Sunday, September 30, 2012
THẦN TRINH NỮ
Trước cửa ngôi đền linh thiêng nằm trong quảng trường Durba
Kathmandu thuộc trung tâm thủ đô của đất nước Nepal, dân chúng tụ tập
rất đông và bỗng trở nên nhốn nháo khi ai đó hô lớn: “Nữ thần, nữ thần
xuất hiện”.
Qua ô cửa sổ nhỏ của ngôi đền, một cô
bé gái khoảng chừng 4 tuổi xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ với tóc
vấn cao cùng nhiều trang sức và một con mắt thứ ba được vẽ trên trán vô
cùng huyền bí. Nữ thần có vẻ mặt hơi buồn, thờ ơ đưa mắt nhìn tất cả mọi
người. Toàn thể dân chúng Nepal có mặt tại ngôi đền khi đó vội vàng quỳ
rạp người, thành kính lạy lục và khấn vái.
Nhiệm kì của nữ thần
Đó là một ngày của tháng 10 khi mà người dân Nepal hoan hỉ ăn mừng lễ hội Desain - một trong những lễ hội lớn nhất của vương quốc nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya này. Người dân Nepal háo hức truyền tai nhau về một Kumari - vị thần trinh nữ sống mới của họ, thay thế cho người tiền nhiệm đã bị phế truất do đến tuổi dậy thì. Vị thần trinh nữ mới có tên là Preeti Shakya, mới chỉ lên 4 tuổi.
Sau buổi lễ phong nữ thần diễn ra trong ngôi đền, Preeti Shakya sẽ từ bỏ cuộc sống bình thường của mình để trở thành vị thánh sống của người dân Nepal. Dù là người theo đạo Hindu hay đạo Phật đều sùng kính nữ thần này, coi nàng là cội nguồn cho sự thịnh vượng và hòa bình trên vương quốc.
Trong vòng 8 năm, cho tới tận tuổi dậy thì, Preeti Shakya sẽ được cả người Hindu và tín đồ Phật giáo sùng kính như một vị thánh bảo vệ cho đức vua và toàn thể thần dân của vương quốc Nepal.
Đúng 9 giờ sáng, vị nữ thần mới xuất hiện. Tất cả dân chúng bỗng nhốn nháo khi có ai đó hô lớn: “Nữ thần, nữ thần!”. Trong phút chốc, tất cả người dân quỳ rạp xuống đất và rầm rì khấn vái. Qua ô cửa sổ nhỏ của ngôi đền, nữ thần xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ với tóc vấn cao cùng nhiều trang sức và một con mắt thứ ba được vẽ trên trán vô cùng huyền bí. Nữ thần có vẻ mặt hơi buồn, thờ ơ đưa mắt nhìn tất cả mọi người.
Nhiệm kì của nữ thần
Đó là một ngày của tháng 10 khi mà người dân Nepal hoan hỉ ăn mừng lễ hội Desain - một trong những lễ hội lớn nhất của vương quốc nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya này. Người dân Nepal háo hức truyền tai nhau về một Kumari - vị thần trinh nữ sống mới của họ, thay thế cho người tiền nhiệm đã bị phế truất do đến tuổi dậy thì. Vị thần trinh nữ mới có tên là Preeti Shakya, mới chỉ lên 4 tuổi.
Sau buổi lễ phong nữ thần diễn ra trong ngôi đền, Preeti Shakya sẽ từ bỏ cuộc sống bình thường của mình để trở thành vị thánh sống của người dân Nepal. Dù là người theo đạo Hindu hay đạo Phật đều sùng kính nữ thần này, coi nàng là cội nguồn cho sự thịnh vượng và hòa bình trên vương quốc.
Trong vòng 8 năm, cho tới tận tuổi dậy thì, Preeti Shakya sẽ được cả người Hindu và tín đồ Phật giáo sùng kính như một vị thánh bảo vệ cho đức vua và toàn thể thần dân của vương quốc Nepal.
Đúng 9 giờ sáng, vị nữ thần mới xuất hiện. Tất cả dân chúng bỗng nhốn nháo khi có ai đó hô lớn: “Nữ thần, nữ thần!”. Trong phút chốc, tất cả người dân quỳ rạp xuống đất và rầm rì khấn vái. Qua ô cửa sổ nhỏ của ngôi đền, nữ thần xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ với tóc vấn cao cùng nhiều trang sức và một con mắt thứ ba được vẽ trên trán vô cùng huyền bí. Nữ thần có vẻ mặt hơi buồn, thờ ơ đưa mắt nhìn tất cả mọi người.
Người dân Nepal lúc này mới có cơ hội được diện kiến vị nữ thần trinh nữ mới của vương quốc mình. Nữ thần có một làn da mịn màng, bàn tay nuột nà, đôi mắt trong sáng và hàm răng trắng đều tăm tắp. Tất cả mọi người đều tỏ ra hài lòng với sự lựa chọn của các giáo sĩ hoàng gia về nữ thần mới này. Họ tin rằng Preeti Shakya sẽ mang lại cho họ những may mắn và luồng sinh khí mới trong cuộc sống.
Từ khi bắt đầu cuộc sống của một Kumari, Preeti Shakya sẽ luôn phải mặc trên mình trang phục màu đỏ. Người ta cột chặt tóc cô bé thành búi và vẽ cho em một con mắt thứ ba vào giữa trán. Đây là con mắt xua đuổi tà ma trong đức tin của người Hindu.
Trong thời gian làm nữ thần, Preeti Shakya sẽ sống tách biệt với tất cả mọi người trong cung điện nhỏ của riêng mình với một chế độ sinh hoạt của nữ thần. Trước 7 giờ sáng mỗi ngày, “nữ thần sống” phải trở dậy với sự giúp đỡ của người hầu tiến hành vệ sinh cá nhân và trang điểm, khoác lên người bộ trang phục riêng của mình.
9 giờ sáng hàng ngày, Preeti Shakya phải tới ngai vàng ngồi để dân chúng tới lễ. Ngày nào cũng vậy, cứ vào lúc 12 giờ trưa và 4 giờ chiều, “nữ thần sống” phải mặc quần áo màu đỏ, đầu đội vương miện bằng bạc, đứng nơi cửa sổ để du khách chiêm ngưỡng. Những người dân Nepal quan niệm rằng việc nhìn thấy được nữ thần là một trong những điềm may mắn của họ.
Tục lệ thờ “nữ thần sống” ở Nepal bắt nguồn từ triều đại vua Mara thế kỷ thứ 16, sau đó được triều đại vua Shara kế thừa.
Trong ngày lễ quan trọng, “nữ thần
sống” được trang điểm kĩ lưỡng, khoác lên mình bộ quần áo nữ thần đẹp
nhất và ngồi trên kiệu du hành trên đường phố để dân chúng được chiêm
ngưỡng dung nhan của nữ thần. Mỗi lời nói và cử chỉ của nữ thần, đều
được những tín đồ sùng bái coi là dấu hiệu của sự may mắn, tốt lành.
Vì vậy, ngay khi Preeti Shakya xuất hiện, những người dân sùng bái đều cố gắng để đón lấy những biểu hiện trên gương mặt của nàng. Người dân Nepal quan niệm mỗi biểu hiện trên nét mặt hoặc cử chỉ của Kumari đều được coi là điềm báo. Người gặp được “nữ thần sống” với khuôn mặt lạnh như băng có thể xem là người may mắn bởi lúc này mọi ước nguyện của người đó đã được nữ thần chấp nhận.
Nếu như ai thấy “nữ thần sống” khóc hoặc cười thì vô cùng lo lắng bởi đó là điềm báo của bệnh tật nặng hoặc cái chết. Người dân Nepal cũng tin rằng khi “nữ thần sống” ứa nước mắt là điềm báo có ai đó sắp chết hoặc than phiền về thức ăn nghĩa là có người sắp mất mát về tiền bạc.
Quá trình tuyển chọn khắc nghiệt
Tục lệ thờ “nữ thần sống” ở Nepal bắt nguồn từ triều đại vua Mara thế kỷ thứ 16, sau đó được triều đại vua Shara kế thừa. Tại Nepal, “nữ thần sống” được gọi là “Kamari”, theo tiếng Nepal có nghĩa là thần trinh tiết. “Nữ thần sống” ở Nepal được coi là hiện thân của nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo.
Khắp vương quốc Nepal có khoảng 5 “nữ thần sống” và mỗi Kumari trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân ở đó. Quan trọng nhất và được tôn thờ nhất là “nữ thần Hoàng gia” sống trong ngôi đền ở thủ đô Kathmandu. Chính vì việc tôn thờ “nữ thần sống” đã trở thành một tục lệ thiêng liêng ở nơi đây nên việc tuyển chọn nữ thần cũng phải vô cùng khắt khe và cẩn trọng.
Theo truyền thống, các Kumari được lựa chọn từ những bé gái khoảng 3 - 5 tuổi thuộc dòng tộc Shakya, cùng dòng tộc với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các ứng viên phải có một cơ thể hoàn hảo không có bất cứ một khuyết tật nào, chưa từng bị thương hay chảy máu. Bé gái nào được chọn làm Kumari phải hội tụ đủ một số đặc điểm như: da cổ phải trắng, lưng thẳng không bị gù, lông mày cong và nhỏ, chân thẳng, mắt đen, tóc đen và mượt, tay chân thon dài…
Theo cách gọi của người dân Nepal đó là hội đủ 32 điểm cát tường mới được lọt vào vòng cuối cùng của công cuộc tuyển chọn nữ thần. Ở vòng cuối mới thực sự là những cuộc thử thách rùng rợn. Ngoài tiêu chuẩn về hình thể, muốn trở thành “nữ thần sống” còn phải có những tố chất hơn người như can đảm, không biết sợ và bình tĩnh.
Những ứng viên cho ngôi vị nữ thần lần lượt phải thực hiện những nghi lễ bí mật. Họ bị nhốt một mình trong gian điện rộng lớn của miếu thần, xung quanh tối đen như mực, để đầy đầu trâu máu me be bét, xương sọ người, và một số người mang mặt nạ ma quỷ. Cô bé nào không mảy may sợ hãi sẽ là hoá thân của nữ thần Kumari.
Người ta nói quá trình lựa chọn “nữ thần sống” ở Nepal cũng tương tự như tìm chọn Lạt Ma ở Tây Tạng (Trung Quốc). Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần cũng sẽ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa, phú quý.
Cái giá đắt của ngôi vị nữ thần
Bất cứ cô gái nào trở thành nữ thần đều là diễm phúc đối với cả gia đình và vương quốc. Thế nhưng, bản thân cô bé phải chịu cuộc sống cô đơn lạnh lẽo suốt quãng đời dài còn lại. Sau buổi lễ đăng quang, nữ thần được đưa vào sống biệt lập trong cung điện.
Mỗi ngày, nữ thần sẽ xuất hiện hai lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi cho mọi người chiêm ngưỡng rồi lại lui về thế giới của mình. Cô chỉ có thể rời tòa nhà đó mỗi năm đôi lần trên một cỗ xe ngựa được những người sùng đạo kéo qua những con phố của thủ đô. Cô tuyệt đối không được phép ghé thăm cha mẹ và gia đình.
Các Kumari của Nepal cũng được học tập nhưng không đến trường, không có bạn bè mà giáo viên phải đến nơi ở của “nữ thần sống” để giảng dạy. Nữ thần sống ẩn dật trong cung với một vài bạn chơi cùng được lựa chọn kỹ càng. Một năm cô chỉ được thấy thế giới bên ngoài vài lần khi những người mộ đạo kéo xe chở thần đi khắp thành phố.
Vì vậy, ngay khi Preeti Shakya xuất hiện, những người dân sùng bái đều cố gắng để đón lấy những biểu hiện trên gương mặt của nàng. Người dân Nepal quan niệm mỗi biểu hiện trên nét mặt hoặc cử chỉ của Kumari đều được coi là điềm báo. Người gặp được “nữ thần sống” với khuôn mặt lạnh như băng có thể xem là người may mắn bởi lúc này mọi ước nguyện của người đó đã được nữ thần chấp nhận.
Nếu như ai thấy “nữ thần sống” khóc hoặc cười thì vô cùng lo lắng bởi đó là điềm báo của bệnh tật nặng hoặc cái chết. Người dân Nepal cũng tin rằng khi “nữ thần sống” ứa nước mắt là điềm báo có ai đó sắp chết hoặc than phiền về thức ăn nghĩa là có người sắp mất mát về tiền bạc.
Quá trình tuyển chọn khắc nghiệt
Tục lệ thờ “nữ thần sống” ở Nepal bắt nguồn từ triều đại vua Mara thế kỷ thứ 16, sau đó được triều đại vua Shara kế thừa. Tại Nepal, “nữ thần sống” được gọi là “Kamari”, theo tiếng Nepal có nghĩa là thần trinh tiết. “Nữ thần sống” ở Nepal được coi là hiện thân của nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo.
Khắp vương quốc Nepal có khoảng 5 “nữ thần sống” và mỗi Kumari trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân ở đó. Quan trọng nhất và được tôn thờ nhất là “nữ thần Hoàng gia” sống trong ngôi đền ở thủ đô Kathmandu. Chính vì việc tôn thờ “nữ thần sống” đã trở thành một tục lệ thiêng liêng ở nơi đây nên việc tuyển chọn nữ thần cũng phải vô cùng khắt khe và cẩn trọng.
Theo truyền thống, các Kumari được lựa chọn từ những bé gái khoảng 3 - 5 tuổi thuộc dòng tộc Shakya, cùng dòng tộc với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các ứng viên phải có một cơ thể hoàn hảo không có bất cứ một khuyết tật nào, chưa từng bị thương hay chảy máu. Bé gái nào được chọn làm Kumari phải hội tụ đủ một số đặc điểm như: da cổ phải trắng, lưng thẳng không bị gù, lông mày cong và nhỏ, chân thẳng, mắt đen, tóc đen và mượt, tay chân thon dài…
Theo cách gọi của người dân Nepal đó là hội đủ 32 điểm cát tường mới được lọt vào vòng cuối cùng của công cuộc tuyển chọn nữ thần. Ở vòng cuối mới thực sự là những cuộc thử thách rùng rợn. Ngoài tiêu chuẩn về hình thể, muốn trở thành “nữ thần sống” còn phải có những tố chất hơn người như can đảm, không biết sợ và bình tĩnh.
Những ứng viên cho ngôi vị nữ thần lần lượt phải thực hiện những nghi lễ bí mật. Họ bị nhốt một mình trong gian điện rộng lớn của miếu thần, xung quanh tối đen như mực, để đầy đầu trâu máu me be bét, xương sọ người, và một số người mang mặt nạ ma quỷ. Cô bé nào không mảy may sợ hãi sẽ là hoá thân của nữ thần Kumari.
Người ta nói quá trình lựa chọn “nữ thần sống” ở Nepal cũng tương tự như tìm chọn Lạt Ma ở Tây Tạng (Trung Quốc). Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần cũng sẽ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa, phú quý.
Cái giá đắt của ngôi vị nữ thần
Bất cứ cô gái nào trở thành nữ thần đều là diễm phúc đối với cả gia đình và vương quốc. Thế nhưng, bản thân cô bé phải chịu cuộc sống cô đơn lạnh lẽo suốt quãng đời dài còn lại. Sau buổi lễ đăng quang, nữ thần được đưa vào sống biệt lập trong cung điện.
Mỗi ngày, nữ thần sẽ xuất hiện hai lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi cho mọi người chiêm ngưỡng rồi lại lui về thế giới của mình. Cô chỉ có thể rời tòa nhà đó mỗi năm đôi lần trên một cỗ xe ngựa được những người sùng đạo kéo qua những con phố của thủ đô. Cô tuyệt đối không được phép ghé thăm cha mẹ và gia đình.
Các Kumari của Nepal cũng được học tập nhưng không đến trường, không có bạn bè mà giáo viên phải đến nơi ở của “nữ thần sống” để giảng dạy. Nữ thần sống ẩn dật trong cung với một vài bạn chơi cùng được lựa chọn kỹ càng. Một năm cô chỉ được thấy thế giới bên ngoài vài lần khi những người mộ đạo kéo xe chở thần đi khắp thành phố.
Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần cũng sẽ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa, phú quý.
Tuy
nhiên, cuộc sống khi làm nữ thần vẫn chưa phải là ác mộng so với khi
nhiệm kì của nữ thần kết thúc. Một Kumari sẽ bị thay thế khi đến tuổi
dậy thì hoặc phạm phải những quy định cấm của một nữ thần trinh nữ. Sau
khi rời bỏ cuộc sống nữ thần, trở về là người bình thường, các cô gái
thường phải đối diện với một cú sốc lớn.
Một “cựu nữ thần” tên là Rashmila Shakya đã kể lại sự choáng váng của mình khi trở lại đời sống thực. Khi bắt đầu có kinh nguyệt, Rashmila mất đi ngôi vị thần thánh của mình và trở về ngôi nhà nhỏ xây bằng gạch và bùn của gia đình trong một ngõ hẻm ở vùng phụ cận nghèo khó của Kathmandu. Từ đó, cựu tiểu thần nữ không biết đọc, biết viết phải bắt đầu xây dựng lại cuộc đời của mình từ con số không.
Tàn khốc nhất đối với những cựu “nữ thần sống” đó là tin đồn độc địa được lưu truyền trong dân chúng: Nếu người đàn ông nào kết hôn với một cựu “nữ thần sống” thì sẽ bị hộc máu chết chỉ trong vòng 6 tháng.
Đây chính là lí do khiến cho những cô gái sau khi từ bỏ ngôi vị nữ thần đều phải chấp nhận một cuộc sống tình duyên vô cùng khắc nghiệt. Giống nhiều cựu nữ thần khác, cô vẫn chưa lấy chồng bởi phần lớn đàn ông đều lo sợ rằng họ sẽ phải chết yểu khi lấy những cô gái này. Tất nhiên, đó chỉ là những quan niệm vô cùng lạc hậu. Theo thời gian, có nhiều “nữ thần sống” cũng đã dũng cảm “bước qua lời nguyền”.
Shira Suga - cựu “nữ thần sống” - đã kết hôn với một công nhân ngành xây dựng từ năm 15 tuổi, và họ đã sống với nhau vô cùng hạnh phúc cho tới hơn 90 tuổi. Chính phủ Nepal cũng đã đưa ra những chính sách trợ cấp cho các cựu “nữ thần sống”, phần nào an ủi cuộc sống của họ sau khi trút bỏ lớp áo thánh thần.
Một “cựu nữ thần” tên là Rashmila Shakya đã kể lại sự choáng váng của mình khi trở lại đời sống thực. Khi bắt đầu có kinh nguyệt, Rashmila mất đi ngôi vị thần thánh của mình và trở về ngôi nhà nhỏ xây bằng gạch và bùn của gia đình trong một ngõ hẻm ở vùng phụ cận nghèo khó của Kathmandu. Từ đó, cựu tiểu thần nữ không biết đọc, biết viết phải bắt đầu xây dựng lại cuộc đời của mình từ con số không.
Tàn khốc nhất đối với những cựu “nữ thần sống” đó là tin đồn độc địa được lưu truyền trong dân chúng: Nếu người đàn ông nào kết hôn với một cựu “nữ thần sống” thì sẽ bị hộc máu chết chỉ trong vòng 6 tháng.
Đây chính là lí do khiến cho những cô gái sau khi từ bỏ ngôi vị nữ thần đều phải chấp nhận một cuộc sống tình duyên vô cùng khắc nghiệt. Giống nhiều cựu nữ thần khác, cô vẫn chưa lấy chồng bởi phần lớn đàn ông đều lo sợ rằng họ sẽ phải chết yểu khi lấy những cô gái này. Tất nhiên, đó chỉ là những quan niệm vô cùng lạc hậu. Theo thời gian, có nhiều “nữ thần sống” cũng đã dũng cảm “bước qua lời nguyền”.
Shira Suga - cựu “nữ thần sống” - đã kết hôn với một công nhân ngành xây dựng từ năm 15 tuổi, và họ đã sống với nhau vô cùng hạnh phúc cho tới hơn 90 tuổi. Chính phủ Nepal cũng đã đưa ra những chính sách trợ cấp cho các cựu “nữ thần sống”, phần nào an ủi cuộc sống của họ sau khi trút bỏ lớp áo thánh thần.
Saturday, September 29, 2012
THƠ TRẦN HỒNG CHÂU * ÁO BIẾC MÙA XƯA
ÁO BIẾC MÙA XƯA
Lạc bước phiếm du mùa lửa đỏ
Cố đô ly loạn khói mờ say.
Ai đi chợp chờn trong nắng biếc
Mái nhạt đền xưa ẩn bóng mây
Hàng lang rêu phủ sầu hoa sứ
Áo vân phong gấm nhớ kinh thành.
Mắt biếc hồn trao môi thần động
Ý thu khắc khỏải mộng khôn đành.
Ai về ngất ngưỡng hương men đắng
Tám hướng cửa ô say mềm say
Ngõ về gác trọ nửa vầng trăng
Lung linh gió biếc gơn ưu phiền.
Ai về mờ nhạt mơ Tình sử
Chơi vơi lửa sáp vờn yêu nữ
Điệu biếc hồn trinh thơ nở muộn
Trăng đêm ôm mộng trắng da ngà
Một góc thế kỷ nhiều nhung nhớ
Áo biếc mùa xưa sương khói phủ
Bến mê tiềm thức vẫn về chơi.
Liêu trai mộng biếc xa vời
Thiên thu nửa gối đất trời phút giây
Friday, September 28, 2012
NGUYỄN THIÊN THỤ * ẢNH HƯỞNG ÂU MỸ
ẢNH HƯỞNG ÂU MỸ
trong văn học MIỀN NAM(1954-1975)
Nguyễn Thiên- Thụ
Trước 1945, các văn nhân thi sĩ Việt Nam đã học trường Pháp, đọc văn chương Pháp, và nhờ ảnh hưởng của các văn thi sĩ và triết gia Pháp như Rimbaud, Verlaine, Lamartine, Voltaire, Montesquieu. . . mà người Việt Nam đã xây dựng được một nền tư tưởng, và văn học nghệ thuật mới. Lại nữa, cũng nhờ báo chí thời tiền chiến như Gia Định báo, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong tạp chi ra sức cổ võ, ảnh hưởng của văn học Tây phương càng thêm mạnh mẽ trong tinh thần người Việt.
Sau cách mạng tháng tám, ảnh hưởng đó kém đi vì cuộc chiến tranh Pháp Việt dang lan tràn khắp nơi. Tinh thần bài ngoại dâng cao tại các chiến khu Việt Minh, đến nỗi người ta bãi bỏ việc học tiếng Anh, tiếng Pháp. Hội nghị Genève 1954 đã kết thúc chiến tranh Pháp Việt, và mở ra những viễn tượng mới. Trong khi miền Bắc theo chủ nghĩa Mac Lê, chịu ảnh hưởng Nga Tàu thì miền Nam đi theo một chiều hướng khác. Lúc này ảnh hưởng Tây phương mạnh mẽ tại miền Nam vì miền Nam có tinh thần cởi mở, rộng đón tư tưởng mười phương tám hướng để làm giàu cho văn học và nghệ thuật nước nhà.
Công cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã đưa hơn nửa triệu nguời từ bắc vào Nam, trong đó có những tinh hoa của dân tộc trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật như Nhất Linh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Si Giác, Thẩm Quỳnh, Nghiêm Toản, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Tuyên, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, Nguyễn Sĩ Tế, Phạm Duy, Thái Thanh, Hồ Điệp. . . Sau khi cuộc di cư đã ổn định, đại học Việt Nam được hình thành tại Sài gòn, sau mở rộng đến Đại học Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo. .. Chính tại các đại học này đã trở thành những trung tâm văn hóa cho đất nuớc. Và đây chính là nơi thu hút các du học sinh Việt Nam tại ngoại quốc trở về phục vụ. Một lực lượng đông đảo đáng kể đã trở thành những giáo sư đại học, những nhà nghiên cứu và những thi văn sĩ như Bùi Xuân Bào, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Đình Hòa, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lãng, Lê Văn Diệm, Lê Văn, Lê Tuyên, Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Cao Hách, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc. . . Đại Học Sài gòn thành lập trước các đại học khác nhưng không có đuợc một tinh thần năng nổ như đại học Huế đã tích cực trong nhiệm vụ văn hóa và giáo dục như đã thành lập tạp chí Đại Học và nhà xuất bản Đại Học, và chính nơi đây đã trở thành trung tâm truyền bá văn hóa, nhất là văn học tây phương.
Chính trong thập niên 1960, nhiều tạp chí có giá trị đã xuất hiện, đã dày công giới thiệu, trình bày tư tư tưởng tây phương như Sáng tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ XX, Đại Học, Vạn Hạnh, Văn Hóa Nguyệt San, Văn Hóa Á Châu, Bách Khoa. . . Ngoài ra, những sách thuộc loại biên khảo, dịch thuật về triết học Tây phương như các tác phẩm của Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đĩnh, Đặng Phùng Quân, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nghiêm Xuân Hồng. . cũng đã xuất hiện trong các nhà sách và thư viện. Dù bang giao Việt Pháp căng thẳng, thư viện Pháp vẫn đông người lui tới, du học sinh Việt Nam vẫn sang Pháp du học, và sách báo Pháp Mỹ vẫn được chuyên chở qua Việt Nam. Chính trong môi trường văn hóa cởi mở, tự do và nhân bản này, tư tưởng Tây phương đã được trình bày và giới thiệu cho các tầng lớp độc giả Việt Nam nhất là các sinh viên, học sinh và văn nghệ sĩ. Tây phương đối với những văn nghệ sĩ quốc gia là một nguồn cảm hứng mới, một chân trởi mới có thể đem lại nhiều lợi ích cho văn học, nghệ thuật Việt Nam. Trên Sáng Tao, trong bài Chúng ta hình thành văn nghệ mới, Trần Thanh Hiệp viết:
Ngoài bản ngã dân tộc, người văn nghệ còn sống tham dự vào bản ngã phổ biến. Tiếp nối truyền thống văn nghệ dân tộc không thôi chưa đủ. Còn phải tiếp nhận cái diễn tiến của văn nghệ ngoại dân tộc, trong trường hợp này tôi muốn chỉ nói riêng đến văn nghệ Tây phương. Nhờ sự tiếp cận này, người văn nghệ phóng mình ra nhiều chân trời mớI lạ. Văn nghệ Tây phương phong phú về thể nghiệm, về biến thái. Con người trong đó được trình bày qua khắp các khía cạnh. . . . Nhưng có lẽ bổ ích nhất cho chúng ta là sự bổ túc của văn nghệ Tây phương hiện kim, đánh dấu một chuyển hướng lớn (ST 21, 6-1958, 13).
Ở đây, tôi xin giới thiệu ảnh hưởng tây phương trong hai lãnh vực tư tưởng, và văn học.
I. tư tưởng
Tại miền Nam, người đọc và nghiên cứu đã chú trọng các trào lưu tư tưởng tây phương và các triết gia tây phương như Husserl, Kant, Heidegger, Hégel và cả Marx nữa. Các tạp chí như Đại Học (Huế), Tư Tưởng (Vạn Hạnh), Sáng Tạo đã là những nguồn thông tin và truyền bá tư tưởng tây phương:
Thân Văn Tường. Karl Jasper hay là thảm trạng của trí thức trong thân
phận con người. Đại Học 3, 7-1961.
Lê Tôn Nghiêm. Siêu hình học đi đến đâu? Đại Học 2, 4-1962.
Trần Thái Đỉnh. Bước tiến của khoa tâm lý học. Đại Học 2, 4-1962.
Trần Thái Đỉnh . Heidegger và bản chất thi ca của, Đại Học 33, 6-1963.
Trần Thái Đỉnh và Trịnh Hùng dịch . Triết học như một khoa học đích xác.
Đại Học 33, 6-1963
Dung Đạo . Hài hước trong tư tưởng Socrate . Đại Học 33, thángf 6-1963
Nguyễn Văn Trung. Triết học và lịch sử triết học, Đại Học 2, 4-1962.
Ngô Trọng Anh. Đẳng thời Lévi- Strauss. Vạn Hạnh 6. 11-1969.
Phạm Công Thiện. Sự thất bại của Cơ Câu Luận. Vạn Hạnh, 6. 11-1969.
Tuệ Sĩ. Cơ Cấu Ngôn Ngữ của Michel Foucault. Vạn Hạnh 6. 11-1969
Thích Nguyên Tánh. Việc giải thích Cơ Cấu và con đường tư tưởng Việt Nam.
Vạn Hạnh 6, 11-1969.
Nguyễn Sĩ Tế. Chủ thuyết siêu thực. Sáng Tạo. 19, 4-1958.
Nguyên Sa. Triết học của Kant. Sáng tạo 11, 8-1957
Nguyên Sa. Con người trong triết học hiện đại. Sáng Tạo 19. 4-1958.
Ngoài ra lúc này các sách biên khảo và dịch thuật về triết học tây phương cũng nhiều hơn giai đoạn trước:
Bùi Giáng. Tư Tưởng Hiện Đại. (1962)
___________ Heidegger va Tư Tưởng HIện Đại (1963)
Albert Camus. Ngộ Nhận. Bùi Giáng dịch. Võ Tánh, Saigon, 1967.
Albert Camus. Con ngườI Phản Kháng, Bùi Giáng.dịch. Võ Tánh, Saigon, 1968.
Cao Văn Luận. Tâm Lý Học ( 1958).
____________ Luận Lý Học và Siêu Hình Học (1958).
____________ Đạo Đức Học ( 1959)
____________ Henry Bergson (1961)
Danh Từ Triết Học ( 1969)
Đặng Phùng Quân. Hiện Hữu Tha Nhân với Gabriel Marcel.
Đêm Trắng, SG, 1969.
____________ Triết Học và Khoa Học. Lửa Thiêng. 1972.
_____________ Chân Dung Triết Gia, Lửa Thiêng. SG, 1973.
_____________ Triết Học và Văn Chương. Lửa Thiêng. SG, 1974.
Nguyên Sa. Descartes Nhìn Từ Phương Đông. Trình Bày, SG.
____________ Quan Điểm Văn Học và Triết Học (1960).
Trần Thái Đỉnh, Triết Học Nhập Môn. Ra Khơi. SG, 1961.
____________ Hiện Tượng Học là Gì?.THờI Mới. 1969,
____________ Triết Học Kant. Nam Chi, 1969.
____________ Biện Chứng Pháp Là Gì? Thời Mới, 1969.
Trần Đỗ Dũng. Descartes. Lửa Thiêng. SG. 1974.
Trong số các trào lưu tư tưởng tây phương kể trên, các giáo sư, sinh viên, học sinh, nhà văn, nhà thơ và thanh niên nam nữ đã chú ý nhiều đến Cơ Cãu Luận, Triết thuyết Nhân Vị và tư tưởng Hiện Sinh của Pháp. Tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh đã ra số 6 (11-1969 ) đặc biệt về Cơ Cãu Luận, Đaị Học (huế) số 18 (tháng 11-1960) có chuyên đề về trào lưu Hiện Sinh, và nhóm của ông Ngô Đình Nhu đã đặt cơ sở của họ trên thuyết Nhân Vị ( Personalism) của E. Mounier để lập ra đảng Cần Lao với thuyết Nhân Vị. Nhưng mặn mà, sôi nổi nhất là triết thuyết hiện sinh đã đi vào đại học và phát triển trong văn học, nghệ thuật miền Nam. Do đó, trên báo chí và sách xuất hiện nhiều đề tài về phái hiện sinh.
Tạp chí:
R.P.Rietsch. Le Message interrompu d’ Albert Camus. Đại Học 14, 3-1960.
Albert Camus. Người khách trọ. Đại Học 14, 3-1960.
Nguyễn Khắc Hoạch. Những nẻo đường mới trong rừng văn nghệ hiện đại.
Đại Học 11, 9-1959.
Nguyễn Khăc Hoạch. Albert Camus trong lòng thế kỷ XX. Diễn văn đọc ngày 6-3-1960 taị thính đường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, đã đăng trong Văn Hóa Á Châu, tập III, loại mới số 1,tháng 4-1960.
Nguyễn Nam Châu. Những niềm xao xuyến và hy vọng trong con người.
Đại Học 11, 9-1959.
Quang Ninh. Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh. Sáng Tạo, Xuân kỷ hợi, 1959
Sách :
Trần Thái Đỉnh. Triết học Hiện Sinh. Thời Mới, Saigon, 1967.
Hoàng Vũ. ( dich) .Dịch Hạch của A. Camus. Thời Mới. Saigon, 1965.
Tam Ich. Sartre và Heidegger trên thảm xanh. Hồng Đức, SG, 1968.
Trúc Thiên. Đường Vào Hiện Sinh. An Tiêm, 1969.
Lê Thành Trị. Hiện Tượng Luận về Hiện Sinh. Phủ QVK, SG, 1969.
Triết thuyết hiện sinh còn đưọc gọi là Existenzphilosophie. Trong triết học, chữ exist và existence chỉ một sự vật hoạt động hơn là thụ động. Gốc Latin ex , out+sistere (stand). Existentialism nghĩa là tồn tại, hiện hữu. Triết lý này đặt cái nhìn vào điều kiện và hiện hữu của con người, vị trí và chức năng của nó trong thế giới, và mối liên hệ của nó với Thượng Đế. Hiện sinh là một trào lưu triết học nhấn mạnh vào hiện hữu của cá nhân. Con người hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Kierkegaard (1813-55) trong các sách của ông như Fear and Trembling(1843), The Concept of Death (1844) và Sickness Unto Death (1948), cho rằng con người chỉ có tự do khi nó ở trong Thượng Đế. Qua Thượng Đế và trong Thượng Đế con người mới tìm thấy bình an trong tâm hồn, thoát mọi ưu tư và bất mãn. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn ở đầu thế kỷ XX. Các triết gia như Heidegger và Jaspers ( Đức) sau này lại trở thành những triết gia hiện sinh vô thần. Điểm đặc biệt của vô thần hiện sinh là đi ngược lại triết lý truyền thống khi cho rằng hiện sinh ( existence) đi trước bản chất ( essence). Họ lý luận rằng trong khi hiện hữu, con người làm cái này, cái kia, và do cái tự do làm cái này hay cái kia mà tạo bản chất cho hiện hữu.
Jean Paul Sartre ( 1905-1980), trong tiểu thuyết, kịch và triết học đã quan niệm rằng con người sinh ra từ một loại Hư Vô ( le néant), bùn lầy (le visqueux). Con người có quyền tự do ở trong đám bùn lấy, và sống một hiện hữu thụ động, trong bán ý thức, và ít khi ý thức được mình. Tuy nhiên nó có thể ra khỏi chủ thể, ra khỏi tình trạng thụ động và trở thành ý thức đuợc mình. Trong trường hợp này, con người sẽ hiểu được những hành động phi lý trước kia và cảm thấy thất vọng. Ý thức này lôi con người ra khỏi đám bùn nhơ và lúc đó con người bắt đầu hiện hữu. Khi con người biết lựa chọn tức là đã làm cho hiện hữu và vũ trụ có ý nghĩa. Đó là hoàn cảnh của người hầu bàn trong L’Etre et le Néant . Trong Chambers, Sartre nói rằng ‘ Hiện hữu có trước bản thể.. .Không có Thượng Đế, con người phải tin vào ý chí kiên cường của mình và sưc mạnh nội tâm.
Trong quyển L’Existentialisme est un humanisme (1946), Sartre cho rằng con người dùng ý chí vượt lên trên hoàn cảnh thụ động tức là đã dấn thân ( engagé), chính vì dấn thân, con người sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội hay chính trị. Chính vì tham dự này mà con ngưòi tạo ra một cơ cấu và một lý do cho hiện hữu của nó, và nhờ vậy mà con người hợp nhất với xã hội.
Cùng với Sartre, còn có Albert Camus, Simone de Bauvoir là những triết gia hiện sinh nổi tiếng.
Sau đây là những điểm chính của triết lý hiện sinh ở trong tiểu thuyết, kịch và triết học:
-Chú trọng cá nhân
-Chỉ trích xã hội mà chủ dích là tìm một hiện hữu thích hợp cho cá nhân.
-Nhấn mạnh tự do và quyền lựa chọn
-Chống thuyết Hégel. Hiện hữu con người không thể bị lý trí, khách quan và hệ thống ràng buộc. Hiện hữu con người phải bao gồm cảm xúc, tham muốn, và chủ quan.
-Chú trọng đến cái chết và và vai trò của con người trong đời sống.
-Đề cao hoạt động và bất toàn trái với tĩnh lặng và hoàn hảo.
Trên đây là những khía cạnh tích cực của tư tưởng Hiện sinh. Song người đời lại khai thác những khía cạnh tiêu cực trong lý luận của J. Paul Satre:
-Con người sinh ra từ Hư Không và Bùn Lầy mà không chú trọng lời ông cho rằng con người có thể dùng ý chí thoát ra vũng lầy, dấn thân vào đời sống để hòa đồng với xã hội.
-Con người cô đơn , bị bỏ rơi và sợ hãi trong một thế giới mà nó không tạo nên. Cuộc đời như vậy là phi lý.
-Cuộc đời là bất hạnh vô ý thức, là tham vọng vô ích
-Cuộc đời là buồn nôn ( La Nausée)
-Địa ngục là tha nhân ( L’ Enfer, c’est les autres: Hell is other people)
Những tiểu thuyết và luận thuyết của Albert Camus (1913-1960) cũng trở thành những ngôn ngữ hiện sinh: người khách lạ ( L’Etranger, 1941), nổi loạn ( L’Homme Révolté, 1951).
Thanh niên, hoc sinh, sinh viên và các văn nghệ sĩ Việt Nam thường thiên về những ý tưởng tiêu cực trong tư tưởng hiện sinh., và tư tưởng này được thể hiện trong ngôn ngữ cùng thi ca, tiểu thuyết thời kỳ này. Ảnh hưởng đó đôi khi biểu lộ rõ rệt như nhan đề quyển sách về thời cuộc’’ Những Năm Tháng Buồn Nôn’’ của một dân biểu quốc hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều khi ảnh hưởng hiện sinh chỉ là thấp thoáng. Thí dụ một đoạn sau đây trong bài thơ Đòi sống của Thạch Chương trích từ Sáng Tạo số 21, tháng 6-1958:
Tôi đòi một khí hậu thiên nhiên,
Để dễ bề trưởng thành hồn nhiên.
Và tôi nhất định từ chối
Những công thức, những phương trình giả dối.. .
Đứng về quan điểm hiện sinh, đoạn thơ này mang ý thức phản kháng.
Một thí dụ khác. Bài thơ 1954-1961 của Vương Tân, đang trong Văn Nghệ 6, tháng 7-1961:
Quay về bên phải
Súng dí sau lưng
Tôi nghe lời quát
Khi tuổi hai mươi.
