NGUYỄN TUÂN * MỘT CẢNH THU MUỘN
NGUYỄN TUÂN * MỘT CẢNH THU MUỘN
- Hình như năm nay thu nó về sớm hơn mọi kỳ,phải không hở anh Cử?Mặc phủ ra ngoài chiếc áo the,ông già sáu mươi vừa cài hết hàng khuy hổ phách nơi tà áo chiếc áo lụa Nguyễn ruộm màu tím than đã bợt,vừa ngẩng đầu hỏi người con thứ hai đang soạn bộ đồ trà cho cha uống tuần nước buổi sớm mai. Cậu Cử mở qua loa cuốn lịch,thưa lại: -Thưa thầy,lập thu vào ngày mồng một tháng bảy . Nhổ ngụm nước tống khẩu vào ống phóng sứ,ông già sáu mươi kêu: "Thảo nào ?",và hỏi tiếp: -Đến tháng tám này là đúng vào ngày đầy tuổi tôi con bé cháu Tố Tâm đấy nhỉ ? -Dạ thưa thầy vâng . -Một năm đủ mười hai tháng .Lên một ,Tố Tâm nó chơi đèn được rồi đấy .Năm nay anh Cử có định bày cổ cho các cháu chơi tết Trung Thu không ? Giữa lúc ấy,dươi nhà có tiếng trẻ khóc bú và tiếng đàn bà ru con:"À ơi... Tâm ngủ đi Tâm.. Để mợ,ra đầm,gánh nước tưới hoa.. à ơi". Ông già tỳ cùi tay lên gối xếp da quang đầu,vuốt chòm râu bạc,nhìn ra cơn heo may đang lay bức mành và làm gật gù mấy bông cúc nơi chậu cây cảnh ngoài sân .
Ông
già nét mạt nghiêm trang,bảo cậu Cử :
-Các con gọi tên con cái,nên gọi cho đúng .Tên cháu là Tố Tâm thì phải
gọi đúng như thế .Sao ăn bớt đi một chữ .Không thể bảo như thế là tiện
là dễ gọi được .Con nên bảo vợ con,không có người ngoài người ta cười
đến ông con mình,đến cả nhà mình .
Cậu Cử vội chạy xuống nhà rồi lại chạy lên ngay .Nói tiếp về việc cỗ bàn
tháng tám do ông cha già gợi lên,cậu Cử thưa :
-Đã đến mấy năm nay ,nhà ta bỏ mất cái tục lệ ấy .Cứ kể có bày ra lại,nó
cũng vui nhà .
Dưới nhà lại vẳng đưa lên cái giọng ru con ban nãy:
-"À ơi,Tố Tâm thừa chút hương trơi... à ơ ư" .
Ông cụ già bằng lòng .Vì người con dâu thứ ở nhà dưới ru con theo cái ý
của ông già vừa ngỏ với cậu Cử .Cậu Cử cũng hài lòng vì vợ đã thuần
phục,biết nghe lời gia huấn .Không những thế mợ Cử còn tỏ ra là người có
chút chữ và vỗ vẽ thi ca nữa .Vì con gái út là một thứ hương thơm bắt
được của trời ! Câu ru em đượm đượm nồng mùi thơ .
Thằng Ngộ Lang,đứa con đầu lòng lên bảy tuổi,chạy lên mách với cậu Cử:
-Em
Tố Tâm ngủ rồi cậu ạ .
Rồi nó leo lên sập,nhẩy vào lòng ông nội,cũng đòi uống trà tầu .Cái lối
chạy lên làm nũng ông nội như thế ở người thằng Ngộ Lang đã là một thói
quen được ông nội thỏa nhận .Ông già sáu mươi yêu cháu vô cùng .Có khi
ông lại đọc cả đến những bài thơ chữ Hán để cho đứa trẻ sớm thông minh
kia ngồi nhại mình .Nhớ được một hai câu ngũ ngôn ngăn ngắn,nó lại chạy
xuống bếp túm dải yếm mẹ và đọc sai gần hết để mợ Cử lại phải phì cười
chữa lại thành âm từng chữ một .Từ khi cụ Thượng Nam Ninh không ở chức
Tổng đốc vùng xuôi,từ khi cụ về trí sĩ ở Hà Nội tại cấi nhàngói chật hẹp
phố hàng Gai này,thằng Ngộ Lang đã là một cái vườn cảnh cho cụ vui cái
thú điền viên .Cụ khen đứa cháu cụ là đĩnh ngộ và chiều nó đến nỗi mỗi
bữa rượu sớm,mỗi tuần trà trưa,cụ đều cho Ngộ Lang ngồi kèm một bên,tuy
đã mấy mươi lần vợ chồng nhà Cử Hai hết sức van xin ông đừng nuông cháu
quá,sợ Ngộ Lang đâm ra hổn .
Cụ
Thượng mỗi lúc phật ý,thường bảo dâu và con nếu không để cho cụ như thế
thì cụ vào ở trong huyện Thọ Xương vậy .Vợ chồng cậu Cử không biết làm
thế nào,đành cứ phải để Ngộ Lang mặc sức quấy và làm nũng ông nội đến
thiu cả thịt ra .Cụ Thượng cười và thôi không dọa vào ở trong huyện Thọ
Xương ,nơi mà người con trai cả lỵ đã mấy năm nay .Thực thế,cái ý vào ở
với cậu Cử Cả,giờ là một ông quan lệnh Thọ Xương đã mấy mươi lần đem cả
vợ con đến toà nhà cũ hẹp phố hàng Gai để rước cụ Thượng vào trong huyện
ở cho mát hơn,rộng hơn .Không trả lời ra sao,cụ Thượng chỉ bảo ông
huyện Thọ Xương:
-Lần
sau,anh được lúc việc quan thanh thản,có ra chơi ngoài phố này với
thầy,đừng có nên đem lính ra nhé .Ồn lắm .Chúng nó có sinh vào đời vua
Lê chúa Trịnh,thì cho gia nhập thêm vào cái đám Kiêu binh Tam phủ được
đấy .Thầy rất sợ hàng phố người ta nói vào .
Mấy lần sau ra thăm cha,ông huyện THọ Xương không dám đem mấy tên lính
ậm oẹ ra theo nữa,nhưng đã động đến việc cũ,thì chỉ thấy cụ THượng trả
lời:
-Thầy ở đâu thì cũng thế .Miễn là được tĩnh mạc,yên ổn là hơn cả .Anh
cũng rõ cái tính tôi vốn sợ cái bọn lính hầu cận và lại hay tránh sự
giao thiệp .Tôi tưởng ở vào tư thất một huyện nha nó phiền nhiễu lắm
.Thôi anh cứ đẻ tôi ở ngoài này .
Ông Huyện Thọ Xương biết cha mình có bụng yêu chú Cử em hơn nên kiếm cớ
ra như thế,bè nói dỗi:
-Dạ,con tưởng hồi trước thầy còn ở chức,sự giao thiệp và đưa đón những
tạp khách cũng nhiều lắm,và nhiều không kể cho hết được,lại là những cái
gai trước mắt của toán lính hầu cận thầy .Một cái dinh Đốc bộ
đường,thưa thầy,sai nha không phải là ít .Vậy mà con không thấy thầy
phàn nàn bao giờ cả .
Cụ
Thượng hiểu ý,cười:
-Bởi thế cho nên tôi mới thèm đến sự an nhàn lúc được dưỡng lão .Vả lại
thầy ở ngoài này nó quen đi rồi ;Bao giờ anh được lui về vườn và nếu
trời còn cho thầy sống một vài giáp nữa,ông con ta sẽ ở chung để sửa
sang một cái vườn có đủ hoa bốn mùa .Anh không lo rằng chậm .Thôi,cứ để
thầy ở ngoài này.
Cụ vừa trả lời ông huyện Thọ Xương,vừa nhìn ông Cử Hai đứng sau người
anh,có ý bảo thầm người con thứ rằng:"Bao giờ thầy cũng chỉ muốn ở với
con,bởi vì con có tâm hồn giống như ta".
Rồi ngắt sang câu chuyện khác,Cụ hỏi:
-Các anh có nghe thấy ở các phường người ta đồn về cái tin đức Thành
Thái ngự du ra khánh thành cầu Bồ Đề với quan Toàn quyền Đô Mỹ như thế
nào không ?Chắ ông huyện thì rỏ hơn là em Cử nó ít được thông toe mấy
.Mấy nhịp cầu tất cả nhỉ ?
Thường
mỗi một lần từ chối lời mời mọc chí tình của người con cả,ông già lại
có một câu chuyện đánh trống lảng như thế,để giữ lấy hoà khí trong đám
"anh em chúng nó" .Cùng là con cả,nhưng cụ Thượng đã thấy rỏ ông Cử
Cả,tức là ông huyện Thọ Xương đương chức kia,là một người có tâm thuật
rất hèn kém .Cũng là một giọt máu sinh đôi mà sao ông Cử Cả và ông Cử
Hai không giống nhau lấy mảy may,từ quan niệm nhân sinh cho đén nhất cử
nhất động nhỏ nhặt hàng ngày .Cụ Thượng tin rằng khi cụ trăm tuổi đi rồi
thì ông huyện Thọ Xương dám làm mọi chuyện phương hại đến gia thanh
.Cái người ấy,thường cụ vẫn hạ mấy chữ:vô sở bất chí,những lúc nghĩ
riêng mình với mình:Ta nằm xuống,là thằng này sẽ làm mất hết những chính
tích hay trong một đời làm quan của ta" .Bởi thất vọng về người trưởng
nam đã tìm dược lối xuất thân,cụ càng hiểu và yêu người con thứ .Cũng là
thân danh một ông Cử nhân có vợ,có con,mà vẫn còn đơn giản như còn để
chỏm .Ông Cử Hai có khoa mà không có hoạn,và cái khoa mục ấy giá không
nói ra thì không ai biết .Người có hoa tay,thêm được chút tâm hồn lãng
tử ,nên ông Cử Hai sống cuộc đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi ;
Người
ấy thật là một người không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với
nhân sinh .Ông ta sinh ra để mà đùa với cuộc sống và bắt đầu từ việc đem
ngay cái tài hoa của mình ra để mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế mình
.Hồi cụ Thượng còn ngồi nhậm ở dưới Sơn Nam Hạ,cái gia đình lớn ấy chưa
qui về một mối,ông Cử Hai quanh năm đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đông
Nam Đoài Bắc .KHông cần phụ huynh học sinh xử hậu hay bạc,không cần địa
phương ấy là có đất văn tự hoặc dân ấy là có nếp văn chương muốn cầu học
chữ của thầy,có khi tới ở đó ít ngày,ngồi giảng bài chưa ấm phòng
học,ông đã quảy khăn gói tráp chiếu lên đườn .Người tuổi tác có hỏi,ông
trả lời là vì cảnh ấy không dung được người:"Bậc trượng nhân thử
nghĩ,cái gì mà nước chảy xiết không bao giờ tụ,cây trồng đến ba năm bói
không có quả,ớt nhấm không thấy cay,hoa chỉ có mùi thơm về phần đêm;núi
chỉ bằng đầu chứ không có chỏm nhọn,và mây trời không bao giờ hiện đủ
năm sắc .Cảnh như thế tôi ngồi mà làm gì
.Chữ
thánh hiền không phải ở chỗ nào cũng bố thí được .
Ông Cử Hai đi dạy học,đã lấy cái việc dạy học làm như một hồ khẩu mà y
như đi ngoạn cảnh hoặc đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích .Và những
lúc mỗi chân phải ngừng ở lại các thôn ổ,ông lại còn thỉnh thoảng ngừng
cả cái miệng giảng sách hoặc ngừng chấm nét son lên quyển bài để đề một
bức châm lên lá quạt tặng một ông bạn đồng song,để khắc chữ triện và
chạm trổ một hòn đá sù sì cho thành một con thạch ấn,để dúng ngón tay
trỏ vào chậu mực vẽ một bộ tứ bình thủy mặc có hình đủ bốn thứ cây cỏ tứ
hũuu;cúc,trúc,lan ,mai,treo chơi trên vách đất quán trọ nơi ngồi dạy
học .
Gần ngày tết nhất,người trưởng tràng lúc thu xong sổ đồng môn,chỉ khổ
lên vì đi tìm thầy ;Tết mồng ba,ông Cử Hai đã trốn khỏi nhà trọ từ hôm
trước để đi ăn hàn thực và đi hội đạp thanh với các bạn sính làm thơ tức
cảnh
.Tết
Đoan Ngũ,ông lên núi hái lá thuốc,những mong được gặp tiên ;Tết Trung
Thu,ông lên Chùa Thầy ngắm trăng Chợ TRỜI HỌP TRÊN ĐỈNH NÚI Sài Sơn .Gần
tết Nguyên đán,nếu chưa về nhà,thì ông ẩn ở trong một mái đình vắng nào
để gọt cho hết một lắp thủy tiên .Cái hành tung của người nghệ sĩ không
chịu sống cho người và hùa theo với người chung quanh ấy,thực khó mà dò
hỏi .Lùng tìm cái dấu bàn chân một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra
ngoài mưu việc lớn,thực còn dễ hơn đi đuổi theo ông Cử Hai những lúc
hứng giang hồ ở người ông nổi dậy .
Từ ngày cụ Thượng nghiêm phụ về trí sĩ ở Hàng Gai Hà Nội,ông Cử Hai
không tha phương làm ăn nữa .Ông ở riệt ở nhà chép lại cuốn gia phả và
sao được bao nhiêu pho kinh mượn trên chùa Trấn Quốc cho cha . Thế rồi
mợ Cử sinh hạ thêm được con Tố Tâm .Trước ngày ở cử Tố Tâm,vườn lan nhà
cụ Thượng Nam Kinh ở Hàng Gai nở mấy chậu vừa Tiểu Kiều,Đại Kiều .
Cụ
Thượng cha gọi thế là lan báo hỉ và đặt luôn tên cho cháu gái là Tố Tâm
;Mợ Cử Hai thấy chồng không ra mặt bất dắc chí và phẩn uất với buổi
giao thì nữa,chỉ ngày ngày thờ cha già và chơi với Ngộ Lang và Tố
Tâm,cũng vui cười hả hê thêm lên và có một hôm đã dám ru con rất to,như
rót vào tai chồng:
Ba năm lưu lạc giang hồ
Một ngày tu lại,cơ đồ vẫn hơn.
Thằng Ngộ Lang và con Tố Tâm ngoan vô cùng .THằng anh rất mến em,nhiều
khi cắn cả má em để cho em vừa khóc vừa theo,ồn ào và dễ thương lạ ;Con
Tố Tâm chưa đầy tuổi tôi,mà má đã lúm đồng tiền;mà mắt đã trong như nước
hồ thu .
Ngắm con gái,anh hoa đã sớm lộ hết ra ngoài,mợ Cử Hai có điều ngài ngại
.Buồn một cách thoáng qua thôi .Chỉ có một lần thằng Ngộ Lang làm cho mẹ
nó buồn sợ hơn hết là một buổi tối,nó vén màn the lên,kéo mẹ nó đến gần
cử song có con tiện chỉ cho mẹ nó xem một vầng trăng sớm ló lên đầu hồi
nhà .
-Mợ ơi,ra đây mà xem ông giăng .
-Ông giăng làm sao ?
-Ông
giăng đẹp lắm .Có hai cái sừng nhọn .
-Thế mà đẹp gì .Ông giăng có tròn thì mới đẹp chứ !
-Tròn hẳn không đẹp mợ ạ .
Từ lúc ấy,thằng Ngộ Lang cứ vắt tay lên trán như một người mớn suy nghĩ
nhiều .Mỗi lần mẹ nó bảo bỏ lá màn xuống cho khỏi muỗi thì nó lại sụt
sịt khóc .Và nó cứ vắt tay lên trán nhìn vầng trăng lên mỗi lúc một ca
.Ông Cử Hai vừa về,nó nhảy choàng dậy,vui mừng hơn một người đứng tuổi
khi tìm được một tâm hồn bầu bạn ,nó lôi tay bố nó sềnh sệch đến chỗ
chấn song,chỉ vầng trăng bạc có sừng và nói:
-Ban nãy ông giăng khéo hơn bây giờ kia cậu .Ngộ Lang nằm chờ mãi mà
không thấy mây che lấy ông giăng của Ngộ Lang .Thế đêm nay có mây không
hả cậu ?
Vợ chồng ông Cử Hai nhìn nhau hồi lâu và chốc chốc lại liếc qua Ngộ Lang
đang đứng bần thần bên cửa sổ có ánh trăng xuyên qua .
Người
vợ hình như lấy cặp mắt lo lắng bảo thầm chồng:
-"Tính di truyền giọt máu nhà lại bắt chúng ta cho ra đời một tên tài tử
nữa rồi",để cho người chồng nghĩ thêm rằng :"Đời thằng Ngộ Lang rồi
cũng chỉ đến lăng băng mà thôi .Cái vầng trăng lưỡi liềm kia sau này còn
lôi kéo cái ngây thơ,thơ mộng ấy đi xa lắm .Việc ấy cũng là số mệnh
định cả và điềm ra như thế .Biết làm sao bây giờ ;
Qua ngày tết Trung Nguyên,ông Cử Hai để tâm vào việc sắm cổ tết Trung
Thu cho hai trẻ Ngộ Lang và Tố Tâm và vợ chồng cũng quên cái việc Ngộ
Lang mê cái bóng giăng đêm trước .
Mấy hôm nay ông Cử Hai lo chạy lăng quăng suốt ngày như một người bận
rộn nhiều lắm .Chố chốc lại tha về mấy cái mai con cá mực,hoặc ít mụn
nhiễu đủ các màu tươi thắm và bao nhiêu là giấy hàng mã cùng là que nữa
và dây lạt .ÔNG Cử Hai,một người tài hoa giang hồ,đến cái tuổi chán sự
bay nhảy và hằn học với hiện tại,đã nghĩ đến chuyện vui cùng gia đình ;
Người
ấy đã hồi tâm lại,mong gây cái êm ấm cho gia đình vào một ngày tết cho
con trẻ .Người ấy ,ít ngày trong cữ cuối tháng mạnh thu,đã đi kiếm vật
liệu để làm cho lũ con cái đèn xẻ rãnh .Từ trước tới giờ cái người ấy có
sao Thiên Cơ chiếu vào hoa tay,chỉ đi làm đèn xẻ rãnh ở những chỗ đầu
sông ngọn nguồn cho các thứ trẻ con thiên hạ ,hồ mong trả hết cái nợ áo
cơm cho những kẻ dung nổi mình vào những ngày tháng bẽ bàng mà người ta
chỉ sống khắc khoải để thở cho dài một hơi men nồng .
