PHONG VŨ * TẠ ƠN
Tạ ơn người đồng cảnh
Viết tặng những anh lao động của Lao Thừa Phủ Huếû năm 79 (nhân Lễ Tạ
Ơn năm 2002 tại Canada)
Tôi khóc vì anh đã mấy lần,
Hỡi anh "thủ bếp" có lòng nhân
Những đêm gió hú mưa phơi phới
Tôi thấy các anh vẫn ở trần!...
Thừa Phủ nhà Lao chứa bọn mình
Chừng năm bảy chục mái đầu xanh
Anh đương làm thợ, anh xe rác
Anh quét nhà bàn, anh quét sân.
Không biết ban ngày lạc ở đâu?
Chiều chiều tụ họp đến cùng nhau
Anh vui kể chuyện đi lao động
Hai bữa "nhà bàn" chuyện biển dâu... (1)
Có những hôm nào tôi sốt đau!
Anh buồn nhưng chẳng biết làm sao,
Thức khuya dậy sớm lo cơm nước,
Chia sớt cùng tôi những nỗi sầu!...
Ôi trái tim anh đẹp bội phần,
Hỡi anh "thủ bếp" có lòng nhân
Hôm nay tôi ở Canada lạnh,
Nhớ đến anh mà nước mắt dâng
PHONG VŨ
Toronto, 10-2002
(1) Chúng tôi đều lên "nhà bàn" ăn hai buổi, nghe thì kêu lắm nhưng chỉ có
cơm độn sắn (rất hiếm), còn thì phần nhiều bo bo (loại hạt cho ngựa ăn!) và
mắm thối! Rau muống thì chặt kiểu cho heo ăn! Thê thảm! Đó là nhà lao
dưới chế độ VC thời kỳ 79.
Ghi chú: tác giả - một nữ sĩ ở Toronto - ở tù VC 23 năm về trước, nhân Lễ TạƠn 2002 làm bài thơ nhớ lại người bạn tù hay giúp đỡ.
Viết tặng những anh lao động của Lao Thừa Phủ Huếû năm 79 (nhân Lễ Tạ
Ơn năm 2002 tại Canada)
Tôi khóc vì anh đã mấy lần,
Hỡi anh "thủ bếp" có lòng nhân
Những đêm gió hú mưa phơi phới
Tôi thấy các anh vẫn ở trần!...
Thừa Phủ nhà Lao chứa bọn mình
Chừng năm bảy chục mái đầu xanh
Anh đương làm thợ, anh xe rác
Anh quét nhà bàn, anh quét sân.
Không biết ban ngày lạc ở đâu?
Chiều chiều tụ họp đến cùng nhau
Anh vui kể chuyện đi lao động
Hai bữa "nhà bàn" chuyện biển dâu... (1)
Có những hôm nào tôi sốt đau!
Anh buồn nhưng chẳng biết làm sao,
Thức khuya dậy sớm lo cơm nước,
Chia sớt cùng tôi những nỗi sầu!...
Ôi trái tim anh đẹp bội phần,
Hỡi anh "thủ bếp" có lòng nhân
Hôm nay tôi ở Canada lạnh,
Nhớ đến anh mà nước mắt dâng
PHONG VŨ
Toronto, 10-2002
(1) Chúng tôi đều lên "nhà bàn" ăn hai buổi, nghe thì kêu lắm nhưng chỉ có
cơm độn sắn (rất hiếm), còn thì phần nhiều bo bo (loại hạt cho ngựa ăn!) và
mắm thối! Rau muống thì chặt kiểu cho heo ăn! Thê thảm! Đó là nhà lao
dưới chế độ VC thời kỳ 79.
Ghi chú: tác giả - một nữ sĩ ở Toronto - ở tù VC 23 năm về trước, nhân Lễ TạƠn 2002 làm bài thơ nhớ lại người bạn tù hay giúp đỡ.
TRƯƠNG QUANG CẢNH * ĐỊNH MỆNH
ĐỊNH MỆNH
Trương Quang Cảnh
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Nguyễn Du)
Thời kỳ thơ ấu, học sinh trường Khải Định và sinh viên ở đại học Phi.
Chúng ta đang ở vào tuổi mà trí nhớ có thể không còn tiếp tục minh mẫn như trước, bắt đầu quên dần dần theo thời gian những kỷ niệm trong cuộc đời. Anh Quỳnh Tiêu và Trần Văn Sơn thường nhắc tôi viết bài cho Tập San 48-55 Khải Định, tôi cứ hẹn hoài. Nay đã đến lúc tôi nhận thấy cần phải viết, trước là để bạn đọc cho vui, sau là giữ làm tài liệu cho con cháu đọc.
Vài hôm sau tôi quyết tâm tìm Francis Land. Tôi rất muốn gặp lại Francis, nhưng hôm nhảy, vì e ngại (lại cái tính của anh chàng trai xứ Huế hay bẽn lẽn và ngại ngùng không muốn hỏi ngay những câu hỏi cần thiết lúc mới gặp ban đầu) tôi không biết làm sao gặp lại được, nay biết em ở đâu mà tìm trong cái trường đại học rộng mênh mông đó. NCSC vào năm 1960 vừa xây xong một đại học xá kiến trúc theo kiểu cao ốc, chia làm hai cánh, nam sinh viên ở West Wing, nữ sinh viên ở East Wing. Tôi lần mò đến đến East Wing tìm, nhưng được cho biết không có ai tên Francis ở đó.
Sau gần cả tháng tìm người đẹp, hy vọng trở thành vô vọng. Anh bạn ở cùng căn nhà với tôi là Davis Bruck (sau khi ở cư xá một năm tôi và Davis, sinh viên Mỹ đang theo chương trình Ph. D. về vi trùng học, ra thuê một căn nhà nhỏ ở gần trường. David đã có lần, có lẽ muốn tôi có một cái nhìn toàn diện về xã hội Mỹ, đã lái xe cho tôi qua một vùng dân da đen ở gần Raleigh. Nhà cửa của họ thật tồi tàn, đường sá đầy ổ gà, dơ bẩn. Dân đen nhà cửa chẳng ra gì nhưng lại mua xe mắc tiền như Cadillac chẳng hạn, một phần vì họ thích như vậy, nhưng một phần, theo David, do ngân hàng Mỹ có chính sách dành mọi dễ dãi khi dân da đen vay tiền mua xe, nhưng lại rất khó khăn khi họ đến vay tiền để làm ăn. Davis Bruck nay là giáo sư tại New Yowrk State University) giúp ý kiến là nên điện thoại hỏi Văn Phòng Sinh viên Vụ (Office of Students’ affairs), may ra họ có thể cho biết tin tức của cô này. Nhờ đó tôi biết địa chỉ và điện thoại của Francis Land.
Chúng tôi thường đi ăn cơm trưa với nhau, cuối tuần thì theo bạn bè đi picnic những vùng quanh trường, đến thăm trường UNC ở Chapel Hill và Duke University gần đó. (Duke University là một trong những trường danh tiếng của Hoa Kỳ, có một khuôn viên xây cất bằng thép kiến trúc kiểu Gothic thiết kế thật hài hòa hấp dẫn). Đến lễ Phục Sinh chúng tôi xuống Fort Lauderdale ở Florida tắm biển (vào dịp này hằng ngàn sinh viên nam nữ từ các đại học miền Bắc kéo xuống để nghỉ xả hơi, uống bia, tắm biển, vui nhộn).
Một hôm vào dầu thu năm 1961 tôi đang ngồi học trong phòng học tại phân khoa thống kê thì Francis đến rũ đi ăn cơm trưa. Tôi định dẫn cô nàng ra quán ăn ở trước mặt trường như tôi thường làm, nhưng Francis bảo đã mua thức ăn sẵn và đề nghị chúng tôi ra công viên trường vừa ăn vừa thưởng thức phong cảnh mùa thu. Trời hôm đó lành lạnh, gió thổi nhẹ qua những hàng cây lá đang đổi màu muôn vẻ. Nhìn vào đôi mắt xanh và mái tóc vàng của Francis tôi ước mong thời gian ngưng lại cho tôi giữ được mãi khuôn mặt hiền hậu và đáng yêu đó.
Cũng mùa thu năm đó, nhân vào dịp nghỉ hè dài ngày, chúng tôi thuê xe đi cắm trại trên vùng Smoky Mountains National Park ở Tennessee. Vùøng này nổi tiếng đẹp về mùa thu. Hai bên đường dọc theo xa lộ 40, cảnh vật sao mà kỳ diệu đến thế. Không khí trong lành mát rượi, cây lá trùng trùng điệp điệp, thi nhau đổi màu khắp nơi. Những tia nắng thông qua các cây cao chiếu nghiên nghiên xuống trên dòng suối nước trong vắt chảy dọc theo xa lộ, làm cho phong cảnh thêm phần hấp dẫn và hữu tình. Tôi còn nhớ khi lái xe qua khỏi thành phố Asheville, đến một thung lủng chỉ có mấy mái nhà chìm đắm trong màu sắc rực rỡ của mùa thu, một khung cảnh thật là quyến rũ, làm tôi thầm nghĩ đời sẽ hạnh phúc biết bao nếu sau này Francis và tôi được về sống trong thung lũng này.
Hình như tôi có số “đồng cảm” với người da đỏ ở Mỹ. Từ năm 1985 sau khi làm việc ở Ngân Hàng Phát Triển Á Châu [Asian Development Bank (ADB)], năm nào tôi cũng có dịp qua Mỹ, có khi công tác ở WB liên hệ đến các dự án viện trợ cho Pakistan do tôi phụ trách, có khi qua thăm hai đứa con gái, thăm bạn bè hay bà con bên đó. Cách đây mấy năm, sau khi nghỉ hưu, tôi đi một vòng Lake Tahoe, Reno và Las Vegas. Nơi nào tôi cũng có ghé sòng bạc kéo máy, hay đánh xì lát để thử thời vận. Tôi biết cờ bạc phần thua nhiều hơn phần ăn nên tự giới hạn mỗi lần thua $250 thôi, sau đó kiếm gì ăn rồi đi bát phố rồi về Sacramento, nhà của chị tôi và anh rễ. Ở Sacramento hoài cũng chán, lần đó tôi lấy máy bay đi Tucson thăm một người anh họ. Ở Tucson có một casino do chính phủ liên bang cho phép các bộ lạc da đỏ gần đó mở.
Vào những ngày nghỉ lớn, khu đại học thường vắng vẻ, sinh viên Mỹ phần lớn về nhà, mọi hoạt động nhộn nhịp, những tiếng cười tiếng nói hồn nhiên của đám sinh viên bỗng nhiên ngừng hẳn. Tuần lễ trước hôm Noel năm 1961 tôi cảm thấy thật cô đơn và buồn nản, người bạn ở cùng nhà đã về New York ăn Noel với gia đình, Francis cũng đã đi, chiều chiều một mình tôi lê bước quanh trường đại học nhìn tuyết bay nhẹ như nhung trên những cành cây không lá hay bay bay xoay quanh những cột điện được trang trí đèn Noel đủ màu đủ dáng. Tôi nhớ Francis quá nên điện thoại cô ta để bày tỏ nổi lòng trống trải của mình. Tôi rất ngạc nhiên nhưng rất cảm động và mừng rỡ khi cô ta bảo tôi đừng đi đâu cả, hôm sau cô sẽ trở về trường ăn Noel với tôi. Thế là chúng tôi có cả một tuần để cùng nhau trao đổi tâm tình trong khung cảnh một mùa Noel đầy ấm cúng và yên tĩnh.
Trương Quang Cảnh
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Nguyễn Du)
Thời kỳ thơ ấu, học sinh trường Khải Định và sinh viên ở đại học Phi.
Chúng ta đang ở vào tuổi mà trí nhớ có thể không còn tiếp tục minh mẫn như trước, bắt đầu quên dần dần theo thời gian những kỷ niệm trong cuộc đời. Anh Quỳnh Tiêu và Trần Văn Sơn thường nhắc tôi viết bài cho Tập San 48-55 Khải Định, tôi cứ hẹn hoài. Nay đã đến lúc tôi nhận thấy cần phải viết, trước là để bạn đọc cho vui, sau là giữ làm tài liệu cho con cháu đọc.
Sinh trưởng và lớn lên tại làng Hòa Viên, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên. Ở nhà quê chẳng có nhiều trò chơi như ở thành thị, rảnh
thì đi đánh vụ, chơi trốn bắt hay đi cỡi trâu với bạn bè ngoài đồng
ruộng. Dãy nhà trước mặt nhà tôi phần lớn là các tiệm thuốc bắc của mấy
gia đình người Tàu, dân gốc ở đảo Hải Nam. Tôi thích đọc sách, say mê
nhất là các chuyện chưởng của Tàu. Con ông chủ nhà đối diện với nhà tôi
có một tủ sách, cuốn nào cũng dày như cuốn tự điển, rảnh tôi hay sang đó
đọc, không bao lâu tôi đã đọc hết sách của anh ta, có lúc phải đợi hằng
tuần, sau khi anh ta đi Huế mua thêm một số sách mới có chuyện đọc.
Trước mặt nhà có con sông nhỏ, chiều chiều theo mấy bạn bè đi tắm ở đó.
Một hôm có con thuyền nhỏ đậu cạnh nhà, chúng tôi leo lên thuyền và nhờ
ông lái đò cho qua sông. Đến gần bên kia bờ sông, các bạn nhỏ tinh
nghịch này nhảy xuống và xong đứng yên xem như chân mình đã chạm đáy
sông. Tôi chưa biết bơi nhưng các bạn tinh nghịch này gọi tôi cứ nhảy
xuống đi, tôi cứ tưởng là lòng sông không sâu nên cứ nhảy đại xuống,
hỏng cẳng sắp bị chết đuối. May thay ông lái đò nhảy xuống kéo tôi lên.
Khi trở về phía bờ bên nhà, nhảy nhanh xuống bờ, trợt chân gặp phải một
phiến đá đánh vào cằm. Về đến nhà không thể dấu diếm được, Ba tôi thấy
vậy, hỏi cho ra lẽ rồi cho tôi thêm một cái tát nữa, xem như tôi đã ngu
xuẫn không biết bơi lại liều mạng nhảy xuống sông!
Vài năm sau vì tôi bị cảnh mồ côi, nên tôi được bà Cô đem vào Huế nuôi cho ăn học, ở tại đường Âm Hồn trong thành nội. Hồi còn học đệ nhất cấp tôi rất ham mê nuôi chim. Một hôm đang đứng ở trong vườn nhà, tôi thấy một con chim mới biết bay đậu ngay trên một cành cao của cây mít gần nhất. Mê leo đuổi theo con chim, khi leo đến một cành nhỏ tôi rơi từ đỉnh cây mít xuống, may mà rơi vào hàng rào cây dâm bụt không thì ít ra cũng bị gãy chân vỡ đầu. Ông dượng của tôi thấy vậy từ nhà chạy ra, thay vì hỏi han xem tôi có hề hấn gì không, ông lại bồi cho tôi thêm một cú đá, xem như tôi đã làm một điều ngu xuẫn, mà là ngu xuẫn thật. Nhớ những chuyện này, tôi thường tự hỏi sao phản ứng của ba tôi và ông dượng tôi kỳ lạ thế. Tại sao không an ủi, lo chăm sóc cho đứa trẻ bị tai nạn trước, rồi dạy bảo sau. Có phải chăng đó là phản ứng thường tình của người Việt Nam?
Hai năm học ở đệ nhị cấp tại trường quốc học Khải Định tôi không có những kỷ niệm đáng ghi nhớ ngoài những ngày hè nóng bức và những tháng mưa dầm dề suốt ngày này qua ngày kia, không có ao mưa nào chịu đựng nổi. Vào những trưa mùa hè tôi và một số bạn thi nhau bơi qua sông Hương hay ra sau sân trường đá banh, vào mùa mưa thì cùng nhau đạp xe đạp lang thang khắp các phố phường, xem như đó là môn thể thao, giải trí vì vừa đi vừa tà tà nói chuyện hoặc mơ mộng lung tung. Chắc các bạn còn nhớ hồi đó ai cũng mơ ước học một ngành gì đó sau khi đỗ tú tài, phần lớn mong thành bác sĩ, kỹ sư để rồi trở về Huế cưới vợ đẹp, đẻ con khôn. Riêng tôi, tôi mong sau này được có dịp học ngành lái tàu biển đi đường dài. Tôi mơ đến những chiều ngồi trên bong tàu ngắm nhìn mặt trời lặn dần, từ từ chìm dưới chân trời, hay lái con tàu trong cơn bão táp, mưa gió tơi bời, mơ đến những dịp viễn du đến những nơi xa lạ trên thế giới. Mộng đó không bao giờ thành hay đúng hơn là chỉ thực hiện được một phần, đó là phần viễn du, nay đây mai đó.
Sau khi đỗ bằng tú tài I, tôi được học bổng đi học ở University of the Philippines (UP) Los Banos, Philippines. Những năm tháng ở Phi, tôi ít nhớ nhà mà nhớ nhiều hình ảnh những hàng cây phượng đỏ trong khuôn viên của trường, nhất là hàng cây phượng trên con đường chia đôi trường Khải Định và trường Đồng Khánh. (Vào năm 1997 tôi có dịp về Huế, đem qua Phi được 5 cây phượng con, tôi trồng trên lề đường trước mặt nhà, 4 cây sống được và đúng 5 năm sau, vào mùa hè năm nay, tất cả 4 cây đều nở hoa. Nhìn vào những bông hoa phượng đó tôi thường nhớ đến cảnh cũ người xưa, cảnh cũ thì còn, nhưng người xưa nay phân tán khắp nơi trên thế giới).
Vài năm sau vì tôi bị cảnh mồ côi, nên tôi được bà Cô đem vào Huế nuôi cho ăn học, ở tại đường Âm Hồn trong thành nội. Hồi còn học đệ nhất cấp tôi rất ham mê nuôi chim. Một hôm đang đứng ở trong vườn nhà, tôi thấy một con chim mới biết bay đậu ngay trên một cành cao của cây mít gần nhất. Mê leo đuổi theo con chim, khi leo đến một cành nhỏ tôi rơi từ đỉnh cây mít xuống, may mà rơi vào hàng rào cây dâm bụt không thì ít ra cũng bị gãy chân vỡ đầu. Ông dượng của tôi thấy vậy từ nhà chạy ra, thay vì hỏi han xem tôi có hề hấn gì không, ông lại bồi cho tôi thêm một cú đá, xem như tôi đã làm một điều ngu xuẫn, mà là ngu xuẫn thật. Nhớ những chuyện này, tôi thường tự hỏi sao phản ứng của ba tôi và ông dượng tôi kỳ lạ thế. Tại sao không an ủi, lo chăm sóc cho đứa trẻ bị tai nạn trước, rồi dạy bảo sau. Có phải chăng đó là phản ứng thường tình của người Việt Nam?
Hai năm học ở đệ nhị cấp tại trường quốc học Khải Định tôi không có những kỷ niệm đáng ghi nhớ ngoài những ngày hè nóng bức và những tháng mưa dầm dề suốt ngày này qua ngày kia, không có ao mưa nào chịu đựng nổi. Vào những trưa mùa hè tôi và một số bạn thi nhau bơi qua sông Hương hay ra sau sân trường đá banh, vào mùa mưa thì cùng nhau đạp xe đạp lang thang khắp các phố phường, xem như đó là môn thể thao, giải trí vì vừa đi vừa tà tà nói chuyện hoặc mơ mộng lung tung. Chắc các bạn còn nhớ hồi đó ai cũng mơ ước học một ngành gì đó sau khi đỗ tú tài, phần lớn mong thành bác sĩ, kỹ sư để rồi trở về Huế cưới vợ đẹp, đẻ con khôn. Riêng tôi, tôi mong sau này được có dịp học ngành lái tàu biển đi đường dài. Tôi mơ đến những chiều ngồi trên bong tàu ngắm nhìn mặt trời lặn dần, từ từ chìm dưới chân trời, hay lái con tàu trong cơn bão táp, mưa gió tơi bời, mơ đến những dịp viễn du đến những nơi xa lạ trên thế giới. Mộng đó không bao giờ thành hay đúng hơn là chỉ thực hiện được một phần, đó là phần viễn du, nay đây mai đó.
Sau khi đỗ bằng tú tài I, tôi được học bổng đi học ở University of the Philippines (UP) Los Banos, Philippines. Những năm tháng ở Phi, tôi ít nhớ nhà mà nhớ nhiều hình ảnh những hàng cây phượng đỏ trong khuôn viên của trường, nhất là hàng cây phượng trên con đường chia đôi trường Khải Định và trường Đồng Khánh. (Vào năm 1997 tôi có dịp về Huế, đem qua Phi được 5 cây phượng con, tôi trồng trên lề đường trước mặt nhà, 4 cây sống được và đúng 5 năm sau, vào mùa hè năm nay, tất cả 4 cây đều nở hoa. Nhìn vào những bông hoa phượng đó tôi thường nhớ đến cảnh cũ người xưa, cảnh cũ thì còn, nhưng người xưa nay phân tán khắp nơi trên thế giới).
Trong các thầy ở trường
Khải Định, có thầy Cao Hữu Triêm dạy sử địa là tôi nhớ mãi, có đặc điểm
mỗi khi vào lớp thầy thường thảy cái bị đựng sách xuống bàn, tiếp tục
câu mà thầy đã bỏ dở lần trước. Thầy Triêm khi tả cảnh thời tiết vào mùa
đông ở miền Bắc thầy hay nói câu: “ Ôi trời mưa dầm dề, rét buốc thảm
thê”. Ngoài ra có thầy Phạm Văn Nhu dạy Pháp Văn. Hôm đó vào mùa mưa tôi
đạp xe đạp đến trường có hơi trễ. Khổ nỗi là ngày đó tôi lại mang đôi
giày cao cổ có bịt sắt. Khi đến lớp thầy Nhu đang hỏi bài, trong lớp im
phăng phắc, tôi đi nhón nhén nhưng vẫn còn tiếng cộp cộp vào lớp, mọi
cặp mắt đều nhìn vào tôi. Vừa ngồi xuống ghế và cố gắng thu mình nhỏ lại
cho yên thân, thầy Nhu gọi tôi hỏi bài chia các động từ tiếng Pháp theo
các thời gian khác nhau. Tôi đang còn bối rối về vụ đi trễ nên chia
động từ không đúng. Các bạn ngồi quanh đó có vẻ lo ngại, thầy Nhu yên
lặng một hồi rồi nhìn vào mắt tôi và nói: “Sao mặt mũi có vẻ sáng sủa mà
lại dốt đến vậy!”
Trước khi sang học ở Phi, chúng tôi, gồm hai mươi người đã được may mắn chọn lựa từ những trường trung học khác nhau, đều phải học qua một lớp Anh ngữ tại Sài Gòn do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tổ chức. Lớp học thường vào buổi sáng, chiều chiều rảnh chúng tôi hay ngao du trên các đường phố Sài Gòn. Một hôm ông thầy người Mỹ dạy tiếng Anh ốm không đến lớp được. Một cô người Mỹ đến lớp báo cho chúng tôi biết vậy, cả lớp, đáng lẽ phải tỏ ra lo lắng, hỏi han đến sức khỏe của ông thầy, lại có vẻ vui mừng vì có dịp nghỉ học đi bát phố! Cô này rất ngạc nhiên, giận dữ và trách chúng tôi tại sao lại có thể mừng rỡ một cách vô ý thức như vậy. Đó cũng là bài học cho tôi vì người Việt Nam mình đôi khi có những phản ứng hơi kỳ lạ, không giống ai, chẳng hạn khi thấy ai đi xe đạp té xuống đường hay bị chó rượt đuổi, phản ứng đầu tiên là cười cái đã, phương Tây thật không hiểu nổi!
Qua Phi với cuộc sống sinh viên không có gì hấp dẫn, trong 4 năm (1954-1958) tôi chỉ lo học cho xong để về nước. Chỉ có điều là tôi rất hãnh diện có một căn bản vững chắc về toán học và vật lý học mà tôi đã học được ở trường Khải Định, ngoài ra lại được bạn bè, nhất là bạn Trần Văn Sơn hướng dẫn thêm. Ở đại học Phi, tôi xuất sắc trong các môn này và thường nhận xét sao phần lớn sinh viên Phi (sau này khi học ở Mỹ tôi cũng có nhận xét tương tự như vậy) dốt toán học đến thế. Hồi đó Trần Văn Sơn học cùng lớp nhưng khác phòng. Trong phòng tôi cũng có một tay giỏi toán khác là Tôn thất Côn. Tôi thường đi chơi với Côn. Ít khi thấy ngoài giờ học anh ta thi đua giải các bài toán ở cuối mỗi chương trong sách toán như các bạn khác, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên và thán phục là khi nào thầy Trương Quang Mục có câu hỏi nào hắc búa về toán, Côn là một trong ít học sinh dơ tay tình nguyện lên bảng giải. Hình như cái đầu toán học này là do thiên phú! Sau này Côn được học bổng học về kỹ thuật công trình nguyên tử (nuclear engineering) ở Canada, một điều rất tự nhiên. Một người bạn thân khác ngồi cạnh tôi ở hàng ghế thứ nhì sau hàng ghế dành cho các cô là Phan Ứng Nghiệm. Trong thời gian học ở Phi tôi có gặp lại Trần Văn Sơn hồi đó là thiếu úy hải quân, sĩ quan trên một chiến hạm của hải quân Việt Nam đang sửa chữa đại kỳ tại căn cứ hải quân Mỹ ở Subic Bay. Sơn có đến UP ở Los Banos thăm tôi. Tôi cũng có đến Subic Bay thăm Sơn và cùng đi tắm biển. Sau nhiều năm xa cách, trong những năm qua tôi may mắn có dịp gặp lại đâu đó các bạn Sơn, Côn, Nghiệm và một số các bạn khác trên quả đất tròn này.
Hồi đó học ở Khải Định tôi say mê theo đuổi một người đẹp thường mặt áo tím, một cô học trò xinh xắn với nụ cười hồn nhiên và quyến rũ. Đó là Đỗ Thị Lựu, em gái của bạn Đỗ Anh Tài. Con trai Huế khi bắt đầu biết yêu thường có những hành động khác hẳn với con trai xứ khác. Yêu ơi là yêu, nhưng ít khi mạnh dạn thổ lộ tâm tình. Chiều chiều đi học, đạp xe đạp theo người đẹp, thấy được mặt người đẹp, lượn qua lượn lại sao cho người đẹp thấy mình, thế là mãn nguyện, cảm thấy hạnh phúc rồi, hí hững đạp xe về nhà tiếp tục dở vở ra học, mơ mộng bâng qươ! Khi qua đến Phi tâm trí tôi luôn luôn hướng về cô Lựu ở Huế, không có lưu ý theo dõi các cô gái Phi. Nói chung thiếu nữ Việt Nam mình đẹp hơn các cô gái Phi nhiều, nhất là các cô gái Huế với những cặp mắt đen trữ tình, những khuôn mặt tươi thắm và mái tóc dài dưới những vành nón lá. Ở trường tôi học có rất nhiều hội nam hay nữ sinh viên (fraternities & sororities), cuối tuần nào cũng có tổ chức hội họp, nhảy đầm, đi chơi và ăn ngoài trời (picnic). Nhạc nhảy thịnh hành hồi đó là rock & roll do Elvis Presley hát (they call me a poor boy, poor boy, but I ain’t not lonesome and I ain’t blue ‘cause I could never be a poor boy as long as I’ve got a dolly like you ........... don’t have a pig, don’t have a cow. I don’t have a horse to pull a plow, but what I got is a heartful of love and memories, and that’s enough for me), và điệu twist do Chuby Checker hát (come on let’s twist again like we did last summer, yea, let’s twist again like we did last year, ...), cha cha cha và nhạc lãng mạn do Pat Boone hát (On a day like today, we pass the time away, writing love letters in the sand ... ).Thanh niên Phi học chẳng ra gì nhưng chơi đàn và hát thì không thua ai. Có lẽ đó là cá tính của người dân ở đảo, tuy nghèo, có thể sống với những gì sẵn có dưới biển và các sản phẩm từ cây dừa, cứ tà tà đàn ca xướng hát, vui ngày nào hay ngày đó, có lẽ vậy nên đất nước không khá được, mức phát triển không có nhanh so với các nước trong vùng như Mã Lai Á, Thái Lan, Singapore, và ngay cả Việt Nam. (Tôi đã có lần phát biểu nhận xét này cho một bạn đồng nghiệp người Anh, anh ta hỏi lại tôi một câu làm tôi chưng hửng: “Thế anh nghĩ sao về dân Anh và dân Nhật, cũng là dân ở đảo?!). Tôi tích cực tham gia các cuộc vui chơi này trong những năm học ở Phi, nhưng vẫn thường nhớ đến Huế, nhớ đến trường Khải Định và các bạn ở đó, và lẽ tất nhiên mộng đến người đẹp áo tím. (Trong các bạn học đồng lớp với chúng tôi hồi đó có Thu Ba. Sau này Thu Ba lập gia đình với anh Trương Đình Trân, một sinh viên xuất sắc của Khải Định, được học bổng Bảo Đại đi Mỹ học ngành vật lý nguyên tử. Hồi tôi còn học ở North Carolina (1960-62), anh Trân và Thu Ba học ở Cornell University, Ithaca, New York. Tôi có dịp gặp lại Thu Ba ở đó. Sau khi anh Trân đỗ bằng Ph. D. ở Cornell, anh được chọn để nghiên cứu thêm tại Institute of Advanced Studies thuộc Princeton University. Hồi đó Dr. Oppenheimer làm Viện trưởng Viện này. (Trong thế chiến thứ II, Dr. Oppenheimer là khoa học gia đầu đàn trong việc phát minh ra bom nguyên tử và khinh khí của Hoa Kỳ, nhưng vào những năm sau đó vì thấy thảm họa do các loại bom này gây ra cho nhân loại, ông không làm cho chính phủ Mỹ nữa và trở về Princeton dạy học.) Sau hai năm nghiên cứu ở Institute of Advanced Studies, anh Trân và Thu Ba rời nước Mỹ sang Pháp làm việc.
Trường nông nghiệp thuộc đại học Phi hồi đó có hợp đồng hợp tác với trường Cornell nên có nhiều giáo sư Mỹ sang dạy học và nghiên cứu ở UP (Los Banos), qua đấy và một số sinh viên Phi xuất sắc được cấp học bổng qua Cornell học. Một trong những giáo sư Phi có bằng Ph. D., giàu có, đẹp trai, học giỏi, xuất thân từ đại học Cornell, ngành agricultural engineering. Một hôm ông ta tổ chức cho một số sinh viên, trong đó có tôi về thăm đồn điền dừa của gia đình ông. Sau khi đi xe lửa từ trường đến ven biển, chúng tôi lên thuyền máy ra một hòn đảo gần đó. Khi đến hòn đảo ông đưa vòng tay chỉ và nói đây là hòn đảo đồn điền của gia đình ông. Ở Việt Nam tôi chưa thấy ai làm chủ quyền toàn bộ một hòn đảo. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy đất nước Phi này đã theo chế độ tư bản quá mứt. Tôi kể chuyện này, có vẻ lạc đề, nhưng tôi cũng gặp trường hợp tương tự khi tôi học ở Mỹ mà tôi sẽ kể sau.