. . . . . . .
Chúng nó cầm dao
Đâm vào trái tim.
Và nhìn máu chảy
Sự sống dâng lên
Trong nghìn huyết quãn
Trên vạn cánh tay
. . . . . . .
Lúa ruộng tao vừa chín
Cây vườn đang trổ bông
Sao chúng mày chia bán
Hỡi lũ quỷ cầm dao. . .
Bài này cũng mang ý thức phản kháng chiến tranh, phản kháng một xã hội bất công phi lý, trong đó tha nhân là địa ngục, tha nhân là kẻ sát nhân!
Thực ra ý thức cô đơn, ý thức phản kháng, và tư tưởng yếm thế đã có từ lâu trong văn chương Việt Nam . Bài thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ đã tiềm ẩn ý thức cô đơn, ý thức phản kháng- phản kháng thượng đế, phản kháng số phận, phản kháng xã hội - và cũng có ý thức dấn thân:
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai hay chịu rét thì trèo với thông!
Sở dĩ tư tưởng hiện sinh được quần chúng ưa thích vì những ý niệm của trường phái này đã có sẵn trong tinh thần người Việt Nam, và nhất là nó phù hợp với tâm trạng của dân Việt Nam trong thời điểm chiến tranh giai dẳng, khốc liệt, biết bao người phải tù tội hoặc bị chém giết một cách phi lý, bao hạnh phúc tan vỡ, và bao mái nhà điêu tàn giống như dân Pháp trong đệ nhị thế chiến . Tinh thần ‘’hiện sinh’’ được thể hiện trong một số thi ca và tiểu thuyết thời kỳ này. Một số văn nhân thi sĩ đã khéo léo áp dụng, nhưng một số lại dùng tư tưởng hiện sinh như là một trang phục thời thượng, hoặc ngã theo khuynh hướng tiêu cực, than khóc, rên rỉ, van nài một cách giả tạo, hoặc quá bi thảm hóa cuộc đời.
II. VĂN Học
Ngoài công việc giới thiệu các dòng tư tưởng, các tạp chi lúc này còn giới thiệu các tác giả, các trào lưu văn học, các khuynh hướng nghệ thuật tây phương:
Nguyễn Sĩ Tế. Chủ thuyết Siêu Thực. Sáng Tạo, 15, 1-1958.
Lê Huy Oanh . Khảo về thơ Baudelaire.. Sáng Tạo 24, 9-1958;
Lê Huy Oanh . Verlaine, nhà thơ tượng trưng, Sáng Tạo 31, 9-1959
Nguyễn Đình Hòa. Thân thế thi sĩ H.W. Longfellow. Sáng Tạo, 20,5-1958.
Hoàng Châu Thanh . Thiên nhiên trong thi ca Holderlin. Đai Học 3,7-1961.
Lê Huy Oanh. Lược khảo phong trào thi ca siêu thực Pháp. Văn Nghệ 3,4-1961.
Nguyễn Trung. Jacques Prévert, nhà thơ nhào lộn. Văn Nghệ, 22, 3-1963.
A. THI CA
Các thi nhân tây phương có óc sáng tạo, thường tìm cái cải cách hình thức và nội dung thi ca.Những cải cách này đã thành công mà cũng có thất bại. Những cải cách này đã được người Việt Nam bắt chước.
1. Các loại thi ca
a.Thơ xuôi ( prose poem)
Thơ xuôi hay thơ văn xuôi: Loại này trình bày hình thức giống như văn xuôi. Nó khác thơ thường bởi vì không xuống dòng, không cắt đoạn, nhưng vẫn có vần, điệu, hình ảnh. Những tác phẩm như Iliad và Odyssey của Homer cách đây gần ba ngàn năm là những thi phẩm thuộc loại thơ xuôi, nhưng có điều lúc đó con người theo truyền khẩu chứ không viết thành văn tự. Sau do Aloysius Bertrand (1807-1841) với Gaspard de la nuit
( 1842) chính thức mở đường cho thơ xuôi . Sau này Baudelaire , Rimbaud , Oscar Wilde, Amy Lowell, và T.S. Eliot bắt chước. Tác phẩm Petits Poems en prose (1869) của Beaudelaire, và Illuminations (1886) của Arthur Rimbaud là những thi phẩm thuộc loại này.
Đây là một đoạn thơ của Baudelaire trong tập Petits Poemes en Prose:
L'étranger
-- Qui aimes-tu le mieux, homme énigmatique, dis? ton père, ta mère, ta soeur ou ton frère?
-- Je n'ai ni père, ni mère, ni soeur, ni frère.
-- Tes amis?
-- Vous vous servez là d'une parole dont le sens m'est resté jusqu'à ce jour inconnu.
-- Ta patrie?
Bài thơ trên ý vị sâu xa nhưng hình thức chẳng khác một bài văn xuôi. Bài thơ sau đây của Rimbaud (1854-1891) trong tập Illuminations lời trau chuốt, bóng bảy hơn.
Fleurs
top D'un gradin d'or, - parmi les cordons de soie, les gazes grises, les velours verts et les disques de cristal qui noircissent comme du bronze au soleil, - je vois la digitale s'ouvrir sur un tapis de filigranes d'argent, d'yeux et de chevelures.. .
b.Thơ tự do ( free verse, vers libre)
Thể loại này rất tự do về vần, nhịp diệu, nghĩa là không theo những quy luật sẵn có, mỗi câu dài ngắn tùy ý.Tất cả là do tự nhiên mà có âm điệu và nhịp nhàng, không theo khuôn khổ nào. Các thi sĩ thiên tài có thể tạo ra những âm tiết và nhạc điệu cho riêng thơ của họ. Điểm quan trọng của loại này là thi sĩ hoàn toàn tự do, thơ có thể có vần có điệu, cũng có thể không.
Ban đầu vào thời trung cổ, loại này tối tăm, khó hiểu. Đến sau thời tiền cổ điển, ở châu Âu loại này được cải tiến. Goethe, Bertrand, Hugo, Baudelaire, Blake, Arnold, Walt Whitman, Erza Pound đều làm thơ tự do.
Thí dụ bài After the Sea -ship của Walt Whitman (1819-92) :
After the Sea-Ship -- after the whistling winds;
After the white-gray sails, taut to their spars and ropes,
Below, a myriad, myriad waves, hastening, lifting up their necks,
Tending in ceaseless flow toward the track of the ship:
Waves of the ocean, bubbling and gurgling, blithely prying,
Waves, undulating waves -- liquid, uneven, emulous waves,
Toward that whirling current, laughing and buoyant, with curves,
Where the great Vessel, sailing and tacking, displaced the surface. . .
.
Bài thơ trên có vần có điệu. Bài Leaves of Grass của Walt Whitman có đoạn có vần có điệu, nhưng đoạn sau đây không có vần:
They are alive and well somewhere.
The smallest sprout shows there is really no death;
All goes onward and outward.... and nothing collapses,
And to die is different from what any one supposed and
luckier.
Has any one supposed it lucky to be born?
I hasten to inform him or her that it is just as lucky to
die, and I know it."
Tuy thơ tự do có hai loại có vần và không có vần, đa số thi nhân Âu Mỹ làm thơ tự do có vần và nhịp điệu. Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Hũu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyên Sa đều làm thơ tự do có vần. Nhiều bài thơ tự do của nhóm Sáng Tạo không có vần.
c.Thơ không vần (blank verse):
Thể này theo mọi nguyên tắc của thơ như là có nhịp điệu, hạn số câu, số chữ nhung không vần. John Milton viết Paradise Lost theo thể blank verse, sau phải xin lỗi độc giả.
Nhiều tác giả Âu Mỹ làm thơ theo lối này, phần nhiều áp dụng trong truyện thơ , kịch, tuồng hay trường ca.
Sau đây là một đoạn thơ không vần của Spenser ::
Like to an almond tree y-mounted high
On top of green Selinis all alone,
With blossoms brave bedeckèd daintily;
Whose tender locks do tremble every one
At every little breath that under heaven is blown.
(Faery Queen, I. vii. 32)
Và đây là một đoạn thơ không vần của Marlowe:
Like to an almond tree y-mounted high
Upon the lofty and celestial mount
Of evergreen Selinus, quaintly deck'd
With blooms more white than Erycina's brows,
Whose tender blossoms tremble every one
At every little breath that thorough heaven is blown.
(Tamburlaine, Part II. Act iv. sc. iii.):
2. Các hình thức thi ca
Xưa nay, người ta làm thơ theo hình thức chung, tức là mỗi câu thơ đều xuống hàng. Đầu hàng bao giờ cũng ngang nhau. Một số thi nhân đi tìm những hình thức khác lạ cho thi ca theo những hình vuông tròn, trái trám, hình thoi. . .Trong những nhà thơ trên, Apollinaire( 1880-1918), Mayakovsky (1893-1930) và Dylan Thomas (1914 -1953) là những người đi đầu trong công việc này. Như sau đây là hình thức trái trám của Dylan Thomas trong bài Vision and Prayer:
What
Are you
Who is born
In the next room
So loud to my own
That I can hear the womb
Opening and the dark run
Over the ghost and the dropped son
Behind the wall thin as a wren’s bone?
Is the birth bloody room unknow
To the burn and turn of time
And the heart print of man
Bows no baptism
But dark alone
Blessing on
The wild
Child.
Đây là hình thức bàn thờ của các thi sĩ Ba Tư ở thế kỷ thứ 5 và thời Phục Hưng. Được gọi là thể bàn thờ vì thơ trình bày giống như cái bàn thờ, trên dưới phình to, giữa thót lại. Herbert đã áp dụng loại này trong The Arte of English Poésie (1589):
Lord , who created man in wealth and store,
Though foolish he lost the same,
Decaying more and more,
Most poore: With thee
O let me rise
As larks, harmoniously,
And sing this day thy victories:
Then shall the fall further the flight in me.
Lại có chủ trương thi ca cụ thể (concrete petry/verse), thi nhân có thể bày ra nhiều hình thức khác nhau, và khắc trên đá, trên kính, và gỗ và loại này còn gọi là thị giác thi ca
( visual poetry).
Thi ca truyền cảm do nghệ thuật và tình cảm chứ không do những hình thù kỳ lạ của bài thơ. Các thi nhân Việt Nam không bắt chước những hình thức này.
Như đã nói ở trên, Appollinaire (Pháp), Mayakovsky (Nga), William Carlos Williams, Whitman, T.S. Eliot và Dylan Thomas (Mỹ) là những người chuyên sáng tạo những hình thức kỳ lạ cho thi ca. Có bài câu thơ thụt ra thụt vào như bài sau đây của Dylan Thomas:
And then to awake, and the farm, like a wanderer white
With the dew,come back, the cock on his shoulder, it was all
Shinning, it was Adam and maiden,
The sky gathered again
And the sun grew round that very day
So it must have been after the birth aof the simple light
In the first, spinning place. . .
(Fern Hill)
Và có nhữngbài thơ mà các câu không chấm phết, không viết hoa đầu giòng như bài thơ sau đây của thi sĩ Mỹlà William Carlos Williams (1883-1963):
so much depands
upon
a red wheel
barrow
glazed with rain
water
beside the white
chickens
( The Red Wheelbarrow)
Những người này đã chế ra lối thơ bực thang, nghĩa là một câu thơ được ngắt thành hai ba đoạn và xuống dòng. Nhiều bài thơ của William Carlos Williams (1883-1963) có nhiều đoạn làm theo lối bực thang như bài thơ sau đây :
Outside
outside myself
there is a world,
he rumbled, subject to my incursions
- a world
(to me) at rest,
which I approach
concretely-
The scene’s the Park
upon te rock,
female to the city
-upon whose body Paterson instructs his thoughts
(concretly)
-late spring,
a Sunday afternoon! . . .
( Sunday in the Park, Book II)
Tại Pháp, Stéphane Mallarmé (1842-1898) đã làm thơ bực thang từ lâu. Trong thi tập A Tomb for Anatole , ông viết:
Fin de 1
- ô terreur
il est mort!
__
il est mort
absolument -
c à d frappé
la mère le voit tel. . .
Guillaume Apollinaire cũng làm thơ bực thang:[1]
Et tout
A tant changé
En moi
Tout
( Case d’ Armon)
La fusée s épanouit fleur nocture
Quand il fait nouir
Et ell retombe come une pluie de larmes amoureuses
De larmes heureuses cela joie fait couler
Et je t’aime comme tu m’aimes
Madeleine.
( Madeleine)
Òu est le Christophe Colomb
à qui l’on devra l’oubli
d’ un continent
Perdre
Mais perdre vraiment
Pour laisser place à la trouvaille
( Toujours)
Tại Nga, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky là một nhà thơ làm thơ bực thang.
Đây là bài ông viết trong chuyến xuất ngoại cuối cùng:
Vers sur le passeport sovietique
Je dévorerais
la bureaucratie
comme un loup
Je n’ as pas
le respect
des madats
et j’envois à tout les diables
paitre
tous les ‘papiers’
mais celui là. . .
longeant le front
des compartiments
et cabines,
un fonctionnaire
bien poli s’avance
Chacun tend son passeport
et moi
je donne
mon petit canet écarlate.[2]
Một số nhà thơ Nga như Andrel Andreyevich Vosznesensky cũng làm theo lối này.
Trên thế giới, cho đến nay, thơ tự do vẫn được ưa chuộng. Tại Việt Nam, thi sĩ cả hai miền đều làm thơ tự do. Riêng các thi sĩ miền bắc mà người khởi đầu là Hữu Loan trong bài Màu tím hoa sim đã theo lối bậc thang. Những nhà thơ này vốn chịu ảnh hưởng của Pháp, mãi sau này ( có lẽ khoảng 1960) người ta mới chịu ảnh hưởng thơ Nga, và mới nghe nói đến Mayakovsky. Nguyễn Vỹ là một nhà thơ rất yêu những hình thái tân kỳ của thi ca Âu Mỹ cho nên truớc và sau 1945, ông vẫn bắt chước các hình thức như quả trám, cái đuôi, thơ bậc thang, và thơ thụt ra thụt vào. . . Hữu Loan, Trần Dần đã cố gắng tìm con đường cải tạo thi ca Việt Nam. Tại miền Bắc, Quang Dũng , Tạ Hữu Thiện đã sáng tác vài bài thơ xuôi. Tại miền Nam, nhóm Sáng Tạo gồm có Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung TĨnh ,Vương Tân, Duy Thanh, Tô Thùy Yên. . . đã ra sức cổ xúy cho thơ tự do và thơ xuôi, nhất là thơ xuôi.
Trên tạp chí Sáng Tạo, trong thời điểm 1957-1960, một số là thơ tự do không vần:
Anh trở thành giấc mộng
Đường cỏ hoang em trở về
Đáy huyệt sâu hồn tóc cũ
Không ai biết chúng ta yêu nhau. . .
( Thanh Tâm Tuyền- Một mình em ) Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy
vòng sắt lạnh.
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang vu giòng sông không bờ. . .
( Thanh Tâm Tuyền- Một chỗ trên xe buýt, ST 11, 8-1957)
còn phần lớn là thơ xuôi:
Em ngủ trên vai anh, bông hoa nở trên thân cây mới mọc.Anh chúm
những lá tay che khuất khuôn mặt em. Hơi thở nhỏ như tơ luồn qua
kẽ lá. Anh nhắm mắt nhìn thẳng vào mặt trời sáng êm, mặt trời bằng
bạch kim là dung nhan cô gái nhỏ. ..
( Thanh Tâm Tuyền- Mặt Trời Tìm Thấy)
Trên Sáng Tạo, chúng ta cũng thấy một bài thơ xuôi của Nguyên Sa:
Tôi giữ em lại trên một hè phố đông người. Em đừng ngần ngại.
Tôi chỉ bảo em rằng: tôi yêu em.
Tôi nói không thẹn thùng, không đắn đo, dò xét. Bỳi vì em ơi, tôi
không phải là gã lái buôn hỏi giá hàng trong một buổi chợ chiều hỗn loạn.
Cũng không phải là người thư ký già ngồi mân mê vài chiếc đanh ghim và mưu toan làm chủ sự (Ngõ Ý, ST 20,5-1958).
Tô Thùy Yên long trọng làm Lễ Tấn phong tình yêu bằng một bài thơ xuôi:
Em là chiếc thuyền đời thượng cổ, chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào
của miền đất anh biết qua thần thoại.
Em là giòng suối trong veo nhí nhảnh chày mang theo nhan sắc của bầu trời, dòng suối đưa anh vào hứa điạ. . .
Trần Nhật Tân luôn làm thơ xuôi. Trong các tập thơ của ông đều một màu thơ xuôi.
-Em đến ngay đi. Cuộc hành trình sẽ khởi vào đêm khuya: Tôi không
nhìn thấy má hồng non vì còn mải mê với tất cả em tràn đầy trong đáy
mắt..Em đến ngay đi. Tôi cũng đi rất vội vàng. Hành lý chỉ mang theo
một vòng tay để ôm em, đôi mắt say sưa để thì thầm ni chuyện v đôi môi để kết hoa đàm cười trên vừng trán dịu hiền.
( Dư Vang Nghệ Thuật, Hạnh, SG, 1971, 232)
Một đoạn sau đây trong bài Tĩnh vật ,Trần Nhật Tân viết năm 1969 mang màu sắc tượng trưng, khó hiểu hơn thơ xuôi của Thanh Tâm Tuyền nhưng lời thơ bóng bảy, trau chuốt hơn.
Em gọi đêm về không gian thở lời kỉ niệm dáng
chiều rực rỡ áo lụa vàng hương tóc mùa thanh tân.. .chân -em-
bước-đường-thi anh trở về gác kiếm. Không gian ngủ thời gian
xa lắm anh mỏi mòn trong hang động tuổi thơ nước mắt em khô mùa trung cổ anh còn ôm mãi bài hát dưới trời khuya một mình. . . yên lặng nghe yên lặng. (Cõi Thơ , SG, 1974, 22).
Những nhà thơ tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đã đem lại những sắc thái mới cho thi ca Việt Nam về hình thức cũng như nội dung. Thơ hai ông bao gồm thơ mới và tình ca kháng chiến. Lối tình ca kháng chiến thì phóng khoáng hơn thơ mới nhưng vẫn có vần có điệu. Thơ mới có vần có điệu. Trong thơ mới vẫn có loại câu dài ngắn khác nhau như Tình Già của Phan Khôi, Một mùa Đông của Lưu Trọng Lư. Tản Đà bảo đó là lối Trường đoản cú ông làm đã lâu. Nếu như Lý Bạch còn sống, ông cũng bảo loại này tớ đã xài trong Tương Tiến Tửu! Các thi sĩ Việt Nam đã cố gắng đổi mới cho thi ca. Họ đã bắt chước Âu Mỹ về thơ xuôi, thơ không vần , thơ xuôi và thơ tự do. Nhưng số phận của loại thơ này cũng mỏng manh, non yểu như đồng loại của chúng bên Âu Mỹ. Thanh Tâm Tuyền mang hy vọng lớn lao rằng thơ tự do, thơ xuôi sẽ thay thế thơ mới dù ông biết rằng đa số người đọc thờ ơ, lạnh nhạt với thơ xuôi:
Tôi nghĩ rằng điều làm cho người đọc xa lạ với thơ hôm nay không hoàn toàn vì hình thức tự do của nó. Thơ không vần, không điệu, thơ xuôi nếu quả thật là thơ- nghĩa là đạt được đến ngôn ngữ màu nhiệm, không chỉ chuyên chở ý tưởng mà còn ám ảnh vang vọng mãi trong tâm hồn- thì sớm muộn người đọc cũng tìm thấy và quen dần với một thứ nhịp điệu rộng rãi phức tạp ở một trình độ nghệ thuật cao hơn với thứ nhịp điệu đơn giản rút gọn ( Sáng Tạo 31, 9-1959)
Họ đã tích cực vận động cho lối thơ này nhưng phong trào chỉ bùng lên một thời gian rồi xẹp xuống như bong bóng hết hơi. Ngay trong thời điểm thịnh hành của nó, Nguyên Sa dường như chỉ làm một vài bài thơ xuôi, còn Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên vẫn trung thành với thể thơ lục bát mà tồn tại với thời gian. Dẫu sao, dọc thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyên Sa, chúng ta cảm thấy ngọt ngào hơn là những bài thơ xuôi . Nay tại hải ngoại dường như không ai còn làm thơ xuôi, riêng tại quốc nội, Trần Nhật Tân vẫn trung thành với con đường sáng tác thơ xuôi của ông.
Cũng vì ảnh hưởng Âu Mỹ, các nhà thơ cả hai miền đã có những thay đổi về hình thức thơ, như là thỉnh thoảng mới viết hoa ở câu đầu, hoặc không viết hoa bất cứ chỗ nào, không chấm phết, câu thơ có thể cắt ra nhiều đoạn như trong thơ lục bát, hoặc câu thơ thụt ra thụt vào, hoặc theo lối bậc thang. Và ngày nay, tại hải ngoại, các nhà thơ Việt Nam vẫn duy trì những hình thái này.
Nói tóm lại, các thi nhân miền Nam đã cố gắng đem lại nhiều hình thái mới cho thơ Việt Nam bằng cách học hỏi, thâu thái những cái hay, cái đẹp của thi ca tây phương .
B. TIỂU THUYẾT
1- Tiểu Thuyết truyền thống
Chúng ta cần chú trọng đến ảnh hưởng của Âu Mỹ rất mạnh mẽ trong văn học Việt Nam. Một số tiểu thuyết gia Việt Nam tự khởi đãu như Hồ Biểu Chánh, Nhất Linh, Thạch Lam đã học kỹ thuật viết tiểu thuyết của Âu Mỹ, thậm chí còn lấy tiểu thưyết Âu Tây làm truyện của mình như Hồ Biều Chánh, Dương Hà, Tùng Long. Hồ Biểu Chánh rất thành thực, ông làm một bản kê khai những tiểu thuyết Âu Tây mà ông đã vay mượn. Chúng ta có thể thông cảm cho Hồ Biểu Chánh vì đó là giai đoạn sơ khai của nển tiểu thuyết Việt Nam. Trưóc đây , người Việt Nam đã lấy truyện Tàu mà sáng tác truyện nôm như Nguyễn Du với Đọan Trường Tân Thanh, Nguyễn Đình Chiểu với Tây Minh, và bên Tây phương, các nhà thơ Pháp, Anh đã chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, La Mã vàÝ. Nhưng ngày nay, quốc tế đã quy định về tác quyền, chúng ta không thể làm như thời trung cổ nữa. Trong giai đoạn 1954-1975, báo chí Việt Nam phát triển, một số nhà văn đã viết feuilletons cho 10, 12 tờ báo khác nhau. Họ không có thời giờ suy nghĩ, do đó một số đã lấy truyện ngoại quốc mà phóng tác. Bà Tùng Long là một nhà văn đưọc độc giả trong Nam ưa thích, nhưng bà không được mời vào hội Văn Bút VIệt Nam vì lý do là bà phóng tác hơn là sáng tác. Nhất Linh đã nói lên việc này:
Tôi thấy nói Bút Việt sở dĩ Bút Việt sở dĩ không mời bà Tùng Longvì bà phóng tác các truyện của người khác mà không để của ai. Đây cũng là lối dạo văn nhưng còn chịu khó biến đổi đi (Viết và Độc Tiểu Thuyết, chú 1, tr.98).
Ngoài ra những phim ảnh ngoại quốc cũng đã ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Những tiểu thuyết của nhiều người trong đó với những cảnh đồn điền, săn bắn, buôn lậu, phi ngựa, bắn súng. . . có lẽ đã lấy cảnh từ những phim Âu Mỹ.
Bên cạnh đó những tư tưởng phóng khoáng tự do, cuộc sống buông thả của tiểu thuyết Francois Sagan , các truyện điệp viên của Ian Fleming và các phim Âu Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Việt Nam. Những nhà văn nữ VIệt Nam như Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương. . .đã nhấn mạnh về tình dục như các tiểu thuyết gia tây phương. Người Thứ Tám với bộ Z.28 , và Nguyên Vũ trong một số truyện chiến tranh của ông cũng mang màu sắc của những phim điệp viên 007.
2. TIỂU THUYẾT MỚI ( Nouveau roman)
Người ta cũng gọi là Anti-roman hay Anti-novel ( Phản tiểu thuyết). Đây là từ ngữ mới do Alain Robbe- Grillet ở Pháp đặt ra để nói về tính chất và tương lai của tiểu thuyết. Những bài luận thuyết của ông ban đầu đăng trên báo chí, sau thu thập lại thành tập Pour un nouveau roman (1963) . Lý thuyết của ông được nhiều người hưởng ứng như Marguerite Duras, Samuel Beckett, Michel Butor, Claude Simon, Robert Pinget, Claude Ollier và Jean Ricardou. Họ tạo thành một phong trào rộng lớn từ Âu sang Mỹ, mục dích là đưa lại một đường hướng mới cho sáng tác tiểu thuyết, và chống lại tiểu thuyết truyền thống.Trong tiểu thuyết mới, những tình tiết, hành động, kể lể, tư tưởng, phân tích nhân vật đều không có chỗ đứng hoặc chỉ có giá trị rất nhỏ. Tiểu thuyết mới là cái nhìn về sự vật, là sự hệ thống hóa và phân tích hồ sơ của sự vật. Họ muốn làm cho độc giả có ấn tượng rằng tất cả là thực và tự nhiên. Họ làm cho độc giả đồng nhất với nhân vật, và tham gia vào truyện. Michel Butor đã thành công trong La Modification (1957).
Theo J.A. Cuddon, quan niệm này chẳng mới mẻ gì vì trước đó, Huysman đã đưa ra ý kiến là tiểu thuyết phải chú trọng đến sự vật và phải từ bỏ cá nhân trong tiểu thuyết. Kafka cho rằng mô tả nhân vật là không cần thiết; James Joyce chứng minh rằng tình tiết là không quan trọng. Proust, William Faulkner, Albert Camus, Thomas Hardy, Henry James, Samuel Beckett, James Joyce, Virginia Woolf, vằ phái Sân Khấu Phi Lý (Theatre of the Absurd)[3] chủ trương đoạn tuyệt với đuờng lối sáng tạo truyền thống. Natalie Sarraute với tập luận thuyết L’ Être du Soucon (1952) đã nói đến việc canh tân cho tiểu thuyết. Trước và sau Alain Robbe Grillet đã có nhiều người theo chủ trương này. Và đây là những tác giả và tác phẩm trong trào lưu tiểu thuyết mới:
-James Joyce (1882-1941) : Ulysse (1922), Finnegans Wake(1939)
-Virginia Wolf (1882-1941): Mrs Dalloway (1925), To the Lighthouse(1927), The Waves (1931).
-Satre (1905- 1980) : La Nausée ( 1938).
-Nathalie Sarraute: Tropismes (1939), Portrait d’un l’inconnu (1947), Le Planétarium (1959), Vous les entendez (1972).
-Maurice Blanchot: Aminadab (1942), Le Dernier Mot (1947), Les Très Haut (1948), Le Ressasement éternel (1951), Celui qui ne m’accompagnait pas (1953).
-Robbe-Grillet: Les Gommes (1953), Le Voyer (1955), La Jalousie(1957), Dans le labyrinthe (1959).
-Michel Butor: L’Emloi du temps (1957), Degrés (1960).
-Claude Simon: Le Tricher (1945), L’ Herbe (1958), La Route des Flandre (1960), Histoire (1967), La Bataille de Pharsale (1969).
Những tính chất chính của phản tiểu thuyết là không có tình tiết hấp dẫn, không có những phân đọan rõ rệt, rất it phân tích nhân vật, hay lập đi lập lại, và mở đầu với kết thúc thường tráo đổi nhau. Có nhiều tác giả chủ trương mỗi cuốn truyện là những trang rời như là một bộ bài, coi trang nào trước cũng được. Có những trang tô màu khác nhau, có trang để trống, có trang vẽ hình.
Chủ trương này có vẻ mới lạ, cho nên ban đầu được nhiều người theo dõi nhưng về sau độc giả chán nản vì khó hiểu, và khó cảm .
Sau 1960, một số nhà văn Việt Nam dã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới của Tây phương. Mai Thảo đã viết về Tiểu Thuyết Mới như sau:
Thập niên 60 đánh dấu sự hình thành từ Pháp một trào lưu mới của văn chương tiểu thuyết, tiếng Pháp gọi là Nouveau Roman, tức Tiểu Thuyết Mới, còn được gọi là Anti-Roman, qua cái nghĩa Tiểu Thuyết Mới chống lại hết thảy mọi khái niệm về văn chương tiểu thuyết cổ điển trước nó, đưa ra những khái niệm tiểu thuyết mới lạ hoàn toàn. Trình bày về trường phái Tân Tiểu Thuyết này, còn được gọi là Trường Phái của Cái Nhìn ( École du Regard) phải cả ngàn trang sách, vì cuộc vận động rât bác học, rât trí tuệ, rất cách mạng văn học.
Nhưng mấy đặc thù chính yếu về tiểu thuyêt của nhóm Tân Tiểu Thuyêt là : nhà văn cất bỏ hoàn toàn những nhận thức chủ quan, những nhận thức ây theo lý giải của trường phái Cái Nhìn chỉ làm biến tưóng biến hình sự vật, chứ không thể hiện đưọc chân tướng uyên nguyên của sự việc Như danh từ cái nhìn đã trở thành danh từ trường phái, nhà văn chỉ có nhiệm vụ của một đôi mắt, một ống kính nhiếp ảnh. Đôi mắt ấy nhìn thấy thôi, không phê phán, không tư duy. Ống kính nhiếp ảnh ấy chỉ chụp hình thôi, chụp từ thật nhiều phía càng hay, từ viễn ảnh tới cận ảnh, tơ tóc, tinh vi, nhưng chụp thôi, tuyệt đối chỉ chụp, một cách lạnh lùng gần như vô tri, nghĩa là sự vật và đời sống nhìn tấy thế nào thì miêu tả khách quan, chứ không gửi gắm vào miêu tả nhận thức hoặc tâm trạng chủ quan của ngươi viết (Chân Dung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam , 98).
Theo Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn dẫn đầu, kéo theo Hoàng Ngọc Biên, Phùng Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân đi theo tiểu thuyêt mới, và Nguyễn Đình Toàn là người thành công về loại này (98). Mai Thảo không nói ra, nhưng trong tác phẩm Sau Giờ Giới Nghiêm, Mai Thảo đã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mói. Nhân vật chính đã đối thoại nội tâm rất nhiều. Mai Thảo cũng đã đặt phần kết thúc vào phần đầu và phần giữa bằng những đoạn chữ nghiêng. Dù theo tiểu thuyết mới, cách viết của Mai Thảo cũng dễ hiểu, độc giả không phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
Võ Phiến trình bày rất rõ ràng về tiểu thuyết mới như sau:
Cho đến 1945, các tiểu thuyết gia Việt Nam dù viết loại truyện nào, dù theo khuynh hướng nào, vẫn diễn đạt trong khuôn khổ truyền thống Tây phương. . . Sau thế chiến thứ hai, có những cố gắng táo bạo để phá vỡ cái truyền thống ấy, mở một chân trời mới cho tiểu thuyết, đem đến cho bộ môn này những khả năng mới.
Hoặc trước kia người ta vẫn kể truyện theo sự diễn tiến của câu chuyện, theo thứ tự thời gian, sau này người ta đảo lộn diễn tiến của cốt truyện, xáo trộn thứ tự thời gian. Hoặc trước kia vẫn dùng ngôi thứ ba, kể truyện trong tư cách một người đứng bên ngoài, bên trên các nhân vật; sau này có kẻ làm như hòa đồng với nhân vật, chuyển thẳng vào tác phẩm những ý tưởng âm thầm, chưa thành lời của nhân vật, chuyển những cái ấy dưới hình thức độc thoại nội tâm (monologue intérieur). Hoặc trước câu chuyện thuật lại như thể được nhìn từ một quan điểm duy nhất; sau này có những truyện được nhìn từ nhiều quan điểm khác nhau, cùng một sự việc dưới cái nhìn của nhân vật này khác hẳn dưới cái nhìn của nhân vật khác; thuật truyện như thể tác giả lật qua làm như lật qua lật lại câu chuyện, hết xem bên này lại xem phiá bên kia, làm cho sự thực hiện ra toàn vẹn hơn. Hoặc giả trươc kia thường thường trong mọi thiên truyện chỉ dùng một lối thuật sự mà thôi, sau này người ta có thể sử dụng nhiều lối khac nhau, ghép lại: một mẫu tin tưc truyền thanh bên cạnh một câu chuyện do hành khách trao đổi với nhau trên xe buyt, bên cạnh một bài báo, một đoạn truyện truyền thông. . .( Văn Học Miên Nam, 260-61)
Theo Võ Phiến, chính ông về sau cũng theo kỹ thuật này trong các truyện Cái còn lại, Đọc sách (Ảo Ảnh); Một ngày để tùy nghi ( Phù Thế). . .
Và theo Võ Phiến, khoảng 1964, tại Việt Nam, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc, Tuệ Sỹ cũng sử dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới, mà thành công nhất là Dương Nghiễm Mậu trong truyện dài Con Sâu (261).
Tại hải ngoại, Đặng Phùng Quân vẫn thiết tha với tiểu thuyết mới mà ông gọi là Phá thể tiểu thuyết như trong Tự truyện- của ông.
Thời kỳ 1954-1975, Việt Nam đã mở rộng cửa đón nhận văn hóa Tây phương. Chính sự tiếp thu văn hóa này đã làm gìàu cho văn học, nghệ thuật Việt Nam. Và trong cuộc giao lưu này, người Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp hơn là văn hóa Mỹ. Văn hóa Mỹ thường được thể hiện trong cuộc sống của người Việt Nam. Nhiều ban nhạc trẻ ra đời hòa tấu nhạc Mỹ. Nhiều phim Mỹ, hàng hóa quần áo, và mỹ phấm Hoa kỳ chiếm thị trường Pháp. Khắp các đô thị đều có cơ quan Thông Tin và Thư Viện Mỹ. Hội Việt Mỹ mở khắp nơi. Nhiều lớp dạy tiếng Mỹ. Người Mỹ đã thay thế Pháp tại Việt Nam nhưng ảnh hưởng của Mỹ về văn học không mạnh mẽ. Ngay cả khi người Việt Nam sống trong lòng nước Mỹ, văn học, triết học Mỹ cũng không gây được những ấn tượng sâu xa như văn học và triết học Pháp. Dẫu sao, Pháp và Mỹ trong quá khứ và hiện tại đã có nhiều liên hệ sâu xa với Việt Nam nhất là trong mối liên hệ văn hóa.
Khi nói đến ảnh hưởng Tây phương, vài người đã biu môi mà cho rằng vong bản! Có người đi xa hơn cho rằng theo văn hóa Âu Mỹ là theo thực dân đế quốc, và gọi văn hóa Tây phương là đồi trụy. Họ quên rằng văn hóa là gia tài chung của nhân loại, không nước nào lại không chịu ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Nhật bản chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, Âu Mỹ chịu ảnh hưởng văn hóa La Hy. . . Và quan trọng nhất, họ quên rằng Marx, Engels, Lenin, Stalin cũng thuộc Tây phương và nửa nhân loại trước đây đã thần phục Mạc Tư Khoa!
Bàn về ảnh hưởng Tây phương trong văn học Việt Nam thời 54-75, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch trong quyển Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật nhận định rất thâm thúy như sau:
Thời 60-70, triết học phương Tây tương đối phát triển mạnh tại miền Nam.. Đó chỉ là dư âm và di sản của thời hậu chiến Âu châu. . . . Dĩ nhiên, sang Việt Nam, cũng đồng hoàn cảnh chiến tranh, đồng tâm trí hoang mang, chán nản và mất hướng, những hạt giống hiện sinh tha hồ nẩy nở. Nhất là lúc đó, từ nửa saui thập niên 50, có một số trí thức Việt Nam du học ở Pháp và Bỉ về nước đã phổ biến các triết thuyết hiện sinh, hình thái Sartre và Merleau Ponty. Cộng thêm vào đó là thuyết phi lý( théorie de l’ absurde) của Albert Cmus, rồi tới trào lưu nhận vị, personalisme, của E. Mounier, một hệ tư tưởng đuợ bồi dắp và đề cao ở Việt Nam bởi những người cầm quyền đương thời, đồng tôn giáo với tác giả. . . Nhìn chung, [các trí thức trên] đều có ảnh hưởng tới sinh viên, rồi từ đó lan ra giới trí thức và văn nghệ ngoài đại học, luôn luôn khao khát những sản phẩm tinh thần mới của Tây phương. Họ là những gạch nối, những người trung gian, chất xúc tác không thể thiếu được trong sinh hoạt văn nghệ của thời 60-70.
Ảnh hưởng tư tưởng Pháp. . . Đến đây, tôi xin mở một dấu ngoặc. Tư tưởng hiện sinh đi vào văn nghệ với Sartre. Kế tiếp, từ đầu thập niên 60, là trường phái Cãu Trúc( Structuralism) với R. Barthes và Lévis Strauss, rồi sau nữa là môn phái déconstruction của Derrida. . . Đó là chưa kể những lý thuyêt và thể hiện văn nghệ như Tân Tiểu Thuyết (A.Robbe Grillet, N. Sarraute, Cl. Simon) và Tân Phê Bình (Poulet, Bathes, J.P.Richard, Weber. . .). Không nhiều thì ít, có liên hệ tới tư tưởng cấu trúc.. .
Ảnh hưởng của triết học Tây phương hiện đại đến văn học miền Nam là có thật Khá rõ nét trong lối sống và trong tác phẩm, nhất là ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh. Những mảnh đời vật vờ, không lý tưởng, những cung cách sống ít nhiều thác loạn, hư vô của một số nhân vật tiểu thuyết và tác giả, sống triền miên trong các đô thị lớn. Phố phường, trà đình, tửu điếm, sàn nhẩy, bè bạn, phe nhóm, giọng điệu tiêu cực, khinh bạc, trong một bầu không khí trừu tượng, khép kín, giữa lúc cuộc sống lầm than, máu lửa của toàn dân đang diễn biến sôi nổi khắp nơi nơi. . Nhóm Sáng Tạo với tinh thần avant gardiste ( tiền phong) của nó, là một điển hình của tác động Triết học Tây phương vào văn học. Ngoài một vài thành viên vẫn như đúng riêng, trung thành với phong cách và những giá trị truyền thống, cổ điển như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, nhờ tài năng và ý hướng theo mới triệt để, nhò kinh nghiệm sống và viết, đã gói ghém, chuyên chở, văn chương hóa đuợc một số tư tưởng và ngôn ngữ triết học Hiện Sinh trong hình thái phổ thông.
