Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 4 December 2016

BIỂN ĐÔNG =KINH TẾ VIỆT NAM =HỒ CHÍ MINH

TIN BIỂN ĐÔNG


Việt - Mỹ và Việt – Trung




2012-07-12
Trong khi chuyến viếng thăm đến Việt Nam lần thứ ba trong vòng 2 năm của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ có thể mở ra một tương lai mới làm sâu sắc thêm mối quan hệ Hà Nội – Washington, thì những tranh chấp lãnh hải dường như đang làm mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng. 
RFA screen capture
Bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại bộ ngoại giao Việt Nam. 
Việt – Mỹ siết tay
Bà Hillary Clinton rời Việt Nam sau hai ngày thăm viếng với lời khẳng định “Việt Nam đang ngày càng quan trọng ở Đông  Nam Á”, trong lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cần nâng tầm quan hệ hai nước. Lần này đến Việt Nam, người đứng đầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mang theo một lịch trình dày đặc, không kém các chuyến đối thoại nhộn nhịp của giới chức Hà Nội, Washington trong thời gian gần đây.
Mới đầu tháng trước, Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cũng đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Hình ảnh ông Tổng trưởng vẫy chào trên tàu USNS Richarcd. E Byrd neo đậu tại cảng Cam Ranh đánh dấu bước chân đầu tiên của một bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến đây từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Tiếp theo chuyến viếng thăm của người đứng đầu bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là cuộc đối thoại quốc phòng giữa trợ lý ngoại trưởng đặc trách vấn đề chính trị và quân sự Andrew J. Shapiro cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh. Những hoạt động ngoại giao này diễn ra trong một thời gian ngắn sau những bước phát triển của 15 năm bình thường hóa quan hệ cho phép người ta lạc quan về một mối quan hệ mới giữa hai nước cựu thù.
dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì ...mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng.TQ ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa.
học giả Michael Auslin
Tháng 7 là tháng quan trọng đánh dấu nhiều mốc tích cực trong quan hệ Việt - Mỹ. Tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước.
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Tháng 7 năm 2010, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam lần đầu tiên trong nhiệm kỳ với nổ lực thúc đẩy nâng tầm quan hệ hai nước. Và tháng 7 năm nay, bà Ngoại trưởng đến Việt Nam lần thứ ba trong vòng hai năm với những hứa hẹn mới cho sự hợp tác quan trọng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, học giả về Châu Á Michael Auslin cũng cho biết vì sao Hoa Kỳ cần Việt Nam:
“Cả hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang có những quan ngại giống nhau về Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang trở thành một đối tác thương mại quan trọng đối với cả 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Vì thế dưới góc độ kinh tế, tôi nghĩ rằng cả Hà Nội và Washington đều đang nỗ lực để duy trì sự ổn định cũng như phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, dưới góc độ an ninh, thì sự quan ngại là rất rõ ràng. Trung Quốc ngày càng tăng cường củng cố quân sự, cách thức họ gây áp lực lên Việt Nam, cách thức họ tuyên bố chủ quyền ngoài Biển Đông và cả những động thái của họ đối với Hoa Kỳ nữa”.
…trên cơ sở “đôi bên cùng có lợi”
Điểm đặc biệt trong chuyến đi này của bà Hillary Clinton là bà trực tiếp gặp Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Nằm trong bộ Chính trị, nắm ngành an ninh, quân đội trên thực tế, ĐCSVN được cho là nhân tố quan trọng trong các chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Washington, ĐCSVN 
Ngày 21 tháng 6 vừa qua quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển. (Source VTV9)
Ngày 21 tháng 6 vừa qua quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển. (Source VTV9)
“rất thận trọng trong mối quan hệ với Hoa Kỳ”. 
Theo một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh đi từ Hà Nội ngày 10 tháng 7 ghi lại cuộc họp thường kỳ của cơ quan này, thì mục đích cuộc tiếp xúc của bà Ngoại trưởng và ông Nguyễn Phú Trọng là vì Hoa Kỳ chủ động nâng cao niềm tin của ĐCSVN với Washington.
“Thận trọng” có thể là một từ dùng để chỉ mối quan hệ hiện nay của Hà Nội – Washington nhưng nó không phải là một mối quan hệ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ. Nếu so sánh với mối quan hệ 60 năm giữa Việt Nam – Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt – Mỹ được xây dựng trên một cơ sở chắc chắn hơn và không ngừng phát triển.
“Thận trọng” có thể là một từ dùng để chỉ mối quan hệ hiện nay của Hà Nội – Washington nhưng nó không phải là một mối quan hệ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ...có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Việt – Mỹ được xây dựng trên một cơ sở chắc chắn hơn và không ngừng phát triển
Năm 2000, hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương. Năm 2007, Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt việc bình thường hóa thương mại vĩnh viễn (PNTR). Năm 2006, Việt Nam được ra khỏi danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Cũng năm đó, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tất cả những điều đó đã làm thương mại hai nước từ hầu như bằng không hồi năm 1995 đã tăng lên 22 tỷ đô la trong năm 2011.
Về quân sự, năm 2008, cuộc đối thoại quân sự - chính trị đầu tiên về an ninh khu vực và các vấn đề chiến lược được thực hiện. Tháng 8 năm 2010, hai nước đã đồng ý tổ chức đối thoại an ninh quốc phòng mỗi năm 2 lần. Tất cả những ký kết sẽ không mang một ý nghĩ thực tiễn nếu nó không được thực hiện bởi những chuyến viếng thăm, trao đổi dày đặc giữa cơ quan an ninh, quốc phòng hai nước diễn ra trong vòng hai năm nay, mà điển hình nhất là những cuộc thăm viếng của các tàu chiến quan trọng của Hoa Kỳ tại các cảngViệt Nam.
Mặc dù các tàu chiến Hoa Kỳ chỉ đến các cảng dân sự Việt Nam, và mặc dù vấn đề nhân quyền có thể cản trở việc hợp tác thương mại về mua bán vũ khí nhưng việc tìm ra một lợi ích chung là cơ sở tháo bỏ những rào cản. Đây chính là một chính sách xuyên suốt của Hoa Kỳ từ những năm 50 nhằm phát triển quan hệ đồng minh với các nước khác.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ hôm nay gặp nhau tại Hà Nội.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ hôm nay gặp nhau tại Hà Nội. tháng 6/2012. AFP
Hồi tháng 6 vừa qua, tại Việt Nam, ông Bộ trưởng Leon Panatta cũng khẳng định có cùng mục đích với những điều mà Bộ trưởng Phùng Quang Thanh muốn thúc đẩy: “điều quan trọng là phải đảm bảo làm sao các nước có thể phát triển năng lực, kinh tế, thương mại. Điều đó sẽ đem các nước xích lại với nhau”. Trong bài viết “For China, It’s all about America” (“Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ là điểm tập trung duy nhất”) đăng trên The Diplomat hôm đầu tháng 7 của học giả Michael Auslin, ông cũng khẳng định rằng “mặc dù các nước khác luôn ngờ vực những ý định thực sự của Washington… nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng Hoa Kỳ thường tìm kiếm một loại quan hệ dựa vào nguyên tắc hai bên cùng có lợi”.
“mặc dù các nước khác luôn ngờ vực những ý định thực sự của Washington…nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng Hoa Kỳ thường tìm kiếm một loại quan hệ dựa vào nguyên tắc hai bên cùng có lợi”
học giả Michael Auslin
Thực tế, Hoa Kỳ đã khẳng định “lợi ích quốc gia” của mình tại biển Đông và gần đây Quốc hội nước này đã bắt đầu lên tiếng muốn thông qua UNCLOS, một dấu hiệu cho thấy có điểm đồng thuận chung giữa Việt – Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông.
Việt - Trung giãn dần
Trong khi đó, mặc dù mối quan hệ Việt – Trung đã được thiết lập hơn 60 năm, nhưng khó có thể gọi đây là một mối quan hệ không nhập nhằng hay cân bằng. Chủ thuyết cộng sản đã gắn kết hai nước Việt – Trung nhưng nó cũng tạo ra một mối quan hệ giữa hai Đảng hơn là giữa hai nhà nước độc lập, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là nước chịu thiệt thòi. Điều này thể hiện qua những văn kiện được ký kết giữa hai Đảng nhưng được cho là của hai nước mà trong đó Việt Nam đã có những ứng xử “nhún nhường”, như nhận xét của GS Nguyễn Đăng Hưng (Bỉ quốc, hiện giảng dạy tại việt Nam):

Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám hiện đại vào tuần tiểu trong khu vực tranh chấp khu vực quần đảo Trường Sa. Courtesy sinaimg.cn

Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám hiện đại vào tuần tiểu trong khu vực tranh chấp khu vực quần đảo Trường Sa. Báo TQ/ sinaimg.cn
“Tôi nghĩ là cho đến bây giờ Việt Nam vẫn có chủ trương nhún nhường và giải quyết êm đẹp giữa hai nước có thể chế tương đồng. Tôi cho rằng đây là một sai lầm”.
Đây là lần đầu tiên QH nước CHXHCNVN khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nó còn là một văn bản chính thức khai tử công hàm năn 1958 của ông Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc luôn dùng nói để khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông
Theo ông Đông Đinh Kim Phúc
Từ năm 1949, khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, có thể chia quan hệ Việt – Trung ra năm giai đoạn: giai đoạn từ năm 1949 đến 1978 (với sự tin tưởng và hỗ trợ); giai đoạn từ 1979 đến 1990 (với những cuộc chiến tranh biên giới và tại biển Đông); giai đoạn từ 1991 đến khoảng năm 2007 (với việc phục hồi mối quan hệ từ sau chuyến viếng thăm của đại tướng Lê Đức Anh); giai đoạn từ năm 2008 đến cuối năm 2011 (với ngày càng nhiều các cáo buộc xâm phạm lãnh hải từ phía Việt Nam); và giai đoạn hiện tại khi giới chức Việt Nam bắt đầu phản bác lại lập luận của Trung Quốc một cách cứng rắn hơn.
Hôm 21 tháng 6 vừa qua, QH Việt Nam thông qua luật biển Việt Nam với điều 1 khẳng định chủ quyền của Hà Nội tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc, việc này có một ý nghĩa quan trọng:
“Đây là lần đầu tiên QH nước CHXHCNVN khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nó còn là một văn bản chính thức khai tử công hàm năn 1958 của ông Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc luôn dùng nói để khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông”.
Việt Nam thông qua luật biển đã làm Trung Quốc phản ứng gay gắt bằng việc triệu hồi đại sứ, chính thức tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trong đó bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và cho tàu hải giám đi tuần tra. Căng thẳng hơn, Trung Quốc kêu gọi mời thầu tại 9 lô dầu khí mà trong đó có các lô nằm trong quyền đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Cũng theo thông tin vừa loan hôm 10 tháng 7, sáu tàu cá Quảng Ngãi vừa bị Trung Quốc bắt giữ trong vòng một tuần qua, trong đó chỉ có ba tàu vừa được thả về nước.
Việc Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa vừa bị phó chủ tịch thường trực hội nghề cá Việt Nam phản đối. Các hành động trước đó của Trung Quốc cũng bị bộ Ngoại giao Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, và tập đoàn dầu khí Việt Nam cực lực phản đối. Còn người dân Việt Nam trong hai tuần qua cũng xuống đường tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ mất bạn?
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 nhiệm kỳ 2012 – 2017 Hội Hữu nghị Việt – Trung được tổ chức hôm 10 tháng 7 tại Hà Nội, phó TT Nguyễn Thiện Nhân vẫn tiếp tục khẳng định mối quan hệ “mười sáu chữ vàng”, “bốn chữ tốt”. Tuy nhiên, nhìn những diễn biến trong quan hệ Việt - Trung và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, khó có thể nói mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh đang đi đúng hướng.
Khó có thể nói mối quan hệ thực tế giữa Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” khi trong những vụ phân chia biên giới, những cuộc chiến chủ quyền và những cuộc đua trên thương trường, Việt Nam luôn là người đổ máu và thiệt thòi.
Khó có thể nói mối quan hệ thực tế giữa Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” khi trong những vụ phân chia biên giới, những cuộc chiến chủ quyền và những cuộc đua trên thương trường, Việt Nam luôn là người đổ máu và thiệt thòi. Ngay cả việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chưa đạt được ý tưởng đồng thuận khi Trung Quốc chủ trương giải quyết song phương và không có chủ trương dựa vào COC để giải quyết tranh chấp.
Đã có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang dần mất đi người bạn của mình và mối quan hệ này của hai nước “là một cuộc hôn nhân gượng ép”. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc vừa có bài viết cảnh cáo Việt nam “sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”, cho thấy phía Trung Quốc không phải kém khôn ngoan để không nhìn thấy quan hệ Việt – Mỹ đang tiến từ từ. Nhà nghiên cứu biển Đông Dương Danh Dy nhận xét:
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc vừa có bài viết cảnh cáo Việt nam “sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”, cho thấy phía Trung Quốc không phải kém khôn ngoan để không nhìn thấy quan hệ Việt – Mỹ đang tiến từ từ.

“Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Chủ thuyết cộng sản có lẽ là sợi dây ràng buộc mà những ai lạc quan vào mối quan hệ Việt – Trung dựa vào. Tuy nhiên, một chủ thuyết chưa bao giờ được lịch sử chứng minh là nhân tố quyết định cho mối quan hệ lâu dài của hai nước mà lợi ích mới chính là yếu tố quyết định. Trung Quốc sẽ mất bạn? Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ đối tác chiến lược quan trọng? Điều đó rồi tương lai sẽ trả lời. Thế nhưng, giới thạo tin cho biết tháng 11 này, tổng thống Barack Obama có thể sẽ ghé thăm Việt Nam và người ta mong đợi rằng việc cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sẽ được bãi bỏ. Còn đối với Trung Quốc, những hoạt động nào sắp diễn ra trong thời gian tới? Có lẽ là những cuộc biểu tình của người Việt và việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

 

Kết thúc diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19

2012-07-12
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa kết thúc tại Phnom Penh ngày 12/7.

RFA PHOTO/Quốc Việt
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 tại Phnom Penh ngày 12/07/2012.


Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 đã tập trung thảo luận những vấn đề nổi cộm như tranh chấp biển Đông, an ninh lương thực, xung đột ở bán đảo Triều Tiên, tiến trình cải tổ dân chủ; đặc biệt là định hướng tương lai và nỗ lực hướng tới việc xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Cơ hội bày tỏ quan điểm


Bộ trưởng Ngoại giao các nước kêu gọi các nước Phương Tây nới lỏng cấm vận vì Myanmar có sự thành tâm trong tiến trình đưa đất nước quay trở lại dân chủ. Ô. Kao Kim Hourn
Quan chức cấp cao của Campuchia cho biết Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã tạo cơ hội cho các nước thành viên ASEAN bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, an ninh cùng quan tâm, trao đổi hợp tác và tìm kiếm những biện pháp đối phó với các thách thức nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và thế giới.
Quốc vụ khanh thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia là ông Kao Kim Hourn cho biết tại buổi họp báo Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và 17 nước đối tác đã thống nhất và thông qua kế hoạch hoạt động mà các quan chức cấp của các nước được thực hiện vừa qua, đồng thời ARF cũng định hướng cho kế hoạch năm 2012 – 2013.
Theo ông, những vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất là sự biến đổi khí hậu, tiến trình cải tổ dân chủ cũng như xung đột trong khu vực. Trong đó, các thành viên 27 nước đã hoan nghênh những tiến trình cải tổ dân chủ của Myanmar; nhận thức vai chủ đạo của ASEAN và nâng cao vai trò trên trường quốc tế thông qua việc tăng cường mở rộng các quan hệ đối ngoại; thúc đẩy các bên đang có xung đột ở bán đảo Triều Tiên phải tôn trọng luật pháp quốc tế và sự quyết định của Liên Hiệp Quốc, tránh trường hợp làm tăng thêm sự căng thẳng trong khu vực; trao đổi một số vấn đề đang phát triển và những khó khăn trong khu vực Đông Á.
Về vấn đề biển Đông, Diễn đàn khu vực ASEAN cũng kêu gọi các bên liên quan tranh chấp tôn trọng Tuyên bố về ứng xử (DOC) ở biển Đông, Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC), luật pháp quốc tế, luật biển năm 1982 và tự do hàng hải.
Ông Kao Kim Hourn cho biết thêm:



ARF-4-250.jpg

Đại diện các nước tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 ở Phnom Penh ngày 12/07/2012. RFA PHOTO/ Quốc Việt.

“Một trong những vấn đề quan trọng được tập trung thảo luận tại Diễn đàn, Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về vấn đề biến đối khí hậu. Các bên quyết tâm dùng Diễn đàn khu vực ASEAN để tìm biện pháp hạn chế biến đối khí hậu, thiếu lương thực.
Đối với trường hợp của Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao các nước kêu gọi các nước Phương Tây nới lỏng cấm vận vì Myanmar có sự thành tâm trong tiến trình đưa đất nước quay trở lại dân chủ.
Đáp lại tiến trình chuyển đổi dân chủ tại Myanmar, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận, bao gồm tài chính, đầu tư và đi lại đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bà Clinton công bố tại buổi họp báo sau khi kết thúc Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 hồi chiều ngày 12/7 rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar và bắt đầu cho phép các nhà đầu tư để làm các doanh nghiệp trong nước này.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ cũng tổ chức Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 2. Các Bộ trưởng Ngoại giao đã khẳng định vai trò quan trọng của EAS và những đóng góp của EAS trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Các bên nhất trí thúc đẩy trao đổi giáo dục, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và sáng tạo hợp tác.

Mỹ đứng vào trước sân ngôi nhà Trung Quốc

2012-07-12
Tuần này có nhiều sự kiện liên quan đến Việt Nam và Đông Nam Á. Được quốc tế chú ý nhiều nhất là hoạt động của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Việt Nam, chuyến thăm lịch sử của bà Ngoại trưởng Mỹ tại Lào, nhưng sự chú ý hơn hết của châu Á và Việt Nam hướng vào bài diễn văn của bà Clinton trong buổi khai mạc hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN- Hoa Kỳ tại Phnom Penh lúc chiều thứ tư.


RFA screen capture
Bà Clinton nhận hoa tặng trước buổi họp báo ở Hà Nội

Công việc ở Việt Nam

Mục đích chuyến thăm Việt Nam của bà Clinton là thúc đẩy mậu dịch, mở rộng và tăng tiến mối quan hệ song phương về thương mại, giáo dục, song song với những khuyến cáo liên quan đến dân chủ, nhân quyền.
Bà Clinton nhấn mạnh đến việc gia tăng trao đổi thương mại cùng những biện pháp, những phương thức thực hiện chương trình đó. Quan hệ về giáo dục trong đó các chương trình học bổng và trao đổi sinh viên được xem là một phương thức để siết chặt quan hệ song phương, đưa hai nước lại gần nhau hơn nữa, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao phẩm chất nền giáo dục cùng với năng lực của hệ thống nhân sự cấp cao.
Nhiều ý kiến cho rằng bà Clinton đưa ra những khuyến cáo mạnh mẽ với những giới chức lãnh đạo của Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền, quyền tự do bày tỏ ý kiến và phổ biến quan điểm,  là do sự chỉ trích mạnh mẽ chưa từng thấy của dân biểu Frank Wolf đối với hành pháp Mỹ, nhất là bộ ngoại giao và toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Dân biểu Frank Wolf khi trả lời cuộc phỏng vấn của RFA đã gọi đại sứ David Shear là người dối trá. Ông đã hứa mời những nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật đến toà đại sứ nhưng sau lại nói với ông Wolf là cần phải giữ cân bằng trong hoạt động ngoại giao. Nghĩa là ông đại sứ có thể đã không mời ai hoặc đã huỷ bỏ cuộc hẹn.

Vì sao đành thất hứa?

Đây là điều khá lạ lùng trong nền nếp hoạt động của chính quyền Hoa Kỳ, vì trong một buổi điều trần trước đây tại Hạ viện, phụ tá ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền và lao động có hứa với dân biểu Frank Wolf là sẽ chỉ thị cho toà đại sứ mở rộng cửa đón mời những nhà dân chủ Việt Nam. Đại sứ David Shear cũng hứa là sẽ 
clinton-at-asean-250
Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ - RFA sreenshot
mời, nhưng vì sao ông lại đổi hướng nhanh như vậy?
Đó là một việc rất tế nhị về ngoại giao. Người ta còn nhớ đã có lần những người bất đồng chính kiến được mời đến toà đại sứ Mỹ nhưng nhiều người bị công an ngăn cản quyết liệt ngay trước cổng toà đại sứ. Cho nên chắc chắn đã phải có sự phản đối quyết liệt của Hà Nội về sự kiện này, và bộ ngoại giao Hoa Kỳ, vào lúc Ngoại trưởng Cllinton sắp đến Việt Nam, đã phải nhượng bộ.
Thêm nữa, bây giờ đang là thời gian hai đảng chính trị của Hoa Kỳ cạnh tranh quyết liệt cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới, nên dân biểu Frank Wolf thuộc đảng Cộng hoà đã không bỏ lỡ dịp đả kích chính quyền Obama của đảng Dân Chủ. Dân biểu Frank Wolf còn nói ông mong với vị Tổng thống sắp tới, ý nói người thay thế ông Obama, thì vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam sẽ là một người Mỹ gốc Việt.
Nhưng dù sao cũng khó cãi được với những điều ông Wolf lên án đại sứ David Shear vì vị sứ thần đã hứa mà không làm. Ông Shear còn bị chê là người kém khả năng, hay là cả một sự thất bại, khi vị dân biểu nhắc đi nhắc lại “he’s a failure”.

Phải chứng tỏ bênh vực tự do

Và có lẽ vì bị thúc đẩy và chỉ trích như vậy nên ngoại trưởng Clinton đã nêu những khuyến cáo khá mạnh mẽ với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, mà tin tức quốc tế nói là đã khiến ông Trọng đang vui vẻ xã giao thì đã nghiêm mặt lại.
Bà Clinton đề cập ngay đến vấn đề tự do phổ biến quan điểm tại Việt Nam, và bà nhấn mạnh rằng dân chủ và thịnh vượng phải cùng nắm tay đi với nhau, đổi mới chính trị và tăng trưởng kinh tế có liên quan với nhau. Bà nhắc lại điều đã phát biểu tại Mông Cổ với ý phản bác quan điểm của lãnh đạo Việt Nam cũng như tại các nước độc tài, là muốn giành ưu tiên cho phát triển kinh tế thì phải có ổn định chính trị. Đây là điều bà Clinton đã nêu ra với lãnh đạo Mông Cổ khi thăm xứ này, và được cho là còn nhằm khuyến cáo cả Trung Quốc.
Sau đó bà Clinton thăm Lào trong một chuyến đi lịch sử kể từ khi ngoại trưởng John Foster Dulles thăm xứ Vạn Voi trong một ngày,cách nay đã 57 năm. Bà cổ võ tăng tiến quan hệ thương mại song phương và hứa hẹn mở rộng quan hệ, rồi vội vã rời nước Lào sau 4 giờ đồng hồ để bay qua Phnom Penh, đọc diễn văn khai mạc hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ. Bài diễn văn này có gì đáng chú ý?

Sáu trụ cột chiến lược

Ngoại trưởng Hillary Clinton đã xác định quyết tâm của Hoa Kỳ đặt chân trở lại và đứng vững mãi trên khu vực những láng giềng ở ngày sân trước của ngôi nhà Trung Quốc.

clinton-zhang-250
Ngoại trưởng Clinton bắt tay Ngoại trưởng Dương trước khi vào họp song phương- AFP photo
Bà Clinton nhấn mạnh những điều gọi là quan thiết đối với Hoa Kỳ là an ninh hàng hải, chống phổ biến vũ khí nguy hiểm, cũng hàm ý chống bành trướng, và tăng trưởng kinh tế, trong khi bà xác định lại một lần nữa việc Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược về kinh tế cũng như quân sự sang châu Á.
Bà cho biết Hoa Kỳ đầu tư ở các nước ASEAN nhiều hơn ở Trung Quốc! Bà hứa hẹn lắng nghe mọi nhu cầu khẩn thiết của ASEAN để hợp tác và giải quyết, trong đó có nhu cầu cần Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở Đông Nam Á.Bà công bố một kế hoạch mới gọi là “Sáng kiến can dự chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương” gọi tắt là APSEI, và nhiều vấn đề khác.
Kế tiếp đó Ngoại trưởng Mỹ nêu ra những nét tổng quát của kế hoạch ấy, cùng với những yếu tố chủ đạo trong chiến lược của Hoa Kỳ dành cho châu Á Thái Bình Dương. Bà nói Hoa Kỳ chú trọng vào sáu cột trụ chiến lược, gồm hợp tác vì an ninh khu vực, hội nhập kinh tế và trao đổi mậu dịch, khai mở vùng hạ lưu Mekong, thứ tư là đối phó những nguy cơ liên quốc gia, thứ năm là phát huy dân chủ, và thứ sáu là giải quyết những di hại của chiến tranh.
Bà Hillary Clinton hứa hẹn sẽ “đặt cược” cho kế hoạch này tại Diễn đàn Khu vực của ASEAN trong tuần này. Sau đó bà nói đến kế hoạch cứu trợ thiên tai cho Đông Nam Á, mà có thể hiểu là thường liên quan chặt chẽ đến hải quân Hoa Kỳ cũng như hải quân của những nước ven biển Đông, cũng đồng nghĩa với sự chuẩn bị cho những hoạt động sâu rộng của hải quân Mỹ ở biển Đông.

Trụ cột chống ngăn ai?

Về những hoạt động của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Phnom Penh trong các hội nghị của ASEAN, có thể nói tóm tắt là Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc chuyển trục chiến lược sang châu Á. Hoa Kỳ đang tiến vào đặt mối liên lạc chặt chẽ ở những vùng lân cận, những quốc gia “môi hở răng lạnh” cạnh Trung Quốc.
Thứ trưởng ngoại giao Phó Oánh của Trung Quốc tuyên bố không có gì e ngại trước chiến lược của Mỹ. Nhưng cùng lúc, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải nói với Úc rằng các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn áp dụng những tư tưởng từ thời chiến tranh lạnh trong quan hệ với Bắc Kinh, qua ý đồ bao vây Trung Quốc trên vùng biển Thái Bình Dương.
Mỹ và đồng minh phương Tây vừa thắng lớn ở Miến Điện. Gần đây kế hoạch đặt một cơ sở của NASA tại Thái Lan đang bị quốc hội Thái đình hoãn, cũng nằm trong kế hoạch chiến lược này.
Hoa Kỳ rõ ràng đã quyết tâm tranh thắng cùng Trung Quốc ngay trong sân trước của Bắc Kinh, nơi địa bàn chiến lược trước cửa ngôi nhà Trung Quốc, nơi chứa đựng nguồn nguyên nhiên liệu sinh tử cho sức mạnh kinh tế, nơi thị trường quan yếu của nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển.
Và ba nước Đông Dương Việt Lào Cambodia đang chiếm vị trí quan trọng nhất trên trận đồ quốc tế này.
Liệu Mỹ có để Trung Quốc tung hoành trên biển Đông như con hổ dữ giữa bầy dê tan tác?


TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ


CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG Ở VN:
TIẾP TAY ĐẨY CSVN BỆNH HOẠN XUỐNG HỐ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.06.2011. Cập nhật 08.07.2012



 

Cập nhật 08.07.2012:
Bài này đã viết cách đây hơn một năm, khi mà Kinh tế Việt Nam xuống dốc trầm trọng, đồng thời Lạm phát vụt tăng phi mã do chính Mô hình Kinh tế CSVN tạo ra vì thiếu hiệu lực sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh và vì Nhà nước phá giá tiền tệ nhằm ăn cướp Tiết kiệm của Dân chúng.
Từ đầu năm 2012 đến nay, chúng tôi viết Chủ đề về sự tan rã của Kinh tế CSVN và dưới Chủ đề này chúng tôi mới phổ biến trong tuần vừa rồi 108 trang về sự tụt dốc tan rã này của Kinh tế CSVN dưới  “VietTUDAN Chủ đề:DÂN DÀNH LẠI QUYỀN KINH TẾ“ phổ biến ngày 05.07.2012.
Nhìn những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại Bắc Phi và Trung Đông, chúng ta đều nhìn nhận rằng Lý do chính yếu NỔI DẬY của Dân chúng là sự đói nghèo hay là QUYỀN DẠ DẦY đứng trước những chế độ độc tài cướp bóc quyền sống của Dân chúng. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG ở Việt Nam của đại đa số quần chúng cũng không ra khỏi cái Định luật GIỚI VÔ SẢN BỊ ĐỘC TÀI BÓC LỘT ĐẾN NGHÈO KHỔ, NÊN ĐỨNG LÊN ĐÒI QUYỀN SỐNG TỐI THIỂU CHO DẠ DẦY.
Thực vậy:
1)         Những cuộc Cách Mạng Lịch sử: (i) Cách Mạng Pháp 1789 cũng vì bóc lột của Vua Chúa làm Dân nghèo đói thiếu ăn; (ii) Cách Mạng Vô sản 1917 cũng do quần chúng bị bóc lột thiếu ăn; (iii) Cách Mạng 1989-90 tại Nga và Đông Âu cũng do sự nghèo khổ của Dân chúng do sự thất bại của nền Kinh tế Chỉ huy Tập quyền của các đảng Cộng sản độc tài.
2)         Những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông: các Chế độ độc tài thâu tóm mọi hoa lợi Kinh tế khiến người dân chỉ còn không đầy USD.2 nuôi sống Dạ dầy mỗi ngày.
3)         Tại Việt Nam, đảng Cộng sản độc tài nắm trọn Kinh tế để THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ lan tràn. Kinh tế CSVN tụt giốc trầm trọng. Đại đa số quần chúng bị bóc lột trở thành đói nghèo. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG ở Việt Nam không ra khỏi con đường Dân chúng NỔI DẬY dứt bỏ Cơ chế CSVN tạo nên GIỚI TƯ BẢN ĐỎ bóc lột dân chúng đến nghèo đói.
Nguyễn Phúc Liên
Cơ chế CSVN chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Đảng không thể không ý thức Chính trị độc tài của mình lỗi thời vì trào lưu Thế giới đang đứng lên tẩy sạch độc tài. Về mặt Kinh tế, tình trạng tụt dốc đi đến phá sản đang diễn ra mà không thể cứu vãn được. Cái Cơ chế ấy bệnh hoạn đang đi trên con đường dốc xuống hố với tốc độ mỗi ngày mỗi tăng. Con đường NỔI DẬY của dân chúng làm Cách Mạng không cần phải đối chọi với kẻ bệnh hoạn đang tự tụt dốc, mà là tiếp sức làm tăng nhanh tốc độ đẩy kẻ bệnh hoạn xuống hố cho mau.
Đây không phải là bài viết tuyên truyền một ngưỡng vọng cho việc sụp đổ Cơ chế CSVN hiện hành, mà là một bài quan sát thực tế cho phép khẳng định với xác tín rằng Cơ chế CSVN hiện hành đang tụt dốc xuống hố với hai tốc độ để vỡ tan tành. Tốc độ thứ nhất là chính cái Cơ chế CSVN lỗi thời, mục nát tự mình đang đi xuống dốc. Tốc độ thứ hai là quần chúng chịu đựng không nổi cái Cơ chế bóc lột ấy nên nổi dậy đẩy nó xuống dốc cho mau. Cơ chế xuống hố và vỡ tan tành, không thể vá víu như vá váy đụp gọi là Cải cách mà phải dứt khoát chôn vùi nó đi để xây dựng Thể chế mới cho phát triển lành mạnh và bền vững đời sống Xã hội và Kinh tế Việt Nam.
Chúng tôi trình bầy những điểm sau đây:
I.         Mở đầu: Hình ảnh chiếc xe mục nát đi xuống dốc
II.        Chính Cơ chế CSVN tự phá sản đang tụt xuống dốc
với TỐC ĐỘ THỨ NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH mỗi ngày mỗi tăng
III.      Phong trào quần chúng Quốc nội đẩy mau Cơ chế CSVN xuống hố  
            với TỐC ĐỘ THỨ HAI CỦA CÁCH MẠNG tiếp sức
IV.       Đóng góp của người Việt Hải ngoại:
Cấm vận Tài chánh đối với Kinh tế Mafia CSVN và
Truy tìm Tài sản cướp bóc chuyển ra nước ngoài cất dấu
I.     Mở đầu:
Hình ảnh chiếc xe mục nát đi xuống dốc
Khi chiếu xe đã mục nát, thì thay bộ phận này, bộ phận khác lại hỏng. Mikhail GORBATCHEV nhìn Kinh tế phá sản xuống dốc của Liên xô thời của Ong và đưa ra Perestroika quá muộn để hy vọng cứu vớt, nhưng dân chúng nổi dậy tiếp sức đẩy chiếc xe mục nát xuống hố vỡ tan tành. Ngày nay, nhìn Cơ chế Trung quốc, Bà Hilary CLINTON dám khẳng định nó sẽ đi xuống hố tan rã.
1.      Chiếc xe mục nát Việt Nam
Hãy hình dung một chiếc xe cũ kỹ đang đi đến một cái hố để rơi xuống vỡ nát tan tành. Chiếc xe còn ì ạch chạy, nhưng trên con đường dốc dẫn đến hố mà hai bố thắng của xe đã mòn. Người dân đi đường thấy chiếc xe vướng lối, cản mũi kỳ đà, thậm chí làm thiệt hại cố gắng làm ăn kiếm sống của mọi người, nên hùa nhau đẩy quách nó xuống hố cho mau.
Cơ chế CSVN chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Đó là cái nguồn chính yếu tạo Tham nhũng Lãng phí làm phá sản Kinh tế VN hiện nay và gây Bất công xã hội để quần chúng thù hận mà nổi dậy.
Cơ chế ấy giống như chiếc xe ọp ẹp trên con đường dốc dẫn đến cái hố làm tan vỡ mà đảng CSVN đang tìm đủ mọi biện pháp chống đỡ, nhưng bánh xe đã mòn bố thắng mà Nguyễn Tấn Dũng đang phải dùng gỗ đá can bánh chống cự để nó đừng rơi nhanh xuống hố vỡ tan tành.
CSVN có thể sơn phết lại chiếc xe nhằm đánh lừa dân chúng, nhưng ngày nay, tình trạng Lạm phát lên quá cao, vật giá tăng phi mã động chạm đến chính dạ dầy dân chúng khiến đại đa số dân nghèo không còn tin vào nước sơn bề ngoài nữa, mà nhìn thẳng vào nội dung chiếc xe để thấy sự ọp ẹp của nó.
Chính chiếc xe, với sức nặng trên còn đường dốc với bố thắng đã mòn, sẽ tự nó đi xuống hố bằng chính TỐC ĐỘ TỤT DỐC CỦA MÌNH. Lạm phát tăng, vật giá nhẩy vọt, đó là lúc bố thắng không còn cản nổi chiếc xe trên đường dốc. Tài xế Nguyễn Tấn Dũng tìm đủ mọi thứ đá, gỗ nhằm can bánh xe để nó không rơi xuống dốc nhanh. Những biện pháp khống chế Lạm pháp không có hiệu lực đối với cái Cơ chế đã làm cho nền Kinh tế đầy nợ nần và thiếu cạnh tranh. Chúng tôi đã viết ba bài liền để cho thấy rằng giải pháp duy nhất là phải DỨT BỎ Cơ chế CSVN hiện hành để đường đi khỏi có những cản trở việc phát triển Kinh tế mà toàn dân đang mong muốn. Dù CSVN tìm đủ mọi cách, như đá, gỗ làm can cản bánh, thì chiếc xe tự nó vẫn lao xuống hố với tốc độ mỗi ngày mỗi nhanh của mình.
Dù có dùng tất cả những phương tiện Truyền thông nhà nước để bịp bợm giống như ca tụng nước sơn bề ngoài, nhưng sự phá sản của Kinh tế đụng đến dạ dầy dân chúng, thì dân chúng không thể tin vào nước sơn bề ngoài nữa mà nhìn thẳng vào lý do bể nát của chiếc xe: Tham nhũng Lãng phí tàn phá Kinh tế, tạo Bất công xã hội làm quần chúng khổ cực. Dân chúng đã và đang nổi dậy, thêm vào tốc độ thứ nhất tự chính Cơ chế CSVN một TỐC ĐỘ CÁCH MẠNG CỦA QUẦN CHÚNG tiếp sức để đẩy nhanh chiếc xe Cơ chế xuống vực thẳm vỡ tan tành.
            Thực vậy, Phong trào DÂN OAN, CÔNG NHÂN đã và đang tăng cường xuống đường, đình công, làm cuộc ĐẤU TRANH KINH TẾ (Lutte Economique) và Phong trào Giáo dân Cầu Nguyện đòi Công lý làm cuộc ĐẤU TRANH XÃ HỘI (Lutte Sociale). Cả hai Phong trào mỗi ngày mỗi lớn mạnh dồn sức đẩy chiếc xe Cơ chế CSVN đã bị mọt mối Tham nhũng Lãnh phí ăn ruỗng. Hai Phong trào đẩy chiếc xe xuống hố với tốc độ Cách Mạng vậy.
2.      Hai khẳng định xưa và nay về
việc sụp đổ của Cơ chế Cộng sản
Chúng tôi muốn lấy những dự đoán của Ong Mikhail GORBATCHEV và Bà Hilary CLINTON nói về sự sụp đổ của những Cơ chế mục nát.
Cách đây hơn 20 năm, Mikhail GORBATCHEV nhìn trước tình trạng phá sản của Kinh tế Tập quyền Chỉ huy sẽ đi đến hố phá sản, nên đã muốn níu nó lại bằng một số Cải cách Perestroika. Những Cải cách này phải đi theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế thì mới cứu vãn được chiếc xe Kinh tế đang trên đường tụt dốc.  Trong bài Diễn văn ngày 25.06.1987, nghĩa là gần ngày tan rã Khối Liên xô, Ong đã đưa ra 5 điểm chính của Perestroika:
1)         Nhà Nước phải cho những chủ xí nghiệp khả năng định giá hàng bán và trả lương thợ theo với hiệu quả làm việc.
2)         Phải cho những Địa phương một quyền tự quản trị chứ không nhất thiết Trung ương hoàn toàn chỉ huy.
3)         Cải cách theo hướng tản quyền về định giá, về tiền tệ và về tín dụng
4)         Áp dụng những phương pháp khoa học trực tiếp vào sản xuất để cải thiện phẩm chất hàng hóa
5)         Lấy quản trị theo tiêu chuẩn Kinh tế thay cho quản trị đặt nặng vào Hành chánh          (Trích và dịch theo cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV, Biographie Intime, par David KINGS, Editions Michel Lafon 1988, trang 229)
Perestroika là những biện pháp Cải cách tìm gỗ đá cản chiếc xe đã hư nát trên đường xuống dốc. Nhưng những gỗ đá đó không cản nổi. Tự chiếc xe vẫn tụt mỗi ngày một nhanh xuống hố. Ong GORBATCHEV đã hô hào quá muộn, lúc chiếc xe đã mục nát quá nhiều.
Năm 1989, dân chúng quá đói nghèo vì Kinh tế phá sản, đứng lên tiếp sức đẩy thêm chiếc xe để nó xuống dốc mau hơn. Khối Liên xô tan vỡ bởi tự nó đi xuống hố bằng tốc độ riêng của nó tăng cấp số. Dân chúng chung sức cùng đẩy chiếc xe xuống hố cho mau. Tốc độc đi xuống hố của chiếc xe đến từ hai nguồn: TỰ CHIẾC XE và TỪ DÂN CHÚNG ĐẨY.
Ngày nay, năm 2011, Bà Hilary CLINTON cũng nhìn thấy Cộng sản Trung quốc đang đi đến phá sản. Trả lời Phỏng vấn của Jeffrey GOLDBERG, Ngoại trưởng Hilary CLINTON nói về viễn tượng sụp đổ của Trung quốc như một Định mệnh:
“Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”
Câu nói này áp dụng cho Cơ chế CSVN lại càng đúng hơn.
II.    Chính Cơ chế CSVN tự phá sản đang tụt xuống dốc
với TỐC ĐỘ THỨ NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH
mỗi ngày mỗi tăng
Chúng tôi đã viết rất nhiều và từ mấy năm nay, với cái nhìn lý thuyết cũng như với những nhận xét thực tiễn, về sự đổ vỡ của nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Thế giới Cộng sản và của loại Kinh tế VN Nhà Nước chủ đạo theo định hướng “Xã Hội Chủ Nghĩa“. Những đổ vỡ thất bại Kinh tế này, một mặt, bị Cộng sản bịt miệng Truyền thông để dân chúng không biết tới; một mặt, Cộng sản sử dụng Truyền thông độc quyền của họ để bốc thơm  nước sơn bên ngoài.
Nhưng ngày nay, hậu quả của phá sản Kinh tế động chạm đến Dạ dầy dân chúng, nhất là đại đa số dân nghèo khiến quần chúng khám phá ra chính sự đổ vỡ bất chính của Cơ chế nhà nước.
Vì đã viết nhiều, nên trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến cái hậu quả hiện hành, đó là tình trạng Lạm phát, vật giá tăng vọt. Chúng tôi cũng xin chú thích ngay rằng CSVN luôn tránh trách nhiệm Lạm phát bằng đổ lỗi cho tình trạng Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới. Nhưng thực chất Lạm phát đặc biệt cao tới 23% là (i) do thiếu hiệu năng sản xuất của những Tập đòn Kinh tế quốc doanh; (ii) do Nhà Nước thiếu hụt Ngân sách và Dự trữ ngoại tệ, nên phá gia đồng bạc VN nhằm ăn cướp Tiết kiệm của dân chúng (Chúng tôi mới viết một bài về hậu quả giữ Lãi suất cao nhằm thâu tóm Tiết kiệm của Dân chúng). Cho dù Nhà nước  đang tuyên truyền rằng Lạm phát đã giảm, nhưng tình trạng giảm đôi chút Lạm phát có thể là do sự bắt đầu của Lốc xoáy Giảm giá (Spirale déflationniste) tàn phá tàn hại Kinh tế hơn nữa trong những ngày tháng tới.
1.      Lạm phát là gì
mà Nhà Nước không bưng bít được ?
Trong Chế độ Bản vị tương đương giữa Hàng hóa/Dịch vụ và đồng Tiền, Lạm phát hiện ra khi so sánh một Lượng Tiền nhất định đối với tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ ở hai thời điểm khác nhau. Nếu cùng một Lượng Tiền mà tương đương Hàng hoá hay Dịch vụ ít đi, người ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng. Cũng vậy, nếu cùng một Lượng Hàng hóa hay Dịch vụ mà phải dùng một Lượng Tiền cao hơn mới mua được, người ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng.
Tỉ dụ trong tháng 12.2010, để có mộ tô phở gà, phải có lượng tiền là 2’000 Đồng VN. Ở thời điểm đầu tháng 4.2011 này, muốn có một tô phở gà giống hệt, phải cần lượng tiền là 2’500 Đồng VN. Lạm phát là (500/2000) x 100 = 25% hay vật giá tô phở tăng 25%. Nếu một người chỉ có lượng tiền cố định 2’000 Đồng VN. Tháng 2.2010, người đó ăn được một tô phở gà cho no bụng. Đầu tháng 4.2011, người đó cũng chỉ có 2’000 Đồng VN, họ chỉ ăn được 2/3 tô phở và bụng đói. Đây cũng là Lạm phát, vật giá tăng, nhưng là do tương đương hàng hóa kém đi.
Như vậy Lạm phát đụng đến Dạ dầy dân chúng mà Nhà nước dù xảo trá đến đâu cũng không thể che đậy được. Câu “Dấu đầu hở đuôi “ nói về con chó chẳng hạn. Con chó quay cái Đầu về phía trước để dấu cái Đầu của mình, nhưng lại để hở cái Đuôi với lỗ trôn thối hoắc về phía sau không thể dấu được.
2.      Đâu là những lý do chính yếu
gây Lạm phát ?
Lạm phát, vật giá tăng vọt ở Việt Nam không phải là do hoàn cảnh nhất thời rồi qua đi, nhưng nó bắt nguồn từ chính Cơ chế Kinh tế mang tính cách triền miên. CSVN luôn luôn tìm những lý do nhất thời mang tính cách chung của Thế giới để che dấu những lý do triền miên bắt nguồn từ Cơ chế của mình. Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế để Tham nhũng Lãng phí phá sản Kinh tế.
Thực vậy, vào những năm 2008, Lạm phát tại Việt Nam nhẩy vọt. Thời ấy, Nhà Nước tránh né những Lý do Lạm phát nội tại mà chỉ tìm đổ lỗi cho những lý do ngoại tại thuộc cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế chung của Thế giới. Khi đã cố ý tránh né lý do như vậy nhằm giữ danh dự cho Cơ chế, thì những biện pháp chữa trị “ngoài da“, thoa chỗ này, thì bùng chỗ kia.
Ngày nay Lạm phát lại tăng lên gấp bội. Một điều phải lưu ý là Lạm phát tại Việt Nam luôn luôn cao hơn nhiều đối với các quốc gia trong vùng , dù những quốc gia này và Việt Nam cũng sống trong tình trạng chung của Lạm phát.
Theo phân tích của Bản Báo Cáo của Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì
"Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”
            Chính việc Lạm phát tại Việt Nam “cao hơn các nước láng giềng” và mang tính cách “lịch sử” khiến CSVN không thể chối cãi về cái nguồn chính yếu gây Lạm phát, vật giá tăng vọt là do Cơ chế của mình.
3.      Cái Cơ chế CSVN hiện hành
tạo ra Lạm phát như thế nào ?
Theo định nghĩa về Lạm phát mà chúng tôi vừa trình bầy ở đoạn trên đây, thì đó là sự so sánh tương đương Hàng hóa/Dịch vụ và lượng Tiền ở hai thời điểm khác nhau.  Nói về Hàng hóa, Dịch vụ, đó là phạm vi của những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước. Nói về lượng Tiền tệ lưu hành, đó việc Nhà nước độc tài nắm giữ Tiền tệ để phá giá và cung cấp vốn “chùa“ cho những Tập đoàn Kinh tế của đảng. Việc thổi phồng lượng vốn lưu hành còn được tăng cường bằng hệ thống Ngân Hàng Thương mại được ô dù Nhà nước che chở.
a.         Những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước
là thủ phạm của Lạm phát
Những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước chuyên lo Tham nhũng Lãng phí mà không lo tăng hiệu năng sản xuất, đó là nguyên cớ chính của phá sản Kinh tế và tạo Lạm phát có tính cách “lịch sử” và “cao hơn các nước láng giềng”.
Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khẳng định một câu then chốt kết án cả một hệ thống Tập đoàn nhà nước, đó là việc yếu kém hiệu năng của những Tập đoàn này:
“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.
Kém hiệu năng có nghĩa là phía Lượng Hàng hóa/Dịch vụ trao đổi giảm xuống. Điều này làm cho Lạm phát, vật giá tăng, ngay cả trong trường hợp Lượng Tiền lưu hành không thay đổi.
Cái hiệu năng thuần túy Kinh tế được đo bằng Độ lớn rộng của Biên độ Lợi nhuận (Marges Bénéficiaires) chứ không phải Tổng lượng bán hàng. Trong Thế giới cạnh tranh hiện nay, nhất là Việt Nam đã vào WTO /OMC, việc cạnh tranh ở Thị trường rất xít xao đến nỗi các Công ty tham dự khó lòng tăng giá bán để Tổng lượng bán hàng tăng lên cao. Theo Kinh tế gia Paul SAMUELSON, Giáo sư Kinh tế Havard và Nobel Kinh tế, thì Biên độ Lợi nhuận (Marge Bénéficiare) đi đến triệt tiêu trong lâu dài ở Thị trường cạnh tranh.
Vì vậy, để có thể có được Biên độ Lợi nhuận nới rộng, các Công ty đặt trọng tâm ở việc quản trị Giá thành thấp xuống, chứ không phải ở chỗ tăng Giá bán. Chính vì điểm quan trọng là quản trị Giá thành mà các Tập đoàn quốc doanh có những sai lỗi, yếu kém không thể chữa trị được. Nó thuộc vào Cơ chế CSVN. Những Tập đoàn quốc doanh phạm vào việc quản trị Giá thành yếu kém sau đây:
*          Cơ sở Tập đoàn đồ sộ tốn kém, thiết bị sản xuất quá mức sánh với hàng hóa/dịch vụ cung cấp. Tất cả để lấy cái danh cho Tập đoàn chứ không theo chỉ tiêu Kinh tế. Đây là Chi tiêu cố định (Charges fixes) quá quan trọng sánh với lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất. Chi tiêu cố định là những Chi tiêu giết chết xí nghiệp (Les Charges fixes sont des charges qui tuent l’Entreprise)
*          Về những Linh kiện và Nguyên vật liệu, thì phần lớn lại nhập cảng từ nước ngoài khiến Giá thành tăng lên cao, và do đó làm giảm Biên độ Lợi nhuận.
*          Lý do quan trọng hơn cả là Tham nhũng và Lãng phí mỗi khi xây Cơ sở hay mua thiết bị, mua những Linh kiện hay Nguyên vật liệu. Những người trách nhiệm Tập đoàn nhằm có những dịp mua bán để Tham nhũng và Lãng phí. Đây là việc dễ dãi có vốn và không bị kiểm soát gắt gao từ Nhà Nước vì cùng đảng bao che cho nhau, hay chia phần tham nhũng, lãng phí cho nhau.
Những lý do thiếu hiệu năng trong quản trị chi tiêu không những làm tăng Lạm phát, mà còn đang dẫn nền Kinh tế quốc doanh đến phá sản như tình trạng hiện nay.
b.         Nhà Nước độc tài nắm Tiền tệ để phá giá
và thổi phồng lượng Tiền làm tăng Lạm phát
Nhà Nước dễ dãi và dồn Tiền quá nhiều vào lưu hành qua những Tập đoàn quốc doanh khiến lượng vốn lưu hành tăng lên gấp bội. Việc tăng này, theo Công thức của FISCHER, tất nhiên làm tăng Lạm phát về phía Tiền bạc.
Cũng trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thẳng thắn xác nhận cái lỗi của Nhà Nước :
«Đương nhiên lạm phát trước hết là sản phẩm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bởi vì so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm cung tiền và cung tín dụng. »
Trong Bản Phúc Trình của Ngân Hàng Thế Giới đầu năm 2011, bản Phúc trình phê bình Đầu tư của Nhà Nước quá lớn cho những Tập đoàn quốc doanh mà hiệu quả lại rất yếu kém :
«Đầu tư Công: Số lượng và hiệu quả đầu tư công có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế Việt Nam. Vốn đầu tư công đến từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tín dụng và các nguồn khác, trong đó, hai nguồn đầu tiên chiếm tới 3/4 tổng số đầu tư công. Biểu đồ dưới đây cho thấy đầu tư công không ngừng gia tăng, chỉ giảm vào năm 2008 nhằm khống chế lạm phát bộc phát mạnh. Do khối lượng đầu tư công chiếm tới 49% trên tổng số đầu tư giai đoạn 1995-2008 và hệ số ICOR của khu vực công cao gấp rưỡi hệ số ICOR chung của nền kinh tế, hiệu quả đầu tư của khu vực công đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến NLCT của nền kinh tế Việt Nam (NLCT  p.40). »   
Về phương diện thổi phồng số vốn cho vào Lưu hành khiến Lạm phát tăng vọt, chúng tôi muốn chú thích đến hai lãnh vực rất nguy hiểm cho nền Kinh tế :
*          Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, dưới quyền độc tài Chính trị ra lệnh, đã phá giá đồng Tiền VN nhiều lần. Chính việc phá giá này trực tiếp giảm giá trị Tiền tệ và tất nhiên trực tiếp gây Lạm phát.
Về phương diện Nhà Nước độc tài ra lệnh cho phá giá Tiền tệ để xẩy ra Lạm phát phi mã, chúng tôi luôn luôn trích lời của Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:
”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)
(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)
Mới đây, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thông báo về những loại Tiền giả tràn vào Việt Nam. Việc thông báo này có thể là Nhà Nước mào đầu trước để biện minh sau này cho dân chúng về một quyết định «đổi Tiền«  để ăn cướp nữa. Theo tin tư nhân mà chúng tôi nhận được, thì việc «đổi Tiền«  sẽ xẩy ra vào tháng 9/2011 tới này.
c.         Hệ thống Ngân Hàng Thương mại làm tăng Lạm phát
bằng phát hành Tiền khả thể (Monnaie virtuelle)
Tiền Giấy công khai (Billet de Banque officiel) do Ngân Hàng Trung ương trách nhiệm phát hành. Nhưng khi một Ngân Hàng Thương mại giữ Cash Deposit tới mức 20% chẳng hạn, thì Ngân Hàng này có thể phát hành những Phương tiện thanh toán tới mức 100%, rồi tìm Chiết khấu, sau đó lại Phát hành tiếp. Tiến trình Phát hành này để các Công ty sử dụng tất nhiên thổi phồng lên Lượng Tiền lưu hành. Đó là nguồn quan trọng của tình trạng Lạm phát phi mã và tạo ra Khủng hoảng Tài chánh.
Chúng ta có những tỉ dụ cụ thể như hệ thống Ngân Hàng cho vay lỏng lẻo và thổi phồng Tín dụng. Đó là tỉ dụ hệ thống Ngân Hàng tại Á châu thời Khủng hoảng Tài chánh năm 1997 mà Bà Francoise NICOLAS đã phân thích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi phải can thiệp đã buộc những Quốc gia nhận hỗ trợ phải cải tổ lại hệ thống Ngân Ngân cho xít xao. Một tỉ dụ gần đây nhất, đó là tỉ dụ của hệ thống Ngân Hàng Mỹ đã phát hành và cho ra những Subprime Mortgage Credits tạo Khủng hoảng Tài chánh năm 2008.
Tiền khả thể (Monnaie virtuelle) là Tín dụng thuộc về tương lai. Những Letters of Credit, Bank Guarantees, Standby Letters of Credit, Promissory Notes… là những Phương tiện thanh trả như Tiền, nhưng chưa hiện thực. Giá trị của nó còn nằm trong khả thể, nghĩa là thuộc về hoạt động Kinh tế, Thương mại tương lai để cho những Giấy Ngân Hàng ấy có giá trị hiện thực. Nhưng tương lai là bấp bênh.
Nhiều Ngân Hàng còn sử dụng ngay những Leased Bank Guarantees, chỉ cần thuê một Bank Guarantee với Tiền thuê 15-20% của Face Value để làm Collateral mà đi vay vốn.
Tất cả những Giấy tờ Ngân Hàng này tạo nên một Bank Documents Market mà người ta có thể mua bán, cho thuê với nhau. Chúng ta ở một Thị trường của Tiền khả thể làm phồng lên Lượng Tiền lưu hành khiến Lạm phát tăng vọt. 
            Chính Nhà Nước đã phải xác nhận rằng nhiều những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước đã không chú trọng đến việc sản xuất Hàng hóa và Dịch vụ, mà đi hoạt động Ngân Hàng và Tài chánh, mua bán ở Thị trường Chứng khoán để thu tiền cho mau. Hoạt động về nghiệp vụ Ngân Hàng, Tài chánh và Chứng khóa của những Tập đoàn này (con cháu hay người của đảng) đã được ô dù Nhà Nước che chở.
Tình trạng bại hoại của Kinh tế mà chúng tôi ví như chiếc xe ọp ẹp đang đi đường dốc xuống hố không những chỉ để lộ tỏ tường cho dân chúng thấy Lạm phát, vật giá tăng vọt, như chúng tôi phân tích dài trên đây về những lý do, mà dân chúng, từ vụ Vinashin, đang nhìn thấy những nợ nần của những Tập đoàn quốc doanh khiến nước ngoài hạ thấp hẳn tin tưởng vào Kinh tế VN để cho Tín dụng.
III.  Phong trào quần chúng đã và đang NỔI DẬY
đẩy mau Cơ chế CSVN xuống hố  
với TỐC ĐỘ THỨ HAI CỦA CÁCH MẠNG tiếp sức
Liền sau những cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Bắc Phi và Trung Đông, những nhà đấu tranh nghĩ đến, ao ước và đã kêu gọi một cuộc NỔI DẬY tại Quê Hương Việt Nam.
Đã từ mấy năm nay, chúng tôi xác tín rằng việc NỔI DẬY phải đến từ Khối người nghèo Dân Oan và Công nhân bị bóc lột. Không còn mang tính cách thúc đẩy và ngưỡng vọng một cuộc NỔI DẬY, mà đây là một sự xác nhận hai Phong trào ĐÃ và ĐANG phát triển công cuộc nổi dậy làm Cách Mạng. Tình hình Xã hội và nhất là Kinh tế của Quê Hương trở thành một động lực thúc đẩy hai Phong trào ấy phải đi tới cùng như một sự đòi buộc trách nhiệm cứu nước.  
Không phải do chúng ta thúc đẩy, cổ động để hai Phong trào này sẽ đứng lên đấu tranh. Hai Phong trào này đã tự đứng lên cách đây 4 năm và 2 năm rồi. Đó là Phong trào DÂN OAN Tiền Giang khởi đầu kéo về Sài Gòn cách đây 4 năm.
Như vậy Phong trào ĐÃ tự động NỔI DẬY cùng nhằm chống lại những BẤT CÔNG do CSVN áp đặt lên họ. Khối người nghèo Dân Oan và Công nhân đứng lên chống BẤT CÔNG trong lãnh vực Kinh tế.
Nói Đấu tranh Kinh tế có vẻ lớn lao, nhưng cụ thể đó là Đấu tranh cho quyền DẠ DẦY, chống lại những ai đến cướp miếng cơm của họ một cách bất công. Một Bà Mẹ chỉ có mấy sào ruộng, lo lắng trồng ngô khoai sinh sống và nuôi con. Nếu CSVN bầy ra hết Dự án này đến Dự án khác để mà kiếm cớ tham nhũng và tước đoạt mấy sào ruộng làm mặt bằng cho Dự án, thì Bà Mẹ kia vì đói ăn phải đứng lên đấu tranh chống lại việc bị mất ruộng một cách bất công. Đây là lãnh vực đấu tranh cho quyền sống thân xác tối thiểu mà mọi sinh vật, thậm chí cả cỏ cây, có quyền và phải tranh đấu để sống còn.  CSVN không được quyền ngụy biện điều 88 về Chính trị để đàn áp, bỏ tù những người đấu tranh cho quyền sinh sống tối thiểu nuôi thân xác.
Người Công nhân có sức lao động làm TƯ HỮU tuyệt đối. Họ chỉ cho thuê sức lao động và không ai có quyền mua sức lao động để muốn làm gì thì làm. Chỉ có ở Thời kỳ Nô lệ, người ta mới nói đến mua sức lao động. Ở thời Đế quốc La-mã, người ta đi mua Nô lệ va mua hẳn sức Lao động. Thời nay, người ta nói là đi thuê Nhân công, thuê Thợ chứ không ai nói là đi mua Nhân công, mua Thợ. Khi người Công nhân cho thuê sức lao động, thì họ có quyền mặc cả giá cho thuê. CSVN đã tịch thu sức lao động của Công nhân và bán cho những Công ty nước ngoài muốn làm gì thì làm. Người Công nhân bị bắt ép Dạ Dầy mà phải câm họng.
Phong trào này đã NỔI DẬY và ngày nay vẫn tiếp tục đấu tranh. Trong tuần vừa rồi, một số Dân Oan đã biểu tình trước Tòa Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. Việc NỔI DẬY của đồng bào HMONG và Thượng cũng mang lý do họ phải chịu bất công về lãnh vực kiếm sống nữa.
Lực lượng dân nghèo sẵn có. Tỉnh Thanh Hóa có 240'000 người dân đang lâm vào cảnh đói. Họ là những người không còn sợ đàn áp, chết chóc.
Lực lượng dân nghèo đấu tranh cho quyền DẠ DẦY này gặp phải tình trạng tụt dốc Kinh tế, Lạm phát phi mã khiến họ phải đói, họ càng không sợ đàn áp và chết chóc, sẽ đứng lên dành lấy miếng ăn nơi những tên đại gia tham nhũng CSVN, từ Trung ương tới địa phương. Viễn tượng NỔI DẬY không phải là ước mơ Cách Mạng mà là một thực tế đòi buộc phải làm khi mà Kinh tế xuống dốc và Vật giá leo thang.
IV.   Đóng góp của người Việt Hải ngoại:
Cấm vận Tài chánh đối với Kinh tế Mafia CSVN và
Truy tìm Tài sản cướp bóc chuyển ra nước ngoài cất dấu
Vấn đề dứt bỏ Cơ chế CSVN là của người Việt Nam và trên Quê Hương Việt Nam. Định rõ vấn đề như vậy, chúng ta mới thấy ai giữ trách nhiệm chính giải quyết vấn đề.
Trước hết, những Chính quyền nước ngoài không phải là trách nhiệm của họ. Chúng ta cũng không thể nại ra những giá trị nhân bản phổ quát như Tự do, Dân chủ hay Nhân quyền mà đòi họ phải can thiệp để mang những giá trị ấy đến tặng Dân Việt Nam.
Chỉ có những người Việt Nam nới trách nhiệm TRỰC TIẾP hay GIÁN TIẾP giải quyết những vấn đề của mình. Thực vậy, không ai thương mình bằng chính mình thương mình. Cơ chế CSVN không những chỉ tước đoạt những giá trị nhân bản phổ quát như Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, mà còn cướp bóc những phương tiện sinh sống cụ thể về thân xác đối với 85 triệu dân sống trên Quê Hương, thì tất nhiên 85 triệu dân Quốc nội có trách nhiệm TRỰC TIẾP phải đấu tranh để tự cứu lấy mình, để dành lại những giá trị nhân bản phổ quát như Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, nhất là lấy lại những phương tiện sinh sống cụ thể để chính thân xác mình khỏi chết đói.
Những người Việt Hải ngoại, vì liên đới tình cảm cùng nòi giống, cùng Lịch sử, cùng Văn hóa, cùng tiếng nói, cùng một giải đất do Ông Cha để lại, nên cảm thấy trách nhiệm GIÁN TIẾP đấu tranh. Dân Quốc nội TRỰC TIẾP chịu những hậu quả cướp bóc bất công của Cơ chế CSVN, nên họ có trách nhiệm TRỰC TIẾP đấu tranh vậy.
Trên tinh thần trách nhiệm GIÁN TIẾP, người Việt Hải ngoại giữ vai trò yểm trợ cho cuộc đấu tranh TRỰC TIẾP và CHÍNH YẾU của đồng bào Quốc nội.
Ở Hải ngoại, chúng ta có thể làm được gì ?
Có người nói rằng chúng ta liên lạc vận động các Chính quyền nước ngoài như Mỹ, Pháp, Úc…  hay các Tổ chức Quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Hội Nhân quyền Quốc tế…, nhờ họ can thiệp và áp lực lên CSVN để cái ngụy quyền này nới rộng nhỏ giọt cho chút Tự do, Dân chủ, Nhân quyền. Nhưng những Chính quyền nước ngoài hay những Tổ chức Quốc tế dễ nói nguyên tắc cho chúng ta hài lòng mà thâm tâm họ vẫn đòi hỏi là chính chúng ta phải đấu tranh cho chính mình. Ngay trong trường hợp họ cùng đấu tranh tích cực, họ cũng tính toán quyền lợi riêng cho họ. Tỉ dụ Hoa kỳ có phản đối CSVN vi phạm Nhân quyền, họ cũng tính toán quyền lợi cho nước Mỹ trong việc quyết định bênh đỡ Dân chúng Việt Nam hay bắt tay với CSVN độc tài để, qua một Chính quyền độc tài, Hoa kỳ dễ sử dụng Dân chúng và tất nhiên không quên yếu tố Trung quốc quan thầy cho CSVN đồng thời cũng là đối tác Kinh tế quan trọng cho chính Hoa kỳ. Tỉ dụ nữa và sốt dẻo nhất, đó là quyết định của G8 mới họp hôm qua tại Pháp. Mỹ cũng như một số lớn các nước Liên Âu như Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha… đang mang nợ như chúa chồm, dân chúng xuống đường phản đối việc thắt lưng buộc bụng vì nợ công. Nhưng cuộc Họp G8 đã mau chóng quyết định  giúp các nước Cách Mạng Bắc Phi và Trung Đông số tiền USD.21 tỉ. Quyết định đẹp, đầy lòng từ thiện, nhưng có thể ẩn chứa trong đó việc tính toán dành giựt dầu lửa trong tương lai. Xin lưu ý : đụng đến Tiền bạc, thì « Có đi có lại, mới toại lòng nhau !«
Những vận động kêu gọi can thiệp của những nước ngoài hay của những Tổ chức quốc tế trở thành phức tạp và đôi khi còn nguy hiểm, thậm chí còn gây hại, cho cuộc đấu tranh của dân chúng Việt Nam. Chính vì vậy mà chúng tôi chỉ muốn đề nghị sự yểm trợ cụ thể và cấp bách nhất từ chính khối người Việt Hải ngoại, chứ không từ những lời hứa ngoại giao đầy phức tạp của những nước ngoài hay của những Tổ chức quốc tế. Những yểm trợ CỤ THỂ và CẤP BÁCH này liên hệ chặt chẽ với tình hình tụt dốc xuống hố của Cơ chế CSVN và với Phong trào quần chúng nghèo khổ đang nổi dậy tiếp tay đẩy CSVN xuống hố cho mau. Theo chúng tôi, những yểm trợ ấy gồm hai việc : Người Việt Hải ngoại (1) Cấm vận Tài chánh đối với Kinh tế Mafia CSVN và (2) Truy tìm Tài sản cướp bóc chuyển ra nước ngoài cất dấu.
CSVN đang cạn kiệt Ngoại tệ và đang tìm đủ mọi cách để cướp giựt Ngoại tệ từ đồng bào Quốc nội.  Cơ chế CSVN sẽ xuống hố tan vỡ, nhưng chúng ta không thể để những kẻ cướp ấy ra nước ngoài sống với tiền bạc mà chúng đã cướp giựt và cất dấu sẵn tại ngoại quốc. Truy tìm Tài sản cất dấu để đưa về cho dân chúng đang phải nghèo khổ tại Quê Hương.
1.      Cấm vận Tài chánh
đối với Kinh tế Mafia CSVN
Đã bao chục năm trường, mỗi năm Hải ngọai chúng ta đã chuyển về Việt Nam cho Gia đình mỗi năm trung bình USD.8 tỉ. CSVN không biết ơn mà vẫn luôn luôn coi chúng ta là thù địch, vẫn tàn nhẫn bóc lột đàn áp Dân chúng hay những người trong chính Gia đình của chúng ta. Đây là dịp mà chúng ta phải dặn bảo nhau, mở Phong trào Hải ngọai CẤM VẬN NGỌAI TỆ đối với đám nhóm đảng Mafia CSVN tàn bạo, cướp bóc :
=>       Tạm ngưng du lịch Việt Nam
=>       Giảm gửi ngọai tệ về Việt Nam khi không cần thiết
=>       Nếu vì cần thiết mà gửi ngọai tệ về cho Gia đình, thì dặn Gia đình đừng bán Ngọai tệ cho CSVN để lấy đồng nội tệ sẽ bị phá giá nhiều lần nữa.
Theo tin tức mới nhất, thì CSVN còn dự định «đổi tiền«  để ăn cướp những tiết kiệm chắt bóp của người dân. CSVN tăng lãi suất để dụ dân mang tiền vào Ngân Hàng gửi, nhưng dân không còn tin tưởng vào Nhà Nước để mang tiền đến gửi. Nhà Nước dùng biện pháp «đổi tiền«  để bắt ép dân phải mang tiền đến Ngân Hàng nộp, nếu không sẽ bị mất trơn. CSVN thật là loại ác độc đểu cáng !
2.      Truy tìm Tài sản cướp bóc
chuyển ra nước ngoài cất dấu.
Hoạt động về lãnh vực này của những Kiều bào các nước Bắc Phi cho chúng ta cái gương yểm trợ từ Hải ngoại cho Dân Quốc nội của họ đang phải nghèo khổ và hy sinh thân xác mình NỔI DẬY đấu tranh. Những quốc gia mà BEN ALI, MOUBARAK, KADHAFI… đã cất dấu Tiền bạc tại đây, đã hợp tác mau mắn bằng khóa chặt những Tài sản cất dấu để hoàn trả lại cho Dân bản xứ.
Dân Việt tại Quốc nội đang tiếp tay đẩy Cơ chế CSVN xuống hố, thì người Việt Hải ngoại cũng phải song hành Truy tìm những Tài sản cất dấu của những lãnh đạo CSVN để nhờ nước ngoài khóa giữ lại nhằm chuyển về Quốc nội.
Chúng ta có một lực lượng hùng hậu gần 4 triệu người Việt sống ở 70 Quốc gia trên Thế giới này để Truy tìm Tài sản tội phạm CSVN cất dấu ở nước ngoài. Đây là việc làm rất quan trọng vì những lý do sau đây :
=>       Dân quốc nội tiếp tay đẩy nhanh Cơ chế CSVN đang tụt dốc xuống hố. Không thể để những Lãnh đạo Cơ chế ấy chạy ra nước ngoài yên lành sống sung sướng với những kho Tiền cướp bóc được và cất dấu, trong khi đó người Dân nghèo Quốc nội cần những món Tiền ấy để làm vốn phát triển Quốc gia và cho chính họ.  
=>       Nếu người Việt Hải ngoại còn tha thiết đóng góp vào việc phát triển Quê Hương, thay vì chúng ta đóng góp bằng vốn riêng của mình, thì hãy Truy tìm Tài sản của CSVN đã bao chục năm trường cướp bóc và tích lũy cất dấu ở ngoại quốc để chuyển về Quê Hương.
Người Việt tỵ nạn Hải ngoại hãy nhớ lại năm 1975. CSVN tràn vào Miền Nam, cướp từng con búp bế chuyển về Miền Bắc.  Rồi phải ra đi, vượt rừng vượt biển bỏ gia tài tại Quê Hương để CSVN hưởng, vác thân khố rách áo ôm ra nước ngoài, làm lụng vất vả để sống. Nhớ lại cảnh mình ra đi và vất vả tìm sống ở nước ngoài, chẳng lẽ chúng ta để một Nguyễn Tấn Dũng… mò sang Mỹ tỵ nạn với gia đìnnh xui gia để tiêu xài tiền bạc tích lũy bất chính hay sao ? Truy tìm Tài sản tội phạm CSVN cất dấu ở nước ngoài không phải chỉ là một nhiệm vụ đối với Quê Hương, mà còn là một mối hận mà mỗi người Việt vượt biên bỏ Quê Hương ra đi luôn luôn cảm thấy sống lại trong lòng mình.
Để KẾT LUẬN bài này, xin nhắc lại hình ảnh chiếc xe ọp ẹp trên con đường dốc dẫn đến cái hố tan vỡ :
« Hãy hình dung một chiếc xe cũ kỹ đang đi đến một cái hố để rơi xuống vỡ nát tan tành. Chiếc xe còn ì ạch chạy, nhưng trên con đường dốc dẫn đến hố mà hai bố thắng của xe đã mòn. Người dân đi đường thấy chiếc xe vướng lối, cản mũi kỳ đà, thậm chí làm thiệt hại cố gắng làm ăn kiếm sống của mọi người, nên hùa nhau đẩy quách nó xuống hố cho mau. »
Chiếc xe ấy chính là cái Cơ chế CSVN hiện hành. Tự nó đang tuột xuống dốc mà không thể cứu vãn. Đó là TỐC ĐỘ THỨ NHẤT đẩy xe xuống hố tự hủy diệt.
Quần chúng phải chịu Bất công về Kinh tế cũng như về Xã hội do cái Cơ chế ấy, nên NỔI DẬY đẩy chiếc xe, với TỐC ĐỘ THỨ HAI, cho mau xuống hố để Đất Nước và Xã Hội được phát triển lành mạnh và bền vững trong CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH và THỊNH VƯỢNG.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.06.2011. Cập nhật 08.07.2012