Dạy học và du học ở North Carolina
Trở lại chuyện cô Lựu. Sau khi đỗ ra trường, tôi và một anh bạn khác được bổ đi dạy học ở Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng gần Đà Lạt. Hồi đó ở Bảo Lộc vừa thành lập trường nông nghiệp do USAID tài trợ. Đó là một thị trấn chưa được phát triển, chung quanh có những đồn điền trà của một số người Pháp còn nán lại làm ăn ở Việt Nam, xa hơn nữa chỉ thấy toàn là rừng. Đêm đêm tiếng vượn hú thêm vào tiếng kêu thảm thiết của một loài chim rừng nào đó, nghe thật buồn nản. Cái cảnh sống biệt lập và cô đơn này làm tôi càng nhớ đến Lựu và có ý định tiến tới việc lập gia đình với cô ta. Một trở ngại là cô Lựu thuộc gia đình Công giáo. Không giống ở Mỹ, tự do ai theo đạo nào thì theo. Ở Việt Nam muốn lấy vợ người Công giáo phải làm lễ cưới ở nhà thờ và phải theo đạo của họ. Vấn đề nan giải là gia đình tôi không muốn tôi bỏ đạo Phật. Thế là việc cưới hỏi không thể tiến tới, mối tình đầu của tôi xem như đành phải tan vỡ. Không biết nay “người đẹp áo tím” đang ở đâu. Hy vọng gia đình Lựu đã được định cư ở Mỹ.
Trong một chuyến về Huế thăm gia đình tôi có dịp đi chơi ở Đà Nẵng. Trên đường phố Đà Nẵng tôi đang đạp xe đạp lang thang một mình thì thấy ngược dòng hai ba cô con gái đang tươi cười nói chuyện ríu rít. Một trong những cô này có dáng người thật đẹp, mũi dọc dừa, bộ mặt trái xoan, mày mi cân đối, đẹp như một hoa hồng mới chớm nở. Tôi sững sốt đứng nhìn cô ta hoài và sau đó tìm hỏi mới biết tên người đẹp là Diệm My ở Huế.
Thế là bắt đầu một cuộc phiêu lưu tình cảm mới. Về Huế tôi tìm được nhà của Diệm My, mạnh dạn đến thăm. Theo đuổi Diệm My là cả một cuộc săn đuổi đầy trở ngại. Chị em Diệm My nổi tiếng đẹp ở Huế, không nhất thì nhì ở trường Đồng Khánh, nào là Trà My, Kiều My, Nga My, rồi đến Diệm My. Ba của Diệm My ở làng Chí Long không xa làng Hòa Viên, và cũng là quê của má tôi. Ba của nàng thích săn bắn, và thường đi săn nai ở các đồi vùng Mỹ Chánh. Hồi đó vùng đồi này còn là rừng sim có nhiều nai. Mỗi lần Ba của Diệm My cỡi ngựa đi săn từ Chí Long lên Mỹ Chánh hay ghé lại nhà tôi nghỉ ăn cơm trưa. Con ngựa quen thói, mỗi lần đến nhà tôi là không muốn đi nữa, tự động dừng lại. Không biết Ba của Diệm My và Má tôi có bà con gì không, có thể là những người cùng họ (Nguyễn) cùng làng, nhưng tôi vẫn thường gọi ông bằng Cậu và mỗi lần gặp các cô My, các cô gọi tôi bằng Chú. Thế là một vấn đề nan giải mỗi khi tôi đến thăm Diệm My, lúc bấy giờ gia đình cô ta đã tản cư từ Chí Long về Huế. Làm sao mà tán hay biểu lộ tâm tình với người đẹp, mình lại có tính e lệ của chàng trai xứ Huế, thường không muốn nói thẳng ra, chỉ nhìn người đẹp, ăn nói bâng qươ, nay lại gặp tình trạng có phần rắc rối hơn, vì mỗi khi mới bước vào cửa nhà là đã nghe Diệm My chào: Thưa chú!. Muốn đổi lời nói, cử chỉ giữa chú, cháu thành anh em đâu phải là điều dễ làm. Tôi tự nhiên kẹt vào mối tình một chiều, khó lòng tiến tới được. Đây chắc cũng là một hình phạt trời dành cho tôi, tự tạo khó khăn cho mình vì có tật đeo đuổi các cô gái đẹp ngây thơ, đang ở vào lứa tuổi học trò cấp trung học!
Vào năm 1960 tôi được học bổng qua Mỹ học tại North Carolina để lấy bằng Master’s về thống kê học. Khi đến phi trường San Francisco, trong khi chờ đổi máy bay đi Raleigh, North Carolina, có một ông già người Phi trông có vẻ đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề, có cả áo ấm khoác ngoài, lân la đến gợi chuyện. Lần đầu tiên đến đất Mỹ tôi đang ở trong tình trạng lẻ loi nên cũng thích nói chuyện với ông ta, nhất là khi ông ta biết trước kia tôi có học ở Phi nên câu chuyện càng thêm đậm đà. Ông cho biết ông là giáo sư về dân tộc học tại University of Minnesota. Ông nói ông sắp xuống phố San Francisco có việc và sẽ trở về trường trong vài hôm, nhưng không có tiền mặt sẵn để đi bus vì ông chỉ có chi phiếu du khách, muốn mượn tôi 5 đô la để về phố, khi nào về trường ông sẽ trả lại, và còn nói thêm ông sẽ gởi cho tôi một ít áo len ông không cần dùng nữa, vì ở North Carolina, theo lời ông, mùa đông lạnh lắm. Tôi thì không cần các món quà ông hứa, nhưng vì quen thói kính nễ thầy nên tôi không ngần ngại đưa cho ông ta mượn 5 đô la. Về đến trường, chừng một tháng sau, không thấy tin tức gì của ông giáo sư đại học Minnesota tôi viết thư hỏi thăm ông giáo sư và không đả động gì đến món tiền ông đã mượn. Chừng một tuần sau, bưu điện trả lại thư với dòng chữ ngoài phong bì là không có giáo sư nào tên này ở đại học! Đó là một bài học cho tôi và có lẽ cho những ai khi du hành là đừng tin những người mới gặp nhau lần đầu.
Trường tôi học ở Raleigh, North Carolina vào thời đó có một tên rất dài là North Carolina State College (NCSC) of the Consolidated University of North Carolina (UNC) ở Chapel Hill. Ở NCSC chỉ có các phân khoa kỹ thuật và nông nghiệp, ngay cả ngành thống kê học cũng chia hai phân khoa, các môn học về thống kê toán học (mathematical statistics) thì được dạy ở UNC, còn thống kê áp dụng (applied statistics) thì được dạy ở NCSC. Tuy lúc đó vẫn còn vào mùa hè nhưng trường vẫn mở một vài lớp học để sinh viên học hè. Việc đầu tiên là đến trình diện ông giáo sư cố vấn. Ông cho biết là muốn học ngành thống kê phải giỏi toán, và ông khuyên là vào dịp này nên học ôn lại Calculus và học thêm một lớp hình học. Ở trường lúc đó có hai lớp Calculus I và Calculus II. Thường thì phải học đạo hàm ở môn Calculus I trước rồi mới học đến nguyên hàm ở môn Calculus II thì phải. Ông không biết tôi có thể học hai lớp Calculus này một lượt được không, nhưng thử xem sao. Trong ba tháng hè nóng bức ở Raleigh, tối nào tôi cũng làm toán, cố gắng giải hết các bài toán trong các cuốn sách toán về Calculus và hình học. Chỉ có những buổi chiều cuối tuần tôi mới ra các quán gần trường uống bia bốc (draft beer) với các bạn học và cũng là dịp để tán dốc với các cô bán rượu bia, phần đông là nữ sinh viên ở trường làm thêm để kiếm ít tiền tiêu. Đa số sinh viên NCSC hồi đó là nam sinh viên [sau này bành trướng rộng lớn lên nên đã đổi thành North Carolina State University (NCSU)], trong gần 8,000 sinh viên chỉ có khoảng hơn 100 sinh viên nữ. Với tỉ số đó, cạnh tranh giữa đám sinh viên con trai để có một người bạn nữ sinh viên thật gay go, nhất là với sinh viên ngoại quốc như tôi bắt bồ không dễ dàng như các nam sinh viên Mỹ, lại không có xe hơi nên tôi đành phải dùng hết thì giờ và trí óc tập trung giải các bài toán. Rảnh ra thì viết thư thăm nhà, thỉnh thoảng gởi vài tấm bưu thiệp cho Diệm My, nhưng không bao giờ được hồi âm.
Tất cả ba bộ môn toán tôi đều được A. Khi đến gặp lại ông giáo sư cố vấn của tôi, vào phòng làm việc của ông, ông đứng dậy bắt tay tôi và nói: “Cảnh, tôi có lời khen anh và tôi không hiểu làm sao anh có thể học hai môn Calculus cùng một lúc mà lại đều điểm hạng A”. Ông không biết là tối nào tôi cũng làm toán đồng thời không biết tôi đã có một căn bản vững về toán từ trường Khải Định và những gì tôi đã học vẫn còn trong trí nhớ tôi. (Nói đến học toán ở Mỹ, tôi hồi đó có nhận xét rằng sách toán của Mỹ khác với sách toán của Pháp chúng ta thường dùng để học ở Khải Định. Những bài toán trong sách toán của Mỹ thường chỉ hỏi một hai câu, trong lúc một bài toán trong sách toán của Pháp thường đặt ra nhiều câu hỏi liên hệ nhau, phải giải được câu thứ nhất mới hòng giải được những câu kế tiếp, tạo cho sinh viên cách suy nghĩ có hệ thống và một đầu óc biết phân tích và tổng hợp. Có lẽ vì vậy mà ta thấy phần lớn sinh viên Mỹ thường có lối suy nghĩ rất đơn giản, không sâu sắc, chỉ chú tâm học hỏi, hiểu biết chi tiết vào một lĩnh vực nào đó nhưng ít có cái nhìn tổng thể).
Trong năm đầu của hai năm học để lấy bằng Master’s, tôi ở cùng với các sinh viên khác trong một cư xá, hai người một phòng, có phòng tắm riêng. Cũng trên một tầng lầu tôi ở, có ba người từ ba xứ khác nhau, mỗi người tôi còn nhớ một câu chuyện: anh thứ nhất người Mỹ tên là William Reynolds Jr.. Anh ta con nhà tỉ phú William Reynold chủ những nông trại trồng thuốc lá ở quanh vùng Winston Salem, North Carolina, chủ hãng sản xuất hai loại thuốc Winston và Salem. Ông ta đã cho xây tặng cho NCS một tòa nhà đồ sộ, đặt tên là William Reynold Hall, để làm văn phòng với những phòng thể thao trang bị mọi dụng cụ cần thiết cho Phân Khoa Thể Dục và Thể Thao (Department of Physical Education). William Reynold Jr. là người con trai trong gia đình chịu khó học hết đại học, số còn lại chỉ thích ăn chơi hơn là học. Anh này học ở cấp dưới tôi, kém toán nên thường qua phòng tôi nhờ chỉ dẫn. Noel năm 1962 anh mời tôi và một số bạn khác đến nhà anh ở Salem ăn Noel. Sau khi đến chào bà già anh ở đó (ông già không có ở nhà vì một năm trước, trong một chuyến đi du thuyền qua châu Âu ông gặp và theo một cô người Đức trẻ đẹp nên đã mua cho cô ta một hòn đảo ngoài khơi thuộc tiểu bang Georgia, xây nhà làm tổ uyên ương) chúng tôi đến ở một nhà khác của gia đình đại tư bản này, được xây trong một nông trại thuốc lá với hàng trăm ngàn mẫu đất. Nhà có 12 phòng ngủ, tụi tôi tha hồ muốn ở phòng nào thì ở. Gần nhà có một hồ nhân tạo để câu cá và cũng làm luôn hồ tắm, cạnh đó lại có một cái hồ thiên nhiên đủ rộng để trượt nước (water skiing). Có một buổi chiều trời vừa tối anh ta và tôi dùng xe Jeep chạy quanh trại. Lần đầu tiên tôi thấy nai chạy khắp nơi và cũng là lần đầu tiên tôi biết ở Mỹ người ta chỉ săn thú theo mùa, chứ không phải khi nào săn cũng được. Xa tận chân trời một dãy núi hiện ra trong cảnh sương mù, anh ta chỉ vào dãy núi và bảo tôi: “Cảnh, gia đình tôi cũng làm chủ dãy núi đó!”. Tôi từ Việt Nam đến, ở một nước mà mình thường cho rằng núi non, sông ngòi, biển cả là của chung không ai có chủ quyền những bất động sản này. Tôi đã từng ngạc nhiên khi nghe ông giáo sư người Phi nói gia đình ông làm chủ cả hòn đảo, nay ở Mỹ có gia đình không những là chủ của những nông trại lớn mà cả dãy núi trải dài khắp chân trời. Thật là một nước mà tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến mức kỳ lạ.
Anh thứ hai người Phi tên là Dewey Dee, anh ta đến NCSC học về ngành dệt (textile engineering). Anh này cũng con nhà giàu, phòng ở của anh có TV mở suốt ngày. Tui tôi khi nào muốn xem TV cứ việc vào phòng anh xem tự do. Anh ta có chiếc xe con và cũng là một tay chơi nên đào Mỹ khá nhiều. Gần trường chúng tôi có một trường chỉ dành cho phái nữ, không có xe hơi thì như cụt chân, có đào cũng không đi đâu được, dẫn người đẹp đi chơi bằng xe bus thì không giống ai! Năm 1978 ở Sài Gòn nhân đọc báo Newsweek, tôi thấy có bài nói về anh. Sau khi học xong, Deway Dee về làm ăn ở Phi, biển thủ các ngân hàng ở đây hơn 30 triệu đô la và chạy trốn sang Dominican Republic, một nước Nam Mỹ, sau đó lại được định cư ở Canada. Năm nay (2002) tôi đọc báo lại thấy tên anh ta xuất hiện, chính phủ Phi đang yêu cầu chính phủ Canada trục xuất anh ta trở về Phi hầu tòa. Đến nay anh ta vẫn còn ở Canada.
Anh thứ ba người Mễ Tây Cơ, tôi chỉ còn nhớ tên Rodriguez, cũng học về ngành dệt. Vào năm 1961, sau một năm học ở NCSC tôi có dịp đi Mexixo để dự phiên họp hằng năm của các nhà kinh tế nông nghiệp do International Association of Agricultural Economists tổ chức ở thành phố Cuernavaca, một thành phố rất đẹp ở gần thành phố Mexico. Tôi có dịp thăm viếng Mexico University, một trường đại học được xây cất một cách đồ sộ vì trước đó mấy năm Mexico nhân dịp tổ chức thế vận hội đã xây ngay trong khuôn viên đại học một số sân vận động, hồ tắm, khu nhà tập thể, v.v..., nay dành cho sinh viên xử dụng. Kiến trúc của các nhà cao tầng dành cho các phân khoa trông thật là tân tiến, tường nào cũng có hình chạm phản ảnh nền văn hoá lâu đời của Mexico. Đứng nhìn những bức tranh tường vĩ đại, những tác phẩm điêu khắc rải rác trong khuôn viên đại học, thấy những phương tiện mà sinh viên Mexico được hưởng, làm tôi tự hỏi khi nào Việt Nam mình có một trường đại học tráng lệ huy hoàng như vậy. Nay trở lại chuyện Rodriguez. Tôi điện thoại thăm anh ta, lúc đó đang về thăm gia đình ở đó. Anh ta mời tôi trưa hôm sau đến ăn cơm để anh giới thiệu gia đình anh luôn thể. Sáng hôm sau dậy sớm, để bụng không ăn sáng, tôi đi taxi đến thăm bạn. Gia đình của Rodriguez ở trong một villa sang trọng, vườn tược rất đẹp mắt và xây cất trong một vùng dành cho người có tiền có của. Đến nhà chỉ có Rodriguez và ông già của anh ta ra tiếp chuyện. Đợi đến trưa, bụng thấy đói, nhưng không thấy bạn đả động gì đến cơm nước. Một giờ trưa, cũng không thấy một dấu hiêu chuẩn bị gì nơi phòng ăn cạnh phòng khách. Tôi quá đói bụng, muốn chào từ giả mà không dám nói, phân vân không biết hôm trước mình có hiểu lầm lời mời của bạn không? Đến gần 3 giờ chiều Rodriguez và ông già mới mời tôi qua phòng ăn. Trong phòng ăn, mẹ và anh chị em của Rodriguez tề tựu đông đủ. Tôi được thưởng thức một bữa cơm nấu theo kiểu Y Pha Nho đặt đầy bàn ăn. Sau đó tôi mới biết dân dưới đó (và có lẽ ở Y Pha Nho cũng vậy?) họ ăn cơm trưa rất trễ. Đó cũng là bài học. Đến đâu cũng nên tìm hiểu phong tục và tập quán của nơi mình đến.
Học hết năm thứ nhất của chương trình Master’s, thành quả khá tốt. Các môn chính như toán, thống kê, kinh toán học tôi đều được A. Tâm trí tôi lúc đó đều dồn vào việc học, tối nào cũng chúi đầu vào sách vở, không có thú tiêu khiển nào khác hơn là đọc giáo khoa và làm toán. Xa nhà, xa nước, với lối sống và thức ăn không quen thuộc, có lúc tôi thấy thật lẻ loi, buồn nản. Lại càng buồn hơn khi nghĩ đến mối tình một chiều của mình với Diệm My, xem như đang đi vào ngõ cụt. Một niềm an ủi độc nhất vào khoảng thời gian đó là có một gia đình người Mỹ ở gần trường đứng ra làm gia đình chủ nhà (host family) cho tôi. Gia đình này thường mời tôi về nhà ăn cơm để biết thêm về đời sống Mỹ, tham dự những buổi ăn cơm ngoài trời, hay dẫn tôi đi đây đó xem những thắng cảnh của địa phương. Nhân dịp này tôi mới biết nguồn gốc của chương trình “host family” này. Trước khi cộng sản chiếm toàn bộ Trung Hoa lục địa, có nhiều sinh viên và giáo sư Tàu (quốc gia) ở Mỹ, trong đó có một số học về nguyên tử và hỏa tiễn. Đến khi chính phủ cộng sản lên cầm quyền, họ kêu gọi các khoa học gia và kỹ sư Tàu về nước phục vụ.Rất nhiều bác học, kỹ sư Trung quốc đáp lời mời của tân chính phủ ồ ạt về giúp nước. Chính phủ và nhân dân Mỹ ngạc nhiên tại sao những người này đều được chính phủ Mỹ hay các tổ chức tư nhân Mỹ cho tiền ăn học, nay không một chút thiết tha muốn sống và làm việc ở Mỹ. Do đó chính phủ Mỹ nghĩ đến chương trình “host family”, vận động sự hợp tác có tính cách tự nguyện của những gia đình Mỹ gần đại học, nhận lãnh sinh viên ngoại quốc, thỉnh thoảng đem về nhà, mong tạo thêm sự gần gũi để họ bớt thấy lạc lõng nơi đất khách quê người. Chương trình này không có tính cách bắt buộc đối với sinh viên nước ngoài. Ai không muốn có “host family” thì cũng tốt thôi.
Sinh viên có học bổng như tôi tương đối có đời sống vật chất thoải mái, không như một số sinh viên khác, ngoại quốc cũng như Mỹ, vừa đi học, vừa đi làm, có phần vất vã. Tôi ít quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam. Đất nước lúc đó có vẻ thanh bình, một thứ thanh bình giả tạo vì hai bên Nam Bắc đang sửa soạn và trù tính một cuộc chiến tranh lâu dài. Khoảng tháng 9 năm 1960, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, trong vòng vận động tranh cử tổng thống đến đọc diễn văn ở NCSC có đề cập đến tình hình và vị trí chiến lược của Nam Việt Nam, xem đó là một tiền đồn của Mỹ ở Đông Nam Á. Kennedy cũng nói đến tình hình không ổn định tại Đông Dương và tình hình sôi động ở Lào do Pathet Lào gây ra.
Tuy ít nghĩ về đất nước, quê hương, nhưng thỉnh thoảng nhớ Diệm My gia diết. Buồn và nản nhất là khoản thời gian từ thu sang đông, cây cối trụi lá, cô đơn lê bước trên các đường trong khuôn viên đại học, mong sao cho thời gian trôi mau để sớm về nước. Tinh thần tôi càng xuống dốc những khi tuyết bắt đầu rơi, trời đất sao âm u đến thế! Vào những hôm như vậy tôi ao ước có một cô bạn gái để trao đổi tâm tình, để có dịp hôn vào gò má dịu dàng và làn môi nóng bỏng, hay để thưởng thức sự ôm ấp nhiệt tình, sự sờ mó của cơ thể, đụng chạm của xác thịt với một người khác phái. May cho tôi, vào đầu năm học thứ hai (1961-1962) tôi có dịp làm quen với một nữ sinh viên cùng trường. Tôi gặp cô trong một buổi nhảy đầm do nhà trường tổ chức cho sinh viên ngoại quốc. Trước khi vào phòng nhảy phải mua vé, tôi thấy một cô nữ sinh viên da trắng phụ trách bán vé, dáng người nhỏ gọn, mặt tròn hiền hậu, làn da trắng mướt với đôi mắt xanh, tóc vàng cắt ngắn, nhìn tôi cười một cách thản nhiên đầy bí ẩn. Thế là tim của anh sinh viên xứ Huế bắt đầu đập, cảm thấy đây là cơ hội hiếm có để làm quen với người đẹp, hy vọng biết đâu sau này lại có một cuộc phiêu lưu tình cảm mới. Sau khi bán vé xong cô ta cũng vào phòng nhảy để tham gia cuộc vui. Lẽ tất nhiên tôi kiếm cách làm quen và mời cô ta nhảy. Cô tên là Francis Land, 20 tuổi, trẻ hơn tôi chừng 5 tuổi, học năm thứ hai ngành sinh vật học. Tình trạng gia đình giống tôi. Mồ côi từ nhỏ, được một bà cô nuôi cho ăn học. Có lẽ vì vậy chúng tôi dễ thông cảm với nhau chăng? Dần dà hỏi thêm mới rõ cô ta là Mỹ chính cống, ở ngay tiểu bang North Carolina, tại một thành phố nhỏ không xa thành phố Raleigh. Hôm đó, tôi chỉ nhảy với Francis được vài bản và thu thập được chừng đó dữ kiện, vì người đẹp được các sinh viên khác mời nhảy rồi biến đâu mất.
Trước khi sang học ở Phi, chúng tôi, gồm hai mươi người đã được may mắn chọn lựa từ những trường trung học khác nhau, đều phải học qua một lớp Anh ngữ tại Sài Gòn do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tổ chức. Lớp học thường vào buổi sáng, chiều chiều rảnh chúng tôi hay ngao du trên các đường phố Sài Gòn. Một hôm ông thầy người Mỹ dạy tiếng Anh ốm không đến lớp được. Một cô người Mỹ đến lớp báo cho chúng tôi biết vậy, cả lớp, đáng lẽ phải tỏ ra lo lắng, hỏi han đến sức khỏe của ông thầy, lại có vẻ vui mừng vì có dịp nghỉ học đi bát phố! Cô này rất ngạc nhiên, giận dữ và trách chúng tôi tại sao lại có thể mừng rỡ một cách vô ý thức như vậy. Đó cũng là bài học cho tôi vì người Việt Nam mình đôi khi có những phản ứng hơi kỳ lạ, không giống ai, chẳng hạn khi thấy ai đi xe đạp té xuống đường hay bị chó rượt đuổi, phản ứng đầu tiên là cười cái đã, phương Tây thật không hiểu nổi!
Qua Phi với cuộc sống sinh viên không có gì hấp dẫn, trong 4 năm (1954-1958) tôi chỉ lo học cho xong để về nước. Chỉ có điều là tôi rất hãnh diện có một căn bản vững chắc về toán học và vật lý học mà tôi đã học được ở trường Khải Định, ngoài ra lại được bạn bè, nhất là bạn Trần Văn Sơn hướng dẫn thêm. Ở đại học Phi, tôi xuất sắc trong các môn này và thường nhận xét sao phần lớn sinh viên Phi (sau này khi học ở Mỹ tôi cũng có nhận xét tương tự như vậy) dốt toán học đến thế. Hồi đó Trần Văn Sơn học cùng lớp nhưng khác phòng. Trong phòng tôi cũng có một tay giỏi toán khác là Tôn thất Côn. Tôi thường đi chơi với Côn. Ít khi thấy ngoài giờ học anh ta thi đua giải các bài toán ở cuối mỗi chương trong sách toán như các bạn khác, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên và thán phục là khi nào thầy Trương Quang Mục có câu hỏi nào hắc búa về toán, Côn là một trong ít học sinh dơ tay tình nguyện lên bảng giải. Hình như cái đầu toán học này là do thiên phú! Sau này Côn được học bổng học về kỹ thuật công trình nguyên tử (nuclear engineering) ở Canada, một điều rất tự nhiên. Một người bạn thân khác ngồi cạnh tôi ở hàng ghế thứ nhì sau hàng ghế dành cho các cô là Phan Ứng Nghiệm. Trong thời gian học ở Phi tôi có gặp lại Trần Văn Sơn hồi đó là thiếu úy hải quân, sĩ quan trên một chiến hạm của hải quân Việt Nam đang sửa chữa đại kỳ tại căn cứ hải quân Mỹ ở Subic Bay. Sơn có đến UP ở Los Banos thăm tôi. Tôi cũng có đến Subic Bay thăm Sơn và cùng đi tắm biển. Sau nhiều năm xa cách, trong những năm qua tôi may mắn có dịp gặp lại đâu đó các bạn Sơn, Côn, Nghiệm và một số các bạn khác trên quả đất tròn này.
Hồi đó học ở Khải Định tôi say mê theo đuổi một người đẹp thường mặt áo tím, một cô học trò xinh xắn với nụ cười hồn nhiên và quyến rũ. Đó là Đỗ Thị Lựu, em gái của bạn Đỗ Anh Tài. Con trai Huế khi bắt đầu biết yêu thường có những hành động khác hẳn với con trai xứ khác. Yêu ơi là yêu, nhưng ít khi mạnh dạn thổ lộ tâm tình. Chiều chiều đi học, đạp xe đạp theo người đẹp, thấy được mặt người đẹp, lượn qua lượn lại sao cho người đẹp thấy mình, thế là mãn nguyện, cảm thấy hạnh phúc rồi, hí hững đạp xe về nhà tiếp tục dở vở ra học, mơ mộng bâng qươ! Khi qua đến Phi tâm trí tôi luôn luôn hướng về cô Lựu ở Huế, không có lưu ý theo dõi các cô gái Phi. Nói chung thiếu nữ Việt Nam mình đẹp hơn các cô gái Phi nhiều, nhất là các cô gái Huế với những cặp mắt đen trữ tình, những khuôn mặt tươi thắm và mái tóc dài dưới những vành nón lá. Ở trường tôi học có rất nhiều hội nam hay nữ sinh viên (fraternities & sororities), cuối tuần nào cũng có tổ chức hội họp, nhảy đầm, đi chơi và ăn ngoài trời (picnic). Nhạc nhảy thịnh hành hồi đó là rock & roll do Elvis Presley hát (they call me a poor boy, poor boy, but I ain’t not lonesome and I ain’t blue ‘cause I could never be a poor boy as long as I’ve got a dolly like you ........... don’t have a pig, don’t have a cow. I don’t have a horse to pull a plow, but what I got is a heartful of love and memories, and that’s enough for me), và điệu twist do Chuby Checker hát (come on let’s twist again like we did last summer, yea, let’s twist again like we did last year, ...), cha cha cha và nhạc lãng mạn do Pat Boone hát (On a day like today, we pass the time away, writing love letters in the sand ... ).Thanh niên Phi học chẳng ra gì nhưng chơi đàn và hát thì không thua ai. Có lẽ đó là cá tính của người dân ở đảo, tuy nghèo, có thể sống với những gì sẵn có dưới biển và các sản phẩm từ cây dừa, cứ tà tà đàn ca xướng hát, vui ngày nào hay ngày đó, có lẽ vậy nên đất nước không khá được, mức phát triển không có nhanh so với các nước trong vùng như Mã Lai Á, Thái Lan, Singapore, và ngay cả Việt Nam. (Tôi đã có lần phát biểu nhận xét này cho một bạn đồng nghiệp người Anh, anh ta hỏi lại tôi một câu làm tôi chưng hửng: “Thế anh nghĩ sao về dân Anh và dân Nhật, cũng là dân ở đảo?!). Tôi tích cực tham gia các cuộc vui chơi này trong những năm học ở Phi, nhưng vẫn thường nhớ đến Huế, nhớ đến trường Khải Định và các bạn ở đó, và lẽ tất nhiên mộng đến người đẹp áo tím. (Trong các bạn học đồng lớp với chúng tôi hồi đó có Thu Ba. Sau này Thu Ba lập gia đình với anh Trương Đình Trân, một sinh viên xuất sắc của Khải Định, được học bổng Bảo Đại đi Mỹ học ngành vật lý nguyên tử. Hồi tôi còn học ở North Carolina (1960-62), anh Trân và Thu Ba học ở Cornell University, Ithaca, New York. Tôi có dịp gặp lại Thu Ba ở đó. Sau khi anh Trân đỗ bằng Ph. D. ở Cornell, anh được chọn để nghiên cứu thêm tại Institute of Advanced Studies thuộc Princeton University. Hồi đó Dr. Oppenheimer làm Viện trưởng Viện này. (Trong thế chiến thứ II, Dr. Oppenheimer là khoa học gia đầu đàn trong việc phát minh ra bom nguyên tử và khinh khí của Hoa Kỳ, nhưng vào những năm sau đó vì thấy thảm họa do các loại bom này gây ra cho nhân loại, ông không làm cho chính phủ Mỹ nữa và trở về Princeton dạy học.) Sau hai năm nghiên cứu ở Institute of Advanced Studies, anh Trân và Thu Ba rời nước Mỹ sang Pháp làm việc.
Trường nông nghiệp thuộc đại học Phi hồi đó có hợp đồng hợp tác với trường Cornell nên có nhiều giáo sư Mỹ sang dạy học và nghiên cứu ở UP (Los Banos), qua đấy và một số sinh viên Phi xuất sắc được cấp học bổng qua Cornell học. Một trong những giáo sư Phi có bằng Ph. D., giàu có, đẹp trai, học giỏi, xuất thân từ đại học Cornell, ngành agricultural engineering. Một hôm ông ta tổ chức cho một số sinh viên, trong đó có tôi về thăm đồn điền dừa của gia đình ông. Sau khi đi xe lửa từ trường đến ven biển, chúng tôi lên thuyền máy ra một hòn đảo gần đó. Khi đến hòn đảo ông đưa vòng tay chỉ và nói đây là hòn đảo đồn điền của gia đình ông. Ở Việt Nam tôi chưa thấy ai làm chủ quyền toàn bộ một hòn đảo. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy đất nước Phi này đã theo chế độ tư bản quá mứt. Tôi kể chuyện này, có vẻ lạc đề, nhưng tôi cũng gặp trường hợp tương tự khi tôi học ở Mỹ mà tôi sẽ kể sau.
