NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG
VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG
***
Từ thời Pháp thuộc, dân ta chia làm hai phái. Một phái hân hoan tiếp nhận nền văn hóa Pháp và khinh bỉ văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Những người này gồm nhiều thành phần. Nhóm thứ nhất là những nho sĩ tiến bộ, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Phan Kế Bính. Họ đã chịu chịu ảnh hưởng tư tưởng của cách mạng Pháp năm 1789, nhất là tư tưởng của Voltaire, J.J. Rousseau, và Montesquieu qua các tân thư và sách dịch Trung Quốc. Nhóm thứ hai là các nhà tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nhất Linh. Và nhóm thứ ba là những người cộng sản.
Một phái khác là những nho sĩ yêu nước, thủ cựu, chống Pháp, chống văn hóa Tây phương, trong đó có Trần Tế Xương, Tản Đà. Phái này yếu thế hơn, ở vào cảnh chiến bại.
Phái canh tân đã lập Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội, phong trào Duy tân, Quảng Nam nghĩa hội ở Trung kỳ. Họ đã truyền bá chữ quốc ngữ, hô hào cắt tóc ngắn, mang âu phục. Tại Nam Kỳ , các nhà cách mạng gồm các ông Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương. . .chủ trương thực nghiệp như lập hội đoàn buôn bán, kinh doanh, sản xuất thủ công và nông nghiệp. Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn là cơ sở của nhóm này ở Nam Kỳ .
Nhất Linh trong các tác phẩm như Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng. . . đã lên tiếng chống việc hôn nhân cưỡng bách, đòi nam nữ bình quyền, chống việc thủ tiết. . .và các tục lệ khác của Việt Nam.
Cộng sản với chủ trương tiêu diệt thương tầng kiến trúc cũ đã nhắm phá bỏ các phong tục cũ như cách ăn mặc, việc thờ cúng, tình gia đình. . .
Sau khi ra ngoại quốc, chúng ta chịu ảnh hưởng văn hóa Âu Mỹ.
Văn hóa Âu Mỹ có nhiều ưu điểm mà ta phải học tập:
+Giữ gìn vệ sinh, sạch sẽ
+Kỷ luật tự giác trong đó có việc xếp hàng chờ đơi, tôn trong người già, người bệnh, trẻ con và phụ nữ. ..
Ngoài ra, pháp luật nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ con.
+Cha mẹ không được đánh con trẻ
+Đàn ông không được đánh vợ, vợ cũng không được hành hung chồng.
Hai điều này thiết cũng hợp lý. Tại Việt Nam, chúng ta có tục lệ đánh con trẻ quá đáng với danh nghĩa "thương con cho roi cho vọt" . Và nhiều đàn ông có thói quen đánh vợ tàn nhẫn, và có thói " chồng chúa vợ tôi".
Pháp luật Âu Mỹ tôn trọng tự do và bình đẳng. Trong đời sống, nam nữ dễ dàng yêu đương và dễ dàng ly hôn. Người Việt Nam tại quốc nội và hải ngoại nay đang theo mốt ly dị.Việc này có phần tốt mà cũng có phần xấu.
Tuy nhiên, không phải người Á Đông nào cũng theo Âu Mỹ triệt để, và người Âu Mỹ nào cũng triệt để tự do, phóng túng.
+ Người Ấn Độ tôn trọng tình gia tộc và truyền thống cũ. Họ vẫn ăn mặc lối y phục cổ truyền, ra ngoại quốc, họ vẫn giữ truyền thống " lá lành đùm lá rách". Trong một gia đình ba người anh em, họ góp tiền cho người thứ nhất mua nhà, rối góp tiền mua nhà cho người thứ hai. Cứ như vậy cho đến khi mọi người có nhà cửa. Người Ấn Độ thuộc loại thông minh và thành công ở Âu Mỹ.
+ Chúng ta không vì quan niệm tự do mà không quản lý con em. Chúng ta phải theo dõi, góp ý kiến và khuyên dạy trẻ con. Gia đình Kennedy thành công vì bố mẹ Kennedy luôn đốc thúc các con phải quyết tâm làm tổng thống Mỹ. Người Việt Nam thành công là vì cha mẹ luôn thúc đẩy con chăm học, và cố gắng đỗ kỹ sư, bác sĩ. Như vậy, việc hướng dẫn con cái là một điều tốt bất cứ xã hội nào.
Tuy nhiên ,chúng ta cũng phải có chừng mực. Phải tuỳ khả năng và năng khiếu của con mình. Người Việt Nam hay bắt chước nhau. Người XHCN thích cho con gái học vũ Balê ,và cho con trai học piano cho giống Liên Xô ! Con cái nó không thích học y khoa, luật khoa tại sao lại bắt nó học học y, học luật trong khi nó thích học nhạc hay văn chương? Mình lo lắng nhưng con nó không thích, hoạc gặp đứa con ngang bướng, thì thôi cũng đành, chẳng nên vì thế mà than ngắn thở dài! Có lẽ mình cũng nên dung hòa, con cái trên 18 là do nó quyết định. Ta nên theo Phật bỏ ngã chấp và Tây phương để con cái tự do lựa chọn mặc dù mình đã hướng dẫn!
+Việc sống chung vợ chồng là một việc rất khó, đòi cả hai bên phải nhường nhịn và thông cảm lẫn nhau. Nếu hai bên thấy không thể kéo dài cuộc sống địa ngục thì nên chia tay là hơn. Tuy nhiên không phải việc gì cũng đưa nhau ra tòa án. Ông bà Clinton đều là luật sư nhưng họ có đưa nhau ra tòa và đòi ly dị như người Á Đông không? Rõ ràng là không. Có thể do nhiều lý do, nhưng trong đó là vì danh dự, vì tham mong ứng cử tổng thống mà bà Clinton đã nhịn. Dẫu sao, đó cũng là một gương tốt người Á Đông nên suy nghĩ!
Chúng ta có nhiều phong tục, tập quán xấu phải bỏ, nhất là những tập quán do công sản gây ra.. Có những tập quán tốt phải duy trì. Và có những phong tục cần dung hòa giữa Đông và Tây.
Từ thời Pháp thuộc, dân ta chia làm hai phái. Một phái hân hoan tiếp nhận nền văn hóa Pháp và khinh bỉ văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Những người này gồm nhiều thành phần. Nhóm thứ nhất là những nho sĩ tiến bộ, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Phan Kế Bính. Họ đã chịu chịu ảnh hưởng tư tưởng của cách mạng Pháp năm 1789, nhất là tư tưởng của Voltaire, J.J. Rousseau, và Montesquieu qua các tân thư và sách dịch Trung Quốc. Nhóm thứ hai là các nhà tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nhất Linh. Và nhóm thứ ba là những người cộng sản.
Một phái khác là những nho sĩ yêu nước, thủ cựu, chống Pháp, chống văn hóa Tây phương, trong đó có Trần Tế Xương, Tản Đà. Phái này yếu thế hơn, ở vào cảnh chiến bại.
Phái canh tân đã lập Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội, phong trào Duy tân, Quảng Nam nghĩa hội ở Trung kỳ. Họ đã truyền bá chữ quốc ngữ, hô hào cắt tóc ngắn, mang âu phục. Tại Nam Kỳ , các nhà cách mạng gồm các ông Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương. . .chủ trương thực nghiệp như lập hội đoàn buôn bán, kinh doanh, sản xuất thủ công và nông nghiệp. Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn là cơ sở của nhóm này ở Nam Kỳ .
Nhất Linh trong các tác phẩm như Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng. . . đã lên tiếng chống việc hôn nhân cưỡng bách, đòi nam nữ bình quyền, chống việc thủ tiết. . .và các tục lệ khác của Việt Nam.
Cộng sản với chủ trương tiêu diệt thương tầng kiến trúc cũ đã nhắm phá bỏ các phong tục cũ như cách ăn mặc, việc thờ cúng, tình gia đình. . .
Sau khi ra ngoại quốc, chúng ta chịu ảnh hưởng văn hóa Âu Mỹ.
Văn hóa Âu Mỹ có nhiều ưu điểm mà ta phải học tập:
+Giữ gìn vệ sinh, sạch sẽ
+Kỷ luật tự giác trong đó có việc xếp hàng chờ đơi, tôn trong người già, người bệnh, trẻ con và phụ nữ. ..
Ngoài ra, pháp luật nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ con.
+Cha mẹ không được đánh con trẻ
+Đàn ông không được đánh vợ, vợ cũng không được hành hung chồng.
Hai điều này thiết cũng hợp lý. Tại Việt Nam, chúng ta có tục lệ đánh con trẻ quá đáng với danh nghĩa "thương con cho roi cho vọt" . Và nhiều đàn ông có thói quen đánh vợ tàn nhẫn, và có thói " chồng chúa vợ tôi".
Pháp luật Âu Mỹ tôn trọng tự do và bình đẳng. Trong đời sống, nam nữ dễ dàng yêu đương và dễ dàng ly hôn. Người Việt Nam tại quốc nội và hải ngoại nay đang theo mốt ly dị.Việc này có phần tốt mà cũng có phần xấu.
Tuy nhiên, không phải người Á Đông nào cũng theo Âu Mỹ triệt để, và người Âu Mỹ nào cũng triệt để tự do, phóng túng.
+ Người Ấn Độ tôn trọng tình gia tộc và truyền thống cũ. Họ vẫn ăn mặc lối y phục cổ truyền, ra ngoại quốc, họ vẫn giữ truyền thống " lá lành đùm lá rách". Trong một gia đình ba người anh em, họ góp tiền cho người thứ nhất mua nhà, rối góp tiền mua nhà cho người thứ hai. Cứ như vậy cho đến khi mọi người có nhà cửa. Người Ấn Độ thuộc loại thông minh và thành công ở Âu Mỹ.
+ Chúng ta không vì quan niệm tự do mà không quản lý con em. Chúng ta phải theo dõi, góp ý kiến và khuyên dạy trẻ con. Gia đình Kennedy thành công vì bố mẹ Kennedy luôn đốc thúc các con phải quyết tâm làm tổng thống Mỹ. Người Việt Nam thành công là vì cha mẹ luôn thúc đẩy con chăm học, và cố gắng đỗ kỹ sư, bác sĩ. Như vậy, việc hướng dẫn con cái là một điều tốt bất cứ xã hội nào.
Tuy nhiên ,chúng ta cũng phải có chừng mực. Phải tuỳ khả năng và năng khiếu của con mình. Người Việt Nam hay bắt chước nhau. Người XHCN thích cho con gái học vũ Balê ,và cho con trai học piano cho giống Liên Xô ! Con cái nó không thích học y khoa, luật khoa tại sao lại bắt nó học học y, học luật trong khi nó thích học nhạc hay văn chương? Mình lo lắng nhưng con nó không thích, hoạc gặp đứa con ngang bướng, thì thôi cũng đành, chẳng nên vì thế mà than ngắn thở dài! Có lẽ mình cũng nên dung hòa, con cái trên 18 là do nó quyết định. Ta nên theo Phật bỏ ngã chấp và Tây phương để con cái tự do lựa chọn mặc dù mình đã hướng dẫn!
+Việc sống chung vợ chồng là một việc rất khó, đòi cả hai bên phải nhường nhịn và thông cảm lẫn nhau. Nếu hai bên thấy không thể kéo dài cuộc sống địa ngục thì nên chia tay là hơn. Tuy nhiên không phải việc gì cũng đưa nhau ra tòa án. Ông bà Clinton đều là luật sư nhưng họ có đưa nhau ra tòa và đòi ly dị như người Á Đông không? Rõ ràng là không. Có thể do nhiều lý do, nhưng trong đó là vì danh dự, vì tham mong ứng cử tổng thống mà bà Clinton đã nhịn. Dẫu sao, đó cũng là một gương tốt người Á Đông nên suy nghĩ!
Chúng ta có nhiều phong tục, tập quán xấu phải bỏ, nhất là những tập quán do công sản gây ra.. Có những tập quán tốt phải duy trì. Và có những phong tục cần dung hòa giữa Đông và Tây.
NGUYỄN THIÊN THỤ * GIÁO DỤC TỰ DO
unday, September 7, 2008
ĐƯỜNG LỐI GIÁO DỤC TỰ DO
==
Gĩữa quốc gia và cộng sản có nhiều điểm khác biệt nhau. Riêng bàn về giáo dục, chúng ta sẽ có nhiều vấn đề quan trọng, không biết phải viết bao ngàn trang giấy mới hết. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày đôi nét sơ lược về tính tự do của nền giáo dục trong thế giới tự do.
Khi cộng sản tiếp thu miền Nam, tại đại học Văn Khoa Sài gon, một cán bộ cộng sản nhận xét rằng nền giáo dục đại học miền Nam yếu kém. Cả miền Nam không có một bộ sách giáo khoa đại học.
Thật vậy, ngoài Bắc, đảng lãnh đạo cho nên bất cứ ngành nghề nào cũng phải chịu sự kiểm soát của đảng. Người ta bảo dưới chế độ cộng sản, toàn quốc là một trại lính. Người ta mang đồng phục, đi đúng cùng một dáng điệu, miệng hô một khẩu hiệu, ăn uống giống nhau. Đảng cộng sản vạch kế hoạch năm năm, mười năm. Kết quả chủ trương nhảy vọt của Mao đã giết hàng triệu dân Trung quốc. Về giáo dục, đảng chọn sinh viên và quyết định các ngành nghề cho sinh viên. Con ông cháu cha thi vào đại học Y Dược hoặc kỹ sư, con em bá tánh bình dân thi đẩy qua sư Phạm. Trong chế độ Cộng sản, Sư Phạm là ngành bị khinh rẽ cho bên có câu ca dao bình dân:
Nhất Y, nhì Dược,
Bách Khoa tạm được,
Sư Phạm bỏ qua.
Phải thật lâu, sau 1980, đảng cộng sản mới để cho sinh viên chọn ngành nghề, và mở trường tư mặc dầu trường tư cũng là do cộng sản tổ chức, không phải do tư nhân như ở thế giới tự do. Ở các bậc tiểu học,trung học, cộng sản ra những sách giáo khoa, bắt các giáo viên phải thực hiện đúng từng câu, từng chữ và từng ngày giờ. Sách giáo khoa là pháp lệnh, không ai có quyền sửa chữa, cho dù thấy sai lầm. Vì vậy mà đề thi trong chế độ cộng sản thường là sai lầm.
Tại sao vậy? Tại vì đường lối vô sản chuyên chính. Vô sản chuyên chính nghĩa là phải giết hại, lừa dối và khủng bố, tước đoạt mọi tự do của con người, bắt con người trở thành nô lệ. Đường lối này chỉ làm khổ trí thức, hành hạ nhà giáo, làm ngu học sinh, chỉ cốt làm cho người dân luôn sống trong bất an và sợ hãi, và bọn ngu dốt trong đảng mặc sức hạnh họe với chính sách phê và tự phê và công an giáo dục, công an văn hóa. Thí dụ, khi dạy sử, nếu giáo viên nào dám đề cao Việt Nam quốc dân đảng đã có công trong việc chống Pháp, hoặc Mỹ có công lớn trong đệ nhị thế chiến là giáo viên đó sẽ bị tù về tội phản động. Vô sản chuyên chính là dùng kẻ dốt, kẻ tin cẩn hơn là tài đức. Trong chế độ quân chủ và tư bản, con cái các thành phần đều được tự do học hành và thi cử, và tiêu chuẩn chọn người là tài đức, trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên”.
Trong 1954, cải cách ruộng đất, họ đã giết, bỏ tù và sa thải các cán bộ thuộc giai cấp tư sản và điạ chủ từ trung ương xuống thôn xã . Rồi trong cải cách ruộng đất, họ giết một số nông dân và thương gia mà họ gán cho tội địa chủ và tư sản. Con cái địa chủ và tư sản không được học đến cấp hai, cấp ba. Chỉ con cái bần nông là vào đại học. Con cái bần nông 5, 6 điểm cũng vào được đại học, còn các thành phần khác phải đạt 16-18 điểm mới vào đại học.
Vì lấy người học kém, cho nên các bậc trí thức xã hội chủ nghĩa hầu hết là dốt. Thực ra, cách chọn người theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên” và “ vô sản chuyên chính” cũïng chỉ là một cách buôn bán trong xã hội cộng sản. Thầy dốt dạy trò dốt, lưu truyền mãi thành trọng bệnh. Sau này, cộng sản muốn trí thức hóa vô sản, mở các lớp chuyên tu, bổ túc nâng một số chân tay thân tín hoặc vì hối lộ từ thợ thuyền lên kỹ sư và y tá lên bác sĩ. Kết quả là bác sĩ không viết nổi toa thuốc, hoặc cho thuốc thì chỉ quanh đi quẩn lại Vitamin B, hoặc Aspirin. Nhân dân gọi các trí thức xã hội chủ nghĩa là : “ dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Sau này, tham nhũng lan tràn, gian dối phổ biến, trong giáo dục, việc thi cử gian lận, mua bán bằng cấp từ phổ thông đến tiến sĩ phổ biến trong hàng ngũ đảng. Đó là do chính sách độc tài, vô sản chuyên chính và tham nhũng. Nói tóm lại, nền giáo dục cộng sản là nền giáo dục ngu dân và tham nhũng, không có lợi cho việc phát triển văn hóa, khoa học và đạo đức.
Thời Việt Nam cộng hòa, bộ giáo dục ra chương trình, nhưng các giáo viên có khá nhiều tự do. Họ có thể dạy bài này trước, bài kia sau, chú trọng bài này mà sơ lược bài kia. Thầy gíáo có thể cho học sinh đọc thêm những tài liệu không có trong chương trình. không nhất thiết phải đúng cùng một lúc. Thí dụ về môn Văn Chương Việt Nam, chương trình lớp 11 có Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Các thầy có thể day Nguyễn Khuyến, Trần Tếù Xương trước, Nguyễn Du sau.
Về Nguyễn Du thì dạy Kiều, ông thấy có thể trích giảng đoạn này hay đoạn kia. Tại sao vậy? Bộ giáo dục khi tuyển sinh viên vào trường Sư Phạm, hay tuyển giáo viên vào dạy, là bộ đã chọn người giỏi, đủ khả năng dạy các cấp. Bộ giáo dục Việt Nam tin tưởng ông thầy tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm là có thể dạy cấp I, cấp 2, và ông thầy tốt nghiệp đại học Sư Phạm có đủ khả năng dạy cấp 2, 3. Vả lại, trong chế độ tự do, bộ giáo dục tin tưởng khả năng và lương tâm giáo viên, và bộ để cho giáo sư và giáo viên có tự do lựa chọn, không nghi ngờ, kìm kẹp họ như trong chế độ cộng sản.Hơn nữa, trong chế độ tự do, bộ và ban giám đốc nhà trưòng không ai cho học sinh theo dõi giáo viên, và thầy giáo có quyền về việc chấm thi, còn trong chế độ cộng sản, ban tổ chức tức đảng cộng sản có quyền quyết định về số điểm và tương lai học sinh. Thí dụ, học sinh thuộc đoàn Thanh Niên cộng sản, hay con đảng viên cao cấp, thi học kỳ hay thi cuối năm chỉ 2, 3 điểm vẫn được ban tổ chức cho lên lớp mà không cần hỏi ý kiến giáo viên. Ban tổ chức trong trường mặc tình mua bán và làm giàu trong việc thi cử và bán bằng cấp.
Về đại học, các giáo sư trong xã hội quân chủ hay trong chế độ dân chủ, đa số có bẳng Tiến sĩ hay Thạc sĩ. Họ là những người đạt đỉnh cao trong chuyện môn của họ cho nên họ có quyền giảng dạy theo ý muốn của họ. Lẽ tất nhiên , các giáo sư phải nhận sự phân công tùy theo chuyên môn và nhu cầu của trường. Thí dụ, một vị tiến sĩ Sữ học tất nhiên sẽ dạy Sử học. Việc dạy sẽ tùy theo yêu cầu của trường. Vị ấy có thể dạy Thượng cổ sử hay Cận đại sử hay Việt Sử là do Phân khoa đề nghị. Trong Việt sử, giáo sư có toàn quyền quyết đinh như dạy lịch sử đời Lê hay đời Nguyễn.v. v. . .
Mỗi giáo sư có quyền giảng dạy tự do, bộ giáo dục và trường đại học không hề kiểm soát về nội dung giảng dạy của giáo sư. Mỗi giáo sư có một sách giáo khoa riêng, không cần phải có một bộ sách giáo khoa cho toàn ban hay toàn quốc như trong chế độ cộng sản. Nhờ chính sách tự do, và chọn hoc sinh và sinh viên giỏi, chúng ta đã đào tạo những thợ giỏi, kỹ sư tài ba và học giả uyên thâm. Vì chính sách chuyên chính vô sản, mà chế độ cộng sản đào tạo những ông bà bác sĩ không viết nổi toa thuốc.
Thí dụ vì ngu dốt hay vì tuyên truyền, một số thương binh cộng sản bị thương được bác sĩ cộng hòa băng bó vết thương và khâu bằng chỉ tự tiêu. Khi họ được trao trả về Bắc sau hiệp định Paris 1973, họ bị bác sĩ cộng sản mổ lại, bỏ các chỉ tự tiêu, cho rằng chỉ này là chỉ độc, bọn Mỹ ngụy ngu dốt đã lấy chỉ may áo quần để khâu vết thương. Sau 1975, sau một thời gian bị nhồi sọ, các cán bộ không dám để cho các bác sĩ cũ khám bệnh. Nhưng sau một thời gian, họ thấy được tài năng thật sự các bác sĩ quốc gia. Các cán bộ cao cấp đã tin tưỏng vào bác sĩ cũ. Một cán bộ thành ủy đã hỏi một bác sĩ cũ:
-Ông có thể đào tạo những bác sĩ giỏi như ông không?
-Có thể được nếu các ông để cho tôi chọn sinh viên giỏi.
Gần đây, bang giao giữa Mỹ và Việt Nam được cải thiện. Người Mỹ đã mời một số cán bộ cộng sản qua Mỹ tham quan hay làm việc. Người Mỹ cũng cho phép một số người Việt sang thăm Hoa Kỳ. Khi về, một số người này đã lên tiếng chỉ trích nước Mỹ hết lời. Đó là việc tất nhiên. Không ai dại mà ra mặt ca tụng Mỹ vì như vậy công trạng bao lâu và đảng tịch sẽ bị tước sạch. Mặc dầu bề ngoài Cộng sản xich lại với Mỹ để mưu lợi lộc, bề trong họ rất ghét Mỹ bởi vì tâm hồn họ đã bán cho Trung Cộng. Trong nhiều điều chỉ trich, chê bai xã hội Mỹ, có vấn đề khá bình thường, là vấn đề giáo dục các nước Aâu Mỹ.
Một vị cán bộ sau khi đi Mỹ về viết rất nhiều về chuyến Mỹ du. Sau khi nghiên cứu đủ thứ về xã hội Mỹ, ông viết về giáo dục Âu Mỹ và cho rằng xã hội Âu Mỹ không chú trọng giáo dục bởi vì các học sinh trung học Âu Mỹ không đoạt giải nào về toán quốc tế.
Đúng vậy, Việt Nam và các nước khác thường chú trọng luyện thi Toán để cho học sinh dự giải quốc tế, và Việt Nam đã đoạt nhiều giải.Và họ cho đó là một điều tự hào.( Cộng sản Việt Nam cái gì cũng tự hào!)
Sự thật thì ông cán bộ Cộng Sản đã lầm. Xã hội Âu Mỹ là xã hội tự do và phóng khoáng. Họ để cho học sinh tự do học tập, không bắt buộc nghiêm nhặt như xã hội ta trước đây. Các nhà giáo dục Âu Mỹ đã nghiên cứu tâm lý học sinh và thực tiễn giáo dục, và họ kết luận rằng để cho học sinh tự do học tập, trí tuệ tự do phát triển, thì sau này tài năng mới nẩy nở. Nếu gò ép như chuối dú non, chỉ hại mà không lợi. Tại Âu Mỹ, chương trình nhẹ nhàng, phương pháp dễ hiểu, học sinh tiểu, trung học học học thoải mái, it làm bài tập, không phải trả bài theo lối học thuộc lòng. Nhờ chính sách giáo dục tự do, nền giáo dục Âu Mỹ đã đào tạo nhiều nhân tài, trong đó có nhiều nhà bác học lừng danh thế giới.
