Friday, October 5, 2012
SƠN TRUNG * HƯƠNG BAY THEO GIÓ
HƯƠNG BAY THEO GIÓ
Có những loài chim bay theo mây,
Trọn đời tung cánh khắp đó đây
Say mê biển rộng, yêu nắng sớm
Hướng đến chân trời, chúng mãi bay
Có những loài thú không biên giới
Quê hương là biển rộng sông dài.
Chúng băng rừng rậm, đi qua suối
Suốt đời chạy mãi đến tương lai
Có những đóa hoa theo gió bay
Bay từ phương bắc đến phương tây.
Đến khi gió lặng hoa đáp xuống
Xây dựng tương lai tại chốn này.
Có những loài cá giang hồ, giống cá hồi
Theo cùng sóng nước đi khắp nơi.
Có lũ tung hoành nơi sông rộng
Có loài vùng vẫy chốn biển khơi
Nhưng một ngày kia lòng bồi hồi
Bỗng nghe tiếng gọi ở xa xôi.
Chúng phải trở về nơi đất mẹ
Dù cho cách trở vạn trùng khơi!
Chúng đã trở về theo sứ mạng
Chết vinh quang cho thế hệ tương lai.
Có những đàn voi rất oai hùng
Dấn chân lên đồi núi chuyển rung.
Một đời bôn tẩu khắp sơn hải,
Tung hoành ngang dọc tây sang đông
Nhưng một ngày kia tuổi đã già
Bước chân không mạnh mẽ như ngày xưa
Chúng sẽ giã từ anh em bè bạn
Để trở về quê cũ suối rừng xa
Chúng trở về theo truyền thống cũ
Ngủ bình an trên đống xương tàn của ông cha...
Tháng 10-2012
Thursday, October 4, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Bong bóng bất động sản VN sắp vỡ?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-10-04
Tồn kho bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM hiện lên tới 60.000 căn làm chôn vốn ngân hàng hàng trăm ngàn tỷ đồng.
AFP photo
Ngày 2/10 tờ báo điện tử chính thức của Bộ Công thương cảnh báo bong bóng bất động sản sẽ nổ trong tương lai gần. Nam Nguyên phỏng vấn GSTS Vũ Văn Hóa, phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về vấn đề này. Trước hết Giáo sư nhận định:
GSTS Vũ Văn Hóa: Khả năng vỡ bong bóng bất động sản thì không phải là gần đây mà từ mấy năm nay đã có chiều hướng giá xuống rất thấp. Trước đây khi người ta bắt đầu đầu tư vào thì giá lên rất cao, cho nên đầu tư vào đây rất lớn. Đến bây giờ rõ ràng là không tiêu thụ được và rất nhiều nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chạy sang lãnh vực khác và số vốn chôn vào bất động sản là rất lớn. Trong khi đó các ngân hàng ở Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, đương nhiên khả năng để nó vỡ ngay lập tức thì chưa phải nhưng dần dần nó sẽ tới. Tôi cho rằng đó là nhận định đúng của tờ báo này.
Tồn kho bất động sản
Nam Nguyên: Tồn kho bất động sản từ 60.000 căn hiện nay sẽ lên tới 100.000 căn vào năm tới và hầu hết các dự án này đều là vốn vay ngân hàng. Vậy để cứu bong bóng bất động sản khỏi vỡ phải cần những giải pháp như thế nào?GSTS Vũ Văn Hóa: Giải pháp quan trọng nhất bây giờ là phải cho nó về giá trị đích thực của nó. Bởi vì thực ra không phải người dân Việt nam không cần những bất động sản đó, ví dụ nhà ở đất đai nhu cầu vẫn còn rất lớn. Nhưng người ta đã nâng giá lên gấp nhiều lần thu nhập hiện tại, cho nên không có ai với tới mức giá đó được cả. Bây giờ nếu muốn giải được vấn đề này thì việc đầu tiên theo tôi, là phải trả lại cái giá trị đích thực của nó. Đương nhiên các nhà đầu tư ai cũng phải cần có lợi nhuận, nhưng mức lợi nhuận như thế nào đó phải phù hợp với lợi nhuận bình quân của xã hội. Còn nếu nó vượt quá xa thì rõ ràng nó không thể được những người mua chấp nhận.
Thứ hai nữa, bây giờ các ngân hàng đầu tư rất nhiều vào lãnh vực này. Bản thân ngân hàng cũng không phải có vốn tự có mà đều là vốn huy động từ các nguồn ở trong xã hội. Bây giờ vấn đề đặt ra là làm thế nào giải tỏa nó được một cách từ từ và những việc thoái vốn từ các lĩnh vực khác, kể cả ngân hàng ra khỏi bất động sản, cũng không được làm ngay. Chứ nếu làm ngay thì tôi cho rằng bong bóng đó sẽ vỡ tức thời.
Chúng tôi cho rằng việc mất giá và việc phải trả lãi vay ngân hàng lớn thì các nhà đầu tư phải trả giá cho sự tính toán sai lầm của mình trong thời gian vừa qua.Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, người ta nói là do đầu tư bất động sản chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên cứ một ngày trôi qua, mỗi dự án mất số tiền tương đương một căn hộ để trả lãi vay. Tình hình này quả thực rất nguy hiểm nếu cứ tồn kho tiếp tục như thế này?
GSTS Vũ Văn Hóa
GSTS Vũ Văn Hóa: Điều này là đúng! Mỗi ngày mất một căn hộ tôi cho là ít, với dự án lớn mất vài căn hộ mỗi ngày chứ không phải chỉ một căn hộ. Bởi vì hiện nay có tình trạng rất nhiều nhà đầu tư phải trốn chạy vấn đề này, tức là giải tỏa bằng mọi cách. Có dự án hạ giá tới 10%-15% thậm chí tới 20%, hoặc có những dự án xa trung tâm hạ giá tới 30% nhưng người mua vẫn không hào hứng lắm.
Thứ hai nữa có rất nhiều dự án vẫn còn trên giấy nhưng đã thu tiền của người ta rồi, cho nên người ta rất nghi ngờ vấn đề này. Chúng tôi cho rằng việc mất giá và việc phải trả lãi vay ngân hàng lớn thì các nhà đầu tư phải trả giá cho sự tính toán sai lầm của mình trong thời gian vừa qua.
Dự trữ ngân sách hạn hẹp
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, đã có sự tiên đoán là nền kinh tế đang khó khăn, chính phủ không có khả năng tiếp cứu bong bóng bất động sản. Ngay cả các ngân hàng họ cũng kẹt ở trong đó không thể tự cứu chính mình. Phải chăng đây là một tình hình đáng lo ngại? GSTS Vũ Văn Hóa: Đương nhiên rất đáng lo ngại. Chính phủ thì mặc dù có nguồn vốn lớn, nhưng dự trữ ngân sách của Việt Nam rất hạn hẹp với thu nhập quốc dân bình thường một năm chỉ trên dưới 120 tỷ USD mà còn đầu tư vào rất nhiều thứ. Dự trữ quốc gia không phải nhiều, cho nên để có một nguồn vốn lớn nhằm giải cứu các dự án bất động sản thì tôi cho rằng không có khả năng. Nếu mà lạm phát ra để chi cho vấn đề này thì nó sẽ làm cho tình trạng lạm phát tái diễn càng khó khăn hơn. Cho nên các chủ đầu tư phải tự bươn chải. Tôi nghĩ là đã đến lúc rất nhiều doanh nghiệp phải tự phá sản, điều này là đương nhiên trong một nền kinh tế thị trường.Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, những năm trước xảy ra vỡ bong bóng chứng khoán, chỉ số VN-INDEX đang từ 800 điểm xuống dưới 400 và xuống tận đáy vài năm trước và hiện nay là bong bóng bất động sản. Vậy thì đã có những sai lầm gì trong những năm trước hay không?
Mặc dù chính phủ có nguồn vốn lớn, nhưng dự trữ ngân sách của Việt Nam rất hạn hẹp với thu nhập quốc dân bình thường một năm chỉ trên dưới 120 tỷ USD mà còn đầu tư vào rất nhiều thứ.GSTS Vũ Văn Hóa: Thị trường chứng khoán Việt Nam thì đó là bài học ban đầu, đây là sự trả giá thôi. Thế còn việc sai lầm trong đầu tư bất động sản này tôi cho rằng nó đã có rất nhiều bài học không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã có. Nhưng ở Việt Nam thì một số chủ đầu tư đã không học những kinh nghiệm đó, mà người ta theo phương án chụp giật càng nhanh càng tốt và điều này dẫn đến sai lầm. Những người đầu tư bất động sản trước đây có lãi bao nhiêu thì bây giờ phải trả giá bấy nhiêu. Bởi vì người ta không lấy lãi đó để đầu tư sang ngành khác mà lại tiếp tục dấn sâu vào các dự án bất động sản khác. Mà như vậy những khoản lãi những năm trước đây thì nay trả giá cho bây giờ.