Dạy học và du học ở North Carolina
Trở lại chuyện cô Lựu. Sau khi đỗ ra trường, tôi và một anh bạn khác được bổ đi dạy học ở Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng gần Đà Lạt. Hồi đó ở Bảo Lộc vừa thành lập trường nông nghiệp do USAID tài trợ. Đó là một thị trấn chưa được phát triển, chung quanh có những đồn điền trà của một số người Pháp còn nán lại làm ăn ở Việt Nam, xa hơn nữa chỉ thấy toàn là rừng. Đêm đêm tiếng vượn hú thêm vào tiếng kêu thảm thiết của một loài chim rừng nào đó, nghe thật buồn nản. Cái cảnh sống biệt lập và cô đơn này làm tôi càng nhớ đến Lựu và có ý định tiến tới việc lập gia đình với cô ta. Một trở ngại là cô Lựu thuộc gia đình Công giáo. Không giống ở Mỹ, tự do ai theo đạo nào thì theo. Ở Việt Nam muốn lấy vợ người Công giáo phải làm lễ cưới ở nhà thờ và phải theo đạo của họ. Vấn đề nan giải là gia đình tôi không muốn tôi bỏ đạo Phật. Thế là việc cưới hỏi không thể tiến tới, mối tình đầu của tôi xem như đành phải tan vỡ. Không biết nay “người đẹp áo tím” đang ở đâu. Hy vọng gia đình Lựu đã được định cư ở Mỹ.
Trong một chuyến về Huế thăm gia đình tôi có dịp đi chơi ở Đà Nẵng. Trên đường phố Đà Nẵng tôi đang đạp xe đạp lang thang một mình thì thấy ngược dòng hai ba cô con gái đang tươi cười nói chuyện ríu rít. Một trong những cô này có dáng người thật đẹp, mũi dọc dừa, bộ mặt trái xoan, mày mi cân đối, đẹp như một hoa hồng mới chớm nở. Tôi sững sốt đứng nhìn cô ta hoài và sau đó tìm hỏi mới biết tên người đẹp là Diệm My ở Huế.
Thế là bắt đầu một cuộc phiêu lưu tình cảm mới. Về Huế tôi tìm được nhà của Diệm My, mạnh dạn đến thăm. Theo đuổi Diệm My là cả một cuộc săn đuổi đầy trở ngại. Chị em Diệm My nổi tiếng đẹp ở Huế, không nhất thì nhì ở trường Đồng Khánh, nào là Trà My, Kiều My, Nga My, rồi đến Diệm My. Ba của Diệm My ở làng Chí Long không xa làng Hòa Viên, và cũng là quê của má tôi. Ba của nàng thích săn bắn, và thường đi săn nai ở các đồi vùng Mỹ Chánh. Hồi đó vùng đồi này còn là rừng sim có nhiều nai. Mỗi lần Ba của Diệm My cỡi ngựa đi săn từ Chí Long lên Mỹ Chánh hay ghé lại nhà tôi nghỉ ăn cơm trưa. Con ngựa quen thói, mỗi lần đến nhà tôi là không muốn đi nữa, tự động dừng lại. Không biết Ba của Diệm My và Má tôi có bà con gì không, có thể là những người cùng họ (Nguyễn) cùng làng, nhưng tôi vẫn thường gọi ông bằng Cậu và mỗi lần gặp các cô My, các cô gọi tôi bằng Chú. Thế là một vấn đề nan giải mỗi khi tôi đến thăm Diệm My, lúc bấy giờ gia đình cô ta đã tản cư từ Chí Long về Huế. Làm sao mà tán hay biểu lộ tâm tình với người đẹp, mình lại có tính e lệ của chàng trai xứ Huế, thường không muốn nói thẳng ra, chỉ nhìn người đẹp, ăn nói bâng qươ, nay lại gặp tình trạng có phần rắc rối hơn, vì mỗi khi mới bước vào cửa nhà là đã nghe Diệm My chào: Thưa chú!. Muốn đổi lời nói, cử chỉ giữa chú, cháu thành anh em đâu phải là điều dễ làm. Tôi tự nhiên kẹt vào mối tình một chiều, khó lòng tiến tới được. Đây chắc cũng là một hình phạt trời dành cho tôi, tự tạo khó khăn cho mình vì có tật đeo đuổi các cô gái đẹp ngây thơ, đang ở vào lứa tuổi học trò cấp trung học!
Vào năm 1960 tôi được học bổng qua Mỹ học tại North Carolina để lấy bằng Master’s về thống kê học. Khi đến phi trường San Francisco, trong khi chờ đổi máy bay đi Raleigh, North Carolina, có một ông già người Phi trông có vẻ đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề, có cả áo ấm khoác ngoài, lân la đến gợi chuyện. Lần đầu tiên đến đất Mỹ tôi đang ở trong tình trạng lẻ loi nên cũng thích nói chuyện với ông ta, nhất là khi ông ta biết trước kia tôi có học ở Phi nên câu chuyện càng thêm đậm đà. Ông cho biết ông là giáo sư về dân tộc học tại University of Minnesota. Ông nói ông sắp xuống phố San Francisco có việc và sẽ trở về trường trong vài hôm, nhưng không có tiền mặt sẵn để đi bus vì ông chỉ có chi phiếu du khách, muốn mượn tôi 5 đô la để về phố, khi nào về trường ông sẽ trả lại, và còn nói thêm ông sẽ gởi cho tôi một ít áo len ông không cần dùng nữa, vì ở North Carolina, theo lời ông, mùa đông lạnh lắm. Tôi thì không cần các món quà ông hứa, nhưng vì quen thói kính nễ thầy nên tôi không ngần ngại đưa cho ông ta mượn 5 đô la. Về đến trường, chừng một tháng sau, không thấy tin tức gì của ông giáo sư đại học Minnesota tôi viết thư hỏi thăm ông giáo sư và không đả động gì đến món tiền ông đã mượn. Chừng một tuần sau, bưu điện trả lại thư với dòng chữ ngoài phong bì là không có giáo sư nào tên này ở đại học! Đó là một bài học cho tôi và có lẽ cho những ai khi du hành là đừng tin những người mới gặp nhau lần đầu.
Trường tôi học ở Raleigh, North Carolina vào thời đó có một tên rất dài là North Carolina State College (NCSC) of the Consolidated University of North Carolina (UNC) ở Chapel Hill. Ở NCSC chỉ có các phân khoa kỹ thuật và nông nghiệp, ngay cả ngành thống kê học cũng chia hai phân khoa, các môn học về thống kê toán học (mathematical statistics) thì được dạy ở UNC, còn thống kê áp dụng (applied statistics) thì được dạy ở NCSC. Tuy lúc đó vẫn còn vào mùa hè nhưng trường vẫn mở một vài lớp học để sinh viên học hè. Việc đầu tiên là đến trình diện ông giáo sư cố vấn. Ông cho biết là muốn học ngành thống kê phải giỏi toán, và ông khuyên là vào dịp này nên học ôn lại Calculus và học thêm một lớp hình học. Ở trường lúc đó có hai lớp Calculus I và Calculus II. Thường thì phải học đạo hàm ở môn Calculus I trước rồi mới học đến nguyên hàm ở môn Calculus II thì phải. Ông không biết tôi có thể học hai lớp Calculus này một lượt được không, nhưng thử xem sao. Trong ba tháng hè nóng bức ở Raleigh, tối nào tôi cũng làm toán, cố gắng giải hết các bài toán trong các cuốn sách toán về Calculus và hình học. Chỉ có những buổi chiều cuối tuần tôi mới ra các quán gần trường uống bia bốc (draft beer) với các bạn học và cũng là dịp để tán dốc với các cô bán rượu bia, phần đông là nữ sinh viên ở trường làm thêm để kiếm ít tiền tiêu. Đa số sinh viên NCSC hồi đó là nam sinh viên [sau này bành trướng rộng lớn lên nên đã đổi thành North Carolina State University (NCSU)], trong gần 8,000 sinh viên chỉ có khoảng hơn 100 sinh viên nữ. Với tỉ số đó, cạnh tranh giữa đám sinh viên con trai để có một người bạn nữ sinh viên thật gay go, nhất là với sinh viên ngoại quốc như tôi bắt bồ không dễ dàng như các nam sinh viên Mỹ, lại không có xe hơi nên tôi đành phải dùng hết thì giờ và trí óc tập trung giải các bài toán. Rảnh ra thì viết thư thăm nhà, thỉnh thoảng gởi vài tấm bưu thiệp cho Diệm My, nhưng không bao giờ được hồi âm.
Tất cả ba bộ môn toán tôi đều được A. Khi đến gặp lại ông giáo sư cố vấn của tôi, vào phòng làm việc của ông, ông đứng dậy bắt tay tôi và nói: “Cảnh, tôi có lời khen anh và tôi không hiểu làm sao anh có thể học hai môn Calculus cùng một lúc mà lại đều điểm hạng A”. Ông không biết là tối nào tôi cũng làm toán đồng thời không biết tôi đã có một căn bản vững về toán từ trường Khải Định và những gì tôi đã học vẫn còn trong trí nhớ tôi. (Nói đến học toán ở Mỹ, tôi hồi đó có nhận xét rằng sách toán của Mỹ khác với sách toán của Pháp chúng ta thường dùng để học ở Khải Định. Những bài toán trong sách toán của Mỹ thường chỉ hỏi một hai câu, trong lúc một bài toán trong sách toán của Pháp thường đặt ra nhiều câu hỏi liên hệ nhau, phải giải được câu thứ nhất mới hòng giải được những câu kế tiếp, tạo cho sinh viên cách suy nghĩ có hệ thống và một đầu óc biết phân tích và tổng hợp. Có lẽ vì vậy mà ta thấy phần lớn sinh viên Mỹ thường có lối suy nghĩ rất đơn giản, không sâu sắc, chỉ chú tâm học hỏi, hiểu biết chi tiết vào một lĩnh vực nào đó nhưng ít có cái nhìn tổng thể).
Trong năm đầu của hai năm học để lấy bằng Master’s, tôi ở cùng với các sinh viên khác trong một cư xá, hai người một phòng, có phòng tắm riêng. Cũng trên một tầng lầu tôi ở, có ba người từ ba xứ khác nhau, mỗi người tôi còn nhớ một câu chuyện: anh thứ nhất người Mỹ tên là William Reynolds Jr.. Anh ta con nhà tỉ phú William Reynold chủ những nông trại trồng thuốc lá ở quanh vùng Winston Salem, North Carolina, chủ hãng sản xuất hai loại thuốc Winston và Salem. Ông ta đã cho xây tặng cho NCS một tòa nhà đồ sộ, đặt tên là William Reynold Hall, để làm văn phòng với những phòng thể thao trang bị mọi dụng cụ cần thiết cho Phân Khoa Thể Dục và Thể Thao (Department of Physical Education). William Reynold Jr. là người con trai trong gia đình chịu khó học hết đại học, số còn lại chỉ thích ăn chơi hơn là học. Anh này học ở cấp dưới tôi, kém toán nên thường qua phòng tôi nhờ chỉ dẫn. Noel năm 1962 anh mời tôi và một số bạn khác đến nhà anh ở Salem ăn Noel. Sau khi đến chào bà già anh ở đó (ông già không có ở nhà vì một năm trước, trong một chuyến đi du thuyền qua châu Âu ông gặp và theo một cô người Đức trẻ đẹp nên đã mua cho cô ta một hòn đảo ngoài khơi thuộc tiểu bang Georgia, xây nhà làm tổ uyên ương) chúng tôi đến ở một nhà khác của gia đình đại tư bản này, được xây trong một nông trại thuốc lá với hàng trăm ngàn mẫu đất. Nhà có 12 phòng ngủ, tụi tôi tha hồ muốn ở phòng nào thì ở. Gần nhà có một hồ nhân tạo để câu cá và cũng làm luôn hồ tắm, cạnh đó lại có một cái hồ thiên nhiên đủ rộng để trượt nước (water skiing). Có một buổi chiều trời vừa tối anh ta và tôi dùng xe Jeep chạy quanh trại. Lần đầu tiên tôi thấy nai chạy khắp nơi và cũng là lần đầu tiên tôi biết ở Mỹ người ta chỉ săn thú theo mùa, chứ không phải khi nào săn cũng được. Xa tận chân trời một dãy núi hiện ra trong cảnh sương mù, anh ta chỉ vào dãy núi và bảo tôi: “Cảnh, gia đình tôi cũng làm chủ dãy núi đó!”. Tôi từ Việt Nam đến, ở một nước mà mình thường cho rằng núi non, sông ngòi, biển cả là của chung không ai có chủ quyền những bất động sản này. Tôi đã từng ngạc nhiên khi nghe ông giáo sư người Phi nói gia đình ông làm chủ cả hòn đảo, nay ở Mỹ có gia đình không những là chủ của những nông trại lớn mà cả dãy núi trải dài khắp chân trời. Thật là một nước mà tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến mức kỳ lạ.
Anh thứ hai người Phi tên là Dewey Dee, anh ta đến NCSC học về ngành dệt (textile engineering). Anh này cũng con nhà giàu, phòng ở của anh có TV mở suốt ngày. Tui tôi khi nào muốn xem TV cứ việc vào phòng anh xem tự do. Anh ta có chiếc xe con và cũng là một tay chơi nên đào Mỹ khá nhiều. Gần trường chúng tôi có một trường chỉ dành cho phái nữ, không có xe hơi thì như cụt chân, có đào cũng không đi đâu được, dẫn người đẹp đi chơi bằng xe bus thì không giống ai! Năm 1978 ở Sài Gòn nhân đọc báo Newsweek, tôi thấy có bài nói về anh. Sau khi học xong, Deway Dee về làm ăn ở Phi, biển thủ các ngân hàng ở đây hơn 30 triệu đô la và chạy trốn sang Dominican Republic, một nước Nam Mỹ, sau đó lại được định cư ở Canada. Năm nay (2002) tôi đọc báo lại thấy tên anh ta xuất hiện, chính phủ Phi đang yêu cầu chính phủ Canada trục xuất anh ta trở về Phi hầu tòa. Đến nay anh ta vẫn còn ở Canada.
Anh thứ ba người Mễ Tây Cơ, tôi chỉ còn nhớ tên Rodriguez, cũng học về ngành dệt. Vào năm 1961, sau một năm học ở NCSC tôi có dịp đi Mexixo để dự phiên họp hằng năm của các nhà kinh tế nông nghiệp do International Association of Agricultural Economists tổ chức ở thành phố Cuernavaca, một thành phố rất đẹp ở gần thành phố Mexico. Tôi có dịp thăm viếng Mexico University, một trường đại học được xây cất một cách đồ sộ vì trước đó mấy năm Mexico nhân dịp tổ chức thế vận hội đã xây ngay trong khuôn viên đại học một số sân vận động, hồ tắm, khu nhà tập thể, v.v..., nay dành cho sinh viên xử dụng. Kiến trúc của các nhà cao tầng dành cho các phân khoa trông thật là tân tiến, tường nào cũng có hình chạm phản ảnh nền văn hoá lâu đời của Mexico. Đứng nhìn những bức tranh tường vĩ đại, những tác phẩm điêu khắc rải rác trong khuôn viên đại học, thấy những phương tiện mà sinh viên Mexico được hưởng, làm tôi tự hỏi khi nào Việt Nam mình có một trường đại học tráng lệ huy hoàng như vậy. Nay trở lại chuyện Rodriguez. Tôi điện thoại thăm anh ta, lúc đó đang về thăm gia đình ở đó. Anh ta mời tôi trưa hôm sau đến ăn cơm để anh giới thiệu gia đình anh luôn thể. Sáng hôm sau dậy sớm, để bụng không ăn sáng, tôi đi taxi đến thăm bạn. Gia đình của Rodriguez ở trong một villa sang trọng, vườn tược rất đẹp mắt và xây cất trong một vùng dành cho người có tiền có của. Đến nhà chỉ có Rodriguez và ông già của anh ta ra tiếp chuyện. Đợi đến trưa, bụng thấy đói, nhưng không thấy bạn đả động gì đến cơm nước. Một giờ trưa, cũng không thấy một dấu hiêu chuẩn bị gì nơi phòng ăn cạnh phòng khách. Tôi quá đói bụng, muốn chào từ giả mà không dám nói, phân vân không biết hôm trước mình có hiểu lầm lời mời của bạn không? Đến gần 3 giờ chiều Rodriguez và ông già mới mời tôi qua phòng ăn. Trong phòng ăn, mẹ và anh chị em của Rodriguez tề tựu đông đủ. Tôi được thưởng thức một bữa cơm nấu theo kiểu Y Pha Nho đặt đầy bàn ăn. Sau đó tôi mới biết dân dưới đó (và có lẽ ở Y Pha Nho cũng vậy?) họ ăn cơm trưa rất trễ. Đó cũng là bài học. Đến đâu cũng nên tìm hiểu phong tục và tập quán của nơi mình đến.
Học hết năm thứ nhất của chương trình Master’s, thành quả khá tốt. Các môn chính như toán, thống kê, kinh toán học tôi đều được A. Tâm trí tôi lúc đó đều dồn vào việc học, tối nào cũng chúi đầu vào sách vở, không có thú tiêu khiển nào khác hơn là đọc giáo khoa và làm toán. Xa nhà, xa nước, với lối sống và thức ăn không quen thuộc, có lúc tôi thấy thật lẻ loi, buồn nản. Lại càng buồn hơn khi nghĩ đến mối tình một chiều của mình với Diệm My, xem như đang đi vào ngõ cụt. Một niềm an ủi độc nhất vào khoảng thời gian đó là có một gia đình người Mỹ ở gần trường đứng ra làm gia đình chủ nhà (host family) cho tôi. Gia đình này thường mời tôi về nhà ăn cơm để biết thêm về đời sống Mỹ, tham dự những buổi ăn cơm ngoài trời, hay dẫn tôi đi đây đó xem những thắng cảnh của địa phương. Nhân dịp này tôi mới biết nguồn gốc của chương trình “host family” này. Trước khi cộng sản chiếm toàn bộ Trung Hoa lục địa, có nhiều sinh viên và giáo sư Tàu (quốc gia) ở Mỹ, trong đó có một số học về nguyên tử và hỏa tiễn. Đến khi chính phủ cộng sản lên cầm quyền, họ kêu gọi các khoa học gia và kỹ sư Tàu về nước phục vụ.Rất nhiều bác học, kỹ sư Trung quốc đáp lời mời của tân chính phủ ồ ạt về giúp nước. Chính phủ và nhân dân Mỹ ngạc nhiên tại sao những người này đều được chính phủ Mỹ hay các tổ chức tư nhân Mỹ cho tiền ăn học, nay không một chút thiết tha muốn sống và làm việc ở Mỹ. Do đó chính phủ Mỹ nghĩ đến chương trình “host family”, vận động sự hợp tác có tính cách tự nguyện của những gia đình Mỹ gần đại học, nhận lãnh sinh viên ngoại quốc, thỉnh thoảng đem về nhà, mong tạo thêm sự gần gũi để họ bớt thấy lạc lõng nơi đất khách quê người. Chương trình này không có tính cách bắt buộc đối với sinh viên nước ngoài. Ai không muốn có “host family” thì cũng tốt thôi.
Sinh viên có học bổng như tôi tương đối có đời sống vật chất thoải mái, không như một số sinh viên khác, ngoại quốc cũng như Mỹ, vừa đi học, vừa đi làm, có phần vất vã. Tôi ít quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam. Đất nước lúc đó có vẻ thanh bình, một thứ thanh bình giả tạo vì hai bên Nam Bắc đang sửa soạn và trù tính một cuộc chiến tranh lâu dài. Khoảng tháng 9 năm 1960, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, trong vòng vận động tranh cử tổng thống đến đọc diễn văn ở NCSC có đề cập đến tình hình và vị trí chiến lược của Nam Việt Nam, xem đó là một tiền đồn của Mỹ ở Đông Nam Á. Kennedy cũng nói đến tình hình không ổn định tại Đông Dương và tình hình sôi động ở Lào do Pathet Lào gây ra.
Tuy ít nghĩ về đất nước, quê hương, nhưng thỉnh thoảng nhớ Diệm My gia diết. Buồn và nản nhất là khoản thời gian từ thu sang đông, cây cối trụi lá, cô đơn lê bước trên các đường trong khuôn viên đại học, mong sao cho thời gian trôi mau để sớm về nước. Tinh thần tôi càng xuống dốc những khi tuyết bắt đầu rơi, trời đất sao âm u đến thế! Vào những hôm như vậy tôi ao ước có một cô bạn gái để trao đổi tâm tình, để có dịp hôn vào gò má dịu dàng và làn môi nóng bỏng, hay để thưởng thức sự ôm ấp nhiệt tình, sự sờ mó của cơ thể, đụng chạm của xác thịt với một người khác phái. May cho tôi, vào đầu năm học thứ hai (1961-1962) tôi có dịp làm quen với một nữ sinh viên cùng trường. Tôi gặp cô trong một buổi nhảy đầm do nhà trường tổ chức cho sinh viên ngoại quốc. Trước khi vào phòng nhảy phải mua vé, tôi thấy một cô nữ sinh viên da trắng phụ trách bán vé, dáng người nhỏ gọn, mặt tròn hiền hậu, làn da trắng mướt với đôi mắt xanh, tóc vàng cắt ngắn, nhìn tôi cười một cách thản nhiên đầy bí ẩn. Thế là tim của anh sinh viên xứ Huế bắt đầu đập, cảm thấy đây là cơ hội hiếm có để làm quen với người đẹp, hy vọng biết đâu sau này lại có một cuộc phiêu lưu tình cảm mới. Sau khi bán vé xong cô ta cũng vào phòng nhảy để tham gia cuộc vui. Lẽ tất nhiên tôi kiếm cách làm quen và mời cô ta nhảy. Cô tên là Francis Land, 20 tuổi, trẻ hơn tôi chừng 5 tuổi, học năm thứ hai ngành sinh vật học. Tình trạng gia đình giống tôi. Mồ côi từ nhỏ, được một bà cô nuôi cho ăn học. Có lẽ vì vậy chúng tôi dễ thông cảm với nhau chăng? Dần dà hỏi thêm mới rõ cô ta là Mỹ chính cống, ở ngay tiểu bang North Carolina, tại một thành phố nhỏ không xa thành phố Raleigh. Hôm đó, tôi chỉ nhảy với Francis được vài bản và thu thập được chừng đó dữ kiện, vì người đẹp được các sinh viên khác mời nhảy rồi biến đâu mất.
Vài hôm sau tôi quyết tâm tìm Francis Land. Tôi rất muốn gặp lại Francis, nhưng hôm nhảy, vì e ngại (lại cái tính của anh chàng trai xứ Huế hay bẽn lẽn và ngại ngùng không muốn hỏi ngay những câu hỏi cần thiết lúc mới gặp ban đầu) tôi không biết làm sao gặp lại được, nay biết em ở đâu mà tìm trong cái trường đại học rộng mênh mông đó. NCSC vào năm 1960 vừa xây xong một đại học xá kiến trúc theo kiểu cao ốc, chia làm hai cánh, nam sinh viên ở West Wing, nữ sinh viên ở East Wing. Tôi lần mò đến đến East Wing tìm, nhưng được cho biết không có ai tên Francis ở đó.
(Nhân đây tôi cũng
muốn nói đến lối sống của sinh viên Mỹ. Năm 1966, tức 4 năm sau khi tôi
tốt nghiệp, trong khi tham dự lớp học 3 tháng tại viện Phát Triển Kinh
Tế của Ngân Hàng Thế Giới [World Bank (WB)] tổ chức ở Washington D.C.,
tôi có dịp trở lại thăm trường cũ. Sinh viên nam nữ nay có thể ở chung
trong cùng một Wing, nhưng phải ở khác từng lầu. Đến năm 1972 tôi lại có
dịp đến NCSC, được biết sinh viên nam nữ có thể ở chung một tầng, nhưng
phải ở phòng khác nhau. Ngày nay tiến tới thêm một bước nữa, tức là
sinh viên ghi tên nội trú nam nữ có thể ghi chung phòng nếu muốn! Quan
hệ trai gái ở Mỹ thay đổi quá nhanh làm cho người Việt Nam mình chạy
theo không kịp, có lẽ đây cũng là một vấn đề mà một số gia đình của các
anh chị ở Mỹ đang gặp phải, do sự va chạm giữa một xã hội quá tự do và
một nếp sống cổ truyền).
Sau gần cả tháng tìm người đẹp, hy vọng trở thành vô vọng. Anh bạn ở cùng căn nhà với tôi là Davis Bruck (sau khi ở cư xá một năm tôi và Davis, sinh viên Mỹ đang theo chương trình Ph. D. về vi trùng học, ra thuê một căn nhà nhỏ ở gần trường. David đã có lần, có lẽ muốn tôi có một cái nhìn toàn diện về xã hội Mỹ, đã lái xe cho tôi qua một vùng dân da đen ở gần Raleigh. Nhà cửa của họ thật tồi tàn, đường sá đầy ổ gà, dơ bẩn. Dân đen nhà cửa chẳng ra gì nhưng lại mua xe mắc tiền như Cadillac chẳng hạn, một phần vì họ thích như vậy, nhưng một phần, theo David, do ngân hàng Mỹ có chính sách dành mọi dễ dãi khi dân da đen vay tiền mua xe, nhưng lại rất khó khăn khi họ đến vay tiền để làm ăn. Davis Bruck nay là giáo sư tại New Yowrk State University) giúp ý kiến là nên điện thoại hỏi Văn Phòng Sinh viên Vụ (Office of Students’ affairs), may ra họ có thể cho biết tin tức của cô này. Nhờ đó tôi biết địa chỉ và điện thoại của Francis Land.
Sau khi quen biết người đẹp tôi
thấy đời đẹp trở lại, bớt cô đơn, nhưng đó cũng là năm tôi không còn
hoàn toàn có điểm A như trước. Một vài môn có điểm B, thậm chí có môn
toán thống kê (mathematical statistics) lại bị điểm C. Nhưng không sao
vì đây là lần đầu tiên trong đời gặp được một người đẹp đầy thông cảm và
thành thật, cùng nhau đeo đuổi một mối tình hơi lãng mạn, một mối tình
dịu dàng và hai chiều. Chúng tôi được sống trong một khung cảnh đầy tự
do để trao đổi tâm tình, không bị những trở ngại vì khác biệt về tôn
giáo hay vì nếp sống bảo thủ như tôi từng gặp tại Việt Nam. Từ ngày tôi
quen biết với Francis cho tới ngày tôi về nước, tôi đã có biết bao nhiêu
kỷ niệm êm đẹp và nồng nàn với cô ta mà tôi khó lòng quên được.
Chúng tôi thường đi ăn cơm trưa với nhau, cuối tuần thì theo bạn bè đi picnic những vùng quanh trường, đến thăm trường UNC ở Chapel Hill và Duke University gần đó. (Duke University là một trong những trường danh tiếng của Hoa Kỳ, có một khuôn viên xây cất bằng thép kiến trúc kiểu Gothic thiết kế thật hài hòa hấp dẫn). Đến lễ Phục Sinh chúng tôi xuống Fort Lauderdale ở Florida tắm biển (vào dịp này hằng ngàn sinh viên nam nữ từ các đại học miền Bắc kéo xuống để nghỉ xả hơi, uống bia, tắm biển, vui nhộn).
Một hôm vào dầu thu năm 1961 tôi đang ngồi học trong phòng học tại phân khoa thống kê thì Francis đến rũ đi ăn cơm trưa. Tôi định dẫn cô nàng ra quán ăn ở trước mặt trường như tôi thường làm, nhưng Francis bảo đã mua thức ăn sẵn và đề nghị chúng tôi ra công viên trường vừa ăn vừa thưởng thức phong cảnh mùa thu. Trời hôm đó lành lạnh, gió thổi nhẹ qua những hàng cây lá đang đổi màu muôn vẻ. Nhìn vào đôi mắt xanh và mái tóc vàng của Francis tôi ước mong thời gian ngưng lại cho tôi giữ được mãi khuôn mặt hiền hậu và đáng yêu đó.
Chúng tôi cùng nhau
đi ra công viên ở ngay giữa khu đại học, ngồi gần vòi nước phun lên cao
óng ánh theo tia nắng mặt trời, tay cầm tay không nói nên lời nhưng cảm
thấy thật là hạnh phúc trong khung cảnh hữu tình đó. Vào giờ ăn trưa nên
có nhiều xe cộ của sinh viên và giáo sư chạy quanh qua công viên trên
đường ra phố, nhìn thấy chỉ có hai chúng tôi ngồi chịu lạnh ở đó, họ bóp
còi inh ỏi. Francis cứ tỉnh bơ không để ý đến ngoại cảnh, trong khi
chàng trai xứ Huế trong tôi làm tôi bẽn lẽn ngượng ngùng chỉ muốn trở
ngay về phòng học.
Cũng mùa thu năm đó, nhân vào dịp nghỉ hè dài ngày, chúng tôi thuê xe đi cắm trại trên vùng Smoky Mountains National Park ở Tennessee. Vùøng này nổi tiếng đẹp về mùa thu. Hai bên đường dọc theo xa lộ 40, cảnh vật sao mà kỳ diệu đến thế. Không khí trong lành mát rượi, cây lá trùng trùng điệp điệp, thi nhau đổi màu khắp nơi. Những tia nắng thông qua các cây cao chiếu nghiên nghiên xuống trên dòng suối nước trong vắt chảy dọc theo xa lộ, làm cho phong cảnh thêm phần hấp dẫn và hữu tình. Tôi còn nhớ khi lái xe qua khỏi thành phố Asheville, đến một thung lủng chỉ có mấy mái nhà chìm đắm trong màu sắc rực rỡ của mùa thu, một khung cảnh thật là quyến rũ, làm tôi thầm nghĩ đời sẽ hạnh phúc biết bao nếu sau này Francis và tôi được về sống trong thung lũng này.
Tôi ngừng xe lại chụp một bức hình ghi đúng được cảnh vật lúc đó, có thể
nói là diễn tả được cảm giác hạnh phúc tràn trề của người chụp hình.
