BẰNG CẤP TẠI VIỆT NAM
Bằng cấp tại Việt Nam
ngày hôm nay
-
Tại Việt Nam ngày nay, phu quét đường, đào mả cũng phải là Tiến Sĩ, thậm chí ngư dân nuôi cá tra cũng có bằng Thạc Sĩ. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để lên tinh thần sau 1 ngày dài đầu tuần. Xin mời..Nguyễn Huy ĐiềnTại tôi... không may
Ở Việt Nam người ta hay nói đến bằng A, bằng B, bằng C để định mức cho trình độ ngoại ngữ tiếng Anh được học ở các "Trung Tâm Đào Tạo" (TTĐT) ngắn hạn, hoặc bằng cử nhân Anh Văn cho bậc đại học chính quy dài hạn 4 năm.Tiếng là bằng cấp hay đúng hơn là một loại chứng chỉ (certificate) của các TTĐT ngắn hạn (vocational centre) nhưng đừng xem thường nó à nha!.Như đã kể ở bài trước, có một dạo tôi làm việc cho một công ty của Thụy Sĩ có chi nhánh ở Việt Nam . Quanh năm ngày tháng tôi hết ở Hà Nội rồi đến Sài Gòn, những lúc ở Sài Gòn, buổi tối tôi cũng thường hay la cà bụi đời nơi mấy cái quán bar ở Phạm Ngũ Lão (Sài Gòn) để nhìn "tây ba lô" cho đỡ nhớ xứ “xứ người”. Lúc đó, ngồi đía dóc với mấy người đẹp chân dài làm pha chế cho quán bar ở đây, tôi đã vài lần được các nàng cho biết các nàng cũng đang theo học bằng B, bằng C tiếng Anh ở các TTĐT trong phố. Để chứng minh, các nàng còn "khè" cho tôi coi một số bài tập của thầy cho đem về nhà làm. Nhìn các bài tập này tôi thấy nó khó dàn trời mây luôn đối với một thằng đã ở Úc trên 10 năm, và cũng có chút học hành lem nhem ở đây như tôi.Tình thật mà nói nếu cho tôi làm một bài luận văn của học viên đang học tiếng Anh ở mức bằng C ở trong nước thì tôi... bí lù. Làm được chết liền! Vậy thì trình độ ngoại ngữ của dân mình ở trong nước phải giỏi lắm chứ. Bởi vì hầu như ai cũng có vài cái bằng cấp phải học bằng ngoại ngữ hết. Bằng B, hay bằng C là loại "lôm côm" nhất chứ người ta còn có đến bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ , Giáo sư đào từ các đại học ngoại nữa kìa...Cho đến một hôm, công ty (nước ngoài) nơi tôi đang làm việc có nhu cầu tuyển thêm một số nhân viên địa phương mới. Thằng sếp thấy tôi là (gốc) Việt Nam , lại biết nói tiếng Việt "very well" (rất nhiều "vi kê" khác về nước làm không biết nói tiếng Việt đâu nha!) nên đẩy cho tôi ôm cái công việc mà tôi không khoái tý nào, đó là phỏng vấn các ứng đơn xin việc để tuyển người.Phải công nhận là ở Việt Nam mình chuyện gì thì chậm chứ chuyện đăng báo tuyển người thì vô cùng hiệu quả, rất là nhanh. Mẩu quảng cáo đăng lên báo chỉ có 1 ngày thôi thì phòng nhân sự đã nhận được trên 40 hồ sơ xin việc. Công ty tôi chỉ tuyển có mấy người nên sếp giao cho tôi làm cái chuyện khó nuốt là chuyện sàn lọc để loại bớt.Ngày phỏng vấn, tôi chỉ cho hẹn chục 12 người, chọn lựa những ai có đơn xin việc tương đối thích hợp nhất mà tôi đã tham khảo trước...Thú thật là lần đầu tiên xem hồ sơ của các bạn trẻ trong nước tôi có chút ngạc nhiên là sự đồng bộ giống y khuôn nhau trong các hồ sơ xin việc. Người nào cũng có một cử nhân hay cao đẳng hệ chính quy nào đó, ai cũng có vài chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh bằng B hay C, và ai cũng có thêm vài bằng vi tính loại sử dụng thành thạo các thứ Office Word, Excel, Power Point, Asset v.v... Người này giống y chang người kia.Đọc xong xấp hồ sơ của các ứng viên tôi mới thấy cái khó cho người chọn lựa. Ai cũng như ai thì biết chọn... ai đây? Vì vậy tôi đành phải xem qua mấy... tấm hình dán trong đơn xin việc để làm tiêu chí mà "sàn lọc" bớt số đơn thặng dư. Tôi xin thành thật mà nói là tôi biết rõ các công việc của công ty tôi đang muốn tuyển chẳng có liên quan gì đến chuyện hình ảnh xấu đẹp của ứng đơn hết, nhưng tôi đành phải "tội nghiệp " cho những ai đi xin việc ở trong nước (nhất là mấy cô) mà không có "ngoại hình" loại "điện nước đầy đủ" (dễ nhìn).Đại học danh tiếng của quận Cam, University of California, Irvine nằm sát nách Little Sài-Gòn của Mít tị nạn. Theo Blogger Nguyễn Văn Tuấn, trường đại học Irvine bị cơ sở kinh doanh bằng cấp "dỏm", ăn cắp những chương trình, thời gian học, ban giảng huấn, phương cách giáo dục,... tạo ra chuyện Irvine University từng hợp tác với Đại học Quốc gia Hà- Nội, đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh!(MBA). Các quan cứ thế lấy tiền của dân, ị lên đầu dân, mua bằng "dỏm" xài "búa xua".
Đành rằng có rất nhiều công việc tuyển dụng chẳng có chút xíu liên quan gì đến ... điện nước của mấy nàng, nhưng như đã nói khi mà hai ứng đơn giống nhau y chang về văn bằng, về chứng chỉ chuyên môn thì người tuyển chọn chỉ còn biết "trông mặt mà bắt hình dong" thôi chứ làm cách nào khác giờ.Cuối cùng tôi cũng chọn ra hơn chục bộ hồ sơ loại "ngon cơm" nhất, và nghĩ là buổi phỏng vấn chỉ cho có lệ, chỉ gặp để nhìn rõ "dung nhan" của nhau thôi chứ người nào trong nhóm xin việc này cũng có trình độ toàn hàng "chiến đấu" không hà. Nhất là cái khoản tiếng Anh và vi tính, nhìn cả đống bằng cấp và những chứng chỉ mà họ đính kèm thì tôi biết mấy thứ này họ giỏi hơn tôi là cái chắc rồi chứ còn phỏng vấn phỏng viếc làm gì nữa.Ấy! Nghĩ vậy mà không phải vậy đâu bạn mình ơi! Tôi không biết khi đi xin việc ở nơi khác người ta phỏng vấn ra sao. Còn tôi thì như đã nói, tự biết "tài" của mình, nên tôi không dám ba xí ba tú hỏi lôi thôi sẽ dễ bị lộ tẩy mấy cái dốt của tôi trước mặt các ứng viên. Hơn nữa phần vi tính các công việc mà tôi đang tuyển không cần phải đòi hỏi trình độ cao siêu để biết cách đút "phần mềm" vào hay rút "phần cứng" ra (khi nó không còn... cứng nữa) khỏi ổ máy v.v... Tôi chỉ cần họ biết đánh văn bản trên computer thôi, vậy là đủ. Vì vậy tôi không dám múa rìu qua mắt thợ (ở Việt Nam rất nhiều bạn trẻ rất giỏi về computer), tôi chỉ đẩy cái laptop của tôi đang xài cho anh chị ứng viên đang phỏng vấn xin việc, và nhỏ nhẹ ... nhờ "em gõ dùm cho tôi chừng 10 câu, một bài ca, bài thơ hay bất cứ cái gì mà em thuộc".Tôi tin rằng chỉ cần nhìn người nào dạo chừng 2 câu trên bàn phím thôi chứ đừng nói gì đến 10 câu là tôi có thể biết được khả năng đánh máy của họ như thế nào rồi chứ cần gì nhìn cái bằng cấp ghi là một phút mấy chữ.Vậy mà các bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Thiệt là không tưởng tượng được trong 12 người dự phỏng vấn với Word, Excel, Power Point thứ gì họ cũng có bằng cấp chứng chỉ, với chú thích đạt yêu cầu loại "khá", nhưng khi cần gõ máy thì họ nhìn cái bàn keyboard như nhìn cây "thiên ma cầm" trong phim chưởng vậy. Dấu chấm, dấu phẩy, xuống dòng v.v... Họ chăm chú tìm trên bàn phím như thầy pháp tìm bùa lỗ bang.Đó là chưa kể trong buổi phỏng vấn này tôi đã khám phá thêm vài "bí kiếp" tuyển dụng chắc là khá "đại trà" ở trong nước. Nếu như các cô chân dài có lợi điểm dùng ngoại hình để đánh bại đối thủ khi đi xin việc thì phía các anh cũng biết tận dụng thủ tục "đầu tiên" (tiền đâu) để lót tay người phỏng vấn.Hôm đó tôi thực hiện buổi phỏng vấn với riêng từng người, và trong phòng riêng khi chỉ có "sếp" và người xin việc thì đã có hai ứng viên nam, một mạnh dạn đẩy cái bao thơ (tiền) về phía tôi với câu chào mở đầu "Sếp cho em gửi các cháu ăn quà.." , còn anh thứ nhì đã quên luôn mục đích của anh đến gặp tôi là để phỏng vấn xin việc làm, anh thân thiện đến bất ngờ, cứ nằn nì rủ rê tôi (như rủ bạn anh vậy) chiều tan việc đi uống bia với anh. Anh giới thiệu là “có biết có cái quán mới mở ở Tân Định toàn "hàng" (nữ tiếp viên) chiến đấu không hà... sẵn sàng phục vụ từ A đến Z"Còn phía "chân dài" các nàng cũng không lép vế, không phải ai cũng vậy nhưng một vài nàng đã biểu diễn vài "chiêu" thật ngoạn mục. Các nàng gọi "sếp" bằng anh xưng em ngọt như mía lùi. Đứng lên ngồi xuống luôn thể hiện kiểu cách y như đang đi thi hoa hậu. Có một nàng trong nhóm xin việc hôm đó, cứ chống tay lên cầm mà nhìn ông "sếp" đang phỏng vấn mình cười cười mỉm mỉm thiệt là đẹp mê hồn làm cho tim tôi nhảy muốn rớt ra ngoài luôn.Còn chết người hơn nữa là cái cách của nàng này nhìn người đang phỏng vấn nàng, là tôi đây, y chang như trong tiểu thuyết ba xu của Mỹ gọi là nhìn kiểu "love at first sight", còn tiếng Việt mình các nhà văn trữ tình cũng diễn tả đó là "tiếng sét ái tình" hay "yêu ngay lần đầu" gì đó... Kể luôn cụ Nguyễn Du thi nhân đại tài của nhà mình năm xưa cũng đưa kiểu nhìn này vô tác phẩm Đoạn trường tân thanh của cụ. Đó là "Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không..."Má ơi! Cũng may là "sếp" (dỏm) này chưa được công ty cho tiêu chuẩn tuyển thư ký riêng cho mình nên đành vừa tụng kinh vừa ngó lơ chỗ khác để tránh ánh mắt "ba đào dị nịch nhân" đắm đuối đến làm người ta chết chìm được của cô em chân dài đi xin việc hôm đó...Kết quả có 8 ứng viên trong số 12 đơn có đủ các loại văn bằng chuyên môn về “phần cứng phần mềm” nhưng không gõ được vài dòng chữ cho liền lạc bằng keyboard...Phần tiếng Anh cũng vậy, như đã nói, tôi vốn hơi "ớn ợn" với trình độ tiếng Anh của mấy trung tâm ngoại ngữ trong nước nên cũng chẳng dám hỏi han gì nhiều mà chỉ yêu cầu các ứng đơn "xin bạn kể cho tôi nghe bằng tiếng Anh, sáng giờ bạn làm gì. Thí dụ bạn thức dậy lúc mấy giờ, ăn sáng món gì, bạn đi bằng cách gì đến đây, bạn có thể chỉ đường cho tôi đi từ đây ra hồ... con rùa hay không””Chỉ đơn giản vậy thôi. Tôi nghĩ rằng nếu anh chị nào đó có thể nói được cho tôi nghe chừng năm ba câu thôi thì tôi có thể nhắm mắt mà phê đại mấy chữ "đạt yêu cầu" vô phần tiếng Anh của họ cái cho rồi.Nhưng tiếc thay! Cũng như phần vi tính, phần tiếng Anh cũng hầu như không ai thể hiện được điều gì như trình độ của các bằng cấp hay chứng chỉ mà họ có. Cuối cùng chỉ có 3 anh chị giọng nói tuy chưa được hay lắm, nhưng khả năng Anh ngữ của các anh chị này cho tôi tin là họ có học thật chứ không phải loại có bằng thật mà học dỏm.
Ngài Thứ trưởng Y-tế nước CHXHCNVN bị uýnh tơi tả vì chức thiệt mà bằng giả, Blog Khai Trí đòi hỏi giùm cho hơn 80 triệu dân, vì sức khỏe và sinh mệnh của họ có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng “tri thức” của ông, rất cần ông trả lời trên báo chí.Riêng Web Hà Tĩnh Mình Thương còn đưa ra danh sách các quan đỏ nào đang xài bằng gỉả. Ôi nhân tài như lá mùa thu ở nước ta! Mùa "Thương Khó" của các đại gia...Thì ra, sau buổi phỏng vấn tôi mới hiểu tại sao các hồ sơ xin việc lại có nhiều sự đồng bộ như vậy. Rất nhiều các loại chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ vi tính được các trung tâm đào tạo "bán" cho người xin việc như người ta bán một cần thiết phải có trong đơn xin việc chứ không cần chất lượng của bằng cấp hay chứng chỉ đó. Rất nhiều TTĐT ở trong nước chỉ cần có học viên ghi danh, có đóng đủ học phí là có chứng chỉ, không nhất thiết là phải có học hay khảo sát (thi) đạt yêu cầu...Điều này đã làm cho trình độ của các chủ nhân của bằng cấp chứng chỉ thành đồng bộ, và đã làm cho rất nhiều người tuyển chọn phải lấy những tiêu chí không liên quan đến chuyên môn để mà chọn lựa như "ngoại hình", "điện nước", “”bao thơ” v.v...Trong đó mém chút nữa là cũng có tôi luôn.Hôm đó nếu không kịp nhớ lại tôi vừa tự mình ký bản án chung thân với một "tiger" biết nói tiếng người, bây giờ đang làm mẹ của 2 đứa con gái tôi, thì tôi đã tuyển cô nàng "love at first sight" kia vô công ty chỗ tôi đang làm rồi.Thế thì, có lẽ các bạn đang thắc mắc là bộ mấy ông chủ tuyển dụng nhân sự hoặc các sếp phỏng vấn nào cũng nhận bao thơ hay "tiếng sét ái tình" (như tôi) và để cho mấy cái bằng dỏm "lướt" đi một cách dễ dàng vậy sao?Không hẳn là vậy, nhưng sự thật thì cũng có rất nhiều sếp không có trình độ (vi tính hay tiếng Anh) như các loại bằng cấp chứng chỉ thể hiện, nên không có khả năng khảo sát chất lượng thật của người "đã học" các loại bằng cấp này là học thiệt hay học dỏm.Chuyện này cho đến hôm nay vẫn còn khá phổ biến ở nước mình. Đó là những bằng dỏm và bằng giả, bằng cách nào đó, đã len lỏi vào lực lượng nhân sự của tất cả mọi vị trí trong đủ các loại ngành nghề ở phía chính quyền lẫn tư nhân, và được chấp nhận y như bằng... thiệt.Xin mở ngoặc ở chỗ này để quý bạn đọc ở nước ngoài hiểu thêm, ở nước mình bây giờ người ta phân biệt hai chữ "bằng dỏm" và "bằng giả" là hai loại khác nhau. Việc này đã được một "cao nhân" sử dụng bằng dỏm (hay giả) tự định nghĩa một cách rõ ràng cách đây cũng khá lâu. Đó là vị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, một tỉnh nằm cạnh Nha Trang ở đâu đó ngoài miền Trung.Nếu tôi nhớ không lầm là năm 98 hay 99 gì đó. Khi bị báo chí phanh phui là bằng cấp ông này đang sử dụng, là một cần thiết cho chức vụ Chủ tịch mà ông đang làm - hình như là bằng tốt nghiệp phổ thông lớp 12 thì phải - là bằng giả. Ông chủ tịch của mình đã "nổi dóa" đăng đàn mở họp báo lớn tiếng ong óng cãi lại là:"Tôi công nhận tôi không có học mà có bằng là vi phạm, nhưng bằng này là bằng thật chứ không phải bằng giả. Con dấu thật, chữ ký thật do Giám đốc sở giáo dục tỉnh Đồng Nai cấp đàng hoàng (không tin hỏi ổng coi!) sao lại gọi là giả được".Sự việc được "khui" thêm ra là 2 ông chức sắc ở tỉnh Phú Yên và tỉnh Đồng Nai đó đã áp dụng tính ưu việt của nền "kinh tế đối lưu" trong thời bao cấp trước đây. Lúc còn bao cấp người ta ít khi xài tiền, mà là dùng hàng hóa để trao đổi (như thời... đồ đá vậy). Ông Phú Yên có biển, có rừng nên cho ông Sở Giáo Dục Đồng Nai ít gỗ vụn để xây nhà, xây dư thì bán đi cho người ta làm củi chụm cũng được mà. Có... vài ngàn mét khối thôi chứ mấy.Ngược lại ông Đồng Nai có cái Sở Giáo Dục hàng năm "búng" ra cả vài chục ngàn cái bằng trung học phổ thông thì tiếc gì không "búng" cho bạn mình một cái. Bằng thiệt, chữ ký thiệt đàng hoàng ai dám bảo là bằng... giả đâu.Bó tay luôn phải không quý vị! Lúc đó báo chí trong nước đã bầu cho câu nói của ông Chủ tịch Phú Yên là "câu nói hay nhất trong năm" của quan chức nước mình. Và (có lẽ) từ đó chữ "bằng dỏm" được ra đời để chỉ loại bằng có con dấu thiệt, chữ ký thiệt, có lưu chiếu vào sổ bộ thiệt đàng hoàng, nhưng chủ nhân của nó không cần do học (thiệt) mà có. Và cũng từ đó trong lý lịch của một số quan chức trong phần trình độ văn hóa học vấn, nhiều vị khai tốt nghiệp cử nhân kinh tế, cử nhân luật v.v... Có vị cẩn thận hơn đã mở ngoặc đóng ngoặc mấy chữ (có học thiệt) để chú thích phân biệt với các loại bằng, cũng thiệt y như của họ, nhưng là học dỏm.Còn loại bằng giả khác với bằng dỏm vừa kể là bằng giả không có con dấu thiệt, không có chữ ký thiệt, không có lưu chiếu. Người có được (bằng giả) là do in ấn nháy hiệu cho giống y thiệt, rồi lấy củ khoai tây tự khắc thành con dấu giả, nháy theo dấu thiệt, như đồng hồ nháy hiệu vậy, hoặc cạo sửa từ bằng thiệt của người khác rồi bỏ đại (mẹ) tên mình vô.Như vậy thì người xài bằng giả và bằng dỏm về hình thức thì khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là cả hai không ai cần phải đi học (thiệt) để có bằng.Ngày nay ở nước mình, sự kiện bằng dỏm & và bằng giả không chỉ ở những loại "lôm côm" như mấy cái chứng chỉ vi tính hay bằng B, bằng C của tiếng Anh để đi xin việc, hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như ông chủ tịch Phú Yên năm xưa mà còn "leo cao" hơn đến các bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư v.v... đã không còn là chuyện hiếm thấy...Bằng dỏm và giả với học vị càng cao thì người sử dụng nó, thường là có chức quyền hay tiền, nên càng dễ đạt được yếu tố "tiêu cực" lúc dự tuyển bổ nhiệm vào các chức vụ cao (đa số là viên chức, công chức cấp cao của nhà nước), hoặc là vì bằng ở loại học vị cao nên nơi nhận (việc) cho các loại bằng cấp này, vì không có trình độ khảo sát nên đã dễ dàng để bằng dỏm hay giả biến thành bằng... thiệt.Trong tháng (7-2010) vừa qua, chắc quý bạn đọc cũng đã biết rồi, báo chí trong nước lại lùm xùm lu xa bu thêm hai bằng Tiến sĩ "dỏm" do không học mà có, mà lại còn ác liệt hơn nữa, các bằng Tiến sĩ dỏm kỳ này ngoài chuyện có chữ ký thật, con dấu thật nhưng lại được mấy trường đại học "không có thật" (trường ma) cấp.Không biết các chủ nhân của hai bằng Tiến sĩ này có mạnh miệng cãi là "bằng của tui là bằng thật có con dấu thật, chữ ký thật chỉ do trường... dỏm cấp mà thôi nên không thể gọi là bằng giả được..." như ông Phú Yên năm xưa hay không.Hai bằng Tiến sĩ mà báo chí mới phanh phui kỳ này. Một là của ông Giám đốc Sở "Văn hóa & Du lịch” Phú Thọ, và bằng thứ hai là của ông Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái.Theo báo chí trong nước thì ông "Sở văn hóa" Phú Thọ có bằng Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, nghĩa là phải học bằng tiếng Anh, mà khả năng tiếng Anh của ông thì lại "xem xem" với mấy anh xin việc mà tôi phỏng vấn lúc trước.Nghĩa là ông không kể được bằng tiếng Anh hồi sáng này ông ăn sáng món gì, tối hôm qua ông đi bia ôm ở quán nào, có vụ... A đến Z với mấy cô tiếp viên ở đó không... chứ đừng nói gì đến việc ông làm luận án khoa học bằng tiếng Anh để được cấp bằng Tiến sĩ...Và ông Phó Yên Bái thì còn "thần đồng" hơn nữa, từ lúc ông có quyết định lãnh tiền của nhà nước hỗ trợ cho ông đi học cho đến lúc ông "khè" cái bằng Tiến sĩ ra cho thiên hạ ớn chơi chỉ có... 6 tháng.Chuyện mà báo chí trong nước thấy đáng nói là cả hai bằng Tiến sĩ này đều có giá "học phí" (dù chẳng cần đi học) là 17,000 đô Mỹ để có. Cả hai đều nằm trong tiêu chuẩn sử dụng tiền "quỹ hổ trợ" của nhà nước dành cho cán bộ hiếu học muốn nâng cao trình độ để lấy cái bằng này.Chuyện của hai ông Tiến sĩ dỏm ở Phú Thọ và Yên Bái lấy tiền nhà nước, không đi học mà vẫn có bằng dường như đã làm ức lòng đến hai ông Tiến sĩ (thiệt) đang làm việc tại các đại học và viện nghiên cứu của Úc đó là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Sydney) và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (Melbourne)Giáo sư Tuấn qua bài viết "Thêm bằng chứng về bằng giả trường dỏm" cho rằng ông Phó bí thư Yên Bái bị (trường dỏm) lừa gạt, hay là ông sẵn sàng (để cho) bị lừa gạt khi tốn 17 ngàn để lấy cái bằng ở một trường đại học không có thật, và cái bằng đó chỉ là một tấm giấy lộn chứ không có giá trị gì hết.Và ở một bài khác "Bằng tiến sĩ dỏm giá 17,000 đô - Hãi" Ông Tuấn cho biết lý do người sử dụng bằng dỏm (ở trong nước) không chỉ mục đích lòe thiên hạ cho oai mà còn là một nhu cầu cho chức quyền.Đồng lúc đó Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cũng viết 2 bài "Bằng giả và bằng dỏm" và "Tiến sĩ dỏm ở Việt Nam"Ông Quốc cho là xài bằng giả để lòe thiên hạ cho sướng thì vấn đề chỉ là tâm lý và đạo đức chứ không liên quan đến pháp luật, chính quyền không can thiệp nhưng nếu sử dụng cái bằng dỏm hay giả ấy để mưu lợi thì lại khác. Ví dụ để xin dạy trong các trường học hoặc để thăng quan tiến chức như ông Phó bí thư Yên Bái thì: Nó trở thành một hành động lừa bịp...Và cũng cùng lúc này tờ báo mạng TuanVietnam.net ở trong nước cũng có bài châm biếm sự giải trình của chính chủ nhân cái bằng Tiến sĩ dỏm không biết tiếng Anh là ông Giám đốc Sở văn hóa Phú Thọ.Cũng như ông Chủ tịch Phú Yên năm xưa. Ông giám đốc Sở Phú Thọ này cũng đăng đàn họp báo, ông đến tận tòa soạn báo TuầnViệtNam.Net, nhờ tiếng nói của tờ báo này để giải trình qua hình thức phỏng vấn hỏi đáp về việc ông tốn 17,000 đô để "học" cái bằng Tiến sĩ ở nước ngoài mà không cần biết một chữ tiếng AnhTrong bài hỏi đáp của TuầnViệtNam.net ông Giám Đốc Sở Phú Thọ này hé lộ me mé ra là còn đến... 10 quan chức khác cũng có bằng Tiến sĩ ở cùng trường "dởm" với ông. Mấy ông học bằng cách "online" (hàm thụ từ xa qua mạng) và nơi dạy không yêu cầu người học phải biết tiếng Anh. Ông khai những người khác (cũng là quan chức nhà nước ở Phú Thọ và Hà Nội) cũng học cùng "lò" nơi ông học, cũng được cấp bằng như ông, nhưng người ta không ai bị gì cả, còn ông chỉ là..."Tại tôi không may thôi!"Đúng là "pó toàn thân" luôn chứ không thèm "pó tay" nữa với chuyện "quê nhà xứ huyện" của nước mình phải không quý vị? Dùng tiền của nhà nước (là tiền của dân) "mua" một bằng cấp là một "tấm giấy lộn không giá trị gi hết" để "thăng quan tiến chức" và "mưu lợi" cho cá nhân mình. Khi bị đổ bể đối với mấy ông không là "một hành động lừa bịp" mà chỉ là "Tại tôi không may thôi!"Không biết câu nói này có nên bầu là "câu nói hay nhất trong năm" của quan chức mình lần nữa không các pác nhẩy!Phương "N"
BÙI HIỂN TRUYỆN NGẮN
Nằm vạ
Tác giả: Bùi Hiển
Chị Đỏ chợt rùng mình nhẹ, vì
thấy buồn buồn ở bụng chân. Và, trong cử động nửa ý thức của giấc ngủ bị
quấy phá, chị rụt chân lại. Cái buồn buồn chị cảm thấy rõ rệt nó chạy
trên ống chân rồi tới gót thì biến đi.
Chị cựa mình. Thân thể đau dần khắp cả. Cùi tay mỏi mệt rơi đánh thịch. Mắt vẫn nhắm, chị cố nghĩ, cố nhớ xem mình đang ở đâu. Và chị chợt hiểu ra là mình vẫn nằm trên nền đất, trong gian buồng hẹp và mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp đặc xông lên mũi.
Từ ngoài đưa vào, tiếng xôn xao đã hơi rời rạc đượm buồn của làng mạc về chiều. Sự hoạt động của cuộc sống ngoài kia khiến chị tức bực, và chị muốn chửi lên một câu để nguyền rủa bất kỳ ai. Đã hai ngày hai đêm, chị nằm dài trên đất ẩm của căn buồng hẹp tối. Chị đã tự đầy đọa như vậy, vì một câu chuyện không đâu. Sáng hôm kia anh Đỏ mắng chị về tội đi ngủ không đóng cửa chuồng gà. Chị lầm bầm cãi lại:
- Quên một bữa cũng chẳng sao! Chào ôi! Chăm sóc đến gà gớm. Để hắn đẻ trứng nào là nuốt lống đi trứng ấy mà!
Anh Đỏ giận tím mặt dưới lần da đen, lẳng lặng đi ra. Nhưng chị Đỏ, với cái nư dai dẳng của đàn bà, vừa quét sân vừa kiếm câu đâm chọc. Chị bảo con em chồng:
- Xin ơi! Rầy tao giao cho mi việc đóng cửa chuồng gà đó! Được trứng nào thì đem anh mi ăn rồi anh mi cho cái vỏ.
Anh Đỏ chẳng nói chẳng rằng, vứt mảng lưới anh đang vá, xông tới túm lấy vợ trong hai bàn tay sắt, lôi xềnh xệch vào buồng; đoạn anh ném vợ xuống đất, như ném một đống giẻ. Chị Đỏ đổ nhoài ra, nằm thẳng cẳng như người chết rồi. Anh đạp vào mông vợ mấy cái, đoạn bỏ ra.
Con Xin phải nấu cơm sáng thay chị. Dọn mâm rồi, nó vào buồng gọi, nhưng chị Đỏ nằm lỳ. Anh Đỏ vào lôi chị ra, chị bíu chặt lấy chân giường, miệng ngoặp vào chân chồng. Anh đau quá kêu lên: "ái! Đồ chó cắn! Được, đã muốn nằm vạ tao cho nằm".
Bà mẹ chồng đang ở chợ bán mẻ cá mà con trai đánh được hồi đêm, nghe con Xin ra mách, vội chạy về. Với tất cả cái hùng hổ của những mẹ chồng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh, bàn tay ngoặt ra sau, và hếch mặt nạt:
- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ.
Chị Đỏ nằm im. Mụ cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay; mụ vừa chạy ra, vừa kêu như sắp bị chết chém: "Ua làng nước ôi! A làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay tôi rồi!".