Mai Thảo là một minh chứng hùng hồn. Trong những năm 60-70, ông viết nhiều truyện dài, phần nào thua sút tùy bút và truyện ngắn của ông trước đó. Có thể vì viết quá vội, có thể vì cơ bản tác giả là một nhà thơ hơn là một tiểu thuyết gia . Những trang truyện dài ưót đẫm rượu hiện sinh. ‘’Đời chẳng có gì hết. Một biểu tượng chán chường, một rừng phiền muộn. . . Ai đã làm chi đời ta? Những chiều gục đầu, những đêm rã rượi. Cơn say vật vã, chập chờn. Đôi mắt buồn như một đáy hư vô.’’ ( Sau Cơn Bão Tố )
Nhiều nhân vật trong truyện dài của Thanh Tâm Tuyền cũng là những sinh vật bơ vơ, vật vờ trong cuộcx sống trống rỗng vô định. Như thi sĩ:
Tình yêu như đám lau buồn
Anh thả người trôi nổi
(Sáu khúc)
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
( Dạ khúc )
Những giấc ngủ xiềng xích
Cuộc lưu đày thêm xa. . .
Tôi khóc không ra lời
Và tôi đi lang thang
( Liên. . . Đêm)
Ngoài ra, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch cũng nói đến ảnh hưởng tư tưởng hiện sinh trong một số kịch bản của Vũ Khắc Khoan, và tác phẩm của Huỳnh Phan Anh . Giáo sư cũng nói đến khuyết điểm của triết học và của một số văn nhân nghệ sĩ:
Nói về mặt tiêu cực và thấp hơn, thì ảnh hưởng Triết học nhiều lúc trở nên ‘’mốt’’thời thượng, một kiểu cách làm dáng và giả tạo. Vì thiếu tự tin, thiếu hiểu biết thấu đáo, và ít nhiều vọng ngoại, một số người đã không thực với chính bản thân, với cuộc sống phong phú bên ngoài. Họ đua nhau chạy theo những gì rất có thể là phù du, khiên cưỡng, xa vời nhân sinh, mà những hệ thống triết học nổi
tiếng nhất đôi khi cũng không tránh khỏi. Họ quên rằng văn nghệ trước hết phải là sự chân thành, là niềm tự hào của một tài năng, một cá nhân sáng tạo độc nhất, độc lập và độc đáo, tuy biết mình không dễ thoát khỏi ảnh hưởng của môi trường vật chất và tinh thần.
Triết học bao giờ cũng có một nét trí thức khá quyến rũ. Vấn đề chính theo tôi, khi sáng tác văn nghệ, mặc dù trong trường hợp triềt học đứng chủ đạo, vẫn phải là văn nghệ hóa triết học, đừng để những vết khâu lộ liễu, rõ nét chỉ trắng. Nghĩa là phải có cảm xúc phong phú, luôn luôn để trí tưởng tượng cụ thể, khả năng hư cấu và kỹ thuật văn nghệ cầm cương con ngựa bất kham (367 -371)..
Tóm lại, triết học và văn học Tây phương đã có ảnh hưởng lớn đến văn học miền Nam, nó làm giàu cho văn học, nghệ thuật miền Nam nhưng nó cũng gây ra những nét bi quan, yếm thế trong cuộc sống và trong văn nghệ.
Nguyễn Thiên Thụ
Văn Học Hiện Đại
[1] Guillaume Apollinaire do Scott Bates dịch Anh ngữ, Twayne Publishers, New York, 1967.
[2] Elsa Triolet . La Poésie Russe. Éditions Seghers, Paris, 1965.
[3] Phái Sân Khấu Phi Lý: chủ trương soạn những kịch phẩm có những chi tiết ít khi xảy ra hoặc không xảy ra trong đòi sống bình thường.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 232
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0232
PHAN HẠNH -ĐÀ NẴNG - PHẬT GIÁO
Sunday, September 30, 2012
PHAN HẠNH * LÒNG HÀO HIỆP
Lòng hào hiệp và Thói tiểu nhân
Có
một câu chuyện xảy ra trong giai đoạn gần cuối Đệ Nhị Thế Chiến liên
quan đến lòng hào hiệp của Trung úy phi công Franz Stiegler của
Luftwaffe (Không Quân Đức) đã tha mạng cho do Trung úy phi công Charles
Brown cùng phi hành đoàn 10 người trên một oanh tạc cơ Hoa Kỳ đang khốn
đốn trên bầu trời. Điều đáng khâm phục là câu chuyện đó do chính Trung
úy Brown kể lại. Tại sao lòng hào hiệp của viên phi công Đức đó khiến
cho người Mỹ tôn vinh? Vì mặc dù vẫn biết Brown đang đi dội bom nước
Đức, vẫn biết tha cho địch là mất cơ hội được trao tặng huy chương cao
quý và có thể bị đưa ra trước tòa án quân sự để lãnh án tử hình, nhưng
Trung úy Franz Stiegler vẫn chấp nhận do lòng hào hiệp.
Trong
tác phẩm Tâm Hồn Cao Thượng thuộc loại sách chuyện dành cho trẻ em do
Hà Mai Anh dịch từ nguyên tác Les grands coeurs của văn hào Edmond De
Amicis người Ý, Chương Sáu với tựa đề Lòng Hào Hiệp kể về Crotsi, một
cậu học sinh nghèo tàn tật vì bị chọc ghẹo chế giễu nên đã không dằn
được sự nóng giận và đã ném lọ mực văng trúng thầy. Người bạn tốt của
Crosti là Garoné đứng ra nhận tội thế nhưng vị thầy không tin. Thế rồi
Crotsi thú nhận tội. Thầy mắng mấy đứa học trò quỉ quái đã chọc giận và
ăn hiếp kẻ yếu như sau: “Các anh đã vô cớ lăng mạ một người bạn không
trêu chọc các anh. Các anh đã chế giễu một người tàn tật. Các anh đã xúc
phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đã làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ,
một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là
những đồ đê tiện!” Nghe vậy, Garoné xin thầy tha thứ cho mấy đứa học trò
quỉ đầu gấu hay bắt nạt. Đó là một tấm gương của lòng hào hiệp, là lối cư xử của người quân tử.
Khái niệm quân tử và tiểu nhân đều có mặt trong mọi nền văn hóa Đông phương hay Tây phương.
Nho
giáo Trung Hoa phân chia con người trong xã hội ra làm hai tầng lớp
quân tử và tiểu nhân. Sự phân định này có thể do Khổng Tử đề ra hoặc đã
xuất hiện từ giữa đời Chu trước Khổng Tử. Từ đời Chu cho đến thời Chiến
quốc, hai chữ “quân tử” (Jūnzǐ 君子) được
dùng để chỉ lớp đại trượng phu và quý tộc có ý nghĩa tương đương với
“gentleman” của Anh ngữ. Những tầng lớp khác trong xã hội đều là Tiểu
nhân. Quân tử và Tiểu nhân chỉ là phép định danh theo địa
vị xã hội cổ xưa; ý nghĩa của chúng đã biến đổi theo thời gian. Ngày
nay, quân tử mang ý nghĩa hào hiệp cao thượng trong khi tiểu nhân ngày
nay đồng nghĩa với tâm tính hèn hạ.
Luận về bậc đại trượng phu, quân sư của Tào Tháo là Trình Dục cho rằng đại trượng phu là người hội đủ ba đức tính:
1) Không nỡ hiếp đáp kẻ dưới, không lấn át kẻ yếu.
2) Ân oán phân minh.
3) Tín nghĩa rõ rệt.
Đem
nguyên tắc này áp dụng trong binh thư quân ngũ, Trình Dục qui định rằng
tướng soái đại trượng phu không giết đối phương đã ngã ngựa (kẻ dưới)
và buông khí giới đầu hàng (kẻ yếu).
Do
đó, chúng ta thấy lòng hào hiệp và tinh thần mã thượng là một phẩm chất
của con người do hun đúc mà có chứ không phải một thứ tước vị được ban
cho.
Chức
tước và địa vị xã hội chưa hẳn là yếu tố duy nhất biến một nhà quí tộc
thành hiệp sĩ đại trượng phu. Trước sự cầu khẩn của một bà mẹ xin vua
ban cho con trai của bà chức tước hiệp sĩ, vua James II của Anh quốc
(1633-1701) từng nói: "Tôi có thể biến con bà thành một nhà quí tộc
nhưng ngay cả Đấng Vạn Năng cũng không thể biến cậu ta thành một bậc đại
trượng phu. (I could make him a nobleman, but God Almighty could not
make him a gentleman.)
Lòng
hào hiệp mã thượng thường đi liền với danh dự. Tại các nước châu Âu
thời thế kỷ thứ 17, đàn ông thuộc giới quí tộc thường giải quyết những
tranh chấp cá nhân bằng thách thức so kiếm để bảo vệ danh dự đã bị xúc
phạm trước đám đông; đến khi súng được phát minh thì trở thành các cuộc
đọ súng. Nhưng một người có lòng hào hiệm mã thượng không bao giờ đưa ra
lời thách thức giao đấu trước với một kẻ thua kém tài sức hơn.
(Không nỡ hiếp đáp kẻ dưới, không lấn át kẻ yếu).
Tượng đài vua Lê Lợi ở Thanh Hóa
Trong
lịch sử nước nhà, vị tướng soái nổi tiếng không giết kẻ đầu hàng chính
là Lê Lợi (1385-1433), vị thủ lãnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chiến
thắng quân Minh và trở thành vị vua đầu tiên của vương triều nhà Hậu Lê,
triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Tháng Chạp năm Đinh Mùi
(1427), soái tướng nhà Minh là Vương Thông cùng hàng vạn quân binh thua
trận quy hàng. Các phó tướng và nghĩa quân muốn giết họ để trả thù tội
ác đối với người Việt trong suốt thời gian Việt Nam dưới ách đô hộ của
triều Minh. Lê Lợi nói “Bản tâm của người nhân đức là không muốn giết
người. Không nên vì muốn trả thù mà mang tiếng xấu muôn đời là đã giết
kẻ đầu hàng.” Vì muốn giữ hòa khí giữa hai nước nên Lê Lợi đã truyền
lịnh cấp đầy đủ phương tiện cho hàng binh Tàu hồi hương.
Lòng hào hiệp trong truyền thống Hoa Kỳ
Lễ ký văn bản đầu hàng, tướng Grant bắt tay tướng Lee (áo xám, râu trắng)
Sự
kiện này không khỏi bắt chúng ta liên tưởng đến sự kết thúc của cuộc
nội chiến Hoa Kỳ xảy ra trong buổi lễ ký kết đầu hàng giữa tướng Robert
E. Lee (Hợp Bang, Confederate, phe miền Nam thua trận) và tướng Ulysses
S. Grant (Liên Bang, Union, phe miền Bắc thắng trận) đầy lòng hào hiệp
và tinh thần mã thượng tại thị trấn Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia
ngày 9 tháng 4 năm 1864. Sau khi tướng Lee đặt bút ký tên vào văn bản
đầu hàng, để xoa dịu nỗi đau buồn tủi nhục của người bại trận, tướng
Grant bắt tay cựu đối phương và nói: “Trong cuộc chiến này, chỉ có nước
Mỹ chiến thắng chớ không có ai thắng ai thua.”
Thật
vậy, tướng Grant ra lệnh cho quân sĩ dưới quyền không được reo hò chiến
thắng và phải đối xử kính trọng với chiến binh bại trận. Các sĩ quan và
binh sĩ miền Bắc đang có mặt đều đưa tay kính cẩn tiễn chào tướng Lee
ra về. Thể theo lời yêu cầu của tướng Lee, tướng Grant cho phép binh sĩ
phe miền Nam được mang lừa ngựa về quê quán để sử dụng trong nông trại
vì đó là tài sản của riêng họ mang theo khi gia nhập quân đội. Ngay cả
cờ của phe miền Nam không hề bị cấm, vẫn tự do tung bay bất cứ nơi nào.
Ngày nay, khi viếng thăm Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington ở thủ đô
Washington DC, chúng ta sẽ thấy mồ mả binh sĩ Miền Bắc và Miền Nam đều
giống nhau không phân biệt ai là “liệt sĩ anh hùng” ai là “lính ngụy”.
Trong sách giáo khoa hay tất cả các bảo tàng viện khắp nước Mỹ, tài liệu
lịch sử, di tích, hình ảnh quân đội hai bên đều được trung thực ghi lại
và gìn giữ trân trọng như nhau không thiên vị bóp méo. Phải chăng đó là
do truyền thống tốt đẹp với tinh thần mã thượng hào hiệp.
Tinh
thần mã thượng hào hiệp đại trượng phu của người Mỹ được thể hiện đối
cả kẻ thù khác chủng tộc. Cuộc tấn công gây hấn bất ngờ của quân đội đế
quốc Nhật vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ở Hạ Uy Di sáng ngày 7
tháng 12 năm 1941đã giết chết 2,402 quân nhân Hoa Kỳ và gây thiệt hại
nặng nề cho lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương gây bàng hoàng. Hoa
Kỳ bắt buộc phải tuyên chiến với Nhật. Không đầy bốn năm sau, Hoa Kỳ đã
khiến Nhật phải khuất phục. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên chiến hạm
Missouri, đại diện của các nước Đồng Minh và chính phủ Nhật Bản chính
thức ký văn kiện đầu hàng.
Hình:
Tướng Yoshijiro Umezu, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhật, ký tên vào
văn bản đầu hàng trên chiến hạm USS Missouri (BB-63), ngày 2 tháng Chín
1945.
Sau
khi ký xong, đại diện của Đồng Minh là tướng MacArthur đọc bài diễn văn
ngắn gọn nhưng chứa đựng tất cả tinh thần cao thượng của người Mỹ có
đoạn như sau: “Đây là hy vọng thiết tha nhất của tôi, và thật sự cũng là
hy vọng của toàn thể nhân lọai, rằng từ sự kiện trang nghiêm này một
thế giới tốt đẹp hơn sẽ hiện ra từ máu và sự chém giết nhau trong quá
khứ - một thế giới sẽ phục sự cho nhân phẩm con người và để hoàn thành
ước nguyện cao cả nhất cho tự do, lòng bao dung và sự công bằng.” Ngay
sau khi đặt chân đến Tokyo, MacArthur ra lệnh cho các binh sĩ dưới
quyền ông không được trả thù người Nhật vì bất cứ lý do gì và ưu tiên
hàng đầu của ông phải lo cho người dân Nhật qua khỏi cơn đói rách do các
hậu quả của chiến tranh.
Nói
về tinh thần hào hiệp mã thượng của người Mỹ, cựu thủ tướng Tony Blair
của Anh đã viết như sau trong quyển hồi ký The Journey: “Trong phẩm cách
của người Mỹ có tinh thần mã thượng hào hiệp, được hun đúc qua nhiều
thế kỷ, phát xuất từ tinh thần khai phá biên cương để lập nghiệp, và
nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến
đấu để dành độc lập, đến cuộc nội chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng
như những sự kiện tình cờ. Tất cả đã làm thành một nước Mỹ vĩ đại.”
Còn Việt Nam thì sao?
Tinh
thần hào hiệp mã thượng hầu như vắng bóng. Suốt chiều dài lịch sử, Việt
Nam có được bao nhiên tấm gương của tinh thần này hay chúng ta chỉ có
lập rồi phá chớ không có tiếp nối. Và sau mỗi lần lật đổ một triều đại
hay một chế độ là những cuộc giết hại công thần, thanh trừng đẫm máu,
những sự trả thù tàn bạo theo kiểu diệt trừ hậu hoạn, nhổ cỏ phải nhổ
tận gốc đưa đến tru di tam tộc, đào mồ cuốc mả. Sự việc đó cứ tiếp tục
như thế từ đời này sang đời khác. Phương cách trả thù có khác đi nhưng
độ khốc liệt không hề giảm mà còn bao trùm rộng lớn hơn.
Tiểu nhân từ sự bắt buộc một tổng thống đầu hàng
Sáng
ngày định mệnh 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, trong lúc chính phủ VNCH do
tổng thống Dương Văn Minh cầm đầu đã chỉnh tề sẵn sàng chờ đợi đại diện
của phe CSBV dưới danh hiệu MTGPMN đến để bàn giao, Đại úy Phạm Xuân Thệ
là một trong những người đầu tiên mà họ gặp sau khi toán xe tăng T54
thuộc Trung đoàn 66 của Thệ ủi sập cổng Dinh Độc Lập để tiến vào. Về sau
này lên đến chức Trung tướng, Phạm Xuân Thệ kể lại: “Sau đó Dương Văn
Minh lại bước thêm một bước nữa về phía chúng tôi nói “Báo cáo cấp chỉ
huy, chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi
đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao”. Nghe thấy vậy, tôi liền tuyên
bố dứt khoát: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu
hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả”. Thấy tôi nói vậy, cả phòng
im lặng. Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu cùng số người trong phòng lùi về
ngồi vào ghế. Dương Văn Minh có lẽ bị hẫng vì định giữ thế chủ động ra
vẻ thiện chí bàn giao lại chính quyền, thành ra bị động, lúng túng đành
cúi đầu chờ đợi.”
Sau
đó Tổng Thống Dương Văn Minh bị bắt buộc đưa đến đài phát thanh để đọc
lệnh đầu hàng do Thệ viết trước và được Trung tá Bùi Xuân Tùng, Chính ủy
Lữ đoàn 203 chấp thuận.
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài Gòn. Phạm Xuân Thệ đội nón cối đứng bên mặt trong bức ảnh.
Hai tuần lễ sau khi VNCH đầu hàng, trong buổi lễ ăn mừng chiến thắng được tổ chức rầm rộ ngày 15/5/1975, tướng
Trần Văn Trà đã nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền
Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”. Có đúng vậy
không hay chỉ là một câu nói mị dân nằm trong mục đích tuyên truyền của
chế độ để lừa gạt tất cả những quân dân cán chính VNCH. Mười ngày “học
tập” do chính sách “khoan hồng của Đảng” hứa hẹn 10 trở thành năm, mười
năm hay lâu hơn thế nữa. Cựu chiến binh, thương phế binh và tử sĩ của
QLVNCH bị nhà cầm quyền CSVN đối xử ra sao suốt từ ngày ấy?
Cuối
năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng
triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Không buồn sao được
khi phe chiến thắng đã “giải phóng”, đã “thống nhất”, đã thâu tóm hết
tài sản của phe thua trận, thế mà vẫn còn tiếp tục sỉ nhục và tìm cách
xóa bỏ mọi vết tích của đối phương mà họ từng gọi là đồng bào ruột thịt.
Mãi đến gần cuối đời (mất năm 2008), ông Võ Văn Kiệt mới nhìn nhận “Yêu
nước có thể bằng nhiều con đường. Tổ quốc là của mình, dân tộc là của
mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo
hay phe phái nào cả”. Ông nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những
tù nhân nguyên là sĩ quan của QLVNCH chết trong các trại tù cộng sản,
gặp gỡ giới chức có thẩm quyền tỉnh Bình Dương để bàn về vấn đề việc
phục hồi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hầu mong xoa dịu nỗi buồn của
hàng triệu người miền Nam. Nhưng như chúng ta thấy, vòng oan khiên vẫn
còn tròng trên cổ người sống và trên những nấm mồ của người chết chỉ vì
người cộng sản Việt Nam chẳng những thiếu một tinh thần hào hiệp mã
thượng mà còn trả thù người ngã ngựa một cách tiểu nhân.
Tiểu nhân với tù hàng binh
Chuyện
người cộng sản trả thù tiểu nhân như thế nào hầu như chúng ta ai cũng
biết, nếu không từ kinh nghiệm bản thân, không chứng kiến tận mắt thì
cũng nghe từ bạn bè thân quyến kể lại. Khi viết hồi ký Tháng Ba Gãy Súng
kể lại kinh nghiệm bị Việt Cộng bắt trong lúc tìm phương tiện di tản,
cựu trung úy Cao Xuân Huy thuộc Tiểu đoàn 4 TQLC không lồng vào đấy bất
cứ một hư cấu nhỏ nào. Không nhằm ca tụng ai, không lên án ai, ông chỉ
muốn nói lên hoàn toàn sự thật. Chúng ta hãy đọc một đoạn ông kể về sự
trả thù như sau:
“Ðoàn
tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người
ngã xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ
ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng
dính cả vào người tôi.
Trò
bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu. Những người bị bắn chết và những người
không bị bắn -hay chưa bị bắn- đều không hiểu tại sao bọn Việt Cộng lại
bắn người này mà không bắn người kia. Tại sao thằng Việt Cộng này không
bắn người này mà bắn người nọ? Chúng tôi rất hoang mang nhưng lúc này
không ai có phản ứng gì, mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Ðói,
khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không
hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn.
Số
người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ
ra từ sáng, khi chúng tôi mới nhận được quần áo mang từ bờ biển vào. Râu
ria trên mặt biểu hiệu cho chức cấp hiểu theo nghĩa Việt Cộng cũng
không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi, không hay chưa bị
bắn, nhiều người râu ria nhẵn nhụi đã bị bắn.
Mãi
về sau, khi nghe được bọn Việt Cộng cầm súng đi tìm người để bắn nói
chuyện với nhau chúng tôi mới vỡ lẽ ra. Những tên Việt Cộng nào đã từng
bị tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến nào đánh cho xất bất xang bang lúc
trước, lúc này cứ đi tìm huy hiệu và bảng tên của tiểu đoàn đó mà bắn.
Người
mặc áo có gắn phù hiệu của tiểu đoàn 5 không bị thằng Việt Cộng này bắn
nhưng bị thằng Việt Cộng khác bắn. Người mặc áo có gắn phù hiệu tiểu
đoàn 3 bị bắn bởi thằng Việt Cộng không bắn người mặc áo của tiểu đoàn
4.
Chúng tôi lột hết bảng tên và phù hiệu tiểu đoàn.
Cuộc bắn giết thưa dần rồi chấm dứt.”
Giết
tù hàng binh, chỉ có những người Cộng Sản vì theo một chủ nghĩa bạo lực
cách mạng sắt máu mới nuôi lòng hận thù như vậy. Họ là những con người
sinh ra, được huấn luyện để sống với hận thù và chỉ tồn tại khi còn hận
thù.
Qua
bài viết Mùa Xuân Nào Tôi Mất Cha, tác giả Võ Trang viết: “Nhiều người
nói với tôi rằng Cộng Sản thắng được là nhờ họ dám tàn nhẫn. Với tôi, họ
không những chỉ tàn nhẫn trong những thủ đoạn tra tấn, đàn áp và giết
chóc mà còn tàn nhẫn bóp méo cả lịch sử, tình quê hương, lòng nhân đạo,
những giá trị nhân bản, những tổn thương văn hoá của dân tộc.”
Theo
lời kể của nhiều nhân chứng, ngày 1 tháng Năm 1975, sau khi bắt được
Đại tá tỉnh trưởng Chương Thiện Hồ Ngọc Cẩn, Việt Cộng đánh đập ông tàn
nhẫn, biệt giam, đưa ra tòa án nhân dân xét xử. Tuyên án tử hình và lập
pháp trường cát bắn chết ông xong, Việt Cộng đem xác ông bỏ
tại chợ Vị Thanh, Chương Thiện cho công chúng qua lại xem và bêu xấu
ông, cho ruồi bọ đục khoét thi thể ông. Sau đó chúng cột chân ông vào xe
Jeep kéo lê trên đường phố. Thật dã man vô cùng.
Một
sĩ quan cấp Tá khác bị VC trả thù dã man là Th/Tá Trần Đình Tự, Tiểu
đoàn trưởng TĐ 38 BĐQ. Mũ Nâu Thiên Lôi kể rằng sáng ngày 30/4/1975, sau
khi nghe Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn họp và thông báo lại
lệnh đầu hàng, Thiếu tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 38 BĐQ nói với
binh sĩ của ông rằng họ có toàn quyền lựa chọn trở về với gia đình, còn
ông sẽ ở lại tiếp tục chiến đấu. Có gần 40 tay súng tình nguyện ở lại.
Ông dẫn những người hùng quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì để tiếp
tục ăn thua với địch đến viên đạn cuối cùng. Chín người sống sót bị
giải về sân trường Tiểu Học gần đấy.
Thủ
trưởng Việt Cộng đến trước mặt Th/T Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và
chỉ ngay mặt ông thoá mạ thậm tệ, bắt cởi bỏ quân phục với cấp hiệu may
dính trên cổ áo. Th/T Tự phản đối để tiếp tục nghe VC nhục mạ mắng chửi.
Ông chửi lại nên bị tên VC dùng dao găm đâm và rạch bụng ruột đổ ra
ngoài rồi dần dần gục xuống trên vũng máu. Tám quân nhân
còn lại cũng đều bị xử bắn và quăng xác xuống vũng nước. VC còn tiếp tục
gây khó khăn cho gia đình Th/T Tự trong việc xin lại xác và thờ cúng.
Mũ Nâu Thiên Lôi viết:
“Câu
chuyện về sự trả thù đê hèn và dã man của bè lũ Cộng Sản Việt Nam là
hoàn toàn sự thật. Và dĩ nhiên sự trả thù, cung cách đối xử của Cộng Sản
dành cho Quân nhân QLVNCH và gia đình hoàn toàn do chính sách, kế hoạch
đã được chỉ thị từ Trung Ương xuống, nhưng nếu có ai hỏi đến chúng nó
lại bỏ mép đổ vấy cho địa phương, cho nhân dân, cho cá nhân nào đó nóng
giận gây ra.”
Tiểu nhân với cả người đã chết
Chúng
ta đều biết ngoài việc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH) bị tìm
cách xóa dấu vết bằng việc trồng cây muồng như blogger Lê Tùng Châu đã
nêu lên trong bài viết “Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng” , sự
phân biệt đối xử với thương phế binh VNCH cũ, nhà cầm quyền CSVN còn từ
chối cả sự tìm kiếm hài cốt tử sĩ mất tích của VNCH, cho dù với ngân
khoản do chính phủ Hoa Kỳ trợ cấp. Lê Tùng Châu cho rằng việc trồng cây
muồng trong NTQĐBH là một âm mưu thâm độc của CS. Anh giải thích:
Hình các bia mộ hoặc bị đập bể sứt hoặc bị hoặc bị đục thẳng bằng búa vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố.
“Năm 2002 khi Trung đoàn
Gia Định tới cắt cụt ngọn Nghĩa Dũng Đài làm vọng gác và xây nhà nhỏ ở
dưới chân rồi dùng phần đất trống trong Nghĩa Trang để làm nơi tập luyện
thì cũng tự đây, không rõ theo lệnh ai, họ đã bắt đầu một việc độc ác
có chủ mưu là trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ. Nên biết
rằng, về thổ nhưỡng, khu đất được các Tướng lãnh VNCH khi xưa chọn làm
Nghĩa Trang là một ngọn đồi đất đỏ với đá non, nhỏ. Cho nên về mặt dinh
dưỡng, là loại đất chẳng phù hợp để trồng cây.”
“Vả
lại, nếu ta so sánh với các “nghĩa trang liệt sĩ” của VC rải rác khắp
nước từ bắc chí nam, thì trong nghĩa trang chẳng có trồng cây bao giờ.
Các khu mộ, dù là dân sự hay quân độ trên khắp thế giới, cũng không hề
có nơi đâu lại trồng cây trong nghĩa trang! Vì lẽ đây là không phải là
đất trống, mà bên dưới mỗi diện tích kim tĩnh nhỏ bé 1m,2 x 2m,4 là di
cốt của người quá cố. Các loại cây trồng, nhất là cây lấy gỗ hay cây
rừng sẽ có lớp rễ ăn sâu và rộng nếu đó là loại đất nghèo dinh dưỡng, do
đó, theo thời gian, chúng sẽ xâm phạm tàn phá biến dạng hoàn toàn các
mộ phần. Thêm nữa, với tập tục Á Đông, người Việt mình tối kỵ mồ mả cha
ông bị rễ cây đâm vào bởi tin rằng sẽ làm “đau đớn, khó chịu” linh hồn
người chết và con cháu sẽ không thể sống yên hay làm ăn yên ổn được.”
Ngày
06-10-2011, do Hà Nội nhất định không chịu tìm hài cốt quân nhân VNCH
trong công tác tìm kiếm chung cho tất cả hài cốt tử sĩ hai bên, Hoa Kỳ
đã ngưng tài trợ chương trình này. Trước đó, Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch
Tiểu Ban Ðông Á và Thái Bình Dương, cho hay chính phủ Mỹ đã đình chỉ số
tiền viện trợ 1 triệu đô la cho Việt Nam cho đến khi Hà Nội cam kết sẽ
tìm cả hài cốt quân nhân VNCH mất tích. Tuy nhiên, Hà Nội lại nói là họ
không được chính thức thông báo điều này. Theo sự ước tính, hàng ngàn
hài cốt quân cán chính VNCH mất tích trong cuộc chiến Việt Nam cùng với
hàng ngàn hài cốt tù cải tạo chết trong các nhà tù cộng sản sau khi VNCH
sụp đổ, vùi lấp trong các khu rừng.
Thượng
Nghị Sĩ Webb, cũng là một cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam và
từng đi thăm NTQĐBH năm 2008, nói không có ngân khoản nào được sử dụng
“cho đến khi chúng ta được bảo đảm chắc chắn rằng chương trình viện trợ
áp dụng đồng đều cho tất cả những ai chiến đấu ở tất cả các bên.” Nhà
cầm quyền CSVN thì nói các cuộc thương thuyết của chương trình này
không có đề cập tới những tử sĩ của QLVNCH. TNS Webb khuyên Hà Nội nên
tìm cách hòa giải với cựu quân nhân VNCH nhưng xem ra không kết quả vì
dường như CSVN chưa hề biết hào hiệp mã thượng là gì. Nếu biết thì họ đã
không trả thù một cách tiểu nhân đối với những nấm mồ trong NTQĐBH. Rất
nhiều hình tử sĩ trên bia mộ bị bắn bằng súng với dấu đạn lỗ chỗ, bia
mộ bị đập phá, mộ phần bị phóng uế và bị sơn vẽ những lời nguyền rủa.
Phan Hạnh.
|
CÀ PHÊ ĐÀ NẴNG
QUÁN CÀ PHÊ "KỲ LẠ" Ở ĐÀ NẴNG
Được xây dựng trong khuôn viên tới 5.000 m2 với kiến trúc của nhà cổ, gỗ thủy tùng, rồng ngậm ngọc..., một quán cà phê ở Đà Nẵng đã trở thành nơi tham quan cho du khách.
Quán được sắp xếp theo hình chữ L trên diện tích đất 5.000 m2. | ||||||||||||||||||||
Bước vào quán là cặp rồng chầu bằng đá nguyên khối. | ||||||||||||||||||||
Cạnh cặp rồng là tượng đá tự nhiên theo hình sư tử và cây cảnh uốn lượn. | ||||||||||||||||||||
Ở phía bên tay trái là bộ tứ bình phác họa theo 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và Mai-Lan-Cúc-Trúc được gắn trên bức tường cao làm bằng gạch cổ. | ||||||||||||||||||||
Bên tay phải là khu vực dành cho khách tham quan, uống cà phê ngắm cảnh. Giữa khu vực này là tượng ngài Di Lặc được làm bằng gỗ thủy tùng nguyên khối cao khoảng 2 m. | ||||||||||||||||||||
Phía bên trong cũng được trang hoàng một tượng ngài Di Lặc cao hơn 3m. | ||||||||||||||||||||
Bậc thang trong quán được chạm nổi hoa văn do các nghệ nhân làng đá Non Nước - Ninh Bình chế tác. | ||||||||||||||||||||
Một điểm nhấn của quán là cây Thiên tuế 596 năm tuổi được sưu tầm từ miền Nam, trồng tại quán vào năm 2010. | ||||||||||||||||||||
Chính diện là ngôi nhà cổ được dựng lại. Phía trước có bức bình phong lớn được khảm trai nghệ thuật. | ||||||||||||||||||||
Nội thất bên trong được trang hoàng theo đúng kiến trúc nhà cổ với những câu đối bằng chữ Hán được khảm trai. | ||||||||||||||||||||
Trong quán còn trang trí nhiều loại đồ cổ. | ||||||||||||||||||||
Trên tường của quán đều được treo những bức bình phong lớn cổ,
sơn son thếp vàng. Theo tiết lộ của chủ quán, tổng đầu tư cho quán
này lên tới 470 tỷ đồng. Tuy nhiên, một nhà thầu từng tham gia xây
dựng quán cà phê này cho biết, mức đầu tư có thể không tới hơn 400
tỷ đồng với tình hình bất động sản xuống giá như hiện nay nhưng có
thể lên tới cả trăm tỷ đồng.
|
THÁI NAM THẮNG * PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA
Từ đạo Phật nghĩ gì
về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa
về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa
-
PSN - 26.02.2012 | Thái Nam Thắng
Kể
từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá.
Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho
mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ
xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về
vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao
lại có sự chậm trễ này?
Câu
trả lời có lẽ không gì khác hơn ngoài sự trả giá của nhiều nền văn hoá, văn
minh. Đã có không ít dân tộc "mất tên" trên bản đồ văn hoá thế giới, hoặc thảng
thốt nhận ra mình chỉ còn là một nền hoá nghèo nàn, lệ thuộc, thiếu bản sắc...
Nếu trong lúc này, chúng ta nói người Việt Nam đang có xu hướng ấy thì rất có
thể sẽ bị cho là rơi vào chủ nghĩa bi quan. Tuy nhiên, cái vươn vai thức dậy
của kinh tế Việt Nam trong hơn một thập kỷ nay và những tác động tiêu cực đi
theo nó không khỏi khiến người ta phải suy tư thêm về khái niệm "phát triển bền
vững".
Song
song với xu thế toàn cầu hóa là những cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa, văn
minh. Khái niệm "đụng đầu" được thay bằng khái niệm "giao lưu, hội nhập", và
người ta tuy đã có thể ngồi lại với nhau nhưng nói cho "vừa lòng nhau" là một
điều đáng suy nghĩ. Vấn đề không còn nằm ở nội dung nói mà là ở cách nói, cho
nên cái "vừa lòng nhau" ấy càng nói càng xa mục đích ban đầu mà nó muốn nói, mục
đích đối thoại. Chúng ta cần ý thức rằng, một nền tảng văn hoá thế giới không
thể xây dựng trên tư tưởng gây tội rồi xin lỗi, phá huỷ rồi xây dựng, âm mưu
giết hại rồi gửi lời chia buồn, hay xí xóa cho xong chuyện...
Người
Việt Nam không nên nhớ qúa khứ của mình bằng hận thù, song cũng không thể quên
đi quá khứ của mình bằng những đồng tiền viện trợ hay những cái lợi trước mắt.
Vì sao? Vì quá khứ đau thương của dân tộc phải trở thành một bài học sâu sắc về
lòng khoan dung và tinh thần độc lập tự chủ. Từ hiện tại, nghĩ về tương lai và
đối xử công bằng với quá khứ đó là cách mà chúng ta nên sống. Sống không phải
chỉ nhằm vào mục đích "làm ăn" mà còn vượt qua những nghi kỵ và thù hằn, để nói
tiếng mẹ đẻ một cách thân thương, để ghi tâm khắc cốt bài ca dao: "Khôn ngoan
đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...
Trong
lúc nền văn hóa, văn minh của thế giới đang chuyển dần sang thế đối thoại, chúng
ta phải nói như thế nào? Và đối thoại có phải chỉ đơn thuần là nói hay
không?
Hiển
nhiên, đối thoại không hẳn chỉ là nói, bởi các cụ ta từng dạy: "nói là bạc...".
Đối thoại còn nằm ở cách chúng ta ăn, mặc, ở, ứng xử... bằng nội lực văn hóa của
chính mình. Vậy chúng ta đã ăn, mặc, ở và ứng xử như thế nào? Đối thoại về văn
hóa có phải chỉ để "làm ăn" với nhau, để sinh ra cái gọi là "lợi ích vật chất"?
Mục đích của đối thoại văn hóa phải cao hơn cái nhu cầu "hầu bao" đó, có như
vậy, chúng ta mới có tinh thần minh mẫn để hiểu mình, để tôn trọng lịch sử và sự
thật, bằng không chúng ta đã vô tình đưa diễn đàn đối thoại văn hóa cho "những
khổng lồ kinh tế" làm chủ. Vấn đề là cho dù hội nhập nào, đối thoại nào cũng cần
có thời gian để nghỉ, nghỉ để nhìn lại mình, để ăn, mặc, ở, để quây quần bên
nhau quanh chiếc mâm tròn, để hát lên những bài hát ru của mẹ, để gieo vào trong
tâm những niệm yêu thương, niệm hiểu biết,..., để sau một giấc ngủ, tỉnh dậy
rồi, chúng ta còn biết ngôi nhà của mình vẫn còn nguyên vẹn.
Khi
xưa, "con đường tơ lụa" là bước giao thương, giao lưu đầu tiên về văn hóa và
kinh tế giữa châu Âu và châu Á. Lúc đó, "con đường tơ lụa" đẹp như chính tên gọi
của nó. Cả châu Âu đứng lặng trầm trồ nhìn ngắm và thấy được đằng sau nó là cả
một thế giới tâm linh sâu lắng hiền hoà của không ít các dân tộc được sinh ra và
được sống trong câu niệm Phật... Và những dân tộc ấy đã đến với phương Tây bằng
lụa chứ không phải bằng súng đạn, bạo lực. Cái tinh xảo, khéo léo, hiền hoà
không bao giờ làm cho người ta sợ hãi. Thế nên, sự gặp gỡ giữa những cái đẹp của
hai phương trời diễn ra như một tất yếu, không cái nào tổn hại cái nào, trong
chừng mực của lòng tôn trọng và hiểu biết.
Cũng
trong bối cảnh đó, ông cha ta thật tinh tường khi sáng tạo ra thần thoại, cổ
tích với một thông điệp lo âu về "cái đẹp bị đánh cắp". Càng giao lưu, càng gần
nhau, người ta càng nảy sinh sự so sánh hơn kém, mà ở đâu có so sánh ở đó có
chọn lựa. Điều đáng nói là sau khi nhìn ngắm rồi, người ta bắt đầu nhòm ngó, và
cũng trong lúc ấy, cái đẹp đã bị "đánh cắp" theo cách riêng của mỗi người. Càng
có nhiều người "đánh cắp" thì càng tạo ra nhiều sự cạnh tranh, chia, nhượng,
thậm chí là giành giật. Cuối cùng để thoả mãn với nhau người ta buộc phải chia
nhỏ cái đẹp ra, và ngay lập tức, cái đẹp bị chà đạp. Vậy ra, mục đích cuối cùng
của những bộ óc xâm lăng ấy không phải vì bấy lâu họ qúa thiếu thốn cái đẹp mà
vì họ không thoả mãn được cái lợi.