Sau khi về trường, nhân dịp Hội nhiếp ảnh (Camera Club) của trường triển
lãm, tấm hình tôi chụp hôm đó được xếp vào hạng nhất. Hiện tôi còn giữ
tấm hình, được đóng khung và treo trong phòng của tôi tại nhà ở Phi. Tối
lại chúng tôi cắm trại ngủ trong thung lũng đó. Đang ngủ mơ mơ màng
màng tôi nghe tiếng cào sột soạt ở ngoài lều. Francis ra dấu tôi nên yên
lặng và nói nhỏ là có mấy con gấu ở ngoài đó, nghe mùi thức ăn nên bén
mảng tới gần, may thay chỉ vài phút sau đám gấu nghe có tiếng người nên
bỏ đi mất. Sáng hôm sau chúng tôi lái xe đến tận đỉnh núi Smoky, nơi cao
điểm nên có nhiều du khách khác đến đó chụp hình hay đứng nhìn xuống
những đồi núi đầy màu sắc ở dưới. Đó cũng là nơi tôi thấy một nhóm người
dân Mỹ da dỏ mặc y phục theo lối cổ truyền của dân tộc họ, đi đi lại
lại để du khách chụp hình và kiếm một ít tiền.
Tôi đang nhìn một ông da
đỏ, tướng tá bự con, cái băng trên đầu gắn đầy lông thú, khệnh khạng đến
gần tôi. Anh ta cầm tay tôi, tách rời Francis ra và dẫn tôi đến một gốc
cây gần đó. Với một giọng ồ ồ, ông ta hỏi: “Anh thuộc bộ lạc nào?” Tôi
chưng hửng, không biết trả lời sao, định mở miệng nói đùa thuộc bộ lạc
Apaches hay Coamchos gì đó, nhưng nghĩ sao tôi trả lời: “Tôi thuộc bộ
lạc Việt Nam”. Anh ta gật đầu, nhưng cũng chưng hửng như tôi và chỉ nói
được hai tiếng “Ah! ah!” rồi bỏ đi mất. Francis không hiểu chúng tôi đã
nói gì với nhau trông có vẻ bí mật, nghe tôi kể lại chuyện cô ta cười
ngất, nói diễu: “Cảnh, tôi nghĩ anh nên tìm cách ở lại Mỹ, sau này vào
được dân Mỹ rồi thì sẽ trở lại đây để hội nhập vào cái bộ lạc dân da đỏ
này!”
Hình như tôi có số “đồng cảm” với người da đỏ ở Mỹ. Từ năm 1985 sau khi làm việc ở Ngân Hàng Phát Triển Á Châu [Asian Development Bank (ADB)], năm nào tôi cũng có dịp qua Mỹ, có khi công tác ở WB liên hệ đến các dự án viện trợ cho Pakistan do tôi phụ trách, có khi qua thăm hai đứa con gái, thăm bạn bè hay bà con bên đó. Cách đây mấy năm, sau khi nghỉ hưu, tôi đi một vòng Lake Tahoe, Reno và Las Vegas. Nơi nào tôi cũng có ghé sòng bạc kéo máy, hay đánh xì lát để thử thời vận. Tôi biết cờ bạc phần thua nhiều hơn phần ăn nên tự giới hạn mỗi lần thua $250 thôi, sau đó kiếm gì ăn rồi đi bát phố rồi về Sacramento, nhà của chị tôi và anh rễ. Ở Sacramento hoài cũng chán, lần đó tôi lấy máy bay đi Tucson thăm một người anh họ. Ở Tucson có một casino do chính phủ liên bang cho phép các bộ lạc da đỏ gần đó mở.
Một hôm tôi và một anh bạn vào
casino chơi. Trong chuyến đi trước tôi đã thua $750 ở ba nơi nên hơi ớn
khi nghĩ đến chuyện may rủi. Bước vào casino tôi thấy nhiều người Việt
đánh bạc ở đó, tự nhiên tôi có ý nghĩ người da đỏ có cảm tình với tôi
biết đâu lần này là vận may. Nghĩ vậy tôi bỏ ra $20 kéo máy. Máy tôi
chơi gọi là máy “kẻ cướp một cánh tay (one-arm bandit) chơi chưa đầy nửa
phút nó đã nuốt trôi của tôi $10. Tôi ngừng lại đứng dậy đi quanh trong
casino tìm người bạn kéo dài thời gian... sạch túi. Gặp anh ta đang
ngồi kéo máy và anh ta cho biết cũng không khá lắm. Cạnh chỗ anh ngồi có
một ghế trống. Tôi ngồi xuống, vừa nói chuyện vừa lơ đễnh đút một đồng
vào cái máy trước mặt tôi rồi kéo. Tôi chờ tiếng kêu rào rào của máy kéo
sau đó là báo hiệu đút đồng tiền khác nếu muốn chơi tiếp. Nhưng kìa!
tôi không nghe tiếng gì cả. Bỗng người bạn tôi la lớn: “Cảnh, anh trúng
to rồi!” Nhìn lên thấy bóng đèn trên máy chớp sáng, và một nhân viên
người da đỏ đến báo cho tôi biết tôi trúng $1000 mỹ kim. Đúng là duyên
da đỏ, chẳng những gỡ được tiền thua $750 lại còn lời được $250.
Vào những ngày nghỉ lớn, khu đại học thường vắng vẻ, sinh viên Mỹ phần lớn về nhà, mọi hoạt động nhộn nhịp, những tiếng cười tiếng nói hồn nhiên của đám sinh viên bỗng nhiên ngừng hẳn. Tuần lễ trước hôm Noel năm 1961 tôi cảm thấy thật cô đơn và buồn nản, người bạn ở cùng nhà đã về New York ăn Noel với gia đình, Francis cũng đã đi, chiều chiều một mình tôi lê bước quanh trường đại học nhìn tuyết bay nhẹ như nhung trên những cành cây không lá hay bay bay xoay quanh những cột điện được trang trí đèn Noel đủ màu đủ dáng. Tôi nhớ Francis quá nên điện thoại cô ta để bày tỏ nổi lòng trống trải của mình. Tôi rất ngạc nhiên nhưng rất cảm động và mừng rỡ khi cô ta bảo tôi đừng đi đâu cả, hôm sau cô sẽ trở về trường ăn Noel với tôi. Thế là chúng tôi có cả một tuần để cùng nhau trao đổi tâm tình trong khung cảnh một mùa Noel đầy ấm cúng và yên tĩnh.
Quyết
định của Francis trở về trường ăn Noel với tôi không những làm tôi thấy
yêu đời hơn thêm mà đó cũng là dấu hiệu của tình cảm sâu đậm của Francis
dành cho tôi. Có những hành động khác, tuy có vẻ bình thường, nhưng đã
làm cho anh xứ Huế cảm động và quí mến cô ta hơn, chẳng hạn như tự mình
cô ta nấu phở theo đúng khẩu vị, hay có những lúc trời lạnh chúng tôi đi
ăn ở các quán gần trường, ăn xong, trước khi rời của tiệm, cô ta thường
đi kiếm cái áo choàng của tôi treo gần cửa ra vào để choàng vào người
tôi, hay khi đi xem những buổi trình diễn nhạc kịch ở trường, cô ta
thường xách theo một bình thủy để có sẵn cà phê nóng cho tôi uống.Đến
giữa năm 1962, thấy ngày ra trường gần kề, và cũng là ngày tôi phải xa
Francis về nước, tôi kiếm cách trì hoãn ở lại Mỹ thêm vài ba năm nữa để
được gần nàng.
Tôi viết đơn xin học bổng của Rockefeller Foundation, hy
vọng họ sẽ cấp học bổng tiếp để học lấy cấp bằng Ph.D. Tôi cũng có ý đổi
ngành, học trở lại ngành kinh tế nông nghiệp như tôi đã học chuyên
ngành ở UP, vì tôi thấy ngành này dễ kiếm việc hơn, ngoài ra còn một lý
do là lấy cho được cái bằng Ph.D. về thống kê không phải là dễ. Tiếc
thay, Rockefeller Foundation trả lời khuyên tôi nên về nước làm việc
trong vài ba năm để có thêm kinh nghiệm, họ sẽ xét việc cấp học bổng
sau. Chuyện gì đến rồi cũng phải đến, cuối cùng tôi cũng phải chia tay
với Francis và giả từ Mỹ quốc. Ngày tiễn biệt, Francis ra ga xe lửa đưa
tôi, cả hai bịn rịn chẳng nói nên lời, nước mắt chảy vòng mi. Khi đó tôi
thấy thấm thiá câu thơ của một thi sĩ nào đó trong sách quốc văn giáo
khoa thư tôi thuộc lòng từ hồi còn thơ ấu, “ôi cảnh biệt li sao mà buồn
vậy!” Xe lửa đưa tôi từ Raleigh đến Union Station ở Washington D.C., từ
đó tôi bay đi San Francisco trên đường về Sài Gòn. Francis dặn tôi về
Việt Nam viết thư cho cô và hẹn có ngày cô sẽ sang Việt Nam thăm. Về đến
Sài Gòn sao tôi thấy thật “nghìn trùng xa cách”.
Tôi do dự mãi không
muốn viết thư cho Francis. Tôi trở về tuy có việc làm ngay, nhưng với số
lương chỉ đủ nuôi thân, chưa thuê nổi một căn phố hay phòng riêng để ở
thì làm sao tiếp đón người yêu nếu cô đến Sài Gòn. Mặc khác tôi suy nghĩ
và tự kết luận rằng mối tình tuy ngắn nhưng đẹp đó kết cuộc rồi sẽ
không đi tới đâu, kéo dài chỉ làm cho hai người thêm khổ. Có lẽ vì mình
học ban B, đầu óc khi nào cũng lý luận, thường suy nghĩ quá nhiều trước
khi hành động. Mỗi khi nhớ lại chuyện tình này tôi thấy mình thật là “cà
chớn,” phụ tình vì không dám hành động theo tình cảm của con người. Nếu
hồi đó tôi học ban C biết đâu tâm hồn và cá tính của mình khác và mình
đã hành động tự nhiên và linh động hơn, như vài bạn học ban C, không cần
phải chần chờ cân nhắc, cứ viết thư và làm thơ gởi cho người đẹp, ra
sao thì ra, cuộc đời như vậy có đẹp và thi vị hơn không?! Chừng hai năm
sau, một người bạn học cùng trường viết thư cho tôi biết Francis đã đi
lấy chồng. Tôi thường tự an ủi: “Tình chỉ đẹp khi còn tan vỡ.!” ( còn
nữa)
Free Web Hosting by FortuneCity
Free Web Hosting by FortuneCity
NGUYỄN VĂN SÂM * CHỜ CHO TRĂNG LẶN
Chờ Cho Trăng Lặn
Nguyễn Văn Sâm
--------------------------------------------------------------------------------
Sự đời thà khuất đôi tròng mắt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.
(NĐC)
Thằng Thành khom lưng vét chút nước mấp mé dưới đáy lu mà mắt ngước ngó lên đám mây thành đương sơn màu hồng lợt bằng chút nắng quái le lói của ngày tàn. Mấy lùm tre đằng đông đã bắt đầu mờ mờ nhưng phía nầy ánh thái dương vẫn còn ngự trị. Nó rảo mắt theo dõi mấy cụm khói lam chiều tỏa lên chỗ xóm nhà lá xa xa, lòng nôn nóng. Mới đi xốc lá ủ về, tay chưn mình mẫy dơ dáy, rửa ráy sạch sẽ rồi chút nữa sẽ thả bộ tới nhà thầy Năm Dậu. Càng cà rà kề rề càng lâu càng tốt để ngó con Kén cho mãn nhãn. Ôi đôi bông chạm bông búp nhỏ xíu đậu trên hai trái tai trắng nuốt của nó thấy mà muốn rụng tim! Đi đã, cơm nước tính sau! Làm túi bụi rộn ràng cả ngày chỉ chờ lúc nầy thôi. Có cuốn Hậu Vân Tiên má mới xì ra hồi sáng, nhập với mớ thơ truyện đủ thứ, năn nỉ thiếu điều gãy lưỡi mới muợn được đằng nhà bác Hương Giáo hồi hôm qua, sẽ đưa hết cho bà Hai mượn chuyền. Bà vui lòng không than mỏi lưng buồn ngủ thì buổi nói thơ với bàn chuyện Nam Tào Bắc Đẩu càng dài, càng vui.
Cái gáo dừa cạ xột xột vô chỗ quét xi-măng-nước dưới đáy lu, má nói ê răng ghét lắm, mỗi lần nghe là mỗi lần ngầy-ngà vậy mà thấy vui vui. Lu hết nước, ló cái u dưới đáy, ánh lên màu rêu mốc xanh xám, ngời chiếu. Nước cặn quá mạng! Nó lấy đầu gối đẩy thành lu cho hổng đít lên, tay trái kềm nghiêng nghiêng, tay mặt vét múc chút nước ít oi còn xót lại. Vài con lăng quăng bất hạnh bị múc vô gáo, đem lên ánh sáng, khó chịu, búng lên búng xuống một hồi rồi mệt mỏi thả chìm từ từ xuống đáy gáo như một cử chỉ chấp nhận thua cuộc.
Thằng Thành ngó mấy cái đầu bự bằng đầu kim gút mà tưởng tượng trong đó có đôi mắt van nài đừng quấy động, rồi mỉn cười một mình. Thường, buổi trưa trời nắng, khát nước, nó uống ừng ực luôn ba bốn hớp đầy, cố ý chừa mấy con lăng quăng ra. Rủi ro một vài con hết thời trôi vô tọt luôn thủy liêm động thì cũng chẳng chết thằng Tây thằng Ma-rốc nào, sao bữa nay mắc chứng gì mà rửa tay rửa chưn cũng để ý tới mấy con vật nhỏ nhỏ tung tăng đó?
Nó xối một cách hà tiện chút xíu nước vô tay cho ướt rồi vuốt vuốt mặt. Nước mưa để lâu ngày mát lạnh da thịt một cách dễ chịu. Chừng một tháng nay con Kén đưa tách nước trà mời khách không biết vô tình hay cố ý mà lần nào cũng đụng vô tay nó. Cũng mát lạnh như vậy, dầu sự đụng chạm rất ngắn ngủi và phần giao tiếp giữa tay nó với tay con Kén cũng nhỏ híu bà hiu. Vậy mà bữa nào nó cũng thấy vui như mở cờ trong bụng. Vui tới tàn cuộc về chui vô nóp cong mình lại dỗ giấc ngủ muộn màng mà cũng vẫn còn vui. Giờ nầy chắc bên đó xong xả hết chuyện cơm nước rồi. Có lẽ họ đương sửa soạn đèn đuốc, trà nước. Chút nữa hỏng bày cuộc đọc truyện Tàu thì chém chết cũng nói thơ. Tiếc là thơ truyện họ không có nhiều, quanh đi quẩn lại cũng mấy cuốn đó. Truyện thì cũng Phi Long diễn nghĩa kể chuyện Triệu Khuôn Dẩn anh hùng khí khái, Trịnh Ân lỗ mãng nhưng nhiệt tình, Sài Vinh thiệt thà lại nhác hít. Ba người kết nghĩa anh em phiêu bạt giang hồ.
Nguyễn Văn Sâm
--------------------------------------------------------------------------------
Sự đời thà khuất đôi tròng mắt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.
(NĐC)
Thằng Thành khom lưng vét chút nước mấp mé dưới đáy lu mà mắt ngước ngó lên đám mây thành đương sơn màu hồng lợt bằng chút nắng quái le lói của ngày tàn. Mấy lùm tre đằng đông đã bắt đầu mờ mờ nhưng phía nầy ánh thái dương vẫn còn ngự trị. Nó rảo mắt theo dõi mấy cụm khói lam chiều tỏa lên chỗ xóm nhà lá xa xa, lòng nôn nóng. Mới đi xốc lá ủ về, tay chưn mình mẫy dơ dáy, rửa ráy sạch sẽ rồi chút nữa sẽ thả bộ tới nhà thầy Năm Dậu. Càng cà rà kề rề càng lâu càng tốt để ngó con Kén cho mãn nhãn. Ôi đôi bông chạm bông búp nhỏ xíu đậu trên hai trái tai trắng nuốt của nó thấy mà muốn rụng tim! Đi đã, cơm nước tính sau! Làm túi bụi rộn ràng cả ngày chỉ chờ lúc nầy thôi. Có cuốn Hậu Vân Tiên má mới xì ra hồi sáng, nhập với mớ thơ truyện đủ thứ, năn nỉ thiếu điều gãy lưỡi mới muợn được đằng nhà bác Hương Giáo hồi hôm qua, sẽ đưa hết cho bà Hai mượn chuyền. Bà vui lòng không than mỏi lưng buồn ngủ thì buổi nói thơ với bàn chuyện Nam Tào Bắc Đẩu càng dài, càng vui.
Cái gáo dừa cạ xột xột vô chỗ quét xi-măng-nước dưới đáy lu, má nói ê răng ghét lắm, mỗi lần nghe là mỗi lần ngầy-ngà vậy mà thấy vui vui. Lu hết nước, ló cái u dưới đáy, ánh lên màu rêu mốc xanh xám, ngời chiếu. Nước cặn quá mạng! Nó lấy đầu gối đẩy thành lu cho hổng đít lên, tay trái kềm nghiêng nghiêng, tay mặt vét múc chút nước ít oi còn xót lại. Vài con lăng quăng bất hạnh bị múc vô gáo, đem lên ánh sáng, khó chịu, búng lên búng xuống một hồi rồi mệt mỏi thả chìm từ từ xuống đáy gáo như một cử chỉ chấp nhận thua cuộc.
Thằng Thành ngó mấy cái đầu bự bằng đầu kim gút mà tưởng tượng trong đó có đôi mắt van nài đừng quấy động, rồi mỉn cười một mình. Thường, buổi trưa trời nắng, khát nước, nó uống ừng ực luôn ba bốn hớp đầy, cố ý chừa mấy con lăng quăng ra. Rủi ro một vài con hết thời trôi vô tọt luôn thủy liêm động thì cũng chẳng chết thằng Tây thằng Ma-rốc nào, sao bữa nay mắc chứng gì mà rửa tay rửa chưn cũng để ý tới mấy con vật nhỏ nhỏ tung tăng đó?
Nó xối một cách hà tiện chút xíu nước vô tay cho ướt rồi vuốt vuốt mặt. Nước mưa để lâu ngày mát lạnh da thịt một cách dễ chịu. Chừng một tháng nay con Kén đưa tách nước trà mời khách không biết vô tình hay cố ý mà lần nào cũng đụng vô tay nó. Cũng mát lạnh như vậy, dầu sự đụng chạm rất ngắn ngủi và phần giao tiếp giữa tay nó với tay con Kén cũng nhỏ híu bà hiu. Vậy mà bữa nào nó cũng thấy vui như mở cờ trong bụng. Vui tới tàn cuộc về chui vô nóp cong mình lại dỗ giấc ngủ muộn màng mà cũng vẫn còn vui. Giờ nầy chắc bên đó xong xả hết chuyện cơm nước rồi. Có lẽ họ đương sửa soạn đèn đuốc, trà nước. Chút nữa hỏng bày cuộc đọc truyện Tàu thì chém chết cũng nói thơ. Tiếc là thơ truyện họ không có nhiều, quanh đi quẩn lại cũng mấy cuốn đó. Truyện thì cũng Phi Long diễn nghĩa kể chuyện Triệu Khuôn Dẩn anh hùng khí khái, Trịnh Ân lỗ mãng nhưng nhiệt tình, Sài Vinh thiệt thà lại nhác hít. Ba người kết nghĩa anh em phiêu bạt giang hồ.
Thơ thì cũng Phạm
Công đi đánh giặc mang quách vợ theo, cũng Tào thị mẹ ghẻ ác nhơn sát
đức, cũng Lang Châu cùi nhưng được người đời đối đải tử tế, cũng chàng
Vân Tiên bị tam tai bát nạn. Nhàm chán và không hấp dẫn bằng tấm thân
nho nhỏ mảnh mai của con Kén đi ra đi vô nước rót trà châm hay lúc thúc
trong buồng mà cái bóng dáng in đẹp mất hồn trên tấm màn bông treo ngăn
ngang nhà ngoài với nhà trong. Mẹ họ, không biết phải tình yêu mới tượng
không mà lúc nào cũng thương nhớ không ngui. Gần thì mắt lúc nào cũng
không rời hình dáng nó, xa thì mãng tơ mãng tưởng không làm công lên
chuyện xuống gì cho xăn xái ra hồn, lắm khi còn ngớ nga ngớ ngẩn như bị
bùa mê thuốc lú....
Thằng Thành vô nhà lấy lược, trở đầu nhọn của cán, vít một chút bi-dăng-tin, dòm vô miếng kiếng nhỏ vắt trên vách lá, trét trét chải chải lên đầu, ngắm tới ngắm lui mấy chục bận, khi thấy đường ngôi thiệt thẳng, tóc rẽ hai bên thiệt đều, mới chịu gắn lược sau tấm kiếng đi ra. Vừa đi nó vừa quẹt mỏ chùi mấy giọt mồ hôi tươm ra trên mí mép đã bắt đầu hiện lơ thơ một vệt râu non.
Nhà thầy Năm Dậu chơi sang bữa nào cũng thắp hai cái đèn khí đá sáng rực. Lại còn vặn nước xuống nhiều, lửa xanh ở đầu béc đằng xa thấy ảo ảo như ma trơi. Nó bước vô hàng ba, đứng êm tiếng, vừa lấy bình tĩnh chờ tim bớt đập vừa coi nhóng tình hình. Tiếng thằng Cò ê-a thơ Vân Tiên:
Vân Tiên ơ ơ ơ chém (mà) Cốt Đột rơi,
Đầu treo ơ ơ ơ cổ ngựa (mà) phản hồi bản quân.
Ôi thôi ơ ơ ơ ..bốn phía những rừng,
rời đà (mà) tối mịt biết chừng gần xa...
Tiếng Bà Hai chận ngang:
"Thằng Cò mầy có đọc kỹ không đó mậy? Sao lại chém rơi. Đầu nào rơi, đầu nào Vân Tiên treo cổ ngựa?"
Thằng Cò bị sửa lưng tức mình cải bướng:
"Phải mà nội, chém thì đầu phải rơi chớ. Rơi tức là rớt xuống như tiếng của mình đó nội. Chữ nghĩa người ta nói rơi. Quê mùa mình nói rớt, rụng. Đầu giặc rơi rồi thì tướng lượm lên treo trên cổ ngựa để thị oai."
Năm Dậu xa gần rầy con:
"Chà thằng Cò bữa nay bảnh quá ta! Dám dạy bà nội nó tiếng Việt mình nữa chớ! Bà nội từng tuổi đó mà không rành bằng mầy sao mà phải cắt nghĩa con! Cái thằng! Đâu coi kỹ lại coi con. Chưa coi lại gì hết đã cải bướng rồi. Chữ quốc ngữ bây giờ ba cái dấu sắc huyền hỏi ngã dị hợm lắm. Sai một li đi một dặm à! Có một cái dấu không mà thầy tú thành thây tù, cư an thành cử ăn tao thấy hoài. Không phải như chữ An Nam đâu!"
Thằng Cò không sợ bà nội bằng sợ ba nó, ổng nói cà rỡn vậy mà bạt tay đau thấy ba bốn ông trời hồi nào không hay. Nó đưa cuốn t
Cậu Hai thấy mình bị nói xỏ xiên, giận cành hông. Tao bị đuổi vì tao chán học. Mấy thằng Tây dạy trên trời dưới đất tao có thấy xài được giống gì đâu mà học hành cho mệt thân. Về đây góp lúa ruộng mấy trăm mẩu, coi hai cái nhà máy xay, vừa ăn vừa phá suốt đời cũng không hết, học làm chi cho uổng đời trai? Bị đuổi tao còn nói được tiếng Tây, còn mầy là thằng con nít hỉ mũi chưa sạch, đừng có nói xỏ xiên, lộn xộn.
"Vân Tiên làm bộ nhát gái đó," cậu cố nói giọng thiệt là trầm tỉnh.
"Đạo đức giả ai mà không biết. Có người đã thấy rõ Vân Tiên là người đạo đức giả nên tức mình đặt câu hát nói huỵch tẹt ra..."
Cậu quay qua Bà Hai:
"Xin lỗi ngoại, thằng nầy nói con tức quá nhịn không được. Nói chỗ nầy khó lắm. Mà ngoại có cần đi ra sau xúc miệng cổ trầu để uống nước không? Nước của ngoại nguội rồi đó. Để con rót cho ngoại nước khác, nóng uống cho ngon miệng."
Bà Hai hiểu ý, thở dài rồi bỏ chưn xuống ván quơ quơ dưới đất kiếm guốc, sửa soạn đi ra nhà sau. Tuy vậy bà vẫn nói:
"Ờ! Nhưng mà tao trở lên liền đó nghen! Bây có nói gì thì nói lẹ đi!"
Sau khi ngó ra nhà sau, chắc chắn không có đàn bà con gái ở gần, cậu Hai Xách- Lu mới nói, giọng nhỏ hơn bình thường:
"Phàm người ở đời thì không ai tránh khỏi cái tật gái tham tài trai tham sắc. Nói không tham không ham là nói ngoài lỗ miệng thôi, để che mắt thế gian, trong bụng mình thì ai cũng như ai, toàn cứt không. Bởi vậy cho nên thấy Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu đạo đức giả người trong đồng quê rẫy bái mình, vốn tính thiệt thà chơn chất, nghĩ sao nói vậy, mới có câu hát: "Vân Tiên núp dựa bụi môn, chờ cho trăng lặn bóp ... Nguyệt Nga". Xin lỗi Chú Năm, cái thằng Thành nầy không nói rõ nó không hiểu chuyện đời."
Thằng Thành vô nhà lấy lược, trở đầu nhọn của cán, vít một chút bi-dăng-tin, dòm vô miếng kiếng nhỏ vắt trên vách lá, trét trét chải chải lên đầu, ngắm tới ngắm lui mấy chục bận, khi thấy đường ngôi thiệt thẳng, tóc rẽ hai bên thiệt đều, mới chịu gắn lược sau tấm kiếng đi ra. Vừa đi nó vừa quẹt mỏ chùi mấy giọt mồ hôi tươm ra trên mí mép đã bắt đầu hiện lơ thơ một vệt râu non.
Nhà thầy Năm Dậu chơi sang bữa nào cũng thắp hai cái đèn khí đá sáng rực. Lại còn vặn nước xuống nhiều, lửa xanh ở đầu béc đằng xa thấy ảo ảo như ma trơi. Nó bước vô hàng ba, đứng êm tiếng, vừa lấy bình tĩnh chờ tim bớt đập vừa coi nhóng tình hình. Tiếng thằng Cò ê-a thơ Vân Tiên:
Vân Tiên ơ ơ ơ chém (mà) Cốt Đột rơi,
Đầu treo ơ ơ ơ cổ ngựa (mà) phản hồi bản quân.
Ôi thôi ơ ơ ơ ..bốn phía những rừng,
rời đà (mà) tối mịt biết chừng gần xa...
Tiếng Bà Hai chận ngang:
"Thằng Cò mầy có đọc kỹ không đó mậy? Sao lại chém rơi. Đầu nào rơi, đầu nào Vân Tiên treo cổ ngựa?"
Thằng Cò bị sửa lưng tức mình cải bướng:
"Phải mà nội, chém thì đầu phải rơi chớ. Rơi tức là rớt xuống như tiếng của mình đó nội. Chữ nghĩa người ta nói rơi. Quê mùa mình nói rớt, rụng. Đầu giặc rơi rồi thì tướng lượm lên treo trên cổ ngựa để thị oai."
Năm Dậu xa gần rầy con:
"Chà thằng Cò bữa nay bảnh quá ta! Dám dạy bà nội nó tiếng Việt mình nữa chớ! Bà nội từng tuổi đó mà không rành bằng mầy sao mà phải cắt nghĩa con! Cái thằng! Đâu coi kỹ lại coi con. Chưa coi lại gì hết đã cải bướng rồi. Chữ quốc ngữ bây giờ ba cái dấu sắc huyền hỏi ngã dị hợm lắm. Sai một li đi một dặm à! Có một cái dấu không mà thầy tú thành thây tù, cư an thành cử ăn tao thấy hoài. Không phải như chữ An Nam đâu!"
Thằng Cò không sợ bà nội bằng sợ ba nó, ổng nói cà rỡn vậy mà bạt tay đau thấy ba bốn ông trời hồi nào không hay. Nó đưa cuốn t
Cậu Hai thấy mình bị nói xỏ xiên, giận cành hông. Tao bị đuổi vì tao chán học. Mấy thằng Tây dạy trên trời dưới đất tao có thấy xài được giống gì đâu mà học hành cho mệt thân. Về đây góp lúa ruộng mấy trăm mẩu, coi hai cái nhà máy xay, vừa ăn vừa phá suốt đời cũng không hết, học làm chi cho uổng đời trai? Bị đuổi tao còn nói được tiếng Tây, còn mầy là thằng con nít hỉ mũi chưa sạch, đừng có nói xỏ xiên, lộn xộn.
"Vân Tiên làm bộ nhát gái đó," cậu cố nói giọng thiệt là trầm tỉnh.
"Đạo đức giả ai mà không biết. Có người đã thấy rõ Vân Tiên là người đạo đức giả nên tức mình đặt câu hát nói huỵch tẹt ra..."
Cậu quay qua Bà Hai:
"Xin lỗi ngoại, thằng nầy nói con tức quá nhịn không được. Nói chỗ nầy khó lắm. Mà ngoại có cần đi ra sau xúc miệng cổ trầu để uống nước không? Nước của ngoại nguội rồi đó. Để con rót cho ngoại nước khác, nóng uống cho ngon miệng."
Bà Hai hiểu ý, thở dài rồi bỏ chưn xuống ván quơ quơ dưới đất kiếm guốc, sửa soạn đi ra nhà sau. Tuy vậy bà vẫn nói:
"Ờ! Nhưng mà tao trở lên liền đó nghen! Bây có nói gì thì nói lẹ đi!"
Sau khi ngó ra nhà sau, chắc chắn không có đàn bà con gái ở gần, cậu Hai Xách- Lu mới nói, giọng nhỏ hơn bình thường:
"Phàm người ở đời thì không ai tránh khỏi cái tật gái tham tài trai tham sắc. Nói không tham không ham là nói ngoài lỗ miệng thôi, để che mắt thế gian, trong bụng mình thì ai cũng như ai, toàn cứt không. Bởi vậy cho nên thấy Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu đạo đức giả người trong đồng quê rẫy bái mình, vốn tính thiệt thà chơn chất, nghĩ sao nói vậy, mới có câu hát: "Vân Tiên núp dựa bụi môn, chờ cho trăng lặn bóp ... Nguyệt Nga". Xin lỗi Chú Năm, cái thằng Thành nầy không nói rõ nó không hiểu chuyện đời."
Là con trai mới lớn, nghe tới món đó thằng Thành hết hồn,
câm miệng. Thuở giờ nó cũng có nghe câu nầy chớ chẳng phải không. Nghe
nhiều lần nữa là khác. Nhưng mà kín đáo riêng tư giữa con trai cùng lứa,
chớ không phải giữa thanh thiên bạch nhựt có người lớn tuổi cở cha chú
ngồi ở kế bên. Ở đây nói lên câu đó là không phải chỗ rồi. Càng trật hơn
là đáng lẽ nói mí mí lại nói huỵch tẹt. Đã đành là bạch tuột nhưng mà
vừa vừa phải phải thôi chớ, ai lại bạch tuột kiểu lỗ mãng như vậy. Ngoài
nhà sau có ba người đàn bà, chắc gì họ không nghe? Gái tham tài trai
tham sắc, nói cả mớ vậy sao được, nước giữa dòng khi trong khi đục,
người ở đời kẻ tục người thanh chớ. Bá nhơn bá bụng mà! Đâu phải ai cũng
giống ai.
