử cũ nước ta đưa miền Trung Trung Bộ vào chính sử lùi xa vào trước thời điểm này, thường nhắc nhở đến danh xưng Việt Thường, cho rằng Việt Thường có từ thời Hùng Vương. Theo sử cũ, Việt Thường là một trong 15 bộ của nước Văn Lang (4), và nằm ở vị trí bắc bộ Quận Nhật Nam đời Hán. Nhưng điều ức đoán này của sử cũ nước ta là hồ đồ, không có cơ sở khoa học, nghĩa là chẳng có chút giá trị thuyết phục nào cả. Các danh xưng Việt Thường, Cửu Đức, Vũ Ninh, Hoài Hoan v.v. của 15 bộ nước Văn Lang đều là từ ngữ Hán, mà thời Hùng Vương, dân ta đâu đã chịu ảnh hưởng của người Tàu, dân ta đâu đã biết dùng Hán tự để đặt tên người, tên xứ. Danh xưng của 15 bộ nước Văn Lang chẳng qua là tên châu, tên quận của đời sau, sử cũ đã chép lại và gán cho các phân hạt hành chánh tưởng tượng của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Mà ngay cả cái quốc hiệu Văn Lang cũng là một mối ngờ lớn về sự chính xác.
Thực vậy, vào thời Hùng Vương, lúc nhà Tần chưa đem quân vào đất Lục Lương, lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng quận, thì người Tàu thường gọi Quảng Đông là Âu Việt, Quảng Tây là Tây Âu, Việt Nam là Lạc Việt. Từ thuở các vua Hùng mở nước cho đến khi Thục Phán nổi lên từ Tây Âu đánh bại vua Hùng cuối cùng và kiêm tính Lạc Việt để lập ra nước Âu Lạc vào năm 257 trước Công nguyrên thì người Tàu gọi xứ này là Môn Lang (Làng của người Môn). Trong quá trình tiến hóa của Hoa ngữ, đến thời Hán Đường, người Tàu đọc môn là văn, cũng như ngày nay, người Tàu lại đọc văn thành wen (uân). Mà Hán tự lại là thứ chữ tượng hình, không phải là thứ chữ ký âm, cho nên dù đọc là môn, là văn hay là wen thì chữ cũng viết y hệt nhau. Dân ta tiếp thụ Hán tự vào thời Hán Đường, khi mà chữ môn đã được đọc là văn, cho nên Môn Lang trở thành Văn Lang trong sử sách nước ta. Việc người Tàu trước thời Tần Thủy Hoàng gọi địa bàn sinh hoạt của cư dân Bách Việt là Môn lang (làng của người Môn) phù hợp với các kiến giải nhân chủng học cận đại cho rằng người Môn ở Nam Á (người Indonesian) bị người Aryens đánh đuổi nên tràn qua Đông Dương và Hoa Nam rồi về sau Hán hóa mà trở thành người Tiều, người Quảng, người Việt v.v., chỉ rơi rớt các phần tử rút vào rừng sâu là còn giữ nguyên bản sắc mà điển hình là người Mường ở bắc bộ Đông Dương. Người Tây Âu và người Lạc Việt thời bấy giờ (người Môn) ở trần, đóng khố, nên trong văn thư gửi Hán Văn Đế, Triệu Vũ Vương đã nói dân Âu Lạc là dân trần truồng (5). Gần đây, Hoàng Văn Chí, vốn là dân Thanh Hóa chính gốc, đã viết rằng dân Mường Thanh Hóa ngày nay vẫn tự xưng: Tôi là người Môn, tôi là người Mọi .
Miền Trung Trung Bộ buổi đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ít hơn so với
các miền khác. Thật vậy, quá trình Hán hóa của Hoa Nam và bắc bộ Đông Dương tiến triển theo những mức độ khác nhau, càng xuống phía nam chừng nào thì càng yếu đi và chậm lại. Quận Nam Hải đã bắt đầu Hán hóa sớm từ thời Nhâm Ngao, khi nhà Tần cung cấp một vạn năm nghìn gái Hoa Bắc cho đạo quân Tần chiếm đóng Nam Hải. Quận Nam Hải cũng Hán hóa sâu đậm và trọn vẹn vì từ thời đó cho đến nay, quận Nam Hải vĩnh viễn bị người Tàu đô hộ, lần lượt trở thành một châu (Quảng châu), rồi một tỉnh (Quảng Đông) của Trung Quốc. Các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam giao tiếp với văn hóa Hán tộc sau khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc, và thực sự bắt đầu Hán hóa khi nhà Hán gộp tất cả vào Giao Chỉ Bộ vào năm 111 trước Công nguyên. Nhưng các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, sau nhiều lần nổi dậy thất bại, cuối cùng đã thoát được vòng lệ thuộc người Tàu. Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân bị đô hộ 1049 năm, đến năm 938 sau Công nguyên đời Tống Thái Tổ thì Đinh Bộ Lĩnh nổi lên từ huyện Gia Viễn, dựng cờ tự chủ, lập nên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Quận Nhật Nam ở xa hơn nên chỉ bị đô hộ 303 năm, đến năm 192 sau Công nguyên đời Hán Hiến Đế thì Khu Liên nổi lên ở huyện Tượng Lâm (6), dựng cờ tự chủ, lập nên nước Lâm Ấp, đóng đô ở Trà Kiệu (Quảng Nam). Mức độ Hán hóa khác biệt giữa Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam không đơn thuần chỉ vì thời gian Bắc thuộc dài ngắn khác nhau mà còn vì lý do là sau khi độc lập, Giao Chỉ và Cửu Chân (Đại Cồ Việt, Đại Việt) tự nguyện tiếp tục tiếp thụ văn hóa Trung Hoa, còn Nhật Nam (Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành) thì trở lại với văn hóa Ấn Độ. Hai hướng đi riêng rẽ này trãi qua một thời gian dài 1279 năm, và chấm dứt lúc toàn bộ Nhật Nam vĩnh viễn thống nhất trở lại với Giao Chỉ, Cửu Chân vào năm 1471 đời Lê Thánh Tông. Miền Trung Trung Bộ lại cùng với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp thụ văn hóa Trung Hoa.
Miền Trung Trung Bộ là quận Nhật Nam đời Hán, điều đó đã được chính sử ghi chép rõ ràng. Nhưng miền Trung Trung Bộ còn có một danh xưng khác xưa hơn: miền Trung Trung Bộ là bộ Việt Thường nước Văn Lang (Môn Lang) đời Hùng Vương. Tuy điều này chỉ là truyền thuyết, không dựa vào những chứng tích xác tín của khoa khảo cổ, nhưng đã có những cơ sở vững chắc và dồi dào về mặt lịch sử, văn học và chính trị. Sử cũ nước ta chép rằng Việt Thường là một trong 15 bộ của nước Văn Lang, ở vào vị trí vùng Bình Trị Thiên ngày nay (7). Mặt khác, trong văn học nước ta và văn học Trung Quốc thì nhan nhãn những sáo ngữ Ngựa Hồ trông gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam (Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi). Chim Việt là chim của xứ Việt Thường. Sử cũ nước Tàu chép rằng vào đời Chu Thành vương, sứ bộ xứ Việt Thường đem cống chim trĩ trắng, chim nhớ quê hương miền nam nên cứ tìm cành nam mà đậu. Sử cũ nước Tàu còn chép thêm rằng sứ giả xứ Việt Thường nói thứ tiếng phải qua 12 lần trung gian phiên dịch mới hiểu được, rằng Triều đình nhà Chu (Chu Công Đán) tặng sứ bộ Việt thường xe chỉ nam để sứ bộ tiện tìm đường về xứ v.v. Thật ra thì cho tới nay cũng chưa có sách vở nào khẳng định cái xứ Việt Thường đem cống chim trĩ trắng cho nhà Chu nằm vào cương vực nước ta ngày nay. Sách xưa của Tàu (thiên Vũ Cống) nói rằng xứ Việt Thường ở phía nam đất Giao Chỉ, nhưng danh xưng Giao Chỉ chép trong sách xưa của Tàu là để chỉ vùng đất có giao long (cá sấu) (8), tức là vùng đất ở giữa các hồ Động Đình và Phiên Dương, chứ không phải là Giao Chỉ Bộ đời Hán. Mặt khác, một vài nhà khảo cổ người Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội cho rằng Việt Thường là nước Xa Lý xưa kia ở trong cương vực tỉnh Vân Nam ngày nay (9). Vậy chỉ có điều chắc chắn là xứ Việt Thường đó ở về phương nam, trong vùng cư trú của chủng tộc Bách Việt. Còn khẳng định rằng xứ Việt Thường đó là bắc bộ quận Nhật Nam đời Hán thì là một việc làm có phần vội vã. Hơn nữa, nếu Việt Thường là một bộ của nước Văn Lang thì thử hỏi tương quan giữa bộ Việt Thường và nhà nước trung ương Văn Lang như thế nào mà địa phương Việt Thường lại tự tiện đem chim trĩ trắng trực tiếp giao thiệp với nước ngoài. Tuy vậy, vẫn có sự mặc nhiên công nhận những dữ kiện lịch sử và chính trị khẳng định miền Trung Trung Bộ xưa kia là xứ Việt Thường, cả về phía chính giới Việt Nam lẫn về phía chính giới Trung Quốc. Thật vậy, sau khi lên ngôi vua, cùng trong năm 1802, Gia Long trước sau liên tiếp cử Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định cầm đầu 2 sứ bộ sang Tàu cầu phong. Trong biểu tấu, Gia Long xin nhà Thanh cho đặt tên nước là Nam Việt, lấy lý do là đã thống nhất An Nam và Việt Thường làm một mối. An Nam là Đàng Ngoài, từ Bắc Bộ tới Hà Tĩnh. Việt Thường là Đàng Trong, từ Quảng Bình tới Nam Bộ. Triều Đình nhà Thanh họp bàn, không mảy may thắc mắc về danh xưng Việt Thường, nghĩa là mặc nhiên nhận rằng Việt Thường là phần đất phía nam Đèo Ngang, mà chỉ thắc mắc về danh xưng Nam Việt, nghi ngại Gia Long nhắc nhở đến nước cũ của Triệu Đà với ý đồ xin trả lại đất Lưỡng Quảng. Vì vậy, thay vì Nam Việt, nhà Thanh đổi ngược lại là Việt Nam, phong cho Gia Long tước vị Việt Nam Quốc Vương, vẫn với ý nghĩa là đã thống nhất An Nam và Việt Thường làm một mối. Với việc tấn phong này, cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều dùng danh xưng Việt Thường để chỉ phần đất phía nam Đèo Ngang, chủ yếu là miền Trung Trung Bộ.
Về danh xưng An Nam cũng có nhiều điều đáng bàn. An Nam là tên nước ta, do người Tàu đặt ra. Trước thời Gia Long triều Nguyễn, vua nước ta các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê được vua Tàu tấn phong là An Nam Quốc Vương (3,4). Các vua triều Mạc chỉ được phong An Nam Đô Thống Sứ. Sách giáo khoa môn sử cấp phổ thông của Trung Quốc hiện nay ghi Năm 1885 An Nam mất , hàm ý năm 1885, Trung Quốc phải ký Hòa ước Thiên Tân nhìn nhận quyền của nước Pháp bảo hộ nước ta. Nhiều người nghĩ rằng danh xưng An Nam người Tàu dùng để chỉ nước ta bắt nguồn từ danh xưng An Nam Đô Hộ Phủ của thời nước ta thuộc nhà Đường.Người nước ta không thích hai tiếng An Nam, nghĩ rằng từ ngữ này ngụ ý khinh miệt. Sự thực thì vào thời nhà Đường, những vùng xung yếu ở biên cương được giao phó cho tướng võ cai trị, châu được cải thành đô hộ phủ, thứ sử được thay thế bằng tiết độ sứ, giống như ngày nay có chế độ quân quản vậy. Trở lại việc cải cách châu quận nước ta vào thời Bắc thuộc thì thấy rõ. Đời Tây Hán lập Giao Chỉ Bộ. Qua đời Đông Hán thì Giao Chỉ Bộ đổi thành Giao Châu. Đời Đông Ngô thì Giao Châu được chia làm hai: phần phía bắc là Quảng Châu, phần phía nam là Giao Châu. Lúc bấy giờ, huyện Tượng Lâm đã nổi lên độc lập, trở thành nước Lâm Ấp. Năm 248 sau Công nguyên, quân Lâm Ấp đánh chiếm thành Khu Túc của quận Nhật Nam và cướp phá hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ, san bằng hai quận thành này thành bình địa. Ngô chúa Tôn Quyền sai Lục Dận đem đại binh sang ứng phó, Lâm Ấp mới lui binh, nhưng vẫn giữ thành Khu Túc (6). Từ đó trở đi, quân Lâm Ấp và quân Giao Quảng của Trung Quốc đánh nhau liên miên, chủ yếu là trên phần đất bắc bộ quận Nhật Nam, trong bốn thế kỷ, khi thắng khi bại, khi thì quân Lâm Ấp của Phạm Văn chiếm đất đến đèo Ngang, khi thì quân của Đàn Hòa Chi nhà Tống kéo vào chiếm thành Trà Kiệu và quân của Lưu Phương nhà Tùy chiếm đất đến mũi Diều (còn gọi là mũi Nậy, người Pháp gọi là cap Varella), lại có khi hai bên giảng hòa, lấy bến Ôn Công (mũi Chân Mây ở cực nam Thừa Thiên) làm ranh giới (6). Để ứng phó với tình hình căng thẳng như vậy, nhà Tấn lập thêm quận Cửu Đức (Nghệ Tĩnh) và huyện Thọ Lãnh (huyện Phú Lộc ở nam Thừa Thiên), và nhà Tùy đặt lại các quận Tỵ Cảnh (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị), Hải Âm (Quảng Trị, Thừa Thiên) và Lâm Ấp (Quảng Nam, Bình Định). Đến khi nhà Đường thay nhà Tùy thì vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chí nổi lên chiếm lại toàn bộ đất Nhật Nam cũ, tức là miền Trung Trung Bộ ngày nay, từ đèo Ngang đến mũi Diều. Để củng cố biên phương, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô Hộ Phủ, đặt chức Lĩnh Nam Tiết Độ Sứ để phòng chống Nam Chiếu và Lâm Ấp, cũng như đã đổi Lương Châu thành An Tây Đô Hộ Phủ và đặt chức Tây Lương Tiết Độ Sứ để phòng chống rợ Khương vậy, chứ tuyệt nhiên chẳng có hậu ý gì. Hơn nữa, từ ngữ An Nam đã được người Tàu sử dụng từ trước để chỉ miền đất phía nam Trung Quốc, chứ đâu phải bắt đầu từ đời Đường. Thực vậy, Ngô chúa Tôn Quyền đã phong Lục Dận làm Giao Châu Thứ Sử, An Nam Hiệu Úy ngay sau khi quân Lâm Ấp xâm phạm Giao Châu vào năm 248, nghĩa là trước khi nhà Đường đặt phủ An Nam Đô Hộ bốn năm trăm năm. Nhà Tề thời Nam Bắc
triều cũng đã phong cho vua Lâm Ấp là Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng Quân Lâm Ấp Vương vào năm 492, nghĩa là trước khi nhà Đường đặt phủ An Nam Đô Hộ trên dưới ba trăm năm. Suy diễn rằng danh xưng An Nam bắt nguồn từ An Nam Đô Hộ Phủ và trách cứ nhà Đường sử dụng từ ngữ An Nam với hàm ý khinh miệt là không đúng. Nếu có những người Tàu tỏ ra cao ngạo là vì thời Bắc thuộc đa số dân ta tiêu cực, cam phận làm nô lệ, hoặc về sau này, tuy đã giành lại quyền tự chủ nhưng tỏ ra quá hâm mộ văn hóa Trung Quốc, chứ nào có liên can gì đến hai tiếng An Nam.
Miền Trung Trung Bộ là đất hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam đời Hậu Lê. Khi nhà
Mạc cướp ngôi nhà Lê, một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào tìm một người tông thất nhà Lê tôn lên ngôi vua rồi kéo quân về chiếm lại Thanh Hoa, tạo ra cuộc diện phân tranh Nam Bắc Triều. Bắc Triều là nhà Mạc từ Sơn Nam trở ra, Nam Triều là nhà Lê Trung Hưng từ Thanh Hoa trở vào. Sau khi Nguyễn Kim bị người hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, binh quyền Nam Triều về tay người con rể là Trịnh Kiểm. Hai con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng có ý lấy lại binh quyền nên Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, Nguyễn Hoàng phải giả điên. Về sau, Nguyễn Hoàng theo kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân, có nghĩa là một dãy Hoành sơn, dung thân muôn đời, nên xin đi trấn thủ Thuận Hóa là vùng đất ở phía nam Hoành sơn. Trịnh Kiểm nghĩ rằng Thuận Hóa xa xôi, rừng thiêng nước độc, lại còn dư đảng nhà Mạc, Nguyễn Hoàng vào đó trước sau cũng chết, nên thuận cho đi. Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, lập kế giết được tướng
nhà Mạc là Lập Bạo, vỗ yên trăm họ, ít lâu sau lại kiêm lĩnh Trấn Thủ Quảng Nam, mở mang Thuận Quảng thành một xứ giàu có an lạc, dân tình thuần hậu, ngoài đường không ai nhặt của rơi, ban đêm không nhà nào cài cửa. Đến đời con là Nguyễn Phúc Nguyên, quân lương sung mãn, tướng sĩ một lòng, họ Nguyễn ra mặt chống đối họ Trịnh, gây ra cuộc diện phân tranh Đàng Trong Đàng Ngoài. Từ đó, miền Trung Trung Bộ chuyển mình, từ vai trò xung kích của căn cứ địa Thăng Long trong sự nghiệp nam tiến của dân tộc ta, trở thành điểm trung tâm xuất phát các chiến dịch mở nước vĩ đại về phương nam và phương tây, thậm chí cả về phương đông, mà các triều đại trước không triều đại nào sánh kịp. Các chúa Nguyễn rồi đến các vua Nguyễn qui thuận các tàn dư Chiêm Thành ở Nam Trung Bộ, khai khẩn Thủy Chân Lạp, kiêm tính Hà Tiên, bảo hộ Cao Miên rồi thiết lập Trấn Tây Thành, tiến lên Tây Nguyên khai hóa Thủy Xá Hỏa Xá, vượt Trường Sơn bảo hộ Vạn Tượng, thiết lập các phủ huyện Hạ Lào, vượt biển Đông cắm mốc chủ quyền và khai thác hải sản trên quần đảo Hoàng Sa. Cho đến cuối thế kỷ
19, khi người Pháp đánh chiếm nước ta làm thuộc địa, quan dân, tướng sĩ miền Trung Trung Bộ là thành phần chủ lực của lực lượng dân tộc đã mở rộng lãnh thổ nước ta lớn gấp ba lần trước kia trong vòng chưa đến ba trăm năm.
Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi chung dân ta từ Nam Quan cho đến Cà Mau là người An Nam (Annamite). Ngoài ra, người Pháp còn dùng danh từ Tonkinois để gọi những người chánh quán Bắc Kỳ và danh từ Cochinchinois để gọi những người chánh quán Nam Kỳ. Riêng đối với người Trung Kỳ, chánh quán từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, thì người Pháp vẫn gọi họ là Annamite. Cũng cùng là người An Nam, tức là người Việt Nam, mà người Pháp phân biệt ra Tonkinois, Annamite với Cochinchinois, là vì sau khi chiếm nước ta, người Pháp không những ấy hết đất đai của ta ở phía tây kênh Vĩnh Tế trả lại cho Cao Miên, ở phía tây núi Trường Sơn nhập vào Lào, mà còn chia cắt phần còn lại của nước ta làm ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ. Người Pháp gọi Bắc Kỳ là Tonkin, Nam Kỳ là Cochinchine, và lập lờ dùng cái tên cũ An Nam của người Tàu đặt ra trước kia để gọi Trung Kỳ. Sở dĩ như vậy là vì người Pháp thi hành triệt để chính sách chia để trị đối với Việt Nam, làm cho người Việt Nam chia rẽ nhau, chống đối nhau, thù ghét nhau, một chính sách thâm độc mà Jules Harmand đã nói rõ trong một công hàm
gửi về Bộ Ngoại giao Pháp ngày 15-07-1885, nhấn mạnh chủ điểm:Mục đích của tôi là phá cho tan vỡ khối gắn liền của An Nam, chia cắt nó ra từng mảnh nhỏ, rời ra, để không bao giờ nó có thể tập họp được lực lượng chống lại chúng ta (10). Trong khuôn khổ chính sách chia rẽ đó, người Pháp âm thầm làm cho mọi người tin rằng người Việt Nam ở ba miền trung nam bắc không cùng chung chủng tộc, rằng người Trung Kỳ mới là người An Nam chính gốc, Annamite de pur sang, còn người Bắc Kỳ là dân Tàu lai, và người Nam Kỳ là dân hỗn chủng tứ xứ. Thật là hồ đồ và cực kỳ phản động! Mặt khác, người Pháp ra mặt nâng đỡ người Nam Kỳ, cho họ hưởng nhiều đặc quyền chính trị hơn người Bắc và Trung Kỳ, đồng thời công khai kỳ thị người Trung Kỳ, giới hạn tối đa các quyền lợi pháp định của người Trung Kỳ qua trung gian bộ máy quan lại nhà nước bù nhìn Nam Triều. Khi thành lập trường đào tạo sĩ quan ở Tông và ban hành qui chế sĩ quan bản xứ, Toàn Quyền Đông Dương ký nghị định ghi rõ cấp bậc cao nhất dành
cho người Nam Kỳ là Đại tá, cho người Bắc Kỳ là Thiếu tá, còn người Trung Kỳ tối đa chỉ được thăng Trung úy. Cũng cần lưu ý là các danh từ Tonkin và Cochinchine không phải mới ra đời cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến đặt nền đô hộ và lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp (Indochine francaise) với 5 thành viên Tonkin, Annam, Cochinchine, Cambodge và Laos, mà đã có từ những ngày xa xưa, lùi lại mấy thế kỷ về trước, khi người Tây Dương bắt đầu đến Viễn Đông buôn bán và truyền đạo. Lúc bấy giờ nước ta đang ở tình trạng nam bắc phân tranh, chúa Trịnh cai trị Đàng Ngoài, từ Bắc Bộ đến sông Gianh, và chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong, từ sông Gianh đến Nam Bộ. Thủ phủ Đàng Ngoài là Đông Kinh (Hà Nội) nên người Tây Dương gọi Đàng Ngoài là Vương quốc Đông Kinh (Royaume de Tonkin). Tuy thủ phủ Đàng Trong là Phú Xuân (Huế) nhưng thuyền bè Tây Dương thuận đường thường thường năng ghé Hội An ở Quảng Nam hơn nên người Tây Dương gọi Đàng Trong là Vương Quốc Quảng Nam (Royaume
de Quang Nam). Lại thêm Đàng Trong ở giữa đường từ Cochin (miền đông Ấn Độ) đến Trung Quốc (Chine) nên người Tây Dương còn gọi Đàng Trong là Cochinchine. Còn Nam Bộ ngày nay ì ở vùng châu thổ Mékong đất thấp nên lúc bấy giờ người Tây Dương gọi là Basse Cochinchine. Chỉ đến thời Pháp thuộc lập ra Indochine francaise thì Basse Cochinchine mới trở thành Cochinchine.
Miền Trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Phú Yên, vào những năm 1945-1946, là Đệ Thất Khu Bộ của Quốc Dân Đảng Việt Nam (11). Quốc Dân Đảng Việt Nam là liên minh kết hợp 3 đảng phái quốc gia chống Pháp: Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học, Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, và Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam.
Nguyễn Thái Học đã vĩnh viễn đi vào lịch sử vàng son của dân tộc từ năm 1930 tại Yên Bái.
Người đại diện của Việt Nam Quốc Dân Đảng bấy giờ ngồi chung với Trương Tử Anh và
Nguyễn Tường Tam là Vũ Hồng Khanh, Chủ nhiệm Hải Ngoại Chấp Hành Ủy Viên Hội của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Côn Minh. Quốc Dân Đảng Việt Nam chính thức hình thành từ tháng 5 năm 1945 tại Trùng Khánh, nhưng mãi đến ngày 15-12-1945 mới sinh hoạt công khai tại Hà Nội, trụ sở của Trung Ương Đảng Bộ đặt ở trường Tiểu học Đỗ Hữu Vị, và sau ngày 13-07-1946 thì dời về số 83 phố Hàng Đẫy. Dưới Trung Ương Đảng Bộ là các Khu Bộ: Bắc Việt có 5 Khu Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh là Đệ Lục Khu Bộ, từ đèo Ngang đến đèo Cả là Đệ Thất Khu Bộ, phía nam đèo Cả và Nam Bộ có 3 Khu Bộ. Nhìn chung, các Khu Bộ miền Bắc nặng về quân sự, phần đông đảng viên là từ Trung Quốc kéo về, thiên về đường lối bạo lực vũ trang để chiếm đóng lãnh thổ và cướp đoạt chính quyền hơn là nhẫn nại đấu tranh chính trị để tranh thủ nhân tâm và củng cố cơ sở hạ tầng. Các Khu Bộ miền Nam còn non trẻ, hầu hết cán bộ nòng cốt là nhóm sĩ quan Lạc
Triệu của Đại Việt Quốc Dân Đảng theo Phạm Cao Hùng (Triệu Giang) vào tăng cường. Rút lại, chỉ có Đệ Lục và Đệ Thất Khu Bộ là vững vàng về ý thức chính trị và tổ chức cơ sở. Tại Thanh Hóa, Quốc Dân Đảng Việt Nam xây dựng chiến khu Gi Linh Bái Thượng thành một căn cứ vững chãi. Tại Huế, nơi đặt trụ sở Đệ Thất Khu Bộ, Bửu Hiệp đã khéo léo lãnh đạo đảng viên đặt quyền lợi quốc gia trên tỵ hiềm đảng phái, hàng ngày cắt cử Nguyễn Trung Thuyết và Ngô Văn Hân vào Đại Nội họp bàn với Tố Hữu để giải quyết các vụ xung đột phe phái. Tại Quảng Nam, Trương Phước Tường, Phan Bá Lân, Hoàng Tăng (Hoàng Bình), Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Nguyễn Đình Thiệp, từ cuối năm 1945, đã xây dựng nhiều cơ sở quần chúng vững mạnh. Bởi vậy, ở miền Trung Trung Bộ, chính quyền tuy nằm trong tay Việt Minh nhưng lòng dân thì hơn phân nửa theo về Quốc Dân Đảng Việt Nam. Cánh tay của Đệ Thất Khu Bộ còn vươn dài ra tới Hà Nội. Đệ Thất Khu Bộ tổ chức một trung tâm huấn luyện tại số 9 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, do
Phan Kích Nam (Phan Xuân Thiện) phụ trách, để cung ứng cán bộ trung cấp cho Trung Ương và cho các Khu Bộ bạn. Sau khi hiệp định sơ bộ ngày 06-03-1946 được Hồ Chí Minh và Jean Sainteny ký kết, dư luận trong nước xôn xao, tờ Thiết Thực của nhóm Ngũ Xã và các tờ Việt Nam, Chính Nghĩa, Sao Trắng của Quốc Dân Đảng Việt Nam không tiếc lời công kích Việt Minh bán rẻ đất nước cho thực dân. Mặc dù Lê Khang (Lê Văn Ninh) và Trần Văn Giàu trong ban liên kiểm đi khắp nơi dàn xếp, ''Việt Quốc Lê Văn Ninh, Việt Minh Trần Văn Giàu'', mâu thuẫn giữa Việt Minh và Quốc Dân Đảng mỗi ngày một lớn. Cuối cùng, Việt Minh trở mặt bày ra các vụ phố Ôn Như Hầu và cầu Chiêm Sơn để lấy cớ truy lùng và tiêu diệt cán bộ Quốc Dân Đảng Việt Nam (12). Trong các vụ thảm sát này, Đệ Thất Khu Bộ ở miền Trung Trung Bộ bị thiệt hại nhiều nhất. Trương Phước Tường bị bắt từ mồng ba Tết 1946 và bị thủ tiêu năm 1947 tại lao xá Nghi Hạ, huyện Quế Sơn. Phan Kích Nam bị bắt tại trụ sở phố Ôn Như Hầu sáng
13-07-1946 rồi bị giết cùng với Lê Khang ở bãi cỏ bên hông đề lao Phú Thọ đầu năm 1947.
Nguyễn Trung Thuyết bị bắt tại nhà Bửu Hiệp một buổi trưa cuối tháng 10-1946 và bị chết ở lao xá Đồng Hới cuối năm đó. Ngô Văn Hân bị bắt ở Bàu Vá và bị xử bắn ở Nam Đông, ngoại ô thành phố Huế, vào khoảng năm 1950. Cũng cùng thời gian đó, ngày 29-11-1950, Bửu Hiệp bị ám sát tại nhà riêng ở Gia Hội. Tại Quảng Nam, các cán bộ Quốc Dân Đảng nòng cốt bị giam ở Nghi Hạ hoặc Trà Linh, đều thuộc huyện Quế Sơn, chết dần mòn vì bệnh tật và suy dinh dưỡng, ai sống sót thì cũng bị thủ tiêu vào đầu năm 1947, Trăng hai tròn xác chết đã năm thây, mượn đất Trà Linh chôn sấp ngữa; Chiếu một manh kẹp tre thêm bảy tấm, gọi hồn Tổ Quốc chứng ngay gian. Nói chung tại miền Trung Trung Bộ, ngoại trừ một số ít như Phan Quang Bổng ở Quảng Ngãi, Tạ Chương Phùng, Tạ Chí Diệp ở Bình Định, may mắn kịp thời chạy thoát, các đảng viên nòng cốt khác của Quốc Dân Đảng Việt Nam đều lần lượt sa lưới cộng sản và bị sát
hại.
Từ năm 1945, Việt Minh cũng chia nước ta thành nhiều khu. Miền Trung Trung Bộ, nửa phần phía bắc thuộc Khu Bốn, nửa phần phía nam là Khu Năm. Hiệp định sơ bộ ngày 06-03-1946 cho Pháp đem quân chiếm đóng Huế và Đà Nẵng, và từ các cứ điểm đó, lúc chiến tranh bột phát vào cuối năm 1946, quân Pháp đánh bung ra, phía bắc tới Đồng Hới, phía nam tới Tam Kỳ. Khi chính quyền Bảo Đại được thiết lập ở miền Trung vào năm 1948 thì chỉ có đoạn giữa mà thôi, còn hai đầu thì phần lớn vẫn là Khu Bốn và Khu Năm của Việt Minh, khiến người ta liên tưởng tới tình trạng miền Trung Trung Bộ của thế kỷ trước: Gẫm xem thế sự thêm rầu, Ở giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi. Sau hiệp nghị Genève năm 1954, đất nước chia hai, Quảng Bình và phần đất phía bắc vĩ tuyến 17 trở lại thuộc Khu Bốn, còn Quảng Trị và Thừa Thiên thì Việt Cộng tổ chức thành Đặc Khu Trị Thiên. Phần đất phía nam Hải Vân đối với Việt Cộng vẫn là Khu Năm như cũ. Phía Việt Nam Cộng Hòa thì về mặt hành chánh, phần đất Trung Bộ phía nam vĩ tuyến 17 (Trung Phần) được chia làm Trung Nguyên và Cao Nguyên, về mặt quân sự thì tổ chức thành Quân Khu I và Quân Khu II. Sau năm 1963, các tòa Đại Biểu Chính
Phủ Trung Nguyên và Cao Nguyên được bãi bỏ, Quân Khu đổi thành Vùng Chiến Thuật kiêm quản cả hành chánh lẫn quân sự. Ngày nay, miền Trung Trung Bộ có 7 tỉnh và 1 thành phố thuộc Trung Ương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Miền Trung Trung Bộ là xứ đá trọi cây cằn, một bên là núi cao rừng cả, một bên là biển rộng vũng sâu, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, quanh năm nắng lửa mưa dầu, làm ăn cật lực vẫn không đủ sống, do đó, người dân miền Trung Trung Bộ chăm làm chứ không ham nói, kiên nhẫn đến độ gan lì, không nề hà công việc gian khổ, quyết tâm cao, lập chí lớn, giữ vững khí tiết, và bất khuất trước quân thù. Ngay từ buổi đầu trở về với cội nguồn dân tộc, miền Trung Trung Bộ đã cung ứng cho đất nước những con người như Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, là linh hồn của cuộc kháng chiến đời Hậu Trần, khiến tướng nhà Minh là Trương Phụ phải mở miệng thề độc:Ta sống phen này là ở Hóa Châu,
ta chết phen này cũng ở Hóa Châu . Những khi đất nước lâm cảnh qua phân, dù ở bên này hay ở bên kia chiến tuyến, người dân miền Trung Trung Bộ luôn luôn đảm trách công việc đứng mũi chịu sào, xưa kia thì Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, gần đây thì Ngô Đình Diệm, Lê Duẫn, Trương Tử Anh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Ngô Đình Nhu. Trung liệt, tiết tháo, thà bị giết chết chứ không chịu đầu hàng, hay tự sát không để thân lọt vào tay quân thù, xưa kia thì Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Thái Phiên, Lê Trung Đình, gần đây thì Đinh Phu nhân, Ấu Triệu, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai. Nêu cao khí phách sĩ phu, xưa kia thì Nguyễn Lộ Trạch, Phan Chu Trinh, Trần Cao Vân, gần đây thì Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng, Tạ Chương Phùng, Phùng Quán. Giới tu hành gốc gác miền Trung Trung Bộ cũng không hiếm những nhân vật kiệt xuất, ưỡn thân đón lấy đầu sóng ngọn gió để che đỡ cho giáo đồ, Lê Hữu Từ, Thích Tịnh Khiết, Thích Trí Thủ, Nguyễn Kim Điền, Thích Huyền Quang, Nguyễn Văn Thuận, Thích Trí Tựu, Nguyễn Văn Lý. Miền Trung Trung Bộ có cái trí dũng của con người lại thêm cái hiểm trở của núi sông.
Nguyễn Hoàng lúc lâm chung đã dặn bảo con nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên rằng: Đất Thuận Quảng, phía bắc có Hoành sơn, phía nam có Hải Vân sơn và Thạch Bi sơn, địa thế hiểm trở, là nơi để cho anh hùng dụng võ, vậy con phải thương yêu sĩ tốt, vỗ yên trăm họ, để xây dựng sự nghiệp muôn đời . Núi thì cao, sông thì sâu, Núi Truồi ai đắp mà cao, Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu , lại thêm những cảnh trí trữ tình điểm xuyết, Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử, Gái trông chồng lên đứng núi Vọng Phu, miền Trung Trung Bộ quả là nơi địa linh nhân kiệt.
Tháng 9 năm 2001
Chú giải:
(1) Nhượng Tống. Cảm đề lịch sử:
Ba xứ non sông một giải liền,
Máu đào, xương trắng điểm tô nên.
Cơ trời dù đổi trò tang hải,
Mặt đất chưa tàn nghiệp tổ tiên.
Có nước có dân đừng rẻ rúng,
Muốn còn muốn sống phải đua chen.
Giật mình nhớ chuyện nghìn năm cũ,
Chiêm, Lạp xưa kia vốn chẳng hèn.
(2) Nguyễn Thế Anh. Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ. Lửa Thiêng. 1970. Sài Gòn. VN.
(3) Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Tân Việt. 1964. Sài Gòn, VN.
(4) Phạm Văn Sơn. Việt Sử Tân Biên. Thư Lâm Ấn Thư Quán. 1960. Sài Gòn, VN.
(5) Tư Mã Thiên. Sử Ký. Thư Nam Việt Vương Triệu Đà gửi Hán Văn Đế.
(6) Phan Khoang. Việt Sử Xứ Đàng Trong. Xuân Thu. Houston, TX, USA.
(7) 15 Bộ của nước Văn Lang:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Yên)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Trung châu)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa, Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10.Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng yên, Nam Định)
11.Cửu Chân (Thanh Hóa)
12.Hoài Hoan (Bắc Nghệ An)
13.Cửu Đức (Nam Nghệ An, Hà Tĩnh)
14.Việt Thường (Bình Trị Thiên)
15.Bình Văn (?)
(8) Trần Kinh Hòa. Khảo về danh xưng Giao Chỉ. Tạp chí Đại Học. 1960. Huế, VN.
(9) B.E.F.E.O Tome 8. Les barbares du Yun-Nan. 1908. Hà Nội, VN.
(10) Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Mekong 1994. Santa Anna, CA, USA.
(11) Hoàng Văn Đào. Việt Nam Quốc Dân Đảng. Khai Trí. 1964. Sài Gòn, VN.
(12) Hồ Văn Châm. Câu chuyện xoay quanh lá cờ. Tạp chí Cách Mạng số 6, tháng 2-1997. Houston, TX, USA.
Miền Trung Trung Bộ
BS. HỒ Văn Châm
Nước Việt chiều ngang thì hẹp mà chiều dọc thì dài, thường được phân biệt làm ba miền bắc, trung, nam (1). Về đại thể, ba miền hợp thành một quốc gia thuần nhất về rất nhiều phương diện, nhưng mỗi miền vẫn có một số sắc thái riêng, từ hình thể núi sông, khí hậu nóng lạnh, cho đến tâm tính và hành trạng của con người. Các nhà địa lý phương Tây thường ví von nước Việt như chiếc đòn gánh gánh hai thúng lúa. Còn chuyện dân gian thì kể rằng có ba người đàn ông cùng chèo một chiếc thuyền ra biển đánh cá, tung lưới thì lưới vướng đáy biển không kéo lên được; người thứ nhất nhảy xuống lặn ngụp một hồi không gỡ được lưới ra nhưng khi ngoi lên mặt nước lại tươi cười suýt xoa: Nước mát quá!; người thứ hai tiếp theo lặn ngụp một hồi cũng không gỡ được lưới, leo trở lên thuyền ngồi lầm lì không nói không rằng, được hỏi thấy gì ở bên dưới thì xẵng giọng trả lời:Xuống dưới thì biết!; người thứ ba liền nhảy xuống cũng lặn ngụp một hồi và cũng không gỡ được lưới ra nhưng khi vừa ngoi lên chưa kịp bám vào mạn
thuyền thì đã chửi thề om xòm: Đ. má! Gai không hà!.
Ba miền bắc, trung, nam là Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, trước kia còn có các tên gọi
khác là Bắc Kỳ, Bắc Việt, Bắc Phần; Trung Kỳ, Trung Việt, Trung Phần; Nam Kỳ, Nam Việt,
Nam Phần. Ngoại trừ dưới thời Pháp thuộc (2), khi mà Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ là ba phân hạt chính trị và hành chánh khác nhau với ba thủ phủ Hà Nội, Huế, Sài Gòn, còn thông thường, ranh giới địa lý giữa ba miền chẳng có gì là rõ rệt. Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực bắc Trung Bộ nhưng là hình ảnh thu nhỏ của Bắc Bộ với đầy đủ ba miền thượng du, trung du và đồng bằng.
Tỉnh Thuận Hải nằm ở cực nam Trung Bộ nhưng về tất cả mọi mặt từ cấu tạo địa lý đến sinhhoạt xã hội đều y hệt miền đông Nam Bộ. Bởi vậy, cuối thế kỷ 19, Triều đình Huế trong thế yếu đã phải ký hòa ước Harmand năm 1884 cắt Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ, cắt Bình Thuận nhập vào Nam Kỳ, khiến cho công luận xôn xao làm nẩy sinh nhiều cuộc nổi dậy khắp nước và cuộc binh biến ở Kinh Kỳ đánh úp đạo quân trú phòng của Thống tướng De Courcy vào giữa năm 1885. Người Pháp qua Hòa ước Patenôtre lại chịu trả Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Thuận cho Trung Kỳ. Thời kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa thuộc Khu IV nhưng lại là hậu cứ của Khu III, tuy vậy, cả hai quân khu không khu nào thừa nhận Thanh Hóa là thành phần chủ lực của mình. ỀThanh Hóa Khu IV tống ra, Khu III đá vàoỂ. Nói cho ngay, Thanh Hóa ngày xưa là quận Cửu Chân, bao gồm cả tỉnh Ninh Bình, vốn khác biệt với quận Giao Chỉ là Bắc Bộ ngày nay, và lại càng khác biệt không những với quận Nhật Nam là Trung Trung Bộ mà cả với Nghệ Tĩnh mà nhà Tấn tách ra để lập thành quận Cửu Đức. Chỉ từ khi Gia Long thiết lập Tòa Tổng Trấn Bắc Thành, chia trấn Thanh Hoa làm hai theo rặng núi Tam Điệp, Thanh Hoa Ngoại Trấn (Minh Mạng đổi làm Ninh Bình) thuộc Bắc Thành, và Thanh Hoa Nội Trấn (Thanh Hóa) thuộc Trực Kỳ, Thanh Hóa mới trở thành tỉnh địa đầu của miền Trung. Về phần tỉnh Bình Thuận ở cực nam Trung Bộ, sách Trung Quốc thuở xưa có đề cập đến nước Xích Thổ bao gồm cả vùng Bình Thuận, Bà Rịa và Lâm Đồng vốn là địa bàn sinh hoạt của người Mạ và người Stieng. Về sau, bị người Chiêm và người Khmer từ hai phía đánh ép lại, người Mạ và người Stieng rút lên Lâm Đồng, để cho Bình Thuận trở thành bộ phận cực nam của Chiêm Thành. Gia Long lấy đất từ huyện Long Khánh tỉnh Biên Hòa trở vào để lập Tòa Tổng Trấn Gia Định, còn tỉnh Bình Thuận thì cho thuộc về Trực Kỳ, và từ đó Bình Thuận trở thành tỉnh địa đầu của miền Trung.Tuy thời Cộng Hòa, huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận được tách ra để lập tỉnh Bình Tuy thuộc Nam Phần, nhưng sau ngày 30-4-1975, huyện Hàm Tân lại được trả về cho Bình Thuận để cùng với Ninh Thuận lập ra tỉnh mới Thuận Hải.
