Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

CHU TỬ= SƠN TRUNG = HÀ HUYỀN CHI=

NGUYỄN THỤY LONG * CHU TỬ

Nhà Văn Chu Tử
Tác Giả - Tác Phẩm
Kỷ niệm 30 năm ngày giỗ Nhà văn CHU TỬ 
Nguyễn Thụy Long

Buổi sáng ngày 29-4-2005 tôi ngồi trong nhà uống trà một mình, anh tổ phó an ninh khu phố tới trước cửa nhà tôi nhắc nhở treo cờ, kỷ niệm chiến thắng 30-4. Tôi biết chứ, ngày 30-4-1975 là ngày nhà văn nhà báo Chu Tử bị tử nạn trên đường di tản, năm nào gia đình ông cũng làm giỗ kỷ niệm ông vào ngày đó, nhưng để tránh lôi thôi phải đổi thành vào ngày âm lịch (19-3 âm lịch). Anh em bạn bè của ông Chu Tử nhớ ngày đó mà đến, tôi cũng đến cách đây một ngày. Ðể cắm nhang cho ông cho vẹn tình vẹn nghĩa. Có tiếng người nào trong xóm: 
- Cha nội, hôm nay mới là 29 à!
Anh tổ phó an ninh trả lời cáu kỉnh, tỏ quyền uy:
- Lệnh của phường có thi hành không thì bảo.
Tôi thì lẩm bẩm:
- Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Nhà văn Chu Tử, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nửa thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kích văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp. 
Năm nay sau 30 năm chiến thắng đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, người chiến thắng tổ chức thật xôm tụ, họ nói có khác hơn mọi năm, có ca tụng chiến thắng, nhưng nay thì mong có sự hòa hợp dân tộc do lòng khoan dung của người chiến thắng. Họ lôi cổ vài anh tướng Ngụy gần đất xa trời lên nói chuyện về lòng nhân đạo của cách mạng trong ngày 30-4-1975, quên đi quá khứ kêu gọi nhân dân Việt Nam, kể cả ở nước ngoài hãy quên đi quá khứ để xây dựng lại đất nước. Quên đi quá khứ sao? Người Do Thái có quên được Hítler tàn sát dân Do Thái không? Trung Quốc Ðại Hàn có quên đi được quân đội Nhật hoàng gây bao nhiêu đau thương trên đất nước họ không, gần đây nhất là nước Cambuchia có quên được bọn diệt chủng Khờ Me Ðỏ không? Hình như lời kêu gọi ấy đến nay đã muộn màng quá rồi. 
Mọi năm tới ngày này anh em chúng tôi gặp nhau, thắp cho ông Chu Tử nén nhang tưởng niệm. Chúng tôi ôn lại những năm tháng đã trôi qua, những năm tháng chúng tôi cùng hành nghề làm báo viết văn với nhau. Những kỷ niệm buồn vui lẫn lộn trong những ngày tháng hành nghề, cùng với nhà báo Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống. Ðối với tôi, một người làm báo cộng tác với nhiều tờ báo, nhưng báo Sống vẫn là tờ báo chính, tình nghĩa với ông Chu Tử từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi thành nghề, thành danh nhà văn nhà báo cũng từ tờ báo ấy. Từ một thanh niên yêu nghề, còn lơ ngơ trong nghề nghiệp, rồi trưởng thành đi đến thành công, đều khắp các anh em, chứ chẳng riêng gì tôi. 
Tôi quí mến người đàn anh dẫn đầu, mãi mãi không thể nào quên. Với đám nhà báo cứng đầu cứng cổ chúng tôi, thường giữa chủ nhiệm và ký giả ít khi có sự hòa hợp, vì không phục tài năng của nhau cũng như sự đối xử có phần tệ hại với ký giả ở vài ba tờ báo khác, nhưng với báo Sống và ông Chu Tử thì không có chuyện đó. Mười năm chúng tôi làm việc với nhau, kết với nhau thành một khối, trong tình trong nghĩa, mỗi ngày có thêm anh em, đời sống chúng tôi như ruột thịt... cho đến khi bầy đoàn bị tan rã vì báo bị đóng của bị khủng bố vì tội ăn ngay nói thật, cho đến lúc chế độ Việt Nam Cộng Hòa bại trận (30 Tháng Tư 1975). Tôi nói ông Chu Tử là một chủ nhiệm tuyệt vời, những người anh em còn lại trên thế gian này vẫn nghĩ đến ông, cả những người anh em thân hữu của báo Sống, đã 30 năm qua tình cảm vẫn nguyên vẹn, người nào trong anh em “dạo chơi miền tiên cảnh” thì cứ đi, người còn lại đến với ông, thắp cho ông nén nhang tưởng nhớ. 30 năm qua bao nhiêu người anh em đã ra đi, đến hôm nay dự đám giỗ ông Chu Tử tôi thấy vắng bóng nhiều anh em xưa: 
Nhà thơ trào phúng Tú Kếu, nhà văn Mặc Thu, ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, một thân hữu của báo Sống từ ngày đầu, cũng mới qua đời, chỗ ngồi kia mới năm ngoái còn có nhà báo Phan Nghị, anh đã nằm xuống trong năm qua, lần cuối cùng anh dự buổi giỗ của ông Chu Tử khi sức khỏe anh đã suy yếu lắm rồi, vào tuổi 80. Còn nhiều những anh em khác đi nước ngoài. Tôi vẫn cảm thấy xôn xao như khi còn đông đủ anh em ngày nào... Tôi cũng già yếu như các anh em có mặt ở đây và mang nhiều thứ bệnh, không biết mình sẽ gục ngã lúc nào, sang năm tôi còn ngồi với anh em nữa không, tôi cho là mình nghĩ dại dột, nhưng tôi bình tĩnh khi nghĩ đến điều đó.
 Một cuộc đời đầy bất trắc đâu có nói trước được điều gì. Chú Ðông con (Nguyễn Ðình Ðông) làm việc trong ban trị sự báo Sống, liên tiếp bao nhiêu năm đều có mặt trong bữa giỗ ông Chu Tử, chú ấy còn trẻ tuổi hơn chúng tôi, khỏe mạnh, vậy mà cũng đã qua đời vì một tai nạn đáng tiếc. Ðiểm mặt người quen của báo Sống thì buổi giỗ này thiếu nhiều lắm. Nghĩ lại anh em chúng tôi càng buồn, buồn vào ngày 30 tháng Tư. Năm nay vẫn làm giỗ vào ngày 19 tháng Ba âm lịch, chỉ cách ngày 30-4 dương lịch có ba ngày, nhưng sự bồi hồi trong lòng mọi người vẫn nguyên vẹn. Nhà báo, nhà thơ, nhà văn Hồ Nam, ký bút hiệu làm thơ là Vương Tân, ngậm ngùi đọc bài thơ:
GỬI CHU TỬ
Anh đi ba mươi năm
Trên biển cả mênh mông
Tôi ở ba mươi năm
Trong ngục tù ngạo nghễ
Chúng nào giết được anh
Chu Tử luôn bất tử
Sống, Yêu và sống mãi
Một đời những thiên thu
Anh gieo rắc tình yêu
Chúng gieo rắc thù hận
Anh vinh danh sự thật
Chúng nói dối lừa gạt
Lịch sử đã sang trang
Kịch nào cũng hạ màn
Tôi vẫn là tôi nói
Nói thật và nói thẳng
Tôi vẫn là tôi làm
Làm thơ và uống rượu
Ngất ngưởng giữa cuộc đời
Ðể vinh danh con người
Những con người dám sống
Dám yêu và dám chết
Những con người tử tế
Những con người bất diệt
Dám xoay chuyển đất trời
Dám vượt lên tất cả
Ðể cứu rỗi chính mình
Trong bão táp thời đại. 
Bài thơ anh ký tên là Vương Tân, bút hiệu làm thơ của anh trong nhiều năm. Bài thơ anh làm khá bạo, mà tôi biết phát xuất tự trong tâm trạng của anh, những người Việt Nam ở phía bại trận còn ở lại Việt Nam suốt 30 năm qua, hiểu tất cả, thấm thía cuộc đời, Hồ Nam tức Vương Tân, tức Hồ Lô, tên Hồ Lô do anh em thân mật đặt cho anh, vì anh như chiếc hồ lô chứa rất nhiều, mà không có nắp đậy, có dịp là xả, một con người ăn ngay nói thẳng, vì vậy suốt ba mươi năm qua anh bị ở tù hơi nhiều lần. Mà chứng nào vẫn tật ấy, không chừa được. 
Không có tiếng vỗ tay tán thưởng, chúng tôi lặng người để tưởng niệm ông Chu Tử, Hồ Nam tự rót cho mình một ly rượu và uống cạn... Con người anh như thế, tuổi gần tám mươi rồi nhưng vẫn lắm điều. Ðối thủ của anh là Phan Nghị, nay không còn nữa, anh không nói nhiều như năm ngoái năm kia, trong những buổi giỗ ông Chu Tử tranh nhau nói, gần như cả bàn chỉ nghe tiếng hai anh, anh nào cũng đầy kỷ niệm với Chu Tử từ thuở nảo thuở nào, nhưng năm nay anh có bài thơ... 
Trong bữa giỗ vợ chồng Chu vị Thủy, Ðằng Giao cũng cho chúng tôi biết, Chu Sơn (con trai lớn của của ông Chu Tử, và là anh của Chu vị Thủy) ở bên Mỹ, trong năm nay sẽ tái bản tiểu thuyết Yêu của Chu Tử trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, phát hành tại Houston, Texas. Ông Chu Tử cùng với gia đình con trai là Chu Sơn đi cùng chuyến tầu, khi vừa tới biển Cần Giờ hồi 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, chiếc tàu Việt Nam Thương Tín bị đạn pháo, ông Chu Tử bị tử nạn, hai đứa cháu nội của ông bị thương rất nặng. Tôi đã được nghe chuyện này mấy ngày sau, khi Sài gòn bại trận và ông Dương văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Tôi biết rõ chi tiết hơn, khi vào trong trại học tập cải tạo, giam chung với những người đi trên chiếc tầu ấy, dại dột nghe lời tuyên truyền mà quay trở về Việt Nam. Anh Hài, người tù cùng trại, biết tôi là người từng làm báo Sống nên đã kể cho tôi nghe từng chi tiết khi ông Chu Tử táng mạng bởi cú đạn B40 từ bờ biển Cần Giờ bắn ra trúng tầu, xác Chu Tử được thủy táng ngay khi ra tới cửa biển Vũng Tầu trên biển Ðông. 
Vĩnh biệt Chu Tử, ba mươi năm đã trôi qua rồi, một giấc mơ hay một cơn ác mộng? Có nghĩa lý gì đâu, ngày 30 tháng Tư là ngày vui của người chiến thắng và cũng là ngày buồn của nhiều người Việt Nam. Xuất bản lại tiểu thuyết của nhà văn Chu Tử trong cộng đồng người Việt ở một nơi có tự do tư tưởng, có tự do báo chí là một điều an ủi, mát lòng cho linh hồn của ông ở ngoài biển đông cùng với bao trăm ngàn linh hồn người miền Nam bỏ nước ra đi tìm Tự Do không được may mắn đến bến bờ hạnh phúc Tôi được nghe những đài phát thanh nước ngoài tường thuật lại buổi lễ cầu siêu lẫn với tiếng sóng biển ầm ầm, rồi tiếng khóc sụt sùi của một vài người khi nói đến người thân yêu phải nằm lại trên mảnh đất xa lạ, và những giọng nói thuật lại vẫn mang những âm hưởng kinh hoàng dù những chuyện xảy ra trên biển cách đây 30 năm. Những thuyền nhân vượt biển may mắn thoát chết, ngày nay cuộc sống của họ đã yên ổn và họ được định cư ở nhiều nước trên thế giới, nay ba mươi năm sau quay trở lại những trại tạm cư bên bờ biển đông để cầu siêu cho linh hồn những thuyền nhân đã tử nạn. Mà nhà văn Chu Tử là nạn nhân đầu tiên trong ngày tháng Tư đau buồn ấy. 
Ngày này mỗi năm chúng tôi lại tìm đến nhau, uống với nhau ly rượu trong bữa giỗ ông Chu Tử, nhắc lại những kỷ niệm xưa, những ngày tháng tự do, hạnh phúc cùng làm báo với ông Chu Tử dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Buổi lễ nào rồi cũng phải tàn, tiệc nào cuối cùng rồi cũng phải chia tay. Khói nhang trên bàn thờ đốt lên để tưởng niệm ông Chu Tử cũng đã tàn, anh em tôi lần lượt ra về, trời đêm trên xứ Gia Ðịnh xưa thật buồn, năm nay mùa mưa đến rất muộn...
Gia Ðịnh, Phú Nhuận 30-4-2005
NGUYỄN THỤY LONG