Ba người phụ nữ lên lại nhà trên. Chị Năm Dậu với con Kén bưng chè-sôi-nước mời từng người. Khi ngồi yên vị rồi, và thấy mọi người ai cũng có một chén chè nóng trước mặt, bà Hai mở đầu lại:
"Đâu nãy giờ bây bàn chuyện gì đâu nói nghe coi. Để bà già nầy phân coi ai phải ai trái, ai có lý ai vô lý."
"Đâu có bàn gì đâu ngoại", cậu Hai lẻo mép hớt trước mọi người. "Nói mà nghe chơi thôi. Con nói là người mình đã đặt câu vè chê ông Nguyễn Đình Chiểu lúng túng không biết làm gì cho phải, chủ trương đánh Pháp hay hòa với người Pháp. Đánh thì đánh không lại. Hòa thì khác nào như kêu dân mình xuôi tay để mặc tình bọn họ ức hiếp. Cái lúng túng đó thấy rõ trong cử chỉ của Vân Tiên trước mặt Nguyệt Nga, không biết đối xử với đàn bà con gái thế nào cho phải cách, theo kiểu đàn ông con trai hay theo kiểu tiên nho thánh hiền..."
Ba người phụ nữ lên lại nhà trên. Chị Năm Dậu với con Kén bưng chè-sôi-nước mời từng người. Khi ngồi yên vị rồi, và thấy mọi người ai cũng có một chén chè nóng trước mặt, bà Hai mở đầu lại:
"Đâu nãy giờ bây bàn chuyện gì đâu nói nghe coi. Để bà già nầy phân coi ai phải ai trái, ai có lý ai vô lý."
"Đâu có bàn gì đâu ngoại", cậu Hai lẻo mép hớt trước mọi người. "Nói mà nghe chơi thôi. Con nói là người mình đã đặt câu vè chê ông Nguyễn Đình Chiểu lúng túng không biết làm gì cho phải, chủ trương đánh Pháp hay hòa với người Pháp. Đánh thì đánh không lại. Hòa thì khác nào như kêu dân mình xuôi tay để mặc tình bọn họ ức hiếp. Cái lúng túng đó thấy rõ trong cử chỉ của Vân Tiên trước mặt Nguyệt Nga, không biết đối xử với đàn bà con gái thế nào cho phải cách, theo kiểu đàn ông con trai hay theo kiểu tiên nho thánh hiền..."
Bà Hai chận ngang:
"Bây nói nhiều quá ai mà theo kịp! Đâu người mình đặt câu gì chê cụ Đồ Chiểu đâu?"
"Dạ thì thiên hạ đọc hoài đó. "Vân Tiên cõng mẹ trở ra, đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô. Vân Tiên cõng mẹ trở vô, đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra. Vân Tiên cõng mẹ trở ra. Đụng phải bà già cõng mẹ trở vô. Vân Tiên cõng mẹ trở vô, đụng phải gà cồ cõng mẹ trở ra"..... Cứ vậy mà trở ra trở vô hoài, hết ngày hết tháng hết năm hết đời, như là ông Nguyễn Đình Chiểu lúng túng phải lựa chọn giữa cái văn minh vật chất Tây phương và nền nếp luân lý cùng trung quân ái quốc Á Đông, lúng túng giữa đánh với hòa.."
"Tao không học trường Tây trường u như bây nên không biết kiểu liên hệ so sánh ấy là phải hay không phải. Có điều từ câu hát kia tới lời kết luận nọ tao thấy xa xôi quá, cầu cả chục sào lận, theo muốn điều hụt hơi mà cũng còn chưa kịp. Tao chỉ biết là ông bà mình hát giỡn Phạm Công cõng mẹ trở ra.... chớ không hát Vân Tiên cõng mẹ trở ra bao giờ. Phạm Công đắt mẹ đi ăn mày thì cõng cũng là hữu lý. Mẹ già như chuối ba hương, mẹ đi không nỗi nữa thì con cõng. Chớ mẹ Vân Tiên mất trong khi Vân Tiên đương trên đường lai kinh ứng thí thì mẹ nào cho Vân Tiên cõng? Bây đặt bậy bạ, bây lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi bây cắt nghĩa đùi nầy nọ về chuyện của người xưa thì tội lắm đa nghe. Tội với cổ nhơn đã đành mà tội với chữ nghĩa thánh hiền mới là trượng! Lút đầu!"
Thấy bộ mặt tiu ngỉu của Cậu Hai, Năm Dậu mới ngoắc ra hàng ba, nói ba điều bốn chuyện để xoa dịu khách:
"Mới có một vố nhẹ nhẹ mà sao coi cậu bàu nhàu quá vậy? Có gì đâu!" Ngừng một lúc Năm Dậu thân tình. "Cậu Hai học trường Tây mà bàn chuyện văn thơ Việt Nam cũng được ớn đó chứ! Cậu ở Sài-gòn nhiều chứ thời gian ở miệt đồng quê rẫy bái mình đâu có nhiều mà coi mòi cậu thuộc câu hò, câu hát nhiều ghê hen?" Ngừng một chút, Năm Dậu nói thêm, "Hai câu mà cậu đọc cho thằng Cò sao tôi chưa nghe chưa biết bao giờ? Tôi thuộc lòng quyển Câu Hát Góp của ngài Đốc Phủ Của, luôn cuốn Tục Diêu Chánh Phong của thầy giáo Sắc ở Tân An tôi cũng nghiền ngẫm hoài mà không thấy mấy câu hay ho đó." C
ậu Hai trúng tủ, thay vì bẽn lẽn lại hào hứng khai thiệt, giọng cố tình bình thản nhưng không khỏi phưởng phất trong đó đôi chút tự hào:
"Thì cháu đặt tuồng bụng thôi. Cứ nói trời trăng mây nước gì đó ở câu trên, xuống câu dưới cho có vần là xong chuyện. Cháu làm hoài trong mấy bài thi môn Annamite ở trường mà có ông thầy nào dám hỏi dám nói gì đâu. Câu hát câu hò của người mình ngàn trùng san dã như lá trên rừng, như sao trên trời mấy ai biết hết. Mà cũng không có ai tài nào biết được câu nào thiệt câu nào giả, câu nào thiên hạ truyền tụng lâu rồi, câu nào mạo hóa mới được đặt chưa ai biết ai nghe .."
Trầm ngâm một lúc Cậu Hai mới nói như phân bua:
"Cháu không phải người ăn nói bỗng chõng không biết xét trước sau. Bà ngoại ứ-hự cháu cũng đủ đau, cũng đủ thấy mình dốt. Nhưng mà cái câu Vân Tiên cõng mẹ... thiệt tình là cháu nghe thầy giáo trên đó đọc rõ ràng. Những điều nói hồi nãy cũng là lập lại lời thầy giảng mà thôi. Thầy tốt nghiệp bên Tây đàng hoàng, học trò ruột của cụ Trần Nguơn Hanh, dạy học mấy chục năm nay, từ hồi chưa có Âu Châu Đại Chiến lận. Không lẽ ổng lại đặt tuồng bụng như cháu?"
Năm Dậu móc gói thuốc rê ra quấn rồi chậm rãi le lưỡi liếm mép giấy để có thì giờ tìm câu trả lời cho thỏa đáng mà không mất lòng. Anh quẹt quẹt định đốt thuốc. Cái hột quẹt máy xài bằng dầu hôi quẹt năm sáu cái mới bắt lửa, lên khói hơi nhiều cũng không làm anh chú ý. Trời tối, gió thoang thoảng mát, thơm mùi bông trang tới từ cụm cây gần bàn ông thiên.
"Cháu là đứa chịu học môn Annamite lắm nên thầy nói gì cháu đều cố nhớ," cậu Hai tâm sự thêm "Mỗi lần có dịp ra đường D'Ormay là mua cho được mấy cuốn sách của Maison Phát Toán về đọc. Mấy năm ở en-tẹt chúa nhựt ở không, đọc chữ Tây chữ u thì lâu lắc, đọc quốc ngữ bất luận cuốn nào cũng thấy hay..... Thầy còn nói là thiên hạ ghét ông Đồ Chiểu cho Vân Tiên hành động cứng nhắc, mỗi mỗi đều theo cách thế của ông Khổng ông Mạnh cho nên họ đặt ngược lại nhiều chuyện xấu về Vân Tiên. Nào là Vân Tiên ghiền, nào là Vân Tiên cờ bạc. Thử hỏi có nhân vật trong thơ nào mà bị vẽ nên hình ảnh xấu xa như vậy không?"
Năm Dậu không biết trả lời sao cho ổn, trả lời nầy nọ thì cũng dể thôi, nhưng mà ý kiến vẫn là ý kiến, chân lý nằm ở đâu không ai biết được. Thôi đánh hai chữ làm thinh là tốt, anh ngắm đám sao trời nhấp nháy, phì phà điếu thuốc sâu kèn.
"Nè Vân Tiên cờ bạc nè: ...Đặt tên là Lục Vân Tiên, tuổi vừa hai tám nghề chuyên bạc bài.."
Năm Dậu tức cười thầm. Cái thằng công tử bột, được đi học trường Tây trên Sài- gòn là sướng quá trời rồi vậy mà không lo học hành cho đàng hoàng đến nỗi bị đuổi. Về đây cả năm nay ăn no tối ngày đi dạo đầu trên xóm dưới, phá xóm phá làng không làm chuyện gì nên thân. Cả nhà nó chỉ biết tính tiền, trong đầu người nào cũng chỉ nghĩ tới chuyện ăn xới ăn bớt lúa gạo của tá điền sao nó lại có thì giờ đọc ba cái thứ lạ lùng đó không biết?
"Vân Tiên cờ bạc tôi có nghe có biết, anh chàng Vân Tiên rành tất cả các môn từ bài cào, tứ sắc, câu tôm tới cu-di, xốc me, xổ đề... Còn Vân Tiên ghiền tôi chưa biết chưa nghe. Đâu cậu đọc thử một đoạn coi ra sao."
Cậu Hai như mở cờ trong bụng, tằng hắng lấy giọng rồi đọc, cũng ê-a như thằng Cò đọc thơ Vân Tiên thứ thiệt:
"Dân làng một lủ đông dầy,
Ai ai cũng hút thiệt rày chánh ti.
Tiên đánh Phong Lai thác đi,
Trong xe ai ngáp tiếng thì kêu la.
Thưa rằng Kim Liên Nguyệt Nga,
Không tiền mà hút tầm cha phủ đường.
Bị lủ ác đảng gian cường,
Bắt mà giựt nhựa toan đường hại nhân.
Xin theo về yết phụ thân,
Cha cho thẩu bạch báo ân tai nàn.
Tiên rằng quân tử nuốt khan,
Ngáp ghiền cú rũ theo nàng khôn đi.
Nàng Nga nghe nói vân vi.
Trao ống cho đó ta thì đền ơn.
Tiên rằng nhựa vỏ là hơn,
Làm sao giải đặng ghiền cơn bây giờ.
Trao ống Vân Tiên làm ngơ,
Nàng Nga trao nhựa chàng quơ nuốt liền..."
Nghe cách đọc trơn tru và đầy hứng thú của Cậu Hai, Năm Dậu bỗng thấy tội tội, chú an ủi mà mắt ngó ra hàng bông bụt ở ngoài xa lập loè đom đóm.
"Thôi bỏ mấy cái chuyện Vân Tiên nầy nọ đó đi. Ai có lý ai vô lý làm sao tách bạch cho phân minh. Sự việc trừu tượng càng bàn càng không cùng. Càng lý luận nhiều càng mắc vạ miệng, mích lòng nhau. Người biện thiệp được chúng nghe mà không trọng. Ngoa ngôn xảo ngữ hại lòng nhơn, tổn phước, cái tâm càng lúc càng sa-đà đi. Sẵn có đồ nhắm cậu đem lại hồi nãy, mai tới đây mình nhậu sương sương chơi. Nhậu lai rai ngày nghỉ cũng thú vị, nhưng phải có đồ ăn cho thẳng bụng để khỏi say. Làm thầy giáo làng nầy cả chục năm nay, giờ mới gặp được người chữ nghĩa như cậu là một. Ứng đối như lưu, sách vở bất luận cuốn nào cũng biết! Lóng trước tôi thường nhậu với ông thầy Huân đổi tới từ miệt Cờ Đỏ, nhưng lóng rày ông ta ưa bàn bài thơ "Con Cóc" mà nói là hay, bài ca dao "Thằng Bờm" mà nói về tinh thần vô nhiễm, vô cầu, vô úy. Nghe bắt muốn cải, làm bữa nhậu mất hứng."
Đêm Gò Xoài yên tĩnh, mấy cây gòn ngoài ngõ trái rụng nhè nhẹ, âm thanh mường tượng, quen lắm với cảnh vật mới nghe được mơ hồ. Trong nhà tiếng Thằng Cò nói vai Ba Bành trong thơ-tuồng Trương Ngáo vang vọng ra tới ngoài nầy. Nó rán gân cổ lên xuống bổng trầm làm cũng ra tuồng bộn:
"Thiếp nay Liễu thị, thêm hiệu Ba Bành. Việc làm hồ hổn quá chằn tinh, nghề đôi mách xứng hơn xốc lá. Như thiếp khéo biết làm nem làm chạo, tài cũng hay bán bộ bán thuyền....." * * *
Năm năm trời trôi qua kể từ ngày thằng Thành không léo hánh tới nhà con Kén nghe nói thơ nữa. Tới mà làm gì. Má nó làm sao dám hỏi con Kén cho nó. Thiếu tiền nhà người ta ngập đầu nay lại tính che mặt mo tới hỏi con gái người ta về làm mọi cho mình hay sao? Nó còn gặp con nhỏ cả chục lần nữa sau bụi môn gần sàn nước của một người lối xóm trong vòng nửa năm sau đó. Lần nào bên vai áo nó cũng ướt mèm nước mắt với tiếng khóc rưng rức của con Kén. "Thằng cha cậu Hai mua lòng ông già tía em dữ quá. Hai người nhậu say ly bì mỗi tuần hai ba lần. Em bị đòn không biết lần thứ mấy rồi. Bầm dập mình mẫy hết. Anh tính sao thì tính, chớ cái điệu nầy láng cháng em phải làm vợ thằng cha cậu Hai đó. Tía em hỏi ngày một... Nhiều khi đổ liều, cho đánh, bất quá chết là cùng nhưng tội nghiệp bà nội quá. Mỗi lần thấy bà năn nỉ tía bớt tay em không cầm được nước mắt." Nghe ẻn nói nó thiếu điều muốn đạp đổ hết thế giới nầy cho tang hoang, nhưng ngó lại phận mình hèn mọn bọt bèo, không quyền thế tài cán. Thúc thủ, tính không ra kế, nó ngồi thở dài thườn thượt.
"Mãng lo bận bịu mẹ già,
Tính toan không được ruột rà héo don.
Dẫn em đi trốn được rồi,
Mẹ già bỏ lại vui duyên sao đành?"
Chỉ biết cầm tay người yêu ngó vô hai ngôi sao trời đậu trong cặp mắt long lanh nước. Câu hát chờ cho trăng lặn mà Cậu Hai Xách-Lu dẫn ra ngày xưa hiện ra trong trí nhưng nó không lòng dạ nào làm gì hết. Vân Tiên bạt mạng của người bình dân ngoài đời đưa tay ra đặt vào chỗ không thể đặt, bóp vào chỗ không thể bóp thì được. Thằng Thành mới lớn lại đương buồn rười rượi, ruột gan nát ngướu đâu có tay nào để đưa ra, đành làm thứ Vân Tiên sách vở, nghiêm chỉnh trong vòng đai lễ giáo. Lần nào cũng vậy, tới lúc sương xuống lành lạnh hay khi sao Mai chênh chếch mọc, con nhỏ mới bớt khóc, hai đứa bịn rịn chia tay hẹn hò lần tới.
Nay con Kén đã bận bịu con cái tay xách nách mang, không còn thấy ngại ngùng gì khi được thiên hạ kêu tưng là cô Phó Hương Quản như buổi đầu. Nó thì vẫn là thằng Thành đắp mương mướn, bẻ dừa thuê, tát đìa ăn công mớ tôm cá chót, làm những công việc không tên cho người làng trên xóm dưới. Miếng ruộng biền mấy công nhỏ xíu hai má con làm quần quật suốt năm mà huê lợi đâu có bao nhiêu. Làm thêm cái bàu rau súng, mỗi lần cắt bỏ mối, bèo cám bám đầy đầu đày cổ mà nghèo vẫn hoàn nghèo, nhà vẫn là căn nhà lá xiêu vẹo thuở nào khi nó mới chớm biết yêu.
Cậu Hai, chồng con Kén, ăn nói bẩu lẩu bô lô nhưng không thù vặt, lúc nào gặp nó cũng vui vẻ bổ xua, thấy nó mặt mày bí sị thì nheo nheo mắt thân tình như an ủi người bại trận. Có khi cậu còn đọc thơ: "Bắt lươn ai nắm đằng đuôi, bởi anh vô phận lươn chùi xuống hang" hay "Bầu sao anh để trên dàn, duyên anh xe lỏng em phụ phàng duyên anh".
Lần nào nó cũng mỉn cười thông cảm với cái hể hả của cậu nhưng trong lòng lại có niềm vui riêng dầu rằng vết thương tình đổ mủ trở lại. Mẹ họ, tôi vô phận hay anh nhờ cha mẹ giàu có được cho đi học một mớ chữ, không nên thân nên hình gì nhưng so với người vô phước phải sống lòng vòng ở đây từ nhỏ tới lớn, anh cũng hơn được nhiều. Gặp thời bọn ngoại nhơn cần tay sai, nó cử anh làm chức nầy chức nọ trong làng trong xóm, anh nghiễm nhiên có chức có phận. Gia đình con Kén sợ bóng sợ gió, phần thầy Năm Dău thích làm xui với nhà giàu, ham nhậu nhẹt với anh nên gả ép con. Nó bị tía nó đánh đập chết đi sống lại bao nhiêu lần nó mới ừ anh có biết không? Thân người ta con gái mà đòn bọng, bầm dập tháng nầy qua tháng khác thì sao mà chịu cho thấu! Mẹ họ, tình tôi bời rời không dính, tơ duyên tôi xe lỏng lẻo bị tuột hay anh tước mối tơ duyên gắng bó của tụi tôi ra, xe cái tơ duyên áp đặt của anh vô đó? Tôi biết ruột gan con mèo của tôi mà. Bao nhiều lần ngồi cùng nhau dựa bụi môn, muốm ẵm muốn bồng, muốn nắn muốn bóp lúc nào cũng được, làm gì nó cũng cho cũng ừ mà tôi có thèm làm đâu. Còn y nguyên cho anh để ngày nay anh có dịp hí hửng. Ngó cuộc diện tôi biết hai đứa có tình yêu thì được nhưng duyên chồng vợ thì không ngơ. Các hữu kỳ phận. Quan trọng là cái tình, cái hồn của nó. Bây giờ tuy là chồng nhưng anh có biết cái tình, cái hồn nó nằm ở đâu đâu nà! Và lần nào cũng vậy, nó bắt tay bổ xua Thầy Hai Phó Hương Quản mà lòng thương hại cho kẻ đến sau. Dầu là đến sau trong tâm hồn một người con gái quê.
Nhiều lúc khi Thầy Hai Phó Hương Quản đi rồi, nó thơ thẩn ngâm nga "Vân Tiên ngồi dựa bụi môn, chờ cho trăng lặn..." rồi chưởi đổng:
"Mẹ họ, cái quí nhứt trong tình yêu, cái tình tứ tuyệt vời của đời trai là con mèo đầu đời của mình đồng lòng ra ngồi dựa bụi môn với mình, đồng lòng cùng ngồi chờ trăng lặn để nói chuyện sang đàng, tuy không đâu vô đâu nhưng thỏa lòng mong nhớ. Núp lén trong bụi trong bờ, đợi con gái người ta đi qua ơ hờ, làm ba cái chuyện kia thì hay ho gì đâu mà phải khổ công đợi chờ trăng lên với trăng xuống."
Nó cười khan một mình. Má nó xán bịnh nặng mấy tháng rồi mất cả năm nay. Xóm Gò Xoài giờ đây mỗi bóng cây dáng nắng, từng ánh trăng con nước, từng tiếng vạc sành kêu hay cú rúc đều như chứa chất mối u tình nặng trĩu lòng nó, nặng nhưng vẫn còn đủ đẹp để lôi chưn nó lại không cho cất bước giang hồ tìm quên.
--------------------------------------------------------------------------------
(Texas, Nov. 98)
Nguyễn Văn Sâm
NGUYỄN HỮU HÙNG * BÀ MẸ LÊ CHÍ QUANG
TIẾNG NỨC NỞ OAI HÙNG CỦA MỘT NGƯỜI MẸ
Nguyễn Hữu Hùng-Toronto
Kính tặng bà Kim Dung, mẹ của Lê Chí Quang
Lẽ ra bài này phải được viết trước đây một tháng để ca tụng một người đàn bà Việt Nam hiện đang ở trong gông cùm cộng sản, đè nén được những cơn xúc động cùng với những đau thương trong lúc đứa con ruột của mình bị bắt về việc viết và đăng những loạt bài chóng tham nhũng, chốùng việc nhường đất cho Bắc Triều, chốùng sự vi phạm Nhân quyền và lên tiếng với nhà cầm quyền Việt Nam hãy thay đổi theo chiều hứơng tự do dân chủ, đó là bà Nguyễn thị Kim Dung, mẹ của luật sư Lê Chí Quang, một tuổi trẻ được sinh sống và giáo dục theo đường lối Xả Hội Chủ Nghĩa nhưng em là người đã thể hiện được : gần bùn mà chăng hôi tanh mùi bùn.
Tôi rất sung sướng và khâm phục bà Kim Dung về đức tính từ mẫu của bà khi tôi nghe lại cuộc phỏng vấn của anh em thuộc tổ chức Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường với bà Kim Dung thực hiện trong những ngày trước ngày 8 tháng 11 là ngày nhà cầm quyền Việt Nam đưa em Lê Chí Quang ra tòa gán tội. Lòng từ mẫu của một con người có giòng máu Trưng Triệu nên bà vẫn giữa được sự bình tỉnh của mình trước sự đau thương nhất là đứa con trai của mình vừa bị bịnh nan y vừa bị giam cầm trong chế độ tàn bạo mà không có vấn đề nhân đạo nào trong đó để cứu chữa con mình..
Tôi còn khâm phục hơn nữa đức tính uy vũ bất năng khuất của bà về giọng nói trong sáng vững chắc của mình mà không hề lo sợ trước sự trả thù ngông cuồng của chế độ, bà vẫn thẳng thắng nói lên những gì con mình đã làm là vì phúc lợi cho mọi người, không có một hành động nào trái với pháp luật nhà nước thì không có lý do gì gán tội danh để bị xét xử về tội hình.
Nguyễn Hữu Hùng-Toronto
Kính tặng bà Kim Dung, mẹ của Lê Chí Quang
Lẽ ra bài này phải được viết trước đây một tháng để ca tụng một người đàn bà Việt Nam hiện đang ở trong gông cùm cộng sản, đè nén được những cơn xúc động cùng với những đau thương trong lúc đứa con ruột của mình bị bắt về việc viết và đăng những loạt bài chóng tham nhũng, chốùng việc nhường đất cho Bắc Triều, chốùng sự vi phạm Nhân quyền và lên tiếng với nhà cầm quyền Việt Nam hãy thay đổi theo chiều hứơng tự do dân chủ, đó là bà Nguyễn thị Kim Dung, mẹ của luật sư Lê Chí Quang, một tuổi trẻ được sinh sống và giáo dục theo đường lối Xả Hội Chủ Nghĩa nhưng em là người đã thể hiện được : gần bùn mà chăng hôi tanh mùi bùn.
Tôi rất sung sướng và khâm phục bà Kim Dung về đức tính từ mẫu của bà khi tôi nghe lại cuộc phỏng vấn của anh em thuộc tổ chức Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường với bà Kim Dung thực hiện trong những ngày trước ngày 8 tháng 11 là ngày nhà cầm quyền Việt Nam đưa em Lê Chí Quang ra tòa gán tội. Lòng từ mẫu của một con người có giòng máu Trưng Triệu nên bà vẫn giữa được sự bình tỉnh của mình trước sự đau thương nhất là đứa con trai của mình vừa bị bịnh nan y vừa bị giam cầm trong chế độ tàn bạo mà không có vấn đề nhân đạo nào trong đó để cứu chữa con mình..
Tôi còn khâm phục hơn nữa đức tính uy vũ bất năng khuất của bà về giọng nói trong sáng vững chắc của mình mà không hề lo sợ trước sự trả thù ngông cuồng của chế độ, bà vẫn thẳng thắng nói lên những gì con mình đã làm là vì phúc lợi cho mọi người, không có một hành động nào trái với pháp luật nhà nước thì không có lý do gì gán tội danh để bị xét xử về tội hình.
Những lời nói của bà là những thông điệp tình thương và dân chủ tự do gởi cho nhân loại nói chung và cho người Việt Nam nói riêng để những người hiện đang sống bên trong và ngoài Việt Nam phải nghe và hiểu sự tàn bạo của chế độ trong việc đối xử với con người có tư tưởng cần phải được phát biểu của mình. Chính những bài của Lê Chí Quang và những lời nói của bà Kim Dung mới có thể thức tỉnh được những con người
mê muội còn tin vào chủ nghĩa cộng sản hay là lối dân tộc ngụy biện để che dấu cái quyền lợi thấp hèn của mình đối với Bác và Đảng ban phát cho họ.
Hãy thử nghĩ nếu những bài viết của Lê Chí Quang được ký tên của một người Việt Nam nào đó từng sống trong chính quyền Miền Nam thì chắc chắn cho rằng đó là những tay bồi bút Mỹ Ngụy với lối suy nghỉ một chiều v.v..viết để chỉ trích chế độ.
Tôïi còn nhớ rõ lời bà nói trong phòng xử án khi con bà, Lê Chí Quang bị xử tù 4 năm và 3 năm quảng chế, bà đã nói : Ngay cả đến Tần Thủy Hoàng và Hitler cũng chủa tráo trở như các người, đồ chó má.
Đó là những lời chân thật nhất của một con người đứng trước sự áp bức vì chính điều 69 trong Hiến Pháp năm 1992 quy định : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của luật pháp. Nhưng một khi người dân xử dụng cái quyền đó thì bị tù đầy, trù dập.
Một sự kiện càng khôi hài hơn nữa vào ngày 16/8/ 2001, Đảng Cộng sản kêu gọi nhân dân góp ý về vấn đề sửa đổi Hiến Pháp và Lê Chí Quang cũng đã viết bài “góp ý sửa đổi hiến pháp 1992” như trong việc sửa đổ tên nước, bải bỏ câu văn “ .. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin...” hoặc kêu gọi bỏ câu :” ..Đảng đại diện cho cả dân tộc..” v..v...nghĩa là phải bãi bỏ sự độc tôn lảnh đạo của Đảng và chấp nhận tự do dân chủ thật sự. Hậu quả là em Quang phải bị tù đầy.
Bà Kim Dung còn xác nhận một câu tất khẳng khái của bà : “ Việt Nam cần phải có đa đảng mới thực sự có tự do dân chủ “ đã nói lên được ý thức cao độ của một người đàn bà bình thường đứng trước hiện trạng của đất nước.
Đúng như tiền nhân chúng ta đã thường nói : Nhi nhữ cũng anh hùng , thật không sai chút nào.
Tôi trần ngâm cầu nguyện cho em Quang, một đóa sen của Việt Nam có một người mẹ đáng kính như vậy , em sẽ là người làm gương sáng cho tuối trẻ Việt Nam trong cũng như ở ngoài nước Việ Nam hãy thức tỉnh theo gương của em, một người phất ngọn cờ cho tự do dân chủ để cứu 80 triệu người đang bị cai trị tàn bạo, bị bóc lột, bị móc túi để làm giàu trên sự đau khổ của đồng bào. Bọn người lảnh đạo có hàng trăm triệu đô la là một việc làm không chấp nhận được trong một nước thật sự dân chủ tự do.
Những lời nói của bà Kim Dung sẽ được chúng tôi cho phát thanh lại trong ngày Hội Luận Tự Do và Dân Chủ trong một ngày gần đây và mong rằng những người còn con tim thương yêu quê hương , dân tộc hãy cùng nhau đến tham dự.
Một con chim mẹ vừa bay qua khỏi nóc hiên nhà, miệng ngậm con chim con để thay tổ ấm bởi vì chiếc tổ ấm kia đang bị một loại rắn lục đến kiếm mồi. Loài chim còn biết bảo vệ cho con và tôi thấy rõ đôi cánh nhỏ bé của bà Kim Dung sẽ là một sức mạnh phá tung ngục tù cộng sản để cứu đứa con của bà ra khỏi căn nhà tù tội ở Việt Nam.
Lậy ơn trên che chở cho những người đang gập nạn tại Việt Nam vì tự do tôn giáo, tư do dân chủ của dân tộc. Tất cả sẽ được trả lại tự do trong một ngày rất gần và tòa án lịch sử sẽ sang trang với bộ máy lãnh đạo tàn ác ở Việt Nam.
Nguyễn Hữu Hùng
Free Web Hosting by FortuneCity
NGUYỄN THỊ LONG AN * OM XÀ NO
Buổi Tối Trong Làng Om-Xà-No
Nguyễn Thị Long An
--------------------------------------------------------------------------------
Mặt trời chếch về hướng Tây. Nắng nửa chiều nghiêng lả lướt trên đôi bờ kinh Vĩnh Tế. Ánh sáng hanh vàng phủ lên cánh đồng lạ lẫm cỏ cháy đất khô, rải rác mấy cây thốt nốt già cao lêu nghêu đưa ngọn. Mặt nước phía trước đầu ghe trầm lặng chảy xuôi bỗng nhăn nhúm bởi mũi ghe lao tới và tiếng máy nổ lạch tạch đều đều vọng vào hàng cây xanh xa xôi mất biệt.
Chị Sol mở những phần bánh mì mua khi sáng bày trên khoang, mời mọi người dùng bữa. Nhìn những khúc bánh mì cứng ngắt, nghĩ bà ngoại sẽ không ăn được, Kim bối rối ngó bà rồi ngó chị Sol, sắp sửa mở miệng yêu cầu một thức ăn khác thì người chủ ghe tốt bụng đã đem ra đưa bà ngoại chén cơm còn lên khói và cái dĩa nhỏ có khoanh cá lóc kho khô.