THƠ YÊU NƯỚC


trả lại

Trả lại chế độ xin cho
Trả lại gạo lúa cân đo gạt lường
Trả lại tổ phố dân phường
Trả lại tên những con đường mới thay
Trả lại biểu ngữ băng tay
Trả lại cờ đỏ đắng cay búa liềm
Trả lại thẻ đỏ đảng viên
Trả lại "đồng chí" xỏ xiên tình người
Trả lại cách mạng tháng 10
Trả lại câu hát tiếng cười 75
Trả lại ơn đảng 70 năm
Trả lại nhà nước lá xăm mạnh giàu
Trả lại 4 tốt gối đầu
Trả lại 16 chữ Tàu bất lương
Trả lại dân chủ láo lường
Trả lại độc lập bắc phương đè đầu
Trả lại đảng cử dân bầu
Trả lại "ông chủ" thay trâu đi cày
Trả lại trả hết cho bây
Đoạn tuyệt cái kiếp ăn mày từ đây
 
Trả thẻ đảng
Trả thẻ đoàn
Trả thẻ hội
Trả thẻ mặt trận
Trả thẻ nhà báo
Trả hết cho chúng nó
Về nhà lao động nuôi con
Chung tay xây dựng nước non
Đập tan chế độ cháu con già hồ
Sửa sang lại bức dư đồ
Đã bị cọng đảng vong nô dập vùi
Vùng lên giáo mác dùi cui
Đánh cho tụi nó phải chui ống cầu
Xong xuôi làm lại từ đầu
Dựng xây đất nước ngàn sau vững bền.
 

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI PARIS



Mời bấm chuột vào link để xem vidéo

Cộng Ðồng Việt Nam tại Pháp tham gia Lễ Hội Nhiệt Đới Paris 07/07/2012

****
Dáng đứng Việt Nam trong Carnaval Tropical de Paris
Tác Giả: Tường An / RFA   
Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là thao thức của cộng đồng người Việt hải ngoại từ bao nhiêu năm nay.
Mùa hè tại Âu châu nói chung và tại Paris nói riêng với những lễ hội truyền thống như Đêm trắng, Ngày Âm nhạc, Carnaval..v.v… đã thu hút đông đảo người tham gia.
       Những tà áo dài trên thướt tha giữa Paris.                   Photo Tuong An, RFA

Trong đó lễ Carnaval với nhiều mầu sắc khác lạ đã làm thích thú giới thưởng ngoạn. Carnaval năm nay đặc biệt có sự tham gia lần đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Pháp. Tường An gửi về một vài hình ảnh của sắc màu Việt Nam trong lễ hội Carnaval 2012 tại Paris.

Cộng đồng người Việt tham gia Carnaval 2012
Mùa hè Âu châu bắt đầu bằng những cơn mưa rào như những cơn mưa bóng mây ở VN, nó đến và đi cũng thật nhanh  làm người Việt xa quê liên tưởng đến câu thơ của một thời áo trắng :
«  Trời mưa thì mặc trời mưa,
Anh che nón lá anh đưa em về »
Những chiếc nón lá nhẹ như tơ liễu, giản đơn nhưng hữu ích của người nông dân VN hôm nay cũng đã góp mặt bên cạnh những sắc màu rực rỡ  của những bộ trang phục  Brazil, Columbia, Tahiti…v.v….  những chiếc nón khiêm tốn một cách rất VN ấy được tôn vinh thêm bởi những chiếc áo dài, áo tứ thân, áo bà ba trong bức tranh Việt Nam có mặt trong lễ hội Carnaval Tropical de Paris năm 2012.
Đám cưới Việt Nam với y phục cổ truyền.
Photo Tuong An, RFA
Lễ hội Carnaval được tổ chức từ 11 năm nay bởi Tòa thị chính Paris trong những ngày bắt đầu vào mùa hè với sự tham gia của hầu hết các sắc dân ngoại quốc đang sống tại Pháp, để nói lên sự giàu có và đa văn hóa của thành phố Paris. Thế nhưng, chỉ năm nay mới bắt đầu có sự tham gia chính thức của cộng đồng người Việt sống tại Pháp. « Chính thức » là vì carnaval năm trước chỉ có một cặp trai gái Việt Nam tham gia, lẻ loi giữa một rừng sắc màu của các dân tộc khác. Năm nay, với sự kêu gọi của anh Oscar Nghĩa Phạm, chủ tịch của nhóm Harmony’s day, tập thể người Việt tại Pháp đã nhiệt tình đáp ứng như một thông điệp của sự hội nhập vào dòng chảy đa văn hóa của thành phố Paris.
    Coi như phái đoàn VN là thành công. Lúc đầu qua bao nhiêu là cực khổ của các anh chị vì cộng đồng VN biết rất trể, chỉ làm có 2 tháng thôi, người nào cũng đi làm hết, tối về phải thức khuya đến 1-2 giờ để gửi mails, tổ chức    (Chị Yến Vương)
Cái tên Harmony’s day cũng đã nói lên phần nào ý nghĩa của nó, từ nhiều năm nay, nhóm đã được thành lập bởi một số người với nhiều chủng tộc khác nhau đang sống tại Paris và hoạt động thuần về văn hóa. Anh Oscar Nghĩa Phạm đã sống hơn nửa đời người ở Pháp, tuy nói tiếng Việt không còn nhuần nhuyễn, nhưng anh vẫn ước mong đem văn hóa Việt Nam hội nhập vào xã hội đa văn hóa của Paris, anh cho biết mục đích của anh khi thành lập nhóm Harmony’s day :
« Harmony’s day là một hội để họp lại tất cả các văn hóa của tất cả các chủng tộc để chia sẻ với nhau về văn hóa, khi nào văn hóa hợp với nhau thì các dân tộc ít căng thẳng hơn. Vì thế tôi muốn lập ra hội Harmony’s day »
Sự bắt đầu nào cũng khó khăn, nhất là văn hóa Carnaval lại không phải là một văn hóa quen thuộc với người Việt. Nói đến Carnaval là nói đến những điệu nhạc rập rờn, sống động, với kèn trống rôm rã mà người nghe cũng phải khua chân, múa bụng. Nói đến carnaval là nói đến những màu sắc rực rỡ của các loại y phục lạ lẫm, đến những chiếc nón lông chim,  những bộ y phục hở hang, những vũ khúc múa bụng..v.v.., trong khi nói đến văn hóa VN là nói đến những câu hò, tiếng hát dịu dàng, những bộ y phục kín đáo, những điệu vũ thướt tha. Thế nhưng, văn hóa là một ngôi nhà mà những khác biệt đều có thể hội tụ để làm phong phú thêm những căn phòng còn đóng kín. Cánh cửa ấy hôm nay đã mở để thấy những nét rất duyên dáng của bức tranh Việt Nam với 3 chủ đề : Hai Bà Trưng, Đám cưới nhà quê, Đàn tranh.
Chị Yến Vương, một cựu học sinh Gia Long, góp mặt trong phần trình diễn của hai bà Trưng, lần đầu tiên tham gia lễ hội Carnaval, với chị là một kinh nghiệm không thể nào quên. Rất tự hào và cũng rất khiêm nhường, chị cho biết cảm tưởng của mình :
Diễn lại cảnh Bà Triệu. Photo Tuong An, RFA
« Lần trình diễn này đã trình diễn mấy lần cho cộng đồng VN xem rồi, đây là màn « Anh thư nước Việt » và đứng đầu là xe hoa của hai Bà Trưng. Hôm nay nói chung rất là hài lòng. Coi như phái đoàn VN là thành công. Lúc đầu qua bao nhiêu là cực khổ của các anh chị vì cộng đồng VN biết rất trể, chỉ làm có 2 tháng thôi, người nào cũng đi làm hết, tối về phải thức khuya đến 1-2 giờ để gửi mails, tổ chức.v.v… Mới đầu chỉ có mấy người thôi, về sau, khi quyết định làm nên cố gắng. Đây là sự thành công của tất cả các anh chị trong cộng đồng VN và đặc biệt là cám ơn anh Nghĩa và cám ơn các anh chị đã chung lo để cho Carnaval được thành công ngày hôm nay. »
    Harmony’s day là một hội để họp lại tất cả các văn hóa của tất cả các chủng tộc để chia sẻ với nhau về văn hóa, khi nào văn hóa hợp với nhau thì các dân tộc ít căng thẳng hơn. Vì thế tôi muốn lập ra hội Harmony’s day
( Anh Oscar Nghĩa)
Trời mưa thì mặc trời mưa, đoàn người vẫn tiến về phía trước, các vũ công vẫn tươi cười lắc bụng trước khán đài để các giám khảo chấm điểm. Năm nay, nữ hoàng của Carnaval Tropical de Paris là cô Isabelle đến từ Guadeloup đã khai mạc lễ hội tại place de Nation.  Brazil không hổ danh là xứ sở Carnaval với những màn múa bụng hấp dẫn, sắc dân Miyo với sáng kiến lạ lẫm trong những chiếc áo kết bằng những nút chai nhiều màu sắc. Lễ hội  Carnaval năm nay với 49 phái đoàn gồm 5300 người, đại diện cho 22 quốc gia. Khởi hành từ place de Nation và trở về đó sau một đoạn đường dài 4700 mét. Năm nay, số người xem khoảng 200.000 người, ít hơn năm ngoái ( 450.000 người) có lẽ vì thời tiết không chiều lòng người, những chiếc áo dài thướt tha thỉnh thoảng cũng phải chạy trốn những cơn mưa bất chợt.

Nhịp cầu kết nối giúp người Việt lại gần nhau hơn
Là phái đoàn thứ 21 trong 49 đoàn diễn hành. Phái đoàn VN gồm 165 người với rất nhiều áo dài và nón lá.  Những cô gái trẻ trung xinh xắn trong chiếc áo bà ba, đầu đội thúng,  hấp dẫn quan khách với màn múa kiếm của bà Trưng, bà Triệu, nhạc cảnh cô dâu, chú rễ làng quê trong tiếng đàn tranh, tiếng sáo và tiếng trống làng, nhóm ca Favic với các ông Tây bà Đầm xúng xính trong y phục VN cũng góp mặt, Tây sơn biểu diễn ngọn võ cổ truyền. Dáng đứng Việt Nam sống động và ngoạn mục trong lễ hội Carnaval 2012, khách xem hai bên đường trầm trồ và không thiếu lời khen.  Anh Oscar Nghĩa rất vui với sự hiện diện của phái đoàn Việt nam năm nay trong lễ hội mùa hè này và cho biết cảm nghĩ của mình :
    ...cám ơn tất cả những người bạn VN đã xung phong bỏ sức tham gia rất nhiệt tình để có kết quả trong ngày Carnaval Tropical de Paris 2012. Và tôi cũng mong đó là một thông điệp, một nhịp cầu để nối những người VN lại gần nhau hơn...( Anh Oscar Nghĩa)
« Thứ nhất là đã nhiều năm tôi tổ chức Carnaval nhưng chưa lần [Các cô gái Việt Nam trong bô áo ] nào có người VN tham dự, đây là lần đầu tiên có phái đoàn người VN hải ngoại tham dự nên tôi rất vui và hãnh diện. Sự có mặt của người VN chính là điều tôi mong muốn từ lâu. Cảm nghĩ thứ nhì của tôi là cám ơn tất cả những người bạn VN đã xung phong bỏ sức tham gia rất nhiệt tình để có kết quả trong ngày Carnaval Tropical de Paris 2012. Và tôi cũng mong đó là một thông điệp, một nhịp cầu để nối những người VN lại gần nhau hơn nữa để cùng song song và tiến bước đi lên theo đà tiến bộ về mọi mặt để không thua kém bất cứ một quốc gia nào. »

Lễ hội Carnaval có lẽ vui, nhưng không lạ với hàng trăm ngàn người đứng dọc hai bên đường. Tuy nhiên, với chị Loan, đây là lần đâu tiên chị được tham dự một Carnaval bằng mắt thấy, tai nghe chứ không phải qua màn ảnh truyền hình. Chị  Loan đến từ VN, đi qua Pháp du lịch và tình cờ được nhìn thấy một lễ hội vui nhộn và đầy thú vị. Chị chia sẻ :
«  Em thấy rất là vui và lạ mắt nữa tại vì Việt Nam cũng chưa bao giờ từng được xem. Thấy rất là vui và phấn khởi nữa. Mình nhìn lại truyền thống của nước nhà mình đó, thấy cũng rất là hay. Mấy anh chị bên đây mà tổ chức được như vậy là quý lắm đó. Thấy vui mà xúc động thiệt đó. Tại vì đi vòng vòng để tìm chổ mấy anh chị trình diễn, tự nhiên thấy tà áo dài , cái nói «  rồi rồi, Việt Nam rồi, Việt Nam rồi ! » Rất là mừng , làm như mình tìm lại được cái gì đó thân thương ! »
    Mấy anh chị bên đây mà tổ chức được như vậy là quý lắm đó. Thấy vui mà xúc động thiệt đó. Tại vì đi vòng vòng để tìm chổ mấy anh chị trình diễn, tự nhiên thấy tà áo dài , cái nói « rồi rồi, Việt Nam rồi, Việt Nam rồi ! » Rất là mừng , làm như mình tìm lại được cái gì đó thân thương ! »   ( Chị Loan đến từ VN)
Phái đoàn cuối cùng trình diễn trước khán đài đã đi qua, nhưng tiếng trống, tiếng kèn còn vang vọng trên đường phố Paris, còn đọng lại những âm hưởng trong lòng của mọi người. Mệt mỏi, nhưng hài lòng, anh Oscar Nghĩa Phạm cho biết công việc bảo tồn và truyền bá văn hóa cho nhau là một hành trình để xóa mờ ranh giới giữa các dân tộc, đem người gần lại với người và như thế, con người có thể sống chung hài hòa. Anh chia sẻ về những dự định trong tương lai và mong muốn có sự kết hợp của các cộng đồng người Việt tại các nước khác trên thế giới vào ngày Văn hóa năm 2013 sẽ được tổ chức tại công trường Hòa Bình, dưới chân tháp Eiffel :
«  Về hoạt động tương lai thì tôi đã chuẩn bị để làm một ngày Văn hóa quốc tế tại Place Trocadero vào tháng 6 năm 2013. Tôi xin mời năm tới, những phái đoàn văn hóa của Hoa Kỳ, Canada và các nước khác đến để cùng tổ chức và chia sẻ nền văn hóa của người Việt sống tại Hoa Kỳ, Canada và các nước khác với tôi. »
Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là thao thức của cộng đồng người Việt hải ngoại từ bao nhiêu năm nay. Tất nhiên nó đòi hỏi sự phấn đấu của từng cá nhân, mỗi gia đình để nền văn hóa Lạc Việt không bị tan loãng vào quá trình hội nhập của nền văn hóa sở tại.

2012-07-09
 

KINH TẾ VIỆT NAM

 

Thủ tướng phớt lờ cảnh báo Harvard?

Cập nhật: 13:13 GMT - thứ tư, 11 tháng 7, 2012
GS David Dapice

Các lời cảnh báo của nhóm nghiên cứu Harvard đã bị phớt lờ?
Cuốn 'cẩm nang' cho chiến lược phát triển Việt Nam kèm cảnh báo về hậu quả của đường lối hiện tại của Việt Nam mà các giáo sư Havard trao tận tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn bị bỏ qua và không được công bố trước công chúng.
Hai năm sau khi nhậm chức, vào năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến Trường Kennedy thuộc Đại Học Harvard để tham vấn về một chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn 2011- 2020 qua “Chương Trình Châu Á” của Đại học này.
Tên gọi của tập tài liệu: “Lựa chọn thành công”, phần nào nói lên niềm tin của những giáo sư tham gia soạn thảo, rằng sự phát triển của Việt Nam hoàn toàn nằm trong những sự lựa chọn trong tầm tay của Chính phủ.
Cuộc gặp gỡ được báo chí trong nước ca ngợi là cởi mở, thẳng thắn và mang lại nhiều hi vọng phát triển cho Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay, trước thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng những chiến lược cùng các lời cảnh báo mà nhóm nghiên cứu gồm các vị David Dapice, Dwight Perkins, Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, Jonathan R. Pincus, Anthony Saich, Benjamin H. Wilkinson đưa ra đã bị phớt lờ.

Các nhóm đặc quyền

Bốn năm trước, nhóm giáo sư Harvard đã cảnh báo trước hậu quả từ sự trục lợi của các nhóm đặc quyền có ảnh hưởng chính trị lớn đang biến của công thành của riêng khiến chất lượng đầu tư công vào các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không hiệu quả, làm mất đi nguồn lực vươn lên của Việt Nam trong lúc nền kinh tế lẫn người dân vẫn phải chịu gánh nặng kinh phí.
“Sự ưu ái của Nhà Nước đối với các công ty dựa vào các mối quan hệ chính trị hơn là kết quả thành công trong kinh doanh”.
“Các doanh nghiệp này vẫn được hỗ trợ vốn dù thua lỗ liên tiếp và chậm chạp trong việc nâng cao chất lượng kinh doanh vì tầm nhìn hẹp và không phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh.”
"Nhà Nước sẽ trở nên “quá tải” trong vai trò quản lí của mình."
“Nếu như không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả thì sẽ dẫn đến những khoản vay và đầu tư quá mức của các tập đoàn này,” theo lời trích dẫn tập tài liệu.
Bốn năm sau, Việt Nam chìm ngập trong các vụ tai tiếng từ sự đổ bể của các doanh nghiệp nhà nước với thiệt hại lên đến hàng trăm ngàn tỉ, gấp nhiều lần gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ trong năm 2012.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Ương nhận xét về doanh nghiệp nhà nước là “Lời ăn, lỗ cũng ăn và dân chịu.”
“Các nhóm đặc quyền này sẽ tiếp tục ngăn cản Việt Nam trong công cuộc cải cách, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và hạn chế kết quả tăng trưởng của Việt Nam,” nhóm nghiên cứu Harvard viết.

Quản lí yếu kém


Sự sụp đổ của Vinashin và Vinalines là hoàn toàn được báo trước
“Hệ thống quản lí yếu kém đã luôn là nguyên nhân dẫn đến các nguồn đầu tư được sử dụng không đúng lúc, đúng nơi.”
“Lạm phát là kết quả từ những chính sách sai lầm của chính phủ, chủ yếu xuất phát từ yếu kém trong điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động đầu tư công kém hiệu quả.” – Trích dẫn tập tài liệu.
Với quyền lực tập trung chủ yếu vào các nhóm đặc quyền nói trên, tập tài liệu đã cảnh báo Nhà Nước sẽ trở nên “quá tải” trong vai trò quản lí của mình.
Sự quá tải này tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước thả sức phớt lờ chủ trương của Nhà Nước yêu cầu họ tập trung vào những ngành chiến lược và thay vào đó, mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo ra các công ty độc quyền trong nước để ngăn chặn cạnh tranh từ công ty nước ngoài.
Quả thực, vụ tai tiếng Vinalines và Vinashin và mức lạm phát lên đến 22% năm ngoái được giới quan sát cho là sự cao trào của trạng thái quá tải và yếu kém trong công tác quản lí.
“Quản lí yếu kém đồng thời cũng giúp người giàu tránh không phải trả những khoản thuế ... Khi nguồn thu quan trọng của ngân sách bị xói mòn thì nhà nước sẽ không đủ tiền tài trợ cho chi tiêu công”
“Sự tự do hóa tài chính cũng xảy ra quá sớm trong khi hệ thống tài chính được thiết kế không thích hợp và chưa rõ ràng. Điều này tạo cơ hội cho hiện tượng đầu cơ và tạo các bong bóng tài sản.” – Nhóm giáo sư Havard cảnh báo.
Trên thực tế, sự vỡ bong bóng của thị trường chứng khoán Việt Nam đóng góp bởi các giao dịch nội gián và hiện tượng đầu cơ đã chứng minh những cảnh báo này là đúng.
Nghị Quyết số 11 được Chính Phủ đưa ra nhằm “chữa cháy” dường như đã quá muộn màng, khi các báo cáo năm 2012 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với khối Bấm nợ xấu khổng lồ trong bối cảnh doanh nghiệp thay nhau phá sản và hiểm họa tiềm tàng từ những món nợ khủng từ các doanh nghiệp nhà nước.

Khủng hoảng giáo dục

"Sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội"
Nhóm giáo sư Harvard viết: ”Các quốc gia cạnh tranh trên cơ sở lao động rẻ không thể vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Các quốc gia này phải chật vật để có được một tỉ lệ lợi nhuận mỏng manh trong khi thị trường thế giới ngày càng trở nên tinh vi, thâm dụng vốn và công nghệ hơn.”
Thật vậy, trong suốt những năm gần đây, giới quan sát đang cho rằng lao động giá rẻ hiện tại đang là nguyên nhân khiến Việt Nam phải đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”, khi nền kinh tế bị kìm hãm bởi mức thu nhập thấp của người dân.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục đứng vào bậc thấp nhất so với các nước đang phát triển đồng khu vực hiện sẽ không đủ giúp Việt Nam sản sinh ra những lao động chất lượng cao hơn để thay đổi điều ấy.
“Số lượng, chất lượng giảng viên hết sức hạn chế và hơn phân nửa sinh viên ra trường tại Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo."
“Một điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực. Vậy tiền đi đâu ? Phải chăng đã bị “nuốt chửng” bởi cơ chế hiện nay ?”
“Dưới hệ thống quản trị hiện tại, các trường đã không có đủ quyền tự chủ để chuyên môn hóa sâu, cạnh tranh trên cơ sở chất lượng phù hợp như cầu thị trường”
“Với một hệ thống quản trị như vậy, đổ thêm tiền vào chỉ là giải pháp tình thế, mà không giải quyết được những vấn đề cơ bản nhất của giáo dục Việt Nam” – Trích dẫn tập tài liệu.

Thiếu công bằng

Tập tài liệu đã chỉ ra thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc duy trì một xã hội công bằng.
Nhóm giáo sư Havard cho rằng, mức độ tiếp cận với nền giáo dục của người giàu nghèo vẫn còn cách rất xa nhau, và sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội.
Tập tài liệu cũng đã nhắm đến những bất công trong vấn đề đất đai.
“Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị đang làm một số người trong đó có các quan chức giàu lên một cách nhanh chóng, trong khi khiến nhiều nông dân trở nên thực sự vô sản.”
Nhóm giáo sư này cũng đã so sánh vấn đề tái tổ chức đất nông nghiệp giữa Việt Nam với hai nước phát triển bậc nhất trong khu vực là Hàn Quốc và Đài Loan:
“Trong quá trình tổ chức lại đất nông nghiệp ở hai nước này, nông dân có thể bán lại đất của mình khi họ muốn với giá công bằng chứ không bị cưỡng bức phải tái định cư và nhận tiền đền bù thấp hơn giá trị thực”
Hai vụ bạo động tại Văn Giang và Tiên Lãng gần tại Việt Nam đã chứng minh sự phớt lờ của chính phủ Việt Nam trước những lời cảnh báo này, đồng thời cho thấy thực trạng bất công rõ rệt có xu hướng tăng cao giữa người nông dân và người giàu trong đó có các nhóm đặc quyền.