GSTS Vũ Văn Hóa
Tôi cho rằng việc này có thể làm cho nền kinh tế của chúng tôi gặp khó khăn như tôi đã nói ở trên. Số vốn của ngân hàng tồn đọng ở đấy rất lớn nhưng vì dự án bất động sản không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại hiện diện như vậy thì tôi cho rằng trước sau sẽ vẫn bán được. Tuy vậy việc luân chuyển vốn bị chậm lại và như vậy làm cho nền kinh tế sẽ rất khó khăn trong những năm sắp tới.
Nam Nguyên: Cảm ơn GSTS Vũ Văn Hóa đã trả lời Đài ACTD.
Theo dòng thời sự:
- Nhà nước và phát triển
- Đi tìm sự dung hòa kinh tế
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu
- Hình sự trong kinh doanh
- Mặt trái kinh tế của biểu hiện ngang ngược
- Vũ khí kinh tế
Đàn ông Việt Nam có tệ như bị đánh giá?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2012-10-03
Những bài báo vừa qua nói về đàn ông Việt Nam nhậu nhẹt, lười biếng, đánh vợ đến mức gãy cổ cũng như hình ảnh của các cụ già bị con cái mang ra bỏ ngoài đường gây phẫn nộ trong dư luận.
AFP photo
Chuyện ăn nhậu
Tổ chức Euromonitor International vừa công bố kết quả thống kê cho thấy Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Và công ty Kirin Holdings của Nhật Bản đánh giá hồi đầu năm nay là Việt Nam nằm trong danh sách 25 quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Vì sao một quốc gia có mức thu nhập bình quân ở mức thấp nhất trong ngưỡng trung bình lại tiêu tốn hàng trăm ngàn tỉ đồng và quá nhiều thời gian trong việc ăn nhậu như vậy?Những người đàn ông trung niên và thanh niên nhiều thế hệ mà chúng tôi tiếp xúc cho biết việc ăn nhậu ở Việt Nam là một thói quen rất bình thường. Tập tục “miếng trầu đầu câu chyện” dường như được biến chuyển bằng tách trà, ly nước, chung rượu trong mọi giao tiếp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hình ảnh quán xá khắp phố phường, đâu đâu và bất cứ lúc nào cũng đầy dẫy những bàn tiệc nhậu vô hình trung tạo nên một khái niệm ở Việt Nam phải có “chén tạc chén thù” trong mọi khía cạnh của đời sống.
Dù bây giờ đôi khi người ta cũng bắt gặp chị em phụ nữ ngồi trong bàn nhậu không ít nhưng cánh mày râu luôn chiếm số đông áp đảo. Đàn ông có đủ lý do để ngồi xuống với nhau mà gầy một tiệc nhậu. Từ những bữa tiệc thịnh soạn với những ly rượu đắt tiền của các doanh nhân giàu có để ký kết hợp đồng làm ăn, tới những chia sẻ phận đời của các anh công nhân với đồng lương ít ỏi, sống đắp đổi qua ngày hay lời rủ rê, khích bác của bạn bè hoặc những nam sinh viên xa nhà chưa kiếm ra tiền nhậu chỉ vì…buồn.
Thanh niên nói về việc nhậu nhẹt thì có phần người ta phản ánh đúng nhưng đã lâu đời rồi thì cũng khó mà sửa được.Một bài báo có tựa đề “Đàn ông Việt ‘lười, ham nhậu’ trong mắt người nước ngoài” đăng tải trên báo VN Express trong tháng 9 tạo nên các nguồn dư luận trái chiều nhưng nguồn dư luận chỉ trích có tỉ lệ nhiều hơn. Anh Bình, một thanh niên 7X, từng làm chủ một quán ăn ở TP. HCM nói với đài RFA:
Anh Bình, một thanh niên 7X
“Thanh niên nói về việc nhậu nhẹt thì có phần người ta phản ánh đúng nhưng đã lâu đời rồi thì cũng khó mà sửa được. Em nghĩ là những người nhậu sau giờ hành chánh, trong giờ hành chánh, trong giờ trưa thì có lẽ buổi chiều hôm đó họ không làm việc được gì hết. Tại vì nhậu từ trưa thì không bao giờ kết thúc trong buổi trưa được mà kéo dài cho đến 4,5 giờ. Có việc gì họ mới chạy về cơ quan nhưng đó là những người làm trong khối công ty thuộc dạng nhà nước mới vậy thôi chứ những người làm tư nhân như tụi em sao dám được. Làm vậy bị đuổi chết.”
Bài báo nêu lên những ngạc nhiên và thắc mắc của người nước ngoài đến du lịch hay làm việc và sinh sống ở Việt Nam về hiện tượng nhậu nhẹt của đàn ông ở quốc gia này. Người nước ngoài cho rằng đàn ông Việt Nam la cà quán xá hàng giờ, hàng ngày và sau một ngày làm việc lại không nghĩ đến việc về nhà bên vợ con.
Tệ vũ phu, bạc đãi gia đình
Không chỉ ham vui nhậu nhẹt, biếng nhác mà còn tệ hơn là khi về nhà lại trở thành những người chồng vũ phu. Báo chí đăng tải nạn bạo hành gia đình không phải là hiếm trong thời buổi ngày nay. Trường hợp bà Lê Thị Liên ở Hà Nội bị chồng và con trai đánh gãy cổ hôm trung tuần tháng 9 cùng câu nói của chồng bà Liên được trích dẫn trên mặt báo “đánh chết nó đi để tao còn lấy vợ mới” khiến cho công luận càng không có thiện cảm với hình ảnh người đàn ông Việt Nam. Anh Bình chia sẻ rằng đa phần nạn bạo hành gia đình thường xảy ra ở các nơi đô thị và không biết nguyên nhân vì sao. Anh Bình tự đặt câu hỏi có phải vì người nam vẫn đóng vai trò đứng mũi chịu sào trong gia đình, họ quyết định mọi việc nên mới dẫn đến những hiện trạng như thế. Anh Bình cho biết theo ý kiến của riêng mình, anh tin là ở chốn nông thôn vẫn không đến mức như vậy. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến hoàn toàn trái ngược với anh Bình. Ông Hùng, một doanh nhân tại TP. HCM lên tiếng:“Có coi mấy bài báo đó. Đối với ai, với dân khác chứ đối với dân này, ăn nhậu phải có trách nhiệm làm việc chứ. Còn bạo lực trong gia đình nói chung thì cũng có nhưng mà đối với những thành phần nào đó thôi. Cái đó là cái miền, mình phải tìm hiểu là ở đâu: vùng sâu vùng xa. Có thể vùng quê của mình dân trí không có đủ trí thức. Đó chỉ là cá biệt thôi, chứ làm sao quơ đũa cả nắm được.”
Ông Hùng cho biết phải đi nhậu vì công việc hay là chỉ vui vẻ với bạn bè thì bao giờ công việc cũng đặt lên hàng đầu và đối với gia đình thì cũng tròn bổn phận.
Từ trước đến giờ người ta không ai chú ý đến thì không ai biết nhưng bây giờ truyền thông rộng rãi rồi thì những chuyệnDù không “quơ đũa cả nắm” nhưng phần lớn thanh niên trẻ cho rằng các hiện trạng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày trong nhiều năm qua đã như thế và có lẽ bây giờ là đến thời điểm báo động. Bài báo cùng những bức hình về một cụ già bị những người con mang bỏ cho nằm ngoài đường đã khiến công luận phẫn nộ khi không nghe thấy một người con trai nào của cụ có tiếng nói hay một hành động nào đối với cha mình. Một thanh niên thế hệ 8X chia sẻ:
Một thanh niên thế hệ 8X
“Em tại vì hiện nay mức độ truyền thông-thông tin phổ biến như vậy thì người ta lôi dần những chuyện đó ra. Thực ra từ trước đến giờ những chuyện như vậy vẫn thường xuyên gặp mà. Từ trước đến giờ người ta không ai chú ý đến thì không ai biết nhưng bây giờ truyền thông rộng rãi rồi thì những chuyện này lôi lên báo, em nghĩ đến lúc báo động rồi.”
Những người đàn ông đại diện cho nhiều thế hệ mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng các hiện trạng liên quan đến cuộc sống thường nhật của đàn ông Việt Nam dù tích cực hay tiêu cực được đăng tải trên các phương tiện truyền thông sẽ không có tính chất giáo dục để hướng cho thanh niên một nếp sống văn minh hơn mà sự giáo dục trong gia đình mới quyết định nếp sống tốt đẹp hơn, hữu dụng hơn cho con cái về sau. Và người đóng vai trò chính yếu trong sự giáo dục ở gia đình lại chính là người chồng, người cha- người đàn ông Việt Nam có nhân cách.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-men-are-bad-ha-10032012173034.html
Chiến lược 'giành tất cả' của Trung Quốc sẽ không đạt hiệu quả
Tàu
chiến của Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở
Biển Ðông. Chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các
mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức
tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình
CỠ CHỮ
04.10.2012
Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên trang Mạng lưới An ninh và Quan hệ quốc tế ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh.
Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore, cho rằng chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi Việt Nam) và Biển Đông Trung Hoa.
Theo hai phân tích gia này, sở dĩ phương thức ‘giành tất cả’ của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên cộng với những khó khăn trong việc gỡ rối các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau giữa Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon cho rằng để các cơ chế luật lệ quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp biên giới, mà cần phải áp dụng quyền lực mềm để kiếm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.