Nhưng
nói gì thì nói, cách thức "đánh cắp" mới là vấn đề mà chúng ta cần phải đối
thoại với nhau một cách thẳng thắn. Người phương Đông vui vẻ nói với nhau rằng
rác là hoa, hoa là rác để tìm cách ứng xử đẹp với cuộc đời. Cụ Nguyễn Du nói:
"Hoa tàn rồi lại thêm tươi". Chỉ một câu tin yêu ấy, người ta có thể khóc lên vì
sung sướng, sung sướng cho nhiều thế kỷ dân tộc đã sống dậy từ trong đau khổ,
thù hận, từ rác, từ bùn, từ tủi nhục,... như thế. Nhưng cho dù sống dậy từ cái
gì đi chăng nữa nó cũng phải tươi, phải đẹp, phải khoan dung độ lượng... Vì sao?
Vì Bụt bảo khổ đau tương quan với hạnh phúc. Mỗi khi thấy người hiền gặp nạn,
Bụt hiện ra và hỏi: "Tại sao con khóc?". Cả dân tộc đã suy nghĩ, lắng nghe cơn
gió vô thường ùa về, và nhìn những hận thù tan đi... Cho đến khi tiếng vó ngựa
xâm lăng lại hý lên. Bụt lại hiện ra: "Con đừng khóc nữa mà hãy nhìn vào cơn
giận của chính mình". Nhưng mọi người không thể không khóc. Và chắc chắn Bụt sẽ
bảo: "Con hãy khóc đi, khóc xong rồi con sẽ cảm nhận được thế nào là hạnh phúc,
biết khóc là một hạnh phúc, khổ đau là một hạnh phúc, và nếu chưa khổ đau các
con hãy khổ đau đi". Và cụ Nguyễn Du lại từ trong tâm thức của Bụt mà nói:
"Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa"...
Chúng
tôi muốn nói đến Việt Nam như nói đến một cái đẹp thường xuyên bị vùi dập. Một
nghìn năm bị vùi dập, một trăm năm bị vùi dập. Bởi thế, chưa lúc nào dân tộc
ngừng thao thức: "Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?". Về đâu? Phải trở về quê
hương tâm linh để nhận ra minh châu còn ở trong lòng, có như vậy, cái vô giá
nhất ấy mới không bị đánh mất. Chỉ có thế mới giữ lòng thuỷ chung với dân tộc,
với cái đẹp, và chỉ có thế "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Hậu thế góp nhặt
điều "dông dài" của cụ Nguyễn Du để nói lên điều mình muốn nói. Việt Nam như một
"anh nhà quê với cái đầu luôn luôn phải đội nặng", đội nặng một nghìn năm, đội
nặng một trăm năm... Vâng đúng như vậy, chúng tôi nói là đội nặng chứ không phải
cúi đầu. Bởi Đức Phật đã nói rằng, chúng sinh đều bình đẳng..., Phật không "dỗ
nín" ai mà Phật chỉ dùng nhân quả để cân đo thiện-ác.
Hội
nhập kinh tế và văn hoá là một tất yếu trong thế giới mà mọi trật tự chỉ là
tương đối. Thế nên, trong vô vàn các điều kiện để hội nhập, sự điều chỉnh mình
tất yếu phải diễn ra và không phải cái gì cũng khách quan, công bằng...
Hai
nghìn năm về trước, Trung Hoa đã tiến hành chiến tranh xâm lược và áp đặt văn
hóa lên dân tộc Việt. Một nghìn năm sống trong ách đô hộ, người Việt buộc phải
dùng chữ Hán để bổ sung cho cái khuyết điểm mang tính lịch sử của mình, đó là
"không văn tự". Nhưng cũng lúc ấy, đạo Phật hiện diện trên quê hương Việt Nam,
người Việt đón chờ đạo Phật như đón chờ một người thân xa quê trở về. Người Việt
đã tiếp nhận đạo Phật, và cả dân tộc Việt đã gọi Phật là Bụt bằng tiếng mẹ đẻ
thiêng liêng của mình. Chúng tôi dùng từ tiếp nhận bởi đó là hệ luận của một
cuộc vận động ý thức hệ tư tưởng quan trọng nhằm đối kháng với Trung Hoa.
Kể
từ buổi bình minh của dân tộc, đạo Phật đã cùng với dân tộc đội chung khối nặng
ấy, và tiếng nói trong trẻo của dân tộc vẫn không ngừng cất lên ngay cả lúc khổ
đau nhất. Như một tất yếu, những tranh luận xảy ra trên bình diện ý thức hệ của
đạo Phật đã nhóm lên cho dân tộc Việt một hướng đi mới. Và suốt một nghìn năm
cùng nói chung một thứ tiếng, đạo Phật đã đi vào cổ tích, huyền thoại của dân
tộc Việt, để khi lần đầu tiên dân tộc lấy lại được quyền độc lập tự chủ, chùa
Khai Quốc (Mở Nước) xuất hiện, cũng là lúc cả dân tộc xác nhận vị trí, vai trò
của đạo Phật trong trái tim mình. "Trời còn để có hôm nay, Vén sương đầu ngõ tan
mây giữa trời"(Truyện Kiều), và bài tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc vang
lên xua tan giấc mộng xâm lăng của phương Bắc. Kế đến, sự hưng thịnh của dân tộc
và đạo Phật thời Lý - Trần đã mở ra một thời kỳ thanh bình, thuần từ, khoan dung
nhất trong lịch sử dân tộc.
Trong
kỷ thuộc Minh, đạo Phật vẫn gìn giữ mạch chảy tâm linh của dân tộc. Chính vì
thế, lý luận Nho giáo đến từ phương Bắc buộc phải vận động cho một cuộc cải cách
mang dấu ấn Việt để tồn tại. Càng mang dấu ấn Việt bao nhiêu thì khuynh hướng
"cư Nho mộ Thích" càng diễn ra nhanh chóng bấy nhiêu. Không ít những nhà văn hóa
tư tưởng, thậm chí những người có thái độ bài xích đạo Phật đã dẹp đi mọi niềm
nhân ngã để trở về quy ngưỡng với đạo Phật, yêu kính Phật và niệm Phật. Đều đặn
như thế, 108 tiếng chuông chùa vẫn hàng ngày ngân rung trên làng quê Việt Nam,
không ngừng đánh thức hồn dân tộc.
Sau
kỷ thuộc Minh, sự đô hộ đáng kể nhất của ngoại bang chính là cuộc xâm lăng của
thực dân Pháp; cuộc xâm lăng này đã đẩy dân tộc vào giai đoạn khó khăn nhất
trong lịch sử. Một thách thức mang tính sống còn khi tiếng súng đại bác và lòng
hận thù vung vãi trên quê hương Việt Nam. Lúc ấy, hoạ mi có thể tắt tiếng nhưng
câu niệm Phật và tiếng chuông chùa vẫn đều đặn ngân lên, nức nở ngân lên: "Trần
kiếp vì đâu oan khổ?"...
Trong
các cuộc xâm lăng, vẫn chỉ có thế, cái đẹp luôn luôn bị nhòm ngó và chiếm đoạt.
100 năm mà đau hơn cả nghìn năm, người Việt lang thang đi tìm mẹ Âu Cơ của bốn
nghìn năm để không trở thành đứa trẻ mồ côi.
Sau
những cuộc đối đầu cực đoan của chính sách "sát tả", triều đình ngày càng trở
nên bất lực trước thế mạnh quân sự của thực dân Pháp, Nho giáo tàn lụi theo, lô
cốt đi đến đâu thì nhà thờ mọc lên đến đó, và khi đại diện cao nhất của triều
đình bán nước nhà Nguyễn chịu phép rửa tội thì cũng là lúc những người Việt Nam
thiết tha với dân tộc cảm thấy mình có tội, không phải là "tội tổ tông" mà là
tội với anh linh dân tộc.
Người
Pháp vui mừng vì Nho giáo không đánh cũng tan, vậy điều gì còn lại khiến họ lo
lắng? Ở phạm vi quân sự, các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ chưa đủ để người Pháp lo
lắng, bởi lúc đó họ đã có tay sai đắc lực là triều đình đối phó. Người Pháp tuy
mới đến Việt Nam nhưng cũng hiểu sâu sắc thế nào là câu "mỡ nó dán nó", ngon
lắm. Có không ít người Việt cũng thấy ngon khi ăn thứ mỡ ấy, nhưng ăn mỡ nhiều
thì rất dễ bị tắc tiếng.
Vì
sống quen với "nhạc trời" nên điều mà người Pháp cảm thấy khó chịu, bất an nhất
có lẽ không gì ngoài tiếng chuông chùa và câu niệm Phật, cứ thế, như cỏ mọc, dai
dẳng và bất trị. Vì thế, không phải ngẫu nhiên, chùa chiền lại trở thành nơi lý
tưởng để xây cất nhà thờ. Đau xót biết bao, những ngôi chùa đã nghìn năm sống
trong tâm thức dân tộc bị tàn phá không thương tiếc, điều mà Nho giáo khi xưa dù
có cực đoan đến đâu cũng không bao giờ đối xử với đạo Phật như thế. Nhưng cũng
chính trong cơn vô thường ấy, đạo Phật đã hóa thân vào cuộc sống. Phong trào
duy tân của hai nhà trí sĩ họ Phan như một luồng gió mới thổi vào tinh thần yêu
nước của toàn dân tộc. Các cụ đã thống thiết kêu gọi "bài Nho hưng Phật", và
tình nguyện từ bỏ hệ tư tưởng mà mình đã theo đuổi suốt cuộc đời, để tìm đến đạo
Phật, mong rằng tiếng chuông tỉnh thức của Phật có thể gội sạch những linh hồn
lầm lỗi như hàng nghìn năm trước Bụt đã làm. Trước đó, ở phía bên kia biên giới,
trong phong trào duy tân, Lương Khải Siêu cũng đã kêu gọi "bài Nho hưng Phật".
Rất có thể sự kiện này sẽ là một "mâu thuẫn" khó có lời giải, bởi khi chưa đối
mặt với phương Tây, Phật giáo đã từng bị bỏ quên, thế mà bây giờ nó lại trở
thành một sự lựa chọn "mới".
Không
lạ sao được khi đạo Phật Việt Nam lúc này không có đại bác, súng ống hiện đại,
không có quyền lực, tiền của hậu thuẫn... chỉ có những pho tượng Phật lặng ngồi
ngắm nhìn dòng chảy vô thường trôi đi, trôi đi; chỉ có những tiếng chuông chùa,
câu niệm Phật; chỉ có giọt lệ bi tâm trong những đêm thiền truyền đời nhỏ
xuống... Vậy người ta chọn đạo Phật để làm gì? Phải chăng ở tầm văn hóa, đạo
Phật chính là nguồn nội lực văn hóa tâm linh của dân tộc trong suốt hơn hai
nghìn năm hội tụ? Có thể người ta đã nhận ra tinh thần vô ngã, khoan dung, bất
bạo động của Phật giáo chính là tấm gương phản chiếu, nhìn vào nó quân xâm lược
như nhìn vào kính chiếu yêu, nhưng tấm gương ấy không phải để chiếu ra quỷ, ra
yêu mà để con người có cơ hội nhìn thấy mình còn là con người đúng nghĩa.
Phong
trào chấn hưng Phật giáo ra đời, vượt ra khỏi chủ ý "nhân văn mị dân" của thực
dân Pháp sau những vụ cướp phá chùa chiền và huỷ hoại di sản vật thể và phi vật
thể của dân tộc. Mạch nước ngầm văn hóa tâm linh của dân tộc một lần nữa lại
được Phật Mẫu Man Nương điểm huyệt, hồn thiêng sông núi và câu niệm Phật thân
thương từ nghìn xưa vọng về trong bom đạn, khổ đau và tủi nhục. Nghìn năm trước,
người tăng sĩ đã bước lên đỉnh núi hét một tiếng dài làm lạnh cả thái hư, nghìn
năm sau chiếc y vàng phải trải qua không ít lần tắm máu, nhưng câu niệm Phật và
lòng khoan dung thì không bao giờ thay đổi. Những "cô tấm-sinh viên" lại ngồi
chụm đầu vào nhau mà khóc, khóc vì bị dì ghẻ ghét ghen, hãm hại. Và Bụt lại hiện
ra: "Con hãy đi tìm cái đẹp từ trong đống tro tàn của thù hận kia". Khi Bồ tát
Quảng Đức hoá thân, giọt lệ bi tâm của cả dân tộc đã dồn tụ lại thành trái tim
bất diệt. Lửa khoan dung, bất hại cháy lên, hồn dân tộc sáng bừng trong tỉnh
thức. Phật giáo Việt Nam - dân tộc Việt Nam nhập vào làm một, và trái tim của
mọi miền đất nước, của thế giới yêu hòa bình đều cùng nhau thổn thức. Nói như
thi sĩ Vũ Hoàng Chương: "Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt, Nhìn nhau tình huynh
đệ bao la...".
Không
hiểu sao, cho đến hôm nay, trong những cuộc đối thoại giữa các nền văn minh, văn
hoá Á - Âu, lại có người cho rằng "Nếu nói cho đủ thì trong tiến trình lịch sử
của mình, Việt Nam lại còn có cơ hội tiếp cận (vì lý do chiến tranh và ý thức
hệ) với nhiều nền văn minh..." và "Chiến tranh thật khốc liệt với nhiều tội ác
và thương tích nhưng đó là một thế kỷ đủ giúp Việt Nam bứt ra khỏi cái thế giới
Trung Hoa truyền thống không chỉ về chính trị mà quan trọng hơn là sự tiếp nhận
những giá trị văn của văn hoá phương Tây, trở thành một phần di sản và bản sắc
của văn hoá Việt Nam hiện đại". Sao lại có thể nhận thức kiểu "không vỏ dưa thì
vỏ dừa" như thế.
Chiến
tranh là một nguyên nhân, một cơ hội làm cho dân tộc chúng ta đẹp như hôm nay
sao? Nói cho "vừa lòng nhau" như thế thì đau lắm. Con đường tơ lụa mà Âu - Á khi
xưa gặp nhau không có chiến tranh mà vẫn đẹp. Đành hanh một tí mà nói thì kết
quả tất yếu của một hệ suy như vậy sẽ dẫn đến quan niệm "không có chiến tranh
(đặc biệt là chiến tranh của Pháp) có lẽ người Việt vẫn còn ăn lông ở lỗ trong
cõi mù mờ nào đó...". Nếu chiến tranh có thể mang lại nhiều cái đẹp cho dân tộc
ta như thế thì quả thật việc khát khao hoà bình chỉ còn là chuyện hết sức vớ
vẩn. Có thể có cái đẹp nào mà không có chiến tranh không? Hiển nhiên là có. Có
sự giao lưu nào không cần đến chiến tranh không? Hiển nhiên là có. Đạo Phật và
dân tộc Việt đã gặp nhau và thương nhau là một minh chứng. Nếu lúc này thế giới
chưa thể tìm lại được cái điều hiển nhiên ấy thì chúng ta cũng không thể nhận
thức văn hóa theo kiểu hãy "đưa trứng vịt cho gà ấp" để kết quả sẽ nở ra những
con vịt cứ nhận lầm gà là mẹ..., đau đến tức cười.
Có
thể nói, sự hội nhập văn hoá, văn minh cần thiết nhất cho hạnh phúc con người
phải là sự hội nhập tình nguyện và tự nguyện, không phải vì lý do ép buộc, nhân
nhượng, đánh đổi, bằng chính trị, quân sự, kinh tế, "hôn nhân"... càng không thể
vì lý do chiến tranh. Nếu không nhận thức một cách đầy đủ về vấn đế này, mọi
người dù có ngồi lại thảo luận với nhau trên triệu triệu trang giấy thì thế giới
cũng vẫn chỉ là một nền văn hóa, văn minh bị "những người khổng lồ" thao túng.
Khi xưa các cụ ta đã sáng tạo ra biểu tượng "tri hành hợp nhất" bằng hình ảnh
Phật Bà nghìn mắt nghìn tay và hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm ứng đủ muôn thân để
độ chúng sinh viên mãn, là các cụ ta đã gửi gắm ý nghĩa đầy đủ nhất của sự thống
nhất trong đa dạng. Đó cũng chính là lý do để đạo Phật - nền văn hoá tâm linh
của dân tộc, tiếp xúc, đối thoại 1.000 năm với Trung Quốc, 100 năm với phương
Tây mà vẫn đứng vững và trở thành thành tố quan trọng của văn hoá dân tộc. Từ
thực tiễn sinh động đó, chúng ta tin rằng Đạo Phật có khả năng cùng với dân tộc
đối thoại với bất kỳ nền văn hoá, văn minh nào ngay cả trong những lúc tưởng
chừng như im lặng...
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
(Phạm Nhuận)
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
MỘ HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI
Mộ hoàng đế Bảo Đại
Sưu tầm
Vương triều Nguyễn trị vì 143 năm (1802 -1945). Trong số 13 vị vua , Hàm Nghi và Bảo Đại vẫn nằm lại đất khách quê người.
NHÀ SƯ VÀ TƯỢNG PHẬT
Nhà sư sở hữu hơn 200 pho tượng.
Thượng tọa Thích Từ Nghiêm ở chùa Phổ Đà (Đà Nẵng) sở hữu hơn 200 tượng Phật cổ có niên đại từ 400 năm đến hàng ngàn năm trong căn phòng chỉ vỏn vẻn 20m2.
Trong
căn phòng vừa là nơi ở, làm việc của mình, Thượng tọa Nghiêm dành hầu
hết không gian để trưng bày hơn 200 bức tượng phật cổ mà chính tay mình
đi khắp nơi trên thế giới thỉnh về. Việc sưu tầm bắt đầu từ năm 2000.
|
Bức
tượng đồng bỏ trong tủ kính này là tượng đầu tiên thầy thỉnh được và
bắt đầu say mê đi khắp nơi tìm tượng Phật. Thầy cho biết có nhiều bức
tượng đã có nhiều người đến trả giá nhưng không mua được, thầy lại có
duyên để thỉnh về. Tuy nhiên có nhiều bức tượng qua sách vở thầy được
biết nhưng chưa tìm được nên đành thuê người vẽ lên tranh để treo trong
nhà.
|
Dù không gian trưng bày rất hẹp nhưng thầy Nghiêm luôn tìm mọi cách để sắp xếp các tượng Phật hướng mặt ra ngoài.
|
Những bức tượng đồng được thầy sang Campuchia thỉnh về.
|
Tượng đức Phật đang nằm trên ghế duy nhất chỉ có thời vua Càn Long (Trung Quốc) cho làm, thế kỷ 17-18.
|
Tượng được chạm khắc tinh xảo trên gỗ hóa thạch nghìn năm.
|
Một
bức tượng hiếm mà thầy Nghiêm sưu tầm được là tượng Phật được làm theo
phong cách thời vua Hùng Vương. Dù chưa xác định được chính xác niên đại
của tượng, nhưng theo thầy Nghiêm, nếu đúng được làm dưới thời vua Hùng
thì đây là một bức tượng hiếm thấy từ trước đến nay.
|
Tượng gỗ độc đáo được chạm 11 mặt đức Phật.
|
Thầy
Nghiêm còn sưu tầm được rất nhiều tượng Phật Champa và tượng phật đồng
quý hiếm. Trong đó có bức tượng phật bằng đồng đen được sơn mạ màu gỗ ra
phía ngoài trong giai đoạn lịch sử phong kiến triều Tây Sơn trọng đạo
Nho, khắt khe với đạo Phật.
|
Tượng
Đại nhạc Như Lai (Phật đầu tiên của các vị phật) bằng đồng và đặc biệt
được bao bọc bởi hào quang bằng đồng, chạm hình rồng cuộn.
|
Tượng
Phật có nguồn gốc từ Đài Loan độc đáo bởi chỉ cần thắp hương trầm ở
phía trên, phía dưới sẽ có khói trắng chảy xuống như dòng sữa.
|
Một bức tượng Phật Đài Loan đặt làm tại Việt Nam thầy Nghiêm may mắn thỉnh được.
|
MÙA THU - HUỲNH CHIẾU ĐẲNG -
Monday, October 1, 2012
MÙA THU TRONG TÌNH CA VIỆT NAM
MÙA THU TRONG TÌNH CA VIỆT NAM
"Hằng
năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đámmây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi
tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá
lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi
thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang
có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi
học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa
thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay
những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam . Người ta
ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm
của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi
yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ
hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những
nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca
tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi
còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một
tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt
vời của một mùa "Thu quyến rũ":
"Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi …"
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi …"
Thu Quyen Ru-Anh Tuyet
Trong
bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua
đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia
ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm
hồn:
"Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."
Nhìn những mùa thu đi - Khánh Ly
Khi
người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất
cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau
kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu
trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được ra
đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một
mùa thu tình ái:
" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."
Mùa Thu Cho Em
Mùa
thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở
tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ ở
cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng,
Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ
mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái
như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em.
Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi
mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu
trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm, theo gió heo may vi vu
để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ
Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa
thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối
tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò:
"Tim em chưa nghe rung qua một lần!
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày…
Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng…
Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh rồi
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày…
Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng…
Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh rồi
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”
Trung Vuong Khung Cua Mua Thu
Mùa
thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối
cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng
đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi
mùa thu mơ"
"Anh gọi mùa thu mơ
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang...
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang...
Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh
Mùa
thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc
thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình
của mùa thu như sau:
"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ngủ
Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ
Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu
Ngập ngừng trôi giấc mơ
Anh ru em ngủ
Dài cơn mê thương yêu ấy
Những ngày còn ái ân..."
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ngủ
Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ
Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu
Ngập ngừng trôi giấc mơ
Anh ru em ngủ
Dài cơn mê thương yêu ấy
Những ngày còn ái ân..."
Còn
mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa
thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn
bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":
"Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn trong gió thu buồn
Ngày mai chúng mình xa nhau rồi
Cầm tay em nhìn sao không nói ..."
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn trong gió thu buồn
Ngày mai chúng mình xa nhau rồi
Cầm tay em nhìn sao không nói ..."
Mùa Thu mây ngàn - Tuấn Ngọc & Thái Hiền
Tuần
rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so
sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong
những dòng nhac thu ca . Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:
"Dáng thu vơi buồn như thương nhớ ai
Dáng thu về đây mùa thu ơi ai có hay
Ta vẫn ngắm mây trời
Thương về tóc buông lơi
Thương nhớ mãi nụ cười
Bờ môi xinh như mộng
Từ ngày em đi
Đã bao lần thu về rồi ?
Dáng thu về đây mùa thu ơi ai có hay
Ta vẫn ngắm mây trời
Thương về tóc buông lơi
Thương nhớ mãi nụ cười
Bờ môi xinh như mộng
Từ ngày em đi
Đã bao lần thu về rồi ?
Dáng Thu Về
Lại
một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức
Vinh bên phương trời Canada , ông cho chúng ta nghe một bản tình ca
quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của
ông "Thu về hôm nao", thơ Pham Anh Dũng:
".....Này em nhé mắt nâu qua rừng thu
Trong bóng thời gian nhả tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thôi ."
Trong bóng thời gian nhả tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thôi ."
Một
chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời
yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em
chiều thu":
"Chiều phai mây trắng trôi
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên
Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến
Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại
Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao
Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi
Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới
Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại
Chiều nay con chim én líu lo thương đời”
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên
Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến
Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại
Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao
Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi
Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới
Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại
Chiều nay con chim én líu lo thương đời”
Mùa
thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi
đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:
"Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
Thu SÀI GÒN
Từ
miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông
khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu
trong bài "Thu vàng nổi nhớ":
"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắng xuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắng xuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"
Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":
"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."
Thu Trong Mắt Em (Phạm Anh Dũng) Quỳnh Lan hát (Vinh Nguyễn"
Nếu
mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt
khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu
ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã
viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:
"Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa
Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa
Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"
Mua Thu Khong Tro Lai - Si Phu
Cũng
như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu
sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ
Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":
"Bây giờ là mùa thu
Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa
Mưa như lệ tình xưa
Lệ thấm mãi cho vừa
Lệ thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ...
Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa
Mưa như lệ tình xưa
Lệ thấm mãi cho vừa
Lệ thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ...
Anh Đã Quên Mùa Thu - Nam Lộc, Tùng Giang-Tiếng hát:Dalena
Mùa
thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về
chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn
Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" đuoc nhạc sĩ Pha.m Duy phổ thành một
nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:
"Mùa thu Paris, trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ...
Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu.."
Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ...
Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu.."
MÙA THU PARIS
Từ
một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái
mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu
của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa
thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Phạm Anh Dũng lại nhìn
mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của Pha.m
Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":
"Này yêu dấu, mùa thu về chưa nhỉ
Gọi mây trôi em thả tóc bay đi
Hạt long lanh rơi nhạt lá thay mầu
Tình xanh biếc, xanh mầu đôi mắt nâu ...
Này yêu dấu, mùa thu về lá đổ
Dòng sông xanh trôi về mãi xa xôi
Gọi mây trôi em thả tóc bay đi
Hạt long lanh rơi nhạt lá thay mầu
Tình xanh biếc, xanh mầu đôi mắt nâu ...
Này yêu dấu, mùa thu về lá đổ
Dòng sông xanh trôi về mãi xa xôi
Chiec La Thu Phai - Trinh Cong Son
Thu ca
Mua Thu La Bay
GIOT MUA THU- Dan Bau
Mua thu cho em Ngo Thuy Mien
Videos
By corsaire5000, ko7nz, pimpimpap, phamducthanh, thangvodalat, duc doan, phamanhdung1, VongNgayXanh Do, phamanhdung1, alexandertrung, huathanhhoang, Snow Mai, hoahongtran, vimas07| 14 videos+1
2+
+3
4
+
+5
6 +
7
1
8
+
+9
10
11
12
13
NỖI UẤT HẬN CỦA QUÂN ĐỘI VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM
MỜI XEM VÀ NGHE LỜI NÓI CỦA CỰU CHIẾN SĨ
http://youtu.be/Gx9i2k8oUKsSunday, September 30, 2012
HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * CẨN THẬN VỀ E MAIL
VÀI LỜI TÂM TÌNH CỦA
GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG
5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì, eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hóa hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết, dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Quỹ cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
Ngày nay, một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hóa khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.
GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG
Kính thưa quí bạn,
Tuy là cái email nầy ngắn nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì ráng chịu, mắc mớ chi tôi....
Tuy là cái email nầy ngắn nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì ráng chịu, mắc mớ chi tôi....
Hôm
nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày
nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần, tôi thấy những email gởi
đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như
nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt đăng ký mới cho xem.
Đa số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí
danh, ẩn danh không, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên
cẩn thận lắm lắm!
1. Thí dụ ngày nào đó, các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô, vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft…. Được 500.000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ… số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như đăng ký “hộ khẩu”.
1. Thí dụ ngày nào đó, các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô, vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft…. Được 500.000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ… số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như đăng ký “hộ khẩu”.
Hoặc
có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là đốc tờ XYZ, chức vụ
nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiển vô chủ.
Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho
tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...
Hoặc
tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn
chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu
đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
3.
Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế
đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ
Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì
ráng chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời
kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email nầy có hại
các bạn tự tìm hiểu. Viết hoài mỏi tay quá rồi....
4.
Chuyện thứ năm tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một
chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký
tên thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông
Mekong (hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ
đừng làm một chuyện nầy chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã lảm ngay
mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra
đó là những người tin được không?
Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì tên tuổi các bạn có khi được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.
5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì, eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hóa hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết, dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Quỹ cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
Ngày nay, một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hóa khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.
Nhân đây nói thêm: Nếu
các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng
cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1.500 thôi, đừng dùng cái
credit card có limit vài chục ngàn đô.
Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu
các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lai không bị mắc bẫy thì nên
đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên, các bạn nên đọc những
chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.
Cũng
vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông
gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến
thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì
“ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có
“chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn
giang hồ.
Huỳnh Chiếu Đẳng
=========================
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...
“Vào
Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù
mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có
thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới
là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” - Dương Thu Hương.
“Một
câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt
mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm
chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như
không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” - Trương Tấn Sang
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh ấy người đây luống đoạn trường” (Bà Huyện Thanh Quan)
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau
năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia
Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” - Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một
hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái
tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói
lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng
cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa
thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho
những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc
Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm
ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm
sự….
Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần
thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất
cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc.
Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không
choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất
cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất
cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các
hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như
TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là
những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước
quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán
bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh
Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể;
có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế
độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai
con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài
nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn
minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.(Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn): “Một
câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt
mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm
chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như
không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” thì những dòng của viết bài này
ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các
bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi
đến ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi
mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí
Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?...” thưa ông!?...
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi - Sài Gòn
Nhưng
vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65)
Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có
kịp, và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang
năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng
nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu
vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.
Sài
Gòn những năm 1960-1970 (trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội.
Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn
đâu của riêng ai! Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu
bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là
không có thật... mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân sự
và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam VN
trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là Đông
Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử
nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á. Nhân
dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt hiu, u buồn” bên trong
bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một
thứ gì đó cho vào bụng và mơ... một chiếc xe đạp! Tất cả họ, đều như là
những con “ốc vít” trong một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ,
không ai được phép “sáng tạo” tư hữu cho bản thân và gia đình ngoài “Bác
và đảng cộng sản”…
Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960 – 1970:
Sài
Gòn miền Nam - những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền
kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ
nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền
sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu,
điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự
Do (Đồng Khởi ngày nay) - một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN
miền Bắc còn rất xa lạ - không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí
ngoại tệ...
Sài Gòn -1966 - Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966
- Các Phu nhân Tổng Thống - bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp
tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong
phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên
Phòng Đông Nam Á.
19/5/2010
Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các
“VIP” phụ nữ của CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ
toàn cầu tại Bắc Kinh.
Cách
nhau gần nửa thế kỷ - hai nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác
biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng
ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần
nhắc lại bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây...”
Nửa
thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người
Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa
dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn
“cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên
60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây
phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên
tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở
ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình
mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác...
Phương
tiện xe gắn máy cá nhân phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó
ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet của
Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho
nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường
phố Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua - (cô gái
có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967 –
Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533
của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái
lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự
trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ
trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia và so với các nước
láng giềng trong khu vực.
Tương
phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội
cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn
lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm
thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu
“bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
Hà Nội 1960-70:
Thập
niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn
miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không
AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên
nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy
giờ chưa sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì
về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn
miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không
bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân
miền Bắc... bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.
Nói
đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn
miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp
nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để
mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử
dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng
mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu
Hương nói) là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp
miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường
(trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có hai
thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại mục).
So
với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội -
CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh
thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó... mà buồn nản đến nao lòng.
Cụ
thể hơn, Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp”
nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên
1960-70 để thấy, cùng một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”?
(Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động
mang lại hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực
không thấy tương lai).
Thượng tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn)
Thời
điểm ấy 1960-70 đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh
ngày hôm nay. Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) –
Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh).
Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với
không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế
kỷ - CSVN gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?
Sài
Gòn miền Nam - người dân luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri
ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ
nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi
theo (Kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng
nhớ đức Trần Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).
Ngược
lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung
(Đền Vua Quang Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung
Quốc, tổ chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô
Hà Nội!? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng...
Hai
hình ảnh trên, dưới – cách nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất
đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho
biểu tình.
Hơn
40 năm sau, 2011, dưới chế độ CSVN tại Hà Nội - Sài Gòn, người dân biểu
tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!
1958
– Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản
lý. Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công
hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.
1974
– Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH –
CS Bắc Việt im lặng. Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải
ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp
nơi.
Những
cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và
khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và
phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974: “Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.
27-1-1973, CSVN ký hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy
nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào
đánh chiếm miền Nam Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp
Định Paris.
1975 - Sinh viên VN tại Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.
Những
bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của
gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam
VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày
nay.
Họ,
CSVN lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris -
Phá bỏ điều khoản 5: (Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ
dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược
đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng
bận và “tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải
tán “tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này.
Chính
họ - CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ
tương tàn hy sinh gần 5 triệu người - một thế hệ thanh niên tinh hoa của
quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông
làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ
đẩy người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành
trướng Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ,
CSVN, đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!
“…
Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự
hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn
nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…”
|
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 232
DANH NHÂN HẢI NGOẠI - VIỆT CỘNG -
Saturday, October 6, 2012
VẺ VANG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI
ĐI RA HẢI NGOẠI, THÀNH RỒNG THÀNH TIÊN, Ở VỚI VIỆT CỘNG, THÀNH ĐIÊN THÀNH KHÙNG
|
TIN TỨC VIỆT NAM
Hội nghị Trung ương Đảng định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (T) nói chuyện với chủ tịch nước Trương
Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội Đảng 11, Hà Nội, 12/01/2011
REUTERS/Kham
Ngày 01/10/2012 vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã bất ngờ
triệu tập Hội nghị Trung ương 6 sớm hơn dự kiến đến hai tuần. Kéo dài
trong 15 ngày, Hội nghị Trung ương lần này được thông báo là chủ yếu sẽ
bàn về « quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ». Trên thực tế, Ban Chấp
hành Trung ương sẽ định đoạt số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện
đang bị yếu thế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Việt Nam.
Được Đảng giao nắm quyền Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đầu năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng nay giống như là « chỉ mành treo chuông » như mô tả của các nhà phân tích.
Tuy ít có khả năng ông bị cách chức ngay bây giờ, nhưng theo nhận
định của hãng tin AFP hôm nay, một điều chắc chắn là sau Hội nghị Trung
ương lần này, quyền lực của Thủ tướng Dũng sẽ bị suy yếu nhiều, trong
bối cảnh tăng trưởng kinh tế èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư ngoại
quốc sụt giảm mạnh, nhiều tập đoàn Nhà nước bị thua lỗ nặng nề, bê bối
tài chính trong khu vực ngân hàng.
AFP trích lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Úc, dự
đoán sẽ có đụng độ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những đối thủ của
ông, mà cụ thể là phe Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Theo ông
Thayer, có thể là ít nhất đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách giảm bớt
những quyền hành quá lớn mà phe của ông Dũng đã thâu tóm được. Vấn đề là
không biết các đối thủ của Thủ tướng Việt Nam có thể đi đến việc buộc
ông Dũng từ chức hay không.
Dầu sao, trận đấu sẽ rất quyết liệt, bởi vì ngay trong bài phát biểu
khai mạc Hội nghị hôm thứ Hai vừa qua, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng
đã báo trước rằng « ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này ». Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều « rất quan trọng và phức tạp ».
Chỉ trích gián tiếp năng lực quản lý kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng,
lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định là trong thời gian qua, «
chúng ta chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với
khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi
mới mô hình tăng trưởng ». Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải « tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô ».
Theo nhận định của AFP, chiến lược phát triển kinh tế của ông Nguyễn
Tấn Dũng đã gặp nhiều thất bại ê chề. Chính ông đã thúc đẩy việc hình
thành những tập đoàn công nghiệp theo kiểu Chaebol của Hàn Quốc, nhưng
một số tập đoàn như Vinashin và Vinalines đã bị thua lỗ nặng nề, nợ nần
chồng chất hàng tỷ đôla. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy nợ xấu và việc
tái cơ cấu ngành này đã bị chựng lại từ cuối năm 2011. Nhiều lãnh đạo
ngân hàng đã bị bắt giữ và bị khởi tố trong vụ bê bối tài chinh ở ngân
hàng ACB, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu
nhất Việt Nam và là một trong những nhân vật thân cận với ông Nguyễn Tấn
Dũng. Thứ Sáu tuần trước, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc
điểm của Việt Nam cũng chính là do quan ngại về khu vực ngân hàng.
Nay các đối thủ của Thủ tướng Dũng muốn ông phải trả giá về những
thất bại đó. Nhiều trang blog cũng đang tập trung đả kích phe Nguyễn Tấn
Dũng. AFP trích lời một cán bộ đảng cho rằng, « chưa bao giờ có một Thủ tướng bị công khai chỉ trích nặng nề về thất bại kinh tế và tham nhũng như thế ». Vị cán bộ này nói thêm : « Đây
là cuộc đấu giữa một bên là thế lực có tiền và bên kia là thế lực có
quyền, nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ Đảng ».
Theo các nguồn tin từ nội bộ Đảng, trong cuộc họp vào tuần trước, 14
ủy viên Bộ Chính trị đã không ra được một biện pháp kỷ luật Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, cho nên, mới cấp tốc triệu tập Hội nghị Trung ương để
bàn về việc này. Nhưng theo vị cán bộ Đảng nói trên, sẽ rất khó mà cách
chức được ông Nguyễn Tấn Dũng.
tags: Chính trị - Phân tích - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121003-hoi-nghi-trung-uong-dang-dinh-doat-so-phan-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung
Theo
Bấm
trang này, đại diện của Ủy ban Thường vụ còn bàn tới các báo
cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
và dự toán ngân sách 2012 và các báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Quốc hội Việt Nam cũng nói do Hội nghị lần thứ Sáu của Ban Chấp hành Trung ương đang diễn ra, các phiên họp ngày 5, 8 và 9 tháng Mười sẽ bắt đầu làm việc từ 17:30.
Nói chuyện với BBC hôm 5/10, Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, người cũng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, nói phiên bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào tháng Năm năm 2013 nếu các dân biểu thông qua quy trình và cách thức bỏ phiếu tín nhiệm trong kỳ họp bắt đầu vào cuối tháng Mười.
Mặc dù một số đại biểu nói nên bỏ phiếu tín nhiệm hai năm một lần, Tiến sỹ Thảo nói nên bỏ phiếu thường xuyên hơn:
"Nếu mà sau khi thông qua có quy chế, quy trình,
thủ tục thì tiến hành hàng năm, cũng như các cán bộ công chức kiểm điểm
cứ mỗi năm một lần."
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông trong khi đó nói nên có khoảng cách hai năm kể từ thời điểm Quốc hội thông qua các vị trí trong chính quyền, sau đó mới tổ chức mỗi năm một lần.
"Theo tôi cái năm đầu vì Quốc hội mới bầu và phê chuẩn các thành viên của Quốc hội và Chính phủ nên chưa bỏ phiếu.
"Còn bắt đầu từ năm thứ hai sẽ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm và sau đó cứ tiếp tục năm nào cuối năm cũng bỏ phiếu định kỳ để nếu như các thành viên nào không đủ tín nhiệm thì có thể xem xét để, thứ nhất, cá nhân tự từ chức, thứ hai là Quốc hội làm cái thủ tục miễn nhiệm hay là bãi nhiệm.
"Cái này nên tiến hành hàng năm một chứ không nên hai năm một lần bởi vì nhiệm kỳ của Quốc hội cũng chỉ có năm năm mà nếu như thế [hai năm một lần] thì cái thay thế cán bộ nó không kịp thời mà trong tình hình hiện nay công tác cán bộ đang là vấn đề cử tri bức xúc, cần đề cao trách nhiệp và cũng là cơ hội lựa cử được những người tiêu biểu xuất sắc để lãnh đạo đất nước."