Mấy ngày liền liền,ông Cử Hai nghĩ mãi để tìm một cái đầu đề mới lạ cho
đèn xẻ rãnh .Hay là lấy sự tích Tam Quốc ra làm ?
Ông
không thấy hứng lắm bởi vì đã đến ba bốn lần ông mượn tích Tam Quốc rồi
.Người ta còn nhắc mãi đến bây giờ cái đèn xẻ rãnh của ông hồi mấy năm
về trước,diễn cái tích "Triệt Giang phò A Đẩu"lúc Tiệu Tử Long nhảy sang
thuyền Tôn phu nhân trên sông Ngô,trông cứ như thật .Cái tài làm đèn xẻ
rãnh của ông được nổi tiếng truyền ra xa rộng qua một vùng Kinh Bắc là
từ cái đèn "Triệt Giang phò A Đẩu " ấy .Cái tác phẩm ấy,ngày nay ông Cử
Hai không còn nhớ ra được là đã vào tay ai .Đến cái hình hài ông vào hồi
ấy cũng còn là chuyện bỏ qua nhuống hồ là một công trình tiểu xảo ấy
thì ai đi nhớ mà làm gì
.
Mấy
hôm nay ông nghĩ đầu đề làm đèn xẻ rãnh cho thằng Ngộ Lang,thực khó hơn
là tìm vận thơ gieo cho một bài bát cú phú đắc .Chưa biết nên diễn cái
tích gì,ông,hết ngày này sang ngày khác,chỉ ngồi bóc sẳn hạt bưởi và chẻ
những hạt na ra từng hai mảnh một .Hạt bưởi xâu vào que phơi khô,tức là
những cây nến cắm vào đèn giấy cho lũ trẻ con nhà thanh bạch chơi đèn
ngày rằm .Hạt na phơi nỏ nắng,sẽ là những cái đóm rất tốt,rất thơm cho
người ăn thuốc lào sự tiết kiệm và gọn ghẽ .Hút bằng ruột gà khét lắm .
Cụ
Thượng nướng đỏ cái tiêm sắt vào ngọn đèn thổ hà,xiên mũi tiêm nóng vào
lòng hạt na,hút một điếu thuốc lào,thở khói phào .Mảnh hạt na vừa tàn
thì tro thuốc nơi nỏ điếu cũng vừa tụt gọn vào điếu .Gọn gàng và ngon
lành đến thế là cùng .
Cụ Thượng hỏi ông Cử Hai:
-Thế anh đã nghĩ làm đèn thế nào chưa ?
-Con định hỏi lại thầy về cái tích này xem có nên không .Là diễn một
tích trong truyện Ngô Việt Xuân Thu,lúc Phạm Lãi đem Tây Thi sang dâng
Ngô Phù Sai .
-Ừ,Phạm Lãi gặp Tây Thi giặt lụa ở bến Trữ La,hồi này có thú vị đấy
.Nhưng anh Cử định diễn đoạn nào ?Phải làm những quân gì ?Đừng nên làm
nhiều quân lắm .Cái sức luân chuyển của tán đèn đốt lửa chỉ cỏ chừng độ
thôi .Nếu dùng nhiều quân sứ quá, máy gạt ngang sẽ yếu đi nhiều .
-Con
đã nghĩ rồi .Cái rãnh chính là dùng để hình dung một con sông chảy từ
đất Việt sang đất Ngô .Ở rãnh phụ ấy đặt một cái máy gạt ăn vào hai hình
quân là Ngô Phù Sai và Ngũ Tử Tư .Ở nơi góc bên trái,cũng ở một cái
rãnh phụ nữa ,lại một chiếc gạt ăn vào một chiếc thuyền ở trên có hình
Phạm Lãi ngồi ;Ở cái rãnh chính thì có chiếc thuyền lớn ;Đấy là thuyền
Tây Thi tiến Ngô .
-Thế anh cho các quân ấy chạy và gặp nhau như thế nào ?
Ông Hai Cử dúng ngón tay trỏ vào cái đĩa dảm sứ có nước,vẽ xuống mặt án
thư mấy hình phác hoạ vị trí của từng quân đèn xẻ rãnh .
-Thưa thầy khi tán đèn quay,thì cái thuyền Tây Thi đi từ phía trái sang
phải .Khi thuyền gần tới hòn giả sơn,động đến cái láy gạt có cần thép ăn
vào hai quân Ngô Phù Sai và Ngũ Tử Tư,thì hai hình này cử động .Ngô Phù
Sai sẽ ưỡn mình ra phía sau như là ngắm kỹ nàng Tây Thi ỏ trong cái
thuyền tiến cống đang đi thấu vào bờ cõi nước Ngô .
Còn
hình Ngũ Tử Tư thì cử động hai tay như ôm lấy Phù Sai,can ngăn không
nên thâu nhận lấy cái hoạ Tây Thi .Về phía bên trái cổ đèn,khi thuyền
Tây Thi vừa lướt qua cái trục máy gạt ở rãnh phụ phía trái thì chiếc
thuyền con có Phạm Lãi lộn ngược đi khuất vào góc đèn ;Thầy nghĩ thế nào
?
-Anh dàn quân thông đấy .Thành ra hết ...bốn quân Tây Thi,Phạm Lãi,Phù
Sai,Ngũ Tử Tư,ừ,bốn quân va..hai con thuyền .Chưa lấy gì làm nặng quá
sức quay của tán đèn .Có thể thêm một quân nữa .
-Ý thầy muốn thêm một quân Thái tể Bá Hy nữa,thưa thầy phải thế không
?Vâng, có cái ông hái tể nữa vào nó cũng vui trò .
Phải
thêm một cái máy gạt nữa cho cái ông nịnh thần vong quốc này .Lúc
thuyền Tây Thi đến,trong truyện,chính Thấi tể Bá Hy ra đón Tây Thi,và từ
đấy,đã gây được công trạng lớn trong sự đưa Ngô vào đường diệt vong
thoe đúng cái ý Việt vương Câu Tiễn .
Cụ Thượng và ông Cử Hai ra công làm năm quan ấy cho chiếc đèn xẻ rãnh
lấy tên là"Ngô vương cự gián nạp Tây Thi" .
Công việc chẳng có gì,vậy mà cũng mất đến hơn mười hôm .Ông Cử Hai tìm
những mẫu nến bạch lạp rất to cháy còn thừa lại trên đầu các đèn nến
thiếc Sông Ngân trên bàn thờ .Và đi lục lọi thêm những mẫu khác nữa
trong tủ đẻ cho nó đủ .Mẫu nến của những kỳ giỗ xa xôi còn lại,vẫn chưa
mất hết hẳn những giọt nước mắt sáp của những ngày hương đèn năm trước
.Ông Cử Hai đem đốt chảy và họp thành được một tảng sáp lớn .Ông chuốt
quân đèn xẻ rãnh và lấy sáp này làm cốt cho quân
.Cũng
may mà những mẫu sáp thừa kia đủ dùng,chứ không thì cũng hơi rầy vì cái
khoản vật liệu này .
Độ này nhà túng lắm,mọi việc mua bán đều lấy tiết kiệm làm đầu .Đã hay
rằng ông huyện Thọ Xương vẫn có đưa ra luôn để cấp thêm vào việc chi
tiêu trong nhà,nhưng ông Cử Hai lấy thế làm phiền .
Thế là tạm xong mấy cái cốt hình người .Bây giờ mới bắt đầu làm đến đầu
người ,mặt người .Thằng Ngộ Lang ngồi chồm hổm bên cạnh bố,hỏi luôn
miệng:
-Tại sao cái mặt này cậu để trắng,cái mặt khác lại có hai chấm đỏ và cái
mặt kia cậu lại bôi đỏ hết cả đi ?
Cụ Thượng đang ngồi lấy mụn lụa xanh đỏ bó thành áo xiêm cho quân
sáp,cười và bảo:
-Cháu đừng có nghịch thì chóng có đèn chơi .Mặt trắng là quan văn .Mặt
đỏ là quan võ .Những người trung thần nghĩa sĩ cũng đều mặt đỏ cả .Người
phản nịnh thì mặt trắng mốc điểm mấy vệt đỏ nhờ nhờ .
Ngộ Lang ngồi như nghĩ,chỉ vào lũ mặt người:
-Thế ra ông làm cho cháu một cái đèn có cả người nịnh và người
trung,quan văn và quan võ đấy à .Sao ông không cho quân đèn mặt đỏ tất
cả đi ?
Ông Cử Hai để công nhiều nhất khi gọt đầu người bằng mai cá mực,gọt đến
mặt Phạm Lãi và Tây Thi .Nàng Tây Thi phải có khuôn mặt đẹp đó là lẽ tất
nhiên
.Nhưng
nghĩ đến cái thú vị của một đời người như lúc Phạm Lãi dám bỏ lại sau
mình cả một cái giàu sang nhất nhì,đi chu du ngũ hồ,nghĩ đến phút ấy
trong cái sinh bình một người cổ tích,ông Cử Hai cũng làm kuôn cho Phạm
Lãi một cái mặt rất đẹp,cấy vào đấy một bộ râu năm chòm đen nhánh .Ngộ
Lang cũng tỏ ý thích cái đầu Phạm Lãi và cả cái đầu nàng Tây Thi nữa .
Cái đèn xẻ rãnh đã hoàn thành .Cái tán đèn xẻ rãnh to quá .Phải thấp đến
mười con bấc nơi đĩa đầu sở,cái sức mạnh của lửa mới quay chạy được tán
đèn .Ngày đầu tháng tám,ông Cử Hai đem đèn ra thử .
Có người học trò cũ ở Sơn Tây về qua Hà Nội,biết ông cử có con,đem đến
biếu thầy học cũ một cái bánh dẽo mặt trăng,mặt bánh to một thước,thế
nào lại nhầm ngay vào giữa hôm ông cử Hai thử đèn xẻ rãnh .Ông bày đèn
ra sân,đốt hết cả mười con bấc cháy sáng .Ông bày luôn ra sân bộ đồ
trà,mời cụ Thượng ra ngồi vào cái ghế đẩu đã để sẳ trước đèn .Cụ Thượng
ngồi ăn bánh,uống nước và trịnh trọng như người được mời tới để định
giải thưởng cho đèn xẻ rãnh .Rồi cả nhà mỗi người một miếng,trông vui vẻ
lạ
.Vui
nhất là Ngộ Lang .Cả đến con Tố Tâm bé thế mà cũng ăn được hai mảnh
bánh mặt trăng .
Quân bắt đầu diễn vòng đầu .Mặt trước đèn có nến soi vào,sáng như một
sân khấu rạp tuồng .THuyền Tây Thi từ từ tiến vào sân khấu .Lú nàng vào
được đến phần ba sân khấu,lướt qua chiếc thuyền Phạm Lãi,động đến cái
máy gạt thứ nhất ở góc trái đèn,thì thuyền của Phạm Lãi quay vào trong
và lẩn mất .Nàng Tây THi vẫn xuôi trên sông Ngô rồi tiến vào nội phận
của đất Ngô .Cái máy gạt ở góc phải cổ đèn động đánh xịch một cái,thì
trên hòn núi giả sơn làm bằng giấy trang kim đốt đèn,Ngũ Tử Tư bắt đầu
ôm lấy Phù Sai với dáng điệu của người tôi trung hết sức ngăn chúa
.Nhưng dưới chân giả sơn,cái người nịnh thần là Thái tể Bá Hy đã đon đả
đi gần lại thuyền Tây Thi,giơ tay ra như đón lấy .Trên cái núi giấy,hai
hình tôi và chúa kia vẫn cử động như ban nãy,một người tỏ vẻ can
ngăn,một người ra bộ không chịu nghe .Thuyền Tây THi dưới này,đi sâu mãi
vào đất Ngô và khuất .Vậy là đủ một vòng đèn xẻ rãnh .
Ngộ Lang nhảy lên mà cười .Cái đèn này là của riêng nó để bày cổ ngày
rầm .
Con
Tố Tâm khoa mãi hai chân và hai tay có khoá bạc,và như muốn xà xuống
chỗ đèn sáng .Rồi nó khóc .Mợ Cử Hai bảo chồng:
-Hay là làm cho mỗi đứa một cái .Càng đông đèn cỗ càng vui .Giữa mâm
cỗ,bày một con gà uốn hình ông Lã Vọng .Ngộ Lang đã có đèn xẻ rãnh .Giờ
làm cho con Tố Tâm một chiếc đèn kéo quân,cho nó khác đi .
Ngay ngày hôm sau,ông Cử Hai lại túi bụi vào việc làm đèn kéo quân .Ông
đã đem một tập sách thơ cũ ra,lột mất mấy cái bìa sơn cậy,cắt bìa
ra,ghép hai mãnh bìa làm một,dán lậi làm hình người .Tố Tâm thì chỉ chơi
đến đèn kéo quân thôi .Nhưng dù sao,ông Cử Hai cũng để hết công phu vào
việc làm đèn .
Chiếc
đèn kéo quân của con Tố Tâm ,đến hôm bày cỗ rằm,cũng còn hơn các bàn cỗ
nhà khác ở chỗ nó có những hai chiếc tán kia,mỗi cái tán ăn vào một đĩa
đèn,một tán xoay vòng theo chiều thuận,một tán xoay theo vòng nghịch
.Đèn chạy hai vòng quân,một vòng trẩy đi,một vòng trẩy về,vui mắt lạ!Lại
còn đèn cá và thiềm thừ nữa .
Mợ Cử Hai ngâm sẳn một vại óc và bửa những quả bưỡi rất khéo,cốt giwũ
nguyên vẹn lần vỏ,trổ vào vỏ những hình trám thủng,để hôm sau con nó cắm
vào trong vỏ bưởi nững cây nến hạt bưởi khô,thắp lên rồi tha hồ mà lăn
tròn cái thứ đèn cù ấy trên mặt đất .
Ông Cử Hai tìm lên vùng Hồ Tây đặt rượu sen thứ có tăm .
Chưa
Chưa bao giờ cái Tết Trung Thu nhà ông Cử Hai nhộn nhịp đến thế .
Hết
Một cảnh thu muộn
- Hình như năm nay thu nó về sớm hơn mọi kỳ,phải không hở anh Cử?Mặc phủ
ra ngoài chiếc áo the,ông già sáu mươi vừa cài hết hàng khuy hổ phách
nơi tà áo chiếc áo lụa Nguyễn ruộm màu tím than đã bợt,vừa ngẩng đầu hỏi
người con thứ hai đang soạn bộ đồ trà cho cha uống tuần nước buổi sớm
mai.
Cậu Cử mở qua loa cuốn lịch,thưa lại:
-Thưa thầy,lập thu vào ngày mồng một tháng bảy .
Nhổ ngụm nước tống khẩu vào ống phóng sứ,ông già sáu mươi kêu: "Thảo nào
?",và hỏi tiếp:
-Đến tháng tám này là đúng vào ngày đầy tuổi tôi con bé cháu Tố Tâm đấy
nhỉ ?
-Dạ thưa thầy vâng .
-Một năm đủ mười hai tháng .Lên một ,Tố Tâm nó chơi đèn được rồi đấy
.Năm nay anh Cử có định bày cổ cho các cháu chơi tết Trung Thu không ?
Giữa lúc ấy,dươi nhà có tiếng trẻ khóc bú và tiếng đàn bà ru con:"À
ơi...
Tâm
ngủ đi Tâm.. Để mợ,ra đầm,gánh nước tưới hoa.. à ơi".
Ông già tỳ cùi tay lên gối xếp da quang đầu,vuốt chòm râu bạc,nhìn ra
cơn heo may đang lay bức mành và làm gật gù mấy bông cúc nơi chậu cây
cảnh ngoài sân .Ông già nét mạt nghiêm trang,bảo cậu Cử :
-Các con gọi tên con cái,nên gọi cho đúng .Tên cháu là Tố Tâm thì phải
gọi đúng như thế .Sao ăn bớt đi một chữ .Không thể bảo như thế là tiện
là dễ gọi được .Con nên bảo vợ con,không có người ngoài người ta cười
đến ông con mình,đến cả nhà mình .
Cậu Cử vội chạy xuống nhà rồi lại chạy lên ngay .Nói tiếp về việc cỗ bàn
tháng tám do ông cha già gợi lên,cậu Cử thưa :
-Đã đến mấy năm nay ,nhà ta bỏ mất cái tục lệ ấy .Cứ kể có bày ra lại,nó
cũng vui nhà .
Dưới nhà lại vẳng đưa lên cái giọng ru con ban nãy:
-"À ơi,Tố Tâm thừa chút hương trơi... à ơ ư" .
Ông cụ già bằng lòng .Vì người con dâu thứ ở nhà dưới ru con theo cái ý
của ông già vừa ngỏ với cậu Cử .Cậu Cử cũng hài lòng vì vợ đã thuần
phục,biết nghe lời gia huấn .Không những thế mợ Cử còn tỏ ra là người có
chút chữ và vỗ vẽ thi ca nữa .Vì con gái út là một thứ hương thơm bắt
được của trời ! Câu ru em đượm đượm nồng mùi thơ .
Thằng
Ngộ Lang,đứa con đầu lòng lên bảy tuổi,chạy lên mách với cậu Cử:
-Em Tố Tâm ngủ rồi cậu ạ .