Thế là câu chuyện thành to và không thể vãn hồi. Chiều đó vài bà con trong họ đến hỏi thăm; có đôi đứa bé tò mò ghé mắt nhìn vào buồng. Anh Đỏ gắt đuổi ra, đem buộc ở cửa một mảng buồm rách làm rèm che.
Trong bóng tối, chị Đỏ thấy dễ chịu hơn, và thầm cám ơn chồng, chị đã có ý muốn thôi nằm vạ.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ vào buồng ngủ, anh chỉ nói một câu cụt lủn:
- Muốn tốt muốn lành thì dậy!
Tự mình ngồi dậy thì sượng mặt, chị Đỏ nằm chờ. Nhưng anh gắt:
- Muốn đạp thêm cho ít cái nữa lắm.
Rồi trèo lên giường ngủ. Chị Đỏ nằm một đêm dưới đất lạnh buốt xương không sao nhắm mắt được. Sáng hôm sau, chồng ra rồi, chị lồm cồm tới giường, lấy hai manh chiếu, một rải ra đất, một đắp lên mình, đánh một giấc dài khoan khoái. Đó là lần đầu chị được ngủ ngày một cách say sưa, không bị quấy rối; lần đầu chị nếm cái thú nhàn hạ của các bà tỉnh thành.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ tàn nhẫn đẩy chị lăn ra, giật lấy chiếu và chị lại nằm một đêm trên đất cứng lạnh.
*
* *
Tiếng xôn xao ngoài kia nhỏ dần, nhỏ dần... Thực ra, ngày chưa tắt; nhưng thính quan chị đã yếu đi trong sự mệt nhọc toàn thân, một sự mệt nhọc rời rã, khiến cho xương mềm, thịt nhão và ngón tay co quắp, sự mệt nhọc gây bởi cơn đói. Chị nhịn ăn đã hai ngày! Đó không phải cái đói giày vò, quằn quại, náo động của những miệng ăn hùm hổ. Vốn tính ăn ít, làm nhiều, chị chỉ thấy một cái đói nhẫn nại nó thỉnh thoảng cào xót trong dạ dày. Hình như mồ hôi toát trên trán lạnh, nhưng chị không còn đủ sức đưa tay lên sờ. Chị cựa mình quay nghiêng vì nãy giờ nằm ngửa, da bụng căng ép lên dạ dày trống rỗng, như một hòn đá nặng.
Chị nằm co như con chuột chết, bụng thóp lại. Mắt mở trân trân dán vào một vuông sáng mà có lẽ chị cũng không nhận ra là lỗ thông để đùn rác rưởi quét ở buồng ra.
Chợt mảnh buồm che cửa lay động. Chị không nghe động nhưng thấy một vệt ánh sáng lấp loáng và mảnh vải bị nâng để lộ da trời. Rồi một cái đầu ló trong ánh sáng tam giác ấy, cái đầu tóc bơ phờ khăn quấn cẩu thả của mẹ chồng chị. Chị Đỏ liếc nhìn lên, nhưng không thấy rõ mặt mụ, sấp bóng tối. Tuy vậy, chị tưởng tượng mụ ta đương dạo đôi mắt lấc láo lo ngại trong vòm sâu hoắm; và chị nghĩ thầm: "Mình mà chết thì cũng rầy với mình! Quan khám, lệ hạch, rồi họ cũng đến lo mà chết luôn thôi! ừ, mình cứ nằm đây, không vào bồng dậy mà chớ!". Cái đầu biến đi và khung sáng sụp tối.
Cái cảm giác buồn buồn lại tới ám chị, lần này ở đầu ngón chân cái; chị cũng không buồn rụt chân. Nó chạy dần lên, dừng ở mắt cá, tiến tới đầu gối, chui vào một chút xíu dưới váy chị, rồi chạy trở ra. Đến bụng chân, nó biến đi. Bỗng một bóng đen nhỏ vụt qua lỗ hổng; chị nhận ra một con chuột nhắt.
Một lát sau, con chuột lại hiện ra trong khung trắng. Nó quay đầu bên này, bên kia, chạy từng chập ngắn trên chân nhỏ thoăn thoắt, dừng lại, chạy ít bước vội vàng, dừng lượt nữa, rồi chạy trở lại như để dử ai. Nó đứng yên, quay nhìn vào buồng, mắt tròn ngời ánh đỏ hoe như hạt ngọc. Con vật xinh nhỏ có một dáng điệu nửa nghi ngờ, nửa tinh nghịch. Sau cùng, nó chạy vào buồng, xấp tới bàn tay chị Đỏ lê trên đất. Nó vểnh tai nhìn rất lâu những ngón tay rung rung, đoạn khôn ngoan chạy về phía vách, lẩn trong bóng tối.
Tiếng bát đĩa lách cách dưới bếp làm nao lên trong lòng chị một niềm giận dữ. Hừ! Họ vẫn ăn đủ bữa và no bụng. Đã không muốn lo, để rồi chị cho mẻ lo. Khi quan về khám án mạng thì những kẻ kia hãy liệu mà bán thuyền bán lưới đi thôi!
Con chuột nhắt núp trong tối lâu lắm, rồi lại chạy ra. Lòng vẫn sôi tức bực, chị Đỏ choài tay định bắt. Nó kêu lên một tiếng nhọn hoắt, vút ra lỗ sáng rồi thoắt biến, để lại trên đất một vật trắng nhỏ bằng hạt đỗ. Chị Đỏ cầm lấy, nhận ra một mẩu khoai xát khô, bèn bỏ tọt vào miệng. Nước miếng nhoèn nhoẹt đầy trên lưỡi, tẩm vị ngọt của khoai.
Một ý nghĩ lóe ra trong trí yếu chị Đỏ. Thu góp sức tàn, chị lê xoay mình về phía vách, giơ tay quờ trong bóng tối. Một cái chóe1 bị vật ra đất, với một tiếng nặng nề khô khan. Tay chị đưa lần miệng chóe, nắm lấy cái nút lớn làm bằng một nùi rơm bọc lá chuối, cố sức rút. Nút bật tung, và những lát khoai rào rạt tuôn ra trắng đất. Chị Đỏ vội vàng bốc lấy một nắm trong tay run run, vụng về đưa vào miệng. Khoai rơi lả tả xuống. Chị Đỏ nằm ngửa ra, nhai. Chị nhai ngồm ngoàm, hộc tốc, trợn mắt nuốt. Chị cảm thấy rõ sự cọ xát trên da thực quản của những mẩu khoai chưa nghiền kỹ. Khi bụng đã thôi bị sức căng ép, chị quay nằm ngửa, nhai chậm hơn. Mắt nhìn một lỗ hổng trắng trên mái tranh, tay đưa dần từng miếng khoai lên miệng, chị nhai một cách từ tốn quý phái, để nước miếng tiết ra nhiều ngào miếng ăn thành một làn bột mềm, ngọt và thơm mát.
Nhưng một lát sau, một sự khó chịu bỗng chiếm lấy chị. Chị Đỏ thấy tức ách trong bụng quá đầy, tưởng có một hòn đá nặng trong đó, khiến chị không trăn trở mình được. Trên đầu máu tụ, và chị Đỏ nằm thiếp đi trong cơn bội thực, bàn tay mở vẫn đặt trên những lát khoai còn lại ở mặt đất.
*
* *
Chị Đỏ ren rén ngồi dậy, lê đến cạnh vách, ghé mắt vào một lỗ hổng nhỏ nhìn ra sân. Chị thở phào một tiếng. Ông Lý sắp đến thực. Mẹ chồng chị đương têm trầu, anh Đỏ xăng xít nhấc chiếc phản ra sân để "làng" ngồi. Con Xin ngồi xổm trong một góc, lo đánh bộ chén cọc cạch thẹn thùng nằm trên cái đĩa Tàu cổ rất đẹp mà anh Đỏ đã lấy được trên một chiếc tàu ô trôi lênh đênh vô chủ ngoài bể cả sau một trận cuồng phong nào.
Chị trở lại chỗ cũ, nằm duỗi cẳng, khoan khoái đợi. Cái trò đùa thực đã kéo dài quá thể. Chị nằm vạ bảy ngày trời rồi! Hôm nhờ con chuột nhắt, chị khám phá ra cái kho lương thực bất ngờ ấy, ý nghĩ thứ nhất đến với chị là một ý nghĩ phục thù: chị sẽ nằm dài ra đó, ít ra cho đến lúc còn trơ lại cái chóe không. Cho đáng kiếp!
Nhưng chị chẳng phải dùng nhiều bữa khoai sống mới nhận thấy rằng thức ăn kia cào xót ruột và ứ hơi trong bụng đầy trình trịch. Một đôi khi nước ợ lên đến cổ, vị chua gắt, suýt trào ra ngoài miệng lúc chị nằm nghiêng; chị nhắm mắt nuốt đánh ực, và vị chua khiến chị rùng mình.
Cơ sự đã thành nghiêm trọng, chỉ còn chờ "làng" đến mới phân xử được. Mỗi khi thấy cái đầu mẹ chồng ghé mắt nhìn vào, chị thở rốc lên những hồi ghê rợn như người sắp chết, để mụ lo lắng thêm. Vậy mà những ngày dài chờ đợi vẫn trôi đi, ông Lý vẫn biệt tăm dạng. Đã có lúc chị nghĩ: "Hay là họ cứ để mình nằm thế này cho đến chết đói?" Và giận dữ sôi lên trong lòng, chị lại nghĩ đến chuyện cắn lưỡi.
Thực ra, mẹ chồng chị không vô lo như chị tưởng. Trong bốn tối luôn mụ ra chầu chực nhà ông Lý. Nhưng ông Lý và ông Phó mắc việc quan trên phủ. Tối hôm thứ năm, mụ cuống cuồng lên, đến tận bến đò đợi. Mụ vừa chạy theo ông Lý về, vừa kể lể sự tình. Ông Lý hẹn:
- Mai đến.
Mụ mừng cuống, đem đĩa trầu khô vẫn bưng cò kè vào trút lên cơi bà Lý, rồi chạy về báo tin cho con.
*
* *
Ông Lý bước vào, xúng xính trong áo lương rộng và lẹp kẹp đôi giầy da. Khuôn mặt phì nộn tươi nở như một cái hoa, mà nhụy là cái mũi đỏ chóe, to lạ lùng và đâm lỗ chỗ như da trái bưởi.
Ông đặt đít ngồi; theo thói quen, ông đập hai bàn chân vào nhau phủi đất, rồi mới đưa lên xếp bằng trên phản. Đoạn hách dịch gọi:
- Con mẹ Đỏ đâu rồi?
Một người em họ anh Đỏ đã đứng chực sẵn, vào buồng nhắc chị ra; chân chị lê xềnh xệch trên đất. Chị giả cách cố gượng mới ngồi lên được ngưỡng cửa. Tóc chị rối bù, khăn xổ xuống che một mắt; chị đã tự soạn một bộ mặt chết đói bảy ngày.
Hàng xóm đến xem, đứng vây thành vòng bán nguyệt. Những đứa con nít nghiêng đầu hấp háy nhìn bằng đôi mắt nhèm, hai tay chắp lại trên cu tồng ngồng. Vài cô gái kháo nhau:
- ả Đỏ tài nhịn gớm, bay ạ. Bảy tám ngày, mà chẳng gầy đi tí nào.
Chị Đỏ sẽ dệch mép cười lặng lẽ.
Ông Lý nhấp trà rồi cất tiếng:
- Sao đó, đã ưng dậy chưa? Chà, vợ chồng người ta ở với nhau năm năm, mười năm, cãi lộn nhau cho hắn đáng; đằng này, đôi vợ chồng son, anh như mâm ngọc, em còn như đôi đũa vàng, ha ha ha... chưa chi đã giận hờn, rồi lăn ình ra nằm vạ.
Sự khoái hoạt ầm ĩ của ông Lý khiến mọi người cười theo; và, đâm nhờn, một cô gái trong bọn đứng xem liền đùa một câu:
- Ông Lý hát phường giỏi lắm đó.
Ông Lý liếc nhìn cô một thoáng mau, rồi lập nghiêm ông hỏi:
- Sao? Bây giờ muốn hòa thuận với nhau lại không? Hay là muốn ly dị, thì ta cho đồng tiền chiếc đũa mà về cùng bố mẹ?
Mẹ anh Đỏ đứng chắp tay thưa:
- Thưa ông, chứ con ấy tệ lắm. Mắng hắn một tiếng hắn cãi lại hai tiếng, rồi hắn lăng loàn, hắn gieo mình nằm vạ, hắn cắn đứt tay tôi. Xin làng cứ phép xử thì đội ơn lắm.
- Thế mụ muốn hai bên ly dị à?
- Bẩm không! Bẩm không! Là tôi trình để làng biết cho như thế thôi.
Mụ vội nói thế. Mụ dại gì mà cho dâu về, đứa dâu mụ vẫn tự hào mát tay mới chọn được. Chị Đỏ tuy xấu tính thực, nhưng hay làm, đảm đang tất cả việc trong nhà. Vả cưới chị có phải tốn ít đâu; tiền anh Đỏ dành dụm trong hai năm đi chài, từ khi còn là một chú trai nấu cơm xách nước cho đến khi lên anh bạn lành nghề đều dốc vào đó hết.
Ông Lý gắt:
- Muốn đường nào thì nói rõ ra một đường!
Anh Đỏ vẫn đứng chắp tay trong góc nhà, nói ra:
- Thưa ông, ông xử cho tôi phận nào, tôi được nhờ phận nấy.
- Ăn nói hàm hồ thế thì ai biết đường nào mà xử! Mẹ Đỏ! Muốn ở hay muốn về?
- Dạ trăm sự nhờ ông cả, ông cho sao thì được vậy... Trăm sự cũng là nhờ ông.
Chị Đỏ đáp vậy, giọng kéo dài như mỏi mệt. Ông Lý đét vào đùi, bộ thất vọng:
- Thế thì cha ai mà xử được. Anh nói "nhờ ông", ả nói "nhờ ông", sao mà hai anh ả khéo bảo nhau ghê. Đã đồng ý với nhau thế thì, thôi! Cho đoàn tụ!
Mọi người vẫn im lặng. Thấy lời tuyên án không hiệu quả và câu khôi hài kín đáo không ai thưởng thức, ông Lý ngồi lặng thinh uống nước.
Anh Đỏ bước ra rót nước. Bấy giờ chị Đỏ mới chợt nhận thấy chồng mình mặc áo dài. Cái áo lương tưởng như sắp bật tung trên thân hình vạm vỡ của anh dân chài. ống áo chịt vào cổ tay đen, và tà ngắn đập cũn cỡn trên đầu gối. Chị Đỏ vờ cúi mặt, liếc nhìn qua mớ tóc rối trên trán, và mỉm cười ngắm những cử chỉ ngây ngô của chồng. Chị nhớ lại hôm cưới, anh Đỏ ngượng nghịu trong cái áo lương độ ấy còn mới nguyên, và cái quần cứng đét hồ, thì thụp lạy trước bàn thờ. Chị bất giác cười lên tiếng. Anh Đỏ quay nhìn, càng ngượng nghịu thêm, thủ hai bàn tay dưới áo, rồi chắp lại, rồi gãi đầu, rồi mân mê khuy áo. Sau cùng anh mỉm cười cho đỡ thẹn. Ông Lý kêu lên:
- ờ, anh ả cười với nhau rồi đó kìa! Cần gì ai phân xử nữa!
*
* *
Con Hoét mách:
- Mẹ ơi, ả Đỏ vào buồng.
Mụ Bình chạy vào, thấy chị Đỏ đứng chải đầu. Mụ hỏi:
- Mi lấy gì đó?
- Lấy gì đâu?
Khi mụ Bình ra rồi, con Hoét, còn nhỏ mà đã ranh vặt, đứng nhìn. Từ ngày chị nó về nhà chồng, nó vẫn quen coi chị như người xa lạ, theo gương mẹ nó. Con gái là con nhà người... Mỗi khi thấy chị về chơi nhà lấy vật gì, nó kêu lên như bị mất cướp. Chị Đỏ chải đầu xong, thản nhiên đi ra. Con Hoét yên tâm, không ngờ chị nó đã mang một bọc khoai khô trong tà áo nâu dài buộc túm, bọc khoai đã ăn trộm được trong chum mẹ chị.
Về đến nhà chồng, chị len lén nhìn, rồi thẳng tuột vào buồng. Chị mở nút tà áo ra, tuồn khoai vào chóe, vừa vặn đầy như trước. Một hôm trời hửng nắng hanh vàng, mẹ chồng chị đem khoai ra sân phơi. Chị Đỏ ngồi đan lưới trong nhà, hồi hộp nhìn ra. Mụ đưa bàn tay nổi gân rải xòa đống khoai. Chợt mụ lặng yên như đang suy tính gì lung lắm. Mụ cầm một lát khoai, nhìn mãi trong một ngạc nhiên câm lặng. Mụ di di móng dài ngón tay cái lên trên, cố cạo lớp vỏ xám. Sau cùng, mụ ngoảnh vào, nói với con dâu điều phát kiến mới mẻ của mụ:
- Mẹ Đỏ này, cái chóe khoai mình nút không chặt để gió vào, thành thử cả lớp khoai trên hắn xạm đen mặt lại.
1940
Rút từ tập truyện ngắn Nằm vạ.
Nxb Đời Nay, Hà Nội, 1941
Chị cựa mình. Thân thể đau dần khắp cả. Cùi tay mỏi mệt rơi đánh thịch. Mắt vẫn nhắm, chị cố nghĩ, cố nhớ xem mình đang ở đâu. Và chị chợt hiểu ra là mình vẫn nằm trên nền đất, trong gian buồng hẹp và mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp đặc xông lên mũi.
Từ ngoài đưa vào, tiếng xôn xao đã hơi rời rạc đượm buồn của làng mạc về chiều. Sự hoạt động của cuộc sống ngoài kia khiến chị tức bực, và chị muốn chửi lên một câu để nguyền rủa bất kỳ ai. Đã hai ngày hai đêm, chị nằm dài trên đất ẩm của căn buồng hẹp tối. Chị đã tự đầy đọa như vậy, vì một câu chuyện không đâu. Sáng hôm kia anh Đỏ mắng chị về tội đi ngủ không đóng cửa chuồng gà. Chị lầm bầm cãi lại:
- Quên một bữa cũng chẳng sao! Chào ôi! Chăm sóc đến gà gớm. Để hắn đẻ trứng nào là nuốt lống đi trứng ấy mà!
Anh Đỏ giận tím mặt dưới lần da đen, lẳng lặng đi ra. Nhưng chị Đỏ, với cái nư dai dẳng của đàn bà, vừa quét sân vừa kiếm câu đâm chọc. Chị bảo con em chồng:
- Xin ơi! Rầy tao giao cho mi việc đóng cửa chuồng gà đó! Được trứng nào thì đem anh mi ăn rồi anh mi cho cái vỏ.
Anh Đỏ chẳng nói chẳng rằng, vứt mảng lưới anh đang vá, xông tới túm lấy vợ trong hai bàn tay sắt, lôi xềnh xệch vào buồng; đoạn anh ném vợ xuống đất, như ném một đống giẻ. Chị Đỏ đổ nhoài ra, nằm thẳng cẳng như người chết rồi. Anh đạp vào mông vợ mấy cái, đoạn bỏ ra.
Con Xin phải nấu cơm sáng thay chị. Dọn mâm rồi, nó vào buồng gọi, nhưng chị Đỏ nằm lỳ. Anh Đỏ vào lôi chị ra, chị bíu chặt lấy chân giường, miệng ngoặp vào chân chồng. Anh đau quá kêu lên: "ái! Đồ chó cắn! Được, đã muốn nằm vạ tao cho nằm".
Bà mẹ chồng đang ở chợ bán mẻ cá mà con trai đánh được hồi đêm, nghe con Xin ra mách, vội chạy về. Với tất cả cái hùng hổ của những mẹ chồng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh, bàn tay ngoặt ra sau, và hếch mặt nạt:
- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ.
Chị Đỏ nằm im. Mụ cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay; mụ vừa chạy ra, vừa kêu như sắp bị chết chém: "Ua làng nước ôi! A làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay tôi rồi!".
Thế là câu chuyện thành to và không thể vãn hồi. Chiều đó vài bà con trong họ đến hỏi thăm; có đôi đứa bé tò mò ghé mắt nhìn vào buồng. Anh Đỏ gắt đuổi ra, đem buộc ở cửa một mảng buồm rách làm rèm che.
Trong bóng tối, chị Đỏ thấy dễ chịu hơn, và thầm cám ơn chồng, chị đã có ý muốn thôi nằm vạ.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ vào buồng ngủ, anh chỉ nói một câu cụt lủn:
- Muốn tốt muốn lành thì dậy!
Tự mình ngồi dậy thì sượng mặt, chị Đỏ nằm chờ. Nhưng anh gắt:
- Muốn đạp thêm cho ít cái nữa lắm.
Rồi trèo lên giường ngủ. Chị Đỏ nằm một đêm dưới đất lạnh buốt xương không sao nhắm mắt được. Sáng hôm sau, chồng ra rồi, chị lồm cồm tới giường, lấy hai manh chiếu, một rải ra đất, một đắp lên mình, đánh một giấc dài khoan khoái. Đó là lần đầu chị được ngủ ngày một cách say sưa, không bị quấy rối; lần đầu chị nếm cái thú nhàn hạ của các bà tỉnh thành.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ tàn nhẫn đẩy chị lăn ra, giật lấy chiếu và chị lại nằm một đêm trên đất cứng lạnh.
*
* *
Tiếng xôn xao ngoài kia nhỏ dần, nhỏ dần... Thực ra, ngày chưa tắt; nhưng thính quan chị đã yếu đi trong sự mệt nhọc toàn thân, một sự mệt nhọc rời rã, khiến cho xương mềm, thịt nhão và ngón tay co quắp, sự mệt nhọc gây bởi cơn đói. Chị nhịn ăn đã hai ngày! Đó không phải cái đói giày vò, quằn quại, náo động của những miệng ăn hùm hổ. Vốn tính ăn ít, làm nhiều, chị chỉ thấy một cái đói nhẫn nại nó thỉnh thoảng cào xót trong dạ dày. Hình như mồ hôi toát trên trán lạnh, nhưng chị không còn đủ sức đưa tay lên sờ. Chị cựa mình quay nghiêng vì nãy giờ nằm ngửa, da bụng căng ép lên dạ dày trống rỗng, như một hòn đá nặng.
Chị nằm co như con chuột chết, bụng thóp lại. Mắt mở trân trân dán vào một vuông sáng mà có lẽ chị cũng không nhận ra là lỗ thông để đùn rác rưởi quét ở buồng ra.
Chợt mảnh buồm che cửa lay động. Chị không nghe động nhưng thấy một vệt ánh sáng lấp loáng và mảnh vải bị nâng để lộ da trời. Rồi một cái đầu ló trong ánh sáng tam giác ấy, cái đầu tóc bơ phờ khăn quấn cẩu thả của mẹ chồng chị. Chị Đỏ liếc nhìn lên, nhưng không thấy rõ mặt mụ, sấp bóng tối. Tuy vậy, chị tưởng tượng mụ ta đương dạo đôi mắt lấc láo lo ngại trong vòm sâu hoắm; và chị nghĩ thầm: "Mình mà chết thì cũng rầy với mình! Quan khám, lệ hạch, rồi họ cũng đến lo mà chết luôn thôi! ừ, mình cứ nằm đây, không vào bồng dậy mà chớ!". Cái đầu biến đi và khung sáng sụp tối.
Cái cảm giác buồn buồn lại tới ám chị, lần này ở đầu ngón chân cái; chị cũng không buồn rụt chân. Nó chạy dần lên, dừng ở mắt cá, tiến tới đầu gối, chui vào một chút xíu dưới váy chị, rồi chạy trở ra. Đến bụng chân, nó biến đi. Bỗng một bóng đen nhỏ vụt qua lỗ hổng; chị nhận ra một con chuột nhắt.
Một lát sau, con chuột lại hiện ra trong khung trắng. Nó quay đầu bên này, bên kia, chạy từng chập ngắn trên chân nhỏ thoăn thoắt, dừng lại, chạy ít bước vội vàng, dừng lượt nữa, rồi chạy trở lại như để dử ai. Nó đứng yên, quay nhìn vào buồng, mắt tròn ngời ánh đỏ hoe như hạt ngọc. Con vật xinh nhỏ có một dáng điệu nửa nghi ngờ, nửa tinh nghịch. Sau cùng, nó chạy vào buồng, xấp tới bàn tay chị Đỏ lê trên đất. Nó vểnh tai nhìn rất lâu những ngón tay rung rung, đoạn khôn ngoan chạy về phía vách, lẩn trong bóng tối.
Tiếng bát đĩa lách cách dưới bếp làm nao lên trong lòng chị một niềm giận dữ. Hừ! Họ vẫn ăn đủ bữa và no bụng. Đã không muốn lo, để rồi chị cho mẻ lo. Khi quan về khám án mạng thì những kẻ kia hãy liệu mà bán thuyền bán lưới đi thôi!
Con chuột nhắt núp trong tối lâu lắm, rồi lại chạy ra. Lòng vẫn sôi tức bực, chị Đỏ choài tay định bắt. Nó kêu lên một tiếng nhọn hoắt, vút ra lỗ sáng rồi thoắt biến, để lại trên đất một vật trắng nhỏ bằng hạt đỗ. Chị Đỏ cầm lấy, nhận ra một mẩu khoai xát khô, bèn bỏ tọt vào miệng. Nước miếng nhoèn nhoẹt đầy trên lưỡi, tẩm vị ngọt của khoai.
Một ý nghĩ lóe ra trong trí yếu chị Đỏ. Thu góp sức tàn, chị lê xoay mình về phía vách, giơ tay quờ trong bóng tối. Một cái chóe1 bị vật ra đất, với một tiếng nặng nề khô khan. Tay chị đưa lần miệng chóe, nắm lấy cái nút lớn làm bằng một nùi rơm bọc lá chuối, cố sức rút. Nút bật tung, và những lát khoai rào rạt tuôn ra trắng đất. Chị Đỏ vội vàng bốc lấy một nắm trong tay run run, vụng về đưa vào miệng. Khoai rơi lả tả xuống. Chị Đỏ nằm ngửa ra, nhai. Chị nhai ngồm ngoàm, hộc tốc, trợn mắt nuốt. Chị cảm thấy rõ sự cọ xát trên da thực quản của những mẩu khoai chưa nghiền kỹ. Khi bụng đã thôi bị sức căng ép, chị quay nằm ngửa, nhai chậm hơn. Mắt nhìn một lỗ hổng trắng trên mái tranh, tay đưa dần từng miếng khoai lên miệng, chị nhai một cách từ tốn quý phái, để nước miếng tiết ra nhiều ngào miếng ăn thành một làn bột mềm, ngọt và thơm mát.
Nhưng một lát sau, một sự khó chịu bỗng chiếm lấy chị. Chị Đỏ thấy tức ách trong bụng quá đầy, tưởng có một hòn đá nặng trong đó, khiến chị không trăn trở mình được. Trên đầu máu tụ, và chị Đỏ nằm thiếp đi trong cơn bội thực, bàn tay mở vẫn đặt trên những lát khoai còn lại ở mặt đất.
*
* *
Chị Đỏ ren rén ngồi dậy, lê đến cạnh vách, ghé mắt vào một lỗ hổng nhỏ nhìn ra sân. Chị thở phào một tiếng. Ông Lý sắp đến thực. Mẹ chồng chị đương têm trầu, anh Đỏ xăng xít nhấc chiếc phản ra sân để "làng" ngồi. Con Xin ngồi xổm trong một góc, lo đánh bộ chén cọc cạch thẹn thùng nằm trên cái đĩa Tàu cổ rất đẹp mà anh Đỏ đã lấy được trên một chiếc tàu ô trôi lênh đênh vô chủ ngoài bể cả sau một trận cuồng phong nào.
Chị trở lại chỗ cũ, nằm duỗi cẳng, khoan khoái đợi. Cái trò đùa thực đã kéo dài quá thể. Chị nằm vạ bảy ngày trời rồi! Hôm nhờ con chuột nhắt, chị khám phá ra cái kho lương thực bất ngờ ấy, ý nghĩ thứ nhất đến với chị là một ý nghĩ phục thù: chị sẽ nằm dài ra đó, ít ra cho đến lúc còn trơ lại cái chóe không. Cho đáng kiếp!
Nhưng chị chẳng phải dùng nhiều bữa khoai sống mới nhận thấy rằng thức ăn kia cào xót ruột và ứ hơi trong bụng đầy trình trịch. Một đôi khi nước ợ lên đến cổ, vị chua gắt, suýt trào ra ngoài miệng lúc chị nằm nghiêng; chị nhắm mắt nuốt đánh ực, và vị chua khiến chị rùng mình.
Cơ sự đã thành nghiêm trọng, chỉ còn chờ "làng" đến mới phân xử được. Mỗi khi thấy cái đầu mẹ chồng ghé mắt nhìn vào, chị thở rốc lên những hồi ghê rợn như người sắp chết, để mụ lo lắng thêm. Vậy mà những ngày dài chờ đợi vẫn trôi đi, ông Lý vẫn biệt tăm dạng. Đã có lúc chị nghĩ: "Hay là họ cứ để mình nằm thế này cho đến chết đói?" Và giận dữ sôi lên trong lòng, chị lại nghĩ đến chuyện cắn lưỡi.
Thực ra, mẹ chồng chị không vô lo như chị tưởng. Trong bốn tối luôn mụ ra chầu chực nhà ông Lý. Nhưng ông Lý và ông Phó mắc việc quan trên phủ. Tối hôm thứ năm, mụ cuống cuồng lên, đến tận bến đò đợi. Mụ vừa chạy theo ông Lý về, vừa kể lể sự tình. Ông Lý hẹn:
- Mai đến.