Cải cách cần thiết



Giới quan sát nói chọn thành công hay không là hoàn toàn tùy vào các nhà lãnh đạo Việt Nam
Các giáo sư Harvard đã chỉ ra sáu lĩnh vực chính sách mà Việt Nam cần cải cách, dựa theo sự thành công của các nước Đông Á:
Giáo dục: Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục để tránh lãng phí và kém hiệu quả. Tiến độ thực hiện cải cách giáo dục đại học phải được thúc đẩy nhằm tận dụng lợi ích của đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng: Cần yêu cầu EVN chấm dứt ngay hoạt động đầu cơ, không nằm trong ngành kinh doanh chính nhằm tập trung vốn và nhân lực vào việc cung cấp năng lượng.
Hội đồng thẩm định đầu tư độc lập cần được đưa ra nhằm tránh các hạng mục đầu tư kém hiệu quả bằng cách sử dụng các ý kiến khách quan.
Minh bạch hóa các qui định về đất đai cần được tiến hành để đảm bảo một thị trường bất động sản công bằng và có tính cạnh tranh.
Các thành phố cần được đầu tư có hiệu quả để phục vụ cho mục đích dân sinh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Phân bổ nguồn lực giữa khu vực nhà nước và dân doanh dựa vào hiệu quả trong khả năng sử dụng, đồng thời kết quả kiểm toán của tất cả các công ty phải được thực hiện bởi những cơ quan kiểm toán độc lập.
"Sáu mảng chính cần cải cách: Giáo dục, Cơ sở hạ tầng, Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, Hệ thống tài chính, Hiệu lực của Nhà Nước, Công bằng"
Hệ thống tài chính: Giảm lạm phát bằng cách nâng cao chất lượng quản lí vĩ mô và tăng cường hiệu quả đầu tư công.
Biến ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thành một ngân hàng độc lập về mặt tài chính, nhân sự, công cụ và mục tiêu.
Hiệu lực của Nhà Nước: Loại bỏ những chính sách hoang đường không có khả năng thực hiện và hệ thống tuyển dụng nhân sự dựa vào thâm niên, lòng trung thành và xuất thân hiện nay để tuyển dụng người tài.
Khuyến khích tính phê phán trong nội bộ chính phủ và sự giám sát từ bên ngoài qua báo chí.
Theo đuổi định hướng cải cách một cách quyết liệt, nhằm tránh những sai lầm của Đông Nam Á, tận dụng cơ hội hiên tại và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân về sự phát triển đất nước.
Công bằng: Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, khả năng sở hữu nhà cho người dân thành thị để tạo một xã hội công bằng thực sự.
Trợ cấp cho hoạt động đào tạo nghề để giúp người dân đứng vững trước các biến động thị trường.
Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng chất lượng sinh sống của đại bộ phận người dân Việt Nam cũng nhu tăng năng suất và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Thêm về tin này

Các bài liên quan

  • Nợ xấu tăng 'là do chính phủ'
    10.07.12
    ,
  • Doanh nghiệp nước ngoài 'đang rời VN'
    09.04.12
    ,
  • ‘Dũng cảm’ mới dám đầu tư ở VN?
    27.05.12
    ,
  • Tín hiệu khủng hoảng kinh tế TQ
    05.07.12
  • Kinh tế thế giới vào năm 2050?
    09.02.12
    ,

    Điều gì đang diễn ra với nền kinh tế VN?

    Cập nhật: 15:11 GMT - thứ tư, 11 tháng 7, 2012

    Nhân sự trẻ trong ghế bộ trưởng được sắp xếp lại nhưng thách thức khắc phục yếu kém dường như quá lớn.
    Tình hình kinh tế Việt Nam bấy lâu nay có nhiều biến động với nhiều luồng thông tin trái chiều, khiến dân và thậm chí cả giới phân tích rất khó để có thể thực sự định hình được những gì đang diễn ra trong nền kinh tế.
    Một mặt là những con số rất lạc quan của chính phủ rằng tăng trưởng sẽ đạt mức trên 5-6% cho cả năm 2012, lạm phát đi xuống một cách đáng kể từ 18% xuống còn 7% kèm theo việc mở rộng những chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất ngân hàng hiện giờ giảm chỉ ở mức trên dưới 15%/năm tạo điều kiện vốn cho các doanh nghiệp.
    Ngân hàng đầu tư JP Morgan cũng vừa có báo cáo nói về triển vọng kinh tế của Việt Nam với lạm phát “đáng ngạc nhiên theo hướng tích cực”.
    Mặt khác, vẫn có những báo cáo liên tiếp về thâm hụt thương mại cùng với các khoản vay khổng lồ của chính phủ khiến cho nợ nước ngoài càng ngày càng cao, hay tỉ lệ nợ xấu trong khối ngân hàng cũng tăng một cách đáng kể.
    Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh thua lỗ, trên bờ vực phá sản, hay đã phá sản trong thời gian gần đây.
    Những dự báo về giảm phát là hoàn toàn có cơ sở khi môi trường kinh doanh khó khăn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
    Điều đó cũng sẽ đồng nghĩa với một nền kinh tế thay vì tăng trưởng thì ngược lại đang rơi vào suy thoái, khi mà giá cả giảm xuất phát từ sức mua yếu do người dân không còn có khả năng để chi trả và đã nghèo đi một cách đáng kể.
    Những con số




    Hiện chưa rõ số nợ xấu cho vay bất động sản trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tín dụng.
    Tuy nhiên, những con số thống kê dường như đang mâu thuẫn và không phản ánh đúng bản chất của nền kinh tế, đặc biệt là khi với số doanh nghiệp thua lỗ chờ phá sản và đã phá sản trong khoảng 6 tháng đầu năm nay đã lên tới hàng chục nghìn.
    Mặc dù các số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ ở mức 2.29%, con số này là quá thấp so với số lượng các doanh nghiệp đang giải thể hàng loạt trong khoảng hơn 1 năm gần đây.
    Ở một quốc gia với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp, phải chăng một lực lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn cũng được tính là không thất nghiệp?
    Trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi thị trường chứng khoán – thước đo sức khoẻ của nền kinh tế - mất 30-40% giá trị, người ta tự hỏi những con số về tăng trưởng ở mức trên dưới 6%/năm là do đâu?
    Với lượng của cải vật chất làm ra trong xã hội thấp đi trông thấy cùng với sự giảm sút của tổng cầu và thâm hụt trong cán cân thương mại thì con số tăng trưởng 4.38% trong 6 tháng vừa qua, hay thậm chí là một mức tăng trưởng dương dường như là rất phi lý.
    "Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất"
    Cũng có thể giải thích rằng mức tăng trưởng này đạt được do sự đầu cơ trên thị trường bất động sản và tài chính ngân hàng đã thổi phồng lên những bong bóng giá trị cho những dự án đầu tư, quy hoạch các khu đô thị mới, chung cư cao tầng, biệt thự sang trọng, mà phần nhiều trong số đó đang trở thành những khu đất bỏ hoang không ai ở do nhu cầu thực sự là không cao.
    Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất.
    Các yếu tố tích cực khác có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như đầu tư nước ngoài là thiếu bền vững.
    Chi tiêu của chính phủ chủ yếu dựa trên việc in tiền kể từ sau thảm họa Vinashin khiến chính phủ Việt Nam gần như bất lực trong việc phát hành trái phiếu quốc tế cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế.
    Từ nơi quán nước vỉa hè với những bài vè mang đậm màu sắc châm biếm đến những bản báo cáo từ phòng máy lạnh của chính phủ và các ngân hàng đầu tư đang có những sự bất đồng sâu sắc.
    Nhóm lợi ích



    Tổng bí thư Trọng đã nói về điều ông gọi là "tư duy nhiệm kỳ" và "nhóm lợi ích".
    Cũng có thể hiểu rằng các chính sách của chính phủ để điểu chỉnh kinh tế sẽ mất một thời gian để phát huy tác dụng. Nhưng nhiều chuyên gia phân tích vẫn đang thật sự hoài nghi về tính đúng đắn của các chính sách này.
    Nếu như việc khống chế lãi suất tương tự như Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sử dụng từ khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và duy trì tăng trưởng cũng như đang trở thành xu thế chung về mặt chính sách khi đương đầu với khủng hoảng, một chính sách tương tự đã không được chính phủ Việt Nam sử dụng cho đến vài tuần trước đây.
    "Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp tư nhân và phần lớn người dân"
    Ngược lại, lãi suất trong nước được thả trôi nhiều lúc lên tận 20-25% và lãi suất dưới gầm bàn cho doanh nghiệp muốn vay vốn thậm chí còn cao hơn khiến doanh nghiệp khốn đốn.
    Tuy vậy, giảm lãi suất một cách nhanh chóng và đột ngột chưa chắc đã đi cùng với việc doanh nghiệp có thể hay thậm chí là muốn tiếp cận với nguồn hỗ trợ vốn từ ngân hàng.
    Cùng với những dự báo về giảm phát và suy thoái, việc giảm lãi suất đột ngột trong hệ thống ngân hàng sẽ không những không thúc đẩy được phát triển kinh tế mà thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng bẫy thanh khoản (liquidity trap) như trong nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990 khi người dân sẽ thích giữ tiền mặt hơn gửi tiết kiệm khiến cho hệ thống ngân hàng trở nên thiếu vốn. Không những đầu tư cá nhân sẽ giảm, điều này còn sẽ dẫn đến nhiều hơn những sự ưu tiên về vốn cho doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn vốn đã làm ăn thiếu hiệu quả nhưng luôn có sự bảo trợ từ nhà nước từ việc in tiền.
    Doanh nghiệp tư nhân nhiều khả năng là vẫn sẽ gặp khó khăn hay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn gấp nhiều lần. Khi trần lãi suất huy động thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, các nhóm lợi ích tài chính ngân hàng sẽ càng được lợi trên sự khốn đốn của doanh nghiệp.
    Bài toán giải quyết nền kinh tế Việt Nam để cứu các doanh nghiệp sản xuất người tạo ra của cải vật chất cho xã hội hiện giờ là một bài toán khó. Song song với các chính sách tiền tệ, cần phải có những chính sách tài khoá, giảm đầu tư công không hiệu quả và thay vào đó là đầu tư nhiều vào khu vực tư nhân.
    Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước vốn đã được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp sản xuất tư nhân và phần lớn người dân đã phải chịu nhiều thiệt thòi với những chính sách kinh tế đáng thất vọng suốt vài năm qua.
    Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, sinh viên Đại học Cornell, chuyên ngành Triết Học - Chính Trị - Kinh Tế.

    Đầu tư, nhân quyền: Quan tâm chính của Ngoại trưởng Clinton tại Việt Nam

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội 10/7/12
    CỠ CHỮ
    Scott Stearns
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang có chuyến thăm Việt Nam nhằm xúc tiến đầu tư của Mỹ và nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền.

    Ngoại trưởng Clinton nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư với Việt Nam.

    Từ năm 2010 đến năm 2011, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng 17% lên gần 22 tỉ đô la.

    Tập đoàn General Electric vừa giành được 2 hợp đồng mới: một dự án cung cấp tuabin hơi nước trị giá 36 tỉ đô la và một dự án cung cấp tụ điện trị giá 50 tỉ đô la.

    Những dự án này sẽ giúp tăng hiệu năng và cho phép Việt Nam quản lý tốt hơn mạng lưới năng lượng quốc gia.

    Bà Clinton nói thỏa thuận về thương mại với khu vực mới có tên Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ dỡ bỏ bớt những rào cản thương mại giữa Brunei, Việt Nam, Malaysia, Singapore, New Zealand, Úc, Peru, Chile, và Mỹ.

    Các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ ​​thỏa thuận này mà các nước đối tác hy vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết thỏa thuận sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại với Hoa Kỳ.

    Ông Phạm Bình Minh nói: “Ðây là một trong các lĩnh vực ..quan hệ rất là quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ðầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp có tiếng của Hoa Kỳ đã vào Việt Nam, như công ty GE, Microsoft, Cargill, Exxon Mobil. Và có thể nói những kết quả này là phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn và còn nhiều tiềm năng để phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và mong rằng trong thời gian tới, thì Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam, cũng như thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các thành viên khác trong đối tác thương lượng TPP sẽ hoàn thiện và mở nhiều cơ hội việc tăng cường thương mại, kinh tế cũng như đầu tư giữa 2 nước.

    Nói chuyện với các nhà báo tại Hà Nội sau cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Clinton nói thỏa thuận TPP sẽ nâng cao tiêu chuẩn về các điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, và quyền sở hữu trí tuệ.

    Ngoại trưởng Clinton nói: "Nâng cao các tiêu chuẩn ấy là điều rất quan trọng bởi vì trong các điều kiện Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa trên sức sáng tạo và tinh thần kinh doanh trong thế kỷ 21, thì phải có nhiều cơ hội để tự do trao đổi ý kiến hầu có thể củng cố nền pháp trị sự tôn trọng các quyền phổ quát của mọi người lao động, kể cả quyền được thành lập công đoàn. "

    Phúc trình mới nhất về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói các quyền chính trị Việt Nam bị hạn chế nghiêm trọng, trong khi các cuộc bầu cử quốc hội không tự do mà cũng không công bằng, và hệ thống tư pháp Việt Nam bị bóp méo nghiêm trọng vì ảnh hưởng chính trị và nạn tham nhũng tràn lan.

    Ngoại trưởng Clinton nói: "Vì lý do đó, tôi đã nêu ra mối quan ngại về vấn đề nhân quyền, kể cả việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và blogger vì họ đã bày tỏ ý kiến ​​và tư tưởng một cách ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến những hạn chế về quyền tự do ngôn luận trên mạng, và vụ án xét xử người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra."

    Những blogger này bị buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước thông qua Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Nhóm này được thành lập năm 2007 để thúc đẩy báo chí độc lập và tự do ngôn luận.

    Việt Nam nói phúc trình về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra những kết luận thật đáng tiếc và "nhận xét phiến diện dựa trên những thông tin sai lệch.”

NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ CHÍ MINH






HỒ CHÍ MINH LÀ AI?

Trước khi đi sâu vào chương này, chúng ta nên ôn lại tình hình Việt Nam và thế giới . Năm 1904, Nhật Nga chiến tranh, Nhật thắng lợi khiến cho những nước bị thực dân, đế quốc Anh, Pháp đô hộ nức lòng tin tưởng công cuộc canh tân. Trong thời gian này, Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Duy Tân và Đông Du. Các chiến sĩ cách mạng sang Nhật, Trung Quốc, Thái Lan và Pháp hoạt động cách mạng. Lúc này tình thần quốc gia lên cao, chưa có mầm móng cộng sản, cho nên chưa có sự phân biệt Quốc Cộng như sau này. Cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm xem những người đồng hương là đồng chí. Hơn nữa bọn này khéo nịnh hót, lợi dụng tình đồng xứ Nghệ An, ăn dầm ở dề, và sống bám vào các cụ, vốn cũng chẳng giàu có gì.  Thương hại chúng, và cũng vì tình đồng bào, các cụ cưu mang chúng, xem Nguyễn Tất Thành như con cháu, cho nên bị Nguyễn Tất Thành và đồng bọn  cộng sản Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng xâm nhập nội bộ rồi lừa đảo.
 
Khi ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếm danh hiệu Nguyễn Ái Quốc của Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh,  Phan Văn Trường. Sau đó ông qua Nga rồi sang Trung Quốc. Một tài liệu báo đảng cộng sản đã cho ta biết 169 tên và bút hiệu của Nguyễn Tất Thành.Trong thời gian 1924- 1941, hoạt động tại Trung Quốc, ông dùng nhiều tên như Công Nhân,  Vícto,   V,  K, Đông Dương, Quac.E. Wen,  K.V,  Tống Văn Sơ, New Man, Li Nốp,  Teng Man Huon, Hồ Quang, D.C. Lin, Lâm Tam Xuyên, Ông Trần,  Bình Sơn, Đi Đông; Cúng Sáu Sán, Già Thu... Tên Hồ Chí Minh được dùng từ 1942 .(1)
 Tuy nhiên, vài tài liệu nói tên Hồ Chí Minh được dùng từ 1940.


I. CÁC TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC NĂM 2000 

Sau khi sang Trung Quốc, Nguyễn Tất Thành cũng tiếm danh một lần nữa. Lúc bấy giờ  sau vụ Sô Viết Nghệ Tĩnh 1930, cái tên Nguyễn Ái Quốc và danh hiệu cộng sản đã làm dân ta  kinh hồn khiếp vía cho nên ông phải thay đổi danh tính để lừa đảo nhân dân Việt Nam.  Việc này cũng có mục đích giúp ông tránh được sự theo dõi của Anh, Pháp. Vì vậy, ông lấy tên là Hồ Chí Minh, Hồ Quang. Hồ Chí Minh, Hồ Quang là bí danh của Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam, đã theo Phan Bội Châu Đông Du. 




Hồ Học Lãm ( 1883?-1942), tự Hinh Sơn, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông có họ hàng gần với nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu, là cháu đích tôn của cụ Hồ Bá Ôn.
Ông nội là Hồ Bá Ôn, án sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong trận đánh chống Pháp giữ thành Nam Định. Con cả của cụ Hồ Bá Ôn là Hồ Bá Kiện tham gia phong trào Văn Thân, bị Pháp bắt giam rồi bắn chết ở Lao Bảo. Con thứ hai là Hồ Thúc Linh đậu cử nhân, cũng hưởng ứng phong trào chống Pháp nên bị thực dân Pháp bắt giam và tra tấn. Ông Hồ Học Lãm là con của liệt sĩ Hồ Bá Trị và bà Trần Thị Trâm, 
Thân phụ mất sớm vì bị thực dân Pháp giết hại năm 1885, ông và người anh Hồ Xuân Kiên do một tay thân mẫu nuôi nấng và giáo dục. Bà vốn là con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực, Tri phủ Vĩnh Tường; là một nhà hoạt động nổi tiếng từ thời Cần Vương, một cánh tay đắc lực của Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Vụ Quang, từng cùng với chí sĩ Thân Sơn Ngô Quảng sang Xiêm La mua súng cho nghĩa quân kháng Pháp. Do bà thường sắm vai buôn lụa để hoạt động nên có tên là "bà Lụa". Bà cũng là mẹ đỡ đầu của cô Chiêu Thanh (tức Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất Thành).
Do ảnh hưởng từ sự giáo dục của thân mẫu, ông sớm ý thức về lòng yêu nước, năm 1908, hưởng ứng phong trào Đông du, phong trào Duy tân, ông du học sang Nhật. Khi các du học sinh Việt Nam ở Nhật bị trục xuất, ông sang Trung Quốc vào học Trường Võ bị Bắc Kinh.

Tốt nghiệp, trở thành một sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, nhưng trong lòng ông vẫn hướng về tổ quốc. Nhà ông là cơ sở đón tiếp các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đến bàn việc cứu nước, giải phóng dân tộc. Một số nhà cách mạng từng lưu trú tại nhà ông như Hoàng Văn Hoan, Lê Thiết Hùng...

Năm 1936, ông tham gia tổ chức Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội của hoàng thân Cường Để , và năm 1937, lấy bí danh Hồ Chí Minh và dùng tiền riêng để ra một tờ tạp chí nhỏ bằng chữ Hán lấy tên là Việt Thanh.  Năm 1938, Lý Thụy lấy bi danh Hồ Quang sai bọn đàn em là
Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp), Lý Quang Hoa (Hoàng Văn Hoan) len lõi để phá hoại.
Năm 1940, Hồ Học Lãm ốm nặng, phải nằm bệnh viện tại Quế Lâm. Lý Thụy thấy danh Hồ Chí Minh , Hồ Quang và tổ chức
Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội là có ảnh hưởng lớn trong các nhà cách mạng và quốc dân Việt Nam cho nên Lý Thụy cũng tiếm danh Hồ Chí Minh vàViệt Nam Độc lập Đồng minh Hội.(Wikipedia)

HOÀNG VĂN HOAN  trong " Giọt Nước Trong Biển Cả" đã thuật việc ông buổi đầu sang TrungQuốc đã tìm đến nhà ông Hồ Học Lãm :
Nguyên ông Hồ Học Lãm là người cùng làng với tôi, cháu cụ Hồ Bá ôn, án sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong khi chống Pháp để giữ thành Nam Định. Ông cũng là chú của đồng chí Hồ Tùng Mậu, và mẹ ông là bà Lụa, một người tích cực tham gia cách mạng trong thời kỳ Văn Thân, đã từng bị bắt giam và bị tra tấn rất tàn nhẫn mà vẫn không chịu khuất phục. Lúc 16, 17 tuổi, tôi thường hay đến nhà bà cụ, nghe chuyện cách mạng, vì vậy tình hình trong nhà đó, tôi rất hiểu biết. Khi gặp ông Hồ Học Lãm là tự nhiên nói đến tình hình gia đình, tình hình làng xóm, tình hình trong nước và sự dặn dò của bà cụ trong trường hợp đi ra ngoài có dịp gặp ông. Qua một hồi trò chuyện, ông Hồ đã biết rõ về tôi và khuyên tôi cứ yên tâm ở nhà ông....Ông không phải là cộng sản, điều này Quốc dân đảng Trung Quốc biết rõ trăm phần trăm. Ông đứng ra lập Việt Minh trong lúc này đối với chúng ta mà nói là một sự che chở rất có hiệu lực.....
Vào khoảng tháng 10 năm 1940, khi chúng tôi đến Quế Lâm thì Bác đã ở đó. Ông Hồ Học Lãm cũng đã được xếp đặt đến chữa ở bệnh viện Quế Lâm rồi. Chúng tôi thường bí mật gặp Bác ở Biện sự xứ Bát lộ quân để báo cáo và xin chỉ thị về cách hoạt động.

Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam độc lập đồng minh hội, và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào nó mà hoạt động. Chủ trương đó xuất phát từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta, nếu ông đứng ra sẽ được nhiều điều thuận lợi.
 
Lời của Hoàng Văn Hoan cho ta biết bọn ông ăn dầm nằm dề tại nhà cụ Hồ Học Lãm, tuy nhiên, Hoàng Văn Hoan đề cao Nguyễn Tất Thành, nói xấu tổ chức cách mạng quốc gia, và không nói rõ việc cộng sản xâm nhập và tiếm danh tên Hồ Chí Minh và VIệt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của cụ Hồ Học Lãm.

 LS. Nguyễn Văn Chức cho biết:


Ngày 20/06/1940, Pháp bị Đức đánh bại ở Âu Châu, Nguyễãn Ái Quốc triệu tập đại hội đảng tại Côn Minh, sửa soạn về  nước cướp chính quyền.  
Tưởng cũng nên nhắc lại : tại Trung Hoa lúc đó, có những tổ chức cách mạng sau đây của người Việt  quốc gia lưu vong :
1. Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do cụ Hồ Học Lãm chủ trì.
2. Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội do cụ Trương Bội Công chủ trì.
3. Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, do cụ Nguyễn Hải Thần chủ trì.
Mượn danh nghĩa chống Pháp dành độc lập, Nguyễn Ái Quốc đã xâm nhập được những tổ chức nói  trên. Thành công ngoạn mục nhất của y là đã cướp danh xưng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (của cụ Hồ Học Lãm) để đặt tên cho một tổ chức cộng sản của y.
Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của cụ Hồ Học Lãm đã bị bỏ mất chữ Hội, để trở thành Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt Việt Minh, một tổ chức võ trang tuyên truyền với võ khí do Trung Cộng cấp phát và cán bộ do Trung Cộng đào tạo.
Về vụ thành lập mặt trận Việt Minh, Võ Nguyên Giáp viết như sau :
“Tháng 05/1941, Người chủ trì Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8 [...]  Hội Nghị đề ra chủ trương thành lập mặt trận rộng rãi lấy tên là Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Mặt Trận  Việt Minh” (Tư Tưởng Hồ Chí Minh  Và Con Đuờng Cách Mạng VN, tr. 32). (2)

Trần Gia Phụng theo Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí,( sđd. t. 168) và Chính Đạo, Hồ Chí Minh, ( tập 2, Houston : Nxb. Văn Hoá, 1993, tr 281) đi đến nhận định:  
Nguyên tại Nam Kinh (Tàu), Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam, đã lập ra Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh. Khi đến Hồ Nam năm 1937, Hồ Học Lãm lấy bí danh là Hồ Chí Minh .Năm 1938, Nguyễn Sinh Cung, lúc đó lấy bí danh là Hồ Quang, từ Liên Xô qua Tàu lần thứ ba. Theo lệnh của Hồ Quang, những đảng viên cộng sản như Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp), Lý Quang Hoa (Hoàng Văn Hoan) ... len lỏi vào hàng ngũ của Hồ Học Lãm. Hồ Học Lãm già yếu, ít hoạt động. Các đảng viên cộng sản liền núp dưới danh hiệu Việt Minh để hoạt động cho đảng CS, rồi dần dần chiếm dụng danh xưng nầy. Thủ lãnh Hồ Quang, cũng chiếm dụng luôn bí danh thủ lãnh Hồ Chí Minh từ năm 1942. (HCM, LXXII)

 Về điểm này, bài của Tâm Việt đã đi đến cội nguồn tên Hồ Chí Minh:
 

Trong quyển "Anh Thư Nước Việt Từ Lập Quốc Đến Hiện Đại" (Khai Trí,1969, 288 tr.) tác giả Phương Lan viết về một vị anh thư tham gia cách mạng vào đầu thế kỷ 20 là bà Ngô Thị Khôn Nghi như sau (trang 238): “Bà Ngô Thị Khôn Nghi, con gái cụ Ngô Quảng, một nhà Tiền bối cách mạng, một tướng lãnh xuất sắc trong nghĩa quân Cần Vương và Quang Phục ở làng Tam Đa, tổng Vạn Trình, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bao phen vào sanh ra tử, qua nhiều lần thất bại, cụ Ngô Quảng phải bôn tẩu qua Xiêm rồi thất lộc ở đó. Cụ qua Xiêm đặng một năm, thì cụ có được hai người con, một trai một gái. Chị gái tức là Khôn Nghi, em trai tên Ngô Chính Học, được đoàn thể cách mạng đem sang Tàu cả hai”.

Trong cái chương của sách đã dẫn, tác giả Phương Lan cẩn thận đặt phụ đề là Ngô Thị Khôn Nghi Vợ Cụ Hồ Chí Minh Thật và viết tiếp: “Bà Khôn Nghi qua Tàu cũng vào trường học, sau đó kết duyên cùng cụ Hồ Học Lãm. Bao nhiêu năm cụ Lãm hoạt động cách mạng Việt Nam, ở Tàu bao nhiêu năm thì bà Khôn Nghi cùng hoạt động cách mạng ở bên cạnh chồng và nhiều đồng chí khác. Nhóm làm cách mạng Việt Nam ở Tàu, không ai không biết gia đình này, từ người quốc gia cho tới người Cộng sản.”

Cụ Hồ Chí Minh thật đó, tức là Hồ Học Lãm, là con của Án Sát Hồ Bá Ôn, người đã hy sinh như một Liệt Sĩ Dân Tộc vì đã chiến đấu đến cùng khi Pháp đánh thành Nam Định năm 1883. Hồ Học Lãm tham gia phong trào Đông Du và Duy Tân do Phan Bội Châu lãnh đạo, sang Nhật du học rồi trở về Tàu, gia nhập Quân đội Trung Hoa QDĐ, mang quân hàm trung tá, là thành viên sáng lập VNCMĐMH năm 1936. Khi Hồ Học Lãm qua đời, thì nhân vật Nguyễn Tất Thành Nguyễn Ái Quốc xử dụng ba chứng minh thư của Hồ Học Lãm mang tên Hồ Chí Minh để che dấu tông tích cộng sản của mình, để tiện việc di chuyển trên đất Tàu và xài luôn tên Hồ Chí Minh (vì vào lúc đó, Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đã từ bỏ chính sách Liên Nga Dung Cộng nên không chấp nhận cộng sản).(
 
Trước đây, Nguyễn Tất Thành đã ăn ở nhà cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường rồi lừa đảo các cụ. Lần này, bọn Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Tất Thành cũng ăn ở nhà cụ Hồ Học Lãm, xâm nhập tổ chức của cụ Hồ Học Lãm rồi tiếm danh hiệu của cụ và tổ chức của cụ. Và sau đó, họ ăn ở nhà bà Cát Thanh Long (Thái Nguyên) rồi giết bà ấy. Toàn là làm những viết bất nghĩa, bất nhân của bọn cướp bóc, côn đồ, chứ không phải là nhà cách mạng như họ từng vỗ ngực xưng xe!
Tóm lại, Nguyễn Tất Thành đã lợi dụng lòng yêu nước của người quốc gia để làm lợi cho ông và đảng cộng sản. Quả thật Nguyễn Tất Thành một đời tiếm danh, đoạt lợi và lừa dối nhân dân Việt Nam.


Theo Trần Quốc Vượng, như đã nói ở chương trước về gia tộc Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Cung là cháu dòng Hồ Sĩ Tạo cho nên ông lấy họ Hồ. Cũng có giả thuyết nói ông yêu Nguyễn Thị Minh Khai nên lấy tên Hồ Chí Minh. Nguyễn Sinh Cung  không lãng mạn và không có óc gia tộc, tổ tiên như người ta tưởng. Nhất là sau này, một Nguyễn Tất Thành giả thì lại không cần đến những điều ấy!Cái quan trọng của ông là danh lợi, là thủ đoạn cướp quyền, cướp danh, cướp hiệu của người khác để lòe bịp thiên hạ. Như vậy là hai lần, Nguyễn Tất Thành  và cộng sản đã tiếm danh của các bậc tiền bối hữu danh.
 

Từ lâu, cuộc đời hoạt động của Nguyễn Tất Thành có nhiều bí ẩn, có nhiều sự kiện, nhiều năm tháng không rõ ràng, không phải vài năm mà  mười năm từ 1931-1941 cho nên Sophie Quinn Judge gọi là "the missing years" (những năm mất tích).Ta có thể chia thành hai loại:



1.Tin rằng Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một.
 +1.Trước năm 2000, nhiều tài liệu đã viết về Hồ Chí Minh, phần lớn là tài liệu của Cộng sản Việt Nam và cộng sản quốc tế. Một số học giả đã tìm hiểu về Hồ Chí Minh nhưng không tìm ra những ngọn ngành sâu kín bởi vì cộng sản bao giờ cũng ẩn giấu hành tung, và thêu dệt, bịa đặt nhiều chuyện để che giấu sự thực đôi khi phũ phàng. Đó là sự khác biệt giữa các nhân vật quốc gia, quân chủ, tư bản và cộng sản. Hơn nữa, sự bưng bít có tính cách quốc tế, mọi âm mưu tráo đổi, giả mạo là do quốc tế cộng sản chủ trương, mà đầu não là Stalin và tổ chức Comintern của ông.