Nguồn: International Relations, Security Network
http://www.voatiengviet.com/content/chien-luoc-gianh-tat-ca-cua-trung-quoc-se-khong-hieu-qua/1520289.html
Ngũ Giác Ðài: Mỹ đủ nguồn lực cho chính sách Hướng Về Châu Á
Tin liên hệ
04.10.2012
Lên tiếng ngày hôm qua tại Trung tâm Woodrow Wilson ở thủ đô Washington, ông Carter thừa nhận rằng thắc mắc liệu Hoa Kỳ có khả năng đạt được các mục tiêu của chính sách hướng về châu Á mà chính quyền Tổng thống Obama loan báo hồi năm ngoái hay không là một câu hỏi chính đáng.
Kế hoạch này mới đây đã bị chỉ trích trong một báo cáo được chính phủ ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu Sách lược và Quốc tế nói rằng chính sách đó đã không được trình bày theo một cách phản ánh được “các thực tế về ngân sách hiện hành.”
Washington 'cân nhắc từng đồng' để thực hiện sách lược một cách hữu hiệu
Nhưng ông Carter nhấn mạnh rằng Ngũ Giác Ðài có khả năng tìm được nguồn lực để tái cân bằng, và cho biết các giới chức bộ quốc phòng đang hết sức chú tâm vào chuyện kế hoạch được thông qua.
Ông Carter nói: “Chúng tôi theo dõi từng đôla, từng chiếc tàu, từng chiếc máy bay để bảo đảm rằng chúng tôi thưc hiện việc tái cân bằng này có hiệu quả.”
Theo một đạo luật được Quốc Hội thông qua năm ngoái, Bộ quốc phòng Mỹ được yêu cầu cắt giảm 487 tỉ đôla trong ngân sách trong vòng 10 năm tới.
Ông Carter nói rằng bộ có thể vận dụng việc cắt giảm, nhưng ông cảnh báo về khả năng một phần tai hại của dự luật, có thể có thể đưa tới tình trạng tự động cắt giảm thêm 500 tỉ về quốc phòng.
Sự kiện đó tạo ra sự hỗn loạn, lãng phí không chỉ cho quốc phòng mà là cho mọi chức năng khác của chính phủ. Theo ông Carter thì đó không phải là cung cách kinh doanh. Bản chất của sự tách biệt đó khiến cho khộng thể dưa ra một kế hoạch loại bỏ, hay thậm chí giảm thiểu các tác động ngu xuẩn.
Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter
Chuyển trọng tâm không nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc
Trọng tâm mới của quân đội Hoa Kỳ đặt vào châu Á cũng bị Trung Quốc nghi ngờ. Các nhà lãnh đạo nước này coi hành động đó là một mưu toan ngăn chặn ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Nhưng Ông Carter lập lại lời khẳng định của chính quyền Mỹ rằng họ không nhắm mục tiêu khống chế quốc gia đang trỗi dậy này.
Ông Carter nói rằng việc tái cân bằng không phải chỉ liên quan đến Hoa Kỳ. Cũng không phải liên quan đến Trung Quốc, hay một quốc gia hay một nhóm nước cá biệt nào. Nó liên quan đến một khu vực châu Á Thái Bình Dương hòa bình, nơi tất cả các nước có thể hưởng được các lợi ích về an ninh và tiếp tục phồn thịnh.
Nhắc lại những nhận định mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, ông Carter nói rằng một phần thiết yếu của việc tái cân bằng là gia tăng chứ không phải giới hạn các các quan hệ quân sự của Trung Quốc với đối tác giữa Hoa Kỳ. Ông nói rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung “lành mạnh, minh bạch và bền vững” là điều quan trọng cho an ninh toàn cầu.
Nhưng ông Carter cũng đề ra nhiều chi tiết của các kế hoạch đã khiến Bắc Kinh nổi giận, trong đó có việc đưa các chiến hạm của Hoa Kỳ tới Thái Bình Dương và đưa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sang trú đóng tại Australia.
Mỹ gửi 'tài lực mới nhất' đến Châu Á trong lúc cuộc chiến Trung Đông sắp kết thúc
Ông nói đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ chuyển 60 phần trăm lực lượng hải quân sang Thái bình dương. Ðó sẽ là một sự thay đổi lịch sử của Hải quân Mỹ. Thủ quân lục chiến Mỹ sẽ có 2 ngàn 500 binh sĩ luân phiên trú đóng tại Australia. Hoa Kỳ sẽ có các tàu chiến bố trí ở Singapore và sẽ xúc tiến việc xây dựng đầy đủ sự hiện diện của quân đội tại đảo Guam và khu vực chung quanh.
Chiến đấu cơ F-35
Mỹ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp lãnh hải
Ðề cập tới các cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng hồi gần đây, ông Carter nói rằng Hoa Kỳ không theo một lập trường, ngoại việc bảo vệ các nguyên tắc tự do đi lại trên biển và một giải pháp ôn hòa.
Trung Quốc tố cáo Washington tìm cách thiết lập các liên minh quân sự với các kẻ thù của họ trong khu vực và nói rằng gia tăng sự hiện diện quân sự khích lệ các nước đó khẳng định chủ quyền trong khu vực tranh chấp.
Nhưng ông Carter nói rằng cuộc tranh chấp phải được giữ đúng tầm mức và tất cả các bên không nên để cho những chuyện nhỏ nhặt gây nguy cơ cho cho công cuộc phát triển và thịnh vượng của toàn khu vực.
http://www.voatiengviet.com/content/my-co-du-nguon-luc-cho-chinh-sach-huong-ve-chau-a/1520457.html
KHẢI NGUYÊN * NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
TẢN BÚT QUA HỒI KÍ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
Tác Gĩa Khải Nguyên
Đây
không phải là một bài phê bình mà chỉ là đôi điều cảm nghĩ lụn vụn của
một người “ngoại đạo”, chẳng phải là nhà phê bình văn học, nhà lí luận
càng không phải.
Cuốn
hồi kí có những trang đọc khá lí thú cho biết một số khía cạnh, kể cả
mặt khuất, về cuộc đời và con người, về chính tác giả nữa, trước hết ở
những mặt có liên quan đến học thuật, văn nghệ. Ta được biết con đường
mà một giáo viên dạy cấp hai (tức cấp trung học cơ sở hay trung học đệ
nhất cấp) trở thành một giáo sư đại học tiếng tăm, cùng những thành tựu
của ông. Ta được biết một số chuyện “ít ai biết” trong các lĩnh vực văn
nghệ, học thuật, giáo dục,…, cả chuyện riêng tư. Có những chuyện khá
“bất ngờ”, tỉ như chuyện ông Lê Đức Anh đi giật lùi trước ông Lê Đức Thọ
khi chào ông này ra về mà ông Nguyễn Khải và một số nhà văn khác chứng
kiến (Chi tiết này bổ túc bức chân dung mà ông Trần Quang Cơ, cựu thứ
trưởng ngoại giao, đã kể trong cuốn hồi kí của mình: Bất chấp việc các
vị lãnh đạo tối cao, trong đó có ông ta, đã quyết định rằng tiếp viên trợ lí
thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc chỉ do thứ trưởng ngoại giao mà thôi,
còn cấp cao hơn thì không, ông Anh đã tự tiện đến gặp sau khi viên “đặc
sứ thiên triều” này tỏ ra tức tối vì các quan chức VN làm việc với y
không chịu tuân theo ý của y. Chưa hết, sau đó khi sang Bắc kinh, ông
Anh lại hai lần đến nhà riêng y để xin lỗi!).
Nói chung,
với những người được đề cập đến, ông Mạnh đều ít nhiều khắc họa được
những nét riêng, cung cấp nhiều tư liệu có khi thuộc dạng “bí sử” dù họ
đều là những người có tiếng tăm được huyên truyền trong giới không ít .