Trang chính | Contact | Adobe Acrobat | Microsoft Reader | Flash Play | Font Unicode
Nhóm quản trị: Ct.Ly, Cumusic, Easyman, Huyền Băng, KeDangGhet, Mercury, Mars, Mọt Sách
Nhóm điều hành: Băng Nguyệt, Canary, Ct.Ly, Cumusic, Diên Vỹ, Donation, Easyman, Hoàng Dung, HongYen, Huyền Băng, James Jee, KeDangGhet, Khánh Quỳnh, Kim_Bang_2, Lang Thang, Mars, Mickey, n.trang, NCD, nguyen.bamboo, Nguyên Đỗ, NKT, Phongvans, QV, Saomai1268, Sunflower, Thanh Vân, Tommyboy, Viet Duong Nhan
Bài viết và sách tại vnthuquan.net, thuộc quyền sở hữu của người viết và của vnthuquan.net. Copyright by Thu vien Online © 2002 - 2012 - designed by Phạm Huy Hùng
Trang Sách Truyện hiện có 1028 người đang online

THƠ NGÔ MINH HẰNG


NÓI VỚI BẠO QUYỀN


Không ai muốn lìa quê hương, tổ quốc
Để tha phương nương náu đất quê người
Để hung hiểm giữa muôn trùng sóng nước
Hải tặc bạo cuồng, thịnh nộ ngàn khơi ....