Bữa cơm trưa xong xuôi, dọn dẹp trên sàn khoang sạch sẽ, ba người đàn bà gầy sòng tứ sắc giao hữu. Mời ngoại tham dự, bà từ chối, lặng lẽ lấy trầu cau ra ngoáy trong khi Nga và Tân hớn hở xúm xít ngồi sát sòng. Một chút nhộn nhịp lóe lên trong ghe. Tiếng cười vang vang, tiếng bạc cắc khua long-cong khi có người được tới. Sự ồn ào nổi dậy từ trong ghe bay tạt ra phía ngoài nhòa nhập cùng vùng không khí tĩnh mịch buổi xế trưa. Thỉnh thoảng, một chiếc ghe máy từ phía đối diện chạy qua, hai dòng nước gặp nhau gây thành con sóng lớn rào rạt vượt vào bờ.
Đã hơn bốn giờ đồng hồ, ghe lầm lũi đi theo hướng mặt trời lặn. Kim bò đến ngồi sát cửa sổ, thọc tay khuấy đừa giỡn nước. Luồng nước mát ngấm vào lòng bàn tay, một chút sảng khoái nhè nhẹ dấy lên trong hồn. Vừa khỏa nước vừa mơ màng dòm bà ngoại tư lự chậm rãi đưa miếng trầu vào miệng, mắt hướng ra phía ngoài, tưởng bà như một khách lạ ở hành tinh nào đến nhàn du trái đất, ngồi đó như cố tìm kiếm hình ảnh trong bụi cây đám cỏ loáng thoáng lùi lại đàng sau bóng dáng của một quá khứ nào đã khuất.
Trời bỗng nổi gió. Từng loạt lá vàng từ những cành cây khô, những vùng bụi từ hai bên bờ bốc lên cuồn cuộn đổ xuống mặt sông vắng trơ vơ chiếc ghe nhỏ chồng chềnh của cơn mưa sắp sửa chuyển mình với buổi chiều đột ngột tối sầm như một điềm báo tin giờ tận thế. Ghe lao đao sấn tới khoảng sông phía trước, xông pha giữa vòm trời tối tăm cùng tiếng vọng từ xa của sấm sét, đồng thời mưa ào ào đổ xuống và màn nước trắng xám đặc phủ trùm trên mặt nước như muốn nhận chìm chiếc thuyền nhỏ khẩm lừ trồi lên hụp xuống giữa dòng. Hàng hàng lớp lớp hột nước tuôn xuống mui ghe, phủ lên mặt kinh những chùm bọt trắng nối tiếp nhảy đùa trên mạt sóng rồi chìm sâu vào phía dưới. Trong cơn mưa giăng mờ, ghe phải đậu lại núp dưới một cụm cây lạ mọc cạnh bờ.
Ngồi trong mui rướn nhìn qua kẽ hở của lá cành, hy vọng tìm thấy những gì quen thuộc nhưng tuyệt nhiên không có gì chờ đợi trong khoảng đất sắp liều thân tìm đến. Trong một thoáng, linh cảm nhạy bén hiện ra trong trí vòm trời tối tăm trước mặt nhiều sự hiểm nguy chực chờ bắt đầu từng phút giây nầy. Tự hỏi, tại sao đã biết, đã nhìn thấy rõ ràng mà vẫn băng mình tiến tới để rồi xót xa cho sự tìm kiếm chỗ dung thân còn mơ hồ giữa vòm trời gió bão.
Mưa dịu bớt. Ghe rời chỗ đậu âm thầm lướt đi lẻ loi dưới màn nước mong mỏng và khoảng trời tím thẩm hoàng hôn. Trong khoang một chút ánh sáng nhỏ của cây đèn bão được đốt lên treo bên vách cho thấy mọi người đã nằm ngủ ngổn ngang bên bộ bài tứ sắc còn lộn xộn những con bài xấp ngữa.
Kim vẫn ngồi im lìm bên khung cửa nhỏ suốt cơn mưa dài. Bên ngoài bóng tối đã chụp xuống mênh mông lạnh lẽo như từ lâu thiếu vắng mặt trời. Đàng xa loáng thoáng ánh đèn, một chiếc ghe chạy ngược trở về. Khi hai ghe đến gần người tài công bên kia nói vọng qua:
- Phía trước có cướp chận ghe đó!
Tiếng chú Bân hỏi lại :
- Khoảng nào? Có mất mát gì không?
-Phía trên đó. Không lấy được gì, quơ bậy bạ mấy cây đường thốt nốt.
Mọi người trong khoang ngồi rột dậy nhôn nháo. Bà chủ ghe thì thầm:
- Ai có tiền bạc, vàng vòng kiếm chỗ dấu đi nhe.
Kim run rẩy, lần tay phía trước bụng lấy ra gói giấy, lúng túng không biết phải dấu nơi nào. Sau một thoáng suy nghĩ, Kim lết về phía lái, bỏ vào rỗ đựng chén lấy chồng tô lớn úp lên. Nghĩ thầm, một gia tài nhỏ trong gói giấy đó nếu bị cướp chắc phải quay trở lộn về. Lui vào ngồi lại chỗ cũ lầm thầm khấn cha mẹ phù hộ thoát khỏi sự mất mát. Thấy bà ngoại bò lại phía cái khánh thờ nhét vào phía dưới cái gì đó. Chú tài công cho máy nổ nhỏ sức chạy chậm hơn.
Trong ghe mọi người im thin thít như những người tử tù chờ giờ hành quyết.
Bà chủ ghe ra lịnh:
- Bân, neo ghe lại chờ một hồi coi sao.
hiếc ghe dừng lại giữa sông. Mưa đã tạnh. Từng loạt gió thổi lướt qua, những giọt nước đeo đọng trên cành dựa mé rơi lào xào xuống sông. Xung quanh vắng lặng, nghe rõ ràng tiếng cá móng nước hòa với tiếng kêu của ếch nhái, của dế giun vang lên từ vùng cây cỏ. Thời gian như đứng im trên đỉnh trời còn giăng mây xám và hãi sợ một thoáng động của lá cành.
Một lúc khá lâu không nghe động tịnh gì. Bà chủ ghe lên tiếng:
- Không lẽ đậu hoài ở đây. Bân ơi! Cho chạy đi.
Máy ghe nổ thật nhỏ và chầm chậm trôi theo dòng với sự lo âu hồi hộp và nhịp tim đập loạn xạ của mọi người trong khoang. Bỗng tiếng thổ ngữ lồ xồ rợn rùn cất lên bên mé bờ trong tiếng lên cò của nòng súng. Chú tài công hỏi nhỏ:
- Bà chủ, mình ghé vô nha, không thôi chúng nó bắn đó.
Ghe cặp vào mé. Mọi người trong ghe im lặng, bất động như những xác chết ngồi.
Hai người đàn ông xuống ghe, nói với nhau bằng thổ ngữ, lục soát từng người một, gom góp hết mớ tiền còn lại trong túi của mấy bà bạn hàng. Đến gần chỗ ngồi của bốn bà cháu, đôi mắt của hai tên cướp sáng hoắc long lên khả ố ánh ra chỗ chừa của cái khăn sọc rằn bao quanh khuôn mặt. Ta bán nên tiếng ồn ào bớt lần. Mùi ẩm mốc bốc lên từ vũng nước mưa đọng lại tối qua bên hong chợ và hơi nóng của nắng lẫn mùi cát bụi quen thuộc đưa vào khứu giác giống như mùi riêng của đất nước nơi quê nhà.
Trên đất từng khoảnh rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ chuối, lá chuối và bả mía trơ vơ với đàn ruồi bay lên đáp xuống. Một vài người bán hàng đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào đầu gióng. Mấy đứa nhỏ Miên, mình trần ốm tong teo, quần đùi vá víu lom khom trên mặt đất, lượm lặt những cái gì có thể dùng được của những người bán hàng bỏ lại. Hình ảnh đó bày ra trước mắt mường tượng như bức tranh được vẽ lại nơi vùng đất nước vừa mới rời xa. Nhìn bao quát ngôi làng nhỏ xác xơ, xung quanh là cánh đồng cỏ cháy, sau lưng là con kinh rộng di chuyển bằng những chiếc ghe nhỏ, những chiếc xuồng ba lá chong chênh, lẫn lộn người Miên và người Việt gốc Miên buôn bán qua lại giữa hai vùng biên giới.
Những đứa trẻ dốt nát ở đây, trai đi lính như hai người lính đã thấy vừa rồi, gái cũng vậy, làm lụng khổ cực suốt đời như cha mẹ nó. Kim thở dài lắc đầu xua đuổi nỗi ám ảnh của cảnh tượng tàn tệ đời người.
Mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu. Hơi nóng từ trên nóc chợ phả xuống hòa cùng mùi ẩm mốc từ dưới đất bốc lên khiến mọi người bắt đầu bức rức. Thằng Tân khó chịu đứng dậy chạy tới chạy lui từ đầu chợ đến cuối chợ. Không muốn kêu Tân sợ gây sự chú ý cho những người chung quanh, Nga đứng dậy đi về phía Tân nói nhỏ gì đó và dắt em về chỗ cũ, cũng đúng lúc chị Sol trở lại đưa mọi người xuống ghe. Ghe rời bến bỏ lại làng Om-Xà-No đìu hiu với khoảng độ ba, bốn chục nóc nhà tranh, lá.
Gió hiu hiu thổi, chú tài công lầm lì giữ máy. Bốn bà cháu trong ghe chong mắt nhìn mũi ghe thoan thoát rẽ nước. Lần nầy ghe chạy mau hơn, vượt qua những lùm bụi, bến bờ cho tới lúc trời chạng vạng ghe ghé vào bến phà Neak Loung.
Cũng màn đen bao phủ như hai đêm trước, hối hã theo chị Sol tới bến xe đò để về thành phố Phnom Penh. Bến xe vắng ngắt. Bốn chung quanh đường đi và các ngõ nhỏ lờ mờ. Nhà nhà đóng im ỉm trừ một vài hàng quán cửa mở hắt ra vệt sáng vàng khè trên mặt lộ. Liếc một vòng chung quanh vẽ lo lắng, và thất vọng lộ ra ngoài mặt, chị Sol gượng gạo nói:
- Hết xe đò rồi. Đi đến quán ăn cơm và kiếm nhà ngủ trọ.
Vào quán chị Sol nói bằng tiếng thổ ngữ, rồi dẫn tới cái bàn phía trong cùng.
Không ai muốn ăn gì, chỉ cần uống một chút trà nóng. Xong xuôi, bốn cái xác biết cử động đi theo sự chỉ dẫn ra dấu bằng tay của người chủ quán trong lúc chị dẫn đường đi ra ngoài. Căn phòng nhỏ sau quán cửa khép hờ, người chủ quán xô cánh cửa mở rộng rồi bỏ đi. Bốn người vội vàng bước vào, nhờ ánh sáng của cây đèn măn-xông trước quán cho thấy khoảng rộng bên trong vừa đủ kê cái giường cây cũ kỹ và chiếc chiếu rách nhăn nhúm nhừ nát trên mặt giường. Ôm hai bao vải hành lý trong người, Kim dìu bà ngoại và ra hiệu cho hai em ngồi xuống giường mặc dầu rón rén nhẹ nhàng tiếng kêu răng rắc vẫn phát ra của những thanh tre phía dưới. Độ nửa giờ, chị Sol trở lại dắt ra khỏi quán, hối hã đẩy tất cả lên ngồi chen chúc băng ghế sau của một chiếc xe nhà, chị ghé ngồi băng giữa với một bà già Miên và cô gái. Xe chạy được một quãng đường chị Sol quay lại đưa tay ấn mấy chiếc nón lá để trước người của Nga xuống dưới chưn. Trong xe không ai nói gì, sự yên lặng làm tăng thêm bầu không khí nặng nề và sợ sệt.
Không lâu tới một trạm xét, người đàn bà ngồi chỗ tài xế đưa tờ giấy gì đó cho người lính chận xe. Người lính khoát tay cho xe đi, tiếng thở ra thật lớn từ phía chị Sol cho hiểu mối lo lắng trong lòng đã được giải tỏa. Bây giờ Kim mới dám chòm tới phía trước hỏi :
- Chị Sol, xe của ai vậy?
- Xe của bà cán bộ đi công tác về, may mắn lắm bả mới cho quá giang.
- Có tiền không?
Chị Sol cười và nói :
- Trên đời, không tiền không làm gì được.
Xe chạy vào giữa hai dãy đèn trên con đường dẫn đến thành phố. Bà cán bộ quay xuống nói một tràng tiếng Miên, chị Sol đáp lại cũng một tràng dài trong đó có tiếng Sàigòn.
Tò mò, Kim hỏi :
- Bà đó nói gì vậy? Chị nói gì có Sàigòn trong đó.
- Bả hỏi chị xuống đâu? Chị nói, cho xuống cầu Sàigòn.
Xe đã bắt đầu chạy chậm và rề rề, rồi ngừng hẳn ở lề đường. Bên tay phải có cây cầu lớn dài bằng xi măng bắt qua sông. Dưới sông lố nhố nhiều ghe nhỏ, ghe lớn cấm sào phía bên nầy và bên kia cầu. Đây là cây cầu có tên Sàigòn của thành phố Nam Vang mà những bà chủ ghe thường cho ghe ghé tại bến cầu nầy để dễ lên hàng, xuống hàng từ tỉnh Châu Đốc đến.
Mấy bà cháu chồm người tới trước trong tư thế chờ đợi hai mẹ con người đàn bà Miên bước xuống. Ra khỏi xe, thình lình một bà già nắm đầu đứa con gái mình vừa tát mạnh vô mặt vừa la lối om xòm. Người đứng gần xúm lại bao quanh chiếc xe, chỉ chỏ, bàn tán. Chị Sol lật đật lôi bốn bà cháu tuôn mau xuống đất, kéo ra khỏi đám đông, đón xe lôi về nhà trong sự vội vã. Xe chạy qua mấy con đường vắng vẽ mường tượng như ngoại ô rồi dừng lại trước một lối mòn sầm uất. Sau rặng cây già thấp thoáng ngôi nhà xam xám kiểu nhà sàn của đồng bào thượng nhưng vài thứ khác biệt là cửa, vách bằng cây và mái lợp ngói.
Ngước mắt dòm lên từng cao, bầu trời đục đục u ám, xa xa vài ngôi sao lạc lõng nhấp nháy soi mập mờ mảnh đất lạ lẫm dưới chân, Kim rùng mình, nỗi ám ảnh cướp bóc, hành vi khả ố trên ghe đêm qua, một chút ngao ngán dấy lên, ái ngại về đoạn đường sắp tới của bốn người.
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Thị Long An
Nguyễn Thị Long An
--------------------------------------------------------------------------------
Mặt trời chếch về hướng Tây. Nắng nửa chiều nghiêng lả lướt trên đôi bờ kinh Vĩnh Tế. Ánh sáng hanh vàng phủ lên cánh đồng lạ lẫm cỏ cháy đất khô, rải rác mấy cây thốt nốt già cao lêu nghêu đưa ngọn. Mặt nước phía trước đầu ghe trầm lặng chảy xuôi bỗng nhăn nhúm bởi mũi ghe lao tới và tiếng máy nổ lạch tạch đều đều vọng vào hàng cây xanh xa xôi mất biệt.
Chị Sol mở những phần bánh mì mua khi sáng bày trên khoang, mời mọi người dùng bữa. Nhìn những khúc bánh mì cứng ngắt, nghĩ bà ngoại sẽ không ăn được, Kim bối rối ngó bà rồi ngó chị Sol, sắp sửa mở miệng yêu cầu một thức ăn khác thì người chủ ghe tốt bụng đã đem ra đưa bà ngoại chén cơm còn lên khói và cái dĩa nhỏ có khoanh cá lóc kho khô.
Bữa cơm trưa xong xuôi, dọn dẹp trên sàn khoang sạch sẽ, ba người đàn bà gầy sòng tứ sắc giao hữu. Mời ngoại tham dự, bà từ chối, lặng lẽ lấy trầu cau ra ngoáy trong khi Nga và Tân hớn hở xúm xít ngồi sát sòng. Một chút nhộn nhịp lóe lên trong ghe. Tiếng cười vang vang, tiếng bạc cắc khua long-cong khi có người được tới. Sự ồn ào nổi dậy từ trong ghe bay tạt ra phía ngoài nhòa nhập cùng vùng không khí tĩnh mịch buổi xế trưa. Thỉnh thoảng, một chiếc ghe máy từ phía đối diện chạy qua, hai dòng nước gặp nhau gây thành con sóng lớn rào rạt vượt vào bờ.
Đã hơn bốn giờ đồng hồ, ghe lầm lũi đi theo hướng mặt trời lặn. Kim bò đến ngồi sát cửa sổ, thọc tay khuấy đừa giỡn nước. Luồng nước mát ngấm vào lòng bàn tay, một chút sảng khoái nhè nhẹ dấy lên trong hồn. Vừa khỏa nước vừa mơ màng dòm bà ngoại tư lự chậm rãi đưa miếng trầu vào miệng, mắt hướng ra phía ngoài, tưởng bà như một khách lạ ở hành tinh nào đến nhàn du trái đất, ngồi đó như cố tìm kiếm hình ảnh trong bụi cây đám cỏ loáng thoáng lùi lại đàng sau bóng dáng của một quá khứ nào đã khuất.
Trời bỗng nổi gió. Từng loạt lá vàng từ những cành cây khô, những vùng bụi từ hai bên bờ bốc lên cuồn cuộn đổ xuống mặt sông vắng trơ vơ chiếc ghe nhỏ chồng chềnh của cơn mưa sắp sửa chuyển mình với buổi chiều đột ngột tối sầm như một điềm báo tin giờ tận thế. Ghe lao đao sấn tới khoảng sông phía trước, xông pha giữa vòm trời tối tăm cùng tiếng vọng từ xa của sấm sét, đồng thời mưa ào ào đổ xuống và màn nước trắng xám đặc phủ trùm trên mặt nước như muốn nhận chìm chiếc thuyền nhỏ khẩm lừ trồi lên hụp xuống giữa dòng. Hàng hàng lớp lớp hột nước tuôn xuống mui ghe, phủ lên mặt kinh những chùm bọt trắng nối tiếp nhảy đùa trên mạt sóng rồi chìm sâu vào phía dưới. Trong cơn mưa giăng mờ, ghe phải đậu lại núp dưới một cụm cây lạ mọc cạnh bờ.
Ngồi trong mui rướn nhìn qua kẽ hở của lá cành, hy vọng tìm thấy những gì quen thuộc nhưng tuyệt nhiên không có gì chờ đợi trong khoảng đất sắp liều thân tìm đến. Trong một thoáng, linh cảm nhạy bén hiện ra trong trí vòm trời tối tăm trước mặt nhiều sự hiểm nguy chực chờ bắt đầu từng phút giây nầy. Tự hỏi, tại sao đã biết, đã nhìn thấy rõ ràng mà vẫn băng mình tiến tới để rồi xót xa cho sự tìm kiếm chỗ dung thân còn mơ hồ giữa vòm trời gió bão.
Mưa dịu bớt. Ghe rời chỗ đậu âm thầm lướt đi lẻ loi dưới màn nước mong mỏng và khoảng trời tím thẩm hoàng hôn. Trong khoang một chút ánh sáng nhỏ của cây đèn bão được đốt lên treo bên vách cho thấy mọi người đã nằm ngủ ngổn ngang bên bộ bài tứ sắc còn lộn xộn những con bài xấp ngữa.
Kim vẫn ngồi im lìm bên khung cửa nhỏ suốt cơn mưa dài. Bên ngoài bóng tối đã chụp xuống mênh mông lạnh lẽo như từ lâu thiếu vắng mặt trời. Đàng xa loáng thoáng ánh đèn, một chiếc ghe chạy ngược trở về. Khi hai ghe đến gần người tài công bên kia nói vọng qua:
- Phía trước có cướp chận ghe đó!
Tiếng chú Bân hỏi lại :
- Khoảng nào? Có mất mát gì không?
-Phía trên đó. Không lấy được gì, quơ bậy bạ mấy cây đường thốt nốt.
Mọi người trong khoang ngồi rột dậy nhôn nháo. Bà chủ ghe thì thầm:
- Ai có tiền bạc, vàng vòng kiếm chỗ dấu đi nhe.
Kim run rẩy, lần tay phía trước bụng lấy ra gói giấy, lúng túng không biết phải dấu nơi nào. Sau một thoáng suy nghĩ, Kim lết về phía lái, bỏ vào rỗ đựng chén lấy chồng tô lớn úp lên. Nghĩ thầm, một gia tài nhỏ trong gói giấy đó nếu bị cướp chắc phải quay trở lộn về. Lui vào ngồi lại chỗ cũ lầm thầm khấn cha mẹ phù hộ thoát khỏi sự mất mát. Thấy bà ngoại bò lại phía cái khánh thờ nhét vào phía dưới cái gì đó. Chú tài công cho máy nổ nhỏ sức chạy chậm hơn.
Trong ghe mọi người im thin thít như những người tử tù chờ giờ hành quyết.
Bà chủ ghe ra lịnh:
- Bân, neo ghe lại chờ một hồi coi sao.
hiếc ghe dừng lại giữa sông. Mưa đã tạnh. Từng loạt gió thổi lướt qua, những giọt nước đeo đọng trên cành dựa mé rơi lào xào xuống sông. Xung quanh vắng lặng, nghe rõ ràng tiếng cá móng nước hòa với tiếng kêu của ếch nhái, của dế giun vang lên từ vùng cây cỏ. Thời gian như đứng im trên đỉnh trời còn giăng mây xám và hãi sợ một thoáng động của lá cành.
Một lúc khá lâu không nghe động tịnh gì. Bà chủ ghe lên tiếng:
- Không lẽ đậu hoài ở đây. Bân ơi! Cho chạy đi.
Máy ghe nổ thật nhỏ và chầm chậm trôi theo dòng với sự lo âu hồi hộp và nhịp tim đập loạn xạ của mọi người trong khoang. Bỗng tiếng thổ ngữ lồ xồ rợn rùn cất lên bên mé bờ trong tiếng lên cò của nòng súng. Chú tài công hỏi nhỏ:
- Bà chủ, mình ghé vô nha, không thôi chúng nó bắn đó.
Ghe cặp vào mé. Mọi người trong ghe im lặng, bất động như những xác chết ngồi.
Hai người đàn ông xuống ghe, nói với nhau bằng thổ ngữ, lục soát từng người một, gom góp hết mớ tiền còn lại trong túi của mấy bà bạn hàng. Đến gần chỗ ngồi của bốn bà cháu, đôi mắt của hai tên cướp sáng hoắc long lên khả ố ánh ra chỗ chừa của cái khăn sọc rằn bao quanh khuôn mặt. Ta bán nên tiếng ồn ào bớt lần. Mùi ẩm mốc bốc lên từ vũng nước mưa đọng lại tối qua bên hong chợ và hơi nóng của nắng lẫn mùi cát bụi quen thuộc đưa vào khứu giác giống như mùi riêng của đất nước nơi quê nhà.
Trên đất từng khoảnh rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ chuối, lá chuối và bả mía trơ vơ với đàn ruồi bay lên đáp xuống. Một vài người bán hàng đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào đầu gióng. Mấy đứa nhỏ Miên, mình trần ốm tong teo, quần đùi vá víu lom khom trên mặt đất, lượm lặt những cái gì có thể dùng được của những người bán hàng bỏ lại. Hình ảnh đó bày ra trước mắt mường tượng như bức tranh được vẽ lại nơi vùng đất nước vừa mới rời xa. Nhìn bao quát ngôi làng nhỏ xác xơ, xung quanh là cánh đồng cỏ cháy, sau lưng là con kinh rộng di chuyển bằng những chiếc ghe nhỏ, những chiếc xuồng ba lá chong chênh, lẫn lộn người Miên và người Việt gốc Miên buôn bán qua lại giữa hai vùng biên giới.
Những đứa trẻ dốt nát ở đây, trai đi lính như hai người lính đã thấy vừa rồi, gái cũng vậy, làm lụng khổ cực suốt đời như cha mẹ nó. Kim thở dài lắc đầu xua đuổi nỗi ám ảnh của cảnh tượng tàn tệ đời người.
Mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu. Hơi nóng từ trên nóc chợ phả xuống hòa cùng mùi ẩm mốc từ dưới đất bốc lên khiến mọi người bắt đầu bức rức. Thằng Tân khó chịu đứng dậy chạy tới chạy lui từ đầu chợ đến cuối chợ. Không muốn kêu Tân sợ gây sự chú ý cho những người chung quanh, Nga đứng dậy đi về phía Tân nói nhỏ gì đó và dắt em về chỗ cũ, cũng đúng lúc chị Sol trở lại đưa mọi người xuống ghe. Ghe rời bến bỏ lại làng Om-Xà-No đìu hiu với khoảng độ ba, bốn chục nóc nhà tranh, lá.
Gió hiu hiu thổi, chú tài công lầm lì giữ máy. Bốn bà cháu trong ghe chong mắt nhìn mũi ghe thoan thoát rẽ nước. Lần nầy ghe chạy mau hơn, vượt qua những lùm bụi, bến bờ cho tới lúc trời chạng vạng ghe ghé vào bến phà Neak Loung.
Cũng màn đen bao phủ như hai đêm trước, hối hã theo chị Sol tới bến xe đò để về thành phố Phnom Penh. Bến xe vắng ngắt. Bốn chung quanh đường đi và các ngõ nhỏ lờ mờ. Nhà nhà đóng im ỉm trừ một vài hàng quán cửa mở hắt ra vệt sáng vàng khè trên mặt lộ. Liếc một vòng chung quanh vẽ lo lắng, và thất vọng lộ ra ngoài mặt, chị Sol gượng gạo nói:
- Hết xe đò rồi. Đi đến quán ăn cơm và kiếm nhà ngủ trọ.
Vào quán chị Sol nói bằng tiếng thổ ngữ, rồi dẫn tới cái bàn phía trong cùng.
Không ai muốn ăn gì, chỉ cần uống một chút trà nóng. Xong xuôi, bốn cái xác biết cử động đi theo sự chỉ dẫn ra dấu bằng tay của người chủ quán trong lúc chị dẫn đường đi ra ngoài. Căn phòng nhỏ sau quán cửa khép hờ, người chủ quán xô cánh cửa mở rộng rồi bỏ đi. Bốn người vội vàng bước vào, nhờ ánh sáng của cây đèn măn-xông trước quán cho thấy khoảng rộng bên trong vừa đủ kê cái giường cây cũ kỹ và chiếc chiếu rách nhăn nhúm nhừ nát trên mặt giường. Ôm hai bao vải hành lý trong người, Kim dìu bà ngoại và ra hiệu cho hai em ngồi xuống giường mặc dầu rón rén nhẹ nhàng tiếng kêu răng rắc vẫn phát ra của những thanh tre phía dưới. Độ nửa giờ, chị Sol trở lại dắt ra khỏi quán, hối hã đẩy tất cả lên ngồi chen chúc băng ghế sau của một chiếc xe nhà, chị ghé ngồi băng giữa với một bà già Miên và cô gái. Xe chạy được một quãng đường chị Sol quay lại đưa tay ấn mấy chiếc nón lá để trước người của Nga xuống dưới chưn. Trong xe không ai nói gì, sự yên lặng làm tăng thêm bầu không khí nặng nề và sợ sệt.
Không lâu tới một trạm xét, người đàn bà ngồi chỗ tài xế đưa tờ giấy gì đó cho người lính chận xe. Người lính khoát tay cho xe đi, tiếng thở ra thật lớn từ phía chị Sol cho hiểu mối lo lắng trong lòng đã được giải tỏa. Bây giờ Kim mới dám chòm tới phía trước hỏi :
- Chị Sol, xe của ai vậy?
- Xe của bà cán bộ đi công tác về, may mắn lắm bả mới cho quá giang.
- Có tiền không?
Chị Sol cười và nói :
- Trên đời, không tiền không làm gì được.
Xe chạy vào giữa hai dãy đèn trên con đường dẫn đến thành phố. Bà cán bộ quay xuống nói một tràng tiếng Miên, chị Sol đáp lại cũng một tràng dài trong đó có tiếng Sàigòn.
Tò mò, Kim hỏi :
- Bà đó nói gì vậy? Chị nói gì có Sàigòn trong đó.
- Bả hỏi chị xuống đâu? Chị nói, cho xuống cầu Sàigòn.
Xe đã bắt đầu chạy chậm và rề rề, rồi ngừng hẳn ở lề đường. Bên tay phải có cây cầu lớn dài bằng xi măng bắt qua sông. Dưới sông lố nhố nhiều ghe nhỏ, ghe lớn cấm sào phía bên nầy và bên kia cầu. Đây là cây cầu có tên Sàigòn của thành phố Nam Vang mà những bà chủ ghe thường cho ghe ghé tại bến cầu nầy để dễ lên hàng, xuống hàng từ tỉnh Châu Đốc đến.
Mấy bà cháu chồm người tới trước trong tư thế chờ đợi hai mẹ con người đàn bà Miên bước xuống. Ra khỏi xe, thình lình một bà già nắm đầu đứa con gái mình vừa tát mạnh vô mặt vừa la lối om xòm. Người đứng gần xúm lại bao quanh chiếc xe, chỉ chỏ, bàn tán. Chị Sol lật đật lôi bốn bà cháu tuôn mau xuống đất, kéo ra khỏi đám đông, đón xe lôi về nhà trong sự vội vã. Xe chạy qua mấy con đường vắng vẽ mường tượng như ngoại ô rồi dừng lại trước một lối mòn sầm uất. Sau rặng cây già thấp thoáng ngôi nhà xam xám kiểu nhà sàn của đồng bào thượng nhưng vài thứ khác biệt là cửa, vách bằng cây và mái lợp ngói.
Ngước mắt dòm lên từng cao, bầu trời đục đục u ám, xa xa vài ngôi sao lạc lõng nhấp nháy soi mập mờ mảnh đất lạ lẫm dưới chân, Kim rùng mình, nỗi ám ảnh cướp bóc, hành vi khả ố trên ghe đêm qua, một chút ngao ngán dấy lên, ái ngại về đoạn đường sắp tới của bốn người.
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Thị Long An
PHAN NGÔ * HỒN THIÊNG TIẾNG MẸ
HỒN THIÊNG TIẾNG MẸ
Vừa ra lệnh cho các em ngồi xuống,
Thì liền tay ta lật sổ điểm danh.
Ta hài lòng: Đầy đủ số đầu xanh,
Năm mươi trán thanh thanh niềm trinh bạch;
Những cặp mắt ước mơ điều hiễn hách,
Những bàn tay khương quế tuổi còn non;
Những cổ chim muốn cất giọng ca dòn,
Vành tai trắng: hoa tròn đương chờ đợi,
Ta ngây ngất, lòng lâng lâng vời vợi,
Ta như người đồng cốt, đổi hẵn đi:
Một Phước thần vừa nhập để tiên tri...
Để phán dạy các em lời Tâm pháp
Ta vừa giảng, các em vừa ghi chép;
Lớp trang nghiêm nghe hơi thở thần thông,
Nghe mực tuôn trên giấy trắng thành giòng,
Các em chép như lời cơ của Thánh;
Các em chép ngon lành như ăn bánh;
Các em ghi với tất cả niềm tin.