Trái lại, học sinh, sinh viên ta từ nhỏ cho đến lớn bị bắt buộc theo khuôn khổ, học ngày, học đêm, bị cha me và thầy giáo kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi đó, học sinh tiểu học và trung học Tây phương rất tự do. Học sinh về nhà cũng phải làm bài tập nhưng không nhiều như học sinh Việt Nam. Vì tiểu học, trung học đã làm mòn mõi trí tuệ, thân thể bệnh hoạn, chí khí tiêu mòn, học xong đại học là đã tiêu hao tất cả, chỉ biết hưởng thụ, hoặc kiếm tiền sinh sống, nuôi gia đình, sống qua ngày tháng, ít ai sau đại học còn tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, sáng chế như người Âu Mỹ. Do đó mà xã hội lạc hậu , khoa học không tiến bộ. Nhất là trong chế độ cộng sản, từ mẫu giáo, đến đại học, học sinh, sinh viên được nhồi sọ ca tụng đảng bác, văn học chỉ biết Hồ Chí Minh và Tố Hữu, thì trí tuệ lại càng non kém hơn các thế hệ thời quốc gia và thời Pháp thuộc.
Việt Nam muốn phát triển quốc gia, phải phát triển giáo dục theo chiều hướng tự do, cởi mở, đồng thời với việc phát triển tự do và dân chủ trong văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế, xã hội. . .
Gĩữa quốc gia và cộng sản có nhiều điểm khác biệt nhau. Riêng bàn về giáo dục, chúng ta sẽ có nhiều vấn đề quan trọng, không biết phải viết bao ngàn trang giấy mới hết. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày đôi nét sơ lược về tính tự do của nền giáo dục trong thế giới tự do.
Khi cộng sản tiếp thu miền Nam, tại đại học Văn Khoa Sài gon, một cán bộ cộng sản nhận xét rằng nền giáo dục đại học miền Nam yếu kém. Cả miền Nam không có một bộ sách giáo khoa đại học.
Thật vậy, ngoài Bắc, đảng lãnh đạo cho nên bất cứ ngành nghề nào cũng phải chịu sự kiểm soát của đảng. Người ta bảo dưới chế độ cộng sản, toàn quốc là một trại lính. Người ta mang đồng phục, đi đúng cùng một dáng điệu, miệng hô một khẩu hiệu, ăn uống giống nhau. Đảng cộng sản vạch kế hoạch năm năm, mười năm. Kết quả chủ trương nhảy vọt của Mao đã giết hàng triệu dân Trung quốc. Về giáo dục, đảng chọn sinh viên và quyết định các ngành nghề cho sinh viên. Con ông cháu cha thi vào đại học Y Dược hoặc kỹ sư, con em bá tánh bình dân thi đẩy qua sư Phạm. Trong chế độ Cộng sản, Sư Phạm là ngành bị khinh rẽ cho bên có câu ca dao bình dân:
Nhất Y, nhì Dược,
Bách Khoa tạm được,
Sư Phạm bỏ qua.
Phải thật lâu, sau 1980, đảng cộng sản mới để cho sinh viên chọn ngành nghề, và mở trường tư mặc dầu trường tư cũng là do cộng sản tổ chức, không phải do tư nhân như ở thế giới tự do. Ở các bậc tiểu học,trung học, cộng sản ra những sách giáo khoa, bắt các giáo viên phải thực hiện đúng từng câu, từng chữ và từng ngày giờ. Sách giáo khoa là pháp lệnh, không ai có quyền sửa chữa, cho dù thấy sai lầm. Vì vậy mà đề thi trong chế độ cộng sản thường là sai lầm.
Tại sao vậy? Tại vì đường lối vô sản chuyên chính. Vô sản chuyên chính nghĩa là phải giết hại, lừa dối và khủng bố, tước đoạt mọi tự do của con người, bắt con người trở thành nô lệ. Đường lối này chỉ làm khổ trí thức, hành hạ nhà giáo, làm ngu học sinh, chỉ cốt làm cho người dân luôn sống trong bất an và sợ hãi, và bọn ngu dốt trong đảng mặc sức hạnh họe với chính sách phê và tự phê và công an giáo dục, công an văn hóa. Thí dụ, khi dạy sử, nếu giáo viên nào dám đề cao Việt Nam quốc dân đảng đã có công trong việc chống Pháp, hoặc Mỹ có công lớn trong đệ nhị thế chiến là giáo viên đó sẽ bị tù về tội phản động. Vô sản chuyên chính là dùng kẻ dốt, kẻ tin cẩn hơn là tài đức. Trong chế độ quân chủ và tư bản, con cái các thành phần đều được tự do học hành và thi cử, và tiêu chuẩn chọn người là tài đức, trong khi cộng sản chủ trương “hồng hơn chuyên”.
Trong 1954, cải cách ruộng đất, họ đã giết, bỏ tù và sa thải các cán bộ thuộc giai cấp tư sản và điạ chủ từ trung ương xuống thôn xã . Rồi trong cải cách ruộng đất, họ giết một số nông dân và thương gia mà họ gán cho tội địa chủ và tư sản. Con cái địa chủ và tư sản không được học đến cấp hai, cấp ba. Chỉ con cái bần nông là vào đại học. Con cái bần nông 5, 6 điểm cũng vào được đại học, còn các thành phần khác phải đạt 16-18 điểm mới vào đại học.
Vì lấy người học kém, cho nên các bậc trí thức xã hội chủ nghĩa hầu hết là dốt. Thực ra, cách chọn người theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên” và “ vô sản chuyên chính” cũïng chỉ là một cách buôn bán trong xã hội cộng sản. Thầy dốt dạy trò dốt, lưu truyền mãi thành trọng bệnh. Sau này, cộng sản muốn trí thức hóa vô sản, mở các lớp chuyên tu, bổ túc nâng một số chân tay thân tín hoặc vì hối lộ từ thợ thuyền lên kỹ sư và y tá lên bác sĩ. Kết quả là bác sĩ không viết nổi toa thuốc, hoặc cho thuốc thì chỉ quanh đi quẩn lại Vitamin B, hoặc Aspirin. Nhân dân gọi các trí thức xã hội chủ nghĩa là : “ dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Sau này, tham nhũng lan tràn, gian dối phổ biến, trong giáo dục, việc thi cử gian lận, mua bán bằng cấp từ phổ thông đến tiến sĩ phổ biến trong hàng ngũ đảng. Đó là do chính sách độc tài, vô sản chuyên chính và tham nhũng. Nói tóm lại, nền giáo dục cộng sản là nền giáo dục ngu dân và tham nhũng, không có lợi cho việc phát triển văn hóa, khoa học và đạo đức.
Thời Việt Nam cộng hòa, bộ giáo dục ra chương trình, nhưng các giáo viên có khá nhiều tự do. Họ có thể dạy bài này trước, bài kia sau, chú trọng bài này mà sơ lược bài kia. Thầy gíáo có thể cho học sinh đọc thêm những tài liệu không có trong chương trình. không nhất thiết phải đúng cùng một lúc. Thí dụ về môn Văn Chương Việt Nam, chương trình lớp 11 có Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Các thầy có thể day Nguyễn Khuyến, Trần Tếù Xương trước, Nguyễn Du sau.
Về Nguyễn Du thì dạy Kiều, ông thấy có thể trích giảng đoạn này hay đoạn kia. Tại sao vậy? Bộ giáo dục khi tuyển sinh viên vào trường Sư Phạm, hay tuyển giáo viên vào dạy, là bộ đã chọn người giỏi, đủ khả năng dạy các cấp. Bộ giáo dục Việt Nam tin tưởng ông thầy tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm là có thể dạy cấp I, cấp 2, và ông thầy tốt nghiệp đại học Sư Phạm có đủ khả năng dạy cấp 2, 3. Vả lại, trong chế độ tự do, bộ giáo dục tin tưởng khả năng và lương tâm giáo viên, và bộ để cho giáo sư và giáo viên có tự do lựa chọn, không nghi ngờ, kìm kẹp họ như trong chế độ cộng sản.Hơn nữa, trong chế độ tự do, bộ và ban giám đốc nhà trưòng không ai cho học sinh theo dõi giáo viên, và thầy giáo có quyền về việc chấm thi, còn trong chế độ cộng sản, ban tổ chức tức đảng cộng sản có quyền quyết định về số điểm và tương lai học sinh. Thí dụ, học sinh thuộc đoàn Thanh Niên cộng sản, hay con đảng viên cao cấp, thi học kỳ hay thi cuối năm chỉ 2, 3 điểm vẫn được ban tổ chức cho lên lớp mà không cần hỏi ý kiến giáo viên. Ban tổ chức trong trường mặc tình mua bán và làm giàu trong việc thi cử và bán bằng cấp.
Về đại học, các giáo sư trong xã hội quân chủ hay trong chế độ dân chủ, đa số có bẳng Tiến sĩ hay Thạc sĩ. Họ là những người đạt đỉnh cao trong chuyện môn của họ cho nên họ có quyền giảng dạy theo ý muốn của họ. Lẽ tất nhiên , các giáo sư phải nhận sự phân công tùy theo chuyên môn và nhu cầu của trường. Thí dụ, một vị tiến sĩ Sữ học tất nhiên sẽ dạy Sử học. Việc dạy sẽ tùy theo yêu cầu của trường. Vị ấy có thể dạy Thượng cổ sử hay Cận đại sử hay Việt Sử là do Phân khoa đề nghị. Trong Việt sử, giáo sư có toàn quyền quyết đinh như dạy lịch sử đời Lê hay đời Nguyễn.v. v. . .
Mỗi giáo sư có quyền giảng dạy tự do, bộ giáo dục và trường đại học không hề kiểm soát về nội dung giảng dạy của giáo sư. Mỗi giáo sư có một sách giáo khoa riêng, không cần phải có một bộ sách giáo khoa cho toàn ban hay toàn quốc như trong chế độ cộng sản. Nhờ chính sách tự do, và chọn hoc sinh và sinh viên giỏi, chúng ta đã đào tạo những thợ giỏi, kỹ sư tài ba và học giả uyên thâm. Vì chính sách chuyên chính vô sản, mà chế độ cộng sản đào tạo những ông bà bác sĩ không viết nổi toa thuốc.
Thí dụ vì ngu dốt hay vì tuyên truyền, một số thương binh cộng sản bị thương được bác sĩ cộng hòa băng bó vết thương và khâu bằng chỉ tự tiêu. Khi họ được trao trả về Bắc sau hiệp định Paris 1973, họ bị bác sĩ cộng sản mổ lại, bỏ các chỉ tự tiêu, cho rằng chỉ này là chỉ độc, bọn Mỹ ngụy ngu dốt đã lấy chỉ may áo quần để khâu vết thương. Sau 1975, sau một thời gian bị nhồi sọ, các cán bộ không dám để cho các bác sĩ cũ khám bệnh. Nhưng sau một thời gian, họ thấy được tài năng thật sự các bác sĩ quốc gia. Các cán bộ cao cấp đã tin tưỏng vào bác sĩ cũ. Một cán bộ thành ủy đã hỏi một bác sĩ cũ:
-Ông có thể đào tạo những bác sĩ giỏi như ông không?
-Có thể được nếu các ông để cho tôi chọn sinh viên giỏi.
Gần đây, bang giao giữa Mỹ và Việt Nam được cải thiện. Người Mỹ đã mời một số cán bộ cộng sản qua Mỹ tham quan hay làm việc. Người Mỹ cũng cho phép một số người Việt sang thăm Hoa Kỳ. Khi về, một số người này đã lên tiếng chỉ trích nước Mỹ hết lời. Đó là việc tất nhiên. Không ai dại mà ra mặt ca tụng Mỹ vì như vậy công trạng bao lâu và đảng tịch sẽ bị tước sạch. Mặc dầu bề ngoài Cộng sản xich lại với Mỹ để mưu lợi lộc, bề trong họ rất ghét Mỹ bởi vì tâm hồn họ đã bán cho Trung Cộng. Trong nhiều điều chỉ trich, chê bai xã hội Mỹ, có vấn đề khá bình thường, là vấn đề giáo dục các nước Aâu Mỹ.
Một vị cán bộ sau khi đi Mỹ về viết rất nhiều về chuyến Mỹ du. Sau khi nghiên cứu đủ thứ về xã hội Mỹ, ông viết về giáo dục Âu Mỹ và cho rằng xã hội Âu Mỹ không chú trọng giáo dục bởi vì các học sinh trung học Âu Mỹ không đoạt giải nào về toán quốc tế.
Đúng vậy, Việt Nam và các nước khác thường chú trọng luyện thi Toán để cho học sinh dự giải quốc tế, và Việt Nam đã đoạt nhiều giải.Và họ cho đó là một điều tự hào.( Cộng sản Việt Nam cái gì cũng tự hào!)
Sự thật thì ông cán bộ Cộng Sản đã lầm. Xã hội Âu Mỹ là xã hội tự do và phóng khoáng. Họ để cho học sinh tự do học tập, không bắt buộc nghiêm nhặt như xã hội ta trước đây. Các nhà giáo dục Âu Mỹ đã nghiên cứu tâm lý học sinh và thực tiễn giáo dục, và họ kết luận rằng để cho học sinh tự do học tập, trí tuệ tự do phát triển, thì sau này tài năng mới nẩy nở. Nếu gò ép như chuối dú non, chỉ hại mà không lợi. Tại Âu Mỹ, chương trình nhẹ nhàng, phương pháp dễ hiểu, học sinh tiểu, trung học học học thoải mái, it làm bài tập, không phải trả bài theo lối học thuộc lòng. Nhờ chính sách giáo dục tự do, nền giáo dục Âu Mỹ đã đào tạo nhiều nhân tài, trong đó có nhiều nhà bác học lừng danh thế giới.
Trái lại, học sinh, sinh viên ta từ nhỏ cho đến lớn bị bắt buộc theo khuôn khổ, học ngày, học đêm, bị cha me và thầy giáo kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi đó, học sinh tiểu học và trung học Tây phương rất tự do. Học sinh về nhà cũng phải làm bài tập nhưng không nhiều như học sinh Việt Nam. Vì tiểu học, trung học đã làm mòn mõi trí tuệ, thân thể bệnh hoạn, chí khí tiêu mòn, học xong đại học là đã tiêu hao tất cả, chỉ biết hưởng thụ, hoặc kiếm tiền sinh sống, nuôi gia đình, sống qua ngày tháng, ít ai sau đại học còn tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, sáng chế như người Âu Mỹ. Do đó mà xã hội lạc hậu , khoa học không tiến bộ. Nhất là trong chế độ cộng sản, từ mẫu giáo, đến đại học, học sinh, sinh viên được nhồi sọ ca tụng đảng bác, văn học chỉ biết Hồ Chí Minh và Tố Hữu, thì trí tuệ lại càng non kém hơn các thế hệ thời quốc gia và thời Pháp thuộc.
Việt Nam muốn phát triển quốc gia, phải phát triển giáo dục theo chiều hướng tự do, cởi mở, đồng thời với việc phát triển tự do và dân chủ trong văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế, xã hội. . .
KÝ TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
TÁC GIẢ TÁC PHẨM . Tên thật : Trần Thị Thu Vân . VĂN AVE MARIA LẠY THƯỢNG ĐẾ, XIN THƯƠNG XÓT CHO NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN NƯỚC CHẢY QUA CẦU - Bài 1 NƯỚC CHẢY QUA CẦU - Bài 2 NƯỚC CHẢY QUA CẦU - Bài 3 NƯỚC CHẢY QUA CẦU - Bài 4 TRĂNG VÀ GỐC ỔI XẺ CỦA EM TÔI | Tranh của cố họa sĩ Tạ Tỵ
|
SƠN TRUNG * TRÍ TUỆ CON NGƯỜI
TRÍ TUỆ CON NGƯỜI
Quyển Luân Lý Giáo Khoa Thư là một quyển sách rất giá trị, do cụ Trần Trọng
Kim và các nhà nho thuở ấy như Bùi Kỷ,Trần Lê Nhân soạn thảo để dạy luân lý cho
các trẻ tiểu học và các lớp nhỏ hơn. Quyển này cũng như quyển Cổ Học Tinh Hoa,
Thơ Ngụ Ngôn của La Fontaine, truyện ngụ ngôn của Aesope là những bài dạy triết
lý, tâm lý, là túi khôn của loài người, và là những bài học xử thế..
Luân Lý Giáo Khoa Thư ăn sâu trong lòng thế hệ học sinh 1930 - 1945. Thuở nhỏ tôi cũng thích Luân Lý Giáo Khoa Thư mà trong đó có bài nói về trí khôn của loài người là tôi thích nhất. Tôi quên mất tên truyện. Truyện kể rằng một nông dân ra đồng cày ruộng. Anh ta đặt cái ách lên cổ con bò rồi cầm roi đánh vào lưng bò để thúc nó làm việc. Con bò đi chậm, con bò đi không thẳng hàng đều bị đánh một vài roi. Thậm chí con bò làm việc tốt, anh nông dân vẫn luôn miệng quát thét “tắc”, “rì” , “hò” và quơ roi vun vút trong không khí để hăm dọa. Một con cọp ngồi trên bờ, thấy vậy, thương con bò to lớn thế mà bị thằng người nhỏ nhoi cầm roi ánh đập, quát tháo. Nó chờ dịp, đón con bò hỏi chuyện:
Luân Lý Giáo Khoa Thư ăn sâu trong lòng thế hệ học sinh 1930 - 1945. Thuở nhỏ tôi cũng thích Luân Lý Giáo Khoa Thư mà trong đó có bài nói về trí khôn của loài người là tôi thích nhất. Tôi quên mất tên truyện. Truyện kể rằng một nông dân ra đồng cày ruộng. Anh ta đặt cái ách lên cổ con bò rồi cầm roi đánh vào lưng bò để thúc nó làm việc. Con bò đi chậm, con bò đi không thẳng hàng đều bị đánh một vài roi. Thậm chí con bò làm việc tốt, anh nông dân vẫn luôn miệng quát thét “tắc”, “rì” , “hò” và quơ roi vun vút trong không khí để hăm dọa. Một con cọp ngồi trên bờ, thấy vậy, thương con bò to lớn thế mà bị thằng người nhỏ nhoi cầm roi ánh đập, quát tháo. Nó chờ dịp, đón con bò hỏi chuyện:
Này, Bò! Mày to xác thế mà sao lại bị thằng người đánh đập mày suốt ngày?
Bò
buồn rầu trả lời:
-Thưa
ông cọp, tôi tuy to xác nhưng không làm gì đuợc loài người vì họ có trí khôn.
Con cọp nghe nói lạ lùng, không hiểu trí khôn là cái gì mà ghê gớm thế. Nó có thể giúp con ngưòi chinh phục thiên nhiên, chế ngự loài vật, bắt loài vật phải làm nô lệ cho loài người. Cọp bèn đón đường hỏi người nông dân:
Con cọp nghe nói lạ lùng, không hiểu trí khôn là cái gì mà ghê gớm thế. Nó có thể giúp con ngưòi chinh phục thiên nhiên, chế ngự loài vật, bắt loài vật phải làm nô lệ cho loài người. Cọp bèn đón đường hỏi người nông dân:
-Nghe
nói mày có trí khôn. Đâu đưa tao xem thử một tí!
Người đáp: Tôi để trí khôn ở nhà, không mang theo đây.
-Mày về lấy cho tao xem ngay.
Người đáp: Tôi để trí khôn ở nhà, không mang theo đây.
-Mày về lấy cho tao xem ngay.
-
Tôi không thể về được, vì tôi phải trông coi con bò cho nó ăn cỏ.
-
Mày cứ về đi, để tao trông con bò cho.
- Tôi không tin ông. Lỡ ông ăn thịt con bò của tôi thì sao? Nếu ông bằng lòng, cho tôi trói ông lại thì tôi mới an lòng về nhà lấy trí khôn cho ông xem.
- Tôi không tin ông. Lỡ ông ăn thịt con bò của tôi thì sao? Nếu ông bằng lòng, cho tôi trói ông lại thì tôi mới an lòng về nhà lấy trí khôn cho ông xem.
Vì
nóng lòng muốn biết trí khôn của loài người như thế nào cho nên cọp đồng ý cho
bác nông dân trói lại. Người nông dân bèn lấy dây thừng trói con cọp lại, và
tháo bắp cày ra đánh cho cọp một trận, và nói: “ Trí khôn của tao đây”! “Trí
khôn của tao đây”!
Câu chuyện chỉ kể đến đây thì chấm dứt. Và lúc đó tôi rất thích thú. Và tôi bao năm
vẫn thích thú câu chuyện này, và sinh thêm lòng tự hào về con người khôn ngoan, trí tuệ.
Nay tuổi đời đã cao, bỗng nhiên tôi nghĩ đến câu chuyện này. Tôi cứ thắc mắc. Không biết sau trận đòn, con cọp bị giêt hay đuợc thả ra. Và sau trận đòn, nó có hiểu trí khôn là gì không.
Câu truyện trên cần phải được xét lại. Con cọp ỏ đây rất nhân hậu, biết thương yêu loài vật. Con cọp ở đây cũng thân thiện với con người, không phải là kẻ thù bất cộng đái thiên như mối tương quan giữa người và cọp ngày nay. Cọp nói chuyện với người, tìm hiểu con người, tìm hiểu sự vật, nó rất thành thật, không ác tâm hại người. Trong khi đó con người gian trá, xảo quyệt. Trí khôn là vật vô hình, không phải là vật hữu hình như cái dao, cái nón, cái cuốc mà bảo là để ở nhà. Đó là lời nói dối. Con người đã dùng mưu mô xảo quyệt để hại cọp. Khi cọp chịu trói thì người trở mặt đánh cọp. Đó là một thái độ tàn bạo, độc ác, thiếu sự thành thật trong giao tế xã hội. Và khi đánh cọp, người nói: “Đây là trí khôn của tao”.
Câu chuyện chỉ kể đến đây thì chấm dứt. Và lúc đó tôi rất thích thú. Và tôi bao năm
vẫn thích thú câu chuyện này, và sinh thêm lòng tự hào về con người khôn ngoan, trí tuệ.
Nay tuổi đời đã cao, bỗng nhiên tôi nghĩ đến câu chuyện này. Tôi cứ thắc mắc. Không biết sau trận đòn, con cọp bị giêt hay đuợc thả ra. Và sau trận đòn, nó có hiểu trí khôn là gì không.
Câu truyện trên cần phải được xét lại. Con cọp ỏ đây rất nhân hậu, biết thương yêu loài vật. Con cọp ở đây cũng thân thiện với con người, không phải là kẻ thù bất cộng đái thiên như mối tương quan giữa người và cọp ngày nay. Cọp nói chuyện với người, tìm hiểu con người, tìm hiểu sự vật, nó rất thành thật, không ác tâm hại người. Trong khi đó con người gian trá, xảo quyệt. Trí khôn là vật vô hình, không phải là vật hữu hình như cái dao, cái nón, cái cuốc mà bảo là để ở nhà. Đó là lời nói dối. Con người đã dùng mưu mô xảo quyệt để hại cọp. Khi cọp chịu trói thì người trở mặt đánh cọp. Đó là một thái độ tàn bạo, độc ác, thiếu sự thành thật trong giao tế xã hội. Và khi đánh cọp, người nói: “Đây là trí khôn của tao”.
Vậy trí khôn của loài người là cái gì? Trói được người ta, đánh được người
ta là khôn sao? Lừa đảo được người ta là khôn sao? Có lẽ đa số con người nghĩ vậy.
Họ cho rằng lừa được người tức phải là khôn, và kẻ bị lừa tất nhiên là ngu dại.