Thanh Tịnh
là người ít nổi bật trong số đó, nhưng người ta biết nhiều đến ông qua
một số truyện ngắn và bài thơ dễ thương của ông trước Cách mạng, và
những bài “độc tấu” của ông trong thời kháng chiến chống Pháp. Ông Mạnh
cho là “tuyên truyền cao đến như độc tấu của Thanh Tịnh thì cũng vẫn là
tuyên truyền” không phải là nghệ thuật, in thành sách rất dở, và “Thanh
Tịnh là một trong những nạn nhân bi thảm nhất của lí luận văn nghệ
Trường Chinh”. Thật ra, đây chỉ là những tiết mục đệm trong những buổi
diễn văn nghệ hay những buổi họp hành; thường chúng rất được đón nhận,
nhất là những lúc khán giả hay cử tọa đã mệt mỏi hay chán những tiết mục
nhạt nhẽo hoặc những bài nói khô, sáo,… ; cũng có lúc là tiết mục phục
vụ bộ đội tại chỗ bên đống lửa trại hay những khi dừng nghỉ trong hành
quân chẳng hạn. In làm tư liệu thì được, chắc sinh thời Thanh Tịnh cũng
không coi quá cao. Về cái ý của ông Trường Chinh “tuyên truyền cao đến
một mức nào đó thì trở thành nghệ thuật” mà ông Mạnh nhắc đến thì cũng
hơi… lùng nhùng. “Cao đến một mức nào đó” là sao? (Và trong vế thứ hai:
Nghệ thuật thiết thực đến một mức nào đó thì có tác dụng tuyên truyền.-
Thiết thực như thế nào?). Tuyên truyền và nghệ thuật là hai lĩnh vực
khác nhau song có thể có những trường hợp nào đó gặp nhau không? Cái này
có thể dựa vào tác dụng của cái kia; cái kia có thể phát huy ảnh hưởng
sang cái này chăng! Bài La marseillaise của nước Pháp ban đầu
là tác phẩm tuyên truyền cho cách mạng Pháp sau trở thành quốc ca Pháp;
đó có phải là tác phẩm nghệ thuật không? Bài thơ Đợi anh về của
Ximônốp làm để cổ vũ cuộc kháng chiến chống Đức của Liên-xô xưa vẫn
được đánh giá cao mãi về sau này. Không thấy nói Picasso vẽ bức tranh Ghécnica
do thuần túy cảm hứng nghệ thuật hay do cuộc nội chiến Tâybannha thôi
thúc, chỉ biết đây là một kiệt tác (nhưng) mà trong nhiều cuộc vận động
(tuyên truyền) chống chiến tranh người ta vẫn nhắc đến.
Dương Thu
Hương lại là người khá nổi bật. Người ta vốn đã biết đến cái “tiếng” ngổ
ngáo của nhà văn nữ này. Có lần, trong một hội ngộ văn chương, Tô Hoài
khoe đã in hơn trăm đầu sách, bà Hương cho ngay một câu: “thật là vô
liêm sỉ!”. Trong một lần được mời nói chuyện về tác phẩm của mình, trên
diễn đàn bà ta nói không úp mở: “Cuốn Bên kia bờ ảo vọng tôi
viết về N.Đ.T.; mà anh ta bảy phần tôi chỉ mới viết một” (Về sau, trong
một trường hợp nào đó bà ta đã chối những lời này). Đọc hồi kí NĐM thấy
rõ một DTH đanh đá, ngang ngược trong giao tiếp cũng như trong phát ngôn
chính thức, và luôn mồm chửi người này, người nọ là “đồ khốn nạn”. Điều
này không phản ánh trong tác phẩm của bà: văn phong của DTH cứng cỏi,
quyết liệt nhưng không “tệ hại” như ngôn phong. Ngôn phong ấy cùng tính
cách ấy có thể là gia vị cho văn phong ấy đối với loại người đọc này,
song có thể là cái mùi phản cảm đối với loại người đọc khác. Ông Mạnh
nhận định đúng: ở nhà văn này, văn truyện kí không sắc sảo bằng văn
chính luận. Song le, do thiên hướng cực đoan (có cả phát ngôn tùy tiện
nữa chăng!), khó tránh khỏi những nhận định võ đoán hoặc phiến diện. Chỉ
lấy một dẫn chứng nhỏ: như ông Mạnh kể DTH từng cho rằng “Năm điều bác
Hồ dạy (thiếu nhi), không nói yêu cha mẹ nên bây giờ trẻ con hư hỏng
hết”. Đó có thể cho là sơ suất trong lời dạy thứ nhất của cụ Hồ, nhưng
qui cho đó là nguyên nhân của tình trạng trẻ con hư thì chỉ là nói cho
“oai” thôi. Trong hoàn cảnh: xã hội thì tiêu cực, tham nhũng tràn lan mà
người đời lại vô cảm; gia đình thì mải lo kiếm sống, hoặc mải lo kiếm
chác; nhà trường thì không hoặc khó làm tròn chức năng của mình, dẫu có
nhấn mạnh “yêu cha mẹ” đến vạn lần cũng khó mà biến trẻ con hư thành
ngoan được.
Có ba nhân
vật có những điểm nổi bật vừa (có vẻ) giống nhau mà lại rất khác nhau.
Đó là các ông Hoàng Ngọc Hiến, Tô Hoài và Trần Đăng Khoa. Giống nhau ở
chỗ đều tinh quái nhưng khác nhau ở chỗ: ông thì tinh quái kiểu “triết
nhân”, ông thì tinh quái kiểu “ma xó” có nghĩa là biết hầu mọi chuyện
của hầu mọi loại người trong giới, ông thì tinh quái kiểu “nông dân hãnh
tiến”. Cả ba ông đều rất hay “phán”, mỗi ông phán theo “ngôn phong”
riêng của mình.
Hình như
không thấy ông Hiến khen ai. Những người, những việc nói đến thường được
ông ban cho những lời thâm thúy đậm mùi triết lí cay độc, và, như lời
ông Mạnh, là những “nhận xét khái quát, mệnh đề chắc nịch, cực đoan”
mang tính phán truyền. Chẳng hạn, ông phán người xứ Nghệ “cái gì cũng
biết, trừ hạnh phúc”. Bạn ông, ông Mạnh, khẳng định ông là dân xứ Nghệ
nhưng “cái gì cũng biết, kể cả hạnh phúc”; tuy vậy người ta muốn hỏi
chính ông về ông, vận vào “định đề” nói trên của ông, cả về những người
thân của ông trên đất Nghệ nữa. Đọc hồi kí NĐM thấy Hoàng Ngọc Hiến
thích tìm “qui luật”, ví như: giảng viên đại học gồm hai loại, loại động
vật và loại thực vật… . Một người học trò Trương Tửu trước đây cho biết
vị giáo sư quá cố này từng rất hay đề ra qui luật trong các bài giảng
của mình; những qui luật ấy chết yểu. Chẳng biết ông Hiến có hay tìm qui
luật trong nội dung các bài giảng của mình không, những “qui luật” ông
phát ngoài đời e rằng cũng chẳng thọ, trừ những câu sản ra từ chiều sâu
suy nghĩ như khi nói về “văn nghệ phải đạo”. Có vẻ như có những lúc ông
theo đà nói cho sướng miệng, chẳng cần biết hậu quả. Như lần ông trả lời
phỏng vấn trên Talawas mạt sát và miệt thị nhiều đồng nghiệp, mặc dù
phóng viên đã nhắc là sẽ đưa ra công khai đấy; sau đó ông có những lời
đúng như người ta tán “sám hối khi tỉnh rượu”. Ông Mạnh vẽ ra một
H.N.Hiến ngông nghênh, chẳng sợ ai, song đã có lần ông này khẩn khoản
ông kia “Đừng nói với ai nhé!” về một hành động chính trị do bị “xúi
dại” của mình. Lần khác, ông “thoát hiểm” là nhờ Lê Đức Thọ cứu (Chuyện
này hẳn ông khoe với ông Mạnh nên ông kia mới biết được tường tận). Có
một dạo người ta thích những lời phán của H.N.Hiến, nhưng giá ông “điều
chỉnh” cách tư duy một chút và tôn trọng đối tượng “mục tiêu” hơn,
-không nhất thiết phải điều chỉnh giọng điệu.
Ông Mạnh nói
về Tô Hoài: “cái gì cũng biết, không gì qua mắt được” “mà toàn thiên về
phía mặt trái của cuộc đời, mặt trái của con người”, “tỉ mỉ, thóc
mách”, “sành sỏi, lọc lõi”, “tinh quái”, “khinh bạc”. Song, ông có vẻ
phục nhà văn kì cựu này. Tô Hoài chỉ cần đưa ra vài từ “rất gọn và đích
đáng” để phát hiện ra những khía cạnh buồn cười và làm cho đối tượng
nhận xét “lập tức trở thành tầm thường”. Chẳng hạn, bảo “Nhật kí trong
tù” của Hồ Chí Minh chỉ là tập thơ kêu oan. Ông Mạnh cho rằng “kể ra
cũng đúng” ở một số bài như bài “Đi Nam Ninh”:
Hôm nay xiềng sắt thay dây trói (Ông Mạnh viết “giây”)
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
Một bài thơ
hàm ý trào lộng như vậy mà các vị đọc ra tiếng kêu oan thì “tài” thật!
Tô Hoài còn biết nhiều điều mà “không phải ai cũng biết rõ”. Tỉ như (ông
phán): Vụ Nhân văn-Giai phẩm thật ra là một vụ án chính trị do “hai
thằng Tây” xúi giục, “một là Tổng giám mục ở nhà thờ Hà Nội… , hai là
tay tùy viên văn hóa của sứ quán Pháp… ” (Ông T.Hoài nhầm, hồi đó Pháp
chỉ mới có phái đoàn đại diện tại Hà Nội chứ chưa có đại sứ như ở Sài
Gòn) chứ chẳng phải án văn nghệ(!) (Các vụ án “ngục văn tự” nào trong
lịch sử đông tây mà không dính tới chính trị? Vấn đề là đối tượng để phê
phán thuộc lĩnh vực văn nghệ), hay như: “Nguyễn Hữu Đang bị giam 15 năm
/…/ khi ra tù không hề biết có chiến tranh phá hoại của Mĩ và sự kiện
giải phóng miền Nam 30-4-1975”(!) (Ông Đang bị bắt giam năm 1958 thì hẳn
ra tù năm 1973; mặt khác, ít ra thì trong tù người ta cũng cho ông Đang
đọc báo và nghe đài để “giáo dục cải tạo tư tưởng” chứ!). Cái tinh
quái, Tô Hoài sử dụng vào tác phẩm ở mức độ trong các tập O chuột, Ba người khác,… là vừa; đậm hơn có khi lại không hay lắm.