Mụ mừng cuống, đem đĩa trầu khô vẫn bưng cò kè vào trút lên cơi bà Lý, rồi chạy về báo tin cho con.
*
* *
Ông Lý bước vào, xúng xính trong áo lương rộng và lẹp kẹp đôi giầy da. Khuôn mặt phì nộn tươi nở như một cái hoa, mà nhụy là cái mũi đỏ chóe, to lạ lùng và đâm lỗ chỗ như da trái bưởi.
Ông đặt đít ngồi; theo thói quen, ông đập hai bàn chân vào nhau phủi đất, rồi mới đưa lên xếp bằng trên phản. Đoạn hách dịch gọi:
- Con mẹ Đỏ đâu rồi?
Một người em họ anh Đỏ đã đứng chực sẵn, vào buồng nhắc chị ra; chân chị lê xềnh xệch trên đất. Chị giả cách cố gượng mới ngồi lên được ngưỡng cửa. Tóc chị rối bù, khăn xổ xuống che một mắt; chị đã tự soạn một bộ mặt chết đói bảy ngày.
Hàng xóm đến xem, đứng vây thành vòng bán nguyệt. Những đứa con nít nghiêng đầu hấp háy nhìn bằng đôi mắt nhèm, hai tay chắp lại trên cu tồng ngồng. Vài cô gái kháo nhau:
- ả Đỏ tài nhịn gớm, bay ạ. Bảy tám ngày, mà chẳng gầy đi tí nào.
Chị Đỏ sẽ dệch mép cười lặng lẽ.
Ông Lý nhấp trà rồi cất tiếng:
- Sao đó, đã ưng dậy chưa? Chà, vợ chồng người ta ở với nhau năm năm, mười năm, cãi lộn nhau cho hắn đáng; đằng này, đôi vợ chồng son, anh như mâm ngọc, em còn như đôi đũa vàng, ha ha ha... chưa chi đã giận hờn, rồi lăn ình ra nằm vạ.
Sự khoái hoạt ầm ĩ của ông Lý khiến mọi người cười theo; và, đâm nhờn, một cô gái trong bọn đứng xem liền đùa một câu:
- Ông Lý hát phường giỏi lắm đó.
Ông Lý liếc nhìn cô một thoáng mau, rồi lập nghiêm ông hỏi:
- Sao? Bây giờ muốn hòa thuận với nhau lại không? Hay là muốn ly dị, thì ta cho đồng tiền chiếc đũa mà về cùng bố mẹ?
Mẹ anh Đỏ đứng chắp tay thưa:
- Thưa ông, chứ con ấy tệ lắm. Mắng hắn một tiếng hắn cãi lại hai tiếng, rồi hắn lăng loàn, hắn gieo mình nằm vạ, hắn cắn đứt tay tôi. Xin làng cứ phép xử thì đội ơn lắm.
- Thế mụ muốn hai bên ly dị à?
- Bẩm không! Bẩm không! Là tôi trình để làng biết cho như thế thôi.
Mụ vội nói thế. Mụ dại gì mà cho dâu về, đứa dâu mụ vẫn tự hào mát tay mới chọn được. Chị Đỏ tuy xấu tính thực, nhưng hay làm, đảm đang tất cả việc trong nhà. Vả cưới chị có phải tốn ít đâu; tiền anh Đỏ dành dụm trong hai năm đi chài, từ khi còn là một chú trai nấu cơm xách nước cho đến khi lên anh bạn lành nghề đều dốc vào đó hết.
Ông Lý gắt:
- Muốn đường nào thì nói rõ ra một đường!
Anh Đỏ vẫn đứng chắp tay trong góc nhà, nói ra:
- Thưa ông, ông xử cho tôi phận nào, tôi được nhờ phận nấy.
- Ăn nói hàm hồ thế thì ai biết đường nào mà xử! Mẹ Đỏ! Muốn ở hay muốn về?
- Dạ trăm sự nhờ ông cả, ông cho sao thì được vậy... Trăm sự cũng là nhờ ông.
Chị Đỏ đáp vậy, giọng kéo dài như mỏi mệt. Ông Lý đét vào đùi, bộ thất vọng:
- Thế thì cha ai mà xử được. Anh nói "nhờ ông", ả nói "nhờ ông", sao mà hai anh ả khéo bảo nhau ghê. Đã đồng ý với nhau thế thì, thôi! Cho đoàn tụ!
Mọi người vẫn im lặng. Thấy lời tuyên án không hiệu quả và câu khôi hài kín đáo không ai thưởng thức, ông Lý ngồi lặng thinh uống nước.
Anh Đỏ bước ra rót nước. Bấy giờ chị Đỏ mới chợt nhận thấy chồng mình mặc áo dài. Cái áo lương tưởng như sắp bật tung trên thân hình vạm vỡ của anh dân chài. ống áo chịt vào cổ tay đen, và tà ngắn đập cũn cỡn trên đầu gối. Chị Đỏ vờ cúi mặt, liếc nhìn qua mớ tóc rối trên trán, và mỉm cười ngắm những cử chỉ ngây ngô của chồng. Chị nhớ lại hôm cưới, anh Đỏ ngượng nghịu trong cái áo lương độ ấy còn mới nguyên, và cái quần cứng đét hồ, thì thụp lạy trước bàn thờ. Chị bất giác cười lên tiếng. Anh Đỏ quay nhìn, càng ngượng nghịu thêm, thủ hai bàn tay dưới áo, rồi chắp lại, rồi gãi đầu, rồi mân mê khuy áo. Sau cùng anh mỉm cười cho đỡ thẹn. Ông Lý kêu lên:
- ờ, anh ả cười với nhau rồi đó kìa! Cần gì ai phân xử nữa!
*
* *
Con Hoét mách:
- Mẹ ơi, ả Đỏ vào buồng.
Mụ Bình chạy vào, thấy chị Đỏ đứng chải đầu. Mụ hỏi:
- Mi lấy gì đó?
- Lấy gì đâu?
Khi mụ Bình ra rồi, con Hoét, còn nhỏ mà đã ranh vặt, đứng nhìn. Từ ngày chị nó về nhà chồng, nó vẫn quen coi chị như người xa lạ, theo gương mẹ nó. Con gái là con nhà người... Mỗi khi thấy chị về chơi nhà lấy vật gì, nó kêu lên như bị mất cướp. Chị Đỏ chải đầu xong, thản nhiên đi ra. Con Hoét yên tâm, không ngờ chị nó đã mang một bọc khoai khô trong tà áo nâu dài buộc túm, bọc khoai đã ăn trộm được trong chum mẹ chị.
Về đến nhà chồng, chị len lén nhìn, rồi thẳng tuột vào buồng. Chị mở nút tà áo ra, tuồn khoai vào chóe, vừa vặn đầy như trước. Một hôm trời hửng nắng hanh vàng, mẹ chồng chị đem khoai ra sân phơi. Chị Đỏ ngồi đan lưới trong nhà, hồi hộp nhìn ra. Mụ đưa bàn tay nổi gân rải xòa đống khoai. Chợt mụ lặng yên như đang suy tính gì lung lắm. Mụ cầm một lát khoai, nhìn mãi trong một ngạc nhiên câm lặng. Mụ di di móng dài ngón tay cái lên trên, cố cạo lớp vỏ xám. Sau cùng, mụ ngoảnh vào, nói với con dâu điều phát kiến mới mẻ của mụ:
- Mẹ Đỏ này, cái chóe khoai mình nút không chặt để gió vào, thành thử cả lớp khoai trên hắn xạm đen mặt lại.
1940
Rút từ tập truyện ngắn Nằm vạ.
Nxb Đời Nay, Hà Nội, 1941
TẠ DUY ANH * NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
ở với ma, sống với người
[Vào lúc : 00:10 - 29/04/2012 | Chuyện mục : Chuyện làng văn nghệ]
Nhà
văn Tạ Duy Anh bình phẩm: “Có lẽ do quá tự tin mà Nguyễn Khắc Trường
thành cả tin! Ông cực kỳ dễ tin người. Có ông quan văn nghệ rất thâm
hiểm nhưng khéo đóng kịch, đã qua mắt được Nguyễn Khắc Trường suốt mấy
chục năm. Có những lời nói dối một trăm phần trăm, nhưng nó được uốn éo
thế nào đó, lại khiến ông tin là thật. Và ông giữ niềm tin ấy rất lâu
nếu không muốn nói là suốt đời. Ông trở thành người kể tốt không công,
bền bỉ và vô tư cho khối kẻ chả ra gì. Chỉ khi có bằng chứng rõ ràng về
sự đểu giả trực tiếp tác động đến ông, hoặc đến người mà ông quan tâm,
ông mới thôi không tin nữa. Không tin nhưng vẫn chơi và chỉ chờ cơ hội
để chứng tỏ mình nhận định sai”
NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
ở với ma, sống với người
TẠ DUY ANH
Từ khi còn chưa bén mảng đến cửa văn đàn, tôi đã quen với cái tên Thao Trường. Trong một tác phẩm của ông hình như có tên là Miền đất mặt trời, tôi còn rất thích cái giọng tếu táo đậm đặc chất dân dã của ông. Ông có lối ví von rất hóm và rất…đĩ! Nhưng ấn tượng của tôi về ông hồi đó chỉ như vậy. Cái tên Thao Trường có vẻ không phải là tên của một nhà văn tầm cỡ, ít ra cũng thuộc loại khiến người ta phải chú ý. Nó quá nhẹ và nhạt, thiếu năng lượng, thiếu sự bí ẩn. Một nhà văn có khả năng thành quan trọng hay không thường báo hiệu trước hết ở cái tên.
Rất cảm tính nhưng phần lớn lại đúng, thế mới lạ. Nguyễn Khắc Trường cũng hoàn toàn đồng ý với điều đó khi có lần thổ lộ là ông 'mất toi nửa đời cầm bút' vì cái tên không phải dành cho mình. Rồi vỗ đùi cười hố hố rất đắc chí. Trên thực tế cái tên Thao Trường còn báo hại tác giả “Mảnh đất lắm người nhiều ma nhiều” hơn thế. Suốt hàng năm trời, khi tiểu thuyết nổi tiếng của ông đã có mặt trên sạp sách, vẫn còn không ít người cười nửa miệng hoài nghi. Giờ thì ông đã xoá được cái hạn 'do nông nổi' đó-sau gần hai mươi năm.
Giữa Nguyễn Khắc Trường và tôi có một mối nhân duyên mà ông không nhớ. Khi còn ở quân đội đóng tại thị xã Lào Cai, tôi có gửi về Tạp chí Văn nghệ quân đội một truyện ngắn (mà tôi không nhớ tên mình đặt) viết về lính tráng. Một anh bộ đội biên giới tranh thủ thời gian công tác muốn về thăm gia đình nhưng anh đứng ở ngã ba thị trấn trung du vẫy xe suốt buổi chiều không được. Chả ông tài xế nào động lòng. Cuối cùng khi trời đã tối, anh mới phát hiện ngoài anh ra có thêm một cô gái bán thuốc lá. Anh không biết là cô gái nấn ná ở lại chưa về cũng vì không nỡ bỏ anh lại một mình. Cuối cùng họ làm quen và anh đồng ý nghỉ tạm tại nhà cô gái mà ngoài cô ra có thêm đứa em trai, theo lời mời của cô. Đêm ấy cả anh và cô chủ nhà đều không ngủ. Họ nghĩ về nhau, về ánh trăng vàng óng bên ngoài cửa sổ và thấy đều cô đơn, cần có nhau…
Đại loại truyện có nội dung như vậy, với âm hưởng ca ngợi vẻ đẹp của anh bộ đội và tình quân dân. Đúng khi tôi nghĩ nó đã vào sọt rác thì nhận được thư của Văn nghệ quân đội, ký tên Thao Trường, biên tập viên văn xuôi. Ông chúc mừng tôi là truyện có nội dung tốt. Ông đổi tên truyện thành “Dọc đường”, chữa qua vài chi tiết và sẽ cho đăng trên tạp chí. Tôi nhớ không lầm thì đó vào khoảng năm 1986. Tôi đã giữ lá thư đó của Thao Trường-lá thư đầu tiên mà tôi nhận được từ một nhà văn trung ương-mãi cho tới khi ra khỏi quân đội và bị thất lạc đâu mất. Khi truyện được đăng, anh em trong đơn vị nhìn tôi rất nể. Với họ, được đăng truyện ở Tạp chí Văn nghệ quân đội phải có đẳng cấp, không còn là vớ vẩn nữa! Tôi được hưởng sái sẩm khá nhiều từ cái truyện có tên rất sái đó! Bởi đúng như thi hào Nguyễn Du đã viết: Kể chi những chuyện dọc đường, tác phẩm đó của tôi không để lại tăm dạng gì.
Đã thế một chị bạn nhà thơ, sau mấy năm gặp lại tôi, cười cười bảo: 'Ngần ấy năm anh đi lính xem ra cũng chả khá hơn tí nào so với lúc còn ở Hoà Bình. Truyện chán chết đi được'. Tôi đành chỉ im lặng. Biết làm thế nào được khi cái gì cũng phải đến số. Tôi nói vậy vì nó rất ám vào trường hợp của Nguyễn Khắc Trường. Có lẽ cái số ông phải đeo sự nhạt nhoà suốt hàng chục năm, trước khi trở thành một tên tuổi mà văn học sử sẽ còn phải nhắc tới.
Tôi nhớ hồi năm 1989, sau khi đã về học tại trường viết văn Nguyễn Du, một lần tôi được mời tụ tập uống bia cỏ với mấy nhà văn đàn anh. Nghe ai đó bảo Thao Trường sắp có tiểu thuyết và lấy lại tên cúng cơm là Nguyễn Khắc Trường, một anh bạn nhà thơ quân đội cười rất 'hiểu biết' nhưng cũng rất 'đểu', bảo: 'Thao hay Khắc thì cũng vẫn chỉ là nước ốc thôi, hay thế chó nào được!' Quả nhiên ông nhà thơ này sau đó không đọc ngay “Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Phải vài tháng sau tôi mới thấy ông ta có bài viết khen Nguyễn Khắc Trường hết lời và nhân tiện bày tỏ nỗi ân hận vì đã trót coi thường cuốn sách chỉ vì cái tên cũ của tác giả! Mà nói đâu xa. Chính giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cũng có ứng xử tương tự. Tức là cụ Hiến cũng bị ấn tượng bởi cái tên Thao Trường đến mức xuýt thì oan cho Nguyễn Khắc Trường!
Sau khi “Mảnh đất lắm người nhiều ma” được giải thưởng Hội nhà văn rồi trở thành hiện tượng văn học, tác giả của nó mới hoàn toàn thoát khỏi cái 'dớp' Thao Trường. Từ đó ông mới chính là ông. Nhưng từ khi chính là ông thì ngoài vẻ hồn hậu, mộc mạc, nông dân cố hữu, ông cũng nhiễm thêm một số bệnh của đám trí thức nổi tiếng. Thực ra đó là căn bệnh chung của nhà văn xứ ta. Cứ nổi tiếng là ăn nói như ông kễnh bằng thái độ xưng xưng rất đáng ghét! Nhưng với người khác có vẻ là chuyện bình thường, còn với Nguyễn Khắc Trường thì điều đó gây nên mối 'nguy hiểm tiềm tàng' cho bọn viết trẻ máu phá phách, vì ông có uy tín với mọi người. Mọi người tin vào thẩm định của ông, tự nguyện coi ông như người 'cầm cân nảy mực'. Tác phẩm nào đó vào tay ông mà ông bảo 'vứt', sẽ không bao giờ có cơ hội được ông nghĩ lại! Ngay cả khi nó được dư luận nồng nhiệt tán thưởng, ông vẫn bảo lưu quan điểm một cách ngoan cố!
Nói khác đi, với ông không có sự nhầm lẫn để ân hận. Trên thực tế ông khen đúng nhiều hơn là chê. Nghĩa là tác phẩm nào đó được ông khen, hoàn toàn có thể tin nó hay. Nhưng với những tác phẩm bị ông chê thì chưa chắc đã dở. Chỉ có điều, khi đã chê là ông bỏ ngoài tai mọi lời bênh vực. Đó là nguyên nhân nhiều người có đầu óc cách tân tìm thấy lý do lánh xa ông. Mặt khác, ông tiếp tục đà hưng phấn của người thành danh để dạy bảo bọn trẻ và làm rộng thêm khoảng cách với những kẻ vừa nứt mắt, chưa học được bao nhiêu, còn thiếu thốn đủ đường nhưng lại thừa máu tự phụ-trong đó có tôi. Nhưng tôi không thích ông lại chủ yếu ở chuyện khác: Ông chơi với nhiều người mà tôi không ưa và hơn thế, ông lại luôn dễ dãi với họ! Nhiều người thuộc loại lưu manh một trăm phần trăm, lưu manh chuyên nghiệp nhưng Nguyễn Khắc Trường vẫn hồn nhiên tin họ là người tốt, chỉ vì họ khéo thủ vai. Đã vậy ông lại sẵn sàng tặng cho họ những phẩm chất mà có sống và tu thêm vài kiếp họ cũng không có. Đơn giản vì tính ông xuề xoà, ít khi nghĩ xấu về bạn bè. Ông là cậu bé vĩnh cửu với sự hồn nhiên, ngơ ngác, trong sáng…khi nhìn cuộc đời.
Đó thực ra cũng đáng là một nét tính cách quý giá. Nhưng tôi thì muốn mọi thứ phải rạch ròi, yêu ghét, trọng khinh rất rõ ràng và rứt khoát. Đành rằng sống là phải bao dung. Nhưng kẻ nào tầm thường thì họ chỉ nên được hưởng sự chiếu cố vừa phải. Có lẽ do quá tự tin mà Nguyễn Khắc Trường thành cả tin! Ông cực kỳ dễ tin người. Có ông quan văn nghệ rất thâm hiểm nhưng khéo đóng kịch, đã qua mắt được Nguyễn Khắc Trường suốt mấy chục năm. Có những lời nói dối một trăm phần trăm, nhưng nó được uốn éo thế nào đó, lại khiến ông tin là thật. Và ông giữ niềm tin ấy rất lâu nếu không muốn nói là suốt đời. Ông trở thành người kể tốt không công, bền bỉ và vô tư cho khối kẻ chả ra gì. Chỉ khi có bằng chứng rõ ràng về sự đểu giả trực tiếp tác động đến ông, hoặc đến người mà ông quan tâm, ông mới thôi không tin nữa. Không tin nhưng vẫn chơi và chỉ chờ cơ hội để chứng tỏ mình nhận định sai.
Hàng chục năm trời ông không ưa tôi và biết là tôi cũng không ưa ông, không thực sự tâm phục khẩu phục ông. Trong những lý do đã kể, còn có thêm lý do là ông nghĩ tôi hay làm to chuyện liên quan đến vấn đề xuất bản sách của mình. Rồi số phận lại xô đẩy thế nào để ông và tôi cùng làm việc với nhau ngày ngày. Khi làm xuất bản, Nguyễn Khắc Trường dần dần thừa nhận nhiều thực tế mà ông không biết nhưng lại cứ làm như mình biết hết. Lần đầu tiên Nguyễn Khắc Trường trực tiếp chứng kiến cảnh Lão Khổ bị ngăn cản tái bản để ông thấy tôi không hề làm nghiêm trọng hóa vấn đề.
Và ông quyết định ra tay giúp tôi. Sau sự việc đó, Nguyễn Khắc Trường và tôi có thêm mối thân tình tự nhiên. Nhưng có lẽ chúng tôi thực sự gắn bó với nhau do bắt đầu nhận ra ở nhau nhiều nét tương hợp. Đầu tiên tôi nhận ra ở ông một sự chân thành rất hiếm và rất quý trong thời buổi bây giờ.
Hầu như ông không biết nói dối. Mọi suy nghĩ của ông đều được thổ lộ bằng thứ giọng nói cho cả tổng nghe rõ. Ngồi đàm thoại với ông phải tránh đi những chuyện bí mật riêng tư, nếu không muốn xung quanh nghe thấy. Với vấn đề nào đó ông tin mình đúng, ông thường đưa ra những kết luận chắc như đinh và vỗ đùi cười sảng khoái, thây kệ người khác nghe rất tức. Sau đó ông mỉm cười nghe cãi lại và nếu anh cãi hay thì lại khiến ông vỗ đùi tán thưởng rầm rầm nhưng nhất định không thay đổi quan điểm. Vì ngay thẳng nên ông không e ngại bị hiểu lầm, ngay cả khi ông nói sai bét vấn đề.
Bề ngoài ồn ào, thô mộc như vậy nhưng chớ ai nghĩ ông sốc nổi. Ông là người nhiều ưu tư, luôn sẵn mối quan tâm thường trực, nhất là trước những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới xã hội. Khi đó nét mặt ông trở nên trầm buồn, chán nản và có phần thất vọng. Cũng khi đó tính cách khí khái, ngang tàng của ông được thể hiện rõ ràng nhất. Nó khác hẳn với một Nguyễn Khắc Trường khề khà, dễ dãi khi nhận lời đi đánh chén thịt chó, dùng tay bốc bải một cách tự nhiên rất thô nhưng cũng rất ngon mắt! Mặt ông rạng rỡ trước những miếng thịt bóng nhoáng mỡ. Với ông, trên đời này chỉ có hai món thuộc hàng cao lương mỹ vị, ấy là thịt chó lá mơ kèm mắm tôm và thịt lợn cắp nách chấm hạt dổi. Mà phải là thịt nửa nạc nửa mỡ, có dính bì thui rơm. Còn hai thứ đó tức là cuộc đời này còn đáng sống để làm việc hết mình và tận hưởng!
Có Nguyễn Khắc Trường về, giám đốc giao cho ông phó phần văn xuôi trong nước, cũng là phần khó gặm nhất. Ông tận dụng triệt để cái uy của mình để bênh vực những tác phẩm thuộc loại 'có vấn đề'. Khi bị cấp trên căn vặn, ông tỏ ra điềm tĩnh hơn cả mức cần thiết. Đôi khi câu trả lời của ông chỉ là: 'Không có vấn đề gì, tôi đọc kỹ rồi, hoàn toàn yên tâm', bằng ngữ điệu của một ông nông dân biết rõ từng thửa ruộng. Nguyễn Khắc Trường có khả năng nhớ hầu hết tên tuổi cũng như tác phẩm của những nhà văn đàn anh và lớp cùng thời. Ai có tác phẩm nào đáng nhớ, ai đang ở đâu, làm gì, tử tế hay không, đang viết gì, mới in gì, con cái ra sao, phát ngôn nào ấn tượng, nếu tuyển chọn thì lấy tác phẩm nào…ông đều nhớ và có thể nói vanh vách. Vì thế nếu phải làm tuyển mà có ông thì rất nhàn.
Sở dĩ có được điều đó vì Nguyễn Khắc Trường đã đọc của ai thì đọc rất kỹ, rất cẩn thận, có nhận xét, thậm chí nhớ cả những tình tiết đặc sắc và nhớ rất dai. Trong công việc duyệt tác phẩm cũng thế. Nhiều bản thảo biên tập đọc qua loa, nhưng đến ông thì nó được xăm soi từng từ, chữa cả dấu chấm, phảy theo ngữ pháp mà ông ưa thích. Ông là người công bằng khi đối xử với bản thảo và tác giả, đành rằng không tránh khỏi có lúc rất cảm tính và nhiều khi gây sốc. Nhưng nó đều có chung điểm xuất phát là rất chân thành và thẳng thắn. Ông không bao giờ nghĩ thế này lại nói thế khác, kể cả nói ra những điều không thật thuyết phục.
Khi đã đặt bút ký duyệt in, Nguyễn Khắc Trường cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng mà không đổ lỗi cho ai. Ông sẵn sàng đối chất với các cấp quản lý để bảo vệ tác phẩm và tác giả. Thậm chí, thay vì nói chung chung để xí xoá như cách quen thuộc, Nguyễn Khắc Trường lại dùng những lời lẽ mạnh hơn mức cần thiết để khẳng định là ông đúng, tác giả đúng, việc cuốn sách ra đời là đúng. Khi đó mới thấy cái uy của sự chân thành. Phải là người có trách nhiệm với nghề, với bạn đọc và với đồng nghiệp mới có thể làm như vậy. Bởi vì, để có một ấn phẩm thực sự tốt đến tay bạn đọc, là cả một nghệ thuật leo dây của biên tập viên. Nhưng cho dù biên tập viên có giỏi đến mấy, bản lĩnh đến mấy cũng không phải là người quyết định cuối cùng số phận bản thảo nào đó. Chính vì thế có một lãnh đạo uy tín cao, có lương tâm nghề nghiệp và có bản lĩnh, là vô cùng quan trọng. Và trong gần 10 năm làm biên tập, tôi đã có một lãnh đạo xuất bản như vậy để cùng nhau làm việc, đó chính là nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
Từ khi có Nguyễn Khắc Trường, thì ông và tôi luôn tìm cách 'minh oan' cho những tác giả và những tác phẩm bị thời cuộc hiểu lầm. Thực ra là chúng tôi chỉ đòi mọi người phải thực hiện nghiêm túc những gì hiến pháp quy định cho quyền được công bố tác phẩm của công dân. Hàng loạt tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Trần Bạt, Trần Đức Tiến, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Trọng Thắng…và hàng loạt tác phẩm một thời bị coi là có vấn đề như của Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương….đều phải nhờ đến Nguyễn Khắc Trường mới được tái bản. Không có Nguyễn Khắc trường trong khoảng gần 10 năm ở nhà xuất bản, thì uy tín của nhà xuất bản sẽ không bao giờ có được như hiện nay.
Nếu không nhờ Nguyễn Khắc Trường, ít nhất có hai chục cuốn sách làm vẻ vang cho Nhà xuất bản, vẻ vang cho Hội nhà văn trong đó có những cuốn sách làm thay đổi hình ảnh đất nước theo chiều hướng đẹp lên trong con mắt người ngoài, sẽ vĩnh viễn cứ chỉ là bản thảo hoặc quá lắm thì lang thang trên mạng với sự tiếp nhận không trọn vẹn, không thể hiệu quả như họ đã đọc trên bản in với danh nghĩa Nhà xuất bản hội nhà văn.
Không ít lần, vì nhiều chuyện mà tôi thấy mệt mỏi, chỉ muốn bỏ cuộc nếu không có sự trợ sức mạnh mẽ từ Nguyễn Khắc Trường. Mà ông chả cần nói gì nhiều. Ông chỉ cần ngồi sờ cằm, gật gù, ề à, miệng mủm mỉm hoặc vỗ đùi cười ngất ngú…đã đủ khiến người khác an lòng. Nếu lại rủ được ông đi thịt chó lá mơ thì kể như mọi bức bách được giải toả. Ông có cái uy của một nhà văn nổi tiếng, điều đó khỏi phải bàn. Nhưng Nguyễn Khắc Trường còn có cái uy của một người không bao giờ lèo lá mà chỉ biết nói thẳng. Rất ít người sống thẳng thắn như ông mà không bị nhiều người khác ghét bỏ. Họ ngại ông, bị ông át vía nhưng lại thích gần gụi để nghe ông nói và cười một cách hào sảng, hào sảng theo kiểu của anh nông dân dư dật, hơi tự mãn nhưng tốt bụng.
Nguyễn Khắc Trường cũng là người có nguyên tắc sống đáng nể. Ông rất biết mình là ai, có thể làm gì. Mặc dù có nhiều điều bất mãn với thời cuộc, như bất cứ ai yêu cái cuộc đời này, nhưng ông chấp nhận luật của cuộc chơi rất sòng phẳng và nghiêm túc. Không chơi thì thôi, khỏi bàn. Đã chơi thì không phá bĩnh, không miệt thị theo kiểu hàng tôm hàng cá, không đánh lén, không ném đá giấu tay. Ông muốn mọi sự phải minh bạch. Ông là người có khả năng điều chỉnh rất giỏi gianh giới giữa kẻ nghệ sỹ tự do và con người của công việc vốn không thể hành xử chỉ vì cá nhân mình. Nhưng đó cũng lại là bi kịch lớn nhất của ông, thứ duy nhất ông không thể chia sẻ và rất ít người hiểu được.
Ông cũng là số ít người khiến cho tôi cảm thấy thiếu vắng khi không gặp ngày ngày sau khi ông về hưu. Sống một thời gian với Nguyễn Khắc Trường, tôi nhận ra, ông thuộc số không nhiều những người đàn ông đáng chơi nhất và khi đã chơi có thể hoàn toàn tin tưởng nếu cần phải nói ra bất cứ chuyện gì.
| Thảo luận(2) |
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0223
THƠ XƯỚNG HỌA
NGUYÊN XƯỚNG CỦA GS BÙI NGOẠN LẠC
Màu Tang Thế Kỷ
Trần gian đầy dẫy chuyện bi thương,
Sinh tử, đến đi ấy lẽ thường.
Duyên tận, giã từ là tất yếu,
Tuổi già, si đắm phải soi gương.
Đông Tây danh lợi mờ chân lý,
Nam Bắc quyền uy ẩn hậu trường.
Giây phút nội tâm bừng thức tỉnh,
Mong người ác độc sớm hoàn lương.
TƯ NGUYÊN
San Jose, 30-6-2012
Kính Họa 1:
Ý Nghĩa Cuộc Sống
Trên đời quí nhất ấy tình thương,
Lợi lộc, quyền uy thật quá thường!
Vật chất tiêu tan khi biến loạn,
Danh thơm tồn tại đáng noi gương.
Từ bi hỷ xả tâm an lạc,
Nghĩa trọng ân đền tuổi thọ trường.
Thấu hiểu nhân sinh là đại mộng,
Mọi người sẽ sống rất hiền lương!