Nhưng vì chữ Tự Do, vì Lý Tưởng
Người lại người trốn lén, dắt nhau đi
Có những con tàu thoát vùng gió chướng
Nhưng có những tàu gặp cảnh gian nguy


Có những con tàu không còn vết tích
Tiếng thét hãi hùng chìm xuống đại dương
Có những xác người trôi vào vô định
Có những mảnh tàu vụn vỡ, tang thương !

Người sống sót trên đảo buồn tị nạn
Những hoàng hôn, nhìn biển, xót xa người
Trên mặt sóng, khói sương bay lãng đãng
Hay đó hồn oan tiếc nuối cuộc đời ...

Và người sống nhớ về người đã chết
Dựng tấm bia trên đảo họ dừng chân
Bia tưởng niệm những thuyền nhân nước Việt
Chết đau thương vì trốn chạy vô thần !!!

Hình ảnh đó là vết nhơ thế kỷ
Là những kinh hoàng nhân loại gớm ghê
Là sản phẩm đảng độc tài thống trị
Là nước Việt Nam khổ nạn, ê chề ...

Nên Việt Cộng muốn xoá đi tội ác
Do họ tạo ra mấy chục năm dài
Khi phá bỏ tấm bia sầu tị nạn
Là đảng giết người đã chết lần hai !!!

Vì đảng muốn những người cùng thế hệ
Phải quên đi lưỡi hái đảng gian hùng
Và gian dối để đời sau, hậu thế
Hiểu sai lầm hùng sử của Cha, Ông !

Ôi, hiểm độc của những lòng dã thú
Lưỡi rắn miệng hùm nói trắng thành đen
Bia dẫu phá, nhưng lương tâm, lịch sử
Vẫn muôn đời minh bạch tiếng chê, khen !

Cứ lừa mị cứ che đi sự thật
Cứ phá hết đi dấu tích oan hờn
Nhưng che được nào trời long, đất sập
Và phá được nào sức mạnh hỏa sơn ?!

Ngô Minh Hằng
 

SỬ KÝ * LÊ LỢI

Hai bài thơ khắc trên vách núi của Lê Lợi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hai bài thơ khắc trên vách núi của Lê Lợi, là cụm từ dùng để chỉ hai bài thơ của Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ, hay Thái Tổ Cao Hoàng đế) đã được khắc lên vách đá, sau khi nhà vua thân chinh đi đánh dẹp cuộc nổi dậy của Đèo Cát Hãn, một thổ quan ở châu Mường Lễ (còn được gọi là Mường Lệ hay Mường Lay, thuộc Đại Việt), vào năm 1431-1432.

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Xuất xứ hai bài thơ

Thời -Trần, vùng đất bao gồm hai tỉnh Điện BiênLai Châu ngày nay, trước có tên là châu Ninh Viễn, sau đổi là châu Mường Lễ. Theo sách Hưng Hóa phong thổ lục của Tiến sĩ Hoàng Trọng Chính, soạn năm 1778, thì họ Đèo ở châu Mường Lễ đời này qua đời khác luôn được nhà cầm quyền nước Việt cho cai quản miền đất biên cương này.
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược Đại Việt (1407), Đèo Cát Hãn khi ấy đang đứng đầu châu Mường Lễ, liền theo nhà Minh, để được tiếp tục giữ ngôi vị.
Năm 1416, Lê Lợi (1385-1433)[1], tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, rồi phất cờ khởi nghĩa năm 1418, tự xưng là Bình Định vương.
Sau khi tiêu diệt viện binh chủ lực của quân Minh và bao vây thành Đông Quan (nay là Hà Nội), tháng 11 năm 1427, Lê Lợi đã phái Chủ thư thị sử là Trần Hổ đi châu Mường Lễ, chiêu dụ Đèo Cát Hãn. Viên thổ quan này đồng ý qui thuận, nên vẫn được tiếp tục cai quản vùng đất trên.
Sau mười năm chiến đấu gian khổ (1418 - 1428), Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, lấy niên hiệu Thuận Thiên, và tự xưng mình là Lam Sơn động chủ, Ngọc Hoa động chủ.
Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) ở ngôi được khoảng ba năm, thì Đèo Cát Hãn ngầm liên kết với Kha Đốn (hay Kha Lại, là một viên quan đang khởi binh kình chống vua Ai Lao), đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (hay Mường Mỗi, nay là Thuận Châu thuộc Sơn La).
Hiểu được tầm quan trọng của miền Tây Bắc đối với lãnh thổ và sự an nguy của đất nước, theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, thì:
Tháng 12 năm Tân Hợi (1431),...vua bèn sai Tư đồ Lê Sát và Quốc vương Tư Tề và dẫn quân (đi) đánh (Mường Lễ), rồi vua lại thân chinh.
Năm Nhâm Tý (1432), mùa xuân tháng Giêng, quan quân đánh được Mường Lễ, Kha Lại bị giết, Đèo Cát Hãn chạy trốn, quan quân bắt hết dư đảng, bèn đổi Mường Lễ làm Phục Lễ. Ngày 3 tháng 3, vua kéo quân trở về...Tháng 11, Cát Hãn và con là Mạnh Vượng xin hàng, được nhà vua tha tội. Khi Cát Hãn tới kinh tạ tội, được phong chức Tư mã...[2].
Sau khi bình định xong, trên đường đại quân hồi kinh, Lê Lợi có làm hai bài thơ: một, cho khắc trên vách núi Pú Huổi Chỏ (bên tả ngạn sông Đà, thuộc Mường Lệ nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu); hai, cho khắc trên vách đá Hào Tráng (gần Chợ Bờ, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ngày nay).

[sửa] Bài thơ thứ nhất

Bài thơ thứ nhất được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ, có tên là Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (Tự mình đi đánh Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ), viết bằng chữ Hán theo thể ngũ ngôn bát cú. Bài thơ được tạc trong khuôn khổ hình chữ nhật có kích thước 1,2m x 0,8m, viết theo chữ khải chân gồm 132 chữ; đã được Lê Quý Đôn chép vào sách Toàn Việt thi lục và cũng được chép trong Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn. Nguyên văn bài thơ (gồm cả phần phi lộ) như sau:
夷狄之為邊患自古有之漢之匈奴唐之突厥我西越之忙禮諸蠻是也頃由陳胡衰政藩臣跋扈吉罕狃於舊習負固弗悛予今率師往征水陸並進一舉就平因冩一律刻之于石以戒後世蠻酋之梗化者云
狂賊敢逋誅
邊氓久徯蘇
叛臣從古有
險地自今無
草木驚風鶴
山川入版圖
題詩刻巖石
鎮我越西隅
辛亥季冬吉日
玉華洞主題
Phiên âm chữ Hán:
Di địch chi vi biên hoạn, tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi Mang Lễ, chư man thị giả, khoảng do Trần Hồ suy chính, phiên thần quân thổ, Cát Hãn nữu ư cựu tập, phụ cố phất thoan, dư kim xuất sư vãng chinh thủy lục tịnh tiến, nhất cử tựu bình, nhân tả nhất luật, khắc chi vu thạch dĩ giới hậu thế man tù chi cánh hóa dã vân:
Cuồng tặc cảm bô tru
Biên dân cửu hệ tô
Bạn thần tòng cổ hữu
Hiểm địa tự kim vô
Thảo mộc kinh phong hạc[3]
Sơn xuyên nhập bản đồ.
Đề thi khắc nham thạch
Trấn ngã Việt Tây ngung.
Tân Hợi quý đông cát nhật
Ngọc Hoa động chủ đề”.
Dịch nghĩa:
Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy. Mới đây, vì chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, các bè tôi nơi phên dậu trở nên ương ngạnh. Cát Hãn nhờn theo thói cũ cứ như thế không thôi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến công, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ đời sau ngang ngạnh với giáo hóa, thơ rằng:
Bọn quân điên cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,
Dân biên thùy đã từ lâu đợi ta đến cứu sống.
Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có,
Đất đai hiểm trở từ nay không còn.
Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ,
Sông núi từ nay nhập vào bản đồ.
Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.
Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431)
Ngọc Hoa động chủ đề.