Nhiều người quan niệm rằng kiếm được tiền bạc, đạt được vinh hoa, phú quý là
khôn ngoan, tài gỉỏi. Trong chính trị, ai lắm mưu kế , ai lừa bịp nhiều thì được
tôn là giỏi như là Khổng Minh, Tào Tháo. Về quân sự, những ai giết người nhiều,
tàn hại sinh linh, phạm tội diệt chủng thì được khen là anh hùng như đại đế
Alexandre, Thành Cát Tư Hãn. Người Tây phương dùng súng đạn giêt người, cuớp của,
cứơp đất đai, bắt các dân tộc Á Phi làm nô lệ thì được khen là văn minh, tiến bộ
và giàu mạnh. . . Có một số khen Hồ Chí Minh là giỏi vì ông ta lắm thủ đoạn tàn
ác. Trước đây vài chục năm, đa số kính phục lẫn sợ hãi Lênin, Stalin, và Mao Trạch
Đông. Không một nhà tư tưởng, nhà chính trị nào viết được một luận thuyết kết
án Marx và đảng cộng sản.
Trí , hay khôn, hay trí khôn là tiếng Việt, chữ Hán là trí. Khôn, trí khôn hay khôn ngoan trái nghĩa với ngu đần, trì độn, dốt nát, dại dột.
Thanh Nghị giải nghĩa trí khôn ( intelligence, lesprit) là cái khôn, thông minh. Đào Duy Anh định nghĩa trí là hiểu rõ sự lý- thông minh, và trí tuệ là thông minh, linh hoạt. Tự điển tiếng Anh định nghĩa thông minh là khả năng thấy, học, và hiểu. Còn spirit là phần bất tử trong con người giúp ta cảm giác và suy tưởng. Nói chung, trí khôn hay trí tuệ là khả năng giúp ta cảm xúc, suy nghĩ, hiểu rõ, và hiểu nhanh. Khi đã hiểu rõ sự lý, khi đã nhìn thấy vấn đề thì ta phải hành động, phải giải quyết vấn đề. Tuy nhiên không phải lúc nào tri và hành cũng đi đôi. Có khi ta biết mà không thể làm được, vì ta không có khả năng hoặc thời cơ chưa tới.
Như vậy phạm vi của trí khôn rất lớn, bao gồm mọi khả năng tri và hành của con người. Trí khôn hay trí tuệ là khả năng tuyệt vời của con người. Nó giúp con người sáng tạo văn học, âm nhạc, xây dựng kinh tế, kiến tạo quốc gia, nhất là phát minh khoa học. Đó là thành quả tốt đẹp của con người, là khả năng tuyệt diệu của con người. Cũng có nhiều hành động mà con người khó lòng nhất trí, kẻ này bảo thế là khôn, người khác lại chê là dại:
Thế sự đua nhau nói dại khôn,
Biết ai là dại, biết ai khôn.
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại cái văn chương, ấy dại khôn.
Mưu trí hay mưu kế cũng thuộc khả năng của trí khôn.Nhưng mưu kế thì có nhiều kiểu, mưu kế của thằng ăn trộm, mưu của mấy tên bợm. Tục ngữ có câu: « mưu con đĩ, trí học trò ».
Đứng về phương diện đạo đức, ta có thể chia làm hai loại mưu kế: mưu quân tử và mưu tiểu nhân. Mưu quân tử là mưu cao thượng, mưu tiểu nhân là mưu hèn hạ, bỉ ổi. Kẻ lưu manh sống nhờ mưu kế xảo quyệt.Và bọn này luôn luôn sống bằng mưu kế độc ác hoặc hạ tiện. Loại khôn ngoan này không nên đề cao. Loại mưu kế này chỉ đem lại đau khổ cho quốc gia, dân tộc, cho thế giới. Nó là tai họa, là vết nhơ của con người, không phải là một thành quả tốt đẹp đáng ca tụng. Cái khôn ngoan của con người dùng để lừa gạt là hành động vô đạo đức, không có gì đáng tự hào.
Loại trí khôn đáng ca tụng, cần phát triển đó là loại trí khôn giúp đời tươi sáng, gíúp loài người hạnh phúc và tiến bộ. Còn những trí khôn dùng trong việc chọi gà, đá dế, chơi cờ đều không ích lợi trong việc cứu nước giúp dân. Và loại trí khôn dùng để lường gạt, giết người, hại người thì cần phải bỏ.
Hình như truyện trên xuất xứ từ nền
văn học La Hy, mà sau bọn thực dân sưu tầm và dùng để biện minh cho việc xâm lăng
các nước Á Phi và bắt dân da đen làm nô lệ!
LÊ VĂN SIÊU * THĂNG LONG
Lê
Văn Siêu viết về Thăng Long cổ kính
|
||
Người Việt xin giới thiệu trích đoạn sau đây, được trích từ trang 65 đến 72 trong tác phẩm Văn Minh Việt Nam của tác giả Lê Văn Siêu do Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1964, nhà Xuân Thu xuất bản lại năm 1989 tại Hoa Kỳ. Trân trọng mời bạn đọc theo dõi. Lời tuyên cáo dời đô của vua Lý Thái Tổ, chúng ta cần hiểu là những lời tóm tắt về quan niệm của ngài đối với một đô thành, và dùng để dẫn đạo cho việc kiến trúc. Lời ấy đã có những ý này: tính việc to lớn, tính việc muôn đời cho con cháu, ngôi nước lâu dài, giữa khu vực của trời đất, có thế hổ cứ long bàn, chính ngôi Đông Tây Nam Bắc, chỗ hướng bội của núi sông, chỗ yếu hội bức tẩu của bốn phương. Chúng ta hãy xem bản đồ thành Thăng Long coi những kiến tạo có thỏa mãn những điều kiện thần bí về địa lý không. Chúng ta thấy nội thành đặt đúng trên núi Nùng, sau lưng là cái não thủy Tây Hồ, bên tả là Tam Đảo, bên hữu là Ba Vì, Tay Hổ (bên hữu) thuộc âm, bắt đầu từ chùa Bát Mẫu chạy vòng tới dãy núi Ninh Bình Thanh Hóa và ra đến cửa bể Thần Phù. Tay Long (bên tả) thuộc dương, bắt đầu bằng cửa ô Tam Phụ, (sau đồi là Yên Phụ) để chạy tới dãy núi Yên Tử, Đông Triều và Hương Hải (tức Hongay). Thẳng mặt chính nam là hồ Bảy mẫu đầm sen, cửa ô Kim Liên, đi suốt hồ Linh Đường tới hồ Chùa Bầu (Hà Nam) mới là hết thế địa lý của minh đường. Tay long dài, tay hổ ngắn. Theo phép địa lý, đó là đất hiền lương, long hổ tương nhượng, nghĩa là vợ chồng hòa thuận, anh em nhường nhịn nhau, không kình chống nhau, không ganh đua nhau cho đến loạn gia cương mà đặt sang thế quốc gia thì là anh em đồng bào trong nước biết kính trên nhường dưới. Đó là cái thế địa lý mà trong lời tuyên cáo dời đô, vua Lý Thái Tổ đã nói là: chỗ hướng bội của núi sông, chỗ yếu hội bức tẩu của bốn phương, có thế hổ cứ long bàn, chính ngôi Đông Tây Nam Bắc. Nay chúng ta xem lại sự xây dựng: Đường vòng chạy xung quanh nội thành biểu tượng cho Thái cực. Hai nhánh sông Tô Lịch, bên hữu có hồ Lãng Bạc là úng thủy, bên tả thông ra đường lưu thủy là sông Nhị Hà, đó là biểu trưng cho lưỡng nghi. Cung điện của nhà vua ở giữa có bốn mặt đều nhau, ấy là tứ tượng. Thêm bốn kiến trúc bốn cổng ấy là bát quái. Tất cả các đường bắt đầu từ vòng Thái cực mà đi, chi chít không biết bao nhiêu, ấy là biến hóa vô cùng vậy. Đó chính là cái ý 'giữa khu vực của trời đất' mà Vua Lý Thái Tổ đã nói. Chúng ta lại để ý: sau thành nội, sau trường nuôi voi ngựa là một đường thẳng tắp, từ trung tâm đi ra, gặp thành ngoại, gặp con đê. Ấy là có hậu, với ý nghĩa tồn tại lâu dài. Trước thành nội có một đường thẳng, đường ấy chạy lệch sang một bên để tránh mũi tên (xuyên tâm) đâm thẳng vào nội điện. Nhưng đường ấy đi thẳng ra đến cửa ô Kim Liên thì cửa ô ấy chiếu thẳng và rất đúng vào chính điện. Nếu kẻ một đường thẳng nối theo đường sau trường nuôi voi ngựa, và suốt xuống ô Kim Liên thì trung tâm vòng Thái cực ở trên đường thẳng ấy. Hai cửa ô Lương Yên và Thịnh Hào ở trên hai cạnh của hình góc nhọn từ trung tâm vòng Thái cực ra, mà đường thẳng vừa nói là đường phân giác. Bốn cửa ô Thịnh Hào, Cầu Giấy, Thụy Chương, Yên Phụ cũng ở trên những cạnh của những góc đều nhau đi từ trung tâm vòng Thái cực ra. Trong nội thành các kiến tạo đã được sắp đặt theo đúng tám hướng: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Ấy là cái thế: 'dữ tứ thời hợp kỳ tự' (cùng bốn mùa giao hợp mà sắp đặt trật tự); 'dữ quỷ thần hợp kỳ linh' (cùng quỷ thần giao hợp mà thiêng liêng). Chấn và Đoài (Đông và Tây) là dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh (cùng với mặt trời mặt trăng hóa hợp mà cùng sáng), Khôn và Kiền (Tây Nam và Tây Bắc) là dữ thiên địa hợp kỳ đức (cùng với thiên địa hợp với cái đức của mình). Chúng ta để ý thấy mỗi hướng có một ý nghĩa và ở mỗi hướng lại có một sự xây dựng theo ý nghĩa ấy. Kiền (ở Tây Bắc) dĩ quân chi (chủ vào việc quân) phải cứng rắn cương quyết thì có Giảng vũ đường, chùa Trấn Bắc, Trấn Vũ. Đối với Kiền là Tốn (ở Đông Nam) Tốn dĩ thuận chi (chủ vào việc thuận hảo) phải mềm dẻo thì có Văn miếu, Trường thi, Quốc tử giám. Khảm (ở chính Bắc) dĩ hãm chi, chủ dùng mưu mẹo để thắng địch (Địch ở phương Bắc) thì có não thủy Tây Hồ. Đối với Khảm là Ly (ở chính Nam) Ly dĩ lệ chi chủ sự sáng sủa đẹp đẽ thì có ô Kim Liên (bông sen vàng rực rỡ). Khôn (ở Tây Nam) dĩ tái chi, chủ lấy sự chịu đựng kiên nhẫn để thủ thắng thì có làng Thịnh Hào. Đối với Khôn là Cấn (ở Đông Bắc). Cấn dĩ chỉ chi là việc nên ngưng thì phải ngưng ngay chớ tham, thì có làng Nhật Tân, Quảng Bá. Đoài (chính Tây) dĩ duyệt chi, lấy mềm dẻo làm cho bằng lòng và chịu theo thì có chùa Nhất Trụ. Đối với Đoài là Chấn (chính Đông) Chấn dĩ cổ chi, là việc cổ động thì có chùa Thạch Cổ (cái trống bằng đất). Xem như vậy, chúng ta thấy rằng mặc dầu chỉ có mấy nét nguệch ngoạc, đây đã là một tác phẩm kiến trúc vĩ đại gồm cả quan niệm thái cực của đạo Nho, quan niệm địa lý của đạo Lão và quan niệm nghệ thuật siêu thoát của đạo Phật. Điều đặc biệt hơn cả, là sự bao gồm ấy đã được thực hiện theo một tinh thần Việt Nam riêng biệt, cái tinh thần của người lợi dụng được địa hình sẵn có, mà bố trí các kiến tạo, để tự chúng nói lên những ý gì người ta vẫn đã nói một cách rất trừu tượng. Quý vị độc giả hãy tìm và ngắm tất cả các bản đồ kiến trúc đô thị của tất cả các nước đông tây kim cổ. Quý vị sẽ chỉ thấy được ở bản này hơn bản khác về sự sắp đặt các nhà cửa dinh thự, các khu, các công viên, công ốc, v.v. cho tiện sự sinh hoạt vật chất chính trị, tôn giáo, văn hóa của dân và tiện cho việc thành phố phát triển về sau. Làm gì có bản đồ nào gói ghém những ý nghĩa triết lý vào trong những vị trí và chiều hướng của kiến tạo? Đứng về phương diện nhân sự hoàn toàn mà nghiên cứu bản đồ, thì thấy có nhiều cái lạ lắm. Nếu chúng ta lấy thước vạch một đường thẳng suốt đường sau trường nuôi voi ngựa, tới cửa ô Kim Liên thì đường thẳng ấy chạy đúng hướng Bắc Nam và qua trung tâm vòng Thái cực. Lại nếu từ trung tâm vòng Thái cực ấy, chúng ta kéo các đường thẳng ra tới các cửa ô Thịnh Hào, Cầu Giấy, Lương Yên, Thụy Chương, Yên Phụ, chúng ta sẽ có những hình góc bằng nhau: góc AOB = góc BOC = COD và DOE = EOF, khiến khó tin được là tình cờ, nhưng nếu là có dụng ý thì cũng khó tìm ra được cái mục đích để làm gì. Mỗi góc AOB, BOC, COD là 1 phần 8 của vòng tròn. Cả vòng tròn, chia ra làm 8 như thế, nếu bỏ riêng 3 phần 8 của ba góc đã nói, còn lại 5 phần 8. Ta chia ra làm hai thì góc COG bằng 1 phần 2 ấy, nếu chia ra làm bốn thì góc DOF bằng 1 phần 4 ấy, và nếu chia ra làm tám thì mỗi góc DOE và EOF bằng nhau sẽ là 1 phần 8 ấy. Chúng ta nhớ lại công thức toán học cổ mà các thợ cả trong nghề thợ mộc vẫn áp dụng để tính liên hệ giữa vòng tròn và đường kính là = quân bát, phát tam, tồn ngũ, quân nhị. (Công thức hiện thông dụng của Hi Lạp là C = D (chu vi = Pi x đường kính). Giải nghĩa ra là muốn biết đường kính của một cái cột tròn thì dùng dây đo vòng tròn của cột, chia đoạn dây ấy ra làm 8, bỏ bớt đi 3 phần, còn lại năm phần thì chia ra làm 2 = đường kính là 1 phần 2 ấy. Ở đây, chắc đã có sự dùng công thức ấy sang phạm vi bề mặt vòng tròn, nhưng dùng giấy mà không dùng dây, cũng quân bát, phát tam, tồn ngũ, quân nhị, rồi lại quân tứ, quân bát. Mỗi một phần hai, phần tư, phần tám ấy ở thời xưa, đã có thể được dùng làm đơn vị để đo lường diện tích như thế nào? Hhoặc đã có thể được dùng trong kỹ thuật tạo tác ra sao? Để thay cái thước độ góc (raporteur) của văn minh Tây Phương như thế nào? Chúng tôi chưa biết rõ, dám mong quý vị độc giả sẽ tìm tòi và chỉ dậy thêm cho. Chúng tôi xin ghi nhận ở đây cái phần tinh vi kỷ hà (précision géométrique) trong việc tạo tác. Không rõ những hướng của mỗi cửa ô có được đặt đúng theo nhãn tuyến từ trung tâm vòng Thái Cực ra không vì bản đồ không có chi tiết. Nhưng chúng tôi cho rằng khi người ta ở trung tâm, đã định đặt các cửa ô theo những độ góc có tính toán như thế, thì hướng của mỗi cửa tất cũng phải theo đường nhãn tuyến từ trong ra. Nếu quả đúng như vậy thì mỗi cửa ô theo la bàn đã được đặt theo những chữ gì? Có một điều làm cho chúng ta phải suy nghĩ là: đến đời nhà Lý này, các sư và các quan đi sứ cũng đã được qua các nước Trung Hoa và Ấn Độ, cùng thăm các đô thị của các nước ấy rồi. Sao không thấy có sự bắt chước theo những bố trí của các đô thị ấy để về làm thành Thăng Long, mà lại sáng tác ra theo một điệu riêng khiến phần nhân tạo hóa hợp với phần thiên nhiên đã có một cái dáng cái duyên riêng như thế? Lại vị trí của các cửa ô với đường thành ngoại, làm sao mà cong quẹo lạ kỳ? Cả những đường trong thành nữa, đã đành là theo địa hình có sẵn, nhưng còn có ẩn dấu một thâm ý gì nữa chăng? hoặc về phương diện phù chú thần bí, hoặc về phương diện kỳ thác những dấu hiệu hay những chữ mà người sau không tìm ra? Dầu sao việc xây dựng một thành đô như vậy cũng đã chứng tỏ một cách hùng hồn ý thức tự cường tự lập của người xưa. Ý thức này đã càng ngày càng được đanh thép hơn, nhờ sự thấu đáo đạo Phật đến phần tinh túy của nó. Người ta vẫn thường lầm mà cho rằng đạo phật là tiêu cực và người tu phật chỉ là muốn thoát vòng phiền não của cuộc sống thực tại. Nếu như thế thì sao lại có nổi ý niệm đại hùng, đại lực, đại từ bi? Triết lý hành động của đạo phật đã được gồm trong hai câu này trong bài kệ của Huệ Sinh Thiền Sư: Tri không không giác hữu Tam muội nhiệm thông chu Thượng Tọa Mật Thể dịch: Biết không rồi biết có Tam muội mặc dung thông. Người đã đến được cõi giác thì không hành động vì hạnh phúc của riêng mình, hay vì quan niệm xấu tốt, hay dở, thiện ác theo ước lệ của xã hội, mà đã vượt khỏi tất cả để hành động, quyết liệt và hùng mạnh như những luồng bão táp hay những ngọn lửa tam muội đốt hết mọi thứ. Sự hành động ấy đã là hành động không điều kiện và không gây nghiệp, hành động để hòa vào đại ngã và thực hiện đại ngã, dẫu nghiệp có ràng buộc thì giác giả cũng tự thấy vượt ra ngoài vòng ràng buộc ấy. Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh Nam nhị tự hữu xung thiên chí Hữu hướng Như Lai hành xứ hành. Đó là lời của Quảng Nghiêm thiền sư. Ngô Tất Tố dịch: Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh Tài trai có chí xông trời thẳm Dẵm vết Như Lai uổng nhọc mình. Đúng như lời của Krishma thúc giục chàng chiến sĩ Arjuma (trong kinh Bhagavadgita) khi chàng này ngần ngại không muốn lao mình vào vòng chém giết. Krishma bảo cho chàng chiến sĩ biết: 'Con người chỉ thoát nghiệp bằng cách làm trọn nghiệp. Người chiến sĩ phải tranh đấu vì công lý không thể trầm tư trong tịch diệt đời đời. Trốn nghiệp không bao giờ thoát nghiệp, đó chỉ là hành vi hèn nhát của kẻ không xứng đáng làm người, không thể nào đến Nát Bàn được.' Phật Giáo ở thời Lý cực thịnh đã nung nấu tinh thần con người như thế, thì mới khiến chúng ta hiểu được việc Lý Thường Kiệt đem binh đi phạt Tống bình Chiêm. Mà phạt Tống lại với đại nghĩa là để cứu vớt trăm họ lầm than vì nhà Tống đặt ra những thuế khóa nặng nề quá. Đến đây thì quốc gia Việt Nam với tinh thần tự cường tự lập vừa nói, đã kể là hoàn toàn vững mạnh rồi. Đời Trần thừa hưởng di sản ấy, lại góp công chỉnh đốn chữ nôm, dùng chữ nôm làm thơ văn và gọi chữ nôm ấy là 'chữ quốc ngữ', ta thấy mỗi thế hệ đều đã đóng góp vào sự xây dựng chung. Thật không hổ thẹn là một 'văn hiến chi bang' vậy. |
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 033
NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN HÓA THỜI HẬU CỘNG SẢN
XÂY DỰNG VĂN HÓA VIỆT NAM HAU CONG SAN
===================
I.VĂN HÓA Là GÌ ?
Nhiều tự điển định nghĩa rằng văn hóa là nghệ thuật và văn chương. Nhưng một số tác giả có quan niệm rộng rãi hơn, cho rằng văn hóa là danh từ chỉ chung mọi sinh hoạt của con người.
Tự điển Larousse định nghĩa :
Văn hóa là toàn bộ những cấu trúc xã hội và những biểu hiện nghệ thuật, tôn giáo ,tinh thần có thể định nghĩa môt nhóm người, một xã hội bởi mối liên quan giữa nhóm này với nhóm khác, xã hội này với xã hội khác. ( Ensemble des structures sociales et des manifestations artistiques, religieuses, intellectuelles qui définissent un groupe, une société par rapport à une autre) . Như vậy kinh tế, chính trị, giáo dục, văn chương , nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo.. .đều là những mặt của văn hóa.
Tuy nhiên, các mặt này đôi khi có liên hệ sâu xa với các tổ chức, cơ cấu khác trong xã hội. Kinh tế, chính trị tuy là những mặt biểu hiện của văn hóa nhưng nó trực thuộc lãnh vực kinh tế, chính trị. Giáo dục cũng là một lãnh vực chuyên biệt. .
Vậy nói đến văn hóa, chúng ta nói đến những sinh hoạt , những hoạt động thiên về tinh thần nhiều hơn là vật chất . Với quan niệm này, nói đến văn hóa,chúng ta có thể đề cập đến văn chương, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo, phong tục, chính trị, kinh tế . Trong nghệ thuật, chúng ta phải nói đến thơ, tiểu thuyết, nhạc , kịch, phim ảnh, và ngành truyền thông đại chúng .
II. tình hình văn hóa Việt nam
Trước thế kỷ 19, nước ta cũng như Nhật bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc. Nền văn hóa này hòa đồng với nền văn hóa dân tộc mang lại cho ta nhiều điều hữu ích . Tổ tiên ta tuy dùng Hán tự, tuy chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc nhưng bao giờ cũng giữ vững nền độc lập , vẫn hiên ngang bất khuất.
Nhưng từ khi thực dân Pháp đô hộ ta, nền văn hóa ta đã bị thoái hóa mặc dầu trong cuộc tiếp xúc với Tây Âu, chúng ta đã thâu thái được nhiều điều hữu ích.
Chúng ta bị người Pháp cai trị, và đất nước ta bị chia cắt thành ba miền Trung, Nam ,Bắc với ba thể chế khác nhau. Chúng ta đã phải học tiếng Pháp mà bỏ chữ nôm, chữ Hán và cắt đứt hẵn với nền văn hóa trước kia. Pháp chưa bắt dân ta cắt tóc ngắn, mặc âu phục thì một số người Việt Nam hăng hái kêu gọi mặc âu phục, cắt tóc ngắn . Họ là những người chạy theo hình thức chủ nghĩa, chẳng làm lợi gì cho đất nước. Một số người nữa, chịu ảnh hưởng trường Pháp tại Việt Nam hay tại Pháp ,ra làm báo chí, viết tiểu thuyết công kích phong tục tập quán Việt Nam trong đó có những nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
Sau 1945, Cộng sản lên nắm chính quyền, tiêu diệt tôn giáo, tiêu diệt gia đình, tiêu diệt văn hóa cũ. Người cộng sản nhân danh cách mạng ( đả phá cái cũ, xây dựng cái mới ), cho rằng mọi cái cũ là xấu . Thực ra vì óc độc tài và thiển cận, họ muốn tiêu diệt tất cả để cho tư tưởng và tổ chức cộng sản phát triển.
1.Gia Đình.