Rồi nó leo lên sập,nhẩy vào lòng ông nội,cũng đòi uống trà tầu .Cái lối
chạy lên làm nũng ông nội như thế ở người thằng Ngộ Lang đã là một thói
quen được ông nội thỏa nhận .Ông già sáu mươi yêu cháu vô cùng .Có khi
ông lại đọc cả đến những bài thơ chữ Hán để cho đứa trẻ sớm thông minh
kia ngồi nhại mình .Nhớ được một hai câu ngũ ngôn ngăn ngắn,nó lại chạy
xuống bếp túm dải yếm mẹ và đọc sai gần hết để mợ Cử lại phải phì cười
chữa lại thành âm từng chữ một .Từ khi cụ Thượng Nam Ninh không ở chức
Tổng đốc vùng xuôi,từ khi cụ về trí sĩ ở Hà Nội tại cấi nhàngói chật hẹp
phố hàng Gai này,thằng Ngộ Lang đã là một cái vườn cảnh cho cụ vui cái
thú điền viên .Cụ khen đứa cháu cụ là đĩnh ngộ và chiều nó đến nỗi mỗi
bữa rượu sớm,mỗi tuần trà trưa,cụ đều cho Ngộ Lang ngồi kèm một bên,tuy
đã mấy mươi lần vợ chồng nhà Cử Hai hết sức van xin ông đừng nuông cháu
quá,sợ Ngộ Lang đâm ra hổn .Cụ Thượng mỗi lúc phật ý,thường bảo dâu và
con nếu không để cho cụ như thế thì cụ vào ở trong huyện Thọ Xương vậy
.Vợ chồng cậu Cử không biết làm thế nào,đành cứ phải để Ngộ Lang mặc sức
quấy và làm nũng ông nội đến thiu cả thịt ra .Cụ Thượng cười và thôi
không dọa vào ở trong huyện Thọ Xương ,nơi mà người con trai cả lỵ đã
mấy năm nay .
Thực
thế,cái ý vào ở với cậu Cử Cả,giờ là một ông quan lệnh Thọ Xương đã mấy
mươi lần đem cả vợ con đến toà nhà cũ hẹp phố hàng Gai để rước cụ
Thượng vào trong huyện ở cho mát hơn,rộng hơn .Không trả lời ra sao,cụ
Thượng chỉ bảo ông huyện Thọ Xương:
-Lần sau,anh được lúc việc quan thanh thản,có ra chơi ngoài phố này với
thầy,đừng có nên đem lính ra nhé .Ồn lắm .Chúng nó có sinh vào đời vua
Lê chúa Trịnh,thì cho gia nhập thêm vào cái đám Kiêu binh Tam phủ được
đấy .Thầy rất sợ hàng phố người ta nói vào .
Mấy lần sau ra thăm cha,ông huyện THọ Xương không dám đem mấy tên lính
ậm oẹ ra theo nữa,nhưng đã động đến việc cũ,thì chỉ thấy cụ THượng trả
lời:
-Thầy ở đâu thì cũng thế .Miễn là được tĩnh mạc,yên ổn là hơn cả .Anh
cũng rõ cái tính tôi vốn sợ cái bọn lính hầu cận và lại hay tránh sự
giao thiệp .Tôi tưởng ở vào tư thất một huyện nha nó phiền nhiễu lắm
.Thôi anh cứ đẻ tôi ở ngoài này .
Ông
Huyện Thọ Xương biết cha mình có bụng yêu chú Cử em hơn nên kiếm cớ ra
như thế,bè nói dỗi:
-Dạ,con tưởng hồi trước thầy còn ở chức,sự giao thiệp và đưa đón những
tạp khách cũng nhiều lắm,và nhiều không kể cho hết được,lại là những cái
gai trước mắt của toán lính hầu cận thầy .Một cái dinh Đốc bộ
đường,thưa thầy,sai nha không phải là ít .Vậy mà con không thấy thầy
phàn nàn bao giờ cả .
Cụ Thượng hiểu ý,cười:
-Bởi thế cho nên tôi mới thèm đến sự an nhàn lúc được dưỡng lão .Vả lại
thầy ở ngoài này nó quen đi rồi ;Bao giờ anh được lui về vườn và nếu
trời còn cho thầy sống một vài giáp nữa,ông con ta sẽ ở chung để sửa
sang một cái vườn có đủ hoa bốn mùa .Anh không lo rằng chậm .Thôi,cứ để
thầy ở ngoài này.
Cụ vừa trả lời ông huyện Thọ Xương,vừa nhìn ông
Cử
Hai đứng sau người anh,có ý bảo thầm người con thứ rằng:"Bao giờ thầy
cũng chỉ muốn ở với con,bởi vì con có tâm hồn giống như ta".
Rồi ngắt sang câu chuyện khác,Cụ hỏi:
-Các anh có nghe thấy ở các phường người ta đồn về cái tin đức Thành
Thái ngự du ra khánh thành cầu Bồ Đề với quan Toàn quyền Đô Mỹ như thế
nào không ?Chắ ông huyện thì rỏ hơn là em Cử nó ít được thông toe mấy
.Mấy nhịp cầu tất cả nhỉ ?
Thường
mỗi một lần từ chối lời mời mọc chí tình của người con cả,ông già lại
có một câu chuyện đánh trống lảng như thế,để giữ lấy hoà khí trong đám
"anh em chúng nó" .Cùng là con cả,nhưng cụ Thượng đã thấy rỏ ông Cử
Cả,tức là ông huyện Thọ Xương đương chức kia,là một người có tâm thuật
rất hèn kém .Cũng là một giọt máu sinh đôi mà sao ông Cử Cả và ông Cử
Hai không giống nhau lấy mảy may,từ quan niệm nhân sinh cho đén nhất cử
nhất động nhỏ nhặt hàng ngày .Cụ Thượng tin rằng khi cụ trăm tuổi đi rồi
thì ông huyện Thọ Xương dám làm mọi chuyện phương hại đến gia thanh
.Cái người ấy,thường cụ vẫn hạ mấy chữ:vô sở bất chí,những lúc nghĩ
riêng mình với mình:Ta nằm xuống,là thằng này sẽ làm mất hết những chính
tích hay trong một đời làm quan của ta" .Bởi thất vọng về người trưởng
nam đã tìm dược lối xuất thân,cụ càng hiểu và yêu người con thứ .Cũng là
thân danh một ông Cử nhân có vợ,có con,mà vẫn còn đơn giản như còn để
chỏm .
Ông
Cử Hai có khoa mà không có hoạn,và cái khoa mục ấy giá không nói ra thì
không ai biết .Người có hoa tay,thêm được chút tâm hồn lãng tử ,nên ông
Cử Hai sống cuộc đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi ;Người ấy
thật là một người không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với nhân
sinh .Ông ta sinh ra để mà đùa với cuộc sống và bắt đầu từ việc đem ngay
cái tài hoa của mình ra để mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế mình .Hồi
cụ Thượng còn ngồi nhậm ở dưới Sơn Nam Hạ,cái gia đình lớn ấy chưa qui
về một mối,ông Cử Hai quanh năm đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đông Nam
Đoài Bắc .KHông cần phụ huynh học sinh xử hậu hay bạc,không cần địa
phương ấy là có đất văn tự hoặc dân ấy là có nếp văn chương muốn cầu học
chữ của thầy,có khi tới ở đó ít ngày,ngồi giảng bài chưa ấm phòng
học,ông đã quảy khăn gói tráp chiếu lên đườn .Người tuổi tác có hỏi,ông
trả lời là vì cảnh ấy không dung được người:"Bậc trượng nhân thử
nghĩ,cái gì mà nước chảy xiết không bao giờ tụ,cây trồng đến ba năm bói
không có quả,ớt nhấm không thấy cay,hoa chỉ có mùi thơm về phần đêm;núi
chỉ bằng đầu chứ không có chỏm nhọn,và mây trời không bao giờ hiện đủ
năm sắc .
Cảnh
như thế tôi ngồi mà làm gì .Chữ thánh hiền không phải ở chỗ nào cũng bố
thí được .
Ông Cử Hai đi dạy học,đã lấy cái việc dạy học làm như một hồ khẩu mà y
như đi ngoạn cảnh hoặc đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích .Và những
lúc mỗi chân phải ngừng ở lại các thôn ổ,ông lại còn thỉnh thoảng ngừng
cả cái miệng giảng sách hoặc ngừng chấm nét son lên quyển bài để đề một
bức châm lên lá quạt tặng một ông bạn đồng song,để khắc chữ triện và
chạm trổ một hòn đá sù sì cho thành một con thạch ấn,để dúng ngón tay
trỏ vào chậu mực vẽ một bộ tứ bình thủy mặc có hình đủ bốn thứ cây cỏ tứ
hũuu;cúc,trúc,lan ,mai,treo chơi trên vách đất quán trọ nơi ngồi dạy
học .
Gần ngày tết nhất,người trưởng tràng lúc thu xong sổ đồng môn,chỉ khổ
lên vì đi tìm thầy ;Tết mồng ba,ông Cử Hai đã trốn khỏi nhà trọ từ hôm
trước để đi ăn hàn thực và đi hội đạp thanh với các bạn sính làm thơ tức
cảnh .Tết Đoan Ngũ,ông lên núi hái lá thuốc,những mong được gặp tiên
;Tết Trung Thu,ông lên Chùa Thầy ngắm trăng Chợ TRỜI HỌP TRÊN ĐỈNH NÚI
Sài Sơn .
Gần
tết Nguyên đán,nếu chưa về nhà,thì ông ẩn ở trong một mái đình vắng nào
để gọt cho hết một lắp thủy tiên .Cái hành tung của người nghệ sĩ không
chịu sống cho người và hùa theo với người chung quanh ấy,thực khó mà dò
hỏi .Lùng tìm cái dấu bàn chân một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra
ngoài mưu việc lớn,thực còn dễ hơn đi đuổi theo ông Cử Hai những lúc
hứng giang hồ ở người ông nổi dậy .
Từ ngày cụ Thượng nghiêm phụ về trí sĩ ở Hàng Gai Hà Nội,ông Cử Hai
không tha phương làm ăn nữa .Ông ở riệt ở nhà chép lại cuốn gia phả và
sao được bao nhiêu pho kinh mượn trên chùa Trấn Quốc cho cha . Thế rồi
mợ Cử sinh hạ thêm được con Tố Tâm .Trước ngày ở cử Tố Tâm,vườn lan nhà
cụ Thượng Nam Kinh ở Hàng Gai nở mấy chậu vừa Tiểu Kiều,Đại Kiều .Cụ
Thượng cha gọi thế là lan báo hỉ và đặt luôn tên cho cháu gái là Tố Tâm
;Mợ Cử Hai thấy chồng không ra mặt bất dắc chí và phẩn uất với buổi giao
thì nữa,chỉ ngày ngày thờ cha già và chơi với Ngộ Lang và Tố Tâm,cũng
vui cười hả hê thêm lên và có một hôm đã dám ru con rất to,như rót vào
tai chồng:
Ba năm lưu lạc giang hồ
Một ngày tu lại,cơ đồ vẫn hơn.
Thằng
Ngộ Lang và con Tố Tâm ngoan vô cùng .THằng anh rất mến em,nhiều khi
cắn cả má em để cho em vừa khóc vừa theo,ồn ào và dễ thương lạ ;Con Tố
Tâm chưa đầy tuổi tôi,mà má đã lúm đồng tiền;mà mắt đã trong như nước hồ
thu .
Ngắm con gái,anh hoa đã sớm lộ hết ra ngoài,mợ Cử Hai có điều ngài ngại
.Buồn một cách thoáng qua thôi .Chỉ có một lần thằng Ngộ Lang làm cho mẹ
nó buồn sợ hơn hết là một buổi tối,nó vén màn the lên,kéo mẹ nó đến gần
cử song có con tiện chỉ cho mẹ nó xem một vầng trăng sớm ló lên đầu hồi
nhà .
-Mợ ơi,ra đây mà xem ông giăng .
-Ông giăng làm sao ?
-Ông giăng đẹp lắm .Có hai cái sừng nhọn .
-Thế mà đẹp gì .Ông giăng có tròn thì mới đẹp chứ !
-Tròn hẳn không đẹp mợ ạ .
Từ
lúc ấy,thằng Ngộ Lang cứ vắt tay lên trán như một người mớn suy nghĩ
nhiều .Mỗi lần mẹ nó bảo bỏ lá màn xuống cho khỏi muỗi thì nó lại sụt
sịt khóc .Và nó cứ vắt tay lên trán nhìn vầng trăng lên mỗi lúc một ca
.Ông Cử Hai vừa về,nó nhảy choàng dậy,vui mừng hơn một người đứng tuổi
khi tìm được một tâm hồn bầu bạn ,nó lôi tay bố nó sềnh sệch đến chỗ
chấn song,chỉ vầng trăng bạc có sừng và nói:
-Ban nãy ông giăng khéo hơn bây giờ kia cậu .Ngộ Lang nằm chờ mãi mà
không thấy mây che lấy ông giăng của Ngộ Lang .Thế đêm nay có mây không
hả cậu ?
Vợ chồng ông Cử Hai nhìn nhau hồi lâu và chốc chốc lại liếc qua Ngộ Lang
đang đứng bần thần bên cửa sổ có ánh trăng xuyên qua .Người vợ hình như
lấy cặp mắt lo lắng bảo thầm chồng:
-"Tính
di truyền giọt máu nhà lại bắt chúng ta cho ra đời một tên tài tử nữa
rồi",để cho người chồng nghĩ thêm rằng :"Đời thằng Ngộ Lang rồi cũng chỉ
đến lăng băng mà thôi .Cái vầng trăng lưỡi liềm kia sau này còn lôi kéo
cái ngây thơ,thơ mộng ấy đi xa lắm .Việc ấy cũng là số mệnh định cả và
điềm ra như thế .Biết làm sao bây giờ ;
Qua ngày tết Trung Nguyên,ông Cử Hai để tâm vào việc sắm cổ tết Trung
Thu cho hai trẻ Ngộ Lang và Tố Tâm và vợ chồng cũng quên cái việc Ngộ
Lang mê cái bóng giăng đêm trước .
Mấy hôm nay ông Cử Hai lo chạy lăng quăng suốt ngày như một người bận
rộn nhiều lắm .Chố chốc lại tha về mấy cái mai con cá mực,hoặc ít mụn
nhiễu đủ các màu tươi thắm và bao nhiêu là giấy hàng mã cùng là que nữa
và dây lạt .ÔNG Cử Hai,một người tài hoa giang hồ,đến cái tuổi chán sự
bay nhảy và hằn học với hiện tại,đã nghĩ đến chuyện vui cùng gia đình ;
Người ấy đã hồi tâm lại,mong gây cái êm ấm cho gia đình vào một ngày tết
cho con trẻ .Người ấy ,ít ngày trong cữ cuối tháng mạnh thu,đã đi kiếm
vật liệu để làm cho lũ con cái đèn xẻ rãnh .Từ trước tới giờ cái người
ấy có sao Thiên Cơ chiếu vào hoa tay,chỉ đi làm đèn xẻ rãnh ở những chỗ
đầu sông ngọn nguồn cho các thứ trẻ con thiên hạ ,hồ mong trả hết cái nợ
áo cơm cho những kẻ dung nổi mình vào những ngày tháng bẽ bàng mà người
ta chỉ sống khắc khoải để thở cho dài một hơi men nồng .
Mấy
ngày liền liền,ông Cử Hai nghĩ mãi để tìm một cái đầu đề mới lạ cho đèn
xẻ rãnh .Hay là lấy sự tích Tam Quốc ra làm ?Ông không thấy hứng lắm
bởi vì đã đến ba bốn lần ông mượn tích Tam Quốc rồi .Người ta còn nhắc
mãi đến bây giờ cái đèn xẻ rãnh của ông hồi mấy năm về trước,diễn cái
tích "Triệt Giang phò A Đẩu"lúc Tiệu Tử Long nhảy sang thuyền Tôn phu
nhân trên sông Ngô,trông cứ như thật .Cái tài làm đèn xẻ rãnh của ông
được nổi tiếng truyền ra xa rộng qua một vùng Kinh Bắc là từ cái đèn
"Triệt Giang phò A Đẩu " ấy .Cái tác phẩm ấy,ngày nay ông Cử Hai không
còn nhớ ra được là đã vào tay ai .Đến cái hình hài ông vào hồi ấy cũng
còn là chuyện bỏ qua nhuống hồ là một công trình tiểu xảo ấy thì ai đi
nhớ mà làm gì .
Mấy hôm nay ông nghĩ đầu đề làm đèn xẻ rãnh cho thằng Ngộ Lang,thực khó
hơn là tìm vận thơ gieo cho một bài bát cú phú đắc .Chưa biết nên diễn
cái tích gì,ông,hết ngày này sang ngày khác,chỉ ngồi bóc sẳn hạt bưởi và
chẻ những hạt na ra từng hai mảnh một .Hạt bưởi xâu vào que phơi
khô,tức là những cây nến cắm vào đèn giấy cho lũ trẻ con nhà thanh bạch
chơi đèn ngày rằm .Hạt na phơi nỏ nắng,sẽ là những cái đóm rất tốt,rất
thơm cho người ăn thuốc lào sự tiết kiệm và gọn ghẽ .Hút bằng ruột gà
khét lắm .
Cụ
Thượng nướng đỏ cái tiêm sắt vào ngọn đèn thổ hà,xiên mũi tiêm nóng vào
lòng hạt na,hút một điếu thuốc lào,thở khói phào .Mảnh hạt na vừa tàn
thì tro thuốc nơi nỏ điếu cũng vừa tụt gọn vào điếu .Gọn gàng và ngon
lành đến thế là cùng .
Cụ Thượng hỏi ông Cử Hai:
-Thế anh đã nghĩ làm đèn thế nào chưa ?
-Con định hỏi lại thầy về cái tích này xem có nên không .Là diễn một
tích trong truyện Ngô Việt Xuân Thu,lúc Phạm Lãi đem Tây Thi sang dâng
Ngô Phù Sai .
-Ừ,Phạm Lãi gặp Tây Thi giặt lụa ở bến Trữ La,hồi này có thú vị đấy
.Nhưng anh Cử định diễn đoạn nào ?Phải làm những quân gì ?Đừng nên làm
nhiều quân lắm .Cái sức luân chuyển của tán đèn đốt lửa chỉ cỏ chừng độ
thôi .Nếu dùng nhiều quân sứ quá, máy gạt ngang sẽ yếu đi nhiều
.