Chẳng những ranh giới địa lý giữa ba miền không có gì rõ rệt mà tâm tính và sinh hoạt của cư dân ở hai vùng địa đầu của miền Trung cũng không khác biệt với hai miền Nam Bắc kế cận. Thật vậy, người Thanh Hóa tuy gọi cô bằng o, và không phân biệt dấu hỏi dấu ngã ở phần đất phía tây quốc lộ I, nhưng cũng lanh lợi, hoạt bát, khôn khéo, và buôn bán giỏi không khác gì người Bắc. Còn người Thuận Hải thì tuy cũng có nơi dùng các từ ôông mệ, mi tau, nhưng nói chung người Bình Thuận nói oánh thay vì đánh, giọng nói và phong cách phát biểu tâm tình sôi nổi và thẳng thắn không khác gì người Nam. Cái lối lầm lì chẳng nói chẳng rằng của người đánh cá trong câu chuyện dân gian kể ở đầu bài không thể tìm thấy ở phía bắc đèo Ngang và ở phía nam đèo Cả. Nói khác đi, những nét đặc thù của miền Trung chỉ được tìm thấy đầy đủ và rõ rệt ở miền Trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Phú Yên.
Miền Trung Trung Bộ đi vào chính sử với danh xưng Nhật Nam vào năm 111 trước
Công nguyên đời Tây Hán. Năm đó, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân đánh diệt nước Nam Việt, rồi thừa thắng chiếm luôn đảo Hải Nam, gộp tất cả lại thành Giao Chỉ Bộ, chia làm 9 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đạm Nhĩ (3). Quận Nhật Nam lúc bấy giờ chạy dài từ đèo Ngang đến đèo Cả, và được chia làm 5 huyện: Lư Dung (Quảng Bình), Tỵ Cảnh (Quảng Trị), Tây Quyển (Thừa Thiên), Tượng Lâm (Quảng Nam) và Châu Ngô (Bình Phú). Quận lỵ đóng ở huyện Tây Quyển, phía bắc thành phố Huế ngày nay. Sử cũ nước ta đưa miền Trung Trung Bộ vào chính sử lùi xa vào trước thời điểm này, thường nhắc nhở đến danh xưng Việt Thường, cho rằng Việt Thường có từ thời Hùng Vương. Theo sử cũ, Việt Thường là một trong 15 bộ của nước Văn Lang (4), và nằm ở vị trí bắc bộ Quận Nhật Nam đời Hán. Nhưng điều ức đoán này của sử cũ nước ta là hồ đồ, không có cơ sở khoa học, nghĩa là chẳng có chút giá trị thuyết phục nào cả. Các danh xưng Việt Thường, Cửu Đức, Vũ Ninh, Hoài Hoan v.v. của 15 bộ nước Văn Lang đều là từ ngữ Hán, mà thời Hùng Vương, dân ta đâu đã chịu ảnh hưởng của người Tàu, dân ta đâu đã biết dùng Hán tự để đặt tên người, tên xứ. Danh xưng của 15 bộ nước Văn Lang chẳng qua là tên châu, tên quận của đời sau, sử cũ đã chép lại và gán cho các phân hạt hành chánh tưởng tượng của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Mà ngay cả cái quốc hiệu Văn Lang cũng là một mối ngờ lớn về sự chính xác.
Thực vậy, vào thời Hùng Vương, lúc nhà Tần chưa đem quân vào đất Lục Lương, lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng quận, thì người Tàu thường gọi Quảng Đông là Âu Việt, Quảng Tây là Tây Âu, Việt Nam là Lạc Việt. Từ thuở các vua Hùng mở nước cho đến khi Thục Phán nổi lên từ Tây Âu đánh bại vua Hùng cuối cùng và kiêm tính Lạc Việt để lập ra nước Âu Lạc vào năm 257 trước Công nguyrên thì người Tàu gọi xứ này là Môn Lang (Làng của người Môn). Trong quá trình tiến hóa của Hoa ngữ, đến thời Hán Đường, người Tàu đọc môn là văn, cũng như ngày nay, người Tàu lại đọc văn thành wen (uân). Mà Hán tự lại là thứ chữ tượng hình, không phải là thứ chữ ký âm, cho nên dù đọc là môn, là văn hay là wen thì chữ cũng viết y hệt nhau. Dân ta tiếp thụ Hán tự vào thời Hán Đường, khi mà chữ môn đã được đọc là văn, cho nên Môn Lang trở thành Văn Lang trong sử sách nước ta. Việc người Tàu trước thời Tần Thủy Hoàng gọi địa bàn sinh hoạt của cư dân Bách Việt là Môn lang (làng của người Môn) phù hợp với các kiến giải nhân chủng học cận đại cho rằng người Môn ở Nam Á (người Indonesian) bị người Aryens đánh đuổi nên tràn qua Đông Dương và Hoa Nam rồi về sau Hán hóa mà trở thành người Tiều, người Quảng, người Việt v.v., chỉ rơi rớt các phần tử rút vào rừng sâu là còn giữ nguyên bản sắc mà điển hình là người Mường ở bắc bộ Đông Dương. Người Tây Âu và người Lạc Việt thời bấy giờ (người Môn) ở trần, đóng khố, nên trong văn thư gửi Hán Văn Đế, Triệu Vũ Vương đã nói dân Âu Lạc là dân trần truồng (5). Gần đây, Hoàng Văn Chí, vốn là dân Thanh Hóa chính gốc, đã viết rằng dân Mường Thanh Hóa ngày nay vẫn tự xưng: Tôi là người Môn, tôi là người Mọi .
Miền Trung Trung Bộ buổi đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ít hơn so với
các miền khác. Thật vậy, quá trình Hán hóa của Hoa Nam và bắc bộ Đông Dương tiến triển theo những mức độ khác nhau, càng xuống phía nam chừng nào thì càng yếu đi và chậm lại. Quận Nam Hải đã bắt đầu Hán hóa sớm từ thời Nhâm Ngao, khi nhà Tần cung cấp một vạn năm nghìn gái Hoa Bắc cho đạo quân Tần chiếm đóng Nam Hải. Quận Nam Hải cũng Hán hóa sâu đậm và trọn vẹn vì từ thời đó cho đến nay, quận Nam Hải vĩnh viễn bị người Tàu đô hộ, lần lượt trở thành một châu (Quảng châu), rồi một tỉnh (Quảng Đông) của Trung Quốc. Các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam giao tiếp với văn hóa Hán tộc sau khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc, và thực sự bắt đầu Hán hóa khi nhà Hán gộp tất cả vào Giao Chỉ Bộ vào năm 111 trước Công nguyên. Nhưng các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, sau nhiều lần nổi dậy thất bại, cuối cùng đã thoát được vòng lệ thuộc người Tàu. Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân bị đô hộ 1049 năm, đến năm 938 sau Công nguyên đời Tống Thái Tổ thì Đinh Bộ Lĩnh nổi lên từ huyện Gia Viễn, dựng cờ tự chủ, lập nên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Quận Nhật Nam ở xa hơn nên chỉ bị đô hộ 303 năm, đến năm 192 sau Công nguyên đời Hán Hiến Đế thì Khu Liên nổi lên ở huyện Tượng Lâm (6), dựng cờ tự chủ, lập nên nước Lâm Ấp, đóng đô ở Trà Kiệu (Quảng Nam). Mức độ Hán hóa khác biệt giữa Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam không đơn thuần chỉ vì thời gian Bắc thuộc dài ngắn khác nhau mà còn vì lý do là sau khi độc lập, Giao Chỉ và Cửu Chân (Đại Cồ Việt, Đại Việt) tự nguyện tiếp tục tiếp thụ văn hóa Trung Hoa, còn Nhật Nam (Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành) thì trở lại với văn hóa Ấn Độ. Hai hướng đi riêng rẽ này trãi qua một thời gian dài 1279 năm, và chấm dứt lúc toàn bộ Nhật Nam vĩnh viễn thống nhất trở lại với Giao Chỉ, Cửu Chân vào năm 1471 đời Lê Thánh Tông. Miền Trung Trung Bộ lại cùng với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp thụ văn hóa Trung Hoa.
Miền Trung Trung Bộ là quận Nhật Nam đời Hán, điều đó đã được chính sử ghi chép rõ ràng. Nhưng miền Trung Trung Bộ còn có một danh xưng khác xưa hơn: miền Trung Trung Bộ là bộ Việt Thường nước Văn Lang (Môn Lang) đời Hùng Vương. Tuy điều này chỉ là truyền thuyết, không dựa vào những chứng tích xác tín của khoa khảo cổ, nhưng đã có những cơ sở vững chắc và dồi dào về mặt lịch sử, văn học và chính trị. Sử cũ nước ta chép rằng Việt Thường là một trong 15 bộ của nước Văn Lang, ở vào vị trí vùng Bình Trị Thiên ngày nay (7). Mặt khác, trong văn học nước ta và văn học Trung Quốc thì nhan nhãn những sáo ngữ Ngựa Hồ trông gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam (Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi). Chim Việt là chim của xứ Việt Thường. Sử cũ nước Tàu chép rằng vào đời Chu Thành vương, sứ bộ xứ Việt Thường đem cống chim trĩ trắng, chim nhớ quê hương miền nam nên cứ tìm cành nam mà đậu. Sử cũ nước Tàu còn chép thêm rằng sứ giả xứ Việt Thường nói thứ tiếng phải qua 12 lần trung gian phiên dịch mới hiểu được, rằng Triều đình nhà Chu (Chu Công Đán) tặng sứ bộ Việt thường xe chỉ nam để sứ bộ tiện tìm đường về xứ v.v. Thật ra thì cho tới nay cũng chưa có sách vở nào khẳng định cái xứ Việt Thường đem cống chim trĩ trắng cho nhà Chu nằm vào cương vực nước ta ngày nay. Sách xưa của Tàu (thiên Vũ Cống) nói rằng xứ Việt Thường ở phía nam đất Giao Chỉ, nhưng danh xưng Giao Chỉ chép trong sách xưa của Tàu là để chỉ vùng đất có giao long (cá sấu) (8), tức là vùng đất ở giữa các hồ Động Đình và Phiên Dương, chứ không phải là Giao Chỉ Bộ đời Hán. Mặt khác, một vài nhà khảo cổ người Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội cho rằng Việt Thường là nước Xa Lý xưa kia ở trong cương vực tỉnh Vân Nam ngày nay (9). Vậy chỉ có điều chắc chắn là xứ Việt Thường đó ở về phương nam, trong vùng cư trú của chủng tộc Bách Việt. Còn khẳng định rằng xứ Việt Thường đó là bắc bộ quận Nhật Nam đời Hán thì là một việc làm có phần vội vã. Hơn nữa, nếu Việt Thường là một bộ của nước Văn Lang thì thử hỏi tương quan giữa bộ Việt Thường và nhà nước trung ương Văn Lang như thế nào mà địa phương Việt Thường lại tự tiện đem chim trĩ trắng trực tiếp giao thiệp với nước ngoài. Tuy vậy, vẫn có sự mặc nhiên công nhận những dữ kiện lịch sử và chính trị khẳng định miền Trung Trung Bộ xưa kia là xứ Việt Thường, cả về phía chính giới Việt Nam lẫn về phía chính giới Trung Quốc. Thật vậy, sau khi lên ngôi vua, cùng trong năm 1802, Gia Long trước sau liên tiếp cử Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định cầm đầu 2 sứ bộ sang Tàu cầu phong. Trong biểu tấu, Gia Long xin nhà Thanh cho đặt tên nước là Nam Việt, lấy lý do là đã thống nhất An Nam và Việt Thường làm một mối. An Nam là Đàng Ngoài, từ Bắc Bộ tới Hà Tĩnh. Việt Thường là Đàng Trong, từ Quảng Bình tới Nam Bộ. Triều Đình nhà Thanh họp bàn, không mảy may thắc mắc về danh xưng Việt Thường, nghĩa là mặc nhiên nhận rằng Việt Thường là phần đất phía nam Đèo Ngang, mà chỉ thắc mắc về danh xưng Nam Việt, nghi ngại Gia Long nhắc nhở đến nước cũ của Triệu Đà với ý đồ xin trả lại đất Lưỡng Quảng. Vì vậy, thay vì Nam Việt, nhà Thanh đổi ngược lại là Việt Nam, phong cho Gia Long tước vị Việt Nam Quốc Vương, vẫn với ý nghĩa là đã thống nhất An Nam và Việt Thường làm một mối. Với việc tấn phong này, cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều dùng danh xưng Việt Thường để chỉ phần đất phía nam Đèo Ngang, chủ yếu là miền Trung Trung Bộ.
Về danh xưng An Nam cũng có nhiều điều đáng bàn. An Nam là tên nước ta, do người Tàu đặt ra. Trước thời Gia Long triều Nguyễn, vua nước ta các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê được vua Tàu tấn phong là An Nam Quốc Vương (3,4). Các vua triều Mạc chỉ được phong An Nam Đô Thống Sứ. Sách giáo khoa môn sử cấp phổ thông của Trung Quốc hiện nay ghi Năm 1885 An Nam mất , hàm ý năm 1885, Trung Quốc phải ký Hòa ước Thiên Tân nhìn nhận quyền của nước Pháp bảo hộ nước ta. Nhiều người nghĩ rằng danh xưng An Nam người Tàu dùng để chỉ nước ta bắt nguồn từ danh xưng An Nam Đô Hộ Phủ của thời nước ta thuộc nhà Đường.Người nước ta không thích hai tiếng An Nam, nghĩ rằng từ ngữ này ngụ ý khinh miệt. Sự thực thì vào thời nhà Đường, những vùng xung yếu ở biên cương được giao phó cho tướng võ cai trị, châu được cải thành đô hộ phủ, thứ sử được thay thế bằng tiết độ sứ, giống như ngày nay có chế độ quân quản vậy. Trở lại việc cải cách châu quận nước ta vào thời Bắc thuộc thì thấy rõ. Đời Tây Hán lập Giao Chỉ Bộ. Qua đời Đông Hán thì Giao Chỉ Bộ đổi thành Giao Châu. Đời Đông Ngô thì Giao Châu được chia làm hai: phần phía bắc là Quảng Châu, phần phía nam là Giao Châu. Lúc bấy giờ, huyện Tượng Lâm đã nổi lên độc lập, trở thành nước Lâm Ấp. Năm 248 sau Công nguyên, quân Lâm Ấp đánh chiếm thành Khu Túc của quận Nhật Nam và cướp phá hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ, san bằng hai quận thành này thành bình địa. Ngô chúa Tôn Quyền sai Lục Dận đem đại binh sang ứng phó, Lâm Ấp mới lui binh, nhưng vẫn giữ thành Khu Túc (6). Từ đó trở đi, quân Lâm Ấp và quân Giao Quảng của Trung Quốc đánh nhau liên miên, chủ yếu là trên phần đất bắc bộ quận Nhật Nam, trong bốn thế kỷ, khi thắng khi bại, khi thì quân Lâm Ấp của Phạm Văn chiếm đất đến đèo Ngang, khi thì quân của Đàn Hòa Chi nhà Tống kéo vào chiếm thành Trà Kiệu và quân của Lưu Phương nhà Tùy chiếm đất đến mũi Diều (còn gọi là mũi Nậy, người Pháp gọi là cap Varella), lại có khi hai bên giảng hòa, lấy bến Ôn Công (mũi Chân Mây ở cực nam Thừa Thiên) làm ranh giới (6). Để ứng phó với tình hình căng thẳng như vậy, nhà Tấn lập thêm quận Cửu Đức (Nghệ Tĩnh) và huyện Thọ Lãnh (huyện Phú Lộc ở nam Thừa Thiên), và nhà Tùy đặt lại các quận Tỵ Cảnh (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị), Hải Âm (Quảng Trị, Thừa Thiên) và Lâm Ấp (Quảng Nam, Bình Định). Đến khi nhà Đường thay nhà Tùy thì vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chí nổi lên chiếm lại toàn bộ đất Nhật Nam cũ, tức là miền Trung Trung Bộ ngày nay, từ đèo Ngang đến mũi Diều. Để củng cố biên phương, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô Hộ Phủ, đặt chức Lĩnh Nam Tiết Độ Sứ để phòng chống Nam Chiếu và Lâm Ấp, cũng như đã đổi Lương Châu thành An Tây Đô Hộ Phủ và đặt chức Tây Lương Tiết Độ Sứ để phòng chống rợ Khương vậy, chứ tuyệt nhiên chẳng có hậu ý gì. Hơn nữa, từ ngữ An Nam đã được người Tàu sử dụng từ trước để chỉ miền đất phía nam Trung Quốc, chứ đâu phải bắt đầu từ đời Đường. Thực vậy, Ngô chúa Tôn Quyền đã phong Lục Dận làm Giao Châu Thứ Sử, An Nam Hiệu Úy ngay sau khi quân Lâm Ấp xâm phạm Giao Châu vào năm 248, nghĩa là trước khi nhà Đường đặt phủ An Nam Đô Hộ bốn năm trăm năm. Nhà Tề thời Nam Bắc
triều cũng đã phong cho vua Lâm Ấp là Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng Quân Lâm Ấp Vương vào năm 492, nghĩa là trước khi nhà Đường đặt phủ An Nam Đô Hộ trên dưới ba trăm năm. Suy diễn rằng danh xưng An Nam bắt nguồn từ An Nam Đô Hộ Phủ và trách cứ nhà Đường sử dụng từ ngữ An Nam với hàm ý khinh miệt là không đúng. Nếu có những người Tàu tỏ ra cao ngạo là vì thời Bắc thuộc đa số dân ta tiêu cực, cam phận làm nô lệ, hoặc về sau này, tuy đã giành lại quyền tự chủ nhưng tỏ ra quá hâm mộ văn hóa Trung Quốc, chứ nào có liên can gì đến hai tiếng An Nam.
Miền Trung Trung Bộ là đất hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam đời Hậu Lê. Khi nhà
Mạc cướp ngôi nhà Lê, một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào tìm một người tông thất nhà Lê tôn lên ngôi vua rồi kéo quân về chiếm lại Thanh Hoa, tạo ra cuộc diện phân tranh Nam Bắc Triều. Bắc Triều là nhà Mạc từ Sơn Nam trở ra, Nam Triều là nhà Lê Trung Hưng từ Thanh Hoa trở vào. Sau khi Nguyễn Kim bị người hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, binh quyền Nam Triều về tay người con rể là Trịnh Kiểm. Hai con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng có ý lấy lại binh quyền nên Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, Nguyễn Hoàng phải giả điên. Về sau, Nguyễn Hoàng theo kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân, có nghĩa là một dãy Hoành sơn, dung thân muôn đời, nên xin đi trấn thủ Thuận Hóa là vùng đất ở phía nam Hoành sơn. Trịnh Kiểm nghĩ rằng Thuận Hóa xa xôi, rừng thiêng nước độc, lại còn dư đảng nhà Mạc, Nguyễn Hoàng vào đó trước sau cũng chết, nên thuận cho đi. Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, lập kế giết được tướng
nhà Mạc là Lập Bạo, vỗ yên trăm họ, ít lâu sau lại kiêm lĩnh Trấn Thủ Quảng Nam, mở mang Thuận Quảng thành một xứ giàu có an lạc, dân tình thuần hậu, ngoài đường không ai nhặt của rơi, ban đêm không nhà nào cài cửa. Đến đời con là Nguyễn Phúc Nguyên, quân lương sung mãn, tướng sĩ một lòng, họ Nguyễn ra mặt chống đối họ Trịnh, gây ra cuộc diện phân tranh Đàng Trong Đàng Ngoài. Từ đó, miền Trung Trung Bộ chuyển mình, từ vai trò xung kích của căn cứ địa Thăng Long trong sự nghiệp nam tiến của dân tộc ta, trở thành điểm trung tâm xuất phát các chiến dịch mở nước vĩ đại về phương nam và phương tây, thậm chí cả về phương đông, mà các triều đại trước không triều đại nào sánh kịp. Các chúa Nguyễn rồi đến các vua Nguyễn qui thuận các tàn dư Chiêm Thành ở Nam Trung Bộ, khai khẩn Thủy Chân Lạp, kiêm tính Hà Tiên, bảo hộ Cao Miên rồi thiết lập Trấn Tây Thành, tiến lên Tây Nguyên khai hóa Thủy Xá Hỏa Xá, vượt Trường Sơn bảo hộ Vạn Tượng, thiết lập các phủ huyện Hạ Lào, vượt biển Đông cắm mốc chủ quyền và khai thác hải sản trên quần đảo Hoàng Sa. Cho đến cuối thế kỷ
19, khi người Pháp đánh chiếm nước ta làm thuộc địa, quan dân, tướng sĩ miền Trung Trung Bộ là thành phần chủ lực của lực lượng dân tộc đã mở rộng lãnh thổ nước ta lớn gấp ba lần trước kia trong vòng chưa đến ba trăm năm.
Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi chung dân ta từ Nam Quan cho đến Cà Mau là người An Nam (Annamite). Ngoài ra, người Pháp còn dùng danh từ Tonkinois để gọi những người chánh quán Bắc Kỳ và danh từ Cochinchinois để gọi những người chánh quán Nam Kỳ. Riêng đối với người Trung Kỳ, chánh quán từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, thì người Pháp vẫn gọi họ là Annamite. Cũng cùng là người An Nam, tức là người Việt Nam, mà người Pháp phân biệt ra Tonkinois, Annamite với Cochinchinois, là vì sau khi chiếm nước ta, người Pháp không những ấy hết đất đai của ta ở phía tây kênh Vĩnh Tế trả lại cho Cao Miên, ở phía tây núi Trường Sơn nhập vào Lào, mà còn chia cắt phần còn lại của nước ta làm ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ. Người Pháp gọi Bắc Kỳ là Tonkin, Nam Kỳ là Cochinchine, và lập lờ dùng cái tên cũ An Nam của người Tàu đặt ra trước kia để gọi Trung Kỳ. Sở dĩ như vậy là vì người Pháp thi hành triệt để chính sách chia để trị đối với Việt Nam, làm cho người Việt Nam chia rẽ nhau, chống đối nhau, thù ghét nhau, một chính sách thâm độc mà Jules Harmand đã nói rõ trong một công hàm
gửi về Bộ Ngoại giao Pháp ngày 15-07-1885, nhấn mạnh chủ điểm:Mục đích của tôi là phá cho tan vỡ khối gắn liền của An Nam, chia cắt nó ra từng mảnh nhỏ, rời ra, để không bao giờ nó có thể tập họp được lực lượng chống lại chúng ta (10). Trong khuôn khổ chính sách chia rẽ đó, người Pháp âm thầm làm cho mọi người tin rằng người Việt Nam ở ba miền trung nam bắc không cùng chung chủng tộc, rằng người Trung Kỳ mới là người An Nam chính gốc, Annamite de pur sang, còn người Bắc Kỳ là dân Tàu lai, và người Nam Kỳ là dân hỗn chủng tứ xứ. Thật là hồ đồ và cực kỳ phản động! Mặt khác, người Pháp ra mặt nâng đỡ người Nam Kỳ, cho họ hưởng nhiều đặc quyền chính trị hơn người Bắc và Trung Kỳ, đồng thời công khai kỳ thị người Trung Kỳ, giới hạn tối đa các quyền lợi pháp định của người Trung Kỳ qua trung gian bộ máy quan lại nhà nước bù nhìn Nam Triều. Khi thành lập trường đào tạo sĩ quan ở Tông và ban hành qui chế sĩ quan bản xứ, Toàn Quyền Đông Dương ký nghị định ghi rõ cấp bậc cao nhất dành
cho người Nam Kỳ là Đại tá, cho người Bắc Kỳ là Thiếu tá, còn người Trung Kỳ tối đa chỉ được thăng Trung úy. Cũng cần lưu ý là các danh từ Tonkin và Cochinchine không phải mới ra đời cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến đặt nền đô hộ và lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp (Indochine francaise) với 5 thành viên Tonkin, Annam, Cochinchine, Cambodge và Laos, mà đã có từ những ngày xa xưa, lùi lại mấy thế kỷ về trước, khi người Tây Dương bắt đầu đến Viễn Đông buôn bán và truyền đạo. Lúc bấy giờ nước ta đang ở tình trạng nam bắc phân tranh, chúa Trịnh cai trị Đàng Ngoài, từ Bắc Bộ đến sông Gianh, và chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong, từ sông Gianh đến Nam Bộ. Thủ phủ Đàng Ngoài là Đông Kinh (Hà Nội) nên người Tây Dương gọi Đàng Ngoài là Vương quốc Đông Kinh (Royaume de Tonkin). Tuy thủ phủ Đàng Trong là Phú Xuân (Huế) nhưng thuyền bè Tây Dương thuận đường thường thường năng ghé Hội An ở Quảng Nam hơn nên người Tây Dương gọi Đàng Trong là Vương Quốc Quảng Nam (Royaume
de Quang Nam). Lại thêm Đàng Trong ở giữa đường từ Cochin (miền đông Ấn Độ) đến Trung Quốc (Chine) nên người Tây Dương còn gọi Đàng Trong là Cochinchine. Còn Nam Bộ ngày nay ì ở vùng châu thổ Mékong đất thấp nên lúc bấy giờ người Tây Dương gọi là Basse Cochinchine. Chỉ đến thời Pháp thuộc lập ra Indochine francaise thì Basse Cochinchine mới trở thành Cochinchine.
Miền Trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Phú Yên, vào những năm 1945-1946, là Đệ Thất Khu Bộ của Quốc Dân Đảng Việt Nam (11). Quốc Dân Đảng Việt Nam là liên minh kết hợp 3 đảng phái quốc gia chống Pháp: Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học, Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, và Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam.
Nguyễn Thái Học đã vĩnh viễn đi vào lịch sử vàng son của dân tộc từ năm 1930 tại Yên Bái.
Người đại diện của Việt Nam Quốc Dân Đảng bấy giờ ngồi chung với Trương Tử Anh và
Nguyễn Tường Tam là Vũ Hồng Khanh, Chủ nhiệm Hải Ngoại Chấp Hành Ủy Viên Hội của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Côn Minh. Quốc Dân Đảng Việt Nam chính thức hình thành từ tháng 5 năm 1945 tại Trùng Khánh, nhưng mãi đến ngày 15-12-1945 mới sinh hoạt công khai tại Hà Nội, trụ sở của Trung Ương Đảng Bộ đặt ở trường Tiểu học Đỗ Hữu Vị, và sau ngày 13-07-1946 thì dời về số 83 phố Hàng Đẫy. Dưới Trung Ương Đảng Bộ là các Khu Bộ: Bắc Việt có 5 Khu Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh là Đệ Lục Khu Bộ, từ đèo Ngang đến đèo Cả là Đệ Thất Khu Bộ, phía nam đèo Cả và Nam Bộ có 3 Khu Bộ. Nhìn chung, các Khu Bộ miền Bắc nặng về quân sự, phần đông đảng viên là từ Trung Quốc kéo về, thiên về đường lối bạo lực vũ trang để chiếm đóng lãnh thổ và cướp đoạt chính quyền hơn là nhẫn nại đấu tranh chính trị để tranh thủ nhân tâm và củng cố cơ sở hạ tầng. Các Khu Bộ miền Nam còn non trẻ, hầu hết cán bộ nòng cốt là nhóm sĩ quan Lạc
Triệu của Đại Việt Quốc Dân Đảng theo Phạm Cao Hùng (Triệu Giang) vào tăng cường. Rút lại, chỉ có Đệ Lục và Đệ Thất Khu Bộ là vững vàng về ý thức chính trị và tổ chức cơ sở. Tại Thanh Hóa, Quốc Dân Đảng Việt Nam xây dựng chiến khu Gi Linh Bái Thượng thành một căn cứ vững chãi. Tại Huế, nơi đặt trụ sở Đệ Thất Khu Bộ, Bửu Hiệp đã khéo léo lãnh đạo đảng viên đặt quyền lợi quốc gia trên tỵ hiềm đảng phái, hàng ngày cắt cử Nguyễn Trung Thuyết và Ngô Văn Hân vào Đại Nội họp bàn với Tố Hữu để giải quyết các vụ xung đột phe phái. Tại Quảng Nam, Trương Phước Tường, Phan Bá Lân, Hoàng Tăng (Hoàng Bình), Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Nguyễn Đình Thiệp, từ cuối năm 1945, đã xây dựng nhiều cơ sở quần chúng vững mạnh. Bởi vậy, ở miền Trung Trung Bộ, chính quyền tuy nằm trong tay Việt Minh nhưng lòng dân thì hơn phân nửa theo về Quốc Dân Đảng Việt Nam. Cánh tay của Đệ Thất Khu Bộ còn vươn dài ra tới Hà Nội. Đệ Thất Khu Bộ tổ chức một trung tâm huấn luyện tại số 9 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, do
Phan Kích Nam (Phan Xuân Thiện) phụ trách, để cung ứng cán bộ trung cấp cho Trung Ương và cho các Khu Bộ bạn. Sau khi hiệp định sơ bộ ngày 06-03-1946 được Hồ Chí Minh và Jean Sainteny ký kết, dư luận trong nước xôn xao, tờ Thiết Thực của nhóm Ngũ Xã và các tờ Việt Nam, Chính Nghĩa, Sao Trắng của Quốc Dân Đảng Việt Nam không tiếc lời công kích Việt Minh bán rẻ đất nước cho thực dân. Mặc dù Lê Khang (Lê Văn Ninh) và Trần Văn Giàu trong ban liên kiểm đi khắp nơi dàn xếp, ''Việt Quốc Lê Văn Ninh, Việt Minh Trần Văn Giàu'', mâu thuẫn giữa Việt Minh và Quốc Dân Đảng mỗi ngày một lớn. Cuối cùng, Việt Minh trở mặt bày ra các vụ phố Ôn Như Hầu và cầu Chiêm Sơn để lấy cớ truy lùng và tiêu diệt cán bộ Quốc Dân Đảng Việt Nam (12). Trong các vụ thảm sát này, Đệ Thất Khu Bộ ở miền Trung Trung Bộ bị thiệt hại nhiều nhất. Trương Phước Tường bị bắt từ mồng ba Tết 1946 và bị thủ tiêu năm 1947 tại lao xá Nghi Hạ, huyện Quế Sơn. Phan Kích Nam bị bắt tại trụ sở phố Ôn Như Hầu sáng
13-07-1946 rồi bị giết cùng với Lê Khang ở bãi cỏ bên hông đề lao Phú Thọ đầu năm 1947.
Nguyễn Trung Thuyết bị bắt tại nhà Bửu Hiệp một buổi trưa cuối tháng 10-1946 và bị chết ở lao xá Đồng Hới cuối năm đó. Ngô Văn Hân bị bắt ở Bàu Vá và bị xử bắn ở Nam Đông, ngoại ô thành phố Huế, vào khoảng năm 1950. Cũng cùng thời gian đó, ngày 29-11-1950, Bửu Hiệp bị ám sát tại nhà riêng ở Gia Hội. Tại Quảng Nam, các cán bộ Quốc Dân Đảng nòng cốt bị giam ở Nghi Hạ hoặc Trà Linh, đều thuộc huyện Quế Sơn, chết dần mòn vì bệnh tật và suy dinh dưỡng, ai sống sót thì cũng bị thủ tiêu vào đầu năm 1947, Trăng hai tròn xác chết đã năm thây, mượn đất Trà Linh chôn sấp ngữa; Chiếu một manh kẹp tre thêm bảy tấm, gọi hồn Tổ Quốc chứng ngay gian. Nói chung tại miền Trung Trung Bộ, ngoại trừ một số ít như Phan Quang Bổng ở Quảng Ngãi, Tạ Chương Phùng, Tạ Chí Diệp ở Bình Định, may mắn kịp thời chạy thoát, các đảng viên nòng cốt khác của Quốc Dân Đảng Việt Nam đều lần lượt sa lưới cộng sản và bị sát
hại.
Từ năm 1945, Việt Minh cũng chia nước ta thành nhiều khu. Miền Trung Trung Bộ, nửa phần phía bắc thuộc Khu Bốn, nửa phần phía nam là Khu Năm. Hiệp định sơ bộ ngày 06-03-1946 cho Pháp đem quân chiếm đóng Huế và Đà Nẵng, và từ các cứ điểm đó, lúc chiến tranh bột phát vào cuối năm 1946, quân Pháp đánh bung ra, phía bắc tới Đồng Hới, phía nam tới Tam Kỳ. Khi chính quyền Bảo Đại được thiết lập ở miền Trung vào năm 1948 thì chỉ có đoạn giữa mà thôi, còn hai đầu thì phần lớn vẫn là Khu Bốn và Khu Năm của Việt Minh, khiến người ta liên tưởng tới tình trạng miền Trung Trung Bộ của thế kỷ trước: Gẫm xem thế sự thêm rầu, Ở giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi. Sau hiệp nghị Genève năm 1954, đất nước chia hai, Quảng Bình và phần đất phía bắc vĩ tuyến 17 trở lại thuộc Khu Bốn, còn Quảng Trị và Thừa Thiên thì Việt Cộng tổ chức thành Đặc Khu Trị Thiên. Phần đất phía nam Hải Vân đối với Việt Cộng vẫn là Khu Năm như cũ. Phía Việt Nam Cộng Hòa thì về mặt hành chánh, phần đất Trung Bộ phía nam vĩ tuyến 17 (Trung Phần) được chia làm Trung Nguyên và Cao Nguyên, về mặt quân sự thì tổ chức thành Quân Khu I và Quân Khu II. Sau năm 1963, các tòa Đại Biểu Chính
Phủ Trung Nguyên và Cao Nguyên được bãi bỏ, Quân Khu đổi thành Vùng Chiến Thuật kiêm quản cả hành chánh lẫn quân sự. Ngày nay, miền Trung Trung Bộ có 7 tỉnh và 1 thành phố thuộc Trung Ương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Miền Trung Trung Bộ là xứ đá trọi cây cằn, một bên là núi cao rừng cả, một bên là biển rộng vũng sâu, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, quanh năm nắng lửa mưa dầu, làm ăn cật lực vẫn không đủ sống, do đó, người dân miền Trung Trung Bộ chăm làm chứ không ham nói, kiên nhẫn đến độ gan lì, không nề hà công việc gian khổ, quyết tâm cao, lập chí lớn, giữ vững khí tiết, và bất khuất trước quân thù. Ngay từ buổi đầu trở về với cội nguồn dân tộc, miền Trung Trung Bộ đã cung ứng cho đất nước những con người như Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, là linh hồn của cuộc kháng chiến đời Hậu Trần, khiến tướng nhà Minh là Trương Phụ phải mở miệng thề độc:Ta sống phen này là ở Hóa Châu,
ta chết phen này cũng ở Hóa Châu . Những khi đất nước lâm cảnh qua phân, dù ở bên này hay ở bên kia chiến tuyến, người dân miền Trung Trung Bộ luôn luôn đảm trách công việc đứng mũi chịu sào, xưa kia thì Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, gần đây thì Ngô Đình Diệm, Lê Duẫn, Trương Tử Anh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Ngô Đình Nhu. Trung liệt, tiết tháo, thà bị giết chết chứ không chịu đầu hàng, hay tự sát không để thân lọt vào tay quân thù, xưa kia thì Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Thái Phiên, Lê Trung Đình, gần đây thì Đinh Phu nhân, Ấu Triệu, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai. Nêu cao khí phách sĩ phu, xưa kia thì Nguyễn Lộ Trạch, Phan Chu Trinh, Trần Cao Vân, gần đây thì Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng, Tạ Chương Phùng, Phùng Quán. Giới tu hành gốc gác miền Trung Trung Bộ cũng không hiếm những nhân vật kiệt xuất, ưỡn thân đón lấy đầu sóng ngọn gió để che đỡ cho giáo đồ, Lê Hữu Từ, Thích Tịnh Khiết, Thích Trí Thủ, Nguyễn Kim Điền, Thích Huyền Quang, Nguyễn Văn Thuận, Thích Trí Tựu, Nguyễn Văn Lý. Miền Trung Trung Bộ có cái trí dũng của con người lại thêm cái hiểm trở của núi sông.
Nguyễn Hoàng lúc lâm chung đã dặn bảo con nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên rằng: Đất Thuận Quảng, phía bắc có Hoành sơn, phía nam có Hải Vân sơn và Thạch Bi sơn, địa thế hiểm trở, là nơi để cho anh hùng dụng võ, vậy con phải thương yêu sĩ tốt, vỗ yên trăm họ, để xây dựng sự nghiệp muôn đời . Núi thì cao, sông thì sâu, Núi Truồi ai đắp mà cao, Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu , lại thêm những cảnh trí trữ tình điểm xuyết, Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử, Gái trông chồng lên đứng núi Vọng Phu, miền Trung Trung Bộ quả là nơi địa linh nhân kiệt.
Tháng 9 năm 2001
Chú giải:
(1) Nhượng Tống. Cảm đề lịch sử:
Ba xứ non sông một giải liền,
Máu đào, xương trắng điểm tô nên.
Cơ trời dù đổi trò tang hải,
Mặt đất chưa tàn nghiệp tổ tiên.
Có nước có dân đừng rẻ rúng,
Muốn còn muốn sống phải đua chen.
Giật mình nhớ chuyện nghìn năm cũ,
Chiêm, Lạp xưa kia vốn chẳng hèn.
(2) Nguyễn Thế Anh. Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ. Lửa Thiêng. 1970. Sài Gòn. VN.
(3) Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Tân Việt. 1964. Sài Gòn, VN.
(4) Phạm Văn Sơn. Việt Sử Tân Biên. Thư Lâm Ấn Thư Quán. 1960. Sài Gòn, VN.
(5) Tư Mã Thiên. Sử Ký. Thư Nam Việt Vương Triệu Đà gửi Hán Văn Đế.
(6) Phan Khoang. Việt Sử Xứ Đàng Trong. Xuân Thu. Houston, TX, USA.
(7) 15 Bộ của nước Văn Lang:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Yên)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Trung châu)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa, Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10.Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng yên, Nam Định)
11.Cửu Chân (Thanh Hóa)
12.Hoài Hoan (Bắc Nghệ An)
13.Cửu Đức (Nam Nghệ An, Hà Tĩnh)
14.Việt Thường (Bình Trị Thiên)
15.Bình Văn (?)
(8) Trần Kinh Hòa. Khảo về danh xưng Giao Chỉ. Tạp chí Đại Học. 1960. Huế, VN.
(9) B.E.F.E.O Tome 8. Les barbares du Yun-Nan. 1908. Hà Nội, VN.
(10) Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Mekong 1994. Santa Anna, CA, USA.
(11) Hoàng Văn Đào. Việt Nam Quốc Dân Đảng. Khai Trí. 1964. Sài Gòn, VN.
(12) Hồ Văn Châm. Câu chuyện xoay quanh lá cờ. Tạp chí Cách Mạng số 6, tháng 2-1997. Houston, TX, USA.
TS. LÊ MỘNG NGUYÊN * VICTOR HUGO
'' Đúng lúc ấy, Victor Hugo bước vào trong phòng nghị hội. Tất cả thượng nghị viên bên tả đều đứng
dậy vỗ tay. Ô. Victor Hugo : Sự tiếp đón của TNV thật là quá bất ngờ
đối với tôi. Tôi không biết làm gì để nói lên nỗi xúc động tận cùng. Sự
bối rối không tả xiết của tôi là một sự biết ơn. Tôi xin hiến dâng cho
Thượng nghị viện và tôi xin cảm tạ tất cả nguyên lão viên đã cho tôi
lòng quí mến và thương cảm. Tôi ngồi xuống, cảm xúc sâu đậm (Vỗ tay). Ô.
Chủ tịch : Nhà thiên tài đã dự hội. Thượng nghị viện đã vỗ tay hoan hô
và tiếp tục thảo luận (Vỗ tay phía bên tả)'' (trích Công Báo).