+2.Về lai lịch và nhân dạng Hồ Chí Minh, trong tác phẩm " TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN, Hoàng văn Chí viết về vụ Nguyễn Ái Quốc mất tích:


Về phần ông Hồ thì ông bị người Anh bắt ở Hồng Kông cuối năm 1931. Được tha, có lẽ là vào khoảng năm 1932 (không có tài liệu đích xác về ngày ông được tha) ông đi Singapore, bị bắt tại đấy rồi điệu trở về Hồng Kông. Vì bị bệnh lao, hoặc khai là vậy, ông được đưa về bệnh viện rồi đột nhiên ông mất tích. Chính quyền Anh ở Hồng Kông không hề tuyên bố về việc ông Hồ đã biến mất trong trường hợp như thế nào, nhưng có dư luận ngờ rằng ông đã bí mật thoả thuận với mật thám Anh là nếu để ông thoát, ông sẽ giúp họ một việc quan trọng nào đó. Việc này cũng rất có thể vì trước kia ông Hồ đã từng thoả thuận như vậy với mật thám Pháp (Chương 2). Báo Daily Worker, cơ quan của Đảng Cộng sản Anh đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn cộng sản Việt Nam đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông. Không ai biết ông Hồ đi đâu, nhưng có điều chắc là từ ngày ông biến khỏi Hồng Kông cho đến năm 1941 ông im hơi lặng tiếng trên trường chính trị, không hề liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương  .  (Phần II, ch.3)


Hoàng Văn Chí cũng nói đến việc Nguyễn Ái Quốc đến nhà Nguyễn Khánh Toàn năm 1941. Người ta cũng đưa giả thuyết là ông Hồ đã bị “cấm cố” tại một địa điểm nào đó trong nội địa Liên Xô từ 1933 đến 1941. ..(Phần II, ch.3)

Hoàng Văn Chí đã nói đến nhân dạng của ông Hồ theo mật thám Pháp: 
 

Dư luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Khi nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đã lập tức lục lại hồ sơ để tìm ảnh Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức thì Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đã phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới biết họ Nguyễn vẫn còn sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đã trở lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều. Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối như Cuội, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi......Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại”. (Phần II, Ch.3)


+3.Trong hồi ký " BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1945-1965 linh mục Cao Văn Luận dẫn lời mật thám Pháp
 "Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như ông này tên là Paul Arnoux, từng làm chánh sở mật thám tại Đông Dương dưới thời quan toàn quyền Decoux. Ông có một trí nhớ phi thường. Những phạm nhân quan trọng một lần qua mắt ông đủ để ông nhớ mãi. Sau này để xác nhận Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc chỉ là một, chính quyền Pháp đã nhờ đến ông đi nhìn mặt Hồ Chí Minh. Cái chi tiết làm cho ông Arnoux cam đoan Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Văn Ba, Lão Woong, bác Trần chỉ là một người, là cái tai của họ Hồ."( 7)



2.Tin rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết.
 +1.Sophie Quinn Judge có viết trong tác phẩm ‘HCM - những năm tháng mất tích 1919-1941’ đặc biệt trong chương 6 lấy thẳng chuyện HCM "chết ở HongKong và được chôn ở Mạc tư Khoa " làm tựa, đưa ra nghi vấn đối với "điều bí ẩn trong sự sống và chết của HCM". 

Nghi vấn của Sophie Quinn Judge có y cứ vào những thông tin từ báo chí truyền thông thời bấy giờ không thể xác định được vì chẳng hề có tư liệu bằng chứng nào cả. Song, năm ấy thật sự có những tờ báo của đảng CS quốc tế, thay nhau loan bố tin NAQ chết vì lao phổi. Như là báo Chân Lí của đảng CS quốc tế, báo Nhân Đạo của đảng CS Pháp, báo Công nhân của đảng CS Anh quốc và nhóm sinh viên VN của đại học Đông Phương ở Mạc tư khoa còn cử hành lễ truy điệu NAQ từ trần, đảng CS quốc tế phái cả đại biểu đến chia buồn.

+2.Trang 74-75 trong sách "HCM tại TQ" của giáo sư sử học Đài Loan Tưởng Vĩnh Kính có chép:
Đầu năm 1932 Nguyễn Ái Quốc đến Singapore, lại bị chính quyền Anh bắt đưa về lại HongKong rồi từ đó mất tích, chính quyền Anh không hề nói ra tình trạng mất tích, Sau khi mất tích, báo chí khắp nơi loan bố NAQ bệnh phổi nặng và chết trong ngục. Những tờ báo này, bao gồm luôn cả báo của chính quyền Pháp Việt thực dân lúc bấy giờ, cùng với các cơ quan báo chí của các nước CS …(các tờ báo như trên) đều tuyên truyền NAQ đã bệnh chết

+3.Sách HCM Truyện (HCM - a Life) của giáo sư William Duiker trang 209 và 212 ghi:
Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932 CS quốc tế trong tờ Công nhân nhật báo phát hành ở London loan tin NAQ đã chết trong tù. ……


II. HỒ TUẤN HÙNG


Năm 2008, Hồ Tuấn Hùng đã xuất bản tác phẩm 
 " HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO" do Bạch Tượng Văn Hoá ở Đài Loan xuất bản lần thứ nhất tháng 11 năm 2008, tổng cộng 342 trang với nhiều hình ảnh, nội dung khẳng định Hồ Chí Minh (1890-1969),  chỉ là một người Đài Loan giả dạng người Việt lãnh đạo đảng Cộng Sản.

Đây là một khám phá mới vô cùng khó khăn vì đa số " ngựa quen đường cũ", đã theo  "tín ngưỡng "xưa, sùng bái "thần tượng " cũ mất rồi cho nên có phải người phủ nhận nhẹ nhàng, có kẻ chống đối  ra mặt.
Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1948, người Miêu Lật, Đài Loan, tốt nghiệp ban Sử trường đại học quốc gia Đài Loan, đã từng dạy học gần 30 năm.Tác phẩm gồm 6 thiên:
Thiên thứ nhất: Màn kịch thay long đổi phượng . Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc Nguyên uỷ của việc Nguyễn Ái Quốc chết rồi sống lại Thiên thứ hai: Việc thật giả của kế Kim Thiền Thoát Xác 
 Thiên thứ ba: Những năm tháng phiêu bạt giang hồ (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt)
Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh tại Trung Quốc) (1938-1945)
Thiên thứ tư:
Khúc tình ca nhân duyên đầy đau khổ (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)
Thiên thứ năm:
Bản văn Nhật Ký Trong Tù và bản di chúc.

 Thiên thứ sáu: Lời kết.

III. NGUYÊN NHÂN THÚC ĐẨY TÁC GIẢ VIẾT "HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO":

 Nguồn gốc là tin đồn trong dân chúng Đài Loan .
Trước đây vào khoảng thập niên 1960... cũng đã có một đảng viên Quốc Dân Đảng, trong một kỳ tế tổ từng hỏi cha tôi: "Hồ Chí Minh là người liên hệ với các ông thế nào?" đủ biết lúc ấy đã có tin đồn Hồ Chí Minh là người Miêu Lật nhưng chỉ lưu truyền trong họ Hồ gốc Miêu Lật, Quảng Đông mà thôi.
 
Một vị thầy thuốc họ Hà người Miêu Lật sang Đài Loan chơi cũng cho hay: Năm 1945, ông ta đi theo quân đội Quốc Dân Đảng sang Hà Nội [tức quân đội của Lư Hán sang tiếp thu và giải giới quân đội Nhật], có nghe phong thanh từ một người bán thịt lợn  cho hay là Hồ Chí Minh gốc người Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan. [HCMSBK, trang 17]
.

Sử gia đi khám phá sử tích nhiều khi do tình cờ , nhiều khi do truyền thuyết dân gian, nhiều khi là do sách vở đời trước như Kinh Thánh ghi lại. Công việc của Hồ Tấn Hùng cũng là việc thường của sử gia.

 Từ tin đồn trong dân chúng, Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng Hồ Chí Minh [ Nguyễn Ái Quốc] đã chết từ năm 1932 vì bệnh lao, theo báo cáo của nhà đương cục Anh tại Hương Cảng là đúng sự thực và sau đó là Hồ Tập Chương, một người Đài Loan đồng tộc với tác giả giả dạng theo cái kế mà người Trung Hoa gọi là "thâu long chuyển phượng" và "kim thiền thoát xác".

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊU CỨU VỀ NGUYỄN ÁI QUỐC (HỒ CHÍ MINH)

Trước tiên, Hồ Tuấn Hùng nêu lên những khó khăn khi nghiên cứu: Người ta biết năm 1932, Nguyễn Ái Quốc chết, sau đó bặt tăm, không tìm ra mối manh cho nên một số đã theo tin Cộng sản quốc tế và cộng sản Việt Nam loan truyền Nguyễn Ái Quốc vẫn còn sống và đóng vai Hồ Chí Minh:
Những nhà văn (sử gia) viết tiểu sử nghiên cứu về Hồ Chí Minh, tuy đối với những (sách vở) ghi chép về cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc sau năm 1932 rất ư ngờ vực, thậm chí nảy sinh hoài nghi về thân phận của ông. Song dù có nghi ngờ đến đâu đi nữa (các sử gia này) vẫn không có cách nào tiến thêm bước nữa trong việc xác thực cái chết của Nguyễn Ái Quốc, địa điểm chôn cất, mà ngay cả bối cảnh thân phận của Hồ Tập Chương người tiếp tục thay thế Nguyễn Ái Quốc ra sao đều mù mịt không biết. Do đó những học giả chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh cuối cùng chỉ đành chọn dùng những tư liệu của chính phủ Việt Nam như "Cuộc đời Hồ Chí Minh" (tựa tiếng Trung: HCM truyện, HCM- a life) hay "Những tài liệu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh" ..v..v... để hợp lí hóa rằng Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Bởi thế, càng truyền càng sai làm cho thân phận thực sự của Hồ Chí Minh và câu chuyện về cuộc đời của ông thật giả khó phân, để lại cho người đời quá nhiều điều bí ẩn và nghi hoặc.

V. NHỮNG CHỨNG CỚ BỊ CỘNG SẢN BÓP MÉO:

Hồ Tuấn Hùng đưa ra những chứng cớ sau:
Khi đã kiểm nghiệm sâu sát tận tường những ghi chép về cuộc đời Hồ Chí Minh từ 1933 đến 1945 thì có không ít chứng cứ nghịch lý với những sự thật đã xảy ra và (nhiều chứng cứ cho thấy) sự thật lịch sử về Hồ Chí Minh đã bị cắt xén bóp méo. Ví dụ như là 
(1) vào năm 1933, người từ Hạ Môn (Xiamen) đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa không hề phải là Nguyễn Ái Quốc mà là một người khác. 
(2) Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh mỗi người có những chuyện tình và hôn nhân khác nhau. 
(3) Tác phẩm Nhật ký trong tù không phải của Nguyễn Ái Quốc viết. ... tất cả đều rõ ràng dễ thấy, lại còn có nhiều Nguyễn Ái Quốc bị coi như là Hồ Chí Minh, sự thật được dẫn chứng không hề mâu thuẫn đủ để cho thấy Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc. Hai người vốn không là một. 


Do đó chứng thực Nguyễn Ái Quốc đã thật sự chết vào năm 1932. Đã chết rồi mà sống lại là do có người cố ý âm mưu bày trò "mượn xác hoàn hồn", "chuyển hoa ghép cây" (lật lờ đánh lận con đen).(Chương 1)

VI. NGUYÊN DO CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG NĂM 1932: HO LAO

 Tác giả tin rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh ho lao năm 1932, vì lúc này các báo chí cộng sản đã loan tin và sinh viên cộng sản  Việt Nam tại Mạc Tư Khoa đã làm tang lễ Nguyễn Ái Quốc:

Nguyễn Ái Quốc có bệnh phổi lâu năm, vào tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát HongKong bắt và chuyển đến bệnh viện của nhà tù để điều trị. Đầu năm 1932 có tin đồn bị mất tích tung ra từ Hồng Kông, khoảng tháng 7 tháng 8 giới truyền thông báo chí đưa tin bị chết vì bệnh ho lao. Những tin này rất phổ biến mà mọi người vào năm đó đều biết. 

Báo chí thời bấy giờ của Hồng Kông, Anh Quốc, Pháp và Nga Sô đều tung tin sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hồng Kông không rõ nguyên nhân vì đâu mất tích rồi sau bệnh chết. Sinh viên Việt Nam ở Đại học Đông Phương Mạc Tư Khoa (Moscow) còn đặc biệt làm lễ truy điệu và tang lễ cho ông và đảng CS quốc tế phái cả người đến chia buồn. 

Trong tài liệu hồ sơ của NAQ năm 1933 của Cảnh sát an ninh Pháp cũng ghi rõ ràng NAQ bệnh chết đến nỗi 10 năm sau tình báo viên của Pháp báo cáo với chính phủ thực dân rằng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở biên giới Trung-Việt. Chính phủ trả lời: "Vô lí, cái thằng điên đưa tin bậy bạ, đầu thập niên 30 (1930) NAQ đã chết ở Hồng Kông rồi!"

Những tài liệu nguyên thuỷ về sự việc trên vẫn còn rành rành trước mắt và đều được báo chí thời đó ghi chép, là tư liệu lịch sử đầu tiên nắm giữ sự thật mà mọi người lúc ấy đều không nghi ngờ gì nữa. Trong vòng mười năm đó (1932-1941) Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn mất tích, không có một dấu vết gì trên "sân khấu lịch sử". 

Trong mười năm đó tất cả ghi chép về bất kỳ hoạt động nào của Nguyễn AQ đều là của một HCM tự xưng là Nguyễn ái Quốc. mà là những tư liệu được quay lại bổ túc thêm sau này. ..
Hồ Tuấn Hùng còn đi tìm các thư tín liên quan đến bệnh lao của NAQ.

 Y cứ hồi kí của đảng viên Việt Cộng Lí Đức Phương: "Năm 1925-1927 NAQ ở Quảng Châu 900 ngày lao lực hơn bình thường, làm việc cả ngày lẫn đêm, đem chất lên ắt nhiều như núi, từ sáng 5 giờ làm đến 2 giờ khuya. 

Sức khoẻ không tốt, ho rất nhiều, có khi ho ra cả máu." Năm 1930 từ tháng 7 đến tháng 9 NAQ gửi 6 lá thư cho Viễn Đông Cục kể rõ việc mình bị hành bởi cơn bệnh lao phổi. 

Ông đem bệnh tình diễn tả như sau: "Phổi rất khó chịu, lại ho ra máu, thân thể rất là hư nhược mệt mỏi." Cuối tháng 11 năm 1931 NAQ viết thư gửi đồng chí Lâm Đức Thụ trong Liên minh thanh niên cách mạng rằng: "Thân thể tôi sức khoẻ đã đến hồi đáng ngại, thường xuyên ho ra máu. Cứ thế tiếp tục tôi e phải chết trong tù mất thôi." Năm 1932 tình báo của Anh Quốc Long Paul lúc dùng thủy phi cơ giúp đỡ NAQ trốn khỏi HongKong thấy: " NAQ rất yếu, chẳng ngừng ho hen, chừng như không còn đủ sức để nói chuyện." 
Những gì ghi trên đây đều là kể trước lúc NAQ từ Hongkong trốn đi Thượng Hải, với bệnh tình nghiêm trọng như thế kia khi phải trải qua bao gian khổ lúc đi thuyền, lúc đi thuỷ phi cơ liệu có thể chịu đựng được không? 

Huống hồ gì sau khi lên bờ, đảng Quốc dân ở Thượng Hải cùng với cảnh sát ở tô giới của Anh và Pháp như cọp chăm chăm canh chừng tất cả hoạt động của đảng CS, NAQ cũng sẽ tự nhiên không dám lộ mặt đi tìm nơi cứu chữa bệnh tình, chỉ có thể cố gắng chịu đựng đến Mạc Tư Khoa. Chuyện bệnh chết ở Mạc Tư Khoa là khá có thể vậy. 

Vì thế, báo chí của đảng CS các nước sau khi tờ báo Chân Lí của Liên bang Sô Viết đưa tin trước tiên thì đến tờ NHân Đạo của đảng CS Pháp, tờ Công nhân của đảng CS Anh thay phiên nhau liên tiếp trong tháng 7 tháng 8 năm 1932 báo tin NAQ chết vì bệnh lao phổi và du học sinh Vn tại Nga cử hành tang lễ cho NAQ. 

Theo đây suy luận "NAQ bệnh chết trên đường đến Mạc Tư Khoa và được mai táng ở Mạc Tư Khoa" thì có thể xác nhận là sự thật, tuyệt chẳng phải là cái chết giả như HCM biện minh đó chỉ là cái cớ để dễ bề đào vong thì có thể dễ dàng chôn vùi chân tướng của sự thật.
HCMinh sau hơn 10 năm (xuất hiện trở lại) phủ nhận mình chết vì ho lao, biện minh rằng năm ấy vì phương tiện muốn đào vong nên cố ý ngụy tạo tin đã bệnh chết. Những cấp cao của đảng CS quốc tế, Trung Cộng và Việt Cộng một mặt toàn lực che đậy những hoạt động của HCM (Hồ Tập Chương) từ năm 1929 đến 1933, một mặt không ngừng truyền tin giả rằng HCM tức là Nguyến Ái Quốc để làm NAQ sống lại trên sân khấu lịch sử. 

Ví dụ vào năm 1933 vì để tạo ấn tượng giả rằng NAQ vẫn còn sống mà tung tin NAQ cùng với người bạn Pháp Paul Vaillant Couturier gặp gỡ nhau tại Thượng Hải với ý đồ muốn người đời tin là NAQ vào năm 1933 vẫn hoạt động ở Thượng Hải diễn thành màn "chuyển hoa ghép cây". Muời năm sau khi NAQ bệnh chết, ngày 6 tháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minh lần đầu tiên xuất hiện công khai với tên NAQ phát biểu thư hiệu triệu toàn quốc đồng bào, kêu gọi nhân dân VN đứng lên cách mạng làm tròn nhiệm vụ xây dựng độc lập cho đất nước

 Từ đó, NAQ vốn im lặng trong mười năm trường, đã bị thế nhân quên rồi trong ý thức chợt hồi sinh và xuất hiện trở lại trên sân khấu lịch sử. Và rồi HCM đem chuyện đời của mình những ngày tháng "chuyển hoa ghép cây" sau khi NAQ đã chết ngụy biện rằng:

"Mùa xuân năm 1932 sau khi mất tích ở HongKong, trốn đến Hạ Môn dưỡng bịnh nửa năm. Đầu năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải, cùng năm ấy mùa xuân từ Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa." Từ ấy, ve sầu thoát xác tạo nên một HCM - tức là nhân sinh mới của NAQ...(Chương I)
VII. NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ HỒ TẬP CHƯƠNG

Hồ Tập Chương sinh năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34 của Đài Loan) ngày 11 tháng 10 âm lịch. (trang 103) Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (hai người cách nhau 11 tuổi).Phụ thân Hồ Tập Chương là Hồ Dần Lượng, những năm đầu Quốc dân cũng từng mở trường dạy học tại quê nhà.Vào đầu năm 1939, Hồ Tập Chương gặp người em ruột là Hồ Tập Dưỡng lần cuối cùng, sau đó thì không nhận được tin tức gì của gia đình nữa.
Nhân vì nhiệm vụ công tác (của HTC) với NAQ rất trùng nhau, lại đã từng tham gia trong việc trù bị thành lập đảng CSVN. Đảng CS quốc tế mới yêu cầu HTC thay thế thân phận của NAQ, tiếp tục tham dự vận động giải phóng của đảng CSVN. Hồ Tập Chương với bí danh P.C Lin từng thọ 5 năm giáo dục cải tạo của đảng CS quốc tế, có bí danh Hồ Quang,   mà Nguyễn Ái Quốc cũng có bí danh P.C.Lin và Hồ Quang.

Hồ sơ ghi chép về bệnh tình của NAQ và HCM
Hồ sơ bệnh lý của hai người khác nhau. NAQ bị lao, còn HCM (Hồ Tâp Chương) bênh tim. Bênh lao của NAQ đã trình bày ở trên. Đây nói về bệnh lý của HCM.
Chủ tịch đoàn trung ương Việt Nam đặc biệt công bố: "Chủ tịch Hồ Chí Minh bệnh tim nghiêm trọng đã từ trần ngày 3 tháng 9 năm 1969 lúc 9 giờ 47 phút." Đây quả thật là một điều dối trá, tin Nguyễn Ái Quốc tháng 8 năm 1932 được truyền ra chết vì lao phổi nghiêm trọng, mà Hồ Chí Minh trong 37 năm sau không hề thấy có một ghi chép nào về sự điều trị bệnh tình ho lao rồi lại chết vì bệnh tim trầm trọng. 

Đây là một chuyện rất ư kỳ lạ! Để tìm giải thích hợp lí hơn, mùa hạ năm 1932 NAQ xác định chết vì bệnh lao, HCM tháng 9 năm 1969 chết vì bệnh tim, (tác giả) lấy năm 1933 làm thời gian phân điểm, nhìn rõ lại và so sánh hai thời gian trước và sau đã phát hiện ra quả nhiên tình trạng sức khoẻ được ghi chép không đồng.(Thiên I, Ch.1)


Qua các tài liệu, ta thấy tin tức không thống nhất, lúc thì bảo là chết tại nhà tù Hongkong năm 1932, lúc lại nói Nguyễn Ái Quốc chết tại Mạc Tư Khoa cuối năm 1932? Lúc thì bảo là cộng sản tung tin, lúc thì bảo là mật thám Anh và Pháp tung tin? Mật vụ Anh thả Nguyễn Ái Quốc để làm gì? Tài liệu về bệnh lao thì quá đủ nhưng có chữa lành không? Nhưng NAQ chết thì chôn tại đâu? Ai biết và có tài liệu nào ghi chép, chúng ta hoàn toàn hụt hẫng.
Lỗi này do sử liệu, không do tác giả. Cả hai phía đều tung hỏa mù cho nên vô cùng tối tăm, khiến chúng ta cũng bối rối.


   Hồ Tuấn Hùng cho biết nhiều vấn đề:
Ho lao ra máu trong tình trạng thuốc men khoảng 1930 tại Nga là một xứ vô cùng lạnh lẽo, thì khó mà sống. Nhất là sau khi trốn thoát, phải ẩn náu, phải liên tiếp đi nhiều thì vô cùng bất lợi cho một kẻ bị bệnh lao, vốn cần an tĩnh, cần bác sĩ săn sóc và cần cóđầy đủ thuốc men.
+Theo Hồ Tuấn Hùng, có tin đồn rằng Luật sư Frank Loseby cố ý đưa tin NAQ chết là muốn tung hỏa mù để NAQ dễ dàng trốn thoát.. NAQ trốn thoát là do Cơ quan Mật vụ Anh tìm cách bí mật thả Nguyễn Ái Quốc có lẽ là vì NAQ đã hứa hen cộng tác với Cơ quan Mật vụ Anh  như Hoàng Văn Chí viết. Đây là một kế thâm độc của Mật vụ các nước. Họ chiêu dụ người đối phương, họ thấy NAQ sắp chết nên thả ra để tìm đường dây cộng sản, họ mượn tay Nga thủ tiêu NAQ...Việc này đã xảy ra cho NAQ trước đây cũng như cho các điệp viên. Khi về Nga và bặt tăm gần 10 năm có lẽ NAQ bị Stalin nghi ngờ giam ở đâu đó. 

Đây cũng là điều thông thường trong chế độ cộng sản, những điệp viên, những đảng viên bị bắt rồi được kẻ thù phóng thích thì được đảng ưu ái giữ lại thẩm tra tra thừa chết thiếu sống, có thể bị xử tử vì bị nghi là phản bội, là tiết lộ tin tức, là cộng tác với kẻ thù. ( Xem ĐOÀN DUY THÀNH * HỒI KÝ ) (2). Nếu NAQ bi Stalin nghi thì e khó sống sót trong bàn tay sắt của KGB vì chủ trương giết lầm hơn bỏ sót của cộng sản mà khởi đầu từ Nga.
V. HÌNH ẢNH NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ HỒ CHÍ MINH

Tiếp theo, tác giả trình bày một số hình ảnh của Hồ Tập Chương và Nguyễn Ái Quốc. Nhìn qua các hình của Hồ Chí Minh ta thấy có nhiều điểm khác nhau , khó tin là một người. Phải chăng đó là những người khác nhau hay một người mà qua năm tháng đã có nhiều thay đổi. Việc này, người thường khó biết. Phải là tay an ninh chuyên về nhân dạng, chữ ký, dấu tay và xét ADN thì mới chính xác.


  Hồ Tuấn Hùng đưa ra những hình ảnh sau:
Ảnh hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương 






(hình 1 và 2 từ trái sang phải)


 và Hồ Tuấn Hùng có những nhận xét sau:
(hình 3,4,5 và 6 từ trái dọc xuống và sang cột phải là hình 6 của HCM trước năm 1933, phần chú thích ở dưới)(Trang 108)
[Theo tác giả]: Nếu từ diện mạo bên ngoài của bức ảnh để phân biệt thân phận của một người thì theo nhận xét chủ quan của cá nhân tôi, nhất là khi tấm ảnh cách nhau một hai thập kỷ, muốn phân biệt Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau thì có lẽ rất khó khăn, đặt biệt là khi người phương tây nhìn người phương đông càng không dễ dàng gì (thấy sự khác biệt).

 Khuôn mặt bề ngoài của một người dù theo thời gian có đổi thay nhiều đi chăng nữa nhưng hình dạng và đường cong của đôi tai tuyệt đối không dễ thay đổi. Riêng về các đường cong và phần trái tai của Nguyễn Ái Quôc và Hồ Chí Minh thổ lộ nhiều điểm khác nhau rất rõ ràng, và có thể dùng đó làm bằng chứng rằng hai người thân phận khác nhau. Mời độc giả xem kỷ và nhận dạng.
Tấm ảnh trong hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc phía bên phải (William Duiker, Hồ Chí Minh truyện) chưa ghi rõ thời gian xuất xứ. Còn trong cuốn "Các nguyên thủ quốc gia nước ngoài tại Trung Quốc trong cuộc chiến chống Nhật" của sử gia Trung Quốc Tào Tấn Kiệt có ghi chú là ảnh chụp tại Quảng Châu vào mùa xuân năm 1925. Tấm ảnh này cùng với tấm ảnh của Hồ Tập Chương phía bên trái thường xuyên xuất hiện bên nhau để hỗ trợ cho sự liên kết diện mạo bên ngoài của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). 

Như hình trên: bên trái là Nguyễn Ái Quốc, bên phải là Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) [hình trang 109 đầu tiên trong entry này]. Người viết cho rằng tấm ảnh này của Nguyễn Ái Quốc thật ra là tấm ảnh giả, đặc biệt là tai bên trái sự sai lệch rất rõ ràng. Vì ý đồ muốn tạo sự liên kết giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (để cho thấy hai người) là một nên mượn dùng tấm ảnh của Hồ Tập Chương chụp tại Mạc Tư Khoa năm 1934. Song qua sự đối chiếu so sánh từ nhiều tấm ảnh của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) thấy được hai người diện mạo bên ngoài có nhiều khác biệt. (coi hình 1 và 2 + chú thích)

Chú thích hình ảnh trang 109, 110
1. Bức ảnh này được chụp ở Pháp, 1923, sách về HCM của William J. Duiker
2. Như trên tại Liên bang Nga Sô
3. Tấm này có nghi vấn, không ghi chú thời gian xuất xứ. do William chụp
4. Tấm ảnh này của NAQ chụp lại từ Viện triển lãm HCM tại VN
5. Tranh vẽ của thân phụ của NAQ - Nguyễn Sinh Huy - từ cuốn Cuộc đời HCM của William J. Duiker.
6. Tấm ảnh này chụp tại Liên bang Nga Sô năm 1924 từ sách HCM những năm tháng mất tích 1919-1941 (HCM the missing year 1919-1941) của thẩm phán Sophie Quinn.




(hình HCM sau năm 1933, hình 1,2,3 và 4 từ cột trái dọc xuống rồi sang phải)
Trang 111
1. Tấm ảnh này từ sách của William J. Duiker, HCM chụp tại Mạc tư khoa năm 1934.
2. Ảnh Thân phụ của Hồ Tập Chương, Hồ Dần Lượng (do người nhà cung cấp)
3. Ảnh này do Andred Roth chụp tại Bắc Việt năm 1946, trong sách Tân Việt Nam.
4. Ảnh này chụp tại Bắc Việt năm 1954 trong sách "Vĩ nhân chính trị khai sáng thời đại - HCM, bản tiếng Trung.
 

 
  Hai câu dưới đây là thông tin nhi trích thêm để mọi người biết xíu xiu về tuổi tác HTC với NAQ.
(Trang 100) - Hồ Tập Chương sinh năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34 của Đài Loan) ngày 11 tháng 10 âm lịch. (Trang 103) Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (hai người cách nhau 11 tuổi)
( Thiên I, ch.1)



 Không biết khoa thẩm mỹ trước đệ nhị thế chiến  có sửa được tai, mũi, mắt, tạo  vết thẹo  không? Nếu khoảng 1930,  Nga có được tài giải phẩu thẩm mỹ thì chúng ta lầm chết thôi! Xem ảnh Hồ Chí Minh khoảng 1945, ta thấy mặt mũi khác nhau. Ông Hồ khoảng 1945 có tai lép, mặt mũi như quỷ đói, lộ vẻ nham hiểm, còn ông Hồ sau này tai to, tai vễnh,  mặt béo, tướng mạo hiền hậu. Phải chăng sau này ăn uống sung sướng mà thành ra khác trước hay đó là nhân dạng khác nhau của những người khác nhau đội lốt Hồ Chí Minh để đánh lừa quốc dân?


Tuy nhiên, với những hình ảnh của Hồ Tuấn Hùng và của lịch sử Việt Nam, ta có cảm giác có những ông Hồ khác nhau tại Việt Nam như nhiều người đã lên tiếng tố cáo những mặt Hồ Chí Minh giả mạo. Nhã Thanh Sử  đã đưa ra những nhận định:
  "Hồ Chí Minh" không phải là một người, mà tất cả là "5 người gồm 1 Thật và 4 Giả".
 

 1945-1946
1946-1953
 
 1953-1965

 1965-1969
  
1969
(HCM, XXI) 


 Đây là lời bình luận và  hình của Chân Mây:

Sự thật thì có rất nhiều ông HCM, ông Hồ vào năm 1911 đi theo Tàu Pháp kiếm việc đã mất từ năm 1953 , sau đó Trung Quốc ngụy tạo một nhân vật đưa vào VN lãnh đạo, nhân vật nầy tương đối giống ông Hồ nhưng tướng tá mập hơn . Ông Hồ thứ hai đã ra lệnh chôn sống, ném đá chết hằng chục nghìn người lúc bấy giờ . Nhiều gia đình có công với cách mạng trong thời kỳ Điện Biên cũng bị giết không tha . Sau đó thì ông Hồ nầy có lên Đài xin lổi, khóc lóc cho là phong trào Cải Cách Ruộng Đất đi sai đường lối .

Vào năm 1965 ông Hồ thứ hai cũng già nua và chết, lần nữa Trung Quốc lại cho phẩu thuật một người VN tương đối giống ông Hồ để lên ngồi chức chủ tịch . CS lúc bấy giờ đang dấy động phong trào chống Mỹ nên họ không thể đưa tin ông Hồ bị chết được . Ông Hồ thứ 3 không giống lắm, vì khó tìm được một người khác với số tuổi lớn mà giống nhưng ông Hồ nên đảng CS cho thủ tiêu ông Hồ giả thứ 3 vào năm 1969, sau đó họ cho làm tang lễ toàn quốc để che đậy sự việc nầy .

 

  (HCM, XXXV).


Những ý kiến trên khác nhau, nhưng dẫu sao cũng đưa đến một ý kiến thống nhất là có Hồ Chí Minh giả mạo.

VI.HỒ CHÍ MINH ÁI TÌNH LỊCH SỬ


 Xem tình sử Hồ Chí Minh, có lẽ nhiều người phải mờ mắt, ù tai vì "bác" có nhiều đàn bà quá. Nhưng Hồ Tuấn Hùng thì khác. Ông bình tĩnh nghiên cứu rồi xếp đặt các hình ảnh trong bộ sưu tập đời "bác", rồi trình bày theo lối biên niên sử :


 1 – Năm 1921, NAQ ở trọ tại biệt thự Qua Bách Lâm thủ đô Paris nước Pháp, (Gobelins (avenue des), một đại lộ thuộc Quận XIII, Paris, nơi có nhà riêng của luật sư Phan Văn Trường, cho ông Phan Chu Trinh tá túc, rồi thêm Nguyễn Tất Thành) làm quen với một thiếu nữ người Pháp là cô Briere. Cảnh sát xác nhận cô này là tình nhân của NAQ.