[sửa] Bài thơ thứ hai

Bài thơ thứ hai, bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú, được khắc trên vách núi Hào Tráng (Hòa Bình), có tên là Chinh Đèo Cát Hãn, quá Long Thủy đê (Đi đánh Đèo Cát Hãn trở về, qua đường đê Long Thủy). Bài thơ này đã được chép trong Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744-1818), và được nhắc tới trong sách Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1825-1885), dưới triều vua Tự Đức.
Phiên âm chữ Hán:
Kỳ khu hiểm lộ bất từ nan,
Lão ngã do tồn thiết thạch can.
Nghĩa khí tảo không thiên chướng vụ,
Tráng tâm di tận vạn trùng san.
Biên phòng vị hảo trù phương lược,
Xã tắc ưng tu kế cửu an.
Hư đạo nguy than tam bách khúc,
Như kim chỉ tác thuận lưu khan.
Dịch nghĩa:
Đường gồ ghề hiểm trở, chẳng ngại khó khăn,
Ta tuy già mà gan còn vững như sắt đá.
Nghĩa khí quét sạch nghìn lớp mây mù
Tráng tâm dời hết vạn trùng núi non.
Lo việc biên phòng cần có phương lược sẵn sàng.
Giữ nền xã tắc nên tính kế dài lâu,
Lời truyền ba trăm ngọn thác[4] tức quanh co, rất nguy hiểm đã thành lời hư không,
Ngày nay chỉ coi như nước thuận dòng chảy xuôi.

[sửa] Giá trị

Bên cạnh giá trị về mặt lịch sử, địa lývăn học, qua hai bài thơ trên, còn cho thấy vua Lê Thái Tổ là một người văn võ toàn tài, có nhiều công lao trong công cuộc giải phóng và bảo vệ bờ cõi của đất nước Việt.
Ngoài ra, nơi vách đá có khắc bài thơ thứ nhất còn được coi là một tấm bia có niên đại lâu nhất ở Lai Châu[5], và có ý nghĩa khẳng định chủ quyền cương vực Việt Nam. Vì vậy, tấm bia đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 10/QĐ-VHTT ngày 09 tháng 02 năm 1981, của Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin), và tên gọi xã Lê Lợi (huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu) cũng phát xuất từ đấy.
Theo thông tin trên website báo Điện Biên Phủ, để tránh ngập khi Thủy điện Sơn La hoàn thành, năm 2006 Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch đã ra văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng của Lai Châu thực hiện việc di dời "bia Lê Lợi" (tức nơi vách đá có khắc bài thơ thứ nhất) đi nơi khác[6].

[sửa] Nghi vấn

Theo văn bia, thì vua Lê làm bài thơ thứ nhất vào tháng Chạp năm Tân Hợi (1431). Còn trong bài thơ thứ hai, tuy không đề ngày tháng, nhưng căn cứ tên bài, thì có thể suy ra rằng vua Lê làm vào khoảng tháng Ba năm Nhâm Tý (1432), tức lúc ông đang trên đường hồi kinh.
Tuy nhiên, tra trong hai bộ sách sử sau, thì thấy:
Tháng 12 năm Tân Hợi, vua bèn sai Tư đồ Lê Sát và Quốc vương Tư Tề và dẫn quân (đi) đánh (Mường Lễ), rồi vua lại thân chinh...Ngày 3 tháng 3, vua kéo quân trở về, bèn ban tờ chiếu rằng (trích): "Ngày 20 tháng Giêng năm nay (tức 1432), (ta) tiến thẳng vào sào huyệt Cát Hãn"...[7]
Tháng 12 (1431), Đèo Cát Hãn, thổ tù châu Ninh Viễn, làm phản, nhà vua sai Quốc vương Tư Tề và Tư khấu Lê Sát đi đánh...Tháng Giêng (1432), mùa xuân, nhà vua chính mình cầm quân đi đánh châu Ninh Viễn...Tháng 3, trở về cung, dâng tù binh ở nhà Thái miếu...[8]
Căn cứ theo đó, thì ngày tháng có tấm bia thơ thứ hai, khá phù hợp với sử liệu. Còn mãi đến "ngày 20 tháng Giêng năm nay (tức 1432), (ta) mới tiến thẳng vào sào huyệt Cát Hãn" (trích chiếu vua Lê), thì rất có thể câu "Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi" ở tấm bia thứ nhất là câu không chính xác, vì lúc đó nhà vua mới bắt đầu thân chinh mà thôi.

[sửa] Chú thích

  1. ^ Lê Lợi là con út của một trại chủ tên là Lê Khoáng ở Kẻ Chăm (Lam Sơn), huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoa (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
  2. ^ Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, tr. 92 và 94.
  3. ^ Lấy ý từ hai thành ngữ: thảo thụ giai binhthanh phong hạc lệ, nghĩa là thấy cây cỏ cũng tưởng là quân lính, nghe gió thổi hạc kêu cũng tưởng có quân lính đuổi theo.
  4. ^ Ba trăm ngọn thác: Theo Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật, thì ở Mường Lễ (tức châu Ninh Viễn) có câu ca dao: Đường lên Mường Lễ ba xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh. Gộp chung lại là ba trăm ghềnh thác. Ý muốn nói đến được nơi đó phải trải qua rất nhiều gian nguy.
  5. ^ Theo [1]
  6. ^ Theo bài viết Khắc trên vách đá một bài thơ [2].
  7. ^ Lê Quý Đôn, Đại Việt Thông sử, tr. 94.
  8. ^ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Bản điện tử, tr. 390 và 407). Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, thì chép như sau: Nhâm Tý (1432). Mùa xuân, tháng Giêng, (vua) sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ (tức Định Viễn), tháng 11, vua thân đi đánh...(tập 2, tr. 307). So lại, sách này ghi ngày tháng vua quan nhà Lê đi đánh dẹp sai lệch ít nhiều.