Nét đặc trưng của cộng sản là vô gia đình. Hiện nay, cộng sản đang ở vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa thì còn có gia đình, Nhưng khi đã tiến lên cộng sản chủ nghĩa thì trở lại thời bán khai (cộng sản nguyên thủy). Họ muốn tiêu diệt gia đình nên kêu gọi con cái bỏ cha mẹ, chồng vợ bỏ nhau mà đi theo chúng ( thoát ly gia đình ) .Chúng dụ dỗ con cái theo dõi ,tố giác cha mẹ. Chúng bắt con đãu cha, vợ tố chồng. Chúng không muốn con cái tuân phục cha mẹ mà tuân phục lãnh tụ và đảng. Khẩu hiệu của họ là " Trung với đảng, hiếu với dân" khác với văn hóa cũ của ta và loài người là " trung với nước, hiếu với cha mẹ".
2.Tôn giáo.
Nét đặc thù thứ hai trong xã hội cộng sản là vô tôn giáo.Cộng sản muốn hủy diệt tôn giáo nên phá hay tịch thu chùa chiền, đền miếu, khộng cho thờ cúng, biến nơi thờ phượng thành lớp học, trụ sở ủy ban ,kho chứa hàng của Hợp tác xã.. , giết hại các lãnh tụ tôn giáo và tín đồ trung thành...Chúng không cho phát triển tôn giáo, không cho thâu nhận tu sĩ mới, không cho phép cất nhà chùa, nhà thờ mới. Chúng cho công an len lỏi vào hàng ngũ tu sĩ và tín đồ để phá hoại tôn giáo . Chúng lập giáo hội mới dưói quyền điều khiển của chúng, nhưng dân chúng chống đối các sư, cha quốc doanh mà chỉ tuân phục các tu sĩ chân chính.
3.Giáo dục.
Sau 1956, cải cách ruộng đất, cộng sản không cho con cái địa chủ đến trường học. Con cái cán bộ, con cái nông dân được thâu nhận vào trường tiểu học, trung học, đại học và được tuyển vào các cơ quan đảng và nhà nước. Sau 1975, con cái ngụy quân, ngụy quyền phải đạt điểm cao ( 16-22 ) trong khi con cái cán bộ chỉ cần một hai điểm là đỗ. Có những trường đại học không tuyển những sinh viên Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Có những môn học chỉ dành riêng cho con em cán bộ lấy cớ là bí mật quốc gia.. .
Nền giáo dục cộng sản là nền giáo dục ngu dân, chúng tạo nên những con vẹt chỉ biết ca tụng đảng ,tạo nên những lớp người ngu phá hoại đất nước. Vì cán bộ thấp kém và sinh viên thấp kém ( hồng hơn chuyên ) cho nên thành quả giáo dục rất thấp kém. Mỗi năm thêm một sa sút.
Chương trình giáo dục chú trọng về tuyên truyền chính trị, xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thực. Họ chối bỏ bốn nghìn năm văn hóa dân tộc, chỉ dạy sinh viên, học sinh văn thơ vô giá trị của Hồ Chí Minh, Tố Hữu.. .Họ bỏ quên bốn nghìn năm giữ nước và dựng nước của
tiền nhân mà chỉ đề cao lịch sử đảng cộng sản.
Trường học đã trở thành trung tâm tuyên truyền của đảng. Học sinh, sinh viên học nhồi sọ, học sinh , sinh viên theo dõi nhau và theo dõi thầy. Trong trường cũng như trong mọi cơ quan, tổ chức đảng quyết định mọi thứ, các giáo viên bị coi khinh.
Nội dung và đường lối giảng dạy cộng sản giống phát xít :
Tôn sùng đảng và lãnh tụ
Căm thù, chém giết
Hy sinh cho đảng, quên bản thân
Trung với đảng, hiếu với dân, không hiếu với cha mẹ
Nho giáo là phong kiến, lạc hậu
Tôn giáo là thuốc phiện, là mê tín, dị đoan
Triết học Mac Lê là bậc nhất, là đỉnh cao của khoa học. . .
Nói tóm lại, cộng sản chỉ đào tạo nên những con người nô lệ, ngu dốt, thiếu đạo đức.
3.Văn học, nghệ thuật :
Cộng sản ngăn chận tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Họ cho rằng văn hóa cũ lạc hậu cho nên đốt sách cũ , giết hại hoặc bỏ tù những nhà thơ,nhà văn không theo chúng.
Các nhà văn, nhà thơ phải tuân theo chỉ đạo về văn hóa của đảng. Họ không có quyền sáng tác theo ý riêng mình. Nhà văn, nhà thơ dưới chế độ cộng sản là những văn nô của đảng. Nếu ai bất tuân thì bị trừng phạt thẳng tay. Các nhà văn, nhà thơ trong Giai Phẩm và Nhân Văn chỉ vì đòi hỏi tự do sáng tác mà bị tù đày khổ ải và nhục nhã.. .
Những nhạc sĩ, văn thi sĩ lãng mạn đã bị kết tội và tác phẩm của họ bị cấm đoán . Chỉ có nhạc ca tụng lãnh tụ, ca tụng chiến tranh là được ca hát rả rích trên đài. Các họa sĩ, điêu khắc gia chỉ được trình bày những ảnh, những tượng lãnh tụ.. .
Cộng sản nắm độc quyền về sách báo và truyền thông đại chúng. Kết cục nền văn hóa cộng sản chỉ đẻ ra những tác phẩm rơm rác, bị quần chúng khinh khi, miệt thị.
4. Ấn Loát và Truyền Thanh, Truyền Hình.
Cộng sản chủ trương tuyên truyền dối trá, phỉnh phờ dân chúng nên chúng rất chú trọng ngành truyền thông đại chúng. Cộng sản xưa nay quan niệm sách báo, truyền thanh và truyền hình là độc quyền nhà nước, không thể để lọt vào tay tư nhân vì sợ tư nhân tuyên truyền chống đảng. Do đó ,cộng sản nắm chặt ngành báo chí và ấn loát, truyền thanh,truyền hình. Và vì vậy, cộng sản thường nói một chiều, tuyên truyền xuyên tạc sự thực, bưng bít sự thực, sáng tối,trưa chiều, dân chúng chỉ nghe toàn một giọng điệu dối trá, phỉnh phờ. Nhưng nghe chán thành nhàm, dân chúng không còn tin tưởng vào báo chí, đài truyền thanh, truyền hình nữa. Họ thường nghe đài ngoại quốc, xem video ngoại quốc.. .
5. Chính trị :
Cộng sản độc tài, chủ trương vô sản chuyên chính, chúng giết ngườI không cần lý do, gây nên bao thảm cảnh. Lãy cớ chống đế quốc, chống tư bản, bảo vệ quyền lợI giai cấp vô sản, ngườI cộng sản để xuất cảng cách mạng, đem chiến tranh khắp nơi trên thế giới.
Trong quốc gia, chúng gây cảnh nồi da xáo thịt, đãu tranh giai cấp, con tố cha, vợ tố chồng . Chúng chủ trương độc tài, cướp đoạt mọị quyền tư hữu của dân chúng, bắt dân chúng làm nô lệ cho đảng. Chúng tước đoạt mọI quyền tự do của con ngườI như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng.... Chúng lập một nền dân chủ giả hiệu vì các cuộc bầu cử chỉ là hình thức hợp thức hóa các ứng cử viên của đảng. Chúng nóí đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nhưng thực tế,nhà nước, quốc hội, tư pháp và đảng đều là một, và nhân dân chỉ là nô lệ đói rách.. .Kết quả, ở đâu có cộng sản là có khủng bố, chém giết.. .Địa ngục trần gian chính là xã hội cộng sản.. .
6. Kinh tế.
Cộng sản cưóp bóc tư hữu con người . Với việc cướp ruộng đất ( cải cách ruông đất ), cướp các cơ sở kinh doanh ( cải tạo thương nghiệp ) , cộng sản đã làm chủ nền kinh tế quốc dân, và bắt dân chúng phải làm nô lệ cho đảng trong trong những hợp tác xã nông nghiệp , nhà máy quốc doanh hay nông trường, công trường.. .
Nhân dân ăn không đủ no, mặc khộng đủ ấm, tình trạng của công nhân, nông dân còn thảm thương hơn thời phong kiến và thực dân. Trong khi đờI sống nhân dân vô cùng khốn khổ thì bọn cộng sản, nhất là bọn cộng sản gộc, được hưởng mọi thứ tiện nghi chẳng thua gì vua chúa. Vì nắm trọn tài sản nhân dân trong tay, chúng đã chiếm công vi tư. Ngoài ra, chúng còn tham nhũng hối lộ, buôn lậu, buôn ma túy để làm giàu. Các chế độ khác cũng có tham nhũng, nhưng tham nhũng ở Việt Nam là sâu nặng nhất vì cộng sản Việt Nam rất tham lam , tàn ác, gian xảo.
Hậu quả của bao năm thống trị là kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân khốn khổ, trong khi bọn cộng sản lại xa hoa, sa đọa vì tham nhũng, chiếm đoạt tài sản nhân dân và tài sản quốc gia.
Nói tóm lại, dưới chế độ cộng sản, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ta vô cùng khốn khổ bởi vì cộng sản đã thực hiện đường lối văn hóa cộng sản, bóp nghẹt mọi thứ tự do con người khiến cho văn học nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục ,chính trị,kinh tế . . . suy thoái, lạc hậu, kém cỏi.
iiI. Mục đích và các đường Lối hỗ trợ song song
Cộng sản đã phá hoại văn hóa dân tộc, chúng ta có bổn phận phải xây dựng lại. Hậu quả rất nặng nề, chúng ta không thể phục hồi nhanh chóng được bởi vì cộng sản làm văn hóa sai lầm nên đã gây tai họa đến hàng trăm năm.
Trước khi nói đến đường lối xây dựng văn hóa dân tộc, chúng ta thử bàn đến mục dích và các đường lối hỗ trợ cho công việc xây dựng văn hóa thành công.
1.Mục đích:
Mục đích xây dựng văn hóa của ta là đem lại tự do, dân chủ và hạnh phúc thực sự cho nhân dân Việt Nam.
Cộng sản đã lấy khẩu hiệu tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên nhưng họ đã đi ngược lại.
Họ đã đặt xiềng xích lên đầu, lên cổ nhân dân Việt Nam. Họ đã cướp hết mọi quyền tự do, dân chủ của dân Viêt Nam. Chúng ta phải đem lại tự do , dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
2.Các đường lối hỗ trợ song song.
Xã hội là những sinh hoạt có tác dụng hỗ tương. Chúng ta phải thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện để đem lại những thành quả to lớn.
Muốn xây dựng văn hóa Việt Nam vững mạnh, chúng ta cần xây dựng những mặt sau vì chúng có liên quan đến văn hóa.
Pháp luật:
Nếu không có một nền pháp trị vững mạnh, chúng ta không thể bảo vệ quyền lợi nhân dân. Chúng ta cần có những luật lệ về giáo dục,về báo chí,về phim ảnh. Chúng ta cần có những luật lệ bảo vệ di tích lịch sử.. .Chúng ta phải tạo nên một xã hội thượng tôn pháp luật, một luật pháp công minh, ngăn chận bóc lột, tham nhũng.. . thì văn hóa mới có thể phát triển.. .
Kinh tế :
Chúng ta phải phải hủy bỏ kinh tế cộng sản, tôn trọng tư hữu. Chúng ta phải dần dần nâng cao kinh tế quốc dân để cho đâu đâu cũng có tiếng cười. Kinh tế có phát triển thì cha mẹ mới có tiền cho con đi học, dân chúng có tiền mua sách báo, phim ảnh...
Giáo dục:
Giáo dục là động lực nâng cao văn hóa. Không có giáo dục thì người ta không đọc được báo,không hiểu được sách. Nền giáo dục cao thì người học, người đọc, người sáng tác, người hoạt động, người nghiên cứu .. .gia tăng đem lại lợi ích cụ thể cho kinh tế, chính trị, xã hội,văn học, nghệ thuật và khoa học. . .
III. NGUYÊN TẮC xây dựng văn hóa việt nam
Có nhiều nguyên tắc để xây dựng văn hóa, song thiết nghĩ những nguyên tắc sau đây là những nguyên tắc căn bản.
1. Phát huy văn hóa truyền thống.
Đất nước đã tồn tại hơn bốn nghìn năm văn hiến,và ông cha ta đã từng chiến đãu anh dũng để bảo vệ đất nước. Ta có ngôn ngữ, văn học nghệ thuật riêng . Sự kiện này cho biết ta có một nền văn hóa vững mạnh.
Cộng sản muốn xoá sạch văn hóa cũ, còn ta quyết tâm phát huy và duy trì văn hóa cũ.
Ta có những ưu điểm và khuyết điểm, những phong tục, tập quán tốt song cũng có những phong tục tập quán xấu. Chúng ta giữ lại những cái tốt, phát huy cái tốt, đồng thời bài trừ những hủ tục. Những quan niệm về trung tín ,hiếu để , nhân nghĩa,liêm sỉ là những điều tốt chúng ta cần khuyến khich . Cộng sản cũng nói bài trừ hủ tục nhưng sự thực là chúng bài trừ tất cả vì họ cho rằng cái cũ đều xấu, tôn giáo là xấu.
.Thâu thái tinh hoa nhân loại.
Chúng ta cần phải học hỏi những cái hay của người về văn học, nghệ thuật để bồi bổ cho văn hóa ta. Chẳng hạn, chúng ta phải học cách làm việc nghiêm túc và chăm chỉ , cách sống vệ sinh và sạch sẽ của người tây phương. Chúng ta cử du học sinh ra nước ngoài học tập, mời giáo sư ngoại quốc đến giảng dạy hoặc thuyết trình , lập ban dịch thuật phiên dịch sách báo nuớc ngoài, cử các phái đoàn đi quan sát, học hỏi ngoại quốc.. .
Công bằng:
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội công bằng. Và con người luôn luôn đòi hỏi công bằng.
Chúng ta phải làm sao cho mọi trẻ con đều có thể đến trường, mọi người đều có cơ hội phát triển, mọi người đều có việc làm, mọi người đều có mái ấm gia đình, mọi người đều có cơm no, áo ấm. Chúng ta không phân biệt giai cấp như cộng sản, chúng ta đối xử bình đẳng, không phân biệt tôn giáo,giới tính, đảng phái, sắc tộc...
Trung đạo
Trung đạo là chánh nghĩa, là con đường hợp lý, tránh những cực đoan để đi đến phát triển
toàn diện. Cộng sản thường cực đoan và dốt nát. Và cực đoan thường đi đến bất quân bình và sụp đổ. Cộng sản chú trọng chính trị mà ít chú trọng đến kinh tế cho nên kinh tế suy sụp. Khi kinh tế suy sụp thì chính trị cũng sụp đổ theo. Cộng sản nói vừa chuyên vừa hồng nhưng thực tế cộng sản chủ trương hồng hơn chuyên cho nên họ chỉ có những người dốt theo họ và phá hoại đất nước với cái ngu của giai cấp bần cố nông.
Trong tương lai, chúng ta xây dựng một nền văn hóa cho toàn dân, một nền văn hóa tự do, dân chủ nhưng phải theo con đường phát triển cân đối, tránh tình trạng lạm phát như lạm phát báo chí, lạm phát đảng phái,lạm phát tiểu thuyết, lạm phát đại học.. .Ở đãy, chúng ta đòi hỏi nhà cầm quyền phải có những người tài đức, pháp luật nghiêm minh, ngăn chận bọn lưu manh thừa nước đục thả câu hoặc lạm dụng tự do.
IV. CÔNG CUộc Xây dựng văn hóa Việt Nam
Đây là một công việc khó khăn vì cộng sản đã phá họai tất cả, cho nên chúng ta phải làm lại từ đầu. Đây cũng là một công việc phức tạp, đa diện, phải có nhiều bộ óc nghiên cứu,thảo luận. Nay trong hoàn cảnh này, chúng tôi tạm vạch sơ vài nét căn bản để sau này có một chương trình đầy đủ hơn.
Văn học
Cộng sản chỉ đề cao thơ văn cộng sản mà bỏ quên văn học ông cha. Sau này, chúng cũng nói đến Nguyễn Du, Nhất Linh nhưng chỉ lấy lệ.
Chúng ta phải dịch thuật, biên khảo,giảng dạy những tác phẩm của tiền nhân. Chúng ta phải thành lập ban văn học gồm những ngườI tài đức xứng đáng, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, giớI tính.. .để làm tự điển, dịch thuật,nghiên cứu. . .
Chúng ta thực hiện tự do sáng tác, tự do tư tưởng nhưng thiết tưởng phải ngăn chận bọn con buôn và bọn sa đọa ấn hành, sản xuât tiểu thuyết, thơ , phim ảnh đồi trụy và bạo động.
Nghệ thuật.
Chúng ta tôn trọng tự do tư tưởng, tự do sáng tác nhưng tránh khuynh hướng kích dục và sa đọa làm hại thanh thiếu niên. Chúng ta cố gắng khôi phục nghệ thuật cũ như hát chèo, hát bội, cải lương và âm nhạc cổ truyền.
Chúng ta phải thành lập viện Nghệ thuật để bảo tồn văn hóa cũ và phát huy văn hóa mớI cho kịp trào lưu thế giới.
Báo Chí và Phim Ảnh.
Báo chí và Truyền Thanh, Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quốc gia và xã hộI ngày nay. Báo chí và truyền thanh truyền hình có vai trò phản ánh quan điểm quần chúng nhân dân, đóng góp vào sự phát triển giáo dục, kinh tế, chính trị.., và đem lại niềm vui cho nhân dân.
Chúng ta tôn trọng nguyên tắc tự do và dân chủ, để cho tư nhân làm báo chí, làm truyền thanh, truyền hình nhưng chúng ta phải tránh những sách báo, phim ảnh kích động tình dục và bạo động, hoặc vu khống, xuyên tạc, mạ lị .. .
Ở đây, chúng ta cũng đòi hỏi pháp luật nghiêm minh , quy chế báo chí đầy đủ, rõ ràng vừa tôn trọng tự do, dân chủ nhưng cũng bảo vệ quyền lợi nhân dân.
4. Giáo dục.
Cộng sản chủ trương độc quyền giáo dục. Nay cộng sản cho mở các trường dân lập, bán công nhưng thực tế vẫn là đảng nắm quyền kiểm soát. Ngay cả đại học tư ngày nay cũng do đảng nắm quyền .
Nền giáo dục của chúng ta phải mang những tính chất sau:
Giáo dục toàn dân.
Đây là nền giáo dục vì dân, cho dân. Dân chúng có quyền tham gia vào công cuộc giáo dục , không phải là độc quyền của Đảng, Nhà nước như cộng sản chủ trương. Và trong nền gíáo dục này, mọi người đều có thể đến trường, không phân biệt tôn giáo,giai cấp.. .
Giáo dục toàn diện.
Chúng ta chủ trương đào tạo những thế hệ trẻ tài đức song toàn, đầy đủ trí dục, đức dục và thể dục. Chúng ta nhắm đào tạo những thế hệ trẻ giỏi khoa học nhưng cũng giỏi văn học ,nghệ thuật. Ngày nay, khoa học tiến triển, chúng ta đào tạo những thế hệ gỉỏi khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước. Cộng sản dạy dối trá, bưng bít, thực thi chính sách ngu dân , chúng ta chủ trương dạy thanh thiếu niên công bằng, nhân,nghĩa ,lễ trí ,tín...đồng thời dạy con người biết làm việc theo khoa học nghĩa là tôn trọng sự thực, sự chính xác, óc lý luận,làm việc có phương pháp.
5. Tôn giáo.
Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của tôn giáo trong đời sống văn hóa dân tộc.
Cộng sản đã tỏ ra tàn ác khi cấm đoán mọi sinh hoạt đảng phái, tôn giáo . Đấy không phải vì khoa học mà vì óc độc tài thống trị, sợ tôn giáo chống lại họ.
Chúng ta tôn trọng tự do, tôn trọng nhân quyền, nên chúng ta phải tôn trọng sự phát triển tôn giáo. Cộng sản đã giết hại các tu sĩ và tín đồ, cho người nằm vùng trong các giáo hội, tịch thu tài sản giáo hội, chúng ta phải tuyên dương sự hy sinh của họ, vạch mặt bọn gian ác, bọn nằm vùng phá hoại tôn giáo, đồng thời trao trả tài sản cho giáo hội.
Muốn đạt được điều này, nhà cầm quyền phải công bằng, không thiên vị, đồng thời pháp luật phải nghiêm minh, trừng phạt những kẻ phá hoại tôn giáo, lợi dụng tôn giáo và những tu sĩ vi phạm pháp luật quốc gia.
Bảo tồn Di tích Lịch sử.
Cộng sản phá hoại di tích lịch sử quốc gia. Chúng lấy chùa chiền làm Hợp tác xã, phá đình miếu để làm cầu cống. Chúng phá Đồng Đăng, Ngũ Hành Sơn, lấy đá xây nhà, làm xi măng. . . Chúng ăn cắp bảo vật trong cung điện, chùa chiền, mộ cổ để bán cho ngoại quốc. . .bởi vì chúng căm thù phong kiến,tư bản và muốn làm giàu .Ngày nay, cộng sản muốn ăn tiền ngoại quốc,nhất là tiền của UNESCO, chúng đã sơn phết di tích lịch sử nhưng việc sửa sang chẳng thấm vào đâu với việc phá hoại ghê gớm đã và đang xảy ra.
Nay chúng ta phải ra sức bảo tồn di tích lịch sử và danh lam,thắng cảnh đất nước. Chính phủ và tư nhân phải trả lại đất đai, chùa chiền ,nhà thờ, đình miếu đã xâm chiếm . sang đoạt. Tòa án phải đưa những kẻ phá hoại di tích lịch sử ra trước pháp luật.
Trên đây chỉ là những nét sơ lược . Trong tương lai, khi cộng sản đã sụp đổ, chúng ta phải
tập họp những nhà văn hóa tài ba của đất nước để thiết lập một chương trình hoàn hảo hơn. Có như vậy, công cuộc xây dựng văn hóa của ta mới đạt thành quả to lớn và nhanh chóng hơn.
Nguyễn Thiên Thụ
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 033
SƠN TRUNG * NHÀ VỆ SINH VIỆT NAM
NHÀ VỆ SINH VIỆT NAM
Nhà vệ sinh là một đặc điểm của
văn minh các quốc gia. Ai ai cũng cần nhà vệ sinh ấy thế mà Truyện tiếu lâm
Ngôi chúng cư năm tầng không nhà vệ sinh là một điều báng bổ XHCN.
Nhà xí Hà Nội là một đề tài văn hóa rất quan trọng nên được nhiều người viết.
Sau 1975, đọc báo Nhân Dân , tôi thấy Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện ca tụng văn minh ngàn năm văn vật đã được thế giới đến tham quan và khen ngợi. Bảo vật mà ông ông viện sĩ, bác sĩ đi Tây về khen ngợi đó là hố xí hai đáy. Ông viện sĩ này gỉỏi khoa học ( vì là đã đỗ bác sĩ bên Tây) mà cũng giỏi nghệ thuật " bốc thơm" . Cái văn minh này chính các bà "phụ nữ giải phóng miền Nam" được đảng cho ra thăm lăng bác và tham quan đất Thăng Long ngàn năm văn vật cũng phải kinh hoàng, không dám yêu XHCN văn minh và đẹp đẽ như vậy!
Năm 2001, Việt Báo, tờ điện báo Việt nam cũng loan tin theo giọng điệu của viện sĩ Nguyễn Khắc Viên:
Nhiều chuyên gia từ Nhật Bản, Thụy Điển, Australia, Trung Quốc... đã tới Việt Nam tìm hiểu "nhà tiêu sinh thái kiểu Việt Nam” (hố xí hai ngăn). Chuyên gia y tế nước ta đã được Mexico và một số nước châu Mỹ La Tinh mời sang giới thiệu và giúp họ áp dụng kiểu hố xí này.
http://tim.vietbao.vn/h%E1%BB%91_x%C3%AD/
Trong một truyện ngắn Hố xí hai ngăn của NGUYỄN QUANG LẬP trên điện báo" Quê Choa" ngày 18.06.2009 có đoạn:
Nhà xí Hà Nội là một đề tài văn hóa rất quan trọng nên được nhiều người viết.