-Con đã nghĩ rồi .Cái rãnh chính là dùng để hình dung một con sông chảy
từ đất Việt sang đất Ngô .Ở rãnh phụ ấy đặt một cái máy gạt ăn vào hai
hình quân là Ngô Phù Sai và Ngũ Tử Tư .Ở nơi góc bên trái,cũng ở một cái
rãnh phụ nữa ,lại một chiếc gạt ăn vào một chiếc thuyền ở trên có hình
Phạm Lãi ngồi ;Ở cái rãnh chính thì có chiếc thuyền lớn ;Đấy là thuyền
Tây Thi tiến Ngô .
-Thế anh cho các quân ấy chạy và gặp nhau như thế nào ?
Ông Hai Cử dúng ngón tay trỏ vào cái đĩa dảm sứ có nước,vẽ xuống mặt án
thư mấy hình phác hoạ vị trí của từng quân đèn xẻ rãnh .
-Thưa thầy khi tán đèn quay,thì cái thuyền Tây Thi đi từ phía trái sang
phải .Khi thuyền gần tới hòn giả sơn,động đến cái láy gạt có cần thép ăn
vào hai quân Ngô Phù Sai và Ngũ Tử Tư,thì hai hình này cử động .
Ngô
Phù Sai sẽ ưỡn mình ra phía sau như là ngắm kỹ nàng Tây Thi ỏ trong cái
thuyền tiến cống đang đi thấu vào bờ cõi nước Ngô .Còn hình Ngũ Tử Tư
thì cử động hai tay như ôm lấy Phù Sai,can ngăn không nên thâu nhận lấy
cái hoạ Tây Thi .Về phía bên trái cổ đèn,khi thuyền Tây Thi vừa lướt qua
cái trục máy gạt ở rãnh phụ phía trái thì chiếc thuyền con có Phạm Lãi
lộn ngược đi khuất vào góc đèn ;Thầy nghĩ thế nào ?
-Anh dàn quân thông đấy .Thành ra hết ...bốn quân Tây Thi,Phạm Lãi,Phù
Sai,Ngũ Tử Tư,ừ,bốn quân va..hai con thuyền .Chưa lấy gì làm nặng quá
sức quay của tán đèn .Có thể thêm một quân nữa .
-Ý
thầy muốn thêm một quân Thái tể Bá Hy nữa,thưa thầy phải thế không
?Vâng, có cái ông hái tể nữa vào nó cũng vui trò .Phải thêm một cái máy
gạt nữa cho cái ông nịnh thần vong quốc này .Lúc thuyền Tây Thi
đến,trong truyện,chính Thấi tể Bá Hy ra đón Tây Thi,và từ đấy,đã gây
được công trạng lớn trong sự đưa Ngô vào đường diệt vong thoe đúng cái ý
Việt vương Câu Tiễn .
Cụ Thượng và ông Cử Hai ra công làm năm quan ấy cho chiếc đèn xẻ rãnh
lấy tên là"Ngô vương cự gián nạp Tây Thi" .
Công việc chẳng có gì,vậy mà cũng mất đến hơn mười hôm .Ông Cử Hai tìm
những mẫu nến bạch lạp rất to cháy còn thừa lại trên đầu các đèn nến
thiếc Sông Ngân trên bàn thờ .Và đi lục lọi thêm những mẫu khác nữa
trong tủ đẻ cho nó đủ .Mẫu nến của những kỳ giỗ xa xôi còn lại,vẫn chưa
mất hết hẳn những giọt nước mắt sáp của những ngày hương đèn năm trước
.Ông Cử Hai đem đốt chảy và họp thành được một tảng sáp lớn .
Ông
chuốt quân đèn xẻ rãnh và lấy sáp này làm cốt cho quân .Cũng may mà
những mẫu sáp thừa kia đủ dùng,chứ không thì cũng hơi rầy vì cái khoản
vật liệu này .
Độ này nhà túng lắm,mọi việc mua bán đều lấy tiết kiệm làm đầu .Đã hay
rằng ông huyện Thọ Xương vẫn có đưa ra luôn để cấp thêm vào việc chi
tiêu trong nhà,nhưng ông Cử Hai lấy thế làm phiền .
Thế là tạm xong mấy cái cốt hình người .Bây giờ mới bắt đầu làm đến đầu
người ,mặt người .Thằng Ngộ Lang ngồi chồm hổm bên cạnh bố,hỏi luôn
miệng:
-Tại sao cái mặt này cậu để trắng,cái mặt khác lại có hai chấm đỏ và cái
mặt kia cậu lại bôi đỏ hết cả đi ?
Cụ Thượng đang ngồi lấy mụn lụa xanh đỏ bó thành áo xiêm cho quân
sáp,cười và bảo:
-Cháu đừng có nghịch thì chóng có đèn chơi .Mặt trắng là quan văn .Mặt
đỏ là quan võ .Những người trung thần nghĩa sĩ cũng đều mặt đỏ cả .
Người
phản nịnh thì mặt trắng mốc điểm mấy vệt đỏ nhờ nhờ .
Ngộ Lang ngồi như nghĩ,chỉ vào lũ mặt người:
-Thế ra ông làm cho cháu một cái đèn có cả người nịnh và người
trung,quan văn và quan võ đấy à .Sao ông không cho quân đèn mặt đỏ tất
cả đi ?
Ông Cử Hai để công nhiều nhất khi gọt đầu người bằng mai cá mực,gọt đến
mặt Phạm Lãi và Tây Thi .Nàng Tây Thi phải có khuôn mặt đẹp đó là lẽ tất
nhiên .Nhưng nghĩ đến cái thú vị của một đời người như lúc Phạm Lãi dám
bỏ lại sau mình cả một cái giàu sang nhất nhì,đi chu du ngũ hồ,nghĩ đến
phút ấy trong cái sinh bình một người cổ tích,ông Cử Hai cũng làm kuôn
cho Phạm Lãi một cái mặt rất đẹp,cấy vào đấy một bộ râu năm chòm đen
nhánh .Ngộ Lang cũng tỏ ý thích cái đầu Phạm Lãi và cả cái đầu nàng Tây
Thi nữa .
Cái đèn xẻ rãnh đã hoàn thành .Cái tán đèn xẻ rãnh to quá .
Phải
thấp đến mười con bấc nơi đĩa đầu sở,cái sức mạnh của lửa mới quay chạy
được tán đèn .Ngày đầu tháng tám,ông Cử Hai đem đèn ra thử .
Có người học trò cũ ở Sơn Tây về qua Hà Nội,biết ông cử có con,đem đến
biếu thầy học cũ một cái bánh dẽo mặt trăng,mặt bánh to một thước,thế
nào lại nhầm ngay vào giữa hôm ông cử Hai thử đèn xẻ rãnh .Ông bày đèn
ra sân,đốt hết cả mười con bấc cháy sáng .Ông bày luôn ra sân bộ đồ
trà,mời cụ Thượng ra ngồi vào cái ghế đẩu đã để sẳ trước đèn .Cụ Thượng
ngồi ăn bánh,uống nước và trịnh trọng như người được mời tới để định
giải thưởng cho đèn xẻ rãnh .Rồi cả nhà mỗi người một miếng,trông vui vẻ
lạ .Vui nhất là Ngộ Lang .Cả đến con Tố Tâm bé thế mà cũng ăn được hai
mảnh bánh mặt trăng .
Quân
bắt đầu diễn vòng đầu .Mặt trước đèn có nến soi vào,sáng như một sân
khấu rạp tuồng .THuyền Tây Thi từ từ tiến vào sân khấu .Lú nàng vào được
đến phần ba sân khấu,lướt qua chiếc thuyền Phạm Lãi,động đến cái máy
gạt thứ nhất ở góc trái đèn,thì thuyền của Phạm Lãi quay vào trong và
lẩn mất .Nàng Tây THi vẫn xuôi trên sông Ngô rồi tiến vào nội phận của
đất Ngô .Cái máy gạt ở góc phải cổ đèn động đánh xịch một cái,thì trên
hòn núi giả sơn làm bằng giấy trang kim đốt đèn,Ngũ Tử Tư bắt đầu ôm lấy
Phù Sai với dáng điệu của người tôi trung hết sức ngăn chúa .Nhưng dưới
chân giả sơn,cái người nịnh thần là Thái tể Bá Hy đã đon đả đi gần lại
thuyền Tây Thi,giơ tay ra như đón lấy .Trên cái núi giấy,hai hình tôi và
chúa kia vẫn cử động như ban nãy,một người tỏ vẻ can ngăn,một người ra
bộ không chịu nghe .Thuyền Tây THi dưới này,đi sâu mãi vào đất Ngô và
khuất .Vậy là đủ một vòng đèn xẻ rãnh .
Ngộ Lang nhảy lên mà cười .Cái đèn này là của riêng nó để bày cổ ngày
rầm .Con Tố Tâm khoa mãi hai chân và hai tay có khoá bạc,và như muốn xà
xuống chỗ đèn sáng .Rồi nó khóc
.Mợ
Cử Hai bảo chồng:
-Hay là làm cho mỗi đứa một cái .Càng đông đèn cỗ càng vui .Giữa mâm
cỗ,bày một con gà uốn hình ông Lã Vọng .Ngộ Lang đã có đèn xẻ rãnh .Giờ
làm cho con Tố Tâm một chiếc đèn kéo quân,cho nó khác đi .
Ngay ngày hôm sau,ông Cử Hai lại túi bụi vào việc làm đèn kéo quân .Ông
đã đem một tập sách thơ cũ ra,lột mất mấy cái bìa sơn cậy,cắt bìa
ra,ghép hai mãnh bìa làm một,dán lậi làm hình người .Tố Tâm thì chỉ chơi
đến đèn kéo quân thôi .Nhưng dù sao,ông Cử Hai cũng để hết công phu vào
việc làm đèn .
Chiếc
đèn kéo quân của con Tố Tâm ,đến hôm bày cỗ rằm,cũng còn hơn các bàn cỗ
nhà khác ở chỗ nó có những hai chiếc tán kia,mỗi cái tán ăn vào một đĩa
đèn,một tán xoay vòng theo chiều thuận,một tán xoay theo vòng nghịch
.Đèn chạy hai vòng quân,một vòng trẩy đi,một vòng trẩy về,vui mắt lạ!Lại
còn đèn cá và thiềm thừ nữa .
Mợ Cử Hai ngâm sẳn một vại óc và bửa những quả bưỡi rất khéo,cốt giwũ
nguyên vẹn lần vỏ,trổ vào vỏ những hình trám thủng,để hôm sau con nó cắm
vào trong vỏ bưởi nững cây nến hạt bưởi khô,thắp lên rồi tha hồ mà lăn
tròn cái thứ đèn cù ấy trên mặt đất .
Ông Cử Hai tìm lên vùng Hồ Tây đặt rượu sen thứ có tăm .
Chưa Chưa bao giờ cái Tết Trung Thu nhà ông Cử Hai nhộn nhịp đến thế .
Hết
NGUYỄN TUÂN * ĐÈN ĐÊM THU
Đèn đêm thu
Hình
như năm nay thu nó về sớm hơn một kỳ; phải không hở anh Cử? Ông già sáu
mươi cài hết hàng khuy hổ phách nơi tà áo chiếc áo lụa Nguyễn tím than
đã bợt, ngẩng đầu hỏi người con đang soạn bộ đồ trà. Cậu Cử mở qua loa
cuốn lịch, thưa lại:
- Thưa thầy, lập thu vào ngày mồng một tháng bảy.
Ông già sáu mươi kêu: "Thảo nào!" và hỏi tiếp:
- Đến tháng tám này là đúng vào ngày đầy tuổi tôi con bé cháu Tố Tâm đấy
nhỉ?
- Dạ thưa thầy vâng.
- Một năm đủ mười hai tháng. Lên một, Tố Tâm nó chơi đèn được rồi đấy.
Năm nay anh Cử có định bày cỗ cho các cháu chơi tết Trung Thu không?
Dưới nhà, vọng lên tiếng trẻ khóc bú và tiếng đàn bà ru con. "A ơ... Tâm
ơi, Tâm ngủ đi Tâm... Để mợ ra đầm, gánh nước tưới hoa... à ơ...".
Ông
già tỳ cùi tay lên gối xếp da quang dầu, vuốt chòm râu bạc, nhìn ra cơn
heo may lay bức mành, làm gật gù bông cúc nơi chậu cây cảnh ngoài sân.
Ông già nét mặt nghiêm trang, bảo cậu Cử:
- Các con gọi tên con cái, nên gọi cho đúng. Tên cháu bé là Tố Tâm, thì
phải gọi đúng như thế. Sao lại ăn bớt đi mất một chữ. Không thể bảo như
thế là tiện là dễ gọi được. Người ngoài người ta cười cho.
Cậu Cử vội chạy xuống nhà rồi lại chạy lên ngay. Nói tiếp về việc bày cỗ
tháng tám, cậu Cử thưa:
- Đã đến mấy năm nay, nhà ta bỏ mất cái tục lệ ấy. Cứ kể có bày ra lại,
nó cũng vui nhà.
Dưới nhà, lại vẳng đưa lên cái giọng ru con ban nãy:
"à ơ, Tố Tâm thừa chút hương trời... à ơ ư...".
Ông cụ già bằng lòng. Người con dâu thứ ở nhà dưới ru trẻ theo cái ý của
ông già vừa ngỏ với cậu Cử. Cậu Cử cũng hài lòng vì vợ đã tỏ ra là một
người thuần thục, biết nghe lời gia huấn. Không những thế, mợ Cử còn tỏ
ra là người cũng võ vẽ thi ca nữa. Vì con gái út là một thứ hương thơm
bắt được của trời!
Thằng Ngộ Lang, đứa con đầu lòng lên bảy tuổi, chạy lên mách với cậu
Cử:
-
"Em Tố Tâm ngủ rồi cậu ạ". Rồi nó leo lên sập, nhảy vào lòng ông nội,
cũng đòi uống trà tàu. Cái lối chạy lên làm nũng ông nội như thế, và
được ông nội thỏa nhận, thằng Ngộ Lang đã có thói quen. Ông già sáu mươi
yêu cháu vô cùng. Có khi ông lại đọc cả thơ chữ Hán để cho đứa trẻ sớm
thông minh kia ngồi nhại mình. Nhớ được một hai câu ngũ ngôn ngăn ngắn,
nó lại chạy xuống bếp túm dải yếm mẹ và đọc sai gần hết để mợ Cử lại
phải phì cười chữa lại từng thanh âm một. Từ khi cụ Thượng Nam Ninh
không ở chức tổng đốc vùng xuôi, về trí sĩ ở Hà Nội, tại cái nhà ngói
chật hẹp phố Hàng Gai này, thằng Ngộ Lang là một cái vườn cảnh cho cụ
vui cái thú điền viên. Cụ khen cháu cụ là đĩnh ngộ. Mỗi bữa rượu sớm,
mỗi tuần trà trưa, cụ đều cho Ngộ Lang ngồi kèm một bên. Đã mấy mươi
lần, vợ chồng nhà Cử hai hết sức van xin ông đừng nuông cháu quá, sợ Ngộ
Lang đâm ra hỗn.
Cụ
Thượng phật ý, bảo dâu và con nếu không để cho cụ như thế thì cụ vào ở
trong huyện Thọ Xương vậy. Vợ chồng cậu Cử không biết làm thế nào, đành
cứ phải để Ngộ Lang mặc sức quấy và làm nũng ông nội. Cụ Thượng cười và
thôi không dọa vào ở trong huyện Thọ Xương, nơi mà người con trai cả lỵ
đã mấy năm nay. Thực thế, cái ý vào ở với cậu Cử cả, giờ là một ông quan
lệnh, ý đó chỉ là một lời dọa. Ông lệnh Thọ Xương đã mấy mươi lần đem
cả vợ con đến nhà hẹp phố Hàng Gai để rước cụ Thượng vào trong huyện ở
cho mát hơn rộng hơn.
Cụ
Thượng chỉ trả lời ông huyện Thọ Xương:
- Lần sau, anh được lúc việc quan thanh thản, có ra chơi ngoài phố này
với thầy, đừng có nên đem lính ra nhé. ồn lắm. Chúng nó có sinh vào thời
vua Lê chúa Trịnh, thì cho thêm vào cái đám Kiêu binh Tam phủ được đấy.
Thầy rất sợ hàng phố người ta nói vào.
Mấy lần sau ra thăm cha, ông huyện Thọ Xương không dám đem mấy tên lính
trọ trẹ ra theo nữa, nhưng đả động đến việc cũ, thì chỉ thấy cụ Thượng
trả lời:
- Thầy ở đâu thì cũng thế. Miễn là được tĩnh mạc là hơn cả. Anh cũng rõ
cái tính tôi vốn sợ cái bọn lính hầu cận và lại hay tránh sự giao thiệp.
Tôi tưởng vào ở tư thất một huyện nha nó phiền nhiễu lắm.
Thôi
anh cứ để tôi ở ngoài này.
Ông huyện Thọ Xương biết cha mình có bụng yêu chú Cử em hơn nên kiếm cớ
ra như thế, bèn nói dỗi:
- Dạ, con tưởng hồi trước thầy còn ở chức, sự giao thiệp và đưa đón
những tạp khách cũng nhiều lắm, và nhiều không kể cho hết được, lại là
những cái gai mắt của toán lính hầu cận thầy. Một cái dinh Đốc bố đường,
thưa thầy, sai nha không phải là ít. Vậy mà con không thấy thầy phàn
nàn bao giờ cả.
Cụ Thượng hiểu ý, cười:
- Bởi thế cho nên tôi mới thèm đến sự an nhàn lúc được dưỡng lão. Vả lại
thầy ở ngoài này nó quen đi rồi. Bao giờ anh được lùi về vườn và nếu
trời còn cho thầy sống một vài giáp nữa, ông con ta sẽ ở chung để sửa
sang một cái vườn có đủ hoa bốn mùa. Anh không lo rằng chậm. Thôi, cứ để
thầy ở ngoài này.