[sửa] Nguồn tham khảo

[sửa] Liên kết ngoài


SƠN TRUNG * VĂN HÓA CỘNG SẢN


.
 CHÍNH SÁCH VĂN HÓA  CỘNG SẢN
Người dân sống dưới chế độ cộng sản thì mất hết mọi thứ tự do và về văn hóa, cộng sản ra tay kiểm soát nghiêm ngặt. Báo chí luôn luôn ở trong tay nhà nước và đảng. Đảng kiểm soát tư tưởng con người văn nghệ sĩ. Tất cả, họ theo đường lối chung của phe cộng sản quốc tế. Trước khi đi sâu vào đường lối cộng sản Việt Nam, chúng ta nên tìm hiểu chủ trương của cộng sản quốc tế. 
Tuyên ngôn của đảng cộng sản đã nói về đường lối văn hóa của đảng. Marx nói đến nhiều loại chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tư sản , chủ nghĩa xã hội Đức. Marx chỉ trích các chủ nghĩa xã hội không thuộc cộng sản là phản động mà khen chủ nghĩa xã hội Đức. Quan trọng nhất là ông đã chỉ trích chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán và chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán. Ông chê họ là không tham gia hoạt động chính trị, nhất là tham gia cách mạng, họ muốn tranh đãu bằng con đường hòa bình. Ông chê họ không tưởng nhưng thực tế họ cũng như ông là viễn vông, không tưởng. Tuy nhiên ông đã khen họ là biết tranh đãu cho vô sản, đả kích mọi trật tự , khuôn mẫu cũ đang tồn tại, ca tụng giai cấp vô sản, ca tụng việc bãi bỏ sự phân biệt thôn quê, thành thị, ủng hộ việc hủy bỏ gia đình, chống đối việc duy trì làm ăn cá thể và tư nhân. ( They attack every principle of exisflng society. Hence they are full of the most valuable materials for the enlightenment of the working class. The practical measures proposed in them - such as the abolition of the distinction between town and country, of the family, of the carrying on of industries for the account of private, individuals).
 