Trần Đăng
Khoa trong hồi kí NĐM “từ bộ dạng, cách nói năng đến thói quen ăn uống
đều đặc nông dân” và “đặc biệt có tật nói dối” nhưng “mồm mép ghê gớm”,
“rất to mồm muốn áp đặt tư tưởng của mình” cho kẻ khác, là người “đầy tự
tin, có phần kiêu ngạo nữa” lại “có ý thức mình là thần đồng”. Không
thấy bóng dáng nhà thơ đâu, chưa nói “nhà thơ thần đồng”, song lại thấy
những nét tinh quái. Tinh quái ở những phát ngôn hoạt khẩu, ở cách “diễn
đạt tinh quái”, “chống chế rất giỏi”, dùng giọng tếu táo hoặc tưng
tửng, hài hước mà “chế diễu rất ác” và “biến thành khôi hài” những gì
mình ghét. Ông Mạnh bảo “nghe Khoa nói, chỉ nên tin một nửa”, nhưng căn
cứ vào những gì ông mô tả về nhân vật này thì như thế cũng là hơi nhiều;
còn khi ông cho rằng Khoa “có phần kiêu ngạo” thì lại (cũng) chỉ đúng
một nửa, có nghiã rằng thật ra thì “nhà thơ thần đồng” này rất kiêu ngạo
song ở tầm “siêu”. Một lần, có người viết trên báo rằng “Khoa về hưu từ
khi 10 tuổi”, ngụ ý chê tài thơ của ông ta cùn quá sớm, ông ta dùng
giọng tưng tửng sở trường mà trả lời trong một cuộc phỏng vấn (đăng báo)
rằng: người ta “xếp tôi ngang với thánh Gióng, thánh Gióng 3 tuổi đã về
hưu còn tôi 10 tuổi đã xong một sự nghiệp”, nhưng “tôi còn bao thứ làm
sau khi ‘hưu’ nữa”,-tức là còn vượt xa thánh Gióng(!). Không nói chuyện
cố tình hoặc vờ không hiểu hình tượng Thánh Gióng: Tuổi lên ba
là tuổi ấu thơ của dân tộc trong buổi mai lịch sử; ba năm nằm yên “chẳng
nói, chẳng cười trơ trơ” là ba năm nằm yên hấp thụ khí thiêng sông núi
và giống nòi; nạn ngoại xâm là yếu tố kích thích tự vươn mình vùng dậy
lớn bổng lên. Chỉ nói cái ý ngạo mạn coi những bài thơ trong
“góc sân nhà (em)” là “một sự nghiệp” ngang với chiến công của thánh
Gióng thì Khoa đâu chỉ “có phần” kiêu ngạo?! (Cũng phải thôi! được o bế
và nâng đỡ từ bé, cả ở cấp lãnh đạo văn nghệ tối cao, cùng với việc được
báo chí nâng niu ngợi ca hơn bất cứ ai khác trong làng văn thơ từ trước
tới nay ở VN, trừ Tố Hữu, thì có kiêu ngạo và tự mãn cũng có thể thông
cảm được, nhưng chớ tự “u mê hóa” mình rồi tự đánh giá quá xa sự thực,
dẫu thường được khôn khéo che đậy!)
Có thể nghĩ
ông Mạnh đồng tình với nhiều lời phán mà ông thuật lại một cách “khách
quan”, có khi lại tiềm ẩn nét vui vui, không có ý gì phê phán dẫu là phê
phán ngầm kiểu bút pháp Xuân Thu.
Chẳng ai
viết hồi kí chỉ để cho riêng mình và thân thích đọc (Có học giả, -như
N.H.L. chẳng hạn, viết rằng chỉ để cho con cháu đọc thôi, nhưng thực ra
giọng điệu cũng như ý tứ trong hồi kí của ông ta không tỏ ra như vậy).
Thảng hoặc có người chỉ muốn làm chứng nhân, nhưng nói chung thì ai cũng
chủ yếu là nói về mình, về những gì liên quan đến mình. Điều này chẳng
lẽ là không chính đáng? Hồi kí của NĐM cũng vậy. Điều đáng ghi nhận là
ông Mạnh viết ra tâm trạng thực của mình, ý nghĩ thực của mình không gây
quá bất ngờ như trường hợp N.K. Ông nhà văn này “biết điều” quá lâu cho
tận đến ngày gần giã từ cõi đời mới tung ra một “tuyên ngôn phản tỉnh”
muộn màng. Ông Mạnh hứng khởi nói về những thành tựu của mình và căm uất
về những “tai nạn” do tổ chức hay cá nhân gây ra cho ông. Trong cuốn
hồi kí, có người ông ưa, có người ông đối xử phải chăng, có người ông
ghét -kể cả ghét thậm tệ. Đặc biệt, ông có vẻ hãnh diện được một số
người quí: Dương Thu Hương, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu,…
-cả Tố Hữu nữa, dẫu khó xếp ông này vào diện “ưa” của ông. Cũng đặc
biệt, những người ông ghét hầu hết là những người ít nhiều đã phê phán
ông trong những bài viết, bài nói. Thường thì với những người khác, nếu
có đụng đến khuyết điểm, nhược điểm, ông không nặng lời; với những người
ông không ưa, ông chẳng “hà tiện” lời phỉ báng: “thiếu văn hóa”, “thô
bỉ”, “nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu”, “chỉ nghĩ đến đã đủ chán
đời lắm rồi”, “một lũ bù nhìn vô tích sự”, … Một số nhân vật bị ông
điểm tận mặt: H.T. “ngang nhiên bợ đỡ”; T.V.T. “thằng cha láo lếu, mất
dạy”; P.C.Đ. “thằng đểu”; M.Q.L. và T.M.H. “những kẻ hung hăng và to
mồm” (hai người này chỉ “đồng ngôn” trong cuộc “đấu” với các ông Mạnh,
Sử,… một lúc nào đó, còn thì không thể coi là “cùng chung trận tuyến”;…
Có những lời
và cách ứng xử không nên có hoặc không cần thiết. Chẳng hạn, Trần Thanh
Đạm viết bài phê phán ông nhưng gặp ông vẫn “tỏ cảm tình”, ông cho là
“lạ”, “khó hiểu”, “vì anh là người Huế -sơn bất cao, thủy bất thâm… ?”.
Người viết bài này không mấy thích những bài viết của ông Đạm, nhưng cho
rằng cách xử sự của ông ta như vậy là bình thường, là có văn hóa. Có
bút chiến với nhau nẩy lửa cũng không nên và không thể biến nhau thành
kẻ thù, huống chi chỉ là mấy ý chê trong một số bài phê bình. Với Trần
Mạnh Hảo, người nổi tiếng luận chiến hồi nào với những ý kiến sắc và bạo
cùng tài cắt xén và nhào nặn câu chữ của phía đối thoại, nhưng là người
“sớm đầu, tối đánh” và đã ba lần trở cờ, ông từng nói trong một bài trả
lời phỏng vấn trên báo rằng không thể hạ mình đối đáp vì không muốn
biến mình cũng hàng tôm hàng cá như ông ta, vậy sao lại phải chửi bới và
“tặng” những từ như “lưu manh”, “đầu gấu”, “vừa ngu, vừa đểu”, “tên vô
lại”, “một tệ nạn nguy hại hơn ma túy, mại dâm” thay vì những nhận xét
và phê phán bình tĩnh, điềm đạm, đích đáng.
Dường như
ông Mạnh cho rằng viết hồi kí có thể dùng thoải mái ngôn từ, cách nói
những lúc tếu táo hay đốp chát nhau ngoài đời tuy chẳng phải với dụng ý
tu từ. Ông không ngại dùng những từ “xách mé” vào những chỗ, những lúc
mà văn cảnh không đòi hỏi. Riêng từ “tay” có thể dẫn ra hai trường hợp.
“Hai tay nông dân hợp nhau”, nói về Lê Lựu và Trần Đăng Khoa. “Ba tay
trực tiếp chỉ đạo /…/ Mà ba tay này đâu có dốt nát gì!”, nói vê Stalin,
Rudơven và Sớcsin (lãnh đạo tối cao của Liên Xô, Mĩ và Anh trong chiến
tranh thế giới thứ hai). Trường hợp thứ nhất tạm coi như một lối suồng
sã vụn vặt chứ không phải khinh khi. Trường hợp thứ hai có thể coi là
một sự khinh nhờn ngạo mạn vô thức. Dẫu vậy, cả hai trường hợp, cũng như
các “sự cố” đáng tiếc khác, không làm trang hồi kí đẹp lên.
Đọc hồi kí
NĐM, thấy vừa thích, vừa tiếc. Thích, vì thêm hiểu biết, vì đáp ứng sự
tò mò. Tiếc, vì dường như chưa thật xứng tầm một giáo sư danh tiếng.