Ta rùng mình, thoáng nghĩ: nếu ta điên!
Sẽ phá hoại bao nhiêu hồn son trẻ!
Nhưng không! Chính hồn thiêng của tiếng Mẹ
Mấy nghìn năm vất vưởng chẳng ai thờ,
Bỗng ngày kia non nước được tự do...
Cất tiếng hát giọng Hàn Thuyên đây đó.
Các em ạ, ta chỉ là người may có
Chút nhân duyên với tiếng Mẹ đó thôi!
Nhiệt thành! Nhiệt thành! Vị Thánh muôn đời!
Tin tưởng! Tin tưởng! Lòng dư sức mạnh!
Ôi tiếng Mẹ! Cứ muôn năm hiển thánh!
Hiến xác phàm, làm đồng cốt cho Ngươi,
Ta say sưa hiến cả một cuộc đời.
Người hãy giúp cho ta thêm cảm hứng.
Ý màu nhiệm, tô môi ta thêm vững...
Ta quyết làm ngọn nến trên bàn thờ,
Đốt cho Ngươi hỡi tiếng của Nguyễn Du!
Của Đoàn thị Điểm, Thanh Quan, Công Trứ!
Dù phải cháy, phải mòn, ta vẫn cứ
Để thân tàn cho bọn trẻ mến Ngươi!
Ảo Giản PHAN NGÔ
Vừa ra lệnh cho các em ngồi xuống,
Thì liền tay ta lật sổ điểm danh.
Ta hài lòng: Đầy đủ số đầu xanh,
Năm mươi trán thanh thanh niềm trinh bạch;
Những cặp mắt ước mơ điều hiễn hách,
Những bàn tay khương quế tuổi còn non;
Những cổ chim muốn cất giọng ca dòn,
Vành tai trắng: hoa tròn đương chờ đợi,
Ta ngây ngất, lòng lâng lâng vời vợi,
Ta như người đồng cốt, đổi hẵn đi:
Một Phước thần vừa nhập để tiên tri...
Để phán dạy các em lời Tâm pháp
Ta vừa giảng, các em vừa ghi chép;
Lớp trang nghiêm nghe hơi thở thần thông,
Nghe mực tuôn trên giấy trắng thành giòng,
Các em chép như lời cơ của Thánh;
Các em chép ngon lành như ăn bánh;
Các em ghi với tất cả niềm tin.
Ta rùng mình, thoáng nghĩ: nếu ta điên!
Sẽ phá hoại bao nhiêu hồn son trẻ!
Nhưng không! Chính hồn thiêng của tiếng Mẹ
Mấy nghìn năm vất vưởng chẳng ai thờ,
Bỗng ngày kia non nước được tự do...
Cất tiếng hát giọng Hàn Thuyên đây đó.
Các em ạ, ta chỉ là người may có
Chút nhân duyên với tiếng Mẹ đó thôi!
Nhiệt thành! Nhiệt thành! Vị Thánh muôn đời!
Tin tưởng! Tin tưởng! Lòng dư sức mạnh!
Ôi tiếng Mẹ! Cứ muôn năm hiển thánh!
Hiến xác phàm, làm đồng cốt cho Ngươi,
Ta say sưa hiến cả một cuộc đời.
Người hãy giúp cho ta thêm cảm hứng.
Ý màu nhiệm, tô môi ta thêm vững...
Ta quyết làm ngọn nến trên bàn thờ,
Đốt cho Ngươi hỡi tiếng của Nguyễn Du!
Của Đoàn thị Điểm, Thanh Quan, Công Trứ!
Dù phải cháy, phải mòn, ta vẫn cứ
Để thân tàn cho bọn trẻ mến Ngươi!
Ảo Giản PHAN NGÔ
VŨ QUỐC THÚ * ĐẤU TRANH DÂN CHỦ
Vấn đề đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội
GS VŨ QUỐC THÚC
Phát Ngôn Viên của HI�N CHƯƠNG 2000 tại Tây Âu đặc trách vận động trí thức Quốc Nội
Ghi chú của Diễn Đa`n Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN : GS Vũ Quốc Thúc là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Paris công bố HI�N CHƯƠNG 2000 ra thế giới, vào các ngày 25 và 26-11-2000. Với cương vị Trưởng Ban Tổ Chức Paris - địa phương đã đăng cai Đại Hội, GS Thúc đã là người nắm vững hơn ai hết nội dung, ý kiến, các điều bàn cải nội bộ của các phái đoàn tham dự Đại Hội, cũng như dư luận của truyền thông quốc tế và quần chúng đấu tranh. Có rất nhiều người từ các nơi xa xăm - không phải là thành viên các phái đoàn - đã đến với Đại Hội, từ Đức, Ý, Hòa Lan, Mỹ, Canada v.v. Sống ngay tại trung tâm Paris mà các luồng dư luận và tin tức từ Việt nam thường đến đây sớm nhất so với các lục địa khác, GS Thúc đã nghe ngóng, thẩm định, đánh giá về những gì Hiến Chương 2000 đã đem lại được cho công cuộc tranh đấu cho nền Dân Chủ Việt Nam trong suốt hai năm qua .
Sắp tới đây, nhân dịp kỷ niệm Đệ Nhị Chu Niên HI�N CHƯƠNG 2000 - công trình tập thể có giá trị như một tuyên ngôn của những người dân chủ Việt Nam đối với chế độ Cộng Sản và một mô hình cứu nước và dựng nước; GS VŨ QUỐC THÚC - Phát Ngôn Viên của HI�N CHƯƠNG 2000 tại Tây Âu đặc trách vận động trí thức Quốc Nội sẽ trình bày dưới đây đề tài "đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Quốc Nội", một chủ đề quan trọng bậc nhất trong cuộc tranh đấu hiện nay.
GS VŨ QUỐC THÚC từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc Gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ Trưởng Giáo Dục thời Chính Phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, Cố Vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tái Thiết Hậu Chiến, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley - Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal - Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến VNCH, được nhà xuất bản danh tiếng Praeger, NY xuất bản (Lilienthal, D.E. & Vu, Quoc Thuc: The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and Programs, New York: Praeger, 1970).
Sang Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, ông trở thành Giáo Sư Thực Thụ Đại Học Paris cho đến ngày nghĩ hưu vào năm 1988.
Óng góp phần quan trọng trong công trình thảo hoạch và chuyển ngữ HI�N CHƯƠNG 2000 và cùng với TS LÊ ĐÌNH THÔNG, trách nhiệm đăng cai Đại Hội Công Bố Hiến Chương 2000 tại Paris ngày 25-26 tháng 11 năm 2000.
* * *
Nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên Hiến Chương 2000 ta cần xét xem trong 2 năm vừa qua, công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội đã diễn tiến ra sao , có đạt được kết quả gì không, đã gặp những trở lực nào và trong thời kỳ trước mắt nên làm gì để đẩy mạnh công cuộc tranh đấu.
1) Trước tháng 11 năm 2000 là thời điểm công bố Hiến Chương 2000 , ở quốc nội có nhiều cuộc vận động chống sưu cao thuế nặng cũng như những hành động sai trái của các cán bộ , nổi bật nhất là vụ Thái Bình và vụ Xuân Lộc . Ngay trong tháng 11 năm 2000 , cũng có những vụ tranh đấu đòi quyền tự do tôn giáo ở Trung và Nam Việt . Việc dân chúng Hà Nội và Sài Gòn tự động đón tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton một cách nồng nhiệt bất ngờ , cho thấy là Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn nắm được nhân dân chặt chẽ như trước nữa . Trước tình trạng này , chúng tôi đã hy vọng rằng sự công bố Hiến Chương 2000 có thể gây nên một kích động tâm lý thuận lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ ở quốc nội . Nếu chỉ căn cứ trên những phản ứng có thể nhận thấy từ ngoài - vì làm sao ta có thể đi sâu vào nội tâm của người khác ?- thì kích động ấy đã không xẩy ra . Khỏi cần chứng minh , ai cũng biết là nhà cầm quyền cng sản kiểm soát mọi phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh , đài truyền hình , báo chí ... Dĩ nhiên mọi tin tức và bình luận về Hiến Chương 2000 đều bị dấu kín : chỉ một số người có phương tiện liên lạc với cộng đồng người Việt hải ngoại mới biết rõ vụ này thôi , do đó quảng đại quần chúng và ngay cả giới thanh niên trí thức cũng không hay biết kịp thời . Tuy nhiên chính quyền không thể bịt mắt bưng tai những người có thế lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước : những người này đã biết rõ sự thật về Hiến Chương 2000 . Trong thâm tâm họ dần dần nổi lên ý thức trách nhiệm lịch sử cũng như khả năng ( của họ) để thay đổi chế độ hiện hành . Những sự việc xẩy ra trong hai năm vừa qua đã minh họa sự biến chuyển tâm lý này : khi một đảng viên lão thành , có nhiều công trạng với Đảng và Nhà nước như cựu Trung Tướng Trần Độ , bỗng dưng lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ , đó không phải là một sự ngẫu nhiên . Trần Độ nay đã qua đời nhưng một số nhân vật tên tuổi khác ( 21 người ) đồng chí hướng với ông ta như : cựu đại tá Phạm Quế Dương , học giả Trần Khuê , nhà văn Hoàng Tiến , học giả Hoàng Minh Chính , tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang , tiến sĩ Hà Sĩ Phu , nhà thơ Chu Thành , nhà văn Vũ Cao Quận , ký giả Nguyễn Vũ Bình v.v.. đã không ngần ngại công khai thành lập Nhóm Dân Chủ - một nhóm đối lập thực sự chứ không phải đối lập " cuội " như một số tổ chức chính trị khác do Đảng Cộng Sản ngụy tạo . Đồng thời , có những phần tử trẻ tuổi như luật sư Lê Chí Quang , 32 tuổi , can đảm cảnh giác nhà cầm quyền về hiểm họa Bắc thuộc , như Phạm Hồng Sơn , 34 tuổi , hăng hái dịch ra tiếng Việt một tài liệu của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nhan đề : "Thế nào là dân chủ ?" Cả hai người đều biết trước là sẽ bị nhà cầm quyền làm khó dễ , nhưng họ đã không sợ . Những sự việc này đáng lẽ phải làm cho Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tỉnh ngộ , thì trái lại chỉ khiến cho họ trở nên ngoan cố hơn nữa.
Hai nhân vật trên đã bị công an bắt giữ để điều tra vì những lý do mơ hồ như : âm mưu lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa , phát tán tài liệu chống chính quyền , làm gián điệp cho Mỹ ( trường hợp Phạm Hồng Sơn ) . Ta cũng còn nhớ vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý trong đó cơ quan tư pháp đã dẫm nát cả những nguyên tắc sơ đẳng của một nền pháp lý chân chính . Cách xử sự của nhà cầm quyền gây cho ta ấn tượng nặng nề là họ bất chấp dư luận quốc tế cũng như quốc nội : chẳng hạn trong vụ lén lút phê chuẩn các bản hiệp định về biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam , về sự phân chia lãnh hải trong vịnh Bắc Việt . Sau khi vụ này bị tiết lộ thì đại diện chính quyền đã tìm cách biện minh , giải thích lúng túng , giấu đầu hở đuôi , rút cục chỉ làm trò cười cho các quan sát viên quốc tế. Đó là chưa kể những thủ đoạn tiểu sảo , gần như lưu manh , mà cơ quan công an địa phương đã áp dụng để ngăn chặn không cho ai tới thăm các hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ ...
2) Nếu làm một bản kết toán tạm thời về kết quả của cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội trong hai năm vừa qua , ta có thể vững lòng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của dân chủ . Cần nhớ rằng chế độ dân chủ không phải chỉ là những hình thức , những thủ tục , những quy tắc do các chính trị gia mường tượng ra ; đó cũng không phải là một kiểu mẫu lý tưởng có thể du nhập nguyên vẹn từ quốc ngoại. Lịch sử các nước dân chủ cho ta thấy rằng , chế độ dân chủ là kết quả một cuộc tranh đấu lâu dài và kiên nhẫn của quảng đại quần chúng bị trị để giành lại những quyền do một người , một gia đình hay một thiểu số lãnh đạo đã tước đoạt của dân . Chính kinh nghiệm đấu tranh gian khổ này đã bồi dưỡng tinh thần dân chủ và tạo nên những thói quen , những cách nhìn , những cách xử sự ... mà ta có thể gọi chung là truyền thống dân chủ . Khỏi cần chứng minh là dân ta chưa có những truyền thống dân chủ kiểu tây phương ấy : chính vì thế mà khi ta muốn cổ động mọi tầng lớp nhân dân vùng lên đòi hưởng quyền tự do công dân như ở các nước tây phương , ta vấp phải một trở lực lớn rộng , đó là sự thờ ơ của quảng đại quần chúng . Thông thường mỗi tầng lớp xã hội chỉ ý thức rõ ràng những quyền tự do cụ thể của mình mà thôi : chẳng hạn nông dân muốn được tự do canh tác và hưởng thụ hoa lợi do công khó nhọc của họ tạo ra , thương gia muốn được tự do mua bán , tự do chuyển dịch ; nhà văn nhà báo muốn được tự do viết lách , tự do xuất bản ; các tín đồ tôn giáo muốn được tự do tín ngưỡng , tự do lễ bái .
Y thức dân chủ kiểu tây phương thường chỉ tìm thấy ở những người chuyên làm chính trị , hành chính hay tư pháp . Một khi hầu hết những người này đều xuất thân từ những trường hay những lớp do Đảng Cộng Sản lập ra để đào tạo cán bộ phục vụ Đảng , thì làm sao có thể tìm thấy ý thức dân chủ kiểu tây phương ở những thành phần này ? Khi Hiến Chương 2000 được công bố, , chúng tôi chỉ dám mong mỏi rằng với những kỹ thuật và phương tiện truyền thông hiện đại, ta có thể tác động trên tâm lý của lớp người đương quyền , khiến cho họ dần dần bị thuyết phục , để trở thành những người dân chủ . Những kết quả thâu lượm được trong hai năm vừa qua , tuy khiêm tốn nhưng đáng coi là rất khích lệ . Hạt giống dân chủ đã nẩy mầm và rồi đây sẽ lan rộng ra khắp tầng lớp đương quyền ấy . Phản ứng ngoan cố tìm mọi cách trấn áp của nhà cầm quyền cộng sản trước cuộc vận động dân chủ ở quốc nội chứng tỏ rằng phong trào dân chủ đang lớn mạnh.
3) Những trở lực vừa phân tích có tính cách nội tại . Ta cần phải để ý tới một loại trở lực ngoại lai không nên coi thường : đó là những âm mưu và những luận điệu của ngoại bang hay ngoại nhân cố ý hay vô tình bảo vệ chế độ đảng trị hiện thời ở Việt Nam.
Trở lực thứ nhất là sự chống đối của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đối với xu hướng dân chủ hóa ở các nước trên bán đảo Đông Dương . Học giả Stephen Young đã đưa ra nhận định này trong một bài xã luận mới đây được phổ biến trên mạng lưới Internet ( China holds the key ) . Tại sao Trung Hoa lại có thái độ này ? Rất có thể là vì Bắc Kinh có tham vọng bành trướng bá quyền trên toàn vùng Đông Nam Á mà bán đảo Đông Dương nằm trên con đường Nam tiến của mình . Cũng rất có thể là Bắc Kinh chưa bỏ được mặc cảm lịch sử là các cường quốc Âu Mỹ luôn luôn muốn nắm được thị trường khổng lồ Trung Quốc . Dù sao Bắc Kinh cho rằng họ phải kiểm soát con đường chiến lược xâm nhập Trung Quốc từ miền Nam , tức là bán đảo Đông Dương ( ta nên nhớ lại các cuộc thám hiểm của Doudart de Lagrée và Jean Dupuis hồi hậu bán thế kỷ XIX ) . Để tự vệ , tất nhiên Bắc Kinh muốn rằng các nước Đông Dương phải có một chính quyền do họ kiểm soát hoặc ít nhất cũng phải thân họ . Trong tình trạng hiện thời , khỏi cần nói đó là một chính quyền cộng sản : Bắc Kinh chỉ cần nắm được đảng cộng sản địa phương là nắm được tất cả . Nếu các nước Đông Dương dân chủ hóa theo kiểu tây phương , chắc gì chính đảng lên cầm quyền sau một cuộc tổng tuyển cử trung thực sẽ thân Bắc Kinh như chính quyền cộng sản Việt Nam hiện thời ?
Trở lực thứ hai là chủ trương nông nổi của một số chính khách Hoa Kỳ theo đó chỉ cần tăng cường quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam : các luồng tư tưởng tự do , dân chủ của Hoa Kỳ sẽ xâm nhập đầu óc dân Việt . Đó là thuyết diễn biến hoà bình . Trong nhiều năm qua , có những lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã coi đó như một hiểm họa khiến các chính khách Hoa Kỳ tưởng rằng đó là phương pháp hữu hiệu nhất để giải thể chế độ Cộng sản . Tôi không suy luận đơn giản như vậy . Căn cứ trên những gì đã xẩy ra ở Liên Xô cũ và Đông Âu , cũng như đang xẩy ra ở Việt Nam , tôi e rằng phương pháp diễn biến hòa bình chỉ đưa tới sự thành hình của một chế độ " mafia " , độc đoán không khác gì chế độ cộng sản mà lại còn tham nhũng hơn nữa . Chỉ nhân dân bị thiệt : các doanh gia và xí nghiệp ngoại quốc có thiệt gì đâu ? Mại bản cộng sản hay mại bản tư bản , tựu chung vẫn chỉ là mại bản !
Hai trở lực vừa phân tích có thể làm trì hoãn tiến trình dân chủ hóa ở nước ta . Chính vì thế mà tôi cho rằng những người Việt tha thiết với lý tưởng dân chủ cần phải kiếm cách khắc phục các khó khăn đó .
4) Nên làm gì trong giai đoạn trước mắt ? Ở cương vị người Việt hải ngoại ta khó làm gì hơn là cố gắng phổ biến rộng rãi những tư tưởng và kiến thức dân chủ để đồng bào quốc nội có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về những cái hay của nền dân chủ kiểu tây phương . Tất nhiên ta cũng phải vạch rõ những khuyết điểm để đi tới nhận định là kiểu mẫu dân chủ tây phương hơn hẳn kiểu mẫu cộng sản . Thay vì dùng hết tâm trí để tố cáo những cái dở của chế độ cộng sản ( việc này vẫn nên làm ) ta cần đặt trọng tâm công tác trên sự giải thích các định chế và truyền thống dân chủ tây phương để người ta ưa chuộng nền dân chủ ấy.
Ở đây , tôi chỉ muốn nhắc lại một quy luật quen thuộc trong chính trị học :Một chế độ sụp đổ không phải vì bị tấn công mà chỉ vì không ai muốn bảo vệ nữa .
Paris tháng 10 năm 2002
GS VŨ QUỐC THÚC
Phát Ngôn Viên của HI�N CHƯƠNG 2000 tại Tây Âu đặc trách vận động trí thức Quốc Nội
Ghi chú của Diễn Đa`n Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN : GS Vũ Quốc Thúc là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Paris công bố HI�N CHƯƠNG 2000 ra thế giới, vào các ngày 25 và 26-11-2000. Với cương vị Trưởng Ban Tổ Chức Paris - địa phương đã đăng cai Đại Hội, GS Thúc đã là người nắm vững hơn ai hết nội dung, ý kiến, các điều bàn cải nội bộ của các phái đoàn tham dự Đại Hội, cũng như dư luận của truyền thông quốc tế và quần chúng đấu tranh. Có rất nhiều người từ các nơi xa xăm - không phải là thành viên các phái đoàn - đã đến với Đại Hội, từ Đức, Ý, Hòa Lan, Mỹ, Canada v.v. Sống ngay tại trung tâm Paris mà các luồng dư luận và tin tức từ Việt nam thường đến đây sớm nhất so với các lục địa khác, GS Thúc đã nghe ngóng, thẩm định, đánh giá về những gì Hiến Chương 2000 đã đem lại được cho công cuộc tranh đấu cho nền Dân Chủ Việt Nam trong suốt hai năm qua .
Sắp tới đây, nhân dịp kỷ niệm Đệ Nhị Chu Niên HI�N CHƯƠNG 2000 - công trình tập thể có giá trị như một tuyên ngôn của những người dân chủ Việt Nam đối với chế độ Cộng Sản và một mô hình cứu nước và dựng nước; GS VŨ QUỐC THÚC - Phát Ngôn Viên của HI�N CHƯƠNG 2000 tại Tây Âu đặc trách vận động trí thức Quốc Nội sẽ trình bày dưới đây đề tài "đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Quốc Nội", một chủ đề quan trọng bậc nhất trong cuộc tranh đấu hiện nay.
GS VŨ QUỐC THÚC từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc Gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ Trưởng Giáo Dục thời Chính Phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, Cố Vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tái Thiết Hậu Chiến, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley - Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal - Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến VNCH, được nhà xuất bản danh tiếng Praeger, NY xuất bản (Lilienthal, D.E. & Vu, Quoc Thuc: The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and Programs, New York: Praeger, 1970).
Sang Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, ông trở thành Giáo Sư Thực Thụ Đại Học Paris cho đến ngày nghĩ hưu vào năm 1988.
Óng góp phần quan trọng trong công trình thảo hoạch và chuyển ngữ HI�N CHƯƠNG 2000 và cùng với TS LÊ ĐÌNH THÔNG, trách nhiệm đăng cai Đại Hội Công Bố Hiến Chương 2000 tại Paris ngày 25-26 tháng 11 năm 2000.
* * *
Nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên Hiến Chương 2000 ta cần xét xem trong 2 năm vừa qua, công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội đã diễn tiến ra sao , có đạt được kết quả gì không, đã gặp những trở lực nào và trong thời kỳ trước mắt nên làm gì để đẩy mạnh công cuộc tranh đấu.
1) Trước tháng 11 năm 2000 là thời điểm công bố Hiến Chương 2000 , ở quốc nội có nhiều cuộc vận động chống sưu cao thuế nặng cũng như những hành động sai trái của các cán bộ , nổi bật nhất là vụ Thái Bình và vụ Xuân Lộc . Ngay trong tháng 11 năm 2000 , cũng có những vụ tranh đấu đòi quyền tự do tôn giáo ở Trung và Nam Việt . Việc dân chúng Hà Nội và Sài Gòn tự động đón tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton một cách nồng nhiệt bất ngờ , cho thấy là Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn nắm được nhân dân chặt chẽ như trước nữa . Trước tình trạng này , chúng tôi đã hy vọng rằng sự công bố Hiến Chương 2000 có thể gây nên một kích động tâm lý thuận lợi cho công cuộc đấu tranh dân chủ ở quốc nội . Nếu chỉ căn cứ trên những phản ứng có thể nhận thấy từ ngoài - vì làm sao ta có thể đi sâu vào nội tâm của người khác ?- thì kích động ấy đã không xẩy ra . Khỏi cần chứng minh , ai cũng biết là nhà cầm quyền cng sản kiểm soát mọi phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh , đài truyền hình , báo chí ... Dĩ nhiên mọi tin tức và bình luận về Hiến Chương 2000 đều bị dấu kín : chỉ một số người có phương tiện liên lạc với cộng đồng người Việt hải ngoại mới biết rõ vụ này thôi , do đó quảng đại quần chúng và ngay cả giới thanh niên trí thức cũng không hay biết kịp thời . Tuy nhiên chính quyền không thể bịt mắt bưng tai những người có thế lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước : những người này đã biết rõ sự thật về Hiến Chương 2000 . Trong thâm tâm họ dần dần nổi lên ý thức trách nhiệm lịch sử cũng như khả năng ( của họ) để thay đổi chế độ hiện hành . Những sự việc xẩy ra trong hai năm vừa qua đã minh họa sự biến chuyển tâm lý này : khi một đảng viên lão thành , có nhiều công trạng với Đảng và Nhà nước như cựu Trung Tướng Trần Độ , bỗng dưng lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ , đó không phải là một sự ngẫu nhiên . Trần Độ nay đã qua đời nhưng một số nhân vật tên tuổi khác ( 21 người ) đồng chí hướng với ông ta như : cựu đại tá Phạm Quế Dương , học giả Trần Khuê , nhà văn Hoàng Tiến , học giả Hoàng Minh Chính , tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang , tiến sĩ Hà Sĩ Phu , nhà thơ Chu Thành , nhà văn Vũ Cao Quận , ký giả Nguyễn Vũ Bình v.v.. đã không ngần ngại công khai thành lập Nhóm Dân Chủ - một nhóm đối lập thực sự chứ không phải đối lập " cuội " như một số tổ chức chính trị khác do Đảng Cộng Sản ngụy tạo . Đồng thời , có những phần tử trẻ tuổi như luật sư Lê Chí Quang , 32 tuổi , can đảm cảnh giác nhà cầm quyền về hiểm họa Bắc thuộc , như Phạm Hồng Sơn , 34 tuổi , hăng hái dịch ra tiếng Việt một tài liệu của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nhan đề : "Thế nào là dân chủ ?" Cả hai người đều biết trước là sẽ bị nhà cầm quyền làm khó dễ , nhưng họ đã không sợ . Những sự việc này đáng lẽ phải làm cho Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tỉnh ngộ , thì trái lại chỉ khiến cho họ trở nên ngoan cố hơn nữa.
Hai nhân vật trên đã bị công an bắt giữ để điều tra vì những lý do mơ hồ như : âm mưu lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa , phát tán tài liệu chống chính quyền , làm gián điệp cho Mỹ ( trường hợp Phạm Hồng Sơn ) . Ta cũng còn nhớ vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý trong đó cơ quan tư pháp đã dẫm nát cả những nguyên tắc sơ đẳng của một nền pháp lý chân chính . Cách xử sự của nhà cầm quyền gây cho ta ấn tượng nặng nề là họ bất chấp dư luận quốc tế cũng như quốc nội : chẳng hạn trong vụ lén lút phê chuẩn các bản hiệp định về biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam , về sự phân chia lãnh hải trong vịnh Bắc Việt . Sau khi vụ này bị tiết lộ thì đại diện chính quyền đã tìm cách biện minh , giải thích lúng túng , giấu đầu hở đuôi , rút cục chỉ làm trò cười cho các quan sát viên quốc tế. Đó là chưa kể những thủ đoạn tiểu sảo , gần như lưu manh , mà cơ quan công an địa phương đã áp dụng để ngăn chặn không cho ai tới thăm các hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ ...
2) Nếu làm một bản kết toán tạm thời về kết quả của cuộc đấu tranh cho dân chủ ở quốc nội trong hai năm vừa qua , ta có thể vững lòng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của dân chủ . Cần nhớ rằng chế độ dân chủ không phải chỉ là những hình thức , những thủ tục , những quy tắc do các chính trị gia mường tượng ra ; đó cũng không phải là một kiểu mẫu lý tưởng có thể du nhập nguyên vẹn từ quốc ngoại. Lịch sử các nước dân chủ cho ta thấy rằng , chế độ dân chủ là kết quả một cuộc tranh đấu lâu dài và kiên nhẫn của quảng đại quần chúng bị trị để giành lại những quyền do một người , một gia đình hay một thiểu số lãnh đạo đã tước đoạt của dân . Chính kinh nghiệm đấu tranh gian khổ này đã bồi dưỡng tinh thần dân chủ và tạo nên những thói quen , những cách nhìn , những cách xử sự ... mà ta có thể gọi chung là truyền thống dân chủ . Khỏi cần chứng minh là dân ta chưa có những truyền thống dân chủ kiểu tây phương ấy : chính vì thế mà khi ta muốn cổ động mọi tầng lớp nhân dân vùng lên đòi hưởng quyền tự do công dân như ở các nước tây phương , ta vấp phải một trở lực lớn rộng , đó là sự thờ ơ của quảng đại quần chúng . Thông thường mỗi tầng lớp xã hội chỉ ý thức rõ ràng những quyền tự do cụ thể của mình mà thôi : chẳng hạn nông dân muốn được tự do canh tác và hưởng thụ hoa lợi do công khó nhọc của họ tạo ra , thương gia muốn được tự do mua bán , tự do chuyển dịch ; nhà văn nhà báo muốn được tự do viết lách , tự do xuất bản ; các tín đồ tôn giáo muốn được tự do tín ngưỡng , tự do lễ bái .
Y thức dân chủ kiểu tây phương thường chỉ tìm thấy ở những người chuyên làm chính trị , hành chính hay tư pháp . Một khi hầu hết những người này đều xuất thân từ những trường hay những lớp do Đảng Cộng Sản lập ra để đào tạo cán bộ phục vụ Đảng , thì làm sao có thể tìm thấy ý thức dân chủ kiểu tây phương ở những thành phần này ? Khi Hiến Chương 2000 được công bố, , chúng tôi chỉ dám mong mỏi rằng với những kỹ thuật và phương tiện truyền thông hiện đại, ta có thể tác động trên tâm lý của lớp người đương quyền , khiến cho họ dần dần bị thuyết phục , để trở thành những người dân chủ . Những kết quả thâu lượm được trong hai năm vừa qua , tuy khiêm tốn nhưng đáng coi là rất khích lệ . Hạt giống dân chủ đã nẩy mầm và rồi đây sẽ lan rộng ra khắp tầng lớp đương quyền ấy . Phản ứng ngoan cố tìm mọi cách trấn áp của nhà cầm quyền cộng sản trước cuộc vận động dân chủ ở quốc nội chứng tỏ rằng phong trào dân chủ đang lớn mạnh.
3) Những trở lực vừa phân tích có tính cách nội tại . Ta cần phải để ý tới một loại trở lực ngoại lai không nên coi thường : đó là những âm mưu và những luận điệu của ngoại bang hay ngoại nhân cố ý hay vô tình bảo vệ chế độ đảng trị hiện thời ở Việt Nam.
Trở lực thứ nhất là sự chống đối của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đối với xu hướng dân chủ hóa ở các nước trên bán đảo Đông Dương . Học giả Stephen Young đã đưa ra nhận định này trong một bài xã luận mới đây được phổ biến trên mạng lưới Internet ( China holds the key ) . Tại sao Trung Hoa lại có thái độ này ? Rất có thể là vì Bắc Kinh có tham vọng bành trướng bá quyền trên toàn vùng Đông Nam Á mà bán đảo Đông Dương nằm trên con đường Nam tiến của mình . Cũng rất có thể là Bắc Kinh chưa bỏ được mặc cảm lịch sử là các cường quốc Âu Mỹ luôn luôn muốn nắm được thị trường khổng lồ Trung Quốc . Dù sao Bắc Kinh cho rằng họ phải kiểm soát con đường chiến lược xâm nhập Trung Quốc từ miền Nam , tức là bán đảo Đông Dương ( ta nên nhớ lại các cuộc thám hiểm của Doudart de Lagrée và Jean Dupuis hồi hậu bán thế kỷ XIX ) . Để tự vệ , tất nhiên Bắc Kinh muốn rằng các nước Đông Dương phải có một chính quyền do họ kiểm soát hoặc ít nhất cũng phải thân họ . Trong tình trạng hiện thời , khỏi cần nói đó là một chính quyền cộng sản : Bắc Kinh chỉ cần nắm được đảng cộng sản địa phương là nắm được tất cả . Nếu các nước Đông Dương dân chủ hóa theo kiểu tây phương , chắc gì chính đảng lên cầm quyền sau một cuộc tổng tuyển cử trung thực sẽ thân Bắc Kinh như chính quyền cộng sản Việt Nam hiện thời ?