Sau đây là niên đại ký (Chronologie) tóm tắt cuộc đời Victor Hugo sinh ngày 26 tháng 2-1802 tại Besançon (nhiều giai đoạn nhắc nhở dưới đây đã được tường giải ở trên). Mẹ của ông (Sophie Trébuchet) lên cư ngụ năm 1809 tại Paris với 3 đứa con trai. 1811 : Sophie Hugo theo chồng (Léopold) tại Madrid, vừa được thăng nhiệm tướng quân, rồi trở lại Pháp năm sau với 2 con Eugène và Victor. 1819 : Victor Hugo được Hàn Lâm Viện Thi Xã ở Toulouse ban thưởng. Ông thành lập báo Le Conservateur littéraire cho ra đến năm 1821. 1820 : Vua Louis XVIII cấp một số tiền cho Victor Hugo tác giả Ode sur la mort du Duc de Berry . 1821 : Sophie Hugo tạ thế. 1822 : Cho in thi tập Odes et Poésies diverses và kết hôn với Adèle Foucher. 1823 : Tiểu thuyết Han d'Islande. 1824 : Thi tập Nouvelles Odes. Ái nữ Léopoldine chào đời. 1825 : Huy chương Pháp ''Bắc đẩu Bội tinh''. Tham dự lễ đăng quang của đế vương Charles X tại Reims. 1826 : Xuất bản tiểu thuyết Bug-Jargal và thi tập Odes et ballades và cũng là năm sinh đẻ của con trai Charles. 1827 : Dứt đoạn với chính thể quân chủ. Victor Hugo ca tụng chủ nghĩa trung thành với chính sách Nã-phá-luân trong Ode à la colonne. Kịch bản Cromwell với bài Tựa là cả một tuyên ngôn của phái lãng mạn. 1828 : Tướng Hugo tạ thế. François-Victor ra đời. 1829 : Xuất bản thơ Les Orientales và tiểu thuyết Le Dernier Jour d'un condamné. Vở tuồng Marion de Lorme bị cấm. Nhà thơ Victor Hugo từ chối số tiền ân cấp bồi thường của vua Charles X. 1830 : Kịch bản Hernani. Tác giả Hugo viết trong bài Tựa : ''Chủ nghĩa lãng mạn tóm lại là chủ nghĩa tự do trong văn chương''. Victor Hugo ủng hộ Cách Mạng Tự Do Tháng Bảy. Ái nữ Adèle Hugo chào đời. 1831 : Xuất bản tiểu thuyết Notre-Dame de Paris và thi tập Les Feuilles d'automne . 1832 : Kịch bản Le roi s'amuse bị đình hoãn rồi bị kiểm duyệt cấm. 1833 : Kịch bản Lucrèce Borgia và Marie Tudor. Gặp gỡ Juliette Drouet là người đóng những vai trong hai vở tuồng này. 1834 : Tiểu thuyết Claude Gueux. 1835 : Thi tập Les Chants du crépuscule. 1837 : Thơ Les Voix intérieures. Kịch bản Ruy Blas. 1840 : Tham dự lễ phục hồi di hài Napoléon Đệ Nhất. Thi tập Les Rayons et les Ombres. 1841 : Được bầu vào Pháp Quốc Hàn Lâm Viện sau bốn lần thất bại. 1843 : Kịch bản Les Burgraves. Léopoldine và chồng là Charles Vacquerie bị chết đuối trên sông Seine ở Villequier. 1845 : Victor Hugo được vua Louis-Philippe bổ nhiệm nguyên lão Pháp quốc (Pair de France). 1848 : Nhân dịp lễ trồng một Cây Tự Do (Place des Vosges - Paris, cạnh Bastille), Victor Hugo đọc một diễn văn tán tụng ''Cộng Hòa đại đồng'' (République universelle). Với tư cách đại biểu quận huyện Seine tại Quốc hội Lập hiến, nhà đại thi hào lên tiếng ủng hộ sự cải cách những bần dân công trường (ateliers nationaux), quyền tự do báo chí, cuộc phế trừ tử hình. Thành lập báo L'Événement với 2 người con của ông. 1849 : Được bầu làm đại biểu Quận huyện Seine tại Quốc hội Lập pháp. Diễn văn rất đáng chú ý về tình cảnh khốn cùng. Làm chủ tọa Hội nghị Quốc tế Hòa bình tổ chức tại Paris và dự đoán sự thiết lập Hiệp chúng Quốc Âu Châu (Etats-Unis d'Europe) trong tương lai. 1850 : Diễn văn về quyền tự do giáo dục, phổ thông đầu phiếu, tự do báo chí. 1851 : Hai người con của ông bị giam tù vì phạm tội xuất bản (ấn loát). Diễn văn chống dự án sửa đổi Hiến Pháp (dưới ảnh hưởng của Louis-Napoléon Bonaparte). Victor Hugo cầm đầu ủy ban phản kháng cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12. 1851 : Tháng 12, ông là tị nạn chính trị tại Bruxelles (Belgique). 1852 : Bị phóng trục (sắc lệnh của Louis Napoléon Bonaparte ngày 09-01-1852). Lúc ẩn náu tại Jersey, ông cho in sách Napoléon le Petit. 1853 : Thi tập Les Châtiments. 1855 : Rời đảo Jersey và đến Guernesey. 1856 : Thi tập Les Contemplations. 1859 : Victor Hugo từ chối ân xá của Napoléon III, nói lên câu bất hủ (đã trích trên) : ''Ngày nào tự do được hồi phục, ngày ấy tôi sẽ trở lại cố hương'' . Xuất bản thơ La Légende des Siècles . 1862 : Tổ chức những buổi ăn tối đầu tiên của các trẻ em nghèo khổ. Tiểu thuyết Les Misérables. 1863 : Thư viết chống đối việc áp đảo sự nổi loạn tại nước Ba-lan (Pologne). Thư ủng hộ gửi các chiến sĩ Mễ-tây-cơ, phản kháng việc quân đội viễn chinh của Napoléon III hiện diện trên đất Mexique. 1864 : Tác phẩm khảo cứu về William Shakespeare. 1865 : Thi tập Les Chansons des rues et des bois. 1866 : Tiểu thuyết Les Travailleurs de la mer. 1868 : Cháu trai của Victor Hugo tên Georges ra đời. Adèle (phu nhân của nhà thơ) tạ thế. 1869 : Hai người con trai của ông sáng lập báo Le Rappel . Victor Hugo tham dự Hội nghị Hòa bình tại Lausanne (Thụy sĩ) và phát biểu một lần nữa cho việc sáng lập Hiệp chúng Quốc Âu châu . Tiểu thuyết L'homme qui rit. Cháu gái Jeanne của VH được sinh đẻ. 1870 : Ủng hộ những kẻ khởi loạn ở Cuba chống đối nước Y-pha-nho. Chống cuộc trưng cầu dân ý do Napoléon III tổ chức tháng 5. Trở lại đất Pháp sau khi chế độ Cộng Hòa được tuyên bố ngày 4 tháng 9 (cũng trong ngày 04-09-1870, Quốc hội công bố sự phế vị của Napoléon III tự bỏ Pháp quốc đi ẩn náu tại Anh quốc và lìa đời tại nước người 3 năm sau). Từ dạo ấy Victor Hugo (như chúng ta đã biết) bắt đầu một cuộc đời quang vinh, làm vẻ vang cho nước nhà. 1871 : Được bầu đại biểu quận huyện Seine vào Quốc hội Lập pháp ngày 8 tháng 2. Victor Hugo nói lên sự chống đối của ông trước một giải pháp ''hòa bình ô nhục'' với Đức quốc, ông muốn Hiệp chúng Quốc Âu châu được sáng lập trong một ngày gần đây và duy trì sự hiện diện của các đại biểu Alsace-Lorraine trong Quốc hội mặc dầu hai quận này đã hiến dâng cho Đức quốc (điều kiện quân đội chiến thắng phải rút lui về nước, và ký kết hòa bình). Từ chức ngày 8 tháng 3 vì lý do Quốc hội từ chối không cho phép Garibaldi tham dự thảo luận mặc dầu đắc cử. Con trai của Victor Hugo tên Charles tạ thế. 1872 : Thất bại trong bầu cử đại biểu quận huyện Seine. Xuất bản thơ L'Année terrible. 1873 : Đến lượt François-Victor (con trai) của ông, từ trần. 1874 : Tiểu thuyết Quatrevingt-treize. 1875 : Xuất bản Actes et paroles, ''Avant l'exil''và ''Pendant l'exil''. 1876 : Đắc cử thượng nghị viên của quận huyện Seine. Đề án về việc ân xá những người bị tử hình vì đã tham dự vào Thị xã Tự trị Paris (Commune de Paris). Diễn văn về vấn đề Serbie. Xuất bản tập 3 của Actes et Paroles, ''Depuis l'exil''. 1877 : Thi tập La Légende des Siècles (bộ mới) và L'Art d'être grand-père. Lược khảo L'Histoire d'un crime. 1880 : Nghị quyết về ân xá. 1881 : Biểu tình vĩ đại tỏ lòng biết ơn của dân chúng nhân dịp nhà đại thi hào được vào tuối 80. Thi tập Les Quatre vents de l'Esprit. 1882 : Tái cử vào Thượng nghị viện. Kịch bản Torquemada. 1883 : Juliette Drouot từ trần. Thi tập La Légende des Siècles (bộ cuối). 1885 : Victor Hugo vĩnh viễn ra đi ngày 22 tháng 5. Lễ quốc tang : quần chúng đông đảo đi theo quan tài của Victor Hugo đến điện Panthéon là nơi an nghỉ cuối cùng của nhà đại thi văn hào : ''AUX GRANDS HOMMES LA PATRIE RECONNAISSANTE''.
Để kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật Victor Hugo (1802-2002), Nguyên lão Pháp quốc (1845-1848) và Thượng nghị viên Đệ Tam Cộng Hòa (1876-1885), tại Palais du Luxembourg có tổ chức trong hai ngày thứ sáu 15 và thứ bảy 16 tháng 11-2002 những cuộc hội đàm về nhà đại thi văn hào và chính khách Victor Hugo qua hai chủ đề : Sự đày ải và Khoan dung (L'exil et la Tolérance). Trước đó, Thượng nghị viện, trong một buổi họp trọng thể ngày 26-02-2002, đã làm lễ tôn kính và biết ơn đối với Victor Hugo và ông Chủ tịch Christian Poncelet đã điều dẫn một phái đoàn đi viếng thăm hai đảo Jersey và Guernesey là những nơi lưu đày của nhà thơ. Cuộc đời văn chương và chính trị của Victor Hugo thật đáng làm gương mẫu cho trí thức văn nghệ sĩ và tất cả đồng bào chúng ta hiện sống kiếp lưu lạc trên đất khách quê người : Bao giờ anh trở lại quê hương ?
Lê Mộng Nguyên (Paris)
Sau đây là niên đại ký (Chronologie) tóm tắt cuộc đời Victor Hugo sinh ngày 26 tháng 2-1802 tại Besançon (nhiều giai đoạn nhắc nhở dưới đây đã được tường giải ở trên). Mẹ của ông (Sophie Trébuchet) lên cư ngụ năm 1809 tại Paris với 3 đứa con trai. 1811 : Sophie Hugo theo chồng (Léopold) tại Madrid, vừa được thăng nhiệm tướng quân, rồi trở lại Pháp năm sau với 2 con Eugène và Victor. 1819 : Victor Hugo được Hàn Lâm Viện Thi Xã ở Toulouse ban thưởng. Ông thành lập báo Le Conservateur littéraire cho ra đến năm 1821. 1820 : Vua Louis XVIII cấp một số tiền cho Victor Hugo tác giả Ode sur la mort du Duc de Berry . 1821 : Sophie Hugo tạ thế. 1822 : Cho in thi tập Odes et Poésies diverses và kết hôn với Adèle Foucher. 1823 : Tiểu thuyết Han d'Islande. 1824 : Thi tập Nouvelles Odes. Ái nữ Léopoldine chào đời. 1825 : Huy chương Pháp ''Bắc đẩu Bội tinh''. Tham dự lễ đăng quang của đế vương Charles X tại Reims. 1826 : Xuất bản tiểu thuyết Bug-Jargal và thi tập Odes et ballades và cũng là năm sinh đẻ của con trai Charles. 1827 : Dứt đoạn với chính thể quân chủ. Victor Hugo ca tụng chủ nghĩa trung thành với chính sách Nã-phá-luân trong Ode à la colonne. Kịch bản Cromwell với bài Tựa là cả một tuyên ngôn của phái lãng mạn. 1828 : Tướng Hugo tạ thế. François-Victor ra đời. 1829 : Xuất bản thơ Les Orientales và tiểu thuyết Le Dernier Jour d'un condamné. Vở tuồng Marion de Lorme bị cấm. Nhà thơ Victor Hugo từ chối số tiền ân cấp bồi thường của vua Charles X. 1830 : Kịch bản Hernani. Tác giả Hugo viết trong bài Tựa : ''Chủ nghĩa lãng mạn tóm lại là chủ nghĩa tự do trong văn chương''. Victor Hugo ủng hộ Cách Mạng Tự Do Tháng Bảy. Ái nữ Adèle Hugo chào đời. 1831 : Xuất bản tiểu thuyết Notre-Dame de Paris và thi tập Les Feuilles d'automne . 1832 : Kịch bản Le roi s'amuse bị đình hoãn rồi bị kiểm duyệt cấm. 1833 : Kịch bản Lucrèce Borgia và Marie Tudor. Gặp gỡ Juliette Drouet là người đóng những vai trong hai vở tuồng này. 1834 : Tiểu thuyết Claude Gueux. 1835 : Thi tập Les Chants du crépuscule. 1837 : Thơ Les Voix intérieures. Kịch bản Ruy Blas. 1840 : Tham dự lễ phục hồi di hài Napoléon Đệ Nhất. Thi tập Les Rayons et les Ombres. 1841 : Được bầu vào Pháp Quốc Hàn Lâm Viện sau bốn lần thất bại. 1843 : Kịch bản Les Burgraves. Léopoldine và chồng là Charles Vacquerie bị chết đuối trên sông Seine ở Villequier. 1845 : Victor Hugo được vua Louis-Philippe bổ nhiệm nguyên lão Pháp quốc (Pair de France). 1848 : Nhân dịp lễ trồng một Cây Tự Do (Place des Vosges - Paris, cạnh Bastille), Victor Hugo đọc một diễn văn tán tụng ''Cộng Hòa đại đồng'' (République universelle). Với tư cách đại biểu quận huyện Seine tại Quốc hội Lập hiến, nhà đại thi hào lên tiếng ủng hộ sự cải cách những bần dân công trường (ateliers nationaux), quyền tự do báo chí, cuộc phế trừ tử hình. Thành lập báo L'Événement với 2 người con của ông. 1849 : Được bầu làm đại biểu Quận huyện Seine tại Quốc hội Lập pháp. Diễn văn rất đáng chú ý về tình cảnh khốn cùng. Làm chủ tọa Hội nghị Quốc tế Hòa bình tổ chức tại Paris và dự đoán sự thiết lập Hiệp chúng Quốc Âu Châu (Etats-Unis d'Europe) trong tương lai. 1850 : Diễn văn về quyền tự do giáo dục, phổ thông đầu phiếu, tự do báo chí. 1851 : Hai người con của ông bị giam tù vì phạm tội xuất bản (ấn loát). Diễn văn chống dự án sửa đổi Hiến Pháp (dưới ảnh hưởng của Louis-Napoléon Bonaparte). Victor Hugo cầm đầu ủy ban phản kháng cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12. 1851 : Tháng 12, ông là tị nạn chính trị tại Bruxelles (Belgique). 1852 : Bị phóng trục (sắc lệnh của Louis Napoléon Bonaparte ngày 09-01-1852). Lúc ẩn náu tại Jersey, ông cho in sách Napoléon le Petit. 1853 : Thi tập Les Châtiments. 1855 : Rời đảo Jersey và đến Guernesey. 1856 : Thi tập Les Contemplations. 1859 : Victor Hugo từ chối ân xá của Napoléon III, nói lên câu bất hủ (đã trích trên) : ''Ngày nào tự do được hồi phục, ngày ấy tôi sẽ trở lại cố hương'' . Xuất bản thơ La Légende des Siècles . 1862 : Tổ chức những buổi ăn tối đầu tiên của các trẻ em nghèo khổ. Tiểu thuyết Les Misérables. 1863 : Thư viết chống đối việc áp đảo sự nổi loạn tại nước Ba-lan (Pologne). Thư ủng hộ gửi các chiến sĩ Mễ-tây-cơ, phản kháng việc quân đội viễn chinh của Napoléon III hiện diện trên đất Mexique. 1864 : Tác phẩm khảo cứu về William Shakespeare. 1865 : Thi tập Les Chansons des rues et des bois. 1866 : Tiểu thuyết Les Travailleurs de la mer. 1868 : Cháu trai của Victor Hugo tên Georges ra đời. Adèle (phu nhân của nhà thơ) tạ thế. 1869 : Hai người con trai của ông sáng lập báo Le Rappel . Victor Hugo tham dự Hội nghị Hòa bình tại Lausanne (Thụy sĩ) và phát biểu một lần nữa cho việc sáng lập Hiệp chúng Quốc Âu châu . Tiểu thuyết L'homme qui rit. Cháu gái Jeanne của VH được sinh đẻ. 1870 : Ủng hộ những kẻ khởi loạn ở Cuba chống đối nước Y-pha-nho. Chống cuộc trưng cầu dân ý do Napoléon III tổ chức tháng 5. Trở lại đất Pháp sau khi chế độ Cộng Hòa được tuyên bố ngày 4 tháng 9 (cũng trong ngày 04-09-1870, Quốc hội công bố sự phế vị của Napoléon III tự bỏ Pháp quốc đi ẩn náu tại Anh quốc và lìa đời tại nước người 3 năm sau). Từ dạo ấy Victor Hugo (như chúng ta đã biết) bắt đầu một cuộc đời quang vinh, làm vẻ vang cho nước nhà. 1871 : Được bầu đại biểu quận huyện Seine vào Quốc hội Lập pháp ngày 8 tháng 2. Victor Hugo nói lên sự chống đối của ông trước một giải pháp ''hòa bình ô nhục'' với Đức quốc, ông muốn Hiệp chúng Quốc Âu châu được sáng lập trong một ngày gần đây và duy trì sự hiện diện của các đại biểu Alsace-Lorraine trong Quốc hội mặc dầu hai quận này đã hiến dâng cho Đức quốc (điều kiện quân đội chiến thắng phải rút lui về nước, và ký kết hòa bình). Từ chức ngày 8 tháng 3 vì lý do Quốc hội từ chối không cho phép Garibaldi tham dự thảo luận mặc dầu đắc cử. Con trai của Victor Hugo tên Charles tạ thế. 1872 : Thất bại trong bầu cử đại biểu quận huyện Seine. Xuất bản thơ L'Année terrible. 1873 : Đến lượt François-Victor (con trai) của ông, từ trần. 1874 : Tiểu thuyết Quatrevingt-treize. 1875 : Xuất bản Actes et paroles, ''Avant l'exil''và ''Pendant l'exil''. 1876 : Đắc cử thượng nghị viên của quận huyện Seine. Đề án về việc ân xá những người bị tử hình vì đã tham dự vào Thị xã Tự trị Paris (Commune de Paris). Diễn văn về vấn đề Serbie. Xuất bản tập 3 của Actes et Paroles, ''Depuis l'exil''. 1877 : Thi tập La Légende des Siècles (bộ mới) và L'Art d'être grand-père. Lược khảo L'Histoire d'un crime. 1880 : Nghị quyết về ân xá. 1881 : Biểu tình vĩ đại tỏ lòng biết ơn của dân chúng nhân dịp nhà đại thi hào được vào tuối 80. Thi tập Les Quatre vents de l'Esprit. 1882 : Tái cử vào Thượng nghị viện. Kịch bản Torquemada. 1883 : Juliette Drouot từ trần. Thi tập La Légende des Siècles (bộ cuối). 1885 : Victor Hugo vĩnh viễn ra đi ngày 22 tháng 5. Lễ quốc tang : quần chúng đông đảo đi theo quan tài của Victor Hugo đến điện Panthéon là nơi an nghỉ cuối cùng của nhà đại thi văn hào : ''AUX GRANDS HOMMES LA PATRIE RECONNAISSANTE''.
Để kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật Victor Hugo (1802-2002), Nguyên lão Pháp quốc (1845-1848) và Thượng nghị viên Đệ Tam Cộng Hòa (1876-1885), tại Palais du Luxembourg có tổ chức trong hai ngày thứ sáu 15 và thứ bảy 16 tháng 11-2002 những cuộc hội đàm về nhà đại thi văn hào và chính khách Victor Hugo qua hai chủ đề : Sự đày ải và Khoan dung (L'exil et la Tolérance). Trước đó, Thượng nghị viện, trong một buổi họp trọng thể ngày 26-02-2002, đã làm lễ tôn kính và biết ơn đối với Victor Hugo và ông Chủ tịch Christian Poncelet đã điều dẫn một phái đoàn đi viếng thăm hai đảo Jersey và Guernesey là những nơi lưu đày của nhà thơ. Cuộc đời văn chương và chính trị của Victor Hugo thật đáng làm gương mẫu cho trí thức văn nghệ sĩ và tất cả đồng bào chúng ta hiện sống kiếp lưu lạc trên đất khách quê người : Bao giờ anh trở lại quê hương ?
Lê Mộng Nguyên (Paris)
TS.NGUYỄN XUÂN VINH
The Flute's Sound of Peace
Prof. Toan Phong Nguyen Xuan Vinh
magnitude that shakes the sentiment of readers. But my main purpose was to write for those friends about my age group - i.e. people who were born more than a half century ago and who witnessed the war right during their childhood.
My life was't getting a lot of lucks. I was born in January 1930 in Yen Bai, where my father served as a Vietnam Post civil servant. Upon my turning one month old, the shooting sound of the Revolution against the French domination exploded all
over my province. I have heard the story from my mother that I was not sleeping all night in my mother's arms without cries. Would the guns' sound of the fight for independence to remove our enslaved life do strike my subconsciousness? Four
months later, the French colonists forced all civil servants' families to witness the scene of the execution of 13 heroes of the Yen Bai Revolution (by the Vietnam National Party led by Nguyen Thai Hoc). Now there are few, if any, of those witnessing that execution still alive, abroad.
Like every nationalist, I wish my generation to successfully witness the day that our country escapes the yoke of a foreign doctrine, i.e. communism, in order that our people celebrate their freedom and the flying kite as well as the flute's sound in countryside return to my native land. Should our dream fail to be materialized, we wish our asperations to be accomplished by our young generation. I believe that one day our youths will stand up as the French Revolution of 1789 has taught us that lesson. Not long ago, tens of thousands of Chinese students were rising at Tiananmen Square (T'ien An Men Kuang Ch'ang) (6/1989). In VN, since the early days of the French domination, the Viet youths had many times down to the streets for demonstration. Writing this book with the rising emotion of a nationalist, I hope my literature one day will be broadcast to VN to reach our youths' minds. In the meantime, my writing is for the overseas Vietnamese youths. Among you, those who were born in VN surely can speak and read Vietnamese; others who were born abroad may or may not speak and read our mother language. But that is not the reason for such writers as me discouraged. The Jewish and Chinese communities have
successfully preserved their languagues though they migrated all over the world thousands of years ago. The Vietnamese have to do the same.
A lot more things are needed to say to our youths, but I would like to conclude this article by the following short paragraph of poem, as follows:
"To night I cast up my eyes viewing the star's light,
Wishing my country is full of a fresh colour of glory.
I am determined to devote myself for the task
to bring the flute's sound of peace back to my native land"
NGUYEN XUAN VINH (The New Year of 2003)
VNI
Tiếng Sáo Thanh Bình
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Đã hơn một lần tôi được các bạn văn nhắn nhủ nên viết tiếp cho cuốn "Đời Phi
Công", khi xưa bỏ dở dang như tình người chưa trọn. Thì giờ đây tôi đã viết xong cuốn
"Theo Ánh Tinh Cầu" nói tâm tư về cuộc đời trong một phần tư thế kỷ nối tiếp sau
để gửi tới bạn đọc. Nhờ văn chương Việt phong phú của nước mình, tôi đã ghi lại chút
kỷ niệm vui buồn trong quãng đời qua. Giá trị văn chương của cuốn sách, tôi tự biết
không thể đạt được tới mức độ làm rung cảm người đọc vì những lời văn chỉ là phơi
bầy tâm sự lòng mình. Lời văn, như tiếng tơ đàn truyền cảm, dù từ độc huyền với
mấy cung ai oán như tiếng ngân trong đêm vắng khi xưa ở quê nhà, hay do nhiều dây
tơ dồn dập như tiếng đàn Ngũ Thập Huyền trong lời thơ của Lý Thương Ẩn là thi gia
nước người, phải là người đồng điệu, đồng tình mới thật hiểu cho nhau. Vì vậy, khi
viết và chọn lựa những bài cho tập sách này tôi hướng về hai thế hệ.
Tôi nghĩ tới những người bạn cùng lớp tuổi mình ra đời cách đây trên dưới vào
khoảng nửa thế kỷ. Vừa bước vào ngưỡng cửa cuôïc đời chúng tôi đã thấy cảnh
chiến tranh khốc liệt của đất nước. Tuy mỗi người một thân phâïn, một hoàn cảnh
nhưng nói chung thì hầu như ai cũng gặp phải những điều ngang trái. Vậy mà chúng
tôi vẫn làm tươi đẹp được cho quê hương. Tôi xin phép được gọi những người cùng lứa
tuổi là bạn, theo nghĩa là bạn đồng hương, kể cả những người tôi chưa từng được gặp.
Nhiều bạn đã bỏ mình cho đất nước. Có những người bạn nổi bật lên trong quân vụ.
Có cả một lớp nhà văn đã có những đóng góp qúi báu cho lâu đài văn hóa Việt
Nam, đã sáng tác thơ văn trong khói lửa. Những người này, theo nghiệp dĩ chung của
những người cầm bút ở nước ta, phần lớn đều sống trọn đời là những hàn sĩ. Nhưng
họ đều có thể thấy kiêu hãnh là đã lưu lại được chút thi văn cho đời sau. Tôi cảm
thấy hãnh diện nếu được họ nghĩ đến như là một bạn cùng cầm văn bút. Một số
người ở lứa tuổi tôi đã được nhắc nhở đến trong thương trường cũng như ở chính
trường. Thành công của họ là điều đáng khen ngợi, nhưng tôi chỉ thực sự mến phục
những người trong công việc đã đặt quyền lợi của dân, của nước trên quyền lợi cá
nhân mình. Viết tập sách này, trước hết, cho những người bạn cùng lớp tuổi đọc, tôi
không viết như một hồi ký vì thực ra công nghiệp của tôi đâu có ảnh hưởng gì nhiều
đến lịch sử của đất nước mà kể lại. Tôi chỉ viết lại như một câu chuyện thường,
kể lại cuộc đời của một thư sinh sống trong thời loạn, như mọi người cùng lứa tuổi đã
thi hành quân vụ, và nhờ theo truyền thống của dân tộc, dù gặp làn nước sâu
cũng không nản chân bon của vó ngựa, bị làn sóng vỗ mưa dồn cũng quyết vững
tay chèo để cho trọn chí làm trai giúp nước, làm đẹp cho đời trong cái phận sự bé nhỏ
của mình.
Cuộc đời tôi đã không gặp được nhiều may mắn. Tôi sinh ra vào tháng Giêng năm
1930 ở Yên Bái vì dạo đó thân phụ làm công chức bưu điện ở tỉnh miền trung du Bắc
Việt này. Khi tôi được một tháng thì tiếng súng cách mạng bùng nổ vang rền tỉnh
thành. Tôi được nghe kể lại là đã thức suốt đêm nằm trong lòng mẹ nhưng không
khóc. Phải chăng tiếng súng chống cuộc đời nô lệ để dành tự do đã khơi dậy một
phần nào tiềm thức của tôi? Bốn tháng sau thì thực dân Pháp bắt tất cả các gia đình
công chức đi dự kiến cảnh mười ba liệt sĩ Quốc Dân Đảng đền nợ nước. Giờ đây
chắc không còn mấy người Việt Nam như tôi, đã có mặt ngày lịch sử ấy mà nay
đang lưu vong ở xứ người. Cũng vì vậy mà ngày nào đất nước còn lầm than, chưa
được thanh bình tự do, còn bị tư tưởng ngoại lai kiềm chế thì lòng tôi vẫn chưa toại
nguyêïn. Như mọi người quốc gia, tôi mong mỏi thế hệ mình có ngày được thấy đất
nước thoát được ách cộng sản, quê hương mở hội, tiếng sáo diều lại nghe êm dịu
trên thôn xóm như độ nào. Nhưng nếu mộng không thành thì ý nguyện quang phục
quê hương phải được thế hệ trẻ nối tiếp. Tôi tin rằng sẽ có ngày thanh niên và sinh
viên ở quê nhà sẽ vùng dậy chống bạo quyền ức bách. Cách mạng ở Pháp khi xưa
đã cho biết như vậy. Mới đây, hàng triệu sinh viên ở khắp tỉnh thành Trung Hoa lục
địa cũng đã vùng lên. Ơ?nước ta, từ thời còn thực dân Pháp cai trị cho đến thời nay
đã nhiều lần các bạn trẻ xuống đường. Viết tập sách này với ý chí quốc gia sôi
động, tôi hy vọng có ngày lời văn được truyền qua các làn sóng điện truyền thanh
để đạt tới tâm hồn các bạn trẻ ở quê hương. Trong khi chờ đợi, tôi thành khẩn viết
những lời này với ý nguyện chính là gửi đến các bạn trẻ Việt Nam của chúng ta
hiện đang sống ở nước người. Trong các bạn, có người tới xứ lạ lúc tuổi còn ấu thơ.
Các em nhỏ hơn đã sinh đẻ và lớn lên ở xứ người. Nếu có cuộc sống gia đình với
cha mẹ, ông bà là người Việt Nam thì phần lớn các bạn đều nói được tiếng Việt.
Nhưng cũng có nhiều bạn không viết và đọc được chữ nước nhà. Thật là điều đáng
buồn vì tiếng nước ta nào đâu phải khó đọc, khó viết. Nhưng không vì thế mà những
người cầm bút viết văn như tôi lại nản lòng. Gần hai ngàn năm sống lưu vong, người
dân Do Thái vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết của họ. Sống rải rác khắp nơi ở trên
địa cầu, người Trung Hoa hải ngoại vẩn tiếp tục học để nói và viết ngôn ngữ truyền
đời của Hán tộc. Người Viêït Nam mình cũng phải được như thế. Tiếng Việt mình sẽ
được lưu truyền ngàn đời trên xứ người, đất lạ.
Mới đây, trên đặc san mùa hè 89 của Hội Cựu Hoc Sinh Chu văn An miền Bắc Cali, cụ
Đinh Bá Hoàn là bậc niên trưởng nay đã ngoài tám mươi tuổi và cư ngụ ở Canada,
đã viết một bài kêu gọi các cựu học sinh trên toàn thế giới lập ra một hội bảo
toàn tiếng nói, chữ viết và văn hoá Việt Nam. Cụ đã đề cử tôi ra để đứng lên
khởi xướng phong trào vận động. Tôi nghĩ rằng cụ đã có mười hai người con đều
thành đạt, có năm ngưòi là cựu học sinh Chu văn An, có người lớn tuổi hơn tôi, có
người học thành danh lẫy lừng, với người nào khác thì đã tự cho mình ở "Đệ nhất
danh gia" mà nay cụ vời đến người ngoài gia đình, như thế là tỏ sự chí tình của bậc
trưởng thượng, nghĩ đến việc chung công ích hơn là sự liên hệ họ hàng. Dù không làm
được theo như lời cụ nhắn nhủ, tôi cũng thấy cảm kích, trong hè này viết cho xong tập
sách để đóng góp phần vụ của mình vào sự vun trồng văn hoá Việt nơi quê người.
Tập tùy bút tâm tư này tôi viết tặng các bạn trẻ, lòng những mong rằng thế hệ
của tôi chỉ là lớp người đi trước đặt những viên đá sơ sài lót đường, sau này các
bạn sẽ đạt được những thành công rực rỡ xây thành một đại lộ thênh thang cho toàn
thể những người quốc gia cùng tiến bước, cho non sông được nở mặt với đời. Tôi chỉ
mong mỏi ở các bạn được giải thưởng Nobel về khoa học, hay một giải văn chương
quốc tế, hay giải Oscar về điện ảnh, khi nhận giải, bạn nên nói cho thế giới biết
rằng mình là con cháu dòng dõi Lạc Hồng, cho mọi người Việt Nam đều cùng đuợc
chia sẻ niềm hãnh diện. Khi nhận tấm bảng danh dự hay nắm trong tay bức tuợng vàng,
giờ phút đó là giờ phút vẻ vang đáng ghi nhớ trong đời bạn. Lời nói của bạn sẽ đi
vào lịch sử. Mới đây, trong một buổi họp báo kỷ niệm hai mươi năm loài người đặt
chân lên mặt trăng có người hỏi phi hành gia Neil Armstrong tại sao câu nói đầu tiên
của ông trên Cung Quảng lại là:"Một bước chân nhỏ bé cho người, là một bước
nhẩy vọt của nhân loại". Chuyến bay lên trăng của ông, là một sứ giả của địa cầu
nên ông đã nói như vậy. Các bạn trẻ Việt Nam thân yêu của tôi, rồi đây các bạn
sẽ đi vào đủ mọi ngành, có những người trong các bạn sẽ đạt được những thành
công đặc sắc, người Việt mình chưa ai đạt được. Như Neil Armstrong đã là sứ giả của
nhân loại, các bạn là sứ giả của dân Việt. Nay các bạn đã làm được một điều lợi
ích cho đời nhưng đã phải có một truyền thống lịch sử, văn hoá tươi đẹp của đất
nước mới tạo được một thế hệ người Việt như lớp tuổi các bạn. Tôi mong được nghe
một lời của bạn cám ơn quê hương.
Tuy viết xong tập sách nhỏ nhưng tôi không yên lòng gác văn bút, chỉ viết mấy lời
tạ từ như người tạm nghỉ khi đã đi trọn một cung đường. Vì đã nói tâm tư của mình
nên trong toàn tập sách tôi đã dùng chủ từ là người viết. Mấy trang cuối tôi dành
lời cho một số bằng hữu. Có người đã gặp tôi trong quân ngũ, đối với nhau trong
tình huynh đệ chi binh. Có người là bạn đồng nghiệp với tôi trong ngành giáo dục, đã
từng cùng giảng dậy dưới một mái trường. Và cũng có những người chỉ phê bình
sách tôi chưa từng được gặp. Tôi để quyền chọn lựa này cho nhà xuất bản. Như thế
vì tôi mong nhận được những lời phẩm bình trung thực. Cũng như trong ngành khoa
học, tôi đã viết mấy cuốn sách và gần một trăm bài khảo cứu. Sách và tài liệu in ra,
đề ra những lý thuyết, những công thức gạn lọc chắt chiu được sau nhiều ngày miệt
mài nghiên cứu, sau nhiều đêm suy tư, những điều đó đúng hay sai, một khi đã công
bố trên giấy trắng mực đen sẽ được tất cả mọi người thẩm định. Tôi đã nhận được
nhiều thư từ khắp bốn phương trời. Dù cho là mấy lời khuyến khích của một bạn khoa
học viết từ Pháp, hay là lời khen ngợi của một giáo sư Do Thái hay Đức hay Nga, hay
thư mời tới diễn giảng của người Trung Hoa, từ cả hai vùng Đài Loan và Lục Địa, hay
chỉ là thư hỏi vài nghi vấn của một sinh viên từ Bỉ hay Ba Tây hay một nước nào
khác, lần nào đọc lời phê bình tôi cũng tự kiểm thảo lại bài viết của mình để cầu
tiến. Quan niệm của tôi khi viết văn cũng vậy. Khi viết tôi cứ thành thực phô bầy ý
nghĩ của mình. Lúc diễn đạt tâm sự, có khi gặp niềm băn khoăn, tay viết trở nên
ngập ngừng. Những lời tâm tư của tôi nay đã được trải trên những trang giấy mỏng.
Với cả chân tình, tôi xin gửi tới các bạn đọc ở ngàn phương.
Từ thuở còn xanh mái đầu, tôi đã nặng tình dân tộc. Tuy nửa cuộc đời sống xa quê
hương mà lúc nào tôi cũng thấy như gắn bó liền với đất nước. Tuy trong công việc
hàng ngày phải nói và viết bằng nhiều thứ tiếng nước người mà tiếng mẹ đẻ lúc
nào tôi cũng trân trọng. Làm sao tôi có thể quên được những câu ca dao đã được
nghe mẹ ru từ thuở ấu thơ. Làm sao tôi có thể quên được những lời nói đầm ấm nhẹ
nhàng lúc nào nghe cũng có nhạc điệu của tiếng Việt mến yêu. Mỗi người trong
chúng ta có một cuộc đời, mỗi người có riêng phần mạng. Ơ?vào thế kỷ này,
vòm trời mở rộng ra ngoài không gian, những chuyến bay liên hành tinh đã thành sự
thực. Tôi đã được may mắn nhập vào khối người hoạt động trong lãnh vực khoa học
không gian và vũ trụ. Tôi đã được gặp những người phi hành rời được hấp trường địa
cầu, có cả những người được đặt chân lên Cung Quảng. Nơi đây, họ đã được nhìn về
trái đất, thấy xa vời, nhỏ bé. Tôi không biết họ đã nghĩ gì? Tôi chắc là trong lúc
khẩn trương về công vụ khoa học, họ đã lo sao cho tròn sứ mạng để tới giờ trở về,
lọt vào bầu khí quyển bừng bừng lửa xẹt, rồi thấy ba vòm dù mở rộng, mầu đỏ
và trắng chói lọi, đỡ cho phi thuyền được đặt xuống an bình trên mặt đại dương. Rồi
sau đó họ sẽ được đặt chân lên hàng không mẫu hạm lúc đó trở thành quê hương
của những người đã viễn du trong vũ trụ. Đó là quê hương của người.
Tuy được đi nhiều nhưng tôi đã chỉ luẩn quẩn trên mặt địa cầu. Không được nhìn thấy
quê hương, tôi chỉ hướng vọng qua đại dương. Không được hàng ngày nói tiếng Việt,
tôi chỉ trải tâm sự lòng mình trên trang giấy. Khi xưa, khi còn tuổi thanh niên, tôi đã
viết chuyện mình với những ước mơ hồ hải. Tới nay, giấc mộng lành chưa trọn, vì quê
hương chưa được thanh bình, tôi không thể theo như người trước, mãn nguyện với cuộc
đời, tìm thú thanh nhàn và nói rằng:"Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo". Vì tâm tư
còn nặng nhiều u uẩn nên giờ đây tôi lại viết tiếp chuyện lòng mình. Mới đây, một
đêm ngồi cùng bằng hữu, tôi đọc lại mấy câu thơ mà không còn nhớ tên người
viết:
"Đêm nay sương lạnh mái đầu,
Dãi trang giấy nhỏ đôi câu tâm tình.
Luống cầy rộn gót chiến binh,
Người ơi tiếng sáo thanh bình sao im?"
Rồi mọi ngưòi nhìn nhau. Có mái đầu còn xanh, có người tóc đã phất phơ điểm bạc.
Nhưng đều cùng một tâm sự. Ngày mai lại chia tay, hẹn tới một chu kỳ hội ngộ. Nợ
tang bồng của người dân Việt chưa trả trọn vẹn, nợ non sông chưa đền đáp như lời thề
xưa kia hùng tráng của sĩ quân, như lời tự nguyện nghẹn ngào của sĩ dân, chỉ vì tiếng
sáo thanh bình chưa được trở lại trên thôn xóm của quê hương. Có những người bạn
tôi đã quyết dấn thân. Tất cả các bạn khác đều quyết tâm tham gia làm ích lợi
chung cho cộng đồng hải ngoại. Tuy không nắm tay nhau thề thốt, nhưng ý tình thông
cảm. Riêng tôi, tôi tự nguyện làm một trong những vòng nối giữa những người trẻ
và những người đã qua kỷ nguyên chu kỳ, vì tôi tự xét trong đời mình đã không làm
điều gì sái quấy để mang tiếng cho người Việt nên đã được những bậc lớn tuổi hơn
có lòng tín nhiệm. Giờ chỉ mong sao lời nói của mình thâùm nhuần tới tâm tư các
bạn trẻ.
Một lần tôi về Florida nói chuyện, nhà thơ Nguyễn Lập Đông từ Louisiana đã gửi tới
mấy câu thơ, nhờ một bạn trẻ chuyển giao:
"Đây là ly tiễn quan san,
Uống cho những bước dọc ngang sơn hà.
Này là ly giữa phong ba,
Người về rung chuyển trong ta một trời."
Cái giới hạn của sức mình đã không cho tôi luôn luôn đi được từ đông sang tây, từ
nam chí bắc, nghĩa là ngang dọc sơn hà như lời thơ ao ước của Nguyễn Lập Đông, để
tôi được tiếp xúc nhiều với lớp thanh niên Việt đang sống xa quê hương. Để bù đắp
lại, tôi mong mỏi tập sách này tới được tay các bạn. Để rồi qua các bạn, hoa đất
nước được nở rộ trên xứ người, với muôn vẻ đẹp. Qua lời viết tôi muốn các bạn
biết được rằng, dù khó khăn trở ngại, với kiên trì, ước nguyện của mình cũng có
thể đạt thành. Sự thành công của cá nhân mình là điều đáng qúy, nhưng giữ được
cội nguồn để văn hoá dân tộc được truyền đời mới là điều đáng làm ta hãnh
diện. Vòng giây giữa các thế hệ phải được nối tiếp. Khối người Việt ly hương phải
là một tập thể quốc gia. Y0nguyện làm đẹp cho đất nước, quang phục quê hương phải
VÕ KỲ ĐIỀN * LÊ THÀNH NHƠN
Vài kỷ niệm với LÊ THÀNH NHƠN
Võ Kỳ Điền
Tôi và Lê Thành Nhơn là bạn từ thưở ấu thơ, chúng tôi lớn lên ở xóm chợ Thủ Dầu Một thuộc thị xã Phú Cường. Hai đứa học trường Tư Thục Trung Học Nguyễn Trãi tọa lạc trên đường Võ Tánh. Cũng trên con đường nầy cách trường năm chục thước có con hẽm nhiều cây xanh, đầu hẽm là tiệm hủ tiếu Cây Dừa, đi sâu tuốt vô hẽm là nhà Nhơn, căn nhà bằng cây lá đơn sơ, cạnh con rạch nhỏ, bên kia là cầu đúc phía nhà thuốc Võ Văn Vân.
Thưở đó mỗi ngày có buổi học tôi thường la cà, lang thang từ nhà, băng ngang qua khu phố chợ, đến nhà Nhơn để rủ đi học chung. Thưở nhỏ, tôi cũng có nhiều bạn nhưng không biết tại sao tôi lại thích cùng Nhơn đi chung hơn là các bạn khác. Có lẽ tánh tình Nhơn hiền lành và ưa chiều chuộng bạn bè. Tôi là thằng nhỏ dễ buồn dễ vui, lại ưa hờn mát, giận lẫy, khó có bạn nào chơi lâu cho được ngoài Nhơn.… Bây giờ nhớ lại từ thời con nít đó cho đến bây giờ, hình như hai đứa chưa hề gây lộn hay đáùnh lộn lần nào.
Đến chơi nhà Nhơn có nhiều thú vị lắm. Nhà tuy nghèo nhỏ và đơn sơ, nhưng tôi đâu để ý mấy thứ đó làm chi. Cái tôi thích nhứt là mỗi lần đến, là Nhơn thường bày ra nhiều trò chơi ngộ nghĩnh. Những ngày nghỉ học tôi cùng Nhơn lội xuống rạch bên hông nhà để móc đất sét xám đen dẽo quánh lên phơi khô để nắn tượng. Tôi và Nhơn tha hồ mà nắn trâu, bò, gà, vịt, chó, heo, ông già, con nít… Trò chơi thiệt là vui và kỳ lạ. Tôi vốn làm biếng và thích ở dơ, nên việc vọc bùn vọc đất tay chưn mặt mũi tèm lem tuốt luốt thiệt là hạp.
Con người Nhơn toát ra một vẻ gì đặc biệt kỳ lạ lắm, tôi không giải nghiã được. Nhơn có thân hình lực lưỡng, xương to và lộ, da đen mun, mắt lộ, kiểu mắt ốc bươu, ánh mắt sáng quắt và mạnh. Đầu to, tóc quăn xoắn đuôi rùa và xương quay hàm bạnh hẳn ra, mặt vuông hình chữ điền, răng Nhơn trong sáng và đẹp. Không biết vì cạp mía hay cắn vật gì cứng rắn, răng cửa của Nhơn bị mẻ một miếng to, tôi thường nhìn cái răng mẻ như một thói quen khi nói chuyện với bạn. Mỗi lần nhớ tới Nhơn là tôi nhớ cái răng cửa mẻ đó. Thoạt trông Nhơn rất gồ ghề, bậm trợn và gân guốc, vóc dáng bề ngoài dễ sợ như vậy nhưng tánh tình bên trong lại hiền khô.