2
– Năm 1925, tại Quảng Châu, NAQ quen biết một thiếu nữ Trung Quốc là Tăng Tuyết Minh, năm 1926 hai người kết hôn. Sau khi kết hôn hai người ở trong biệt thự của Mikhail Borodin. . Từ tháng 4 năm 1927, tuy NAQ đã rời TQ, vẫn còn chưa mất hết dấu tích, chứng cứ là, vào năm 1930, TTM ngẫu nhiên gặp lại chồng ở Hương Cảng nhưng cuối cùng quan hệ giưa hai người vẫn không nối lại.

3
– Năm 1930, tại Hương Cảng, NAQ mang theo từ Việt Nam một người đồng hương đồng thời là người yêu của ông ta tên Nguyễn Thị Minh Khai. Mùa xuân năm 1931, NAQ và NTMK cử hành hôn lễ đơn giản tại nhà khách qua sự chứng kiến của các đồng chí đến từ Tây Cống (Saigon, theo âm Quảng Đông) và Đông Kinh.

4
– Năm 1935, Mạc Tư Khoa triệu tập Hội nghị lần thứ 7- QTCS. Thời gian này NAQ bị bệnh đã qua đời, NTMK với tư cách là vợ của NAQ, khi đến Mạc Tư Khoa, ghi trong tờ khai là đã kết hôn với một người đồng chí có tên PC. Lin. Hội nghị kết thúc, NTMK ở lại Liên Xô, đến phòng đăng ký giá thú làm thủ tục kết hôn với Lê Hồng Phong, là người lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD).

5
– Cuối năm 1944, HCM trở lại căn cứ địa cách mạng Bắc Kỳ. Trong số 18 cán bộ nòng cốt theo HCM về VN có một phụ nữ là Đỗ Thị Lạc . Tại Cao Bằng, HCM và ĐTL sống chung với nhau một thời gian.

6
– Năm 1955, một thiếu nữ xinh đẹp người Nùng, quê Hòa An, Cao Bằng là Nông Thị Xuân (NTX) được cử làm y tá bên cạnh HCM. Hai người sống chung với nhau gần một năm thì cô Xuân sinh hạ một bé trai, lúc đầu gửi Hội Phụ nữ rồi Chu Văn Tấn chăm sóc, sau này thư ký riêng của ông Hồ là Vũ Kỳ bí mật nhận làm con, nuôi dưỡng tại nhà mình.

7
– Năm 1965, nhân việc Đào Chú, một yếu nhân của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời là bạn thân của HCM viếng thăm Hà Nội, ông Hồ có nhờ Đào Chú tìm giúp một phụ nữ từng quen biết thời trẻ ở Quảng Đông là Lâm Y Lan để nối lại tình xưa nghĩa cũ. Họ Đào trở về TQ báo cáo việc này với Tổng lý Chu Ân Lai, tuy nhiên quan hệ ngoại giao hai nước lúc ấy không còn mặn mà như trước vì cuộc “Đại Cách Mạng văn hóa” nên đề nghị của ông Hồ tạm thời bị xếp lại.(Thiên I, ch.1)



Sau 1950, Tăng Tuyết Minh đọc báo, thấy tiểu sử của Hồ Chí Minh, tưởng là người cũ, bèn tìm cách nối lại, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc không cho TTM gặp HCM vì e đổ bể việc gian trá của họ. Hồ Tuấn Hùng viết:


Trong “Thê thiếp, nhân tình của Hồ Chí Minh”, “Lĩnh Nam di dân” viết: “Tháng 5 năm 1950, Tăng Tuyết Minh đọc “Nhân Dân Nhật Báo” mới biết người chồng xa cách hơn hai mươi năm là Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước VNDCCH. Bà đã mấy lần gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cho Hoàng Văn Hoan nhưng không bao giờ nhận được hồi âm. Sau năm 1954, TTM lại đề nghị với nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa sang Hà Nội gặp HCM nhưng cuối cũng vẫn bị lãnh đạo Trung Cộng cự tuyệt.

Theo tinh thần của bài viết, rõ ràng cho thấy, NAQ của năm 1926 và HCM của năm 1950 là không cùng một người. Trung Cộng và Việt Cộng vì muốn che dấu thân phận thật của HCM nên không dám dể TTM gặp mặt ông ta. Người chủ trì hôn lễ lúc ấy là Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu biết rõ HCM năm 1950 không phải là NAQ (Lý Thụy) năm 1926, chỉ biết giả câm giả điếc, biết rõ TTM đau khổ mà không làm gì được.
(Thiên I, ch.1)



Hồ Chí Minh không nhắc gì đến Tăng Tuyết Minh vì Tăng Tuyết Minh là vợ của Nguyễn Ái Quốc.
Còn chuyện tình Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan là chuyện tình xảy ra cho Hồ Chí Minh trong khoảng 1938. 
Hồ Tuấn Hùng thuật lại như sau:
Trong “Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan” có đoạn viết: “Năm 1958, bên bờ sông, tại Hà Nội, hai ông già thong thả buông cần câu cá, đó chính là Hồ Chí Minh và Đào Chú. Hồ Chí Minh thần sắc khác thường trịnh trọng nói với Đào Chú: “Trung Quốc có câu ‘Lúc trẻ là vợ chồng, về già là bạn’. Tôi và Lâm Y Lan quen biết nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng đành gác lại tuổi thanh xuân, giờ muốn đón Y Lan sang Hà Nội, bí mật cử hành hôn lễ để thỏa nguyện mong ước bấy lâu”.(Thiên I, ch.1)

Nhưng lúc này, phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đang khống chế ông Hồ , họ tính đưa Nguyễn Chí Thanh lên làm chủ tịch, và cho ông già vào ban "nghiên cứu lịch sử đảng". Bất ngờ, Nguyễn Chí Thanh chết (1967), không biết có phải do đàn em ông Hồ hạ thủ hay không? Sự xung đột phe phái này phải chăng Lê Duẩn đã biết rõ âm mưu của Mao muốn khống chế Việt Nam nên đã không chế ông Hồ rồi hạ màn Hồ Chí Minh vào năm 1969? Họ biết họ đã chịu đựng một ông Tàu sang Việt Nam làm vua nay lại thêm một hoàng hậu Trung Quốc nữa thì quá lắm cho nên họ từ chối Lâm Y Lan là phải! 


VII. KHẢ NĂNG VIẾT VÀ NÓI HOA NGỮ

 Hồ Tuấn Hùng nêu lên nhiều tài liệu cho biết Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh có trình độ Trung văn khác nhau. Tài liệu ông nêu lên là nhận xét của những người khác, sau đó ông mới đưa ý kiến riêng mà bình luận.
Trước tiên, Hồ Tuấn Hùng nêu lên một Hồ Chí Minh biểu diễn tài viết chữ Hán bằng tay chứ không bằng bút lông hay bút sắt. Đó là trường hợp năm 1959 (HCM, CXL),  Hồ Chí Minh bí mật thăm Lư Sơn:
Trong Hồ sơ Lư Sơn - Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn có ghi chép HCM dùng ngón tay viết thư pháp: “Bí thư Đảng uỷ Cục quản lý Lư Sơn Lâu Thiệu Minh, Phó Bí thư Thái Thiệu Ngọc, Giang Vĩnh Đức nghe tin HCM sắp rời Lư Sơn, vội vã kéo nhau đến biệt thự 394, một là để nghe ý kiến HCM về thái độ tiếp đãi khách, hai là đề nghị ghi lưu niệm. Nhận xét về cái gì đây? HCM đề nghị mang nghiên bút để trên bàn. Ông thử bút, cảm thấy ngọn bút hơi nhỏ liền khẽ hỏi:

- Tôi dùng ngón tay viết được không?
Lâu Thiệu Minh gật đầu lia lịa. HCM thong thả nhúng ngón tay vào nghiên mực, viết ba chữ lớn: “Lư Sơn hảo” (Lư Sơn tốt) rồi lùi về phía sau hai bước ngắm nghía. Lâu Thiệu Minh liếc qua, rất khâm phục:

- Thưa Hồ Chủ tịch! Người viết chữ Hán thật tuyệt.

Sau khi viết “Lư Sơn hảo” bằng ngón tay, HCM lại dùng bút tiểu khải viết 10 chữ nhỏ: “Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 1959” vào dòng lạc khoản để kỷ niệm chuyến thăm Lư Sơn.

Căn cứ vào đoạn văn trên thì trình độ thư pháp của HCM thuộc vào loại khá
( Thiên IV,
Chương 1,)
 Cũng đoạn trên, Hồ Tuấn Hùng đưa ra những nhận xét của những tác giả khác về Trung văn, Hoa ngữ của Hồ Chí Minh như sau:

William J. Duiker trong Truyện Hồ Chí Minh, trang 143, lại viết: “Mùa xuân năm 1927, NAQ ở lại Quảng Châu hơn nửa năm, việc trước mắt là ổn định sinh hoạt, sau đó tìm một người vợ địa phương để học tiếng Trung Quốc”.

Trong cuốn Chu Ân Lai và Trung Quốc hiện đại do Han Suyin (Hàn Tú Anh) viết, Trương Liên Khang dịch, trang 84, 85 có đoạn: “Mùa thu năm 1925, có một thanh niên Việt Nam gầy yếu, tự xưng là Nguyễn Ái Quốc, sau này là Hồ Chí Minh... Lúc ấy Thái Sướng và chồng là Lý Phú Xuân đang ở Quảng Châu, do đó hai người đều quan tâm đến HCM. Lý Phú Xuân và Đặng Dĩnh Siêu sắp xếp chỗ ăn ở cho HCM rất chu đáo, đồng thời còn dạy Hồ tiếng Trung Quốc. Không lâu sau, HCM có thể giao thoại được những câu đơn giản”.
 

Từ các tài liệu trên, Hồ Tuấn Hùng  đưa đến nhận định: 
 William J. Duiker cũng như Han Suyin đều viết về HCM, nếu đem so sánh với việc HCM viết thư pháp bằng ngón tay ở Lư Sơn sau này, thì ta sẽ thấy trình độ nghe, nói, đọc, viết của ông ta trước đây khác nhau một trời một vực.
 Khảo cứu quá trình học tập của NAQ, tác giả nhận thấy, cho đến năm 1932, hầu như không thấy ông sử dụng Hán văn trong các bài viết, chưa nói đến trình độ viết thư pháp chữ Hán. Vì sao đến năm 1938, sau khi rời Mạc Tư Khoa về vùng biên giới Việt Trung hoạt động, HCM lại đột nhiên sử dụng Hán văn, viết báo, làm thơ và viết thư pháp một cách thành thạo? Chúng tôi vô cùng nghi ngờ. Có thật NAQ dùng ngón tay viết thư pháp? Có thật ông dùng Hán văn viết Nhật ký trong tù? Phải chăng đây là chứng cứ không thể bác bỏ của thủ thuật “Mượn xác hoàn hồn” (Tá thi hoàn hồn), “Rời hoa tiếp cây” (Di hoa tiếp mộc)?

Suy nghĩ về việc học của Nguyễn Tất Thành, Hồ Tuấn Hùng viết: 

 Về mặt chính thống, ta thường thấy các nhà viết truyện ký về HCM viết tiểu sử sơ khởi của ông như sau: “Nguyễn Ái Quốc sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học. Từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với nền giáo dục Hán học nên trình độ ngữ văn Trung Quốc rất cao, làm thơ giỏi, viết thư pháp đẹp”. Mới nghe xem ra có lý, tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Pháp thực dân đã bắt đầu khai thác thuộc địa tại Việt Nam, phần lớn các gia đình quan lại hoặc nhà giàu đều cho con cái sang Pháp du học, đặc biệt là sau khi nhà Nguyễn phế bỏ hệ thống khoa cử lỗi thời để tuyển chọn nhân tài, thì số người còn lưu luyến với nền Hán học không đáng là bao. Cách làm của người cha NAQ là một ví dụ điển hình. Tuy đã từng đỗ đại khoa với học vị Phó Bảng, nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc dường như cũng không muốn NAQ theo đòi nghiệp bút nghiên mà lại tích cực ủng hộ con trai học tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. 

Dựa trên những ghi chép của William J. Duiker và Sophie Quinn-Judge, NAQ từ năm 21 tuổi trở về trước là thời kỳ lưu lạc, cuộc sống cùng khốn, rất khó có điều kiện ổn định học tập. Chúng tôi dùng phương pháp so sánh quy nạp, thống kê quá trình học tập của NAQ tại Việt Nam như sau:

Việc tiếp thụ giáo dục Hán văn tại các trường tư thục không quá 3 năm và Pháp văn không quá 4 năm. Từ năm 1911 đến năm 1923, NAQ bôn ba hải ngoại từ châu Âu, Bắc Mỹ đến Bắc Phi, trước sau có khoảng 4 năm học Anh ngữ trong các môi trường làm việc vất vả, hoàn toàn không có điều kiện tiếp tục học Hán văn hoặc tiếp xúc với văn hóa Hán. Theo Đặng Dĩnh Siêu, vào thời điểm năm 1925, bà có dạy NAQ học tiếng Trung, đến năm 1926 thì ông ta kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Sự việc này đúng là có thực. Nói cách khác, đến năm 1927, trình độ nghe, nói, đọc và viết chữ Hán của NAQ rất hạn chế. Từ năm 1928 đến năm 1932, NAQ bôn tẩu khắp nơi, qua Xiêm La (Thailand), Tân Gia Ba (Singapore), sang châu Âu, rồi lại về Hương Cảng, Thượng Hải, thêm chứng bệnh lao phổi kéo dài, lại bị giam trong ngục, tình trạng sức khỏe hết sức kém, rất khó có đủ điều kiện tiếp tục học chữ Hán. 


Từ đó có thể kết luận, trình độ Hán văn của NAQ chỉ dừng lại ở mức độ 3 đến 4 năm cấp tiểu học, tuyệt đối không có khả năng viết báo, tạp chí và những bài nghị luận trường thiên lời văn khúc chiết, đanh thép, không thể là tác giả của Nhật ký trong tù, càng không có khả năng viết thư pháp bút lông hoặc “thư pháp ngón tay” chữ Hán.

Thấy Hồ Tuấn Hùng chê NAQ kém Trung văn, nhiều người bực tức, họ cho đó đó là sự mạ lỵ lãnh tụ "anh minh" của họ, vì đảng đã nói thì ắt trúng:Nguyễn Ái Quốc sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học. Từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với nền giáo dục Hán học nên trình độ ngữ văn Trung Quốc rất cao, làm thơ giỏi, viết thư pháp đẹp"
Đảng nói vậy mà thực tế không phải vậy. Việc học sinh ngữ là một việc rất khó cho những người ngoại quốc, nhất là Trung văn, Hoa ngữ. 
Nhận xét của Hồ Tuấn Hùng rất đúng về sự suy đồi của nền Hán học tại Việt Nam . Riêng về Nguyễn Tất Thành lại càng đúng. Nhà nghèo, hằng ngày hai anh em phải lo sinh kế chứ không được học từ lên lên ba, lên bốn như con cái các nho gia khác như Tản Đà. Hơn nữa, vì sinh kế, Nguyễn Sinh Sắc cũng lang bạt, nào phải được êm ả ở nhà dạy bảo con cái! 

 Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam cho biết khoảng 1901, Nguyễn Tất Thành mới theo cha đi các nơi và được cha dạy Hán tự. Lúc này, Nguyễn Tất Thành ở vào lứa tuổi 11, việc học như thế là quá muộn. Học Hán văn trong ba, bốn năm, học tiếng Pháp và Quốc ngữ cũng ba bốn năm, chưa xong chương trình tiểu học. Học Hán văn như thế thì có là bao. Tản Đà sinh năm 1889, hơn Tất Thành một tuổi, năm 1909 đã đi thi Hương, như vậy về công sức Hán tự, quốc ngữ và chữ Pháp ,Tất Thành thua Tản Đà.



 Nhất là tại nước ta, học Hán Việt, chỉ biết chữ như một tử ngữ chứ không thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa. Cho nên sang Trung Quốc phải học tiếng Hoa là chuyện đương nhiên. Lẽ tất nhiên, tại nước ta có nhiều người tự học, hay học ít mà gỉỏi Hán văn, nhưng "không thầy đố mầy làm nên", không đến trường, không rèn luyện lâu dài thì không khá lắm đâu.


 Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn xuất thân từ trường Thông ngôn chứ không phải tự học như vài người nhận lầm. Tự học, hoặc học ít mà giỏi thì cũng chỉ đọc hiểu, hoặc viết không sai chính tả, không lâm vào cảnh chữ "quá " hóa ra "ngộ" chữ "tộ " đọc thành "tác". Không phải đỗ cử nhân, tiến sĩ Hán học là viết đại tự được. Đó là một ngành thư pháp tài hoa. Còn viết Hoa văn thành bài nghị luận thì e rất khó. Ngay bây giờ, những tiến sĩ tốt nghiệp ở Mỹ chưa chắc đã thông thạo Anh văn vì họ chuyên về chuyên môn, về khoa học. Tiến sĩ của họ là tiến sĩ khoa học, không phải tiến sĩ văn chương.


Trung văn có hai loại, cổ văn và kim văn. Ít người thông thạo cả hai loại kể cả người Trung Quốc chính cống. Đừng tưởng người Việt Nam đỗ cử nhân, tiến sĩ Hán học là viết giỏi Trung văn. Lương Khải Siêu đã chê văn Phan Bội Châu là cổ, bởi vì các cụ ta viết theo cổ văn chứ chẳng phải kim văn. Vì vậy, Hồ Tuấn Hùng và các tác giả khác chê trình độ Trung văn của Nguyết Tất Thành yếu là đúng. không có gì mà phải tự ái! Trần Tế Xương đã tự phán, tự trào:
Tây tự chẳng biết tây,
Hán tự chẳng biết Hán,
Quốc ngữ cũng mù tịt 
Thôi thôi về đi cày!
Trần Tế Xương chỉ có tài thơ nôm còn Anh, Pháp, Hoa đều kém cho nên phải ở nhà xua gà cho vợ. Thế mà lãnh tụ ta vốn liếng Anh, Pháp, Hoa, Nga đều kém mà tung hoành bốn cõi thì cũng nên tự hào mà đừng có buồn giận khi nghe ai chê "con thuyền Nghệ An"!


Lúc Nguyễn Tất Thành cắp sách đi học thì xã hội đã bắt đầu bỏ  Hán học, nhưng Trần Tế Xương, Tản Đà, Phan Khôi vẫn học, vẫn thi, còn cụ Nguyễn Sinh Sắc thì mới hơn, tiến bộ hơn, cụ  cho con học trường tây để " Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" như Trần Tế Xương đã cười cợt người đương thời!
 
Nguyễn Tất Thành học muộn, lại không liên tục và cố định, tâm lại lo việc kiếm tiền sinh sống cho nên Anh, Pháp, Hoa đều kém là chuyện đương nhiên. Ông làm thông ngôn cho Borodin cũng chỉ là chức vụ trên miệng và trên giấy tờ, nếu làm thông ngôn thì cũng là nói tiếng bồi như các ông "partisan" thời Pháp! Nguyễn Tất Thành ở với Borodin chắc là với tư cách  một nhân viên đặc vụ. Nói như thế là để làm rõ hai nhân vật Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau. và ở hai hoàn cảnh khác nhau.


Sau khi viết về Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tuấn Hùng viết về Hồ Tập Chương như sau:


 Hồ Tập Chương (HTC) lớn lên ở Đài Loan, từ nhỏ đã được giáo dục nền văn hóa Hán, mới 4 tuổi đã được cha anh dạy học thuộc lòng “Bách Gia Tính”, “Thiên Gia Thi”, đọc sách Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung, và tập viết thư pháp. Mười tuổi, HTC đã bắt đầu học Sơ đẳng rồi Cao đẳng của hệ thống giáo dục Nhật Bản, 20 tuổi tốt nghiệp Cao đẳng công nghiệp Đài Bắc, trình độ tiếng Nhật và tiếng Anh vững vàng. Năm 1929, lúc ấy HTC 29 tuổi, rời Đài Loan đến Thượng Hải, trình độ đọc và viết chữ Hán không thể sai sót, có khả năng viết thư pháp, nói tiếng Khách Gia-Quảng Đông và tiếng Mân Nam-Phúc Kiến lưu loát, còn việc đọc và viết tiếng Anh thì khỏi cần nói đến. Thời kỳ đầu năm 1933, HTC tiếp tục học 5 năm, đã qua lớp huấn luyện đọc và viết tiếng Việt cơ sở và tiếng Pháp cơ sở. Trở lại ý kiến trên, giả thiết thời kỳ tiếp tục học tập này là của NAQ, liệu NAQ có nhu cầu học tập tiếng Việt và tiếng Pháp không? Hiện tại, hồ sơ lưu trữ ở Mạc Tư Khoa chỉ có các bản sao tiếng Việt và tiếng Pháp mà không tìm thấy các bản sao chữ Hán hoặc các bản nháp luyện tập thư pháp chữ Hán. Điều này có thể chứng thực, từ năm 1933 đến năm 1938, người lưu lại tại Mạc Tư Khoa là Hồ Tập Chương chứ không phải Nguyễn Ái Quốc. Huống hồ, thời kỳ này, không thấy NAQ sử dụng Trung văn trong các bài viết đã được công bố, đồng thời cũng chưa từng phát hiện thấy bất cứ một bản thư pháp chữ Hán nào còn lưu lại. Vì sao, từ năm 1938, sau khi rời Mạc Tư Khoa về Trung Quốc, đột nhiên NAQ lại sử dụng Trung văn một cách phổ biến qua hàng loạt bài báo. Chưa hết, ông ta còn làm thơ và viết thư pháp nữa. Nhật ký trong tùLư Sơn hảo là hai trong những ví dụ được kể đến.(Thiên V. ch.1)


Đây là một chứng cớ rất vững vàng xác nhận Hồ Tập Chương đội lốt Hồ Chí Minh. 
 Để phân biệt Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, Hồ Tuấn Hùng đã đưa ra các luận chứng:
-Trước 1932, Nguyễn Ái Quốc không hề viết các bài thơ, bài luận văn bằng Hoa văn.
-Ngục Trung Nhật Ký là tác phẩm của một Khách gia vì nó mang ngôn ngữ địa phương Đài Loan và lịch sử Đài Loan.


Hồ Tuấn Hùng đã nhấn mạnh điểm này:
 Có khá nhiều bài thơ trong Nhật ký trong tù được tác giả sử dụng tiếng Khách Gia (trong hệ thống Hán ngữ) sáng tác. Những bài thơ này, nếu dùng tiếng Khách Gia đọc diễn cảm, người nghe sẽ nhanh chóng lĩnh hội được nội dung biếu đạt lẫn tình ý hàm chứa trong đó, chứng tỏ trình độ Hán học của tác giả khá uyên bác, không thể chỉ đọc sách vài ba năm mà viết được. Lại nữa, một số bài thơ, nhất là vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, phải là người từng cư trú tại địa bàn Khách Gia, thấm nhuần tư tưởng, tình cảm cộng đồng dân tộc, mới viết được những câu thơ hàm súc mang đặc trưng văn hóa Khách Gia như vậy. 


Tháng 10/1992, giáo sư Hoàng Tranh, Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, nhận thấy độc giả Trung Quốc đọc cuốn Nhật ký trong tù 134 bài của HCM mới được xuất bản có nhiều chỗ khó hiểu, nhất là những địa danh và từ ngữ diễn đạt. Vì vậy, ông đã tiến hành khảo cứu, đính chính và chú giải, sau đó uỷ nhiệm cho Nhà xuất bản Giáo Dục Quảng Tây ấn hành với nhan đề “Chú giải thơ Nhật ký trong tù”. Cuốn sách lấy văn bản từ Nhật ký trong tù 134 bài của nhà xuất bản Văn học Việt Nam, kèm theo bản đồ minh họa và chú giải. 
Tại sao Hoàng Tranh cho là có nhiều chỗ khó hiểu có lẽ là vì tác giả dùng ngôn ngữ điạ phương Đài Loan. 

Hồ Tuấn Hùng là người Đài Loan cho nên những nhận xét của ông về văn chương, ngôn ngữ Đài Loan ắt có thẩm quyền. Hơn nữa, trước đây GS Lê Hữu Mục đã chứng minh thơ Ngục Trung Nhật Ký là của người Trung Quốc. Đọc bài viết của GS Lê Hữu Mục và Hồ Tuấn Hùng thì không có gì phải thắc mắc nhiều. Người viết không dám " múa rìu qua mắt thợ".

Người Hẹ, Khách Gia, hay Hakka,  là một tộc người Hán có tổ tiên được cho là gốc gác ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở miền bắc Trung Quốc cách đây 2700 năm. Sau họ đã di cư xuống phía nam tập trung ở các tỉnh Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Gần đây có người đưa ra thuyết lý cho rằng người Đài Loan, Quảng Đông đều thuộc giống Bách Việt.

Hồ Tuấn Hùng cũng nêu lên bản di chúc của Hồ Chí Minh. Cả hai bản Ngục Trung Nhật Ký và di chúc đều có  vấn đề thiếu trung thực, hay nói thẳng ra là "bất minh", bất chính", "gian trá" vì "đảng" đã sửa chửa, thêm bớt.

Nếu NAQ hay HCM là chủ nhân NTNK thì sao phải đi vòng vo câu chuyện "châu về Hiệp phố" ? Quyển sách này không ghi tên tuổi sao biết người Việt hay người Hoa? Tại sao có người đến Hà Nội trao? Người đó là ai? Ai mà dám vào phủ chủ tịch? hay cơ quan nhà nước? Lẽ nào công an cộng sản không giữ lại, tra hỏi, soát thẻ chứng minh nhân dân? giấy giới thiệu? Sao công an cộng sản lại hiền lành, dễ thương như thế ? GS Lê Hữu Mục viết:
  Sau 1945 có một người từ miền núi về Thủ Đô run run giao  cho nhà cầm quyền một cuốn sổ tay bìa xanh đã bạc màu, bảo đó có lẽ là tập thơ của một chiến sĩ cách mạng nào đó. Cuốn sổ đuợc trao lại cho Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam cất giữ tại Phòng Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế và Mặt Trận Việt Minh.
Không ai biết danh tính người nông dân miền núi đó, cũng không ai nói là lòng tốt của anh, hay ít nhất chuyến đi xa của anh từ miền núi về đến đồng bằng, rồi từ đồng bằng về đến Thủ Đô có được đền bù hay không, người ta cũng không biết đến tên tuổi của nguời đứng ra nhận quyển sổ, ngày nhận quyển sổ đó, không ai thèm ghi ?
Như thế là thế nào ? Như thế có nghĩa là cuốn số đó nhất định không mang tên Hồ chí Minh, nhất định không, bởi vì con ngƣời lúc nào cũng chủ trương ‘’không có, không thấy, không biết’’ ấy dại gì mà để tên mình vào một cuốn sổ cho kẻ thù của mình biết. Chữ viết nhất định cũng không phải của Hồ chí Minh....(HCM, CXXVII)


 Rồi cái gian manh lộ rõ ở trang đầu. Họ sửa chửa lung tung, chỉ câu chuyện " châu về Hiệp Phố " gượng gạo", và sửa chữa 29.8.1932--10.9.1933và 29-8-1942--10.9.1943 . Đó là nói cái bìa, còn bên trong,NTNK cũng như di chúc sửa  hết. HCM sửa đi sửa lại, Lê Duẩn sửa tới sửa lui cái di chúc, còn đám Tố Hữu, thì sửa  nát NTNK, xem thế là đủ kết luận rằng NTNK không phải của Nguyễn Ái Quốc và có lẽ cũng không phải của Hồ Tập Chương, mà là của một người Trung Quốc nào khác.



 

 

 GS. Lê Hữu Mục viết:

Chữ viết nhất định cũng không phải của Hồ chí Minh, vì nếu nghi ngờ là của Hồ chí Minh thì những ông Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ Anh đã nhận ra cũng như năm 1943, họ đã nhận ra chữ họ Hồ trong bài. Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi). Những đề tài ghi trong cuốn sổ chắc cũng không có gì đặc biệt bởi vì từ 1945 đến 1959, không một chuyên viên nào trong Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam (Viện Louis Finot cũ) đã lưu ý đến nó.
 
Trần dân Tiên, mà mãi đến nay ta mới biết chính là Hồ chí Minh, ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đã viết Những mẫu chuyện về
đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, kể khá tỉ mỉ về thời gian Hồ chí Minh bị giam trong các nhà tù ở Quảng Tây, cũng cho biết ở trong tù Hồ có làm
thơ, nhưng Trần dân Tiên không nói đến tập thơ. Tố Hữu trong báo cáo đọc trước đại hội lần thứ hai của đảng, tháng 2.1951, hết lời ca ngợi văn
Hồ Chủ Tịch trong những quyển sách giáo dục tư tuởng, trong những lời hiệu triệu, những bức thư...nhưng hoàn toàn không nói đến truyện, cũng
không nói đến thơ. Không ai biết ‘’bác’’ có tập thơ. Mãi đến năm 1958, sau khi đã dẹp xong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, và để đề phòng những vụ nổi dậy khác có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, Trung Ương Đảng Cộng Sản trong đó có ủy viên chính thức Tố Hữu, anh hùng trong vụ dẹp Nhân Văn-Giai Phẩm vừa qua, mới nhận thấy nhu cầu cấp bách là phải tăng cường tập trung quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay lãnh tụ.

 
Cho đến năm 1958, Hồ Chí Minh chỉ mới viết đƣợc khoảng trên dưới 30 bài văn vần, phần nhiều là những bài vè kháng chiến mà giá trị thi ca khó được những nhà thơ nhà văn như Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường chấp nhận. Làm sao cho tổng số các bài thơ đƣợc nhiều hơn gấp đôi gấp ba ?

 
Làm sao cho các bài thơ thực sự có chất thơ xứng đáng là tập thơ của một người cộng sản vĩ đại, hơn nửa thế kỷ đã không ngừng phấn đấu cho lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa, cho tổ quốc, cho loài nguời ? Thế là họ nghĩ ngay đến cuốn sổ tay vô danh bìa màu xanh, họ kéo nó ra khỏi giấc ngủ
yên lành của nó trong Viện Bảo Tàng Cách Mạng, họ chuẩn bị mọi cách để
có thể giao cho nó thi hành một nhiệm vụ lịch sử độc đáo: Nhiệm vụ
khẳng định và đề cao thi tài của lãnh tụ Hồ chí Minh ‘’muôn vàn kính yêu’’.

 
Ta thử nhìn cuốn sổ tay gần hơn, tờ bìa màu xanh đã bạc màu, vào năm 1945 mà nó đã bạc màu thì cuốn sổ này, nếu là của Hồ chí Minh, thì nó phải ở trong tay ông đã lâu, ít nhất là phải mười, mười lăm năm về trước. Trong đầu cuốn sổ ghi bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký dƣới bốn chữ này là hai hàng số 29.8.1932/10.9.1933, không biết là tác giả hay ai ghi, ở dưới hai hàng số là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt vần trắc, kèm theo một hình vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ lên cao.

 
Phần bên trong có tất cả 47 trang ghi hơn 100 bài thơ. Những trang cuối ghi một số mục nhỏ có tính chất thời sự. Tên tác giả hoàn toàn không có.
Viện Văn Học được giao trách nhiệm tổ chức việc dịch tập thơ từ chữ Hán ra tiếng Việt. Nhiều nhà thơ (Tố Hữu, Nam Trân...), nhiều nhà văn (như Đặng Thái Mai, Hoài Thanh) đã tham gia phiên dịch hoặc hiệu đính bản dịch xuôi và dịch thơ. Người đóng góp nhiều nhất là nhà thơ Nam Trân, tác giả Huế. đẹp và thơ (1939), lúc ông là ủy viên ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam, về công tác tại Viện Văn Học phụ trách tiểu ban dịch tập thơ chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký ra tiếng Việt.