Ông Cuông nói như vậy một nhiệm kỳ Quốc hội sẽ có bốn lần bỏ phiếu để "kịp thời thay thế" những người không đủ tiêu chuẩn.
Nhưng cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ngay cả việc không bỏ phiếu trong năm bổ nhiệm hay phê chuẩn đầu tiên cũng là không nên.
"Tôi nghĩ là một nhiệm kỳ chỉ có năm năm thôi. Nếu bây giờ một người làm việc kém, không có đức mà mình phải đợi đến hai năm sau thì tôi nghĩ là quá lâu, hỏng hết công việc còn gì nữa.
"Ở các nước thường thường giữ chức một hai tháng mà làm không được việc hoặc là có những lỗi gì lớn thì có thể bãi miễn luôn.
"Ở những nước ấy người ta làm được thì mình cũng làm được. Người ta làm như thế thì vẫn ổn định không có gì phức tạp cả.
"Tôi nghĩ nếu ai không làm được việc thì mình cho nghỉ luôn thôi, để một năm cũng là nhiều rồi."
Cho dù cũng có không ít ý kiến nói chỉ nên đề ra mức tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo nói mức đệm ở giữa có tính chất "báo động":
"Thực ra, cái loại ở giữa... cũng có thể để báo động cho người lấy phiếu rằng mình như vậy cái nguy cơ thấp có thể xảy ra để cho người nhìn thấy người ta khắc phục và người ta phấn đấu."
Nhưng việc bỏ phiếu miễn nhiệm các chức danh cũng không chỉ là công việc của Quốc hội, theo Giáo sư Thuyết, người nói rằng "công tác nhân sự do bên Đảng quyết định".
Ông bình luận thêm: "Theo tôi, sau khi Quốc hội
đã bỏ phiếu tín nhiệm mà một vị nào đó giữ một chức danh do Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn không đạt được quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội tín
nhiệm thì lúc đó bên Đảng phải xem xét và có ý kiến.
"Nếu thấy vị đó cũng không đủ năng lực để thực hiện công việc nữa thì chuyển sang Quốc hội làm thủ tục bãi nhiệm luôn.
"Còn nếu bên Đảng thấy rằng cần lưu nhiệm vị này thì cũng cần phải có ý kiến sang Quốc hội.
"Rồi đến năm sau lại tổ chức bỏ phiếu lại và nếu vị đó vẫn không đạt được tín nhiệm thì khi đó không còn lý do gì để lưu nhiệm nữa."
Giáo sư Thuyết nói hiện nay trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã có quy định về việc xem xét bỏ phiếu bất tín nhiệm bất thường khi có đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, một ủy ban của Quốc hội hay 20% tổng số Đại biểu Quốc hội đề nghị.
Tuy nhiên Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội chưa bao giờ có đề nghị như vậy trong khi chưa có cơ chế để các Đại biểu vận động cho đủ 20% số phiếu.
Lý do, theo Giáo sư Thuyết, là có tới 92% Đại biểu Quốc hội là Đảng viên và khó thuyết phục họ đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm với những vị không những là Đảng viên mà còn giữ chức cao trong Đảng.
Vị cựu dân biểu cho rằng chỉ cần có một Đại biểu đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm và được sự ủng hộ của hai Đại biểu khác là Quốc hội đã cần phải tổ chức họp để hỏi ý kiến toàn thể Đại biểu.
Và nếu có trên 50% Đại biểu đồng ý thì cần tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Giáo sư Thuyết cũng cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên cao cấp của Chính phủ và Quốc hội cho thấy cơ quan lập pháp đang thực sự muốn có vai trò giám sát lớn hơn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121003-hoi-nghi-trung-uong-dang-dinh-doat-so-phan-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung
Thường vụ Quốc hội và bỏ phiếu tín nhiệm
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 16:27 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012
Ủy ban Thường vụ Quốc
hội khai mạc phiên họp thứ 12 chiều 5/10 để bàn một loạt các vấn đề
trong đó có bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo chính quyền.
Trong phiên họp này, vốn kéo dài từ 5-9 tháng
Mười và 17-18 tháng Mười, ủy ban cũng có ý kiến về một loạt các dự án
luật trong đó có Luật Đầu tư công, Luật Thủ đô, Luật Điện lực và Luật
Việc làm, theo tin từ trang mạng của Quốc hội.Các bài liên quan
Quốc hội Việt Nam cũng nói do Hội nghị lần thứ Sáu của Ban Chấp hành Trung ương đang diễn ra, các phiên họp ngày 5, 8 và 9 tháng Mười sẽ bắt đầu làm việc từ 17:30.
Sớm bỏ phiếu tín nhiệm?
Việc Quốc hội Việt Nam xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và một loạt các bộ trưởng được xem như động thái tăng cường sự giám sát của cơ quan lập pháp đối với hành pháp.Nói chuyện với BBC hôm 5/10, Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, người cũng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, nói phiên bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào tháng Năm năm 2013 nếu các dân biểu thông qua quy trình và cách thức bỏ phiếu tín nhiệm trong kỳ họp bắt đầu vào cuối tháng Mười.
Mặc dù một số đại biểu nói nên bỏ phiếu tín nhiệm hai năm một lần, Tiến sỹ Thảo nói nên bỏ phiếu thường xuyên hơn:
"Tôi nghĩ là một nhiệm kỳ [Quốc hội] chỉ có năm năm thôi. Nếu bây giờ một người làm việc kém, không có đức mà mình phải đợi đến hai năm sau thì tôi nghĩ là quá lâu, hỏng hết công việc còn gì nữa. "
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông trong khi đó nói nên có khoảng cách hai năm kể từ thời điểm Quốc hội thông qua các vị trí trong chính quyền, sau đó mới tổ chức mỗi năm một lần.
"Theo tôi cái năm đầu vì Quốc hội mới bầu và phê chuẩn các thành viên của Quốc hội và Chính phủ nên chưa bỏ phiếu.
"Còn bắt đầu từ năm thứ hai sẽ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm và sau đó cứ tiếp tục năm nào cuối năm cũng bỏ phiếu định kỳ để nếu như các thành viên nào không đủ tín nhiệm thì có thể xem xét để, thứ nhất, cá nhân tự từ chức, thứ hai là Quốc hội làm cái thủ tục miễn nhiệm hay là bãi nhiệm.
"Cái này nên tiến hành hàng năm một chứ không nên hai năm một lần bởi vì nhiệm kỳ của Quốc hội cũng chỉ có năm năm mà nếu như thế [hai năm một lần] thì cái thay thế cán bộ nó không kịp thời mà trong tình hình hiện nay công tác cán bộ đang là vấn đề cử tri bức xúc, cần đề cao trách nhiệp và cũng là cơ hội lựa cử được những người tiêu biểu xuất sắc để lãnh đạo đất nước."
Ông Cuông nói như vậy một nhiệm kỳ Quốc hội sẽ có bốn lần bỏ phiếu để "kịp thời thay thế" những người không đủ tiêu chuẩn.
Nhưng cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ngay cả việc không bỏ phiếu trong năm bổ nhiệm hay phê chuẩn đầu tiên cũng là không nên.
"Tôi nghĩ là một nhiệm kỳ chỉ có năm năm thôi. Nếu bây giờ một người làm việc kém, không có đức mà mình phải đợi đến hai năm sau thì tôi nghĩ là quá lâu, hỏng hết công việc còn gì nữa.
"Ở các nước thường thường giữ chức một hai tháng mà làm không được việc hoặc là có những lỗi gì lớn thì có thể bãi miễn luôn.
"Ở những nước ấy người ta làm được thì mình cũng làm được. Người ta làm như thế thì vẫn ổn định không có gì phức tạp cả.
"Tôi nghĩ nếu ai không làm được việc thì mình cho nghỉ luôn thôi, để một năm cũng là nhiều rồi."
Mức 'báo động'
Khi góp ý cho việc bỏ phiếu tín nhiệm, một số Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị ba mức độ để bỏ phiếu: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".Cho dù cũng có không ít ý kiến nói chỉ nên đề ra mức tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo nói mức đệm ở giữa có tính chất "báo động":
"Thực ra, cái loại ở giữa... cũng có thể để báo động cho người lấy phiếu rằng mình như vậy cái nguy cơ thấp có thể xảy ra để cho người nhìn thấy người ta khắc phục và người ta phấn đấu."
Nhưng việc bỏ phiếu miễn nhiệm các chức danh cũng không chỉ là công việc của Quốc hội, theo Giáo sư Thuyết, người nói rằng "công tác nhân sự do bên Đảng quyết định".
"Nếu thấy vị đó cũng không đủ năng lực để thực hiện công việc nữa thì chuyển sang Quốc hội làm thủ tục bãi nhiệm luôn.
"Còn nếu bên Đảng thấy rằng cần lưu nhiệm vị này thì cũng cần phải có ý kiến sang Quốc hội.
"Rồi đến năm sau lại tổ chức bỏ phiếu lại và nếu vị đó vẫn không đạt được tín nhiệm thì khi đó không còn lý do gì để lưu nhiệm nữa."
Giáo sư Thuyết nói hiện nay trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã có quy định về việc xem xét bỏ phiếu bất tín nhiệm bất thường khi có đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, một ủy ban của Quốc hội hay 20% tổng số Đại biểu Quốc hội đề nghị.
Tuy nhiên Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội chưa bao giờ có đề nghị như vậy trong khi chưa có cơ chế để các Đại biểu vận động cho đủ 20% số phiếu.
Lý do, theo Giáo sư Thuyết, là có tới 92% Đại biểu Quốc hội là Đảng viên và khó thuyết phục họ đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm với những vị không những là Đảng viên mà còn giữ chức cao trong Đảng.
Vị cựu dân biểu cho rằng chỉ cần có một Đại biểu đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm và được sự ủng hộ của hai Đại biểu khác là Quốc hội đã cần phải tổ chức họp để hỏi ý kiến toàn thể Đại biểu.
Và nếu có trên 50% Đại biểu đồng ý thì cần tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Giáo sư Thuyết cũng cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên cao cấp của Chính phủ và Quốc hội cho thấy cơ quan lập pháp đang thực sự muốn có vai trò giám sát lớn hơn.
Thêm về tin này
Việt Nam: con hổ thành mèo sa lưới nợ nần
Việt-Long, RFA- theo Rob Cox, Newsweek.
2012-10-05
“Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình. Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị, hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.” theo kinh tế gia Hoa Kỳ Ruchir Shama.
www.xaluan.vn photo
Hình mẫu của sự điều hành sai lạc
Mở đầu bài báo đăng trên tờ Newsweek, tác giả Rob Cox viết:Thống đốc Christine Gregoire phân phát khoai tây chiên tại môt tiệm Gà Chiên Kentucky ở thành phố Hồ Chí Minh, vào hôm cách nay gần đúng hai năm. Khoai tây chiên bằng sản phẩm trồng ở tiểu bang Washington nơi bà làm thống đốc. Tháp tùng bà thống đốc là đại diện 50 công ty Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư kinh doanh ở nước cựu thù.
Sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình làm việc tại Việt Nam của bà Thống đốc Washington Christine Gregoire là lễ khánh thành Cảng nước sâu Thị Vải-Cái Mép ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Lúc đó mọi việc đều có vẻ đầy triển vọng. Nhưng nay, vụ đầu tư đó cũng như nhiều mối đầu tư khác vào Việt Nam đều “nhiễm” đầy những tai tiếng và nạn công quyền nhũng lạm. Điều đáng buồn: đó chẳng phải chuyện hiếm hoi ở Việt Nam.
Xứ sở này có vẻ đã đi đúng hướng để chiếm vị trí con hổ kinh tế châu Á, một mô thức nhỏ hơn của xứ láng giềng khổng lổ Trung Quốc ở phía bắc.
Việt Nam tự hào với một dân số trẻ đông đảo, một tỉ lệ cao những người biết chữ, dồi dào tài nguyên thiên nhiên, tự túc về nông nghiệp, với một dải duyên hải vươn dài tranh đua cùng các bờ biển California và Thái Lan, và một vị trí chiến lược trên con đường giao thương của Thái Bình Dương.
Nhưng ngược lại, ngày nay Việt Nam càng ngày càng giống như một trường hợp tuyệt vọng.- một trường hợp điển hình cho những quốc gia mới nổi, giống như Miến Điện, đã không khai thác được cơ hội mở mang một nền kinh tế.
Cảng nước sâu Cái Mép nằm ở cửa hai sông Thị Vải-Cái Mép thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 80 km từ thủ phủ kinh tế của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở trông đầy lạc quan, và là một đề án liên doanh giữa công ty Cảng Sài Gòn thuộc Tổ hợp chuyên chở đường biển VINALINES của Việt Nam với công ty chuyên chở đường biển SSA Marine của Seattle, thủ phủ tiểu bang Washington ở tây bắc nước Mỹ.
Sau 6 năm chuẩn bị của SSA, bến cảng 160 triệu đô la được Thống Đốc Gregoire khánh thành, hứa hẹn bổ khuyết chỗ thiếu kém lớn lao của hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Tuy nhiên dự án gặp ngay hai lần “xui xẻo” khá quen thuộc với các nhà đầu tư nước ngoài: kinh tế toàn cầu suy trầm đi đôi với nạn tham nhũng ở địa phương.
Số lượng tàu container cặp bến của liên doanh SSA-Cảng Sài Gòn cũng như bến của hai liên doanh nước ngoài khác do VINALINES khai thác đã giảm mất một nửa trong quý 2, giữa cuộc chiến giá cả nổ ra với những công ty khai thác bến cảng đang phải phấn đấu mãnh liệt để giải quyết tình trạng ế bến, không có tàu hàng chiếu cố.
Và VINALINES ngập chìm dưới núi nợ nần và những vụ tai tiếng tham nhũng, dẫn tới vụ bắt giam truy tố 6 nhân viên lãnh đạo công ty. Cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng cũng bị bắt ở nước ngoài và giải giao về Việt Nam hồi tháng trước, sau cuộc truy lùng kéo dài 3 tháng của Interpol.
Tóm lại, Việt Nam đã từ vị trí được giới đầu tư toàn cầu ưa chuộng, nay trở thành “hình mẫu” cho trường hợp điều hành sai lạc. Quá nhiều tiền bạc đã chảy vào Việt Nam trong thập niên qua, nhất là sau khi xứ nàyđược gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới hồi tháng giêng 2007. Tổng trị giá các dự án đầu tư nước ngoài trong nâm ấy vượt qua tất cả những núi đô la đổ vào Indonesia, Philippines, Thái Lan và những nước khác trong vùng cộng lại, theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới.
Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.Bài báo của Rob Cox đăng trên tờ Newsweek viết tiếp: “những cơ sở Cộng Sản ọp ẹp của Việt Nam không thể thẩm nhập hết tất cả số tiền từ các quỹ đầu tư , dẫn đến trường hợp từng được nói đến trong sách vở kinh tế, mà các kinh tế gia gọi là “phân bổ nguồn vốn một cách sai lạc”.
“ Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình” theo Ruchir Shama, tác giả quyền sách “Những quốc gia khởi phát” và là kinh tế trưởng của “Quỹ đầu tư vào cổ phiếu tại các thị trường mởi nổi”, thuộc công ty tài chính Morgan Stanley ở New York. Kinh tế gia Shama viết tiếp “Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.”
Rót vốn sai lầm, rút ruột doanh nghiệp
Đầu tiên, nguồn tiền được trút vào công tác xây dựng những công trình xem ra thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hữu ích, như Cảng Cái Mép, đường xá, những cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Mekong, cùng những xa lộ- mà nhiều thứ không mấy được tu bổ sau khi người Mỹ ra đi vào năm 1973. Rồi thì nguồn vốn nước ngoài kia bắt đầu chảy sang những chung cư mới, cả những căn hộ sang trọng, để rồi nhiều bin-đinh như vậy, nhất là quanh thành phố Hồ Chí Minh, đứng trơ trơ, bỏ trống vì không có người thuê mua, hoặc bỏ dở dang không hoàn tất.Xong lại đến lượt những “khu công nghiệp” để chứa tất cả những nhà sản xuất nước ngoài, kiến trúc ở ven thành phố, chiếm chỗ những ruộng lúa và vườn tược của nông dân, buộc họ phải di dời. Trên thực tế, chỉ riêng một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 20 khu công nghiệp như vậy, chiếm 3 ngàn 645 hectares đất canh tác. Thế nhưng đến tháng 7 năm nay chỉ có 810 hectares trong diện tích đó cho thuê được, theo tin chính thức của Việt Nam. Sự đầu tư quá lố này tự nó đã là cơn bội thực khó chịu cho chính sách sử dụng đầu tư. Nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây sứt mẻ cho nền thương mại thế giới và làm chậm nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ 2008, các ngân hàng Việt Nam, bị chính phủ “thúc dáo” mạnh vào lưng, đã vào cuộc để giữ cho luồng vốn lưu thông. Theo tính toán của công ty tài chính HSBC, tiền cho vay đã tăng gấp bốn lần trong 6 năm qua. Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.
100 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất của Việt Nam nay ngập nợ tới khoảng 50 tỉ đô la, tính ra là hơn 1/3 GDP toàn quốc, theo tính toán của Reuters. Chỉ một số trong những tập đoàn này sụp đổ là sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng vô cùng to lớn, mà sự sụp đổ như vậy xem ra chẳng xa xôi gì mấy.
Vụ bắt giữ một trong những người doanh gia giàu nhất nước, Nguyễn Đức
Kiên, càng phơi bày rõ hơn hệ thống tài chính lung lay của Việt Nam.
(Ông) Kiên bị bắt vì cáo buộc lừa đảo, làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, khởi nguồn từ những nỗ lực
của ông nhằm chống đỡ cho Ngân hàng Thương mại châu Á, hay ACB, do ông
gây dựng. Tin tức khiến nhiều khách hàng ký thác xếp hàng rút tiền khỏi
ngân hàng, làm giá chứng khoán lao xuống dốc, gây tăng vọt giá vàng, là
món để dành truyền thống của người Việt Nam.
Những khó khăn nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam không thể
nào chỉ nằm trong ACB, mà mối quan hệ của người sáng lập Nguyễn Đức
Kiên với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên tin đồn là đảng Cộng sản
đang tăng gấp đôi nỗ lực diệt trừ tham nhũng trong chính phủ. Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình làm cả nước giật nảy mình vào hồi
tháng 7 khi cảnh báo rằng nợ xấu đã lên tới 9% tổng nợ- trái ngược hẳn
với dữ liệu chính thức mới mấy tháng trước nói rằng tỉ lệ đó chỉ có 4%.
Đã vậy, giới ngân hàng nước ngoài cho biết con số trên thực tế rất có
thể cao hơn.
Vì vậy ngân hàng cần được châm vốn. Uỷ ban kinh tế Quốc hội hôm mùng 4 tháng 9 cách nay 1 tháng đã ước lượng 12 tỉ đô la vốn có thể giúp ích- nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Với dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng 14 tỉ đô la , theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc này không phải dễ dàng. Chính phủ có thể in tiền, nhưng làm như vậy chỉ giết đồng bạc Việt Nam, đổ dầu vào lửa lạm phát, là mối hoạ mà chính quyền đã nỗ lực nhiều cách kềm chế được.
Một phương cách khác để cải tiến tình hình là thu hút vốn nước ngoài
trở lại Việt Nam. Nhưng những nhà đầu tư nước ngoài từng tỏ ra nồng
nhiệt nay đã phải e dè sau khi đã bị “trúng thương”.
Việt Nam chỉ sử dụng được mỗi một món nợ quốc tế trong năm nay – món
vay 250 triệu đô la cho VietinBank. Việc này xảy ra hồi tháng 5 trước
khi mọi việc trở nên tệ hại như trong lúc này; tuy vậy Vietinbank cũng
chỉ có được một nửa số tiền họ mong muốn dù phải trả 8% lãi suất. Đó là
cố gắng đầu tiên để kiếm vốn sau khi VINASHIN bị trễ hạn trả món nợ 600
triệu đô la.
Tất cả sự kiện này có thể được biện hộ là do những nguyên tắc kinh tế
căn bản thiếu vững chắc gây nên. Tuy nhiên giới đầu tư nước ngoài nay
cũng tỏ ra dè dặt khó đặt niềm tin vào chính phủ Việt Nam. Một ví dụ là
trong vụ phá sản của VINASHIN, Hà Nội đã không trả nợ đàng hoàng cho món
nợ của một công ty rõ rành rành là công ty Nhà nước, khiến các chủ nợ
phải khởi kiện, trong số đó có công ty đầu tư Quỹ đối xung Elliot
Associates ở New York.
Nhu cầu pháp trị
Và nếu đó chỉ là lời than phiền khó chịu của một công ty Hoa Kỳ, thì
cũng còn nhiều tình huống khác gây nên sự nghi ngại về tinh thần pháp
trị của Việt Nam. Có lần Công ty Dệt may quốc tế ITG của Mỹ phải tranh
đấu gay go với đối tác phía Việt Nam là công ty sản xuất sợi dệt Phong
Phú về một mối đầu tư liên doanh ở Đà Nẵng cách nay đã 6 năm. Phong Phú
là công ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam VINATEX. Vụ tranh chấp về
những cam kết tài chính đáng lẽ phải được phân xử theo thể thức trọng
tài tại Singapore, nhưng phía chính phủ Việt Nam thân thiết với VINATEX
đã gây áp lực với toà án Việt Nam để toà này phán xử một số vấn đề giữa
hai công ty. Hành động như vậy của toà án Việt Nam đã đi ngược lại thoả
hiệp giữa hai đối tác về việc đưa những tranh chấp ra cơ quan trọng tài
tại Singapore, không phải toà án Việt Nam.
Đã thiếu nguồn tài chính lại bị các nhà đầu tư quốc tế gần như tẩy
chay, Việt Nam chẳng còn gì nhiều để lựa chọn. Không thể loại bỏ biện
pháp sử dụng một “gói cứu trợ” về tài chính. Nhưng dù Trung Quốc có
vốn, khó lòng nghĩ tới việc Việt Nam phải giao nạp dù chỉ một tí ti chủ
quyền nào đó cho kẻ thù truyền kiếp.
Cải tổ sâu rộng, thi hành pháp trị: cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những chiếc xích lô đạp trên đường phố Hà Nội cổ.
Vậy còn Hoa Kỳ? Hoa Kỳ thì giàu có và đang cần ve vãn các nước Đông
Nam Á trong đó có Việt Nam để kết làm một khối chống lại cường quyền khu
vực là Trung Quốc; nhưng người Mỹ cũng có những vấn đề tài chính của
họ.
Dù vậy Washington vẫn có thể dễ dàng gom góp một gói cứu trợ tài
chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dành cho Việt Nam. Việc này còn có thể
giúp tàu hải quân Mỹ trở lại những hải cảng như cảng Cam Ranh của Việt
Nam.
Tác giả Rob Cox kết luận: Bằng cách nào thì cái “cơn mộng tan rồi”
tại Việt Nam ngày nay cũng khiến những khoản tiền đến với Việt Nam phải
đi kèm những điều kiện ràng buộc. Công cuộc cải tổ sâu rộng kể cả việc
tư hữu hoá các doanh nghiệp què lê kéo dệt của nhà nước Việt Nam, đi đôi
với cung cách hành xử gắn bó với tinh thần pháp trị, là những điểu kiện
phải đòi hỏi.
Cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang,
mà những chiếc Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những
chiếc xích lô đạp trên những đường phố đầy trở ngại của khu Hà Nội cổ.
Những người Việt Nam kiêu hãnh sẽ không muốn nhường lại nhiều ảnh
hưởng, nếu không phải là không nhường lại chút nào, cho IMF. Nhưng nếu
họ có thể tìm được cách thay đổi một cách thận trọng cho mọi việc sáng
sủa hơn, thì họ lại còn nêu được một tấm gương sáng cho Miến Điện và
những nền kinh tế mới nổi.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
VN tuyên bố bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại nhất thế giới
RFA 29.09.2012
Trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Hình chụp từ trang web dantoc.net
Đây là lần đầu tiên một giới chức Việt Nam công khai việc phòng thủ chống Trung Quốc trước một cử tọa đông đảo từ nước ngoài về mặc dù sức ép từ phía Bắc Kinh lên chính phủ Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu nhẹ đi.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-protect-itself-w-most-modern-weapon-09292012133044.html
PHẠM HỒNG SƠN * HOA ĐỊA NGỤC
“Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê
Tháng 10 5, 2012
Phạm Hồng Sơn
Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa
qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay
cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn
hữu, thân nhân và những người yêu quí ông.
Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa
ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều
độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng
hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc
hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa
nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà
cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là:
Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và
chủ nghĩa Marx-Lenin.
Ngay năm 1959, trước khi vào tù lần thứ nhất và khi mới chỉ chớm tuổi 20, Hoa địa ngục[i] đã chĩa sự phê phán không úp mở vào đúng Đảng:
“Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”
(“Tôi thường đi qua”, 1959)
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”
(“Tôi thường đi qua”, 1959)
và bản chất gieo rắc cái ác của Đảng:
“Trên
mảnh đất, Đảng gieo mầm tội lỗi!
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội! “
(“Trên mảnh đất”, 1964)
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội! “
(“Trên mảnh đất”, 1964)
Càng
về sau, qua những lần tù càng dài thêm, sự phê phán và nhận thức về bản
chất Đảng lại càng sâu hơn và, dĩ nhiên, gay gắt hơn:
“Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”
(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”
(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)
“Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”
(“Đồng lầy”, 1972)
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”
(“Đồng lầy”, 1972)
“Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”
(“Đảng”, 1973)
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”
(“Đảng”, 1973)
Và đây, Hoa địa ngục phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:
“Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”
(“Nhà văn”, 1980)
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”
(“Nhà văn”, 1980)
Còn về “Bác”, Hoa địa ngục đã
đề cập nhiều lần trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể nói bài
“Không có gì quí hơn độc lập tự do” là bài điển hình cho cái nhìn tổng
quát nhưng xuyên thấu qua mọi lớp vỏ tuyên truyền về Hồ Chí Minh hay của
chính Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nếu vẫn thành kiến về những đại từ nhân
xưng như “thằng”, “nó”, “con” thì có thể có hơi khó khăn để đồng cảm
được với sự bộc trực, tinh ý của Hoa địa ngục lúc mới có 29
tuổi:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
…
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”
(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
…
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”
(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)
Và chỉ bằng hai câu thôi, Hoa địa ngục đã có thể tóm gọn “Bác”:
“Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc”
(“Tên hề”, 1971)
Kịch gia xuất sắc”
(“Tên hề”, 1971)
Về
chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩ cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu
không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin,
tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay
tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:
“Cuộc đời tôi có nhiều
lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”
(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”
(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)
Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngụcnhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:
“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”
(“Đồng lầy”, 1972)
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”
(“Đồng lầy”, 1972)
Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:
“Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương
…
Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”
(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương
…
Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”
(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)
Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, Hoa địa ngục đã
nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù
không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam:
Đảng, Bác, Marx-Lenin.
Nếu nhìn lại “Nhân văn-Giai
phẩm” và “Xét lại chống Đảng”, những hoạt động và biến cố xảy ra gần trước và sau so với Hoa địa ngục, trong ánh sáng nhận thức về ba trụ cột đó thì lại thấy nhận thức củaHoa địa ngục còn
sớm cả so với thời đại nữa. Trong “Nhân văn-Giai phẩm” đã có những
tiếng nói, bài viết và thái độ bất ưng, phê phán sâu sắc về sự chà đạp
nhân quyền cơ bản hay vấn đề pháp trị của Đảng và có thể có cả những phê
phán ẩn dụ về lãnh tụ nữa nhưng tất cả vẫn còn hoàn toàn trên tinh thần
chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến
Marx-Lenin. Ở “Xét lại chống Đảng” cũng tương tự, chỉ là không đồng ý
với chính sách của
Đảng lúc đó, còn về chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng đều vẫn
được tôn trọng – tinh thần này gần như vẫn được các cựu thành viên của
các biến cố đó giữ nguyên cho đến tận gần cuối những năm 1990.
Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách
đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn
tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất,
đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù
đày, kiên gan trong
cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm,
nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn –
cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.
Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục.
© 2012 pro&contra
[i] Các bài thơ trích dẫn ở đây đến từ hai nguồn: Hoa địa ngục, Thơ Nguyễn Chí Thiện
Thơ Nguyễn-Chí-Thiện (sắp theo thứ-tự thời-gian sáng-tác)
Posted on 03/10/2012 by Lê Thy
(sắp theo thứ tự thời gian sáng tác do Lê Thy sưu tầm.
Xin bấm trên tựa bài trong Mục-lục dưới đây để đọc)
Xin bấm trên tựa bài trong Mục-lục dưới đây để đọc)
Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Ðảng
Ðã mang lại Ấm no và Ánh sáng!
Một buổi sớm anh hình như choáng váng
Gục xuống đường tiêu rớt sang bên
Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên
Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá!
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Ðảng
Ðã mang lại Ấm no và Ánh sáng!
Một buổi sớm anh hình như choáng váng
Gục xuống đường tiêu rớt sang bên
Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên
Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá!
(1959)
Nắng đã lên rồi, hè đã sang
Trước sân yên tĩnh bóng cây bàng
Anh em tù phạm đem chăn áo
Phơi khắp sân và giây thép cao
Quần áo chăn màn tuy chẳng mới
Phần đông rách và mầu bạc phai
Nhưng những con người trong khổ ải
Trầm ngâm ve vuốt, lo ngày mai
Bỗng dưng tôi thấy lòng bồi hồi
Vì tôi nghĩ tới ngày tháng trôi
Và vì những thứ phơi trong nắng
Là cả đông buồn trước mắt tôi
Trước sân yên tĩnh bóng cây bàng
Anh em tù phạm đem chăn áo
Phơi khắp sân và giây thép cao
Quần áo chăn màn tuy chẳng mới
Phần đông rách và mầu bạc phai
Nhưng những con người trong khổ ải
Trầm ngâm ve vuốt, lo ngày mai
Bỗng dưng tôi thấy lòng bồi hồi
Vì tôi nghĩ tới ngày tháng trôi
Và vì những thứ phơi trong nắng
Là cả đông buồn trước mắt tôi
(1961)
Lạc giống đem trồng trộn lẫn tro phân
Ðể tránh tù ăn, nhưng vô tác dụng
Trộn D. D. T thử xem dám đụng ?
Kết quả là đớp vụng hàng cân !
Ngấm thuốc lạc giống không nẩy một nhân
Ðảng đã hoàn thành kế hoạch Ðông Xuân !
(1962)
Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái
Ðời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Ðứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy dài trên má mẹ
Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều
Ðược gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đẫm ướt biết bao hàng nước lệ!
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái
Ðời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Ðứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy dài trên má mẹ
Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều
Ðược gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đẫm ướt biết bao hàng nước lệ!
(1963)
Có thể cô ta là người trong sách
Và hình như đã hiểu tôi nhiều
Biết đâu rồi, tôi chẳng được yêu
Yêu tha thiết, chân thành, trong sạch
Từ buổi đó, tháng ngày tôi cọc cạch
Ðạp chiếc xe tàng tới hiệu cô ta
Mua con tem, thiếp giấy gọi là
Tiền chẳng có, gia đình tôi thanh bạch
Song mấy năm rồi tôi chỉ là người khách
Chung thủy, hơi buồn, chẳng nói bao nhiêu
Hình ảnh cô ta như áng mây chiều.
Gợi thương nhớ mơ hồ, xa cách
Và hình như đã hiểu tôi nhiều
Biết đâu rồi, tôi chẳng được yêu
Yêu tha thiết, chân thành, trong sạch
Từ buổi đó, tháng ngày tôi cọc cạch
Ðạp chiếc xe tàng tới hiệu cô ta
Mua con tem, thiếp giấy gọi là
Tiền chẳng có, gia đình tôi thanh bạch
Song mấy năm rồi tôi chỉ là người khách
Chung thủy, hơi buồn, chẳng nói bao nhiêu
Hình ảnh cô ta như áng mây chiều.
Gợi thương nhớ mơ hồ, xa cách
(1964)
Thương đôi mắt không dám nhìn cái đẹp
Sợ rằng cái đẹp không vui!
Ðôi mắt sẽ ngượng ngùng cúi xuống
Bàn chân thầm lặng quay đi……
Ðôi mắt Trương Chi
Ðôi mắt sinh ra đã nhìn đáy nước
Nấm mồ định trước, xanh trong…
Năm tháng xuôi giòng…lãnh đạm
Sợ rằng cái đẹp không vui!
Ðôi mắt sẽ ngượng ngùng cúi xuống
Bàn chân thầm lặng quay đi……
Ðôi mắt Trương Chi
Ðôi mắt sinh ra đã nhìn đáy nước
Nấm mồ định trước, xanh trong…
Năm tháng xuôi giòng…lãnh đạm
(1964)
Anh gặp em trong bốn bức rào dầy
Má gầy, mắt trũng
Phổi em lao, chân em phù thũng
Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng.
Em ngồi run, ôm ngực còm nhom
Y sĩ công an nhìn em, thôi nạt nộ om sòm.
Em ngồi lọt thỏm
Giữa bọn người vàng bủng co ro
Những tiếng ho
Những cục đờm mầu
Mớ tóc rối đầu em rũ xuống
Mình em, teo nhỏ, lõa lồ…
Em có gì đâu mà em xấu hổ!
Em là đau khổ hiện thân
Ngấn lệ đêm qua còn dấu hoen nhòa
Trên gò má tái
Trong lòng anh bấy lâu nay xám lại.
Nhìn em, lệ muốn chảy dài
Anh nắm chặt bàn tay em hơi rụt lại
Em nhìn anh, mắt đen, tròn, trẻ dại
Nước da xanh mái thoáng ửng mầu
Trong quãng đời tù phiêu dạt bấy lâu
Ðau ốm một mình tội thân em quá!
Chắc đã nhiều đêm em khóc như đêm qua
Khóc mẹ, khóc nhà.
Khóc buổi rời miền Nam thơ ấu
Chân trời hun hút nay đâu?
Rồi đây, khi nằm dưới đất sâu.
Em sẽ hiểu một điều
Là đời em ở trên mặt đất
Ðất nước đè em nặng chĩu hơn nhiều!
Nhưng nghĩ lúc thân mình bó trong manh chiếu
Anh biết lòng em kinh hãi hơn ai
Khi gió bấc ào qua vách ải
Những manh áo vải
Tả tơi
Vật vã
Vào thịt da..
Em có lạnh lắm không?
Mưa gió mênh mông
Thung lũng sũng nước bùn
Bệnh xá mối đùn,ẩm mốc
Những khuôn mặt xanh vàng gầy dộc
Nhìn nhau, đờ đẫn, không lời.
Nhát nhát em ho
Từng miếng phổi tung rời
Bọt sùi, đỏ thắm!
Em chắc oán đời em nhiều lắm.
Oán con tàu tập kết Ba Lan
Trên sóng năm nào
Ðảo chao
Ðưa em rời miền Nam chói nắng..
Sớm qua ngồi, tay em anh nắm
Muốn truyền cho nhau chút tình lửa ấm.
Mặc bao ngăn cấm đê hèn
Sáng nay em không trống không kèn
Giã từ cuộc sống
Xác em rấp trên đồi cao gió lộng.
Hồn anh trống rỗng, tả tơi…
Má gầy, mắt trũng
Phổi em lao, chân em phù thũng
Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng.
Em ngồi run, ôm ngực còm nhom
Y sĩ công an nhìn em, thôi nạt nộ om sòm.
Em ngồi lọt thỏm
Giữa bọn người vàng bủng co ro
Những tiếng ho
Những cục đờm mầu
Mớ tóc rối đầu em rũ xuống
Mình em, teo nhỏ, lõa lồ…
Em có gì đâu mà em xấu hổ!
Em là đau khổ hiện thân
Ngấn lệ đêm qua còn dấu hoen nhòa
Trên gò má tái
Trong lòng anh bấy lâu nay xám lại.
Nhìn em, lệ muốn chảy dài
Anh nắm chặt bàn tay em hơi rụt lại
Em nhìn anh, mắt đen, tròn, trẻ dại
Nước da xanh mái thoáng ửng mầu
Trong quãng đời tù phiêu dạt bấy lâu
Ðau ốm một mình tội thân em quá!
Chắc đã nhiều đêm em khóc như đêm qua
Khóc mẹ, khóc nhà.
Khóc buổi rời miền Nam thơ ấu
Chân trời hun hút nay đâu?
Rồi đây, khi nằm dưới đất sâu.
Em sẽ hiểu một điều
Là đời em ở trên mặt đất
Ðất nước đè em nặng chĩu hơn nhiều!
Nhưng nghĩ lúc thân mình bó trong manh chiếu
Anh biết lòng em kinh hãi hơn ai
Khi gió bấc ào qua vách ải
Những manh áo vải
Tả tơi
Vật vã
Vào thịt da..
Em có lạnh lắm không?
Mưa gió mênh mông
Thung lũng sũng nước bùn
Bệnh xá mối đùn,ẩm mốc
Những khuôn mặt xanh vàng gầy dộc
Nhìn nhau, đờ đẫn, không lời.
Nhát nhát em ho
Từng miếng phổi tung rời
Bọt sùi, đỏ thắm!
Em chắc oán đời em nhiều lắm.
Oán con tàu tập kết Ba Lan
Trên sóng năm nào
Ðảo chao
Ðưa em rời miền Nam chói nắng..
Sớm qua ngồi, tay em anh nắm
Muốn truyền cho nhau chút tình lửa ấm.
Mặc bao ngăn cấm đê hèn
Sáng nay em không trống không kèn
Giã từ cuộc sống
Xác em rấp trên đồi cao gió lộng.
Hồn anh trống rỗng, tả tơi…
(1965)
Ôi cánh thơ nhẹ nhàng là thế
Mà sao sợ hãi giam cầm?
Bởi cánh thơ chỉ là cánh chim,
nhưng cánh chim báo bão
Lại không phải bão thông thường,
mà bão trong tim
Mà sao sợ hãi giam cầm?
Bởi cánh thơ chỉ là cánh chim,
nhưng cánh chim báo bão
Lại không phải bão thông thường,
mà bão trong tim
(1965)
Ðất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù, người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba
Trẻ con đói xanh như tàu lá
Cày bừa phụ nữ đảm đang
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả
Chỉ cái loa là vui!
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù, người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba
Trẻ con đói xanh như tàu lá
Cày bừa phụ nữ đảm đang
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả
Chỉ cái loa là vui!