Về mục này, Marx nói rất mơ hồ, không đưa ra một phương châm , đường hướng nào cả, mà chỉ là những lời chỉ trích vu vơ. Tuy nhiên, xuyên qua những ý tưởng trên, chúng ta thấy Marx muốn những người cộng sản cần thực hiện những điểm sau:
- phải hoạt động chính trị, nghĩa là phải theo đảng.
- phải tranh đãu tích cực, bằng chủ trương sắt máu chứ không phải bằng con đường hòa bình.
- phải bênh vực giai cấp vô sản, chống lại mọi quan niệm, mọi trật tự và khuôn mẫu cũ đang tồn tại, ca tụng giai cấp vô sản, chú trọng việc bãi bỏ sự phân biệt thôn quê, thành thị, ủng hộ việc hủy bỏ gia đình, chống đối việc duy trì làm ăn cá thể và tư nhân.
Sau này, những người theo Marx đặt ra đuờng lối hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ bắt mọi nhà văn, nhà thơ phải ca tụng chế độ, ca tụng giai cấp vô sản và ca tụng đảng Cộng Sản, họ đã coi văn học nghệ thuật như là vũ khí của đảng, là tay sai của chính trị. Khởi đầu là Hans Robert Jauss với bài Idealist Embarrassment trên New Literary History ,và Trotsky trên Literature and Revolution (1924). Ý niệm hiện thực xã hội ( socialist realism) đánh dấu một giai đoạn phát triển học thuyết Marx về văn học và văn chương, nghệ thuật. 
Quan điểm hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi văn nghệ sĩ phải theo đảng cộng sản, phải phục vụ chính nghĩa của giai cấp vô sản. Văn chương phải có tính chất tiến bộ, phải trình bày những tư tưởng tiến bộ về xã hội. Văn chương phải có hình thức hiện thực và lạc quan và được quần chúng ưa thích. Sau, một lý thuyết gia người Hung Gia Lợi, tên là Georg Lukás ( 1885-1971) đưa ra lý thuyết “ phản ánh” ( reflection), cho rằng văn chương phản ánh những hệ thống đang dần dần mở ra. Theo ông, tiểu thuyết trình bày những khuôn mẫu của nền tảng xã hội, và cung cấp cho chúng ta những ý nghĩa của toàn bộ hiện hữu đầy mâu thuẫn và căng thẳng. Giống như các phê bình gia Marxist, ông chú trọng nội dung hơn là hình thức văn chương cho nên ông chỉ trích kịch liệt những phê bình gia chú trọng về hình thức tác phẩm. Tuy nhiên, những lý thuyết gia của Tân phái ( Modernism) thuộc cộng sản như Brecht, Theodor Ardorno, Max Horkheimer, Herbert Macuss thì cho rằng Lukás đã thất bại và họ phủ nhận thuyết hiện thực.
Trường phái Frankfurt về Mỹ học Marxist đã kết hợp với viện Nghiên Cứu Xã Hội thành lập năm 1923 và viện Đại học Frankfurt. Khi Đức quốc xã tung hoành thì nhóm này chạy sang Mỹ vào năm 1933, và họ trở lại Frankfurt năm 1949-1950. Nhóm này gồm có Theodor Ardorno, Max Horkheimer, Herbert Macuss cho rằng văn chương không có liên hệ gì đến hiện thực. Kiến thức về hiện thực chỉ có tích cách cá nhân và không rõ rệt. Nghệ thuật là kiến thức âm tính đối với thế giới thực ( Art is the negative knowledge of the actual world).
Thuyết Hiện thực xã hội chủ nghĩa và thuyết phản ánh đi đôi với nhau. Trường phái Frankfurt đã phê bình thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo thiển kiến, có hai điểm về thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, tác phẩm ra đời là do ý thức của tác giả. Nếu tác giả nhắm vào thế giới bên ngoài, nhắm vào xã hội trưóc mắt thì tác phẩm đó phản ánh xã hội. Tuy nhiên phản ánh trung thực ít nhiều hay sai lệch lại do nhận thức và tài năng của tác giả. Thí dụ tác phẩm của Charles Dicken là phản ánh xã hội nước Anh ở giai đoạn bột phát kỹ nghệ; tác phẩm của Geoffrey Chaucer phản ánh thực trạng giáo hội ở thời trung cổ. Nhưng một khi tác giả dùng trí tưởng tượng, hoàn toàn tách rời thực tế như các chuyện phiêu lưu của Jules Verne, chuyện ma quái Frankenstein của Mary Shelley và các truyện của Alfred Hitchcock, thì ở loại này không thể kết luận là phản ánh thực tại. Hơn nữa, một khi thực tại đã đi qua trí óc ta, chủ quan ta sẽ lựa chọn và thay đổi, cho nên thực tại không còn trung thực.  
 Người văn nghệ sĩ không những phải thực hiện tính đảng trong tác phẩm mà ngay cả trong đời sống. Người công chức quốc gia hết việc ở sở thì về nhà với vợ con, còn người văn nghệ sĩ cộng sản phải làm nhiều việc xã hội do đảng chủ trương để tỏ ra mình tích cực như là tích cực làm đẹp thành phố, tham gia đánh nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm, tham gia đãu tố, xung phong tòng quân, rình rập nhà ai có sơ hở thì tố cáo.. . Từ Liên Xô, Trung quốc cho đến Việt Nam, giới văn nghệ luôn bị kìm kẹp, khủng bố vì đường lối hiện thực xã hội chủ nghĩa này.. nó làm cho văn nghệ sĩ phải quỳ lụy đảng dù đảng ngu dốt, phải hoan hô đảng dù đảng sai lầm, phải ca ngợi đảng dù đảng phản dân hại nước. Sự kìm kẹp của đảng làm cho văn học, nghệ thuật thui chột, hoặc là trở thành những món hàng mạo hóa.
Vì ảnh hưởng chủ nghĩa Marx, một số nhà văn đã phổ biến tư tưởng Marx và đường lối văn học của chủ nghĩa Marx như
-Trương Tửu với Kinh Thi Việt Nam, Nguyễn Du với Truyện Kiều và Văn Chương Truyện Kiều
- Hải Triều, tên thật Nguyễn Khoa Văn, viết Duy Tâm hay Duy Vật, Chủ Nghĩa Mác Phổ Thông.
- Đặng Thái Mai với Văn Học Khái Luận.
- Trường Chinh với bản Chủ Nghĩa Mac và vấn đề văn hóa Việt Nam đọc tháng 7-1948 tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai .
Quan trọng nhất là Đề cương văn hóa của đảng cộng sản Đông Dương ra đời năm 1943 nêu ra những đuờng lối và chính sách văn hóa cộng sản. Đề cương này nêu ba điểm chính:
- Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
- Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa.
- Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
Chữ văn hóa ở đây phải hiểu là văn hóa cộng sản, là văn hóa xã hội chủ nghĩa, là thứ văn hóa độc tài, sắt máu của Liên Xô. Cách mạng Việt Nam là cách mạng theo kiểu cộng sản ,có mục đích tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. 
Năm 1944, trung ương Đảng triệu tập một số văn nghệ sĩ cộng sản và thân cộng để thảo luận đề cương này. Những người này đã ở trong hội Văn Hóa Cứu Quốc của Cộng sản thành lập trước đó không lâu. Tham dự hội nghị này có Như Phong, Vũ Quốc Uy, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Trần Huyền Trân, Thép Mới, Học Phi, Nguyễn Công Mỹ, Lưu Văn Lợi. . .Tiếp theo đó, hội Văn Hóa Cứu Quốc tổ chức nhiều buổi nói chuyện để phổ biến Đề Cương Văn Hóa của đảng và văn thơ cách mạng. Nhiều diễn giả như Nguyễn Đình Thi, Đặng Ngọc Tốt, Dương Đức Hiền đã xuất hiện tại trường đại học. Năm 1944, Trường Chinh trong bài Mấy Nguyên Tắc Lớn ca Cuộc Vận Động Văn Hóa Việt Nam kết án văn học Việt Nam thời đó - văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp - đều mắc ba thứ bệnh: phản dân tộc, phản khoa học và phản đại chúng. Lúc này, cuộc nội chiến giữa các phe cộng sản cũng ác liệt vì cả hai đều là những kẻ vô sản và cực đoan.
Cũng trong bài trên, Trường Chinh kết tội nhóm Hàn Thuyên gồm Trương Tửu, Hồ Hữu Tường, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Tế Mỹ là những tên “ tơ-rốt-kýt nguy hiểm”. Ông viết:
''Họ chẳng đem thuyết duy vật tầm thường, duy vật máy móc, thay cho thuyết duy vật biện chứng đó sao? Họ không đi lốt duy vật biện chứng để xuyên tạc thuyết duy vật biện chứng của Marx đó sao? Họ tự nhận không dám bênh vực quyền lợi văn hóa cốt yếu của đại chúng. Chúng tôi muốn nói họ không đủ tư cách và năng lực chống- dù chỉ chống một cách gián tiếp và kín đáo- những thủ đoạn tuyên truyền của viện văn hóa Nhật hay của nhà xuất bản A-lec-xăng đờ rốt (Alexandre de Rhodes). Họ coi thường khẩu hiệu dân tộc hóa đến nỗi dám gắn chiêu bài “ duy vật sử quan” để chế biến lịch sử dân tộc Việt Nam và do đó bôi nhọ thuyết duy vật sử quan ( coi cuốn Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa của Nguyễn Tế Mỹ, Hàn Thuyên xuất bản năm 1944). Đáng lẽ phải tập trung mọi lực lượng văn hóa Việt Nam thành một mặt trận văn hóa đặng chống lại văn hóa ngu dân, văn hóa thoái bộ và trung cổ của bọn phát xít, chống thủ đoạn xâm lấn nguy hiểm của văn hóa Nhật, thì họ lại chia rẽ mặt trận văn hóa của dân tộc ta và bởi thế họ đã vô tình hay cố ý làm lợi cho lũ giặc nước. Thật thế, tại sao họ đi chỉa ngọn lửa đãu tranh văn hóa vào các nhà văn hóa dân tộc( Tri Tân, Thanh Nghị) trong khi quyền lợi sinh tử của dân tộc bắt liên minh thân thiện với các nhà văn hóa ấy đặng chỉa ngọn lửa đãu tranh văn hóa vào phát xít Nhật- Pháp? Cái chiêu bài “ Tân Văn Hóa” của nhà Hàn Thuyên, ở đãy một số Tơ-rốt-kýt đang hoành hành chẳng đáng ngờ lắm sao? ''