Tuy chơi thân và đến nhà Nhơn mỗi ngày, tôi chỉ biết mẹ Nhơn là một bà già tóc bạc với dáng vẻ phúc hậu. Bà ít nói và sống trầm lặng, tôi hoàn toàn không gặp cha Nhơn lần nào, nghe nói là ông đi làm xa, làm gì tôi không biết, thỉnh thoảng mới đem tiền về để gia đình chi dụng. Nhà có ba anh em trai, hao hao giống nhau, cũng to lớn, mập mập và đen đen. Tên của cả ba thiệt là lạ và hay. Anh Lê Chơn Thành, rồi Lê Thành Nhơn và cậu em út tên Lê Nhơn Thiện. Tên của người nầy lấy làm chữ lót của người kia, tên người kia lấy làm chữ lót cho người nọ… Tôi thích cách đặt tên của ba anh em nhà nầy lắm, rõ là cha mẹ muốn con cái liên kết nhau, ràng buộc gắn bó mà thương yêu nhau hoài hoài. Cũng do cách đặt tên nầy, tôi đoán ba má Nhơn tuy nghèo nhưng chắc chắn phải là người có học thức và có đời sống nội tâm cao.
Lúc đó, học sinh Việt Nam còn phải học chương trình thuộc địa, giáo sư dạy môn Sử Địa của chúng tôi là nhạc sĩ Lê Thương (Phạm Đình Hộ) với các bài giảng về cuộc Chiến tranh Thập Tự Giá Một Trăm Năm, Thời Trung Cổ, Thời Phục Hưng…bên Aâu Châu, cuộc Cách Mạng Tựï Do Dân Chủ 1979, thầy giảng say mê bằng tiếng Pháp giọng Bắc nghe ngộ lắm và chúng tôi học cũng say mê. Tôi cố gắng học bài để được điểm tốt, thi cho đậu cao mà không chịu khó hiểu cho tường tận và ứng dụng được điều gì trong các bài học ở mấy cái xứ gì lạ hoắc đó.
Trái lại Lê Thành Nhơn khác tôi. Sau thời gian vọc đất nắn tượng, không biết do đâu và đọc thêm sách nào, Nhơn lại đâm ra say mê môn hội hoạ. Nhà bạn bây giớ lại đầy giấy trắng, thuốc màu và cọ. Tôi lại thấy Nhơn say mê với cọ với màu, và câu chuyện giửa tôi và Nhơn không còn là chuyện đá cá lia thia, đá gà, câu cá, lội sông như thưở trước nữa mà là nghe Nhơn miên man nói về mấy ông hoạ sĩ lạ hoắc như Renoir, Gaugin, Matisse, Van Gogh… gì đó. Mỗi lần nói về trường phái Tượng Trưng, trường phái Siêu Thực, Dã Thú, Lập Thể, Aán Tượng… Nhơn nói say sưa, tôi lắng nghe bạn nói, mà không hiểu gì hết trơn. Tôi cũng tin rằng Nhơn biết tôi không hiểu, nhưng mà Nhơn vẫn nói, hình như Nhơn nói cho chính Nhơn nghe. Nói ra được điều mình yêu thích cũng là một thứ hạnh phúc, cần gì người hiểu hay không hiểu. Đến bây giờ thì tôi hiểu được một chút, nói là một nhu cầu và bộc bạch, thố lộ tâm sự là một nhu cầu cần thiết. Bên trong con người Nhơn chất chứa từ đời nào, có thể từ kiếp trước, một thứ đam mê nghệ thuật, rất to, thiệt là to, khó mà hiểu được…
Quả tình tôi có chịu khó lắng nghe… mà không cần phải hiểu và quả tình Nhơn có một sở thích mà tôi chưa từng thích bao giờ. Lúc đó cái tôi thích khác hẳn bạn mình. Tôi ngâm nga, ư ử suốt ngày các bài thơ có trong tay, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính… Tôi âm thầm nắn nót chép tay các bài thơ tình trong tập giấy trắng nõn, để tặng cho con nhỏ có cặëp mắt thiệt to, học lớp Đệ Nhị Niên (deuxième année) mà tim đập thình thịch. Làm quen với con gái thiệt là khó và run muốn chết, tôi mắc cở mà thú thật với Nhơn như vậy..
Nhơn biết được chuyện đó và cười cho tôi tầm thường. Nhơn đôi khi nói với tôi, đời người ngắn ngủi và vô thường, được sống làm người thì phải làm cái gì hữu ích cho xã hội, nhưng đã làm thì phải làm cho vĩ đại, đừng chấp nhận sự tầm thường, hèn mọn… rồi sau đó những mẫu người vĩ đại của Nhơn là Van Gogh, Matisse….lại ào ào tuôn ra. Bạn thường nói với tôi những thành công rực rỡ, những viễn ảnh cao xa, những sung sướng khi mình thực hiện được hoài bảo. Nhơn thường chê trách những kẻ sống không lý tưởng, chỉ cố học cho cao dùng bằng cấp kiếm tiền cho nhiều, sống giàu sang sung sướng bên vợ đẹp, con khôn….
Tôi biết rồi, chuyện vĩ đại mà bạn mình nói là tạo nên những công trình đồ sộ cho nghệ thuật, nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật điêu khắc…. Tôi nghĩ thầm, Nhơn và tôi ở tỉnh nhỏ, lại còn là con nít, học hành đâu có bao nhiêu, nhà lại nghèo thì làm sao làm chuyện gì cho vĩ đại được. Những nhà danh hoạ, điêu khắc mà Nhơn thường ôm ấp trong lòng, thường nhắc tới đó, coi là thần tượng đó, nghe nói họ sống nghèo khổ lắm, không vợ, không con, và chết trong hiu quạnh cô đơn. Những tác phẩm của họ chỉ nổi tiếng sau khi họ đã chết. Cũng như thầy Nhan Hồi, đức Khổng Tử đã từng khen ngợi - sống trong hẽm nhỏ, một giỏ cơm, một bầu nước mà vui với đạo lý, quên đi cái nghèo.
Nhà tôi vốn buôn bán và khá giả, tôi không hiểu và thiệt tình không hiểu, thiếu thốn, nghèo khổ làm sao mà vui được, thầy Nhan Hồi hay mấy ông Renoir, Gaugin gì đó... có thiệt là vui không, mà chết rồi, nổi tiếng sau khi chết, thì dù ông đạt được cái danh, họ cũng đâu có biết, sướng ích gì đâu,… Tôi nghĩ như vậy, thương cho bạn và thấy bạn thuộc mẫu người không tưởng, mơ mộng, xa xôi , hão huyền…
Sau khi cả hai đậu Trung Học xong, tôi phải xuống Sài Gòn tiếp tục học các lớp cao hơn. Nhơn lại thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một, sau đó nhờ học giỏi thi đậu vào Cao Đẳng Mỹ Nghệ Gia Định… Rồi những nhu cầu cơm áo, những hệ lụy nhân sinh, tôi và Nhơn xa nhau biền biệt lúc nào không nhớ. Năm 1963 sau cuộc đảo chánh Ngô triều, tôi bất ngờ gặp Nhơn trong công viên Tao Đàn, trong phòng triển lãm rộng lớn, trình bày những hình ảnh Pháp nạn của Phật Giáo, Nhơn chỉ cho tôi bức tranh sơn dầu thật lớn, choáng đầy cả bức vách, hình ảnh những nạn nhân của chế độ đang rên siết oằn oại, vươn lên những cánh tay khẳng kheo như muốn bám víu một chút hy vọng, một chút tình thương, màu sơn đỏ bầm, tím nâu như màu máu, màu lửa, màu đấu tranh… tôi đọc được chữ ký tên Lê Thành Nhơn bằng sơn vàng ở góc phải. Cái to lớn vĩ đại của bức tranh cũng làm tôi chú ý.
Tôi hiểu ngay, những đường nét, màu sắc, khuôn khổ bạn tôi thể hiện cho tác phẩm không bao giờ có sự tầm thường và bạn tôi, tác giả, cũng không tầm thường. Con đại bàng lúc còn non thì cũng là đại bàng, không bao giờ là chim sẻ.
Lê Thành Nhơn rời Bình Dương mà bay nhảy tận chưn trời góc biển nào. Đời sống vật chất bạn ra sao, tôi không biết, vợ con bạn ra sao, nghề nghiệp ra sao, tôi không biết. Cuộc chiến lúc đó dữ dội và tàn khốc quá mà. Thời gian trước tháng tư, 1975 chừng vài tháng, Lê Thành Nhơn lái một chiếc xe Huê Kỳ lộng lẫy trở về Bình Dương kiếm tôi, không phải để đi rủ rê đi chơi mà bàn công chuyện. Tôi mừng cho bạn và ngạc nhiên hết sức. Bạn muốn tôi giới thiệu với ông bác, sui gia ba tôi ở Búng, thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Tôi nhìn Nhơn ngạc nhiên và hỏi -bạn muốn tôi giới thiệu với bác Đạo để làm chi. ?
Nhơn lấy ra một hoạ đồ kiến trúc thật lớn để lên bàn và giải thích cho tôi hiểu. Khu vực xa lộ từ Búng lên Bình Dương có những ngọn đồi cao thấp thật đẹp, tại sao lại phí phạm đem trồng củ sắn với khoai lang, khoai mì, mình phải biến nó thành một công viên quốc gia với đầy đủ các tượng danh nhân, những người có công góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu nầy như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu… để con cháu noi gương yêu nước.
Tôi nhìn sững Nhơn - lập một công viên quốc gia, tiền ở đâu, ai cho, và làm như vậy để được cái gì, đất nước đang chiến tranh tàn khốc, làm sao mà thực hiện. Khả năng Nhơn tới đâu và công trình nầy đâu phải là một người có thể làm. Hàng trăm câu hỏi trong đầu, chuyện nầy Nhơn nói thiệt hay nói chơi và tôi chợt hỏi- tại sao bạn lại nhờ tôi giới thiệu với bác Đạo, bác Đạo có liên hệ gì tới vụ nầy ?
Nhơn nói cho tôi biết là Nhơn đã gặp ông xã Nhu làng Hưng Thạnh, cũng như đã nghiên cứu kỹ sổ địa bộ của vùng nầy, biết được những trái đồi đó thuộc sở hữu của bác Đạo, công trình nầy là tầm mức quốc gia, chớ không còn thuộc tỉnh hay địa phương nữa... Rồi Nhơn nói miên man những công trình mà Nhơn đã thực hiện ở Huế, ở Đà Nẵng, ở Phan Thiết, những phù điêu trang trí dinh Độc Lập, những cuộc triển lãm quốc tế, những huy chương vàng bạc nhận được và cuối cùng những phác hoạ đẹp đẽ trong tương lai cho Bình Dương chúng tôi -thung lũng xanh bên nầy phải là công viên cây cao rủ bóng, bên kia là suối reo, bên nọ là rừng thưa nuôi những đàn nai ngơ ngác, có những con đường trải sỏi cho những cặp tình nhân yêu nhau hò hẹn, dọc theo các đường mình dựng tượng… Tôi nghe mà như nằm chiêm bao, mới có chừng mười năm xa cách mà Nhơn đã khác lạ quá mức tưởng tượng trong tôi, thiệt tình tôi không ngờ, quả là không ngờ được…
Sau đó, Nhơn gặp bác Đạo trình bày, bàn cãi, thảo luận nhiều ngày về phương cách thực hiện dự án nầy. Lúc đó tôi mới bật ngửa, chuyện thiệt tình chớ không phải chuyện nói chơi, con đại bàng đã đủ lông cánh,…
*
Khi nghe tin Nhơn bịnh rồi biết tin Nhơn mất, tôi cảm thấy thật trống vắng và đâm nhớ miên man những ngày xưa. Chết hay sống là chuyện hiển nhiên đời người, có tụ thì phải có tan, có thành thì có hoại, Lê Thành Nhơn đã thấy rất rõ, rất rõ, bạn sẵn sàng ra đi yên vui, đời bạn đẹp quá, có gì phải tiếc nuối.
Ôm ấp những giấc mơ Renoir, Van Gogh… nhiều hay ít bạn đã thực hiện đượïc. Lê Thành Nhơn bây giờ và mãi mãi sẽ là những Renoir, Van Gogh của những người yêu mến nghệ thuật. Sống một đời trọn vẹn cho những lý tưởng của mình, như vậy chẳng thoả nguyện sao ?
Cái nhân ngày trước và cái quả bây giờ, không phải do một sớm một chiều mà có được. Nhơn ơi, ở một góc trời thiệt xa, tôi bồi hồi nhớ thương bạn và ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nhìn thấy bạn sẽ là con đại bàng và thời gian đã chứng minh đúng y như vậy, nhìn những tác phẩm của bạn để lại cho đời, khiến tôi hãnh diện và sung sướng. Bạn đã trở về được cõi trăng sao và màu sắc.
Võ Kỳ Điền (10 Feb 03)
Võ Kỳ Điền
Tôi và Lê Thành Nhơn là bạn từ thưở ấu thơ, chúng tôi lớn lên ở xóm chợ Thủ Dầu Một thuộc thị xã Phú Cường. Hai đứa học trường Tư Thục Trung Học Nguyễn Trãi tọa lạc trên đường Võ Tánh. Cũng trên con đường nầy cách trường năm chục thước có con hẽm nhiều cây xanh, đầu hẽm là tiệm hủ tiếu Cây Dừa, đi sâu tuốt vô hẽm là nhà Nhơn, căn nhà bằng cây lá đơn sơ, cạnh con rạch nhỏ, bên kia là cầu đúc phía nhà thuốc Võ Văn Vân.
Thưở đó mỗi ngày có buổi học tôi thường la cà, lang thang từ nhà, băng ngang qua khu phố chợ, đến nhà Nhơn để rủ đi học chung. Thưở nhỏ, tôi cũng có nhiều bạn nhưng không biết tại sao tôi lại thích cùng Nhơn đi chung hơn là các bạn khác. Có lẽ tánh tình Nhơn hiền lành và ưa chiều chuộng bạn bè. Tôi là thằng nhỏ dễ buồn dễ vui, lại ưa hờn mát, giận lẫy, khó có bạn nào chơi lâu cho được ngoài Nhơn.… Bây giờ nhớ lại từ thời con nít đó cho đến bây giờ, hình như hai đứa chưa hề gây lộn hay đáùnh lộn lần nào.
Đến chơi nhà Nhơn có nhiều thú vị lắm. Nhà tuy nghèo nhỏ và đơn sơ, nhưng tôi đâu để ý mấy thứ đó làm chi. Cái tôi thích nhứt là mỗi lần đến, là Nhơn thường bày ra nhiều trò chơi ngộ nghĩnh. Những ngày nghỉ học tôi cùng Nhơn lội xuống rạch bên hông nhà để móc đất sét xám đen dẽo quánh lên phơi khô để nắn tượng. Tôi và Nhơn tha hồ mà nắn trâu, bò, gà, vịt, chó, heo, ông già, con nít… Trò chơi thiệt là vui và kỳ lạ. Tôi vốn làm biếng và thích ở dơ, nên việc vọc bùn vọc đất tay chưn mặt mũi tèm lem tuốt luốt thiệt là hạp.
Con người Nhơn toát ra một vẻ gì đặc biệt kỳ lạ lắm, tôi không giải nghiã được. Nhơn có thân hình lực lưỡng, xương to và lộ, da đen mun, mắt lộ, kiểu mắt ốc bươu, ánh mắt sáng quắt và mạnh. Đầu to, tóc quăn xoắn đuôi rùa và xương quay hàm bạnh hẳn ra, mặt vuông hình chữ điền, răng Nhơn trong sáng và đẹp. Không biết vì cạp mía hay cắn vật gì cứng rắn, răng cửa của Nhơn bị mẻ một miếng to, tôi thường nhìn cái răng mẻ như một thói quen khi nói chuyện với bạn. Mỗi lần nhớ tới Nhơn là tôi nhớ cái răng cửa mẻ đó. Thoạt trông Nhơn rất gồ ghề, bậm trợn và gân guốc, vóc dáng bề ngoài dễ sợ như vậy nhưng tánh tình bên trong lại hiền khô.
Tuy chơi thân và đến nhà Nhơn mỗi ngày, tôi chỉ biết mẹ Nhơn là một bà già tóc bạc với dáng vẻ phúc hậu. Bà ít nói và sống trầm lặng, tôi hoàn toàn không gặp cha Nhơn lần nào, nghe nói là ông đi làm xa, làm gì tôi không biết, thỉnh thoảng mới đem tiền về để gia đình chi dụng. Nhà có ba anh em trai, hao hao giống nhau, cũng to lớn, mập mập và đen đen. Tên của cả ba thiệt là lạ và hay. Anh Lê Chơn Thành, rồi Lê Thành Nhơn và cậu em út tên Lê Nhơn Thiện. Tên của người nầy lấy làm chữ lót của người kia, tên người kia lấy làm chữ lót cho người nọ… Tôi thích cách đặt tên của ba anh em nhà nầy lắm, rõ là cha mẹ muốn con cái liên kết nhau, ràng buộc gắn bó mà thương yêu nhau hoài hoài. Cũng do cách đặt tên nầy, tôi đoán ba má Nhơn tuy nghèo nhưng chắc chắn phải là người có học thức và có đời sống nội tâm cao.
Lúc đó, học sinh Việt Nam còn phải học chương trình thuộc địa, giáo sư dạy môn Sử Địa của chúng tôi là nhạc sĩ Lê Thương (Phạm Đình Hộ) với các bài giảng về cuộc Chiến tranh Thập Tự Giá Một Trăm Năm, Thời Trung Cổ, Thời Phục Hưng…bên Aâu Châu, cuộc Cách Mạng Tựï Do Dân Chủ 1979, thầy giảng say mê bằng tiếng Pháp giọng Bắc nghe ngộ lắm và chúng tôi học cũng say mê. Tôi cố gắng học bài để được điểm tốt, thi cho đậu cao mà không chịu khó hiểu cho tường tận và ứng dụng được điều gì trong các bài học ở mấy cái xứ gì lạ hoắc đó.
Trái lại Lê Thành Nhơn khác tôi. Sau thời gian vọc đất nắn tượng, không biết do đâu và đọc thêm sách nào, Nhơn lại đâm ra say mê môn hội hoạ. Nhà bạn bây giớ lại đầy giấy trắng, thuốc màu và cọ. Tôi lại thấy Nhơn say mê với cọ với màu, và câu chuyện giửa tôi và Nhơn không còn là chuyện đá cá lia thia, đá gà, câu cá, lội sông như thưở trước nữa mà là nghe Nhơn miên man nói về mấy ông hoạ sĩ lạ hoắc như Renoir, Gaugin, Matisse, Van Gogh… gì đó. Mỗi lần nói về trường phái Tượng Trưng, trường phái Siêu Thực, Dã Thú, Lập Thể, Aán Tượng… Nhơn nói say sưa, tôi lắng nghe bạn nói, mà không hiểu gì hết trơn. Tôi cũng tin rằng Nhơn biết tôi không hiểu, nhưng mà Nhơn vẫn nói, hình như Nhơn nói cho chính Nhơn nghe. Nói ra được điều mình yêu thích cũng là một thứ hạnh phúc, cần gì người hiểu hay không hiểu. Đến bây giờ thì tôi hiểu được một chút, nói là một nhu cầu và bộc bạch, thố lộ tâm sự là một nhu cầu cần thiết. Bên trong con người Nhơn chất chứa từ đời nào, có thể từ kiếp trước, một thứ đam mê nghệ thuật, rất to, thiệt là to, khó mà hiểu được…
Quả tình tôi có chịu khó lắng nghe… mà không cần phải hiểu và quả tình Nhơn có một sở thích mà tôi chưa từng thích bao giờ. Lúc đó cái tôi thích khác hẳn bạn mình. Tôi ngâm nga, ư ử suốt ngày các bài thơ có trong tay, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính… Tôi âm thầm nắn nót chép tay các bài thơ tình trong tập giấy trắng nõn, để tặng cho con nhỏ có cặëp mắt thiệt to, học lớp Đệ Nhị Niên (deuxième année) mà tim đập thình thịch. Làm quen với con gái thiệt là khó và run muốn chết, tôi mắc cở mà thú thật với Nhơn như vậy..
Nhơn biết được chuyện đó và cười cho tôi tầm thường. Nhơn đôi khi nói với tôi, đời người ngắn ngủi và vô thường, được sống làm người thì phải làm cái gì hữu ích cho xã hội, nhưng đã làm thì phải làm cho vĩ đại, đừng chấp nhận sự tầm thường, hèn mọn… rồi sau đó những mẫu người vĩ đại của Nhơn là Van Gogh, Matisse….lại ào ào tuôn ra. Bạn thường nói với tôi những thành công rực rỡ, những viễn ảnh cao xa, những sung sướng khi mình thực hiện được hoài bảo. Nhơn thường chê trách những kẻ sống không lý tưởng, chỉ cố học cho cao dùng bằng cấp kiếm tiền cho nhiều, sống giàu sang sung sướng bên vợ đẹp, con khôn….
Tôi biết rồi, chuyện vĩ đại mà bạn mình nói là tạo nên những công trình đồ sộ cho nghệ thuật, nghệ thuật hội hoạ, nghệ thuật điêu khắc…. Tôi nghĩ thầm, Nhơn và tôi ở tỉnh nhỏ, lại còn là con nít, học hành đâu có bao nhiêu, nhà lại nghèo thì làm sao làm chuyện gì cho vĩ đại được. Những nhà danh hoạ, điêu khắc mà Nhơn thường ôm ấp trong lòng, thường nhắc tới đó, coi là thần tượng đó, nghe nói họ sống nghèo khổ lắm, không vợ, không con, và chết trong hiu quạnh cô đơn. Những tác phẩm của họ chỉ nổi tiếng sau khi họ đã chết. Cũng như thầy Nhan Hồi, đức Khổng Tử đã từng khen ngợi - sống trong hẽm nhỏ, một giỏ cơm, một bầu nước mà vui với đạo lý, quên đi cái nghèo.
Nhà tôi vốn buôn bán và khá giả, tôi không hiểu và thiệt tình không hiểu, thiếu thốn, nghèo khổ làm sao mà vui được, thầy Nhan Hồi hay mấy ông Renoir, Gaugin gì đó... có thiệt là vui không, mà chết rồi, nổi tiếng sau khi chết, thì dù ông đạt được cái danh, họ cũng đâu có biết, sướng ích gì đâu,… Tôi nghĩ như vậy, thương cho bạn và thấy bạn thuộc mẫu người không tưởng, mơ mộng, xa xôi , hão huyền…
Sau khi cả hai đậu Trung Học xong, tôi phải xuống Sài Gòn tiếp tục học các lớp cao hơn. Nhơn lại thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một, sau đó nhờ học giỏi thi đậu vào Cao Đẳng Mỹ Nghệ Gia Định… Rồi những nhu cầu cơm áo, những hệ lụy nhân sinh, tôi và Nhơn xa nhau biền biệt lúc nào không nhớ. Năm 1963 sau cuộc đảo chánh Ngô triều, tôi bất ngờ gặp Nhơn trong công viên Tao Đàn, trong phòng triển lãm rộng lớn, trình bày những hình ảnh Pháp nạn của Phật Giáo, Nhơn chỉ cho tôi bức tranh sơn dầu thật lớn, choáng đầy cả bức vách, hình ảnh những nạn nhân của chế độ đang rên siết oằn oại, vươn lên những cánh tay khẳng kheo như muốn bám víu một chút hy vọng, một chút tình thương, màu sơn đỏ bầm, tím nâu như màu máu, màu lửa, màu đấu tranh… tôi đọc được chữ ký tên Lê Thành Nhơn bằng sơn vàng ở góc phải. Cái to lớn vĩ đại của bức tranh cũng làm tôi chú ý.
Tôi hiểu ngay, những đường nét, màu sắc, khuôn khổ bạn tôi thể hiện cho tác phẩm không bao giờ có sự tầm thường và bạn tôi, tác giả, cũng không tầm thường. Con đại bàng lúc còn non thì cũng là đại bàng, không bao giờ là chim sẻ.
Lê Thành Nhơn rời Bình Dương mà bay nhảy tận chưn trời góc biển nào. Đời sống vật chất bạn ra sao, tôi không biết, vợ con bạn ra sao, nghề nghiệp ra sao, tôi không biết. Cuộc chiến lúc đó dữ dội và tàn khốc quá mà. Thời gian trước tháng tư, 1975 chừng vài tháng, Lê Thành Nhơn lái một chiếc xe Huê Kỳ lộng lẫy trở về Bình Dương kiếm tôi, không phải để đi rủ rê đi chơi mà bàn công chuyện. Tôi mừng cho bạn và ngạc nhiên hết sức. Bạn muốn tôi giới thiệu với ông bác, sui gia ba tôi ở Búng, thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Tôi nhìn Nhơn ngạc nhiên và hỏi -bạn muốn tôi giới thiệu với bác Đạo để làm chi. ?
Nhơn lấy ra một hoạ đồ kiến trúc thật lớn để lên bàn và giải thích cho tôi hiểu. Khu vực xa lộ từ Búng lên Bình Dương có những ngọn đồi cao thấp thật đẹp, tại sao lại phí phạm đem trồng củ sắn với khoai lang, khoai mì, mình phải biến nó thành một công viên quốc gia với đầy đủ các tượng danh nhân, những người có công góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu nầy như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu… để con cháu noi gương yêu nước.
Tôi nhìn sững Nhơn - lập một công viên quốc gia, tiền ở đâu, ai cho, và làm như vậy để được cái gì, đất nước đang chiến tranh tàn khốc, làm sao mà thực hiện. Khả năng Nhơn tới đâu và công trình nầy đâu phải là một người có thể làm. Hàng trăm câu hỏi trong đầu, chuyện nầy Nhơn nói thiệt hay nói chơi và tôi chợt hỏi- tại sao bạn lại nhờ tôi giới thiệu với bác Đạo, bác Đạo có liên hệ gì tới vụ nầy ?
Nhơn nói cho tôi biết là Nhơn đã gặp ông xã Nhu làng Hưng Thạnh, cũng như đã nghiên cứu kỹ sổ địa bộ của vùng nầy, biết được những trái đồi đó thuộc sở hữu của bác Đạo, công trình nầy là tầm mức quốc gia, chớ không còn thuộc tỉnh hay địa phương nữa... Rồi Nhơn nói miên man những công trình mà Nhơn đã thực hiện ở Huế, ở Đà Nẵng, ở Phan Thiết, những phù điêu trang trí dinh Độc Lập, những cuộc triển lãm quốc tế, những huy chương vàng bạc nhận được và cuối cùng những phác hoạ đẹp đẽ trong tương lai cho Bình Dương chúng tôi -thung lũng xanh bên nầy phải là công viên cây cao rủ bóng, bên kia là suối reo, bên nọ là rừng thưa nuôi những đàn nai ngơ ngác, có những con đường trải sỏi cho những cặp tình nhân yêu nhau hò hẹn, dọc theo các đường mình dựng tượng… Tôi nghe mà như nằm chiêm bao, mới có chừng mười năm xa cách mà Nhơn đã khác lạ quá mức tưởng tượng trong tôi, thiệt tình tôi không ngờ, quả là không ngờ được…
Sau đó, Nhơn gặp bác Đạo trình bày, bàn cãi, thảo luận nhiều ngày về phương cách thực hiện dự án nầy. Lúc đó tôi mới bật ngửa, chuyện thiệt tình chớ không phải chuyện nói chơi, con đại bàng đã đủ lông cánh,…
*
Khi nghe tin Nhơn bịnh rồi biết tin Nhơn mất, tôi cảm thấy thật trống vắng và đâm nhớ miên man những ngày xưa. Chết hay sống là chuyện hiển nhiên đời người, có tụ thì phải có tan, có thành thì có hoại, Lê Thành Nhơn đã thấy rất rõ, rất rõ, bạn sẵn sàng ra đi yên vui, đời bạn đẹp quá, có gì phải tiếc nuối.
Ôm ấp những giấc mơ Renoir, Van Gogh… nhiều hay ít bạn đã thực hiện đượïc. Lê Thành Nhơn bây giờ và mãi mãi sẽ là những Renoir, Van Gogh của những người yêu mến nghệ thuật. Sống một đời trọn vẹn cho những lý tưởng của mình, như vậy chẳng thoả nguyện sao ?
Cái nhân ngày trước và cái quả bây giờ, không phải do một sớm một chiều mà có được. Nhơn ơi, ở một góc trời thiệt xa, tôi bồi hồi nhớ thương bạn và ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nhìn thấy bạn sẽ là con đại bàng và thời gian đã chứng minh đúng y như vậy, nhìn những tác phẩm của bạn để lại cho đời, khiến tôi hãnh diện và sung sướng. Bạn đã trở về được cõi trăng sao và màu sắc.
Võ Kỳ Điền (10 Feb 03)
SƠN TRUNG * VIỆT CỘNG &TRUNG CỘNG
Bang giao Việt cộng và TRUNG CộNG
Sơn Trung
Năm 1917, cách mạng tháng mười Nga thành công, lật đổ Nga hoàng và lập nên chế độ cộng sản đầu tiên tại quả đất này. Lúc này Nga là trung tâm của cách mạng thế giới, các nước bị thực dân, đế quốc đô hộ đều hướng đến Nga để mưu con đuờng giải phóng đất nước mình. Tưởng Giới Thạch muốn chống Nhật đã hướng đến Nga và cho con trai là Tưởng Kinh Quốc du học Nga. Nga sau khi xâm chiếm các nước nhỏ, lập thành Liên Bang Sô Viết thì uy thế càng lừng lẫy, vì lúc này chiếm gần một nửa diện tích và dân số thế giới. Ông Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đã tìm đến Liên Xô, và đuợc Liên Xô thu nhận. Trong lúc này , Mao Trạch Đông cũng đã nổi lên, và đựa vào Liên Xô để phát triển. Liên Xô đã yểm trợ cố vấn, tiền bạc và vũ khí cho Mao Trạch Đông. Sau này, ông Hồ về Trung quốc hoạt đng, nưong náu Mao. Trong đệ nhị thế chiến, Mỹ bắt buc hai phe Quốc Cng liên hiệp chống Nhật. Mỹ viện trợ cho cả hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch đột nhiên tấn công Mao Trạch Đông, đuổi Mao chạy dài lên phía băc Trung quốc. Mao lúc này dựa vào Liên Xô phương bắc mà cầm cự với Tưởng Giới Thạch.
Trước cách mạng tháng 10 năm 1917, năm 1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ qua Trung quốc hoạt động cách mạng, rồi sang Nhật Bản hoạt động, gây dựng phong trào Đông Du. Năm 1908, Pháp Nhật bắt tay, Nhật đuổi du học sinh Việt Nam, cụ Phan và các sinh viên Việt Nam sang Tàu hoạt động. Tại Trung Hoa cụ Phan lập Việt Nam Quang Phục hội để chống Pháp. Thanh thế Việt Nam Quang Phục hội rất lớn ở quốc nội cũng như quốc ngoại. Khoảng 1920, Việt Nam Quang Phục Hội đã có nhiều gian tế thuộc phe cộng sản và bọn mật thám Pháp trà trộn. Lý Thụy tức Hồ Chí Minh đã khuyến khích cụ Phan gặp gỡ đại diện Cộng đảng Liên Xô. Trong quyển Tự Phán, cụ Phan thuật lại là họ muốn cụ Phan làm tay sai cho đệ tam quốc tế, nhưng cụ sáng suốt, biết rõ âm mưu họ nên từ chối. Thế là Hồ CHí Minh bèn mật báo cho Pháp bắt cụ Phan. Cụ Phan thuộc thế hệ cha chú của ông HỒ, lại là người đồng hương, song vì quyền lợi của cộng sản quốc tế mà ông Hồ bán nước phản thầy! Làm việc này, ông Hồ nhắm hai cái lợi. Cái lợi thứ nhất là có một số tiền. Cái lợi thứ hai là nhờ tay Pháp tiêu diệt phe quốc gia.
Nói tóm lại, trước 1949, Hồ Chí Minh đã làm tay sai cho Liên Xô và Trung Quốc. Hồ Chí Minh lúc này có hai hậu phương vững mạnh, đó là hậu phương Liên Xô và hậu phương bắc Trung quốc của Mao Trạch Đông. Trong thời gian hoạt động tại Trung quốc, ông Hồ ẩn hình kín đáo, được sự yểm trợ của phe Mao Trạch Đông hoạt động bí mật trong vùng Tưởng Giới Thạch.
Năm 1949, Mao Trạch Đông thống nhất đất nước, thế là từ đây, lực lượng Trung cộng đã ở sát nách cộng sản Việt Nam. Trung Hoa cũng như Liên Xô giúp Việt Nam là để bành trướng lãnh thổ của xã hội chủ nghĩa. Từ 1950, các cố vấn Trung quốc đã đầy rẫy trong quân đội cộng sản Việt Nam. Quân đội Việt Nam đã tăng lên 350 ngàn với đầy đủ võ khí Trung cộng. Chính Trung quốc đã giúp Việt Nam đánh thắng các trận biên giới và Điện biên Phủ. Năm 1950, nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Cộng sản đưa nhiều trung đoàn qua Trung quốc huấn luyện. Cũng năm này, cộng sản thu thắng lợi trong chiến dịch Cao Bắc Lạng tiêu diệt hai binh đoàn Le Page và Charton, giải phóng một vùng đất rộng lớn phía bắc, giúp Việt Nam liên lạc với Trung quốc dễ dàng. Các tướng Trung Quốc như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, Lã Quý Ba đã chỉ huy trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp chỉ là cha hờ của cuộc chiến này mà thôi. Lực lượng Pháp giữ Điện Biên Phủ là 10. 881 sau tăng 53.850. Bên phía cộng sản có 53.850 dân công và 260 ngàn quân. Trận đánh kết thúc lúc một giờ sáng ngày7-5-1954, Pháp chết bị thương và bị bắt từ 15 ngàn đến 17 ngàn, Việt Nam 16 đến 19 ngàn chết, 8 đến 10 ngàn bị thương và tử thương. Pháp thất trận, các nước Anh Pháp, Trung Quốc mở hôi nghị Genève giải quyết vấn đề Việt Nam. Kết quả Việt Nam bị chia thành hai miền. Miền Bắc vĩ tuyến 17 thuộc cộng sản, miền nam vĩ tuyến 17 thuộc chính quyền quốc gia. Về mặt ngoài, Việt cộng đã thắng Pháp nhưng sự thực đây là trận thử lửa giữa Trung cộng và Pháp. Chiến thuật biển người đã thắng quân số ít ỏi và vũ khí lạc hậu của Pháp. Mỹ chỉ đứng ngoài, ‘’wait and see’’, chờ trai cò thắm mệt, chỉ khuyến khích miệng và giúp đỡ nhỏ giọt. Pháp thua, phải bỏ Việt Nam mà đi, Mỹ đưa Ngô Đinh Diệm về làm thủ tướng rồi đảo chánh Bảo Đại, sau đó Mỹ từ từ tiến vào Việt Nam.
Nhờ hôi nghị Genève và nhờ Trung quốc mà Việt Cộng được nửa nước nhưng phe Việt cộng rất bất bình. Trong hôi nghị Genève, Việt công đòi chia đến vĩ tuyến 21 tức là vùng Nha Trang, nhưng Chu Ân Lai cười hềnh hệnh, cầm thước chỉ vào bản đồ và quyết định cắt vĩ tuyến 17, tức là lấy sông Hiền Lương ( Bến Hải) làm ranh giới. Việt cộng tức uất người nhưng đành nhẫn nhịn. Sau cuộc ký kết, Trung Cộng mở tiệc thết đã các phái đoàn quốc tế. Khi phái đoàn Việt cộng tiến vào bàn tiệc thì thấy phái đoàn Việt Nam cộng hòa gồm Ngô Đình Luyện, Trần văn Đỗ ngồi đó rồi. Phái đoàn Việt Cộng tức giận lui về nhưng Chu Ân Lai kéo tay lôi lại mà bảo:’’ Các ông đều là người Việt Nam cả, sao không ngồi với nhau!’’
Theo hiệp định Genève, sau hai năm kể từ ngày ký kết, hai bên sẽ tiến đến bầu cử. Lúc này quân Pháp đã lui mà quân Mỹ chưa vào, quân đôi Việt Nam mới ra đời, dân chúng miền Nam có khuynh hướng thân cộng. Nếu bầu cử lúc này, Việt Nam sẽ không đương nổi lực lượng cùng âm mưu gian xảo của cộng sản. Ngô Đình Diệm từ chối bầu cử, Việt Cộng thành lập mặt trận Giải Phóng, quân Mỹ tiến vào Việt Nam. Chính phủ Mỹ ban đầu thích Ngô Đình Diệm nhưng sau họ chỉ trích họ Ngô theo chính sách độc tài gia đình trị nên họ muốn ông Diệm bỏ Ngô Đình Nhu, ông Diệm không chịu bỏ ông Nhu, ông Cẩn, ông Diệm sợ quân Mỹ vào lật đổ nên từ chối việc Mỹ đổ quân. Ông Diệm thấy nguy ngập, bắt tay với cộng sản ( Nguyễn Hữu Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở) . Kết quả Mỹ thanh toán anh em ông Diệm. Mỹ công khai đương đầu với Cộng sản. Trận chiến ngày càng leo thang. Cộng sản Việt Nam phải bám vào Trung quốc và Liên Xô. Ta có thể nói rằng trong hai trận kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung quốc đã giúp Việt Nam nhiều nhất. Trong quyển ‘’Giọt Nước Trong Biển Cả’’, Hoàng Văn Hoan viết rằng Trung quốc đưa sang Việt Nam hơn nửa triệu quân và giúp mỗi năm hai tỷ Mỹ kim , nghĩa là tương đương với Mỹ đem sang Việt Nam nửa triệu quân và giúp buổi đầu mỗi năm hai tỷ Mỹ kim). Có sự khác biệt là quân Mỹ thay nhau sang Việt Nam, phần ít là chiến đãu, đa số là phục vụ,ở tại các đô thị, còn quân Trung cộng hầu hết là chiến đãu. Mỹ thì công khai xuất hiện, còn quân Trung quốc, Bắc Hàn, Liên Xô, Tiệp thì ẩn náu trong những căn cứ bí mật, dân chúng không được biết. Ảnh hưởng Trung quốc rất sâu đậm trên chính trường Việt Nam. Hầu hết lớp cán bộ già đều được đào tạo tại Trung quốc. Ông Hồ thường đề cao tình hữu nghị Việt Hoa,’’núi liền núi, sông liền sông’’, ‘’ môi hở răng lạnh’’. Ông đổi tên ải Nam quan thành ‘’Hữu Nghị quan’’. Ông có câu thơ:
Mối tình thắm thiết Việt Hoa,
Vừa là đồng chí , vừa là anh em.
Tình nghĩa tay ba Việt Trung Sô thay đổi luôn luôn. Sau 1949, Trung quốc thống nhất đất nước, đòi lại đất Nga đã chiếm thời Bát quốc Liên quân chiếm Trung quốc. Nga không chịu trả. Điều này cho thấy chủ trương xóa biên cương các nước , chống thực dân đế quốc , tình quốc tế vô sản, tình đồng chí anh em chỉ là khẩu hiệu láo toét! Hơn nữa,Trung quốc càng tức giận vì thái độ trịch thượng của các cố vấn Nga cho nên hai bên chửi nhau, đưa đến chiến tranh biên giới. Lúc này Việt Nam đu giây giữa Nga và Tàu. Năm 1957, Khrutchev hạ bệ Staline, chỉ trích đường lối sùng bái cá nhân. Trung quốc bất bình vì Staline là thần tượng của Mao. Trung quốc và Việt Nam chung ý hướng chống chủ nghĩa xét lại của Khrutchev vì xét lại nghĩa xét lại đường lối chính sách của ông Mao, ông Hồ, hạ bệ Staline là hạ bệ ông Mao, ông Hồ. Việt Nam lúc này ngữa tay xin viện trợ Liên Xô nên không dám chống đối thẳng như Trung quốc. Họ chống đối âm thầm bằng cách chặt cánh phe thân Liên Xô. Năm 1967, họ bắt tất cả những ai nghi ngờ là theo Liên Xô như Tướng Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chánh,Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên ( Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên). Họ nhốt những ai đứng nói chuyện với Liên Xô, cấm dịch các sách báo Liên Xô theo chủ trương xét lại. Người mà họ tình nghi nhất là Võ Nguyên Giáp vì Giáp được phe Khrutchev ủng hộ và là ngườI có khả năng làm một Kjhrutchev ở Việt Nam. Họ không dám bắt Võ Nguyên Giáp nhưng họ giết hại, sa thải, bỏ tù bộ hạ của ông Giáp. Đàn em của Võ Nguyên Giáp như Lê Vinh Quốc, Văn Doãn phải ở ở lại Liên Xô không dám về nước. Văn Doãn tự tử chết, Lê Vinh Quốc sau này thành tướng lãnh Liên Xô. Thời Lê Duẫn, ông theo hạm đội Liên Xô về thăm Việt Nam trong phái đoàn Liên Xô nhưng các đồng chí cũ của ông ai cũng ngoảnh mặt làm lơ vì sợ Lê Duẫn ghép tội theo chủ nghĩa xét lại! Họ sùng bái Tàu, kiêng những từ có liên quan đến Tàu như trà tàu, thịt kho tàu, thím xẩm. . . tất cả phải gọi một cách kính cẩn là trà Trung Quốc! Thịt kho Trung quốc, người đàn bà Trung quốc! Tôi còn nhớ lúc nhỏ học ở chiến khu, ông thầy đảng viên hết sức ca ngợi Trung quốc. Ông nói : trong tiếng Việt, những chữ như ‘’Tàu’’,’’ ba Tàu’’, ‘’anh Ba’’, Ngô’’, ‘’chệt’’, ‘’khách’’ ‘’xẩm’’ là khinh bỉ, phải bỏ đi, như vậy là xúc phạm Trung quốc vĩ đại. Cũng không nên gọi là Trung Hoa vì chữ ‘’ Hoa’’ là kênh kiệu’’’ khinh người’’( Hoa là trái với Man, Di), mà phải gọi là Trung quốc. Sau này, tôi thấy những hàng hóa hay báo chí Trung Cng đề ‘’ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa’’! Tinh thần sùng bái thiên triều ăn sâu vào bọn lãnh đạo đảng. Nguyễn Đình Thi là ộng sản gộc, viết ‘’ Nguyễn Trãi ở Đông Quan’’ vì trong đó có câu: người Việt Nam ai cũng có một ông Tàu trong bụng’’ mà bị bọn thân Tàu trừng trị!