(1965)
Xuất cơm tôi một hôm đánh đổ
Tôi còn đương đau khổ nhìn theo
Thì nhanh như một đàn heo
Bốn, năm, đầu bạc dẫm trèo lên nhau
Bốc ăn một loáng sạch làu
Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau!
Tôi còn đương đau khổ nhìn theo
Thì nhanh như một đàn heo
Bốn, năm, đầu bạc dẫm trèo lên nhau
Bốc ăn một loáng sạch làu
Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau!
(1966)
Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông thật ngộ!
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín chân
Giờ thấm thoát mười xuân đã lớn
Mặt mũi vêu vao, tính tình hung tợn
Mở miệng là chửi bới chẳng từ ai
Có thể giết người vì củ sắn củ khoai!
Thuở mới đi tù trông thật ngộ!
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín chân
Giờ thấm thoát mười xuân đã lớn
Mặt mũi vêu vao, tính tình hung tợn
Mở miệng là chửi bới chẳng từ ai
Có thể giết người vì củ sắn củ khoai!
(1966)
Anh có biết giữa lao tù cay đắng
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Ðói xương sườn, xương sống chồi căng
Ốm không thuốc thân tàn xem khó thắng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng, anh ơi !
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Ðói xương sườn, xương sống chồi căng
Ốm không thuốc thân tàn xem khó thắng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng, anh ơi !
(1966)
Xưa Lý Bạch ngẩng đầu nhìn
trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi ngẩng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Ðường
Tôi đói lả gác lên cùm rỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống thời cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật!
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi ngẩng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Ðường
Tôi đói lả gác lên cùm rỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống thời cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật!
(1967)
Không một chỗ trên con tầu quả đất
Tôi là người hành khách bơ vơ
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Ðứng chen chúc trên sàn toa bẩn nhất
Sàn một toa đen dành cho súc vật
Tôi là người hành khách bơ vơ
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Ðứng chen chúc trên sàn toa bẩn nhất
Sàn một toa đen dành cho súc vật
(1967)
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm!
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành cùm, bắn, chém, băm
Ðánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm!
Loài vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm.
Xin mời thế giới tới thăm!
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm!
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành cùm, bắn, chém, băm
Ðánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm!
Loài vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm.
Xin mời thế giới tới thăm!
(1967)
Tôi là bạn của cô gái đĩ
Ế khách ngồi ngủ gật ở vườn hoa
Tôi chẳng có gì an ủi cô ta
Ngoài tình cảm chan hòa và không khinh bỉ
Tôi là anh của những em nhỏ tí
Xó chợ đầu đường, ăn cắp vặt nuôi thân
Bé tí hon mà tù tội bao lần
Miệng tục tĩu, hồn như trang giấy trắng!
Tôi là con lão ăn mày cay đắng
Không gia đình, tàn phế lắt lay
Mời lão xơi một bữa rượu thực say
Nghe lão khóc kể những ngày xa cũ
Tôi, tóm lại, là trái tim ủ rũ
Thông cảm với nhiều số phận bùn đen
Vì chính tôi, tôi là gã nhiều phen
Khổ đói, lao tù, nhục khinh nếm đủ!
Ế khách ngồi ngủ gật ở vườn hoa
Tôi chẳng có gì an ủi cô ta
Ngoài tình cảm chan hòa và không khinh bỉ
Tôi là anh của những em nhỏ tí
Xó chợ đầu đường, ăn cắp vặt nuôi thân
Bé tí hon mà tù tội bao lần
Miệng tục tĩu, hồn như trang giấy trắng!
Tôi là con lão ăn mày cay đắng
Không gia đình, tàn phế lắt lay
Mời lão xơi một bữa rượu thực say
Nghe lão khóc kể những ngày xa cũ
Tôi, tóm lại, là trái tim ủ rũ
Thông cảm với nhiều số phận bùn đen
Vì chính tôi, tôi là gã nhiều phen
Khổ đói, lao tù, nhục khinh nếm đủ!
(1967)
Tôi có thể ăn vài cân sắn sống
Ngon lành như nhai kẹo xô-cô-la!
Bạn phục tôi tài hơn cả lợn là?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt- Cộng!
* * *
Mùa đông rét, ào ào gió lộng.
Ðứng ngâm mình vớt nứa giữa giòng sông
Bạn tưởng tôi xương sắt, da đồng?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
* * *
Chỗ tôi nằm sáu mươi phân chiếu rộng
Hai người bên, một hủi, một ho lao.
Bạn bảo tôi còn biết làm sao?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
Ngon lành như nhai kẹo xô-cô-la!
Bạn phục tôi tài hơn cả lợn là?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt- Cộng!
* * *
Mùa đông rét, ào ào gió lộng.
Ðứng ngâm mình vớt nứa giữa giòng sông
Bạn tưởng tôi xương sắt, da đồng?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
* * *
Chỗ tôi nằm sáu mươi phân chiếu rộng
Hai người bên, một hủi, một ho lao.
Bạn bảo tôi còn biết làm sao?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
(1968)
Này Nã- Phá – Luân, này César
Sao nỡ đẩy bạn các con ngã thế!
Mẹ sợ lắm cái trò chơi hoàng đế
Mà các con thời quá say mê
Chẳng thương các mẹ già
Lệ rơi thấm đá !
Sao nỡ đẩy bạn các con ngã thế!
Mẹ sợ lắm cái trò chơi hoàng đế
Mà các con thời quá say mê
Chẳng thương các mẹ già
Lệ rơi thấm đá !
(1968)
Toàn toán đan đôi, chất chồng một xó
Sàn dưới, sàn trên như hấp như nung
Bị lèn như trong một chiếc cạp lồng
Hơi đất hơi người bốc lên, thở khó!
Quần áo nồng hơi giăng đầy đây đó
Muỗi rệp tung hoành, chuột gián lông nhông
Mùi hố tiêu, hố tiểu cùng xông
Hủi, suyễn, ho lao, điên rồ, náo động!
Cứ như thế lui lần sự sống
Cứ như thế rụng dần từng mống…
Sàn dưới, sàn trên như hấp như nung
Bị lèn như trong một chiếc cạp lồng
Hơi đất hơi người bốc lên, thở khó!
Quần áo nồng hơi giăng đầy đây đó
Muỗi rệp tung hoành, chuột gián lông nhông
Mùi hố tiêu, hố tiểu cùng xông
Hủi, suyễn, ho lao, điên rồ, náo động!
Cứ như thế lui lần sự sống
Cứ như thế rụng dần từng mống…
(1968)
Ông là một bậc triết nhân
Nhưng về chính trị ông đần làm sao
Ông bênh Việt Cộng ồn ào
Nhưng ông hiểu chúng tị nào cho cam
Mời ông tới Bắc Việt Nam
Xem nô lệ đói phải làm ra sao
Mời ông tới các nhà lao
Xem bò, lợn được đề cao hơn người
Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Ðảng khóa đã mười mấy năm!
Xem rồi ông mới hờn căm
Muốn đem bọn chúng ra băm ra vằm
Tuổi ông ngót nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy
Về môn ” Cộng sản học” này!
Nhưng về chính trị ông đần làm sao
Ông bênh Việt Cộng ồn ào
Nhưng ông hiểu chúng tị nào cho cam
Mời ông tới Bắc Việt Nam
Xem nô lệ đói phải làm ra sao
Mời ông tới các nhà lao
Xem bò, lợn được đề cao hơn người
Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Ðảng khóa đã mười mấy năm!
Xem rồi ông mới hờn căm
Muốn đem bọn chúng ra băm ra vằm
Tuổi ông ngót nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy
Về môn ” Cộng sản học” này!
(1968)
Sao có thể sống thế này được mãi?
Hiện tại hung tàn đâm suốt tương lai
Quá khứ là chi? Một chuỗi ngày dài
Bị sắt thép nghiền tan, thảm hại!
* * *
Là võ sĩ đời treo găng mãi mãi
Ngay từ khi chưa kịp bước lên đài
Bị Mác Lê ập lại đánh thua dài
Nằm đo ván trong mưa rầu nắng dãi!
* * *
Là thi sĩ có hồn thơ khắc khoải
Có cuộc đời hạnh phúc sớm ly khai
Có niềm tin nát vụn ở ngày mai
Có tù, bệnh cặp kè nhau hủy hoại
* * *
Tôi sống mãi những ngày quằn quại
Những ngày khao khát sắn và khoai
Những ngày chôn sống cả đời trai
Trừ khí khái, tình thương, lẽ phải !
Hiện tại hung tàn đâm suốt tương lai
Quá khứ là chi? Một chuỗi ngày dài
Bị sắt thép nghiền tan, thảm hại!
* * *
Là võ sĩ đời treo găng mãi mãi
Ngay từ khi chưa kịp bước lên đài
Bị Mác Lê ập lại đánh thua dài
Nằm đo ván trong mưa rầu nắng dãi!
* * *
Là thi sĩ có hồn thơ khắc khoải
Có cuộc đời hạnh phúc sớm ly khai
Có niềm tin nát vụn ở ngày mai
Có tù, bệnh cặp kè nhau hủy hoại
* * *
Tôi sống mãi những ngày quằn quại
Những ngày khao khát sắn và khoai
Những ngày chôn sống cả đời trai
Trừ khí khái, tình thương, lẽ phải !
(1968)
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nhát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối ” khoan hồng chí nhân” của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to!
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nhát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối ” khoan hồng chí nhân” của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to!
(1968)
Tôi nhắm mắt nằm yên, không ngủ
Kẻng báo rền vang, sáng tự bao giờ
Tôi nằm yên, không nghĩ ngợi, không mơ
Mà lịm chết trong bóng mờ ủ rũ
Bóng mẹ cha già đớn đau hóa mụ
Ðêm tối mênh mông đốm lửa vật vờ
Bóng cuộc đời tôi lặng vắng như tờ
Thất thểu, bơ vơ, khóc cười lỡ dở
Bóng nhợt xám vài mối tình khổ sở
Lảo đảo đi về, tuyệt vọng, âm u
Bóng hình tôi ho ra máu, lưng gù
Mở mắt ra : sừng sững bóng trại tù
Kẻng báo rền vang, sáng tự bao giờ
Tôi nằm yên, không nghĩ ngợi, không mơ
Mà lịm chết trong bóng mờ ủ rũ
Bóng mẹ cha già đớn đau hóa mụ
Ðêm tối mênh mông đốm lửa vật vờ
Bóng cuộc đời tôi lặng vắng như tờ
Thất thểu, bơ vơ, khóc cười lỡ dở
Bóng nhợt xám vài mối tình khổ sở
Lảo đảo đi về, tuyệt vọng, âm u
Bóng hình tôi ho ra máu, lưng gù
Mở mắt ra : sừng sững bóng trại tù
(1969)
Tôi đã biết những tâm hồn mơ ước
Hóa oan hồn, không siêu thoát lang thang
Dưới bóng cờ ma máu lửa đỏ vàng
Rên xiết đau thương, giận hờn đất nước
Hóa oan hồn, không siêu thoát lang thang
Dưới bóng cờ ma máu lửa đỏ vàng
Rên xiết đau thương, giận hờn đất nước
(1970)
Mùa Ðông ập tới đêm rừng giá
Gió bấc mưa dầm lướt thướt qua
Củ khoai hà dím thành vô giá
Bệnh cũ âm thầm lại phát ra
Lũ tôi đã đoán bao người ngã
Trong vụ đông này khó đứng qua
Thân xác hình như nan cốt mã
Mong cầu Ðông giá nới tay tha !
Gió bấc mưa dầm lướt thướt qua
Củ khoai hà dím thành vô giá
Bệnh cũ âm thầm lại phát ra
Lũ tôi đã đoán bao người ngã
Trong vụ đông này khó đứng qua
Thân xác hình như nan cốt mã
Mong cầu Ðông giá nới tay tha !
(1970)
Bác Hồ rồi lại Bác Tôn!
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò!
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò!
(1970)
Bước theo nỗi buồn, vĩnh biệt niềm vui
Hành trang có mồ hôi đất bụi
Chút tiền vốn_ thơ và mơ- nhẵn túi
Xó toa đen thôi chịu khó quen mùi
Chuyến xe đời lửa đỏ táp qua mui
Ðâu vũ bão xoay vần sông với núi?
Hành trang có mồ hôi đất bụi
Chút tiền vốn_ thơ và mơ- nhẵn túi
Xó toa đen thôi chịu khó quen mùi
Chuyến xe đời lửa đỏ táp qua mui
Ðâu vũ bão xoay vần sông với núi?
(1970)
Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai là phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai là phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!
(1970)
Một tay em trổ: Ðời xua đuổi
Một tay em trổ: Hận vô bờ
Thế giới ơi, người có thể ngờ
Ðó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!
Một tay em trổ: Hận vô bờ
Thế giới ơi, người có thể ngờ
Ðó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!
(1971)
Những võ sĩ tài ba tuyệt đích
Ðể luyện rèn đau đớn nề chi
Hóa thân thành bị cát vô tri
Ðể sau đó hóa thành vô địch
Nghề văn sĩ giống y nghề võ sĩ
Muốn nên tài cần phải chịu đòn đau
Những cú vào tim, những cú nhiệm màu
Giúp cho nó đập ra tình ra ý
Ðể luyện rèn đau đớn nề chi
Hóa thân thành bị cát vô tri
Ðể sau đó hóa thành vô địch
Nghề văn sĩ giống y nghề võ sĩ
Muốn nên tài cần phải chịu đòn đau
Những cú vào tim, những cú nhiệm màu
Giúp cho nó đập ra tình ra ý
(1971)
Tôi chưa sống cuộc đời tôi định sống
Tôi còn yêu bao giấc mộng thương yêu!
Philippovna, Marguerite, Thúy Kiều
Chiều Mạc Tư Khoa, nắng lòa đất thánh
Ðêm Danube nước trời sao lấp lánh
Ánh niềm vui trong hốc mắt người thân
Những vần thơ trong lao ngục nhục nhằn
Những khoản chót sâu vào tim óc khắc
Những khoản lớn lên là tôi đã mắc
Ước mong gì trang trả nữa anh ơi!
Tôi còn yêu bao giấc mộng thương yêu!
Philippovna, Marguerite, Thúy Kiều
Chiều Mạc Tư Khoa, nắng lòa đất thánh
Ðêm Danube nước trời sao lấp lánh
Ánh niềm vui trong hốc mắt người thân
Những vần thơ trong lao ngục nhục nhằn
Những khoản chót sâu vào tim óc khắc
Những khoản lớn lên là tôi đã mắc
Ước mong gì trang trả nữa anh ơi!
(1971)
Tôi không tiếc khi bị đời sa thải
Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen
Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất
Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất
Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen
Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất
Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất
(1971)
Lý tưởng, quang vinh, mộng tình, lẽ sống
Chuyện trên trời dưới biển xa xôi!
Thú thực là dân đói chúng tôi
Chỉ mơ ước được no bằng con vật
Vì giấc mơ được làm con người đã mênh mông
không thành sự thật
Lại rũ tù cả lũ như chơi!
Gạo, sắn, ngô, khoai- Tứ chướng trên đời
Quấn chặt, rối bời, điêu đứng!
Chuyện trên trời dưới biển xa xôi!
Thú thực là dân đói chúng tôi
Chỉ mơ ước được no bằng con vật
Vì giấc mơ được làm con người đã mênh mông
không thành sự thật
Lại rũ tù cả lũ như chơi!
Gạo, sắn, ngô, khoai- Tứ chướng trên đời
Quấn chặt, rối bời, điêu đứng!
(1971)
Từ tư tưởng bước sang hành động
Phải có cầu ngôn ngữ giao thông
Trên giòng sông chuyên chính mênh mông
Ðừng nghĩ chuyện xây cầu bắc cống!
Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống
Âm thầm đưa tư tưởng sang sông
Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông
Ðảng ra sức dựng thay cầu cống
Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống
Sẽ có ngày tạo những kỳ công!
Phải có cầu ngôn ngữ giao thông
Trên giòng sông chuyên chính mênh mông
Ðừng nghĩ chuyện xây cầu bắc cống!
Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống
Âm thầm đưa tư tưởng sang sông
Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông
Ðảng ra sức dựng thay cầu cống
Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống
Sẽ có ngày tạo những kỳ công!
(1971)
Ðất nước tôi yếu nghèo bé nhỏ
Lại chịu toàn tai họa quá to
Ðồng bào tôi sống yên lành như thỏ
Cũng mỏi mòn tù ngục nằm co
Các loại mồ hôi đều chảy vào kho
Máu nhuộm cờ, hoa trưng bày đây đó
Mắt địa cầu cận thị lòi to
Lệ cứ tha hồ lụt nhỏ
Miễn là mùi xoa thay thành cờ đỏ
Vẫy mừng bọn cướp tự do
Ðạo mạo, thung dung trên tàn tro xương xọ
Tôi không nhớ hết tên bọn nó
Duẩn, Giáp, Hồ Hề, Chinh Xu gì đó !
Lại chịu toàn tai họa quá to
Ðồng bào tôi sống yên lành như thỏ
Cũng mỏi mòn tù ngục nằm co
Các loại mồ hôi đều chảy vào kho
Máu nhuộm cờ, hoa trưng bày đây đó
Mắt địa cầu cận thị lòi to
Lệ cứ tha hồ lụt nhỏ
Miễn là mùi xoa thay thành cờ đỏ
Vẫy mừng bọn cướp tự do
Ðạo mạo, thung dung trên tàn tro xương xọ
Tôi không nhớ hết tên bọn nó
Duẩn, Giáp, Hồ Hề, Chinh Xu gì đó !
(1971)
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất Ðảng
Ðội lại khăn tang, đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa, kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Ðứng bên nhau trên mất mát quây quần.
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Ðặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng!
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng ” Tiến quân ca”
Và Quốc tế ca
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất Ðảng
Ðội lại khăn tang, đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa, kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Ðứng bên nhau trên mất mát quây quần.
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Ðặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng!
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng ” Tiến quân ca”
Và Quốc tế ca
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
(1971)
Ðược nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thật là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước Nhân dân, trước Ðảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!
Ðó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà nội
Trước đấu trường giăng giối với con
Con thấy đời con thật là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước Nhân dân, trước Ðảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!
Ðó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà nội
Trước đấu trường giăng giối với con
(1972)
Ðảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Ðảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Ðảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Ðảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Ðảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử
(1972)
Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời.!
Ngất ngây, làm sao ngờ tới.
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ!
Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.
Không sợ!
Viễn vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Ðợi chờ
Vĩ đại.
Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ.
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Hung bạo phá bờ kim cổ.
Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông.
Mặt trời sự sống.
Thổ ra từng vũng máu hồng.
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng.
Một mùa thu nước lũ.
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng man dại.
Chìm trôi quá khứ tương lai.
Máu,lệ, mồ hôi, rớt rãi
Ði về ai nhận ra ai!
Khiếp sợ, sững sợ, tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Ðúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt.
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan.
Ðiệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man.
Ðiệp khúc lìa tan thúc dục
Ngục tù cất bước oan khiên.
Thành thị thôn quê sơn hải trăm miền.
Hội tụ!
Bãi sú, bờ lau, rừng rú.
Thây người vun bón nuôi cây.
Ðạo lý tối cao của xứ đồng lầy.
Là lừa thầy phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn.
Với Ðảng, với Ðoàn, với lãnh tụ thiêng liêng.
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng.
Họa phúc toàn quyền của Ðảng.
Dần dà năm tháng.
Mắt ngả vàng, da sắc xám
Ði về ai nhận ra ai?
Ôi, ngàn hoa run tái!
Ðáng thương giữa chốn đồng lầy.
Sậy úa lau gầy,lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy.
Chắc là hoa đã tàn phai.
Chẳng còn được thấy!
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy.
Bóng tối lan đầy khắp lối.
Không còn phân biệt nổi.
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa.
Gai ốc nổi trên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết!
Buồn nghĩ tới chuyện xưa thần chết.
Cùng lão tiều đốn cũi già nua.
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa.
Ngôi chùa đã trở thành huyễn mộng.
Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng.
Truy lùng mồ mả cha ông.
Thánh thất miếu đường xáo động.
Con thuyền chở đạo nghiêng trao.
Sóng gió thét gào, man rợ.
Tiếng sinh sinh nức nở, âm thầm.
Mặt đất tím bầm, tiết đọng.
Lá cờ lật lọng.
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay!
Thần tượng cuồng quay, hình thay lốt rũ
Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú.
Bác Hồ già hóa dạng bác Hồ Ly.
Ðôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt.
Bộ kaki vàng vàng như mắt dân đen.
Quỷ quái, đê hèn lừa đảo!
Gia tài tra khảo cướp trơn tay.
Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt mày.
Ðứng trước Ðảng kỳ trịnh trọng.
Ðọc lời khai mạc thuở hoang sơ.
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ.
Nguyện đem cuộc đời hơi thở.
Ðạp bằng, phá vỡ.
Ngàn năm văn hiến ông cha.
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà.
Mê muội,nặng nề không hề nghiêng ngã.
Nó lùa, nó thả.
Lũ mặt người dạ thú xông ra.
Khiến đồng xa.
Nơi mấp mô mồ mả.
Các hồn ma cũng hả vong linh.
Vì thấy địa ngục của mình.
Còn ít nhục hình hơn dương thế!
Mạng sống không bằng con giun con dế.
Ðầu ngửng lên tuy nhìn thấy trời xanh.
Mà chân không thể nào rút khỏi.
Vũng lầy man mọi hôi tanh.
Ma quỉ rình canh, nghiệt ngã.
Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông.
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Ðời càng u ám.
Quỷ vương càng đình đám liên hồi.
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi.
Một khối rũ mòn nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôi.
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi.
Nhưng những niêu cơm quá vơi mà Ðảng đem phân phối.
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi!
Bao đêm rồi tôi nguyện luyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau tiếc hối.
Nén dập hờn căm dữ dội
Ngày đêm dìm luộc thân tôi.
Nhão nhừ, nóng hổi!
Nhưng làm sao trút và nén nổi.
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi.
Khi con người chưa sống được bao nhiêu.
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét!
Chỉ quả bóng xì hơi đã bẹp
Mới để cho Người_ Ðịnh mệnh_ dẵm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền.
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp!
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng suông
Trên đồng không nước lội sông buông
Cây cỏ,lạnh mờ hoang vắng.
Ôi những bờ xa lời xanh nhạc nắng.
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng.
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy.
Cho dạ dầy, óc, tim , lưỡi , cổ.
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi!
Giữa biển vui không hiểu tiếng cười.
Là những kẻ cuộc đời chưa dậy sóng.
Trời cao, biển rộng có cũng như không!
Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng.
Tôi tỉnh hẳn trở về cơn ác mộng.
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm.
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm.
Nên chúng tưởng màu đen là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen.
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen.
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết.
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Ðồng lầy mỏi mệt.
Lặng câm, lũ kiến đi về.
Ôi, cuộc đời hay một cơn mê,
Mà người, ngựa, trâu bò giống nhau đến thế!
Những chiếc sơ mi bỏ ngoài để che bụng phệ.
Ði về chễm chệ xe “dim”
Lúc vuốt xoa
Lúc hăm dọa.
Lúc gật gù
Với một lũ lù lù rác rơm ẩm mốc
Những loài thảo mộc.
Ngu ngốc, ù lì , nhẫn nhục
Nằm đợi ngày tàn mục thối tha
Mặc cuốc kêu thê thảm đêm ngày.
Xác gầy, khổ não!
Bọn gỗ đó phải chờ giông bão.
Mới chịu ào ào nhổ rễ đứng lên.
Nhưng hình như Trời đã bỏ quên
Mảnh đất đồng lầy xám ngắt.
Như tôi vẫn ngồi đây héo hắt
Mắt thâm quầng trông ngóng trời xanh
Bốn chung quanh ếch nhái vẫn đồng thanh
La ó mong làm hỏng tim hư óc.
Ðể trai tráng say mùi chết chóc.
Ðể người già yên vui tang tóc.
Tóm lại là để tình nguyện ly tan.
Nhưng mặt trời mùa thu mà như tiết đại hàn.
Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác.
Ðảng lùa đi, tan tác, thương vong.
Mái ngói, mái gianh lệ thảm ròng ròng.
Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng.
Ðảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng.
Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng.
Lưới thép nền chuyên chính tung quăng
Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng
Dân đen tay trắng cam đành.
Từ rừng núi hoang vu tới phố xá thị thành.
Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát
Mặc áo vàng cảnh sát.
Tràn lan, nhợt nhạt cả màu xanh!
Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh
Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại.
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại.
Caí cảnh một trai giành nhau chín gái.
Ðương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu Ðảng còn nắm vận mạng tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…sao tàn.
Bình minh không mong mỏi.
Từ từ xuất hiện trong sương.
Một bình minh héo hắt thảm thương.
Ðẩy dân tộc trên giường xuống đất.
Hãy lắng nghe một điều chân thật!
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu.
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu.
Bình minh đây muôn thuở một mầu.
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ.
Những con người, không, những chiếc máy thảm thê.
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan.
Tiếng khóc, tiếng than làm yêu ma run sợ.
Tội chúng phạm vô cùng man rợ.
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu, hốt hoảng, bồn chồn.
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói!
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy.
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng
Biết bao giờ mùa thu lật lọng
Bị lôi lên dàn lửa trời hè!
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve.
Dạo khúc tưng bừng báo trước.
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng.
Phá củi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh.
Nhưng giờ đây thu lạnh
Vẫn thỏa sức tung hoành
Giết hại màu xanh.
Sặc sụa mùi tanh.
Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt.
Vắt những giọt mồ hôi.
Bịt tiếng người câm bặt.
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn!
Ðể nó tự do vang dạo khúc đàn.
Yêu ma!
Lừa bịp người xa
Buốt có người gần.
Trời đất ơi, nếu có quỷ thần.
Quỷ thần sao dung tha mãi đó?
Ðôi lúc nghe mơ hồ trong gió
Tiếng đời qua sỗng vỗ vọng về đây.
Bao ước mơ chìm chết đã lâu ngày.
Lại nghẹn ngào trỗi dậy.
Ðau xót, thương tâm.
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm.
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ?
Phẫn nộ.oàn lên,bao khổ!
Không gian hỡi hãy tan tành sụp đổ
Cho thời gian đừng làm khổ con người.
Cho đười ươi, khỉ đột hết reo cười.
Trong tối đen đày đọa
Ôi, cái buổi đất trời giáng họa
Cũng là ngày hể hả trái tim đau!
Nhưng gió kể làm gì chuyện bốn bể năm châu.
Chuyện những chân trời bấy alu yêu dấu.
Tuyết ấm rơi, lòng người đôn hậu.
Ðảo thần ngời sáng ngọc châu
Gió hãy thương kẻ bị đóng trên tọa độ thảm sầu.
Giấc chân trời mòn mỏi thương đau.
Bốn phía trước sau toàn bóng
Những người trâu đầm mình trong bùn đọng.
Hoặc trong hầm trong xưởng rũa gân xương.
Ðể tối về theo lệnh Diêm Vương.
Vác bụng đói tới nghe bầy quỷ dữ
Giả danh nghĩa là những vì thiên sứ.
Ðặt chương trình hút máu mài xương.
Nhưng lấy tên xây dượng thiên đường.
Ðể mong mộ thêm nhiều nô lệ mới.
Tôi không hiểu loài ễnh ương ca ngợi.
Cái thiên đường khủng khiếp của ma yêu
Ðược chúng cho công xá bao nhiêu.
Mà đêm tối to mồm , đinh nhức óc.
Ấy cơm cá ma vương đầy xương hóc
Hãy coi chừng kẻo khó nuốt trôi qua.
Cứ ca đi, hơi lạc điệu bài ca.
Là Ðảng ném toàn gia vào hỏa ngục!
Tháng năm trôi mùa thu ô nhục
Vẫn kéo dài ngang nửa dãy Trường Sơn
Chúng tôi tuy chìm ngập dưới bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã.
Lũ quỉ yêu xuống tận đáy đồng lầy.
Huyệt chôn vùi thu nhục nhã là đây.
Hè xuân sẽ huy hoàng đứng dậy.
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy.
Màu hè
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời.!
Ngất ngây, làm sao ngờ tới.
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ!
Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.
Không sợ!
Viễn vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Ðợi chờ
Vĩ đại.
Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ.
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Hung bạo phá bờ kim cổ.
Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông.
Mặt trời sự sống.
Thổ ra từng vũng máu hồng.
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng.
Một mùa thu nước lũ.
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng man dại.
Chìm trôi quá khứ tương lai.
Máu,lệ, mồ hôi, rớt rãi
Ði về ai nhận ra ai!
Khiếp sợ, sững sợ, tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Ðúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt.
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan.
Ðiệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man.
Ðiệp khúc lìa tan thúc dục
Ngục tù cất bước oan khiên.
Thành thị thôn quê sơn hải trăm miền.
Hội tụ!
Bãi sú, bờ lau, rừng rú.
Thây người vun bón nuôi cây.
Ðạo lý tối cao của xứ đồng lầy.
Là lừa thầy phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn.
Với Ðảng, với Ðoàn, với lãnh tụ thiêng liêng.
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng.
Họa phúc toàn quyền của Ðảng.
Dần dà năm tháng.
Mắt ngả vàng, da sắc xám
Ði về ai nhận ra ai?
Ôi, ngàn hoa run tái!
Ðáng thương giữa chốn đồng lầy.
Sậy úa lau gầy,lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy.
Chắc là hoa đã tàn phai.
Chẳng còn được thấy!
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy.
Bóng tối lan đầy khắp lối.
Không còn phân biệt nổi.
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa.
Gai ốc nổi trên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết!
Buồn nghĩ tới chuyện xưa thần chết.
Cùng lão tiều đốn cũi già nua.
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa.
Ngôi chùa đã trở thành huyễn mộng.
Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng.
Truy lùng mồ mả cha ông.
Thánh thất miếu đường xáo động.
Con thuyền chở đạo nghiêng trao.
Sóng gió thét gào, man rợ.
Tiếng sinh sinh nức nở, âm thầm.
Mặt đất tím bầm, tiết đọng.
Lá cờ lật lọng.
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay!
Thần tượng cuồng quay, hình thay lốt rũ
Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú.
Bác Hồ già hóa dạng bác Hồ Ly.
Ðôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt.
Bộ kaki vàng vàng như mắt dân đen.
Quỷ quái, đê hèn lừa đảo!
Gia tài tra khảo cướp trơn tay.
Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt mày.
Ðứng trước Ðảng kỳ trịnh trọng.
Ðọc lời khai mạc thuở hoang sơ.
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ.
Nguyện đem cuộc đời hơi thở.
Ðạp bằng, phá vỡ.
Ngàn năm văn hiến ông cha.
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà.
Mê muội,nặng nề không hề nghiêng ngã.
Nó lùa, nó thả.
Lũ mặt người dạ thú xông ra.
Khiến đồng xa.
Nơi mấp mô mồ mả.
Các hồn ma cũng hả vong linh.
Vì thấy địa ngục của mình.
Còn ít nhục hình hơn dương thế!
Mạng sống không bằng con giun con dế.
Ðầu ngửng lên tuy nhìn thấy trời xanh.
Mà chân không thể nào rút khỏi.
Vũng lầy man mọi hôi tanh.
Ma quỉ rình canh, nghiệt ngã.
Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông.
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Ðời càng u ám.
Quỷ vương càng đình đám liên hồi.
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi.
Một khối rũ mòn nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôi.
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi.
Nhưng những niêu cơm quá vơi mà Ðảng đem phân phối.
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi!
Bao đêm rồi tôi nguyện luyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau tiếc hối.
Nén dập hờn căm dữ dội
Ngày đêm dìm luộc thân tôi.
Nhão nhừ, nóng hổi!
Nhưng làm sao trút và nén nổi.
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi.
Khi con người chưa sống được bao nhiêu.
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét!
Chỉ quả bóng xì hơi đã bẹp
Mới để cho Người_ Ðịnh mệnh_ dẵm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền.
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp!
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng suông
Trên đồng không nước lội sông buông
Cây cỏ,lạnh mờ hoang vắng.
Ôi những bờ xa lời xanh nhạc nắng.
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng.
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy.
Cho dạ dầy, óc, tim , lưỡi , cổ.
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi!
Giữa biển vui không hiểu tiếng cười.
Là những kẻ cuộc đời chưa dậy sóng.
Trời cao, biển rộng có cũng như không!
Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng.
Tôi tỉnh hẳn trở về cơn ác mộng.
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm.
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm.
Nên chúng tưởng màu đen là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen.
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen.
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết.
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Ðồng lầy mỏi mệt.
Lặng câm, lũ kiến đi về.
Ôi, cuộc đời hay một cơn mê,
Mà người, ngựa, trâu bò giống nhau đến thế!
Những chiếc sơ mi bỏ ngoài để che bụng phệ.
Ði về chễm chệ xe “dim”
Lúc vuốt xoa
Lúc hăm dọa.
Lúc gật gù
Với một lũ lù lù rác rơm ẩm mốc
Những loài thảo mộc.
Ngu ngốc, ù lì , nhẫn nhục
Nằm đợi ngày tàn mục thối tha
Mặc cuốc kêu thê thảm đêm ngày.
Xác gầy, khổ não!
Bọn gỗ đó phải chờ giông bão.
Mới chịu ào ào nhổ rễ đứng lên.
Nhưng hình như Trời đã bỏ quên
Mảnh đất đồng lầy xám ngắt.
Như tôi vẫn ngồi đây héo hắt
Mắt thâm quầng trông ngóng trời xanh
Bốn chung quanh ếch nhái vẫn đồng thanh
La ó mong làm hỏng tim hư óc.
Ðể trai tráng say mùi chết chóc.
Ðể người già yên vui tang tóc.
Tóm lại là để tình nguyện ly tan.
Nhưng mặt trời mùa thu mà như tiết đại hàn.
Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác.
Ðảng lùa đi, tan tác, thương vong.
Mái ngói, mái gianh lệ thảm ròng ròng.
Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng.
Ðảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng.
Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng.
Lưới thép nền chuyên chính tung quăng
Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng
Dân đen tay trắng cam đành.
Từ rừng núi hoang vu tới phố xá thị thành.
Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát
Mặc áo vàng cảnh sát.
Tràn lan, nhợt nhạt cả màu xanh!
Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh
Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại.
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại.
Caí cảnh một trai giành nhau chín gái.
Ðương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu Ðảng còn nắm vận mạng tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…sao tàn.
Bình minh không mong mỏi.
Từ từ xuất hiện trong sương.
Một bình minh héo hắt thảm thương.
Ðẩy dân tộc trên giường xuống đất.
Hãy lắng nghe một điều chân thật!
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu.
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu.
Bình minh đây muôn thuở một mầu.
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ.
Những con người, không, những chiếc máy thảm thê.
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan.
Tiếng khóc, tiếng than làm yêu ma run sợ.
Tội chúng phạm vô cùng man rợ.
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu, hốt hoảng, bồn chồn.
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói!
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy.
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng
Biết bao giờ mùa thu lật lọng
Bị lôi lên dàn lửa trời hè!
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve.
Dạo khúc tưng bừng báo trước.
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng.
Phá củi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh.
Nhưng giờ đây thu lạnh
Vẫn thỏa sức tung hoành
Giết hại màu xanh.
Sặc sụa mùi tanh.
Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt.
Vắt những giọt mồ hôi.
Bịt tiếng người câm bặt.
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn!
Ðể nó tự do vang dạo khúc đàn.
Yêu ma!
Lừa bịp người xa
Buốt có người gần.
Trời đất ơi, nếu có quỷ thần.
Quỷ thần sao dung tha mãi đó?
Ðôi lúc nghe mơ hồ trong gió
Tiếng đời qua sỗng vỗ vọng về đây.
Bao ước mơ chìm chết đã lâu ngày.
Lại nghẹn ngào trỗi dậy.
Ðau xót, thương tâm.
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm.
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ?
Phẫn nộ.oàn lên,bao khổ!
Không gian hỡi hãy tan tành sụp đổ
Cho thời gian đừng làm khổ con người.
Cho đười ươi, khỉ đột hết reo cười.
Trong tối đen đày đọa
Ôi, cái buổi đất trời giáng họa
Cũng là ngày hể hả trái tim đau!
Nhưng gió kể làm gì chuyện bốn bể năm châu.
Chuyện những chân trời bấy alu yêu dấu.
Tuyết ấm rơi, lòng người đôn hậu.
Ðảo thần ngời sáng ngọc châu
Gió hãy thương kẻ bị đóng trên tọa độ thảm sầu.
Giấc chân trời mòn mỏi thương đau.
Bốn phía trước sau toàn bóng
Những người trâu đầm mình trong bùn đọng.
Hoặc trong hầm trong xưởng rũa gân xương.
Ðể tối về theo lệnh Diêm Vương.
Vác bụng đói tới nghe bầy quỷ dữ
Giả danh nghĩa là những vì thiên sứ.
Ðặt chương trình hút máu mài xương.
Nhưng lấy tên xây dượng thiên đường.
Ðể mong mộ thêm nhiều nô lệ mới.
Tôi không hiểu loài ễnh ương ca ngợi.
Cái thiên đường khủng khiếp của ma yêu
Ðược chúng cho công xá bao nhiêu.
Mà đêm tối to mồm , đinh nhức óc.
Ấy cơm cá ma vương đầy xương hóc
Hãy coi chừng kẻo khó nuốt trôi qua.
Cứ ca đi, hơi lạc điệu bài ca.
Là Ðảng ném toàn gia vào hỏa ngục!
Tháng năm trôi mùa thu ô nhục
Vẫn kéo dài ngang nửa dãy Trường Sơn
Chúng tôi tuy chìm ngập dưới bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã.
Lũ quỉ yêu xuống tận đáy đồng lầy.
Huyệt chôn vùi thu nhục nhã là đây.
Hè xuân sẽ huy hoàng đứng dậy.
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy.
Màu hè
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 232
VIỆT CỘNG-BẠC LAI HY - TRUYỆN NGUYỄN VĂN SÂM - NGÔ TẤT TỐ
CẨU NHẬT TÂN * CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
Phân chia, kiểm soát quyền lực xung quanh Hội nghị TƯ6
Cầu Nhật Tân
Về
tổ chức nhà nước, việc mọi quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay
một hoặc vài cá nhân chính là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên
chế của các công việc nhà nước. Vì vậy, muốn chống lạm quyền phải có sự
phân chia quyền lực, có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Triết gia Pháp J.J. Rousseau (1712 – 1778) trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” nêu:
“Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng
tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực
là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc
về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn
ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước
thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt
nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý
và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó
ra, kiểm soát nó”.