Trường Chinh đã lên tiếng chống đối việc Âu hóa và Nhật hóa :
''Bao nhiêu tinh hoa của nền văn hóa vốn có của đất nước, người ta không thèm tìm tòi, vun bón và phát triển, lại lấy việc Âu hóa hay Nhật hóa làm vinh, nếu không theo một cách mê muội .''
Nhiều người lúc này không hiểu cộng sản thì cho rằng Đặng Xuân Khu là kẻ yêu nước, có tinh thần bài ngoại, nhưng Trường Chinh cũng như những người cộng sản khác họ cũng là một thứ vong bản, họ tranh đãu không vì dân tộc Việt Nam mà vì quốc tế cộng sản, họ chỉ lợi dụng chính nghĩa dân tộc để phục vụ cho đường lối vô sản chuyên chính, phục vụ chủ nghĩa Mác-Lê.
Trường Chinh đã cương quyết chống chủ nghĩa lãng mạn và coi văn chương lãng mạn thuộc văn hóa đồi trụy. Ngày xưa Xuân Diệu viết:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.
Để tâm hồn ràng buc bởi muôn giây,
Hay chia xẻ bởi trăm tình yêu mến.. . .
Sau 1945, Sóng Hồng tức Trường Chinh chống trả lại:
Nếu thi sĩ nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.
Để tâm hồn treo ngược trên cành cây
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu.
Là thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu,
Nghĩa là van thượng đế rủ lòng thương,
Hồn bơ vơ, lưu lạc ở muôn phương,
Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ.
Nếu thi sĩ nghĩa là dâng tất cả,
Cặp tuyết lê hồi hp trước tình yêu.
Coi linh hồn là mng ảo cao siêu,
Sống đắm đuối vì thương hoa tiếc lệ.
Không! Không đuợc hỡi các nhà văn nghệ.. .
Vẫn chưa đủ, Trường Chinh lại tấn công Xuân Diệu và chủ nghĩa lãng mạn bằng một bài thứ hai với giọng thô bỉ:
Là thi sĩ nghĩa là tru với chó,
Đói nhăn răng và dơ bẩn.. .
Sau này, Trường Chinh, Đặng Thai Mai, Tố Hữu, Trần Độ, đã trở thành những lý thuyết gia hàng đầu của cộng sản Việt Nam.
Tố Hữu cho rằng cuộc tranh đãu tư tưởng và văn hóa là một. Họ theo cộng sản và bắt buộc văn hóa Việt Nam cũng phải là văn hóa cộng sản:
''Tách rời vận động tư tưởng, vân động văn hóa mới sẽ không thế nào hiểu được thục chất của văn học mới, càng không thể nào đánh giá được những thành tựu lớn lao của cuộc vận động văn hóa mới mấy mươi năm qua của đảng ta'' (Học Tập số 1, 1960).
Từ đó về sau, trong những hội nghị của trung ương Đảng và trong những hoàn cảnh đặc biệt, đảng ra các nghị quyết về văn hóa, nghệ thuật. Tuy có nhiều đề cương nhưng thực ra nội dung vẫn giống với Tuyên ngôn của Cộng Sản Quốc Tế. Trên sách báo, đài phát thanh, hay trong các hội nghị, những lãnh tụ hay những cán bộ trung cấp vẫn luôn nói đến dường lối văn hóa của đảng như là kinh nhật tụng cho những kẻ cầm bút.
Năm 1956, nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm hô hào tự do sáng tác đã bị Trường Chinh,Tố Hữu, Trần Độ đánh cho tơi tả. Trong đảng cộng sản Việt Nam, có nhiều tay lý luận Mac-xit đã theo đường lối xét lại của Liên Xô chủ trương cởi trói cho văn nghệ. Bắt chước Tố Hữu , những cảnh sát văn nghệ cao cấp thường lên lớp cho các văn nghệ sĩ. Tháng 1 năm 1965, Thành Duy viết trên Tạp chí Văn Học chống lại những người cộng sản khác ý kiến mà họ gọi là bọn xét lại:
''Vấn đề tính đảng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là vấn đề trung tâm của lý luận văn nghệ. Vì vậy, xét cho cùng khi đề cập đến vấn đề lý luận chúng ta đều nhắm bảo vệ nguyên tắc văn học phải có tính đảng, và phải phát triển nguyên tắc đó, thực hiện nguyên tắc đó dưới một hình thức đầy đủ và trọn vẹn như Lê nin đã đề ra; ngược lại, bọn theo chủ nghĩa xét lại, bằng nhiều chiêu bài khác nhau đã lộ rõ ý đồ của họ là nhắm công kích những nguyên tắc tính đảng vô sản trong văn học nghệ thuật. Nhưng để dễ lừa bịp truyền bá những tư tưởng xét lại thường làm ra vẻ cũng » bảo vệ » nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng «  đề cao » tính đảng vô sản trong văn nghệ, thực chất đó chỉ là chiếc áo Mac -xit giả hiệu'' ( 27).
Đường lối văn hóa của cộng sản Việt Nam gồm những điểm sau:
- Khi chưa nắm quyền, cộng sản ve vản các văn nghệ sĩ bằng những từ tự do, dân chủ, chỉ trích văn hóa thực dân phát xít, và văn hóa nô dịch để khơi dậy lòng yêu nước. Cũng với mục đích tuyên truyền cho nước Liên Xô ,và chủ nghĩa cộng sản, và nhất là để tranh giành ảnh hưởng, họ thẳng tay trừ diệt bằng mọi cách những ai cản đường họ, trong đó có Tự Lực Văn Đoàn, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đệ Tứ Quốc Tế.
Khi nắm quyền, cộng sản để lộ b mặt thật, họ tuyên bố chính sách cộng sản:
- Đường lối vô sản chuyên chính: các nghệ sĩ phải phục tùng đảng, tuân theo mọi chủ trương chính sách của đảng. Cương quyết tiêu diệt những kẻ chống đảng. Phải luôn ca tụng đảng, lãnh tụ và giai cấp công nhân.
- Đảng nắm độc quyền về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa giáo dục. Không một cá nhân nào có quyền làm báo và phát hành sách báo.Không một ai có quyền suy nghĩ khác tư tưởng Mác Lê và hành động trái với đuờng lối của lãnh đạo vì đảng và lãnh đạo bao giờ cũng sáng suốt.
- Tích cực chống mọi ý thức hệ cũ, trong đó có khuynh hướng lãng mạn, tư tưởng Nho Phật Lão, và các tư tưởng tư sản Tây phương. Tuyệt đối không dung hòa, thỏa hiệp hoặc đãu tranh hòa bình.
- Văn học nghệ thuật phải phục vụ đảng, phục vụ giai cấp, phục vụ những yêu cầu trước mắt của thực tế như vận động toàn dân tham gia tuần lễ vàng, vận động bầu cử, ca tụng cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ca tụng đãu tố, vận động thanh niên đi lính, vận đông tăng gia sản xuất hay vận đng nông dân vào hợp tác. Các tác phẩm của cộng sản quốc tế như Ruồi Trâu, Thép Đã Tôi Thế Đấy, và các tác phẩm Việt Nam như Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh (?) và Gió Lộng, Việt Bắc của Tố Hữu là những khuôn vàng thước ngọc cho thông tin tuyên truyền và sáng tác thi văn. Để thực hiện mục tiêu này, các văn nghệ sĩ phải tạo ra những anh hùng để kích thích dân chúng và quân đội như Lê Văn Tám, đem mình làm đuốc, Phan Đình Giót đem thân bịt lỗ châu mai. Họ lấy lãnh tụ làm gương mẫu như Hoài Thanh đã viết:
''Lời nói của Bác đơn sơ bình dị mà không khô khan vì nó là lời nói từ thực tế mà ra và gắn liền với thực tế, từ quần chúng mà ra và trở về với quần chúng theo lệ thường của những câu thành ngữ, tục ngữ ca dao ''
Cộng sản có một đường lối khắt khe nghiêm ngặt về văn hóa. Họ tước bỏ quyền tự do ngôn luận, tự do sáng tác của con người. Họ coi khinh cá nhân, tước đoạt mọi quyền lợi, mọi đời sống cá nhân, bắt cá nhân phục vụ cho tập thể cộng sản, trong đó có những tên tư bản đỏ, đã lấy tài sản quốc gia làm của riêng, sống đế vương trong khi quần chúng nghèo khổ. Chủ nghĩa cộng sản nay đã thất bại. Thành trì Sô Viết và Đông Âu đã sụp đổ, các nước cộng sản Việt Nam, Trung Hoa cầu mong từng đồng đô la Mỹ đầu tư cho nền kinh tế suy đồi của họ. Nhưng cộng sản Việt Nam, Trung quốc, Bắc Hàn còn tồn tại, họ vẫn huyênh hoang tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng và bắt dân chúng nhất là bắt giới văn nghệ sĩ phải ca tụng đảng, một đảng cộng sản đang suy thoái và tan rã.
(Trích Lịch sử văn học việt nam  của Nguyễn Thiên Thụ )