Cụ vừa trả lời ông huyện Thọ Xương vừa nhìn ông Cử hai đứng sau người
anh, có ý bảo thầm người con thứ rằng: "Bao giờ thầy cũng chỉ muốn ở với
con, bởi vì con có tâm hồn giống như ta". Rồi ngắt sang câu chuyện
khác, cụ hỏi:
- Các anh có nghe thấy ở các phường người ta đồn về cái tin đức Thành
Thái ngự du ra khánh thành cầu Bồ Đề với quan Toàn quyền Đô Mỹ như thế
nào không? Chắc ông huyện thì rõ nhiều hơn là em Cử nó. Mấy nhịp cầu tất
cả nhỉ! Hình như là chín nhịp đấy nhỉ?
Thường
mỗi một lần từ chối lời mời mọc chí tình của người con cả, ông già lại
có một câu chuyện đánh trống lảng như thế, để giữ lấy hòa khí trong đám
"anh em chúng nó". Cùng là con cả, nhưng cụ Thượng đã thấy rõ ông Cử cả,
tức là ông huyện Thọ Xương đương chức kia, là một người có tâm thuật
rất hèn kém. Cũng là một giọt máu sinh đôi mà sao ông Cử cả và ông Cử
hai không giống nhau lấy mảy may, từ quan niệm nhân sinh cho đến từng
cái nhỏ nhặt hàng ngày. Cụ Thượng tin rằng khi cụ trăm tuổi đi rồi thì
ông huyện Thọ Xương dám làm mọi chuyện phương hại đến gia thanh. Cái
người ấy, thường cụ vẫn hạ mấy chữ "vô sở bất chí" những lúc nghĩ riêng
mình với mình: "Ta nằm xuống, là thằng này sẽ làm mất hết những chính
tích hay trong một đời làm quan của ta". Bởi chán về người con lớn đã
tìm được lối xuất thân, cụ càng nghĩ mà thương và yêu người con thứ.
Cũng là thân danh một ông cử nhân có vợ, có con, mà vẫn còn đơn giản như
ngày để chỏm.
Ông
Cử hai có khoa mà không có hoạn, và cái khoa mục ấy giá không nói ra
thì không ai biết. Người có hoa tay, thêm được chút tâm hồn lãng tử, nên
ông Cử hai sống cuộc đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi. Người
ấy, thực là một người không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với
nhân sinh. Ông ta sinh ra để mà đùa với cuộc sống và bắt đầu từ việc đem
ngay cái tài hoa của mình ra mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế mình.
Hồi
cụ Thượng còn nhậm ở dưới Sơn Nam hạ, cái gia đình lớn ấy chưa quy về
một mối, ông Cử hai quanh năm đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đông Nam
Đoài Bắc. Không cần phụ huynh học sinh xử hậu hay bạc, không cần địa
phương ấy là có đất văn tự hoặc dân ấy là có nếp văn chương muốn cầu học
chữ của thầy, có khi tới ở đó ít ngày, ngồi giảng bài chưa ấm phòng
học, ông đã quẩy khăn gói tráp điếu lên đường. Người tuổi tác có hỏi,
ông trả lời là vì cảnh ở đấy không dung được người. "Bực trượng nhân thử
nghĩ: cái gì mà nước chỉ chảy xiết không bao giờ tụ; cây trồng đến ba
năm bói không có quả; ớt nhấm không thấy cay; hoa chỉ có mùi thơm về
phần đêm; núi chỉ bằng đầu chứ không có chỏm ngọn, và mây trời không bao
giờ hiện đủ năm sắc. Cảnh như thế, tôi ngồi mà làm gì. Chữ thánh hiền
không phải ở chỗ nào cũng đem bố thí được".
Ông
Cử hai đi dạy học, đã lấy cái việc dạy học làm một mưu hồ khẩu mà y như
là đi ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích. Và những
lúc mỏi chân phải ngừng ở lại các thôn ổ, ông lại còn thỉnh thoảng
ngừng cả cái miệng giảng sách hoặc ngừng chấm nét son lên quyển bài, để
đề một bức châm lên lá quạt tặng bạn đồng song, để khắc chữ triện và
trạm trổ một hòn đá xù xì cho thành một con thạch ấn, để dúng ngón tay
trỏ vào chậu mực vẽ một bộ tứ bình thủy mặc có hình đủ bốn thứ cây cỏ tứ
hữu: cúc, trúc, lan, mai, treo chơi trên vách đất quán trọ nơi ngồi dạy
học.
Gần ngày tết nhất, người trưởng tràng lúc thu xong sổ đồng môn, chỉ khổ
lên vì đi tìm thầy. Tết mùng ba, ông Cử hai đã trốn khỏi nhà trọ từ hôm
trước để để đi ăn hàn thực và đi hội đạp thanh với các bạn sính làm thơ
tức cảnh. Tết Đoan ngũ, ông lên núi hái lá thuốc, những mong được như
hai người Lưu Nguyễn ngày xưa gặp tiên. Tết Trung thu ông lên chùa Thầy
ngắm trăng Chợ Giời họp trên đỉnh núi Sài Sơn. Gần tết Nguyên đán, nếu
chưa về nhà, thì ông ẩn ở trong một mái đình vắng nào để gọt cho hết một
lắp thủy tiên. Cái hành tung của người nghệ sĩ không chịu sống cho
người khác và hùa theo với người chung quanh ấy, thực khó mà dò hỏi.
Lùng
tìm cái dấu bàn chân một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra ngoài mưu
việc lớn, có lẽ còn dễ hơn đi đuổi theo ông Cử hai những lúc cái hứng
giang hồ ở người ông nổi dậy.
Từ ngày cụ Thượng nghiêm phụ về trí sĩ ở Hàng Gai, Hà Nội, ông Cử hai
không tha phương làm ăn nữa. Ông ở riệt ở nhà chép lại cuốn gia phả, và
sao được bao nhiêu pho Kinh mượn trên chùa Trấn Quốc cho cha. Thế rồi mợ
Cử sinh thêm được con Tố Tâm. Trước ngày ở cữ Tố Tâm, vườn lan nhà cụ
Thượng Nam Ninh ở Hàng Gai nở đều mấy chậu vừa Tiểu Kiều, Đại Kiều. Cụ
Thượng cha gọi thế là lan báo hỉ và đặt tên luôn cho cháu gái là Tố Tâm.
Mợ Cử hai, thấy chồng không ra mặt bất đắc chí và phẫn uất với buổi
giao thì nữa, chỉ ngày ngày thờ cha già và chơi với Ngộ Lang và Tố Tâm,
cũng vui cười hể hả thêm lên.
Một
hôm Mợ đã dám ru con rất to, như rót vào tai chồng:
Ba năm lưu lạc giang hồ,
Một ngày tu lại, cơ đồ vẫn nên.
Thằng Ngộ Lang và con Tố Tâm ngoan vô cùng. Thằng anh mến con em, nhiều
khi cắn cả má em để cho em vừa khóc vừa theo, ồn ào và dễ thương lạ. Con
Tố Tâm chưa đầy tuổi tôi, mà má đã lúm đồng tiền, mà mắt đã trong như
nước hồ thu. Ngắm con gái, anh hoa sớm lộ ra ngoài, mợ Cử hai có điều
ngài ngại. Buồn một cách thoảng qua thôi. Chỉ có một lần thằng Ngộ Lang
làm cho mẹ nó buồn sợ hơn hết là một buổi tối, nó vén màn the lên, kéo
mẹ nó đến gần cửa song có con tiện, chỉ cho mẹ nó xem một vừng trăng sớm
ló bên đầu hồi nhà.
- Mợ ơi, ra đây mà xem ông giăng.
- Ông giăng làm sao?
- Ông giăng đẹp lắm. Có hai cái cánh nhọn.
- Thế thì đẹp gì. Ông giăng có tròn thì mới đẹp chứ!
- Tròn cả không đẹp mợ ạ.
Từ lúc ấy, thằng Ngộ Lang cứ vắt tay lên trán mà ngắm giăng như một
người lớn đang suy nghĩ. Mỗi lần mẹ nó bảo bỏ lá màn xuống cho khỏi muỗi
thì nó lại sụt sịt khóc. Và nó cứ vắt tay lên trán nhìn vừng giăng lên
mỗi lúc một cao. Ông Cử hai vừa về, nó nhẩy choàng dậy, vui mừng như một
người đứng tuổi khi tìm được một tâm hồn bầu bạn, nó lôi tay bố nó xềnh
xệch đến chỗ chấn song, chỉ vừng giăng bạc có cánh nhọn và nói:
- Ban nãy ông giăng khéo hơn bây giờ kia cậu ạ. Ngộ Lang nằm chờ mãi mà
không thấy mây che lấy ông giăng của Ngộ Lang.
Thế
đêm nay có mây không hở cậu?
Vợ chồng ông Cử hai nhìn nhau hồi lâu, chốc lại liếc qua Ngộ Lang đứng
bần thần bên cửa sổ có ánh giăng xuyên qua. Người vợ hình như lấy cặp
mắt lo lắng bảo thầm chồng: "Tính di truyền giọt máu nhà lại bắt chúng
ta cho ra đời một tên tài tử nữa rồi" để cho người chồng nghĩ thêm rằng:
"Đời thằng Ngộ Lang rồi cũng chỉ đến lăng băng mà thôi. Cái vừng giăng
lưỡi liềm kia sau này còn lôi kéo cái thơ mộng Ngộ Lang kia đi xa lắm.
Việc ấy cũng là số mệnh định cả và điềm ra như thế".
Qua ngày Tết Trung Nguyên, ông Cử hai để tâm vào việc sắm cỗ tết Trung
Thu cho hai trẻ Ngộ Lang và Tố Tâm và vợ chồng cũng quên cái việc Ngộ
Lang mê cái bóng giăng lưỡi liềm đêm trước.
Mấy hôm nay, ông Cử hai chạy suốt ngày như một người bận rộn nhiều lắm.
Chốc chốc lại tha về mấy cái mai cá mực, hoặc ít mụn nhiễu đủ các màu
tươi và bao nhiêu là giấy hàng mã cùng là que nứa và dây lạt. Ông Cử
hai, một người tài hoa giang hồ, đến cái tuổi chán sự bay nhảy và đã
nghĩ đến chuyện vui cùng gia đình.
Người ấy đã hồi tâm lại, mong gây cái êm ấm cho gia đình vào một ngày
tết của con trẻ. Người ấy đi kiếm các vật liệu để làm cho lũ con một cái
đèn xẻ rãnh.
Từ
trước tới giờ cái người ấy có sao Thiên Cơ chiếu vào hoa tay, chỉ đi
làm đèn xẻ rãnh ở những chỗ đầu sông ngọn nguồn cho các thứ trẻ con
thiên hạ, hồ mong trả cái nợ áo cơm đối với những người bao dung mình
vào những ngày và tháng bẽ bàng.
Mấy ngày liền liền, ông Cử hai nghĩ tìm một cái đầu đề mới lạ cho đèn xẻ
rãnh. Hay là lấy sự tích Tam Quốc ra làm? Không thấy hứng lắm, bởi vì
đã đến ba bốn lần ông mượn tích Tam Quốc rồi. Người ta còn nhắc mãi đến
bây giờ cái đèn xẻ rãnh của ông hồi mấy năm về trước, diễn cái tích
"Triệt giang phò A Đẩu" lúc Triệu Tử Long nhẩy sang thuyền Tôn phu nhân
trên sông Ngô, trông cứ như thật. Cái tài làm đèn xẻ rãnh của ông được
nổi tiếng truyền rộng ra một vùng Kinh Bắc là từ cái đèn "Triệt giang
phò A Đẩu" ấy. Tác phẩm chỉ độc có một cái ấy, ngày nay ông Cử hai không
còn nhớ ra được là đã vào tay ai. Hình hài ông vào hồi ấy cũng còn là
chuyện bỏ qua, huống hồ chỉ là một công trình tiểu xảo kia! Ai đi nhớ mà
làm gì!
Mấy
hôm nay ông nghĩ đầu đề làm đèn xẻ rãnh cho thằng Ngộ Lang, thực khó
hơn là tìm vận thơ gieo cho một bài bát cú phú đắc. Chưa biết nên diễn
cái tích gì đây! Hết ngày ấy sang ngày khác, ông ngồi bóc sẵn hạt bưởi
và chẻ những hạt na ra từng hai mảnh một. Hạt bưởi xâu vào que phơi khô,
tức là những cây nến cắm vào đèn giấy cho lũ trẻ con nhà nghèo chơi đêm
ngày rằm.
Cụ Thượng nướng đỏ cái tiêm sắt vào ngọn đèn thổ hà, xiên mũi tiêm nóng
vào lòng mảnh hạt na, hút một điếu thuốc lào, thở khói pháo. Mảnh hạt na
vừa tàn thì tro thuốc nơi nõ điếu cũng vừa tụt gọn vào điếu. Gọn gàng
và ngon lành đến thế là cùng. Cụ Thượng hỏi ông Cử hai:
- Thế anh đã nghĩ làm đèn như thế nào chưa?
- Con định hỏi lại thầy về cái tích này xem có nên không. Là diễn một
tích trong truyện Ngô Việt Xuân Thu, lúc Phạm Lãi đem Tây Phi sang dâng
Ngô Phù Sai.
- ừ, Phạm Lãi gặp Tây Thi giặt lụa ở bến Trữ La, hồi này thú vị đấy.
Nhưng anh Cử định diễn từ đoạn nào? Phải làm những quân gì?
Đừng
nên làm nhiều quân lắm. Cái sức luân chuyển của tán đèn đốt lửa chỉ có
chừng độ thôi. Nếu dùng nhiều quân quá, sức máy gạt ngang sẽ yếu đi
nhiều.
- Con đã nghĩ rồi. Cái rãnh chính để hình dung một con sông chảy từ đất
Việt sang đất Ngô. ở phía bên phải chiếc đèn, đắp một hòn núi giả hơi
cao. ở rãnh phụ ấy đặt một cái máy gạt ăn vào hai hình quân Ngô Phù Sai
và Ngũ Tử Tư. ở nơi góc bên trái, cũng ở một cái rãnh phụ nữa, lại một
chiếc máy gạt ăn vào một chiếc thuyền ở trên có hình Phạm Lãi ngồi. ở
cái rãnh chính thì có chiếc thuyền lớn. Đấy là thuyền Tây Thi tiến Ngô.
- Thế anh cho các quân ấy chạy và gặp nhau như thế nào?
Ông Cử hai dúng ngón tay trỏ vào cái đĩa dầm sứ có nước, vẽ xuống mặt án
thư mấy hình phác họa vị trí của từng quân đèn xẻ rãnh.
- Thưa thầy, khi tán đèn quay, thì cái thuyền Tây Thi đi từ phía trái
sang phải. Khi thuyền gần tới hòn núi giả, động đến cái máy gạt có cần
thép ăn vào hai quân Ngô Phù Sai và Ngũ Tử Tư, thì hai hình này cử động.
Ngô
Phù Sai sẽ ưỡn mình ra phía sau như là ngắm kỹ nàng Tây Thi ở trong cái
thuyền tiến cống đang đi thấu vào bờ cõi nước Ngô. Còn hình Ngũ Tử Tư
thì cử động hai tay như là ôm lấy Ngô Phù Sai, can ngăn không nên thâu
nhận lấy cái họa Tây Thi. Về phía bên trái cỗ đèn, khi thuyền Tây Thi
vừa lướt qua cái trục máy gạt ở rãnh phụ phía trái, thì chiếc thuyền con
có Phạm Lãi lộn ngược đi khuất vào góc đèn. Thầy nghĩ thế nào?
- Anh dàn quân thông đấy. Thành ra hết bốn quân Tây Thi, Phạm Lãi, Phù
Sai, Ngũ Tử Tư, ừ, bốn quân và... hai con thuyền. Chưa lấy gì làm nặng
quá sức quay của tán đèn. Có thể thêm một quân nữa.
- ý thầy muốn thêm một quân Thái Tể Bá Hy nữa, thưa thầy phải thế không?
Vâng, có cái ông Thái Tể nữa vào nó cũng vui trò. Phải thêm một cái gạt
nữa cho cái ông nịnh thần vong quốc này. Lúc thuyền Tây Thi đến, trong
truyện, chính Thái Tể Bá Hy ra đón Tây Thi, và từ đấy, đã đưa Ngô vào
đường diệt vong theo đúng cái kế hoạch của Việt vương Câu Tiễn.
Cụ
Thượng và ông Cử hai ra công làm năm quân ấy cho chiếc đèn xẻ rãnh lấy
tên là "Ngô vương cự gián nạp Tây Thi".
Công việc chẳng có gì, vậy mà cũng mất đến hơn mười hôm. Ông Cử hai tìm
những mẩu nến bạch lạp rất to cháy dở còn thừa lại trên đầu các đèn nến
thiếc Sông Ngân nơi bàn thờ. Và đi lục lọi thêm những mẩu khác nữa trong
tủ để cho nó đủ. Mẩu nến của kỳ giỗ xa xôi sót lại, vẫn chưa mất hết
hẳn những giọt nước mắt sáp của những ngày hương đèn năm trước. Ông Cử
hai đem đốt chảy và hợp thành được một tảng sáp lớn. Ông chuốt quân đèn
xẻ rãnh và lấy sáp này làm cốt cho quân. Cũng may mà những mẩu sáp thừa
kia đủ dùng, chứ không thì cũng hơi rầy vì cái khoản vật liệu này. Độ
này nhà túng lắm, mọi việc mua bán đều phải lấy tiết kiệm làm đầu. Đã
hay rằng ông huyện Thọ Xương vẫn có đưa ra luôn để đỡ thêm vào việc chi
tiêu trong nhà, nhưng ông Cử hai vẫn lấy thế làm phiền.
Thế là tạm xong được mấy cái cốt hình người. Bây giờ mới bắt đầu làm đến
đầu người, mặt người. Thằng Ngộ Lang ngồi chồm hổm bên cạnh bố, hỏi
luôn miệng:
- Tai sao cái mặt này cậu để trắng, cái mặt khác lại có hai chấm đỏ, và
cái mặt kia cậu lại bôi đỏ hết cả đi?
Cụ
Thượng đang ngồi lựa mụn lụa xanh đỏ bó thành quần áo cho quân sáp,
cười và bảo:
- Cháu đừng có nghịch thì mới chóng có đèn chơi. Mặt trắng là quan văn.
Mặt đỏ là quan võ. Những người trung thần nghĩa sĩ cũng đều mặt đỏ cả.