Muốn hạn chế quyền lực nhà nước
thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền
lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp
luật
Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) hoàn thiện tiếp:
“Sự phân chia các quyền lực đó
theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một
vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm
quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Thường
được gọi là: “các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau” –
“checks and balance.” Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên
trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được
gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ
chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng
phải bị kiểm tra, theo nguyên tắc phòng ngừa, còn cơ chế kiểm tra được
tiến hành từ bên ngoài hầu như chỉ được tiến hành một khi đã có hậu quả
xảy ra”.
Vừa qua, Việt Nam phải gánh chịu
hậu quả rất lớn vì sự lạm quyền của Thủ tướng. Thực chất là quyền hạn đã
tập trung quá lớn vào một tay mà không có sự kiểm soát, giám sát hữu
hiệu nên mới sinh ra những vấn đề mà mấy Hội nghị của đảng đều bàn về
vấn đề này nhưng dường như chưa có lối ra sáng sủa.
Ở Việt Nam, không có chuyện tam
quyền phân lập mà có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan dưới sự lãnh
đạo của Đảng – một lãnh đạo đã phát biểu. “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng” được đưa ra trong Hội nghị Trung ương 6 như một phương sách để
hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện Ban Phòng
chống tham nhũng. Giảm bớt quyền lực Thủ tuớng, chuyển một số bộ sang để
Chủ tịch nước phụ trách. Tái lập Ban Kinh tế Trung ương …
Thực chất, quyền lực lại vẫn tập
trung vào một tay khác. Chỉ đơn giản là chuyển từ tay này sang tay khác
mà vẫn chưa thấy được cơ chế kiểm soát và giám sát hữu hiệu. Hiện, việc
hoàn thiện Ban Phòng chống tham nhũng vẫn gặp rắc rối
vì cả ba phương án đưa ra đều “có vấn đề” – mà lớn nhất là sự xung đột
giữa quyền lực của đảng và quyền lực của chính phủ. Tái lập Ban Kinh tế
Trung ương để thực hiện chức năng giám sát thì có sự chồng chéo về chức
năng và quyền lực giữa đảng và Quốc hội. Việc để Chủ tịch nước nắm một
số Bộ trọng yếu (Quốc phòng , Công an, Ngoại giao) thì giảm hiệu quả
hoạt động chính phủ và vô hình chung tạo sự tập quyền cực lớn trong tay
Chủ tịch nước nhưng lại chưa hình thành cơ chế giám sát quyền lực này
khi Chủ tịch nước vừa nắm Bộ lại vừa nắm cả Tòa án lẫn Viện Kiểm sát.
Tức cả hành pháp và tư pháp tập trung vào một tay, còn nguy hiểm hơn mức
độ tập quyền hiện nay trong tay Thủ tướng.
Saturday, October 6, 2012
NGUYỄN VĂN SÂM * TỔ NGHIỆP
Tổ
Nghiệp
Nguyễn Văn Sâm
Ông
già chừng đã bước qua tuổi tám mươi nhưng dáng dấp còn sõi sàng, ngồi nhâm nhi
tách nước trà như muốn thưởng thức từng ngụm nước nhỏ trong buổi sáng nhà hàng thưa
thớt khách. Mắt ông xa vắng đưa hồn về chỗ dĩ vãng xa xăm nào đó đương chập chờn
ẩn hiện trong ký ức. Tôi liếc trộm ông thiệt lâu, ông già nầy lạ, ngồi yên lặng,
chưa nói chuyện với mình, nhưng cử chỉ của ông đã toát ra vẽ gì đó thiệt là thoải
mái thân thiện khiến mình nao nức muốn làm quen liền.
Người
bạn tôi nói nhỏ:
“Đó
là nghệ sĩ lừng danh Tuấn Đạt, người từng làm mưa làm gió trên các sân khấu cải
lương ở Miền
Nam hơn nửa thế kỷ trước. Bây giờ thời thế bắt ông xa nghề bỏ nghiệp, nói chuyện
với ông ta mình biết được nhiều điều hay ho về sinh hoạt cải lương, về tình đời,
về những điều cười ra nước mắt trong nội tình các gánh hát sau cuộc đổi đời.”
Bốn
người chúng tôi đồng ý cử anh bạn thổ công nầy mời người nghệ sĩ già sang bàn
mình. Được mời, ông đứng dậy liền, không khách sáo, tay nầy xách bình trà, tay
kia nưng tách nước. Tôi có cảm tình với ông khi nhìn cử chỉ xăng xái nầy vì tôi
biết ông là chủ nhân của quán – do quán mang tên nghệ sĩ của ông- chỉ cần đứng dậy
thì nhân viên phục vụ đã biết ý mà bưng bình trà qua rồi.
Không
cần giới thiệu hai bên, cũng không có những cái bắt tay khách sáo vồn vã chẳng cần
thiết, ông nói liền:
“Anh
em có biết không, tôi biết viết chữ Tàu đó.”
Cả
bọn đưa mắt ngó nhau. Nhập đề hơi lạ à nhe! Quá ấn tượng! Ai khảo đâu mà xưng?
Ông
móc ra tờ giấy trắng tuy nhàu nát nhưng được xếp để sẵn trong túi áo sơ-mi,
nghiêng mình rút cây viết được mắc trong túi quần, hí hoáy viết hai chữ Hán, đẩy
ra giữa bàn. Mắt các bạn chiếu tướng tôi. Tôi nói:
“Tổ
Nghiệp” Anh Đạt có ý gì khi viết hai chữ nầy?”
Nghệ
sĩ già cười hiền:
“Ý
mẹ ý con gì đâu? Quọt quẹt có trần xì hai chữ nầy thôi. Còn ngoài ra trớt quớt
hết. Chú tôi dạy khi tôi mới vô nghề, mới bắt đầu học tuồng, đóng vai Quách Hải
Thọ. Học để kính trọng tổ đó mà, để khỏi làm bậy mang tiếng tổ nghiệp! Cái lạ của
ổng là không dạy mình ca hát, chẳng nói gì tới chuyện diễn xuất mà dạy mình phải
trọng tổ và không được làm chuyện gì nhục tổ, ô danh. Tổ không cần phải là khúc
cây đẽo hình đứa nhỏ như trong gánh hát bội. Tổ của chú tôi truyền lại cho tôi
là hai chữ huyền diệu nầy. Ông bắt viết đi viết lại như là tôi phải học chữ Nho
để đi thi Cử Nhơn, Tiến Sĩ Hán Học không bằng. Chán chết được. Trời đất ông địa
ơi, con trai mới 12, 13 tuổi còn ham trửng giỡn, còn ham leo trèo nhảy nhót mà ổng
bắt viết hai chữ rồng rắn nầy mỗi ngày gần hết cuốn tập 100 trương xích lô máy.
Như là cực hình! Mấy anh biết không, mình không dám chống lại ổng, cũng không
có ý nghĩ chống lại nên ổng biểu tập là tập thôi. Ngày đêm, lúc nào rảnh rỗi,
lúc nào cái lưng nó muốn cúp xuống, đứng lên quay mạnh nó kêu răn rắc mới thôi. Hơn sáu chục năm rồi mà tôi còn nhớ được
là nhờ thỉnh thoảng cũng có dịp viết hai chữ nầy để treo lên khi cúng kiếng cho
đoàn.”
Tôi
dòm sơ qua tờ giấy lần nữa. Nét chữ chân phương tầm thường, có thể nói là còn non
nớt nhưng nhằm nhò gì, thầy dạy chắc có ý gì đó khi cố gắng đưa hai chữ nầy vô
trí học trò.
“Mấy
anh biết đó mà, gánh hát lưu động hoài, ở chỗ thị tứ thì ít mà chỗ xa xôi hẻo
lánh chó ăn đá gà ăn muối thì thường. Mang khuôn kiếng đi sợ nó bể, mất công quá,
tôi sáng trí bày ra chuyện viết trên giấy cạt-tông thùng sữa con chim. Tức cười
là có nhiều chỗ mấy ông già bà lão tưởng tôi biết chữ Nho năn nỉ viết nầy kia để
thờ. Phải từ chối trối chết. Cha mẹ ơi, họ lại tưởng tôi làm cao, nằn nì mời về
nhà, đãi đằng gà vịt ăn tràn họng, lại còn được con gái, cháu gái họ mắt liếc
đưa tình với mình nữa.”
Người
nghệ sĩ rót cho mình tách nước đầy, sóng sánh bọt, đưa lên môi thổi nhè nhẹ. Mắt
mơ màng.
“Từ
lúc thằng nhỏ chưa biết mùi đời chú nó đã răn đe là nên trọng tổ nghiệp. Không
phải là cúng vái tổ để được giọng mùi, tiếng thanh, hát hay, hơi dài, diễn xuất
ăn khách, cũng không phải biết cách luyến láy, chẻ chữ, bẻ câu cho mê mẩn người
nghe, mà trọng tổ nghiệp là không lợi dụng tiếng tăm của mình xí gạt người nầy
người nọ để lấy tiền lập gánh hay cất vô túi để xài bậy bạ như là bao gái, đốt khói phù dung hay canh
bài lá bạc. Chú tôi oai hùng lắm, ngày trước là bạn cùng đóng tuồng với kép đẹp
Từ Anh, cùng ca chung với Cô Tư Sạn. Chú nói đời chú trong ba mươi năm theo hát
thì nắm vững cái khí tiết của kẻ cương trực khi chưa nổi tiếng, chưa lập được
gánh. Khi có chút tiếng tăm, làm được bầu gánh rồi thì tập lòng trống trải,
không ganh ghét ai cũng chẳng mưu cầu lợi dụng ai. Chú tôi là nhà Nho lỡ thời,
học trò của ông Đặng Thúc Liêng, ông Lương Khắc Ninh, ông Nguyễn Chánh Sắt nên
Nho ổng xổ ngon ơ.”
Tuấn
Đạt ngồi thẳng lưng, dựa vô ghế lim dim ngâm nho nhỏ, hơi thiệt là ấm, giọng
ngang tàng như một kiếm khách lẫn chút bất cần cuộc đời huyễn ảo của một nhà sư:
Vị
xuất thổ thời tiên hữu… tiết…
Đáo
lăng vân xứ dã hư… tâm…[1]
Ngâm sĩ chồm tới sát bàn ăn hơn,
nói tiếp:
“Dạy
cách ở đời thì vậy, còn dạy về phụ nữ thì răn cấm đem giọng kèn tiếng quyển lợi
dụng đàn bà, con gái người ta. Mỗi lần ổng nói tới chuyện gái trai thì tôi mắc
cở muốn chết luôn, ước sức độn thổ được tôi cũng độn. Mới nứt mắt, biết đách
khô gì. Con gái trổ mã, dậy vú đứng gần hay nắm tay nắm chưn tôi cũng tỉnh
queo, nhiều khi còn cự nự nữa là đằng khác. Vậy đó mà ông cứ chận đầu trước
hoài khiến mình đỏ mặt bừng tai. Ổng thí dụ về một hai nghệ nhân trong đoàn, anh
thì mèo đàng chó điếm, anh thì hoa thơm nhổ cả cụm, bẻ một lượt hai cành hoa chị
em của một nhà nọ, ông già mấy cổ hay được xách rựa rượt thanh niên cả đoàn chạy
trối chết khiến chú phải đứng ra dàn xếp trần ai khoai củ, tốn cả bình nước miếng
và nước mấy sông để rửa nhục.”
Tôi
thay đổi đề tài để khỏi nghe thêm những chi tiết xấu xa xưa cũ vốn không ích lợi
gì cho ai, yêu cầu:
“Anh
Đạt! Tiếc là nơi đây không có Tam hùng để làm bộ ba Năm Cơ đàn sến, Văn Vĩ đàn
guitar, Bảy Bá đờn tranh như ngày xưa, nhưng thôi, mình giả sử như vậy đi, anh
làm ơn ca chừng hai câu bài vọng cổ tuyệt chiêu của anh để bốn anh em chúng tôi
bay ngược thời gian trở về hơn bốn mươi năm trước. Cũng là món quà quí giá anh
tặng cho người tới từ xa vì cái thanh danh lẫy lừng của anh….”
Người
nghệ sĩ trầm ngâm, nuốt nước miếng, chậm rãi. Tôi tưởng ông sẽ cất tiếng ca, nhưng
không, ông triết lý:
“Bài
tuyệt chiêu đó nghe! Nhiều người có: Út Trà Ôn trước khi đất nước chia hai có Tôn Tẩn Giả Điên, Út Bạch Lan có Hoa Lan Trắng, Ngọc Giàu có Áo Tình Đắp Mộ Người Yêu, Út Trà Ôn sau
nầy có Tình Anh Bán Chiếu, Lệ Thủy có Bạch Thu Hà, Thanh Nga có Lắng Tiếng Chuông Chùa… Đó là chưa kể
trước nữa, các đàn anh như Thanh Tao, Năm Phồi, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Bửu Tài… mỗi
người đều chuyên trị một vài bài ruột, nhứt là Năm Nghĩa với bài Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa nghe mà muốn
đứt ruột đứt gan.
Ngừng
một lúc ông khiêm nhường:
“Nói
nầy nghe nhe! Tôi không dám nói mình có bài nào tuyệt chiêu hay ruột hoặc là
vua của bài nào cho nên xin được cáo lỗi mấy anh. Với lại ở chỗ nhà hàng ăn uống
tạp nhạp xin phép không ca, hôm nào anh em mình huỡn huỡn tổ chức một buổi hội
ngộ ở nhà tôi, tôi sẽ đem hết tâm trí ca mấy bài vọng cổ cho anh em thưởng thức…”
Biết
nghệ nhơn từ chối khéo, chúng tôi đành thúc thủ ngồi im, quan sát nhà hàng. Cũng
đông bộn, cũng có người ngoại quốc ra vô. Chắc chắn là do tài của nhà bếp chớ
không phải vì tò mò do cái tên của nhà hàng như bọn chúng tôi…
Một
thiếu phụ xuýt xoát sáu mươi nhưng còn mướt lắm, đi vòng quanh bàn chúng tôi một
vòng rồi ngừng ngay chỗ Tuấn Đạt, tự tin để tay mình lên vai ông, giọng thân
thiết:
“Anh
còn nhớ em không?”
Tuấn
Đạt nheo mắt, nhìn tới nhìn lui thiếu phụ một hồi lâu ớn mới chậm rãi:
“Sao
không kêu bằng chú nữa mà kêu bằng anh. Bỏ hát rồi làm gì?”
Thiếu
phụ cười xẻn lẻn:
“Lấy
chồng! Ngừng một lúc chị nói thân mật hơn. “Già rồi anh ơi, đâu còn nhóc như hồi
đó mà chú chú cháu cháu nữa.” Day qua chúng tôi, chị phân bua: “Hồi đó tôi yêu ảnh
quá trời quá đất. Yêu chết được vì giọng ca ảnh hớp hồn tôi, vai của ảnh vừa anh
hùng vừa lãng mạn khiến cho mình chỉ muốn được làm người yêu thiệt của ảnh ngoài
đời.” Rồi chợt nhớ ra mình đã nói hơi nhiều, chị thắng liền: “Cũng cám ơn ảnh tỉnh
táo từ chối sự bồng bột tuổi trẻ của tôi cho nên bây giờ gia đình tôi mới hạnh
phúc. Thôi cho xin kiếu mấy anh. Ông xã tôi chắc đương chờ ở tiệm băng nhạc đằng
kia, ảnh mở phòng mạch cách đây chừng 5 giờ lái xe, thỉnh thoảng chúng tôi về vùng
nầy vì nhớ không khí quán hàng Việt Nam. Tôi sẽ ghé thăm anh Tuấn Đạt thiệt lâu
khi có dịp về lại trong vài tháng tới. Gặp nhau ở quê người là hạnh ngộ rồi, đâu
để mất liên lạc cho đành. Hồi nãy tôi chỉ vô đây cầu âu khi đọc cái tên nhà hàng...”
Người
nghệ sĩ già đứng dậy, bối rối. Một cái hôn được đặt lên má ông, một cái ôm thắm
thiết quá hơn tình quen biết cũ tiếp theo đó.
Người
đàn bà bước đi coi bộ không vững, chậm chạp. Tuấn Đạt ngồi xuống lại, không đợi
người đẹp khuất bóng ở cánh cửa ngoài.
Không
khí bàn chúng tôi yên lặng, ai cũng đưa trí mình vào những suy đoán nầy nọ.
Tách nước trước mặt người nghệ sĩ già lại được châm đầy, nước tràn qua dĩa loang
trên khăn bàn, tay người rót run run…
“Chuyện
gặp lại nầy tôi không ngờ nhe! Cũng chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ kể về chuyện
cô ấy với ai hết, để bụng cho riêng mình, đó là hành trang đặc biệt của tuổi
trung niên. Nhưng mấy anh đã thấy, đã hiểu phần nào nên xin nói lại cho rõ….
Năm
đó tôi đã ly dị cô vợ thứ nhứt được đâu hơn một năm rồi. Đời độc thân
có phần bê bối về quần áo, cơm nước và đặc biệt là giờ giấc mấy anh biết đó.
Tôi hơi xuống trong nghề, nhưng cũng
chưa đến nỗi nào. Đoàn hát đương ở quận Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Hát một tuồng của
chú Bảy Bá mà vai cô ta yêu thầm vai của tôi, và tôi không chịu, có cảnh cô ta
té xỉu, tôi phải đở dậy. Tôi xuống câu vọng cổ, đèn màu bựt lên, trong khi khán
giả vỗ tay muốn bể rạp thì cổ nói nhỏ:
“Chú
ôm cháu mạnh hơn đi, ôm sát nó, cháu thích như vậy. Hun cũng được. Vừa nói cô
ta vừa choàng tay qua cổ tôi, kéo đầu tôi sát vô ngực mình, tôi lật đật gỡ ra
và nói, đừng làm vậy…. Cô ta mới 17, nhỏ hơn tôi cả hai chục tuổi, tôi không ngờ
lại bạo gan quá chừng, phải nói là gan cùng mình, chỗ nào cũng có. Ôm cứng ngắc.
Cực khổ trần ai khoai củ mới gỡ được tay ra, sau khi ôm thiệt mùi theo ý của cô
ta. Khán giả lại vỗ tay thiếu điều bung cửa, tiếng huýt sáo, tiếng đập ghế điếc
lỗ tai mọi người.
Vãn
hát cô ta tươi tỉnh, nhỏng nhảnh rủ chú Tuấn Đạt chở xe lên Quận ăn cháo khuya thưởng
cho hồi nãy đóng mùi quá, không sượng. Đào kép có mặt ai cũng ngó tôi hoặc là
ganh ghét, hoặc là xầm xì. Tôi hẹn rồi lầm lì xuống gầm sân khấu giăng mùng, nằm
xảy tay chưn trên ghế bố không chịu ra. Cái tội lỗi ngọt ngào lảng vảng mời gọi
làm tôi cả đêm không ngủ được. Tức cho mình đã vô lý, lo sợ viễn vông, trốn tránh
cái gọi là sự thử thách của tổ nghiệp, một thứ gì đó mơ hồ, trong khi món quà của
trần gian thơm tho hết biết. Rồi tôi lại khen mình đã biết nói không, can đảm lắc
đầu trước cám dỗ. Muốn lắm mà từ chối, nó làm mình cao hơn, có giá trị hơn. Thấy
mình sắp sai trái để mà đứng lại kịp lúc.”
Người
quản lý tiệm bất ngờ xăm xăm tới bàn nói nhỏ với Tuấn Đạt gì đó, ông bình thản
nói lớn như ra lịnh:
“Kệ
cha nó, tụi nầy không cung cấp thì kiếm tụi khác. Đừng lo. Để đó tao.”
Quản
lý bước đi. Nghệ sĩ tươi cười hơn:
“Một
chút xíu đó mà sợ cho tụi nó lờn mặt.”
Chúng
tôi chẳng hiểu gì, lại ngó nhau. Ông tiếp:
“Có
gì đâu, hôm qua tôi làm giặc với tụi whole sale cung cấp cá thịt khi thấy có trứng
sên trong một hai vỉ cá. Tụi nó nói là chỉ có một hay hai vỉ là cùng, sẽ đền bù
¼ số lượng cá order lần nầy. Tôi nói tao không cần đền bù, tao cần trả lại hết lô
cá không đúng chuẩn lần nầy. Bây giờ tụi nó nói là khó quá thì kiếm nhà whole
sale khác cung cấp, trước hết phải thanh toán tiền còn thiếu trước đây. Tụi nầy
quen thói làm ăn trời ơi đất hỡi ở ChợLớn, HongKong, không phải đàng hoàng như bọn
Mỹ. Coi thấy tức cười không? Tụi nó đâu biết là tôi đã từng tập phải suy nghĩ tới cái không làm hại cho người
khác trước khi nghĩ tới cái lợi cho riêng mình. Mình trách thầm người Việt
Nam nghèo ở gần biên giới phía Bắc rủ nhau đi mua thịt heo, thịt bò, thịt gà vịt
thúi ướp lại bằng hóa chất đem về miền xuôi bán kiếm lời. Tụi chủ nhà hàng thích
loại thịt nầy vì vốn một lời 5, 7 thì tại sao mình hám lợi xài thứ cá có thể có
sên bán cho khách của mình? Họ đâu có tội tình gì mà mình hại họ bằng cách cấy
sinh tử phù vô óc, vô gan họ. Hai hành động ở hai nơi tuy nhỏ lớn khác nhau nhưng
có khác gì nhau đâu nè?”
Tôi chồm tới bắt tay ông để tỏ cử chỉ khâm phục:
“Từ
chối dầu lòng rất muốn là làm cho con người mình lớn lên, là làm cho đất nước cùng
dân tộc mình hưng thạnh lên. Xin được hổn hào để
khen ngợi anh điều đó.”
Người
nghệ sĩ già gục gặt đầu:
“Cũng
là tổ nghiệp thôi. Trọng nghiệp tổ thì không làm bậy. Tổ nghề ca hát, tổ nghề
buôn bán hay tổ của cả nước, tức là tổ quốc
có khác gì nhau đâu?”
Tôi
nghe mình mát ruột. Cái câu xướng ca vô
loại người xưa nói đáng xổ toẹt ở trường hợp người nghệ sĩ nầy, ông ta ngày
xưa đã ru hồn tôi bằng bài vọng cổ Tiếng
Trống Tàn Canh và ngày nay qua những tâm tình móc ruột phơi gan cũng có giá
trị luân lý không kém những bài tập đọc trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư là mấy. Điều đáng tiếc là người được nghe chẳng
có bao nhiêu và người thực hành theo tôn chỉ tổ nghiệp, hữu tiết, hư tâm mà ông truyền thừa chắc cũng chỉ chép đầy
lá mít là cùng. Tôi cảm thấy lòng mình nao nao buồn và hình như quanh tôi, bốn
người cùng bàn đều lần lượt buông tiếng thở dài dầu mới nghe được một câu nói rất đáng đồng tiền bát
gạo.
San
Jose, CA, cuối Aug. 2012
(Khởi
thảo tại nhà N.T. Khanh)
Nguyễn Văn Sâm
[1]
Vịnh cây tre cây trúc, tức vịnh người quân tử. Có khí tiết khi chưa ra khỏi đất (vị ngộ), khi vương lên cao rồi
(thành đạt) thì lòng thiệt hư tâm, chẳng
gút mắc, để bụng, chấp nhứt, tỵ hiềm.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * BAO GIỜ BƯỚM TA NỔI LOAN?
Bao Giờ Bướm Ta Nổi Loạn
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn.”
- Phạm Thị Hoài
“Ga Vinh một buổi tối trời mưa. Một túp nhà lá nằm nép bên vệ đường, phía sau là khoảng nước dở ao dở rãnh, muỗi và cỏ nhiều. Một ngọn đèn dầu run rẩy vì gió, cháy leo lét được treo trước cửa sổ. Một con chó già còm cõi bê bết bùn đất và lạnh, nằm in bóng đèn dầu dưới cửa sổ, tru ư ử trong họng mà không dám vào nhà vì sợ đòn. Gió hú rít xoáy quanh cửa tranh nhau luồn vào nhà. Có tiếng mái tranh cọ nhau xào xạc như van xin. Tiếng chẫu chuộc gọi cái làm nhịp cho mưa rơi.Khi tác phẩm (thượng dẫn) được xuất bản ở Hoa Kỳ thì cũng là lúc Việt Nam đang “dũng cảm và quyết tâm” bước vào thời kỳ đổi mới. Mười năm sau, đất nước này lại lập thêm một kỳ tích nữa: cả dân tộc (nô nức) bước ra biển lớn – theo như lời kêu gọi (vô cùng) thiết tha của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng là vị lãnh đạo được nhiều người, trong cũng như ngoài nước, đặt nhiều kỳ vọng và đánh giá rất cao như là kẻ có khuynh hướng cấp tiến và “muốn tăng tốc tiến trình đổi mới kinh tế” (“who wants to accelerate the process of economic change”).
Bên này cửa sổ:
“Khêu to đèn thêm tí nữa, không tốn dầu lắm đâu.”
Bên kia cửa sổ:
“Thế này đủ rồi, khách xa thừa sức nhìn thấy.”
Im lặng một lúc lâu.
Bên này:
“Mấy giờ rồi nhỉ…?”
Bên kia:
“Ðồng hồ bán mất rồi… Có lẽ khoảng chín, mười giờ…”
Có tiếng chân rẽ nước đi tới, rồi một cái đầu đàn ông thò vào cửa sổ, nhễu nước lã chã xuống con chó.
“Bao nhiêu?”
Bên này:
“Năm chục.”
“Ðắt thế, gái Sài Gòn còn chả tới nữa là…”
“Thế muốn bao nhiêu?”
“Hai chục…?”
“Thôi về ngủ với bò cho sướng, để hai chục đấy mai mà ăn cháo.”
“Ðồ đĩ rạc!”
Tiếng chân dậm dựt bỏ đi.
“Ba chục được không?” Có tiếng hỏi với lại.
“Ừ thôi, trời mưa mở hàng để lần sau lấy chỗ đi lại.”
“…”
“Thanh toán trước đi!”
“Gì mà vội thế, chả ‘tình’ tí nào cả.”
“Sao? Có tiền không?”
“Lấy gạo nhé?”
“Gạo gì? Mậu dịch hay gạo mới?”
“Mới chia tiêu chuẩn tháng ở cơ quan về, chưa xem.”
“Gạo mậu dịch rồi, tính bao nhiêu?”
“Hai chục.”
“Ðắt quá, mà cũng không có cân nữa.”
“Mười tám đồng vậy, đong đại bằng ống sữa bò đi…”
“Ừ, thế cho tiện, cân mất công, gạo đi mua nặng ký… mà này, có trộn đá dăm vào không đấy?”
“Mang đèn ra mà soi.”
“Gạo này chỉ mười lăm đồng.”
”Ðong vun tay thế kia thành hai cân của người ta chứ còn gì…”
Một thằng nhóc chừng chín tuổi thình lình hiện ra như chui từ dưới đất lên, đứng mút tay nhìn cảnh đong gạo. Người đàn ông còn đang loay hoay cột lại cái bao của mình thì nó giật túi gạo nơi tay người đàn bà, chạy vụt ra cửa.
“Nấu cơm nhé, đừng nấu cháo… Nhớ để phần cho chị đấy.”
Người đàn bà dặn với theo…
Bên này:
“Thu nhập hằng tháng bao nhiêu?”
“Thất thường lắm, không tính được.”
“Có chồng con gì chưa?”
“…”
“Quê quán ở đâu?”
“Ðô Lương.”
“Sao trôi giạt ra tận đây thế?”
“Ở quê khổ quá…”
“Khổ một chút nhưng cuộc sống lương thiện, có chồng con đàng hoàng có thoải mái hơn không?”
“Ðảng viên phải không?”
“Sao biết?”
“Chơi bao nhiêu lần rồi?”
“Ừ… mới tham quan một lần cho biết…”
“Có thích không?”
“…”
“Không sợ chi bộ biết bao?”
“Chỉ sợ quần chúng, cảm tình đảng thôi.”
“Bí thư phải không?”
“Chưa, mới phó thôi.”
“Sao biết mà mò đến?”
“Bí thư giới thiệu… ấy không phải, bà con quen biết…”
“…”
“Hành nghề bao lâu rồi?”
“Sáu năm.”
“Ðúng dân chuyên nghiệp, có bệnh không? Có không?”
“Cải tạo mới ra, chưa kịp có.”
“Vẫn ngựa quen đường cũ, phải cố gắng đè nén những đam mê thấp hèn mà nghĩ đến tương lai chứ! Chết, chết, ai đấy?”
“Ðừng sợ, con chó nằm ngoài lạnh, cào cửa đòi vào nhà đấy.”
“Ba chục… đắt quá, mất đứt một phần tư tháng lương rồi còn gì?”
“…”
“Cái gì đấy?”
“Ngô nướng…”
“…”
“Bẻ một nửa thôi, chưa được ăn tối đâu.”
Tiếng khóa thắt lưng kêu lách cách, người đàn ông kiểm soát lại cái ví của mình rồi đi ra cửa, nách cắp bao gạo.
Từ buồng trong, một bà già tay chống đầu gối, tay đấm lưng lò dò bò ra. Cầm miếng giấy đang cháy, bà múa mấy vòng tròn như đuổi vía, rồi rán sức bê chậu nước hắt toẹt ra đường.
Căn nhà lại chìm trong bóng tối.”
(Thế Giang. “Chỗ Nước Đọng”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 99-104)
Tương tự, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (vào thời điểm đó) cũng được dư luận nhận định là nhân vật sẽ năng nổ hơn người tiền nhiệm, đặc biệt trong việc cải tổ kinh tế và pháp luật, lót đường cho VN tiến vào tổ chức WTO (“And there is a widespread perception he will be more active than his predecessor, particularly in implementing economic and legal reforms that pave the way for Vietnam’s accession to the World Trade Organization”) – theo nguyên văn như lời của nhà báo Karl D John (“Vietnam’s South Takes Leadership Wheel”) đọc được trên Asia Times, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006.
Mà thiệt: chỉ cần năm năm sau, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, hình ảnh của những “chỗ nước đọng” đã (hoàn toàn) đổi khác: linh động, tấp nập hơn thấy rõ, và cũng nổi bật những nét hạch toán của nền kinh tế thị trường – theo như “Ký Sự Quất Lâm” và “Nhật Ký Đồ Sơn”, được giới thiệu bởi ngòi bút của nhà văn Đào Tuấn:
“Đó là nhật ký ‘làm việc’ của một cô gái mại dâm gần như kín các dấu ‘X’. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày ‘đọ sổ’ với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng ‘chấm công’. Đây là một đoạn trong bài viết: ‘Những ký hiệu dấu sao ‘*’ trong vòng tròn, đó là ‘đi qua đêm’ và được tính bằng 3 ‘cuốc’ đi nhanh. ..Dấu ‘X’ có gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2, được bo khá. Còn cái dấu ‘X’ nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng ‘văn vật’ có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 ‘nhát’, nói chung số ngày có trên 10 ‘nhát’ hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu X’, lại có 3 gạch chân’. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã ‘đi khách’ tính với chủ là 50 lần.”Thiệt là cởi mở và phóng khoáng. Ngay cả dân tộc Thái Lan, vốn có truyền thống và nổi tiếng vì kỹ nghệ tình dục, chưa chắc đã có quan niệm về chuyện bán dâm cấp tiến đến cỡ đó. Thế mới hiểu thế nào là tính cách “đột phá” của chiến lược đi tắt đón đầu, vẫn thường được nghe ra rả suốt ngày từ hệ thống loa đài – ở Việt Nam.
“Ký sự Quất Lâm’, hay ‘Nhật ký Đồ Sơn’ đang cho thấy thêm một hiện thực khác: Các cô gái bán dâm đang phải lao động cực nhọc để kiếm tiền, trong khi số tiền kiếm được rơi tới 70-80% vào túi chủ chứa, còn được gọi là tú ông, tú bà. Có lẽ, điều để lại ấn tượng mạnh là nhận xét của nữ blogger: ‘…Các Tú ông, Tú bà. Họ khác hẳn với tưởng tượng của tôi, và có lẽ là khác tất cả chủ chứa ở những nơi khác. Đa số hiền và lành. Giống như những người tiểu thương ở chợ, hoặc người bán nước chè trên phố. Họ quan niệm cái ‘nghề’ của mình giống như cung cấp dịch vụ thông thường cho du khách y như cho thuê ghế, hay bán quán ăn vậy!”
So với Quất Lâm hay Đồ Sơn thì cung cách hành nghề của chị em ta ở Sài Gòn, xem ra, có vẻ hơi thiếu rộn ràng và cũng kém phần … chuyên nghiệp hơn – chút xíu – theo như ghi nhận của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang , qua hai luận văn nghiên cứu điền dã (*) về khu kinh tế mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh Quang Vinh:
“Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm…Ở Việt Nam cũng có những phụ nữ mại dâm “bậc rất cao” mà giá cả mỗi lần đi khách (có thể) mua được một viên kim cương nho nhỏ, hay nhơ nhỡ. Số này ít lắm và họ chỉ phục vụ cho một giới người (hiếm hoi) được gọi là những đại gia, hay còn gọi là những nhà tư bản đỏ – những kẻ đang thu tóm mọi nguồn lợi của xứ sở này nhờ vào nền Kinh Tế Thị Trường, theo định hướng XHCN.
Nôn mửa, theo tác giả, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy tởm lợm vì thể xác đàn ông nói chung, và đặc biệt với thân hình của những người đàn ông lớn tuổi không sạch sẽ. Tất cả những phụ này đều nói là họ đã từng ôm nhau khóc vì họ phải làm những việc, như Trâm nói, ‘mà chỉ có những người đàn bà ở dưới đáy của xã hội mới làm.’
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu…”
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn” thôi. Tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không dám nghi ngờ gì về ước vọng (nóng bỏng) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tuy nhiên khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì viễn tượng về một cuộc nổi loạn của họ e rằng sẽ rất muộn, chứ khó mà sớm được, với chế độ hiện hành.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].
Be the first to like this.
Tháng Tám 24, 2012 -
Posted by tuongnangtien_fan |
Sổ tay thường dân
NGÔ TẤT TỐ * GÓC CHIẾU GIỮA ĐÌNH
Góc Chiếu Giữa Đình
: Tác Giả: Ngô Tất Tố
:
Trời đã quá trưa. Tôi vừa về đến nhà trọ, đã thấy người nhà ông L đã
sang mời. Lần này là ba. Sáng ngày đã hai lần rồi. Trước sự ân cần như
vậy, ai mà có thể từ chối. Bởi tại hôm nay nhằm kỳ bình văn, tôi phải có
mặt ở trường, nên còn xin khất đến chiều. Kể ra tôi với ổng không phải
có thân tình gì. Vì tôi trọ học ở gần nhà ổng thành ra quen ổng. Người
ta bảo với tôi rằng: Ổng rất thật thà chăm chỉ. Trước đó chừng mười lăm
năm, ổng còn làm nghề cày thuê, vợ ổng thì chuyên đi ở vú sữa. Cái chính
sách tiết kiệm, trong một thời kỳ khá dài, đã đưa nhà ổng lên đến bậc
có máu mặt, lưng vốn ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu.
Trong mấy năm nay, vợ ổng đã không còn sữa, ổng cũng không được khỏe
mạnh như xưa, cho nên cả hai đều tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa
ruộng nương. Nhờ trời hồi ấy luôn luôn được mùa, vận ổng lại càng tấn
tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến
vụ kia. Trong cái hạnh phúc của loài người, ổng không mong gì hơn thế,
nếu như làng ổng không có cái đình.
Khổ vì cái làng Đ.Tr. nhà ổng tuy không phải làng văn vật, nhưng mà rất
có trật tự. Bao giờ cũng vậy, ngồi chỗ trong đình làng ấy cũng như ngồi
chỗ ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm
hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng.
Ôíng tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra
đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ. Điều đó, ổng rất lấy làm bất
mãn. Nhiều lần làng khuyết lý trưởng, phó lý, ổng đã dốc lòng định mưu
lấy chút danh phận. Chỉ vì ổng không biết một thứ chữ nào, cho nên không
được như nguyện. Năm nay, mái đình làng ấy có mấy chỗ dột. Dân làng
cũng mong chữa lại, nhưng mà tiền công của làng chỉ vừa đủ để các hào lý
đi việc quan, không còn thừa mà mua ngói. Các ông kỳ dịch liền gọi ổng
ra giữa đình, để bán cho ổng cái chức "lý cựu" lấy một trăm bạc chi tiêu
vào công việc tu bổ.
Lúc đầu ổng cũng phân vân, vì sợ cái của "không tân mà cựu" sẽ không
được ai quý trọng. Mấy ông kỳ dịch nói rất bùi tai, họ bảo người ta bỏ
hàng năm, bảy trăm, một nghìn để làm ông lý, ông phó. Đằng này, ông chỉ
tốn một trăm bạc, không vất vả gì, mà rồi cũng được ngồi ngang với họ,
ăn biếu ăn xén như họ. Ấy là một dịp hiếm có, không nên bỏ qua. Nghe
vậy, ổng cũng cho là rất có lý và đã bàn kỹ với vợ. Vợ ổng cũng muốn
được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ổng cố lo. Từ nửa tháng trước, ổng đã
bán trâu, bán ruộng, được hơn trăm bạc, để nộp cho làng. Thế là công
việc mười phần đã xong chín phần, chỉ còn khao làng một bữa, thì sẽ
thành danh ông Cựu. Đáng lẽ bữa khao ấy ổng định hoãn đến tháng mười,
đợi cho lúa gạo của nhà, đỡ phải vay mượn mất lãi. Nhưng mấy ông hương
lý không nghe.
Họ nói để lâu không tiện, dân làng đã vậy, còn quỷ thần. ừ thì cái áo
còn lo được, huống chi cái giải! Trước một lần, sau cũng một lần, lo lúc
nào thì xong lúc ấy. Ôíng nghĩ vậy, nên mới cố mua bát họ hơn sáu chục
đồng để lo cho yên. Cứ ý bà Cựu, thì cuộc khao này chỉ cốt cho đủ lệ
làng, không mời khách khứa nào cả.
Ông Cựu không chịu. Bây giờ ổng đã làm bậc lý cựu trong làng, không thể
xử cách nhom nhem được. Bởi vậy, ổng định làm thật linh đình. Nhà chật.
Trừ khu bếp đun, toàn thể dinh cư chỉ có bốn gian một chái nhà tranh.
Ngày thường, với gia đình ổng như thế cũng là rộng. Lúc nào có việc, nó
không đủ chỗ để chứa làng xóm họ mạc. Từ chiều hôm qua, ông đã sai mổ
con lợn, để nhờ bà con dựng hộ gian rạp. Bấy giờ đã nửa tháng tám, công
việc ngoài đồng xong rồi, cả làng ai cũng rỗi rãi. Tôi tuy chưa sang nhà
ông, cũng nghe nói số người giúp đáp đông lắm. Mẹ nào con ấy, chị nào
em ấy, người ta kéo vào từng lũ. Cái anh người nhà sang mời khoe rằng:
- Bữa chiều hôm qua, tất cả năm chục mâm cỗ. Con lợn bảy yến, chỉ ăn
một lượt là hết. Sáng nay ông Cựu lại cho giết ba con nữa, hai con để
họ hàng ăn cơm, một con để đem lễ thờ, rồi biếu dân làng.