Thúy Mai
San Jose, 01-7-2012
Kính họa 2:
Đất Nước Đau Thương
Ngày nay đất nước quá đau thương!
Cán bộ đánh ai cũng chuyện thường.
Dân chúng đói meo không đủ gạo,
Chính quyền tham nhũng chẳng làm gương.
Nhiều điều oan ức, nhiều đau khổ,
Lắm cảnh bất công, lắm đoạn trường.
Hy vọng một ngày không Cộng Sản,
Người dân sẽ sống hết thê lương!
CHÁNH MINH
Đồi Anaheim, 06 July 2012
Kính họa 3
MỘNG THIÊN LƯƠNG
Cầm đàn ta khảy - xuống cung Thương !
Tích tịch tình tang... chuyện thế thường
Hạ phố mây ngừng chim luyến gót
Thu hồ sóng lặng - liễu soi gương
Bại thành một phút ... hồi chung cuộc
Hưng phế đòi cơn ... giấc mộng trường
Rũ áo trăm năm - hồn nhớ bóng
Dặn lòng nguyền giữ chút Thiên lương !!...
Tịnh Vân
Nhìn quê lòng những ngậm ngùi thương
Dân chẳng an vui cuộc sống thường
Sử cũ, Diên Hồng, đau nhạt sử
Gương xưa, Quốc Toản, xót mờ gương
Ba miền sông núi nhòa xương máu
Một cõi nhân gian ngập chiến trường
Lấy mác thiên đàng che hoả ngục
Hỏi lừa dối ấy có vô lương ???
Ngô Minh Hằng Kính họa 5:
CÕI TẠM
Đời người hạnh phúc lẫn đau thương
Nay có mai không-ấy chuyện thường
Việc thiện giúp người-nên bắt chước
Tâm lành độ thế-phải noi gương
Lụy sầu chìm nổi vòng danh lợi
Khổ ải long đong cuộc hí trường
Hiểu được trần gian là cõi tạm
Mong thay tất cả sống hiền lương .
VIRGINIA , July. 8th. 2012
Phan Ngọc
Đệ Nhất B1 QUỐC HỌC 58-59
Kính họa 6
GIẤC MỘNG NGÀY MAI
Bao nhiêu thế hệ nhuốm đau thương,
Quốc thái dân an chẳng chuyện thường.
Bầy cháu bầy con cần dẫn dắt,
Đàn anh đàn chị hãy làm gương…
Mẹ già hết trĩu vai gồng gánh,
Em nhỏ vui mang sách đến trường.
No ấm, người người trong hạnh phúc,
Không còn trông thấy cảnh thê lương…
Dương Hồng Kỳ
Kính họa 7
Yêu Thương
Cuộc sống đầy vơi cõi mến thương,
Người ơi có nhớ đạo luân thường,
Gia đình tổ quốc chung nòi giống,
Giáo lý nhân gian một tấm gương.
Danh lợi có chăng phường ảo mộng,
Tiền tài không chắc cả tình trường.
Ai ơi có nhớ lòng nhân ái,
Mộng tưởng chờ xin chút cải lương
TTT( 2012)
Kính họa 8
Kính họa 8
TIN TƯỞNG NGÀY MAI
Trăm năm cuộc thế lắm tang thương,
Bỉ thái chuyển luân ấy sự thường.
Bác ái, từ hòa nên giữ đạo,
Anh hùng, hào kiệt phải noi gương.
Giang sơn, tổ quốc, thiên nguyên đại
Độc lập, tự do, vạn thế trường.
Cùng nắm tay nhau, cùng tiến bước,
Ngàn năm rạng rỡ tiếng minh lương.
THƠ YÊU NƯỚC
KHÉP LẠI QUÁ KHỨ
http://www.youtube.com/embed/OubS5o5qdWc"
Anh khuyên tôi : "Hãy quên đi thù hận"
Về quê hương xây dựng nước non nhà
Bằng tài năng học hỏi chốn phương xa
Đảng, nhà nước hoan nghênh người viễn xứ !
Về quê hương xây dựng nước non nhà
Bằng tài năng học hỏi chốn phương xa
Đảng, nhà nước hoan nghênh người viễn xứ !
Anh khuyên tôi : "Hãy khép lại quá khứ"
Quên những ngày khói lửa dậy trời Nam
Chiến xa Nga hằn đậm vết hung tàn
Trên đường phố Sài Gòn ngày quốc hận !
Quên những ngày khói lửa dậy trời Nam
Chiến xa Nga hằn đậm vết hung tàn
Trên đường phố Sài Gòn ngày quốc hận !
Anh bảo tôi quên những ngày lận đận
Cha đi tù, mẹ buôn gánh bán bưng
Nuôi đàn con trong khốn khổ tột cùng
Tôi phải thôi học, sáng ngô chiều sắn
Cha đi tù, mẹ buôn gánh bán bưng
Nuôi đàn con trong khốn khổ tột cùng
Tôi phải thôi học, sáng ngô chiều sắn
Vâng, tôi cố quên những ngày mưa, nắng
Đi mò cua, giúp mẹ buổi cơm chiều
Quên những ngày nước ngập mái tranh xiêu
Đêm u tịch hãi hùng :"kinh tế mớ" !
Đi mò cua, giúp mẹ buổi cơm chiều
Quên những ngày nước ngập mái tranh xiêu
Đêm u tịch hãi hùng :"kinh tế mớ" !
Giờ, tha phương, quê nhà xa dịu vợi
Tôi sống cuộc đời dân chủ ấm no
Nhưng dân tôi ĐANG khắc khoải mong chờ
Ngày sụp đổ của bạo quyền tàn độc
Tôi sống cuộc đời dân chủ ấm no
Nhưng dân tôi ĐANG khắc khoải mong chờ
Ngày sụp đổ của bạo quyền tàn độc
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc
Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng
Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung
Khổ đến nổi đem con mình đi bán !
Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng
Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung
Khổ đến nổi đem con mình đi bán !
Tôi chống anh KHÔNG PHẢI VÌ DĨ VÃNG
Mà là vì HIỆN TẠI với TƯƠNG LAI
Vì dân tôi ĐANG sống kiếp dọa đày
Thế hệ trẻ nhìn TƯƠNG LAI VÔ ĐỊNH !
Mà là vì HIỆN TẠI với TƯƠNG LAI
Vì dân tôi ĐANG sống kiếp dọa đày
Thế hệ trẻ nhìn TƯƠNG LAI VÔ ĐỊNH !
Thì anh ơi, nói chi lời lừa phỉnh
Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu
Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau
Cuộc hoà giải với người dân quốc nội :
Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu
Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau
Cuộc hoà giải với người dân quốc nội :
Hãy ngưng ngay những hành động bỉ ổi
Ngưng đuổi nhà, cưởng chiếm đất nhân dân
Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần
Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy
Ngưng đuổi nhà, cưởng chiếm đất nhân dân
Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần
Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy
Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy
Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi
Hứa hoà hợp hoà giải ở đầu môi
Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể
Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi
Hứa hoà hợp hoà giải ở đầu môi
Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể
Nếu thật tình thì hãy mau giải thể
Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương)
Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương
Đem tài sức hiến dâng cho đất nước
Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương)
Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương
Đem tài sức hiến dâng cho đất nước
Hứa với anh, tôi là người đi trước !!!
Trần Chiêu Yên
QUÊ HƯƠNG ĐỔI MỚI ?
Anh khuyên tôi : “Về thăm lại quê hương
để nhìn thấy Việt Nam giờ đổi mới !”
để nhìn thấy Việt Nam giờ đổi mới !”
Nghe anh nói lòng tôi buồn quá đổi
Ba mươi năm vẫn một điệu tuyên truyền
Ba mươi năm vẫn gạt gẫm triền miên
Ba mươi năm vẫn miệng lằng lưởi mối !
Ba mươi năm vẫn một điệu tuyên truyền
Ba mươi năm vẫn gạt gẫm triền miên
Ba mươi năm vẫn miệng lằng lưởi mối !
Vâng, nước Việt từ lâu đà “đổi mới”
“Mới” từ ngày giặc cưởng chiếm Miền Nam:
Đời yên vui chợt đổ vở điêu tàn
Đang giàu có bỗng thành tên hành khất
“Mới” từ ngày giặc cưởng chiếm Miền Nam:
Đời yên vui chợt đổ vở điêu tàn
Đang giàu có bỗng thành tên hành khất
Đời sống mới, ôi cuộc đời súc vật
Kẻ mang xiềng người lao dịch rừng sâu
Giặc từ rừng về bắn giết, tịch thâu
Người trí thức cuối đầu đi “học tập” !
Kẻ mang xiềng người lao dịch rừng sâu
Giặc từ rừng về bắn giết, tịch thâu
Người trí thức cuối đầu đi “học tập” !
Trên rừng, dưới biển, bóng người tấp nập
Hẹn nhau đi, không hẹn chuyến quay về
Dù “công an”, hải tặc khắp tư bề
Người dân Việt vẫn liều mình vượt biển !
Hẹn nhau đi, không hẹn chuyến quay về
Dù “công an”, hải tặc khắp tư bề
Người dân Việt vẫn liều mình vượt biển !
Ba mười năm, nước ta còn chậm tiến
Dân bần cùng đem bán cả con thơ
Thiếu miếng ăn còn đâu những ước mơ
Phụ nữ bán thân mình ngoài muôn dặm !
Dân bần cùng đem bán cả con thơ
Thiếu miếng ăn còn đâu những ước mơ
Phụ nữ bán thân mình ngoài muôn dặm !
Vâng, tôi biết quê hương thay đổi lắm
Đạo làm người, liêm sĩ nay còn đâu
Bọn tam vô chuyên bốc lột, làm giàu
Trên xương máu của người dân nước Việt!
Đạo làm người, liêm sĩ nay còn đâu
Bọn tam vô chuyên bốc lột, làm giàu
Trên xương máu của người dân nước Việt!
Nơi viễn xứ, không về, tôi vẫn biết
Đồng Mỹ kim rất qúi ở quê mình
Mang nó về mua được chút HƯ VINH
Trên TỦI NHỤC của đồng bào tôi đó !
Đồng Mỹ kim rất qúi ở quê mình
Mang nó về mua được chút HƯ VINH
Trên TỦI NHỤC của đồng bào tôi đó !
Này anh hỡi, xin anh nghe cho rỏ
Chỉ quay về khi đất nước TỰ DO
Khi quê hương thay đổi một màu cờ
Khi DÂN CHỦ phục hồi trên đất mẹ
Chỉ quay về khi đất nước TỰ DO
Khi quê hương thay đổi một màu cờ
Khi DÂN CHỦ phục hồi trên đất mẹ
Trần Chiêu Yên
Hứa với anh, tôi là người đi trước!
Anh khuyên tôi: “Hãy quên đi thù hận”
Về quê hương xây dựng nước non nhà
Bằng tài năng học hỏi chốn phương xa
Đảng, nhà nước hoan nghênh người viễn xứ!
Về quê hương xây dựng nước non nhà
Bằng tài năng học hỏi chốn phương xa
Đảng, nhà nước hoan nghênh người viễn xứ!
Anh khuyên tôi hãy “khép lại quá khứ”
Quên những ngày khói lửa dậy trời Nam
Chiến xa Nga hằn đậm vết hung tàn
Trên đường phố Sài Gòn ngày quốc hận!
Quên những ngày khói lửa dậy trời Nam
Chiến xa Nga hằn đậm vết hung tàn
Trên đường phố Sài Gòn ngày quốc hận!
Anh bảo tôi quên những ngày lận đận
Cha đi tù, mẹ buôn gánh bán bưng
Nuôi đàn con trong khốn khổ tột cùng
Tôi phải thôi học, sáng ngô chiều sắn
Cha đi tù, mẹ buôn gánh bán bưng
Nuôi đàn con trong khốn khổ tột cùng
Tôi phải thôi học, sáng ngô chiều sắn
Vâng, tôi cố quên những ngày mưa, nắng
Đi mò cua, giúp mẹ buổi cơm chiều
Quên những ngày nước ngập mái tranh xiêu
Đêm u tịch hãi hùng: “kinh tế mới”!
Đi mò cua, giúp mẹ buổi cơm chiều
Quên những ngày nước ngập mái tranh xiêu
Đêm u tịch hãi hùng: “kinh tế mới”!
Giờ, tha phương, quê nhà xa dịu vợi
Tôi sống cuộc đời dân chủ ấm no
Nhưng dân tôi ĐANG khắc khoải mong chờ
Ngày sụp đổ của bạo quyền tàn độc
Tôi sống cuộc đời dân chủ ấm no
Nhưng dân tôi ĐANG khắc khoải mong chờ
Ngày sụp đổ của bạo quyền tàn độc
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc
Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng
Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung
Khổ đến nổi đem con mình đi bán!
Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng
Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung
Khổ đến nổi đem con mình đi bán!
Tôi chống anh KHÔNG PHẢI VÌ DĨ VÃNG
Mà là vì HIỆN TẠI với TƯƠNG LAI
Vì dân tôi ĐANG sống kiếp dọa đày
Thế hệ trẻ nhìn TƯƠNG LAI VÔ ĐỊNH!
Mà là vì HIỆN TẠI với TƯƠNG LAI
Vì dân tôi ĐANG sống kiếp dọa đày
Thế hệ trẻ nhìn TƯƠNG LAI VÔ ĐỊNH!
Thì anh ơi, nói chi lời lừa phỉnh
Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu
Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau
Cuộc hòa giải với người dân quốc nội:
Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu
Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau
Cuộc hòa giải với người dân quốc nội:
Hãy ngưng ngay những hành động bỉ ổi
Ngưng đuổi nhà, cưởng chiếm đất nhân dân
Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần
Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy
Ngưng đuổi nhà, cưởng chiếm đất nhân dân
Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần
Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy
Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy
Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi
Hứa hòa hợp hòa giải ở đầu môi
Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể
Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi
Hứa hòa hợp hòa giải ở đầu môi
Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể
Nếu thật tình thì hãy mau giải thể
Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương)
Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương
Đem tài sức hiến dâng cho đất nước
Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương)
Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương
Đem tài sức hiến dâng cho đất nước
Hứa với anh, tôi là người đi trước!
Trần Chiêu Yên
“KẺ THÙ TỔ QUỐC”
Khi nói lên tiếng nói của lương tâm
Chống lại bạo tàn, ác ôn, vô trí
Chống lại độc tài, tham ô, đảng trị
Anh cho rằng tôi “thù hận quê hương”
Chống lại bạo tàn, ác ôn, vô trí
Chống lại độc tài, tham ô, đảng trị
Anh cho rằng tôi “thù hận quê hương”
Khi dân oan rần rộ kéo xuống đường
Biểu tình chống bọn giành nhà cướp đất
Anh cho họ là “nghịch thù DÂN TỘC”,
“Phá quê hương” và “phản lại nhân dân” !
Biểu tình chống bọn giành nhà cướp đất
Anh cho họ là “nghịch thù DÂN TỘC”,
“Phá quê hương” và “phản lại nhân dân” !
Khi người dân tố cáo cộng hung tàn
Anh bảo họ là bọn người “qúa khích”
(Nhà nước anh coi họ là thù địch
Đáng bỏ tù và tra tấn dã man!)
Anh bảo họ là bọn người “qúa khích”
(Nhà nước anh coi họ là thù địch
Đáng bỏ tù và tra tấn dã man!)
Này anh hỡi, đừng lý luận bắt quàng:
Biến dân oan thành “kẻ thù đất nước”!
Luận cứ ấy điêu ngoa không nghe được
Lối tuyên truyền, lừa phỉnh qúa ngây ngô
Biến dân oan thành “kẻ thù đất nước”!
Luận cứ ấy điêu ngoa không nghe được
Lối tuyên truyền, lừa phỉnh qúa ngây ngô
Tôi khuyên anh hãy bỏ thói hàm hồ
Trở về với QUÊ HƯƠNG và DÂN TỘC
Nghe tiếng lương tâm: Phục vụ tổ quốc
Quên hận thù, “hòa giải” với dân oan !
Trở về với QUÊ HƯƠNG và DÂN TỘC
Nghe tiếng lương tâm: Phục vụ tổ quốc
Quên hận thù, “hòa giải” với dân oan !
Lắng nghe đây! Hỡi những kẻ lạc đàng
Hãy nhìn rõ QUÊ HƯƠNG, DÂN TỘC!
Hãy nhìn rõ QUÊ HƯƠNG, DÂN TỘC!
QUÊ HƯƠNG ta gồm cả vùng Bản Giốc
Từ Nam Quan cho đến tận Cà Mau
Cha ông ta mảnh liệt chống quân Tàu
Cương quyết giữ gìn biên cương lãnh thổ
Từ Nam Quan cho đến tận Cà Mau
Cha ông ta mảnh liệt chống quân Tàu
Cương quyết giữ gìn biên cương lãnh thổ
QUÊ HƯƠNG không phải là phủ bắc bộ
Chẳng phải là bọn Minh, Giáp, Duẩn, Đồng
Cũng chẳng là đảng cộng, đám cuồng ngông
Hay Triết, Dũng, bọn buôn dân bán nước
Chẳng phải là bọn Minh, Giáp, Duẩn, Đồng
Cũng chẳng là đảng cộng, đám cuồng ngông
Hay Triết, Dũng, bọn buôn dân bán nước
QUÊ HƯƠNG ta, dãy non sông gấm vóc
Với kinh thành: Hà nội, Huế , Sài-Gòn
Và địa danh như Quảng Trị, Vĩnh Long
Chớ chẳng phải thành hồ, Leningrad !
Với kinh thành: Hà nội, Huế , Sài-Gòn
Và địa danh như Quảng Trị, Vĩnh Long
Chớ chẳng phải thành hồ, Leningrad !
Quê hương ta, bức địa đồ vừa rách nát
Mất Nam Quan, Bản Giốc, đảo Trường sa
Làng xóm ta vang vội tiếng rên la
Của lương dân khóc mất nhà mất đất !
Mất Nam Quan, Bản Giốc, đảo Trường sa
Làng xóm ta vang vội tiếng rên la
Của lương dân khóc mất nhà mất đất !
DÂN TỘC ta biết thờ Trời, kính Phật
Chứ không là qủy đỏ, lủ tam vô
Đốt sách, bắt sư, đóng cửa nhà thờ
Đày tu sĩ , chiếm chùa, đào nghĩa địa
Chứ không là qủy đỏ, lủ tam vô
Đốt sách, bắt sư, đóng cửa nhà thờ
Đày tu sĩ , chiếm chùa, đào nghĩa địa
DÂN TỘC ta trọng luân thường đạo nghĩa
Chứ không gian tham, tráo trở lọc lường
Bán đàn bà con gái khắp mười phương
Dưới chế độ nhà nước anh “quản lý” !
Chứ không gian tham, tráo trở lọc lường
Bán đàn bà con gái khắp mười phương
Dưới chế độ nhà nước anh “quản lý” !
Này anh hỡi, mở mắt nhìn cho kỹ
Ai tham tàn làm tan nát QUÊ HƯƠNG ?
Ai đàn áp dân khốn khổ xuống đường
Ai cướp đất, buôn lao nô, bán nước
Ai tham tàn làm tan nát QUÊ HƯƠNG ?
Ai đàn áp dân khốn khổ xuống đường
Ai cướp đất, buôn lao nô, bán nước
Ai đã cắt Nam Quan và Bản Giốc
Đem biên cương, hải phận hiến quân Tàu
Ai hận thù để dân Việt thương đau
Đấy, kẻ thù của QUÊ HƯƠNG, DÂN TỘC !
Đem biên cương, hải phận hiến quân Tàu
Ai hận thù để dân Việt thương đau
Đấy, kẻ thù của QUÊ HƯƠNG, DÂN TỘC !
CHÍNH CỘNG SẢN LÀ “KẺ THÙ TỔ QUỐC !”
Trần Chiêu Yên
Hỏi Anh
Thắm thoát tháng Tư đã đến rồi
Ngoài sân lác đác cánh đào rơi
Ngậm ngùi nhớ qúa trời quê mẹ
Anh hỡi, cho tôi hỏi mấy lời!
Anh nói rằng anh “giải phóng” tôi
Mà sao khốn khổ quá anh ơi
Cha đi “cải tạo” ngoài phương Bắc
Mẹ sống lầm than giữa chợ đời
Mà sao khốn khổ quá anh ơi
Cha đi “cải tạo” ngoài phương Bắc
Mẹ sống lầm than giữa chợ đời
Anh nói rằng ta có tự do
Mà sao người sống kiếp co ro
Thuyền neo bãi vắng chờ đêm xuống
Vượt biển mù khơi lánh rợ hồ
Mà sao người sống kiếp co ro
Thuyền neo bãi vắng chờ đêm xuống
Vượt biển mù khơi lánh rợ hồ
Anh nói quê ta giờ “đổi mới”
Mà sao độc đảng vẫn còn đây
Mà sao nhũng lại nhiều như mối
Đục khoét quê hương suốt tháng ngày!
Mà sao độc đảng vẫn còn đây
Mà sao nhũng lại nhiều như mối
Đục khoét quê hương suốt tháng ngày!
Anh bảo dân ta no ấm rồi
Mà sao đem bán cả con người
Thanh niên “xuất khẩu” làm lao dịch
Thiếu nữ nô tình chốn dặm khơi !
Mà sao đem bán cả con người
Thanh niên “xuất khẩu” làm lao dịch
Thiếu nữ nô tình chốn dặm khơi !
Anh bảo rằng anh trí tuệ cao
Mà sao thua kế lũ quân Tàu
Nam Quan, Bản Giốc không còn nữa
Mất đất, này anh, có thấy đau !?
Mà sao thua kế lũ quân Tàu
Nam Quan, Bản Giốc không còn nữa
Mất đất, này anh, có thấy đau !?
Anh ơi, mở mắt nhìn cho rõ
Chủ nghĩa hoang đường, hãy lánh xa
Cộng sản rõ là loài quỷ đỏ
Phá tan, đập nát cả sơn hà !
Chủ nghĩa hoang đường, hãy lánh xa
Cộng sản rõ là loài quỷ đỏ
Phá tan, đập nát cả sơn hà !
Nhìn kia! Dân chúng quá lầm than
Thảm thiết kêu oan khắp xóm làng
Bãi thị đình công, giành sự sống
Quay về, anh hõi, với nhân dân
Thảm thiết kêu oan khắp xóm làng
Bãi thị đình công, giành sự sống
Quay về, anh hõi, với nhân dân
Này anh bộ đội với công an
Xin hãy một lòng với quốc dân
Quay súng triệt tiêu phường cộng đảng
Cứu người dân Việt khỏi gian nan !
Xin hãy một lòng với quốc dân
Quay súng triệt tiêu phường cộng đảng
Cứu người dân Việt khỏi gian nan !
Trần Chiêu Yên
Làm Sao Biết Được Đứa Văn Nô
Làm sao biết được đứa văn nô ?
Thú thật chuyện ni dể thấy mồ:
Lãi nhãi tấn công người chống cộng
Ồn ào ve vuốt lủ "bưng bô"
Quốc gia đả cộng thì moi móc
Cộng sản buôn dân lại ngó lơ
Thơ phú ru đời, “phi chính trị” Rõ ràng chính nó: đứa văn nô
Thú thật chuyện ni dể thấy mồ:
Lãi nhãi tấn công người chống cộng
Ồn ào ve vuốt lủ "bưng bô"
Quốc gia đả cộng thì moi móc
Cộng sản buôn dân lại ngó lơ
Thơ phú ru đời, “phi chính trị” Rõ ràng chính nó: đứa văn nô
Trần Chiêu Yên
CỘNG SẢN KHÔNG BÌNH YÊN
(Gởi về văn nô hữu phong,huuphongvn@gamail.com
(Gởi về văn nô hữu phong,huuphongvn@gamail.com
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. )
"Cộng sản Không Bình Yên
khi còn có CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ"
khi còn có CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ"
Nầy anh hỡi, hãy lắng nghe cho rỏ
Anh lầm đường lạc lối đã bao năm
Là bấy lâu nước Việt khổ vô ngần
Dưới ngọn cờ sao vàng nhuộm máu đó
Lá hiệu kỳ của rợ hồ, giặc cỏ
Của lũ người khát máu, sống vô lương
Của cường đồ tàn phá cả quê hương:
Dâng Bảng Giốc Nam Quan cho tàu cộng
Của đám bạo quyền tham ô nhũng loạn
Dựng lao trường đày đọa những lương dân
Xây trại tù hành hạ kẻ bạc phần,
Người ngã ngựa vì vận suy đất nước !
Anh lầm đường lạc lối đã bao năm
Là bấy lâu nước Việt khổ vô ngần
Dưới ngọn cờ sao vàng nhuộm máu đó
Lá hiệu kỳ của rợ hồ, giặc cỏ
Của lũ người khát máu, sống vô lương
Của cường đồ tàn phá cả quê hương:
Dâng Bảng Giốc Nam Quan cho tàu cộng
Của đám bạo quyền tham ô nhũng loạn
Dựng lao trường đày đọa những lương dân
Xây trại tù hành hạ kẻ bạc phần,
Người ngã ngựa vì vận suy đất nước !
Với óc văn nô anh nào thấy được
Những đau thương thống khổ của dân mình
Những hoang tàn đổ vở với điêu linh
Mà cộng phỉ luôn dối lừa bưng bít
Luôn tuyên truyền và “động viên”thù nghịch
Dày xéo nhân dân, bảo vệ cường đồ
Hận thù trí thức, đào tạo văn nô
Phá tôn giáo, tôn thờ tên quốc tặc
Những đau thương thống khổ của dân mình
Những hoang tàn đổ vở với điêu linh
Mà cộng phỉ luôn dối lừa bưng bít
Luôn tuyên truyền và “động viên”thù nghịch
Dày xéo nhân dân, bảo vệ cường đồ
Hận thù trí thức, đào tạo văn nô
Phá tôn giáo, tôn thờ tên quốc tặc
Này anh hỡi, quay về, đừng theo giặc
Hãy lắng nghe tiếng gọi của sơn hà
Hãy quay về đoàn kết với dân ta
Cùng nổi dậy để diệt tà cứu nước
Cùng đồng bào tay trong tay tiến bước
Phá hết gông cùm, đòi nợ nhân dân
Đòi nhà, đòi đất, đòi lại mộ phần
Của cha ông bị rợ hồ cướp đoạt
Hãy lắng nghe tiếng gọi của sơn hà
Hãy quay về đoàn kết với dân ta
Cùng nổi dậy để diệt tà cứu nước
Cùng đồng bào tay trong tay tiến bước
Phá hết gông cùm, đòi nợ nhân dân
Đòi nhà, đòi đất, đòi lại mộ phần
Của cha ông bị rợ hồ cướp đoạt
Hãy cùng nhau ta đứng lên đồng loạt
Chống bọn độc tài, tham nhũng, dâm ô
Dẹp tan cộng đảng – một lũ cường đồ
Đem tự do an bình cho đất nước!
Chống bọn độc tài, tham nhũng, dâm ô
Dẹp tan cộng đảng – một lũ cường đồ
Đem tự do an bình cho đất nước!
Hãy đứng lên, này anh, đừng khiếp nhược
Xé lá cờ đẩm máu của quê hương
Dựng lại cờ vàng trên khắp nẻo đường,
Cờ tổ quốc : nền vàng ba sọc đỏ
Cờ Trưng, Triệu phất ngàn năm xưa đó
Khiến bắc quân phải khiếp vía kinh hồn
Lá quốc kỳ linh hiển của Lạc Long
Vẫn tồn tại với ngàn năm lịch sử
Ngọn quốc kỳ mà rợ hồ, cộng phỉ
Luôn lo âu, khiếp sợ, KHÔNG BÌNH YÊN
Xé lá cờ đẩm máu của quê hương
Dựng lại cờ vàng trên khắp nẻo đường,
Cờ tổ quốc : nền vàng ba sọc đỏ
Cờ Trưng, Triệu phất ngàn năm xưa đó
Khiến bắc quân phải khiếp vía kinh hồn
Lá quốc kỳ linh hiển của Lạc Long
Vẫn tồn tại với ngàn năm lịch sử
Ngọn quốc kỳ mà rợ hồ, cộng phỉ
Luôn lo âu, khiếp sợ, KHÔNG BÌNH YÊN
Về đi anh với tổ quốc, dân hiền !
CHÍNH LUẬN HUỲNH QUỐC BÌNH
Còn Hay Không Còn Tổ Quốc?
Huỳnh
Quốc Bình
Tổ
Quốc không chỉ là mảnh đất do tiền nhân để lại cho con cháu qua các thời đại, mà
Tổ Quốc là vô hình, là niềm hảnh diện của con dân một đất nước. Giang sơn của
một quốc gia có thể mất vào tay kẻ cướp hay kẻ thù dân tộc, nhưng Tổ Quốc vẫn là
“máu thịt” không thể tách rời khỏi thân thể của con dân. Và chắc chắn không một
kẻ thù nào có thể lấy hình ảnh thiêng liêng của Tổ Quốc ra khỏi tim óc những
người biết yêu Tổ Quốc. Hình ảnh Tổ Quốc chỉ lu mờ khi người ta tìm cách chối bỏ
gốc gác của mình để chọn một loại “tổ quốc” xã hội chủ nghĩa, một thứ “tổ quốc”
phi nhân” và tình nguyện làm thân nô lệ kẻ thù và mang súng đạn của chúng về dày
xéo quê hương. Điều đáng mỉa mai là những tên thuộc loại “khôn ngoan trong việc
ác, dốt nát trong việc lành” này, lại ngạo mạn cho rằng mình là "đỉnh cao trí
tuệ loài người".