Người phản nịnh thì mặt trắng mốc có điểm mấy vệt đỏ nhờ nhờ.
Ngộ Lang chỉ vào lũ mặt người:
- Thế ra ông làm cho cháu một cái đèn có cả người nịnh và người trung,
quan văn và quan võ đấy à. Sao ông không cho quân đèn mặt đỏ tất cả đi?
Ông Cử hai gọt đầu người bằng mai cá mực, để công nhiều nhất khi gọt đến
mặt Phạm Lãi và Tây Thi. Nàng Tây Thi tất nhiên phải có khuôn mặt đẹp.
Nhưng nghĩ đến cái thú vị của một đời người như lúc Phạm Lãi dám bỏ lại
sau mình cả một cái giàu sang nhất nhì mà đi chu du Ngũ hồ, nghĩ đến
phút ấy trong cái sinh bình một người xưa, ông Cử hai cũng làm luôn cho
Phạm Lãi một cái mặt rất đẹp, cấy vào đấy một bộ râu năm chòm đen nhánh,
Ngộ Lang cũng tỏ ý thích cái đầu Phạm Lãi và cả cái đầu nàng Tây Thi
nữa.
Đèn xẻ rãnh đã hoàn thành.
Cái
tán đèn xẻ rãnh to quá. Phải thắp đến mười con bấc nơi đĩa dầu sở, cái
sức mạnh của lửa mới quay chạy được tán đèn. Ngày đầu tháng tám, ông Cử
hai đem đèn ra thử.
Có người học trò cũ ở Sơn Tây về qua Hà Nội, biết ông Cử hai có con, đem
đến biếu thầy học cũ một cái bánh dẻo mặt trăng, mặt bánh to một thước,
thế nào lại nhằm ngay vào giữa hôm ông Cử hai thử đèn xẻ rãnh. Ông bày
đèn ra sân, đốt hết cả mười con bấc cháy sáng.
Ông
bày luôn ra sân bộ đồ trà, mời cụ Thượng ra ngồi vào cái ghế đẩu đã để
sẵn trước đèn. Cụ Thượng ngồi, ăn bánh, uống nước và trịnh trọng như một
người được mời tới để định giải thưởng cho đèn xẻ rãnh. Rồi cả nhà, mỗi
người một miếng, trông vui vẻ lạ. Vui nhất là Ngộ Lang. Cả đến con Tố
Tâm bé thế mà cũng ăn được hai mảnh bánh mặt trăng.
Quân đèn bắt đầu diễn vòng đầu. Mặt trước đèn có nến soi vào, sáng như
một sân khấu rạp tuồng thu bé lại. Thuyền Tây Thi từ từ tiến vào sân
khấu. Lúc nàng vào được đến phần ba lòng sân khấu, lướt qua chiếc thuyền
Phạm Lãi, động đến cái máy gạt thứ nhất ở góc trái đèn, thì thuyền của
Phạm Lãi quay vào trong và lẩn mất.
Nàng
Tây Thi vẫn xuôi trên sông Ngô rồi biến vào nội địa đất Ngô. Cái máy
gạt ở góc phải cỗ đèn động đánh xịch một cái nữa, thì trên hòn núi giả
làm bằng giấy trang kim đốt đen, Ngũ Tử Tư bắt đầu ôm lấy Phù Sai với
dáng điệu của người tôi trung hết sức ngăn chúa. Nhưng dưới chân giả
sơn, cái người nịnh thần Thái Tể Bá Hy đã đon đả đi gần lại thuyền Tây
Thi, giơ tay ra đón lấy. Trên cái núi giấy, hai hình tội chúa kia vẫn cử
động như ban nãy, một người tỏ vẻ can ngăn, một người vùng vằng không
chịu nghe. Thuyền Tây Thi dưới này, đi sâu mãi vào đất Ngô và khuất hẳn.
Vậy là đủ một vòng đèn xẻ rãnh.
Ngộ Lang nhảy lên mà cười. Cái đèn này là của riêng nó để bày cỗ ngày
rằm. Con Tố Tâm khoa mãi hai chân và hai tay như muốn sà xuống chỗ đèn
sáng. Rồi nó khóc.
Mợ
Cử hai bảo chồng:
- Hay là làm cho mỗi đứa một cái. Càng đông đèn, cỗ càng vui. Giữa mâm
cỗ, bày một con gà uốn hình ông Lã Vọng. Ngộ Lang đã có đèn xẻ rãnh. Giờ
làm cho con Tố Tâm một chiếc đèn kéo quân, cho nó khác đi.
Ngay ngày hôm sau ông Cử hai lại túi bụi vào việc làm đèn kéo quân. Ông
đã đem một tập sách thơ cũ ra, lột mất mấy cái bìa sơn cậy, cắt bìa ra,
ghép hai mảnh bìa làm một, dán lại làm hình người, Tố Tâm thì chỉ chơi
đến đèn kéo quân thôi. Nhưng dù sao, ông Cử hai cũng để hết công phu vào
việc làm đèn. Chiếc đèn kéo quân của con Tố Tâm, đến hôm bày cỗ rằm,
cũng còn hơn các bàn cỗ nhà khác ở chỗ nó có những hai chiếc tán kia,
mỗi cái tán ăn vào một đĩa đèn, một tán xoay vòng theo chiều thuận, một
tán xoay theo vòng nghịch. Đèn chạy, hai vòng quân, một vòng trẩy đi,
một vòng trẩy về, vui mắt lạ!
Lại
còn đèn cá và thiềm thừ nữa. Mợ Cử hai ngâm sẵn một vại ốc và bửa những
quả bưởi rất khéo, cốt giữ nguyên vẹn lần vỏ, trổ vào vỏ những hình
trám thủng, để hôm sau con nó thắp lên rồi tha hồ mà lăn tròn cái thứ
đèn cù ấy trên mặt đất. Ông Cử hai tìm lên vùng Hồ Tây đặt rượu sen thứ
có tăm. Chưa bao giờ cái tết Trung Thu nhà ông nhộn nhịp cả nhà đến như
thế.
Rút từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời,
Nxb Mai Lĩnh, Hà Nội, 1940
THƠ NGÔ MINH HẰNG * THU MONG ĐỢI
THU MONG ĐỢI
Ngô Minh Hằng
Thu chô/n tha hương lá đỏ cành
Nắng vàng và nắng cũng mong manh
Mẹ ơi, con với trời thu lạ
Từng bước chân đau cuộc lữ hành
Con, cánh chim đơn lạc cuối trời
Lòng đầy thương tích buổi chia phôi
Hờn ai đem máu pha hồng biển
Giận kẻ làm xương trắng cõi người !
Tim cũng đau nhừ theo dấu chân
Nhìn nẻo đường xa, xót nỗi gần
Dưa tay bưng mặt. Mưa hay lệ ?
Mưa, lệ quay cuồng. Ôi thế nhân!
Con đợi mưa xanh, gọi nắng vàng
Bao năm mắt lệ khóc quan san!
Lá rơi hay mảnh lòng rơi, Mẹ ?
Mà vọng thanh âm, tiếng phũ phàng ...
Mà vọng đau buồn ngút tận mây
Trời ơi, vóc mẹ cứ hao gầy
Trời ơi, con mẹ xa nhau mãi
Biết đến bao giờ gặp mẹ đây !
Mong một thu hiền, thu nắng vui
Con về vơ/i mẹ, núi sông ơi
Mẹ con ta chẳng đau buồn nữa
Và nước non mình lại sáng tươi !
Ngô Minh Hằng
Ngô Minh Hằng
Thu chô/n tha hương lá đỏ cành
Nắng vàng và nắng cũng mong manh
Mẹ ơi, con với trời thu lạ
Từng bước chân đau cuộc lữ hành
Con, cánh chim đơn lạc cuối trời
Lòng đầy thương tích buổi chia phôi
Hờn ai đem máu pha hồng biển
Giận kẻ làm xương trắng cõi người !
Tim cũng đau nhừ theo dấu chân
Nhìn nẻo đường xa, xót nỗi gần
Dưa tay bưng mặt. Mưa hay lệ ?
Mưa, lệ quay cuồng. Ôi thế nhân!
Con đợi mưa xanh, gọi nắng vàng
Bao năm mắt lệ khóc quan san!
Lá rơi hay mảnh lòng rơi, Mẹ ?
Mà vọng thanh âm, tiếng phũ phàng ...
Mà vọng đau buồn ngút tận mây
Trời ơi, vóc mẹ cứ hao gầy
Trời ơi, con mẹ xa nhau mãi
Biết đến bao giờ gặp mẹ đây !
Mong một thu hiền, thu nắng vui
Con về vơ/i mẹ, núi sông ơi
Mẹ con ta chẳng đau buồn nữa
Và nước non mình lại sáng tươi !
Ngô Minh Hằng
BIỂN THU
(Để nhớ mùa Thu 2004 thăm biển CA)
Tháng Mười tôi đến Cali
(Để nhớ mùa Thu 2004 thăm biển CA)
Tháng Mười tôi đến Cali
Lá thu ửng má dậy thì mùa
Thu
Núi cao mỏng trắng sương
mù
Bao la mặt biển xanh như lòng
trời
Bên ghềnh, sóng hát chơi
vơi
Lắng nghe lời sóng, hồn tôi
chợt buồn ...
Vì như từ đáy đại
dương
Vang lên tiếng thét đau
thương, não nùng
Tự Do !!! ôi, đắt vô cùng
!!!
Thịt xương tan nát, máu hồng
tuôn rơi ...
Nào điên cuồng sóng trùng
khơi
Nào dao hải tặc giết người
thảm thương !!!
Vì bên kia Thái Bình
Dương
Tôi còn dân tộc quê hương đợi
chờ ...
Còn đời đói khổ em
thơ
Mẹ già còn lệ bơ vơ đoạn
trường
Còn trong tù ngục vô
lương
Những lòng gang thép, quật
cường, đấu tranh!
Cho mai, một sớm thu
lành
Cờ vàng rực rỡ từ thành đến
quê
Cho ngày thăm biển
Cali
Ngắm thu má đỏ dậy thì, tròn
vui ....
Biển ơi .... tôi nhớ quê
tôi....
Nhớ không hỡi biển, xác người
chìm sâu....
Ngô Minh Hằng
THƠ LƯU TRỌNG LƯ
TIẾNG THUEm không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Ngô Minh Hằng
THƠ LƯU TRỌNG LƯ
TIẾNG THUEm không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
TRĂNG LÊN
VØng
træng lên mái tóc mây,
M¶t tr©i thu tånh mÖ say hÜÖng nÒng.
M¡t em là m¶t giòng sông,
ThuyŠn ta bÖi l¥ng trong dòng m¡t em.
M¶t tr©i thu tånh mÖ say hÜÖng nÒng.
M¡t em là m¶t giòng sông,
ThuyŠn ta bÖi l¥ng trong dòng m¡t em.
Khi thu rụng lá - thơ
Em có bao giờ nói với anh,
Những câu tình tứ, thuở ngày xanh,
Khi thu rụng lá, bên hè vắng,
Tiếng sáo ngân nga, vẳng trước mành.
Em có bao giờ nghĩ tới anh,
Khi tay vịn rủ lá trên cành ?
Cười chim, cợt gió, nào đâu biết:
Chua chát lòng anh biết mấy tình ?
Lòng anh như nước hồ thu lạnh,
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà...
Ngày tháng anh mong chầm chậm lại,
Hững hờ em mặc tháng ngày qua...
Mùa đông đến đón ở bên sông,
Vội vã cô em đi lấy chồng,
Em có nhớ chăng ngày hạ thắm:
Tình anh lưu luyến một bên lòng ?
Em có bao giờ nói với anh,
Những câu tình tứ, thuở ngày xanh,
Khi thu rụng lá, bên hè vắng,
Tiếng sáo ngân nga, vẳng trước mành.
Em có bao giờ nghĩ tới anh,
Khi tay vịn rủ lá trên cành ?
Cười chim, cợt gió, nào đâu biết:
Chua chát lòng anh biết mấy tình ?
Lòng anh như nước hồ thu lạnh,
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà...
Ngày tháng anh mong chầm chậm lại,
Hững hờ em mặc tháng ngày qua...
Mùa đông đến đón ở bên sông,
Vội vã cô em đi lấy chồng,
Em có nhớ chăng ngày hạ thắm:
Tình anh lưu luyến một bên lòng ?
Đây Mùa Thu Tới
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây muà thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây muà thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 036
THƠ CUNG TRẦM TƯỞNG
mùa
thu Paris
Mùa thu Paris
Tr©i buÓt ra Çi.
HËn em quán nhÕ
RÜng rÜng rÜ®u Ç° tràn ly
Mùa thu Çêm mÜa
PhÓ cÛ hè xÜa
Công trÜ©ng lá Ç°
Ngóng em kiên kh° phút gi©.
Thu Ngây
Mùa thu Paris
Tr©i buÓt ra Çi.
HËn em quán nhÕ
RÜng rÜng rÜ®u Ç° tràn ly
Mùa thu Çêm mÜa
PhÓ cÛ hè xÜa
Công trÜ©ng lá Ç°
Ngóng em kiên kh° phút gi©.
Mùa thu âm thÀm,
Bên vÜ©n Løc Xâm(1)
NgÒi quen gh‰ Çá
Không em buÓt giá tØ tâm
Bên vÜ©n Løc Xâm(1)
NgÒi quen gh‰ Çá
Không em buÓt giá tØ tâm
Mùa thu nÖi Çâu?
NgÜ©i em m¡t nâu
Tóc vàng s®i nhÕ
Mong em chín ÇÕ trái sÀu
NgÜ©i em m¡t nâu
Tóc vàng s®i nhÕ
Mong em chín ÇÕ trái sÀu
Mùa thu Paris
Dâng tràn Çôi mi
NgÜ©i em gác tr†
Sang anh gót nhÕ thÀm thì.
Dâng tràn Çôi mi
NgÜ©i em gác tr†
Sang anh gót nhÕ thÀm thì.
Mùa thu không l©i
Sao nhåt Çôi môi!
Em buÒn trä l©i
H©n quên, hÓi cäi cu¶c Ç©i.
Sao nhåt Çôi môi!
Em buÒn trä l©i
H©n quên, hÓi cäi cu¶c Ç©i.
Mùa thu! Mùa thu!
Mây tr©i âm u
Yêu em Ƕ lÜ®ng
Trông em, tâm tܪng giam tù
Mùa thu!... Tr©i Öi! Tình thu!
Mây tr©i âm u
Yêu em Ƕ lÜ®ng
Trông em, tâm tܪng giam tù
Mùa thu!... Tr©i Öi! Tình thu!
Cung TrÀm Tܪng
Thu Ngây
Tác giả: Cung Trầm Tưởng
Về đây tôi gặp lại mùa
Thu nghìn thu cũ về lùa nắng trong Thu về bằng lối rêu phong Bánh xe diệu nghệ khép vòng thời niên Trời nong chật nỗi thu phiền Hồn cây hồng mộc ngợp miền thu Tây Tôi về lạc lối thu ngây Rừng thu tiếng sóc nghe gầy tim hao Ôi thông xanh ôi hồng đào Phong rêu mấy thuở hồn nào không đau |
THƠ ĐINH HÙNG
Bài
Hát Mùa Thu
Hôm nay có
phäi là thu?
Mây næm
xÜa Çã phiêu du trª vŠ.
Cäm vì em
bܧc chân Çi,
Nܧc nghiêng
m¥t ng†c lÜu ly ph§t buÒn.
Ai vŠ xa mãi
cô thôn,
M¶t mình
trông khói hoàng hôn nh§ nhà?
Ngày em m§i
bܧc chân ra,
Tuy r¢ng cách
m¥t lòng ta chÜa sÀu.
Náng trôi
vàng chäy vŠ Çâu?
Hôm nay m§i
th¿c b¡t ÇÀu vào thu.
ChiŠu xanh tr¡ng
bóng mây xÜa,
Mây næm
xÜa Çã phiêu du trª vŠ.
Rung lòng dܧi
bܧc em Çi,
Lá vàng
låi g®i phân ly mÃt rÒi.
Tr©i hÒng
chác má em tÜÖi,
Nܧc trong
chác miŒng em cÜ©i thêm
xinh.
Em Çi hoài
cäm m¶t mình,
Hai lòng riêng
Ç‹ mÓi tình cô ÇÖn.
Hôm nay tܪng
mát em buÒn,
ñã trông
thÃp thoáng ng†n cÒn bóng
sÜÖng.
Lånh lúng
chæng gió tha hÜÖng?
Em vŠ bên Çó,
ai thÜÖng em cùng?
(ñÜ©ng Vào Tình
Sº)
Gửi Người Dưới Mộ
Trời cuối thu rồi - Em ở đâu ?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu ?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.
Em mộng về đâu ?
Em mất về đâu ?
Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu,
Đấy màu hương khói là màu mắt xưa.
Em đã về chưa ?
Em sắp về chưa ?
Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ
Ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn.
Em hãy cười lên vang cõi âm,
Khi trăng thu lạnh bước đi thầm.
Những hồn phiêu bạt bao năm trước,
Nay đã vào chung một chỗ nằm.
Cười lên em!
Khóc lên em!
Đâu trăng tình sử,
Nép áo trần duyên?
Gót sen tố nữ
Xôn xao đêm huyền.
Ta đi, lạc xứ thần tiên,
Hồn trùng dương hiện bóng thuyền U Minh.
Ta gởi bài thơ anh linh,
Hỏi người trong mộ có rùng mình?
Nắm xương khô lạnh còn ân ái ?
Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?
Hỡi hồn tuyết trinh!
Hỡi người tuyết trinh!
Mê em, ta thoát thân hình,
Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm.
Em có vui thêm?
Em có buồn thêm?
Ngồi bên cửa mộ,
Kể cho ta biết nỗi niềm.
Thần chết cười trong bộ ngực điên,
Ta nghe em thở tiếng ưu phiền.
Nỗi lòng xưa dậy tan Thanh Vắng.
Hơi đất mê người - Trăng hiện lên.
THƠ NGUYỄN BÍNH
Cây bàng cuối thu
Nguyễn Bính
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay lá thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá luồn qua song.
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây!