Ta có thể nói rằng từ thập niên 1960 về trước, Việt Nam thân Trung Quốc. Từ thập niên 1970, Việt cộng chống Trung quốc. Năm 1966, Trung quốc ngăn Liên Xô chuyển vũ khí cho Việt Nam qua đường xe lửa Trung quốc. Năm 1950, công binh Trung Quốc sang Việt Nam 50 ngàn, năm 1968, Việt Nam yêu cầu Trung quốc rút đi quân này Sau Lê Duẩn lên làm Tổng Bí Thư, Trung quốc tỏ ra lạnh nhạt. Trên đường từ Liên Xô về Việt Nam, Lê Duẩn ghé Trung quốc nhưng được tiếp đón lạnh nhạt. Việt Nam tố cáo Trung quốc . Hai bên đãu khẩu dữ dội. Họ dùng mọi danh trừ thô tục nhất như trong cuộc chiến Trung Sô. Đấu miệng đã đời họ quay sang đãu súng. Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, chúng ta thấy hai bên không những đãu gươm mà còn đãu khẩu! Có lẽ Kim Dung đã lấy cảm hứng từ cuộc chiến giữa các nước cộng sản anh em ! Cuộc chiến âm thầm, Việt Nam cô bưng bít nhưng đến lúc không bưng bít được nữa! Chiến tranh Hoa Việt đã khởi đầu. Năm 1979, Trung quốc tuyên bố ‘’ dạy cho Việt Nam mộbài học’’.
Nhân dân Việt Nam đã hai lần trải qua chiến tranh, nhưng dù sao Pháp và Mỹ cũng bắn phá những nơi tập trung quân đội, kho hàng và cầu đường. Còn trong cuộc chiến tại Lạng Sơn, quân Trung quốc đã dùng đội quân sơn cước ẩn nấp trong rừng. Ban đầu, quân Trung quốc rồ máy bay, nhưng vẫn nằm yên, quân Việt Nam liền dương cao xạ để bắn máy bay. Thế là các đại pháo của Trung quốc nhắm đến tiêu diệt hết các ổ súng phòng không của VIệt Nam. Sau đó xe tẳng Trung quốc tiến lên theo hàng ngang, tiêu diệt hết mọi thứ. Pháo Trung quốc bắn chi chít còn dày hơn bom B52 của Mỹ. Nếu pháo chưa dập bức tường tan nát, thì bộ binh sẽ dùng mọi cách đập các viên gạnh cho thành cám. Cổ nhân nói ‘’ chỗ nào quân Mông cổ đi qua thì cỏ không thể mọc lại.’’ Có lẽ ở đây cũng mang hình ảnh tương tự! Sau cuộc tấn công, không còn nhà, không còn cây, không còn cỏ, không còn một nấm mồ, không còn một viên gạch.. Người ngoài bắc đã nói: ‘’Trong chiến tranh Pháp, Mỹ, họ còn đào hầm ẩn nấp, nhưng nếu xảy chiến tranh với Trung cộng, thì họ không còn đào hầm nữa!’’
Việt Nam nhờ có kho vũ khí của Mỹ đem ra xài khiến cho Trung quốc thiệt hại vô số. Đây là lần đầu tiên, Trung quốc nhận thấy hai điều:
- Chiến thuật biển người đã lạc hậu, và lý thuyết chiến tranh của Mao là sai lầm.
- Vũ khí quyết định chứ không phải ý chí quyết định.
Từ đó Trung quốc nêu ra khẩu hiệu ‘’bốn hiện đại hóa’’ trong đó có hiện đại vũ
khí! Nhờ cuộc chiến Việt Trung, Trung quốc mua vũ khí Mỹ và nghiên cứu cách chế tạo vũ khí, trong đó thành công nhất là hỏa tiễn liên lục địa. Nay thì họ có đủ mọi thứ võ khí bán cho khối Trung Đông!
Việt Nam ôm chân Liên Xô chống Trung quốc đã khiến cho Trung Quốc căm giận. Họ coi Việt cộng như là một tên phản thầy, khi sư diệt tổ, phải xử theo’’môn quy’’ như trong các truyện tàu. Họ hăm sẽ dạy cho Việt Nam bài học thứ hai. Việt Nam lo sợ nên đã đi dây giữa Mỹ và Trung quốc. Họ năn nỉ Mỹ can thiệp vì vậy mà Trung quốc bỏ ý định dạy bài học thứ hai! Tuy không tiếp tục đưa quân tấn công, Trung cộng đã liên tiếp tấn công Việt cộng bằng nhiều cách, trong đó việc phá hoại và bao vây kinh tế là chủ yếu.
Trên thị trường quốc tế, chỗ nào Việt Nam muốn chen chân vào thì Trung cộng cũng lấn vào.Việt Nam xuất cảng lao động thì Trung quốc cũng xuất cảng lao đng với giá rẻ hơn. Việt Nam xuất cảng ngũ cốc thì Trung quốc cũng xuất cảng ngũ quốc với giá rẻ hơn và có chất lượng hơn. Đậu Trung quốc to hơn đậu Việt Nam. Gạo và nếp Trung quốc thơm hơn, dẻo hơn nếp và gạo Việt Nam. Ngoài ra Trung quốc còn chơi nhiều trò thâm độc hơn, bỉ ổi kiểu Tàu như là thu mua rất đắt chân trâu bò, rắn, mèo, rễ quế, đồng khiến cho nông dân không có đủ trâu bò cày bừa, chuột lộng hành vì không còn rắn, mèo bắt chuột, rừng quế héo hon vì trốc rễ, đường dây điện khắp nơi bị cắt để lấy đồng bán cho Trung quốc! Họ còn đưa hàng lậu vào Việt Nam qua biên giới Hoa Việt và Thái Lan, Cao Miên khiến cho rất nhiều của hàng quốc doanh đóng cửa vì hàng hóa trong nuớc không cạnh tranh nổi hàng Trung cộng. Trước đây Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cấm hàng hóa Tàu và cấm người Hoa kinh doanh và hoạt động trong một số nghề nhưng rồi đâu cũng vào đãy. Khoảng 1985,Việt cộng cũng ra lệnh cấm một số hàng Trung quốc nhưng được vài tháng lệnh trên bị vứt sọt rác vì trung ưong không dám đụng thiên triều.
Tại sao Việt Nam, Trung quốc tình nghĩa như thế mà lại đi đến chiến tranh như thế? Các cán bộ cao cấp im miệng như thóc, không tiết lộ bí mật vì sợ nhân tâm xao xuyến. Nhưng tin tức vẫn tiết lộ. Nguyên nhân chính là Trung quốc không muốn Việt Nam đánh Mỹ và xâm chiếm Miền Nam. Trung Quốc chủ trương hai nưóc Việt Nam và muốn Mỹ hiện diện tại Đông Nam Á để chận đường Nga Xô. Cuộc gặp mặt giữa Trần Văn Đỗ, và Việt Cộng tại sứ quán Trung cng năm 1954 là mang ý nghĩa đó. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam muốn chiếm miền Nam và đuổi Mỹ, và lập trường này đuợc Nga tán thành. Trung cộng càng căm hận thêm vì Việt Nam vong ân bội nghĩa, lừa thầy, phản bạn, ăn cháo đá bát! Nhưng Trung quốc cũng chịu thua vì lúc này Việt Nam cậy thế Liên Xô! Để tiến tới hội đàm Paris, Mỹ đã bí mật hội đàm với Nga và Hoa. Theo Nguyễn Ngọc Huy, Mỹ hứa hẹn chế độ tối huệ quốc cho Nga, nhưng sau khi ký hiệp định Paris năm 1973, Mỹ nuốt lời. Nga tức giận tăng viện quân và vũ khí cho Việt Nam để lấy cho đuợc miền nam cho bẽ mặt Mỹ. Năm 1974, Kulicov sang Hà Nôi lập kế hạch đánh miền Nam (Di Cảo 4, tr.50-51).
Trong khoảng 1968, quân cộng sản có vũ khí tối tân như AK, trong khi quân Việt Nam chỉ có súng trường thời Pháp. Quân cộng sản có hỏa tiển của Nga đã hạ B52 như sung rụng, và B40 của cộng sản một quả đủ sức đốt cháy sắt thép và công sự các đồn. Xe tăng Liên Xô dày hơn mạnh hơn xe tăng Mỹ. Trong khi Liên Xô tăng viện còn Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến thì chấm dứt trách nhiệm với Miền Nam, tất nhiên trong tình thế này Việt Nam cộng hòa phải thất trận!
Năm 1975, Pháp và Trung cộng đã dự mưu lập một Việt Nam trung lập. Nếu Dương Văn Minh đồng ý thì Trung cộng và Pháp sẽ đem quân chống lại quân Liên Xô và Việt Cộng. Chính vì tin tưởng lá bài trung lập, sau tháng 4-1975, một số tướng lãnh, và bộ trường đã ở lại! Cũng vì sợ Trung cộng can thiệp và một số lãnh đạo trong Mặt Trận Giải Phóng theo chính sách Trung lập nên Việt Cộng vi vàng thống nhất và giải thể Mặt Trận Giải Phóng. Ảnh hưởng của Trung cộng và Pháp rất mạnh ở Việt Nam. Sau 1975, một số trí thức, quân đội và tôn giáo, trong đó chủ yếu là Cao Đài đã tập họp lực lượng để giải phóng đất nước theo đường lối trung lập. Nghe nói họ đã cho người sang tận Bắc kinh thương thuyết, và đã đuợc Trung cộng và Pháp hứa hẹn ủng hộ. Lực lượng của họ rất lớn, từ Sai gòn cho tới lục tỉnh. Một số tỉnh ủy miền nam như Biên Hòa, Tháp Mười theo họ. Họ tổ chức thành các Hợp tác xã, các cơ sở sản xuất hay thương mại để che mắt cộng sản. Người ta đồn rằng CIA Mỹ quyết phá vỡ kế hoạch này bằng cách báo tin cho Việt Cộng vì Mỹ không muốn Pháp và Trung Cộng hớt tay trên. Cộng sản Hà nội bèn cho một nhóm công an đặc nhiệm vào Nam giả đò mở chiến dịch kiểm tra văn hóa đồi trụy, rồi đột nhiên đánh vào các cơ sở nghĩa quân. Kết quả một số chiến sĩ quốc gia đã bị xử tử hình như Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân , HỒ Văn Bạch(?) và khoảng sáu ngàn người bị bắt trong đó có Mã Thành Công, tiến sĩ Sử học, Phó Viện Trưởng viện Đại Học Cao Đài. Dường như Mười Vân ở Biên Hòa cũng vì liên hệ vụ này mà bị cộng sản xử tử!
Việt Nam chống Trung quốc, nhưng sự thật Việt Nam là đồ đệ trung thành của Trung quốc. Đấu tố, học tập cải tạo, gian manh, tàn ác là chính sách của Mao Trạch Đông. Khoán sản phẩm, mở cửa cho tư bản đầu tư là chính sách của Đặng Tiểu Bình.
Việt Nam trước sau đều lấy Trung quốc làm kiểu mẫu. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam cô thế, phải ôm chân Trung quốc và chịu nhượng bộ Trung Quốc về biên giới và lãnh hải.
Tại sao vậy? Trước tiên là yếu tố tâm lý. Những kẻ gian manh, do cơ hội mà thành công thường có tâm lý hèn yếu, sợ hãi. Họ phải có một chỗ nương dựa, phải có dù che, phải có bậc thầy, phải có đàn anh bảo trợ đứng đàng sau để dương oai đối với dân chột ngày mai dân nổi lên, họ chạy về đâu? Chỉ có con đường chạy qua Trung quốc như đời Lê Chiêu Thống. Vi vậy mà nay Việt Cộng đã bán nước cho Trung cộng. Ngoài ra, những người trong phe thân Trung quốc muốn bảo vệ ngôi vị của họ nên đã cam tâm làm nô lệ Trung quốc, chịu nhượng bộ tất cả, kể cả giang sơn tổ quốc để được vinh hoa phú quý. Cụ thể là trong đại hội đảng mới đây họ đã mời Hồ Cẩm Đào sang gây thanh thế và hù dọa dân chúng, đó là ‘’cáo mượn oai hùm’’ vậy!
Việc bán nước đã xảy ra từ lâu. Trước tiên là Phạm Văn Đồng đã ký văn bản năm 1968 công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là đất Trung Quốc. Trong cuộc thủy chiến giữa quân Trung cộng và Việt Nam cộng hòa năm 1974, Phạm Văn Đồng lại lên tiếng công nhận các quần đảo trên là đất Trung quốc. Ngoài ra, trong thời kỳ 1950, Việt cộng đã để cho quân Trung quốc chiếm đất đai biên cương, lấy cớ là yểm trợ quân đội cộng sản Việt Nam Trong những vùng này người Việt Nam cũng như Liên Xô đều cấm vào ( Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, tr.371).
Trung quốc là một nước lớn, và bọn Trung cộng là một bọn gian manh, và bọn cộng sản Việt Nam là một lũ bán nước. Chỉ chờ khi nào tiêu diệt cộng sản, lập một chính thể dân chủ thực sự, chúng ta mới đưa vấn đề này ra liên hiệp quốc để giải quyết.
Sơn Trung
Năm 1917, cách mạng tháng mười Nga thành công, lật đổ Nga hoàng và lập nên chế độ cộng sản đầu tiên tại quả đất này. Lúc này Nga là trung tâm của cách mạng thế giới, các nước bị thực dân, đế quốc đô hộ đều hướng đến Nga để mưu con đuờng giải phóng đất nước mình. Tưởng Giới Thạch muốn chống Nhật đã hướng đến Nga và cho con trai là Tưởng Kinh Quốc du học Nga. Nga sau khi xâm chiếm các nước nhỏ, lập thành Liên Bang Sô Viết thì uy thế càng lừng lẫy, vì lúc này chiếm gần một nửa diện tích và dân số thế giới. Ông Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đã tìm đến Liên Xô, và đuợc Liên Xô thu nhận. Trong lúc này , Mao Trạch Đông cũng đã nổi lên, và đựa vào Liên Xô để phát triển. Liên Xô đã yểm trợ cố vấn, tiền bạc và vũ khí cho Mao Trạch Đông. Sau này, ông Hồ về Trung quốc hoạt đng, nưong náu Mao. Trong đệ nhị thế chiến, Mỹ bắt buc hai phe Quốc Cng liên hiệp chống Nhật. Mỹ viện trợ cho cả hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch đột nhiên tấn công Mao Trạch Đông, đuổi Mao chạy dài lên phía băc Trung quốc. Mao lúc này dựa vào Liên Xô phương bắc mà cầm cự với Tưởng Giới Thạch.
Trước cách mạng tháng 10 năm 1917, năm 1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ qua Trung quốc hoạt động cách mạng, rồi sang Nhật Bản hoạt động, gây dựng phong trào Đông Du. Năm 1908, Pháp Nhật bắt tay, Nhật đuổi du học sinh Việt Nam, cụ Phan và các sinh viên Việt Nam sang Tàu hoạt động. Tại Trung Hoa cụ Phan lập Việt Nam Quang Phục hội để chống Pháp. Thanh thế Việt Nam Quang Phục hội rất lớn ở quốc nội cũng như quốc ngoại. Khoảng 1920, Việt Nam Quang Phục Hội đã có nhiều gian tế thuộc phe cộng sản và bọn mật thám Pháp trà trộn. Lý Thụy tức Hồ Chí Minh đã khuyến khích cụ Phan gặp gỡ đại diện Cộng đảng Liên Xô. Trong quyển Tự Phán, cụ Phan thuật lại là họ muốn cụ Phan làm tay sai cho đệ tam quốc tế, nhưng cụ sáng suốt, biết rõ âm mưu họ nên từ chối. Thế là Hồ CHí Minh bèn mật báo cho Pháp bắt cụ Phan. Cụ Phan thuộc thế hệ cha chú của ông HỒ, lại là người đồng hương, song vì quyền lợi của cộng sản quốc tế mà ông Hồ bán nước phản thầy! Làm việc này, ông Hồ nhắm hai cái lợi. Cái lợi thứ nhất là có một số tiền. Cái lợi thứ hai là nhờ tay Pháp tiêu diệt phe quốc gia.
Nói tóm lại, trước 1949, Hồ Chí Minh đã làm tay sai cho Liên Xô và Trung Quốc. Hồ Chí Minh lúc này có hai hậu phương vững mạnh, đó là hậu phương Liên Xô và hậu phương bắc Trung quốc của Mao Trạch Đông. Trong thời gian hoạt động tại Trung quốc, ông Hồ ẩn hình kín đáo, được sự yểm trợ của phe Mao Trạch Đông hoạt động bí mật trong vùng Tưởng Giới Thạch.
Năm 1949, Mao Trạch Đông thống nhất đất nước, thế là từ đây, lực lượng Trung cộng đã ở sát nách cộng sản Việt Nam. Trung Hoa cũng như Liên Xô giúp Việt Nam là để bành trướng lãnh thổ của xã hội chủ nghĩa. Từ 1950, các cố vấn Trung quốc đã đầy rẫy trong quân đội cộng sản Việt Nam. Quân đội Việt Nam đã tăng lên 350 ngàn với đầy đủ võ khí Trung cộng. Chính Trung quốc đã giúp Việt Nam đánh thắng các trận biên giới và Điện biên Phủ. Năm 1950, nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Cộng sản đưa nhiều trung đoàn qua Trung quốc huấn luyện. Cũng năm này, cộng sản thu thắng lợi trong chiến dịch Cao Bắc Lạng tiêu diệt hai binh đoàn Le Page và Charton, giải phóng một vùng đất rộng lớn phía bắc, giúp Việt Nam liên lạc với Trung quốc dễ dàng. Các tướng Trung Quốc như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, Lã Quý Ba đã chỉ huy trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp chỉ là cha hờ của cuộc chiến này mà thôi. Lực lượng Pháp giữ Điện Biên Phủ là 10. 881 sau tăng 53.850. Bên phía cộng sản có 53.850 dân công và 260 ngàn quân. Trận đánh kết thúc lúc một giờ sáng ngày7-5-1954, Pháp chết bị thương và bị bắt từ 15 ngàn đến 17 ngàn, Việt Nam 16 đến 19 ngàn chết, 8 đến 10 ngàn bị thương và tử thương. Pháp thất trận, các nước Anh Pháp, Trung Quốc mở hôi nghị Genève giải quyết vấn đề Việt Nam. Kết quả Việt Nam bị chia thành hai miền. Miền Bắc vĩ tuyến 17 thuộc cộng sản, miền nam vĩ tuyến 17 thuộc chính quyền quốc gia. Về mặt ngoài, Việt cộng đã thắng Pháp nhưng sự thực đây là trận thử lửa giữa Trung cộng và Pháp. Chiến thuật biển người đã thắng quân số ít ỏi và vũ khí lạc hậu của Pháp. Mỹ chỉ đứng ngoài, ‘’wait and see’’, chờ trai cò thắm mệt, chỉ khuyến khích miệng và giúp đỡ nhỏ giọt. Pháp thua, phải bỏ Việt Nam mà đi, Mỹ đưa Ngô Đinh Diệm về làm thủ tướng rồi đảo chánh Bảo Đại, sau đó Mỹ từ từ tiến vào Việt Nam.
Nhờ hôi nghị Genève và nhờ Trung quốc mà Việt Cộng được nửa nước nhưng phe Việt cộng rất bất bình. Trong hôi nghị Genève, Việt công đòi chia đến vĩ tuyến 21 tức là vùng Nha Trang, nhưng Chu Ân Lai cười hềnh hệnh, cầm thước chỉ vào bản đồ và quyết định cắt vĩ tuyến 17, tức là lấy sông Hiền Lương ( Bến Hải) làm ranh giới. Việt cộng tức uất người nhưng đành nhẫn nhịn. Sau cuộc ký kết, Trung Cộng mở tiệc thết đã các phái đoàn quốc tế. Khi phái đoàn Việt cộng tiến vào bàn tiệc thì thấy phái đoàn Việt Nam cộng hòa gồm Ngô Đình Luyện, Trần văn Đỗ ngồi đó rồi. Phái đoàn Việt Cộng tức giận lui về nhưng Chu Ân Lai kéo tay lôi lại mà bảo:’’ Các ông đều là người Việt Nam cả, sao không ngồi với nhau!’’
Theo hiệp định Genève, sau hai năm kể từ ngày ký kết, hai bên sẽ tiến đến bầu cử. Lúc này quân Pháp đã lui mà quân Mỹ chưa vào, quân đôi Việt Nam mới ra đời, dân chúng miền Nam có khuynh hướng thân cộng. Nếu bầu cử lúc này, Việt Nam sẽ không đương nổi lực lượng cùng âm mưu gian xảo của cộng sản. Ngô Đình Diệm từ chối bầu cử, Việt Cộng thành lập mặt trận Giải Phóng, quân Mỹ tiến vào Việt Nam. Chính phủ Mỹ ban đầu thích Ngô Đình Diệm nhưng sau họ chỉ trích họ Ngô theo chính sách độc tài gia đình trị nên họ muốn ông Diệm bỏ Ngô Đình Nhu, ông Diệm không chịu bỏ ông Nhu, ông Cẩn, ông Diệm sợ quân Mỹ vào lật đổ nên từ chối việc Mỹ đổ quân. Ông Diệm thấy nguy ngập, bắt tay với cộng sản ( Nguyễn Hữu Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở) . Kết quả Mỹ thanh toán anh em ông Diệm. Mỹ công khai đương đầu với Cộng sản. Trận chiến ngày càng leo thang. Cộng sản Việt Nam phải bám vào Trung quốc và Liên Xô. Ta có thể nói rằng trong hai trận kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung quốc đã giúp Việt Nam nhiều nhất. Trong quyển ‘’Giọt Nước Trong Biển Cả’’, Hoàng Văn Hoan viết rằng Trung quốc đưa sang Việt Nam hơn nửa triệu quân và giúp mỗi năm hai tỷ Mỹ kim , nghĩa là tương đương với Mỹ đem sang Việt Nam nửa triệu quân và giúp buổi đầu mỗi năm hai tỷ Mỹ kim). Có sự khác biệt là quân Mỹ thay nhau sang Việt Nam, phần ít là chiến đãu, đa số là phục vụ,ở tại các đô thị, còn quân Trung cộng hầu hết là chiến đãu. Mỹ thì công khai xuất hiện, còn quân Trung quốc, Bắc Hàn, Liên Xô, Tiệp thì ẩn náu trong những căn cứ bí mật, dân chúng không được biết. Ảnh hưởng Trung quốc rất sâu đậm trên chính trường Việt Nam. Hầu hết lớp cán bộ già đều được đào tạo tại Trung quốc. Ông Hồ thường đề cao tình hữu nghị Việt Hoa,’’núi liền núi, sông liền sông’’, ‘’ môi hở răng lạnh’’. Ông đổi tên ải Nam quan thành ‘’Hữu Nghị quan’’. Ông có câu thơ:
Mối tình thắm thiết Việt Hoa,
Vừa là đồng chí , vừa là anh em.
Tình nghĩa tay ba Việt Trung Sô thay đổi luôn luôn. Sau 1949, Trung quốc thống nhất đất nước, đòi lại đất Nga đã chiếm thời Bát quốc Liên quân chiếm Trung quốc. Nga không chịu trả. Điều này cho thấy chủ trương xóa biên cương các nước , chống thực dân đế quốc , tình quốc tế vô sản, tình đồng chí anh em chỉ là khẩu hiệu láo toét! Hơn nữa,Trung quốc càng tức giận vì thái độ trịch thượng của các cố vấn Nga cho nên hai bên chửi nhau, đưa đến chiến tranh biên giới. Lúc này Việt Nam đu giây giữa Nga và Tàu. Năm 1957, Khrutchev hạ bệ Staline, chỉ trích đường lối sùng bái cá nhân. Trung quốc bất bình vì Staline là thần tượng của Mao. Trung quốc và Việt Nam chung ý hướng chống chủ nghĩa xét lại của Khrutchev vì xét lại nghĩa xét lại đường lối chính sách của ông Mao, ông Hồ, hạ bệ Staline là hạ bệ ông Mao, ông Hồ. Việt Nam lúc này ngữa tay xin viện trợ Liên Xô nên không dám chống đối thẳng như Trung quốc. Họ chống đối âm thầm bằng cách chặt cánh phe thân Liên Xô. Năm 1967, họ bắt tất cả những ai nghi ngờ là theo Liên Xô như Tướng Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chánh,Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên ( Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên). Họ nhốt những ai đứng nói chuyện với Liên Xô, cấm dịch các sách báo Liên Xô theo chủ trương xét lại. Người mà họ tình nghi nhất là Võ Nguyên Giáp vì Giáp được phe Khrutchev ủng hộ và là ngườI có khả năng làm một Kjhrutchev ở Việt Nam. Họ không dám bắt Võ Nguyên Giáp nhưng họ giết hại, sa thải, bỏ tù bộ hạ của ông Giáp. Đàn em của Võ Nguyên Giáp như Lê Vinh Quốc, Văn Doãn phải ở ở lại Liên Xô không dám về nước. Văn Doãn tự tử chết, Lê Vinh Quốc sau này thành tướng lãnh Liên Xô. Thời Lê Duẫn, ông theo hạm đội Liên Xô về thăm Việt Nam trong phái đoàn Liên Xô nhưng các đồng chí cũ của ông ai cũng ngoảnh mặt làm lơ vì sợ Lê Duẫn ghép tội theo chủ nghĩa xét lại! Họ sùng bái Tàu, kiêng những từ có liên quan đến Tàu như trà tàu, thịt kho tàu, thím xẩm. . . tất cả phải gọi một cách kính cẩn là trà Trung Quốc! Thịt kho Trung quốc, người đàn bà Trung quốc! Tôi còn nhớ lúc nhỏ học ở chiến khu, ông thầy đảng viên hết sức ca ngợi Trung quốc. Ông nói : trong tiếng Việt, những chữ như ‘’Tàu’’,’’ ba Tàu’’, ‘’anh Ba’’, Ngô’’, ‘’chệt’’, ‘’khách’’ ‘’xẩm’’ là khinh bỉ, phải bỏ đi, như vậy là xúc phạm Trung quốc vĩ đại. Cũng không nên gọi là Trung Hoa vì chữ ‘’ Hoa’’ là kênh kiệu’’’ khinh người’’( Hoa là trái với Man, Di), mà phải gọi là Trung quốc. Sau này, tôi thấy những hàng hóa hay báo chí Trung Cng đề ‘’ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa’’! Tinh thần sùng bái thiên triều ăn sâu vào bọn lãnh đạo đảng. Nguyễn Đình Thi là ộng sản gộc, viết ‘’ Nguyễn Trãi ở Đông Quan’’ vì trong đó có câu: người Việt Nam ai cũng có một ông Tàu trong bụng’’ mà bị bọn thân Tàu trừng trị!
Ta có thể nói rằng từ thập niên 1960 về trước, Việt Nam thân Trung Quốc. Từ thập niên 1970, Việt cộng chống Trung quốc. Năm 1966, Trung quốc ngăn Liên Xô chuyển vũ khí cho Việt Nam qua đường xe lửa Trung quốc. Năm 1950, công binh Trung Quốc sang Việt Nam 50 ngàn, năm 1968, Việt Nam yêu cầu Trung quốc rút đi quân này Sau Lê Duẩn lên làm Tổng Bí Thư, Trung quốc tỏ ra lạnh nhạt. Trên đường từ Liên Xô về Việt Nam, Lê Duẩn ghé Trung quốc nhưng được tiếp đón lạnh nhạt. Việt Nam tố cáo Trung quốc . Hai bên đãu khẩu dữ dội. Họ dùng mọi danh trừ thô tục nhất như trong cuộc chiến Trung Sô. Đấu miệng đã đời họ quay sang đãu súng. Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, chúng ta thấy hai bên không những đãu gươm mà còn đãu khẩu! Có lẽ Kim Dung đã lấy cảm hứng từ cuộc chiến giữa các nước cộng sản anh em ! Cuộc chiến âm thầm, Việt Nam cô bưng bít nhưng đến lúc không bưng bít được nữa! Chiến tranh Hoa Việt đã khởi đầu. Năm 1979, Trung quốc tuyên bố ‘’ dạy cho Việt Nam mộbài học’’.
Nhân dân Việt Nam đã hai lần trải qua chiến tranh, nhưng dù sao Pháp và Mỹ cũng bắn phá những nơi tập trung quân đội, kho hàng và cầu đường. Còn trong cuộc chiến tại Lạng Sơn, quân Trung quốc đã dùng đội quân sơn cước ẩn nấp trong rừng. Ban đầu, quân Trung quốc rồ máy bay, nhưng vẫn nằm yên, quân Việt Nam liền dương cao xạ để bắn máy bay. Thế là các đại pháo của Trung quốc nhắm đến tiêu diệt hết các ổ súng phòng không của VIệt Nam. Sau đó xe tẳng Trung quốc tiến lên theo hàng ngang, tiêu diệt hết mọi thứ. Pháo Trung quốc bắn chi chít còn dày hơn bom B52 của Mỹ. Nếu pháo chưa dập bức tường tan nát, thì bộ binh sẽ dùng mọi cách đập các viên gạnh cho thành cám. Cổ nhân nói ‘’ chỗ nào quân Mông cổ đi qua thì cỏ không thể mọc lại.’’ Có lẽ ở đây cũng mang hình ảnh tương tự! Sau cuộc tấn công, không còn nhà, không còn cây, không còn cỏ, không còn một nấm mồ, không còn một viên gạch.. Người ngoài bắc đã nói: ‘’Trong chiến tranh Pháp, Mỹ, họ còn đào hầm ẩn nấp, nhưng nếu xảy chiến tranh với Trung cộng, thì họ không còn đào hầm nữa!’’
Việt Nam nhờ có kho vũ khí của Mỹ đem ra xài khiến cho Trung quốc thiệt hại vô số. Đây là lần đầu tiên, Trung quốc nhận thấy hai điều:
- Chiến thuật biển người đã lạc hậu, và lý thuyết chiến tranh của Mao là sai lầm.
- Vũ khí quyết định chứ không phải ý chí quyết định.
Từ đó Trung quốc nêu ra khẩu hiệu ‘’bốn hiện đại hóa’’ trong đó có hiện đại vũ
khí! Nhờ cuộc chiến Việt Trung, Trung quốc mua vũ khí Mỹ và nghiên cứu cách chế tạo vũ khí, trong đó thành công nhất là hỏa tiễn liên lục địa. Nay thì họ có đủ mọi thứ võ khí bán cho khối Trung Đông!
Việt Nam ôm chân Liên Xô chống Trung quốc đã khiến cho Trung Quốc căm giận. Họ coi Việt cộng như là một tên phản thầy, khi sư diệt tổ, phải xử theo’’môn quy’’ như trong các truyện tàu. Họ hăm sẽ dạy cho Việt Nam bài học thứ hai. Việt Nam lo sợ nên đã đi dây giữa Mỹ và Trung quốc. Họ năn nỉ Mỹ can thiệp vì vậy mà Trung quốc bỏ ý định dạy bài học thứ hai! Tuy không tiếp tục đưa quân tấn công, Trung cộng đã liên tiếp tấn công Việt cộng bằng nhiều cách, trong đó việc phá hoại và bao vây kinh tế là chủ yếu.
Trên thị trường quốc tế, chỗ nào Việt Nam muốn chen chân vào thì Trung cộng cũng lấn vào.Việt Nam xuất cảng lao động thì Trung quốc cũng xuất cảng lao đng với giá rẻ hơn. Việt Nam xuất cảng ngũ cốc thì Trung quốc cũng xuất cảng ngũ quốc với giá rẻ hơn và có chất lượng hơn. Đậu Trung quốc to hơn đậu Việt Nam. Gạo và nếp Trung quốc thơm hơn, dẻo hơn nếp và gạo Việt Nam. Ngoài ra Trung quốc còn chơi nhiều trò thâm độc hơn, bỉ ổi kiểu Tàu như là thu mua rất đắt chân trâu bò, rắn, mèo, rễ quế, đồng khiến cho nông dân không có đủ trâu bò cày bừa, chuột lộng hành vì không còn rắn, mèo bắt chuột, rừng quế héo hon vì trốc rễ, đường dây điện khắp nơi bị cắt để lấy đồng bán cho Trung quốc! Họ còn đưa hàng lậu vào Việt Nam qua biên giới Hoa Việt và Thái Lan, Cao Miên khiến cho rất nhiều của hàng quốc doanh đóng cửa vì hàng hóa trong nuớc không cạnh tranh nổi hàng Trung cộng. Trước đây Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cấm hàng hóa Tàu và cấm người Hoa kinh doanh và hoạt động trong một số nghề nhưng rồi đâu cũng vào đãy. Khoảng 1985,Việt cộng cũng ra lệnh cấm một số hàng Trung quốc nhưng được vài tháng lệnh trên bị vứt sọt rác vì trung ưong không dám đụng thiên triều.
Tại sao Việt Nam, Trung quốc tình nghĩa như thế mà lại đi đến chiến tranh như thế? Các cán bộ cao cấp im miệng như thóc, không tiết lộ bí mật vì sợ nhân tâm xao xuyến. Nhưng tin tức vẫn tiết lộ. Nguyên nhân chính là Trung quốc không muốn Việt Nam đánh Mỹ và xâm chiếm Miền Nam. Trung Quốc chủ trương hai nưóc Việt Nam và muốn Mỹ hiện diện tại Đông Nam Á để chận đường Nga Xô. Cuộc gặp mặt giữa Trần Văn Đỗ, và Việt Cộng tại sứ quán Trung cng năm 1954 là mang ý nghĩa đó. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam muốn chiếm miền Nam và đuổi Mỹ, và lập trường này đuợc Nga tán thành. Trung cộng càng căm hận thêm vì Việt Nam vong ân bội nghĩa, lừa thầy, phản bạn, ăn cháo đá bát! Nhưng Trung quốc cũng chịu thua vì lúc này Việt Nam cậy thế Liên Xô! Để tiến tới hội đàm Paris, Mỹ đã bí mật hội đàm với Nga và Hoa. Theo Nguyễn Ngọc Huy, Mỹ hứa hẹn chế độ tối huệ quốc cho Nga, nhưng sau khi ký hiệp định Paris năm 1973, Mỹ nuốt lời. Nga tức giận tăng viện quân và vũ khí cho Việt Nam để lấy cho đuợc miền nam cho bẽ mặt Mỹ. Năm 1974, Kulicov sang Hà Nôi lập kế hạch đánh miền Nam (Di Cảo 4, tr.50-51).
Trong khoảng 1968, quân cộng sản có vũ khí tối tân như AK, trong khi quân Việt Nam chỉ có súng trường thời Pháp. Quân cộng sản có hỏa tiển của Nga đã hạ B52 như sung rụng, và B40 của cộng sản một quả đủ sức đốt cháy sắt thép và công sự các đồn. Xe tăng Liên Xô dày hơn mạnh hơn xe tăng Mỹ. Trong khi Liên Xô tăng viện còn Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến thì chấm dứt trách nhiệm với Miền Nam, tất nhiên trong tình thế này Việt Nam cộng hòa phải thất trận!
Năm 1975, Pháp và Trung cộng đã dự mưu lập một Việt Nam trung lập. Nếu Dương Văn Minh đồng ý thì Trung cộng và Pháp sẽ đem quân chống lại quân Liên Xô và Việt Cộng. Chính vì tin tưởng lá bài trung lập, sau tháng 4-1975, một số tướng lãnh, và bộ trường đã ở lại! Cũng vì sợ Trung cộng can thiệp và một số lãnh đạo trong Mặt Trận Giải Phóng theo chính sách Trung lập nên Việt Cộng vi vàng thống nhất và giải thể Mặt Trận Giải Phóng. Ảnh hưởng của Trung cộng và Pháp rất mạnh ở Việt Nam. Sau 1975, một số trí thức, quân đội và tôn giáo, trong đó chủ yếu là Cao Đài đã tập họp lực lượng để giải phóng đất nước theo đường lối trung lập. Nghe nói họ đã cho người sang tận Bắc kinh thương thuyết, và đã đuợc Trung cộng và Pháp hứa hẹn ủng hộ. Lực lượng của họ rất lớn, từ Sai gòn cho tới lục tỉnh. Một số tỉnh ủy miền nam như Biên Hòa, Tháp Mười theo họ. Họ tổ chức thành các Hợp tác xã, các cơ sở sản xuất hay thương mại để che mắt cộng sản. Người ta đồn rằng CIA Mỹ quyết phá vỡ kế hoạch này bằng cách báo tin cho Việt Cộng vì Mỹ không muốn Pháp và Trung Cộng hớt tay trên. Cộng sản Hà nội bèn cho một nhóm công an đặc nhiệm vào Nam giả đò mở chiến dịch kiểm tra văn hóa đồi trụy, rồi đột nhiên đánh vào các cơ sở nghĩa quân. Kết quả một số chiến sĩ quốc gia đã bị xử tử hình như Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân , HỒ Văn Bạch(?) và khoảng sáu ngàn người bị bắt trong đó có Mã Thành Công, tiến sĩ Sử học, Phó Viện Trưởng viện Đại Học Cao Đài. Dường như Mười Vân ở Biên Hòa cũng vì liên hệ vụ này mà bị cộng sản xử tử!
Việt Nam chống Trung quốc, nhưng sự thật Việt Nam là đồ đệ trung thành của Trung quốc. Đấu tố, học tập cải tạo, gian manh, tàn ác là chính sách của Mao Trạch Đông. Khoán sản phẩm, mở cửa cho tư bản đầu tư là chính sách của Đặng Tiểu Bình.
Việt Nam trước sau đều lấy Trung quốc làm kiểu mẫu. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam cô thế, phải ôm chân Trung quốc và chịu nhượng bộ Trung Quốc về biên giới và lãnh hải.
Tại sao vậy? Trước tiên là yếu tố tâm lý. Những kẻ gian manh, do cơ hội mà thành công thường có tâm lý hèn yếu, sợ hãi. Họ phải có một chỗ nương dựa, phải có dù che, phải có bậc thầy, phải có đàn anh bảo trợ đứng đàng sau để dương oai đối với dân chột ngày mai dân nổi lên, họ chạy về đâu? Chỉ có con đường chạy qua Trung quốc như đời Lê Chiêu Thống. Vi vậy mà nay Việt Cộng đã bán nước cho Trung cộng. Ngoài ra, những người trong phe thân Trung quốc muốn bảo vệ ngôi vị của họ nên đã cam tâm làm nô lệ Trung quốc, chịu nhượng bộ tất cả, kể cả giang sơn tổ quốc để được vinh hoa phú quý. Cụ thể là trong đại hội đảng mới đây họ đã mời Hồ Cẩm Đào sang gây thanh thế và hù dọa dân chúng, đó là ‘’cáo mượn oai hùm’’ vậy!
Việc bán nước đã xảy ra từ lâu. Trước tiên là Phạm Văn Đồng đã ký văn bản năm 1968 công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là đất Trung Quốc. Trong cuộc thủy chiến giữa quân Trung cộng và Việt Nam cộng hòa năm 1974, Phạm Văn Đồng lại lên tiếng công nhận các quần đảo trên là đất Trung quốc. Ngoài ra, trong thời kỳ 1950, Việt cộng đã để cho quân Trung quốc chiếm đất đai biên cương, lấy cớ là yểm trợ quân đội cộng sản Việt Nam Trong những vùng này người Việt Nam cũng như Liên Xô đều cấm vào ( Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, tr.371).
Trung quốc là một nước lớn, và bọn Trung cộng là một bọn gian manh, và bọn cộng sản Việt Nam là một lũ bán nước. Chỉ chờ khi nào tiêu diệt cộng sản, lập một chính thể dân chủ thực sự, chúng ta mới đưa vấn đề này ra liên hiệp quốc để giải quyết.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 054
NGUYỄN THIÊN THỤ * NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Nhân văn và giai phẩm
NGUYỄN THIÊN THỤ
Sau khi trở về Hà Nội , một nhóm văn nghệ sĩ đoàn kết với nhau cùng chống đảng. Họ gồm có Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Phùng Cung, Trần Duy, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo. Tạ Hữu Thiện, Hữu Loan, Chu Ngọc, Như Mai. Họ tranh đãu với mục đích xây dựng đảng, chỉ trích những sai lầm của đảng, mà quan trọng nhất là đòi dân chủ hóa trong đảng, đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.
I. NGUYÊN NHÂN
A. Những nguyên nhân xa
1.Cuộc hạ bệ Staline ( 1879- 1953)
Đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô đã làm cho nhân dân Xô Viết và thế giới kinh ngạc vì bản báo cáo của Khrushchev đọc đêm 24 rạng ngày 25 tháng hai năm 1956 lên án Staline vi phạm sinh hoạt dân chủ, phạm nhiều tội ác và bày ra việc tôn sùng cá nhân.
Tội ác của Staline thì rất nhiều. Bản báo cáo mật của Khrushchev cho biết:
- Năm 1934, đại hội XVII bầu ra 139 ủy viên trung ương, đến dại hội XX đã có 98 vị bị bắn và tống giam. Trong số 1.956 đại biểu dự đại hội XVII đã có 1.108 người bị kết án phản cách mạng, bi giết và bị giam, hàng vạn đảng viên khác, hàng triệu dân chúng bị tù đày và bị giết.
- Staline đã lưu đầy các dân tộc thiểu số.
- Staline đã giêt hàng ngàn sĩ quan của Hồng Quân.
- Staline đã ngu si trước hiểm họa Đức quốc, không biết điều khiển đất nước nhất là lãnh đạo chiến tranh.
Đại hội ngoài việc chống sùng bái cá nhân còn bãi bỏ luận thuyết của Staline :’cách mạng nhất thiết phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đãu tranh giai cấp càng quyết liệt.’