 Công tác dịch bắt đầu từ năm 1959, đầu năm 1960 thì xong, tác phẩm mang tên Việt Nam là Nhật Ký Trong Tù, tác giả là Hồ chí Minh, phần chữ Hán do Phạm phú Tiết viết, nền vẽ của họa sĩ Nguyễn đỗ Cung, bìa do họa sĩ Phạm Hoàng trình bày, in xong đúng vào dịp mừng Hồ chí Minh 70 tuổi Hoài Thanh cho biết: ‘’Tập Ngục Trung Nhật Ký ngay từ lần đầu đã in trên 50 vạn bản mà vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của ngƣời đọc...Chúng ta không những muốn đọc mà còn muốn nghe ngâm, nghe nói. Từ ngày Ngục Trung Nhật Ký ra đời, đã có hàng ngàn cuộc nói chuyện ở các đơn vi bộ đội, các cơ quan, các hội nghi, các trường học, các xí nghiệp, các hợp tác xã ở khắp nơi. Hàng triệu người đã say sưa nghe thơ Bác. Có ngƣời nghe đi nghe lại đến mấy lần. 

Có nhiều người đã khóc vì thuơng Bác muốn cứu mình màphải chịu nhiều khổ nạn...Đó là ở trong nước. Ở ngoài nƣớc, tập thơ vừa ra mắt bạn đọc là liền được dịch, đƣợc giới thiệu, được nhiệt liệt hoan nghênh ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô, Cu Ba, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Lỗ-ma-ni.v.v...hoặc cả ở các nuớc tư bản như Anh, Pháp, Ý, kể cả Mỹ. Tập thơ đã có tác dụng làm xáo trộn nhiều tâm hồn, người ta yên lặng nghe hết những âm vang của tập thơ và nghe những âm vang ấy cứ ngân dài mãi’’.
 
Từ ngày 19.5.1960 trở đi, tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký đã được khẳng định dứt khoát là Hồ Chí Minh, và đây là một thành công vĩ đại của Ban Tuyên Giáo. Ta hãy nghe Viện Văn Học giới thiệu tuyệt tác này của họ: ‘’Đó là cuốn sổ tay của Hồ Chủ Tịch gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa Thu 1942 đến mùa Thu 1943’’.
(HCM, CXXVII)


Chúng ta phỏng đoán chính Tố Hữu và ban Văn Hóa , Viện Văn Học đã thực hiện công cuộc trau chuốt, để nối liền một NAQ trước 1932 và HCM sau 1941 , nhằm đánh đổ dư luận về NAQ đã chết 1932, đồng thời để đánh bóng ông ông già là giỏi thơ văn, tinh thông Hán học! Tố Hữu là chuyên viên làm hàng giả, làm hàng giả một cách thành thạo và dễ dàng như ông đã tuyên bố: " Giả mà như thiệt khó chi mô"!(3)

Hồ Tuấn Hùng nêu lên việc "đảng" sửa di chúc.
Bản này viết năm 1969., Hồ Tuấn Hùng nhận định:
Cứ theo logic ngữ nghĩa của đoạn văn này mà xét, tôi phát hiện thấy dấu vết còn lại khá rõ của câu “Năm nay tôi vừa 69 tuổi” bị sửa thành “Năm nay tôi vừa 79 tuổi”. Như vậy, có khả năng nguyên văn bản gốc đoạn “Di chúc” này như sau: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Năm nay tôi vừa 69 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm”, như thế , đọc vừa thuận miệng, vừa thuận lý mà lại tránh được sự tối nghĩa. 

Cứ tìm trong các bản thảo Hán văn của HCM thì thấy rất rõ, ông không bao giờ viết câu văn lủng củng, mâu thuẫn, đại loại như: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy. Năm nay tôi vừa 79 tuổi”. Huống chi, nội dung “Di chúc” đã phải qua 5 năm chỉnh lý, bổ sung, sửa chữa, không thể có chuyện câu trước câu sau mâu thuẫn với nhau. Từ đó, chúng tôi dự đoán, “Di chúc Hồ Chí Minh, trước tiên được khởi thảo bằng Hán văn, sau đó căn cứ vào bản Hán văn, ông mới dần dần dịch sang tiếng Việt, nên mới được liệt vào loại “văn kiện tuyệt mật” giao cho thư ký riêng Vũ Kỳ bảo quản.

Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, mà Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) sinh ngày 11 tháng 10 năm 1901, chênh nhau 11 tuổi. HCM tạ thế ngày 2 tháng 9 năm 1969, tính ra thì Nguyễn Ái Quốc tròn 79 tuổi, còn Hồ Tập Chương tính cả tuổi mụ mới đủ 69. Đối chiếu với “Di chúc” (“Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm”), lại nói: “Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ”.
(Thiên V)

Từ việc này, chúng ta nghĩ lại việc " bác Hồ đòi lấy vợ", lấy Lâm Y Lan, năm 1958. Ông già 58 tuổi đòi lấy vợ còn dễ nghe hơn ông già  68 tuổi, mặc dầu tại Âu Mỹ và Trung Đông có những ông bà 80-90 còn kết hôn. 

Hồ Tuấn Hùng kể tình sử Hồ Chí Minh- Lâm Y Lan như sau:
Dịp may đã đến. Đó là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch HCM vào ít năm sau đó. Đào Chú bèn thỉnh cầu Mao Trạch Đông sắp xếp cho ông và nữ cố nhân Quảng Đông gặp mặt. Mao Chủ tịch lập tức gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông - Đào Chú, LYL và những Ủy viên Thường vụ khác về Bắc Kinh. LYL nhận được tin báo vui mừng đến phát cuồng. HCM kết thúc chuyến thăm Trung Quốc sắp lên máy bay về nước, bỗng nhiên ông nhìn thấy LYL vội sải bước đến gần cô, hai tay nắm chặt không nói nên lời. Hai người nhìn nhau rất lâu, lòng rưng rưng xúc động trào nước mắt. Trước lúc phi cơ khởi trình, LYL lấy cuốn nhật ký ngày nào đưa trả lại HCM, nhẹ nhàng bảo: “Không có anh bên cạnh, lâu rồi tôi không ghi nhật ký, xin gửi lại anh”.

Ủy thác Đào Chú làm mối

Vào một ngày đẹp trời năm 1958, trên bờ sông ở Hà Nội, hai ông già lặng lẽ buông cần câu. Họ chính là HCM và Đào Chú. Lúc ấy HCM thần sắc có vẻ khác thường, trịnh trọng nói với Đào Chú: “TQ có câu ‘Lúc trẻ là vợ chồng, về già là bạn’. Tôi và LYL biết nhau đã hơn hai mươi năm, vì sự nghiệp cách mạng đành tạm gác tình riêng. Đến nay chúng tôi cũng đã có tuổi, muốn đón LYL sang Hà Nội, bí mật tổ chức hôn lễ để thỏa ý nguyện từ những năm trước”. Sau khi về nước, Đào Chú bay đến Bắc Kinh báo cáo sự việc với Trung ương ĐCSTQ. Chủ tịch Mao Trạch Đông chuyển đạt ý nguyện của HCM đến Tổng lý Chu Ân Lai. Tại Phủ Thủ tướng Quốc vụ viện, các vị lãnh đạo đều vô cùng kinh ngạc.

Chuyện hôn sự của Hồ Chí Minh không nhỏ

Mao chủ tịch trầm ngâm một lúc rồi nói: “Nói cho cùng, chính là chúng ta đề xướng ra đoạn tình duyên này, hôn nhân tự chủ, nên đáp ứng nguyện vọng của Hồ Chí Minh, nhưng đây không phải là việc nhỏ, chớ xem thường”.

Hội nghị Bộ Chính Trị Đảng Lao động Việt Nam


Hồ Chí Minh và Lê Duẩn ngồi đối diện nhau, hai bên là các Ủy viên Bộ Chính Trị. Sự việc được đưa ra nhưng mọi người đều im lặng không nói. Cuối cùng HCM đập bàn, đứng lên: “Tôi chịu đựng đủ rồi. Thật tình tôi không nghĩ là sẽ được gặp lại người ta. Tôi có quyền quyết định việc riêng của mình, vì vậy, đề nghị các đồng chí không nên thuyết phục nữa”. Lê Duẩn tuy bất bình nhưng chưa dám gây căng thẳng, vẫn bình tĩnh nói: “Thưa Bác! Bác không nên quá xúc động, phải tính kế lâu dài, nên cân nhắc kỹ rồi hãy hành động. Chúng tôi can ngăn lúc này là vì lo cho Bác. Bác từng nói ‘Việt Nam chưa giải phóng thì đời nay, kiếp này tôi không xây dựng gia đình’. Câu nói ấy có ảnh hưởng rất lớn. Một khi Bác làm trái lời thề thì ý nghĩa của sự nghiệp thần thánh Giải phóng miền Nam cũng như uy tín ‘cha già dân tộc’ của Bác sẽ bị tổn thương, không những thế uy tín của Đảng ta trước phe XHCN cũng như cộng đồng quốc tế cũng bị giảm sút”. Thực ra tâm trạng Lê Duẩn vô cùng mâu thuẫn, ông ta không muốn ép HCM, nhưng vì ở cương vị Bí thư thứ nhất nên bắt buộc phải tỏ thái độ cứng rắn.

Thiểu số phục tùng đa số

HCM thấy Lê Duẩn nhất quyết can thiệp vào hạnh phúc riêng tư của mình, không nói nữa mà bảo: “Theo nguyên tắc, thiểu số phục tùng đa số, đề nghị các đồng chí giơ tay biểu quyết”. Nói rồi ông đưa mắt nhìn sang hai bên. Ý kiến tán thành và phản đối ngang nhau, riêng Lê Duẩn vẫn ngồi im. Mọi người đều chăm chú theo dõi thái độ của Bí thư thứ nhất. Lúc ấy Lê Duẩn mới từ từ nâng tay phải, nhưng đến nửa chừng lại đột nhiên bỏ thõng xuống, thở dài nói: “Tôi không thể làm mất uy tín của Bác”. Điều làm Lê Duẩn giật mình là, HCM không nổi trận lôi đình, trái lại, ông chỉ cười nhạt rồi thong thả rời cuộc họp bước ra ngoài.(Thiên IV. ch.5)

Tại sao ông già không kiếm Lâm Y Lan sớm hơn? Theo đoạn này, HCM tái ngộ LYL trong khoảng thập niên 50. Hơn mười năm xa nhau mà vẫn nhận ra nhau hay sao? Hoặc có sự bố trí, giới thiệu của Trung Cộng? Tại sao không  cưới hỏi lúc này mà để đến năm 1958 mới đặt vấn đề? Sự việc xảy ra không ở trong vườn hoa hay trong một phòng ốc kín đáo mà xảy ra công khai giữa hai đảng. Ai bày ra cái lệ " lấy vợ phải thưa trước với đảng và do đảng quyết định "? 

Ôi! Chống phong kiến, chống hủ tục để rồi lại đặt ra bao hủ tục làm khổ con người trong đó có nạn nhân Trần Dần? Chuyện đời cũng như hành tung chính trị của các cụ " đạo đức cách mạng" thật khó hiểu!

Dẫu sao, ta cũng thấy mối tình Nguyễn Thanh Linh, Lâm Y Lan là để nối NAQ và HCM làm một.
Lại còn hai bài thơ tặng Trần Canh và Vy Quốc Thanh. Một mặt " đảng " ra sức tô vẽ một Hồ Chí Minh văn chương chữ nghĩa, nhưng mấy bài thơ này thì họ giấu đi hay quên đi? Họ bảo là không tìm thấy. Sao vậy?
 
Tặng tướng quân Trần Canh thi sao(1)

Huề trượng đăng cao quan trận địa

Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân
Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu đẩu
Thệ diệt sài lang xâm lược quân.

Dịch:


Tặng tướng quân Trần Canh
(1)

Chống gậy lên non xem trận địa

Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.

贈陳賡將軍詩抄
(二)

香檳美酒夜光杯,欲飲琵琶馬上催

醉臥沙場君莫笑,敵人休放一人回

Tặng tướng quân Trần Canh thi sao
(2)

Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.

Dịch:


Tặng tướng quân Trần Canh
(2)

Rượu ngọt sâm banh lấp lánh ly

Muốn uống, tỳ bà thúc ngựa phi
Đừng cười say nghỉ nơi trận mạc
Không tha quân địch một tên về.

贈韋國清將軍詩抄


百里尋君未遇君,馬蹄踏碎領頭雲

歸來偶過山梅樹,每朵黃花一點春
Tặng Vi Quốc Thanh tướng quân thi sao


Bách ký tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lãnh đầu vân,
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân.

Dịch nghĩa:

Tặng Vi Quốc Thanh tướng quân

Trăm dặm đi tìm ông mà chưa gặp ông,

Vó ngựa xéo nát đám mây đầu núi,
Trở về, bỗng đi qua cây mai già trên núi,
Mỗi đóa hoa vàng điểm một nét xuân.


Mãi đến khi các tướng lãnh Trung Quốc viết nhật ký , xuất bản năm 2002 thì họ mới đưa vào Ngục Trung Nhật Ký. Hai bài này viết lúc trận Điện Biên phủ bắt đầu chứ không phải lúc HCM ngồi tù, thế mà họ bỏ vào NTNK. Thiệt là phản động hết sức! ( HỒI KÝ CỐ VẤN TRUNG QUỐC    )

 Mấy bài thơ này khác  những bài thơ trongNTNK vì lời thơ ướt át hơn, lại chịu ảnh hưởng của Đường thi khá nhiều! Phải chăng đây lại là một HCM khác?
 


Tác phẩm " Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo" của Hồ Tuấn Hùng là một tiếng sét giữa trời làm cho bao nhiêu người kinh tâm táng đởm, nhưng nó cũng gây bất bình ở một số người vì Hồ Tuấn Hùng đã lột mặt nạ của thần tượng họ. Tóm lại, qua công trình khảo cứu của Hồ Tuấn Hùng, chúng ta nhận thấy những điểm quan trọng sau:
+1. Nguyễn Ái Quốc đã chết vì ho lao năm 1932
+2. Người đóng vai Hồ Chí Minh từ sau 1932 là Hồ Tập Chương, sinh năm 1909, nhỏ hơn  NAQ 10 tuổi, là người Đài Loan, được Liên Xô huấn luyện đưa về Việt Nam cầm đầu đảng Cộng sản Việt Nam trong âm mưu biến Việt Nam thành tay sai Nga Tàu.
+3. Tìm hồ sơ tại Liên Xô, Hồ Tuấn Hùng thấy trong thời gian 1933 về sau, Hồ Chí Minh học Pháp văn và tiếng Việt. Nếu là người Việt Nam, Hồ Chí Minh không cần phải học hai thứ này, trong khi đó không có giấu tích học Trung văn, tập thư pháp.
+ 4. Trước 1932, NAQ phải học tiếng Hoa, và không thấy có tác phẩm nào viết bằng Trung văn. Thế mà sau 1932, nhất là sau 1945, thơ văn Trung văn xuất hiện rất nhiều. Sự kiện này cho thấy NAQ và HCM là hai người khác nhau.Ta cũng nên biết thêm, tuy giỏi văn thơ Việt Nam và đã học Hán văn nhiều, Trần Tế Xương, Tản Đà, Phan Khôi rất ít khi viết văn thơ chữ Hán!
+5. Truyện tình Nguyễn Thanh Linh, Lâm Y Lan coi như chồng chất lên nhau để buộc NAQ và HCM làm một. Phải chăng NAQ đã chết thật nên Nguyễn Thị Minh Khai lấy Lê Hồng Phong, và NAQ , Hồ Chí Minh là hai người khác nhau cho nên trong đại hội VII cộng đảng Liên Xô, NTMK thờ ơ với HCM? Cộng đảng bào chữa đó là đám cưới giả, nhưng cần gì phải làm đám cưới giả?

+6. NTNK và di chúc có nhiều sửa chữa cho nên mất tính chất chính xác. Tuy nhiên, do sự sửa chữa của cộng đảng, ta thấy rõ NAQ và HCM là hai người khác nhau, và trình độ khác nhau.


Bên cạnh những sự kiện kể trên, chúng ta có thể bổ túc một vài sự kiện khác. 
+1. Tại sao sau vụ GS Lê Hữu Mục  và Hồ Tuấn Hùng tố cáo, chính phủ và bộ Tuyên truyền cộng sản im lặng rất lâu chứ không hung hãn chửi bới như thường lệ? 
+2. Phải chăng  Trần Dân Tiên viết về HCM là để đề cao mình, bắt nhà văn nhà báo và nhân dân tôn sùng mình, và cũng để nối NAQ và HCM làm một.
+3.Qua các hình ảnh, ta thấy có nhiều HCM khác nhau. Luận cứ của Hồ Tuấn Hùng củng cố thêm niềm tin có nhiều HCM giả.Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan kề cận sao lại không biết. Biết nhưng họ thủ thân "im lặng là vàng".
+ 4.Hoàng Văn Chí cho biết khoảng 1941, HCM đột nhiên xuất hiện tại nhà riêng của Nguyễn Khánh Toàn ở Nga, và Hoàng Văn Chí thuật lại như sau: 
 Như đã tường thuật trong Chương 3, ông Hồ lên đường sang Trung Hoa vào mùa xuân năm 1941; cùng đi với ông có Nguyễn Khánh Toàn. Nhưng cùng ngồi trên xe lửa, ông Hồ nhận thấy Toàn đã mất hết tác phong cách mạng, một điều mà ông quả thực không ngờ. Trong 15 năm sống ở Moscou, Toàn được hưởng quy chế “chuyên viên ngoại quốc”, sống một cuộc đời thảnh thơi với một số lương to hơn lương người bản xứ. Thấy Toàn ăn uống luôn mồm ông Hồ biết là Toàn đã quen thói phong lưu, không thể nào chịu đựng sự gian khổ của một người cách mạng hoạt động trong bóng tối. Vì vậy nên đặt chân đến Diên An, ông Hồ liền thu xếp với Mao gửi Toàn ở lại và hẹn với Toàn là sẽ nhắn Toàn về khi nào cách mạng thành công. Toàn biết vậy và vui vẻ ở lại. (4)

Đây là HCM viện cớ  bắt Nguyễn Khánh Toàn ở lại để bịt miệng. HCM chỉ cần NKT về Diên An  và giới thiệu với Trung Cộng đây là HCM là đủ. Vạn sự khởi đầu nan, đưa người bép xép có thể làm lộ chuyện. NKT biết NAQ giả mạo hay không? Biết cũng không dám "tiết lộ bí mật của đảng", là tội đáng phanh thây!  Sau này NKT viết nhật ký, nội dung là để giới thiệu NAQ-HCM là một người. Có như vậy, NKT mới được làm thứ trưởng, nếu không thì y đã được đảng đặc cách cho đi mò tôm ở sông Hương hay bón phân cho cây núi Ngự Bình!
 

+5.  HCM muốn giấu thân phận nên  không tiếp xúc hoặc lạnh lùng với anh ch. Hoàng Văn Chí viết:
Anh ruột ông Hồ là Nguyễn Tất Đạt, thường gọi là ông Cả Đạt. Ông học tài thi phận nên kiếm ăn bằng nghề gõ đầu trẻ. Năm 1946, nghe tin ông Hồ đã trở thành chủ tịch chính phủ, hay nói đúng hơn, chủ tịch Hồ Chí Minh chính là em ruột ông, ông đáp tàu ra Hà Nội mong gặp em sau hơn 30 năm xa cách. Nhưng hồi ấy ông Hồ còn đang dấu tung tích nên không dám tiếp ông anh ở Bắc Bộ phủ. Ông gửi ông Đạt ở nhà một người đồng hương là ông Mai Ngọc Thiệu, và tối ông đến thăm. Hai anh em trò chuyện hồi lâu, sau đó ông Đạt lẳng lặng về Nghệ. Chừng hai năm sau ông Đạt mất, không có dịp gặp ông Hồ trở lại.( sđd, Phần II, chương 3)


Tâm Trang cho biết HCM chỉ về Nghệ An hai lần, lần đầu 1957, lần thứ hai năm 1961.Bận công vụ, hay sợ  lộ tung tích mà về it thế? (HCM, CXXXVIII).

Có tài liệu nói ông Sinh Khiêm ở Hà Nội mà ông HCM cũng chẳng đến thăm. Ông này mất năm 1950 vì lý do gì?Nên nhớ rằng trong khoảng 1946-1950, nhiều người đã bị giết bằng cách này hay cách nọ.
+6.Việc ông bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ quản thúc khoảng 1963 (theo Nguyễn Văn Trấn, Viết Cho Mẹ và Quốc Hội) phải chăng bọn họ đã biết ông Hồ là "Hán gian"?

+ 7. Nhiều tài liệu khác nhau viết về giờ cuối của HCM. Trước tiên là báo Việt Nam nói về phút cuối của HCM. Họ đề cao HCM yêu dân ca, yêu nước Việt Nam . Nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Hoa viết rất chân thành sâu sắc trong bài"Tình yêu Bác Hồ giành cho những khúc dân ca".  

  Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo, lời ca, câu truyện… ngợi ca vẻ đẹp con nguời Hồ Chí Minh - đó là vẻ đẹp của sự hoàn mỹ nhưng không xa lạ, vĩ đại mà gần gũi thân thương, toả sáng mà ấm áp hiền hoà. Bản thân Người, cuộc đời của Người là nguồn đề tài bất tận cho tất thảy những ai khao khát mong muốn cái đẹp “gieo mầm cho sự sống”..  . Và trước muôn vàn câu truyện kể về Người, trái tim tôi lại trào lên xúc cảm trước những phút giây cuối cùng trong cuộc đời Bác – đó là câu truyện về tình yêu của Người dành cho những khúc hát dân ca. Vào buổi sáng ngày 2/9/1969, đây là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy Người thực sự bước vào “ cuộc trường chinh nhẹ cánh bay”, để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới một niềm đau thương, mất mát không thể nào diễn tả nổi bằng mọi ngôn từ. 
Không gian của câu truyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67. Căn phòng này cách ngôi nhà sàn của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời đề nghị của bác sỹ, để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ của Người, ngày 18/8/1969, các đồng chí trong Bộ Chính trị và những đồng chí trực tiếp chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống ở căn phòng này. 
Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh lại là ngay lập tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người còn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ chức ngày lễ Quốc khánh thật long trọng để nhân dân vui, phải bắn pháo hoa cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút cuối cùng, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đối diện với quy luật nghiệt ngã của sự tồn vong Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “ nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Nằm trên giường bệnh, sáng 2/9, lúc này Người đã rất mệt, mong muốn cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được, hơi thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và các bác sỹ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:
- Trong các chú có ai biết hò Huế không?
Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “ miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sỹ hò Huế lúc này thật khó.
Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:
- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Ngươì lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nội văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.
Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “ Ngươì ở đừng về”.. Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. tiếng hát hay tiếng lòng! Không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “ Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôm vàn tình thưong yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Ngươì thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca.
Sau này, trong một bài báo tôi còn đựơc biết chị Ngô Thị Oanh, cô y tá viện quân y 108, người hát khúc hát dân ca “ Ngươì ở đừng về” vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời Bác kể lại: Sau khi chị hát xong, Bác Hồ nhìn chị, chị cảm giác như Bác đang mỉm cười. Người còn bảo lấy bông hoa hồng bạch trên bàn mang tặng chị. Cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa thật to lớn. Cho đến phút cuối đời, quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn giành trọn niềm yêu thương, sự quan tâm đặc biệt cho mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Và bông hoa hồng nhỏ bé ấy chị đã ép khô để luôn giữ và xem nó là vật kỷ niệm thiêng liêng theo chị suốt cả cuộc đời.
(HCM, XXIV)

  Cũng viết về giờ phút cuối của HCM, báo Trung Quốc trong bài "CỰU ĐẠI SỨ TQ TỪNG NHƯ THƯ KÝ RIÊNG VÀ Ở BÊN HỒ CHÍ MINH ĐẾN CUỐI ĐỜI"

Người đó là  Trương Đức Duy,phiên dịch tiếng Việt có thâm niên của nước ta, sinh năm 1930 ở Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tập tại Việt Nam.Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Năm 1967, Hồ Chí Minh bị bệnh đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Trương Đức Duy làm phiên dịch theo suốt cả thời gian này. Trong khoảng thời gian 2 năm sau đó, Trương Đức Duy luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời.   ...


 Trị liệu được hơn 2 tháng, hiệu quả chữa trị rõ, Hồ Chí Minh rất hài lòng, vì nhớ đến cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, nên ngày 1 tháng 7 năm 1967 đã rời Quảng Châu quay về Hà Nội."
It lâu, HCM bị bệnh, lại được đưa qua Trung Quốc, nằm tại Nhà điều dưỡng Trung ương Ngọc Tuyền Sơn ở Bắc Kinh dưỡng bệnh trong hơn nửa năm.

Trong khoảng thời gian 2 năm tiếp đó, Tổ chăm sóc y tế còn từng 3 lần đến Hà Nội chữa bệnh cho Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1969, Hồ Chí Minh muốn để cho Tổ chăm sóc y tế được về Trung Quốc nghỉ phép 1 tháng, tiện thể nhờ Trương Đức Duy mang thư đến cho Thủ tướng Chu Ân Lai luôn.  
 
Vào trung tuần tháng 8 năm đó, Hồ Chí Minh ra ngoài đi thị sát đột nhiên bị cảm, dẫn đến viêm phế quản cấp, từng bị choáng mất một lúc. Cả bệnh tim và bệnh mạch máu não cùng phát, tiếp đến viêm phế quản chuyển thành viêm phổi cấp.
Bắt đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên tiếp 2 tốp chuyên gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc Trung Quốc thay phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã dùng một loạt các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.
“Tôi còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra rất yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh, có lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy  hộ lý Trung Quốc đứng bên giường còn yêu cầu các cô hát.  
Hai cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc với mọi người.


Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.
Rạng sáng ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đã không còn tự chủ được hơi thở, tim ngừng đập hoàn toàn. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng mọi loại thiết bị, nhưng cuối cùng vẫn không thể hồi phục được nhịp tim cho ông cụ.
Ba tốp chuyên gia chăm sóc y tế do Chu Ân Lai lệnh điều thêm vào ngày hôm đó còn chưa kịp tới Hà Nội thì tử thần đã cướp đi mất sinh mạng của Hồ Chí Minh. Đồng hồ điểm đúng 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh đã không vượt qua nổi cái mốc 79 tuổi. (Nguồn:  “Báo Pháp chế buổi chiều”)
(HCM, XXIII )


Gần đây, một người lớn lên trong thiên đàng XHCN đã viết cảm xúc của mình trong ngày " bác đi xa" . Đó là Mẹ Nấm trong bài  "Đâu Mới Là Sự Thật?"

  Trong năm học cuối cấp 2, mình có một buổi ngoại khóa tìm hiểu về dân ca - ca dao Việt Nam, cô giáo mình đã hát và giới thiệu bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" - của nhạc sỹ Trần Hoàn - để làm ví dụ minh họa cho giá trị tinh thần vô giá của kho tàng ca dao - tục ngữ - dân ca Việt Nam.

Khi Internet xuất hiện, mình có đọc ở đâu đó bản tin về việc "nghe nhạc trên giường bệnh của Hồ Chí Minh, nó hoàn toàn trái ngược với những gì mình được nghe, được học. Mình nhớ là mình có đem việc này trao đổi với vài người lớn và họ bảo mình thật là vớ vẩn khi đi tin vào mấy tờ báo "phản động".
Khi search trên Google sự ra đời của nhạc phẩm "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" nó ra thế này:
“Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa... Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ... Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về...” - Những ca từ trong bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sỹ Trần Hoàn mỗi khi cất lên đã làm lay động hồn người bao thế hệ kể từ khi Bác Hồ đi xa mãi mãi. Nhưng hẳn nhiều người còn chưa rõ, nhân vật “em gái nhỏ” ngoài đời đó là ai?... 
Hạnh phúc bất ngờ
Chúng ta đều biết rằng, ngày 2-9-1969, Bác Hồ - vị Cha già của dân tộc đã vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Những giây phút cuối cùng bên giường bệnh của Người là một câu chuyện thật giàu chất nhân văn, mỗi lần nghe đến, ai cũng thấy nao lòng. Một trong những câu chuyện lịch sử thật cảm động này là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Trong ca khúc của Trần Hoàn có nhân vật “em gái nhỏ” đã hát khúc dân ca trong một hoàn cảnh đặc biệt, chính là chị Ngô Thị Oanh, quê ở vùng đất bãi Yên Lạc - Vĩnh Phúc, nguyên y tá Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).
Về những giờ phút cuối cùng bên Người, chị Ngô Thị Oanh kể, năm đó, chị vừa tròn 20 tuổi, là y tá công tác tại khoa phòng mổ Bệnh viện 108. Ngày 22-8-1969, Chính uỷ Viện 108, Lê Đình Lý gọi 4 người, gồm có bác sĩ chủ nhiệm khoa Nguyễn Xuân Bích, bác sĩ Lê Phúc và 2 y tá Trần Thị Quý và Ngô Thị Oanh chuẩn bị đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Khoảng 18 giờ ngày 23-8, cả đoàn lên chiếc xe hồng thập tự đi làm nhiệm vụ mà không biết đi đâu. Vào đến Phủ Chủ tịch, mọi người mới biết được vinh dự vào chăm sóc sức khoẻ Bác. Một lát sau, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ đến nói với mọi người trong tổ công tác: “Mấy hôm nay Bác mệt, cấp trên yêu cầu các cô, các chú đến chăm sóc sức khoẻ Bác”.
Nghe đồng chí Vũ Kỳ phổ biến về nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ Bác Hồ thì chị Oanh và mọi người... run lên vì hạnh phúc đến quá bất ngờ. Đêm đầu tiên tại Phủ Chủ tịch, mọi người không ai ngủ được vì niềm hạnh phúc sắp được ở bên người Cha kính yêu của dân tộc. Sáng hôm sau, đồng chí Vũ Kỳ đưa đoàn vào gặp Bác. Bác mệt, nằm trên chiếc giường gỗ. Đồng chí Vũ Kỳ vẫy hai chị em gồm Oanh và Quý đến bên giường, giới thiệu với Bác: “Đây là hai y tá của Bệnh viện Quân đội 108 vào chăm sóc sức khoẻ Bác”. 