Quạnh hiu như tấm thân này
Lại âm thầm sống những ngày gió mưa...
Thu rơi từng cánh
Nguyễn Bính
Mùa thu hoa cúc lại tàn
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lạnh phòng không
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương,
Có người cung nữ họ Vương
Lên lầu nhìn dải sông Hương nhớ nhà.
Nguyễn Bính
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay lá thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá luồn qua song.
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây!
Quạnh hiu như tấm thân này
Lại âm thầm sống những ngày gió mưa...
Thu rơi từng cánh
Nguyễn Bính
Mùa thu hoa cúc lại tàn
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lạnh phòng không
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương,
Có người cung nữ họ Vương
Lên lầu nhìn dải sông Hương nhớ nhà.
Chức Nữ Ngưu Lang
Trên trời Chức Nữ với Ngưu Lang
Một dải sông Ngân lệ mấy hàng
Tản ĐàSông Ngân nước chảy hững hờ
Ngưu Lang ngồi khóc bên bờ sông Ngân
Một năm gặp được mấy lần!
Anh khổ vô ngần Chức Nữ em ơi!
Đôi ta chẳng hợp lòng trời
Một dòng nước bạc ngăn đôi chung tình
Chẳng cho liền cánh liền cành
Đày em trên ấy, đọa anh dưới này.
Lạc loài đôi lứa thơ ngây
Một năm sống để một ngày gặp nhau.
Đôi ta có tội gì đâu
Cớ sao chim chẳng bắc cầu cho qua?
Có chăng tội với Trời già
Chẳng qua là tội đôi ta chung tình.
Dây oan mình buộc lấy mình
Con sông bất bình chảy mãi về xuôi...
Bao giờ Chức Nữ em ơi!
Cho giời nghĩ lại, cho giời quay đi!
Xuân xanh để lỗi một thì
Anh là bướm dại yêu gì được hoa!
Mênh mang một dải Ngân hà
Tình sao không phụ mà ra phụ tình!
Con tằm là lụy ba sinh
Mà em là lụy của anh muôn đời
Em là con gái nhà trời
Còn anh con cái nhà người thường dân
Yêu em có vạn có ngàn
Nhưng cha chẳng chứng cho bàn tay không!
Anh chưa tên chiếm bảng rồng
Lấy đâu xe bóng ngựa hồng vinh qui?
Cưới em bằng tấm tình si
Đò không chở thí, lấy gì sang sông?
Tên em anh khắc bên lòng
Bụi hồng vương lấy má hồng thương anh!
Vì cha chẳng đoái duyên mình
Anh đành sống để chung tình với em!
Đêm qua mới thực là đêm
Chân cứng đá mềm, Chức Nữ em ơi!
Bờ sông bên ấy gieo thoi
Sao em chẳng dệt một lời thơ anh?
Tơ trời mấy sợi mong manh
Biết anh có dệt nên hình gì không?
Một bờ sông, hai bờ sông
Một lòng! Anh dám hai lòng ở đâu!
Bao giờ cho hợp duyên nhau
Anh bắc nghìn cầu, Chức Nữ em ơi!
Trên trời Chức Nữ với Ngưu Lang
Một dải sông Ngân lệ mấy hàng
Tản ĐàSông Ngân nước chảy hững hờ
Ngưu Lang ngồi khóc bên bờ sông Ngân
Một năm gặp được mấy lần!
Anh khổ vô ngần Chức Nữ em ơi!
Đôi ta chẳng hợp lòng trời
Một dòng nước bạc ngăn đôi chung tình
Chẳng cho liền cánh liền cành
Đày em trên ấy, đọa anh dưới này.
Lạc loài đôi lứa thơ ngây
Một năm sống để một ngày gặp nhau.
Đôi ta có tội gì đâu
Cớ sao chim chẳng bắc cầu cho qua?
Có chăng tội với Trời già
Chẳng qua là tội đôi ta chung tình.
Dây oan mình buộc lấy mình
Con sông bất bình chảy mãi về xuôi...
Bao giờ Chức Nữ em ơi!
Cho giời nghĩ lại, cho giời quay đi!
Xuân xanh để lỗi một thì
Anh là bướm dại yêu gì được hoa!
Mênh mang một dải Ngân hà
Tình sao không phụ mà ra phụ tình!
Con tằm là lụy ba sinh
Mà em là lụy của anh muôn đời
Em là con gái nhà trời
Còn anh con cái nhà người thường dân
Yêu em có vạn có ngàn
Nhưng cha chẳng chứng cho bàn tay không!
Anh chưa tên chiếm bảng rồng
Lấy đâu xe bóng ngựa hồng vinh qui?
Cưới em bằng tấm tình si
Đò không chở thí, lấy gì sang sông?
Tên em anh khắc bên lòng
Bụi hồng vương lấy má hồng thương anh!
Vì cha chẳng đoái duyên mình
Anh đành sống để chung tình với em!
Đêm qua mới thực là đêm
Chân cứng đá mềm, Chức Nữ em ơi!
Bờ sông bên ấy gieo thoi
Sao em chẳng dệt một lời thơ anh?
Tơ trời mấy sợi mong manh
Biết anh có dệt nên hình gì không?
Một bờ sông, hai bờ sông
Một lòng! Anh dám hai lòng ở đâu!
Bao giờ cho hợp duyên nhau
Anh bắc nghìn cầu, Chức Nữ em ơi!
THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Thu Có Nguyệt
Sương thu ngủ trắng ngọc liên thành,
Phượng nở đêm nào cặp má Khanh?
Hội thắm đèn hoa, mây họp bạn,
Kề vai cùng đẹp áo trăng xanh.
Chừ đây mưa gió tung hoành,
Xa nhau đành nỡ cho đành gió mưa!
Đêm nào thôi đã đêm xưa,
Cánh tay ngùi vết hương thừa trống không.
Trời một phương ai tỏ thức hồng,
Ngọn đèn ai qụạnh lửanhàu bông.
Mưa vây tám nẻo tù chân bướm,
Mà gió xoay chiều loạn núi sông.
Ngọn ngào hoa địch lá phong,
Gìàn dưa chìm tiếng tơ lòng bẻ bai.
Canh Hà Mô, gối Liêu Trai,
Gối xuông nửa gối, canh dài sâu canh.
Sóng càng cao mãi ý hoài Khanh,
Mưa gió tàn đêm, mộng chẳng thành.
Biết đến bao giờ thu có nguyệt,
Chén hoa vàng có mắt ai xanh?
Mây Mùa Thu
Sao hôm nay lòng ta buồn không nguôi,
Niềm u uất dâng cao tháng ngày trôi xuôi.
Há vì cơm áo chẳng no lành?
Há vì đời không ai mắt xanh?
Nhớ thuở chưa có ta đường đi thênh thênh,
Kịp khi có ta chông gai mông mênh.
Cuồng vọng cả mà thôi,
Bốn phương đều vướng mắc.
Ba mươi năm trên vai
Mà trống không bình sinh.
Gối vải mộng phong hầu,
Vinh quang đường lối khép.
Thẹn trước thương về sau,
Đời tàn trong ngõ hẹp.
Xuân đời chưa hưởng kịp,
Mây mùa thu đã sang!
Mùa Thu Đã Về
Thu về mảnh dẻ bước chân êm
Mong manh sương thoáng mờ y xiêm
Gió thơm đẹp lối xôn xao lá
Rung hoa làm gợn nguồn trăng đêm
Phơi phới lâng lâng đôi gót nhỏ
Xa lạ như muôn đời thượng cổ
Hoang đường như một giấc chiêm bao
Không nơi đâu ngăn cấm được Thu vào
Cho đến tận thâm khuê còn trống ngỏ
Chân vô ảnh biết chi là cổng ngõ
Gót sen êm dìu dịu bước như ru
Lời suối êm nhè nhẹ cất như ru
Gọi trao buồn thoáng sầu vô cớ
Không thi sĩ cũng nghe lòng rộng mở
Trái tim nào then khóa với nàng Thu
Muôn dây đa cảm đều xao xuyến
Áo mỏng chân êm nàng đã đến
Chiếc cung vừa nhẹ lướt trên tơ
Ai rằng Thu khơi nguồn tiêu sơ
Ta rằng Thu gây mầm tình mơ
Chính tay Thu gieo rắc mến thương hờ
Bởi nàng Thu là chị của nàng Thơ
Nhớ Thu
Những đêm đông buồn trăng vắng
Từ nơi vô hình yên lặng
Muôn tiếng than dài đưa vẳng
Tung bay rẽ đám mây mù
Lướt qua hồ rộng
Mà bờ khuya đã chìm trong sương trắng
Hay vờn rung bóng tối
Nơi rừng sâu hồn gió vi vu...
Phải chăng anh
Phải chăng điệu sầu thương theo gió vi vu
Của nước non yêu nhớ mùa thu?
Nhớ tiếc những ngày thu lại
Mang theo vẻ buồn tê tái
Nhưng thật dịu dàng êm ái
Như chuông chiều thoảng mây qua
Như giòng suối mơ hồ
Ẩn hiện bên sườn non, mê mải
Rừng cây xanh bờ cỏ biếc,
Véo von cùng tiếng chim ca;
Vẻ buồn bông lông kín đáo
Não nùng như khúc bi ca
Của khách phiêu linh dưới bóng tà!
Tia sáng mùa thu mờ dịu
Thoảng lướt rừng khô gió yếu
Man mác nhẹ nhàng như liễu
Buồn như hơi thở cuối cùng.
Ôi sắc đẹp gợi hồn Thơ
Bao vẻ thanh cao huyền diệu!
Cho nên lòng Cảnh-vật
Vì thu say đắm đã từng rung
Như lòng ai kia
Dưới ngón tay hồng người ngọc từng rung
Xa chìm nơi biển mộng Tình-chung.
Nhưng tiếc mùa thu năm ấy
Cũng vì non sông đã thấy
Một nàng tươi xinh lộng lẫy
Với rèm thơ ấu mờ che
Buông nhẹ gót đào non
Trên thảm cỏ sương đầm gió chạy
Hay trên đường lau sóng lượn
Rồi bên bờ suối pha lê
Thoắt dừng chân
Nàng múc trong tay ngà muôn hạt pha lê
Tưới cảnh chiều hôm ánh sáng về.
Hay lúc tà huy lưu luyến
Nơi ngàn cây xa gió chuyển
Như tiên nga vườn Thượng-uyển
Tả tơi làn tóc đưa hương
Lóng lánh áo hồng nâu
Như thêu gợn muôn đường kim tuyến
Dưới khe lá rừng thu vắng
Hoàng hôn hấp hối còn vương
Nàng thơ ngây ngồi nhặt lá
Trên đồi cỏ úa còn vương
Giữa rừng thu dịu trắng hơi sương...
Ngày nay phía ngàn trơ trọi
Hoa cỏ âu sầu than gọi
Cùng bóng chiều hôm thăm hỏi:
Nàng tiên thu trước giờ đâu?
Để riêng hiu quạnh non sông
Suối bạc mây hồng mong mỏi.
Thu đi nàng vắng bóng
Ngày đông lạnh lẽo chảy càng lâu.
Biết chăng, nàng tuyệt sắc,
Cảnh yêu người tình thắm dài lâu
Vì nàng đi mang vết thương sâu?
Thi sĩ buồn chung với cảnh
Nên khi đêm tàn sao lạnh
Ngắm khoảng xa vời hiu quạnh
Xót cho thân thế phù du
Mến tiếc nơi lầu cũ người xưa
Mà nay tôi phải lánh
Tôi thường vẳng tiếng than dài
Trong hồn gió vi vu.
Phải chăng anh
Phải chăng điệu sầu thương theo gió vi vu
Của lòng tôi yêu nhớ Kiều -Thu?
[ Hà Nội 1936 ]
THƠ HÀN MẶC TỬ
Buồn Thu
Ấp úng không ra ðýợc nửa lời,
Tình thu bi thiết lắm thu õi!
Vội vàng cánh nhạn bay ði trớt.
Hiu hắt hõi may thoảng lại rồi...
Nằm gắng ðã không thành mộng ðýợc,
Ngâm tràn cho ðỡ lúc buồn thôi.
Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngắt,
Cảnh sắp về ðông mắt ðã või
TRĂNG TỰ TỬ
Lòng giếng lạnh ! Lòng giếng lạnh
Sao chẳng một ai hay
Nghe nói mùa thu náu chỗ này
Tất cả âm đương đều tụ họp
Và trăng mây ngừng lại ở nơi đây
Để nghe , à để nghe
Bao lời bí mật đêm thời loạn
Bao giọng buồn thương gió đã thề
Bao lời oán hận của si mê
Mà trai giá tự tình bên miệng giếng
Miệng giếng hả ra
Nuốt ực bao la
Nuốt vì sao rơi rụng
Loạn rồi ! Loạn rồi , ôi giếng loạn
Ta hoảng hồn , hoảng vía ,ta hoảng thiên
Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên .
Lòng giếng lạnh ! Lòng giếng lạnh
Sao chẳng một ai hay
Nghe nói mùa thu náu chỗ này
Tất cả âm đương đều tụ họp
Và trăng mây ngừng lại ở nơi đây
Để nghe , à để nghe
Bao lời bí mật đêm thời loạn
Bao giọng buồn thương gió đã thề
Bao lời oán hận của si mê
Mà trai giá tự tình bên miệng giếng
Miệng giếng hả ra
Nuốt ực bao la
Nuốt vì sao rơi rụng
Loạn rồi ! Loạn rồi , ôi giếng loạn
Ta hoảng hồn , hoảng vía ,ta hoảng thiên
Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên .
|
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn, Và ai gánh máu đi trên tuyết, Mảnh áo da cừu ngắm nở nang. Mây vẽ hằng hà sa số lệ, Là nguồn ly biệt giữa cô đơn. Sao không tô điểm nên sương khói, Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn. Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ, Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ. Cây gì mảnh khảnh run cầm cập, Điềm báo thu vàng gầy xác xơ. Thu héo nấc thành những tiếng khô. Một vì sao lạ mọc phương mô? Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? |
THƠ TẢN ĐÀ
ĐÊM THU
(Giăng gió không gió giăng)
Đêm thu giăng
gió một giời
Một mình ngồi tưởng sự đời nghĩ quanh
Nghĩ cho muôn vật hoá
sinh
Ở trong vũ trụ cái hình ra chi!
Giăng kia tròn được mấy khi
Hoa
kia nở được mấy thì hỡi hoa?
Gái tơ quá lứa đã già
Con tằm rút ruột thời
là dộng non
Khúc sông bồi lấp nên cồn
Dâu xanh bãi bể, đá mòn nước khe
Đồng không con đóm lập loè
Khách trần lối ấy đi về những ai?
Hình
kia đúc tự thợ giời
Tình kia hoạ mới ra ngoài khuôn xanh
Vọng phu còn đá
còn trinh
Tiền Đường còn sóng trung trinh hãy còn
Dẫu cho sông cạn đá
mòn
Trung hồn khôn tắt, trinh hồn khôn tan
Cho hay những khách trần hoàn
Nghìn thu ở lại thế gian mấy mà
Tưởng người lại nghĩ vào ta
Trăm năm
rồi nữa biết là làm sao?
Bây giờ hoa nở giăng cao
Giăng tàn hoa tạ lúc
nào biết đâu!
Một mình tính trước lo sau
Đầu cành động tiếng gió thu bật
cười
- Tình kia ai có như ai
Khuôn xanh ai dễ ra ngoài được chăng?
Đêm thanh đưa ý chị Hằng
Cung mây quạt gió đèn giăng đợi người
-
Người còn ham nghĩ sự đời
Dám xin gửi gió mấy lời tạ giăng
(Tản Đà tùng văn 1922)
NƯỚC THU
Lấy tứ ở văn Trang Tử)
Giời thu đến, nước thu đâu đến
Trăm sông
con dội hết sông Hà
Láng lai giòng lớn bờ xa
Hai bên trâu ngựa nom đà
lẫn nhau
Chú Hà Bá vểnh râu đắc chí
Nghĩ thế gian ai ví bằng ta
Giòng Đông thuận nẻo đi ra
Đến nơi bể Bắc trông mà lạ sao!
Giời in
nước thấy đâu đầu cuối
Hà Bá ta hết nỗi tự hùng
Càng xem lượng bể mênh
mông
Vái anh Thần Bể thẹn thùng thở than:
"Tôi thấy bác muôn vàn rộng
rãi
Nghĩ cho tôi cũng lại là may!
Ví mà tôi chẳng tới đây
Thẹn cùng
trưởng giả biết ngày nào thôi!"
Thần bể Bắc: "Hỡi ơi! Hà Bá
Thật như
ngươi đạo cả chưa tường
Bể khơi đã biết tìm đường
Thời nay ta nhủ rõ
ràng, ngươi nghe:
Khắp thiên hạ nơi bề cả nước
Dễ đâu hơn bể Bắc là đây
Muôn sông về mãi không đầy
Biết bao giờ dũa, mà ngày nào vơi
Xuân
cũng thế, thu thời cũng thế
Thủy hạn đâu không kể biết chi
Nếu đem lượng
bể so bì
Giang hà đã có thấm gì là to!
Mà ta vẫn nghĩ cho là bé
Khoảng đất trời chưa kể vào đâu
Xem như núi cả, rừng sâu
Cái thân
hòn cuội, cây lau sá gì!"
GI¹ THU
Tän ñà
TrÆn gió thu phong røng lá vàng,
Lá bên hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mÃy lá næm già nºa,
H© h»ng ai xui thi‰p phø chàng!
TrÆn gió thu phong røng lá hÒng,
Lá bên tÜ©ng b¡c lá sang Çông.
HÒng bay mÃy lá næm hÒ h‰t,
ThÖ thÄn kìa ai vÅn ÇÙng không!
CẢM THU TIỄN THU
Điệu Trường đoản ca
Từ vào thu đến nay
Gió thu hiu hắt
Sương thu lạnh
Giăng thu bạch
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương
Nào người cố lý tha hương
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?