Sau 1975, đọc báo Nhân Dân , tôi thấy Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện ca tụng văn minh ngàn năm văn vật đã được thế giới đến tham quan và khen ngợi. Bảo vật mà ông ông viện sĩ, bác sĩ đi Tây về khen ngợi đó là hố xí hai đáy. Ông viện sĩ này gỉỏi khoa học ( vì là đã đỗ bác sĩ bên Tây) mà cũng giỏi nghệ thuật " bốc thơm" . Cái văn minh này chính các bà "phụ nữ giải phóng miền Nam" được đảng cho ra thăm lăng bác và tham quan đất Thăng Long ngàn năm văn vật cũng phải kinh hoàng, không dám yêu XHCN văn minh và đẹp đẽ như vậy!
Năm 2001, Việt Báo, tờ điện báo Việt nam cũng loan tin theo giọng điệu của viện sĩ Nguyễn Khắc Viên:
Nhiều chuyên gia từ Nhật Bản, Thụy Điển, Australia, Trung Quốc... đã tới Việt Nam tìm hiểu "nhà tiêu sinh thái kiểu Việt Nam” (hố xí hai ngăn). Chuyên gia y tế nước ta đã được Mexico và một số nước châu Mỹ La Tinh mời sang giới thiệu và giúp họ áp dụng kiểu hố xí này.
http://tim.vietbao.vn/h%E1%BB%91_x%C3%AD/
Trong một truyện ngắn Hố xí hai ngăn của NGUYỄN QUANG LẬP trên điện báo" Quê Choa" ngày 18.06.2009 có đoạn:
Hồi này có phong trào hố xí
hai ngăn. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói đây là phát minh khoa
học của Việt Nam, Nhật Bản thừa nhận đây là một trong 7 công trình khoa học vĩ
đại nhất của thế kỉ 20. Anh Cu Chành nói hố xí hai ngăn là thành quả CNXH. Ngăn
này ỉa, ngăn kia ủ phân rất chi là khoa học, vệ sinh cực kì. Bọn tư bản chúng
nó ở nhà cao tầng, không làm hố xí hai ngăn, phân chảy ra đường ống trôi ra
sông, rồi lại múc nước sông nấu ăn, có tởm không bà con. Bà con nói ua chầu
chầu tư bản ngu chi ngu lạ.
http://quechoablog.wordpress.com/2009/06/18/h%E1%BB%91-xi-hai-ngan/
vn.myblog.yahoo.com/mjtdot1988/article?mid=902&fid=-1...
Đọc các tài liệu như trên, các ông công an nhất là công an văn hóa sẽ chia hai phe. Môt phe khen ngợi những nhà báo, nhà văn này yêu tổ quốc, yêu XHCN, đã nói lên cái ưu tú của nền khoa học truyên thống của ta. Nhưng một số công an khác, lập trường đảng và lý luận Mac Lê cao như núi Thái Sơn sẽ bặm môi, trừng mắt bảo rằng :" mấy thằng nhà văn phản động, ăn nói xiên xỏ. Chúng viết như thế là chúng muốn nói chế độ ta thối như phân? Đảng ta chỉ có tài làm thầy thiên hạ vể nghề đổ thùng?
Riêng tôi thì rất ngạc nhiên khi đọc bài báo ký tên Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. . Người như viện sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là nghiêm túc, không phải là hạng Ba Giai Tú Xuất, thứ ba que xỏ lá.Ông là người nhiệt thành theo đảng, được đảng khen ngợi và phong là viện sĩ quốc tế chứ đâu phải chơi! Trong khi bạn ông là Trần Đức Thảo chống đảng, ông và vợ Trần Đức Thảo đồng sàng đồng mộng theo bác và đảng, sau này khoảng 1990 thì ông bà mới " đổi mới tư duy" mà thôi!
Theo mấy tài liệu trên, phải chăng dân ta đa số yêu nước, yêu chủ nghĩa cộng sản và chống Âu Mỹ, chống tư bản ghê gớm thế sao? Hay đó chỉ là lời lẽ dối trá của bọn ninh thần quen thói uốn lưỡi cong môi, nói đen thành trằng, bảo thối thành thơm?Mấy tài liệu trên " xạo" quá trời, xạo hơn trạng Quỳnh và Ba Giai , Tú Xuất! Cái xạo của Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất truyền đến thời Cờ đỏ sao vàng trở thành đỉnh cao trí tuệ, "nổ văng miểng", nổ hơn bom nguyên tử. Tuyên truyền, phét lác trở thành tập quán của XHCN. Họ nói "trạng" đủ thứ chỉ còn thiếu điều tự hào là đã xuất khẩu hàng triệu cái cầu tiêu hai đáy, hàng triệu tấn phân thơm tho của Việt Nam sang Mỹ, Nhật, Pháp Úc. . . để cho bọn tư bản làm mỹ phẩm và nước hoa, mỗi năm kiếm hàng trăm tỷ đô la!
Ôi! Một số người nói láo, nói thánh, nói tướng là do vui tính, ưa nói đùa. Một số là lừa bịp thiên hạ. Một số là do mặc cảm tự ty. Trong trận Điện Biên Phủ, Trung Quốc khoe khoang họ chỉ huy hết. Việt Nam cho rằng tướng Võ Nguyên Giáp cũng giỏi lắm, đã cự lại chiến thuật biển người. của Trung Quốc! Trong quân đội, lệnh trên ban ra, ai dám cãi? Hồ Chí Minh dám cãi lại Mao Trạch Đông ư? Võ Nguyên Giáp dám cự lại Lã Quý Ba, Vy Quốc Thanh ư? Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, ai đúng đây?
Trong trần thế, ai cũng muốn làm anh hùng. Ông thủ tướng có thể khiêm cung, nhưng anh tài xế, ông đi ăn chực vẫn có niềm tự hào của họ.
Truyện Tiếu lâm kể rằng người Mỹ sang Việt Nam cứ chê Việt Nam cái gì cũng nhỏ, và khoe cái gì của Mỹ cũng to. Anh Việt Nam tức giận bèn lấy một con cua đinh là một lọai rùa biển bỏ vào giường. Người Mỹ hỏi con gì, người Việt Nam bảo đó là con rệp Việt Nam. Khiếp chưa!
Từ nửa thế kỷ nay, Việt Nam đã mời Liên Xô, Trung Quốc , Cuba sang làm cố vấn, làm chuyên gia, nhục quá! Việt Nam không thể thua kém! Việt Nam phải đi làm thầy thiên hạ chứ kém cạnh gì, phải không quý bạn ? Ông viện sĩ, ông nhà văn kia cũng chỉ thể hiện cái khao khát làm anh hùng năm châu bốn biển. Dù họ là những kẻ " bưng bô" nhưng cũng là người có tinh thần thần tự hào dân tộc, nào là " nhân dân ta anh hùng, " đảng ta anh hùng", " lãnh tụ anh minh".. . Dẫu sao ta cũng có một điều để tự hào là đảng viên cộng sản Việt Nam đã làm thầy thiên hạ dù là làm thầy về bộ môn phân!
Trái với luận điệu trên, một số nhà văn đã viết về văn minh Việt Nam, đặc biệt là văn minh Hà Nội, trong đó có Tô Hoài. Chắc không ai chỉ trích Tô Hoài nói sai, nói xấu nhân dân ta, đảng ta Tô Hoài là tay sai Mỹ vì Tô Hoài là dân Thăng Long chính cống, là đảng viên lâu năm, và nhà văn lớn của XHCN!
Nguyễn Hưng Quốc cũng viết về hố xí Việt Nam trong bài Nhà vệ sinh và nhà cầm quyền của đài VOA, khá đầy đủ, trong đó có đoạn:
http://quechoablog.wordpress.com/2009/06/18/h%E1%BB%91-xi-hai-ngan/
vn.myblog.yahoo.com/mjtdot1988/article?mid=902&fid=-1...
Đọc các tài liệu như trên, các ông công an nhất là công an văn hóa sẽ chia hai phe. Môt phe khen ngợi những nhà báo, nhà văn này yêu tổ quốc, yêu XHCN, đã nói lên cái ưu tú của nền khoa học truyên thống của ta. Nhưng một số công an khác, lập trường đảng và lý luận Mac Lê cao như núi Thái Sơn sẽ bặm môi, trừng mắt bảo rằng :" mấy thằng nhà văn phản động, ăn nói xiên xỏ. Chúng viết như thế là chúng muốn nói chế độ ta thối như phân? Đảng ta chỉ có tài làm thầy thiên hạ vể nghề đổ thùng?
Riêng tôi thì rất ngạc nhiên khi đọc bài báo ký tên Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. . Người như viện sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là nghiêm túc, không phải là hạng Ba Giai Tú Xuất, thứ ba que xỏ lá.Ông là người nhiệt thành theo đảng, được đảng khen ngợi và phong là viện sĩ quốc tế chứ đâu phải chơi! Trong khi bạn ông là Trần Đức Thảo chống đảng, ông và vợ Trần Đức Thảo đồng sàng đồng mộng theo bác và đảng, sau này khoảng 1990 thì ông bà mới " đổi mới tư duy" mà thôi!
Theo mấy tài liệu trên, phải chăng dân ta đa số yêu nước, yêu chủ nghĩa cộng sản và chống Âu Mỹ, chống tư bản ghê gớm thế sao? Hay đó chỉ là lời lẽ dối trá của bọn ninh thần quen thói uốn lưỡi cong môi, nói đen thành trằng, bảo thối thành thơm?Mấy tài liệu trên " xạo" quá trời, xạo hơn trạng Quỳnh và Ba Giai , Tú Xuất! Cái xạo của Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất truyền đến thời Cờ đỏ sao vàng trở thành đỉnh cao trí tuệ, "nổ văng miểng", nổ hơn bom nguyên tử. Tuyên truyền, phét lác trở thành tập quán của XHCN. Họ nói "trạng" đủ thứ chỉ còn thiếu điều tự hào là đã xuất khẩu hàng triệu cái cầu tiêu hai đáy, hàng triệu tấn phân thơm tho của Việt Nam sang Mỹ, Nhật, Pháp Úc. . . để cho bọn tư bản làm mỹ phẩm và nước hoa, mỗi năm kiếm hàng trăm tỷ đô la!
Ôi! Một số người nói láo, nói thánh, nói tướng là do vui tính, ưa nói đùa. Một số là lừa bịp thiên hạ. Một số là do mặc cảm tự ty. Trong trận Điện Biên Phủ, Trung Quốc khoe khoang họ chỉ huy hết. Việt Nam cho rằng tướng Võ Nguyên Giáp cũng giỏi lắm, đã cự lại chiến thuật biển người. của Trung Quốc! Trong quân đội, lệnh trên ban ra, ai dám cãi? Hồ Chí Minh dám cãi lại Mao Trạch Đông ư? Võ Nguyên Giáp dám cự lại Lã Quý Ba, Vy Quốc Thanh ư? Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, ai đúng đây?
Trong trần thế, ai cũng muốn làm anh hùng. Ông thủ tướng có thể khiêm cung, nhưng anh tài xế, ông đi ăn chực vẫn có niềm tự hào của họ.
Truyện Tiếu lâm kể rằng người Mỹ sang Việt Nam cứ chê Việt Nam cái gì cũng nhỏ, và khoe cái gì của Mỹ cũng to. Anh Việt Nam tức giận bèn lấy một con cua đinh là một lọai rùa biển bỏ vào giường. Người Mỹ hỏi con gì, người Việt Nam bảo đó là con rệp Việt Nam. Khiếp chưa!
Từ nửa thế kỷ nay, Việt Nam đã mời Liên Xô, Trung Quốc , Cuba sang làm cố vấn, làm chuyên gia, nhục quá! Việt Nam không thể thua kém! Việt Nam phải đi làm thầy thiên hạ chứ kém cạnh gì, phải không quý bạn ? Ông viện sĩ, ông nhà văn kia cũng chỉ thể hiện cái khao khát làm anh hùng năm châu bốn biển. Dù họ là những kẻ " bưng bô" nhưng cũng là người có tinh thần thần tự hào dân tộc, nào là " nhân dân ta anh hùng, " đảng ta anh hùng", " lãnh tụ anh minh".. . Dẫu sao ta cũng có một điều để tự hào là đảng viên cộng sản Việt Nam đã làm thầy thiên hạ dù là làm thầy về bộ môn phân!
Trái với luận điệu trên, một số nhà văn đã viết về văn minh Việt Nam, đặc biệt là văn minh Hà Nội, trong đó có Tô Hoài. Chắc không ai chỉ trích Tô Hoài nói sai, nói xấu nhân dân ta, đảng ta Tô Hoài là tay sai Mỹ vì Tô Hoài là dân Thăng Long chính cống, là đảng viên lâu năm, và nhà văn lớn của XHCN!
Nguyễn Hưng Quốc cũng viết về hố xí Việt Nam trong bài Nhà vệ sinh và nhà cầm quyền của đài VOA, khá đầy đủ, trong đó có đoạn:
“Chỉ có 18%
số hộ gia đình, 12% số trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% số
trạm y tế xã có và đang sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt đúng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.”
Và một nhận xét từ một nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam nổi tiếng tại Úc, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Vấn đề nhà xí ở nước ta không còn là vấn đề nhỏ nữa mà có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước. Người phương Tây khi đi du lịch ở nước ta thì nỗi ám ảnh lớn nhất là... nhà xí. Tôi đã đọc (với tâm trạng vừa giận vừa thông cảm) không biết bao nhiêu bài bút ký, nhật ký, phóng sự, khuyến cáo... mà họ viết ra với văn phong giễu cợt, mỉa mai. Tôi nghĩ nếu không cải thiện được vệ sinh công cộng và nhà xí thì nước ta vẫn chứng kiến cảnh 75% du khách “một đi không trở lại”. Vấn đề nhà vệ sinh và vệ sinh công cộng đã trở thành sĩ diện quốc gia, thành vấn đề văn hóa chứ không đơn giản là vấn đề cá nhân hay nội bộ nữa.”
Tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh: Hiếm có chính quyền nào quan tâm đến chuyện ỉa đái của dân chúng như là chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin thưa ngay để quý bạn đọc đỡ khó chịu: Chữ “ỉa đái” này là chữ tôi bắt chước nhà sử học kiêm Dân biểu Quốc Hội nổi tiếng ở Hà Nội, ông Dương Trung Quốc.
Trong bài “Bàn chuyện ỉa đái” đăng trên báo Lao Động số 42 vào ngày 28.10.2007, Dương Trung Quốc cho biết, sau khi suy đi tính lại các chữ thanh tao như “nhà vệ sinh”, “nhà tiêu” hay “WC”, “toilet”, “toilette”, “restroom”, ông quyết định: “tôi cứ nghĩ đến cách của ông bà ta từng nói thẳng coi đó là một trong "tứ khoái" nên cứ dùng đúng tên gọi dễ hiểu nhất của nó mà bàn.”
Cũng trong bài viết ấy, Dương Trung Quốc cho biết, theo đề nghị của nhiều người và nhiều cơ quan ngôn luận, ông đã nêu vấn đề nhà vệ sinh ra trước Quốc Hội và yêu cầu đưa vấn đề ấy vào chương trình nghị sự của Quốc Hội.
Được Quốc Hội đưa ra bàn luận? Rõ ràng chuyện nhà vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một vấn đề thuộc loại “quốc sự”.
http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2009-08/2009-08-04-voa41.cfm
Nhìn thấy hố xí, phân là con người Á châu phải bịt mũi, nín thở. Tuy nhiên, các văn gia nước ta có ba thái độ.
Thái độ thứ nhất là bịt mũi như Trần Tế Xương:
"Thối om sọt phẩn nhiều cô gánh"
Thái độ thứ hai là vỗ tay hoan hô như bác sĩ viện sĩ hàn lâm kia, và ông Nguyễn Quang Lập.
Thái độ thứ ba là " bình thường hóa" như nhà văn kiêm dân biểu Dương Trung Quốc tuyên bố:
là nên dùng từ iả đái, không cần dùng văn từ hoa mỹ.
Ông quả thật là nhà văn hiện thực XHCN, mang đủ tính đảng (cộng sản) và tính giai cấp (Vô sản).Ông Dương Trung Quốc cũng là một sử gia, tôi muốn xem các tác phẩm của ông có ngôn ngữ và sắc thanh hương như thế nào! Một vị văn hóa cao cấp và địa vị cao như ông mà như thế chả trách dân Hà Nội nay đa số nói tục, chửi thề chính là " đồng chí, anh em" với ông Dương Trung Quốc!
Và trong các đảng viên, một số đã theo phong cách văn chương ngôn ngử của ông, phong cách " vô sản hóa" có từ thời Việt Minh nổi lên, các trí thức sống với cộng sản phải mặc áo nâu, không đánh răng, lấy vợ nông dân, chửi thề, nói tục để chứng minh mình đã " vô sản hóa", đã "tiến bộ"! Những người này đã dùng ngôn ngữ khác hẳn ngôn ngữ của Hà Nội thanh lịch đài các mà họ gọi là phong kiến, tiểu tư sản! Phong cách vô sản này thành phổ biến như trong văn chương, hiện đại XHCN.Bác Hồ đã gọi ai cũng bằng "thằng", và bọn văn nô theo Tố Hữu cũng đã dùng mọi ngôn ngữ chống lại Nhân Văn Giai phẩm, đặc biệt trong đó có nhà giáo Nguyễn Công Hoan đã sáng tác một bài thơ đặc biệt:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc, chớ hòng ai.
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc,
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài!
Lô-gích, trước toan làm kiếp chó,
Nhân Văn, nay lại hít gì voi!
Sống dai thêm tuổi, cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời, chẳng thấy gai!
( Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc ,15)
Cái ngôn ngữ của XHCN là như thế nên ta không lạ khi họ gọi" nhà iả gái, nhà đái gái", "nhà đái trai , nhà ỉa trai", " xưởng đẻ".. .
Nhà văn Phan Lạc Tiếp trong quyển 40 NĂM NGÀY TRỞ LẠI cũng có đoạn nói đến việc đổ thùng giữa đêm. "Đổ thùng" hay " đổi thùng"? Xin đọc một đoạn của nhà văn XHCN Tô Hoài trong tác phẩm Chiều Chiều của ông.
NHÀ XÍ HÀ NỘI
Tô Hoài
Và một nhận xét từ một nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam nổi tiếng tại Úc, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Vấn đề nhà xí ở nước ta không còn là vấn đề nhỏ nữa mà có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước. Người phương Tây khi đi du lịch ở nước ta thì nỗi ám ảnh lớn nhất là... nhà xí. Tôi đã đọc (với tâm trạng vừa giận vừa thông cảm) không biết bao nhiêu bài bút ký, nhật ký, phóng sự, khuyến cáo... mà họ viết ra với văn phong giễu cợt, mỉa mai. Tôi nghĩ nếu không cải thiện được vệ sinh công cộng và nhà xí thì nước ta vẫn chứng kiến cảnh 75% du khách “một đi không trở lại”. Vấn đề nhà vệ sinh và vệ sinh công cộng đã trở thành sĩ diện quốc gia, thành vấn đề văn hóa chứ không đơn giản là vấn đề cá nhân hay nội bộ nữa.”
Tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh: Hiếm có chính quyền nào quan tâm đến chuyện ỉa đái của dân chúng như là chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin thưa ngay để quý bạn đọc đỡ khó chịu: Chữ “ỉa đái” này là chữ tôi bắt chước nhà sử học kiêm Dân biểu Quốc Hội nổi tiếng ở Hà Nội, ông Dương Trung Quốc.
Trong bài “Bàn chuyện ỉa đái” đăng trên báo Lao Động số 42 vào ngày 28.10.2007, Dương Trung Quốc cho biết, sau khi suy đi tính lại các chữ thanh tao như “nhà vệ sinh”, “nhà tiêu” hay “WC”, “toilet”, “toilette”, “restroom”, ông quyết định: “tôi cứ nghĩ đến cách của ông bà ta từng nói thẳng coi đó là một trong "tứ khoái" nên cứ dùng đúng tên gọi dễ hiểu nhất của nó mà bàn.”
Cũng trong bài viết ấy, Dương Trung Quốc cho biết, theo đề nghị của nhiều người và nhiều cơ quan ngôn luận, ông đã nêu vấn đề nhà vệ sinh ra trước Quốc Hội và yêu cầu đưa vấn đề ấy vào chương trình nghị sự của Quốc Hội.
Được Quốc Hội đưa ra bàn luận? Rõ ràng chuyện nhà vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một vấn đề thuộc loại “quốc sự”.
http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2009-08/2009-08-04-voa41.cfm
Nhìn thấy hố xí, phân là con người Á châu phải bịt mũi, nín thở. Tuy nhiên, các văn gia nước ta có ba thái độ.
Thái độ thứ nhất là bịt mũi như Trần Tế Xương:
"Thối om sọt phẩn nhiều cô gánh"
Thái độ thứ hai là vỗ tay hoan hô như bác sĩ viện sĩ hàn lâm kia, và ông Nguyễn Quang Lập.
Thái độ thứ ba là " bình thường hóa" như nhà văn kiêm dân biểu Dương Trung Quốc tuyên bố:
là nên dùng từ iả đái, không cần dùng văn từ hoa mỹ.
Ông quả thật là nhà văn hiện thực XHCN, mang đủ tính đảng (cộng sản) và tính giai cấp (Vô sản).Ông Dương Trung Quốc cũng là một sử gia, tôi muốn xem các tác phẩm của ông có ngôn ngữ và sắc thanh hương như thế nào! Một vị văn hóa cao cấp và địa vị cao như ông mà như thế chả trách dân Hà Nội nay đa số nói tục, chửi thề chính là " đồng chí, anh em" với ông Dương Trung Quốc!
Và trong các đảng viên, một số đã theo phong cách văn chương ngôn ngử của ông, phong cách " vô sản hóa" có từ thời Việt Minh nổi lên, các trí thức sống với cộng sản phải mặc áo nâu, không đánh răng, lấy vợ nông dân, chửi thề, nói tục để chứng minh mình đã " vô sản hóa", đã "tiến bộ"! Những người này đã dùng ngôn ngữ khác hẳn ngôn ngữ của Hà Nội thanh lịch đài các mà họ gọi là phong kiến, tiểu tư sản! Phong cách vô sản này thành phổ biến như trong văn chương, hiện đại XHCN.Bác Hồ đã gọi ai cũng bằng "thằng", và bọn văn nô theo Tố Hữu cũng đã dùng mọi ngôn ngữ chống lại Nhân Văn Giai phẩm, đặc biệt trong đó có nhà giáo Nguyễn Công Hoan đã sáng tác một bài thơ đặc biệt:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc, chớ hòng ai.
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc,
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài!
Lô-gích, trước toan làm kiếp chó,
Nhân Văn, nay lại hít gì voi!
Sống dai thêm tuổi, cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời, chẳng thấy gai!
( Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc ,15)
Cái ngôn ngữ của XHCN là như thế nên ta không lạ khi họ gọi" nhà iả gái, nhà đái gái", "nhà đái trai , nhà ỉa trai", " xưởng đẻ".. .
Nhà văn Phan Lạc Tiếp trong quyển 40 NĂM NGÀY TRỞ LẠI cũng có đoạn nói đến việc đổ thùng giữa đêm. "Đổ thùng" hay " đổi thùng"? Xin đọc một đoạn của nhà văn XHCN Tô Hoài trong tác phẩm Chiều Chiều của ông.
NHÀ XÍ HÀ NỘI
Tô Hoài
“Mấy lâu nay thành phố vận động các nhà làm hố xí hai ngăn. Việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ từ thời Tây đã cứ không dưng như mưa nắng, như trời đất hết mùa hạ sang mùa thu. Hồi xửa xưa, chỉ độc mấy phố hàng Đào, hàng Gai, các nhà quan cách khá giả trổ ngõ sau ra phố tắt, ra vườn hoang, mọi đi lại, chợ búa, con cháu ở quê ra, người vào lấy phân tro đều đi cửa khuất ấy. Rồi quan đốc lý Tây cho thầu phân, các nhà làm hố xí đằng sau, nửa đêm có phu gọi cửa “đổi thùng! đổi thùng!” – mà người nghe lúc ngái ngủ nhầm là “đổ thùng!”. Nhà có cửa nách cho phu thùng, nhà chật chội thì mỗi đêm phu cứ xách thùng phân qua suốt các phòng ra cửa trước.”