Một tiếc nhỏ: Trong hồi kí có khá nhiều lỗi chính tả; và có những câu văn khá tùy tiện.
Hải Phòng, đầu năm 2010
44 / 52 -đường Miếu Hai Xã
Thành phố Hải Phòng
HUỲNH NGỌC CHÊNH * BẤT AN
Bất AnHuỳnh Ngọc ChênhTrước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành.Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đình tôi tách ra làm hai.Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an. Đêm ngủ ở Đà Nẵng thỉnh thoảng lại nghe hú còi báo động có pháo kích của Việt Cộng bắn về thành phố, nhiều người phải chạy vào nấp dưới hầm, riêng tôi vẫn nằm tỉnh queo trên giường, không chút lo sợ.Bây giờ sống trong hòa bình, mà hòa bình đã gần 40 năm rồi sao trong lòng cứ thắc thỏm bất an. Do tuổi già ư? Không phải như vậy.
Làm sao mà yên ổn được khi bước ra đường phải lo sợ trước bao nhiêu điều hiểm nguy đang rình rập. kẹt xe, khói bụi ô nhiễm, tai nạn giao thông, đinh tặc, cướp giật, va quẹt xe đưa đến bị hành hung, cây đổ, dây điện đứt, sụp hố cống....Một ngày ở thành phố lớn như Sài Gòn, xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn giao thông, bao nhiêu vụ cướp giật, hành hung, đâm chém...thấy tận mắt hoặc đọc báo, nghe đài mà oải cả người.
Hầu như mọi thứ thức ăn đều có nguy cơ chứa chất độc hại do dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh, do chất kích thích hoặc do làm ra gian dối. Không thể nào yên tâm với thức ăn ở các hàng quán.Cà phê hóa chất, phở ngâm formol, dầu ăn từ cống rãnh, chế biến thức ăn bên cạnh nhà vệ sinh...Thực phẩm mua ở chợ về tự chế biến cũng hoàn toàn không yên tâm.Rau, giá, trái cây đầy rẫy chất kích thích cực độc (nhất là trái cây Trung cộng), cá thì bị ướp hàn the, thịt thì không kiểm định hoặc thịt bị dùng chất tăng trưởng độc hại.Bất an với món ăn ở hàng quán nhưng cũng không thể nào an tâm với bữa ăn tự nấu nướng ở nhà.Tình trạng ô nhiễm thì kinh hồn. Đường xá thì khí thải và bụi bẩn bay mù mịt, cống rãnh và kênh rạch thì đen ngòm vì chất thải bẩn. Rồi ô nhiểm âm thanh mới kinh hồn.
Trong công việc mưu sinh, bất an khắp mọi nơi.Vật giá liên tục leo thang, quá nhiều công ty nợ nần phá sản, chiếm dụng vốn và lừa đảo khắp mọi nơi.Khuyến mãi lừa đảo, bán hàng đa cấp lừa đảo, thế chấp vay lừa đảo...Sự bất an do suy thoái kinh tế làm người có vốn không dám bỏ tiền ra đầu tư, người làm công cứ thắc thỏm lo mất việc từng ngày.Khi bị ngã bệnh, phải đến bệnh viện thì người dân hoàn toàn không yên tâm.Chỗ nằm thiếu, phương tiện y tế lạc hậu, tay nghề cũng như lương tâm thấp kém của y bác sĩ có thể làm cho bệnh nhân không những không được cứu chữa thích đáng mà còn gây ra tử vong vô lý nữa.Biết bao nhiêu cái chết oan khiên được nêu ra và không được nêu ra do sự tắc trách của bệnh viện.Hành chính thì nhũng nhiễu, thường gây ra sự phiền hà cho dân để công chức ăn hối lộ thay vì tận tụy phục vụ dân.Có việc đến cơ quan công quyền như thuế vụ, hải quan, nhà đất, ủy ban các cấp, công an...người dân phải khúm núm quỵ lụy và lo lót thì sự việc mới trơn tru.Có lỗi bị tạm giữ trong đồn công an, người bị tạm giữ hoàn toàn không yên tâm. Chuyện bị chết trong đồn công an đã trở nên quá phổ biến.
Chuyện an ninh quốc phòng thì được nghe nói đã có đảng và nhà nước lo nhưng người dân hoàn toàn thấy bất an.Ngư dân ra khơi là bị Trung cộng đuổi bắt hoặc đâm chìm tàu. Tàu chiến, tàu hải giám, tàu cá của Trung Cộng hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông. Trong đất liền thì chỗ nào, lãnh vực nào cũng có mặt người Tàu.Cơ quan chức năng và ban bệ rất nhiều, người dân phải è lưng ra đóng thuế để nuôi một bộ máy nhà nước vô cùng cồng kềnh, nhưng bộ máy ấy hoàn toàn không làm cho người dân an tâm.Bất ngờ đau ốm không dễ dàng có xe cấp cứu đến, bị cướp bóc trấn lột không dễ gì gọi được công an.Thức ăn nhiểm bẩn hầu như không có cơ quan nào quan tâm....Người dân cảm thấy bị bơ vơ đơn độc giữa cuộc đời.Một nhà nước yếu kém, bất lực và vô trách nhiệm như vậy mà sao vẫn tồn tại lâu vậy nhỉ?Đây có lẽ là nỗi bất an lớn nhất mà người dân phải mang nặng trong lòng.__._,_.___
TIN TỨC GẦN XA
Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong ngày bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, ngày 19/1/11 tại Hà Nội.
Reuters
Nhân sự kiện đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6
(khóa XI), giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày
02/10/2012, có bài nhận định về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, với
đối tượng chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết có tựa « Việt
Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người
ủng hộ ông ? - Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung and his
Supporters? ». RFI trích dịch.
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 (Khoá 11)
Cho đến nay, đa số những nhân vật hàng đầu bị cáo buộc tham nhũng là do thủ tướng bổ nhiệm, nằm dưới quyền của ông hoặc được nhận diện là trong số những người ủng hộ ông.
Các câu chuyện xuất hiện trên các websites có tiếng tăm dường như nhằm triệt hạ quyền uy của thủ tướng Dũng. Ông đã phản công lại bằng cách ra chỉ thị cấm các websites có liên quan, như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Có thể Hội nghị Trung ương 6 sẽ chứng kiến một cuộc đọ sức giữa thủ tướng và những người chỉ trích ông. Ít ra thì đảng Cộng sản Việt Nam dường như sẽ tìm cách giảm bớt quyền lực rất lớn tập trung trong tay thủ tướng và văn phòng của ông. Ví dụ, diễn văn khai mạc Hội nghị của ông Nguyễn Phú Trọng nói đến khả năng tái lập các ban kinh tế trung ương dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương dường như sẽ kỷ luật một số ủy viên. Một số tin báo chí đã nói rằng nhiều ủy viên Trung ương đã bị kỷ luật hoặc bị chuyển sang các công tác mới trong tháng qua. Có nhiều tin đồn rằng thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình có thể bị mất chức.
Khi Bộ Chính trị được bầu ra trong Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, các nguồn tin Việt Nam đã đánh giá là « không ổn định » bởi vì có 14 ủy viên hoặc một số chẵn các ủy viên, làm nẩy sinh khả năng cân bằng số phiếu đối với những vấn đề tranh cãi. Có thể Hội nghị Trung ương 6 bầu thêm một ủy viên Trung ương vào Bộ Chính trị.
Ngày 01/10/2012, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã
khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 6. Hội nghị này có thể kéo dài đến
tận ngày 15/10. Theo bài diễn văn khai mạc của tổng bí thư đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề trong đó có
tình hình xã hội-kinh tế, cải cách năng lực các doanh nghiệp Nhà nước,
báo cáo phê và tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xây dựng quy hoạch
Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư và các vị trí lãnh
đạo chủ chốt trong Đảng và Nhà nước sẽ được quyết định trong Đại hội lần
thứ 12 (2016-2021). *
Tên chính thức của Ban Trung ương này là Ban Chấp hành Trung ương. Danh từ “chấp hành”
có nghĩa là Ban này là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của đảng
Cộng sản Việt Nam trong thời gian 5 năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc.
Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đều là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
và từng ủy viên Bộ Chính trị cũng như Bộ Chính trị với tư cách là một
tập thể phải chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương.
Điều này quan trọng bởi vì đa số các bài viết của các phóng viên nước
ngoài và giới quan sát, khi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng ở
Việt Nam chỉ tập trung vào những lãnh đạo cấp cao – thủ tướng, chủ tịch
nước và tổng bí thư đảng. Ngược lại, truyền thông ngoại quốc ít chú ý
đến Ban Chấp hành Trung ương.
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương có quyền bãi miễn bất kỳ
ủy viên nào trong hàng ngũ Đảng cũng như trong Bộ Chính trị. Ban Chấp
hành Trung ương cũng có quyền bổ sung ủy viên mới, chỉ định các ủy viên
mới trong Bộ Chính trị. Điều lệ của Đảng quy định là Ban Chấp hành Trung
ương họp hội nghị ít nhất mỗi năm 2 lần. Các Hội nghị Trung ương được
họp kín.