Diện
tích đất đai quốc gia này có thể to lớn hơn quốc gia kia, nhưng niềm tự hào về
Tổ Quốc của con dân mỗi nước không thể do lường theo sự lớn nhỏ của phần đất mà
họ có. Người ta nói “Tổ Quốc với con dân giống cha mẹ với con cái” không phải là
quá đáng. Một người yêu ông bà, cha mẹ, người thân, nhưng có thể không yêu Tổ
Quốc; nhưng chắc chắn một người biết yêu Tổ Quốc không thể không yêu người thân
mình. Và một khi đã yêu thì người đó sẽ tìm đủ cách để nói hay làm những điều có
lợi cho những gì mình "yêu". Điều này không khác chi một người lính chiến yêu
đời binh nghiệp. Người đó xem quân đội là sự nghiệp đời mình. Bằng chứng là có
một vị Tướng trong quân đội Hoa Kỳ đã tuyên bố: “Người ta có thể mang tôi ra khỏi quân
đội, nhưng không thể mang quân đội ra khỏi tôi”. (They can bring me out of the army, Abut
they can never tear the Army out of me.)
Trở
lại chuyện “Tổ Quốc”. Phía người Việt
Nam , có những
tên muốn chứng tỏ mình hiểu biết, thông thái hơn người, nên buông lời xúc phạm
và nguyền rủa tiền nhân anh hùng. Chúng lên án tổ quốc của chúng bằng những nhận
xét hết sức hời hợt, bất công. Chúng đánh mất lòng tự trọng và liêm sỉ tối thiểu
để tìm cách đồng hóa những khuyết điểm của chính thể này với tội lỗi tày trời
của một đảng gian ác khác. Hãy chịu khó nghe Nguyễn Gia Kiểng trong “Tổ Quốc Ăn
Năn ” của đương sự: “Tổ quốc của phe cộng sản là một tổ quốc
gian ác, trong khi tổ quốc của các chính quyền quốc gia là một tổ quốc tầm
phào.” Chỉ có chế độ
gian ác hay chính thể sai lầm chứ không thể có một loại tổ quốc nào là “gian ác”
hoặc “tầm phào” cả… Dĩ nhiên, bài viết này không dành để tranh luận với
những tên “trí thức” thuộc loại không sử dụng óc để nhận xét. Tôi chỉ muốn chứng
minh rằng: Tổ Quốc Việt
Nam là vô hình chứ không chỉ là dãy
giang sơn hữu hình đang nằm trong tay những tên VC gian ác để ngày nay chúng tạo
không biết bao nhiêu điều tồi tệ trên đó.
Bây
giờ chúng ta thử thu gọn hình ảnh một đất nước trở thành hình ảnh của một gia
đình. Gia đình kia chẳng may bị kẻ cướp xông vào nhà khống chế tất cả mọi người
và hãm hiếp, vơ vét của cải mà họ có. Chỉ vài người may mắn thoát thân. Người
kẹt lại bên trong, ngày đêm phải sống đời đói rách, tủi nhục và mong chờ người
chạy thoát quay về cứu mình. Trong khi đó người chạy thoát vì phải lo kiếm sống
để sinh tồn. Sau khi đời sống ổn định, bắt đầu lo hưởng thụ, lâu ngày quên mình
cũng từng là nạn nhân của bọn cướp. Có người quên luôn cả ông bà, cha mẹ, chú
bác, cô dì và anh chị em của mình vẫn còn nằm trong tay bọn cướp... Điều đáng
buồn, đáng trách là những người này ung dung trở về căn nhà đó như một người
hàng xóm về thăm nhà theo kiểu "áo gấm về làng". Có người còn nhẫn tâm bỏ vài
mươi Mỹ kim ra để ngủ trên thân xác “tiều tụy” của chị em “ruột thịt” với mình.
Chưa hết, họ còn tỏ ra
thân thiện và bắt tay làm ăn với bọn cướp trong các vỏ bọc “tôn giáo”, “từ
thiện” và “văn hoá”. Ai lên tiếng cản ngăn, họ bảo rằng "tôi không làm chính
trị". Ai lên tiếng phản đối, họ bảo "thôi dừng làm chính
trị".
Trong
sinh hoạt tại hải ngoại, tôi thấy không ít người chẳng làm gì cả, tối ngày chỉ
ngồi một chỗ mà than phiền hết điều này việc kia. Mỗi năm họ chỉ "yêu nước"
một vài lần trong những ngày lễ lớn. Họ thường xuyên "thương nòi" chung
quanh tách cà phê hay chén trà. Họ chỉ bàn thảo "chuyện đại sự" trong những bữa
tiệc linh đình, đầy ắp rượu Mỹ rượu Tây. Họ “yêu” đất nước và dân tộc họ bằng
những chuyến về thăm nhà theo cung cách của một người ngoại quốc đến Việt
Nam sử dụng tài chánh theo kiểu “vung
tiền qua cửa sổ”. Họ ra vào Việt
Nam như người ta đi chợ qua nhiều “vỏ
bọc” khác nhau, nhưng thực chất là mang đô-la về nộp cho bọn cướp. Để biện minh
cho hành động tiêu cực của chính mình, họ không ngại nói lời ta thán, chê bai
những khuyết điểm trong các sinh hoạt cộng đồng… Nhưng lại không biết hay không
chịu làm một điều gì cho cộng đồng tốt hơn. Họ hết lời ca ngợi các cộng đồng Do
Thái, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa, Lào và Cam Bốt nhưng lại chê bai, thống
trách, thậm chí còn "nguyền rủa" những khuyết điểm của cộng đồng
mình.
Nói
đến đây tôi nhớ đến bài diễn văn của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ John F Kennedy đọc
trong buổi lễ nhậm chức tại Washington DC, ngày 20 tháng Giêng năm 1961, ông đã
để lại câu nói bất hủ không chỉ cho nhân dân Hoa Kỳ mà cho cả thế giới về tương
quan giữa đất nước và dân tộc: "Ask not
what your country can do for you--ask what you can do for your country". Xin
tạm dịch "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho
bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho Tổ Quốc”.
Mới
đây tôi có dịp đọc bài viết ngắn, tiêu đề "Chuyện Bình Thường" của nhà văn "Tiểu
Tử". Tác giả có kèm theo một tấm
hình và đoạn văn diễn tả những lời trao đổi giữa hai người bạn, người này đang
sống tại Việt
Nam và người kia đang sống đời lưu
vong tại hải ngoại. Họ không nói điều gì xa vời. Họ không "nói chuyện chính trị". Họ cũng không
bàn chuyện "thiêng liêng nửa vời",
nhưng lại nói về những gì thuộc loại "chuyện bình thường" trên đất nước Việt
Nam hiện nay: "Khoá xe vào chân để yên
tâm ngủ trưa cho … ngon lành là chuyện bình thường ở xứ nầy, đâu có gì lạ ! Bồ
coi, như tôi bây giờ, trên xe đạp lúc nào cũng có ba (3) cái khoá : một cái để
khoá bánh trước vô sườn xe, một cái để khoá bánh sau vô sườn xe, còn cái thứ ba
là để khoá sườn xe vô cột điện. Vậy là an toàn ! Không làm vậy, nghĩa là chỉ
khoá một bánh xe vô cột điện là chúng nó tháo lấy bánh xe còn lại, có khi lấy
luôn cái sườn xe nữa ! Chuyện bình thường mà bồ !"
Dân
lao động nghỉ trưa trên vỉa hè phải cẩn thận khoá xe đạp vào chân để khỏi bị mất
cắp
Bây
giờ chúng ta thử hỏi:
-
Có
một đất nước nào mà phụ nữ, trẻ con bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục
nhiều như Việt
Nam ? Chỉ có Việt
Nam .
-
Có
một đất nước nào mà phụ nữ phải trần truồng xếp hàng để cho đàn ông ngoại quốc
ngắm nhìn và chọn lựa để mang về “làm vợ” cho cả nhà họ hay không? Chỉ có Việt
Nam .
-
Có
một đất nước nào mà nhà tù nhiều hơn trường học? Chỉ có Việt
Nam .
-
Có
đất nước nào mà người dân phải ăn toàn khẩu hiệu (bánh vẻ) thay cơm? Chỉ có Việt
Nam .
-
Và
còn nhiều điều nghịch lý khác nữa, không sao kể hết trong khuôn khổ một bài
viết.
Phụ
nữ VN xếp hàng chờ đợi được tuyển chọn để có thể "loã lồ" cho đàn ông Đại Hàn,
Hồng Kông, Đài Loan ngắm nhìn và chọn lựa mang về làm… vợ
Do sự
tình cờ tôi đọc được bài viết "Tiếng nói
từ trái tim" của một người Việt tỵ nạn VC tại Hoa Kỳ. Bài viết rất cảm động
và tình người. Tác cho biết rằng vợ chồng ông đã trên dưới 70 tuổi. Họ sống
chung với con cháu thật vui vẻ, hạnh phúc. Họ không có gì phải than thở, phàn
nàn. Họ sống như tất cả những người Việt
Nam tỵ nạn cộng
sản khác, rồi già đi, rồi chết đi, nhường chỗ cho con, cháu. Họ tự hỏi: “Thế
cũng xong một cuộc sống bình thường như tất cả mọi người. Thế thì trăn trở cái
gì? Thế thì khó chịu cái gì?” Cuối cùng ông đã thố lộ: “Tôi chưa trả nợ cho Tổ Quốc Việt
Nam của tôi một cách trọn vẹn. Tổ
Quốc đã cho tôi tất cả, nhưng tôi chưa đáp ứng lại được một phần. Và đến ngày 30
tháng Tư 1975, tôi đã mất Tổ Quốc. Gia đình còn, nhưng Tổ Quốc không còn. Tôi là
một người không còn Tổ Quốc từ năm 1975…”
Dù
không hoàn toàn đồng ý với tác giả nhưng tôi hết sức cảm thông cho tác giả. Tôi
xin mượn phần kết luận bài viết này để nói lên ý của tôi về vấn đề “còn hay
không còn Tổ Quốc?”
Kết
luận: Một
người vì hoàn cảnh phải lìa xa quê hương sống đời lưu lạc một cách lâu dài, chưa
hẵn là đã "mất Tổ Quốc". Người ta có thể sống bất cứ
nơi nào trên thế giới miễn là vẫn còn nhớ mình là ai và vẫn còn muốn làm một cái
gì đó lợi cho đất nước và dân tộc mình. Hoặc nếu không làm được một điều gì có
lợi nhưng dứt khoát không làm hại cho đất nước và dân tộc mình, thì người đó vẫn
còn Tổ Quốc. Bất cứ ai có những hành động tàn phá tài nguyên quốc gia,
bất chấp nền luân lý và đạo đức dân tộc mình bị suy đồi, chọn ngồi chung bàn ăn
chung mâm với bọn độc tài gian ác vì quyền lợi cá nhân, tiếp tay bọn độc tài
gian ác để để hãm hại đồng bào, làm tay sai cho ngoại bang để được vinh thân,
phì da... thì đó mới chính là những kẻ không còn Tổ Quốc.
Huỳnh
Quốc Bình
Viết
xong tại Salem ,
Oregon ,
USA
Chiều
ngày 4 tháng 7 năm 2012
THƠ THÁI BÁ TÂN
Thơ: Mắng con
Thái Bá Tân
MẮNG CON
MẮNG CON
Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua
Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Hà Nội, 7. 7. 2012 FACEBOOK Thái Bá Tân
DienDanCTM
KÝ NGUYỄN HỮU HUẤN
Cái duyên Nam Bắc
Nguyễn Hữu Huấn 2010/10/30
Nguyễn Hữu Huấn 2010/10/30
Xin các mợ BắcKỳ
chớ có buồn vì: không thể vơ đũa cả nắm, chỉ có phần nào
thôi.
Khi ngồi viết những giòng chữ này thì vợ cháu đang ngủ say sưa trên giường. Nhìn đôi chân dài thườn thượt của bà thò ra khỏi chăn, tự nhiên cháu bật cười.
Khi ngồi viết những giòng chữ này thì vợ cháu đang ngủ say sưa trên giường. Nhìn đôi chân dài thườn thượt của bà thò ra khỏi chăn, tự nhiên cháu bật cười.
Thì ra vợ cháu cũng thuộc loại…chân dài
ra phết, cao xấp xỉ 1,70 mét chứ chẳng phải chơi. Năm ngoái
gặp lại đám bạn cũ cùng binh chủng, trong lúc chụp ảnh chung
bỗng có thằng la lớn : “Chúng mày ơi ! đứng bên cạnh bà này
chắc ông phải kiễng chân lên mời xứng!“, làm vợ cháu ngượng
chín người.
Nghe nói bên Việt Nam bây giờ người ta tung hô tán tụng “những cô gái chân dài“ dữ lắm, làm phim, lên ảnh, quảng cáo rùm beng, làm các cô cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ không bằng.
Có điều lạ là hầu như các mợ toàn là gốc miền Bắc, nói năng giọng Bắc, nhìn đời với con mắt người Bắc và cư xử thì cứ “tự nhiên như người Hà Nội“.(Bật mí cho các cụ nhé: bây giờ thì đa số các mợ Hà Nội chính gốc đã thi nhau làm “con chim đa đa“ bay qua xứ khác lấy chồng xa hay đi kiếm cơm hết ráo, còn lại toàn là gốc Hà-Nam-Ninh hay Thanh-Nghệ-Tĩnh lên Hà Nội lập nghiệp).
Hay là ông Trời sinh ra người càng ở vùng phương Bắc thì da càng trắng, mũi càng cao và chân càng dài, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm là biết ngay.
Thế nhưng ”bà già chân dài” vợ cháu lại là dân Nam kỳ tuốt luôn tận phương Nam, là thứ Nam kỳ chính hiệu con nai vàng, quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn. Hoá ra “mũi cao, chân dài“ đâu phải độc quyền của các mợ Bắc Kỳ 75, các mợ nhờ “tàn dư đế quốc“ nên chỉ mới xuất hiện sau này thôi, chứ ngay trong „thời kỳ chiến tranh“ cách đây mấy mươi năm thì “mũi cao, chân dài“ như Nam kỳ vợ cháu đã nhởn nhơ đầy đường. Đúng là một cọng giá “thời kỳ chiến tranh“ vẫn hơn một gánh rau muống “thời kỳ hoà bình đổi mới “!
Bố mẹ cháu sinh cháu ra tại miền Bắc, học hành và lớn lên cùng với gia đình trong miền Nam, để rồi trưởng thành tận ngoài miền Trung. Từ những tính chất của ba miền đã hợp lại tạo nên cháu thành một thứ “hẩu lốn“: “như canh chua nấu với...rau muống, giá sống ăn với...bún riêu, nhậu bia với ché mà lại chấm với ...xì dầu". Thế nhưng cái bản chất Bắc kỳ vẫn là cái cốt lõi trong con người cháu từ lúc sơ sinh, vẫn Bắc kỳ rau muống mắm tôm, Bắc kỳ truyền thống, Bắc kỳ muôn thuở...Nhưng ông Trời oái oăm lại sai ông Tơ bà Nguyệt xe duyên cháu làm thằng tù khổ sai chung thân cho một bà vợ Nam kỳ quốc. Lạ thật ! Duyên hay nợ đây Trời!
Hồi còn bé, thú thật cháu chẳng ưa gì Nam kỳ. Còn ghét, còn hận nữa là khác. Chuyện cũng dễ hiểu thôi : lần đầu cắp sách đến trường tiểu học Bàn Cờ ở quận 3, Sài Gòn, chỉ có cháu với một thằng nhô nữa là Bắc kỳ. Thằng này có hàm răng đưa hơi xa ra phía trước, mà văn chương Bắc kỳ gọi là “vẩu“, còn Nam kỳ gọi đơn giản và rất tượng hình là cái “bàn nạo dừa“. Bố nó (không vẩu tí nào) rất thân với bố cháu (cũng chẳng có bàn nạo dừa) vì cả hai gia đình cùng đi chung chuyến tàu “há mồm“ vào Nam năm 54.
Hai thằng Bắc kỳ con nhất định ngồi cạnh nhau tạo thế liên hoàn “dựa nhau mà sống“ trong cái lớp học 27 trự Nam kỳ con. Bọn chúng hè nhau trêu chọc, ăn hiếp hai đứa chúng cháu. Mỗi lần ra chơi hai thằng Bắc kỳ con luôn tìm chỗ ít người mà đứng để khỏi nghe bọn Nam kỳ đọc thơ chọc quê chửi bới. Thằng Vọng, đứa đầu xỏ và to con nhất đám (bây giờ đang ở Canada) leo lên cây vú sữa giữa sân, đọc thơ rang rảng:
"Bắc kỳ ăn cá rô cây
Ăn nhằm lựu đạn...chết cha Bắc kỳ "
Một thằng khác sẵn giọng phụ họa:
"Có cái thằng nhỏ nó đao làm sao
Lỗ đ. nó dính cái cọng rao,
Người ta ai mà kỳ như dzậy ?
Thế là cả bọn đồng loạt chỉ ngay vào bọn cháu rồi rống lên: "Thôi rồi ! Bắc kỳ, Bắc kỳ !”
Cháu tủi thân lắm ! Ôi thôi ! buồn da diết, buồn vô biên, buồn phát nghiền !
Về nhà hỏi mẹ tại sao gia đình mình lại vào đây làm quái gì để chúng nó trêu con suốt ngày. Mẹ cháu rướm nước mắt, xoa đầu cháu giải thích đơn giản:
- Tại vì người ta đánh nhau quá nên gia đình mình phải "ri cư" vào đây con ạ ! Thôi chịu khó đi con, mẹ biết làm sao bây giờ !
Nào đâu đã hết, chúng nó còn hè nhau tụ tập trước cửa nhà cháu. Mẹ cháu cầm chổi lông gà ra đuổi. Chẳng đứa nào sợ, trái lại còn tru tréo to hơn. Chợt thấy hàm răng của mẹ cháu nhuộm đen ngòm và bóng loáng, thế là chúng nó cứ thế mà gào:
Bắc kỳ ăn cá rô cây
Ăn nhằm cục c. , hàm răng đen thùi
Trong gia đình, chỉ có bố cháu là chẳng thằng Nam kỳ con nào dám giỡn mặt. Có lẽ nhờ khuôn mặt có oai hay nhờ đôi mắt nghiêm khắc của ông, mà chúng sợ một vành không dám trêu chọc một lời ?
Ngày tháng qua mau, cứ thế mà đám Bắc kỳ "ri cư”, trong đó có gia đình cháu, vẫn sống phây phây trên mảnh đất Nam bộ lạ hoắc nhưng trù phú này. Những cảnh chọc quê dần dần biến mất, bạn bè nhiều hơn, trong đó dĩ nhiên không ít đứa Nam kỳ. Đứa Sài Gòn chính tông, đứa Sa Đéc, đứa Vĩnh Long, đứa Mỹ Tho, Cần Giuộc...Nhưng đứa nào cũng chửi cháu là "thằng Bắc kỳ lắm mồm”. Không "lắm mồm” chứ để chúng mày ăn hiếp ông hả ?
Nghĩ cho cùng, không "lắm mồm” thì đâu còn là Bắc kỳ nữa ! Thứ "lắm mồm” được việc, "lắm mồm” nghe vẫn bùi tai, "lắm mồm” dễ mến, thiếu thì nhớ, vắng thì mong, "tay chơi” nhưng vẫn "chân tu”, gái Nam kỳ cứ thế mà..."lắc lư con tàu đi”. Càng lớn lên cháu càng khoái Miền Nam, khoái Sài Gòn, nơi dễ có nhiều bạn, mà bạn lại không tồi. Nơi đó có dừa xiêm dzú sữa, có chè đậu xanh bột báng nước dừa, có bánh bèo trét mỡ trắng phau phau, có nước mắm đường ngọt lịm, có cá bống trứng kho tiêu, có trái cóc ngâm đường cắm que cà rem chấm muối ớt, có quán cơm bà Cả Đọi, có cả những con đường hẻm ngoằng nghoèo dẫn đến nhà ...chị Tình.
Miền Nam và Sài Gòn thật trong veo khoáng đạt, không tự tôn như cái Bắc kỳ đã có sẵn từ bẩm sinh trong bụng cháu, không rườm rà "màu mè ba lá hẹ”, chân thành thật thà, thẳng ruột ngựa, không làm vẫn có ăn, chơi xả láng sáng về sớm, để rồi vẫn cứ yêu người, yêu đời.
Có lẽ cũng cùng một cảm nhận như thế nên đám Bắc kỳ "ri cư” chúng cháu mới vào Nam chỉ có cái quần xà loỏng trên "tàu há mồm” đã lợi dụng thời cơ hè nhau tung ra dành dân chiếm đất khắp cõi Nam bộ, mà lại ăn nên làm ra trên mọi lãnh vực, trong đủ tầng lớp xã hội, nhất là vùng Sài Gòn Gia Định và các vùng phụ cận, chỗ nào làm ăn ngon lành thuận lợi là mấy mợ Bắc kỳ rau muống sang tay hàng loạt, ngoại trừ phía bên trong chợ Bến Thành và vùng Chợ Lớn, vì chẳng thèm "kèn cựa” với các chú Ba. Đã bảo rồi mà...: " Bà đã nàm thì nàm thật chứ không thèm nàm nấy ne, nàm nấy nệ !”
Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy "dzô tuyến chuyền hình” hay cái "ra dzô” ra thì thấy liền, các "xướng ngôn dziêng” hầu như "chăm phần chăm” đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng "E Việt Nam”, mợ nào mợ nấy đều khoe "em người Hà Lội” hết ráo ! Chẳng biết tại "dziêng dzáng” hay ”phe đảng” ?
Bố cháu trái lại, cái chất Bắc kỳ đã ăn vào máu, thấm vào cốt lõi xương tủy của ông từ bao đời, nhất quyết bắt anh em cháu phải thi vào trường Chu Văn An (CVA), con em gái phải thi bằng được vào trường Trưng Vương, toàn là những trường nổi tiếng từ miền Bắc, kéo theo các thày cô "ri cư” vào Nam. Phần vì bố cháu là cựu học sinh trường Bưởi, phần vì ông cũng có chút thiên kiến và ít tin tưởng vào các trường miền Nam như Petrus Ký hay Gia Long. "Mình dân Bắc thì phải học trường của người Bắc, chúng mày đừng có bàn với bạc lôi thôi !”, bố cháu phán cứ như đinh đóng cột.
Mà lạ thật ! Vào học Chu Văn An mới thấy toàn đám học sinh Bắc kỳ, le que vài trự Nam kỳ lạc lõng vô duyên, đếm chưa đủ mười đầu ngón tay đã hết đứa Trung kỳ. Cho đến các thày đa số cũng lại Bắc kỳ nốt, từ thày hiệu trưởng Dương Minh Kính đến thày thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Còn bên Petrus Ký thì ngược lại, hầu hết Nam kỳ. Hóa ra vung nào thì vẫn cứ đi tìm nồi nấy, hay hoặc giả có chính sách của chính quyền thời đó hay không ? Chẳng thành vấn đề, chỉ biết bọn Nam kỳ Petrus Ký châm biếm đổi tên Chu Văn An thành ...Chết Vì Ăn ! Cháu tức máu trả đũa, rằng chúng mày ghen ông vì chúng mày chiêm ngưỡng các em Bắc kỳ Trưng Vương mà thèm nhỏ dãi, nhưng sờ vào thì chúng mày sẽ thành con dế mèn để các em Bắc kỳ thọc cọng nhang sau gáy thổi quay vòng vòng ! Tức quá, mấy trự Petrus Ký chỉ biết "ngậm ngùi” đồng ca bản ”Khúc nhạc đồng quê” rằng thì là:
"Quê hương tui Bắc kỳ nhào dzô quá trời
Bên bờ sông bên bờ ao...trồng rau muống !”
Hay cũng là: "Quê hương tui cái mùng mà kêu cái màn !....”
Thôi thì cũng đúng thôi ! Mấy trự Nam kỳ hay Trung kỳ chỉ cần nghe một mợ Bắc kỳ uốn éo ra chiêu vài đường lưỡi thì đã nhũn như chi chi, mắt trợn ngược, mồm há hốc, quên luôn cả tên họ mình. Chỉ có trai Bắc kỳ mới trị nổi các mợ Bắc kỳ thôi ! Này nhé, các cụ cứ chịu khó nhìn chung quanh đi, cứ một trăm trự Nam kỳ chưa chắc có được một trự vớ được một mợ Bắc kỳ.
Tìm mỏi con mắt mới có một trự "diễm phúc” bế được một mợ mang về nhà thì bảo đảm suốt cuộc đời còn lại chỉ biết bốn chữ "gọi dạ bảo vâng”, răm rắp tuân lệnh bà, chẳng bao giờ còn nhìn thấy mặt trời, mặc dù suốt ngày ngửa mặt than Trời ! Đấy mới chỉ là các mợ Bắc kỳ 54 thôi nhé ! Gặp cỡ các mợ 75 hay các mợ quê quán Hà Đông hay Bắc Ninh "...cầm roi dạy chồng” thì ôi thôi ! cái te tua nó kéo luôn theo cả tông ti họ hàng, suốt đời hưởng "cái thú đau thương”, nghe chửi cứ tưởng nghe...hát. Hỡi các chú Nam kỳ hậu sanh: chớ chơi dại!
Đừng nghe ông Phạm Duy hát bài "Cô Bắc kỳ nho nhỏ” mà ham, lừa đấy ! Gặp Nam kỳ thì cái "nho nhỏ” kia sẽ phình to hơn cái vại, mà cái vại có nanh ! Ngược lại, một cậu Bắc kỳ rau muống quơ được một cọng giá Nam kỳ "đem về dinh” –vụ này nhiều lắm- thì cứ như "rồng thêm cánh”, như "diều gặp bão”, như lái ô tô không cần Navigation.. . cả đời có người "nâng khăn sửa túi” không công. Hóa ra hôn nhân cũng có quy luật đấy chứ:
Chồng Bắc kỳ + vợ Bắc kỳ = Vợ chồng đề huề, nếu biết cách
Chồng Bắc kỳ + vợ Nam kỳ = Chồng phây phả, phè cánh nhạn.
Chồng Nam kỳ + vợ Bắc kỳ = Chồng te tua, lưng còng.
Nhưng đã là "luật” thì bao giờ cũng có "luật trừ”, nghĩa là cháu không dám vơ đũa cả nắm đâu, với lại cháu chỉ lợi dụng cái "tự do ngôn luận” trên xứ người, xin bàn bậy vài chữ ngu ngơ để các cụ trong lúc "trà dư tửu hậu” đem ra trước là mua vui, sau là cho bớt chút căng thẳng trong cái cuộc đời ... đen như mõm chó này. Xin lỗi các cụ, nẫy giờ nói loanh quanh mãi, bây giờ cháu xin trở lại chuyện của cháu.
Bố cháu nghiêm khắc lắm và dĩ nhiên giáo dục con cái theo truyền thống Bắc kỳ. Đã có gốc có ngạnh, có cả sự nghiệp bề thế trong Nam nhưng vẫn...thờ cơm Bắc kỳ, vẫn lễ phép Bắc kỳ, vẫn giữ giọng nói Bắc kỳ và thậm chí còn ra lệnh, dâu rể cũng phải...Bắc kỳ ! Mỗi lần cháu dẫn bạn gái về nhà, bố cháu liếc mắt một cái là biết ngay cô nàng Bắc hay Nam.
Có một ông bố tinh đời như thế đôi khi lại...phiền. Với một mợ Bắc kỳ, bố cháu thân mật tươi cười "Cháu vào nhà chơi ! bố mẹ cháu khỏe mạnh không ?”, cứ làm như quen biết từ lâu vậy. Gặp cô ả Nam kỳ thì lạnh nhạt khinh khỉnh "Không dám, chào cô !” Cô bạn gái Nam kỳ mặt nghệt ra thưởng thức văn chương Bắc kỳ, còn cháu nghe qua mà thốn từ dạ dầy đến ruột non.
Nghe Bắc kỳ chê, nghe Bắc kỳ chửi, mà cứ tưởng mình đang nghe thơ phú hay nghe nhạc êm dịu mới chết chứ ! Nếu quen cô nào Trời sinh có mấy cái vòng hơi...sexy một tí, Bắc cũng như Nam, cháu phải dấu biệt vì sợ lựu đạn nổ tung trong nhà. Điệu này coi bộ hơi khó sống. Thôi thì Bắc Trung Nam cũng một nhà, hạnh phúc lứa đôi đâu phải do thằng hàng xóm, mà là do chính mình. Thế rồi cháu đã từng hạ quyết tâm với bố: lấy vợ Bắc kỳ, cho phải đạo làm con. Em nào Bắc kỳ, rước về nhà cho bố xem mặt mà bắt hình dong (cứ như đi mua gà chọi). Em nào Nam kỳ, điểm hẹn sẽ là mấy ống cống dưới gầm cầu xa lộ Đại Hàn.
Thiên bất dung gian! cháu lại phải lòng một ả Nam kỳ, Nam kỳ không lai giống, cái thứ Nam kỳ Gia Long kên kên xí xọn. Hồi đó cháu đi lính Không Quân của miền Nam, thấy đám phi công trời đánh đa số cũng đều là Bắc kỳ, chẳng hiểu tại sao? Dân Nam kỳ cũng có, Trung kỳ lại càng ít hơn, nhưng đứa nào cũng có ..."cái mồm Bắc kỳ”.
Cháu còn nhớ khi thi gia nhập Không Quân, phải đủ ký lô, đủ kích thước, lục phủ ngũ tạng bị khám tuốt luốt, phải trần trùng trục như con nhộng rồi nhẩy lên nhẩy xuống cho mấy ông bác sĩ ..."vạch lá tìm sâu”, chứ đâu có thi tuyển đứa nào "lắm mồm”! Thế mà thằng nào thằng nấy đều có cái "chứng chỉ lắm mồm” cao hạng dấu kỹ trong túi áo bay.