Bác xua tay nói: “Chú đừng làm phiền đến các cháu. Còn chiến tranh, để các cháu phục vụ thương bệnh binh. Sức khoẻ Bác chưa đến nỗi...”. Nhưng hai nữ y tá Oanh, Quý vẫn được ở lại phục vụ Bác thường xuyên, cho đến ngày Người ra đi...
“Những lời ca nức nở, tái tê...”
Chị Oanh còn nhớ, sáng sớm 2-9, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm Bác. Bác hỏi: “Sáng nay các chú tổ chức đồng bào mít-tinh thế nào?” Một lần, Bác đang hỏi chuyện về vùng quê Yên Lạc, Vĩnh Phúc của chị thì đồng chí Vũ Kỳ đi vào. Là người giúp việc Bác từ những ngày đầu cách mạng, nên đồng chí Vũ Kỳ hiểu được tâm nguyện của Bác lúc này. Ông nói với chị Oanh: “Cô có biết hát thì hát Bác nghe?” Tuy chưa bao giờ hát đơn ca, chỉ thỉnh thoảng tham gia văn nghệ quần chúng ở đơn vị, nên chị Oanh có vẻ ngập ngừng. Thấy vậy đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô cứ mạnh dạn lên”.
Chị Oanh thoáng nghĩ điều hạnh phúc được vào phục vụ Bác, giờ lại được hát cho Bác nghe, hạnh phúc càng được nhân lên. Chị mạnh dạn xin phép Bác hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” của nhạc sỹ Đỗ Niệm. Hát xong, đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô có thuộc bài dân ca nào thì hát tiếp đi nhé!...”. Lần này, mạnh dạn hơn, chị Oanh hát bài dân ca quan họ Bắc Ninh: “Người ơi, người ở đừng về”. Trong tâm trạng bùi ngùi, lo lắng trước sức khoẻ của Người, chị Oanh chẳng thể hát trọn khúc dân ca, nhưng vẫn được Bác động viên, vỗ tay và bảo đồng chí Vũ Kỳ lấy bông hồng đang cắm trong lọ tặng chị. Được Bác tặng hoa, chị Oanh sung sướng và hạnh phúc vô cùng, cứ đứng ngây ra, ấp úng mãi mới nói được nên lời cảm ơn Bác...
Sau này, trong một lần nhạc sĩ Trần Hoàn được nghe đồng chí Vũ Kỳ kể câu chuyện về cô y tá hát dâng Bác khúc dân ca quan họ “Người ơi người ở đừng về”, tâm hồn người nghệ sĩ bỗng dâng trào cảm hứng sáng tác. Không lâu sau đó bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” ra đời với những cảm xúc thiết tha, lay động lòng người. Điều đáng nói là dù giai điệu mà hầu như người dân nước Việt nào cũng thuộc lòng: “Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ... Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về...” mà Nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác ra khi mới chỉ nghe kể về cô gái, chưa một lần gặp mặt. Một thời gian sau, ông quyết định đi tìm cô gái để thoả mãn lòng mong mỏi của khán thính giả nghe nhạc. Và nhạc sĩ đã gặp cô tại Viện Quân y 108 trong trang phục nữ chiến sĩ áo trắng...
Bông hồng trắng buổi ấy cùng một vài kỷ vật khác trong những ngày cuối cùng bên Bác, chị Ngô Thị Oanh giữ gìn như báu vật. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghe ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn, chị lại chan chứa nước mắt..."
Hôm qua, được đọc một bài báo cũng nói về "hoàn cảnh nghe nhạc" trước lúc ra đi của Hồ Chí Minh, trên trang Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, mình thấy phân vân quá.
Ba lần Bác cười trước lúc đi xa
QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7)
“...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời...”.
Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”.
.......
Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi
Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng lên. Hôn mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp cứu phù hợp. Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim Bác để bơm thuốc trợ lực tim. Thành công rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp một lượt các y, bác sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ trưởng Trương Hiếu lại gần bên Bác, khẽ gọi: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Người thấy trong mình hiện giờ thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?". Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra hiệu muốn ăn một chút.
Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.
Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ biệt Người. Ngày 9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tham gia lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai ngày sau chúng tôi rời Hà Nội về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y tá trong các tổ y tế đã tham gia chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã tặng nhiều huân chương cao quý cho thành viên trong tổ y tế.
* Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969.
NGUYỄN HÒA biên dịch
(HCM, XXV)

Qua các tài liệu trên, chúng ta sẽ thấy vô cùng phức tạp. HCM giờ cuối nghe nhạc Việt hay nhạc Tàu? Tại sao người Trung Quốc "săn sóc" HCM cho đến phút cuối? Phải chăng sợ bể mánh? Tại sao Việt Nam lại nói khác?Vì họ cũng phải giấu diếm. Việt Nam ta  lúc này sống trong lãnh đạo tập thể, làm ăn tập thể cho nên nói dối cũng là tập thể! Cả một tập thể dối trá từ HCM, Trần Hoàn, Vũ Kỳ, Quỳnh Hoa,Ngô Thị Oanh và đảng...đều là một tập thể dối trá, gian lận. Chúng ta ở địa cầu nhựng sự thực chúng ta đang ở cung Trăng của chú Cuội!

+8. Có tin thông báo cháu của HCM về thăm Đài Loan:


Cháu Nội Hồ Chí Minh Thăm Đài Bắc

Đăng ngày: 04:52 24-01-2010
TAIPEI (VB, Trần Đông Đức) Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Quốc, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở VN. "Cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan" là bản tin đặc biệt của nhà văn Trần Đông Đức, dịch từ công báo Đài Bắc Huyện Phủ, Trung Ương Xã Đài Loan. Toàn văn bản tin như sau.
Lời giới thiệu: Trong lúc dân Việt Nam trong nước chưa được quyền bàn tới những bí ẩn về chuyện Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nông Đức Mạnh là con của Hồ Chí Minh, thì tại Đài Loan - Nhân chuyến viếng thăm của Trần Phương, con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế được báo chí Đài Loan đưa tin "Trần Phương, cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh" một cách rất bình thản.
Thông tin này coi cá nhân của Trần Phương như là một yếu nhân của Việt Nam đã đến Đài Loan hai lần và người đó là con của Nông Đức Mạnh.
Có dư luận cho rằng Nông Đức Mạnh cũng đã từng để báo chí ngoại quốc "bắn tiếng" giùm có quan hệ cha con với Hồ Chí Minh và sử dụng lá bài huyền thoại tinh thần để đạt được mục tiêu chính trị. Đến đời con cháu cũng làm tương tự.
Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin dịch bản tin này lưu trữ lại trong website của huyện phủ Đài Loan từ tháng trước. Mọi suy đoán về nhân vật Trần Phương, dụng ý và tham vọng của cha con Nông - Trần xin giành cho độc giả. Chúng tôi hy vọng có nhiều nhân sĩ trong nước sẽ kiểm chứng được thông tin về con cái của Nông Đức Mạnh và chức vụ họ đang nắm tại Việt Nam.
Khi dịch bản tin chúng tôi không có tư liệu để rà soát tên chính xác của bộ phận cơ quan và chức vụ mà Trần Phương đang nắm giữ, chỉ mô phỏng địa vị theo bản tin Hoa Ngữ.
Bản tin của Trung Ương Xã, do ký giả Hoàng Húc Thăng tại Đài Bắc Huyện Phủ báo đề ngày 24/09/2004.
Cháu nội của Hồ Chí Minh, Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị.
Trần Phương, xử lý trưởng uỷ ban dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế của Việt Nam hôm nay (09/24/2004) đã tới thăm huyện phủ Đài Bắc. Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Đài Bắc. Trần Phương là con của hiện nhiệm tổng bí thư Nông Đức Mạnh, là nhân viên tiếp ban chính trị góp ý trợ giúp cho phụ thân của mình. Ông nội của Trần Phương là Hồ Chí Minh, lãnh tụ tinh thần của Việt Nam. [Tha đích tổ phụ thị Việt Nam tinh thần lãnh tụ Hồ Chí Minh].
Trần Phương nói rằng vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Đài Loan tỉ lệ rất cao. Ông ta nói rằng chính phủ Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp. Đối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần nhà cầm quyền tại Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Đài Bắc đến viếng thăm Việt Nam.
Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Ông ta nói: làng thôn Việt Nam còn quá bần cùng, so với sự giàu có của nông dân Đài Loan. Cho nên đặc biệt tới đất này để quan sát tận mắt.
Tăng Tham Bảo kể rằng, trước kia còn làm trong bộ kinh tế, ông ta đã từng tới Việt Nam, đối với hoàn cảnh đầu tư ổn định (tại Việt Nam), trước mắt (Đài Loan) đã có nhiều dự án rất thành công.
Qua những lời giới thiệu, Trần Phương hiểu rõ khái lược về huyện phủ Đài Bắc, chuyến đi này theo ông là tới Đài Loan cốt để học hỏi. Sau khi về nước, sẽ dự tính tuyển chọn một thành thị nào đó học tập theo hướng đi của Đài Bắc huyện phủ.
***Ghi chú của người dịch: Huyện Phủ Đài Bắc bao gồm cả thành phố Đài Bắc, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Việt Nam cũng như nhiều nước không có ngoại giao với Đài Loan mà thừa nhận Đài Loan là bộ phân của Trung Quốc theo sức ép của Trung Cộng
http://vn.360plus.yahoo.com/theodore-roosevelt/article?mid=26&fid=-1 


SBTN: Đài Loan Loan Tin Cháu Nội Hồ Chí Minh Thăm Đài Bắc



Date:  Aug 05,2010 06:20 pm
Tin Đài Bắc - Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Cộng, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở Việt Nam. Trong tuần qua tờ Công báo Đài Bắc đã loan một tin cho biết cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan, khi cho rằng Trần Phương là con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế đã đến thăm đảo quốc này, mà báo chí Đài Loan gọi họ Trần là cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách rất bình thản.

Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh, chỉ nói Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị, và đã được Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Đài Bắc. Bài báo viết rõ ông nội của họ Trần là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ Trần tuyên bố vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Đài Loan tỉ lệ rất cao, và nói nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp.

Đối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần chính phủ Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Đài Bắc đến viếng thăm Việt Nam. Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Mới đây một người con khác của Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn đã được đưa lên làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, phụ trách công tác xây dựng Đảng. Đây là khu vực đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người chống lại Công an, khi chúng lợi dụng quyền lực đã đánh chết một thanh niên tại địa phương chỉ vì lái xe không đội nón an toàn.

Source: http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=193&ArticleID=51194&Page=1

(HCM, XXXVI ) 

  Tin này đã được đài SBTN và các blog loan báo, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam im lặng.



Trong các bài báo phản đối Hồ Tuấn Hùng đáng kể nhất là bài của Bùi Tín. Ông Bùi Tín vốn mang hàm đại tá, là cựu quan lớn của triều Hồ, sau sang Paris, mang nhãn hiệu "nhân vật bất đồng chính kiến". Ông đã viết nhiều tác phẩm công kích cựu chúa nhưng qua bài "Những luận điệu hoang tưởng, bịa đặt ", chúng ta thấy "bác Hồ vẫn sống mãi trong trái tim"  ông, và "không ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn ông"! Ông tức giận vì có kẻ dám "xúc phạm rất ngang nhiên và tuỳ tiện ông Hồ, coi người lãnh đạo đảng CS Việt nam không ra gì"...Các tác phẩm ông viết trước đây là mặt giả, nay mới là "Mặt Thật" của Thành Tín!

Ông viết như sau:

Theo tôi đây là một chuyện dựng đứng, bịa đặt, hoang tưởng, không có gì là nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh cả.  Tôi đưa ra vài dẫn chứng: sau khi ông Hồ về ở Hà Nội Tháng 8-1945, bà Thanh, chị ruột ông Hồ, ra gặp ông, hai người lập tức nhận ra nhau, và ông Hồ trở lại nói hoàn toàn giọng Nghệ An, với âm sắc riêng của vùng Thanh Chương - Nam Đàn, hỏi thăm rất nhiều người trong họ đã chết và còn sống.
Bà Thanh còn nhìn hai tai ông, mũi và cằm ông, nói: "đúng là tai, mũi và cằm của thằng Coong thời trẻ".
Rồi năm 1957, khi ông Hồ về thăm quê cũ ở Kim Liên, ông đi ngay vào ngõ bên trái nhà ông khi xưa, không đi vào cổng mới làm sau này, sau đó tự ông sang lò rèn phía trái để hỏi thăm các cụ ở lò rèn xa xưa, nơi ông thường qua lại khi còn bé.
Làm sao một người Tàu quê ở đảo Đài Loan lại có thể nói tiếng Nghệ An, lại theo thổ âm Nam Đàn, và nhập vai trọn vẹn là em ruột bà Thanh, và về quê Kim Liên xa lạ, lại am hiểu địa hình và nhân vật làng quê cũ xa xưa thuần thục đến như vậy!
(HCM, LXXIII)


Người viết chỉ là thường dân, không phải tướng tá,  cũng không hề qua một lớp huấn luyện về an ninh tình báo của chính quyền  nào,  chỉ là một kẻ ham mê tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết trinh thám. Nhưng với óc suy luận, xin được phép hỏi và trả lời những câu hỏi trên của ông. Chắc ông cũng đã biết it nhiều về KGB, về phản gián chứ không là một thư sinh ngây thơ vì nghe nói thuở thiếu thời ông đã làm sát thủ hay lãnh đạo sát thủ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Văn Cao...


(1). Vậy khi bà Thanh ra thăm HCM, ông có ở đó không mà biết rành đến thế? Ông có được vinh dự kề cận " bác " như Vũ Đình Huỳnh,Vũ Kỳ hay Hoàng Tùng không? Năm 1945, ông chắc chỉ là cậu thanh niên 18 tuổi, mới vào dân quân, bộ đội địa phương hay chánh quy ở nơi nào? Có được ở gần Hà Nội không? Phúc đức nhà ông, con quan lớn nhà đại phong kiến mà được khang ninh là điều hiếm có, hơn nữa còn vinh thăng đạì tá, ắt hẳn phấn đấu phi thường. Nhưng thành công là sau này, còn tháng 8-1945, tôi nghĩ ông còn chạy vòng ngoài, chưa được đặt chân vào Chủ tịch phủ. Hay là lúc này, cậu Bùi Tín thường xuyên theo cha vào thăm "bác"? 

(2). Tôi đã nghe đi nghe lại các cuộn băng ghi âm thanh của "bác", tôi thấy "bác" không nói đúng giọng Thanh Chương - Nam Đàn của Nghệ An.
Næm 2004, bà Lâm Thu Vân tại Canada cho tái bän tÆp Phùng Cung dày 375 trang,  trong đó truyện Ván c© khai xuân mang tính cách Än dø. Không gian cûa truyŒn là làng ViŒt, ngø š là ÇÃt nܧc ViŒt Nam. Nhân vÆt chính trong truyŒn là ông Ba, là hình änh cûa HÒ Chí Minh :
Ông Ba dåt Çi tØ bao gi©, làm gì, ª Çâu, ch£ng ai bi‰t. NgÜ©i làng ViŒt chÌ  thÃy ông Ba b‡ng nhiên xuÃt hiŒn ª làng tØ trܧc ngày NhÆt Çäo chính Pháp.  ..Khi Ãy ông ba Çã bܧc sang tu°i già, nhÜng còn tráng kiŒn l¡m.! Gi†ng nói cûa ông hÖi lÖ l§ Xå phang ho¥c mán, Th° . ( 68)

Phùng Cung nói đúng, Xạ phang, Mán, Thổ cũng là dân vùng gần Quảng Đông, là giống người Hẹ, người Khách gia...

 Tuy nhiên bàn về việc này cũng không chính xác vì người ta đi biệt xứ lâu năm thì giọng nói có khác. Bảo rằng giọng ông Hồ đúng giọng Nghệ An thì e không đúng. Ông chỉ nói lơ lớ Nghệ An.
Hơn nữa, cái giọng của HCM trong các băng có thể là do các tài tử đóng, dù có giống giọng của "bác", cũng không phải giọng Nghệ An.

3. Bùi Tín nói rằng ông Hồ là người Nghệ an, là Nguyễn Sinh Cung cho nên đã nhận đúng đường  đi lối vào nhà! Ông làm đến đại tá lại "ngây thơ cụ" như thế sao?  Chuyện này dễ ợt. Ban ngày hay ban đêm, "bác Đài Loan " cải trang đi theo hướng dẫn của thủ hạ, một hai lần là nhớ ngay!

Và tiếng nói cũng vậy, luyện tập vài năm là được. Không đúng 90% thì cũng được 60%  là đủ xài. Có phải thiên hạ đều là mật thám đâu mà sợ họ phát giác!Chúng ta há không nghe cô Ỷ Lan người Anh nói giọng Huế sao? Và biết bao ca sĩ ngoại quốc hát tiếng Việt, ca vọng cổ?

(4). Nếu ông Đài Loan sửa mặt mũi, tóc tai, có đủ các vết thẹo, và thuộc lòng các chuyện thời trẻ, các nhân vật trong gia đình thì không có gì lạ lùng trong thế giới trinh thám. Người ta sưu tra rồi cho gián điệp học thuộc lòng là xong ngay. Có gì đâu trò trẻ con đó mà ca tụng thần thánh!



Không biết Bùi Tín ngây thơ hay giả ngây thơ?Nếu ông ngây thơ thì làm sao tồn tại trong chế độ cộng sản mà lên hàm đại tá ư?Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Kinh nghiệm đời của ông tất phải phong phú trong khu rừng ma quỷ cùng bao sự đời khôn dại.Như vậy lý luận của ông là không thật với người ông. Thứ hai, lý luận và dẫn chứng chỉ là tưởng tượng, là gian dối, cốt để biện hộ qua loa để lập thành tích bảo vệ uy tín lãnh tụ. Ông bảo Hồ Tuấn Hùng dối trá nhưng chính ông mới là dối trá theo truyền thống dối trá của tập đoàn cộng sản.Thứ ba là lý luận và dẫn chứng của ông là trái với xã hội. Không lẽ ông theo cộng sản lâu năm nên đã  bị "vô sản hóa' , đánh mất truyền thống gia phong Bùi tộc và dân tộc Việt Nam. Thông thường khi nhỏ, cha mẹ, anh chị gọi em là thằng con , nhưng khi con em khôn lớn, trừ khi tức giận, không ai gọi con em là thằng con. Cha mẹ gọi tôn là anh chị, còn anh chị em cũng gọi tôn là chú, bác, cậu cô chứ không bao giò gọi bằng thằng dù là dân quê thất học. Như xem đây đoạn đối thoại trong "Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma" của Nguyễn Khắc Trường:
Vợ con Thủ đang nấu cơm, thấy Hàm, đều chào lễ phép:
- Bác sang chơi ạ
Hàm chỉ khẽ ờ, rồi tập tễnh bước lên nhà trên. Dù là anh em ruột, Hàm cũng giữ lề luật không bao giờ vào nhà bếp. Không nói giỗ tết, ngay ngày thường anh em giúp nhau làm gì, đến bữa cũng chỉ có đàn ông ngồi với nhau ở nhà trên.
- Bác ở đây chơi, em nấu cơm bác - Vợ Thủ người sồ sề, mặt rỗ hoa chứ không được mỏng mày hay hạt như bà Son, nhưng được cái sởi lởi, lên nhà mời.
Ông Hàm xua tay:
- Thôi tôi gặp chú ấy một tý, rồi về ngay có việc.
(ch.4)
Đoạn văn trên là của con người XHCN viết về thời đạiXHCN chứ không phải thực dân phong kiến, nó mang tính chất truyền thống văn hóa dân tộc mặc dầu có thời theo lệnh đảng con gọi cha bằng thằng... "thằng địa chủ" và con xưng" ông" cũng tác phẩm trên:
Đến lượt mình, Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:
- Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?
Ông bố đã trả lời thế này:
- Dạ thưa tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông!
Đồng chí Hùng Cường đang ngồi bàn chủ tọa phủ chiếc chăn hoa, liền đập bàn đánh rình, đứng dậy:
- Địa chủ Đại không được ăn nói xỏ xiên! Đây chính là bản chất ngoan cố của giai cấp bóc lột.(Ch.1)
 Bùi Tín viết :Bà Thanh còn nhìn hai tai ông, mũi và cằm ông, nói: "đúng là tai, mũi và cằm của thằng Coong thời trẻ". Thông thường, buổi tái ngộ, hoặc sơ ngộ, không ai nói thế đâu!  Nếu hai cha con đi với nhau, người ta sẽ bảo:" Thằng bé giống tai, mắt bố nó quá"! Không ai nói ông già tai mắt mũi miệng giống lúc trẻ vì đó là điều tất nhiên, trừ ra khi có sửa đổi dung mạo.  Bà Thanh nói như vậy là khi có ai đó gặp HCM và nói rằng ông Hồ không giống Nguyễn Tất Thành khi trẻ, thì bà Thanh vì tin tưởng ,vì bị lừa mà nói vậy.
 Điều này cho thấy Bùi Tín đã sai lầm khi viết đối thọai của bà Thanh. HCM lúc này trên 50, lại là chủ tịch nước, sao bà Thanh dám gọi là "thằng Coong"?

Bác sĩ Trần Văn Tích đã góp ý với Bùi Tín như sau:
Trong khi vấn đề ông Hồ Chí Minh vốn người Nghệ An là một sự kiện lịch sử thì các chuyện do ông Bùi Tín nêu ra lại thuộc loại dật sự. Dật sự thường là chuyện kể gọn gàng về một sự kiện thú vị, lạ lùng, có ý nghĩa, ít người biết. Dật sự có thể mang tính chân lý lịch sử nhiều hay ít. Vua Lê khởi nghĩa đánh quân Minh là một sự kiện lịch sử......Tuy nhiên, cố gắng nói lên “tiếng nói ngay thật”, tôi xin thành thực nhận rằng tôi tiếp thu các dật sự do Vũ Phương Đề, Đoàn Thị Điểm kể một cách trung tính trong khi các dật sự do Trần Dân Tiên, Trần Huy Liệu, Đặng Xuân Trừng kể thì tôi tiếp thu một cách âm tính. Các dật sự do ông Bùi Tín kể cũng được bộ não tôi ghi nhận theo cách thứ hai. Tôi rất tiếc, nhưng biết sao hơn, “rằng quen mất nết đi rồi“. Tuy nhiên nay được đọc dật sự về chuyện hai tai, hai mắt và cằm của chú bé hồi nhỏ tên Coong với nhiều chi tiết mới thì tôi chuyển sang tin dật sự liên hệ hơn trước chút chút. Nhưng chuyện ông Hồ nói tiếng Nghệ An theo đúng thổ âm Nam Đàn thì tôi lại vẫn chưa có thể tin ông Bùi Tín nhiều hơn. Với những thủ đoạn độc đáo của các cơ quan phản gián, khi có được một thời gian dài hằng chục năm, kế hoạch đào tạo ra một người nói đặc giọng Nghệ An không phải là bất khả thi. Nếu người Tàu bắt cóc vài ba thanh niên thanh nữ Thanh Chương Nam Đàn rồi đem về cho “tam cùng” với nhân vật được chỉ định đóng vai ông Hồ thì người lên ngôi Chủ tịch nước Việt Nam sau này có thể nói đặc giọng Nghệ An lắm. Cựu Thủ tướng nước Đức Gerhard Schröder có người chị họ tên Renate G. sinh sống trong vùng Đông Đức cũ và được cơ quan Stasi (Mật vụ Đông Đức) tuyển làm nhân viên Toán 26, Ban 5, qui tụ mười bốn điệp viên. Chỉ cần hai năm, Stasi rèn luyện chu đáo, huấn nghệ kỹ lưỡng để bà trở thành một mật báo viên đắc lực nói lưu loát tiếng Anh đúng giọng Oxford của giới ngoại giao. Phản gián Bắc Hàn từng bắt cóc nhiều người Nhật Bản để các điệp viên của họ thực tập sống theo cách Nhật (HCM, XIX)
 Tiếp theo, Bùi Tín viết như sau:
 Để cố tô vẽ một điều hoang tưởng thành sự thật, nhà xuất bản Đài loan khoe rằng tác giả là nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh(!), có 30 năm là giáo sư ở Khoa sử Đại học Quốc gia Đài loan, người cùng dân tộc Miêu Lật với ông Hồ Tập Chương ( là ông Hồ giả), đã nghiên cứu kỹ các hồ sơ của Anh, Nhật, Trung hoa, Việt nam trong nhiều năm trời...

Họ làm như thế để làm gì ?  Để bán sách? Một giả thuyết nữa, hay là những người có tư tưởng bành trướng Đại Hán bên Tàu muốn chuẩn bị tư tưởng cho dân Việt để - trong một tương lai gần hay xa, Việt nam sẽ "tình nguyện" một cách cưỡng bức thành một tỉnh của Trung quốc, với một lãnh tụ vốn dĩ là một người Trung quốc đặc sệt 100 % chánh hiệu(!
).


 Dù ra ngoại quốc nhiều năm và tỏ ra là con người giác ngộ, sự thật Bùi Tín vẫn mang nhiều ô uế, và  độc hại của cộng sản. Ông cũng như Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, Đinh Đức Thiện khinh miệt trí thức, chê bai bằng cấp và sự học hành nghiên cứu của phe tư bản. 
Cái bệnh vô sản mà kiêu căng đã thấm vào cốt tủy ủa họ từ trước 1945 cho đến nay. Trương Tửu ngày xưa chỉ học tiểu học, học lỏm bỏm Mác Lê, trong khi phê phán Truyện Kiều, đã nói rằng những ai không biết Duy Vật Biện Chứng Pháp là ngu, còn ai biết Duy Vật Biện chứng pháp là thông minh tài giỏi. Kết quả gần cuối đời,ông đã thấy cái tài giỏi của Mác Lê nó áp dụng trực tiếp vào ông. Rồi sau 1975, các đồng chí vĩ đại tuyên bố họ đã tốt nghiệp đại học chống Mỹ, các ông tiến sĩ Âu Mỹ là đồ bỏ. Trên thế giới này, chỉ có giống cộng sản là ưu việt, là trí tuệ đỉnh cao của loài người. Đó là cái tính tự đắc, tự cao mà các cụ ta gọi là "tiểu nhân đăc chí tiếu hi hi". Ngoài ra họ cũng cho họ yêu nước. Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học đều sai lầm, không thông minh và yêu nước bằng họ. Sau 30-4-1975, một số người ra đi theo chương trình HO, các ông Công an và bộ Nội vụ Cộng sản đã nhìn đám sĩ quan
 " ngụy" và gia đình họ bằng cặp mắt khinh bỉ và họ đã ra mặt bậc thầy dạy dỗ đám này lòng yêu nước bằng cách bắt họ nghe bản nhạc " Quê hương là chùm khế ngọt" trước khi lên máy bay!  Kiêu căng nhất là Trần Văn Trà. Thắng miền Nam, Trần Văn Trà cho đó là công lao của ông, và ông thẳng cánh chê bọn trung ương đảng ngu dốt hèn nhát trong đó có các bậc đàn anh của ông như Lê Duẩn, Lê ĐứcThọ. Lãnh tụ của họ, họ còn coi khinh huống hồ tướng tá, bộ trưởng, tiến sĩ miền Nam!  Cái kiêu căng, hợm hĩnh của HCM đã truyền sang con cháu ông gột rửa bao nước biển Đông cũng không sạch. Họ đề cao họ tận mây xanh trong khi vu cáo đối phương bằng trăm ngàn cách. HCM đã vu cáo nhóm đệ tứ Quốc tế ăn tiền của Đức, vu cáo nông dân nghèo là địa chủ bóc lột, vu cáo nhân dân là tay sai thực dân và cho đàn em mặc tình chém giết, Họ vu  Võ Phiến lãnh đạo văn nghệ phản động ở Mỹ, và chúng ta là tay sai của Mỹ, ăn tiền của Mỹ...Nay xem văn Bùi Tín thì cũng thấy "ngựa quen đường cũ", chưa bỏ được truyền thống tâng bốc phe ta và mạ lị vu khống người trái ý mình! Cũng theo thói quen cộng sản, ông vu khống, và mai mỉa  rằng nhà xuất và tác giả là hoang tưởng, vụ lợi (để bán sách), và khoe khoang  rằng tác giả là nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh(!), có 30 năm là giáo sư ở Khoa sử Đại học Quốc gia Đài loan, người cùng dân tộc Miêu Lật với ông Hồ Tập Chương ( là ông Hồ giả), đã nghiên cứu kỹ các hồ sơ của Anh, Nhật, Trung hoa, Việt nam trong nhiều năm trời... (Trong khi đó NAQ, HCM làm bao điều gian dối, họ vẫn ca tụng không tiếc lời. Ai thẳng thắn vạch những sai trái là họ nổi thịnh nộ !)


  Đi xa hơn nữa, ông vu khống Hồ Tuấn Hùng vbà nhà xuất bản làm tay sai cho Đại Hán bành trướng. Chúng ta không nghĩ như vậy. Tác phẩm của Hồ Tuấn Hùng là một tố cáo âm mưu gian xảo của Đệ tam quốc tế, trong đó có Trung Cộng đã tìm những mưu mánh gian xảo để xâm chiếm Việt Nam trong đó có việc  cho một người Miêu Lật đóng vai Nguyễn Ái Quốc để khống chế VIệt Nam và ký các văn kiện bất bình đẳng nhằm giao Việt Nam cho Trung Cộng. Như vậy là Hồ Tuấn Hùng nói lên sự thật lịch sử và chống tư tưởng và âm mưu Đại Hán xâm lược chứ không phải làm tay sai cho Trung Cộng như bao người Việt đã không theo Lê Lợi, Quang Trung mà theo Trần Ich Tắc, Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan..



Hồ Tuấn Hùng đã cho ta biết sự thật về Hồ Chí Minh giả mạo , và thâm kế của Nga Tàu trong âm mưu xâm lược Việt Nam và thế giới. Trong tương lại sẽ có những hồi ký tố cáo HCM giả mạo, và việc dùng  DNA sẽ xác nhận sự thực. Ngày đó sẽ không xa.

____


(1). Hoàng Anh Tuấn. Bác Hồ với Huế .http://bachovoihue.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=6
(2). Wikipedia. Hồ Học Lãm. 
(3). Theo Hoàng Văn Hoan tác giả “Giọt Nước Trong Biển Cả” xuất bản thâp niên 1980, thì suốt thời kỳ hoạt động tại Trung Hoa, Bác đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cụ Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng VN có uy tín lớn tại Trung Hoa Dân Quốc lúc đó.
Bác đây là Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh. theo Nguyễn Văn Chức,
Năm 1927,  chính quyền Trung Hoa Quốc Gia mở chiến dịch lùng bắt cộng sản. Borodin bỏ chạy về Mạc Tư Khoa. Nguyễn Ái Quốc bị  bắt giam.   Nhờ uy tín của cụ Hồ Học Lãm, y đã được phóng thích. Y trốn về Mạc Tư Khoa, và được Mạc Tư Khoa phái sang Hương Cảng, làm việc dưới quyền một tên CS Pháp :  Hilaire Noulens (sách Tầu ghi là Ngưu Lan).  (Nguyễn Văn Chức,HCM,CXXXII)

Ngày 27-10-1953 tôi từ Côn Đảo về Sài Gòn cùng với ông Bùi Văn Phái hơn 60 tuổi, bằng tàu của Hồng Thập tự Quốc tế. ..
Khoảng 20-11-1953 tôi ra đến Khu căn cứ của Thành uỷ Hải Phòng ở huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, được Văn phòng Thành uỷ thu xếp cho ở tại nhà chú Siêu thôn Đồn Xá, Quỳnh Côi. Còn Văn phòng Thành uỷ ở thôn An Phú cách chỗ tôi ở khoảng 1 km. Đón tôi tại trạm giao thông của Thành uỷ tại Quỳnh Côi có đồng chí Vũ Kính, ... Một vài anh em được tha, hoặc vượt ngục ra trước tôi đều phải ở rất xa Thành uỷ. Chỉ có mình tôi được ở gần cơ quan Thành uỷ. Sau khoảng một tuần nghỉ ngơi cho lại sức, tôi bước vào giai đoạn thẩm tra việc bị bắt, bị tù... Thành uỷ lập riêng một tổ thẩm tra do đồng chí Hoàng Mậu, Khu uỷ viên Khu uỷ Tả Ngạn, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng làm tổ trưởng (cựu tù chính trị Côn Đảo thời kì 1930-1936); đồng chí Lê Thành Dương, Phó ban Tổ chức Thành uỷ và đồng chí Đào Luyện, Trưởng phòng chính trị Ti Công an làm uỷ viên. Trong hơn hai tháng thẩm tra, tôi chỉ ở nhà chú Siêu thôn Đồn Xá, trừ 3 ngày phải di chuyển sang Hải Dương vì có tin địch tấn công vào Thái Bình phải tạm lánh sang huyện Ninh Giang, Hải Dương. ( 
ĐOÀN DUY THÀNH * HỒI KÝ  I)
Xông đất nhà Tố Hữu.
(4). Hoàng Văn Chí. Từ Thực Dân Đến Cộng Sản. Phần II, ch.5)



 






 


No comments:

Post a Comment