NGUYỄN HƯNG QUỐC * VĂN HÓA

Văn hoá thời hậu cộng sản

CỠ CHỮ - +
Theo dõi sinh hoạt sách báo Việt Nam trong khoảng từ thời “đổi mới” đến nay, chúng ta dễ thấy một hiện tượng nổi bật: sự lên ngôi của văn hoá. Số lượng sách báo viết về đề tài văn hoá nhiều vô cùng. Hay có, dở có. Đầy trên các kệ. Ngoài ra, Văn Hoá Học còn trở thành một ngành học chính ở đại học. Các trung tâm nghiên cứu quốc học ra đời ào ạt.

Thật ra, ở Tây phương, trong suốt mấy thập niên vừa qua, văn hoá cũng là một trong những mối quan tâm chính nếu không phải của mọi người thì ít nhất cũng của giới trí thức. Trong thế giới tiếng Anh, người ta nói đến đủ loại văn hoá: văn hoá toàn cầu, văn hoá chính trị, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá thể thao, văn hoá thanh niên, văn hoá McDonald, thậm chí, có cả văn hoá nhà tù, văn hoá bạo động... nữa. Ngành Văn Hoá Học (Cultural Studies), vốn xuất hiện từ những năm 1960, đã phát triển rất mạnh từ thập niên 80, với ảnh hưởng của Michel Foucault, và sau đó, của các lý thuyết gia hậu hiện đại, không những lấn át mà còn có khuynh hướng bao trùm phần lớn những môn học nhân văn truyền thống như văn học, triết học, xã hội học và nhân chủng học.

Tuy nhiên, theo tôi, sự tương đồng giữa hai hiện tượng vừa nêu chỉ là một sự trùng hợp tình cờ mà thôi.

Mối quan tâm đến văn hoá ở Tây phương chủ yếu là kết quả của một quá trình nhận thức và đuổi bắt các ký hiệu: từ chỗ xem ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, người ta đi đến phát hiện xem văn hoá cũng là một hệ thống ký hiệu, hơn nữa, còn là một hệ thống ký hiệu căn bản, chi phối cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm của mọi người, yếu tố quyết định sự hình thành của con người với tư cách là những thành viên trong xã hội.

Ở Việt Nam thì khác. Mối quan tâm đến văn hoá ở Việt Nam chủ yếu là một phản ứng chính trị. Tôi muốn xem đó là một biểu hiện của tâm lý hậu cộng sản.

Có lẽ Zbigniew Brzezinskin, trong cuốn “The Grand Failure” do Scribners xuất bản tại New York vào năm 1989, là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hậu cộng sản. Theo Leslie Holmes, chủ nghĩa hậu cộng sản có thể được hiểu như một cái gì đến sau chủ nghĩa cộng sản, là sự từ khước chủ nghĩa cộng sản như một hệ thống quyền lực hoặc như một sự thống trị từ bên ngoài (với các nước Đông Âu, đó là Liên Xô; với các quốc gia thuộc Liên Xô, đó là người Nga; với Yugoslavia, đó là người Serbia, v.v...).

Trong cuốn “Post-Communism, an Introduction” Leslie Holmes xem Việt Nam, cùng với Trung Hoa, Bắc Hàn, Lào và Cuba, vẫn là những nước theo chế độ cộng sản. Chưa có gì thay đổi cả.

Đúng. Với tư cách là một chế độ, tức một hệ thống quyền lực, chủ nghĩa cộng sản vẫn còn là một hiện thực tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi, với tư cách là một ý thức hệ, chủ nghĩa cộng sản đã là một cái gì thuộc về quá khứ. Cái nhãn vẫn còn đó nhưng có lẽ không mấy người còn tin tưởng nữa.

Cho nên, trong lãnh vực tư tưởng, chúng ta cũng có thể nói chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam hiện nay thực chất là một thứ... hậu cộng sản.

Nói cách khác, tôi muốn dùng thuật ngữ chủ nghĩa hậu cộng sản trong ý nghĩa rộng rãi nhất của nó: đó là trạng thái ý thức và tâm lý xuất hiện sau khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, sau khi cái học thuyết một thời người ta sùng tín như một tôn giáo đã tan tành, sau khi những thần thánh một thời người ta tôn thờ đã lộ diện là những kẻ độc tài và tàn bạo...

Trong ý nghĩa này, chủ nghĩa hậu cộng sản tại Việt Nam cũng chia sẻ với chủ nghĩa hậu cộng sản tại Nga và các nước Đông Âu một số những tác động văn hoá, mặc dù ở Việt Nam, có lẽ mức độ của những tác động ấy yếu ớt hơn nhiều.

Trong những tác động ấy, đáng kể nhất là sự giao động về đạo đức và khoảng trống về ý thức hệ. Chống đỡ lại với tác động thứ nhất, người Việt Nam có khuynh hướng tìm đến tôn giáo, kể cả các tôn giáo dân gian. Chống đỡ lại tác động thứ hai, người ta đề cao "tư tưởng Hồ Chí Minh", qua đó, đề cao tinh thần dân tộc mà tâm điểm chính là văn hoá dân tộc.

Có thể nói, nếu chủ nghĩa cộng sản, ở nửa đầu thế kỷ 20, được xây dựng trên niềm tin về tính khoa học của chính trị, tính quy luật của lịch sử và tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh thì chủ nghĩa hậu cộng sản, ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, được xây dựng trên sự phá sản của các ảo tưởng ấy. Người ta chỉ còn một chỗ dựa duy nhất: tinh thần dân tộc; và một phòng tuyến duy nhất: văn hoá.

Cũng có thể nói, nếu chủ nghĩa cộng sản là một thứ chủ nghĩa duy khoa học (scienticism) thì chủ nghĩa hậu cộng sản, ở một khía cạnh nào đó và với một mức độ nào đó, là một biến dạng của chủ nghĩa duy văn hoá (culturalism).

Nếu trước đây, những người cộng sản nhân danh tinh thần khoa học của Tây phương mà họ cho tất cả tinh tuý của nó đều nằm trong “chủ nghĩa duy vật biện chứng” và “duy vật lịch sử” để đả kích kịch liệt tinh thần lạc hậu trì trệ của Đông phương, tập trung ở nền nông nghiệp và chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm, thì hiện nay họ lại nhân danh nền “văn hoá phương Đông” để gầm ghè với sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật áp đảo của Tây phương.

Nếu trước đây, những chữ được dùng nhiều nhất, một cách kiêu hãnh nhất là chữ “quy luật”, “tiến bộ”, “hiện đại”, hay “văn minh”, thì hiện nay, đó lại là những chữ như “truyền thống”, “bản sắc” hay là “văn hoá” nói chung.

Nếu trước đây họ là những nhà khoa học viễn tưởng thì sau này họ lại biến thành những nhà khảo cổ học chuyên phục chế từng mẩu cổ vật vừa khai quật được.

Cái gọi là chủ nghĩa duy văn hoá ấy, thật ra, chỉ là một thứ diễn ngôn. Bằng lời nói. Để tuyên truyền.

Trên thực tế, người ta đang vung tay phá nát văn hoá một cách không thương tiếc.

No comments:

Post a Comment