2. Phong Trào đồng khởi tại Đông Âu
Các dân tộc bị áp bức luôn luôn tìm cách vùng dậy. Nhận thấy Khrushchev dễ hơn Staline, dân chúng Đông Âu vùng lên chống độc tài.
Sau vụ Poznan ( 28-6-1956), nhân dân Ba Lan nổi lên chống đảng, tinh thần ái quốc của Ba Lan bùng lên. Đảng cộng sản Ba Lan đưa Gomulka từ nhà tù về nắm chính quyền. Liên Xô nuốt giận làm lành.
Tháng 10-1956, Hung Gia Lợi vùng lên, đưa Imre Nagy lên lãnh đạo. Nga bèn đưa quân qua đàn áp xâm chiếm.
3.Trăm Hoa Đua Nở tại Trung quốc
Từ đó phát sinh ra chủ trương xét lại trong thế giới cộng sản. Mao Trạch Đông tức giận Khrushchev vì ông đã làm mất thần tượng Staline của họ, và gây ra phong trào xét lại làm lung lay địa vị của họ. Nhưng mệnh lệnh của Liên Xô bắt Trung Quốc phải xét lại, họ phải miễn cưỡng tuân theo. Ngày 25-5-1956, Lục Định Nhất, cục trưởng cục tuyên huấn tuân lệnh Mao triệu tập các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ đến viện Hoài Nhân Đường ở Bắc Kinh để nghe ông đọc một bài diễn văn nhan đề là Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tranh Minh ( trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Họ Lục bảo tám chữ trên do Mao sưu tầm văn học cổ và giao cho ông giải thích. Nói tóm gọn, Mao cho phép dân chúng phê bình đảng. Năm 1957, nhóm La Long Cơ, Hồ Phong khởi dậy chống đảng. Chịu không nổi phê bình của dân, Mao bắt nhốt những ai chống đối. Độc tài đảng trị laĩ hoàn đảng trị độc tài.
B. những nguyên nhân gần
1.Việt Nam
Năm 1956, Liên Xô cử Mikoyan sang Việt Nam giải thích về đường lối xét lại của cộng đảng Liên Xô. Ông Hồ tìm cách thoái thác bảo rằng cuộc cải cách ruộng đất đang dở, nếu tuân theo ‘tân chính sách’ của Liên Xô thì hỏng hết. Do đó, đến tháng 8 năm 1956, đảng cộng sản Việt Nam mới phổ biến tân chính sách của đại hội cộng đảng XX của Liên Xô. Khi công việc cải cách ruộng đất đã xong, đã giết được những ai muốn giết, đã cướp được những tài sản muốn cướp, Hồ Chí Minh mới bắt đầu đóng vở tuồng khóc lóc xin lỗi đồng bào, và ra lệnh sửa sai. Lợi dụng chính sách sửa sai, ông Hồ dùng một ná bắn hai chim, vừa lấy lòng đồng bào, vừa trừ Trường Chinh, một Khruschev thứ hai có thể hạ ông trong hiện tại hay trong tương lai khi ông nhắm mắt. Do đó ông quy tội cho Trường Chinh về cải cách ruộng đất và bãi chức Tổng bí thư của ông. Một mặt ông thả 12 ngàn đảng viên bị tù, vì quy sai, trả lại danh tiết cho các đảng viên bị xử tử, nhưng ruộng đất của nông dân thì không trả lại, và bần cố nông vẫn nắm quyền hành ở các nơi từ địa phương cho đến trung ương. Từ đây, các thủ hạ của Trường Chinh từ Hồ Viết Thắng trở xuống thì bi khai trừ hoặc bị giết, bị giam. Việc này cũng xảy ra cho Võ Nguyên Giáp sau này ở thời Lê Duẩn. Các công nhân Nam bộ tập kết nổi loạn tại bót cảnh sát Bờ Hồ, Hà Nội để giải thoát cho một số tập kết bị giam nơi đây. Uy tín của đảng bị sứt mẻ, quần chúng căm giận nổi lên như vụ Quỳnh Lưu (11-1956) khiến đảng phải đưa xe tăng đến để đàn áp.
2.Vật chất thiếu thốn
Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung quốc rất nặng. Trung quốc Mao Trạch Đông cũng là một loại phong kiến và thực dân. Cán bộ, sĩ quan của họ rất phân biệt nào là áo bốn túi, áo hai túi, cơm đại tái, tiểu táo. Từ 1950, cố vấn Trung cộng sang VIệt Nam, từ đây Việt Nam theo quy chế Trung Quốc. Bề ngoài là dân chủ, bình đẳng, nhưng bên trong đã hình thành một giai cấp mới, và đã có sự phân biệt giai cấp. Đây là một tính quốc tế cộng sản chứ không riêng gì Việt Nam. Trong chiến khu, cấp trung ương và cấp tướng, tá ở riêng, dân chúng và cán bộ không đuợc thấy, nhưng về Hà Nội thì mọi sự đều phô bày ra ánh sáng.
Vũ Thư Hiên viết về sự hưởng thụ của cng sản ngay từ ngày đầu về Hà Nội:
Kỳ cục nhất, buồn cười nhất là chuyện quy định về sử dụng xe cộ. Cấp cục,vụ được đi chung xe Mốt- Cô-Vích ( Moskovich). Cấp thứ, bộ trưởng được đi xe Pobeda (Pobeda), đi riêng, với rèm che hai kính hông. Cấp ủy viên trung ương đi xe có che thêm rèm ở kính hậu. Còn các ủy viên bộ chính trị, ban Bí thư đi xe Von- ga(Volga), thêm rèm ở hai hai kính cửa trước. Lãnh tụ tối cao, Tổng bí thư sang hơn nữa, có Chai-ka (Tsaika). Khi tiếp khách hoặc trong dịp khánh tiết thì dùng xe Din(Zil) bọc thép có kính chống đạn.
Vừa về tới Hà Ni, mỗi vị lãnh tụ đã chiếm một dinh thự khang trang của tây hoặc của các nhà giàu bỏ chạy vào Nam, mỗi nhà là một hành dinh với đầy đủ các bộ phận phục vụ, thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ, cấp dưỡng. Các vị làm việc tại nhà, các thư ký, giao thông viên chạy như đèn cù giữa các hành dinh để các vị liên lạc với nhau (DGBN, 64-65).
Trong khi cán bộ sống sung sướng như thế, nhân dân và các văn nghệ sĩ sống rất thiếu thốn, cực khổ. Khi về Hà Nội, đưọc bạn bè đãi tiệc, cầm đũa chỉ vào dĩa thịt gà, Phan Khôi nói đùa:
''Chín năm nay tao mới lại gặp mày''
3. Tinh thần căng thẳng
Năm 1950, lòng người còn tin kháng chiến. Lúc này tại khu bốn, tướng Nguyễn Sơn rất tôn trọng các văn nghệ sĩ, đối đãi văn nghệ sĩ rất tốt. Nhưng sau 1950, Nguyễn Sơn bị đuổi về Trung quốc vì tội chống Võ Nguyên Giáp. Các người kế nhiệm khinh bỉ, coi thường văn nghệ sĩ cho nên họ không cộng tác. Nhất là sau 1950 trở đi, việc chỉnh huấn, cải tạo tư tưởng đã làm văn nghệ sĩ mất cảm hứng sáng tác, và mất cảm tình với đảng. Cuộc sống vật chất đã làm cho văn nghệ sĩ lo âu, cuộc sống tinh thần càng làm cho họ đau khổ. Thân thể đọa đầy, tương lai của họ rất đen tối vì có thể bị tù đày bất cứ lúc nào vì nạn văn minh chính ủy.
4. Bất công xã hội
Trong khi đại đa số quần chúng văn nghệ sĩ sốn thiếu thốn thì các lãnh tụ đảng và lãnh tụ văn nghê như Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân v.v.. có một đời sống vật chất cao sang chẳng khác những ông hoàng ngày xưa. Phan Khôi đã gọi những nhà văn trên là'' giai cấp lãnh đạo'', còn các văn thi sĩ nghèo và cô thế là ''quần chúng văn nghệ''. Nhiều người khác gọi trắng ra là '‘cai văn nghệ'’ và ‘' cu ly văn nghệ'’. Hai từ sau mới thật đúng. Một nhà văn Đông Âu đã gọi các lãnh đạo cộng sản là một giai cấp mới. Nay về Hà Nội, người ta mới thấy rõ bộ mặt thực của giai cấp mới. Nhưng thực tế, hiện tượng này đã có trong kháng chiến chống Pháp mà ít người biết. Trong khi bộ đội phải ăn uống kham khổ, nhiều người phải nhờ gia đình tiếp tế. Cán bộ đảng vẩn ăn uống bình thường như mọi người nhưng buổi trưa, buổi tối, họ viện cớ đi hội ý, hội báo, tới địa điểm riêng, không ai đưọc bén mảng, để ăn uống thức ngon vật lạ với nhau.
II. PHONG Trào phản kháng
Khi về Hà Nội, cộng sản đã phát động ngay chiến dịch ca tụng đảng, bác. Nhưng đa số đồng bào thờ ơ. Khi về Hà Nội, cộng sản còn lo việc nhà cửa, xe cộ, chưa có thì giờ để lo việc kiểm soát văn hóa. Hơn nữa, mới về Hà Nội, họ chưa muốn thi hành chánh sách tàn ác ra vội, cho nên trong mấy năm đầu tư nhân vẫn có quyền ra báo và xuất bản sách. Vì hòan cảnh tự do này, một số báo chí tư nhân đã ra đời.
1.Thời Mới
Đây là một tờ báo tư nhân còn sót lại, xưa nay vẫn phục tùng đảng, bỗng nhiên họ đặt vấn đề: ''Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không''? Ý bộ cao cấp (phi bốn túi bất thành phu phụ). Bài này không chỉ trích cán bộ nhưng đã làm cho uy tín đảng sứt mẻ. Sau Nhân Văn, Giai Phẩm công khai chống đảng Thời Mới cũng như Nhân Dân, Học Tập cũng công kích đảng.
2. Giai Phẩm ( Giai Phẩm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông)
Tháng 2- 1956, sau khi Khrushchev hạ bệ Staline, một số văn nghệ sĩ bấy lâu nay bất mãn, nghe tin này rất phấn khởi. Họ thấy đây là cơ hội vùng lên chống đối. Tháng 3-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956, trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài Ông Bình Vôi chỉ trích các lãnh tụ già. Tiếp theo đó là cuốn Giai Phẩm Mùa Xuân, cũng có tư tưởng phê bình đảng. Trần Dần bị bắt vì viết bài Nhất Định Thắng bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscou sai Mikoyan sang Hà Nỗi, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch ‘Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh’ , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo Giai Phẩm Mùa Thu ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội.
3.Nhân Văn
Tờ Nhân Văn ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố Hữu lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế đảng ngày càng xuống dốc thê thảm.
4.Đất Mới
Đây là tờ báo của sinh viên đại học. Ra được một số thi bị đóng cửa. chủ nhiệm tờ báo là sinh viên Bùi Quang Đoài bị đuổi học, sinh viênVăn Tâm cũng bị trừng phạt, giáo sư Phan Kế Hành là người có cảm tình với tờ báo sinh viên bị chuyển công tác.
5. Trăm Hoa
Tờ này của Nguyễn Bính, sau ‘trên’đem tiền bạc và phương tiện yểm trợ để chống lại Nhân Văn nhưng Nguyễn Bính ngang tàng không tuân theo lệnh mà còn chống lại. Tô Hoài viết:
''Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản giúp Trăm Hoa. Tôi được giao thuyết phục một báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn.. . .Tờ Trăm Hoa ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân Văn, như chẳng đi với ai. Trên nhận xét từng số, từng bài cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết. Tôi bàn lại với Nguyễn Bính, Nguyễn Bình cười:
''Trăm Hoa phải thế mới là Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Nếu không thì mày làm quách cho xong'' ( Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, 64).
6.Văn
Tháng 12-1956 đóng cửa Nhân Văn. Đảng chỉnh đốn hội Văn Nghệ, bầu ban chấp hành mới, loại các văn nghệ sĩ chống đối, cho ra tuần báo Văn do Nguyễn Công Hoan làm chủ bút, Nguyễn Tuân làm phó và Nguyên Hồng làm tổng thư ký. Tờ Văn không sốt sắng ca tụng đảng, một nửa số trang dịch tiểu thuyết Nga, một nửa viết về văn học Trung quốc. Thế là khôn, chỉ nói về văn học hai nước đàn anh thì tất là không va chạm ai. Nhưng quần chúng thờ ơ. và đảng lại chê họ. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân quay ra chống đảng. Trên tờ Văn, xuất hiện Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi. . .Tờ Văn ra được 36 số, tồn tại đến 1- 1958 với bài ''Ông Năm Chuột'' của Phan Khôi thì giao cho Nguyễn Đình Thi và đổi thành Văn Học.
III. Phương pháp tranh đãu
Thơ văn Nguyễn Chí Thiện là những cú đánh thẳng vào cộng sản. Các văn nghệ sĩ trong Nhân Văn, Giai Phẩm không dùng chiến thuật này đuợc, họ phải dùng chiến thuật khác. Họ thường dùng những chiến thuật sau đây:
- Nói bóng gió
Chế độ cộng sản dã man tàn bạo cho nên người văn nghệ sĩ phải viết kín đáo, tránh đng chạm thẳng với đối thủ để tránh thiệt haị. Phần lớn các tác phẩm trong Nhân Văn, Giai Phẩm đều viết theo lối ‘ Ông Bình Vôi’ và Tìm Ưu Điểm’.
- Nửa nạc nửa mỡ
Giả khen đảng, đứng vào lập trường đảng nhưng sự thực là công kích đảng, chống Mỹ ngụy nhưng bên trong là chống đảng, hay chống một số lãnh tụ như bài’ Cái Bụng’ của Xuân Diệu, Nhất Định Thắng của Trần Dần. Trần Dần gọi là ‘lối xôi đỗ’, nghĩa là đả kích xen ca ngợi. Đó cũng là trường hợp Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo.
- Đối thoại thẳng thắn
Đó là phương pháp nghiên cứu của các học giả, cụ thể là phương pháp của Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Sĩ Ngọc.
Phan Khôi dùng nhiều chiến thuật khác nhau. Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đôi khi cũng dùng phương pháp thứ hai.
IV. NộI dung phản kháng
Công cuộc phản kháng có nhiều mục tiêu. Sau đây là những mục tiêu chính:
1. Chống bất công xã hội:
Trước đây, bất công xã hội là một đề tài được cộng sản chú trọng khai thác để gây căm thù giàu nghèo và sách động quần chúng đi theo đảng chống thực dân, chống địa chủ và chống tư sản. Và đa số con người xua nay vẫn nghĩ rằng cộng sản tàn bạo nhưng công bằng vì tất cả bọn nhà giàu đã bị tiêu diệt. Không ngờ sau khi về Hà Nội, mọi người mới thấy được sự thực trần truồng: xã hi cng sản không có công bằng, vẫn vua quan, vẫn tồn tại giai cấp cai trị và giai cấp bị trị. Những lãnh đạo đảng trở thành những chủ nhân ông, những tên tư sản mới, ăn xài phung phí, chúng được hưởng thụ bao tiện nghi trong khi nhân dân khố khổ lại bị cùm kẹp khốn khổ hơn thời phong kiến và thực dân. Ngày xưa thơ văn cách mạng, thơ văn hiện thực là do bọn con nhà giàu ăn no rững mỡ, xót thương những người cùng khổ nên viết để tranh đãu cho người cùng khổ. Thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là nói chính nỗi khổ của họ và nỗi khổ của nhân dân lao động.
Hoàng Huế viết:
Ai cũng biết đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đây là một sự thật đáng buồn vẫn hàng ngay đập vào mặt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
Chúng ta không thắc mắc cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa, tủ kính và ánh đèn xanh đỏ, có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một tòa soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ, thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chỉ dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gửi đi rồi im lặng không nghe mt tiếng trả lời.
Sự thật đã có những nhà văn viết đem, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không thể nào mua đuợc dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng viết cho xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ. Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối của một gian nhà nhỏ ở ngoạo ô Hà Nội, khi không có tiếng vơ con kêu khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước có một ngọn đèn dầu để thức mà viết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con khóc mà đứt ruột. ( Trăm Hoa Đua Nở, 11-12).
Bài Chống Tham Ô Lãng Phí của Phùng Quán là một bản cáo trạng về sự phung phí của giai cấp cai trị trong khi quần chúng thiếu thốn, nghèo khổ. Bài thơ này rất hiện thực và rất thành thực. Mỗi câu, mỗi chữ là một nhát roi quất vào mặt các lãnh tụ và đảng viên cộng sản:
Chống Tham Ô Lãng Phí
Ta đã đi qua,
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt;
Tôi đã gặp,
Những bà mẹ già quấn dẻ rách.
Da đen như củi cháy giữa rừng.
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng,
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.
Tôi đã gặp,
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? Ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng,
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng Kiến An, Hồng Quảng,
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng.
Hai mùa lúa không có mt bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp,
Những đứa em còm cõi,
Lên năm, lên sáu tủi đầu
Cơm thòm thèm đn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mong đến tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày. . .
Tôi đã đi giữa Hà Nội
Giữa những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xăn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác.
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để dựng xây kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm,đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa
Như giấy trang kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào con tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
Đài xem lễ , họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi màu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn thịt da cách mạng
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ ‘đài xem lễ’ tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm, thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ to, cao,thấo, bép, gầy
Khắp mặt đất như ruồi như nhặng
Ở đâu cũng có
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân Dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt xé ngang chùi đít
Những người này không bao giờ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i tờ!
Tôi đã đến dự những phiên tòa
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mắc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi lấy đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng rỏ máu lấn vành đai!
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đi trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong!
(THDN, 117-119)
Những bài thơ này đã lột mặt nạ cộng sản tuyên truyền về một xã hội công bằng và cơm no áo ấm. Nhưng thực tế, trong chế độ cộng sản nhân dân càng khổ hơn, nhất là giới văn nghệ sĩ.
6. Chỉ trích lãnh tụ già nua bất tài nhưng độc ác
Các lãnh tụ cộng sản bắt dân chúng và văn nghệ sĩ suy tôn chúng nhưng dứơi mắt các văn nghệ sĩ yêu nuớc, họ chỉ là những kẻ bất tài, chỉ làm hại nhân dân. Bài thơ của Lê Đạt đã đánh vào các lãnh tụ cao cấp cộng sản, trong đó ông Hồ là người già nhất:
ÔNG BÌNH VÔI
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lâi
Phan Khôi cũng viết bài Ông Bình Vôi để giải thích bài thơ của Lê Đạt, và cũng có mục đích tố cáo các lãnh tụ:
.'' . . Cái bình vôi sao lại gọi bằng ông? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể làm haị mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm cũng gọi bằng ‘ông’.
Con cọp ăn thịt mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng’ Ông Trưởng’, con chuột cắn quần áo mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông Núc’, cái che , to, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng’ Ông Che’. Người Việt Nam từ sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn,,hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.'' (THDN, 75)
7. Chỉ trích nịnh hót
Cộng sản hô hào san bằng giai cấp, phá bỏ biên giới quốc gia nhưng người cọng sản lại có óc bè phái, óc cục bộ nặng nhất. Sự thực con người phần nhiều thích nịnh hót. Bên cạnh vua chúa ngày xưa thường có nịnh thần, nhưng cũng có trung thần. Bọn cộng sản bắt dân hoan hô, lâu ngày chúng sinh ra kiêu căng, độc tài và bệnh tôn sùng cá nhân. Bên cạnh lãnh đạo toàn là một lũ nịnh thần. Cộng sản luôn bắt nhân dân hoan hô đảng và tôn sùng lãnh tụ. Ai xu nịnh thì được hưởng quyền lợi, địa vị. Ai không chịu uốn lưng thì bị đày đọa.
Hữu Loan viết:
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ '‘Dân Chủ Cng Hòa'’
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống.
Không quần chùng áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng,
thang lưỡi,
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên:
‘Dạ, dạ, thưa anh. . .
Dạ, dạ, em, em’
Gải cổ
Gải tai:
‘. . . anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!’
Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay
(THDN, 17)
8. Chống bè phái
Cộng sản luôn nói tranh đãu cho công bằng, cho dân chủ nhưng đó là những lời tuyên truyền. Óc bè phái và thiên vị là một điều phổ biến trong chế động sản. Bài Tìm Ưu Điểm của Phan Khôi là một phê phán về các ‘ông trời’ trong xã hội cộng sản.
9. Đòi tự do dân chủ, dân chủ
Nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm một lần tranh đãu cho cả hai sự tự do. Một là tự do dân chủ cho toàn dân và một tự do dân chủ cho văn nghệ sĩ. Nhân dân Việt Nam dưới ách độc tài cộng sản mất hết mọi thứ tự do. Trần Duy viết bài Thành Thật Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ, đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11-1956, phần mở đầu như sau:
''Hội nghị lần thứ 10 của ban Chấp hành trung ương đảng Lao Đng Việt Nam có nhận định ở miền bắc chúng ta chưa thực hiện dầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đã thảo luận những biện pháp bổ khuyếtt cần thiết để đề nghị với chính phủ và quốc hội.
Chúng tôi hoan nghênh những nhận định ấy, và hy vọng những biện pháp bổ khuyết cần thiết trên sẽ mang lại cho báo chí, văn nghệ đời sống miền bắc một luồng gió mới. . . luồng gió tự do, dân chủ''.
Bắo Nhân Văn đãu tranh cho tự do dân chủ cũng không ngoài ý muốn nào khác là tự nguyện làm một tên lính tiền phong cùng đảng và nhân dân chiến đãu cho mt mục đích chung'' (THDN, 233).
Trần Đức Thảo, một triết gia đã nghe lời dụ dỗ của cng sản mà bị giam hãm trong ngục tù. Ông đã tranh đãu cho tự do, dân chủ trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956. Mở đầu, ông viết:
''Tự do của quảng đại quần chúng, đãy là một nội dung chân chính mà chế độ ta thực hiện về mặt căn bản và có điều kiện để phát triển không ngừng. Nhưng đây tổ chức của chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũng đoạn bởi những bệnh nặng nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân'' ( THDN, 289).
Người làm văn học nghệ thuật ở chế độ cộng sản bị khổ sở trăm bề. Họ bị kiểm duyệt, bị kiểm thảo phê bình, bị phạt, bị tù.. . nếu họ lỡ lời, lộ ý chống đảng. Người nghệ sĩ luôn bị bọn kiểm duyệt, bọn chính ủy lên lớp về lập trường , về chủ trương chính sách. Nguyễn Chí Thanh là một ông tướng võ biền cũng tỏ ra là một tay lý luân Mác xít. Những người này đã làm khổ văn nghệ sĩ. Nay, văn nghệ sĩ trong Giai Phẩm và Nhân Văn quyết tâm tranh đãu cho tự do sáng tác. Đó là mục tiêu chính của cuộc phản kháng. Phan Khôi đã viết ''Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ''
của ông đã đặt ra vấn đề tự do sáng tác. Ông viết:
''Phải nói rằng văn nghệ sĩ muốn được tự do, nhưng họ chỉ yêu cầu được tự do trong nghệ thuật'' (THDN, 64).
Ông cho rằng các cán bộ đảng cũng ‘ có thái độ kị húy trong văn chương của thời phong kiến’ và ‘ hai năm nay lãnh đạo văn nghệ đã đi quá trớn’ (THDN, 64).
Trên Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang viết về văn nghệ hiện thực:
''Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ đuợc nói đến xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa bị cướp áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm,thủ kho cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng''
Sĩ Ngọc có thái độ thẳng thắn hơn. Ông đòi hỏi cán bộ phải có vốn liếng chuyên môn. Số đông cán bộ cao cấp như Trường Chinh dốt mà vẫn lớn tiếng phê bình văn nghệ, nay ra chỉ thị này, mai ra chỉ thị kia. Ông viết bài ''Làm Cho Hoa Nở Bốn Mùa'' trên Giai Phẩm Mùa Đông có đoạn:
''Muốn lãnh đạo cái gì cần phải biết cái đó. Đó là tác phong lãnh đạo cách mạng. Phải hiểu biết nông thôn mới lãnh đạo được nông nghirệp, phải hiểu biết thành thị mới lãnh đạo được công nghiệp, phải hiểu nghệ thuật mới lãnh đạo được văn nghệ. Quan điểm ‘thành phần chủ nghĩa’ đã làm cho một số đông tưởng lầm rằng cứ là thành phần công nông thì cái gì cũng làm được. Họ đã đánh giá sai sự giác ngộ chính trị của người nghệ sĩ và không biết thực tế của nghệ thuật Việt Nam như thế nào'' (THDN, 260).
Đào Duy Anh trong bài ''Muốn Phát Triển Học Thuật'', đăng Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 năm 1956 đã kết ti đảng đã làm suy yếu việc phát triển học thuật vì dảng đã đem chính trị vào văn học:
''Theo tôi thiết nghĩ thì công tác chuyên môn căn bản phải do những nhà chuyên môn phụ trách.. . . Trong địa hạt khoa học tụ nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn. Trong địa hạt khoa học xã hội,
Thì mối tệ cũng không kém... thái dộ lũng đoạn học thuật do quan niệm hẹp hòi về lập trường gây nên, có thể tạo thành cái tác phong nghiên cứu hờI hợt, thiếu nghiêm túc và chính xác, rất có hại cho công cuộc nghiên cứu chân chính.. .. .Cái điều kiện cuối cùng mà không thể thiếu được, để cho học thuật tiến triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận''( THDN, 286).
Một thi sĩ vô danh đã đăng thơ lên báo Văn Nghệ số 24 ngày 10-10-1957 để chế riễu các‘mẹ chồng cay nghiệt’ của đảng:
Ông ‘Vỗ Ngực’
Học thuật, văn chương chửa sạch nghề,
Tập toè lên lên lớp cũng khen chê.
Giáo điều khó nuốt lèn thô bạo,
Lý luận không tiêu, kéo nặng nề.
Tình cảm khô khan như củi gc,
Phê bình nồng nặc tựa cơm khê.
Anh em vặn lại cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ đảng chực lòe (THDN, 13)
10. Phê bình các chính sách của Đảng
Các văn nghệ sĩ đã chú trọng đến việc phê bình chính sách của đảng. Cải cách ruộng đất là một trong những vấn đề hàng đầu. Những nhà trí thức bậc nhất của Việt Nam là Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã kết án cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
Trần Đức Thảo trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 đã nhấn mạnh ‘những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách rung đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa’ Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra ‘một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa’ là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .'' (THDN, 289- 290)
Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam:
''Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối vớI quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân ''( THDN, 291).
Nguyễn Mạnh Tường là một luật gia, ý kiến của ông rất xác đáng. Trong bài ''Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất'' đọc tại Mặt Trận Tồ Quốc Hà Nội ngày 30-10-1956, với tư cách đại diện trí thức Hà nội. Bài này được đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956. Nguyễn Mạnh Tường đứng trên quan điểm pháp luật nhận định về chính sách Cải Cách Ruộng Đất của đảng. Bài này gồm những điểm chính như sau :
- Lệnh Trường Chinh giết oan mười hơn bỏ sót một là quá tả và vô lý.
- Không được trừng phạt một tội đã phạm quá lâu.
- Trừng phạt một cá nhân phạm tội, không được trừng phạt vợ con.
-Muốn kết tội một người phải có bằng chứng.
- Phải điều tra, phải bảo đảm quyền lợi người bị tố.
Tiếp theo, ông nói đến những nguyên nhân đưa đến sai lầm.
- Quan điểm ta địch, bạn thù rất mơ hồ
- Hành động bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.
- Bất chấp chuyên môn.
Nguyễn Mạnh Tường còn nói rằng ‘chính trị đàn áp chuyên môn như thế nào; xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn.. . Và ông kết luận chính quyền ta thiếu dân chủ (THDN, 305)
Nguyễn Mạnh Tường đã phê bình khía cạnh pháp ký trong cải cách ruộng đất và trong sinh hoạt quốc gia. Nguyễn Hữu Đang cũng chỉ trích tòa án xã hội chủ nghĩa. Ông viết:
''Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử'' ( Nguyễn Văn Trấn, 274).
Hoàng Cầm đã viết bài thơ Em bé Lên Sáu Tuổi đã thương xót một em bé con nhà điạ chủ không cha mẹ, ( cha đã bị đảng giết, mẹ chạy trốn vào Nam) đi lang thang khắp nơi. Bài này rõ ràng là không có lập trường giai cấp. Tác giả đã không căm thù giai cấp lột mà còn đứng về phe địch:
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố cường hào nợ máu
Đã trả trước nông dân
. . . . . . . . . .
Có cụ già đói khổ
Lập cập đi mò cua
Bố mẹ nó không còn
Đứa bé này gầy còm
Bỗng thương tình côi cút
Cụ nhường cho miếng cơm
. . . . . . . . .
Chị bần nông cốt cán
Ứa nước mắt quay đi
- Nó là con địa chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy .
Chị đi bỗng lùi lại
Nhìn đứa bé mồ côi
Cố tìm vết thù địch
Chỉ thấy một con người
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đem khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo
Cà hai chị cán b này đã bị đảng trừng phạt vì tội cho đứa bé miếng ăn và tội mất lập trường. Cuối bài, Hoàng Cầm quy cho đảng về chính sách độc ác và con người không tim:
Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đường lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do b óc chảy lười
Chỉ mt màu sắt rỉ
Đã lâu năm ngủ kỹ
Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy,
Đầy gân thiếu trái tim ( THDN, 237- 238).
Bài thơ này có giá trị nhân bản vì tình yêu nhân loại của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng phản ánh một điều. Chính sách đảng sai lầm nhưng lòng dân sáng suốt, chính sách đảng độc ác nhưng lòng dân nhân từ. Đề tài người máy không tim là một đề tài được Minh Hoàng trong Đống Máy và Như Mai với Thi Sĩ Máy sử dụng làm ẩn dụ.
9. Đề cao tinh thần bất khuất
Trong bài Lời Mẹ Dặn, Phùng Quán kêu gọi văn nghệ sĩ hãy can đảm chiến đãu, nêu cao truyền thống bất khuất của tiền nhân:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu (THDN 121)
Một số quần chúng lúc này đã bị cộng sản làm cho mất ý chí và tình cảm.. Đảng bắt trung với đảng, tôn thờ lãnh tụ. Đảng bắt đãu cha, tố mẹ, đấu chồng, tố bạn và một số đã tuân theo. Họ không biết yêu, biết ghét. Họ trở thành cái máy, hay con vật theo lệnh đảng. Cùng một ý nghĩ như Phùng Quán, trong bài ''Tôi Tìm Em,'' Tạ Hữu Thiện viết:
Trên tất cả thành phần lý lịch
Trên cao sang, trên sắc đẹp diễm kiều
Em, trọn đời tôi kiếm gặp
Chỉ là người biết ghét, biết yêu
(THDN, 124)
10. Kêu gọi đứng dậy
Một phần quan trọng trong các thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là kêu gọi toàn dân đứng dậy.
Trần Dần kêu gọi:
Hãy đi mãi ! -
Dù khi cần thiết
người ta cần đói khát
vượt bình xa
Ta bỗng có thể nhịn lâu
hơn cả lạc đà
đi
đến tận những kinh thành no ấm
Hãy đi mãi!
Dù có phen chót ngã
Hãy bó đôi chân lầm lỡ
mà đi
Hãy tin chắc
rồi ta
xứng đáng
mt vòng hoa đỏ nhất
phủ quan tài
( Hãy Đi Mãi, THDN, 114)
Cuối bài Nhất Định Thắng, Trần Dần hô hào:
Tất cả!
Ra đường!
Đi!
hàng đoàn!
hàng đoàn!
Đòi lấy tương lai!
(THDN, 112)
IV. Kết cuộc
Nhân Văn, Giai Phẩm đã làm cho giai cấp thống trị miền Bắc điên cuồng. Chúng áp dụng chính sách khủng bố ngầm rồi khủng bố công khai.
- Họ không bán giấy in. Không mua được giấy mậu dịch, Nhân Văn chấp nhận mua giấy chợ đen.
- Họ khủng bố người phát hành. Kế này không thành, các văn nghệ sĩ và sinh viên đi bán báo.
- Khủng bố người đọc. Cán bộ đảng đến từng nhà vận đng tẩy chay Nhân Văn, song nhân dân thích đọc Nhân Văn.
- Vận động thợ in. Công nhân vẫn ủng hộ Nhân Văn.
Họ đã thi hành mọi thủ đoạn mà không thành công. Họ cho các tay chân viết bài vu khống Nhân Văn đủ thứ tội, trong đó có tội gián điệp. Họ vận đng 304 văn nghệ sĩ ký tên dâng kiến nghị trừng trị Nhân Văn, Giai Phẩm. Trong số này, có tên Thế Lữ, Tú Mỡ (Vũ Thư Hiên, 425). Báo Nhân Văn vẫn hăng hái chống trả, cho nên tháng ngày 15- 12-1956, Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh tước đoạt tự do ngôn luận của báo chí, bắt họ phải phục tùng đảng. Sắc lệnh trừng phạt từ 5 năm đến khổ sai chung thân, tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản. Đó chính là lúc họ đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới. Nguyên Hồng thuộc thành phần vô sản nên được tha thứ. Tờ Văn đổi thành Văn Học do Nguyễn Đình Thi điều khiển. Tháng 12- 1957 đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, các văn nghệ sĩ rút lui vào bóng tối. Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy lại xuất hiện trên tờ Văn. Tờ Văn tồn tại với 36 số đến 1- 1958 vì bài Ông Năm Chut của Phan Khôi thì đổi chủ, giao cho Nguyễn Đình Thi chủ nhiệm và đổi thành Văn Học. Chính lúc này, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm bị khủng bố tập thể. Không những các văn nghệ sĩ liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm bị đàn áp mà những người liên quan với các văn nghệ sĩ cũng bị vạ lây. Người đầu tiên bị đảng ra tay là Trần Dần, ông bị đưa vào Cải Hối thất. Trần Dần phẫn uất cắt cổ tự tử nhưng may cứu được, sau vẫn còn nguyên vết. Sau NGuyễn Sáng vẽ hình Trần Dần trên Văn với vết thẹo ở cổ. Cộng sản bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn. Như đã trình bày ở trên, chỉnh huấn là bắt các văn nghệ sĩ đầu hàng đảng, thú nhận mọi ti lỗi. Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An và Nguyễn Hữu Đang không đi chỉnh huấn. Họ bắt Thụy An và Nguyễn Hữu Đang vào nhà giam Hỏa Lò, Trương Tửu mất chức giáo sư đại học, Cụ Phan Khôi vì tuổi già được để yên vì có ‘quý tử’ là Phan Thao canh giữ thay đảng. Trần Đức Thảo biết cuc đời mình đã bế mạc cho nên đã tiễn đưa vợ về nhà bạn thân là viện sĩ Nguyễn Khắc Viện!
Lúc này Nguyên Hồng cũng bị khốn đốn vì Văn. Trên tờ Văn do Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân phụ trách lại có Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi xuất hiện. Người ta đã ghét mấy người này lắm rồi, ngay cả Nguyên Hồng người ta cũng thấy ngứa mắt. Nguyên Hồng đã viết về truyện mt con hổ, họ nghi Nguyên Hồng ám chỉ họ. Tô Hoài biết rõ Nguyên Hồng và việc này, ông viết:
''Phường săn kia bắt được trong rừng mt con hổ bé tí tẹo. Con hổ đuợc đem về nuôi trong nhà. đến khi hổ to đùng. Hổ hiền lành bè bạn với con cún, con mèo, con gà. Nguyên Hồng đã kể cho tôi về nguồn gốc sáng tạo truyện này. Mẹ Nguyên Hồng đã ‘chấp bút’ đãy. Có lẽ cụ đã thấy từ thuở trẻ đến giờ, người con trai độc dinh của cụ quanh năm viết các truyện rồi đem bán được tiền, dễ quá. . . Một hôm cụ kể cho các cháu chép lại câu chuyện tại sao con hổ hóa ra con chó vàng nằm hiền lành trong xó cửa. Hổ đã như con chó rồi nhưng cả xóm ai cũng vẫn sợ. Bởi vì nó là con hổ chứ không phải con chó.Thế là các ông phường săn đem hổ thả lên rừng. Nhớ nhà, hổ lại lẩn th6ản về nhà, lại phải đem thả. Cụ đưa cái chuyện các cháu đã chép như thế cho Nguyên Hồng. Nguyên Hồng cặm cụi viết lại, đăng trang cuối báo Văn. Câu chuyện nguồn gốc con hổ, tức cười và thực bắt đầu như thế. Nhưng với cách đọc soi mói gạch bút chì đỏ thì lại không thấy thế. Đời nào mà người ta lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt. Ông này muốn nói cái gì. Nói ai? Xỏ xiên thế nào đây, không hiểu. Không hiểu tức là có vấn đề'' (86).
Họ làm tình làm tội ông. Tô Hoài tả lại cảnh Nguyên Hồng bị đãu tố:
''Nhiều cuộc phê bình Nguyên Hồng, tôi không thể đếm xiết lần nào cụ thể. Chỉ nhớ báo Văn đã hữu khuynh, bị lũng đoạn. Ở đâu họp tổ hay liên tổ hay liên hội trường, Nguyên Hồng từ từ, cẩn thận, trịnh trọng đặt tập báo trước mặt. Nguyên Hồng nói:
Tôi làm báo không kể giờ giấc, không quản thức đêm, thức hôm.. .
Như người ốp đồng, không biết đương còn tỉnh hay đã mê. Nguyên Hồng, một tay để lên chồng báo, to giọng đến bật khóc, vừa mếu máo vừa nói tiếp.. ''.(95)
Tôi ngồi cạnh Nguyên Hồng. Kiểm điểm Nguyên Hồng một buổi chưa xong. Một chồng báo Văn, như mọi hôm. Cả tổ với nhiều người tổ khác đến viện trợ cũng không hỏi thêm Nguyên Hồng một câu nào nữa. Bây giờ mà đụng đến, lại phân tích, lại bổ sung, lại ‘tôi xin góp’ thì chắc chắn lại như hôm qua, hôm kia,trông trước kia kìa Nguyên Hòng xoè bàn taylên chồng báo, vuốt vuốt mếu máo nói, nước mắt như trút. . tôi thức đêm thức hôm.. .tôi bỏ hết sáng tác. . .ngày đêm tôi chỉ nghĩ đến tờ báo. . . Rồi chẳng mấy chốc, Nguyên Hồng lại khóc hu hu'' (123).
Sau đó Nguyên Hồng tức giận xin hưu non và bỏ đi Nhã Nam, nhưng trước khi đi, ông đã mời Tô Hoài uống chén biệt ly. Trong bữa chén, Tô Hoài đưa cho Nguyên Hồng tờ Nhân Dân ngày 12-3-1958 có đăng bài Tô Hoài tự kiểm. Tô Hoài cũng vì viết hai bài ‘ Tổ Chức Phát Triển Lực Lượng Sáng Tác Truớc Nhất và bài ''Góp Ý Kiến Về Con Người Mới'' đăng trên Văn mà ni dung cũng nói về tự do ngôn luận và sự can thiệp của đảng trong văn học nghệ thuật nên bị kiểm thảo. Tô Hoài phải tự chửi rủa mình nên họ mới nương tay. Tô Hoài viết như sau:
Sai lầm của tôi đã gây nhiều tác hại. Lẽ dĩ nhiên nhiệm vụ của Hội Nhà Văn là phải tìm mọi cách phát triển sáng tác, nhưng vấn đề là phát triển sáng tác nào, theo phưong hướng tư tưởng nào? Không thể phát triển loại sáng tác mang những tư tưởng xấu, chống lại chủ nghĩa xã hội..'' .(129).
Đọc xong, Nguyên Hồng chửi Tô Hoài:
''Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không!''(133)
Đảng phát đng khủng bố, đàn áp. Trần Độ nhảy ra tố Nhân Văn, Giai Phẩm. Tố Hữu, Hoài Thanh cùng đồng thanh. Nhờ công trạng này, Trần Độ, Tố Hữu lên như diều gặp gió. Một số văn nghệ sĩ không tham gia như Thế Lữ, Tú Mỡ. . .có lẽ hai người này biết thân phận.
Nguyễn Hữu Đang vốn là linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ, cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Nguyễn Hữu Đang tổ chức. Sau ông làm Tổng Thanh tra Bình dân hoc vụ. Năm 1954 ông duợc mời làm bộ trưởng và vào đảng nhưng ông từ chối. Ông nói : nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng. Ông cộng tác với nhà xuất bản Minh Đức, trình bày cho báo Văn Nghệ rồi ra làm tờ Nhân Văn. Ông không cộng tác với họ, không chịu vào đảng, ông lại chỉ trích họ cho nên họ thẳng tay trả thù ông! Họ kết tội ông 17 năm đuợc 7 năm thì hội Nhân Quyền Quốc Tế can thiệp, ông được tha. Ra tù, ông đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám trẻ con. Hữu Loan đi làm chú thắc( Chợ Đệm gọi những người đi thiến heo). Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông ( Nguyễn Văn Trấn, 278-282)
Vũ Thư Hiên chú thích rằng Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, tham gia chống Pháp 1929, năm 1930 bị bắt, ra tòa 1931, nhưng vì nhỏ tuổi nên chỉ bị quản thúc. Tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương, viết báo Ngày Mới, Thời Báo và các báo Tin Tức, Đời Nay của cộng sản, tham gia hội Truyền Bá Quốc Ngữ với Nguyễn Văn Tố, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, đảng viên cộng sản từ 1943, năm 1945 là thứ trưởng bộ Thanh Niên, năm 1956 bị kết án 15 năm tù. Mãn hạn còn bị quản thúc 20 năm (117).
Trong cuộc chỉnh huấn, bọn văn nô hết sức tố các văn nghệ sĩ đối kháng. Họ xui nguyên dục bị, xuyên tạc và gây chia rẽ khiến cho người này nghi ngờ kẻ khác. Vũ Thư Hiên viết về chỉnh huấn như sau:
. . ''. những nhà lãnh dạo của ta rất gỉỏi xui nguyên dục bị. Sau trận đánh, hàng ngũ văn nghệ sĩ tan tác, người nọ sợ người kia, người này hận người khác, mọi người nói xấu nhau.. . . Trong không khí chỉnh huấn, con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong mt tập thể tự kỷ ám thị như trong cuc lên đồng ''( 116-117).