Trở lực thứ hai là chủ trương nông nổi của một số chính khách Hoa Kỳ theo đó chỉ cần tăng cường quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam : các luồng tư tưởng tự do , dân chủ của Hoa Kỳ sẽ xâm nhập đầu óc dân Việt . Đó là thuyết diễn biến hoà bình . Trong nhiều năm qua , có những lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã coi đó như một hiểm họa khiến các chính khách Hoa Kỳ tưởng rằng đó là phương pháp hữu hiệu nhất để giải thể chế độ Cộng sản . Tôi không suy luận đơn giản như vậy . Căn cứ trên những gì đã xẩy ra ở Liên Xô cũ và Đông Âu , cũng như đang xẩy ra ở Việt Nam , tôi e rằng phương pháp diễn biến hòa bình chỉ đưa tới sự thành hình của một chế độ " mafia " , độc đoán không khác gì chế độ cộng sản mà lại còn tham nhũng hơn nữa . Chỉ nhân dân bị thiệt : các doanh gia và xí nghiệp ngoại quốc có thiệt gì đâu ? Mại bản cộng sản hay mại bản tư bản , tựu chung vẫn chỉ là mại bản !
Hai trở lực vừa phân tích có thể làm trì hoãn tiến trình dân chủ hóa ở nước ta . Chính vì thế mà tôi cho rằng những người Việt tha thiết với lý tưởng dân chủ cần phải kiếm cách khắc phục các khó khăn đó .
4) Nên làm gì trong giai đoạn trước mắt ? Ở cương vị người Việt hải ngoại ta khó làm gì hơn là cố gắng phổ biến rộng rãi những tư tưởng và kiến thức dân chủ để đồng bào quốc nội có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về những cái hay của nền dân chủ kiểu tây phương . Tất nhiên ta cũng phải vạch rõ những khuyết điểm để đi tới nhận định là kiểu mẫu dân chủ tây phương hơn hẳn kiểu mẫu cộng sản . Thay vì dùng hết tâm trí để tố cáo những cái dở của chế độ cộng sản ( việc này vẫn nên làm ) ta cần đặt trọng tâm công tác trên sự giải thích các định chế và truyền thống dân chủ tây phương để người ta ưa chuộng nền dân chủ ấy.
Ở đây , tôi chỉ muốn nhắc lại một quy luật quen thuộc trong chính trị học :Một chế độ sụp đổ không phải vì bị tấn công mà chỉ vì không ai muốn bảo vệ nữa .
Paris tháng 10 năm 2002
THANH MAI * TRƯỜNG HỢP NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH
Thưa các bạn, > >Tôi xin thuật lại một vụ án chính trị hết sức đặc
>biệt của một phụ nữ Việt Nam tại San Francisco, >California. Đây
là câu chuyện xảy ra lần đầu tiên trên >trên đất Mỹ, một vụ án với
nhiều tình tiết vô cùng >ly kỳ, sống động, một vụ án chứa đầy cảm
xúc, nói >lên lòng can đảm, sự kiên trì, nỗi bi thương, phẫn >uất
của một phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nói riêng và có >lẽ của cả một dân
tộc, nói chung. Bao ngậm ngùi, bao >nước mằt đã đổ ra trong suốt vụ
án, .không những củ >a bị can mà còn của mọi người chứng kiến. >
>Vụ án kéo dài gần một năm nay và đang dến hồi kết >thúc với phiên
xử kéo dài gần hai tuần lễ , bằt >đầu từ thứ Hai 30/9/2002 cho tới
hết thứ Sáu 11/10/2002. > >Vì tiến trình quá dài của vụ án với dầy
đặc nhựng >sự kiện xảy ra trong gần 30m năm qua nên tôi không thể
>nào viết ngằn được... > >Vì tầm quan trọng của vụ án, tôi gửi
bài viết này tới >tất cả những ai đọc được tiếng Việt mà tôi có địa
>chỉ. và vì thế mà rất có thể bạn nhận được thư >này hơn một lần,
cho tôi xin lỗi. > >Tháng 12 , 2001, Phó Thủ Tướng cộng sản Việt
Nam Nguyễn >Tiến Dũng đã cầm đầu một phái đoàn qua Mỹ để kêu >gọi
giới thương mại đầu tưvào Việt Nam. Ngày 13/12 >trong lúc phái đoàn
này đang hội họp với một số nhà >đầu tư Hoa Kỳ tại một phòng họp của
khac'h sạn Mariotte, >San Francisco, thì hai người Việt Nam, một nam,
một nữ >đã lù lù bước vào, tay cầm bình xăng và miệng hô đả >đảo
liên tục. Mọi người kinh sợ, phòng họp rối loạn, >nhân viên an ninh
đã xông vào bắt giữ hai người đem >đi. > >Hai người này từ Pháp
đến, đã thuê phòng của khách >sạn từ trước để chờ dịp ra tay. Đó là
ông Phạm Anh >Cường và chi. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Đây không phải là
>lần đầu tiên chi. Hạnh bầy tỏ thái độ chống đối >những người cộng
sản. Mấy năm trước đây chi. Hạnh >đã từng ném bom xăng vào toà đại
sứ Việt Cộng tại >Paris giữa ngày 30 tháng Tự Năm 1999 chi. Hạnh lại
sang >Luân Đôn, xông vào toà Đại Sứ VC, đốt cờ đỏ sao >vàng và
giăng lên cờ vàng ba sọc đỏ. Lần này chị đã >bị nhân viên tòa đại sứ
xông ra bao vây, dánh đập dã >man, gây thương tích nặng nề trrước khi
cảnh sát kịp >thời can thiệp giải thoát cho chị. Sau đó, chị vẫn bị
>giam giữ nhiều tháng trời với cáo trạng "khủng bố". >Thư từ của
người Việt khắp nơi gửi đến chính phủ >và Hoàng Gia Anh để phản đối.
Khi ra toà, vi. Chánh Án >đã nghiêng mình chào chi. Hạnh và nói rằng
"Bà là một >người nhỏ bé nhưng đã có một hành động vĩ đại cho >xứ
sở của bà. Tôi xin đại diện cho nước Anh trả lại >quyền tự do cho bà"
> >Giờ đây, một lần nữa chi. Hạnh lại lâm vào cảnh lao >tù
trên đất Mỹ. Công Tố Viện không muốn làm lớn >chuyện, qua luật sư, đã
ép chị nhận tội "Cố tình gây >nguy hiểm cho nhân viên ngoại giao
nước bạn". Nếu nhận >tội này, chị chỉ bị phạt nhẹ và trục xuất về
Pháp. >Nếu không nhận, họ sẽ truy tố với tội danh khủng bố >cùng
những tội khác và có thể bị trừng phạt nặng, >nếu bị kết tội. Dưới
những áp lực nặng nề, >người đồng hành với chị đã nhận tội nhẹ nên
>được trả tự do và đưa ngay về Pháp. > >Chị Hạnh cương quyết
không nhận bất cứ tội gì. Chị >muốn được đưa ra toà, ra trước Đại Bồi
Thẩm Đoàn >để được dịp bày tỏ những điều chị muốn nói. Vì >không
có nhà cửa, không thân nhân trên đất Mỹ nên chị >không được tại ngoại
hầu tra, dù cộng đồng Việt Nam >sẵn sàng đóng tiền thế chân cho chị
> >Trong gần mười tháng trời trong tù, chi. Hạnh vẫn liên >lac.
thường xuyên với đồng bào bên ngoài để thông >báo tin tức và tìm sự
yểm trơ. Chị đã gửi ra những >bức thư, những tapes thâu thanh với lời
lẽ rất tha >thiết với quê hương đau khổ và cũng rất đanh thép,
>cương quyết trước áp lực, đe doạ từ nhiều phía. Chị >bảo tuy ở tù
một mình nhưng chị không cô đơn, các bạn >tù rất thương yêu và kính
trọng khi hiểu được câu >chuyện của chi. Chị nhất quyết chờ đợi ngày
ra toà. > >Và ngày đó đã đến vào thứ Hai 30/9 vừa qua. Vụ án
>dự trù kéo dài hai tuần lễ. > >Những ngày đầu là lời khai của
các nhân chứng. Bác sĩ >Nguyễn Ngọc Quỳ từ Pháp qua như một nhân
chứng đã >từng biết nhiều về chi. Hạnh. Ông đã nói lên sự mẫu
>mực, tư cách đàng hoàng của chi. Rồi Ngục Sĩ Nguyễn >Chí Thiện
cũng được mời lên. Ông đã nhân danh một >người biết rất nhiều về cộng
sản Việt Nam, đã >từng bị tù hơn nửa đời người chỉ vì làm thơ chống
>lại chế độ cộng sản. Ông đã kể lại câu chuyện ông >đã viết nên
tập thơ Hoa Đia. Ngục (Hell Flower) trong >suốt những năm dài bị gông
cùm trong những nhà giam khủ >ng khiếp của cộng sản. Khi ra khỏi tù,
ông đã liều >chết đem tập thơ này nhào vào toà Đại Sứ Anh tại Hà
>Nội trao cho nhân viên tại đây để rồi khi trở ra đã >bị hàng chục
công an bao vây bắt đi tra tấn đầy đoa. >thêm hàng chục năm nữa.
Nhưng cũng chính nhờ sự liều >chết này mà tập thơ của ông đã được đem
ra ngoài và >đã được phổ biến bằng nhiều thứ tiếng đánh >động
lương tâm nhân loại về sự tàn bạo của cộng sản. > >Sau đó một
chuyên gia về Việt Nam, ông Miller, được >mời lên phát biểu. Ông
Miller đã từng qua Việt Nam >nhiều lần và sống ở Việt Nam rất lâu đã
phát biểu >rằng "Tự thiêu là một hành động phản đối khá thông
>thường ở Việt Nam khi con người ta đã đi đến tuyệt >vọng". Ông đã
dẫn chứng bằng sự tự thiêu của Hoà >Thượng Thích Quảng Đức vào năm
1963 để phản đối >việc đàn áp Phật Giáo, rồi đến những cuộc tự
>thiêu mới đây của hai Phật tư? Hòa Hảo phản đối sự >tàn bạo, hà
khắc của cộng sản đối với các tôn giáo. > >Tổng Lãnh Sự cộng sản
Nguyễn Mạnh Hùng cũng được >gọi lên làm nhân chứng. Anh ta đã hùng
hồn buộc tội >chi. Hạnh là hung hăng gào thét, bạo động, đầy tinh
>thần đe doa. Khi luật sư biện hộ khôn khéo gài hỏi là >chi. Hạnh
đã hung hăng gào thét như thế nào thì anh ta >lúng túng nhưng cũng
phải bắt buộc nhắc lại "Đả Đảo >Cộng Sản". Luật sư lại yêu cầu anh ta
lập lại giống >hệt như chi. Hạnh đã làm thì một lần nữa, đại diện
>cộng sản Việt Nam đã phải dơ tay, há miệng hô >lớn "ĐẢ ĐẢO CỘNG
SẢN". "What does that mean in English?" "It >means DOWN WITH
COMMUNISTS". Anh ta đã cho đồng bào Việt Nam >hiện diện một nụ cười
thú vị. Chi Hạnh được hai >luật sư biện hộ, ông Guy Smith và một luật
sư Việt >Nam phụ tá tên Tâm và sau đó thay thế bằng luật sư Thủ
>y (không rõ họ) > >Và rồi cuối cùng toà mời ra một nhân vật mà
người >Việt rất lo ngại: một chuyên viên vê lửa (fire
>specialist). Người này có nhiệm vụ trình bày cho Bồi Thâ? >m Đoàn
biết về những tai hại và nguy hiểm có thể xảy >ra của lửa. Ai nấy
đều lo ngại, sợ rằng nếu người >này nói đến sự chết cháy ghê sợ thì
có thể làm kinh >khiếp bồi Thẩm Đoàn và rất nguy hiểm cho chi. Hạnh.
> >Tuy nhiên, bà Thẩm Phán Phyllis Hamilton đã yêu cầu BTD ra
>ngoài trong khi bà nhắn nhủ chuyên viên này là phải rất >cẩn thận
từng lời nói vì chúng có thể ảnh hưởng >rất lớn đến số phận của bị
can. Nhờ những nhắn >nhủ cẩn thận này mà chuyên viên chỉ nói chung
chung về >tai họa của lửa, không đến nỗi làm mọi người phải >ghê
sợ > >Cuối cùng là ngày thứ Ba 8 tháng Mười, ngày nhân vật
>chính NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH bước lên trước vành móng >ngựa. Mọi
người đều rất hồi hộp, nhưng cũng vui và >hy vọng khi bà Thẩm Phán
hứa từ ngày hôm trước ra >(`ng "Ngày mai tôi sẽ để cho bà Hạnh nói
bất cứ gì ba >ta muốn nói và bất kể thời gian, muốn nói bao lâu cũng
>được" > >Chị Hạnh ra tòa trong chiếc áo dài màu vàng với ba
sọc >đỏ, một biểu tượng của Việt Nam tự do. Chị muốn cho >báo chí
và thế giới nhìn đây là một vụ án chính trị >nghiêm trọng chứ không
phải là một câu chuyện khủng bố >tầm thường. > >Để trả lời câu
hỏi mở đầu của luật sư Smith "Bà >sanh trưởng ở đâu?", chi. Hạnh kể
rằng chị sinh trươ? >ng tại một làng quê nhỏ bé Nam Việt Nam, nơi mà
suốt >thời thơ ấu chị chỉ thấy chiến tranh và khủng bố. Quê >chị
bị cộng sản pháo kích hàng ngày và ngôi trường duy >nhất trong làng
đã bịđạn pháo kích phá hủy. Chị may ma >('n được người thày đầy nhân
ái nhận dậy học tại >nhà trong suốt bốn năm. Rồi đến tháng Tư 1975,
khi >chiến tranh chấm dứt, gia đình chị, cũng như nhiều >người dân
chất phác khác, vui mừng chào đón hòa bình. >Thế nhưng chẳng được
bao lâu, người dân miền Nam >nhận thức ngay được rằng một cuộc chiến
mới không >tiếng súng đã bắt đầu. Những người tựnhận >là "chống Mỹ
cứu nước" đã đối xử với toàn thể >miền Nam như kẻ thù, sĩ quan thì
bị gọi là Ngụy Quân và >bắt đi tập trung cải tạo, vợ con thì mang tội
Ngụy Dân >và bị đẩy đi các vùng kinh tế mới. Tất cả chẳng qua >là
những nhà tù khổ sai. Mỗi ngày mọi người bị đánh >thức dậy từ 4 giờ
sáng, và rồi sau một ngày dài vô >tận trong lao động, tối đến còn
phải học tập chính >trị, kiểm thảo cho tới 10 giờ đêm mới được nằm
>xuống. Chị nói rằng mặc dù là một cô gái quê quen >việc lao động
chị cũng không chịu nổi sự nghiệt ngã >của cái gọi là "Vùng Kinh Tế
Mới" và chị đã cho mọi >người xem hai bàn tay đầy chai đá và xẹo, nứt
của chị >Khi được hỏi "Có phải vì khổ cực như vậy mà bà bỏ >nước
ra đi không?" thì chị trả lời ngay "Không, dân tộc >tôi không có
truyền thống lià bỏ quê hương dù trong >quá khứ đã từng bị đô hộ hàng
ngàn năm bởi Tàu và >hàng trăm năm bởi Tây. Tôi chỉ quyết định bỏ
nước ra >đi khi nhìn thấy tình cảnh đau thương, vô vọng của gia
>đình bà chị. Chồng chị là sĩ quan VNCH nên bị bắt đi >tù cải tạo,
chị không có việc gì làm và phải nuôi tám >đứa con thơ nheo nhóc.
Một hôm tôi qua nhà chị thì không >thấy chị đâu, chỉ thấy lũ con dơ
bẩn, mệt mỏi, đói >khát đang khóc la tìm me. Một lát chị mới về, mặt
mày >xanh ngắt, dáng điệu hết sức mệt mỏi. Chị tôi vừa >đi bán máu
để lấy tiền nuôi con!!" Vừa kể câu >chuyện này chi. Hạnh vừa khóc
ngất. Nhiều người trong >tòa cũng khóc theo, kể cả một số Bồi Thẩm
Viên. > >"Biết rắng không thể sống nổi với những >người "chống
Mỹ cứu nước" này, gia đình tôi đã >quyết định phải ra đi dù với bất
cứ giá nào", chị >Hạnh kể tiếp "Chúng tôi đã tìm cách trốn đi nhiều
>lần nhưng đều không thoát, và vài lần bị bắt và bi >nhốt vào
tùtổng cộng sáu năm trời" Được hỏi về >nhà tù thì chị kể rằng "Nhà tù
lànhững trại lao động >khổ sai khủng khiếp, những người cai tù được
gọi >là "Ông Trời" có toàn quyền sinh sát. Họ bắt mọi >người phải
đồng đều lao động theo cùng một tiêu >chuẩn nghiệt ngã ngoài sức
người bình thường như >gánh bao nhiêu thùng nước, chặt bao nhiêu gốc
câỵ...Mọi >người đều phải bắt buộc hoàn thành nhiệm vụ giao >phó,
ốm đau cũng mặc. Mấy "Ông Trời" này hành hạ >chúng tôi cả về thể xác
lẫn tinh thần". Luật sư ho? >i "Hành hạ tinh thần như thế nào?" thì
chi. Hạnh quay hỏi >lại "Quý vị có biết con đỉa là gì không?" Luật sư
nói >không biết thì chị giải thích "Đỉa là những con vật >ghê sợ,
chúng chuyên tìm bám vào người và hút máu mãi >không nhả. Một con
đỉa khi hút no máu có thể to băng >ống chân" và chị nói tiếp "Bên
ngoài cổng trại tù là >một đầm đỉa lúc nhúc và mấy "Ông Trời" luôn
dọa >nếu ai không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị thảy xuống đầm >đỉa.
Người tù lúc nào cũng bị đầy đọa trong căng thă? >ng, khiếp sơ tột
cùng." > >Chị Hạnh cũng kể lại những kinh hoàng trong các lần
>vượt biển. Trong một lần ra đi qua nhiều ngày sóng >gío, tàu cạn
dần lương thực, mọi người đều qúa đói >khát, mệt lả thì nhìn thấy ánh
đèn của một con tàu >từ xa đang từ từ đi tới. Mọi người vô cùng mừng
>rỡ, ngồi bật dậy gieo hò chào đón. Chị so sánh tâm >trạng giống
như lúc chào đón những người "chống Mỹ >cứu nước" tháng Tư 1975 sắp
sửa đem lại no ấm, thanh >bình, hạnh phúc cho toàn dân. Nhưng rồi bất
hạnh đã lại >tái diễn! Con tàu "cứu tinh" đã đến như một đại họa,
>như những gót giày xâm lược của nhóm người "chống Mỹ >cứu nước
năm xưa". Đây là con tàu hãi hùng của bọn hả >i tặc. Vừa cặp vào
thuyền tỵ nạn, chúng đã nhảy lên >vung cao vũ khí hò hét uy hiếp trói
gô tất cả đàn ông >trên tàu. Sau đó chúng bảo đám phụ nữ, trẻ em còn
lại >nếu không ngoan ngoãn vâng lời thì chúng sẽ giết chết >những
người đàn ông." Kểđến đọan này thì chi. Hạnh >lại òa lên khóc nức
nở. Khi được hỏi tiếp là chuyện >gì đã xảy ra sau đó thì chị càng
khóc ngất người, la >('c đầu không chịu trả lời. Tiếng khóc nức nở và
>khuôn mặt đau khổ tột cùng của chị đã làm nhiều >người bật khóc
theo. Một bầu không khí thê lương, ảm >đạm bao trùm cả căn phòng xử
trang nghiêm. Không làm sao >khác hơn được, tòa phải cho lệnh tạm
ngừng 15 phút. > >Gia đình chị đã thất bại cả 6 lần cố gắng vượt
biê? >n. Càng ngày vòng đai càng xiết chặt, các bãi biển, >bến tàu
đều bị công an canh gác nghiêm ngặt. Gia đình >chị phải liều chết
chọn con đường rùng rợn khác: >vượt biên đường bộ. May mắn thay, gia
đình chị đã ba >(ng qua rừng rậm, vượt ngang Cam Bốt và tới được
>trại tỵ nạn Thái Lan sau 4 ngày gian khổ. Ra khỏi hỏa ngục >cộng
sản tưởng là đã thoát, đã đến được những >vòng tay nhân ái của thế
giới tự do; nhưng gia đình chị >lại tiếp tục chứng kiến những cảnh
hãi hùng. Chị Hạnh >đã kể lại và đã trao cho tòa một số hình ảnh của
>những người đã treo cổ, mổ bụng tự sát khi không >được chấp nhận
quyền tỵ nạn và bị đe dọa trả về >Việt Nam. Bồi Thẩm Đoàn đã rùng
mình khi được nhìn >tấm hình một cô gái xinh đẹp dễ thương và bên
cạnh >là hình cô nằm chết, máu nhuộm đỏ người do vết dao >tự
tử.Chị muốn cho mọi người hiểu nỗi kinh hoàng và >tuyệt vọng của
những con người khốn khổ khi biết mình >sắp bi gửi trả về hỏa ngục
đỏ. > >Khi được hỏi là chị bắt đầu có những hành động phả >n
đối cộng sản Việt Nam quyết liệt từ bao giờ thì >chị trả lời "Từ 1995
khi Mỹ ký bang giao chính thức với >Việt Nam" Luật sư hỏi tiếp "Bang
giao va giao thương thì >giúp cho kinh tế Việt Nam khá hơn và cuộc
sống người >dân cũng tốt đẹp hơn, tại sao lại chống?" Chị Hạnh trả
>lời "Điều này không đúng. Thống kê Liên Hiệp Quốc >cho thấy rằng
kể từ khi mở cử bang giao với bên ngoài >thì đã có trên 10,400 phụ nữ
Việt Nam bị gả bán cho >ngoại kiều, và đại đa số đều trở thành nô lệ
tình >dục hay mãi dâm. Phát triển kinh tế mà không có điều >kiện
dân chủ thì chỉ làm lợi cho giới cầm quyền". Chị >đã trao bản thống
kê đó cho tòa. > >Tới câu hỏi "Bà định vào phòng họp ở Mariotte để
làm >gì?" thì chi. Hạnh trả lời "Để tự thiêu và cho thế >giới
thấy sự đau khổ của dân tộc Việt Nam". Luật sư >hỏi tiếp "Bà làm thế
nào để thế giới thấy điều >đó?" Chị Hạnh dơ tay như đang cầm bó đuốc
và trả >lời "Tôi sẽ đứng như tượng Nữ Thần Tự Do, sẽ cháy >như bó
đuốc và sẽ la lớn lên rằng "Hỡi nhưng nhà kinh >doanh Mỹ, đừng giao
thương với Việt Nam khi nước tôi >chưa có nhân quyền" và "Hỡi Thượng
Nghị Sĩ John Kerry, >hãy cho đem dự luật nhân quyền Việt Nam ra trước
>Thượng Viện" và "Hỡi những người cộng sản, hãy trả >lại tự do
cho 80 triệu người dân Việt Nam". "Thế bà có >nghĩ đến sựđau khổ của
các con nếu ý định của bà >thành công không?" "Có chứ, nhưng tôi cũng
nghĩ đến >hàng triệu đứa trẻ khác đang sống kiếp đọa đầy tại
>Việt Nam nữa, tôi thương chúng như các con tôi vậy" Vài >tiếng
khóc lại bật lên, nước mắt lại tuôn rơi sau >những câu nói đầy nhân
ái nhưng tan nát lòng người >này. > >Trên đây chỉ là một vài
đoạn trong suốt hơn 5 tiếng >đồng hồ chi. Hạnh phát biểu. Bà Chánh Án
rõ ràng đã >bị con người đầy nhân ái, dịu dàng nhưng cũng rất cang
>cường của chi. Hạnh chinh phục. Bà đã yêu cầu Công Tố >Viên đừng
phản đối và để mặc luật sư sắp xếp >những câu hỏi để chi. Hạnh trình
bầy hết những điều >chị muốn nói. Nhiều lúc quá sôi nổi, xúc động,
tòa >đã phải tạm ngừng khoảng mươi, mười lăm 15 phút. > >Thứ
Năm 10/10 lại khởi đầu một ngày nữa đầy lo la >('ng hồi hộp, ngày của
Công Tố Viên(CTV) tấn công, >buộc tội. Chị Hạnh đã bị kết vào năm
tội: khủng bố, >mưu toan phóng hỏa, gây nguy hại cho ngoại giao đòan,
gây >thiệt hại vật chất cho khách sạn Marriotte, chống cự >nhân
viên công lực. > >CTV lạnh lùng, đanh thép buộc tội suốt 45 phút
đồng >hồ, đại khái lý luận rằng chi. Hạnh vào phòng họp >không
phải để tự thiêu mà để cố tình đốt chết >Nguyễn Tấn Dũng và những
người hiện diện vì chị >không tẩm xăng vào người mà lại tay cầm bình
xăng, tay >cầm bùi nhùi. Những người tự thiêu phản đối ở >Việt Nam
thì thực hiện ngoài trời và ngồi xuống chứ >không hùng hổ xông vào
phòng như chi. Hạnh. Ông ta còn ho? >i có nhiều cách phản đối nhẹ
nhàng sao không làm mà lại >dùng hình thức bạo động ghê gớm như vậy.
> >Luật sư cũng phản bác rất hữu hiệu. rằng khi FBI khám >phòng
chi. Hạnh thì không thấy hành lý, chi. Hạnh chỉ có >một bộ đồ duy
nhất, như vậy là không phải đi du >lịch. Nhân viên công lực làm việc
có nhiều sai trái như >không thâu lại cuộc phỏng vấn chi. Hạnh mà chỉ
có báo >cáo trên giấy tờ. Còn về vấn đề tại sao không phản >đối
ôn hòa thì luật sư giải thích rằng cộng sản >Việt Nam không có dân
chủ như nước Mỹ để cho dân có >quyền phản đối. Bằng chứng là ông
Nguyễn Chí Thiện >chỉ làm thơ phản đối mà bị đi tù khổ sai mấy chục
na >(m trời. Rồi còn những người khác như Linh Mục Nguyễn >Văn Lý,
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, và biết bao người >nữa cũng chỉ tranh đấu
ôn hòa mà bị tù đầy, quản >thúc liên miên.
Hy vọng gây sự chú ý của
thế giới hầu >tạo áp lực đổi thay cho Việt Nam thì chi. Hạnh bắt
>buộc phải làm một hành động gì to lớn, một scandal. >Và ông đã
kết thúc bằng cách quay về phìa Bồi Thẩm >Đoàn nói "Tôi đã trình bày
hết những điều cần nói, >bây giờ xin trao bà Hạnh cho sự chăm sóc của
quý vị" BTD >lộ vẻ xúc động với lời nói này. > >Nhưng CTV đã
sắc bén đáp lại trong lời cuối cùng với >BTD rằng "Chúng ta ở đây
không chăm sóc cho bà Hạnh mà >chúng ta chăm sóc cho luật pháp Hoa
Kỳ" > >Tòa ngừng ở đây chờ sự phán quyết của BTD vào ngày >mai.
> >Thứ Sáu 11/10 tòa họp trở lại rất sớm. Sau nhiều bàn >thảo,
BTD đã đi đến kết luận đồng nhất. Chị Hạnh >chỉ bị kết vào hai tội:
mưu toan phóng hỏa và chống cự >nhân viên công lực. > >Tòa sẽ
tuyên án vào 18/12/2002 > >Dư luận rất mừng cho chi. Hạnh vì hai
tội danh trên chỉ >bị phạt rất nhẹ > >Mọi người đều khâm phục
lòng can đảm, ý chí kiên >cường và sự khéo léo, thông minh của chi.
Chị đã hy sinh >tù tội để nhất quyết biến vụ án khủng bố đen tối
>thành một diễn đàn chính trị tố cáo những bạo tàn củ >a cộng sản
Việt Nam, diễn lại thảm cảnh trung thực của >Việt Nam sau khi đảng
cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. >Tất cả lời khai và những tài liệu tố
cáo tội ác >cộng sản do chị và luật sư nộp cho tòa đều được ghi
>lại và lưu trữ vĩnh viễn trong án pháp Hoa Kỳ, một >điều mà chưa
ai có thể làm được. Một người phụ >nữ nhỏ bé đã đem được cả nỗi thống
khổ lớn lao >suốt nửa thế kỷ của dân tộc Việt Nam vào pháp đình
>nước Mỹ. > >Tuy nhiên, chi. Hạnh đã tâm sự rằng chị không hoàn
toàn >mãn nguyện, hay đúng ra rất thất vọng vì luật sư đã >không
hoàn toàn hợp tác nên chị đã không đ.at được >những mục đích xa hơn.
Chị đã muốn luật sư đặt >những câu hỏi về John Kerry, về chiến tranh
Việt Nam >để chị có cơ hội chứng minh, liên kết John Kerry và
>những kẻ lãnh đạo phong trào phản chiến đều có liên >hệ đến đảng
cộng sản Hoa Kỳ.
Chính những người này >đã đóng góp rất nhiều trong
việc làm mất miền Nam >khiến hàng triệu người miền Nam phải chết oan
và toàn >dân Việt phải chịu đau khổ dưới ách thống trị của >cộng
sản. > >Chị còn một mục đích là nêu lên được những thỉnh >cầu,
giải pháp để chính phu? Hoa Kỳ giúp dân tộc Việt >Nam lấy lại được tự
do, dân chủ. Luật sư đã bỏ qua >những câu hỏi mớm này như đã đồng ý
với chị từ >trước. > >Chị Hạnh đã rất tiếc lỡ mất cơ hội ngàn
năm một >thuở, gặp bà Chánh Án thông cảm cho trình bày vô hạn
>định, chỉ vì người luật sư thiếu thành thật và hợp >tác. >
>Phần chúng ta, rất mừng cho chi. Hạnh sắp thoát vòng lao >lý và
trở về với gia đình. > > > >MDT viết theo lời kể của anh Ngô
Kỷ và nhà văn Việt >Nữ. > >Hai người này đều có tham dự hầu
hết các phiên toà. >Riêng nhà văn Việt Nữ thì đã thường xuyên vào
tùthăm >chi. Hạnh cũng như cung cấp cho chị những tài liệu cần
>thiết cho vụ án ngoạn mục này. > > >- End forwarded message
--
No comments:
Post a Comment