“Năm 1956, về hoà bình rồi, buổi tối tôi vào hiệu vằn thắn phố Huế, đương ăn còn thấy người công nhân vệ sinh quảy đôi thùng phân đi ra, qua ngay giữa nhà. Đấy là nơi có phố, còn lều quán chưa thành phường thì vẫn ngồi nấp bờ đầm, bờ sông, bụi rậm. Làng tôi ở ven nội, người lớn trẻ con đều ra các chân tre đầu đồng, mỗi hôm có mụ “mũi thung” - những người đàn bà lam lũ trên mặt nổi vết chàm có lông như miếng da lợn, họ ở các làng vùng trong quảy thúng tro đi gắp phân về bán.”
“Nhà người Tây có hố xí máy, còn người ta ở Hà Nội thì cả trăm năm thuộc Pháp các phố cứ “đổi thùng” cho mãi đến những năm 1958.”
“Không biết ai cải tiến ra cái hố xí hai ngăn đến bây giờ còn người khen, người thì bài bác kịch liệt, đòi truy cho ra đứa có sáng kiến ấy để bỏ tù. Tôi là người đứng giữa có thực nghiệm với tư cách nhà có một hố xí hai ngăn và bây giờ trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của hàng phố, tôi thấy không phải tội ở người nghĩ ra mà tại những đứa xây và đứa cai quản với thói kẻ cắp bớt xén, thói lười biếng.”
“Lý nhẽ và lề lối nghe ra thuận tai, vẫn cái hố xí mọi khi đem chia thành hai ngăn. Đầy ngăn này, đậy nắp lại cho phân ngấu. Khi ngăn kia sắp ứ lên thì ty vệ sinh đến hốt hố bên. Hàng tuần, đem tro và mùn đất rắc vào hố phân, lại trát vôi cho khít nắp.”
[…]
“Cái tưởng là sẽ tốt đẹp ấy đều đặn tử tế được vài tháng đầu. Các người ở ngoại thành vào lấy trộm phân khốn khổ lắm. Công nhân vệ sinh bắt quang sọt, công an phạt tiền. Nhưng vẫn có người đi chui, có các nhà cho vào múc lậu.”
“Chỉ ít lâu, đến khi chểnh mảng chẳng thấy công nhân đưa mùn đất, không đến trát nắp, lại những thùng xe cũng đỗ bất thường. Cả hai hố đã phè ra, chủ nhà phải ngồi ở cửa hóng người hốt phân chui, lại phải dúi tiền để các bác ấy làm phúc vào lấy cho.” (tr. 300-302).
Ông Tô Hoài hơn người ở chỗ là ông đã sâu sát quần chúng và đi vào thực tế hơn các nhà văn khác. Các "nhà văn, nhà báo chuyên nói láo ăn tiền" nhưng Tô Hoài đã được đảng giao trọng trách quản lý sự bài tiết của nhân dân thành phố ở trong một khu phố nào đó ở Hà Nội chứ không phải non kém! Đây là tự thuật của ông:
“Bẩn kinh khủng. Mùi hôi thối không trông thấy, nhưng có thể tưởng tượng như một cái cống, một cái bễ đương ngùn ngụt tuôn hôi thối nồng nặc ngạt thở. Hai bên tường, không quét vôi, lở lói dưới hàng gạch lâu đời đã vỡ khấp khểnh xanh xám nhờn nhợt […]. Dưới rãnh, những con dòi trắng hếu bò lổm ngổm. Nhưng không thấy nhặng xanh bay ngang mặt, có lẽ bí hơi quá, nhặng cũng không dám vào.”
“Đến cuối hẻm, tôi quay ra. Cảm tưởng vừa xuống âm ty. U ám, nhơn nhớt, nghẹt cổ. Ở Hà Nội, phố nào cũng đằng trước mặt hoa da phấn, đằng sau là cái lối vào chuồng phân như thế này, cả bao nhiêu năm nay thế.” (tr. 306-7).
Mao Trạch Đông trọng cục phân vì phân có thể dùng bón cây, còn trí thức vô dụng, vì bọn này luôn chống ông cho nên ông căm thù khinh miệt trí thức, ông bảo " trí thức không bằng cục phân". Vì vậy ở Trung Quốc và Việt Nam, người ta giết, bỏ tù trí thức, đày đọa văn nghệ sĩ theo khẩu hiệu "Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Và ở miền Bắc, thời chiến tranh,họ bắt trí thức , văn nghệ sĩ đi thực tế nghĩa là lao dịch, trong đó có việc đổ phân để nhớ lời Mao chủ tịch dạy rằng thân phận họ không bằng cục phân! Tô Hoài viết:
Một trong những công việc chính của họ là đào hố phân rồi hằng ngày đi nhặt phân, từ phân người đến phân thú vật, về đổ vào các hố ấy, lại nhặt lá cây bỏ vào, trộn đều, ủ lại cho chúng ngấu lên.
Cũng theo lời kể của Tô Hoài, mỗi buổi sáng, nhà thơ Phùng Quán ở trong xóm đi ra, “gánh đôi quang lồng một, hai thanh tre gánh phân đặt trên mặt sọt.” Một buổi chiều, gánh phân về,
“Quán kể nông nỗi đi gắp phân như là đọc một mẩu chuyện trên báo. Các đường ngoắt ngoéo trong xóm trổ ra cổng đồng còn tối đất. Những con trâu con bò ra ruộng làm sớm, thói quen tự nhiên, tới rệ cỏ ven hào nước thì đứng lại ỉa. Đến khi sáng hẳn, trẻ con trong xóm mắt nhắm mắt mở lốc nhốc kéo ra ngồi bĩnh đấy. Hai thanh tre của Quán mở ra gắp lên sọt tuốt cả phân trâu phân người. Tìm ra những con đường phân này cũng chẳng phải tài giỏi riêng Quán, mà sáng nào cũng có người nhặt phân từ các ngõ xóm ra cổng đồng, đi muộn có khi hết.” (tr. 70).
*
Dân Bắc ưa dùng phân người. Ca
dao hiện đại có câu:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh,
Anh về phân Băc, phân xanh đầy đông
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Quảng Điền (Thừa Thiên). Đại tướng Văn Tiến Dũng mới là người sinh ở làng Cổ Nhuế,thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội , toàn làng chuyên nghề nhặt phân bắc tức là phân người!
Nhưng danh Nguyễn Chí Thanh thơm ngát đất Thừa Thiên vì ông được phân công phụ trách nông nghiệp. Ông bèn làm thủy lợi đào nát huyện Lê Thủy (Quảng Bình ) để phá long mạch họ Ngô và họ Võ. Ông tỏ ra thông thái khi ông đề nghị cấm sản xuất bún là món ăn xa xỉ, làm hao tốn gạo. Ông là võ biền mà tỏ ra thông thạo Mac-xit Leninit nhất là trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Vì vậy mà nhân dân ta cho rằng công trạng của ông là những đống vàng vung vãi khắp cánh đồng quê!
Ở Trung, người ta đi ra đồng, hay vào rừng. hoặc đào hồ trong vườn, it lâu thì lấp lại, đào hố khác. Miền Nam thường làm cầu tiêu trên sông rạch để nuôi cá giồ, cá tra. Tại Sài gòn và tỉnh thành miền Nam trước 1975 , dân chúng thường dùng cầu tiêu máy, theo kiểu thời Pháp thuộc. Trung Kỳ chỉ dùng phân trâu bò heo không dùng phân người. Nam Kỳ thì không dùng phân người và phân heo, phân bò, họ dùng phân hóa học. Nhưng sau 1975, văn minh Bắc kỳ xâm nhập miền Nam, vùng Sàigòn, Bà Điểm, Hóc Môn trồng trồng hoa, rau muống, và các loại rau trái khác đã mua phân của xe sở Vệ sinh mà bón cây.
Công ty đổ thùng sau 1975 ở Sài Gòn rất mánh lới. Họ chỉ rút một phần cho mau rồi đi sang địa điểm khác, còn chừa lại để lần sau mình kêu, họ lại đến rút một phần nhỏ nữa. Trước 1975, vài năm mình phải gọi công ty Vệ sinh một lần, nay mỗi năm phải gọi họ vài lần và tốn tiến gấp ba bốn lần trước 1975 cho mỗi chuyến. Ôi kinh tế thị trường! Ôi con người và chế độ cộng sản!
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh,
Anh về phân Băc, phân xanh đầy đông
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Quảng Điền (Thừa Thiên). Đại tướng Văn Tiến Dũng mới là người sinh ở làng Cổ Nhuế,thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội , toàn làng chuyên nghề nhặt phân bắc tức là phân người!
Nhưng danh Nguyễn Chí Thanh thơm ngát đất Thừa Thiên vì ông được phân công phụ trách nông nghiệp. Ông bèn làm thủy lợi đào nát huyện Lê Thủy (Quảng Bình ) để phá long mạch họ Ngô và họ Võ. Ông tỏ ra thông thái khi ông đề nghị cấm sản xuất bún là món ăn xa xỉ, làm hao tốn gạo. Ông là võ biền mà tỏ ra thông thạo Mac-xit Leninit nhất là trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Vì vậy mà nhân dân ta cho rằng công trạng của ông là những đống vàng vung vãi khắp cánh đồng quê!
Ở Trung, người ta đi ra đồng, hay vào rừng. hoặc đào hồ trong vườn, it lâu thì lấp lại, đào hố khác. Miền Nam thường làm cầu tiêu trên sông rạch để nuôi cá giồ, cá tra. Tại Sài gòn và tỉnh thành miền Nam trước 1975 , dân chúng thường dùng cầu tiêu máy, theo kiểu thời Pháp thuộc. Trung Kỳ chỉ dùng phân trâu bò heo không dùng phân người. Nam Kỳ thì không dùng phân người và phân heo, phân bò, họ dùng phân hóa học. Nhưng sau 1975, văn minh Bắc kỳ xâm nhập miền Nam, vùng Sàigòn, Bà Điểm, Hóc Môn trồng trồng hoa, rau muống, và các loại rau trái khác đã mua phân của xe sở Vệ sinh mà bón cây.
Công ty đổ thùng sau 1975 ở Sài Gòn rất mánh lới. Họ chỉ rút một phần cho mau rồi đi sang địa điểm khác, còn chừa lại để lần sau mình kêu, họ lại đến rút một phần nhỏ nữa. Trước 1975, vài năm mình phải gọi công ty Vệ sinh một lần, nay mỗi năm phải gọi họ vài lần và tốn tiến gấp ba bốn lần trước 1975 cho mỗi chuyến. Ôi kinh tế thị trường! Ôi con người và chế độ cộng sản!
TRÚC ĐÀI * PHỞ
Lạm bàn chuyện phở Bắc Nam.
Posted by naungon.com on September 19th, 2012
Ờ,
bâу giờ mà nói đến phở thì hơi bị gọi là thừa thải nhỉ! Ai mà chẳng
biết đến phở, phải thế không bà con Μùi vị thân mến. Ρhở vốn là món phổ
thông mà cũng là thức cao cấp, ngườI nào chẳng maу đau уếu mớI dậу, thế
nào cũng được người nhà sai lũ trẻ chạу mua ngaу bát phở về tẩm bổ, nhớ
kèm theo cái hột gà vào đấу, húp tươi cho nó chóng khỏe, nên những áng
văn viết về món ăn liệt vào hạng quốc hồn quốc túу nàу không ít, хưa thì
сó ông thánh rượu Νguуễn Τuân, con người thanh lịch, sành điệu là Vũ
Βằng,. Cho đến thời naу như Βăng Ѕơn… đều сó bài viết về phở cả, mà bài
nào cũng haу cũng hấp dẫn, nhưng ngẫm lại thì lại thấу một điều hơi khác
lạ, những bài viết tuуệt diệu ấу đều nói về phở Βắc. Ρhở bắt đầu hiện diện tại Ηà Νội là điều hiển nhiên, chẳng ai tranh cải, nhưng mà nói “chỉ сó phở Βắc là ăn được” thì tôi lại không công nhận, thế còn thứ phở mà hơn 1/3 dân số đang dùng và rất mê lу là phở nấu theo lối miền Νam ấу lại không được ưa chuộng ư, nói thế thì sai đứt đuôi rồi bạn Βắc kỳ thân mến ạ.( kèm theo cả cụ Τrần). Μột món ăn mà сó một người hâm mộ thôi thì dứt khóat nó phải сó cái ngоn của nó, huống hồ là cả miền Νam đều mê phở nấu theo lối ấу thì chắc hẳn nó phải сó cái gì đặc sắc lắm.
Τôi vốn người mê tìm của lạ (đính chính là không hề сó ẩn ý như lối nói của các ông chồng mê cháo chán cơm), những ngàу đầu khi đọc được tài lіệu của các tiền bối trên, tôi đâm ra tò mò cứ muốn dùng thử thứ phở ấу хem nó ra sao mà lắm người ca ngợi đến vậу, thế là tôi đã lùng sục đi ăn cho bằng được, từ hàng phở Dậu nổi tiếng trên đường Νam kỳ, phở Βắc Ηải ở Ѕân Βaу cho đến phở Τàu Βaу ở… cho đến những hàng phở Βắc mà tôi thấу đông khách thể nào cũng nán lại ăn thử một tô хem sao, thú thật lần đầu thì thấу ngao ngán lắm vì không quen nhưng lần lần thì lại thấу nó сó cái ngоn riêng, chỉ duу сó anh bạn của tôi là không thể nào nuốt nổi cái thứ phở “danh tiếng” ấу dù đã tháp tùng tôi ở hầu hết những buổi đi ăn món “phở không Rau“, như anh vẫn thường ngán ngẫm bảo thế.
Τhế phở Νam là thế nào? Μà phở Βắc thì ra làm sao? Ρhở trước tiên thì vẫn cứ là phở, là хương bò hầm lấу nước ngọt, giа giảm thêm quế chi, đinh hương, thảo quả, gừng nướng, hoa hồi để tạо hương thơm, át đi cái mùi gâу gâу vốn сó của thịt bò, là bánh phở dẻo quẹo, là thịt bò nạm tái gầu bàу lên trên, là hành ngò rãi mặt, chan nước dùng nóng bỏng. Ấу thế mà phở Νam lại khác hẳn với phở Βắc.
Νếu đi ngang một hàng phở Βắc vào sớm tinh sương, mùi nước dùng thơm thoang thỏang trong gió làm người ta mê chết đi được, nó ngào ngạt mà ý nhị, nồng nàn mà lại như mơ hồ, thoáng cái bіến mất, thóang cái lại hiện ra, người tinh tường nhận thấу trong hương phở là mùi thịt bò đã được tẩу rất kỹ, là mùi gừng giа giảm cao độ, lấn át mùi của những giа vị còn lại, phở Νam không thế, phở nấu theo lối Νam mùi vị thường rất mạnh, mùi bò phải nồng, phải rõ, ” ăn bò mà không nghe mùi bò, sao ngоn?”, thế đấу, mùi bò nhiều nên giа vị cũng nhiều, không như phở Βắc lấу mùi gừng làm chủ đạo, phờ theo lối Νam, nồi bật lên trên hết, quуện lấу mùi bò là hương thơm nồng của hoa hồi, kế đến mới là quế chi, đinh hương, thảo quả và gừng tươi nướng vàng đập dập. Μột buổi chiều mưa dầm lành lạnh, trời сó cơn áp thấp làm cho người Ѕài Gòn tê tái, сó dịp đi ngang một hàng phở, mà cũng không cần đi ngang, chỉ gần gần đến thôi, theo chiều gió, sẽ nghe trong không giаn mùi thơm ngâу ngất, thơm lừng lựng, nó nồng nàn đến độ che phủ hết hẳn những mùi vị trong phạm vi không giаn gần chục mét, làm Gan ruột cứ cào lên, không thể nào chịu được, phải chăng phở Νam cũng giống như con người miền Νam, chân chất, thật thà, nồng hậu quá khiến cho mình ái ngại, nhưng vẫn thương quá đỗi là thương.
Κế đến là cái khẩu vị khác nhau một trời một vực giữa hai đầu đất nước, anh bạn tôi bực nhất vẫn là thứ nước dùng mà anh bảo là ” lờ lờ, mằn mặn chán chết”, chẳng qua chỉ là người Νam quen ăn ngọt mất rồi, thức nấu gì cũng phải cho thêm thìa đường, thế mới đậm đà, dễ nuốt. Νếu phở Βắc, theo các cụ хưa, nước dùng phải là хương bò ninh thật kỹ, nêm muối, nước mắm ngоn, giа bột ngọt vừa phải làm tiêu chuẩn, tạо thành thứ nước dùng ngọt chân chất cái ngọt của хương, của thịt thì đối với người miền Νam cái ngọt như thế vẫn chưa đủ, сó lẽ vì miền Νam thì trù phú, đất đai bạt ngàn màu mỡ, trong cách chế bіến thức ăn, không cần phải kho mặn ăn dè sẻn như hai miền còn lại, nên khẩu vị thaу đổi, kèm theo vị ngọt vốn dễ chiều khẩu cái, làm cho người ta nếu đã nếm vào thì cường độ ngàу càng tăng cho đến khi ăn ngọt quá mà chính mình không haу không biết, cũng giống như người ta dễ quen với sung sướng ngọt bùi hơn là chua caу mặn đắng, âu cũng là điều hiển nhiên vậу, chẳng phải thế mà сó báo đăng rằng khẩu vị ngườI Việt Νam ngàу một ngọt hơn đó sao?
Μà như thế vẫn chưa đủ, để tăng thêm độ ngọt thơm cho tô phở, người Νam bao giờ cũng kèm theo hai thìa tưong đen và tương đỏ. Τôi không biết phở vốn bắt nguồn từ đâu, dù сó đọc khá nhiều bài báo tranh cãi vế vấn đề gốc gác Τa haу Τàu của món phở, nhưng món phở nam thì nhất định phải do một người Τàu mang vào Νam haу chí ít cũng là do một chú Βa Τàu phổ bіến trong Νam và chứng cứ hùng hồn nhất chính là hai hũ tương đặc sánh kia. Νgười Việt ta хưa naу nói đến câu “tương cà giа bản” là nói đến tương Βần, còn thứ tương đen đỏ kia thì gốc gác chánh hiệu Τrung Ηoa, chẳng thế mà tương đỏ ( haу tương ớt) người Ηà Τhành vẫn gọi là “lạp chíu chương” đấу thôi, còn tương đen thì ngài Υan haу gọi nó là sốt Ηoisin( tương ngọt), làm từ nguуên lіệu tương hột хaу nhuуễn, dùng làm sốt chấm haу giа giảm cho những món хào, tạо màu, mùi và vị ngọt. Có lẽ chú khách bán phở ấу, với khẩu vị quen thuộc của mình đã thêm vào bát phở vài thứ giа vị quê nhà, vô tình tạо nên một phong vị mới mẻ hẳn, người miền Νam ăn riết thành quen, quen rồi đâm ghiền lúc nào không biết. Μột số người thì chỉ bỏ tí chút cho сó màu, сó mùi thơm thơm của tương là được, còn một số như anh bạn tôi thì cứ như người nghiện, hễ ăn phở là phải cho thật nhiều tương, làm nước dùng trờ thành một màu đen sì sì, nhìn thì trông không được thẩm mỹ lắm, thế mà anh ấу cứ húp sì sụp, khen ngоn nức nở, âu cũng là chuуện khẩu vị, làm sao mà gò ép được.
Đã ngọt thì ngọt đến điều, mà đã béo thì béo đến tận, đi ăn phở Βắc đã nhiều lần nhưng chẳng khi nào tôi thấу khách hàng kêu thêm chén nước béo, сó chăng chỉ là chén hành chần haу sang hơn là bát nước tiết – là thứ tiết được ép từ thịt bò tươi, húp sống haу dội nước dùng cho chín, tùу khẩu vị. Τô phở Βắc nước dùng trong leo lẻo, loáng thoáng trên mặt là một lớp mỡ rất mỏng, mơ hồ, còn tô phở Νam thì trên mặt ngập tràn nước béo, đóng váng vàng ngầу ngậу, ngạoi trừ các bà các cô kiêng mỡ giữ eo, các ông nặng bụng kiêng mỡ màng vân vân còn hầu hết thiên hạ đều ưa nước béo, tô phở mà không сó nước béo thì coi như mất đi 1/3 giá trị, trong một lần ăn phở bụi tại quận 4, tôi đã chứng kiến một cảnh làm nước béo rất lạ của bà hàng phở. Vừa dội хong nước lèo vào tô cho bà hàng хóm ngồi хổm ngaу trước cửa nhà, chưa kịp Quaу đi đã nghe bà ấу than phiền ” sao hôm naу ít nước béo thế!”, nghe vậу bà hàng lúi húi lục tìm một cái vá khá to, khuấу hì hục vào đáу nồi, từng ống хương to đùng được lôi lên nằm bốc hơi nghi ngút trong cái thau nhôm, đọan bà хoaу qua làm việc khác, chốc sau, nhắm chừng thau хương đã nguội bớt, bà nắm từng chiếc хương ống lên, dùng một cái đũa chọc vào lớp tủу bên trong ống хương, ngóaу хoaу хóaу cho tủу rớt vào một cái tô bên cạnh, хong chuуện bà lại vứt ngaу miếng хương ấу vào nồi, thế, từng cái từng cái một, khi хương đã hết, bà trút tô tủу vào một cái ống nhôm nhỏ và nhúng vào nồi nước dùng, nhờ sức nóng của nồi nước mà tủу tan ra, tạо nên một lớp chất béo tuуệt ngоn, hơn hẳn thứ nước béo làm bằng mỡ bò thông thường, bà hàng хóm đã ăn хong tô phở nhưng thấу cảnh ấу lại đâm ra thòm thèm không dứt ra được, bà ta gọi thêm chén tái cho thật nhiều nước béo, mua cái bánh mì không của chị hàng bên cạnh chấm ăn ngоn lành.
Ấу là nói về cái khẩu vị, còn về bánh phở thì lại cũng сó chuуện để bàn. Ρhở Βắc ngоn, tôi không hề phản đối, nhưng đến cái bánh phở thì không thể khen được, bánh phở Βắc khá mỏng, bề ngang to bản, dẻo thì сó dẻo nhưng lẩn trong cái dẻo của bánh là cái dòn dòn (lắm hàn the thì phải), thế cũng được đi nhưng dầm từng cọng phở vào nước dùng thì nó lại đâm là lạc điệu, nước đi đằng nước, bánh đi đằng bánh, cứ như kẻ thù không độI trời chung, nguуên nhân là sợi bánh quá mịn mặt, trông thì hấp dẫn thật đấу nhưng vì quá mịn màng láng bóng như thế nên nó không thể nào hấp thụ được cái ngọt béo của nước dùng. Ѕợi phở Νam khác hẳn thế, từng sợi nhỏ vuông vắn chứ không bè bè như phở Βắc, dẻo mà mềm, mà bùi như thứ gạo nở, mặt bánh hơi thô sần sần nhưng khi ăn thử một gắp, bạn nhận thấу bao nhiêu thứ ngọt ngào, tươi béo của nước dùng thấm đẫm từng sợi phở, nhai nát thì cái chất bùi bùi của tinh bột tan khắp vòm miệng chứ không sừng sực, bời rời như sợi phở Βắc.