Truyền thông Việt Nam sẽ khá im lặng về những thảo luận của Ban Chấp
hành Trung ương trong 15 ngày tới. Thông thường, truyền thông chính thức
chỉ nói về bài diễn văn trong lễ khai mạc và bế mạc của tổng bí thư
Đảng, về các nghị quyết được thông qua và thông cáo cuối cùng của Hội
nghị. Dường như các bài diễn văn và tài liệu được soạn thảo lại. Một số
nghị quyết quan trọng có thể không được công bố trong một thời gian dài.
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 được gọi là một
hội nghị bất thường. Hội nghị được tổ chức vào thời điểm đang có đợt phê
và tự phê trong nội bộ Đảng. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị được yêu
cầu phê và tự phê trách nhiệm của mình. Ban Chấp hành Trung ương sẽ nhận
được bản báo cáo về kết quả sơ bộ của chiến dịch phê và tự phê. Các ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, có
quyền chất vấn về bản báo cáo này và về tính trung thực của việc tự phê
bình của cá nhân và/hoặc đề nghị phải có biện pháp khắc phục.
Hội nghị toàn thể lần thứ 6 họp vào lúc đang có đấu tranh quyết liệt
trong nội bộ Đảng về việc ai phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng lan
tràn trong các tập đoàn của Nhà nước, trong các doanh nghiệp Nhà nước
và tình trạng yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng và kinh tế.
Những vụ việc xấu xa của Việt Nam được phát tán trên các blog cung
cấp những chi tiết công khai về nạn tham nhũng và tình trạng thiên vị do
mạng lưới thân hữu và các thành viên trong gia đình thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng tiến hành. Tính xác thực của những thông tin được đăng tải trên
các website này không thể kiểm chứng được, nhưng đa số mọi người đều
nghĩ rằng chỉ có những người trong Đảng thì mới tiếp cận được loại thông
tin này. Có tin đồn đại là một số thông tin này thuộc các hồ sơ đang do
bộ Công an nắm giữ.Cho đến nay, đa số những nhân vật hàng đầu bị cáo buộc tham nhũng là do thủ tướng bổ nhiệm, nằm dưới quyền của ông hoặc được nhận diện là trong số những người ủng hộ ông.
Các câu chuyện xuất hiện trên các websites có tiếng tăm dường như nhằm triệt hạ quyền uy của thủ tướng Dũng. Ông đã phản công lại bằng cách ra chỉ thị cấm các websites có liên quan, như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Có thể Hội nghị Trung ương 6 sẽ chứng kiến một cuộc đọ sức giữa thủ tướng và những người chỉ trích ông. Ít ra thì đảng Cộng sản Việt Nam dường như sẽ tìm cách giảm bớt quyền lực rất lớn tập trung trong tay thủ tướng và văn phòng của ông. Ví dụ, diễn văn khai mạc Hội nghị của ông Nguyễn Phú Trọng nói đến khả năng tái lập các ban kinh tế trung ương dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương dường như sẽ kỷ luật một số ủy viên. Một số tin báo chí đã nói rằng nhiều ủy viên Trung ương đã bị kỷ luật hoặc bị chuyển sang các công tác mới trong tháng qua. Có nhiều tin đồn rằng thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình có thể bị mất chức.
Khi Bộ Chính trị được bầu ra trong Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, các nguồn tin Việt Nam đã đánh giá là « không ổn định » bởi vì có 14 ủy viên hoặc một số chẵn các ủy viên, làm nẩy sinh khả năng cân bằng số phiếu đối với những vấn đề tranh cãi. Có thể Hội nghị Trung ương 6 bầu thêm một ủy viên Trung ương vào Bộ Chính trị.
Câu hỏi lớn nhất là liệu những người chỉ trích thủ tướng sẽ ép ông
phải từ chức hay không. Tụy nhiên, mọi việc phụ thuộc nhiều vào việc
liệu đa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương không chỉ chấp nhận việc tự
phê bình của thủ tướng Dũng là trung thực mà còn đồng ý với các đề nghị
của ông về những biện pháp khắc phục. Trong quá khứ, ông thủ tướng đã
chứng minh có đủ khả năng nhận trách nhiệm về vụ tham nhũng ở Vinashin
và « hy sinh » chính những người mà ông đã bổ nhiệm.
Bãi nhiệm thủ tướng Dũng sẽ là việc chưa từng có tiền lệ. Điều này
cũng có thể gây mất ổn định cho nền kinh tế và phản tác dụng đối với các
mục đích của những người chỉ trích ông.
(*)Các chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban
Chấp hành Trung ương 6 là kế hoạch phát triển xã hội-kinh tế, dự toán
ngân sách Nhà nước năm 2013, cải cách giáo dục và đào tạo, phát triển
khoa học và công nghệ và « một số vấn đề quan trọng khác ».
Ai có thể thay Nguyễn Tấn Dũng nếu ông bị bãi nhiệm?
Kể từ khi thống nhất đất nước, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn
trở thành thủ tướng khi vị thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ
tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng lựa chọn : Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng
Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không một ai trong số bốn
người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách
này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, là người thân cận
với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc bổ nhiệm một trong những người được ông đỡ đầu hay không ? Có tin đồn là cựu phó thủ tướng, hiện là chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng. Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số lượng phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề xuất của ông Dũng đã gây ra bất đồng và cuối cùng, số lượng phó thủ tướng tăng từ ba lên thành năm. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. |
Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-09-27
Những tuần lễ vừa qua nhiều biến động chính trị khiến đảng Cộng sản Việt Nam hơn lúc nào hết thấy cần phải tự chỉnh sửa mình để sống còn. Tuy nhiên rất nhiều đảng viên không tin vào nỗ lực này và nghi ngờ kịch bản mua thời gian để thỏa hiệp với nhau hơn là thực sự muốn thay đổi.
RFA file
Quyền lực và của cải
Đảng viên Đảng Cộng sản sau những ngày lê thê trong ba cuộc chiến đẫm máu ấy người sống sót trở về lãnh nhận những vị trí khiêm nhường tại địa phương, cũng có người do có chuyên môn được phân bổ vào các chức vụ quan trọng, số còn lại trở về với gia đình sống đời đạm bạc và hầu hết rất chật vật với hoàn cảnh khó khăn của thời hậu chiến.
Số đảng viên được cấp nhà cấp đất tuy không nhỏ nhưng trường hợp đất đai của họ bị trưng thu như dân thường cũng không hiếm. Trong vụ Văn Giang, số đảng viên thương binh kéo nhau đi biều tình chống trưng thu đất trái phép bị công an đàn áp, đánh đập đã làm hình ảnh đảng viên Đảng Cộng sản biến thể trầm trọng trong dư luận xã hội. Những hình ảnh phản cảm ấy dấy động mạnh mẽ trong cộng đồng đảng viên thổi bùng lên câu hỏi liệu đảng cộng sản có tốt đẹp như họ từng nghĩ hay không?
Ban đầu sự chia chác chưa xuất hiện công khai nhưng chỉ sau vài tháng, ánh mắt dửng dưng với của cải bởi lý tưởng cộng sản đã hoàn toàn bị khuất phục và bắt đầu các cuộc xẻ thịt rộng lớn, từ công xưởng, nhà máy, đất đai cho tới chức vụ trong chính phủ đều có cái giá của nó.Xung đột trong đảng bắt đầu từ những ngày sau cuộc chiến tranh năm 1975, khi tài sản cả miền Nam được tận thu và xử lý tùy vào chức vụ của cán bộ quản lý. Ban đầu sự chia chác chưa xuất hiện công khai nhưng chỉ sau vài tháng, ánh mắt dửng dưng với của cải bởi lý tưởng cộng sản đã hoàn toàn bị khuất phục và bắt đầu các cuộc xẻ thịt rộng lớn, từ công xưởng, nhà máy, đất đai cho
tới chức vụ trong chính phủ đều có cái giá của nó. Cuộc đổi mới kinh tế trong thập niên 80 thực chất quyền lực được chia đều cho các phe nhóm trong đảng để nắm giữ những vị trí quan trọng của chính phủ và từ đó đồng tiền mọi ngóc ngách tràn về đẩy sự giàu có của nhiều đảng viên tăng cao. Từ giàu có bất thường, họ trở thành ngông nghênh, biến thái và bất thường trong văn hóa sống khiến hình ảnh của người đảng viên càng cao cấp bao nhiêu thì đồng đội của họ càng nghi ngờ tính trung thực và trong sáng của họ bấy nhiêu. Chút uy tín được lập đi lập lại trong các cuộc họp chi bộ không còn mấy ai tin và từ sự mất lòng tin này không ít người đã ra khỏi đảng.