Hữu Loan cương quyết chống lại sự khủng bố và bắt bớ của cộng sản, ông cho rằng đảng và nước gian ngoan xảo trá:
''Khẩu hiệu ‘nói thẳng, nói thật, nói hết’ để xây dựng đảng không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nước mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì thế mới có Nhân Văn, Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính
( Nguyễn Văn Trấn, 273).
Đây là đoạn đầu trong bản kiểm điểm của Nguyễn Tuân đã được đăng trên Văn Nghệ số 12, tháng 5-1958.
''Trước cách mạng tháng tám và trước ngày kháng chiến, tôi sống tuyệt đối bằng tình cảm. chỉ dựa hoàn toàn vào những cảm xúc bản năng và phản ứng tình cảm để đánh giá cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Tôi nghĩ rằng thời kỳ ấy, tôi đã là người của thuyết hư vô, và nhiều lúc đã quan niệm một cách nguy hiểm rằng người trí thức chân chính là phải hoài nghi tất cả. Đối với vấn đề đảng phái và hoạt động đảng phái kể cả đảng ta, lúc ấy, tôi hết sức tránh, nghĩ sai rằng nghệ thuật là ngoài chính trị, và còn ở cả trên mọi chính trị, mọi hoạt động chính trị. Về những vấn đề lớn thuc về vận mệnh dân tộc, tôi nghĩ rằng cái biểu hiệu yêu nước của tôi ở tôi, tôi chỉ xin khung nó gọn vào vấn đề xây dựng tiếng nói dân tộc mà bản thân mình sẽ cố công đóng góp vào ít nhiều, qua những tìm tòi sáng tác văn học của bản thân mình. Trước mọi biểu tượng và mọi tương quan với cuộc sống chung quanh, tôi tự cho tôi là một đơn vị. Đối với chủ nghĩa cộng sản, con người duy tâm và tự do vô chính phủ của tôi đã là người tán thành cái thuyết viễn vông được làm người cng sản mà không ở trong tổ chức đảng.. .
. . . Có thể nói rằng tôi vẫn còn kéo dài cái sống phiêu lưu ngay cả sau thời kỳ cách mạng tháng tám đã thành công rồi, và sự cải tạo tư tưởng của tôi mới chỉ bắt đầu có từ ngày kháng chiến. Cuc đãu tranh võ trang khắp nước đã cho tôi những điều kiện khách quan và chủ quan để dần dần uốn nắn lại các nhân sinh quan đồi bại ở trong tôi, cụ thể là giải quyết bước đầu cho tôi về các mặt tư tưởng hoài nghi. Trong những năm kháng chiến, công tác và sáng tác của tôi tuy chưa có là bao nhiêu, nhưng đếu chứng minh cái kết quả bước đầu của cuc cải tạo đó. Và tôi thấy cần phải nói thêm rằng có được cái kết quả ấy, cũng là nhờ ở phần khách quan nhiều hơn là phần chủ quan., và nhất là nhờ cái phần đảng dìu dắt cho..'' .
Những người ngoan ngoản sau cuộc chỉnh huấn thì được thả về. Cũng có người phải ‘đi thực tế’ tức là về nông thôn hay vùng núi lao động để ‘giác ngộ cách mạng’ một thời gian ngắn . Những người tội nặng hoặc bướng bỉnh thì bị bách lao động trong những trại tập trung. Những văn nghệ sĩ bị giam một nơi đồng khô cỏ cháy, hoang vắng, không cây, không cỏ giống như những người tù. Họ phải cày bừa, giãi nắng dầm mưa như mt nông dân chính cống.
Trên báo Văn Học số 9 ngày 15-8-1958, Yến Lan , một người bị liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm kể lại những tháng ngày lao động cưỡng bách như sau:
''Đây là môt vùng đồi trọc. . .không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ. Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp mt kiểu.. . .Huyện lỵ trông bề ngoài thực nghèo khổ. Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn.. . Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số. Đi vào ngang qua những cánh đồng rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi.,. . Lúc mới về hỏi tình hình sinh hoạt , thấy thừa người lớn, vắng trẻ con ( ở đây đẻ nhiều, nuôi được tí), nhiều người chân phềnh ra như chân voi'' (THDN, 38).
Ở Việt Nam có nhiều hình thức tù. Là trại giam, trại vừa học vừa làm, trại cải tạo, trại cưỡng bách lao động, hình thức khác nhau tùy tội nặng nhẹ nhưng tất cả phải làm nô lệ như thời trung cổ. Ta hãy nghe lời kể của một trại viên trại cưỡng bách lao động để hiểu thân phận các trí thức chống đảng. Đây là truyện kể của Hoàng Chương, một cán b văn công khu V đi tập kết đã có dịp sống tại trại cưỡng bách lao động. Bài viết cũng đuợc đang trên số báo kể trên:
.'' . . Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc nhờ vui mà thích mau gặp bộ đội nên quên mệt. Cô Thu, người Hà Nội , trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt ai biết đó là một sinh viên Hà Nội'' (THDN, 38).
Sau khi ra tù, cuộc đời họ khốn khổ lắm. Họ là một loại người sống ngoài lề xã hội. Nguyễn Bính đã bị Thiết Vũ , cán bộ Sở Báo Chí, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đánh cho suýt chết vì tội dám chửi xỏ đảng. Nguyễn Bính về Nam Định sống lây lất. Không tiền bạc, không cơm áo, Nguyễn Bính bị bệnh, không ai dám lui tới thăm ông. Trước khi chết, ông bế con ra phố, cho không một người qua đường. Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Phùng Cung, Trần Dần bị tù. Nguyễn Hữu Đang bị tù 15 năm, mãn hạn bị quản thúc 20 năm. Phùng Cung bảy năm tù, Duy Lân vì cho Nguyễn Hữu Đang cái áo len mà bị 7 năm. Thanh Châu trước cộng tác với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, không viết cho Nhân Văn, Giai Phẩm nhưng có quan hệ với nhóm này bị treo bút. Khi đuợc phép viết lại thì ông đã già rồi ( Vũ Thư Hiên, 73) Phùng Quán suốt ngày chơi với con bú dù. Bạn bè hỏi tại sao. Ông đáp: Chơi với người chán lắm rồi, thành thử phải chơi với bú dù! Trần Dần bị đánh trở thành ít nói. Văn Cao tìm quên trong men rượu.
Cộng sản đã đày ải những người con yêu của tổ quốc, đã gây cho lòng người nghi kị nhau và một số sợ hãi. Nguyễn Tuân nói rằng ở dưới chế độ cộng sản phải học thuộc lòng cách chia vec bờ ''sợ''. . .Thuộc hết thì sống mới dể ( Vũ Thư Hiên 245). Chính vì sự khủng bố này làm cho văn nghệ sĩ phải im lặng, bất đắc dĩ phải viết một hai quyển lấy lệ cho có mặt, vì im lặng là tỏ thái độ chống đối.
Kiểm điểm lại những việc đã xảy ra, Văn Cao cho rằng hồi đó các văn nghệ sĩ tin đảng, nhiệt tình với đảng, và họ nghĩ rằng đảng sai lầm thì phải thành thật phê bình xây dựng, chứ không có mục đích lật đổ lãnh tụ. Theo Văn Cao, không phải do ông Hồ, do Tố Hữu mà do Trường Chinh đứng sau chủ trương khủng bố và đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm để chạy tội về Cải Cách Rung Đất . Chính Trường Chinh đã gọi Văn Cao và Nguyễn Tuân đến để chiêu hàng (Vũ Thư Hiên, 540-541).
Vũ Đình Huỳnh thì bảo rằng đảng giải quyết vụ Nhân Văn, Giai Phẩm trấn áp và hạ nhục nhiều trí thức và văn nghệ sĩ là những người có tâm huyết với đất nước. . .Đó là một vụ bày đặt. Nguyễn Hữu Đang đâu có ý định chống đảng. Anh ta chỉ muốn cách mạng tốt hơn. Vu oan giá họa cho người là không quân tử ''( Vũ Thư Hiên, 224).
Nguyễn Văn Trấn viết:
''Trần Dần chính là hậu thân của những người đã viết Vạn Ngôn Thư, Thất Trảm Thư. .. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng, đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái ti bôi đen. Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tộc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là cái án Nhân Văn. Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời Đảng gọi nói thật, nói thẳng, nói hết’ để xây dựng đảng, và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí , tự do ngôn luận, mong thực hiện tự do bầu cử vào quốc hi, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thực sự dân chủ nI dung của hiến pháp tađã là lý tưởng rồi '' ( Nguyễn Văn Trấn, 277).
Những văn nghệ sĩ trừ Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo là lớp già, còn đa số là thanh niên. Lớp trẻ thành thật tin đảng, yêu đảng mà phê bình. Nhưng mt số thanh niên và những người lón tuổi có lẽ đã quá bất bình về sự độc tài, xảo quyệt và ngu dốt của cng sản nên đã phải lên tiếng. Việc cộng sản bỏ tù, rút ‘phép thông công’ , bắt họ phải sống trong đau khổ, tủi nhục là một hành động tất yếu trong xã hội cộng sản. Trước đây hơn mười năm, chỉ vì một câu ca dao:
Trời làm mt trận gió trăng,
Ông trở xuống thằng, thằng trở nên ông.
mà có người bị giết. Những người vô tình mậc áo xanh đỏ cũng bị giết vì bị nghi là gián điệp của Pháp. Cộng sản luôn luôn ca tụng mình. Công sản luôn luôn tự hào, tự phụ. Cộng sản bao giờ cũng thích nghe người ta ca tụng mình và thù ghét những ai chỉ trích mình. Đó là tâm lý của những người ít hiểu biết, tâm hồn khép kín, bần tiện ,độc ác, và độc tài.Thành thử cộng sản rất căm thù những ai công kích họ dù là nói xa xôi, bóng bảy. Không phải riêng lãnh tụ căm thù mà cả bọn chân tay cũng căm thù vì chúng thấy thần tượng của họ đã bị bôi nhọ hay bêu xấu! Hơn nữa, đây là mt dịp để chúng nịnh hót, tâng công với lãnh tụ.Vả lại bản thân chúng cũng rất căm thù vì Nhân Văn, Giai Phẩm đã chỉ trích chúng như bài Cũng Những Thằng Nịnh Hót của Hữu Loan. Nói tóm lại, cả lãnh tụ như ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh.. .và bọn chân tay đều không tha thứ những kẻ đã viết bài Ông Bình Vôi, Nhất Định Thắng, Chống Tham Ô Lãng Phí, Con Ngựa Già của Chúa Trịnh, Cũng Những Thằng Nịnh Hót . . Không phải chỉ riêng Trường Chinh chủ trương tiêu diệt những văn nghệ sĩ trung trực, yêu nước, thương dân. Rất nhiều người, cả một hệ thống quốc tế đều dã man như thế từ Liên Xô qua Trung quốc, Bắc Hàn , Việt Nam, Cu Ba...
Vũ Thư Hiên cho rằng Mao Trạch Đông gài bẫy ‘ Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh’ để ‘cỏ dại’, ‘tiếng lạ’ lộ hình. Cuc vận đng này mở đầu cho cuc tấn công nhằm vào những người muốn thay đổi trật tự xã hi Trung quốc, gọI bất cứ ai không ưa Mao và không được Mao ưa là phần tử hữu khuynh chống đảng chống chủ nghĩa xã hội'' (105).
Nhờ có việc Khrushchev hạ bệ Stanine, các văn nghệ sĩ Việt Nam đã vùng lên tranh đãu chống đc tài. Công cuộc tranh đấu hoạt đng chưa đầy một năm thì bị khủng bố. Lại một trang sử vẻ vang đuợc viết bằng máu và nước mắt của những ngườI con yêu của tổ quốc. Phan Khôi và Nguyễn Hữu Đang bị cộng sản kết tội nặng nhất. Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Trần Duy, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Bính . . . là những kẻ bị đày đọa nhất.
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên Giai Phẩm, Nhân Văn, Trăm Hoa, Thời Mới, Đất Mới, Văn vào lịch sử quốc gia và lịch sử văn học.
Sau Cần vương, Văn thân, Đông Kinh Nghĩa Thục, lần nữa người trí thức đã anh dũng đứng lên tranh đãu cho tự do dân chủ, chống bất công, bóc lột và chống cường quyền. Cộng sản đã nhiều lần tàn sát và khủng bố nhưng tinh thần dân chúng , nhất là tinh thần các nhà trí thức và văn nghệ sĩ chân chính vẫn cương quyết tranh đãu cho tự do, dân chủ. Họ phải lui bước khi địch mạnh nhưng khi có cơ hi thuận tiện, họ vùng lên tranh đấu. Cứ như thế mãi. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại tiến lên cho đến khi thành công.
Những người liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới mà bị tù, bị trả thù thì nhiều. Quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc là một sưu tầm các bài báo của những tờ báo trên, nhưng sự sưu tầm này chưa đầy đủ. Chúng tôi dùng tài liệu này thử tạm làm một thư tịch Nhân Văn, Giai Phẩm để trình bày rõ thành tích của những văn nghệ sĩ đã đem xương máu tranh đãu cho tự do:
1. Phan Khôi. Phê bình lãnh đạo văn nghệ( Nghị Luận).GPMT,1.
2. ________. Tìm Ưu điểm ( Truyện). GPMD
3. ________ Ông bình vôi( Truyện).GPMT,1.
4 . _______ Ông Năm Chut( Truyện).Văn 36. 10-1-1958.
6.________. Nắng chiều( Truyện). Viết xong tháng 12-1957.Chưa xuất bản.
7. Trần Dần. Nhất định thắng( thơ). GPMX, 1-1956.
8.________ Hãy đi mãi (thơ). Văn.15-11-1957.
9. bút hiệu khác của Trần Dần. Nói thật ( Thơ)
10. ______ Nhân Văn làm lớn con người (thơ)
11._______ Mt bài thơ chưa có đề(thơ)
12._______ Chú bé làm văn ( Truyện)
13._______ Mâu thuẫn với cả nước( Truyện)
14._______ Lão Rồng( Truyện)
15._______ Anh Cò Lắm ( Truyện)
16. Phùng Quán. Chống tham ô lãng phí (thơ).GPMT,2,10-1956.
17.________ Lời mẹ dặn (thơ) Văn, 21. 27-9-57.
18. Tạ Hữu Thiện. Tôi tìm em. ( thơ). Trăm Hoa, 6-1-1957.
19. Bùi Quang Đoài. Mt câu truyện tình ( Truyện), Đất Mới, 1
20._______ . Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị ( nghị luận) NV4)
21. Minh Hoàng. Đống máy( Truyện,) Văn, 34,27.12.57
22. Phùng Cung. Con ngựa già của chúa Trịnh (Truyện) NV4.
23. Trần Lê Văn. Bức thư gửi mt người bạn cũ. GPMT 1
24. Hoàng Tích Linh. Xem mặt vợ (kịch) NV
25. __________ . Cơm mới (kịch) Văn 16, 17 ngày 13, 30-8-1957.
26 .Nguyễn Tuân. Phở ( tùy bút). Văn, 1&2,10-5& 17-5-57.
27._________ . Phê bình nhất định là khó.Văn,23,14-10-57.
28. Văn Cao. Anh có nghe không (thơ), GPMX,8-10-56
29. _______. Những ngày báo hiệu mùa xuân(thơ). GPMT, 2,10-1956.
30. Trần Duy. Những người khổng lồ( Truyện). GPMT, 2,1956.
31. ______ Thành thật đãu tranh cho tự do dân chủ. NV,4.5-11-56.
32. Hoàng Cầm. Em bé lên sáu tuổi.(thơ). GPMT
33. ________. Tiếng hát ( kịch thơ), Văn, 24,18-10-57.
34. Hữu Loan. Cũng những thằng nịnh hót (thơ), GPMT,2.
35.________. Ln sòng ( Truyện), GPMĐ,I. 12-1956.
36. Sĩ Ngọc. Làm cho hoa nở bốn mùa(nghị luận),GPMD.
37._______ . Bất mãn (Nghị luận). Nhân văn.
38. Chu Ngọc. Chúng ta gắng nuôi con.(kịch), GPMT,3,1956.
39. Như Mai. Thi sĩ máy. ( Truyện). NV, 5,20-11-56.
40. Đào Duy Anh. Muốn phát triển học thuật (nghị luận),GPMT,3,56.
41.Trần Đức Thảo. Ni dung xã hi và hình thức tự do( nghị luận),
GPMD,1, 1956.
42. _______. Nỗ lực phát triển tự do dân chủ.( nghị luận). NV 3,15-10-1956.
43. Nguyễn Mạnh Tường. Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất xây dựng
quan diểm lãnh đạo. NV,4, 5-11-1956.
44. ________. Vừa khóc vừa cười. (tùy bút).GPMT 3, 1956.
Tổng cộng 20 tác giả với 44 tác phẩm.
Ngoài ra những bức hí họa trên các báo Nhân Văn, Giai Phẩm rất đc đáo, và rất có giá trị. Vì cng sản bắt bớ, giam cầm các nhà văn, tịch thu các báo cho nên công cuộc sưu tầm gặp nhiều khó khăn, không thể thu thập đầy đủ tài liệu. Ở đây, chúng ta không thấy có bài của Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng. . . Nếu có đủ tài liệu, công cuộc nghiên cứu của chúng ta sẽ đầy đủ hơn.
Cuộc đãu tranh này và cuộc hạ bệ Staline làm cho cộng sản Việt Nam, nhất là ông Hồ Chí Minh sợ hãi. Do đó ông đã quyết tâm đánh tan các nhà trí thức và văn nghệ sĩ, và sau đó ông tìm cách đẩy Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi những chức vụ quan trọng vì hai người này có thể là những Khrushchev tương lai. Cũng vì lo củng cố địa vị, Hồ Chí Minh bất chấp nguyên tắc dân chủ, tự mình đưa Lê Duẩn, một đàn em mà địa vị còn kém xa nhiều người, ra làm Tổng bí thư, không qua bầu cử hay đồng ý của trung ương đảng, hay bộ chính trị. Mười năm sau, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vẫn sợ phong trào xét lại làm mất quyền lợi nên đã gây ra vụ thanh trừng lớn lao, bắt giam Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên. . .
Cộng sản có thể đóng cửa báo chí và sách vở nhưng chúng không tiêu trừ đuợc sự bất bình trong trái tim nhân dân. Cuc tranh đãu vẫn còn đó và những lớp sau sẽ kế tục.
Cuộc tranh đãu của Nhân Văn , Giai Phẩm đã làm cho nhân dân hai miền Nam Bắc thấy rõ bọ mặt thực của cộng sản và chính nghĩa quốc gia. Họ cũng làm cho thế giới hiểu tinh thần bất khuất, tinh thần tranh đãu anh dũng của nhân dân đối với cộng sản, nhất là tinh thần chống cng của những người đã theo cộng ngay trong lòng miền bắc và giữa thủ đô Hà Nội. Các văn sĩ ,thi sĩ đã cho chúng ta những vần thơ tuyệt diệu, đầy hình ảnh, và những câu truyện đầy thú vị và rất xúc đng. Còn những học giả như Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã tỏ ra là những người cao cả, có khí tiết của kẻ sĩ. Những bài viết của họ rất thẳng thắn, đầy đủ và trong sáng. Đây là văn chương của trái tim, nối dòng văn chương yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục, khác xa với văn chương tuyên truyền gượng ép, giả dối của cộng sản.
Cuộc tranh đãu đã cho ta những tác phẩm vô cùng quý giá đã được sáng tạo bằng những tài hoa tuyệt vời và những trái tim bốc lửa cùng với máu và nước mắt.
Trích LICH SỬ VĂN HOC VIÊT NAM
sẽ ấn hành.
NGUYỄN THIÊN THỤ
Sau khi trở về Hà Nội , một nhóm văn nghệ sĩ đoàn kết với nhau cùng chống đảng. Họ gồm có Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Phùng Cung, Trần Duy, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo. Tạ Hữu Thiện, Hữu Loan, Chu Ngọc, Như Mai. Họ tranh đãu với mục đích xây dựng đảng, chỉ trích những sai lầm của đảng, mà quan trọng nhất là đòi dân chủ hóa trong đảng, đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.
I. NGUYÊN NHÂN
A. Những nguyên nhân xa
1.Cuộc hạ bệ Staline ( 1879- 1953)
Đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô đã làm cho nhân dân Xô Viết và thế giới kinh ngạc vì bản báo cáo của Khrushchev đọc đêm 24 rạng ngày 25 tháng hai năm 1956 lên án Staline vi phạm sinh hoạt dân chủ, phạm nhiều tội ác và bày ra việc tôn sùng cá nhân.
Tội ác của Staline thì rất nhiều. Bản báo cáo mật của Khrushchev cho biết:
- Năm 1934, đại hội XVII bầu ra 139 ủy viên trung ương, đến dại hội XX đã có 98 vị bị bắn và tống giam. Trong số 1.956 đại biểu dự đại hội XVII đã có 1.108 người bị kết án phản cách mạng, bi giết và bị giam, hàng vạn đảng viên khác, hàng triệu dân chúng bị tù đày và bị giết.
- Staline đã lưu đầy các dân tộc thiểu số.
- Staline đã giêt hàng ngàn sĩ quan của Hồng Quân.
- Staline đã ngu si trước hiểm họa Đức quốc, không biết điều khiển đất nước nhất là lãnh đạo chiến tranh.
Đại hội ngoài việc chống sùng bái cá nhân còn bãi bỏ luận thuyết của Staline :’cách mạng nhất thiết phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đãu tranh giai cấp càng quyết liệt.’
2. Phong Trào đồng khởi tại Đông Âu
Các dân tộc bị áp bức luôn luôn tìm cách vùng dậy. Nhận thấy Khrushchev dễ hơn Staline, dân chúng Đông Âu vùng lên chống độc tài.
Sau vụ Poznan ( 28-6-1956), nhân dân Ba Lan nổi lên chống đảng, tinh thần ái quốc của Ba Lan bùng lên. Đảng cộng sản Ba Lan đưa Gomulka từ nhà tù về nắm chính quyền. Liên Xô nuốt giận làm lành.
Tháng 10-1956, Hung Gia Lợi vùng lên, đưa Imre Nagy lên lãnh đạo. Nga bèn đưa quân qua đàn áp xâm chiếm.
3.Trăm Hoa Đua Nở tại Trung quốc
Từ đó phát sinh ra chủ trương xét lại trong thế giới cộng sản. Mao Trạch Đông tức giận Khrushchev vì ông đã làm mất thần tượng Staline của họ, và gây ra phong trào xét lại làm lung lay địa vị của họ. Nhưng mệnh lệnh của Liên Xô bắt Trung Quốc phải xét lại, họ phải miễn cưỡng tuân theo. Ngày 25-5-1956, Lục Định Nhất, cục trưởng cục tuyên huấn tuân lệnh Mao triệu tập các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ đến viện Hoài Nhân Đường ở Bắc Kinh để nghe ông đọc một bài diễn văn nhan đề là Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tranh Minh ( trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Họ Lục bảo tám chữ trên do Mao sưu tầm văn học cổ và giao cho ông giải thích. Nói tóm gọn, Mao cho phép dân chúng phê bình đảng. Năm 1957, nhóm La Long Cơ, Hồ Phong khởi dậy chống đảng. Chịu không nổi phê bình của dân, Mao bắt nhốt những ai chống đối. Độc tài đảng trị laĩ hoàn đảng trị độc tài.
B. những nguyên nhân gần
1.Việt Nam
Năm 1956, Liên Xô cử Mikoyan sang Việt Nam giải thích về đường lối xét lại của cộng đảng Liên Xô. Ông Hồ tìm cách thoái thác bảo rằng cuộc cải cách ruộng đất đang dở, nếu tuân theo ‘tân chính sách’ của Liên Xô thì hỏng hết. Do đó, đến tháng 8 năm 1956, đảng cộng sản Việt Nam mới phổ biến tân chính sách của đại hội cộng đảng XX của Liên Xô. Khi công việc cải cách ruộng đất đã xong, đã giết được những ai muốn giết, đã cướp được những tài sản muốn cướp, Hồ Chí Minh mới bắt đầu đóng vở tuồng khóc lóc xin lỗi đồng bào, và ra lệnh sửa sai. Lợi dụng chính sách sửa sai, ông Hồ dùng một ná bắn hai chim, vừa lấy lòng đồng bào, vừa trừ Trường Chinh, một Khruschev thứ hai có thể hạ ông trong hiện tại hay trong tương lai khi ông nhắm mắt. Do đó ông quy tội cho Trường Chinh về cải cách ruộng đất và bãi chức Tổng bí thư của ông. Một mặt ông thả 12 ngàn đảng viên bị tù, vì quy sai, trả lại danh tiết cho các đảng viên bị xử tử, nhưng ruộng đất của nông dân thì không trả lại, và bần cố nông vẫn nắm quyền hành ở các nơi từ địa phương cho đến trung ương. Từ đây, các thủ hạ của Trường Chinh từ Hồ Viết Thắng trở xuống thì bi khai trừ hoặc bị giết, bị giam. Việc này cũng xảy ra cho Võ Nguyên Giáp sau này ở thời Lê Duẩn. Các công nhân Nam bộ tập kết nổi loạn tại bót cảnh sát Bờ Hồ, Hà Nội để giải thoát cho một số tập kết bị giam nơi đây. Uy tín của đảng bị sứt mẻ, quần chúng căm giận nổi lên như vụ Quỳnh Lưu (11-1956) khiến đảng phải đưa xe tăng đến để đàn áp.
2.Vật chất thiếu thốn
Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung quốc rất nặng. Trung quốc Mao Trạch Đông cũng là một loại phong kiến và thực dân. Cán bộ, sĩ quan của họ rất phân biệt nào là áo bốn túi, áo hai túi, cơm đại tái, tiểu táo. Từ 1950, cố vấn Trung cộng sang VIệt Nam, từ đây Việt Nam theo quy chế Trung Quốc. Bề ngoài là dân chủ, bình đẳng, nhưng bên trong đã hình thành một giai cấp mới, và đã có sự phân biệt giai cấp. Đây là một tính quốc tế cộng sản chứ không riêng gì Việt Nam. Trong chiến khu, cấp trung ương và cấp tướng, tá ở riêng, dân chúng và cán bộ không đuợc thấy, nhưng về Hà Nội thì mọi sự đều phô bày ra ánh sáng.
Vũ Thư Hiên viết về sự hưởng thụ của cng sản ngay từ ngày đầu về Hà Nội:
Kỳ cục nhất, buồn cười nhất là chuyện quy định về sử dụng xe cộ. Cấp cục,vụ được đi chung xe Mốt- Cô-Vích ( Moskovich). Cấp thứ, bộ trưởng được đi xe Pobeda (Pobeda), đi riêng, với rèm che hai kính hông. Cấp ủy viên trung ương đi xe có che thêm rèm ở kính hậu. Còn các ủy viên bộ chính trị, ban Bí thư đi xe Von- ga(Volga), thêm rèm ở hai hai kính cửa trước. Lãnh tụ tối cao, Tổng bí thư sang hơn nữa, có Chai-ka (Tsaika). Khi tiếp khách hoặc trong dịp khánh tiết thì dùng xe Din(Zil) bọc thép có kính chống đạn.
Vừa về tới Hà Ni, mỗi vị lãnh tụ đã chiếm một dinh thự khang trang của tây hoặc của các nhà giàu bỏ chạy vào Nam, mỗi nhà là một hành dinh với đầy đủ các bộ phận phục vụ, thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ, cấp dưỡng. Các vị làm việc tại nhà, các thư ký, giao thông viên chạy như đèn cù giữa các hành dinh để các vị liên lạc với nhau (DGBN, 64-65).
Trong khi cán bộ sống sung sướng như thế, nhân dân và các văn nghệ sĩ sống rất thiếu thốn, cực khổ. Khi về Hà Nội, đưọc bạn bè đãi tiệc, cầm đũa chỉ vào dĩa thịt gà, Phan Khôi nói đùa:
''Chín năm nay tao mới lại gặp mày''
3. Tinh thần căng thẳng
Năm 1950, lòng người còn tin kháng chiến. Lúc này tại khu bốn, tướng Nguyễn Sơn rất tôn trọng các văn nghệ sĩ, đối đãi văn nghệ sĩ rất tốt. Nhưng sau 1950, Nguyễn Sơn bị đuổi về Trung quốc vì tội chống Võ Nguyên Giáp. Các người kế nhiệm khinh bỉ, coi thường văn nghệ sĩ cho nên họ không cộng tác. Nhất là sau 1950 trở đi, việc chỉnh huấn, cải tạo tư tưởng đã làm văn nghệ sĩ mất cảm hứng sáng tác, và mất cảm tình với đảng. Cuộc sống vật chất đã làm cho văn nghệ sĩ lo âu, cuộc sống tinh thần càng làm cho họ đau khổ. Thân thể đọa đầy, tương lai của họ rất đen tối vì có thể bị tù đày bất cứ lúc nào vì nạn văn minh chính ủy.
4. Bất công xã hội
Trong khi đại đa số quần chúng văn nghệ sĩ sốn thiếu thốn thì các lãnh tụ đảng và lãnh tụ văn nghê như Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân v.v.. có một đời sống vật chất cao sang chẳng khác những ông hoàng ngày xưa. Phan Khôi đã gọi những nhà văn trên là'' giai cấp lãnh đạo'', còn các văn thi sĩ nghèo và cô thế là ''quần chúng văn nghệ''. Nhiều người khác gọi trắng ra là '‘cai văn nghệ'’ và ‘' cu ly văn nghệ'’. Hai từ sau mới thật đúng. Một nhà văn Đông Âu đã gọi các lãnh đạo cộng sản là một giai cấp mới. Nay về Hà Nội, người ta mới thấy rõ bộ mặt thực của giai cấp mới. Nhưng thực tế, hiện tượng này đã có trong kháng chiến chống Pháp mà ít người biết. Trong khi bộ đội phải ăn uống kham khổ, nhiều người phải nhờ gia đình tiếp tế. Cán bộ đảng vẩn ăn uống bình thường như mọi người nhưng buổi trưa, buổi tối, họ viện cớ đi hội ý, hội báo, tới địa điểm riêng, không ai đưọc bén mảng, để ăn uống thức ngon vật lạ với nhau.
II. PHONG Trào phản kháng
Khi về Hà Nội, cộng sản đã phát động ngay chiến dịch ca tụng đảng, bác. Nhưng đa số đồng bào thờ ơ. Khi về Hà Nội, cộng sản còn lo việc nhà cửa, xe cộ, chưa có thì giờ để lo việc kiểm soát văn hóa. Hơn nữa, mới về Hà Nội, họ chưa muốn thi hành chánh sách tàn ác ra vội, cho nên trong mấy năm đầu tư nhân vẫn có quyền ra báo và xuất bản sách. Vì hòan cảnh tự do này, một số báo chí tư nhân đã ra đời.
1.Thời Mới
Đây là một tờ báo tư nhân còn sót lại, xưa nay vẫn phục tùng đảng, bỗng nhiên họ đặt vấn đề: ''Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không''? Ý bộ cao cấp (phi bốn túi bất thành phu phụ). Bài này không chỉ trích cán bộ nhưng đã làm cho uy tín đảng sứt mẻ. Sau Nhân Văn, Giai Phẩm công khai chống đảng Thời Mới cũng như Nhân Dân, Học Tập cũng công kích đảng.
2. Giai Phẩm ( Giai Phẩm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông)
Tháng 2- 1956, sau khi Khrushchev hạ bệ Staline, một số văn nghệ sĩ bấy lâu nay bất mãn, nghe tin này rất phấn khởi. Họ thấy đây là cơ hội vùng lên chống đối. Tháng 3-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956, trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài Ông Bình Vôi chỉ trích các lãnh tụ già. Tiếp theo đó là cuốn Giai Phẩm Mùa Xuân, cũng có tư tưởng phê bình đảng. Trần Dần bị bắt vì viết bài Nhất Định Thắng bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscou sai Mikoyan sang Hà Nỗi, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch ‘Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh’ , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo Giai Phẩm Mùa Thu ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội.
3.Nhân Văn
Tờ Nhân Văn ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố Hữu lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế đảng ngày càng xuống dốc thê thảm.
4.Đất Mới
Đây là tờ báo của sinh viên đại học. Ra được một số thi bị đóng cửa. chủ nhiệm tờ báo là sinh viên Bùi Quang Đoài bị đuổi học, sinh viênVăn Tâm cũng bị trừng phạt, giáo sư Phan Kế Hành là người có cảm tình với tờ báo sinh viên bị chuyển công tác.
5. Trăm Hoa
Tờ này của Nguyễn Bính, sau ‘trên’đem tiền bạc và phương tiện yểm trợ để chống lại Nhân Văn nhưng Nguyễn Bính ngang tàng không tuân theo lệnh mà còn chống lại. Tô Hoài viết:
''Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản giúp Trăm Hoa. Tôi được giao thuyết phục một báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn.. . .Tờ Trăm Hoa ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân Văn, như chẳng đi với ai. Trên nhận xét từng số, từng bài cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết. Tôi bàn lại với Nguyễn Bính, Nguyễn Bình cười:
''Trăm Hoa phải thế mới là Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Nếu không thì mày làm quách cho xong'' ( Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, 64).
6.Văn
Tháng 12-1956 đóng cửa Nhân Văn. Đảng chỉnh đốn hội Văn Nghệ, bầu ban chấp hành mới, loại các văn nghệ sĩ chống đối, cho ra tuần báo Văn do Nguyễn Công Hoan làm chủ bút, Nguyễn Tuân làm phó và Nguyên Hồng làm tổng thư ký. Tờ Văn không sốt sắng ca tụng đảng, một nửa số trang dịch tiểu thuyết Nga, một nửa viết về văn học Trung quốc. Thế là khôn, chỉ nói về văn học hai nước đàn anh thì tất là không va chạm ai. Nhưng quần chúng thờ ơ. và đảng lại chê họ. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân quay ra chống đảng. Trên tờ Văn, xuất hiện Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi. . .Tờ Văn ra được 36 số, tồn tại đến 1- 1958 với bài ''Ông Năm Chuột'' của Phan Khôi thì giao cho Nguyễn Đình Thi và đổi thành Văn Học.
III. Phương pháp tranh đãu
Thơ văn Nguyễn Chí Thiện là những cú đánh thẳng vào cộng sản. Các văn nghệ sĩ trong Nhân Văn, Giai Phẩm không dùng chiến thuật này đuợc, họ phải dùng chiến thuật khác. Họ thường dùng những chiến thuật sau đây:
- Nói bóng gió
Chế độ cộng sản dã man tàn bạo cho nên người văn nghệ sĩ phải viết kín đáo, tránh đng chạm thẳng với đối thủ để tránh thiệt haị. Phần lớn các tác phẩm trong Nhân Văn, Giai Phẩm đều viết theo lối ‘ Ông Bình Vôi’ và Tìm Ưu Điểm’.
- Nửa nạc nửa mỡ
Giả khen đảng, đứng vào lập trường đảng nhưng sự thực là công kích đảng, chống Mỹ ngụy nhưng bên trong là chống đảng, hay chống một số lãnh tụ như bài’ Cái Bụng’ của Xuân Diệu, Nhất Định Thắng của Trần Dần. Trần Dần gọi là ‘lối xôi đỗ’, nghĩa là đả kích xen ca ngợi. Đó cũng là trường hợp Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo.
- Đối thoại thẳng thắn
Đó là phương pháp nghiên cứu của các học giả, cụ thể là phương pháp của Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Sĩ Ngọc.
Phan Khôi dùng nhiều chiến thuật khác nhau. Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đôi khi cũng dùng phương pháp thứ hai.
IV. NộI dung phản kháng
Công cuộc phản kháng có nhiều mục tiêu. Sau đây là những mục tiêu chính:
1. Chống bất công xã hội:
Trước đây, bất công xã hội là một đề tài được cộng sản chú trọng khai thác để gây căm thù giàu nghèo và sách động quần chúng đi theo đảng chống thực dân, chống địa chủ và chống tư sản. Và đa số con người xua nay vẫn nghĩ rằng cộng sản tàn bạo nhưng công bằng vì tất cả bọn nhà giàu đã bị tiêu diệt. Không ngờ sau khi về Hà Nội, mọi người mới thấy được sự thực trần truồng: xã hi cng sản không có công bằng, vẫn vua quan, vẫn tồn tại giai cấp cai trị và giai cấp bị trị. Những lãnh đạo đảng trở thành những chủ nhân ông, những tên tư sản mới, ăn xài phung phí, chúng được hưởng thụ bao tiện nghi trong khi nhân dân khố khổ lại bị cùm kẹp khốn khổ hơn thời phong kiến và thực dân. Ngày xưa thơ văn cách mạng, thơ văn hiện thực là do bọn con nhà giàu ăn no rững mỡ, xót thương những người cùng khổ nên viết để tranh đãu cho người cùng khổ. Thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là nói chính nỗi khổ của họ và nỗi khổ của nhân dân lao động.
Hoàng Huế viết:
Ai cũng biết đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đây là một sự thật đáng buồn vẫn hàng ngay đập vào mặt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
Chúng ta không thắc mắc cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa, tủ kính và ánh đèn xanh đỏ, có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một tòa soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ, thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chỉ dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gửi đi rồi im lặng không nghe mt tiếng trả lời.
Sự thật đã có những nhà văn viết đem, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không thể nào mua đuợc dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng viết cho xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ. Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối của một gian nhà nhỏ ở ngoạo ô Hà Nội, khi không có tiếng vơ con kêu khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước có một ngọn đèn dầu để thức mà viết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con khóc mà đứt ruột. ( Trăm Hoa Đua Nở, 11-12).
Bài Chống Tham Ô Lãng Phí của Phùng Quán là một bản cáo trạng về sự phung phí của giai cấp cai trị trong khi quần chúng thiếu thốn, nghèo khổ. Bài thơ này rất hiện thực và rất thành thực. Mỗi câu, mỗi chữ là một nhát roi quất vào mặt các lãnh tụ và đảng viên cộng sản:
Chống Tham Ô Lãng Phí
Ta đã đi qua,
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt;
Tôi đã gặp,
Những bà mẹ già quấn dẻ rách.
Da đen như củi cháy giữa rừng.
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng,
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.
Tôi đã gặp,
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? Ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng,
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng Kiến An, Hồng Quảng,
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng.
Hai mùa lúa không có mt bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp,
Những đứa em còm cõi,
Lên năm, lên sáu tủi đầu
Cơm thòm thèm đn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mong đến tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày. . .
Tôi đã đi giữa Hà Nội
Giữa những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xăn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác.
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để dựng xây kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm,đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa
Như giấy trang kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào con tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
Đài xem lễ , họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi màu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn thịt da cách mạng
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ ‘đài xem lễ’ tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm, thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ to, cao,thấo, bép, gầy
Khắp mặt đất như ruồi như nhặng
Ở đâu cũng có
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân Dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt xé ngang chùi đít
Những người này không bao giờ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i tờ!
Tôi đã đến dự những phiên tòa
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mắc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi lấy đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng rỏ máu lấn vành đai!
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đi trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong!
(THDN, 117-119)
Những bài thơ này đã lột mặt nạ cộng sản tuyên truyền về một xã hội công bằng và cơm no áo ấm. Nhưng thực tế, trong chế độ cộng sản nhân dân càng khổ hơn, nhất là giới văn nghệ sĩ.
6. Chỉ trích lãnh tụ già nua bất tài nhưng độc ác
Các lãnh tụ cộng sản bắt dân chúng và văn nghệ sĩ suy tôn chúng nhưng dứơi mắt các văn nghệ sĩ yêu nuớc, họ chỉ là những kẻ bất tài, chỉ làm hại nhân dân. Bài thơ của Lê Đạt đã đánh vào các lãnh tụ cao cấp cộng sản, trong đó ông Hồ là người già nhất:
ÔNG BÌNH VÔI
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi,
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lâi
Phan Khôi cũng viết bài Ông Bình Vôi để giải thích bài thơ của Lê Đạt, và cũng có mục đích tố cáo các lãnh tụ:
.'' . . Cái bình vôi sao lại gọi bằng ông? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể làm haị mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm cũng gọi bằng ‘ông’.
Con cọp ăn thịt mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng’ Ông Trưởng’, con chuột cắn quần áo mình đuợc, gọi bằng ‘Ông Tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông Núc’, cái che , to, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng’ Ông Che’. Người Việt Nam từ sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn,,hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.'' (THDN, 75)
7. Chỉ trích nịnh hót
Cộng sản hô hào san bằng giai cấp, phá bỏ biên giới quốc gia nhưng người cọng sản lại có óc bè phái, óc cục bộ nặng nhất. Sự thực con người phần nhiều thích nịnh hót. Bên cạnh vua chúa ngày xưa thường có nịnh thần, nhưng cũng có trung thần. Bọn cộng sản bắt dân hoan hô, lâu ngày chúng sinh ra kiêu căng, độc tài và bệnh tôn sùng cá nhân. Bên cạnh lãnh đạo toàn là một lũ nịnh thần. Cộng sản luôn bắt nhân dân hoan hô đảng và tôn sùng lãnh tụ. Ai xu nịnh thì được hưởng quyền lợi, địa vị. Ai không chịu uốn lưng thì bị đày đọa.
Hữu Loan viết:
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ '‘Dân Chủ Cng Hòa'’
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống.
Không quần chùng áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn
thang lưng,
thang lưỡi,
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên:
‘Dạ, dạ, thưa anh. . .
Dạ, dạ, em, em’
Gải cổ
Gải tai:
‘. . . anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!’
Anh vì nước
vì dân
hơn tất cả
từ trước đến nay
(THDN, 17)
8. Chống bè phái
Cộng sản luôn nói tranh đãu cho công bằng, cho dân chủ nhưng đó là những lời tuyên truyền. Óc bè phái và thiên vị là một điều phổ biến trong chế động sản. Bài Tìm Ưu Điểm của Phan Khôi là một phê phán về các ‘ông trời’ trong xã hội cộng sản.