Và hắn nói thêm
:
- Nhưng cũng chưa đủ. Chiều nay còn mời các lão và tư văn, thế nào
cũng phải vài ba con nữa. Rồi hắn giục tôi:
- Rước ông sang ngay đi cho kẻo ông Cựu tôi lại bắt người khác sang
mời. Ở bên ấy, các ông hàng tổng đương đợi ông đấy.
Anh ta nói đúng. Tôi còn lúi húi rửa mặt, đã nghe có tiếng lợn kêu
eng éc tự phía ngõ ngoài đi vào. Và một lát sau lại có người nữa sang
giục. Thay xong quần áo, tôi theo hai anh người nhà cùng đi. Từ cổng trở
vào, bát đĩa mâm nồi la liệt bày khắp mặt đất. Trong rạp đông nghịt
những người.
Đám này không khác gì các đám khác, ngoài một số người tay dao tay
thớt, lại có các ông chỉ chuyên thuốc phiện và tổ tôm. Tôi ngó hai dãy
phản rạp thấy có ba bàn tổ tôm và bốn bàn thuốc phiện. Thì ra cái bữa
thết làng tuy đã xong từ sáng ngày, nhưng mà các ông kỳ dịch vì có cảm
tình với ông "Cựu mới" cho nên còn lưu lại đó tất cả. Thoáng thấy bóng
tôi, ông Cựu chào hỏi một cách lơi lả và mời tôi vào trong nhà ngồi với
mấy người làng bên. Rồi ông trách tôi đã tệ với ông, vì từ hôm qua đến
giờ mới sang. Theo lệ tôi mở ví lấy một đồng bạc ra mừng. Ông Cựu ra ý
không thích và nói:
- Ông cho nhà cháu mấy chữ chả quý hơn ư? Tiền tuy cũng quý, nhưng nhà
cháu còn có thể kiếm ra được. Hay là để cháu mua một đôi liễn, rồi ông
viết chữ vào cho.
Tôi còn chưa kịp trả lời, thì thấy một người tất tả chạy vào báo với
ông Cựu:
- Tư văn đã vào! Ông Cựu lật đật chạy ra ngoài rạp. Thằng Mới vừa
bưng vào đó một mâm cau và một bánh pháo.
Theo nó, một bọn lố nhố độ hai chục người tiến vào trong rạp. Sau
khi đã nói vài câu chiếu lệ, ông Cựu mời họ sang ngồi nhờ ở nhà láng
giềng, rồi ông giục người bưng cỗ sang đó. Một ông ở bàn thuốc phiện vào
chỗ tôi ngồi, nói chuyện tiếp tôi:
- Ông nó lo một việc này, có lẽ cũng tốn đến hai trăm bạc. Song cũng
còn may! Ông tính không làm việc ngày nào, tự nhiên thành người kỳ cựu,
chễm chện ngồi chiếu cạp điều giữa đình, há chẳng sướng sao? Vì có chúng
tôi giúp cho thì việc mới xong, người khác đâu được như thế.
Uống rượu xong, tôi từ biệt ra về. Tới cổng lại thấy một lũ kéo vào.
Đó là các lão trong làng vào mừng ông Cựu. Cuộc linh đình còn mãi đến
sáng hôm sau.
Năm hôm sau nữa, tôi gặp bà Cựu cắp nón đi ra cổng làng, với một
dáng điệu không vui:
- Chào ông ở nhà, cháu đi làm đây.
Và không đợi tôi hỏi, bà ấy vội vàng cắt nghĩa:
- Cháu sang Hà Nội làm vú già ông ạ. Có gần mẫu ruộng và nửa con
trâu đã bán hết cả, lại còn nợ thêm hơn bảy chục đồng, nếu không đi làm
thì lấy gì mà đóng họ?
TIN TỨC Á CHÂU
5 lý do vì sao Senkaku không phải lãnh thổ Trung Quốc
Việt-Long, RFA
2012-10-05
Người Nhật, hay một pháp nhân, ký tên là independentjapan2009 đăng trên youtube một đoạn phim video bằng Anh ngữ trình bày 5 lý do vì sao quần đảo Senkaku không thể thuộc về Trung Quốc.
acus.org photo
1. Luật pháp quốc tế:
Vụ kiện “Đảo Palmas” năm 1928 , có một trong những án lệ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ, đã phán quyết như sau:
- Trước hết, vấn đề quyền (sở hữu) dựa trên khoảng cách gần về địa dư không có chỗ đứng trong luật quốc tế.
- Thứ nhì, quyền hạn (sở hữu) được đặt do sự phát hiện thì chỉ là loại quyền hạn phôi thai vừa chớm thành hình.
- Và sau cùng, nều có một nhà cầm quyền khác khởi sự thực hiện chủ quyền liên tục và thực sự, (và cơ quan phân xử đòi hỏi rằng sự xác nhận đó phải được khai mở và công khai với quyền sở hữu tốt), và người (hay pháp nhân) phát hiện không tranh giành về sự xác nhận đó, (thì) sự xác nhận của nhà cầm quyền mà đã thực thi thẩm quyền sẽ chiếm phần lợi thế hơn quyền sở hữu chỉ căn cứ riêng rẽ trên sự phát hiện mà thôi.
Quần đảo Senkaku được sáp nhập vào Nhật Bản từ năm 1895 do “sự chiếm hữu trước một lãnh thổ vô chủ”, nhưng trong suốt 76 năm sau đó tính đến 1071, cả Cộng Hoà Nhân dân Trung hoa lẫn Cộng Hoà Trung Hoa (tức Đài Loan) đều chưa bao giờ phản đối lại sự giành chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku.
Thay vào đó họ đã nhìn nhận một cách rõ ràng quần đảo này như lãnh thổ của Nhật Bản trong các tài liệu, báo chí, sách giáo khoa và bản đồ của họ. Luật quốc tế không còn dành cho họ quyền đòi chủ quyền quần đảo ấy nữa.
2. Quần đảo Senkaku được phát hiện đầu tiên không phải do người Trung hoa mà do người Ryukyu, là người cư dân Okinawa.
Trong 507 năm chỉ có 23 lần những phái đoàn Trung Quốc giong buồm đến Vương quốc Ryukyu, tức Okinawa, trong khi các phái đoàn người Ryukyu giong buồm đi Trung Quốc qua ngã quần đảo Senkaku tới 580 lần trong cùng thời gian.
3. Không có dữ kiện lịch sử nào rằng Trung Quốc đã thi hành bất kỳ một “quyền kiểm soát có hiệu lực” nào trên quần đảo Senkaku.
Trung Quốc nhận quần đảo Senkaku là lãnh thổ Trung Quốc “kể từ thời nhà Minh”. Tuy nhiên, trong thời nhà Minh, ngay cả Đài Loan cũng không phải là một phần của Trung Quốc. Đài Loan lần đầu tiên được sáp nhập vào Trung Quốc trong thời nhà Thanh là năm 1683.
Và tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc được biên soạn trong thời nhà Thanh liên quan đến Đài Loan đều nói cạnh phía bắc của Đài Loan là “đảo Hy vọng” ngày nay (chú thích của người dịch: là thị xã Vọng An, thuộc Bành Hồ, ở vĩ độ 23, ngang 1/3 Đài Loan từ phía nam tính lên) không bao giờ nói là Cơ-Long (người dịch: tỉnh cực bắc của Đài Loan ngày nay). Cũng không có dữ kiện lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng được sáp nhập vào Trung Quốc.
4. Bản đồ cổ của Nhật Bản do Trung Quốc thường viện dẫn không bao giờ nhìn nhận quần đảo Senkaku là lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc viện dẫn bản đồ Nhật cổ năm 1786 「琉球三省並三十六島之図」của Hayashi Shinei, để biện luận rằng quần đảo Senkaku được tô cùng màu với lục địa Trung Hoa nên người Nhật vào thời đó đã nhìn nhận quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cùng một bản đồ đó, Đài Loan đã được tô màu khác với Hoa Lục bất kể dữ kiện là Đài Loan đã sáp nhập với nhà Thanh khi bản đồ đó được xuất bản tại Nhật.
Và Hayashi Shihei không phải là một viên chức chính phủ Nhật Bản, mà chì là một công dân bị chính quyền Mạc Phủ Tokugawa (người dịch: chính quyền quân sự Mạc Phủ Tokugawa trị vì từ 1603-1868) bắt giữ và trừng phạt. Dù sao cũng không thể cho là quan điểm chính thức của Nhật Bản phản ảnh trong bản đồ của người này. 5. Không hề có dữ liệu lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng có lúc thuộc về Trung Quốc, nên Trung Quốc không thể nói nhóm đảo đó bị “đánh cắp” từ tay Trung Quốc. Do đó Bản Tuyên bố Cairo không liên quan gì đến quần đảo Senkaku
KẾT LUẬN:
Trung quốc đã xâm lược và thâu nhập Tây Tạng, Đông Turkestan, Nội Mông và Mãn Châu. Trung Quốc lần này sắp sửa “nuốt” quần đảo Senkaku, Okinawa và Đài Loan. Sự tái lập Đế quốc Trung hoa ngôi vị đầy đủ (“đủ lông đủ cánh”) chính là mục tiêu tối hậu của họ.
Vụ kiện “Đảo Palmas” năm 1928 , có một trong những án lệ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ, đã phán quyết như sau:
- Trước hết, vấn đề quyền (sở hữu) dựa trên khoảng cách gần về địa dư không có chỗ đứng trong luật quốc tế.
- Thứ nhì, quyền hạn (sở hữu) được đặt do sự phát hiện thì chỉ là loại quyền hạn phôi thai vừa chớm thành hình.
- Và sau cùng, nều có một nhà cầm quyền khác khởi sự thực hiện chủ quyền liên tục và thực sự, (và cơ quan phân xử đòi hỏi rằng sự xác nhận đó phải được khai mở và công khai với quyền sở hữu tốt), và người (hay pháp nhân) phát hiện không tranh giành về sự xác nhận đó, (thì) sự xác nhận của nhà cầm quyền mà đã thực thi thẩm quyền sẽ chiếm phần lợi thế hơn quyền sở hữu chỉ căn cứ riêng rẽ trên sự phát hiện mà thôi.
Quần đảo Senkaku được sáp nhập vào Nhật Bản từ năm 1895 do “sự chiếm hữu trước một lãnh thổ vô chủ”, nhưng trong suốt 76 năm sau đó tính đến 1071, cả Cộng Hoà Nhân dân Trung hoa lẫn Cộng Hoà Trung Hoa (tức Đài Loan) đều chưa bao giờ phản đối lại sự giành chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku.
Thay vào đó họ đã nhìn nhận một cách rõ ràng quần đảo này như lãnh thổ của Nhật Bản trong các tài liệu, báo chí, sách giáo khoa và bản đồ của họ. Luật quốc tế không còn dành cho họ quyền đòi chủ quyền quần đảo ấy nữa.
2. Quần đảo Senkaku được phát hiện đầu tiên không phải do người Trung hoa mà do người Ryukyu, là người cư dân Okinawa.
Trong 507 năm chỉ có 23 lần những phái đoàn Trung Quốc giong buồm đến Vương quốc Ryukyu, tức Okinawa, trong khi các phái đoàn người Ryukyu giong buồm đi Trung Quốc qua ngã quần đảo Senkaku tới 580 lần trong cùng thời gian.
3. Không có dữ kiện lịch sử nào rằng Trung Quốc đã thi hành bất kỳ một “quyền kiểm soát có hiệu lực” nào trên quần đảo Senkaku.
Trung Quốc nhận quần đảo Senkaku là lãnh thổ Trung Quốc “kể từ thời nhà Minh”. Tuy nhiên, trong thời nhà Minh, ngay cả Đài Loan cũng không phải là một phần của Trung Quốc. Đài Loan lần đầu tiên được sáp nhập vào Trung Quốc trong thời nhà Thanh là năm 1683.
Và tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc được biên soạn trong thời nhà Thanh liên quan đến Đài Loan đều nói cạnh phía bắc của Đài Loan là “đảo Hy vọng” ngày nay (chú thích của người dịch: là thị xã Vọng An, thuộc Bành Hồ, ở vĩ độ 23, ngang 1/3 Đài Loan từ phía nam tính lên) không bao giờ nói là Cơ-Long (người dịch: tỉnh cực bắc của Đài Loan ngày nay). Cũng không có dữ kiện lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng được sáp nhập vào Trung Quốc.
4. Bản đồ cổ của Nhật Bản do Trung Quốc thường viện dẫn không bao giờ nhìn nhận quần đảo Senkaku là lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc viện dẫn bản đồ Nhật cổ năm 1786 「琉球三省並三十六島之図」của Hayashi Shinei, để biện luận rằng quần đảo Senkaku được tô cùng màu với lục địa Trung Hoa nên người Nhật vào thời đó đã nhìn nhận quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cùng một bản đồ đó, Đài Loan đã được tô màu khác với Hoa Lục bất kể dữ kiện là Đài Loan đã sáp nhập với nhà Thanh khi bản đồ đó được xuất bản tại Nhật.
Và Hayashi Shihei không phải là một viên chức chính phủ Nhật Bản, mà chì là một công dân bị chính quyền Mạc Phủ Tokugawa (người dịch: chính quyền quân sự Mạc Phủ Tokugawa trị vì từ 1603-1868) bắt giữ và trừng phạt. Dù sao cũng không thể cho là quan điểm chính thức của Nhật Bản phản ảnh trong bản đồ của người này. 5. Không hề có dữ liệu lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng có lúc thuộc về Trung Quốc, nên Trung Quốc không thể nói nhóm đảo đó bị “đánh cắp” từ tay Trung Quốc. Do đó Bản Tuyên bố Cairo không liên quan gì đến quần đảo Senkaku
KẾT LUẬN:
Trung quốc đã xâm lược và thâu nhập Tây Tạng, Đông Turkestan, Nội Mông và Mãn Châu. Trung Quốc lần này sắp sửa “nuốt” quần đảo Senkaku, Okinawa và Đài Loan. Sự tái lập Đế quốc Trung hoa ngôi vị đầy đủ (“đủ lông đủ cánh”) chính là mục tiêu tối hậu của họ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/five-reasons-why-senkaku-are-not-chinese-s-territory-10052012164453.html
Hôm 30/9, Hải quân Hoa Kỳ xác
nhận nhưng không nói rõ về chi tiết của đợt tuần tra này cũng
như thời gian diễn ra các hoạt động của họ là bao lâu.
Tuy thế, các trang mạng của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đã trích tạp chí Time của Hoa Kỳ để cho rằng hoạt động mới nhất này của Hoa Kỳ có liên quan đến căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Một số bản tin trong vùng nói tàu USS Washington đã hoặc đang đi vào khu vực Biển Hoa Đông còn tàu USS Stennis đi vào vùng Biển Đông mà các bản tin tiếng Anh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Hôm 2/10 vừa qua, kênh truyền hình CCTV-4 của Trung Quốc đã dành 30 phút để thảo luận chuyện họ nói là “Hoa Kỳ triển khai hai tổ hợp tác chiến gồm hàng không mẫu hạm vào biển Nam Hải và Hoa Đông”.
Giành thế thượng phong
Chương trình ‘Trọng tâm trong ngày’ (Focus Today – Jin Ri Guan Zhu) đăng lời các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ “chuẩn bị cách giải quyết xung đột gia tăng” bằng cách điều không chỉ hai hàng không mẫu hạm và cả các đơn vị thủy quân lục chiến cùng tàu thân cạn vào Tây Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ muốn “có thế thượng phong” trên biển và trên không cũng như muốn đảm bảo thành công khi đổ bộ và chiếm đóng.
Họ còn tin rằng Hoa Kỳ đang “hỗ trợ cho
Nhật Bản” và nói Trung Quốc “cần cảnh giác nếu Nhật tấn công
lén lút với sự hỗ trợ quân sự của Mỹ”, theo CCTV-4.
Bản tin của Bấm Hải quân Hoa Kỳ đăng tải trên mạng Internet thì nói hai nhóm tác chiến đi tuần tra để “sẵn sàng hộ vệ và bảo vệ quyền lợi hàng hải chung của Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác”.
Thuyền trưởng tàu USS George Washington, Greg Fenton phát biểu rằng ông “có vinh dự và cơ hội được chỉ huy hoạt động trong khu vực năng động và cốt yếu hàng đầu thế giới”.
Ông cũng nói mục tiêu của đợt tuần tra là “tiếp tục thúc đẩy hòa bình, hợp tác và ổn định trong khu vực,”
“Chúng tôi muốn đạt mục tiêu này bằng
cách liên tục tập luyện và giao lưu với các đối tác và đồng
minh trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cả song phương và đa
phương, nhằm cải thiện năng lực phối hợp và sẵn sàng ứng phó
chung trước mọi khủng hoảng do con người hay thiên nhiên gây ra.”
Ngoài ra, tin từ Hoa Kỳ cũng nói khu trục hạm có hỏa tiễn định vị, tàu George Washington CSG tham gia tuần tra lần này, đã hoàn tất cuộc tập trận Lá Chắn Anh Dũng (Valiant Shield) năm 2012 ở vùng Guam.
Chuẩn đô đốc Chuck Gaouette của một khu trục hạm có hỏa tiễn định vị cùng tuần tra đợt này, tàu John C. Stennis CSG thì xác nhận rằng tại khu vực hiện “đang có những thách thức đặc thù”.
Ông nhấn mạnh rằng “Mọi quốc gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo ổn định và tự do hàng hải”.
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ được lập ra 69 năm trước và có nhiệm vụ ứng phó với các tình huống khác nhau ở cả vùng Châu Á – Thái Bình Dương qua hoạt động tác chiến cũng như thực hiện các sứ vụ nhân đạo.
Tuy không đáp lại trực tiếp các bình luận báo chí, hôm 3/10, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Ashton Carter nói tại Washington rằng chiến lược 'chuyển trọng tâm' về quân sự sang Châu Á - Thái Bình Dương chỉ có mục tiêu đảm bảo "sự thịnh vượng trong khu vực".
Nói với cử tọa tại Viện nghiên cứu quốc tế Woodrow Wilson, ông cho rằng chiến lược mới không phải nhằm vào Trung Quốc hay nước nào khác, mà vì "toàn bộ hòa bình trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương".
Dư luận trong vùng và trên thế giới ngày càng chú ý tới những căng thẳng bùng nổ quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đảo trong khi tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc với hai nước Asean là Việt Nam và Philippines từ mấy năm qua vẫn không giảm đi.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121005_uss_navy_new_deployment.shtml
Giờ đây, người dân Trung Quốc có quyền đặt câu hỏi : Liệu còn bao
nhiêu vị lãnh đạo cấp cao của Đảng giống như ông Bạc Hy Lai mà chưa bị
lộ ?
Mỹ triển khai hai nhóm chiến hạm lớn
Cập nhật: 13:25 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012
Hai nhóm chiến hạm
lớn vừa được Hoa Kỳ triển khai để ‘tuần tra’ khu vực Tây Thái
Bình Dương, gây ra tranh luận trên truyền thông Trung Quốc giữa
lúc căng thẳng tại Biển Hoa Đông lên cao.
Thông tin được Hải quân Mỹ đưa ra từ
Yokosuka, Nhật Bản cuối tháng 9 cho hay hai nhóm công kích (strike
groups) gồm hàng không mẫu hạm USS George Washington, USS John C.
Stennis và nhiều tàu mang hỏa tiễn định vị như USS Cowpens đang
tuần tra tại vùng Tây Thái Bình Dương.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy thế, các trang mạng của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đã trích tạp chí Time của Hoa Kỳ để cho rằng hoạt động mới nhất này của Hoa Kỳ có liên quan đến căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Một số bản tin trong vùng nói tàu USS Washington đã hoặc đang đi vào khu vực Biển Hoa Đông còn tàu USS Stennis đi vào vùng Biển Đông mà các bản tin tiếng Anh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Hôm 2/10 vừa qua, kênh truyền hình CCTV-4 của Trung Quốc đã dành 30 phút để thảo luận chuyện họ nói là “Hoa Kỳ triển khai hai tổ hợp tác chiến gồm hàng không mẫu hạm vào biển Nam Hải và Hoa Đông”.
Giành thế thượng phong
Chương trình ‘Trọng tâm trong ngày’ (Focus Today – Jin Ri Guan Zhu) đăng lời các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ “chuẩn bị cách giải quyết xung đột gia tăng” bằng cách điều không chỉ hai hàng không mẫu hạm và cả các đơn vị thủy quân lục chiến cùng tàu thân cạn vào Tây Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ muốn “có thế thượng phong” trên biển và trên không cũng như muốn đảm bảo thành công khi đổ bộ và chiếm đóng.
Bản tin của Bấm Hải quân Hoa Kỳ đăng tải trên mạng Internet thì nói hai nhóm tác chiến đi tuần tra để “sẵn sàng hộ vệ và bảo vệ quyền lợi hàng hải chung của Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác”.
Thuyền trưởng tàu USS George Washington, Greg Fenton phát biểu rằng ông “có vinh dự và cơ hội được chỉ huy hoạt động trong khu vực năng động và cốt yếu hàng đầu thế giới”.
Ông cũng nói mục tiêu của đợt tuần tra là “tiếp tục thúc đẩy hòa bình, hợp tác và ổn định trong khu vực,”
"Mọi quốc gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo ổn định và tự do hàng hải"
Ngoài ra, tin từ Hoa Kỳ cũng nói khu trục hạm có hỏa tiễn định vị, tàu George Washington CSG tham gia tuần tra lần này, đã hoàn tất cuộc tập trận Lá Chắn Anh Dũng (Valiant Shield) năm 2012 ở vùng Guam.
Chuẩn đô đốc Chuck Gaouette của một khu trục hạm có hỏa tiễn định vị cùng tuần tra đợt này, tàu John C. Stennis CSG thì xác nhận rằng tại khu vực hiện “đang có những thách thức đặc thù”.
Ông nhấn mạnh rằng “Mọi quốc gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo ổn định và tự do hàng hải”.
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ được lập ra 69 năm trước và có nhiệm vụ ứng phó với các tình huống khác nhau ở cả vùng Châu Á – Thái Bình Dương qua hoạt động tác chiến cũng như thực hiện các sứ vụ nhân đạo.
Tuy không đáp lại trực tiếp các bình luận báo chí, hôm 3/10, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Ashton Carter nói tại Washington rằng chiến lược 'chuyển trọng tâm' về quân sự sang Châu Á - Thái Bình Dương chỉ có mục tiêu đảm bảo "sự thịnh vượng trong khu vực".
Nói với cử tọa tại Viện nghiên cứu quốc tế Woodrow Wilson, ông cho rằng chiến lược mới không phải nhằm vào Trung Quốc hay nước nào khác, mà vì "toàn bộ hòa bình trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương".
Dư luận trong vùng và trên thế giới ngày càng chú ý tới những căng thẳng bùng nổ quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đảo trong khi tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc với hai nước Asean là Việt Nam và Philippines từ mấy năm qua vẫn không giảm đi.
Bộ mặt thật của giới lãnh đạo Trung Quốc được lộ rõ qua vụ Bạc Hy Lai
Ông Bạc Hy Lai tại kỳ họp Quốc hội hôm 9/3/2010 ( ảnh lưu trữ).
REUTERS/Jason Lee/Files
Khi quyết định đem ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng
Khánh ra xét xử, đảng Cộng sản Trung Quốc muốn làm cho mọi người tin
rằng đây là một thắng lợi đối với chính sách độc đoán chuyên quyền và họ
đủ khả năng loại bỏ một vài con sâu mọt trong nội bộ Đảng.
Thế nhưng, trên thực tế, việc hạ bệ một trong những chính trị
gia hàng đầu của Đảng và công bố chi tiết những tội danh của ông Bạc Hy
Lai như « tham nhũng quy mô lớn », « quan hệ tình dục bất chính với nhiều phụ nữ », « phạm sai lầm nghiêm trọng và lạm quyền » trong
vụ sát hại ông Neil Heywood một doanh nhân Anh…đã gây ra những tác động
ngược lại với mong muốn của Bắc Kinh : Người dân Trung Quốc và thế giới
thấy rằng sự thối nát đã thấm sâu không chỉ ở các quan chức cấp thấp mà
ở cả giới lãnh đạo chóp bu.
Trong ba thập niên qua, kể từ khi Trung Quốc mở của, tiến hành cải
cách kinh tế, đảng Cộng sản Trung Quốc rất chú ý đến việc tạo dựng và
duy trì nhận thức, theo đó, tình trạng tham nhũng, lạm dụng quyền lực,
hành động sai trái chỉ có thể xẩy ra trong hàng ngũ quan chức cấp thấp,
giới hạn ở một vài nơi. Chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đủ khả
năng xử lý, làm trong sạch hàng ngũ và những lãnh đạo tối cao của đất
nước chỉ biết suốt đời làm việc phục vụ nhân dân.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc, các kế hoạch xóa đói
giảm nghèo hàng trăm triệu đô la, việc giữ bí mật thông tin về giới
lãnh đạo cao cấp, tất cả những yếu tố này đã làm cho một bộ phận dân
chúng Trung Quốc tin tưởng như vậy.
Cách nay một năm, khi người dân làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông nổi dậy
phản đối nạn tham nhũng của các quan chức địa phương và chống lại công
an, họ vẫn tin vào các tuyên truyền chính thống và bày tỏ sự trung thành
với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh. Thậm chí, nhiều người tham gia các cuộc
biểu tình chống bất công, tham nhũng chỉ vì họ tin rằng nếu lãnh đạo ở
trung ương biết thì mọi việc sẽ được giải quyết.
Một quan chức ngoại giao phương Tây đã nghỉ hưu, chuyên nghiên cứu về
Trung Quốc từ 30 năm nay, nói với báo Financial Times rằng vụ Bạc Hy
Lai đã làm lộ rõ thực tế là những lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cũng «
nhúng chàm » như giới quan chức địa phương.
Sau vụ này, việc báo chí quốc tế tiết lộ hàng loạt danh tánh các quan
chức cấp cao Trung Quốc có tài sản kếch sù, đã cho thấy, trường hợp Bạc
Hy Lai không phải là duy nhất và bất bình thường.
Khi đưa ông Bạc Hy Lai ra trước vành móng ngựa, đảng Cộng sản Trung
Quốc muốn nhấn mạnh rằng, không một ai, không một phe nhóm nào đứng trên
pháp luật. Thế nhưng, vụ việc này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang
chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo và cuộc tranh giành quyền lực trong
bóng tối diễn ra rất quyết liệt.
Vụ bê bối còn làm rõ một thực tế : Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung
Quốc không hề có đủ khả năng tự sửa chữa những sai lầm của mình và họ
đứng trên pháp luật. Các cáo buộc nhắm vào ông Bạc Hy Lai chỉ được đưa
ra trước công luận sau khi cựu lãnh đạo công an Trùng Khánh, ông Vương
Lập Quân, vốn là tay phải của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, đã chạy
vào lãnh sự Mỹ ở Thành Đô hồi tháng Hai vừa qua ; ông mang theo nhiều
hồ sơ và bằng chứng liên quan đến vụ bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai,
dính líu đến vụ giết doanh nhân Anh.
Trong các cuộc gặp riêng, nhiều quan chức Trung Quốc, Anh Quốc và Hoa
Kỳ nói rằng nếu không có « yếu tố nước ngoài » trong vụ giết hại doanh
nhân người Anh, vụ việc có thể sẽ không bao giờ bị phanh phui và thậm
chí, ông Bạc Hy Lai còn được lựa chọn vào Thường vụ Bộ Chính trị đảng
Cộng sản Trung Quốc.
tags: Châu Á - Chính trị - Phân tích - Trung Quốc
Chuyện đề cập một cách mơ hồ "các
tội phạm khác" của ông Bạc mà không nói rõ tội gì nghe có vẻ đáng ngại,
theo các phân tích gia chuyên về Trung Quốc.
"Cái cuối cùng này chính là cái nghiêm trọng nhất", Cheng Li, một chuyên gia về Trung Quốc từ Viện Nghiên cứu Brookings có trụ sở tại Washington, nói với tờ Washington Post.
Sau khi thông báo được đưa ra, người dùng trên trang Weibo của Trung Quốc, một microblog tương tự như Twitter thấy rằng tên của ông Bạc cùng một số người khác trước từng bị chặn nay đã lại tìm kiếm được, khiến các công dân mạng dễ đồn đoán hơn về các cáo buộc bổ sung sẽ là gì.
Microblogger từ Chiết Giang, "Zaishuizhinan2011", viết: "Các tội phạm kinh tế như hối lộ và các vấn đề đạo đức trong lối sống riêng tư đã được liệt kê. Còn có gì không thuộc phạm vi hai vấn đề này nữa đây? Ngẫm đi nghĩ lại thì tôi đoán nó chỉ có thể là những sai lầm chính trị như theo dõi bất hợp pháp các nhà lãnh đạo Trung ương hoặc ấp ủ một âm mưu gì đó."
Tin đồn về âm mưu đảo chính đã được bàn tán trên
mạng Internet và trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài kể từ
khi cựu giám đốc cảnh sát Vương Lập Quân bỏ chạy vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ
tại Thành Đô vào tháng Hai, mở ra vụ bê bối dẫn đến sự sụp đổ của ông
Bạc.
Có cáo buộc cho rằng ông Bạc đã âm mưu với Giám đốc an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang làm đảo lộn kế hoạch chuyển giao một cách êm thấm để ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc. Khả năng có thêm các cáo buộc đối với ông Bạc khiến người ta suy đoán về số phận của ông Chu.
Sử dụng ngôn ngữ mã hóa, người dùng Weibo ở Quảng Đông "Shengshipaianjingqi" viết rằng "các tội phạm khác" của ông Bạc "có lẽ liên quan đến mì ăn liền" và sẽ "có ảnh hưởng đến việc triển khai nhân sự tại cuộc họp của ban giám đốc vào tháng tới".
Ở đây, "cuộc họp của ban giám đốc" rõ ràng nhằm nói về đại hội đảng 18, và "mì ăn liền" là một biệt hiệu dành cho Chu Vĩnh Khang.
Tên của ông Chu, cùng với các nhà lãnh đạo hàng đầu khác, bị chặn trên Weibo. Do đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã gọi ông là "Master Kong", một thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng của Đài Loan.
Trong nhiều năm qua, phong trào Pháp Luân Công, vốn bị cấm dưới thời cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân từ 1999, đã cáo buộc Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai giết chết các thành viên của mình để lấy nội tạng.
Bạc Hy Lai còn nhiều tội nữa?
Cập nhật: 21:24 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012
Thông báo của Bắc Kinh hôm 28/9
rằng ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai sẽ bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản
và bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã khiến thổi bùng lên đồn đoán rằng
cuộc điều tra có thể dẫn đến các cáo buộc nghiêm trọng hơn nữa và còn
liên quan đến các nhà lãnh đạo cao cấp khác.
Theo Tân Hoa Xã, ngoài việc lạm quyền, nhận các
khoản hối lộ khổng lồ, vi phạm kỷ luật và duy trì các mối quan hệ tình
ái không đứng đắn với nhiều phụ nữ, giới chức “cũng phát hiện bằng chứng
cho thấy sự tham gia của ông trong những tội phạm khác".Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
"Cái cuối cùng này chính là cái nghiêm trọng nhất", Cheng Li, một chuyên gia về Trung Quốc từ Viện Nghiên cứu Brookings có trụ sở tại Washington, nói với tờ Washington Post.
Sau khi thông báo được đưa ra, người dùng trên trang Weibo của Trung Quốc, một microblog tương tự như Twitter thấy rằng tên của ông Bạc cùng một số người khác trước từng bị chặn nay đã lại tìm kiếm được, khiến các công dân mạng dễ đồn đoán hơn về các cáo buộc bổ sung sẽ là gì.
Âm mưu đảo chính?
Người dùng Weibo lấy tên là "Laoyezhi" ở Hồ Bắc viết: "Có bằng chứng về các tội phạm khác của Bạc - đây là điểm đáng chú ý nhất trong bản báo cáo! Đó có phải là tham gia các hoạt động phe phái nhằm mưu lợi cá nhân không? Hay là tìm cách lật đổ chính phủ? Hay tội hiếp dâm? Tôi cảm thấy chuyện này sẽ gây chấn động đây."Microblogger từ Chiết Giang, "Zaishuizhinan2011", viết: "Các tội phạm kinh tế như hối lộ và các vấn đề đạo đức trong lối sống riêng tư đã được liệt kê. Còn có gì không thuộc phạm vi hai vấn đề này nữa đây? Ngẫm đi nghĩ lại thì tôi đoán nó chỉ có thể là những sai lầm chính trị như theo dõi bất hợp pháp các nhà lãnh đạo Trung ương hoặc ấp ủ một âm mưu gì đó."
Có cáo buộc cho rằng ông Bạc đã âm mưu với Giám đốc an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang làm đảo lộn kế hoạch chuyển giao một cách êm thấm để ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc. Khả năng có thêm các cáo buộc đối với ông Bạc khiến người ta suy đoán về số phận của ông Chu.
Sử dụng ngôn ngữ mã hóa, người dùng Weibo ở Quảng Đông "Shengshipaianjingqi" viết rằng "các tội phạm khác" của ông Bạc "có lẽ liên quan đến mì ăn liền" và sẽ "có ảnh hưởng đến việc triển khai nhân sự tại cuộc họp của ban giám đốc vào tháng tới".
Ở đây, "cuộc họp của ban giám đốc" rõ ràng nhằm nói về đại hội đảng 18, và "mì ăn liền" là một biệt hiệu dành cho Chu Vĩnh Khang.
Tên của ông Chu, cùng với các nhà lãnh đạo hàng đầu khác, bị chặn trên Weibo. Do đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã gọi ông là "Master Kong", một thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng của Đài Loan.
Thu hoạch nội tạng
Trong số các từ ngữ nhạy cảm không còn bị cấm sau khi ông Bạc bị đá ra khỏi Đảng Cộng sản là từ "thu hoạch sống", nhằm nói tới các cáo buộc cho rằng ông Bạc có liên quan tới tình trạng lấy nội tạng của người sống đem bán.Trong nhiều năm qua, phong trào Pháp Luân Công, vốn bị cấm dưới thời cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân từ 1999, đã cáo buộc Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai giết chết các thành viên của mình để lấy nội tạng.
Các cáo buộc của Pháp Luân Công thường xuyên bị
chặn bởi cơ quan kiểm duyệt internet của Trung Quốc, nhưng trong tháng
Ba và tháng Tư, ngay sau khi ông Bạc loại bỏ bị cách chức Bí thư Trùng
Khánh, việc tìm kiếm trên Weibo chữ "thu hoạch nội tạng sống" thỉnh
thoảng đã có kết quả.
Hôm 28/9, sau khi Bắc Kinh thông báo về các hoạt
động sai trái của ông Bạc, những từ này đã lại có thể tìm kiếm trở lại,
thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.
Microblogger "Thâm Quyến Liu Jun 2012" viết: "Tại sao Weibo không chặn cụm từ 'thu hoạch sống' nữa?"
Người dùng Weibo "TianmaxingkongJasonD" hỏi: "Điều gì đã xảy ra? Có phải họ đang cố đưa Bạc Hy Lai đến chỗ chết không?"
Vào chiều tối ngày 03/10, thuật ngữ "thu hoạch
sống" dường như lại bị chặn tiếp. Tuy nhiên, thông tin liên quan tiếp
tục được hé lộ.
Ngày 03/10, Boxun, một trang web đặt tại Hoa Kỳ,
trích dẫn "các nguồn tin" nói rằng các cáo buộc của Pháp Luân Công là
"sự thật, ở mức độ nào đó".
Trang mạng này nói rằng bà Cốc Khai Lai, vợ của
ông Bạc, đã thiết lập một mạng lưới bán hàng toàn cầu kinh doanh các bộ
phận cơ thể con người dưới sự bảo vệ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật
của Đảng Cộng sản, cơ quan do Chu Vĩnh Khang đứng đầu.
Bài tường thuật cũng liên hệ hoạt động buôn bán
nội tạng bị cáo buộc với một nhà máy sản xuất ở Đại Liên, nơi chuyên
cung cấp thi thể người được ướp mềm dẻo cho các triển lãm ở nước ngoài.
Ông Bạc kiểm soát Đại Liên khi ông còn là thị trưởng và sau đó tỉnh trưởng Liêu Ninh trong thời gian từ 1992 đến 2004.
Nhiều vụ giết người
Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai bị đồn là có tham gia
vào một loạt các trường hợp tử vong khác, bao gồm cả vụ nổ tung một máy
bay vào hôm 7/5/2002, giết chết vợ của một chính trị gia đối thủ.
Giới chức khi đó quy trách nhiệm về vụ việc cho
một hành khách duy nhất, Zhang Pilin, người bị buộc tội cố tình gây hỏa
hoạn trên máy bay để gia đình ông ta có thể được hưởng lợi từ bảy hợp
đồng bảo hiểm ông ta đã tham gia trước khi qua đời.
Hiện người ta đang công khai tỏ ý hoài nghi đối với phán quyết chính thức trên các diễn đàn mạng Trung Quốc.
Ngày 1/10, cổng thông tin web phổ biến Kdnet
đăng tải một tin viết với tựa đề "Ai âm mưu thực hiện vụ tai nạn máy bay
Đại Liên hôm 7/5?", tỏ ý nghi ngờ về lời giải thích chính thức về vụ
tai nạn mà không nêu tên ông Bạc.
Bài này đã không bị kiểm duyệt trong vài ngày và
đã được đăng lại trên các trang mạng phổ biến khác như Tianya.cn, càng
thổi bùng lên sự nghi ngờ rằng các nhà kiểm duyệt đã cố tình làm ngơ.
Trên Sina Weibo, cư dân mạng "BlackSphinx" viết:
"Ngay cả những bài viết đó đã được phép thảo luận công khai trong các
diễn đàn trong đại lục. Liệu người âm mưu thực hiện vụ tai nạn sẽ đối
diện với sự hủy diệt?"
Về những tin đồn nói ông Bạc có liên quan tới
nhiều vụ giết người, Cheng Li của Viện Brookings nhận xét rằng các lãnh
tụ đảng có thể sử dụng các cáo buộc có thể có này để buộc ông Bạc phải
hợp tác.
Thêm về tin này
Các bài liên quan
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 232
No comments:
Post a Comment