Dấu hiệu rạn nứt của đảng cộng sản
Có người âm thầm bỏ sinh hoạt đảng, nhưng cũng có người bỏ đảng với giấy thông báo đàng hoàng. Thậm chí họ thông báo cho cả nước biết sự ra đi của họ thông qua các trang mạng nổi tiếng. Anh Nguyễn Chí Đức, anh Tô Hoài Nam là những người như thế. Anh Đức, người nổi tiếng vì bị công an đạp vào mặt cho biết nguyên nhân ra khỏi đảng:
Nhưng dần dần người đảng viên thấy rằng cái chủ thuyết nó giống như một cái khuôn đúc vì nó cố định mà dòng chảy nó luôn biến động thì làm sao họ ép vào khuôn được? Từ đó tôi nhận thức là những suy nghĩ của mình nó không còn phù hợp với những cái cương lĩnh và điều lệ của đảng nữa-Tôi khẳng định phần lớn những người cộng sản là yêu nước. Họ theo cộng sản là để đánh đuổi thực dân Pháp và kỳ vọng xây dựng đất nước tốt đẹp hơn chứ họ cũng không có điều kiện tìm hiểu chủ nghĩa Max. Người Việt do bức xúc với thực dân Pháp đô hộ suốt mấy chục năm bị đè nén nên lúc ấy người theo đảng này người theo đảng khác và cuối cùng thì đảng Cộng sản thành công.
Anh Nguyễn Chí Đức
Nhưng dần dần người đảng viên thấy rằng cái chủ thuyết nó giống như một cái khuôn đúc vì nó cố định mà dòng chảy nó luôn biến động thì làm sao họ ép vào khuôn được? Từ đó tôi nhận thức là những suy nghĩ của mình nó không còn phù hợp với những cái cương lĩnh và điều lệ của đảng nữa.
Lý do thứ hai khiến những đảng viên nhiệt huyết như Nguyễn Chí Đức từ bỏ
đảng là họ không thực hiện được hoài bão của mình, anh nói: -Đúng là dân tộc mình cũng vẻ vang với mấy ngàn năm văn hiến nhưng tại sao lại hèn kém như vậy mình cũng cảm thấy chạnh lòng. Khi tôi quan sát dáng đi của người Việt Nam nhất là ngưới từ quê lên thành phố thì bao giờ cái dáng đi cũng có gì đó rụt rè. Trong khi đó thanh niên các nước như Hàn quốc, Nhật hay phương Tây thì nó rất nhanh và phong thái rất tự tin. Trong khi đó người Việt ngay trên đất nước của mình thì rất yếu ớt về mặt tinh thần.
Người như tôi luôn có tư tưởng cổ động cho thanh niên từ lúc còn hoạt động đoàn trong trường đại học. Mình muốn cổ động thanh niên nó mạnh mẽ hơn, dõng dạc tự tin và phát biểu thoải mái đó là suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên tôi thấy Cộng sản không đáp ứng được cho mình làm những chuyện ấy vì vậy thì mình thấy rằng phải ra khỏi đảng vì nếu mình còn ở trong tổ chức đảng cộng sản thì mình không làm đựơc việc mà mình mong muốn tại vỉ tổ chức đảng cộng sản nó có những ràng buộc về luật lệ và mình cảm giác là không hợp nên xin ra thôi.
Ông Đỗ Xuân Thọ, cán bộ Viện Khoa Học Công Nghệ GTVT một đảng viên không còn trẻ để có hoài bão, ước mơ như ngày xưa ông đã từng có. Thế nhưng trước động thái mà đảng đang kêu gọi chỉnh đốn đối với ông chỉ là những công việc bề ngoài mị dân:
-Tôi đã về hưu sớm hai năm và tôi cũng bỏ đảng luôn. Tôi có thề khẳng định là tất cả mọi cái chắp vá, cải tiến, sửa đổi chính đốn đảng lần này đều là vô vọng. Không thể nào sửa chữa đựơc một cái hệ thống khi nó đã sai từ các nguyên lý, các tiền đề cơ bản.
Tất cả những đảng viên còn đi làm nhà nước thì họ thu người tuyệt đối lại, không phát biểu, phần lớn giữ thái độ trung lập. Thế còn những đảng viên đã về hưu rồi thì họ bàn tán vô cùng sôi nổi về cuộc đấu đá nội bộ này và họ chỉ mong xảy ra một cuộc như ở nước Nga mà ông Yeltsin đứng lên lãnh đạo đập tan cái chủ nghĩa xã hội này và mong muốn Nguyễn Tấn Dũng từ chức.
...
Tôi đã về hưu sớm hai năm và tôi cũng bỏ đảng luôn. Tôi có thề khẳng định là tất cả mọi cái chắp vá, cải tiến, sửa đổi chính đốn đảng lần này đều là vô vọng. Không thể nào sửa chữa đựơc một cái hệ thống khi nó đã sai từ các nguyên lý, các tiền đề cơ bảnHiện trạng tâm lý của đảng viên được ông Thọ miêu tả là hết sức tiêu cực, ngay cả những đảng viên giàu có và đầy thế lực cũng đang đánh nước cờ đào tẩu, ông Thọ cho biết:
Ông Đỗ Xuân Thọ
-Nếu đảng viên có chức có quyền thì đang lo nơm nớp gửi tiền ra nước ngoài cho con đi du học dù nó ngu đến mức nào đi chăng nữa họ cũng cố gắng tống con ra nước ngoài với bất cứ giá nào vì họ biết tình hình trong nước là cực kỳ bất ổn. Cuộc chỉnh đốn đảng lần này chính là một cuộc thanh trừng nội bộ, tôi không nói là Nguyễn Phú Trọng nghĩ ra điều đó mà các tham mưu của ông Trọng, ông Dũng ông Sang nghĩ ra việc này.
Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện năm 1930 khi tình hình chống Pháp đã chín muồi, hùng khí thanh niên sôi sục và lý tưởng giải phóng dân tộc cao vòi vọi. Trong khi hiện nay sau 68 năm, đảng không đưa ra được một lý tưởng cụ thể nào để thuyết phục đảng viên như những ngày đầu thành lập đảng. Một đảng chính trị thiếu mục tiêu tranh đấu, thiếu cương lĩnh chủ đạo để đảng viên tuân phục và nhất là ngọn cờ lý tưởng đã đựơc kéo xuống thì tương lai của nó ra sao?
Liệu khi những khiếm khuyết của chính nó không còn cách chữa trị nữa thì có nên thay thế bằng một đảng khác, không cầm quyền nhưng có chức năng giám sát chính quyền hay không? Lúc ấy không cần phải kêu gọi, lý tưởng vào đảng sẽ đựơc thanh niên thúc đẩy nhau gia nhập như thế hệ cha anh của họ 68 năm trước đã làm.
Một chính đảng với tư cách giám sát sẽ làm cho Việt Nam mạnh hơn, mặc dù phải hy sinh quyền lợi một số nhóm cầm quyền. Xu thế này đã và đang xảy ra trên khắp thế giới, liệu Việt Nam có tránh được hay không?
Theo dòng thời sự:
- Anh Nguyễn Chí Đức ra khỏi Đảng Cộng Sản VN
- Đảng cần tự diễn biến
- Bỏ phiếu tín nhiệm cấp lãnh đạo chính phủ
- Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?
- Lời nói của Thủ tướng có đi đôi với việc làm?
- "Chủ nghĩa cộng sản: một thế giới viễn mơ"
- Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?
- Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm?
- Chỉnh đốn Đảng: Đạo đức đảng viên và tiếng nói dân chúng
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/if-comm-chg-name-09272012061326.html
Tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông
Hàng
không mẫu hạm USS John C. Stennis của Hoa Kỳ có trang bị các hệ thống
hỏa tiễn địa đối không NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air Missile,
các hệ thống vũ khí phòng thủ phi đạn Phalanx, và Hệ thống tác chiến
điện tử SLQ-32
CỠ CHỮ
03.10.2012
Kênh truyền hình CNTV của Trung Quốc nói các lực lượng này vừa hoàn tất cuộc tập trận Mỹ-Nhật về bảo vệ biển đảo ở khu vực gần Guam.
Báo Time cho hay các giới chức hải quân Mỹ xác nhận rằng nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington đã khởi sự hoạt động tại vùng Biển Đông Trung Hoa và nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ đang hiện diện trong khu vực Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Mỗi chiếc tàu sân bay này được trang bị với hơn 80 máy bay chiến đấu và các nhóm tác chiến bao gồm tàu ngầm, tàu tuần dương có trang bị phi đạn, tàu khu trục, và các tàu tiếp tế.
Tàu sân bay USS Bon Homme Richard của Hoa Kỳ
Các binh sĩ trên tàu được trang bị các phương tiện tấn công đổ bộ, xe thiết giáp hạng nhẹ, pháo, trực thăng, và chiến đấu cơ Harrier.
Dù phát ngôn nhân của Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói rằng các hoạt động này không liên quan tới một sự kiện nào đặc biệt, nhưng các nhà phân tích cho rằng sự tập trung lực lượng hiếm thấy của 3 nhóm tàu tại khu vực tương đối nhỏ ở Thái Bình Dương có thể được xem là một tín hiệu cảnh báo với các căng thẳng tranh chấp đang gia tăng giữa các nước Châu Á ở Biển Đông.
Nguồn: Arirang, CNTVhttp://www.voatiengviet.com/content/tau-san-bay-my-hoat-dong-tai-bien-dong/1519544.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 232
No comments:
Post a Comment