9. Đòi tự do dân chủ, dân chủ
Nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm một lần tranh đãu cho cả hai sự tự do. Một là tự do dân chủ cho toàn dân và một tự do dân chủ cho văn nghệ sĩ. Nhân dân Việt Nam dưới ách độc tài cộng sản mất hết mọi thứ tự do. Trần Duy viết bài Thành Thật Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ, đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11-1956, phần mở đầu như sau:
''Hội nghị lần thứ 10 của ban Chấp hành trung ương đảng Lao Đng Việt Nam có nhận định ở miền bắc chúng ta chưa thực hiện dầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đã thảo luận những biện pháp bổ khuyếtt cần thiết để đề nghị với chính phủ và quốc hội.
Chúng tôi hoan nghênh những nhận định ấy, và hy vọng những biện pháp bổ khuyết cần thiết trên sẽ mang lại cho báo chí, văn nghệ đời sống miền bắc một luồng gió mới. . . luồng gió tự do, dân chủ''.
Bắo Nhân Văn đãu tranh cho tự do dân chủ cũng không ngoài ý muốn nào khác là tự nguyện làm một tên lính tiền phong cùng đảng và nhân dân chiến đãu cho mt mục đích chung'' (THDN, 233).
Trần Đức Thảo, một triết gia đã nghe lời dụ dỗ của cng sản mà bị giam hãm trong ngục tù. Ông đã tranh đãu cho tự do, dân chủ trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956. Mở đầu, ông viết:
''Tự do của quảng đại quần chúng, đãy là một nội dung chân chính mà chế độ ta thực hiện về mặt căn bản và có điều kiện để phát triển không ngừng. Nhưng đây tổ chức của chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũng đoạn bởi những bệnh nặng nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân'' ( THDN, 289).
Người làm văn học nghệ thuật ở chế độ cộng sản bị khổ sở trăm bề. Họ bị kiểm duyệt, bị kiểm thảo phê bình, bị phạt, bị tù.. . nếu họ lỡ lời, lộ ý chống đảng. Người nghệ sĩ luôn bị bọn kiểm duyệt, bọn chính ủy lên lớp về lập trường , về chủ trương chính sách. Nguyễn Chí Thanh là một ông tướng võ biền cũng tỏ ra là một tay lý luân Mác xít. Những người này đã làm khổ văn nghệ sĩ. Nay, văn nghệ sĩ trong Giai Phẩm và Nhân Văn quyết tâm tranh đãu cho tự do sáng tác. Đó là mục tiêu chính của cuộc phản kháng. Phan Khôi đã viết ''Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ''
của ông đã đặt ra vấn đề tự do sáng tác. Ông viết:
''Phải nói rằng văn nghệ sĩ muốn được tự do, nhưng họ chỉ yêu cầu được tự do trong nghệ thuật'' (THDN, 64).
Ông cho rằng các cán bộ đảng cũng ‘ có thái độ kị húy trong văn chương của thời phong kiến’ và ‘ hai năm nay lãnh đạo văn nghệ đã đi quá trớn’ (THDN, 64).
Trên Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang viết về văn nghệ hiện thực:
''Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ đuợc nói đến xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa bị cướp áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm,thủ kho cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng''
Sĩ Ngọc có thái độ thẳng thắn hơn. Ông đòi hỏi cán bộ phải có vốn liếng chuyên môn. Số đông cán bộ cao cấp như Trường Chinh dốt mà vẫn lớn tiếng phê bình văn nghệ, nay ra chỉ thị này, mai ra chỉ thị kia. Ông viết bài ''Làm Cho Hoa Nở Bốn Mùa'' trên Giai Phẩm Mùa Đông có đoạn:
''Muốn lãnh đạo cái gì cần phải biết cái đó. Đó là tác phong lãnh đạo cách mạng. Phải hiểu biết nông thôn mới lãnh đạo được nông nghirệp, phải hiểu biết thành thị mới lãnh đạo được công nghiệp, phải hiểu nghệ thuật mới lãnh đạo được văn nghệ. Quan điểm ‘thành phần chủ nghĩa’ đã làm cho một số đông tưởng lầm rằng cứ là thành phần công nông thì cái gì cũng làm được. Họ đã đánh giá sai sự giác ngộ chính trị của người nghệ sĩ và không biết thực tế của nghệ thuật Việt Nam như thế nào'' (THDN, 260).
Đào Duy Anh trong bài ''Muốn Phát Triển Học Thuật'', đăng Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 năm 1956 đã kết ti đảng đã làm suy yếu việc phát triển học thuật vì dảng đã đem chính trị vào văn học:
''Theo tôi thiết nghĩ thì công tác chuyên môn căn bản phải do những nhà chuyên môn phụ trách.. . . Trong địa hạt khoa học tụ nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn. Trong địa hạt khoa học xã hội,
Thì mối tệ cũng không kém... thái dộ lũng đoạn học thuật do quan niệm hẹp hòi về lập trường gây nên, có thể tạo thành cái tác phong nghiên cứu hờI hợt, thiếu nghiêm túc và chính xác, rất có hại cho công cuộc nghiên cứu chân chính.. .. .Cái điều kiện cuối cùng mà không thể thiếu được, để cho học thuật tiến triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận''( THDN, 286).
Một thi sĩ vô danh đã đăng thơ lên báo Văn Nghệ số 24 ngày 10-10-1957 để chế riễu các‘mẹ chồng cay nghiệt’ của đảng:
Ông ‘Vỗ Ngực’
Học thuật, văn chương chửa sạch nghề,
Tập toè lên lên lớp cũng khen chê.
Giáo điều khó nuốt lèn thô bạo,
Lý luận không tiêu, kéo nặng nề.
Tình cảm khô khan như củi gc,
Phê bình nồng nặc tựa cơm khê.
Anh em vặn lại cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ đảng chực lòe (THDN, 13)
10. Phê bình các chính sách của Đảng
Các văn nghệ sĩ đã chú trọng đến việc phê bình chính sách của đảng. Cải cách ruộng đất là một trong những vấn đề hàng đầu. Những nhà trí thức bậc nhất của Việt Nam là Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã kết án cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
Trần Đức Thảo trong bài ''Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do'', đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 đã nhấn mạnh ‘những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách rung đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa’ Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra ‘một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa’ là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .'' (THDN, 289- 290)
Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam:
''Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối vớI quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân ''( THDN, 291).
Nguyễn Mạnh Tường là một luật gia, ý kiến của ông rất xác đáng. Trong bài ''Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất'' đọc tại Mặt Trận Tồ Quốc Hà Nội ngày 30-10-1956, với tư cách đại diện trí thức Hà nội. Bài này được đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956. Nguyễn Mạnh Tường đứng trên quan điểm pháp luật nhận định về chính sách Cải Cách Ruộng Đất của đảng. Bài này gồm những điểm chính như sau :
- Lệnh Trường Chinh giết oan mười hơn bỏ sót một là quá tả và vô lý.
- Không được trừng phạt một tội đã phạm quá lâu.
- Trừng phạt một cá nhân phạm tội, không được trừng phạt vợ con.
-Muốn kết tội một người phải có bằng chứng.
- Phải điều tra, phải bảo đảm quyền lợi người bị tố.
Tiếp theo, ông nói đến những nguyên nhân đưa đến sai lầm.
- Quan điểm ta địch, bạn thù rất mơ hồ
- Hành động bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.
- Bất chấp chuyên môn.
Nguyễn Mạnh Tường còn nói rằng ‘chính trị đàn áp chuyên môn như thế nào; xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn.. . Và ông kết luận chính quyền ta thiếu dân chủ (THDN, 305)
Nguyễn Mạnh Tường đã phê bình khía cạnh pháp ký trong cải cách ruộng đất và trong sinh hoạt quốc gia. Nguyễn Hữu Đang cũng chỉ trích tòa án xã hội chủ nghĩa. Ông viết:
''Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử'' ( Nguyễn Văn Trấn, 274).
Hoàng Cầm đã viết bài thơ Em bé Lên Sáu Tuổi đã thương xót một em bé con nhà điạ chủ không cha mẹ, ( cha đã bị đảng giết, mẹ chạy trốn vào Nam) đi lang thang khắp nơi. Bài này rõ ràng là không có lập trường giai cấp. Tác giả đã không căm thù giai cấp lột mà còn đứng về phe địch:
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố cường hào nợ máu
Đã trả trước nông dân
. . . . . . . . . .
Có cụ già đói khổ
Lập cập đi mò cua
Bố mẹ nó không còn
Đứa bé này gầy còm
Bỗng thương tình côi cút
Cụ nhường cho miếng cơm
. . . . . . . . .
Chị bần nông cốt cán
Ứa nước mắt quay đi
- Nó là con địa chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy .
Chị đi bỗng lùi lại
Nhìn đứa bé mồ côi
Cố tìm vết thù địch
Chỉ thấy một con người
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đem khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo
Cà hai chị cán b này đã bị đảng trừng phạt vì tội cho đứa bé miếng ăn và tội mất lập trường. Cuối bài, Hoàng Cầm quy cho đảng về chính sách độc ác và con người không tim:
Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đường lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do b óc chảy lười
Chỉ mt màu sắt rỉ
Đã lâu năm ngủ kỹ
Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy,
Đầy gân thiếu trái tim ( THDN, 237- 238).
Bài thơ này có giá trị nhân bản vì tình yêu nhân loại của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng phản ánh một điều. Chính sách đảng sai lầm nhưng lòng dân sáng suốt, chính sách đảng độc ác nhưng lòng dân nhân từ. Đề tài người máy không tim là một đề tài được Minh Hoàng trong Đống Máy và Như Mai với Thi Sĩ Máy sử dụng làm ẩn dụ.
9. Đề cao tinh thần bất khuất
Trong bài Lời Mẹ Dặn, Phùng Quán kêu gọi văn nghệ sĩ hãy can đảm chiến đãu, nêu cao truyền thống bất khuất của tiền nhân:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu (THDN 121)
Một số quần chúng lúc này đã bị cộng sản làm cho mất ý chí và tình cảm.. Đảng bắt trung với đảng, tôn thờ lãnh tụ. Đảng bắt đãu cha, tố mẹ, đấu chồng, tố bạn và một số đã tuân theo. Họ không biết yêu, biết ghét. Họ trở thành cái máy, hay con vật theo lệnh đảng. Cùng một ý nghĩ như Phùng Quán, trong bài ''Tôi Tìm Em,'' Tạ Hữu Thiện viết:
Trên tất cả thành phần lý lịch
Trên cao sang, trên sắc đẹp diễm kiều
Em, trọn đời tôi kiếm gặp
Chỉ là người biết ghét, biết yêu
(THDN, 124)
10. Kêu gọi đứng dậy
Một phần quan trọng trong các thơ văn của Nhân Văn, Giai Phẩm là kêu gọi toàn dân đứng dậy.
Trần Dần kêu gọi:
Hãy đi mãi ! -
Dù khi cần thiết
người ta cần đói khát
vượt bình xa
Ta bỗng có thể nhịn lâu
hơn cả lạc đà
đi
đến tận những kinh thành no ấm
Hãy đi mãi!
Dù có phen chót ngã
Hãy bó đôi chân lầm lỡ
mà đi
Hãy tin chắc
rồi ta
xứng đáng
mt vòng hoa đỏ nhất
phủ quan tài
( Hãy Đi Mãi, THDN, 114)
Cuối bài Nhất Định Thắng, Trần Dần hô hào:
Tất cả!
Ra đường!
Đi!
hàng đoàn!
hàng đoàn!
Đòi lấy tương lai!
(THDN, 112)
IV. Kết cuộc
Nhân Văn, Giai Phẩm đã làm cho giai cấp thống trị miền Bắc điên cuồng. Chúng áp dụng chính sách khủng bố ngầm rồi khủng bố công khai.
- Họ không bán giấy in. Không mua được giấy mậu dịch, Nhân Văn chấp nhận mua giấy chợ đen.
- Họ khủng bố người phát hành. Kế này không thành, các văn nghệ sĩ và sinh viên đi bán báo.
- Khủng bố người đọc. Cán bộ đảng đến từng nhà vận đng tẩy chay Nhân Văn, song nhân dân thích đọc Nhân Văn.
- Vận động thợ in. Công nhân vẫn ủng hộ Nhân Văn.
Họ đã thi hành mọi thủ đoạn mà không thành công. Họ cho các tay chân viết bài vu khống Nhân Văn đủ thứ tội, trong đó có tội gián điệp. Họ vận đng 304 văn nghệ sĩ ký tên dâng kiến nghị trừng trị Nhân Văn, Giai Phẩm. Trong số này, có tên Thế Lữ, Tú Mỡ (Vũ Thư Hiên, 425). Báo Nhân Văn vẫn hăng hái chống trả, cho nên tháng ngày 15- 12-1956, Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh tước đoạt tự do ngôn luận của báo chí, bắt họ phải phục tùng đảng. Sắc lệnh trừng phạt từ 5 năm đến khổ sai chung thân, tịch thu một phần hay toàn bộ gia sản. Đó chính là lúc họ đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới. Nguyên Hồng thuộc thành phần vô sản nên được tha thứ. Tờ Văn đổi thành Văn Học do Nguyễn Đình Thi điều khiển. Tháng 12- 1957 đóng cửa Nhân Văn, Giai Phẩm, các văn nghệ sĩ rút lui vào bóng tối. Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy lại xuất hiện trên tờ Văn. Tờ Văn tồn tại với 36 số đến 1- 1958 vì bài Ông Năm Chut của Phan Khôi thì đổi chủ, giao cho Nguyễn Đình Thi chủ nhiệm và đổi thành Văn Học. Chính lúc này, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm bị khủng bố tập thể. Không những các văn nghệ sĩ liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm bị đàn áp mà những người liên quan với các văn nghệ sĩ cũng bị vạ lây. Người đầu tiên bị đảng ra tay là Trần Dần, ông bị đưa vào Cải Hối thất. Trần Dần phẫn uất cắt cổ tự tử nhưng may cứu được, sau vẫn còn nguyên vết. Sau NGuyễn Sáng vẽ hình Trần Dần trên Văn với vết thẹo ở cổ. Cộng sản bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn. Như đã trình bày ở trên, chỉnh huấn là bắt các văn nghệ sĩ đầu hàng đảng, thú nhận mọi ti lỗi. Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An và Nguyễn Hữu Đang không đi chỉnh huấn. Họ bắt Thụy An và Nguyễn Hữu Đang vào nhà giam Hỏa Lò, Trương Tửu mất chức giáo sư đại học, Cụ Phan Khôi vì tuổi già được để yên vì có ‘quý tử’ là Phan Thao canh giữ thay đảng. Trần Đức Thảo biết cuc đời mình đã bế mạc cho nên đã tiễn đưa vợ về nhà bạn thân là viện sĩ Nguyễn Khắc Viện!
Lúc này Nguyên Hồng cũng bị khốn đốn vì Văn. Trên tờ Văn do Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân phụ trách lại có Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi xuất hiện. Người ta đã ghét mấy người này lắm rồi, ngay cả Nguyên Hồng người ta cũng thấy ngứa mắt. Nguyên Hồng đã viết về truyện mt con hổ, họ nghi Nguyên Hồng ám chỉ họ. Tô Hoài biết rõ Nguyên Hồng và việc này, ông viết:
''Phường săn kia bắt được trong rừng mt con hổ bé tí tẹo. Con hổ đuợc đem về nuôi trong nhà. đến khi hổ to đùng. Hổ hiền lành bè bạn với con cún, con mèo, con gà. Nguyên Hồng đã kể cho tôi về nguồn gốc sáng tạo truyện này. Mẹ Nguyên Hồng đã ‘chấp bút’ đãy. Có lẽ cụ đã thấy từ thuở trẻ đến giờ, người con trai độc dinh của cụ quanh năm viết các truyện rồi đem bán được tiền, dễ quá. . . Một hôm cụ kể cho các cháu chép lại câu chuyện tại sao con hổ hóa ra con chó vàng nằm hiền lành trong xó cửa. Hổ đã như con chó rồi nhưng cả xóm ai cũng vẫn sợ. Bởi vì nó là con hổ chứ không phải con chó.Thế là các ông phường săn đem hổ thả lên rừng. Nhớ nhà, hổ lại lẩn th6ản về nhà, lại phải đem thả. Cụ đưa cái chuyện các cháu đã chép như thế cho Nguyên Hồng. Nguyên Hồng cặm cụi viết lại, đăng trang cuối báo Văn. Câu chuyện nguồn gốc con hổ, tức cười và thực bắt đầu như thế. Nhưng với cách đọc soi mói gạch bút chì đỏ thì lại không thấy thế. Đời nào mà người ta lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt. Ông này muốn nói cái gì. Nói ai? Xỏ xiên thế nào đây, không hiểu. Không hiểu tức là có vấn đề'' (86).
Họ làm tình làm tội ông. Tô Hoài tả lại cảnh Nguyên Hồng bị đãu tố:
''Nhiều cuộc phê bình Nguyên Hồng, tôi không thể đếm xiết lần nào cụ thể. Chỉ nhớ báo Văn đã hữu khuynh, bị lũng đoạn. Ở đâu họp tổ hay liên tổ hay liên hội trường, Nguyên Hồng từ từ, cẩn thận, trịnh trọng đặt tập báo trước mặt. Nguyên Hồng nói:
Tôi làm báo không kể giờ giấc, không quản thức đêm, thức hôm.. .
Như người ốp đồng, không biết đương còn tỉnh hay đã mê. Nguyên Hồng, một tay để lên chồng báo, to giọng đến bật khóc, vừa mếu máo vừa nói tiếp.. ''.(95)
Tôi ngồi cạnh Nguyên Hồng. Kiểm điểm Nguyên Hồng một buổi chưa xong. Một chồng báo Văn, như mọi hôm. Cả tổ với nhiều người tổ khác đến viện trợ cũng không hỏi thêm Nguyên Hồng một câu nào nữa. Bây giờ mà đụng đến, lại phân tích, lại bổ sung, lại ‘tôi xin góp’ thì chắc chắn lại như hôm qua, hôm kia,trông trước kia kìa Nguyên Hòng xoè bàn taylên chồng báo, vuốt vuốt mếu máo nói, nước mắt như trút. . tôi thức đêm thức hôm.. .tôi bỏ hết sáng tác. . .ngày đêm tôi chỉ nghĩ đến tờ báo. . . Rồi chẳng mấy chốc, Nguyên Hồng lại khóc hu hu'' (123).
Sau đó Nguyên Hồng tức giận xin hưu non và bỏ đi Nhã Nam, nhưng trước khi đi, ông đã mời Tô Hoài uống chén biệt ly. Trong bữa chén, Tô Hoài đưa cho Nguyên Hồng tờ Nhân Dân ngày 12-3-1958 có đăng bài Tô Hoài tự kiểm. Tô Hoài cũng vì viết hai bài ‘ Tổ Chức Phát Triển Lực Lượng Sáng Tác Truớc Nhất và bài ''Góp Ý Kiến Về Con Người Mới'' đăng trên Văn mà ni dung cũng nói về tự do ngôn luận và sự can thiệp của đảng trong văn học nghệ thuật nên bị kiểm thảo. Tô Hoài phải tự chửi rủa mình nên họ mới nương tay. Tô Hoài viết như sau:
Sai lầm của tôi đã gây nhiều tác hại. Lẽ dĩ nhiên nhiệm vụ của Hội Nhà Văn là phải tìm mọi cách phát triển sáng tác, nhưng vấn đề là phát triển sáng tác nào, theo phưong hướng tư tưởng nào? Không thể phát triển loại sáng tác mang những tư tưởng xấu, chống lại chủ nghĩa xã hội..'' .(129).
Đọc xong, Nguyên Hồng chửi Tô Hoài:
''Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không!''(133)
Đảng phát đng khủng bố, đàn áp. Trần Độ nhảy ra tố Nhân Văn, Giai Phẩm. Tố Hữu, Hoài Thanh cùng đồng thanh. Nhờ công trạng này, Trần Độ, Tố Hữu lên như diều gặp gió. Một số văn nghệ sĩ không tham gia như Thế Lữ, Tú Mỡ. . .có lẽ hai người này biết thân phận.
Nguyễn Hữu Đang vốn là linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ, cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Nguyễn Hữu Đang tổ chức. Sau ông làm Tổng Thanh tra Bình dân hoc vụ. Năm 1954 ông duợc mời làm bộ trưởng và vào đảng nhưng ông từ chối. Ông nói : nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng. Ông cộng tác với nhà xuất bản Minh Đức, trình bày cho báo Văn Nghệ rồi ra làm tờ Nhân Văn. Ông không cộng tác với họ, không chịu vào đảng, ông lại chỉ trích họ cho nên họ thẳng tay trả thù ông! Họ kết tội ông 17 năm đuợc 7 năm thì hội Nhân Quyền Quốc Tế can thiệp, ông được tha. Ra tù, ông đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám trẻ con. Hữu Loan đi làm chú thắc( Chợ Đệm gọi những người đi thiến heo). Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông ( Nguyễn Văn Trấn, 278-282)
Vũ Thư Hiên chú thích rằng Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, tham gia chống Pháp 1929, năm 1930 bị bắt, ra tòa 1931, nhưng vì nhỏ tuổi nên chỉ bị quản thúc. Tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương, viết báo Ngày Mới, Thời Báo và các báo Tin Tức, Đời Nay của cộng sản, tham gia hội Truyền Bá Quốc Ngữ với Nguyễn Văn Tố, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, đảng viên cộng sản từ 1943, năm 1945 là thứ trưởng bộ Thanh Niên, năm 1956 bị kết án 15 năm tù. Mãn hạn còn bị quản thúc 20 năm (117).
Trong cuộc chỉnh huấn, bọn văn nô hết sức tố các văn nghệ sĩ đối kháng. Họ xui nguyên dục bị, xuyên tạc và gây chia rẽ khiến cho người này nghi ngờ kẻ khác. Vũ Thư Hiên viết về chỉnh huấn như sau:
. . ''. những nhà lãnh dạo của ta rất gỉỏi xui nguyên dục bị. Sau trận đánh, hàng ngũ văn nghệ sĩ tan tác, người nọ sợ người kia, người này hận người khác, mọi người nói xấu nhau.. . . Trong không khí chỉnh huấn, con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong mt tập thể tự kỷ ám thị như trong cuc lên đồng ''( 116-117).
Hữu Loan cương quyết chống lại sự khủng bố và bắt bớ của cộng sản, ông cho rằng đảng và nước gian ngoan xảo trá:
''Khẩu hiệu ‘nói thẳng, nói thật, nói hết’ để xây dựng đảng không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nước mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì thế mới có Nhân Văn, Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính
( Nguyễn Văn Trấn, 273).
Đây là đoạn đầu trong bản kiểm điểm của Nguyễn Tuân đã được đăng trên Văn Nghệ số 12, tháng 5-1958.
''Trước cách mạng tháng tám và trước ngày kháng chiến, tôi sống tuyệt đối bằng tình cảm. chỉ dựa hoàn toàn vào những cảm xúc bản năng và phản ứng tình cảm để đánh giá cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Tôi nghĩ rằng thời kỳ ấy, tôi đã là người của thuyết hư vô, và nhiều lúc đã quan niệm một cách nguy hiểm rằng người trí thức chân chính là phải hoài nghi tất cả. Đối với vấn đề đảng phái và hoạt động đảng phái kể cả đảng ta, lúc ấy, tôi hết sức tránh, nghĩ sai rằng nghệ thuật là ngoài chính trị, và còn ở cả trên mọi chính trị, mọi hoạt động chính trị. Về những vấn đề lớn thuc về vận mệnh dân tộc, tôi nghĩ rằng cái biểu hiệu yêu nước của tôi ở tôi, tôi chỉ xin khung nó gọn vào vấn đề xây dựng tiếng nói dân tộc mà bản thân mình sẽ cố công đóng góp vào ít nhiều, qua những tìm tòi sáng tác văn học của bản thân mình. Trước mọi biểu tượng và mọi tương quan với cuộc sống chung quanh, tôi tự cho tôi là một đơn vị. Đối với chủ nghĩa cộng sản, con người duy tâm và tự do vô chính phủ của tôi đã là người tán thành cái thuyết viễn vông được làm người cng sản mà không ở trong tổ chức đảng.. .
. . . Có thể nói rằng tôi vẫn còn kéo dài cái sống phiêu lưu ngay cả sau thời kỳ cách mạng tháng tám đã thành công rồi, và sự cải tạo tư tưởng của tôi mới chỉ bắt đầu có từ ngày kháng chiến. Cuc đãu tranh võ trang khắp nước đã cho tôi những điều kiện khách quan và chủ quan để dần dần uốn nắn lại các nhân sinh quan đồi bại ở trong tôi, cụ thể là giải quyết bước đầu cho tôi về các mặt tư tưởng hoài nghi. Trong những năm kháng chiến, công tác và sáng tác của tôi tuy chưa có là bao nhiêu, nhưng đếu chứng minh cái kết quả bước đầu của cuc cải tạo đó. Và tôi thấy cần phải nói thêm rằng có được cái kết quả ấy, cũng là nhờ ở phần khách quan nhiều hơn là phần chủ quan., và nhất là nhờ cái phần đảng dìu dắt cho..'' .
Những người ngoan ngoản sau cuộc chỉnh huấn thì được thả về. Cũng có người phải ‘đi thực tế’ tức là về nông thôn hay vùng núi lao động để ‘giác ngộ cách mạng’ một thời gian ngắn . Những người tội nặng hoặc bướng bỉnh thì bị bách lao động trong những trại tập trung. Những văn nghệ sĩ bị giam một nơi đồng khô cỏ cháy, hoang vắng, không cây, không cỏ giống như những người tù. Họ phải cày bừa, giãi nắng dầm mưa như mt nông dân chính cống.
Trên báo Văn Học số 9 ngày 15-8-1958, Yến Lan , một người bị liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm kể lại những tháng ngày lao động cưỡng bách như sau:
''Đây là môt vùng đồi trọc. . .không một quán, cũng không một mái chùa, một cây đa cổ thụ. Nhà dựng ở chân đồi, lúp xúp mt kiểu.. . .Huyện lỵ trông bề ngoài thực nghèo khổ. Toàn là nhà tranh, lèo tèo, ngắn ngủn.. . Huyện lỵ cách thôn chúng mình hơn ba trụ số. Đi vào ngang qua những cánh đồng rìa theo triền đồi và vượt qua sườn đồi.,. . Lúc mới về hỏi tình hình sinh hoạt , thấy thừa người lớn, vắng trẻ con ( ở đây đẻ nhiều, nuôi được tí), nhiều người chân phềnh ra như chân voi'' (THDN, 38).
Ở Việt Nam có nhiều hình thức tù. Là trại giam, trại vừa học vừa làm, trại cải tạo, trại cưỡng bách lao động, hình thức khác nhau tùy tội nặng nhẹ nhưng tất cả phải làm nô lệ như thời trung cổ. Ta hãy nghe lời kể của một trại viên trại cưỡng bách lao động để hiểu thân phận các trí thức chống đảng. Đây là truyện kể của Hoàng Chương, một cán b văn công khu V đi tập kết đã có dịp sống tại trại cưỡng bách lao động. Bài viết cũng đuợc đang trên số báo kể trên:
.'' . . Từ nhà đến đồng Cống xa chừng ba cây số. Chúng tôi dậy thật sớm tranh thủ gánh phân để tránh bớt nắng trưa. Tôi nhớ năm nào tiếp tế bộ đội ở chiến trường, gánh lúa bốn mươi cân leo dốc nhờ vui mà thích mau gặp bộ đội nên quên mệt. Cô Thu, người Hà Nội , trước chưa quen gánh, hôm nay cũng cố được hai mươi cân. Nhìn Hùng cởi trần gánh thoăn thoắt ai biết đó là một sinh viên Hà Nội'' (THDN, 38).
Sau khi ra tù, cuộc đời họ khốn khổ lắm. Họ là một loại người sống ngoài lề xã hội. Nguyễn Bính đã bị Thiết Vũ , cán bộ Sở Báo Chí, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đánh cho suýt chết vì tội dám chửi xỏ đảng. Nguyễn Bính về Nam Định sống lây lất. Không tiền bạc, không cơm áo, Nguyễn Bính bị bệnh, không ai dám lui tới thăm ông. Trước khi chết, ông bế con ra phố, cho không một người qua đường. Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Phùng Cung, Trần Dần bị tù. Nguyễn Hữu Đang bị tù 15 năm, mãn hạn bị quản thúc 20 năm. Phùng Cung bảy năm tù, Duy Lân vì cho Nguyễn Hữu Đang cái áo len mà bị 7 năm. Thanh Châu trước cộng tác với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, không viết cho Nhân Văn, Giai Phẩm nhưng có quan hệ với nhóm này bị treo bút. Khi đuợc phép viết lại thì ông đã già rồi ( Vũ Thư Hiên, 73) Phùng Quán suốt ngày chơi với con bú dù. Bạn bè hỏi tại sao. Ông đáp: Chơi với người chán lắm rồi, thành thử phải chơi với bú dù! Trần Dần bị đánh trở thành ít nói. Văn Cao tìm quên trong men rượu.
Cộng sản đã đày ải những người con yêu của tổ quốc, đã gây cho lòng người nghi kị nhau và một số sợ hãi. Nguyễn Tuân nói rằng ở dưới chế độ cộng sản phải học thuộc lòng cách chia vec bờ ''sợ''. . .Thuộc hết thì sống mới dể ( Vũ Thư Hiên 245). Chính vì sự khủng bố này làm cho văn nghệ sĩ phải im lặng, bất đắc dĩ phải viết một hai quyển lấy lệ cho có mặt, vì im lặng là tỏ thái độ chống đối.
Kiểm điểm lại những việc đã xảy ra, Văn Cao cho rằng hồi đó các văn nghệ sĩ tin đảng, nhiệt tình với đảng, và họ nghĩ rằng đảng sai lầm thì phải thành thật phê bình xây dựng, chứ không có mục đích lật đổ lãnh tụ. Theo Văn Cao, không phải do ông Hồ, do Tố Hữu mà do Trường Chinh đứng sau chủ trương khủng bố và đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm để chạy tội về Cải Cách Rung Đất . Chính Trường Chinh đã gọi Văn Cao và Nguyễn Tuân đến để chiêu hàng (Vũ Thư Hiên, 540-541).
Vũ Đình Huỳnh thì bảo rằng đảng giải quyết vụ Nhân Văn, Giai Phẩm trấn áp và hạ nhục nhiều trí thức và văn nghệ sĩ là những người có tâm huyết với đất nước. . .Đó là một vụ bày đặt. Nguyễn Hữu Đang đâu có ý định chống đảng. Anh ta chỉ muốn cách mạng tốt hơn. Vu oan giá họa cho người là không quân tử ''( Vũ Thư Hiên, 224).
Nguyễn Văn Trấn viết:
''Trần Dần chính là hậu thân của những người đã viết Vạn Ngôn Thư, Thất Trảm Thư. .. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng, đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái ti bôi đen. Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tộc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là cái án Nhân Văn. Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời Đảng gọi nói thật, nói thẳng, nói hết’ để xây dựng đảng, và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí , tự do ngôn luận, mong thực hiện tự do bầu cử vào quốc hi, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thực sự dân chủ nI dung của hiến pháp tađã là lý tưởng rồi '' ( Nguyễn Văn Trấn, 277).
Những văn nghệ sĩ trừ Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo là lớp già, còn đa số là thanh niên. Lớp trẻ thành thật tin đảng, yêu đảng mà phê bình. Nhưng mt số thanh niên và những người lón tuổi có lẽ đã quá bất bình về sự độc tài, xảo quyệt và ngu dốt của cng sản nên đã phải lên tiếng. Việc cộng sản bỏ tù, rút ‘phép thông công’ , bắt họ phải sống trong đau khổ, tủi nhục là một hành động tất yếu trong xã hội cộng sản. Trước đây hơn mười năm, chỉ vì một câu ca dao:
Trời làm mt trận gió trăng,
Ông trở xuống thằng, thằng trở nên ông.
mà có người bị giết. Những người vô tình mậc áo xanh đỏ cũng bị giết vì bị nghi là gián điệp của Pháp. Cộng sản luôn luôn ca tụng mình. Công sản luôn luôn tự hào, tự phụ. Cộng sản bao giờ cũng thích nghe người ta ca tụng mình và thù ghét những ai chỉ trích mình. Đó là tâm lý của những người ít hiểu biết, tâm hồn khép kín, bần tiện ,độc ác, và độc tài.Thành thử cộng sản rất căm thù những ai công kích họ dù là nói xa xôi, bóng bảy. Không phải riêng lãnh tụ căm thù mà cả bọn chân tay cũng căm thù vì chúng thấy thần tượng của họ đã bị bôi nhọ hay bêu xấu! Hơn nữa, đây là mt dịp để chúng nịnh hót, tâng công với lãnh tụ.Vả lại bản thân chúng cũng rất căm thù vì Nhân Văn, Giai Phẩm đã chỉ trích chúng như bài Cũng Những Thằng Nịnh Hót của Hữu Loan. Nói tóm lại, cả lãnh tụ như ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh.. .và bọn chân tay đều không tha thứ những kẻ đã viết bài Ông Bình Vôi, Nhất Định Thắng, Chống Tham Ô Lãng Phí, Con Ngựa Già của Chúa Trịnh, Cũng Những Thằng Nịnh Hót . . Không phải chỉ riêng Trường Chinh chủ trương tiêu diệt những văn nghệ sĩ trung trực, yêu nước, thương dân. Rất nhiều người, cả một hệ thống quốc tế đều dã man như thế từ Liên Xô qua Trung quốc, Bắc Hàn , Việt Nam, Cu Ba...
Vũ Thư Hiên cho rằng Mao Trạch Đông gài bẫy ‘ Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh’ để ‘cỏ dại’, ‘tiếng lạ’ lộ hình. Cuc vận đng này mở đầu cho cuc tấn công nhằm vào những người muốn thay đổi trật tự xã hi Trung quốc, gọI bất cứ ai không ưa Mao và không được Mao ưa là phần tử hữu khuynh chống đảng chống chủ nghĩa xã hội'' (105).
Nhờ có việc Khrushchev hạ bệ Stanine, các văn nghệ sĩ Việt Nam đã vùng lên tranh đãu chống đc tài. Công cuộc tranh đấu hoạt đng chưa đầy một năm thì bị khủng bố. Lại một trang sử vẻ vang đuợc viết bằng máu và nước mắt của những ngườI con yêu của tổ quốc. Phan Khôi và Nguyễn Hữu Đang bị cộng sản kết tội nặng nhất. Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Trần Duy, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Bính . . . là những kẻ bị đày đọa nhất.
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên Giai Phẩm, Nhân Văn, Trăm Hoa, Thời Mới, Đất Mới, Văn vào lịch sử quốc gia và lịch sử văn học.
Sau Cần vương, Văn thân, Đông Kinh Nghĩa Thục, lần nữa người trí thức đã anh dũng đứng lên tranh đãu cho tự do dân chủ, chống bất công, bóc lột và chống cường quyền. Cộng sản đã nhiều lần tàn sát và khủng bố nhưng tinh thần dân chúng , nhất là tinh thần các nhà trí thức và văn nghệ sĩ chân chính vẫn cương quyết tranh đãu cho tự do, dân chủ. Họ phải lui bước khi địch mạnh nhưng khi có cơ hi thuận tiện, họ vùng lên tranh đấu. Cứ như thế mãi. Lớp này ngã xuống, lớp khác lại tiến lên cho đến khi thành công.
Những người liên quan đến Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới mà bị tù, bị trả thù thì nhiều. Quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc là một sưu tầm các bài báo của những tờ báo trên, nhưng sự sưu tầm này chưa đầy đủ. Chúng tôi dùng tài liệu này thử tạm làm một thư tịch Nhân Văn, Giai Phẩm để trình bày rõ thành tích của những văn nghệ sĩ đã đem xương máu tranh đãu cho tự do:
1. Phan Khôi. Phê bình lãnh đạo văn nghệ( Nghị Luận).GPMT,1.
2. ________. Tìm Ưu điểm ( Truyện). GPMD
3. ________ Ông bình vôi( Truyện).GPMT,1.
4 . _______ Ông Năm Chut( Truyện).Văn 36. 10-1-1958.
6.________. Nắng chiều( Truyện). Viết xong tháng 12-1957.Chưa xuất bản.
7. Trần Dần. Nhất định thắng( thơ). GPMX, 1-1956.
8.________ Hãy đi mãi (thơ). Văn.15-11-1957.
9. bút hiệu khác của Trần Dần. Nói thật ( Thơ)
10. ______ Nhân Văn làm lớn con người (thơ)
11._______ Mt bài thơ chưa có đề(thơ)
12._______ Chú bé làm văn ( Truyện)
13._______ Mâu thuẫn với cả nước( Truyện)
14._______ Lão Rồng( Truyện)
15._______ Anh Cò Lắm ( Truyện)
16. Phùng Quán. Chống tham ô lãng phí (thơ).GPMT,2,10-1956.
17.________ Lời mẹ dặn (thơ) Văn, 21. 27-9-57.
18. Tạ Hữu Thiện. Tôi tìm em. ( thơ). Trăm Hoa, 6-1-1957.
19. Bùi Quang Đoài. Mt câu truyện tình ( Truyện), Đất Mới, 1
20._______ . Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị ( nghị luận) NV4)
21. Minh Hoàng. Đống máy( Truyện,) Văn, 34,27.12.57
22. Phùng Cung. Con ngựa già của chúa Trịnh (Truyện) NV4.
23. Trần Lê Văn. Bức thư gửi mt người bạn cũ. GPMT 1
24. Hoàng Tích Linh. Xem mặt vợ (kịch) NV
25. __________ . Cơm mới (kịch) Văn 16, 17 ngày 13, 30-8-1957.
26 .Nguyễn Tuân. Phở ( tùy bút). Văn, 1&2,10-5& 17-5-57.
27._________ . Phê bình nhất định là khó.Văn,23,14-10-57.
28. Văn Cao. Anh có nghe không (thơ), GPMX,8-10-56
29. _______. Những ngày báo hiệu mùa xuân(thơ). GPMT, 2,10-1956.
30. Trần Duy. Những người khổng lồ( Truyện). GPMT, 2,1956.
31. ______ Thành thật đãu tranh cho tự do dân chủ. NV,4.5-11-56.
32. Hoàng Cầm. Em bé lên sáu tuổi.(thơ). GPMT
33. ________. Tiếng hát ( kịch thơ), Văn, 24,18-10-57.
34. Hữu Loan. Cũng những thằng nịnh hót (thơ), GPMT,2.
35.________. Ln sòng ( Truyện), GPMĐ,I. 12-1956.
36. Sĩ Ngọc. Làm cho hoa nở bốn mùa(nghị luận),GPMD.
37._______ . Bất mãn (Nghị luận). Nhân văn.
38. Chu Ngọc. Chúng ta gắng nuôi con.(kịch), GPMT,3,1956.
39. Như Mai. Thi sĩ máy. ( Truyện). NV, 5,20-11-56.
40. Đào Duy Anh. Muốn phát triển học thuật (nghị luận),GPMT,3,56.
41.Trần Đức Thảo. Ni dung xã hi và hình thức tự do( nghị luận),
GPMD,1, 1956.
42. _______. Nỗ lực phát triển tự do dân chủ.( nghị luận). NV 3,15-10-1956.
43. Nguyễn Mạnh Tường. Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất xây dựng
quan diểm lãnh đạo. NV,4, 5-11-1956.
44. ________. Vừa khóc vừa cười. (tùy bút).GPMT 3, 1956.
Tổng cộng 20 tác giả với 44 tác phẩm.
Ngoài ra những bức hí họa trên các báo Nhân Văn, Giai Phẩm rất đc đáo, và rất có giá trị. Vì cng sản bắt bớ, giam cầm các nhà văn, tịch thu các báo cho nên công cuộc sưu tầm gặp nhiều khó khăn, không thể thu thập đầy đủ tài liệu. Ở đây, chúng ta không thấy có bài của Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng. . . Nếu có đủ tài liệu, công cuộc nghiên cứu của chúng ta sẽ đầy đủ hơn.
Cuộc đãu tranh này và cuộc hạ bệ Staline làm cho cộng sản Việt Nam, nhất là ông Hồ Chí Minh sợ hãi. Do đó ông đã quyết tâm đánh tan các nhà trí thức và văn nghệ sĩ, và sau đó ông tìm cách đẩy Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi những chức vụ quan trọng vì hai người này có thể là những Khrushchev tương lai. Cũng vì lo củng cố địa vị, Hồ Chí Minh bất chấp nguyên tắc dân chủ, tự mình đưa Lê Duẩn, một đàn em mà địa vị còn kém xa nhiều người, ra làm Tổng bí thư, không qua bầu cử hay đồng ý của trung ương đảng, hay bộ chính trị. Mười năm sau, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vẫn sợ phong trào xét lại làm mất quyền lợi nên đã gây ra vụ thanh trừng lớn lao, bắt giam Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên. . .
Cộng sản có thể đóng cửa báo chí và sách vở nhưng chúng không tiêu trừ đuợc sự bất bình trong trái tim nhân dân. Cuc tranh đãu vẫn còn đó và những lớp sau sẽ kế tục.
Cuộc tranh đãu của Nhân Văn , Giai Phẩm đã làm cho nhân dân hai miền Nam Bắc thấy rõ bọ mặt thực của cộng sản và chính nghĩa quốc gia. Họ cũng làm cho thế giới hiểu tinh thần bất khuất, tinh thần tranh đãu anh dũng của nhân dân đối với cộng sản, nhất là tinh thần chống cng của những người đã theo cộng ngay trong lòng miền bắc và giữa thủ đô Hà Nội. Các văn sĩ ,thi sĩ đã cho chúng ta những vần thơ tuyệt diệu, đầy hình ảnh, và những câu truyện đầy thú vị và rất xúc đng. Còn những học giả như Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã tỏ ra là những người cao cả, có khí tiết của kẻ sĩ. Những bài viết của họ rất thẳng thắn, đầy đủ và trong sáng. Đây là văn chương của trái tim, nối dòng văn chương yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục, khác xa với văn chương tuyên truyền gượng ép, giả dối của cộng sản.
Cuộc tranh đãu đã cho ta những tác phẩm vô cùng quý giá đã được sáng tạo bằng những tài hoa tuyệt vời và những trái tim bốc lửa cùng với máu và nước mắt.
Trích LICH SỬ VĂN HOC VIÊT NAM
sẽ ấn hành.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 054
No comments:
Post a Comment