Một hôm đang trực phòng hành quân thì ông xếp (ông này Nam kỳ quốc) hỏi có thằng nào rảnh ra phi đạo chở con cháu gái vợ của xếp theo tàu từ Sài Gòn ra Nha Trang đem về nhà bà vợ đang có bầu sắp đẻ. Tưởng đi biệt phái hành quân chứ cái màn này cháu khoái lắm: "Chuyện nhỏ mà xếp, có tui ngay”. Ông xếp của cháu cũng chẳng vừa, nhìn thấu tim gan thằng đàn em : "Lẹ lẹ lên coi, tàu sắp đáp rồi đó, sách tao mày học hết còn dư có cái bìa, nhưng mà từ từ thôi nghe cha nội, lạng quạng con mẻ chửi tao thấy bà !” Lúc đó cháu đâu có ngờ rằng, cái chuyện nhỏ như mắt muỗi này lại thành chuyện lớn, lớn khủng khiếp, ảnh hưởng đến hết cả cuộc đời cháu !
Cô cháu gái ông xếp không có cái dạng "ngực tấn công, mông phòng thủ” như trong "xi la ma”, thế mà ngay từ phút ban đầu cháu đã bị dáng ngay tim một cái búa tạ chình ình chứ chẳng phải tiếng sét tầm thường.
- "Cô đi máy bay có mệt lắm không ?”
– "Dạ !”.
-"Ra thăm cô dượng hả ?”
– "Dạ !”.
-"Cô lên xe đi, tôi đèo cô về”
--"Dạ !”...
Chèng đéch ơi ! sao mà cụt ngủn cộc lốc thế bà nội ? Cái gì cũng ”dạ” hết ráo thì cháu biết đâu mà rờ ! Đúng gái Nam kỳ ! Chợt nghĩ, không biết bà dzợ xếp tới giờ này có còn ”ngây thơ”, ”dạ dạ” với xếp như dzậy nữa hay không ? Xếp cháu đang ở San José, nếu xếp có đọc những giòng chữ này thì xếp cũng bỏ qua dùm vì thằng em đã thuộc lòng trọn bộ sách của xếp từ khuya rùi !
Từ đó cháu với nàng rủ rỉ rù rì cùng nhau đánh vần mấy chữ ”hình như là tình yêu”. Cuộc tình của cháu với nàng êm ả như quả lắc đồng hồ treo trên tường phòng khách nhà cháu, nhưng mỗi khi nghĩ đến bố cháu thì quả lắc đồng hồ bỗng ngất ngư như bị đứt dây thiều. Thương quá, cháu đánh liều, ”mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua”, chuyến này nhất quyết không chui ông cống gầm cầu xa lộ, mà dắt nàng về nhà trình diện bố. Bố vẫn khinh khỉnh: ”Không dám ! chào cô”. Nàng vui tính: ”Ba anh coi ngầu quá hén!”, cháu tỉnh bơ: ”Không ngầu sao làm bố anh được !”.
Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ. Ông chỉ vì thương con, lo cháu lấy nhằm cô vợ Nam kỳ cả ngày chỉ biết...phè cánh nhạn, ăn no lại nằm, thì con cưng của ông sẽ thành thân trâu ngựa suốt đời. Còn mẹ cháu, vốn dĩ nhà quê răng đen mã tấu bảo rằng, nghe Nam kỳ nói chuyện cứ tưởng nghe tiếng nước ngoài, chỉ hiểu một nửa ! Cháu cãi lại, Bắc kỳ cũng có khối đứa lười, lười như..cháu đây là hết mức rồi !
Một hôm cháu đưa nàng về nhà, gặp lúc bố mẹ cháu sửa soạn mở tiệc đãi ông bác từ Hố Nai lên thăm. Ông bác vui tính bảo tiện bữa ngồi ăn luôn, cháu đang chần chừ thì nàng vén áo hạ ngay cái bàn tọa tròn lẳng xuống ghế, cháu kéo lên không kịp. Cháu thủ thỉ giải thích cho nàng rằng, đi đâu gặp khách Bắc kỳ mời ăn thì chớ có ăn liền, cứ để người ta mời dăm lần bẩy lượt, ăn liền người ta chửi mình...chết đói !
Nam kỳ thì thẳng ruột ngựa, mời là cháp lẹ, không cháp dọn xuống bếp, đói ráng chịu, không mời lần thứ hai, ai biểu mời không ăn ! Bỗng mấy đứa em cháu thay phiên nhau : ”Mời bác xơi cơm, mời bố xơi cơm, mời mẹ xơi cơm, mời anh xơi cơm, mời chị xơi cơm”, mời... mời... mời tùm lum!. Thằng em út cháu mời dài nhất, mời lâu nhất, mời từ trên xuống dưới , trong nhà chỉ có con Tô Tô đang nằm chực dưới gầm bàn là nó không mời. Nó lại chẳng được ai mời để xơi, út mà ! nhưng rồi vẫn xực ào ào !
Cô bạn Nam kỳ của cháu trố mắt nhìn cháu chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Cháu vội ghé tai thì thầm:
- Em mời gia đình ăn cơm đi !
- Ủa ! gia đình anh mời em ”ăng” mà ? Bộ ”ăng” cũng phải mời...mời...xơi ...xơi sao?
Nàng ấp a ấp úng cũng ráng mời:
- Dạ mời bác, mời bác, dạ mời... à... à... mời anh, mời em...
Chợt bố cháu lên tiếng:
- Thôi đủ rồi, cháu mời người trên thôi, còn mấy em cháu không phải mời...Mà hay thật ! Con bé này vui vẻ, ngoan ngoãn lắm ! Sao con cứ ăn hiếp nó mãi !
Nghe bố cháu nói mà bụng cháu cứ như mở cờ, ông còn cao hứng bảo khi nào nàng nấu cơm Nam kỳ cho gia đình cùng ăn. Cô nàng hí ha hí hửng nói liền:
- Dạ ! (lại dạ!), để bữa nào cháu nấu bún(g) mắm dzới thịt heo ba rọi cho bác ăn(g), bún(g) mắm thịt ba rọi Trà Dinh ngoong nhức miền Nam nghe bác !
- Sao ? cô muốn búng hả ? Lỗ tai tôi đây này, muốn búng bao nhiêu thì cứ búng đi !
Thế là cả nhà cháu được một trận cười nắc nẻ. Nào đã hết đâu, mẹ cháu chợt bảo:
- Cháu xuống bếp lấy cho bác mấy cái ”cùi dìa” với cái ”muôi” để trong ngăn kéo đấy !
Nàng ngớ ra cứ như được nghe tiếng...Tây, nhìn cháu cầu cứu. Cháu cười hì hì khoái tỉ, ra cái điều thông thái giải thích ngay:
- Cái ”cùi dìa” Nam kỳ kêu là cái ”muỗng”, tại Bắc kỳ sống lâu với bọn Tây, chúng nó gọi là ”la cuiller” thì Bắc kỳ gọi luôn là cái ”cùi dìa” cho tiện. Còn cái ”muôi” Nam kỳ kêu là cái ”vá”, chữ ”vê” thì đọc là ”dê” cho nên gọi là cái ”dzá”, phải không ?
Nàng đỏ mặt, bĩu môi ”Cái đồ dzô dziêng, tui đi dzìa à nghen !”
Sau bữa cơm hôm ấy, hình như bố cháu bắt đầu ”chuyển hệ”, có vẻ gần gũi thân mật với nàng hơn vì thấy nàng thật thà, có sao nói dzậy, không bãi bôi, không vòng vo tam quốc, nhất là...không lười như ông nghĩ. Thừa thắng xông lên, cháu thủ thỉ với mẹ cháu là cháu muốn lấy nàng làm vợ. Mẹ bàn với bố, bố vẫn ngần ngừ.
Tại bố cháu không biết đấy chứ, cháu đọc lóm từ một quển sách nào đó người ta viết rằng, trong lịch sử nước ta hầu hết các vua chúa miền Trung đều có nhiều bà vợ bé, mà hầu như bà nào là Chánh Cung Hoàng Hậu cũng đều là Nam kỳ: vua Minh Mạng có rất nhiều vợ, đa số là các bà Nam kỳ, Chánh Cung là bà Hồ Thị Hoa, người Biên Hòa; Chánh Cung của vua Thiệu Trị là bà Từ Dũ, người Gia Định; Vợ chánh của vua Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu), là người Gò Công. Mấy ông vua cũng tinh đời đáo để ! Nhưng cháu ”không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường ”, chỉ xin ”...quỳ lậy Chúa trên Trời, sao cho lấy được ...con nhỏ Cái Bè con thương !”
Thật là oái oăm: cá đã cắn câu mà bố cháu vẫn chưa cho giựt cần! Tuy thế, thỉnh thoảng bố cháu cũng dò hỏi về gia đình nàng. Thì cháu đã nói rồi mà, ”quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn”, ruộng đất mênh mông, sông nước dập dình, ăn nói ”ngắn gọn và dễ hiểu” chứ không ”dài dòng nhưng khó hiểu”... kiểu Bắc kỳ ! Chấm hết!
Ngày vui nhất đời cháu là ngày bố cháu ra lệnh sửa soạn ”lên đồ dzía” đến thăm gia đình nàng. Sao bố cháu không nói thẳng thừng ra là đi ”hỏi vợ”, đi ”chạm ngõ” cho xong. Nhưng mà cần gì phải ”chạm ngõ” với lại ”chạm cổng” cho rườm rà rắc rối, nhà của nàng cháu biết từng phòng, quen từng góc, rõ từng cột.
Mỗi lần cháu từ đơn vị ”dù” về đều có chút quà biếu ba má nàng, cho mấy đứa em nàng và cho cả cô Ba giúp việc trong nhà (học theo sách dụ khị của xếp cháu đấy !). Lần nào gặp ba nàng là lần đó có...nhậu. Đồ nhắm lúc nào cũng có sẵn, lúc củ kiệu tôm khô, khi ra sau hè ngắt mấy trái xoài tượng chấm mắm nêm ngào ớt, kẹt quá cột sợi ny-lông dzô ngón chân cái, đầu kia cặm mấy con trùng liệng xuống sông, cũng câu được mấy con cá lên nướng làm mồi. Nam kỳ trù phú mà ! Ổng không nhậu bia nhậu rượu, mà nhậu đế; không nhậu bằng cốc hay ly mà nhậu bằng tô, tô nào tô nấy bằng cái bát ăn cơm nhà cháu. Thế mà ổng lúc nào gặp cháu thì cứ nói rằng: ”Dô dzới tao dăm ba sợi nghe mày !” Chưa tới nửa sợi cháu đã guắch cần cẩu ! ”Lính tráng như mày chi mà yếu xìu sao oánh giặc nổi ? Dzô cái coi !” Ổng thương, ổng coi như con như cháu, ổng mới kêu cháu bằng ”mày”. Tiếng ”mày” của Nam kỳ biểu lộ cái chân tình, sự gần gũi thân thương, không như Bắc kỳ khi đã xổ ra tiếng ”mày” rồi thì ... ô hô ! ô hô ! thiện tai ! thiện tai ! chạy cho lẹ !
Một hôm đang nướng con mực khô nhậu lai rai với ổng, bỗng có khách gõ cửa bước vào, mặt ổng sáng lên như sao băng, vừa cười vừa nói:
- Chèng đéc ơi anh Sáu Lèo ! hôm qua tui chờ qua qua mút chỉ cà tha, hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua, hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua lại qua, nay qua rồi có thằng rể tương lai tới thăm, nhào dzô chơi vài xị, hôm nay có ớt nè qua !
Nói chi mà cứ qua đi qua lại, qua tới qua lui, nói cũng như thơ phú đấy chứ, thế mà mẹ cháu cứ nói tiếng Nam kỳ nghe sao như tiếng...nước ngoài !
Bắc kỳ vẫn có câu ”dâu là con, rể là khách”, nhưng Nam kỳ thì ”dâu là con, rể cũng là...con luôn”. Bố dzợ chịu chơi lại gặp thằng rể cũng chịu chơi luôn, dzô ba xị rồi thì coi như...bạn, chơi xả láng sáng dzề sớm, còn má dzợ bỗng nhiên thành... chơi chịu ! Nàng kể cho cháu nghe, nhiều lần ổng đi nhậu quá giờ giới nghiêm chưa chịu về, cả nhà trông đứng trông ngồi. Chợt nghe tiếng xe Vespa quen thuộc chạy ngang nhà, cứ thế nghe cái ”dzù” rồi lại chạy mất tiêu, lại nghe cái ”dzù” rồi đi tuốt luốt ! Sinh nghi, nàng chạy ra cổng đón đường chặn xe : ”Ba ui ! Ba ui ! Tới nhà rồi nè !”. Ổng chợt tỉnh, quẹo dzô thắng cái ”két”, xe đổ cái rầm, ổng té cái đụi, miệng lèng nhèng ” Ủa, nhà mình đây rồi sao? Dzậy mà tao chạy dzòng dzòng kiếm hoài hổng ra !”
Ngày cưới, cháu chọn nhà hàng Đại La Thiên của chú Ba tuốt bên Chợ Lớn cho có vẻ trung dung, không Nam cũng không Bắc mà là cơm Tàu. Không xài Karaoke nhưng chơi nhạc sống. Có ông chú dzợ tên là Ba Phoóng làm nhạc trưởng cho mấy bà xồn xồn Nam kỳ lên sân khấu ca cải lương hà rầm. Hình như 7 thứ nghệ thuật của nhân loại đối với Nam kỳ đều tóm gọn trong mấy câu dzọng cổ thiệt mùi.
Đám cưới cháu người ta chụp nhiều hình lắm. Ông bố vợ coi hình gục gặc cái đầu: ”Chèng đéch ơi ! thằng rể tao chụp hình coi phông độ dzữ hén ! Ráng nghe mày !” Cháu chẳng hiểu ổng nói cháu phải ráng cái gì ? Nhưng có một cái cháu phải ráng là cái chắc, ai biểu ham dzợ Nam kỳ...mũi cao chân dài !
Còn bố cháu xem ảnh thì lại phán một câu xanh rờn: ”Con dâu bố chụp với bố ảnh này đẹp quá, giá mà đứng cạnh bố con khoanh tay lại thì còn đẹp hơn biết bao !”. Ông xếp cháu, khơi khơi tự nhiên thành ông dượng, sẵn có dăm ba ly nhưng mắt vẫn láo liên ngó bà cô, rồi len lén kể lể làm oai: ”Thấy chưa mày! Hồi đó tao xách máy bay xuống Vĩnh Long rồi lạng qua Cái Bè, mới lạng chơi dzài ba dzòng là dzớt luôn bà cô mày, ngon chưa !” Cám ơn ”ông xếp dượng” đã có công ”nối giáo cho giặc” rồi rước luôn giặc vào nhà. Còn mấy thằng bạn Không Quân quỷ sứ thì xúm nhau ca bản ”Mùa thu chết ”... đã chết rồi, cho mày...chết luôn!
Ngày qua ngày, cháu không chết mà vẫn sống nhăn răng với bà vợ ”quý phái bình dân”, bây giờ đã có 4 con với 3 đứa cháu ngoại để nựng. Nam kỳ cũng chăm chỉ đấy chứ ! Thế là xong một đời phiêu bạt giang hồ, bay bướm, quậy phá ! Được cái vợ cháu cưng cháu lắm (Nam kỳ mà!), bao nhiêu công việc trong nhà từ lau nhà, rửa chén, hút bụi, trồng cây, giặt đồ...vợ cháu dành làm hết ráo.
Bả nói ”tay chân ông như thằng cùi, làm đâu hư đó, để tui làm luôn cho lẹ !”. Cháu đi làm mang tiền về, bả cũng không thèm động tới, bảo rằng ”tui hỏng cần anh nuôi tui !” Thế nhưng vợ cháu ghen khỏi nói, trong vườn trồng nhiều ớt hơn trồng hoa, ghen có đẳng có cấp, ghen có kế hoạch, có phương án đàng hoàng. Ghen thì ghen, lâu lâu cháu cũng theo bạn bè...nhảy dù vài sô, về nhà im thin thít, thế mà bả cũng ”nghe” được mùi, lườm lườm, nguýt nguýt, rồi cũng huề tiền.
Sau này cháu mới khám phá ra vợ cháu rất sòng phẳng, đâu ra đó, nếu ”ăn bánh trả tiền” là...cho qua cầu gió bay, không thèm chấp. Một hôm vô tình đọc báo thấy tin cô Quờn, người Sóc Trăng, ghen chồng lăng nhăng, lẳng lặng lựa lúc chồng đang say túy lúy, xách con dao bếp cắt luôn...của quý của chồng đem quăng sau vườn. Cô Quờn ra tòa ngồi chơi 4 năm tù. Trời đất Thiên địa ơi! Nam kỳ mà ghen kiểu này chắc cháu chết sớm, cháu dấu luôn tờ báo, ai dè vợ cháu chu môi oỏng ẻng : ”Cái đó còn đỡ à nghen ! gặp tui là tui cho luôn dzô cái máy xay thịt rồi quăng cho bầy gà ăn, chớ giờ người ta dzăng minh lắm, khâu nối lại mấy hồi !” Má ơi là má ! Cháu nghe mà ớn lạnh xương sống! Chơi kiểu này thì hơn xa các mợ Bắc kỳ rồi ! Nhưng cháu lại được phép kéo bạn bè về nhậu...xả láng, nhậu ”vô tư”. Xỉn quá thì : “Anh mệt rồi nghen, uống ly nước đá chanh nè, rồi dzô đây em cạo gió hết liền !”. Bạn bè ói mửa tùm lum thì : ”Hổng sao đâu, anh ngồi tiếp mấy ảnh đi, em dọn cho !” Mấy thằng bạn có vợ Bắc kỳ ngó phát thèm !
Chắc khí thiêng sông núi Bắc kỳ linh thiêng hùng vĩ , hay nói theo khoa học hiện đại là cái ”dzen” Bắc kỳ quá mạnh, nên vợ cháu nửa dưới vẫn còn là Nam kỳ, nhưng nửa trên đã hóa thành Bắc kỳ: không nói ”bự bành ky” mà nói ”to vật vã”; không gọi ”trái bom” mà gọi ”quả táo”; thích ăn canh rau muống hơn nấu canh chua; nhưng đặc biệt nhất là ăn nói không còn ”ngắn gọn và dễ hiểu” như xưa, mà bây giờ thì.. ôi thôi ! ”dài dòng, ào ào như thác đổ”, nghe riết muốn khùng !
Bố cháu ăn ”bún(g) mắm thịt ba rọi” của vợ cháu nấu, đến phát nghiền, nghiền luôn cả chén nước mắn pha đường. Nhà cháu có bốn anh em trai thì bố cháu có tới ba ả dâu Nam kỳ, nhưng cả đám hợp lại vẫn thua xa một mợ dâu Bắc kỳ, ăn nói ngọt như đường phèn, dịu dàng khoai thai như thiên nga, thêm cái tài...chửi như hát di truyền. Thế là cái mộng ”dâu rể phải là Bắc kỳ” của bố cháu bị nước sông Cửu Long vùng Nam bộ cuốn trôi tiêu tùng. Bố cháu bây giờ cũng rành ”sáu câu” về Nam kỳ lắm, ông bảo người ta nói rằng:
- ”Tính tình gái Nam kỳ giống như mưa Sài Gòn: đỏng đảnh nhưng mau quên; tính tình gái Bắc kỳ giống như mưa Hà Nội: âm ỉ và dai dẳng”.
Lợi dụng lúc ông đang vui vẻ, cháu bèn phụ họa :
- Bố biết không, người ta cũng bảo : ”Ở Sài Gòn nhiều em sinh viên giống như ca ve; Ở Hà Nội nhiều em ca ve giống như sinh viên”, đúng không bố ?
Bố cháu quắc mắt : ”Sao dám ăn nói lăng nhăng thế hả ?”.
Cháu chuồn nhanh kẻo ông nổi giận. Thôi thì đến nước này rồi, cúi xin các cụ cũng rộng lòng bỏ qua cho cháu nếu có gì gọi là thiên vị, bởi vì con gái Nam kỳ bây giờ đã là ”cây nhà lá vườn” của cháu, nên cháu đành phải ”ta về ta tắm ao ta”, ôm lấy cái ao Nam kỳ, ôm cứng cái cây sầu riêng Nam bộ cho phải đạo ”tình Bắc duyên Nam”, nếu không cháu phải ôm thùng mì gói suốt đời. Mong sao các cụ đọc xong rồi bỏ qua, cứ coi như một chuyện tầm phào, bởi vì cháu đã liều mình như mấy mợ Hà Nội làm con chim đa đa, không lấy vợ gần mà lấy vợ xa, xa tuốt luốt tận cái xứ Nam kỳ với giòng sông 9 cửa.
Nghe nói bên Việt Nam bây giờ người ta tung hô tán tụng “những cô gái chân dài“ dữ lắm, làm phim, lên ảnh, quảng cáo rùm beng, làm các cô cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ không bằng.
Có điều lạ là hầu như các mợ toàn là gốc miền Bắc, nói năng giọng Bắc, nhìn đời với con mắt người Bắc và cư xử thì cứ “tự nhiên như người Hà Nội“.(Bật mí cho các cụ nhé: bây giờ thì đa số các mợ Hà Nội chính gốc đã thi nhau làm “con chim đa đa“ bay qua xứ khác lấy chồng xa hay đi kiếm cơm hết ráo, còn lại toàn là gốc Hà-Nam-Ninh hay Thanh-Nghệ-Tĩnh lên Hà Nội lập nghiệp).
Hay là ông Trời sinh ra người càng ở vùng phương Bắc thì da càng trắng, mũi càng cao và chân càng dài, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm là biết ngay.
Thế nhưng ”bà già chân dài” vợ cháu lại là dân Nam kỳ tuốt luôn tận phương Nam, là thứ Nam kỳ chính hiệu con nai vàng, quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn. Hoá ra “mũi cao, chân dài“ đâu phải độc quyền của các mợ Bắc Kỳ 75, các mợ nhờ “tàn dư đế quốc“ nên chỉ mới xuất hiện sau này thôi, chứ ngay trong „thời kỳ chiến tranh“ cách đây mấy mươi năm thì “mũi cao, chân dài“ như Nam kỳ vợ cháu đã nhởn nhơ đầy đường. Đúng là một cọng giá “thời kỳ chiến tranh“ vẫn hơn một gánh rau muống “thời kỳ hoà bình đổi mới “!
Bố mẹ cháu sinh cháu ra tại miền Bắc, học hành và lớn lên cùng với gia đình trong miền Nam, để rồi trưởng thành tận ngoài miền Trung. Từ những tính chất của ba miền đã hợp lại tạo nên cháu thành một thứ “hẩu lốn“: “như canh chua nấu với...rau muống, giá sống ăn với...bún riêu, nhậu bia với ché mà lại chấm với ...xì dầu". Thế nhưng cái bản chất Bắc kỳ vẫn là cái cốt lõi trong con người cháu từ lúc sơ sinh, vẫn Bắc kỳ rau muống mắm tôm, Bắc kỳ truyền thống, Bắc kỳ muôn thuở...Nhưng ông Trời oái oăm lại sai ông Tơ bà Nguyệt xe duyên cháu làm thằng tù khổ sai chung thân cho một bà vợ Nam kỳ quốc. Lạ thật ! Duyên hay nợ đây Trời!
Hồi còn bé, thú thật cháu chẳng ưa gì Nam kỳ. Còn ghét, còn hận nữa là khác. Chuyện cũng dễ hiểu thôi : lần đầu cắp sách đến trường tiểu học Bàn Cờ ở quận 3, Sài Gòn, chỉ có cháu với một thằng nhô nữa là Bắc kỳ. Thằng này có hàm răng đưa hơi xa ra phía trước, mà văn chương Bắc kỳ gọi là “vẩu“, còn Nam kỳ gọi đơn giản và rất tượng hình là cái “bàn nạo dừa“. Bố nó (không vẩu tí nào) rất thân với bố cháu (cũng chẳng có bàn nạo dừa) vì cả hai gia đình cùng đi chung chuyến tàu “há mồm“ vào Nam năm 54.
Hai thằng Bắc kỳ con nhất định ngồi cạnh nhau tạo thế liên hoàn “dựa nhau mà sống“ trong cái lớp học 27 trự Nam kỳ con. Bọn chúng hè nhau trêu chọc, ăn hiếp hai đứa chúng cháu. Mỗi lần ra chơi hai thằng Bắc kỳ con luôn tìm chỗ ít người mà đứng để khỏi nghe bọn Nam kỳ đọc thơ chọc quê chửi bới. Thằng Vọng, đứa đầu xỏ và to con nhất đám (bây giờ đang ở Canada) leo lên cây vú sữa giữa sân, đọc thơ rang rảng:
"Bắc kỳ ăn cá rô cây
Ăn nhằm lựu đạn...chết cha Bắc kỳ "
Một thằng khác sẵn giọng phụ họa:
"Có cái thằng nhỏ nó đao làm sao
Lỗ đ. nó dính cái cọng rao,
Người ta ai mà kỳ như dzậy ?
Thế là cả bọn đồng loạt chỉ ngay vào bọn cháu rồi rống lên: "Thôi rồi ! Bắc kỳ, Bắc kỳ !”
Cháu tủi thân lắm ! Ôi thôi ! buồn da diết, buồn vô biên, buồn phát nghiền !
Về nhà hỏi mẹ tại sao gia đình mình lại vào đây làm quái gì để chúng nó trêu con suốt ngày. Mẹ cháu rướm nước mắt, xoa đầu cháu giải thích đơn giản:
- Tại vì người ta đánh nhau quá nên gia đình mình phải "ri cư" vào đây con ạ ! Thôi chịu khó đi con, mẹ biết làm sao bây giờ !
Nào đâu đã hết, chúng nó còn hè nhau tụ tập trước cửa nhà cháu. Mẹ cháu cầm chổi lông gà ra đuổi. Chẳng đứa nào sợ, trái lại còn tru tréo to hơn. Chợt thấy hàm răng của mẹ cháu nhuộm đen ngòm và bóng loáng, thế là chúng nó cứ thế mà gào:
Bắc kỳ ăn cá rô cây
Ăn nhằm cục c. , hàm răng đen thùi
Trong gia đình, chỉ có bố cháu là chẳng thằng Nam kỳ con nào dám giỡn mặt. Có lẽ nhờ khuôn mặt có oai hay nhờ đôi mắt nghiêm khắc của ông, mà chúng sợ một vành không dám trêu chọc một lời ?
Ngày tháng qua mau, cứ thế mà đám Bắc kỳ "ri cư”, trong đó có gia đình cháu, vẫn sống phây phây trên mảnh đất Nam bộ lạ hoắc nhưng trù phú này. Những cảnh chọc quê dần dần biến mất, bạn bè nhiều hơn, trong đó dĩ nhiên không ít đứa Nam kỳ. Đứa Sài Gòn chính tông, đứa Sa Đéc, đứa Vĩnh Long, đứa Mỹ Tho, Cần Giuộc...Nhưng đứa nào cũng chửi cháu là "thằng Bắc kỳ lắm mồm”. Không "lắm mồm” chứ để chúng mày ăn hiếp ông hả ?
Nghĩ cho cùng, không "lắm mồm” thì đâu còn là Bắc kỳ nữa ! Thứ "lắm mồm” được việc, "lắm mồm” nghe vẫn bùi tai, "lắm mồm” dễ mến, thiếu thì nhớ, vắng thì mong, "tay chơi” nhưng vẫn "chân tu”, gái Nam kỳ cứ thế mà..."lắc lư con tàu đi”. Càng lớn lên cháu càng khoái Miền Nam, khoái Sài Gòn, nơi dễ có nhiều bạn, mà bạn lại không tồi. Nơi đó có dừa xiêm dzú sữa, có chè đậu xanh bột báng nước dừa, có bánh bèo trét mỡ trắng phau phau, có nước mắm đường ngọt lịm, có cá bống trứng kho tiêu, có trái cóc ngâm đường cắm que cà rem chấm muối ớt, có quán cơm bà Cả Đọi, có cả những con đường hẻm ngoằng nghoèo dẫn đến nhà ...chị Tình.
Miền Nam và Sài Gòn thật trong veo khoáng đạt, không tự tôn như cái Bắc kỳ đã có sẵn từ bẩm sinh trong bụng cháu, không rườm rà "màu mè ba lá hẹ”, chân thành thật thà, thẳng ruột ngựa, không làm vẫn có ăn, chơi xả láng sáng về sớm, để rồi vẫn cứ yêu người, yêu đời.
Có lẽ cũng cùng một cảm nhận như thế nên đám Bắc kỳ "ri cư” chúng cháu mới vào Nam chỉ có cái quần xà loỏng trên "tàu há mồm” đã lợi dụng thời cơ hè nhau tung ra dành dân chiếm đất khắp cõi Nam bộ, mà lại ăn nên làm ra trên mọi lãnh vực, trong đủ tầng lớp xã hội, nhất là vùng Sài Gòn Gia Định và các vùng phụ cận, chỗ nào làm ăn ngon lành thuận lợi là mấy mợ Bắc kỳ rau muống sang tay hàng loạt, ngoại trừ phía bên trong chợ Bến Thành và vùng Chợ Lớn, vì chẳng thèm "kèn cựa” với các chú Ba. Đã bảo rồi mà...: " Bà đã nàm thì nàm thật chứ không thèm nàm nấy ne, nàm nấy nệ !”
Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy "dzô tuyến chuyền hình” hay cái "ra dzô” ra thì thấy liền, các "xướng ngôn dziêng” hầu như "chăm phần chăm” đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng "E Việt Nam”, mợ nào mợ nấy đều khoe "em người Hà Lội” hết ráo ! Chẳng biết tại "dziêng dzáng” hay ”phe đảng” ?
Bố cháu trái lại, cái chất Bắc kỳ đã ăn vào máu, thấm vào cốt lõi xương tủy của ông từ bao đời, nhất quyết bắt anh em cháu phải thi vào trường Chu Văn An (CVA), con em gái phải thi bằng được vào trường Trưng Vương, toàn là những trường nổi tiếng từ miền Bắc, kéo theo các thày cô "ri cư” vào Nam. Phần vì bố cháu là cựu học sinh trường Bưởi, phần vì ông cũng có chút thiên kiến và ít tin tưởng vào các trường miền Nam như Petrus Ký hay Gia Long. "Mình dân Bắc thì phải học trường của người Bắc, chúng mày đừng có bàn với bạc lôi thôi !”, bố cháu phán cứ như đinh đóng cột.
Mà lạ thật ! Vào học Chu Văn An mới thấy toàn đám học sinh Bắc kỳ, le que vài trự Nam kỳ lạc lõng vô duyên, đếm chưa đủ mười đầu ngón tay đã hết đứa Trung kỳ. Cho đến các thày đa số cũng lại Bắc kỳ nốt, từ thày hiệu trưởng Dương Minh Kính đến thày thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Còn bên Petrus Ký thì ngược lại, hầu hết Nam kỳ. Hóa ra vung nào thì vẫn cứ đi tìm nồi nấy, hay hoặc giả có chính sách của chính quyền thời đó hay không ? Chẳng thành vấn đề, chỉ biết bọn Nam kỳ Petrus Ký châm biếm đổi tên Chu Văn An thành ...Chết Vì Ăn ! Cháu tức máu trả đũa, rằng chúng mày ghen ông vì chúng mày chiêm ngưỡng các em Bắc kỳ Trưng Vương mà thèm nhỏ dãi, nhưng sờ vào thì chúng mày sẽ thành con dế mèn để các em Bắc kỳ thọc cọng nhang sau gáy thổi quay vòng vòng ! Tức quá, mấy trự Petrus Ký chỉ biết "ngậm ngùi” đồng ca bản ”Khúc nhạc đồng quê” rằng thì là:
"Quê hương tui Bắc kỳ nhào dzô quá trời
Bên bờ sông bên bờ ao...trồng rau muống !”
Hay cũng là: "Quê hương tui cái mùng mà kêu cái màn !....”
Thôi thì cũng đúng thôi ! Mấy trự Nam kỳ hay Trung kỳ chỉ cần nghe một mợ Bắc kỳ uốn éo ra chiêu vài đường lưỡi thì đã nhũn như chi chi, mắt trợn ngược, mồm há hốc, quên luôn cả tên họ mình. Chỉ có trai Bắc kỳ mới trị nổi các mợ Bắc kỳ thôi ! Này nhé, các cụ cứ chịu khó nhìn chung quanh đi, cứ một trăm trự Nam kỳ chưa chắc có được một trự vớ được một mợ Bắc kỳ.
Tìm mỏi con mắt mới có một trự "diễm phúc” bế được một mợ mang về nhà thì bảo đảm suốt cuộc đời còn lại chỉ biết bốn chữ "gọi dạ bảo vâng”, răm rắp tuân lệnh bà, chẳng bao giờ còn nhìn thấy mặt trời, mặc dù suốt ngày ngửa mặt than Trời ! Đấy mới chỉ là các mợ Bắc kỳ 54 thôi nhé ! Gặp cỡ các mợ 75 hay các mợ quê quán Hà Đông hay Bắc Ninh "...cầm roi dạy chồng” thì ôi thôi ! cái te tua nó kéo luôn theo cả tông ti họ hàng, suốt đời hưởng "cái thú đau thương”, nghe chửi cứ tưởng nghe...hát. Hỡi các chú Nam kỳ hậu sanh: chớ chơi dại!
Đừng nghe ông Phạm Duy hát bài "Cô Bắc kỳ nho nhỏ” mà ham, lừa đấy ! Gặp Nam kỳ thì cái "nho nhỏ” kia sẽ phình to hơn cái vại, mà cái vại có nanh ! Ngược lại, một cậu Bắc kỳ rau muống quơ được một cọng giá Nam kỳ "đem về dinh” –vụ này nhiều lắm- thì cứ như "rồng thêm cánh”, như "diều gặp bão”, như lái ô tô không cần Navigation.. . cả đời có người "nâng khăn sửa túi” không công. Hóa ra hôn nhân cũng có quy luật đấy chứ:
Chồng Bắc kỳ + vợ Bắc kỳ = Vợ chồng đề huề, nếu biết cách
Chồng Bắc kỳ + vợ Nam kỳ = Chồng phây phả, phè cánh nhạn.
Chồng Nam kỳ + vợ Bắc kỳ = Chồng te tua, lưng còng.
Nhưng đã là "luật” thì bao giờ cũng có "luật trừ”, nghĩa là cháu không dám vơ đũa cả nắm đâu, với lại cháu chỉ lợi dụng cái "tự do ngôn luận” trên xứ người, xin bàn bậy vài chữ ngu ngơ để các cụ trong lúc "trà dư tửu hậu” đem ra trước là mua vui, sau là cho bớt chút căng thẳng trong cái cuộc đời ... đen như mõm chó này. Xin lỗi các cụ, nẫy giờ nói loanh quanh mãi, bây giờ cháu xin trở lại chuyện của cháu.
Bố cháu nghiêm khắc lắm và dĩ nhiên giáo dục con cái theo truyền thống Bắc kỳ. Đã có gốc có ngạnh, có cả sự nghiệp bề thế trong Nam nhưng vẫn...thờ cơm Bắc kỳ, vẫn lễ phép Bắc kỳ, vẫn giữ giọng nói Bắc kỳ và thậm chí còn ra lệnh, dâu rể cũng phải...Bắc kỳ ! Mỗi lần cháu dẫn bạn gái về nhà, bố cháu liếc mắt một cái là biết ngay cô nàng Bắc hay Nam.
Có một ông bố tinh đời như thế đôi khi lại...phiền. Với một mợ Bắc kỳ, bố cháu thân mật tươi cười "Cháu vào nhà chơi ! bố mẹ cháu khỏe mạnh không ?”, cứ làm như quen biết từ lâu vậy. Gặp cô ả Nam kỳ thì lạnh nhạt khinh khỉnh "Không dám, chào cô !” Cô bạn gái Nam kỳ mặt nghệt ra thưởng thức văn chương Bắc kỳ, còn cháu nghe qua mà thốn từ dạ dầy đến ruột non.
Nghe Bắc kỳ chê, nghe Bắc kỳ chửi, mà cứ tưởng mình đang nghe thơ phú hay nghe nhạc êm dịu mới chết chứ ! Nếu quen cô nào Trời sinh có mấy cái vòng hơi...sexy một tí, Bắc cũng như Nam, cháu phải dấu biệt vì sợ lựu đạn nổ tung trong nhà. Điệu này coi bộ hơi khó sống. Thôi thì Bắc Trung Nam cũng một nhà, hạnh phúc lứa đôi đâu phải do thằng hàng xóm, mà là do chính mình. Thế rồi cháu đã từng hạ quyết tâm với bố: lấy vợ Bắc kỳ, cho phải đạo làm con. Em nào Bắc kỳ, rước về nhà cho bố xem mặt mà bắt hình dong (cứ như đi mua gà chọi). Em nào Nam kỳ, điểm hẹn sẽ là mấy ống cống dưới gầm cầu xa lộ Đại Hàn.
Thiên bất dung gian! cháu lại phải lòng một ả Nam kỳ, Nam kỳ không lai giống, cái thứ Nam kỳ Gia Long kên kên xí xọn. Hồi đó cháu đi lính Không Quân của miền Nam, thấy đám phi công trời đánh đa số cũng đều là Bắc kỳ, chẳng hiểu tại sao? Dân Nam kỳ cũng có, Trung kỳ lại càng ít hơn, nhưng đứa nào cũng có ..."cái mồm Bắc kỳ”.
Cháu còn nhớ khi thi gia nhập Không Quân, phải đủ ký lô, đủ kích thước, lục phủ ngũ tạng bị khám tuốt luốt, phải trần trùng trục như con nhộng rồi nhẩy lên nhẩy xuống cho mấy ông bác sĩ ..."vạch lá tìm sâu”, chứ đâu có thi tuyển đứa nào "lắm mồm”! Thế mà thằng nào thằng nấy đều có cái "chứng chỉ lắm mồm” cao hạng dấu kỹ trong túi áo bay.
Một hôm đang trực phòng hành quân thì ông xếp (ông này Nam kỳ quốc) hỏi có thằng nào rảnh ra phi đạo chở con cháu gái vợ của xếp theo tàu từ Sài Gòn ra Nha Trang đem về nhà bà vợ đang có bầu sắp đẻ. Tưởng đi biệt phái hành quân chứ cái màn này cháu khoái lắm: "Chuyện nhỏ mà xếp, có tui ngay”. Ông xếp của cháu cũng chẳng vừa, nhìn thấu tim gan thằng đàn em : "Lẹ lẹ lên coi, tàu sắp đáp rồi đó, sách tao mày học hết còn dư có cái bìa, nhưng mà từ từ thôi nghe cha nội, lạng quạng con mẻ chửi tao thấy bà !” Lúc đó cháu đâu có ngờ rằng, cái chuyện nhỏ như mắt muỗi này lại thành chuyện lớn, lớn khủng khiếp, ảnh hưởng đến hết cả cuộc đời cháu !
Cô cháu gái ông xếp không có cái dạng "ngực tấn công, mông phòng thủ” như trong "xi la ma”, thế mà ngay từ phút ban đầu cháu đã bị dáng ngay tim một cái búa tạ chình ình chứ chẳng phải tiếng sét tầm thường.
- "Cô đi máy bay có mệt lắm không ?”
– "Dạ !”.
-"Ra thăm cô dượng hả ?”
– "Dạ !”.
-"Cô lên xe đi, tôi đèo cô về”
--"Dạ !”...
Chèng đéch ơi ! sao mà cụt ngủn cộc lốc thế bà nội ? Cái gì cũng ”dạ” hết ráo thì cháu biết đâu mà rờ ! Đúng gái Nam kỳ ! Chợt nghĩ, không biết bà dzợ xếp tới giờ này có còn ”ngây thơ”, ”dạ dạ” với xếp như dzậy nữa hay không ? Xếp cháu đang ở San José, nếu xếp có đọc những giòng chữ này thì xếp cũng bỏ qua dùm vì thằng em đã thuộc lòng trọn bộ sách của xếp từ khuya rùi !
Từ đó cháu với nàng rủ rỉ rù rì cùng nhau đánh vần mấy chữ ”hình như là tình yêu”. Cuộc tình của cháu với nàng êm ả như quả lắc đồng hồ treo trên tường phòng khách nhà cháu, nhưng mỗi khi nghĩ đến bố cháu thì quả lắc đồng hồ bỗng ngất ngư như bị đứt dây thiều. Thương quá, cháu đánh liều, ”mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua”, chuyến này nhất quyết không chui ông cống gầm cầu xa lộ, mà dắt nàng về nhà trình diện bố. Bố vẫn khinh khỉnh: ”Không dám ! chào cô”. Nàng vui tính: ”Ba anh coi ngầu quá hén!”, cháu tỉnh bơ: ”Không ngầu sao làm bố anh được !”.
Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ. Ông chỉ vì thương con, lo cháu lấy nhằm cô vợ Nam kỳ cả ngày chỉ biết...phè cánh nhạn, ăn no lại nằm, thì con cưng của ông sẽ thành thân trâu ngựa suốt đời. Còn mẹ cháu, vốn dĩ nhà quê răng đen mã tấu bảo rằng, nghe Nam kỳ nói chuyện cứ tưởng nghe tiếng nước ngoài, chỉ hiểu một nửa ! Cháu cãi lại, Bắc kỳ cũng có khối đứa lười, lười như..cháu đây là hết mức rồi !
Một hôm cháu đưa nàng về nhà, gặp lúc bố mẹ cháu sửa soạn mở tiệc đãi ông bác từ Hố Nai lên thăm. Ông bác vui tính bảo tiện bữa ngồi ăn luôn, cháu đang chần chừ thì nàng vén áo hạ ngay cái bàn tọa tròn lẳng xuống ghế, cháu kéo lên không kịp. Cháu thủ thỉ giải thích cho nàng rằng, đi đâu gặp khách Bắc kỳ mời ăn thì chớ có ăn liền, cứ để người ta mời dăm lần bẩy lượt, ăn liền người ta chửi mình...chết đói !
Nam kỳ thì thẳng ruột ngựa, mời là cháp lẹ, không cháp dọn xuống bếp, đói ráng chịu, không mời lần thứ hai, ai biểu mời không ăn ! Bỗng mấy đứa em cháu thay phiên nhau : ”Mời bác xơi cơm, mời bố xơi cơm, mời mẹ xơi cơm, mời anh xơi cơm, mời chị xơi cơm”, mời... mời... mời tùm lum!. Thằng em út cháu mời dài nhất, mời lâu nhất, mời từ trên xuống dưới , trong nhà chỉ có con Tô Tô đang nằm chực dưới gầm bàn là nó không mời. Nó lại chẳng được ai mời để xơi, út mà ! nhưng rồi vẫn xực ào ào !
Cô bạn Nam kỳ của cháu trố mắt nhìn cháu chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Cháu vội ghé tai thì thầm:
- Em mời gia đình ăn cơm đi !
- Ủa ! gia đình anh mời em ”ăng” mà ? Bộ ”ăng” cũng phải mời...mời...xơi ...xơi sao?
Nàng ấp a ấp úng cũng ráng mời:
- Dạ mời bác, mời bác, dạ mời... à... à... mời anh, mời em...
Chợt bố cháu lên tiếng:
- Thôi đủ rồi, cháu mời người trên thôi, còn mấy em cháu không phải mời...Mà hay thật ! Con bé này vui vẻ, ngoan ngoãn lắm ! Sao con cứ ăn hiếp nó mãi !
Nghe bố cháu nói mà bụng cháu cứ như mở cờ, ông còn cao hứng bảo khi nào nàng nấu cơm Nam kỳ cho gia đình cùng ăn. Cô nàng hí ha hí hửng nói liền:
- Dạ ! (lại dạ!), để bữa nào cháu nấu bún(g) mắm dzới thịt heo ba rọi cho bác ăn(g), bún(g) mắm thịt ba rọi Trà Dinh ngoong nhức miền Nam nghe bác !
- Sao ? cô muốn búng hả ? Lỗ tai tôi đây này, muốn búng bao nhiêu thì cứ búng đi !
Thế là cả nhà cháu được một trận cười nắc nẻ. Nào đã hết đâu, mẹ cháu chợt bảo:
- Cháu xuống bếp lấy cho bác mấy cái ”cùi dìa” với cái ”muôi” để trong ngăn kéo đấy !
Nàng ngớ ra cứ như được nghe tiếng...Tây, nhìn cháu cầu cứu. Cháu cười hì hì khoái tỉ, ra cái điều thông thái giải thích ngay:
- Cái ”cùi dìa” Nam kỳ kêu là cái ”muỗng”, tại Bắc kỳ sống lâu với bọn Tây, chúng nó gọi là ”la cuiller” thì Bắc kỳ gọi luôn là cái ”cùi dìa” cho tiện. Còn cái ”muôi” Nam kỳ kêu là cái ”vá”, chữ ”vê” thì đọc là ”dê” cho nên gọi là cái ”dzá”, phải không ?
Nàng đỏ mặt, bĩu môi ”Cái đồ dzô dziêng, tui đi dzìa à nghen !”
Sau bữa cơm hôm ấy, hình như bố cháu bắt đầu ”chuyển hệ”, có vẻ gần gũi thân mật với nàng hơn vì thấy nàng thật thà, có sao nói dzậy, không bãi bôi, không vòng vo tam quốc, nhất là...không lười như ông nghĩ. Thừa thắng xông lên, cháu thủ thỉ với mẹ cháu là cháu muốn lấy nàng làm vợ. Mẹ bàn với bố, bố vẫn ngần ngừ.
Tại bố cháu không biết đấy chứ, cháu đọc lóm từ một quển sách nào đó người ta viết rằng, trong lịch sử nước ta hầu hết các vua chúa miền Trung đều có nhiều bà vợ bé, mà hầu như bà nào là Chánh Cung Hoàng Hậu cũng đều là Nam kỳ: vua Minh Mạng có rất nhiều vợ, đa số là các bà Nam kỳ, Chánh Cung là bà Hồ Thị Hoa, người Biên Hòa; Chánh Cung của vua Thiệu Trị là bà Từ Dũ, người Gia Định; Vợ chánh của vua Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu), là người Gò Công. Mấy ông vua cũng tinh đời đáo để ! Nhưng cháu ”không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường ”, chỉ xin ”...quỳ lậy Chúa trên Trời, sao cho lấy được ...con nhỏ Cái Bè con thương !”
Thật là oái oăm: cá đã cắn câu mà bố cháu vẫn chưa cho giựt cần! Tuy thế, thỉnh thoảng bố cháu cũng dò hỏi về gia đình nàng. Thì cháu đã nói rồi mà, ”quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn”, ruộng đất mênh mông, sông nước dập dình, ăn nói ”ngắn gọn và dễ hiểu” chứ không ”dài dòng nhưng khó hiểu”... kiểu Bắc kỳ ! Chấm hết!
Ngày vui nhất đời cháu là ngày bố cháu ra lệnh sửa soạn ”lên đồ dzía” đến thăm gia đình nàng. Sao bố cháu không nói thẳng thừng ra là đi ”hỏi vợ”, đi ”chạm ngõ” cho xong. Nhưng mà cần gì phải ”chạm ngõ” với lại ”chạm cổng” cho rườm rà rắc rối, nhà của nàng cháu biết từng phòng, quen từng góc, rõ từng cột.
Mỗi lần cháu từ đơn vị ”dù” về đều có chút quà biếu ba má nàng, cho mấy đứa em nàng và cho cả cô Ba giúp việc trong nhà (học theo sách dụ khị của xếp cháu đấy !). Lần nào gặp ba nàng là lần đó có...nhậu. Đồ nhắm lúc nào cũng có sẵn, lúc củ kiệu tôm khô, khi ra sau hè ngắt mấy trái xoài tượng chấm mắm nêm ngào ớt, kẹt quá cột sợi ny-lông dzô ngón chân cái, đầu kia cặm mấy con trùng liệng xuống sông, cũng câu được mấy con cá lên nướng làm mồi. Nam kỳ trù phú mà ! Ổng không nhậu bia nhậu rượu, mà nhậu đế; không nhậu bằng cốc hay ly mà nhậu bằng tô, tô nào tô nấy bằng cái bát ăn cơm nhà cháu. Thế mà ổng lúc nào gặp cháu thì cứ nói rằng: ”Dô dzới tao dăm ba sợi nghe mày !” Chưa tới nửa sợi cháu đã guắch cần cẩu ! ”Lính tráng như mày chi mà yếu xìu sao oánh giặc nổi ? Dzô cái coi !” Ổng thương, ổng coi như con như cháu, ổng mới kêu cháu bằng ”mày”. Tiếng ”mày” của Nam kỳ biểu lộ cái chân tình, sự gần gũi thân thương, không như Bắc kỳ khi đã xổ ra tiếng ”mày” rồi thì ... ô hô ! ô hô ! thiện tai ! thiện tai ! chạy cho lẹ !
Một hôm đang nướng con mực khô nhậu lai rai với ổng, bỗng có khách gõ cửa bước vào, mặt ổng sáng lên như sao băng, vừa cười vừa nói:
- Chèng đéc ơi anh Sáu Lèo ! hôm qua tui chờ qua qua mút chỉ cà tha, hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua, hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua lại qua, nay qua rồi có thằng rể tương lai tới thăm, nhào dzô chơi vài xị, hôm nay có ớt nè qua !
Nói chi mà cứ qua đi qua lại, qua tới qua lui, nói cũng như thơ phú đấy chứ, thế mà mẹ cháu cứ nói tiếng Nam kỳ nghe sao như tiếng...nước ngoài !
Bắc kỳ vẫn có câu ”dâu là con, rể là khách”, nhưng Nam kỳ thì ”dâu là con, rể cũng là...con luôn”. Bố dzợ chịu chơi lại gặp thằng rể cũng chịu chơi luôn, dzô ba xị rồi thì coi như...bạn, chơi xả láng sáng dzề sớm, còn má dzợ bỗng nhiên thành... chơi chịu ! Nàng kể cho cháu nghe, nhiều lần ổng đi nhậu quá giờ giới nghiêm chưa chịu về, cả nhà trông đứng trông ngồi. Chợt nghe tiếng xe Vespa quen thuộc chạy ngang nhà, cứ thế nghe cái ”dzù” rồi lại chạy mất tiêu, lại nghe cái ”dzù” rồi đi tuốt luốt ! Sinh nghi, nàng chạy ra cổng đón đường chặn xe : ”Ba ui ! Ba ui ! Tới nhà rồi nè !”. Ổng chợt tỉnh, quẹo dzô thắng cái ”két”, xe đổ cái rầm, ổng té cái đụi, miệng lèng nhèng ” Ủa, nhà mình đây rồi sao? Dzậy mà tao chạy dzòng dzòng kiếm hoài hổng ra !”
Ngày cưới, cháu chọn nhà hàng Đại La Thiên của chú Ba tuốt bên Chợ Lớn cho có vẻ trung dung, không Nam cũng không Bắc mà là cơm Tàu. Không xài Karaoke nhưng chơi nhạc sống. Có ông chú dzợ tên là Ba Phoóng làm nhạc trưởng cho mấy bà xồn xồn Nam kỳ lên sân khấu ca cải lương hà rầm. Hình như 7 thứ nghệ thuật của nhân loại đối với Nam kỳ đều tóm gọn trong mấy câu dzọng cổ thiệt mùi.
Đám cưới cháu người ta chụp nhiều hình lắm. Ông bố vợ coi hình gục gặc cái đầu: ”Chèng đéch ơi ! thằng rể tao chụp hình coi phông độ dzữ hén ! Ráng nghe mày !” Cháu chẳng hiểu ổng nói cháu phải ráng cái gì ? Nhưng có một cái cháu phải ráng là cái chắc, ai biểu ham dzợ Nam kỳ...mũi cao chân dài !
Còn bố cháu xem ảnh thì lại phán một câu xanh rờn: ”Con dâu bố chụp với bố ảnh này đẹp quá, giá mà đứng cạnh bố con khoanh tay lại thì còn đẹp hơn biết bao !”. Ông xếp cháu, khơi khơi tự nhiên thành ông dượng, sẵn có dăm ba ly nhưng mắt vẫn láo liên ngó bà cô, rồi len lén kể lể làm oai: ”Thấy chưa mày! Hồi đó tao xách máy bay xuống Vĩnh Long rồi lạng qua Cái Bè, mới lạng chơi dzài ba dzòng là dzớt luôn bà cô mày, ngon chưa !” Cám ơn ”ông xếp dượng” đã có công ”nối giáo cho giặc” rồi rước luôn giặc vào nhà. Còn mấy thằng bạn Không Quân quỷ sứ thì xúm nhau ca bản ”Mùa thu chết ”... đã chết rồi, cho mày...chết luôn!
Ngày qua ngày, cháu không chết mà vẫn sống nhăn răng với bà vợ ”quý phái bình dân”, bây giờ đã có 4 con với 3 đứa cháu ngoại để nựng. Nam kỳ cũng chăm chỉ đấy chứ ! Thế là xong một đời phiêu bạt giang hồ, bay bướm, quậy phá ! Được cái vợ cháu cưng cháu lắm (Nam kỳ mà!), bao nhiêu công việc trong nhà từ lau nhà, rửa chén, hút bụi, trồng cây, giặt đồ...vợ cháu dành làm hết ráo.
Bả nói ”tay chân ông như thằng cùi, làm đâu hư đó, để tui làm luôn cho lẹ !”. Cháu đi làm mang tiền về, bả cũng không thèm động tới, bảo rằng ”tui hỏng cần anh nuôi tui !” Thế nhưng vợ cháu ghen khỏi nói, trong vườn trồng nhiều ớt hơn trồng hoa, ghen có đẳng có cấp, ghen có kế hoạch, có phương án đàng hoàng. Ghen thì ghen, lâu lâu cháu cũng theo bạn bè...nhảy dù vài sô, về nhà im thin thít, thế mà bả cũng ”nghe” được mùi, lườm lườm, nguýt nguýt, rồi cũng huề tiền.
Sau này cháu mới khám phá ra vợ cháu rất sòng phẳng, đâu ra đó, nếu ”ăn bánh trả tiền” là...cho qua cầu gió bay, không thèm chấp. Một hôm vô tình đọc báo thấy tin cô Quờn, người Sóc Trăng, ghen chồng lăng nhăng, lẳng lặng lựa lúc chồng đang say túy lúy, xách con dao bếp cắt luôn...của quý của chồng đem quăng sau vườn. Cô Quờn ra tòa ngồi chơi 4 năm tù. Trời đất Thiên địa ơi! Nam kỳ mà ghen kiểu này chắc cháu chết sớm, cháu dấu luôn tờ báo, ai dè vợ cháu chu môi oỏng ẻng : ”Cái đó còn đỡ à nghen ! gặp tui là tui cho luôn dzô cái máy xay thịt rồi quăng cho bầy gà ăn, chớ giờ người ta dzăng minh lắm, khâu nối lại mấy hồi !” Má ơi là má ! Cháu nghe mà ớn lạnh xương sống! Chơi kiểu này thì hơn xa các mợ Bắc kỳ rồi ! Nhưng cháu lại được phép kéo bạn bè về nhậu...xả láng, nhậu ”vô tư”. Xỉn quá thì : “Anh mệt rồi nghen, uống ly nước đá chanh nè, rồi dzô đây em cạo gió hết liền !”. Bạn bè ói mửa tùm lum thì : ”Hổng sao đâu, anh ngồi tiếp mấy ảnh đi, em dọn cho !” Mấy thằng bạn có vợ Bắc kỳ ngó phát thèm !
Chắc khí thiêng sông núi Bắc kỳ linh thiêng hùng vĩ , hay nói theo khoa học hiện đại là cái ”dzen” Bắc kỳ quá mạnh, nên vợ cháu nửa dưới vẫn còn là Nam kỳ, nhưng nửa trên đã hóa thành Bắc kỳ: không nói ”bự bành ky” mà nói ”to vật vã”; không gọi ”trái bom” mà gọi ”quả táo”; thích ăn canh rau muống hơn nấu canh chua; nhưng đặc biệt nhất là ăn nói không còn ”ngắn gọn và dễ hiểu” như xưa, mà bây giờ thì.. ôi thôi ! ”dài dòng, ào ào như thác đổ”, nghe riết muốn khùng !
Bố cháu ăn ”bún(g) mắm thịt ba rọi” của vợ cháu nấu, đến phát nghiền, nghiền luôn cả chén nước mắn pha đường. Nhà cháu có bốn anh em trai thì bố cháu có tới ba ả dâu Nam kỳ, nhưng cả đám hợp lại vẫn thua xa một mợ dâu Bắc kỳ, ăn nói ngọt như đường phèn, dịu dàng khoai thai như thiên nga, thêm cái tài...chửi như hát di truyền. Thế là cái mộng ”dâu rể phải là Bắc kỳ” của bố cháu bị nước sông Cửu Long vùng Nam bộ cuốn trôi tiêu tùng. Bố cháu bây giờ cũng rành ”sáu câu” về Nam kỳ lắm, ông bảo người ta nói rằng:
- ”Tính tình gái Nam kỳ giống như mưa Sài Gòn: đỏng đảnh nhưng mau quên; tính tình gái Bắc kỳ giống như mưa Hà Nội: âm ỉ và dai dẳng”.
Lợi dụng lúc ông đang vui vẻ, cháu bèn phụ họa :
- Bố biết không, người ta cũng bảo : ”Ở Sài Gòn nhiều em sinh viên giống như ca ve; Ở Hà Nội nhiều em ca ve giống như sinh viên”, đúng không bố ?
Bố cháu quắc mắt : ”Sao dám ăn nói lăng nhăng thế hả ?”.
Cháu chuồn nhanh kẻo ông nổi giận. Thôi thì đến nước này rồi, cúi xin các cụ cũng rộng lòng bỏ qua cho cháu nếu có gì gọi là thiên vị, bởi vì con gái Nam kỳ bây giờ đã là ”cây nhà lá vườn” của cháu, nên cháu đành phải ”ta về ta tắm ao ta”, ôm lấy cái ao Nam kỳ, ôm cứng cái cây sầu riêng Nam bộ cho phải đạo ”tình Bắc duyên Nam”, nếu không cháu phải ôm thùng mì gói suốt đời. Mong sao các cụ đọc xong rồi bỏ qua, cứ coi như một chuyện tầm phào, bởi vì cháu đã liều mình như mấy mợ Hà Nội làm con chim đa đa, không lấy vợ gần mà lấy vợ xa, xa tuốt luốt tận cái xứ Nam kỳ với giòng sông 9 cửa.