Nào những ai
Bảy thước thân nam tử
Bốn bể chí tang bồng
Đường mây chưa bổng cánh hồng
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu my
Nào những ai
Sinh trưởng nơi khuê các
Khuya sớm phận nữ nhi
Song the ngày tháng thoi đi
Vương tơ ngắm rện nhỡ thì thương hoa
Nào những ai
Tha phương khách thổ
Hải giác thiên nha
Ruột tầm héo, tóc sương pha
Gốc phần chạnh tưởng quê nhà đòi cơn
Nào những ai
Cù lao báo đức
Sinh dưỡng đền ơn
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn
Giầu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!
Nào những ai
Tóc xanh mây cuốn
Má đỏ huê ghen
Làng chơi duyên đã hết duyên
Khúc sông giăng rãi con thuyền chơi vơi
Nào những ai
Dọc ngang giời rộng
Vùng vẫy bể khơi
Đội giời đạp đất ở đời
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân
Nào những ai
Kê vàng tỉnh mộng
Tóc bạc thương thân
Vèo trông lá rụng đầy sân
Công danh phù thế có ngần ấy thôi
Thôi nghĩ cho
Thu tự giời
Cảm tự người
Người đời ai cảm ta không biết
Ta cảm thay ai, viết mấy lời
Thôi thời
Cùng thu tạm biệt
Thu hãy tạm lui
Chi để khách đa tình đa cảm
Một mình thay cảm những ai ai!
Từ vào thu đến nay
Gió thu hiu hắt
Sương thu lạnh
Giăng thu bạch
Khói thu xây thành
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương
Nào người cố lý tha hương
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?
Nào những ai
Bảy thước thân nam tử
Bốn bể chí tang bồng
Đường mây chưa bổng cánh hồng
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu my
Nào những ai
Sinh trưởng nơi khuê các
Khuya sớm phận nữ nhi
Song the ngày tháng thoi đi
Vương tơ ngắm rện nhỡ thì thương hoa
Nào những ai
Tha phương khách thổ
Hải giác thiên nha
Ruột tầm héo, tóc sương pha
Gốc phần chạnh tưởng quê nhà đòi cơn
Nào những ai
Cù lao báo đức
Sinh dưỡng đền ơn
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn
Giầu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!
Nào những ai
Tóc xanh mây cuốn
Má đỏ huê ghen
Làng chơi duyên đã hết duyên
Khúc sông giăng rãi con thuyền chơi vơi
Nào những ai
Dọc ngang giời rộng
Vùng vẫy bể khơi
Đội giời đạp đất ở đời
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân
Nào những ai
Kê vàng tỉnh mộng
Tóc bạc thương thân
Vèo trông lá rụng đầy sân
Công danh phù thế có ngần ấy thôi
Thôi nghĩ cho
Thu tự giời
Cảm tự người
Người đời ai cảm ta không biết
Ta cảm thay ai, viết mấy lời
Thôi thời
Cùng thu tạm biệt
Thu hãy tạm lui
Chi để khách đa tình đa cảm
Một mình thay cảm những ai ai!
Tháng chín năm Canh Thân 1920
THƠ NGUYỄN KHUYẾN
Thu Ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Thu Vịnh
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè
Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
THƠ TRỊNH HOÀI ĐỨC
田家秋雨
禾稻離離草樹秋,
田家三五曲江流。
耳生黍黑聲偏細,
雨足苔黃滑未收。
破塊寒催畦畔雁,
霑坭淨洗隴頭牛。
攜壺擬慶豐年澤,
簑笠農夫訪酒舟
田家三五曲江流。
耳生黍黑聲偏細,
雨足苔黃滑未收。
破塊寒催畦畔雁,
霑坭淨洗隴頭牛。
攜壺擬慶豐年澤,
簑笠農夫訪酒舟
ĐIỀN GIA THU VŨ
Hòa đạo ly ly thảo thụ thu,
Điền gia tam ngũ khúc giang lưu.
Nhĩ sinh thử hắc thanh thiên tế,
Vũ túc đài hoàng hoạt vị thu.
Phá khối hàn thôi huề bạn nhạn,
Triêm nê tỉnh tẩy lũng đầu ngưu.
Huề hồ nghỉ khánh phong niên trạch,
Thoa lạp nông phu phóng tửu chu.
THU VỚI NGƯỜI LÀM RUỘNG
Cây
cỏ thu về, lúa trổ bông,
Nhà
dân rải rác ở ven sông.
Tai
nghe nhè nhẹ, rung nhành lúa,
Mưa
đổ dầm dề, ngập đám rong.
Nhạn
liệng xập xòe nơi bãi lở,
Trâu
nằm phe phẩy chốn sông trong.
Được
mùa, ta cắp theo bầu rượu,
Lên
nhậu trên thuyền với lão nông.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)
秋 日 客 中 作
陶 朱 慣 逐 五 湖 遊
薤 簞 涼 回 不 覺 秋
蜂 鼓 胡 群 迎 水 起
雞 銀 唐 賈 換 榔 投
將 蕪 松 菊 空 來 月
正 美 蓴 鱸 尚 繫 舟
虛 負 家 庄 重 九 約
棉 花 狂 絮 亂 撩 愁
Đào Chu quán trục Ngũ hồ du,
Giới đạn lương hồi bất giác thu.
Phong cổ Hồ quần nghinh thủy khởi.
Kê ngân Đường cổ hoán lang đầu,
Tương vu tùng cúc không lai nguyệt,
Chính mỹ thuần lô thượng hệ chu.
Hư phụ gia trang trùng cửu ước,
Miên hoa cuồng nhứ loạn liêu sầu.
Mùa thu đất khách cảm tác
Đào Chu quen thói ngũ Hồ du,
Chiếu lạnh đêm nằm chẳng chở thu.
Chiêng trống dân Hồ mê đón nước,
Trút tiền chú Khách đón mua cau.
Cúc tùng hoang dại, trăng suông bóng,
Thuyền buộc lòng ai nhớ cá rau.
Trùng cửu hẹn rồi, lên dạo núi.
Hoa bay tản mạn, khiến ai sầu.
(Nguyễn Văn Sâm dịch)
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)
秋 日 客 中 作
陶 朱 慣 逐 五 湖 遊
薤 簞 涼 回 不 覺 秋
蜂 鼓 胡 群 迎 水 起
雞 銀 唐 賈 換 榔 投
將 蕪 松 菊 空 來 月
正 美 蓴 鱸 尚 繫 舟
虛 負 家 庄 重 九 約
棉 花 狂 絮 亂 撩 愁
THU NHẬT KHÁCH TRUNG TÁC
Đào Chu quán trục Ngũ hồ du,
Giới đạn lương hồi bất giác thu.
Phong cổ Hồ quần nghinh thủy khởi.
Kê ngân Đường cổ hoán lang đầu,
Tương vu tùng cúc không lai nguyệt,
Chính mỹ thuần lô thượng hệ chu.
Hư phụ gia trang trùng cửu ước,
Miên hoa cuồng nhứ loạn liêu sầu.
Mùa thu đất khách cảm tác
Đào Chu quen thói ngũ Hồ du,
Chiếu lạnh đêm nằm chẳng chở thu.
Chiêng trống dân Hồ mê đón nước,
Trút tiền chú Khách đón mua cau.
Cúc tùng hoang dại, trăng suông bóng,
Thuyền buộc lòng ai nhớ cá rau.
Trùng cửu hẹn rồi, lên dạo núi.
Hoa bay tản mạn, khiến ai sầu.
(Nguyễn Văn Sâm dịch)
THƠ CAO BÁ QUÁT
秋夜聽雨
(1).海國三秋半
(2).山城一雨初
(3).寂寥群動息
(4).涓滴夜聲 疎
(5).随葉空庭際
(6).敲 金萬瓦餘
(7).還家此夕梦
(8).不畏路沮洳
Thu dạ thính vũ
(1).Hải quốc tam thu bán,
(2).Sơn thành nhất vũ sơ.
(3).Tiêu liêu quần động tức
(4).Quyên trích dạ thanh
(5).Tuỳ diệp không đìnhtế
(6).Sao kim vạn ngõa dư,
(7).Hoàn gia thử tịch mộng,
(8).Bất úy lộ tự như.
Đêm thu nghe mưa
(1).Ở vùng biển gần ba thu
(2).Thành trên núi bắt đầu mưa.
(3).Mọi vật đều vắng lặng.
(4).Chỉ nghe từng giọt mưa rơi trong đêm.
(5).Lá cây chạm vào mái hiên.
(6). Tiếng mưa rơi trên vạn miếng ngói như tiếng gõ vào kim loại.
(7).Đêm nay ta mộng trở về nhà,
(8).Không sợ đường bùn lầy.
Đêm thu nghe mưa
(1).Ở biển ba thu rồi
(2).Sơn thành mưa liên hồi.
(3).Vạn vật đều yên lặng,
(4).Nghe từng giọt mưa rơi
(5).Ngoài hiên lá xào xạc
(6).Mái ngói mưa kêu vang
(7).Đêm nay mộng về làng,
(8).Không sợ bùn ngập đường!
早秋逢雨
(1).獨把 茶歐鎮寂寒
(2).京 風吹雨過山腰
(3).不知此外香 江 水
(4).漲得秋來第幾橋
Tảo thu phùng vũ
(1).Độc bả trà âu trấn tịch hàn,
(2).Kinh phong xuy vũ quá sơn yêu.
(3).Bất tri thử ngoại Hương giang thủy
(4).Trương đắc thu lai đệ kỷ kiều.
Thu sớm gặp mưa
(1).Nâng chén trà uống để chống lại cái lạnh lẽo và tĩnh mịch (ở xứ Huế)
(2).Gió lớn thổi mưa tới lưng núi.
(3).Không biết ngoài sông Hương nước sông ra sao
(4).Mùa thu nước dâng cao đã ngập bao nhiều cầu?
Thu sớm gặp mưa
(1). Uống chén trà ấm bụng
(2).Gió thổi mưa muôn phương.
(3).Sông Hương ra sao nhỉ?
(4).Nước ngập bao cầu đường?
中秋臥病
(1).須知人事亦由天
(2).月到中秋月自圓
(3).對此不堪淹病臥
(4).起看兒 輩競燈前
Trung thu ngọa bệnh
(1).Tu tri nhân sự diệc do thiên
(2).Nguyệt đáo trung thu nguyệt tự viên
(3).Đối thử bất kham yêm bệnh ngọa
(4).Khởi khan nhi bối cạnh đặng tiền.
Trên giường bệnh dưới trăng thu
(1).Cho hay việc người cũng do trời
(2).Vừng trăng (khuyết )kia, hễ đến rằm tháng tám thì tự nhiên lại tròn.
(3).Trước cái cảnh ấy, lòng nào ta lại ôm bịnh mà nằm cho được?
(4).Nên dậy mà xem đàn con tranh giành nhau đùa giỡn trước đèn.
Trên giường bệnh dưới trăng thu
(1).Cho hay muôn việc tại trời
(2).Đêm rằm tháng tám vừng soi tụ tròn!
(3).Người đâu chịu cảnh ốm mòn,
(4).Trước đèn dậy ngắm đàn con nô đùa.
THƠ NGUYỄN DU
秋至
四時好景無多日,
拋擲如梭喚不回。
千里赤身為客久,
一庭黃葉送秋來。
簾垂小閣西風動,
雪暗窮村曉角哀。
惆悵流光催白髮,
一生幽思未曾開。
THU CHÍ
Tứ thì hảo cảnh vô đa nhật,
Phao trịch như thoa hoán bất hối.
Thiên lý xích thân vi khách cửu,
Nhất đình hoàng diệp tống thu lai.
Liêm thuỳ tiểu các tây phong động,
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai.
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
Nhất sinh u tứ vị tằng khai.
THU ĐẾN
Bốn mùa trời đẹp chẳng bao ngày
Thấm thoắt thoi đưa tháng với ngày.
Ngàn dặm xuân về lòng khách nhớ
Một sân thu đến lá vàng bay.
Gió tây gác nhỏ rèm lay động
Còi sớm thôn xa tuyết ngập đầy.
Ngày tháng đi mau, tóc chóng bạc,
Một chút niềm tây chẳng giải khuây.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)
江城一臥閱三周
北望家鄉天盡頭
麗水錦山皆是客
白雲紅樹不勝秋
此身已作樊籠物
何處重尋汗漫遊
莫向天涯嘆淪落
何南今是帝王州
北望家鄉天盡頭
麗水錦山皆是客
白雲紅樹不勝秋
此身已作樊籠物
何處重尋汗漫遊
莫向天涯嘆淪落
何南今是帝王州
Tân thu ngẫu hứng
Giang thành nhất ngọa duyệt tam chu
Bắc vọng gia hương thiên tận đầu
Lệ Thủy, Cẩm Sơn giai thị khách
Bạch vân hồng thụ bất thăng thu
Thử thân dĩ tác phàn lung vật
Hà xứ trùng tầm hãn mạn du
Mạc hướng thiên nhai thán luân lạc
Hà Nam kim thị đế vương châu.
Bắc vọng gia hương thiên tận đầu
Lệ Thủy, Cẩm Sơn giai thị khách
Bạch vân hồng thụ bất thăng thu
Thử thân dĩ tác phàn lung vật
Hà xứ trùng tầm hãn mạn du
Mạc hướng thiên nhai thán luân lạc
Hà Nam kim thị đế vương châu.
Đầu thu tình cờ hứng bút
Ngoảnh lại gia hương nẻo mịt mù
Sông Lệ non Ngân đâu chẳng khách
Cây hồng mây trắng thảy đều thu
Chậu lồng vướng kiếp thôi đành đoạn
Sông nước vui chơi há dễ dầu
Luân lạc phương trời thôi chớ nghĩ
Bờ Nam đã thuộc đất Thần Châu.
(Người dịch: Quách Tấn)
THƠ NGUYỄN TRÃI
THƠ NGUYỄN TRÃI
秋夜客感
旅舍蕭蕭席作門,
微吟袖手過黃昏。
秋風落葉羈情思,
夜雨青燈客夢魂。
亂後逢人非夙昔,
愁中送目寓乾坤。
到頭萬事皆虛幻,
休論凡亡與楚存
THU DẠ KHÁCH CẢM
Lữ xá tiêu tiêu tịch tác môn,
Vi ngâm tụ thủ quá hoàng hôn.
Thu phong lạc diệp ki tình tứ,
Dạ vũ thanh đăng khách mộng hồn.
Loạn hậu phùng nhân phi túc tích,
Sầu trung tống mục ngụ càn khôn.
Ðáo đầu vạn sự giai hư huyễn,
Hưu luận Phàm vong dữ Sở tồn.
CẢM HỨNG MÙA THU NƠI QUÁN TRỌ
Quán trọ đìu hiu trải chiếu ra,
Khoanh tay ngâm khẽ buổi chiều tà.
Lá vàng theo gió, sầu cô khách
Đèn lạnh cùng mưa, tủi mộng hồn.
Sau loạn, trông xa đều thương hải
Trong sầu nhìn khắp cả càn khôn.
Cuối cùng vạn sự đều hư ảo,
Chớ luận làm chi chuyện mất còn.
秋日偶成
蕭蕭墜葉響庭皋,
病骨纔蘇氣轉豪。
天地斯文從古重,
湖山清興入秋高。
鏡中白髮佳人老,
身外浮名謾爾勞。
緬想故圓三徑菊,
夢魂夜夜上歸舠
THU NHẬT NGẪU THÀNH
Ngoài sân nghe lá rụng xôn xao
Bệnh hết mà hào khí lại cao.
Trời đất tư văn đời vẫn trọng
微吟袖手過黃昏。
秋風落葉羈情思,
夜雨青燈客夢魂。
亂後逢人非夙昔,
愁中送目寓乾坤。
到頭萬事皆虛幻,
休論凡亡與楚存
THU DẠ KHÁCH CẢM
Lữ xá tiêu tiêu tịch tác môn,
Vi ngâm tụ thủ quá hoàng hôn.
Thu phong lạc diệp ki tình tứ,
Dạ vũ thanh đăng khách mộng hồn.
Loạn hậu phùng nhân phi túc tích,
Sầu trung tống mục ngụ càn khôn.
Ðáo đầu vạn sự giai hư huyễn,
Hưu luận Phàm vong dữ Sở tồn.
CẢM HỨNG MÙA THU NƠI QUÁN TRỌ
Quán trọ đìu hiu trải chiếu ra,
Khoanh tay ngâm khẽ buổi chiều tà.
Lá vàng theo gió, sầu cô khách
Đèn lạnh cùng mưa, tủi mộng hồn.
Sau loạn, trông xa đều thương hải
Trong sầu nhìn khắp cả càn khôn.
Cuối cùng vạn sự đều hư ảo,
Chớ luận làm chi chuyện mất còn.
秋日偶成
蕭蕭墜葉響庭皋,
病骨纔蘇氣轉豪。
天地斯文從古重,
湖山清興入秋高。
鏡中白髮佳人老,
身外浮名謾爾勞。
緬想故圓三徑菊,
夢魂夜夜上歸舠
THU NHẬT NGẪU THÀNH
Tiêu tiêu truỵ diệp hưởng đình cao,
Bệnh cốt tài tô khí chuyển hào.
Thiên địa tư văn tùng cổ trọng,
Hồ sơn thanh hứng nhập thu cao.
Kính trung bạch phát giai nhân lão,
Thân ngoại phù danh mạn nhĩ lao.
Miến tưởng cố viên tam kính cúc,
Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao.
Bệnh cốt tài tô khí chuyển hào.
Thiên địa tư văn tùng cổ trọng,
Hồ sơn thanh hứng nhập thu cao.
Kính trung bạch phát giai nhân lão,
Thân ngoại phù danh mạn nhĩ lao.
Miến tưởng cố viên tam kính cúc,
Mộng hồn dạ dạ thượng quy đao.
CẢM HỨNG NGÀY THU
Ngoài sân nghe lá rụng xôn xao
Bệnh hết mà hào khí lại cao.
Trời đất tư văn đời vẫn trọng
Giang sơn cảm xúc hứng còn dào.
Trong gương tóc trắng người già cả,
Ngoài cuộc danh hư lực uổng hao.
Tưởng nhớ vườn xưa ba luống cúc
Theo con thuyền mộng về đêm nao..
Tưởng nhớ vườn xưa ba luống cúc
Theo con thuyền mộng về đêm nao..
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 036
No comments:
Post a Comment