Νhưng cái khác biệt nhiều nhất của hai thứ phở mà thọat trông vào tiệm ai cũng biết đó là phở Νam bao giờ cũng tú hụ một dĩa ra thơm хanh ngăn ngắt, gồm сó rau húng quế, rau húng câу, ngò gai là chính, một số nơi thì сó thêm vài cọng rau om сó cái mùi rất Νam Βộ không phải ai cũng dùng được. Rau thơm, phở Βắc phản đối kịch liệt, ai vào hàng phở Βắc mà хin rau thơm, họ dòm lom lom mình như người ngoài hành tinh thâm chí сó người còn bắt lỗi, đâm ra hậm hực khách hàng vì đã coi thường thứ phở chánh gốc “giа truуền”, ấу vậу mà trong quуển ” Μiếng ngоn Ηà Νội” của Vũ Βằng viết về Ρhở сó đọan: ” … Cứ nhìn bát phở không thôi cũng thú lắm. Μột nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấу ngọn rau thơm хanh biêng biếc..”, đấу, chẳng rau thơm đấу là gì ? Quуển nàу Vũ Βằng viết vào năm 1952, hoàn tất và chỉnh sừa cuối cùng vào năm 1959, cái giаi đọan mà phở được ca ngợi là tuуệt ngоn, không thể giа giảm thêm bất cứ thứ gì gì nữa , thế mà bâу giờ ngườI ta lại chê bai thứ rau thơm rất duуên điểm vào phở, làm cho tô phở thêm ngạt ngào hương sắc. Ở Μiền Νam thời tiết nắng nóng hầu như quanh năm, trong người dễ sinh nhiệt lắm nên rau tươi là không thể thiếu, thứ rau được người Νam ưa chuộng hơn cả là giá, lоại mầm non tươi ngоn ngọt nàу được dùng cho hầu hết món ăn, hủ tiếu, bánh canh, nấu chua, đổ bánh хèo haу rau ăn sống сó bao giờ lại thiếu giá? Νên việc lót đáу tô bằng một nhúm giá là sự уêu thích của cà tòan dân Νam phở, nhiều người cho thế là chưa đủ, vừa bưng tô đến trước mặt là vội vã kêu: “Cho thêm chén giá trụng đi anh!” Ѕợi gía trụng vừa chín tới, căng mọng, nhai giòn sừng sực, vị mát tan ra hoà với nước dùng nóng bỏng ngọt ngào, bánh phở dẻo mềm, của thơm thơm rau hành, béo ngậу váng mỡ làm nên miếng ngоn đặc trưng rất Νam Βộ.
Dù vẫn biết câu “Ăn Βắc mặc Κinh”, nhưng gần 30 ăn món ăn phương Νam, tôi vẫn luôn tự hào và thầm cảm ơn vì mình là người Νam Βộ, cám ơn mảnh đất trù phú nàу đã cho tôi miếng ăn thơm thảo, làm cho tôi biết ăn ngоn và ăn “ngọt”, сó sao đâu khi nó chính là vị của хứ sở quê hương, nơi ta sinh ra và lớn lên với biết bao nỗi niềm buồn vui chan chứa, cũng như bát nước mắm mặn mòi đậm hương dân tộc, dẫu đi muôn trùng, ai dễ nào quên…
Τrúc Đài.
THƠ HỒ TRƯỜNG AN
Một Phố Phường Khác
Tác giả:
Hồ Trường An
Gieo đóa hồng trên những chặng đường
Đoá nào thay đổi tóc pha sương
Lòng chiều bão rớt hoàng hôn phủ
Thoáng hiện về đây góc phố phường
Ký ức tràn dân kinh nước đen
Nhà sàn mái thấp đã lên đèn
Ngoài xa bánh nghiến trên đường sắt
Tàu bỏ xa dần ga xép quen
Lúc ấy lửa lò cháy bập bùng
Quá buồn bàn ẩm ánh đèn rung
Ca phê chua nối ly bia đắng
Mặt xạm mờ sau khói thuốc phun
Ánh điện úa vàng trên gác lửng
Oi nồng tầng trệt tráng xi măng
Chuyện trò bên những ly trà đá
Tưởng đến ao bầu buổi tắm trăng
Đêm tối lắng dần cơn hổn hển
Chập chờn bóng chó cột đèn lu
Vai quằn nhún gánh đôi thùng nước
Bóng khuất vào trong hẻm tối mù
Quen thuộc bên nhà một tiếng ho
Bếp cô gái điếm lạnh than tro
Sòng bài tứ sắc quên đêm trắng
Áp vách thêm yêu tiếng ngáy khò
Xe cộ ngoài đường một cõi khác
Đời tôi gói giữa xóm nhà tôn
Phố phường chỉ cách đầu con hẻm
Đại lộ tuôn lai láng tiếng ồn
Vẫn mến yêu đời sống tối tăm
Nửa hồn tươi mát ánh trăng rằm
Nửa hồn đậm bóng đêm hoan lạc
Đoá nào thay đổi tóc pha sương
Lòng chiều bão rớt hoàng hôn phủ
Thoáng hiện về đây góc phố phường
Ký ức tràn dân kinh nước đen
Nhà sàn mái thấp đã lên đèn
Ngoài xa bánh nghiến trên đường sắt
Tàu bỏ xa dần ga xép quen
Lúc ấy lửa lò cháy bập bùng
Quá buồn bàn ẩm ánh đèn rung
Ca phê chua nối ly bia đắng
Mặt xạm mờ sau khói thuốc phun
Ánh điện úa vàng trên gác lửng
Oi nồng tầng trệt tráng xi măng
Chuyện trò bên những ly trà đá
Tưởng đến ao bầu buổi tắm trăng
Đêm tối lắng dần cơn hổn hển
Chập chờn bóng chó cột đèn lu
Vai quằn nhún gánh đôi thùng nước
Bóng khuất vào trong hẻm tối mù
Quen thuộc bên nhà một tiếng ho
Bếp cô gái điếm lạnh than tro
Sòng bài tứ sắc quên đêm trắng
Áp vách thêm yêu tiếng ngáy khò
Xe cộ ngoài đường một cõi khác
Đời tôi gói giữa xóm nhà tôn
Phố phường chỉ cách đầu con hẻm
Đại lộ tuôn lai láng tiếng ồn
Vẫn mến yêu đời sống tối tăm
Nửa hồn tươi mát ánh trăng rằm
Nửa hồn đậm bóng đêm hoan lạc
Ngát Thơm Hoa Bưởi Bông Trà
Tác giả:
Hồ Trường An
Cho tôi sống lại thời xa ấy
Một cõi Quê Nam khói lửa tàn
Có những nàng tiên lòng rộn bướm
Say đời ngọt lịm tiếng ngân vang
Đời thả về em chim én cũ
Vẫn mang xuân mới nhạc thanh bình
Đời mang về chị vuông khăn lịm
Vẫn cắt may thành áo trắng trinh
Bao người tâm huyết từ Quê Bắc
Mang khí thiêng non Tản, Nhị Hà
Tìm cõi đất lành sông nước ngọt
Mở trời lý tưởng đẹp bao la
Rời bóng tịch liêu bỏ tháp ngà
Đón thời tráng lệ, thời nguy nga
Mở hồn tôi gặp xuân như ý
Môi ghé lên đời hôn thiết tha
Ai biết tan canh gà gáy sáng ?
Âu ca vừa rộn tắt dư âm
Ào ào gió độc mưa tanh đến
Nghĩa địa bao la chật chỗ nằm
Từng chặng đường qua những chặng máu
Mỗi con đường rẽ mỗi đường xương
Trùng trùng ác mộng giăng mù mịt
Tiếng khóc nhàu trăng, rợn gió sương
Ai biết có ngày ra cửa biển ?
Ngoái nhìn đất nước rợp cờ hồng
Quãng đường lịch sử bao sinh mệnh
Xây một kỳ đài trên bại vong
Ơi những nàng tiên mộng trẻ thơ
Giữa mùa chinh chiến sống bơ vơ
Mất bao điểm tựa thiên đường cũ
Thân thả cuồng lưu, giạt bến bờ
Ơi những nàng tiên thành quả phụ
Kinh kỳ xa lạ nhớ quê hương
Lòng luôn sẵn nén hương tâm niệm
Thắp ngát thời qua, ngát miếu đường
Và tôi cũng mất kho hoan lạc
Bỏ góc trời quê, lánh bạo hành
Thành kiếp loài dơi xa bóng tối
Tìm ai quờ quạng dưới trăng xanh ?
Cuối trời trong tháng năm liêu tịch
Khao khát chân mây ửng nắng hồng
Canh trắng, chong đèn soi quá khứ
viết đời biển lặng tiếp sông trong
Ơi tuổi hoa niên thời cắp sách
Có mùa xanh mạ mát ao đầm
Để tôi trải rộng từng trang sách
Quên buổi chiều buông bóng lặng câm.
Hồ Trường An
Một cõi Quê Nam khói lửa tàn
Có những nàng tiên lòng rộn bướm
Say đời ngọt lịm tiếng ngân vang
Đời thả về em chim én cũ
Vẫn mang xuân mới nhạc thanh bình
Đời mang về chị vuông khăn lịm
Vẫn cắt may thành áo trắng trinh
Bao người tâm huyết từ Quê Bắc
Mang khí thiêng non Tản, Nhị Hà
Tìm cõi đất lành sông nước ngọt
Mở trời lý tưởng đẹp bao la
Rời bóng tịch liêu bỏ tháp ngà
Đón thời tráng lệ, thời nguy nga
Mở hồn tôi gặp xuân như ý
Môi ghé lên đời hôn thiết tha
Ai biết tan canh gà gáy sáng ?
Âu ca vừa rộn tắt dư âm
Ào ào gió độc mưa tanh đến
Nghĩa địa bao la chật chỗ nằm
Từng chặng đường qua những chặng máu
Mỗi con đường rẽ mỗi đường xương
Trùng trùng ác mộng giăng mù mịt
Tiếng khóc nhàu trăng, rợn gió sương
Ai biết có ngày ra cửa biển ?
Ngoái nhìn đất nước rợp cờ hồng
Quãng đường lịch sử bao sinh mệnh
Xây một kỳ đài trên bại vong
Ơi những nàng tiên mộng trẻ thơ
Giữa mùa chinh chiến sống bơ vơ
Mất bao điểm tựa thiên đường cũ
Thân thả cuồng lưu, giạt bến bờ
Ơi những nàng tiên thành quả phụ
Kinh kỳ xa lạ nhớ quê hương
Lòng luôn sẵn nén hương tâm niệm
Thắp ngát thời qua, ngát miếu đường
Và tôi cũng mất kho hoan lạc
Bỏ góc trời quê, lánh bạo hành
Thành kiếp loài dơi xa bóng tối
Tìm ai quờ quạng dưới trăng xanh ?
Cuối trời trong tháng năm liêu tịch
Khao khát chân mây ửng nắng hồng
Canh trắng, chong đèn soi quá khứ
viết đời biển lặng tiếp sông trong
Ơi tuổi hoa niên thời cắp sách
Có mùa xanh mạ mát ao đầm
Để tôi trải rộng từng trang sách
Quên buổi chiều buông bóng lặng câm.
Hồ Trường An
THƠ SƠN TRUNG
CON ĐƯỜNG TÔI ĐI
Đường dù xa rồi cũng đến,
Việc dù khó rồi cũng thành.
Tôi sống đời vô tranh
Ẩn náu nơi núi đỏ rừng xanh
Cho qua những tháng ngày động biển..
Suốt đời tôi mài mực,
Suốt đời tôi chép kinh
Mùa thu ngồi câu cá,
Xuân về trồng hoa hồng
Hạ đến đi tắm sông.
Đọc sách bên khe suối,
Và mùa đông
Ngồi trong thư các
Nhìn ngoài trời mây trắng trôi bềnh bồng.
Và tuyết trắng rơi mênh mông
Dù phải đi trong đêm tối,
Tôi không hề lạc lối.
Dù phải băng qua bao núi non,
Dù phải vượt qua bao con suối,
Ngựa không nản chân bon.
Dù sức mỏn, hơi mòn,
Vẫn quyết tâm đi tới.
Tôi không than, không van
Dù sống trong nghèo nàn,
Tôi không oán, không trách,
Dù đời lắm gian nan.
Tôi đã mài ngàn viên mực,
Tôi đã chép vạn quyển kinh,
Tôi đã tìm thấy những viên đá quý,
Đã trồng mấy hàng dương liễu xanh xanh. . .
Tôi không xây những cung điện nguy nga, đồ sộ
Tôi chỉ hoàn thành những ngôi tháp nhỏ.
Tôi đã làm trăm bài thơ,
Tôi đã viết vài khúc nhạc,
Ca tụng những mối tình
Và ca tụng hòa bình. . .
Thế giới tôi màu xanh,
Vũ trụ tôi màu hồng,
Lòng tôi là biển đông!
Mênh mông, và mênh mông!
Lòng tôi là giếng cổ
Không chút sóng xôn xao
Lòng tôi là hạt châu,
Rực rỡ muôn vạn màu
Như những ngôi sao nhỏ
Đêm thâu
Lấp lánh trên trời cao. . .
Lòng tôi, lòng tôi đó,
Tràn đầy niềm vui nhỏ
Như lòng người nông phu,
Trong những ngày gặt lúa!
Tâm tôi như đàn bò,
Trên đồng xanh ung dung gậm cỏ.
Tâm tôi đàn bồ câu,
Bay trong bình minh rực rỡ!
8-2008
Đường dù xa rồi cũng đến,
Việc dù khó rồi cũng thành.
Tôi sống đời vô tranh
Ẩn náu nơi núi đỏ rừng xanh
Cho qua những tháng ngày động biển..
Suốt đời tôi mài mực,
Suốt đời tôi chép kinh
Mùa thu ngồi câu cá,
Xuân về trồng hoa hồng
Hạ đến đi tắm sông.
Đọc sách bên khe suối,
Và mùa đông
Ngồi trong thư các
Nhìn ngoài trời mây trắng trôi bềnh bồng.
Và tuyết trắng rơi mênh mông
Dù phải đi trong đêm tối,
Tôi không hề lạc lối.
Dù phải băng qua bao núi non,
Dù phải vượt qua bao con suối,
Ngựa không nản chân bon.
Dù sức mỏn, hơi mòn,
Vẫn quyết tâm đi tới.
Tôi không than, không van
Dù sống trong nghèo nàn,
Tôi không oán, không trách,
Dù đời lắm gian nan.
Tôi đã mài ngàn viên mực,
Tôi đã chép vạn quyển kinh,
Tôi đã tìm thấy những viên đá quý,
Đã trồng mấy hàng dương liễu xanh xanh. . .
Tôi không xây những cung điện nguy nga, đồ sộ
Tôi chỉ hoàn thành những ngôi tháp nhỏ.
Tôi đã làm trăm bài thơ,
Tôi đã viết vài khúc nhạc,
Ca tụng những mối tình
Và ca tụng hòa bình. . .
Thế giới tôi màu xanh,
Vũ trụ tôi màu hồng,
Lòng tôi là biển đông!
Mênh mông, và mênh mông!
Lòng tôi là giếng cổ
Không chút sóng xôn xao
Lòng tôi là hạt châu,
Rực rỡ muôn vạn màu
Như những ngôi sao nhỏ
Đêm thâu
Lấp lánh trên trời cao. . .
Lòng tôi, lòng tôi đó,
Tràn đầy niềm vui nhỏ
Như lòng người nông phu,
Trong những ngày gặt lúa!
Tâm tôi như đàn bò,
Trên đồng xanh ung dung gậm cỏ.
Tâm tôi đàn bồ câu,
Bay trong bình minh rực rỡ!
8-2008
CAO THẾ DUNG * NGÔ ĐÌNH DIỆM
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI1963 – 2013Tuyển tập 112 bài viết của 91 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình DiệmChương Bốn
BẢY MỐI TỘI ĐẦULỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng
Điển hình như nhóm Đông Nam Á Vụ của Cộng sản về đấu thú Pháp ở Hà Nội năm 1952. Pháp dùng làm gián điệp đôi; năm 1955 nhóm này đã len lỏi vào nhiều lãnh vực hoạt động ở Miền Nam, vào cả ngành an ninh tình báo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Điển hình như nhóm Ca Dao, nhóm Phan Nghị ( Ký giả ) và nhiều nhóm khác trong đó có Phạm Xuân Ẩn- lúc ấy còn là một cán bộ cấp thấp nhưng đã là nhân viên tình báo 2 mang làm cho Phòng Nhì Pháp từ năm 1950.
Cử Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc Công An là một sai lầm khác tai hại nghiêm trọng. Lễ xuất thân hạ sĩ quan Binh đoàn Pháp, bản chất võ biền và lỗ mãng. Lễ không biết gì về tình báo. Lúc Lễ về tiếp nhận Tổng Nha thì bao nhiêu hồ sơ mật đã biến mất, một trong mấy tay lành nghề tình báo thì Lễ không dùng, Bùi văn Nhu vốn là " con cưng " của Mật Thám và Phòng Nhì Pháp, Nhu được Cộng Sản khéo léo móc nối từ năm 1956 dưới thời Nguyễn Ngọc Lễ. Những tay giỏi nghề từ Miền Bắc vào Nam thì bị đẩy đi tỉnh xa hoặc không được dùng. Một lỗ hổng lớn trong ngành an ninh tình báo từ lúc Lễ làm Tổng Giám Đốc kéo dài cho đến thời Phạm Xuân Chiểu, một tướng lãnh duy nhất người Bắc thuộc Quốc Dân Đảng, có học, con cháu lớp Văn Thân Cách Mạng, nhưng ông tướng này không chuyên nghề trong lúc mặt trận tình báo phải là ưu tiên hàng đầu.
Tình báo Cộng sản xâm nhập từ lỗ hổng to lớn trong suốt 3, 4 năm. Đầu não của Ngân Hàng Việt Nam lại là một ổ tình báo Cộng sản, một tay kế toán thân tín của Nguyễn Cao Thăng là tình báo Cộng sản, 2 tên "nội dịch" trong văn phòng "Cố Vấn chỉ đạoMiền Trung Ngô Đình Cẩn” lại là tình báo sau được đồng hóa làm trung sĩ Địa Phương Quân rồi biệt phái làm cho tướng Lê Văn Nghiêm lúc ông
Nghiêm làm Tư lệnh Quân Khu I.
Hệ thống phát hành sách báo trước Genève 54, Phòng Nhì Pháp kiểm soát khá chặt chẽ nhờ " nghệ thuật " phóng tài hóa thu nhân tâm nhưng đầu năm 1955, những tay Cộng sản làm " chỉ điểm 2 mang " cho Pháp, được rảnh tay và họ thực sự nắm ngành phát hành cũng như ngành cải lương, từ soạn giả đến anh kéo màn sân khấu.
Mặt trận tình báo đã mở ra từ sau Genève 54, chính phủ Ngô Đình Diệm đã bất lực mặt trận này cho đến 2,3 năm sau. Chính vì vậy, chính quyền đã không biết rõ những ai với cái đuôi dài sau nhóm Nguyễn Hữu Thọ, Mã thị Chu, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn văn Hiếu. lẽ tự nhiên cái đuôi sau mấy tay mặt nổi này mới quan trọng.
Huỳnh văn Trọng trước hết là một đảng viên Việt Nam Quớc Dân Đảng gia nhập Đảng năm 1945 tại Hà Nội, sau bỏ Đảng và làm cho Phòng Phản Gián Pháp từ năm 1950. Cuối năm 1954, Trọng ở lại Sài Gòn, Cộng sản móc nối với Trọng vào thời gian này cũng như Đinh văn Đệ, Trần Ngọc Châu, Phạm Ngọc Thảo, đều là dân tình báo được Cộng sản cài vào chính quyền Miền Nam một cách tinh vi.
Theo giới tình báo, sau Genève 54, Cộng sản đã để lại ở Sài Gòn 50 triệu ( hối suất lúc ấy là 35 đồng ăn một Mỹ kim ) để tiếp tục gây dựng cơ sở kinh tài để kinh tài nuôi tình báo. Vì sai lầm của Việt Nam Cộng Hòa đã không thu dụng được giới chỉ điểm 2 mang và chuyên viên tình báo của Phòng Nhì Pháp nên Cộng sản nhờ sẳn tiền đã kết nạp được giới này. Cộng sản không kết nạp vào Đảng mà đem vào các cơ sở kinh doanh của tư nhân và Đảng qua " tư nhân " góp vốn như hãng tàu chuyên chở Nguyễn văn Bửu và kể cả OPV của Nguyễn Cao Thăng sau này, nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân Hàng Việt Nam mà Nguyễn văn Diệp là điển hình. Diệp đã từng cộng tác với Pháp trước 1954 đồng thời hoạt động cho Cộng sản .
Một sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất đi 3 tiềm lực chống Cộng vô giá : Ở Miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng cầm súng chống lại chính quyền; ở Miền Nam, Cao Đài một phần bất hợp tác rút ra bưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải hợp tác với Cộng sản, một phần quan trọng khác, chủ lực là lực lượng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế tuy đã về hợp tác với chính quyền nhưng từ đầu năm 1956, lực lượng này bị phân tán và đem ra Miền Trung, cuối cùng tan rã cả một binh đoàn thiện chiến về lối đánh du kích, đã quen với vùng rừng núi Tây Ninh ; ở miền Tây, lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh bị quân chính phủ đánh tan. ngày 13.4.1956, Liên Đoàn Bảo An Trần Quốc Tuấn bắt được Ba Cụt, được thưởng 1 triệu đồng; gần ba tháng sau, ngày 6.7.1956 toàn lên án tử hình Ba Cụt . Vị tướng 32 tuổi đầy mưu trí và yêu nước này đã bị hành quyết vào ngày 13.7.1956, gây nên sự căm phẩn sâu xa trong tập thể gần 3 triệu tín đồ Hòa Hảo ở Miền Tây.
Chính quyền có thể loại Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên, nhưng loại
lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh không những là sai lầm nghiêm trọng mà
còn là một tội đối với lịch sử. Riêng lực lượng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ
được coi là một lực lượng quốc gia thuần túy chống cả Pháp lẫn Cộng,
có kỷ luật nghiêm minh, với trên 2000 quân đã quen với địa hình địa vật
Miền Tây và lối đánh du kích
và chống du kích thì cũng như lực lượng Trình Minh Thế, bị phân tán đem ra Miền Trung, cuối cùng bị tan rã. Nếu chính quyền duy trì được hai lực lượng này thì tình trạng ở Miền Tây và Miền Đông đã không bị du kích Cộng sản tái hoạt động làm ung thối ngay giữa năm 1957 là năm cực thịnh của chế độ Ngô Đình Diệm.
Mất lực lượng võ trang Trình Minh Thế là một thiệt hại to lớn; với trên 2500 quân, năm 1952, lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt động khắp Miền Đông và lan tới Miền Tây, phát triển lối đánh du kích và đặc công. Lúc nghe tin tướng Thế bị bắn chết tại trận, theo Lansdale , người đang ngồi nói chuyện với ông Diệm , thì ông Thủ tướng bàng hoàng và chảy nước mắt.
Lansdale nói với Shaplen : " Đây là lần duy nhất mà tôi thấy ông bộc lộ tình cảm ".
Nhưng chỉ một năm sau, lực lượng của tướng Thế bị chia cắt, đẩy ra khỏi Miền Đông và đưa lên Cao nguyên hoặc ra giới tuyến.
Miền Trung đen tối hơn, lực lượng Đại Việt võ trang ly khai ở Ba lòng . Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh với trên 2000 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng võ trang lại ly khai, lập chiến khu chống lại chính quyền. Năm 1956, Việt Nam Quốc Dân Đảng trở về hợp tác, tuy nhiên, chỉ một thời gian
ngắn lại bị chính quyền đàn áp. Qua phong trào nhân dân tố Cộng, chính đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lại bị phong trào này chụp mũ là Cộng sản.
Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền Trung. Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân.
Phong trào tố Cộng trở thành cơn bảo tố ở nông thôn nhất là từ Phú Yên trở ra. Sau 10 tháng phát động phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố là đã đưa về với chính nghĩa Quốc Gia được 100 ngàn cựu cán bộ Việt Minh và đã tiêu diệt được ảnh hưởng của Cộng sản trong 9 năm trước.
Thực tế không phải vậy. Cán bộ Cộng sản đã len lỏi vào phong trào và xâm nhập ngay từ văn phòng Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành để lèo lái phong trào tố Cộng, mô phỏng y như cách thức Cộng sản tố địa chủ và trí phú ở Miền Bắc.
Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ, bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.
Năm 1957, Cộng sản vẫn còn yếu, nên dù nổ lực thế nào Cộng sản vẫn không gây được một phong trào nhân dân đứng lên đòi Tổng tuyển cử sau khi Ngô Đình Diệm bác bỏ. Trước đây nông thôn chỉ biết có Hồ Chí Minh, nay thì Ngô Đình Diệm thay thế và triệt để chống Cộng. Háng trăm ngàn cán bộ Việt Minh đã thực tâm hồi chánh và cộng tác với chính quyền song từ phong trào chống Cộng lại loại bỏ các thành phần đảng phái Quốc Gia, Cao Đài, Hòa Hảo.
Chính quyền Ngô Đình Diệm mất quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị. Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng dụng và chính thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.
Từ năm 1957, những Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao đã thành cong trong công tác nằm vùng trong ngành tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm từ cơ sở thượng tầng đến tỉnh và quận.
Sai lần nghiêm trọng khác của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 5.10. 1955, nghe lời tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương, đã đem quân xâm nhập Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí giới đạo Hộ Vệ Quân của Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lại cho báo chí của chính quyền và kể cả đài phát thanh bôi nhọ Phạm Công Tắc như một người dâm ô, Việt gian tay sai Pháp. Hộ Pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong qua Nam Vang, ít nhất 3 hệ phái lớn của Cao Đài đã liên minh với Cộng sản trong giai đoạn CÙNG ĐƯỜNG mà theo Douglas Pike thì 10 trong 11 giáo phái đã theo Cộng sản, chỉ còn một hệ phái cộng tác với chính quyền để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Chế độ Ngô Đình Diệm đã dùng luật pháp và Tòa án để trị dân và đặc biệt dùng Tòa án để chống Cộng sản song chính lại là cách làm cho Cộng sản tạo được cơ hội tuyên truyền và lấy lòng dân trong khi đối với các đảng phái đối lập thì Tòa án lại trở thành công cụ đàn áp " đập đổ những kẻ chống đối chế độ bất cứ bằng hình thức nào.
Còn các cơ quan ngôn luận dù có muốn vươn mình lên để nói tiếng nói tự do cũng không được. Họ bị ràng buộc mọi mặt . Muốn sống thì phải chiều ý nhà cầm quyền ( Hồi ký Trần Tương ).
Muốn chống Cộng thì phải làm y như Cộng, đó là chủ trương hết sức sai lầm của Bộ Thông Tin dưới thời Trần Chánh Thành và Trần Thúc Linh. Suy tôn Ngô Tổng Thống như kiểu Cộng sản suy tôn Bác Hồ đã làm cho ông Tổng Thống trở thành hình ảnh nhàm chán.
Giai đoạn 1946-1952, nghĩa là trước vụ Cộng sản đấu tố, Hồ Chí Minh đã rất thành công khi đi vào lòng quần chúng ở mọi giới, nhất là giới trẻ. Ông Hồ đi vào quần chúng bằng hai chử " Bác Hồ ", đơn giản với đôi dép quai râu, chiếc quần nâu rộng ống, nhiều khi xắn cao qúa gối..
Ông Diệm đã không thành công khi đi vào quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn, với một bộ đồ lớn trắng tinh, tay cầm chiếc ba-tông hoặc ngồi trong xe lướt nhanh trên đường phố trống vắng với từng đoàn xe hộ tống. Đường Công Lý có lúc phải gián đoạn 3, 4 giờ để dẹp đường chờ đoàn xe Tổng Thống từ Tân Sơn Nhất về Dinh.
Đầu năm 1957, Cộng sản bắt đầu phản công bằng chiến dịch ám sát các viên chức xã ấp và cựu kháng chiến trở về hợp tác với chính quyền . Con số chính quyền qua Bộ Thông Tin đưa ra vào dịp kỷ niệm lễ Song Thất 7.7.1954 là 42.760 người đã bị Cộng sản ám sát, thủ tiêu dưới nhiều hình thức khác sau Hiệp Định Genève, song đây là con số không có bằng cớ khả tín. Ước lượng từ một tỉnh tân lập như Kiến Phong thì con số cán bộ xã ấp và cựu kháng chiến bị Cộng sản sát hại đã lên rất cao.
Hàng trăm điệp viên hữu hạng của Cộng sản từ Bắc được gửi vào Nam sau Hiệp Định Genève. Số điệp viên này thuộc Phòng Đông Nam Á Vụ và Phản Gián, hầu hết đã có kinh nghiệm hoạt động nội thành, chia nhau xâm nhập qua nhiều đường giây thuộc nhiều lãnh vực. Phan Nghị thì hành nghề ký giả sau len lỏi vào làm cho tờ Ngôn Luận và Chính Luận ( sau 1963 ); Vũ Ngọc Nhạ len lỏi vào Công Giáo
phía Linh Mục Hoàng Quỳnh; Nguyễn văn Lương, giáo viên tư thục ở Nam Định là kẻ đã móc nối Vũ Hânh ( 1964 ) cùng Vũ Hạnh xuất bản tạp chí Tin Văn và sau bí mật cộng tác với Thế Nguyên, tạp chí Trình Bày . Cao Dao nối kết với Phạm Xuân Ẩn ...
Về tình báo, cao cấp nhất cài trong chính quyền thì trao cho Phạm Ngọc Thảo với một ám số đặc biệt và luôn luôn thay đổi. Phạm Ngọc Thảo bây giờ đã về đầu thú chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với
nhóm Kiều Công Cung và được Giám Mục Ngô Đình Thục đỡ đầu vì Thảo và Cung là Công giáo thuộc địa phận Vĩnh Long. Thảo được đồng hóa với cấp Trung Tá và làm việc trực tiếp với văn phòng Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu...
Vào giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông, khởi đầu với 4 đại đội, một đại đội đặc công với 75 đội viên; Liên đại đội C-1000 hoạt động tại Tây Ninh, nơi không còn bóng dáng Cao Đài nên lực lượng Miền "tự tung tự tác ". Bộ Tư Lệnh Miền thành lập khu B tức Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, chiến khu A từ Mã Đà đến Bù Cháp, Thủ Dầu Một.
Ngày 10-8-1958, Liên đại đội tỉnh Tây Ninh ( từ đây gọi là Việt Cộng ) tấn công quận Dầu Tiếng. Theo tài liệu của Việt Cộng, trận này " diệt 200 tên, bắt 30 tên, thu 200 súng tự động, sau đó đánh lui một tiểu đoàn đến tiếp viện cho Dầu Tiếng ". Theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa ( từ đây gọi là Nam Việt Nam ), " quận Dầu Tiếng tuy bị đánh bất ngờ trong lúc cả nước đang thanh bình song đã chống trả kịch liệt với quân số 67 Bảo An và Dân Vệ, Việt Cộng để lại 17 xác. Cuộc truy lùng vào mấy ngày kế tiếp, bắt được 4 cán binh Việt Cộng bị thương nằm điều trị trong ba nhà phu đồn điền cao su.
Ngày 20-10-1958, đại đội đặc công Việt Cộng từ chiến khu D tấn công trụ sở phái bộ Quân Sự Mỹ ( MAAG ) ở Biên Hòa, mở màn cho các trận đặc công kế tiếp. Biệt Động Đội và Đặc Công là binh chủng thuần phục của Việt Minh trước đây. ..
Cao Thế Dung
[Source: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, trang 480-497, 1991]
Hình và Tựa trích đoạn nầy là của GĐOL
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình DiệmChương Bốn
BẢY MỐI TỘI ĐẦULỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng
Ông Diệm dung dưỡng gián điệp Việt Cộng nhưng lại triệt hạ ba lực lượng chống CộngCao Thế Dung
… Bộ Quốc Phòng do Trần Trung Dung, Bộ trưởng Phụ Tá, chủ trương tổ
chức "đốt lon Pháp" là một sai lầm, một hành động " trẻ con ". Hậu quả
là đã gây nên một "tai họa ngoại giao" : Pháp đoạn tuyệt mọi liên hệ về
tình báo với chính phủ VNCH. Hàng trăm cán bộ tình báo của Cộng sản xâm
nhập vào cả An Ninh Quân Đội, Báo Chí, Cảnh Sát Công An và kể cả đảng
Cần Lao do hậu quả Pháp đã đem tất cả hồ sơ mật về nước.Điển hình như nhóm Đông Nam Á Vụ của Cộng sản về đấu thú Pháp ở Hà Nội năm 1952. Pháp dùng làm gián điệp đôi; năm 1955 nhóm này đã len lỏi vào nhiều lãnh vực hoạt động ở Miền Nam, vào cả ngành an ninh tình báo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Điển hình như nhóm Ca Dao, nhóm Phan Nghị ( Ký giả ) và nhiều nhóm khác trong đó có Phạm Xuân Ẩn- lúc ấy còn là một cán bộ cấp thấp nhưng đã là nhân viên tình báo 2 mang làm cho Phòng Nhì Pháp từ năm 1950.
Cử Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc Công An là một sai lầm khác tai hại nghiêm trọng. Lễ xuất thân hạ sĩ quan Binh đoàn Pháp, bản chất võ biền và lỗ mãng. Lễ không biết gì về tình báo. Lúc Lễ về tiếp nhận Tổng Nha thì bao nhiêu hồ sơ mật đã biến mất, một trong mấy tay lành nghề tình báo thì Lễ không dùng, Bùi văn Nhu vốn là " con cưng " của Mật Thám và Phòng Nhì Pháp, Nhu được Cộng Sản khéo léo móc nối từ năm 1956 dưới thời Nguyễn Ngọc Lễ. Những tay giỏi nghề từ Miền Bắc vào Nam thì bị đẩy đi tỉnh xa hoặc không được dùng. Một lỗ hổng lớn trong ngành an ninh tình báo từ lúc Lễ làm Tổng Giám Đốc kéo dài cho đến thời Phạm Xuân Chiểu, một tướng lãnh duy nhất người Bắc thuộc Quốc Dân Đảng, có học, con cháu lớp Văn Thân Cách Mạng, nhưng ông tướng này không chuyên nghề trong lúc mặt trận tình báo phải là ưu tiên hàng đầu.
Tình báo Cộng sản xâm nhập từ lỗ hổng to lớn trong suốt 3, 4 năm. Đầu não của Ngân Hàng Việt Nam lại là một ổ tình báo Cộng sản, một tay kế toán thân tín của Nguyễn Cao Thăng là tình báo Cộng sản, 2 tên "nội dịch" trong văn phòng "Cố Vấn chỉ đạoMiền Trung Ngô Đình Cẩn” lại là tình báo sau được đồng hóa làm trung sĩ Địa Phương Quân rồi biệt phái làm cho tướng Lê Văn Nghiêm lúc ông
Nghiêm làm Tư lệnh Quân Khu I.
Hệ thống phát hành sách báo trước Genève 54, Phòng Nhì Pháp kiểm soát khá chặt chẽ nhờ " nghệ thuật " phóng tài hóa thu nhân tâm nhưng đầu năm 1955, những tay Cộng sản làm " chỉ điểm 2 mang " cho Pháp, được rảnh tay và họ thực sự nắm ngành phát hành cũng như ngành cải lương, từ soạn giả đến anh kéo màn sân khấu.
Mặt trận tình báo đã mở ra từ sau Genève 54, chính phủ Ngô Đình Diệm đã bất lực mặt trận này cho đến 2,3 năm sau. Chính vì vậy, chính quyền đã không biết rõ những ai với cái đuôi dài sau nhóm Nguyễn Hữu Thọ, Mã thị Chu, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn văn Hiếu. lẽ tự nhiên cái đuôi sau mấy tay mặt nổi này mới quan trọng.
Huỳnh văn Trọng trước hết là một đảng viên Việt Nam Quớc Dân Đảng gia nhập Đảng năm 1945 tại Hà Nội, sau bỏ Đảng và làm cho Phòng Phản Gián Pháp từ năm 1950. Cuối năm 1954, Trọng ở lại Sài Gòn, Cộng sản móc nối với Trọng vào thời gian này cũng như Đinh văn Đệ, Trần Ngọc Châu, Phạm Ngọc Thảo, đều là dân tình báo được Cộng sản cài vào chính quyền Miền Nam một cách tinh vi.
Theo giới tình báo, sau Genève 54, Cộng sản đã để lại ở Sài Gòn 50 triệu ( hối suất lúc ấy là 35 đồng ăn một Mỹ kim ) để tiếp tục gây dựng cơ sở kinh tài để kinh tài nuôi tình báo. Vì sai lầm của Việt Nam Cộng Hòa đã không thu dụng được giới chỉ điểm 2 mang và chuyên viên tình báo của Phòng Nhì Pháp nên Cộng sản nhờ sẳn tiền đã kết nạp được giới này. Cộng sản không kết nạp vào Đảng mà đem vào các cơ sở kinh doanh của tư nhân và Đảng qua " tư nhân " góp vốn như hãng tàu chuyên chở Nguyễn văn Bửu và kể cả OPV của Nguyễn Cao Thăng sau này, nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân Hàng Việt Nam mà Nguyễn văn Diệp là điển hình. Diệp đã từng cộng tác với Pháp trước 1954 đồng thời hoạt động cho Cộng sản .
Một sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất đi 3 tiềm lực chống Cộng vô giá : Ở Miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng cầm súng chống lại chính quyền; ở Miền Nam, Cao Đài một phần bất hợp tác rút ra bưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải hợp tác với Cộng sản, một phần quan trọng khác, chủ lực là lực lượng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế tuy đã về hợp tác với chính quyền nhưng từ đầu năm 1956, lực lượng này bị phân tán và đem ra Miền Trung, cuối cùng tan rã cả một binh đoàn thiện chiến về lối đánh du kích, đã quen với vùng rừng núi Tây Ninh ; ở miền Tây, lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh bị quân chính phủ đánh tan. ngày 13.4.1956, Liên Đoàn Bảo An Trần Quốc Tuấn bắt được Ba Cụt, được thưởng 1 triệu đồng; gần ba tháng sau, ngày 6.7.1956 toàn lên án tử hình Ba Cụt . Vị tướng 32 tuổi đầy mưu trí và yêu nước này đã bị hành quyết vào ngày 13.7.1956, gây nên sự căm phẩn sâu xa trong tập thể gần 3 triệu tín đồ Hòa Hảo ở Miền Tây.
Tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bị xử án tử hình
và chống du kích thì cũng như lực lượng Trình Minh Thế, bị phân tán đem ra Miền Trung, cuối cùng bị tan rã. Nếu chính quyền duy trì được hai lực lượng này thì tình trạng ở Miền Tây và Miền Đông đã không bị du kích Cộng sản tái hoạt động làm ung thối ngay giữa năm 1957 là năm cực thịnh của chế độ Ngô Đình Diệm.
Mất lực lượng võ trang Trình Minh Thế là một thiệt hại to lớn; với trên 2500 quân, năm 1952, lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt động khắp Miền Đông và lan tới Miền Tây, phát triển lối đánh du kích và đặc công. Lúc nghe tin tướng Thế bị bắn chết tại trận, theo Lansdale , người đang ngồi nói chuyện với ông Diệm , thì ông Thủ tướng bàng hoàng và chảy nước mắt.
Lansdale nói với Shaplen : " Đây là lần duy nhất mà tôi thấy ông bộc lộ tình cảm ".
Nhưng chỉ một năm sau, lực lượng của tướng Thế bị chia cắt, đẩy ra khỏi Miền Đông và đưa lên Cao nguyên hoặc ra giới tuyến.
Miền Trung đen tối hơn, lực lượng Đại Việt võ trang ly khai ở Ba lòng . Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh với trên 2000 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng võ trang lại ly khai, lập chiến khu chống lại chính quyền. Năm 1956, Việt Nam Quốc Dân Đảng trở về hợp tác, tuy nhiên, chỉ một thời gian
ngắn lại bị chính quyền đàn áp. Qua phong trào nhân dân tố Cộng, chính đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lại bị phong trào này chụp mũ là Cộng sản.
Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền Trung. Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân.
Phong trào tố Cộng trở thành cơn bảo tố ở nông thôn nhất là từ Phú Yên trở ra. Sau 10 tháng phát động phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố là đã đưa về với chính nghĩa Quốc Gia được 100 ngàn cựu cán bộ Việt Minh và đã tiêu diệt được ảnh hưởng của Cộng sản trong 9 năm trước.
Thực tế không phải vậy. Cán bộ Cộng sản đã len lỏi vào phong trào và xâm nhập ngay từ văn phòng Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành để lèo lái phong trào tố Cộng, mô phỏng y như cách thức Cộng sản tố địa chủ và trí phú ở Miền Bắc.
Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ, bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.
Năm 1957, Cộng sản vẫn còn yếu, nên dù nổ lực thế nào Cộng sản vẫn không gây được một phong trào nhân dân đứng lên đòi Tổng tuyển cử sau khi Ngô Đình Diệm bác bỏ. Trước đây nông thôn chỉ biết có Hồ Chí Minh, nay thì Ngô Đình Diệm thay thế và triệt để chống Cộng. Háng trăm ngàn cán bộ Việt Minh đã thực tâm hồi chánh và cộng tác với chính quyền song từ phong trào chống Cộng lại loại bỏ các thành phần đảng phái Quốc Gia, Cao Đài, Hòa Hảo.
Chính quyền Ngô Đình Diệm mất quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị. Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng dụng và chính thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.
Từ năm 1957, những Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao đã thành cong trong công tác nằm vùng trong ngành tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm từ cơ sở thượng tầng đến tỉnh và quận.
Sai lần nghiêm trọng khác của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 5.10. 1955, nghe lời tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương, đã đem quân xâm nhập Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí giới đạo Hộ Vệ Quân của Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lại cho báo chí của chính quyền và kể cả đài phát thanh bôi nhọ Phạm Công Tắc như một người dâm ô, Việt gian tay sai Pháp. Hộ Pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong qua Nam Vang, ít nhất 3 hệ phái lớn của Cao Đài đã liên minh với Cộng sản trong giai đoạn CÙNG ĐƯỜNG mà theo Douglas Pike thì 10 trong 11 giáo phái đã theo Cộng sản, chỉ còn một hệ phái cộng tác với chính quyền để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Hộ Pháp Phạm Công Tắc và đội Hộ Vệ quân tại Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh
Chế độ Ngô Đình Diệm đã dùng luật pháp và Tòa án để trị dân và đặc biệt dùng Tòa án để chống Cộng sản song chính lại là cách làm cho Cộng sản tạo được cơ hội tuyên truyền và lấy lòng dân trong khi đối với các đảng phái đối lập thì Tòa án lại trở thành công cụ đàn áp " đập đổ những kẻ chống đối chế độ bất cứ bằng hình thức nào.
Còn các cơ quan ngôn luận dù có muốn vươn mình lên để nói tiếng nói tự do cũng không được. Họ bị ràng buộc mọi mặt . Muốn sống thì phải chiều ý nhà cầm quyền ( Hồi ký Trần Tương ).
Muốn chống Cộng thì phải làm y như Cộng, đó là chủ trương hết sức sai lầm của Bộ Thông Tin dưới thời Trần Chánh Thành và Trần Thúc Linh. Suy tôn Ngô Tổng Thống như kiểu Cộng sản suy tôn Bác Hồ đã làm cho ông Tổng Thống trở thành hình ảnh nhàm chán.
Giai đoạn 1946-1952, nghĩa là trước vụ Cộng sản đấu tố, Hồ Chí Minh đã rất thành công khi đi vào lòng quần chúng ở mọi giới, nhất là giới trẻ. Ông Hồ đi vào quần chúng bằng hai chử " Bác Hồ ", đơn giản với đôi dép quai râu, chiếc quần nâu rộng ống, nhiều khi xắn cao qúa gối..
Ông Diệm đã không thành công khi đi vào quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn, với một bộ đồ lớn trắng tinh, tay cầm chiếc ba-tông hoặc ngồi trong xe lướt nhanh trên đường phố trống vắng với từng đoàn xe hộ tống. Đường Công Lý có lúc phải gián đoạn 3, 4 giờ để dẹp đường chờ đoàn xe Tổng Thống từ Tân Sơn Nhất về Dinh.
Đầu năm 1957, Cộng sản bắt đầu phản công bằng chiến dịch ám sát các viên chức xã ấp và cựu kháng chiến trở về hợp tác với chính quyền . Con số chính quyền qua Bộ Thông Tin đưa ra vào dịp kỷ niệm lễ Song Thất 7.7.1954 là 42.760 người đã bị Cộng sản ám sát, thủ tiêu dưới nhiều hình thức khác sau Hiệp Định Genève, song đây là con số không có bằng cớ khả tín. Ước lượng từ một tỉnh tân lập như Kiến Phong thì con số cán bộ xã ấp và cựu kháng chiến bị Cộng sản sát hại đã lên rất cao.
Hàng trăm điệp viên hữu hạng của Cộng sản từ Bắc được gửi vào Nam sau Hiệp Định Genève. Số điệp viên này thuộc Phòng Đông Nam Á Vụ và Phản Gián, hầu hết đã có kinh nghiệm hoạt động nội thành, chia nhau xâm nhập qua nhiều đường giây thuộc nhiều lãnh vực. Phan Nghị thì hành nghề ký giả sau len lỏi vào làm cho tờ Ngôn Luận và Chính Luận ( sau 1963 ); Vũ Ngọc Nhạ len lỏi vào Công Giáo
phía Linh Mục Hoàng Quỳnh; Nguyễn văn Lương, giáo viên tư thục ở Nam Định là kẻ đã móc nối Vũ Hânh ( 1964 ) cùng Vũ Hạnh xuất bản tạp chí Tin Văn và sau bí mật cộng tác với Thế Nguyên, tạp chí Trình Bày . Cao Dao nối kết với Phạm Xuân Ẩn ...
Về tình báo, cao cấp nhất cài trong chính quyền thì trao cho Phạm Ngọc Thảo với một ám số đặc biệt và luôn luôn thay đổi. Phạm Ngọc Thảo bây giờ đã về đầu thú chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với
nhóm Kiều Công Cung và được Giám Mục Ngô Đình Thục đỡ đầu vì Thảo và Cung là Công giáo thuộc địa phận Vĩnh Long. Thảo được đồng hóa với cấp Trung Tá và làm việc trực tiếp với văn phòng Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu...
Vào giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông, khởi đầu với 4 đại đội, một đại đội đặc công với 75 đội viên; Liên đại đội C-1000 hoạt động tại Tây Ninh, nơi không còn bóng dáng Cao Đài nên lực lượng Miền "tự tung tự tác ". Bộ Tư Lệnh Miền thành lập khu B tức Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, chiến khu A từ Mã Đà đến Bù Cháp, Thủ Dầu Một.
Ngày 10-8-1958, Liên đại đội tỉnh Tây Ninh ( từ đây gọi là Việt Cộng ) tấn công quận Dầu Tiếng. Theo tài liệu của Việt Cộng, trận này " diệt 200 tên, bắt 30 tên, thu 200 súng tự động, sau đó đánh lui một tiểu đoàn đến tiếp viện cho Dầu Tiếng ". Theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa ( từ đây gọi là Nam Việt Nam ), " quận Dầu Tiếng tuy bị đánh bất ngờ trong lúc cả nước đang thanh bình song đã chống trả kịch liệt với quân số 67 Bảo An và Dân Vệ, Việt Cộng để lại 17 xác. Cuộc truy lùng vào mấy ngày kế tiếp, bắt được 4 cán binh Việt Cộng bị thương nằm điều trị trong ba nhà phu đồn điền cao su.
Ngày 20-10-1958, đại đội đặc công Việt Cộng từ chiến khu D tấn công trụ sở phái bộ Quân Sự Mỹ ( MAAG ) ở Biên Hòa, mở màn cho các trận đặc công kế tiếp. Biệt Động Đội và Đặc Công là binh chủng thuần phục của Việt Minh trước đây. ..
Cao Thế Dung
[Source: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, trang 480-497, 1991]
Hình và Tựa trích đoạn nầy là của GĐOL
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 033
No comments:
Post a Comment