TRỨNG GÀ GIẢ
Tuesday, July 10, 2012
Trứng Gà Giả Xuất Hiện Ở Nam California - Tháng 7/2012
(3) tá trứng này gia đ́nh QD mua ở một tiệm bán gà vịt tại thành phố Rosemead, California vào ngày Father's Day 2012
(3) tá trứng này gia đ́nh QD mua ở một tiệm bán gà vịt tại thành phố Rosemead, California vào ngày Father's Day 2012
Từ lâu nay chúng ta đă từng nghe nói và đọc khá nhiều tài liệu về chuyên làm trứng gà gỉa của Trung Quốc. Hai tuần trước đây nhân ngày Father's Day, gia đ́nh đinh chúng tôi cùng đi ăn sáng ở thành phố Rosemead, có ghé vào một tiệm bán gà vịt của một gia đ́nh người Việt gốc Hoa làm chủ, và tại đây chúng tôi có mua (3) tá trứng gà.
Mấy hôm nay sau khi bắt đầu nấu trứng chúng tôi mới phát hiện chúng tôi mua phải loại trứng gà rất kỳ quái. Loại trứng này lớn hơn b́nh thường tuy màu không có ǵ là khác lạ, tuy nhiên khi nấu chín th́ ḷng trắng và ḷng đỏ trứng trở nên rất cứng và dai như cao su, khi đập ra ḷng đỏ trứng gà vẫn c̣n dính chặt với lớp vỏ trứng.
Khi chiên trứng gà th́ trứng không vàng đều và dai như da heo ngay cả đủa đâm vào cũng không xuyên qua đuợc. Rất ngạc nhiên chúng tôi đem đập một vài trứng th́ mới phát hiện bên trong trứng rất lạ, ṭan là nưóc lỏng và tṛng đỏ th́ rất cứng bóp như bóp bao nilon. Đặc biệt trứng không bốc muí tanh như b́nh thường và một số bên trong tṛng trắng đông thành đá mặc dầu chúng tôi không cất giử với độ qúa đông lạnh.
Theo các tài liệu mà chúng tôi đă đọc được th́ trứng gà gỉa xuất phát từ Trung Quốc, nguyên liệu chủ yếu để làm trứng gà giả là muối alginate. Loại muối này rất rẻ, cộng với nhiều nguyên liệu khác như Canxi Carbonat (Cao - vôi tôi) Axit Clohidric và màu thực phẩm.
Ăn loại trứng giả này lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ và có thể gặp một vài vấn đề khác với năo. Chất axit clohidric gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, dạ dày và ruột. Sau đây là vài tấm h́nh về (3) tá trứng gà gỉa mà gia đ́nh chúng tôi đă mua và ghi nhận được.
Trứng gà chưa nấu chín mà đă đông cứng bên trong
Tṛng trắng không tanh và như nước lỏng, có màu rất lạ
Luộc xong tṛng trắng cứng và dai như cao su
Chiên xong th́ trứng như một miếng nhựa mềm, bóp vào như bóp bao nylon.
Màu rất lạ và không bay mùi thơm của trứng chiên
Vỏ trứng rất mỏng và cầm lên rất nhẹ
Nh́n kỷ sẽ thấy đây là trứng gỉa v́ màu sắc và cấu tạo rất lạ thường
QD và trứng gà giả làm từ Trung Quốc
Sự việc này lại một lần nữa gây lo lắng cho chúng ta về chất lượng vệ sinh an toàn của thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc. Các chuyên gia trong ngành thực phẩm đă nhận định nguyên liệu chủ yếu để làm trứng gà giả là muối alginate. Loại muối này rất rẻ tiền, cộng với nhiều nguyên liệu khác như Canxi Carbonat (Cao - vôi tôi) Axit Clohidric và màu thực phẩm.
Ăn loại trứng giả này lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ và có thể gặp một vài vấn đề khác với năo. Chất Axit Clohidric gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, dạ dày và ruột.
Tất cả chúng ta nên cẩn thận để tránh t́nh trạng "Tiền Mất Tật Mang"
QD - Tháng 7, 2012
BÁC SĨ NGƯỜI VIỆT MỔ BẰNG ROBOT
Monday, July 9, 2012
Bác sĩ Việt Nam đầu Tiên với phương pháp mổ sạn túi mật
Bác sĩ Nguyễn thế Trieu Huy, bác sĩ giải phẫu tổng
quát là bác sĩ giải phẫu Việt Nam đầu tiên với phương pháp mổ nội soi
với người mày Robotic cho sản túi mật với một vết thẹo nhỏ.
Regional Medical Center of San Jose to Perform First da Vinci Single-Incision Gallbladder Removal with in the Bay Area
Robotic Surgery Procedure Allows Surgeon to Perform Single-Incision Cholecystectomy through Belly Button
San Jose- April 5, 2012 – Regional Medical Center of San Jose will be
the first hospital in the Bay Area and among the first hospitals in the
U.S. to perform a single-incision cholecystectomy (gallbladder removal)
using the da Vinci Si Robotic Surgical System.
With the da Vinci, Regional general surgeon Dr. Huy T. T. Nguyen will
remove the gallbladder of a San Jose woman through a single incision
through her belly button on April 5th, 2012.
“This exciting new technology paired with our highly trained doctors and
operating room staff means better surgical outcomes for our patients,”
said Mike T. Johnson, CEO of Regional. “Not only will this surgical
procedure be safer and less invasive, the recovery period is
significantly reduced and there will be virtually no visible scar from
the single incision through the umbilical.”
In the past, gallbladder removals have been performed either through
open surgery, which requires a large opening in the abdomen, or
laparoscopic surgery, which requires multiple incision sites. The
gallbladder is a pear-shaped organ that sits just below the liver on the
upper right side of the abdomen. It collects and stores bile — a
digestive fluid produced in the liver – and its removal can relieve the
pain and discomfort of gallstones. The new surgical method with the da
Vinci system will lead to safer outcomes and fast recovery times.
The da Vinci system has been used for an array of other types of
surgeries and was just recently FDA-approved for gallbladder removals.
The system allows surgeons to operate with accurate precision, enhanced
maneuverability and three-dimensional visualization.
Contact: Bev Mikalonis/ VP Marketing & Communications
Regional Medical Center of San Jose
408-729-2809
Bev.mikalonis@hcahealthcare.co m
Regional Medical Center of San Jose to Perform First da Vinci Single-Incision Gallbladder Removal with in the Bay Area
Robotic Surgery Procedure Allows Surgeon to Perform Single-Incision Cholecystectomy through Belly Button
San Jose- April 5, 2012 – Regional Medical Center of San Jose will be the first hospital in the Bay Area and among the first hospitals in the U.S. to perform a single-incision cholecystectomy (gallbladder removal) using the da Vinci Si Robotic Surgical System.
With the da Vinci, Regional general surgeon Dr. Huy T. T. Nguyen will remove the gallbladder of a San Jose woman through a single incision through her belly button on April 5th, 2012.
“This exciting new technology paired with our highly trained doctors and operating room staff means better surgical outcomes for our patients,” said Mike T. Johnson, CEO of Regional. “Not only will this surgical procedure be safer and less invasive, the recovery period is significantly reduced and there will be virtually no visible scar from the single incision through the umbilical.”
In the past, gallbladder removals have been performed either through open surgery, which requires a large opening in the abdomen, or laparoscopic surgery, which requires multiple incision sites. The gallbladder is a pear-shaped organ that sits just below the liver on the upper right side of the abdomen. It collects and stores bile — a digestive fluid produced in the liver – and its removal can relieve the pain and discomfort of gallstones. The new surgical method with the da Vinci system will lead to safer outcomes and fast recovery times.
The da Vinci system has been used for an array of other types of surgeries and was just recently FDA-approved for gallbladder removals. The system allows surgeons to operate with accurate precision, enhanced maneuverability and three-dimensional visualization.
Contact: Bev Mikalonis/ VP Marketing & Communications
Regional Medical Center of San Jose
408-729-2809
Video mổ bằng Robot của Bác Sĩ Việt Nam được giải thích bằng tiếng Việt
Video mổ bằng Robot của Bác Sĩ Việt Nam được giải thích bằng tiếng ViệtXin nói cho rõ ,tôi đưa lại đề tài Bác Sĩ Việt Nam mổ "nội soi" bằng Robot không phải để tranh luận hơn thua mà chỉ để chứng minh một tin tức mà tôi đã đưa cách đây không lâu nhưng bị nghi ngờ thế này thế nọ ,lần này bản tin về ca mổ đuợc thâu hình và giải thích bằng tiếng Việt Nam .Người Việt mình thường mặc cảm thua kém thiên hạ ,nhưng lại không bao giờ chịu khuyến khích ,nâng đỡ người khác để người mình có cơ hội tiến bộ bằng người ta ,nên mình cứ thua thiên hạ mãi ,vì lẽ đó mà tôi đưa lại đề tài này, hơn nữa đứng trên phương diện Khoa Học Kỹ Thuật chúng ta cần khuyến kích nhau cho tương lai của đất nước .
http://www.youtube.com/watch?v=4NBT4zCr-Io
Friday, July 13, 2012
BIỂN ĐÔNG
Sunday, July 8, 2012
Dân chúng Việt Nam lại biểu tình chống Trung Quốc
Tin liên hệ
- Việt-Anh đối thoại chiến lược, đề cập tới vấn đề Biển Đông
- VN, Philippines, Ấn Độ khẳng định tìm giải pháp ôn hòa cho tranh chấp Biển Đông
- Việt Nam phủ nhận tin tàu bị Trung Quốc chặn đuổi
- Hội Thảo An Ninh Biển Đông CSIS 2012
- Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam
- Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc
Hình ảnh/Video
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
08.07.2012
Hãng thông tấn Reuters loan tin rằng nhiều người biểu tình hô các khẩu hiệu bài Trung Quốc trên một đường phố ở Hà Nội hôm nay, để phản đối những hành động mới đây của Bắc Kinh nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình trên các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp tại Biển Đông, cũng như quyết định của Trung Quốc mời các công ty dầu khí quốc tế đấu thầu các lô dầu hỏa mà Việt Nam khẳng định nằm trong khu đặc quyền kinh tế của mình.
Hãng tin Reuters nhận định sự kiện chính phủ Việt Nam cho phép cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra, là một dấu hiệu của sự phẫn nộ ngày càng dâng cao của Hà Nội trước vị thế hung hăng của nước láng giềng đòi chủ quyền vùng Biển Đông.
Phóng viên của Reuters chụp ảnh đám đông giương cao biểu ngữ có ghi hàng chữ kêu gọi chính phủ Việt Nam hành động: “Hãy hành động để xứng đáng với tiền thuế của dân!”
Nhật báo The Telegraph của Anh nói khoảng 200 người đã tuần hành qua trung tâm thủ đô Hà Nội hôm nay, hô to các khẩu hiệu: Hoàng Sa-Việt Nam, Trường Sa-Việt Nam!
Tờ Telegraph nói mặc dù lực lượng an ninh chận đứng đám đông khi đoàn biểu tình đến gần đại sứ quán Trung Quốc, sự kiện cuộc biểu tình được phép diễn ra là một dấu hiệu cho thấy các quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã xấu đi đáng kể trong mấy tuần gần đây.
Các trang blog ở Việt Nam cũng tường thuật chi tiết các cuộc biểu tình. Trang Danlambao nói có từ 300 tới 500 người tụ tập trước cửa nhà hát lớn ở Hà Nội, trong đó có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân, và cụ bà Lê Hiền Đức. Tin tức từ Saigòn cũng cho biết có khoảng 100 thanh niên tụ tập tại Công viên 30 tháng Tư, dưới sự theo dõi của công an.
Nguồn: Reuters, Telegraph
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-tiep-tuc-bieu-tinh-chong-trung-quoc/1365055.html
8.07.2012: Biểu tình phản đối Trung Công lần 2
TO: You + 27 More
Hoan hô lòng yêu nước của đồng bào . Chúng ta phải bảo vệ đất nước . Vua
Lê thánh Tôn đã nói :' Không để mất một phân sông tấc đất nào của Tổ
Tiên để lại "' Vậy là con cháu được hưởng " mội giải giang sơn gấm vóc
từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu" . Chúng ta đã đánh đuổi Tầu, Tây rồi
đánh cho Mỹ cút, cho ngụy nhào ??? lẽ nào lại để kẻ thù truyền kiếp Tầu
Cộng nó lấy mấy ngàn cây số vuông đất khi di chuyển cột mốc biên giới
??? tụi Tầu Cộng đã dùng chiến thuật " chiếm đất dành dân hay tằm ăn
dâu" cho khai thác bauxit ở Cao nguyên, người của chúng trà trộn nằm
vùng sinh con đẻ cái như nước Tây Tạng ??? Hai quần đảo Trường sa, Hoàng
sa đã được ký nhượng từ 1958. 1990, 1992. dân ta mất đất mất biển để
sinh sống ??? Thanh niên thiếu nữ tuổi đẹp nhất không sống được trong
nước vì thất nghiệp ( không có việc làm ), vì thiếu đất cầy cấy ( cưỡng
chế, cướp đất), không được ra biển đánh cá ( hải đảo đã bán, nhượng) .
Nguồn nhân lực không có chỗ xử dụng, đói khổ đành phải bán sức lao động
đi khắp thế giới làm những công việc không chuyên môn ( làm việc nhà hay
lao nô ) . Ôi thiếu nữ Việt Nam xưa " chữ Trinh đáng giá ngàn vàng" nay
trần truồng rao bán khổ nhục không các bạn ???Địa ngục trần gian ???
Độc lập đâu ??? tực do đâu ??? Hạnh phúc cơm no áo ấm đâu ??? Trẻ em đi
học từ mẫu giáo đều phải trả tiền mà cha mẹ đều nghèo nàn ??? có phải đó
là chính sách " ngu dân" cho dễ sai khiến và dễ trị ???
Danlambao - Lúc 09h30: Lượng người biểu tình mỗi lúc một đông thêm với khí thế áp đảo đang tiến về Đại sứ quán Trung Quốc. Những bước chân mạnh mẽ cùng những tiếng hô vang dậy thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn Biển đảo quê hương...
Lúc 09h20: Đoàn biểu tình đang tiến về Quang Trung - Tràng Thi.
Lúc 09h10: Đoàn biểu tình lên tới hàng trăm người đang tuần hành, vừa đi vừa giơ cao những biểu ngữ có nội dung phản đối Trung Quốc xâm lược, kêu gọi lòng yêu nước...
Lúc 08h46: Trước cửa nhà hát Lớn Hà Nội, ước tính hàng trăm người biểu tình đã bắt đầu tập hợp lại với nhau. Phía an ninh đang yêu cầu đoàn người giải tán. Theo mô tả, "công an cực kỳ đông".
Trong đoàn biểu tình trước Nhà Hát Lớn có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân, bà Lê Hiền Đức... và rất đông bà con nông dân các nơi đổ về.
Cách đó không xa, theo ghi nhận thì cũng có một nhóm khác khoảng 100 thanh thiếu niên đang tuần hành bảo vệ môi trường. Có lẽ đây là một sự trùng hợp ?
*
Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược được lan truyền trên các mạng xã hội nhiều ngày qua, sáng nay, 8/7/2012, người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường bày tỏ lòng yêu nước, đồng thời phản đối những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai
liên tiếp tại Hà Nội diễn ra trong năm nay, tiếp theo sau cuộc xuống
đường vào chủ nhật tuần trước, 1/7/2012.
Không giống như chủ nhật tuần trước, thời tiết Hà Nội sáng nay mát mẻ, bầu trời quang đãng.
Khu vực vườn hoa Lê Nin
Công an chìm nổi trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ
Theo ghi nhận trước giờ biểu tình, khu
vực Đại sứ quán Trung Quốc có khoảng 50 công an mặc sắc phục, dân phòng
và thường phục. Phía tượng đài Lý Thái Tổ cũng có một lượng lớn công an
chìm nổi. Các giao lộ quanh Bờ Hồ đều có bóng dáng lực lượng an ninh cắm
chốt.
Phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, một chiếc xe bus cũng xuất hiện và đậu sẵn một cách bất thường.
Tại Vũng Tàu, bất chấp tình trạng đang
bị công an theo dõi dày đặc, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn công khai thể
hiện lòng yêu nước bằng cách treo những biểu ngữ kích cỡ lớn có nội dung
bảo vệ chủ quyền ngay trước cửa nhà.
Từ Vũng Tàu, chị Bùi Thị Minh Hằng tự tay treo biểu ngữ trước cổng ngôi nhà 106, Lê Hồng Phong
* Mọi diễn biến về cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần 2 sẽ liên tục cập nhật tại Danlambao, mời bạn đọc bấm F5 để theo dõi những thông tin mới nhất.
Tường thuật cuộc Biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 2 – ngày 08.7.2012
TTHN
-
Một tuần sau cuộc tuần hành ngắn
phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, lại đang có
kêu gọi xuống đường ở trong nước. Trên một số trang xã hội và
diễn đàn mạng đang lưu truyền thông điệp “cùng nhau xuống đường
để thể hiện tinh thần yêu nước của người dân nước Việt” vào hôm
nay, ngày Chủ nhật 08.7.2012.
Cuộc biểu tình dự kiến sẽ bắt đầu từ
08h00. Sáng nay Hà nội trời đẹp, không khí mát mẻ, không có nắng, gió
nhẹ. Đầu buổi sáng mọi sinh hoạt của người dân khu vực quanh Bờ Hồ Hoàn
kiếm vẫn diễn ra bình thường.
Người dân vẫn tập thể dục buổi sáng như thường lệ.
Cổng tòa ĐSQ Trung quốc tại Hà nội sáng hôm nay
Lúc 7h05, ở khu vực xung quanh ĐSQ Trung quốc và Vườn hoa Lê nin đã có một xe CS cùng một số lượng nhỏ cảnh sát được điều đến.
Công an ngồi trực tại Vườn hoa Lê nin sáng nay
Và tại trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ
Theo tin cho biết cuộc biểu tình ngày
hôm nay sẽ được chính quyền chiếu cố đặc biệt. Lực lượng giữ gìn trật tự
chủ yếu là dân phòng và một số cảnh sát trật tự, không có sự tham gia
của cảnh sát cơ động. Dự kiến sẽ có một cuộc tụ tập lớn tại quảng trường
Nhà hát lớn trong sáng nay.
Bây giờ là 7h50, xung quanh khu vực Nhà hát lớn đã bắt đầu có một số người tụ tập ở khu vực quanh vườn hoa.
Đã hơn 8h00 nhìn chung người tập trung
vẫn thưa thớt, trong các quán cà phê xung quanh khu vực Nhà hát lớn khá
đông người, phần lớn là các đ/c an ninh Q. Hoàn kiếm và CA Thành phố.
8h15 đã thấy cụ bà Lê Hiền Đức có mặt cùng ông Lê Quốc Quân.
8h30 bà con dân oan Bắc ninh, Văn giang Hưng yên cũng có mặt khá đông
8h45 biểu tình tại nhà hát lớn chính
thức bắt đầu, có khoảng 300 người tham gia. Ngay lập tức xe của công an
phát loa yêu cầu bà con tuân thủ quy định. Trong đoàn biểu tình trước
Nhà Hát Lớn có thêm bác sĩ Phạm Hồng Sơn, phía an ninh đang yêu cầu đoàn
người giải tán. Tin cho biết “công an hôm nay đông chưa từng thấy”.
Lúc 9h00: Đoàn biểu tình bắt đầu di chuyển sang đường Tràng Tiền.
Tin từ Sài gòn cho biết: Từ sáng nay đã
có khoảng 100 thanh niên ngồi và cầm biển hiệu Hải tặc tại Công viên
30/04, lực lượng Công An đang kèm cặp và để ý rất sát sao. Chưa thấy
bóng dáng đoàn biểu tình.
Tại Hà nội
09h05: Đi đến phố Hàng Khay. Trên tay cụ bà Lê Hiền Đức là tấm biển
ghi lời Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,
chém cá kình ở Biển Đông”.
09h20: Đoàn biểu tình đang đi trên
đường Tràng Thi, hô vang khẩu hiệu Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Có
khoảng 1.000 người tham gia tuần hành, vì hè đường hẹp nên một nửa phải
tràn xuống lòng đường.
Lực lượng CSGT, trật tự phường bám theo
điều khiển giao thông, nhắc nhở đoàn biểu tình. Không thấy xuất hiện
Cảnh sát cơ động, 113.
Khuôn mặt những người biểu tình rất hồ
hởi thể hiện quyết tâm gìn giữ Biển Đảo Quê Hương, lên án nhà cầm quyền
Bắc Kinh ngang ngược, tráo trở, phản bội, bất tín.
09h25: Đến ngã 4 Quang Trung, Tràng Thi
lực lượng thanh niên tình nguyện giăng ngang định chặn, nhưng đoàn biểu
tình hơn 1000 người đã áp đảo và di chuyển tiếp đến Ngã 4 Quán Sứ,
Tràng Thi.
09h35: Đoàn biểu tình đã đến đường Điện
Biên Phủ, trong tiếng hát “Dậy mà đi” vang dội, do một giọng nữ lĩnh
xướng. (hôm nay đoàn có một chiếc loa cầm tay).
Tại khu vực vườn hoa Lê Nin đã có hàng
rào sắt dựng sẵn (ngày 1.7 chỉ có chăng dây, điều này cho thấy cơ quan
chức năng đã tiên liệu được độ nóng của cuộc biểu tình hôm nay).
09h45: Đoàn đang tiếp cận hàng rào sắt,
với khí thế hừng hực của tinh thần Bà Trưng, Bà Triệu, của Lý Thường
Kiệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn….
Nhật tính tới chuyện mua các đảo có tranh chấp
CỠ CHỮ
07.07.2012
Thủ tướng Noda nói chính phủ đã tiếp xúc với công dân Nhật đang làm chủ các đảo này để bàn về việc mua các đảo vào năm tới
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ ông đang xem xét tới việc mua các hòn đảo ở Biển Đông Trung hoa mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay tại thành phố Iwaki ở vùng đông bắc, ông Noda nói rằng chính phủ đã tiếp xúc với công dân Nhật đang làm chủ các đảo này để bàn về việc mua các đảo vào năm tới. Quần đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Lâu nay Tokyo và Bắc Kinh vẫn thường xảy ra những vụ xích mích vì ba hòn đảo không có người ở, nằm trong khu vực có nhiều khí đốt và có những ngư trường nhiều cá ở xung quanh.
Trước đây, Trung Quốc nhiều lần nói rằng mọi hành động đơn phương nào của Nhật Bản liên quan tới quần đảo này đều bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ ông đang xem xét tới việc mua các hòn đảo ở Biển Đông Trung hoa mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay tại thành phố Iwaki ở vùng đông bắc, ông Noda nói rằng chính phủ đã tiếp xúc với công dân Nhật đang làm chủ các đảo này để bàn về việc mua các đảo vào năm tới. Quần đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Lâu nay Tokyo và Bắc Kinh vẫn thường xảy ra những vụ xích mích vì ba hòn đảo không có người ở, nằm trong khu vực có nhiều khí đốt và có những ngư trường nhiều cá ở xung quanh.
Trước đây, Trung Quốc nhiều lần nói rằng mọi hành động đơn phương nào của Nhật Bản liên quan tới quần đảo này đều bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN
Tin liên hệ
Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam
Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hãy hành động có lợi cho mối quan hệ song phương, nền hòa bình và ổn định tại Biển ĐôngVấn đề Biển Đông sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh vào tuần tới, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Các giới chức Đông Nam Á cho biết như thế trong lúc căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục tăng cao với một vụ chạm trán giữa các tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc và Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Chính phủ Trung Quốc mới đây đã nhắc lại lập trường đàm phán song phương về vụ tranh chấp Biển Đông và nói rằng không nên để cho hội nghị cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), tổ chức ở thủ đô của Campuchia vào tuần sau, bị lợi dụng cho mục tiêu mà họ gọi là “mưu toan quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”.
Phát biểu tại cuộc họp báo hồi đầu tuần này ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “phía Trung Quốc tin rằng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ARF là một diễn đàn quan trọng để nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau và tăng cường hợp tác, chứ không phải là nơi thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”
Mặc dù vậy, các giới chức Đông Nam Á nói rằng vấn đề Biển Đông sẽ là một đề tài chính trong các cuộc họp diễn ra từ ngày 8 đến ngày 12 tháng này ở Phnom Penh.
Bản tin ngày 7 tháng 7 của hãng thông tấn PNA của Philippines trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez nói rằng “mục đích của ARF là để cho các nước thành viên thảo luận và tham khảo ý kiến về các vấn đề chính trị và an ninh liên quan tới các quyền lợi và những mối quan tâm chung”, như vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Các giới chức Hoa Kỳ cũng dự trù thảo luận về vụ tranh chấp biển đảo này và bày tỏ ý định thúc đẩy cho việc đạt được một bộ qui tắc hành xử để ngăn chận những hành vi xâm lấn hoặc những vụ đối đầu quân sự trong khu vực.
Các giới chức ở Hà Nội dự kiến cũng sẽ đề cập tới vấn đề này sau khi đã phản đối việc Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của mình.
Một số người e rằng Campuchia có thể không muốn nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị Phnom Penh để lấy lòng Trung Quốc, là nước đã được Bắc Kinh cung cấp nhiều viện trợ trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Đông Nam Á cho rằng Campuchia không thể ngăn không cho các nước khác nêu lên những mối quan tâm chính đáng của họ tại cuộc họp quan trọng này.
Tin tức ở Philippines cho biết sau cuộc họp nội các hôm thứ 5 Tổng thống Benigno Aquino đã có quyết định về cách thức giải quyết vụ tranh chấp với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham), nhưng quyết định đó tạm thời sẽ được giữ kín
Các nhà phân tích cho rằng có phần chắc quyết định này sẽ được chính thức loan báo tại hội nghị Phnom Penh vào tuần sau.
Những ý kiến trái ngược nhau về nghị trình của hội nghị ARF được đưa ra vài ngày sau khi các chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc và Việt Nam chạm trán với nhau gần quần đảo Trường Sa.
Một bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết 4 chiếc tàu “Hải giám” Trung Quốc đã chặn đuổi “một chiếc tàu công vụ” của Việt Nam khi tàu này tiến tới gần các tàu Trung Quốc lúc đó đang thực hiện điều mà Bắc Kinh gọi cuộc tuần tiểu thường lệ để “bảo vệ chủ quyền và thu thập chứng cớ” ở vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Tuy nhiên, một bản tin của hãng thông tấn chính thức của Việt Nam nói rằng tàu Việt Nam đã đuổi các tàu hải giám của Trung Quốc ra khỏi lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam.
Các nhà quan sát cho rằng bất kể là tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam hay tàu Việt Nam đuổi tàu Trung Quốc thì vụ việc này cũng cho thấy tính chất cấp bách của việc có được một bộ qui tắc hành xử Biển Đông, thường được gọi tắt là COC.
Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho đài VOA biết rằng nhiều người đang hy vọng có được tiến bộ về vấn đề COC tại hội nghị Phnom Penh. Ông Logan nói thêm như sau:
"Sẽ có một số áp lực, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ, vì chúng ta là những người hô hào cho bộ qui tắc hành xử này. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có áp lực lên khối ASEAN nói chung để họ đưa ra một điều gì đó mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận được."
Trong lúc giới hữu trách Bắc Kinh hồi gần đây đã có những hành động mà nhiều người xem là có tính chất liều lĩnh hơn trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, một nhà nghiên cứu của Trung Quốc nói rằng chính phủ nên tránh xảy ra xung đột quân sự với các nước khác đòi chủ quyền ở vùng biển này.
Trong bài viết đăng trên tờ China Daily hôm thứ sáu, ông Chử Hạo của Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói rằng một vụ xung đột như vậy sẽ đẩy Việt Nam, Philippines và có thể là toàn bộ các nước ASEAN vào vòng tay đang mở rộng của Mỹ, làm cho thành quả của những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong nhiều thập niên qua tan thành mây khói.
Ông Logan của Viện Cato cũng cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải nên có thái độ hoà hoãn hơn trong vấn đề Biển Đông:
"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có lợi hơn nếu họ không hành động theo kiểu khuất phục trước Hoa Kỳ hay là tránh ra nơi khác. Họ chỉ cần thối lui một chút để cho các nước trong khu vực có thể theo đuổi mục tiêu của mình là có được một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc song song với việc có được một mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ."
Trong khi đó, các giới chức ở Washington lại một lần nữa bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc trong nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực, kể cả vấn đề Biển Đông, nơi mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái bình dương, ông Kurt Campell, mới đây cho báo chí biết rằng thông điệp hợp tác sẽ được nêu lên tại hội nghị ARF ở Phnom Penh:
"Đây là một thông điệp rất quan trọng cần phải đưa ra. Bởi vì tôi nghĩ rằng khối ASEAN thường có một mối lo ngại là vùng Đông Nam Á hoặc những vùng khác ở Á châu sẽ trở thành một khu vực có sự cạnh tranh nguy hiểm về chiến lược giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc."
Ông Campbell cho biết như thế trong lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo Ngoại trưởng Clinton sẽ đến dự hội nghị Phnom Penh trong chuyến du hành tới 5 nước Đông Á là Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, và Campuchia.
Ông Campbell nói thêm rằng việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các nước ASEAN sẽ là một phần trọng yếu trong chuyến du hành này:
"Có một điều vô cùng quan trọng đối với Hoa Kỳ là đưa ra một số sáng kiến cụ thể về kinh tế cho vùng Đông Nam Á, và điều đó cũng sẽ nêu bật một sự cam kết đáng kể của Hoa Kỳ đối với những hoạt động doanh thương trong khu vực."
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm mồng 5 tháng 7, khi đến Hà Nội ngày 10 tháng 7 Ngoại trưởng Clinton sẽ hội kiến các nhà lãnh đạo Việt Nam và chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận về trao đổi giáo dục và các hợp đồng thương mại, và gặp gỡ các đại diện của cộng đồng doanh thương Hoa Kỳ và Việt Nam.
No comments:
Post a Comment